Ngày 25-09-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:44 25/09/2017
8. LANG BĂM ỨNG ĐỐI
Có một tên lang băm chữa bệnh làm chết người, bị trói đem tới quan phủ. Lang băm chối cãi, tự nhận mình là thư sinh nho giáo.
Quan huyện nói:
- “Nếu là nho sinh, xin mời làm hai câu đối.”
Tên lang băm thật bất đắc dĩ nên luôn miệng nói:
- “Được, được.”
Quan huyện ra vế đối:
- “Đỉnh bạc ba gánh thẳng tắp.”
Đối:
- “Tơ vàng vạn ứng cao.”
Tên quản gia đã nghe ra được manh mối liền tiếp lời:
- Mận ngàn gốc, đào vạn gốc, gặp cảnh mà nở ra.”
Tên lang băm suy nghĩ rất lâu, cuối cùng đáp:
- “Gừng hai miếng, táo ba trượng, thêm nước ấm mà uống”.
Quan huyện liền biết rõ nghề nghiệp của người này, nên khoái trá cười to lên, lớn tiếng nói:
- “Nói bậy, nói bậy.”
Tên lang băm khẩn trương đập đầu xuống đất nói một mạch:
- “Chỉ vì cho thuốc quá liều nên bệnh nóng mà nói ngông cuồng”.
(Giải Uẩn thiên)

Suy tư 8:
Thời xưa cũng như thời nay đều có những tên lăng băm, những thầy thuốc bất đắc dĩ nầy thường chợt đến rồi chợt đi vì sợ cảnh sát bắt và sợ bệnh nhân đòi lại...tiền.
Ma quỷ là tên lang băm xảo quyệt, không những nó làm cho chúng ta mất tiền (ân sủng của Chúa) mà còn làm cho bệnh (tội lỗi) của chúng ta càng ngày càng nặng, nó là tên lang băm mà ai cũng biết nhưng rất ít người đề cao cảnh giác với nó, bởi vì thuốc nó cho thì rất ngọt ngào với môi miệng, rất bắt mắt và rất dễ uống, nhưng khi uống rồi thì mới thấy là độc hại, và trên thế gian thì có rất nhiều người thích uống thuốc độc của ma quỷ.
Ma quỷ có bảy viên thuốc rất độc hại cho linh hồn chúng ta, đó chính là bảy mối tội đầu.
Đức Chúa Giê-su là vị lương y tài giỏi của nhân loại, không những Ngài chữa trị các bệnh phần hồn mà còn chữa lành các bệnh phần xác nữa, Ngài không lừa dối và bịp bợm ai, nhưng Ngài luôn thương yêu và mời gọi chúng ta hãy dùng những phương thuốc Ngài ban cho để chữa bệnh hồn xác, phương thuốc ấy chính là bí tích Giải Tội và bí tích Thánh Thể.
Đã là người Ki-tô hữu thì ai cũng biết đến phương thuốc nhiệm mầu ấy, nhưng trong cuộc sống chúng ta đã dùng nó như thế nào: là khí cụ vừa chữa lành vừa đề phòng và vừa để chiến đấu với ma quỷ và những cám dỗ của nó không ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thán h
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:47 25/09/2017

42. Cầu nguyện là rượu ngon khiến cho tâm hồn con người được sảng khoái.

(Thánh Francis de Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn t hần học tu đức"

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:01 25/09/2017

43. Chuyên cần cầu nguyện là thực hành Phúc Âm.

(Thánh Aloysius Gonzaga)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách n gôn thần học tu đức"

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Sám hối, quay trở về là con đường dẫn đến ơn cứu độ
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:28 25/09/2017
Chúa Nhật XXVI Thường Niên, năm A
Ed.18,25-28 Pl 2,1-11 Mt 21, 28-32

Thánh Phaolô đã nhiều lần nói :” Nếu có gì vinh vang, tôi chỉ có thể vinh vang trong sự yếu đuối của tôi…” hoặc “ Tôi coi mọi sự là thiệt thòi so vời mối lợi tuyệt vời là được nhận biết Đức Kitô…”. Thánh Phaolô luôn nêu lên sự yếu đuối và nghèo hèn của mình. Thật vậy, con người chỉ khi nào nhận ra sự yếu đuối của mình, nhận ra con người tội lỗi, nghèo hèn của mình, tự cảm thấy xấu hổ vì tội lỗi của mình, rồi nhìn lên Chúa, nhận ra lòng thương xót của Người, lúc đó con người mới chạy đến với Chúa, ăn năn sám hối để xin Người tha thứ tội lỗi cho mình.

Các bài đọc hôm nay, đặc biệt đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu 21,28-32 diễn tả sự tương phản của hai người con. Người con thứ nhất đã thẳng thừng từ chối lời mời gọi đi làm của người cha. Người con này đã có thái độ xem ra hời hợt, thiếu suy nghĩ khi anh trả lời cùng Cha :” Con không muốn “. Trái với người con thứ nhất, người con thứ hai trước lời kêu gọi của người cha, anh đã tỏ vẻ khúm núm, xem ra đầy khiêm nhượng và phấn kích, khi mau mắn thưa cùng cha :” Vâng, thưa cha “. Với thái độ cung kính, khúm núm trước lời đề nghị của người cha.

Chúng ta có cảm tưởng người con thứ hai sẽ chấp hành mau mắn, đi làm theo ý của cha. Với hai thái độ hoàn toàn trái ngược này: hai lập trường khác nhau, người con thứ nhất tuy thẳng thừng từ chối lời mời gọi của cha, nhưng sau đó anh hối hận, thống hối, chính sự sám hối thức đẩy anh trở lại, và ưng thuận đi làm vườn nho cho cha của mình. Còn người con thứ hai, tuy tỏ vẻ khúm núm, mau mắn :” Vâng, thưa cha “, nhưng cuối cùng anh đã không vâng lời, và không chịu làm gì hết.

Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, dựng nên con người, Ngài luôn tôn trọng sự tự do của con người. Dựa vào đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu : với hai thái độ, hai cách ứng xử và hành động của hai người con, Chúa Giêsu đã quay lại chất vấn người chất vấn Ngài và hỏi họ :” Ai trong hai đứa con đã thi hành ý của cha ?”. Vâng, mọi người và tất cả mọi người chỉ có thể đồng loạt :” Người con thứ nhất “. Người con thứ nhất và người con thứ hai chỉ được đánh giá theo hành động, chứ không theo lời nói xuông, lời nói trên môi miệng. Dựa vào câu trả lời này, Chúa Giêsu xoay ngược vấn đề :” Tôi bảo thật các ông : những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. Vì ông Gioan đã đến chỉ dạy đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin “.

Rõ ràng Chúa Giêsu kết án những Pharisêu, Kinh sư, Biệt phái vì những người này lúc nào cũng tự kiêu, tự mãn, cho mình là con cháu Abraham, dân được tuyển chọn, những người tự cho mình là biết luật thấu đáo, tỉ mỉ giữ những điều luật không đáng giữ, bầy thêm nhiều điều luật nhằm đè trên đầu trên cổ người dân. Họ bắt người dân giữ nhưng họ không bao giờ đụng tới để giữ những điều Chúa dạy, nên họ giống như người con thứ :” Thưa cha, vâng! “, nhưng rồi vẫn ung dung, vẫn không thống hối để vâng lời, để vui vẻ đi làm. Thiên Chúa luôn tôn trọng sự tự do của con người, của chúng ta, bởi vì có những quyết định, có những việc làm của chúng ta chống lại, nghịch với ý định của Thiên Chúa, nhưng Người vẫn kiên nhẫn chờ đợi chúng ta tỉnh hồi, ăn năn, sám hối, nhận ra lỗi lầm, nhận ra tội lỗi của chúng ta mà thành tâm quay trở về với Người để xin Người tha thứ và lãnh nhận ơn tha thứ của Người.

Đối với Chúa việc thành tâm nhìn ra lỗi lầm, xưng thú lỗi lầm và can đảm, mau mắn sửa đổi lỗi lầm không phải là hành động yếu hèn, làm mất nhân phẩm, phẩm giá con người, trái lại càng sám hối, càng sửa đổi để trở nên hoàn thiện, con người càng gần gũi, càng gắn chặt lấy Thiên Chúa và càng quảng đại, yêu mến hơn đối với tha nhân.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn biết nhìn vào mình để nhận ra những yếu kém, những lỗi lầm của mình và thành thật ăn năn, sám hối, quay trở về với Chúa để nhận lãnh sự tha thứ của Chúa. Amen.

Gợi ý để chia sẻ:

1.Người Cha ám chỉ ai ?
2.Người con thứ nhất tượng trưng cho những ai ?
3.Người con thứ hai đại diện cho những ai ?
4.Hành động và lời nói phải làm sao ?
5.Những người nghe lời Chúa mà không đem ra thực hành tượng trưng cho lớp người nào ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những Kitô hữu tỵ nạn bị bắt buộc phải đọc kinh Hồi Giáo mới được nhận thức ăn tại Sudan.
Giuse Thẩm Nguyễn
08:15 25/09/2017
(EWTN News/CNA) Tổ Chức Trợ Giúp Giáo Hội Có Nhu Cầu , viết tắt là ACN (Aid to the church in Need ) là một tổ chức bác ái giáo hoàng nhằm trợ giúp những người Công Giáo bị bách hại trên khắp thế giới đã báo cáo rằng những trẻ em Công Giáo tỵ nạn trong một số trại tỵ nạn tại Sudan đã bị bắt buộc phải nguyện kinh Hồi Giáo mới nhận được thức ăn.

Những báo cáo này cũng được các linh mục trong vùng xác nhận và rằng sự kỳ thị này đã thực sự xảy ra ở các trại tỵ nạn tại Sudan, nơi mà những người tỵ nạn đã phải bỏ chạy vì xung đột bạo lực ở Miền Nam Sudan.

Bẩy tiểu bang miền nam đã dành được độc lập từ phần còn lại của Sudan vào năm 2011 và quốc gia Miền Nam Sudan được thành lập. Chưa đầy ba năm sau, vào tháng Mười Hai năm 2013, một cuộc nội chiến đã bắt đầu, tạo nên một cuộc khủng hoảng về di dân tăng nhanh nhất thế giới.

Theo Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc thì đã có trên hai triệu người tỵ nạn bỏ chạy qua những nước lân cận bao gồm cả hằng trăm ngàn người đã trốn chạy từ vùng bắc Sudan.

Rất nhiều người bỏ nhà cửa ở Nam Sudan và đã lánh nạn tại các nhà thờ và hằng triệu người đang lâm cảnh thiếu lương thực. Vào tháng Hai, Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố nạn đói ở một số miền của nước này.

Những nhân viên cứu trợ mô tả điều kiện tồi tệ ở Sudan như là kinh hoàng, đói khát, giết người, hãm hiếp đã trở thành phổ biến.

Theo ACN, đối với những người tỵ nạn trốn từ miền bắc vào Sudan, điều kiện sống của họ trong các trại rất tệ. Các trẻ em ở trong trại phải cầu kinh Hồi Giáo trước khi được nhận thức ăn được cung cấp bởi Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, các tổ chức phi chính phủ và chính quyền Sudan.

Còn những người tỵ nạn sống ngoài trại, bất kể theo tôn giáo nào, thì không được cấp phát thức ăn của chính quyền, tuy vậy người Công Giáo cũng bị đối xử bất công trong những khó khăn này. Sự phân biệt đối xử này đến từ chính quyền Sudan và những lực lượng nhằm bành trướng Hồi Giáo.

David Dettoni, cố vấn cao cấp của Quỹ Cứu Trợ Sudan đã trình bày trước quốc hội vào ngày 26 tháng Tư rằng “Ở Sudan, quyền lực vẫn ở trong tay Hồi Giáo và họ vẫn dùng nó để phổ biến lầm lạc và bạo động.”

ACN cũng cho biết thêm là nhiều nhà thờ Công Giáo ở Sudan đang bị phá hủy dưới chiêu bài quy hoạch thành phố.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
50 năm vòng tay ôm huynh đệ
Linh Tiến Khải
09:14 25/09/2017
Cách đây 50 năm trong hai ngày 25 và 26 tháng 7 năm 1967 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã công du Thổ Nhĩ Kỳ và viếng thăm các thành phố Istanbul, Ephêxô và Smirne. Tại Istanbul Đức Phaolô VI đã viếng thăm nhà thờ chính toà Chúa Thánh Thần trong khu phố Pangalti, và gặp gỡ tổng thống Thổ ông Cemal Guersel. Ngài cũng viếng thăm nhà thờ chính thống San Giorgio và gặp gỡ Đức Thượng Phụ Armeni Snork Kalustian, cũng như Đức Thượng Phụ chính thống Costantinopoli Athenagoras I và Imam Hakham Bashi, thủ lãnh cộng đoàn Hồi giáo Istanbul. Đây là lần thứ hai Đức Phaolô VI gặp gỡ Đức Thượng Phụ Athenagoras. Ngày 26 Đức Phaolô VI đã viếng thăm nhà thờ chính toà Thánh Gioan tại Smirne và gặp gỡ hàng lãnh đạo địa phương. Sau đó ngài gặp gỡ cộng đoàn chính thông Ephêxô, và sau cùng trở lại Smirne để lấy máy bay trở về Roma.

Thật ra, trước đó ba năm trong chuyến viếng thăm Thánh Địa, chiều ngày mùng 2 tháng giêng năm 1964 trên một ngọn đồi trước thành Giêrusalem ngay trong thời Công Đồng Cung Vaticăng II nhóm họp, mọi người đã chứng kiến vòng tay ôm hôn giữa Đức Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras. Đây là một biến cố đã được Đức Gioan XXIII nghĩ tới, ghi dấu lịch sử luôn mãi. Đức Phaolô VI và Đức Athenagoras đã cùng nhau đàm đạo và đọc Kinh Lậy Cha bằng tiếng Latinh và Hy Lạp. Với cử chỉ đơn sơ là vòng tay ôm hôn ấy, hai Giáo Hội bẻ gẫy các thế kỷ xa cách và tái thừa nhận nhau là anh em. Thật thế, vì kể từ năm 1439 các vị lãnh đạo của các Giáo Hội Đông Tây đã không gặp gỡ nhau. Vì thế, vòng tay ôm hôn, các cử chỉ, lời nói của hai vị đã có tầm quan trọng lịch sử to lớn, vì nó diễn tả ý chí của cả hai Giáo Hội muốn chấm dứt các thù nghịch, chống đối và thờ ơ đối với nhau trong quá khứ, và mở ra một muà mới của sự gặp gỡ và đối thoại.

Sau khi cảm tạ Thiên Chúa vì dịp may hạnh phúc tràn đầy hy vọng này Đức Thượng Phụ Athenagoras đã đau đớn nhớ lại sự kiện “từ bao thế kỷ thế giới kitô đã sống trong chia rẽ và đôi mắt đã mệt mỏi vì nhìn bóng tối”. Còn đối với Đức Phaolô VI “các con đường dẫn tới sự hiệp nhất còn dài và đầy khó khăn, nhưng các nẻo đường đồng quy hướng về suối nguồn của Tin Mừng” . Cả hai vị đã cầu mong cho mọi kitô hữu đều có thể “cùng uống một chén và cùng nhau bẻ bánh sự sống mà không có vấn đề uy tín, quyền tối thượng không do Chúa Kitô thiết lập, và chỉ với một mục đích là phục vụ Giáo Hội và phục vụ nhân loại”.

** Nhân dip kỷ niệm biến cố quan trọng này ngày 16 tháng 12 năm 2014 cuốn sách của bà Valeria Martano tựa đề “Vòng tay ôm Giêrusalem: cách đây 50 năm cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Phaolo VI và Đức Athenagoras” đã được giới thiệu tại Học viện văn hoá Italia tại Istanbul. Sách cũng đã được giới thiệu tại đài phát thánh Vaticăng, có sự hiện diện của ĐHY Paul Poupard, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh văn hoá và đối thoại liên tôn. Từ năm 1963 ĐHY cũng đã góp phần vào việc chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ lịch sử này giữa hai vị lãnh đạo Giáo Hội.

Phát biểu trong dịp này ĐHY Poupard nói: “Tôi nhớ là đã xảy ra một biến cố hoàn toàn không được thấy trước trong thế giới, và nó đã thay đổi lịch sử thế giới! Sự kiện hai thế giới đã không biết nhau – nếu có thể nói được như vậy – đã gặp gỡ nhau: khi đó thế giới đã mở mắt, từ phiá này và từ phía kia. Đây đã là một điều duy nhất. Đây là một chuyến du hành trong lịch sử dài của các chuyến tông du do một vị Giáo Hoàng làm trong kiểu tự di chuyển. Chính ngài đã tự mời mình. Mọi người đã cho rằng sẽ không thể làm được, nhưng nó đã có thể”. Hai tiểu sử song song, tiểu sử của Đức Athenagoras và tiểu sử của Đức Roncalli trẻ trung thành công trong việc tạo thành một cuộc gặp gỡ có khả thể mở rộng các lá phổi của Giáo Hội.

Bà Valeria Martano tác giả cuốn sách “Vòng tay ôm hôn Giêrusalem” cho biết: “Cuộc gặp gỡ giữa Đức Athenagoras và Đức Phaolô VI đạt được với một lộ trình dài song song, chứng kiến khát vọng hiệp nhất nảy sinh từ một phần bên Đông Phương nơi Đức Athenagoras là một kitô hữu đông phương, người chứng kiến sự tan rã của việc sống chung Ottoman, và đau khổ vì sự chia rẽ trở thành thù nghịch, trở thành bạo lực, của chủ thuyết quốc gia quá khích, là người hiểu và trực giác được sự cần thiết hiệp nhất, tuy nhiên ngài cũng là một người sống kinh nghiệm về sự chung sống tân tiến: ngài đã sống 20 năm bên Hoa Kỳ, là một quốc gia đa chủng tộc và đa tôn giáo; đàng khác một cách song song chúng ta có một kitô hữu tây phương, một linh mục vùng Bergamo, sống 20 năm bên Đông Phương – hầu như trong cùng các năm trong đó Đức Athenagoras sống bên Tây Phương. Như Đức Gioan XXIII đã nói: “Tôi đã học yêu mến các thánh ca, các lễ nghi của họ, việc tôn kính các ảnh vẽ Icone, hiểu rằng các anh em này khác với chúng ta, đã có cùng con tim của chúng ta”. Có một thời điểm ban đầu mùa công đồng của hai gương mặt này, lãnh đạo của hai Giáo Hội, đã từng thở với hai lá phổi, như Đức Gioan Phaolô II sẽ nói: lá phổi đông phương và lá phổi tây phương của Giáo Hội. Các vị tìm nhau, nhưng sẽ không bao giờ gặp gỡ nhau, vì đối với tiểu sử của Đức Gioan XXIII là người đã rất già: vì thế hai vị không có thời giờ để gặp gỡ nhau. Tuy nhiên, Đức Phaolô VI tiếp nhận chứng nhân trong vòng rất ít tháng từ khi được bầu làm Giáo Hoàng, và hoàn thành lịch sử vĩ đại này với cuộc gặp gỡ tại Giêrusalem. Vì vậy với khả thể là không có sự phục tùng nào, và không có sư nhượng bộ nào, từ cả hai phiá, các kitô hữu có thể tìm trở lại nhau như anh em ở nơi đâu đức tin đã nảy sinh.

** Đây là cây cầu đã được bác cách đây 50 năm và nó cũng đã nâng đỡ chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô trong chuyến viếng thăm Thánh Địa và gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Bartolomaios, nhân kỷ niệm 50 năm vòng tay ôm huynh đệ nói trên.

Trong buổi phát biểu tại Học viện văn hoá Italia ở Istanbul giáo sư Andrea Riccardi, sáng lập viên cộng đoàn thánh Egidio, nhấn mạnh rằng cuốn sách của bà Valeria Martano xoay quanh đề tài vòng tay ôm. Không có thương thuyết, không có kết quả, nếu chúng ta muốn, mà chỉ có vòng tay ôm hôn giữa giữa Đức Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras tại Giêrusalem. Chuyến viếng thăm Thánh Địa của Đức Phaolô VI đã có giá trị biểu tượng: một Giáo Hội tập trung nơi thành Giêrusalem, nơi các gốc rễ tin mừng và kinh thánh, nơi sức mạnh yếu ớt của các gốc rễ nghèo nàn của nó. Không phải việc trở lại Roma, như được đòi hỏi nơi các tín hữu Công Giáo, nhưng Gáo Hoàng Roma tự rời sang Giêrusalem: nhưng như vậy không thể không gặp gỡ Đức Thượng Phụ Costantinopoli. Gặp gỡ không phải chỉ để vượt thắng bao thế kỷ của tình trạng không thân hữu, mà nhất là để thắng vượt thái độ không biết đến người khác là đặc thái tâm thức của thời bấy giờ. Không thể hiện diện ở đấy mà không ôm hôn nhau.

Hồi tháng 6 năm 2014 khi tới thăm cộng đoàn thánh Egidio, ĐTC Phanxicô đã đề cập tới Cộng đoàn và người nghèo nhưng với giá trị đại đồng hơn. “Một căng thẳng từ từ hết căng thẳng để trở thành sự gặp gỡ, vòng tay ôm: người ta lẫn lộn người trợ giúp với người được giúp. Ai là nhân vật chính? Cả hai hay nói đúng hơn, đó là vòng tay ôm”. Điều đầu tiên vòng tay ôm ấy muốn nói đó là không còn có nhân vật chính nữa. Đức Thượng Phụ Athenagoras tiếp nhận nó với sự tinh tế như bài phỏng vấn ngài dành cho ông Olivier Clément trong cuốn sách tựa đề: “Đối thoại với Đức Thượng Phụ Athenagoras”, Trong đó Đức Thượng Phụ khẳng định: “Tất cả đều chuyển động, có một luồng gió tự do lớn thổi. Đức Giáo Hoàng không cô đơn nữa, ngài có thể có các bạn đồng hành trên đường”. Đây là điểm đáng nói: vòng tay ôm ấy đã làm mòn sự tán dương nỗi cô đơn của nền quân chủ giáo hoàng, bằng cách cho thấy rằng vẻ đẹp không phải là sự cao cả của Giáo Hoàng, mà là sự gặp gỡ giữa hai giáo chủ. Đó đã là một sự xoáy mòn chậm chạp, nhưng sâu đậm. Khi nói về mình Đức Phaolo VI bảo rằng sự cô đơn của ngài giống như sự cô đơn của Đức Mẹ trên mái nhà thờ chính toà Milano.

** Đức Athenagoras, nhà nghệ sĩ của tương quan nhân bản, tiếp nhận sự cao cả của vị Giáo Hoàng cải cách, và cũng tiếp nhận sự giòn mỏng của ngài. Đức Thượng Phụ Athenagoras nói với Đức Phaolô VI: “Tôi là một cụ già, xin cho phép tôi có lời khuyên này: cần ngủ nhiều hơn, ăn nhiều hơn một chút, làm việc ít hơn một chút, đi dạo trong vườn và cười, mặc dù tất cả”. Đức Ông Macchi, thư ký của Đức Phaolô VI đã nói với tôi rằng Đức Thượng Phụ đã liên lạc thư từ với ngài, để không quấy rầy Đức Giáo Hoàng, để hỏi thăm tin tức sức khỏe của Đức Phaolô VI. Và trong bài phỏng vấn dành cho ông Clément Đức Thưọng Phụ nói với ông: “Nhất là Đức Giáo Hoàng cô đơn biết bao. Tất cả chúng ta đều cần có các người anh em. Vì thế nên tôi đã ước mong rằng ngài nhận tôi như một người anh em, một người anh em tội nghiệp, chắc chắn rồi, người rốt hết trong mọi người, nhưng là một người anh em”.

Tình huynh đệ này có các sắc thái cá nhân, nhưng có giá trị sâu đậm, đến độ Đức Thượng Phụ Athenagoras cho vẽ một hình trên gỗ của cuộc gặp gỡ, trong đó người ta trông thấy hai tông đồ Phêrô và Anrê ôm hôn nhau. Từ vòng tay ôm cho tới tình bạn, tình huynh đệ, cuộc gặp gỡ, cuộc đối thoại, việc cầu nguyện chung, sự hiệp thông, nền thần học… Có việc đào sâu các ý nghĩa nhân bản và thần học, đạp lên nền thần học kinh viện và tranh luận, một cách thân thiết đối với Đức Thượng Phụ Athenagoras, nghi ngờ nền thần học bị ý thức hệ hoá. Truớc khi sang Thánh Địa Đức Thượng Phụ vén mở ý nghĩa kitô học của vòng tay ôm như sau: “Cuộc gặp gỡ sẽ không là tiếp xúc đơn sơ giữa hai người có trách nhiệm. Nó có một mục đích lớn: đó là tìm lại Chúa Kitô , hiện diện giữa những người hiệp nhất không chia rẽ.”

Bà Valeria Martano vén mở cho biết trong phòng của phái đoàn Toà Thánh, nơi xảy ra cuộc gặp gỡ tại Giêrusalem, người ta đã chuẩn bị một ngai với bệ để chân và tàn che cho Đức Giáo Hoàng: nó diễn tả nền quân chủ giáo hoàng không thể ở trên cùng bậc với ai hết. Nhưng Đức Phaolô VI trong sứ điệp gửi thế giới khi vừa được bầu làm chủ chăn đã gọi các kitô hữu không Công Giáo là anh em, nhưng nói rằng Roma là nhà cha của họ. Trong một năm mọi sự đã thay đổi hẳn. Lễ nghi Roma bị đảo lộn bởi vòng tay ôm và tình bằng hữu giữa hai vị giáo chủ, khơi dậy một năng động. Tư tưởng và suy tư thần học sẽ theo sau. Ngôi nhà trở thành vòng tay ôm: việc trở lại Giêrsalem của cả hai vị.

** Đức Phaolô VI đã bị đánh động bởi cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Athenagoras như ngài đã tiết lộ cho các Hồng Y biết, vừa khi trở về Roma: “Đức Thượng Phụ đã tới gặp tôi và đã muốn ôm hôn tôi, như người ta ôm hôn một người anh em. Ngài đã muốn siết tay tôi và dẫn tôi, tay trong tay, vào trong căn phòng, trong đó chúng tôi phải trao đổi với nhau vài lời, để nói: chúng ta phải, chúng ta phải hiểu nhau, chúng ta phải làm hoà, chúng ta phải cho thế giới thấy rằng chúng ta trở lại là anh em với nhau”. Đức Phaolô VI thú nhận rằng ngài đã có nhận thức rõ rằng tại Giêrusalem, trong vòng tay ôm hôn ấy đã xảy ra một cái gì mới mẻ và sâu đậm. Lịch sử nửa thế kỷ bắt đầu đã tới cho đến cuộc gặp gỡ giữa Đức Phanxicô và Đức Thượng Phụ Bartolomaios. Trong luống cầy của cuộc đối thoại tình yêu là vòng tay ôm ấy đã bắt đầu cuộc đối thoại thần học – từ năm 1979 – với nguy cơ đã biết của việc tái rơi vào chỗ ý thức hệ hay lèo lái. Tuy nhiên, từ năm 1964 đã xảy ra một cái gì đó không thể quay trở lại đàng sau được nữa và không thể cưỡng lại được. Dân Công Giáo bắt đầu tiếp nhận trong chân trời của mình Đức Thượng Phụ đại kết, như một quy chiếu. Ở đây tôi xin phép trích lại một tư tưởng của Đức Thượng Phụ Athenagoras nói với các thành viên phong trào Tổ Ấm về dân chúng: “Các thần học gia sẽ không làm được gì hết, họ bám chặt vào nhân vật của họ, các tư tưởng của họ, địa vị của họ. Niềm hy vọng là ở nơi dân chúng, trong các con chiên bé nhỏ… chúng sẽ là những người sẽ làm thành sự hiệp nhất”.

Đức Thượng Phụ Athenagoras là người đã rất có công trong cuộc gặp gỡ tại Giêrusalem hồi năm 1964, vì ngài đã là người đam mê sự hiệp nhất giữa các kitô hữu, và làm cho nó lây lan sáng tất cả những ai đến thăm toà Thượng Phụ Fanar. Từ lâu trước triều đại của Đức Phaolô VI Đức Athenagoras đã tìm gặp gỡ các tín hữu Công Giáo và với Đức Giáo Hoàng. Qua các thư ngài gửi cho ĐTGM Francesco Lardone, Sứ Thần Toà Thánh tại Ankara, Đức Thương Phụ băn khoăn hỏi không biết nếu ngài viết thư cho Đức Gioan XXIII thư có được trả lời với chữ ký của ĐGH không, hay nếu ngài sang Roma và được ở Castel Gandolfo để Đức Gioan XXIII đến thăm.

** Còn Đức Gioan XXIII khi là Sứ Thần Toà Thánh bên Thổ Nhĩ Kỳ năm 1927 cũng đã tò mò đến thăm Toà Thượng Phụ Fanar và hôn tay Đức Thượng Phụ Basilio III. Khi ngài hôn tay, Đức Thượng Phụ bầy tỏ ước mong gặp Đức Giáo Hoàng trước khi nhắm mắt để bàn về sự hiệp nhất các Giáo Hội, đáp ứng một trong các nhu cầu lớn lao nhất của nhân loại. Nếu có dấu chỉ đồng ý, thì ngài sẽ hài lòng thắng vượt mọi khó khăn của tuổi già… Tình yêu là điểm đầu tiên”. Ngay năm 1927 Đức Roncalli đã nhận được cảnh báo từ Roma là “phải thận trọng trong việc tiếp xúc với các quyền bính lạc giáo”. Cả sau khi nhận được các lời phân ưu của Toà Thượng Phụ Fanar về cái chết của ĐGH Pio XI năm 1939, Đức Roncalli đã chính thức viếng thăm Đức Thượng Phụ Beniamino I. Cần biết ơn thừa nhận lời tiên tri mà Toà Thượng Phụ đại kết đại diện trong lịch sử Kitô giáo thuộc thế kỷ XX, khi đảm trách lời xin hiệp nhất dấy lên từ dân kitô, khích lệ các người tìm kiếm hiệp nhất trong mọi Giáo Hội. Từ sự hiệp nhất liên chính thống cho tới sự hiệp nhất giữa các kitô hữu, và sự hiệp nhất của toàn nhân loại qua cuộc đối thoại liên tôn cho tới ý thức về căn nhà chung, mà Đức Thượng Phụ Bartolomaios là người có công rất lớn.

Vòng tay ôm mà Đức Phaolô VI và Đức Athenagoras đã khai mào cách đây 50 năm, như được trình bầy trong cuốn sách của bà Valeria Martano, đã là một vòng tay ôm trong thời chiến tranh lạnh. Nhưng hôm nay chúng ta đang sống trong thời đại kết với biết bao nhiêu cây cầu và các tiếp xúc thường xuyên. Nhưng một lần nữa sáng kiến lại đến từ Costantinopoli, khi Đức Thượng Phụ đại kết quyết định đến Roma để gặp gỡ tham dự lễ khai mào sứ vụ của Đức Phanxicô, tân Giám Mục Roma. Và như thế đúng 50 năm sau vòng tay ôm huynh đệ đã được lập lại năm 2014 tại Giêrusalem với buổi cầu nguyện trong vương cung thánh đường Thánh Mộ tiếp nối vòng tay ôm của Đức Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras.
 
Đức Thánh Cha ca ngợi tấm gương can đảm của Chân Phước Rother
Lm. Trần Đức Anh OP
09:21 25/09/2017
VATICAN. ĐTC ca ngợi tấm gương can đảm của Chân phước LM Stanley Francis Rother tử đạo người Mỹ, được tôn phong chân phước sáng ngày 23-9-2017 tại thành phố Oklahoma, Hoa Kỳ.

Ngỏ lời với các tín hữu vào cuối buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 24-9-2017 tại Quảng trường thánh Phêrô, ĐTC nói:

”Hôm qua, 23-9, tại thành phố Oklahoma, Hoa kỳ, đã có lễ phong chân phước cho Cha Stanley Francis Rother, LM thừa sai, bị giết vì sự oán ghét đức tin, cha hoạt động loan báo Tin Mừng và thăng tiến con người, bênh vực những người nghèo nhất tại Guatemala. Ước gì tấm gương anh dũng của cha giúp chúng ta trở thành những chứng nhân can đảm của Tin Mừng, dấn thân bênh vực phẩm giá con người”.

Cha Stanley Rother đến truyền giáo tại Guatemala năm 1968, phục vụ các thổ dân bản xứ ở Santiago Atillan, dịch Kinh Thánh ra thổ ngữ Tzutuhil của thổ dân Maya, thiết lập một đài phát thanh Công Giáo đầu tiên, và một nhà thương nhỏ, dấn thân để các trẻ em thổ dân được giáo dục tốt đẹp hơn.

Ngày 28-7 năm 1981, ít lâu trước khi làn sóng bạo lực chống các thổ dân bùng nổ, cha Stanley Rother bị các dân quân cực hữu bắn vào đầu, lúc ấy cha mới được 46 tuổi đời.

Lễ phong chân phước cho cha Stanley được ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh chủ sự, trước sự hiện diện của 50 GM, 200 LM, 200 phó tế và 20 ngàn tín hữu ngồi đầy trung tâm Hội nghị Cox ở Oklahoma City. Đây là lễ phong thánh tử đạo đầu tiên tại Hoa Kỳ.

Trong bài giảng thánh lễ, ĐHY Amato nhận định rằng: ”Tuy cái chết của chân phước Stanley Rother làm cho chúng ta đau buồn, nhưng cũng mang làm cho chúng ta vui mừng được ngưỡng mộ lòng từ nhân, quảng đại và can đảm của Cha như một vĩ nhân trong đức tin.. Tại Guatemala Cha luôn được nhớ đến như một hình ảnh vinh hiển cuộc tử đạo của Chúa Kitô, một ngọn đuốc sáng chân thực về hy vọng Giáo Hội và thế giới”.

ĐHY Amato cũng đề cao tấm gương tha thứ của vị chân phước và nói rằng: ”Được huấn luyện trong trường của Tin Mừng, Cha Stanley coi những kẻ thù như những con người. Cha không oán ghét, nhưng yêu thương. Cha không phá hủy, nhưng xây dựng. Đó là lời mời gọi của Chân Phước Stanley Francis Rother được kéo dài cho chúng ta ngày hôm nay, trở thành những chứng nhân và thừa sai của Tin Mừng. Xã hội ngày nay đang cần những người gieo vãi sự tốt lành” (CNS 24-9-2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Kết Thúc Đức Mẹ Thánh Du Các Giáo Đoàn tại Sydney
Diệp Hải Dung
07:52 25/09/2017
Thứ Bảy 23/09/2017 Thánh tượng Đức Mẹ Fatima đã đến Thánh Du Giáo Đoàn Thánh Tử Đạo Giuse Lê Đăng Thị Fairfield và Giáo Đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa Georges Hall vào buổi tối. Cả trăm lá cờ xanh trắng Mẹ Maria có ghi kỷ niệm 100 năm Mẹ Hiện Ra tại Fatima tung bay trước gió để chào đón Mẹ trong niềm hân hoan hạnh phúc.

Xem hình

Chúa Nhật 24/09/2017 Thánh tượng Đức Mẹ đã đến Thánh du Giáo Đoàn Đức Mẹ Fatima Miller. Đặc biệt vào lúc 3.45 chiều, Giáo Đoàn Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ Mt. Prichard. Giáo Đoàn sau cùng kết thúc chương trình hai tuần lễ Thánh Tượng Đức Mẹ Fatima Thánh Du thăm viếng CĐCGVN Sydney. Khai mạc Mẹ Fatima Thánh Du tại Trung Tâm Hành Hương Bringelly, sau đó Mẹ Fatima lần lượt Thánh Du 8 Giáo Đoàn trong Cộng Đồng.

Tại Giáo Đoàn Mt. Prichard kết túc chương trình Mẹ Fatima Thánh Du, gần ngàn người mừng đón Thánh Tượng Đức Mẹ Fatima Thánh Du rất long trọng. 3 hồi chiêng trống đón Mẹ Thánh Du vang lên, con cái Mẹ tay vẫy cờ tung hô Mẹ Maria bằng những tiếng Ave Maria vang vọng thân thương...Các đoàn thể phong trào và Giáo Dân hân hoan đón chào Mẹ...Có những ông bà cao niên, những bệnh nhân...rưng rưng giọt lệ với cờ Mẹ và chuỗi Mân Côi trong tay đón chào và tạ ơn Mẹ... Giờ đền tạ và khấn nguyện với Mẹ Fatima thật cảm động...Mẹ hiền từ yêu thương trên kiệu hoa, và cả cộng đoàn cùng 3 Cha quỳ gối trước nhan Mẹ để đền tạ và khấn xin...Trong bài giảng Thánh lễ, Cha Paul Văn Chi Tuyên úy Đặc trách Giáo Đoàn Mt. Prichard đã nói về Đức Mẹ đã hiện ra tại Fatima và Mẹ đã đưa ra 3 mệnh lệnh nhắn nhủ nhân loại. “Hãy ăn năn cải thiện đời sống, Năng lần chuỗi Mân Côi và Tôn sùng Mẫu Tâm Mẹ..”

Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Nguyễn Thiên Thiện Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Mt. Pritchard cám ơn quý Cha, và mọi người, đặc biệt quý Ban Thường Vụ đã mang Đức Mẹ đến thăm viếng Giáo Đoàn.

Sau khi kết thúc Thánh lễ mọi người cùng đến bên kiệu Thánh tượng Đức Mẹ dâng lời nguyện khấn và chụp hình lưu niệm.

Diệp Hải Dung
 
Ngày Thân hữu Salesian Don Bosco và 100 năm Đức Mẹ Fatima tại Melbourne
Lê Hải
17:28 25/09/2017
Melbourne, Chiều Thứ Bảy 23/9/2017, lúc 3 giờ. Tại Trường Salesian Don Bosco, Số 10 Bosco St, vùng Chadstone Victoria. Một Thánh lễ đồng tế do các Cha Dòng Don Bosco cùng với thân hữu dâng lễ tạ ơn Ngày truyền thống hằng năm và cũng đặc biệt tạ ơn Đức Mẹ Fatima nhân kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra cùng ba trẻ tại Fatima.

Hình Lê Hải

Thánh lễ do Linh mục Hoàng Kim Huy chủ tế, cùng với quý Cha Nguyễn Hữu Quảng, Đinh Thanh Bình, Cha Đăng và Cha Khánh, Tất cả quý Cha đều thuộc Dòng Don Bosco.

Sau Thánh lễ tạ ơn, một bữa tiệc mừng và phần văn nghệ thật đặc sắc đã đươc anh chị em trong Ca đoàn Don Bosco trình diễn thật ngoạn mục được mọi người tán thưởng nhiệt liệt.

Được biết, Ngày truyền thống Salesian Don Bosco được tổ chức hằng năm để dâng lễ tạ ơn Chúa, đồng thời cũng là dịp gặp gỡ thân hữu và quyên góp từ thiện và đặc biệt để giúp đỡ giới trẻ tại quê nhà. Đây là một sinh hoạt tốt lành đã được tổ chức nhiều năm qua, do quý Cha Dòng Don Bosco và FMA Việt Nam Úc Châu tổ chức.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ, Bài 45, hết
Vũ Văn An
17:38 25/09/2017
Các tài liệu nên đọc

Suốt hơn 2,000 năm lịch sử với nhiều tranh chấp chua cay, đủ loại sách vở đã được viết về Giáo Hội Công Giáo, chỉ trích có, bênh vực có, phân tích có, chọc cười có, cũng như bất cứ phương thức nào khác hiện có dưới ánh mặt trời. Nên không thể đưa ra bất cứ điều gì coi như một cái nhìn tổng lược trọn vẹn về các trước tác nói về Giáo Hội, và ở đây, chắc chắn cũng không có cố gắng nào nhằm đạt được việc này. Thay vào đó, đây chỉ là mẫu đại biểu cho ba hay bốn công trình gần đây bằng tiếng Anh về các chủ đề được bàn tới trong cuốn sách này, với xu hướng nghiêng nhiều về phía các tài liệu có tính căn bản, dễ đọc chứ không hẳn các tài liệu bác học sâu sắc nhất. (Dĩ nhiên, nếu bạn đọc muốn hiểu Giáo Hội, thì không gì có thể thay thế được việc đọc các tài liệu cổ điển, bắt đầu là Thánh Kinh, các giáo phụ, và các đại thần học gia và các bậc thầy linh đạo. Tuy nhiên, việc này thuộc một thao tác khác hẳn). Trong mỗi trường hợp, chúng tôi đều cố gắng bao gồm nhiều quan điểm khác nhau, phản ảnh cả các ý kiến bên trong Giáo Hội Công Giáo lẫn các viễn tượng đa dạng từ bên ngoài.

Chương Một: Tổng Quan về Giáo Hội Công Giáo

The 2012 Catholic Almanac (Huntington, IN: Our Sunday Visitor, 2012)

Barron, Robert. Catholicism: A Journey to the Heart of the Faith (New York: Image, 2011)

Cunningham, Lawrence. An Introduction to Catholicism (New York: Cambridge University Press, 2009)

McBrien, Richard. Catholicism. New study ed. (San Francisco: Harper One, 1994).

O’Collins, Gerald, and Mario Farrugia. Catholicism: The Story of Catholic Christianity (New York: Oxford University Press, 2004)

Chương Hai: Các điểm mạnh và các điểm yếu lịch sử

Bokenkotter, Thomas. A Concise History of the Catholic Church. Rev. Ed. (New York: Doubleday, 2004).

Duffy, Eamon. Saints and Sinners: A History of the Popes.3rd ed. (New Haven: Yale University Press, 2006)

Kung, Hans. The Catholic Church: A Short History (New York: Modern Library, 2001).

Madden, Thomas F. The New Concise History of the Crusades (Lanham: Rowan and Littllefield, 2005).

Murphy, Cullen. God’s Jury: The Inquisition and the Making of the Modern World (Boston: Houghton Mifflin Harcourt, 2012).

Sanchez, Jose M. Pius XII and the Holocaust: Understanding the Controversy (Washington, DC: Catholic University of America Press, 2002)

Vidmar, John. The Catholic Church through the Ages (New York: Paulist, 2005).

Woods, Thomas E. How the Catholic Church Built Western Civilization (Washington, DC. Regnery History, 2005).

Chương Ba: Giáo Hội ở bên ngoài “Giáo Hội”

Heft, James. Catholic High Schools: Facing the New Realities (New Yrok: Oxford University Press, 2011).

Leahy, Brendan. Ecclesial Movements and Communities: Origins, Significance and Issues (New York: New City, 2011).

Rapley, Eizabeth. The Lord as Their Portion: the Story of the Religious Orders and How They Shaped Our World (Grand Rapids, MI: William. B. Eerdmans, 2011).

Roberts, Tom. The Emerging Catholic Church: A Community’s Search for Itself (Maryknoll, NY: Orbis, 2011).

Vogt, Brandon. The Church and New Media: Blogging Converts, Online Activists, and Bishops Who Tweet (Huntington, IN: Our Sunday Visitor, 2011).

Wall, Barbara. American Catholic Hospitals: A Century of Changing Markets and Missions (New Brunswick, NJ: Rutgers University Press,2010).

Chương Bốn: Sinh hoạt tâm trí

Catechism of the Catholic Church (Colorado Springs: Image Books, 1995).

Finn, Daniel, ed. The True Wealth of Nations: Catholic Social Thought and Economic Life (New York: Oxford University Press, 2010).

Ivereigh, Austen. How to Defend the Faith without Raising Your Voice: Civil Responses to Catholic Hot Button Issues (Huntington, IN: Our Sunday Visitor, 2012).

Kerr, Fergus. Twentieth-Century Catholic Theologians (Malden, MA: Wiely-Blackwell, 2007).

Mattison, William C. Introducing Moral Theology: True Happiness and the Virtues (Grand Rapids, MI: Brazos, 2008).

Nichols, Aidan. The Shape of Catholic Theology: An Introduction to Its Sources, Principles, and History (Collegeville, MN: Liturgical, 1991).

Rehrauer, Stephen T. Theology for Today’s Catholic: a Hand-book, an Introduction to Adult Theological Reflection (Liguori, MO: Liguori, 2005).

Chương Năm: Thờ Phượng

Hemming, Pawrence Paul. Worship as a Revelation: the Past, Present and Future of Catholic Liturgy (New York: Burns & Oates, 2008).

Marini, Piero. Challenging Reform: Realizing the Vision of the Liturgical Renewal, 1963-1975. Edited by Mark R.Francis and John R. Page (Collegeville, MN: Liturgical, 2007).

Metzger, Marcel, and Madeleine M. Beaumont. History of the Liturgy: The Major Stages (Collegeville, MN: Liturgical, 1997).

Pecklers, Keith. Worship: A Primer in Christian Ritual (Collegeville: MN: Liturgical, 2004).

Ratzinger, Joseph M.(Pope Benedict XVI). The Spirit of the Liturgy (Ft. Collins, CO: Ignatius, 2000).

Vaghi, Peter J. The Sacraments We Celebrate: A Catholic Guide to the Seven Mysteries of Faith (Notre Dame, IN: Ave Maria, 2010).

Chương Sáu: Thiên thần, ma qủy, và các thánh

Amorth, Gabriele. An Exorcist Tells His Story (Ft. Collins, CO: Ingatius, 1999).

Campbell, Colleen Carroll. My Sisters the Saints: A Spiritual Memoir (New York: Image Books, 2012).

Kreeft, Peter J. Angels and Demons: What Do We Really Know about Them? (Ft. Collins, CO: Ignatius, 1995)
Martin, James. My Life with the Saints (Chicago: Loyola, 2006).

Wilkinson, Tracy. The Vatican’s Excorcists: Driving Out the Devil in the 21st Century (New York: Warner, 2007).

Woodward, Kenneth L. Making Saints: How the Catholic Church Determines who Became a Saint, who Doesn’t, and why (New York: Simon & Schuster, 1990).

Chương Bẩy: Đức tin và chính trị

Cafardi, Nicholas P. Voting and Holiness: Catholic Perspectives on Political Participation (New York: Paulist, 2012).

Chaput, Charles J. Render Unto Caesar: Serving the Nation by Living our Catholic Beliefs in Political Life (New York: Doubleday Religion, 2008).

Evans, Bernard F. Vote Catholic? Beyond the Political Din (Collegeville, MN: Liturgical, 2008).

Heyer, Kristen e., Mark J. Rozell, and Michael A. Geneovese, eds. Catholics and Politics: The Dynamic Tension between Faith and Power (Washington, DC: Georgetown University Press, 2008).

Weigel, George. Witness to Hope: The Biography of Pope John Paul II (New York: Cliff Street, 1999).

Weigel, George. The End and the Beginning: Pope John Paul II – The Victory of Freedom, the Last Years, the Legacy (New York: Random House, 2010).

Chương Tám: Đạo Công Giáo và tính dục

Farley, Margaret. Just Love: A Framework for Christian Sexual Ethics (New York: Continuum, 2008).

Fisher, Anthony. Catholic Bioethics for a New Millennium (New York: Cambridge University Press, 2012).

May, William E., Ronald Lawler, and Joseph Boyle Jr. Catholic Sexual Ethics: A Summary, Explanation, & Defense. (Huntington, IN: Our Sunday Visitor, 2011).

Popcak, Gregory K. Holy Sex!: A Catholic Guide to Toe-Curling, Mind-Blowing, Infallible Loving (New York: Crossraod, 2008).

Robinson, Geoffrey, and Donald Cozzens. Confronting Power and Sex in the Catholic Church: Reclaiming the Spirit of Jesus (Collegeville, MN: Liturgical, 2008).

Salzman, Todd A. , and Michael Lawler. The Sexual Person: Toward a Renewed Catholic Anthropology (Washington. DC:Georgetown University Press, 2008).

Wset, Christopher. Theology of the Body for Beginners: A Basic Introduction to Pope John Pual II’s Sexual Revolution. Tev. Ed. (Ascension, 2009).

Chương Chín: Đạo Công Giáo và tiền bạc

Berry, Jason. Render unto Rome: The Secret Life of Money in the Catholic Church (New Yrok: Crown, 2011).

Center for Applied Research in the Apostolate [Georgetown University]. The Changing Face of U.S. Parishes (July 2011).

Harris, Joseph Claude. The Cost of Catholic Parishes and Schools (Kansas City: Sheed and Ward, 1996).

Ryan, Michael W. Nonfeasance: The Remarkable Failure of the Catholic Church to Protect Its Primary Source of Income (Lulu.com, 2011).

Vincent Center for Church and Society. Concise Guide to Catholic Church Management (Notre Dame, IN: Ave Maria, 2010).

Zech, Charles. Best Practices in Cathoolic Pastoral and Finance Councils (Huntington, IN: Our Sunday Visitor, 2010).

Chương Mười: Khủng hoảng và tai tiếng

Bachiochi, Erika, ed. Women, Sex, and the Church: A Case for Catholic Teaching (Boston: Pauline, 2010).

Bernardin, Joseph, and Oscar H. Lipscomb. Catholic Common Ground Initiative: Foundational Documents (Eugene, OR: Wipf & Stock, 2002).

Bishop, Bill. : The Big Sort: Why the Clustering of Like-Minded America Is Tearing Us Apart (Boston: Houghton Mifflin Harcourt, 2008).

The Investigative Staff of the Boston Globe. Betrayal: The Crisis in the Catholic Church (Boston: Little, Brown, 2002).

John Jay College of Criminal Justice. The Nature and Scope of the Problem of Sexual Abuse of Minors by Catholic Priests and Deacons in the United States (www.jjay.cuny.edu/churchstudy, 2004).

Pierre, David F., Jr. Double Standard: Abuse Scandals and the Attack on the Catholic Church (www.themediare-port.com, 2010).

Ieen L. McChesney, eds. Sexual Abuse in the Catholic Church: A Decade of Crisis, 2002-2012 (Santa Barbara: Praeger, 2011).

Zagano, Phyllis. Women and Catholicism: Gender, Communion, and Authority (New York: Palgrave Macmillan, 2011).

Chương Mười Một: Rôma và Hoa Kỳ

Bernstein, Carl, and Marco Politi. His Holiness: John Paul II and the Hidden History of Our Time (New York: Doubleday, 1996).

Dolan, Jay P. In Search of an American Catholicism: A History of Religion and Culture in Tension (New York: Oxford University Press, 2002).

Franco, Massimo. Parallel Empire: The Vatican and the United States – Two Centuries of Allaince and Conflict (New York: Doubleday Religion, 2009).

Illing, Robert F. America and the Vatican: Trading Information after WWII (Palisades, NY:History Publishing Company, 2011).

Matovina, Timothy. Latino Catholicism: Transformation in America’s Largest Church (Princeton, NJ: Princeton University Press, 2011).

Morris, Charles R. American Catholic: The Saints and Sinners who built America’s Most Powerful Church (New York: Crown, 1997).

Nicholson, Jim. The United States and the Holy See: The Long Road (Rome: C.S.C. Grafica, 2004.

O’Toole, James M. The Faithful: A History of Catholics in America. (Cambridge, MA: Belknap Press of Harvard University Press, 2008).

Chương Mười Hai: Các tân biên cương

Allen, Jr. John L. The Future Church: How Ten Trends are Revolutionizing the Catholic Church (New York: Doubleday Religion, 2009).

Cleary, Edward. How Latin America Saved he Soul of the Catholic Church. (New York: Paulist, 2010).

Fox, Thomas C. Pentecost in Asia: A New Way of Being Church (Maryknoll, NY: Orbis, 2002).

Froehle, Bryan T., and Mary L. Gautier. Global Catholicism: Portrait of a World Church (Maryknoll, NY: Orbis, 2002).

Jenkins, Philip. The Next Christendom: The Coming of Global Christianity (New York: Oxford University Press, 2002).

Keenan, James F. Catholic Theological Ethics, Past, Present, and Future: The Trento Conference (Maryknoll, NY: Orbis, 2011).

Madsen, Richard. China’s Catholics: Tragedy and Hope in an Emerging Civil Society (Berkeley: University of California Press, 1998).

Royal, Robert. The Catholic Martyrs of the Twentieth Century: A Comprehensive World History (New York: Crossroad, 2000)
 
Thông Báo
Thông báo của Uỷ Ban Công Lý Hoà Bình GP Vinh về viêc lần hạt Mân Côi cầu nguyện cho hoà bình.
Ban Công Lý Và Hoà Bình GP Vinh
08:00 25/09/2017
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chung Đích
Dominic Đức Nguyễn
08:17 25/09/2017
CHUNG ĐÍCH
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Cùng nhau chung đích chung đường
Cùng nhau đoàn kết.là đường thành công.
(bt)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 25/09/2017: Giáo Hội tại Nhật Bản
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:11 25/09/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Ðức Thánh Cha kêu gọi các Giám Mục Nhật Bản.

Ðức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các Giám Mục Nhật Bản đẩy mạnh sứ mạng làm “muối đất và ánh sáng” tại đất nước này mặc dù Giáo Hội tại đây chỉ là một cộng đoàn bé nhỏ.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong thư gửi Hội Ðồng Giám Mục Nhật nhân dịp cuộc viếng thăm của Ðức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, đến viếng thăm Giáo Hội tại Nhật bản trong 9 ngày, từ 17 đến 26 tháng 9 năm 2017.

Sau khi nhắc đến tấm gương của các vị tử đạo và các vị tuyên xưng đức tin trong lịch sử Giáo Hội tại Nhật, Ðức Thánh Cha nhắn nhủ các Giám Mục nước này rằng:

“Anh em thân mến, những thách đố mà thực tại hiện nay đề ra cho chúng ta không thể làm cho chúng ta cam chịu và càng không thể nại tới một cuộc đối thoại hòa hoãn và làm tê liệt, cho dù một vài tình trạng khó khăn tạo nên nhiều lo âu”.

Ðức Thánh Cha nhắc nhở các Giám Mục Nhật quan tâm huấn luyện kỹ lưỡng cho các chủng sinh và tu sĩ, đồng thời coi các phong trào Giáo Hội đã được Tòa Thánh phê chuẩn như một trợ lực truyền giáo và đẩy mạnh việc làm chứng tá.

2. Tình hình Giáo Hội tại Nhật

Kitô giáo đến với Nhật Bản nhờ các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, các nhà thám hiểm, và đặc biệt là các linh mục dòng Tên, chẳng hạn như Thánh Phanxicô Xaviê. Người Công Giáo đã thành lập nên thành phố Nagasaki, có thời được xem là trung tâm Kitô giáo quan trọng nhất ở vùng Viễn Đông.

Tuy nhiên, đạo thánh Chúa đang chết dần mòn tại quốc gia này. Theo một phóng sự hồi tháng 2 năm 2017 của báo Công Giáo Pháp La Croix, số tín hữu Công Giáo tại Nhật chỉ có 450 ngàn người, tương đương với 0.36% trong tổng dân số 120 triệu người tại nước này. Các cuộc trở lại Công Giáo rất hiếm và cộng đoàn tại đây có nguy cơ tàn lụi. Trong năm 2016, chỉ có 1 người trẻ gia nhập chủng viện. Trong số 1,800 Linh Mục đang hoạt động tại Nhật, có 519 vị tức là gần 1 phần 3 là người nước ngoài. Cả nước có 13 giáo phận và 3 tổng giáo phận.

Khác với quốc gia lân bang là Nam Hàn, ý thức về nghĩa vụ truyền giáo tại Nhật không cao và có nhiều điều lấn cấn. Trong những năm qua, Hội Ðồng Giám Mục Nhật Bản đã phản đối và cấm một số Phong trào đã được Tòa Thánh chấp nhận, như Con đường Tân Dự Tòng, vì cho rằng các thành viên phong trào này quá hăng hái hoạt động truyền giáo, không hợp với tinh thần văn hóa của Nhật.

Nhật Bản là đất nước đã có đến 434 vị tử đạo đã được tuyên phong, và hàng trăm ngàn các vị tử đạo chưa được biết đến; nhưng giờ đây 99% dân số là vô thần. Sau thế chiến thứ hai, đứng trước những tàn phá kinh hoàng của chiến tranh, chủ nghĩa hiện sinh phát triển rất mạnh.

Đức Thánh Cha Phanxicô có một tình cảm đặc biệt với Nhật Bản, Nhiều lần ngài giải thích rằng khi còn nhỏ ngài đã muốn trở thành một nhà truyền giáo ở Nhật Bản. Hôm thứ Tư 21 tháng 8 năm 2015, Đức Thánh Cha đã có buổi tiếp đặc biệt dành cho 200 bạn trẻ Nhật Bản tại Vườn Damasus. Đây là một sự kiện bất thường bởi các vị Giáo Hoàng hiếm khi chào đón du khách trong tháng Tám. Nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô đã không ngần ngại gặp gỡ cá nhân với nhóm bạn trẻ này.

3. Lược sử truyền giáo tại Nhật

Trong lịch sử của Nhật, vào năm 1549, cha Phanxicô Xaviê dòng Tên đã đặt chân đến Nhật để triều giáo. 10% dân số Nhật đã trở thành người Công Giáo. Con số đông đảo người theo đạo này đã làm vua Toyotomi Hideyoshi lo ngại các thừa sai đang xâm lược Nhật. Hệ quả là ông ta đã đặt Công Giáo ra khỏi vòng pháp luật. Năm 1597, Toyotomi bắt 26 Kitô hữu trong đó có 6 thừa sai và 20 giáo dân, cắt lỗ tai họ và bắt đi du hành thị chúng từ Kyoto đến Nagasaki trong cái lạnh chết người của mùa đông. Tại Nagasaki, vua cho người đóng đinh các vị. Trong suốt thời kỳ bách hại nhiều Kitô hữu khác cũng bị bắt và hành hình dã man, nhiều người khác phải sống trốn tránh và lo sợ vì những cuộc ruồng bắt thường xuyên. Tuy nhiên, vào năm 1873, khi đạo Công Giáo được chính thức cho hoạt động một số nhỏ vẫn kiên vững trong đức tin.

Trong thế kỷ 20 và 21, Kitô Giáo dường như chỉ còn là một bóng mờ trong lịch sử dân Nhật đang ngày càng chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa vật chất.

4. Cuộc viếng thăm của Ðức Hồng Y Filoni, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo

Trong những ngày này, Ðức Hồng Y Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đang có cuộc viếng thăm chính thức tại Nhật.

Hôm thứ Hai 18 tháng 09 năm 2017, ngài viếng thăm Ðại chủng viện Fukuoka và cử hành thánh lễ tại đây. Thứ Ba, 19 tháng 9 năm 2017, Ðức Hồng Y Filoni đến Nagasaki, gặp gỡ các Linh Mục, tu sĩ và giáo dân, các tiền chủng sinh vào ban sáng, rồi cử hành thánh lễ ban chiều tại Nhà thờ chính tòa địa phương. Thứ Tư, 20 tháng 9 năm 2017, Ðức Hồng Y đã gặp các Giám Mục vùng Nagasaki trước khi đến Hiroshima, viếng đài kỷ niệm hòa bình và bom nguyên tử. Tại thành phố này, Ðức Hồng Y Filoni cũng đã gặp các Linh Mục, tu sĩ và giáo dân, trước khi cử hành thánh lễ tại Nhà thờ chính tòa.

Trong những ngày sau đó, Ðức Hồng Y đã viếng thăm và cử hành thánh lễ tại Sendai ở mạn bắc, nơi đã xảy ra nạn động đất và sóng thần. Thứ Bẩy 23 tháng 9 năm 2017, Ðức Hồng Y đến thủ đô Tokyo, cử hành thánh lễ, và Chúa Nhật 24 tháng 9 năm 2017 viếng thăm đại học Công Giáo Sofia, gặp các Linh Mục, tu sĩ, chủng sinh và cùng với các Giám Mục Nhật Bản, cử hành thánh lễ tại Nhà thờ chính tòa thủ đô.

Thứ Hai 25 tháng 9 năm 2017, Ðức Hồng Y Filoni sẽ thuyết trình và trao đổi với các Giám Mục rồi thứ Ba 26 tháng 9 năm 2017 lên đường trở về Roma.

5. Nhận định của Giáo Hội địa phương về chuyến viếng thăm của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Fides của Bộ truyền giáo, Ðức Cha Isao Kikuchi, dòng Ngôi Lời, Giám Mục giáo phận Niigata, nói rằng: “Chúng tôi hy vọng cuộc viếng thăm của Ðức Hồng Y Filoni là một khích lệ cho Cộng đoàn Công Giáo bé nhỏ của chúng tôi. Ðức Hồng Y sẽ có dịp thấy và biết thực tại của Giáo Hội và xã hội Nhật Bản.”

“Trong số những thách đố chính Giáo Hội tại Nhật đang gặp phải có tình trạng xã hội tại đây ngày càng già nua và cả nhân sự của Giáo Hội cũng ở trong tình trạng đó, và nhiều khi gặp khó khăn trong việc điều hành các giáo xứ. Ngoài ra, số người Công Giáo nhập cư tại Nhật ngày càng gia tăng và việc săn sóc mục vụ cho họ trở thành một công tác cấp thiết và đòi nhiều cố gắng; tiếp đến chúng tôi chứng kiến tình trạng ơn gọi Linh Mục và tu sĩ giảm sút. Hiện tượng này có căn cội xã hội và nhân học, phản ánh thực tại trong xã hội Nhật Bản, việc thực hành đạo ngày càng giảm bớt trong đời sống vội vã của con người. Chúng tôi hy vọng cuộc viếng thăm của Ðức Hồng Y Tổng trưởng Bộ truyền giáo giúp soi sáng trong hành trình của chúng tôi”.

6. Nạn tự tử tại Nhật

Bản tin của Asia-News, cơ quan thông tin của Pontificio Istituto Missioni Estere - Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, trong số ra ngày 20 tháng 8 năm 2015 trích thuật báo cáo của Văn phòng Nội Các Chính Phủ Nhật, trong đó ghi nhận 18,048 trường hợp tự tử, giữa năm 1971 và năm 2013, liên quan đến trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi từ.

Nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết các vụ tự tử xảy ra vào những ngày lễ của Nhật Bản cuối mùa xuân và mùa hè. Nghiêm trọng nhất là vụ 131 thiếu niên tự sát vào ngày 1 tháng Chín năm ngoái. Con số tự tử vào ngày 1 tháng Chín hàng năm chưa bao giờ dưới mức 100 người trong suốt một thập niên qua. Vì thế, ngày 1 tháng Chín năm nay đến trong âu lo của nhiều người.

Ngày 11 tháng Tư hàng năm cũng là một ngày khủng khiếp với con số trung bình số ca tự tử là 99 trường hợp, theo sau là ngày 8 tháng Tư, rồi ngày 02 tháng 9 và 31 tháng 8 với 95, 94 và 92 các vụ tự tử.

Trong những năm gần đây, tính trung bình mổi ngày có 49 trường hợp tự tử.

Các cuộc điều tra của chính phủ cho thấy một trong những lý do chính dẫn đến tự tử trong số các học sinh trung học và tiểu học là những hục hặc trong gia đình. Nguyên nhân tiếp theo là sự thất bại ở trường, mối quan tâm về sự lựa chọn nghề nghiệp, bệnh tâm thần và trầm cảm.

Theo cha Cazzaniga, Nhật Bản là một trong những nước có mức giáo dục cao nhất với khoảng 80 phần trăm sinh viên có được một nền giáo dục sau trung học. Tuy nhiên, “các chương trình giáo dục được thúc đẩy bởi nhu cầu của nền kinh tế quá nhấn mạnh đến các ngành khoa học tự nhiên hơn là khoa học nhân văn. Trẻ em được đào tạo để thúc đẩy sự phát triển của đất nước,” ngài nói.

Hậu quả của nền giáo dục và kinh tế ấy là một xã hội vô thần, hiện sinh, thực dụng và tranh đua quyết liệt.

7. Quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Nhật đối với trào lưu tái vũ trang tại Nhật

Các giám mục ở Nhật Bản trong nhiều lần khác nhau đã gọi Điều 9 của Hiến pháp quốc gia là một “kho tàng cần phải bảo vệ” trong khi đang có những mưu toan tại quốc hội Nhật Bản nhằm loại bỏ điều này khỏi hiến pháp.

Điều 9 hiến pháp Nhật cấm nước này không được sử dụng lực lượng quân sự trong các tranh chấp quốc tế và nghiêm cấm việc dùng chiến tranh như một giải pháp cho các cuộc xung đột.

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nhật Bản, Đức Tổng Giám Mục Peter Takeo Okada của thủ đô Tokyo, nói thêm rằng Hiến pháp - được ban hành vào năm 1946 và có hiệu lực vào năm 1947 - là “một kho tàng quý giá trên thế giới mà Nhật Bản có thể tự hào”.

Hiến pháp được soạn thảo trong thời gian các nước đồng minh chiếm đóng Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là một hiến pháp cứng rắn không được sửa đổi từ khi được ban bố.

Chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe hiện đang hỗ trợ khả năng sửa đổi hiến pháp bắt đầu với Điều 96 là điều cấm không được sửa đổi Hiến pháp

8. Niềm tin tôn giáo tại Nhật

Trong các nước trên thế giới, Nhật Bản được kể là quốc gia nơi chủ nghĩa thế tục được coi là khủng khiếp nhất. Đa số người dân Nhật không có bất cứ một niềm tin tôn giáo nào. Theo tin tưởng chung, xã hội Nhật có thể coi là một xã hội duy vật chất thậm chí nói được là vô đạo.

Cuộc điều tra của viện Gallop vào năm 2006 cho thấy 70% dân số Nhật không có một niềm tin tôn giáo nào. Trong 30% còn lại, 15% xưng mình theo Thần Đạo (Shinto), 75% xưng mình là tín hữu Phật Giáo nhưng trong thực tế niềm tin tôn giáo không có mấy ảnh hưởng đến các quyết định trong cuộc sống hàng ngày. Điều này thể hiện rõ trong xu hướng tự tử tăng mạnh trong thanh niên và những người già cả, phá thai được dùng như cách thức kiểm soát sinh sản, và trên các xe điện đông chật ních hành khách người ta thản nhiên xem các sách báo khiêu dâm, và một tình trạng tổng quát của một cuộc sống không chút hy vọng.

Bill McKay, giám đốc cuộc điều tra về tôn giáo tại Nhật vào năm 2006 cho biết: “Có một mức độ nào đó của chủ nghĩa định mệnh trong thái độ u uất của người dân Nhật”.

Quan điểm sống của thanh niên Nhật có khuynh hướng gần với chủ nghĩa hư vô một cách đáng báo động. Trong những câu trả lời dành cho những câu hỏi của viện Gallop, tình trạng tuyệt vọng, chán chường thể hiện rõ.

Có rất ít dấu hiệu của hy vọng đời sau mặc dù xã hội Nhật, cũng như các xã hội Á Châu khác, vẫn có những dạng thức nào đó của niềm tin vào kiếp sau. Masaaki Suzuki, người sáng lập Hội Bach Collegium tại Nhật cho biết tiếng Nhật “không có cả một từ diễn tả hy vọng. Chúng tôi chỉ dùng từ ibo, nghĩa là khát vọng, hay từ nozomi - ảo vọng – để chỉ một điều gì đó không vươn tới được”.

Người dân Nhật tỏ ra cởi mở trước những truyền thống Kitô Giáo nhưng không chú ý gì đến ý nghĩa sâu xa của những truyền thống ấy. Lễ Giáng Sinh là một ví dụ điển hình. Đa số người dân Nhật mừng Giáng Sinh rất “trọng thể”. Tuy nhiên, đối đa số người dân Nhật, lễ Giáng Sinh bao gồm một cuộc hò hẹn với người tình, gà chiên, bánh Giáng Sinh và những quà tặng. Thay vì cung kính thờ lạy Chúa Hài Nhi, đa số người dân Nhật khấu đầu trước chủ nghĩa vật chất và hoàn toàn làm ngơ trước nguồn gốc và những hệ quả của biến cố Giáng Sinh.

Một thí dụ khác là ngày nay 90% các đám cưới của người Nhật diễn ra theo nghi thức Kitô Giáo với cô dâu trong áo dài trắng tiến lên bàn thờ với thánh giá nến cao đi trước, với nghi thức trao nhẫn và lời hứa chung thủy trong hôn nhân dù thịnh vượng cũng như lúc gian truân, với Thánh Ca và những đoạn Thánh Kinh, và một “thừa tác viên” bí tích hôn phối thông thường là một thầy giáo dạy Anh ngữ đến từ miền Caucase; dù cả chú rể lẫn cô dâu không một ai có đạo.

Những cử chỉ bề ngoài này dẫu sao cũng có những tác động cụ thể bên trong tâm khảm con người. Những báo cáo mới nhất cho thấy ngày nay, con số Kitô hữu tại Nhật đã lên đến 6% và những nỗ lực truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo tại Nhật đang tạo ra những thay đổi đáng kể. Nam Hàn, một quốc gia kỹ nghệ với những sắc thái gần với xã hội Nhật giờ đây cũng đã có 26.3% dân số theo Công Giáo.
 
TV Thời sự Giáo hội và Thế giới ngày nay, Chúa Nhật 24/9/2017
VietCatholic Network
08:36 25/09/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1. Kinh Truyền tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật 24 tháng 9

2. Đức Thánh Cha tiếp Tổng tu nghị dòng Trappiste.

3. Ký hợp đồng giữa Bộ Truyền Thông và Dòng Tên.

4. Đức Thánh Cha lo âu vì thái độ chống người di dân.

5. Đức Thánh Cha tái lên án nạn lạm dụng trẻ em.

6. Bộ phim do Đức Thánh Cha đóng vai chính được chiếu thử tại Vatican.

7. Nhà thờ bị xập vì động đất ở Mexico, khi đang diễn ra lễ Rửa tội làm 11 người thiệt mạng.

8. Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tiền cứu trợ động đất tại Mexico.

9. Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc nhấn mạnh về nhu cầu truyền giáo tại Nhật.

10. Giám mục ở Nigeria kết án việc đốt cháy một đền thờ Hồi giáo.

11. Napal căng thẳng trong dịp tết Dashain cuả Ấn Giáo vì phật tử và hội bảo vệ súc vật phản đối.

12. Liên Hiệp Quốc cho biết chế độ nô lệ không phải là chuyện cổ tích nhưng là một thực tại trên thế giới.

13. Giới thiệu Thánh Ca: Mẹ là bóng mát.

Sau đây là phần tin chi tiết:
 
Thánh Ca
Thánh ca: Nguyện Cầu Mẹ Việt Nam -- Trình bày: Ca sĩ Anh Dũng
VietCatholic Network
20:47 25/09/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây