Ngày 27-09-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Người phú hộ và Lagiarô khó nghèo
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
00:08 27/09/2013
Chúa Nhật XXVI THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 16, 19-31

NGƯỜI PHÚ HỘ VÀ LAGIARÔ KHÓ NGHÈO
Tin Mừng của Chúa Giêsu luôn là Lời sống động cho cuộc sống con người. Lời của Chúa quả thực như ngọn đèn soi sáng, như hơi thở, như sức sống cho con người. Những bài học, những dụ ngôn, những lời Chúa dạy quả thực luôn là sức mạnh để tăng sức cho con người vui sống trên cuộc hành trình đức tin. Những dụ ngôn của Thánh Luca đưa ra để dạy dỗ nhân loại, dạy dỗ con người là bài học vô cùng quí giá cho phần rỗi của mỗi người. Hôm nay, Thánh Luca nói về người Phú hộ và ông Lagiarô nghèo khó.

Dụ ngôn Chúa Nhật tuần trước người quản lý bất lương và dụ ngôn Chúa Nhật tuần này người Phú hộ và Lagiarô nghèo khổ đều qui về một chủ đề: người giàu có mà không biết chia sẻ, chỉ biết bo bo giữ của sẽ trầm luân trong chốn cực hình. Dụ ngôn rất tương phản giữa người giàu chỉ biết bám víu lấy của cải, ham tiền bạc, thờ thần tiền, thần tài, thờ Mammon, cậy dựa vào của cải vật chất mau qua. Còn Lagiarô nghèo nhưng một lòng cậy trông vào chúa, luôn ngửa mặt lên để xin Chúa giúp đỡ.

Hai hình ảnh, hai con người thật cách xa một trời, một vực. Người phú hộ ngày ngày yến tiệc linh đình, ăn mặc lụa là, nhà cao cửa rộng, ăn chơi từ tối tới sáng. Lagiarô nghèo nàn, lê lết với những vết thương ghẻ lở trên thân xác vì không có lương thực để nuôi sống cho qua ngày, chứ đâu có tiền mà thuốc thang chữa bệnh vv…Thánh Luca viết thật mỉa mai :” …Lại có người ăn mày tên là Lazarô, người ta vất bỏ bên cổng nhà ông ( phú hộ ), mình đầy lở lói, những ước ao có được những miếng thừa liệng dưới bàn ông nhà giàu mà ngốn cho no…Lại còn bầy chó hoang đến liếm các ung nhọt người ấy”(Lc 16, 20-21 ). Đây quả là sự bi đát của con người ở đời này. Ông phú hộ quá giàu nhưng không biết quảng đại, không biết chia sẻ, không biết giúp đỡ, cái tội lớn nhất của ông phú hộ là cố tình làm ngơ trước cảnh nghèo cùng cực của Lagiarô, coi Lagiarô như không có, sống chết mặc bay. Ông phú hộ cứ tưởng đời này là vĩnh viễn, của cải sẽ tồn tại mãi mãi. Ông không hiểu rằng cuộc đời này chỉ là tạm bợ, là mau qua…Rồi Tin mừng viết tiếp: Đùng một cái cả hai đều chết, ông phú hộ phải ở dưới âm phủ, Lagiarô được đưa về Trời, trong lòng Abraham. Thật mỉa mai khi ông nhà giàu phải trầm luân đời đời. Ông van xin, cầu khẩn. Tuy nhiên, mọi sự đều quá muộn màng, mọi sự đều là hư vô: thân xác trần gian, của cải vật chất ở đời…

Lagiarô đã nhận được phần tốt nhất như Chúa Giêsu đã nói với Martha : “ Con lo lắng xôn xao quá. Phần tốt nhất là lắng nghe Lời Chúa thì Maria đã chọn “…Ông phú hộ cứ tưởng ông sẽ được yến tiệc linh đình mãi mãi, ông cứ vui đùa trong vật chất, trong say sưa, ăn chơi đàng điếm và ông tưởng ông sẽ được hưởng thụ muôn đời.Ông phú hộ cứ tưởng sự giàu có ở trần gian là bất tử, là trường sinh. Ông không dám chia sẻ, không dám có quyết tâm như Chúa Giêsu đề nghị với người thanh niên giàu có…Ông đã chết và người ta bỏ ông trong quan tài và khiêng đi tay trắng…Ông bị bỏ vào âm phủ sống cơ cực với lũ quỷ gian ác…Còn Lagiarô cũng chết và được các Thiên Thần đón về Trời ở cùng các Thánh, nơi chỉ có Tình Yêu…Ông phú hộ đã hưởng thụ ở trần gian, không biết tới người nghèo, người đồng loại, suốt đời ông được toàn sự lành, còn Lagiarô gặp toàn sự khốn khổ.Giờ ông Phú hộ phải trầm luân, còn Lagiarô được ân thương. Đúng là một lời phán xét chí công. Ông phú hộ chết nhưng còn năm anh em cũng giàu sang và sống trong nhung lụa, ăn chơi đàng điếm vv…Họ không biết đến ai, đặc biệt không biết đến người nghèo. Chúa nói :” Dù người chết có hiện về nói họ cũng chẳng tin vì họ đã có những lời giảng dạy, đã có đạo lý, đã có các tiên tri vv…”. Họ được cứu rỗi nếu họ biết lắng nghe Lời Chúa và thực hành Lời Chúa.

Cha René Berthier viết :”…Đạo đức tối thiểu của Kitô giáo dạy chúng ta việc phạm tội thiếu sót bao gồm tránh né việc nên làm.Ví dụ : né tránh không dám bảo vệ người bị công kích cách bất công; đó còn là những cảnh đau khổ chúng ta gặp trên đường mà chúng ta phải giúp đỡ, ủi an nếu có khả năng.Liệu chúng ta có nghĩ đến việc :” hỗ trợ một người đang gặp nguy hiểm “. Nhưng điều gì kích thích lương tâm chúng ta về nguy cơ mắc tội thiếu sót ! Nếu chúng ta không cần phải lo lắng, thì chí ít chúng ta hãy là “ những người tỉnh thức “…

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con một trái tim mới, một trái tim luôn biết nhạy cảm trước những thử thách và đau khổ của người khác, đặc biệt là những người nghèo.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Đoạn Tin mừng của Thánh Luca hôm nay muốn nói gì ?
2.Tại sao ông phú hộ phải trầm luân đời đời ?
 
Làm gì để lấp đầy hố ngăn cách
Lm Jude Siciliano OP
00:20 27/09/2013
Chúa Nhật XXVI THƯỜNG NIÊN -C-
Amos 6: 1, 4-7; T.vịnh 146; I Timôthê 6: 11-16; Luca 16: 19-31

LÀM GÌ ĐỂ LẤP ĐẦY HỐ NGĂN CÁCH

Dịp lễ kỷ niệm 50 năm vào tháng Ba ở Washington vừa qua đã khơi lại biết bao kỷ niệm. Một vài phim tài liệu được trình chiếu trên truyền hình và trong suốt tuần lễ kỷ niệm này người ta đã phỏng vấn những nhà lỗi lạc từ phong trào dân quyền. Ngài John Lewis, nhân vật cuối cùng của nhóm tổ chức nguyên thủy đã được đài BBC phỏng phấn. Dĩ nhiên, chủ điểm là về Tiến sĩ Martin Luther King và bài phát biểu của ông “Tôi có một giấc mơ” (I have a dream). Một số câu chuyện về Tiến sĩ King thể hiện chính khía cạnh con người. Rõ ràng, ông sợ bạo lực, sợ đơn độc, không muốn những khoảng trống bị đóng kín hay bị khóa chặt lại. Thậm chí có lần ông nghĩ đến việc ra khỏi thành phố khi nhiều điều như thể đang vây bủa và đe dọa ông.

Vào năm 1963 các bộ trưởng da trắng ở Birmingham, lúc đó đã tiên liệu về cuộc biểu tình, nói với ông King rằng đây không phải là thời điểm thuận tiện để biểu tình. Có nhiều điều đang tiến triển, họ bảo ông: “Hãy kiên nhẫn, có nhiều thứ đang diễn tiến tốt hơn đấy”. Thế rồi khi bị bắt và đơn độc trong nhà tù Birmingham và cảm thấy thất vọng về hoạt động của mình, Tiến sĩ King nói rằng đây là thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời ông. Ngay cả những người da trắng trước đây ủng hộ ông, giờ họ lại không hậu thuẫn cho ông nữa. Bạn bè của Tiến sĩ King đã mang cho ông giấy và bút chì và tại phòng giam của nhà tù Birmingham, ông đã viết thư cho các bộ trưởng da trắng.

Nhập đề Tiến sĩ giới thiệu rằng ông đã viết thư để ủng hộ những con người tầm thường chịu đau khổ vì “không có quyền công dân”, và đồng thời gởi tới cho những ai đang quan tâm vấn đề nhức nhối này. Ông nói tiếp rằng không phải là thời gian không rõ ràng... vì không phải cứ ngồi đó chờ đợi nhiều thứ thay đổi thì tự động chúng trở nên tốt hơn đâu. Trên thực tế, những người không bị đau khổ thì có nhiều thời gian và có thể kiên nhẫn được, bởi lẽ: Tôi nhận thấy rằng những người ác ý đã sử dụng thời gian hiệu quả hơn nhiều so với những người thiện ý. Trong thế hệ này, chúng ta sẽ phải hối hận không chỉ vì lời lẽ chua cay và hành động đầy căm thù của những người xấu xa, mà còn phải hối hận vì sự im lặng đáng sợ của những người tử tế. Chúng ta phải thừa nhận rằng sự tiến triển của nhân loại không bao giờ quay tròn trên những bánh xe cố định. Nó diễn ra ngang qua những nỗ lực không mệt mỏi và luôn sẵn sàng làm việc cách bền bỉ, hầu trở thành những cộng tác viên với Thiên Chúa, và nếu thiếu đi thời gian làm việc gian khổ này, thì tự nó trở thành đồng minh của lực lượng làm đình trệ sự phát triển của xã hội.

Từ phòng giam ở Birmingham, Tiến sĩ King đã cố gắng vươn ra để lấp đầy hố ngăn cách với phía bên kia. Để làm được việc “lấp đầy hố ngăn cách” thật không hề đơn giản, vì xã hội chúng ta nắm giữ hố ngăn cách và làm cho nó thêm sâu rộng qua những chính sách kinh tế, những cuộc bầu cử chính trị, hùng biện, thành kiến, v.v… Thêm nữa, chúng ta thường sống ở những nơi bị tách biệt khỏi người khác.

Tôi đã nghe nói đến những ngôi trường có một phòng học ở một vài vùng nông thôn do ngân sách giáo dục bị giới hạn. Tác động một phía của những trường như vậy là chúng phá đổ những rào cản nhân tạo tồn tại theo độ tuổi. Thông thường, những trẻ em lớn hơn được tách ra có thể chăm sóc cho những em nhỏ hơn bằng cách dạy học, cài khuy áo, chơi với chúng trong giờ giải lao, v.v… Một giáo viên đã đưa ra ví dụ về một cậu bé khó trị đã có những xung đột ở nhà. Cậu bé được giao cho chăm sóc một cậu bé nhỏ hơn và người giáo viên đã nói rằng cậu bé bướng bỉnh đó chăm sóc rất tốt, đây là “Một trong những gương chăm sóc tốt nhất tôi thấy được trong đám trẻ”.

Để lấp hố ngăn cách thật sự không đơn giản chút nào. Chúng ta có rất nhiều những kế hoạch, chương trình bận rộn và không có thời gian, hoặc cho dù chúng ta làm, chúng ta cũng không chắc chắn mình nên làm gì. Sau khi chiếu một đoạn phim về những nhà tù cho các thanh thiếu niên ở một lớp giáo dục tôn giáo thuộc giáo xứ vùng ngoại ô xem, và sau đó thảo luận với các em về những vấn đề nghèo đói, tôi hỏi xem các em có biết trẻ em nghèo khổ nào không? Chúng trả lời “Không biết”. Đó không phải là lỗi của chúng, vì thế giới của chúng tách chúng khỏi người khác và, với thời gian, chúng lại càng tách biệt xa hơn nữa. Thời gian này, các nhà kinh tế cho biết hố ngăn cách giữa “người giàu” và “người nghèo” càng rộng thêm.

Tại sao chúng ta lại muốn lấp đầy hố ngăn cách, đang khi các chương trình, kế hoạch của chúng ta lại quá bận rộn, cuộc sống chúng ta cũng đã được lập trình như thế rồi? Bởi vì, như dụ ngôn hôm nay cho thấy có những người ở phía bên kia. Điều bất ngờ trong dụ ngôn này là ông nhà giàu không làm gì sai trái, ông ta cũng không hành động gì xấu xa gây nên tội cả. Có lần, một người trong nhóm suy tư về dụ ngôn đã nói: “Chắc hẳn câu chuyện này phải có điều gì đó bị lược đi”.

Không, chúng ta có mọi yếu tố trong câu chuyện mà Đức Giêsu muốn chúng ta nghe. Không có hành động ác ý nào nhắm đến anh Ladarô, người đáng thương đó cả. Có chăng lỗi của ông nhà giàu là do ông ta đã không thấy và giúp đỡ người đó ở ngay cửa nhà mình. Cuộc sống và cung cách của ông nhà giàu đã quen với việc đi lướt qua người nghèo khó kia. Ông ta đã không lấp đầy hố ngăn cách.

Dụ ngôn này mô tả điều gì đó về cuộc sống mai hậu. Nó không phải là sự mô tả theo nghĩa đen về sự sắp xếp đồ đạc, cũng không phải về nhiệt độ trong đám cháy. Chúng ta vẫn biết rằng con người sẽ ở đó và Thiên Chúa cũng sẽ ở đó. Dụ ngôn là một câu chuyện sống động có ý thức tỉnh và nhắc nhớ chúng ta rằng những gì chúng ta làm, hay không làm hôm nay, tạo ra một khác biệt và mang tầm quan trọng nền tảng cho mai sau.

Nếu ông nhà giàu ở vào thời đại chúng ta thì đám tang của ông ta sẽ như thế nào? Có lẽ nó sẽ diễn ra trong một ngôi thánh đường rất đẹp, với những nhà kinh doanh khả kính và đông đảo bạn bè hộ tang bên quan tài. Một vị giáo sỹ nào đó ca ngợi về đời sống đáng kính của ông nhà giàu này và nói những điều tốt đẹp về ông ta. Sẽ có một bữa trưa thịnh soạn để bạn bè cùng với gia đình diễn tả rằng họ thương nhớ ông ta biết bao. Còn anh nhà nghèo kia thì sẽ đi đến một nơi dành cho những người nghèo, một phần mộ bình thường ở đâu đó.

Dụ ngôn nói rằng chúng ta nên nhìn vượt ra khỏi phần mộ. Ở đó, Đức Giêsu nói, mọi thứ sẽ hoàn toàn đảo ngược. Quá trễ cho ông nhà giàu, thế nên ông nói với ông Ápraham: “Xin sai một ai đó đến cảnh báo các anh em của con”. Thực ra, ông Ápraham trả lời: “Không cần đâu, giống như anh, họ có đời sống của họ. Điều đó đủ để thức tỉnh họ rồi”.

Còn vài tháng nữa mới đến Giáng Sinh, nhưng câu chuyện này nghe có chút giống “Bài hát Giáng Sinh” (Christmas Carol) của Charles Dickens. Jacob Marley quay lại kể cho Ebenezer Scrooge, qua những giấc mơ, điều có thể xảy ra trong tương lai nếu anh ta không thay đổi lối sống. Scrooge tỉnh dậy và nhận ra những điều này vẫn chưa xảy ra và anh ta có thời gian để thay đổi cuộc sống.

Dụ ngôn cũng giống như thế; nó thực sự là dụ ngôn của lòng khoan dung. Dù cho âm thanh chói tai, nhưng nó vẫn phát ra: “Hãy tỉnh dậy!” Nó giống như âm thanh chói tai của máy dò khói báo động cho chúng ta thức dậy khi nhà chúng ta đang cháy. Nó là một âm thanh khủng khiếp, nhưng lại cứu sống chúng ta. Tương lai được mô tả trong dụ ngôn vẫn chưa xảy ra. Như Tiến sĩ Martin Luther King viết trong phòng giam để lấp đầy hố ngăn cách; ông viết thay cho những con người tầm thường gởi tới những người lỗi lạc, nhắc họ rằng: “Hãy tỉnh dậy!”. Mỗi khi chúng ta qui tụ trong Thánh Thể là Thiên Chúa đang lấp đầy hố ngăn cách để thức tỉnh chúng ta điều gì là quan trọng. Như anh nhà nghèo, chúng ta có thể đang xin chỉ một mẩu bánh ở bàn Thiên Chúa, nhưng Người trao ban cho chúng ta quà tặng quí giá nhất, hơn tất cả những gì chúng ta cần. Thời Giáo Hội sơ khai, khi viết về hình thức thờ phượng Kitô giáo, các sử gia và những nhà văn ngoại giáo đã thấy chướng tai gai mắt bởi những gì họ nhìn thấy. Họ thấy những điều không đúng sự thật trong xã hội của họ và mâu thuẫn với kinh nghiệm của họ. Trong Thánh Thể, giàu và nghèo, nô lệ hay tự do, đàn ông và đàn bà, cùng ăn chung một bàn. Đó là một cú sốc cho sự nhạy cảm của họ.

Thánh Thể, bánh được bẻ ra và chia sẻ tại bàn này, lấp đầy hố ngăn cách, không chỉ giữa Thiên Chúa và chúng ta, nhưng còn lấp đầy hố ngăn cách tồn tại giữa chúng ta qui tụ quanh bàn thờ. Dụ ngôn là một lời mời gọi hãy thay đổi và hãy hành động để làm cho thế giới tương ứng với những giá trị được diễn tả trong nó. Vậy, chúng ta đã sẵn sàng cho sự biến đổi này chưa? Chúng ta cầu xin cho mình không lướt qua anh Ladarô trong nhà, nơi hàng xóm, ở cộng đoàn và trong thế giới chúng ta.


Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp



26th SUNDAY -C-
Amos 6: 1, 4-7; Psalm 146; I Timothy 6: 11-16; Luke 16: 19-31


The 50th anniversary of the March on Washington stirred up a lot of memories. Several documentaries were aired on television and during the week of the anniversary prominent figures from the civil rights movement were interviewed. Rep. John Lewis, the last of the original organizing team, was even interviewed on BBC. Of course the focus was on Dr. Martin Luther King and his, "I Have a Dream" speech. Some of the stories about Dr. King that emerged showed a very human side. Apparently he was afraid of violence, feared being alone, didn’t like closed spaces or being locked up. Once he even thought about getting out of town when things looked threatening.

In 1963 the Birmingham white ministers, anticipating a demonstration, told King that it wasn’t a good time for this demonstration. Things were improving, they told him, "Be patient, things are getting better." Dr. King, locked up and alone in the Birmingham jail and feeling discouraged about the movement, said it was the most difficult time of his life. Even the whites who had supported him weren’t behind him. Friends of Dr. King gave him paper and pencil and from that Birmingham jail cell he wrote a letter to the white ministers.

He wrote that he was writing for the nobodies who suffer from "nobodyness," to the somebodies. He went on to say that time is not neutral...things don’t automatically get better by waiting for them to change. Actually, people who aren’t suffering have plenty of time and can be patient: I am coming to feel that the people of ill will have used time much more effectively than the people of good will. We will have to repent in this generation not merely for the vitriolic words and actions of the bad people but for the appalling silence of the good people. We must come to see that human progress never rolls in on wheels of inevitability. It comes through the tireless efforts and persistent work of [people] willing to be coworkers with God, and without this hard work time itself becomes an ally of the forces of social stagnation.

Dr. King was trying to reach out from his cell in Birmingham to bridge the gap to the other side. It’s hard to do that – "bridge the gap," – because our society keeps the gaps and reinforces them through economic policies, political elections, rhetoric, prejudice etc. In addition, we frequently live in places that are separated from other people.

I heard about the reintroduction of one-room school houses in some rural areas that have limited education budgets. One side effect of such schools is that they break down artificial barriers that exist by age. Normally-separated older children can care for younger ones by teaching them, buttoning their jackets, playing with them at recess, etc. One teacher gave an example of a tough younger boy who had conflict issues at home. He was assigned to the care of a younger boy and the teacher said he was very nurturing, "One of the most caring examples I have ever seen among kids."

It’s hard to bridge gaps. We have very busy schedules and don’t have time or, even if we did, we are not sure what we should do. After showing a video on prisons to teenagers in a suburban parish religious education class and then discussing issues of poverty with them, I asked if they knew any poor children? Did they have a friend who is poor? "No," they answered. It’s not their fault, their world separates them from others and, with time, they will grow even further apart. These days economists are telling of the widening gap between "haves" and "have-nots."

Why would we want to bridge the gaps, our schedules are so busy, our lives so programmed? Because, as today’s parable shows, there are human beings on the other side. What is startling in the parable is that the rich man did nothing wrong, he wasn’t guilty of bad acts. Once, in a group reflection on this parable someone said, "There must’ve been something omitted from the story."

No, we have all the elements in the story that Jesus wants us to hear. There was no intentional bad act towards Lazarus, the poor man. The rich man’s fault was that he didn’t see and respond to the man at his door. The rich man’s life and patterns just got used to passing the poor man. He didn’t bridge the gap.

This parable depicts something about the next life. It’s not a literal description about the furniture arrangements, nor the temperature in the flames. We do know that people will be there and God will be there. The parable is a vivid story meant to shake us up and remind us that what we do, or don’t do today, makes a difference and has ultimate importance.

If the rich man were our contemporary what would his funeral look like? It would probably take place in a very lovely church, with respectable businesspeople and friends as pallbearers. Some clergy person would have eulogized on the rich man’s respectable life and said good things about him. There would be a nice lunch afterwards with friends and family talking about how they missed him. The poor man would have gone to the place of other poor people, a common grave somewhere.

The parable says that we should look beyond the grave. There, Jesus says, things will be completely reversed. It’s too late for the rich man, so he says to Abraham, "Send someone to my brothers at home." Abraham says, in effect, "No, like you, they have their religion. That should be enough to wake them up."

Christmas is still several months off. But this story sounds a bit like Charles Dickens’ "Christmas Carol." Jacob Marley returns to tell Ebenezer Scrooge, through dreams, what might happen in the future if he doesn’t change his ways. Scrooge wakes up and realizes things haven’t happened yet and he has time to change his life.

The parable is like that; it is really a parable of mercy. Despite its harsh sound it says, "Wake up!" It’s like the harsh sound of a smoke detector jarring us from sleep when our house is on fire. It’s an awful sound, but it saves our life. The future depicted in the parable hasn’t happened yet. It’s like Martin Luther King writing from a jail cell to bridge the gap; writing on behalf of the nobodies to the somebodies, telling them to, "Wake up!"
Each Eucharist, each gathering we have here, is God’s bridging the gap to wake us up to what is important. Like the poor man we might be begging for just a scrap from God’s table; but God gives the most precious gift of all and more than enough of it. In the early days of the church pagan writers and historians, writing about Christian worship, were scandalized by what they saw. They saw things that were not true in their own society and contradicted their experience. At the Eucharist poor and rich, slaves and free, men and women, ate from the same table. It was a shock to their sensitivities

The Eucharist, bread broken and shared at this table, bridges the gap, not only between God and us, but the gaps that exist between us gathered around the table. To hear the parable is to be called to transformation and to work to make our world resemble the values expressed in it. Are we ready for that transformation? We pray that we will not pass by the Lazarus in our home, neighborhood, community and in our world.
 
Không Tên
Lm Vũđình Tường
04:35 27/09/2013
Người may mắn trời ban cho trí nhớ tuyệt vời. Gặp ai chỉ một lần là nhớ tên người đó và lần sau gặp sẽ gọi tên như quen thân từ lâu. Đại đa số không có được trí nhớ đặc biệt đó. Rất nhiều trường hợp ta ghi nhớ khuôn mặt quen quen nhưng không nhớ đã gặp trong trường hợp nào và tên gì. Nhớ tên người đối thoại là cách tốt nhất bắt đầu cuộc nói chuyện. Nhiều trường hợp ta thấy thẹn thùng vì moi óc mãi vẫn không nhớ ra tên, sau khi chia tay xong, nhớ đến tên thì đã muộn. Chán chưa.

Dụ ngôn trong Kinh Thánh ít khi nhắc đến tên các nhân vật nhưng khi nhắc đến tên thường nói đến điều đặc biệt về nhân vật đó. Dụ ngôn người giầu có nhắc đến tên anh nghèo Lazarô, còn người giầu thì vô danh. Dụ ngôn này có tình trự ba phần khác nhau. Phần một nói về nghịch cảnh trong cuộc sống giầu nghèo đời này. Phần hai nói về nghịch cảnh cuộc sống trường sinh và phần ba tổ phụ Abraham từ chối yêu cầu của người giầu về báo cho thân nhân biết điều kiện sống hiện tại của anh.

Thiên Chúa muốn chúng ta sống cuộc sống sung túc, hạnh phúc và tâm hồn bình an. Cuộc sống sung túc, hạnh phúc chúng ta có là do ân sủng Chúa ban. Thiên Chúa không làm điều mâu thuẫn. Ngài không ban cho ta ân sủng, tài năng, kêu gọi ta phát triển tài rồi sau đó kết án ta. Không ai bị kết án vì nhiều tài, lắm của. Không ai bị kết án vì sống an vui, hạnh phúc. Người bị kết án là người không biết sống tâm tình tạ ơn. Tâm tình tạ ơn là nhận biết tài năng, của cải, mọi sự ta có đều do Chúa ban. Chúng ta nhận ân sủng, lớn nhỏ, từ Chúa nên cần biết cho đi, không phải cho đi tất cả, nhưng cho đi một phần những gì đã nhận được. Người giầu có bị kết án vì lạm dụng sức mạnh vật chất đè nén, ức hiếp người nghèo. Người giầu bị kết án vì người đó không chia sẻ một phần anh đang bảo quản cho người cần đến anh. Người giầu có bị kết án vì anh làm ngơ lời van xin lời van xin thực phẩm của người nghèo, không phải xa lạ gì nhưng nằm ngay cửa ngõ nhà anh. Thế giới sẽ bớt khổ đau, tủi nhục biến mất, bình an tâm hồn tràn đầy nếu người giầu biết chia sẻ, biết thương người nghèo, an ủi kẻ cô đơn, giúp người tàn tật. Chia sẻ tài năng, vật chất chân thành là cách cảm tạ Thiên Chúa tốt nhất. Người đó cảm tạ Thiên Chúa và qua bàn tay từ thiện họ cũng đem lòng yêu mến và dâng lời cảm tạ Thiên Chúa. Đó là điều làm đẹp lòng Chúa hơn tất cả mọi sự. Người giầu có gọi tổ phụ Abraham là cha. Nhận biết tổ phụ không giúp cho anh ta vào nước trời nhưng sống tâm tình tạ ơn và thương xót họ sẽ được xót thương. Chính những người họ thương xót là những người đón tiếp, dẫn đưa, chỉ đường cho ta vào nước trời.

Nghèo khó là dấu chỉ rõ ràng nhất của tội lỗi. Không phải tội của người nghèo mà tội của người làm cho họ ra nghèo. Tội của thiểu số, nhóm lãnh đạo, dùng quyền hành, tạo luật lệ bóc lột, ăn chặn, ngăn cản, bắt nhóm đa số là người nghèo phục vụ quyền lợi riêng tư của họ. Thiên Chúa yêu thương cả người giầu lẫn người nghèo nếu người giầu có đứng cùng chiến tuyến, cùng phía kẻ thế cô, nghèo khổ, cô đơn, kẻ không có tiếng nói trong xã hội. Tuân thủ luật lệ xã hội chưa hẳn đã tốt nếu luật lệ đó trái luật yêu thương, luật tước bỏ quyền làm người, làm hại nhân phẩm, chà đạp quyền tự do của con người. Luật tốt lành nhất là luật thực thi bác ái Đức Kitô rao giảng, chia sẻ của cải, vật chất, ban bố tình thương không vị lợi, không điều kiện chính là làm đẹp lòng Chúa. Chúng ta xin ơn biết dùng của cải Chúa ban để làm sáng Danh Chúa.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:12 27/09/2013
NƯỚC TRƯỜNG SINH CAM LỘ
N2T

Trước đây rất lâu rất lâu, tuổi thọ của thiên thần Tu La so với phàm nhân thì rất thọ, nhưng họ cũng có vấn đề sinh lão bệnh tử, thiên thần Tu La và thần rất xấu xí là A Tu La thường cãi nhau về vấn đề tật bệnh của người già, có lúc xảy ra chiến tranh.
Phạn Thiên nói:
- “Chỉ cần mọi người nổ lực đem biển lớn lật lại và quậy thành biển sữa, thì có thể được tô ma cam lộ trường sinh bất tử.”
Thiên thần và A Tu La vừa nghe vậy thì lập tức ngưng ngay tranh chấp vội vàng đi tìm thủy thần giúp đỡ, tìm được rùa thần nhờ vác ngọn núi Man Đà La cao nhất làm gậy quậy nước, lại còn mời một con mãng xà thật lớn hút cát vứt trên ngọn núi. Việc quậy nước biển này liên tục mấy trăm năm, kinh qua rất nhiều khó khan gian khổ, cuối cùng cũng được nước thần tô ma cam lộ trường sinh bất tử.
Tu La và A Tu La rất cao hứng tranh nhau cướp đoạt.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)

Suy tư:
Những câu chuyện thần thoại về thuốc trường sinh bất tử hay nước trường sinh bất tử thì đa số các dân tộc trên thế giới đều có, chứng minh rằng con người ta từ xa xưa đã rất khao khát được trường sinh bất tử, sống mãi không già. Nhưng cho đến bây giờ và cho đến tận thế, con người ta không ai sống mãi không chết, thọ lắm là được hơn trăm tuổi, mà trăm tuổi là gì so với tuổi thọ của trái đất, của vũ trụ.
Con người ta có thân xác và linh hồn, thân xác phải có ngày chết đi và trở về với tro bụi là vật chất mà nó được thành hình, nhưng linh hồn con người thì không chết, nó bất tử, bất tử để nhìn thấy sự công bằng của Thiên Chúa; bất tử để chịu án phạt đời đời trong hỏa ngục với ma quỷ, hoặc được hạnh phúc đời trên thiên đàng với Thiên Chúa Ba Ngôi.
Không có thứ nước hoặc bánh trường sinh nào cho con người, nhưng người Ki-tô hữu được uống và ăn bánh trường sinh ngay từ khi còn ở trên trần gian này, đó chính là Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, như lời Ngài đã nói với những người Do Thái năm xưa trong hội đường Ca-phác-na-um xứ Ga-li-lê:
“Tôi là bánh trường sinh.
Tổ tiên các ông đã ăn man –na trong sa mạc,
nưng đã chết.
Còn bánh này là bánh từ trời xuống,
để ai ăn thì khỏi phải chết.
Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống.
Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.
Và ánh tôi sẽ ban tặng,
chính là thịt tôi đây,
để cho thế gian được sống.” (Ga 6, 48-51)

Đức Chúa Giê-su đã hứa như vậy, và mỗi ngày Ngài đều thực hiện lời hứa này trên bàn thờ trong thánh lễ Mi-sa, khắp nơi thế giới từ đông đến tây, từ nam đến bắc trong Giáo Hội Công Giáo...
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:15 27/09/2013
N2T

3. Lười biếng làm cho người ta để ý tới những việc vô ích, làm bại hoại các đức hạnh.

(Thánh Bernard)
----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:55 27/09/2013
NHẬT THỰC VÀ NGUYỆT THỰC
N2T

Bọn quỷ xấu xa A Tu La biết việc quậy nước biển thành sữa đã thành công, nên mọi người tranh trước đoạt sau nước cam lộ trường sinh bất tử, ai cũng muốn nhanh chóng uống một hớp chất lỏng ngọc ngà quý báu này.
Đang khi các thiên thần Tu La muốn hưởng thụ nước tô ma trường sinh bất tử của họ, thì có một tên của A Tu La là La Hầu lẻn vào trà trộn trong đám thiên thần lén uống cam lộ thì bị Nhật thần và Nguyệt thần bắt tại trận, họ báo cáo với đại thần Tì Thấp Nô, đại thần liền nổi giận chém đầu La Hầu, nhưng hắn ta đã uống cam lộ, nên dù cho đầu rơi trên đất thì vẫn cứ không chết.
La Hầu vì để kiếm mặt trời và mặt trăng để báo thù nên bay lên không trung, có lúc hắn tóm bắt mặt trăng mặt trời, có lúc cắn có lúc muốn nuốt.
Cuối cùng trở thành nhật thực và nguyệt thực.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)

Suy tư:
Nhật thực là hiện tượng mặt trời bị mặt trăng che lấp toàn bộ hay một phần của nó; nguyệt thực là hiện tượng mặt trăng bị che khuất khi đi vào bóng đen phía sau trái đất, hai hiện tượng nhật thực và nguyệt thực này hiện nay khoa học đã giải thích được và biết được lúc nào thì mặt trời bị mặt trăng “nuốt”, và lúc nào mặt trăng bị trái đất “xơi tái”, đó là chuyện của vũ trụ, chứ không có chuyện thần La Hầu nuốt hoặc tóm bắt mặt trời mặt trăng để trả thù.
Thánh Kinh cựu ước dạy cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa tạo dựng nên hai vầng sáng lớn: vầng sáng lớn hơn để điều khiển ngày, vầng sáng nhỏ hơn để điều khiển đêm . Vầng sáng lớn hơn chính là mặt trời và vầng sáng nhỏ hơn chính là mặt trăng, cả hay không bao giờ gặp nhau, bởi vì mặt trời thì xuất hiện ban ngày và mặt trăng thì xuất hiện ban đêm.
Nhân loại đang đi trong tối tăm của tội lỗi và mong chờ ánh sáng, Đức Chúa Giê-su là ánh sáng ấy, Ngài đã đến để ánh sáng của Ngài chiếu dọi đến tâm can của mỗi một con người, để ai đi trong ánh sáng ấy thì sẽ được tìm thấy sự sống đời đời, như lời Ngài nói: “Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.”
Người Ki-tô hữu là người đi và sống trong ánh sáng ấy, cho nên họ sẽ không bao giờ sợ ánh sáng ấy bị nhật thực hay nguyệt thực, bởi vì sự sáng ấy là ánh sáng tạo dựng nên mặt trời và mặt trăng, đó chính là Đức Chúa Giê-su vậy.
Ai hiểu thì hiểu.
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:59 27/09/2013
N2T

4. Lười biếng không phải là gì khác, mà chính là trải qua những ngày tháng vô ích, lãng phí cuộc sống của mình, khi trên con đường mới khởi đầu thì đã dần dần thụt lùi.

(Thánh Cyprian)
-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC; Một Kitô hữu đích thực phải bằng lòng chịu những sỉ nhục với niềm vui và lòng kiên nhẫn.
Phaolô Phạm Xuân Khôi
08:25 27/09/2013
Tin Vatican Radio - Đức Thánh Cha Phanxicô giảng hôm thứ Sáu ngày 27 tháng 9 năm 2013 trong Thánh Lễ ở Santa Marta rằng bằng chứng cho thấy chúng ta là những Kitô hữu thực sự hay không được chứng tỏ bằng khả năng chịu đựng những sỉ nhục với niềm vui và lòng kiên nhẫn. ĐTC nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc hy sinh này trong đời sống đức tin của người Kitô hữu.

Ngài mở đầu với tường thuật từ Tin Mừng Thánh Luca, trong đó Chúa Giêsu hỏi các môn đệ rằng các ông nghĩ Người là ai để trình bày những suy tư của Người về việc một Kitô hữu muốn theo Chúa cần phải làm gì. Sau câu hỏi này và câu trả lời đúng Thánh Phêrô, Chúa Giêsu đã mạc khải cho các môn đệ biết về cuộc Khổ Nạn, Cái Chết và Phục Sinh của Người. ĐTC nhắc lại phản ứng khiếp sợ của Thánh Phêrô trong Tin Mừng Thánh Matthêu khi nghe tin này và nói rằng: “Thánh Phêrô đã rất sợ hãi và bối rối như nhiều Kitô hữu” là những kẻ tuyên bố: “chuyện ấy sẽ không bao giờ xảy đến cho Thầy được, con sẽ đi theo Thầy đến điểm này.”

ĐTC nói “đây là cám dỗ của một sự an lành tinh thần.” Như người thanh niên giàu có trong Tin Mừng “muốn theo Chúa Giêsu nhưng chỉ đến một điểm nào đó.” ĐTC nói “Sự sỉ nhục của Thập Giá vẫn tiếp tục chặn đường nhiều Kitô hữu” là những người thay vì đi theo con đường này của Thập Giá lại phàn nàn về những việc làm sai trái và những sỉ nhục mà họ chắc chắn phải chịu.

ĐTC nói “bằng chứng cho thấy một người là một Kitô hữu đích thực là khả năng chịu đựng những sỉ nhục với niềm vui và lòng kiên nhẫn.” Ngài kết luận rằng chúng ta có quyền chọn lựa “hoặc làm một Kitô hữu được an lành hoặc làm một Kitô hữu gần Chúa Giêsu” là kẻ đi cùng Người dọc theo con đường Thập Giá.
 
Đức Phanxicô và các nhà ngoại giao
Vũ Văn An
22:42 27/09/2013
Đức Giáo Hoàng đóng khá nhiều vai trò, trong đó có vai trò làm đại sứ hàng đầu của Đạo Công Giáo (và tôn giáo nói chung) trên diễn đàn thế giới. Điều này dĩ nhiên đòi phải có nghệ thuật ngoại giao: vượt quá những hàng rào phân chia, tìm phương cách nói chuyện với những người không nói cùng ngôn ngữ như mình, và nhấn mạnh các cơ sở chung thay vì vẽ ra những đường ranh trên cát.

Từ trước tới nay, Đức Phanxicô tỏ ra rất thành thạo về phương diện này và đây là lý do tại sao càng ngày xem ra ngài càng có khuynh hướng sử dụng các giáo sĩ có căn bản vững về ngoại giao để đảm nhiệm các chức vụ chủ yếu trong Giáo Triều Rôma.

Thực thế, càng ngày người ta càng thấy triều đại ngài là thời hoàng kim đối với các nhà ngoại giao của Vatican. Cách nay không lâu, sự khôn ngoan thông thường vẫn coi việc bầu Đức HY Jorge Mario Bergoglio là tin xấu đối với Phủ Quốc Vụ Khanh, tức cơ quan phối hợp cực kỳ quyền thế của Vatican, vốn do các giáo phẩm kỳ cựu của ngành ngoại giao điều khiển. Thất vọng trước hiện tượng xem ra tê liệt tại Phủ Quốc Vụ Khanh do tai tiếng rò rỉ gây ra phần lớn là lý do khiến các Hồng Y đã bầu một người Châu Mỹ La Tinh “ở bên ngoài” làm giáo hoàng.

Ngoài ra, việc đề cử hội đồng 8 Hồng Y cố vấn cũng cho thấy Phủ Quốc Vụ Khanh không còn là cơ quan thăm dò hàng đầu của Đức Giáo Hoàng nữa. Rồi lại còn việc Đức Phanxicô sống tại Casa Santa Marta thay vì tại Tông Dinh, càng khiến Phủ Quốc Khanh hết còn khả năng làm “người canh cửa” nữa.

Ấy thế nhưng, trong suốt 7 tháng qua, với việc ngài đích thân đưa các quyết định hết sức quan trọng về nhân viên, người ta thấy rõ Đức Phanxicô thực ra rất quí trọng các nhà ngoại giao.

Thực vậy, ngày 15 tháng Sáu, Đức Phanxicô bổ nhiệm Đức Ông Battista Ricca làm đại diện cho riêng ngài bên cạnh ngân hàng Vatican, lúc đó đang gặp khủng hoảng. Đức Ông vốn là nhà ngoại giao kỳ cựu, từng phục vụ tại Congo, Algeria, Colombia, Switzerland, Trinidad và Tobago. Trở về Rôma, Đức Ông điều hành 3 cư sở của giáo sĩ, trong đó có Casa Santa Marta. Dù có những tố cáo giật gân trên báo chí Ý, cho rằng Đức Ông liên lụy tới nhiều vụ ái tình đồng tính tại Uruguay, Đức Phanxicô vẫn tín nhiệm ngài.

Ngày 24 tháng Sáu, Đức Phanxicô bổ nhiệm Đức Cha Leo Cushley làm tân tổng giám mục St Andrews và Edinburgh, Tô Cách Lan; đây có lẽ là bổ nhiệm duy nhất trong thế giới nói tiếng Anh trong đó đức tân giáo hoàng trực tiếp can thiệp vào. Đức Cha Cushley vốn là trưởng văn phòng nói tiếng Anh tại Phủ Quốc Vụ Khanh và từng là đặc phái viên của Vatican tại Ai Cập, Burundi, Bồ Đào Nha, Nam Phi và Liên Hiệp Quốc.

Ngày 31 tháng Tám, Đức Phanxicô đích thân chọn tân Quốc Vụ Khanh, một việc hiển nhiên quan trọng nhất đối với bất cứ vị giáo hoàng nào. Ngài bổ nhiệm đức TGM Pietro Parolin, được đa số coi là một trong các nhà ngoại giao có khả năng nhất hiện nay của Tòa Thánh, người trước đây vốn là thứ trưởng ngoại giao của Vatican.

Ngày 20 tháng Chín, Đức Phanxicô Phanxicô bổ nhiệm hai vị đứng đầu hai bộ của Tòa Thánh lần đầu tiên. Đó là đức TGM Beniamino Stella, đứng đầu Thánh Bộ Giáo Sĩ, và Đức TGM Lorenzo Baldisseri, đứng đầu Thượng Hội Đồng Giám Mục. Cả hai vị đều thuộc ngành ngoại giao. Cùng ngày, ngài bổ nhiệm chính thức một nhà ngoại giao khác của Vatican, đó là Đức HY Fernando Filoni, làm tổng trưởng Thánh Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc.

Điều đáng lưu ý là khi Đức Bênêđíctô XVI muốn phái một tân sứ thần tới giúp giải quyết vụ tai tiếng tình dục tại Ái Nhĩ Lan năm 2011, một chức vụ cứ sự thường dành cho một nhà ngoại giao, ngài đã chọn một thần học gia, tức đức TGM Charles Brown. Còn khi muốn cử một tân TGM để đương đầu với một vụ tai tiếng về tình dục khác tại Tô Cách Lan, một chức vụ đáng lẽ dành cho một mục tử địa phương, Đức Phanxicô đã hướng về một nhà ngoại giao.

Người ta tự hỏi, do đâu mà có khuynh hướng thiên ngoại giao trên nơi Đức Phanxicô? John Allen Jr nêu 5 nhân tố sau đây.

Thứ nhất, vì là “người ngoại cuộc” đối với Vatican, Đức Phanxicô muốn có một nhóm nhỏ hơn gồm những người ngài cảm thấy mình biết rõ hơn cả, đủ để tin tưởng trao phó các trọng trách. Phần lớn những nhà ngoại giao mà ngài tín nhiệm vốn từng phục vụ tại Châu Mỹ La Tinh một thời gian, nên ngài biết rất rõ khả năng của họ. Đức TGM Parolin vốn có mặt tại Venezuela; đức TGM Baldisseri trước đây từng phục vụ tại Paraguay và Ba Tây; còn đức TGM Stella trước đây là sứ thần tại Cuba.

Thứ hai, các nhà ngoại giao Vatican thường có tầm nhìn hoàn cầu khá sâu sắc cả trong phạm vi nhà nước lẫn phạm vi Giáo Hội. Vị giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ Thế Giới Thứ Ba dĩ nhiên muốn có các nhân viên cao cấp rành rẽ các thực tại ở bên ngoài Âu Châu, và hướng tới ngành ngoại giao là cách có được việc đó.

Thứ ba, về phương diện chính trị, các nhà ngoại giao Vatican có khuynh hướng chính thống về học lý nhưng lại ôn hòa và thực tiễn trong áp dụng. Điều này rất thích hợp với phong thái của đức tân giáo hoàng, người xem ra không có khuynh hướng thực hiện các thay đổi đáng kể về giáo huấn mà chỉ muốn phản ánh một sắc thái cảm thương và nhân hậu hơn.

Thứ tư, các nhà ngoại giao Vatican có khuynh hướng nhấn mạnh tới việc trình bày toàn bộ giáo huấn xã hội Công Giáo, từ các yếu tố phò sự sống tới các quan tâm về nghèo đói, chiến tranh và môi trường. Điều này cũng rất ăn khớp với quyết tâm của Đức Phanxicô trong việc hướng tập chú khỏi các cuộc chiến tranh văn hóa với Phương Tây.

Thứ năm, các nhà ngoại giao Vatican cũng đã được huấn luyện trong việc phát biểu các sứ điệp của Giáo Hội một cách giúp cho người không chuyên môn cũng có thể hiểu và lượng giá được. Một trong các phương thuốc ưa thích tại Á Căn Đình là Giáo Hội phải ra khỏi phòng áo lễ để đi vào phố xá; các nhà ngoại giao là những viên chức Giáo Hội gần như duy nhất sống bên ngoài phòng áo lễ suốt cả đời phục vụ.

Tuy nhiên, không thiếu người lo lắng trước viễn tượng này: việc ngài quá dựa vào các nhà ngoại giao có nguy cơ duy trì mãi mãi hiện trạng (status quo), điều mà Đức Phanxicô rất muốn thay đổi.

Trên thực tế, có vị Hồng Y Châu Mỹ La Tinh từng nói với Allen rằng một số nhà lãnh đạo của phe kỳ cựu tại Vatican đang cố gắng đưa các người được mình che chở vào nhóm người nhỏ hiện đang ở chung quanh Đức Phanxicô để ảnh hưởng tới các quyết định cải cách trong tương lai của ngài. Hơn nữa, hết 75% các nhà ngoại giao của Vatican là người Ý. Thành thử, dựa vào họ là cách củng cố chứ không phá tan “gọng kìm” của người Ý tại Giáo Triều.

Tuy nhiên, nhiều người thấy lo lắng trên có tính cường điệu, vì Đức Phanxicô vốn có con mắt tinh tường biết người biết việc cũng như chưa để ai thao túng bao giờ.

Dù nghĩ như thế nào, thì xem ra khuynh hướng nói chung hiện nay là thế. Thời Đức Bênêđíctô XVI, có kinh nghiệm thần học hay giáo luật được coi là có triển vọng “tiến thân”. Nhưng dưới thời Đức Phanxicô, những ai có căn bản ngoại giao dường như dễ có cơ hội nắm giữ các chức vụ quan trọng hơn.
 
Top Stories
Orthodox Patriarch of Antioch shares pain of Syrian people with Pope
Vatican Radio
08:47 27/09/2013
2013-09-27 Vatican - The pain and suffering of Christians in Syria was at the heart of a meeting that Pope Francis had on Friday with Patriarch Youhanna X Yazigi, head of the Greek Orthodox Church of Antioch and All the East. On Sunday the Patriarch will attend Mass in St Peter’s Square, celebrated by the Pope to mark the Day of Catechists. He’s also due to meet with Italy’s foreign minister and attend the St Egidio international, interfaith conference which opens at the weekend.

In his encounter with the Holy Father, the Patriarch spoke about the difficulties facing the Christian community in Syria and the surrounding region. He also talked about the plight of his own brother who was kidnapped last April, together with the Syriac Orthodox Bishop of Aleppo. The two leaders also shared their hopes for progress on the journey towards full Christian unity.

After their encounter, the Patriarch came to Vatican Radio and talked to Philippa Hitchen about his hopes for an end to the conflict in his country…

"First of all I’d like to express my deep, heartfelt love to my dear brother in Christ….I bear in my heart all the pain of our people in Syria, in Lebanon, in the Middle East, and we consider the attitude of His Holiness towards our people, our Church in the Middle East, in Syria and Lebanon especially to push, to find solutions, to establish a peace through dialogue, not in war ..

[Pope’s day of prayer and fasting for peace] It was very important I think, and in fact all our people participated that day, all together, in praying for Syria, for the Middle East, for peace in all the world, and it was a very important message to all the world, and I think to all the governments – not the simple people, but to the states and to the governments, to find a solution through peace.

[Kidnapped brother] Unfortunately we hope and we pray, and we try on all levels – with the governments, with different people – to find a solution to this story, and we hope, but till now we don’t have unfortunately any official or sure information about our two brothers....we hope they’re still alive...

[Who’s responsible?] They haven’t given us any sure answer till now – a lot of stories, a lot of promises, but not any results unfortunately.

[Did you talk about this with the Pope?] Yes, absolutely. We discussed a lot of topics and subjects. First of all I expressed all my brotherly love to His Holiness personally, and all my love of our Churches, the Antiochian Orthodox Church – as you know always in history we’ve had a good relationship and cooperation with the Catholic Church, with Vatican City. ....And we talked about our progression towards unity, Christian unity as you know, dialogue between the Orthodox Church and the Catholic Church. We try, we want to do what we can do, all together – this is the desire of His Holiness, and our desire. And about this political situation, about the presence of Christians in the Middle East – it’s a very important issue now, because a lot of our people are leaving Syria or Lebanon for other countries, and we cannot accept the Middle East without the face of Christ.

[Will there be a solution to the conflict now there’s been an agreement on chemical weapons?] We hope, and we ask all the governments to help us and to push all the countries to help Syria to find a solution through dialogue, and especially Russia and the States, and Europe maybe – they have a very big and important role, and we hope to help in this way

[Hard-line Islamic presence after conflict?] About Islam, you know, we have very good relationships with the Muslim people, in general in all his area. We live together, we have the same history, the same future – we’re like one family, this is the truth. But now we see in our countries a new spirit of extremism from some groups, Islamic groups, and we all refuse that – and the Muslim people, they refuse this extremist Islamic spirit.

[Can religious leaders help?] Absolutely. And we all – the Imams in Syria and Lebanon for example, and the bishops, the priests – we are all together. And we try with our people – with the Christians, with the Muslims – to do what we can do to have a calm life, and peace.

[St Egidio, The Courage of Hope] We try to be with our people, and to give them some hope, to stay in their houses, in this land, in this Christian land. And I would like to thank St Egidio for their invitation, and it will be an occasion for me to say some words, maybe a message of our pain, in the Middle East, in Syria and Lebanon, especially to make this voice heard by all the world.

[Do you fear for yourself?] No. There is a danger, but for example I live now in the Patriarchate in Damascus, sometimes in Lebanon in our residence in Balamand, near Beirut, and our church is open, we have our liturgies, our services as usual. Except some areas absolutely where we have difficulties, in Aleppo, in Homs, in others.

 
Pope Francis: A true Christian has to endure humiliations with joy and patience
Vatican Radio
08:48 27/09/2013
2013-09-27 Vatican - Pope Francis said on Friday the proof of whether we are true Christians is shown by our ability to endure humiliations with joy and patience. Speaking at his morning mass in the Vatican’s Santa Marta guesthouse, the Pope stressed this need for sacrifice in the Christian’s life of faith.

In his homily at the mass, the Pope began with the Gospel account from St. Luke where Jesus asked his disciples who they thought he was to illustrate his reflections on what is demanded of a Christian who follows the Lord. It was after this question and Peter’s correct answer, the Pope continued, that Jesus revealed to the disciples his Passion, his death and his resurrection and he recalled Peter’s horrified reaction to this news in the gospel account from St. Matthew. He said “Peter was frightened and scandalized just like many Christians” who declare “this will never happen to you, I will follow you up to this point.”

Pope Francis said “this is the temptation of a spiritual wellbeing.” Like the young rich man in the gospel “who wanted to follow Jesus but only up to a certain point.” He said “the scandal of the Cross continues to block many Christians” who rather than following this path of the Cross complain about the wrongs and insults they’ve had to ensure.

The Pope said “the proof if somebody is a true Christian is his or her ability to endure humiliations with joy and patience.” This, he concluded, is our choice, “whether to be a Christian of wellbeing or a Christian close to Jesus” who walks along the path of the Cross.

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nực cười khi đọc bài báo: “Lợi dụng trẻ em-mưu đồ chính trị”.
Nguyễn Nguyên
09:41 27/09/2013
Nực cười khi đọc bài báo: “Lợi dụng trẻ em-mưu đồ chính trị”.

Báo Nghệ An đăng bài: “Lợi dụng trẻ em-mưu đồ chính trị” của tác giả PV(tieng Việt là pêvê), báo viết: “Bất nhân và trắng trợn hơn, khi việc này lại diễn ra ngay tại các nhà thờ-nơi biểu hiện của sự tôn nghiêm, thánh thiện và tinh thần bác ái của Đức Chúa Trời. Chính những hình ảnh trên trang web của Giáo phận Vinh và một số trang mạng Công Giáo khác cho thấy có hàng chục, thậm chí hàng trăm em nhỏ non nớt, ngây thơ, nhiều em còn mang trên mình đồng phục học sinh (có lẽ các em vội vàng từ các trường tiểu học, trung hoc cơ sở tới Nhà thờ-pv) bị “thôi miên” quỳ dưới ánh nến, hồn nhiên giơ cao những tờ giấy A4 có những dòng chữ với nội dung xuyên tạc, kích động, chống đối chính quyền “Thắp lữa tình yêu trong bóng tối bạo quyền”, “Đàn áp dân là tả quyền”, “Chính quyền Nghệ an lừa dối dân”, “Tự do công lý cho Mỹ yên”, “Lên án hành động vu cáo của truyền thông Nghệ an”, “Nhân phẩm và nhân quyền”, “Công an + côn đồ 2 trong 1”…

Trước hết phải khẳng định rằng: người viết bài báo này không có chút kiến thức gì về tôn giáo. Nói rõ hơn là tác giả không hiểu gì về Giáo Hội Công Giáo. Tại sao tôi lại phải nói như vậy. Bởi vì, tôn giáo nào cũng vậy và nhất là Công Giáo, đời sống cầu nguyện chiếm chỗ nhất trong đời sống đạo của họ. Lời của Đức Chúa Trời dạy: “Loại quỷ này chỉ có ăn chay và cầu nguyện mới thắng được nó”; “Anh em hãy để trẻ nhỏ đến với Thầy đừng ngăn cấm chúng”. Chính vì vậy, lúc bà con giáo dân giáo xứ Mỹ yên đang trong tình trạng nguy khốn, thêm vào đó báo đài Nghệ an ra rả vu khống, xuyên tạc đủ điều thì việc cầu nguyện cho giáo dân giáo xứ Mỹ yên là điều vô cùng khẩn thiết, là trách nhiệm của mọi người không kể người già, con trẻ trong giáo phận.

Băng rôn, khẩu hiệu được in như trên là điều chính đáng, phải lẽ. Đó là tiếng nói để chính quyền phải nhìn lại sự việc cũng như cách hành xử với người dân. Điều này, chính Đức Chúa Trời cũng đã không ngần ngại gọi Hêrôđê là con cáo già khi thấy sự gian ác, lươn lẹo, dối trá… của tên vua này với mục đích mong cho lão ta nhận ra việc làm sai trái của mình để mà sửa đổi.

Báo viết: “…nhà văn hóa ở Nghi phương (nơi một số giáo xứ đang cầu nguyện cho cái gọi là “sự bách hại, áp bức” các cấp chính quyền đoàn thể, các ngành chức năng, các bà, các mẹ, anh chị bằng tất cả tình thương, đã tổ chức cho con trẻ “Vui hội trăng rằm” trong ngập tràn niềm vui và tình yêu thương”.

“Vui hội trăng rằm” diễn ra như trên, nếu là chỗ khác thì có thể nghe được, còn diễn ra ở Nghi phương như báo nói thì đó là lời nói dối đối với con trẻ ở đây. Bởi vì, qua vụ Nghi phương, cha thì bị giam giữ không hẹn ngày về; mẹ thì hoang mang sợ hãi, 30 người bị đánh, có người đang trong tình trạng nguy kịch…thì làm gì có chuyện con trẻ có được “…tràn ngập niềm vui và tình yêu thương”?

Báo viết: “Sống trong môi trường giáo dục không lành mạnh, hay bị nhồi nhét những suy nghĩ lệch lạc, lớn lên ắt con người cũng sẽ đánh mất tính thiện”.

Nhưng thử hỏi sống trong môi trường nào? Ai đã tạo ra môi trường? Có phải là môi trường: “Nói một đàng làm một nẽo” như ông gì gì đó ở Nghi phương; hay là môi trường: “…cứ nói dối, cứ nói dối…cuối cùng vẫn còn lại cái gì”???

Kết thúc bài báo, không hiểu tác giả có phải là quan toà hay không mà lại thẳng thừng tuyên bố: “…người đứng đầu Tòa Giám mục Xã Đoài và một số linh mục quản xứ trong giáo phận Vinh đã vi phạm pháp luật Việt nam, cụ thể, tại điều 7, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em…”

Giáo Hội Công Giáo có bổn phận làm chứng cho sự thật, việc làm chứng đó cho dù gặp nhiều khó khăn, thậm chi có khi phải trả giá đắt, nhưng đó là điều Giáo Hội Công Giáo phải làm( cụ thể là giáo phận Vinh lúc này). Bởi đó, mong tác giả bài báo này hãy trở lại câu chuyện này từ đầu (22/05/2013), là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Chứ đừng dẫn người ta đi vào lối khác, theo kiểu “kít ga một nơi bỏ mun một nẽo”, nào là “gây rối trật tự công cộng”; giờ là “…vi phạm…chăm sóc và giáo dục trẻ em…”, những điều này chỉ tổ làm cho câu chuyện” 3 người lạ” thêm dài dòng mà thôi.

Nguyễn Nguyên.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Loan báo Tin Mừng cho người cùng dòng họ
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá KLhánh
08:53 27/09/2013
LOAN TIN MỪNG CHO NGƯỜI CÙNG DÒNG HỌ

(11 bài đầu)

LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ - Chia sẻ 01

MỘT VÀI KINH NGHIỆM LOAN TIN MỪNG QUA CON ĐƯỜNG ĐẠO HIẾU

Tháng Mười lại về, hết vụ Hè Thu tới vụ Đông Xuân. Với lúa ngắn hạn, trên nhiều cánh đồng các vụ gieo và gặt như gối đầu liên tục, không còn phân biệt theo mùa truyền thống... Ta lại nhắc nhau trách nhiệm loan Tin mừng Cứu rỗi cho anh chị em.

Tin mừng đã đến trên quê hương này 480 năm. Một số nhà truyền giáo thuở đầu đã nhìn truyền thống Đạo Hiếu của phương Đông như một cánh cửa rộng mở để đưa mọi người và mọi gia tộc về với Thiên Chúa Cha, Đấng là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất (x. Ep 3,15).

Thế nhưng rồi cánh cửa đã khép lại. Sau nhiều tranh luận của các nhà truyền giáo, Tòa Thánh đã quyết định rằng người tín hữu Công Giáo phương Đông chỉ được bày tỏ tâm tình thiêng liêng đối với Ông Bà Tổ Tiên theo phụng vụ Rôma, và phải ngưng những biểu lộ bên ngoài theo truyền thống văn hóa địa phương. Suốt hơn 200 năm, người Công Giáo đành mang tiếng "theo Đạo là bỏ Ông bỏ Bà" để giữ một đức tin tinh tuyền, chưa kể sự ngộ nhận ấy còn góp phần khiến cơn bách hại thêm khốc liệt.

Năm 1964, Toà Thánh áp dụng cho người Công Giáo Việt Nam huấn thị Plane Compertum est đã đề ra cho Giáo Hội tại Trung Hoa năm 1938, chấp thuận cho người tín hữu Á Đông được thờ cúng ông bà theo lối xưa. Ngày 14-6-1965, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã ra thông cáo chính thức về việc áp dụng huấn thị của Toà Thánh.

Cho tới nay sự giải tỏa đã được gần 50 năm, người Công Giáo Việt Nam đã mò mẫm từng bước để hội nhập lại vào một truyền thống bị gián đoạn đã quá lâu đời. Nhiều luận văn của sinh viên Công Giáo và nhiều sách báo đề cập vấn đề này cũng như nhiều sáng kiến thực hành đã giúp hóa giải được phần nào ngộ nhận nói trên.

Nhân dịp sắp đến kỷ niệm 50 năm việc áp dụng huấn thị Plane compertum est, tôi cũng muốn được đóng góp cho anh chị em đồng đạo một kinh nghiệm kiếm tìm và một số minh họa, mong phần nào gợi hứng để các bạn trẻ Công Giáo dấn thân cho mối liên kết dòng họ bên nội và bên ngoại của chính mình. Sau nữa, tôi cũng mong được chia sẻ với đồng bào ngoài Công Giáo những nỗi khó khăn và những xác tín sâu xa của người Công Giáo trên đường về với nguồn cội. Chắc hẳn những chia sẻ chân thành cũng ôm theo nhiều vụng về, đôi khi thái quá hoặc bất cập, mong được mọi người rộng lượng cảm thông và góp ý.

Tháng Mười mở đầu với lễ Chị Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, vị thánh gắn liền với giấc mơ Loan báo Tin mừng cho người Việt, và cũng là vị thánh được nâng niu giữa tình gia đình và tình gia tộc. Xin ký thác cho Chị loạt bài này như một phương án mới, một con đường giản dị để đến với anh chị em lương dân và đưa họ đến với Chúa, không còn phải là con đường lẻ loi của từng người hay từng gia đình nhưng là một con đường hành động tập thể: con đường dòng họ, họ Nguyễn cho họ Nguyễn, họ Lê cho họ Lê, họ Trần cho họ Trần, họ nào truyền giáo cho họ nấy.

Có thể là sẽ không kết thúc được với Tháng Mười, phải kéo dài sang tháng Mười Một. Tuy nhiên như vậy cũng có cái hay, để nói rằng tháng Mười chỉ là một khởi điểm để đưa sứ vụ loan báo Tin mừng đi vào cuộc sống chứ không phải chỉ là tháng để hô hào suông. Một số đoạn trích lại từ quyển "Về Với Cội Nguồn", Nxb PĐ 2012. Độc giả nào muốn, có thể xem toàn văn quyển sách tại:

http://gpquinhon.org/qn/news/nuoc-man/Ve-voi-coi-nguon-633/#.UhHDl9IvnqE

Mọi góp ý xin gửi về: tinmunggiesu@gmail.com.

Lm TRĂNG THẬP TỰ VÕ TÁ KHÁNH

LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ - Chia sẻ 02

VẤN ĐỀ THỜ CÚNG ÔNG BÀ TRONG LỊCH SỬ Giáo Hội VIỆT NAM

Tự bản thân, Đạo Hiếu rất gần với Đạo Chúa. Đang khi một số tôn giáo Á Đông tin luân hồi, cho rằng con người chết rồi đầu thai hóa kiếp thành loài này loài khác thì Đạo Hiếu dạy rằng linh hồn Ông Bà Tổ Tiên bất tử, linh hiển và gần gũi con cháu. Đạo Hiếu và Đạo Chúa có chung một niềm tin linh hồn bất tử, tiếc thay, đã gặp một sự hiểu lầm suốt mấy thế kỷ.

Hoàn cảnh thế kỷ XVII đã khiến một số nhà truyền giáo ngộ nhận, cho rằng việc thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là một tôn giáo, trong đó tổ tiên được coi như những vị thần. Ngộ nhận này một phần là do chưa nghiên cứu cặn kẽ:

- Nhiều vị tưởng rằng khi cúng lễ gia tiên, gia chủ phải đọc những lời thần bí rất tỉ mỉ. Thật ra, gia chủ không tụng kinh (đọc lớn một công thức) cũng không niệm kinh (đọc thầm) mà chỉ nói với tổ tiên của mình như một đứa con nói với người cha hiện đang còn sống, trong ngôn ngữ thông thường.

- Nhiều vị tưởng chữ "lễ" trong lễ gia tiên có cái ý nghĩa nguyên thủy của nó là "các quy tắc của các lễ nghi tôn giáo". Thật ra, chính Đức Khổng Tử đã giải thích chữ "lễ" theo một nghĩa khác. Theo ngài, các "lễ" hoặc các nghi thức chỉ là phương tiện cho người quân tử dùng để xử kỷ tiếp vật trong mỗi tình huống cuộc sống. Chúng nêu rõ cách ứng xử người ta phải có trong nhà, ngoài phố, ở triều đình, ở các lễ hội; chúng bộc lộ ra bên ngoài những tình cảm bên trong mà người ta cảm thấy trong tình huống này hoặc tình huống nọ. Vậy, các nghi thức chỉ là những quy phạm của phép xã giao, các quy tắc phép lịch sự mà mục đích gần nhất là giáo hóa con người. Đó là những quy luật của "lễ phép xã hội", như chính Khổng Tử nói, khiến ngày qua ngày người ta đến gần điều thiện và tránh xa điều ác mà không ngờ. Nghi thức khi cúng gia tiên cũng mang ý nghĩa ấy, chỉ là những lễ phép bày tỏ lòng kính trọng quý mến đối với tổ tiên mình.

- Lý do mạnh nhất đẩy Giáo Hội đến chỗ chấp nhận theo một thái độ ngờ vực đối với sự thờ cúng tổ tiên, chính là vì một số người tin rằng vong hồn của những người chết ở trong các bài vị, và người ta ghi rõ "đây là nơi ở của hồn (ông A, bà B)", cách riêng là ở trong tấm lụa đặt trước bài vị, được gọi là "hồn bạch", thường là tấm lụa đã phủ trên khuôn mặt người hấp hối và được cho là hồn đã nhập vào đó. Tuy nhiên đó chỉ là tin tưởng sai lạc của một số người. Theo những tin tưởng chính thống của người Hoa cũng như người Việt, sau khi chết, con người được coi như đã vĩnh viễn rời bỏ cõi đời này để an nghỉ ở cõi "suối vàng". Tại các từ đường, người ta chỉ giữ lại bài vị của năm đời, còn các bài vị của những thế hệ xưa được đem chôn. Nếu thật người ta tin bài vị là nơi hồn nương tựa thì sẽ không chôn như thế, vì không còn bài vị, những hồn ấy sẽ ở đâu? Vả lại, ngày nay, các gia đình dễ dàng thay thế các bài vị bằng những bức chân dung, cho thấy họ không nghĩ rằng linh hồn các bậc tổ tiên ở trong các bài vị. Nếu hồn không ở trong các bài vị thì vai trò của các bài vị ấy là gì? Dưới con mắt của người Hoa cũng như là người Việt, ít ra là của các nhà nho, các bài vị chỉ có mục đích duy nhất là để nhắc nhở người sống tưởng nhớ những người đã khuất.

LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ - Chia sẻ 03

MỘT SỐ THỰC HÀNH GÂY ÁI NGẠI

Có những nhà truyền giáo cho rằng việc thờ cúng Ông Bà là một tôn giáo nhưng lại có những nhà truyền giáo khác khẳng định rằng người Việt không bao giờ xem tổ tiên của họ là "những vị thần", cũng không bao giờ xem cha mẹ họ là "những vị thần tương lai" (Chỉ một số nhỏ tiền hiền ở các địa phương được các triều vua phong thần làm "thành hoàng" của làng xã, với cái nhìn tương tự như các thánh bổn mạng trong Kitô giáo chứ không phải là những vị thần đúng nghĩa). Đã đành là có bàn thờ dành cho Tổ tiên và Tổ tiên là đối tượng của một sự phụng tự nhưng phụng tự này chẳng là gì khác hơn một phụng tự tưởng nhớ, khác với sự thờ Trời. Do đó có thể kết luận ngay rằng sự thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo theo nghĩa đen của từ này (Chúng ta vẫn thường được nghe trả lời như sau: "Chúng tôi chỉ thờ cúng ông bà chứ không theo đạo nào cả."). Hơn nữa, khi truyền bá sự thờ cúng này, người xưa (cụ thể như Đức Khổng Tử) nhắm thiết lập những mối liên hệ xác thực giữa những người sống và những người chết, củng cố sự liên đới giữa các thế hệ và phát huy kỷ luật xã hội, tức là chỉ vì những mục tiêu xã hội và chính trị chứ không hề có ý tưởng tôn giáo nào.

Ta cứ giả thiết như việc thờ cúng này bắt đầu có ý nghĩa từ khi có loài người, sẽ thấy sự khác biệt giữa hai chữ "thờ" ấy. Con cháu thờ ông bà, thế hệ sau thờ thế hệ trước. Còn người đầu tiên của loài người thờ ai? Dĩ nhiên họ chỉ thờ Thiên Chúa. Hai chữ thờ đó khác nhau trời vực. Thờ Thiên Chúa là tâm tình của thụ tạo lệ thuộc Tạo Hoá, tùng phục Ngài một cách tuyệt đối và yêu mến Ngài với trọn tình con. Còn thờ tổ tiên là tưởng nhớ người xưa và cố gắng không làm ô danh người xưa.

Thế nhưng trong thực tế, đối với nhiều người, các nghi lễ dành cho tổ tiên cũng dần dần mang thêm một ý nghĩa tôn giáo. Người ta đi đến chỗ thờ tổ tiên như thần thánh, và có khi dành cho tổ tiên một tâm tình thờ phượng tuyệt đối như thờ phượng Thiên Chúa. Chính đây là điều không thể nào đi đôi với giáo lý Kitô giáo. Chỉ có một Thiên Chúa độc nhất và chân thật. Không thể thờ bất cứ thụ tạo nào như Thiên Chúa được.

Nghi lễ thờ cúng ông bà ở các thế kỷ trước quả thật có bị lây nhiễm một số tin tưởng sai lạc đáng ngại. Chẳng hạn, tin rằng hồn ông bà về hưởng của cúng. Người ta sợ rằng không cúng tế thì hồn người chết sẽ đói khát, không đốt vàng mã thì hồn người chết không có tiền tiêu. Những tin tưởng sai lạc như thế cũng không thể đi đôi với giáo lý Kitô giáo.

Ngoài ra còn có những mê tín khác.

Các nhà truyền giáo đã tranh luận hết sức nghiêm túc qua nhiều năm, một bên cho rằng những sai lạc trên đây có thể điều chỉnh được, một bên cho là khó lòng thay đổi được não trạng của dân chúng. Cuối cùng, để bảo đảm cho niềm tin của tín hữu được tinh ròng, Giáo Hội đã quyết định rằng người Công Giáo chỉ được tôn kính tổ tiên theo cách Giáo Hội quen làm, chứ không được thờ cúng theo hình thức cổ truyền địa phương. Giáo Hội biết đây là một chọn lựa phải trả giá đắt, rất bất lợi cho công cuộc truyền giáo. Trước khi có quyết định ấy, số người hưởng ứng Đạo Chúa tại Việt Nam càng lúc càng đông, cả đến trong triều đình vua Lê cũng có nhiều người theo Đạo. Việc cấm thờ cúng tổ tiên theo lối cũ đã khiến người ta tẩy chay tôn giáo mới, thậm chí đã thành một trong những lý do biện minh cho các cuộc bách hại của nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn và chiến dịch Văn Thân. Đã hẳn việc cấm thờ cúng nói đây có phần do ngộ nhận nhưng dù sao nó cũng cho thấy đức tin Kitô giáo phải là một chọn lựa quyết liệt đến mức nào.

LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ - Chia sẻ 04

QUAN ĐIỂM MỚI CỦA TÒA THÁNH

Mãi đến thế kỷ 20, khi Đạo Hiếu không còn bị ngộ nhận là một tôn giáo và những tin tưởng sai lạc cũng không còn phải là chuyện chung của quảng đại quần chúng, năm 1964, Toà Thánh đã chấp thuận cho người Công Giáo Việt Nam được thờ cúng ông bà theo lối xưa. Ngày 14-6-1965, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã ra thông cáo chính thức về vấn đề này.

Sau phần đầu nhắc lại mấy nguyên tắc về thái độ của Giáo Hội đối với nền văn hoá và truyền thống của dân tộc, bản thông cáo nói đến thể thức áp dụng Huấn thị "Plane compertum est" đã được Toà Thánh đã đề ra cho Giáo Hội tại Trung Hoa năm 1938. Nguyên văn:

1. Nhiều hành vi, cử chỉ xưa, tại Việt Nam, có tính cách tôn giáo, nhưng nay vì tiếp xúc với bên ngoài và vì tâm tình tập quá đã thay đổi nhiều, nên chỉ còn là những cách biểu lộ lòng hiếu thảo tôn kính đối với tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ. Những cử chỉ, thái độ, nghi lễ có tính cách thế tục, lịch sự và xã giao ấy, Giáo Hội Công Giáo chẳng những không ngăn cấm mà còn mong muốn và khuyến khích cho nó được diễn tả bằng các cử chỉ riêng biệt của mỗi nước, mỗi xứ, và tuỳ theo trường hợp.

Vì thế, những cử chỉ, thái độ và nghi lễ tự nó hoặc do hoàn cảnh, có một ý nghĩa thế tục rõ ràng là để tỏ tinh thần ái quốc, lòng hiếu thảo, tôn kính, hoặc tưởng niệm tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ (như treo ảnh, hình, dựng tượng, nghiêng mình bái kính, trưng đèn hoa, tổ chức ngày kỵ giỗ) thì được thi hành và tham dự cách chủ động.

2. Trái lại, vì có nghĩa vụ bảo vệ cho đức tin Công Giáo được tinh tuyền, Giáo Hội không thể chấp thuận cho người tín hữu có những hành vi, cử chỉ hoặc tự nó hoặc do hoàn cảnh, có tính cách tôn giáo trái với giáo lý mình dạy.

Vì thế, các việc làm có tính cách tôn giáo không phù hợp với giáo lý Công Giáo (như bất cứ lễ nghi nào biểu lộ lòng tùng phục và sự lệ thuộc của mình đối với một thụ tạo như là đối với Thiên Chúa) hay những việc dị đoan rõ rệt (như đốt vàng mã), hoặc cử hành ở những nơi dành riêng cho việc tế tự (của các tôn giáo khác)... thì giáo hữu không được thi hành và tham dự. Trong trường hợp bất đắc dĩ, chỉ được hiện diện một cách thụ động, như đã ấn định trong giáo luật khoản 1258.

3. Đối với những việc mà không rõ là thế tục hay tôn giáo thì phải dựa theo nguyên tắc này, là nếu những hành vi đó, theo dư luận dân chúng địa phương không coi như sự tuyên xưng tín ngưỡng của một tôn giáo (ngoài Kitô giáo) mà chỉ biểu lộ một tâm tình tự nhiên, thì được coi như không trái với đức tin, nên được thi hành và tham dự.

Trong trường hợp chưa hết nghi nan, thì có thể hành động theo tiếng lương tâm lúc ấy: nếu cần thì phải giải thích chủ ý của mình một cách thật khéo léo, hợp cảnh, hợp thời. Sự tham dự cũng chỉ được có tính cách thụ động.

Đó là những nguyên tắc chung, giáo hữu cần phải dựa vào mà xét đoán theo lương tâm và hoàn cảnh. Trong trường hợp hồ nghi, mọi người liên hệ không được theo ý riêng mình, mà sẽ phán đoán theo chỉ thị của Toà Thánh, và sẽ bàn hỏi với các giáo sĩ thành thạo.

Yêu cầu quý cha phổ biến rộng rãi và giải thích tường tận thông cáo này không những trong những nhà thờ mà cả mỗi khi có dịp, không những cho anh em giáo hữu mà cả cho người ngoài Công Giáo.

LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ - Chia sẻ 05

DƯỚI MÁI TỪ ĐƯỜNG CỦA TRĂM HỌ

Loạt bài này khá dài, những ai không có giờ, chỉ cần đọc bài này và một vài bài kế tiếp. Những ai muốn nhặt nhạnh thêm kinh nghiệm có thể đọc tiếp những điều Chúa đã cho tác giả trải nghiệm hơn 20 năm qua, giúp hiểu ý nghĩa một trào lưu văn hóa và vận hội nó đang đem lại cho sứ vụ loan Tin mừng của Giáo Hội.

Việc thực hành rất đơn giản, bất cứ giáo xứ hay giáo họ nào cũng làm được.

Sau tết Quý Tỵ 2013 vừa qua tại giáo xứ Song Mỹ thuộc giáo phận Nha Trang, một số bạn trẻ họ Võ đã có sáng kiến xin cha sở một thánh lễ cầu nguyện cho những người cùng họ còn sống và đã qua đời. Với bức tâm thư trang trọng gửi đến mọi gia đình họ Võ trong giáo xứ, đã có trên 100 người đến dự lễ. Sau thánh lễ hơn 50 người đã ở lại gặp nhau tại hội trường giáo xứ. Họ chia sẻ tâm tình thật chan hòa rồi thảo luận sôi nổi và đi đến bốn quyết định: Thứ nhất, đề cử ra một ban liên lạc họ Võ Công Giáo của giáo xứ; thứ hai, mỗi lần có người họ Võ trên địa bàn giáo xứ qua đời, sẽ tặng một vòng hoa phúng điếu ghi dòng chữ: "Ban Liên lạc họ Võ Công Giáo giáo xứ Song Mỹ thành kính phân ưu"; thứ ba: anh chị em đồng tộc Công Giáo sẽ nhắc nhau sống tốt hơn để khỏi phụ lòng bà con đồng tộc ngoài Công Giáo; Thứ tư: Từ đây về sau, mỗi năm tới ngày này, đều xin lễ như thế và mỗi gia đình họ Võ Công Giáo sẽ mời một gia đình họ Võ người lương đến dự thánh lễ. Có thể lắm người được mời sẽ không đến nhưng nhiều người khác sẽ đến. Họ sẽ hiểu thế nào là gia đình con cái Chúa, sẽ hiểu cách người Công Giáo tôn kính và cầu nguyện cho ông bà tổ tiên.

Điều nhóm anh chị em ấy đã làm, thiết tưởng bất cứ nhóm đồng tộc nào tại mỗi giáo xứ, dù đông người hay ít người, cũng đều có thể làm được. Sau bao năm ly loạn, khi hòa bình lập lại, đa số người mình, lương cũng như giáo, hiện không còn gia phả, không còn từ đường, lắm khi không còn nhớ ngày giỗ của dòng họ mình. Thế nhưng khi ta nhận biết Thiên Chúa là Cha, Ngài đã cho lại chúng ta tất cả và còn hơn thế nhiều. Không còn gia phả, nhưng chúng ta biết rõ mình là anh em con một Cha trên trời. Không còn từ đường nhưng chúng ta lại có chung một nhà Chúa là từ đường của muôn dân, bởi lẽ hai chữ từ đường trong tiếng Hán dịch sang tiếng Việt không gì khác hơn là nhà thờ. Có thể không còn nhớ ngày giỗ của dòng họ nhưng chúng ta có ngày lễ của những vị thánh tử đạo cùng dòng họ. Trong số các thánh tử đạo người Việt, có 28 vị ta không rõ thuộc họ nào; còn 69 vị khác thuộc về 17 dòng họ: họ Bùi (2), họ Đặng (1), họ Đinh (3), họ Đỗ (3), họ Đoàn (3), họ Hà (2), họ Hồ (1), họ Hoàng/Huỳnh (1), họ Lê (7), họ Nguyễn (24), họ Phạm (5), họ Phan (3), họ Tạ (1), họ Tống (1), họ Trần (4), họ Trương (2), họ Vũ/Võ (6).

Thử hình dung xem, mỗi năm trong mái ấm từ đường của trăm họ tại giáo xứ liên tiếp có ngày giỗ Công Giáo của họ Lê, họ Nguyễn, họ Phạm, họ Phan, họ Trần, vv… và các bà con đồng tộc người lương cùng đến dự. Rồi tới ngày tế hiệp của họ, họ lại mời các đồng tộc Công Giáo và cả vị thủ từ của từ đường muôn dân là cha xứ đến dự. Dòng họ là con đường thật hồn nhiên để ta đến với anh em và đưa anh em đến với Chúa. Ta có những cơ hội tốt nhất để giải thích cho bà con lương dân hiểu giáo lý của Hội Thánh Công Giáo về Đạo Hiếu và việc thờ cúng Tổ Tiên để giúp họ nhận biết và thờ phượng Cội Nguồn muôn đời muôn thuở là Cha trên trời.

Từ năm này sang năm khác, sự giao lưu gặp gỡ lương giáo sẽ ngày càng thêm dày và thêm thân tình. Chắc hẳn sau năm, bảy năm, không ít người sẽ nhờ đó mà nhận được ơn đức tin vào Chúa Cứu Thế Giêsu.

Với hy vọng ấy, tôi tha thiết mời quý độc giả, mỗi người hãy gặp gỡ những người Công Giáo cùng dòng họ trong giáo xứ, trao đổi và thảo luận xem sẽ bắt đầu công việc như thế nào. Họ nào loan Tin mừng cho họ nấy: Rủ nhau sống tốt, hẹn nhau trong một thánh lễ truyền thống hằng năm, và mời bà con đồng tộc người lương cùng đến dự.

Dĩ nhiên việc gieo trồng không kém phần vất vả nhưng rồi mùa gặt đến, giọng hân hoan, mặt rạng rỡ, ta sẽ ôm những bó lúa trĩu nặng trên tay mà trở về trong tiếng hát tạ ơn vì những bà con cùng dòng họ với mình và cả nhiều anh chị em khác đã trở nên con cái Chúa. Cúi xin Chúa chúc lành cho những ước mơ đang lớn dậy trong lòng chúng ta.

LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ - Chia sẻ 06

GIA PHẢ, CHÌA KHÓA MỞ LÒNG ANH EM

Ngày truyền thống đồng tộc Công Giáo mở ra một cánh cửa giao lưu, để ta có thể mời anh chị em đồng tộc người lương đến với mái từ đường của trăm họ. Tình thân cần được tiếp nối qua sự thăm viếng. Giáo xứ nào cũng có những nhóm thăm viếng các bệnh nhân, người neo đơn hoặc già cả. Giờ đây, sẽ thêm một đối tượng nữa là những gia đình có thiện cảm với Đạo Chúa qua việc tham dự ngày truyền thống đồng tộc tại nhà thờ Công Giáo. Mỗi lần đi ngang nhà, ta nhớ ghé thăm.

Câu chuyện có thể không bao giờ cạn là chuyện chia sẻ những thông tin về gia phả. Sau chiến tranh hầu hết chứng từ bị mai một, việc dựng lại gia phả riêng từng cụm từng nhóm lắm khi hết sức khó, khiến nhiều người nản lòng bỏ cuộc. Việc tìm tòi liên hệ nói kết giữa những nhánh đã đứt đoạn hằng thế kỷ và đã trôi dạt tới những địa phương khác nhau, mặc dù lý thú, càng là chuyện chẳng có mấy hy vọng.

Xưa gia phả dòng họ thường được bảo quản trong một hộp sơn son thếp vàng đặt trên bàn thờ của từ đường. Hằng năm vào dịp tế đầu xuân (xuân thủ) hoặc dịp giỗ chung của gia tộc, người ta thỉnh gia phả xuống và ghi tên những người đã khuất trong năm qua. Việc chép gia phả gắn liền với ngày giỗ chung, cho nên khi việc cúng giỗ đứt đoạn, gia phả cũng đứt đoạn.

Bên cạnh những khó khăn vì chiến tranh ly loạn, còn có một khó khăn đến từ tấm lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Ngay cả khi ở từ đường vẫn còn gia phả ghi rõ tên vị thủy tổ, phần đông trong gia tộc vẫn không biết vị thủy tổ tên gì, chỉ vì các thế hệ con cháu hết sức kính trọng tên của tổ tiên, không bao giờ nhắc tới. Đàng khác, gia phả được ghi bằng cổ văn và cổ tự, con cháu có mở ra cũng không đọc được.

Tòa Thánh đã giải tỏa lệnh cấm về việc thờ cúng Tổ Tiên từ nửa thế kỷ, nhưng mãi đến nay, thành kiến "theo Đạo bỏ ông bỏ bà" vẫn chưa được gột sạch. Để hóa giải những hiểu lầm đã quá ăn sâu, thiết tưởng người tín hữu Công Giáo cần nhập cuộc vào nỗ lực tìm nguồn cội của dòng họ mình. Mất gia phả là thảm trạng chung cả cho người lương lẫn người giáo. Bao nhiêu năm chiến tranh loạn lạc, nay ít gia tộc còn giữ được gia phả lâu đời. Do thời thế đổi thay, nhiều bi ký, bút tích và sử liệu đã thành tro bụi, những chứng cứ tìm được thật hiếm hoi, không đủ rọi sáng những khoảng tối và những tồn nghi lịch sử. Người ta đành hài lòng với những suy diễn và phỏng đoán. Chẳng ai nỡ trách ai.

Một giải đáp chung hiện đang được các gia tộc cố gắng làm xong sớm, là chuyển các bản gia phả bằng Hán Nôm sang chữ quốc ngữ. Càng ngày số người thông thạo Hán Nôm càng hết sức hiếm hoi, việc chuyển dịch các gia phả sang quốc ngữ càng trở thành một việc khẩn cấp. Đó là những đề tài mà những ai quan tâm tới cội nguồn có thể nói mãi không hết.

Một phương tiện khác là hỏi han chia sẻ qua điện thoại. Nếu ta có lòng với người đồng tộc, thì sẽ sớm có hàng chục và hàng trăm số điện thoại. Nếu máy có 2 sim, ta cho những số điện thoại này vào một sim. Nếu chỉ có một sim, nên lưu rõ cả họ và tên để máy sẽ tự động xếp những người đồng tộc vào một chuỗi. Khi liên hệ đồng tộc vượt ranh giới làng xã, cũng cần ghi thêm vài chi tiết sau tên của mỗi người, để khi họ gọi đến, ta nhận ra ngay đó là ai.

LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ - Chia sẻ 07

GIA PHẢ CHÚA GIÊSU KITÔ

Câu chuyện về gia phả có thể giúp bạn nhập đề vào Tin mừng của Chúa rất sớm, bởi lẽ câu đầu tiên của bộ Tin mừng bàn về gia phả: “Sách gia phả của Đức Giêsu Kitô…”

Tùy lúc, câu chuyện về gia phả có thể là thông tin vắn tắt qua điện thoại, hoặc chia sẻ tại bàn ăn, mạn đàm bên tách cà phê.

Bản gia phả Mátthêu giúp ta trình bày thật hồn nhiên phần lịch sử ơn cứu rỗi từ ông Abraham tới Chúa Giêsu, với 42 đời, được Thánh Matthêu tỉ mỉ ghi chú là 3 lần 14, tức là 6 lần 7 đời, và gián tiếp nói rằng chỉ một mình Chúa Giêsu là bộ bảy thứ bảy, là đỉnh cao và là sự toàn bích…

Người nghe sẽ rất lý thú khi được biết bản gia phả thứ hai của Chúa Giêsu Kitô, ghi trong sách Luca, phăn ngược lên đến tận Ađam: “Ađam bởi Thiên Chúa”. Thiên Chúa là Cội Nguồn của mọi cội nguồn.

Điều ấy đem lại an ủi cho những người gốc họ này nhưng nhiều thế hệ qua đã mang một họ khác. Người ta không còn bị hụt hẫng vì chuyện cải họ. Dù có chuyện cải họ hoặc dù chỉ phục hồi gia phả được một số đời ít ỏi, thì ta vẫn biết chắc chắn rằng có một Thiên Chúa duy nhất là Cha của Chúa Giêsu Kitô và là Cha chung hết mọi người. Bốn bể là anh em vì tất cả đều là con cái của cùng một Cha trên trời.

Về điểm này, có một chi tiết cần lưu ý. Hiện đang nở rộ trào lưu nói về Cha Trời của những người hòa đồng tôn giáo. Ngôn từ có vẻ giống nhau nhưng sự thật hoàn toàn khác. Nơi mạc khải Kitô giáo, ta được biết Thiên Chúa là Cha chính là nhờ được Con một Ngài là Đức Giêsu Kitô đến tỏ cho biết (Ga 1,18). Chúng ta được gọi Thiên Chúa là Cha chính là nhờ Đức Giêsu Kitô ban Thánh Thần để Thánh Thần thốt lên trong lòng ta: “Abba!”, thân thiết như em bé: “Ba ơi, Bố ơi!”. Thiên Chúa Cha nơi Kitô giáo không lẻ loi một mình nhưng hiệp nhất với Con Ngài và Thánh Thần Ngài thành Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi.

Lần giở Kinh Thánh, ta sẽ thấy lý thú về chuyện gia phả. Đang khi những bản gia phả nhân loại chưa được 200 năm hầu hết đều đã tan vào hư vô thì những bản gia phả cổ trong bộ Kinh Thánh đã hơn 3000 năm qua vẫn được bảo trì. Nơi quyển đầu tiên của bộ Kinh Thánh, sách Sáng Thế Ký, bản gia phả ở 11 chương đầu mang tính dã sử. Từ chương 12 trở đi, câu chuyện bắt đầu với một người đồng thời với các vua Hùng đầu tiên của ta là ông Abraham. Ta chỉ biết về các Hùng Vương ở con số 18 vị vua, mấy ai biết được tên 18 vị vua ấy. Lạc Long Quân, Âu Cơ, Lục Tộc, Hùng Vương Thứ Sáu, Tiết Liêu, Hùng Vương Thứ Mười Tám, Mỵ Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh… Tất cả những truyền thuyết ấy lãng đãng mơ hồ… được kể lại theo truyền khẩu vỏn vẹn trong dăm trang. Đang khi đó, ông Abraham đã trở thành một gia tộc rồi một dân tộc, với những trang gia phả chính xác. Chỉ bốn thế hệ đầu tiên của lịch sử ơn cứu rỗi đã lấp đầy gần bốn mươi chương của sách Sáng Thế Ký, từ chương 12 đến chương 50. Nhờ đâu mà những trang gia phả ấy và cả bộ sách Kinh Thánh dày cộm được bảo tồn không suy suyễn qua thời gian đằng đẵng?

Một sự kiện khác cũng dễ khiến người nghe phải suy nghĩ: Người ta thường trân trọng những nguồn cội biết được cách bấp bênh qua những trang phả liệu mù mờ, đang khi ấy nguồn cội đầu tiên mà Kinh Thánh giới thiệu vẫn sờ sờ nơi cuộc sống thường nhật thì người ta lại thản nhiên gạt bỏ.

LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ - Chia sẻ 08

Thiên Chúa CHA MẠC KHẢI QUA KINH THÁNH

Những người rao giảng về Cha Trời bảo rằng Cha Trời giáng cơ dạy người ta ghi lại những bài giáo lý. Sách Koran của Hồi giáo cũng bảo rằng Đấng Allah đọc cho Tiên tri Mahômét viết lại những lời Ngài dạy. Đang khi đó, Kinh Thánh của Do Thái giáo và Kitô giáo thì khác. Đây là câu chuyện về một gia đình, một gia tộc rồi một dân tộc và cả nhân loại. Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử rồi sau đó mới cho người viết lại lịch sử ấy để giúp mọi người hiểu Ngài yêu thương nhân loại và yêu thương mỗi người tới mức nào.

Từ câu chuyện gia phả, ta nên sớm giới thiệu cho người ta quyển Kinh thánh, cả Cựu ước và Tân ước, đồng thời tóm tắt cho họ nội dung Kinh Thánh sau đây để họ có thể đọc Kinh thánh với tâm trạng hồn nhiên của một người đi tìm sự thật.

Thiên Chúa đầy tình yêu thương đã tạo nên mọi loài mọi vật để chúng chia sẻ sự tốt lành của Ngài. Cách riêng, Thiên Chúa đặc biệt yêu thương con người. Ngài đã tạo nên họ giống hình ảnh Ngài, ban cho họ có khả năng nhận biết và yêu mến Ngài, đồng thời đặt họ làm chủ mọi thụ tạo trên trái đất để họ cai trị và sử dụng chúng mà ngợi khen Ngài.

Tiếc thay, con người không vâng phục Thiên Chúa. Con người muốn đi tìm một thứ hạnh phúc ngoài Thiên Chúa. Hậu quả là tình nghĩa với Thiên Chúa bị cắt đứt, con người phải xa lìa Thiên Chúa, bị đau khổ, phân rẽ, và cuối cùng là phải chết. Tuy nhiên, Thiên Chúa đầy yêu thương vẫn không bỏ mặc con người trong nỗi tuyệt vọng. Ngài hứa sẽ ban Đấng Cứu Thế đến để cứu vớt con người.

Để thực hiện lời đã hứa, Thiên Chúa đã chọn cụ Abraham để qua ông, Ngài gầy dựng một dân tộc là dân Israel, chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế ra đời. Qua Môsê, Thiên Chúa đã cứu dân Israel khỏi ách nô lệ Ai cập, trong biến cố Vượt qua và Xuất hành, cũng qua Môsê, Thiên Chúa còn ban cho dân Israel Giao ước và Lề luật để họ trở thành dân riêng của Ngài. Qua các ngôn sứ, Thiên Chúa dạy dỗ họ đón nhận Đấng Cứu Thế.

Khi tới giờ đã định, Thiên Chúa đã cho Đấng Cứu Thế ra đời. Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế, chính là Con Một của Thiên Chúa đã trở thành con người để làm cho ta trở thành con Thiên Chúa. Ngài đã đến sống giữa chúng ta để cho ta biết tình thương của Chúa Cha và để dẫn đưa chúng ta về cùng Chúa Cha trong một gia đình là gia đình con cái Thiên Chúa, tức Hội Thánh. Ngài đã chết để hoà giải ta với Thiên Chúa, và đã sống lại để ban cho ta sự sống mới làm con Thiên Chúa.

Sau khi Chúa Giêsu về trời, Chúa Cha và Chúa Giêsu đã gửi Chúa Thánh Thần đến, để hướng dẫn Hội Thánh tiếp tục công việc của Chúa Giêsu, mà đem ơn cứu rỗi đến cho mọi người bằng lời rao giảng và việc cử hành các bí tích. Chúa Thánh Thần ở với ta, làm cho ta được kết hợp nên một với Chúa Giêsu. Ngài soi sáng và thúc đẩy ta sống mến Chúa yêu người như Chúa Giêsu dạy, để ta xứng đáng là con cái Cha trên trời, theo như chương trình yêu thương mà Thiên Chúa đã dành cho ta.

Cùng với mọi người trong Hội Thánh, ta góp phần hoàn tất lịch sử, đợi ngày Chúa Giêsu tỏ bày vinh quang của Ngài và của những người được cứu chuộc. Ngày ấy Chúa Giêsu sẽ tiếp thu mọi sự, biến đổi thành vũ trụ mới mà dâng lên Thiên Chúa Cha.

Qua ba giai đoạn mặc khải, dần dần ta được biết Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là Ba Ngôi Thiên Chúa. Cũng nhờ Thiên Chúa mặc khải, ta biết Ba Ngôi khác nhau ấy hợp nhất thành một Thiên Chúa mà thôi. Đó là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.

Kinh Thánh không phải là một quyển sách giáo khoa nêu nguyên tắc rồi hướng dẫn áp dụng thực hành. Nó là quyển sách ghi lại công trình tình thương của Thiên Chúa, qua một lịch sử chưa hoàn thành nhưng đã có đoạn kết. Nó được hình thành từ cuối thế kỷ 13 trước Công nguyên và kết thúc đầu thế kỷ thứ hai sau Công nguyên, do hằng trăm ngòi bút thuộc những trình độ và thời đại khác nhau họp lại, mà đọc xong lại thấy từ đầu tới cuối hết sức thống nhất, chẳng khác nào một tác phẩm do cùng một người phác thảo và thực hiện, do cùng một người đề ra ý chính, các phần đoạn của thân bài rồi viết từ nhập đề đến kết luận.

Điều đó cho thấy Kinh Thánh được thực hiện do một tác giả thần linh vượt trên toàn bộ lịch sử. Tác giả đích thật ấy là chính Thiên Chúa, còn tất cả những người đã cống hiến tài năng chấp bút diễn tả chỉ là những dụng cụ.

Một khi đã quen, bạn sẽ từ câu chuyện đang nói để chuyển sang Kinh Thánh rồi lại từ Kinh Thánh chuyển sang cuộc kiếm tìm của bạn và người đồng tộc.

LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ - Chia sẻ 09

ĐẠO HIẾU TRONG LỜI NGUYỆN PHỤNG VỤ

Trong lịch sử, việc thờ cúng tổ tiên theo truyền thống Việt Nam không chỉ gây hao tốn giấy mực tranh cãi giữa các nhà truyền giáo, nhưng còn kéo theo một thực tế bi hùng. Nhiều người ngoài Công Giáo thà mất Nước Trời hơn là bỏ ông bỏ bà, như câu thơ tha thiết của nhà yêu nước Nguyễn Đình Chiểu:

Thà đui giữ lấy đạo nhà,

Còn hơn có mắt ông cha không thờ.

Đang khi đó người Công Giáo thì chọn lựa ngược lại. Có đến trên 130.000 Kitô hữu đã chấp nhận chết vì dành cho đạo hiếu đối với Cha Cả trên trời sự ưu tiên vượt trên đạo hiếu đối với tổ tiên dưới đất.

Phía trên bàn thờ gia tiên của nhiều gia đình Công Giáo có trưng bày ảnh các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Thật rất ý nghĩa khi gắn liền Đạo Hiếu với các vị tổ phụ trong đức tin. Ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, 24-11, nằm trong tháng các đẳng linh hồn nhưng hình như không nói được gì với người Việt Nam về Đạo Hiếu.

Trước kia, khi các vị Tử Đạo Việt Nam chưa được tuyên phong hiển thánh, chỉ có một lời nguyện cho nội bộ Giáo Hội Việt Nam, vỏn vẹn ba dòng nhưng hết sức sâu sắc về Đạo Hiếu. Trong dịp phong thánh, khi viết bộ lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, người ta đã vất bỏ một viên ngọc mà không ngờ. Thiết tưởng tổng cộng các lời ca, lời nguyện, kinh tiền tụng và toàn bộ các giờ kinh phụng vụ của ngày lễ 24-11 vẫn không nói được nhiều hơn lời nguyện ngắn của ngày lễ 1-9 trước đây. Lời nguyện bị lãng quên ấy như sau:

"Lạy Chúa, Chúa đã làm cho xuất hiện trên toàn cõi Việt Nam rất nhiều chứng nhân anh dũng cho Chúa: Vì lời các đấng ấy bầu cử, xin Chúa thương ban cho mọi dân tộc nhận biết chỉ có Chúa là Cha thật và phụng sự Chúa với hết tình con thảo." (Lời nguyện số 1)

Chỉ vài dòng ngắn ngủi đủ ghi lại cả một lịch sử bi hùng và lý do sâu xa nhất cho việc tuyên xưng đức tin của người Công Giáo Việt Nam. Nó là một lời nguyện hết sức đại đồng chứ không mang tính cục bộ như lời nguyện hiện hành trong sách lễ Rôma tiếng Việt: "Lạy Chúa, Chúa đã ban cho Hội Thánh Việt Nam nhiều chứng nhân anh dũng biết hiến dâng mạng sống để hạt giống đức tin trổ sinh hoa trái dồi dào trên quê hương đất nước chúng con. Xin nhận lời các ngài chuyển cầu mà cho chúng con biết noi gương các ngài để lại: luôn can đảm làm chứng cho Chúa và trung kiên mãi đến cùng." (NXB 1992, trang 736 - Lời nguyện số 2).

Không hiểu tại sao lời nguyện ấy lại khác với lời nguyện trong sách lễ Rôma tiếng Anh và tiếng Ý, có thể dịch như sau: "Lạy Thiên Chúa là nguồn gốc mọi tình phụ tử, Cha đã giữ cho Thánh Anrê và các đồng bạn tử đạo được trung thành với thập giá của Con Cha đến đổ máu đào. Nhờ lời các ngài chuyển cầu, xin cho chúng con biết tỏa chiếu tình yêu Cha giữa anh chị em chúng con để chúng con đáng được gọi và thực sự là con cái Cha." (Lời nguyện số 3)

Đang khi tưởng nhớ các vị tuẫn đạo Việt Nam, Giáo Hội cầu nguyện cho mọi dân tộc nhận biết Thiên Chúa tuyệt đối là Cha thật duy nhất của mọi người và là nguồn gốc mọi tình phụ tử trên trời dưới đất. Lời nguyện số 1 trên đây vừa đầy ắp kỷ niệm về Đạo Hiếu, vừa vạch ra được một linh hạnh cho người Việt và cả một trách nhiệm rất lớn với hai chiều kích: Phải sống thật tuyệt vời cả về đạo hiếu trần gian lẫn đạo hiếu trên trời, để giúp cho cả đồng bào người Việt lẫn các dân tộc trên thế giới nhận biết tình cha của Thiên Chúa. Ước gì hạt ngọc quý báu ấy sớm được đem lại vào phụng vụ, ít ra là cho giờ Kinh Chiều I.

Tới đây cũng xin nhắc đến một đóng góp khác rất đáng trân trọng đã bị quên mất, cần được phục hồi. Nơi các Kinh nguyện Thánh Thể (Kinh tạ ơn) trong bản dịch Sách Lễ Rôma 1992 có hai điểm khác hẳn bản dịch trước đó:

- Khi thưa với Ngôi Cha, mọi chữ "Domine" đều được chuyển thành "Cha" thay vì dịch sát chữ là "Chúa".

- Ở lời nguyện cầu cho kẻ chết của các Kinh nguyện Thánh Thể 1, 2 và 3 đều có thêm mệnh đề: "Đặc biệt xin Cha nhớ đến các bậc Tổ tiên và thân bằng quyến thuộc chúng con đã lìa cõi thế".

Đó là hai đóng góp của linh mục đoàn Giáo phận Kontum được Ủy Ban Phụng Tự trực thuộc HĐGMVN lúc ấy tiếp nhận. Nay trong bản dịch (xxxxx) đóng góp thứ hai vẫn còn được duy trì, còn đóng góp thứ nhất bị quên mất. Thiết tưởng đây là một đóng góp hết sức ý nghĩa, có tác dụng lớn trong việc loan báo Tin mừng và xây dựng lòng đạo cho Dân Chúa.

LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ - Chia sẻ 10

TRÁNH BỊ NGỘ NHẬN MỘT LẦN NỮA

Xin được trở lại việc áp dụng huấn thị Plane compertum est.

Lắm người, không những ngoài Công Giáo cả không ít tín hữu Công Giáo hiểu quan điểm mới của Giáo Hội Công Giáo cách quá đơn giản, tưởng rằng qua việc cho phép tái lập bàn thờ gia tiên, cúng giỗ và nhang đèn,... Giáo Hội cũng chấp nhận luôn cả những tiểu tiết của dị đoan mê tín. Đây là một điểm hết sức quan trọng cần xác định ngay từ đầu để tránh ngộ nhận.

Quan điểm mới của Giáo Hội Công Giáo, được khẳng định vào năm 1964-1965, dựa trên bước tiến tích cực về phong hóa, "những tin tưởng sai lạc kia cũng không còn phải là chuyện chung của quảng đại quần chúng", tuy nhiên sang đầu thế kỷ 21, diễn biến thực tế lại rất đáng lo ngại, người tín hữu Công Giáo cần biết nhận định và chọn lựa sáng suốt.

Những năm 1930, cuộc vận động của các tác giả Tự Lực Văn Đoàn trên các báo Phong Hóa, Ngày Nay cũng như qua các tiểu thuyết của họ, đã giúp thay đổi được não trạng quần chúng, phá đổ được nhiều tệ đoan xã hội, cách riêng là những mê tín về phong thủy, phương hướng, ngày giờ, đồng bóng. Tiếc thay, vài chục năm trở lại đây, do chạy theo lợi nhuận du lịch, các nơi đã đua nhau phục hồi các lễ hội dân gian cách thiếu chọn lọc, mở đường cho nạn mê tín lại lan tràn cách tệ hại.

Mở Google, gõ "mê tín", ta gặp hằng ngàn bài lên tiếng về một tệ nạn mới của xã hội: cầu cơ, xin keo, xin xăm, coi ngày giờ, xem hướng, đốt vàng mã, ông địa, thần tài... Người ta dựng nên cả những văn phòng, những trung tâm nghiên cứu khoa học về cõi âm, để hiện đại hóa và hợp pháp hóa việc buôn thần bán thánh. Có cả những bậc trí thức không vững lập trường, hoặc vì ham lợi, ham danh, đua đòi hoặc vì ham vui đã chạy theo những sự mê tín đáng tiếc. Truyền thông đại chúng đã có nhiều đợt lên tiếng vạch trần những chuyện vớ vẩn ấy. Những người nhờ một nhà ngoại cảm tìm mộ rồi kiểm tra chéo bằng một nhà ngoại cảm khác đều gặp kết quả trớ trêu dở khóc dở cười. Những anh chị em ngoài Kitô giáo giữ vững lương tri đều nhất quyết không tìm thông tin về quá khứ từ bất cứ hình thức đồng cốt nào, vì họ thấy trước sẽ lâm vào tình trạng khó xử: tin cũng không được mà chẳng tin cũng không được.

Do thiếu ánh sáng mặc khải, người ta không biết rằng kẻ thù của loài người là ma quỷ luôn xúi giục mọi người mê theo của cải vật chất. Ma quỷ đầy ghen tương, nó đã đánh mất hạnh phúc đời đời nên quyết không để cho con người hưởng được hạnh phúc ấy. Mọi hoạt động của nó đều nhằm lôi kéo con người lìa xa nguồn cội là Thiên Chúa và đánh mất hạnh phúc đích thật trong Ngài. Nó quá rõ không gì có thể mê hoặc lòng người cho bằng lợi (x. Mt 6.19-21.25-34; 19,23-26) và danh (x. Lc 14,7-11; Ga 5,44). Bài học quanh ta sờ sờ trước mắt, biết bao người vì chút tư lợi và hư danh mà bán rẻ lương tâm, quên mất quyền lợi của quốc gia dân tộc, biết bao kẻ giàu lên một chút là cậy của khinh người, coi thường cả trời đất, biết bao gia đình tan rã vì tiền bạc, biết bao tổ chức tốt lành bỗng chốc một sáng một chiều lòng người ly tán chỉ vì tiền bạc của cải...

LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ - Chia sẻ 11

TRÁNH BỊ NGỘ NHẬN MỘT LẦN NỮA (2)

Như thế, trong cái nhìn của người Công Giáo, đàng sau những biểu hiện xã hội còn có cả một thế lực vô hình là quỷ dữ lừa dối (x. Ga 8,44). Là những thụ tạo vô hình, nó lừa gạt những kẻ nhẹ dạ dễ như bỡn. Nó mặc lốt thần ánh sáng (x. 2Cr 11,14), lợi dụng đục nước thả câu, nó cung cấp những kết quả "thần diệu" khiến người ta tin theo nườm nượp. Kinh nghiệm cho thấy, không riêng lãnh vực này mà trong mọi lãnh vực, kẻ thù của loài người là ma quỷ biến báo đủ cách, dùng đủ thứ mánh lới chỉ cốt để giành giật linh hồn mọi người khỏi tình thương nhân hậu và đòi hỏi của Thiên Chúa Tạo Hóa là Cha Chung giàu lòng thương xót. Chính nó đã từ chối tình thương Thiên Chúa và đánh mất hạnh phúc đời đời cho nên ghen tị không muốn để con người được hưởng hạnh phúc làm con cái Thiên Chúa. Mục đích cuối cùng của nó là lừa gạt để con người tự đánh mất hạnh phúc đời đời.

Đây là điều hết sức quan trọng, can hệ đến hạnh phúc đời đời của chính mình. Người tín hữu cần đề cao cảnh giác để khỏi bị cuốn vào những thực hành đi ngược với đức tin chân chính và để khỏi làm cho người ngoài một lần nữa hiểu lầm quan điểm của Giáo Hội Chúa. Người Công Giáo tôn trọng những chọn lựa của các anh chị em ngoài Công Giáo, nhưng tôn trọng không đồng nghĩa với tán thành... Không nên có những phê bình kết án gay gắt nhưng cũng không dễ dãi hùa theo. Cần khẳng định rằng không phải hễ cứ có một số người có học chạy theo là mê tín trở thành chuyện đáng tin.

Người Công Giáo cần nhớ lại Giáo Hội Việt Nam đã phải trả giá đắt như thế nào để giữ vững đức tin cho tín hữu, thà bị hiểu lầm rằng theo đạo là bỏ ông bỏ bà còn hơn là để cho tín hữu rơi vào lầm lạc mê tín.

Cần nhớ rằng ma quỷ có bề dày kinh nghiệm bằng lịch sử loài người và đang thực hiện một công cuộc xuyên lịch sử: đạp đổ lòng tin vào Thiên Chúa. Để dạy người ta tin vơ thờ quấy thay vì tin thờ Thiên Chúa, nó tùy cơ ứng biến, tận dụng mọi cách thế, mọi cơ hội và hoàn cảnh, chỉ cốt sao lung lạc được đức tin người đời, dẫn dụ họ tin bất cứ cái gì cũng được, miễn là đừng tin vào Thiên Chúa chân thật. Ở một thời mà đêm về thôn quê chìm trong tăm tối, nó hiện hình quấy phá theo một kế hoạch có sẵn, gây sợ hãi để khiến người ta dần dần hình thành những tin tưởng lệch lạc có hệ thống. Khi nông thôn được điện khí hóa, nó nhảy vào phim ảnh, TV, video. Đến thời kỹ thuật số nó "phục vụ" trong điện thoại di động và internet. Ở mọi thời, nó tìm mọi cách khiến người ta tham lam, si mê, thù hận...

Sau bao nhiêu năm chiến tranh, thiên hạ có nhu cầu tìm mộ thân nhân, nó mau mắn phục vụ bằng cách khoác áo hồn người chết, giả dạng tổ tiên hiện về mách bảo, vv.. Nó xúi giục người ta phá thai rồi lại mượn danh oan hồn những thai nhi bị sát hại để gây âu lo, tuyệt vọng.

Ma quỷ lộng giả thành chân, dùng thủ thuật pha trộn 50% điều sai với 50% điều đúng, có khi 90% đúng chỉ cần 10% sai cũng đủ dần dần dẫn người ta vào sai lạc.

Với những chạy theo chuyện gọi hồn người chết, nó cung cấp những chi tiết gây tin tưởng: Giọng nói y hệt - lịch sự và thân thiện. Thế nhưng, đã là quỷ thì chuyện nói giống giọng người này người nọ hoặc cung cấp những chi tiết ngoạn mục về vị trí thi hài người đã chết còn dễ hơn trẻ con chơi game. Để thu hút lòng tin của người lành, nó còn đóng vai những bậc tiền hiền hoặc danh nhân lịch sử rất lịch sự, thân thiện và đầy nhân ái. Thậm chí, nó còn giả dạng Cha Trời giáng cơ dạy bảo những điều có vẻ lành thánh khiến thiên hạ bị lừa.

Muốn dựng lại quá khứ, ta cần kiên nhẫn tìm tòi các chứng liệu bằng văn bản, bi ký và các bút tích khác, cần đầu tư cho các bạn trẻ học chuyên sâu về Hán Nôm và lịch sử, tuyệt đối không chạy theo những chuyện vu vơ nhảm nhí. Người tín hữu Chúa thà chấp nhận vất vả và kiên trì để biết đúng sự thật hơn là chạy theo những cách giải quyết dễ dãi để rơi vào những giả dối lầm lạc do ma quỷ lừa gạt. Bởi vì, chỉ có sự thật mới đem lại tự do, bình an và hiệp nhất.

Lm TRĂNG THẬP TỰ VÕ TÁ KHÁNH
 
Văn Hóa
Lời dâng
Lê Đình Bảng
09:23 27/09/2013
Lời dâng

Mẹ ơi, ở mãi bên con
Khác nào sông biển, nước non, thật gần
Mỗi buồn vui, mỗi gian truân
Mỗi hôm mai, mỗi một lần gieo neo

Ước gì con, ngọn dây leo
Lớn dần lên giữa thương yêu mặn nồng
Gọi thầm thôi, sợi tơ hong
Chỉ vừa nghe, để đôi lòng hiểu ra

Chỉ cần gợn một âm ba
Đã rung lên, đã vang xa ngoài ngàn
Lửa rơm giờ hóa tro than
Thế gian là của thế gian một đời

Nhiều khi giờ khắc tan vơi
Lời vô ngôn mới là lời thiêng liêng
Xin Người rủ chút ơn riêng
Hòng khi lên bến, xuống thuyền, về non

Mẹ ơi, ở mãi bên con
Khác nào song biển, nước non một dòng.

Lê Đình Bảng
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thu Về
Tấn Đạt
21:17 27/09/2013
THU VỀ
Ảnh của Tấn Đạt
Thu về nào phải mùa lá úa
Mà chính là xuân của lá bay.
(nđc)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 20/9 - 26/9/2013 - Phần 1: Chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha tại đảo Sardaigna của Italia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:58 27/09/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sáng Chúa Nhật 22 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm Cagliari nơi có đền thánh Đức Bà Bonaria, trên đảo Sardaigna trong vòng 10 tiếng đồng hồ. Đây là chuyến viếng thăm mục vụ thứ hai tại Italia sau chuyến viếng thăm người tị nạn trên đảo Lampedusa.

Theo truyền thuyết, chính tại Cagliari này vào năm 1370 các ngư phủ đã vớt được một tượng Đức Mẹ được họ rất tôn kính và nhận làm Bổn Mạng. Khi một nhóm ngư phủ di cư sang Á Căn Đình họ đã truyền bá lòng sùng mộ này và lấy tên Bonaria đặt cho thủ đô nước này. Đây là lý do khiến cho Đức Thánh Cha, nguyên Tổng Giám Mục Buenos Aires, quyết định viếng thăm Cagliari. Đảo Sardaigna rộng hơn 24.000 cây số vuông có hơn 1.6 triệu dân, đa số sống về nông nghiệp và chăn nuôi.

Lúc 7 giờ sáng Đức Thánh Cha đã rời Vatican để ra phi trường Ciampino, từ đó ngài đáp máy bay đi Cagliari, thủ phủ đảo Sardaigna. Máy bay đã cát cánh lúc 7 giờ rưỡi và đến phi trường Mario Mameli của thành phố Cagliari-Elmas sau 45 phút bay. Tiếp đón Đức Thánh Cha tại phi trường có Đức Cha Arrigo Miglio, Tổng Giám Mục Cagliari, và giới chức chính quyền tiếp đón. Sau đó Đức Thánh Cha đã đi xe vào thành phố để gặp gỡ giới công nhân tại quảng trường Carlo Felice. 20,000 công nhân thuộc mọi ngành nghề khác nhau mặc sắc phục riêng đã cùng với gia đình họ tiếp đón Đức Thánh Cha.

Trong một bài phát biểu mạnh mẽ với những người lao động tại đảo Sardinia, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói về tệ nạn thất nghiệp là nguyên nhân phát sinh đau khổ cho nhiều người.

Đức Thánh Cha nói:

"Thiếu công ăn việc làm dẫn đến đau khổ, và xin lỗi nếu những lời tôi nói đây nghe bi đát quá, nhưng đó là sự thật, khi nói rằng người ta cảm thấy như không có nhân phẩm! Khi không có công việc, không có nhân phẩm! Và điều này không chỉ là một vấn đề riêng của Sardianian, nhưng nó gây khó khăn trầm trọng tại đây! Đó không chỉ là vấn đề của Ý, hay một số nước châu Âu, nó là hậu quả của một thế giới, của một hệ thống kinh tế đặt trung tâm nơi một ngẫu tượng được gọi là tiền. "

Đức Giáo Hoàng chú ý đến các trường hợp của ba nạn nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế: một công nhân thất nghiệp, một nông dân và một nữ doanh nhân.

Ông Francesco, một công nhân nói:

"Thưa Đức Thánh Cha, tên con là Franceso. Con là một công nhân vận hành máy tại đảo Sardina và kể từ ngày 02 tháng 2 năm 2009, tức là hơn bốn năm nay, con đã không có công ăn việc làm. Xin vui lòng cho con đề cập đến hai đồng nghiệp đã thiệt mạng vì thảm cảnh này là hai anh Marcelo và Mauricio"

Đức Giáo Hoàng đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt nền văn hóa vắt chanh bỏ vỏ đã gạt người già và thanh thiếu niên sang một bên.

Đức Thánh Cha nói:

"Chúng ta phải nói 'Không' với cái nền 'văn hóa vắt chanh bỏ vỏ'. Chúng ta phải mạnh mẽ nói: ‘Chúng tôi muốn có một hệ thống công bằng!’ Một hệ thống mà trong đó tất cả chúng ta có thể sống còn. Chúng ta phải nói: 'Chúng tôi không muốn có cái hệ thống kinh tế toàn cầu hóa tai hại này! Con người phải được đặt ở vị trí trung tâm, giống như Chúa muốn, chứ không phải là tiền! "

Cảm động trước các chứng từ của những người đại diện, Đức Giáo Hoàng bỏ qua một bên bài phát biểu đã được chuẩn bị sẵn của ngài.

Đức Thánh Cha nói:

"Tôi đã viết một vài điều cho anh chị em, nhưng bây giờ những lời này đến với tôi. Tôi sẽ đưa bài phát biểu của tôi cho các giám mục, như thể tôi đã đọc nó. Nhưng tôi thích hô to lên những gì trái tim tôi đang cảm thấy ngay bây giờ. "

Đức Giáo Hoàng khuyến khích tất cả người lao động hãy có hy vọng và đừng để ai cướp đi hy vọng của mình nhưng phải chiến đấu cùng với nhau để những người nam nữ và gia đình của họ phải được đặt lại ở vị trí trung tâm của cuộc sống, chứ không phải là tiền.

Sau cùng Đức Thánh Cha đã mời mọi người cùng ngài cầu nguyện trong thinh lặng.

Anh chị em thân mến,

Giờ đây tôi muốn kết thúc cuộc gặp gỡ này bằng cách cầu nguyện với tất cả các anh chị em. Tôi sẽ nói những gì xuất phát từ con tim tôi, và anh chị em cầu nguyện trong im lặng với tôi.

Lậy Chúa, xin hãy nhìn thành phố và dân chúng của toàn đảo Sardaigna, xin hãy nhìn từng người trong chúng con và gia đình chúng con. Lậy Chúa Giêsu, Chúa chưa bao giờ thiếu việc làm, Chúa đã là người thợ mộc và Chúa đã hạnh phúc.

Lậy Chúa, chúng con thiếu công ăn việc làm. Các ngẫu tượng muốn cướp mất phẩm giá của chúng con. Các hệ thống bất công muốn cướp đi niềm hy vọng của chúng con. Lậy Chúa, xin đừng để chúng con cô đơn. Xin giúp chúng con giúp đỡ nhau, để chúng con quên đi một ít ích kỷ và cảm thấy trong con tim tiếng “chúng tôi”, là những người cần được thăng tiến. Lậy Chúa Giêsu, Chúa không thiếu việc làm, xin cho chúng con có việc làm và xin dậy chúng con tranh đấu cho việc làm và chúc lành cho chúng con”.

Diễn văn và lời cầu của Đức Thánh Cha đã khiến cho nhiều người khóc vì cảm động.

Rời quảng trường Carlo Felice, Đức Thánh Cha đến quảng trường trước đền thánh nằm sát bãi biển. Đã có hơn 300.000 tín hữu từ khắp nơi trong đảo Sardaigna tuốn về đây để tham dự thánh lễ do Đức Thánh Cha chủ sự.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói ngài đến để chia sẻ các niềm vui, hy vọng, sự nhọc mệt, các dấn thân và khát vọng của người dân toàn đảo Sardaigna và để củng cố đức tin của họ. Cuộc sống của người dân gặp nhiều thử thách vì thiếu công ăn việc làm, bấp bênh và tương lai không chắn chắn. Cần phải có sự cộng tác của tất cả mọi người, và sự dấn thân của giới hữu trách các cơ cấu để bảo đảm cho các cá nhân và gia đình các quyền nền tảng, và khiến cho xã hội lớn mạnh với nhiều tình huynh đệ và liên đới hơn.

Đức Thánh Cha khích lệ mọi người như sau:

Chúng ta hãy nhìn nhau một cách huynh đệ hơn! Mẹ Maria dạy chúng ta có cái nhìn tìm tiếp đón, đồng hành, che chở. Chúng ta hãy tập nhìn nhau dưới cái nhìn hiền mẫu của Mẹ Maria! Có những người cần đến cái nhìn đó hơn hết: những người bị bỏ rơi, người đau yếu, người không có phương tiện sống, người không biết Chúa Giêsu, người trẻ gặp khó khăn. Chúng ta đừng sợ hãi nhìn các anh chị em của chúng ta với cái nhìn của Mẹ.

Hoạt động thứ hai của Đức Thánh Cha chiều Chúa Nhật 22/9 là cuộc gặp gỡ với giới văn hóa lúc quá 4 giờ chiều tại thính đường Giáo Hoàng phân khoa thần học ở Cagliari do các cha dòng Tên đảm trách. Ngoài ra còn có đại diện của hai Đại học công lập tại Cagliari và Sassari.

Ngỏ lời trong dịp này, sau lời chào mừng của linh mục khoa trưởng thần học và hai giáo sư viện trưởng hai trường Đại học, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đức Giáo Hoàng nói rằng chúng ta đang sống trong một môi trường thay đổi nhanh chóng.

Đức Thánh Cha nói:

"Tôi nghĩ về sự phân hủy của môi trường: Điều này là nguy hiểm. Hãy nghĩ về tương lai, về cuộc chiến liên quan đến nguồn nước đang ló dạng, về sự bất bình đẳng xã hội, về sức mạnh tàn phá kinh hoàng của vũ khí mà chúng ta đã đề cập đến trong những ngày qua, về hệ thống kinh tế và tài chính, trong đó tiền của, vị thần tài, được đặt ở vị trí trung tâm chứ không phải là con người. Hãy nghĩ đến sự phát triển và sức nặng của các phương tiện truyền thông, với những mặt tích cực trong giao tiếp và chuyển tải. Đây là một sự thay đổi sâu xa quy định cách thức nhân loại tiến về phía trước trong thế giới này. "

Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi các nhà khoa học hãy tạo ra một nền văn hóa đoàn kết, và không sợ hãi đối thoại.

Giã từ giới văn hóa, Đức Thánh Cha trở lại Quảng trường Carlo Felice gần bến tàu Cagliari nơi ngài đã gặp giới lao động của đảo Sardegna vào sáng Chúa Nhật. Tại đây 100 ngàn bạn trẻ đã tụ tập tại đây ca hát, suy tư và nghe chứng từ về đề tài: “Con hãy thả lưới!” dựa trên Tin Mừng theo thánh Luca (5,4-11).

Khi Đức Thánh Cha đến, họ đã dành cho ngài một cuộc tiếp đón nồng nhiệt không khác gì Ngày Giới trẻ Thế giới, ngoại trừ địa điểm diễn ra cuộc gặp gỡ không phải là Rio De Janeiro, nhưng là hòn đảo Sardinia của Ý. Đức Thánh Cha đã gặp gỡ với hàng trăm ngàn người trẻ trong chuyến viếng thăm mục vụ của ngài. Một số đại diện bạn trẻ đã chào mừng và xin Đức Thánh Cha trả lời một số thắc mắc xin ngài giải đáp.

Đức Thánh Cha đã bông đùa với các bạn bằng tiếng Ý và Tây Ban Nha,

"Bây giờ cha trả lời một số ‘preguntas’ của các con. Cha đoán là cha đang nói đặc một giọng "địa phương" phải không? " preguntas là tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là câu hỏi.

Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi các bạn trẻ đừng lìa xa Giáo Hội. Ngài đặc biệt nói về một xu hướng chung cần phải chấm dứt.

Đức Thánh Cha nói:

"Trong khi đọc các câu hỏi của các con, cha thấy câu này. Bí Tích Thêm Sức. Tên của bí tích này nghĩa là gì ? Là sự củng cố phải không? Tên của bí tích này đã thay đổi thành Bí Tích ‘Chia Tay’. Sau bí tích đó thanh niên rời khỏi Giáo Hội. Phải không? Đây là một kinh nghiệm thất bại. "

Đức Giáo Hoàng sau đó khuyến khích các bạn trẻ có niềm hy vọng thực sự vào tương lai.

Đức Thánh Cha nói:

"Là những người trẻ, các con không thể và không được đánh mất đi niềm hy vọng. Hy vọng đơn giản là một phần trong bản chất của các con. Một người trẻ tuổi không còn hy vọng gì cả thì không còn trẻ nữa. Đó là một người đã gìa quá sớm. "

Đề cập trực tiếp đến việc sử dụng ma túy và rượu, Đức Giáo Hoàng cảnh báo về sự nguy hiểm khi con người đặt hy vọng của mình sai chỗ.

Đức Thánh Cha nói:

"Các con biết đấy, những kẻ buôn cái chết. Những người bán cái chết, đưa ra một con đường mới khi các con đang buồn phiền, đang mất hy vọng, đang mất đi sự tự tin, và sức mạnh. Xin vui lòng đừng bán tuổi trẻ của các con cho những đại diện của thần chết. Các con biết cha đang nói về những gì. Tất cả các con đều hiểu rõ. Đừng bán cuộc sống của các con"

60 năm trước đây Đức Giáo Hoàng đã cảm thấy một ơn gọi mạnh mẽ để trở thành một linh mục của Chúa. Đề cập đến kinh nghiệm cá nhân này, Đức Thánh Cha nói:

"Cha không hối tiếc. Không bao giờ hối tiếc! Các con có thể hỏi tại sao - Có phải vì cha cảm thấy như Tarzan và đủ mạnh để đi tiếp con đường cha đã chọn? Không, cha không hối tiếc vì trong mọi lúc, ngay cả tại những khoảnh khắc đen tối nhất của tội lỗi, yếu đuối và thất bại, cha luôn nhìn về phía Chúa Giêsu và cha tin tưởng vào Ngài. Ngài đã không bao giờ bỏ rơi cha. "

Để cảm ơn Đức Thánh Cha về chuyến viếng thăm của ngài tại hòn đảo đèo heo hút gió này, một nhóm thanh niên đã trình bày những điệu múa với âm nhạc truyền thống của đảo Sardinia .

Sở cảnh sát ở Cagliari cho biết có tới 400 ngàn người đã tham dự các sinh hoạt và buổi lễ do Đức Thánh Cha cử hành tại đây Chúa Nhật vừa qua.
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 20/9 - 26/9/2013 - Phần 2: Đức Giáo Hoàng lên án cuộc thảm sát các Kitô hữu Pakistan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:57 27/09/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Giáo Hoàng lên án cuộc thảm sát các Kitô hữu Pakistan

Khi kết thúc chuyến thăm Sardinia, với những nhận xét bột phát, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án một vụ đánh bom tự sát tại một nhà thờ Kitô Giáo tại Pakistan, nơi các tín hữu đã tập trung thờ phượng vào ngày Chúa Nhật 22 tháng 9. Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân.

Đức Thánh Cha nói:

"Hôm nay, tại Pakistan, vì một lựa chọn sai lầm, một quyết định của hận thù, chiến tranh, đã xảy ra một cuộc tấn công trong đó có hơn 70 người chết. Sự lựa chọn này không thể chấp nhận được. Nó chẳng phục vụ điều gì. Chỉ có con đường hòa bình mới có thể xây dựng một thế giới tốt hơn. Nhưng nếu tất cả anh chị em không xây dựng hòa bình, thì còn ai khác sẽ làm. Đây là vấn đề, và đây là câu hỏi tôi để lại cho anh chị em suy nghĩ: "Liệu tôi có sẵn sàng tiến bước trên con đường xây dựng một thế giới tốt hơn?"

Một nhóm trong hàng ngũ Taliban Pakistan đã nhận trách nhiệm về cuộc tấn công vào ngôi nhà thờ ở phía bắc thành phố Peshawar. Số người chết đã tăng lên ít nhất 80 người. Sau vụ đánh bom, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở nhiều thành phố yêu cầu chính phủ phải làm nhiều hơn để bảo vệ các nhóm thiểu số.

2. Tòa Thánh tưởng niệm các Kitô hữu bị thảm sát tại Peshawar

Vào đêm Chúa Nhật 22 tháng 9, Đền thánh Phêrô và khu vực chung quanh quảng trường Thánh Phêrô đã tắt đèn suốt đêm, đắm chìm trong bóng tối để tưởng niệm các Kitô hữu bị thảm sát và để phân ưu cùng các gia đình nạn nhân tại Pakistan.

Trưa Chúa Nhật ngày 22 tháng 9, hai người Hồi Giáo quá khích đã nổ bom tự sát trong khi hàng trăm Kitô hữu vừa bước ra khỏi nhà thờ Các Thánh sau khi tham dự buổi lễ Chúa Nhật và đang tụ tập để ăn trưa miễn phí bên ngoài nhà thờ.

Số nạn nhân vẫn còn tăng cao, tin tức cho biết hiện có ít nhất 84 người thiệt mạng và hơn 140 người bị thương. Nhân chứng tại hiện trường mô tả là có hai trái bom nổ. Áo khoác tự sát và những phần cơ thể cuả các tên khủng bố đã được tìm thấy.

Hiện trường là nhà thờ Các Thánh, một ngôi nhà thờ lịch sử cuả Anh Giáo trong khu đông dân cư Kohati Gate của thị xã Peshawar , Pakistan.

Nhóm chiến binh Jandullah , liên kết với Taliban Pakistan , cho biết họ thực hiện vụ đánh bom để trả đũa cho cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ ở khu các bộ lạc phía tây bắc Pakistan .

3. Buổi triều yết chung sáng thứ Tư 25 tháng 9

Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 25 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng sự hiệp nhất là khía cạnh cơ bản xác định nên Giáo Hội. Ngài nói rằng sự đa dạng phong phú của các nền văn hóa trong Giáo Hội là một ví dụ điển hình cho thấy chúng ta có thể vượt qua những khác biệt nhờ chia sẻ cùng một đức tin. Đức Thánh Cha cũng đã kêu gọi cầu nguyện đặc biệt cho các Kitô hữu đang dưới ách đe dọa của khủng bố.

Đức Thánh Cha giải thích rằng để Giáo Hội có thể là một đại gia đình, chúng ta phải thể hiện lòng yêu mến sự hiệp nhất này, và tha thiết với sự hòa hợp đến từ sự đa dạng của chúng ta.

Đức Thánh Cha nói

Anh chị em thân mến:

Trong Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng rằng Giáo Hội là "duy nhất". Đứng trước sự đa dạng phong phú về mặt ngôn ngữ, văn hóa và dân tộc đang hiện diện trong Giáo Hội trên toàn thế giới, chúng ta nhận ra rằng sự hiệp nhất này quả thật là một hồng ân Chúa ban cho chúng ta, đặt nền tảng trên cùng một Phép Rửa và sự chia sẻ của chúng ta trong cùng một đức tin và cùng một đời sống bí tích của Giáo Hội. Giống như một đại gia đình, chúng ta đang liên kết với tất cả các anh chị em của chúng ta trong Chúa Kitô, bất cứ nơi nào họ hiện diện.

Chúng ta có lẽ nên tự hỏi mình rằng chúng ta có đánh giá cao thực tế này của sự hiệp nhất, và tình liên đới trong sự hiệp thông của Giáo Hội không? Chúng ta có thể hiện thực tại này trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, và đặc biệt là trong lời cầu nguyện của chúng ta không? Thế giới cần những chứng tá của chúng ta về kế hoạch của Thiên Chúa cho sự hiệp nhất, hòa giải và hòa bình của gia đình nhân loại. Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta, và các Kitô hữu ở khắp mọi nơi, hãy nỗ lực vượt qua những căng thẳng và chia rẽ, để như Thánh Phaolô đã khích lệ chúng ta là hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại bằng cách ăn ở thuận hòa với nhau (x. Ep 4:03 ), và yêu mến sự hòa hợp mà chính Thần Khí ấy tạo ra từ sự phong phú đa dạng của chúng ta.

4. Đức Thánh Cha dành cho tạp chí Dòng Tên một cuộc phỏng vấn vô tiền khoáng hậu

Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho tạp chí 'Civilta Cattolica’ của Dòng Tên một cuộc phỏng vấn vô tiền khoáng hậu kéo dài đến 6 giờ được thực hiện bởi cha Antonio Spadaro, một linh mục Dòng Tên.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Giáo Hoàng một lần nữa nhấn mạnh đến lòng thương xót của Giáo Hội. Ngài nói thêm rằng các thừa tác viên của Giáo Hội trên hết phải là các thừa tác viên của lòng thương xót.

Đức Thánh Cha nói rằng Giáo Hội cần tập trung vào việc chữa lành các vết thương và hâm nóng trái tim con người. Ngài cũng nói về các vấn đề gây nhiều tranh cãi như đồng tính luyến ái và những người đã ly dị và tái hôn. Tổng quát, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Giáo Hội cần phải tránh xa cái gọi là lý thuyết hạn chế.

Khi mô tả chính mình, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài là kẻ có tội, và thêm rằng mặc dù là một tội nhân, Chúa đã để mắt ưu ái trên ngài. Đức Thánh Cha cũng chia sẻ một câu chuyện cá nhân. Trong cuốn sách cầu nguyện của ngài, có chứng tá của bà nội ngài, mà Đức Thánh Cha coi như là một cách cầu nguyện. Trong cuộc phỏng vấn, ngài nói thêm rằng tinh thần truyền giáo đã khiến ngài trở thành một linh mục dòng Tên. Đức Thánh Cha nói thêm ngài thích ý thức cộng đồng và kỷ luật của Dòng Tên.

Khi nói đến sở thích cá nhân, ngài ngưỡng mộ Caravaggio và Marc Chagall. Về âm nhạc ngài hâm mộ Mozart và Bach. Dostoyevsky và Hölderlin là các tác giả yêu thích của Đức Giáo Hoàng. Và La Strada, Federico Fellini, là bộ phim yêu thích của Đức Thánh Cha.

5. Đức Thánh Cha khích lệ việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để quảng bá Tin Mừng, để cho Giáo Hội có sự hiện diện kỹ thuật số trong thế giới ngày nay

Hôm thứ Hai 23 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp 80 vị đang tham dự khóa họp khoáng đại của Hội đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội. Các vị đã đến Rôma từ bốn phương trời để thảo luận về vai trò của Giáo Hội và cách thức Giáo Hội giao tiếp với thế giới ngày nay.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội là rất quan trọng để kết nối với những người cách nào đó đang thất vọng với Kitô giáo.

Đức Thánh Cha nói:

"Giáo Hội nên đóng vai trò nào về phương diện các phương tiện truyền thông mà mình đang thủ đắc? Trong mọi tình huống, vượt lên trên những cân nhắc về kỹ thuật, tôi tin rằng vai trò của Giáo Hội phải là tìm hiểu cho được cách thế tham gia vào cuộc đối thoại với những người nam nữ ngày hôm nay, biết làm thế nào để khi tham gia vào cuộc đối thoại này chúng ta hiểu được ước muốn của con người, sự ngờ vực cũng như hy vọng của họ. "

Đức Giáo Hoàng cũng giải thích rằng trong thời đại toàn cầu hóa, con người càng cô đơn hơn và đó là lý do tại sao Giáo Hội nhất thiết phải có mặt trong các phương tiện truyền thông xã hội.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh

"Vì vậy điều quan trọng là phải biết làm thế nào để đối thoại và đối thoại với sự sáng suốt, làm thế nào để sử dụng công nghệ hiện đại và các mạng xã hội để cho thấy sự hiện diện của chúng ta là sự hiện diện của lắng nghe, của chấp nhận đối thoại và khích lệ."

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh thêm rằng thách thức mới của Giáo Hội là làm sao giúp con người ngày nay khám phá ra Chúa Giêsu trong thời đại truyền thông mới này.

6. Dùng các việc từ thiện để trang điểm cho sự hào nhoáng của mình là một tội lỗi

Các việc từ thiện không thể được dùng để trang điểm cho chính mình. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong cuộc gặp gỡ với các nhân viên từ thiện và các tù nhân tại thành phố Cagliari của Ý.

Đức Thánh Cha nói:

"Một số người muốn làm nổi bật những việc làm tốt của họ. Họ liên tục nói về người nghèo, nhưng sau đó họ lại sử dụng những người túng thiếu này để làm lợi cho cá nhân mình. Tôi biết đó là việc người ta thường tình, nhưng phải nói ngay rằng điều đó không tốt. Đó chắc chắn không phải là ý Chúa Giêsu muốn. Tôi sẽ đi xa hơn nữa và nói đó là một tội lỗi. Một tội lỗi nghiêm trọng. Đó là việc lợi dụng những người nghèo, những người về bản chất là xác thịt của Chúa Giêsu, để trang điểm cho chính mình. Đây là một tội lỗi nghiêm trọng! "

Phát biểu tại Vương Cung Thánh Đường của thành phố, Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi tất cả các Kitô hữu hãy nỗ lực giúp đỡ những người đang túng quẫn, bất kể những thách đố có thể xảy ra. Ngài cũng nói thêm rằng không có ai là người cao trọng hơn so với người khác, khi giải thích rằng tất cả chúng ta đều có những khuyết điểm và lỗi lầm. Sau đó, ngài khuyến khích mọi người hãy duy trì tinh thần đoàn kết.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh

"Cái từ đoàn kết này đang có nguy cơ bị loại khỏi từ điển vì nó không thoải mái. Nó rất phiền hà! Nhưng tại sao? Bởi vì nó buộc chúng ta phải nhìn thấy người lân cận là anh em mình và yêu thương họ. Tình đoàn kết có nguy cơ bị loại bỏ khỏi từ điển của chúng ta bởi vì nó rất phiền hà. "

Trong khi đề cập đến vấn đề người nghèo và các tù nhân, Đức Thánh Cha cám ơn tất cả các tổ chức trong Giáo Hội như Caritas là những tổ chức dành thời gian, năng lượng và tiền bạc để giúp đỡ những người nghèo.

7. Đức Thánh Cha vừa công bố hàng loạt những bổ nhiệm quan trọng trong giáo triều Rôma

Sáng thứ Bẩy 21/9/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố hàng loạt những bổ nhiệm quan trọng trong giáo triều Rôma.

Hai vị giữ nguyên chức vụ Tổng Trưởng hai Bộ quan trọng là Đức Tổng Giám Mục Gerhard Müller, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin và Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.

Trong cuộc gặp gỡ giáo triều Rôma sau khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu các vị lãnh đạo trong Giáo triều Rôma nên tiếp tục đảm trách các chức vụ của các ngài “donec aliter provideatur” - cho đến khi các quy định khác được thực hiện. Như thế, với bổ nhiệm mới này chức vụ của Đức Tổng Giám Mục Gerhard Müller và Đức Hồng Y Fernando Filoni đã là chính thức chứ không còn là tạm thời nữa.

Đức Giáo Hoàng đã chuyển Đức Hồng Y Mauro Piacenza, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo Sĩ vào vai trò mới là người đứng đầu Tòa Ân Giải Tối Cao, thay thế Đức Hồng Y Manuel Monteiro de Castro, sẽ nghỉ hưu ở tuổi 75.

Đức Tổng Giám Mục Benjamin Stella, Giám Đốc Học Viện Tòa Thánh về Giáo Hội, tức là trường đào tạo các viên chức ngoại giao của Tòa Thánh, được bổ nhiệm là Tổng trưởng Bộ Giáo Sĩ thay cho Đức Hồng Y Mauro Piacenza.

Đức Giám Mục Giampiero Gloder, một viên chức trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, được cử thay thế Đức Cha Benjamin Stella lãnh đạo Học Viện Tòa Thánh về Giáo Hội.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bổ nhiệm Đức Tổng Giám mục Lorenzo Baldisseri, nguyên là thư ký của Bộ Giám Mục, trong chức vụ Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới thay thế cho Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, được cử làm sứ thần Tòa Thánh tại Đức.

Với việc giữ nguyên các vị Tổng Trưởng của hai Bộ Giáo Lý Đức Tin và Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, Đức Thánh Cha cũng giữ lại các vị khác trong hai bộ này với hai thay đổi nhỏ.

Trước hết, Đức Cha Protase Rugambwa, thuộc Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, được nâng lên vị trí phó tổng thư ký bên cạnh vị Tổng Thư Ký là Đức Cha Savio Hàn Đại Huy.

Kế đó, Đức Tổng Giám Mục Augustine Di Noia, phó chủ tịch Ủy Ban Giáo Hội Chúa (Ecclesia Dei) bây giờ sẽ là phụ tá thư ký tại Bộ Giáo Lý Đức Tin. Năm ngoái, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Augustine Di Noia, thuộc Dòng Đa Minh Hoa Kỳ trong chức vụ phó chủ tịch Ủy Ban Giáo Hội Chúa để tăng cường các cuộc đối thoại với Huynh Đoàn Thánh Piô X. Việc điều Đức Tổng Giám Mục Augustine Di Noia về Bộ Giáo Lý Đức Tin cho thấy các cuộc đàm phán với Huynh Đoàn Thánh Piô X không còn là ưu tiên cao nữa.

8. Đức Thánh Cha nói với các tân giám mục: Đừng trở thành ‘những giám mục phi trường’ nhưng hãy dấn thân tích cực vào công việc trong giáo phận của mình.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các tân giám mục vừa được bổ nhiệm trong năm qua và đang tham gia vào một khoá học ở Rôma do Bộ Giám Mục và Bộ Giáo Hội Đông Phương tổ chức. Trong bài huấn dụ của mình, Đức Thánh Cha yêu cầu các vị Giám Mục tránh xa những "cái bẫy danh vọng" và "tâm lý hành xử như những ông hoàng". Ngài cũng khuyên các ngài hãy gần gũi với giáo dân trong giáo phận của mình và tránh đừng trở thành ‘những giám mục phi trường’.

Ngài sử dụng thuật ngữ này để nói về các giám mục dành quá nhiều thời gian lang thang đó đây, rời xa giáo phận được ủy thác cho các ngài coi sóc. Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở các ngài về tầm quan trọng của tính đồng đoàn.

Đức Thánh Cha nói: "Tính đồng đoàn hình thành nên một 'thân thể duy nhất' mang đến cho anh em phương hướng trong công việc hàng ngày và thôi thúc anh em tự vấn: 'Tôi phải làm thế nào để sống tinh thần cộng đoàn và hợp tác trong giám mục đoàn? Tôi phải làm thế nào để có thể xây dựng tình hiệp thông và sự hiệp nhất trong Giáo Hội mà Chúa đã trao phó cho tôi?' Giám Mục là người của hiệp thông và hiệp nhất, là 'sự thể hiện hữu hình của nguyên tắc và nền tảng của sự hiệp nhất'".

Đức Thánh Cha cũng nói về sự cần thiết gần gũi hơn với người bị gạt bỏ, cả về địa lý lẫn cuộc sống. Ngài nói thêm các giám mục phải đi với đàn chiên của mình. Ngài kêu gọi họ đừng quên các linh mục trong giáo phận của mình, khuyên bảo họ để mở lối giao tiếp với họ trong khi chăm sóc cho các nhu cầu của họ, nhất là trong những hoàn cảnh khó khăn.

9. Đức Thánh Cha Phanxicô nhận món quà truyền thống của Thủ tướng Lithuania

Hôm thứ Năm 19/09, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Thủ tướng Algirdas Butkevicius của Lithuania tại Vatican. Đức Thánh Cha, người luôn mỉm cười và nói đùa với các vị khách của ngài, đã nói với Thủ Tướng suy nghĩ của ngài về thời điểm sắp xếp để chụp những bức ảnh chính thức: "Đây được gọi là nghi thức tra tấn".

Trong suốt cuộc hội kiến, hai vị lãnh đạo đã thảo luận về vai trò của Lithuania trên cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh Châu Âu, cũng như mối quan hệ tốt đẹp giữa Vatican và các nước Baltic, vốn là nhà của các nhóm tôn giáo khác nhau cùng chung sống một cách hòa bình.

Thủ tướng giới thiệu với Đức Thánh Cha phu nhân và phái đoàn chính phủ của ông. Ông nói rằng ông biết về sự ưa thích khiêm tốn của Đức Giáo Hoàng, và ông tặng ngài một món quà truyền thống từ đất nước ông: một bộ chong chóng gió thủ công. Đức Giáo Hoàng chăm chú lắng nghe giải thích của Thủ Tướng về cách thiết kế nó.

Trong khi đó, Đức Giáo Hoàng tặng Thủ Tướng một cây bút và nói rằng nó chỉ nên được sử dụng để ký những "tài liệu quan trọng". Khi nói lời tạm biệt, Thủ Tướng Butkevicius rất vui mừng thay mặt cho người dân Lithuania cảm ơn Đức Thánh Cha.

Thủ tướng Butkevicius nói: "Một trong những mơ ước của tôi đã trở thành sự thật là được Đức Giáo Hoàng tiếp đón".

Sau buổi hội kiến với Đức Thánh Cha, Thủ Tướng Algirdas Butkevicius đã có cuộc gặp Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Tarcisio Bertone.

10. Đức Thánh Cha gửi lời chia buồn đến các nạn nhân của hai cơn bão ở Mexico

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ tình liên đới của ngài với các nạn nhân của cơn bão Ingrid và Manuel ở Mexico. Cả hai cơn bão đã làm thiệt mạng hàng chục người và làm thiệt hại nghiêm trọng trên đường đi của chúng dọc theo bờ biển Thái Bình Dương và trong vùng vịnh Mễ Tây Cơ.

Trong bức điện do Phủ Quốc Vụ Khanh gởi đến Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Mexico, Đức Giáo Hoàng nói về "những hậu quả nghiêm trọng" của cả hai cơn bão gây ra cho Mexico "thân yêu". Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói ngài "hết sức đau buồn" về thảm kịch. Ngài dâng "những lời cầu nguyện sốt sắng cho sự yên nghỉ đời đời của những người quá cố. Ngài cầu xin Thiên Chúa ban sự an ủi cho những người chịu đau khổ".

Đức Thánh Cha cũng yêu cầu mọi người bày tỏ "tình liên đới huynh đệ trong việc giúp tái thiết những khu vực bị ảnh hưởng tồi tệ nhất và dành sự hỗ trợ cho các nạn nhân đang đau đớn và tuyệt vọng".

Dưới đây là toàn văn bức điện:

"Đức Thánh Cha Phaxitô đau buồn sâu sắc trước những tin tức về những hậu quả nghiêm trọng do cơn bão Ingrid và bão nhiệt đới Manuel gây ra trên đất nước thân yêu này, trước những thương vong của các nạn nhân và vô số thiệt hại về tài sản, và làm nhiều gia đình trở nên vô gia cư, ngài dâng lời cầu nguyện sốt sắng cho sự yên nghỉ đời đời của những người quá cố. Ngài cầu xin Thiên Chúa ban sự an ủi cho những người chịu đau khổ và khuyến khích những người thiện chí bày tỏ tình liên đới huynh đệ trong việc giúp tái thiết những khu vực bị ảnh hưởng tồi tệ nhất và dành sự hỗ trợ cho các nạn nhân đang đau đớn và tuyệt vọng.

"Đức Thánh Cha cũng mong truyền đạt lời chia buồn chân thành nhất đến các gia đình của những người đã khuất và thể hiện sự chăm sóc và sự gần gũi tinh thần của ngài đối với những người bị thương và vô gia cư. Ngài phó thác họ trong bàn tay từ mẫu của Đức Mẹ Guadalupe và ban phép lành tông đồ như một dấu chỉ của tình cảm yêu mến dành cho người dân Mexico thân yêu, thể hiện trong trái tim ngài là vị mục tử của Giáo Hội Hoàn Vũ vào thời điểm đau đớn này".

11. Đức Thánh Cha Phanxicô: tôn sùng tiền bạc là gốc rễ của mọi tội lỗi

Tội tôn sùng tiền bạc là trọng tâm bài giảng Lễ của Đức Thánh Cha sáng ngày 20/09/2013 tại Nhà trọ Thánh Marta của Vatican. Ngài giải thích rằng lòng mong muốn kiếm tiền bằng mọi giá đã làm băng hoại con tim. Ngài cũng nói thêm Chúa Giêsu đã cảnh báo nhân loại một cách rõ ràng về việc này.

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích:

"Có người sẽ nói ‘Nhưng thưa Cha, con đọc Mười Điều Răn và không thấy nói gì về tội lỗi liên quan đến tiền của’. Anh chị em lỗi phạm Điều Răn nào khi anh chị em làm mọi thứ vì tiền? Thưa - anh chị em phạm vào Điều Răn đầu tiên! Anh chị em sùng bái ngẫu tượng. Đây là lý do: bởi vì tiền bạc trở thành thần tượng và anh chị em tôn thờ chúng. Và đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng anh em không thể vừa làm tôi tiền của, vừa làm tôi Thiên Chúa hằng sống được: chỉ có thể một trong hai mà thôi. Các Giáo Phụ lúc ban đầu của Giáo Hội, vào thế kỷ thứ 3, khoảng năm 200 hoặc 300, đã đặt vấn đề một cách rất thẳng thừng, gọi tiền bạc là gốc rễ của mọi tội lỗi. Đúng như thế. Bởi vì nó biến chúng ta thành những người sùng bái ngẫu tượng, lấp đầy suy nghĩ của chúng ta bằng sự kiêu hãnh và đưa chúng ta xa rời đức tin của mình".

Đức Thánh Cha nói sùng bái tiền của dẫn đến ghen tị, xung đột và một tinh thần yếu kém. Ngài nói rằng với các giáo sĩ, tiền của cũng có thể tạo ra ấn tượng xấu rằng tôn giáo chỉ chạy theo lợi nhuận.

12. Ý Cầu Nguyện của Đức Thánh Cha trong Tháng Mân Côi

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Tháng 10 là tháng Mân Côi, ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng này là:

Ý chung: Cầu cho những ai muốn kết liễu mạng sống

Chúng ta hãy cầu cho những ai muốn kết liễu mạng sống mình vì cảm thấy bị vùi dập bởi gánh nặng cuộc đời có thể cảm nhận được sự gần gũi của tình yêu Thiên Chúa.

Ý truyền giáo: Cầu cho việc cử hành ngày Truyền Giáo Thế Giới

Chúng ta hãy cầu cho việc cử hành ngày Truyền Giáo Thế Giới giúp cho tất cả các Kitô hữu ý thức rằng mình không những là người được đón nhận mà còn là những người loan báo Lời của Thiên Chúa.

13. Đức Thánh Cha nói bảo vệ sự sống không chỉ là vấn đề về tôn giáo, mà còn là vấn đề khoa học và lý trí.

Hôm 20/09/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Y tế Công Giáo. Liên đoàn đến Rôma để tham dự một hội nghị về sức khỏe các bà mẹ và phụ khoa. Trong huấn từ của mình, một lần nữa Đức Thánh Cha đưa ra vấn đề của một "nền văn hóa vắt chanh bỏ vỏ".

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Ngày nay, có một não trạng chung về những gì là hữu dụng, đó là "nền văn hóa vắt chanh bỏ vỏ", mà ngày nay đang nô dịch hoá nhiều con tim và lý trí của rất nhiều người, mà con người phải trả giá đắt cho não trạng đó. Nó đòi phải loại bỏ đi những con người, đặc biệt là những người yếu đuối về thể chất hay điạ vị xã hội. Phản ứng của chúng ta đối với não trạng này là nói ‘yes’ đối với sự sống, một cách trực tiếp và không chút do dự".

Trong huấn từ sống động của mình, Đức Thánh Cha nói thêm rằng quyền được sống là quyền tối thượng của bất kỳ người nào, và mỗi đứa trẻ bị phủ nhận quyền sống do nạn phá thai có gương mặt của Thiên Chúa. Vì lý do này, Đức Thánh Cha yêu cầu các bác sĩ hiện diện phải chăm sóc sự sống con người trong mọi giai đoạn của đời người.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Anh chị em thân mến, anh chị em được mời gọi chăm sóc sự sống con người ngay từ giai đoạn khởi đầu. Cần nhắc mọi người rằng, qua hành động và lời nói, trong mọi thời kỳ và ở mọi lứa tuổi, sự sống luôn là thánh thiêng và luôn luôn cao quý. Đó không chỉ là vấn đề của đức tin, mà còn là vấn đề của lý trí và khoa học!"

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc buổi tiếp kiến bằng lời mời gọi các chuyên gia y tế giúp đỡ sự chào đời của những con người mới. Đức Thánh Cha nói thêm một hệ thống chăm sóc sức khỏe không chỉ được đo bằng hiệu quả mà còn bởi tình yêu và sự chú ý đến cách thức con người được chăm sóc.

14. Đức Thánh Cha yêu cầu người Công Giáo hiệp lời cầu nguyện trong Ngày Quốc tế Hòa bình của Liên Hiệp Quốc

Hòa bình một lần nữa là mối quan tâm chính của Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài đã yêu cầu mọi người Công Giáo cầu nguyện vào ngày 21 tháng Chín vừa qua, là Ngày Quốc tế Hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Hội đồng Thế giới của các Giáo Hội cũng đã đưa ra yêu cầu tương tự.

Đức Thánh Cha khuyến khích người Công Giáo có một vai trò tích cực trong ngày này. Ngài đặc biệt đề cập đến người dân Syria chịu đau đớn từ những kinh hoàng của chiến tranh.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Tôi đặc biệt nghĩ đến người dân Syria thân yêu, bi kịch của con người chỉ có thể được giải quyết thông qua đối thoại và đàm phán, tôn trọng công lý và phẩm giá của mọi người, đặc biệt là những người yếu thế và những người không có khả năng tự vệ nhất".

Hàng mấy chục ngàn người hành hương đã tràn ngập Quảng trường Thánh Phêrô để tham dự buổi Triều Yết Chung. Đức Thánh Cha mất nửa giờ để vượt qua Quảng trường và chào đón mọi người mà ngài có thể.

- Bé bốn tháng tuổi.

- Và tên của bé là gì?

- Thưa Emiliano.

Đức Thánh Cha tái đảm bảo rằng Giáo Hội là một người mẹ chăm sóc bảo vệ con cái mình. Ngài nói thêm rằng Mười Điều Răn là một gương mẫu về cách thức Giáo Hội hướng dẫn con cái mình suốt cuộc đời.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Giáo Hội dạy cách sống qua các điều răn, vốn mời gọi chúng ta không thần tượng hóa sai lạc các thứ vật chất, nhưng phải nhớ đến Thiên Chúa, kính trọng cha mẹ của chúng ta, phải trung thực, gần gũi với những người chung quanh chúng ta..."

Đức Thánh Cha Phanxicô đã so sánh Giáo Hội với một người Mẹ, ngài giải thích thêm ngài sẽ trở lại với chủ đề này vì ngài yêu mến Giáo Hội.

15. Đức Giáo Hoàng chào đón tân đại sứ Peru cạnhTòa Thánh

Hôm thứ Hai 23 tháng 9, tân đại sứ Peru là Juan Carlos Gamarra Skeels đã trình quốc thư lên Đức Thánh Cha Phanxicô tại điện Tông Toà của Vatican.

Trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi này, Đức Giáo Hoàng đã chào đón Gamarra, và bày tỏ hy vọng rằng vị tân đại sứ sẽ sớm cảm thấy như đang ở nhà. Cùng đi với vị tân đại sứ còn có phu nhân và các con ông. Đức Giáo Hoàng đã cho họ một cỗ tràng hạt, và yêu cầu họ cầu nguyện cho ngài và triều đại giáo hoàng Phanxicô.

16. Tổng thống Honduras hội kiến với Đức Giáo Hoàng, khánh thành tượng Đức Mẹ Thánh Suyapa quan thầy Honduras trong vườn Vatican

Hôm 20/09/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Porfirio Lobo của Honduras đến thăm Vatican. Trong cuộc hội kiến ngắn, hai vị đã thảo luận về sự hợp tác trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bảo vệ sự sống và gia đình. Cả hai vị cũng đã đề cập đến vấn đề tội phạm có tổ chức.

Đi cùng Tổng thống trong chuyến viếng thăm Vatican có phái đoàn tuỳ tùng và gia đình ông. Bầu không khí cuộc hội kiến diễn ra thật thoải mái và con trai của Tổng thống đã xin Đức Thánh Cha ban phép lành cho mình.

Tổng thống Porfirio Lobo đã tặng Đức Thánh Cha bức ảnh Đức Mẹ Suyapa, là qaun thầy của đất nước Honduras. Vài giờ trước khi cuộc hội kiến diễn ra, một bức tượng Đức Mẹ Suyapa cũng đã được khánh thành trong Vườn Vatican. Bức tượng là bản sao của bức tượng gốc đặt ở Thủ đô Tegucigalpa của Honduras.

Đức Thánh Cha nói: “Cám ơn ngài vì đã tặng món quà Đức Mẹ Suyapa”.

Đức Giáo Hoàng đã tặng Tổng thống bản sao tài liệu Aparecida, mà cá nhân ngài đã tham gia soạn thảo khi còn là Tổng Giám mục Buenos Aires. Tài liệu Aparecida tóm tắt những ý chính từ Hội nghị thượng đỉnh năm 2007 của các giám mục Mỹ Châu La tinh.

Đức Thánh Cha giải thích: “... Tài liệu Aparecida là chìa khóa cho bất kỳ chính trị gia nào. Ngài không cần đọc tất cả, mà hãy bắt đầu với bảng mục lục”.

Giờ đây trong Vườn Vatican có hai tác phẩm điêu khắc Mỹ Latinh về Đức Mẹ. Đầu tiên là Đức Mẹ Guadalupe, từ Mexico. Và bây giờ là Đức Mẹ Suyapa, quan thầy của Honduras.

17. Đức Giáo Hoàng ban phép lành cho Tổng thống Hungary, hai vị thảo luận về vấn đề nước sạch như là thách đố lớn nhất hiện nay

Hôm 20/09/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc hội kiến với Tổng thống János Áder của Hungary tại Vatican. Sau cuộc gặp gỡ, nói chuyện với giới báo chí, vị Tổng thống nói rằng Đức Thánh Cha đã làm cho những vị khách của ngài cảm thấy thoải mái như đang ở nhà.

Tổng thống János Áder cho biết: "Trong suốt cuộc hội kiến, ban đầu bạn có thể cảm thấy căng thẳng một chút. Nhưng bằng một cử chỉ, một nụ cười, ngài sẽ giúp bạn vượt qua căng thẳng này".

Trong cuộc hội kiến, Đức Giáo Hoàng và Tổng Thống đã thảo luận về tầm quan trọng của việc có được nước sạch trên khắp thế giới. Vị nguyên thủ Hungary nói rằng đây là một trong những thách đố lớn nhất của Thế kỷ 21.

Tổng Thống Áder cũng giới thiệu gia đình mình: phu nhân ông cùng bốn người con, cũng như phái đoàn các bộ trưởng trong chính phủ. Đất nước Trung Âu này có truyền thống Kitô giáo lâu đời, và nhân dịp này Tổng thống Áder đã mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô viếng thăm Hungary để đánh dấu một lễ kỷ niệm quan trọng.

Tổng thống János Áder nói: “Ngày tháng tôi dự định mời vào năm 2016, vì đó là dịp kỷ niệm 1.700 năm sinh nhật Thánh Martinô thành Tours, sinh ra tại đất nước Hungary ngày nay và ngài rất được mến mộ và được nhiều người noi theo gương tại Hungary”.

Khi gần kết thúc cuộc hội kiến, Tổng thống tặng Đức Giáo Hoàng bản văn các Thư của Thánh Phaolô bằng tiếng Hungary có niên đại từ những năm 1500, một chiếc chén trang trí nghệ thuật từ những năm 1920. Vị Tổng Thống còn tặng Đức Thánh Cha một bình thủy tinh chứa đầy nước sạch, sau đó Đức Thánh Cha Phanxicô sử dụng nước này để ban phép lành cho vị nguyên thủ quốc gia Hungary.

Đáp lại, Đức Giáo Hoàng tặng Tổng thống một Huy hiệu Giáo hoàng, và như thường lệ, ngài xin Tổng thống và gia đình ông cầu nguyện cho ngài.

18. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 nói về Chúa Giêsu với một nhà toán học vô thần

Một lần nữa, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã cầm bút và viết một bức thư dài mười một trang cho nhà toán học vô thần Piergiorgio Odifreddi. Ngài bảo vệ sự kiện Chúa Giêsu là một nhân vật lịch sử và giải thích rằng Chúa Giêsu mà Phúc Âm đề cập đến tồn tại trong cuộc sống thực.

Trong thư Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 cho biết đã đọc sách của ông Odifreddi và ngạc nhiên vì giọng văn gây hấn và sự nhẹ dạ của tác giả trong các biện luận. Ngài bác bỏ lập luận cho rằng thần học là một khoa học giả tưởng, đồng thời xác quyết ngài không bao giờ tìm cách che đậy những điều xấu trong Giáo Hội, đặc biệt là những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 viết:

“Tôi không bao giờ tìm cách che đậy những điều ấy. Sự kiện quyền lực sự ác thấu nhập đến mức độ như thế trong lòng thế giới đức tin, đối với chúng tôi, thực là một điều đau khổ mà một đàng chúng tôi phải chấp nhận, và đàng khác chúng tôi phải làm tất cả những gì có thể để những vụ như thế không tái diễn. Cũng không phải là một điều an ủi khi biết rằng theo nghiên cứu của các nhà xã hội hoc, tỷ lệ các linh mục phạm những tội ác lạm dụng như thế không cao hơn tỷ lệ trong các giới chuyên nghiệp tương tự. Dầu sao đi nữa, không được ngoan cố trình bày sự lệch lạc ấy như thế đó là một sự nhơ bẩn riêng của Công Giáo mà thôi. Và cũng không được im lặng trước những dấu tích lớn lao về thiện hảo sáng ngời và tinh tuyền mà đức tin Kitô đã vạch ra qua dòng lịch sử. Và một điều thực sự là ngày nay đức tin đang thúc đẩy nhiều người yêu thương vô vị lợi, phục vụ tha nhân, sống chân thành và công chính”.

Sự trách cứ nghiêm khắc nhất Đức Giáo Hoàng danh dự dành cho ông Odifreddi là về đề tài lịch sử.

Ngài viết:

“Điều mà ông nói về Đức Giêsu không đáng với trình độ khoa học của ông. Nếu ông đặt vấn đề như thế, xét cho cùng, người ta không biết gì về Đức Giêsu, và không gì có thể chấp nhận được chứng tỏ Ngài là một nhân vật lịch sử, như thế thì tôi chỉ có thể quyết liệt mời gọi ông hãy tỏ ra có thẩm quyền hơn một chút về phương diện sử học. Về vấn đề này, tôi đặc biệt khuyên ông đọc 4 cuốn mà Martin Hengel, một nhà chú giải Kinh Thánh thuộc phân khoa thần học tin lành ở Tuebingen, đã xuất bản cùng với Maria Schwmer: đây là một thí dụ tuyệt hảo về sự chính xác lịch sử và cung cấp rất nhiều thông tin lịch sự. Đứng trước sự điện ấy, điều mà ông nói về Đức Giêsu thực là một kiểu nói nhẹ dạ không nên lập lại”.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 cũng đặt câu hỏi với ông Odifreddi:

“Nếu ông muốn thay thế Thiên Chúa bằng ‘Thiên Nhiên’, thì vẫn còn có câu hỏi: thiên nhiên này là ai hoặc là gì. Không có chỗ nào trong sách ông định nghĩa thiên nhiên và vì thế nó thiên nhiên xuất hiện như thần minh vô lý, chẳng giải thích gì cả. Nhưng nhất là tôi muốn nhận xét rằng trong Tôn giáo của ông về toán học, có 3 đề tài cơ bản của cuộc sống con người không được xét tới: tự do, tình yêu và sự ác. Tôi ngạc nhiên vì ông chỉ nhắc lướt qua tới tự do, mặc dù tự do đã và đang còn là giá trị chủ yếu của thời đại ngày nay”.

Tình yêu cũng không được nói đến trong sách của Odifreddi và cả sự ác cũng chẳng được đề cập đến. Tôn giáo toán học của ông không biết thông tin nào về sự ác. Một tôn giáo bỏ qua những câu hỏi cơ bản như thế thì là một tôn giáo trống rỗng”

19. Viếng thăm kinh thành Vĩnh Cửu trong "thời vàng son" của bạn

Đi du lịch ở mọi lứa tuổi luôn có những thách đố của nó và có lẽ điều đó đặc biệt đúng đối với những người cao tuổi. Nhưng người ta nói rằng “có chí thì nên”.

"Rôma thật đẹp. Không thể phủ nhận điều đó, nhưng như tôi vừa nói, thành phố lộn xộn, vì vậy bạn cứ phải chạy, rồi lại chạy".

Mặc dù đang ở độ tuổi 70 và 80, những người hành hương này đến đây bằng mọi cách từ thị trấn Mantova của Ý để nhìn thấy Đức Thánh Cha Phanxicô tại Quảng trường Thánh Phêrô. Bà cụ này có thể có bệnh lý của người cao tuổi, nhưng ở tuổi 80, bà nói bà có sinh lực của một thiếu niên.

"Bạn quên đi tất cả mọi thứ khi bạn đang ở đây. Bạn cảm thấy tốt đẹp. Tôi đi hành hương hàng năm. Tôi đã đi đến Sicily, Pháp, thực sự ở khắp mọi nơi. Thậm chí tôi đã đến Lộ Đức hai lần".

"Vâng đó là sự thật. Ở tuổi của chúng tôi, tôi đã 73 tuổi, đủ các loại bệnh tật. Nhưng thực sự đi du lịch là niềm vui".

Vì vậy, sau sáu giờ họ đi xe buýt, làm thế nào để họ đương đầu nổi những lộn xộn ở Rôma? Tất cả mọi thứ đến từ việc chen lấn giữa đám đông, lạc đường hoặc có lẽ là đáng sợ nhất của mọi người – là xếp hàng.

"Một khi bạn quyết định đi, bạn chỉ cần đi. Thậm chí nếu bạn có cái gì đó đau đớn, bạn cứ quyết định và cứ đi".

Nhóm này nói rằng họ di chuyển dọc theo Rôma và Vatican một cách dễ dàng. Họ đã cầu nguyện và thấy Đức Thánh Cha Phanxicô đến gần. Nhưng ngay cả những người có sức khoẻ tốt, họ cũng có giới hạn của mình.

"Không, không. Tôi sẽ rút khỏi dòng người ở tuổi 100. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ quá già để đến Rôma vào lúc đó"

Khi họ đã sẵn sàng để trở về nhà, họ nói điều đó thật sự chỉ giống như rượu vang tốt, đời sống trở nên tốt hơn với tuổi tác.