Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 27/09: Bạo Lực phát xuất từ ma quỷ – Lm. Phêrô Đoàn Hoàng Khôi Anh, SDD
Giáo Hội Năm Châu
00:38 26/09/2022
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca
Khi đã tới ngày Đức Giê-su được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giê-ru-sa-lem. Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Sa-ma-ri để chuẩn bị cho Người đến. Nhưng dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giê-ru-sa-lem. Thấy thế, hai môn đệ Người là ông Gia-cô-bê và ông Gio-an nói rằng: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?” Nhưng Đức Giê-su quay lại quở mắng các ông. Rồi Thầy trò đi sang làng khác.
Đó là lời Chúa
Tin có Chúa nhờ vũ trụ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
02:49 26/09/2022
CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN
TIN CÓ CHÚA NHỜ VŨ TRỤ
Kh 1,2-3; 2,2-4; 2 Tm 1,6-8.13-14; Lc 17,5-10
Bài Tin Mừng hôm nay bắt đầu bằng lời cầu xin của các Tông Đồ với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con.” Thay vì làm thỏa mãn nguyện vọng của họ, Chúa Giêsu có vẻ như muốn đánh thức họ. Người nói: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: ‘Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc,’ nó cũng sẽ vâng lời anh em.”
Rõ ràng đức tin là chủ đề chính của Chúa Nhật này. Thật vậy, trong bài đọc I, chúng ta nghe lời khẳng định nổi tiếng của Khabacúc, được thánh Phaolô lấy lại trong thư gửi tín hữu Rôma: “Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống” (Rm 1,17).
Đức tin có nhiều ý nghĩa khác nhau. Theo nghĩa chủ quan, tin là lý trí chấp nhận những chân lý được Thiên Chúa mạc khải. Theo đó, hành vi đức tin của chúng ta được hình thành theo những cách thế khác nhau, nhờ nhận thức, tìm kiếm, hiểu biết cũng như ý muốn của chúng ta. Theo nghĩa khách quan, tin là một ơn ban nhưng không đến từ Thiên Chúa. Hay nói cách khác, với ơn ban đó, chúng ta bước theo, phó thác, yêu mến và hiến mình hoàn toàn cho Thiên Chúa.
Trong lần này, tôi muốn suy từ về một khía cạnh của đức tin, đó là tin hoặc không tin vào Thiên Chúa.
Đây không phải là đức tin mà một người quyết định trở thành một người Công Giáo, Tin Lành, Kitô hữu hoặc Hồi Giáo, nhưng là đức tin mà một người quyết định để trở nên một kẻ tin hoặc không tin, một người có tôn giáo hoặc là người vô thần. Một bản văn Kinh Thánh nói rằng: “Vì ai đến gần Thiên Chúa, thì phải tin có Thiên Chúa và tin Người là Đấng ban phần thưởng cho những ai tìm kiếm Người” (Hr 11,6). Đây là bước thứ nhất của đức tin, không có nó, chúng ta không thể đi tiếp những bước khác.
Nói về đức tin theo sự nhận thức chung như thế, chúng ta không dựa trên Kinh Thánh bởi vì Kinh Thánh chỉ có giá trị đối với những người Kitô hữu, và một phần Cựu Ước đối với người Do Thái, nhưng đối với những người ngoài tôn giáo, họ không nhìn nhận giá trị của nó. Thật may mắn cho chúng ta vì Thiên Chúa đã viết ra hai “cuốn sách”: một cuốn là Kinh Thánh và một cuốn sách “tự nhiên.” Một cuốn được biên soạn nhờ chữ và lời, một cuốn được viết bằng muôn loài, muôn vật và muôn tinh tú.
Bởi lẽ, không phải bất cứ ai đều hiểu biết và có thể đọc cuốn sách Kinh Thánh; nhưng tất cả mọi người, mọi nơi, mọi nền văn hóa, đều có thể đọc cuốn sách “tự nhiên” này. “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung loan báo việc tay Người làm” (Tv 18,2). Thánh Phaolô viết: “Từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người. Do đó, họ không thể tự bào chữa được” (Rm 1,20).
Thật không có cơ sở để nói rằng ngày hôm nay khoa học đã giải quyết xong hết mọi vấn đề. Trái lại, khoa học cho thấy những giới hạn của nó và phải nhìn nhận rằng: thế giới này cần phải nại đến Ý Tưởng về một thực tại cao hơn mà ta gọi là Thiên Chúa. Theo một nghĩa nào đó, ngày nay, khoa học đã đưa chúng ta tới gần niềm tin vào một Đấng Tạo Thành hơn lúc nào hết.
Chúng ta hãy tìm hiểu thuyết nổi tiếng về Big Bang giải thích nguồn gốc của vũ trụ này bằng một vụ nổ lớn – Big Bang, đó là một sự bùng nổ vĩ đại xảy ra từ nguyên khởi. Trong một phần tỷ tỷ của một giây, thế giới bắt đầu từ một tình trạng chưa có gì, chưa có không gian và thời gian, đến một tình trạng mà trong đó, thời gian khởi đầu, không gian hiện hữu, và xuất hiện những hạt li ti của vật chất, những tiềm thể của vũ trụ dần dần hình thành với hàng tỷ dải ngân hà, như ngày nay chúng ta biết về vũ trụ.
Chúng ta cần quay trở về với lịch sử ban đầu của thế giới để khám phá ý nghĩa hiện hữu của chúng. Khởi đầu vũ trụ do ai?
Có người cho rằng: “Khi cố gắng quay lại lịch sử vũ trụ là giống như đang lần lượt đọc những trang của một cuốn sách vĩ đại bắt đầu từ những trang cuối cùng rồi lần ngược lên, tới điểm khởi đầu, tới đó, chúng ta thấy trang đầu tiên đã biến mất.” Hay những trang đầu không có.
Nhưng tôi tin rằng Kinh Thánh cung cấp cho chúng ta những thông tin chính xác về trang đầu tiên này: “Từ nguyên thủy Thiên Chúa đã tạo dựng trời và đất” (St 1,1). Theo Kinh Thánh, thế giới bắt đầu như thế. Khoa học không thể trả lời cho câu hỏi về “trang đầu tiên này,” vì nó ở ngoài thời gian, nó không thuộc phạm vi khoa học, khoa học cũng không thể khép lại vòng quay này, khi cho rằng mọi sự đều được giải quyết. Khoa học thường chỉ giải thích các hiện tượng xảy ra như thế nào, chứ không bao giờ có thể giải thích lý do “tại sao” trong từng trường hợp, “cái tại sao cuối cùng.”
Khi nhìn ngắm trật tự vũ trụ, hàng tỷ tỷ tinh tú không rơi vào hỗn loạn, nhưng chúng vận hành cách hòa điệu đến mức hoàn hảo và trật tự. Chúng ta thấy mọi thứ đều vận hành đúng giờ, theo những quy luật tự nhiên hài hòa mà không hề có một ách tắc nào cả. Ai có thể giải thích được sự kỳ diệu đó, nếu không phải do bàn tay của Thiên Chúa?
Có một câu chuyện cười rất thú vị liên quan đến câu chuyện đang bàn. Một ngày nọ, một nhóm nhà khoa học họp mặt, họ đi đến kết luận rằng: con người đã làm được rất nhiều vĩ đại, nên không cần đến Thiên Chúa nữa. Elessero, một người trong nhóm, đã đưa họ tới gặp Thiên Chúa và nói: “Chúng tôi không còn cần đến Thiên Chúa nữa. Chúng tôi đã thực hiện việc sinh sản vô tính một con người và chúng tôi có thể tự mình làm tất cả.” Thiên Chúa kiên nhẫn lắng nghe và cuối cùng Người trả lời: “Tốt lắm, vậy chúng ta có thể làm một cuộc thi để biết ai làm ra con người tốt hơn? “Đồng ý,” nhà khoa học vui vẻ trả lời. Thiên Chúa nói: “Chúng ta sẽ thực hiện giống như lúc khởi đầu sáng tạo Ađam.” “Chắc chắn rồi, không có vấn đề,” nhà khoa học đáp và cúi xuống đất lấy một nắm bùn. Thiên Chúa nhìn ông và nói: “Không được, không được, không được, anh phải dùng bùn của anh, anh không thể dùng bùn của tôi được!” Như thế, câu chuyện muốn nói khoa học chỉ có thể đóng vai trò là khám phá và phát triển những tiềm năng mà Thiên Chúa đã tạo dựng.
Tuy nhiên, một điều chúng ta cần phải đưa ra ánh sáng rằng, rõ ràng tự khoa học không làm cho con người xa rời đức tin, hoặc khoa học không thể vượt qua đức tin, như một số người thiển cận nghĩ. Phần lớn những người có tên trong sổ vàng khoa học là những người tín hữu. Nhà khoa học Pasteur nói rằng: “Nhờ việc nghiên cứu và suy niệm rất nhiều mà tôi đã có đức tin như một người nông dân ở Breton. Nếu bạn suy niệm và nghiên cứu nhiều, bạn cũng sẽ có đức tin như một người phụ nữ ở Breton.”
Beckerel, người nhận giải thưởng Nobel cùng với Curie về vật lý, đã nói rằng: “Những nghiên cứu của tôi đã đưa tôi tới niềm tin vào Thiên Chúa.” Chúng ta biết đức tin của Galilêa như thế nào rồi. Newton nói rằng, hệ sinh thái kỳ diệu của mặt trời, các hành tinh, sao chổi không thể gán cho một “sự tất yếu mù lòa” nào đó, nhưng phải khám phá từ công trình này có một Đấng quyền năng và thông minh đang điều khiển mọi sự, không như linh hồn của thế giới, nhưng như Chúa của vũ trụ.” Keplero kết thúc công trình của ông rằng: “Sự hòa điệu của vũ trụ cùng với một lời cầu nguyện sốt sắng dâng lên Chúa các tầng trời, trăng sao và muôn tinh tú.” Einstein nói rằng luật tự nhiên mạc khải cách tuyệt vời về một Thượng Trí mà khi đối diện, tư tưởng loài người chỉ là một suy tư hết sức nghèo nàn. Như thế, đức tin và khoa học không có mâu thuẫn nhau, cũng không có cạnh tranh nhau, nhưng bổ túc cho nhau, như câu châm ngôn nổi tiếng của Đức Gioan Phaolô II: “Đức tin và khoa học như đôi cánh nhờ đó làm cho chúng ta bay cao hơn” (Tông Huấn Đức tin và Lý Trí).
Tuy nhiên, với sự hiểu biết thông thường, chúng ta không thể chứng minh cách hiển nhiên Thiên Chúa hiện hữu. Qua công trình tạo thành, chúng ta có thể nhìn thấy Thiên Chúa như nhìn qua một tấm gương, như thánh Phaolô nói: “Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt” (1 Cr 13,12).
Giống như một tia sáng của mặt trời chiếu vào trong căn phòng, người ta không thể nhìn thấy chính tia sáng đó được, nhưng nhờ các hạt bụi bay nhảy, tiếp nhận và chiếu tỏa ánh sáng, làm chúng ta nhìn thấy ánh sáng. Điều này tương tự đối với Thiên Chúa: chúng ta không thấy Thiên Chúa trực tiếp, nhưng như sự phản chiếu ánh sáng, qua trật tự của vạn vật tự nhiên, chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa hiện hữu. Bức tranh này giải thích tại sao chúng ta không thể tìm gặp Thiên Chúa nếu không có “một cú nhảy” của đức tin. Đức tin đó giúp chúng ta nhận ra Thiên Chúa hiện hữu, quan phòng và an bài mọi sự thật kỳ diệu. Người là nguồn gốc và cùng đích của chúng ta. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:21 26/09/2022
12. Không có đức ái thì công việc bên ngoài trở thành vô dụng. Vì đức ái mà làm việc, mặc dù rất nhỏ nhưng lợi ích thì rất lớn.
(sách Gương Đức Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:26 26/09/2022
8. ĐỀU LÀ PHỤ NỮ
Triều đại nhà Đường giữa năm Hàm Thông, người diễn tuồng là Lý Khả Cấp diễn kịch vui, nhanh nhẹn hoạt bát. Một hôm, có người hỏi anh ta:
- “Anh tự nhận mình thông thạo tam giáo, vậy thì Thích Ca Như Lai là người như thế nào?”
Lý Khả Cấp đáp:
- “Phụ nữ”.
Người hỏi rất kinh ngạc:
- “Tại sao là phụ nữ?”
Lý nói:
- “Trong “Kim cang kinh” có nói: [Phu (敷) tọa nhi tọa], không phải phụ nữ thì tại sao “chồng夫” (敷) (1) ngồi thì ngồi sau?”
Người ấy lại hỏi:
- “Thái thượng lão quân là người gì?”
Lý trả lời:
- “Cũng là phụ nữ”.
- “Sao lại cũng là phụ nữ?”
- “Trong “Đạo đức kinh” nói: Tôi có lo lớn, vì tôi hữu thân, và tôi vô thân, tôi có lo gì?” Nếu không phải phụ nữ, thị tại sao lo có thai?”
Người hỏi cười lớn, lại hỏi:
- “Văn Tuyên vương là người nào?”
Lý Khả Cấp nói:
- “Cũng là phụ nữ”.
Hỏi:
- “Sao cũng là phụ nữ?”
Đáp:
- “Trong “Luận ngữ” nói: mua bán này, chờ được người mua “賈” (2) nè, nếu không phải là phụ nữ, thì tại sao chờ “gả嫁” chứ?”-
Mọi người cười nghiêng cười ngả.
(Quần Cư Giải Di)
Suy tư 8:
Cái “đau đầu” nhất của người hiểu biết là nhìn thấy những người không hiểu biết khua môi múa mép nói loạn xà ngầu; cái buồn nhất của người có học thức là nghe ra rã những lời biện luận và khoe khoang của những kẻ học hành nửa vời, mà lên mặt thầy đời thiên hạ. Kẻ sĩ trong thiên hạ thì nhiều, nhưng kẻ sĩ chân chính là những người ít nói, mà khi nói là có đánh lưỡi bảy mươi bảy lần bảy, cho nên lời nói của họ nghe như gió thoảng êm tai, nhưng như dao sắc gọt tâm hồn...
Lý Khả Cấp chỉ là tên làm tuồng trong cung đình mua vui cho mọi người, dù có chút hiểu biết về tam giáo, thì cũng không nên khua môi múa mép kẻo làm trò cười thiên hạ.
Có một vài người Ki-tô hữu khoe khoang mình hiểu biết mọi thứ thần học, tín lý, giáo lý của Giáo Hội, nhưng khi họ mở miệng nói ra thì đầy căm thù và ghét ghen, gây chia rẻ và làm cho người khác có cái nhìn không tốt về Giáo Hội, dù họ hiểu biết rất nhiều về Giáo Hội, nhưng họ quên mất điều cốt lõi của Giáo Hội là: yêu thương nhau.
Đó cũng là di chúc của Đức Chúa Giê-su cho Giáo Hội của Ngài ở trần gian này.
(1) 夫 đọc là “fu” nghĩa là chồng; 敷 cũng đọc là “fu” nghĩa là bôi, xóa, đồng âm khác nghĩa.
(2) 賈 đọc là “jia” nghĩa là mua, bán; 嫁 cũng đọc là “jia” nghĩa là gả. Đồng âm khác nghĩa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Triều đại nhà Đường giữa năm Hàm Thông, người diễn tuồng là Lý Khả Cấp diễn kịch vui, nhanh nhẹn hoạt bát. Một hôm, có người hỏi anh ta:
- “Anh tự nhận mình thông thạo tam giáo, vậy thì Thích Ca Như Lai là người như thế nào?”
Lý Khả Cấp đáp:
- “Phụ nữ”.
Người hỏi rất kinh ngạc:
- “Tại sao là phụ nữ?”
Lý nói:
- “Trong “Kim cang kinh” có nói: [Phu (敷) tọa nhi tọa], không phải phụ nữ thì tại sao “chồng夫” (敷) (1) ngồi thì ngồi sau?”
Người ấy lại hỏi:
- “Thái thượng lão quân là người gì?”
Lý trả lời:
- “Cũng là phụ nữ”.
- “Sao lại cũng là phụ nữ?”
- “Trong “Đạo đức kinh” nói: Tôi có lo lớn, vì tôi hữu thân, và tôi vô thân, tôi có lo gì?” Nếu không phải phụ nữ, thị tại sao lo có thai?”
Người hỏi cười lớn, lại hỏi:
- “Văn Tuyên vương là người nào?”
Lý Khả Cấp nói:
- “Cũng là phụ nữ”.
Hỏi:
- “Sao cũng là phụ nữ?”
Đáp:
- “Trong “Luận ngữ” nói: mua bán này, chờ được người mua “賈” (2) nè, nếu không phải là phụ nữ, thì tại sao chờ “gả嫁” chứ?”-
Mọi người cười nghiêng cười ngả.
(Quần Cư Giải Di)
Suy tư 8:
Cái “đau đầu” nhất của người hiểu biết là nhìn thấy những người không hiểu biết khua môi múa mép nói loạn xà ngầu; cái buồn nhất của người có học thức là nghe ra rã những lời biện luận và khoe khoang của những kẻ học hành nửa vời, mà lên mặt thầy đời thiên hạ. Kẻ sĩ trong thiên hạ thì nhiều, nhưng kẻ sĩ chân chính là những người ít nói, mà khi nói là có đánh lưỡi bảy mươi bảy lần bảy, cho nên lời nói của họ nghe như gió thoảng êm tai, nhưng như dao sắc gọt tâm hồn...
Lý Khả Cấp chỉ là tên làm tuồng trong cung đình mua vui cho mọi người, dù có chút hiểu biết về tam giáo, thì cũng không nên khua môi múa mép kẻo làm trò cười thiên hạ.
Có một vài người Ki-tô hữu khoe khoang mình hiểu biết mọi thứ thần học, tín lý, giáo lý của Giáo Hội, nhưng khi họ mở miệng nói ra thì đầy căm thù và ghét ghen, gây chia rẻ và làm cho người khác có cái nhìn không tốt về Giáo Hội, dù họ hiểu biết rất nhiều về Giáo Hội, nhưng họ quên mất điều cốt lõi của Giáo Hội là: yêu thương nhau.
Đó cũng là di chúc của Đức Chúa Giê-su cho Giáo Hội của Ngài ở trần gian này.
(1) 夫 đọc là “fu” nghĩa là chồng; 敷 cũng đọc là “fu” nghĩa là bôi, xóa, đồng âm khác nghĩa.
(2) 賈 đọc là “jia” nghĩa là mua, bán; 嫁 cũng đọc là “jia” nghĩa là gả. Đồng âm khác nghĩa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thuộc Nhóm Ta - Luca 9:46-50
Lm Nguyễn Trung Tây
16:42 26/09/2022
LM Nguyễn Trung Tây
Góc KINH THÁNH: Thuộc Nhóm Ta - Luca 9:46-50
Con người có khuynh hướng ai không thuộc về nhóm ta, người đó không được nhân danh nhóm ta làm bất cứ chuyện gì, ngay cả làm việc thiện. Bởi thế môn đệ Gioan càm ràm với Đức Giêsu, “Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta.”
Nhưng Đức Giêsu thì không cảm thấy phiền hà trước hiện tượng không phải quân ta mà lại sử dụng danh nghĩa quân ta. Và Ngài giải thích, “Ai không chống lại chúng ta, người đó là người thuộc về nhóm chúng ta.”
Rõ ràng Chúa Giê-su không quan tâm đến việc AI hoặc CÁ NHÂN nào đã làm công việc trừ quỷ. Nhưng AI hoặc NGƯỜI NÀO là người nhận được lợi ích từ công việc nhân danh Ngài mới thật sự quan trọng đối với Đức Giêsu. Bởi thế, Đức Giêsu lên án những AI và những VẬT THỂ trở thành chướng ngại vật ngăn cản linh hồn con người trên con đường được cứu rỗi.
Bởi thế, Ngài phán, “Kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn.
Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi: thà con mất một tay mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay mà phải vào hoả ngục, trong lửa không hề tắt.
Và nếu chân con làm dịp tội cho con, hãy chặt chân đó đi: thà con mất một chân mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai chân mà phải ném xuống hoả ngục.
Và nếu mắt con làm dịp tội cho con, hãy móc mắt đó đi, thà con còn một mắt mà vào nước Thiên Chúa, còn hơn là có đủ hai mắt mà phải ném xuống hoả ngục” (Máccô 9:41-50)
Nhưng Ngài lại khen ngợi những ai quảng đại với những người yếu thế, khốn khổ và thiếu thốn. Vì vậy, Đức Giê-su đã nói, ““Ai cho anh chị em uống một chén nước lã vì lẽ anh chị em thuộc về Đấng Kitô, thì Thầy bảo thật anh chị em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” (Máccô 9:41).
Suy Niệm
Đức Giêsu bao giờ cũng thế, bao giờ Ngài cũng có những câu nói thật bất ngờ, những câu nói xôn xao lòng người nghe.
(Trích "Suy Niệm Người Ra Nương Đồng sẽ xuất bản)
Góc KINH THÁNH: Thuộc Nhóm Ta - Luca 9:46-50
Con người có khuynh hướng ai không thuộc về nhóm ta, người đó không được nhân danh nhóm ta làm bất cứ chuyện gì, ngay cả làm việc thiện. Bởi thế môn đệ Gioan càm ràm với Đức Giêsu, “Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta.”
Nhưng Đức Giêsu thì không cảm thấy phiền hà trước hiện tượng không phải quân ta mà lại sử dụng danh nghĩa quân ta. Và Ngài giải thích, “Ai không chống lại chúng ta, người đó là người thuộc về nhóm chúng ta.”
Rõ ràng Chúa Giê-su không quan tâm đến việc AI hoặc CÁ NHÂN nào đã làm công việc trừ quỷ. Nhưng AI hoặc NGƯỜI NÀO là người nhận được lợi ích từ công việc nhân danh Ngài mới thật sự quan trọng đối với Đức Giêsu. Bởi thế, Đức Giêsu lên án những AI và những VẬT THỂ trở thành chướng ngại vật ngăn cản linh hồn con người trên con đường được cứu rỗi.
Bởi thế, Ngài phán, “Kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn.
Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi: thà con mất một tay mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay mà phải vào hoả ngục, trong lửa không hề tắt.
Và nếu chân con làm dịp tội cho con, hãy chặt chân đó đi: thà con mất một chân mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai chân mà phải ném xuống hoả ngục.
Và nếu mắt con làm dịp tội cho con, hãy móc mắt đó đi, thà con còn một mắt mà vào nước Thiên Chúa, còn hơn là có đủ hai mắt mà phải ném xuống hoả ngục” (Máccô 9:41-50)
Nhưng Ngài lại khen ngợi những ai quảng đại với những người yếu thế, khốn khổ và thiếu thốn. Vì vậy, Đức Giê-su đã nói, ““Ai cho anh chị em uống một chén nước lã vì lẽ anh chị em thuộc về Đấng Kitô, thì Thầy bảo thật anh chị em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” (Máccô 9:41).
Suy Niệm
Đức Giêsu bao giờ cũng thế, bao giờ Ngài cũng có những câu nói thật bất ngờ, những câu nói xôn xao lòng người nghe.
(Trích "Suy Niệm Người Ra Nương Đồng sẽ xuất bản)
Nơi Mùa Xuân Không Bao Giờ Phai
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
21:35 26/09/2022
Nơi “Mùa Xuân Không Bao Giờ Phai”
(Bài giảng Thánh lễ An Táng linh mục Giacôbê Đặng Công Anh tức Ns. Ánh Đăng – 27.9.2022)
Hôm nay cộng đoàn chúng ta họp nhau dâng Thánh lễ An Táng linh mục Giacôbê Đặng Công Anh, vừa được Chúa gọi về đêm thứ Bảy 24.9.2022 lúc 21.11 phút. Giây phút trút hơi thở của ngài, trời bỗng nổii sấm sét, một cơn mưa to đổ xuống ! Hình như có một chút gì đó giống “giờ ra đi” của Chúa Giêsu như Tin Mừng Matthêô kể lại: Từ giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ cả mặt đất, mãi đến giờ thứ chín… Đức Giêsu kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn. Ngay lúc đó, bức màn trướng trong đền thờ xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Đất rung đá vỡ. Mồ mã bật tung… (Mt 27,45-52).
Cho dù chuyện kể của Tin Mừng chuyển tải một ý nghĩa thần học thâm sâu mang chiều kích cứu độ, thì trong cách nhìn nhân bản và văn hóa, chúng ta cũng có thể nói được rằng, có những cái chết, có những cuộc ra đi của một số người đã làm vang động đến cả thiên nhiên đất trời, như cách ví von thâm thúy của nhà thơ Chế Lan Viên:
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở,
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn !
Vâng, trong những ngày qua, với những gì được trao đổi trên các kênh truyền thông, chúng ta có thể nói: cả vùng đất của giáo phận Qui Nhơn và nhiều giáo phận khác trên toàn quốc và tận nơi hải ngoại, rồi đến đất Quảng Ngãi, Kim Châu, Qui Hiệp, Ghềnh Ráng, nơi ghi dấu những bước chân mục tử của cha Giacôbê, tất cả đều “bỗng hóa tâm hồn”, tâm hồn tiếc thương, ngưỡng vọng, cầu nguyện, hoài niệm về cha Giacôbê.
Mà cũng phải thôi. Ngoài tư cách cá nhân là một linh mục thuộc hàng ưu tuyển của giáo phận, đã phục vụ liên tục 4 giáo xứ, nguyên Trưởng ban Giáo lý giáo phận, và trách nhiệm mục vụ cuối cùng là chánh xứ kiêm hạt trưởng Quảng Ngãi cho đến khi chính thức về hưu cách đây chưa đầy 3 tháng, ngài còn đảm nhận trách nhiệm đối với xã hội dân sự trong cương vị đại biểu HĐND tỉnh Bình Định, CT.UBĐK tỉnh Bình Định qua một thời gian khá dài…
Nhưng có lẽ một nhân tố khiến ngài nổi tiếng từ lâu và được nhiều người hâm mộ trải rộng từ trong nước đến hải ngoại, lan tỏa qua nhiều cộng đoàn giáo xứ, Dòng tu, chạm đến cả giới showbitz trong lãnh vực ca nhạc… chính vì ngài là một nhạc sĩ, hoặc tự mình sáng tác, hoặc cùng với linh mục Thiên Cung, Trăng Thập Tự… có những tác phẩm thánh ca, thuộc hàng “đi cùng năm tháng”; đại để như các bài “Giao ước”, “Trên đĩa Thánh”, “Tình khúc hiến dâng, “Đến với trái tim Cha”, “Lạy Nữ Vương Mân Côi”, “Thân lạy Á Thánh Anrê”, “Về đi em”, “Khi cuộc đời là của lễ 1,2,3,4,5”…
Tuy nhiên, có một bài hát, không thuộc dạng Thánh ca Phụng vụ mà có lẽ ít người biết; vì chỉ được chính ngài hát hoặc đồng ca cùng với vài người bạn thân trong hàng linh mục vào những dịp hội ngộ liên quan đến chức linh mục, đó là bài “VÌ ANH ÔI LINH MỤC”. Có một lý do để ngài sáng tác ca khúc nầy… Đó là vào khoảng thập niên 70, miền nam Việt Nam lúc đó xuất hiện một ca khúc khá đình đám được nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang phổ nhạc bài thơ của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, đó là bài “VÌ TÔI LÀ LINH MỤC”, mà ca từ hoàn toàn ngược lại với chân dung đích thực của linh mục:
Vì tôi là linh mục, Không mặc chiếc áo dòng,
Nên suốt đời hiu quạnh, Nên suốt đời lang thang...
Vì tôi là linh mục, Có được một tín đồ
Nhưng không một tín điều, Nên tín đồ đi hoang...
Dĩ nhiên, thâm ý của tác giả lời ca khúc hát nầy, chỉ mượn danh xưng linh mục thôi để ngụ ý chuyện tình của một ai đó; nhưng với mấy từ “vì tôi là linh mục” cũng đã làm dị ứng nhiều người; đó là chưa kể, cũng vào thời điểm đó, xuất hiện cuốn tiểu thuyết tình cảm “TÓC M Y” của nhà văn Lệ Hằng xoay quanh chuyện tình lãng mạn của một linh mục tuyên úy và cô sinh viên Đà Lạt; những sự kiện đó đã cổ súy cho cái nhìn “trần tục hóa linh mục”. Để phản ứng lại cái nhìn tiêu cực trên, cha Ánh Đăng đã quyết tâm khắc họa chân dung linh mục đích thực của chính mình hay của Hội Thánh, của Dân Chúa:
1. Vì Anh, ôi linh mục
Tên nào ghi trên màu áo
Vì Anh, ôi linh mục
n tình Anh không tàn úa
Dẫu men đam mê bừng sôi
Dẫu gai đau thương vương đời
2. Vì Anh, ôi linh mục
Giữa trần gian muôn ngàn lối
Vì Anh, ôi linh mục
Anh là hoa của tình ái
Dẫu bao vinh quang trần gian
Dẫu bao đau thương trên đời
Vì Anh, ôi linh mục
Ôi đời Anh chết cho tôi.
ĐK. Anh như hoa tiêu kiêu hùng
Vượt sông, vượt ngàn thác lũ
Anh như hoa xuân thơm nồng
Đượm hương tình người cay đắng
Hăng say đi gieo an bình
Niềm vui ngập hồn trong trắng
Gian truân Anh xin riêng mình
Đời Anh đã hiến tế Người.
Quả thật, không phải ai cũng có thể diễn tả, khắc họa chân dung linh mục đẹp như thế, đúng như thế đâu; phải là người đã sống, đã cảm nghiệm sâu sắc hồng ân linh mục, hồng ân thánh chức, và bao nhiêu ân huệ khác, bao nhiêu mầu nhiệm thánh khác, mới có thể dệt nên những khúc thánh ca, những giai điệu ngọt ngào sâu lắng, mang tâm hồn người ta lên với Chúa, đi vào cõi nhiệm mầu.
Đúng như lời tạ ơn của Chúa Giêsu: “… Vâng lạy Cha, đó là điều đẹp ý Cha”.
Vâng. Tạ ơn Chúa đã cho giáo phận Qui Nhơn một linh mục tài hoa, đã cống hiến hết mình cho sứ vụ, đã hoàn tất tốt đẹp trách nhiệm chăn chiên; một sứ vụ, một trách nhiệm mà chặng đường 48 năm linh mục chắc chắn ngài đã bao lần phải nhứt buốt trái tim để ướp thành lễ tế; cũng như cắn răng đón nhận những cô đơn, cây đắng để hoàn tất chén thánh cuộc đời được dâng lên: “Trên đĩa thánh cuộc đời Chúa ơi, con tim con sẽ ướp thành lễ tế. Trong chén thánh cuộc đời Chúa ơi, này những giọt máu cô đơn trong đời…”.
Và hôm nay, Chúa Giêsu đã vẫy gọi: “Hãy đến với ta, hỡi tất cả những ai lao nhọc và gánh nặng, ta sẽ bổ sức cho…”. Những lời nầy, làm tôi chợt nhớ những ca từ của ca khúc “Về Đi Em”, một bài thơ mang sứ điệp hoán cải Mùa Chay của cha Trăng Thập Tự mà ngài đã dệt nhạc: Trời tối rồi, trời tối rồi em, về nhà đi phố đã lên đèn…
Vâng, cha Giacôbê của chúng ta đã về nhà Cha khi trời đã tối và phố đã lên đèn. Đây là cuộc “về nhà” đích thực để được giải thoát khỏi mọi lao nhọc và gánh nặng để được hưởng bình an trong tay Chúa, bình an dành cho những người công chính mà bao ngàn năm trước Sách Khôn Ngoan đã xác quyết: “Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa và nỗi khốn khổ của sự chết không đụng tới các ngài”; hay như Thánh Phaolô đã dạy cho dân thành Rôma: “Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô, chúng ta tin rằng chúng ta cùng sống với Người…”.
Chúng ta đều tin vì Lời Chúa đã dạy như thế. Nhưng ở đây, hôm nay, chắc chắn có một người không chỉ tin mà cảm nhận thật sự. Vâng, cho dù thân xác người anh em chúng ta đang nằm bất động ở đây, nhưng linh hồn đang ở trong Thiên Chúa, trong hạnh phúc của niềm vui Phục sinh, niềm vui mà khi còn tại thế, cha Ánh Đăng đã từng dự cảm với một niềm tin và hy vọng òa vỡ; và cũng làm cho nhiều người òa vỡ như thế, mỗi độ Phục Sinh về qua những ca từ trong điệp khúc của bài thánh ca “Khi cuộc đời là của lễ1” hay còn mang tên khác “Trên đĩa thánh”: “Nhưng hãy vui lên hãy ca lên hãy reo mừng, Al-le-lu-ia. Vì tận cuối đêm dài đã ló rạng bình minh của ngày sống lại. Nhưng hãy vui lên hãy ca lên hãy reo mừng, Al-le-lu-ia. Vì tận cuối đông dài đã xuất hiện mùa xuân không bao giờ phai.
Cha Giacôbê kính mến, cha đang ở nơi mà “mùa xuân không bao giờ phai” đó, xin nhớ đến chúng con. Amen.
Trương Đình Hiền
(Bài giảng Thánh lễ An Táng linh mục Giacôbê Đặng Công Anh tức Ns. Ánh Đăng – 27.9.2022)
Hôm nay cộng đoàn chúng ta họp nhau dâng Thánh lễ An Táng linh mục Giacôbê Đặng Công Anh, vừa được Chúa gọi về đêm thứ Bảy 24.9.2022 lúc 21.11 phút. Giây phút trút hơi thở của ngài, trời bỗng nổii sấm sét, một cơn mưa to đổ xuống ! Hình như có một chút gì đó giống “giờ ra đi” của Chúa Giêsu như Tin Mừng Matthêô kể lại: Từ giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ cả mặt đất, mãi đến giờ thứ chín… Đức Giêsu kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn. Ngay lúc đó, bức màn trướng trong đền thờ xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Đất rung đá vỡ. Mồ mã bật tung… (Mt 27,45-52).
Cho dù chuyện kể của Tin Mừng chuyển tải một ý nghĩa thần học thâm sâu mang chiều kích cứu độ, thì trong cách nhìn nhân bản và văn hóa, chúng ta cũng có thể nói được rằng, có những cái chết, có những cuộc ra đi của một số người đã làm vang động đến cả thiên nhiên đất trời, như cách ví von thâm thúy của nhà thơ Chế Lan Viên:
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở,
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn !
Vâng, trong những ngày qua, với những gì được trao đổi trên các kênh truyền thông, chúng ta có thể nói: cả vùng đất của giáo phận Qui Nhơn và nhiều giáo phận khác trên toàn quốc và tận nơi hải ngoại, rồi đến đất Quảng Ngãi, Kim Châu, Qui Hiệp, Ghềnh Ráng, nơi ghi dấu những bước chân mục tử của cha Giacôbê, tất cả đều “bỗng hóa tâm hồn”, tâm hồn tiếc thương, ngưỡng vọng, cầu nguyện, hoài niệm về cha Giacôbê.
Mà cũng phải thôi. Ngoài tư cách cá nhân là một linh mục thuộc hàng ưu tuyển của giáo phận, đã phục vụ liên tục 4 giáo xứ, nguyên Trưởng ban Giáo lý giáo phận, và trách nhiệm mục vụ cuối cùng là chánh xứ kiêm hạt trưởng Quảng Ngãi cho đến khi chính thức về hưu cách đây chưa đầy 3 tháng, ngài còn đảm nhận trách nhiệm đối với xã hội dân sự trong cương vị đại biểu HĐND tỉnh Bình Định, CT.UBĐK tỉnh Bình Định qua một thời gian khá dài…
Nhưng có lẽ một nhân tố khiến ngài nổi tiếng từ lâu và được nhiều người hâm mộ trải rộng từ trong nước đến hải ngoại, lan tỏa qua nhiều cộng đoàn giáo xứ, Dòng tu, chạm đến cả giới showbitz trong lãnh vực ca nhạc… chính vì ngài là một nhạc sĩ, hoặc tự mình sáng tác, hoặc cùng với linh mục Thiên Cung, Trăng Thập Tự… có những tác phẩm thánh ca, thuộc hàng “đi cùng năm tháng”; đại để như các bài “Giao ước”, “Trên đĩa Thánh”, “Tình khúc hiến dâng, “Đến với trái tim Cha”, “Lạy Nữ Vương Mân Côi”, “Thân lạy Á Thánh Anrê”, “Về đi em”, “Khi cuộc đời là của lễ 1,2,3,4,5”…
Tuy nhiên, có một bài hát, không thuộc dạng Thánh ca Phụng vụ mà có lẽ ít người biết; vì chỉ được chính ngài hát hoặc đồng ca cùng với vài người bạn thân trong hàng linh mục vào những dịp hội ngộ liên quan đến chức linh mục, đó là bài “VÌ ANH ÔI LINH MỤC”. Có một lý do để ngài sáng tác ca khúc nầy… Đó là vào khoảng thập niên 70, miền nam Việt Nam lúc đó xuất hiện một ca khúc khá đình đám được nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang phổ nhạc bài thơ của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, đó là bài “VÌ TÔI LÀ LINH MỤC”, mà ca từ hoàn toàn ngược lại với chân dung đích thực của linh mục:
Vì tôi là linh mục, Không mặc chiếc áo dòng,
Nên suốt đời hiu quạnh, Nên suốt đời lang thang...
Vì tôi là linh mục, Có được một tín đồ
Nhưng không một tín điều, Nên tín đồ đi hoang...
Dĩ nhiên, thâm ý của tác giả lời ca khúc hát nầy, chỉ mượn danh xưng linh mục thôi để ngụ ý chuyện tình của một ai đó; nhưng với mấy từ “vì tôi là linh mục” cũng đã làm dị ứng nhiều người; đó là chưa kể, cũng vào thời điểm đó, xuất hiện cuốn tiểu thuyết tình cảm “TÓC M Y” của nhà văn Lệ Hằng xoay quanh chuyện tình lãng mạn của một linh mục tuyên úy và cô sinh viên Đà Lạt; những sự kiện đó đã cổ súy cho cái nhìn “trần tục hóa linh mục”. Để phản ứng lại cái nhìn tiêu cực trên, cha Ánh Đăng đã quyết tâm khắc họa chân dung linh mục đích thực của chính mình hay của Hội Thánh, của Dân Chúa:
1. Vì Anh, ôi linh mục
Tên nào ghi trên màu áo
Vì Anh, ôi linh mục
n tình Anh không tàn úa
Dẫu men đam mê bừng sôi
Dẫu gai đau thương vương đời
2. Vì Anh, ôi linh mục
Giữa trần gian muôn ngàn lối
Vì Anh, ôi linh mục
Anh là hoa của tình ái
Dẫu bao vinh quang trần gian
Dẫu bao đau thương trên đời
Vì Anh, ôi linh mục
Ôi đời Anh chết cho tôi.
ĐK. Anh như hoa tiêu kiêu hùng
Vượt sông, vượt ngàn thác lũ
Anh như hoa xuân thơm nồng
Đượm hương tình người cay đắng
Hăng say đi gieo an bình
Niềm vui ngập hồn trong trắng
Gian truân Anh xin riêng mình
Đời Anh đã hiến tế Người.
Quả thật, không phải ai cũng có thể diễn tả, khắc họa chân dung linh mục đẹp như thế, đúng như thế đâu; phải là người đã sống, đã cảm nghiệm sâu sắc hồng ân linh mục, hồng ân thánh chức, và bao nhiêu ân huệ khác, bao nhiêu mầu nhiệm thánh khác, mới có thể dệt nên những khúc thánh ca, những giai điệu ngọt ngào sâu lắng, mang tâm hồn người ta lên với Chúa, đi vào cõi nhiệm mầu.
Đúng như lời tạ ơn của Chúa Giêsu: “… Vâng lạy Cha, đó là điều đẹp ý Cha”.
Vâng. Tạ ơn Chúa đã cho giáo phận Qui Nhơn một linh mục tài hoa, đã cống hiến hết mình cho sứ vụ, đã hoàn tất tốt đẹp trách nhiệm chăn chiên; một sứ vụ, một trách nhiệm mà chặng đường 48 năm linh mục chắc chắn ngài đã bao lần phải nhứt buốt trái tim để ướp thành lễ tế; cũng như cắn răng đón nhận những cô đơn, cây đắng để hoàn tất chén thánh cuộc đời được dâng lên: “Trên đĩa thánh cuộc đời Chúa ơi, con tim con sẽ ướp thành lễ tế. Trong chén thánh cuộc đời Chúa ơi, này những giọt máu cô đơn trong đời…”.
Và hôm nay, Chúa Giêsu đã vẫy gọi: “Hãy đến với ta, hỡi tất cả những ai lao nhọc và gánh nặng, ta sẽ bổ sức cho…”. Những lời nầy, làm tôi chợt nhớ những ca từ của ca khúc “Về Đi Em”, một bài thơ mang sứ điệp hoán cải Mùa Chay của cha Trăng Thập Tự mà ngài đã dệt nhạc: Trời tối rồi, trời tối rồi em, về nhà đi phố đã lên đèn…
Vâng, cha Giacôbê của chúng ta đã về nhà Cha khi trời đã tối và phố đã lên đèn. Đây là cuộc “về nhà” đích thực để được giải thoát khỏi mọi lao nhọc và gánh nặng để được hưởng bình an trong tay Chúa, bình an dành cho những người công chính mà bao ngàn năm trước Sách Khôn Ngoan đã xác quyết: “Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa và nỗi khốn khổ của sự chết không đụng tới các ngài”; hay như Thánh Phaolô đã dạy cho dân thành Rôma: “Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô, chúng ta tin rằng chúng ta cùng sống với Người…”.
Chúng ta đều tin vì Lời Chúa đã dạy như thế. Nhưng ở đây, hôm nay, chắc chắn có một người không chỉ tin mà cảm nhận thật sự. Vâng, cho dù thân xác người anh em chúng ta đang nằm bất động ở đây, nhưng linh hồn đang ở trong Thiên Chúa, trong hạnh phúc của niềm vui Phục sinh, niềm vui mà khi còn tại thế, cha Ánh Đăng đã từng dự cảm với một niềm tin và hy vọng òa vỡ; và cũng làm cho nhiều người òa vỡ như thế, mỗi độ Phục Sinh về qua những ca từ trong điệp khúc của bài thánh ca “Khi cuộc đời là của lễ1” hay còn mang tên khác “Trên đĩa thánh”: “Nhưng hãy vui lên hãy ca lên hãy reo mừng, Al-le-lu-ia. Vì tận cuối đêm dài đã ló rạng bình minh của ngày sống lại. Nhưng hãy vui lên hãy ca lên hãy reo mừng, Al-le-lu-ia. Vì tận cuối đông dài đã xuất hiện mùa xuân không bao giờ phai.
Cha Giacôbê kính mến, cha đang ở nơi mà “mùa xuân không bao giờ phai” đó, xin nhớ đến chúng con. Amen.
Trương Đình Hiền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Linh mục Nga nói rằng người Công Giáo, bao gồm cả các giáo sĩ đều sợ hãi trước lệnh động viên của Putin
Đặng Tự Do
04:44 26/09/2022
Trong cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã Catholic News Service, gọi tắt là CNS, của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, một linh mục Công Giáo Nga đã lên án những lời đe dọa chiến tranh hạt nhân của Tổng thống Vladimir Putin, đồng thời cho biết nhiều người Công Giáo trẻ hiện nay lo sợ bị buộc phải nhập ngũ, kể cả các linh mục Công Giáo cũng có nguy cơ phải tham gia vào cuộc chiến chống Ukraine.
“Mặc dù tôi không phải là một quân nhân, tôi không nghĩ rằng quân đội Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân - và nếu có, điều này sẽ nguy hiểm hơn nhiều cho chính nước Nga so với bất kỳ nước nào khác”, vị linh mục nói.
“Mọi người chắc chắn đang sợ hãi ở đây, đặc biệt là vì giáo dân và giáo sĩ Công Giáo bây giờ có thể bị gọi nhập ngũ, bắt đầu với những người đã từng thực hiện nghĩa vụ quân sự.”
Các cuộc biểu tình đường phố nổ ra ở Nga sau lệnh động viên bán phần ngày 21 tháng 9 của Putin kêu gọi 300.000 người trong hàng ngũ dự bị trên toàn quốc phải nhập ngũ sau các thất bại trong cuộc chiến Ukraine.
Vị linh mục nói với CNS rằng các sinh viên và thanh niên đã “phản ứng rất xúc động” với lệnh động viên, với nhiều tranh luận về hậu quả thực tế của nó.
Ngài nói thêm rằng đã không có cuộc tham vấn nào với các Giáo Hội thiểu số ở Nga và nói rằng ngài đã hỏi ý kiến các luật sư về tác động của lệnh này đối với các nhân viên của Giáo Hội.
“ Một số người Công Giáo trẻ đã rời khỏi đất nước, và nhiều hơn nữa đang làm như vậy bây giờ,” linh mục nói với CNS.
“Lệnh động viên này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống giáo hội ở đây, đặc biệt là vì nhiều người Công Giáo phản đối chiến tranh mạnh mẽ và không muốn tham gia. Nhưng những người được đào tạo quân sự dù đã đến 50 tuổi có thể vẫn phải đi, trong khi lệnh này có thể sớm được mở rộng cho những người khác thậm chí chưa từng thực hiện nghĩa vụ quân sự.”
Trong bài phát biểu của mình, Putin cho biết “hoạt động quân sự đặc biệt” của ông đang tiếp tục giải phóng khu vực Donbas phía đông Ukraine khỏi một “chế độ tân phát xít”, đồng thời nói thêm rằng Nga sẽ sử dụng “mọi phương tiện theo ý mình”, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, để chống lại các nỗ lực của Các nước phương Tây nhằm “làm suy yếu, chia rẽ và cuối cùng là phá hủy” nước Nga, cũng như áp đặt “ý chí và giá trị giả tạo của họ”.
Ông nói thêm rằng việc động viên một phần ban đầu sẽ liên quan đến “chỉ những quân nhân dự bị” với “chuyên môn nghề nghiệp cụ thể và kinh nghiệm tương ứng,” những người sẽ được đào tạo thêm để phục vụ tại ngũ.
Các chính phủ phương Tây chỉ trích việc huy động này, và người Nga đã biểu tình ở Mạc Tư Khoa, St. Petersburg và các thành phố khác. Các nhóm nhân quyền cho biết trong ngày 21 tháng 9 hơn 1.300 người biểu tình đã bị bắt.
Vị linh mục người Nga nói với CNS rằng hầu hết những người biểu tình trước đây đều chống lại cuộc chiến, được khởi xướng bởi cuộc xâm lược ngày 24 tháng 2 của Mạc Tư Khoa, và phần lớn binh sĩ đã được tuyển mộ từ các vùng xa xôi hơn của Nga.
Vị linh mục nói với CNS “một nhóm lớn hơn nhiều” những công dân chưa quyết định trước đây cũng có thể phản đối, một khi lệnh gọi nhập ngũ “đến gần hơn với người dân ở các thành phố chính”.
“Hầu hết đều chờ đợi xem mệnh lệnh này sẽ có ý nghĩa gì đối với họ, và họ sẽ bị đối xử như thế nào nếu bị cử đi chiến đấu,” vị linh mục nói.
“Bản thân người Công Giáo cũng bị chia rẽ, với khoảng 20% ủng hộ chiến tranh, 40% phản đối kịch liệt và 40% nữa đang theo dõi xem điều gì sẽ xảy ra, đặc biệt nếu mọi thứ trở nên tồi tệ hơn và các thành viên trong gia đình của họ bị giết.”
Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Ukraine đã tiết lộ bằng chứng về những hành động tàn bạo của Nga tại các khu vực bị chiếm lại trong cuộc phản công của Ukraine, trong khi cuộc trưng cầu dân ý nhanh chóng về việc gia nhập Liên bang Nga đã được tổ chức vào ngày 23 tháng 9 tại các khu vực Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Mạc Tư Khoa.
Phát biểu trước những người hành hương ở Rome vào ngày 21 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết “cuộc chiến bi thảm” đã khiến “một số người nghĩ đến vũ khí hạt nhân, đó là một sự điên rồ”, và nói thêm rằng ngài đã được nghe kể về “sự man rợ, tàn bạo, những xác chết bị tra tấn” hiện được tìm thấy ở “đất nước Ukraine đau khổ.”
Source:Catholic Review
Kirill, chú bé giúp lễ của Putin, nói với người Nga rằng đừng sợ cái chết khi bị gọi nhập ngũ
Đặng Tự Do
04:46 26/09/2022
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô nhận xét cay đắng rằng Putin đang kêu gọi cả nước Nga bảo vệ chính ông ta; trong khi Thượng Phụ Kirill đem Chúa ra để hứa thiên đàng cho các chiến binh Nga lao mình vào cuộc chiến đẫm máu để bảo vệ cho Putin.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Top Priest Tells Russians Not to Fear Death Amid Mobilization”, nghĩa là “Giáo sĩ hàng đầu của Putin nói với người Nga rằng đừng sợ cái chết khi bị gọi nhập ngũ.”
Người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo Nga, là Thượng phụ Kirill, đã kêu gọi công dân Nga đừng sợ chết trong bối cảnh Tổng thống Vladimir Putin quyết định điều động quân dự bị đến chiến đấu ở Ukraine.
“Hãy dũng cảm lên để hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Và hãy nhớ rằng nếu bạn hy sinh mạng sống của mình cho đất nước của bạn, bạn sẽ được ở với Chúa trong vương quốc của Ngài, trong vinh quang và cuộc sống vĩnh cửu,” ông nói trong một bài giảng tại Tu viện Zachatyevsky ở Mạc Tư Khoa.
Kirill, người đã biện minh cho quyết định xâm lược Ukraine của Putin vào tháng 2 trên cơ sở tinh thần và ý thức hệ, đưa ra nhận xét ngay sau khi các quan chức Nga cho biết có tới 300.000 quân dự bị sẽ được triệu tập để chiến đấu.
Kirill tuyên bố trong bài giảng của mình rằng một người có “đức tin chân chính” không phải sợ cái chết.
Theo ông, một người trở nên “bất khả chiến bại” khi có một “chiều kích mạnh mẽ gắn liền với vĩnh cửu” trong người đó, và anh ta không còn sợ hãi cái chết nữa.
Ông nói: “Niềm tin làm cho một người trở nên rất mạnh mẽ, bởi vì nó chuyển ý thức của anh ta khỏi cuộc sống hàng ngày, từ những lo lắng về vật chất, sang chăm sóc cho tâm hồn, cho sự vĩnh cửu. Cụ thể là, nỗi sợ hãi cái chết đã đẩy một chiến binh ra khỏi chiến trường, đẩy kẻ yếu đến chỗ phản bội và thậm chí nổi loạn chống lại anh em của mình. Nhưng đức tin chân chính phá tan nỗi sợ hãi về cái chết”.
Lãnh đạo của Giáo hội Chính thống Nga trước đây đã đưa ra ý tưởng rằng người Ukraine và người Nga là một dân tộc.
Ông kêu gọi người Nga trong bài giảng của mình đừng coi người Ukraine là kẻ thù.
Theo Kirill, người dân Ukraine “đang gặp nguy hiểm,” và nói thêm rằng bây giờ “điều rất quan trọng là không có cảm giác trong lòng rằng có kẻ thù”.
Kirill kêu gọi hội thánh của mình cầu nguyện cho việc tăng cường “tình cảm huynh đệ của các dân tộc ở Nước Nga Thánh thiện,” để “sự thống nhất của Giáo hội, vốn là bảo đảm cho hòa bình trên đất nước Nga rộng lớn, càng trở nên mạnh mẽ hơn.”
Kirill cũng lưu ý rằng các Kitô hữu Chính thống giáo ở Ukraine tiếp tục cầu nguyện cho “việc thiết lập hòa bình trên các vùng rộng lớn của nước Nga lịch sử”.
Giáo chủ Kirill, kể từ khi bắt đầu chiến tranh, đã biện minh cho xung đột bằng cách đưa ra các bài phát biểu về Nga như một “cường quốc yêu chuộng hòa bình” không tham gia vào “các cuộc phiêu lưu quân sự”.
Vào tháng 6, ông nói rằng Nga đang bị “tấn công” trên toàn thế giới vì cảm giác ghen tị, đố kỵ và phẫn nộ. Kirill cho biết ông tin rằng điều này đang xảy ra bởi vì Nga “khác” với các dân tộc khác.
Ông Putin cho biết động viên bán phần của ông sẽ ảnh hưởng đến những công dân đang trong lực lượng dự bị, và họ sẽ trải qua các khóa huấn luyện bổ sung trước khi được triển khai.
Source:Newsweek
7 tháng Nga tấn công toàn diện: 270 địa điểm tôn giáo bị hủy hoại ở Ukraine
Đặng Tự Do
04:47 26/09/2022
Đã có sự gia tăng đáng chú ý về số lượng cấu trúc bị hư hại kể từ khi công bố bản thống kê trước đó về các cấu trúc tôn giáo bị phá hủy và hư hại, Cơ quan Nhà nước về Các vấn đề Dân tộc và Tự do Lương tâm của Ukraine, gọi tắt là DESS, đã cho biết như trên.
Giải thích lý do cho sự gia tăng này, DESS cho biết có 3 lý do. Thứ nhất là các báo cáo nhận được từ các vùng mới được giải phóng. Thứ hai, quân Nga tăng cường pháo kích và không kích nhằm chặn đà tiến của quân Ukraine. Cuối cùng, DESS vừa nhận được thông tin chi tiết về các cấu trúc bị phá hủy và hư hại từ Trung tâm Tôn giáo của giáo phái Nhân chứng Giêhôva ở Ukraine.
Ngay sau khi Putin phát động cuộc xâm lược vào Ukraine, DEES đã yêu cầu các cộng đồng tôn giáo gửi cho họ thông tin về các tòa nhà bị phá hủy hoặc hư hại do sự xâm lược của quân đội Nga.
Theo thống kê mới nhất của DESS, 5 trong số 270 địa điểm bị thiệt hại bởi cuộc tấn công của Nga là thuộc về Hồi giáo, 5 thuộc về Do Thái Giáo, 260 địa điểm khác thuộc về Chính Thống Giáo và Công Giáo
30 trong số các địa điểm bị ảnh hưởng thuộc về các cộng đồng Tin lành khác nhau, 21 thuộc Giáo Hội Chính thống Ukraine tân lập, gọi tắt là OCU, 4 thuộc Giáo Hội Công Giáo Rôma, 3 thuộc Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương và 66 thuộc Nhân chứng Giêhôva.
136 địa điểm, chiếm 52%, trong số 260 địa điểm Kitô giáo bị hủy hoại hoàn toàn hoặc một phần do cuộc tấn công của Nga thuộc về Giáo Hội Chính thống Ukraine liên kết với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC.
Số lượng địa điểm tôn giáo bị hư hại nhiều nhất là ở các vùng Donetsk, 67 địa điểm, và Luhansk, 58 địa điểm, tiếp theo là các vùng Kyiv, 43 địa điểm và Kharkiv, 35 địa điểm.
DESS tiếp tục khuyến khích gửi thông tin, bao gồm cả ảnh, về những thiệt hại đối với các địa điểm tâm linh và những hậu quả khác của cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine cho các cộng đồng tôn giáo. DESS cũng khuyến khích việc ghi danh làm nhân chứng với bằng chứng trên nền tảng của Bộ Văn hóa và Chính sách Thông tin Ukraine để ghi lại tội ác chiến tranh của quân đội Nga chống lại nhân loại và di sản văn hóa.
Source:RISU
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ về Công lý và Hòa bình Quốc tế lên án các mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân
Đặng Tự Do
17:08 26/09/2022
Đức Cha David Malloy của Rockford, Chủ tịch Ủy ban Công lý Quốc tế và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã lên án những lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine được Ngoại trưởng Nga đưa ra trong phiên họp thứ 77 hiện tại của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Tuyên bố của Đức Cha David Malloy viết:
“Khi những căng thẳng gia tăng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, những cử chỉ và lời nói ngày càng tăng đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân phải bị lên án. Một cuộc chiến tranh hạt nhân không thể thắng và không bao giờ được tiến hành. Bất kỳ mối đe dọa nào được thực hiện liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân đều nhắc nhở chúng ta về bản chất tàn ác của chúng và những hậu quả tai hại đối với toàn thể nhân loại. Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo trên thế giới - rằng những hy vọng và ước mơ chung của chúng ta dành cho các dân tộc của chúng ta sẽ chiến thắng những cám dỗ và bất công do cuộc chiến này gây ra ở Ukraine.”
Source:USCCB
Giám mục Pháp gặp gỡ các giáo sĩ trong bối cảnh biến động của giáo phận
Đặng Tự Do
17:10 26/09/2022
Đức Cha Dominique Rey của Fréjus-Toulon ở miền đông nam nước Pháp gần đây đã tổ chức một cuộc họp với các giáo sĩ của mình để thảo luận về những thay đổi đang được thực hiện sau cuộc điều tra của Vatican, dẫn đến việc hoãn các cuộc truyền chức linh mục của giáo phận vào đầu năm nay.
Trong một tuyên bố đăng trên trang web của Giáo phận Fréjus-Toulon, Đức Cha thông báo rằng vào ngày 15 tháng 9, ngài đã tổ chức một buổi lắng nghe tại chủng viện La Castille với khoảng 150 linh mục từ giáo phận để thảo luận về những sự kiện đã diễn ra trong vài năm qua.
Mục đích của cuộc họp, theo tuyên bố, là để giải quyết “tình trạng bất định” trong giáo phận và cho phép các linh mục nói lên những câu hỏi và mối quan tâm của các ngài.
Một chuyến thanh tra tông tòa tại Giáo phận Toulon đã kết thúc vào đầu năm nay, dẫn đến việc hoãn các cuộc truyền chức linh mục của giáo phận, ban đầu được dự kiến vào ngày 29 tháng 6 lễ Các Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ.
Trong tuyên bố của mình, giáo phận cho biết: “Kể từ khi ngừng phong chức vào tháng Sáu, không có thông tin mới nào đến từ Rôma và giáo phận vẫn chưa biết khi nào các linh mục và phó tế có thể được thụ phong trở lại”.
Các chuyến thanh tra tông tòa các giáo phận hiếm khi được thông báo công khai, và chuyến thanh tra tại Toulon đã không được tiết lộ cho đến mùa hè năm nay khi giáo phận thông báo hoãn các cuộc truyền chức linh mục. Việc dời lại này đã tường trình là vô thời hạn do chuyến thanh tra.
Trong một động thái dường như chưa từng có tiền lệ, Vatican đã yêu cầu Toulon tạm dừng các cuộc phong chức linh mục của mình trong khi không đưa ra lý do nào cho quyết định quan trọng này, mà giáo phận cho biết được đưa ra sau chuyến thăm 'huynh đệ' để tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề mục vụ, chẳng hạn như 'chính sách tiếp nhận' rộng rãi của giáo phận đối với các linh mục và các phong trào vào một chủng viện.
Được coi là một trong những giáo phận hưng thịnh nhất ở Pháp, nơi hàng năm mang lại nhiều ơn gọi, Toulon được biết đến với sự chào đón các phong trào mới và các linh mục từ các khu vực khác, bao gồm cả những giáo phận gắn liền với Thánh lễ Latinh truyền thống, đã bị Đức Giáo Hoàng Phanxicô hạn chế vào năm ngoái..
Đức Cha Rey đã ủng hộ “Nghi thức cũ”, và chỉ trích quyết định của Đức Giáo Hoàng về việc hạn chế quyền cử hành thánh lễ theo nghi thức này.
Theo tuyên bố của giáo phận, trong buổi lắng nghe với các giáo sĩ, Đức Cha Rey đã nói với các linh mục về một số thay đổi đã được thực hiện do cuộc điều tra của Vatican, và những thay đổi này đã được thông báo tới Tòa thánh.
Giáo phận cho biết những thay đổi này bao gồm “một bản kiểm kê các cộng đồng hiện diện trong Giáo phận với những du khách có thể có những quan điểm khác nhau về giáo luật, mục vụ hoặc tâm linh.
Việc tiếp nhận các cộng đồng mới vào giáo phận cũng đã bị đình chỉ, và Tự Sắc Traditionis Custodes của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc hạn chế Thánh lễ Latinh Truyền thống đã được thực thi, “với một chuyến thăm có hệ thống tới các nhóm liên quan dưới trách nhiệm của vị thanh tra được chỉ định”.
Trong tương lai, các tân linh mục trước tiên cũng sẽ được Linh Mục Đoàn xem xét, và ra phán quyết ủng hộ hoặc chống lại việc nhận họ vào giáo phận.
Đức Cha Rey, khi nói chuyện với giáo sĩ của mình, thừa nhận đã phạm phải “sai sót khi đánh giá cao và phân biệt trong việc tiếp nhận và theo dõi một số cộng đồng nhất định,” nhưng ngài nói rằng ngài cũng thông báo cho Vatican về “thành quả truyền giáo và thành quả của các đặc sủng khác nhau và các sáng kiến mục vụ của giáo phận.”
Source:Crux
ICC: Những kẻ nổ súng, những kẻ phóng hỏa tiễn vào dân lành vô tội phải hiểu rằng luật pháp vẫn còn sống
Đặng Tự Do
17:11 26/09/2022
“Sự thật là sự thật”: Công tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế thề sẽ xác định xem có phải tội ác chiến tranh đã và đang được thực hiện ở Ukraine hay không
Ông Karim Khan, Công tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, đã mở đầu bài diễn văn của mình tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 77 rằng:
“Những kẻ nổ súng, những kẻ phóng hỏa tiễn vào dân lành vô tội phải hiểu rõ ràng rằng luật pháp vẫn còn sống”, trước khi ông nhắc lại rằng ICC sẽ tiếp tục điều tra các cáo buộc về tội ác chiến tranh của Nga, vì Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tiếp tục bác bỏ các hình ảnh về hành vi tàn bạo ở Ukraine tại Liên Hiệp Quốc trong tuần này.
“Chúng ta phải chứng minh rằng những người xả súng hoặc bắn hỏa tiễn không thể không bị trừng phạt. Thay vào đó, pháp quyền có thể đóng vai trò như một mỏ neo cho hòa bình và an ninh ở Ukraine và ở những nơi khác”. Lưu ý rằng 43 Quốc gia thành viên đã chuyển tình hình ở Ukraine lên ICC trong khoảng thời gian từ ngày 25 tháng 2 đến ngày 2 tháng 3, ông nói rằng điều này không chỉ thể hiện mức độ quan tâm toàn cầu mà còn phản ánh sự hiểu biết chung rằng luật pháp có vai trò quan trọng. Ông nói, quy trình thu thập thông tin và bằng chứng và xem xét kỹ lưỡng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế là điều cần thiết để “xuyên qua màn sương chiến tranh”, phơi bày thông tin sai lệch và đi đến sự thật.
“Sự thật là sự thật. Các bên có thể đưa ra các tuyên bố của riêng họ nhưng tôi đã đến Bucha. … Tôi nhìn thấy những thi thể đó trong túi đựng xác và họ là người thật. Chúng tôi phải điều tra xem họ chết như thế nào, có tội ác nào gây ra cái chết của họ không và nếu có thì ai phải chịu trách nhiệm.”
Ông cho biết đã viết thư cho Nga để có cuộc gặp với Ngoại trưởng Lavrov, nhưng không có phản hồi.
“Có những câu chuyện phản bác và tường thuật, sự thật, thông tin sai lệch trộn lẫn, và chúng tôi phải tách nó ra để lấy nước tinh khiết chưng cất từ những thứ có thể là nhiều loại thông tin”
Khan đã đến Ukraine ba lần và anh ấy nói rằng anh ấy “bị kinh hoàng” bởi sự tàn phá ở đất nước này cũng như hy vọng và quyết tâm của người dân.
“Khi tôi đến Bucha và đi đến Nhà thờ Thánh Anrê, những thi thể tôi nhìn thấy không phải là giả. Khi tôi đi bộ trên các con phố của Borodyanka, sự tàn phá mà tôi thấy các tòa nhà và trường học là quá thật,” Khan nói. “Khi tôi rời Kharkiv, những tiếng bom mà tôi nghe thấy đang hạ cánh xuống, đã mang đến cho tôi một cái nhìn sâu sắc dù chỉ là một cái nhìn sâu sắc rất nhỏ so với thực tế khủng khiếp mà rất nhiều anh chị em và trẻ em Ukraine đang phải đối mặt trong vùng chiến sự.”
Ở Ukraine giữa chiến tranh cho phép “tiếp cận bằng chứng trước khi nó bị can thiệp”, ông nói thêm.
Các ưu tiên của ICC bao gồm các cáo buộc về tội ác chống lại trẻ em được tấn công trong các bệnh viện và trường học, cũng như các cáo buộc về việc trẻ em bị trục xuất đến Nga, ông nói.
“Chúng ta đã từng nghe từ biến cố diệt chủng người Do Thái thời Quốc Xã rằng ‘khôngbao giờ nữa’, nhưng với sự thất vọng to lớn, chúng ta lại thấy một lần nữa, một lần nữa, và một lần nữa, những tội ác này đang diễn ra. Vì vậy, đây là thời điểm mà tôi nghĩ chúng ta cần tái khơi dậy nỗ lực của mình để chứng tỏ rằng luật pháp có thể hoạt động trên các tuyến đầu. Chúng tôi đang cố gắng hành động nhanh hơn.”
Ông cho biết chi tiết về những nỗ lực của Văn phòng đối với mục tiêu này - dựa trên công việc của nó cho đến nay - có cơ sở hợp lý để tin rằng các tội phạm trong phạm vi quyền hạn của Tòa án đã được thực hiện ở Ukraine. “Công lý không phải là chính trị,” ông nói. Đúng hơn, nó là một sự minh chứng cho các quyền cơ bản của tất cả các thành viên của nhân loại và một minh chứng rằng những lời hứa được đưa ra thông qua Quy chế Rome có ý nghĩa. Ông nói thêm, với tư cách là điểm khởi đầu để xây dựng hòa bình và an ninh, phải có sự thống nhất về mục đích trong việc duy trì những quyền cơ bản này, đồng thời cam kết làm việc với tất cả các Quốc gia và Liên Hiệp Quốc để thực thi công lý ở Ukraine.
Trong cuộc tranh luận sau đó, nhiều thành viên Hội đồng đã lên án Liên bang Nga vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế, nhấn mạnh rằng nước này phải chịu trách nhiệm về những hành vi tàn bạo đã xảy ra ở Bucha, Izyum và những nơi khác. Họ cũng bày tỏ lo ngại về việc điều động quân sự gần đây của Nga và đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.
Công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế, cho rằng, vào thời điểm quan trọng này, cộng đồng quốc tế phải cùng nhau chứng minh rằng luật pháp cũng ở tuyến đầu trong cuộc xung đột này, bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em, phụ nữ và nam giới. Nêu rõ các trách nhiệm trong xung đột và nhấn mạnh rằng trách nhiệm giải trình là hoàn toàn cần thiết, ông nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo trên thế giới cần phải lặp lại cam kết được đưa ra tại Nuremberg.
Source:UN
Diễn từ của Đức Phanxicô với Đại hội Quốc tế Lần Thứ ba về Giáo lý
Vu Van An
20:04 26/09/2022
Tại Đại sảnh Phaolô VI, nơi thường diễn ra các buổi tiếp kiến chung hàng tuần của Đức Phanxicô, Đại hội Quốc tế Lần Thứ ba về Giáo lý đã diễn ra trong 3 ngày, 8-10 tháng 9, 2022.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Đại hội Quốc tế về Giáo lý lần thứ nhất được tổ chức tại Phòng Thượng Hội Đồng Giám Mục mới xây dựng tại cùng địa điểm với Đại sảnh Phaolô VI, kéo dài 4 ngày từ 8 tới 11 tháng 10, năm 2002 để đánh dấu 10 năm công bố Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo và 5 năm ngày ban hành Sách Hướng Dẫn Tổng Quát về Giáo lý. Đại hội lần thứ hai được tổ chức tại Đại sảnh Phaolô VII trong 4 ngày từ ngày 20 tới ngày 23 tháng 9, 2013, nhân Năm Thánh về Đức tin.
Đại hội lần thứ ba, với sự tham dự của 1,400 nhà thần học thuộc 82 quốc gia, cũng được tổ chức tại Đại sảnh Phaolô VI, kéo dài trong 3 ngày từ 8 tới ngày 10, tháng 9, 2022. Chủ đề của Đại hội là “Giáo lý viên, chứng tá đời sống mới trong Chúa Kitô”. Đại hội được nghe các bài thuyết trình của một số nhân vật quan trọng, như Đức Hồng Y Mario Grech, Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, nói về “Viễn ảnh đồng nghị cho một nền giáo lý truyền giảng Tin Mừng. Ngày cuối cùng, lúc 11 giờ 45, đại hội đã được yết kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Nhân dịp này, theo CNA, Đức Thánh Cha đã khuyến khích các giáo lý viên truyền giảng kinh nghiệm sống đức tin. Ngài tỏ bầy niềm vui lớn khi được gặp họ và ca ngợi tính đa dạng quốc tế của họ.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của các giáo lý viên trong Giáo hội, gọi họ là "dấu chỉ trách nhiệm của Giáo hội đối với rất nhiều người: trẻ em, thanh niên và người lớn muốn thực hiện một hành trình đức tin." Ngài giải thích rằng ngài đã thiết lập thừa tác vụ Giáo lý viên vì biết vai trò to lớn của nó trong cộng đồng Kitô hữu.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng ngài chào đón tất cả mọi người tại buổi tiếp kiến này như là giáo lý viên, bao gồm các giám mục, linh mục và các thành viên thánh hiến trong số họ, vì tất cả đều là giáo lý viên. “Chúa kêu gọi tất cả chúng ta làm cho Tin Mừng của Người vang dội trong lòng mọi người”.
Đức Giáo Hoàng cũng chia sẻ rằng ngài thực sự thích buổi Tiếp kiến Chung hàng tuần của mình vào thứ Tư tại Vatican, vì đây là "thời gian đặc ân" để cùng nhau suy gẫm về Lời Chúa theo truyền thống của Giáo hội và tìm cách làm chứng cho Tin Mừng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Không bao giờ mệt mỏi làm giáo lý viên
Đức Thánh Cha khuyến khích các giáo lý viên đừng bao giờ mệt mỏi với thừa tác vụ của mình, tránh dạy giáo lý kiểu 'thuyết giảng ở trường học', và cố gắng cung cấp một "kinh nghiệm sống đức tin mà mỗi người chúng ta muốn truyền lại cho các thế hệ mới."
Ngài thừa nhận vào thời điểm này, việc dạy giáo lý là một công việc đầy thách thức vì nó liên quan đến việc tìm ra những cách tốt nhất để truyền đạt đức tin cho các nhóm tuổi và tầng lớp xã hội khác nhau.
Ngài lưu ý, điều cốt yếu là cuộc gặp gỡ liên ngã giúp “mở rộng tâm hồn” để nghe Tin Mừng và chấp nhận lời mời để sống và lớn lên trong đời sống Kitô hữu. Đức Thánh Cha đã đề cập đến Sách Hướng dẫn Giáo lý mới được phát hành gần đây sẽ cung cấp những hướng dẫn hữu ích, đặc biệt về cách đổi mới việc dạy Giáo lý trong các giáo phận và giáo xứ.
Dạy Giáo Lý: Gặp gỡ và chào đón Chúa
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh mục đích của việc dạy giáo lý, mô tả nó như là một "giai đoạn đặc ân của việc phúc âm hóa", nơi chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô và cho phép Người lớn lên trong cuộc sống của chúng ta.
Đức Giáo Hoàng nhắc nhớ chủ đề của Đại hội Quốc tế lần thứ ba này chính là “Giáo lý viên, chứng nhân của đời sống mới trong Chúa Kitô,” tập trung vào phần thứ ba của Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo. Đặc biệt, ngài lưu ý những gì Sách Giáo lý nói về việc thực sự trở thành những chứng nhân cho cuộc sống mới này.
“Khi chúng ta tin vào Chúa Giêsu Kitô, dự phần vào các mầu nhiệm của Người và tuân giữ các điều răn của Người, thì chính Đấng Cứu Rỗi đến để yêu thương, trong chúng ta, Cha của Người và anh em của Người, Cha của chúng ta và anh em của chúng ta. Con người của Người, nhờ Chúa Thánh Thần, trở thành quy tắc sống động và nội tâm của sinh hoạt chúng ta. (Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, số 2074)”
Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta điều răn này là "các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con", Đức Giáo Hoàng nói thế, vì tình yêu đích thực đến từ Thiên Chúa và Chúa Giêsu được mạc khải qua mầu nhiệm Người hiện diện giữa chúng ta, lời Người rao giảng, phép lạ Người làm, và đặc biệt qua cái chết và sự phục sinh của Người.
“Tình yêu của Chúa Kitô vẫn là điều răn đích thực và duy nhất của sự sống mới, mà Kitô hữu, với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, thực hiện mỗi ngày trong cuộc hành trình không bao giờ dừng lại của mình.”
Trở về nguồn yêu thương
Trong lời kết luận, Đức Thánh Cha nhắc nhở các giáo lý viên rằng họ được “kêu gọi làm cho con người của Chúa Giêsu Kitô trở thành hữu hình và đụng chạm được, Đấng yêu thương mỗi người trong anh em,”; Người hướng dẫn cuộc sống của chúng ta và giúp chúng ta phân định được các hành động đạo đức của chúng ta.
“Đừng bao giờ quay lưng lại với nguồn yêu thương này, vì đó là điều kiện để luôn được hạnh phúc và tràn đầy niềm vui bất chấp mọi sự. Đây là sự sống mới nảy nở trong chúng ta vào ngày Rửa tội và chúng ta có trách nhiệm chia sẻ với mọi người để nó lớn lên trong mỗi người và sinh hoa kết trái”.
Đức Giáo Hoàng đã ứng khẩu nói vắn tắt về các giáo lý viên từng đóng góp vào cuộc sống và hành trình đức tin của chính ngài. Đặc biệt, ngài tỏ lòng kính trọng đến Sơ Dolores lớn tuổi, người đã dạy dỗ ngài khi ngài còn nhỏ, và người mà ngài nhớ mãi đến hôm nay vì sự tận tụy, chăm sóc và ấn tượng của dì đã để lại cho ngài, giúp ngài trong đời sống đức tin. Ngài khuyến khích các giáo lý viên đừng bao giờ coi thường công việc tốt đẹp và ấn tượng mà họ có thể có trong thừa tác vụ của mình đối với người khác, như Sơ Dolores đã làm với ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban phép lành cho họ, ủy thác các giáo lý viên cho sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria và tất cả các giáo lý viên tử đạo.
Nguyên văn Diễn từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô với các tham dự viên của Đại hội Quốc tế Lần Thứ ba về Giáo lý
Các giáo lý viên thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Thật là một nguồn vui khi được gặp anh chị em vì tôi ý thức rõ sự dấn thân của anh chị em trong việc truyền tải đức tin. Như Đức Tổng Giám Mục Fisichella - người mà tôi cảm ơn vì buổi gặp gỡ này - đã nói, anh chị em xuất thân từ nhiều quốc gia khác nhau và là dấu hiệu cho thấy trách nhiệm của Giáo hội đối với nhiều người: trẻ em, thanh niên và người lớn yêu cầu được thực hiện hành trình đức tin của họ.
Tôi chào tất cả anh chị em như các giáo lý viên. Tôi cố ý gọi như vậy. Tôi thấy trong số anh chị em có một số giám mục, nhiều linh mục và những người thánh hiến: họ cũng là những giáo lý viên. Thật vậy, tôi phải nói rằng, họ là những giáo lý viên trước hết và quan trọng nhất, vì Chúa kêu gọi tất cả chúng ta làm cho Tin Mừng âm vang trong tâm hồn mỗi người. Thú thực với anh chị em, tôi rất thích buổi yết kiến sáng Thứ Tư, khi hàng tuần tôi gặp nhiều người đến tham dự buổi dạy giáo lý. Đây là một thời điểm diễm phúc, bởi vì, bằng việc suy gẫm Lời Chúa và truyền thống của Giáo Hội, chúng ta bước đi như là Dân Thiên Chúa, và chúng ta cũng được yêu cầu tìm ra những hình thức cần thiết để làm chứng cho Tin Mừng trong đời sống hàng ngày.
Tôi khẩn khoản xin anh chị em: đừng bao giờ mệt mỏi làm giáo lý viên. Không phải là “giảng một bài học” về việc dạy giáo lý. Việc dạy giáo lý không thể giống như một giờ học ở trường, mà là một kinh nghiệm sống đức tin mà mỗi người chúng ta cảm thấy muốn truyền lại cho các thế hệ mới. Chắc chắn, chúng ta phải tìm ra những cách tốt nhất để bảo đảm việc truyền đạt đức tin phù hợp với lứa tuổi và việc chuẩn bị cho người ta lắng nghe chúng ta; thế nhưng cuộc gặp gỡ bản thân của chúng ta với mỗi người trong số họ là điều có tính quyết định. Chỉ có cuộc gặp gỡ liên ngã mới mở tấm lòng để đón nhận lời loan báo đầu tiên và ước muốn lớn lên trong đời sống Kitô hữu với sự năng động thích hợp mà việc dạy giáo lý cho phép. Sách Hướng dẫn dạy Giáo lý mới, đã được gửi đến các anh chị em trong những tháng gần đây, sẽ rất hữu ích để anh chị em hiểu cách tuân theo hành trình này và cách đổi mới việc dạy Giáo lý trong các giáo phận và giáo xứ.
Anh chị em đừng bao giờ quên mục đích của việc dạy giáo lý, vốn là một giai đoạn diễm phúc trong việc truyền bá phúc âm, đó là cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô và để Người lớn lên trong chúng ta. Và ở đây, chúng ta đi thẳng vào các điều chuyên biệt của Đại hội Quốc tế lần thứ ba của anh chị em, vốn nhằm xem xét phần thứ ba của Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo. Có một đoạn trong Sách Giáo Lý mà tôi nghĩ là quan trọng cần cung cấp cho anh chị em liên quan đến việc anh chị em trở thành "Nhân Chứng của cuộc sống mới". Nó nói: “Khi chúng ta tin vào Chúa Giêsu Kitô, dự phần vào các mầu nhiệm của Người và tuân giữ các điều răn của Người, thì chính Đấng Cứu Rỗi đến để yêu thương, trong chúng ta, Cha của Người và anh em của Người, Cha của chúng ta và anh em của chúng ta. Con người của Người, nhờ Chúa Thánh Thần, trở thành quy tắc sống động và nội tâm của sinh hoạt chúng ta” (2074).
Chúng ta hiểu tại sao Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng điều răn của Người là thế này: Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con. Tình yêu đích thực là tình yêu phát xuất từ Thiên Chúa và được Chúa Giêsu mạc khải bằng mầu nhiệm sự hiện diện của Người giữa chúng ta, bằng lời rao giảng, phép lạ của Người và trên hết bằng cái chết và sự phục sinh của Người. Tình yêu của Chúa Kitô vẫn là giới răn đích thực và duy nhất của sự sống mới, sự sống mà người Kitô hữu, với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, biến thành của mình hàng ngày trong một hành trình không biết nghỉ ngơi.
Các giáo lý viên thân mến, anh chị em được yêu cầu phải làm cho con người của Chúa Giêsu Kitô trở nên hữu hình và chạm tới được, Đấng yêu thương từng người trong anh chị em, và do đó trở thành quy tắc của đời sống chúng ta và là tiêu chuẩn phán đoán các hành động đạo đức của chúng ta. Đừng bao giờ lạc khỏi nguồn yêu thương này, bởi vì nó là điều kiện để được hạnh phúc và tràn đầy niềm vui, luôn luôn và bất chấp mọi điều. Đây là sự sống mới nảy sinh trong chúng ta vào ngày chịu Phép Rửa, và chúng ta có trách nhiệm chia sẻ với mọi người, để nó phát triển trong mọi người và sinh hoa kết trái.
Tôi chắc chắn rằng cuộc hành trình này sẽ dẫn dắt nhiều anh chị em khám phá trọn vẹn ơn gọi làm giáo lý viên, và do đó xin gia nhập thừa tác vụ giáo lý viên. Tôi thiết lập thừa tác vụ này vì biết rõ vai trò lớn lao của nó trong cộng đồng Kitô hữu. Anh chị em đừng sợ: nếu Chúa kêu gọi anh chị em đến với thừa tác vụ này, anh chị em hãy theo Người! Anh chị em sẽ là những người tham gia vào sứ mệnh của Chúa Giêsu là loan báo Tin Mừng của Người và dẫn nhập người khác vào mối liên hệ hiếu thảo với Thiên Chúa Cha.
Và tôi không muốn kết thúc - tôi cho là tốt và đúng - mà không nhớ đến các giáo lý viên của tôi. Có một nữ tu dẫn đầu một nhóm giáo lý viên; đôi khi dì dạy, đôi khi hai phụ nữ tốt cùng dạy, cả hai đều có tên là Alicia, tôi nhớ mãi. Và người nữ tu này đã đặt nền móng cho đời sống Kitô hữu của tôi, chuẩn bị cho tôi Rước lễ lần đầu, trong những năm từ 1943 đến 1944. Tôi không nghĩ có ai trong số anh chị em sinh ra vào thời điểm đó. Chúa cũng ban cho tôi một ân sủng rất lớn. Dì ấy đã rất cao tuổi, tôi là một sinh viên, đang du học ở Đức, và sau khi học xong tôi trở về Argentina, và một ngày sau dì qua đời. Tôi đã có thể đồng hành với dì ngày hôm đó. Và khi tôi ở đó, cầu nguyện trước quan tài của dì, tôi cảm tạ Chúa vì chứng tá của vị nữ tu đó, người đã dành gần như hoàn toàn cuộc đời dì cho việc dạy giáo lý, chuẩn bị cho trẻ em và thanh thiếu niên Rước Lễ Lần Đầu. Dì ấy có tên là Dolores. Tôi muốn nói điều này để làm chứng rằng một giáo lý viên tốt để lại dấu vết; không chỉ là dấu vết của những gì người đó gieo, mà còn là dấu vết của người đã gieo. Tôi hy vọng rằng những người trẻ của anh chị em, con cái anh chị em, người lớn tuổi của anh chị em, những người anh chị em đồng hành trong việc dạy giáo lý, sẽ luôn nhớ đến anh chị em trước mặt Chúa như một người đã gieo những điều tốt và đẹp trong lòng họ.
Tôi đồng hành với tất cả anh chị em bằng phép lành của tôi. Tôi giao phó anh chị em cho sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria và các giáo lý viên tử đạo - có rất nhiều người trong số họ, điều này rất quan trọng - ngay trong thời đại của chúng ta, cũng có rất nhiều người trong số họ! Và tôi xin anh chị em, xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em!
Tin Giáo Hội Việt Nam
Doanh nhân Công Giáo Sàigòn: Hiệp hành trong hội chợ triển lãm
Tiến Hương
09:53 26/09/2022
Doanh nhân Công Giáo Sàigòn: Hiệp hành trong Hội chợ triển lãm
TGPSG - “Giới Doanh nhân Công Giáo sống hiệp hành”, đó là chủ đề cho buổi sinh hoạt và Thánh lễ của Giới vào 9g sáng Chúa nhật ngày 25-9-2022 tại Trung tâm Mục vụ TGPSG, với sự tham dự của 50 thành viên
Sinh hoạt
Ngày 10 và 11-9-2022, DNCG đã tổ chức hành hương Đức Mẹ Núi Cúi. DNCG đã có dịp chào thăm Đức Cha Giáo phận (GP) Xuân Lộc và Đức Cha GP Phan Thiết; các ngài đã chủ tế Thánh lễ. Đồng thời DNCG đã viếng mộ của Cố Giám mục Giuse Vũ Duy Thống. Chuyến hiệp hành này đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp nơi nhiều người.
Tiếp theo, ông Giacôbê Hồ Anh Minh đã giới thiệu 12 thành viên mới gia nhập DNCG, mọi người đã chúc mừng với những tràng pháo tay nồng nhiệt; ông cũng đã triển khai về Chương trình Hội chợ triển lãm của DNCG.
Đăng ký gian hàng Hội chợ triển lãm
Ông Giacôbê triển khai việc tham gia đăng ký gian hàng Hội chợ.
Tổ chức cho 100 gian hàng tại Adora Center, ưu tiên cho các doanh nghiệp Công Giáo trong Giáo phận Sài Gòn và một số Giáo phận khác, có thể có một số doanh nghiệp tôn giáo bạn. Thuận lợi trước mắt, DNCG được ông Vũ Thanh Tâm – CT HĐQT tập đoàn Đông Phương, tài trợ sảnh lớn tại Adora Center có sức chứa trên 100 gian hàng, tổ chức trong 3 ngày.
Chương trình dự kiến có “Hội” và “Chợ” gồm:
Mời diễn giả chia sẻ về chủ đề “Chuyển đổi số doanh nghiệp”;
Dạ hội Giáng Sinh nội bộ, tri ân các Mạnh thường quân;
Mời gọi các doanh nghiệp (DN) tham gia đăng ký sớm cho đủ 100 gian hàng, để Ban Tổ chức có thể ấn định ngày giờ, nhiều sự chuẩn bị, và tổ chức được tốt hơn.
Tiếp đó, ông Phêrô Đỗ Tiến Sĩ – Trưởng Ban đại diện, đã cho biết việc chuẩn bị bầu BĐD DNCG nhiệm kỳ mới, nhiệm kỳ 7. Xin mọi người cầu nguyện để Giới DNCG hoạt động theo đúng quy chế của Giới DNCG mà Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn đã lập ra; theo những mong muốn của Đức TGM Giuse Nguyễn Năng là hiệp hành cùng với các giáo xứ mang Chương trình Lan tỏa yêu thương vào đời sống các giáo xứ và sự hiệp hành của TGPSG.
Buổi sinh hoạt đã được các ông trong BĐD DNCG triển khai, tiếp nhận những đóng góp ý kiến và giải đáp thắc mắc để những hoạt động sắp tới của DNCG được tốt đẹp hơn. Buổi sinh hoạt kết thúc lúc 10g.
Thánh lễ
Thánh lễ Chúa nhật 26 Thường niên Năm C, do linh mục Giuse Tạ Huy Hoàng chủ tế. Các ý Lễ: Tạ ơn Chúa, xin ơn bình an và cầu xin cho Chương trình Hội chợ của DNCG sắp tới được tốt đẹp; Hiệp hành cùng Giáo phận trong việc canh tân các hội đoàn, các HĐMV.
Trong bài giảng, linh mục Giuse đã mở đầu với câu Lời Chúa: ‘Môsê và các ngôn sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin’ (Lc 16,31); Lời Chúa nhắc nhở chúng ta đang sống lối sống nào của hai người: ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình; còn ông nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta.
Lm đã kể một câu chuyện ngụ ngôn: Một con sư tử thấy một đàn chiên hiền lành, bất ngờ nó cũng thấy một con sư tử trong đàn chiên đó, hiền y chang đàn chiên, vì nó đã sống với chiên từ nhỏ (sư tử chiên). Sư tử dẫn sư tử chiên đến một dòng suối, nhìn xuống mặt nước thấy hình ảnh cả hai giống nhau. Nó nói: “Mày là sư tử, tao là sư tử vậy đi theo tao.” Thế là sư tử chiên theo sư tử vào rừng, từ đó không trở lại với đàn chiên. Chuyện ngụ ngôn cho ta bài học suy gẫm.
Người Kitô hữu được mời gọi sống hiền lành, trở nên giống Đức Giêsu Kitô, nghe Lời Chúa hôm nay để biết chia sẻ với người nghèo, giữ tâm trong sạch cần tâm thế hiệp hành và yêu người, biết san sẻ thì tương lai phước hạnh hưởng thiên đàng.
Cuối lễ, ông GB. Nguyễn Quang Trung đã cảm ơn Lm linh hướng dâng lễ, quan tâm đến DNCG để sống tinh thần hiệp hành với nhau và với những người nghèo khó. Đáp từ, Lm linh hướng đã chào mừng những thành viên mới và có lời khích lệ DNCG. Sau cùng, Lm xin mọi người cầu nguyện cho Lm Ernest Nguyễn Văn Hưởng, Đại diện Giám mục đặc trách Giáo dân GPSG, xin Chúa hướng dẫn Lm trong sứ vụ Lm đảm nhận.
Thánh lễ kết thúc lúc 11g với “Khúc hát tạ ơn”, DNCG mang theo tâm tình hiệp hành trong những ngày sắp tới.
Bài & Ảnh: Tiến Hương (TGPSG)
TGPSG - “Giới Doanh nhân Công Giáo sống hiệp hành”, đó là chủ đề cho buổi sinh hoạt và Thánh lễ của Giới vào 9g sáng Chúa nhật ngày 25-9-2022 tại Trung tâm Mục vụ TGPSG, với sự tham dự của 50 thành viên
Sinh hoạt
Sau phút thánh hóa, ông GB. Nguyễn Quang Trung cho biết: Trải qua thời gian đại dịch, sinh hoạt của Giới Doanh nhân Công Giáo (DNCG) phải gián đoạn; gần đây, nhịp sinh hoạt được trở lại bình thường, điều này cho thấy còn được gặp gỡ nhau, cùng hiệp hành là hồng ân Chúa ban, đem lại niềm vui, niềm hy vọng cho mọi người. Tuy nhiên, những hoạt động bác ái thì không gián đoạn, những đóng góp của DNCG trong “Chương trình Lan tỏa yêu thương” mùa dịch rất quảng đại và có hiệu quả to lớn trong Giáo phận Sài Gòn. Ngoài ra, chương trình nước sạch (hệ thống nước uống trực tiếp) vẫn đang thực hiện, đến nay đã ráp gần xong cho tổng số 65 giáo xứ và giáo điểm đã đăng ký.
Ngày 10 và 11-9-2022, DNCG đã tổ chức hành hương Đức Mẹ Núi Cúi. DNCG đã có dịp chào thăm Đức Cha Giáo phận (GP) Xuân Lộc và Đức Cha GP Phan Thiết; các ngài đã chủ tế Thánh lễ. Đồng thời DNCG đã viếng mộ của Cố Giám mục Giuse Vũ Duy Thống. Chuyến hiệp hành này đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp nơi nhiều người.
Tiếp theo, ông Giacôbê Hồ Anh Minh đã giới thiệu 12 thành viên mới gia nhập DNCG, mọi người đã chúc mừng với những tràng pháo tay nồng nhiệt; ông cũng đã triển khai về Chương trình Hội chợ triển lãm của DNCG.
Đăng ký gian hàng Hội chợ triển lãm
Giới DNCG sẽ tổ chức Hội chợ triển lãm, mục đích DNCG hiệp hành cùng nhau, quảng bá cho nhiều người được biết đến doanh nghiệp, sản phẩm uy tín, chất lượng của DNCG. Đây cũng là cơ hội để anh chị em trong Giới DNCG kết nối, nhất là đối với DN nhỏ, dùng hàng của nhau, giúp nhau phát triển kinh tế, theo như mục đích mà DNCG đã đề ra.
Ông Giacôbê triển khai việc tham gia đăng ký gian hàng Hội chợ.
Tổ chức cho 100 gian hàng tại Adora Center, ưu tiên cho các doanh nghiệp Công Giáo trong Giáo phận Sài Gòn và một số Giáo phận khác, có thể có một số doanh nghiệp tôn giáo bạn. Thuận lợi trước mắt, DNCG được ông Vũ Thanh Tâm – CT HĐQT tập đoàn Đông Phương, tài trợ sảnh lớn tại Adora Center có sức chứa trên 100 gian hàng, tổ chức trong 3 ngày.
Chương trình dự kiến có “Hội” và “Chợ” gồm:
Mời diễn giả chia sẻ về chủ đề “Chuyển đổi số doanh nghiệp”;
Dạ hội Giáng Sinh nội bộ, tri ân các Mạnh thường quân;
Mời gọi các doanh nghiệp (DN) tham gia đăng ký sớm cho đủ 100 gian hàng, để Ban Tổ chức có thể ấn định ngày giờ, nhiều sự chuẩn bị, và tổ chức được tốt hơn.
Tiếp đó, ông Phêrô Đỗ Tiến Sĩ – Trưởng Ban đại diện, đã cho biết việc chuẩn bị bầu BĐD DNCG nhiệm kỳ mới, nhiệm kỳ 7. Xin mọi người cầu nguyện để Giới DNCG hoạt động theo đúng quy chế của Giới DNCG mà Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn đã lập ra; theo những mong muốn của Đức TGM Giuse Nguyễn Năng là hiệp hành cùng với các giáo xứ mang Chương trình Lan tỏa yêu thương vào đời sống các giáo xứ và sự hiệp hành của TGPSG.
Ông Giuse Lê Văn Sơn đã có những giải đáp thắc mắc và cho biết một số chi tiết về hội chợ để các thành viên hiệp hành tích cực.
Buổi sinh hoạt đã được các ông trong BĐD DNCG triển khai, tiếp nhận những đóng góp ý kiến và giải đáp thắc mắc để những hoạt động sắp tới của DNCG được tốt đẹp hơn. Buổi sinh hoạt kết thúc lúc 10g.
Thánh lễ
Thánh lễ Chúa nhật 26 Thường niên Năm C, do linh mục Giuse Tạ Huy Hoàng chủ tế. Các ý Lễ: Tạ ơn Chúa, xin ơn bình an và cầu xin cho Chương trình Hội chợ của DNCG sắp tới được tốt đẹp; Hiệp hành cùng Giáo phận trong việc canh tân các hội đoàn, các HĐMV.
Trong bài giảng, linh mục Giuse đã mở đầu với câu Lời Chúa: ‘Môsê và các ngôn sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin’ (Lc 16,31); Lời Chúa nhắc nhở chúng ta đang sống lối sống nào của hai người: ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình; còn ông nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta.
Lm đã kể một câu chuyện ngụ ngôn: Một con sư tử thấy một đàn chiên hiền lành, bất ngờ nó cũng thấy một con sư tử trong đàn chiên đó, hiền y chang đàn chiên, vì nó đã sống với chiên từ nhỏ (sư tử chiên). Sư tử dẫn sư tử chiên đến một dòng suối, nhìn xuống mặt nước thấy hình ảnh cả hai giống nhau. Nó nói: “Mày là sư tử, tao là sư tử vậy đi theo tao.” Thế là sư tử chiên theo sư tử vào rừng, từ đó không trở lại với đàn chiên. Chuyện ngụ ngôn cho ta bài học suy gẫm.
Người Kitô hữu được mời gọi sống hiền lành, trở nên giống Đức Giêsu Kitô, nghe Lời Chúa hôm nay để biết chia sẻ với người nghèo, giữ tâm trong sạch cần tâm thế hiệp hành và yêu người, biết san sẻ thì tương lai phước hạnh hưởng thiên đàng.
Cuối lễ, ông GB. Nguyễn Quang Trung đã cảm ơn Lm linh hướng dâng lễ, quan tâm đến DNCG để sống tinh thần hiệp hành với nhau và với những người nghèo khó. Đáp từ, Lm linh hướng đã chào mừng những thành viên mới và có lời khích lệ DNCG. Sau cùng, Lm xin mọi người cầu nguyện cho Lm Ernest Nguyễn Văn Hưởng, Đại diện Giám mục đặc trách Giáo dân GPSG, xin Chúa hướng dẫn Lm trong sứ vụ Lm đảm nhận.
Thánh lễ kết thúc lúc 11g với “Khúc hát tạ ơn”, DNCG mang theo tâm tình hiệp hành trong những ngày sắp tới.
Bài & Ảnh: Tiến Hương (TGPSG)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Các Thiên Thần, Phần hồn của Thân thể Mầu Nhiệm
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
06:28 26/09/2022
CÁC THIÊN THẦN, PHẦN HỒN CỦA THÂN THỂ MẦU NHIỆM
Thánh Phao-lô, ở đỉnh cao suy tư thần học vào cuối đời, từng xác quyết về Đức Ki-tô như sau: “Thánh Tử là Hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là Trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dầu là Bệ thần hay Quản thần, Lãnh thần hay Quyền thần (xem No 1), tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người. Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người. Người cũng là Đầu của Thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh…” (Cl 1,15-20). Và “Thiên Chúa cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu, thiên ý này là kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước trong Đức Ki-tô. Đó là… quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô….tôn Đức Ki-tô lên trên mọi quyền lực thần thiêng” (Ep 1,9-10.21).
Những lời ấy cho thấy ngay cả thọ tạo vô hình, tức là các thiên thần, cũng thuộc về Đức Ki-tô, Giáo lý Hội thánh Công Giáo (GLHTCG) số 331 gọi Người là trung tâm của thế giới thiên thần. Nghĩa là các thiên thần thuộc về Hội Thánh, Thân Thể Mầu Nhiệm (gọi tắt là Nhiệm Thể) của Chúa Ki-tô, một thực thể bao gồm toàn bộ vũ trụ, hay còn gọi là Đức Kitô Toàn Thể (Christus Totus, GLHTCG số 795). Chính Thánh Tôma Aquinô cũng từng nói “Hội thánh gồm các phàm nhân và thiên thần” (De Veritate q. 29, a. 7 ad 5). Do đó có thể cho rằng hai thành phần này, một bên thuần thiêng, một bên vật thể, làm nên phần hồn và phần xác của Nhiệm Thể, như trong con người cũng có hồn gồm những tư tưởng lẫn tình cảm và xác gồm những bộ phận cơ thể khác nhau.
Nhưng trước khi trình bày các thiên thần như là phần hồn của Nhiệm Thể, xin minh định ngay một điều quan trọng: họ là phần hồn chứ không phải là Linh hồn của Nhiệm Thể. Chính Chúa Thánh Thần mới là Linh hồn của Nhiệm Thể, như lời thánh Phao-lô nói: “Chỉ có một Thân thể, một Thần Khí” (Ep 4,4, x. 1Cr 12,13), vì Người là Đấng tác sinh, thánh hóa và liên kết. Đức Thánh Cha Bê-nê-đíc-tô XVI cũng từng dạy: Chúa Thánh Thần là Linh hồn của Giáo hội, và nếu không có Người, Giáo hội sẽ chỉ là một tổ chức nhân loại mà thôi (CNA 31-05-2009. Xem GLHTCG 809).
1- Thiên thần, loài thọ tạo đặc biệt
Thiết tưởng chúng ta không nên thoạt tiên cho rằng Thiên Chúa đã tạo dựng các thiên thần để lo phục dịch quanh Người, y như một ông vua cần có quần thần hầu hạ để sướng thân, có cung phi mỹ nữ đàn hát cho vui tai. Bản thân Ba Ngôi Thiên Chúa đã tự mình có đủ vinh quang và hạnh phúc, chẳng cần ai cho thêm nữa. Vả lại, ngay từ ngữ “thiên thần” (=tôi tớ Thiên Chúa, tiếng Việt dịch chữ “angelus/ange/angel” của La/Pháp/Anh) bắt nguồn từ tiếng Hip-ri “mal'ak”, tiếng Hy-lạp “angelos”, có nghĩa là “sứ giả”. Đây là cách gọi không do bản tính nhưng do chức vụ: thiên thần là những hữu thể được Thiên Chúa sai đi (nên còn có cách dịch: “sứ thần”, “thần sứ”, “thiên sứ”). Sai đi thi hành thánh ý, mệnh lệnh của Người, phục vụ công việc của Người (x. Tv 103,20). Công việc đó không gì khác là chương trình cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện nhờ Ngôi Hai nhập thế và nhập thể, với mục đích tối hậu là quy tụ muôn loài đã được cứu chuộc vào trong Đức Ki-tô, làm nên Thân Thể Mầu Nhiệm của Người, hầu đưa tất cả về với Thiên Chúa (x. 1Cr 15,28). Thư Do Thái gọi các thiên thần là những “bậc thiêng liêng được sai đi để mưu ích cho những kẻ sẽ được thừa hưởng ơn cứu độ” (1,14). Chương trình cứu độ này khởi đầu từ vườn Địa đàng và hoàn tất trong ngày Chúa Ki-tô quang lâm, “khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu…” (Mt 25,31).
Trong công trình ấy, đứng ngay sau Chúa Ki-tô chính là Đức Ma-ri-a. Vì thế Giáo hội xưng tụng Mẹ, dù là phàm nhân, vẫn là Nữ hoàng Thiên quốc, Nữ vương chín phẩm thiên thần. Và chính vì được sai đi thực hiện mệnh lệnh Thiên Chúa dưới trần gian, thấy được những kỳ công tình yêu của Người nơi cõi thế, các thiên thần có thêm lý do để ca ngợi, cảm tạ Thiên Chúa, cầu xin cho loài người và dâng lên những lời nguyện của họ (x. Tb 12,12) trên chốn triều đình Thiên quốc.
Để thử hình dung việc Thiên Chúa tạo dựng các thiên thần ra sao và bản tính các vị thế nào, thiết tưởng trước tiên cần nhớ lại việc sản sinh trong Thiên Chúa. Thiên Chúa tự đời đời đã có một ý tưởng về mình và từ đó sinh ra Ngôi Lời (vì phản ảnh hoàn toàn Thiên Chúa, x. Ga 1,1-14,). Ngôi Lời được gọi là Ngôi Con và Đấng sinh thành được gọi là Ngôi Cha. Tình yêu giữa Ngôi Cha và Ngôi Con làm nên Ngôi Thánh Thần. Cả ba Ngôi đồng bản tính và đồng bản thể (nên một Thiên Chúa).
Về loài người chúng ta, vốn là những hữu thể đã được Thiên Chúa chọn trước cả khi tạo thành vũ trụ, được tiền định cho làm nghĩa tử (x. Ep 1,4-5), được Người cấu tạo tạng phủ, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân (x. Tv 139,13), thì theo lối nói của triết học thánh Tô-ma A-qui-nô (mô chất thuyết), mỗi con người, gồm mô thức (forme) và chất thể (matière), chẳng phải là một ý tưởng của Thiên Chúa in vào vật chất, làm nên một ngôi vị, một nhân vị (có trí hiểu/tư tưởng, lòng mến/tình cảm và ý chí tự do, trong một xác thể)(x. No 2) sao?
Vậy nếu các thiên thần là những thụ tạo thiêng liêng, những ngôi vị có trí hiểu, lòng mến và ý chí tự do, nhưng vì là những hữu thể được Thiên Chúa tạo nên và sai đi phục vụ công trình của Người là xây dựng Nhiệm Thể, nên các ngài phải được coi như một thành phần của Nhiệm Thể, làm nên phần hồn, trong lúc loài người và mọi thụ tạo vật chất làm nên phần xác. Và có thể quan niệm bản tính của các ngài chính là những ý tưởng và tình cảm của Thiên Chúa đối với Nhiệm Thể mà đã trở nên những ngôi vị. Ngoài ra, các ngài còn bất tử, trổi vượt hơn mọi thụ tạo hữu hình về mặt hoàn hảo. Vinh quang rực rỡ của các ngài minh chứng điều ấy (x. GLHTCG 330).
Ở đây ta nhớ lại rằng trong Cựu Ước, nơi các cuộc thần hiện xảy ra cho một số nhân vật (như Mô-sê trong hoang địa, Xh 3,1tt; Ghít-ôn tại gia đình, Tl 6,6-15…), từ “Thiên Chúa” và từ “sứ thần/thiên sứ” hay hoán đổi cho nhau. Chẳng hạn Xh 3,1-6: “Bấy giờ ông Mô-sê đang chăn chiên cho bố vợ là Gít-rô, tư tế Ma-đi-an. Ông dẫn đàn chiên qua bên kia sa mạc, đến núi của Thiên Chúa, là núi Khô-rếp. Thiên sứ của ĐỨC CHÚA hiện ra với ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Ông Mô-sê nhìn thì thấy bụi cây cháy bừng, nhưng bụi cây không bị thiêu rụi. Ông tự bảo: "Mình phải lại xem cảnh tượng kỳ lạ này mới được: vì sao bụi cây lại không cháy rụi?" ĐỨC CHÚA thấy ông lại xem, thì từ giữa bụi cây Thiên Chúa gọi ông: "Mô-sê ! Mô-sê !" Ông thưa: "Dạ, tôi đây !" Người phán: "Chớ lại gần ! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh." Người lại phán: "Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp." Ông Mô-sê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thiên Chúa”. Việc hoán đổi danh xưng này không có gì khó hiểu. Trên phương diện tinh thần, tôi biểu lộ mình qua tư tưởng và tình cảm. Tư tưởng và tình cảm của tôi chính là tôi trên phương diện tinh thần. Tình cảm và tư tưởng của Thiên Chúa (bên ngoài bản tính và bản thể của Người, tức các thiên thần) thì cũng như chính Người vậy.
2- Các thiên thần là tư tưởng và tình cảm của Thiên Chúa ra sao?
Pseudo-Dionysius, một triết gia Ki-tô giáo cuối thế kỷ 5, đã sử dụng nhiều đoạn từ Cựu Ước lẫn Tân Ước để đưa ra một phẩm trật thiên thần trong cuốn “De Cœlesti Hierarchia” (Về Phẩm trật trên trời) của ông. Các thiên thần được phân hạng và xếp loại, được tổ chức thành ba cấp và chín phẩm, mỗi cấp có ba phẩm. Cấp I gồm có Seraphim (Xê-ra-phim, Luyến Thần), Cherubim (Kê-ru-bim, Minh Thần) và Ophanim (Ô-pha-nim, Throni, Bệ Thần). Cấp II gồm Dominationes (Quản Thần), Virtutes (Dũng Thần) và Potestates (Quyền Thần). Cấp III gồm Principatus (Lãnh Thần), Archangeli (Tổng Thần, Tổng lãnh Thiên thần) và Angeli (Hộ Thần, Thiên thần Hộ thủ). Cho tới nay, việc phân hạng và xếp loại của Pseudo-Dionysius vẫn được các nhà thần học công nhận. Quan trọng hơn nữa, Phụng vụ Giáo hội đưa nó vào trong mọi Kinh Tiền tụng Thánh lễ, khi nhắc đến phẩm thiên thần này, khi nhắc đến phẩm thiên thần nọ (xem dưới), và dành 2 lễ để kính hai phẩm thiên thần cuối cùng (Tổng thần ngày 29-09 và Hộ thần ngày 02-10).
Người ta đã đưa ra nhiều cách thích lẫn mô tả về 3 cấp, 9 phẩm thiên thần ấy (x. No 3), nhưng hầu hết chỉ nói đến mối liên hệ giữa các ngài với Thiên Chúa như Đấng Tạo Hóa và với loài người hay thế giới loài người cách chung. Đặt trong nhãn giới “các thiên thần là những sứ giả phục vụ công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi dưới gian trần, là những tư tưởng và tình cảm của Thiên Chúa (Ngôi Con) đối với Thân Thể Mầu Nhiệm của mình, là phần hồn của Nhiệm Thể Đức Ki-tô”, thì chúng có thể lý luận như sau:
Để thực hiện một công trình, trước hết tác giả phải có lòng yêu mến công trình đó, hiểu biết đại cương công trình đó và có một kế hoạch để làm cho công trình được chắc chắn, vững chãi.
Thứ đến, phải dùng tất cả mọi sức lực (trí tuệ, uy tín, ảnh hưởng, tài chính, nhân viên bảo vệ, phương án đề phòng những cản trở) để giữ gìn cho công trình được an toàn và lớn mạnh.
Cuối cùng, phải nắm được công trình trong mọi phần của nó, từ lớn đến nhỏ, từ rộng đến hẹp, từ đại thể đến chi tiết, từ cái phức tạp đến cái đơn giản, để thực hiện một sự phối hợp hoàn hảo.
a- Ba phẩm thiên thần cấp I gồm Xê-ra-phim (Luyến Thần, Thần Sốt Mến), Kê-ru-bim (Minh Thần, Thần Trí Tuệ) và Ô-pha-nim (Bệ Thần, Ngai Thần) vậy phải chăng chính là tình yêu, sự hiểu biết và là kế hoạch củng cố của Thiên Chúa dành cho Nhiệm Thể mà trong thực tế đã thành những ngôi vị?
Thiên thần Xê-ra-phim đã được đề cập trong I-sai-a 6,1-7. Các vị hầu cận ngai Thiên Chúa và liên tục hát lời ca ngợi: "Thánh! Thánh! Chí Thánh! Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh!”. Sự thánh thiện của Thiên Chúa chính là Tình yêu, tình yêu vừa biểu hiện nơi bản thân lẫn nơi hành động của Người. Rồi một trong các thiên thần Xê-ra-phim gắp hòn than hồng chạm vào miệng ngôn sứ I-sai-a để ông được tha lỗi và xá tội (phạm tội là không yêu mến). Trong Phụng vụ, thiên thần Xê-ra-phim được nhắc tới trong Kinh Tiền tụng Mùa Chay IV (hiệu quả của chay tịnh), Kinh Tiền tụng Đức Mẹ I (thiên chức làm mẹ của Đức Trinh Nữ), Kinh Tiền tụng chung II (ơn cứu độ nhờ Đức Ki-tô). Ba Kinh Tiền tụng này nói đến tình yêu Thiên Chúa hay việc trở về với tình yêu Thiên Chúa.
Sau khi nguyên tổ ăn trái cây biết lành biết dữ, phạm tội bất tuân (x. St 2,6), bị đuổi khỏi địa đàng, Thiên Chúa đã dùng thiên thần Kê-ru-bim (x. No 4) để canh giữ cây hiểu biết đó và cả cây trường sinh nữa (x. St 3,24). Thiên thần Kê-ru-bim cũng đã được ông Mô-sê theo lệnh Thiên Chúa đúc thành hai tượng bằng vàng đặt ở 2 đầu của Hòm Bia (x. Xh 25,18-20) trong đó sẽ đặt Chứng Ước (Bản Thập giới) biểu lộ ý muốn Thiên Chúa mà con người cần phải hiểu rõ, và từ trên đó Thiên Chúa sẽ ban cho ông Mô-sê các chỉ thị của Người (x. Ds 7,89).
Các Bệ thần được chính thánh Phao-lô đề cập rõ ràng trong thư Cô-lô-xê 1,16 (đầu bài). Theo tác giả Wesly Baines (bài đã dẫn, xem chú thích 3), phẩm thiên thần này thuộc số những vị có hiểu biết cao nhất về các công việc của Thiên Chúa, có khả năng truyền đạt bản chất đầy đủ của lời Chúa, chuyển các sứ điệp cho những thiên thần cấp thấp hơn. Trong Phụng vụ, các Bệ thần được nhắc tới trong các Kinh Tiền tụng Mùa Vọng I, Mùa Vọng II, Giáng Sinh I, Hiển Linh là các kinh cho thấy Thiên Chúa bắt đầu thực hiện kế hoạch cứu độ của Người; trong Kinh Tiền tụng Thánh Thể I vốn nói đến Hy lễ và bí tích của Đức Ki-tô là đỉnh cao việc thực hiện kế hoạch cứu độ.
b- Ba phẩm thiên thần cấp II gồm Quản Thần (Dominationes, Dominions), Dũng Thần (Virtutes, Virtues) và Quyền Thần (Potestates, Powers) chẳng cho thấy rằng đó chính là các dạng sức mạnh mà Thiên Chúa cần phải bày tỏ -và rồi đã biến thành những hữu thể có ngôi vị- để kế hoạch cứu độ thắng được các trở ngại, các kẻ thù (ma quỷ) mà thành toàn hay sao?
Quản Thần được nhắc đến trong Thư Cl 1,16 và 1Cr 15,24. Theo Bách khoa Toàn thư Wikipedia, các vị được coi là những thiên thần lãnh đạo, điều phối hoạt động của các thiên thần cấp dưới. Nhiệm vụ chính của họ là giữ gìn trần thế đi đúng hướng bằng cách ban sức mạnh cho những nhà cai trị đất nước. Điều này cần thiết cho việc thực hiện ơn cứu độ. Theo tác giả Leslie White (bài đã dẫn, x. chú thích 3), phẩm thiên thần này được nói là giữ cho thế giới trong trật tự. Các vị được biết qua việc đem công lý của Thiên Chúa vào những hoàn cảnh bất công, tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa với con người và giúp các thiên thần thuộc những cấp dưới ở yên trong hàng ngũ và làm việc có hiệu quả. Tác giả Wesly Baines cũng nói phẩm thiên thần này duy trì trật tự giữa các thiên thần (trật tự là sức mạnh), đứng đầu các quốc gia, hướng dẫn các nhà lãnh đạo.
Phụng vụ nhắc đến các Quản thần trong các Kinh Tiền tụng Mùa Vọng I, Mùa Vọng II, Giáng Sinh I, lễ Hiển Linh, Mùa Chay I, Mùa Chay IV, vốn nói đến việc Con Thiên Chúa xuống thế làm người và chịu chết để đem lại một trật tự mới cho nhân loại. Rồi trong các Kinh Tiền tụng Chúa nhật Thường niên I (mầu nhiệm Vượt qua), CNTN II (mầu nhiệm cứu độ), và các Kinh Tiền tụng Thánh Thể I, Đức Mẹ I, Các Thánh Tông đồ I, toàn những tác nhân cho việc thiết lập trật tự mới này.
Các Dũng thần được Kinh Thánh nói đến trong Ep 1,21 và 1Cr 15,24. Nhiều học giả cho rằng các vị giám sát sự chuyển động của các thiên thể để đảm bảo rằng vũ trụ tuân theo chuyển động tự nhiên. Họ tăng thêm sức mạnh cho những nhân vật tài năng dưới gian trần, luôn sẵn sàng, dũng cảm thi hành những việc phi thường, khuyến khích con người giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa.
Các Quyền thần được đề cập trong Cl 1,16 và 1Cr 15,24. Các vị được coi là Thiên thần Chiến binh vì bảo vệ không chỉ vũ trụ mà cả nhân loại chống lại sự dữ. Họ có quyền trên ma quỷ, trong mục đích kiềm chế sức mạnh của chúng. Họ cũng giúp những ai đang vật lộn với các đam mê và tật xấu để trục xuất khỏi lòng mọi sự dữ do kẻ thù của đức tin cổ vũ. Nói tóm, các Quyền thần phụ lực với các Dũng thần giao tranh với ma quỷ, chiến đấu chống lại các thế lực xấu xa, đi ngược lại với trật tự quan phòng của Thiên Chúa và tác hại cho công việc cứu rỗi của Người.
Các Dũng thần và Quyền thần được nhắc tới trong loạt Kinh Tiền tụng Phục sinh (I-V), Thăng Thiên I+II. Các vị ca tụng sức mạnh chiến thắng tội lỗi và tử thần của Đấng Phục sinh. Người ta cũng gặp lại các Dũng thần trong Kinh Tiền tụng Thánh Tử đạo I (x.No 5)
c- Ba phẩm thiên thần Cấp III gồm Lãnh Thần (Principatus, Principalities), Tổng Thần, Tổng lãnh Thiên thần (Archangeli, Archangels) và Hộ Thần, Thiên thần Hộ thủ (Angeli Custodi, Guardian Angels) (x. No 6) được coi là những thiên thần làm nên đạo binh thiên quốc, hoạt động như là sứ giả của Thiên Chúa nơi thế gian, giữa loài người.
Thế giới con người gồm những cá nhân, các cá nhân ấy hợp thành những cộng đồng, từ nhỏ đến lớn: gia đình, họ tộc, làng xóm, tỉnh thành, quốc gia, châu lục; hoặc thành những tập thể về mặt giới tính, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, màu da…. Những cá nhân và những tập thể ấy cần được cứu chuộc và đều nhận được sự quan tâm (trong tư tưởng, tình cảm) của Thiên Chúa (x. No 7). Chính những tư tưởng và tình cảm loại ấy của Thiên Chúa làm nên các thiên thần trong cấp cuối cùng này. Thánh Tô-ma A-qui-nô từng nói: “Có những thiên thần hộ thủ cho các vương quốc, các dân tộc, các thành thị, các cộng đoàn tu sĩ, và cho mỗi tín hữu”.
Lãnh thần được nói đến trong Cl 1,16; Rm 8,38; 1Cr 15,24 (x. No 8). Theo nhiều học giả (Wesley Baines), nhiệm vụ của phẩm thiên thần thứ 7 này là thực hiện tấn phong cho các lãnh chúa, giám sát các nhóm người, quan thầy các định chế, bảo hộ cho các quốc gia trên trái đất và cả Giáo hội. Họ cũng bảo đảm việc hoàn thành thiên ý giữa các tập thể này. So với 6 phẩm trên, các Lãnh thần và hai phẩm dưới giao thiệp với loài người trực tiếp hơn bằng những cách mà chúng ta có thể hiểu.
Các Tổng thần (Tổng lãnh Thiên thần) chỉ xuất hiện hai lần trong Tân Ước (1 Tx 4,16 và Gđ 1,9). Theo thánh Grê-gô-ri-ô, các vị củng cố loài người trong đức tin, soi chiếu tâm trí họ với ánh sáng do sự hiểu biết Tin Mừng, mạc khải các mầu nhiệm đạo thánh. Được nêu tên rõ ràng thì có Mi-ca-en, Gáp-ri-en và Ra-pha-en. Ba vị được mệnh danh là những đại sứ giả của trời cao vì được Thiên Chúa sai loan báo các sứ điệp quan trọng cho loài người, giao tiếp và tương tác với nhân loại. Mi-ca-en được tin là thiên thần đã truyền linh hứng của Thiên Chúa cho Thánh Gioan trong sách Khải Huyền và được biết là vị bảo vệ Giáo hội, canh giữ Giáo hội khỏi ma quỷ, trục xuất chúng khỏi Thiên đàng (x. Kh 12,7-8). Ngoài ra, ngài cũng từng được gọi là “vị chỉ huy tối cao, là đấng vẫn thường che chở dân It-ra-en” (Đn 12,1). Gáp-ri-en trước tiên được đề cập trong sách Đa-ni-en và giúp Đa-ni-en hoàn thành sứ vụ của ông trên thế gian. Sau đó, Gáp-ri-en hiện ra với tư tế Da-ca-ri-a và Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, trao sứ điệp lớn nhất là Thiên Chúa có ý định nhập thể và dựng lều giữa loài người. Ra-pha-en được đề cập trong sách Tô-bi-a, hướng dẫn Tô-bi-a dọc đường, chữa ông Tô-bit (cha Tô-bi-a) khỏi mù và cứu bà Sa-ra (vợ Tô-bi-a) khỏi quỷ.
Cuối cùng là các Thiên thần, hay nói cho chính xác là các Hộ thần, Thiên thần Hộ thủ. Sách GLHTCG số 336 đã trích lời thánh Ba-si-li-ô để dạy rằng: “Bên cạnh mỗi tín hữu đều có một Thiên thần làm Đấng bảo trợ và mục tử, hướng dẫn họ đến sự sống.” Không những tín hữu mà là mỗi một con người. Đây là điều hết sức quen thuộc với chúng ta. Nhưng thiết tưởng không nên cho rằng có bấy nhiêu con người trên trần gian thì Thiên Chúa dựng nên bấy nhiêu thiên thần hộ thủ rồi giao cho mỗi vị phụ trách một người. Theo những điều trình bày ở trên, thiên thần hộ thủ chính là ý tưởng và tình cảm của Thiên Chúa dành cho mỗi một con người, và ý tưởng lẫn tình cảm này đã biến thành một ngôi vị, mang tên thiên thần hộ thủ, ngày đêm bên cạnh chúng ta.
Vì trong phụng vụ, Giáo hội kết hợp mình với các Thiên thần để tôn thờ Thiên Chúa ba lần thánh, ngợi khen và cảm tạ Người, nên hầu như mọi Kinh Tiền tụng (trên 50 kinh) đều nhắc đến ba phẩm thiên thần cuối cùng này (có khi gọi chung là Đạo binh các Thiên thần).
Kết luận
Toàn bộ Kinh Thánh cũng như lịch sử Giáo hội và tiểu sử một số vị thánh cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa thế giới thiên thần với thế giới loài người. Những suy tư trên đây cố gắng cho thấy mối liên hệ đó chặt chẽ vô cùng, do chỗ các thụ tạo trời cao ấy và các thụ tạo thế trần đều hợp nhất với nhau trong một thực thể vĩ đại gọi là Giáo hội, hay đúng hơn là Hội thánh (những gì thánh thì hội lại, như chúng tôi sẽ có dịp trình bày trong một bài khác), và gọi chính xác hơn nữa là Thân Thể Mầu Nhiệm (Corps mystique) của Đức Ki-tô, Đức Ki-tô Toàn thể (Christ total, x. GLHTCG 795), Đức Ki-tô Vũ trụ (Christ cosmique, như kiểu nói của Linh mục Teilhard de Chardin).
Nếu đúng như chúng tôi đã trình bày, mọi thiên thần trong 3 cấp 9 phẩm đều là những ý tưởng và tình cảm của Thiên Chúa, của Đức Ki-tô Đầu Nhiệm Thể, đối với toàn thể loài người chúng ta và thế giới bao quanh chúng ta, thì đó là điều khiến chúng ta cảm động và thêm lòng yêu mến Thiên Chúa, Đấng luôn tìm mọi cách để ở gần chúng ta, ở với chúng ta như Người đã hứa. Tôn kính mến yêu các thiên thần (đặc biệt thiên thần hộ thủ) cũng là tôn thờ kính mến Thiên Chúa, vì các vị cũng chỉ là hiện thân (hay hóa thân) các ý tưởng và tình cảm của Người, là sự hiện diện của Người, của tâm tình Người bên cạnh mỗi một chúng ta.
Cố gắng giúp hiểu rõ hơn về mầu nhiệm Hội Thánh và mầu nhiệm Thiên Chúa, đó là mục đích của bài suy tư thần học này vậy.
Lễ Các Thiên Thần Hộ Thủ 2-10-2021, bổ sung 29-09-2022.
Tổng Giáo phận Huế.
Chú Thích:
1.-Dịch sát câu La-tinh: “Sive Throni sive Dominationes, sive Principatus sive Potestates”. Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ chỉ dịch thoát: “Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng, hay là bậc quyền năng thượng giới”.
2.- Điều này làm nên sự cao cả và độc đáo của từng nhân vị. Mỗi người chúng ta là một giá trị tuyệt vời và độc nhất vô nhị trước Thiên Chúa, Cha toàn năng. Ngoài ra cũng nên lưu ý: những gì xuất phát tự Thiên Chúa (sinh hay tạo) đều là những ngôi vị (ngoại trừ các thụ tạo thuần túy vật chất, không có lý trí).
3.- Chẳng hạn Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia. Bài “What Are the 9 Orders of Angels? Are the nine choirs even biblical?” của Leslie White. https://www.beliefnet.com/inspiration/angels/what-are-the-9-orders-of-angels.aspx. Bài “The Spheres of the Christian Angelic Hierarchy. How well do you know your angelic lore?” của Wesley Baines. https://www.beliefnet.com/inspiration/angels/the-spheres-of-the-christian-angelic-hierarchy.aspx.
4.- Cách dịch của Bible de Jérusalem (BJ) và Traduction Oecuménique de la Bible (TOB). Nhóm CGKPV chỉ dịch “thần hộ giá”.
5.- Không hiểu sao nguyên văn La-tinh ở Kinh Tiền tụng này là “cum caelorum Virtutibus” lại được Sách lễ Rôma của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội đồng Giám mục VN dịch là “cùng với đạo binh thiên quốc”? Kinh Tiền tụng Chung II có cụm từ “Caeli caelorum Virtutes” cũng được dịch là “cùng với các đạo binh thiên quốc”!?!
6.- Người ta thường dùng chữ “Angeli, Angels, Anges, Thiên Thần” để chỉ phẩm thiên thần cuối cùng này. Thiết nghĩ, để cho chính xác, nên dùng từ “Angeli Custodi, Guardians Angels, Anges Gardiens, Thiên thần Hộ thủ”, bởi lẽ chữ “Thiên thần” đã là danh từ chung, tên gọi tập thể rồi.
7.- Mỗi người chúng ta cũng có kinh nghiệm về điều ấy. Tự thâm tâm, ta có những ý nghĩ, tình cảm đối với từng cá thể hay cả tập thể (người, vật), đối với không gian nhỏ hay lớn, đối với thời gian ngắn hay dài…
8.- Cách dịch của Bible de Jérusalem.
Thánh Phao-lô, ở đỉnh cao suy tư thần học vào cuối đời, từng xác quyết về Đức Ki-tô như sau: “Thánh Tử là Hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là Trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dầu là Bệ thần hay Quản thần, Lãnh thần hay Quyền thần (xem No 1), tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người. Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người. Người cũng là Đầu của Thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh…” (Cl 1,15-20). Và “Thiên Chúa cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu, thiên ý này là kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước trong Đức Ki-tô. Đó là… quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô….tôn Đức Ki-tô lên trên mọi quyền lực thần thiêng” (Ep 1,9-10.21).
Những lời ấy cho thấy ngay cả thọ tạo vô hình, tức là các thiên thần, cũng thuộc về Đức Ki-tô, Giáo lý Hội thánh Công Giáo (GLHTCG) số 331 gọi Người là trung tâm của thế giới thiên thần. Nghĩa là các thiên thần thuộc về Hội Thánh, Thân Thể Mầu Nhiệm (gọi tắt là Nhiệm Thể) của Chúa Ki-tô, một thực thể bao gồm toàn bộ vũ trụ, hay còn gọi là Đức Kitô Toàn Thể (Christus Totus, GLHTCG số 795). Chính Thánh Tôma Aquinô cũng từng nói “Hội thánh gồm các phàm nhân và thiên thần” (De Veritate q. 29, a. 7 ad 5). Do đó có thể cho rằng hai thành phần này, một bên thuần thiêng, một bên vật thể, làm nên phần hồn và phần xác của Nhiệm Thể, như trong con người cũng có hồn gồm những tư tưởng lẫn tình cảm và xác gồm những bộ phận cơ thể khác nhau.
Nhưng trước khi trình bày các thiên thần như là phần hồn của Nhiệm Thể, xin minh định ngay một điều quan trọng: họ là phần hồn chứ không phải là Linh hồn của Nhiệm Thể. Chính Chúa Thánh Thần mới là Linh hồn của Nhiệm Thể, như lời thánh Phao-lô nói: “Chỉ có một Thân thể, một Thần Khí” (Ep 4,4, x. 1Cr 12,13), vì Người là Đấng tác sinh, thánh hóa và liên kết. Đức Thánh Cha Bê-nê-đíc-tô XVI cũng từng dạy: Chúa Thánh Thần là Linh hồn của Giáo hội, và nếu không có Người, Giáo hội sẽ chỉ là một tổ chức nhân loại mà thôi (CNA 31-05-2009. Xem GLHTCG 809).
1- Thiên thần, loài thọ tạo đặc biệt
Thiết tưởng chúng ta không nên thoạt tiên cho rằng Thiên Chúa đã tạo dựng các thiên thần để lo phục dịch quanh Người, y như một ông vua cần có quần thần hầu hạ để sướng thân, có cung phi mỹ nữ đàn hát cho vui tai. Bản thân Ba Ngôi Thiên Chúa đã tự mình có đủ vinh quang và hạnh phúc, chẳng cần ai cho thêm nữa. Vả lại, ngay từ ngữ “thiên thần” (=tôi tớ Thiên Chúa, tiếng Việt dịch chữ “angelus/ange/angel” của La/Pháp/Anh) bắt nguồn từ tiếng Hip-ri “mal'ak”, tiếng Hy-lạp “angelos”, có nghĩa là “sứ giả”. Đây là cách gọi không do bản tính nhưng do chức vụ: thiên thần là những hữu thể được Thiên Chúa sai đi (nên còn có cách dịch: “sứ thần”, “thần sứ”, “thiên sứ”). Sai đi thi hành thánh ý, mệnh lệnh của Người, phục vụ công việc của Người (x. Tv 103,20). Công việc đó không gì khác là chương trình cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện nhờ Ngôi Hai nhập thế và nhập thể, với mục đích tối hậu là quy tụ muôn loài đã được cứu chuộc vào trong Đức Ki-tô, làm nên Thân Thể Mầu Nhiệm của Người, hầu đưa tất cả về với Thiên Chúa (x. 1Cr 15,28). Thư Do Thái gọi các thiên thần là những “bậc thiêng liêng được sai đi để mưu ích cho những kẻ sẽ được thừa hưởng ơn cứu độ” (1,14). Chương trình cứu độ này khởi đầu từ vườn Địa đàng và hoàn tất trong ngày Chúa Ki-tô quang lâm, “khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu…” (Mt 25,31).
Trong công trình ấy, đứng ngay sau Chúa Ki-tô chính là Đức Ma-ri-a. Vì thế Giáo hội xưng tụng Mẹ, dù là phàm nhân, vẫn là Nữ hoàng Thiên quốc, Nữ vương chín phẩm thiên thần. Và chính vì được sai đi thực hiện mệnh lệnh Thiên Chúa dưới trần gian, thấy được những kỳ công tình yêu của Người nơi cõi thế, các thiên thần có thêm lý do để ca ngợi, cảm tạ Thiên Chúa, cầu xin cho loài người và dâng lên những lời nguyện của họ (x. Tb 12,12) trên chốn triều đình Thiên quốc.
Để thử hình dung việc Thiên Chúa tạo dựng các thiên thần ra sao và bản tính các vị thế nào, thiết tưởng trước tiên cần nhớ lại việc sản sinh trong Thiên Chúa. Thiên Chúa tự đời đời đã có một ý tưởng về mình và từ đó sinh ra Ngôi Lời (vì phản ảnh hoàn toàn Thiên Chúa, x. Ga 1,1-14,). Ngôi Lời được gọi là Ngôi Con và Đấng sinh thành được gọi là Ngôi Cha. Tình yêu giữa Ngôi Cha và Ngôi Con làm nên Ngôi Thánh Thần. Cả ba Ngôi đồng bản tính và đồng bản thể (nên một Thiên Chúa).
Về loài người chúng ta, vốn là những hữu thể đã được Thiên Chúa chọn trước cả khi tạo thành vũ trụ, được tiền định cho làm nghĩa tử (x. Ep 1,4-5), được Người cấu tạo tạng phủ, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân (x. Tv 139,13), thì theo lối nói của triết học thánh Tô-ma A-qui-nô (mô chất thuyết), mỗi con người, gồm mô thức (forme) và chất thể (matière), chẳng phải là một ý tưởng của Thiên Chúa in vào vật chất, làm nên một ngôi vị, một nhân vị (có trí hiểu/tư tưởng, lòng mến/tình cảm và ý chí tự do, trong một xác thể)(x. No 2) sao?
Vậy nếu các thiên thần là những thụ tạo thiêng liêng, những ngôi vị có trí hiểu, lòng mến và ý chí tự do, nhưng vì là những hữu thể được Thiên Chúa tạo nên và sai đi phục vụ công trình của Người là xây dựng Nhiệm Thể, nên các ngài phải được coi như một thành phần của Nhiệm Thể, làm nên phần hồn, trong lúc loài người và mọi thụ tạo vật chất làm nên phần xác. Và có thể quan niệm bản tính của các ngài chính là những ý tưởng và tình cảm của Thiên Chúa đối với Nhiệm Thể mà đã trở nên những ngôi vị. Ngoài ra, các ngài còn bất tử, trổi vượt hơn mọi thụ tạo hữu hình về mặt hoàn hảo. Vinh quang rực rỡ của các ngài minh chứng điều ấy (x. GLHTCG 330).
Ở đây ta nhớ lại rằng trong Cựu Ước, nơi các cuộc thần hiện xảy ra cho một số nhân vật (như Mô-sê trong hoang địa, Xh 3,1tt; Ghít-ôn tại gia đình, Tl 6,6-15…), từ “Thiên Chúa” và từ “sứ thần/thiên sứ” hay hoán đổi cho nhau. Chẳng hạn Xh 3,1-6: “Bấy giờ ông Mô-sê đang chăn chiên cho bố vợ là Gít-rô, tư tế Ma-đi-an. Ông dẫn đàn chiên qua bên kia sa mạc, đến núi của Thiên Chúa, là núi Khô-rếp. Thiên sứ của ĐỨC CHÚA hiện ra với ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Ông Mô-sê nhìn thì thấy bụi cây cháy bừng, nhưng bụi cây không bị thiêu rụi. Ông tự bảo: "Mình phải lại xem cảnh tượng kỳ lạ này mới được: vì sao bụi cây lại không cháy rụi?" ĐỨC CHÚA thấy ông lại xem, thì từ giữa bụi cây Thiên Chúa gọi ông: "Mô-sê ! Mô-sê !" Ông thưa: "Dạ, tôi đây !" Người phán: "Chớ lại gần ! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh." Người lại phán: "Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp." Ông Mô-sê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thiên Chúa”. Việc hoán đổi danh xưng này không có gì khó hiểu. Trên phương diện tinh thần, tôi biểu lộ mình qua tư tưởng và tình cảm. Tư tưởng và tình cảm của tôi chính là tôi trên phương diện tinh thần. Tình cảm và tư tưởng của Thiên Chúa (bên ngoài bản tính và bản thể của Người, tức các thiên thần) thì cũng như chính Người vậy.
2- Các thiên thần là tư tưởng và tình cảm của Thiên Chúa ra sao?
Pseudo-Dionysius, một triết gia Ki-tô giáo cuối thế kỷ 5, đã sử dụng nhiều đoạn từ Cựu Ước lẫn Tân Ước để đưa ra một phẩm trật thiên thần trong cuốn “De Cœlesti Hierarchia” (Về Phẩm trật trên trời) của ông. Các thiên thần được phân hạng và xếp loại, được tổ chức thành ba cấp và chín phẩm, mỗi cấp có ba phẩm. Cấp I gồm có Seraphim (Xê-ra-phim, Luyến Thần), Cherubim (Kê-ru-bim, Minh Thần) và Ophanim (Ô-pha-nim, Throni, Bệ Thần). Cấp II gồm Dominationes (Quản Thần), Virtutes (Dũng Thần) và Potestates (Quyền Thần). Cấp III gồm Principatus (Lãnh Thần), Archangeli (Tổng Thần, Tổng lãnh Thiên thần) và Angeli (Hộ Thần, Thiên thần Hộ thủ). Cho tới nay, việc phân hạng và xếp loại của Pseudo-Dionysius vẫn được các nhà thần học công nhận. Quan trọng hơn nữa, Phụng vụ Giáo hội đưa nó vào trong mọi Kinh Tiền tụng Thánh lễ, khi nhắc đến phẩm thiên thần này, khi nhắc đến phẩm thiên thần nọ (xem dưới), và dành 2 lễ để kính hai phẩm thiên thần cuối cùng (Tổng thần ngày 29-09 và Hộ thần ngày 02-10).
Người ta đã đưa ra nhiều cách thích lẫn mô tả về 3 cấp, 9 phẩm thiên thần ấy (x. No 3), nhưng hầu hết chỉ nói đến mối liên hệ giữa các ngài với Thiên Chúa như Đấng Tạo Hóa và với loài người hay thế giới loài người cách chung. Đặt trong nhãn giới “các thiên thần là những sứ giả phục vụ công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi dưới gian trần, là những tư tưởng và tình cảm của Thiên Chúa (Ngôi Con) đối với Thân Thể Mầu Nhiệm của mình, là phần hồn của Nhiệm Thể Đức Ki-tô”, thì chúng có thể lý luận như sau:
Để thực hiện một công trình, trước hết tác giả phải có lòng yêu mến công trình đó, hiểu biết đại cương công trình đó và có một kế hoạch để làm cho công trình được chắc chắn, vững chãi.
Thứ đến, phải dùng tất cả mọi sức lực (trí tuệ, uy tín, ảnh hưởng, tài chính, nhân viên bảo vệ, phương án đề phòng những cản trở) để giữ gìn cho công trình được an toàn và lớn mạnh.
Cuối cùng, phải nắm được công trình trong mọi phần của nó, từ lớn đến nhỏ, từ rộng đến hẹp, từ đại thể đến chi tiết, từ cái phức tạp đến cái đơn giản, để thực hiện một sự phối hợp hoàn hảo.
a- Ba phẩm thiên thần cấp I gồm Xê-ra-phim (Luyến Thần, Thần Sốt Mến), Kê-ru-bim (Minh Thần, Thần Trí Tuệ) và Ô-pha-nim (Bệ Thần, Ngai Thần) vậy phải chăng chính là tình yêu, sự hiểu biết và là kế hoạch củng cố của Thiên Chúa dành cho Nhiệm Thể mà trong thực tế đã thành những ngôi vị?
Thiên thần Xê-ra-phim đã được đề cập trong I-sai-a 6,1-7. Các vị hầu cận ngai Thiên Chúa và liên tục hát lời ca ngợi: "Thánh! Thánh! Chí Thánh! Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh!”. Sự thánh thiện của Thiên Chúa chính là Tình yêu, tình yêu vừa biểu hiện nơi bản thân lẫn nơi hành động của Người. Rồi một trong các thiên thần Xê-ra-phim gắp hòn than hồng chạm vào miệng ngôn sứ I-sai-a để ông được tha lỗi và xá tội (phạm tội là không yêu mến). Trong Phụng vụ, thiên thần Xê-ra-phim được nhắc tới trong Kinh Tiền tụng Mùa Chay IV (hiệu quả của chay tịnh), Kinh Tiền tụng Đức Mẹ I (thiên chức làm mẹ của Đức Trinh Nữ), Kinh Tiền tụng chung II (ơn cứu độ nhờ Đức Ki-tô). Ba Kinh Tiền tụng này nói đến tình yêu Thiên Chúa hay việc trở về với tình yêu Thiên Chúa.
Sau khi nguyên tổ ăn trái cây biết lành biết dữ, phạm tội bất tuân (x. St 2,6), bị đuổi khỏi địa đàng, Thiên Chúa đã dùng thiên thần Kê-ru-bim (x. No 4) để canh giữ cây hiểu biết đó và cả cây trường sinh nữa (x. St 3,24). Thiên thần Kê-ru-bim cũng đã được ông Mô-sê theo lệnh Thiên Chúa đúc thành hai tượng bằng vàng đặt ở 2 đầu của Hòm Bia (x. Xh 25,18-20) trong đó sẽ đặt Chứng Ước (Bản Thập giới) biểu lộ ý muốn Thiên Chúa mà con người cần phải hiểu rõ, và từ trên đó Thiên Chúa sẽ ban cho ông Mô-sê các chỉ thị của Người (x. Ds 7,89).
Các Bệ thần được chính thánh Phao-lô đề cập rõ ràng trong thư Cô-lô-xê 1,16 (đầu bài). Theo tác giả Wesly Baines (bài đã dẫn, xem chú thích 3), phẩm thiên thần này thuộc số những vị có hiểu biết cao nhất về các công việc của Thiên Chúa, có khả năng truyền đạt bản chất đầy đủ của lời Chúa, chuyển các sứ điệp cho những thiên thần cấp thấp hơn. Trong Phụng vụ, các Bệ thần được nhắc tới trong các Kinh Tiền tụng Mùa Vọng I, Mùa Vọng II, Giáng Sinh I, Hiển Linh là các kinh cho thấy Thiên Chúa bắt đầu thực hiện kế hoạch cứu độ của Người; trong Kinh Tiền tụng Thánh Thể I vốn nói đến Hy lễ và bí tích của Đức Ki-tô là đỉnh cao việc thực hiện kế hoạch cứu độ.
b- Ba phẩm thiên thần cấp II gồm Quản Thần (Dominationes, Dominions), Dũng Thần (Virtutes, Virtues) và Quyền Thần (Potestates, Powers) chẳng cho thấy rằng đó chính là các dạng sức mạnh mà Thiên Chúa cần phải bày tỏ -và rồi đã biến thành những hữu thể có ngôi vị- để kế hoạch cứu độ thắng được các trở ngại, các kẻ thù (ma quỷ) mà thành toàn hay sao?
Quản Thần được nhắc đến trong Thư Cl 1,16 và 1Cr 15,24. Theo Bách khoa Toàn thư Wikipedia, các vị được coi là những thiên thần lãnh đạo, điều phối hoạt động của các thiên thần cấp dưới. Nhiệm vụ chính của họ là giữ gìn trần thế đi đúng hướng bằng cách ban sức mạnh cho những nhà cai trị đất nước. Điều này cần thiết cho việc thực hiện ơn cứu độ. Theo tác giả Leslie White (bài đã dẫn, x. chú thích 3), phẩm thiên thần này được nói là giữ cho thế giới trong trật tự. Các vị được biết qua việc đem công lý của Thiên Chúa vào những hoàn cảnh bất công, tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa với con người và giúp các thiên thần thuộc những cấp dưới ở yên trong hàng ngũ và làm việc có hiệu quả. Tác giả Wesly Baines cũng nói phẩm thiên thần này duy trì trật tự giữa các thiên thần (trật tự là sức mạnh), đứng đầu các quốc gia, hướng dẫn các nhà lãnh đạo.
Phụng vụ nhắc đến các Quản thần trong các Kinh Tiền tụng Mùa Vọng I, Mùa Vọng II, Giáng Sinh I, lễ Hiển Linh, Mùa Chay I, Mùa Chay IV, vốn nói đến việc Con Thiên Chúa xuống thế làm người và chịu chết để đem lại một trật tự mới cho nhân loại. Rồi trong các Kinh Tiền tụng Chúa nhật Thường niên I (mầu nhiệm Vượt qua), CNTN II (mầu nhiệm cứu độ), và các Kinh Tiền tụng Thánh Thể I, Đức Mẹ I, Các Thánh Tông đồ I, toàn những tác nhân cho việc thiết lập trật tự mới này.
Các Dũng thần được Kinh Thánh nói đến trong Ep 1,21 và 1Cr 15,24. Nhiều học giả cho rằng các vị giám sát sự chuyển động của các thiên thể để đảm bảo rằng vũ trụ tuân theo chuyển động tự nhiên. Họ tăng thêm sức mạnh cho những nhân vật tài năng dưới gian trần, luôn sẵn sàng, dũng cảm thi hành những việc phi thường, khuyến khích con người giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa.
Các Quyền thần được đề cập trong Cl 1,16 và 1Cr 15,24. Các vị được coi là Thiên thần Chiến binh vì bảo vệ không chỉ vũ trụ mà cả nhân loại chống lại sự dữ. Họ có quyền trên ma quỷ, trong mục đích kiềm chế sức mạnh của chúng. Họ cũng giúp những ai đang vật lộn với các đam mê và tật xấu để trục xuất khỏi lòng mọi sự dữ do kẻ thù của đức tin cổ vũ. Nói tóm, các Quyền thần phụ lực với các Dũng thần giao tranh với ma quỷ, chiến đấu chống lại các thế lực xấu xa, đi ngược lại với trật tự quan phòng của Thiên Chúa và tác hại cho công việc cứu rỗi của Người.
Các Dũng thần và Quyền thần được nhắc tới trong loạt Kinh Tiền tụng Phục sinh (I-V), Thăng Thiên I+II. Các vị ca tụng sức mạnh chiến thắng tội lỗi và tử thần của Đấng Phục sinh. Người ta cũng gặp lại các Dũng thần trong Kinh Tiền tụng Thánh Tử đạo I (x.No 5)
c- Ba phẩm thiên thần Cấp III gồm Lãnh Thần (Principatus, Principalities), Tổng Thần, Tổng lãnh Thiên thần (Archangeli, Archangels) và Hộ Thần, Thiên thần Hộ thủ (Angeli Custodi, Guardian Angels) (x. No 6) được coi là những thiên thần làm nên đạo binh thiên quốc, hoạt động như là sứ giả của Thiên Chúa nơi thế gian, giữa loài người.
Thế giới con người gồm những cá nhân, các cá nhân ấy hợp thành những cộng đồng, từ nhỏ đến lớn: gia đình, họ tộc, làng xóm, tỉnh thành, quốc gia, châu lục; hoặc thành những tập thể về mặt giới tính, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, màu da…. Những cá nhân và những tập thể ấy cần được cứu chuộc và đều nhận được sự quan tâm (trong tư tưởng, tình cảm) của Thiên Chúa (x. No 7). Chính những tư tưởng và tình cảm loại ấy của Thiên Chúa làm nên các thiên thần trong cấp cuối cùng này. Thánh Tô-ma A-qui-nô từng nói: “Có những thiên thần hộ thủ cho các vương quốc, các dân tộc, các thành thị, các cộng đoàn tu sĩ, và cho mỗi tín hữu”.
Lãnh thần được nói đến trong Cl 1,16; Rm 8,38; 1Cr 15,24 (x. No 8). Theo nhiều học giả (Wesley Baines), nhiệm vụ của phẩm thiên thần thứ 7 này là thực hiện tấn phong cho các lãnh chúa, giám sát các nhóm người, quan thầy các định chế, bảo hộ cho các quốc gia trên trái đất và cả Giáo hội. Họ cũng bảo đảm việc hoàn thành thiên ý giữa các tập thể này. So với 6 phẩm trên, các Lãnh thần và hai phẩm dưới giao thiệp với loài người trực tiếp hơn bằng những cách mà chúng ta có thể hiểu.
Các Tổng thần (Tổng lãnh Thiên thần) chỉ xuất hiện hai lần trong Tân Ước (1 Tx 4,16 và Gđ 1,9). Theo thánh Grê-gô-ri-ô, các vị củng cố loài người trong đức tin, soi chiếu tâm trí họ với ánh sáng do sự hiểu biết Tin Mừng, mạc khải các mầu nhiệm đạo thánh. Được nêu tên rõ ràng thì có Mi-ca-en, Gáp-ri-en và Ra-pha-en. Ba vị được mệnh danh là những đại sứ giả của trời cao vì được Thiên Chúa sai loan báo các sứ điệp quan trọng cho loài người, giao tiếp và tương tác với nhân loại. Mi-ca-en được tin là thiên thần đã truyền linh hứng của Thiên Chúa cho Thánh Gioan trong sách Khải Huyền và được biết là vị bảo vệ Giáo hội, canh giữ Giáo hội khỏi ma quỷ, trục xuất chúng khỏi Thiên đàng (x. Kh 12,7-8). Ngoài ra, ngài cũng từng được gọi là “vị chỉ huy tối cao, là đấng vẫn thường che chở dân It-ra-en” (Đn 12,1). Gáp-ri-en trước tiên được đề cập trong sách Đa-ni-en và giúp Đa-ni-en hoàn thành sứ vụ của ông trên thế gian. Sau đó, Gáp-ri-en hiện ra với tư tế Da-ca-ri-a và Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, trao sứ điệp lớn nhất là Thiên Chúa có ý định nhập thể và dựng lều giữa loài người. Ra-pha-en được đề cập trong sách Tô-bi-a, hướng dẫn Tô-bi-a dọc đường, chữa ông Tô-bit (cha Tô-bi-a) khỏi mù và cứu bà Sa-ra (vợ Tô-bi-a) khỏi quỷ.
Cuối cùng là các Thiên thần, hay nói cho chính xác là các Hộ thần, Thiên thần Hộ thủ. Sách GLHTCG số 336 đã trích lời thánh Ba-si-li-ô để dạy rằng: “Bên cạnh mỗi tín hữu đều có một Thiên thần làm Đấng bảo trợ và mục tử, hướng dẫn họ đến sự sống.” Không những tín hữu mà là mỗi một con người. Đây là điều hết sức quen thuộc với chúng ta. Nhưng thiết tưởng không nên cho rằng có bấy nhiêu con người trên trần gian thì Thiên Chúa dựng nên bấy nhiêu thiên thần hộ thủ rồi giao cho mỗi vị phụ trách một người. Theo những điều trình bày ở trên, thiên thần hộ thủ chính là ý tưởng và tình cảm của Thiên Chúa dành cho mỗi một con người, và ý tưởng lẫn tình cảm này đã biến thành một ngôi vị, mang tên thiên thần hộ thủ, ngày đêm bên cạnh chúng ta.
Vì trong phụng vụ, Giáo hội kết hợp mình với các Thiên thần để tôn thờ Thiên Chúa ba lần thánh, ngợi khen và cảm tạ Người, nên hầu như mọi Kinh Tiền tụng (trên 50 kinh) đều nhắc đến ba phẩm thiên thần cuối cùng này (có khi gọi chung là Đạo binh các Thiên thần).
Kết luận
Toàn bộ Kinh Thánh cũng như lịch sử Giáo hội và tiểu sử một số vị thánh cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa thế giới thiên thần với thế giới loài người. Những suy tư trên đây cố gắng cho thấy mối liên hệ đó chặt chẽ vô cùng, do chỗ các thụ tạo trời cao ấy và các thụ tạo thế trần đều hợp nhất với nhau trong một thực thể vĩ đại gọi là Giáo hội, hay đúng hơn là Hội thánh (những gì thánh thì hội lại, như chúng tôi sẽ có dịp trình bày trong một bài khác), và gọi chính xác hơn nữa là Thân Thể Mầu Nhiệm (Corps mystique) của Đức Ki-tô, Đức Ki-tô Toàn thể (Christ total, x. GLHTCG 795), Đức Ki-tô Vũ trụ (Christ cosmique, như kiểu nói của Linh mục Teilhard de Chardin).
Nếu đúng như chúng tôi đã trình bày, mọi thiên thần trong 3 cấp 9 phẩm đều là những ý tưởng và tình cảm của Thiên Chúa, của Đức Ki-tô Đầu Nhiệm Thể, đối với toàn thể loài người chúng ta và thế giới bao quanh chúng ta, thì đó là điều khiến chúng ta cảm động và thêm lòng yêu mến Thiên Chúa, Đấng luôn tìm mọi cách để ở gần chúng ta, ở với chúng ta như Người đã hứa. Tôn kính mến yêu các thiên thần (đặc biệt thiên thần hộ thủ) cũng là tôn thờ kính mến Thiên Chúa, vì các vị cũng chỉ là hiện thân (hay hóa thân) các ý tưởng và tình cảm của Người, là sự hiện diện của Người, của tâm tình Người bên cạnh mỗi một chúng ta.
Cố gắng giúp hiểu rõ hơn về mầu nhiệm Hội Thánh và mầu nhiệm Thiên Chúa, đó là mục đích của bài suy tư thần học này vậy.
Lễ Các Thiên Thần Hộ Thủ 2-10-2021, bổ sung 29-09-2022.
Tổng Giáo phận Huế.
Chú Thích:
1.-Dịch sát câu La-tinh: “Sive Throni sive Dominationes, sive Principatus sive Potestates”. Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ chỉ dịch thoát: “Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng, hay là bậc quyền năng thượng giới”.
2.- Điều này làm nên sự cao cả và độc đáo của từng nhân vị. Mỗi người chúng ta là một giá trị tuyệt vời và độc nhất vô nhị trước Thiên Chúa, Cha toàn năng. Ngoài ra cũng nên lưu ý: những gì xuất phát tự Thiên Chúa (sinh hay tạo) đều là những ngôi vị (ngoại trừ các thụ tạo thuần túy vật chất, không có lý trí).
3.- Chẳng hạn Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia. Bài “What Are the 9 Orders of Angels? Are the nine choirs even biblical?” của Leslie White. https://www.beliefnet.com/inspiration/angels/what-are-the-9-orders-of-angels.aspx. Bài “The Spheres of the Christian Angelic Hierarchy. How well do you know your angelic lore?” của Wesley Baines. https://www.beliefnet.com/inspiration/angels/the-spheres-of-the-christian-angelic-hierarchy.aspx.
4.- Cách dịch của Bible de Jérusalem (BJ) và Traduction Oecuménique de la Bible (TOB). Nhóm CGKPV chỉ dịch “thần hộ giá”.
5.- Không hiểu sao nguyên văn La-tinh ở Kinh Tiền tụng này là “cum caelorum Virtutibus” lại được Sách lễ Rôma của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội đồng Giám mục VN dịch là “cùng với đạo binh thiên quốc”? Kinh Tiền tụng Chung II có cụm từ “Caeli caelorum Virtutes” cũng được dịch là “cùng với các đạo binh thiên quốc”!?!
6.- Người ta thường dùng chữ “Angeli, Angels, Anges, Thiên Thần” để chỉ phẩm thiên thần cuối cùng này. Thiết nghĩ, để cho chính xác, nên dùng từ “Angeli Custodi, Guardians Angels, Anges Gardiens, Thiên thần Hộ thủ”, bởi lẽ chữ “Thiên thần” đã là danh từ chung, tên gọi tập thể rồi.
7.- Mỗi người chúng ta cũng có kinh nghiệm về điều ấy. Tự thâm tâm, ta có những ý nghĩ, tình cảm đối với từng cá thể hay cả tập thể (người, vật), đối với không gian nhỏ hay lớn, đối với thời gian ngắn hay dài…
8.- Cách dịch của Bible de Jérusalem.
Kinh Mân Côi - lời kinh gần gũi
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
23:02 26/09/2022
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Kinh Mân Côi, lời kinh gần gũi
Nghe ca khúc “Sao anh siêng lần chuỗi” với giai điệu tăng-gô vui tươi, gợi lên nhưng suy niệm về Chuỗi Mân Côi.
1. Lần hạt bất cứ khi nào và ở đâu.
Không buộc phải đọc 50 Kinh Mân Côi một lần mà có thể đọc bao nhiêu tuỳ vào thời gian mình có. Có thể vừa làm việc vừa đọc Kinh Mân Côi, không nhất thiết phải có tràng hạt trên tay. Có thể thì thầm bất cứ lúc nào: khi chờ xe bên đường, lúc đi học, khi giải trí, khi đau bệnh…thay vì đưa mắt nhìn chung quanh, thay vì nghe những chuyện không đâu, mình cũng có thể lần hạt. Dù bận bịu đến đâu mình cũng có thể lần hạt. Đó là cách cầu nguyện mà triết gia Jacques Maritain gọi là “chiêm niệm bên vệ đường”. Kinh Mân Côi chính là người bạn chân tình, dễ tính, trung thành luôn sẵn sàng hiện diện mọi lúc, mọi nơi.
Kinh Mân Côi chính là hành trang gọn nhẹ giúp thánh hóa bản thân gia đình và xã hội. Theo nghĩa này, Kinh Mân Côi không khác gì điện thoại di động hòa đời mình vào mạng sự sống thiêng liêng.
2. Lời Kinh Kết Nối
Ai cũng có điện thoại, xài wifi, 4G. Đi đâu cùng có kết nối. Thời đại hôm nay, mạng internet được gọi là xa lộ thông tin cung cấp rất nhiều thông tin về mọi lãnh vực, cho con người mối quan hệ rộng lớn và nhiều cơ hội diễn đạt cảm xúc và suy nghĩ của mình.Hòa vào mạng internet, con người trên khắp thế giới được kết nối với nhau. Kinh Mân Côi là lời kinh kết nối.
a. Kết nối với Đức Maria
Khi lần chuỗi đọc kinh Kính Mừng, chúng ta được nối kết với Đức Maria. Chiêm ngắm Mẹ chỉ là “Nữ tỳ hèn mọn”, nhưng “Chúa đã đoái thương nhìn tới”. Vì thế, “Từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”. Một thiếu nữ nhỏ bé sống ở làng quê nghèo Nadaret đã trở thành Mẹ Thiên Chúa. Sứ thần Gabriel đến Nadaret chào thôn nữ Maria: “Mừng vui lên hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Bà”. Ba tiếng “Đầy-ân-sủng” gộp lại trở thành như là tên gọi riêng của Đức Maria. Mẹ được tràn đầy ân sủng. Mẹ luôn luôn có Thiên Chúa ở cùng.
Không có giây phút nào mà Mẹ không có Thiên Chúa với mình. Không có giây phút nào mà Mẹ không trọn vẹn thuộc về Chúa. Không có bất cứ dấu vết tội lỗi chen vào giữa Mẹ và Thiên Chúa. Là một tâm hồn luôn luôn nghiền ngẫm Kinh thánh, chắc hẳn Đức Maria nhớ lại Lời Chúa đã dùng Ngôn sứ Nathan mà thề hứa với vua Đavit xưa. Nhưng điều mà Mẹ không bao giờ nghĩ tới là mình có thể đóng vai trò gì trong việc thực hiện lời tiên tri ấy. Chuyện “không thể” được đầu tiên là làm sao mình sinh con được vì đã quyết “không biết đến chuyện vợ chồng” để sống trọn vẹn cho một mình Thiên Chúa mà thôi. Sau khi được Sứ thần giải thích rằng “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”, Maria khiêm nhường thưa lại: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Và thế là Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể làm người trong lòng Đức Trinh Nữ. Và thế là Đức Maria khiêm nhường đã trở thành Thánh Mẫu của Thiên Chúa.
Đức Maria là người diễm phúc vì Mẹ đã tin như bà Êlisabet đã thốt lên : “Phúc cho em vì đã tin những lời Chúa phán”.
Đọc Kinh Mân Côi là kết nối hai chiều đi đi về về giữa Đức Maria xuống với con người và giữa con người lên với Đức Maria, cách tự nhiên như tình mẫu tử.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thổ lộ tâm tình : “Từ thuở niên thiếu, lời kinh Kinh Mân Côi đã có một chỗ đứng quan trọng trong đời sống thiêng liêng của tôi… Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn khó khăn. Tôi đã giao phó cho lời kinh ấy biết bao lo âu; nơi lời kinh ấy tôi đã luôn tìm được sự nâng đỡ…. Kinh Mân Côi là lời kinh tôi ưa thích. Một lời kinh kỳ diệu! Kỳ diệu qua vẻ đơn sơ và chiều sâu của nó.”
b. Kết nối với Chúa Giêsu
Điều huyền diệu làm cho chuỗi Mân Côi hữu hiệu là khi đọc chúng ta vừa cầu nguyện vừa suy niệm. Kinh Lạy Cha dâng lên Chúa Cha, Kinh Kính Mừng dâng lên Đức Maria và Kinh Sáng Danh dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi. Những tâm tình suy niệm hướng về Chúa Giêsu Kitô.
Chuỗi Mân Côi là một bản tóm tắt gọn gàng, dễ nhớ về những biến cố quan trọng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế. Mân Côi là những bông hồng đẹp được tượng trưng bằng các kinh Kính Mừng để tôn vinh Người. Đức Mẹ đã có mặt trong cuộc đời Chúa Cứu Thế từ những giây phút đầu cho đến những giây phút cuối.
Đọc Kinh Mân Côi là suy niệm các mầu nhiệm của Phúc Âm. Vì thế, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói “Kinh Mân Côi không thay thế việc đọc Kinh thánh, lectio divina; trái lại, Kinh Mân Côi giả định trước và cổ võ việc đọc Kinh thánh. Trong Kinh Mân Côi, chúng ta cầu xin Mẹ giúp chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mỗi ngày một hơn. Khi suy ngẫm về Kinh Mân Côi, chúng ta bước vào trường học của Đức Maria để Mẹ dạy chúng ta về Chúa Giêsu vì Mẹ đã nuôi dưỡng Chúa Giêsu, đồng hành với Chúa Giêsu và cùng chịu khổ với Chúa Giêsu dưới cây thánh giá”.
Các mầu nhiệm Vui, Sáng, Thương, Mừng, hòa quyện trong cuộc đời dương thế của Chúa Giêsu. Chuỗi Mân Côi lần lượt diễn tả:
- Mầu nhiệm Vui: đồng hành với mầu nhiệm Nhập thể và đời sống âm thầm của Chúa Giêsu.
- Mầu nhiệm Sáng: đồng hành với những mốc thời gian hoạt động đặc biệt có ý nghĩa trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu.
- Mầu nhiệm Thương: đồng hành với những đau khổ của cuộc khổ nạn Chúa Giêsu.
- Mầu nhiệm Mừng: đồng hành với vinh quang phục sinh của Đức Kitô.
Chuỗi Mân Côi là quà tặng quí báu, Thiên Chúa và Đức Mẹ trao cho chúng ta. Người ta gọi chuỗi Mân Côi là kinh nguyện của người bình dân. Các mầu nhiệm Mân Côi còn được gọi là cuốn sách Phúc Âm rút gọn của người bình dân. Cứ 10 Kinh Kính mừng lại suy gẫm về một mầu nhiệm mùa Vui, Sáng, Thương, Mừng.
c. Kết nối với mọi người với nhau
Đọc kinh Mân Côi mỗi người được kết nối với Đức Maria và với Đức Kitô, từ đó được hiệp thông với mọi tín hữu.
Kinh Mân Côi là lời kinh phổ cập, đó là kinh của mọi tín hữu. Ai cũng đọc được, từ người trẻ cho đến người già, người thông thái cũng như người ít học, người giàu hay người nghèo, người khỏe mạnh cũng như người đau yếu, khi vui cũng như lúc buồn, khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Kinh Mân Côi có thể đọc được ở bất cứ đâu hay trong hoàn cảnh nào, ở nhà thờ, ở nhà mình, ở ngoài đường, trong nơi yên lặng hay giữa chốn ồn ào náo động và nhất là đọc chung với nhau trong gia đình hay những khi có đông người Công Giáo họp nhau lại. Đọc Kinh Mân Côi với ý thức là mình đang làm một công việc có chất Tin Mừng, được Giáo Hội công nhận và nhiệt tình khuyến khích, một công việc thu tóm lại tất cả cuộc đời Chúa Cứu Thế.
Cầu nguyện với Đức Mẹ bằng lời kinh Mân Côi, chúng ta được kết nối với Chúa Giêsu là nguồn mạch ban sự sống. Bóng đèn muốn được toả sáng thì phải được nối kết với nguồn điện.Cành nho muốn được trổ sinh hoa trái thì phải được tháp nhập vào thân nho.Bàn tay muốn sống còn và hoạt động thì phải liên kết với cơ thể. Con người muốn được sống dồi dào và vĩnh cửu thì phải nối kết với cội nguồn là Chúa Giêsu.
Chuỗi Mân Côi mang đến vô vàn huyền diệu cho con người. Ai yếu đuối, Kinh Mân Côi đem cho sức mạnh; ai tội lỗi, Kinh Mân Côi dắt về ơn thánh; ai bất hạnh, Kinh Mân Côi giúp bình tĩnh tìm ra hướng lối vươn lên; ai khô khan, Kinh Mân Côi giúp khám phá ra những ánh lửa vẫn còn ẩn giấu trong những đám tro tưởng như nguội lạnh.
Kinh Mân Côi là lời kinh kết nối mỗi người với Chúa Giêsu, với Mẹ Maria và với nhau. Đó là kinh nguyện phổ biến, vừa dễ đọc vừa dễ cầu nguyện mà lại mang lại nhiều ích lợi cho linh hồn.
3. Hãy siêng năng lần hạt
Chuỗi Mân Côi nuôi dưỡng đời sống nội tâm phong phú. Chuỗi Mân Côi làm lòng người lắng dịu, thanh thản bình an để chiêm ngắm cuộc đời Chúa Giêsu và ca ngợi Mẹ Maria. Cầm Chuỗi Mân Côi trên tay, chúng ta sẽ thấy mình được tăng thêm nghị lực, sống vươn lên với niềm Tin, Cậy, Mến.
Theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta quyết tâm sống theo lời Mẹ trong dịp hiện ra lần cuối tại Fatima là “hãy siêng năng lần hạt”. “Ai mến Mẹ thì yêu thích chuỗi Mân Côi. Bởi vì chỉ có người yêu mới lặp lại một chuyện, một lời mà không biết nhàm chán” (Đường Hy vọng số 947).
Lạy Mẹ Maria, xin dạy chúng con biết yêu mến tràng Chuỗi Mân Côi, siêng năng lần hạt trong mỗi ngày sống, nhờ đó chúng con được hiệp thông nối kết với nhau và cầu nguyện cho nhau. Xin Mẹ khẩn cầu cho chúng con bên tòa Chúa. Amen.
Kinh Mân Côi, lời kinh gần gũi
Một người đàn ông chạy xe ôm, đang khi ngồi chờ khách, anh cầm tràng chuỗi trên tay để lần hạt. Người đi đường chụp tấm hình đưa lên mạng xã hội. Thi sĩ nhìn hình, cảm hứng làm thơ. Nhạc sĩ cảm hứng từ thơ nên viết nhạc, ca sĩ hát và đưa lên youtube (youtube.com/watch?v=B-sGXe52-d0&feature=youtu.be).
Nghe ca khúc “Sao anh siêng lần chuỗi” với giai điệu tăng-gô vui tươi, gợi lên nhưng suy niệm về Chuỗi Mân Côi.
1. Lần hạt bất cứ khi nào và ở đâu.
Không buộc phải đọc 50 Kinh Mân Côi một lần mà có thể đọc bao nhiêu tuỳ vào thời gian mình có. Có thể vừa làm việc vừa đọc Kinh Mân Côi, không nhất thiết phải có tràng hạt trên tay. Có thể thì thầm bất cứ lúc nào: khi chờ xe bên đường, lúc đi học, khi giải trí, khi đau bệnh…thay vì đưa mắt nhìn chung quanh, thay vì nghe những chuyện không đâu, mình cũng có thể lần hạt. Dù bận bịu đến đâu mình cũng có thể lần hạt. Đó là cách cầu nguyện mà triết gia Jacques Maritain gọi là “chiêm niệm bên vệ đường”. Kinh Mân Côi chính là người bạn chân tình, dễ tính, trung thành luôn sẵn sàng hiện diện mọi lúc, mọi nơi.
Kinh Mân Côi chính là hành trang gọn nhẹ giúp thánh hóa bản thân gia đình và xã hội. Theo nghĩa này, Kinh Mân Côi không khác gì điện thoại di động hòa đời mình vào mạng sự sống thiêng liêng.
2. Lời Kinh Kết Nối
Ai cũng có điện thoại, xài wifi, 4G. Đi đâu cùng có kết nối. Thời đại hôm nay, mạng internet được gọi là xa lộ thông tin cung cấp rất nhiều thông tin về mọi lãnh vực, cho con người mối quan hệ rộng lớn và nhiều cơ hội diễn đạt cảm xúc và suy nghĩ của mình.Hòa vào mạng internet, con người trên khắp thế giới được kết nối với nhau. Kinh Mân Côi là lời kinh kết nối.
a. Kết nối với Đức Maria
Khi lần chuỗi đọc kinh Kính Mừng, chúng ta được nối kết với Đức Maria. Chiêm ngắm Mẹ chỉ là “Nữ tỳ hèn mọn”, nhưng “Chúa đã đoái thương nhìn tới”. Vì thế, “Từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”. Một thiếu nữ nhỏ bé sống ở làng quê nghèo Nadaret đã trở thành Mẹ Thiên Chúa. Sứ thần Gabriel đến Nadaret chào thôn nữ Maria: “Mừng vui lên hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Bà”. Ba tiếng “Đầy-ân-sủng” gộp lại trở thành như là tên gọi riêng của Đức Maria. Mẹ được tràn đầy ân sủng. Mẹ luôn luôn có Thiên Chúa ở cùng.
Không có giây phút nào mà Mẹ không có Thiên Chúa với mình. Không có giây phút nào mà Mẹ không trọn vẹn thuộc về Chúa. Không có bất cứ dấu vết tội lỗi chen vào giữa Mẹ và Thiên Chúa. Là một tâm hồn luôn luôn nghiền ngẫm Kinh thánh, chắc hẳn Đức Maria nhớ lại Lời Chúa đã dùng Ngôn sứ Nathan mà thề hứa với vua Đavit xưa. Nhưng điều mà Mẹ không bao giờ nghĩ tới là mình có thể đóng vai trò gì trong việc thực hiện lời tiên tri ấy. Chuyện “không thể” được đầu tiên là làm sao mình sinh con được vì đã quyết “không biết đến chuyện vợ chồng” để sống trọn vẹn cho một mình Thiên Chúa mà thôi. Sau khi được Sứ thần giải thích rằng “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”, Maria khiêm nhường thưa lại: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Và thế là Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể làm người trong lòng Đức Trinh Nữ. Và thế là Đức Maria khiêm nhường đã trở thành Thánh Mẫu của Thiên Chúa.
Đức Maria là người diễm phúc vì Mẹ đã tin như bà Êlisabet đã thốt lên : “Phúc cho em vì đã tin những lời Chúa phán”.
Đọc Kinh Mân Côi là kết nối hai chiều đi đi về về giữa Đức Maria xuống với con người và giữa con người lên với Đức Maria, cách tự nhiên như tình mẫu tử.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thổ lộ tâm tình : “Từ thuở niên thiếu, lời kinh Kinh Mân Côi đã có một chỗ đứng quan trọng trong đời sống thiêng liêng của tôi… Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn khó khăn. Tôi đã giao phó cho lời kinh ấy biết bao lo âu; nơi lời kinh ấy tôi đã luôn tìm được sự nâng đỡ…. Kinh Mân Côi là lời kinh tôi ưa thích. Một lời kinh kỳ diệu! Kỳ diệu qua vẻ đơn sơ và chiều sâu của nó.”
b. Kết nối với Chúa Giêsu
Điều huyền diệu làm cho chuỗi Mân Côi hữu hiệu là khi đọc chúng ta vừa cầu nguyện vừa suy niệm. Kinh Lạy Cha dâng lên Chúa Cha, Kinh Kính Mừng dâng lên Đức Maria và Kinh Sáng Danh dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi. Những tâm tình suy niệm hướng về Chúa Giêsu Kitô.
Chuỗi Mân Côi là một bản tóm tắt gọn gàng, dễ nhớ về những biến cố quan trọng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế. Mân Côi là những bông hồng đẹp được tượng trưng bằng các kinh Kính Mừng để tôn vinh Người. Đức Mẹ đã có mặt trong cuộc đời Chúa Cứu Thế từ những giây phút đầu cho đến những giây phút cuối.
Đọc Kinh Mân Côi là suy niệm các mầu nhiệm của Phúc Âm. Vì thế, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói “Kinh Mân Côi không thay thế việc đọc Kinh thánh, lectio divina; trái lại, Kinh Mân Côi giả định trước và cổ võ việc đọc Kinh thánh. Trong Kinh Mân Côi, chúng ta cầu xin Mẹ giúp chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mỗi ngày một hơn. Khi suy ngẫm về Kinh Mân Côi, chúng ta bước vào trường học của Đức Maria để Mẹ dạy chúng ta về Chúa Giêsu vì Mẹ đã nuôi dưỡng Chúa Giêsu, đồng hành với Chúa Giêsu và cùng chịu khổ với Chúa Giêsu dưới cây thánh giá”.
Các mầu nhiệm Vui, Sáng, Thương, Mừng, hòa quyện trong cuộc đời dương thế của Chúa Giêsu. Chuỗi Mân Côi lần lượt diễn tả:
- Mầu nhiệm Vui: đồng hành với mầu nhiệm Nhập thể và đời sống âm thầm của Chúa Giêsu.
- Mầu nhiệm Sáng: đồng hành với những mốc thời gian hoạt động đặc biệt có ý nghĩa trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu.
- Mầu nhiệm Thương: đồng hành với những đau khổ của cuộc khổ nạn Chúa Giêsu.
- Mầu nhiệm Mừng: đồng hành với vinh quang phục sinh của Đức Kitô.
Chuỗi Mân Côi là quà tặng quí báu, Thiên Chúa và Đức Mẹ trao cho chúng ta. Người ta gọi chuỗi Mân Côi là kinh nguyện của người bình dân. Các mầu nhiệm Mân Côi còn được gọi là cuốn sách Phúc Âm rút gọn của người bình dân. Cứ 10 Kinh Kính mừng lại suy gẫm về một mầu nhiệm mùa Vui, Sáng, Thương, Mừng.
c. Kết nối với mọi người với nhau
Đọc kinh Mân Côi mỗi người được kết nối với Đức Maria và với Đức Kitô, từ đó được hiệp thông với mọi tín hữu.
Kinh Mân Côi là lời kinh phổ cập, đó là kinh của mọi tín hữu. Ai cũng đọc được, từ người trẻ cho đến người già, người thông thái cũng như người ít học, người giàu hay người nghèo, người khỏe mạnh cũng như người đau yếu, khi vui cũng như lúc buồn, khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Kinh Mân Côi có thể đọc được ở bất cứ đâu hay trong hoàn cảnh nào, ở nhà thờ, ở nhà mình, ở ngoài đường, trong nơi yên lặng hay giữa chốn ồn ào náo động và nhất là đọc chung với nhau trong gia đình hay những khi có đông người Công Giáo họp nhau lại. Đọc Kinh Mân Côi với ý thức là mình đang làm một công việc có chất Tin Mừng, được Giáo Hội công nhận và nhiệt tình khuyến khích, một công việc thu tóm lại tất cả cuộc đời Chúa Cứu Thế.
Cầu nguyện với Đức Mẹ bằng lời kinh Mân Côi, chúng ta được kết nối với Chúa Giêsu là nguồn mạch ban sự sống. Bóng đèn muốn được toả sáng thì phải được nối kết với nguồn điện.Cành nho muốn được trổ sinh hoa trái thì phải được tháp nhập vào thân nho.Bàn tay muốn sống còn và hoạt động thì phải liên kết với cơ thể. Con người muốn được sống dồi dào và vĩnh cửu thì phải nối kết với cội nguồn là Chúa Giêsu.
Chuỗi Mân Côi mang đến vô vàn huyền diệu cho con người. Ai yếu đuối, Kinh Mân Côi đem cho sức mạnh; ai tội lỗi, Kinh Mân Côi dắt về ơn thánh; ai bất hạnh, Kinh Mân Côi giúp bình tĩnh tìm ra hướng lối vươn lên; ai khô khan, Kinh Mân Côi giúp khám phá ra những ánh lửa vẫn còn ẩn giấu trong những đám tro tưởng như nguội lạnh.
Kinh Mân Côi là lời kinh kết nối mỗi người với Chúa Giêsu, với Mẹ Maria và với nhau. Đó là kinh nguyện phổ biến, vừa dễ đọc vừa dễ cầu nguyện mà lại mang lại nhiều ích lợi cho linh hồn.
3. Hãy siêng năng lần hạt
Chuỗi Mân Côi nuôi dưỡng đời sống nội tâm phong phú. Chuỗi Mân Côi làm lòng người lắng dịu, thanh thản bình an để chiêm ngắm cuộc đời Chúa Giêsu và ca ngợi Mẹ Maria. Cầm Chuỗi Mân Côi trên tay, chúng ta sẽ thấy mình được tăng thêm nghị lực, sống vươn lên với niềm Tin, Cậy, Mến.
Theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta quyết tâm sống theo lời Mẹ trong dịp hiện ra lần cuối tại Fatima là “hãy siêng năng lần hạt”. “Ai mến Mẹ thì yêu thích chuỗi Mân Côi. Bởi vì chỉ có người yêu mới lặp lại một chuyện, một lời mà không biết nhàm chán” (Đường Hy vọng số 947).
Lạy Mẹ Maria, xin dạy chúng con biết yêu mến tràng Chuỗi Mân Côi, siêng năng lần hạt trong mỗi ngày sống, nhờ đó chúng con được hiệp thông nối kết với nhau và cầu nguyện cho nhau. Xin Mẹ khẩn cầu cho chúng con bên tòa Chúa. Amen.
Văn Hóa
Ngụ Ngôn Chiếc Đèn Vạn Lộc
Sơn Ca Linh
08:53 26/09/2022
(Một chút cảm nhận về cố nhạc sĩ Ánh Đăng – Lm. Jac. Đặng Công Anh)
Nơi cái thôn Vạn Lộc xa xôi,
Mà núi, mà đồi, và thảo nguyên bạt ngàn xanh biếc.
Nơi có “chiến dịch Ba Gia”,
Để những người lính chiến ra đi biền biệt,
Của một thời miền nam khói lửa điêu linh,
Thời của những guồng xe nước,
Êm đềm quay dọc bờ sông Trà đằm thắm trữ tình,
Thời của những “lóng mía 310” ngọt thanh đã khát…
Và nơi đó,
Giữa cái thời “Chín năm” đói nghèo loạn lạc,
Một ngọn đèn, “ngọn đèn dầu quê” xuất hiện trên đời.
Vâng, năm Đinh Hợi – 1947 – thêm một “vì sao” đến giữa trời,
Mấy ai biết, ai hay,
Đó là chuyện nhiệm mầu của công trình sáng tạo !
Và từ thưở ấy,
“Chiếc đèn Vạn Lộc” mỗi ngày thêm cao ráo,
Thắp sáng trong nhà và tỏa rạng những nẻo đường quê.
Sáng những đêm mưa mùa đông gió bấc chợt về,
Sáng những bước chân
Vội vã đi lễ nhà thờ khi trời chưa kịp sáng…
Và “Chiếc đèn Vạn Lộc” mỗi ngày thêm rỡ rạng,
Để một ngày, đèn “bỏ cha, bỏ mẹ… nhất quyết ra đi”.
Một thời Làng Sông, những cội sao già nhắc nhở thầm thì,
Giữ sáng mãi ! Hỡi “Chiếc đèn Vạn Lộc” xứ Quảng !
Rồi con tạo xoay vần,
Thế sự đảo điên, quê hương lại một thời ly loạn,
Hết “Mậu Thân”, lại “Mùa hè đỏ lửa”, kinh hoàng !
Cứ tưởng “Chiếc đèn Vạn Lộc” e tắt ngấm đêm hoang,
Nhưng có ai ngờ,
“Những giọt đắng hy sinh”, “những thao thức băn khoăn”…
Trong “chén thánh đời” đã trở thành của lễ !
Nhiệm mầu thay,
“Chiếc đèn vạn Lộc” mỏng manh ngày nào trở thành tư tế.
Ánh “đèn dầu nhà quê” giờ rạng rỡ “Ánh Đăng”,
“Từ đó, vâng từ đó Chúa đã chọn con,
Một phút trao lời, ước giao muôn vạn thuở…”
Và rồi,
“Ánh Đăng Vạn Lộc” kết giao một mối tình duyên nợ,
Chọn làm người mang ánh sáng
Trên những nẻo đường đất mẹ Qui Nhơn.
Kim Châu, Qui Hiệp, Ghềnh Ráng, Quảng Ngãi,
Dẫu chông gai ngập lối không sờn,
Vì xác tín,
Ở “tận cuối đêm dài đã ló rạng bình minh của ngày sống lại”.
Rồi một đêm cuối thu,
“Chiếc đèn Vạn Lộc”, ngọn “Ánh Đăng” lịm dần leo lét,
Ngoài kia, đêm tối mông mênh, một cơn mưa chợt về,
Như nghe tiếng ai đang khẽ gọi giữa cơn mê !
“Hãy về với Ta, hỡi ‘Chiếc đèn Vạn Lộc’,
Đã qua hết rồi, những mỏi mệt và thương đau nặng gánh” !
Và “Chiếc đèn Vạn Lộc”,
Giọt sáng hanh hao cuối cùng chợt tắt !
Trả lại cho đời, tấm xác thân lạnh lẽo của mùa đông !
Nhưng đâu đó đã bừng lên,
“Al-le-lu-ia. Vì tận cuối đông dài đã xuất hiện mùa xuân
Vâng, mùa xuân không bao giờ phai…. Của ngày sống lại” !
Sơn Ca Linh (26.9.2022)
Truyện chớp Vợ Bỏ
Nguyễn Trung Tây
16:46 26/09/2022
Nguyễn Trung Tây
Truyện chớp VỢ BỎ
Ông hàng xóm khu chung cư người Việt từ hồi bị vợ bỏ đâm ra đổi tính đổi nết, đang hiền như con gái bỗng dưng cục cằn thô tục, đang lành như Bụt bỗng dưng trở nên cám lợn dở hơi.
Bình thường, đậu lộn vào ô xe chỗ của ông, ông yên lặng lái xe ra đậu xa xa ngoài đường. Nhưng tối hôm qua, người bị vợ bỏ dộng cửa nhà người đậu xe nhầm, đập ầm ầm, chửi trời chửi đất, chửi văng xích địa, chửi luôn hàng xóm. Bao nhiêu ngôn ngữ hàng tôm hàng cá vừa tiếng Việt vừa tiếng Anh, ông hàng xóm sổ tuốt tuột vào mặt vào tai người nhầm chỗ đậu.
— Đ… mày! F… you!
Người kia biết tội, cứ liên tục mở miệng xin lỗi,
— Em lạy quan bác, em xin quan bác, em nhầm! Quan bác bỏ qua.
Tối, nửa đêm về sáng, ông mở nhạc hết bài Đàn Bà, “Ôi đàn bà lại là con dao làm tim nhỏ máu…”, lại tới bài Lầm, “Anh đã lầm đưa em sang đây…”, nghe buồn nẫu ruột nẫu gan. Nửa đêm thanh vắng, âm thanh nhạc sến vang dội len lỏi qua bốn bức tường phiền tai chung cư. Nhưng hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau, người người chép miệng nói, thôi, nhịn, bỏ qua.
Sáng, người bị vợ bỏ mở cửa lái xe đi làm, cô hàng xóm sát vách liếc trộm nhìn vào thấy chai bia trống rỗng nằm la liệt trên thảm. Cô thông báo,
— Bên trong chai bia đen ngòm tàn thuốc lá!
Chiều đi làm về, người bị vợ bỏ đi bộ ra đầu ngõ ghé tiệm tạp hóa 7-Eleven mua mấy két bia và nguyên một cây thuốc Malboro. Con nít trong xóm có đứa ngỗ nghịch, đi theo lấy đá chọi. Người bị vợ bỏ dừng lại, mở miệng nói cám ơn, tay móc bóp, trong đó có bao nhiêu tiền, ông ta chia đều cho đám con nít. Cô hàng xóm thông báo bản tin cho mọi người trong chung cư, rồi buông lời kết luận,
— Thằng chả mát rồi, mát thiệt tình. Bả biết chi không? Cho đám con nít tiền xong, thằng chả lại đi bộ về nhà, lấy mớ tiền khác, rồi lại đi bộ ra đầu ngõ mua bia mua thuốc. Cứ như vậy. Gần một tuần rồi. Mà bà chị nhìn coi, mới gần một tuần, thằng chả người gầy xanh lét, thịt da biến đâu mất tiêu, nhìn cứ như con chàng hiu.
Nữ phóng viên đài CCCC (Chung Cư Cây Cam) xuống giọng, nói thì thào,
— Hôm qua tui còn nhìn thấy thằng chả xé mấy cái áo cũ, cuộn tròn lại giống như sợi dây thừng. Mắt còn liếc nhìn lên trần nhà như đang tìm chỗ để treo sợi dây…
Tối thứ Sáu, hoạt cảnh ông hàng xóm bị vợ bỏ vẫn tiếp diễn trên sân khấu của Chung Cư Cây Cam như thường lệ. Hoạt cảnh kéo dài cho tới nửa đêm về sáng của ngày thứ Bẩy, tự nhiên hoạt cảnh ngừng, thôi diễn. Căn phòng trọ của người đàn ông bỗng tự nhiên trở nên yên lặng, yên phăng phắc, không “lại là con dao” mà cũng chẳng “anh đã lầm”… Không ai hiểu chuyện chi đã xảy ra. Có người tự nhiên nhớ tới lời của cô hàng xóm, mọi người trong chung cư yên lặng hồi hộp chờ đợi giây phút đèn xanh đèn đỏ của xe cấp cứu và xe cảnh sát chớp sáng một góc của Chung Cư Cây Cam.
Nguyên ngày Chúa Nhật, người người trong khu chung cư tấp nập kéo đến gõ cửa hỏi người nữ phóng viên đài CCCC, nhưng cũng không ai biết chi thêm. Có người đề nghị phá cửa xông vào nhà, nếu không xác của thẳng chả sình thối, mất vệ sinh toàn khu phố. Có người nói gượm hẵng, để coi…
Sáng thứ Hai, căn phòng vẫn tiếp tục yên lặng như tờ. Người trong chung cư lại kéo tới tổng đài CCCC, hỏi thăm tin tức. Tổng đài đóng cửa kín mít, ngay phía trước dán bản tin ngắn ngủn, cộc lộc: Về rồi!
Tối thứ Hai, trong nhà lại thấy râm ran tiếng đọc kinh Mân Côi của đôi vợ chồng son. Tiếng đọc kinh của ông chồng lần này nghe có vẻ to và sốt sắng hơn cả tiếng của cô vợ.
(Trích Bút ký Chữ Nghĩa TU SĨ BÌNH BÁT, Văn Học Xuất Bản, 2021)
Truyện chớp VỢ BỎ
Ông hàng xóm khu chung cư người Việt từ hồi bị vợ bỏ đâm ra đổi tính đổi nết, đang hiền như con gái bỗng dưng cục cằn thô tục, đang lành như Bụt bỗng dưng trở nên cám lợn dở hơi.
Bình thường, đậu lộn vào ô xe chỗ của ông, ông yên lặng lái xe ra đậu xa xa ngoài đường. Nhưng tối hôm qua, người bị vợ bỏ dộng cửa nhà người đậu xe nhầm, đập ầm ầm, chửi trời chửi đất, chửi văng xích địa, chửi luôn hàng xóm. Bao nhiêu ngôn ngữ hàng tôm hàng cá vừa tiếng Việt vừa tiếng Anh, ông hàng xóm sổ tuốt tuột vào mặt vào tai người nhầm chỗ đậu.
— Đ… mày! F… you!
Người kia biết tội, cứ liên tục mở miệng xin lỗi,
— Em lạy quan bác, em xin quan bác, em nhầm! Quan bác bỏ qua.
Tối, nửa đêm về sáng, ông mở nhạc hết bài Đàn Bà, “Ôi đàn bà lại là con dao làm tim nhỏ máu…”, lại tới bài Lầm, “Anh đã lầm đưa em sang đây…”, nghe buồn nẫu ruột nẫu gan. Nửa đêm thanh vắng, âm thanh nhạc sến vang dội len lỏi qua bốn bức tường phiền tai chung cư. Nhưng hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau, người người chép miệng nói, thôi, nhịn, bỏ qua.
Sáng, người bị vợ bỏ mở cửa lái xe đi làm, cô hàng xóm sát vách liếc trộm nhìn vào thấy chai bia trống rỗng nằm la liệt trên thảm. Cô thông báo,
— Bên trong chai bia đen ngòm tàn thuốc lá!
Chiều đi làm về, người bị vợ bỏ đi bộ ra đầu ngõ ghé tiệm tạp hóa 7-Eleven mua mấy két bia và nguyên một cây thuốc Malboro. Con nít trong xóm có đứa ngỗ nghịch, đi theo lấy đá chọi. Người bị vợ bỏ dừng lại, mở miệng nói cám ơn, tay móc bóp, trong đó có bao nhiêu tiền, ông ta chia đều cho đám con nít. Cô hàng xóm thông báo bản tin cho mọi người trong chung cư, rồi buông lời kết luận,
— Thằng chả mát rồi, mát thiệt tình. Bả biết chi không? Cho đám con nít tiền xong, thằng chả lại đi bộ về nhà, lấy mớ tiền khác, rồi lại đi bộ ra đầu ngõ mua bia mua thuốc. Cứ như vậy. Gần một tuần rồi. Mà bà chị nhìn coi, mới gần một tuần, thằng chả người gầy xanh lét, thịt da biến đâu mất tiêu, nhìn cứ như con chàng hiu.
Nữ phóng viên đài CCCC (Chung Cư Cây Cam) xuống giọng, nói thì thào,
— Hôm qua tui còn nhìn thấy thằng chả xé mấy cái áo cũ, cuộn tròn lại giống như sợi dây thừng. Mắt còn liếc nhìn lên trần nhà như đang tìm chỗ để treo sợi dây…
Tối thứ Sáu, hoạt cảnh ông hàng xóm bị vợ bỏ vẫn tiếp diễn trên sân khấu của Chung Cư Cây Cam như thường lệ. Hoạt cảnh kéo dài cho tới nửa đêm về sáng của ngày thứ Bẩy, tự nhiên hoạt cảnh ngừng, thôi diễn. Căn phòng trọ của người đàn ông bỗng tự nhiên trở nên yên lặng, yên phăng phắc, không “lại là con dao” mà cũng chẳng “anh đã lầm”… Không ai hiểu chuyện chi đã xảy ra. Có người tự nhiên nhớ tới lời của cô hàng xóm, mọi người trong chung cư yên lặng hồi hộp chờ đợi giây phút đèn xanh đèn đỏ của xe cấp cứu và xe cảnh sát chớp sáng một góc của Chung Cư Cây Cam.
Nguyên ngày Chúa Nhật, người người trong khu chung cư tấp nập kéo đến gõ cửa hỏi người nữ phóng viên đài CCCC, nhưng cũng không ai biết chi thêm. Có người đề nghị phá cửa xông vào nhà, nếu không xác của thẳng chả sình thối, mất vệ sinh toàn khu phố. Có người nói gượm hẵng, để coi…
Sáng thứ Hai, căn phòng vẫn tiếp tục yên lặng như tờ. Người trong chung cư lại kéo tới tổng đài CCCC, hỏi thăm tin tức. Tổng đài đóng cửa kín mít, ngay phía trước dán bản tin ngắn ngủn, cộc lộc: Về rồi!
Tối thứ Hai, trong nhà lại thấy râm ran tiếng đọc kinh Mân Côi của đôi vợ chồng son. Tiếng đọc kinh của ông chồng lần này nghe có vẻ to và sốt sắng hơn cả tiếng của cô vợ.
(Trích Bút ký Chữ Nghĩa TU SĨ BÌNH BÁT, Văn Học Xuất Bản, 2021)
VietCatholic TV
Đức Thánh Cha bế mạc Đại hội Thánh Thể toàn quốc Italia lần thứ 27
VietCatholic Media
00:32 26/09/2022
Sáng Chúa nhật, ngày 25 tháng Chín năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thành phố Matera, cách Rôma khoảng 400 cây số về hướng đông nam, để chủ sự thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể toàn quốc Italia lần thứ 27 tiến hành tại đây, từ ngày 22 tháng Chín với chủ đề: “Chúng ta hãy trở lại với hương vị Bánh. Tiến tới một Giáo hội Thánh Thể và đồng hành”.
Vì thời tiết xấu, nên Đức Thánh Cha không dùng trực thăng được như chương trình dự định và ngài rời Vatican sớm hơn để đáp máy bay từ phi trường Ciampino để tới Matera, để bắt đầu thánh lễ tại đây lúc gần 9 giờ sáng.
Hiện diện tại sân thể thao Matera có hơn 10.000 tín hữu, trong đó có các phái đoàn chính thức đến từ 180 giáo phận toàn quốc. Đồng tế với Đức Thánh Cha, có hơn 100 Hồng Y, giám mục và đông đảo các linh mục.
Đức Thánh Cha vẫn đau đầu gối nên ngài chủ tọa và đọc các phần có thể trong thánh lễ, trong khi Đức Hồng Y Matteo Zuppi, Tổng giám mục Giáo phận Bologna, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, thay ngài cử hành các nghi thức khác tại bàn thờ, đặc biệt là Kinh nguyện Thánh Thể.
Bài giảng Đức Thánh Cha
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha diễn giải bài Tin mừng kể lại dụ ngôn người phú hộ, áo quần sang trọng, hằng ngày yến tiệc linh đình, trong khi người nghèo khổ, ông Lazzaro, mình mẩy ghẻ lở, ở trước cổng nhà, mong được ăn những gì từ bàn tiệc người giàu rơi xuống. Trước tình cảnh đó, Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: bí tích Thánh Thể, nguồn mạch và là tột đỉnh đời sống Kitô, mời gọi chúng ta điều gì?
Trước tiên, Thánh Thể nhắc nhở chúng ta về vị trí tối thượng của Thiên Chúa. Người phú hộ trong dụ ngôn không cởi mở đối với tương quan cùng Thiên Chúa. Ông ta chỉ nghĩ đến cuộc sống sung túc, thỏa mãn những nhu cầu của mình, hưởng thụ cuộc sống. Ông hài lòng và tôn thờ giàu sang trần thế, thỏa mãn và say sưa về tiền bạc của mình. Ông ta chẳng có tên, và Tin mừng chỉ gọi ông là người giàu có. Trái lại, người nghèo khó có một tên là Lazaro, nghĩa là “Thiên Chúa giúp đỡ”. Tuy ở trong thân phận nghèo khổ và ở ngoài lề, ông có thể bảo tồn nguyên vẹn phẩm giá của mình, vì ông ta sống trong tương quan với Thiên Chúa. Trong tên của ông đã có một cái gì đó của Thiên Chúa và Thiên Chúa là niềm hy vọng không lay chuyển của đời ông.
Và Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “đó là thách đố trường kỳ mà Thánh Thể đề ra cho cuộc sống chúng ta: thờ lạy Thiên Chúa chứ không tôn thờ bản thân. Đặt Chúa ở trung tâm chứ không đặt sự phù du của cái tôi... Vì nếu chúng ta tôn thờ chính mình, thì chúng ta sẽ chết ngộp trong cái tôi nhỏ bé của mình; nếu chúng ta tôn thờ giàu sang của trần thế này, thì chúng sẽ chiếm hữu chúng ta và biến chúng ta thành nô lệ. Ai tôn thờ Thiên Chúa thì không nô lệ cho một ai. Chúng ta hãy tái khám phá kinh nguyện thờ lạy: đây là kinh nguyện sẽ giải thoát chúng ta và trả lại cho chúng ta phẩm giá làm con Chúa”.
Ngoài quyền tối thượng trên đây của Thiên Chúa, Thánh Thể còn kêu gọi chúng ta yêu thương anh chị em. Bánh Tuyệt Hảo này là Bí tích tình thương. Chính Chúa Kitô hiến mình và bị bẻ ra cho chúng ta, và Chúa cũng yêu cầu chúng ta làm như vậy để đời sống chúng ta trở thành bột được xay ra và trở thành bánh nuôi sống anh chị em. Người phú hộ trong Tin mừng lỗi bổn phận đó. Ông ta sống trong sung túc và yến tiệc hằng ngày mà chẳng nhận thấy tiếng kêu thầm lặng của người nghèo Lazaro, nằm kiệt lực trước cửa nhà ông....
Áp dụng vào thực tế ngày nay, Đức Thánh Cha nói: “Anh chị em, thật là đau lòng khi thấy rằng dụ ngôn này vẫn còn là điều xảy ra ngày nay: những bất công, chênh lệch, tài nguyên trái đất được phân chia bất công, sự lạm dụng của những kẻ cường quyền đối với người yếu, sự dửng dưng đối với tiếng kêu của người nghèo, vực thẳm mỗi ngày chúng ta đào sâu tạo nên tình trạng gạt ra ngoài lề, không thể để chúng ta dửng dưng. Vì thế, ngày hôm nay, cùng nhau chúng ta nhìn nhận rằng Thánh Thể là lời ngôn sứ về một thế giới mới, là sự hiện diện của Chúa Giêsu Đấng yêu cầu chúng ta hãy dấn thân để có một sự hoán cải đích thực: từ dửng dưng đến cảm thương, từ phung phí đến chia sẻ, từ ích kỷ đến yêu thương, từ cá nhân chủ nghĩa đến tình huynh đệ”.
Nhắc đến chủ đề Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần này là: “Chúng ta hãy trở lại với hương vị Bánh. Tiến tới một Giáo hội Thánh Thể và đồng hành”, Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Chúng ta hãy trở về với hương vị bánh, vì trong khi chúng ta đói tình thương và hy vọng, hoặc chúng ta bị bẻ ra vì những chao đảo và những đau khổ của cuộc sống, Chúa Giêsu đã trở nên lương thực nuôi sống và chữa lành chúng ta. Chúng ta hãy trở về với hương vị bánh, vì trong khi trên thế giới tiếp tục xảy những bất công và kỳ thị đối với những người nghèo, Chúa Giêsu ban cho chúng ta Bánh chia sẻ và hằng ngày sai chúng ta đi như những tông đồ của tình huynh đệ, công lý và hòa bình. Chúng ta hãy trở về với hương vị của bánh để trở thành một Giáo hội Thánh Thể, đặt Chúa Giêsu nơi trung tâm và trở nên bánh dịu dàng và cảm thương đối với mọi người. Chúng ta hãy trở về với hương vị bánh để nhắc nhớ rằng, trong khi cuộc sống trần thế này của chúng ta tiêu hao đi, Thánh Thể báo trước cho chúng ta lời hứa phục sinh và hướng dẫn chúng ta tiến về đời sống mới chiến thắng sự chết”.
Đức Thánh Cha cũng nhắn nhủ rằng: “Khi niềm hy vọng của chúng ta bị tắt lịm và chúng ta cảm thấy cô đơn trong tâm hồn, mệt mỏi trong nội tâm, bị tội lỗi dày vò, lo sợ không vượt thắng nổi, chúng ta hãy trở lại với hương vị bánh. Hãy trở về cùng Chúa Giêsu, thờ lạy Chúa, đón nhận Chúa Giêsu. Vì Chúa chiến thắng sự chết và luôn đổi mới đời sống chúng ta”.
Kinh Truyền tin
Cuối thánh lễ, Đức Hồng Y Zuppi, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, đại diện mọi người cám ơn Đức Thánh Cha và khẳng định rằng trong thánh lễ này có sự hiện diện của toàn thể Giáo hội tại Ý, với các vị chủ chăn hiện diện tại đây.
Rồi Đức Thánh Cha chủ sự kinh Truyền tin với mọi người hiện diện. Trong lời nhắn nhủ ngắn trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha cám ơn tất cả những người tham dự, và đặc biệt là Đức Hồng Y Matteo Zuppi, Tổng giám mục Bologna, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý. Ngài chúc mừng cộng đoàn giáo phận Matera-Irsina vì đã nỗ lực tổ chức và đón tiếp mọi người, đồng thời ngài cám ơn tất cả những người đã cộng tác vào Đại hội Thánh Thể này.
Đức Thánh Cha phó thác cho Đức Mẹ hành trình của Giáo hội tại Ý để trong mỗi cộng đoàn, mọi người cảm thấy hương thơm của Chúa Kitô là Bánh hằng sống từ Trời xuống, đồng thời cầu khẩn sự chuyển cầu của Đức Mẹ cho những nhu cầu cấp thiết nhất của thế giới.
Sau khi đọc kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha kêu gọi cho đất nước Miến Điện, khi nói: “Tôi đặc biệt nghĩ đến nước Miến Điện. Từ hơn hai năm nay, đất nước cao quý này chịu đau thương vì những cuộc xung đột võ trang và bạo lực, làm cho bao nhiêu người chết và phải tản cư. Tuần này, chúng tôi nhận được tiếng kêu đau thương vì các trẻ em chết tại một trường bị dội bom. Ước gì tiếng kêu của các trẻ em ấy được lắng nghe! Những thảm trạng này không được xảy ra!
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Xin Mẹ Maria Nữ Vương Hòa Bình an ủi nhân dân Ukraine và ban cho các vị thủ lãnh các dân nước một ý chí mạnh mẽ để tìm ra ngay những sáng kiến hữu hiệu hầu chấm dứt chiến tranh”.
Hướng về Cameroon, Đức Thánh Cha nói: “Tôi cũng hiệp với các giám mục Cameroon kêu gọi trả tự do cho tám người bị bắt cóc tại giáo phận Mamfé, trong đó có năm linh mục và một nữ tu. Tôi cầu nguyện cho họ và cho nhân dân thuộc giáo tỉnh Bamenda: xin Chúa ban ơn hòa bình cho các tâm hồn và cho đời sống xã hội tại đất nước yêu quí ấy.”
Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng trong ngày Chúa nhật hôm nay, 25 tháng Chín, Giáo hội cử hành Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn, với chủ đề: “Xây dựng tương lai với những người di dân và tị nạn”. “Chúng ta hãy canh tân quyết tâm xây dựng tương lai theo ý định của Thiên Chúa: một tương lai trong đó mỗi người tìm được chỗ của mình và được tôn trọng; trong đó những người di dân, tị nạn, người tản cư và nạn nhân nạn buôn người có thể sống an bình và trong phẩm giá. Vì Nước Thiên Chúa được thực hiện với họ, không có những người bị loại trừ. Và cũng nhờ những anh chị em ấy mà các cộng đoàn có thể tăng trưởng trên bình diện xã hội, kinh tế, văn hóa và tinh thần; và sự chia sẻ các truyền thống khác nhau làm cho dân Chúa được phong phú. Tất cả chúng ta hãy dấn thân xây dựng một tương lai bao gồm và huynh đệ hơn!”
Kết thúc thánh lễ, Đức Thánh Cha ra phi trường Matera để đáp máy bay trở về Vatican.
Ukraine có hỏa tiễn mới, ngày đầu bắn rơi ngay 4 chiếc Sukhoi. Diều hâu Nga hô hào ra đòn hạt nhân
VietCatholic Media
03:10 26/09/2022
1. Ukraine tuyên bố đã nhận được NASAMS từ Hoa Kỳ, ngày đầu tiên bắn rơi 4 chiếc Sukhoi
Hoa Kỳ đã gửi hai hệ thống phòng không NASAMS cho Ukraine, và chúng đã có mặt để bảo vệ thường dân vô tội. Trong ngày đầu tiên 4 chiếc Sukhoi của Nga trị giá tổng cộng 230 triệu Mỹ Kim đã bị bắn hạ khi chúng đang thực hiện các cuộc không kích vào các cơ sở hạ tầng dân sự và các khu dân cư.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết điều này trong một cuộc phỏng vấn với CBS vào hôm Chúa Nhật 25 tháng 9.
“Chúng tôi hoàn toàn cần Hoa Kỳ thể hiện vai trò lãnh đạo và trao cho Ukraine, các hệ thống phòng không. Tôi muốn cảm ơn Tổng thống Biden về một quyết định tích cực đã được đưa ra. Tôi cũng cảm ơn Quốc hội Hoa Kỳ, chúng tôi đã nhận được NASAMS,” tổng thống Zelenskiy nói.
Đồng thời, Zelenskiy nhấn mạnh rằng “nó thậm chí gần như không đủ để bảo vệ cho các cơ sở hạ tầng dân sự, trường học, bệnh viện, trường đại học, nhà ở của người Ukraine. Chúng tôi cần an ninh để thu hút người Ukraine của chúng tôi trở về nhà. Nếu an toàn, họ sẽ đến, định cư, làm việc ở đây và sẽ đóng thuế và khi đó chúng tôi sẽ không bị thâm hụt 5 tỷ đô la trong ngân sách của mình. Vì vậy, nó sẽ là một điều tích cực cho tất cả mọi người,” tổng thống nói.
Theo báo cáo của Ukrinform, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy trước đó đã nhấn mạnh rằng tốc độ cung cấp viện trợ quốc tế cho Ukraine nên tương ứng với tốc độ di chuyển của binh sĩ Ukraine.
2. Ukraine công bố video cho thấy máy bay chiến đấu phản lực của Nga rơi từ trên trời khi 4 máy bay bị phá hủy
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Russian Fighter Jet Fall From Sky as 4 Planes Destroyed—Ukraine”, nghĩa là “Ukraine công bố video cho thấy máy bay chiến đấu phản lực của Nga rơi từ trên trời khi 4 máy bay bị phá hủy.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một video cho thấy một máy bay chiến đấu của Nga đang rơi từ trên trời xuống đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội sau khi lực lượng Ukraine tuyên bố đã bắn hạ 4 máy bay chỉ trong một ngày duy nhất.
Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố rằng vào hôm thứ Bảy, ngày 24 tháng 9, hai máy bay phản lực Su-25 của Nga đã bị tiêu diệt cùng với một máy bay Su-20 và một chiếc Su-34.
Phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết: “Hôm nay là một ngày tốt lành đối với quân đội Ukraine và một ngày tồi tệ đối với Không Quân Nga. Một chiếc Su-25, hai chiếc Su-30 và một chiếc Su-34 đã lao từ trên trời xuống đất.”
Kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược vào tháng 2, ước tính nước này đã mất hàng chục nghìn thiết bị quân sự.
Ukraine tuyên bố họ đã phá hủy hoặc bắt giữ hơn 259 máy bay phản lực quân sự, 2,275 xe tăng, 4,832 phương tiện chiến đấu bọc thép, 3,701 tàu chiến và tàu thuyền kể từ ngày 24 tháng 2.
Theo cơ sở dữ liệu nguồn mở Oryx, Nga đã mất 6,390 phương tiện, trong đó có 3,926 phương tiện đã bị phá hủy.
Bộ Tư lệnh Dù của các lực lượng vũ trang Ukraine đã chia sẻ một đoạn video về một chiếc máy bay dường như rơi trên bầu trời trên trang Facebook của họ hôm thứ Bảy.
Đoạn video cho thấy một máy bay chiến đấu với ngọn lửa bắn ra từ phía sau của phương tiện chiến đấu khi nó liên tục mất độ cao.
Phát ngôn nhân cho biết: “Tại khu vực thực hiện nhiệm vụ, các quân nhân của đơn vị phòng không 25 thuộc Lữ đoàn Dù Sicheslav thuộc Lực lượng tấn công vũ trang Ukraine đã bắn rơi hai máy bay Nga - một máy bay cường kích Su-25 và một tiêm kích đa năng thế hệ thứ tư Su-30.”
Phát ngôn nhân sau đó nói thêm: “Cái chết cho những kẻ xâm lược Nga. Cùng nhau chiến thắng. Niềm tự hào cho Ukraine.”
Chỉ trong vài giờ, hơn 38.000 người đã xem đoạn video trên Facebook và 247.000 người khác đã xem nó trên Twitter sau khi nó được tải lên.
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh và Bộ Quốc phòng Ukraine để đưa ra bình luận.
Cuộc chiến đang diễn ra giữa Nga và Ukraine dường như đang chuyển sang một giai đoạn mới sau sắc lệnh động viên bán phần của Vladimir Putin vào đầu tuần này.
Ông Putin hy vọng sắc lệnh sẽ tăng cường quân số sau khi hàng nghìn chiến binh Nga thiệt mạng trong 7 tháng diễn ra xung đột.
Luật mới cũng bao gồm các hình phạt khắc nghiệt đối với những binh sĩ từ chối chiến đấu ở Ukraine, bao gồm cả bản án 10 năm tù.
Các cuộc biểu tình đã nổ ra ở hơn 38 thành phố trên khắp nước Nga, là một dấu hiệu cho thấy sự thất vọng ngày càng tăng đối với cách giải quyết cuộc chiến của Điện Cẩm Linh.
Một lượng lớn người Nga đã cố gắng rời khỏi đất nước vì lo ngại họ có thể bị bắt nhập ngũ.
3. Quân đội Ukraine đẩy lùi các cuộc tấn công gần chiến tuyến phía đông
Trong bản báo cáo sáng thứ Hai 26 tháng 9, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết Lực lượng Ukraine đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở nhiều địa điểm khác nhau ở phía đông Kramatorsk, một thành phố gần rìa phía đông của lãnh thổ do Ukraine kiểm soát.
“Lực lượng Phòng vệ đã đẩy lùi các cuộc tấn công trong các khu vực định cư ở Soledar, Vyimka, Kurdyumivka, Zaitseve,” Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Trung Tá Oleksandr Motuzianyk cho biết như trên.
Quân đội Ukraine cũng thông báo rằng pháo binh của họ đã bắn trúng 10 kho vũ khí và khí tài quân sự của Nga ở phía đông khu vực Zaporizhzhia.
“Trong 24 giờ qua, pháo binh đã khai hỏa vào các cơ sở của đối phương trong lãnh thổ tạm chiếm ở vùng Zaporizhzhia, 10 kho vũ khí và khí tài quân sự của đối phương đã bị phá hủy trong khu vực định cư Huliaipole, bên cạnh đó còn có một hệ thống phòng không S-300. Đặc biệt kho đạn gần thành phố Tokmak đã nổ tung trong nhiều giờ”, phát ngôn nhân Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết.
4. Lạnh tóc gáy: Xướng ngôn viên đài truyền hình Nga hô hào chiến tranh hạt nhân
Những lời lên án đã nổi lên sau lời đe dọa hạt nhân của Putin. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông hiếu chiến của Nga tỏ ra rất hài lòng với luận điệu diều hâu này cũng Điện Cẩm Linh.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Nuclear War 'Already a Given' Says Russian TV: 'Everyone Will Be Destroyed'“, nghĩa là “Truyền hình Nga nói rằng chiến tranh hạt nhân ‘đã là một thực tại’: ‘Mọi người sẽ bị tiêu diệt’”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.
Những người dẫn chương trình và khách mời của kênh truyền hình nhà nước Nga đã cảnh báo phương Tây rằng nếu người Nga cảm thấy bị đẩy vào thế bí, họ sẽ bảo đảm rằng “tất cả mọi người sẽ bị tiêu diệt”.
Vladimir Putin đã có bài phát biểu vào hôm 21 tháng 9, trong đó ông đã leo thang những luận điệu xung quanh cuộc chiến ở Ukraine. Trong tuyên bố được ghi trước hôm thứ Tư, ông ra lệnh động viên một phần người Nga để tham chiến ở Ukraine.
Ngoài ra, ông Putin cũng cảnh báo phương Tây rằng Nga không hề nói đùa về việc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Ukraine tiếp tục nhận được sự hỗ trợ.
Chuyên gia quân sự Igor Korotchenko và người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Olga Skabeeva nhất trí rằng Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu họ cảm thấy Nga đang bị đe dọa hủy diệt.
Đoạn video lạnh tóc gáy đã lan truyền rất nhanh với hơn 160.000 lượt xem trong giờ đầu tiên, sau khi được đăng bởi Julia Davis của Daily Beast.
Korotchenko và Skabeeva đã tung hứng với nhau những lời lẽ sau:
“Điều duy nhất mà phương Tây lo ngại hiện nay là khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật của mình”.
“Về mặt này, những lời Vladimir Putin nói ra bất kể thế nào cũng rất có giá trị.”
“Ở phương Tây, họ đang xem xét và phân tích đâu là hoàn cảnh để Nga sử dụng lập luận như vậy nhằm tránh đi bất kỳ tình huống nào mà Mạc Tư Khoa không hài lòng hay cho là không thể chấp nhận được”.
“Phương Tây phải hiểu rằng: nếu một số loại vũ khí tồn tại, những điều cấm kỵ và hạn chế trong việc sử dụng chúng có thể được dỡ bỏ trong một số trường hợp nhất định.”
Người dẫn chương trình tiếp tục bảo vệ quan điểm của Nga liên quan đến Ukraine và nói rằng nước này không tìm kiếm xung đột.”
“Họ muốn làm gì? Họ muốn có một chiến thắng trước Nga”, Skabeeva nói.
“Không thể đánh bại Nga nếu không có vụ nổ hạt nhân. Điều đó miễn bàn cãi”.
“Chúng tôi sẽ không cho phép phá hủy đất nước của chúng tôi, nếu bạn đang cố gắng tiêu diệt chúng tôi, bạn sẽ bị tiêu diệt cùng với chúng tôi.”
“Những hành động tiếp theo của chúng ta là gì? Đánh các trung tâm ra quyết định? Ở Kyiv, London, Washington - ở bất cứ đâu?”
“Chúng ta nên làm gì để tránh chiến tranh hạt nhân, hay nó đã là đã là một thực tại?”
“Nếu họ không dừng lại, điều đó sẽ trở thành hiện thực. Mục tiêu của phương Tây tập thể là gì?”
“Chiến thắng của Ukraine và thất bại của Nga. Miễn là Liên bang Nga có vũ khí hạt nhân, thì việc đánh bại nó là không thể.”
“Đẩy chúng ta vào góc tường - mọi người sẽ bị tiêu diệt. Đó có phải là những gì họ đang cố gắng đạt được không?”
“Putin đã nói rất cô đọng, nhưng quá rõ ràng. Chúng ta không thể bị đe dọa, chúng ta không muốn chiến tranh. Chúng ta là người đầu tiên ngăn chặn chiến tranh”.
“Chúng ta không muốn một mùa đông hạt nhân hoặc chiến tranh hạt nhân, Nhưng nếu bạn tuyên bố rằng chúng tôi sẽ bị tiêu diệt, chúng tôi sẽ phải tiêu diệt bạn.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.
5. Đồng minh hàng đầu của Putin tránh xa lệnh động viên của Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Top Putin Ally Keeping Forces Away From Russia's Mobilization”, nghĩa là “Đồng minh hàng đầu của Putin tránh xa lệnh động viên của Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, một đồng minh hàng đầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin, không có kế hoạch huy động lực lượng của mình bất kể lệnh động viên ở Nga.
Theo hãng thông tấn nhà nước Belarus BelTA, Lukashenko nói với các phóng viên rằng các đối thủ của Belarus đang suy đoán rằng nước này có thể công bố một lệnh động viên tương tự, nhưng điều này là sai. Hiện chưa rõ Tổng thống Belarus ám chỉ ai khi nói rằng các đối thủ đã tung tin đồn về lệnh động viên của Belarus. Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Belarus để làm rõ.
Ông Putin đã công bố một lệnh động viên vào hôm thứ Tư sẽ huy động các công dân Nga trong lực lượng dự bị và những người đã phục vụ trong quân đội với “một số chuyên môn quân sự nhất định và kinh nghiệm liên quan”. Tổng thống Nga nói rằng lệnh động viên này, sẽ gọi nhập ngũ tới 300.000 binh sĩ tham gia cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, là cần thiết để “bảo vệ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Nga”.
Lệnh động viên của Putin đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều người Nga. Theo dự án nhân quyền độc lập, OVD-Info, một bản kiến nghị chống vận động đã nhận được hàng trăm nghìn chữ ký tính đến sáng thứ Năm, trong khi các cuộc biểu tình nổ ra chống lại Mạc Tư Khoa dẫn đến hơn 1.300 vụ bắt giữ.
Một quan chức hàng đầu của Slovakia dự đoán hôm thứ Năm rằng lệnh động viên này sẽ làm gia tăng sự bất mãn đối với Putin đến độ có thể gây ra đảo chính do “tình hình chính trị phức tạp” mà nó đã gây ra.
“Đã đến lúc chúng ta nhận ra một điều - khi ông ta bắt đầu gọi nhập ngũ con trai của các bà mẹ Nga, rõ ràng ông ta sẽ vướng vào một tình huống chính trị rất phức tạp, và do đó, tôi cho rằng Putin, với tư cách là Tổng thống Liên bang Nga cuối cùng sẽ bị lật đổ,” Bộ trưởng Quốc phòng Jaroslav Nad cho biết như trên.
Chế độ của Lukashenko là một trong số ít những người ủng hộ Putin kể từ khi ông ta xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Lukashenko đã không gửi lực lượng của riêng mình vào Ukraine, nhưng đã đóng một vai trò trong cuộc chiến bằng cách cho phép Mạc Tư Khoa bố trí quân đội bên trong nước ông và tiến hành các cuộc không kích từ lãnh thổ Belarus.
Trong khi đó, ông Putin phát biểu tại một diễn đàn song phương ở thành phố Grodno của Belarus vào tháng 7 rằng các biện pháp trừng phạt “chưa từng có” áp đặt lên Nga và Belarus nhằm đáp trả cuộc xâm lược đang thúc đẩy hai nước tiến tới “thống nhất”.
Ông Lukashenko cho biết, trong khi Belarus sẽ không huy động quân đội cùng với Nga, nước này sẽ đáp trả bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng nào chống lại mình. Ông nói thêm rằng Belarus đã thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quân sự để bảo đảm rằng người dân được chuẩn bị bảo vệ đất nước với các kỹ năng quân sự cần thiết.
Tổng thống Belarus cũng nói rằng đất nước của ông sẽ không tham gia bất kỳ cuộc chiến nào, theo BelTA.
Lukashenko nói: “Chúng tôi sẽ chỉ chiến đấu khi chúng tôi phải bảo vệ ngôi nhà của mình, đất đai của chúng tôi.”
Khi Bộ Quốc phòng Belarus triển khai các cuộc tập trận thường lệ vào đầu tháng này, Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh cho biết trong một bản cập nhật tình báo rằng họ có khả năng sẽ không đưa quân vào Ukraine.
Bộ này cho biết: “Bất kể Nga đã sử dụng lãnh thổ Belarus trong cuộc tiến công bất thành vào Kyiv ngay từ đầu trong cuộc xâm lược, các lực lượng Belarus có khả năng tấn công rất hạn chế và rất ít khả năng họ đã triển khai lực lượng vào Ukraine. Rất ít khả năng rằng các cuộc tập trận này là dấu hiệu chuẩn bị cho sự tham gia trực tiếp của Belarus vào cuộc chiến Ukraine.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.
6. Lệnh động viên của Putin buộc những người Tatar ở Crimea phải chạy trốn khỏi khu vực do Nga chiếm đóng
Hôm thứ Hai 26 tháng 9, một đại diện của tổng thống Ukraine tại Crimea cho biết trên kênh truyền hình Quốc hội Ukraine rằng lệnh động viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã buộc những người Tatar phải rời khỏi Crimea do Nga chiếm đóng.
“Trên lãnh thổ của Crimea bị chiếm đóng, Nga tập trung vào người Tatar ở Crimea trong quá trình gọi nhập ngũ. Bằng cách này, Nga đang cố gắng tiêu diệt nốt những người Tatar ở Crimea, những người vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sau khi bị trục xuất vào năm 1944. Nam giới từ độ tuổi 18 trở lên bị gọi nhập ngũ. Mọi người buộc phải rời khỏi Crimea, điều mà họ đã không thực hiện kể từ năm 2014”, Tamila Tasheva, đại diện thường trực của Tổng thống Ukraine tại Crimea, cho biết.
Tasheva nói thêm, “Hiện tại, hàng nghìn người Tatars ở Crimea, bao gồm cả gia đình của họ, đang rời Crimea qua lãnh thổ của Nga, chủ yếu đến Uzbekistan, và Kazakhstan. Vì người Tatar Crimea không có hộ chiếu nước ngoài, chỉ có hộ chiếu nội bộ của Nga. Do đó, người Tatar Crimea chỉ có thể đến những quốc gia mà công dân Nga không cần thị thực”.
Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình của mình, Tasheva cũng khuyên những người ở Crimea tránh cư trú gần trụ sở của các chính quyền Nga hoặc thân Nga càng xa càng tốt và khuyến nghị những người sẽ bị bắt và cử đi chiến đấu hãy đầu hàng các lực lượng Ukraine ngay khi có cơ hội.
Lịch sử cận đại của người Tartar: Trong bản tin trên Tasheva đã đề cập đến đến việc nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin trục xuất hàng loạt người Tatar vào giữa Thế chiến thứ hai. Vào năm 1944, khoảng 200,000 người Tatar sống ở Crimea đã bị Stalin cưỡng bức trục xuất sang Siberia, hầu hết đã chết ở đó vì điều kiện sống cơ cực. Quốc hội Ukraine công nhận biến cố này là hành động diệt chủng.
Buôn thần bán thánh: Thượng Phụ Kirill hứa thiên đàng cho những ai tham chiến chống Ukraine
VietCatholic Media
04:42 26/09/2022
1. Linh mục Nga nói rằng người Công Giáo, bao gồm cả các giáo sĩ đều sợ hãi trước lệnh động viên của Putin
Trong cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã Catholic News Service, gọi tắt là CNS, của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, một linh mục Công Giáo Nga đã lên án những lời đe dọa chiến tranh hạt nhân của Tổng thống Vladimir Putin, đồng thời cho biết nhiều người Công Giáo trẻ hiện nay lo sợ bị buộc phải nhập ngũ, kể cả các linh mục Công Giáo cũng có nguy cơ phải tham gia vào cuộc chiến chống Ukraine.
“Mặc dù tôi không phải là một quân nhân, tôi không nghĩ rằng quân đội Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân - và nếu có, điều này sẽ nguy hiểm hơn nhiều cho chính nước Nga so với bất kỳ nước nào khác”, vị linh mục nói.
“Mọi người chắc chắn đang sợ hãi ở đây, đặc biệt là vì giáo dân và giáo sĩ Công Giáo bây giờ có thể bị gọi nhập ngũ, bắt đầu với những người đã từng thực hiện nghĩa vụ quân sự.”
Các cuộc biểu tình đường phố nổ ra ở Nga sau lệnh động viên bán phần ngày 21 tháng 9 của Putin kêu gọi 300.000 người trong hàng ngũ dự bị trên toàn quốc phải nhập ngũ sau các thất bại trong cuộc chiến Ukraine.
Vị linh mục nói với CNS rằng các sinh viên và thanh niên đã “phản ứng rất xúc động” với lệnh động viên, với nhiều tranh luận về hậu quả thực tế của nó.
Ngài nói thêm rằng đã không có cuộc tham vấn nào với các Giáo Hội thiểu số ở Nga và nói rằng ngài đã hỏi ý kiến các luật sư về tác động của lệnh này đối với các nhân viên của Giáo Hội.
“ Một số người Công Giáo trẻ đã rời khỏi đất nước, và nhiều hơn nữa đang làm như vậy bây giờ,” linh mục nói với CNS.
“Lệnh động viên này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống giáo hội ở đây, đặc biệt là vì nhiều người Công Giáo phản đối chiến tranh mạnh mẽ và không muốn tham gia. Nhưng những người được đào tạo quân sự dù đã đến 50 tuổi có thể vẫn phải đi, trong khi lệnh này có thể sớm được mở rộng cho những người khác thậm chí chưa từng thực hiện nghĩa vụ quân sự.”
Trong bài phát biểu của mình, Putin cho biết “hoạt động quân sự đặc biệt” của ông đang tiếp tục giải phóng khu vực Donbas phía đông Ukraine khỏi một “chế độ tân phát xít”, đồng thời nói thêm rằng Nga sẽ sử dụng “mọi phương tiện theo ý mình”, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, để chống lại các nỗ lực của Các nước phương Tây nhằm “làm suy yếu, chia rẽ và cuối cùng là phá hủy” nước Nga, cũng như áp đặt “ý chí và giá trị giả tạo của họ”.
Ông nói thêm rằng việc động viên một phần ban đầu sẽ liên quan đến “chỉ những quân nhân dự bị” với “chuyên môn nghề nghiệp cụ thể và kinh nghiệm tương ứng,” những người sẽ được đào tạo thêm để phục vụ tại ngũ.
Các chính phủ phương Tây chỉ trích việc huy động này, và người Nga đã biểu tình ở Mạc Tư Khoa, St. Petersburg và các thành phố khác. Các nhóm nhân quyền cho biết trong ngày 21 tháng 9 hơn 1.300 người biểu tình đã bị bắt.
Vị linh mục người Nga nói với CNS rằng hầu hết những người biểu tình trước đây đều chống lại cuộc chiến, được khởi xướng bởi cuộc xâm lược ngày 24 tháng 2 của Mạc Tư Khoa, và phần lớn binh sĩ đã được tuyển mộ từ các vùng xa xôi hơn của Nga.
Vị linh mục nói với CNS “một nhóm lớn hơn nhiều” những công dân chưa quyết định trước đây cũng có thể phản đối, một khi lệnh gọi nhập ngũ “đến gần hơn với người dân ở các thành phố chính”.
“Hầu hết đều chờ đợi xem mệnh lệnh này sẽ có ý nghĩa gì đối với họ, và họ sẽ bị đối xử như thế nào nếu bị cử đi chiến đấu,” vị linh mục nói.
“Bản thân người Công Giáo cũng bị chia rẽ, với khoảng 20% ủng hộ chiến tranh, 40% phản đối kịch liệt và 40% nữa đang theo dõi xem điều gì sẽ xảy ra, đặc biệt nếu mọi thứ trở nên tồi tệ hơn và các thành viên trong gia đình của họ bị giết.”
Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Ukraine đã tiết lộ bằng chứng về những hành động tàn bạo của Nga tại các khu vực bị chiếm lại trong cuộc phản công của Ukraine, trong khi cuộc trưng cầu dân ý nhanh chóng về việc gia nhập Liên bang Nga đã được tổ chức vào ngày 23 tháng 9 tại các khu vực Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Mạc Tư Khoa.
Phát biểu trước những người hành hương ở Rome vào ngày 21 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết “cuộc chiến bi thảm” đã khiến “một số người nghĩ đến vũ khí hạt nhân, đó là một sự điên rồ”, và nói thêm rằng ngài đã được nghe kể về “sự man rợ, tàn bạo, những xác chết bị tra tấn” hiện được tìm thấy ở “đất nước Ukraine đau khổ.”
Source:Catholic Review
2. Giáo sĩ hàng đầu của Putin nói với người Nga rằng đừng sợ cái chết khi bị gọi nhập ngũ
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô nhận xét cay đắng rằng Putin đang kêu gọi cả nước Nga bảo vệ chính ông ta; trong khi Thượng Phụ Kirill đem Chúa ra để hứa thiên đàng cho các chiến binh Nga lao mình vào cuộc chiến đẫm máu để bảo vệ cho Putin.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Top Priest Tells Russians Not to Fear Death Amid Mobilization”, nghĩa là “Giáo sĩ hàng đầu của Putin nói với người Nga rằng đừng sợ cái chết khi bị gọi nhập ngũ.”
Người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo Nga, là Thượng phụ Kirill, đã kêu gọi công dân Nga đừng sợ chết trong bối cảnh Tổng thống Vladimir Putin quyết định điều động quân dự bị đến chiến đấu ở Ukraine.
“Hãy dũng cảm lên để hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Và hãy nhớ rằng nếu bạn hy sinh mạng sống của mình cho đất nước của bạn, bạn sẽ được ở với Chúa trong vương quốc của Ngài, trong vinh quang và cuộc sống vĩnh cửu,” ông nói trong một bài giảng tại Tu viện Zachatyevsky ở Mạc Tư Khoa.
Kirill, người đã biện minh cho quyết định xâm lược Ukraine của Putin vào tháng 2 trên cơ sở tinh thần và ý thức hệ, đưa ra nhận xét ngay sau khi các quan chức Nga cho biết có tới 300.000 quân dự bị sẽ được triệu tập để chiến đấu.
Kirill tuyên bố trong bài giảng của mình rằng một người có “đức tin chân chính” không phải sợ cái chết.
Theo ông, một người trở nên “bất khả chiến bại” khi có một “chiều kích mạnh mẽ gắn liền với vĩnh cửu” trong người đó, và anh ta không còn sợ hãi cái chết nữa.
Ông nói: “Niềm tin làm cho một người trở nên rất mạnh mẽ, bởi vì nó chuyển ý thức của anh ta khỏi cuộc sống hàng ngày, từ những lo lắng về vật chất, sang chăm sóc cho tâm hồn, cho sự vĩnh cửu. Cụ thể là, nỗi sợ hãi cái chết đã đẩy một chiến binh ra khỏi chiến trường, đẩy kẻ yếu đến chỗ phản bội và thậm chí nổi loạn chống lại anh em của mình. Nhưng đức tin chân chính phá tan nỗi sợ hãi về cái chết”.
Lãnh đạo của Giáo hội Chính thống Nga trước đây đã đưa ra ý tưởng rằng người Ukraine và người Nga là một dân tộc.
Ông kêu gọi người Nga trong bài giảng của mình đừng coi người Ukraine là kẻ thù.
Theo Kirill, người dân Ukraine “đang gặp nguy hiểm,” và nói thêm rằng bây giờ “điều rất quan trọng là không có cảm giác trong lòng rằng có kẻ thù”.
Kirill kêu gọi hội thánh của mình cầu nguyện cho việc tăng cường “tình cảm huynh đệ của các dân tộc ở Nước Nga Thánh thiện,” để “sự thống nhất của Giáo hội, vốn là bảo đảm cho hòa bình trên đất nước Nga rộng lớn, càng trở nên mạnh mẽ hơn.”
Kirill cũng lưu ý rằng các Kitô hữu Chính thống giáo ở Ukraine tiếp tục cầu nguyện cho “việc thiết lập hòa bình trên các vùng rộng lớn của nước Nga lịch sử”.
Giáo chủ Kirill, kể từ khi bắt đầu chiến tranh, đã biện minh cho xung đột bằng cách đưa ra các bài phát biểu về Nga như một “cường quốc yêu chuộng hòa bình” không tham gia vào “các cuộc phiêu lưu quân sự”.
Vào tháng 6, ông nói rằng Nga đang bị “tấn công” trên toàn thế giới vì cảm giác ghen tị, đố kỵ và phẫn nộ. Kirill cho biết ông tin rằng điều này đang xảy ra bởi vì Nga “khác” với các dân tộc khác.
Ông Putin cho biết động viên bán phần của ông sẽ ảnh hưởng đến những công dân đang trong lực lượng dự bị, và họ sẽ trải qua các khóa huấn luyện bổ sung trước khi được triển khai.
Source:Newsweek
3. 7 tháng Nga tấn công toàn diện: 270 địa điểm tôn giáo bị hủy hoại ở Ukraine
Đã có sự gia tăng đáng chú ý về số lượng cấu trúc bị hư hại kể từ khi công bố bản thống kê trước đó về các cấu trúc tôn giáo bị phá hủy và hư hại, Cơ quan Nhà nước về Các vấn đề Dân tộc và Tự do Lương tâm của Ukraine, gọi tắt là DESS, đã cho biết như trên.
Giải thích lý do cho sự gia tăng này, DESS cho biết có 3 lý do. Thứ nhất là các báo cáo nhận được từ các vùng mới được giải phóng. Thứ hai, quân Nga tăng cường pháo kích và không kích nhằm chặn đà tiến của quân Ukraine. Cuối cùng, DESS vừa nhận được thông tin chi tiết về các cấu trúc bị phá hủy và hư hại từ Trung tâm Tôn giáo của giáo phái Nhân chứng Giêhôva ở Ukraine.
Ngay sau khi Putin phát động cuộc xâm lược vào Ukraine, DEES đã yêu cầu các cộng đồng tôn giáo gửi cho họ thông tin về các tòa nhà bị phá hủy hoặc hư hại do sự xâm lược của quân đội Nga.
Theo thống kê mới nhất của DESS, 5 trong số 270 địa điểm bị thiệt hại bởi cuộc tấn công của Nga là thuộc về Hồi giáo, 5 thuộc về Do Thái Giáo, 260 địa điểm khác thuộc về Chính Thống Giáo và Công Giáo
30 trong số các địa điểm bị ảnh hưởng thuộc về các cộng đồng Tin lành khác nhau, 21 thuộc Giáo Hội Chính thống Ukraine tân lập, gọi tắt là OCU, 4 thuộc Giáo Hội Công Giáo Rôma, 3 thuộc Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương và 66 thuộc Nhân chứng Giêhôva.
136 địa điểm, chiếm 52%, trong số 260 địa điểm Kitô giáo bị hủy hoại hoàn toàn hoặc một phần do cuộc tấn công của Nga thuộc về Giáo Hội Chính thống Ukraine liên kết với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC.
Số lượng địa điểm tôn giáo bị hư hại nhiều nhất là ở các vùng Donetsk, 67 địa điểm, và Luhansk, 58 địa điểm, tiếp theo là các vùng Kyiv, 43 địa điểm và Kharkiv, 35 địa điểm.
DESS tiếp tục khuyến khích gửi thông tin, bao gồm cả ảnh, về những thiệt hại đối với các địa điểm tâm linh và những hậu quả khác của cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine cho các cộng đồng tôn giáo. DESS cũng khuyến khích việc ghi danh làm nhân chứng với bằng chứng trên nền tảng của Bộ Văn hóa và Chính sách Thông tin Ukraine để ghi lại tội ác chiến tranh của quân đội Nga chống lại nhân loại và di sản văn hóa.
Source:RISU
Nga rối loạn. Anh chê Putin kém thông minh. Mỹ cảnh báo hậu quả thảm khốc nếu Putin ra đòn hạt nhân
VietCatholic Media
16:39 26/09/2022
1. Mỹ cảnh báo hậu quả “thảm khốc” nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine
Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc cho biết sẽ có những hậu quả “thảm khốc” nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine và cho biết Mỹ sẽ đưa ra thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga nếu Điện Cẩm Linh hoàn thành chương trình trưng cầu dân ý “giả tạo” của mình.
“Nếu Nga vượt qua ranh giới này, sẽ có những hậu quả thảm khốc đối với Nga. Hoa Kỳ sẽ đáp trả một cách quyết liệt. Bây giờ trong các kênh riêng tư, chúng tôi đã trình bày chi tiết hơn chính xác điều đó có nghĩa là gì,” Sullivan đã cho biết như trên.
Về những hậu quả khác đối với Nga đối với cuộc trưng cầu dân ý ở các vùng lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng, ông Sullivan chỉ ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo G7 từ hôm thứ Sáu và cho biết sẽ có thêm thông báo từ Mỹ trong những ngày tới.
“Họ nhắc lại rằng sẽ có những hậu quả và tuyên bố rằng điều đó sẽ bao gồm các biện pháp trừng phạt tăng cường bổ sung, bao gồm các biện pháp trừng phạt đối với các thực thể và công ty bên ngoài Nga đang hỗ trợ bộ máy chiến tranh của Nga hoặc hỗ trợ các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo này hoặc các nỗ lực khác của Nga,” Sullivan nói.
Trong một cuộc phỏng vấn trên ABC “Tuần này”, Sullivan cũng cho biết Hoa Kỳ đang lên kế hoạch “cho mọi trường hợp bất thường.”
“Chúng tôi muốn đặt ra nguyên tắc rằng sẽ có hậu quả thảm khốc, nhưng không tham gia vào một trò chơi khoa trương ăn miếng trả miếng. Vì vậy, người Nga hiểu chúng tôi đang ở đâu, chúng tôi hiểu mình đang ở đâu, chúng tôi đang lên kế hoạch cho mọi trường hợp bất thường và chúng tôi sẽ làm những gì cần thiết để ngăn chặn Nga thực hiện bước này. Và nếu họ làm vậy, chúng tôi sẽ đáp trả một cách quyết liệt,” Sullivan nói.
Khi được hỏi về các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Nga, ông Sullivan cho biết Mỹ đang tập trung vào việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine: “Tương lai của nước Nga là do người dân Nga quyết định”.
2. Thủ tướng Vương quốc Anh: Sự leo thang quân sự của Nga và “những lời đe dọa không có thật” cho thấy Putin đã bị “qua mặt về trí thông minh”
Bình luận về việc Vladimir Putin tuyên bố lệnh động viên để thúc đẩy cuộc xâm lược Ukraine, Thủ tướng mới của Anh, cho rằng Tổng thống Nga “đã bị Kyiv qua mặt” về trí thông minh.
Nhà lãnh đạo mới của Anh, người nắm quyền vào thời điểm biến động lịch sử, nói với Jake Tapper của CNN trên “State of the Union” rằng Putin đã phải ra lệnh động viên ngay lập tức “bởi vì đơn giản là ông ấy không chiến thắng.”
“Ông ta đã mắc một sai lầm chiến lược, khi xâm lược Ukraine,” Truss nói trong cuộc phỏng vấn đầu tiên của cô với một mạng lưới của Mỹ, được phát sóng hôm Chúa Nhật.
“Tôi nghĩ người Ukraine đã vượt trội hơn hẳn so với những gì ông ấy nghĩ. Chúng ta đã thấy người Ukraine tiếp tục đẩy lùi cuộc tấn công của Nga. Và tôi nghĩ ông ấy đã không lường trước được sức mạnh phản ứng từ thế giới tự do “.
Tân Thủ tướng Liz Truss, người có lẽ phải đối mặt với thách thức lớn nhất của bất kỳ thủ tướng Anh nào kể từ Winston Churchill, đã gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Tư.
Trong một cuộc phỏng vấn tiếp theo tại số 10 Phố Downing, bà nói với CNN rằng Washington “là một đối tác vô cùng thân thiết” nhưng không đưa ra những bình luận gây tranh cãi mà bà đưa ra vào năm ngoái, trong vai trò Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh, trong đó bà mô tả mối quan hệ Mỹ-Anh là “đặc biệt nhưng không độc quyền. “
“Tôi thực sự nghĩ rằng mối quan hệ của chúng tôi là đặc biệt và nó ngày càng quan trọng vào thời điểm chúng ta đang đối mặt với các mối đe dọa từ Nga, và sự quyết đoán ngày càng gia tăng từ Trung Quốc. Bạn biết đấy, cả hai chúng ta đều là những nền dân chủ yêu tự do. Chúng tôi có một kết nối mạnh mẽ như vậy,” cô nói với Tapper.
Khi được hỏi các nhà lãnh đạo phương Tây nên phản ứng như thế nào nếu Putin tăng cường hoạt động quân sự ở Ukraine, Truss nói rằng họ “không nên lắng nghe và bối rối trước những lời đe dọa không có thật và những lời lẽ dối trá của ông ấy”.
“Thay vào đó, những gì chúng ta cần làm là tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga và tiếp tục hỗ trợ người Ukraine”.
3. Chiến binh của Vương quốc Anh tiết lộ về cách đối xử với binh lính phương Tây trong nhà tù Nga
Như chúng tôi đã loan tin, tổng cộng 215 quân nhân bảo vệ Mariupol, những người đã tổ chức phòng thủ tại nhà máy thép Azovstal, thành trì cuối cùng của Ukraine trong khu vực, đã được giải phóng khỏi sự giam giữ của Nga do một nỗ lực hoán đổi lớn. Chánh văn phòng Tổng thống, Andriy Yermak, đã cho biết như trên.
Trong số những người được thả có 10 người nước ngoài đã chiến đấu cho Ukraine và bị đe dọa giết chết. Một trong những người đó là anh Aiden Aslin đã lên tiếng cáo buộc những cách đối xử dã man của người Nga trong các nhà tù.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Western Soldiers Treatment in Russian Prisons Revealed by U.K. Fighter”, nghĩa là “Chiến binh của Vương quốc Anh tiết lộ về cách đối xử với binh lính phương Tây trong nhà tù Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một người lính Anh đã chia sẻ cách đối xử mà các chiến binh phương Tây phải đối mặt trong các nhà tù sau khi bị quân Nga bắt ở Ukraine.
Aiden Aslin, 28 tuổi, tiết lộ rằng một cai ngục người Nga đã nói với anh rằng cái chết của anh ta có thể “nhanh chóng hoặc đẹp đẽ” và nói rằng mình đã bị đối xử “tệ hơn một con chó”.
Aislin nói với tờ Sun của Anh hôm Chúa Nhật rằng anh bị buộc phải hát quốc ca Nga, bị đánh đập và thậm chí bị đâm trong suốt 5 tháng dưới tay những kẻ bắt giữ anh.
Người lính Anh là một trong hàng nghìn chiến binh nước ngoài ở Ukraine. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuela, khoảng 20,000 người từ 52 quốc gia đã tình nguyện chiến đấu chống lại Nga sau khi chiến tranh bùng nổ.
Aslin bị bắt sau cuộc bao vây Mariupol vào tháng 4 và sau đó được đưa đến vùng Donetsk ly khai. Ở đó, anh ta tuyên bố đã bị giam trong một phòng giam chỉ rộng 2m vuông đầy gián và rận.
Trong cuộc phỏng vấn, Aislin cho biết những kẻ bắt giữ anh đã sớm biết anh không phải là người Ukraine sau khi họ kiểm tra hộ chiếu sau khi anh bị bắt.
Anh ấy nói với The Sun: “Người lính hỏi bằng tiếng Nga, 'mày đến từ đâu?' Tôi nói với anh ta rằng tôi đến từ Vương quốc Anh và anh ta đã đấm vào mặt tôi.”
“Họ tách tôi ra khỏi những người khác và bắt đầu phỏng vấn tôi ở phía sau một chiếc xe bọc thép.
“Tôi nói nhỏ với viên chỉ huy của mình rằng, 'anh nghe tôi nói đây, tôi sẽ bị bắt, họ có thể sẽ giết tôi, tôi cần anh nói với gia đình tôi nếu anh may mắn thoát ra được rằng tôi yêu họ’.”
Sau đó, anh ta nói rằng anh ta đã nhiều lần bị đánh trong khi thẩm vấn và thậm chí còn bị dọa cắt hết hai lỗ tai.
Aslin kể chi tiết cuộc gặp gỡ với một tên cai ngục: “Hắn ta nói, 'mày có thấy tao đang làm gì với mày không?' Hắn chỉ vào lưng tôi. Hắn cho tôi xem con dao găm của hắn và tôi thấy hắn ta đâm lưỡi lê vào lưng tôi”.
“Sau đó anh ta hỏi tôi, 'mày muốn một cái chết nhanh chóng hay một cái chết đẹp?' Tôi trả lời bằng tiếng Nga, 'một cái chết nhanh chóng.' Hắn ta cười và nói “không, mày sẽ có một cái chết đẹp... và tao sẽ bảo đảm với mày rằng đó là một cái chết đẹp.”
Aslin nằm trong số 10 công dân phương Tây được thả theo thỏa thuận trao đổi tù nhân do cựu chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Chelsea Roman Abramovich và các quan chức Ả Rập Saudi làm trung gian.
Trong số các tù nhân được trả tự do có các cựu binh Hoa Kỳ Alex Drueke, 40 tuổi và Andy Huỳnh Ngọc tài, 27 tuổi, cả hai đều đến từ Alabama.
Dì của Drueke, Dianna Shaw cho biết trong một tuyên bố gửi đến CBS 42: “Chúng tôi rất vui mừng thông báo rằng Alex và Andy đã được tự do. Họ đang được cư ngụ tại đại sứ quán Hoa Kỳ ở Ả Rập Xê Út an toàn và sau khi kiểm tra y tế và phỏng vấn, họ sẽ trở về Hoa Kỳ”.
“Chúng tôi đánh giá cao những lời cầu nguyện của mọi người và đặc biệt là sự liên lạc và hỗ trợ chặt chẽ của các quan chức được bầu của chúng tôi, Đại sứ Ukraine Marakrova và các thành viên của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Ukraine, Ả Rập Xê Út và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Mỹ để đưa ra bình luận.
Nga đang tăng cường nỗ lực chiến tranh sau khi Tổng thống Vladimir Putin công bố sắc lệnh động viên để điều động thêm khoảng 300.000 quân.
Các khu vực ly khai ở Ukraine cũng đã bắt đầu bỏ phiếu trong các cuộc trưng cầu dân ý để trở thành một phần của Nga. Mỹ và nhiều quốc gia khác đã lên án cuộc trưng cầu dân ý và từ chối công nhận kết quả.
4. Tôi không muốn tử trận vì tham vọng của người khác
Căng thẳng bao trùm khi một vệt dài ô tô xếp hàng dài gần trạm kiểm soát Petkuhovo ở biên giới giữa Nga và Kazakhstan.
Andrei Alekseev, một kỹ sư 27 tuổi đến từ thành phố Yekaterinburg, nằm trong số nhiều người đàn ông trong hàng đợi chạy trốn khỏi Nga trước lệnh động viên của Tổng thống Vladimir Putin.
Alekseev nói với CNN rằng anh ta thức dậy khi nghe được lệnh động viên của Putin vào sáng thứ Tư và biết rằng mình phải chạy khỏi Nga. Anh ấy đã gặp bạn bè của mình vào đêm hôm đó để thảo luận về các bước tiếp theo của họ và quyết định tránh mọi rủi ro và rời Nga mà không có kế hoạch nào trong đầu.
“Tại biên giới, tất cả những người đàn ông được hỏi liệu họ có phục vụ trong quân đội hay không và loại nghĩa vụ quân sự của họ là gì”, Alekseev nói với CNN.
“Tuy nhiên, tôi cảm thấy may mắn rằng những người lính biên phòng rất thông cảm. Tôi có những người bạn đã vượt biên sang Kazakhstan ở một trạm kiểm soát khác và họ đã phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa, họ phải mất bảy giờ để vượt qua”, anh nói với CNN.
Kirill Ponomarev, 23 tuổi, cũng trốn khỏi Nga qua biên giới Kazakhstan, cho biết anh đã rất vất vả để đặt được vé. Vào đêm trước khi ông Putin phát biểu, anh đã tìm kiếm vé để rời khỏi nước Nga.
“Vì một số lý do, tôi không thể mua được vé vào đêm hôm trước trong khi chờ bài phát biểu của Putin. Và rồi tôi lăn ra ngủ mà không mua được vé, khi tỉnh dậy, giá vé đã nhảy vọt”, Ponomarev nói với CNN.
Những người đàn ông đổ xô đến biên giới, trao đổi lời khuyên trên các kênh Telegram và giữa những người bạn. Các chuyến bay một chiều ra khỏi nước Nga đã bán hết trong vài giờ kể từ khi có thông báo về lệnh động viên.
Bốn trong số năm quốc gia thuộc Liên minh Âu Châu giáp với Nga đã cấm nhập cảnh đối với người Nga bằng thị thực du lịch, trong khi việc xếp hàng để vượt qua biên giới đất liền ra khỏi Nga đến các nước thuộc Liên Xô cũ như Kazakhstan, Georgia và Armenia phải mất hơn 24 giờ.
5. Tướng James Stavridis nhận định Putin sẽ bị Iran, và Trung Quốc bỏ rơi nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân
Diễn biến mới nhất trong cuộc chiến ở Ukraine là Hoa Kỳ đã gửi các hệ thống phòng không NASAMS cho Ukraine, và chúng đã có mặt để bảo vệ thường dân vô tội. Trong ngày đầu tiên 4 chiếc Sukhoi của Nga trị giá tổng cộng 230 triệu Mỹ Kim đã bị bắn hạ khi chúng đang thực hiện các cuộc không kích vào các cơ sở hạ tầng dân sự và các khu dân cư.
Trước đà tiến của quân Ukraine và việc Kyiv ngày càng có các vũ khí tiên tiến hơn, các quan sát viên cho rằng Nga hoàn toàn không thể thắng được cuộc chiến ở Ukraine, ngoại trừ trường hợp Putin quyết định liều lĩnh dùng đến vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, tờ Newsweek có bài tường trình cảnh cáo Nga với nhan đề “Putin Will Be Abandoned by Iran, China if Russia Uses Nuke: James Stavridis”, nghĩa là “Tướng James Stavridis nhận định Putin sẽ bị Iran, và Trung Quốc bỏ rơi nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Cựu Tư lệnh Tối cao của Đồng minh trong khối NATO, là Đô đốc Hải quân Mỹ James Stavridis hôm Chúa Nhật nói rằng Mạc Tư Khoa sẽ bị các đồng minh của mình - bao gồm cả Iran và Trung Quốc - bỏ rơi nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công Ukraine.
Bình luận của Đô đốc Stavridis được đưa ra sau khi nhà lãnh đạo Nga đưa ra lời đe dọa hạt nhân đối với Ukraine trong một bài phát biểu trên truyền hình với đất nước của ông vào tuần trước.
“Nếu Nga cảm thấy sự toàn vẹn lãnh thổ của mình bị đe dọa, chúng tôi sẽ sử dụng tất cả các phương pháp phòng thủ theo ý của mình và đây không phải là một trò đùa”, ông Putin nói. “Những ai đang cố gắng tống tiền chúng tôi bằng vũ khí hạt nhân nên biết rằng gió cũng có thể quay lại thổi theo hướng của họ.”
Ngay sau khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine vào cuối tháng 2, Putin đã đặt các lực lượng hạt nhân của mình trong tình trạng báo động cao. Trong nhiều tháng, đài truyền hình nhà nước Nga đã định hình cuộc chiến như một trận chiến giữa phương Tây và Nga, và mục tiêu có thể nhanh chóng đạt được nếu Điện Cẩm Linh tung ra từ trong kho ước tính 6.000 đầu đạn của mình.
Trong một cuộc phỏng vấn trên Hội nghị bàn tròn WABC 770's Cats, Tướng Stavridis nói rằng Putin “không nghiêm túc xem xét việc sử dụng vũ khí hạt nhân.”
“Ông ta biết nếu làm vậy toàn thế giới sẽ quay lưng lại với ông ta. Ông thậm chí ông ta sẽ mất đi sự ủng hộ của người Trung Quốc, và người Iran. Không ai sẽ ủng hộ một nước Nga sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, tôi không xem trọng điều đó”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.
Tuần trước, cựu Thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov nói với Newsweek rằng ông cũng tin rằng mối đe dọa hạt nhân của nhà lãnh đạo Nga chỉ là một lời nói suông.
Kasyanov nói: “Anh ta đã cố gắng khiến mọi người sợ hãi vì việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng tôi nghĩ đây là một trò lừa bịp. Tôi không nghĩ ông ta sẽ chuyển sang sử dụng vũ khí hạt nhân vì lý do đơn giản là ông ta nhận ra bản thân mình sẽ bị loại bỏ ngay lập tức.”
Không ai muốn bị gọi nhập ngũ
Trong cuộc phỏng vấn hôm Chúa Nhật, Stavridis cũng nói về nỗ lực “động viên bán phần” mà Putin đã công bố vào tuần trước. Với lệnh động viên này, quân đội Nga sẽ gọi tới 300.000 quân dự bị, tức là những người đã được huấn luyện quân sự, phải trình diện nhập ngũ để đi chiến đấu ở Ukraine. Lệnh động viên này đã dẫn đến các cuộc biểu tình và bắt giữ hàng loạt trên khắp đất nước.
“Vấn đề lớn nhất của Putin là quân của ông ấy bị giết. Ông ấy mất khoảng 80,000. Bây giờ ông ấy cần phải thay thế họ,” Stavridis nói. “Vấn đề đối với ông ta... là không ai muốn bị bắt lính. Có những cuộc biểu tình lớn nổ ra ở các thành phố của Nga. Người ta bắt đầu có cảm giác từ thời Việt Nam về một cảm giác bất bình dân sự ngày càng tăng. Vì vậy, tôi sẽ đánh giá đây là một tuần tồi tệ đối với Vladimir Putin”.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 8, Stavridis nói rằng ông tin rằng Putin biết rằng mình đã mắc sai lầm với cuộc xâm lược Ukraine.
“Tôi nghĩ trong bóng tối, yên tĩnh vào lúc hai giờ sáng khi thức dậy, ông ta nhận ra mình đã mắc sai lầm. Công khai, ông ta sẽ không bao giờ thừa nhận điều đó. Không bao giờ. Ông ta sẽ tiếp tục duy trì điều viễn tưởng rằng Ukraine được điều hành bởi 'tân Đức quốc xã'. Rõ ràng là nực cười,” Stavridis nói.
Các quan chức Mỹ trao đổi với Mạc Tư Khoa về việc sử dụng vũ khí hạt nhân
Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan hôm Chúa Nhật cho biết các quan chức Mỹ đã thông báo với người Nga rằng sẽ có “hậu quả thảm khốc đối với Nga nếu họ sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine”.
“Chúng tôi đã trao đổi trực tiếp, riêng tư với người Nga ở cấp rất cao rằng sẽ có những hậu quả thảm khốc đối với Nga nếu họ sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine. Chúng tôi đã rõ ràng với họ và nhấn mạnh với họ rằng Hoa Kỳ sẽ đáp trả một cách dứt khoát cùng các đồng minh và đối tác của chúng tôi,” Sullivan nói trên ABC's This Week, đồng thời cho biết thêm rằng người Nga” hiểu rõ những gì họ sẽ phải đối mặt nếu đi vào con đường đen tối đó.”
HĐGM Mỹ lên án Nga đe dọa hạt nhân. LHQ: Nga phủ nhận tội ác chiến tranh. ICC thề phơi bày sự thật
VietCatholic Media
17:07 26/09/2022
1. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ về Công lý và Hòa bình Quốc tế lên án các mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân
Đức Cha David Malloy của Rockford, Chủ tịch Ủy ban Công lý Quốc tế và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã lên án những lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine được Ngoại trưởng Nga đưa ra trong phiên họp thứ 77 hiện tại của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Tuyên bố của Đức Cha David Malloy viết:
“Khi những căng thẳng gia tăng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, những cử chỉ và lời nói ngày càng tăng đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân phải bị lên án. Một cuộc chiến tranh hạt nhân không thể thắng và không bao giờ được tiến hành. Bất kỳ mối đe dọa nào được thực hiện liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân đều nhắc nhở chúng ta về bản chất tàn ác của chúng và những hậu quả tai hại đối với toàn thể nhân loại. Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo trên thế giới - rằng những hy vọng và ước mơ chung của chúng ta dành cho các dân tộc của chúng ta sẽ chiến thắng những cám dỗ và bất công do cuộc chiến này gây ra ở Ukraine.”
Source:USCCB
2. Giám mục người Pháp gặp gỡ các giáo sĩ trong bối cảnh biến động của giáo phận
Đức Cha Dominique Rey của Fréjus-Toulon ở miền đông nam nước Pháp gần đây đã tổ chức một cuộc họp với các giáo sĩ của mình để thảo luận về những thay đổi đang được thực hiện sau cuộc điều tra của Vatican, dẫn đến việc hoãn các cuộc truyền chức linh mục của giáo phận vào đầu năm nay.
Trong một tuyên bố đăng trên trang web của Giáo phận Fréjus-Toulon, Đức Cha thông báo rằng vào ngày 15 tháng 9, ngài đã tổ chức một buổi lắng nghe tại chủng viện La Castille với khoảng 150 linh mục từ giáo phận để thảo luận về những sự kiện đã diễn ra trong vài năm qua.
Mục đích của cuộc họp, theo tuyên bố, là để giải quyết “tình trạng bất định” trong giáo phận và cho phép các linh mục nói lên những câu hỏi và mối quan tâm của các ngài.
Một chuyến thanh tra tông tòa tại Giáo phận Toulon đã kết thúc vào đầu năm nay, dẫn đến việc hoãn các cuộc truyền chức linh mục của giáo phận, ban đầu được dự kiến vào ngày 29 tháng 6 lễ Các Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ.
Trong tuyên bố của mình, giáo phận cho biết: “Kể từ khi ngừng phong chức vào tháng Sáu, không có thông tin mới nào đến từ Rôma và giáo phận vẫn chưa biết khi nào các linh mục và phó tế có thể được thụ phong trở lại”.
Các chuyến thanh tra tông tòa các giáo phận hiếm khi được thông báo công khai, và chuyến thanh tra tại Toulon đã không được tiết lộ cho đến mùa hè năm nay khi giáo phận thông báo hoãn các cuộc truyền chức linh mục. Việc dời lại này đã tường trình là vô thời hạn do chuyến thanh tra.
Trong một động thái dường như chưa từng có tiền lệ, Vatican đã yêu cầu Toulon tạm dừng các cuộc phong chức linh mục của mình trong khi không đưa ra lý do nào cho quyết định quan trọng này, mà giáo phận cho biết được đưa ra sau chuyến thăm 'huynh đệ' để tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề mục vụ, chẳng hạn như 'chính sách tiếp nhận' rộng rãi của giáo phận đối với các linh mục và các phong trào vào một chủng viện.
Được coi là một trong những giáo phận hưng thịnh nhất ở Pháp, nơi hàng năm mang lại nhiều ơn gọi, Toulon được biết đến với sự chào đón các phong trào mới và các linh mục từ các khu vực khác, bao gồm cả những giáo phận gắn liền với Thánh lễ Latinh truyền thống, đã bị Đức Giáo Hoàng Phanxicô hạn chế vào năm ngoái..
Đức Cha Rey đã ủng hộ “Nghi thức cũ”, và chỉ trích quyết định của Đức Giáo Hoàng về việc hạn chế quyền cử hành thánh lễ theo nghi thức này.
Theo tuyên bố của giáo phận, trong buổi lắng nghe với các giáo sĩ, Đức Cha Rey đã nói với các linh mục về một số thay đổi đã được thực hiện do cuộc điều tra của Vatican, và những thay đổi này đã được thông báo tới Tòa thánh.
Giáo phận cho biết những thay đổi này bao gồm “một bản kiểm kê các cộng đồng hiện diện trong Giáo phận với những du khách có thể có những quan điểm khác nhau về giáo luật, mục vụ hoặc tâm linh.
Việc tiếp nhận các cộng đồng mới vào giáo phận cũng đã bị đình chỉ, và Tự Sắc Traditionis Custodes của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc hạn chế Thánh lễ Latinh Truyền thống đã được thực thi, “với một chuyến thăm có hệ thống tới các nhóm liên quan dưới trách nhiệm của vị thanh tra được chỉ định”.
Trong tương lai, các tân linh mục trước tiên cũng sẽ được Linh Mục Đoàn xem xét, và ra phán quyết ủng hộ hoặc chống lại việc nhận họ vào giáo phận.
Đức Cha Rey, khi nói chuyện với giáo sĩ của mình, thừa nhận đã phạm phải “sai sót khi đánh giá cao và phân biệt trong việc tiếp nhận và theo dõi một số cộng đồng nhất định,” nhưng ngài nói rằng ngài cũng thông báo cho Vatican về “thành quả truyền giáo và thành quả của các đặc sủng khác nhau và các sáng kiến mục vụ của giáo phận.”
Source:Crux
3. “Sự thật là sự thật”: Công tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế thề sẽ xác định xem có phải tội ác chiến tranh đã và đang được thực hiện ở Ukraine hay không
Ông Karim Khan, Công tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, đã mở đầu bài diễn văn của mình tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 77 rằng:
“Những kẻ nổ súng, những kẻ phóng hỏa tiễn vào dân lành vô tội phải hiểu rõ ràng rằng luật pháp vẫn còn sống”, trước khi ông nhắc lại rằng ICC sẽ tiếp tục điều tra các cáo buộc về tội ác chiến tranh của Nga, vì Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tiếp tục bác bỏ các hình ảnh về hành vi tàn bạo ở Ukraine tại Liên Hiệp Quốc trong tuần này.
“Chúng ta phải chứng minh rằng những người xả súng hoặc bắn hỏa tiễn không thể không bị trừng phạt. Thay vào đó, pháp quyền có thể đóng vai trò như một mỏ neo cho hòa bình và an ninh ở Ukraine và ở những nơi khác”. Lưu ý rằng 43 Quốc gia thành viên đã chuyển tình hình ở Ukraine lên ICC trong khoảng thời gian từ ngày 25 tháng 2 đến ngày 2 tháng 3, ông nói rằng điều này không chỉ thể hiện mức độ quan tâm toàn cầu mà còn phản ánh sự hiểu biết chung rằng luật pháp có vai trò quan trọng. Ông nói, quy trình thu thập thông tin và bằng chứng và xem xét kỹ lưỡng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế là điều cần thiết để “xuyên qua màn sương chiến tranh”, phơi bày thông tin sai lệch và đi đến sự thật.
“Sự thật là sự thật. Các bên có thể đưa ra các tuyên bố của riêng họ nhưng tôi đã đến Bucha. … Tôi nhìn thấy những thi thể đó trong túi đựng xác và họ là người thật. Chúng tôi phải điều tra xem họ chết như thế nào, có tội ác nào gây ra cái chết của họ không và nếu có thì ai phải chịu trách nhiệm.”
Ông cho biết đã viết thư cho Nga để có cuộc gặp với Ngoại trưởng Lavrov, nhưng không có phản hồi.
“Có những câu chuyện phản bác và tường thuật, sự thật, thông tin sai lệch trộn lẫn, và chúng tôi phải tách nó ra để lấy nước tinh khiết chưng cất từ những thứ có thể là nhiều loại thông tin”
Khan đã đến Ukraine ba lần và anh ấy nói rằng anh ấy “bị kinh hoàng” bởi sự tàn phá ở đất nước này cũng như hy vọng và quyết tâm của người dân.
“Khi tôi đến Bucha và đi đến Nhà thờ Thánh Anrê, những thi thể tôi nhìn thấy không phải là giả. Khi tôi đi bộ trên các con phố của Borodyanka, sự tàn phá mà tôi thấy các tòa nhà và trường học là quá thật,” Khan nói. “Khi tôi rời Kharkiv, những tiếng bom mà tôi nghe thấy đang hạ cánh xuống, đã mang đến cho tôi một cái nhìn sâu sắc dù chỉ là một cái nhìn sâu sắc rất nhỏ so với thực tế khủng khiếp mà rất nhiều anh chị em và trẻ em Ukraine đang phải đối mặt trong vùng chiến sự.”
Ở Ukraine giữa chiến tranh cho phép “tiếp cận bằng chứng trước khi nó bị can thiệp”, ông nói thêm.
Các ưu tiên của ICC bao gồm các cáo buộc về tội ác chống lại trẻ em được tấn công trong các bệnh viện và trường học, cũng như các cáo buộc về việc trẻ em bị trục xuất đến Nga, ông nói.
“Chúng ta đã từng nghe từ biến cố diệt chủng người Do Thái thời Quốc Xã rằng ‘khôngbao giờ nữa’, nhưng với sự thất vọng to lớn, chúng ta lại thấy một lần nữa, một lần nữa, và một lần nữa, những tội ác này đang diễn ra. Vì vậy, đây là thời điểm mà tôi nghĩ chúng ta cần tái khơi dậy nỗ lực của mình để chứng tỏ rằng luật pháp có thể hoạt động trên các tuyến đầu. Chúng tôi đang cố gắng hành động nhanh hơn.”
Ông cho biết chi tiết về những nỗ lực của Văn phòng đối với mục tiêu này - dựa trên công việc của nó cho đến nay - có cơ sở hợp lý để tin rằng các tội phạm trong phạm vi quyền hạn của Tòa án đã được thực hiện ở Ukraine. “Công lý không phải là chính trị,” ông nói. Đúng hơn, nó là một sự minh chứng cho các quyền cơ bản của tất cả các thành viên của nhân loại và một minh chứng rằng những lời hứa được đưa ra thông qua Quy chế Rome có ý nghĩa. Ông nói thêm, với tư cách là điểm khởi đầu để xây dựng hòa bình và an ninh, phải có sự thống nhất về mục đích trong việc duy trì những quyền cơ bản này, đồng thời cam kết làm việc với tất cả các Quốc gia và Liên Hiệp Quốc để thực thi công lý ở Ukraine.
Trong cuộc tranh luận sau đó, nhiều thành viên Hội đồng đã lên án Liên bang Nga vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế, nhấn mạnh rằng nước này phải chịu trách nhiệm về những hành vi tàn bạo đã xảy ra ở Bucha, Izyum và những nơi khác. Họ cũng bày tỏ lo ngại về việc điều động quân sự gần đây của Nga và đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.
Công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế, cho rằng, vào thời điểm quan trọng này, cộng đồng quốc tế phải cùng nhau chứng minh rằng luật pháp cũng ở tuyến đầu trong cuộc xung đột này, bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em, phụ nữ và nam giới. Nêu rõ các trách nhiệm trong xung đột và nhấn mạnh rằng trách nhiệm giải trình là hoàn toàn cần thiết, ông nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo trên thế giới cần phải lặp lại cam kết được đưa ra tại Nuremberg.
Source:UN