Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 28/09: Ba điều kiện để làm môn đệ Chúa Giêsu – Lm. Phaolô Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
02:23 27/09/2022
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca
Khi ấy, đang khi Đức Giê-su đi đường cùng các môn đệ, thì có kẻ đến thưa Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.” Người trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.”
Đức Giê-su nói với một người khác: “Anh hãy theo tôi!” Người ấy thưa: “Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã.” Đức Giê-su bảo: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa.”
Một người khác nữa lại nói: “Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã.” Đức Giê-su bảo: “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa.”
Đó là lời Chúa
Buông bỏ và bước tiếp
Lm. Minh Anh
02:57 27/09/2022
BUÔNG BỎ VÀ BƯỚC TIẾP
“Ngài cương quyết lên đường đi Giêrusalem”.
Một chiến lược gia nói, “Những gì bạn muốn luôn có giá của nó! Thất bại tạm thời có thể là giá phải trả. Nếu nó xảy ra, hãy chấp nhận và tiếp tục! Sự vắng mặt của thất bại tiết lộ nỗ lực của bạn có thể đang ở mức tối thiểu, khả năng chiến thắng rất ít. Trong nhiều trường hợp, thất bại có thể là điều tốt nhất tiếp theo để thành công; với điều kiện, bạn phải ‘buông bỏ và bước tiếp!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ là một trùng hợp thú vị khi ý tưởng ‘buông bỏ và bước tiếp’ của nhà chiến lược kia, được Lời Chúa hôm nay minh hoạ với hai nhân cách dám sống, dám chết cho ‘ý lực kép’ này! Đó là hai con người dám ‘lên Giêrusalem!’; một Gióp của Cựu Ước, một Giêsu của Tân Ước!
Bài đọc Cựu Ước giới thiệu chân dung thật của Gióp, nhân chứng của một đức tin không chấp nhận bất kỳ “bức tranh biếm họa” nào về Thiên Chúa. Gióp lớn tiếng phản đối khi đối mặt với sự dữ; nhưng ngạc nhiên thay, lại chấp nhận ‘buông bỏ và bước tiếp’ cho đến khi Thiên Chúa đáp lại và ‘ló dạng’. Cuối cùng, Ngài tỏ bày cho Gióp vinh hiển Ngài mà không đè bẹp ông. Bản thân chúng ta và những người khác cũng có thể có những trải nghiệm tương tự với những nỗi đau khủng khiếp bên trong và bên ngoài, khi mỗi người tự hỏi tại sao Thiên Chúa thờ ơ đến thế? Điều này dẫn đến việc một số người chọn “cái chết êm dịu”. Riêng Gióp, dẫu hối tiếc vì đã được sinh ra, nhưng Gióp không bao giờ nghĩ đến việc tự vẫn; đặc biệt, Gióp không hề hé môi than trách Chúa, dù nửa lời! Sở dĩ Gióp có thể kiên trung đến thế; bởi lẽ, Gióp không ngớt van xin Ngài, “Nguyện cho lời con cầu thấu đến tai Chúa!” như tâm nguyện của Thánh Vịnh đáp ca.
Nhân vật thứ hai, Giêsu; Luca viết, “Ngài cương quyết lên đường đi Giêrusalem”. Như vị tướng xuất quân, Chúa Giêsu bắt đầu một chiến lược không mấy phổ biến! Đội quân nào xuất trận cũng mang hy vọng chiến thắng; hay ít nhất, mong ước nó. Chúa Giêsu thì không! Ngài biết thất bại đang chờ Ngài, cái chết! Nhưng đó là ý Cha! Là con người, không dễ chấp nhận thất bại, vậy mà Chúa Giêsu đã ‘buông bỏ và bước tiếp’; buông ý riêng, buông khôn ngoan thế gian hầu có thể hoàn tất sứ mạng. Ngài buông bỏ vinh quang Thiên Chúa, buông bỏ thần tính cao cả để hành quân lên Giêrusalem, nơi ý Cha thành toàn. Tuy nhiên, tham gia vào trận chiến này, Ngài không thể hiện nó theo cách nhân loại; nhưng tiến vào đó như con chiên hiền lành bị đem đi làm thịt. Chiến lược của Ngài là khiêm tốn! Khiêm tốn, bom nguyên tử mà Ngài sẽ thả vào địa đạo của Satan. Nhờ đó, Ngài đã đánh bại sự kiêu hãnh và ngạo mạn của chúa thế giới.
Tin Mừng còn nói đến sự từ chối của dân làng Samaria, khiến các môn đệ phẫn uất; và họ đã nhanh chóng học được rằng, vũ khí tấn công là lòng tốt, sự dịu dàng, bác ái và khiêm tốn. Nếu Chúa Giêsu phàn nàn hoặc trả đũa, thì đó sẽ là một thất bại; thay vào đó, “họ đi đến một làng khác”. Đơn giản đến thế! Ngài chiến thắng bằng tha thứ, quên đi; ‘buông bỏ và bước tiếp!’.
Anh Chị em,
“Ngài cương quyết lên đường đi Giêrusalem”. “Cương quyết”, từ ngữ Luca dùng để diễn tả cuộc chiến nội tâm tàn khốc của Chúa Giêsu. Với Ngài, dù bất cứ giá nào, ngay cả phải chết, ý Cha phải kiện toàn! Đây là bài học cho chúng ta. Ngài đã sử dụng ‘vũ khí tự huỷ’ vâng phục, khiêm tốn và hiền lành. Đây là chiến lược của ‘người tôi tớ’ mà căn cứ của ma quỷ sẽ phải nổ tung. Là môn đệ Chúa Giêsu, cùng chiến đấu với Ngài, chúng ta không có một vũ khí nào khác ngoài những khí tài này. Đó cũng là cuộc chiến nội tâm mà bạn và tôi phải chiến đấu đến cùng. Chiến thắng của chúng ta là cương quyết từ bỏ ý riêng, tội lỗi, cừu hận, ghen ghét và đó là ‘lên Giêrusalem’ với Ngài; tắt một lời, bạn và tôi ‘buông bỏ và bước tiếp!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ‘ôm lấy và thoái lui’ luôn dễ dàng và dễ chịu, xin giúp con ‘buông bỏ và bước tiếp’ bằng việc lớn lên qua những bài học thất bại mà chính Thánh Thần sẽ dạy cho con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Kỳ Thị Chủng Tộc - Luke 9:51-62
LM Nguyễn Trung Tây
09:54 27/09/2022
□ LM Nguyễn Trung Tây
Kỳ Thị Chủng Tộc - Luke 9:51-62
Thánh Gandi của người Ấn Độ đã từng tuyên bố, tôi tin Đức Giêsu nhưng không tin những người đi theo Ngài. Bởi thế người tín hữu không ngạc nhiên khi nhận ra những người môn đệ ruột thịt của Đức Giêsu đã đi theo Ngài cả một quãng đường dài 3 năm. Nhưng hỷ nộ ái ố vẫn còn nằm sâu trong máu. Và khi cơ hội tới, những nét trần tục xuất hiện ngay trên đầu môi.
Theo như bài Tin Mừng Luke 9:51-62, Chúa Nhật 13 Mùa Thường Niên, năm C, trên con đường thiên lý từ Bắc Galilê dẫn về thành đô Jerusalem, Đức Giêsu và những người môn đệ đi tới một ngôi làng người Samaria. Bởi những căng thẳng trong quá khứ giữa hai dân tộc, người Do Thái không giao tiếp với người Samaria. Chưa hết, người Do Thái trong đời sống thường nhật đối xử và coi người Samaria như công dân hạng hai trong xã hội. Bởi thế, khi bị dân làng Samaria từ chối, không tiếp đón, anh em ông Giacôbê và Gioan nổi giận. Cả hai mở miệng đề nghị với Đức Giêsu gửi lửa trời xuống, đốt thiêu ngôi làng Samaria.
Cũng chính hai vị tông đồ này, Giacôbê và Gioan, đã từng nói nhỏ vào tai Đức Giêsu, “Mai này trong vương quốc của Ngài, xin cho chúng con một người bên tả một người bên hữu” (Mark 10:35-37). Qua câu nói này, cả hai anh em tông đồ Giacôbê và Gioan đều xác nhận với độc giả Kinh Thánh phần nào lý do thật sự đã khiến họ bỏ lại sau lưng thuyền đánh cá để đi theo Đức Giêsu. Đó là, họ mong đợi một tương lai rạng ngời tiền bạc và vinh quang quyền lực vào vị vua trần thế Giêsu. Không lạ chi, khi Đức Giêsu bị bắt trong Vườn Cây Dầu, cả hai anh em và những người môn đệ khác đã bỏ chạy, mặc cho Đức Giêsu một thân cô thế giữa giáo mác và gươm đao của lính La Mã.
Không lạ chi hai anh em Giacôbê và Gioan có những hành xử khá khắc nghiệt với người dân Samaria.
Chuyện kỳ thị chủng tộc vẫn còn xảy ra với nhiều Kitô hữu trong ngày hôm nay. Vết thương gây ra bởi tệ nạn màu da vẫn còn mưng mủ, chưa chịu lên da non.
Có những em thanh niên đã từng nói với tôi bố mẹ em không cho em yêu Mỹ đen hoặc Mễ. Mẹ em nói, nếu em đám cưới với người Mỹ đen, mẹ em sẽ bỏ, không tham dự thánh lễ cưới và tiệc cưới.
Mới đây thôi, thời Covid-19 còn tung hoành, bởi nguồn gốc của virus chết người xuất hiện từ Vũ Hán, Trung Hoa, nhiều người Mỹ gốc Á Châu bị hành hung ngay trên đường phố.
Năm 1999, tôi dậy học tại một trường trung học ở thành phố Indianapolis. Học sinh ở đó 99 phần trăm là Mỹ gốc Phi Châu. Bữa đó, tôi hỏi các em lớp 8 câu hỏi, “Lớn lên, các em muốn làm gì?” Phần lớn các em nam đều nói em muốn trở thành cầu thủ bóng rổ tương tự như Michael Jordan, hay ca sĩ như Michael Jackson, riêng các em nữ đều nhắc đến nữ danh ca Whitney Houston. Tôi sau cùng nói một câu, “Tại sao các em không mơ trở thành tổng thống?” Tự nhiên cả lớp đều yên lặng. Sau cùng, có một em trai giơ tay, em nói, “Nhưng, em là người da đen/But, I am black”. Lời nhận xét của em phản ảnh một phần nào đó vết thương tâm hồn gây ra bởi kỳ thị chủng tộc vẫn còn đậm sâu trong tâm hồn nhiều người.
Một trong những lý do cản trở dân ngoại đến với và tin vào Đức Giêsu và Tin Mừng là bởi chính đời sống của người Kitô hữu. Tương tự như hai vị tông đồ Giacôbê và Gioan, tôi coi thường những anh chị em không chia sẻ chung một màu da cùng một nền văn hóa với tôi. Khi cơ hội tới, tôi hành xử rất chiếu trên, tôi thản nhiên buông những lời nói thương tổn nặng nề anh chị em của những nền văn hóa khác và những tôn giáo bạn. Bởi cá nhân tôi hành sử rất phản Tin Mừng như thế, tôi chẳng rao giảng Tin Mừng tới ai. Không trách chi con số Kitô hữu tại Việt Nam vẫn chỉ là 7 phần trăm, một con số nhỏ bé và dậm chân tại chỗ sau gần 500 năm Tin Mừng tại Việt Nam.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin ban cho con một tâm hồn như Đức Giêsu, một can đảm lên tiếng nói như Đức Giêsu những khi đối diện những hành xử thiếu tôn trọng tha nhân trong đời sống hằng ngày!□
(Trích Suy Niệm Người Ra Nương Đồng sẽ xuất bản)
Kỳ Thị Chủng Tộc - Luke 9:51-62
Thánh Gandi của người Ấn Độ đã từng tuyên bố, tôi tin Đức Giêsu nhưng không tin những người đi theo Ngài. Bởi thế người tín hữu không ngạc nhiên khi nhận ra những người môn đệ ruột thịt của Đức Giêsu đã đi theo Ngài cả một quãng đường dài 3 năm. Nhưng hỷ nộ ái ố vẫn còn nằm sâu trong máu. Và khi cơ hội tới, những nét trần tục xuất hiện ngay trên đầu môi.
Theo như bài Tin Mừng Luke 9:51-62, Chúa Nhật 13 Mùa Thường Niên, năm C, trên con đường thiên lý từ Bắc Galilê dẫn về thành đô Jerusalem, Đức Giêsu và những người môn đệ đi tới một ngôi làng người Samaria. Bởi những căng thẳng trong quá khứ giữa hai dân tộc, người Do Thái không giao tiếp với người Samaria. Chưa hết, người Do Thái trong đời sống thường nhật đối xử và coi người Samaria như công dân hạng hai trong xã hội. Bởi thế, khi bị dân làng Samaria từ chối, không tiếp đón, anh em ông Giacôbê và Gioan nổi giận. Cả hai mở miệng đề nghị với Đức Giêsu gửi lửa trời xuống, đốt thiêu ngôi làng Samaria.
Cũng chính hai vị tông đồ này, Giacôbê và Gioan, đã từng nói nhỏ vào tai Đức Giêsu, “Mai này trong vương quốc của Ngài, xin cho chúng con một người bên tả một người bên hữu” (Mark 10:35-37). Qua câu nói này, cả hai anh em tông đồ Giacôbê và Gioan đều xác nhận với độc giả Kinh Thánh phần nào lý do thật sự đã khiến họ bỏ lại sau lưng thuyền đánh cá để đi theo Đức Giêsu. Đó là, họ mong đợi một tương lai rạng ngời tiền bạc và vinh quang quyền lực vào vị vua trần thế Giêsu. Không lạ chi, khi Đức Giêsu bị bắt trong Vườn Cây Dầu, cả hai anh em và những người môn đệ khác đã bỏ chạy, mặc cho Đức Giêsu một thân cô thế giữa giáo mác và gươm đao của lính La Mã.
Không lạ chi hai anh em Giacôbê và Gioan có những hành xử khá khắc nghiệt với người dân Samaria.
Chuyện kỳ thị chủng tộc vẫn còn xảy ra với nhiều Kitô hữu trong ngày hôm nay. Vết thương gây ra bởi tệ nạn màu da vẫn còn mưng mủ, chưa chịu lên da non.
Có những em thanh niên đã từng nói với tôi bố mẹ em không cho em yêu Mỹ đen hoặc Mễ. Mẹ em nói, nếu em đám cưới với người Mỹ đen, mẹ em sẽ bỏ, không tham dự thánh lễ cưới và tiệc cưới.
Mới đây thôi, thời Covid-19 còn tung hoành, bởi nguồn gốc của virus chết người xuất hiện từ Vũ Hán, Trung Hoa, nhiều người Mỹ gốc Á Châu bị hành hung ngay trên đường phố.
Năm 1999, tôi dậy học tại một trường trung học ở thành phố Indianapolis. Học sinh ở đó 99 phần trăm là Mỹ gốc Phi Châu. Bữa đó, tôi hỏi các em lớp 8 câu hỏi, “Lớn lên, các em muốn làm gì?” Phần lớn các em nam đều nói em muốn trở thành cầu thủ bóng rổ tương tự như Michael Jordan, hay ca sĩ như Michael Jackson, riêng các em nữ đều nhắc đến nữ danh ca Whitney Houston. Tôi sau cùng nói một câu, “Tại sao các em không mơ trở thành tổng thống?” Tự nhiên cả lớp đều yên lặng. Sau cùng, có một em trai giơ tay, em nói, “Nhưng, em là người da đen/But, I am black”. Lời nhận xét của em phản ảnh một phần nào đó vết thương tâm hồn gây ra bởi kỳ thị chủng tộc vẫn còn đậm sâu trong tâm hồn nhiều người.
Một trong những lý do cản trở dân ngoại đến với và tin vào Đức Giêsu và Tin Mừng là bởi chính đời sống của người Kitô hữu. Tương tự như hai vị tông đồ Giacôbê và Gioan, tôi coi thường những anh chị em không chia sẻ chung một màu da cùng một nền văn hóa với tôi. Khi cơ hội tới, tôi hành xử rất chiếu trên, tôi thản nhiên buông những lời nói thương tổn nặng nề anh chị em của những nền văn hóa khác và những tôn giáo bạn. Bởi cá nhân tôi hành sử rất phản Tin Mừng như thế, tôi chẳng rao giảng Tin Mừng tới ai. Không trách chi con số Kitô hữu tại Việt Nam vẫn chỉ là 7 phần trăm, một con số nhỏ bé và dậm chân tại chỗ sau gần 500 năm Tin Mừng tại Việt Nam.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin ban cho con một tâm hồn như Đức Giêsu, một can đảm lên tiếng nói như Đức Giêsu những khi đối diện những hành xử thiếu tôn trọng tha nhân trong đời sống hằng ngày!□
(Trích Suy Niệm Người Ra Nương Đồng sẽ xuất bản)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:20 27/09/2022
13. Tôi không tham vinh hoa phú quý, ngay cả vinh quang ở trên trời cũng không ngoại lệ, cái mà tôi tham chính là tình yêu.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:23 27/09/2022
9. QUYẾT THÚC TAM HỐI
Quyết Thúc là người rất tự tin.
Ông ta cày ruộng ở phía bắc núi Quy, trồng lúa trên chỗ đất cao, dùng chỗ đất thấp trồng hoa màu.
Bạn bè nói cho ông ta nghe tập tính của lúa và hoa màu, để ông ta đổi cách trồng lại. Quyết Thúc không nghe, kết quả trồng lúa mười năm mà ngay cả một chút lương thực để dành trong kho cũng không có. Thế là ông ta đi đến ruộng của bạn bè để coi, những đám ruộng ấy thu hoạch rất phong phú.
Ông ta nói với bạn:
- “Tôi biết hối cải rồi”.
Không lâu sau đó, anh ta đến huyện Văn Thượng buôn bán, nhìn thấy hàng hóa ở đây bán chạy, bèn lập tức đi mua và thường tranh mua với người khác, hàng hóa vừa đến tay thì có rất nhiều người có hàng hóa bán đắt đều đến, do đó hàng hóa của ông ta rất khó bán được.
Bạn bè nói với anh ta:
- “Người biết làm ăn buôn bán, thường mua hàng hóa của những người không cần bán gấp, thời cơ đến thì lại bán ra, sẽ được lời gấp đôi”. Quyết Thúc không nghe.
Cứ thế buôn bán đến mười năm cho đến khi trở thành túng thiếu, lúc này lại đến thi lễ bạn bè:
- “Từ này về sau không dám không hối cải”.
Qua một thời gian sau, ông ta muốn ngồi thuyền đi biển và mời bạn bè cùng đi, thế là họ trôi giạt lênh đênh trên biển đến chỗ nước sâu, bạn bè nói:
- “Phải trở về chỗ cũ rồi mới tiến về phía trước, e rằng khó mà ra được”.
Ông ta lại không nghe, thuyền tiến vào trong chỗ nước sâu, trôi lênh đênh trên biển chín năm, nhờ một trận cuồng phong và sóng lớn khuấy động thuyền mới trôi vào bờ.
Khi về đến nhà thì đầu tóc đã bạc trắng, thân hình ốm yếu tong teo, không ai nhận ra ông ta, ông ta khấu đầu với bạn bè và ngửa mặt lên trời thề thốt:
- “Nếu tôi không hối cải lần nữa, thì có thái dương chứng kiến”.
Bạn bè cười nhạo nói:
- “Dù bây giờ ông có hối cải, thì là quá muộn rồi”.
(Úc Li tử)
Suy tư 9:
Người ta nói: “quá tam ba bận” hoặc là “bất quá tam” thì cũng như nhau, nghĩa là làm việc gì đến lần thứ ba mà vẫn không được thì thôi, không làm nữa.
Có những trẻ em có những tật xấu như hỗn hào với cha mẹ, với người lớn, nhưng cha mẹ thì cứ nói: nó còn nhỏ đợi lớn thì khắc nó biết lễ phép, thế là không chịu dạy con sống có lễ phép với mọi người; đến khi con lớn lên tuổi thanh niên thì cha mẹ nói: ôi, thời đại bây giờ vậy đó, để nó theo kịp chúng kịp bạn, thế là như một lời động viên con mình cứ theo nếp sống cũ ngày càng hư hỏng với đạm bạn xấu; khi con trai lập gia đình có con cái thì cứ cái đà như thế mà sống bê bối, rượu chè cờ bạc, làm khổ vợ con. Đến lúc này thì cha mẹ ôm một mối hận trong lòng mà “tiêu diêu miền cực lạc” vì không dạy con nên người.
Ba lần hối hận là tượng trưng cho ba giai đoạn của đời người, tuổi trẻ, trung niên và tuổi già. Đến lần hối hận thứ ba thì chẳng còn gì cả, vì sắp “xuống lổ” rồi, thật đáng tiếc thay.
Hối hận ngay bây giờ, đừng đợi đến ngày mai, vì chúng ta không biết lúc nào thì Con Người sẽ đến.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Quyết Thúc là người rất tự tin.
Ông ta cày ruộng ở phía bắc núi Quy, trồng lúa trên chỗ đất cao, dùng chỗ đất thấp trồng hoa màu.
Bạn bè nói cho ông ta nghe tập tính của lúa và hoa màu, để ông ta đổi cách trồng lại. Quyết Thúc không nghe, kết quả trồng lúa mười năm mà ngay cả một chút lương thực để dành trong kho cũng không có. Thế là ông ta đi đến ruộng của bạn bè để coi, những đám ruộng ấy thu hoạch rất phong phú.
Ông ta nói với bạn:
- “Tôi biết hối cải rồi”.
Không lâu sau đó, anh ta đến huyện Văn Thượng buôn bán, nhìn thấy hàng hóa ở đây bán chạy, bèn lập tức đi mua và thường tranh mua với người khác, hàng hóa vừa đến tay thì có rất nhiều người có hàng hóa bán đắt đều đến, do đó hàng hóa của ông ta rất khó bán được.
Bạn bè nói với anh ta:
- “Người biết làm ăn buôn bán, thường mua hàng hóa của những người không cần bán gấp, thời cơ đến thì lại bán ra, sẽ được lời gấp đôi”. Quyết Thúc không nghe.
Cứ thế buôn bán đến mười năm cho đến khi trở thành túng thiếu, lúc này lại đến thi lễ bạn bè:
- “Từ này về sau không dám không hối cải”.
Qua một thời gian sau, ông ta muốn ngồi thuyền đi biển và mời bạn bè cùng đi, thế là họ trôi giạt lênh đênh trên biển đến chỗ nước sâu, bạn bè nói:
- “Phải trở về chỗ cũ rồi mới tiến về phía trước, e rằng khó mà ra được”.
Ông ta lại không nghe, thuyền tiến vào trong chỗ nước sâu, trôi lênh đênh trên biển chín năm, nhờ một trận cuồng phong và sóng lớn khuấy động thuyền mới trôi vào bờ.
Khi về đến nhà thì đầu tóc đã bạc trắng, thân hình ốm yếu tong teo, không ai nhận ra ông ta, ông ta khấu đầu với bạn bè và ngửa mặt lên trời thề thốt:
- “Nếu tôi không hối cải lần nữa, thì có thái dương chứng kiến”.
Bạn bè cười nhạo nói:
- “Dù bây giờ ông có hối cải, thì là quá muộn rồi”.
(Úc Li tử)
Suy tư 9:
Người ta nói: “quá tam ba bận” hoặc là “bất quá tam” thì cũng như nhau, nghĩa là làm việc gì đến lần thứ ba mà vẫn không được thì thôi, không làm nữa.
Có những trẻ em có những tật xấu như hỗn hào với cha mẹ, với người lớn, nhưng cha mẹ thì cứ nói: nó còn nhỏ đợi lớn thì khắc nó biết lễ phép, thế là không chịu dạy con sống có lễ phép với mọi người; đến khi con lớn lên tuổi thanh niên thì cha mẹ nói: ôi, thời đại bây giờ vậy đó, để nó theo kịp chúng kịp bạn, thế là như một lời động viên con mình cứ theo nếp sống cũ ngày càng hư hỏng với đạm bạn xấu; khi con trai lập gia đình có con cái thì cứ cái đà như thế mà sống bê bối, rượu chè cờ bạc, làm khổ vợ con. Đến lúc này thì cha mẹ ôm một mối hận trong lòng mà “tiêu diêu miền cực lạc” vì không dạy con nên người.
Ba lần hối hận là tượng trưng cho ba giai đoạn của đời người, tuổi trẻ, trung niên và tuổi già. Đến lần hối hận thứ ba thì chẳng còn gì cả, vì sắp “xuống lổ” rồi, thật đáng tiếc thay.
Hối hận ngay bây giờ, đừng đợi đến ngày mai, vì chúng ta không biết lúc nào thì Con Người sẽ đến.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican không nên hy sinh Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân để lấy lòng Trung Quốc
Đặng Tự Do
05:35 27/09/2022
Đức Hồng Y Gerhard Muller đã bày tỏ sự thất vọng trước sự im lặng của Vatican đối với các hành vi lạm dụng của Trung Quốc trong bối cảnh một phiên tòa “không công bằng” sắp xảy ra đối với Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, người thẳng thắn bênh vực nhân quyền tại Hương Cảng.
Hồng Y Muller, 75 tuổi, một nhà thần học và là cựu tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, đã đưa ra nhận xét về sự thiếu hỗ trợ rõ ràng từ Tòa Thánh đối với vị cựu giám mục 90 tuổi của Hương Cảng trong một cuộc phỏng vấn với Báo tiếng Ý, Il Messengero, hay Người đưa tin.
“Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân vắng mặt ở Rôma vì ngài bị quản thúc tại gia sau khi đã lên tiếng chống lại Bắc Kinh, bảo vệ nhân quyền ở cả Hương Cảng và Trung Quốc,” Hồng Y Muller nói, đề cập đến cuộc họp Hồng Y Đoàn trong hai ngày 29 và 30 tháng 8 để thảo luận về Tông Hiến cải tổ Giáo triều Rôma.
Khoảng 200 trong tổng số 226 thành viên của Hồng Y đoàn đã tham dự cuộc họp, được mệnh danh là lớn nhất trong triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Hồng Y Muller nói rằng, trong cuộc họp Hồng Y Đoàn, không có quan chức cấp cao nào của Vatican hoặc thậm chí cả Đức Giáo Hoàng đề cập đến Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân hay phiên tòa của ngài.
“Sẽ có một phiên tòa bất công vào tháng tới. Không ai đặt ra câu hỏi về vấn nạn của người anh trai Đức Hồng Y Quân của chúng tôi. Cả Niên trưởng Hồng Y Đoàn là Đức Hồng Y Giovanni Batista Re, cả Hồng Y Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, thậm chí cả Đức Giáo Hoàng đều không lên tiếng. Không ai bày tỏ tình đoàn kết, không có sáng kiến cầu nguyện nào cho vị Hồng Y Trung Hoa”, vị Hồng Y người Đức than thở
Đức Hồng Y Muller nói rằng ngài không nghĩ rằng Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đáng bị Vatican bỏ rơi vì tính cách kiên quyết của ngài, hay vì bảo vệ những người Công Giáo Trung Quốc thuộc Giáo hội thầm lặng không liên kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc, hay vì bất cứ điều gì khác.
“Tôi hy vọng Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân sẽ không bị bỏ rơi. Công Nghị Ngoại Thường của Hồng Y Đoàn sẽ là một cơ hội để tuyên bố sự đoàn kết hoàn toàn với Đức Hồng Y Quân từ phía tất cả các Hồng Y trong Hồng Y Đoàn”, nhưng đáng tiếc điều đó đã không xảy ra.
Đức Hồng Y Muller nói rằng, theo ngàim rõ ràng là có “những lý do chính trị” khiến Tòa Thánh ngăn cản bất kỳ sáng kiến nào ủng hộ Đức Hồng Y Quân.
“Tôi đang đề cập đến thỏa thuận về việc bổ nhiệm giám mục ở Trung Quốc mà Tòa thánh vừa ký với Tập Cận Bình. Tôi rất tiếc phải nói rằng thỏa thuận này không phục vụ lợi ích của Tòa thánh và quốc gia thành Vatican trong chiều kích giáo hội và sự thật.”
Trung Quốc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vatican vào năm 1949 sau khi Cộng sản tiếp quản. Kể từ đó, việc bổ nhiệm các giám mục đã trở thành mâu thuẫn gay gắt giữa Vatican và Trung Quốc vì người Công Giáo vẫn bị chia rẽ giữa Giáo hội Yêu nước do nhà nước quản lý và Giáo hội thầm lặng cam kết trung thành với Đức Giáo Hoàng.
Vatican đã ký một thỏa thuận tạm thời hai năm với Bắc Kinh nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc và chấm dứt tình trạng chia rẽ người Công Giáo Trung Quốc. Thỏa thuận, với các điều khoản chưa được công khai, đã được gia hạn thêm hai năm vào năm 2020 và dự kiến sẽ được gia hạn một lần nữa vào tháng 10.
Đức Hồng Y Quân là một trong những người chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận này và gọi đây là sự phản bội của Vatican đối với những người Công Giáo thầm lặng, những người đã chịu đựng sự đàn áp của Cộng sản vì lòng trung thành với Vatican.
Hơn nữa, ngài được biết đến như là một nhà phê bình gay gắt về những vi phạm nhân quyền trên diện rộng của Bắc Kinh, bao gồm cả việc đàn áp các dân tộc thiểu số và các tôn giáo cũng như những người bất đồng chính kiến. Ngài đã phải đối mặt với sự giận dữ của Cộng sản vì sự ủng hộ mạnh mẽ đối với phong trào ủng hộ dân chủ đã nhấn chìm Hương Cảng khi lãnh thổ này gặp khó khăn chính trị vào năm 2019.
Ngài đã bị các phương tiện truyền thông của Bắc Kinh cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Vào tháng 5, cảnh sát Hương Cảng đã bắt giữ Đức Hồng Y Quân vì liên quan đến một quỹ nhân đạo hiện đã không còn tồn tại để hỗ trợ những người ủng hộ dân chủ. Sau đó, ngài được tại ngoại trong bối cảnh phản ứng dữ dội trên toàn cầu. Phiên tòa sẽ bắt đầu vào tháng 10.
Đức Hồng Y Muller nói với Il Messengero rằng Giáo hội phải được tự do hơn và ít bị ràng buộc hơn vào logic thế gian về quyền lực, do đó, tự do hơn trong việc can thiệp và nếu cần thiết, chỉ trích những chính trị gia đàn áp nhân quyền.
“Trong trường hợp này, tôi tự hỏi tại sao chúng ta không chỉ trích Bắc Kinh. Đức Hồng Y Quân là một biểu tượng của sự phản kháng và ngài đã bị bắt vì nói lên sự thật. Ngài là người có uy quyền, can đảm và được chính phủ Trung Quốc kính sợ. Ngài đã 90 tuổi, và chúng ta đã bỏ mặc ngài một mình”
“Nếu cần, Giáo hội cũng nên chỉ trích quyền lực của thế giới này. Và sau đó, tấm gương của Đức Piô XII lẽ ra phải dạy chúng ta điều gì đó, sự thật không thể luôn luôn bị hy sinh”, ngài nói, đồng thời lưu ý rằng Giáo hội thầm lặng hiện đang phải đối mặt với sự đàn áp ở nhiều khu vực của Trung Quốc và phải đối mặt với các giám mục được nhà nước hậu thuẫn, những người tuân theo Bắc Kinh hơn là Đức Giáo Hoàng.
“Họ đang được hy sinh trên bàn thờ ngoại giao, để bảo vệ và thực hiện thỏa thuận ngoại giao với Bắc Kinh. Tôi nhìn thấy nguy cơ này và cảm thấy đau đớn, “anh nói thêm.
Source:UCANews
Các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc cho biết Nga đã phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine
Đặng Tự Do
17:11 27/09/2022
Liên Hiệp Quốc cho biết các nhà điều tra của họ đã kết luận rằng Nga đã phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine, bao gồm đánh bom các khu vực dân sự, nhiều vụ hành quyết, tra tấn và bạo lực tình dục khủng khiếp.
Liên Hiệp Quốc đã ưu tiên việc điều tra các vi phạm nhân quyền trong chiến tranh và vào tháng 5, cơ quan nhân quyền hàng đầu của họ đã ủy nhiệm một nhóm chuyên gia bắt đầu làm việc tại nước này.
Kể từ đó, các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc, đã liều mạng thu thập bằng chứng về tội ác gây ra đối với dân thường, bao gồm cả những khu vực vẫn bị quân địch đe dọa hoặc đặt mìn.
Nhóm ba chuyên gia độc lập hôm thứ Sáu đã trình bày bản cập nhật miệng đầu tiên của họ cho hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, sau khi tổ chức này tiến hành các cuộc điều tra ban đầu xem xét các khu vực ở Kyiv, Chernihiv, Kharkiv và Sumy, nói thêm rằng họ sẽ mở rộng các cuộc điều tra của mình.
Phát biểu một ngày trước lễ kỷ niệm bảy tháng Nga xâm lược nước láng giềng, Erik Mose, người đứng đầu nhóm điều tra, nói với hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc rằng, dựa trên bằng chứng do Ủy ban Điều tra về Ukraine thu thập được, “họ đã kết luận rằng Nga đã phạm tội ác chiến tranh tại Ukraine “.
Nhóm điều tra viên đã đến thăm 27 thị trấn và khu định cư, cũng như các ngôi mộ và trung tâm giam giữ và tra tấn; phỏng vấn hơn 150 nạn nhân và nhân chứng; và gặp gỡ các nhóm vận động và các quan chức chính phủ.
Mose cho biết nhóm nghiên cứu đã đặc biệt “rúng động trước số lượng lớn các vụ hành quyết ở những khu vực mà chúng tôi đến thăm”, và thường xuyên có “các dấu hiệu hành quyết trên cơ thể, chẳng hạn như tay bị trói sau lưng, vết thương do súng bắn vào đầu và rạch đứt cổ họng”.
Ông nói thêm rằng họ đang điều tra những cái chết như vậy ở 16 thị trấn và khu định cư, và đã nhận được những cáo buộc đáng tin cậy về nhiều trường hợp khác mà họ sẽ tìm cách lập hồ sơ. Hội đồng cho biết: Các nhà điều tra cũng đã nhận được “các bản tường trình nhất quán về việc đối xử tệ bạc và tra tấn, được thực hiện trong quá trình giam giữ bất hợp pháp”.
Tại các khu định cư Bucha, Hostomel và Borodianka, bị quân đội Nga chiếm đóng khoảng một tháng, các nhà điều tra Ukraine đã tìm thấy hàng chục ngôi mộ tập thể, nơi chôn cất thi thể của thường dân, bị tra tấn và sát hại.
Kể từ khi người Nga rút khỏi khu vực này, một nhóm tình nguyện viên trẻ tuổi đã làm việc không mệt mỏi để khai quật các thi thể và gửi chúng đến các bác sĩ pháp y, những người đang thu thập bằng chứng về tội ác của quân đội Nga.
Một số nạn nhân đã nói với các nhà điều tra rằng họ bị chuyển đến Nga và bị giam nhiều tuần trong nhà tù. Những người khác đã “biến mất” sau các lần di chuyển như vậy. Mose nói: “Những người đối thoại đã mô tả việc đánh đập, điện giật và cưỡng bức khỏa thân, cũng như các loại vi phạm khác trong các cơ sở giam giữ như vậy”.
Ông cho biết các nhà điều tra cũng đã ghi nhận các trường hợp bạo lực tình dục và giới tính, trong một số trường hợp xác định rằng binh lính Nga là thủ phạm.
Ông nói: “Có những ví dụ về trường hợp người thân bị buộc phải chứng kiến tội ác. Trong các trường hợp chúng tôi đã điều tra, độ tuổi của nạn nhân bạo lực tình dục và giới tính từ 4 đến 82 tuổi. Các trường hợp trẻ em nhỏ bị buộc phải chứng kiến mẹ và chị của chúng bị lính Nga hiếp dâm là rất phổ biến”.
Mose cho biết thêm, ủy ban đã ghi nhận nhiều loại tội phạm đối với trẻ em, bao gồm cả những trẻ em bị “hãm hiếp, tra tấn và giam giữ bất hợp pháp”.
Vào tháng 4, các bác sĩ pháp y nói với Guardian rằng họ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy một số phụ nữ đã bị cưỡng hiếp trước khi bị quân Nga giết hại. “Chúng tôi đã có một vài trường hợp cho thấy những phụ nữ này đã bị cưỡng hiếp trước khi bị bắn chết”, Vladyslav Perovskyi, một bác sĩ pháp y người Ukraine, người đã thực hiện hàng chục cuộc khám nghiệm tử thi cho những người từ Bucha, Irpin và Borodianka, nói với Guardian.
Ít nhất hai người đàn ông trong danh sách bị cáo buộc tội phạm chiến tranh của Nga do các công tố viên Ukraine đưa ra đã bị cáo buộc tấn công tình dục và cưỡng hiếp.
Mose, trong báo cáo của mình trước hội đồng, cũng chỉ ra “việc Liên bang Nga sử dụng vũ khí nổ có hiệu ứng diện rộng trong các khu vực đông dân cư”, mà theo ông là “nguồn gây tổn hại và đau khổ to lớn cho dân thường”.
Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh rằng một số vụ tấn công mà nhóm đã điều tra “đã được thực hiện mà không phân biệt dân thường và chiến binh”, bao gồm cả các cuộc tấn công bằng bom, đạn chùm, bị thế giới cấm theo hiệp ước năm 2008.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa, quân đội Nga đã bị cáo buộc sử dụng một số vũ khí bất hợp pháp đã giết chết hàng trăm thường dân ở khu vực Kyiv của Ukraine, bao gồm cả những quả bom không điều khiển cực mạnh ở các khu vực đông dân cư, đã phá hủy ít nhất 8 tòa nhà dân sự.
Theo các bằng chứng, bom, đạn chùm đã được phóng ở những khu vực không có quân nhân và không có cơ sở hạ tầng quân sự.
Công việc của ủy ban cuối cùng có thể đóng góp vào công việc của các công tố viên tòa án hình sự quốc tế, những người có thể đưa ra cáo buộc về tội ác chiến tranh ở Ukraine, mặc dù vẫn chưa chắc chắn liệu Nga hoặc các thủ phạm bị cáo buộc khác cuối cùng có phải đối mặt với công lý hay không.
Trong một diễn biến riêng, hôm thứ Sáu, các quan chức Ukraine cho biết họ đã khai quật khoảng 436 thi thể từ một khu chôn cất ở thành phố Izium mới được tái chiếm gần đây và ít nhất 30 người trong số họ có dấu hiệu bị tra tấn.
Mose nói: “Tất nhiên đây là một sự việc mới nhưng chúng tôi chắc chắn cũng có ý định xem xét sự kiện Izium.”https://www.theguardian.com/world/2022/sep/23/russia-has-comiled-war-crimes-in-ukraine-say-un-investigators
Đức Tổng Giám Mục Công Giáo của Mạc Tư Khoa nói với Putin: Hòa bình đang suy thoái
Đặng Tự Do
17:12 27/09/2022
“Thật không may, hòa bình dường như đang suy thoái”, Đức Cha Paolo Pezzi, Tổng Giám mục Mạc Tư Khoa và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nga, than thở sau bài phát biểu cuối cùng của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Những lời nói vào ngày 21 tháng 9 của Putin dẫn đến “một tình huống không để bất cứ ai được yên”, theo vị giám mục Công Giáo.
“Thật khó cho tôi để nói tại sao quốc gia này lại ra nông nỗi như ngày hôm nay. Theo tổng thống và theo những gì chúng tôi đọc được trên các phương tiện truyền thông địa phương, đó là do xung đột mở rộng. Thật không may, hòa bình dường như đang lùi xa. Tôi tin rằng con đường đã được chỉ ra bởi Đức Thánh Cha Phanxicô. Và đó là luôn cố gắng giữ cho các kênh đối thoại mở, không bao giờ đóng chúng. Không phủ nhận mọi thứ như hiện tại đang bày ra trước mắt ctắt chúng ta, nhưng đồng thời không cần phải đóng cửa. Đối với tôi, đây tiếp tục là con đường khả thi nhất,” ngài nói với SIR, thông tấn xã của Hội Đồng Giám Mục Italia.
Theo Đức Tổng Giám Mục Pezzi, quan điểm của Putin về Ukraine sẽ khiến Nga chắc chắn rơi vào nguy cơ tự cô lập mình. “Tôi không nghĩ đây là vấn đề chính hiện tại. Đối với tôi, dường như vấn đề chính là tìm ra một lối thoát mà không làm cho bất kỳ ai cảm thấy bị đánh bại. Nhưng đây là điều khó khăn lớn nhất vì làm được như thế, thì mới thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng.”
“Về mặt khách quan, tôi thấy rất khó để ai đó sẵn sàng thực hiện bước đầu tiên. Đó là lý do tại sao cần phải tiếp tục nhấn mạnh những bước sáng tạo, như Đức Phanxicô nói, để dấn thân vào những con đường mới trên con đường hòa bình”
Đức Tổng Giám Mục cũng ca ngợi chứng tá của cộng đồng Công Giáo và việc bảo vệ tình hữu nghị và hòa bình, với những đề xuất khiêm tốn và đơn giản của con đường đối thoại và hy sinh.
Source:vidanuevadigital.com
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo hạt Mỹ Đức – Hòa Bình: Các hội Kèn đồng, Trống, Cồng Chiêng mừng lễ quan thầy
BTT Giáo hạt Mỹ Đức
09:15 27/09/2022
Giáo hạt Mỹ Đức – Hòa Bình: Các hội Kèn đồng, Trống, Cồng Chiêng mừng lễ quan thầy
Sáng thứ Hai ngày 26/9/2022, các Hội Kèn đồng, Trống và Cồng Chiêng trong giáo hạt Mỹ Đức – Hòa Bình cùng hân hoan hội ngộ tại giáo xứ Đồng Chiêm trong ngày mừng lễ quan thầy thánh Micae.
Xem Hình
Đúng 8h00, các hội Kim nhạc và các Đội trống cùng hòa tấu những bài thánh ca để tôn vinh Thiên Chúa và mừng kính thánh Micae quan thầy. Những bài hòa tấu độc đáo của các nhạc cụ đều mang đậm màu sắc của miền núi rừng Hòa Bình đã làm cho ngày mừng lễ thêm niềm hân hoan.
Kế đó, cha Phanxicô Xavie Trần Truyền Giáo, phó Ban Thánh Nhạc Tổng Giáo phận đã gặp gỡ và chia sẻ với các hội viên.
Trong phần quảng diễn Lời Chúa, cha Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh đã giúp cộng đoàn hiểu rõ hơn về vai trò và quyền năng của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, đồng thời mời gọi mọi người đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa, chính Người sẽ tiếp thêm sức mạnh, nâng đỡ chúng ta trong cuộc sống đầy khó khăn này.
Sau Thánh lễ, một vị đại diện đã có tâm tình tri ân tới quý Cha và toàn thể cộng đoàn. Đáp lại lời tri ân, Cha Trưởng ban Ban Thánh Nhạc TGP nhắn nhủ đến các hội viên về những lưu ý khi sử dụng Kèn Đồng, Trống và Cồng Chiêng trong phụng vụ.
Ngày mừng lễ trở nên hào hứng hơn với chương trình rút thăm lá phiếu may mắn do cha Phaxicô khởi xướng. Phần quà may mắn là hai chiếc kèn Trumpet và hai bức tượng Đức Mẹ Maria.
Các Hội Kèn đồng, Trống và Cồng Chiêng của Giáo hạt đã có một ngày ngộ và mừng lễ thánh quan thầy trong niềm vui và bình an, giúp mỗi hội viên đón nhận được nhiều hoa trái thiêng liêng.
Nguyện xin Thiên Chúa qua lời bầu cử của Thánh Micael, Tổng Lãnh Thiên Thần ban cho các hội viên được dồi dào sức khỏe, niềm vui, nhiệt thành phục vụ Chúa và Giáo hội như thánh Quan thầy của mình.
Sáng thứ Hai ngày 26/9/2022, các Hội Kèn đồng, Trống và Cồng Chiêng trong giáo hạt Mỹ Đức – Hòa Bình cùng hân hoan hội ngộ tại giáo xứ Đồng Chiêm trong ngày mừng lễ quan thầy thánh Micae.
Xem Hình
Đúng 8h00, các hội Kim nhạc và các Đội trống cùng hòa tấu những bài thánh ca để tôn vinh Thiên Chúa và mừng kính thánh Micae quan thầy. Những bài hòa tấu độc đáo của các nhạc cụ đều mang đậm màu sắc của miền núi rừng Hòa Bình đã làm cho ngày mừng lễ thêm niềm hân hoan.
Kế đó, cha Phanxicô Xavie Trần Truyền Giáo, phó Ban Thánh Nhạc Tổng Giáo phận đã gặp gỡ và chia sẻ với các hội viên.
Thánh lễ mừng kính Thánh Micae được cử hành lúc 10h00 do cha quản hạt Giuse Vũ Văn Thoan chủ tế. Hiệp thông trong Thánh lễ có sự hiện diện của cha Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh, trưởng Ban Thánh Nhạc Tổng Giáo phận Hà Nội; Cha Phanxicô Xavie Trần Truyền Giáo, phó Ban Thánh Nhạc Tổng Giáo phận Hà Nội; cha Phêrô Nguyễn Văn Khích, đặc trách Thánh Nhạc Giáo hạt; quý Cha trong Giáo hạt, quý thầy phó tế, quý Tu sĩ nam nữ cùng đông đảo cộng đoàn dân Chúa.
Trong phần quảng diễn Lời Chúa, cha Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh đã giúp cộng đoàn hiểu rõ hơn về vai trò và quyền năng của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, đồng thời mời gọi mọi người đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa, chính Người sẽ tiếp thêm sức mạnh, nâng đỡ chúng ta trong cuộc sống đầy khó khăn này.
Sau Thánh lễ, một vị đại diện đã có tâm tình tri ân tới quý Cha và toàn thể cộng đoàn. Đáp lại lời tri ân, Cha Trưởng ban Ban Thánh Nhạc TGP nhắn nhủ đến các hội viên về những lưu ý khi sử dụng Kèn Đồng, Trống và Cồng Chiêng trong phụng vụ.
Ngày mừng lễ trở nên hào hứng hơn với chương trình rút thăm lá phiếu may mắn do cha Phaxicô khởi xướng. Phần quà may mắn là hai chiếc kèn Trumpet và hai bức tượng Đức Mẹ Maria.
Các Hội Kèn đồng, Trống và Cồng Chiêng của Giáo hạt đã có một ngày ngộ và mừng lễ thánh quan thầy trong niềm vui và bình an, giúp mỗi hội viên đón nhận được nhiều hoa trái thiêng liêng.
Nguyện xin Thiên Chúa qua lời bầu cử của Thánh Micael, Tổng Lãnh Thiên Thần ban cho các hội viên được dồi dào sức khỏe, niềm vui, nhiệt thành phục vụ Chúa và Giáo hội như thánh Quan thầy của mình.
BTT Giáo hạt Mỹ Đức – Hòa Bình
Văn Hóa
Ngôi vị Giáo hội và Nhân sự Giáo Hội theo Maritain
Vu Van An
17:51 27/09/2022
Năm 1970, nghĩa là sau Công Đồng Vatican II, Jacques Maritain cho xuất bản cuốn “De L’Église du Christ, La personne de l’Église et son personnel” (Bản tiếng Anh: On the Church of Christ, The Person of The Church and Her Personel)”. Tiến sĩ Jude P. Dougherty, trưởng khoa hưu trí của Trường Triết học thuộc Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, ngày 21 tháng 5 năm 2014, trên tạp chí The Wanderer (thewanderpress.com), có bài viết nhận định về cuốn sách này. Chúng tôi xin chuyển bài viết qua tiếng Việt, trước khi dịch trọn cuốn sách của Maritain.
Vào thời điểm Giáo hội bị cáo buộc về các việc làm sai trái của hàng giáo sĩ ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, khảo luận của Maritain về Giáo hội và nhân sự của Giáo Hội đáng được đọc lại. Nói đến “ngôi vị” của Giáo hội là nhìn nhận một sự siêu việt nào đó, trong thời gian, của một cơ chế, trong căn bản, vẫn nguyên như xưa. Cũng như một con người không được đồng nhất với nhân cách mà họ biểu lộ vào một ngày nào đó hoặc vào một thời kỳ nào đó trong cuộc sống, Giáo hội hữu hình cũng không thể được đồng nhất với một công đồng hay một triều giáo hoàng.
Những suy tư của Maritain về chủ đề này phải được tìm thấy trong cuốn sách hoàn chỉnh cuối cùng của ông, On the Church of Christ: The Person of the Church and Her Personnel [Về Giáo Hội của Chúa Kitô: Ngôi vị của Giáo hội và Nhân sự của Giáo Hội]. Được xuất bản bằng bản dịch tiếng Anh từ tiếng Pháp vào năm ông mất (1973) (1), nó đã bị giới truyền thông thế tục phớt lờ và ít được báo chí Công Giáo chú ý. Sau đó bảy năm, là việc xuất bản cuốn Le Paysan de la Garonne (2) [Người Nông dân vùng Garonne], một cuốn sách đã khiến Maritain trở nên kẻ thù của người Công Giáo cánh tả vì đã phê phán nền thần học phát triển sau Công đồng Vatican II.
John Courtney Murray trong cuốn We Hold These Truths (1960) (3) đã sung sướng nhận định rằng Giáo hội ở Bắc Mỹ không bị chia rẽ giữa cánh tả và cánh hữu như nó đã từng có những hậu quả tàn phá ở Châu Âu. Vào cuối Công đồng Vatican II, virút ở châu Âu đã lan sang Bắc Mỹ.
Maritain, người từng là con cưng của giới trí thức Công Giáo cấp tiến vì triết lý xã hội của ông, đột nhiên bị tẩy chay, tác phẩm sau này của ông bị làm ngơ. Đối với Maritain, một chính sách xã hội cấp tiến không giả định phải có một nền thần học Công Giáo cấp tiến, chắc chắn không phải là một nền thần học gây chiến với di sản trí thức của Giáo hội. Nhiều học giả Hoa Kỳ, tuy biết rõ công trình rộng lớn của Maritain, vẫn không biết về việc ra đời của cuốn De l’Église du Christ.
Trong cuốn sách trên, Maritain nói về “khoảnh khắc vô cùng bối rối” khi ông viết về nó. (4) Ông tự gọi mình là “một triết gia Kitô giáo già, người đã suy nghĩ về mầu nhiệm Giáo hội suốt sáu mươi năm trời.”
Ông kinh hoàng trước số lượng đáng kể các trí thức Công Giáo, những người, theo phán đoán của ông, đã sử dụng chính họ để phá hủy kho tàng chân lý mà Giáo hội có trách nhiệm truyền tải. Ông “đã chán với cơn sóng gió của những ý tưởng ngu xuẩn được loan truyền rộng rãi nhằm gây ra sự hồ đồ lẫn lộn nơi các tín hữu.” Ông “đã chán với việc phi huyền thoại hóa học thuyết và duy tục hóa hoặc phàm tục hóa một Kitô giáo mà các tiến sĩ và người hướng dẫn tâm linh mới của chúng ta muốn giao phó cho bàn tay của các nhà xã hội học, các nhà phân tâm học, các nhà cấu trúc học, các nhà theo Marcus (*), các nhà hiện tượng học và những người tiên phong của nền kỹ trị.” (5)
Phụ đề của On the Church of Christ thể hiện sự phân biệt rất quan trọng đối với sự hiểu biết về Giáo hội. Maritain viết: “Những người lãnh đạo trong Giáo hội sẽ không bao giờ là Giáo hội. Người ta có thể có một cái nhìn vô tư, đưa ra những đánh giá tích cực và tiêu cực về hoạt động của những người lãnh đạo trong Giáo hội suốt nhiều thế kỷ qua trong khi vẫn tin tưởng vào sự thánh thiện của chính Giáo hội.” (6) Sự phân biệt này thể hiện trong công việc, tức là sự khác biệt giữa “ngôi vị của Giáo hội” và “nhân sự của Giáo hội”, tức là sự khác biệt giữa Giáo hội hữu hình đối với trí hiểu và Giáo hội như hữu hình, người ta có thể nói như thế, dưới mắt của công chúng, những người chỉ biết nó qua các phương tiện truyền thông.
Maritain viết, “ngôi vị của Giáo hội có thể thánh thiện trong khi bao gồm các thành viên đều là những người tội lỗi ở một mức độ nào đó.” Thật vậy, chúng ta có thể đồng ý với Maritain rằng các thành viên thánh thiện có thể mắc lỗi nặng trong các phán đoán khôn ngoan của họ. Những mục đích cao cả có thể được theo đuổi bằng những phương tiện đê tiện hoặc bị thất vọng bởi những hành động sai lạc hoặc bởi những tính toán sai lầm và những hoàn cảnh bất thuận lợi.
Phân biệt như thế rồi, Maritain bảo vệ ngôi vị của Giáo Hội trong khi thừa nhận những điều xấu xa gây ra nhân danh Giáo Hội, theo ông, bởi các cuộc Thập tự chinh, bởi Tòa án dị giáo, bởi sự đàn áp phái Albigeois, bởi việc giam cầm Galileo, bởi cách hành quyết Gioan d’Arc, và bởi cách thiêu sống Savonarola và Giordano Bruno. Không một nhà phê bình hay hoài nghi nào có xác suất vẽ ra một danh sách dài hơn “các tội lỗi của Giáo hội”, đối với phần lớn những sai sót nghiêm trọng về phán đoán của “những người lãnh đạo Giáo hội” xét về các phương diện khác đều là những người có tư tưởng cao quý.
Bản cáo trạng của Maritain về những người lãnh đạo Giáo hội trong nhiều trường hợp có thể hơi quá khắc nghiệt. Nền học thuật nghiêm túc, phần lớn được công bố sau thời Maritain, đã chứng minh rằng hầu hết các tình tiết được ông đề cập đều phần nào phức tạp hơn so với những gì ông đã viết ra, và trong một số trường hợp, Giáo hội đã được minh oan một cách đầy danh dự theo bất cứ tiêu chuẩn liên quan nào.
Viết từ góc độ thế tục thuần túy, và chỉ tập chú vào vụ Galileo, Giáo sư Giorgio de Santillana của MIT bảo vệ Giáo Hội trước các cáo buộc ngược đãi thô bạo đối với Galileo, phần lớn là do thuyết qui mặt trời [heliocentric] do Galileo cổ vũ đã không được chứng minh cho đến đầu thế kỷ 19. Quan điểm Aristốt của Bellarmine về việc giải thích khoa học liên quan tới yêu cầu Galileo bảo vệ quan điểm của mình như một giải thích lý thuyết về hiện tượng quan sát chứ không phải như một điều ông đã chứng minh.
Việc De Santillana đề cập đến bối cảnh xã hội, trong đó Galileo đôi khi gây khó chịu bằng cách đi quá giới hạn của mình khi xâm nhập vào lãnh vực thần học Kinh thánh, đã đặt toàn bộ tình tiết vào một ánh sáng dễ hiểu hơn và ít có tính lên án các hành động của những nhà lãnh đạo trong Giáo hội hơn là phán xét của Maritain.
Nghiên cứu của William A. Wallace về Galileo chứng thực nhận định của de Santillana rằng Galileo đã tự mang lại hầu hết những rắc rối cho bản thân bởi tác phong nóng nẩy của ông đối với các nhà chức trách, những người trên thực tế đã kiểm duyệt ông vì những lý do khác chứ không phải việc ông tán thành thuyết qui mặt trời, một thuyết cho đến lúc này không hề làm phiền thẩm quyền giáo hội miễn là nó đã được cổ vũ như một lý thuyết.
Có một lĩnh vực được Maritain mạnh mẽ tiến đến chỗ bênh vực các nhà lãnh đạo Giáo hội - đó là việc đối xử với người Do Thái. Ông cho rằng: “Việc căm thù người Do Thái thời Trung Cổ là hành động của quần chúng và của nhiều người trong giai cấp tư sản và quý tộc và nhiều người trong giới giáo sĩ cấp thấp. Các nhân sự cấp cao của Giáo hội, trên hết là Giáo hoàng, không hề có chuyện đó." (7)
Ông giải thích, “Các Giáo hoàng, ngay cả những vị nghiêm khắc nhất trong việc lập pháp của họ, cũng không bao giờ biết đến sự thù hận này.” Chính tại các lãnh thổ Giáo hoàng, người Do Thái làm ăn phát đạt nhất. "Trong toàn bộ thời Trung Cổ và thời kỳ đen tối nhất sau đó, chính các vị Giáo hoàng là những người bảo vệ và bênh vực họ hơn cả." (8) Sắc chỉ của Đức Callixtô II (1120) lên án bạo lực chống người Do Thái và phép Rửa tội cưỡng bách của họ, đã được xác nhận ít nhất 22 lần cho đến giữa thế kỷ 18.
Sự bảo vệ đó đã được tiếp tục dưới triều giáo hoàng bị vu khống của Đức Piô XII và được ngầm hiểu trong Dominus Iesus, công bố vào ngày 6 tháng 8 năm 2000, với sự chấp thuận của Đức Gioan Phaolô II và được ký bởi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, lúc đó là Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin. (9)
Maritain thừa nhận rằng sự thiếu chính xác của ngôn ngữ thường khiến một số người quy cho Giáo hội một hành động hoặc quyết định của nhân viên lãnh đạo của Giáo Hội mà không phân biệt liệu hành động đó có thuộc về thủ phạm là nguyên nhân duy nhất hay là một công cụ của chính Giáo hội không. Ông nhắc nhở độc giả rằng “chỉ có Huấn quyền long trọng của Đức Giáo Hoàng lên tiếng một mình (chứ không thông qua một Thánh bộ Rôma) hoặc khi ngài lên tiếng chung với các giám mục tập hợp trong Công đồng chung (Huấn quyền thông thường) thì đó mới là Giáo hội lên tiếng và hành động, Giáo hội duy nhất, thánh thiện và không thể sai lầm.” (10) Ngôi vị của Giáo hội ở đó, trước mắt chúng ta và hiển hiện trong việc làm, qua Huấn quyền khi dạy dỗ một cách không thể sai lầm.
Maritain xác tín rằng ngay cả khi một trong những nhân sự của Giáo Hội sử dụng không tốt quyền pháp lý hoặc luân lý của họ, thì ngôi vị của Giáo Hội vẫn nguyên vẹn, mặc dù một cách gián tiếp nào đó, điều này không khiến Giáo Hội phải chịu trách nhiệm về điều mà kẻ hỗn xược đã phản bội tinh thần của Giáo Hội. Trước luật dân sự, vấn đề có khác.
Ở Hoa Kỳ và khắp thế giới phương Tây, các tập đoàn được ban cấp tư cách persona ficta (ngôi vị giả tưởng), bao lâu chúng tồn tại trong một khoảng thời gian và biểu lộ một cơ cấu tập đoàn. Tư cách ngôi vị tư pháp cho phép một hoặc nhiều thể nhân hoạt động như một thực thể duy nhất vì các mục đích pháp lý. Trong nhiều khu vực pháp lý, tư cách ngôi vị giả tưởng cho phép thực thể đó được coi như tách biệt đối với các thành viên hoặc cổ đông cá thể của nó. Tuy nhiên, một thực thể tập đoàn có thể phải chịu trách nhiệm về các hành động không chính thức của một thành phần nhân sự của mình và có thể bị kiện vì hành động bất lương mặc dù hành động của nhân viên đó không phù hợp với chính sách của tập đoàn. Giáo hội Hoa Kỳ đã phải trả giá đắt cho những cáo buộc về hành vi sai trái tình dục của một số giáo sĩ.
Điều đáng lưu ý là học thuyết persona ficta đã được quy cho Đức Giáo Hoàng Innocentê IV, người dường như đã tán thành quan điểm này để cho phép các đan viện hiện hữu hợp pháp tách biệt với các đan sĩ cá nhân, nhờ thế, tạo điều kiện cho đan viện có cơ sở hạ tầng mặc dù mỗi đan sĩ đều khấn giữ đức nghèo khó. Người ta cho rằng tư thế ngôi vị giả tưởng cũng bảo vệ tổ chức khỏi bị quy trách nhiệm về sự cẩu thả của các cá nhân trong tổ chức.
Tất nhiên, sự bảo vệ đó không nên xảy ra, chắc chắn không nên xẩy ra ở Hoa Kỳ, nơi, thí dụ, nhà sản xuất dược phẩm Pfizer đã bị buộc phải nộp phạt 2.3 tỷ đô la vì một nhân viên bán thuốc đã quảng cáo thuốc Celebrex của Pfizer, để sử dụng không đúng như nó đã được chấp thuận bởi cơ quan liên bang có thẩm quyền.
Khi nói về Giáo hội và nhân sự của Giáo hội, nhân nói đến việc phong thánh cho Đức Gioan Phaolô II, người ta không thể không lưu ý đến sự khác biệt giữa tư tưởng của Giovanni Battista Montini, sau này là Đức Phaolô VI, và Karol Wojtyla. Đó là sự khác biệt giữa Maritain và Husserl. Montini với tư cách là một giáo sư chủng viện đã dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Ý ít nhất hai tác phẩm của Maritain để sử dụng trong lớp học. Ngài cũng sử dụng các nghiên cứu về học thuyết Tôma của Etienne Gilson. Ngược lại, trong giới triết học chuyên nghiệp, Wojtyla được biết đến với tác phẩm lớn của mình, được dịch sang tiếng Anh là The Acting Person (Người Hành động). Tránh triết lý của các Nhà Kinh viện (Schoolmen), Wojtyla đã chọn làm việc như một nhà hiện tượng luận. Điều này khiến ngài khác với Montini cũng như Maritain và thậm chí cả Garrigou-Lagrange, giáo sư đã hướng dẫn ngài viết luận án tiến sĩ về Thánh Gioan Thánh giá.
Trong thuật ngữ Kinh viện, về phương diện siêu hình, một ngôi vị được coi là “bản vị [supposit] của một bản chất hữu lý”, trong khi Wojtyla, dù không bác bỏ cái nhìn siêu hình đó, đã tránh ngôn từ hữu thể, thích nói tới “sự khám phá ra chủ thể con người hoặc con người.” Ngài sẽ nói, “Theo kinh nghiệm, con người được ban cho chúng ta như là người hiện hữu và hành động.” (11) Đặt trọng tâm vào các hành vi, ngài nói đến các khoa học thực nghiệm khác nhau trình bày con người dưới nhiều khía cạnh khác nhau, cung cấp tài liệu ngày càng nhiều giúp chúng ta nâng cao hiểu biết của chúng ta về con người như một con người. Xem xét sự gia tăng không ngừng của tri thức thực nghiệm về con người này, chúng ta cần một đánh giá lại triết học và ở một mức độ nào đó, một sự giải thích lại con người với tư cách là một con người. Đúng là, theo đó, chúng ta tìm thấy con người trong kinh nghiệm, nghĩa là chủ thể, trong tất cả các biểu hiện hiện tượng luận của nó. Theo truyền thống Tôma, Maritain có thể sẽ nói, "Đúng vậy, có nhiều điều trong các giác quan hơn là chính các giác quan có thể đánh giá được."
Hai cách tiếp cận không phải là không tương thích, nhưng Wojtyla, với cách tiếp cận thực nghiệm của mình, sẽ nói thêm, “Bản ngã tự lập mình thành một con người chủ yếu qua các hành vi có ý thức của nó”. [Nhưng rồi ngài cảnh báo]: “Không nên biến ý thức thành một chủ thể độc lập, mặc dù do diễn trình loại trừ, mà thuật ngữ của Husserl gọi là epoche, nó có thể được coi như thể là một chủ thể.”
Triết lý của Tổng giám mục Wojtyla hẳn đã lên mầu sắc cho việc tham gia của ngài vào các cuộc thảo luận của Công đồng Vatican II và không phải là không ảnh hưởng đến triều giáo hoàng của ngài. Với Vatican II, truyền thống kinh viện bị gạt sang một bên, một số người có thể nói, “bị dẹp bỏ”. Đức Gioan-Phaolô II thường ca ngợi Thánh Tôma, nhưng ngài không đề nghị rõ ràng việc nghiên cứu về vị thánh này cho đến cuối triều giáo hoàng của ngài. Có lẽ tinh thần của ngày đó đã được đúc kết trong nhận định của nhà thần học người Pháp, sau này là Hồng Y Jean Danielou, “Việc tìm hiểu thần học không còn bị giới hạn trong chủ nghĩa Kinh viện, vốn là bất di bất dịch và không tính đến hai khía cạnh chính của tư tưởng hiện đại: tính lịch sử và tính chủ quan.” Trong ánh sáng đó, ngài đã ca ngợi Teilhard de Chardin. (12)
Một lý lẽ có thể được đưa ra theo chiều ngược lại. Dù gọi là gì, “chủ nghĩa hiện thực”, “chủ nghĩa hiện thực Aristốt,” hay “Chủ nghĩa Kinh viện”, thì đó vẫn là triết học duy nhất vừa có thể giải thích thỏa đáng những thành tựu của vật lý học lý thuyết trong thế kỷ 20 và trật tự đạo đức tìm thấy trong tự nhiên. Chính dựa vào tấm phông triết lý lâu đời này mà các hiểu biết sâu sắc của Danielou và de Chardin cần được cân đo. Công đồng Vatican II có thể đã được Đức Gioan XXIII kêu gọi để thu hẹp khoảng phân cách giữa Giáo hội và thế giới hiện đại. Nếu có bất cứ điều gì, thì khoảng cách đó đã được mở rộng thêm. Chắc một điều Giáo hội có vẻ ít chắc chắn về chính mình hơn lúc công đồng được triệu tập.
__________________________________________________
(*) Marcus: là một nhà truyền giáo có ảnh hưởng của phái Manikêô ở Tây Ban Nha thế kỷ thứ tư.
Ghi chú
1. Jacques Maritain, De l’Église du Christ, Bản tiếng Anh của Joseph W. Evans (On the Church of Christ: The Person of the Church and Her Personnel) (Notre Dame: University of Notre Dame Press, 1973).
2. Le Paysan de la Garonne (Paris: Desclee de Brouwer, 1966).
3. John Courtney Murray, We Hold These Truths (New York: Sheed and Ward, 1960).
4. Maritain, On the Church of Christ, tr. v.
5. Đã dẫn, tr. 241.
6. Đã dẫn, tr. 138.
7. Đã dẫn, tr. 167.
8.Đã dẫn, tr. 168.
9. Có trên trang web của Vatican, www.vatican.va.
10. Maritain, On the Church of Christ, tr. 239.
11. Karol Wojtyla, “The Person, Subject, and Community,” Review of Metaphysics, vol. 33., p. 273 (1979).
12. Etudes, vol. 249, p. 2 (1946).
VietCatholic TV
Hơn 260,000 thanh niên Nga bỏ trốn lệnh động viên, mật vụ đưa binh lính, và thiết giáp đuổi theo
VietCatholic Media
02:26 27/09/2022
1. Nga triển khai binh lính, và thiết giáp tới biên giới Georgia trong bối cảnh xảy ra cuộc di cư khổng lồ của người Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Deploys Soldiers, Armored Vehicle to Georgia Border Amid Exodus”, nghĩa là “Nga triển khai binh lính, và thiết giáp tới biên giới Georgia trong bối cảnh xảy ra cuộc di cư khổng lồ của người Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đã triển khai binh sĩ và một số thiết giáp tới biên giới của nước này với Georgia khi những người đàn ông Nga cố gắng chạy trốn lệnh động viên bán phần của Vladimir Putin.
Hãng thông tấn nhà nước Nga RBC dẫn nguồn từ Cục biên phòng của FSB ở cộng hòa Bắc Ossetia-Alania của Nga cho biết họ đã hành động trong trường hợp một số công dân Nga cố gắng xâm phạm biên giới của Georgia.
FSB đã triển khai quân đội để bảo đảm rằng những người trong lực lượng dự bị không thể rời khỏi đất nước “mà không hoàn thành các thủ tục biên giới”.
“Xe bọc thép đang di chuyển đến đó, nhưng nó không di chuyển để thiết lập một trạm kiểm soát; nói một cách đại khái nó là nguồn dự trữ cho mọi trường hợp không lường trước được,” Cục biên phòng cho biết.
“Sẽ không có trạm kiểm soát nào được thiết lập… trạm kiểm soát đang hoạt động bình thường, không có giới hạn nào về việc xuất cảnh của nam công dân trong độ tuổi nhập ngũ”
Kênh truyền hình Dozhd độc lập đã công bố các bức ảnh và video về những người mặc quân phục ngồi trên thiết giáp chở quân nhân đi ngang qua một dòng xe hơi.
Tin tức được đưa ra trong bối cảnh có tin Putin đang chuẩn bị ngăn những người đàn ông trong độ tuổi nhập ngũ rời khỏi đất nước.
Cơ quan truyền thông độc lập của Nga Meduza đưa tin rằng lệnh cấm đi lại sẽ được Điện Cẩm Linh công bố sau khi kết thúc các cuộc trưng cầu dân ý đang diễn ra tại 4 khu vực bị chiếm đóng của Ukraine là Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia.
Meduza trích dẫn hai nguồn tin trong Điện Cẩm Linh cho biết lệnh cấm sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 28 tháng 9. Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh để đưa ra bình luận.
Trong những ngày diễn ra sau sắc lệnh động viên bán phần của Putin, sẽ ảnh hưởng đến 300.000 quân dự bị, các hàng dài người chờ đợi khổng lồ đã được nhìn thấy ở biên giới các nước láng giềng như Georgia và Phần Lan.
Một cuộc tìm kiếm của Newsweek trên Yandex Maps hôm thứ Năm cho thấy nhiều phương tiện giao thông gần biên giới phía nam của Nga, cho thấy những người đàn ông đang bỏ trốn để phản ứng với sắc lệnh rằng những người dự bị sẽ được triệu tập để chiến đấu ở Ukraine.
Sáng hôm sau khi Tổng thống Putin tuyên bố điều động một phần, giao thông có thể nhìn thấy kéo dài hàng km đến trạm kiểm soát biên giới ở Verkhnii Lars trên biên giới Nga-Georgia.
Truyền thông nhà nước Nga dẫn lời các quan chức địa phương hôm Chúa Nhật cho biết, có thời điểm, thời gian chờ đợi để vào Georgia kéo dài 48 giờ, với hơn 3.000 phương tiện xếp hàng tại điểm biên giới.
Theo dữ liệu từ chính phủ Georgia, khoảng 40.000 người Nga đã chạy đến thủ đô Tbilisi kể từ khi Tổng thống Putin tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào ngày 24/2.
Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu người đã đến Georgia kể từ khi có sắc lệnh động viên bán phần của Putin, tuy nhiên, nhóm Verkhnii Lars trên Telegram, được thành lập cho những du khách muốn qua biên giới tại trạm kiểm soát, đã có hàng chục nghìn thành viên tham gia chỉ trong vài ngày qua.
Dmitry Kuriliyunok nói với Reuters tại Tbilisi: “Khi chúng tôi biết về lệnh động viên, chúng tôi đã bỏ mọi thứ ở nhà và nhảy lên xe. Chúng tôi hoàn toàn phản đối cuộc chiến này. Đối với chúng tôi, cũng như đối với những người khác, điều đó thật đáng sợ. Chết và giết người khác, và để làm gì? Chúng tôi không hiểu. Do đó, chúng tôi quyết định bỏ trốn”.
2. Chiến binh của Vương quốc Anh tiết lộ về cách đối xử với binh lính phương Tây trong nhà tù Nga
Như chúng tôi đã loan tin, tổng cộng 215 quân nhân bảo vệ Mariupol, những người đã tổ chức phòng thủ tại nhà máy thép Azovstal, thành trì cuối cùng của Ukraine trong khu vực, đã được giải phóng khỏi sự giam giữ của Nga do một nỗ lực hoán đổi lớn. Chánh văn phòng Tổng thống, Andriy Yermak, đã cho biết như trên.
Trong số những người được thả có 10 người nước ngoài đã chiến đấu cho Ukraine và bị đe dọa giết chết. Một trong những người đó là anh Aiden Aslin đã lên tiếng cáo buộc những cách đối xử dã man của người Nga trong các nhà tù.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Western Soldiers Treatment in Russian Prisons Revealed by U.K. Fighter”, nghĩa là “Chiến binh của Vương quốc Anh tiết lộ về cách đối xử với binh lính phương Tây trong nhà tù Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một người lính Anh đã chia sẻ cách đối xử mà các chiến binh phương Tây phải đối mặt trong các nhà tù sau khi bị quân Nga bắt ở Ukraine.
Aiden Aslin, 28 tuổi, tiết lộ rằng một cai ngục người Nga đã nói với anh rằng cái chết của anh ta có thể “nhanh chóng hoặc đẹp đẽ” và nói rằng mình đã bị đối xử “tệ hơn một con chó”.
Aislin nói với tờ Sun của Anh hôm Chúa Nhật rằng anh bị buộc phải hát quốc ca Nga, bị đánh đập và thậm chí bị đâm trong suốt 5 tháng dưới tay những kẻ bắt giữ anh.
Người lính Anh là một trong hàng nghìn chiến binh nước ngoài ở Ukraine. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuela, khoảng 20,000 người từ 52 quốc gia đã tình nguyện chiến đấu chống lại Nga sau khi chiến tranh bùng nổ.
Aslin bị bắt sau cuộc bao vây Mariupol vào tháng 4 và sau đó được đưa đến vùng Donetsk ly khai. Ở đó, anh ta tuyên bố đã bị giam trong một phòng giam chỉ rộng 2m vuông đầy gián và rận.
Trong cuộc phỏng vấn, Aislin cho biết những kẻ bắt giữ anh đã sớm biết anh không phải là người Ukraine sau khi họ kiểm tra hộ chiếu sau khi anh bị bắt.
Anh ấy nói với The Sun: “Người lính hỏi bằng tiếng Nga, 'mày đến từ đâu?' Tôi nói với anh ta rằng tôi đến từ Vương quốc Anh và anh ta đã đấm vào mặt tôi.”
“Họ tách tôi ra khỏi những người khác và bắt đầu phỏng vấn tôi ở phía sau một chiếc xe bọc thép.
“Tôi nói nhỏ với viên chỉ huy của mình rằng, 'anh nghe tôi nói đây, tôi sẽ bị bắt, họ có thể sẽ giết tôi, tôi cần anh nói với gia đình tôi nếu anh may mắn thoát ra được rằng tôi yêu họ’.”
Sau đó, anh ta nói rằng anh ta đã nhiều lần bị đánh trong khi thẩm vấn và thậm chí còn bị dọa cắt hết hai lỗ tai.
Aslin kể chi tiết cuộc gặp gỡ với một tên cai ngục: “Hắn ta nói, 'mày có thấy tao đang làm gì với mày không?' Hắn chỉ vào lưng tôi. Hắn cho tôi xem con dao găm của hắn và tôi thấy hắn ta đâm lưỡi lê vào lưng tôi”.
“Sau đó anh ta hỏi tôi, 'mày muốn một cái chết nhanh chóng hay một cái chết đẹp?' Tôi trả lời bằng tiếng Nga, 'một cái chết nhanh chóng.' Hắn ta cười và nói “không, mày sẽ có một cái chết đẹp... và tao sẽ bảo đảm với mày rằng đó là một cái chết đẹp.”
Aslin nằm trong số 10 công dân phương Tây được thả theo thỏa thuận trao đổi tù nhân do cựu chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Chelsea Roman Abramovich và các quan chức Ả Rập Saudi làm trung gian.
Trong số các tù nhân được trả tự do có các cựu binh Hoa Kỳ Alex Drueke, 40 tuổi và Andy Huỳnh Ngọc tài, 27 tuổi, cả hai đều đến từ Alabama.
Dì của Drueke, Dianna Shaw cho biết trong một tuyên bố gửi đến CBS 42: “Chúng tôi rất vui mừng thông báo rằng Alex và Andy đã được tự do. Họ đang được cư ngụ tại đại sứ quán Hoa Kỳ ở Ả Rập Xê Út an toàn và sau khi kiểm tra y tế và phỏng vấn, họ sẽ trở về Hoa Kỳ”.
“Chúng tôi đánh giá cao những lời cầu nguyện của mọi người và đặc biệt là sự liên lạc và hỗ trợ chặt chẽ của các quan chức được bầu của chúng tôi, Đại sứ Ukraine Marakrova và các thành viên của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Ukraine, Ả Rập Xê Út và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Mỹ để đưa ra bình luận.
Nga đang tăng cường nỗ lực chiến tranh sau khi Tổng thống Vladimir Putin công bố sắc lệnh động viên để điều động thêm khoảng 300.000 quân.
Các khu vực ly khai ở Ukraine cũng đã bắt đầu bỏ phiếu trong các cuộc trưng cầu dân ý để trở thành một phần của Nga. Mỹ và nhiều quốc gia khác đã lên án cuộc trưng cầu dân ý và từ chối công nhận kết quả.
3. Tôi không muốn tử trận vì tham vọng của người khác
Căng thẳng bao trùm khi một vệt dài ô tô xếp hàng dài gần trạm kiểm soát Petkuhovo ở biên giới giữa Nga và Kazakhstan.
Andrei Alekseev, một kỹ sư 27 tuổi đến từ thành phố Yekaterinburg, nằm trong số nhiều người đàn ông trong hàng đợi chạy trốn khỏi Nga trước lệnh động viên của Tổng thống Vladimir Putin.
Alekseev nói với CNN rằng anh ta thức dậy khi nghe được lệnh động viên của Putin vào sáng thứ Tư và biết rằng mình phải chạy khỏi Nga. Anh ấy đã gặp bạn bè của mình vào đêm hôm đó để thảo luận về các bước tiếp theo của họ và quyết định tránh mọi rủi ro và rời Nga mà không có kế hoạch nào trong đầu.
“Tại biên giới, tất cả những người đàn ông được hỏi liệu họ có phục vụ trong quân đội hay không và loại nghĩa vụ quân sự của họ là gì”, Alekseev nói với CNN.
“Tuy nhiên, tôi cảm thấy may mắn rằng những người lính biên phòng rất thông cảm. Tôi có những người bạn đã vượt biên sang Kazakhstan ở một trạm kiểm soát khác và họ đã phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa, họ phải mất bảy giờ để vượt qua”, anh nói với CNN.
Kirill Ponomarev, 23 tuổi, cũng trốn khỏi Nga qua biên giới Kazakhstan, cho biết anh đã rất vất vả để đặt được vé. Vào đêm trước khi ông Putin phát biểu, anh đã tìm kiếm vé để rời khỏi nước Nga.
“Vì một số lý do, tôi không thể mua được vé vào đêm hôm trước trong khi chờ bài phát biểu của Putin. Và rồi tôi lăn ra ngủ mà không mua được vé, khi tỉnh dậy, giá vé đã nhảy vọt”, Ponomarev nói với CNN.
Những người đàn ông đổ xô đến biên giới, trao đổi lời khuyên trên các kênh Telegram và giữa những người bạn. Các chuyến bay một chiều ra khỏi nước Nga đã bán hết trong vài giờ kể từ khi có thông báo về lệnh động viên.
Bốn trong số năm quốc gia thuộc Liên minh Âu Châu giáp với Nga đã cấm nhập cảnh đối với người Nga bằng thị thực du lịch, trong khi việc xếp hàng để vượt qua biên giới đất liền ra khỏi Nga đến các nước thuộc Liên Xô cũ như Kazakhstan, Georgia và Armenia phải mất hơn 24 giờ.
Kyiv loan tin chiến thắng: Thiết giáp Ukraine tràn ngập phòng tuyến Nga giữa xác các xe tăng Putin
VietCatholic Media
03:19 27/09/2022
1. Ukraine cho biết: Các phòng tuyến Nga lần lượt bị sụp đổ trong 24 giờ qua. Những lính nghĩa vụ Nga mới bị gọi nhập ngũ được gửi thẳng ra tiền tuyến.
Trong bản báo cáo sáng thứ Ba 27 tháng 9, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine tiên đoán rằng trong những ngày tới con số thương vong của quân Nga sẽ tăng chóng mặt vì một số lính nghĩa vụ Nga bị Điện Cẩm Linh gọi nhập ngũ đang được gửi thẳng đến tiền tuyến ở Ukraine mà không được huấn luyện. Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Trung Tá Oleksandr Motuzianyk, cho biết trong 24 giờ của ngày thứ Hai, hàng loạt các phòng tuyến của Nga đã sụp đổ trong khu vực Lyman của vùng Donetsk. Các video trên các mạng xã hội cho thấy thiết giáp của quân Ukraine tràn ngập phòng tuyến của quân Nga giữa các chiến xa Nga đang bốc cháy.
Lyman được trấn giữ bởi các tân binh Nga thiếu kinh nghiệm chiến trường và không được chi viện. Tuần trước Igor Girkin, một cựu chỉ huy Nga tại Donbas đã lên tiếng chỉ trích Putin đem con bỏ chợ khi không tăng viện cho Lyman. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu được tin là đã điều động một lực lượng Không Quân đông đảo để ngăn chặn bước tiến của quân Ukraine. Tuy nhiên, các chiến đấu cơ của Nga đã không thấy xuất hiện sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố Ukraine đã có hệ thống phòng không NASAMS, và 4 chiếc SU trị giá tới 230 triệu Mỹ Kim đã bị bắn rơi chỉ trong một ngày thứ Bẩy 24 tháng 9.
Giữa những cảnh báo từ Bộ Quốc phòng Anh và các chuyên gia khác rằng nhiều người trong số những người nhập ngũ có khả năng được đào tạo rất ít - và đối mặt với nguy cơ “tử vong cao” khi được triển khai. Cả những người đàn ông bị gọi nhập ngũ gần đây bởi các quan chức thân Nga ở Ukraine cũng đang được ráo riết gởi ra tiền tuyến.
Những người này bao gồm các tân binh mới được gọi nhập ngũ ở Crimea cũng như các lính nghĩa vụ ở vùng Luhansk, những người đã nhận được lệnh triệu tập trong những ngày gần đây.
Các quan chức thân Nga trong các miền đất của Ukraine bị Nga chiếm đóng đã yêu cầu nam giới địa phương phải trình diện tại các văn phòng tuyển mộ nhập ngũ trong vòng ba ngày. Sự kiện này đã tạo ra làn sóng nhập cảnh vào Nga để chạy qua Kazakhstan và Uzbekistan. Đáp lại, Nga đã đóng cửa biên giới với các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine trong khu vực giáp ranh với tỉnh Rostov của Nga.
Làn sóng lính nghĩa vụ đầu tiên của Nga đã diễn ra trong bối cảnh các nhà phân tích phương Tây đang hoài nghi về tác động của lệnh động viên đối với năng lực của Nga ở Ukraine.
Sau thành công của Ukraine trong việc chiếm lại hàng nghìn km vuông lãnh thổ ở khu vực Kharkiv, các cuộc giao tranh ác liệt đã được báo cáo vào sáng thứ Hai, đặc biệt là trong khu vực Lyman thuộc vùng Donetsk.
Trong 24 giờ qua các phòng tuyến của Nga đã sụp đổ ở một số khu vực, các video được đăng trên mạng xã hội cho thấy thiết giáp của Ukraine di chuyển qua ít nhất một vị trí cũ của Nga với đống xe bị cháy.
“Việc thiếu các huấn luyện viên quân sự và việc Nga bắt đầu điều động một cách vội vàng, cho thấy rằng nhiều quân nhân Nga vừa bị gọi nhập ngũ sẽ được triển khai ra tiền tuyến với sự chuẩn bị tối thiểu”, Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh cho biết.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Hoa Kỳ cũng rất nghi ngờ về mức độ hiệu quả của lệnh động viên của Putin, và lưu ý rằng Điện Cẩm Linh “khó có thể vượt qua những thách thức cơ bản về cấu trúc”.
2. Quan chức tuyển mộ nhập ngũ của Nga bị thương nặng trong vụ nổ súng tại trung tâm động viên ở Siberia
Thống đốc Vùng Irkutsk Igor Ivanovich Kobzev cho biết một người đàn ông đã nổ súng vào văn phòng nhập ngũ hôm thứ Hai, làm bị thương một quan chức tuyển mộ nhập ngũ ở thành phố Ust-Ilimsk của Nga, thuộc Vùng Irkutsk ở đông nam Siberia.
“Có một trường hợp khẩn cấp trong khu vực hôm nay. Ở Ust-Ilimsk, một thanh niên đã nổ súng vào trung tâm tuyển mộ nhập ngũ. Trung Tá Alexander Vladimirovich Eliseev đang được chăm sóc đặc biệt, và đang trong tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ đang chiến đấu vì sự sống của anh ấy,” Kobzev nói.
Kẻ xả súng đã hét lên với những người đứng gần đó “Về nhà ngay, không có chiến tranh, không có nhập ngũ, về nhà ngay đi”.
Thống đốc Kobzev nói: “Kẻ xả súng đã bị bắt ngay lập tức. Và anh ấy chắc chắn sẽ bị trừng phạt. Tôi không thể tưởng tượng tại sao lại xảy ra những chuyện như thế này. Tôi xấu hổ vì điều này đang xảy ra vào thời điểm mà chúng ta phải đoàn kết với nhau hơn bao giờ. Chúng ta phải chiến đấu không phải với nhau, mà là chống lại các mối đe dọa thực sự”.
Ông Kobzev cho biết các biện pháp an ninh sẽ được tăng cường và yêu cầu công chúng bình tĩnh.
“Tôi thực sự hy vọng rằng các bác sĩ sẽ làm mọi thứ có thể để Alexander Vladimirovich sống sót,” ông nói thêm.
Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti cũng đưa tin vụ việc hôm thứ Hai, nói rằng đây là một vụ xả súng ở cự ly trống trải và không ai bên cạnh viên Trung Tá bị thương.
Kẻ xả súng là một cư dân 25 tuổi của Ust-Ilimsk và một vụ án hình sự đã được mở ra chống lại anh ta, hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin hôm thứ Hai dẫn lời Ủy ban Điều tra của Vùng Irkutsk.
“Các nhà điều tra hiện đang làm việc tại hiện trường. Nghi can đang bị thẩm vấn, động cơ gây án đang được tìm ra”, dịch vụ báo chí của Ủy ban điều tra khu vực dẫn lời TASS cho biết như trên.
Một số thông tin cơ bản: Vụ nổ súng diễn ra vài ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố “động viên một phần” công dân Nga ngay lập tức, trong nỗ lực hồi sinh cuộc xâm lược đang chùn bước của Mạc Tư Khoa đối với Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu xác nhận rằng nước này sẽ triệu tập 300,000 quân dự bị như một phần của đợt điều động này - một động thái đã làm dấy lên các cuộc biểu tình và một cuộc di cư của những người đàn ông trong độ tuổi nhập ngũ.
3. Lực lượng NATO tiến hành các cuộc tập trận trong vùng Biển Baltic
Một số quốc gia thành viên của NATO đã bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận không quân trong Biển Baltic.
Trong hai ngày tới, lực lượng không quân từ Anh, Đức, Ý và các nước khác sẽ tham gia huấn luyện quân sự cả trên không và trên bộ nhằm nỗ lực tăng cường phòng thủ phía đông.
“Lần đầu tiên chúng tôi đưa các hoạt động phòng không và phòng thủ hỏa tiễn tích hợp trên không và trên mặt đất vào các cuộc tập trận của mình,” thông báo của NATO cho biết như trên.
“Điều này nhấn mạnh cách các đồng minh đang che chắn sườn phía đông và - đồng thời - chuẩn bị cho việc thực thi có ý nghĩa khái niệm phòng thủ và răn đe của NATO ở khu vực Baltic.”
Cuộc tập trận bất ngờ trong vùng Biển Baltic xảy ra sau khi có các lo ngại dấy lên từ bài phát biểu của Vladimir Putin liên quan đến khả năng tấn công bằng hạt nhân. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov gần đây đã cảnh báo Hoa Kỳ không nên đưa căng thẳng với Nga “tiến gần đến ranh giới nguy hiểm”. Các quan chức của chính quyền Biden cũng cảnh báo Mạc Tư Khoa chớ có đụng đến vũ khí hạt nhân.
Các cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy từ Hà Lan và Ba Lan đã diễn ra hôm thứ Hai. Ba Lan cho biết đã cung cấp một số phương tiện giao thông cho quân Ukraine, và một số xe tăng.
Thủ tướng Mark Rutte của Hà Lan tuyên bố sẽ đẩy mạnh phản ứng đối với cuộc vận động và trưng cầu dân ý của Nga. Ông cũng cho biết Hà Lan sẽ tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine cũng như áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga.
Thông báo được đưa ra sau cam kết của Mỹ cung cấp cho Ukraine 457,5 triệu USD viện trợ an ninh dân sự.
Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết, hỗ trợ này nhằm mục đích “cứu mạng sống” và “củng cố” cơ quan thực thi pháp luật Ukraine.
4. Ukraine cho biết họ đã bắt một binh sĩ Nga bị cáo buộc có liên quan đến hành vi tàn bạo ở Bucha
Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai cơ quan an ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, nói rằng một binh sĩ Nga bị bắt trong trận chiến ở khu vực Kherson trong tháng này có liên quan đến một hành động tàn bạo được thực hiện ở Bucha gần Kyiv hồi tháng Ba.
Trong một tuyên bố hôm thứ Hai, SBU tuyên bố rằng người lính bị bắt cùng với các binh sĩ khác của Nga, đã “bắn một chiếc xe hơi bằng súng máy trên đường cao tốc gần làng Zdvizhivka, huyện Bucha” vào đầu tháng Ba, vào thời điểm lực lượng Nga vừa chiếm đóng Bucha.
“Người lái xe đã chết ngay tại chỗ,” sau đó nhóm này đã vùi xác nạn nhân trong rừng.
SBU cũng cho biết xác chết của tài xế đã được khai quật và gửi để khám nghiệm pháp y.
Khi người lính Nga bị giam giữ vào tháng 9 trong chiến đấu ở khu vực Kherson, cơ quan này cho biết các nhà điều tra của họ đã chứng minh được sự liên quan của người lính này trong tội ác.
5. Nga lên kế hoạch cấm tất cả nam giới trong độ tuổi chiến đấu rời khỏi đất nước trong vài ngày tới
Tờ Mirror của Anh có bài tường trình nhan đề “Russia planning to ban all men of fighting age from leaving the country in days”, nghĩa là “Nga lên kế hoạch cấm tất cả nam giới trong độ tuổi chiến đấu rời khỏi đất nước trong vài ngày tới”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một nguồn tin thân cận với Tổng thống Liên bang Nga cho biết, chính quyền Nga đang có kế hoạch đóng cửa biên giới đối với nam giới trong độ tuổi huy động.
Nguồn tin của Điện Cẩm Linh nói với Meduza, một trang tin tức độc lập của Nga, rằng lệnh cấm có thể sẽ có hiệu lực vào thứ Tư, ngày 28 tháng 9.
Hôm thứ Tư tuần trước, 21 tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có một bài phát biểu bất thường và tuyên bố “động viên một phần” ngay lập tức để bổ sung hàng ngũ trên chiến trường Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu nêu chi tiết hơn về sắc lệnh, nói rằng lệnh gọi nhập ngũ sẽ chỉ ảnh hưởng đến những người Nga có kinh nghiệm quân sự trước đó và khoảng 300,000 người sẽ được triệu tập.
Nhưng trên thực tế, bản thân sắc lệnh đã đưa ra những điều khoản rộng hơn nhiều, làm dấy lên lo ngại trong người Nga rằng một lệnh động viên rộng hơn có thể xảy ra trong tương lai.
Điều này dẫn đến một cuộc di cư ồ ạt của những người đàn ông Nga trong độ tuổi quân sự chạy trốn khỏi đất nước để tránh bị nhập ngũ.
Những người đàn ông đã tránh được chiến tranh cho đến nay cảm thấy như họ sắp bị “ném vào máy xay thịt”.
Giá vé máy bay tăng chóng mặt và vé đến các quốc gia không yêu cầu thị thực, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan, đã được bán hết.
Theo quan chức Matti Pitkäniitty của Lực lượng Biên phòng Phần Lan, hơn 8.500 người Nga đã đến nước láng giềng Phần Lan hôm thứ Bảy bằng đường bộ.
Việc hàng loạt người bỏ trốn đã khiến Điện Cẩm Linh tức giận, do đó có khả năng hàng lãnh đạo Nga sẽ ra lệnh đóng cửa tất cả các biên giới.
Nguồn tin nói với Meduza rằng các nhà lãnh đạo Nga sẽ tung ra cái gọi là “thị thực xuất cảnh”, và trên thực tế, nam giới ở Nga sẽ phải xin phép các cơ quan quân sự và tuyển mộ nhập ngũ để có được “thị thực” này.
Một nguồn tin thứ hai, cũng thân cận với Điện Cẩm Linh, nói rằng điều này sẽ xảy ra “sau cuộc trưng cầu dân ý” được tổ chức tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, Cộng hòa Nhân dân Luhansk và tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của các vùng Kherson và Zaporizhzhia của Ukraine.
Các chuyên gia cho rằng các cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế, sẽ diễn ra trong 5 ngày và sẽ cho phép Nga tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp 4 khu vực bị chiếm đóng hoặc một phần của Ukraine là của họ.
Điều này có thể dẫn đến việc Nga tuyên bố rằng lãnh thổ của họ, tự tuyên bố và không được quốc tế công nhận, đang bị tấn công từ vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukraine, tạo động lực cho Điện Cẩm Linh tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân.
Bộ trưởng Ngoại giao Anh, James Cleverly, cho biết Vương quốc Anh có bằng chứng cho thấy các quan chức Nga đã đặt ra các chỉ tiêu liên quan đến “tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu và tỷ lệ chấp thuận cho các cuộc trưng cầu giả mạo này”.
Ông nói tiếp: “Chúng tôi biết những gì Vladimir Putin đang làm. Ông ta đang lên kế hoạch bịa đặt kết quả của những cuộc trưng cầu dân ý đó, ông ta đang có kế hoạch sử dụng điều đó để thôn tính lãnh thổ Ukraine có chủ quyền, và ông ta đang có kế hoạch sử dụng nó như một cái cớ để leo thang những hành động gây hấn của mình”.
6. Tổng thống Moldova Maia Sandu tuyên bố thu hồi quốc tịch những ai chiến đấu cho Nga
Tổng thống Moldova, Maia Sandu, đã nói rằng đất nước của cô có thể thu hồi quyền công dân của những người chiến đấu cho Nga ở Ukraine, theo một báo cáo từ Reuters.
Sandu cho biết có nguy cơ một số người mang hai quốc tịch Moldova và Nga có thể được triệu tập để chiến đấu chống lại Ukraine.
“Để ngăn chặn điều đó xảy ra, chúng tôi đang phân tích khả năng áp dụng quy trình thu hồi quyền công dân Moldova đối với những người có hộ chiếu Nga và chiến đấu theo phe của kẻ xâm lược,” Sandu nói.
Cô nói: “Chúng tôi cũng đang xem xét khả năng đưa ra các hình phạt khắc nghiệt hơn đối với các công dân Moldova không có hộ chiếu Nga đang đứng trong hàng ngũ lực lượng vũ trang của kẻ xâm lược.”
7. Nga triển khai binh lính, và thiết giáp tới biên giới Georgia trong bối cảnh xảy ra cuộc di cư khổng lồ của người Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Deploys Soldiers, Armored Vehicle to Georgia Border Amid Exodus”, nghĩa là “Nga triển khai binh lính, và thiết giáp tới biên giới Georgia trong bối cảnh xảy ra cuộc di cư khổng lồ của người Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đã triển khai binh sĩ và một số thiết giáp tới biên giới của nước này với Georgia khi những người đàn ông Nga cố gắng chạy trốn lệnh động viên bán phần của Vladimir Putin.
Hãng thông tấn nhà nước Nga RBC dẫn nguồn từ Cục biên phòng của FSB ở cộng hòa Bắc Ossetia-Alania của Nga cho biết họ đã hành động trong trường hợp một số công dân Nga cố gắng xâm phạm biên giới của Georgia.
FSB đã triển khai quân đội để bảo đảm rằng những người trong lực lượng dự bị không thể rời khỏi đất nước “mà không hoàn thành các thủ tục biên giới”.
“Xe bọc thép đang di chuyển đến đó, nhưng nó không di chuyển để thiết lập một trạm kiểm soát; nói một cách đại khái nó là nguồn dự trữ cho mọi trường hợp không lường trước được,” Cục biên phòng cho biết.
“Sẽ không có trạm kiểm soát nào được thiết lập… trạm kiểm soát đang hoạt động bình thường, không có giới hạn nào về việc xuất cảnh của nam công dân trong độ tuổi nhập ngũ”
Kênh truyền hình Dozhd độc lập đã công bố các bức ảnh và video về những người mặc quân phục ngồi trên thiết giáp chở quân nhân đi ngang qua một dòng xe hơi.
Tin tức được đưa ra trong bối cảnh có tin Putin đang chuẩn bị ngăn những người đàn ông trong độ tuổi nhập ngũ rời khỏi đất nước.
Cơ quan truyền thông độc lập của Nga Meduza đưa tin rằng lệnh cấm đi lại sẽ được Điện Cẩm Linh công bố sau khi kết thúc các cuộc trưng cầu dân ý đang diễn ra tại 4 khu vực bị chiếm đóng của Ukraine là Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia.
Meduza trích dẫn hai nguồn tin trong Điện Cẩm Linh cho biết lệnh cấm sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 28 tháng 9. Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh để đưa ra bình luận.
Trong những ngày diễn ra sau sắc lệnh động viên bán phần của Putin, sẽ ảnh hưởng đến 300.000 quân dự bị, các hàng dài người chờ đợi khổng lồ đã được nhìn thấy ở biên giới các nước láng giềng như Georgia và Phần Lan.
Một cuộc tìm kiếm của Newsweek trên Yandex Maps hôm thứ Năm cho thấy nhiều phương tiện giao thông gần biên giới phía nam của Nga, cho thấy những người đàn ông đang bỏ trốn để phản ứng với sắc lệnh rằng những người dự bị sẽ được triệu tập để chiến đấu ở Ukraine.
Sáng hôm sau khi Tổng thống Putin tuyên bố điều động một phần, giao thông có thể nhìn thấy kéo dài hàng km đến trạm kiểm soát biên giới ở Verkhnii Lars trên biên giới Nga-Georgia.
Truyền thông nhà nước Nga dẫn lời các quan chức địa phương hôm Chúa Nhật cho biết, có thời điểm, thời gian chờ đợi để vào Georgia kéo dài 48 giờ, với hơn 3.000 phương tiện xếp hàng tại điểm biên giới.
Theo dữ liệu từ chính phủ Georgia, khoảng 40.000 người Nga đã chạy đến thủ đô Tbilisi kể từ khi Tổng thống Putin tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào ngày 24/2.
Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu người đã đến Georgia kể từ khi có sắc lệnh động viên bán phần của Putin, tuy nhiên, nhóm Verkhnii Lars trên Telegram, được thành lập cho những du khách muốn qua biên giới tại trạm kiểm soát, đã có hàng chục nghìn thành viên tham gia chỉ trong vài ngày qua.
Dmitry Kuriliyunok nói với Reuters tại Tbilisi: “Khi chúng tôi biết về lệnh động viên, chúng tôi đã bỏ mọi thứ ở nhà và nhảy lên xe. Chúng tôi hoàn toàn phản đối cuộc chiến này. Đối với chúng tôi, cũng như đối với những người khác, điều đó thật đáng sợ. Chết và giết người khác, và để làm gì? Chúng tôi không hiểu. Do đó, chúng tôi quyết định bỏ trốn”.
Vatican không nên hy sinh ĐHY Trần Nhật Quân để lấy lòng TQ. Hồi Giáo cũng khổ với Hồi Giáo
VietCatholic Media
05:34 27/09/2022
1. Taliban cho biết vụ đánh bom xe gần nhà thờ Hồi giáo Kabul khiến 7 người thiệt mạng, 41 người bị thương
Một quan chức Taliban cho biết một vụ đánh bom xe đã xảy ra hôm thứ Sáu khi các tín hữu đang rời khỏi một nhà thờ Hồi giáo ở Kabul, khiến ít nhất 7 người thiệt mạng và 41 người bị thương, trong đó có một số trẻ em.
Không ai ngay lập tức nhận trách nhiệm về vụ đánh bom. Đây là vụ đánh bom mới nhất trong một chuỗi các cuộc tấn công đều đặn kể từ khi Taliban nắm chính quyền ở Afghanistan chỉ hơn một năm trước.
Một cột khói đen bốc lên bầu trời và những tiếng súng vang lên vài phút sau vụ nổ gần nhà thờ Hồi giáo, nằm trong khu dân cư ngoại giao cao cấp của thủ đô Afghanistan.
Phát ngôn viên Bộ Nội vụ do Taliban bổ nhiệm, Abdul Nafi Takor, cho biết chiếc xe có chất nổ đang đậu bên vệ đường gần nhà thờ Hồi giáo và phát nổ khi các tín hữu đang đi ra sau các buổi cầu nguyện hôm thứ Sáu. Ông nói thêm rằng một cuộc điều tra đang được tiến hành, với cảnh sát tại hiện trường.
Mohammad Basir, một nhân chứng cho biết: “Nhiều người đã tử vì đạo hoặc bị thương. “Tôi không biết là có thuốc nổ đặt bên đường hay là bom xe, nhưng đã có một vụ nổ, và tất cả mọi người đều đang trong tình trạng tồi tệ.”
Một nhân chứng khác, Allah Noor, cho biết vụ nổ rất mạnh.
“Tôi bước ra và băng qua đường khi một vụ nổ xảy ra,” anh nói. “Ngay sau vụ nổ, mọi người bắt đầu lo lắng di tản các nạn nhân bị thương đến bệnh viện.”
Bệnh viện Cấp cứu Ý, một trong những phòng khám của Kabul đã điều trị cho các nạn nhân, cho biết họ đã tiếp nhận 14 người thương vong từ địa điểm này, với 4 người chết khi đến nơi.
Khalid Zadran, phát ngôn viên của cảnh sát trưởng Kabul, cho biết các tín hữu đã bị tấn công có chủ đích khi họ đang rời khỏi Nhà thờ Hồi giáo Wazir Akbar Khan.
Phát ngôn viên Zabihullah Mujahid của chính phủ Taliban cho biết: “Tấn công vào các nhà thờ Hồi giáo và các tín hữu là một tội ác không thể tha thứ, quốc gia nên hợp tác với chế độ để loại bỏ tội phạm.
Nhóm Nhà nước Hồi giáo - đối thủ hàng đầu của Taliban kể từ khi họ tiếp quản Afghanistan chỉ hơn một năm trước - trước đó đã tấn công vào các nhà thờ Hồi giáo và tín hữu, đặc biệt là các thành viên của người Shiite thiểu số ở Afghanistan trong các cuộc tấn công.
Phái bộ Liên Hiệp Quốc tại Kabul đã tweet rằng vụ đánh bom là một “lời nhắc nhở cay đắng về tình trạng mất an ninh và hoạt động khủng bố đang diễn ra ở Afghanistan.”
“Suy nghĩ của chúng tôi là với gia đình của những người thiệt mạng, mong muốn những người bị thương hồi phục nhanh chóng,” sứ mệnh được gọi là UNAMA nói thêm.
Source:AP
2. Các giám mục Liên hiệp Âu châu thảo luận hậu quả chiến tranh Ukraine
Từ ngày 12 đến 14 tháng Mười tới đây, Ủy ban Giám mục Liên hiệp Âu châu, gọi tắt là Comece, qui tụ đại diện của 27 Hội đồng Giám mục các nước trong Liên hiệp, sẽ nhóm khóa họp mùa thu tại Brussels, thủ đô Vương quốc Bỉ để cứu xét những hậu quả về xã hội kinh tế và địa lý chính trị do chiến tranh tại Ukraine gây ra.
Trong số các vấn đề được các giám mục đặc biệt quan tâm đến, có cuộc khủng hoảng về năng lượng, những đóng góp Giáo Hội Công Giáo có thể thực hiện cho việc thăng tiến công lý và hòa bình, tình trạng những người tị nạn và những người có kinh tế yếu đang phải chịu vì tình trạng vật giá leo thang, nhất là năng lượng.
Mở đầu khóa họp, các giám mục sẽ cử hành “Thánh lễ cầu nguyện cho Âu châu”, được mở cho mọi người tham dự.
Vấn đề công lý cho các nạn nhân chiến tranh cũng là một chủ đề lớn trong bối cảnh có các cuộc thảm sát dã man các thường dân vô tội. Trong cuộc họp báo sáng thứ Bẩy 24 tháng 9, Tướng Ihor Klymenko, Tư Lệnh Cảnh sát Quốc gia Ukraine cho biết việc khai quật những người bị quân xâm lược Nga giết hại và chôn cất trong những ngôi mộ tập thể ở một bìa rừng trong khu vực Izium, vùng Kharkiv, đã được hoàn tất. Tổng cộng 447 thi thể đã được tìm thấy.
3. Vatican 'không nên hy sinh Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân để lấy lòng Trung Quốc
Đức Hồng Y Gerhard Muller đã bày tỏ sự thất vọng trước sự im lặng của Vatican đối với các hành vi lạm dụng của Trung Quốc trong bối cảnh một phiên tòa “không công bằng” sắp xảy ra đối với Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, người thẳng thắn bênh vực nhân quyền tại Hương Cảng.
Hồng Y Muller, 75 tuổi, một nhà thần học và là cựu tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, đã đưa ra nhận xét về sự thiếu hỗ trợ rõ ràng từ Tòa Thánh đối với vị cựu giám mục 90 tuổi của Hương Cảng trong một cuộc phỏng vấn với Báo tiếng Ý, Il Messengero, hay Người đưa tin.
“Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân vắng mặt ở Rôma vì ngài bị quản thúc tại gia sau khi đã lên tiếng chống lại Bắc Kinh, bảo vệ nhân quyền ở cả Hương Cảng và Trung Quốc,” Hồng Y Muller nói, đề cập đến cuộc họp Hồng Y Đoàn trong hai ngày 29 và 30 tháng 8 để thảo luận về Tông Hiến cải tổ Giáo triều Rôma.
Khoảng 200 trong tổng số 226 thành viên của Hồng Y đoàn đã tham dự cuộc họp, được mệnh danh là lớn nhất trong triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Hồng Y Muller nói rằng, trong cuộc họp Hồng Y Đoàn, không có quan chức cấp cao nào của Vatican hoặc thậm chí cả Đức Giáo Hoàng đề cập đến Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân hay phiên tòa của ngài.
“Sẽ có một phiên tòa bất công vào tháng tới. Không ai đặt ra câu hỏi về vấn nạn của người anh trai Đức Hồng Y Quân của chúng tôi. Cả Niên trưởng Hồng Y Đoàn là Đức Hồng Y Giovanni Batista Re, cả Hồng Y Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, thậm chí cả Đức Giáo Hoàng đều không lên tiếng. Không ai bày tỏ tình đoàn kết, không có sáng kiến cầu nguyện nào cho vị Hồng Y Trung Hoa”, vị Hồng Y người Đức than thở
Đức Hồng Y Muller nói rằng ngài không nghĩ rằng Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đáng bị Vatican bỏ rơi vì tính cách kiên quyết của ngài, hay vì bảo vệ những người Công Giáo Trung Quốc thuộc Giáo hội thầm lặng không liên kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc, hay vì bất cứ điều gì khác.
“Tôi hy vọng Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân sẽ không bị bỏ rơi. Công Nghị Ngoại Thường của Hồng Y Đoàn sẽ là một cơ hội để tuyên bố sự đoàn kết hoàn toàn với Đức Hồng Y Quân từ phía tất cả các Hồng Y trong Hồng Y Đoàn”, nhưng đáng tiếc điều đó đã không xảy ra.
Đức Hồng Y Muller nói rằng, theo ngàim rõ ràng là có “những lý do chính trị” khiến Tòa Thánh ngăn cản bất kỳ sáng kiến nào ủng hộ Đức Hồng Y Quân.
“Tôi đang đề cập đến thỏa thuận về việc bổ nhiệm giám mục ở Trung Quốc mà Tòa thánh vừa ký với Tập Cận Bình. Tôi rất tiếc phải nói rằng thỏa thuận này không phục vụ lợi ích của Tòa thánh và quốc gia thành Vatican trong chiều kích giáo hội và sự thật.”
Trung Quốc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vatican vào năm 1949 sau khi Cộng sản tiếp quản. Kể từ đó, việc bổ nhiệm các giám mục đã trở thành mâu thuẫn gay gắt giữa Vatican và Trung Quốc vì người Công Giáo vẫn bị chia rẽ giữa Giáo hội Yêu nước do nhà nước quản lý và Giáo hội thầm lặng cam kết trung thành với Đức Giáo Hoàng.
Vatican đã ký một thỏa thuận tạm thời hai năm với Bắc Kinh nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc và chấm dứt tình trạng chia rẽ người Công Giáo Trung Quốc. Thỏa thuận, với các điều khoản chưa được công khai, đã được gia hạn thêm hai năm vào năm 2020 và dự kiến sẽ được gia hạn một lần nữa vào tháng 10.
Đức Hồng Y Quân là một trong những người chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận này và gọi đây là sự phản bội của Vatican đối với những người Công Giáo thầm lặng, những người đã chịu đựng sự đàn áp của Cộng sản vì lòng trung thành với Vatican.
Hơn nữa, ngài được biết đến như là một nhà phê bình gay gắt về những vi phạm nhân quyền trên diện rộng của Bắc Kinh, bao gồm cả việc đàn áp các dân tộc thiểu số và các tôn giáo cũng như những người bất đồng chính kiến. Ngài đã phải đối mặt với sự giận dữ của Cộng sản vì sự ủng hộ mạnh mẽ đối với phong trào ủng hộ dân chủ đã nhấn chìm Hương Cảng khi lãnh thổ này gặp khó khăn chính trị vào năm 2019.
Ngài đã bị các phương tiện truyền thông của Bắc Kinh cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Vào tháng 5, cảnh sát Hương Cảng đã bắt giữ Đức Hồng Y Quân vì liên quan đến một quỹ nhân đạo hiện đã không còn tồn tại để hỗ trợ những người ủng hộ dân chủ. Sau đó, ngài được tại ngoại trong bối cảnh phản ứng dữ dội trên toàn cầu. Phiên tòa sẽ bắt đầu vào tháng 10.
Đức Hồng Y Muller nói với Il Messengero rằng Giáo hội phải được tự do hơn và ít bị ràng buộc hơn vào logic thế gian về quyền lực, do đó, tự do hơn trong việc can thiệp và nếu cần thiết, chỉ trích những chính trị gia đàn áp nhân quyền.
“Trong trường hợp này, tôi tự hỏi tại sao chúng ta không chỉ trích Bắc Kinh. Đức Hồng Y Quân là một biểu tượng của sự phản kháng và ngài đã bị bắt vì nói lên sự thật. Ngài là người có uy quyền, can đảm và được chính phủ Trung Quốc kính sợ. Ngài đã 90 tuổi, và chúng ta đã bỏ mặc ngài một mình”
“Nếu cần, Giáo hội cũng nên chỉ trích quyền lực của thế giới này. Và sau đó, tấm gương của Đức Piô XII lẽ ra phải dạy chúng ta điều gì đó, sự thật không thể luôn luôn bị hy sinh”, ngài nói, đồng thời lưu ý rằng Giáo hội thầm lặng hiện đang phải đối mặt với sự đàn áp ở nhiều khu vực của Trung Quốc và phải đối mặt với các giám mục được nhà nước hậu thuẫn, những người tuân theo Bắc Kinh hơn là Đức Giáo Hoàng.
“Họ đang được hy sinh trên bàn thờ ngoại giao, để bảo vệ và thực hiện thỏa thuận ngoại giao với Bắc Kinh. Tôi nhìn thấy nguy cơ này và cảm thấy đau đớn, “anh nói thêm.
Source:UCANews
Quân Putin bị phục kích ở Donetsk. Kherson: Kết thúc bi thảm trong cuộc vượt sông tuyệt vọng của Nga
VietCatholic Media
17:07 27/09/2022
1. Lực lượng Ukraine tiêu diệt 3 kíp xe tăng Nga trong trận phục kích trong rừng
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukrainian Forces Destroy 3 Russian Tank Crews in Forest Ambush: Video”, nghĩa là “Video cho thấy Lực lượng Ukraine tiêu diệt 3 kíp xe tăng Nga trong trận phục kích trong rừng”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy
Các lực lượng Ukraine đã tấn công ba xe tăng “Tiger” của Nga và đốt cháy một chiếc xe khác trong một khu rừng ở vùng xung yếu Donetsk vào hôm thứ Hai, theo một đoạn video được chia sẻ bởi Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng Vũ trang Ukraine.
“Các binh sĩ thuộc Lực lượng Hoạt động Đặc biệt của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã phục kích kẻ thù trong một khu rừng núi ở vùng Donetsk”, chú thích của video trên Facebook. “Trong chiến dịch, nhóm tác chiến SSO đã đốt cháy một phương tiện chiến đấu của Nga và tiêu diệt hoàn toàn tổ lái của ba chiếc Tiger”.
Đoạn video cho thấy các binh sĩ Ukraine đang chạy xuyên rừng trong cuộc phản công ở một khu vực ly khai của Ukraine vốn là chiến trường quan trọng của cả hai bên kể từ khi Nga xâm lược vào ngày 24/2.
Vào cuối tuần qua, gần 370 thường dân đã được di tản khỏi khu vực này, theo Cơ quan Dịch vụ Khẩn cấp Nhà nước Ukraine.
“Sau cuộc phục kích, bộ chỉ huy SSO của Ukraine bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ khác mà không bị tổn thất”, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết hôm thứ Hai. “Chúng tôi nhắc nhở tất cả quân xâm lược Nga rằng việc đi lại trái phép qua các khu rừng của Ukraine sẽ luôn có kết cục tồi tệ đối với họ.”
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, 2.254 xe tăng Nga đã bị phá hủy.
Trong những tuần gần đây, Nga đã triển khai nhiều xe tăng từ thời Liên Xô hơn từ các kho chứa khi Mạc Tư Khoa tiếp tục các nỗ lực chiến tranh — một động thái mà các quan chức Ukraine đã chế nhạo trên các mạng xã hội.
Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đã tweet vào tuần trước: “Những chiếc xe tăng cũ của Liên Xô bị Nga đưa ra khỏi các viện bảo tàng - không được bảo vệ trước vũ khí hiện đại. Và những lính nghĩa vụ mới của Nga cũng không được bảo vệ trước vũ khí hiện đại và quân đội hiện đại - chúng tôi đã thấy họ chiến đấu bằng những thứ gì.” Ông mỉa mai rằng “Tôi sẽ nói là sự kết hợp hoàn hảo, chắc chắn sẽ thành công.”
Donetsk, nơi cuộc tấn công hôm thứ Hai được thực hiện, nằm trong số bốn khu vực ở Ukraine, nơi các cuộc trưng cầu dân ý đang được tổ chức để quyết định liệu các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng có tham gia với Nga hay không.
Mạc Tư Khoa đang hy vọng sáp nhập Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia, theo những gì một số người cho rằng được thiết kế để xây dựng trường hợp của Tổng thống Nga Vladimir Putin về một cuộc tấn công hạt nhân. Phương Tây đã nói rằng họ sẽ không thừa nhận cái mà họ gọi là phiếu bầu giả.
Tuần trước, Putin cũng tuyên bố “huy động một phần” khoảng 300.000 quân dự bị, một chiến dịch khiến cả nước rơi vào hoảng loạn khi những người đàn ông Nga chạy trốn khỏi đất nước để tránh bị nhập ngũ cho chiến tranh.
2. Nga lại thực hiện một cuộc vượt sông tuyệt vọng ở Kherson, dẫn đến tổn thất kinh hoàng
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Foils Russian Attempt at Bridge, Strikes Enemy Barge: Military”, nghĩa là “Quân đội Ukraine phá hỏng cố gắng khôi phục cầu của Nga, tấn công sà lan của kẻ thù”.
Theo quân đội Ukraine, một sà lan quân sự của Nga đã bị phá hủy, trong khi nỗ lực khôi phục một tuyến đường vượt sông Dnipro đã bị cản trở.
Bộ Chỉ huy Tác chiến phía Nam của Ukraine cho biết hôm thứ Hai quân đội Ukraine đã làm tiêu tan hy vọng của Nga “thiết lập kết nối giữa hai bờ” của con sông Dnipro khi tấn công sà lan và ngăn chặn “nỗ lực của quân xâm lược nhằm khôi phục khả năng chuyên chở của cây cầu ở Nova Kakhovka,” nằm trong vùng Kherson phía nam của Ukraine. Ukraine đã liên tục giám sát và phá hủy mặt đường cây cầu bắc qua sông trong những tháng gần đây, cắt đứt một con đường tiếp tế quan trọng cho quân đội Nga.
Trong số 250 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và pháo binh của Ukraine, Bộ Chỉ huy Tác chiến phía Nam cho biết có 4 kho đạn dược và 4 kho vũ khí, cùng các thiết bị quân sự của Nga đã bị trúng đạn. 77 lính Nga được ghi nhận là bị loại khỏi vòng chiến. Bên cạnh đó, các cuộc tấn công hôm thứ Hai cũng đã dẫn đến việc phá hủy 6 xe tăng, 5 pháo kéo, 14 xe bọc thép và 3 hệ thống hỏa tiễn Pantsir của Nga.
Theo Bộ Chỉ huy Tác chiến phía Nam, một máy bay không người lái Orlan-10 của Nga đã bị phá hủy trong một cuộc không kích của Ukraine trong vùng Mykolaiv, miền Nam Ukraine, trong khi 3 máy bay không người lái “Shahed-136” do Iran chế tạo đã bị hạ gục trong một cuộc tấn công của Nga vào thành phố cảng phía tây nam Odesa. Ukraine báo cáo đã phá hủy một số đơn vị máy bay không người lái Shahed-136 vào tuần trước.
Tuần trước, Ukraine đã thông báo phá hủy một sà lan khác đang cố gắng chở vũ khí, thiết bị quân sự và quân đội qua sông Dnipro gần Nova Kakhovka vào tuần trước. Bộ Chỉ huy Tác chiến phía Nam nói rằng “chiếc sà lan chở đầy vũ khí, thiết bị và binh sĩ, sau khi bị bắn trúng, đã bổ sung cho hạm đội dưới nước của quân xâm lược Nga.”
Nataliya Humenyuk, người đứng đầu trung tâm báo chí chung của Lực lượng Phòng vệ miền Nam Ukraine, cho biết trong một lần xuất hiện trên kênh truyền hình của Quốc hội Ukraine vào tuần trước rằng một cuộc phản công lớn đã khiến lực lượng Nga trở thành bị “kẹp chặt” giữa quân đội Ukraine và sông Dnipro.
“Việc kiểm soát bằng hỏa lực mà chúng tôi duy trì trên các giao lộ và các huyết mạch vận chuyển qua sông Dnipro khiến họ hiểu rằng họ các đơn vị Nga nằm trong phần này của vùng Kherson đang bị kẹp giữa lực lượng phòng thủ Ukraine và hữu ngạn con sông”, cô Nataliya nói.
Những nỗ lực liên tục của Ukraine nhằm ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào để sửa chữa những cây cầu bị hư hỏng qua sông Dnipro hoặc để tạo ra những cầu vượt sông mới đã giáng một đòn mạnh vào nỗ lực chiến tranh của Nga trên khắp miền nam Ukraine.
Một số binh sĩ Nga bị mắc kẹt ở phía bên trái sông được cho là đã thực hiện các biện pháp phi thường để rút lui khỏi cuộc tấn công sắp tới của Ukraine.
Đầu tháng này, tình báo quân đội Ukraine cho biết người Nga đã sử dụng thuyền máy dân sự “bị đánh cắp từ các khu định cư gần đó” trong nỗ lực tuyệt vọng để vượt sông
Newsweek đã liên hệ với chính phủ Nga để đưa ra bình luận.
3. Tình cảnh bi thảm tại Nga: Thanh niên tự thiêu phản đối chiến tranh. 260,000 người Nga bỏ chạy để tránh lệnh động viên của Putin
Tờ The Sun có bài tường trình nhan đề “RUN FOR THE BORDER Queues to get out of Russia seen from SPACE as ‘leaked FSB files’ claim 260,000 have already fled to dodge Putin’s draft”, nghĩa là “CHẠY RA BIÊN GIỚI Hàng dài chờ đợi để ra khỏi nước Nga được nhìn thấy từ trên không khi 'các hồ sơ FSB bị rò rỉ' cho thấy 260,000 người đã chạy trốn để né tránh lệnh động viên của Putin”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
HÀNG nghìn người Nga vẫn đang xếp hàng để được rời khỏi đất nước khi tình trạng kẹt xe kéo dài 20 km tại biên giới Nga-Georgia hiện có thể nhìn thấy từ trên không.
Hôm thứ Hai, một viên chức tuyển mộ nhập ngũ Nga đã bị bắn bởi một thanh niên từ chối nhập ngũ trong bối cảnh Putin cố gắng điều động thêm 300.000 binh sĩ tới tiền tuyến Ukraine sau khi ban bố động viên bán phần để bổ sung cho quân đội Nga.
Điều này xảy ra khi hàng nghìn người phản đối chính sách mới tàn bạo của Putin nhằm hỗ trợ cho cuộc xâm lược khát máu của ông ta vào Ukraine.
Hình ảnh vệ tinh của Maxar Technologies cho thấy một hàng xe chạy khỏi Nga ở biên giới với Georgia tại cửa khẩu biên giới Upper Lars kéo dài gần 20 km vào hôm thứ Hai.
Những người Nga chờ đợi ở đây nói với các phương tiện truyền thông rằng họ đã chờ đợi từ 40 đến 50 giờ.
Hình ảnh tương tự về những chiếc đuôi khổng lồ cũng đến từ đồn biên giới Khyagt giữa Mông Cổ và Nga.
Theo Cơ quan An ninh Nga, gọi tắt là FSB, có tới 260,000 người đàn ông đã bỏ trốn khỏi đất nước để tránh bị nhập ngũ vào quân đội Nga.
Novaya Gazeta Europe cho biết họ đã xem thấy một báo cáo của FSB nói rằng 261.000 người đàn ông đã rời Nga từ đêm thứ Tư đến thứ Bảy. Tuy nhiên, tờ báo cho biết con số có thể còn cao hơn nhiều vì dữ liệu có thể mất nhiều thời gian hơn để được tổng hợp từ các báo cáo do các địa phương gởi về.
“Bầu không khí bên trong chính quyền căng thẳng đến mức các lực lượng an ninh và bộ quốc phòng có thể thuyết phục ông Putin đóng cửa biên giới trước khi quá muộn”, nguồn tin cho Novaya Gazeta Europe biết.
Vào hôm thứ Hai, đã có báo cáo rằng quân đội Nga đã điều các thiết giáp đến trạm kiểm soát Verkhny Lars ở biên giới với Georgia.
Hôm thứ Hai, các phương tiện truyền thông cũng tiết lộ rằng hơn 8.000 người Nga đã chạy đến Phần Lan trong một nỗ lực tuyệt vọng để trốn chạy lệnh động viên.
Dự thảo lệnh từ Điện Cẩm Linh về việc đóng cửa biên giới vẫn chưa được công bố.
Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Ukraine Phần Lan Krista Mikkonen cho biết:
“Hôm qua 8.314 người Nga đã vào Phần Lan qua biên giới đất liền Phần Lan thuộc Nga. Nhân đôi số lượng so với tuần trước.”
“Trong ngày thứ Bảy và Chúa Nhật, tổng cộng có 16 886 người Nga đã đến. Nhiều người đang quá cảnh đến các nước khác. Hôm Chúa Nhật, 5.068 người Nga đã xuất cảnh.”
Nhiều người đàn ông Nga đã tìm mọi cách để trốn tránh lệnh động viên của Putin để tránh bị chết oan ở Ukraine.
Một số người đàn ông đã vội vàng kết hôn hoặc đăng ký làm người chăm sóc trẻ em hay người cao niên để tìm cách thoát khỏi chiến tranh - một số người được báo cáo đã tự bẻ gãy tay của mình để thoát khỏi quân dịch.
Đoạn phim gây sốc thậm chí còn cho thấy một người đàn ông tự thiêu tại một ga đường sắt ở Ryazan, cách Mạc Tư Khoa 110 dặm về phía đông nam, để tránh bị đưa ra tiền tuyến.
Trong đoạn video rùng rợn, người đàn ông bình tĩnh đổ xăng hoặc một số chất dễ cháy khác từ một chiếc hộp lên đầu anh ta, trước khi châm lửa.
Người đàn ông này được cứu sống, và được tường trình đã hét lên: “Tôi không muốn chiến tranh.”
4. Vương quốc Anh công bố các lệnh trừng phạt liên quan đến 'cuộc trưng cầu dân ý giả mạo' của Nga ở Ukraine
Vương quốc Anh đã công bố một gói trừng phạt mới nhằm đáp trả việc Nga tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp ở Ukraine.
92 lệnh trừng phạt nhắm vào những người đứng sau các cuộc bỏ phiếu giả trên khắp 4 khu vực của Ukraine, cũng như những cá nhân tiếp tục ủng hộ cuộc chiến của Nga.
Trong số 33 quan chức bị xử phạt trong các cuộc trưng cầu dân ý có Sergei Yeliseyev, người đứng đầu chính phủ mới được thành lập ở Kherson, Ivan Kusov, bộ trưởng giáo dục và khoa học của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Luhansk, và Yevhen Balytskyi, người đứng đầu chính quyền Zaporizhzhia do Nga dựng lên trong vùng tạm chiếm
Các biện pháp trừng phạt cũng đã được áp dụng đối với các nhà tài phiệt - bao gồm các “vua bất động sản Nga” God Nisanov và Zarakh Iliev - với tổng giá trị tài sản ròng là 6,3 tỷ bảng Anh, và các thành viên hội đồng quản trị từ các tổ chức nhà nước.
“Các cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức dưới nòng súng không thể tự do hay công bằng và chúng tôi sẽ không bao giờ công nhận kết quả. Chúng tuân theo một mô hình rõ ràng là bạo lực, đe dọa, tra tấn và buộc trục xuất tại các khu vực của Ukraine mà Nga đã chiếm giữ,” Ngoại trưởng Anh, James Cleverly, cho biết như trên.
5. Đồng minh của Putin đang bắt đầu quay lưng vì cuộc chiến ở Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Allies Are Starting to Turn on Ukraine War”, nghĩa là “Đồng minh của Putin đang bắt đầu quay lưng vì cuộc chiến ở Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Dù cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào cuối tháng 2 đã gây ra những lời chỉ trích và các lệnh trừng phạt rộng rãi, một số quốc gia vẫn duy trì quan hệ với Nga, hoặc ít nhất là không lên án hoàn toàn cuộc xâm lược.
Nhưng khi cuộc chiến đã kéo dài hơn bảy tháng và những người phản công Ukraine gần đây đã gia tăng hy vọng về một chiến thắng trước Nga, một số đồng minh của Putin đã quay lưng lại với chế độ của ông ta và cuộc xâm lược ở Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực tạo ra một liên minh toàn cầu để cô lập Nga và gây áp lực buộc ông Putin phải chấm dứt chiến tranh, và những lời chỉ trích mới nhất về Nga cho thấy chiến lược của ông Biden có thể đang phát huy tác dụng.
Khi Putin tuyên bố động viên bán phần vào tuần trước nhằm đưa thêm binh lính chiến đấu cho Nga trong cuộc chiến, ông ta cũng ủng hộ kế hoạch tổ chức trưng cầu dân ý ở 4 khu vực do Nga kiểm soát ở miền đông và miền nam Ukraine. Các nhà lãnh đạo phương Tây và Ukraine đã nhấn mạnh rằng họ sẽ không chấp nhận kết quả của các cuộc trưng cầu dân ý như vậy. Putin cũng đang phải đối mặt với sự phản đối từ một trong những đồng minh của ông, đó là cựu thành viên Liên Xô Kazakhstan.
Bộ Ngoại giao Kazakhstan cho biết hôm thứ Hai rằng họ sẽ không công nhận khả năng Nga sáp nhập các khu vực miền đông Ukraine thông qua các cuộc trưng cầu dân ý, Reuters đưa tin. Đây không phải là lần đầu tiên Kazakhstan, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể kiểu NATO, gọi tắt là CSTO, tách biệt với Nga về quan điểm liên quan đến các khía cạnh của cuộc chiến.
Theo truyền thông nhà nước Nga, vào tháng 6, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev nói rằng đất nước của ông sẽ không công nhận nền độc lập tự xưng của hai khu vực ly khai do Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine. Ông cũng kêu gọi các cuộc đàm phán hòa bình Nga-Ukraine và đề nghị giúp đỡ trong việc hòa giải.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan, người đã duy trì quan hệ ngoại giao và kinh tế với Nga kể từ khi bắt đầu chiến tranh, nói với Judy Woodruff của PBS trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước rằng Nga không được phép giữ bất kỳ lãnh thổ Ukraine nào mà họ đã chiếm được. Ông cũng nhấn mạnh rằng bản thân cuộc xâm lược “không thể biện minh được”.
Sau thông báo của Putin về lệnh động viên, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tuần trước cho biết quân đội của ông sẽ không được huy động chiến đấu cùng với Nga, và ông Putin phải tự mình đối phó với tình trạng thiếu lính tráng.
Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuần trước, Nga đã phải đối mặt với sự chỉ trích kịch liệt vì hành động gây hấn ở Ukraine từ các quốc gia đã kêu gọi chấm dứt bạo lực ngay từ đầu. Nhưng ngay cả một số quốc gia vẫn thân thiện với Nga hoặc trung lập về cuộc xâm lược, chẳng hạn như Brazil và Ấn Độ, cũng bày tỏ mong muốn chiến tranh kết thúc, Associated Press đưa tin.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar kêu gọi tiến hành các cuộc điều tra “khách quan và độc lập” về các vi phạm nhân quyền và luật pháp quốc tế. Ông trích dẫn cụ thể các vụ giết người bị cáo buộc của Nga ở thành phố Bucha của Ukraine, nơi quân đội của Putin bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh.
“Ngay cả một số quốc gia duy trì quan hệ chặt chẽ với Mạc Tư Khoa cũng đã nói công khai rằng họ có những câu hỏi và lo ngại nghiêm trọng về cuộc xâm lược đang diễn ra của Tổng thống Putin”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết vào tuần trước.
Trong cuộc gặp gỡ với các nguyên thủ quốc gia ở Uzbekistan vào tuần trước, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bỏ qua cái ôm của ông Putin và nói với Tổng thống Nga rằng “thời đại ngày nay không phải là thời kỳ chiến tranh”, theo bản dịch của các thành viên cấp cao của Viện Brookings và Giám đốc Dự án Ấn Độ Tanvi Madan. Modi cũng đề cập đến việc hướng tới một “con đường hòa bình” trong khi nhấn mạnh mong muốn của ông là Ấn Độ và Nga tiếp tục là đồng minh.
Ấn Độ là một đối tác quan trọng đối với Putin, và việc mua dầu của nước này từ Nga ít nhất đã bù đắp phần nào sự thất bại kinh tế mà Putin phải đối mặt kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Mặc dù Ấn Độ không công khai ủng hộ hay tán thành cuộc xâm lược của Nga, nhưng nước này đã bỏ phiếu trắng khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết vào tháng 4 kêu gọi đình chỉ Nga hoạt động trong Hội đồng Nhân quyền vì vụ tấn công Ukraine.
Tại cuộc họp của Liên Hiệp Quốc vào tuần trước, đồng minh hàng đầu của Putin là Belarus đã lên tiếng ủng hộ Nga, nhưng nước này cũng kêu gọi kết thúc giao tranh mà nước này mô tả là một “thảm kịch”. Trung Quốc, nước tiếp tục mua dầu của Nga trong bối cảnh chiến tranh và đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Liên Hiệp Quốc vào tháng 4, nói rằng việc tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán hòa bình là một “ưu tiên cấp bách”.
“Trung Quốc ủng hộ tất cả các nỗ lực có lợi cho việc giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng Ukraine”, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói, theo The Guardian.
Trong cuộc điện đàm hồi tháng 6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết tiếp tục “hỗ trợ lẫn nhau giữa Trung Quốc với Nga trong các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi và các mối quan tâm lớn, chẳng hạn như chủ quyền và an ninh, đồng thời tăng cường phối hợp chiến lược giữa hai nước”.
Bất chấp việc tái khẳng định mối quan hệ Nga-Trung vài tháng sau khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu, Putin thừa nhận tại hội nghị thượng đỉnh Uzbekistan vào tuần trước rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bày tỏ “thắc mắc và lo ngại” về cuộc chiến, theo Đài Âu Châu Tự do.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.
Các nhà điều tra LHQ: Nga đã phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine. Nhận định của Đức Tổng Giám Mục Moscow
VietCatholic Media
17:10 27/09/2022
1. Các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc cho biết Nga đã phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine
Liên Hiệp Quốc cho biết các nhà điều tra của họ đã kết luận rằng Nga đã phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine, bao gồm đánh bom các khu vực dân sự, nhiều vụ hành quyết, tra tấn và bạo lực tình dục khủng khiếp.
Liên Hiệp Quốc đã ưu tiên việc điều tra các vi phạm nhân quyền trong chiến tranh và vào tháng 5, cơ quan nhân quyền hàng đầu của họ đã ủy nhiệm một nhóm chuyên gia bắt đầu làm việc tại nước này.
Kể từ đó, các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc, đã liều mạng thu thập bằng chứng về tội ác gây ra đối với dân thường, bao gồm cả những khu vực vẫn bị quân địch đe dọa hoặc đặt mìn.
Nhóm ba chuyên gia độc lập hôm thứ Sáu đã trình bày bản cập nhật miệng đầu tiên của họ cho hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, sau khi tổ chức này tiến hành các cuộc điều tra ban đầu xem xét các khu vực ở Kyiv, Chernihiv, Kharkiv và Sumy, nói thêm rằng họ sẽ mở rộng các cuộc điều tra của mình.
Phát biểu một ngày trước lễ kỷ niệm bảy tháng Nga xâm lược nước láng giềng, Erik Mose, người đứng đầu nhóm điều tra, nói với hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc rằng, dựa trên bằng chứng do Ủy ban Điều tra về Ukraine thu thập được, “họ đã kết luận rằng Nga đã phạm tội ác chiến tranh tại Ukraine “.
Nhóm điều tra viên đã đến thăm 27 thị trấn và khu định cư, cũng như các ngôi mộ và trung tâm giam giữ và tra tấn; phỏng vấn hơn 150 nạn nhân và nhân chứng; và gặp gỡ các nhóm vận động và các quan chức chính phủ.
Mose cho biết nhóm nghiên cứu đã đặc biệt “rúng động trước số lượng lớn các vụ hành quyết ở những khu vực mà chúng tôi đến thăm”, và thường xuyên có “các dấu hiệu hành quyết trên cơ thể, chẳng hạn như tay bị trói sau lưng, vết thương do súng bắn vào đầu và rạch đứt cổ họng”.
Ông nói thêm rằng họ đang điều tra những cái chết như vậy ở 16 thị trấn và khu định cư, và đã nhận được những cáo buộc đáng tin cậy về nhiều trường hợp khác mà họ sẽ tìm cách lập hồ sơ. Hội đồng cho biết: Các nhà điều tra cũng đã nhận được “các bản tường trình nhất quán về việc đối xử tệ bạc và tra tấn, được thực hiện trong quá trình giam giữ bất hợp pháp”.
Tại các khu định cư Bucha, Hostomel và Borodianka, bị quân đội Nga chiếm đóng khoảng một tháng, các nhà điều tra Ukraine đã tìm thấy hàng chục ngôi mộ tập thể, nơi chôn cất thi thể của thường dân, bị tra tấn và sát hại.
Kể từ khi người Nga rút khỏi khu vực này, một nhóm tình nguyện viên trẻ tuổi đã làm việc không mệt mỏi để khai quật các thi thể và gửi chúng đến các bác sĩ pháp y, những người đang thu thập bằng chứng về tội ác của quân đội Nga.
Một số nạn nhân đã nói với các nhà điều tra rằng họ bị chuyển đến Nga và bị giam nhiều tuần trong nhà tù. Những người khác đã “biến mất” sau các lần di chuyển như vậy. Mose nói: “Những người đối thoại đã mô tả việc đánh đập, điện giật và cưỡng bức khỏa thân, cũng như các loại vi phạm khác trong các cơ sở giam giữ như vậy”.
Ông cho biết các nhà điều tra cũng đã ghi nhận các trường hợp bạo lực tình dục và giới tính, trong một số trường hợp xác định rằng binh lính Nga là thủ phạm.
Ông nói: “Có những ví dụ về trường hợp người thân bị buộc phải chứng kiến tội ác. Trong các trường hợp chúng tôi đã điều tra, độ tuổi của nạn nhân bạo lực tình dục và giới tính từ 4 đến 82 tuổi. Các trường hợp trẻ em nhỏ bị buộc phải chứng kiến mẹ và chị của chúng bị lính Nga hiếp dâm là rất phổ biến”.
Mose cho biết thêm, ủy ban đã ghi nhận nhiều loại tội phạm đối với trẻ em, bao gồm cả những trẻ em bị “hãm hiếp, tra tấn và giam giữ bất hợp pháp”.
Vào tháng 4, các bác sĩ pháp y nói với Guardian rằng họ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy một số phụ nữ đã bị cưỡng hiếp trước khi bị quân Nga giết hại. “Chúng tôi đã có một vài trường hợp cho thấy những phụ nữ này đã bị cưỡng hiếp trước khi bị bắn chết”, Vladyslav Perovskyi, một bác sĩ pháp y người Ukraine, người đã thực hiện hàng chục cuộc khám nghiệm tử thi cho những người từ Bucha, Irpin và Borodianka, nói với Guardian.
Ít nhất hai người đàn ông trong danh sách bị cáo buộc tội phạm chiến tranh của Nga do các công tố viên Ukraine đưa ra đã bị cáo buộc tấn công tình dục và cưỡng hiếp.
Mose, trong báo cáo của mình trước hội đồng, cũng chỉ ra “việc Liên bang Nga sử dụng vũ khí nổ có hiệu ứng diện rộng trong các khu vực đông dân cư”, mà theo ông là “nguồn gây tổn hại và đau khổ to lớn cho dân thường”.
Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh rằng một số vụ tấn công mà nhóm đã điều tra “đã được thực hiện mà không phân biệt dân thường và chiến binh”, bao gồm cả các cuộc tấn công bằng bom, đạn chùm, bị thế giới cấm theo hiệp ước năm 2008.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa, quân đội Nga đã bị cáo buộc sử dụng một số vũ khí bất hợp pháp đã giết chết hàng trăm thường dân ở khu vực Kyiv của Ukraine, bao gồm cả những quả bom không điều khiển cực mạnh ở các khu vực đông dân cư, đã phá hủy ít nhất 8 tòa nhà dân sự.
Theo các bằng chứng, bom, đạn chùm đã được phóng ở những khu vực không có quân nhân và không có cơ sở hạ tầng quân sự.
Công việc của ủy ban cuối cùng có thể đóng góp vào công việc của các công tố viên tòa án hình sự quốc tế, những người có thể đưa ra cáo buộc về tội ác chiến tranh ở Ukraine, mặc dù vẫn chưa chắc chắn liệu Nga hoặc các thủ phạm bị cáo buộc khác cuối cùng có phải đối mặt với công lý hay không.
Trong một diễn biến riêng, hôm thứ Sáu, các quan chức Ukraine cho biết họ đã khai quật khoảng 436 thi thể từ một khu chôn cất ở thành phố Izium mới được tái chiếm gần đây và ít nhất 30 người trong số họ có dấu hiệu bị tra tấn.
Mose nói: “Tất nhiên đây là một sự việc mới nhưng chúng tôi chắc chắn cũng có ý định xem xét sự kiện Izium.”
https://www.theguardian.com/world/2022/sep/23/russia-has-comiled-war-crimes-in-ukraine-say-un-investigators
2. Đức Hồng Y Quốc vụ khanh cổ võ văn hóa đối thoại và cộng tác
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cổ võ nền văn hóa và đối thoại, đồng thời bài trừ sự kỳ thị những thành phần thiểu số.
Đức Hồng Y đưa ra lời kêu gọi trên đây, trong bài tham luận hôm 21 tháng Chín vừa qua, tại khóa họp cấp cao của Liên Hiệp Quốc ở New York, nhân dịp kỷ niệm 30 năm tuyên ngôn về quyền của những người thuộc các nhóm dân thiểu số về chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ. Ngài cổ võ sự từ khước không sự dùng từ “thiểu số”, khi nó chỉ một phần nhỏ dân cư, hoặc vì việc sử dụng này tạo nên tâm tình bị cô lập và thấp kém. Việc sử dụng các từ ngữ không được làm hao mòn nguyên tắc làm nền tảng cho các quyền tự do cơ bản, nghĩa là nguyên tắc “Tất cả đều có phẩm giá bình trạng và bình quyền”.
Theo Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa Thánh, khẳng định căn tính của mình và sống an bình với người khác, chính là những khát vọng được tất cả các sắc dân thiểu số về chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ trên thế giới chia sẻ: việc bảo vệ các sắc dân này phải tôn trọng các nguyên tắc, như bảo vệ cuộc sống, không loại trừ, không kỳ thị và không đồng hóa.
Đức Hồng Y Parolin nói thêm rằng Tòa Thánh rất quan tâm và lo âu về điều này: các tín hữu Kitô là nhóm bị bách hại nhiều nhất trên thế giới, chứ không phải chỉ nguyên tại các nước trong đó các Kitô hữu là nhóm thiểu số. “Người ta ước lượng có khoảng 360 triệu tín hữu Kitô tại 76 quốc gia bị kỳ thị, phân biệt đối xử, bạo hành, bách hại vì tín ngưỡng của họ. Đây là một sự vi phạm quyền tự do căn bản về tư tưởng, lương tâm và tôn giáo”.
3. Đức Tổng Giám Mục Công Giáo của Mạc Tư Khoa nói với Putin: “Hòa bình đang suy thoái”
“Thật không may, hòa bình dường như đang suy thoái”, Đức Cha Paolo Pezzi, Tổng Giám mục Mạc Tư Khoa và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nga, than thở sau bài phát biểu cuối cùng của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Những lời nói vào ngày 21 tháng 9 của Putin dẫn đến “một tình huống không để bất cứ ai được yên”, theo vị giám mục Công Giáo.
“Thật khó cho tôi để nói tại sao quốc gia này lại ra nông nỗi như ngày hôm nay. Theo tổng thống và theo những gì chúng tôi đọc được trên các phương tiện truyền thông địa phương, đó là do xung đột mở rộng. Thật không may, hòa bình dường như đang lùi xa. Tôi tin rằng con đường đã được chỉ ra bởi Đức Thánh Cha Phanxicô. Và đó là luôn cố gắng giữ cho các kênh đối thoại mở, không bao giờ đóng chúng. Không phủ nhận mọi thứ như hiện tại đang bày ra trước mắt ctắt chúng ta, nhưng đồng thời không cần phải đóng cửa. Đối với tôi, đây tiếp tục là con đường khả thi nhất,” ngài nói với SIR, thông tấn xã của Hội Đồng Giám Mục Italia.
Theo Đức Tổng Giám Mục Pezzi, quan điểm của Putin về Ukraine sẽ khiến Nga chắc chắn rơi vào nguy cơ tự cô lập mình. “Tôi không nghĩ đây là vấn đề chính hiện tại. Đối với tôi, dường như vấn đề chính là tìm ra một lối thoát mà không làm cho bất kỳ ai cảm thấy bị đánh bại. Nhưng đây là điều khó khăn lớn nhất vì làm được như thế, thì mới thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng.”
“Về mặt khách quan, tôi thấy rất khó để ai đó sẵn sàng thực hiện bước đầu tiên. Đó là lý do tại sao cần phải tiếp tục nhấn mạnh những bước sáng tạo, như Đức Phanxicô nói, để dấn thân vào những con đường mới trên con đường hòa bình”
Đức Tổng Giám Mục cũng ca ngợi chứng tá của cộng đồng Công Giáo và việc bảo vệ tình hữu nghị và hòa bình, với những đề xuất khiêm tốn và đơn giản của con đường đối thoại và hy sinh.
Source:vidanuevadigital.com