Ngày 28-09-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:21 28/09/2013
Chúa Nhật 26 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Lc 16, 19-31

“Con đã nhận phần phước của con rồi, còn La-da-rô suốt một đời chịu hoàn toàn những bất hạnh. Bây giờ La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ”.


Bạn thân mến,

Bài Tin Mừng hôm nay Đức Chúa Giê-su đưa ra cho chúng ta thấy một bức tranh hai bối cảnh: giàu và nghèo, phúc và hoạ qua dụ ngôn người giàu có và người nghèo La-da-rô; đây cũng là bức tranh của thế giới ngày nay, nơi có nhiều người cơm không có ăn áo không có mặc, họ đang sống cùng sống với những người giàu có dư thừa tiền bạc, phung phí thức ăn và sống xa hoa với những nhu cầu không cần thiết cho cuộc sống.

Giàu

Ông phú hộ giàu có ngày ngày yến tiệc linh đình, xa hoa hưởng thụ và đắm chìm trong những thú vui, ông sáng mắt trước những tờ giấy bạc và những đồng vàng lóe mắt, nhưng lại “đui mù” trước cảnh nghèo khó của anh La-da-rô.

Đây là một thảm kịch thường xảy ra trong xã hội hôm nay cũng như xã hội thời Đức Chúa Giê-su, đây cũng là thảm hoạ cho người giàu có vật chất nhưng lại thiếu thốn về tinh thần yêu thương anh em đồng loại, bởi vì Đức Chúa Giê-su qua bài dụ ngôn rất sống động hôm nay đã cảnh cáo chúng ta –những người giàu có- về cách thức sử dụng của cải mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta…

Nghèo

Anh La-da-rô nghèo khổ đói ăn ngồi trước cổng nhà của người phú hộ đang yến tiệc tưng bừng, anh hy vọng nhặt được những miếng bánh vụn từ bàn tiệc của thực khách rơi xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai cho, nghèo như anh thì thật là quá nghèo, và càng buồn tủi hơn nữa khi thân phận của mình còn thua một con chó của người phú hộ kia.

Anh La-da-rô là hình ảnh thật của những người nghèo hôm nay đang ngồi ăn xin bên lề đường, trước cổng nhà thờ và có khi trước cửa nhà chúng ta, người nghèo ấy là hình ảnh của Đức Chúa Giê-su quằn quại đau thương trên thập giá đang chờ sự an ủi giúp đỡ của chúng ta.

Nghèo vật chất còn dễ chịu hơn là nghèo tình thương, bởi vì nghèo vật chất thì người khác có thể giúp đỡ, nhưng nghèo tình thương thì chỉ có ân sủng của Thiên Chúa mới làm cho họ được an vui, mà ân sủng của Thiên Chúa làm sao để xuống trong tâm hồn họ, khi mà họ vẫn không mở rộng tâm hồn để đón nhận những người nghèo !

Phúc

Đức Chúa Giê-su đã nói: “Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó vì Nước Trời là của họ”, nghèo khó là phúc vì đó là lời khẳng định của Đức Chúa Giê-su, nhưng rất ít người coi đó là hạnh phúc của mình, nên họ vẫn thấy cuộc sống của mình quá phủ phàng, và oán trách Thiên Chúa bất công.

Phúc không hệ tại ở vật chất nhưng ở tại tâm hồn có Chúa hay không mà thôi, bởi vì một khi trong tâm hồn có Chúa thì giàu hay nghèo, sung sướng hay khổ cực cũng đều là phúc thật, nhưng nếu trong tâm hồn khong có Chúa thì đúng là nghèo và đau khổ thật. Anh La-da-rô đã có phúc vì anh vui lòng chấp nhận cảnh nghèo mà không oán trời trách người, cho nên anh đã được thưởng phúc trên thiên đàng.

Hoạ

Người phú hộ giàu có đã gặp hoạ, không phải vì ông giàu mà gặp hoạ, nhưng là vì ông ta sống dửng dưng với anh em đồng loại của mình đang nghèo đói ngồi ăn xin trước cửa nhà.

Hoạ ở đời này và hoạ ở đời sau thì khác nhau xa vô cùng, con người ta ai cũng nghĩ đến cái hoạ của mình trong cuộc sống đời này thì sợ hãi, nhưng lại không nghĩ đến cái hoạ đời sau để mà tu thân tích đức, thương người như thể thương thân.

Cái họa ở đời này đôi lúc là cái phúc cho người biết nhẫn nhục và chấp nhận nó, nhưng cái hoạ đời sau thì không thể biến thành phúc được, bởi vì cái khoảng cách biến đổi hoạ thành phúc ấy chỉ có ở đời này mà thôi…

Bạn thân mến,

Đức Chúa Giê-su mời gọi chúng ta đem tình thương của Ngài trải rộng khắp trong cuộc sống đời thường của mình nơi những anh chị em nghèo khó, bởi vì đó chính là phương thế biến hoạ thành phúc của người Ki-tô hữu ở đời này.

Giàu chưa phải là họa mà nghèo cũng không phải là phúc, nhưng hoạ phúc là do tâm hồn của chúng ta có bóng dáng của Thiên Chúa hay không mà thôi.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

--------------

http://nhantai.info

http://www.vietcatholic.net/nhantai

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:01 28/09/2013
LIÊN HOAN
Một em bé gái nói với cha sở:
- “Thưa cha gia đình con không có tiền để đóng góp, nên lần này con không được rước lễ vỡ lòng.”
Cha sở rất ngạc nhiên, hỏi ra thì mới biết là vì để cho thánh lễ Rước Lễ Vỡ Lòng được trang trọng và nhộn nhịp, các sơ phụ trách kêu các phụ huynh đóng góp một số tiền để chi phí trong thánh lễ và liên hoan.
Cha sở nói với sơ phụ trách:
- “Đây là ngày lễ trọng đại đối với các em, sơ đừng bắt các em đóng góp gì cả, giáo xứ có bổn phận phải lo cho các em trong những dịp như thế.”
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần
Mai Tá
08:05 28/09/2013
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 26 Thường niên năm C 29.9..2013

Phuợng ở Mỹ Châu, Phượng sầu hoa tím,”

“trống vắng lòng xe, trống vắng hiên che.”

(dẫn từ thơ Nguyễn Nam An)

Lc 16: 19-31

Phượng ở ngoài đời, vẫn âu sầu nhân thế. Người ở trong Đạo, có như thế khộng? Câu hỏi đây, trình thuật vẫn cứ hỏi cả vào khi người đọc truyện Lazarô, rất khôn nguôi.

Trình thuật thánh Luca, nay không hỏi mà chỉ ghi lại tình tiết rất thơ văn để người đọc lĩnh hội tư tưởng của thánh-nhân, như truyện ông Lazarô tốt lành. Phải chăng đây là chuyện hạnh đạo về ông Lazarô ở trình thuật? Trình thuật trọn Tin Mừng hai lần được nhắc đến; một: ở trình thuật về Lazarô tốt lành như hôm nay. Truyện kia, do thánh Gioan kể về cái chết và hồi sinh ở làng Bêtania xưa, mà thánh-sử đưa vào Sách Tân Ước, trước khi kể về nỗi thống khổ và cái chết tủi nhục của Đức Chúa.

Truyện Lazarô, người duy nhất được Tân Ước tặng cho cái tên rất nổi cộm, Lazarô, bên tiếng Aram có nghĩa như “Eleazar” tiếng Híp-ri, tức: “Thiên Chúa chuyên giùm giúp”. Tiếng Hy Lạp gọi “Lazaros”, tên cũng dễ nghe nên tiếng Latinh và Anh/Pháp đều duy trì, sử dụng. Lazarô gốc chữ, là: người hành khất, rất tật bệnh bị ngược đãi như người phung cùi mà chỉ mỗi chú chó làm bạn đường, thôi. Ông bị mọi người lơ là, chẳng dòm ngó; may, nhờ quan tâm đến chuyện vĩnh cửu nên biến thành người tốt lành khác.

Theo trình-thuật thánh Gioan, thì: Lazarô thành Bêthania chết đã 4 ngày rồi mới có có cơ may được Chúa gọi hồn trở về với thế gian sống thêm vài năm nữa. Có người nghe truyện, lại đã hỏi: Không biết, là khi trở lại với thế giới dương trần, ông ta có nói điều gì? như thể bảo: “Tôi là Lazarô vừa về từ cõi chết, sẽ kể cho bà con nghe biết mọi chuyện…” Và, như tác giả T.S Eliot từng hỏi: đây như bài ca yêu thương của J. Alfred Prufrock, không? Nếu đúng, thì bà con hẳn cũng biết được một số điều về thế giới ở bên đó?

Duy có điều, là: theo lập trường chú giải thánh kinh ở đâu đó, thì 2 truyện kể ở Tin Mừng thật rất khác. Khác, từ chủ đích của người viết. Khác, cả cung cách lẫn thể loại rất hình-thức. Dù sao đi nữa, nhiều tín-hữu Đạo Chúa cũng đã kết-hợp hai truyện kể về Lazarô nhưng nội dung ở lời nguyện đọc vào lễ mồ, trong đó có câu như: “Xin thần-sứ Chúa dẫn đưa người quá cố đây về nơi thiên-quốc có ông Lazarô từng là kẻ khó nghèo được Chúa gọi, đến tháp tùng…”

Người giàu óc tưởng tượng, có thể còn nghĩ ra cảnh tình trong đó Lazarô có thể không chỉ nghèo khó mà thôi, nhưng còn bị chứng tật gì đó rất ngặt nghèo, khó chữa. Và, chỉ mỗi Đức Giêsu là bạn thân thiết với ông mới cảm thông mà ra tay chữa lành. Giàu óc tưởng tượng hơn, có thể có người còn nghĩ ra kiểu tật bệnh ngặt nghèo nào khác mà Chúa, nếu muốn chữa lành cho họ, thì Ngài phải chấp nhận lân la, gần gũi họ. Như bệnh hủi hoặc bệnh tật nào khác như nữ phụ nọ dám tin tưởng là chỉ mỗi mình Ngài mới chữa cho khỏi, nên tìm đến rờ vào gấu áo của Ngài, đã khỏi ngay (Lc 8).

Trình thuật nào cũng vậy. Lại cũng kể rằng: Chúa là Đấng chữa lành hết mọi người, dù có bệnh ngặt nghèo hay cấp tính, ác tính và Chúa đâu muốn kết than, gần gũi họ. Gần gũi với đủ mọi hạng người trên thế giới. Gần gũi đến độ Chúa còn đính kết với hết mọi người, khi xưa là đám người cùi phong, ghẻ lở, trộm cắp, đĩ điếm hoặc tội phạm đủ mọi kiểu.

Ngày nay, rất có thể là : nếu Ngài còn sống cũng sẽ gần gũi và gắn liền với cả những người ho lao, sốt rét thậm chí còn bị chứng/tật quái ác như HIV/AIDS dù Ngài chẳng bao giờ hành xử như họ. Hoặc giả, còn có cả mầm mống từ chính mình. Chẳng thế mà, khi nói với Saul (tức tên tục của thánh Phaolô) trên đường đi Đamát, sau trở thành thánh-nhân trụ cột của thánh Giáo Hội, rằng: Ta là Giêsu mà anh đang ruồng bắt.”

Bằng ngôn từ ngày thời hôm nay, có thể Ngài sẽ bảo: Tôi là Giêsu, giống như những người mà quí vị đang ruồng bỏ, tẩy chay, tránh né.” Suy cho kỹ, thời nay lớp người nào đang bị xã hội né tránh và ruồng bỏ nhất, thì Chúa lại càng gần gũi, đính kết với họ.

Và, thánh Phaolô có lẽ sẽ lập lại những lời tương tự như xưa: “Tôi đây, nào thấy xấu hổ hoặc ngại ngần gì thập giá nữa là!” Và, nếu còn sống đến ngày hôm nay, có thể là vị thánh cột-trụ của Giáo Hội, cũng sẽ bảo: “Thập giá kia, tôi còn không ngại thì xá gì tật bệnh dù khó chữa, như: phung cùi, sốt rét, cả đến AIDS, cũng thế.”

Cũng thế, ông Lazarô có thể cũng đã nói với Đức Giêsu, Đấng chữa lành cho ông, như từng bảo: “Tôi đây bệnh tình nghiệt ngã là thế, mà Ngài chẳng nề hà lại chẳng sợ gần gũi, thật quá sức!”

Cũng vậy, bắt chước thánh Phaolô, các Lazarô thời đại hoặc người bệnh mắc chứng ho lao, phong cùi hoặc tệ hơn, chứng HIV/AIDS sẽ lại nói: “Tôi vui mừng được chịu khổ nhục vì anh em… Tôi xin mặc lấy vào thân mình, vì lợi ích cho thân mình Ngài là Hội thánh Chúa.” (Col 1: 24) Và khi ấy, cũng có thể Chúa sẽ hỏi: “Anh/chị có sợ không nếu tôi lại là thành-viên của Hội-thánh đang bệnh hoạn.”

Thật ra thì, gần gũi những người bệnh ngặt nghèo như Đức Chúa từng gần cận đâu có nghĩa là mình cũng ngặt cũng nghèo, để phải né tránh, hắt hủi như một số “vị” ở trên cao xưa nay vẫn xử sự. Nếu tự nhận là thành viên của Hội thánh hoặc là thành phần thân thể của Giáo Hội là Đức Kitô tưởng rằng cũng không có gì phải sợ sệt, tức: sợ nhiều thứ nên không dám nhận họ, dù họ hàng là người thân của ta đang mắc tật/bệnh, tật nguyền.

Bởi thế nên, nếu có ai –dù có là chi thể của hội thánh hay không- đang chết dần mòn ở bệnh viện, người ấy lại cũng sẽ, một lần nữa, làm như Đức Kitô đã làm trên thập giá đầy khổ ải, là: đang về cùng Cha. Về với Cha. Về, trong tư thế của người Con, dù bệnh tật.

Trong tâm tư đầy cảm nghiệm như thế, ta lại sẽ ngâm tiếp lời thơ rằng:


“Phượng ở Mỹ Châu, Phượng sầu hoa tím,

Trống vắng lòng xe, trống vắng hiên che.

Tháng sáu tôi thề khi đêm ra biển

Dầu sẽ như ve hết kiếp không về.”

(Nguyễn Nam An – Phượng)

Cảm nghiệm của hoa Phượng, mầu đỏ hay mầu tím, vẫn là cảm nghiệm về nỗi chết rất tật bệnh. Tật hay bệnh, vẫn thấy lòng trống vắng nếu không có Chúa gần gũi, chữa lành và yêu thương. Chính đó, là ý tưởng của cả nhà thơ lẫn nhà Đạo, rất văn thơ.


Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch
 
Lời Kinh Kết Nối
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:00 28/09/2013
Xã hội được xây dựng trên nhiều nền tảng. Một trong những nền tảng căn bản và quan trọng nhất là truyền thông.

Truyền thông càng ngày càng có nhiều ảnh hưởng thiết thực trong cuộc sống con người và trong đời sống của Giáo Hội. Lời mở đầu ‘Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông 2013’ viết: “…việc phát triển các mạng xã hội kỹ thuật số đang góp phần rõ ràng tạo nên một “agora” (quảng trường) mới, một không gian công cộng mở, nơi đó con người chia sẻ các ý tưởng, thông tin, ý kiến, và cũng là nơi phát sinh những mối tương quan và hình thái cộng đồng mới”.

Thời đại hôm nay, mạng internet được gọi là xa lộ thông tin cung cấp rất nhiều thông tin về mọi lãnh vực, cho con người mối quan hệ rộng lớn và nhiều cơ hội diễn đạt cảm xúc và suy nghĩ của mình.

Hòa vào mạng internet, con người trên khắp thế giới được kết nối với nhau, từ đó “Thúc đẩy một cách có hiệu quả sự hòa hợp trong gia đình nhân loại. Việc trao đổi thông tin có thể trở thành sự truyền thông đích thực, những mối liên hệ có thể phát triển thành tình bạn, những cuộc kết nối tạo thuận lợi cho tình hiệp thông” (Sứ điệp Truyền thông 2013).

Phụng vụ Giáo Hội bước vào tháng Mân Côi kính Đức Mẹ. Từ ý tưởng truyền thông liên kết, tôi nghĩ đến: Kinh Mân Côi là lời kinh kết nối.

1. Kết nối với Đức Maria.

Kinh Kính Mừng là nối kết hai lời chào. Lời Sứ thần Gabriel chào Đức Maria trong buổi Truyền tin “Mừng vui lên hởi đấng đầy ơn phúc” (Lc 1,28) và lời bà Êlisabet chào Mẹ Maria “Em thật có phúc hơn mọi người nữ”(Lc 1,42) trong ngày thăm viếng. Phần hai là lời khẩn nài được Giáo Hội thêm vào xin Đức Mẹ cầu bàu: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con khi nay và trong giờ lâm tử Amen.

Khi lần chuỗi đọc kinh Kính Mừng, chúng ta được nối kết với Đức Maria. Chiêm ngắm Mẹ chỉ là “Nữ tỳ hèn mọn”, nhưng “Chúa đã đoái thương nhìn tới”. Vì thế, “Từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”. Một thiếu nữ nhỏ bé sống ở làng quê nghèo Nadaret đã trở thành Mẹ Thiên Chúa. Sứ thần Gabriel đến Nadaret chào thôn nữ Maria: “Mừng vui lên hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Bà”. Ba tiếng “Đầy-ân-sủng” gộp lại trở thành như là tên gọi riêng của Đức Maria. Mẹ được tràn đầy ân sủng. Mẹ luôn luôn có Thiên Chúa ở cùng. Không có giây phút nào mà Mẹ không có Thiên Chúa với mình. Không có giây phút nào mà Mẹ không trọn vẹn thuộc về Chúa. Không có bất cứ dấu vết tội lỗi chen vào giữa Mẹ và Thiên Chúa. Là một tâm hồn luôn luôn nghiền ngẫm Kinh thánh, chắc hẳn Đức Maria nhớ lại Lời Chúa đã dùng Ngôn sứ Nathan mà thề hứa với vua Đavit xưa. Nhưng điều mà Mẹ không bao giờ nghĩ tới là mình có thể đóng vai trò gì trong việc thực hiện lời tiên tri ấy. Chuyện “không thể” được đầu tiên là làm sao mình sinh con được vì đã quyết “không biết đến chuyện vợ chồng” để sống trọn vẹn cho một mình Thiên Chúa mà thôi. Sau khi được Sứ thần giải thích rằng “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”, Maria khiêm nhường thưa lại: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Và thế là Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể làm người trong lòng Đức Trinh Nữ. Và thế là Đức Maria khiêm nhường đã trở thành Thánh Mẫu của Thiên Chúa.

Mẹ được Thiên Chúa sủng ái, được trở nên cao trọng vì Mẹ khiêm nhường. Đức khiêm nhường dẫn Mẹ đến chỗ hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa.Đức Maria đã trở thành Mẹ Thiên Chúa qua thái độ khiêm nhường và lời đáp xin vâng phát xuất từ lòng tin của Mẹ.

Đức Maria là người diễm phúc vì Mẹ đã tin như bà Êlisabet đã thốt lên : “Phúc cho em vì đã tin những lời Chúa phán”.

Đọc Kinh Mân Côi là kết nối hai chiều đi đi về về giữa Đức Maria xuống với con người và giữa con người lên với Đức Maria, cách tự nhiên như tình mẫu tử.

Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thổ lộ tâm tình : “Từ thuở niên thiếu, lời kinh Kinh Mân Côi đã có một chỗ đứng quan trọng trong đời sống thiêng liêng của tôi... Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn khó khăn. Tôi đã giao phó cho lời kinh ấy biết bao lo âu; nơi lời kinh ấy tôi đã luôn tìm được sự nâng đỡ…. Kinh Mân Côi là lời kinh tôi ưa thích. Một lời kinh kỳ diệu! Kỳ diệu qua vẻ đơn sơ và chiều sâu của nó.”

2. Kết nối với Chúa Giêsu.

Điều huyền diệu làm cho chuỗi Mân Côi hữu hiệu là khi đọc chúng ta vừa cầu nguyện vừa suy niệm. Kinh Lạy Cha dâng lên Chúa Cha, Kinh Kính Mừng dâng lên Đức Maria và Kinh Sáng Danh dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi. Những tâm tình suy niệm hướng về Chúa Giêsu Kitô.

Chuỗi Mân Côi là một bản tóm tắt gọn gàng, dễ nhớ về những biến cố quan trọng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế. Mân Côi là những bông hồng đẹp được tượng trưng bằng các kinh Kính Mừng để tôn vinh Người. Đức Mẹ đã có mặt trong cuộc đời Chúa Cứu Thế từ những giây phút đầu cho đến những giây phút cuối.

Đọc Kinh Mân Côi là suy niệm các mầu nhiệm của Phúc Âm. Vì thế, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói “Kinh Mân Côi không thay thế việc đọc Kinh thánh, lectio divina; trái lại, Kinh Mân Côi giả định trước và cổ võ việc đọc Kinh thánh. Trong Kinh Mân Côi, chúng ta cầu xin Mẹ giúp chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mỗi ngày một hơn. Khi suy ngẫm về Kinh Mân Côi, chúng ta bước vào trường học của Đức Maria để Mẹ dạy chúng ta về Chúa Giêsu vì Mẹ đã nuôi dưỡng Chúa Giêsu, đồng hành với Chúa Giêsu và cùng chịu khổ với Chúa Giêsu dưới cây thánh giá”.

Chuỗi hạt Mân Côi 200 hạt, 150 hạt, 50 hạt hay 10 hạt được dùng để đếm số Kinh Kính mừng là "...lời ca tụng Đức Kitô không ngừng. Đức Kitô được nhắc đến trong mỗi Kinh Kính Mừng cũng là Đấng được trình bày trong chuỗi các mầu nhiệm: Người là Con Thiên Chúa và là Con Đức Trinh Nữ..." (ĐGH Phaolô VI, Rosamrum Virginis Mariae, số 18).

Các mầu nhiệm Vui, Sáng, Thương, Mừng, hòa quyện trong cuộc đời dương thế của Chúa Giêsu. Chuỗi Mân Côi lần lượt diễn tả:

- Mầu nhiệm Vui: đồng hành với mầu nhiệm Nhập thể và đời sống âm thầm của Chúa Giêsu.

- Mầu nhiệm Sáng: đồng hành với những mốc thời gian hoạt động đặc biệt có ý nghĩa trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu.

- Mầu nhiệm Thương: đồng hành với những đau khổ của cuộc khổ nạn Chúa Giêsu.

- Mầu nhiệm Mừng: đồng hành với vinh quang phục sinh của Đức Kitô.

Qua Kinh Mân Côi, chúng ta lặp đi lặp lại không những một hai lần Kinh Kính Mừng, nhưng là đọc đi đọc lại cả hai trăm lần, như hai trăm đóa hoa hồng dâng kính Mẹ Maria. Đức Giáo Hoàng Piô V đã nói: "Đây là việc tôn kính Đức Trinh Nữ Maria bằng cách đọc một trăm năm mươi Kinh Kính Mừng, theo con số các thánh vịnh của Đavít, chia thành từng chục kinh một với một Kinh Lạy Cha, đồng thơi suy ngắm các mầu nhiệm về toàn thể cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô".

Chuỗi Mân Côi là quà tặng quí báu, Thiên Chúa và Đức Mẹ trao cho chúng ta. Người ta gọi chuỗi Mân Côi là kinh nguyện của người bình dân. Các mầu nhiệm Mân Côi còn được gọi là cuốn sách Phúc Âm rút gọn của người bình dân. Cứ 10 Kinh Kính mừng lại suy gẫm về một mầu nhiệm mùa Vui, Sáng, Thương, Mừng.

3. Kết nối với mọi người với nhau

Đọc kinh Mân Côi mỗi người được kết nối với Đức Maria và với Đức Kitô, từ đó được hiệp thông với mọi tín hữu.

Kinh Mân Côi là lời kinh phổ cập, đó là kinh của mọi tín hữu. Ai cũng đọc được, từ người trẻ cho đến người già, người thông thái cũng như người ít học, người giàu hay người nghèo, người khỏe mạnh cũng như người đau yếu, khi vui cũng như lúc buồn, khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Kinh Mân Côi có thể đọc được ở bất cứ đâu hay trong hoàn cảnh nào, ở nhà thờ, ở nhà mình, ở ngoài đường, trong nơi yên lặng hay giữa chốn ồn ào náo động và nhất là đọc chung với nhau trong gia đình hay những khi có đông người Công Giáo họp nhau lại. Đọc Kinh Mân Côi với ý thức là mình đang làm một công việc có chất Tin Mừng, được Giáo Hội công nhận và nhiệt tình khuyến khích, một công việc thu tóm lại tất cả cuộc đời Chúa Cứu Thế.

Cầu nguyện với Đức Mẹ bằng lời kinh Mân Côi, chúng ta được kết nối với Chúa Giêsu là nguồn mạch ban sự sống. Bóng đèn muốn được toả sáng thì phải được nối kết với nguồn điện.Cành nho muốn được trổ sinh hoa trái thì phải được tháp nhập vào thân nho.Bàn tay muốn sống còn và hoạt động thì phải liên kết với cơ thể. Con người muốn được sống dồi dào và vĩnh cửu thì phải nối kết với cội nguồn là Chúa Giêsu.

Chuỗi Mân Côi nuôi dưỡng đời sống nội tâm phong phú. Chuỗi Mân Côi làm lòng người lắng dịu, thanh thản bình an để chiêm ngắm cuộc đời Chúa Giêsu và ca ngợi Mẹ Maria.Chuỗi Mân Côi mang đến vô vàn huyền diệu cho con người. Ai yếu đuối, Kinh Mân Côi đem cho sức mạnh; ai tội lỗi, Kinh Mân Côi dắt về ơn thánh; ai bất hạnh, Kinh Mân Côi giúp bình tĩnh tìm ra hướng lối vươn lên; ai khô khan, Kinh Mân Côi giúp khám phá ra những ánh lửa vẫn còn ẩn giấu trong những đám tro tưởng như nguội lạnh.

“Với Kinh Mân Côi, tín hữu nhận biết người Ấn Độ là anh em của mình, người Châu Âu sung túc cũng nhận ra người Somali đói nghèo là chi thể của mình, người Kinh cảm nhận hơn nữa người Thượng gần gũi với mình. Tại sao ta lần hạt ở nhà thờ, gia đình, trên đường...? Tại sao ai cũng lần hạt được, từ giáo sĩ đến giáo dân, từ trí thức đến nông dân, từ em thơ đến các cụ? Thưa bởi vì Kinh Mân Côi bình đẳng phổ cập, chẳng những phù hợp với mọi người mà còn củng cố hiệp thông với mọi người. Buồn hay vui người ta đều lần hạt, đám cưới thì lần hạt xin hạnh phúc đời này, còn đám tang thì lần hạt xin hạnh phúc đời sau”. (x.Nút vòng xoay, trang 193, ĐGM Giuse Vũ Duy Thống).

Kinh Mân Côi là lời kinh kết nối mỗi người với Chúa Giêsu, với Mẹ Maria và với nhau. Đó là kinh nguyện phổ biến, vừa dễ đọc vừa dễ cầu nguyện mà lại mang lại nhiều ích lợi cho linh hồn.

Lạy Mẹ Maria, xin dạy chúng con biết yêu mến tràng Chuỗi Mân Côi, siêng năng lần hạt trong mỗi ngày sống, nhờ đó chúng con được hiệp thông nối kết với nhau và cầu nguyện cho nhau. Xin Mẹ khẩn cầu cho chúng con bên tòa Chúa. Amen
 
Thánh Têrêsa: Bông hoa nhỏ vĩ đại
Trầm Thiên Thu
08:04 28/09/2013
Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu không chỉ hứa mưa ân phúc xuống từ trời mà còn để lại tinh thần thơ bé cho chúng ta noi theo, đúng như Chúa Giêsu dạy: “Nếu không trở lại mà nên như trẻ nhỏ thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18:2).

Thánh Têrêsa nói: “Tôi biết rằng muốn nên thánh thì phải chịu đau khổ nhiều, phải luôn tìm kiếm điều tốt lành nhất, và phải từ bỏ chính mình. Tôi biết có nhiều cách nên thánh, mỗi linh hồn được tự do đáp lại các phương cách của Thiên Chúa, và làm ít hoặc nhiều vì Ngài. Khi tôi còn nhỏ, tôi đã kêu lên: ‘Lạy Chúa, con chọn tất cả. Con không muốn nên thánh nửa vời. Con không sợ chịu đau khổ vì Ngài. Con chỉ sợ một điều là con làm theo ý riêng. Xin lấy nó đi, vì con chọn những gì Chúa muốn”.

Thánh Giacôbê viết: “Ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa. Đức khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước là thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình. Người xây dựng hoà bình thu hoạch được hoa trái đã gieo trong hoà bình, là cuộc đời công chính” (Gc 3:16-18).

Thánh nhân diễn tả các nhân đức nhỏ và đơn giản, nhưng những nhân đức đó lại tạo nên cách sống tốt lành. Thánh Têrêsa là người nên thánh từ những nhân đức rất nhỏ qua sinh hoạt hằng ngày: Chịu đựng những ánh mắt lườm nguýt, không cằn nhằn khi chị em làm nước bẩn văng vào mặt, không biện minh khi bị hàm oan,…

Các nhân đức nhỏ đó là trung tâm đời sống tâm linh của Thánh Têrêsa, thánh nữ gọi đó là “Con Đường Nhỏ Bé”, còn gọi là “Con Đường Thơ Ấu”. Thánh nữ viết: “Thiên Chúa không làm cho tôi ước muốn những điều không thể, và dù tôi nhỏ bé, tôi vẫn có thể nên thánh. Tôi không thể làm được những điều lớn hơn, thế nên tôi cứ là chính tôi, với vô số khuyết điểm của tôi. Nhưng tôi tìm cách lên trời bằng Con Đường Nhỏ Bé vừa ngắn vừa thẳng, con đường này khá mới”.

Thánh nữ tâm sự: “Lạy Chúa Giêsu, chính tay Ngài nâng con lên trời. Do đó con không cần cao lớn. Thật vậy, có điều trái ngược: Con phải sống nhỏ bé và càng ngày càng nhỏ bé”. Tuyệt vời quá! Thánh Gioan Tẩy giả cũng chỉ mơ ước đơn giản: “Chúa phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại”. Hoàn toàn hợp với nguyên tắc của Chúa Giêsu: “Ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất” (Lc 9:46).

Thánh nữ quá yêu Chúa Giêsu nên đã thêm tên Chúa Giêsu vào tên mình, nhưng là “Giêsu Hài đồng”, nói lên tính đơn sơ của trẻ em. Đây là một số tư tưởng của Thánh Têrêsa:

– Ân sủng của Thiên Chúa rộng lớn, thật phù hợp với mong đợi của con người.

– Để được ân sủng thì tâm linh con người cần phải đơn độc một mình, trong sạch, và tràn trề hy vọng để tiếp đón Thiên Chúa thì mới kết quả.

– Đức ái thì hướng dẫn người ta đến trước tòa Thiên Chúa, rất cao siêu và là con đường chắc chắn.

– Tôi tìm và đã tìm được phương pháp cho lòng tôi khoan khoái, đó chính là lấy tình yêu đáp trả lại tình yêu.

– Tôi tận lực làm tất cả mọi việc, là chỉ để Thiên Chúa vui lòng.

– Tình yêu không phải cái gì khác, nhưng là hoàn toàn hy sinh chính mình.

– Nếu không có tình yêu thì tất cả hành vi, dù làm cho người ta tai nghe mắt thấy rất kinh ngạc, thì cũng là hư vô mà thôi.

– Chúa Giêsu tự nguyện dùng tình yêu và hy sinh của chúng ta để cứu linh hồn con người, cho nên chúng ta đem tất cả đau khổ dâng hiến cho Ngài, vì cuộc sống của nhân linh, hết mình vì bổn phận tông đồ Chúa Giêsu tự nguyện dùng tình yêu và hy sinh của chúng ta để cứu linh hồn con người, cho nên chúng ta đem tất cả đau khổ dâng hiến cho Ngài, vì cuộc sống của nhân linh, hết mình vì bổn phận tông đồ.

– Chuyên tâm làm việc yêu mến Thiên Chúa, thì hoàn toàn hiểu thấu điều răn lớn của tình thân ái.

– Tình yêu không có giới hạn, nhiệt tình của nó vượt qua mọi biên giới.

– Ai vì tình yêu mà làm tất cả mọi sự, và làm với sự trung tín nhất và nhiệt thành nhất.

– Ai vì yêu Chúa Giêsu mà nhặt một cái đinh, thì cũng đủ để cứu một linh hồn.

– Tôi tự nguyện vì tình yêu mà chịu đau khổ, và cũng tự nguyện vì tình yêu mà hưởng hạnh phúc.

– Chỉ cần yêu mến Thiên Chúa là nguyên nhân, mà bằng lòng sống trong vũng khóc lóc (thế gian) này, thì tất cả mọi khuyết điểm, Thiên Chúa sẽ bù lại cho.

– Ái tình là đao kiếm của chúng ta, dùng nó để trừ ma giết địch, để cho vua Giêsu ngự trị trong lòng mọi người.

– Khi tôi thực hiện việc yêu người, thì đó chính là Chúa Giêsu tự mình làm việc trong tôi.

– Phân phát một tình thân thiện vì yêu Chúa, thì đủ đền bù các tội lỗi; hóa ra là Chúa Giêsu thích trợ giúp chúng ta trong bóng tối.

– Nếu ai không cảm thấy sự ngọt ngào của tình yêu, mà vẫn có thể nhiệt tình yêu mến Chúa Giêsu, thì đó là một tình yêu lớn.

– Sống trong tình yêu, tức là không có thước tấc cho sự bố thí, và cũng không mong được đền đáp.

– Mặc dù tôi chỉ là người nhỏ nhất không chuyên làm những việc khác, nhưng chuyên làm việc yêu mến Thiên Chúa và hy sinh bản thân mình.

– Tình yêu có thể bổ sung cho tuổi thọ, Đức Giêsu Chúa chúng ta không chú trọng đến tuổi tác và thời gian, bởi vì Ngài là sự vĩnh hằng; cái mà Ngài quan tâm chính là tình yêu.

– Con người đương nhiên là có thể ngã nhào và thất lời, nhưng tình yêu có thể tiêu diệt những gì mà Chúa Giêsu không thích. Và ở trong đáy lòng chỉ lưu lại một sự bình an vừa khiêm tốn vừa tĩnh lặng thâm sâu.

– Tôi không tham vinh hoa phú quý, ngay cả vinh quang ở trên trời cũng không ngoại lệ, cái mà tôi tham chính là tình yêu.

– Từ trước đến nay Chúa Giêsu không hề thiết tha mong mỏi tình yêu cho bằng ngày hôm nay; nhưng những người đem mình trao phó cho tình yêu vô hạn mật thiết của Ngài thì thật ít, ngay cả trong các môn đệ của Ngài cũng ít ỏi.

– Bố thí không kể nhiều ít, bởi vì người có lòng yêu mến thì không tính toán so đo.

– Không câu nệ việc gì, ngay cả tư tưởng cuồng vọng trong đầu óc cũng đều là vì lý do yêu mến Thiên Chúa, cam tâm chịu nhịn nhục.

– Chúa Giêsu ơi, tham lam ái tình thì dù nó đã rất ngọt ngào, nhưng chờ được ái tình chân thật và vĩnh viễn hưởng thụ ái tình, thì càng phải là ngọt ngào hơn nữa.

– Bạn hỏi tôi phương pháp về thánh đức, tôi chỉ biết là yêu, bởi vì chỉ có yêu mới hoàn thành tất cả.

– Không nên bỏ qua cơ hội làm những việc hy sinh nhỏ, hoặc vui vẻ tiếp người, hoặc nói lời an ủi, luôn làm tốt việc nhỏ mà xuất phát từ yêu thương.

Thánh Phaolô khuyên: “Dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10:31). Đó mới thực sự là yêu mến Chúa hết lòng hết sức.

Cuộc đời thánh nữ ngắn ngủi, và chỉ loanh quanh trong khuôn viên tu viện, nhưng thánh nữ được Giáo Hội tôn vinh là Tiến sĩ và Bổn mạng các xứ truyền giáo. Thánh nữ Têrêsa là một “Bông Hoa Nhỏ” tuyệt vời của Chúa.
 
Lịch Phụng Vụ tháng Mười
Lm Anphong Trần Đức Phương
08:07 28/09/2013
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 10/2013

Tháng 10 thường được gọi là tháng Mân Côi với lễ Mân Côi vào ngày 7/10/2013. Ngoài ra trong tháng này, chúng ta cũng mừng các Chúa Nhật Thường Niên (Năm C) 27,28,29,30 và Lễ Kính Thiên Thần Bản Mệnh, Lễ Kính hai Thánh Tông Đồ Simon và Tađêô.

LỄ KÍNH THIÊN THẦN BẢN MỆNH (Ngày 2 Tháng 10): Thánh Lễ hôm nay nhắc nhở chúng ta là mỗi người chúng ta đều có một vị Thiên Thần hằng che chở chúng ta trong cuộc sống trần gian, giúp chúng ta phần hồn, phần xác trên cuộc hành trình Đức Tin tiến về nước Chúa, giúp chúng ta làm những điều lành và giúp chúng ta thắng vượt tội lỗi. Các Thiên Thần thường được nói đến trong nhiều đoạn Kinh Thánh Cựu Ước (Xin xem Bài Đọc 1 Thánh lễ hôm nay: Xuất hành 23: 20-23) cũng như Tân Ước. Chúa Giêsu nói đến các Thiên Thần khi Ngài nói các Thiên Thần của các trẻ em "hằng chiêm ngưỡng Thánh Nhan Cha Ta, Đấng ngự trên trời." (Xin Xem bài Phúc Âm Thánh Lễ hôm nay: Matthêu 18:1-5,10).

Chúa Nhật 27 (Ngày 6/10): Trong Bài Phúc Âm hôm nay (Luca 17: 5-10), khi các Tông Đồ xin Chúa "Thêm Đức Tin cho chúng con", Chúa Giêsu đã nhấn mạnh Đức Tin nơi Chúa có thể làm cho chúng ta làm được những việc kỳ diệu vượt qua mọi trí hiểu biết của chúng ta và làm cho chúng ta luôn phụng sự Chúa với lòng khiêm tốn, mà không dám kể công lao của mình trước mặt Chúa.

Bài Đọc 1 (Sách Habacuc 1:2-3,2:2-4) ghi lại những lời than van về việc Thiên Chúa không để ý đến những lời Tiên Tri kêu cầu cùng Chúa và Chúa cứ để những kẻ làm điều dữ gây ra bao nhiêu tội ác . Nhưng Chúa trả lời Tiên Tri là vào thời gian sau hết, kẻ làm điều dữ sẽ bị luận phạt; còn những người lành sẽ được thưởng công; nên phải kiên nhẫn cầu xin với lòng tin mạnh mẽ. Trong Bài Đọc 2 (2 Timôtêô 1:6-8,13-14), Thánh Phaolô nhắc nhở ông Timôtêô và mọi người chúng ta hãy trung thành với ơn gọi của mỗi người và hãy "đồng lao công tác trong việc rao giảng Tin Mừng tình thương của Chúa" và cầu xin Chúa Thánh Thần giúp đỡ chúng ta làm lành, lánh dữ với Niềm Tin mạnh mẽ và lòng yêu mến Chúa chân thành.

Trong Thánh Lễ hôm nay chúng ta hãy tha thiết cầu xin Chúa "thêm Đức Tin cho chúng ta", nhất là trong Năm Đức Tin này; để chúng ta có được "một Đức Tin mạnh mẽ; Đức Tin sống bởi Đức Mến...Đức Tin vững vàng không lay chuyển tựa núi đá , để chúng ta an tâm vững chí giữa những cơn đau khổ, những nỗi vất vả, những sự thất vọng ở đời..." (Trích trong Bản Kinh Tessera của Hội Đoàn legio Mariae).

LỄ MÂN CÔI (Ngày 7/10): Thánh Lễ hôm nay kính tước hiệu Mân Côi của Đức Mẹ và nhắc nhở chúng ta hãy siêng năng suy ngẫm cuộc đời trần gian của Chúa Giêsu cùng với Đức Mẹ, qua các Mầu Nhiệm Vui, Ánh Sáng, Thương, Mừng và những lời kinh Kính Mừng để chúc tụng và cầu xin với Đức Mẹ.

Các Bài đọc: Bài đọc 1 (Cv 1: 12-14); Bài Phúc Âm (Luca 1:26-38).

Chúa Nhật 28 (Ngày 13/10): Bài Phúc Âm ( Luca 17: 11-19) Thánh Lễ hôm nay dạy chúng ta hãy luôn tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành phần hồn, phần xác Chúa hằng ban cho chúng ta mà chúng ta coi thường; như Chúa Giêsu đã làm phép lạ chữa mười người phong cùi, thế mà chỉ có một người trở lại tạ ơn Chúa Giêsu, mà anh ta lại là người xứ Samaria. Bài đọc 1 (2 Các Vua 5:14-17) nói về trường hợp ông Naaman nghe lời Tiên Tri Elisê đến tắm 7 lần trong giòng sông Giorđanô và được sạch bịnh cùi, và ông đã vui mừng trở lại để tạ ơn Tiên Tri Elisê, và ca tụng Thiên Chúa quyền năng. Trong Bài Đọc 2 (2 Timôtêô 2:8-13), Thánh Phaolô thành thực nói vói với ông Timôtêô và mọi người chúng ta là: "Nhờ ơn Chúa giúp, Thánh Phaolô đã sẵn sàng chịu xiềng xích như một kẻ gian ác vì công việc rao giảng Danh Chúa cho mọi người để được ơn cứu độ", và Thánh Phaolo xác quyết: "Nếu chúng ta cũng chết với Đức Giêsu Kitô, thì chúng ta sẽ cũng được sống với Người. Nếu chúng ta kiên nhẫn chịu đựng, chúng ta sẽ được thống trị với Người."

Chúa Nhật 29 (Ngày 20/10): Trong Bài Phúc Âm hôm nay (Luca 18:1-8), Chúa Giêsu kể dụ ngôn "Quan Tòa Bất Chính" để dạy chúng ta hãy cầu nguyện và phó thác mọi sự trong tay Chúa; đừng bao giờ nản lòng, vì Chúa là Cha nhân từ luôn lắng nghe lời chúng ta cầu nguyện và ban ơn cứu giúp chúng ta vào lúc nào mà Ngài thấy tốt nhất cho chúng ta. Như vậy chúng ta phải cầu nguyện với lòng tin tuyệt đối nơi Chúa, là Đấng hằng thương yêu và ban những gì tốt nhất cho chúng ta, phần hồn cũng như phần xác. Chúng ta cũng cần để ý điều quan trọng này là "cầu nguyện không phải là để bắt Chúa phải theo ý chúng ta, nhưng là để chúng ta nhận ra Thánh ý Chúa" và vâng theo Thánh Ý Chúa trong mọi sự; vì Thánh Ý Chúa luôn đem lại điều lành cho chúng ta, về phần hồn hay phần xác. Bài Đọc 1 (Xuất Hành 17:8-13) nói đến việc ông Moise lên núi dang tay cầu nguyện, và Chúa đã giúp cho ông Giosuê thắng được người Amalec muốn tấn công vào người Do Thái. Trong Bài Đọc 2 (2Timôtêô 3:14-4:2), Thánh Phaolô cắt nghĩa cho ông Timôtêô và mọi người chúng ta biết Kinh Thánh là lời của Chúa và đã được Chúa linh ứng cho con người viết ra, chứ không phải là lời của con người; như vậy tác giả của Kinh Thánh là chính Thiên Chúa. Kinh Thánh chỉ cho chúng ta biết con đường công chính đưa chúng ta đến với Chúa. Chúng ta phải thực hành lời Chúa trong cuộc sống hằng ngày và có bổn phận phải kiên nhẫn rao giảng Lời Chúa cho mọi người để mọi người có thể được ơn cứu rỗi, nếu họ biết lắng nghe và đem ra thực hành Lời Chúa "dù thời thế thuận lợi hay không."

"Chúa Nhật 30 (Ngày 27/10): Trong Bài Phúc Âm hôm nay (Luca 18:9-14), Chúa Giêsu kể dụ ngôn "Người Pharisiêu và người Thu Thuế lên Đền Thờ cầu nguyện" : Người Pharisiêu tự cho mình là người công chính nên ông đứng thẳng người và kể ra các công lao của ông và ông tự cho mình sống đời sống hơn hẳn người thu thuế. Trái lại người thu thuế tự nhận mình là người tội lỗi, nên ông cúi đầu xuống cầu nguyện, xin Chúa thương tha thứ các tội lỗi cho ông. Rồi Chúa Giêsu kết luận: "người thu thuế ra về và được tha tội, còn người Pharisiêu thì không" và Chúa Giêsu nói "Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên, còn ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống" để dạy chúng ta hãy sống khiêm tốn và không bao giờ dám coi thường và kết án người khác. Bài Đọc 1 (Sách Đức Huấn Ca 35: 12-14,16-18) nói đến Thiên Chúa là Đấng Chí Công, luôn xót thương những người nghèo khó,mồ côi, cô nhi, quả phụ và luôn nhận lời họ cầu xin. Ai khiêm tốn cầu nguyện thì Chúa lắng nghe và ban ơn cho họ. Trong Bài Đọc 2 (2 Timôtêô 4:6-8,16-18), Thánh Phaolô tạ ơn Chúa đã nâng đỡ công cuộc truyền giáo của Ngài và giúp Ngài thắng vượt mọi khó khăn trong "trận chiến chính nghĩa" và nhờ ơn Chúa, Ngài đã có thể chạy đến cùng đường và chu toàn mọi bổn phận truyền giáo mà Chúa đã trao cho Ngài, và sẵn sàng ban cho Ngài "mũ triều thiên công chính" vì Ngài đã đến tuổi già, và Ngài chỉ còn chờ đợi cái chết sắp đến với Ngài để được về với Chúa.

LỄ KÍNH HAI THÁNH TÔNG ĐỒ SIMON VÀ GIUĐÊ (Ngày 28/10): Thánh Giuđê cũng thường được gọi là "Giuđê Tađêô", "là con ông Giacôbê" và là một trong 12 Tông Đồ của Chúa (Xin xem Luca 6:12-16). Thánh Giuđê là tác giả Thánh Thơ mang tên Ngài "Thơ Giuđê", trong đó Ngài khuyên những người tân tòng phải ý tứ đừng nghe theo những lời giảng dạy sai lạc của những kẻ đạo đức giả hình. Theo truyền thống, Thánh Giuđê chịu tử đạo chết treo trên Thánh Giá ở Persia sau khi đã đi rao giảng tại Ai cập rồi sang Persia. Thánh Simon (cũng được gọi là Simon Nhiệt Thành) giảng dạy tại Ai cập và sau cùng sang Persia truyền giáo với thánh Giuđê và cùng chịu tử đạo ở đó. Các Bài Đọc: Bài đọc 1 (Êphêsô 2:19-22); Bài Phúc Âm (Luca 6:12-16).

Chúng ta hãy hợp ý cầu xin Chúa, nhờ lời Mẹ Maria, Thánh Giuse, Thánh Thiên Thần Bản Mệnh, và các Thánh bầu cử, giúp chúng ta biết cầu nguyện và tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành phần hồn, phần xác Chúa vẫn ban cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày (chúng ta hãy nhớ lại Kinh Cám Ơn mà chúng ta thường đọc vào cuối buổi cầu nguyện ban tối và ban sáng); và xin cho chúng ta luôn can đảm chịu đựng mọi thử thách, khó khăn, bịnh tật, khổ đau trong cuộc đời, để "vác Thánh Gia theo chân Chúa" trong cuộc hành trình Đức Tin tiến về quê hương Nước Trời.

Trong tháng Mân Côi này, chúng ta hãy siêng năng lần Tràng Chuỗi Mân Côi để thờ phượng Chúa và tôn vinh Mẹ Maria. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta, cho gia đình chúng ta, cho toàn thể Giáo Hội, cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam. Xin Mẹ Maria, Thánh Giuse, và các Thánh chuyển cầu cho chúng ta. Amen.
 
Tháng 10 kính Đức Mẹ Mân Côi
Trầm Thiên Thu
08:23 28/09/2013
Tháng 10 : Kính Đức Mẹ Mân Côi

Ý chung: Cầu cho những ai cảm thấy bị cuộc sống vùi dập đến nỗi muốn kết liễu đời mình, cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa thật gần gũi.

Ý truyền giáo: Cầu cho việc cử hành ngày Thế giới Truyền giáo giúp tất cả các Kitô hữu nhận ra rằng mình không phải là những người chỉ đón nhận, mà còn phải là những người loan báo Lời Chúa nữa.

Tháng Mười thắm sắc Mân Côi
Kính mừng Mẹ Đức Chúa Trời hiển vinh
Hoa lòng thắm sắc Đức tin
Xin dâng kính Mẹ Đồng Trinh từng ngày

Tháng Mười được dành để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi. Theo miêu tả của tu sĩ Alan de la Roch, Dòng Đa Minh thế kỷ XV, Đức Mẹ đã hiện ra với thánh Đa Minh năm 1206 sau khi thánh nhân cầu nguyện và sám hối vì đã không thành công trong việc chống tà thuyết Albigensianism (*). Đức Mẹ đã khen ngài về sự chiến đấu anh dũng của ngài chống lại tà thuyết và trao cho ngài Chuỗi Mân Côi làm vũ khí phi thường, đồng thời giải thích cách sử dụng và hiệu quả của Chuỗi Mân Côi. Đức Mẹ bảo thánh Đa-Minh rao truyền Chuỗi Mân Côi cho những người khác.

Kinh Mân Côi có nguồn gốc từ chính Thiên Chúa, từ Kinh thánh, và từ Giáo Hội. Không lạ gì khi Chuỗi Mân Côi gần gũi với Đức Mẹ và mạnh mẽ đối với Nước Trời.

Rất nhiều người đã được ơn từ việc lần Chuỗi Mân Côi. Chân phước GH Gioan Phaolô II cũng thường xuyên lần Chuỗi Mân Côi khi ngài đi bách bộ. Nếu xem lại lịch sử, chúng ta thấy có nhiều chiến thắng nhờ Chuỗi Mân Côi. Truyền thống ban đầu đã có chiến thắng tà thuyết Anbi tại trận Muret năm 1213 nhờ Chuỗi Mân Côi.

Dù không muốn chấp nhận truyền thống đó thì cũng phải chân nhận rằng thánh GH Piô V đã góp phần chiến thắng đội quân Thổ Nhĩ Kỳ vào Chúa Nhật đầu tháng 10 năm 1571. Ngay thời điểm đó có Hội Mân Côi (Rosary Confraternities) tại Rôma và những nơi khác. Do đó, thánh GH Piô V đã truyền phải tôn kính Kinh Mân Côi vào chính ngày đó.

Năm 1573, ĐGH Grêgôriô XIII công bố việc mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi tại các nhà thờ có bàn thờ dâng kính Đức Mẹ Mân Côi. Năm 1671, ĐGH Clêmentô X mở rộng lễ này trên toàn cõi nước Tây Ban Nha. Chiến thắng anh dũng lần thứ hai trên người Thổ Nhĩ Kỳ, những người đã có lần (cũng như người Nga) đe dọa phá hủy văn minh Kitô giáo, xảy ra vào ngày 5-8-1716, khi hoàng tử Eugene đánh bại họ tại Peterwardein (Hungary). Do đó, ĐGH Clêmentô XI mở rộng lễ Đức Mẹ Mân Côi trong toàn Giáo Hội.

Lm William G. Most đã viết trong cuốn “Đức Maria trong Đời sống” (Mary in Our Lives): “Ngày nay, các mối nguy hiểm còn lớn hơn người Thổ Nhĩ Kỳ, không chỉ đe dọa Kitô giáo mà đe dọa cả nền văn minh, Đức Mẹ thúc giục chúng ta trở lại với Chuỗi Mân Côi để được giúp đỡ. Nếu nhân loại đủ số người làm vậy, đồng thời thực hiện các điều kiện khác mà Đức Mẹ đã đưa ra, chúng ta có lý do chính đáng để tin rằng chúng ta sẽ thoát khỏi mọi mối nguy hiểm”.

Nhưng thiết nghĩ chúng ta cần tích cực lần Chuỗi Mân Côi hàng ngày không vì mong được lợi cho mình mà vì lòng yêu mến chân thành. Người Việt Nam có câu: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Cứ hành động bằng tất cả niềm tin, cậy, mến (ba nhân đức đối thần) thì chúng ta không bao giờ phải thất vọng.
 
Bài suy niệm tĩnh tâm Linh Mục qúy III tại giáo phận Phú Cường
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
09:49 28/09/2013
GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG BÀI SUY NIỆM TĨNH TÂM LINH MỤC QUÝ III

NGÀY 1.10.2013

THEO CHỊ TÊRÊSA LẮNG NGHE VÀ SỐNG LỜI MẠC KHẢI

Buổi tĩnh tâm quý III của giám mục và linh mục đoàn giáo phận đúng vào ngày lễ kính thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu và Nhan Thánh, thành Lisieur, là dịp thuận tiện để suy niệm về mẫu gương thánh thiện, suốt đời chỉ biết dùng linh đạo tình yêu để sống cho Thiên Chúa và cho con người của vị thánh này.

Chị đã cộng tác với ơn Chúa bằng nhiều khả năng. Trong bài suy niệm, không thể kể hết nhân đức của Chị. Chúng ta chỉ nói đến KHẢ NĂNG LẮNG NGHE VÀ SỐNG LỜI MẠC KHẢI của thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu và Nhan Thánh.

I. LẮNG NGHE TIẾNG CHÚA TRONG LỜI MẠC KHẢI.

“Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong, hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa. Linh hồn con khao khát Chúa Trời là Chúa Trời hằng sống” (Tv 41, 2-3). Lời Thánh vịnh như diễn tả tất cả niềm thao thức, lòng đắm say, nỗi thèm thuồng ngụp lặn trong tình yêu của Chúa.

Đọc lại cuộc đời và nhân đức của Chị Têrêsa, ta thấy niềm đam mê được gần Chúa, niềm đam mê khao khát Chúa của Chị y như ý nghĩa Thánh vịnh. Chị tìm về Chúa, hồn Chị đón nhận Chúa như nai đang chết khát tìm thấy nguồn nước. Lòng Chị thỏa thuê trong Chúa như nai rừng chết khát thỏa thuê trong dòng nước nguồn.

Tắm mình trong Lời mạc khải sâu, đậm, nặng, mạnh mẽ, thiết tha…, Chị lắng nghe tiếng Người cách đầy đủ, trọn vẹn, lắng sâu. Bởi lắng nghe tiếng Chúa dữ dội, Chị đã:

1. Quyết chọn Chúa là gia nghiệp đời mình.

Từ nhỏ, Chị đã uống lấy niềm khao khát Chúa. Chị khám phá, chỉ có Chúa mới là gia sản quý giá mà cả đời Chị sẽ theo đuổi qua những lần Chị được cha mẹ và các chị đọc cho nghe những truyện thánh rút ra từ các trang Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước.

Thời gian sống tại Nhà Kín Lisieux, Chị càng được đào sâu Kinh Thánh. Nơi nhà nguyện, Chị tham dự nhiều giờ cầu nguyện bằng Thánh Vịnh và Phúc Âm. Ban tối, Chị cùng các chị em chuẩn bị cho phụng vụ ngày mai bằng những nguyện ngắm lấy từ Phúc Âm và sách các giáo phụ. Tại nhà cơm, Chị cùng các nữ tu nghe nhắc lại các bài đọc.

Thánh Kinh giữ vai trò quan trọng trong đời sống cộng đoàn. Từ đó, Thánh Kinh ngày càng chiếm lấy tâm hồn Chị Thánh. Thánh Kinh tiếp tục nhàu nặn Chị dần dà trở thành thụ tạo tốt đẹp của Chúa. Thánh Kinh ban tặng Chị một thói quen lắng nghe tiếng Chúa trong lời mạc khải của Chúa. Nhờ lắng nghe tiếng Chúa qua Thánh Kinh, Chị biết rằng, mình thuộc về Chúa. Còn Chúa, Người đã trở thành gia nghiệp riêng của Chị. Chúa và Chị là của nhau. Tương quan tình yêu tha thiết mà Chúa ban cho Chị, và Chị dành cho Chúa hết sức có thể, đã biến Chị tràn ngập trong Chúa và đưa Chúa đến cùng Chị. Người trở thành của cải, thành gia tài, thành sản nghiệp của Chị, riêng Chị mà thôi.

Lắng nghe tiếng Chúa từ Thánh Kinh, Chị ngày càng hiểu sâu xa rằng: “Thánh ý Chúa là gia nghiệp con mãi mãi, vì đó là hoan lạc của lòng con” (Tv 119, 111).

Têrêsa tìm nhận được thánh ý Chúa từ Thánh Kinh. Thánh Kinh đào tạo Chị thành người chỉ biết Chúa làm gia nghiệp đời mình.

2. Nhận thấy mình hèn mọn.

Trước mặt Chúa, Chị không khoa trương, không khoe khoang công đức. Ngược lại, nhiều lần Chị thú nhận giới hạn của mình:

- Chị kể về cuộc cấm phòng ngày thứ sáu 29.8.1890: “Con chưa phải là một vị thánh đâu, chỉ bấy nhiêu đó cũng đã là một bằng chứng: thay vì vui mừng bởi sự khô khan nguội lạnh, đáng lẽ con phải coi đó là thiếu nhiệt thành và thiếu trung tín mà ra, đáng lẽ con phải buồn khổ vì các tính hay ngủ (suốt bảy năm nay) trong giờ nguyện ngắm và cám ơn; thế mà, con lại chẳng buồn khổ…”.

- Chị kể về “người hai lần làm mẹ” (cách Chị Têrêsa gọi chị ruột của mình. Người mẹ thứ hai này, sau này là Bề Trên Nhà Lisieux: Mẹ Agnès de Jésus, người mà Chị nhận làm mẹ sau khi thân mẫu qua đời) của Chị có thể rời nhà Lisieux: “Con sẽ không bao giờ quên ngày 2.8.1896, ngày các vị thừa sai lên đường, cũng là ngày bàn thật sự về vấn đề Mẹ Agnès de Jésus sẽ đi xứ truyền giáo. A! Con đã không muốn có một hoạt động nào để ngăn cản người ra đi, tuy nhiên con cảm thấy cõi lòng buồn vô hạn…”.

Dù sao, chính khi nhận mình hèn mọn, nhỏ bé, Chị dễ mặc lấy tâm hồn trẻ thơ, Chị dễ gần Chúa, Chị lắng nghe tiếng Chúa thấm thía hơn, như có lần Chúa dạy: “Thầy bảo thật các con, nếu các con không trở nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời” (Mt 18, 3). Lắng nghe tiếng Chúa càng rõ, Chị càng dễ khám phá những mọn hèn của mình. Nhờ đó, Chị dễ sống khiêm nhường, nghèo khó, đơn sơ, phó thác, chôn vùi…

Có thể nói, Chị đã hóa thân bé nhỏ tuyệt vời để càng lúc càng lắng nghe tiếng Chúa mời gọi: “Nếu ai hết sức bé nhỏ, hãy đến cùng Ta” (Cn 9,4).

3. Nhận ra yêu mến là ơn gọi của chính cuộc đời Chị.

Có lần Chị Thánh cho biết: Chị từng đi tìm ơn gọi nào giúp mình phục vụ Chúa tốt nhất, và Chị đã phát hiện “Ơn gọi của tôi là yêu mến”. Chị yêu mến Chúa, yêu mến con người. Chị yêu mến Chúa trong những con người. Chị yêu mến những con người để bày tỏ lòng Chị yêu mến Chúa. Chị yêu mến Chúa để tự hiến mình cho Chúa. Chị yêu mến con người vì Chúa để chấp nhận hy sinh cho những con người. Chị dâng lên Chúa hoa hồng tình yêu của mình. Chị trao đóa hồng tình yêu sau khi đã tiến dâng lên Chúa về phía những thân phận con người đang cùng Chị song hành trong trần thế. Tắt một lời: ơn tình yêu là ơn gọi căn bản trong cuộc đời Chị Thánh Têrêsa. Vài bằng chứng cho thấy Chị sống ơn gọi lòng yêu mến ngay từ khi còn nhỏ tuổi:

a. Franzini là một tên sát nhân. Trong đêm 16 rạng ngày 17.3.1877, y giết hai người đàn bà và một em gái nhỏ 11 tuổi. Sau phiên tòa ngày 13.7.1877, y bị kết án tử hình. Nghe tuyên án xong, y không hề sợ hãi hay tỏ dấu ăn năn hồi hận. Biết thế, Chị Thánh rất xúc động. Chị so sánh hình ảnh Chúa Giêsu đã đổ máu trên thánh giá để cứu chuộc loài người với thái độ khước từ của Frazini không muốn Chúa cứu độ mình. Chị đã quyết tìm cách cứu linh hồn người đàn ông tội lỗi này. Vì nhỏ tuổi, Chị không dám gặp linh mục. Chị nhờ chị Céline xin cho mình một ý lễ như ý (chứ không nói rõ lý do xin lễ) để cầu nguyện cho Frazini ăn năn trở lại. Người đàn ông lưu manh và lỳ lợm vẫn tỏ ra cứng cỏi đến tận lúc đưa đầu vào máy chém, đột nhiên y quay đầu lại, cầm lấy thánh giá từ tay vị linh mục đang đứng gần đó và hôn các dấu thánh giá của Chúa ba lần. Từ đó, Têrêsa càng tỏ ra yêu mến các linh hồn, càng khao khát muốn đưa nhiều linh hồn về với Chúa hơn (nhiều tác giả, Đóa Hồng Tươi Nở trang 190-191, xuất bản 1997).

b. Lần khác, Chị viết: “Trong nhà có một chị thường lúc nào cũng làm con phật ý, từ cách cư xử, lời ăn tiếng nói cho tới tính khí của chị cái gì xem ra cũng khó chịu cả. Tuy nhiên, chị là một nữ tu đạo đức và có lẽ rất đẹp lòng Chúa, con không muốn chiều theo tính ác cảm tự nhiên đối với chị ấy, nên con nhủ thầm: bác ái không hệ tại ở cảm tình nhưng ở việc làm. Chừng ấy con ra sức đối xử với chị này như đối với một người thân yêu nhất. Mỗi khi gặp chị, con lại cầu nguyện cho chị, con dâng cho Chúa nhân lành mọi nhân đức và công nghiệp của chị ấy…” (Hương-Việt phiên dịch, Thủ Bản Tự Thuật Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, trang 229).

Chị chọn cho mình ơn gọi tình yêu. Chị dâng mình cho tình yêu Chúa. Từ đó, Chị yêu mến Hội Thánh, yêu mến mọi con người, yêu mến mọi tác phẩm của Chúa. Chị tha thiết ước mong được đến với Chúa và Chị cũng tha thiết ước mong cứu rỗi các linh hồn.

III. BÀI HỌC NÀO CHO CHÚNG TA.

Khi được chiêm ngắm về khả năng lắng nghe và sống Lời mạc khải của Chúa nơi Chị Thánh, chúng ta rút ra bài học cần thiết cho sứ vụ giám mục và linh mục của mình.

Hơn ai hết, tác vụ của chúng ta là thánh hóa con người. Vì thế, do sứ vụ, việc lắng nghe, thấm thía, sống và rao giảng Lời mạc khải của Chúa là việc làm cấp bách, là việc phải đặt lên hàng đầu. Đó là việc không bao giờ được phép hy sinh, không bao giờ được phép thay thế, nhưng phải là việc ưu tiên trên hết mọi ưu tiên. Lắng nghe và sống Lời mạc khải không bao giờ được phép dừng lại để đổi lấy bất cứ việc gì khác, dù việc khác có mang lại lợi nhuận vật chất đến đâu. Đúng hơn, lắng nghe và sống Lời mạc khải đòi mọi thời gian, mọi việc, mọi công tác khác phải hy sinh cho nó.

Vì thế, để hoàn hảo hơn việc lắng nghe và sống lời mạc khải của Chúa, chúng ta hãy đặt bước chân mình vào dấu chân của thánh Têrêsa.

1. Chỉ chọn một mình Chúa là gia nghiệp đời mình.

Từ ngàn xưa, dân Chúa đã quen thói bất trung. Họ rước thần ngoại ban về. Họ tôn thờ ngẫu tượng, đi xa đường lối giáo huấn của Chúa. Các tiên tri đau khổ vì họ. Các ngài nhắc đi nhắc lại, đòi dân phải trở về, phải chỉ có một tấm lòng thần phục Chúa mà thôi:

“Trước Ta chẳng có thần nào khác được hình thành, và sau Ta cũng vậy. Chính Ta là Đức Chúa, ngoài Ta ra, chẳng có ai cứu độ. Chính Ta đã báo cho biết, đã cứu độ và nói cho nghe, giữa các ngươi không có thần lạ nào…Chính Ta là Thiên Chúa, tự muôn đời, Ta vẫn là Ta: không ai cứu thoát khỏi tay Ta, Ta đã làm, ai dám làm ngược lại?” (Is 43, 10-13).

Càng theo Chúa trong ơn gọi, càng có bề dày thời gian khi sống ơn gọi, càng lãnh trọng trách bao nhiêu, dù là giám mục hay linh mục, mỗi chúng ta đều phải luôn ý thức chỉ có Chúa là gia nghiệp duy nhất của đời mình.

Bởi nếu không luôn luôn ý thức, nguy cơ ngẫu tượng không là chuyện xa vời. Ngày nay, ngẫu tượng có thể ngụy trang khéo hơn, khó nhận ra, dễ làm ta thỏa hiệp với nó hơn.

Chẳng hạn, khi ta chi xài hay cất giữ tiền của. Hay ta sử dụng những phương tiện cho riêng mình, từ những tiện nghi của phòng ở, phương tiện liên lạc, phương tiện lui tới, đến cái ăn, cái mặc, cái cần thiết cách cơ bản cho cuộc sống, cho việc phục vụ…

Hay khi ta chọn đối tượng để giao tiếp, để xác lập mối thân thiện cho riêng mình. Trong tương quan giữa người với người, ta dành ưu đãi, dành chỗ trang trọng, dành cái nhìn thiện cảm, dành tình cảm, dành sự thân thiện… với ai có lợi cho ta, có khả năng đáp ứng nhu cầu mà ta đang mong đợi…

Ngẫu tượng có thể là quyền mà ta lạm vào nó, để xử lý hoàn cảnh, con người theo tính toán cá nhân. Cũng có thể do tham quyền, ta chấp nhận bất công, nhắm mắt, bịt tai trước những thiệt hại cho công trình chung, cho việc nghĩa, cho sự hiệp nhất, cho tình yêu giữa những người đồng đạo, đồng lý tưởng…

Ngẫu tượng có thể là những a dua, xu thời có vẻ như tìm tân bốc một đối tượng mà ta cho rằng có lợi cho mình, có lợi cho những tính toán của bản thân…

Nói chung, ngẫu tượng có thể nhẹ nhàng thoáng qua, có thể nguy hiểm, vì dễ biến ta thành người tráo trở, đáng sợ, nham hiểm. Nếu để xảy ra như thế thì thật khủng khiếp, thật kinh hãi, thật vô phúc. Càng bất hạnh hơn, bị đe dọa nhiều hơn cho những ai chịu sự hướng dẫn, lãnh đạo của ta…

Hãy nhớ: Chúng ta là chính những tiên tri. Như các tiên tri, hãy đánh phá ngẫu tượng. Trận chiến nguy hiểm nhất, cần phải đối đầu trước tiên, kiên trì trong từng ngày sống, là trận chiến chống ngẫu tượng nơi chính tâm hồn ta. Đó là trận chiến đòi phải xông pha can đảm, không trừ ai, dù là cấp cao hay cấp thấp trong Hội Thánh Chúa Kitô.

Chúng ta hãy lắng nghe Lời mạc khải của Chúa, để chỉ có Chúa là gia nghiệp đời mình mà thôi. Chúng ta chọn một mình Chúa, để Lời Sấm xưa không trở thành lời lên án đáng sợ: “Dân này chỉ đến gần Ta bằng miệng, tôn vinh Ta bằng môi, còn lòng chúng thì xa Ta lắm; chúng chỉ kính sợ Ta theo lệnh của người phàm, nhưng đó chỉ là sáo ngữ. Vì thế, Ta sẽ tiếp tục làm cho dân này phải sững sờ kinh ngạc vì bao nhiêu dấu lạ điềm thiêng. Bấy giờ sự khôn ngoan của kẻ khôn ngoan sẽ chuốc lấy thất bại, và trí thông minh của người thông minh sẽ tan thành mây khói” (Is 29, 13-14).

Lời Chúa càng gay gắt, giận dữ, kinh khiếp hơn: “Chúng còn là lũ chó đói, ăn chẳng biết no. Thế mà chúng lại là mục tử, thứ mục tử chẳng biết phân biệt gì. Cả bọn, chẳng trừ ai, mạnh ai theo đường nấy, chỉ mưu tìm lợi lộc cho riêng mình” (Is 56, 11).

2. Nhìn nhận mình hèn mọn.

Muốn nên nghĩa thiết với Chúa, phải tắm mình trong Lời Mạc khải của Chúa. Chỉ có lời mạc khải mới thánh hóa chúng ta, mới cho chúng tacàng ngày càng trở nên mới, trở nên thánh thiện như Chúa muốn.

Chính Chúa Giêsu cho thấy Người yêu thích lối sống khiêm nhường nhận mình hèn mọn. Người dạy: “Ai trong các con có người đầy tớ cày bừa hay chăn súc vật ngoài đồng trở về liền bảo nó rằng: “Mau lên, hãy vào bàn dùng bữa”, mà trái lại không bảo nó rằng: “Hãy lo dọn bữa tối cho ta, hãy thắt lưng và hầu hạ ta cho đến khi ta ăn uống đã, sau đó ngươi mới ăn uống”? Chớ thì chủ nhà có phải mang ơn người đầy tớ, vì nó đã làm theo lệnh ông dạy không? Thầy nghĩ rằng không. “Phần các con cũng vậy, khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con, thì các con hãy nói rằng: “Chúng tôi là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi đã làm điều chúng tôi phải làm” (Lc 17, 7-10).

Nhờ Lời mạc khải, chúng ta dễ soi mình hơn. Có soi mình, mới nhận ra mình hèn mọn. Có biết mình hèn mọn mới dễ dàng tự nhận ra khuyết điểm, dễ dàng “cải tà quy chánh”. Thánh Vịnh 25,11 cũng giúp chúng ta ý thức sự yếu đuối lỗi phạm của mình: “Lạy Chúa, tội con thật nặng nề, vì danh Ngài, xin lượng thứ cho con”.

Lời Mạc khải sẽ giúp chúng ta đứng vững trong đau khổ, trung thành trong thử thách, vượt thắng trong cám dỗ, bền chí trong thất bại, khiêm nhường trong thành công, mạnh mẽ trong hạnh phúc, yêu nhiều hơn trong giây phút an bình…

Dối trá, hay để mình dính vào những mối dây dối trá, chạy theo hay làm bạn với những gì là khuất tất, bất minh, thiếu trong sạch, thiếu rõ ràng…, đều cho thấy sự thấp kém của bản thân. Nhưng thay gì thấy mình nhỏ bé thấp hèn, thì lại trí trá, tìm cách “đánh bùn sang ao” hòng che đậy sự mọn hèn của bản thân.

Hãy nhớ, mọi sự gian dối đều là con đường của tội lỗi, chí ít cũng là con đường dẫn đến tội lỗi. Chỉ nhờ Lời mạc khải, nhờ ngoan ngoãn soi mình trong Lời mạc khải, ta mới có thể sáng suốt tiến về phía ánh sáng của chân lý, của tình yêu đúng nghĩa. “Anh em đừng nói dối nhau, vì anh em đã cởi bỏ con người cũ với những hành vi của nó rồi, và anh em đã mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới theo hình ảnh Ðấng Tạo Hóa, để được ơn thông hiểu” (Cl 3, 9-10).

Bởi “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119, 105), nên chỉ có một cách để đưa mình tiến tới hoàn bị, là để Lời mạc khải của Chúa ngấm thật sâu, thấm thật bền trong mỗi nếp nghĩ, nếp sống của từng giây phút đời ta.

Nhờ Lời mạc khải, ta dễ lách mình khỏi những gì mà tiên tri Isaia đã từng nặng lời: “Khốn thay ai hành động trong bóng tối và tự nhủ: ‘Ai thấy được, ai biết được ta?’” (Is 29, 15). Là mục tử nhân danh Chúa Kitô, là hình ảnh, là hiện thân của Chúa Kitô, ta cần lách mình khỏi những gian dối, chọn cho mình đường đi đúng nhờ Lời mạc khải của Chúa, để nhận ra sự mọn hèn và hư hèn của bản thân. Nhờ chân nhận chính mình, ta có thể tung mình vào khung trời của chân lý, khung trời của yêu thương và hiệp nhất.

3. Yêu mến là ơn gọi đặc thù của tác vụ thánh chức.

Như thánh Têrêsa, nhờ lắng nghe và sống Lời mạc khải, đã nhận ra tình mến chính là ơn gọi của Chị, chúng ta cũng phải luôn khắc ghi sâu đậm rằng, yêu mến là chính ơn gọi đặc thù của tác vụ thánh chức nơi mình.

Lòng yêu mến nhờ lắng nghe Lời mạc khải, trước hết là lòng yêu mến đối với Thiên Chúa như Chúa Giêsu dạy: “Ngươi phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi” (Mc 12,30).

Để tích lũy lòng mến luôn luôn; để lòng mến trở thành nếp sống; để lòng mến thể hiện mọi nơi mọi lúc như thể hiện chính bản tính của mình, ta phải ngập chìm trong Lời mạc khải. Đó chính là điều Chúa đã phán: “Hỡi con người, tất cả những lời Ta phán với ngươi, hãy ghi lòng tạc dạ và nghe cho tỏ” (Ez 3, 10).

Đồng thời ghi khắc và thâm tín Lời mạc khải của Chúa là chính lẽ sống của từng anh em chúng ta: “Phúc thay người bước theo đường lối Ta chỉ bảo. Muốn nên khôn phải nghe lời nghiêm huấn, đừng bao giờ gạt bỏ. Phúc thay người lắng nghe Ta dạy, ngày ngày canh thức trước cửa nhà Ta, túc trực ở ngay lối ra vào. Vì gặp được ta là gặp sự sống, và hưởng ân lộc Đức Chúa ban cho. Còn ai phạm đến Ta là làm hại chính mình, mọi kẻ ghét Ta là yêu cái chết” (Cn 8, 32-36).

Yêu Chúa là đầu mối của mọi động lực, mọi nghĩa cử, mọi nỗ lực trong đời dâng hiến của chúng ta. Từ lòng mến mà ta có đối với Đấng mình tôn thờ, sẽ dẫn ta đến lòng mến với con người, với phận vụ mà chính Đấng ấy đã trao cho ta.

Chỉ có lòng mến mới giúp ta hết sức tận tâm trong đường phục vụ; tận tình hy sinh cho lẽ sống; tận tụy trong từng giây phút để trao ban sự tương thân tương ái; tận lực đến không còn kể bản thân, mà chỉ là vinh danh Chúa, và lợi ích con người (x. 1Cr 13)!

Ngược lại, nếu không có lòng mến, tất cả những gì ta sống, ta cử hành, ta thực hiện dễ sáo mòn, nhàm chán, thậm chí có thể dẫn đến lấp liếm, tính toán, chèo kéo, che đậy, dối trá, thủ đoạn, nham hiểm, độc ác, giã tâm…

Chúng ta, từng giám mục và linh mục quy tụ về đây, trước nhan Chúa. Chúng ta hãnh diện, vì khi ta sống lòng mến, thì lòng mến của ta có chính gương tình yêu của Thiên Chúa làm kiểu mẫu:

- Ta học nơi tình yêu hiến trao đến cùng của Thiên Chúa: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16), để có thể tích lũy lòng mến cho mình, và chiếu tỏa không ngừng lòng mến ấy trên tất cả mọi bước đường phục vụ của ta.

- Ta cũng học nơi lòng mến của Chúa Giêsu, mục tử kiểu mẫu cho đời mục tử của ta: “Không có tình yêu nào quý hơn tình yêu của người hiến mạng vì người mình yêu” (Ga 15,13), để trong khi sống, thì trong từng nhịp thở của đời ta, ta chỉ sống vì chân lý, vì sự bình an, vì thịnh vượng của con người, vì lý tưởng hiến thánh trọn đời mình mà thôi.

- Và ta còn học nơi Chúa Giêsu: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12), để ta yêu con người. Yêu say sưa như chính tình yêu mà ta nhận từ nơi Chúa.

VẤN TÂM

Chúng ta đã nói khá nhiều trong phần suy niệm về việc lắng nghe và sống Lời mạc khải. Giờ đây, chúng ta nên dành thời gian để thinh lặng. Thinh lặng là cách hay nhất để mỗi người tự tra vấn lương tâm mình (nếu cần, chúng ta có thể tự đọc lại phần II của bài suy niệm, để giúp mình kiểm điểm, xét mình và ăn năn tội).

Vậy, bây giờ, chúng ta cùng nhau dành một khoảng thời gian thinh lặng.

HƯỚNG VỀ VĨNH CỬU

Hãy chỉ hiến dâng lên Chúa sự thánh thiện và tình yêu của chính bản thân ta. Nếu chưa được như thế, hãy dâng lên Chúa nỗ lực và phần đấu từng ngày đi về phía sự thánh thiện và tập tành sống đức mến. Chúa chỉ cần sự thánh thiện và lòng mến. Người không cần bất cứ công trình trần thế nào của chúng ta.

Bởi: “Bò của ngươi Ta nào có thiết; chiên của ngươi chẳng lẽ Ta ham! Vì thú rừng là của Ta hết thảy, cả ngàn muôn loài vật núi đồi. Mọi thứ chim trời, Ta đều biết rõ, động vật nơi hoang dã thuộc về Ta. Ta mà đói, Ta đâu cần nói ngươi hay, vì trái đất với mọi loài, chính Ta làm chủ. Thịt bò há là thức Ta ăn? Máu chiên há là đồ Ta uống? (Tv 50, 9-13).

Chúa chẳng cần vật chất từ tay con người, vì thế Chúa đòi: “Hãy tiến dâng Thiên Chúa lời tạ ơn làm hy lễ, giữ trọn điều khấn nguyền cùng Đấng Tối Cao” (Tv 50, 14).

116 năm trước, lúc 19 giờ 20 phút ngày 30.9.1897, Đan nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu và Nhan Thánh, thành Lisieur qua đời. Người nữ tu qua đời ở tuổi 24 này đã mau chóng chiếm lĩnh triệu triệu con tim trên thế giới. Têrêsa đã trở thành người nổi tiếng ngay sau cái chết của mình.

Chị nổi tiếng vì cả một đời thánh thiện và quyết sống đến cùng cho tình yêu, đã biến Chị thành Đóa Hồng tuyệt đẹp, thắm cả trần gian lẫn thiên đàng.

Buổi tĩnh tâm linh mục của giáo phận, cũng là ngày mừng Chị Thánh, chúng ta xin Chị cầu nguyện cho chúng ta nên thánh thiện và sống trọng đức mến như Chị.

Đặc biệt, ơn gọi của dòng Kín là chuyên cầu nguyện cho các linh mục. Được khám phá ơn gọi Tình Yêu và được nên thánh từ linh đạo đặc trưng chiêm niệm của dòng Kín, và nay được ở bên nhan thánh Chúa, như chính mầu nhiệm Nhan Thánh mà Chị nhận làm tên gọi của mình, sẽ là lý do vững chắc để Chị càng cầu nguyện nhiều hơn cho chúng ta.

Phần chúng ta, dù giám mục hay linh mục, hãy tìm sự thánh thiện, hãy bắt chước Chị sống trọn đức mến của mình. Chúa không đòi chúng ta bất cứ điều gì ngoài sự thánh thiện và tình yêu. Có nhiều thứ, nhưng không có sự thánh thiện, không có tình yêu, tất cả chỉ là xấu xa, là đáng vất bỏ, đáng khinh chê.

Hãy nhớ đinh ninh: “Nào có ai tự chuộc nổi mình và trả được giá thục hồi cho Thiên Chúa? Mạng người dù giá cao mấy nữa, thì rồi ra cũng chấm dứt đời đời. Nào phàm nhân sống mãi được sao mà chẳng phải đến ngày tận số? Kìa thiên hạ thấy người khôn cũng chết, kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong, bỏ lại tài sản mình cho người khác. Tuy họ lấy tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ, nhưng ba tấc đất mới thật là nhà, nơi họ ở muôn đời muôn kiếp. Dù sống trong danh vọng, con người cũng không thể trường tồn; thật nó chẳng khác chi con vật một ngày kia phải chết” (Tv 49, 8-13).

Nhớ đinh ninh lời Thánh vịnh, sẽ giúp chúng ta khôn ngoan chỉ tìm hiến dâng tình yêu lên Thiên Chúa. Khôn ngoan trọn một đời đi về phía sự thánh thiện của Thiên Chúa. Vì Chúa chỉ cần tình yêu. Người cần sự thánh thiện.

Lm JB Nguyễn Minh Hùng
 
Tại sao không cho người chết trở về cảnh cáo ?
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
10:24 28/09/2013
CN 26C : Tại sao không cho người chết trở về cảnh cáo ?

Một nhà tư tưởng đã chỉ ra hai nguy cơ của sự giàu có mà thiếu tình thương như sau : Một là nó khép kín lòng mình với Thiên Chúa : người ta bằng lòng với những lạc thú trần gian mà quên đi đời sống vĩnh cửu là điều tối quan yếu. Hai là nó khép kín lòng mình với tha nhân: người ta không còn nhìn thấy người nghèo nằm ngay bên cổng nhà mình.

Vậy là từ sự khép kín này ở trần gian họ đi thêm bước nữa để vào vòng khép kín của hoả ngục. Hoả ngục chính là sự kéo dài của tình trạng khép kín này: người ta vẫn mãi xa cách Thiên Chúa và tha nhân. Hố ngăn cách càng được đào sâu và rộng bao nhiêu, đời sau người ta sẽ hết phương trở về bấy nhiêu. Thế nên thật chí lý khi nói rằng: "Con người đã tự phán xử chính mình ngay ở đời này."

Nhưng, đọc tiếp dụ ngôn, có lẽ chúng ta không đồng ý với Abraham, tức là không đồng ý với Chúa Giêsu, vì chính Chúa Giêsu đặt vào miệng Abraham câu trả lời cho lời van xin của người giàu : "Ông nhà giàu nói : 'Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!' Ông Áp-ra-ham đáp : 'Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó.' Ông nhà giàu nói : 'Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối.' Ông Áp-ra-ham đáp : 'Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin."

Ta không đồng ý, là bởi vì người chết hiện về nói, là hiệu quả chứ. Mo-sê và các ngôn sứ thì xa xưa rồi, chắc họ nói cho ai chứ đâu phải cho mình, còn kẻ chết hiện về, đích thị là nói cho mình, mình tin ngay. Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ. Nay đã thấy quan tài, mà là quan tài sống, tức người chết trong quan tài hiện về nói, chắc phải đổ lệ thôi. Vì nó sờ tới gáy của mình.

Bằng chứng hiện nay, khi nghe tin thấy Đức Mẹ khóc chỗ này, nhỏ lệ chỗ kia, ta ùn ùn kéo tới, vì xem đó như sứ điệp đụng tới ta, giây phút này. Còn Mẹ hiện ra “năm xưa trên cây sồi,” thì là năm xưa rồi, lại còn “làng Fatima xa xôi,” đâu có đụng gì, chạm gì tới gáy của ta đâu. Cho nên cũng là những lời kêu gọi hoán cải năm xưa 1917 của Mẹ Fatima, thì ta không nghe, nhưng nếu nó là giọt lệ hôm nay 2013, ta bị chạm ngay.

Cũng vậy, Mosê thì xưa rồi, ngôn sứ đã quá xa, ta quên hết, nhưng nếu kẻ chết, mới chết thôi hiện về, ta thấy gáy ta lạnh ngay, thay đổi lối sống tức thì. Thay được bao lâu không biết, nhưng chắc chắn là thay.

Nhưng tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh cáo ? Chắc Ngài cũng có lý do mà ta thử tìm. Dĩ nhiên dụ ngôn người phú hộ và Lazarô không có ý dạy ta về điều này, điểm chính vẫn là không được sống kép mình lại, ... nhưng ta cứ thử tìm xem.

Giả như Chúa cho người chết hiện về. Dụ ngôn giảm nhẹ mức độ, bằng cách chỉ xin cho Lazarô hiện về, chứ nếu muốn hiệu quả, phải chính người phú hộ hiện về, với bộ quần áo rực lửa, thân hình đen đủi đớn đau, mặt phỏng độ chín, thì chắc phải hiệu quả hơn nhiều. Có lẽ người phú hộ đang mặc cả, nếu Chúa cho Lazarô về, ông sẽ nài thêm, “thôi để con về, con biết cách nói cho 5 anh em con hoán cải.” Nhưng xin cho Lazarô về đã không được, nên ông chẳng thể nài thêm.

1. Giả như Chúa cho người chết hiện về, và như chúng ta vừa phân tích, thế nào 5 anh em kia cũng sẽ sợ mà hoán cải. Chúng ta vừa nói chữ gì : sợ. Họ sợ hãi và hoán cải. Họ sợ vì họ thấy quan tài, nên phải đổ lệ, chứ nếu không phải Lazarô, và nhất là không phải anh ruột của mình hiện về, chắc chắn họ cũng chưa, cũng không hoán cải đâu, vì chưa lạnh gáy. Khi làm điều gì vì sợ, thì không còn tự do, và vì thế cũng mất giá trị.

Một cô gái yêu chàng trai kia vì sợ, tình yêu đó đâu có giá trị. Chúa chẳng muốn người ta yêu Chúa, chỉ vì sợ hãi. Chúa chẳng muốn người ta tin Chúa, chỉ vì sợ hãi.

Trong một buổi diễn thuyết về tin có Chúa, một cử toạ đứng lên mạnh mẽ tuyên bố : Bằng chứng rõ nhất không có Chúa đó là không có một kẻ nào tuyên bố không có Chúa, hoặc tệ hơn nữa, chửi rủa Chúa, mà bị Chúa cho sét đánh chết cả.

Giả như ai nói “làm gì có Chúa,” là bị cứng lưỡi 5 phút (cảnh cáo ! vi cảnh !). Còn ai cả gan chửi Chúa : Chúa đi chơi đâu rồi mà để tôi bị oan thế này ! Hoặc, Chúa gì mà ác quá vậy, thất thiên thất đức quá ! liền bị Thiên Lôi lôi ngã xuống đất... . Thì làm sao ? Sẽ có rất nhiều người tin vào Chúa, tin có Chúa. Nhưng tin vì sợ chứ không tin vì yêu. Chúa không muốn người ta tin Chúa, yêu Chúa, chỉ vì sợ, chỉ vì không còn con đường nào khác. Chúa đã lỡ dựng nên con người có tự do, thì Chúa cũng tôn trọng tự do của con người, kể cả tự do không tin Chúa, tự do đi vào hoả ngục.

Vậy là ta tạm tìm lý do, tại sao Chúa không cho kẻ chết hiện về cảnh cáo người sống. Vì Chúa không muốn người ta hoán cải, chỉ vì sợ hãi.

2. Tuy nhiên, cũng có thể theo như lý luận của dụ ngôn, kẻ chết có về, họ cũng chẳng sợ. Ta thử đưa một ví dụ :

Ai chẳng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Hoặc mạnh hơn, ma tuý là kẻ giết người. Ấy vậy mà vẫn cứ đi vào. Nếu bạn mình chết vì hút thuốc, tử vì nàng tiên nâu, thì mình sợ, bỏ vài bữa, hay hơn, là một tháng, rồi lại lăn xả vào lại ngay. Cho nên làm vì sợ, không vững bền ; và trên bình diện đạo, làm vì sợ, yêu vì sợ chẳng có giá trị gì.

Thiên Chúa có thể mặc khải cho con người nhìn thấy rõ ràng trước mắt sự đau khổ mà con người phải chịu khi sống ích kỷ, vô tình, độc ác, thiếu tình yêu. Thấy như thế, ắt con người sẽ sợ hãi và thay đổi cách sống. Nhưng nếu thay đổi cách sống tốt hơn chỉ vì sợ hãi, thì tính ích kỷ, vô tình, độc ác, thiếu tình yêu vẫn còn nằm trong bản tính của họ. Và sự tốt đẹp hay tình thương họ thể hiện chỉ là bề ngoài và giả dối thôi.

Thiên Chúa muốn con người thay đổi nên tốt hơn và sống yêu thương hơn, nhưng không phải vì sợ hãi, vì áp lực bên ngoài như thế. Ngài muốn con người được tự do đúng theo phẩm giá cao cả của họ. Nếu có thay đổi khiến cuộc sống của họ tốt đẹp và yêu thương nhiều hơn thì phải do chính con người tự nhận ra điều đó là tốt đẹp, rồi họ tự nguyện và cố gắng thực hiện điều đó, nghĩa là hoàn toàn xuất phát từ thiện chí và tình yêu đầy tự do của họ.

Vì thế, Thiên Chúa chỉ dùng những sứ điệp qua người này người kia Ngài sai đến để gợi ý giúp con người giác ngộ con đường họ phải theo, rồi để họ tự do theo hay không theo tùy ý họ. Như thế cái tốt đẹp của họ mới là tốt đẹp từ trong bản chất, và sự yêu thương họ tỏ lộ ra mới là tình thương đích thực. Chỉ có thứ yêu thương ấy mới có giá trị và mới phù hợp với phẩm giá người công dân của Nước Trời.

Vậy, cho dù hiện nay chúng ta giầu hay nghèo, chúng ta cần sống theo thánh ý của Thiên Chúa là sống có tình thương thật sự. Nếu giàu có, ta cần biết chia sẻ với những người nghèo khổ hơn chúng ta. Nếu nghèo khó, chúng ta vui vẻ chấp nhận hoàn cảnh sống ấy đồng thời nỗ lực vươn lên trong tinh thần «đói cho sạch, rách cho thơm». Đừng bao giờ vì thiếu thốn, nghèo khổ mà làm điều gì trái với lương tâm, trái với sự công bằng hay tình thương của mình. Có thế, ta mới xứng đáng được Thiên Chúa ân thưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên trời. Amen

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Tháng Mân Côi - Download audio Kinh Thánh với Tràng Hạt Mân Côi
VietCatholic Network
22:17 28/09/2013
Kinh Thánh với Tràng Hạt Mân Côi do Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc soạn

Bài suy niệm của Ðức Cha Phaolô Bùi Văn Ðọc, Tổng Giám Mục Phó Tổng Giáo Phận Sàigòn

Download audio Năm Sự Vui

Download audio Năm Sự Thương

Download audio Năm Sự Mừng

Download audio Năm Sự Sáng

Tràng hạt Mân Côi là một trong những kho tàng thiêng liêng quý giá của Hội Thánh Công Giáo. Kinh mân côi đã nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của biết bao nhiêu người Công Giáo trải qua các thế hệ. Ðó là kinh dành cho mọi hạng người không phân biệt , dù là giáo dân, tu sĩ, linh mục hay giám mục, dù là những con người đạo đức thánh thiện hay những con người yếu đuối tội lỗi , dù là những bậc trí thức uyên thâm hay những con người bình dân ít học.

Kinh mân côi là lời kinh dễ đọc, dễ dùng, nhưng có tác dụng rất thực tế và rất sâu. Trước hết, xét về số lượng lời kinh, đọc ít cũng được, đọc nhiều cũng được. Có người chỉ đọc mười kinh, có người đọc những 150 kinh. Ðọc ở nhà cũng được, khi đi đường cũng được. Lúc nằm ngủ cũng được, khi thức dậy cũng được. Khi mệt nhọc cũng được, lúc khoẻ khoắn cũng đuợc.

Mức độ cơ bản nhất của việc đọc kinh mân côi là tay cầm tràng hạt mà lòng nghĩ tới Chúa, nghĩ tới Ðức Mẹ. Nhờ kinh mân côi, chúng ta tiếp xúc với Mẹ Maria, với Chúa Giêsu. Có khi chỉ là một tiếp xúc rất sơ đẳng, sự tiếp xúc của lòng muốn. Có những con người rất yếu đuối và hay chia trí, đầu óc bị chi phối bởi trăm công nghìn việc, cầm tràng hạt với thiện chí muốn gặp Chúa. Có những con người rất cao siêu thanh thoát, tay cầm tràng hạt mà tâm hồn say sưa ngây ngất kết hiệp với Chúa. Ðối với những tâm hồn đạo đức thánh thiện, các kinh kính mừng là những nốt nhạc đệm cho bài tình ca của linh hồn.

Kinh Mân Côi còn quý giá về một phương diện khác nữa, đó là bản tóm lược sách Tin Mừng. Những người kitô hữu đích thực phải là những con người thấm nhuần Tin Mừng. Lần hạt mân côi là một cách rất thực tế, rất phù hợp với tâm thể lý của con người, giúp cho việc từ từ thấm nhuần các chân lý Phúc Âm, các mầu nhiệm trong Lịch Sử Cứu Ðộ. Chính vì thế kết hợp các kinh mân côi với từng câu Kinh Thánh trong các sách Tin Mừng là một điều rất đáng làm, và chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho rất nhiều người.

A. NĂM SỰ VUI

Thứ Nhất: Thiên Thần Truyền Tin cho Ðức Bà chịu thai.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chú sự dữ. Amen

1. Thiên Chúa sai sứ thần Gábriel đến một thành miền Galilê, gọi là Nazarét, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc nhà Ðavít; Trinh nữ ấy tên là Maria (Lc 1, 26).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ân sủng, Ðức Chúa ở cùng Bà. (Lc 1, 28) * Kính mừng...

3. Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có ý nghĩa gì. Sứ thần liền nói: Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. ( Lc 1, 29-30) * Kính mừng...

4. Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. ( Lc 1, 31 ) * Kính mừng...

5. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Ðức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Ðavít, tổ tiên Người. ( Lc 1, 32 ) * Kính mừng...

6. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận. ( Lc 1, 33 ) * Kính mừng...

7. Bà Maria thưa với sứ thần: Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! ( Lc 1, 34 ) * Kính mừng...

8. Sứ thần đáp: Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Ðấng tối cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Ðấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. ( Lc 1, 35 ) * Kính mừng...

9. Ðối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được. ( Lc 1, 37 )

* Kính mừng...

10. Bấy giờ bà Maria nói: Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói. ( Lc 1, 38 ) * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ hai: Ðức Bà đi viếng bà thánh Isave.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Hồi ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Isave. ( Lc 1, 39-40 )

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Bà Elisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được tràn đầy Thánh Thần. (Lc 1, 41) * Kính mừng...

3. Bà kêu lớn tiếng và nói rằng: Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. ( Lc 1, 42 )

* Kính mừng...

4. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như thế này? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. ( Lc 1, 43-44 ) * Kính mừng...

5. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em. ( Lc 1, 45 ) * Kính mừng...

6. Bấy giờ bà Maria nói: Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Ðấng cứu độ tôi. ( Lc 1, 46-47 ) * Kính mừng...

7. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Ðấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, Danh Người thật chí thánh chí tôn! ( Lc 1, 48-49 ) * Kính mừng...

8. Ðời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người. Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. (Lc 1, 50-51 ) * Kính mừng...

9. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng. (Lc 1, 52-53) * Kính mừng...

10. Chúa độ trì Ítraen, tôi tớ của Người, như đã hứa cùng cha ông chúng ta, vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Abraham và cho con cháu đến muôn đời. ( Lc 1, 54-55 ) * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ ba: Ðức Bà sinh Ðức Chúa Giêsu trong hang đá.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Ông Giuse từ thành Nadarét, miền Galilê, lên thành Bêlem, miền Giuđê, là thành vua Ðavít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã đính hôn với ông là bà Maria, lúc ấy đang có thai. ( Lc 2, 4-5 )

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Khi hai người đang ở đó thì bà Maria tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ. ( Lc 2, 6-7 ) * Kính mừng...

3. Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Và kìa sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu tỏa chung quanh. ( Lc 2, 8-9 ) * Kính mừng...

4. Sứ thần bảo họ: Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Ðấng Cứu Ðộ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Ðavít, Người là Ðấng Kitô Ðức Chúa. Lc 2, 10-11 ) * Kính mừng...

5. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ. ( Lc 2, 12 ) * Kính mừng...

6. Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế choloài người Chúa thương. ( Lc 2, 13-14 ) * Kính mừng...

7. Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: Nào chúng ta sang Bêlem để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết. ( Lc 2, 15 ) * Kính mừng...

8. Họ liền hối hả ra đi. Ðến nơi, họ gặp bà Maria, ông Giuse cùng với Hài Nhi nằm trong máng cỏ. Thấy thế họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này . ( Lc 2, 16-17 ) * Kính mừng...

9. Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. Lc 2, 18-19 ) * Kính mừng...

10. Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ. ( Lc 2, 20 ) * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ bốn: Ðức Bà dâng Ðức Chúa Giêsu trong Ðền Thánh.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Khi đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Môsê, bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong luật Chúa rằng; Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa. ( Lc 2, 22-23 )

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Và này đây, tại Giêrusalem, có một người tên là Simêon. Ông là người công chính và sùng đạo, ông mong chờ niềm an ủi của Ítraen, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. ( Lc 2, 24 ) * Kính mừng...

3. Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Ðấng Kitô của Ðức Chúa. ( Lc 2, 26 ) * Kính mừng...

4. Ðược Thần Khí dun dủi, ông lên Ðền Thờ. Vào lúc mẹ hài Nhi đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, thì ông ẵm Hài Nhi trên tay và chúc tụng Thiên Chúa. (Lc 2, 27-28 ) * Kính mừng...

5. Muôn lạy Chúa giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này ra đi. ( Lc 2, 29) * Kính mừng...

6. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân. ( Lc 2, 30-31 ) * Kính mừng...

7. Ðó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ítraen Dân Ngài. ( Lc 2, 32 ) * Kính mừng...

8. Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Simêon vừa nói về Người.

( Lc 2, 33 ) * Kính mừng...

9. Ông Simêon chúc phúc cho hai ông bà, và nói với Maria, mẹ của Hài Nhi: Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ítraen phải vấp ngã hay được chỗi dậy. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng.

( Lc 2, 34 ) * Kính mừng...

10. Còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra. ( Lc 2, 35 ) * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ năm: Ðức Bà tìm được Ðức Chúa Giêsu trong Ðền Thánh.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Hằng năm, cha mẹ Ðức Giêsu trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. ( Lc 2, 41 )

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Khi Người đuợc mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, theo tập tục ngày lễ. ( Lc 2, 42) * Kính mừng...

3. Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giêsu thì ở lại Giêrusalem, mà cha mẹ chẳng hay biết. ( Lc 2, 43 ) * Kính mừng...

4. Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. ( Lc 2, 44 )

* Kính mừng...

5. Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giêrusalem mà tìm. Lc 2, 45 ) * Kính mừng...

6. Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Ðền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. ( Lc 2, 46 ) * Kính mừng...

7. Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đáp của cậu.

( Lc 2, 47 ) * Kính mừng...

8. Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con! ( Lc 2, 48 ) * Kính mừng...

9. Người đáp: Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói.

( Lc 2, 49-50 ) * Kính mừng...

10. Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.

( Lc 2, 51 ) * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

B. NĂM SỰ THƯƠNG

Tính đến nay, các Ðức Giáo Hoàng trong nhiều thời đại, đã viết trên 500 thông điệp, kêu gọi các giáo hữu siêng năng đọc và thực hành chuỗi kinh Mân Côi, vì tràng hạt Mân Côi là một bảng tóm lược thu gọn cả 1 năm phụng vụ. Cầu nguyện bằng kinh Mân Côi là cầu nguyện bằng bản Thánh Kinh tóm tắt.

Vào năm 1206, chính Ðức Mẹ đã dạy Thánh Ða Minh lập ra tràng hạt Mân Côi. Ðức Mẹ nói rằng: "Con hãy truyền bá sâu rộng chuỗi Mân Côi. Kinh đó sẽ đem lại phần rỗi cho các linh hồn.:"

Suốt 18 lần hiện ra tại Lộ Ðức với cô Bernadette, lần nào tay Ðức Mẹ cũng cầm chuỗi tràng hạt Mân Côi và Ðức Mẹ cùng đọc kinh Mân côi với cô.

Rồi năm 1932, khi Ðức Mẹ hiện ra với các em học sinh tại Bỉ, cũng như lần Ðức Mẹ hiện ra tại La Mã với 4 cha con anh Bruno, Ðức Mẹ đều cầm tràng hạt và khuyên mọi người đọc kinh Mân Côi.

Tại Fatima, năm 1917, Ðức Mẹ đã xưng mình là Ðức Mẹ Mân côi và khuyên 3 trẻ đọc kinh Mân Côi hàng ngày để xin Chúa ban những ơn cần thiết cho thế giới, cho gia đình và cho mỗi người.

Vâng lời Ðức Mẹ, giờ đây chúng ta hãy cùng nhau đọc và suy ngắm 5 Mùa Thương trong chuỗi kinh Mân Côi.

Thứ nhất: Ðức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Rồi Người đi ra núi Ôliu như đã quen. Các môn đệ cũng theo Người (Lc. 22, 39).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Ðến nơi, Người bảo các ông: Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ (Lc. 22, 40). * Kính mừng...

3. Rồi Người đi cách các ông một quãng, chừng bằng ném hòn đá, và quỳ gối cầu nguyện (Lc. 22, 41). * Kính mừng...

4. Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin tha cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha (Lc. 22, 42). * Kính mừng...

5. Bấy giờ có thiên sứ tự trời hiện đến tăng sức cho Người (Lc. 22, 43).

* Kính mừng...

6. Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất (Lc. 22, 44). * Kính mừng...

7. Cầu nguyện xong, Người đứng lên, đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ vì buồn phiền (Lc. 22, 45). * Kính mừng...

8. Người liền nói với các ông: Sao anh em lại ngủ? Dậy mà cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ (Lc. 22, 46). * Kính mừng...

9. Người còn đang nói, thì kìa một đám đông xuất hiện, và kẻ dẫn đầu tên là Giuđa, một người trong nhóm Mười Hai. Hắn lại gần Ðức Giêsu để hôn Người. ( Lc. 22, 47). * Kính mừng...

10. Ðức Giêsu bảo hắn: Giuđa ơi! Anh dùng cái hôn mà nộp Con Người sao? (Lc. 22, 48). * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ hai: Ðức Chúa Giêsu chịu đánh đòn.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Bấy giờ các thượng tế và toàn thể thượng hội đồng tìm lời chứng buộc tội Ðức Giêsu để lên án tử hình, nhưng họ tìm không ra (Mc. 14, 55).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Có vài kẻ đứng lên cáo gian Người rằng: Chúng tôi có nghe ông ấy nói: Tôi sẽ phá Ðền Thờ này do tay người phàm xây dựng, và nội ba ngày tôi sẽ xây Ðền Thờ khác, không phải do tay người phàm (Mc. 14, 57-58). * Kính mừng...

3. Bấy giờ vị thượng tế đứng lên giữa hội đồng hỏi Ðức Giêsu: Ông không nói lại được một lời sao?Mấy người này tố cáo ông gì đó? (Mc. 14, 60).

* Kính mừng...

4. Nhưng Ðức Giêsu vẫn làm thinh, không đáp một tiếng. Vị thượng tế lại hỏi người: Ông có phải là Ðấng Kitô, Con của Ðấng Ðáng Chúc Tụng không?

(Mc. 14, 61). * Kính mừng...

5. Ðức Giêsu trả lời: phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Ðấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến (Mc. 14, 62).

* Kính mừng...

6. Vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói: Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? (Mc. 14, 63). * Kính mừng...

7. Quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, quý vị nghĩ sao? Tất cả đều lên án Người đáng chết (Mc. 14, 64). * Kính mừng...

8. Thế là một số bắt đầu khạc nhổ vào Người, bịt mắt Người lại, vừa đánh đấm Người vừa nói: Hãy nói tiên tri đi! Và bọn lính canh túm lấy Người mà tát túi bụi (Mc. 14, 65). * Kính mừng...

9. Trời vừa sáng, tất cả các thượng tế và kỳ mục trong dân cùng nhau bàn kế hại Ðức Giêsu, để xử tử Người (Mt. 27, 1). * Kính mừng...

10. Sau đó, họ trói Người lại và giải đi nộp cho tổng trấn Philatô. (Mt. 27, 2). * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ ba: Ðức Chúa Giêsu chịu đội mão gai.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Ðức Giêsu bị điệu ra trước mặt tổng trấn; tổng trấn hỏi Người: Ông là vua dân Do Thái sao? Ðức Giêsu trả lời: Chính ngài nói đó (Mt. 27, 11).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Nhưng khi các thượng tế và kỳ mục tố Người, thì Người không trả lời một tiếng.

(Mt. 27, 12) * Kính mừng...

3. Bấy giờ ông Philatô hỏi Người: Ông không nghe bao nhiêu điều họ làm chứng chống lại ông đó sao? (Mt. 27, 13). * Kính mừng...

4. Nhưng Ðức Giêsu không trả lời ông về một điều nào, khiến tổng trấn rất đổi ngạc nhiên. (Mt. 27, 14). * Kính mừng...

5. Vào mỗi dịp lể lớn, tổng trấn có lệ phóng thích cho đám đông một người tù, tùy ý họ muốn. (Mt. 27, 15). * Kính mừng...

6. Vậy khi đám đông đã tụ họp, thì tổng trấn Philatô nói với họ: Các ngươi muốn ta phóng thích ai cho các ngươi đây?Baraba hay Giêsu cũng gọi là Kitô? (Mt. 27, 17). * Kính mừng...

7. Nhưng các thượng tế và kỳ mục lại xúi đám đông đòi tha tên Baraba mà giết Ðức Giêsu. (Mt. 27, 20) * Kính mừng...

8. Bấy giờ lính của tổng trấn đem Ðức Giêsu vào trong dinh, và tập trung cả cơ đội quanh người. Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ. (Mt. 27, 27-28). * Kính mừng...

9. Rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà nhạo rằng: Vạn tuế Ðức Vua dân Do Thái! (Mt. 27, 29). * Kính mừng...

10. Rồi chúng khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy mà đập vào đầu Người. (Mt. 27, 30). * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ bốn: Ðức Chúa Giêsu vác Thánh Giá.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Chế giễu chán, chúng lột áo choàng ra và cho Người mặc lại áo của mình, rồi điệu Người đi đóng đinh vào thập giá . (Mt. 27, 31).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Khi điệu Ðức Giêsu đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Simon, gốc Kyrênê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Ðức Giêsu. (Lc. 23, 26). * Kính mừng...

3. Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người. (Lc. 23, 27). * Kính mừng...

4. Ðức Giêsu quay lại phía các bà mà nói: Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu của chị em. (Lc. 23, 28). * Kính mừng...

5. Vì này đây sẽ tới những ngày người ta phải nói: Phúc thay những đàn bà hiếm hoi, những lòng dạ không sinh đẻ, những kẻ không cho bú mớm. (Lc. 23, 29) * Kính mừng...

6. Bấy giờ người ta sẽ bắt đầu nói với núi non: Ðổ xuống chúng tôi đi! Và bảo các đồi: Phủ lấp chúng tôi đi! (Lc. 23, 30). * Kính mừng...

7. Vì cây xanh tươi mà người ta còn đối xử như thế, thì cây khô héo sẽ ra sao? (Lc. 23, 31). * Kính mừng...

8. Có hai tên gian phi cũng bị điệu đi hành quyết cùng với Người. (Lc. 23, 32) * Kính mừng...

9. Khi đến nơi gọi là Ðồi Sọ, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. (Lc. 23, 33) * Kính mừng...

10. Bấy giờ Ðức Giêsu cầu nguyện rằng: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm. Rồi họ bắt thăm mà chia áo của Người. (Lc. 23, 34)

* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ năm: Ðức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Ðứng gần thập giá Ðức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của bà thân mẫu, bà Maria vợ của ông Clôpát, cùng với bà Maria Madalena. (Ga. 19, 25).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Khi ấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Ðức Giêsu nói với thân mẫu rằng: Thưa Bà, đây là Con của Bà. (Ga 19, 26). * Kính mừng...

3. Rồi Người nói với môn đệ: Ðây là mẹ của anh. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19, 27). * Kính mừng...

4. Sau đó, Ðức Giêsu biết mọi sự đã?àn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: Tôi khát! (Ga 19, 28). * Kính mừng...

5. Ở đó có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. (Ga 19, 29)

* Kính mừng...

6. Nhắp xong, Ðức Giêsu nói: Thế là đã hoàn tất! Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí. (Ga 19, 30). * Kính mừng...

7. Hôm đó là ngày áp lễ, người Do Thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabat?#224; ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Nên họ xin Philatô cho đánh dập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. (Ga 19, 31). * Kính mừng...

8. Khi đến gần Ðức Giêsu và thấy Người đã chết , họ không đánh giập ống chân Người. (Ga 19, 32) * Kính mừng...

9. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì máu cùng nước chảy ra. (Ga 19, 33). * Kính mừng...

10. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. (Ga 19, 34).

* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

C. NĂM SỰ MỪNG

Việc đọc kinh Mân Côi cũng như việc cầu nguyện, không nhất thiết phải quỳ hàng giờ, phải đọc hết chuỗi này đến chuỗi khác trong nhà thờ, nhưng là sự chúng ta phải biết cách đọc kinh Mân Côi một cách sốt sắng, biết suy ngắm những sự mầu nhiệm trong mỗi chục kinh chúng ta đang đọc, và có thể lần hạt trong lúc làm việc, trong lúc đi bộ, trong lúc lái xe, trong lúc thổi cơm nấu nước.

Tại Pompei, nước Ý, Ðức Mẹ nói với thánh Eulalia rằng: 50 kinh đọc cách thong thả và sốt sắng còn hơn 150 kinh đọc nhanh mà chia trí.

Tại Fatima, Ðức Mẹ nói với 3 trẻ rằng: Mẹ hứa sẽ ban những ơn cần thiết cho những ai dùng 5 thứ bảy đầu tháng liền, để xưng tội, rước lễ, đọc 50 kinh Mân Côi, tâm sự với Mẹ 15 phút trong khi suy ngắm về 15 sự mầu nhiệm Mân Côi với ý chỉ đền tạ Mẹ

Người ta kể rằng cách nay mấy chục năm, trong một tai nạn đắm tầu tại Mỹ trên biển Ðại Tây Dương, cô Marian Slack đã được sống sót sau 7 tiếng đồng hồ vật lộn với sóng biển, nhờ chuỗi Mân Côi. Trước khi nhảy ra khỏi tầu, cô đọc vội vàng mấy kinh Kính Mừng, tay nắm chặt cỗ Tràng Hạt. Khi được cứu sống, người ta thấy những hột tràng hạt lẳn sâu vào các ngón tay và tượng Thánh Giá của cỗ tràng hạt đã nằm gọn lỏn trong da thịt lòng bàn tay. Khi tỉnh dậy, cô kể rằng: Tôi đã buông xuôi, nếu tôi không tin tưởng vào tràng hạt Mân Côi. Tôi biết chắc chắn thế nào Ðức Mẹ Mân Côi cũng cứu sống tôi.

Cha Payton đã viết rằng: Thế giới cầu kinh, thế giới an bình.

Gia đình cầu nguyện với nhau,

Gia đình tồn tại bền lâu trọn đời.

Vậy giờ đây chúng ta hãy cùng nhau lần hạt 5 sự Mừng.

Thứ nhất: Ðức Chúa Giêsu sống lại.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Vừa hết ngày sabát, bà Maria Macđala với bà Maria mẹ ông Giacôbê, và bà Salômê, mua dầu thơm để ướp xác Ðức Giêsu. (Mc 16, 1).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ.

(Mc 16, 2). * Kính mừng...

3. Các bà bảo nhau; Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây? (Mc 16, 3 ).

* Kính mừng...

4. Nhưng vừa ngước mắt lên, các bà đã thấy tảng đá lăn ra một bên rồi, mà tảng đá ấy lớn lắm. (Mc 16, 4). * Kính mừng...

5. Vào trong mộ, các bà thấy một người thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng; các bà hoảng sợ. (Mc 16, 5). * Kính mừng...

6. Nhưng người thanh niên liền nói: đừng hoảng sợ! Các bà tìm Ðức Giêsu Nadarét, Ðấng bị đóng đinh chứ gì! Người đã chỗi dậy rồi, không còn đây nữa. Chỗ đã đặt Người đây này! (Mc 16, 6). * Kính mừng...

7. Xin các bà về nói với môn đệ Người và ông Phêrô rằng Người sẽ đến Galilê trước các ông. Ở đó các ông sẽ được thấy Người như Người đã nói với các ông.

(Mc 16, 7). * Kính mừng...

8. Sau khi sống lại, vào lúc tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần, Ðức Giêsu hiện ra trước tiên với bà Maria Mácđala, là kẻ đã được Người trừ cho bảy quỷ. (Mc 16, 9).

* Kính mừng...

9. Sau đó, Người tỏ mình ra dưới một hình dạng khác cho hai người trong nhóm các ông, khi họ đang trên đường đi về quê. (Mc 16, 12). * Kính mừng...

10. Sau cùng Người tỏ mình ra cho chính nhóm Mười Một đang khi các ông dùng bữa. Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người chỗi dậy. (Mc 16, 14).

* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ hai : Ðức Chúa Giêsu lên trời

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Trước ngày ấy, Người đã dạy bảo các Tông Ðồ mà Người đã tuyển chọn nhờ Thánh Thần. (Cv 1, 2).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Người lại còn dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy là Người vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình: trong bốn mươi ngày, Người đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên Chúa. (Cv 1, 3). * Kính mừng...

3. Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông Ðồ, Ðức Giê-su truyền cho các ông không được rời khỏi Giê-ru-sa-lem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa, "điều mà anh em đã nghe Thầy nói tới. (Cv 1, 4). * Kính mừng...

4. đó là: ông Gio-an thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần." (Cv 1, 5). * Kính mừng...

5. Bấy giờ những người đang tụ họp ở đó hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không?" (Cv 1, 6).

* Kính mừng...

6. Người đáp : "Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em". (Cv 1, 7-8a). * Kính mừng...

7. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất." (Cv 1, 7-8b). * Kính mừng...

8. Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa. (Cv 1, 9). * Kính mừng...

9. Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Người đi, thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh. (Cv 1, 10). * Kính mừng...

10. "Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn lên trời? Ðức Giê-su, Ðấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời." (Cv 1, 11). * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ ba: Ðức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. (Cv 2: 1-2).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. (Cv 2: 3-3). * Kính mừng...

3. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho. (Cv 2: 4-4). * Kính mừng...

4. Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình. (Cv 2: 6-6). * Kính mừng...

5. Họ sửng sốt, thán phục và nói: "Những người đang nói đó không phải là người Ga-li-lê cả ư? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta?" (Cv 2: 7-8). * Kính mừng...

6. Ai nấy đều sửng sốt và phân vân, họ bảo nhau: "Thế nghĩa là gì?" (Cv 2, 12).

* Kính mừng...

7. Bấy giờ, ông Phê-rô đứng chung với Nhóm Mười Một lớn tiếng nói với họ rằng: "Thưa anh em miền Giu-đê và tất cả những người đang cư ngụ tại Giê-ru-sa-lem, xin biết cho điều này, và lắng nghe những lời tôi nói đây. (Cv 2, 14).

* Kính mừng...

8. Chính Ðức Giê-su đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng. (Cv 2, 32). * Kính mừng...

9. Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống: đó là điều anh em đang thấy đang nghe.

(Cv 2, 33). * Kính mừng...

10. Vậy toàn thể nhà Ít-ra-en phải biết chắc điều này: Ðức Giê-su mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Ðức Chúa và làm Ðấng Ki-tô." (Cv 2, 36). * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ bốn: Ðức Chúa Trời cho Ðức Bà lên trời.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Khi Ðức Giê-su đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người: "Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!" (Lc 11, 27).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Nhưng Người đáp lại: "Ðúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28). * Kính mừng...

3. Quả thế, như mọi người vì liên đới với A-đam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Ðức Ki-tô, cũng được Thiên Chúa cho sống. (1Cr 15, 22).

* Kính mừng...

4. Nhưng mỗi người theo thứ tự của mình: mở đường là Ðức Ki-tô, rồi khi Ðức Ki-tô quang lâm thì đến lượt những kẻ thuộc về Người. (1Cr 15, 23).

* Kính mừng...

5. Sau đó mọi sự đều hoàn tất, khi Người đã tiêu diệt hết mọi quản thần, mọi quyền thần và mọi dũng thần, rồi trao vương quyền lại cho Thiên Chúa là Cha.

(1Cr 15, 24). * Kính mừng...

6. Thật vậy, Ðức Kitô phải name vương quyền cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Người (1Cr 15, 25). * Kính mừng...

7. Thù địch cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết. (1Cr 15, 26) * Kính mừng...

8. Vì Thiên Chúa đã đặt muôn loài dưới chân Ðức Kitô. (1Cr 15, 27a)

* Kính mừng...

9. Vì kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo giống xuống thì hư nát, mà chỗi dậy thì bất diệt. (1Cr 15, 42). * Kính mừng...

10. Gieo giống là thân thể có sinh khí, mà chỗi dậy là thân thể có thần khí. (1Cr 15, 44). * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ năm: Ðức Chúa Trời thưởng Ðức Mẹ trên Nước Thiên Ðàng.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Vậy khi cái thân phải hư nát này mặc lấy sự bất diệt, khi cái thân phải chết này mặc lấy sự bất tử, thì bấy giờ sẽ ứng nghiệm lời Kinh Thánh sau đây: Tử thần đã bị chôn vùi. Ðây giờ chiến thắng! (1Cr 15, 54).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi? (1Cr 15, 55). * Kính mừng...

3. Nhưng tạ ơn Thiên Chúa, vì Người đã cho chúng ta chiến thắng nhờ Ðức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. (1Cr 15, 57). * Kính mừng...

4. Ðền Thờ Thiên Chúa ở trên trời mở ra, và Hòm Bia Giao Ước xuất hiện trong Ðền Thờ. (Kh 11, 19a). * Kính mừng...

5. Rồi có điềm lớn xuất hiện trên trời: một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao. (Kh 12, 1).

* Kính mừng...

6. Hàng cung nữ, có những vị công chúa, bên hữu Ngài, Hoàng Hậu sánh vai, trang điểm vàng Ô-phia lộng lẫy. (Tv 45: 10). * Kính mừng...

7. Tôn Nương hỡi, xin hãy nghe nào, đưa mắt nhìn và hãy lắng tai, quên dân tộc, quên đi nhà thân phụ. (Tv 45, 11). * Kính mừng...

8. Sắc nước hương trời, Quân Vương sủng ái, hãy vào phục lạy: "Người là Chúa của Bà". (Tv 45, 12). * Kính mừng...

9. Ðẹp lộng lẫy, này đây Công Chúa, mặc xiêm y dệt gấm thêu vàng. (Tv 45, 14)

* Kính mừng...

10. Phục sức huy hoàng, được dẫn tới Quân Vương, cùng các trinh nữ theo sau hầu cận (Tv 45, 15). * Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

D. NĂM SỰ SÁNG

Thiên Chúa là Ánh Sáng ( 1 Ga 1, 5 ). Chúa Kitô, Chúa chúng ta là Ánh Sáng bởi Ánh Sáng , là Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải tạo thành.. Người đã nhập thể trong lòng trinh nữ Maria và đã làm người. Người được Thiên Chúa sai đền trần gian để cứu độ trần gian. Người là Đấng Cứu Độ duy nhất đến từ Thiên Chúa, và mạc khải cho chúng ta biết Tình Yêu của Thiên Chúa.

Người là Ánh Sáng trần gian ( Ga 8, 12 ), là Ánh Sáng chiếu soi trong bóng tối ( Ga 1, 5). Người là Ánh Sáng soi đường cho dân ngoại ( Lc 2, 32 ). Nhờ Người mà chúng ta được biết Thiên Chúa và được sống đời đời ( Ga 17, 3 ).

Giáo Hội vẫn coi các mầu nhiệm của Chúa và Đức Mẹ được nhắc tới trong tràng hạt mân côi là bản tóm lược sách Tin Mừng, tóm lược các mầu nhiệm cứu độ có liên quan tới Chúa Giêsu. Năm sự vui nói đến mầu nhiệm nhập thể và cuộc đời niên thiếu của Chúa Giêsu. Năm sự thương nói về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa. Năm sự mừng nói về sự Phục Sinh vinh hiển của Chúa và vinh quang của Đức Mẹ.

Nhưng chưa có bản tóm lược về cuộc đời công khai của Chúa Giêsu. Cuộc đời công khai ấy rất quan trọng, để chúng ta có thể hiểu một cách trọn vẹn và sâu xa chân tính và sứ vụ của Chúa Giêsu. Người là ai? Người đến thế gian để làm gì? Người mang gì đến cho trần gian? Điều quan trọng nhất mà người mang đến cho nhân loại, chính là ánh sáng ban sự sống. Người đến cho nhân loại được sống và sống dồi dào ( Ga 10, 10).

Năm mầu nhiệm đời sống công khai của Chúa được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị công bố trong tông thư về tràng hạt mân côi được gọi là các mầu nhiệm ánh sáng , vì tất cả đều nhấn mạnh đến Chúa là Ánh Sáng Mạc khải . Các sự kiện được nhắc đến trong các mầu nhiệm đều là những biến cố mạc khải: Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan, Phép lạ tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng Nước Trời, Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor, Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể . Các biến cố ấy mạc khải chương trình và tình yêu của Chúa Cha, việc hoàn tất chương trình cứu độ nơi con người và sứ vụ của Chúa Giêsu.a

Chúng ta hãy chiêm ngắm các mầu nhiệm ấy với lòng ngưỡng mộ và yêu mến Chúa Giêsu, với ước muốn thực thi lời của Người, ước muốn được biết Chúa Cha nhờ mạc khải của Chúa Giêsu, ước muốn được cứu độ và được sống viên mãn.

Thứ nhất : Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. “Đúng theo lời đó, ông Gio-an Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội ”.( Mc 1:4)

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. “Mọi người từ khắp miền Giu-đê và thành Giê-ru-sa-lem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan .”( Mc 1:5) Kính mừng...

3. “Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng .”( Mc 1:6) Kính mừng...

4. “Ông rao giảng rằng: "Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người .”( Mc 1:7) Kính mừng...

5. “Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần ."( Mc 1:8) Kính mừng...

6. “Hồi ấy, Đức Giê-su từ Na-da-rét miền Ga-li-lê đến, và được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan .”( Mc 1:9) Kính mừng...

7. “Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình .”( Mc 1:10) Kính mừng...

8. “Lại có tiếng từ trời phán rằng: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con ."( Mc 1:11) Kính mừng...

9. “Ông Gio-an còn làm chứng: "Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người .”( Ga 1:32) Kính mừng...

10. “Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: "Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần ."( Ga 1:33) Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ hai : Chúa Giêsu đổi nước thành rượu tại tiệc cưới Cana

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. “Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giêsu .”( Ga 2:1)

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. “Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người: "Họ hết rượu rồi ."( Ga 2:3) Kính mừng...

3. “Đức Giê-su đáp: "Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến ."( Ga 2:4) Kính mừng...

4. “Thân mẫu Người nói với gia nhân: "Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo ."( Ga 2:5) Kính mừng...

5. “Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước .”( Ga 2:6) Kính mừng...

6. “Đức Giê-su bảo họ: "Các anh đổ đầy nước vào chum đi!" Và họ đổ đầy tới miệng .”( Ga 2:7) Kính mừng...

7. “Rồi Người nói với họ: "Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc." Họ liền đem cho ông .”( Ga 2:8) Kính mừng...

8. “Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại ”( Ga 2:9) Kính mừng...

9. “và nói: "Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ ."( Ga 2:10) Kính mừng...

10. “Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người .”( Ga 2:11) Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ ba : Đức chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. “Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa .”( Mc 1:14)

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. “Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng ."( Mc 1:15) Kính mừng...

3. “Thế rồi Đức Giê-su đi khắp miền Ga-li-lê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân .”( Mt 4:23) Kính mừng...

4. “Danh tiếng Người đồn ra khắp xứ Xy-ri. Thiên hạ đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền: những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt; và Người đã chữa họ .”( Mt 4:24) Kính mừng...

5. “Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận .”( Lc 4:14) Kính mừng...

6. “Người giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh .”( Lc 4:15) Kính mừng...

7. “Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh .”( Lc 4:16) Kính mừng...

8. “Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng :”( Lc 4:17) Kính mừng...

9. “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa .”( Lc 4:18-19) Kính mừng...

10. "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe." (Lc 4:21-21) Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ bốn : Chúa Giêsu hiển dung trở nên sáng láng trên núi

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. “Khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy, Đức Giê-su lên núi cầu nguyện đem theo các ông Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê .”( Lc 9:28)

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. “Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà .”( Lc 9:29) Kính mừng...

3. “Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Mô-sê và ông Ê-li-a .”( Lc 9:30) Kính mừng...

4. “Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giê-ru-sa-lem .”( Lc 9:31) Kính mừng...

5. “Còn ông Phê-rô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Đức Giê-su, và hai nhân vật đứng bên Người .”( Lc 9:32) Kính mừng...

6. “Đang lúc hai vị này từ biệt Đức Giê-su, ông Phê-rô thưa với Người rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a." Ông không biết mình đang nói gì .”( Lc 9:33) Kính mừng...

7. “Ông còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ .”( Lc 9:34) Kính mừng...

8. “Và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người !"( Lc 9:35) Kính mừng...

9. “Tiếng phán vừa dứt, thì chỉ còn thấy một mình Đức Giê-su. Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy .”( Lc 9:36) Kính mừng...

10. “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật .”( Ga 1:14) Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ năm : Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. “Đã đến ngày lễ Bánh Không Men, ngày phải sát tế chiên Vượt Qua .”( Lc 22:7)

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. “Đức Giê-su sai ông Phê-rô với ông Gio-an đi và dặn: "Các anh hãy đi dọn cho chúng ta ăn lễ Vượt Qua ."( Lc 22:8) Kính mừng...

3. “Các ông ra đi, thấy mọi sự y như Người đã nói, và các ông dọn tiệc Vượt Qua .”( Lc 22:13) Kính mừng...

4. “Khi giờ đã đến, Đức Giê-su vào bàn, và các Tông Đồ cùng vào với Người .”( Lc 22:14) Kính mừng...

5. “Người nói với các ông: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình .”( Lc 22:15) Kính mừng...

6. “Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa ."( Lc 22:16) Kính mừng...

7. “Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: "Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau .”( Lc 22:17) Kính mừng...

8. “Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Triều Đại Thiên Chúa đến ."( Lc 22:18) Kính mừng...

9. “Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy ."( Lc 22:19) Kính mừng...

10. “Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em .”( Lc 22:20) Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tìm hiểu Văn Phòng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
10:17 28/09/2013
Tìm hiểu về Văn Phòng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh

Từ ngày Đức Hồng Y Bergoglio được bầu chọn trở thành Giáo hoàng Phanxico của Giáo Hội Công gíao, thế giới chú ý nhiều đến nếp sống Giáo Hội Công Giáo nhiều hơn. Lẽ dĩ nhiên trong đó có tò mò cùng pha lẫn cả khía cạnh tiêu cực nữa, đang lúc Giáo Hội có nhiều những tin tức không sáng sủa và cần phải sửa chữa canh tân, cùng những khó khăn đòi hỏi thách thức về nhiều mặt.

Ngày 31.08.2013 ngài đã bổ nhiệm vị tân Quốc vụ khanh tòa Thánh Đức Tổng giám mục Pietro Parolin thay thế vị đương kim Quốc vụ Khanh Đức Hồng Y Tarcisio Bertone. Theo dư luận, việc bổ nhiệm này được chờ đợi từ lâu.

Quốc vụ khanh tòa thánh là gì?

1. Trong dòng lịch sử thành hình.

Chức vụ này tương đối mới, nhưng từ thời Trung cổ cũng đã có những Thư ký lo giúp việc cho Đức Giáo Hoàng rồi. Vì thế, có thể nói, những văn phòng thư ký đó là tiền thân cho cơ quan văn phòng Quốc vụ Khanh tòa thánh được thành hình sau đó.

Thời các vị Giáo Hoàng cư ngụ ở thành Avignon bên Pháp năm 1338 đã có bút tích ghi lại về chức vụ này theo khuôn mẫu của các chính phủ nước Anh và Pháp. Nhiệm vụ của những vị Thư ký này lo về việc hành chính, tiền bạc, về mối liên lạc cũng như nhưng thư từ, chứng thư của văn phòng tòa thánh.

Những Thư ký tòa thánh từ thời Đức Giáo Hoàng Benedicto XII. (1334-1342) lo công việc ngoại giao trong văn phòng tòa thánh.

Đến đầu thế kỷ thứ 15. vì tính cách cần thiết do công việc thêm nhiều cùng phải mau chóng thi hành, nên một cơ quan hành chánh mới được thánh lập như „Camera Secreta“ thời Đức Giáo Hoàng Martin V. (1417 -1431), và „Secretaria Apostolica“ thời Đức Giáo Hoàng Innocenz VIII. 1484 -1492 qua Tông huấn „Non debet reprehensible“ ngày 31. 12.1487 được chính thức sắp xếp cho có thứ tự với 24 vị Thư ký và có một vị „ Secretarius domesticus“ đứng đầu văn phòng.

Dưới thời Đức Giáo Hoàng Leo X. ( Giovanni de Medici 1513-1521) cơ quan hành chánh Secretarius intimus được thành lập lo việc hành chành nội bộ tòa thánh.

Secretarius intimus, cả Secretarius Papae hay Secretarius maior một thời gian dài hầu như do một vị linh mục có hàm tước Đức Ông đứng đầu, rất hiếm có vị nào có chức Giám mục. Nhưng từ thời Đức Giáo Hoàng Innozenz X. ( Gioavanni Battista Pamphilj 1644-1655) cơ quan này được ấn định do một vị Hồng Y đứng đầu.

Thời Đức Giáo Hoàng Innozenz XII. ( Antonio Pignatelli 1691-1700) chính thức trao toàn quyền cho vị Quốc vụ Khanh tòa thánh lo việc nội bộ cũng như ngoại vụ của tòa thánh, như một quốc gia.

Nhưng cơ quan phủ bộ này do hoàn cảnh vì công việc hành chánh trong dòng lịch sử Giáo Hội được lập ra. Nên nó cũng không tránh khỏi luật cần phải được điều chỉnh canh cải trong dòng thời gian.

2. Những canh tân cải tổ trong dòng thời gian

Thời Đức Giáo Hoàng Gregor XVI. ( Bartolomeo Alberto Mauro Cappellari 1831-1864) văn phòng Quốc vụ Khanh được cải tổ lại chia thành hai văn phòng riêng biệt với hai vị Quốc vụ Khanh, một vị lo việc nội bội của quốc gia tòa thánh, một vị lo việc hành chánh ngoại vụ.

Đến thời Thánh giáo hoàng Pius IX. ( Giovanni Maria Mastai Ferretti, 1846-1878) năm 1846 bãi bỏ hai vị Quốc vụ khanh cho văn phòng này, nhưng chia văn phòng thành hai , một lo việc nội bộ, một lo việc ngoại vụ của tòa thánh.

Văn phòng Quốc vụ khanh Tòa thánh từ năm 1917 được chính thức ghi trong bộ Gíao Luật 1917 Canon 262 với danh hiệu Officium Secretariae Status, cuius moderator est cardinalis Secretarius Status.

Thời Đức gíao hoàng Phaolo VI. ( Giovanni Battista Montini 1963-1978) Văn phòng Quốc vụ Khanh được cải tổ có chỗ đứng quan trọng mới trong giáo triều. Văn phòng Quốc vụ Khanh trở thành cơ quan hành chánh đứng đầu các bộ phủ trong Giáo triều Roma với quyền hạn rộng lớn toàn quyền, như một „ siêu văn phòng bộ phủ“.

Văn phòng Quốc vụ Khanh tòa thánh có nhiệm vụ trực tiếp trợ giúp Đức Giáo Hoàng trong việc lo cho toàn thể Guáo Hội và những mối liên lạc với những Văn phòng bộ phủ trong giáo triều. Văn phòng có toàn quyền trong phạm vi được Đức Giáo Hoàng trao cho, và những gì không nằm trong trách nhiệm của các văn phòng cơ quan bộ phủ khác trong giáo triều. Như Đức Hồng Y Paul Poupard đã nói về Văn phòng Quốc vụ Khanh tòa thánh là „ lỗ tai, trái tim và cánh tay của Đức Giáo Hoàng.“

Thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II. (Karol Wojtila, 1978-2005), ngày 28.06.1988 qua Tông huấn Pastor Bonus, lại có cải tổ trong giáo triều Roma. Khoản 39 nói đến việc cải tổ Văn phòng Quốc vụ Khanh tòa thánh: Văn phòng này do vị Hồng vị đứng đầu. Văn phòng bao gồm hai nhánh, một nhánh cho những công việc chung trong Giáo Hội do một vị phụ tá đứng đầu, và một nhánh lo việc ngoại giao liên lạc với những quốc gia trên thế giới có vị thư ký riêng cùng có vị thư ký phụ tá bên cạnh.

Xưa nay người ta thường nghĩ và nói, Vị Quốc vụ Khanh Toà Thánh là nhân vật quan trọng thứ hai sau Đức Giáo Hoàng ở Tòa Thánh Vatican. Vị Quốc vụ Khanh được coi như là Thủ tướng người đứng đầu chính phủ quốc gia Vatican.

Vì là người trực tiếp làm việc bên cạnh Đức Giáo Hoàng, là người được Đức Giáo Hoàng tín nhiệm như „alter ego“ của Đức gíao hoàng, nên các Vị Hồng Y Quốc vụ Khanh do chính Đức Giáo Hoàng tuyển chọn bổ nhiệm, và thường là người Ý. Tuy vậy cũng có trường hợp trừ.

3. Một vài vị Quốc vụ Khanh

Đức gíao hoàng Pius XII. ( Eugenio Pacelli 1939-1958) ̣ trước khi được bầu chọn trở thánh Giáo Hoàng đã từng là Hồng Y Quốc vụ Khanh lỗi lạc sáng chói trong giáo triều Roma từ 1930-1939. Nhưng khi Vị Hồng Y quốc vụ Khanh Luigi Maglione của triều đại ngài qua đời, ngài đã không bổ nhiệm ai thay thếvị Quốc vụ Khanh đã qua đời. Ngài tự lo việc văn phòng Quốc vụ Khanh. Đây là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt.

Ngày 2.5.1969 Đức Giáo Hoàng Phaolo V. đã bổ nhiệm Đức Hồng Y người Pháp Jean Villot, Tổng giám mục Lyon, làm Quốc vụ Khanh tòa Thánh, đã là điều gây ngạc nhiên, và thành cơn „ sốc“ cho nhiều giới. Nhưng Đức Giáo Hoàng Phaolo V. qua đó muốn quyết tâm quốc tế hóa bộ phủ giáo triều Roma, mà bấy lâu đều do người Ý nắm giữ các bộ phủ.

Khi Đức Hồng Y Quốc vụ Khanh Jean Villot qua đời năm 1979 , Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II. có quyết định cũng gây ngạc nhiên cho nhiều người. Ngài bổ nhiệm Monsignore Agostino Casaroli , là vị Bộ trưởng ngại giao Tòa Thánh, làm Quốc vụ Khanh tòa thánh.

Đức Hồng Y Quốc vụ Khanh Casaroli còn gây ngạc nhiên nữa khi ngài đề ra chính sách về phía Đông với những nước Cộng Sản khối Sô Viết. Ngài là kiến trúc sư cho chính sách đối thoại này với chính phủ các nước Cộng sản Đông Âu. Chính sách này không được các vị chủ chăn ở những nước bên vùng Đông Âu tán thưởng bằng lòng, nhất là những vị chủ chăn nước Ba Lan của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II. hầu như thẳng thắn chống vị Quốc vụ Khanh Casaroli.

Nhưng Đức Hồng Y Quốc vụ Khanh Casaroli là nhà ngoại giao chuyên nghiệp tài giỏi trên trường quốc tế. Ngài có khả năng thiên phú về lãnh vực này. Nên ngài được mọi người trên thế giới, nhất là các Chính phủ kính trọng nể vì. Ngài đã từng được bầu làm Chủ Tịch Cơ quan Hội nghị an ninh hợp tác Âu châu. Có lẽ vì thế mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II. đã chọn ngài là „tai mắt trái tim cánh tay“ cho mình trong chức vụ Quốc vụ Khanh.

Năm 1990 Đức Hồng Y Quốc vụ Khanh Casaroli lui về nghỉ hưu, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II. đã đề cử Đức Tổng giám mục Angelo Sodano làm Quốc vụ Khanh thay thế. Từ năm 1978-1988 ngài đã là Sứ Thần tòa thánh ở bên nước Chile.

Năm 2006 Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI. bổ nhiệm Đức Hồng Y Tarcisio Bertone (2006- 2013) thay thế Đức Hồng Y Sodano đi nghỉ hưu, trong chức vụ Quốc vụ Khanh tòa thánh. Trước đây từ 1995-2002 Đức Hồng Y Bertone đã là thư ký cho Đức Giáo Hoàng, khi ngài còn là Bộ trưởng Bộ tín lý đức tin dưới thời Á Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II.

Dưới thời Đức Hồng Y Quốc vụ Khanh Bertone giới quan sát bình luận nhận xét có nhiều sự việc tiêu cực gây xa lạ có khi còn hoang mang cho sinh hoạt trong Giáo Hội.

Và ngày 31.08.2013 Đức đương kim Giáo Hoàng Phanxico đã bổ nhiệm Đức tổng giám mục Pietro Parolin , đang là Sứ Thần tòa Thánh ở nước Venezuela, làm Quốc vụ Khanh tòa Thánh thay thế Đức Hồng Y Bertone đi nghỉ hưu. Đức tổng giám mục Parolin là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp sáng gía. Ngài đã được cử làm Trưởng đoàn hội đàm với các chính phủ Israel, Việt Nam về liên lạc ngoại giao đẳng cấp quốc gia cũng như về Tôn giáo. Và ngài là người tìm con đường liên lạc đối thoại với chính phủ Bắc Kinh.

Vị tân Quốc vụ Khanh Pietro Parolin là người còn trẻ , 58 tuổi, trong chức vụ này. Nhiều giới quan sát bình luận cho đây là bước khởi đầu sự cải tổ canh tân giáo triều Roma của Đức Giáo Hoàng Phanxico.

Như các vị tiền nhiệm, rồi đây ngài sẽ được thăng tước vị Hồng Y trong Giáo Hội. Ngài sẽ bắt đầu sứ vụ mới ngày 15.10.2013.

Xưa nay hầu như mọi việc hành chánh trong ngoài của Tòa Thánh Roma đều do phủ Quốc vụ Khanh phụ trách. Nhưng từ ngày Đức Giáo Hoàng Phanxico lên, ngài đã lập ra Ban cố vấn gồm các Vị Hồng Y của nhiều nước để cùng giúp ngài trong việc cải tổ điều hành Giáo Hội. Có thể vì thế, văn phòng Quốc vụ Khanh và vị Quốc vụ Khanh sẽ không còn làm việc theo cung cách như xưa nay nữa.

**********************

Á Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II. đã canh tân cải tổ bộ máy hành chánh của giáo triều Roma cách đây từ hơn hai thập niên qua. Theo với sự phát triển của dòng lịch sử thời gian, những cơ cấu tổ chức đó cũng cần phải xét lại và canh tân cải tổ, cho có hiệu qủa cùng phù hợp với sứ mệnh làm chứng truyền giáo của Giáo Hội trong dòng thời gian.

Prälat Stephan Heße năm 2012 được Đức Hồng Y Joachim Meisner bổ nhiệm làm Cha Chính cho Tổng giáo phận Cologne, một chức vụ được Đức Tổng giám mục tín nhiệm trao cho toàn quyền thay thế ngài trong công việc hành chánh, tài chánh của Tổng giáo phận.

Prälat Heße đã phát biểu suy tư của mình: „Tôi vui mừng và cám ơn Đức Hồng Y tín nhiệm cử tôi vào chức vụ Cha Chính như một „Alter ego“ của Đức Hồng Y . Nhưng tôi sẽ cố gắng sống cư xử làm sao „ mehr Priester als Manager - nhiều tính chất Linh mục hơn là một người quản trị!“.

Monsignore Luigi Bettazzi đã có suy tư nhận định về chức vụ Quốc vụ Khanh tòa thánh, và ngài cho đó là quan trọng, vị đó phải là „vị Quốc vụ Khanh cho Giáo Hội Chúa nhiều hơn là Bộ Trưởng cho một quốc gia đất nước!“

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Đức Phanxicô tiếp kiến ban thường vụ Hội đồng Giám mục Venezuela
Chỉnh Trần, S.J.
09:53 28/09/2013
Đức Phanxicô tiếp kiến ban thường vụ Hội đồng Giám mục Venezuela

26.09.2013 – Buổi tiếp kiến giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và ban thường vụ Hội Đồng Giám Mục Venezuela diễn ra khá đơn sơ nhưng rất sống động. Dẫn đầu phái đoàn của các giám mục Venezuela là Đức Cha Chủ tịch Diego Padrón, Tổng Giám mục Cumaná. Cùng tham dự buổi tiếp kiến với ngài có 2 Đức Cha phó Chủ tịch và thư ký của Hội Đồng Giám mục.
Một trong số các giám mục đã tặng Đức Giáo Hoàng một món quà rất thiết thực, đó là một hộp cà phê.

- Với thứ này Đức Thánh Cha có thể pha và thưởng thức tách cà phê mỗi buổi chiều.
- Ồ Đức Cha biết tôi thích cà phê.

Ngoài việc tặng Đức Giáo Hoàng cà phê Venezuela, các giám mục đã trình lên Đức Thánh Cha tình hình của Giáo Hội và xã hội tại đất nước của họ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn theo sát tình hình hiện nay ở Venezuela. Ngài đã xin thế giới cầu nguyện cho đất nước Nam Mỹ này. Ngài cũng đã tiếp kiến tổng thống Nicolás Maduro và một nhóm các chính trị gia đối lập. Gần đây nhất, Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Đức Cha Pietro Parolin làm tân Quốc vụ Khanh Tòa Thánh. Cho đến khi nhậm chức, Đức Cha Parolin hiện đang làm sứ thần Tòa Thánh tại thủ đô Caracas của Venezuela.

Chỉnh Trần, S.J.
 
Kỷ niệm 60 năm sống ơn gọi dâng hiến của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Chỉnh Trần, S.J.
09:54 28/09/2013
Kỷ niệm 60 năm sống ơn gọi dâng hiến của Đức Giáo Hoàng Phanxicô

60 năm trước, vào ngày 21/09/1953, tại một ngôi thánh đường ở Flores thuộc thủ đô Buenos Aires bên Argentina, chàng thanh niên 17 tuổi Jorge Mario Bergoglio đã nghe tiếng Chúa gọi để trở thành linh mục. 60 năm sau, vị linh mục trẻ đó đã trở thành Giáo Hoàng thứ 266 của Giáo Hội Công Giáo.

Sau khi tu học trong Đại chủng viện, ngài vào nhà tập Dòng Tên ở Cordoba năm 1958 và khấn lần đầu trong Dòng năm 1960. Sau đó, thầy Bergoglio học nhân văn và triết học, và đã hoàn thành chương trình cử nhân triết học tại Đại Học Maximo San José ở San Miguel năm 1963. Theo chương trình huấn luyện của Dòng, sau thời gian học triết, thầy Bergoglio đã làm hai năm thực tập tông đồ tại hai trường Inmaculada ở Santa Fe và Salvador ở Buenos Aires. Tại đây, thầy giảng dạy văn học và tâm lý học. Sau thời gian thực tập tông đồ, thầy đã học Thần học tại chủng viện San Miguel, từ năm 1967 đến năm 1970. Hoàn tất chương trình thần học, thầy Bergoglio được Đức Tổng Giám Mục José Ramón Castellano phong chức linh mục vào ngày 13 tháng 12 năm 1969.

Sau khi chịu chức, cha Bergoglio đã làm nhà Tập năm ba tại Tây Ban Nha từ năm 1970 đến 1971 trước khi khấn trọng năm 1973. Sau khi hoàn thành chương trình nhà tập năm ba, từ năm 1971 đến 1973, cha Bergoglio đã được đặt làm Giám tập, trong thời gian này, cha cũng là giáo sư thần học tại học viện Maximo. Năm 1973, linh mục trẻ Bergoglio được Cha Bề Trên Cả Dòng Tên đặt làm giám tỉnh khi mới 36 tuổi. Ngài giữ chức vụ này trong vòng 6 năm.

Sau thời gian hoạt động tích cực trong vai trò linh mục cũng như giáo sư thần học, năm 1992, cha Bergoglio được bổ nhiệm làm tổng giám mục phó giáo phận Buenos Aires với quyền kế vị, hiệu tòa Auca.

Năm 1998, ngài thay Đức Hồng Y Quarracino trong chức vụ Tổng Giám Mục Buenos Aires. Trong một công nghị diễn ra ngày 21 tháng 02 năm 2001, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y cho ngài với Hiệu Tòa là nhà thờ Robert Bellarmino.

Ngày 13 thắng 3 năm 2013, trong ngày thứ hai của Mật nghị năm 2013, Đức Hồng Y Bergoglio được bầu làm Giáo Hoàng. Ngài là vị giáo hoàng thứ 266 của Giáo Hội Công Giáo. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên đến từ Châu Mỹ, đầu tiên xuất thân từ dòng Tên, và là vị Giáo Hoàng đầu tiên lấy danh hiệu là Phanxicô.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo La Civiltà Cattolica của Dòng Tên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chia sẻ về ơn gọi và lý do ngài chọn vào tu Dòng Tên như sau: “Tôi muốn một điều gì đó hơn nữa. Nhưng không biết nó là điều gì. Tôi nhập chủng viện của giáo phận. Tôi thích Dòng Đa Minh và có khá nhiều bạn bè Đa Minh. Nhưng rồi, tôi chọn Dòng Chúa Giêsu (ở Việt nam quen gọi là Dòng Tên), mà tôi biết khá rõ vì chủng viện vốn được trao phó cho Dòng Tên. Có ba điều đặc biệt khiến tôi lưu ý tới Dòng này: tinh thần truyền giáo, cộng đoàn và kỷ luật. Và điều đó thật lạ, bởi vì tôi thực sự, vâng, thực sự là một người vô kỷ luật. Nhưng kỷ luật của họ, cách họ xử lý thời gian, những điều này làm tôi lưu ý rất nhiều.”

Trong cuộc thăm viếng mục vụ đảo Sardinia hôm 22.09.2013, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chia sẻ tâm tình về ngày hồng ân của mình như sau: "Tôi muốn kể cho các bạn một kinh nghiệm bản thân. Hôm 21.09 tôi đã kỷ niệm 60 năm ngày tôi cảm thấy tiếng Chúa Giêsu trong tâm hồn tôi. Tôi không bao giờ quên được. Chúa đã cho tôi nghe được mạnh mẽ rằng tôi phải đi con đường ấy. Lúc đó tôi 17 tuổi. Tôi đã trải qua vài năm trước khi quyết định đi tu trở nên cụ thể. Sau bao nhiêu năm với một vài thành công, vui mừng, nhưng cũng có bao năm thất bại, mong manh, tội lỗi. Trong 60 năm đi trên con đường theo Chúa, của Chúa, cạnh Chúa, luôn luôn cùng với Chúa, tôi chỉ muốn nói với các bạn điều này: Tôi không bao giờ hối hận vì đã đi theo Chúa! Không phải vì tôi mạnh như Tarzan, tôi không hối hận vì cả trong những lúc đen tối, những lúc tội lỗi, yếu đuối, mong manh, thất bại, tôi đã nhìn Chúa Giêsu và tôi tín thác nơi Ngài. Chúa không bao giờ để tôi một mình! Các bạn hãy tín thác vào Chúa Giêsu, luôn luôn tín thác trong Ngài và tiến bước!"

Chỉnh Trần, S.J.
 
Đức Thánh Cha gặp gỡ 2 ngàn giáo lý viên quốc tế
LM. Trần Đức Anh chuyển ý O.P
16:07 28/09/2013
VATICAN. ĐTC Phanxicô mời gọi các giáo lý viên tái khởi hành từ Chúa Kitô, sống như giáo lý viên, để dẫn đưa tha nhân về với Chúa Kitô.

Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong bài huấn dụ khi gặp gỡ 2 ngàn giáo lý viên từ các nước trên thế giới tham dự Đại hội quốc tế về giáo lý do Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng tổ chức tại Vatican từ 26 đến 28-9 nhân dịp Năm Đức Tin.

Tham dự Hội nghị cũng có hơn 30 GM Chủ tịch các Ủy ban huấn giáo của các HĐGM trên thế giới, các vị giám đốc các văn phòng huấn giáo toàn quốc và giáo phận.

ĐTC đã đến Đại thính đường Phaolô 6 lúc 5 giờ chiều ngày 27-9-2013 và đã được mọi người tiếp đón nồng nhiệt. Lên tiếng sau lời chào mừng của Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, ĐTC đề cao tầm quan trọng của các giáo lý viên và cám ơn họ vì sự phục vụ cho Giáo Hội và trong Giáo Hội. ĐTC nói:

”Các giáo lý viên thân mến,

”Tôi vui mừng vì trong Năm Đức Tin, có cuộc gặp gỡ này dành cho anh chị em: huấn giáo là một cột trụ để giáo dục đức tin và cần có những giáo lý viên tốt! Cám ơn anh chị em vì việc phục vụ dành cho Giáo Hội và trong Giáo Hội. Tuy rằng nhiều khi việc phục vụ này thật là khó khăn, ta làm việc rất nhiều, dấn thân tận tình nhưng không thấy kết quả mong muốn; giáo dục về đức tin thật là điều tốt đẹp! Giúp các trẻ em, thiếu niên, người trẻ, người lớn ngày càng hiểu biết và yêu mến Chúa hơn, đó thực là một cuộc phiêu liêu giáo dục đẹp đẽ nhất, ta xây dựng Giáo Hội qua việc làm đó! Sống như giáo lý viên! ('Essere' catechisti!) Xin anh chị em chú ý, tôi không nói ”làm” giáo lý viên, nhưng là ”sống như giáo lý viên” vì đây là điều bao gồm cuộc sống. Ta hướng dẫn tới cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu bằng lời nói và bằng cuộc sống, bằng chứng tá. Và ”sống như giáo lý viên” đòi phải có lòng yêu mến ngày càng nồng nhiệt hơn đối với Chúa Kitô, yêu mến Dân thánh của Chúa. Và tình yêu này nhất thiết phải khởi hành từ Chúa Kitô.

Tái khởi hành từ Chúa Kitô như thế có nghĩa là gì đối với một giáo lý viên, đối với anh chị em, đối với tôi, vì tôi cũng là một giáo lý viên!

1. Trước tiên tái khởi hành từ Chúa Kitô có nghĩa là ”sống thân mật với Chúa”. Chúa Giêsu nồng nhiệt khuyến khích các môn đệ của Ngài về điều này trong Bữa Tiệc Ly, khi Ngài bắt đầu sống sự dâng hiến cao cả nhất của tình yêu, hy tế Thập Giá. Chúa Giêsu dùng hình ảnh cây nho và các cành, và Ngài nói: các con hãy ở lại trong tình yêu của Thầy, hãy gắn bó với thầy, như ngành nho gắn liền với thân cây nho. Nếu chúng ta kết hiệp với Chúa, chúng ta có thể sinh hoa trái, và đây chính là cuộc sống thân mật với Chúa Kitô.

Đối với một môn đệ, điều đầu tiên là ở với Thầy Chí Thánh, lắng nghe, học hỏi với Chúa. Và điều này luôn luôn có giá trị, là một hành trình kéo dài trọn cuộc sống! Ví dụ, đối với tôi, điều rất quan trọng là ở lại trước Nhà Tạm; ở trước mặt Chúa, để cho Chúa nhìn ngắm. Điều này sưởi ấm tâm hồn, giữ cho ngọn lửa tình bạn được luôn nồng cháy, làm cho ta cảm thấy thực sự được Chúa nhìn đến, gần gũi và yêu thương. Tôi hiểu rằng đối với anh chị em sự việc không đơn giản như vậy, nhất là đối với những người có gia đình và con cái, thật là khó tìm được thời giờ yên hàn lâu dài. Nhưng cám ơn Chúa, không phải tất cả mọi người đều phải làm như nhau, trong Giáo Hội có nhiều ơn gọi và hình thái thiêng liêng khác nhau; điều quan trọng là tìm được cách thức thích hợp để ở với Chúa; và mỗi người, trong bậc sống của mình có thể thực hiện được điều đó. Trong lúc này đây mỗi người có thể tự hỏi: làm thế nào tôi có thể ”ở với Chúa Giêsu?” Tôi có những lúc ở lại trước sự hiện diện của Chúa, trong thinh lặng, để cho Chúa nhìn tôi hay không? Tôi có để cho ngọn lửa tái sưởi ấm tâm hồn tôi hay không? Nếu trong tâm hồn tôi không có sức nóng của Thiên Chúa, của tình yêu Chúa, sự dịu dàng của Ngài, làm sao chúng ta là những người tội lỗi nghèo hèn có thể sưởi ấm tâm hồn người khác?

2. Yếu tố thứ hai: tái khởi hành từ Chúa Kitô có nghĩa là noi gương Chúa ra khỏi bản thân mình và đi gặp gỡ tha nhân. Đây là một kinh nghiệm đẹp, và hơi nghịch lý. Tại sao? Tại vì ai đặt Chúa Kitô ở trung tâm cuộc sống của mình, thì cũng tản ra ngoài! Hễ bạn càng kết hiệp với Chúa Giêsu, thì Chúa càng trở nên trung tâm cuộc sống của bạn, và Chúa càng làm cho bạn ra khỏi chính mình, làm cho bạn không co cụm vào mình, nhưng cởi mở đối với người khác. Đó thực là một năng động thực sự của tình yêu, là sự chuyển động của chính Thiên Chúa! Thiên Chúa là trung tâm, nhưng Ngài luôn luôn là sự hiến thân, là tương quan, là sự sống thông ban.. Cả chúng ta cũng trở nên như vậy, cả chúng ta cũng kết hiệp với Chúa Kitô, Ngài làm cho chúng ta đi vào năng động như thế của tình yêu. Nơi nào có sự sống đích thực trong Chúa Kitô, thì có sự cởi mở đối với tha nhân, có sự ra khỏi chính mình để đi gặp gỡ tha nhân nhân danh Chúa Kitô.

Tâm hồn của giáo lý viên luôn sống sự chuyển động ”sistole - diastole”, bóp vào - dãn ra: kết hiệp với Chúa Giêsu - gặp gỡ tha nhân. Nếu một trong hai chuyển động này thiếu thì con tim ngừng đập và ta không còn sống nữa. Lãnh nhận hồng ân Tin Vui (kerigma), và trao ban hồng ân ấy. Đó là điều ở trong chính bản chất của kerygma: đó là một hồng ân tạo ra sứ mạng, luôn thúc đẩy đi xa hơn bản thân. Thánh Phaolô đã nói: ”Tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy chúng ta”, nhưng ”sự thúc đẩy chúng ta” cũng có thể được dịch là ”sự chiếm hữu chúng ta”. Và thế là: tình yêu lôi kéo bạn và sai bạn đi, chiếm lấy bạn và trao bạn cho tha nhân. Trong động thái ấy, con tim của Kitô hữu cử động, đặc biệt là con tim của giáo lý viên. Tất cả chúng ta hãy tự hỏi: phải chăng con tim giáo lý viên của tôi cũng đập như thế: kết hiệp với Chúa Giêsu và gặp gỡ tha nhân? Nó được nuôi dưỡng trong tương quan với Chúa, nhưng có phải để dẫn tương quan ấy tới tha nhân hay không? Tôi nói với anh chị em một điều: tôi không hiểu làm sao một giáo lý viên có thể đứng im, không có sự chuyển động như thế.

3. Và yếu tố thứ ba vẫn luôn ở trong đường hướng ấy: tái khởi hành từ Chúa Kitô có nghĩa là không sợ ra đi với Chúa tới các khu ngoại ô. Ở đây tôi nghĩ đến chuyện ông Giona, một nhân vật thật là hay, nhất là trong thời đại chúng ta có những thay đổi và bất định. Giona là một người đạo đức, có đời sống yên hàn, ổn định, và điều này khiến ông có những khuôn mẫu rõ ràng và phán đoán mọi sự, mọi người theo những khuôn mẫu ấy một cách cứng nhắc. Vì thế khi Chúa gọi ông và bảo ông đi giảng ở thành Nivive, là thành phố lớn của dân ngoại, Giona không đồng ý. Thành Nivive vượt ra ngoài những khuôn mẫu của ông, ở ngoại ô thế giới của ông. Và thế là ông trốn chạy. Ông xuống tàu để đi xa. Anh chị em hãy đọc lại sách Giona! Sách này ngắn nhưng là một dụ ngôn có ý nghĩa rất xúc tích, nhất là đối với chúng ta là những người ở trong Giáo Hội. Sách này dạy chúng ta điều gì? Sách dạy chúng ta đừng sợ ra khỏi những khuôn mẫu của mình để theo Chúa, vì Chúa luôn đi ra ngoài, Thiên Chúa không sợ những vùng ngoại biên. Thiên Chúa luôn trung tín, có tinh thần sáng tạo, không khép kín, và vì thế Ngài không bao giờ cứng nhắc, Ngài tiếp đón, gặp gỡ, cảm thông chúng ta. Để trung tín, để có tinh thần sáng tạo, cần biết thay đổi. Để ở lại với Thiên Chúa cần biết ra ngoài, không sợ ra ngoài. Nếu một giáo lý viên để cho sự sợ hãi chiếm đoạt, thì họ là một người nhát sợ; nếu một giáo lý viên ở yên hàn, thì rốt cục sẽ trở thành một pho tượng trong viện bảo tàng; nếu một giáo lý viên cứng nhắc thì họ trở nhăn nheo và không mang lại lợi ích nào. Tôi hỏi anh chị em: có ai trong anh chị em muốn trở thành nhát sợ, một tượng trong viện bảo tàng hoặc son sẻ hay không?
Nhưng cần lưu ý! Chúa Giêsu không nói: hãy đi và tự xoay sở lấy! Không, Chúa nói: Các con hãy đi, Thầy ở với các con! Đây là vẻ đẹp và là sức mạnh của chúng ta; nếu chúng ta đi, nếu chúng ta ra ngoài để mang Tin Mừng của Chúa với tình yêu thương, với tinh thần tông đồ đích thực, với parresia (nói thẳng thắn), thì Chúa đồng hành với chúng ta, Ngài luôn đi trước chúng ta.

Nay anh chị em đã học ý nghĩa của lời ấy. Đây là điều cơ bản đối với chúng ta: Thiên Chúa luôn đi trước chúng ta! Khi chúng ta nghĩ mình đi xa, tới tận bờ cõi xa xăm, có lẽ chúng ta hơi sợ hãi, nhưng tron gthực tế Chúa đã có mặt tại đó: Chúa Giêsu đang chờ đợi chúng ta trong tâm hồn người anh em, trong thân thể Ngài bị thương tích, trong cuộc sống bị áp bức, trong tâm hồn không có niềm tin. Chúa Giêsu có mặt tại đó, trong người anh em ấy. Ngài luôn đi trước chúng ta.

Các giáo lý viên thân mến, tôi cám ơn anh chị em vì những gì anh chị em đang làm, nhưng nhất là vì anh chị em ở trong Giáo Hội, trong Dân Chúa đang lữ hành. Chúng ta hãy ở lại với Chúa Kitô, cố gắng ngày càng trở nên một với Chúa; chúng ta hãy theo Chúa, noi gương Chúa trong chuyển động yêu thương của Ngài, trong việc ra đi gặp gỡ con người; và chún gta ra ngoài, mở cửa, chúng ta bạo dạn vạch ra những con đường mới để loan báo Tin Mừng.
Xin Chúa chúc lành cho anh chị em và xin Mẹ Maria tháp tùng anh chị em.
 
Diễn Từ của ĐTC Phanxicô dành cho các Giáo Lý Viên tham dự Đại Hội Quốc Tế về Dạy Giáo Lý
Phaolô Phạm Xuân Khôi
23:16 28/09/2013
“Điều đầu tiên đối với một môn đệ là được ở với Thầy, lắng nghe Người, học hỏi từ Người. Và điều này phải luôn luôn, vì đó là một cuộc hành trình kéo dài suốt đời!...Và đây là công việc của các giáo lý viên: liên tục thoát ra khỏi việc tự yêu mình, để làm nhân chứng cho Chúa Giêsu và về Chúa Giêsu cùng rao giảng Chúa Giêsu.”

Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2013 tại Sảnh Đường Phaolô VI trong buổi tiếp kiến các các giáo lý viên hành hương về Rôma vào dịp Năm Đức Tin và tham dự Đại Hội Quốc Tế về Dạy Giáo Lý

* * *


Các Giáo lý viên thân mến, chào anh chị em!

Tôi rất vui mừng có cuộc gặp gỡ với anh chị em trong năm đức tin này: dạy giáo lý là một trụ cột của việc giáo dục đức tin, và chúng ta cần phải có những giáo lý viên tốt! Cảm ơn anh chị em vì việc phục vụ cho Hội Thánh và trong Hội Thánh này. Mặc dù việc này đôi khi khó khăn, phải làm việc cực nhọc, dấn thân mà không thấy kết quả mong muốn, giáo dục đức tin là điều tuyệt đẹp! Và có lẽ di sản đạo đức tốt nhất chúng ta có thể cung cấp là đức tin! Giáo dục người ta trong đức tin, làm cho nó lớn lên. Giúp đỡ trẻ em, thiếu niên, thanh niên, người lớn mỗi ngày một biết và yêu mến Chúa hơn là một trong những cuộc phiêu lưu giáo dục đẹp nhất, điều đó xây dựng Hội Thánh! “Là” giáo lý viên! Đừng làm việc như là các giáo lý viên: điều này không cần thiết! Tôi làm việc như một giáo lý viên vì tôi thích dạy học... Nhưng nếu anh chị em không phải là giáo lý viên, thì điều đó không đi đến đâu! Anh chị em sẽ không sinh hoa trái! Anh chị em sẽ không sinh hoa trái! Giáo lý viên là một ơn gọi: “là một giáo lý viên,” chính là ơn gọi, đừng làm việc như giáo lý viên. Hãy chú ý, tôi không nói “làm” giáo lý viên, nhưng “là” giáo lý viên, bởi vì nó liên hệ đến đời sống. Nghĩa là dẫn người ta đến gặp gỡ Đức Kitô bằng lời nói và cuộc sống của mình, bằng việc làm nhân chứng. Hãy nhớ những gì Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói: “Hội Thánh không phát triển nhờ cải đạo. Hội Thánh phát triển nhờ sự thu hút.” Và điều thu hút người khác chính là việc làm chứng của chúng ta. Là một giáo lý viên có nghĩa là làm chứng cho đức tin; hãy trước sau như một trong cuộc sống của anh chị em. Và điều này không dễ dàng. Nó không dễ dàng! Chúng ta giúp đỡ họ, chúng ta đẫn họ đến gặp gỡ Đức Kitô trong lời nói và cuộc sống của mình, qua việc làm nhân chứng. Tôi muốn nhắc lại những lời Thánh Phanxicô Assisi nói với các huynh đệ của ngài: “Hãy luôn luôn rao giảng Tin Mừng, và nếu cần thì bằng lời nói”. Những lời nói đến... nhưng việc làm nhân chứng đến trước: nếu người ta thấy được Tin Mừng trong đời sống chúng ta, thì họ có thể đọc Tin Mừng. Và việc “là” giáo lý viên đòi hỏi tình yêu, một tình yêu phải càng ngày càng khăng khít hơn với Đức Kitô, tình yêu đối với dân thánh của Người. Và tình yêu này không thể mua được trong các cửa tiệm, không thể mua được ngay cả ở đây, tại Roma. Tình yêu này đến từ Đức Kitô! Đó là một hồng ân của Đức Kitô! Đó là một món quà của Đức Kitô! Và nếu nó đến từ Đức Kitô, nó bắt đầu từ Đức Kitô và chúng ta phải bắt đầu lại từ Đức Kitô, từ tình yêu mà Người ban cho chúng ta. Bắt đầu lại từ Đức Kitô có nghĩa gì đối với một giáo lý viên, đối với anh chị em, đối với tôi, vì tôi cũng là một giáo lý viên? Điều này có nghĩa gì?

Tôi sẽ nói về ba điều: một, hai và ba, cũng như các tu sĩ Dòng Tên già ... một, hai, ba!

1 . Trước hết, hãy bắt đầu lại từ Đức Kitô có nghĩa là có một sự thân mật với Người, có sự thân mật này với Chúa Giêsu: Chúa Giêsu một mực khuyên nhủ các môn đệ trong bữa Tiệc Ly, khi Người chuẩn bị ban cho chúng ta món quà cao quý nhất của tình yêu, là hy tế Thập Giá. Chúa Giêsu dùng hình ảnh cây nho và cành nho, mà nói rằng: các con hãy ở lại trong tình yêu của Thầy, hãy tiếp tục gắn bó với Thầy, như một cành nho gắn liền với cây nho. Nếu chúng ta kết hợp với Chúa, chúng ta có thể trổ sinh hoa trái, và đó nghĩa là sự thân mật với Đức Kitô. Ở lại trong Chúa Giêsu! Đó là bám chặt vào Người, trong Người, với Người, truyện vãn với Người: ở lại trong Chúa Giêsu.

Điều đầu tiên đối với một môn đệ là được ở với Thầy, lắng nghe Người, học hỏi từ Người. Và điều này phải luôn luôn, vì đó là một cuộc hành trình kéo dài suốt đời! Tôi nhớ lại nhiều lần trong giáo phận, là một giáo phận mà tôi đã có trước đây, tôi đã thấy vào cuối của khóa học của viện giáo lý, các giáo lý viên đi ra và nói: “Tôi có tước hiệu giáo lý viên.” Điều đó không có ích gì, anh chị em không có gì, anh chị em mới đi được một bước đường nhỏ! Ai sẽ giúp anh chị em? Nhưng có điều này luôn luôn đúng! Đó không phải là một tước hiệu mà là một thái độ: ở lại với Người, và kéo dài suốt đời! Có nghĩa là ở trong sự hiện diện của Chúa, và để cho Người nhìn ngắm chúng ta. Tôi xin hỏi anh chị em: anh chị em ở trong sự hiện diện của Chúa như thế nào? Khi anh chị em đến với Chúa, khi nhìn vào Nhà Tạm, anh chị em làm gì? Không dùng lời nói ... “Nhưng tôi nói, tôi nói, tôi suy nghĩ, tôi suy niệm, tôi lắng nghe….” Rất tốt! Nhưng anh chị em có để cho Chúa nhìn ngắm anh chị em không? Chúng ta hãy để cho Chúa nhìn ngắm mình. Người nhìn chúng ta và đây chính là một cách cầu nguyện. Anh chị em có để cho Chúa nhìn ngắm mình không? Nhưng anh chị em làm thế nào? Hãy nhìn vào Nhà Tạm, và hãy để mình được Chúa nhìn ... thật đơn giản! Điều này hơi nhàm chán, tôi ngủ gật ... Cứ ngủ đi, cứ ngủ đi! Người vẫn sẽ nhìn ngắm anh chị em, Người vẫn sẽ nhìn ngắm anh chị em. Nhưng anh chị em chắc chắn rằng Người nhìn ngắm anh chị em! Và điều này quan trọng hơn nhiều so với tước hiệu giáo lý viên: đó là một phần của việc là một giáo lý viên. Điều này sưởi ấm tâm hồn tôi, giữ cho ngọn lửa tình bằng hữu với Chúa được cháy mãi, làm cho anh chị em cảm thấy rằng Người thực sự nhìn ngắm anh chị em, gần gũi và yêu thương anh chị em. Trong một chuyến thăm viếng của tôi ở đây tại Roma, vào lúc Thánh Lễ một người tương đối trẻ đến gần tôi và nói: “Chào cha, tôi rất vui mừng được gặp cha, nhưng tôi không tin gì cả! Tôi không có hồng ân đức tin.” Anh ta hiểu rằng đức tin là một món quà. “Tôi không có hồng ân đức tin! Cha sẽ nói gì với tôi đây?” “Đừng nản lòng. Người yêu bạn. Hãy để cho Người nhìn ngắm bạn! Đừng làm gì hơn.” Và tôi nói cùng điều đó với anh chị em: hãy để cho Chúa nhìn ngắm anh chị em! Tôi hiểu điều đó không đơn giản đối với anh chị em, đặc biệt là những người đã lập gia đình và có con, rất khó tìm ra thời gian lâu dài để yên tĩnh. Nhưng cảm tạ Chúa, không nhất thiết là tất cả mọi người đều phải làm cùng một cách; có nhiều ơn gọi và nhiều hình thức linh đạo trong Hội Thánh; điều quan trọng là phải tìm một cách thích hợp để ở lại với Chúa; và điều này có thể được, có thể được trong tất cả các bậc sống. Lúc này mỗi người có thể tự hỏi: Tôi làm thế nào để sống việc “ở lại” với Chúa Giêsu này? Đây là một câu hỏi mà tôi để lại cho anh chị em, “Tôi làm thế nào để sống việc “ở lại” với Chúa Giêsu, việc “nghỉ ngơi” trong Chúa Giêsu này?” Tôi có những giây phút ở trong sự hiện diện của Người, trong im lặng, hoặc để cho Người nhìn tôi không? Tôi có để cho lửa của Người sưởi ấm tâm hồn tôi không? Nếu trong tâm hồn chúng ta không có hơi ấm của Thiên Chúa, không có tình yêu và sự dịu dàng của Ngài, thì làm sao chúng ta, những tội nhân nghèo hèn, có thể sưởi ấm tâm hồn những người khác? Hãy suy nghĩ về điều này!

2. Yếu tố thứ hai là điều này. Thứ hai: bắt đầu lại từ Đức Kitô có nghĩa là bắt chước Người trong việc thoát ly chính mình và đến gặp những ngưởi khác. Đây là một kinh nghiệm đẹp, và một chút nghịch lý. Tại sao? Bởi vì những người đặt Đức Kitô làm trọng tâm của đời sống của họ, đều là những người bị lệch tâm! Anh chị em càng kết hợp Chúa Giêsu thì Người càng trở nên trung tâm của đời sống anh chị em, càng làm cho anh chị em thoát ly chính mình, ra khỏi trung tâm của mình và mở lòng ra cho những người khác. Đây là động lực thật của tình yêu, đây là chuyển động của Thiên Chúa! Thiên Chúa là trung tâm, nhưng Ngài luôn luôn là món quà tự hiến, là sự liên hệ, sự sống tự thông truyền ... Vì thế, chúng ta cũng trở thành như vậy nếu chúng ta tiếp tục kết hiệp với Đức Kitô, Người làm cho chúng ta thông phần vào động năng này của tình yêu. Ở đó có sự sống thật trong Đức Kitô, có sự mở lòng ra cho tha nhân, có một lối ra khỏi chính mình để gặp gỡ những người khác nhân danh Đức Kitô. Và đây là công việc của các giáo lý viên: liên tục thoát ra khỏi việc tự yêu mình, để làm nhân chứng cho Chúa Giêsu và về Chúa Giêsu cùng rao giảng Chúa Giêsu. Điều này thật quan trọng bởi vì Người là Chúa: chính Chúa là Đấng thúc đẩy chúng ta đi ra.

Trái tim của giáo lý viên luôn luôn sống chuyển động này của “systole (thu tâm) – diastole (trương tâm)”: kết hiệp với Chúa Giêsu - gặp gỡ tha nhân. Đó là hai điều: Tôi kết hợp cùng Chúa Giêsu và đi ra gặp gỡ những người khác. Nếu thiếu một trong hai chuyển động này, thì trái tim sẽ ngừng đập, và chúng ta không còn sống được. Lãnh nhận hồng ân Tin Mừng (kerygma), rồi đến lượt mình ban tặng hồng ân ấy cho tha nhân. Ngôn từ nhỏ bé làm sao: “món quà”. Giáo lý viên ý thức rằng mình đã nhận được một món quà, hồng ân đức tin, và trao nó lại cho những người khác như một món quà. Và điều này là tuyệt đẹp. Chúng ta không giữ lại cho mình một phần nào! Tất cả những gì chúng ta nhận được chúng ta đều cho đi! Đây không phải là thương mại! Đây không phải là buôn bán! Đây là món quà tinh khiết: một món quà nhận được và một món quà trao đi. Và giáo lý viên có mặt ở đó, ở giao điểm này của việc trao đổi món quà. Đó cũng là điều ở trong chính bản chất của kerygma: đó là một món quà tạo ra sứ vụ, một sứ vụ luôn luôn thúc đẩy chúng ta vượt qua chính mình. Thánh Phaolô đã nói: “Tình yêu Đức Kitô thúc đẩy chúng ta”, nhưng “thúc đẩy chúng ta” cũng có thể được dịch là “chiếm hữu chúng ta”. Thực sự là như thế: tình yêu thu hút chúng ta và sai chúng ta đi; nó kéo chúng ta vào và ban chúng ta cho người khác. Trong sự dằng co này con tim của Kitô hữu, đặc biệt là con tim của giáo lý viên, chuyển động. Tất cả chúng ta hãy tự hỏi: kết hiệp với Chúa Giêsu và gặp gỡ than nhân có phải là cách con tim tôi đập như một giáo lý viên không? Bằng chuyển động “thu tâm và trương tâm” này không? Chúng ta được nuôi dưỡng bằng một mối liên hệ với Người, nhưng để đem Người đến cho tha nhân chứ không giữ lại cho mình không? Tôi nói với anh chị em một điều: tôi không hiểu làm sao mà một giáo lý viên có thể vẫn còn đứng im mà không có chuyển động này. Tôi không hiểu!

3 . Và yếu tố thứ ba - ba - luôn luôn theo dòng này: bắt đầu lại từ Đức Kitô có nghĩa là không sợ đi với Người vào các vùng ngoại ô. Ở đây tôi nhớ đến câu chuyện về ông Giôna, một nhân vật thật kỳ thú, đặc biệt là trong thời đại thay đổi và thiếu chắc chắn của chúng ta. Ông Giôna là một người ngoan đạo, với một cuộc sống yên tĩnh, có trật tự; điều này làm cho ông có những khôn khổ rất rõ ràng và đánh giá tất cả mọi sự và mọi người theo những khuôn khổ này, một cách cứng nhắc. Đối với ông tất cả mọi sự đều rõ ràng, sự thật là thế. Ông ta thật cứng nhắc! Vì lý do đó mà khi Chúa gọi ông và truyền cho ông đi rao giảng cho dân thành Ninevê, một thành ngoại đạo lớn, ông Giôna không bằng lòng. Hãy đi đến đó! Nhưng tôi có toàn bộ sự thật ở đây. Ông không bằng lòng ... Ninevê nằm ngoài khuôn khổ của ông, ở vùng ngoại ô của thế giới của ông. Và vì thế ông bỏ trốn, ông lên đường đi sang Tây Ban Nha; ông trốn đi và lên một con tàu đưa ông đến đó. Hãy đọc Sách Giôna! Đó là một sách ngắn, nhưng là một chuyện ngụ ngôn rất hữu ích, đặc biệt là cho chúng ta là những người trong Hội Thánh.

Sách ấy dạy chúng ta những gì? Nó dạy chúng ta đừng sợ vượt ra ngoài khuôn khổ của mình để theo Chúa, vì Thiên Chúa luôn luôn đi xa hơn nữa. Nhưng anh chị em có biết điều này không? Thiên Chúa là không biết sợ! Anh chị em có biết điều đó không? Ngài không biết sợ! Ngài luôn luôn vượt ra ngoài khuôn khổ của chúng ta! Thiên Chúa không sợ các vùng ngoại ô. Nhưng nếu anh chị em đi đến các vùng ngoại ô, anh chị em sẽ tìm thấy Ngài ở đó. Thiên Chúa luôn luôn trung tín, Ngài có óc sáng tạo. Nhưng, xin lỗi, người ta không hiểu nổi tại sao một giáo lý viên không biết sáng tạo. Và óc sáng tạo như cột trụ làm thành một giáo lý viên. Thiên Chúa có óc sáng tạo, Ngài không khép kín, và vì thế Ngài không bao giờ cứng nhắc. Thiên Chúa không cứng nhắc! Ngài đón nhận chúng ta, đến gặp chúng ta, hiểu chúng ta. Để trở nên trung thành, có sáng kiến, chúng ta cần phải biết thay đổi. Biết thay đổi. Và tại sao tôi phải thay đổi? Để tôi có thể thích nghi với những hoàn cảnh mà trong đó tôi phải rao giảng Tin Mừng. Để ở lại với Thiên Chúa tôi phải biết đi ra ngoài, không được sợ đi ra ngoài. Nếu một giáo lý viên chịu thua sự sợ hãi, thì giáo lý viên ấy là một kẻ hèn nhát; nếu một giáo lý viên sống yên hàn, giáo lý viên ấy rốt cuộc sẽ thành một pho tượng trong viện bảo tàng: và chúng ta có rất nhiều! Chúng ta có rất nhiều! Làm ơn đừng thành những pho tượng trong viện bảo tàng! Nếu một giáo lý viên cứng nhắc, giáo lý viên ấy trở nên cằn cỗi và không sinh hoa trái. Tôi hỏi anh chị em: có ai trong anh chị em muốn là một kẻ hèn nhát, một pho tượng trong viện bảo tàng hoặc không sinh hoa trái không? Có ai có ý muốn những điều này không? [Các giáo lý viên: “Thưa Không!”] Không? Anh chị em có chắc chắn không? Tốt lắm! Điều mà tôi sẽ nói bây giờ tôi đã nói với anh chị em nhiều lần, nhưng nó xuất phát từ con tim. Khi chúng ta, những Kitô hữu, tự khép kín trong nhóm của mình, trong phong trào của mình, trong giáo xứ của mìhn, trong môi trường của mình, chúng ta tiếp tục đóng kín, và những gì xảy ra cho tất cả những nơi đóng kín cũng xảy ra cho chúng ta: khi một căn phòng bị đóng kín người ta bắt đầu ngửi thấy mùi ẩm thấp. Và nếu một người bị đóng kín trong căn phòng đó, người ấy sẽ bị bệnh! Khi một Kitô hữu bị đóng kín trong nhóm của mình, trong giáo xứ của mình, trong phong trào của mình, người ấy bị đóng kín và ngã bệnh. Nếu một Kitô hữu đi ra ngoài các đường phố, ra các vùng ngoại ô, điều xảy ra một số người đi ngoài đường cũng có thể xảy ra cho người ấy: một tai nạn. Vì thế, nhiều lần chúng ta thấy tai nạn giao thông. Nhưng tôi nói với anh chị em: Tôi một ngàn lần thà có một Hội Thánh bị (thương tích vì) tai nạn hơn là một Hội Thánh bệnh hoạn! Một Hội Thánh, một giáo lý viên có can đảm chấp nhận rủi ro để đi ra ngoài, chứ không phải một giáo lý viên chịu khó học hành, biết tất cả mọi sự, nhưng luôn luôn đóng cửa: giáo lý viên ấy bị bệnh. Và đôi khi bị bệnh trên đầu....

Nhưng hãy cẩn thận! Chúa Giêsu không nói: hãy đi và tự mình làm mọi sự. Không, Chúa không nói thế! Chúa Giêsu nói: Hãy đi, Thầy ở cùng các con! Đó là vẻ đẹp và sức mạnh của chúng ta: nếu chúng ta đi, nếu chúng ta đi ra ngoài để đem Tin Mừng của Người với tình yêu, với tinh thần tông đồ đích thực, với sự chắc chắn (mạnh bạo), Người cùng đi với chúng ta, Người đi trước chúng ta, như chúng tôi nói trong tiếng Tây Ban Nha – Người “primerea” chúng ta. Chúa luôn luôn “primerea” chúng ta! Bây giờ anh chị em đã học được ý nghĩa của từ này. Và chính Thánh Kinh nói điều này, chứ không phải tôi nói. Trong Thánh Kinh, Chúa nói trong Thánh Kinh: Ta như hoa của cây hạnh nhân. Tại sao? Bởi vì đó là hoa đầu tiên nở trong mùa xuân. Người luôn luôn là “Primero”! Người là người đầu tiên! Điều này rất quan trọng đối với chúng ta: Thiên Chúa luôn luôn đi trước chúng ta! Khi chúng ta nghĩ đến việc đi xa, đến một vùng ngoại ô thật xa, và có thể chúng ta hơi chút sợ hãi, nhưng thực ra Người đã ở đó: Chúa Giêsu chờ đợi chúng ta trong con tim của anh em chị em chúng ta, trong vết thương nơi da thịt của họ, trong đời sống bị áp bức của họ, trong tâm hồn thiếu đức tin của họ. Nhưng anh chị em có biết một trong những vùng ngoại ô làm cho tôi tổn thương rất nhiều mà tôi cảm thấy đau đớn không - tôi đã thấy điều ấy trước hết trong giáo phận mà tôi trông coi trước đây? Đó là những trẻ em không biết làm Dấu Thánh Giá. Ở Buenos Aires có rất nhiều trẻ em không biết làm Dấu Thánh Giá. Đây là một vùng ngoại ô! Anh chị em phải đi đến đó! Và Chúa Giêsu đang ở đó chờ anh chị em, chờ anh chị em giúp trẻ em làm Dấu Thánh Giá. Người luôn luôn ở đó trước chúng ta.

Các giáo lý viên thân yêu, đã hết ba điểm. Luôn luôn bắt đầu lại từ Đức Kitô! Tôi cảm ơn anh chị em vì những gì anh chị em làm, nhưng trên hết vì anh chị em ở trong Hội Thánh, ở trong Dân Thiên Chúa đang lữ hành, và anh chị em đồng hành với Dân Thiên Chúa trong cuộc hành trình này. Chúng ta hãy ở lại với Đức Kitô - ở trong Đức Kitô - chúng ta hãy luôn luôn cố gắng làm một với Người; chúng ta hãy theo Người, bắt chước Người trong cử chỉ yêu thương của Người, trong việc đi ra để gặp gỡ nhân loại; và chúng hãy ta đi ra ngoài, chúng ta hãy mở cửa, chúng ta hãy cả gan vạch ra những con đường mới cho việc loan báo Tin Mừng.

Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em và Đức Mẹ đồng hành với anh chị em. Cảm ơn anh chị em!

Đức Mẹ là Mẹ chúng ta, Đức Mẹ luôn luôn dẫn chúng ta đến cùng Chúa Giêsu!

Chúng ta hãy dâng Đức Mẹ một lời cầu nguyện cho nhau.

[Kính Mừng Maria]

[Phép lành]

Cảm ơn anh chị em rất nhiều!

http://giaoly.org/vn/
 
Top Stories
Vatican looking forward to Asian faith gathering in Manila
GMA News
16:20 28/09/2013
September 28, 2013 - The Vatican is looking forward to seeing the contributions of the Philippine Church in the new evangelization meet this October, at the Philippine Conference on New Evangelization (PCNE).

Manila Archbishop Luis Antonio Cardinal Tagle made this claim amid preparations for the activity at the University of Santo Tomas on Oct. 16 to 18.

"The eyes of the Vatican are on us," Tagle said, according to the Catholic Bishops' Conference of the Philippines news site.

He also hinted a Vatican official may attend the conference to "personally" experience the activities at the PCNE.

Also, Tagle said delegates from Taiwan, Vietnam, Brunei, and Myanmar will attend the event.

Tagle, who will lead the opening mass and perspective setting to be held on the first day, said the Asian gathering seeks to counter "secularist influences" and also to respond to the call of resigned Pope Benedict XVI to rediscover and deepen one’s Catholic faith.

“It is this broken world which remains God’s world that also opens for us opportunities for evangelization. And the challenge was not just to focus on the negative or the shadows found in the world but also to the opportunities for mission,” he said.

He voiced hopes the PCNE will help in the rediscovery and rejuvenation of the delegates' faith.

The CBCP said the three-day conference is considered the “grand climax” of the Year of Faith celebration in the Archdiocese of Manila.

It will include talks, parallel sessions, workshops, and activities that "tackle modern-day approaches to deepen one’s faith and spirituality."

Parallel sessions dubbed “Streams of Encounter with God” will also be held on the first day.

On the second day, theologian Fr. Catalino Arevalo will give a talk on “Popular Devotions and the New Evangelization.”

The third day features a talk on the “Missionary Dimension of Evangelization” by Tagle and the last set of parallel sectoral workshops.

Apostolic Nuncio to the Philippines Archbishop Giuseppe Pinto will celebrate the closing Mass, while a message from Pope Francis is to be shown at the closing.

(Source: http://www.gmanetwork.com/news/story/328547/news/nation/vatican-looking-forward-to-asian-faith-gathering-in-manila)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc được thăng Tổng Giám Mục Phó Sàigòn, kiêm Giám Quản Tông Toà Giáo Phận Mỹ Tho
Đặng Tự Do
07:40 28/09/2013
Sáng nay thứ Bẩy, 28 tháng 9 năm 2013, Cha Federico Lomardi, trưởng Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, hiện là Giám Mục giáo phận Mỹ Tho, làm Tổng Giám Mục Phó với quyền kế vị tại Tổng giáo phận Sàigòn.

Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Đọc, năm nay 69 tuổi, sinh ngày 11 tháng 11 năm 1944 tại Đà Lạt, được thụ phong linh mục ngày 17 tháng 12 năm 1970, và được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục giáo phận Mỹ Tho ngày 26 tháng 3 năm 1999, kế nhiệm Đức Cha Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, được cử về Sàigòn làm Tổng Giám Mục.

Cùng với bổ nhiệm trên đây, Đức Tổng Giám Mục Bùi Văn Đọc được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa giáo phận Mỹ Tho theo công thức “sede vacante et ad nutum Sanctae Sedis” (trống tòa và tùy ý Tòa Thánh).

Trong nhiệm vụ mới, Đức Tổng Giám Mục Bùi Văn Đọc sẽ phụ giúp Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, 79 tuổi, và sẽ đương nhiên kế nhiệm Đức Hồng Y khi Tổng giáo phận trống tòa.

Vatican Press Office

RINUNCE E NOMINE, 28.09.2013

NOMINA DEL COADIUTORE DI HÔCHIMINHVILLE (VIÊT NAM)


Il Papa ha nominato Arcivescovo Coadiutore di Hôchiminhville (Viêt Nam) S.E. Mons. Paul Bùi Văn Đoc, finora Vescovo della diocesi di My Tho. Lo stesso Presule è stato nominato Amministratore Apostolico sede vacante et ad nutum Sanctae Sedis della diocesi di My Tho (Viêt Nam).

[01376-01.01]

The Pope has appointed Coadjutor Archbishop of Ho Chi Minh City (Vietnam) SE Bishop Paul Bui Van Đoc, until now Bishop of the Diocese of My Tho. The same prelate has also been appointed Apostolic Administrator of the vacant nutum et Sanctae Sedis of the Diocese of My Tho (Vietnam).
 
Thư Hiệp thông của Giáo phận Đàng Nẵng với giáo phận Vinh
+GM Giuse Châu Ngọc Tri
07:48 28/09/2013
 
Thư Hiệp thông của Giáo phận Ban Mê Thuột với giáo phận Vinh
+GM Vinh-Sơn Nguyễn Văn Bản
07:50 28/09/2013
 
Thư chung của GM Xuân Lộc gửi linh mục giáo dân trong giáo phận về sự kiện Mỹ Yên
+GM Đaminh Nguyễn Chu Trinh
07:54 28/09/2013
THƯ CHUNG CỦA Đức Giám Mục GIÁO PHẬN GỬI CHO CÁC LINH MỤC,
TU SĨ VÀ TOÀN THỂ GIÁO DÂN GIÁO PHẬN XUÂN LỘC

Tòa Giám mục Xuân lộc
210 Hùng Vương, Xuân Bình
Long Khánh, đồng Nai
Số : 002-2013/TLL


Kính gửi: Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh, và toàn thể Anh chị em giáo hữu Giáo phận Xuân Lộc

Anh chị em thân mến,

Anh chị em biết có những sự việc rất đáng tiếc đã xảy ra tại Giáo xứ Mỹ Yên, thuộc giáo phận Vinh.

Là người Công Giáo, trước tiên, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần là Thần Chân lý, soi sáng hướng dẫn, để các vị lãnh đạo chính quyền và tôn giáo tìm được giải pháp tốt đẹp cho sự việc nhờ đối thoại trong sự thật và tôn trọng lẫn nhau.

Thứ đến, theo gương Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng tôi mời gọi anh chị em thực hiện việc chay tịnh và bác ái để nài xin lòng thương xót của Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đấng đã “được sai đi loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, yên ủi những kẻ khóc than” (Is 61, 1-3), và “đã liên kết đôi bên (…) thành một; Người đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét (…) Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất” (Ep 2, 14-17); xin Chúa ban cho mọi người ơn hoà giải và bình an. Cụ thể, xin anh chị em ăn chay ngày thứ Sáu, 04-10-2013, và dùng số tiền dành dụm được để giúp đỡ các anh chị em nghèo khó.

Xin Mẹ Maria, Nữ Vương Hoà Bình, cầu bầu cho quê hương Việt Nam chúng ta được ơn bình an, đặc biệt cho các con cái Mẹ tại giáo phận Vinh, mọi ơn cần thiết.

Tòa Giám mục Xuân Lộc, ngày 26 tháng 9 năm 2013

(đã ấn ký)

+ Đaminh Nguyễn Chu Trinh
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc

+ Giuse Đinh Đức Đạo
Giám mục Phụ tá

(Nguồn: Web Giáo phận Xuân Lộc, 27/9/2013)
 
Văn Hóa
Thánh Têrêsa: Con đường nhỏ nên thánh
P.Trần Đình Phan Tiến
08:02 28/09/2013
CON ĐƯỜNG NHỎ NÊN THÁNH

Không ồn ào, náo nhiệt
Không bày vẻ, phô trương
Con đường nhỏ yêu thương
Đã trở nên triết lý
Đã biến thành tôn chỉ
Của linh đạo “Hồn Nhỏ”
Chính là Têrêsa
Mà Giáo Hội kính nhớ
Một linh đạo đời tu
Không phải là mới mẻ
Nhưng những con người “bé”
Mới thực thi triệt để
Lời dạy của Tin Mừng
Chị đã không dửng dưng
Mà thực thi thể hiện
Lời dạy của Tin Mừng
Trong từng giây phút nhỏ
Chính trong những lúc đó
Đẹp lòng Chúa vô biên
Chị “ôm” hết ưu phiền
Như “ôm” Thánh giá Chúa
Cùng màu hoa rực rỡ
Là hoa Hồng Yêu thương
Vì Thánh giá là trường
Là yêu thương “Cứu Độ”
Xin nhớ “Con Đường Nhỏ”
Của Thánh Nữ Têrêsa
Mà hôm nay mừng kính
Thật là đẹp vô cùng ./.
Mong thay !

01/10/2013 Kính nhớ Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu