Ngày 25-09-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tin vào cha
Lm Vũđình Tường
07:04 25/09/2014
Phúc âm Thánh Luca 15 và Mathêu 21 bắt đầu ngụ ngôn tình yêu người cha dành cho con vả cách người con đáp trả tình yêu đó nhưng kết quả cuối cùng chính là nhấn mạnh đến sự tha thứ. Người con trai trẻ tin vào lòng từ ái của cha mình nhưng không chung niềm tin về cuộc sống như cha anh mong đợi. Anh tin cha anh rộng lượng đến độ khi anh đòi chia nửa gia tài cha anh sẽ chiều theo. Đúng thế, cha anh chia cho phân nửa gia tài. Có tiền trong tay anh tung cánh bay cao, lìa xa cha và người anh. Khi đòi chia gia tài anh chỉ nghĩ đến mình mà không quan tâm đến nỗi thương tâm của cha anh và người khác bởi anh chiều theo tính ích kỉ. Ích kỉ là chỉ nghĩ đến mình, lo cho mình, thoả mãn í muốn mình, không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Ích kỉ là nguyên nhân gây chia rẽ, gây thương tích cho tình cảm con người. Nó ảnh hưởng đến cách ứng xử của ta trong cuộc sống, thiếu cảm thông với thân nhân, thiếu tình thương đồng loại và vắng bóng nhân ái trong hoàn cảnh thương tâm. Kiềm chế tính vị kỉ, ích kỉ, là điều rất khó. Kẻ ít, người nhiều khó ai tránh khỏi bệnh chung của nhân loại. Bản chất sanh ra đã ít nhiều mang tích ích kỉ. Ích kỉ không phải là tham lam mà là coi mình trọng hơn mọi người. Cả hai người con trong dụ ngôn này đều ích kỉ, quan tâm đến cá nhân mình nhiều hơn là quan tâm đến tình thương cha họ dành cho.

Có tiền trong tay là cơ hội giúp người con bỏ nhà ra đi, chạy theo những giấc mơ thầm kín anh từ lâu ước mong thực hiện. Quả thực tiền bạc giúp anh sống vương giả một thời gian cho đến khi hết tiền, cuộc sống vương giả cũng bay theo. Không còn tiền anh mất tất cả. Đầu tiên là những lời tâng bốc, ngon ngọt của bè lũ bu theo nịnh bợ, kiếm ăn. Sau đó anh mất luôn tư cách con người. Thực ra tư cách này mất từ khi anh lao vào chốn ăn chơi, coi thường đạo đức nhưng nó chưa thể hiện rõ ràng cho anh thấy, anh phải chờ cho đến khi khánh kiệt, không còn gì lúc đó anh mới nhận ra mình sai lầm. Tư cách con người bị xuống bùn đen khi anh xin đi chăn heo thuê và đói, thiếu cả cám heo để ăn. Anh sống trong cô đơn, tủi nhục. Giờ đây anh rõ mộng khác thực. Mộng đưa ra nhiều hứa hẹn có điều kiện. Không tiền mộng suốt đời chỉ là mộng. Ngay cả khi có tiền nó cũng chỉ là những hào quang chớp nhoáng, vinh quan bề ngoài và sớm tàn lụi. Trái lại, tình thương cha anh dành cho cũg có điều kiện. iều kiện không phải là tiền để thực hiện nhưng cần tình thương, vâng lời thực hiện theo í cha sống yêu thương.

Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu con Gn 13,34

Thiên tai, đói khổ, cô đơn mở mắt người thanh niên trẻ giúp anh phân biệt khác biệt giữa tình yêu cha anh dành cho và hứa hẹn hão huyền trong cuộc sống. Tình yêu cha anh không những chăm sóc, lo lắng và còn tha thứ khi anh lầm lỗi trong khi cuộc sống xã hội đã không tha mà còn tìm cách, nếu anh có tiền thì lừa gạt, nếu anh không tiền thì gạt ra ngoài, vứt bỏ. Nhận biết này giúp anh can đảm, mạnh dạn đứng dậy đi về cùng cha xin tha thứ. Một lần nữa anh lại đánh giá sai lầm tình yêu cha anh dành cho. Anh hy vọng về tạ tội và xin được làm công cho cha nhưng người kha khoan dung hơn những gì anh ước mơ. Trông thấy con trở về ông ông choàng đón nhận người con hoang trở về. Cho anh mặc áo mới, giầy mới là dấu chỉ tước vị người con trong gia đình. Ông lại mở tiệc mừng con về nhà bằng an.

Chúng ta là con cái Thiên Chúa. Dùng ngôn gnữ thánh Phaolô diễn tả chúng ta là kẻ thừa tự trong nước trời. Thiên Chúa là người cha nhân từ rộng lượng hơn chúng ta tưởng tượng, tha thứ nhiều hơn là bắt lỗi và luôn mong chờ, sẵn sàng đón nhận chúng ta trở về. Hãy mạnh dạn tiến về nhà cha để đón nhận lại tình nghĩa tử, cha con.

Đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô là con đường duy nhất dẫn đến cuộc sống trường sinh.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Đi làm vườn nho cho Chúa
Lm Jude Siciliano OP
22:54 25/09/2014
Chúa Nhật XXVI THƯỜNG NIÊN A
Êzêkien 18: 25-28; T.vịnh24; Philipphê 2: 1-11; Mátthêu 21: 28-32

HÃY ĐI LÀM VƯỜN NHO CHO CHÚA

Hai ông bà Harry và Kate sắp sửa mừng kỷ niệm 35 năm hôn phối. Cả bốn người con và bảy đứa cháu của họ sẽ có mặt tại bữa tiệc. Mọi thành viên trong gia đình và bạn bè quen biết hai người bấy lâu, sẽ đến chúc mừng trong dịp vui này. Đứa cháu gái Kathleen mới bảy tuổi đã sáng tác một bài thơ đặc biệt “Cây anh túc và người mẹ”. Mọi người ai nấy đều nói rằng hôn lễ của Harry và Kate được “tổ chức trên thiên đường”. Hai người là cặp đôi hoàn hảo ngay từ thuở đầu.

Nhưng thực ra, lúc mới quen nhau, không phải mọi sự đều êm đẹp như thế. Họ quen nhau trong trường Đại học, Harry là sinh viên năm đầu của trường Luật, còn Kate, khi ấy cô sắp tốt nghiệp với tấm bằng về công tác xã hội. Một công việc ở trung tâm phúc lợi xã hội đang đón chờ sẵn khi cô ra trường. Khi đã quen nhau khoảng một năm, Harry ngỏ ý xin cưới. Khi ấy, Kate nói rằng cô vẫn chưa sẵn sàng kết hôn và muốn theo đuổi ước mơ của mình, đó là giúp đỡ những người bần cùng trong xã hội, những người mà kinh tế của họ còn quá khó khăn. Harry vẫn một mực đề cập đến chuyện kết hôn, nhưng Kate khăng khăng rằng cô “vẫn chưa sẵn sàng”. Câu chuyện của hai người còn dài, nhưng kết lại: họ đã cùng nhau thảo ra một kế hoạch. Harry sẽ làm công việc nhà, để Kate có thể làm công tác xã hội – Harry là người đàn ông rất vững vàng, kiên định. Lời từ chối “không” của Kate cuối cùng đã trở thành tiếng “vâng” chân thành. Điều này đã xảy ra cách đây 35 năm.

Chẳng lẽ trong cuộc đời mình, chúng ta lại không vui mừng khi có nhiều cơ hội để thay đổi suy nghĩ của mình? Bằng cách nào đó, sau một thời gian dài chần chừ, chúng ta nắm lấy cơ hội và thưa “vâng” với ân sủng quan trọng, và điều đó làm thay đổi tất cả mọi sự: thay đổi trong một mối tương quan, một ơn gọi, hay trong khoảnh khắc hối hận về một hành động thực sự đáng tiếc mình đã gây ra.

Các bậc cha mẹ sẽ rất dễ liên hệ bản thân với dụ ngôn ngày hôm nay: đứa con miễn cưỡng, lúc đầu không vâng lời cha mẹ, nhưng sau đó lại thay đổi suy nghĩ và làm những gì cha mẹ mong muốn. Trong khi đó, đứa con mới đầu xem chừng như ngoan ngoãn, đáp lại đề nghị của bố mẹ cách nhanh chóng “Vâng, thưa cha mẹ”, nhưng sau đó lại làm theo ý riêng của mình.

Thưa quý vị, tôi xin được nói đôi lời về bối cảnh của đoạn Tin Mừng hôm nay. Đức Giêsu đến Giêrusalem. Đám người đông đúc bắt gặp Đức Giêsu khi Người vào thành. Thế rồi Đức Giêsu đi thẳng vào Đền Thờ. Ở đó, Người hành động như có trách nhiệm phải tẩy uế Đền Thờ khỏi những hoạt động thương mại (Mt 22,12-17). Đám đông tung hô Người, nhưng giới Lãnh đạo tôn giáo thì càng tức tối với sứ điệp Người rao giảng, với những hành động Người làm và với sự hiện diện của Người trong Đền Thờ. Ngày hôm sau, Tin Mừng thuật lại việc Đức Giêsu nguyền rủa cây vả không sinh trái. Tin Mừng Mátthêu ám chỉ việc “trổ sinh hoa trái” là phải làm những việc tốt lành nhân danh Đức Giêsu. Sứ mạng người môn đệ là phải làm đúng như điều mình tin; phải thưa “vâng” và làm đúng như lời mình thưa.

Chính trong bối cảnh bị các nhà chức trách tôn giáo phản đối, Đức Giêsu kể dụ ngôn “người cha và hai người con”. Đức Giêsu hỏi những kẻ chống đối về quan điểm của họ, và câu trả lời hoá ra như một phán quyết về chính họ. Họ giống như người con đã thưa “vâng” cách kính trọng với cha mình, nhưng cuối cùng lại không vâng lời cha. Họ thờ phượng Thiên Chúa trong Đền Thờ và chỉ thưa “vâng” với Thiên Chúa một cách hình thức bên ngoài mà thôi, nhưng thực tế họ không nghe theo lời mời gọi của ông Gioan Tẩy giả, đó là hãy đổi mới tâm can. Thiên Chúa xức dầu cho Đức Giêsu bằng Thánh Thần khi Người chịu phép rửa của ông Gioan tại sông Giođan. Đấng Mêsia đã đến, nhưng giới Lãnh đạo tôn giáo đã không đón nhận điều mà ông Gioan đã loan báo và đã làm tại sông Giođan. Họ dường như có thưa “vâng” với Thiên Chúa, nhưng lại không đáp lời vị ngôn sứ đã được Thiên Chúa sai đến để nói với dân và loan báo về một Đấng Mêsia đang đến. Khi Đấng mà Thiên Chúa hứa ban cho dân đã đến và ở giữa họ, thì họ phớt lờ, không đón nhận Người.

Giới lãnh đạo Do Thái là những kẻ đạo đức giả. Dưới con mắt của Đức Giêsu, liệu có tội nào nghiêm trọng hơn tội đạo đức giả hay không? Nói cách khác, các môn đệ của Đức Giêsu phải hành động nhiều hơn là chỉ “thừa nhận Người là Đức Chúa”. Sau đó, chúng ta còn phải đi vào làm vườn nho, thực hiện điều đã thưa “vâng” ban đầu.

Rất nhiều người ở xứ đạo và trung tâm mục vụ học đường hẳn sẽ thấy rằng dụ ngôn hôm nay diễn tả đúng hoàn cảnh và tâm trạng của mình. Trong các khảo sát được gởi đến cho những ai đang hoạt động ở giáo xứ, người ta nói rằng họ muốn giáo xứ có những hoạt động cụ thể – có những nhóm sinh hoạt giới trẻ, chương trình tư vấn cho những người ly dị và goá bụa, tổ chức các lớp Kinh Thánh trong mùa Chay, rồi những khoá giảng dạy của nhiều chuyên viên ngoài giáo xứ,... Thế rồi, khi những chương trình mới này được công bố trên nhà thờ, số người tham dự lại quá ít ỏi. Theo như sứ điệp của dụ ngôn hôm nay, hội đồng mục vụ hẳn sẽ nói rằng, “Chúng tôi nghĩ các bạn đã nói ‘vâng’, nhưng ngược lại là ‘không’”. Thật ngán ngẩm!

Có một yếu tố văn hoá trong bài Tin Mừng dường như sẽ rất ít quen thuộc với chúng ta, những người Phương Tây. Trong cách sống, người Trung Đông chuộng sự biểu lộ ra bên ngoài. Nếu được hỏi “Người con nào ngoan hơn?”, thính giả của Đức Giêsu sẽ trả lời người con thứ hai, vì câu đáp ‘vâng’ của anh ta biểu lộ bên ngoài một thái độ tôn kính người cha. Trong suy nghĩ của người Phương Đông, sự tôn kính như thế cũng đủ rồi (Hãy “tôn kính cha mẹ” trong sách Đệ nhị luật 5,16). Người con thứ nhất không tôn kính cha của anh, bởi ban đầu anh từ chối, không làm điều cha anh mong muốn.

Thế nhưng, ở đây Đức Giêsu không quan tâm đến tiêu chuẩn văn hoá về chuyện tôn kính cha mẹ. Câu hỏi của Đức Giêsu tỏ lộ rõ ý định của Người: “Ai trong số hai người con này làm theo ý Cha?” Thính giả của Đức Giêsu đã trả lời chính xác: người con đầu, người con đã thay đổi suy nghĩ của mình, làm theo ý của cha.

Nhóm chống đối – các thượng tế và kỳ mục, đã chất vấn Đức Giêsu về thẩm quyền giảng dạy của Người trong Đền Thờ. Quả nhiên, các thính giả của Người đã không bỏ lỡ cơ hội. Các viên chức thu thuế và gái điếm – những người mới đầu nói “không” với Thiên Chúa, nay tích cực đáp lại lời kêu gọi của Gioan Tẩy Giả, và bây giờ họ thực hiện đúng những điều ông Gioan giảng, những điều Thiên Chúa muốn.

Khi được hỏi tại sao họ không đi tới nhà thờ, rất nhiều người trả lời, bởi vì họ thấy rằng các tín hữu là những người đạo đức giả. Có lẽ những người này làm việc hay học cùng trường với những người tự xưng rằng mình chăm chỉ đến nhà thờ, nhưng rồi lại đi lừa đảo khách tiêu dùng hay lừa dối cấp trên, thiên vị tầng lớp xã hội, không tôn trọng đồng nghiệp, ... Những Kitô hữu như thế dường như thưa “vâng” với Đức Kitô, nhưng cuộc sống lại cho thấy câu trả lời ngược lại là “không”.

Có lẽ đấy cũng là điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc đến trong Tông huấn “Niềm vui Tin Mừng”. Tất cả những ai đã rửa tội đều được mời gọi trở thành người rao giảng Tin Mừng. Nếu chúng ta thưa “vâng” với Đức Kitô qua Phép rửa tội, thì việc chỉ đi tới nhà thờ vào Chúa Nhật thôi, là vẫn chưa đủ. Lời thưa “vâng” của chúng ta phải được theo sau bởi hành động đi vào vườn nho “hôm nay”. Mỗi ngày, lời nói và hành động của chúng ta phải tương hợp với điều chúng ta tuyên xưng tin vào Đức Giêsu. Có một câu nói xưa rằng: “Giả như có một phạm nhân là một Kitô hữu, vậy thì đã đủ bằng chứng để kết án và tống chúng ta vào nhà giam?”

Như Đức Giáo Hoàng đã nói, “Đọc Kinh Thánh cũng cho ta thấy rõ rằng Tin Mừng không chỉ thuần tuý là về mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa… cả việc rao giảng và đời sống Kitô giáo đều phải có một ảnh hưởng trên xã hội” (số 180). Dụ ngôn hôm nay nói về điều ấy theo cách như sau: “Nếu quý vị thưa ‘vâng’ với Đức Kitô, hãy ra đi và làm công việc Người mời gọi quý vị thực hiện”. Trong Bài Giảng Trên Núi, Đức Giêsu nói về điều đó theo cách khác nữa: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy ‘Lạy Chúa, Lạy Chúa’ là được vào Nước Trời cả đâu, nhưng chỉ có ai thi hành ý muốn của Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, kẻ ấy mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).

Quý vị hãy hình dung những lời nói như thế của Đức Giêsu đã gây nhức nhối cho những thính giả nhiệt thành của Người thế nào. Thư gởi tín hữu Philípphê đã tóm gọn lời thưa “vâng” của Đức Giêsu với Chúa Cha như thế này: “Đức Kitô đã từ bỏ chính mình, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”.

Là những Kitô hữu, chúng ta không thể phán xét người khác, nhưng trước hết phải kiểm điểm lại đời sống của mình. Chúng ta có theo gương Đức Giêsu, từ bỏ những đặc quyền bản thân và xa tránh mọi điều cản trở chúng ta yêu thương những người bị khinh miệt và nghèo khổ không?

Chuyển ngữ: A.E. HV Đaminh Gò-Vấp


26th SUNDAY (A) -
Ezekiel 18: 25-28; Psalm 25; Philippians 2: 1-11; Matthew 21: 28-32


Harry and Kate are about to celebrate their 35th anniversary. Their four children and seven grandchildren will be at the party. There will be toasts by family members and friends who have known them for years. Kathleen, their seven-year-old granddaughter, has written a special poem for "Poppy and Mama." People have always said that Harry and Kate’s marriage was "made in heaven." They were a perfect match from the beginning.

Well, that’s not how it all began. They met in college, Harry was in his first year of law school, Kate was about to graduate with a degree in social work. A job with a welfare agency waited for her when she got out of school. They had been dating for a year when Harry proposed. Kate said she wasn’t ready for marriage and wanted to follow her dream of helping people on the low end of the social and economic scale. He kept asking, she kept saying, "I’m not ready yet." Long story, short: they worked out a deal. Harry would help at home so Kate could work – he was a man ahead of his time. Kate’s "no" became an enthusiastic "yes." That was 35 years ago.

Aren’t we glad we have had opportunities in our lives to change our minds? Somehow, after a reluctant holding out, we took a chance and said "yes" to the grace of the moment and that has made all the difference: in a relationship, a vocation, or in a moment of repentance for a regrettable deed done.

Parents will easily identify with today’s parable of the reluctant child who, at first, would not obey the parent, but changes his mind and does what the parent wants after all. While the seeming-obedient child responds to the parent’s request with a quick, "Yes sir," and goes his own way.

A word about the context of today’s gospel passage. Jesus’ journey to Jerusalem is completed. He is met by an enthusiastic crowd when he enters the city. Then he goes directly to the Temple. There he acted as someone in charge by cleansing the Temple of its commercial activity (21:12-17). The crowds adored him, but the religious leaders were growing more antagonistic to his presence, actions and message. The next day he curses the barren fig tree. Matthew has references to "bearing fruit" in his gospel, that is, doing good deeds in Jesus’ name. Discipleship is about doing as well as believing; saying "yes" and following through on our "yes."

In this context of resistance by the religious authorities, Jesus tells the parable of the father and his two children. He asks his opponents their opinion and their answer passes judgment on themselves. They are like the son who voiced a respectable "yes" to his father, but in the end didn’t obey the request. They worshiped in the Temple and kept up the appearance of a "yes" to God, but they refused to accept John the Baptist’s call to a change of heart. God anointed Jesus with the Holy Spirit at John’s Jordan-river baptism. The Messiah had arrived and the authorities failed to pick up on what John had said and done at the Jordan. They seemed to have said "yes" to God but they were not responsive to the prophet God sent to speak to the people and announce the arrival of the Messiah. When the promised one came and stood in their midst, they missed him.

The religious leaders were hypocrites. Is there any more serious sin in Jesus’ eye than religious hypocrisy? On the other hand, Jesus’ disciples have to do more than "accept him as Lord." After that we must go into his vineyard to follow through on our initial "yes."

Lots of people in parish and campus ministry would find that today’s parable describes their situations and frustrations. In surveys distributed to parishioners people will say they want particular activities offered at the parish – young adult groups, counseling for the divorced and widowed, Bible classes in Lent, lectures by outside speakers, etc. Then, when the new activities are announced, the turnout is poor. Following the message of today’s parable the staff could say, "But we thought you said a ‘yes.’ Instead, it turned out to be a ‘no.’" How frustrating!

There is a cultural element in the passage that will seem very strange to us in the West. Life in the Middle East is very public. If asked, "Which was the better son?" Jesus’ listeners would have said the second, because his reply showed public honor to his father. In the eyes of middle eastern people that would have been enough. (Remember, "Honor one’s father and mother." Deuteronomy 5:16) The first son would have dishonored his father by his initial refusal to do as his father wished.

But Jesus wasn’t interested in the culture’s norms about honor. His question reveals his intent, "Which of the two did his father’s will?" His listeners responded correctly: the first son, who changed his mind, did the father’s will.

Jesus’ opponents, the chief priests and elders, had challenged Jesus’ authority to teach in the Temple. His listeners wouldn’t have missed the point. Tax collectors and prostitutes, who initially had said "no" to God, had responded positively to John the Baptist and were now doing what John preached and God wanted.

When asked why they don’t go to church, a lot of people will say it’s because they find religious people to be hypocrites. Maybe they work or attend school with people who say they are churchgoers, but cheat customers or their bosses, favor one class of people over another, don’t respect their coworkers, etc. These Christians seem to have said "yes" to Christ, but their lives reflect their true response is "no."

Maybe that’s the point Pope Francis is making in, "The Joy of the Gospel." All the baptized are called to be evangelizers. If we have said our "yes" to Christ through our baptism then just going to church on Sundays is not enough. Our "yes" must be followed by going into the vineyard "today." Each day our words and actions must be consistent with what we say about believing in Jesus. There is that old saying, "If it were a crime to be a Christian would there be enough evidence against us to put us in jail?"

As the Pope says, "Reading the Scriptures also makes it clear that the gospel is not merely about our personal relationship with God... both Christian preaching and life are meant to have an impact on society" (#180). The parable would say it this way, "If you said "yes" to Christ, go out and do the work he asks you to do." Jesus said it in another way in his Sermon on the Mount. "Not every one who says to me, ‘Lord, Lord,’ will enter the kingdom of heaven, but only the one who does the will of my Father in heaven" (Matthew 7:21).

Imagine how stinging Jesus’ words were to his pious listeners. Our Philippians reading sums up Jesus’ "yes" to the Father. "Rather, he emptied himself taking the form of a slave coming in human likeness; and found human in appearance, he humbled himself, becoming obedient to the point of death, even death on a cross."

As Christians we can’t judge others, but must first examine our lives. Have we, like Jesus, put aside privilege and whatever separates us from loving the most needy and despised – as Jesus does?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Quốc vụ khanh Tòa Thánh lên tiếng tại Hội Đồng Bảo An LHQ về nạn khủng bố
Vũ Văn An
17:49 25/09/2014
Theo tin Zenit ngày 25 tháng Chín, 2014, Đức HY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã lên tiếng tại Hội Đồng Bảo An LHQ trong một cuộc họp thượng đỉnh nói về các người khủng bố tham chiến ở ngoại quốc với chủ đề “Các đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế gây ra bởi các hành động khủng bố”.

Nguyên văn bản lên tiếng của ngài như sau

* * *

Thưa ông chủ tịch,

Phái đoàn của tôi ca ngợi Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu đã triệu tập cuộc tranh luận công khai đúng lúc của Hội Đồng Bảo An để bàn về “Các đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế gây ra bởi các hành động khủng bố”.

Thưa ông chủ tịch,

Cuộc tranh luận hôm nay xẩy ra giữa lúc chúng ta đang đối diện với tác động phi nhân hóa của chủ nghĩa khủng bố được chủ nghĩa cực đoan đầy bạo lực thúc đẩy. Việc sử dụng khủng bố đang tiếp diễn, và tại một số vùng, còn đang leo thang nữa, nhắc nhớ chúng ta rằng cuộc thách đố này đòi một dấn thân chung của mọi quốc gia và dân tộc có thiện chí. Thực vậy, chủ nghĩa khủng bố đại diện cho mối đe dọa căn bản đối với nhân tính chung của chúng ta.

Định chế này được thiết lập sau một thời đại trong đó quan điểm tương tự có tính hư vô chủ nghĩa về nhân phẩm tìm cách tiêu diệt và chia rẽ thế giới của chúng ta. Ngày nay, cũng như lúc ấy, các quốc gia phải đoàn kết với nhau để chu toàn trách nhiệm hàng đầu của chúng ta là che chở những ai bị đe dọa bởi bạo lực và các cuộc tấn công trực tiếp vào nhân phẩm.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, sau biến cố bi thảm ngày 11 tháng Chín năm 2001, nhắc chúng ta nhớ rằng quyền bảo vệ các quốc gia và các dân tộc khỏi các hành động của chủ nghĩa khủng bố không cho phép việc dùng bạo lực đáp trả bạo lực, mà đúng hơn “phải được thi hành với việc tôn trọng các giới hạn hợp luân và hợp pháp trong việc chọn lựa các cùng đích và phương tiện. Kẻ phạm tội phải được nhận diện cách chính xác, vì việc mang tội hình sự luôn luôn có tính bản vị và không thể bị khoác lên vai các quốc gia, các nhóm sắc tộc hay tôn giáo mà người khủng bố có thể thuộc về”.

Sự hợp tác quốc tế cũng phải giải quyết các nguyên nhân cội rễ vốn nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Thực vậy, thách đố duy khủng bố hiện nay có một thành tố xã hội văn hóa rất mạnh. Người trẻ ra ngoại quốc tham gia hàng ngũ các tổ chức khủng bố thường xuất thân từ các gia đình di dân nghèo, vỡ mộng bởi những gì bị họ cảm nhận như là tình trạng bị loại ra ngoài và bởi việc thiếu hội nhập và thiếu các giá trị trong một số xã hội. Cùng với các phương tiện và tài nguyên về luật pháp để ngăn ngừa các công dân khỏi trở thành những người khủng bố chiến đấu ở ngoại quốc, các chính phủ nên vận động xã hội dân sự tìm cách giải quyết các vấn đề nơi các cộng đồng có nguy cơ cực đoan hóa và tuyển dụng họ hơn cả và thực hiện cho bằng được việc hội nhập họ vào xã hội một cách thỏa đáng.

Thưa ông chủ tịch,

Là một chủ thể độc lập có tính quốc tế đồng thời còn là đại diện cho một cộng đồng đức tin có tính thế giới nữa, nên Tòa Thánh quả quyết rằng người có đức tin có trách nhiệm nặng nề phải kết án những ai dám tìm cách tách đức tin ra khỏi lý lẽ và biến đức tin thành khí cụ để biện minh cho bạo lực. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong chuyến viếng thăm Albania Chúa Nhật vừa qua, từng nhắc lại “Đừng có ai tự xem mình là ‘áo giáp’ của Thiên Chúa khi đặt kế sách và thi hành các hành động bạo lực và áp chế! Đừng có ai sử dụng tôn giáo làm cớ để hành động chống lại nhân phẩm và chống lại các quyền lợi căn bản của mọi người nam nữ, mà trên hết, là quyền sống và quyền tự do tôn giáo của mọi người!”.

Đồng thời, chúng ta nên nhấn manh rằng để phản công hiện tượng khủng bố, điều không thể miễn chước là phải thực hiện cho bằng được sự hiểu nhau về văn hóa giữa các dân tộc và giữa các quốc gia cũng như công bằng xã hội cho mọi người. Vì “bất cứ nơi nào việc gắn bó với một truyền thống tôn giáo nẩy sinh ra việc phục vụ một cách xác tín, một cách quảng đại và biết quan tâm tới toàn bộ xã hội không phân biệt một ai, thì ở đó, cũng hiện diện lối sống tự do tôn giáo chân chính và trưởng thành”.

Xin cám ơn ông chủ tịch
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vấn đề ly dị và tái hôn trong Đạo Công Giáo (4)
Vũ Văn An
01:03 25/09/2014
Ly dị và tái hôn từ thế kỷ thứ năm tới thế kỷ mười hai

Nhiều người cho rằng với giáo huấn của Thánh Augustinô, đáng lý ra Giáo Hội đã có được một giáo huấn rõ ràng về hôn nhân và ly dị. Nhưng thực ra không hẳn thế. Trước nhất, giáo huấn của Thánh Augustinô và của Thánh Giêrôm còn cần được sao chép và phân phối. Giáo huấn ấy vì vậy không nhất quán khắp lục địa. Ngôi vị giáo hoàng cũng gửi nhiều sứ điệp không dứt khoát cho các giám mục và các công đồng và nếu các vị này có nại tới các giáo phụ của 4 thế kỷ đầu, thì cũng gặp nhiều bất đồng ở đấy… Hơn nữa, như đã trình bày, giữa các bản văn Thánh Kinh, nhiều dị biệt biểu kiến vẫn chưa được giải quyết dứt khoát. Một phán đoán không hàm hồ liên quan tới khả năng cho phép ly dị và tái hôn sẽ có nghĩa là giáo quyền thích chọn trình thuật Luca và Máccô hơn là trình thuật Mátthêu; hoặc trình thuật Phaolô hơn trình thuật nhất lãm.

Một trở ngại nữa đối với một giáo huấn nhất quán và thống nhất là: một học lý thống nhất thường là sản phẩm của một cuộc khủng hoảng thần học và được các bộ óc minh mẫn giải quyết, như trong cuộc tranh luận về Kitô học. Nhưng vào thời ấy, ở Âu Châu, không có hòa bình và ổn định để người ta có thể bàn bạc việc thần học. Các Giáo Hội địa phương thì bận tâm với những bộ lạc xâm lăng, như người Vandals tại Bắc Phi, người Hung tại Bắc Ý; còn đối với các bộ lạc tương đối thanh bình, thì đây là lúc để phúc âm hóa và trở lại. Thời có những cuộc lạc giáo lớn đã chấm dứt rồi và cũng là lúc không còn những thúc đẩy cần thiết để đánh thức các bộ óc vĩ đại. Việc thiếu nhất trí về ly dị và tái hôn quả là một thách đố về kỷ luật. Còn ngành chú giải Tân Ước thì vẫn chưa có được sự thống nhất liên quan tới các đoạn về ly dị.

Ở Đông Phương, nhờ có một thẩm quyền trung ương mạnh, tức thẩm quyền của các hoàng đế, do đó có sự thống nhất, và họ đã chọn đoạn Tân Ước của Mátthêu với câu ngoại trừ, coi nó như chính lời Chúa Kitô nói, và là câu chân xác nhất trong số nhất lãm. Còn tại Tây Phương, đế quốc đang hồi suy tàn và Âu Châu lục địa đang tan rã. Không có một giáo quyền duy nhất, tập trung và hữu hiệu. Chủ nghĩa miền trở thành hình thức sinh hoạt của Giáo Hội tại Tây Phương. Kitô hữu được cai quản bằng các thượng hội đồng miền và các công đồng địa phương. Do hậu quả các cuộc xâm lăng của người Đức trong các thế kỷ thứ 5 và thứ 6, luật của một sắc tộc đặc thù trở thành luật của các vương quốc vừa thành lập. Như thế là có hai thứ luật, những người bản địa Rôma có luật Rôma, những người man rợ (barbarian) có luật man rợ. Ly dị trở thành dễ dãi dưới cả hai luật này. Lý do cho phép việc này thì thay đổi tùy theo ta nói tới luật nào. Điều chung của cả hai bộ luật trong đó, người đàn bà bị coi như tài sản của chồng, là việc rẫy bỏ. Các thực hành này hết sức mạnh mẽ, cần một thẩm quyền trung ương mạnh mẽ mới có thể thay đổi được. Mãi cuối thế kỷ thứ 8 sang đầu thế kỷ thứ 9, Charlemagne mới tạo được một pháp chế như thế, nhưng pháp chế này chi thành công có giới hạn và ngắn ngủi. Phải đợi 3 thế kỷ sau, ta mới có được những vị giáo hoàng có uy thế. Mặt khác, một nền luật học trổi vượt chỉ có thể có và trở thành nền luật học tiêu chuẩn của Giáo Hội Tây Phương nếu song song với nó, người ta có được một nền thần học sẵn sàng kết luận rằng ít nhất họ cũng không thể tiêu hủy các cuộc hôn nhân của Kitô hữu. Nền thần học ấy, như đã thấy, đã được Thánh Augustinô gieo giống.

Cho tới lúc có những canh cải của Charlemagne, các qui định về hôn nhân chỉ thấy có trong các tuyên bố của công đồng miền và các sách xá giải. Một trong những công đồng đầu tiên thuộc loại này là Công Đồng Carthage lần thứ 11 năm 407. Phán quyết của công đồng này có ảnh hưởng sâu xa vì giáo huấn nghiêm nhặt của nó đối với ly dị và tái hôn và là giáo huấn cuối cùng đã được Giáo Hội Tây Phương chấp nhận. Điều 8 dạy rằng: “Chúng tôi chỉ thị rằng theo kỷ luật Tin Mừng và tông truyền, cả người chồng bị vợ bỏ lẫn người vợ bị chồng bỏ đều không được cưới một người khác; nhưng họ phải ở vậy và làm hòa với nhau. Nếu họ khinh chê [luật này], họ sẽ chịu việc đền tội. Và về vấn đề này, một đạo luật của hoàng đế cần được công bố” (62)

Chỉ thị trên không nhắc gì tới câu ngoại trừ của Thánh Mátthêu và cũng không cho biết lý do tại sao. Công đồng không tuyên bố về khả thể ly dị và tái hôn, chỉ nhận định về việc điều ấy có được phép hay không. Các ngài không nói: cuộc hôn nhân bị tiêu hủy bởi việc rẫy bỏ này, cũng không nói: cuộc hôn nhân thứ hai sau khi bị rẫy bỏ là bất hiệu lực. Điều này đã trở nên thông thường đối với hầu hết các giáo huấn ta từng xem sét từ trước đến nay (63).

Các sách xá giải

Việc các linh mục sử dụng các sách xá giải sau này đã gây ra một trở ngại rất lớn đối với việc thực thi một kỷ luật nghiêm ngặt liên quan tới tái hôn và ly dị. Đây là các thủ bản dành cho các vị giải tội để hướng dẫn các ngài đặt để các việc đền tội tương xứng với các tội của hối nhân xưng thú. Các cuốn có ảnh hưởng nhất trong các sách này dạy phải ra những hình thức đền tội rất nặng cho việc rẫy bỏ hay bỏ rơi người phối ngẫu, nhưng lại không đòi phải phân ly với người phối ngẫu mới và trở về với người phối ngẫu đã bị rẫy bỏ hay bỏ rơi. Các sách này nhìn nhận khả thể tiêu hủy hôn nhân bằng ly dị và sau đó tái hôn.

Khoảng thế kỷ thứ 5, sự nghiêm ngặt của kỷ luật đền tội trong Giáo Hội sơ khai giảm đi và đến thế kỷ thứ 6 thì gần như biến mất. Nó trở nên quá đáng đến không chịu nổi nơi phần lớn các Kitô hữu. Còn các tân tòng, những người trở lại đạo phần lớn vì chính trị và kinh tế, nên không phải là những người sốt sắng lắm khi tiếp nhận kỷ luật đền tội hiện hữu đối với các tội chính như thờ ngẫu thần, chối đạo, giết người hay ngoại tình. Nhiều Kitô hữu hoãn việc ăn năn và kỷ luật đền tội đính kèm cho tới mãi tuổi già, hơn là như Thánh Augustinô hoãn thời gian dự tòng của mình vì ham mê sắc dục. Bởi thế, một số giám mục cho giảm khinh nhiều việc đền tội nghiêm ngặt. Thêm vào đó, còn là sự rối loạn nghiêm trọng do việc các Kitô hữu mới gốc man rợ đem vào những tập tục văn hóa hết sức ngỡ ngàng như tập tục duy trì mối thù truyền kiếp giữa các gia đình (vendetta). Kỷ luật truyền thống nào đủ nghiêm ngặt để đương đầu với tập tục đó? Sau cùng, với việc người Visigoths xâm lăng Rôma vào năm 410, thẩm quyền dân sự của Rôma tan rã, cùng với nó là cảm quan công cộng đối với chính quyền cũng như thế giá các giám mục. Bởi thế, đến khoảng giữa thế kỷ thứ 6, kỷ luật giám mục trong Giáo Hội sơ khai về đền tội kể như tan biến.

Phần lớn các thủ bản này viết bằng La Tinh. Những cuốn đầu tiên được các đan viện Welsh và Ái Nhĩ Lan xuất bản để hướng dẫn các vị giải tội và linh hướng của đan viện. Thủ bản xá giải sớm nhất là cuốn của Thánh Finnian có từ trước năm 650. Những cuốn này được soạn thảo bởi những người chưa bao giờ bị Rôma hóa nên chưa biết gì về những kỷ luật đền tội khe khắt trước đó. Chúng trở thành khuôn mẫu cho nhiều thủ bản sau này tại Ái Nhĩ Lan, Anh và lục địa Âu Châu. Đầu tiên, chúng được truyền tới các lãnh thổ Franks, sau mới qua Anh vào thế kỷ thư 7, rồi Ý vào cuối thế kỷ thứ 8 và cuối cùng vào Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ thứ 9.

Đối với mục đích của chúng ta, tầm quan trọng của những thủ bản này hệ ở sự kiện chúng xử lý việc hôn nhân và vấn đề tiêu hủy hôn nhân và tái hôn, dù giáo huấn của chúng không nhất quán. Một số cho rằng ly dị và tái hôn là điều không thể có, một số khác cho hay: dù cả hai đều có thể xẩy ra, nhưng cả hai đều bị cấm hoặc ít nhất việc tái hôn bị cấm. Lại có những thủ bản khác cho rằng: ly dị và tái hôn đều có thể có và được phép vì một số lý do nghiêm túc đặc biệt. Sự thiếu nhất quán này, hiển nhiên, đã góp phần tạo ra một kỷ luật luôn luôn thay đổi và không nhất quán thời đó.

Các thủ bản xá giải sớm nhất của người Celtic rất nghiêm khắc khi ngăn cấm việc ly dị và tái hôn. Cuốn của Thánh Finnian thành Clonnard, một đan sĩ và là đấng sáng lập ra nhiều đan viện, có tất cả 3 điều khoản đề cập tới hôn nhân và ly dị. Theo các điều khoản này, thì người vợ ly thân phải ở độc thân hay làm hòa với chồng. Nếu người vợ này phạm tội dâm loàn và ăn ở với một người đàn ông khác, thì người chồng cũ của nàng không nên lấy vợ khác khi người vợ ngoại tình của mình còn sống. Nếu một người vợ bị chồng bỏ, thì nàng đừng cặp đôi với một người đàn ông khác, nhưng hãy sống độc thân một cách trong trắng đầy kiên nhẫn, chờ đợi trong hy vọng Chúa có thể soi dẫn chồng mình quay trở về với mình. Các điều khoản này là một trong những tuyên bố rõ ràng nhất và chính xác nhất của 6 thế kỷ đầu tiên. Tính nghiêm khắc của các thủ bản Celtic sau đó đã được điều chỉnh bởi ảnh hưởng của Theodore thành Tarsus, người được đề cử làm tổng giám mục Canterbury năm 661. Vị tổng giám mục này đã mang theo mình một kỷ luật dễ dãi hơn của Giáo Hội Đông Phương. Một thủ bản viết dưới tên ngài chấp nhận việc người chồng rẫy bỏ vợ mình hay việc nàng bỏ rơi chàng sẽ tiêu hủy cuộc hôn nhân của họ. Nhưng phải làm một việc đền tội, khi việc rẫy bỏ đó được coi như tội lỗi hay khi người chồng tái hôn.

Các thủ bản xá giải thuộc các thế kỷ thứ 7 và thứ 8, nói chung, cho phép cả 2 bên tái hôn nếu họ cùng thoả thuận ly dị trước đó. Thông thường, ai cũng có lý do để ly dị. Ngoại trừ các thủ bản sớm nhất của người Celtic ra, ít ai trong Giáo Hội nằng nặc bác bỏ khả thể tái hôn, sau khi tiêu hủy vì bị rẫy bỏ bởi ngoại tình. Tuy nhiên một trong ít người ấy viết chống lại chính là Thánh Bede thành Jarrow. Trong chương 10, cuốn chú giải về Tin Mừng Máccô, ngài viết rằng: “Để rẫy bỏ một người vợ, chỉ có một nguyên cớ xác thịt đó là việc dâm loàn; chỉ có một nguyên cớ thiêng liêng đó là việc kính sợ Thiên Chúa, như ta thường đọc rằng nhiều người làm việc đó vì các động lực tôn giáo. Nhưng luật Thiên Chúa không cho phép một nguyên cớ nào để người đàn ông có thể cưới một người đàn bà khác khi người vợ mà ông ta bỏ rơi vẫn còn sống” (64).

Charlemagne

Charlemagne được tấn phong năm 800 để đứng đầu Đế Quốc Rôma Thánh Thiện vừa được thiết lập. Ông ta đại biểu cho thẩm quyền duy nhất khi gần như nắm được Giáo Hội, từ miền Lowlands ở phía bắc tới biên giới Lãnh Thổ Giáo Hoàng. Ông thiết lập ra hệ thống pháp chế duy nhất bao gồm cả phần đạo lẫn phần đời. Trong số nhiều vấn đề khác, ông đặt luật lệ cho hôn nhân, chống lại các qui định địa phương. Nhưng tâm trí ông không thống nhất về vấn đề ly dị và tái hôn, như chính cuộc đời ông đã chứng tỏ. Tuy nhiên, ông đưa ra một kỷ luật rút từ truyền thống Rôma sau khi bác bỏ các tuyên bố dễ dãi của các công đồng người Franks. Ông được đệ trình nhiều điều khoản về kỷ luật Giáo Hội do Dionysius Exiguus soạn thảo đầu tiên trong thế kỷ thứ 5. Trong số các điều khoản này, có điều 8 bất hủ của Công Đồng Carthage lần thứ 11, là điều khoản qui định rằng: dù vợ chồng chia tay nhau vì ly dị, cả hai không được tái hôn khi người kia còn sống. Năm 789, Charlemagne cho công bố một hợp tuyển các điều luật (capitulary). Điều 43 gần như chép lại điều 8 của Công Đồng Carthage: “Tại cùng công đồng này, có qui định rằng một người đàn bà bị chồng bỏ không được lấy một người khác bao lâu người chồng đầu còn sống; và người chồng cũng không được lấy người khác bao lâu người vợ đầu còn sống”.

Rồi Charlemagne qua đời năm 814. Đế quốc của ông được phân chia cho 3 người con trai. Và cuộc tranh quyền lại bắt đầu. Nhưng chỉ khi đế quốc của ông tan rã và lúc các vị giáo hoàng có uy thế xuất hiện, các vị này mới dành được năng quyền duy nhất đối với hôn nhân, chống lại các nhà cai trị thế tục, bằng cách tạo ra một pháp quyền Giáo Hội biệt lập. Việc này đã được đẩy nhanh nhờ các nhà cai trị của dòng họ Charlemagne ban cấp cho các vị giám mục thẩm quyền dân sự để cai trị chính lãnh thổ thuộc quyền các ngài. Người ta vốn cho rằng: khoảng năm 1000, năng quyền độc hữu của Giáo Hội trong các vấn đề hôn nhân đã được hoàn thành khắp nơi tại Âu Châu, ngoại trừ nước Anh. Tuy nhiên, người ta chỉ cảm thấy sức mạnh trọn vẹn của thẩm quyền giáo hoàng vào thời Đức Grêgôriô VII, tức cuối thế kỷ 11.

Một điều kiện tiên quyết để cải tổ kỷ luật hôn nhân hiển nhiên là phải kiểm soát các thủ bản xá giải. Các thủ bản này tỏ ra dễ dãi về ly dị và tái hôn, so với các điều khoản của Charlemagne, hơn nữa, chúng còn thiếu rõ ràng và nhất quán. Chúng thách thức một thẩm quyền duy nhất và tập trung, và do đó, một kỷ luật duy nhất, đồng bộ. Dần dần nhưng vững chắc, nhiều biện pháp đã được đưa ra nhằm loại bỏ các thủ bản này. Chỉ những điều khoản chính thức mới được phép sử dụng và các thủ bản Celtic phải bị thay thế bằng các thủ bản khác nhằm làm sống lại kỷ luật đền tội Rôma trước đây. Các vị giáo hoàng, như Đức Giacaria và Đức Nicôla I bắt đầu áp dụng thẩm quyền của mình vào việc ủng hộ một kỷ luật hôn nhân nghiêm khắc hơn.

Hincmar thành Rheims

Đức Nicôla can thiệp vào vụ một người vợ ở thế kỷ thứ 9 là Teuberga, bị chồng, là Lothair, tố cáo sai là đã loạn luân với anh trai của nàng trước khi kết duyên với anh ta. Theo luật người Franks, tác phong loạn luân này là một tội phạm, khiến cho mọi mưu toan kết hôn sau này trở thành vô hiệu. Đức Nicôla bất đồng với luật lệ người Franks liên quan tới việc loạn luân và việc rẫy bỏ người phối ngẫu ngoại tình, và trên thực tế, buộc Lothair phải tiếp nhận Teutberga trở lại vì anh ta đã tố cáo sai. Học giả có nhiệm vụ điều tra lời tố cáo của Lothair tên là Hincmar thành Rheims. Vì Lothair cố tình lôi cuốn ngài về phía anh ta, nên Hincmar soạn một tài liệu đưa ra phán đoán của mình về vụ việc. Đây là cố gắng đầu tiên trong lịch sử Kitô Giáo nhằm thu lượm và sắp xếp một cách toàn diện các phán quyết của các thượng hội đồng, của các vị giáo phẩm và học giả về vấn đề ly dị và tái hôn. Hincmar chống lại kỷ luật đền tội dễ dãi của người Celtic và Anglosaxon và đưa ra nhiều luật lệ nghiêm ngặt của các Giáo Hội Rôma và Phi Châu. Ngài tránh không nói tới các sắc lệnh lỏng lẻo do các công đồng của người Franks đưa ra.

Benedict Lêvi, thuộc Giáo Hội Mainz, cũng thu lượm một tuyển tập luật của ông (Collectio Capitularium) giữa các năm 847 và 850. Có điều phiền là bộ này, vì quá quan tâm đến việc càng thu lượm nhiều càng hay (inclusiveness), nên đã phá hỏng bất cứ cố gắng nào nhằm cải tổ luật Rôma. Một tuyển tập khác được Regino, tu viện trưởng Prum miền Lorraine, thực hiện trong các năm 892 và 899. Bộ này cũng vì muốn sưu tầm nhiều nên đôi khi một số điều trích dẫn đã đi theo chiều đối nghịch nhau liên quan tới việc có thể cho phép tiêu hôn và tái hôn hay không và phá đổ bất cứ xác tín nào về lời dạy của Chúa Kitô theo hướng bất khả tiêu. Động thái hướng tới một kỷ luật nghiêm ngặt hơn ít đạt được tiến bộ ngay cả đến khoảng giữa thế kỷ 11. Các trích đoạn của trường phái Phêrô lấy từ Luật Rôma trước năm 1050 tại Ravenna cho thấy bên vô tội, trong trường hợp ngoại tình, không bị cấm tái hôn. Tuyển tập của Burchard thành Worms, tác giả bộ Sách Các Sắc Lệnh, một tuyển tập đầy đủ nhất của thế kỷ 11 cũng phạm cùng một yếu điểm như các tuyển tập vừa nói. Ông cho thấy mình nghiêng về phía bất khả tiêu nhưng cũng cho phép tiêu hôn trong một số trường hợp và sau đó tái hôn.

Gần cuối thế kỷ 11, cuộc tranh chấp vẫn tiếp diễn khi các giám mục và các công đồng địa phương tìm cách duy trì kỷ luật dễ dãi của các thủ bản Celtic và Anglosaxon, còn các giáo hoàng và các nhà cải cách đan viện thì cố gắng thay thế nó bằng một kỷ luật nghiêm khắc hơn phát xuất từ các công đồng Rôma, Tây Ban Nha và Châu Phi. Các thủ bản ấy tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Peter Damien (1007-1072) gay gắt tố cáo các thủ bản này trong tác phẩm Opusculum septimum (Tiểu Luận Thứ Bẩy) của ông. Ông cáo giác các lạm dụng trong Giáo Hội Tây Phương, nhất là của các giáo sĩ và đan sĩ, trong đó, có việc lạm dụng những thủ bản dễ dãi bị ông coi là không xác thực và không có thẩm quyền. Peter nại tới nguyên lý một thẩm quyền tối thượng duy nhất và trong điều này, ông trùng hợp với các vị giáo hoàng, là các vị luôn dựa vào thẩm quyền bản thân để giải quyết tranh chấp, và giải quyết nó có lợi cho kỷ luật của Rôma. Đây là thời đang có cuộc cải cách phong trào đan viện Bênêđíctô của đan viện Cluny, một cuộc cải cách đề cập tới mọi khía cạnh của cuộc sống Kitô Giáo. Các tuyển tập luật lệ và án văn (sentences) bắt đầu được sử dụng làm căn bản cho các quyết định hữu lý bất chấp các điểm còn mơ hồ của chúng. Năm 1049, tại Công Đồng Rheims dưới triều Đức Lêô IX, điều 12 qui định rằng: Bất cứ người đàn ông nào bỏ người vợ hợp pháp của mình và cưới người khác đều bất hợp pháp. Mười một năm sau tại Công Đồng Tours, điều 9 đe dọa tuyệt thông bất cứ ai tìm cách tiêu hủy hôn nhân của mình bằng luật dân sự và sau đó tái hôn nhưng điều này vẫn có điểm mơ hồ như rất nhiều phát biểu trước đó (65).

Yves thành Chartres

Yves thành Chartres có công thu thập nhiều tuyển tập luật lệ và án văn có tính đại biểu hơn hết cho tới tận cuộc cải cách Giáo Hội lớn lao vào thế kỷ 12. Ông hoàn tất cuốn Decretum (sắc lệnh) năm 1091 và cuốn Panormia sau đó không lâu. Ông là nhà luật học giáo luật thành tựu nhất thời kỳ ấy và thuộc về chính dòng các cuộc cải cách hậu Grêgôriô của Giáo Hội Âu Châu. Ông cố gắng vận động để thẩm quyền ưu việt của giáo hoàng được nhìn nhận. Tuy nhiên, dù chấp nhận cuộc cải cách của Đức Grêgôriô trên nguyên tắc, ông cũng nhấn mạnh tới việc phải bao gồm các luật có tính kỷ luật thời xưa thuộc truyền thống Franks của ông. Ông tìm cách tổng hợp các nguyên tắc pháp lý nghiêm ngặt của luật Rôma và luật Grêgôriô với các luật lệ đặc thù của truyền thống Franks. Ông nhận thấy tính bất thoả đáng của luật Trung Âu trong việc điều hướng đời sống Kitô Giáo, nhưng mặt khác, ông cũng xác tín rằng luật Rôma và luật Grêgôriô quá cứng ngắc trong việc điều hướng đời sống ấy. Bởi thế ông tìm cách tổng hợp hai truyền thống trên. Tác phẩm sau của ông, tức cuốn Panormia, có ảnh hưởng hơn vì có tính hệ thống hơn (66). Trong cả hai tài liệu này, ông bác bỏ tính bao gồm (inclusiveness) của nhà thu thập và bỏ qua những luật lệ quá dễ dãi của các công đồng Franks cũng như các luật lệ lấy từ các thủ bản xá giải của người Celtic và Anglo-saxon. Ấy thế nhưng ông không hoàn toàn thành công trong việc loại bỏ những đoạn mâu thuẫn với nhau và không đưa ra được kết luận dứt khoát cho vấn đề bất khả tiêu tự nhiên của hôn nhân. Cuốn Panormia của Yves chỉ nên dùng như một tóm lược kỷ luật của Công Giáo Phương Tây đối với việc tiêu hủy và tái hôn hiện có vào lúc sắp bước qua thế kỷ 12 (67). Trong số các điểm khác, Yves cho rằng người vợ có thể bị bỏ vì tội gian dâm (fornicatio) nhưng sợi dây hôn phối thì vẫn tồn tại; cho dù luật dân sự có cho phép Kitô hữu bỏ người phối ngẫu vì tội ngoại tình, thì điều này vẫn không tiêu hủy được sợi dây hôn phối. Nếu người chồng hay người vợ rời bỏ cuộc hôn nhân vì tội gian dâm, cả hai đều bị ngăn cấm không được tái hôn. Người đàn ông nào cưới một người vợ bị bỏ sẽ phạm tội ngoại tình.



“Nhưng ta không nên suy đoán rằng bất cứ đạo luật, sắc lệnh hay án văn nào được Yves thu thập và sắp xếp đã tuyên bố tính bất khả tiêu căn để của hôn nhân, việc đơn giản không thể hủy tiêu nó bằng thẩm quyền con người. Chính ý niệm bất khả tiêu căn để cũng chưa có trong tâm trí giáo quyền cũng như các nhà giáo luật vào cuối thế kỷ thứ 11. Cái hiểu của họ chỉ tập chú vào việc có thể cho phép hay không thể cho phép bất cứ tác nhân nhân bản nào mưu toan tiêu hủy nó” (68).

Tóm Lược

Tóm lại, ở giai đoạn này của lịch sử Giáo Hội, ta thấy có hai truyền thống về ly dị và tái hôn, truyền thống Rôma và truyền thống Chính Thống Đông Phương. Hai phía đều cố gắng đi tìm ý Chúa. Việc ấy khá phức tạp vì Thánh Kinh xem ra không cho ta những trình thuật chắc chắn và hoà hợp về chúng. Chính các nhà giải thích cũng không nhất trí về việc phải giải thích các đoạn văn Thánh Kinh ra sao. Khi bén rễ ở Âu Châu, kỷ luật hôn phối của Giáo Hội kình chống lại các truyền thống tiền Kitô Giáo thời xưa. Nơi các dân tộc miền Trung Âu, các cuộc hôn nhân được tạo ra khi các người cha trao con gái mình cho những người đàn ông khác như thể của cải được sang quyền sở hữu người khác và người ta coi là chuyện đương nhiên khi hai lớp đàn ông này được tự do và đầy đủ thẩm quyền tống khứ của cải của mình như vậy. Bởi thế, khi Giáo Hội truyền cho một người đàn ông không được bỏ vợ mình vì thấy nàng thiếu sót trầm trọng, thì việc này cũng giống như đòi một người Franks, một người Lombard hay một người Đức phải từ bỏ nền văn hóa của anh ta để chấp nhận một nền văn hóa khác. Các Kitô hữu vốn theo các vị vua hay vị chúa của họ để trở lại Kitô Giáo đâu có dễ dàng chấp nhận việc ấy. Vì đó là luật Rôma, đâu phải luật của họ. Kitô Giáo đến với các dân tộc này trong các thế kỷ thứ 5 và thứ 6 khi Đế Quốc Rôma và thẩm quyền trung ương của nó đang sa sút và dần biến mất. Cùng với nó là hệ thống đường xá và giao thông, hệ thống pháp lý tập trung và một đạo quân gìn giữ hòa bình.

Do đó, việc cai quản Giáo Hội vào thời này có tính địa phương và miền. Các giám mục tới các tòa án để thi hành quyền tài phán của mình và việc này cũng xẩy ra nơi người Franks và người Đức. Không hề có các hệ thống pháp quyền cạnh tranh nhau mà chỉ là việc tranh chấp xem ai là người được thi hành pháp quyền này. Chỉ tới khi có hai pháp quyền tách biệt và chia rẽ nhau vĩnh viễn vào cuối thế kỷ thứ 10 và có một giáo hoàng mạnh như Đức Grêgôriô VII vào thế kỷ thứ 11, điều kiện mới chín muồi để một kỷ luật chặt chẽ được áp đặt lên Giáo Hội Tây Phương. Việc này được hoàn tất một cách tiệm tiến tùy theo từng nơi và từng miền. Mãi tới cuối thế kỷ 11, nước Anh mới chấp nhận thẩm quyền này. Mà ngay cả lúc ấy, thẩm quyền này cũng chưa khai triển được một nền thần học về tính bất khả tiêu của hôn nhân. Tư tưởng của Thánh Augustinô chưa được các nhà thu thập khai triển. Chỉ thị cho hôn nhân Kitô Giáo do luật lệ mang đến, chứ không do thần học, triết học hay bất cứ khoa chú giải Thánh Kinh nào. Câu ngoại trừ trong Tin Mừng Mátthêu được coi là xuất phát từ chính Chúa Kitô và chỗ nào bị người ta coi là mâu thuẫn với “điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, con người không được phân rẽ”, người ta vẫn không tìm ra được cách nào để giải quyết sự mâu thuẫn. Giáo quyền ở Tây Phương biết rằng các đối tác của họ tại Đông Phương đã sử dụng câu ngoại trừ này để biện minh cho việc bỏ người phối ngẫu ngoại tình và ít nhất cho phép người vô tội được tái hôn. Nếu Tây Phương sử dụng giáo huấn Tân Ước làm phương thế cải cách, thì họ tuân giữ giáo huấn trong các Tin Mừng Máccô, Luca và Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrintô (chương 7). Yves thành Chartes không thèm nhắc tới Tin Mừng Mátthêu! Họ cũng chọn Thánh Giêrôm và Thánh Augustinô làm thẩm quyền, chứ không chọn hai Thánh Basilêo và Thánh Ambrôsiatơ. Thánh Basilêô ít khi được trích dẫn, còn Thánh Ambrôsiatơ thì không bao giờ được trích dẫn cả.

Còn tiếp

________________________________________________________________________________________________________________________

(62) Op. cit., Chương 10, From Augustine to the Canonists of the Twelfth Century. tr.228.

(63) Những ai muốn đọc một phân tích chi tiết về các công bố quan trọng hơn của các Công Đồng, các Thượng Hội Đồng và các Đức Giáo Hoàng trong thời gian này có thể tìm chúng trong tác phẩm của Mackin. Nhưng hai thượng hội đồng tại Ái Nhĩ Lan khá đáng chú ý. Thượng hội đồng thứ nhất vào năm 456 phán rằng người đàn bà nào bỏ chồng và tự đính kết một cách ngoại tình với người đàn ông khác, sẽ bị tuyệt thông và nếu người nào gả con gái rồi người con gái này đi yêu một người khác và người cha cô gái ưng thuận và chấp nhận của hồi môn từ người đàn ông thứ hai, thì cả hai đều bị tuyệt thông. Các qui định này sau đó được giảm khinh trong hai điều của thượng hội đồng thứ hai của Thánh Patrick. Điều thứ nhất dạy rằng: người chồng không được bỏ vợ ngoại trừ vì gian dâm (fornication). Nếu nàng kết hôn với người khác như thể sau cái chết của người chồng thứ nhất, thì điều này không bị ngăn cấm. Điều thứ hai cho rằng các lời đoan hứa thứ nhất và các cuộc hôn nhân thứ nhất phải được tuân giữ cùng một cách. Cuộc hôn nhân thứ nhất không được làm thành vô hiệu (void) vì cuộc hôn nhân thứ hai ngoại trừ xẩy ra ngoại tình. Cả hai điều khoản này đều nhìn nhận câu ngoại trừ của Tin Mừng Mátthêu. Được phép tái hôn trong trường hợp này. Ý nghĩa đặc biệt của tất cả các điều này là: các Giáo Hội Ái Nhĩ Lan chưa bị Rôma hóa. Họ vẫn còn là Celtic và tiếp nhận một truyền thống khác với truyền thống Rôma. Một cách tình cờ, các điều khoản này không tỏ ra quan tâm chi tới người vợ vớ phải ông chồng ngoại tình! Op. Cit., tr.230. Công đồng Friuli năm 791 là công đồng đầu tiên trong Lịch Sử Công Giáo đã minh nhiên phán quyết ở điều 10 rằng bất chấp việc ly dị người vợ dựa trên tội ngoại tình, cuộc hôn nhân vẫn hiện hữu và do đó, không được tái hôn. Người ta tìm thấy lời chú giải của Thánh Giêrôm về chương 19 Tin Mừng Mátthêu rằng: người chồng không được làm gì khác ngoài việc bỏ người vợ ngoại tình. Ông ta không thể tái hôn vì việc này sẽ mở đường cho người chồng vu khống vợ hoặc có khi còn buộc họ phải ngoại tình nữa.

(64) Op. cit., tr.248.

(65) Một trong các điều kiện là: “không có thẩm quyền của giám mục” (nhưng nếu ngài ban quyền thì sao?) và việc tuyệt thông vẫn còn hiệu lực cho tới khi người ấy làm việc đền tội cách thỏa đáng (như thế ông ta được tự do sống trong cuộc hôn nhân thứ hai?).

(66) Yves được giáo dục tại Anh. Ông là đồ đệ của Lafranc và là đồng môn với Thánh Anselmô Thành Canterbury và như thế thoạt đầu rất quen thuộc với kỷ luật của người Anglosaxons và người Franks. Do đó, ông thấy được sự cần thiết phải canh cải nhưng vẫn chấp nhận tính cứng rắn và chủ nghĩa tuyệt đối của cuộc canh cải của Rôma và của Đức Grêgôriô.

(67) Những ai muốn biết các chi tiết được Mackin tóm tắt, sẽ tìm chúng trong Op. cit. các tr. 263-4.

(68) Op. cit., tr.264.
 
Vấn đề ly dị và tái hôn trong Đạo Công Giáo (5)
Vũ Văn An
01:08 25/09/2014
Điều gì tạo ra cuộc hôn nhân?

Cái nguy hiểm của việc chỉ chú trọng tới ly dị và tái hôn nằm ở chỗ cô lập chúng khỏi ngữ cảnh rộng lớn hơn. Có một vấn đề khác làm bận tâm giáo quyền cho tới đầu thế kỷ 12, đó là: Điều gì tạo ra cuộc hôn nhân? (69).

Các phong tục hôn nhân tại Âu Châu

Luật cổ điển của Rôma giải thích hôn nhân như một sự liên hợp (consortium) do ưng thuận hỗ tương giữa người đàn ông và người đàn bà. Hình thức của sự liên hợp này chính là tình âu yếm phu phụ (maritalis affectio) hay ý muốn kết hôn với nhau (70). Nhưng hiển nhiên có một trái ngược giữa quan niệm về hôn nhân này và quan niệm của các truyền thống sắc tộc địa phương nằm ngoài các lãnh thổ của Giáo Hội cũng như luật lệ Rôma tương ứng của Giáo Hội. Mỗi truyền thống sắc tộc đều có xác tín riêng của họ về điều tạo ra cuộc hôn nhân. Yếu tố chung của cả người Lombard, người Franks và người Đức là traditio, việc trao tay. Điều này không nhất thiết loại bỏ sự ưng thuận hỗ tương của đôi bên. Truyền thống Lombard đòi hỏi: trước khi cử hành hôn lễ, cặp vợ chồng tương lai phải trao đổi sự ưng thuận trước sự hiện diện của cộng đồng qua một nhân vật thế tục được đôi bên cha mẹ chọn lựa. Nhân vật này hỏi và tiếp nhận sự ưng thuận của cặp vợ chồng. Khi trao của hồi môn là lúc cuộc hôn nhân được ký kết bởi vị đại diện của người cha cô gái và chàng rể. Trong trường hợp này, bước chủ yếu tạo nên cuộc hôn nhân chính là việc người đại diện trao cô gái cho chồng nàng. Nơi nào truyền thống mundium (giám hộ sự trinh tiết của người con gái) bị làm ngơ, thì việc bắt đầu sống chung với nhau được coi là thời điểm tạo ra cuộc hôn nhân, thay thế cho việc trao tay. Người ta không biết chắc liệu sự ưng thuận có cần thiết để tạo ra cuộc hôn nhân hay không.

Trong truyền thống của người Franks, cô dâu tiếp nhận một khoản tặng dữ (endowment) của người chồng tương lai, còn cha cô thì trao cho chàng quyền giám hộ (mundium). Ngay trường hợp không còn mundium đi chăng nữa, thì khoản tặng dữ vẫn là điều bắt buộc. Nếu không có khoản này, người ta suy đoán là cuộc hôn nhân chưa hiện hữu.

Đối với người Đức, yếu tính của hôn nhân hệ ở việc chuyển nhượng quyền giám hộ cô gái từ người cha của cô qua người chồng mới của nàng. Một người đại diện sắp xếp việc chuyển nhượng này; cô gái ít có tiếng nói trong vấn đề ấy. Người chồng long trọng dẫn cô gái về nhà mới của nàng. Một cuộc hôn nhân muốn hợp pháp phải tiến hành theo nghi thức đó.

Thủ tục Rôma

Thủ tục Rôma gồm 4 bước sau đây. Bước thứ nhất là đính hôn (promissa foedera), tức hai bên ưng thuận tiến tới cuộc hôn nhân trong tương lai. Điều này chỉ có được với sự ưng thuận của cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp. Bước thứ hai là desponsatio trong đó các cam kết kết hôn được trao đổi, kể cả nhẫn cô dâu, cũng như các thoả thuận về tài chánh dành cho nàng. Sau đó là Lễ Cưới trong đó, cặp vợ chồng nhận lãnh sự chúc lành của Giáo Hội và cuối cùng là việc rời nhà thờ về nhà mới để khởi đầu cuộc sống phu phụ. Chính sự ưng thuận lẫn nhau tạo nên yếu tính của hôn nhân.

Như thế, đối với người Rôma, hôn nhân không phải là một khế ước như người Âu Châu khác. Chính sự ưng thuận mới làm cho sự liên hợp của vợ chồng hiện hữu để tạo ra cuộc sống chung không chia cách. Truyền thống Rôma chống lại truyền thống Trung Âu vì truyền thống này coi cô dâu gần như một vật sở hữu (chattel). Truyền thống Trung Âu thì chống lại truyền thống Rôma vì truyền thống này phá hoại thẩm quyền của người cha và cơ may của ông muốn nâng cao thế đứng của gia đình ông. Điểm gay cấn khác là là vị trí của việc giao hợp tính dục. Truyền thống Trung Âu coi lời hứa đính hôn và việc giao hợp tính dục sau đó đã đủ để tạo ra cuộc hôn nhân, điều này giả thiết đã có sự ưng thuận và nói lên sự ưng thuận ấy. Họ chủ trương rằng cuộc hôn nhân sẽ không được coi là bất khả tiêu cho tới khi có hành vi giao hợp tính dục đầu tiên. Vì cho đến khi việc đó xẩy ra, người ta vẫn có đường chạy trốn khỏi một cuộc hôn nhân không vừa ý. Nhưng dưới cái nhìn của Rôma, thì trước đó, cuộc hôn nhân đã được tạo ra nhờ sự ưng thuận. Ngoài ra, còn có sự kiện này nữa: các vị giáo hoàng không luôn luôn phân biệt giữa promissa foedera (ưng thuận cho tương lai) và consensus de praesenti (ưng thuận trong hiện tại), nhưng nếu sự ưng thuận trước mà có tiếp theo sau bằng sự giao hợp thì điều ấy được suy đoán là đã tạo ra cuộc hôn nhân.

Bây giờ, nếu hôn nhân là một nghi lễ nhiều giai đoạn, thì đâu là điểm "một đi không trở lại"? Ở bước nào khả năng không được phép hay đúng hơn khả năng không thể tiêu hôn có hiệu lực? Làm cách nào sự ưng thuận có thể làm họ nên “một thân xác”? Nếu cuộc hôn nhân của 2 Kitô hữu không thể hủy tiêu được vì nó là hình ảnh cuộc kết hiệp bất khả tiêu của Chúa Kitô với Giáo Hội, thì ở điểm nào, cuộc hôn nhân theo Kitô Giáo bắt đầu trở thành hình ảnh ấy? Lúc hoàn hợp chăng? Yves thành Chartres kết luận rằng lời hứa khi đính hôn đã tạo thành cuộc hôn nhân và nó trở thành bất khả tiêu ngay lúc ấy. Nhưng Anselm thành Laon dạy rằng chỉ có cuộc hôn nhân đã hoàn hợp mới là hình ảnh cuộc kết hợp của Chúa Kitô với Giáo Hội của Người; trước khi có sự hoàn hợp này, người ta vẫn có thể hủy tiêu cuộc hôn nhân. William thành Champeaux phân biệt lời hứa kết hôn trong tương lai (fides pactionis) và việc thực sự lấy vợ (fides conjugii). Chỉ có việc sau mới tạo ra cuộc hôn nhân. Thành thử, ngay cả khi người đàn ông đoan hứa sẽ cưới một người đàn bà trong tương lai nhưng lại đi cưới một người khác (fides conjugii), người đàn bà thứ hai này mới không thể bị rẫy bỏ dù trước khi giao hợp. Học trò của William là Peter Abelard cũng nhất trí với thầy như thế.

Gratian và Peter Lombard

Từ năm 1090 tới năm 1150, các luật gia giáo luật họp nhau và cho công bố các bộ án văn (sententiae), tức tuyển tập các công bố xưa nay về tôn giáo, luân lý và luật lệ. Hai trung tâm làm việc tích cực nhất là Bologna và Paris. Một vị đan sĩ thuộc chi phái Camaldoli của Dòng Bênêđíctô là Graziano thành Clusio hay gọi tắt là Gratian lúc ấy làm việc ở Bologna. Cuốn Decretum (71) của ông, được thu thập trong các năm 1127-1140, đã trở thành sách giáo khoa cho các sinh viên giáo luật thời ấy. Còn Peter Lombard thì làm việc tại Paris. Cuốn Libri IV Sententiarum của ông, được thu thập trong các năm 1155-1158, cũng đã trở thành sách giáo khoa cho các sinh viên triết học và thần học tại các các trường của Âu Châu. Gratian dạy rằng giống như sự ưng thuận hỗ tương để lấy nhau, việc giao hợp cũng cần thiết để tạo ra cuộc hôn nhân hoàn toàn (matrimonium perfectum). Quả như mong chờ, phán đoán của Gratian về việc có thể và được phép tiêu hủy một cuộc hôn nhân tùy thuộc vào ý kiến này. Peter Lombard ủng hộ lối giải thích của Rôma tức lối giải thích cho rằng sự ưng thuận lẫn nhau đủ để tạo ra cuộc hôn nhân hoàn toàn (72):

“Đối với Gratian, cuộc tranh luận liên quan đến tác tố cần thiết để tạo ra cuộc hôn nhân hệ ở câu hỏi sau: liệu một người đàn ông và một người đàn bà từng công bố ý định kết hôn của họ, bất luận là công bố bằng sự ưng thuận cho tương lai hay bằng sự ưng thuận trong hiện tại, có thực sự kết hôn với nhau trước khi giao hợp hay không?”

Gratian đưa ra thế lưỡng nan sau đây: Nếu một người đàn ông và một người đàn bà không được coi là kết hôn trước khi giao hợp với nhau lần đầu, thì Đức Mẹ và Thánh Giuse chưa bao giờ kết hôn với nhau cả. Nhưng nếu một người đàn ông và một người đàn bà được coi là kết hôn trước khi giao hợp, thì một người anh và cô em gái có thể được coi là kết hôn dù không bao giờ giao hợp với nhau!

Gratian giải quyết vấn nạn của ông bằng cách vay mượn sự phân biệt do các đối tác của ông ở Paris đưa ra, tức sự phân biệt giữa matrimonium initiatum (cuộc hôn nhân phôi thai) và matrimonium ratum (cuộc hôn nhân được phê chuẩn hay hoàn toàn). Do đó, hôn nhân được tạo ra một cách phôi thai bởi desponsatio (ưng thuận kết hôn) nhưng được hoàn hảo nhờ cuộc giao hợp đầu tiên (73). Tiếp tục lối nhận định này, Gratian chủ trương rằng hôn nhân trở thành bất khả tiêu ngay ở giai đoạn phôi thai. Nhưng tính hoàn hảo của một cuộc hôn nhân được phê chuẩn chỉ tìm thấy khi nó trở thành sacramentum (biểu tượng) của Chúa Kitô và Giáo Hội.

“Mọi sự được suy diễn từ trước đến nay về việc không được tiêu hủy hôn nhân chỉ được hiểu về một cuộc hôn nhân hoàn hảo, một cuộc hôn nhân khởi đầu bằng việc kết hợp vợ chồng và được hoàn hợp bằng cách chu toàn bổn phận giao hợp thể xác. Các luận điểm cho thấy hôn nhân có thể bị tiêu hủy áp dụng vào một cuộc hôn nhân phôi thai, tức cuộc hôn nhân chưa được hoàn hảo nhờ việc thực thi bổn phận này” (74).

Như thế, Gratian đã giúp ta cố định được truyền thống Công Giáo, tức truyền thống cho rằng cuộc hôn nhân chưa hoàn hợp có thể bị tiêu hủy. Nhưng phải nói gì về cuộc hôn nhân của Đức Mẹ và Thánh Giuse? Một lần nữa, ông lại dựa vào sự phân biệt vốn đã trở thành qui ước của thời ông. Sự hoàn hảo của hôn nhân có thể hiện hữu trong ơn gọi có tính bổn phận của nó (được chu toàn bởi việc giao hợp) hay trong các đức tính đi kèm với hôn nhân: lòng chung thủy, con cái và tính đại biểu (sacramentum) của nó. Cuộc hôn nhân của Đức Mẹ và Thánh Giuse hoàn hảo theo nghĩa sau cùng.

Ta không ngạc nhiên khi thấy Gratian không ủng hộ bất cứ cuộc tái hôn nào trong trường hợp một người phối ngẫu ngoại tình. Nếu một người phối ngẫu ngoại tình và bị loại ra khỏi cuộc hôn nhân, thì cả hai người đều không được tái hôn trong khi người kia còn sống. Nhưng ông thấy có khả thể tiêu hôn và tái hôn trong trường hợp không thể hoàn hợp cuộc hôn nhân, thí dụ trong trường hợp bất lực không thể giao hợp được (impotence).

“Di sản có ý nghĩa nhất của Gratian đối với việc khai triển ra học lý và kỷ luật Kitô Giáo về ly dị và tái hôn là: ông tiếp nhận sự giảm khinh, mà lúc đó, người ta đã chấp nhận, trong lệnh truyền của Chúa Kitô; lệnh truyền này buộc người chồng không được bỏ vợ, và vợ cũng không được bỏ chồng. Sự giảm khinh này cho rằng lệnh truyền của Chúa chỉ có ý nói tới một cuộc hôn nhân đã hoàn hợp. Và ông cho rằng trong việc rẫy bỏ vì bất lực này, ta thực sự được tiêu hôn” (75).

Peter Lombard hoàn thành cả bốn cuốn án văn (Sententiae) tại Paris trong các năm 1155-1158. Ông cũng là một người thu thập. Các án văn của ông là tuyển tập các bài đọc của các vị giáo hoàng, các giáo phụ và các văn sĩ Kitô Giáo. Nhưng ông cũng là một nhà phân tích và phê bình. Ông bàn tới hôn nhân trong cuốn 4 bộ Libri Sententiarum. Ông gần như vay mượn hoàn toàn từ Gratian và Hugh thành St Victor.

“Giá trị công trình của ông hệ ở chỗ đã sắp xếp các tư liệu vay mượn này dưới một hình thức có thể sử dụng được một cách dễ dàng chưa từng có. Sự kiện gần như mọi học giả ở Âu Châu thuộc các thế hệ liền sau thế hệ Lombard đều soạn thảo một cuốn Bình Luận Về Bốn Cuốn Đề Cương Của Peter Lombard (Commentarium in IV Libros Sententiarum Petri Lombardi) đủ làm chứng cho lòng kính trọng của những thời kỳ này đối với tính hữu dụng trong bộ sưu tập của ông.

Peter Lombard có câu trả lời minh bạch cho câu hỏi: điều gì tạo nên cuộc hôn nhân? Nó chính là sự ưng thuận đối với xã hội phu thê. Nó không phải là sự ưng thuận sống chung, cũng như giao hợp thể xác. Ngoài ra, không như Gratian, ông biết phân biệt giữa consensus de futuro, tức đính hôn, và consensus de praesenti, tức việc cưới nhau và chính việc này mới tạo ra cuộc hôn nhân, chứ không phải những gì xẩy ra trước cũng như sau đó. Khi bàn tới ly dị, ông nhắc tới các điều tốt của hôn nhân và chính tính biểu tượng (sacramentum) làm cho một cuộc hôn nhân bất khả tiêu, nó chính là phẩm tính phản ảnh sự kết hợp của Chúa Kitô và Giáo Hội. Nếu các người phối ngẫu kết hôn hợp pháp, thì sợi dây hôn phối của họ tiếp tục tồn tại dù họ ly thân hay tìm cách kết hôn với người phối ngẫu mới. Điều tốt thứ ba của hôn nhân được gọi là sacramentum, vì hôn nhân là dấu chỉ sự kết hợp thiêng liêng và không thể phân rẽ của Chúa Kitô và Giáo Hội. Sợi dây sacramentum này làm cho cuộc hôn nhân bất khả tiêu.

Thành quả từ cuộc tranh luận thời trung cổ xem hành vi nào tạo ra cuộc hôn nhân chính là sự phân biệt giữa cuộc hôn nhân hoàn hợp và chưa hoàn hợp. Nay ta có thể nói rằng chỉ có cuộc hôn nhân hoàn hợp mới bất khả tiêu vì chỉ có nó mới là hình ảnh chân thực và hoàn hảo của việc kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Câu điều gì làm nên cuộc hôn nhân (quiddam conjugale) của Thánh Augustinô nay được đồng hóa với tính đại biểu (sacramentum), chứ không còn là lời đoan hứa sắt son của đôi vợ chồng đối với nhau nữa. Như thế, để kết luận, chỉ có cuộc hôn nhân bí tích và được hoàn hợp mới bất khả tiêu vì chỉ có nó mới là hình ảnh cuộc kết hợp không thể nào bẻ gẫy giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (76).

Gratian và Peter Lombard cung cấp nguồn cho hai luồng khai triển trong giáo huấn của Giáo Hội. Luồng thứ nhất được trường phái Bologna cung cấp, ta vốn quen gọi họ là Những Nhà Duy Sắc Lệnh (Decretists). Họ chính là các học trò và người kế nghiệp của Gratian. Họ cũng đã đưa ra sự phân biệt chủ yếu giữa matrimonium initiatum (cuộc hôn nhân phôi thai) và matrimonium perfectum (cuộc hôn nhân hoàn hảo). Cuộc hôn nhân phôi thai có thể bị tiêu hủy vì một số nguyên nhân nhưng cuộc hôn nhân hoàn hảo thì không thể bị tiêu hủy. Cuộc hôn nhân đã hoàn hợp là hình ảnh sự kết hợp bất khả tiêu của Chúa Kitô với Giáo Hội, cuộc hôn nhân chưa hoàn hợp không phải là hình ảnh của sự kết hợp ấy. Giai đoạn thứ hai của đường hướng khai triển pháp lý này xuất hiện cùng với công trình pháp lý của Đức Giáo Hoàng Grêgôriô IX (1227-1241). Ngài cho công bố cuốn Liber Decretalium của ngài, tức Sách Các Sắc Lệnh, vào năm 1234. Đây là một tuyển tập các sắc lệnh và quyết định của các công đồng và của các vị giáo hoàng. Sự kết hợp giữa cuốn Decretum và cuốn Liber Decretalium có một giá trị vô song. Nó cung cấp cho các sinh viên một hợp tuyển thấu đáo, có tổ chức, gồm giáo huấn Công Giáo Rôma về ly dị và tái hôn trong suốt 30 năm đầu của thế kỷ 13. Bao gồm trong đó là các sắc chỉ của Đức Alexanđơ III, Urbanô II và Innocentê III. Đức Grêgôriô nhận giáo huấn của trường phái Paris, là trường phái coi việc ưng thuận tạo ra hôn nhân. Nhưng việc giao hợp sau khi ưng thuận được coi là củng cố hôn nhân và nó có thể làm cho cặp đính hôn trở thành vợ và chồng.

Luồng khai triển thứ hai bắt đầu khoảng giữa thế kỷ 12 và phát sinh từ học thuyết của Peter Lombard ở Paris. Đây là cố gắng đầu tiên hướng tới một nền triết lý nhân học về hôn nhân. Nó cũng là cố gắng đầu tiên về thần học kể từ thời Thánh Augustinô. Bốn triết gia chính là Hugh thành St Victor, Thánh Tôma Aquinô, Thánh Bonaventura và chân phúc Gioan Duns Scotus.

Khai triển đầu tiên nhằm cố định nguyên tắc cho rằng một hôn nhân chưa hoàn hợp có thể được thẩm quyền Giáo Hội tiêu hủy. Đức Alexanđơ cho rằng khi truyền: con người không được phân rẽ điều Thiên Chúa đã kết hợp, Chúa Kitô có ý nói tới cuộc hôn nhân đã hoàn hợp. Điều ấy trở thành thiên luật. Lối giải thích này được các vị kế nhiệm chấp nhận không thắc mắc (77). Khai triển quan trọng thứ hai vào thời điểm này là việc thiết lập ra việc “ly thân không cùng giường cùng ăn” như một giải pháp đối với người phối ngẫu có vấn đề. (Thánh Giêrôm vốn giải thích câu ngoại trừ của Tin Mừng Mátthêu là ly thân), nhưng chính hôn nhân thì vẫn tồn tại vì sợi dây hôn phối (ligamen) vẫn còn đó. Như thế, nay ta có sự phân biệt pháp lý giữa hôn nhân như một liên hệ nhân bản và sợi dây hôn phối. Cuối cùng, sự biện minh của Đức Innocentê về đặc ân Thánh Phaolô hệ ở sự kiện cuộc hôn nhân đầu tiên của hai người chưa rửa tội có thể được tiêu hủy vì đó không phải là cuộc hôn nhân Kitô Giáo (78).

Còn tiếp

_____________________________________________________________________________________________________________

(69) Trước Công Đồng Trent, không có bộ công thức hay nghi thức nào cần phải có thì hôn nhân mới thành hiệu. Sắc lệnh Tametsi, đem hình thức giáo luật vào hôn nhân, phán rằng ngay cả các cuộc hôn nhân lén lút do sự ưng thuận tự do của đôi bên tạo ra cũng là hôn nhân đích thực và được phê chuẩn. Nhưng từ nay, sắc lệnh này cột các cặp vợ chồng vào việc kết hôn trước một mục tử hay một linh mục được ủy quyền và hai hay ba nhân chứng. Tuy nhiên, nó không có tính bó buộc đối với các người Công Giáo sống trong các lãnh thổ trong đó Thệ Phản được coi là tôn giáo chính thức. Sau này, sắc lệnh Ne Temere còn phán rằng mọi người Công Giáo đều bị buộc bởi qui định này bất kể họ kết hôn với ai, còn người không Công Giáo thì không bắt buộc trừ khi kết hôn với người Công Giáo. Xem Mackin, What is Marriage?, ch. 8 The definition of Marriage and the Code of Canon Law, các tr.196-7.

(70) Nhưng xin xem chú thích số 35.

(71) Tựa chính thức là Concordantia discordantium canonum (Bảng Chỉ Mục Các Điều Khoản Không Hợp Nhau).

(72) Muốn biết chi tiết sự đóng góp của Gratian vào việc ly dị và tái hôn, xem Op. cit., Ch. 11, Development of the Law through the Thirteenth Century: Gratian and Peter Lombard, các tr.280-297.

(73) Khó khăn của sự phân biệt này là: Gratian không nói rõ ông muốn nói tới sự ưng thuận nào, tức ưng thuận đính hôn (de futuro) hay lời thề kết hôn (de praesenti) nhưng bất kể là loại nào, ông vẫn cho rằng nó chỉ tạo ra một cuộc hôn nhân sơ khởi (inchoate).

(74) Op. cit., tr.285.

(75) Op. cit., tr.291

(76) Công Đồng Verona (1184) liệt kê hôn nhân như một trong 7 bí tích và điều này được xác nhận bởi Công Đồng Florence (1439). Sắc lệnh liên kết dây liên kết với hôn nhân chứ không với bất cứ thiện ích nào trong ba hiện ích của nó. Xem Buckley, Op. cit., tr.53.

(77) Giám mục Huguccio của Ferrara tham khảo Đức GH Innôxentê III năm 1199 về trường hợp một người phối ngẫu bị rơi vào lạc giáo rồi bỏ người phối ngẫu kia. Cuộc hôn nhân có vì thế mà bị tiêu hủy không? Câu trả lời là không vì cuộc hôn nhân này là một bí tích và cũng đã hoàn hợp.

Trong diễn trình trả lời câu hỏi đó, Đức Innôxentê cũng đã giải thích câu 1Cor 7:15. Thánh Phaolô dạy rằng người phối ngẫu Kitô hữu được tự do để người phối ngẫu không tin ra đi nếu người này muốn được yên thân. Mặt khác, Đức Innôxentê cũng viết về một Kitô hữu tân tòng minh nhiên bỏ người phối ngẫu kia nếu người này, dù muốn tiếp tục chung sống, nhưng lại hành động một cách khinh bỉ Đấng Hóa Công hay cố gắng lôi kéo người Kitô hữu vào tội trọng. Điều đó đã đặt cơ sở cho Đặc Ân Thánh Phaolô. Nhiều vị giáo hoàng cũng đã ra pháp lệnh đối với các nguyên cớ có thể tiêu hủy cuộc hôn nhân đã hoàn hợp. Thân cận, bị phong cùi bất ngờ và hai người cùng ưng thuận rút lại lời ưng thuận kết hôn đều bị bác bỏ. Một người hay cả hai người cùng đi tu dòng, cũng như bất lực tính dục trước khi kết hôn được chấp nhận. Trường hợp sau vừa nhắc, sau này, được tái giải thích là nguyên cớ để vô hiệu hóa.

(78) Từ khi Thánh Augustinô qua đời tới thế kỷ 12, gần như không có sự khai triển thần học nào về hôn nhân. Đâu là mối liên kết giữa mối liên hệ bất diệt của Chúa Kitô và Giáo Hội, và do đó, tính bất khả tiêu của hôn nhân? Việc lặp đi lặp lại tính bất khả tiêu của hôn nhân đã dần dần xây dựng nên chủ trương luật học hơn là chủ trương thần học. Các đầu óc vĩ đại của thế kỷ 12 là Hugh thành Thánh Victor, Thánh Tôma Aquinô, Thánh Bonaventura và Á Thánh John Scotus. Muốn biết giáo huấn của các vị, xin xem Mackin, Op. cit., ch. 13, The Medieval Theologians on Divorce and Remarriage. Về Thánh Bonaventura, Mackin viết: “Cho đến nay, đây là tường thuật được khai triển bậc nhất và có tính thần học tinh tế nhất trong số các học giả Kitô Giáo về chủ trương tính bất khả tiêu triệt để trong hôn nhân: không tác nhân nhân bản nào bất cứ có khả năng tiêu hủy được nó” Ibid., tr.354. Thánh Bonaventura cho rằng trong hôn nhân, có một thực tại bề ngoài có tính mau qua đó là sự ưng thuận hỗ tương và một thực tại bên trong có tính vĩnh viễn đó là dây liên kết (vinculum), dây hôn phối. Đức Phaolô VI sẽ sử dụng sự phân biệt này để bênh vực tính vĩnh viễn của hôn nhân. Xem Mackin, What is Marriage?, ch. 7, The Theologians and the Nature of Marriage, tr.184. Scotus định vị vinculum này trong khế ước. Mackin, Divorce and Remarriage, ch.13 The Medieval Theologians on Divorce and Remarriage, tr.355.
 
Vấn đề ly dị và tái hôn trong Đạo Công Giáo
Vũ Văn An
00:47 25/09/2014
Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, khóa đặc biệt về gia đình, sắp sửa diễn ra tại Vatican. Nghị trình của THĐ đã được công bố từ lâu, gồm rất nhiều vấn đề xoay quanh chủ đề “Các Thách Đố Mục Vụ Về Gia Đình Trong Bối Cảnh Phúc Âm Hóa”: từ “thông truyền Tin Mừng Gia Đình trong thế giới ngày nay”, “chương trình mục vụ dành cho gia đình dưới ánh sáng các thách đố mới”, tới “sự cởi mở đối với sự sống và trách nhiệm của cha mẹ trong việc dưỡng dục”. Nhưng đề tài được chú ý nhất chính là một chính sách mới đối với những người ly dị và tái hôn không qua thủ tục tuyên bố vô hiệu. Sở dĩ nó được bàn cãi sôi nổi vì đụng tới một giá trị cốt lõi hay đúng hơn một “tín điều” đó là tính bất khả tiêu của hôn nhân.

Để ta nắm được phần nào bối cảnh của cuộc thảo luận chắc chắn hào hứng và nóng bỏng này, chúng tôi có loạt bài trình bày sau. Phần đầu, chúng tôi cố gắng cho phổ biến một tài liệu nói về lịch sử tính vô hiệu, lấy từ trang mạng của Hội Dòng Rossimi, www.rosmini.org/docs/index.html, tác giả là J.A. Dewhirst. Chân Phúc Rossmini là một nhà triết và thần học Công Giáo nổi danh của thế kỷ 19, nhưng bị giáo quyền thực sự “trù dập” suốt đời và cả sau lúc đã chết. Mãi tới năm 2001, ngài mới được Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, dưới quyền Đức HY Joseph Ratzinger, giải vạ và các tác phẩm của ngài được lấy ra khỏi danh mục sách cấm. Năm năm sau, lúc đã lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Bênêđíctô XVI, nâng ngài lên bậc đáng kính và một năm sau, năm 2007, phong chân phúc cho ngài. Việc phong chân phúc này bị một số người coi là một hành vi lạc giáo (Xem Vietcatholic 9/7/2010, “Antonio Rosmini, người của đức tin, lý trí và trái tim”).

Phần thứ hai, chúng tôi sẽ trình bày về cuộc tranh luận hiện nay đối với người Công Giáo ly dị và tái hôn dù không có án vô hiệu.

Phần Một: Lịch sử tính bất khả tiêu của hôn nhân



Hoàn cảnh của những người Công Giáo ly dị nay đang tái kết hôn theo dân luật và muốn được chịu các bí tích hiện là một vấn đề làm nhức đầu các vị mục tử, là những vị, một đàng, hết sức cảm thương đoàn chiên của Chúa Kitô, nhưng đàng khác, vẫn muốn trung thành với giáo huấn của Giáo Hội.

Việc tan vỡ hôn nhân và tác phong tính dục trong xã hội hiện đại đương nhiên là nguyên nhân làm gia tăng các hoàn cảnh trên. Thời trước, xã hội phần lớn đòi người ta phải trung thành trong hôn nhân, ít nhất đối với công chúng. Trái lại hiện nay, đối với hôn nhân, việc gì cũng có thể cho qua miễn là không phá rối trật tự công cộng. Kết quả là nhiều gia đình chỉ có cha hoặc mẹ đơn lẻ, và con cái thường là những nạn nhân đau khổ hơn hết. Ấy là chưa kể: trong nhiều trường hợp, những cuộc chia tay này không những không khôn ngoan mà còn không cần thiết nữa. Các tòa án hôn phối vốn hiểu rõ cảnh con người là nạn nhân “của lòng bất nhân giữa người với người”. Nhưng chắc chắn trong các thập niên trước đây, việc tái kết hôn là điều không ai nghĩ tới ngoại trừ một số ít trường hợp tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Bởi thế hồi ấy, tình thế không đến nỗi cấp bách như ngày nay. Giáo luật điều 1141 vốn khẳng định: “Hôn nhân đã thành hiệu và hoàn hợp thì không thể bị hủy tiêu bởi bất cứ quyền lực nhân bản nào hay bởi bất cứ nguyên cớ nào ngoài sự chết” (1).

Sẽ lầm lẫn nếu nghĩ rằng Giáo Luật là một loại cấu trúc do thẩm quyền Giáo Hội áp đặt và chống lại các chi thể của Giáo Hội. Ấn tượng này do một số tác giả và nhà phê bình tạo ra. Họ là người bênh vực cho thái độ ‘chúng tôi’ và ‘họ’. Thực ra, luật Giáo Hội phát sinh từ chính truyền thống và cố gắng đưa ra các qui luật nói lên được cả giáo huấn thần học lẫn giáo huấn luân lý (2).

Thành thử, điều quan trọng là phải thấy rằng đặc tính chủ yếu của tính bất khả tiêu phát sinh từ chính bản chất của hôn nhân: “Tương quan thâm hậu trong đời sống và tình yêu vợ chồng đã được chính Đấng Tạo Hóa thiết lập ra và dùng luật lệ của Người mà điều hướng. Nó đặt căn bản trong giao ước phu phụ dựa trên sự thoả thuận bất phản hồi có tính bản thân. Bởi thế, từ hành vi nhân bản nhờ đó hai người phối ngẫu trao ban và tiếp nhận lẫn nhau, đã phát sinh ra một mối liên hệ mà do thánh ý Thiên Chúa và trước mặt xã hội vốn là một mối liên hệ vĩnh viễn. Vì lợi ích của hai người phối ngẫu và con cái họ cũng như vì lợi ích của xã hội, sự hiện hữu của sợi dây thánh thiêng này không còn tùy thuộc một mình các quyết định nhân bản nữa” (3).

Tông huấn “Familiaris Consortio” của Đức Gioan Phaolô II đã lặp lại điều trên như sau: “Vì tính bí tích trong cuộc hôn nhân của họ, các người phối ngẫu được cột chặt lại với nhau một cách hết sức bất khả phân ly. Việc thuộc về nhau của họ đại biểu thực sự cho chính mối liên hệ của Chúa Giêsu với Giáo Hội, như một dấu chỉ bí tích” (4). Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo thì trích dẫn lời Chúa Giêsu Kitô: “Như thế, họ không còn là hai mà là một xác thịt” và nhắc tới Sách Sáng Thế (5). Sách Giáo Lý còn thêm: “Ly dị là một vi phạm nặng chống lại luật tự nhiên… như thế, người phối ngẫu tái hôn lâm vào tình trạng ngoại tình thường trực và công khai…” (6). Ta cũng có thể nói như các thính giả của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Gioan rằng: “Quả là ngôn ngữ khó nghe. Ai mà chấp nhận cho được?” (7).

Lawrence Wrenn giải thích tính bất khả tiêu của hôn nhân theo cái nhìn của các người phối ngẫu, của Thiên Chúa, của Chúa Kitô và của xã hội. Theo cái nhìn của các người phối ngẫu, thì việc kết hợp thân mật trong hôn nhân của họ, tình yêu hôn nhân của họ và phúc lợi của con cái họ đòi phải có sự kết hợp bất khả tiêu. Theo cái nhìn của Thiên Chúa, thì hành vi qua đó hai người phối ngẫu trao thân và tiếp nhận lẫn nhau phát sinh ra một sợi dây liên kết đặt căn bản trên chính ý muốn của Người và được ghi vào chính thiên nhiên do Người dựng nên, độc lập hẳn đối với thẩm quyền nhân bản. Sau hết, theo cái nhìn của Chúa Kitô, thì căn bản cuối cùng và sâu xa nhất làm nền cho tính bất khả tiêu của hôn nhân hệ ở chỗ nó là hình ảnh, là bí tích và là chứng nhân của sự kết hợp bất khả tiêu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, điều được gọi là bonum sacramenti (sự thiện bí tích). Theo cái nhìn của xã hội, quyết định của hai người phối ngẫu đã được xã hội, nhất là Giáo Hội, công nhận vì ích lợi chung và ích lợi của con cái (8).

Chúng tôi khởi sự khảo luận này bằng việc nhận định về tính bất khả tiêu vì nếu các cuộc hôn nhân được công nhận là khả tiêu, thì các hoàn cảnh khó khăn của ly dị và tái hôn liên quan đến việc lãnh nhận các bí tích đã không được đặt ra (9).

Giờ đây, ta hãy quay về với thời Giáo Hội sơ khai để tìm xem giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân đã phát triển ra sao qua các thế kỷ, ít nhất cũng một cách khái lược. Nhưng trước hết, ta cần nhớ điều này: Giáo Hội là một cơ thể sống động. Theo ngôn từ thời đại, chúng ta là “đoàn dân đang lữ hành”. Thành thử quả hết sức sai lầm nếu cho rằng ta có thể quay về với cái hiểu sơ khởi về hôn nhân để chứng thực cách nào đó cho một hoàn cảnh mới xuất hiện trong thế kỷ 21. Điều này sẽ rõ ràng hơn khi ta thảo luận khả thể hủy tiêu. Sự kiện là Giáo Hội luôn tiến bước và khi đưa ra giải pháp cho các vấn đề phát sinh trong tiến trình tiến bước của mình, Giáo Hội thăng tiến và nhìn ra các thông sáng mới dưới sự hướng dẫn của Chúa Kitô, Đấng hằng nói với Giáo Hội qua Chúa Thánh Thần.

Tuy nhiên, nguy cơ cũng có trong việc áp đặt tư duy hiện đại lên cái hiểu của Giáo Hội trong các thế kỷ đầu tiên về hôn nhân. Hồi ấy không có giáo luật, không có cái hiểu rõ ràng về các nguyên tắc như chúng ta hiện có. Giáo Hội vừa mới xuất hiện hồi ấy phải đương đầu với nhiều vấn nạn đương thời như ta sẽ thấy sau này. Nhiều công thức tín lý đã được đưa ra để giải quyết các lạc giáo đang thịnh hành lúc ấy. Như việc định nghĩa sự kết hợp hai bản tính của Chúa Kitô để chống lại các lạc giáo nhất tính luận, Ariô và Nestôriô… Vấn đề trong Giáo Hội đã sản sinh ra các giải pháp cho chúng.

Hôn nhân trong Giáo Hội Sơ Khai (10)

Vào cuối thế kỷ thứ nhất, tức vào cuối thế hệ Kitô hữu thứ hai, hai truyền thống chính tạo ra sinh hoạt Kitô Giáo sơ khai chính là các truyền thống Do Thái và La Hy. Đến lúc đó, mỗi truyền thống đã đóng góp phần mình vào sinh hoạt này, đồng thời cũng tác động lên nhau. Dù do biến cố Giêrusalem bị bao vây (năm 67-70), các cộng đồng Kitô Giáo phải phân tán khắp nơi, nhưng ảnh hưởng Do Thái vẫn còn đó vì các cộng đồng Kitô Giáo đầu hết ở bên ngoài Palestine đều chủ yếu bao gồm người Do Thái. Tuy nhiên, cuối cùng, ảnh hưởng La Hy càng ngày càng trổi vượt vì tỷ lệ tín hữu gốc Do Thái càng ngày càng giảm đi.

Vì thế hệ Kitô hữu đầu tiên hầu hết là người Do Thái, nên không có bằng chứng gì là phong thái kết hôn của họ khác với phong thái trước khi họ trở thành Kitô hữu. Hình thức kết hôn này diễn ra thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên gọi là kiddushin có thể dịch là “đính hôn” mặc dầu hình thức đính hôn này hoàn toàn khác với lối hiểu bình thường của ta. Bởi nếu đôi trai gái muốn phá bỏ nó, họ phải tiến hành thủ tục ly dị. Tại phía nam Israel, đôi trai gái “đính hôn” được phép giao hợp tính dục để trắc nghiệm khả năng sinh sản. Và nếu vị hôn thê (và chỉ vị hôn thê mà thôi) ăn nằm với người thứ ba, nàng bị coi như ngoại tình. Động lực chính khiến người ta kết hôn là để có con cái. Con gái có thể kết hôn lúc được 12 tuổi rưỡi. Tuổi sớm nhất cho con trai là 13. Tử xuất trẻ sơ sinh cao và tuổi thọ trung bình thấp, nên điều quan trọng cho cả đất nước lẫn dòng tộc là trẻ em cần được sinh sản ngay khi có thể. Hôn nhân trở thành một ơn gọi phải tuân theo. Sự ưng thuận hỗ tương giữa hai người đính ước được coi là không cần thiết. Người cha Do Thái, sau khi tham khảo vợ, có quyền thương thảo cuộc hôn nhân cho con cái. Hôn nhân vì thế là một giao ước giữa hai gia đình. Sự ưng thuận của con cái hệ ở việc vâng lời chấp nhận người bạn đời đã được cha mẹ lựa cho. Ưu tiên chọn lựa là giữa những người người có họ hàng với nhau. Hôn nhân giữa một ông cậu với cô cháu gái là điều không có gì họa hiếm, còn hôn nhân giữa anh chị em con chú con bác là điều thông thường. Lễ cưới kéo dài cả tuần và được coi là việc của gia đình do cha mẹ giám sát. Cốt lõi là 7 lời chúc phúc do cha chú rể đọc lớn tiếng. Cao điểm là việc chú rể rước cô dâu về nhà mình. Có lẽ trong các hoàn cảnh như thế, các Kitô hữu sơ khai bắt đầu giải thích lời của Chúa, như đã được truyền tới ta ngày nay, hay sớm hơn qua việc truyền miệng. Một câu hỏi có lẽ đã được nêu ra là người ta có bất tuân lời Chúa hay không nếu cuộc hôn nhân chấm dứt trong lúc còn kiddushin (đính hôn), hay việc xé bỏ hôn nhân bị cấm sau một năm đính hôn ấy? Còn việc giao hợp tính dục trong thời gian đính hôn thì sao? Giáo huấn đầu tiên về hôn nhân tìm thấy trong thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô. Ngài trả lời các câu hỏi của cộng đồng tín hữu. Người ta vẫn tin thư này được viết khoảng năm 56, trong khi việc san định các Tin Mừng mãi sau đó mới hoàn tất (11). Trong chương 7, các câu 10 tới 16, ngài viết như sau:

“Còn với những người đã kết hôn, tôi ra lệnh này, không phải tôi, mà là Chúa: vợ không được rời xa chồng (12), mà nếu đã rời xa chồng, thì phải ở độc thân hoặc phải làm hòa với chồng; và chồng cũng không được rẫy vợ. Còn với những người khác, thì tôi nói, chính tôi chứ không phải Chúa: nếu anh em nào có vợ ngoại đạo mà người này bằng lòng ở với người ấy, thì người ấy đừng rẫy vợ. Người vợ nào có chồng ngoại đạo mà người này bằng lòng ở với người ấy, thì người ấy đừng bỏ chồng. Thật vậy, chồng ngoại đạo được thánh hóa nhờ vợ, và vợ ngoại đạo được thánh hóa nhờ người chồng có đạo. Chẳng vậy, con cái anh em sẽ là ô uế, trong khi thật ra chúng là thánh. Nếu người ngoại đạo muốn bỏ người kia, thì cứ bỏ; trong trường hợp đó, chồng hay vợ có đạo không bị luật hôn nhân ràng buộc: Thiên Chúa đã kêu gọi anh em sống bình an với nhau! Chị là vợ, biết đâu chị chẳng cứu được chồng? Hay anh là chồng, biết đâu anh chẳng cứu được vợ?” (13).

Ta quen suy nghĩ về hai câu hỏi khác nhau đã được nêu ra với Thánh Phaolô. Một câu liên quan tới 2 Kitô hữu, còn câu kia liên quan tới 1 Kitô hữu và 1 người ngoại giáo. Với câu hỏi đầu, Thánh Phaolô trả lời rằng: người vợ Kitô hữu không được rời xa chồng. Còn người chồng thì không được ly dị vợ. Mackin (14) cho rằng người Hy Lạp ủng hộ câu “vợ không được rời xa chồng” theo nghĩa không được bỏ chồng, một ý nghĩa gần hơn với lệnh của Chúa là người chồng không được bỏ vợ. Nhưng nếu người vợ Kitô giáo bỏ chồng như luật Rôma cho phép họ thì sao? Thánh Phaolô chỉ đề cập tới các bà vợ Kitô hữu sau khi bị chồng bỏ. Ngài dạy rằng người vợ rời xa chồng phải ở độc thân hay làm hòa lại với chồng. Như vậy, phải chăng Thánh Phaolô tuyệt đối chống lại việc hôn nhân có thể bị tiêu hủy? Chúa đã minh nhiên ngăn cấm việc ấy nhưng liệu có thể có khả thể tiêu hủy hay không? Mackin trích câu 39: “Người vợ bị ràng buộc bao lâu chồng còn sống. Nếu chồng chết rồi, thì vợ được tự do, muốn lấy ai thì lấy, miễn là trong Chúa”. Ông nói thêm: “Bất kể ta giải thích ra sao về cụm từ được Thánh Phaolô sử dụng trong ngữ cảnh này, điều rõ ràng là khi chuyển tải tâm trí và ý muốn của Chúa Giêsu về việc vợ chồng Kitô hữu hủy tiêu cuộc hôn nhân của họ bằng cách rẫy bỏ người phối ngẫu kia khi cả hai đều là Kitô Hữu, đây là điều bị cấm, bị cấm một cách tuyệt đối, không có trường hợp trừ. Thánh Phaolô không giải thích lý do tại sao nó bị cấm. Đối với ngài, biết đó là lệnh Chúa cấm là đủ rồi” (15).

Câu hỏi thứ hai liên quan tới người Kitô hữu và người phối ngẫu ngoại giáo của họ. Nếu người ngoại giáo muốn tiếp tục sống với người Kitô hữu, thì họ không được ly dị. Nhưng nếu người phối ngẫu ngoại giáo không muốn tiếp tục sống với người Kitô hữu, thì họ được bỏ nhau và người phối ngẫu Kitô hữu không còn bị trói buộc nữa. Điều đáng lưu ý trong trường hợp này là cả hai bên đều được coi là bỏ nhau, cả người vợ cũng như người chồng. Phải chăng Thánh Phaolô nghĩ tới luật Rôma? Chắc chắn ta nên giả thiết có một nền thần học phát triển về hôn nhân trong các cộng đồng Kitô Giáo sơ khai. Còn những trình bày ở đây về bản văn trên chỉ là một số suy đoán riêng tư.

Ta nên trở lại với các Tin Mừng để gặp gỡ chính lời lẽ của Chúa Giêsu. Vào thời của Người, đa thê là điều được phép, dù không thường xuyên lắm và quyền ly dị chỉ dành riêng cho người chồng. Ta biết rõ câu “ngoại trừ” trong Tin Mừng Mát-thêu: “Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp (16), ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình. Các môn đệ thưa Người: "Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ, thì thà đừng lấy vợ còn hơn" (Mt 19:9-10).

Phái Shammai và phái Hillel tranh luận với nhau về việc giải thích câu Đệ Nhị Luật 24:1 cho phép người chồng rẫy bỏ vợ mình vì nàng “có điều gì chướng” (17). Phái Shammai hiểu lý do đó theo nghĩa đen, trong khi phái Hillel thì giải thích câu này có nghĩa a) người vợ bất trung (unchastity) hay b) có điều gì làm người chồng không vui. Xem ra nghĩa sau là nghĩa trổi vượt vào đầu thế kỷ thứ nhất công nguyên. Ta nên để ý câu hỏi người ta đặt cho Chúa Giêsu: “Theo luật, người đàn ông có được phép ly dị vợ mình vì bất cứ lý do gì không?”. Qua câu Người trả lời, rõ ràng Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh rằng hôn nhân không phải là một sáng chế của con người mà là của Thiên Chúa. Người Biệt Phái cũng như người chồng không có năng quyền tiêu hủy cuộc hôn nhân. “Như thế, họ không còn là hai mà chỉ là một thân xác. Do đó, điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, con người không được phân ly” (Mt 19:6).

Câu “ngoại trừ” trong Tin Mừng Mátthêu vì thế luôn được đem ra tranh luận. Ta tự hỏi không biết câu này do chính Chúa Giêsu phán ra hay được Thánh Mátthêu lồng vào. Nếu đó là lời Chúa Giêsu trực tiếp nói ra, thì Thánh Máccô, Thánh Luca và Thánh Phaolô hẳn đã bỏ qua vì một lý do nào đó. Còn nếu Thánh Mátthêu lồng vào, thì tại sao ngài lại làm vậy? Mackin (18) nhận định rằng truyền thống vẫn coi Tin Mừng Mátthêu được viết cho một cộng đoàn Kitô hữu gốc Do Thái thuộc thế hệ thứ hai, có lẽ ở Antiôkia. Thành thử quan tâm của họ về ly dị và tái hôn là quan tâm của người Do Thái. Thứ quan tâm như vậy không được các cộng đoàn của Thánh Máccô, của Thánh Luca và của Thánh Phaolô chia sẻ. Chỉ riêng cộng đoàn của Thánh Mátthêu biết và sống theo luật ly dị của Đệ Nhị Luật mà thôi. Họ muốn biết xem Chúa Giêsu có nói điều gì liên quan tới ý kiến của phái Shammai và Hillel về câu “có điều gì chướng” không. Ta không biết Thánh Mátthêu đã lồng câu này vào như thế nào, có phải ngài nghe được câu ấy từ người khác rồi trình bày ý kiến của mình như là lời phán định của Chúa Giêsu không?

Cũng có nhiều lối giải thích hạn từ porneia. Một lối cho rằng đây là một thiếu khả năng hợp luật nơi người đàn bà. Giáo huấn của các rabbi kể ra các trường hợp như bất lực tính dục, cha mẹ ngoại giáo, không có khả năng sinh sản, họ máu hay họ hàng ở cấp còn bị cấm, cha còn là nô lệ khi cô gái kết hôn… Ta gọi các bất khả năng này là các ngăn trở vô hiệu (invalidating impediments). Các rabbi thì coi chúng như cơ sở để tiêu hủy hôn nhân. Như thế, các Kitô hữu gốc Do Thái muốn biết các ngăn trở này còn hiệu lực hay không và Chúa Giêsu nói gì về chúng. Nếu chính các môn đệ Chúa Giêsu hỏi Người, thì Thánh Mátthêu không tự ý thêm câu này; rất có thể nó đã được lưu truyền từ lâu trong các cộng đoàn sơ khai (19). Mackin cho rằng: điểm yếu của lối giải thích câu ngoại trừ này là phản ứng của các môn đệ. Nếu đã có nhiều cơ sở để ly dị như thế thì tại sao giáo huấn này lại khó giữ như vậy?

Một giải đáp khác được Mackin nhắc tới là giải đáp của Van Tilborg (20), người cho rằng phải giải thích câu này dưới ánh sáng của câu Mátthêu 1:18-19: “Sau đây là gốc tích Ðức Giêsu Kitô: bà Maria, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà (21) cách kín đáo”.

Van Tilborg nhấn mạnh rằng bất cứ ai rẫy bỏ vợ mình và cưới người khác sẽ phạm tội ngoại tình ngoại trừ trường hợp thấy người vợ đầu tiên của mình không còn trinh nữa. Đây là lối hiểu của cộng đồng Kitô hữu gốc Do Thái, cộng đồng mà Thánh Mátthêu viết Tin Mừng cho. Điều này cũng giải thích được phản ứng của các thính giả nam giới của Chúa Giêsu. Người con gái thường kết hôn ở tuổi 12-13 và vì được cha mẹ trông coi cẩn thận nên hầu như chắc chắn còn trinh. Bởi thế, việc rẫy bỏ này hết sức họa hiếm. Mackin tin rằng đây là lối giải thích tâm trí Chúa Giêsu rất yếu về phương diện tôn giáo và luân lý, một tâm trí luôn đặt nặng việc tha thứ và đòi hai bên phải có trách nhiệm luân lý tính dục như nhau.

Lối giải thích thứ ba của Joseph Fitzmyer (22) là một biến thể của lối giải thích cho rằng porneia là sự phối hợp có tính loạn luân, cho nên phải chấm dứt. Ông trích dẫn một bản văn của Phái Essene trong đó Thiên Chúa chỉ trích sự dâm bôn của người Do Thái. Hai thí dụ được đưa ra: a) lấy hai vợ, hoặc do đa hôn hay do ly dị rồi tái kết hôn và b) tập tục cưới cháu trai hay cháu gái. Fitzmyer cho rằng porneia có ý nói tới cuộc hôn nhân loạn luân. Điều này hình như muốn gợi ý và coi Thánh Mátthêu có biết tới tài liệu vùng Palestine này dù có chứng cớ cho thấy ngài là một người Do Thái không phải gốc Palestine và sống bên ngoài Palestine. Vả lại, không có chứng cớ nào khác cho thấy các cộng đoàn Kitô hữu thuộc thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai ngăn cấm các cuộc hôn nhân được người Do Thái chấp nhận. Luật Rôma ngăn cấm con chú con bác không được lấy nhau nhưng luật này có ảnh hưởng tới cộng đoàn của Thánh Mátthêu chăng?

Lối giải thích thứ tư cho hay đây có ý nói tới người đàn ông ly dị vợ vì nàng ngoại tình (porneia). Nhưng lối giải thích này cũng khó hòa hợp với giáo huấn của Chúa Giêsu về sự độ lượng và tha thứ. Vả lại, còn người chồng ngoại tình thì sao, chả lẽ Người im lặng! Về khía cạnh này, nhà học giả Thánh Kinh Raymond Brown nhận định rằng: “ Cho phép ly dị vì bất cứ loại bất trung nào xem ra cũng sẽ vô hiệu hóa hiệu lực của lệnh cấm của Chúa Giêsu. Một số người giải thích luật trừ này là ly dị và do đó cho phép bên vô tội được ly dị và tái hôn, trong khi bên kia bị kết tội là ngoại tình. Tuy nhiên, moicheia mới là chữ thích hợp để chỉ ly dị như đã được một bản văn liên hệ của Mátthêu chứng tỏ, với nghĩa “phạm tội ngoại tình”. Lối giải thích thích đáng hơn tìm thấy nơi những cuộc hôn nhân mà người Do Thái vốn coi là trong vòng họ hàng còn bị cấm. Thánh Mátthêu có thể nhấn mạnh tới việc không nên áp dụng lệnh Chúa Giêsu cấm ly dị vào những cuộc hôn nhân như thế của những người Dân Ngoại vừa trở lại với Chúa Kitô” (23).

Còn tiếp

_______________________________________________________________________________________________________________________

(1) Hôn nhân bí tích, nghĩa là cuộc hôn nhân được hai Kitô hữu cử hành mới chỉ thành hiệu (ratified) nếu chưa hoàn hợp. Nó sẽ thành hiệu và hoàn hợp nếu hai người phối ngẫu giao hợp tính dục (một cách hợp nhân phẩm) với nhau sau khi đã trao đổi lời ưng thuận kết hôn. Như thế hiếp dâm trong hôn nhân (matrimonial rape) không phải là giao hợp tính dục một cách hợp nhân phẩm mà coitus interruptus (giao hợp nửa chừng rồi rút ra) cũng không phải là giao hợp tính dục một cách hợp nhân phẩm. Vấn đề phát sinh từ việc dùng bao cao su chưa được giải quyết dứt điểm.

(2) Việc gia tăng lưu thông trên đường trong thế kỷ qua đã phát sinh ra Luật Xa Lộ (Highway Code). Các qui định về việc lái xe đàng hoàng là điều chủ yếu, nếu không, hỗn loạn sẽ diễn ra. Mọi người đều chấp nhận điều đó không phải như một qui định độc đoán (mà về một phương diện nào đó, là đúng như vậy, vì ta đâu có được chọn lựa liệu có nên giữ chúng hay không) nhưng như một bảo đảm ngăn ngừa tai nạn và tác phong xã hội xấu.

(3)The Documents of Vatican II, ed. Walter Abbott, Geoffrey Chapman, 1966, Gaudium et Spes, n.48. p.250.

(4) Familiaris Consortio, St Paul Publications, 1982, n.13, p.28. Xem Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo (SGLCGHCG) Phần II: Cử Hành Mầu Nhiệm Kitô Giáo, Điều7: Bí Tích Hôn Phối, V. Các Thiện Ích và Đòi Hỏi Của Tình Yêu Vợ Chồng.

(5) Mt 19:6, St 2:24.

(6) SGLCGHCG Phần 2, Tóm Tắt Mười Điều Răn, Chương 2, điều 6: Điều Răn Thứ Sáu.

(7) Ga 6:60.

(8) Annulments, Lawrence G. Wrenn, Canon Law Society of America, 1996, Các Đề Nghị về Học Lý Hôn Nhân Kitô Giáo công bố năm 1977 của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, Tính Bất Khả Tiêu của Hôn Nhân, 4.3 Tính Bất Khả Tiêu Nội Tại, tr.220.

(9) Sau này, chúng tôi sẽ nói nhiều hơn về tính bất khả tiêu và giải thích các ngoại lệ của nó.

(10) Chúng tôi đánh giá cao các cuốn sách của Theodore Mackin, Marriage in the Catholic Church, What is Marriage?, Divorce and Remarriage, and The Marital Sacrament, tất cả đều do nhà Paulist Press xuất bản.

(11) Niên biểu có thể ghi nhận cho Tin Mừng Máccô là khoảng các năm 68-73, cho Tin Mừng Mátthêu là khoảng các năm 80-90 và cho Tin Mừng Luca là khoảng năm 85. Đó chỉ là những niên biểu ước chừng theo một số học giả. Chúng tôi dựa vào Raymond E.Brown, An Introduction to the New Testament, Doubleday, 1997.

(12) “Không phân rẽ” (New Jerusalem Bible).

(13) Bản Tiêu Chuẩn Mới Duyệt Lại (NRSV).

(14) Mackin, What is Marriage? chương 2, Cái Hiểu Kitô Giáo Sơ Khai về Hôn Nhân, Huấn Thị về Hôn Nhân Trong 1Côrintô, các tr.54-61.

(15) Mackin, Op.cit.,, p.59.

(16) NRSV. Trong Jerusalem Bible (JB):“I am not speaking of an illicit marriage” (tôi không nói tới hôn nhân bất hợp pháp). Cùng một chữ “ porneia” này cũng có trong Mt 5:32.

(17) Trong NSRV “một điều đáng chê trách”. Trong JB: “một điều không thích đáng”

(18) Mackin, Divorce and Remarriage, Chương 3, Ly dị và tái hôn trong các Tin Mừng Nhất Lãm, tr. 57 ff.

(19) Nên lưu ý rằng JB dịch chữ porneia là hôn nhân bất hợp pháp (illicit marriage)

(20) J. H. A. Van Tilborg, Fur Eine Neue Kirchliche Eheordnung: Ein Alternatifentwurf, do P. J. M. Huizing hiệu đính, Dusseldorf, 1975.

(21) JB “dự định ly dị bà một cách không chính thức”.

(22) Joseph Fitzmyer, The Matthean Divorce Texts and Some New Palestinian Evidence, Theological Studies [Vol.37.2, 1976] các tr.197-226. Nhà luật học nổi tiếng Geoffrey Robinson đồng ý với lối giải thích của Fitzmyer. Ngài (Robinson là giám mục phụ tá của Sydney) nói rằng lý thuyết theo đó Chúa Giêsu cho phép tái hôn sau tội ngoại tình làm cho trọn đoạn văn này trở thành vô nghĩa. Sau khi đưa ra một chủ trương cấp tiến khiến cho cử tọa ngạc nhiên, giờ đây Chúa Giêsu muốn trở lại đề tài này và đồng ý với trường phái Shammai. Ngài tin rằng chữ Hy Lạp này có nghĩa “một cuộc hôn nhân trong vòng cấp họ hàng nào đó bị luật Do Thái ngăn cấm”. Xem Robinson, Marriage Divorce and Nullity, Dove Communications Melbourne Australia, 1984, Ghi chú 8, các tr.94-95.

(23) Brown Op.cit. Chương 8, Phúc Âm Theo Thánh Mátthêu, tr.194. Các giải thích khác cho rằng porneia có nghĩa ngoại tình còn ly dị có nghĩa cách ly cả ăn lẫn nằm; ly dị là cơ sở để ly dị; Chúa Giêsu, khi ngăn cấm ly dị, muốn ngả về trường phái Hillel, và sau cùng, có thể diễn nghĩa lời tuyên bố của Người là “bất cứ ai ly dị vợ mình, tôi không muốn nói tới vấn đề ngoại tình, …” Xem Divorce: New Testament Perspectives, John.R.Donahue, được trích trong Divorce and Second Marriage facing the challenge, Kevin T. Kelly, Geoffrey Chapman, 1996, tr. 219.
 
Vấn đề ly dị và tái hôn trong Đạo Công Giáo (2)
Vũ Văn An
00:53 25/09/2014
Hôn nhân Kitô Giáo thời Đế Quốc Rôma

Trên đây, có nhắc đến việc khi con số những người gốc Do Thái trở lại trong các cộng đồng Kitô Giáo thuộc thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai giảm đi, thì cơ cấu và kinh nghiệm hôn nhân càng ngày càng chịu ảnh hưởng của nền văn minh La Hy lúc ấy. Hôn nhân chỉ là việc phối hợp phần đời giữa người đàn ông và người đàn bà. Quyền kết hôn (connubium) không dành cho nô lệ hay cho người đã được trả tự do lấy người nô lệ. Họ chỉ được quyền contubernium, một hình thức thê thiếp hợp luật. Người chủ của nô lệ có quyền ngăn cản cũng như chấm dứt hình thức kết hợp này. Con cái từ những cuộc phối hợp này là con cái bất hợp pháp và là sở hữu của chủ nhân người mẹ. Các công dân Rôma không được kết hôn (connubium) với người ngoại quốc; hình thức này cũng bị cấm trong vòng một số cấp thuộc họ máu, giữa những nô lệ đã được trả tự do và các chủ nhân cũ của họ và giữa giai cấp qúi tộc (patrician) và những người đã được trả tự do.

Con gái được phép kết hôn hợp luật từ tuổi 12, còn con trai thì ở tuổi 14, tùy theo lúc khởi đầu tuổi dậy thì. Đính hôn là việc đoan hứa hỗ tương sẽ kết hôn và việc kết hôn này có thể xẩy ra sau đó 7 năm. Việc này thường do người cha sắp xếp. Con trai, và có khi cả con gái nữa, có quyền không chấp nhận người phối ngẫu do gia đình sắp xếp. Nói chung, người con gái Rôma có nhiều tự do hơn người con gái Do Thái. Cô có quyền tuyên bố mình là người đàn bà tự do theo luật khi được 12 tuổi và có thể chọn người giám hộ để quản lý tài sản của mình cho tới lúc 25 tuổi (24). Nhờ thế, cô có thể đính hôn và kết hôn với bất cứ ai do cô chọn. Tài sản của cô vẫn còn là của cô và cô vẫn là người đàn bà tự do trong hôn nhân. Cô là người bình đẳng với chồng. Và cô có quyền hủy tiêu cuộc hôn nhân của mình. Hôn nhân Rôma có tính đơn hôn.

Còn về thủ tục kết hôn, ta có quyền kết hôn (connubium) như trên đã nói, rồi maritalis affectio, nghĩa là ước muốn và ý chí hai bên muốn lấy nhau, muốn liên hệ này trổi vượt hơn bất cứ liên hệ nào khác, muốn cùng nhau thỏa thuận. Nếu cô dâu vẫn còn thuộc quyền của paterfamilias (người cha gia đình) hay curator (người giám hộ), thì sự ưng thuận của ông này cũng cần phải có. Đến thời Hoàng Đế Augustus vào năm 27 trước công nguyên, hôn nhân chấm dứt khi một người phối ngẫu qua đời hay khi xẩy ra các biến cố có thể hủy tiêu hôn nhân như người phối ngẫu vắng mặt quá lâu, hoặc rơi vào thân phận nô lệ vì mang một tội hình nào đó, bị giam cầm, bị đi quân dịch hay bị phát vãng vì một tội ác nào đó. Trong hình thức matrimonium liberum (hôn nhân tự do), nhiều hình thức hủy tiêu khác đã được dự liệu tùy sáng kiến của một trong hai người phối ngẫu. Hình thức thứ nhất là hủy tiêu do đồng thuận dù không có lời tố cáo lỗi đạo vợ chồng. Hình thức nữa là một trong hai người phối ngẫu rẫy bỏ người phối ngẫu kia. Đây là một hành động có tính tranh cãi nên nguyên nhân đặc thù khiến có sự rẫy bỏ này cần được ghi chép. Đây không phải là một quyết định pháp lý mà chỉ là hành vi của một người phối ngẫu rẫy bỏ người kia mà thôi (25). Hiển nhiên, với một chế độ tương đối dễ dãi như thế, ly dị là điều thông thường, năng xẩy ra.

Trở lại với hôn nhân Kitô Giáo, ta thấy không có nhiều dị biệt đáng kể giữa những cuộc hôn nhân này và những cuộc hôn nhân ngoại đạo thời Giáo Hội Rôma sơ khai. Phần đông các Kitô hữu là người tân tòng trưởng thành, và do đó, đã thành hôn trước khi trở lại đạo. Những ai kết hôn sau khi trở lại, cũng đã quá quen với não trạng ngoại đạo từ thời niên thiếu rồi. Cho nên, hôn nhân đối với họ “là sự phối hợp giữa người đàn ông và người đàn bà, mà từ bản chất, vốn khác với mọi thứ phối hợp khác do tình âu yếm vợ chồng (maritalis affectio), một tình âu yếm có thể được động lực hóa nhiều cách: để cung cấp con cái cho gia đình, để có đối tác trợ giúp nhau, an ủi nhau, thỏa mãn nhau, hay để phối hợp gia tài của hai gia đình lớn, một lý do hơi hiếm vì ít có Kitô hữu nào thuộc các gia đình danh gia vọng tộc” (26)

Tuy nhiên, thế hệ Kitô hữu đầu tiên chịu ảnh hưởng nặng nề của việc chờ mong Chúa tái lâm (perousia). Vì đâu còn ý nghĩa lớn lao gì gắn liền với hôn nhân nữa, nếu lịch sử sắp sửa kết thúc và Chúa Giêsu sắp sửa trở lại để phán xét thế gian. Thánh Phaolô có nhắc tới một lý do khiến người ta kết hôn, đó là “chẳng thà kết hôn hơn để dục vọng thiêu đốt” (27). Ngài cũng khuyên: tốt hơn không nên kết hôn vì “thế gian sắp sửa qua đi” (28). Lời khuyên này rõ ràng khiến một số Kitô hữu không kết hôn.

Nhưng một trong các dị biệt quan trọng hơn cả liên quan tới hôn nhân giữa các Kitô hữu sơ khai là việc họ làm ngơ các luật lệ bác bỏ cuộc hôn nhân với nô lệ và ngoại kiều. Vì vấn đề là điều gì sẽ xẩy ra nếu một người nô lệ, vốn chỉ được phép có thê thiếp (contubernium), trở lại Kitô Giáo. Chắc chắn họ không thể tiếp tục sống thân mật theo nghĩa tính dục mà không thành hôn. Bởi thế, ngược với luật dân sự, ngay từ đầu, Kitô hữu đã được phép kết hôn với nô lệ, cũng như nô lệ được phép kết hôn với công dân. Đức Giáo Hoàng Calixtô (217-222) bị Hipplolitô chỉ trích vì đã vi phạm luật dân sự bằng cách cho phép các phụ nữ Kitô Giáo kết hôn với những người đã được trả tự do và các nô lệ. “Và hành vi của Đức Giáo Hoàng Calixtô này là bằng chứng chắc chắn lâu đời nhất cho thấy sự can thiệp hữu hiệu của giám mục vào các cuộc hôn nhân Kitô Giáo” (29).

Sự dị biệt thứ hai, mà ai cũng đoán được, là việc bác bỏ ly dị. Bất chấp tác phong cá nhân, ý thức Kitô Giáo đều nhìn nhận giáo huấn của Chúa Kitô trong Mátthêu chương 5 là chuẩn mực (30). Chúng ta khó lượng định được sự tương phản giữa lối sống Kitô Giáo theo giáo huấn của Chúa Kitô và lối sống ngoại giáo, dù các khuyên bảo của thánh Phaolô ngỏ với người tân tòng có nhắc tới ý niệm hy sinh.

Thời Giáo Hội sơ khai, giữa cách kết hôn của người ngoại giáo và cách kết hôn của Kitô hữu, người ta thấy ít có khác biệt. Cả hai đều không có một hình thức đặc biệt nào để ngỏ lời ưng thuận kết hôn (31). Chính Kitô hữu cũng không thấy lý do nào cần phải qui định ra một nghi lễ đặc thù. Cả đối với họ, hôn nhân cũng là việc của gia đình. Các người cha của hai gia đình có nhiệm vụ sắp xếp mọi chuyện, không hề có sự can dự của giám mục hay linh mục. Cha chú rể và những người được mời chủ tọa việc tỏ lời ưng thuận hoặc bằng cách đơn giản nói ra hoặc có kèm theo việc trao của hồi môn, trao đổi nhẫn cưới, hay việc chú rể rước cô dâu về nhà mới của họ. Thủ tục này kéo dài mãi tới lúc Justianô cải tổ luật đế quốc vào năm 536 (32). Thành thử, đối với 9 thế kỷ đầu của lịch sử Kitô Giáo, không có một hình thức cưới xin bắt buộc nào hoàn toàn có tính Kitô Giáo rõ rệt.

Đầu tiên, các vị mục tử Kitô Giáo tham gia nghi lễ kết hôn với tư cách khách mời hay cùng lắm là chúc lành cho cặp vơ chồng nếu được mời. Nhưng các vị giám mục, vì đôi khi phải đảm nhiệm việc chăm sóc các thiếu nữ mồ côi, nên có thể hành xử như paterfamilias (người cha gia đình). Do đó, dĩ nhiên các ngài có nhiệm vụ phải kiếm chồng cho các cô. Chứng cớ lâu đời nhất cho thấy một đám cưới Kitô hữu được cử hành long trọng bởi một giám mục hay một linh mục có từ thế kỷ thứ tư. Từ đó cho tới thế kỷ 11, phụng vụ hôn nhân Kitô Giáo dần dần được phong phú hóa nhưng việc cử hành hôn nhân trước mặt Giáo Hội thì chưa bao giờ có tính bắt buộc ngoại trừ đối với các cuộc hôn nhân của hàng giáo sĩ cấp thấp (33). Tuy nhiên, việc Giáo Hội tiến đến chỗ hoàn toàn kiểm soát hôn nhân thì vẫn tiến triển từ thế ký thứ 4 trở đi cho tới thế kỷ 12. Dần dà, giáo luật tiến đến chỗ coi khế ước như là yếu tính của hôn nhân (34).

Vấn đề bất khả tiêu hôn nhân trong Đế Quốc Rôma

Người ta từng ước lượng rằng lúc Constantinô chiến thắng tại Cầu Milvian vào năm 312, người Kitô hữu chiếm 10% dân số. Đến cuối thế kỷ thứ 4, bách phân này lên tới 50% và phần lớn ở Phương Đông. Thời Đế Quốc, việc ly dị là do các hoàng đế qui định, vì họ vốn là các nhà làm luật và luật học tối cao. Thời gian và không gian không cho phép ta tìm hiểu các thay đổi diễn ra trong các thế kỷ tiếp trong các xã hội ngoại giáo và thế tục, ta chỉ tập trung vào hậu quả do các xã hội này tạo ra nơi Kitô Giáo thời đó mà thôi. Theo chân Constantinô, các Hoàng Đế Thêôđôsiô và Justianô thực hiện nhiều cố gắng nhằm đem hôn nhân vào đường hướng giáo huấn của Chúa Kitô. Nhưng các cải cách của Thêôđôsiô thất nhân tâm đến nỗi ông phải hủy bỏ một số các luật lệ của mình. Thế kỷ thứ 4, dù sao, cũng là thời bất ổn về chính trị, xã hội và luật lệ. Justianô, người lên ngôi Hoàng Đế Byzantine vào năm 527, qui định trong luật lệ của mình rằng: “Chính ý chí hỗ tương muốn kết hôn đã tạo ra hôn nhân”. Thuật ngữ cổ điển của các nhà luật học gọi đó là sự “ưng thuận hỗ tương”. Justianô cũng tuyên bố nguyên tắc người ta có thể và có quyền tái hôn sau khi đã tiêu hủy cuộc hôn nhân của mình. Chính ông qui định các nguyên nhân khiến người ta có thể tiêu hủy hôn nhân. Người ta có quyền nêu câu hỏi: làm thế nào Justianô, hơn một trăm năm mươi năm sau khi Kitô Giáo được nhìn nhận là tôn giáo chính thức của Đế Quốc, lại có thể ra những đạo luật ít ăn nhằm với giáo huấn của Tân Ước như vậy.

Mackin cho rằng ông ta vốn “… coi mình là đầu Giáo Hội, ít nhất, cũng tại Phương Đông, người chỉ định các giám mục, người che chở và cố vấn cho giáo hoàng, người duy trì nền chính thống, người giám sát các hình thức thờ phượng, và dĩ nhiên, nhà lập pháp tối cao, không ai tấn công được” (35).

Trong viễn ảnh một đế quốc đang tan rã, Justianô buộc phải chấp nhận phương thức thực tiễn đối với việc làm luật, một phương thức mà ông nghĩ là có thể thực hiện được, có khi do hoàn cảnh còn cần thiết nữa, hơn là bám lấy nguyên tắc. Thêôđôsiô và Justianô, do đó, đã phải xem sét tới truyền thống ly dị trước thời Kitô Giáo do phần đông dân số của họ là người ngoại giáo. Vả lại, phần đông người trở lại đạo hồi đó là do lý do chính trị, nhiều hơn lý do tôn giáo, nên quyền hợp pháp được tiêu hôn mà nhiều người ưa thích dễ gì mà dẹp được. Justianô, trên nguyên tắc, không chống lại quyền này một phần cũng vì ông nghĩ nó thuộc thẩm quyền của ông chứ không hẳn là quyền của công dân. Có tác giả nhận định rằng: “Trong Chương 3 bộ Novel 22, ông phát biểu điều ông coi như nguyên tắc triết lý có thể hợp pháp hóa đạo luật từ nó phát sinh… ‘Một khi người ta cùng bước vào hôn nhân… thì cuộc hôn nhân này dù gì cũng có hiệu lực, ngay cả sau khi đã tiêu hôn. Vì trong sự việc nhân bản, bất cứ điều gì trói buộc cũng có thể được tháo gỡ’. Lời tuyên bố của một nhà cai trị Kitô Giáo, người từng mở đầu đạo luật của mình bằng các kêu cầu danh Chúa Giêsu Kitô, và là người không thể nào không biết tới lời của Người rằng ‘sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly’ chứng tỏ: ông ta ít cảm thấy lương tâm cai trị của mình được điều hướng bởi các chuẩn mực Kitô Giáo” (36).

Giáo huấn và kỷ luật Kitô Giáo

Nếu phải tóm lược tình thế Kitô Giáo trong thời gian trên, ta chỉ có thể nói rằng không có gì là đơn giản rõ ràng cả. Ta thường nghĩ rằng Tân Ước điều hướng cuộc sống Kitô hữu từ đầu. Thực ra, hiện nay, ai cũng biết ít nhất phải tới cuối thế kỷ thứ nhất, các Tin Mừng mới được viết xuống. Ngày nay, hầu như mọi người đều nhất trí rằng trước tác trước nhất của bộ Tân Ước là thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Texalônica (khoảng năm 50-51). Các Tin Mừng thì phải đợi thêm 30 năm sau nữa. Sách Thánh có trong tay các cộng đoàn Kitô hữu sơ khai là bộ Cựu Ước. Các thư Thánh Phaolô viết cung cấp cho họ một số giáo huấn. Ngoài ra, họ cũng có thể nhận được các giáo huấn truyền khẩu từ các cộng đoàn còn nhớ được các lời nói và việc làm của Chúa Giêsu. Có lẽ phải đợi tới thế kỷ thứ 3 với Marcion, người ta mới tin rằng các trước tác Kitô Giáo tạo thành thể thống nhất với Cựu Ước. Trong khi chờ đợi, các hiểu biết của các cộng đoàn địa phương tùy thuộc các truyền thống họ nhận được. Họ biết giáo huấn của Cựu Ước, nay họ cũng có được lời lẽ của Chúa Giêsu ngăn cấm việc đối xử bất công đối với các bà vợ Do Thái. Quả là hợp lý khi giả thiết rằng một số tín hữu suy niệm lời Chúa theo Tin Mừng Máccô và Luca, nhưng không thiếu tín hữu chỉ nhớ các lời của Người theo Tin Mừng Mátthêu, tức với câu ngoại trừ, cho phép người chồng được bỏ vợ vì lý do porneia. Thánh Phaolô cấm việc bỏ vợ vì bất cứ nguyên cớ nào, nhưng lại cho chỉ thị về những cuộc hôn nhân với dân ngoại. Nhưng việc rẫy bỏ vợ vì pornea và việc bỏ người phối ngẫu ngoại giáo có cho phép người phối ngẫu trước đây được tái hôn hay không? Vấn đề này cần cả một ngàn năm nữa mới đạt được sự nhất trí. Tuy nhiên, giữa Phương Tây La Tinh và Phương Đông Chính Thống, cho đến nay, vẫn có sự bất đồng.

Trên đây, chúng ta đã nhắc tới việc các cộng đoàn Kitô hữu sơ khai bao gồm phần lớn các tín hữu gốc Do Thái, và cũng có một số tân tòng gốc Dân Ngoại, nhưng công dân Rôma thì rất hiếm. Các luật lệ về ly dị và tái hôn áp dụng cho công dân Rôma vì thế có lẽ không áp dụng cho các cộng đoàn này. Chúng ta cũng xem qua các khó khăn phát sinh do việc các nô lệ trở thành Kitô hữu. Nhưng nay, nhiều vấn nạn mới liên quan tới ly dị và tái hôn đã tự động xuất hiện khi công dân Rôma trở lại đạo. Phần lớn những người này vốn đã kết hôn theo luật Rôma với tất cả mọi hệ luận về ly dị và tái hôn. Đàng khác, lúc này, khi Kitô hữu kết hôn, họ cũng kết hôn theo luật Rôma. Vì dù gì, thì ít nhất trong ba thế kỷ đầu, Giáo Hội cũng không đưa ra bất cứ hình thức và thủ tục kết hôn nào đặc thù. Hình thức và thủ tục đó là đặc quyền của gia đình. Khó khăn là khi phải quyết định xem một cuộc hôn nhân nào đó có nên tiếp tục nữa hay không. Hai người phối ngẫu tự quyết định lấy chăng? Hay cần có sự can thiệp của giáo quyền? Ngoài ra còn nhiều rắc rối khác nữa. Người chồng trở lại, chẳng hạn, rất có thể dùng quyền của mình buộc vợ phải trở lại theo. Và điều gì sẽ xẩy ra nếu người vợ trở lại, còn người chồng thì không? Không cần một trí tưởng tượng phong phú, người ta cũng thấy điều này rất có thể tạo ra rắc rối. Một số sử gia cho rằng các vụ trở lại như thế là một trong các nguyên nhân làm cớ cho các hoàng đế bách hại đạo. Nói như thế, ta vẫn không nên kết luận rằng trong Giáo Hội sơ khai đã có vấn đề lớn về ly dị và tái hôn. Không có bút tích nào ghi nhận hiện tượng ấy cả. Giáo huấn Kitô Giáo ngăn cấm điều đó hết sức rõ ràng, không hề có luật trừ, ít nhất trong hai truyền thống Phaolô và Máccô, là hai truyền thống được biết nhiều nhất bên ngoài Palestine. “Lòng trung thành đơn hôn là lý tưởng được thúc giục một cách nghiên chỉnh hơn hết và là một trói buộc được qui định một cách nghiêm túc hơn cả” (37).

Tuy nhiên, trong các gia đình gồm nhiều tín ngưỡng, thì vấn nạn có đó. Ta có lý khi cho rằng câu ngoại trừ về pornea trong Tin Mừng Mátthêu khi thuật lại lời Chúa Giêsu, nếu nơi nào biết được, chắc chắn sẽ tạo ra thắc mắc liên quan đến việc áp dụng nó vào việc giải quyết vấn đề ly dị. Trong khi ấy, từ giữa thế kỷ thứ nhất tới gần cuối thế kỷ thứ tư, khi Kitô Giáo trở thành tôn giáo chính thức và khi việc trở lại hàng loạt nhờ thế mà xẩy ra, thì một truyền thống liên quan tới ly dị và tái hôn đã lớn mạnh trong các cộng đồng Kitô hữu. Truyền thống này hoàn toàn khác và chống lại truyền thống chính thức của Rôma. Nhưng truyền thống đạo đức này không dễ dàng gì đối với những tân tòng đã quá quen thuộc với truyền thống Rôma, ngay cả khi nó không đòi hỏi gắt gao như các lời dạy của Thánh Phaolô và Thánh Máccô. Không ngạc nhiên gì nếu một số tín hữu ấy lợi dụng truyền thống Rôma về phương diện xã hội, trong khi Giáo Hội chưa có hệ thống pháp lý riêng biệt. Giáo Hội vốn có một kỷ luật luân lý; nhưng sự phân biệt giữa cái đúng, sai luân lý và luật lệ không phải là điều dễ hiểu đối với những người này.

Trên đây, chúng ta cũng đã nhắc tới sự kiện: các hoàng đế Kitô Giáo tại Constantinople mới là các nhà lập pháp tối cao, chứ không phải giáo quyền tại Rôma. Nên người ta cho rằng luật lệ do Thêôđôsiô II và Justianô ban hành chính là ý Chúa. Bởi vậy quả có lý khi nghĩ rằng người ta đã liên kết luật lệ của các vị hoàng đế này với câu ngoại trừ trong Tin Mừng Mátthêu. Ta nên thận trọng không nên giải thiết rằng “các cộng đoàn Kitô hữu sơ khai đã trình bày được một giáo huấn đơn nhất, chính xác, không hàm hồ và bất biến về ly dị và tái hôn… Và những gì đã xây dựng được cho tới thế kỷ thứ 5 đã bị thái độ và tác phong của các công dân trở lại đạo làm cho mờ nhạt đi. Giống như việc Kitô hữu nắm được học lý về Thiên Chúa Ba Ngôi như thế nào, thì học lý và kỷ luật của Kitô hữu về ly dị và tái hôn cũng được từ từ và đôi khi bất liên tục nắm được như vậy… Khi không có luật lệ Kitô Giáo đặc thù, điều mà chỉ mãi sau này mới có khi có việc triệu tập các công đồng địa phương rồi công đồng chung, điều mang giá trị luật lệ chỉ là các phong tục tập quán của cộng đồng địa phương. Nhưng về các phong tục rất đa dạng này, ta không có chứng cớ trực tiếp và minh nhiên nào; ta chỉ có chứng cớ gián tiếp và tiềm ẩn nơi trước tác của các tác giả Kitô Giáo thuộc các thế kỷ đó, trong các cộng đồng đó mà thôi” (38).

Phạm vi khảo luận này không cho phép khảo sát giáo huấn của Giáo Hội sơ khai cho tới thế kỷ thứ tư. Tuy nhiên đã có nhiều giải thích về bản văn của Thánh Mátthêu (chương 5 và chương 19) và cả giáo huấn của Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô. Chỉ cần nói ở đây rằng giáo huấn về đơn hôn hết sức có tính nhất quán (39). Mackin tóm lược giáo huấn này như sau: “Đến cuối thế kỷ thứ ba, một số điều liên quan tới giáo huấn cũng như kỷ luật Kitô Giáo về ly dị và tái hôn đã trở nên rõ ràng. Trước nhất và một cách bao hàm nhất, đó là việc chống lại đặc tính buông thả và bừa bãi của xã hội Rôma. Lòng trung thành với giáo huấn của Chúa Kitô đòi đôi vợ chồng phải đơn hôn cho tới chết. Tuy nhiên, sống trọn lòng trung thành này giữa những rắc rối phức tạp của cuộc sống không phải là không đem lại nhiều bất trắc. Thí dụ, người đàn ông bỏ vợ vì nàng ngoại tình rồi lấy người khác sẽ bị phê phán nghiêm khắc, nhưng lý của sự phê phán ấy thì không rõ ràng chi cả. Rất có thể vì việc tái hôn này ngăn đường không cho người vợ bất trung ăn năn và quay về với chồng. Ở khắp nơi, có những thầy dạy và Kitô hữu coi câu ngoại trừ trong trình thuật Mátthêu về giáo huấn của Chúa Kitô là do chính Chúa Giêsu nói. Nhưng cũng ở khắp nơi, người ta lại không biết chắc ý nghĩa và cách áp dụng trường hợp ngoại lệ này ra sao. Có chứng cớ không đầy đủ cho thấy một số giáo quyền đã cho phép việc tái hôn sau khi rẫy bỏ người vợ vì tội ngoại tình, dựa vào nguyên tắc chọn điều ít xấu hơn. Trong suốt hai thế kỷ này, đã có những dấu vết đầu tiên cho thấy điều sau này sẽ trở thành lý do thần học cho việc không được tiêu hủy hôn nhân Kitô Giáo. Vì ngay từ thời Thánh Inhaxiô Thành Antôkia, tức đầu thế kỷ thứ 2, Kitô hữu đã tìm thấy lý do khiến hôn nhân Kitô Giáo không thể bị tiêu hủy trong chính sự kết hợp yêu thương giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người” (40).

Thế kỷ thứ tư là thời chuyển tiếp và phát triển của học lý và giáo huấn Kitô Giáo về ly dị và tái hôn. Lúc đó, các cuộc bách hại đã tới hồi kết thúc, và đến cuối thế kỷ ấy, Kitô Giáo đã trở thành tôn giáo chính thức của đế quốc. Như đã nói trên đây, hàng ngàn công dân Rôma trở thành Kitô hữu vì các động lực chính trị, và do đó, ít mang theo mình các thái độ phải có của tôn giáo mới đối với ly dị và tái hôn.

Chúng ta đã trích dẫn tóm lược của Mackin về tình trạng sự việc ở cuối thế kỷ thứ 3. Một câu hỏi khác cần được nêu thêm ở đây. Liệu người vợ có được bỏ chồng nếu chồng ngoại tình hay không? Và vấn đề nữa là việc tái hôn sau một cuộc rẫy bỏ hợp pháp (licit dismissal), như trường hợp người chồng vô tội hay người vợ vô tội rẫy bỏ người vợ hay người chồng có tội thì sao? Hay trường hợp một người độc thân được một người phối ngẫu vô tội theo đuổi, người này đã bỏ người vợ hay người chồng có tội của mình một cách hợpp pháp vì ngoại tình thì sao? Không hề có câu trả lời nhất quán cho các câu hỏi này. Người bảo có, người bảo không, lại có người làm ngơ các câu hỏi này. Tuy nhiên, tất cả đều đồng ý rằng mưu toan của một người đàn ông muốn cưới một người vợ đã bị bỏ một cách bất công, nghĩa là vì các lý do không phải là ngoại tình, thì đó là một mưu toan có tính ngoại tình nhằm tái hôn. Còn về việc tái hôn của người phối ngẫu bị bỏ vì có lỗi, thì chưa có câu trả lời dứt khoát (41). Cơ sở đứng sau các điều này là lý tưởng đơn hôn tuyệt đối được chủ nghĩa nhiệm nhặt (asceticism) tăng cường. Chủ nghĩa này vốn phát sinh từ chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism) và lý lẽ của nó để biện minh cho việc làm tình, tức sinh sản con cái. Các Kitô hữu cũng ghi nhớ giáo huấn của Thánh Phaolô và lời ngài nhắn nhủ người độc thân và các góa phụ rằng “thà kết hôn còn hơn để dục vọng thiêu dốt” (42).

Còn tiếp

______________________________________________________________________________________________



(24) Theo the Law of the Twelve Tables, năm 450 trước Công Nguyên.

(25) Một cơ sở hiển nhiên là ngoại tình. Nhưng cũng có sự khác nhau. Đối với người đàn ông, đó là ngoại tình với vợ người khác. Đối với người đàn bà, đó là ngoại tình với bất cứ người đàn ông nào khác. Xem Mackin, Op. Cit., tr.93.

(26) Mackin, What is Marriage? Chương 3, Christian Marriage in the Roman Empire, tr.76.

(27) 1 Cor. 7:9.

(28) 1 Cor. 7:31.

(29) Mackin, Op. cit, tr.77. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Kitô giáo thấy xuất hiện giải pháp “hôn nhân theo lương tâm”. Tức cuộc hôn nhân được giữ kín đối với nhà cầm quyền dân sự, do đó là phạm luật.

(30) “Cũng có lời chép rằng, ‘ai ly dị vợ mình thì hãy cấp cho nàng tờ ly hôn’. Nhưng tôi bảo các ông bất cứ ai ly dị vợ mình, trừ trường hợp dâm bôn, là khiến nàng mắc tội ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị ly dị cũng phạm tội ngoại tình”.

(31) Không kể các nghi thức rất chi tiết dành cho các gia đình quí tộc vẫn còn mãi tới năm 394.

(32) Công đồng Elvira ở Tây Ban Nha năm 306. CĐ này chấp nhận các cuộc hôn nhân của Kitô hữu được cử hành cùng một cách như các cuộc hôn nhân của dân ngoại. Nó cũng chấp nhận trên nguyên tắc thẩm quyền của luật lệ Rôma đối với các cuộc hôn nhân Kitô Giáo, và dung thứ việc các Kitô hữu đem các vụ án về hôn nhân của họ ra tòa án Rôma.

(33) Mãi đến năm 866, các cuộc hôn nhân do ưng thuận hỗ tương đều được nhận là thành hiệu bất chấp việc thiếu nghi thức bất kể loại nào.

(34) Không gian và thời gian không cho phép theo đuổi việc khai triển não trạng khế ước trong Giáo Hội như tương phản với giao ước. Tác giả khảo luận này đã trình bầy điểm trên trong một tiểu luận nộp cho Hội Giáo Luật của Úc và Tân Tây Lan tại Adelaide năm 1994. Chỉ cần nói rằng trong hôn nhân Rôma, có nhiều điều Kitô hữu có thể chấp nhận được. Hai định nghĩa trong luật Rôma thời đế quốc là: một định nghĩa được gán cho Herennius Modestinus và được tìm thấy trong cuốn Tóm Tắt của hoàng đế Justinian thế kỷ thứ 6: “Hôn nhân là sự kết hợp của một người đàn ông và một người đàn bà, và là một cộng đồng (hay chia sẻ) suốt đời, một dự phần vào luật thần thiêng và luật nhân bản”; còn định nghĩa kia được gán cho Domitius Ulpianus, người cùng thời với Modestus, và được tìm thấy trong Các Qui Luật Của Justinian: “Hôn nhân hay hôn phối là sự kết hợp của một người đàn ông và một người đàn bà, một sự kết hợp liên hệ tới việc chia sẻ đơn nhất [hay không phân chia] trọn cuộc sống”. Trong định nghĩa của Modestinus, ta thấy yếu tố duy nhân vị mạnh mẽ hơn và thuật ngữ “consortium vitae” nay đã được lồng vững chắc vào tư duy giáo luật. Các định nghĩa này từng biến mất và chỉ tái hiện vào thế kỷ 11 nhưng rồi định nghĩa của Các Qui Luật chiếm thế thượng phong, rất có thể vì được thời Trung Cổ biết trước cuốn Tóm Tắt và được Gratian lẫn Peter Lombard sử dụng.

(35) Mackin, Divorce and Remarriage, ch.5 Divorce and Remarriage in the Roman Empire, tr.107.

(36) Op.cit. tr.108.

(37) Op.cit., tr.116.

(38) Op.cit., Ch.6, Christian Teaching and Discipline Until the Fourth Century, tr.118.

(39) Origen biết các Kitô hữu có ly dị và tái hôn nhưng không ủng hộ việc đó. Mackin cho rằng căn cứ vào cuốn Ad Uxorem của Tertulianô, “… Tư tưởng của Tertulianô về chủ đề này khá rõ ràng: Kitô hữu được phép ly dị (dù chỉ vì dâm bôn của người phối ngẫu). Tái hôn sau khi ly dị cũng được cho phép. Và đàn bà cũng được phép ly dị và tái hôn như đàn ông… Nhưng trên hết, Tertulianô nghiêm chỉnh thúc giục người ta tiết dục (continence), coi nó như quyết định có tính Kitô Giáo của những người có cuộc hôn nhân bị kết liễu”. Đến lúc Tertulianô trở thành một người hoàn toàn theo phái Montanô, ông vẫn chống đối bất cứ cuộc tái hôn nào, kể cả của các bà góa dù ông khá tự mâu thuẫn với mình về ly dị. Trong soạn phẩm Adversus Marcionem, cuốn IV, ông giải thích lời của Chúa Kitô theo nghĩa đen, cho phép người chồng rẫy vợ trên cơ sở nàng ngoại tình, nhưng trong cuốn V, ông lại do dự về việc này. Trong soạn phẩm De Monogamia, ông không mềm dẻo về việc tái hôn sau khi ly dị. Nó không được phép bất cứ trong trường hợp nào.

(40) Op. cit., các tr.138-139

(41) Các vấn đề khác cần có giải pháp là các vụ người phối ngẫu bị bỏ rơi cách không cố ý, thí dụ: người bạn đời bị tù xa xứ, hay phải làm nô lệ, hoặc bị bọn cướp man rợ bắt hay mất tích khi hành quân.

(42) I Cor.7: 8-9.
 
Vấn Đề Ly Dị và Tái Hôn Trong Đạo Công Giáo (3)
Vũ Văn An
00:59 25/09/2014
Các giáo phụ Đông Phương

Thế kỷ thứ tư là thời gian có những Giáo Phụ vĩ đại của Giáo Hội, trong số ấy có Thánh Basiliô thành Xêsarê, Thánh Gioan Kim Khẩu, Thánh Grêgôriô thành Nazienzen, Thánh Grêgôriô thành Nyssa và Thánh Cyriliô thành Giêrusalem, tất cả đều là các giáo phụ Đông Phương. Ở Tây Phương, có Thánh Ambrôsiô và vào cuối thế kỷ, có Thánh Giêrôm và Thánh Augustinô. Một lần nữa, vấn đề ly dị và tái hôn lại xoay quanh câu ngoại trừ của Tin Mừng Mátthêu. Có phải một trong hai người phối ngẫu bị rẫy bỏ vì ngoại tình chăng? Nếu không, thì không người phối ngẫu có tội nào được tái hôn. Thánh Basiliô cho rằng nếu điều đó xẩy ra, thì người phối ngẫu ấy phải đền tội xứng đáng mới được rước lễ. Ngài không nói gì đến việc tái hôn và hình như muốn chấp nhận điều đó như một việc đã rồi (43).

Thánh Grêgôriô thành Nyssa muốn đòi bình đẳng trong cách cư xử với phụ nữ cũng như nam giới. Một lần nữa, Mackin cảnh giác ta đừng mong tìm được câu trả lời rõ ràng đối với khả thể ly dị và tái hôn thực sự. Đây không phải là quan tâm của các giáo phụ này. Quan tâm của các ngài là đối xử bình đẳng giữa đàn ông và đàn bà. Không nên nhân nhượng để đàn ông có người tình hay thê thiếp như công dân Rôma. Quan tâm nữa là làm cho các cặp vợ chồng Kitô hữu hiểu rằng: cuộc hôn nhân của họ không phải là những lăng nhăng rồi sau đó thành vợ chồng theo luật Rôma, nhưng là mối liên hệ biết kính trọng và yêu thương chăm sóc nhau do Thiên Chúa đặt để. Ta cũng không nên hoài công tìm được những tiến bộ dứt khoát trong tư duy của Thánh Gioan Kim Khẩu về ly dị và tái hôn. Mackin kết luận nghiên cứu của ông về các Giáo Phụ Đông Phương như thế này: “Trong cái nhìn dọc dài về lịch sử, không nên ngạc nhiên nếu việc thiếu một nền giáo huấn chắc chắn nơi các Giáo Phụ Đông Phương về việc cho phép người chồng được tái hôn sau khi bỏ người vợ ngoại tình đáng lý nên tạo ra một kỷ luật có tính giáo luật cho phép ông ta làm việc đó, và cuối cùng, cho phép cả người vợ vô tội cũng được tái hôn sau khi bỏ người chồng ngoại tình” (44)

Các giáo phụ Tây Phương

Như ta đã biết, các Giáo Phụ của Kitô Giáo Tây Phương đã đưa ra một kỷ luật nghiêm khắc hơn, không những bác bỏ quyền tiêu hôn vì ngoại tình hay bất cứ tác phong hư đốn nào, mà còn bác bỏ luôn khả thể của việc đó. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh một điều là các ngài không trực tiếp đề cập tới chính việc này. Thí dụ, Thánh Tiến Sĩ Hilariô thành Poitiers, trong cuốn chú giải của ngài về Tin Mừng Mátthêu, giống các vị khác, cũng ngần ngại không muốn đề cập rõ tới các hậu quả của câu ngoại trừ trong Tin Mừng này. Thánh Ambrôsiô có lẽ chỉ thua Thánh Augustinô về ảnh hưởng đối với học lý và kỷ luật sau này về ly dị và tái hôn ở Tây Phương, không hẳn vì các trước tác của ngài cho bằng vì Thánh Augustinô đã nghe và đã đọc các lời ngài giảng. Khi bàn về đức đồng trinh, ngài có nhắc tới câu ngoại trừ của Tin Mừng Mátthêu và ngầm cho thấy: ngay trước khi bên vô tội rẫy bỏ người phối ngẫu ngoại tình, thì cuộc hôn nhân đã bị tiêu hủy vì việc ngoại tình ấy rồi. Điều ấy có ý nói tới hôn nhân hay chỉ nói tới việc sống chung? Ta không biết chắc được. Trong cuốn chú giải Tin Mừng Luca, ngài nhắc đến câu 7:15 trong thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô: “Nhưng nếu người phối ngẫu ngoại giáo không muốn tiếp tục sống với người Kitô hữu, thì họ được bỏ nhau và người phối ngẫu Kitô hữu không còn bị trói buộc nữa”.

Ngài phân biệt giữa cuộc hôn nhân của hai Kitô hữu, cho rằng đây là cuộc hôn nhân do Thiên Chúa, và cuộc hôn nhân của một Kitô hữu và một người ngoại giáo, vốn không phải là một cuộc hôn nhân do Thiên Chúa. Không như cuộc hôn nhân đầu, cuộc hôn nhân sau có thể bị tiêu hủy bởi thẩm quyền con người (45). Trong khảo luận “Về Ápraham”, khi nói tới sự bất trung của người chống, Thánh Ambrôsiô coi việc việc đi chơi điếm tương đương như ngoại tình. Trong trường hợp này, dĩ nhiên ngài cho người vợ đủ cơ sở để ly dị ông ta (46). Nói với các dự tòng của mình, ngài quả quyết rõ ràng rằng: người chồng không thể kết ước một cuộc hôn nhân thứ hai trong khi người vợ còn sống. Và Kitô hữu không được lạm dụng luật đời để tự cho phép mình làm điều đó. Ngài không nhắc gì tới câu ngoại trừ của Tin Mừng Thánh Mátthêu.

Mãi đến thế kỷ 16, người ta mới cho rằng Thánh Ambrôsiô quả có cho phép người chồng bỏ vợ và tiêu hủy cuộc hôn nhân của mình vì người vợ ngoại tình. Nhưng sau đó, họ khám phá ra rằng trước tác đó không phải của ngài mà của Ambrosiaster, một nhà chú giải thế kỷ thứ 5 mà người ta không biết rõ tên thật. Ông này cho rằng người chồng Kitô hữu có thể bỏ người vợ ngoại tình và tái hôn. Nhưng người vợ vô tội của người chồng ngoại tình thì không thể làm thế! Điều đáng lưu ý là không hề có bằng chứng cho thấy đây chỉ là một phía của cuộc tranh luận. Xét từ bên trong, ý kiến của ông chỉ là một ý kiến dung túng. Đàng khác, ông không biện minh ý kiến của mình bằng cách cho rằng người chồng có thể sử dụng lề luật một cách khác với người vợ. Bởi thế, có gợi ý cho rằng vào lúc ấy, tác phong này ít nhất cũng đã được dung túng và có khi còn được hợp thức hóa nữa trong Giáo Hội Tây Phương. Ta nên nhớ rằng suốt trong 12 thế kỷ, các lời lẽ này vốn được gán cho Thánh Ambrôsiô, một trong các Giáo Phụ vĩ đại của Giáo Hội.

Các tuyên bố của giáo hoàng

Còn về các tuyên bố của các vị giáo hoàng, thì lời tuyên bố sớm nhất còn tới ngày nay là lời tuyên bố của Đức Innôcentê I, Giám Mục Rôma (401-417). Trong một thư gửi cho Victricius thành Rouen năm 404, ngài qui định rằng đối với người vợ, cuộc hôn nhân chỉ được tiêu hủy khi chồng qua đời. Năm 405, ngài viết cho Exsuperius, Giám Mục thành Toulouse, kết tội ngoại tình bất cứ Kitô hữu đã lập gia đình nào toan tính kết hôn trong khi người phối ngẫu của mình còn sống. Cả chồng lẫn vợ phải bị cấm không được rước lễ. Ngài tránh không nói tới câu ngoại trừ. Sau hết,có thư gửi cho Probus, một thẩm phán của chính phủ đế quốc. Trong cuộc cướp phá Rôma của người Goths dưới triều Alaric năm 410, Ursa, một người vợ Kitô Giáo bị bắt và bị mang đi. Chồng nàng là Fortunius, dựa vào luật Rôma để tái hôn. Nhưng sau này, Ursa được thả tự do, sau khi tìm đủ mọi cách đòi lại chồng mà không thành công, bèn đem vụ việc trình lên Đức Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng dùng năng quyền pháp lý của mình và quyết định cho nàng thắng kiện. Cuộc hôn nhân thứ hai bất hợp pháp. Quyết định này không nhắc gì tới người vợ ngoại tình bị bỏ nhưng ngài có nói: “bao lâu người vợ đầu còn sống và chưa bị bỏ vì ly dị”. Không biết nếu Ursa ngoại tình, thì Fortunius có được phép lấy người đàn bà tên Restituta hay không? Có người bảo được, người bảo không, ta không biết câu trả lời dứt khoát.

Ta có thể tóm lược mọi điều vừa nói như sau: “Bản chất giáo huấn giám mục là tìm cách duy trì truyền thống và áp dụng nó vào các vấn đề hiện thời. Nhưng truyền thống cần nhiều thời gian mới thành hình, và trong khi được thành hình, nó phải trải qua khá nhiều tranh cãi và bất đồng” (47).

Thời này, hai truyền thống đang được thành hình tại Đông Phương và Tây Phương. Ta nhớ rằng các tư liệu gốc được các vị giám mục của các thế kỷ này sử dụng không có chi là thuần nhất cả, tức là các Tin Mừng Nhất Lãm, các Thư Thánh Phaolô, và câu ngoại trừ rất quan trọng trong Tin Mừng Mátthêu mà người ta vốn nhận là lời của chính Chúa Giêsu. Bất cứ cố gắng nào nhằm khẳng định tính bất khả cho phép Kitô hữu ly dị và tái hôn cần được xem sét cẩn thận, cũng như bất cứ khẳng định nào về việc bất khả ly dị và tái hôn của người Kitô hữu. Không hề có câu trả lời thẳng thừng nào cho câu hỏi: điều gì được phép đối với người phối ngẫu vô tội rẫy bỏ người vợ ngoại tình và ngược lại. Mackin tiếp tục cho thấy một truyền thống tôn giáo đang lấy đà khi các giáo phụ cùng tập chú vào điều người khác phát biểu, rồi tìm cách có được sự nhất trí. Nhưng ta cần tính tới những khó khăn của việc di chuyển và liên lạc, không thuận lợi chút nào trong cảnh hỗn loạn về xã hội và chính trị của thế kỷ thứ tư. Điều không có chi chắc chắn là các giáo phụ có nghe và đọc tài liệu của nhau từ Giáo Hội này qua Giáo Hội nọ. Nhiều tuyên bố, vì thế, chưa được suy nghĩ thấu đáo, và nhiều kết luận ta muốn đọc nhưng không thấy xuất hiện. Các vị giám mục quả có họp công đồng và đưa ra các quyết định tín lý và luân lý, nhưng không đưa ra các quyết định giáo luật về ly dị và tái hôn… Như đã nói trên đây, hầu như mọi Kitô hữu sơ khai đều trở lại khi đã trưởng thành với nhiều thói quen luân lý đã thành hình, không hoàn toàn ăn khớp với lý tưởng nên thánh. Đọc các thư Thánh Phaolô, ta hiểu rõ tình trạng ấy.

Trong Giáo Hội sơ khai, các tội trọng thường kéo theo việc đền tội khá nặng, và các tội như ngoại tình, tái hôn sau khi ly dị đều là những tội trọng cần được giáo quyền thẩm định. Có hai loại ngoại tình: loại bên trong một cuộc hôn nhân không bị luật Rôma chế tài và loại bị luật ấy chế tài, tức tái hôn sau khi ly dị, bất kể là do thỏa thuận hỗ tương hay do đơn phương rẫy bỏ. Ta cũng nên nhớ: chỉ có một hình thức pháp quyền, đó luật dân sự, chứ không có hình thức hôn nhân đặc thù nào do Giáo Hội qui định. Mục tiêu chính của Giáo Hội chỉ là thanh lọc mọi yếu tố ngoại đạo ra khỏi các nghi thức hôn phối, từ từ đưa các lời cầu nguyện vào và để các giám mục hay linh mục chủ tọa các lời cầu nguyện này hay chúc lành cho đôi tân hôn. Khi một Kitô hữu muốn chấm dứt cuộc hôn nhân của họ, họ mang việc đó ra luật dân sự. Việc tái hôn, hợp pháp hay không hợp pháp, cũng do luật dân sự phán quyết. Nơi nào thẩm quyền Giáo Hội cho việc tái hôn đó bất hợp pháp, họ mới dùng luật Thiên Chúa như đã được mạc khải trong giáo huấn của Chúa Giêsu để chống lại luật dân sự. Trong trường hợp này, Kitô hữu nào tái kết hôn sẽ bị coi là phạm tội ngoại tình và do đó bị cấm không được rước lễ và mọi sinh hoạt tôn giáo khác của cộng đoàn Kitô hữu. Muốn được tiếp nhận vào cộng đoàn trở lại, người này phải làm một việc đền tội. Điều đáng lưu ý là có nhiều ý kiến trái ngược nhau về việc người này có cần phải tiêu hủy cuộc hôn nhân thứ hai và trở về với người phối ngẫu nguyên thủy hay không. Điều quan trọng cần nhớ là Giáo Hội vốn không có một khoa luật học nào để cho rằng cuộc hôn nhân thứ nhất vẫn còn hiệu lực bất chấp việc ly dị và tái hôn dân sự. Cuộc hôn nhân thứ hai bị coi là ngoại tình vì nó vi phạm luật Thiên Chúa và là một vi phạm chống lại người phối ngẫu, chứ không phải vì việc tái hôn sau cuộc ly dị dân sự. Vào thời đó, ý niệm coi hôn nhân như sợi dây tự nhiên bất khả tiêu chưa có trong tâm trí bất cứ ai. Như đã thấy, các giáo phụ chỉ chống lại sự bất bình đẳng giữa hai người phối ngẫu, nghĩa là thái độ buông thả cho phép người đàn ông có gia đình được giao hợp với người đàn bà độc thân, nhưng lại kết án cùng một hành động ấy của người đàn bà có gia đình với một người đàn ông độc thân. Các ngài lên án cả hai. Các ngài cũng dùng luật Thiên Chúa chống lại luật dân sự là luật cho phép ly dị bằng cách rẫy bỏ và sau đó tái hôn. Tuy nhiên, thời ấy, các ngài chỉ xem sét việc ly dị trong vòng tha thứ ngay cả khi người phạm tội tiếp tục sống trong cuộc hôn nhân thứ hai. Chứ các ngài không nhấn mạnh đến việc: dù gì cuộc hôn nhân đầu vẫn còn đó và cuộc hôn nhân thứ hai là vô hiệu. Các ngài cũng không nhấn mạnh tới việc kẻ phạm tội phải trở về với cuộc hôn nhân đầu. Như đã thấy, người chồng rẫy bỏ người vợ ngoại tình rồi tái hôn vẫn được rước lễ mà không cần phải làm việc đền tội. Điều này đã trở thành một truyền thống vĩnh viễn trong Kitô Giáo Đông Phương.

Các công đồng miền

Trong thế kỷ thứ tư, các công đồng miền bắt đầu đưa ra các điều luật liên quan tới ly dị và tái hôn. Công đồng Elvira (năm 305 hay năm 306), tại Tây Ban Nha, xem sét tác phong một người đàn bà, vô cớ, rẫy bỏ chồng hay lẳng lặng bỏ rơi ông ta. Một người như thế không được rước lễ dù là sắp chết. Điều này xem ra hàm nghĩa: nếu có cớ, thì sự rẫy bỏ hay bỏ rơi có thể được xem sét cách khác. Điều luật này không cho hay nàng có tái giá hay không và cũng không phán quyết gì về trường hợp người đàn ông, vô cớ, rẫy bỏ hay bỏ rơi vợ mình (48).

Khoản luật tiếp theo đó không ngăn cấm người đàn bà bở rơi chồng nếu ông ta ngoại tình nhưng ngăn chính bà không được tái giá bao lâu ông ta còn sống. Nếu bà ta cứ tái giá, bà sẽ không được rước lễ cho tới khi ông ta chết, trừ khi mắc bệnh hiểm nghèo (49). Điều 10 phần 2 nói về người vợ thứ hai của một người đàn ông từng bỏ vợ một cách bất công. Nếu người vợ thứ hai này biết điều đó, thì bà không được rước lễ, ngay cả khi sắp chết. Nhưng nếu người đàn ông được biện minh về việc rẫy bỏ vợ mình thì sao? Các vị giám mục hình như không muốn nhắc đến trường hợp đó (50). Chỉ có tác phong của các bà vợ được nói tới ở đây mà thôi. Nhưng đương nhiên các ông chồng rẫy bỏ các bà vợ bất trung phải tái hôn trong lãnh thổ do các vị giám mục này cai quản.

Công đồng Arles (năm 314) được triệu tập sau đó 8 hoặc 9 năm. Công đồng này ban hành điều luật sau: “Còn đối với những người chồng trẻ bắt quả tang vợ mình ngoại tình, thì chúng tôi qui định rằng họ được khuyên không tái hôn bao lâu người vợ đầu, dầu ngoại tình, vẫn còn sống” (Điều 10 hay 11) (51). Điểm không nhất quán cho thấy điều luật này có thể thiếu sót là người chồng không bị ngăn cấm tái hôn sau khi rẫy bỏ người vợ ngoại tình.Việc đền tội cũng không thấy được nhắc tới ở đây. Tuy nhiên, căn cứ vào 6 điều luật do một công đồng sau thêm vào, thì người chồng sẽ bị trừng phạt nếu tái hôn sau khi rẫy bỏ vợ mình vì ngoại tình trong khi nàng còn sống. Hình phạt là vạ tuyệt thông. Nhân đây, ta cần nhớ rằng bất cứ hình phạt do cuộc hôn nhân thứ hai mang lại nào cũng không phải vì cuộc hôn nhân này bị coi là vô hiệu (một ý niệm dù sao lúc đó cũng chưa có) mà chỉ là do khía cạnh luân lý mà thôi. Coi đây là một tội trọng của người vi phạm (52).

Điều 8 của Công Đồng Nixêa năm 325 liên quan tới nhóm Thuần Khiết (Cathari hay Novatian), muốn trở về với Giáo Hội lúc đó, nói như thế này: “… Nhưng trước nhất, họ phải hứa bằng văn bản sẵn sàng tuân phục giáo huấn của Giáo Hội phổ quát và tông truyền và biến nó thành qui luật cho tác phong của mình; họ phải thông truyền điều ấy cho những người kết hôn lần thứ hai cũng như những người bỏ đạo trong cơn bách hại…” (53)

Một số sử gia và luật học Công Giáo cho rằng hàng giáo sĩ của nhóm Thuần Khiết được khuyên phải chấp nhận việc này: Giáo Hội có thể và buộc phải nhận vào hiệp thông những người tái hôn vì góa bụa, sau khi đã làm việc đền tội, còn những ai tái hôn sau khi ly dị, thì vẫn duy trì vạ tuyệt thông cho tới khi họ chịu bỏ cuộc hôn nhân thứ hai, bị coi là ngoại tình. Mackin cho rằng lối giải thích này sai. Cả nhóm Novatian lẫn Tertullian đều cho rằng các góa phụ Kitô Giáo phạm tội cho đến chết nếu tái hôn. Bởi thế ở đây đơn giản nói tới bất cứ ai tái hôn sau khi ly dị hay kết hôn với người đã ly dị (54). Như thế, rõ ràng những người ngoại tình được giải tội và tái nhận vào hiệp thông cùng với những người đã bỏ đạo và sát nhân biết ăn năn. Nhưng các Kitô hữu ly dị và tái hôn có được phép duy trì cuộc hôn nhân thứ hai của họ sau khi đã đền tội, đã được giao hòa và tiếp nhận hiệp thông trở lại hay không?

Một tác giả nhận định như sau: “Người Công Giáo hiện đại luôn có khuynh hướng nghĩ rằng đương nhiên các Kitô hữu ly dị và tái hôn biết ăn năn ở ba thế kỷ đầu hay hơn buộc phải từ bỏ cuộc hôn nhân thứ hai vì đây không phải là hôn nhân và do đó là tội lỗi, mà sở dĩ đây không phải là hôn nhân vì cuộc hôn nhân đầu vẫn còn đó bất kể đã ly dị dân sự và do đó khiến cuộc hôn nhân thứ hai mắc ngăn trở. Nhưng nghĩ như thế là sai niên đại. Các Kitô hữu trong các thế kỷ này không hề coi hôn nhân như một dây liên kết có tính hữu thể hay ngay cả pháp lý luôn hiện diện ở bên dưới mối liên hệ hiện hữu, một dây liên kết vẫn tồn tại ngay cả sau khi mối liên hệ kia bị phá hủy không phương tái lập. Cuộc hôn nhân được hiểu như một sợi dây liên kết kiểu ấy chỉ được khám phá ra sau này trong thế kỷ 12, nhờ các nhà giáo luật học… Phần lớn các Kitô hữu sơ khai, vì sinh ra và được dưỡng dục trong xã hội La Hy, nên đã chia sẻ cái hiểu có tính văn hóa và luật lệ về bản chất hôn nhân của xã hội này: đó là việc người đàn ông và người đàn bà chia sẻ trọn cuộc sống, một sự chia sẻ do affectio maritalis (ý muốn kết hôn) tạo ra và tiếp tục được ý muốn này duy trì, cho đến khi ý muốn này bị rút lại, thì cuộc hôn nhân bị tiêu hủy và biến mất. Chỉ từ từ và sau hàng thế kỷ, Giáo Hội mới có động thái hướng về ý niệm coi hôn nhân như sợi dây liên kết có tính hữu thể và luật pháp được khế ước tạo hình và thể hiện” (55).

Các Kitô hữu hồi đó ý thức rằng Thiên Chúa ngăn cấm người ta không được tiêu hủy hôn nhân bằng ly dị, dù họ không biết chắc sợi dây này sẽ ra sao khi gặp trường hợp ngoại tình. Và do đó, tiêu hủy hôn nhân là một tội nặng, ít nhất cũng trong trường hợp không có nguyên do chính đáng. Nhưng đó chỉ là hoàn cảnh luân lý. Nếu nó xẩy ra, thì người ta coi đó là chuyện đương nhiên. Cuộc hôn nhân thứ hai có tội hay không thì còn tùy việc bất tuân của họ còn đó hay không, họ có tìm ơn tha thứ hay không, có làm việc đền tội và được giải tội hay không. Không có chứng cớ nào là các vị giám mục nằng nặc đòi buộc họ phải bỏ cuộc hôn nhân thứ hai vì cuộc hôn nhân đầu làm nó mắc ngăn trở, hay để trừng phạt tội lỗi của họ, hay vì một lý do nào đó, cuộc hôn nhân thứ hai bị coi là tội lỗi (56).

Việc đối xử với người ly dị và tái hôn mà hàng giáo sĩ Thuần Khiết Novatian có nhiệm vụ chấp nhận tiếp tục tại Đông Phương. Điển hình là điều 1 của Công Đồng Laođixêa họp trong các năm 343 và 380. “Để phù hợp với luật lệ Giáo Hội, chúng tôi qui định rằng, cùng với sự tha thứ, việc rước lễ phải được ban cho những ai tái hôn một cách hợp lệ và tự do [nghĩa là không kết ước một cách lén lút], nhưng chỉ sau một thời gian qui định nào đó và sau khi họ đã chuyên chăm cầu nguyện và ăn chay” (57).

Trên đây, chúng ta đã nói rằng các điều luật của Thánh Basiliô đã trở thành nguyên tắc căn bản cho Giáo Luật Đông Phương và ảnh hưởng mạnh mẽ đối với kỷ luật của Giáo Hội này về ly dị và tái hôn (58). Trong Giáo Hội Chính Thống, ngay cuộc hôn nhân đủ tính bí tích (nghĩa là giữa hai Kitô hữu), dù hoàn hợp hay không, cũng có thể bị tiêu hủy vì thất bại. Đây là điều được các Giáo Hội này nhìn nhận. Cả hai người phối ngẫu đều có quyền kết hôn lần thứ hai, nhưng cuộc kết hôn này không được coi là bí tích. Tây Phương Rôma không theo chủ trương ấy, phần lớn vì ảnh hưởng của Thánh Giêrôm và Thánh Augustinô. Lời giải thích Thánh Kinh và nền thần học của các ngài đã đóng góp vào cái hiểu bảo thủ và nghiêm nhặt hơn về nghĩa vụ hôn nhân. Ngoài ra, còn có Thánh Ambrôsiô nữa, người hiển nhiên có ảnh hưởng lớn đối với Thánh Augustinô, như ta đã nói. Thánh Giêrôm (347-420) và Thánh Augustinô (354-430) gần như người đồng thời, ít nhất cũng trong quãng đời hoạt động. Thánh Giêrôm mạnh về giải thích Thánh Kinh. Thánh Augustinô thì mạnh về thần học.

Thánh Giêrôm

Không đi sâu vào việc Thánh Giêrôm giải thích các đoạn Thánh Kinh liên hệ, ta chỉ ghi nhận ở đây rằng khi nói tới việc Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ, Thánh Giêrôm coi nam nữ đây là một người đàn ông và một người đàn bà và chính Chúa Kitô cũng coi việc chọn số ít này có nghĩa là cuộc hôn nhân thứ hai, sau khi ly dị, là cuộc hôn nhân bị cấm, người đàn ông đầu tiên và người đàn bà đầu tiên, cũng như mọi người đàn ông và mọi người đàn bà, phải tự giới hạn mình vào một cuộc hôn nhân duy nhất mà thôi. Không thấy ngài nói tới việc tái giá của các góa phụ. Phần chú giải của Thánh Giêrôm mà người ta ghi nhớ hàng bao thế kỷ qua là về câu 19:9 của Tin Mừng Mátthêu: “Tôi cho các ông hay bất cứ ai bỏ vợ mình, trừ trường hợp porneia, và cưới người khác, đều phạm tội ngoại tình”.

Chỉ có việc ngoại tình của người vợ mới chấm dứt affectio maritalis (ý muốn kết hôn). Qua hành vi này, nàng tự ý xa chồng và người chồng không buộc giữ nàng lại; ông có thể bỏ nàng. Những nhận định khác của Thánh Giêrôm không được trong sáng lắm. Nhưng 4 năm trước khi trả lời các câu hỏi của một linh mục bạn là Amandus, ngài có trích dẫn câu 7:3 trong thư gửi tín hữu Rôma của Thánh Phaolô: “Bởi thế, nếu nàng, một người đàn bà đã có chồng, hiến thân cho một người đàn ông khác trong khi chồng nàng còn sống, thì theo luật nàng là một người ngoại tình”.

Thánh Giêrôm nhấn mạnh rằng điều ấy khá rõ ràng và vẫn đúng ngay cả khi người đàn bà bỏ người này vì anh ta phạm pháp. Ngài cho rằng Thánh Phaolô không nói điều này do thẩm quyền của mình mà là dựa vào thẩm quyền của Chúa Kitô như đã được Mt 5:32 ghi lại. Dưới ánh sáng này, các thế hệ tương lai sẽ hiểu việc rẫy bỏ một người vợ ngoại tình chỉ là việc ly thân, nhưng không được tái hôn bao lâu người phối ngẫu kia còn sống.

Năm 401, Thánh Giêrôm viết một bức thư cho người bạn tên Oceanus của ngài để thông tri cho ông hay về đời sống và đức hạnh của một nữ Kitô hữu tên là Fabiola, người vừa mới qua đời. Bà từng bỏ chồng và tái giá. Thánh Giêrôm biện luận rằng nếu người chồng được phép bỏ người vợ ngoại tình (porneia), thì người vợ cũng phải được phép bỏ chồng vì cùng một lý do như thế. Mà thực ra, bà có nghĩa vụ phải làm như vậy. Thánh Giêrôm không chối cãi rằng bà hành động sai khi tái giá nhưng ngài bào chữa cho bà: còn trẻ, khỏe mạnh và sung sức, không hiểu ý nghĩa đầy đủ của giáo huấn Tin Mừng, vốn ngăn cấm người vợ không được tái giá bao lâu người chồng còn sống. Fabiola nghĩ: tốt hơn nên bước vào một cuộc hôn nhân không rõ ràng còn hơn là giả hình kéo dài một cuộc sống khiết tịnh giả tạo. Thánh Giêrôm thuật lại việc đền tội công khai đầy đủ của bà sau khi người chồng thứ hai qua đời và việc lành bà làm sau khi đã được tiếp nhận vào hiệp thông trở lại. Tội mà Fabiola phạm là không vâng theo lệnh truyền của Chúa Giêsu, cấm không được kết hôn lần thứ hai. Nhưng phải chăng việc bà đền tội cũng là vì cuộc hôn nhân có tính ngoại tình? Thánh Giêrôm không minh nhiên cho ta hay điều đó. Sau cùng, ngài viết trong khảo luận Adversus Jovinianum, trong đó ngài chú giải các câu 7:10-11 của thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, như sau: theo giáo huấn của Chúa, không được bỏ vợ, ngoại trừ trường hợp dâm bôn (fornication = porneia) và nếu nàng bị rẫy bỏ thì nàng phải được làm hoà lại với chồng, hoặc nếu không, nàng không thể tái giá bao lâu chồng nàng còn sống.

Thánh Augustinô (59)

Khai triển chính được Thánh Augustinô đem đến cho tư duy Công Giáo về ly dị và tái hôn là ngài cho rằng điều này không thể biện minh được. Ngài hết lòng bênh vực việc sinh sản (procreation), chống lại khuynh hướng Manikêu vốn hạ giá hôn nhân và đồng thời cho rằng việc làm tình bừa bãi là xấu, chống lại phái Pelagiô. Hôn nhân không phải là điều xấu tự tại vì giao hợp tính dục đem lại con cái vốn là điều tốt nhưng vì sự vô trật tự của tội nguyên tổ đã xâm chiếm hôn nhân, đến nỗi ngay cả các Kitô hữu sùng đạo nhất cũng ít nhất không thể không phạm tội nhẹ. Tuy nhiên, hiệu quả tốt của nó đã hóa giải được tội nhẹ này. Sinh sản chính là lý do cho giao hợp tính dục và hôn nhân (60). Nhưng điều gì xẩy ra nếu hai vợ chồng không thể có con vì hiếm muộn? Họ có được tiêu hủy cuộc hôn nhân của họ và kết hôn lần nữa để có con cái cho Nước Trời hay không? Thánh Augustinô bảo: không.

Vấn đề lúc này là điều gì trói buộc hai người phối ngẫu đến nỗi ngay cả khi lý do tự nhiên để họ tiếp tục ở với nhau không còn nữa, họ vẫn buộc phải ở lại với nhau. Thánh Augustinô tìm ra điều đó trong tính sacramentum của hôn nhân.

Trong chương 7 khảo luận De bono coniugali (Về Điều Tốt của Hôn Nhân), ngài bàn tới hoàn cảnh liệu người chồng bỏ vợ vì nàng ngoại tình có được tái kết hôn hay không. Ngài trích dẫn các câu 7:10-11 trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, trong đó, Thánh Phaolô cho rằng theo lệnh truyền của Chúa Giêsu, vợ không được rời bỏ chồng, mà nếu rời bỏ chồng thì một là phải sống độc thân hai là phải làm hòa với chồng. Trường hợp trừ duy nhất để người vợ rời bỏ chồng là chồng nàng ngoại tình; rời bỏ một người chồng vô tội là khiến anh ta phạm tội ngoại tình. Nếu nàng không thể tái giá sau khi rời bỏ người chồng ngoại tình, thì Thánh Augustinô cho rằng ngài không thấy tại sao người chồng lại có thể tái hôn sau khi bỏ người vợ ngoại tình. “Dây liên kết hôn nhân mạnh đến nỗi ngay cả vì lý do sinh sản, nó cũng không thể bị tiêu hủy. Lệnh của Chúa ngăn cấm việc đó.Vậy thì đâu là lý do của sức mạnh như thế trong sợi dây hôn nhân? Hôn nhân sẽ không có được sức mạnh như thế nếu nó không được dùng như một sacramentum cho một điều gì đó vĩ đại hơn, một điều gì đó vẫn nguyên tuyền ngay trước mặt những kẻ đào ngũ đối với nó và những người muốn tiêu hủy nó”.

Ngay cả khi đã rời xa nhau, hai người phối ngẫu vẫn kết hợp với nhau. Nếu cả hai đều tái hôn, họ đều phạm tội ngoại tình. Khả thể bất khả tiêu của hôn nhân vì đặc tính sacramentum của nó chỉ có trong các cuộc hôn nhân của Kitô hữu mà thôi. Ngài không cho biết chính xác sacramentum nghĩa là gì.

Sacramentum khiến sợi dây hôn phối không thể tiêu hủy được vì nó biểu tượng cho cuộc phối hợp trong tương lai của mọi người chúng ta với Chúa trên kinh thành thiên quốc. Thánh Augustinô không bảo rằng hôn nhân giữa hai Kitô hữu là một bí tích vì nó biểu hiệu cho mối liên hệ của Chúa Kitô với Giáo Hội. Dĩ nhiên, tự nhiên ta sẽ đặt câu hỏi: từ đâu mà có ý niệm sacramentum này? Thứ đến, tại sao nó lại có thể làm cho cuộc hôn nhân bất khả tiêu? Khi kể ra 3 điều tốt của hôn nhân, ngài liên kết sacramentum trong hôn nhân Kitô Giáo với sự thánh thiện. Chính sự thánh thiện này làm cho sợi dây hôn phối của Kitô hữu trở nên bất khả tiêu. Nó chính là cam kết của đôi vợ chồng đối với Thiên Chúa. Bản thể của sacramentum này chính là lòng kiên vững phu phụ không nao núng, nhất định bám trụ lấy hôn nhân của đôi vợ chồng, sự kết hợp bất phân ly của họ giống như (nhưng không phải là hình ảnh của) cuộc phối hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, một phối hợp đời đời sẽ không thể nào phân rẽ. Trong khảo luận cuối cùng của ngài về chủ đề De Adulterinis coniugiis (Về Những Cặp Vợ Chồng Ngoại Tình, năm 491), viết cho Giám Mục Pollentinus, Thánh Augustinô lặp lại giáo huấn của ngài, và cho hay: “Ngay cả khi một Kitô hữu bị tuyệt thông vì một tội phạm nào đó, thì sacramentum của phép rửa vẫn tồn tại trong anh ta, và sẽ tồn tại mãi mãi, cho dù anh ta không làm hòa với Chúa. Cũng thế, dù một người đàn bà bị bỏ vì sự bất trung của mình, thì sợi dây liên kết (vinculum) trong giao ước hôn nhân của nàng vẫn tồn tại trong nàng, và sẽ tồn tại mãi mãi dù nàng không bao giờ làm hòa với chồng mình. Nó chỉ chấm dứt khi chồng nàng qua đời. Người bị tuyệt thông cũng sẽ không bao giờ đánh mất sacramentum của phép rửa, cho dù anh ta không bao giờ làm hòa với Chúa, vì Chúa có bao giờ chết đâu” (61).

Tầm quan trọng trong giáo huấn của Thánh Giêrôm và của Thánh Augustinô hệ ở sự kiện: các ngài coi việc bỏ người vợ ngoại tình như là việc ly thân chứ không phải là việc tiêu hủy hôn nhân thực sự. Vì thế giá của các ngài đối với các luật gia và thần học gia Tây Phương, nên một khi công trình của các ngài được các đan sĩ trung cổ sao chép và phổ biến, thì các giải thích trên được chấp nhận ngay, không thắc mắc. Đàng khác, vì lời Chúa Kitô được ngỏ với cả những người không phải là Kitô hữu, nên có thể kết luận rằng: mọi cuộc hôn nhân đều không thể bị thẩm quyền nhân bản kết liễu bằng ly dị. Bây giờ chỉ còn lại vấn đề phải tìm hiểu điều gì khiến hôn nhân không bị ly dị làm cho thương tổn và một khai triển nữa là coi hôn nhân như một khế ước không thể vô hiệu hóa được. Sau hết, thần học của Thánh Augustinô về tính sacramentum của hôn nhân sẽ được các thần học gia và luật gia sau này khai triển hơn nữa.

Còn tiếp

_____________________________________________________________________________________________________________________

(43) Các điều luật của Thánh Basiliô, vốn là giải đáp của ngài đối với các hoàn cảnh đặc thù của các Giáo Hội tại Capađôxia, đã được rút ra từ Thánh Kinh và các tập tục thống hối bất thành văn của miền đó. Ngài cũng thêm phán đoán riêng của ngài vào các trường hợp không được các nguồn kia bàn tới. Các điều luật này đã trờ thành nguồn đệ nhất đẳng cho luật hôn phối của các Giáo Hội Phương Đông. Thoạt đầu chúng chỉ là những qui định đặc thù nhưng sau đó đã vượt ra ngoài các hoàn cảnh lịch sử của chúng để trở thành luật phổ quát đối với Kitô Giáo Phương Đông.

(44) Op. cit., ch. 7, Giáo Huấn và Kỷ Luật Thế Kỷ Thứ Tư, tr.155.

(45) Các học giả ngày nay chắc không thể chấp nhận được rằng cuộc hôn nhân của một Kitô hữu với một người ngoại đạo không phải là việc của Chúa. Thánh Phaolô hàm ý sự phân ly này chỉ là phân ly về “ăn nằm” (bed and board) hay là tiêu hôn; hình như là điều sau. Ngài không nói gì về tái hôn.

(46) Điều này đáng lưu ý vì luật Rôma vào thời đó không cho phép người vợ ly dị chồng.

(47) Op.cit., Ch. 8, Việc Xử Lý Ngoại Tình Trong Giáo Hội Sơ Khai, tr.166.

(48) Điều 8: [cũng vậy] những người đàn bà bỏ chồng không có ly do và tái hôn không được rước lễ ngay đến phút chót. Op. cit., tr.172.

(49) Điều 9: Người nữ Kitô hữu nào bỏ người chồng Kitô hữu vì ông ta ngoại tình và muốn tái hôn thì bà này không được phép làm như vậy. Nếu cứ tái hôn, bà ta không được rước lễ cho tới khi người chồng bị bà ta bỏ qua đời, ngoại trừ có lẽ vì bịnh thập tử nhất sinh đòi phải cho bà rước lễ. Ibid., tr.173.

(50) Điều 10 tiết 2: Nếu người nữ Kitô hữu kết hôn với người đàn ông đã bỏ vợ dù người vợ này vô tội và nếu bà ta biết người đàn ông đã có vợ và đã bỏ vợ một cách không chính đáng, bà ta sẽ không được rước lễ cả lúc cuối đời. Ibid.

(51) Ibid., tr.174.

(52) Công đồng Carthage thứ 11 trong thế kỷ kế tiếp phán quyết rằng không người phối ngẫu bị ly dị nào được tái hôn; họ phải ở độc thân hay làm hòa lại với người phối ngẫu kia. Nếu bất tuân luật này, họ phải làm việc đền tội. Người ta không nói gì về những người phối ngẫu bỏ người phối ngẫu mới và trở về với cuộc hôn nhân thứ nhất. Thánh Augustinô hẳn có hiện diện tại CĐ này. Op. cit., tr.175.

(53) Ibid., tr.177. Phái Cathari, hay phái thuần khiết, là một phái rất nghiêm ngặt của Novatian, người đã phản ứng ngược lại điều ông coi là đối xử quá nhẹ tay với người bỏ đạo thời bách hại.

(54) Điều khó là từ digamoi trong Hy Ngữ có ý nói về những người sống trong cuộc hôn nhân thứ hai bất kể là góa chồng hay những người tái hôn sau khi bỏ người phối ngẫu không có lý do chính đáng hay bỏ người vợ ngoại tình.

(55)0p.cit.,tr.180.

(56) Có những trường hợp vị giám mục đòi phải từ bỏ cuộc hôn nhân thứ hai nhưng chỉ vì những hoàn cảnh đặc biệt như lấy nhau trong vòng họ hàng gần chẳng hạn. Một qui định của Diocletian và Maximian cuối thế kỷ thứ 3 cấm bất cứ ai bị buộc phải nhận lại người phối ngẫu của cuộc hôn nhân thứ nhất. Qui định này vẫn còn hiệu lực suốt trong lịch sử của Đế Quốc và đã được bao gồm trong bộ luật Justinian của Kitô Giáo trong lần tái duyệt vào năm 536.

(57) Op. cit., tr.183.

(58) Ở đây, chúng tôi đang nói về cái mà nay ta gọi là các Giáo Hội Chính Thống. Ở đây, ta không nói về các Giáo Hội Hiệp Nhất (Uniate) của Công Giáo Phương Đông. Dĩ nhiên, không hề có ly giáo nào được ta nói đến vào lúc đó.

(59) “Thánh Augustinô sẽ không được báo chí ngày nay hoan hô khi đụng tới đạo đức học tính dục. Một số văn sĩ mị dân (popularist) ngày nay hay gán mọi thứ rắc rối của Giáo Hội Phương Tây liên quan tới luân lý tính dục là do giáo huấn có tính ức chế của Thánh Augustinô. Cách đọc lịch sử như thế quả bất công và thiếu chính xác một cách trắng trợn. Thánh Augustinô là một vĩ nhân trong lịch sử suy tư thần học và khi so sánh với trước tác của các vị đi trước ngài và cùng thời với ngài, ta thấy các trước tác của ngài về tính dục có tính hết sức tiến bộ trong cái hiểu của Kitô Giáo”. Timothy J. Buckley CSsR, What Binds Marriage? Geoffrey Chapman, 1997, 2. The Theological History, tr.43.

(60) Ba lý do biện minh cho hôn nhân và việc sử dụng nó đã được Thánh Augustinô kể ra trong bộ De Genesi ad litteram, cuốn 9, chương 7, số 12. “Có ba ích lợi: lòng trung thành, con cái, và không bị bẻ gẫy (sacrament). Lòng trung thành có nghĩa là người ta không giao tiếp tính dục bên ngoài dây hôn phối; con cái nghĩa là tiếp nhận chúng một cách đầy yêu thương, dưỡng dục chúng cách trìu mến, và dạy dỗ chúng về tôn giáo; sacrament nghĩa là hôn nhân không bị bẻ gẫy để người phối ngẫu được lấy người khác cho dù vì lợi ích của con cái. Có thể coi đó là qui luật của hôn nhân, nhờ đó sức sinh sản tự nhiên được điểm tô và sự thấp hèn của bừa bãi tính dục được hạn chế”.

(61) Thánh Augustine, De Adulterinis Coniugiis, cuốn 2, chương 5. Cf. Mackin, Op.cit.,các tr.218-9.
 
Văn Hóa
Sự âm thầm của một ''Cánh rừng đang mọc''
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
12:20 25/09/2014
SỰ ÂM THẦM CỦA MỘT “CÁNH RỪNG ĐANG MỌC”

BÀI CHIA SẺ LỜI CHÚA TRONG THÁNH LỄ GIỖ 100 NGÀY HAI CHA GIÁO ALBERTÔ TRẦN PHÚC NHÂN VÀ ANTÔN TRẦN MINH HIỂN (25/9/2014)

Kính thưa cộng đoàn Phụng vụ,

Cách đây 100 ngày, ngày 14/6/2014, và sau đó 4 ngày, ngày 18/6/2014, Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt hàng giáo sĩ Việt Nam, thật đau buồn và luyến tiếc về sự ra đi của hai linh mục, hai cha giáo: Albertô Trần Phúc Nhân và Antôn Trần Minh Hiển.

Dẫu biết sống chết là “quy luật của muôn đời”, dẫu tin cuộc đời chỉ là “phù vân nối tiếp phù vân” như lời của sách Giảng Viên hằng nhắc nhớ, hay dẫu ý thức về thân phận mỏng manh của phận người như định nghĩa thoáng buồn của lời Thánh Vịnh 103: Một cơn gió thoảng là xong,

Chốn xưa mình ở cũng không biết mình” (Tv 103,15-16), thì sự ra đi của hai cha giáo vẫn để lại trong tâm tưởng của bao người niềm xót xa và mến tiếc.

Tuy nhiên, trong viễn tượng của mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Ki-tô, cái chết của người Kitô hữu lại được Lời Chúa rọi sáng để bừng lên một niềm tin yêu hy vọng, như trong trích đoạn Sách Khôn ngoan mà chúng ta vừa nghe:

“Linh hồn người công chính ở trong tay Chúa…Khi đến giờ được Thiên Chúa viếng thăm, họ sẽ rực sáng như tia lửa bén nhanh khắp rừng sậy…Những ai trung thành, sẽ được Người yêu thương và cho ở gần Người, vì Người ban ân phúc và xót thương những ai Người tuyển chọn”.

Và dĩ nhiên, niềm hy vọng, niềm vui đó đã bén rễ ngay trong chính cuộc sống gian trần của người Ki-tô hữu, một cuộc sống gặp gỡ Đức Ki-tô và chọn lựa con đường của Ngài, như cách diễn tả của ĐTC Phanxicô trong Tông huấn “Evangelii Gaudium”:

“NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG đổ đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp Chúa Giêsu. Những ai chấp nhận đề nghị cứu độ của Người đều được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn phiền, trống rỗng nội tâm và cô đơn. Với Đức Kitô, niềm vui luôn luôn được tái sinh.” [1]

Đặc biệt, cái chết của người mang thánh chức linh mục, những linh mục thánh thiện, phục vụ hết mình, hoàn thành trách nhiệm…, thì đó lại là một ân điển, một chiến thắng, một niềm vui sâu lắng, một cái đẹp hoàn hảo… như nhận xét của Vị Thánh linh mục Gioan Maria Vianney trong một giai thoại về cuộc đời của ngài:

Một ngày kia, sau nhiều giờ miệt mài với hối nhân nơi tòa giải tội, cha thánh Vianney trở về với những bước chân kiệt sức và té ngã trên cầu thang. Giáo dân hay được chạy đến và hô hoán lên: “Cha bị bệnh, đi kêu bác sĩ gấp!”. Ngài chỉ khoác tay, ôn tồn bảo: “Kêu linh mục chứ không kêu bác sĩ”…Và sau khi được lãnh các bí tích sau hết, ngài đã ôn tồn nói với vị linh mục trẻ: “Đẹp làm sao cái chết của một linh mục hoàn tất trách nhiệm của mình”.

Lời của Cha Thánh Vianney đó hoàn toàn có thể áp dụng cho hai cha giáo đáng kính của chúng ta: “Đẹp làm sao cái chết của một linh mục hoàn tất trách nhiệm của mình”.

Vâng, cả hai cha đều đã dâng tặng cuộc đời mình để phục vụ: phục vụ Chúa và Giáo Hội, đặc biệt, phục vụ trong công tác đào tạo các linh mục, đào tạo những “chuyên viên” để rao giảng Lời Chúa và mang “Niềm Vui Tin Mừng” đến cho muôn người. Chúng ta đã từng được nghe chính cha giáo Albertô bộc bạch về niềm vui “phục vụ” của đời ngài trong bài chia sẻ nhân dịp ngài mừng 50 năm linh mục:

“Nhờ ơn Chúa ban trực tiếp hoặc qua người khác mà tôi đã thắng vượt đựơc các khó khăn thử thách và kiên trì phục vụ. Vì thế tâm tình của tôi là tạ ơn Chúa và biết ơn mọi người…”

“Năm nay tôi đã 76 tuổi, tương lai chẳng còn là bao.....Sức khoẻ và khả năng trí tuệ, nhất là trí nhớ, đang xuống dốc, nên tự nhiên tôi cũng cảm thấy bi quan. Nhưng Chúa Giêsu bảo: “Hãy bước đi bao lâu anh em còn có ánh sáng” ( Gioan 12,35). Vì thế tôi tự nhủ: Chúa còn cho bao nhiêu thời gian, bao nhiêu khả năng, thì cố gắng tận dụng để phục vụ.” [2]

Và cuộc đời của cha giáo Antôn Trần Minh Hiền cũng đã để lại một lời chứng phục vụ tuyệt vời như thế mà bài chia sẻ trong thánh lễ An Táng của ngài ĐGM Phụ Tá Hưng Hóa, Anphong Trần hữu Long đã trân trọng xác nhận:

“Trong mọi nhiệm vụ được giao, cha luôn tỏ ra trung tín, cần mẫn, vui tươi, phục vụ, không chỉ như một người thầy, người cha, mà còn như một người mẹ, và trên tất cả, như một người tôi tớ. Tại chủng viện Huế, cha sống giản dị, chân chất, ân cần, tận tụy, luôn nở nụ cười hiền hậu, khoan dung trước những sai lỗi của chủng sinh, với đường lối đào tạo mở ra nhằm xây dựng chủng viện thành một gia đình, để chủng sinh cởi mở và tín nhiệm, nhờ đó việc đào tạo mới hữu hiệu để có được những linh mục như tôi tớ tốt lành và trung tín.” [3]

Lễ Giỗ 100 ngày của hai cha giáo hôm nay lại trùng khớp với biến cố kỷ niệm 20 năm, ngày tái lập ĐCV Xuân Bích Huế (21/9/1994 – 21/9/2014), một địa chỉ, một quê hương tinh thần mà cả hai cha đã một đời gắn bó phục vụ, theo đúng châm ngôn của Hội Linh Mục Xuân Bích (cho dù cha Alberto chưa bao giờ là một thành viên): Vivere summe Deo in Christo Jesu (Sống hết mình cho Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô).

Riêng con, kể từ ngày kết thúc năm triết cuối cùng (1974), cũng là chu kỳ triết cuối cùng của ĐCV Xuân Bích Huế trước năm 1975, đúng 40 năm con được trở về nơi mái trường thân yêu nầy, để hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho hai cha giáo như nén hương thảo kính của một đứa học trò bé nhỏ; và trong tâm tình biết ơn nầy, con nhợt nhớ một câu nói thâm thúy của nữ văn sĩ Ruth Benedict:

“Sự biết ơn chỉ giữ trong lòng chưa hẳn là một đức tính tốt. Chúng ta cần phải tìm mọi cơ hội để đền đáp lại ân tình mình đã nhận được, nếu không cho ân nhân của mình thì cũng cho mọi người trong cuộc sống này.”

Quả thật, hôm nay và giờ nầy, đối với ĐCV Xuân Bích Huế, với bao nhiêu thế hệ linh mục, chủng sinh, tu sĩ… những người đã từng mang ơn hai cha giáo kính yêu, thì Thánh Lễ Giỗ hôm nay chính là một biểu hiện, một nghĩa cử của lòng biết ơn trọn hảo nhất mà chắc giờ nầy nơi quê hương hằng sống, hai cha giáo đang mĩm cười đón nhận với tất cả niềm vui.

Ở giữa cái chợ đời náo nhiệt và xô bồ của xã hội hôm nay, quả thật sự ra đi cách đây hơn 100 ngày của hai cha rồi cũng sẽ âm thầm chìm vào những “nốt lặng của thời gian”. Chỉ là “những nốt lặng” thôi, chứ trong mái nhà Hội Thánh, trong mối giây hiệp thông của gia đình con cái Chúa không bao giờ các ngài “bị lãng quên”, một sự lãng quên rất thường xảy ra nơi những người vô tín mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã minh họa trong những ca từ thật xót xa cho một người vừa nằm xuống:

Rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai

Không có ai, từng ngày, không có ai đời đời

Ru anh ngủ vùi, mùa mưa tới

trong nghĩa trang này có loài chim thôi! [4]

Vâng, sự âm thầm của các ngài trong cuộc hiện hữu mới hôm nay là sự âm thầm của những “hạt lúa mì được gieo vào lòng đất” để chấp nhận “mục nát giữa dòng đời hầu khai sinh một mùa lúa mới” như lời dạy của Chúa Giêsu trong Tin Mừng chúng ta vừa nghe; hay như cách ví von đầy triết lý nhân sinh của một câu ngạn ngữ Trung Quốc, thì đó chính là sự âm thầm của cả “một cánh rừng đang mọc”.

Giờ đây, trong mầu nhiệm hiệp thông của Hội Thánh trong Bàn Tiệc Thánh Thể nầy, con xin được thưa riêng với hai cha mà con tin chắc đang hiện diện cách vô hình ở đây: “kính thưa hai cha giáo Albertô và Antôn, cuộc đời của hai cha, công khó của hai cha, gương lành của hai cha, những lời chỉ dạy, những bài học Kinh Thánh và thần học mà hai cha đã chuyển tải cho chúng con cùng với bao hy sinh phục vụ âm thầm của hai cha dành cho Giáo Hội, cho bao nhiêu con người…sẽ không rơi vào quên lãng mà sẽ như những hạt mầm đang đâm chồi nẫy lộc, những chồi lộc thiêng liêng dẫn tới cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, tới Bàn Tiệc vĩnh hằng mà ngay ở đây và bây giờ cộng đoàn Phụng Vụ chúng con đang bắt đầu với Bàn Tiệc Thánh Thể.

Và như thế, chúng con tin rằng, một ngày không xa chúng ta lại được đoàn tụ trong bàn tiệc Nước Trời. Xin hai cha tiếp tục cầu nguyện và nhớ đến chúng con. Amen.”

[1] Tông huấn Evangelii Gaudium số 1

[2] Bài viêt “Linh mục Alberto Trần Phúc Nhân từ trần” của Lê Đức Thịnh đăng trên trang mạng xuanbichvietnam.net

[3] Bài giảng Thánh lễ An táng cha Antôn Trần Minh Hiển của ĐGM Anphong Nguyễn Hữu Long, pss, GM Phụ Tá Hưng Hóa.

[4] Lời trong ca khúc “Cho một người vừa nằm xuống” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nhện Giăng Tơ
Joseph Ngọc Phạm
21:15 25/09/2014
NHỆN GIĂNG TƠ
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
À ơi...
Tháng rộng năm dài
Nhện giăng tơ mãi
chờ ai...
Nhện buồn ?!
(Trích thơ của TiCa)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 19 – 25/09/2014 – Những hình ảnh đẹp trong chuyến tông du Albania
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:17 25/09/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha đến thăm Albania

Lúc 7:15 sáng Chúa Nhật 21 tháng 9, Đức Thánh Cha đã đi xe đến phi trường quốc tế Fiumicino để đáp máy bay đi Tirana. Tiếp đón Đức Thánh Cha tại phi trường có Đức Cha Gino Reali, Giám Mục giáo phận Porto Santa Rufina bao gồm phi trường Fiumicino. Chiếc máy bay của hãng hàng không Alitalia A320 đã cất cánh lúc 7 giờ rưỡi và đã đến phi trường quốc tế “Mẹ Têrêxa” lúc 9 giờ.

Đón tiếp Đức Thánh Cha tại phi trường Tirana có Đức Tổng Giám Mục Ramiro Moliner Inglés, Sứ Thần Tòa Thánh tại Albania, Thủ tướng Edi Rama, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Văn hóa Albania. Hiện diện tại phi trường cũng có vài giới chức chính quyền khác, các Giám Mục Albania và một nhóm tín hữu.

Sau khi duyệt qua hàng chào danh dự Đức Thánh Cha và Thủ tưởng đã vào phòng khách phi trường đàm đạo một lúc.

Albania rộng hơn 28 ngàn cây số vuông, có hơn 3 triệu dân, 97% là người Albani, 1% là người Hy lạp, 2% còn lại gồm người Armeni, Rumani, Serbi, và Macedoni. Ngoài ra cũng có các nhóm thiểu số khác như người Bosnia hồi giáo, và Do thái. Trên bình diện tôn giáo 56,7% tổng số dân theo Hồi giáo, 10% theo Công Giáo, 6,8% theo Chính Thống, 2,1% là tín hữu Bektashi, 5,7% theo các tôn giáo khác và 16,2% không theo tôn giáo nào.

Thành phố Tirana được thành lập năm 1614 và trở thành thủ đô năm 1920, hiện có hơn 421 ngàn dân và là thành phố đông dân nhất Albania. Hiện nay Tirana đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội và thành thị hóa manh mẽ, với việc xây cất nhiều dinh thự, công viên, và tái thiết các cơ sở tôn giáo, đặc biệt là các cơ sở kitô bị phá hủy trong thời đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ và dưới chế độ cộng sản vô thần. Trong số các nơi thờ tự kitô bị chế độ cộng sản phá hủy năm 1967 có nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu của các cha dòng Tên và nhà thờ chính tòa chính thống Chúa Kitô Phục Sinh, được xây năm 2012.

Tổng giáo phận Tirana - Durazzo có hơn 1,2 triệu dân, trong đó có 135 ngàn tín hữu Công Giáo, tức chiếm 11%, với 19 giáo xứ. Nhân lực gồm Đức Cha Rrok Mirdita, 9 linh mục triều, 30 linh mục dòng, 33 tu huynh, 121 nữ tu, 1 đai chủng sinh. Giáo Hội điểu khiển 14 cơ sở giáo dục và 7 trung tâm bác ái.

2. Diễn từ đầu tiên của Đức Thánh Cha với các nhà lãnh đạo dân sự

Lúc 9 giờ 15 phút Đức Thánh Cha đã đi xe về dinh tổng thống nơi diễn ra lễ nghi chào đón chính thức. Dinh tổng thống hiện nay do vua Zog cho xây trong các năm 1939-1941, sau đó đã được tu sửa thêm. Tổng thống Bujar Nishani năm nay 48 tuổi, có vợ và hai con, đã từng du học bên Hoa Kỳ và đậu tiến sĩ Luật năm 2004, từng là giáo sư tại Hàn lâm viện quân sự Tirana, nhân viên bộ Nội vụ và làm Bộ trưởng Nội Vu năm 2009, 2011-2012, rồi được bầu làm tổng thống từ tháng 6 năm 2012.

Tổng thống Nishani đã tiếp đón Đức Thánh Cha tại cửa vào dinh tổng thống. Ban nhạc đã cử hành quốc thiều Vatican và quốc thiều Albania. Sau đó hai vị và đoàn tùy tùng tiến vào đại sảnh chụp hình lưu niệm, ký tên vào sổ vàng và giới thiệu phái đoàn hai bên. Tiếp đến Đức Thánh Cha hội kiến riêng với tổng thống trong “Thư phòng xanh”. Sau đó tổng thống giới thiệu gia đình và trao đổi qùa tặng. Lúc 10 giờ tổng thống tháp tùng Đức Thánh Cha vào phòng khách Scandenberg để gặp gỡ hàng lãnh đạo dân sự, Ngoai giao đoàn và vài vị lãnh đạo tôn giáo.

Ngỏ lời chào Đức Thánh Cha tổng thống Nishani bầy tỏ niềm vui của toàn dân Albania vì sự hiện diện của ngài trong một đất nước Albania dân chủ tự do, đã thoát khải ách thống trị độc tài tàn ác của chế độ cộng sản khinh rẻ và chà đạp các quyền tự do của con người. Ngày nay Albania là một quốc gia trong đó người dân thuộc các Giáo Hội Công Giáo, Chính thống và Hồi Giáo chung sống trong hòa bình, tôn trọng lẫn nhau và cùng nhau chung xây đất nước. Tuy nhiên, dân nước Albania cũng phải đương đầu với nhiều thách đố mới của chế độ tư bản và việc toàn cầu hóa với các hậu qủa tiêu cực của nó.

Đáp lời tổng thống Đức Thánh Cha bầy tỏ niềm vui được đến viếng thăm Albania, vùng đất của các anh hùng đã hy sinh mạng sống cho nền độc lập quốc gia, vùng đất của các vị tử đạo đã làm chứng cho đức tin trong các thời gian khó khăn của các cuộc bách hại, vùng đất của chim đại bàng và hiếu khách.

Ngài nói:

“Tôi đặc biệt vui mừng vì một đặc thái hạnh phúc của Albania, cần được giữ gìn cẩn trọng: đó là sự chung sống hòa bình và cộng tác giữa các thành phần tôn giáo khác nhau. Bầu khí tôn trọng lẫn nhau giữa các tín hữu Công Giáo, chính thống và hồi giáo là một thiện ích qúy báu đối với quốc gia và nó có ý nghĩa, đặc biệt trong thời đại chúng ta, trong đó ý nghĩa tôn giáo bị làm cho méo mó bởi các nhóm cuồng tín, và các khác biệt giữa các tôn giáo bị bóp méo và lèo lái khiến cho chúng trở thành một yếu tố nguy hiểm của xung đột và bạo lực, thay vì là dịp đối thoại cởi mở, tôn trọng và suy tư chung về ý nghĩa của việc tin nơi Thiên Chúa và sống theo luật lệ của Người.

Đừng có ai nghĩ rằng có thể lấy Thiên Chúa làm bình phong, trong khi dự tính có các cử chỉ bạo lực và đàn áp! Đừng có ai viện cớ tôn giáo cho các hoạt động trái nghịch với phẩm giá và các quyền nền tảng của con người, trước hết là quyền sống và quyền tự do tôn giáo của tất cả mọi người!”

Đức Thánh Cha cũng đề cập đến các thách mới:

“Trong một thế giới hướng tới việc toàn cầu hóa cần phải làm mọi cố gắng để sự tiến bộ và phát triển kinh tế sinh ích lơi cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ cho một phần của dân chúng. Ngoài ra, sự phát triển đó sẽ không đích thật, nếu không có thể chịu đựng được và công bằng, nếu nó không chú ý tới các quyền của người nghèo và không tôn trọng môi sinh. Đối lại sự toàn cầu hóa các thị trường cần phải có sự toàn cầu hóa tình liên đới. Song song với sự tăng trưởng kinh tế cần phải tôn trọng môi sinh nhiều hơn. Cùng với các quyền cá nhân cũng phải bảo vệ quyền của các thực tại trung gian giữa cá nhân và Nhà nước, trước hết là các gia đình.”

Sau đó, tổng thống đã tháp tùng Đức Thánh Cha ra xe để ngài đến quảng trường Mẹ Têrexa cử hành thánh lễ cho tín hữu.

3. Thánh Lễ tại quảng trường Mẹ Têrêxa

Đức Thánh Cha đã đi xe díp mui trần đến quảng trường cách đó 800 mét giữa tiếng vỗ tay reo vui của tín hữu. Họ vẫy cờ Tòa Thánh có hình Đức Thánh Cha và huy hiệu chuyến viếng thăm. Nhiều tín hữu đeo khăn quàng cổ mầu trắng và mầu vàng. Họ cũng mang theo cả các biểu ngữ chào mừng Đức Thánh Cha hay. Khi đến quảng trường Đức Thánh Cha đã chào ông bà thị trưởng. Ông Lulzim Xhelal Basha, thị trưởng Tirana, đã trao chià khóa thành phố cho Đức Thánh Cha như dấu chỉ toàn dân thủ đô tiếp đón vị thượng khách.

Khán đài nơi Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ mầu trẳng với các ghế ngồi mầu vàng và thảm đỏ. Bên phải bàn thờ có ảnh Đức Bà Chỉ Bảo Đàng Lành. Tham dự thánh lễ cũng có tổng thống, thủ tướng, các giới chức chinh quyền và đại diện của các tôn giáo bạn. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có hơn 30 Hồng Y, Giám Mục và mấy trăm linh mục. Thánh lễ vừa bắt đầu được một lúc thì trời đổ mưa lớn, nhưng sau đó lại tạnh ráo rồi lại mưa vào cuối thánh lễ. Thánh lễ đã được cử hành bằng tiếng Latinh, các bài đọc và lời cầu giáo dận bằng tiếng Albani.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói:

Chúa Giêsu đem tình yêu của Thiên Chúa đến trần gian và muốn phổ biến nó qua sự hiệp thông và tình huynh đệ. Người thành lập một cộng đoàn gồm Mười Hai Tông Đồ, và sai họ cùng với 72 môn đệ khác đi rao giảng Tin Mừng, theo một kiễu rất đơn sơ, đi vào từng nhà một và nói lời chào binh an “Bình an cho nhà này”. Đây không chỉ là một lời chào, mà còn là một ơn nữa. ơn bình an. Hôm nay, khi đến quảng trường dâng kính một người con gái khiêm tốn nhưng cao cả của vùng đất này, là chân phước Mẹ Tệrexa Cacutta, tôi muốn lập lại lời chào ấy: bình an cho nhà của anh chị em, bình an cho con tim của anh chị em, bình an cho quốc gia của anh chị em.

Sứ mệnh của 72 của môn đệ Chúa phản ánh kinh nghiệm truyền giáo của cộng đoàn kitô thuộc mọi thời đại. Chúa phục sinh và hằng sống không chỉ gửi Mười Hai Tông Đồ, mà gửi toàn thể Giáo Hội, gửi từng tín hữu được rửa tội ra đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Nhưng đôi khi các cửa bị đóng kín. Áp dụng vào trường hợp của Albania Đức Thánh Cha nói:

Trong qúa khứ gần đây cánh cửa của nước Albania cũng đã bi đóng kín, với các cấm đoán và luật lệ của một chế độ khước từ Thiên Chúa và ngăn cản sự tự do tôn giáo. Những người sợ hãi sự thật và tự do đã làm mọi sự để xua đuổi Thiên Chúa ra khỏi trái tim con người và loại bỏ Chúa Kitô và Giáo Hội khỏi lịch sử quê hương của anh chị em, dù rằng đất nước này đã là một trong các nơi đầu tiên đón nhận ánh sáng Tin Mừng. Trong bài đọc thứ hai thánh Phaolô đã nhắc tới vùng Illiria thời đó bao gồm cả Albania ngày nay. Khi nghĩ tới các thập niên đau khổ tàn bạo và các cuộc bách hại khốc liệt chống lại các tín hữu Công Giáo, Chính Thống và Hồi Giáo, chúng ta có thể nói rằng Albania đã là một vùng đất của các vị tử đạo: nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dận đã trả giá cho sự trung thành của họ bằng chính mạng sống... Biết bao kitô hữu đã không gập mình trước các đe dọa, nhưng đã không do dự tiếp tục con đường lòng tin. Trong tinh thần, tôi nghĩ tới bức tường của nghĩa trang Scutari, biểu tượng sự tử đạo của các tín hữu Công Giáo, nơi họ đã bị xứ bắn, và tôi cảm động đặt vòng hoa của lời cầu nguyện và tưởng niệm ghi ơn không tàn phai. Chúa đã gần gũi, hướng dẫn, an ủi và nâng đỡ anh chị em trên cánh đại bàng, như Người đã làm xưa kia đối với dân Israel. Chim đại bàng được biểu hiệu trên quốc kỳ của anh chi em nhắc nhớ ý nghĩa của niềm hy vọng, luôn đặt tin tưởng nơi Thiên Chúa, là Đấng không gây thất vọng, nhưng luôn ở bên cạnh anh chị em, đăc biệt trong những lúc khó khăn.

Ngày nay các cánh cửa của Albania đã rộng mở và đang chín mùi cho một mùa truyền giáo mới đối với mọi thành phần dân Chúa: mỗi tín hữu đều có một chỗ đứng và một vai trò phải chu toàn trong Giáo Hội và trong xã hội. Từng người được mời gọi quảng đại dấn thân loan báo Tin Mừng và làm chứng cho tình bác ái, củng cố các tương quan liên đới để thăng tiến các điều kiện sống công bằng và huynh đệ hơn cho tất cả mọi người. Hôm nay tôi đến để khích lệ và làm cho niềm hy vọng lớn lên trong anh chị em và chung quanh anh chị em, để lôi cuốn các thế hệ trẻ dưỡng nuôi mình bằng Lời Chúa và mở cửa lòng cho Chúa Kitô. Ước chi niềm tin của anh chị em luôn tươi vui rạng rỡ; Hãy cho thấy rằng cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô trao ban ý nghĩa cho cuộc sống con người, của mọi người. Cùng hiệp thông với các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ tôi khuyến khích anh chị em hãy hăng say hoạt động mục vụ và tiếp tục tìm ra các hình thức mới để Giáo Hội hiện diện trong xã hội. Tôi đặc biệt kêu gọi người trẻ đừng sợ hãi quảng đại đáp trả lời Chúa Kitô kêu mời đi theo Ngài. Trong ơn gọi linh mục tu sĩ các bạn sẽ tìm thấy sự giàu có và niềm vui tận hiến chính hình để phục vụ Thiân Chúa và tha nhân.

Hỡi Giáo Hội phần đất Albania này, xin cám ơn về gương trung thành cuả mọi thành phần dân Chúa với Tin Mừng! Biết bao nhiêu con trai con gái Giáo Hội đã đau khổ vì Chúa Kitô, đến mức hy sinh mạng sống. Xin chứng tá của họ nâng đỡ các bước chân của Giáo Hội ngày hôm nay và ngày mai, trên con đường tình yêu, sự tự do, công lý và hòa bình. Amen.

Bài giảng của Đức Thánh Cha đã bị ngắt quãng nhiều lần bởi các tràng pháo tay của tín hữu.

4. Đức Thánh Cha Phanxicô mạnh mẽ lên án những kẻ lạm dụng danh Thiên Chúa để giết người và gọi đó là hành động phạm thánh trầm trọng nhất.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong cuộc gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo ở Albani tại trụ sở Đại Học Công Giáo “Đức Bà chỉ bảo đàng lành”, ở Tirana, thủ đô Albani, chiều Chúa Nhật 21 tháng 9.

Lên tiếng trong cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha bày tỏ lòng tôn trọng sâu xa đối với các vị lãnh đạo và các cộng đồng tôn giáo ở Albani. Ngài nhắc đến lời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 đã nói khi viếng thăm Albani hồi năm 1993: “Tự do tôn giáo là một thành trì chống lại mọi chế độ độc đoán và là một đóng góp quyết định cho tình huynh đệ của nhân loại.. Tự do tôn giáo chân thực tránh mọi cám dỗ có thái độ bất bao dung và phe phái, trái lại, thăng tiến những thái độ đối thoại tôn trọng và xây dựng”.

Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta cần phải nhìn nhận rằng sự bất bao dung đối với những người có xác tín tôn giáo khác với xác tín của mình là một kẻ thù nguy hiểm, ngày nay đang biểu lộ tại nhiều miền trên thế giới. Trong tư cách là tín hữu, chúng ta phải đặc biệt cảnh giác để tôn giáo và luân lý đạo đức mà chúng ta xác tín và hăng say làm chứng luôn được biểu lộ qua những thái độ xứng đáng với mầu nhiệm mà chúng ta muốn tôn kính, quyết liệt loại bỏ tất cả mọi hình thức lạm dụng tôn giáo một cách sai trái vì nó không xứng đáng với Thiên Chúa và con người. Tôn giáo chân chính là nguồn an bình chứ không phải là nguồn sinh ra bạo lực! Không ai có thể sử dụng danh Thiên Chúa để phạm những hành vi bạo lực! Giết người nhân danh Thiên Chúa là một tội phạm thánh trầm trọng! Kỳ thị nhân danh Thiên Chúa là điều vô nhân đạo”.

5. Đức Thánh Cha nghe các chứng từ của các nạn nhân bị cộng sản bách hại

Buổi tối, Đức Thánh Cha đã có buổi kinh chiều tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô mới được xây dựng với các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và các phong trào giáo dân. Trong dịp này các nạn nhân của các cuộc đàn áp tôn giáo đã xảy ra trong những năm 1940 sẽ đưa ra những chứng tá của họ và ký ức của các Kitô hữu về cuộc sống của họ trong thời kỳ bách hại của Cộng sản ở Albania đã được tái hiện trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Trước khi trình bày các chứng tá của mình, Đức Tổng Giám Mục Rrok Mirdita của thủ đô Albania tuổi nói:

"Các vị tử đạo của đất nước chúng con hôm nay vang dội lời chào 'Vạn tuế Đức Giáo Hoàng!" và chúng con cũng muốn cùng nhau hô vang như vậy. "

Sau lời chào của Đức Cha Mirdita, một linh mục và một nữ tu đã kể lại những gian khổ đã chịu trong thời kỳ bị bách hại.

Trước tiên là Cha Ernest Simoni, 84 tuổi, từng bị kết án tử hình. Cha bị tra tấn và đối xử vô nhân đạo. Sau đó, án tử hình được giảm còn 18 năm tù, trong đó có nhiều năm lao động khổ sai, và sau khi được trả tự do một thời gian, cha lại bị bắt trở lại, tổng cộng là 27 năm tù đày.

Ngài nói với Đức Thánh Cha Phanxicô và cộng đoàn làm thế nào ngài đối mặt với lao động khổ sai trong một trại tập trung trong suốt 27 năm.

Sau khi cha Ernest Simoni, Đức Thánh Cha ôm lấy ngài và khóc.

Một nữ tu người đã phải sống trong tình trạng hầm trú, phải liên tục trốn tránh cũng đưa ra lời khai của mình trong tiếng khóc nức nở vì không dằn được cảm xúc khi được chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Đức Giáo Hoàng cũng bỏ qua bài phát biểu đã chuẩn bị sẵn của mình và ứng khẩu nói bằng cảm xúc của ngài. Ngài nhận xét rằng bài Tin Mừng trong ngày nói lên niềm an ủi Thiên Chúa mang đến cho người dân của mình.

Ngài bùi ngùi trước những đau khổ được trình bày trong chứng tá của vị linh mục và người nữ tu.

Đức Thánh Cha nói:

"Chúng ta có thể hỏi họ: làm thế nào các vị có thể chịu nổi quá nhiều những đau khổ như vậy và câu trả lời của các vị là những gì chúng ta đọc thấy trong Bức Thư thứ hai gửi các tín hữu Côrintô của Thánh Phaolô. Thiên Chúa là một người Cha đầy lòng thương xót và là Thiên Chúa của ủi an. Ngài là Đấng an ủi chúng tôi".

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhấn mạnh rằng họ có thể vượt qua thời điểm khó khăn là nhờ lời cầu nguyện của rất nhiều Kitô hữu. Một cách thân thiện, Đức Thánh Cha đã yêu cầu các tín hữu đừng tìm kiếm những an ủi trần thế, xa cách với Thiên Chúa.

Ngài nói:

"Tôi không muốn trách anh chị em ngày hôm nay. Tôi không muốn đóng vai đao phủ ở đây. Nhưng hãy chú ý. Nếu anh chị em tìm kiếm sự an ủi ở một nơi khác, ngoài Thiên Chúa, anh chị em sẽ không bao giờ được hạnh phúc."

Đức Giáo Hoàng thừa nhận rằng ngài không nhận thức đầy đủ mức độ kinh hoàng và dã man của các cuộc đàn áp dữ dội của Cộng sản giáng xuống đầu người Công Giáo cho đến khi ngài nghiên cứu vấn đề này một cách cẩn thận trong hai tháng qua.

Trước khi rời khỏi nhà thờ Thánh Phaolô tại Tirana, các Giám Mục Albania đã tặng Đức Thánh Cha một Thánh Giá trong đó có khắc hình ảnh của các vị tử đạo, cũng như một hình ảnh Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành là Bổn Mạng của Albania.

6. Đức Thánh Cha gặp gỡ các trẻ em bị bỏ rơi

Điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến tông du kéo dài 11 giờ của Đức Thánh Cha tại Albania là trung tâm Betania, nơi nuôi dưỡng các trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi. Cuộc gặp gỡ đã diễn ra tại nhà nguyện kính thánh Antôn của trung tâm này.

Một vị đại diện nói:

"Cảm ơn Đức Thánh Cha đã ghé thăm nơi này vượt quá sự trông đợi của hiệp hội chúng con. Chúng con cầu nguyện cho Đức Thánh Cha để những lời chúc bình an của Đức Thánh Cha có thể ở lại với chúng tôi luôn mãi trong cuộc sống của chúng con và gần gũi với chúng con. Chúng con yêu mến Đức Thánh Cha rất nhiều. Xin lỗi vì con quá xúc động ".

Trong diễn từ của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cao những nỗ lực cao quý mà trung tâm này đã mang lại cho những trẻ em đau khổ. Ngài giải thích rằng chính nhờ những nơi như thế này mà đức tin thực sự trở thành lòng bác ái.

Đức Thánh Cha nói:

"Đức tin hoạt động trong các công việc bác ái có thể di chuyển các ngọn núi của sự thờ ơ, hoài nghi và sự vô cảm, và mở ra những trái tim và những bàn tay để làm những điều thiện và nhân lên những điều thiện này. Nhờ cử chỉ khiêm tốn và đơn giản này mà Tin Mừng của Chúa Phục sinh sống động giữa chúng ta ".

Ngài nói thêm:

"Công việc tốt lành được đền đáp vô cùng hơn là tiền bạc, là điều thường lôi chúng ta xuống bởi vì chúng ta được tạo ra để nhận và truyền đạt tình yêu của Thiên Chúa, chứ không phải để đo lường mọi thứ bằng tiền bạc và quyền lực."

Kết thúc phát biểu của mình, Đức Giáo Hoàng nói rằng tình yêu mang đến cho các Kitô hữu sức mạnh để hy sinh cho người khác với niềm vui.

Trước khi rời sân bay, Đức Thánh Cha Phanxicô tặng cho trung tâm một bức tượng của Thánh Anthony, vị thánh bảo trợ của cơ sở này.

Các trẻ em đã hát một bài hát để cảm ơn Đức Thánh Cha đến thăm các em.

7. Đức Thánh Cha nhìn nhận với các ký giả ngài đã khóc khi nghe các chứng từ về sự tàn bạo của cộng sản Albania

Mặc dù chuyến bay trở về Rôma từ Tirana chỉ kéo dài trong một giờ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không nghỉ ngơi sau một ngày tông du bận rộn, ngài đã dành cho các ký gỉa một cuộc họp báo. Ngài nói đùa với các ký giả là họ có thể hỏi bất cứ chuyện gì nhưng với một điều kiện: họ chỉ có thể nói về chuyến đi của ngài đến nước Albania.

Đức Thánh Cha nói:

"Ngày mai, tin tức chỉ được tập trung vào chuyến đi. Không có gì khác nhé."

Đức Giáo Hoàng đã trả lời phỏng vấn trong 12 phút. Ngài nhìn nhận ngài đã bật khóc sau khi nghe lời khai của một linh mục và một nữ tu người Albania bị cộng sản bách hại trong nhiều năm. Đó là lần đầu tiên trong cương vị Giáo Hoàng ngài khóc công khai.

Cha Ernest Simoni, 84 tuổi, từng bị kết án tử hình, nhưng rồi được giảm xuống còn 27 năm lao động khổ sai trong các trại lao động khác nhau. Cha bị nhà nước cộng sản bắt giam từ lễ Giáng Sinh năm 1963, bị kết án tử hình vì đã cử hành 3 lễ cầu nguyện cho Tổng thống Kennedy của Mỹ bị ám sát chết một tháng trước đó. Cha bị tra tấn và đối xử vô nhân đạo. Sau đó, án tử hình được biến cải thành 18 năm tù, trong đó có nhiều năm lao động khổ sai, và sau khi được trả tự do một thời gian, rồi cha bị bắt trở lại, tổng cộng là 27 năm tù đày.

Trong thời gian đó, cha vẫn cử hành thánh lễ thuộc lòng bằng tiếng la tinh, giải tội và bí mật phân phát Mình Thánh Chúa cho các tín hữu.

Khi cha Simoni dứt lời, Đức Thánh Cha đã tiến đến ôm vị linh mục thật lâu và khóc vì cảm động.

Đức Thánh Cha nói:

“Nghe chính một vị tử đạo nói về sự tử đạo của mình là một kinh nghiệm rất mạnh. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đã xúc động, tất cả chúng ta. Và họ nói như thể họ đang nói về người khác, chỉ đơn giản và khiêm tốn. Điều đó đã làm cho tôi một cảm giác rất tốt”.

Albania, một quốc gia được đánh dấu sâu sắc bởi một chế độ độc tài cộng sản tàn bạo và khắc nghiệt trong đó bọn lãnh đạo cộng sản theo đuổi một đường lối quyết liệt tận diệt Kitô Giáo. Chính vì thế Đức Thánh Cha đã lựa chọn Albania là nước châu Âu đầu tiên ngài đến thăm.

Đức Thánh Cha nói:

"Chuyến đi của tôi là một thông điệp, đó là một dấu chỉ mà tôi muốn đưa ra với thế giới".

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng ngài đã nghiên cứu trong hai tháng qua lịch sử của Albania dưới thời cộng sản.

Ngài nói:

"Trong hai tháng tôi đã nghiên cứu khoảng thời gian đó. Đó là một giai đoạn độc ác. Mức độ tàn ác thật khủng khiếp Khi tôi nhìn thấy những hình ảnh của các vị tử đạo, không phải chỉ là người Công Giáo mà thôi, cũng có những người Chính thống, và Hồi giáo. .. và nghĩ đến những phản ứng của họ trước họng súng: ‘Mày không được tin vào Thiên Chúa’. Và họ trả lời: ‘Tôi tin.’... Thế là đoàng một cái người ta giết họ. Đây là lý do tại sao tôi nói rằng tất cả ba tôn giáo đã được chứng kiến Thiên Chúa và bây giờ tất cả chúng ta phải làm chứng cho tình huynh đệ”

Trước khi nói lời tạm biệt với các nhà báo, Đức Thánh Cha nói thêm rằng chuyến đi tiếp theo của ngài sẽ là đến Strasbourg, để đọc diễn từ trước Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu.

8. Nhận định của Đức Thánh Cha về chuyến tông du Albania

Trong buổi triều yết chung thứ Tư 24 tháng 9, Đức Thánh Cha đã nhận định như sau về chuyến tông du đến Albania của ngài:

Anh chị em thân mến,

Chuyến tông du của tôi đến Albania Chúa Nhật vừa qua là một dấu chỉ của sự gần gũi của tôi, và của Giáo Hội hoàn vũ, với những người Albania, là những người phải chịu đựng nhiều năm dài dưới một chế độ vô thần và vô nhân đạo, nhưng bây giờ họ đang làm việc cùng nhau để xây dựng một xã hội hòa bình đánh dấu bởi sự tôn trọng lẫn nhau và sự hợp tác trong việc phục vụ lợi ích chung.

Đặc biệt quan trọng trong vấn đề này là tinh thần cùng tồn tại và đối thoại giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau của Albania, vì tất cả đều phải chịu đựng khủng bố cay đắng cho niềm tin của mình vào Thiên Chúa.

Trong cuộc gặp gỡ những người thuộc các tôn giáo khác nhau, tôi khuyến khích chứng tá quan trọng này, với niềm tôn trọng lẫn nhau dựa trên bản sắc của mỗi tôn giáo. Với anh chị em Công Giáo tôi vinh dự được biết đến những chứng tá anh hùng của nhiều vị tử đạo mà sự đau khổ của họ đã mang lại những hoa quả tái sinh thiêng liêng. Tôi đã mời gọi các Kitô hữu hãy là men của lòng nhân từ, bác ái và hòa giải trong xã hội Albania.

Thông qua lời cầu bầu của Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành, xin Thiên Chúa tiếp tục truyền cảm hứng cho những người Albania trong việc xây dựng một xã hội công bằng, hòa bình và đoàn kết.

9. Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 10

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Tháng 10 là tháng Mân Côi, ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng này là:

Ý chung: Cầu xin Chúa ban hoà bình cho những nơi trên thế giới đang bị tàn phá bởi chiến tranh và bạo lực.

Ý truyền giáo: Cầu cho Ngày Thế giới Truyền giáo đánh động mọi tín hữu niềm khát khao và nhiệt tâm mang Tin Mừng đến cho toàn thể thế giới.

10. Đức Thánh Cha thành lập ủy ban cải tổ quy trình tuyên bố hôn nhân vô hiệu

Sáng thứ Bẩy 20 tháng 9, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định thành lập một Ủy ban đặc biệt để nghiên cứu việc cải cách các quy trình tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Quyết định này được đưa ra hôm 02 tháng 08 năm 2014.

Ủy ban này sẽ được lãnh đạo bởi Đức Ông. Pio Vito Pinto, Chánh Tòa Thượng Thẩm Roma. Các thành viên khác gồm Đức Hồng Y Francesco Coccopalmerio, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn bản pháp lý; Đức Tổng Giám Mục Luis Francisco Ladaria Ferrer, SJ, thư ký của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin; Đức Giám Mục Dimitri Salachas Chưởng Lý của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Đông Phương; và một số vị trong tòa thượng thẩm Rota cũng như các giáo sư luật học của Italia.

Công việc của Ủy ban sẽ bắt đầu càng sớm càng tốt với mục tiêu là dự thảo một đề nghị cải cách quá trình tuyên bố hôn nhân vô hiệu hay thường được gọi tắt là tiêu hôn, với mục tiêu là đơn giản hóa các thủ tục, làm cho quy trình hợp lý hơn, và bảo vệ các nguyên tắc bất khả phân ly của hôn nhân.

Nhiều người lầm tưởng rằng vấn đề tiêu hôn là một hình thức li dị trong Giáo Hội Công Giáo. Ðiều đó không đúng. Thật ra, tiêu hôn là chỉ một án lệnh do tòa án Giáo Hội ban bố nói lên rằng một hôn nhân nào đó chưa hề có một kết hợp hữu hiệu thực sự.

Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận rằng một khi đã được thành sự, hôn nhân đều mang tính chất bất khả phân ly (Mt 19,6). Là người Công Giáo, nếu vì một lý do gì đó muốn tiêu hôn, thì đương sự phải được tòa án Giáo Hội ban án lệnh hôn nhân cũ là vô hiệu.

11. Lễ giỗ lần thứ 12 Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận

Lúc 9 giờ sáng 18 tháng 9, Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, đã chủ sự thánh lễ tại Nhà Thờ Đức Mẹ Cầu Thang ở Roma, nhân lễ giỗ lần thứ 12 của vị Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.

Tại thánh đường này của dòng Camêlô nhặt phép có mộ của Đức Cố Hồng Y. Đồng tế thánh lễ có Đức Cha Mario Toso, Tổng thư ký Hội Đồng và gần 30 linh mục Việt Nam và Ý, trước sự hiện diện của gần 100 người gồm các nữ tu Việt Nam, chủng sinh, tu sinh Việt Nam một số giáo dân và thân nhân bạn hữu và cộng tác viên của Đức Cố Hồng Y trong Hội Đồng.

Giảng trong thánh lễ, Đức Hồng Y Turkson đã khai triển ý nghĩa các bài đọc thánh lễ, ngài liên kết những đau khổ mà Đức Hồng Y Phanxicô đã chịu trong tình trạng tù đày với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Đức Hồng Y cùng mời gọi mọi người cầu nguyện để án phong chân phước cho Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận được tiến hành mau lẹ và tốt đẹp.

Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận qua đời ngày 16-9 năm 2002 hưởng thọ 74 tuổi. Hồi đầu tháng 7 năm 2013, cuộc điều tra cấp giáo phận để làm án phong chân phước cho Đức Cố Hồng Y đã được kết thúc trọng thể và toàn bộ hồ sơ được chuyên lên Bộ Phong Thánh để cứu xét.

12. Hội Đồng Giám Mục Nigeria: Khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã chiếm được 25 thành phố

Theo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, Hội Đồng Giám Mục Nigeria đã có phiên họp khẩn cấp tại Warri trong vùng châu thổ Niger. Trong cuộc họp các Giám Mục nước này bày tỏ âu lo trước tình trạng quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã chiếm được 25 thành phố ở miền Bắc Nigeria.

Đức Cha Oliver Dashe Doeme, Giám Mục giáo phận Maiduguri tuyên bố với thông tấn xã Fides là giáo phận của ngài bao gồm Maiduguri, là thủ phủ của bang Borno, Yobe và một số khu vực Adamawa, đã bị quân khủng bố Hồi Giáo tràn ngập. Đức Cha đã phải bỏ chạy khỏi Tòa Giám Mục của ngài và đang tạm trú tại giáo xứ Santa Teresa ở Yola.

Đức Cha nói:

"Hàng ngàn người dân đang sống trong các hang động trên núi, hay lẩn trốn trong rừng. Một số ít những người chạy thoát đến Maiduguri, Mubi và Yola được sự giúp đỡ của bạn bè và người thân trong vùng.”

Tại Maiduguri, giao tranh vẫn diễn ra ác liệt.

"Chúng tôi đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn; người dân phải ngủ trên các đường phố Maiduguri. Trong khi hàng ngàn người đã tìm cách trốn thoát sang Cameroon và đang sống trong những điều kiện rất khó khăn ".

Đức Cha Doeme nhấn mạnh đến việc quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã có được các vũ khí tinh vi trong những tháng gần đây bao gồm cả xe tăng, thiết giáp, giàn phóng tên lửa, hỏa tiễn phòng không và các loại súng ống tối tân khác.

Rõ ràng là quân khủng bố Hồi Giáo đã có những nguồn viện trợ rất lớn từ thế giới Hồi Giáo và đang lớn mạnh trước sự dửng dưng của thế giới.

13. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở các tân Giám Mục: Đừng biến thừa tác vụ của mình thành “một con số điên cuồng những sáng kiến”.

Hôm thứ Sáu 19 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các đại biểu tham dự hội nghị quốc tế về Tân Phúc Âm hóa. Cuộc họp kéo hai ngày tập trung vào những suy tư trong việc thực hiện về phương diện mục vụ Tông Huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Phúc Âm) của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Đức Thánh Cha nói rằng tông huấn nhấn mạnh đến nhiệm vụ trọng tâm của Giáo Hội là rao giảng Tin Mừng. Tuy nhiên, ngài nói, nỗi lo sợ khi phải đối mặt với rất nhiều nhu cầu mục vụ có thể dễ dàng dẫn đến "một thái độ sợ hãi và phòng thủ".

"Từ đó dẫn đến sự cám dỗ của tâm lý hài lòng dễ dãi và chủ nghĩa giáo sĩ, cố gắng để mã hóa đức tin thành những luật lệ và quy định, như các kinh sư, những người Pharisêu và các nhà thông luật đã làm vào thời Chúa Giêsu. Chúng ta sẽ có tất cả mọi thứ rõ ràng, tất cả mọi thứ theo đúng trật tự, nhưng những người có đức tin và những người đang tìm kiếm sẽ tiếp tục phải chịu cảnh đói khát Thiên Chúa."

Đức Thánh Cha nói thêm rằng Giáo Hội phải là một bệnh viện dã chiến chăm sóc cho những người bị thương bằng cách sống gần gũi với họ. Những người có một thái độ tương tự như của các thầy thông luật và những người Pharisêu sẽ không bao giờ có thể đưa ra “một chứng tá của sự gần gũi”.

Ngài cũng so sánh với lời mời gọi rao giảng Tin Mừng với dụ ngôn của Chúa Giêsu nói về một người chủ vườn nho tìm kiếm những người lao động ở ngoài đường.

Đức Thánh Cha nói:

"Trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu nói Ngài đã đi ra ngoài ít nhất năm lần. Lúc bình minh, lúc chín giờ, vào buổi trưa, lúc ba giờ và lúc năm giờ chiều vẫn còn thời gian. .. vẫn còn thời gian để Ngài đến với chúng ta. "

Như người chủ vườn nho, chúng ta cũng phải luôn luôn đi ra ngoài, tìm kiếm những người đang tìm kiếm Thiên Chúa, đặc biệt là người nghèo và những người có hoàn cảnh khó khăn.

Đức Thánh Cha cũng kêu gọi các tham dự viên tập trung vào các dấn thân cần thiết để truyền giáo chứ đừng biến thừa tác vụ của mình thành “một con số điên cuồng những sáng kiến."

"Đôi khi có vẻ như chúng ta bận tâm nhiều hơn đến việc nhân lên cho nhiều các hoạt động hơn là chú ý tới con người và cuộc gặp gỡ của họ với Thiên Chúa. Một chương trình mục vụ mà không có sự quan tâm này trở nên càng ngày càng còi cọc."

Đức Thánh Cha kết luận bài nói chuyện của ngài bằng cách kêu gọi cá tham dự viên hãy bắt đầu rao giảng Tin Mừng bằng cách làm chứng cho đức tin Kitô giáo của mình với những chứng tá phải được nói công khai.

14. Đức Thánh Cha tiếp kiến 94 Giám Mục mới thuộc các xứ truyền giáo

Đức Thánh Cha khích lệ các GM thực thi sự “hoán cải truyền giáo”, sống và hành động giữa Dân Chúa như những người phục vụ.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho 94 Giám Mục thuộc 49 quốc gia, thụ phong trong thời gian gần đây, vừa kết thúc khóa bồi dưỡng 2 tuần lễ ở Roma, do Bộ truyền giáo tổ chức. Trong số các vị có 4 Giám Mục Phụ Tá của Việt Nam là Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo (Xuân Lộc), Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long (Hưng Hóa), Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên (Vinh) và Đức Cha Giuse Trần Văn Toản (Long Xuyên).

Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy, Tổng thư ký và nhiều linh mục đã phụ giúp trong khóa học ở Học Viện Thánh Phaolô.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhắc đến sự cấp thiết của việc hoán cải truyền giáo (Evangelii gaudium); một sự hoán cải liên hệ tới mỗi tín hữu đã chịu phép rửa, mỗi giáo xứ, và dĩ nhiên là các vị mục tử được kêu gọi sống và làm chứng trước tiên, trong tư cách là người hướng dẫn các Giáo Hội địa phương. Vì thế - ngài nói – “tôi khuyến khích anh em hãy qui hướng cuộc sống và sứ vụ Giám mục của mình vào sự biến đổi truyền giáo này, đang gọi hỏi Dân Chúa”.

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại giáo huấn của Công Đồng chung Vatican 2 theo đó “Các Giám Mục trong khi thi hành sứ vụ làm cha và chủ chăn giữa các tín hữu của mình phải cư xử như 'những người phục vụ', luôn có trước mắt tấm gương của vị Mục Tử nhân lành, Đấng đã đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ, và hiến mạng sống vì mọi người. Tấm gương sáng ngời về việc phục vụ mục vụ là các thánh Tử Đạo Hàn Quốc Anrê Kim Đại Kiến (Kim Taegon) linh mục Phaolô Đinh Hạ Tường (Chong Hasang) và các bạn tử đạo mà chúng ta kính nhớ hôm nay. Gắn bó với Chúa Kitô, vị Mục Tử nhân lành, các thánh Tử Đạo không do dự đổ máu đào vì Tin Mừng, mà các ngài là những người trung thành ban phát và là chứng nhân anh dũng”.

Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh rằng: “Giáo Hội đang cần các vị Mục Tử, nghĩa là những người phục vụ', cần những Giám Mục biết quì gối trước người khác để rửa chân cho họ. Các vị Mục Tử gần dân, là những người cha, người anh hiền từ, kiên nhẫn và từ bi; yêu mến thanh bần, tự do vì Chúa, cũng như đơn sơ và có cuộc sống khổ hạnh. Anh em được mời gọi không ngừng canh chừng đoàn chiên được ủy thác cho anh em, để giữ cho đoàn chiên được hiệp nhất và trung thành với Tin Mừng và Giáo Hội. Anh em hãy cố gắng mang lại một đà tiến truyền giáo đích thực cho các cộng đoàn giáo phận của anh em, để họ ngày càng thêm các phần tử mới, nhờ chứng tá cuộc sống và sứ vụ giám mục của anh em được thi hành như một việc phục vụ Dân Chúa. Anh em hãy gần gũi các Giám Mục của mình, chăm sóc đời sống tu trì và yêu mến người nghèo”

Đức Thánh Cha cũng bày tỏ mong ước các Giám Mục Trung Quốc thụ phong trong những năm gần đây cũng được tham dự cuộc gặp gỡ hôm nay. “Tự thâm tâm, tôi hy vọng ngày ấy sẽ không xa!”

Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắc đến Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới sắp tới về gia đình và nhấn mạnh rằng gia đình ở nơi căn cội công trình truyền giảng Tin Mừng, với sứ mạng giáo dục, tham gia tích cực vào đời sống cộng đoàn giáo xứ. Ngài nói:

“Tôi khuyến khích anh em thăng tiến việc mục vụ gia đình, để các gia đình được tháp tùng và huấn luyện, có thể đóng góp tốt đẹp nhất vào đời sống Giáo Hội và xã hội”.

Trong số các GM tham dự khóa bồi dưỡng, đông nhất là 14 Giám Mục Ấn độ, và 7 Giám Mục Nigeria.

15. Thảm họa nhân đạo tại miền Bắc Syria

Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Hai 22 tháng 9, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ít nhất 138,000 người đã chạy trốn qua biên giới sang Thổ Nhĩ Kỳ từ hôm thứ Sáu để lánh nạn sau khi các làng mạc và thị trấn của họ bị quân khủng bố Hồi Giáo IS tràn ngập.

Phó Thủ tướng, Numan Kurtulmus, cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã mở 8 cổng biên giới trên một chiều dài 32km từ Akcakale đến Mursitpinar trước làn sóng tị nạn của người Kurd tại Syria.

Cuộc di cư khổng lồ đã xảy ra sau khi quân khủng bố Hồi Giáo IS chiếm được hơn 100 ngôi làng của người Kurd gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc giao tranh từ hôm thứ Năm 18 tháng 9 trong mưu toan chiếm thị trấn Kobane, còn được gọi là Ain al-Arab.

Kobane, thuộc tỉnh Aleppo, là thị trấn của người Kurd lớn thứ ba tại Syria. Chiếm được Kobane, quân khủng bố Hồi Giáo IS có thể kiểm soát được một đoạn dài biên giới phía Bắc của Syria giáp với Thổ Nhĩ Kỳ.

Lực lượng đối lập Syria trong Liên minh Quốc gia cảnh báo về "những nguy hiểm của một vụ thảm sát quy mô lớn" trong khu vực vì các chiến binh người Kurd, đã cầm cự với quân khủng bố Hồi Giáo IS trong nhiều tháng qua, và đã buộc phải rút lui trong những ngày gần đây vì quân khủng bố được tăng cường với chiến xa và trọng pháo.

Đứng trước thảm họa nhân đạo này, trong những giờ đầu tiên của ngày thứ Ba 23 tháng 9, Hoa Kỳ và một số nước đồng minh Ả rập đã bất ngờ tấn công bọn khủng bố Hồi Giáo IS tại thành phố Raqqa, nơi đặt tổng hành dinh của IS, và vùng ngoại ô Aleppo, thành phố lớn thứ hai của Syria.

Các tên lửa Tomahawk đã được bắn từ ngoài khơi vào thành phố Raqqa, trước khi các máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ, Bahrain, Jordan, Ả Rập Saudi, Liên Hiệp Các Tiểu Vương Quốc Ả rập và Qatar thực hiện 14 cuộc không kích.

16. Đức Thánh Cha tiếp nữ tổng thống Á Căn Đình

Sáng thứ Bẩy 20 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Á Căn Đình, là bà Cristina Fernandez de Kirchner. Cuộc họp bắt đầu lúc 12:30 trong tiền sảnh của nhà khách Santa Marta, và kéo dài khoảng 15’.

Sau cuộc hội đàm với tổng thống, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón các thành viên khác trong đoàn đại biểu của Á Căn Đình. Tổng thống Kirchner đã tặng Đức Thánh Cha một bức ảnh Đức Mẹ Tháo Gỡ Xích Xiềng. Đây là một trong những danh hiệu của Đức Mẹ rất được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tâm đắc, và được ngài cổ vũ trong thời gian còn là Tổng Giám Mục Buenos Aires.

Bức ảnh Đức Mẹ Tháo Gỡ Xích Xiềng do danh họa Johann Melchior Georg Schmittdner vẽ và từ năm 1700 đã được tôn kính tại nhà thờ Thánh Phêrô ở Perlack, Augsburg, bên Đức. Ý nghĩa bức ảnh là Đức Maria là Eva mới của nhân loại. Khi xưa Eva vì bất tuân mà đem xiềng xích tội lỗi đến thì nay Đức Mẹ là người cởi bỏ những xiềng xích ấy khi cùng hiệp thông trong đau khổ với Chúa để cứu độ trần gian.

Sau cuộc tiếp kiến, hai vị đã cùng ăn trưa tại nhà khách Santa Marta.

17. Đức Thánh Cha cám ơn những nỗ lực của Giáo Hội tại châu Phi chống lại dịch bệnh Ebola

Sáng thứ Ba 23 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các giám mục Ghana đang trong chương trình adlimina viếng mộ các Thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.

Đây là một buổi tiếp kiến thân mật và ấm áp.

Một Giám Mục nói:

"Thưa Đức Thánh Cha, một linh mục dòng Tên mới được thụ phong linh mục yêu cầu con đưa thư này cho Đức Thánh Cha"

"Một linh mục Dòng Tên à?"

Đức Thánh Cha đã chào đón các Giám Mục, từng người một. Sau khi các Giám Mục Ghana đã an vị, ngài nói trong vài phút và sau đó đưa cho các ngài một phong bì với một thông điệp bằng văn bản.

Trong bài phát biểu của mình với các Giám Mục Ghana, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh việc Giáo Hội tham gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở châu Phi. Ngài nói rằng sự giúp đỡ của Giáo Hội là đặc biệt cần thiết trong bối cảnh sự bùng phát dịch Ebola. Đức Thánh Cha cũng cầu nguyện rằng "thảm họa" có thể kết thúc sớm.

Các Giám Mục đã tặng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô một dây stola đầy màu sắc mà ngài đã đeo vào cuối cuộc họp. Trước khi nói lời chia tay, Đức Giáo Hoàng xin các Giám Mục cầu nguyện cho ngài.

18. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ nói chuyện tại Hội đồng châu Âu vào tháng 11

Trong chuyến bay trở về từ Tirana, Albania, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các nhà báo rằng chuyến tông du tiếp theo của ngài tại châu Âu là vào ngày 25 tháng 11.

Đức Giáo Hoàng sẽ đọc diễn văn tại Nghị viện châu Âu ở Strasbourg. Tuy nhiên, ngài cũng tiết lộ rằng nhân dịp đó ngài cũng sẽ đến thăm Hội đồng châu Âu.

Hội đồng châu Âu được tạo thành từ 47 quốc gia, trong đó có Ý, Đức và Nga. Hội đồng giám sát sự hợp tác giữa các nước châu Âu về quyền con người, phát triển dân chủ và hợp tác trên lãnh vực văn hóa. Hội đồng châu Âu là một thực thể tách biệt với Liên minh châu Âu nhưng có một vai trò cố vấn trong việc đề ra các chính sách.

Trong bài diễn văn trước Hội đồng châu Âu, Đức Thánh Cha có lẽ sẽ thảo luận về một số vấn đề nhân quyền liên quan đến châu Âu, bao gồm việc nhập cư và tự do tôn giáo. Ngài cũng có thể sẽ thảo luận về những căng thẳng đang gia tăng và nguy cơ của những cuộc chiến tranh ở châu Âu và trên toàn cầu.

Tổng thư ký của Hội đồng, ông Thorbjørn Jagland, đã chính thức mời Đức Giáo Hoàng đọc diễn văn tại hội đồng khi ông đến thăm Vatican vào ngày 20 tháng 9 năm 2014.

Trong chuyến thăm đó, ông Jagland cảm ơn Đức Giáo Hoàng đã đưa ra lời kêu gọi liên đới với các nước vùng Địa Trung Hải để bảo đảm cư xử nhân đạo với những người tị nạn.

Chuyến thăm cuối cùng bởi một vị Giáo Hoàng trước Hội đồng châu Âu là vào 08 tháng 10 năm 1988, khi Thánh Gioan Phaolô II đọc diễn văn trước Hội đồng vào đêm trước lễ kỷ niệm lần thứ 40 của tổ chức này.