Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Ba 29/9: Lễ kính các Tổng Lãnh Thiên Thần – Suy Niệm của Linh Mục Giuse Phạm Minh Ước
Giáo Hội Năm Châu
05:34 28/09/2020
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:15 28/09/2020
31. Anh em nên coi việc giữ chay là tình trạng khỏe mạnh, tiết chế ăn uống để thuần phục xác thịt của anh em.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:19 28/09/2020
40. VẢI BỐ QUẦN ĐỎ
Quan huyện đi ra ngoài, thấy một thiếu niên đang lang thang vừa đi vừa ngún ngẩy, một trận gió thổi qua lật vạt áo trước của nó bày ra cái quần lãnh màu đỏ chói.
Quan huyện cho rằng thằng nhỏ quá xa xỉ, bèn ra lệnh cho sai dịch kéo quần của thằng nhỏ xuống và đánh mười roi. Thằng nhỏ sau khi bị đánh năm roi, đau đớn nắm chặt tay lại nói:
- “Lão gia, con bị oan mà, cái quần đỏ này nửa trên là chắp vá vải bố đó ạ !”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 40:
Thấy người khác mặc áo quần đẹp thì ghen tức, thấy người khác mặt áo quần xấu thì chê bai phê bình, đó là tâm trạng của những con người ích kỷ, thời nay người ích kỷ thì nhiều hơn người có tâm hồn vị tha bác ái, cho nên xã hội vẫn còn đó những bất công và ghen ghét.
Mặc áo quần đẹp nhưng chưa chắc là người ta thích mặc đẹp, bởi vì có người mặc đẹp vì sĩ diện của tập thể nên mới mặc; có người vì chức vụ bắt buộc nên mới mặc đẹp, cho nên cứ nhìn vào cái áo quần bên ngoài để nói người khác là xa xỉ rồi phê bình, đoán xét, và có khi đánh đòn là chuyện bất công.
Người ích kỷ thì thấy ai mặc gì –đẹp hay xấu- cũng đều phê bình vì tâm hồn họ vốn là không vị tha; người Ki-tô hữu thấy ai mặc gì –đẹp hay xấu- thì cũng đều cám tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho người anh chị em có áo quần để mặc...
Người đời thường hay phê bình nhau vì sĩ diện hơn thua vì họ không mặc áo đức ái của Đức Chúa Giê-su, nhưng nếu những người Ki-tô hữu làm giống như thế thì chẳng khác gì lấy bùn trát vào mặt mình vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Quan huyện đi ra ngoài, thấy một thiếu niên đang lang thang vừa đi vừa ngún ngẩy, một trận gió thổi qua lật vạt áo trước của nó bày ra cái quần lãnh màu đỏ chói.
Quan huyện cho rằng thằng nhỏ quá xa xỉ, bèn ra lệnh cho sai dịch kéo quần của thằng nhỏ xuống và đánh mười roi. Thằng nhỏ sau khi bị đánh năm roi, đau đớn nắm chặt tay lại nói:
- “Lão gia, con bị oan mà, cái quần đỏ này nửa trên là chắp vá vải bố đó ạ !”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 40:
Thấy người khác mặc áo quần đẹp thì ghen tức, thấy người khác mặt áo quần xấu thì chê bai phê bình, đó là tâm trạng của những con người ích kỷ, thời nay người ích kỷ thì nhiều hơn người có tâm hồn vị tha bác ái, cho nên xã hội vẫn còn đó những bất công và ghen ghét.
Mặc áo quần đẹp nhưng chưa chắc là người ta thích mặc đẹp, bởi vì có người mặc đẹp vì sĩ diện của tập thể nên mới mặc; có người vì chức vụ bắt buộc nên mới mặc đẹp, cho nên cứ nhìn vào cái áo quần bên ngoài để nói người khác là xa xỉ rồi phê bình, đoán xét, và có khi đánh đòn là chuyện bất công.
Người ích kỷ thì thấy ai mặc gì –đẹp hay xấu- cũng đều phê bình vì tâm hồn họ vốn là không vị tha; người Ki-tô hữu thấy ai mặc gì –đẹp hay xấu- thì cũng đều cám tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho người anh chị em có áo quần để mặc...
Người đời thường hay phê bình nhau vì sĩ diện hơn thua vì họ không mặc áo đức ái của Đức Chúa Giê-su, nhưng nếu những người Ki-tô hữu làm giống như thế thì chẳng khác gì lấy bùn trát vào mặt mình vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lời Kinh Kết Nối
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
21:32 28/09/2020
Lễ Mẹ Mân Côi
Lời Kinh Kết Nối
Xã hội được xây dựng trên nhiều nền tảng. Một trong những nền tảng căn bản và quan trọng nhất là truyền thông.Truyền thông càng ngày càng có nhiều ảnh hưởng thiết thực trong cuộc sống con người và trong đời sống của Giáo Hội.Thời đại hôm nay, mạng internet được gọi là xa lộ thông tin cung cấp rất nhiều thông tin về mọi lãnh vực, cho con người mối quan hệ rộng lớn và nhiều cơ hội diễn đạt cảm xúc cũng như suy nghĩ của mình. Hòa vào mạng internet, con người trên khắp thế giới được kết nối với nhau. Hầu như ai cũng dùng điện thoại di động, đi đâu cũng có Wifi, 3G, 4G…Đến đâu cùng có kết nối.
Phụng vụ Giáo hội bước vào tháng Mân Côi kính Đức Mẹ. Từ ý tưởng truyền thông liên kết, tôi nghĩ đến: Kinh Mân Côi như điện thoại di động hòa đời người tín hữu vào mạng sự sống thiêng liêng. Kinh Mân Côi là lời kinh kết nối.
1. Kết nối với Đức Maria
Kinh Kính Mừng là nối kết hai lời chào. Lời Sứ thần Gabriel chào Đức Maria trong buổi Truyền tin: “Mừng vui lên hỡi đấng đầy ơn phúc” (Lc 1,28) và lời bà Êlisabet chào Mẹ Maria: “Em thật có phúc hơn mọi người nữ”(Lc 1,42) trong ngày thăm viếng. Phần hai là lời khẩn nài được Giáo hội thêm vào xin Đức Mẹ cầu bàu: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con khi nay và trong giờ lâm tử Amen.
Khi lần chuỗi đọc kinh Kính Mừng, chúng ta được nối kết với Đức Maria. Chiêm ngắm Mẹ chỉ là “Nữ tỳ hèn mọn”, nhưng “Chúa đã đoái thương nhìn tới”. Vì thế, “Từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”. Một thiếu nữ nhỏ bé sống ở làng quê nghèo Nadaret đã trở thành Mẹ Thiên Chúa. Sứ thần Gabriel đến Nadaret chào thôn nữ Maria: “Mừng vui lên hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Bà”. Ba tiếng “Đầy-ân-sủng” gộp lại trở thành như là tên gọi riêng của Đức Maria. Mẹ được tràn đầy ân sủng. Mẹ luôn luôn có Thiên Chúa ở cùng. Không có giây phút nào mà Mẹ không có Thiên Chúa với mình. Không có giây phút nào mà Mẹ không trọn vẹn thuộc về Chúa. Không có bất cứ dấu vết tội lỗi chen vào giữa Mẹ và Thiên Chúa. Là một tâm hồn luôn luôn nghiền ngẫm Kinh thánh, chắc hẳn Đức Maria nhớ lại Lời Chúa đã dùng Ngôn sứ Nathan mà thề hứa với vua Đavit xưa. Nhưng điều mà Mẹ không bao giờ nghĩ tới là mình có thể đóng vai trò gì trong việc thực hiện lời tiên tri ấy. Chuyện “không thể” được đầu tiên là làm sao mình sinh con được vì đã quyết “không biết đến chuyện vợ chồng” để sống trọn vẹn cho một mình Thiên Chúa mà thôi. Sau khi được Sứ thần giải thích rằng “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”, Maria khiêm nhường thưa lại: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Và thế là Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể làm người trong lòng Đức Trinh Nữ. Và thế là Đức Maria khiêm nhường đã trở thành Thánh Mẫu của Thiên Chúa.
Mẹ được Thiên Chúa sủng ái, được trở nên cao trọng vì Mẹ khiêm nhường. Đức khiêm nhường dẫn Mẹ đến chỗ hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa.Đức Maria đã trở thành Mẹ Thiên Chúa qua thái độ khiêm nhường và lời đáp xin vâng phát xuất từ lòng tin của Mẹ.
Đức Maria là người diễm phúc vì Mẹ đã tin như bà Êlisabet đã thốt lên : “Phúc cho em vì đã tin những lời Chúa phán”.
Đọc Kinh Mân Côi là kết nối hai chiều đi đi về về giữa Đức Maria xuống với con người và giữa con người lên với Đức Maria, cách tự nhiên như tình mẫu tử.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thổ lộ tâm tình : “Từ thuở niên thiếu, lời kinh Kinh Mân Côi đã có một chỗ đứng quan trọng trong đời sống thiêng liêng của tôi… Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn khó khăn. Tôi đã giao phó cho lời kinh ấy biết bao lo âu; nơi lời kinh ấy tôi đã luôn tìm được sự nâng đỡ…. Kinh Mân Côi là lời kinh tôi ưa thích. Một lời kinh kỳ diệu! Kỳ diệu qua vẻ đơn sơ và chiều sâu của nó”.
2. Kết nối với Chúa Giêsu
Điều huyền diệu làm cho chuỗi Mân Côi hữu hiệu là khi đọc, chúng ta vừa cầu nguyện vừa suy niệm. Kinh Lạy Cha dâng lên Chúa Cha, Kinh Kính Mừng dâng lên Đức Maria và Kinh Sáng Danh dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi. Những tâm tình suy niệm hướng về Chúa Giêsu Kitô.
Chuỗi Mân Côi là một bản tóm tắt gọn gàng, dễ nhớ về những biến cố quan trọng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế. Mân Côi là những bông hồng đẹp được tượng trưng bằng các kinh Kính Mừng để tôn vinh Người. Đức Mẹ đã có mặt trong cuộc đời Chúa Cứu Thế từ những giây phút đầu cho đến những giây phút cuối.
Đọc Kinh Mân Côi là suy niệm các mầu nhiệm của Phúc Âm. Vì thế, Thánh Gioan Phaolô II nói: “Kinh Mân Côi không thay thế việc đọc Kinh thánh, lectio divina; trái lại, Kinh Mân Côi giả định trước và cổ võ việc đọc Kinh thánh. Trong Kinh Mân Côi, chúng ta cầu xin Mẹ giúp chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mỗi ngày một hơn. Khi suy ngẫm về Kinh Mân Côi, chúng ta bước vào trường học của Đức Maria để Mẹ dạy chúng ta về Chúa Giêsu vì Mẹ đã nuôi dưỡng Chúa Giêsu, đồng hành với Chúa Giêsu và cùng chịu khổ với Chúa Giêsu dưới cây thánh giá”.
Chuỗi hạt Mân Côi 200 hạt, 150 hạt, 50 hạt hay 10 hạt được dùng để đếm số Kinh Kính mừng là “…lời ca tụng Đức Kitô không ngừng. Đức Kitô được nhắc đến trong mỗi Kinh Kính Mừng cũng là Đấng được trình bày trong chuỗi các mầu nhiệm: Người là Con Thiên Chúa và là Con Đức Trinh Nữ…” (ĐGH Phaolô VI, Rosamrum Virginis Mariae, số 18).
Các mầu nhiệm Vui, Sáng, Thương, Mừng, hòa quyện trong cuộc đời dương thế của Chúa Giêsu. Chuỗi Mân Côi lần lượt diễn tả:
- Mầu nhiệm Vui: đồng hành với mầu nhiệm Nhập thể và đời sống âm thầm của Chúa Giêsu.
- Mầu nhiệm Sáng: đồng hành với những mốc thời gian hoạt động đặc biệt có ý nghĩa trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu.
- Mầu nhiệm Thương: đồng hành với những đau khổ của cuộc khổ nạn Chúa Giêsu.
- Mầu nhiệm Mừng: đồng hành với vinh quang phục sinh của Đức Kitô.
Qua Kinh Mân Côi, chúng ta lặp đi lặp lại không những một hai lần Kinh Kính Mừng, nhưng là đọc đi đọc lại cả hai trăm lần, như hai trăm đóa hoa hồng dâng kính Mẹ Maria. Đức Giáo Hoàng Piô V đã nói: “Đây là việc tôn kính Đức Trinh Nữ Maria bằng cách đọc một trăm năm mươi Kinh Kính Mừng, theo con số các thánh vịnh của Đavít, chia thành từng chục kinh một với một Kinh Lạy Cha, đồng thơi suy ngắm các mầu nhiệm về toàn thể cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô”.
Chuỗi Mân Côi là quà tặng quí báu, Thiên Chúa và Đức Mẹ trao cho chúng ta. Người ta gọi chuỗi Mân Côi là kinh nguyện của người bình dân. Các mầu nhiệm Mân Côi còn được gọi là cuốn sách Phúc Âm rút gọn của người bình dân. Cứ 10 Kinh Kính mừng lại suy gẫm về một mầu nhiệm mùa Vui, Sáng, Thương, Mừng.
3. Kết nối với nhau
Đọc kinh Mân Côi mỗi người được kết nối với Đức Maria và với Đức Kitô, từ đó được hiệp thông với mọi tín hữu.
Kinh Mân Côi là lời kinh phổ cập, đó là kinh của mọi tín hữu. Ai cũng đọc được, từ người trẻ cho đến người già, người thông thái cũng như người ít học, người giàu hay người nghèo, người khỏe mạnh cũng như người đau yếu, khi vui cũng như lúc buồn, khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Kinh Mân Côi có thể đọc được ở bất cứ đâu hay trong hoàn cảnh nào, ở nhà thờ, ở nhà mình, ở ngoài đường, trong nơi yên lặng hay giữa chốn ồn ào náo động và nhất là đọc chung với nhau trong gia đình hay những khi có đông người Công Giáo họp nhau lại. Đọc Kinh Mân Côi với ý thức là mình đang làm một công việc có chất Tin Mừng, được Giáo Hội công nhận và nhiệt tình khuyến khích, một công việc thu tóm lại tất cả cuộc đời Chúa Cứu Thế.
Cầu nguyện với Đức Mẹ bằng lời kinh Mân Côi, chúng ta được kết nối với Chúa Giêsu là nguồn mạch ban sự sống. Bóng đèn muốn được toả sáng thì phải được nối kết với nguồn điện.Cành nho muốn được trổ sinh hoa trái thì phải được tháp nhập vào thân nho.Bàn tay muốn sống còn và hoạt động thì phải liên kết với cơ thể. Con người muốn được sống dồi dào và vĩnh cửu thì phải nối kết với cội nguồn là Chúa Giêsu.
Chuỗi Mân Côi nuôi dưỡng đời sống nội tâm phong phú. Chuỗi Mân Côi làm lòng người lắng dịu, thanh thản bình an để chiêm ngắm cuộc đời Chúa Giêsu và ca ngợi Mẹ Maria.Chuỗi Mân Côi mang đến vô vàn huyền diệu cho con người. Ai yếu đuối, Kinh Mân Côi đem cho sức mạnh; ai tội lỗi, Kinh Mân Côi dắt về ơn thánh; ai bất hạnh, Kinh Mân Côi giúp bình tĩnh tìm ra hướng lối vươn lên; ai khô khan, Kinh Mân Côi giúp khám phá ra những ánh lửa vẫn còn ẩn giấu trong những đám tro tưởng như nguội lạnh.
“Với Kinh Mân Côi, tín hữu nhận biết người Ấn Độ là anh em của mình, người Châu Âu sung túc cũng nhận ra người Somali đói nghèo là chi thể của mình, người Kinh cảm nhận hơn nữa người Thượng gần gũi với mình. Tại sao ta lần hạt ở nhà thờ, gia đình, trên đường…? Tại sao ai cũng lần hạt được, từ giáo sĩ đến giáo dân, từ trí thức đến nông dân, từ em thơ đến các cụ? Thưa bởi vì Kinh Mân Côi bình đẳng phổ cập, chẳng những phù hợp với mọi người mà còn củng cố hiệp thông với mọi người. Buồn hay vui người ta đều lần hạt, đám cưới thì lần hạt xin hạnh phúc đời này, còn đám tang thì lần hạt xin hạnh phúc đời sau”. (x. Nút vòng xoay, trang 193, ĐGM Giuse Vũ Duy Thống).
Kinh Mân Côi là lời kinh kết nối mỗi người với Chúa Giêsu, với Mẹ Maria và với nhau. Đó là kinh nguyện phổ biến, vừa dễ đọc vừa dễ cầu nguyện mà lại mang lại nhiều ích lợi cho linh hồn.
Theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta quyết tâm sống theo lời Mẹ trong dịp hiện ra lần cuối tại Fatima là “Hãy siêng năng lần hạt”. Kinh Mân Côi đưa chúng ta vào trong đại dương của Tình Yêu Thiên Chúa qua các mầu nhiệm chiêm ngắm và lời kinh lặp đi lặp lại. Kinh Mân Côi là nguồn an ủi, nguồn sức mạnh trong mọi hoàn cảnh của đời người tín hữu. “Ai mến Mẹ thì yêu thích chuỗi Mân Côi. Bởi vì chỉ có người yêu mới lặp lại một chuyện, một lời mà không biết nhàm chán” (Đường Hy vọng, số 947).
Lạy Mẹ Maria, xin dạy chúng con biết yêu mến tràng Chuỗi Mân Côi, siêng năng lần hạt trong mỗi ngày sống, nhờ đó chúng con được hiệp thông nối kết với nhau và cầu nguyện cho nhau. Xin Mẹ khẩn cầu cho chúng con bên tòa Chúa. Amen.
Một tâm hồn Thiên thần, lòng dạ không có gì gian dối
Lm Minh Anh
21:42 28/09/2020
MỘT TÂM HỒN THIÊN THẦN,‘LÒNG DẠ KHÔNG CÓ GÌ GIAN DỐI’
“Nơi ông không có gì gian dối”.
Kính thưa Anh Chị em,
Theo nguyên lý nền tảng của thánh Ignatiô, trong ý định của Thiên Chúa, như các thiên thần, chúng ta được Thiên Chúa dựng nên để tôn kính và phụng sự Người. Vì thế giấc mơ của Thiên Chúa cho mỗi người là họ có một tâm hồn thiên thần, ‘lòng dạ không có gì gian dối’; nói cách khác, một tâm hồn hướng lên cõi trên, tìm kiếm những gì thuộc cõi trên, chứ đừng mãi tìm những gì thuộc cõi dưới. Hằng ngày, các thiên thần đang kéo chúng ta lên; vậy, hãy có, hãy ước ao có một tâm hồn thiên thần, ‘lòng dạ không có gì gian dối’, để được Chúa Giêsu khen ngợi như Ngài đã khen Nathanael.
Thi thoảng, chúng ta nghe nói đếnCửu phẩm thiên thần và chốn cửu trùng;mỗi ngày, chúng ta nghe “Đạo binh các thiên thần” và đôi khi, các danh xưng “Bệ thần”, “Quản thần”, “Quyền thần”, “Dũng thần”, “Thần Sốt mến”, các “Tổng lãnh thiên thần” trong kinh tiền tụng. Bài đọc Đaniel hôm nay đã thấy trước các thực thể này, “Hằng ngàn kẻ phụng sự Người và muôn muôn vàn kẻ chầu chực Người”.
Theo truyền thống, phẩm trật các thiên thần được sắp đặt tuỳ theo phần vụ và mục đích Chúa trao cho các ngài. Cửu phẩm thiên thần, cũng theo truyền thống, được tổ chức thành ba vòng cầu; cửu phẩm tam hàm, mỗi phẩm có ba hàm. Trước hết, bao quanh bệ ngai Thiên Chúa là các Séraphim, Chérubim và các Bệ thần với mục đích thờ phượng và ca khen Chúa đêm ngày không ngơi; tiếp đến là các Quản thần, Quyền thần và Dũng thần đường bệ; gần gũi con người nhất, là các Thiên thần, Tổng lãnh thiên thần và các Thiên thần Bản mệnh,các vị truyền đạt những thông điệp quan trọng của Chúa cho con người và chăm sóc nó; đồng thời, thúc giục nósống đẹp lòng Chúa và cùng với các ngài,chúc khen Người như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tuyên xưng, “Lạy Chúa, giữa chư vị thiên thần, này con xin đàn ca kính Chúa”.
Michael được biết đến như một Tổng lãnh thiên thần được Chúa trao quyền để đuổi Lucifer ra khỏi địa đàng. Theo truyền thống, Lucifer, được cho là thuộc vòng cầu cao nhất của các thực thể thần thiêng này, do đó, bị một vị Tổng lãnh thiên thần thấp hèn hơn mình hạ gục là một điều khá nhục nhã; Michael chiến thắng con mãng xà, chiến thắng con rắn xưa. Gabriel được biết đến là vị đã truyền tin cho Đức Mẹ, Zacaria và Thánh Giuse. Và Raphael, có nghĩa là “Chúa Chữa Lành” được nhắc trong sách Tobia, là vị đã được gửi đến để chữa lành đôi mắt mù loà của Tobit.
Dẫu không biết nhiều về các thiên thần, nhưng điều quan trọng là chúng ta tin, tôn kính và cầu nguyện với các ngài. Chúng ta khẩn xin các ngài, vì biết rằng, Thiên Chúa đã giao cho các ngài sứ mệnh chữa lành chúng ta, giúp chúng ta chống lại sự dữ và cùng chúng ta rao truyền Lời Chúa. Quyền năng của các ngài đến từ Chúa, Người chọn và dùngcác ngài để hoàn thành kế hoạch và mục đích của Người.
Nhiều lần, Chúa Giêsu cũng đã nói đến các thiên thần, điển hình qua Tin Mừng hôm nay; Ngài hứa với Nathanael, một con người có tâm hồn thiên thần khi ‘lòng dạ không có gì gian dối’, rằng, “Thật, Tôi nói thật với anh em, anh em sẽ thấy trời mở ra và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người”. Có vẻ như Chúa Giêsu đã ngưỡng mộ nét thiên thần nơi con người này, một con người chân thành trong tâm trí, thanh khiết trong trái tim và ‘lòng dạ không có gì gian dối’ của ông.
Năm 2018, các nhà địa lý Ý công bố một khám phá đáng kính ngạc: 7 đền thánh cổ kính của Âu Châu và Trung Đông nằm khít hoàn toàn trên một trục thẳng dù cách nhau rất xa, toán học gọi là đồng tuyến tính. Hãng tin Aleteia nói,theo truyền thuyết, đường thẳng này là đường gươm của Tổng lãnh thiên thần Michael chém quỷ, đưa chúng xuống địa ngục. Ngạc nhiên hơn, 6 trong 7 đền thánh này là các đền kính Tổng lãnh thiên thần Michael; hơn thế nữa, đền Tổng lãnh thiên thần Michael ở Pháp; đền Tổng lãnh thiên thần Michael ở Val de Susa; và đền Tổng lãnh thiên thần Michael ở Gargano cách nhau cùng một khoảng cách, toán học gọi là đồng khoảng cách. Nhiều người cho rằng, đường thẳng này là một lời nhắc nhở từ Tổng lãnh thiên thần Michael rằng, các tín hữu được trông đợi là người công chính, không hành xử quanh co nhưng chân thành trong tâm trí, thanh khiết trong trái tim, ‘lòng dạ không có gì gian dối’ như đi theo một đường thẳng.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin ban cho con một tâm hồn thiên thần, ‘lòng dạ không có gì gian dối’; nhờ đó, con cũng là ‘sức mạnh của Chúa’; mọi người nhìn con, sẽ nói, ‘ai bằng Thiên Chúa’; và qua con, Chúa vẫn tiếp tục băng bó thế giới và chữa lành nhân loại”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói về các cuộc thánh du Đức Mẹ: Mẹ Maria ôm ấp tất cả chúng ta
Thanh Quảng sdb
06:29 28/09/2020
Đức Thánh Cha nói về các cuộc thánh du Đức Mẹ: "Mẹ Maria ôm ấp tất cả chúng ta"
Vì cơn đại dịch, nên cuộc hành hương năm nay về đền thờ Đức Mẹ Luján ở Argentina chỉ được tổ chức trực tuyến mà thôi. Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video ngắn đến những khách hành hương của cuộc hành hương này.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
"Mẹ Maria đang ấp ủ chúng ta và liên kết chúng ta lại với nhau." Với tâm tình cầu nguyện và chúc lành, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói lên sự tham gia thiêng liêng của ngài trong chuyến hành hương lần thứ 40 này về đền thờ Đức Mẹ Luján tại quê hương Argentina của ngài.
Giữa trăm chiều khó khăn
Vì đại dịch Covid-19, cuộc hành hương từ ngày 23 đến 26 tháng 9 được diễn ra trực tuyến mà thôi. Đức Thánh Cha chia sẻ trong thời điểm đại dịch và nguy cơ trước những đe dọa về sức khỏe, sợ hãi, và nhiều lý do khác, làm cho cuộc hành hương càng thêm nhiều khó khăn để thể hiện. Do đó, ĐTC chia sẻ rằng: "Chúng ta cần Mẹ ấp ủ chúng ta – đúng như chủ đề của cuộc hành hương,"Xin Mẹ ấp ủ chúng con và giúp chúng con tiến bước".
Mẹ của tất cả
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói lên một chứng nhân như: “Một người phụ nữ chia sẻ với ĐTC rằng một trong những nhiệm vụ của một người mẹ là liên kết các con cái lại”. “Một người phụ nữ khác mà ĐTC hỏi, con yêu quí đứa con nào của con nhất? Cô ấy trả lời: 'Trên bàn tay con có năm ngón, nếu một trong các ngón đau, thì toàn năm ngón đều đau!" ĐTC nói đây cũng là “cách Mẹ yêu thương chúng ta.” “Mặc dù chúng ta khác nhau, nhưng Mẹ là một người Mẹ, Mẹ bao dung yêu thương tất cả chúng ta.” Trước khi kết thúc video, ĐTC đã ban phước lành và nói ngài đang tham gia cuộc hành hương, đang cầu nguyện cho và cùng với những người hành hương và ĐTC mời gọi mọi người cũng đừng quên cầu nguyện cho ngài.
Cuộc hành hương Đức Mẹ Luján kết thúc vào Chúa Nhật với thánh lễ trọng thể do Đức Cha Fernando Croxatto của Giáo phận Neuquén chủ tế, được truyền hình trực tiếp trên Facebook và các trên trang web của giáo phận.
Lịch sử của thánh tượng này có từ năm 1630. Tượng được đắp từ thành phố Lujan, cách Buenos Aires khoảng 68 km về phía tây bắc. Ngày 8 tháng 9 năm 1930, Đức Thánh Cha Pius XI đã chính thức công bố Đức Mẹ Lujan là Đấng Bảo trợ của các nước Argentina, Paraguay và Uruguay. Thánh Giáo Hoàng John Paul II là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm viếng đền thờ Đức Mẹ vào năm 1982. Trong thánh lễ ngoài trời tại quảng trường của Vương cung thánh đường vào ngày 11 tháng 6, ngài đã tặng cho thánh tượng Mẹ Lujan một bông hồng bằng vàng.
Vì cơn đại dịch, nên cuộc hành hương năm nay về đền thờ Đức Mẹ Luján ở Argentina chỉ được tổ chức trực tuyến mà thôi. Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video ngắn đến những khách hành hương của cuộc hành hương này.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
"Mẹ Maria đang ấp ủ chúng ta và liên kết chúng ta lại với nhau." Với tâm tình cầu nguyện và chúc lành, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói lên sự tham gia thiêng liêng của ngài trong chuyến hành hương lần thứ 40 này về đền thờ Đức Mẹ Luján tại quê hương Argentina của ngài.
Giữa trăm chiều khó khăn
Vì đại dịch Covid-19, cuộc hành hương từ ngày 23 đến 26 tháng 9 được diễn ra trực tuyến mà thôi. Đức Thánh Cha chia sẻ trong thời điểm đại dịch và nguy cơ trước những đe dọa về sức khỏe, sợ hãi, và nhiều lý do khác, làm cho cuộc hành hương càng thêm nhiều khó khăn để thể hiện. Do đó, ĐTC chia sẻ rằng: "Chúng ta cần Mẹ ấp ủ chúng ta – đúng như chủ đề của cuộc hành hương,"Xin Mẹ ấp ủ chúng con và giúp chúng con tiến bước".
Mẹ của tất cả
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói lên một chứng nhân như: “Một người phụ nữ chia sẻ với ĐTC rằng một trong những nhiệm vụ của một người mẹ là liên kết các con cái lại”. “Một người phụ nữ khác mà ĐTC hỏi, con yêu quí đứa con nào của con nhất? Cô ấy trả lời: 'Trên bàn tay con có năm ngón, nếu một trong các ngón đau, thì toàn năm ngón đều đau!" ĐTC nói đây cũng là “cách Mẹ yêu thương chúng ta.” “Mặc dù chúng ta khác nhau, nhưng Mẹ là một người Mẹ, Mẹ bao dung yêu thương tất cả chúng ta.” Trước khi kết thúc video, ĐTC đã ban phước lành và nói ngài đang tham gia cuộc hành hương, đang cầu nguyện cho và cùng với những người hành hương và ĐTC mời gọi mọi người cũng đừng quên cầu nguyện cho ngài.
Cuộc hành hương Đức Mẹ Luján kết thúc vào Chúa Nhật với thánh lễ trọng thể do Đức Cha Fernando Croxatto của Giáo phận Neuquén chủ tế, được truyền hình trực tiếp trên Facebook và các trên trang web của giáo phận.
Lịch sử của thánh tượng này có từ năm 1630. Tượng được đắp từ thành phố Lujan, cách Buenos Aires khoảng 68 km về phía tây bắc. Ngày 8 tháng 9 năm 1930, Đức Thánh Cha Pius XI đã chính thức công bố Đức Mẹ Lujan là Đấng Bảo trợ của các nước Argentina, Paraguay và Uruguay. Thánh Giáo Hoàng John Paul II là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm viếng đền thờ Đức Mẹ vào năm 1982. Trong thánh lễ ngoài trời tại quảng trường của Vương cung thánh đường vào ngày 11 tháng 6, ngài đã tặng cho thánh tượng Mẹ Lujan một bông hồng bằng vàng.
Với thành công tột đỉnh cuả bà Barrett, một mẫu người phụ nữ mới đang thành hình
Trần Mạnh Trác
10:57 28/09/2020
Trong khi người ta bàn luận rất nhiều về khuynh hướng bảo thủ cuả bà Barrett, về khả năng Roe V. Wade sẽ bị lật đổ hoặc Obamacare có thể trở thành vi hiến, thì không hề có ai trong giới pháp luật đã có thể nghi ngờ về khả năng trí óc hàng đầu và thái độ lịch lãm của bà Barrett, ngay cả với một người hoàn toàn bất đồng như ông Noah Feldman, giáo sư luật ở Harvard và đứng đầu trong giới cấp tiến, ông viết trên Bloomberg rằng:
”Tôi đã biết bà Barrett hơn 20 năm trước khi chúng tôi làm thư ký tại Tòa án Tối cao trong nhiệm kỳ 1998-99. Trong số ba mươi thư ký năm đó thì bà Barrett là nổi bật, tất cả chúng tôi đều đã tốt nghiệp hàng đầu ở các trường luật và đã tập sự tại các toà phúc thẩm có uy tín trước khi đến làm việc tại tòa tối cao. Bà Barrett có một sự nhạy bén pháp lý thuần túy, giữ tiết độ trong các vấn đề chủ quan và ngoài khoa học, bà là một trong hai luật sư mạnh nhất. Người còn lại là bà Jenny Martinez, hiện là viện trưởng trường Luật Stanford… Khi được giao cho một trường hợp cực kỳ phức tạp, khó khăn, đặc biệt liên quan đến một chương trình khó hiểu theo luật định, trước tiên tôi sẽ tìm đến bà Barrett để được giải thích. Sau đó, tôi tìm đến bà Martinez để được gợi ý nên suy nghĩ thê nào... Trong một thế giới mà người ta dựa vào công đức mà thôi, thì bà Barrett và bà Martinez đều xứng đáng phục vụ tại Tòa án Tối cao…Thêm vào đó, bà Barrett là một người chân thành, đáng yêu. Tôi không bao giờ nghe bà ấy thốt ra một từ không chu đáo và thiếu tử tế - kể cả trong những lúc nóng bỏng khi có sự bất đồng sâu sắc về các chủ đề quan trọng. Bà ấy sẽ là một đồng nghiệp lý tưởng. Tôi không thực sự tin vào "tính khí tư pháp” mà một số thẩm phán vĩ đại đã biểu hiện qua những hành vi cáu kỉnh, khó khăn và hay thay đổi. Nhưng nếu bạn tin vào một ‘tính khí tư pháp’ lý tưởng có sự bình tĩnh và chừng mực, thì xin yên tâm rằng bà Barrett có những tính khí ấy.”
Ở tuổi 48 còn quá trẻ, bà ấy sẽ định hình tòa án tối cao trong nhiều thế hệ.
Nhưng điều quan trọng hơn cả mà trường hợp cuả bà Barrett có khả năng ảnh hưởng tới nhiều thế hệ sau này, theo bà Erika Bachiochi, thành viên của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công và là thành viên cấp cao cuả viện Abigail Adams, thì cái gương cuả bà Barrett sẽ là một chất xúc tác để cho người ta suy nghĩ lại về một phong trào xã hội mạnh mẽ nhất trong nửa thế kỷ qua: đó là phong trào nữ quyền.
Theo bà Erika Bachiochi viết trên Politico, thì “chủ trương luật pháp mà bà Ginsburg thúc đẩy trong những năm 1970, là một chủ trương xem xét lại cách thức mà người phụ nữ bị gò bó làm người nội trợ trong khi người đàn ông là người chu cấp. Những chiến thắng chống phân biệt đối xử của bà đã mở ra một kỷ nguyên mới, trong đó nam giới và phụ nữ đều có thể tham gia vào cả hai lãnh vực (nội trợ và làm việc), tùy theo tài năng và hoàn cảnh cá nhân của họ.”
Nhưng bà Ginsburg cũng coi quyền phá thai là trọng tâm của bình đẳng tình dục và sự lãnh đạo của bà đã phát sinh ra một phong trào tập trung vào việc phá thai cho đến ngày nay. Tiếc thay, thay vì tạo hoàn cảnh cho phụ nữ được bình đẳng với nam giới, việc hiến pháp hóa quyền phá thai đã làm giảm bớt trách nhiệm của nam giới trong quan hệ tình dục, và do đó, đã bỏ qua trách nhiệm chăm sóc cho những đứa trẻ mà những người cha đáng lẽ phải chia sẻ một cách bình đẳng.
Bà Barrett là hiện thân của một loại nữ quyền mới, một nữ quyền được xây dựng dựa trên công trình chống phân biệt đối xử đáng ca ngợi của Ginsburg nhưng còn đi xa hơn. Nó không chỉ nhấn mạnh vào sự bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ, mà còn về trách nhiệm chung, đặc biệt trong lĩnh vực đời sống gia đình. Trong chủ nghĩa nữ quyền mới này, bình đẳng tình dục không là việc bắt chước khả năng của nam giới để tránh mang thai ngoài ý muốn thông qua phá thai, mà là đòi hỏi nam giới đáp ứng phụ nữ với một tinh thần trách nhiệm cao, có đi có lại và có sự quan tâm.
Tại buổi điều trần xác nhận tại Thượng viện của bà Barrett vào năm 2017, Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein đã nhận xét một cách rõ ràng: “Bà đang gây tranh cãi vì nhiều người trong chúng tôi đã sống cuộc sống như một phụ nữ thực sự nhận ra giá trị của việc cuối cùng là có thể kiểm soát hệ thống sinh sản của mình, và Roe đã tham gia vào điều đó.”
Câu chuyện về cuộc đời của bà Barrett đã khiến cho những người tranh đấu cho nữ quyền lớn tuổi như bà Feinstein phải ngỡ ngàng vì việc sinh con và nuôi con từ lâu vẫn ngụ ý là sự duy trì một kịch bản cuả xã hội truyền thống, trong đó người phụ nữ phải ở nhà với lũ trẻ.
Lúc đó việc một bà mẹ có bảy người con mà có thể trở thành một thẩm phán liên bang dường như là rất khó tưởng tượng nổi: Làm sao mà bà ấy có thể vươn lên đỉnh cao nghề nghiệp mà đồng thời “hoàn toàn chiu chắt” với đàn con, một điều bí ẩn không phù hợp với bất kỳ một mẫu mực nào đã có.
Trong một cuộc trò chuyện năm 2019 tại Câu lạc bộ Notre Dame ở Washington DC, bà Barrett đã được hỏi làm thế nào, trong khi nuôi dạy rất nhiều đứa trẻ, hai trong số đó được nhận nuôi từ Haiti và một đứa có nhu cầu đặc biệt, bà có thể cân bằng giữa cuộc sống gia đình với công việc đòi hỏi của mình. Bà đã trả lời cùng một câu trả lời năm 2017 sau lời nhận xét cuả bà Feinstein.
Bà Barrett đã khen ngợi chồng mình (cũng là một luật sư): “Chúng tôi lập chương trình để có một người ở nhà vào những thời điểm khác nhau… Điều thực sự làm cho việc đó hoạt động được là vì có nỗ lực chung (cuả nhóm)… Hiện tại… Anh Jesse thực sự đang làm nhiều việc nặng hơn… nấu ăn và đưa bọn nhỏ đi bác sĩ vào ban ngày. Chúng tôi luân chuyển chu kỳ với nhau và ngay bây giờ… anh ấy đang làm nhiều việc ở nhà hơn một chút…. Chúng tôi đánh giá mọi bước xem nó có hoạt động tốt cho gia đình không, cho công việc tôi đang làm hay không… nhưng nó đã hoạt động và hoạt động tốt: bọn trẻ rất hạnh phúc, tôi thích dạy học.”
Bà Barrett nói rằng đối với cả người cha và người mẹ, thì nhu cầu của con cái là đứng hàng đầu, nghề nghiệp của họ đứng thứ hai - nhưng cả con cái và nghề nghiệp của họ đều phát triển mạnh. Thay vì cho rằng việc chăm sóc là “sự lựa chọn” của phụ nữ để tự mình ôm lấy hoặc từ bỏ, như vụ án Roe V. Wade đã gây ra, bà Barrett nhận xét rằng cả người mẹ và người cha đều bị ràng buộc bởi một trách nhiệm chung đối với những đứa trẻ. Đó là chủ nghĩa nữ quyền mới, tái tạo lại chủ nghĩa nữ quyền cũ.
Không chỉ có tinh thần đồng đội của cặp Barretts đã làm cho tất cả những điều này trở nên khả thi. Cũng trong cuộc phỏng vấn đó, bà tỏ lòng lòng biết ơn bà dì của chồng đã giúp đỡ việc nuôi con trong hơn một thập kỷ. Và bà cũng biết ơn sự linh hoạt của sở làm và nhận xét rằng sự hiện diện ngày càng tăng của phụ nữ trong nghề luật đã tạo ra những điều kiện tốt hơn so với khi bà ấy mới bước vào nghề, còn là một luật sư trẻ: "Khi phụ nữ có mặt nhiều hơn trong các trường luật... trên các công ty… thì nơi làm việc trở nên linh hoạt hơn vì người phụ nữ tìm kiếm những tiện nghi đó.”
Theo bà Erika Bachiochi thì sự thật đáng buồn là gần 50 năm sau khi Roe hợp pháp hóa phá thai, các loại tiện nghi giúp quản lý cuộc sống gia đình và sinh đẻ mới bắt đầu được thực hiện. Nhưng một số lớn các công ty vẫn còn tham gia vào việc phân biệt đối xử với những phụ nữ có thai. Các nghiên cứu cho thấy rằng người phụ nữ có con thường được cho là kém năng lực hoặc kém cam kết với công việc hơn là so với các đồng nghiệp không bị cản trở; và khi các ông bố bà mẹ tìm cách trở lại làm việc sau thời kỳ chăm sóc con cái, dù chỉ là một thời gian ngắn, việc họ vắng mặt trên thị trường sẽ bị phạt nhiều hơn bởi các nhà tuyển dụng. Một ông chủ nổi tiếng của một công ty - và ứng cử viên tranh cử tổng thống của Đảng Dân chủ - đã được cho là đã bảo một nhân viên đang mang thai "giết nó đi". Không có gì lạ khi nhiều phụ nữ mang thai đã phải cột bụng để che giấu cái thai lúc đi làm.
Hy vọng rằng với sự thăng tiến cuả bà Barrett thì một nền văn hoá đặt ưu tiên trên việc chăm sóc gia đình sẽ phát triển đủ mạnh để trở thành một phong trào có thể thách thức nền văn hoá thống trị vốn coi thường nghĩa vụ gia đình đối với cả phụ nữ và nam giới. Thương hiệu nữ quyền của thẩm phán Ginsburg sẽ phải nhường chỗ cho một điều mới mẻ hơn, một xã hội mà chúng ta sẽ không còn đấu tranh về chuyện phá thai nữa vì nó không còn phù hợp.
Tổng Giám Mục Kurtz của Louisville cầu nguyện cho các viên chức cảnh sát bị bắn trong cuộc biểu tình
Đặng Tự Do
16:45 28/09/2020
Hôm thứ Năm 24 tháng 9, Đức Tổng Giám Mục Joseph Edward Kurtz của Louisville cho biết, ngài đang cầu nguyện cho hai viên chức cảnh sát bị bắn vào đêm thứ Tư, và ngài cũng kêu gọi hòa bình và bất bạo động tại một thành phố đã chứng kiến các cuộc biểu tình ngày càng leo thang sau quyết định của bồi thẩm đoàn liên quan đến trường hợp của Breonna Taylor.
“Lời cầu nguyện của tôi muốn đồng hành với hai viên chức cảnh sát của Louisville - là Thiếu tá Aubrey Gregory và cảnh sát viên Robinson Desroches – là những người đã bị bắn vào tối qua. Tôi rất vui khi biết chỉ huy trưởng cảnh sát Schroeder cho biết rằng cả hai đang bình phục mau chóng. Khi tôi cầu nguyện cho hai viên chức cảnh sát này và gia đình của họ, tôi cảm ơn tất cả những người phản ứng đầu tiên đang làm việc chăm chỉ để giữ cho cộng đồng của chúng ta được an toàn,” Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, qua email hôm thứ Năm.
“Khi cộng đồng của chúng ta đối phó với những thách thức của tội lỗi phân biệt chủng tộc và khẳng định quyền được nêu trong Tu Chính Án thứ nhất của những người phản đối, tôi một lần nữa tham gia cùng với những người có đức tin và thiện chí để cầu xin hòa bình và từ chối bạo lực,” Đức Tổng Giám Mục Kurtz nói thêm.
Gregory và Desroches đã bị bắn vào đêm thứ Tư khi họ cùng các viên chức cảnh sát khác phản ứng với các cuộc biểu tình leo thang, và ở một số nơi ở Louisville, đã gây ra bạo lực. Cảnh sát đã bắt giữ 127 người trong các vụ việc liên quan đến các cuộc biểu tình, và cảnh sát đã bị bắn trong khi đáp lại một báo cáo của người dân là có nhiều tiếng súng nổ vào tối thứ tư.
Các viên chức cảnh sát không bị các vết thương nguy hiểm đến tính mạng và dự kiến sẽ nhanh chóng bình phục.
Larynzo Johnson, 26 tuổi, bị buộc tội bắn các viên chức cảnh sát và một số tội danh khác liên quan đến việc gây nguy hiểm cho các lực lượng thi hành pháp luật.
Các cuộc biểu tình bắt đầu ở Louisville vào ngày 23 tháng 9 ngay sau khi tòa án công bố quyết định của bồi thẩm đoàn chỉ truy tố duy nhất một trong những cảnh sát có liên quan đến cái chết của Taylor.
Source:Catholic News Agency
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết hơn 300 người từ 29 tiểu bang bị bắt liên quan đến các cuộc biểu tình
Đặng Tự Do
16:45 28/09/2020
Trong một tuyên bố hôm thứ Năm, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết hơn 300 người ở 29 tiểu bang và Washington, DC đã bị buộc tội vì các tội danh khác nhau, từ gây thiệt hại tài sản liên bang đến mưu toan giết người “dưới chiêu bài các cuộc biểu tình ôn hòa”.
Theo Bộ Tư pháp, hơn 40 trong số 94 Văn phòng tư pháp Hoa Kỳ đã đưa ra các cáo buộc liên quan đến các tội danh bao gồm đốt phá, trộm cắp và trọng tội sở hữu súng và đạn dược.
Số vụ bắt giữ đã được công bố sau nhiều tháng biểu tình và bạo loạn trên khắp đất nước sau cái chết của anh George Floyd vào tháng 5 sau khi một cảnh sát quỳ vào cổ anh ta trong gần 9 phút. Một số các cuộc biểu tình đã diễn ra ôn hòa. Tuy nhiên, bạo loạn đã nổ ra ở nhiều thành phố, gây thiệt hại lớn và thậm chí dẫn đến nhiều người chết.
Khoảng 80 người đã bị buộc tội liên quan đến đốt phá và đặt chất nổ và khoảng 15 người bị buộc tội làm hư hại tài sản liên bang, bao gồm Tòa án Portland, Tòa án Nashville, chi khu Cảnh sát Quận 3Minneapolis và một trường trung học địa phương ở Minnesota. Các xe tuần cảnh của cảnh sát ở một số tiểu bang cũng phải được thay thế.
Các cơ sở kinh doanh cũng bị phá hủy, cướp bóc và lục soát ở nhiều thành phố nơi bạo loạn diễn ra. Ở Minneapolis và St.Paul, hơn 250 tòa nhà đã bị hư hại và cướp phá vào cuối tháng 5 và tháng 6, trong đó có nhiều doanh nghiệp nhỏ.
Khoảng 35 người đã bị buộc tội hành hung nhân viên thực thi pháp luật. Một người đàn ông ở Portland, nơi diễn ra các cuộc biểu tình trong hơn 110 ngày qua, được cho là đã tấn công một nhân viên thi hành pháp luật liên bàng từ phía sau bằng một cây gậy bóng chày bằng gỗ.
Gần 30 người đã bị buộc tội liên quan đến rối loạn dân sự, bao gồm sử dụng các mạng xã hội để kích động phá hoại và hành hung.
“Ở Cleveland, hai người đàn ông Pennsylvania bị buộc tội lái xe đến thành phố với mục đích tham gia vào một cuộc bạo loạn và thực hiện hành vi bạo lực. Khi lục soát xe, nhà chức trách tìm thấy một ba lô có chứa một cái búa, hai hộp chứa chất gây cháy Sterno Firestarter Instant Flame Gel, một lon sơn xịt, một chai rượu thủy tinh, một khẩu súng bán tự động Glock và hai băng đạn đầy đạn dược,” tuyên bố viết.
Tâm điểm của các cuộc biểu tình và bạo loạn đã chuyển đến Louisville, Kentucky, nơi mà một đại bồi thẩm đoàn đã truy tố một cảnh sát hôm thứ Tư về ba tội danh gây nguy hiểm cấp một trong vụ án bắn chết Breonna Taylor. “Hai viên chức cảnh sát đã bị bắn và đang trong tình trạng ổn định,” cảnh sát trưởng Robert Schroeder của Louisville nói trong một cuộc họp báo. Một nghi phạm cũng đang bị giam giữ.
Source:Daily Caller
Tài tử Jim Caviezel đóng vai Chúa Giêsu một lần nữa trong phần tiếp theo của cuốn phim Cuộc Thương Khó Chúa Kitô
Đặng Tự Do
16:46 28/09/2020
Tài tử Jim Caviezel sẽ thể hiện lại vai diễn của mình với vai Chúa Giêsu trong phần tiếp theo của cuốn phim “The Passion of the Christ”, nghĩa là “Cuộc Thương Khó Chúa Kitô” của đạo diễn Mel Gibson.
“Mel Gibson vừa gửi cho tôi… bản nháp thứ ba,” Caviezel nói với Breitbart News vào đầu tháng này.
Nam diễn viên, người đóng vai Chúa Giêsu trong bộ phim lừng danh vào năm 2004 của Gibson, đã nói chuyện trên Breitbart News Daily của SiriusXM với người dẫn chương trình Alex Marlow để thảo luận về bộ phim mới của riêng anh, Infidel.
Anh cho biết: “Cuốn phim sắp đến có tựa đề là The Passion of the Christ: Resurrection”, nghĩa là “Cuộc Thương Khó Chúa Kitô: Phục sinh”. “Đây sẽ là bộ phim lớn nhất trong lịch sử thế giới,” Caviezel nói.
Năm 2016, Gibson thông báo rằng anh đang hợp tác với nhà biên kịch Randall Wallace của Braveheart cho một bộ phim về Chúa Phục sinh. Trong một cuộc phỏng vấn với Stephen Colbert, ông nói rằng nó sẽ không chỉ đơn giản là một câu chuyện kể lại một cách đơn thuần các biến cố lịch sử mà còn khám phá những chủ đề lớn hơn. Bộ phim sẽ “tường thuật từng bước những sự kiện dẫn đến biến cố Phục sinh như các những việc các Tông Đồ đã trải qua, những âm mưu diễn ra trong cung điện của vua Hêrôđê và kết thúc bằng những sự kiện diễn ra tại Giêrusalem vào Chúa Nhật Phục sinh,” Edward Pentin viết như trên cho tờ National Catholic Register. Pentin lưu ý rằng nhiều diễn viên trong cuốn The Passion of the Christ đã đồng ý trở lại cho phần tiếp theo, bao gồm Maia Morgenstern, người đóng vai Đức Trinh Nữ Maria; Christo Jivkov, người đóng vai Thánh Gioan, và Francesco De Vito, người đóng vai Thánh Phêrô.
“Quá trình quay cho phần tiếp theo sẽ diễn ra ở Israel, Morocco và một số khu vực của Âu châu bao gồm cả Ý, với dàn diễn viên và đoàn làm phim có thể quay lại sử dụng các khung cảnh điện ảnh nổi tiếng của Rome tại Cinecittà ở phía nam thành phố,” Pentin nói.
Cơ sở dữ liệu phim trên Internet cho biết bộ phim đang trong quá trình tiền sản xuất và ấn định ngày phát hành là năm 2022.
Caviezel, được biết đến với các bộ phim như Paul, Apostle of Christ, When the Game Stands Tall, và The Stoning of Soraya M.. Anh vừa bước sang tuổi 52 vào hôm thứ Bảy 26 tháng 9.
Source:Aleteia
Linh mục Los Angeles qua đời đột ngột, ngã gục ngay trên bàn thờ gây thương tiếc cho nhiều người
Đặng Tự Do
19:17 28/09/2020
Chào đời đầy bất lợi, mất cha năm 8 tuổi và sống sót sau trận chiến gay go với bệnh ung thư, Cha Adrian San Juan biết một điều chắc chắn rằng ngài “sẽ sớm về với Chúa”.
Thái độ đó - và những kỷ niệm về lòng nhiệt thành của vị linh mục trẻ đối với Chúa Kitô - là những gì còn lại đang an ủi những giáo dân đau buồn, những người thân và các linh mục đồng nghiệp sững sờ trước tin tức về sự ra đi đột ngột của vị linh mục 43 tuổi vào hôm Thứ Bảy, ngày 19 tháng 9, sau khi gục ngã tại một lễ cưới tại Nhà thờ St. Linus ở Norwalk, California, nơi ngài là quyền Cha Sở.
“Ngài qua đời khi đang thực thi những gì ngài yêu mến nhất: là cử hành Thánh Thể,” Rafael Alvarez, một giáo dân giáo xứ St. Linus và là một chủng sinh tại chủng viện Nữ Vương Các Thánh Thiên Thần của California. “Thánh lễ là một trong những khoảnh khắc vui nhất của ngài,” Alvarez nói.
Alvarez đã giúp lễ cho Cha San Juan khi ngài bước lên một khán đài được dựng làm nhà thờ ngoài trời. “Ngài hôn bàn thờ, và chờ đợi cho đôi tân hôn đang tiến lên bàn thờ”. Nhưng một lúc sau, có điều gì đó “không ổn”: trước sự ngạc nhiên của Alvarez, Cha San Juan đến ngồi vào ghế chủ tọa trước khi ngã xuống đất.
Các nhân viên y tế đã được gọi đến và cố gắng hô hấp nhân tạo cho Cha San Juan. Vị linh mục rõ ràng đang có vấn đề về tim. Ngài được đưa ngay đến Bệnh viện PIH Whittier trong khi một linh mục khác tại St. Linus, là Cha Marco Reyes, bước ra để tiếp tục lễ cưới.
Cha San Juan được báo cáo là đã chết một thời gian ngắn sau đó. Một nhóm nhỏ các thành viên trong gia đình được phép vào bệnh viện thăm ngài một lúc, và một linh mục đã có thể cử hành những nghi thức cuối cùng cho ngài.
Tuy nhiên, bất chấp cú sốc về cái chết của vị linh mục có vẻ khỏe mạnh, những người biết vị linh mục cho biết họ được an ủi rằng sự ra đi của ngài trước bàn thờ, diễn ra sau “cuộc sống thứ hai” trong đó ngài đã sống trọn vẹn ơn gọi của mình.
Cha San Juan là con cuối cùng trong gia đình có 6 người con. Cha chào đời vào năm 1976 tại Valenzuela, Philippines, một vùng ngoại ô của thủ đô Manila. Sự ra đời của cậu bé được chào đón như một bất ngờ kỳ diệu. Mẹ ngài hạ sinh ngài 11 năm sau khi hạ sinh người con thứ 5.
“Bởi vì tuổi cao, mẹ tôi đã có một thai kỳ rất khó khăn”, Victoria Siongco, người chị của vị linh mục quá cố cho biết. “Mẹ tôi suýt đã xảy thai.”
Mẹ của ngài, bà cố Gloria, đã phải nằm yên trên giường trong những tháng cuối của thai kỳ, cầu xin Chúa cho mẹ tròn con vuông.
“Chúng tôi thường nhìn thấy mẹ tôi cầu nguyện mỗi ngày với vòng tay dang rộng, như một biểu hiện hy sinh, để mất không mất em tôi.”
Sau một ca sinh nở phức tạp, hai mẹ con đều mạnh khoẻ. Tám năm sau, thời kỳ khó khăn lại ập đến với gia đình khi cha ngài, là ông cố Carlos, phải chống chọi với căn bệnh ung thư phổi.
Theo Siongco, em trai cô đã có dấu hiệu được ơn thiên triệu ngay cả trước khi bắt đầu học tiểu học. Cậu San Juan bị cuốn hút trước những cuộc rước kiệu và đã hát trong nhà thờ vào năm 3 tuổi.
“Em tôi yêu mến các vị thánh, thích cầu nguyện, ca hát, và yêu mến mọi thứ liên quan đến nhà thờ”.
Những người thân cận nhất với Cha San Juan nói rằng cuộc đời ngài được đánh dấu trên hết bởi một trải nghiệm sinh tử trong thời gian đó với một chẩn đoán ung thư tinh hoàn vào năm 2002, vài tháng trước khi ngài dự trù được thụ phong linh mục.
Hóa trị khiến ngài không còn một cọng tóc, xanh xao và gầy gò, nhưng ngài đã thề sẽ theo đuổi bằng được chức linh mục. Gia đình, bạn bè, các chủng sinh cùng lớp, và thậm chí cả các giáo sư đã tập hợp lại để cầu nguyện, và bệnh ung thư đã thuyên giảm vào năm 2003. Ngài được thụ phong linh mục vào năm sau đó.”
“Đây là cuộc đời thứ hai của tôi, không nghi ngờ gì nữa,” Cha San Juan nói với Tạp chí Phillipine Sunday Inquirer của Manila trong một cuộc phỏng vấn sau khi thụ phong vào năm 2004. “Tôi thấy mình trong tay của một người Cha nhân từ. Cuộc sống thứ hai là sự mặc khải của Ngài cho tôi rằng tôi có sứ mệnh phải làm vì Danh Ngài.”
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, vị tân linh mục chia sẻ rằng cuộc chiến với căn bệnh ung thư đã mang lại cho ngài nhiều niềm vui và một đức tin mạnh mẽ hơn.
Cha San Juan nói ngài dành “cuộc sống thứ hai” đặc biệt để tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa, Đức Trinh Nữ Maria, và sự can thiệp kỳ diệu của Thánh Têrêsa thành Lisieux, mà ngài có một lòng sùng mộ nhiệt thành trong phần còn lại của cuộc đời mình.
Sau sáu năm làm mục vụ tại các giáo xứ và trường học ở Manila, Cha San Juan chuyển đến Tổng giáo phận Los Angeles vào năm 2010 để được gần gia đình hơn. Ngài đã phục vụ tại một số giáo xứ, và chính thức nhập tịch tổng giáo phận vào năm 2015.
Cha San Juan được biết đến như một “linh mục thánh thiện, người có khiếu hài hước tuyệt vời và luôn nở nụ cười trên môi”, theo lời của Đức Ông Jim Halley, Phụ trách Giáo sĩ Tổng giáo phận Los Angeles.
Source:Catholic News AgencyLos Angeles priest mourned after sudden passing: ‘He died doing what he loved’
Thái độ đó - và những kỷ niệm về lòng nhiệt thành của vị linh mục trẻ đối với Chúa Kitô - là những gì còn lại đang an ủi những giáo dân đau buồn, những người thân và các linh mục đồng nghiệp sững sờ trước tin tức về sự ra đi đột ngột của vị linh mục 43 tuổi vào hôm Thứ Bảy, ngày 19 tháng 9, sau khi gục ngã tại một lễ cưới tại Nhà thờ St. Linus ở Norwalk, California, nơi ngài là quyền Cha Sở.
“Ngài qua đời khi đang thực thi những gì ngài yêu mến nhất: là cử hành Thánh Thể,” Rafael Alvarez, một giáo dân giáo xứ St. Linus và là một chủng sinh tại chủng viện Nữ Vương Các Thánh Thiên Thần của California. “Thánh lễ là một trong những khoảnh khắc vui nhất của ngài,” Alvarez nói.
Alvarez đã giúp lễ cho Cha San Juan khi ngài bước lên một khán đài được dựng làm nhà thờ ngoài trời. “Ngài hôn bàn thờ, và chờ đợi cho đôi tân hôn đang tiến lên bàn thờ”. Nhưng một lúc sau, có điều gì đó “không ổn”: trước sự ngạc nhiên của Alvarez, Cha San Juan đến ngồi vào ghế chủ tọa trước khi ngã xuống đất.
Các nhân viên y tế đã được gọi đến và cố gắng hô hấp nhân tạo cho Cha San Juan. Vị linh mục rõ ràng đang có vấn đề về tim. Ngài được đưa ngay đến Bệnh viện PIH Whittier trong khi một linh mục khác tại St. Linus, là Cha Marco Reyes, bước ra để tiếp tục lễ cưới.
Cha San Juan được báo cáo là đã chết một thời gian ngắn sau đó. Một nhóm nhỏ các thành viên trong gia đình được phép vào bệnh viện thăm ngài một lúc, và một linh mục đã có thể cử hành những nghi thức cuối cùng cho ngài.
Tuy nhiên, bất chấp cú sốc về cái chết của vị linh mục có vẻ khỏe mạnh, những người biết vị linh mục cho biết họ được an ủi rằng sự ra đi của ngài trước bàn thờ, diễn ra sau “cuộc sống thứ hai” trong đó ngài đã sống trọn vẹn ơn gọi của mình.
Cha San Juan là con cuối cùng trong gia đình có 6 người con. Cha chào đời vào năm 1976 tại Valenzuela, Philippines, một vùng ngoại ô của thủ đô Manila. Sự ra đời của cậu bé được chào đón như một bất ngờ kỳ diệu. Mẹ ngài hạ sinh ngài 11 năm sau khi hạ sinh người con thứ 5.
“Bởi vì tuổi cao, mẹ tôi đã có một thai kỳ rất khó khăn”, Victoria Siongco, người chị của vị linh mục quá cố cho biết. “Mẹ tôi suýt đã xảy thai.”
Mẹ của ngài, bà cố Gloria, đã phải nằm yên trên giường trong những tháng cuối của thai kỳ, cầu xin Chúa cho mẹ tròn con vuông.
“Chúng tôi thường nhìn thấy mẹ tôi cầu nguyện mỗi ngày với vòng tay dang rộng, như một biểu hiện hy sinh, để mất không mất em tôi.”
Sau một ca sinh nở phức tạp, hai mẹ con đều mạnh khoẻ. Tám năm sau, thời kỳ khó khăn lại ập đến với gia đình khi cha ngài, là ông cố Carlos, phải chống chọi với căn bệnh ung thư phổi.
Theo Siongco, em trai cô đã có dấu hiệu được ơn thiên triệu ngay cả trước khi bắt đầu học tiểu học. Cậu San Juan bị cuốn hút trước những cuộc rước kiệu và đã hát trong nhà thờ vào năm 3 tuổi.
“Em tôi yêu mến các vị thánh, thích cầu nguyện, ca hát, và yêu mến mọi thứ liên quan đến nhà thờ”.
Những người thân cận nhất với Cha San Juan nói rằng cuộc đời ngài được đánh dấu trên hết bởi một trải nghiệm sinh tử trong thời gian đó với một chẩn đoán ung thư tinh hoàn vào năm 2002, vài tháng trước khi ngài dự trù được thụ phong linh mục.
Hóa trị khiến ngài không còn một cọng tóc, xanh xao và gầy gò, nhưng ngài đã thề sẽ theo đuổi bằng được chức linh mục. Gia đình, bạn bè, các chủng sinh cùng lớp, và thậm chí cả các giáo sư đã tập hợp lại để cầu nguyện, và bệnh ung thư đã thuyên giảm vào năm 2003. Ngài được thụ phong linh mục vào năm sau đó.”
“Đây là cuộc đời thứ hai của tôi, không nghi ngờ gì nữa,” Cha San Juan nói với Tạp chí Phillipine Sunday Inquirer của Manila trong một cuộc phỏng vấn sau khi thụ phong vào năm 2004. “Tôi thấy mình trong tay của một người Cha nhân từ. Cuộc sống thứ hai là sự mặc khải của Ngài cho tôi rằng tôi có sứ mệnh phải làm vì Danh Ngài.”
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, vị tân linh mục chia sẻ rằng cuộc chiến với căn bệnh ung thư đã mang lại cho ngài nhiều niềm vui và một đức tin mạnh mẽ hơn.
Cha San Juan nói ngài dành “cuộc sống thứ hai” đặc biệt để tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa, Đức Trinh Nữ Maria, và sự can thiệp kỳ diệu của Thánh Têrêsa thành Lisieux, mà ngài có một lòng sùng mộ nhiệt thành trong phần còn lại của cuộc đời mình.
Sau sáu năm làm mục vụ tại các giáo xứ và trường học ở Manila, Cha San Juan chuyển đến Tổng giáo phận Los Angeles vào năm 2010 để được gần gia đình hơn. Ngài đã phục vụ tại một số giáo xứ, và chính thức nhập tịch tổng giáo phận vào năm 2015.
Cha San Juan được biết đến như một “linh mục thánh thiện, người có khiếu hài hước tuyệt vời và luôn nở nụ cười trên môi”, theo lời của Đức Ông Jim Halley, Phụ trách Giáo sĩ Tổng giáo phận Los Angeles.
Source:Catholic News Agency
Đức Tổng Giám Mục Aquila của Denver: Tự do tôn giáo nằm trên lá phiếu của bạn
Vũ Văn An
21:53 28/09/2020
Nay là lúc để chúng ta đứng lên giành chỗ đứng cho niềm tin Công Giáo của chúng ta trong đời sống công cộng
Đó là nhận định của Đức Tổng Giám Mục Samuel J. Aquila, tổng giáo phận Denver, Hoa Kỳ, đăng trên National Catholic Register ngày 28 tháng 9, 2020. Nguyên văn có thể đọc tại https://www.ncregister.com/blog/religious-freedom-is-on-your-ballot. Sau đây là bản dịch sang tiếng Việt:
Một xu hướng đáng lo ngại đang xuất hiện khi đất nước chúng ta phải vật lộn với tình trạng bất ổn xã hội và tác động của coronavirus, nhưng đó không phải là một xu hướng mới. Người Công Giáo và những người có đức tin khác bị tách riêng ra để chế nhạo và đôi khi bạo động thể lý. Vì lợi ích của Giáo hội và xã hội của chúng ta, chúng ta phải đáp ứng bằng cách bảo vệ quyền tự do tôn giáo, cả khi bỏ phiếu lẫn qua việc chúng ta đích thân làm chứng.
Các cuộc tấn công vào người Công Giáo đã chuyển từ sự kỳ thị ở thế kỷ 19 và những tuyên bố cho rằng chúng ta không thể là các công dân trung thành, sang những khẳng định gần đây cho rằng người Công Giáo có tính hay phán xét và thù hận đối với phụ nữ và các nhóm thiểu số tình dục.
Hệt như các lập luận của đảng Không Biết Gì vào những năm 1850 và Ku Klux Klan vào những năm 1920 cho thấy người ta không biết người Công Giáo tin gì, thì các cuộc tấn công hiện đại cũng không hiểu và đánh giá đúng những gì chúng ta tin về con người nhân bản.
Tuy nhiên, mục tiêu của những cuộc tấn công này đều giống y như nhau: nhằm nhục mạ và gạt người Công Giáo ra bên ngoài xã hội và tăng ảnh hưởng của những người không chấp nhận thiết kế của Thiên Chúa dành cho bản chất con người.
Trong những năm gần đây, việc đả kích Giáo hội ở Hoa Kỳ ngày càng gia tăng cường độ, chuyển từ việc chỉ trích Giáo hội trên các phương tiện truyền thông và trực tuyến sang việc gán cho người Công Giáo là kỳ thị trong nhiều thừa tác vụ như dịch vụ nhận con nuôi hoặc chăm sóc sức khỏe. Trong vòng vài tháng qua, điều này thậm chí đã trở thành bạo lực thể lý chống lại các biểu tượng, các tòa nhà và con người của Giáo Hội chúng ta, như thường xuyên xảy ra ở những nơi như Pháp, các vùng của Châu Phi và các nơi khác trên thế giới.
Các nhà sáng lập Hoa Kỳ nhận ra rằng chính phủ tự trị của chúng ta dựa vào một dân tộc đức hạnh. Sự gia tăng bất khoan dung và bạo lực mà chúng ta thấy ngày nay càng nhấn mạnh điều đó. John Adams đã đề cập trực tiếp đến nhu cầu đức hạnh trong một bức thư năm 1798 gửi cho các sĩ quan dân quân Massachusetts, khi viết, “Hiến pháp của chúng ta được tạo ra chỉ dành cho một dân tộc có đạo đức và tôn giáo. Nó hoàn toàn không phù hợp với chính phủ của bất cứ dân tộc nào khác". Khi đất nước chúng ta tiến gần đến Nội chiến, Abraham Lincoln nhấn mạnh rằng một xã hội tự trị phát triển hay tan rã đều dựa vào người dân của nó: “Nếu sự tàn phá là phần số của chúng ta, thì chính chúng ta phải là tác giả và người hoàn thành nó. Là một quốc gia của những người tự do, chúng ta phải sống qua mọi thời đại, hoặc chết bằng cách tự sát ”(Diễn văn tại Trung học dành cho Thanh niên ở Springfield, Illinois, 1838).
Chúng ta đang mau chóng tiến đến cuộc bầu cử quốc gia vào ngày 3 tháng 11, khi đất nước chúng ta sẽ được yêu cầu xác định ai là người phù hợp nhất để đại diện cho chúng ta trong cơ quan lập pháp và với tư cách là tổng thống. Trong số những mối quan tâm hàng đầu của người Công Giáo khi họ bỏ phiếu là: Ai sẽ bảo vệ sự sống con người ở mọi giai đoạn? Ai sẽ bảo vệ hôn nhân tự nhiên và gia đình? Và cuối cùng, ai sẽ bảo vệ tự do tôn giáo, bảo vệ lương tâm và quyền của con người được sống theo đức tin của họ trong mọi lĩnh vực xã hội?
Một xã hội không có niềm tin chung vào Thiên Chúa, và do đó vào bản sắc của mỗi người như con trai hay con gái yêu quý của Người, sẽ trở nên kém nhân bản và ít khoan dung hơn. Khi không có Thiên Chúa, một điều gì đó hoặc ai đó sẽ trở thành vị thần để lấp đầy khoảng trống, dẫn đến thảm kịch, và cuối cùng là sự sụp đổ của xã hội. Nay là lúc để chúng ta đứng lên giành chỗ đứng cho niềm tin Công Giáo trọn vẹn trong đời sống công cộng và những đóng góp quý báu của những người có đức tin cho xã hội.
Điều chủ yếu đối với mọi người Công Giáo để họ hoàn thành nghĩa vụ công dân của họ là biết các ứng viên đứng ở đâu trong các vấn đề về sự sống, gia đình và tự do tôn giáo. Không thể là một người Công Giáo tốt mà lại ủng hộ việc phá thai hoặc hỗ trợ tự tử, cổ vũ tình dục không tự nhiên, hoặc tìm cách đẩy những người có đức tin ra khỏi nơi công cộng. Những người làm như vậy – dù là Công Giáo hay không - đang giúp làm rỗng nền văn hóa của chúng ta và góp phần vào sự sụp đổ của nó. Càng xa rời đời sống luân lý và đức hạnh, chúng ta càng có nhiều khả năng giống Hy Lạp hay La Mã khi họ thất thế, hay giống Venezuela ngày nay. Mọi người Công Giáo cần tự thông tri cho mình biết mỗi ứng cử viên đứng ở đâu trong các vấn đề này bằng cách đọc các cơ quan tin tức chuyên bàn về các chủ đề này, chẳng hạn như Catholic News Agency (Cơ quan Thông tin Công Giáo) hoặc National Catholic Register (Sổ Ghi Công Giáo Quốc gia).
Vào đầu thập niên 1900, người Công Giáo có cơ hội phát triển hệ thống trường học riêng của chúng ta, thiết lập các bệnh viện và điều hành các doanh nghiệp của chúng ta theo đức tin của chúng ta. Chúng ta đã phục vụ và tiếp tục phục vụ người nghèo và vô gia cư bằng tình bác ái của Chúa Kitô, đặc biệt được thấy trong việc làm của các Tổ chức Bác ái Công Giáo. Đây là cách chúng ta bảo vệ và phát triển đức tin của chúng ta trong hơn 100 năm qua, nhưng “nền văn hóa triệt tiêu”, một nền văn hóa tìm cách bịt miệng các niềm tin chân thành của các cá nhân, cũng sẽ không khoan nhượng sự hiện diện của các thực thể có đức tin này, nếu chúng ta để nó có đủ lực đẩy. Chúng ta không thể tiếp nhận não trạng chủ trương rằng “người khác hành động theo cách đó thì tốt thôi, nhưng chúng ta không hành động cách đó”.
Đạo đức của xã hội sẽ tác động đến chúng ta, và chúng ta không thể làm ngơ trước cái ác.
Nếu chúng ta muốn đất nước của chúng ta phát triển mạnh mẽ, thì vì lòng bác ái đối với đồng bào và thế hệ tương lai của chúng ta, người Công Giáo cần phải vận động mạnh mẽ cho sự cần thiết của tự do tôn giáo và bỏ phiếu theo đó.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho mỗi người trong anh chị em và xin Thiên Chúa chúc lành cho nước Mỹ!
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ban Caritas xứ Tân Trang mừng bổn mạng
Martino Lê Hoàng Vũ
07:29 28/09/2020
Chiều thứ sáu 25.9.2020,vào lúc 17g 45phút,giáo xứ Tân Trang đã long trọng mừng lễ kính Thánh Vinh sơn Phaolô- bổn mạng Ban Caritas giáo xứ.Thánh lễ do Linh mục chánh xứ Giuse Đinh Văn Thọ chủ tế,cùng với các hội viên Caritas và cộng đoàn giáo xứ tham dự.Trước đó,giáo xứ cung nghinh Thánh Vinh sơn Phaolô chung quanh nhà thờ, chiêm ngắm và học hỏi mẫu gương của vị thánh có lòng bác ái thương mẫu gương của hội viên Caritas.
Xem Hình
Trong thánh lễ, Linh mục chánh xứ đã nhắn nhủ với các hội viên Caritas như sau :“Thánh Vinh sơn Phaolô nhận ra khuôn mặt của Chúa nơi những người anh em nghèo khó bất hạnh. Hôm nay, cách riêng Chúa mời gọi anh chị em Caritas chúng ta trở thành những người thợ gặt trong vườn nho của cánh đồng truyền giáo của Chúa. Và đồng thời Chúa cũng mời gọi chúng ta trở thành những cánh tay nối dài,không chỉ chúng ta giúp bằng tiền bạc, công sức mà còn lời cầu nguyện.Điều quan trọng chúng ta sống mang trái tim yêu mến của Chúa, lan tỏa tình yêu thương cho mọi người’”
Cũng trong dịp mừng bổn mạng này,vào lúc 8 giờ 30 sáng cùng ngày, ban Caritas cùng với Linh mục chánh xứ và HĐMVGX đã phát gần 100 phần quà cho người nghèo trong giáo xứ.Những phần quả tuy nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa thể hiện tình yêu thương chia sẻ cho bà con nơi địa bàn giáo xứ không phân biệt lương giáo,phần quà diễn tả tấm lòng của người cho.
Bài :Martino Lê Hoàng Vũ
Hình ảnh : Vũ Thanh Hương
Xem Hình
Trong thánh lễ, Linh mục chánh xứ đã nhắn nhủ với các hội viên Caritas như sau :“Thánh Vinh sơn Phaolô nhận ra khuôn mặt của Chúa nơi những người anh em nghèo khó bất hạnh. Hôm nay, cách riêng Chúa mời gọi anh chị em Caritas chúng ta trở thành những người thợ gặt trong vườn nho của cánh đồng truyền giáo của Chúa. Và đồng thời Chúa cũng mời gọi chúng ta trở thành những cánh tay nối dài,không chỉ chúng ta giúp bằng tiền bạc, công sức mà còn lời cầu nguyện.Điều quan trọng chúng ta sống mang trái tim yêu mến của Chúa, lan tỏa tình yêu thương cho mọi người’”
Cũng trong dịp mừng bổn mạng này,vào lúc 8 giờ 30 sáng cùng ngày, ban Caritas cùng với Linh mục chánh xứ và HĐMVGX đã phát gần 100 phần quà cho người nghèo trong giáo xứ.Những phần quả tuy nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa thể hiện tình yêu thương chia sẻ cho bà con nơi địa bàn giáo xứ không phân biệt lương giáo,phần quà diễn tả tấm lòng của người cho.
Bài :Martino Lê Hoàng Vũ
Hình ảnh : Vũ Thanh Hương
Ngày Thế Giới Di Dân Tại Giáo Phận Xuân Lộc
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P.
20:53 28/09/2020
Chúa Nhật 27/9/2020, tại Giáo xứ Thanh Hóa, Giáo hạt Hòa Thanh, Cha Giuse Phạm Đình Hiền, Đặc Trách Di Dân Giáo phận đã tổ chức ngày Ngày Thế Giới Di Dân lần thứ 106 cho các anh chị em di dân đang học tập và làm việc tại Giáo Phận Xuân Lộc, cụ thể tại những vùng lân cận Trảng Bom, Hố Nai, Biên Hòa… Chương trình Ngày Thế Giới Di Dân tại Giáo Phận Xuân Lộc lập lại ý tưởng chủ đề từ Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô “Tiếp đón, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập người di dân nội địa”.
Xem Hình
Trong vai trò mục tử chăm sóc đàn chiên, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo Phận luôn có một tình yêu hướng về những anh chị em di dân đang cư trú tại Giáo phận, mà vì nhiều lý do, họ đã buộc phải rời bỏ quê hương để tìm đến nơi mới, sống thân phận di dân với cuộc sống chật vật, tạm bợ. Vì thế, trong ngày đặc biệt này, Đức Cha Giáo Phận đã dành trọn một buổi sáng để thăm hỏi, gặp gỡ, ban huấn từ và dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho anh chị em Di dân đang sống trong địa bàn của Giáo Phận, và những tông đồ di dân.
Từ 8 giờ, Đức Cha đã có mặt tại Giáo xứ Thanh Hóa để đồng hành với “lễ hội của niềm vui và tình yêu” mà anh chị em Di dân là đối tượng được hướng về. Sau những chúc lành, thăm hỏi thiếu nhi và những anh chị em di dân đến từ sớm, Đức Cha Giáo phận đã đến cư xá của tập đoàn VPIC tại Xã Hố Nai 3, Trảng Bom để thăm những anh chị em di dân –công nhân nơi đây, cũng như gặp gỡ các đại diện ban giám đốc công ty. Dù chỉ trong chốc lát, nhưng Đức Cha Giáo Phận bày tỏ niềm vui và mong ước biến cuộc viếng thăm này trở thành “cuộc viếng thăm tình yêu […] cuộc thăm viếng ơn cứu độ”, tràn đầy niềm vui như khi Đức Mẹ đến thăm Chị họ Elisabet. Và, Đức Cha mong ước ơn Chúa đổ tràn xuống tâm hồn của mọi người đang có mặt, bất kể họ là Công Giáo hay thuộc tôn giáo bạn, để ai nấy cũng có thể cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa dành cho họ. Đức Cha cũng cám ơn ban giám đốc, đại diện ban giám đốc tập đoàn VPIC về lòng bác ái mà họ đã bày tỏ với anh chị em di dân- công nhân qua việc chăm sóc họ, và cầu xin ơn Chúa đổ xuống trên họ để những điều tốt đẹp dành cho anh chị em di dân-công nhân tiếp tục được thực hiện.
Trở lại Giáo xứ Thanh Hóa, Đức Cha Giáo Phận cũng thăm các điểm khám chữa bệnh miễn phí cho anh chị em di dân đang diễn ra tại khuôn viên nơi này. Tiếp liền kề, Đức Cha đã gặp gỡ và chia sẻ những suy tư của ngài với anh chị em di dân, các tông đồ di dân, những chủ nhà trọ thuộc các giáo xứ, và giáo hạt đang sẵn chờ nghe huấn từ của Đức Cha. Mở đầu chia sẻ, Đức Cha gửi lời cám ơn quý vị trong các ban giám đốc, những người chủ nhà trọ, những tông đồ di dân, là những người đã giúp cho người di dân có việc làm, chỗ ở, hỗ trợ những nhu cầu cần thiết khi họ gặp khó khăn. Ngài nhấn mạnh những gì họ đã, đang và sẽ làm cho anh chị em di dân, “là làm cho chính Chúa” (x. Mt 25, 31-47),: giúp “Chúa” có việc làm, có chỗ ở, có lương thực khi đói khát…và như vậy, Chúa sẽ chúc phúc cho ai đã từng giúp đỡ Ngài. Ngược lại, Chúa sẽ trách cứ và xét xử khi “chúng ta không giúp đỡ những người di dân, người công nhân.”. Đức Cha tiếp “Chúng ta không nhìn những người di dân, công nhân chỉ là những người lao động cho mình, nhưng hãy nhìn họ là những anh chị em của mình, và nhìn thấy Chúa ỡ trong họ, bởi chính Ngài đã muốn đồng hóa với anh chị em di dân. Nhờ cái nhìn này, tâm tư tình cảm, lời nói và hành động của chúng ta sẽ thay đổi.” Tiếp theo ý hướng bài chia sẻ và đi đến két thúc, Đức Cha đưa ra ba ý tưởng quan trọng mà mọi người cần nhớ: (1) Xác tín rằng Thiên Chúa yêu thương tôi và Ngài cũng yêu thương những người khác; (2) Đối với những người gặp khó khăn, đau khổ hơn, Thiên Chúa sẽ yêu thương và quan tâm đến người đó nhiều hơn hết, và đó là cách thức mà người tông đồ di dân hay mọi người được mời gọi hành động theo; (3) Sống và trao ban lòng thương xót với anh chị em di dân.
Và đỉnh cao của ngày Thế Giới Di Dân 106 tại Xuân Lộc chính là Thánh Lễ do Đức Cha Giáo phận cử hành để cầu nguyện cho anh chị em di dân, công nhân và mọi tông đồ di dân, các chủ nhà trọ, các ban ngành trong các công ty, tập đoàn- là những người đang giúp đỡ anh chị em di dân. Cùng hiện diện và đồng tế trong Thánh Lễ với Đức Cha Giuse, có Cha Quản hạt Giáo Hạt Hòa Thanh, quý Cha Đặc trách Di dân các Giáo hạt, quý Cha và Cha Đặc Trách Di Dân Giáo phận.
“Theo Chúa, là thi hành ý Chúa muốn với một tình yêu trọn vẹn dành cho Ngài” là ý chính trong bài giảng Thánh Lễ mà Đức Cha đã dựa vào dụ ngôn Tin Mừng về hai người con (x. Mt 21, 28-32 để chia sẻ với mọi người, cả những anh chị em thuộc tôn giáo bạn cũng đang ở hiện diện trong Thánh Lễ, hay bên ngoài khuôn viên Giáo xứ. Áp dụng vào trong công tác giúp đỡ anh chị em di dân, Đức Cha mời gọi mọi người hãy thực hiện bằng tinh yêu dành cho Chúa và cho họ, như hai điều quan trọng được tóm lại từ 10 Giới Răn. Bên cạnh đó, từ hình ảnh niềm vui lễ hội của Ngày Thế Giới Di Dân, khi mà cả người đón lẫn người được đón có những niềm vui, tình yêu dành cho nhau, Đức Cha nói “chỉ có nhờ ơn Chúa, chúng ta mới cảm nghiệm được niềm vui hân hoan này”. Và khi đã nhận được tình yêu, niềm vui và hạnh phúc, Đức Cha nói “đó cũng là lúc chúng ta nhận ra được tình yêu của Thiên Chúa ban xuống cho mọi người và từng người- bất luận chúng ta thuộc tôn giáo nào, Công Giáo hay không Công Giáo- tất cả đều được Chúa yêu thương.” Để rồi, sẻ chia tình yêu đã nhận được từ Chúa cho người khác là điều mà Đức Cha mời gọi những anh chị em di dân hãy thực hiện điều này trong cuộc sống của họ: với những người trong gia đình, trong khu nhà trọ, nơi họ làm việc.
Chương trình Ngày Thế Giới Di Dân 106 tại Giáo phận Xuân Lộc buổi sáng hôm nay còn có nchương trình nói chuyện về đề tài cuộc sống người di dân- dựa trên Sứ điệp Ngày Thế Giới Di Dân và Tị Nạn 106 của Đức Thánh Cha Phanxicô, do Cha Fx. Nguyễn Minh Thiệu, SDB trình bày. Bên cạnh đó, những chương trình phụ cũng đã hoạt động vào cùng thời điểm để hỗ trợ, giúp đỡ người di dân như khám chữa bệnh Tây và Đông Y, phát thuốc miễn phí; cửa hàng quần áo, sách giáo khoa vả Suy niệm Lời Chúa 0 đồng, hỗ trợ lương thực với khoảng 3000 phần gạo. Do vậy, trong buổi sáng này, Ban Mục vụ Di Dân do Cha Đặc Trách Giuse đứng đầu đã đón tiếp và phục vụ rất đông anh chị em di dân đến với chương trình. Ngoài ra, trong buổi tối trước đó, Thứ Bảy 26/9, chương trình giao lưu văn nghệ- văn hóa vùng miền do anh chị em di dân trình diễn cũng đã được tổ chức với những sắc màu đa dạng của niềm vui và tình yêu mà họ có thể cảm nhận được.
Với những yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của Đức Cha Giáo Phận, Cha Đặc Trách Di Dân, của những tông đồ di dân, chắc chắn đang là những lời loan báo Tin Mừng, là cách thức tốt nhất giới thiệu Chúa đến cho những người chưa biết Chúa, như lời cám ơn đến Đức Cha, quý Cha và mọi người của một đại diện người di dân – người dân tộc Khơ-me đã nói “Chúng con cảm nhận được đạo Chúa là đạo của yêu thương, đạo yêu thương chúng con. Chúng con cám ơn Chúa, cám ơn Đức Cha, các cha và mọi người.”
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
Xem Hình
Trong vai trò mục tử chăm sóc đàn chiên, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo Phận luôn có một tình yêu hướng về những anh chị em di dân đang cư trú tại Giáo phận, mà vì nhiều lý do, họ đã buộc phải rời bỏ quê hương để tìm đến nơi mới, sống thân phận di dân với cuộc sống chật vật, tạm bợ. Vì thế, trong ngày đặc biệt này, Đức Cha Giáo Phận đã dành trọn một buổi sáng để thăm hỏi, gặp gỡ, ban huấn từ và dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho anh chị em Di dân đang sống trong địa bàn của Giáo Phận, và những tông đồ di dân.
Trở lại Giáo xứ Thanh Hóa, Đức Cha Giáo Phận cũng thăm các điểm khám chữa bệnh miễn phí cho anh chị em di dân đang diễn ra tại khuôn viên nơi này. Tiếp liền kề, Đức Cha đã gặp gỡ và chia sẻ những suy tư của ngài với anh chị em di dân, các tông đồ di dân, những chủ nhà trọ thuộc các giáo xứ, và giáo hạt đang sẵn chờ nghe huấn từ của Đức Cha. Mở đầu chia sẻ, Đức Cha gửi lời cám ơn quý vị trong các ban giám đốc, những người chủ nhà trọ, những tông đồ di dân, là những người đã giúp cho người di dân có việc làm, chỗ ở, hỗ trợ những nhu cầu cần thiết khi họ gặp khó khăn. Ngài nhấn mạnh những gì họ đã, đang và sẽ làm cho anh chị em di dân, “là làm cho chính Chúa” (x. Mt 25, 31-47),: giúp “Chúa” có việc làm, có chỗ ở, có lương thực khi đói khát…và như vậy, Chúa sẽ chúc phúc cho ai đã từng giúp đỡ Ngài. Ngược lại, Chúa sẽ trách cứ và xét xử khi “chúng ta không giúp đỡ những người di dân, người công nhân.”. Đức Cha tiếp “Chúng ta không nhìn những người di dân, công nhân chỉ là những người lao động cho mình, nhưng hãy nhìn họ là những anh chị em của mình, và nhìn thấy Chúa ỡ trong họ, bởi chính Ngài đã muốn đồng hóa với anh chị em di dân. Nhờ cái nhìn này, tâm tư tình cảm, lời nói và hành động của chúng ta sẽ thay đổi.” Tiếp theo ý hướng bài chia sẻ và đi đến két thúc, Đức Cha đưa ra ba ý tưởng quan trọng mà mọi người cần nhớ: (1) Xác tín rằng Thiên Chúa yêu thương tôi và Ngài cũng yêu thương những người khác; (2) Đối với những người gặp khó khăn, đau khổ hơn, Thiên Chúa sẽ yêu thương và quan tâm đến người đó nhiều hơn hết, và đó là cách thức mà người tông đồ di dân hay mọi người được mời gọi hành động theo; (3) Sống và trao ban lòng thương xót với anh chị em di dân.
Và đỉnh cao của ngày Thế Giới Di Dân 106 tại Xuân Lộc chính là Thánh Lễ do Đức Cha Giáo phận cử hành để cầu nguyện cho anh chị em di dân, công nhân và mọi tông đồ di dân, các chủ nhà trọ, các ban ngành trong các công ty, tập đoàn- là những người đang giúp đỡ anh chị em di dân. Cùng hiện diện và đồng tế trong Thánh Lễ với Đức Cha Giuse, có Cha Quản hạt Giáo Hạt Hòa Thanh, quý Cha Đặc trách Di dân các Giáo hạt, quý Cha và Cha Đặc Trách Di Dân Giáo phận.
“Theo Chúa, là thi hành ý Chúa muốn với một tình yêu trọn vẹn dành cho Ngài” là ý chính trong bài giảng Thánh Lễ mà Đức Cha đã dựa vào dụ ngôn Tin Mừng về hai người con (x. Mt 21, 28-32 để chia sẻ với mọi người, cả những anh chị em thuộc tôn giáo bạn cũng đang ở hiện diện trong Thánh Lễ, hay bên ngoài khuôn viên Giáo xứ. Áp dụng vào trong công tác giúp đỡ anh chị em di dân, Đức Cha mời gọi mọi người hãy thực hiện bằng tinh yêu dành cho Chúa và cho họ, như hai điều quan trọng được tóm lại từ 10 Giới Răn. Bên cạnh đó, từ hình ảnh niềm vui lễ hội của Ngày Thế Giới Di Dân, khi mà cả người đón lẫn người được đón có những niềm vui, tình yêu dành cho nhau, Đức Cha nói “chỉ có nhờ ơn Chúa, chúng ta mới cảm nghiệm được niềm vui hân hoan này”. Và khi đã nhận được tình yêu, niềm vui và hạnh phúc, Đức Cha nói “đó cũng là lúc chúng ta nhận ra được tình yêu của Thiên Chúa ban xuống cho mọi người và từng người- bất luận chúng ta thuộc tôn giáo nào, Công Giáo hay không Công Giáo- tất cả đều được Chúa yêu thương.” Để rồi, sẻ chia tình yêu đã nhận được từ Chúa cho người khác là điều mà Đức Cha mời gọi những anh chị em di dân hãy thực hiện điều này trong cuộc sống của họ: với những người trong gia đình, trong khu nhà trọ, nơi họ làm việc.
Chương trình Ngày Thế Giới Di Dân 106 tại Giáo phận Xuân Lộc buổi sáng hôm nay còn có nchương trình nói chuyện về đề tài cuộc sống người di dân- dựa trên Sứ điệp Ngày Thế Giới Di Dân và Tị Nạn 106 của Đức Thánh Cha Phanxicô, do Cha Fx. Nguyễn Minh Thiệu, SDB trình bày. Bên cạnh đó, những chương trình phụ cũng đã hoạt động vào cùng thời điểm để hỗ trợ, giúp đỡ người di dân như khám chữa bệnh Tây và Đông Y, phát thuốc miễn phí; cửa hàng quần áo, sách giáo khoa vả Suy niệm Lời Chúa 0 đồng, hỗ trợ lương thực với khoảng 3000 phần gạo. Do vậy, trong buổi sáng này, Ban Mục vụ Di Dân do Cha Đặc Trách Giuse đứng đầu đã đón tiếp và phục vụ rất đông anh chị em di dân đến với chương trình. Ngoài ra, trong buổi tối trước đó, Thứ Bảy 26/9, chương trình giao lưu văn nghệ- văn hóa vùng miền do anh chị em di dân trình diễn cũng đã được tổ chức với những sắc màu đa dạng của niềm vui và tình yêu mà họ có thể cảm nhận được.
Với những yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của Đức Cha Giáo Phận, Cha Đặc Trách Di Dân, của những tông đồ di dân, chắc chắn đang là những lời loan báo Tin Mừng, là cách thức tốt nhất giới thiệu Chúa đến cho những người chưa biết Chúa, như lời cám ơn đến Đức Cha, quý Cha và mọi người của một đại diện người di dân – người dân tộc Khơ-me đã nói “Chúng con cảm nhận được đạo Chúa là đạo của yêu thương, đạo yêu thương chúng con. Chúng con cám ơn Chúa, cám ơn Đức Cha, các cha và mọi người.”
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
Tài Liệu - Sưu Khảo
Quis ut Deus - Ai bằng Thiên Chúa ?
Lm. Đa Minh Nguyễn Ngọc Long
07:40 28/09/2020
Hằng năm Giáo Hội Công Giáo mừng lễ Tổng lãnh Thiên Thần Michael chung với hai Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel và Rafel vào ngày 29.09.
Tổng lãnh Thiên Thần Michael là ai?
Theo truyền thuyết Tổng lãnh Thiên Thần Michael được Thiên Chúa sai cầm gươm canh giữ cửa khu vườn địa đàng không cho Ông Bà Adong-Evà trở lại khu vườn, sau khi bị Thiên Chúa phạt đuổi ra khỏi nơi đó. ( Sách Sáng Thế 3, 23-24)
Vị Tổng lãnh Thiên Thần này cũng là người đã cứu giúp mạng sống cho Hagar bị Sara vì lòng ghen tức đã đuổi bắt đi lang thang trong sa mạc, tìm đến chỗ có nước uống đang khát mệt lả đang mang thai. ( Sáng Thế 16,7-12).
Vị Tổng lãnh Thiên Thần Michael được cho hiểu là một trong ba người đàn ông đã đến thăm nhà Tổ phụ Abraham. ( Sáng thế 18,1-16).
Tổng lãnh Thiên Thần Michael cũng là người Thiên Chúa sai đến can ngăn không để cho Tổ phụ Abraham cầm gươm giết con mình là Isaak trên núi Moriah làm lễ tế dâng Thiên Chúa. Ngày nay nơi này có đền thờ Jerusalem. ( Sáng Thế 22,11-18).
Kinh Thánh thuật lại biến cố Tổ phụ Jacob vật lộn với người của Thiên Chúa. Vị đó được cho là Tổng lãnh Thiên Thần Michael. Jacob đã thắng. Nhưng Jacob không chịu buông vị đó ra. Ông Jacob để lại câu nói hay lời cầu xin thời danh:“ Vâng, tôi chỉ buông Ông ra, trước khi Ông chúc phúc lành cho tôi!“. ( Sáng Thế 32,24-29).
Khi dân Do Thái đi trở về quê hương Thiên Chúa hứa ban từ miền đất nô lệ bên Aicập, Thiên sứ của Thiên Chúa đi trước dẫn đường. Khi tới biển đỏ, vị Thiên Thần đó lại lui về đàng sau hộ vệ cho dân chúng đi qua biển an toàn. Vị Thiên sứ đó là Tổng lãnh Thiên Thần Michael. ( Xuất hành 14, 19-22).
Sách Ngôn sứ Daniel thuật lại, khi Satrac, Mesac và Avet Nago bị kết án quăng vào lò lửa cháy rực cho bị thiêu sống. Nhưng Thiên Thần Chúa hiện đến cứu họ không bị chết cháy. Vị Thiên Thần đó là Tổng lãnh Thiên Thần Michael đưực Thiên Chúa sai đến (Daniel 3,25-26).
Ngôn sứ Daniel trong thị kiến thấy Tổng lãnh Thiên Thần Michael đứng về phía Thiên Chúa chống lại các thiên sứ của vương quốc Batư âm mưu phản loạn chống Thiên Chúa. ( Daniel 10,13)
Tổng lãnh Thiên Thần Michael trong ngày chung thẩm là vị cứu giúp bảo vệ dân của Chúa, và thổi loa kêu gọi những người đã qua đời trong mồ mả sống lại ra trước tòa Thiên Chúa.( Daniel 12,1-2).
Thánh Gioan Tông đồ trong thị kiến đã thuật lại cuộc chiến giữa Tổng lãnh Thiên thần Michael với con rồng ma qủi cùng các thần dữ trên trời. Michael đã chiến thắng và con rồng rắn cùng đồng bọn thần dữ bị xổ đẩy khỏi chỗ ở trên trời. ( Sách Khải Huyền 12,4-7).
Thánh giáo phụ Cyrillo thành Jerusalem đã có suy luận: „ Khi Chúa Giêsu Kitô xuống trần gian làm người, Thiên Chúa Cha đã chọn một sức mạnh uy hùng là Michael, là người trung thành đồng hành lo cho Chúa Kitô.“
Peter Anton năm 1753 đã đúc tượng Tổng lãnh Thiên Thần Michael trên nóc lâu đài Thiên Thần ở Roma trình bày như hình ảnh một vị chiến sĩ, người ngay từ khởi đầu công trình sáng tạo trời đất, ngay cả trước khi vũ trụ được tạo thành đã đánh đuổi thần qủi dữ Luzifer ra khỏi thiên đàng trên trời.
Tổng lãnh Thiên Thần Michael được hiểu cho là vị linh hướng đồng hành với linh hồn con người. Tin tưởng này cũng đã có trong thần thoại cổ đại của người Aicập về Thần Hot, và về Thần Hermes của người Hylạp cầm chiếc cân có hai đĩa bàn cân linh hồn.
Tổng lãnh Thiên Thần Michael còn có biệt danh Quis ut Deus - Ai bằng như Thiên Chúa. Tên gọi này có nguồn gốc từ tiếng Do Thái מיכאל viết trong những cuộn sách Kinh thánh Qumran được tìm thấy năm 1947 và 1948 ở vùng bờ biển chết bên Israel. Tên Michael diễn tả là „ Vị Thần hoàng ánh sáng“.
Tổng lãnh Thiên Thần Michael thường được vẽ khắc chạm với gươm kiếm, cây gậy chỉ huy, chiếc cân có hai đĩa bàn cân, qủa địa cầu, áo mầu đỏ và ngọn lửa.
Gươm kiếm diễn tả sự chiến đấu dũng cảm của Michael chống lại con rồng ma qủi và những thế lực bóng tối sự dữ.
Cây gậy chỉ huy trái lại diễn tả ý nghĩa sự khôn ngoan của vị tổng chỉ huy Michael trên các Thiên Thần khác.
Qủa địa cầu nói lên sự ảnh hưởng của Tổng lãnh Thiên Thần Michael trên toàn thể từ khi vũ trụ được tạo dựng cho đến thời gian tận cùng lúc ngày chung thẩm phán xét sau cùng xảy đến.
Mầu áo đỏ và hình ngọn lửa rực sáng diễn tả sự hăng say nồng nhiệt của Tổng lãnh Thiên thần Michael dấn thân cho nhiệm vụ được Thiên Chúa giao phó cho.
Tổng lãnh Thiên Thần Michael không là Thiên Thần nhỏ bé dễ thương như một em bé. Nhưng là một Thiên Thần với tràn đầy sức mạnh hùng dũng. Và sức mạnh này Thiên Chúa gửi đến mỗi người, để họ không bị những sức mạnh trần gian đè bẹp uy hiếp. Đó là sứ điệp niềm an ủi. Bên cạnh con người có một Thiên Thần cùng đồng hành bênh vực chiến đấu cho chúng ta giúp chống lại thần sự dữ.
Theo tin tưởng Tổng lãnh Thiên Thần Michael là vị đón nhận linh hồn những qua đời trên thiên đàng cũng như Thánh Phero nơi cửa thiên đàng.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Tổng lãnh Thiên Thần Michael là ai?
Theo truyền thuyết Tổng lãnh Thiên Thần Michael được Thiên Chúa sai cầm gươm canh giữ cửa khu vườn địa đàng không cho Ông Bà Adong-Evà trở lại khu vườn, sau khi bị Thiên Chúa phạt đuổi ra khỏi nơi đó. ( Sách Sáng Thế 3, 23-24)
Vị Tổng lãnh Thiên Thần này cũng là người đã cứu giúp mạng sống cho Hagar bị Sara vì lòng ghen tức đã đuổi bắt đi lang thang trong sa mạc, tìm đến chỗ có nước uống đang khát mệt lả đang mang thai. ( Sáng Thế 16,7-12).
Vị Tổng lãnh Thiên Thần Michael được cho hiểu là một trong ba người đàn ông đã đến thăm nhà Tổ phụ Abraham. ( Sáng thế 18,1-16).
Tổng lãnh Thiên Thần Michael cũng là người Thiên Chúa sai đến can ngăn không để cho Tổ phụ Abraham cầm gươm giết con mình là Isaak trên núi Moriah làm lễ tế dâng Thiên Chúa. Ngày nay nơi này có đền thờ Jerusalem. ( Sáng Thế 22,11-18).
Kinh Thánh thuật lại biến cố Tổ phụ Jacob vật lộn với người của Thiên Chúa. Vị đó được cho là Tổng lãnh Thiên Thần Michael. Jacob đã thắng. Nhưng Jacob không chịu buông vị đó ra. Ông Jacob để lại câu nói hay lời cầu xin thời danh:“ Vâng, tôi chỉ buông Ông ra, trước khi Ông chúc phúc lành cho tôi!“. ( Sáng Thế 32,24-29).
Khi dân Do Thái đi trở về quê hương Thiên Chúa hứa ban từ miền đất nô lệ bên Aicập, Thiên sứ của Thiên Chúa đi trước dẫn đường. Khi tới biển đỏ, vị Thiên Thần đó lại lui về đàng sau hộ vệ cho dân chúng đi qua biển an toàn. Vị Thiên sứ đó là Tổng lãnh Thiên Thần Michael. ( Xuất hành 14, 19-22).
Sách Ngôn sứ Daniel thuật lại, khi Satrac, Mesac và Avet Nago bị kết án quăng vào lò lửa cháy rực cho bị thiêu sống. Nhưng Thiên Thần Chúa hiện đến cứu họ không bị chết cháy. Vị Thiên Thần đó là Tổng lãnh Thiên Thần Michael đưực Thiên Chúa sai đến (Daniel 3,25-26).
Ngôn sứ Daniel trong thị kiến thấy Tổng lãnh Thiên Thần Michael đứng về phía Thiên Chúa chống lại các thiên sứ của vương quốc Batư âm mưu phản loạn chống Thiên Chúa. ( Daniel 10,13)
Tổng lãnh Thiên Thần Michael trong ngày chung thẩm là vị cứu giúp bảo vệ dân của Chúa, và thổi loa kêu gọi những người đã qua đời trong mồ mả sống lại ra trước tòa Thiên Chúa.( Daniel 12,1-2).
Thánh Gioan Tông đồ trong thị kiến đã thuật lại cuộc chiến giữa Tổng lãnh Thiên thần Michael với con rồng ma qủi cùng các thần dữ trên trời. Michael đã chiến thắng và con rồng rắn cùng đồng bọn thần dữ bị xổ đẩy khỏi chỗ ở trên trời. ( Sách Khải Huyền 12,4-7).
Thánh giáo phụ Cyrillo thành Jerusalem đã có suy luận: „ Khi Chúa Giêsu Kitô xuống trần gian làm người, Thiên Chúa Cha đã chọn một sức mạnh uy hùng là Michael, là người trung thành đồng hành lo cho Chúa Kitô.“
Peter Anton năm 1753 đã đúc tượng Tổng lãnh Thiên Thần Michael trên nóc lâu đài Thiên Thần ở Roma trình bày như hình ảnh một vị chiến sĩ, người ngay từ khởi đầu công trình sáng tạo trời đất, ngay cả trước khi vũ trụ được tạo thành đã đánh đuổi thần qủi dữ Luzifer ra khỏi thiên đàng trên trời.
Tổng lãnh Thiên Thần Michael được hiểu cho là vị linh hướng đồng hành với linh hồn con người. Tin tưởng này cũng đã có trong thần thoại cổ đại của người Aicập về Thần Hot, và về Thần Hermes của người Hylạp cầm chiếc cân có hai đĩa bàn cân linh hồn.
Tổng lãnh Thiên Thần Michael còn có biệt danh Quis ut Deus - Ai bằng như Thiên Chúa. Tên gọi này có nguồn gốc từ tiếng Do Thái מיכאל viết trong những cuộn sách Kinh thánh Qumran được tìm thấy năm 1947 và 1948 ở vùng bờ biển chết bên Israel. Tên Michael diễn tả là „ Vị Thần hoàng ánh sáng“.
Tổng lãnh Thiên Thần Michael thường được vẽ khắc chạm với gươm kiếm, cây gậy chỉ huy, chiếc cân có hai đĩa bàn cân, qủa địa cầu, áo mầu đỏ và ngọn lửa.
Gươm kiếm diễn tả sự chiến đấu dũng cảm của Michael chống lại con rồng ma qủi và những thế lực bóng tối sự dữ.
Cây gậy chỉ huy trái lại diễn tả ý nghĩa sự khôn ngoan của vị tổng chỉ huy Michael trên các Thiên Thần khác.
Qủa địa cầu nói lên sự ảnh hưởng của Tổng lãnh Thiên Thần Michael trên toàn thể từ khi vũ trụ được tạo dựng cho đến thời gian tận cùng lúc ngày chung thẩm phán xét sau cùng xảy đến.
Mầu áo đỏ và hình ngọn lửa rực sáng diễn tả sự hăng say nồng nhiệt của Tổng lãnh Thiên thần Michael dấn thân cho nhiệm vụ được Thiên Chúa giao phó cho.
Tổng lãnh Thiên Thần Michael không là Thiên Thần nhỏ bé dễ thương như một em bé. Nhưng là một Thiên Thần với tràn đầy sức mạnh hùng dũng. Và sức mạnh này Thiên Chúa gửi đến mỗi người, để họ không bị những sức mạnh trần gian đè bẹp uy hiếp. Đó là sứ điệp niềm an ủi. Bên cạnh con người có một Thiên Thần cùng đồng hành bênh vực chiến đấu cho chúng ta giúp chống lại thần sự dữ.
Theo tin tưởng Tổng lãnh Thiên Thần Michael là vị đón nhận linh hồn những qua đời trên thiên đàng cũng như Thánh Phero nơi cửa thiên đàng.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Tin vui: Cuốn phim Cuộc Thương Khó Chúa Kitô phần 2 – Phục sinh - lớn nhất từ cổ chí kim sắp ra mắt
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:43 28/09/2020
1. Tổng Giám Mục Kurtz của Louisville cầu nguyện cho các viên chức cảnh sát bị bắn trong cuộc biểu tình
Hôm thứ Năm 24 tháng 9, Đức Tổng Giám Mục Joseph Edward Kurtz của Louisville cho biết, ngài đang cầu nguyện cho hai viên chức cảnh sát bị bắn vào đêm thứ Tư, và ngài cũng kêu gọi hòa bình và bất bạo động tại một thành phố đã chứng kiến các cuộc biểu tình ngày càng leo thang sau quyết định của bồi thẩm đoàn liên quan đến trường hợp của Breonna Taylor.
“Lời cầu nguyện của tôi muốn đồng hành với hai viên chức cảnh sát của Louisville - là Thiếu tá Aubrey Gregory và cảnh sát viên Robinson Desroches – là những người đã bị bắn vào tối qua. Tôi rất vui khi biết chỉ huy trưởng cảnh sát Schroeder cho biết rằng cả hai đang bình phục mau chóng. Khi tôi cầu nguyện cho hai viên chức cảnh sát này và gia đình của họ, tôi cảm ơn tất cả những người phản ứng đầu tiên đang làm việc chăm chỉ để giữ cho cộng đồng của chúng ta được an toàn,” Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, qua email hôm thứ Năm.
“Khi cộng đồng của chúng ta đối phó với những thách thức của tội lỗi phân biệt chủng tộc và khẳng định quyền được nêu trong Tu Chính Án thứ nhất của những người phản đối, tôi một lần nữa tham gia cùng với những người có đức tin và thiện chí để cầu xin hòa bình và từ chối bạo lực,” Đức Tổng Giám Mục Kurtz nói thêm.
Gregory và Desroches đã bị bắn vào đêm thứ Tư khi họ cùng các viên chức cảnh sát khác phản ứng với các cuộc biểu tình leo thang, và ở một số nơi ở Louisville, đã gây ra bạo lực. Cảnh sát đã bắt giữ 127 người trong các vụ việc liên quan đến các cuộc biểu tình, và cảnh sát đã bị bắn trong khi đáp lại một báo cáo của người dân là có nhiều tiếng súng nổ vào tối thứ tư.
Các viên chức cảnh sát không bị các vết thương nguy hiểm đến tính mạng và dự kiến sẽ nhanh chóng bình phục.
Larynzo Johnson, 26 tuổi, bị buộc tội bắn các viên chức cảnh sát và một số tội danh khác liên quan đến việc gây nguy hiểm cho các lực lượng thi hành pháp luật.
Các cuộc biểu tình bắt đầu ở Louisville vào ngày 23 tháng 9 ngay sau khi tòa án công bố quyết định của bồi thẩm đoàn chỉ truy tố duy nhất một trong những cảnh sát có liên quan đến cái chết của Taylor.
Source:Catholic News Agency
2. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết hơn 300 người từ 29 tiểu bang bị bắt liên quan đến các cuộc biểu tình
Trong một tuyên bố hôm thứ Năm, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết hơn 300 người ở 29 tiểu bang và Washington, DC đã bị buộc tội vì các tội danh khác nhau, từ gây thiệt hại tài sản liên bang đến mưu toan giết người “dưới chiêu bài các cuộc biểu tình ôn hòa”.
Theo Bộ Tư pháp, hơn 40 trong số 94 Văn phòng tư pháp Hoa Kỳ đã đưa ra các cáo buộc liên quan đến các tội danh bao gồm đốt phá, trộm cắp và trọng tội sở hữu súng và đạn dược.
Số vụ bắt giữ đã được công bố sau nhiều tháng biểu tình và bạo loạn trên khắp đất nước sau cái chết của anh George Floyd vào tháng 5 sau khi một cảnh sát quỳ vào cổ anh ta trong gần 9 phút. Một số các cuộc biểu tình đã diễn ra ôn hòa. Tuy nhiên, bạo loạn đã nổ ra ở nhiều thành phố, gây thiệt hại lớn và thậm chí dẫn đến nhiều người chết.
Khoảng 80 người đã bị buộc tội liên quan đến đốt phá và đặt chất nổ và khoảng 15 người bị buộc tội làm hư hại tài sản liên bang, bao gồm Tòa án Portland, Tòa án Nashville, chi khu Cảnh sát Quận 3Minneapolis và một trường trung học địa phương ở Minnesota. Các xe tuần cảnh của cảnh sát ở một số tiểu bang cũng phải được thay thế.
Các cơ sở kinh doanh cũng bị phá hủy, cướp bóc và lục soát ở nhiều thành phố nơi bạo loạn diễn ra. Ở Minneapolis và St.Paul, hơn 250 tòa nhà đã bị hư hại và cướp phá vào cuối tháng 5 và tháng 6, trong đó có nhiều doanh nghiệp nhỏ.
Khoảng 35 người đã bị buộc tội hành hung nhân viên thực thi pháp luật. Một người đàn ông ở Portland, nơi diễn ra các cuộc biểu tình trong hơn 110 ngày qua, được cho là đã tấn công một nhân viên thi hành pháp luật liên bàng từ phía sau bằng một cây gậy bóng chày bằng gỗ.
Gần 30 người đã bị buộc tội liên quan đến rối loạn dân sự, bao gồm sử dụng các mạng xã hội để kích động phá hoại và hành hung.
“Ở Cleveland, hai người đàn ông Pennsylvania bị buộc tội lái xe đến thành phố với mục đích tham gia vào một cuộc bạo loạn và thực hiện hành vi bạo lực. Khi lục soát xe, nhà chức trách tìm thấy một ba lô có chứa một cái búa, hai hộp chứa chất gây cháy Sterno Firestarter Instant Flame Gel, một lon sơn xịt, một chai rượu thủy tinh, một khẩu súng bán tự động Glock và hai băng đạn đầy đạn dược,” tuyên bố viết.
Tâm điểm của các cuộc biểu tình và bạo loạn đã chuyển đến Louisville, Kentucky, nơi mà một đại bồi thẩm đoàn đã truy tố một cảnh sát hôm thứ Tư về ba tội danh gây nguy hiểm cấp một trong vụ án bắn chết Breonna Taylor. “Hai viên chức cảnh sát đã bị bắn và đang trong tình trạng ổn định,” cảnh sát trưởng Robert Schroeder của Louisville nói trong một cuộc họp báo. Một nghi phạm cũng đang bị giam giữ.
Source:Daily Caller
3. Tài tử Jim Caviezel đóng vai Chúa Giêsu một lần nữa trong phần tiếp theo của cuốn phim Cuộc Thương Khó Chúa Kitô
Tài tử Jim Caviezel sẽ thể hiện lại vai diễn của mình với vai Chúa Giêsu trong phần tiếp theo của cuốn phim “The Passion of the Christ”, nghĩa là “Cuộc Thương Khó Chúa Kitô” của đạo diễn Mel Gibson.
“Mel Gibson vừa gửi cho tôi… bản nháp thứ ba,” Caviezel nói với Breitbart News vào đầu tháng này.
Nam diễn viên, người đóng vai Chúa Giêsu trong bộ phim lừng danh vào năm 2004 của Gibson, đã nói chuyện trên Breitbart News Daily của SiriusXM với người dẫn chương trình Alex Marlow để thảo luận về bộ phim mới của riêng anh, Infidel.
Anh cho biết: “Cuốn phim sắp đến có tựa đề là The Passion of the Christ: Resurrection”, nghĩa là “Cuộc Thương Khó Chúa Kitô: Phục sinh”. “Đây sẽ là bộ phim lớn nhất trong lịch sử thế giới,” Caviezel nói.
Năm 2016, Gibson thông báo rằng anh đang hợp tác với nhà biên kịch Randall Wallace của Braveheart cho một bộ phim về Chúa Phục sinh. Trong một cuộc phỏng vấn với Stephen Colbert, ông nói rằng nó sẽ không chỉ đơn giản là một câu chuyện kể lại một cách đơn thuần các biến cố lịch sử mà còn khám phá những chủ đề lớn hơn. Bộ phim sẽ “tường thuật từng bước những sự kiện dẫn đến biến cố Phục sinh như các những việc các Tông Đồ đã trải qua, những âm mưu diễn ra trong cung điện của vua Hêrôđê và kết thúc bằng những sự kiện diễn ra tại Giêrusalem vào Chúa Nhật Phục sinh,” Edward Pentin viết như trên cho tờ National Catholic Register. Pentin lưu ý rằng nhiều diễn viên trong cuốn The Passion of the Christ đã đồng ý trở lại cho phần tiếp theo, bao gồm Maia Morgenstern, người đóng vai Đức Trinh Nữ Maria; Christo Jivkov, người đóng vai Thánh Gioan, và Francesco De Vito, người đóng vai Thánh Phêrô.
“Quá trình quay cho phần tiếp theo sẽ diễn ra ở Israel, Morocco và một số khu vực của Âu châu bao gồm cả Ý, với dàn diễn viên và đoàn làm phim có thể quay lại sử dụng các khung cảnh điện ảnh nổi tiếng của Rome tại Cinecittà ở phía nam thành phố,” Pentin nói.
Cơ sở dữ liệu phim trên Internet cho biết bộ phim đang trong quá trình tiền sản xuất và ấn định ngày phát hành là năm 2022.
Caviezel, được biết đến với các bộ phim như Paul, Apostle of Christ, When the Game Stands Tall, và The Stoning of Soraya M.. Anh vừa bước sang tuổi 52 vào hôm thứ Bảy 26 tháng 9.
Source:Aleteia
4. Ðức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã bình phục.
Ðức Hồng Y Luis Antonio Tagle, 63 tuổi, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, đã bình phục sau khi bị dương tính coronavirus.
Tin của Hội đồng Giám mục Philippines, truyền đi hôm 23 tháng 9 năm 2020, cho biết Ðức Hồng Y Tagle đã vượt thắng virus, sau 13 ngày bị dương tính trong cuộc xét nghiệm khi Ðức Hồng Y từ Roma về đến Manila, ngày 10 tháng 9 năm 2020, để thăm cha mẹ già.
Cha Gregory Gaston, Giám đốc Giáo hoàng Học viện Philippines ở Roma, nói rằng tin Ðức Hồng Y Tagle bình phục là một “niềm vui lớn cho toàn thể Giáo hội... Chúa muốn Ðức Hồng Y tiếp tục phục vụ tại Bộ truyền giáo để mang Tin mừng yêu thương, vui mừng, hòa bình, công lý, tha thứ và hòa giải, là tất cả những điều thế giới đang cần, đặc biệt trong những ngày này”.
Tin của Hội đồng Giám mục Philippines cho biết từ khi đến Roma, hồi tháng Hai năm 2020 để bắt đầu nhiệm vụ Tổng trưởng Bộ truyền giáo, Ðức Hồng Y Tagle cư ngụ tại Giáo hoàng Học viện Philippines. Sau khi có tin Ðức Hồng Y Tagle bị dương tính khi đến Manila, hơn 30 linh mục và nhân viên Học viện Philippines ở Roma bị xét nghiệm và cách ly đề phòng, nhưng tất cả đều được xác nhận âm tính đối với coronavirus.
Source:PhilStar