Phụng Vụ - Mục Vụ
Rất cần cho một lần hoán cải
Anmai, CSsR
01:37 29/09/2008
CHÚA NHẬT XXVI TN
RẤT CẦN CHO MỘT LẦN HOÁN CẢI
Ed 18,25-28 / Pl 2,1-11 / Mt 21,26-32
Trang Tin Mừng theo Thánh Matthêu mà chúng ta vừa nghe sao mà nó hay quá ! thiết thực quá ! và cũng rất đời thường quá. Câu chuyện trong trang Tin Mừng Chúa Giêsu kể hôm nay, thật sinh động, thiết thực và lôi cuốn người nghe. Thiết thực, sinh động, lôi cuốn nhất là với những bậc làm cha làm mẹ. Làm cha làm mẹ thì có cái quyền trên con cái của mình. Khi có quyền thì cha mẹ cũng có cái quyền sai khiến con mình mà đặc biệt là sai đi làm công việc nhà, công việc trong gia đình vì con cái phải đồng trách nhiệm trong gia đình của mình. Và sự thật, kết quả hết sức là buồn cười vì nó ngược lại với cái nghĩ, cái sự vâng lời từ ban đầu giữa hai người con.
Làm cha làm mẹ, ai ai cũng khó chịu với cái cách của người con thứ nhất: ban đầu bảo không đi nhưng rồi lại đi. Còn người con thứ hai thì ngược lại: bảo đi nhưng lại không đi. Chuyện cũng hết sức là thường tình với bậc cha mẹ, đó là cha mẹ thích người con vâng lời hơn là người con không vâng lời. Vấn đề Chúa muốn nói lên trong câu chuyện này đó là thái độ, là tâm tình hoán cải của người con thứ nhất.
Vấn đề hoán cải chúng ta được nghe rất rõ trong sách ngôn sứ Edêkien: “ Đây Chúa phán: Các ngươi đã nói rằng: 'Đường lối của Chúa không chính trực'. Vậy hỡi nhà Israel, hãy nghe đây: Có phải đường lối của Ta không chính trực ư ? Hay trái lại đường lối của các ngươi không chính trực? Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính và phạm tội ác, nó phải chết, chính vì tội ác nó phạm mà nó phải chết. Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ được sống. Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống chớ không phải chết".
Vậy thì ai là người cần hoán cải ? Những người sống tốt, sống công chính thì chẳng cần phải hoán cải. Chỉ những ai phạm tội, những ai vấp ngã, những ai yếu đuối thì mới cần hoán cải để được sống.
Nhìn lại cuộc đời mỗi người chúng ta. Chắc có lẽ, không ai trong chúng ta dám nhận rằng mình là người hoàn thiện, là người công chính. Trái lại trong chúng ta, ai cũng rất cần được một lần hoán cải để nhận được sự sống, ơn cứu độ từ Thiên Chúa.
Thật buồn cười ! Bao nhiêu lần xúc phạm đến Chúa, xúc phạm đến anh chị em đồng loại, chúng ta cảm thấy xấu hổ, chúng ta cảm thấy ăn năn thống hối và quyết chừa cải, nhưng rồi con người yếu đuối chúng ta lại vấp ngã. Như Thánh Phaolô đã trải lòng ra cho chúng ta: “Điều tôi biết là tốt thì tôi lại không làm, điều tôi biết là xấu thì tôi lại cứ làm !”. Trong thâm tâm của chúng ta luôn luôn có sự giằng co giữa điều thiện và điều ác. Chẳng ai trong chúng ta muốn phạm tội, chẳng ai trong chúng ta muốn làm điều ác cả, nhưng sao mà ác quỷ nó cứ thúc đẩy chúng ta.
Chúng ta nhớ, trong đoạn Tin Mừng vắn vỏi mà chúng ta vừa nghe Thánh Matthêu thuật lại đấy, con người phạm nhiều tội lắm nhưng mà Chúa Giêsu nhắc cho chúng ta hai thứ tội căn bản, hai loại người mà xã hội Do Thái thường hay kết án đó là gái điếm và thu thuế !
Chẳng cần phải định nghĩa, ai ai trong chúng ta cũng biết bản chất của gái điếm là gì rồi ! Có thể, chẳng ai muốn làm điếm cả nhưng vì hoàn cảnh đưa đẩy, vì yếu đuối nên mới làm cái nghề nhục nhã này. Biết là tội đấy nhưng hình như không còn lối thoát, không còn cách nào khác để rồi phải chấp nhận sống trong cái tội đáng chê đáng ghét này.
Thu thuế ! Nói đến chuyện thuế má thì ở thời đại nào cũng không mấy ai thích đóng thuế cả. Thoạt đầu, thuế chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trên đất nước mình sống, nhưng chính trong cái cách thu thuế, nộp thuế không minh bạch sao ấy, đã để lại trong mắt mọi người cái nhìn không thiện cảm về người thu thuế, nào là tham lam, gian dối, và thu vén thật nhiều cho riêng mình v.v…
Chúa Giêsu nói với thượng tế và kỳ lão đấy nhưng thật sự Chúa đang nói với mỗi người chúng ta: “Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông”. Chúa Giêsu muốn nói lên rằng những người gái điếm và thu thuế đó sẽ vào Nước Thiên Chúa trước chúng ta vì sao ? Vì họ biết hoán cải.
Trở lại vấn đề, tất cả nó nằm ở chính sự hoán cải. Dù tội lỗi như thế nào, xấu xa kinh khủng như hai hạng người tệ hại nhất mà người Do Thái lên án và ghét bỏ đi chăng nữa nhưng biết hoán cải thì cũng sẽ được cứu. Tệ hại nhất như đứa con ban đầu thoạt nghe là bất hiếu, là không vâng lời đi chăng nữa nhưng sau đó biết hoán cải thì cũng sẽ làm hài lòng người cha của mình hơn.
Hoán cải ! Nói thì dễ nhưng thật sự nó không phải là hành vi đơn giản, dễ dàng. Mấy ai trong chúng ta đã hoán cải dù biết rằng mình cần phải hoán cải để được cứu. Lý do: Muốn hoán cải thì điều kiện cương quyết, điều kiện căn cốt nhất đó chính là thái độ phải nhìn ra chính mình, nhìn thẳng vào cái tôi của mình nhưng điều này thật khó làm trong tiến trình hoán cải.
Trước hết, ai ai cũng bảo thủ, ai ai cũng muốn bảo vệ cái danh dự của mình, không muốn cho ai biết cái xấu, cái khuyết điểm của mình thì làm sao mà hoán cải được. Điều này rất khó vì ai ai cũng mang trong mình một cái vỏ bọc bề ngoài rất kiên cố và sợ người khác biết được cái vỏ bọc bên trong của mình, sợ xấu hổ.
Kế đến là mình có nhận ra đó là điều xấu, đó là điều dở cần phải khắc phục hay không ? Điều này cần phải được huấn luyện, được giáo dục để có một lương tâm ngay thẳng, một lương tâm trong sáng, một lương tâm đích thực. Một người nào đó sống trong một lương tâm mù quáng thì không thể nào nhận ra những lầm lỗi của mình cả.
Muốn có được được những điều ấy, muốn thực hành một cuộc hoán cải cuộc đời mình thì điều kiện cần thiết nhất mà mỗi người chúng ta phải có đó chính là thái độ khiêm nhường. Càng khiêm nhường bao nhiêu thì càng dễ hoán cải bấy nhiêu. Mà thực tế, chúng ta thấy những người kiêu ngạo thì khó có thể thay đổi con người mà thậm chí càng ngày càng lún sâu trong tội mà người kiêu ngạo đã phạm.
Nói về sự khiêm nhường, Thánh Phaolô đã nhắc cho chúng ta trong đoạn thư gửi giáo đoàn Philipphê mà cộng đoàn chúng ta vừa nghe: “Anh em chớ làm điều gì bởi ý cạnh tranh hay bởi tìm hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi kẻ khác vượt trổi hơn mình, mỗi người đừng chỉ nghĩ đến những sự thuộc về mình, nhưng hãy nghĩ đến những sự thuộc về kẻ khác. Anh em hãy cảm nghĩ trong anh em điều đã có trong Đức Giêsu Kitô”.
Trong Đức Kitô như thế nào ? Xin thưa: “Người tuy là thân phận Thiên Chúa, đã không nghĩ phải dành cho được ngang hàng với Thiên Chúa; trái lại, Người huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá”.
Ngài mời gọi mỗi người chúng ta hãy nhìn vào gương Đức Giêsu và sống như Đức Giêsu đã sống. Ngài nói, Ngài dạy chúng ta nhưng chính Ngài đã sống: “Anh em hãy bắt chước tôi như tôi đã bắt chước Đức Kitô”. “Tôi không muốn biết điều gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh trên thập giá” (1 Cr 2,2).
Nếu chúng ta mặc lấy trong mình sự khiêm hạ thì chúng ta sẽ dễ dàng hoán cải đời mình, nếu chúng ta kiêu căng thì không bao giờ sửa mình được.
Phận người chúng ta mang trong mình biết bao nhiêu là yếu đuối, biết bao nhiêu là đổ vỡ nên cần lắm sự hoán cải. Nếu không hoán cải thì những người sống chung quanh chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong cộng đoàn chúng ta sẽ rất vất vả vì chúng ta, thế nên chúng ta rất cần đến ơn hoán cải nơi mỗi người chúng ta.
Ít nhiều trong chúng ta vẫn thường cư xử với với Chúa, với anh chị em đồng loại mà gần nhất là với cha, với mẹ, với chồng, với con, với thành viên trong cộng đoàn chúng ta theo kiểu người con thứ hai là bề ngoài thì dạ dạ vâng vâng đấy nhưng thực chất thì chẳng bao giờ thì hành cái lời dạ dạ vâng vâng. Ước gì chúng ta nhìn lại hình ảnh của người con đầu là dù bề ngoài có khó chịu, có không vâng phục nhưng sau đó hồi tâm, hoán cải và thi hành điều Chúa, điều mà cha, mẹ, vợ, chồng, anh chị em đồng loại muốn nơi chúng ta.
Nguyện xin Chúa Giêsu là Đấng đã vâng phục và vâng phục cho đến chết và là cái chết trên thập giá giúp chúng ta sống tâm tình khiêm nhường sâu thẳm để chúng ta hoán cải cuộc đời chúng ta hầu mong sau cõi tạm này, chúng ta được cứu như những cô gái điếm và những người thu thuế biết hoán cải và được Chúa hứa Nước Trời như vậy. Amen.
RẤT CẦN CHO MỘT LẦN HOÁN CẢI
Ed 18,25-28 / Pl 2,1-11 / Mt 21,26-32
Trang Tin Mừng theo Thánh Matthêu mà chúng ta vừa nghe sao mà nó hay quá ! thiết thực quá ! và cũng rất đời thường quá. Câu chuyện trong trang Tin Mừng Chúa Giêsu kể hôm nay, thật sinh động, thiết thực và lôi cuốn người nghe. Thiết thực, sinh động, lôi cuốn nhất là với những bậc làm cha làm mẹ. Làm cha làm mẹ thì có cái quyền trên con cái của mình. Khi có quyền thì cha mẹ cũng có cái quyền sai khiến con mình mà đặc biệt là sai đi làm công việc nhà, công việc trong gia đình vì con cái phải đồng trách nhiệm trong gia đình của mình. Và sự thật, kết quả hết sức là buồn cười vì nó ngược lại với cái nghĩ, cái sự vâng lời từ ban đầu giữa hai người con.
Làm cha làm mẹ, ai ai cũng khó chịu với cái cách của người con thứ nhất: ban đầu bảo không đi nhưng rồi lại đi. Còn người con thứ hai thì ngược lại: bảo đi nhưng lại không đi. Chuyện cũng hết sức là thường tình với bậc cha mẹ, đó là cha mẹ thích người con vâng lời hơn là người con không vâng lời. Vấn đề Chúa muốn nói lên trong câu chuyện này đó là thái độ, là tâm tình hoán cải của người con thứ nhất.
Vấn đề hoán cải chúng ta được nghe rất rõ trong sách ngôn sứ Edêkien: “ Đây Chúa phán: Các ngươi đã nói rằng: 'Đường lối của Chúa không chính trực'. Vậy hỡi nhà Israel, hãy nghe đây: Có phải đường lối của Ta không chính trực ư ? Hay trái lại đường lối của các ngươi không chính trực? Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính và phạm tội ác, nó phải chết, chính vì tội ác nó phạm mà nó phải chết. Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ được sống. Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống chớ không phải chết".
Vậy thì ai là người cần hoán cải ? Những người sống tốt, sống công chính thì chẳng cần phải hoán cải. Chỉ những ai phạm tội, những ai vấp ngã, những ai yếu đuối thì mới cần hoán cải để được sống.
Nhìn lại cuộc đời mỗi người chúng ta. Chắc có lẽ, không ai trong chúng ta dám nhận rằng mình là người hoàn thiện, là người công chính. Trái lại trong chúng ta, ai cũng rất cần được một lần hoán cải để nhận được sự sống, ơn cứu độ từ Thiên Chúa.
Thật buồn cười ! Bao nhiêu lần xúc phạm đến Chúa, xúc phạm đến anh chị em đồng loại, chúng ta cảm thấy xấu hổ, chúng ta cảm thấy ăn năn thống hối và quyết chừa cải, nhưng rồi con người yếu đuối chúng ta lại vấp ngã. Như Thánh Phaolô đã trải lòng ra cho chúng ta: “Điều tôi biết là tốt thì tôi lại không làm, điều tôi biết là xấu thì tôi lại cứ làm !”. Trong thâm tâm của chúng ta luôn luôn có sự giằng co giữa điều thiện và điều ác. Chẳng ai trong chúng ta muốn phạm tội, chẳng ai trong chúng ta muốn làm điều ác cả, nhưng sao mà ác quỷ nó cứ thúc đẩy chúng ta.
Chúng ta nhớ, trong đoạn Tin Mừng vắn vỏi mà chúng ta vừa nghe Thánh Matthêu thuật lại đấy, con người phạm nhiều tội lắm nhưng mà Chúa Giêsu nhắc cho chúng ta hai thứ tội căn bản, hai loại người mà xã hội Do Thái thường hay kết án đó là gái điếm và thu thuế !
Chẳng cần phải định nghĩa, ai ai trong chúng ta cũng biết bản chất của gái điếm là gì rồi ! Có thể, chẳng ai muốn làm điếm cả nhưng vì hoàn cảnh đưa đẩy, vì yếu đuối nên mới làm cái nghề nhục nhã này. Biết là tội đấy nhưng hình như không còn lối thoát, không còn cách nào khác để rồi phải chấp nhận sống trong cái tội đáng chê đáng ghét này.
Thu thuế ! Nói đến chuyện thuế má thì ở thời đại nào cũng không mấy ai thích đóng thuế cả. Thoạt đầu, thuế chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trên đất nước mình sống, nhưng chính trong cái cách thu thuế, nộp thuế không minh bạch sao ấy, đã để lại trong mắt mọi người cái nhìn không thiện cảm về người thu thuế, nào là tham lam, gian dối, và thu vén thật nhiều cho riêng mình v.v…
Chúa Giêsu nói với thượng tế và kỳ lão đấy nhưng thật sự Chúa đang nói với mỗi người chúng ta: “Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông”. Chúa Giêsu muốn nói lên rằng những người gái điếm và thu thuế đó sẽ vào Nước Thiên Chúa trước chúng ta vì sao ? Vì họ biết hoán cải.
Trở lại vấn đề, tất cả nó nằm ở chính sự hoán cải. Dù tội lỗi như thế nào, xấu xa kinh khủng như hai hạng người tệ hại nhất mà người Do Thái lên án và ghét bỏ đi chăng nữa nhưng biết hoán cải thì cũng sẽ được cứu. Tệ hại nhất như đứa con ban đầu thoạt nghe là bất hiếu, là không vâng lời đi chăng nữa nhưng sau đó biết hoán cải thì cũng sẽ làm hài lòng người cha của mình hơn.
Hoán cải ! Nói thì dễ nhưng thật sự nó không phải là hành vi đơn giản, dễ dàng. Mấy ai trong chúng ta đã hoán cải dù biết rằng mình cần phải hoán cải để được cứu. Lý do: Muốn hoán cải thì điều kiện cương quyết, điều kiện căn cốt nhất đó chính là thái độ phải nhìn ra chính mình, nhìn thẳng vào cái tôi của mình nhưng điều này thật khó làm trong tiến trình hoán cải.
Trước hết, ai ai cũng bảo thủ, ai ai cũng muốn bảo vệ cái danh dự của mình, không muốn cho ai biết cái xấu, cái khuyết điểm của mình thì làm sao mà hoán cải được. Điều này rất khó vì ai ai cũng mang trong mình một cái vỏ bọc bề ngoài rất kiên cố và sợ người khác biết được cái vỏ bọc bên trong của mình, sợ xấu hổ.
Kế đến là mình có nhận ra đó là điều xấu, đó là điều dở cần phải khắc phục hay không ? Điều này cần phải được huấn luyện, được giáo dục để có một lương tâm ngay thẳng, một lương tâm trong sáng, một lương tâm đích thực. Một người nào đó sống trong một lương tâm mù quáng thì không thể nào nhận ra những lầm lỗi của mình cả.
Muốn có được được những điều ấy, muốn thực hành một cuộc hoán cải cuộc đời mình thì điều kiện cần thiết nhất mà mỗi người chúng ta phải có đó chính là thái độ khiêm nhường. Càng khiêm nhường bao nhiêu thì càng dễ hoán cải bấy nhiêu. Mà thực tế, chúng ta thấy những người kiêu ngạo thì khó có thể thay đổi con người mà thậm chí càng ngày càng lún sâu trong tội mà người kiêu ngạo đã phạm.
Nói về sự khiêm nhường, Thánh Phaolô đã nhắc cho chúng ta trong đoạn thư gửi giáo đoàn Philipphê mà cộng đoàn chúng ta vừa nghe: “Anh em chớ làm điều gì bởi ý cạnh tranh hay bởi tìm hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi kẻ khác vượt trổi hơn mình, mỗi người đừng chỉ nghĩ đến những sự thuộc về mình, nhưng hãy nghĩ đến những sự thuộc về kẻ khác. Anh em hãy cảm nghĩ trong anh em điều đã có trong Đức Giêsu Kitô”.
Trong Đức Kitô như thế nào ? Xin thưa: “Người tuy là thân phận Thiên Chúa, đã không nghĩ phải dành cho được ngang hàng với Thiên Chúa; trái lại, Người huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá”.
Ngài mời gọi mỗi người chúng ta hãy nhìn vào gương Đức Giêsu và sống như Đức Giêsu đã sống. Ngài nói, Ngài dạy chúng ta nhưng chính Ngài đã sống: “Anh em hãy bắt chước tôi như tôi đã bắt chước Đức Kitô”. “Tôi không muốn biết điều gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh trên thập giá” (1 Cr 2,2).
Nếu chúng ta mặc lấy trong mình sự khiêm hạ thì chúng ta sẽ dễ dàng hoán cải đời mình, nếu chúng ta kiêu căng thì không bao giờ sửa mình được.
Phận người chúng ta mang trong mình biết bao nhiêu là yếu đuối, biết bao nhiêu là đổ vỡ nên cần lắm sự hoán cải. Nếu không hoán cải thì những người sống chung quanh chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong cộng đoàn chúng ta sẽ rất vất vả vì chúng ta, thế nên chúng ta rất cần đến ơn hoán cải nơi mỗi người chúng ta.
Ít nhiều trong chúng ta vẫn thường cư xử với với Chúa, với anh chị em đồng loại mà gần nhất là với cha, với mẹ, với chồng, với con, với thành viên trong cộng đoàn chúng ta theo kiểu người con thứ hai là bề ngoài thì dạ dạ vâng vâng đấy nhưng thực chất thì chẳng bao giờ thì hành cái lời dạ dạ vâng vâng. Ước gì chúng ta nhìn lại hình ảnh của người con đầu là dù bề ngoài có khó chịu, có không vâng phục nhưng sau đó hồi tâm, hoán cải và thi hành điều Chúa, điều mà cha, mẹ, vợ, chồng, anh chị em đồng loại muốn nơi chúng ta.
Nguyện xin Chúa Giêsu là Đấng đã vâng phục và vâng phục cho đến chết và là cái chết trên thập giá giúp chúng ta sống tâm tình khiêm nhường sâu thẳm để chúng ta hoán cải cuộc đời chúng ta hầu mong sau cõi tạm này, chúng ta được cứu như những cô gái điếm và những người thu thuế biết hoán cải và được Chúa hứa Nước Trời như vậy. Amen.
Đôi bạn Chân Phước Louis và Zélie Martin: Song thân thánh nữ Têrêxa thành Lisieux
LM. Trăng Thập Tự chuyển dịch
09:34 29/09/2008
ĐÔI BẠN CHÂN PHƯỚC LOUIS VÀ ZÉLIE MARTIN: Song thân thánh nữ Têrêxa thành Lisieux
Bài của linh mục James Geoghegan, O.C.D.
(Theo thông tấn Zenith 13-7-2008, Tòa Thánh đã quyết định tổ chức lễ phong chân phước cho song thân chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu ngày 19-10-2008 tại Lisieux. Để mừng lễ chị thánh và chào đón ngày phong chân phước cho song thân chị, xin gửi đến quý vị và anh chị em bài viết của cha James Geoghegan, OCD, và bản tin vừa nói. Lm Trăng Thập Tự).
Cùng anh chị em Cát Minh giữa đời,
Tôi đã phác thảo mấy đề tài liên quan đến chị thánh Têrêxa để giúp anh chị em suy nghĩ về nếp sống giữa đời theo linh hạnh Cát Minh. Thế nhưng cha Bonaventura, chủ nhiệm khóa hội thảo, lại xin tôi nói về song thân chị thánh Têrêxa. Quả là một ý tưởng hết sức khôn ngoan, bởi lẽ như thế anh chị em có được mẫu gương sống động của hai con người vừa gắn liền với Dòng Cát Minh vừa có cuộc sống hoàn toàn trần thế giống hệt anh chị em.
Đôi khi chúng ta dễ hình dung người cha của chị thánh Têrêxa như một kẻ mơ mộng, một ông già chẳng có việc gì làm ngoài chuyện đọc sách, câu cá và viếng các nhà thờ, nhà nguyện. Chúng ta quên rằng ông từng là một người kinh doanh thành công và mãi gần sáu mươi tuổi mới về hưu. Khi chị thánh Têrêxa vào Dòng, ông đã 65 tuổi.
Chúng ta cũng thường nghĩ về người mẹ của chị thánh tương tự như thế. Chúng ta chỉ biết về bà qua Chuyện Một Tâm Hồn với vài kỷ niệm chị thánh có được hồi thơ ấu.
Với bài này, tôi mong nêu lên được lai lịch của hai vị và phát hiện những đìều ta có thể biết được về họ, với tư cách riêng của họ chứ không chỉ như song thân của chị thánh Têrêxa.
Một gốc gác nhà binh
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất nơi lai lịch của ông Louis và bà Zélie Martin là cả hai đều xuất thân từ gia đình binh sĩ. Nội tổ của ông Louis, ông Jean Nicholas Boureau, đã từng theo đại quân của Napoléon tham chiến tại Mascơva; một năm sau ông đã bị bắt trong chiến dịch Silesian. Cậu con trai mười hai tuổi rưỡi của ông cũng bị ở tù với ông. Cậu thiếu niên này, chết trong tù, là cậu của oâng Louis. Cả hai gia đình đều chia sẻ cả những vinh quang và những thất bại của Napoléon. Họ gợi lại những ngày khải hoàn và giúp lưu truyền huyền thoại về những ngày huy hoàng rực rỡ. Chả thế mà sau này ông Louis vẫn thích gọi cô gái út của ông là “con bé mồ côi Berezina”[1] và “Hoàng hậu xứ Pháp và xứ Navarre”[2].
Cái truyền thống nhà binh ấy kéo theo một truyền thống tiêu biểu của người Normand là trung thành với đức tin. Một câu chuyện còn truyền tụng trong gia đình kể về một người cậu của bà Zélie, cha William Marin-Guérin, một linh mục thời Cách mạng Pháp. Đảng Jacobins lùng giết ngài và gia đình giúp ngài ẩn trốn. Một hôm ngài đang mang Minh Thánh Chúa thì mấy tay ác ôn bắt gặp ngài. Ngài rút Minh Thánh Chúa từ túi áo ra đặt lên một tảng đá và nói: “Chúa Giêsu ơi, bây giờ thì xin Chúa tự liệu lấy, và để cho con lo phần con”. Rồi ngài xắn tay lên hạ gục bọn côn đồ, xô chúng xuống một cái ao. Cái di sản của gia đình Martin là thế: Trung thành với quê hương và với đức tin: Một đức tin mạnh mẽ, giản dị nhưng chẳng khác nào vàng đã thử lửa.
Năm 1823, thân phụ ông Louis mang quân hàm đại úy, phục vụ trong Sư đoàn 19 bộ binh, đóng ở Bordeaux. Do ở Tây Ban Nha bất ổn, ông được phái xuống đó làm chiến dịch, để lại người vợ ở nhà đang mang thai. Trong lúc ông vắng nhà, cậu bé Louis đã chào đời. Rời Tây Ban Nha về, ông lại phải thuyên chuyển về Avignon rồi Strasbourg, đem cả gia đình đi theo. Cậu bé sống ở đó tới khoảng bảy tuổi. Một trong những điều khiến cậu ngây ngất là chiếc đồng hồ thời danh của Nhà thờ Chánh tòa trong thị trấn. Chiếc đồng hồ này là một trong những kiệt tác của ngành thủ công châu Âu. Nhờ theo đoàn quân di chuyển đó đây, Louis có năng khiếu thám hiểm và một nhãn quan rộng rãi. Được nhìn thấy thiên nhiên hùng vĩ khắp nơi và được lớn lên trong thời Lãng mạn Pháp, cậu còn phát triển nhiều về lòng yêu thiên nhiên.
Ơn gọi
Thế rồi thân phụ của Louis giải ngũ, quay về vùng Normandie, định cư tại thị trấn Alençon. Ở đó, Louis đi học cho đến năm hai mươi tuổi thì quyết theo nghề làm đông hồ. Anh quay lại Strasbourg để học nghề. Trong thời gian học ở đây, anh đã hành hương kính viếng Đan viện Thánh Bênađô. Có một tình tiết lý thú là anh đã hái một bông hoa trắng đem về làm kỷ niệm. Sau khi Louis qua đời, người ta còn tìm thấy bông hoa này giữa đám đồ dùng của anh. Louis học nghề đồng hồ rất chăm chỉ. Cũng trong thời gian này, anh bắt đầu cảm thấy như mình được gọi làm linh mục. Một lần nữa, anh lên đường, leo núi Alpes hành hương Đan viện Thánh Bênađô. Anh tìm tới đó vì anh vốn rất có đức mến, rất yêu thích thiên nhiên và là một tâm hồn thực sự chiêm niệm. Đức mến, thiên nhiên và chiêm niệm tóm kết ý nghĩa cảnh nhà tĩnh tâm của những đan sĩ dòng Thánh Âu Tinh ở đó. Năm ấy anh được 23 tuổi.
Đối với chúng ta, quả là lãng mạn, suýt nữa anh đã lên đường để sống tại vùng Hồ Tahoe. Vùng này của núi Alpes cao cách mặt biển 1800m, mùa đông nhiệt độ trung bình xuống đến 20 độ dưới không. Nhiều đan sĩ chỉ sống ở đó được vài năm rồi phải xuống những vùng ấm hơn để tránh đau ốm. Trước kia, thi sĩ Dante cũng từng xin vào đan viện này, bây giờ đến lượt Louis. Thế nhưng Louis chưa biết tiếng Latin. Đức viện phụ bảo anh: “Xin lỗi, bạn phải về học tiếng Latin trước đã!”
Louis thất vọng, quay về Alençon học tiếng Latinh. Anh là một người tỉ mỉ, thu chi cái gì đều ghi vào một quyển sổ. Trong đó ta thấy ghi tiền mua sách, tiền học phí hằng tuần. Rồi thình lình ta đọc thấy: “Tiền bán quyển từ điển Pháp-Latin của tôi”. Thế là anh đã bỏ cuộc. Dù lý do nào đi nữa, anh đã thấy mình không có ơn gọi làm linh mục.
Thợ đồng hồ tại Alençon
Anh đã ổn định cuộc sống trong sự an phận với đời độc thân và tiếp tục việc học nghề làm đồng hồ. Anh về Paris hai hoặc ba năm hơn để nâng cao tay nghề.
Nếu đã có lúc ta hình dung Louis về già như một kẻ lười lĩnh, thích nhàn nhã, thì ta nên nhớ lại rằng ông đã miệt mài suốt năm năm trời để trau giồi một công việc rất khó khăn đòi phải tập trung cao độ và thao tác tỉ mỉ. Tại Paris ông đã trở thành một thợ chính trong nghề làm đồng hồ. Ông về lại Alençon, mua một ngôi nhà, lập một tiệm làm đồng hồ và sửa đồng hồ. Công việc thành công nên về sau ông mở thêm một tiệm kim hoàn. Ông thích đọc sách, bơi lội, cầu nguyện, chơi bi-da, câu cá và thả bộ trên đồng quê. Ông mua một thửa đất có ngôi nhà nhỏ để có thể làm việc và giải trí dễ hơn. Tại đây ông tự tạo cho mình không gian riêng cho đời độc thân, để sống một cuộc sống lý tưởng, tĩnh lặng và an bình.
Thế nhưng mẹ ông lại có ý tưởng khác. Trong một lớp học làm đăng ten, bà Martin gặp một thiếu nữ tên là Zélie Guérin. Bà đã sắp xếp cho con trai bà gặp Zélie. Họ gặp nhau và rồi đã làm lễ cưới vào nửa đêm 13 tháng Bảy 1858, tại Nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn.
Zélie
Thân phụ cô Zélie sau khi phục vụ mấy chiến dịch trong quân đội đã giải ngũ quay về Normandie. Ông làm thợ thủ công đóng đồ gỗ mỹ thuật, còn vợ ông mở một quán cà phê nhỏ. Chẳng may quán cà phê thất bại. Họ đưa gia đình về Alençon để hai cô con gái có thể theo học trường Công Giáo do các nữ tu dòng Thánh Tâm quản trị.
Zélie khá nổi bật. Thi làm luận tiếng Pháp mười một lần, cô chiếm giải nhất đến mười lần. Cô có một đức tin sâu xa. Hình như cô có một tuổi thơ không mấy hạnh phúc và khó hòa hợp với mẹ. Về sau, trong thư viết cho người em trai là Isidore, Zélie có nói: “mẹ thật khắt khe với chị nhưng lại cưng chiều em”. Cô hay tranh cãi với em nhưng lại thương em thật sâu xa. Về sau ta thấy cô cố gắng chăm sóc em tận tình như một người mẹ. Khi em lên Paris học, Zélie đã bắt em hứa mỗi ngày phải đến nhà thờ Đức Bà Chiến Thắng đọc một kinh Kính Mừng. Cô bảo em: “Đức Mẹ đã chẳng bao giờ để chị phải thất vọng. Chẳng bao giờ chúng ta phải trông cậy vào Ngài cách uổng công”. Khi Isidore ra trường, cô bảo em rằng cô vui mừng biết bao khi thấy em về, và mặc dầu hai chị em vẫn tiếp tục cãi nhau, cô rất thích được có em ở bên cạnh.
Cô thợ làm đăng ten
Alençon là một trung tâm làm đăng ten ở Pháp. Zélie đã thành một chuyên gia xuất sắc trong công việc đòi phải chính xác tận từng tiểu tiết này. Cô quy tụ một nhóm phụ nữ. Cô vẽ mẫu và mua chỉ, sợi. Mỗi Thứ Năm, chị em trong nhóm đến nhà cô, cô chia công việc cho từng người để họ đưa về nhà làm. Ngày Thứ Năm tiếp đó, họ đưa các mẩu thành phẩm đến cho Zélie. Cô kết các mẩu lại, nối những sợi bị đứt, rồi lại chia việc mới cho họ làm trong tuần tiếp đó. Cô rất thành công trong việc làm ăn này. Cô dùng tầng trệt của nhà cô ở đường Sainte Blaise làm văn phòng và phòng làm việc. Ý thức mình không có ơn gọi đi tu, cô quyết định sẽ lập gia đình. Chính trong bối cảnh đó, cô đã gặp anh chàng độc thân Louis Martin. Khi họ lấy nhau, nàng 27 tuổi còn chàng 35.
Có một điều lý thú là khi lấy chồng, cô Zélie chẳng có ý tưởng gì về điều người hay gọi là “chuyện đời”. Đến hôm cưới mới biết những chuyện ấy, cô chạy đến với người chị (lúc này đã là nữ tu Marie-Dosithée thuộc Dòng Đức Mẹ Đi Viếng ở Le Mans) khóc lóc bày tỏ nỗi lòng với chị. Trong một lá thư về sau, Zélie viết: “Tôi không bao giờ hối tiếc vì đã lập gia đình.” Louis là một kẻ lý tưởng, hơn nữa còn có thể nói là một người lãng mạn. Chàng đã thuyết phục nàng rằng họ có thể chung sống với nhau hoàn toàn chỉ như anh em thôi. Thế nhưng sau mười tháng, họ hiểu rằng đó không phải thật là điều Thiên Chúa muốn, nhất là khi Zélie rất muốn có con cái. Thế nên qua năm sau Marie đã ra đời, rồi những năm tiếp đó là Pauline, rồi Léonie.
Công việc làm đăng ten của bà Zélie phát triển đến nỗi ông Louis bán luôn cửa hiệu làm đồng hồ và tiệm kim hoàn cho người cháu để về lo điều hành công việc và bán hàng cho vợ. Họ dời về ở tại ngôi nhà trên đường Sainte Blaise mà bà Zélie đang dùng làm văn phòng. Ông Louis đi khắp nơi để nhận đơn đặt hàng cho thương hiệu Point d'Alençon. Ông cũng vẽ mẫu cho hàng đăng ten, như một nghệ nhân thành thạo. Ông thường vắng nhà để lo công việc. Đọc lại các thư của bà Zélie, ta thấy nhan nhản: "Ba đang đi vắng". Khi chị thánh Têrêxa chào đời ông cũng đang vắng nhà.
Cả hai vợ chồng đều làm việc cật lực và có lương tâm. Họ rất nhạy cảm về trách nhiệm xã hội và quan tâm đến người nghèo cách thiết thực. Ông Louis nhấn mạnh rằng khi thợ đăng ten làm xong phần việc của họ thì phải trả tiền cho họ ngay, và ông quan tâm chăm sóc họ, nhất là khi họ đau ốm. Trong năm đầu sau ngày cưới, Zélie và Louis chăm lo cho một cậu bé mất mẹ. Cậu bé là một trong đám mười một anh chị em và nhà Martin đón tiếp cậu như là con ruột của họ. Bất cứ ai cần đến đều được họ giúp đỡ. Cả hai đều làm việc rất chuyên cần, chuyên cần đến độ Louis phải lo ngại cho sức khỏe của Zélie. Từ Paris, ông viết cho bà: “Này, anh đã từng bảo em cần nghỉ ngơi. Em đang làm việc quá sức, đang tự khiến mình bị mệt mỏi. Chúng ta cứ làm việc chuyên cần là đủ, mọi sự khác Chúa sẽ lo. Chúng ta sẽ tạo một doanh nghiệp nho nhỏ và phát đạt nhưng đừng vì thế mà em tự giết chết em.”
Chỗ khác, ông viết: “Này em yêu dấu nhất đời anh, anh nhắc lại, em đừng có âu lo quá đáng. Có Chúa giúp, rồi ta sẽ tạo được một doanh nghiệp nho nhỏ thật tốt.”
“Trong khi chờ niềm vui được gặp lại em, anh ôm hôn em với tất cả lòng anh. Anh mong rằng cả Marie và Pauline đều thật mạnh giỏi.”
“Chồng em và là người bạn chân tình yêu em mãi mãi”, vv..
Theo một nghĩa nào đó, chàng siêu thoát hơn nàng. Zélie là một phụ nữ hết sức năng động, có bao nhiêu năng lực đều tập trung hết vào những việc đang làm. Bà vừa điều hành một doanh nghiệp vừa gầy dựng một gia đình lớn. Mẹ chồng qua đời, bà đưa bố chồng về nhà chăm sóc. Bù bận rộn, bà luôn trung thành với việc cầu nguyện và dự lễ mỗi ngày cũng như việc giúp con cái cầu nguyện. Những thư từ bà để lại cho thấy bà quan tâm tới mọi thực tế của cuộc sống và của thế giới quanh bà, đồng thời làm cho thế giới ấy thấm đầy tinh thần đức tin. Đọc lại những lá thư bà viết cho người chị ở Le Mans, hoặc cho Isidore ở Paris, hoặc cho hai cô con gái lớn đi học xa nhà, ta sẽ thấy. Hiện chúng ta còn giữ được của bà hơn 200 lá thư.
Hạnh phúc trong Hôn nhân
Những thư ấy kể lại đủ chuyện ngớ ngẩn của mấy đứa con bà. Chẳng hạn, “Pauline nó bảo Marie rằng bõ đỡ đầu của em đẹp trai hơn bõ của chị, vì bõ của em có tóc, bõ của chị sói nhẵn.” Hoặc trong một thư kể về Têrêxa: “Nó tíu tít nói đớt từ sáng tới chiều. Nó hát cho cả nhà nghe những bài hát nhỏ, nhưng phải quen lắm mới hiểu nó muốn nói gì” “Nó đọc kinh như một thiên thần”. Thư từ của bà kể đủ những chuyện vặt hằng ngày, đọc vào ta có ngay cái ấn tượng bà là một người mẹ hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân. Các thư của bà cũng nhắc nhiều đến những chuyện đau ốm của đám trẻ, hầu hết là những bệnh thông thường của trẻ con. Ta có thể đọc thấy ở đó là bà rất lo lắng về những chuyện ấy. Bà có một phán đoán lạ thường và khách quan về con cái: “Têrêxa là đứa sáng dạ nhất mà cũng lì lợm nhất, nhưng má nghĩ rồi nó sẽ tốt. Nó có thiện chí, và không muốn làm buồn lòng ai. Céline thì vui vẻ hơn nhiều, vâng lời và tử tế hơn nhiều.”
Qua các thư của bà Zélie ta biết được một tiểu tiết trong cuộc chiến Pháp-Phổ. Năm 1870 quân Phổ xâm chiếm nước Pháp. Họ trú quân trong nhà dân ở Alençon. Đó quả là một sự sỉ nhục khủng khiếp đối với con cháu của những người lính Napoléon. Trong một lá thư, bà Zélie viết: "Bọn Phổ phá hết trật tự của nhà tôi chỉ trong một nháy mắt. Cả thị trấn thành tiêu điều. Ngoại trừ nhà chúng tôi, còn thì ai cũng khóc.” Vào lúc đó đã xảy ra một chuyện làm lộ rõ cá tính của ông Louis. Có chín người lính trú trong nhà. Một trong bọn họ ăn trộm của ông một cái đồng hồ. Ông Louis bắt gặp, nắm ngay gáy tống cổ ra ngoài. Hôm sau ông viết đơn khiếu nại đem nộp. Thế nhưng rồi hôm sau nữa ông nghe nói có lệnh bắn bỏ những kẻ cướp bóc và rằng có một người lính Đức sắp bị đem bắn. Lập tức, ông Louis quay tìm viên chỉ huy xin rút lại đơn khiếu nại, và xin đừng bắn kẻ đã ăn cắp chiếc đồng hồ. Dường như sự kiện đủ cho thấy tính tình ông vốn bén nhạy, có thể bùng phát thành nóng giận, có thể do những thôi thúc bất ngờ mà đi tới chỗ hành động quyết liệt. Về sau các con ông không hiểu nhờ đâu ông đã học được cách kiềm chế tính nóng nảy hấp tấp. Cái tính chất hiếu hòa điềm đạm mà về sau ta thấy được nơi ông hẳn ông đã phải đấu tranh biết bao trong tâm hồn mình mới có được.
Những thánh giá trong gia đình
Cái tai họa do sự chiếm đóng của quân Đức không phải là nỗi buồn duy nhất trong cuộc sống gia đình. Ngay trong nội bộ gia đình, thánh giá đã đổ xuống dồn dập. Năm 1865 thân phụ ông Louis qua đời. Bà Zélie viết: “Tôi chẳng bao giờ tin được làm sao cái chết của cụ lại ảnh hưởng trên tôi đến thế. Tôi tiều tụy đi”. Rồi đến lượt cha ruột của bà chết năm 1868. Vào thời điểm ấy bà viết: “Tôi hy vọng, đúng hơn, tôi tin chắc rằng ba tôi đã được Thiên Chúa nhân lành đón nhận. Tôi chỉ mong sao khi chết tôi cũng được như ba. Tôi đã xin nhiều lễ cầu nguyện cho ba và chúng tôi sẽ xin thêm nhiều nữa. Mộ của ba nằm gần mộ hai bé Joseph của tôi”. Câu chót trong đoạn thư nói về hai đứa con trai của bà, Joseph, chết năm 1867 khi mới được một tuổi, và Joseph-Jean-Baptiste, cũng mới một tuổi đã chết, năm 1868. Năm 1870 cô con gái nhỏ của bà là Hélène, chết khi mới được năm tuổi rưỡi. Cũng năm 1870 bà còn mất bé Mélanie mới chưa được hai tháng. Trong năm năm, bà Zélie phải ra nghĩa trang sáu lần. Qua những biến cố đau thương dồn dập ấy, ta thấy bà đầy lòng yêu thương, hết sức đau khổ mà cũng thấm nhuần tinh thần dũng cảm của đức tin.
Nói về cái chết của các con, bà viết: “Khi tôi vuốt mắt những đứa con yêu dấu của tôi và lo chôn cất chúng, quả tình tôi bấn loạn trong đau thương, nhưng tạ ơn Thiên Chúa, tôi vẫn luôn sẵn sàng đón nhận ý Ngài. Tôi không hối tiếc gì về những đau đớn và hy sinh tôi đã phải chịu vì chúng.” Thậm chí bà còn viết bà “không hiểu nổi tại sao có những người lại bảo nếu tôi không phải chịu tất cả những nông nỗi ấy thì tốt hơn”. Và bà thêm: “Bây giờ các cháu đang vui hưởng thiên đàng. Hơn nữa, tôi đâu có mất chúng mãi. Cuộc đời vắn vỏi, và chẳng bao lâu tôi sẽ gặp lại những đứa con bé bỏng của tôi trên thiên đàng."
Têrêxa chào đời
Khi Têrêxa chào đời năm 1873, bà Zélie biết đó là đứa con cuối cùng bà có thể có được. Vừa sinh ra, Têrêxa đã hết sức ốm yếu. Sau bao lần quá quen với chết chóc, bà Zélie cứ sợ rằng Têrêxa khó sống nổi. Sau ba đứa con đầu, bà Zélie không còn thể cho con bú và phải tìm vú em cho con bú. Bà mô tả cơn bệnh của Têrêxa như sau:
Nếu không quá khuya thì đêm ấy tôi đã ra đi tìm một người vú em. Đêm ấy mới dài làm sao! Têrêxa chẳng có được một chút dưỡng chất tối thiểu nào, và, suốt đêm ấy, tất cả những dấu hiệu đã từng đi trước những cái chết mấy thiên thần nhỏ kia của tôi đều lộ rõ. Tôi hết sức buồn vì chẳng giúp được chút gì cho đứa con út này trong cái phận yếu ớt mỏng manh của nó”.
Vừa hừng sáng, bà vội đi ngay, và trên đường bà gặp hai người đàn ông trông có vẻ thô bạo tiến về phía bà ngay ở một khúc đường vắng. Bà tự nhủ: “Mình đã mang sẵn nỗi phiền muộn đến chết trong lòng thế này, thì họ có giết mình đi nữa cũng chẳng sao!” Cuối cùng, bà đã tới được làng Semallè và nhờ chị Rose Taillè đến giúp Têrêxa. Rose đã từng lo bú mớm cho mấy đứa nhỏ khác của nhà Martin. Bà nhờ chị Rose đến Alençon và ở lại đó giúp. Thế nhưng chị Rose cũng đang phải nuôi con thơ, không thể đi được. Cả hai người mẹ đều phải lo cho những đứa bé họ đã sinh ra trên đời. sau cùng, chị Rose đồng ý đi ẵm Têrêxa về Semallè chăm sóc. Về đến Alençon, chị Rose nhìn thấy Têrêxa thì thốt lên: "Muộn quá rồi!" Bà Zélie chạy vội lên lầu đến trước tượng Thánh Giuse xin Thánh Cả thương giúp đứa bé. Khi bà xuống lại thì Têrêxa đang bú say sưa.
Ở trang trại, Têrêxa lớn lên mạnh khỏe. Bà Zélie được yên lòng yên trí, “biết rằng đứa bé của tôi đang yên lành và được chăm sóc kỹ lưỡng”. Ta thấy là bà Zélie không thể cho Têrêxa bú. Hồi còn con gái, bà bị té gục xuống bàn và bị chấn thương ngực. Tới năm 1865 trong một lá thư gửi cho em trai, bà cho biết là thấy đau. Thế nhưng bà đã chẳng chữa chạy gì, có lẽ vì hy vọng rồi sớm muộn cũng khỏi. Về sau nó biến chứng thành bướu trong ngực, đau đớn, không thể cho con bú được. Cuối cùng, đau quá, bà mới hiểu ra mình bị ung thư thì đã quá muộn. Các bác sĩ bảo đã đến giai đoạn chót. Bà Zélie đưa Marie, Pauline và Léonie đi Lộ Đức hành hương, cuộc hành trình chỉ gây thêm mỏi mệt và đau đớn. Mấy cô gái thất vọng thấy Đức Mẹ không chịu chữa cho mẹ họ, thế nhưng bà Zélie bảo: “Đức Mẹ đã bảo mẹ như bảo Bernadette: ‘Ta sẽ làm cho con được hạnh phúc, chẳng phải ở đời này nhưng ở đời sau!” Nếu nhớ rằng lúc ấy Bernadette còn sống, ta sẽ thấy quả quyết này đáng cảm kích biết bao!
Cái chết của bà Zélie
Trong thủ bản, chị thánh Têrêxa viết một trang thật đẹp và tinh tế mô tả thân mẫu của chị trên giường chết: “Những nghi thức Xức Dầu Cuối Cùng in sâu vào trí tưởng tượng của con. Con còn nhớ rõ chỗ con quỳ bên cạnh Céline. Cả năm chị em chúng con đều có mặt, theo thứ tự lớn nhỏ, cả bố dấu yêu khốn khổ cũng quỳ đó, nức nở”. Trong bút ký viết về thân phụ, chị Céline ghi nhận chị chỉ thấy bố khóc hai lần, lần ấy là một. Bà Zélie qua đời ngày 28 tháng Tám, 1877, mới 46 tuổi, sau 19 năm sống đời hôn nhân. Con gái út của bà, Têrêxa, mới hơn bốn tuổi.
Ông Louis hết sức lo lắng cho đám con gái mồ côi mẹ. Để các con có được ảnh hưởng tốt của một người phụ nữ, ông dời nhà về Lisieux, nơi ông Isidore cùng với vợ là Céline sống với hai người con gái là Jeanne và Marie. Trong khi lưu lại ít lâu ở Alençon để thanh lý ít đồ đạc, ông viết cho các con, đã dọn về Lisieux trước: "Các con nên biết ba phải mất mát nhiều khi ra đi, nhưng ba phải đi vì các con… Cậu mợ bảo làm gì, các con hãy làm theo. Hãy học nơi cậu mợ!" Vì con cái, ông phải rời bỏ Alençon, nơi ông có nhiều bạn hữu, nơi mẹ ông vẫn còn sống ở đó, và là nơi có mộ của người vợ thân yêu. Ra đi, ông phải bỏ lại biết bao bạn bè thân thuộc. Ông vốn là một người ưa giao thiệp, lại là thành viên của các câu lạc bộ xã hội Công Giáo và các câu lạc bộ dân ca và dân vũ. Ông thích ăn mặc theo phong tục Brittany, hát những bài ca và múa những điệu vũ miền này. Ông thích hát với cái giọng trầm ấm của ông. Thật nát lòng khi phải rời Alençon, nhưng ông đã nhất quyết ra đi chỉ vì lợi ích của con cai. Góa vợ năm 54 tuổi, ông mua nhà đất và đầu tư vào một vài việc an toàn rồi về Lisieux dưỡng già.
Tại Lisieux ông có nhiều giờ rảnh rỗi. Ông đọc nhiều sách: lịch sử, thơ ca và sách thiêng liêng. Ông thả bộ trên đồng quê và đưa con cái đi câu. Chị thánh Têrêxa có mô tả những buổi dã ngoại này, khi chị được ngồi nghe bản nhạc của những người lính diễu hành ở đàng xa. Ông cũng bỏ ít giờ chăm sóc khu vườn, tiếp tục làm đồng hồ như một cái thú riêng, vui vẻ ngồi chế tạo đồ dùng cho con cái, và tìm sinh lợi trong vài việc làm ăn nho nhỏ. Trên hết, ông cầu nguyện nhiều, viếng các nhà thờ và nhà nguyện ở Lisieux. Đôi khi ông đưa cả nhà đi nghỉ mát ở bãi biển Deauville và Trouville, cũng có lần ông đưa Têrêxa và Céline đi dự Hội Chợ Đấu Xảo ở Le Havre.
Pauline và Marie vào Dòng Cát Minh
Việc Pauline và Marie nhập Dòng Cát Minh là một hy sinh lớn lao. Ông vẫn canh cánh nỗi âu lo của một người cha, phải nuôi dạy năm cô con gái thiếu vắng sự giúp đỡ của một người mẹ. Sức khỏe của “hữ hòang bé nhỏ”, Têrêxa, cũng chẳng phải là chuyện nhỏ. Năm 1883, khi Têrêxa được chữa lành cách nhiệm lạ, ông viết cho một người bạn ở Brittany: “Têrêxa, nữ hòang bé bỏng của tôi – tôi vẫn quen gọi cháu bằng tên gọi ấy – là một thiếu nữ dễ mến. Tôi bảo đảm với anh như thế. Bây giờ cháu đã hoàn toàn bình phục rồi. Bao nhiêu kinh nguyện đã được gió bão cuốn lên trời, và Thiên Chúa, hết sức tốt lành, đã thương nhượng bộ."
Chúng ta có được vài lá thư của ông Louis gửi cho con cái. Như bao nhiêu đàn ông khác, ông ít khi chịu viết thư. Vợ ông đã viết thư thay ông. Chúng ta còn giữ được nhiều thư của bà nhưng của ông thì chẳng mấy lá. Trong các thư của ông Louis, ta tìm thấy một số kiểu nói ẩn chứa tình âu yếm. “May mắn là ba đã xong mọi việc và đang háo hức về với các con. Bây giờ tạm chào đã. Nhắn hộ ông bà Guérin ngàn lời chúc tốt lành và gửi đến năm đứa chúng con một ôm hôn rõ chặt đấy.”
Có lần ông theo một linh mục đi thăm Constantinople, Athens và Rôma, và trên chuyến đi này ông viết thư về nhà. Ông kết thúc các thư với những kiểu nói: "Hôn các con của ba một ngàn cái. Người cha lúc nào cũng thương các con", hoặc “Người luôn thương các con và luôn mang các con trong tim”, hoặc "Ba ôm hôn các con với tất cả cõi lòng." Ông còn có chuyến hành hương thời danh sang Rôma với Têrêxa và một vài cuộc hành hương ngắn ngày khác, nhưng hầu hết thời giờ ông sống ở nhà với con cái.
Năm 1887, ông Louis bị đột quỵ nhẹ trên đường đi lễ. Chị Céline cho rằng nguyên nhân là do ông bị con gì chích sau tai trong một lần đi câu. Ông bị sưng nhưng chẳng quan tâm cho đến khi nó sưng tấy và đau nhiều. Mãi lúc ấy ông mới đi bác sĩ. Céline nhớ đã thấy ông bước lên bước xuống trong vườn, đưa hai tay lên đầu gọi con cái: “Cầu nguyện cho ba, cầu nguyện cho ba!” Ít lâu sau lần đột quỵ, ông đang ngồi trong vườn, sau khi đi đọc kinh chiều ở Nhà thờ Chánh Tòa về. Têrêxa đi ra. Thấy têrêxa, ông đứng dậy. Hai cha con đi lên đi xuống rồi ông ôm lấy Têrêxa, siết chặt con vào lòng. Thấy Têrêxa khóc, ông hỏi: “Cưng có chuyện gì không ổn vậy?” Lúc ấy Têrêxa mới xin ông cho phép nhập Dòng Cát Minh Lisieux. Ông bảo con gái rằng cô còn bé quá, mới 14 tuổi! Têrêxa thuyết phục ông và ông bảo nếu quả đó là điều Chúa muốn thì ông sẽ cho phép và sẽ chúc lành. Ông ngắt một bông trắng nhỏ trên tường trao cho Têrêxa. Bông hoa ấy sẽ thành biểu tượng cho cuộc đời của chị.
.. .. Và rồi Têrêxa
Ông Louis đã thành chỗ dựa, giúp Têrêxa đạt được sự đồng thuận của người cậu là ông Isidore, của Đức Giám Mục và cả của Đức Giáo Hoàng. Từ Rôma về, sau khi nhận được phép lành của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII trong một nghi thức đầy cảm động, ông bắt đầu chuẩn bị cho Têrêxa lên đường. Chị rời biệt thự Les Buissonnets và cha già ngày 9 tháng Tư, 1888. Đêm ấy, một người bạn nói với ông Louis: “Anh còn ngon hơn cả Abraham nữa đấy!” Ông đáp: “Vâng, nếu tôi ở vào trường hợp Abraham, tôi cũng hiến dâng như vậy, nhưng đồng thời tôi phải cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện. Tôi đã đưa con dao lên thật là khủng khiếp, chậm một cách khủng khiếp và xin Chúa sớm gởi cho tôi cả thiên thần và con cừu mắc sừng trong bụi gai.” Hôm sau ông viết cho một người bạn là ông Breton: “Hôm qua, Têrêxa, nữ hòang bé bỏng của tôi, đã vào Dòng Cát Minh. Chỉ có Thiên Chúa mới đòi phải hy sinh đến thế nhưng Ngài cũng đã giúp tôi hết sức để dù dàn dụa nước mắt lòng tôi vẫn tràn ngập niềm vui. (Ký tên) Một người rất yêu thương anh, Louis Martin.”
Ông Louis lâm bệnh lần cuối
Từ sau ngày Têrêxa vào Dòng, ông bắt đầu bị đột quỵ nhiều hơn. Ông bắt đầu mất trí. Ông ra khỏi nhà, đi lang thang và lạc mất, ba bốn ngày sau người ta mới tìm thấy ở Le Havre hoặc một chỗ nào khác. Ông không còn thể nào đến Dòng Cát Minh để thăm Marie, Pauline và Têrêxa. Vì ông không thể vào thăm các con, Pauline đã xin một vị linh mục có đang công việc phải giúp nhà Dòng, chụp cho Têrêxa hai tấm ảnh mặc tu phục Dòng Cát Minh. Đó là hai tấm ảnh thật đẹp của cô tập sinh Têrêxa đứng dưới chân thập giá. Một trong hai tấm, Têrêxa mặc áo choàng trắng. Sau lưng mấy tấm ảnh này, Pauline viết: “Xin đừng để ai thấy kẻo dân chúng lại xì xèo nữ tu mà còn chụp hình!” Vì việc ông Louis đi lạc ngày càng thường xảy ra, Léonie và Céline không còn thể nào chăm sóc ông. Tháng Hai 1889, họ phải đưa ông gửi vào dưỡng trí viện ở Caen. Đây cũng là năm mà ông Van Gogh[3] vào nhà thương điên ở San Remy. Những họa phẩm của Van Gogh vào thời này giúp chúng ta cảm nhận phần nào khung cảnh thiên nhiên của dưỡng đường nơi ông Louis đã ở. Khi ông tới đó, người y tá bảo ông: “Ở đây ông có thể làm một việc tông đồ tuyệt vời.” Ông đáp: “Tôi biết, nhưng tôi thích làm việc ấy ở bất cứ đâu khác. Vâng, cả đời tôi lúc nào tôi cũng điều khiển và ra lệnh, cho nên có lẽ Thiên Chúa đang thanh tẩy tôi – bắt tôi tập tuân lệnh để tôi bớt tự hào và hống hách." Suốt ba năm, mỗi tuần Léonie và Céline đáp xe lửa đi Caen để thăm thân phụ một lần. Sau ba năm, ông bị đột quỵ trầm trọng và bị bại liệt. Vì ông không còn thể đi lạc nữa, họ đã có thể đưa ông về nhà ở Lisieux. Thoạt đầu họ ở chung với gia đình Guérins. Về sau họ thuê một ngôi nhà gần đó. Thỉnh thoảng, họ về nghỉ tại “La Musse”, ngôi nhà đẹp ở miền quê mà gia đình Guérins được thừa kế. Vào những lúc tỉnh táo, ông Louis xin con cái cầu nguyện cho ông. Suốt thời gian chịu đau khổ, ông luôn kiên nhẫn, đặt hết tin cậy phó thác nơi Thiên Chúa. Ngày 29 tháng Bảy, 1894, sau một cơn nhồi máu cơ tim, ông chết bình an tại biệt thự La Musse. Ông được an táng tại Lisieux.
Đức tin và sự tín thác
Chúng ta đã thấy câu chuyện cuộc đời và hoàn cảnh sống của ông bà Louis và Zélie Martin. Chúng ta đã thấy những khổ đau, vui mừng cũng như đức tin và niềm tín thác của họ nơi Thiên Chúa. Có lần bà Zélie viết: "Tôi vẫn luôn đặt hết sự tín thác nơi Thiên Chúa tốt lành và phó hết mọi công việc của tôi cho tay Ngài chăm sóc, cho nên khi tôi nghĩ đến những gì Thiên Chúa tốt lành ấy đã làm cho tôi và cho chồng tôi, tôi không thể nghi ngờ chút nào rằng Sự Quan Phòng của Ngài luôn đoái nhìn các con cái Ngài với một sự chăm sóc đặc biệt.” Mặc dù ông Louis có tinh thần chiêm niệm hơn, suy tư hơn, nên thơ hơn và có chiều sâu hơn bà Zélie, lá thư này của bà dường như có thể tóm tắt cái cốt lõi nơi đời sống tâm linh của cả hai người. Đôi bạn chân phước này có nhiều điểm rất gần với anh chị em ngày nay. Con đường tâm linh của họ đặt nền móng trên thánh ý và tinh yêu của Thiên Chúa mà họ vẫn khám phá ra trong cuộc sống hằng ngày. Họ tìm gặp sự thánh thiện ngay giữa cuộc đời trần thế. Liệu anh chị em có thể dấn thân vào trần thế hơn kẻ điều hành một doanh nghiệp đăng ten và một tiệm kim hoàn? Nơi tình yêu họ dành cho nhau, nơi nâng cao cuộc sống một gia đình lớn với tất cả những âu lo và trách nhiệm đi kèm, và trong tình yêu họ dành cho Thiên Chúa, lộ rõ khi họ được tôi luyện trong lò đau khổ, trong mối bận tâm lo cho người nghèo – trong tất cả những điều ấy họ đáng là mẫu mực cho bất cứ người nam và người nữ nào đang sống đời hôn nhân hôm nay. Họ cũng đang nói với chúng ta, một cách vừa cương nghị vừa âu yếm, về một số trong những vấn đề đáng buồn nhất mà cũng nổi cộm nhất hôm nay: cái bi kịch của một người mẹ trẻ chết vì ung thư và để lại một gia đình lớn; cảnh não lòng khi một người thân phải vào dưỡng trí viện; rồi việc chăm sóc cho những người thân tật bệnh hay già cả. Câu chuyện của đôi bạn Louis và Zélie Martin đang nói nhiều với chúng ta ngày nay vì họ đang dạy chúng ta biết phải tìm thấy tình yêu Thiên Chúa cách nào và ở đâu, và làm sao để đáp lại tình yêu ấy bằng tình yêu của riêng ta.
Thật thích hợp khi hài cốt của ông bà Louis và Zélie được cải táng và chôn cạnh nhau gần hậu tẩm Vương cung Thánh đường Lisieux, mang tên người con của họ là chị thánh Têrêxa. Trên mộ hai vị, ta thấy ghi những lời của chị thánh: “Thiên Chúa đã cho tôi một người mẹ và một người cha xứng với thiên đàng hơn là với trần gian.” Cũng thật thích hợp khi, vào năm 1956, trong dịp mừng Kim khánh khấn dòng của nữ tu Céline, Đức Giám Mục chủ lễ thông báo: “Tôi có một tin mừng cho Chị. Tôi xin thông báo là hồ sơ phong chân phước cho song thân của Chị đã được tiến hành”.
(Bản tin)
Ông bà Louis và Zélie Martin sẽ được phong chân phước tại Lisieux ngày 19 tháng Mười, 2008
RÔMA, Chúa Nhật 13 tháng Bảy 2008 (ZENIT.org) – Ông bà Louis và Zélie Martin sẽ được phong chân phước tại Lisieux ngày 19 tháng Mười 2008, trong ngày thế giới Truyền Giáo: Tin này đã được Đức Hồng y José Saraiva Martins, chủ tịch Thánh Bộ Phong Thánh chính thức thông báo tại Alençon, hôm Thứ Bảy 12 tháng Bảy.
Song thân chị thánh Têrêxa đã làm lễ cưới tại Nhà thờ Đức Bà Alençon cách nay 150 năm, vào ngày 13 tháng Bảy, lúc nửa đêm. Lễ kỷ niệm năm nay được đánh dấu bằng sự hiện diện của Đức Hồng y Saraiva tại Alençon và Lisieux trong hai ngày 12 và 13 tháng Bảy này.
Đức Hồng y Saraiva Martins đã loan tin vào cuối bài nói chuyện về sự thánh thiện của ông bà Martin, ở Alençon, tại sảnh đường aux Toiles, trước khoảng hai trăm người.
Ngài cũng đã thông báo như thế cho những tín hữu đông nghẹt và hân hoan tham dự thánh lễ được cử hành trong nhà thờ Đức Bà, trước sự hiện diện của Đức Cha Jean-Claude Boulanger, Giám mục giáo phận Séez, Đức Cha Pierre Pican, Giám mục giáo phận Bayeux et Lisieux, và Đức Cha Bernard Lagoutte, giám đốc trung tâm hành hương Thánh Têrêxa và là chánh sở Vương Cung Thánh Đường Thánh Têrêxa.
Ông Louis (1823-1894) và bà Zélie (1831-1877) Martin được công bố là những bậc đáng kính vào năm 1994. Thi hài của họ trước đây nằm trong phần mộ dưới chân Vương cung Thánh đường Lisieux, đã được cải táng hôm thứ hai 26 tháng Năm vừa qua để tháng Chín sẽ đưa vào Vương cung Thánh đường.
Cậu bé người Ý, Pietro, được ơn chữa lành nhờ lời chuyển cầu của ông bà Martin nay được 6 tuổi cũng đã có mặt trong nghi thức hôm ấy.
Đàng khác tại Ý, ở Vérone, người ta đang làm chiếc khám đựng thánh tích của đôi bạn Martin.
Ngày 03 tháng Bảy vừa qua, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã ký sắc lệnh thừa nhận một phép lạ nhờ sự bầu cử của song thân chị thánh Têrêxa thành Lisieux.
Sự thừa nhận ấy mở lối cho ông bà được phong chân phước cùng với nhau, như đôi bạn Luigi Beltrame Quattrocchi và Maria Corsini, đã được Đức Gioan Phaolô II phong chân phước ngày 21 tháng Mười năm 2001, cũng vào dịp ngày thế giới truyền giáo.
Việc chọn ngày thế giới truyền giáo chắc hẳn muốn nhấn mạnh vai trò truyền giáo của gia đình Kitô giáo và tầm quan trọng của chứng từ gia đình Kitô giáo về tình yêu đối với Chúa Kitô và đối với tha nhân trong Giáo Hội và trong Xã Hội.
Phép lạ do đôi bạn Martin chuyển cầu là vụ chữa lành một em bé ở Monza, gần Milan, tên là Pietro Schiliro. Em sinh ra với bộ phổi dị tật sẽ không sống được. Một linh mục Cát Minh người Ý là cha Antonio Sangalli đề nghị cha mẹ em nên làm một tuần cửu nhật kính song thân chị thánh Têrêxa, là những vị đã mất bốn người con còn rất thơ ấu, để được sức mạnh gánh chịu nỗi đau khổ. Thế nhưng người mẹ tuyên bố bà sẽ làm tuần cửu nhật (và rồi hai tuần nếu cần) để xin cho con bà được chữa lành. Ngày nay Pietro, hoàn toàn khỏe mạnh, đã có thể theo cha mẹ đến Lisieux tạ ơn ông bà Louis và Zélie Martin.
Chúng ta còn nhớ cũng chính trong ngày thế giới truyền giáo, cũng nhằm 19 tháng Mười nhưng là năm 1997, chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Thánh Nhan, đồng bổn mạng của các xứ Truyền Giáo, đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II công bố là Tiến sĩ Hội Thánh vì “khoa học tình yêu”của Chị.
Anita S. Bourdin
(Lm Trăng Thập Tự chuyển dịch)
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Beezina là nơi Napoléon thất trận cuối năm 1812 (ND)
[2] Tên gọi của vương quốc dòng họ Bourbon từ cuối thế kỷ 16 đến cuối thế kỷ 18 (ND)
[3] Vincent Willem van Gogh danh họa người Hòa Lan (1853-1890) (ND)
Bài của linh mục James Geoghegan, O.C.D.
(Theo thông tấn Zenith 13-7-2008, Tòa Thánh đã quyết định tổ chức lễ phong chân phước cho song thân chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu ngày 19-10-2008 tại Lisieux. Để mừng lễ chị thánh và chào đón ngày phong chân phước cho song thân chị, xin gửi đến quý vị và anh chị em bài viết của cha James Geoghegan, OCD, và bản tin vừa nói. Lm Trăng Thập Tự).
Cùng anh chị em Cát Minh giữa đời,
Tôi đã phác thảo mấy đề tài liên quan đến chị thánh Têrêxa để giúp anh chị em suy nghĩ về nếp sống giữa đời theo linh hạnh Cát Minh. Thế nhưng cha Bonaventura, chủ nhiệm khóa hội thảo, lại xin tôi nói về song thân chị thánh Têrêxa. Quả là một ý tưởng hết sức khôn ngoan, bởi lẽ như thế anh chị em có được mẫu gương sống động của hai con người vừa gắn liền với Dòng Cát Minh vừa có cuộc sống hoàn toàn trần thế giống hệt anh chị em.
Đôi khi chúng ta dễ hình dung người cha của chị thánh Têrêxa như một kẻ mơ mộng, một ông già chẳng có việc gì làm ngoài chuyện đọc sách, câu cá và viếng các nhà thờ, nhà nguyện. Chúng ta quên rằng ông từng là một người kinh doanh thành công và mãi gần sáu mươi tuổi mới về hưu. Khi chị thánh Têrêxa vào Dòng, ông đã 65 tuổi.
Chúng ta cũng thường nghĩ về người mẹ của chị thánh tương tự như thế. Chúng ta chỉ biết về bà qua Chuyện Một Tâm Hồn với vài kỷ niệm chị thánh có được hồi thơ ấu.
Với bài này, tôi mong nêu lên được lai lịch của hai vị và phát hiện những đìều ta có thể biết được về họ, với tư cách riêng của họ chứ không chỉ như song thân của chị thánh Têrêxa.
Một gốc gác nhà binh
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất nơi lai lịch của ông Louis và bà Zélie Martin là cả hai đều xuất thân từ gia đình binh sĩ. Nội tổ của ông Louis, ông Jean Nicholas Boureau, đã từng theo đại quân của Napoléon tham chiến tại Mascơva; một năm sau ông đã bị bắt trong chiến dịch Silesian. Cậu con trai mười hai tuổi rưỡi của ông cũng bị ở tù với ông. Cậu thiếu niên này, chết trong tù, là cậu của oâng Louis. Cả hai gia đình đều chia sẻ cả những vinh quang và những thất bại của Napoléon. Họ gợi lại những ngày khải hoàn và giúp lưu truyền huyền thoại về những ngày huy hoàng rực rỡ. Chả thế mà sau này ông Louis vẫn thích gọi cô gái út của ông là “con bé mồ côi Berezina”[1] và “Hoàng hậu xứ Pháp và xứ Navarre”[2].
Cái truyền thống nhà binh ấy kéo theo một truyền thống tiêu biểu của người Normand là trung thành với đức tin. Một câu chuyện còn truyền tụng trong gia đình kể về một người cậu của bà Zélie, cha William Marin-Guérin, một linh mục thời Cách mạng Pháp. Đảng Jacobins lùng giết ngài và gia đình giúp ngài ẩn trốn. Một hôm ngài đang mang Minh Thánh Chúa thì mấy tay ác ôn bắt gặp ngài. Ngài rút Minh Thánh Chúa từ túi áo ra đặt lên một tảng đá và nói: “Chúa Giêsu ơi, bây giờ thì xin Chúa tự liệu lấy, và để cho con lo phần con”. Rồi ngài xắn tay lên hạ gục bọn côn đồ, xô chúng xuống một cái ao. Cái di sản của gia đình Martin là thế: Trung thành với quê hương và với đức tin: Một đức tin mạnh mẽ, giản dị nhưng chẳng khác nào vàng đã thử lửa.
Năm 1823, thân phụ ông Louis mang quân hàm đại úy, phục vụ trong Sư đoàn 19 bộ binh, đóng ở Bordeaux. Do ở Tây Ban Nha bất ổn, ông được phái xuống đó làm chiến dịch, để lại người vợ ở nhà đang mang thai. Trong lúc ông vắng nhà, cậu bé Louis đã chào đời. Rời Tây Ban Nha về, ông lại phải thuyên chuyển về Avignon rồi Strasbourg, đem cả gia đình đi theo. Cậu bé sống ở đó tới khoảng bảy tuổi. Một trong những điều khiến cậu ngây ngất là chiếc đồng hồ thời danh của Nhà thờ Chánh tòa trong thị trấn. Chiếc đồng hồ này là một trong những kiệt tác của ngành thủ công châu Âu. Nhờ theo đoàn quân di chuyển đó đây, Louis có năng khiếu thám hiểm và một nhãn quan rộng rãi. Được nhìn thấy thiên nhiên hùng vĩ khắp nơi và được lớn lên trong thời Lãng mạn Pháp, cậu còn phát triển nhiều về lòng yêu thiên nhiên.
Ơn gọi
Thế rồi thân phụ của Louis giải ngũ, quay về vùng Normandie, định cư tại thị trấn Alençon. Ở đó, Louis đi học cho đến năm hai mươi tuổi thì quyết theo nghề làm đông hồ. Anh quay lại Strasbourg để học nghề. Trong thời gian học ở đây, anh đã hành hương kính viếng Đan viện Thánh Bênađô. Có một tình tiết lý thú là anh đã hái một bông hoa trắng đem về làm kỷ niệm. Sau khi Louis qua đời, người ta còn tìm thấy bông hoa này giữa đám đồ dùng của anh. Louis học nghề đồng hồ rất chăm chỉ. Cũng trong thời gian này, anh bắt đầu cảm thấy như mình được gọi làm linh mục. Một lần nữa, anh lên đường, leo núi Alpes hành hương Đan viện Thánh Bênađô. Anh tìm tới đó vì anh vốn rất có đức mến, rất yêu thích thiên nhiên và là một tâm hồn thực sự chiêm niệm. Đức mến, thiên nhiên và chiêm niệm tóm kết ý nghĩa cảnh nhà tĩnh tâm của những đan sĩ dòng Thánh Âu Tinh ở đó. Năm ấy anh được 23 tuổi.
Đối với chúng ta, quả là lãng mạn, suýt nữa anh đã lên đường để sống tại vùng Hồ Tahoe. Vùng này của núi Alpes cao cách mặt biển 1800m, mùa đông nhiệt độ trung bình xuống đến 20 độ dưới không. Nhiều đan sĩ chỉ sống ở đó được vài năm rồi phải xuống những vùng ấm hơn để tránh đau ốm. Trước kia, thi sĩ Dante cũng từng xin vào đan viện này, bây giờ đến lượt Louis. Thế nhưng Louis chưa biết tiếng Latin. Đức viện phụ bảo anh: “Xin lỗi, bạn phải về học tiếng Latin trước đã!”
Louis thất vọng, quay về Alençon học tiếng Latinh. Anh là một người tỉ mỉ, thu chi cái gì đều ghi vào một quyển sổ. Trong đó ta thấy ghi tiền mua sách, tiền học phí hằng tuần. Rồi thình lình ta đọc thấy: “Tiền bán quyển từ điển Pháp-Latin của tôi”. Thế là anh đã bỏ cuộc. Dù lý do nào đi nữa, anh đã thấy mình không có ơn gọi làm linh mục.
Thợ đồng hồ tại Alençon
Anh đã ổn định cuộc sống trong sự an phận với đời độc thân và tiếp tục việc học nghề làm đồng hồ. Anh về Paris hai hoặc ba năm hơn để nâng cao tay nghề.
Nếu đã có lúc ta hình dung Louis về già như một kẻ lười lĩnh, thích nhàn nhã, thì ta nên nhớ lại rằng ông đã miệt mài suốt năm năm trời để trau giồi một công việc rất khó khăn đòi phải tập trung cao độ và thao tác tỉ mỉ. Tại Paris ông đã trở thành một thợ chính trong nghề làm đồng hồ. Ông về lại Alençon, mua một ngôi nhà, lập một tiệm làm đồng hồ và sửa đồng hồ. Công việc thành công nên về sau ông mở thêm một tiệm kim hoàn. Ông thích đọc sách, bơi lội, cầu nguyện, chơi bi-da, câu cá và thả bộ trên đồng quê. Ông mua một thửa đất có ngôi nhà nhỏ để có thể làm việc và giải trí dễ hơn. Tại đây ông tự tạo cho mình không gian riêng cho đời độc thân, để sống một cuộc sống lý tưởng, tĩnh lặng và an bình.
Thế nhưng mẹ ông lại có ý tưởng khác. Trong một lớp học làm đăng ten, bà Martin gặp một thiếu nữ tên là Zélie Guérin. Bà đã sắp xếp cho con trai bà gặp Zélie. Họ gặp nhau và rồi đã làm lễ cưới vào nửa đêm 13 tháng Bảy 1858, tại Nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn.
Zélie
Thân phụ cô Zélie sau khi phục vụ mấy chiến dịch trong quân đội đã giải ngũ quay về Normandie. Ông làm thợ thủ công đóng đồ gỗ mỹ thuật, còn vợ ông mở một quán cà phê nhỏ. Chẳng may quán cà phê thất bại. Họ đưa gia đình về Alençon để hai cô con gái có thể theo học trường Công Giáo do các nữ tu dòng Thánh Tâm quản trị.
Zélie khá nổi bật. Thi làm luận tiếng Pháp mười một lần, cô chiếm giải nhất đến mười lần. Cô có một đức tin sâu xa. Hình như cô có một tuổi thơ không mấy hạnh phúc và khó hòa hợp với mẹ. Về sau, trong thư viết cho người em trai là Isidore, Zélie có nói: “mẹ thật khắt khe với chị nhưng lại cưng chiều em”. Cô hay tranh cãi với em nhưng lại thương em thật sâu xa. Về sau ta thấy cô cố gắng chăm sóc em tận tình như một người mẹ. Khi em lên Paris học, Zélie đã bắt em hứa mỗi ngày phải đến nhà thờ Đức Bà Chiến Thắng đọc một kinh Kính Mừng. Cô bảo em: “Đức Mẹ đã chẳng bao giờ để chị phải thất vọng. Chẳng bao giờ chúng ta phải trông cậy vào Ngài cách uổng công”. Khi Isidore ra trường, cô bảo em rằng cô vui mừng biết bao khi thấy em về, và mặc dầu hai chị em vẫn tiếp tục cãi nhau, cô rất thích được có em ở bên cạnh.
Cô thợ làm đăng ten
Alençon là một trung tâm làm đăng ten ở Pháp. Zélie đã thành một chuyên gia xuất sắc trong công việc đòi phải chính xác tận từng tiểu tiết này. Cô quy tụ một nhóm phụ nữ. Cô vẽ mẫu và mua chỉ, sợi. Mỗi Thứ Năm, chị em trong nhóm đến nhà cô, cô chia công việc cho từng người để họ đưa về nhà làm. Ngày Thứ Năm tiếp đó, họ đưa các mẩu thành phẩm đến cho Zélie. Cô kết các mẩu lại, nối những sợi bị đứt, rồi lại chia việc mới cho họ làm trong tuần tiếp đó. Cô rất thành công trong việc làm ăn này. Cô dùng tầng trệt của nhà cô ở đường Sainte Blaise làm văn phòng và phòng làm việc. Ý thức mình không có ơn gọi đi tu, cô quyết định sẽ lập gia đình. Chính trong bối cảnh đó, cô đã gặp anh chàng độc thân Louis Martin. Khi họ lấy nhau, nàng 27 tuổi còn chàng 35.
Có một điều lý thú là khi lấy chồng, cô Zélie chẳng có ý tưởng gì về điều người hay gọi là “chuyện đời”. Đến hôm cưới mới biết những chuyện ấy, cô chạy đến với người chị (lúc này đã là nữ tu Marie-Dosithée thuộc Dòng Đức Mẹ Đi Viếng ở Le Mans) khóc lóc bày tỏ nỗi lòng với chị. Trong một lá thư về sau, Zélie viết: “Tôi không bao giờ hối tiếc vì đã lập gia đình.” Louis là một kẻ lý tưởng, hơn nữa còn có thể nói là một người lãng mạn. Chàng đã thuyết phục nàng rằng họ có thể chung sống với nhau hoàn toàn chỉ như anh em thôi. Thế nhưng sau mười tháng, họ hiểu rằng đó không phải thật là điều Thiên Chúa muốn, nhất là khi Zélie rất muốn có con cái. Thế nên qua năm sau Marie đã ra đời, rồi những năm tiếp đó là Pauline, rồi Léonie.
Công việc làm đăng ten của bà Zélie phát triển đến nỗi ông Louis bán luôn cửa hiệu làm đồng hồ và tiệm kim hoàn cho người cháu để về lo điều hành công việc và bán hàng cho vợ. Họ dời về ở tại ngôi nhà trên đường Sainte Blaise mà bà Zélie đang dùng làm văn phòng. Ông Louis đi khắp nơi để nhận đơn đặt hàng cho thương hiệu Point d'Alençon. Ông cũng vẽ mẫu cho hàng đăng ten, như một nghệ nhân thành thạo. Ông thường vắng nhà để lo công việc. Đọc lại các thư của bà Zélie, ta thấy nhan nhản: "Ba đang đi vắng". Khi chị thánh Têrêxa chào đời ông cũng đang vắng nhà.
Cả hai vợ chồng đều làm việc cật lực và có lương tâm. Họ rất nhạy cảm về trách nhiệm xã hội và quan tâm đến người nghèo cách thiết thực. Ông Louis nhấn mạnh rằng khi thợ đăng ten làm xong phần việc của họ thì phải trả tiền cho họ ngay, và ông quan tâm chăm sóc họ, nhất là khi họ đau ốm. Trong năm đầu sau ngày cưới, Zélie và Louis chăm lo cho một cậu bé mất mẹ. Cậu bé là một trong đám mười một anh chị em và nhà Martin đón tiếp cậu như là con ruột của họ. Bất cứ ai cần đến đều được họ giúp đỡ. Cả hai đều làm việc rất chuyên cần, chuyên cần đến độ Louis phải lo ngại cho sức khỏe của Zélie. Từ Paris, ông viết cho bà: “Này, anh đã từng bảo em cần nghỉ ngơi. Em đang làm việc quá sức, đang tự khiến mình bị mệt mỏi. Chúng ta cứ làm việc chuyên cần là đủ, mọi sự khác Chúa sẽ lo. Chúng ta sẽ tạo một doanh nghiệp nho nhỏ và phát đạt nhưng đừng vì thế mà em tự giết chết em.”
Chỗ khác, ông viết: “Này em yêu dấu nhất đời anh, anh nhắc lại, em đừng có âu lo quá đáng. Có Chúa giúp, rồi ta sẽ tạo được một doanh nghiệp nho nhỏ thật tốt.”
“Trong khi chờ niềm vui được gặp lại em, anh ôm hôn em với tất cả lòng anh. Anh mong rằng cả Marie và Pauline đều thật mạnh giỏi.”
“Chồng em và là người bạn chân tình yêu em mãi mãi”, vv..
Theo một nghĩa nào đó, chàng siêu thoát hơn nàng. Zélie là một phụ nữ hết sức năng động, có bao nhiêu năng lực đều tập trung hết vào những việc đang làm. Bà vừa điều hành một doanh nghiệp vừa gầy dựng một gia đình lớn. Mẹ chồng qua đời, bà đưa bố chồng về nhà chăm sóc. Bù bận rộn, bà luôn trung thành với việc cầu nguyện và dự lễ mỗi ngày cũng như việc giúp con cái cầu nguyện. Những thư từ bà để lại cho thấy bà quan tâm tới mọi thực tế của cuộc sống và của thế giới quanh bà, đồng thời làm cho thế giới ấy thấm đầy tinh thần đức tin. Đọc lại những lá thư bà viết cho người chị ở Le Mans, hoặc cho Isidore ở Paris, hoặc cho hai cô con gái lớn đi học xa nhà, ta sẽ thấy. Hiện chúng ta còn giữ được của bà hơn 200 lá thư.
Hạnh phúc trong Hôn nhân
Những thư ấy kể lại đủ chuyện ngớ ngẩn của mấy đứa con bà. Chẳng hạn, “Pauline nó bảo Marie rằng bõ đỡ đầu của em đẹp trai hơn bõ của chị, vì bõ của em có tóc, bõ của chị sói nhẵn.” Hoặc trong một thư kể về Têrêxa: “Nó tíu tít nói đớt từ sáng tới chiều. Nó hát cho cả nhà nghe những bài hát nhỏ, nhưng phải quen lắm mới hiểu nó muốn nói gì” “Nó đọc kinh như một thiên thần”. Thư từ của bà kể đủ những chuyện vặt hằng ngày, đọc vào ta có ngay cái ấn tượng bà là một người mẹ hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân. Các thư của bà cũng nhắc nhiều đến những chuyện đau ốm của đám trẻ, hầu hết là những bệnh thông thường của trẻ con. Ta có thể đọc thấy ở đó là bà rất lo lắng về những chuyện ấy. Bà có một phán đoán lạ thường và khách quan về con cái: “Têrêxa là đứa sáng dạ nhất mà cũng lì lợm nhất, nhưng má nghĩ rồi nó sẽ tốt. Nó có thiện chí, và không muốn làm buồn lòng ai. Céline thì vui vẻ hơn nhiều, vâng lời và tử tế hơn nhiều.”
Qua các thư của bà Zélie ta biết được một tiểu tiết trong cuộc chiến Pháp-Phổ. Năm 1870 quân Phổ xâm chiếm nước Pháp. Họ trú quân trong nhà dân ở Alençon. Đó quả là một sự sỉ nhục khủng khiếp đối với con cháu của những người lính Napoléon. Trong một lá thư, bà Zélie viết: "Bọn Phổ phá hết trật tự của nhà tôi chỉ trong một nháy mắt. Cả thị trấn thành tiêu điều. Ngoại trừ nhà chúng tôi, còn thì ai cũng khóc.” Vào lúc đó đã xảy ra một chuyện làm lộ rõ cá tính của ông Louis. Có chín người lính trú trong nhà. Một trong bọn họ ăn trộm của ông một cái đồng hồ. Ông Louis bắt gặp, nắm ngay gáy tống cổ ra ngoài. Hôm sau ông viết đơn khiếu nại đem nộp. Thế nhưng rồi hôm sau nữa ông nghe nói có lệnh bắn bỏ những kẻ cướp bóc và rằng có một người lính Đức sắp bị đem bắn. Lập tức, ông Louis quay tìm viên chỉ huy xin rút lại đơn khiếu nại, và xin đừng bắn kẻ đã ăn cắp chiếc đồng hồ. Dường như sự kiện đủ cho thấy tính tình ông vốn bén nhạy, có thể bùng phát thành nóng giận, có thể do những thôi thúc bất ngờ mà đi tới chỗ hành động quyết liệt. Về sau các con ông không hiểu nhờ đâu ông đã học được cách kiềm chế tính nóng nảy hấp tấp. Cái tính chất hiếu hòa điềm đạm mà về sau ta thấy được nơi ông hẳn ông đã phải đấu tranh biết bao trong tâm hồn mình mới có được.
Những thánh giá trong gia đình
Cái tai họa do sự chiếm đóng của quân Đức không phải là nỗi buồn duy nhất trong cuộc sống gia đình. Ngay trong nội bộ gia đình, thánh giá đã đổ xuống dồn dập. Năm 1865 thân phụ ông Louis qua đời. Bà Zélie viết: “Tôi chẳng bao giờ tin được làm sao cái chết của cụ lại ảnh hưởng trên tôi đến thế. Tôi tiều tụy đi”. Rồi đến lượt cha ruột của bà chết năm 1868. Vào thời điểm ấy bà viết: “Tôi hy vọng, đúng hơn, tôi tin chắc rằng ba tôi đã được Thiên Chúa nhân lành đón nhận. Tôi chỉ mong sao khi chết tôi cũng được như ba. Tôi đã xin nhiều lễ cầu nguyện cho ba và chúng tôi sẽ xin thêm nhiều nữa. Mộ của ba nằm gần mộ hai bé Joseph của tôi”. Câu chót trong đoạn thư nói về hai đứa con trai của bà, Joseph, chết năm 1867 khi mới được một tuổi, và Joseph-Jean-Baptiste, cũng mới một tuổi đã chết, năm 1868. Năm 1870 cô con gái nhỏ của bà là Hélène, chết khi mới được năm tuổi rưỡi. Cũng năm 1870 bà còn mất bé Mélanie mới chưa được hai tháng. Trong năm năm, bà Zélie phải ra nghĩa trang sáu lần. Qua những biến cố đau thương dồn dập ấy, ta thấy bà đầy lòng yêu thương, hết sức đau khổ mà cũng thấm nhuần tinh thần dũng cảm của đức tin.
Nói về cái chết của các con, bà viết: “Khi tôi vuốt mắt những đứa con yêu dấu của tôi và lo chôn cất chúng, quả tình tôi bấn loạn trong đau thương, nhưng tạ ơn Thiên Chúa, tôi vẫn luôn sẵn sàng đón nhận ý Ngài. Tôi không hối tiếc gì về những đau đớn và hy sinh tôi đã phải chịu vì chúng.” Thậm chí bà còn viết bà “không hiểu nổi tại sao có những người lại bảo nếu tôi không phải chịu tất cả những nông nỗi ấy thì tốt hơn”. Và bà thêm: “Bây giờ các cháu đang vui hưởng thiên đàng. Hơn nữa, tôi đâu có mất chúng mãi. Cuộc đời vắn vỏi, và chẳng bao lâu tôi sẽ gặp lại những đứa con bé bỏng của tôi trên thiên đàng."
Têrêxa chào đời
Khi Têrêxa chào đời năm 1873, bà Zélie biết đó là đứa con cuối cùng bà có thể có được. Vừa sinh ra, Têrêxa đã hết sức ốm yếu. Sau bao lần quá quen với chết chóc, bà Zélie cứ sợ rằng Têrêxa khó sống nổi. Sau ba đứa con đầu, bà Zélie không còn thể cho con bú và phải tìm vú em cho con bú. Bà mô tả cơn bệnh của Têrêxa như sau:
Nếu không quá khuya thì đêm ấy tôi đã ra đi tìm một người vú em. Đêm ấy mới dài làm sao! Têrêxa chẳng có được một chút dưỡng chất tối thiểu nào, và, suốt đêm ấy, tất cả những dấu hiệu đã từng đi trước những cái chết mấy thiên thần nhỏ kia của tôi đều lộ rõ. Tôi hết sức buồn vì chẳng giúp được chút gì cho đứa con út này trong cái phận yếu ớt mỏng manh của nó”.
Vừa hừng sáng, bà vội đi ngay, và trên đường bà gặp hai người đàn ông trông có vẻ thô bạo tiến về phía bà ngay ở một khúc đường vắng. Bà tự nhủ: “Mình đã mang sẵn nỗi phiền muộn đến chết trong lòng thế này, thì họ có giết mình đi nữa cũng chẳng sao!” Cuối cùng, bà đã tới được làng Semallè và nhờ chị Rose Taillè đến giúp Têrêxa. Rose đã từng lo bú mớm cho mấy đứa nhỏ khác của nhà Martin. Bà nhờ chị Rose đến Alençon và ở lại đó giúp. Thế nhưng chị Rose cũng đang phải nuôi con thơ, không thể đi được. Cả hai người mẹ đều phải lo cho những đứa bé họ đã sinh ra trên đời. sau cùng, chị Rose đồng ý đi ẵm Têrêxa về Semallè chăm sóc. Về đến Alençon, chị Rose nhìn thấy Têrêxa thì thốt lên: "Muộn quá rồi!" Bà Zélie chạy vội lên lầu đến trước tượng Thánh Giuse xin Thánh Cả thương giúp đứa bé. Khi bà xuống lại thì Têrêxa đang bú say sưa.
Ở trang trại, Têrêxa lớn lên mạnh khỏe. Bà Zélie được yên lòng yên trí, “biết rằng đứa bé của tôi đang yên lành và được chăm sóc kỹ lưỡng”. Ta thấy là bà Zélie không thể cho Têrêxa bú. Hồi còn con gái, bà bị té gục xuống bàn và bị chấn thương ngực. Tới năm 1865 trong một lá thư gửi cho em trai, bà cho biết là thấy đau. Thế nhưng bà đã chẳng chữa chạy gì, có lẽ vì hy vọng rồi sớm muộn cũng khỏi. Về sau nó biến chứng thành bướu trong ngực, đau đớn, không thể cho con bú được. Cuối cùng, đau quá, bà mới hiểu ra mình bị ung thư thì đã quá muộn. Các bác sĩ bảo đã đến giai đoạn chót. Bà Zélie đưa Marie, Pauline và Léonie đi Lộ Đức hành hương, cuộc hành trình chỉ gây thêm mỏi mệt và đau đớn. Mấy cô gái thất vọng thấy Đức Mẹ không chịu chữa cho mẹ họ, thế nhưng bà Zélie bảo: “Đức Mẹ đã bảo mẹ như bảo Bernadette: ‘Ta sẽ làm cho con được hạnh phúc, chẳng phải ở đời này nhưng ở đời sau!” Nếu nhớ rằng lúc ấy Bernadette còn sống, ta sẽ thấy quả quyết này đáng cảm kích biết bao!
Cái chết của bà Zélie
Trong thủ bản, chị thánh Têrêxa viết một trang thật đẹp và tinh tế mô tả thân mẫu của chị trên giường chết: “Những nghi thức Xức Dầu Cuối Cùng in sâu vào trí tưởng tượng của con. Con còn nhớ rõ chỗ con quỳ bên cạnh Céline. Cả năm chị em chúng con đều có mặt, theo thứ tự lớn nhỏ, cả bố dấu yêu khốn khổ cũng quỳ đó, nức nở”. Trong bút ký viết về thân phụ, chị Céline ghi nhận chị chỉ thấy bố khóc hai lần, lần ấy là một. Bà Zélie qua đời ngày 28 tháng Tám, 1877, mới 46 tuổi, sau 19 năm sống đời hôn nhân. Con gái út của bà, Têrêxa, mới hơn bốn tuổi.
Ông Louis hết sức lo lắng cho đám con gái mồ côi mẹ. Để các con có được ảnh hưởng tốt của một người phụ nữ, ông dời nhà về Lisieux, nơi ông Isidore cùng với vợ là Céline sống với hai người con gái là Jeanne và Marie. Trong khi lưu lại ít lâu ở Alençon để thanh lý ít đồ đạc, ông viết cho các con, đã dọn về Lisieux trước: "Các con nên biết ba phải mất mát nhiều khi ra đi, nhưng ba phải đi vì các con… Cậu mợ bảo làm gì, các con hãy làm theo. Hãy học nơi cậu mợ!" Vì con cái, ông phải rời bỏ Alençon, nơi ông có nhiều bạn hữu, nơi mẹ ông vẫn còn sống ở đó, và là nơi có mộ của người vợ thân yêu. Ra đi, ông phải bỏ lại biết bao bạn bè thân thuộc. Ông vốn là một người ưa giao thiệp, lại là thành viên của các câu lạc bộ xã hội Công Giáo và các câu lạc bộ dân ca và dân vũ. Ông thích ăn mặc theo phong tục Brittany, hát những bài ca và múa những điệu vũ miền này. Ông thích hát với cái giọng trầm ấm của ông. Thật nát lòng khi phải rời Alençon, nhưng ông đã nhất quyết ra đi chỉ vì lợi ích của con cai. Góa vợ năm 54 tuổi, ông mua nhà đất và đầu tư vào một vài việc an toàn rồi về Lisieux dưỡng già.
Tại Lisieux ông có nhiều giờ rảnh rỗi. Ông đọc nhiều sách: lịch sử, thơ ca và sách thiêng liêng. Ông thả bộ trên đồng quê và đưa con cái đi câu. Chị thánh Têrêxa có mô tả những buổi dã ngoại này, khi chị được ngồi nghe bản nhạc của những người lính diễu hành ở đàng xa. Ông cũng bỏ ít giờ chăm sóc khu vườn, tiếp tục làm đồng hồ như một cái thú riêng, vui vẻ ngồi chế tạo đồ dùng cho con cái, và tìm sinh lợi trong vài việc làm ăn nho nhỏ. Trên hết, ông cầu nguyện nhiều, viếng các nhà thờ và nhà nguyện ở Lisieux. Đôi khi ông đưa cả nhà đi nghỉ mát ở bãi biển Deauville và Trouville, cũng có lần ông đưa Têrêxa và Céline đi dự Hội Chợ Đấu Xảo ở Le Havre.
Pauline và Marie vào Dòng Cát Minh
Việc Pauline và Marie nhập Dòng Cát Minh là một hy sinh lớn lao. Ông vẫn canh cánh nỗi âu lo của một người cha, phải nuôi dạy năm cô con gái thiếu vắng sự giúp đỡ của một người mẹ. Sức khỏe của “hữ hòang bé nhỏ”, Têrêxa, cũng chẳng phải là chuyện nhỏ. Năm 1883, khi Têrêxa được chữa lành cách nhiệm lạ, ông viết cho một người bạn ở Brittany: “Têrêxa, nữ hòang bé bỏng của tôi – tôi vẫn quen gọi cháu bằng tên gọi ấy – là một thiếu nữ dễ mến. Tôi bảo đảm với anh như thế. Bây giờ cháu đã hoàn toàn bình phục rồi. Bao nhiêu kinh nguyện đã được gió bão cuốn lên trời, và Thiên Chúa, hết sức tốt lành, đã thương nhượng bộ."
Chúng ta có được vài lá thư của ông Louis gửi cho con cái. Như bao nhiêu đàn ông khác, ông ít khi chịu viết thư. Vợ ông đã viết thư thay ông. Chúng ta còn giữ được nhiều thư của bà nhưng của ông thì chẳng mấy lá. Trong các thư của ông Louis, ta tìm thấy một số kiểu nói ẩn chứa tình âu yếm. “May mắn là ba đã xong mọi việc và đang háo hức về với các con. Bây giờ tạm chào đã. Nhắn hộ ông bà Guérin ngàn lời chúc tốt lành và gửi đến năm đứa chúng con một ôm hôn rõ chặt đấy.”
Có lần ông theo một linh mục đi thăm Constantinople, Athens và Rôma, và trên chuyến đi này ông viết thư về nhà. Ông kết thúc các thư với những kiểu nói: "Hôn các con của ba một ngàn cái. Người cha lúc nào cũng thương các con", hoặc “Người luôn thương các con và luôn mang các con trong tim”, hoặc "Ba ôm hôn các con với tất cả cõi lòng." Ông còn có chuyến hành hương thời danh sang Rôma với Têrêxa và một vài cuộc hành hương ngắn ngày khác, nhưng hầu hết thời giờ ông sống ở nhà với con cái.
Năm 1887, ông Louis bị đột quỵ nhẹ trên đường đi lễ. Chị Céline cho rằng nguyên nhân là do ông bị con gì chích sau tai trong một lần đi câu. Ông bị sưng nhưng chẳng quan tâm cho đến khi nó sưng tấy và đau nhiều. Mãi lúc ấy ông mới đi bác sĩ. Céline nhớ đã thấy ông bước lên bước xuống trong vườn, đưa hai tay lên đầu gọi con cái: “Cầu nguyện cho ba, cầu nguyện cho ba!” Ít lâu sau lần đột quỵ, ông đang ngồi trong vườn, sau khi đi đọc kinh chiều ở Nhà thờ Chánh Tòa về. Têrêxa đi ra. Thấy têrêxa, ông đứng dậy. Hai cha con đi lên đi xuống rồi ông ôm lấy Têrêxa, siết chặt con vào lòng. Thấy Têrêxa khóc, ông hỏi: “Cưng có chuyện gì không ổn vậy?” Lúc ấy Têrêxa mới xin ông cho phép nhập Dòng Cát Minh Lisieux. Ông bảo con gái rằng cô còn bé quá, mới 14 tuổi! Têrêxa thuyết phục ông và ông bảo nếu quả đó là điều Chúa muốn thì ông sẽ cho phép và sẽ chúc lành. Ông ngắt một bông trắng nhỏ trên tường trao cho Têrêxa. Bông hoa ấy sẽ thành biểu tượng cho cuộc đời của chị.
.. .. Và rồi Têrêxa
Ông Louis đã thành chỗ dựa, giúp Têrêxa đạt được sự đồng thuận của người cậu là ông Isidore, của Đức Giám Mục và cả của Đức Giáo Hoàng. Từ Rôma về, sau khi nhận được phép lành của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII trong một nghi thức đầy cảm động, ông bắt đầu chuẩn bị cho Têrêxa lên đường. Chị rời biệt thự Les Buissonnets và cha già ngày 9 tháng Tư, 1888. Đêm ấy, một người bạn nói với ông Louis: “Anh còn ngon hơn cả Abraham nữa đấy!” Ông đáp: “Vâng, nếu tôi ở vào trường hợp Abraham, tôi cũng hiến dâng như vậy, nhưng đồng thời tôi phải cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện. Tôi đã đưa con dao lên thật là khủng khiếp, chậm một cách khủng khiếp và xin Chúa sớm gởi cho tôi cả thiên thần và con cừu mắc sừng trong bụi gai.” Hôm sau ông viết cho một người bạn là ông Breton: “Hôm qua, Têrêxa, nữ hòang bé bỏng của tôi, đã vào Dòng Cát Minh. Chỉ có Thiên Chúa mới đòi phải hy sinh đến thế nhưng Ngài cũng đã giúp tôi hết sức để dù dàn dụa nước mắt lòng tôi vẫn tràn ngập niềm vui. (Ký tên) Một người rất yêu thương anh, Louis Martin.”
Ông Louis lâm bệnh lần cuối
Từ sau ngày Têrêxa vào Dòng, ông bắt đầu bị đột quỵ nhiều hơn. Ông bắt đầu mất trí. Ông ra khỏi nhà, đi lang thang và lạc mất, ba bốn ngày sau người ta mới tìm thấy ở Le Havre hoặc một chỗ nào khác. Ông không còn thể nào đến Dòng Cát Minh để thăm Marie, Pauline và Têrêxa. Vì ông không thể vào thăm các con, Pauline đã xin một vị linh mục có đang công việc phải giúp nhà Dòng, chụp cho Têrêxa hai tấm ảnh mặc tu phục Dòng Cát Minh. Đó là hai tấm ảnh thật đẹp của cô tập sinh Têrêxa đứng dưới chân thập giá. Một trong hai tấm, Têrêxa mặc áo choàng trắng. Sau lưng mấy tấm ảnh này, Pauline viết: “Xin đừng để ai thấy kẻo dân chúng lại xì xèo nữ tu mà còn chụp hình!” Vì việc ông Louis đi lạc ngày càng thường xảy ra, Léonie và Céline không còn thể nào chăm sóc ông. Tháng Hai 1889, họ phải đưa ông gửi vào dưỡng trí viện ở Caen. Đây cũng là năm mà ông Van Gogh[3] vào nhà thương điên ở San Remy. Những họa phẩm của Van Gogh vào thời này giúp chúng ta cảm nhận phần nào khung cảnh thiên nhiên của dưỡng đường nơi ông Louis đã ở. Khi ông tới đó, người y tá bảo ông: “Ở đây ông có thể làm một việc tông đồ tuyệt vời.” Ông đáp: “Tôi biết, nhưng tôi thích làm việc ấy ở bất cứ đâu khác. Vâng, cả đời tôi lúc nào tôi cũng điều khiển và ra lệnh, cho nên có lẽ Thiên Chúa đang thanh tẩy tôi – bắt tôi tập tuân lệnh để tôi bớt tự hào và hống hách." Suốt ba năm, mỗi tuần Léonie và Céline đáp xe lửa đi Caen để thăm thân phụ một lần. Sau ba năm, ông bị đột quỵ trầm trọng và bị bại liệt. Vì ông không còn thể đi lạc nữa, họ đã có thể đưa ông về nhà ở Lisieux. Thoạt đầu họ ở chung với gia đình Guérins. Về sau họ thuê một ngôi nhà gần đó. Thỉnh thoảng, họ về nghỉ tại “La Musse”, ngôi nhà đẹp ở miền quê mà gia đình Guérins được thừa kế. Vào những lúc tỉnh táo, ông Louis xin con cái cầu nguyện cho ông. Suốt thời gian chịu đau khổ, ông luôn kiên nhẫn, đặt hết tin cậy phó thác nơi Thiên Chúa. Ngày 29 tháng Bảy, 1894, sau một cơn nhồi máu cơ tim, ông chết bình an tại biệt thự La Musse. Ông được an táng tại Lisieux.
Đức tin và sự tín thác
Chúng ta đã thấy câu chuyện cuộc đời và hoàn cảnh sống của ông bà Louis và Zélie Martin. Chúng ta đã thấy những khổ đau, vui mừng cũng như đức tin và niềm tín thác của họ nơi Thiên Chúa. Có lần bà Zélie viết: "Tôi vẫn luôn đặt hết sự tín thác nơi Thiên Chúa tốt lành và phó hết mọi công việc của tôi cho tay Ngài chăm sóc, cho nên khi tôi nghĩ đến những gì Thiên Chúa tốt lành ấy đã làm cho tôi và cho chồng tôi, tôi không thể nghi ngờ chút nào rằng Sự Quan Phòng của Ngài luôn đoái nhìn các con cái Ngài với một sự chăm sóc đặc biệt.” Mặc dù ông Louis có tinh thần chiêm niệm hơn, suy tư hơn, nên thơ hơn và có chiều sâu hơn bà Zélie, lá thư này của bà dường như có thể tóm tắt cái cốt lõi nơi đời sống tâm linh của cả hai người. Đôi bạn chân phước này có nhiều điểm rất gần với anh chị em ngày nay. Con đường tâm linh của họ đặt nền móng trên thánh ý và tinh yêu của Thiên Chúa mà họ vẫn khám phá ra trong cuộc sống hằng ngày. Họ tìm gặp sự thánh thiện ngay giữa cuộc đời trần thế. Liệu anh chị em có thể dấn thân vào trần thế hơn kẻ điều hành một doanh nghiệp đăng ten và một tiệm kim hoàn? Nơi tình yêu họ dành cho nhau, nơi nâng cao cuộc sống một gia đình lớn với tất cả những âu lo và trách nhiệm đi kèm, và trong tình yêu họ dành cho Thiên Chúa, lộ rõ khi họ được tôi luyện trong lò đau khổ, trong mối bận tâm lo cho người nghèo – trong tất cả những điều ấy họ đáng là mẫu mực cho bất cứ người nam và người nữ nào đang sống đời hôn nhân hôm nay. Họ cũng đang nói với chúng ta, một cách vừa cương nghị vừa âu yếm, về một số trong những vấn đề đáng buồn nhất mà cũng nổi cộm nhất hôm nay: cái bi kịch của một người mẹ trẻ chết vì ung thư và để lại một gia đình lớn; cảnh não lòng khi một người thân phải vào dưỡng trí viện; rồi việc chăm sóc cho những người thân tật bệnh hay già cả. Câu chuyện của đôi bạn Louis và Zélie Martin đang nói nhiều với chúng ta ngày nay vì họ đang dạy chúng ta biết phải tìm thấy tình yêu Thiên Chúa cách nào và ở đâu, và làm sao để đáp lại tình yêu ấy bằng tình yêu của riêng ta.
Thật thích hợp khi hài cốt của ông bà Louis và Zélie được cải táng và chôn cạnh nhau gần hậu tẩm Vương cung Thánh đường Lisieux, mang tên người con của họ là chị thánh Têrêxa. Trên mộ hai vị, ta thấy ghi những lời của chị thánh: “Thiên Chúa đã cho tôi một người mẹ và một người cha xứng với thiên đàng hơn là với trần gian.” Cũng thật thích hợp khi, vào năm 1956, trong dịp mừng Kim khánh khấn dòng của nữ tu Céline, Đức Giám Mục chủ lễ thông báo: “Tôi có một tin mừng cho Chị. Tôi xin thông báo là hồ sơ phong chân phước cho song thân của Chị đã được tiến hành”.
(Bản tin)
Ông bà Louis và Zélie Martin sẽ được phong chân phước tại Lisieux ngày 19 tháng Mười, 2008
RÔMA, Chúa Nhật 13 tháng Bảy 2008 (ZENIT.org) – Ông bà Louis và Zélie Martin sẽ được phong chân phước tại Lisieux ngày 19 tháng Mười 2008, trong ngày thế giới Truyền Giáo: Tin này đã được Đức Hồng y José Saraiva Martins, chủ tịch Thánh Bộ Phong Thánh chính thức thông báo tại Alençon, hôm Thứ Bảy 12 tháng Bảy.
Song thân chị thánh Têrêxa đã làm lễ cưới tại Nhà thờ Đức Bà Alençon cách nay 150 năm, vào ngày 13 tháng Bảy, lúc nửa đêm. Lễ kỷ niệm năm nay được đánh dấu bằng sự hiện diện của Đức Hồng y Saraiva tại Alençon và Lisieux trong hai ngày 12 và 13 tháng Bảy này.
Đức Hồng y Saraiva Martins đã loan tin vào cuối bài nói chuyện về sự thánh thiện của ông bà Martin, ở Alençon, tại sảnh đường aux Toiles, trước khoảng hai trăm người.
Ngài cũng đã thông báo như thế cho những tín hữu đông nghẹt và hân hoan tham dự thánh lễ được cử hành trong nhà thờ Đức Bà, trước sự hiện diện của Đức Cha Jean-Claude Boulanger, Giám mục giáo phận Séez, Đức Cha Pierre Pican, Giám mục giáo phận Bayeux et Lisieux, và Đức Cha Bernard Lagoutte, giám đốc trung tâm hành hương Thánh Têrêxa và là chánh sở Vương Cung Thánh Đường Thánh Têrêxa.
Ông Louis (1823-1894) và bà Zélie (1831-1877) Martin được công bố là những bậc đáng kính vào năm 1994. Thi hài của họ trước đây nằm trong phần mộ dưới chân Vương cung Thánh đường Lisieux, đã được cải táng hôm thứ hai 26 tháng Năm vừa qua để tháng Chín sẽ đưa vào Vương cung Thánh đường.
Cậu bé người Ý, Pietro, được ơn chữa lành nhờ lời chuyển cầu của ông bà Martin nay được 6 tuổi cũng đã có mặt trong nghi thức hôm ấy.
Đàng khác tại Ý, ở Vérone, người ta đang làm chiếc khám đựng thánh tích của đôi bạn Martin.
Ngày 03 tháng Bảy vừa qua, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã ký sắc lệnh thừa nhận một phép lạ nhờ sự bầu cử của song thân chị thánh Têrêxa thành Lisieux.
Sự thừa nhận ấy mở lối cho ông bà được phong chân phước cùng với nhau, như đôi bạn Luigi Beltrame Quattrocchi và Maria Corsini, đã được Đức Gioan Phaolô II phong chân phước ngày 21 tháng Mười năm 2001, cũng vào dịp ngày thế giới truyền giáo.
Việc chọn ngày thế giới truyền giáo chắc hẳn muốn nhấn mạnh vai trò truyền giáo của gia đình Kitô giáo và tầm quan trọng của chứng từ gia đình Kitô giáo về tình yêu đối với Chúa Kitô và đối với tha nhân trong Giáo Hội và trong Xã Hội.
Phép lạ do đôi bạn Martin chuyển cầu là vụ chữa lành một em bé ở Monza, gần Milan, tên là Pietro Schiliro. Em sinh ra với bộ phổi dị tật sẽ không sống được. Một linh mục Cát Minh người Ý là cha Antonio Sangalli đề nghị cha mẹ em nên làm một tuần cửu nhật kính song thân chị thánh Têrêxa, là những vị đã mất bốn người con còn rất thơ ấu, để được sức mạnh gánh chịu nỗi đau khổ. Thế nhưng người mẹ tuyên bố bà sẽ làm tuần cửu nhật (và rồi hai tuần nếu cần) để xin cho con bà được chữa lành. Ngày nay Pietro, hoàn toàn khỏe mạnh, đã có thể theo cha mẹ đến Lisieux tạ ơn ông bà Louis và Zélie Martin.
Chúng ta còn nhớ cũng chính trong ngày thế giới truyền giáo, cũng nhằm 19 tháng Mười nhưng là năm 1997, chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Thánh Nhan, đồng bổn mạng của các xứ Truyền Giáo, đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II công bố là Tiến sĩ Hội Thánh vì “khoa học tình yêu”của Chị.
Anita S. Bourdin
(Lm Trăng Thập Tự chuyển dịch)
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Beezina là nơi Napoléon thất trận cuối năm 1812 (ND)
[2] Tên gọi của vương quốc dòng họ Bourbon từ cuối thế kỷ 16 đến cuối thế kỷ 18 (ND)
[3] Vincent Willem van Gogh danh họa người Hòa Lan (1853-1890) (ND)
Song thân thánh nữ Têrêxa thành Lisieux
LM Trăng thập Tự
17:55 29/09/2008
ĐÔI BẠN CHÂN PHƯỚC LOUIS VÀ ZÉLIE MARTIN
Song thân thánh nữ Têrêxa thành Lisieux
(Bài của linh mục James Geoghegan, O.C.D.)
(Theo thông tấn Zenith 13-7-2008, Tòa Thánh đã quyết định tổ chức lễ phong chân phước cho song thân chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu ngày 19-10-2008 tại Lisieux. Để mừng lễ chị thánh và chào đón ngày phong chân phước cho song thân chị, xin gửi đến quý vị và anh chị em bài viết của cha James Geoghegan, OCD, và bản tin vừa nói. Lm Trăng Thập Tự).
Cùng anh chị em Cát Minh giữa đời,
Tôi đã phác thảo mấy đề tài liên quan đến chị thánh Têrêxa để giúp anh chị em suy nghĩ về nếp sống giữa đời theo linh hạnh Cát Minh. Thế nhưng cha Bonaventura, chủ nhiệm khóa hội thảo, lại xin tôi nói về song thân chị thánh Têrêxa. Quả là một ý tưởng hết sức khôn ngoan, bởi lẽ như thế anh chị em có được mẫu gương sống động của hai con người vừa gắn liền với Dòng Cát Minh vừa có cuộc sống hoàn toàn trần thế giống hệt anh chị em.
Đôi khi chúng ta dễ hình dung người cha của chị thánh Têrêxa như một kẻ mơ mộng, một ông già chẳng có việc gì làm ngoài chuyện đọc sách, câu cá và viếng các nhà thờ, nhà nguyện. Chúng ta quên rằng ông từng là một người kinh doanh thành công và mãi gần sáu mươi tuổi mới về hưu. Khi chị thánh Têrêxa vào Dòng, ông đã 65 tuổi.
Chúng ta cũng thường nghĩ về người mẹ của chị thánh tương tự như thế. Chúng ta chỉ biết về bà qua Chuyện Một Tâm Hồn với vài kỷ niệm chị thánh có được hồi thơ ấu.
Với bài này, tôi mong nêu lên được lai lịch của hai vị và phát hiện những đìều ta có thể biết được về họ, với tư cách riêng của họ chứ không chỉ như song thân của chị thánh Têrêxa.
Một gốc gác nhà binh
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất nơi lai lịch của ông Louis và bà Zélie Martin là cả hai đều xuất thân từ gia đình binh sĩ. Nội tổ của ông Louis, ông Jean Nicholas Boureau, đã từng theo đại quân của Napoléon tham chiến tại Mascơva; một năm sau ông đã bị bắt trong chiến dịch Silesian. Cậu con trai mười hai tuổi rưỡi của ông cũng bị ở tù với ông. Cậu thiếu niên này, chết trong tù, là cậu của oâng Louis. Cả hai gia đình đều chia sẻ cả những vinh quang và những thất bại của Napoléon. Họ gợi lại những ngày khải hoàn và giúp lưu truyền huyền thoại về những ngày huy hoàng rực rỡ. Chả thế mà sau này ông Louis vẫn thích gọi cô gái út của ông là “con bé mồ côi Berezina” và “Hoàng hậu xứ Pháp và xứ Navarre”.
Cái truyền thống nhà binh ấy kéo theo một truyền thống tiêu biểu của người Normand là trung thành với đức tin. Một câu chuyện còn truyền tụng trong gia đình kể về một người cậu của bà Zélie, cha William Marin-Guérin, một linh mục thời Cách mạng Pháp. Đảng Jacobins lùng giết ngài và gia đình giúp ngài ẩn trốn. Một hôm ngài đang mang Minh Thánh Chúa thì mấy tay ác ôn bắt gặp ngài. Ngài rút Minh Thánh Chúa từ túi áo ra đặt lên một tảng đá và nói: “Chúa Giêsu ơi, bây giờ thì xin Chúa tự liệu lấy, và để cho con lo phần con”. Rồi ngài xắn tay lên hạ gục bọn côn đồ, xô chúng xuống một cái ao. Cái di sản của gia đình Martin là thế: Trung thành với quê hương và với đức tin: Một đức tin mạnh mẽ, giản dị nhưng chẳng khác nào vàng đã thử lửa.
Năm 1823, thân phụ ông Louis mang quân hàm đại úy, phục vụ trong Sư đoàn 19 bộ binh, đóng ở Bordeaux. Do ở Tây Ban Nha bất ổn, ông được phái xuống đó làm chiến dịch, để lại người vợ ở nhà đang mang thai. Trong lúc ông vắng nhà, cậu bé Louis đã chào đời. Rời Tây Ban Nha về, ông lại phải thuyên chuyển về Avignon rồi Strasbourg, đem cả gia đình đi theo. Cậu bé sống ở đó tới khoảng bảy tuổi. Một trong những điều khiến cậu ngây ngất là chiếc đồng hồ thời danh của Nhà thờ Chánh tòa trong thị trấn. Chiếc đồng hồ này là một trong những kiệt tác của ngành thủ công châu Âu. Nhờ theo đoàn quân di chuyển đó đây, Louis có năng khiếu thám hiểm và một nhãn quan rộng rãi. Được nhìn thấy thiên nhiên hùng vĩ khắp nơi và được lớn lên trong thời Lãng mạn Pháp, cậu còn phát triển nhiều về lòng yêu thiên nhiên.
Ơn gọi
Thế rồi thân phụ của Louis giải ngũ, quay về vùng Normandie, định cư tại thị trấn Alençon. Ở đó, Louis đi học cho đến năm hai mươi tuổi thì quyết theo nghề làm đông hồ. Anh quay lại Strasbourg để học nghề. Trong thời gian học ở đây, anh đã hành hương kính viếng Đan viện Thánh Bênađô. Có một tình tiết lý thú là anh đã hái một bông hoa trắng đem về làm kỷ niệm. Sau khi Louis qua đời, người ta còn tìm thấy bông hoa này giữa đám đồ dùng của anh. Louis học nghề đồng hồ rất chăm chỉ. Cũng trong thời gian này, anh bắt đầu cảm thấy như mình được gọi làm linh mục. Một lần nữa, anh lên đường, leo núi Alpes hành hương Đan viện Thánh Bênađô. Anh tìm tới đó vì anh vốn rất có đức mến, rất yêu thích thiên nhiên và là một tâm hồn thực sự chiêm niệm. Đức mến, thiên nhiên và chiêm niệm tóm kết ý nghĩa cảnh nhà tĩnh tâm của những đan sĩ dòng Thánh Âu Tinh ở đó. Năm ấy anh được 23 tuổi.
Đối với chúng ta, quả là lãng mạn, suýt nữa anh đã lên đường để sống tại vùng Hồ Tahoe. Vùng này của núi Alpes cao cách mặt biển 1800m, mùa đông nhiệt độ trung bình xuống đến 20 độ dưới không. Nhiều đan sĩ chỉ sống ở đó được vài năm rồi phải xuống những vùng ấm hơn để tránh đau ốm. Trước kia, thi sĩ Dante cũng từng xin vào đan viện này, bây giờ đến lượt Louis. Thế nhưng Louis chưa biết tiếng Latin. Đức viện phụ bảo anh: “Xin lỗi, bạn phải về học tiếng Latin trước đã!”
Louis thất vọng, quay về Alençon học tiếng Latinh. Anh là một người tỉ mỉ, thu chi cái gì đều ghi vào một quyển sổ. Trong đó ta thấy ghi tiền mua sách, tiền học phí hằng tuần. Rồi thình lình ta đọc thấy: “Tiền bán quyển từ điển Pháp-Latin của tôi”. Thế là anh đã bỏ cuộc. Dù lý do nào đi nữa, anh đã thấy mình không có ơn gọi làm linh mục.
Thợ đồng hồ tại Alençon
Anh đã ổn định cuộc sống trong sự an phận với đời độc thân và tiếp tục việc học nghề làm đồng hồ. Anh về Paris hai hoặc ba năm hơn để nâng cao tay nghề.
Nếu đã có lúc ta hình dung Louis về già như một kẻ lười lĩnh, thích nhàn nhã, thì ta nên nhớ lại rằng ông đã miệt mài suốt năm năm trời để trau giồi một công việc rất khó khăn đòi phải tập trung cao độ và thao tác tỉ mỉ. Tại Paris ông đã trở thành một thợ chính trong nghề làm đồng hồ. Ông về lại Alençon, mua một ngôi nhà, lập một tiệm làm đồng hồ và sửa đồng hồ. Công việc thành công nên về sau ông mở thêm một tiệm kim hoàn. Ông thích đọc sách, bơi lội, cầu nguyện, chơi bi-da, câu cá và thả bộ trên đồng quê. Ông mua một thửa đất có ngôi nhà nhỏ để có thể làm việc và giải trí dễ hơn. Tại đây ông tự tạo cho mình không gian riêng cho đời độc thân, để sống một cuộc sống lý tưởng, tĩnh lặng và an bình.
Thế nhưng mẹ ông lại có ý tưởng khác. Trong một lớp học làm đăng ten, bà Martin gặp một thiếu nữ tên là Zélie Guérin. Bà đã sắp xếp cho con trai bà gặp Zélie. Họ gặp nhau và rồi đã làm lễ cưới vào nửa đêm 13 tháng Bảy 1858, tại Nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn.
Zélie
Thân phụ cô Zélie sau khi phục vụ mấy chiến dịch trong quân đội đã giải ngũ quay về Normandie. Ông làm thợ thủ công đóng đồ gỗ mỹ thuật, còn vợ ông mở một quán cà phê nhỏ. Chẳng may quán cà phê thất bại. Họ đưa gia đình về Alençon để hai cô con gái có thể theo học trường Công Giáo do các nữ tu dòng Thánh Tâm quản trị.
Zélie khá nổi bật. Thi làm luận tiếng Pháp mười một lần, cô chiếm giải nhất đến mười lần. Cô có một đức tin sâu xa. Hình như cô có một tuổi thơ không mấy hạnh phúc và khó hòa hợp với mẹ. Về sau, trong thư viết cho người em trai là Isidore, Zélie có nói: “mẹ thật khắt khe với chị nhưng lại cưng chiều em”. Cô hay tranh cãi với em nhưng lại thương em thật sâu xa. Về sau ta thấy cô cố gắng chăm sóc em tận tình như một người mẹ. Khi em lên Paris học, Zélie đã bắt em hứa mỗi ngày phải đến nhà thờ Đức Bà Chiến Thắng đọc một kinh Kính Mừng. Cô bảo em: “Đức Mẹ đã chẳng bao giờ để chị phải thất vọng. Chẳng bao giờ chúng ta phải trông cậy vào Ngài cách uổng công”. Khi Isidore ra trường, cô bảo em rằng cô vui mừng biết bao khi thấy em về, và mặc dầu hai chị em vẫn tiếp tục cãi nhau, cô rất thích được có em ở bên cạnh.
Cô thợ làm đăng ten
Alençon là một trung tâm làm đăng ten ở Pháp. Zélie đã thành một chuyên gia xuất sắc trong công việc đòi phải chính xác tận từng tiểu tiết này. Cô quy tụ một nhóm phụ nữ. Cô vẽ mẫu và mua chỉ, sợi. Mỗi Thứ Năm, chị em trong nhóm đến nhà cô, cô chia công việc cho từng người để họ đưa về nhà làm. Ngày Thứ Năm tiếp đó, họ đưa các mẩu thành phẩm đến cho Zélie. Cô kết các mẩu lại, nối những sợi bị đứt, rồi lại chia việc mới cho họ làm trong tuần tiếp đó. Cô rất thành công trong việc làm ăn này. Cô dùng tầng trệt của nhà cô ở đường Sainte Blaise làm văn phòng và phòng làm việc. Ý thức mình không có ơn gọi đi tu, cô quyết định sẽ lập gia đình. Chính trong bối cảnh đó, cô đã gặp anh chàng độc thân Louis Martin. Khi họ lấy nhau, nàng 27 tuổi còn chàng 35.
Có một điều lý thú là khi lấy chồng, cô Zélie chẳng có ý tưởng gì về điều người hay gọi là “chuyện đời”. Đến hôm cưới mới biết những chuyện ấy, cô chạy đến với người chị (lúc này đã là nữ tu Marie-Dosithée thuộc Dòng Đức Mẹ Đi Viếng ở Le Mans) khóc lóc bày tỏ nỗi lòng với chị. Trong một lá thư về sau, Zélie viết: “Tôi không bao giờ hối tiếc vì đã lập gia đình.” Louis là một kẻ lý tưởng, hơn nữa còn có thể nói là một người lãng mạn. Chàng đã thuyết phục nàng rằng họ có thể chung sống với nhau hoàn toàn chỉ như anh em thôi. Thế nhưng sau mười tháng, họ hiểu rằng đó không phải thật là điều Thiên Chúa muốn, nhất là khi Zélie rất muốn có con cái. Thế nên qua năm sau Marie đã ra đời, rồi những năm tiếp đó là Pauline, rồi Léonie.
Công việc làm đăng ten của bà Zélie phát triển đến nỗi ông Louis bán luôn cửa hiệu làm đồng hồ và tiệm kim hoàn cho người cháu để về lo điều hành công việc và bán hàng cho vợ. Họ dời về ở tại ngôi nhà trên đường Sainte Blaise mà bà Zélie đang dùng làm văn phòng. Ông Louis đi khắp nơi để nhận đơn đặt hàng cho thương hiệu Point d'Alençon. Ông cũng vẽ mẫu cho hàng đăng ten, như một nghệ nhân thành thạo. Ông thường vắng nhà để lo công việc. Đọc lại các thư của bà Zélie, ta thấy nhan nhản: "Ba đang đi vắng". Khi chị thánh Têrêxa chào đời ông cũng đang vắng nhà.
Cả hai vợ chồng đều làm việc cật lực và có lương tâm. Họ rất nhạy cảm về trách nhiệm xã hội và quan tâm đến người nghèo cách thiết thực. Ông Louis nhấn mạnh rằng khi thợ đăng ten làm xong phần việc của họ thì phải trả tiền cho họ ngay, và ông quan tâm chăm sóc họ, nhất là khi họ đau ốm. Trong năm đầu sau ngày cưới, Zélie và Louis chăm lo cho một cậu bé mất mẹ. Cậu bé là một trong đám mười một anh chị em và nhà Martin đón tiếp cậu như là con ruột của họ. Bất cứ ai cần đến đều được họ giúp đỡ. Cả hai đều làm việc rất chuyên cần, chuyên cần đến độ Louis phải lo ngại cho sức khỏe của Zélie. Từ Paris, ông viết cho bà: “Này, anh đã từng bảo em cần nghỉ ngơi. Em đang làm việc quá sức, đang tự khiến mình bị mệt mỏi. Chúng ta cứ làm việc chuyên cần là đủ, mọi sự khác Chúa sẽ lo. Chúng ta sẽ tạo một doanh nghiệp nho nhỏ và phát đạt nhưng đừng vì thế mà em tự giết chết em.”
Chỗ khác, ông viết: “Này em yêu dấu nhất đời anh, anh nhắc lại, em đừng có âu lo quá đáng. Có Chúa giúp, rồi ta sẽ tạo được một doanh nghiệp nho nhỏ thật tốt.”
“Trong khi chờ niềm vui được gặp lại em, anh ôm hôn em với tất cả lòng anh. Anh mong rằng cả Marie và Pauline đều thật mạnh giỏi.”
“Chồng em và là người bạn chân tình yêu em mãi mãi”, vv..
Theo một nghĩa nào đó, chàng siêu thoát hơn nàng. Zélie là một phụ nữ hết sức năng động, có bao nhiêu năng lực đều tập trung hết vào những việc đang làm. Bà vừa điều hành một doanh nghiệp vừa gầy dựng một gia đình lớn. Mẹ chồng qua đời, bà đưa bố chồng về nhà chăm sóc. Bù bận rộn, bà luôn trung thành với việc cầu nguyện và dự lễ mỗi ngày cũng như việc giúp con cái cầu nguyện. Những thư từ bà để lại cho thấy bà quan tâm tới mọi thực tế của cuộc sống và của thế giới quanh bà, đồng thời làm cho thế giới ấy thấm đầy tinh thần đức tin. Đọc lại những lá thư bà viết cho người chị ở Le Mans, hoặc cho Isidore ở Paris, hoặc cho hai cô con gái lớn đi học xa nhà, ta sẽ thấy. Hiện chúng ta còn giữ được của bà hơn 200 lá thư.
Hạnh phúc trong Hôn nhân
Những thư ấy kể lại đủ chuyện ngớ ngẩn của mấy đứa con bà. Chẳng hạn, “Pauline nó bảo Marie rằng bõ đỡ đầu của em đẹp trai hơn bõ của chị, vì bõ của em có tóc, bõ của chị sói nhẵn.” Hoặc trong một thư kể về Têrêxa: “Nó tíu tít nói đớt từ sáng tới chiều. Nó hát cho cả nhà nghe những bài hát nhỏ, nhưng phải quen lắm mới hiểu nó muốn nói gì” “Nó đọc kinh như một thiên thần”. Thư từ của bà kể đủ những chuyện vặt hằng ngày, đọc vào ta có ngay cái ấn tượng bà là một người mẹ hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân. Các thư của bà cũng nhắc nhiều đến những chuyện đau ốm của đám trẻ, hầu hết là những bệnh thông thường của trẻ con. Ta có thể đọc thấy ở đó là bà rất lo lắng về những chuyện ấy. Bà có một phán đoán lạ thường và khách quan về con cái: “Têrêxa là đứa sáng dạ nhất mà cũng lì lợm nhất, nhưng má nghĩ rồi nó sẽ tốt. Nó có thiện chí, và không muốn làm buồn lòng ai. Céline thì vui vẻ hơn nhiều, vâng lời và tử tế hơn nhiều.”
Qua các thư của bà Zélie ta biết được một tiểu tiết trong cuộc chiến Pháp-Phổ. Năm 1870 quân Phổ xâm chiếm nước Pháp. Họ trú quân trong nhà dân ở Alençon. Đó quả là một sự sỉ nhục khủng khiếp đối với con cháu của những người lính Napoléon. Trong một lá thư, bà Zélie viết: "Bọn Phổ phá hết trật tự của nhà tôi chỉ trong một nháy mắt. Cả thị trấn thành tiêu điều. Ngoại trừ nhà chúng tôi, còn thì ai cũng khóc.” Vào lúc đó đã xảy ra một chuyện làm lộ rõ cá tính của ông Louis. Có chín người lính trú trong nhà. Một trong bọn họ ăn trộm của ông một cái đồng hồ. Ông Louis bắt gặp, nắm ngay gáy tống cổ ra ngoài. Hôm sau ông viết đơn khiếu nại đem nộp. Thế nhưng rồi hôm sau nữa ông nghe nói có lệnh bắn bỏ những kẻ cướp bóc và rằng có một người lính Đức sắp bị đem bắn. Lập tức, ông Louis quay tìm viên chỉ huy xin rút lại đơn khiếu nại, và xin đừng bắn kẻ đã ăn cắp chiếc đồng hồ. Dường như sự kiện đủ cho thấy tính tình ông vốn bén nhạy, có thể bùng phát thành nóng giận, có thể do những thôi thúc bất ngờ mà đi tới chỗ hành động quyết liệt. Về sau các con ông không hiểu nhờ đâu ông đã học được cách kiềm chế tính nóng nảy hấp tấp. Cái tính chất hiếu hòa điềm đạm mà về sau ta thấy được nơi ông hẳn ông đã phải đấu tranh biết bao trong tâm hồn mình mới có được.
Những thánh giá trong gia đình
Cái tai họa do sự chiếm đóng của quân Đức không phải là nỗi buồn duy nhất trong cuộc sống gia đình. Ngay trong nội bộ gia đình, thánh giá đã đổ xuống dồn dập. Năm 1865 thân phụ ông Louis qua đời. Bà Zélie viết: “Tôi chẳng bao giờ tin được làm sao cái chết của cụ lại ảnh hưởng trên tôi đến thế. Tôi tiều tụy đi”. Rồi đến lượt cha ruột của bà chết năm 1868. Vào thời điểm ấy bà viết: “Tôi hy vọng, đúng hơn, tôi tin chắc rằng ba tôi đã được Thiên Chúa nhân lành đón nhận. Tôi chỉ mong sao khi chết tôi cũng được như ba. Tôi đã xin nhiều lễ cầu nguyện cho ba và chúng tôi sẽ xin thêm nhiều nữa. Mộ của ba nằm gần mộ hai bé Joseph của tôi”. Câu chót trong đoạn thư nói về hai đứa con trai của bà, Joseph, chết năm 1867 khi mới được một tuổi, và Joseph-Jean-Baptiste, cũng mới một tuổi đã chết, năm 1868. Năm 1870 cô con gái nhỏ của bà là Hélène, chết khi mới được năm tuổi rưỡi. Cũng năm 1870 bà còn mất bé Mélanie mới chưa được hai tháng. Trong năm năm, bà Zélie phải ra nghĩa trang sáu lần. Qua những biến cố đau thương dồn dập ấy, ta thấy bà đầy lòng yêu thương, hết sức đau khổ mà cũng thấm nhuần tinh thần dũng cảm của đức tin.
Nói về cái chết của các con, bà viết: “Khi tôi vuốt mắt những đứa con yêu dấu của tôi và lo chôn cất chúng, quả tình tôi bấn loạn trong đau thương, nhưng tạ ơn Thiên Chúa, tôi vẫn luôn sẵn sàng đón nhận ý Ngài. Tôi không hối tiếc gì về những đau đớn và hy sinh tôi đã phải chịu vì chúng.” Thậm chí bà còn viết bà “không hiểu nổi tại sao có những người lại bảo nếu tôi không phải chịu tất cả những nông nỗi ấy thì tốt hơn”. Và bà thêm: “Bây giờ các cháu đang vui hưởng thiên đàng. Hơn nữa, tôi đâu có mất chúng mãi. Cuộc đời vắn vỏi, và chẳng bao lâu tôi sẽ gặp lại những đứa con bé bỏng của tôi trên thiên đàng."
Têrêxa chào đời
Khi Têrêxa chào đời năm 1873, bà Zélie biết đó là đứa con cuối cùng bà có thể có được. Vừa sinh ra, Têrêxa đã hết sức ốm yếu. Sau bao lần quá quen với chết chóc, bà Zélie cứ sợ rằng Têrêxa khó sống nổi. Sau ba đứa con đầu, bà Zélie không còn thể cho con bú và phải tìm vú em cho con bú. Bà mô tả cơn bệnh của Têrêxa như sau:
“Nếu không quá khuya thì đêm ấy tôi đã ra đi tìm một người vú em. Đêm ấy mới dài làm sao! Têrêxa chẳng có được một chút dưỡng chất tối thiểu nào, và, suốt đêm ấy, tất cả những dấu hiệu đã từng đi trước những cái chết mấy thiên thần nhỏ kia của tôi đều lộ rõ. Tôi hết sức buồn vì chẳng giúp được chút gì cho đứa con út này trong cái phận yếu ớt mỏng manh của nó”.
Vừa hừng sáng, bà vội đi ngay, và trên đường bà gặp hai người đàn ông trông có vẻ thô bạo tiến về phía bà ngay ở một khúc đường vắng. Bà tự nhủ: “Mình đã mang sẵn nỗi phiền muộn đến chết trong lòng thế này, thì họ có giết mình đi nữa cũng chẳng sao!” Cuối cùng, bà đã tới được làng Semallè và nhờ chị Rose Taillè đến giúp Têrêxa. Rose đã từng lo bú mớm cho mấy đứa nhỏ khác của nhà Martin. Bà nhờ chị Rose đến Alençon và ở lại đó giúp. Thế nhưng chị Rose cũng đang phải nuôi con thơ, không thể đi được. Cả hai người mẹ đều phải lo cho những đứa bé họ đã sinh ra trên đời. sau cùng, chị Rose đồng ý đi ẵm Têrêxa về Semallè chăm sóc. Về đến Alençon, chị Rose nhìn thấy Têrêxa thì thốt lên: "Muộn quá rồi!" Bà Zélie chạy vội lên lầu đến trước tượng Thánh Giuse xin Thánh Cả thương giúp đứa bé. Khi bà xuống lại thì Têrêxa đang bú say sưa.
Ở trang trại, Têrêxa lớn lên mạnh khỏe. Bà Zélie được yên lòng yên trí, “biết rằng đứa bé của tôi đang yên lành và được chăm sóc kỹ lưỡng”. Ta thấy là bà Zélie không thể cho Têrêxa bú. Hồi còn con gái, bà bị té gục xuống bàn và bị chấn thương ngực. Tới năm 1865 trong một lá thư gửi cho em trai, bà cho biết là thấy đau. Thế nhưng bà đã chẳng chữa chạy gì, có lẽ vì hy vọng rồi sớm muộn cũng khỏi. Về sau nó biến chứng thành bướu trong ngực, đau đớn, không thể cho con bú được. Cuối cùng, đau quá, bà mới hiểu ra mình bị ung thư thì đã quá muộn. Các bác sĩ bảo đã đến giai đoạn chót. Bà Zélie đưa Marie, Pauline và Léonie đi Lộ Đức hành hương, cuộc hành trình chỉ gây thêm mỏi mệt và đau đớn. Mấy cô gái thất vọng thấy Đức Mẹ không chịu chữa cho mẹ họ, thế nhưng bà Zélie bảo: “Đức Mẹ đã bảo mẹ như bảo Bernadette: ‘Ta sẽ làm cho con được hạnh phúc, chẳng phải ở đời này nhưng ở đời sau!” Nếu nhớ rằng lúc ấy Bernadette còn sống, ta sẽ thấy quả quyết này đáng cảm kích biết bao!
Cái chết của bà Zélie
Trong thủ bản, chị thánh Têrêxa viết một trang thật đẹp và tinh tế mô tả thân mẫu của chị trên giường chết: “Những nghi thức Xức Dầu Cuối Cùng in sâu vào trí tưởng tượng của con. Con còn nhớ rõ chỗ con quỳ bên cạnh Céline. Cả năm chị em chúng con đều có mặt, theo thứ tự lớn nhỏ, cả bố dấu yêu khốn khổ cũng quỳ đó, nức nở”. Trong bút ký viết về thân phụ, chị Céline ghi nhận chị chỉ thấy bố khóc hai lần, lần ấy là một. Bà Zélie qua đời ngày 28 tháng Tám, 1877, mới 46 tuổi, sau 19 năm sống đời hôn nhân. Con gái út của bà, Têrêxa, mới hơn bốn tuổi.
Ông Louis hết sức lo lắng cho đám con gái mồ côi mẹ. Để các con có được ảnh hưởng tốt của một người phụ nữ, ông dời nhà về Lisieux, nơi ông Isidore cùng với vợ là Céline sống với hai người con gái là Jeanne và Marie. Trong khi lưu lại ít lâu ở Alençon để thanh lý ít đồ đạc, ông viết cho các con, đã dọn về Lisieux trước: "Các con nên biết ba phải mất mát nhiều khi ra đi, nhưng ba phải đi vì các con… Cậu mợ bảo làm gì, các con hãy làm theo. Hãy học nơi cậu mợ!" Vì con cái, ông phải rời bỏ Alençon, nơi ông có nhiều bạn hữu, nơi mẹ ông vẫn còn sống ở đó, và là nơi có mộ của người vợ thân yêu. Ra đi, ông phải bỏ lại biết bao bạn bè thân thuộc. Ông vốn là một người ưa giao thiệp, lại là thành viên của các câu lạc bộ xã hội Công Giáo và các câu lạc bộ dân ca và dân vũ. Ông thích ăn mặc theo phong tục Brittany, hát những bài ca và múa những điệu vũ miền này. Ông thích hát với cái giọng trầm ấm của ông. Thật nát lòng khi phải rời Alençon, nhưng ông đã nhất quyết ra đi chỉ vì lợi ích của con cai. Góa vợ năm 54 tuổi, ông mua nhà đất và đầu tư vào một vài việc an toàn rồi về Lisieux dưỡng già.
Tại Lisieux ông có nhiều giờ rảnh rỗi. Ông đọc nhiều sách: lịch sử, thơ ca và sách thiêng liêng. Ông thả bộ trên đồng quê và đưa con cái đi câu. Chị thánh Têrêxa có mô tả những buổi dã ngoại này, khi chị được ngồi nghe bản nhạc của những người lính diễu hành ở đàng xa. Ông cũng bỏ ít giờ chăm sóc khu vườn, tiếp tục làm đồng hồ như một cái thú riêng, vui vẻ ngồi chế tạo đồ dùng cho con cái, và tìm sinh lợi trong vài việc làm ăn nho nhỏ. Trên hết, ông cầu nguyện nhiều, viếng các nhà thờ và nhà nguyện ở Lisieux. Đôi khi ông đưa cả nhà đi nghỉ mát ở bãi biển Deauville và Trouville, cũng có lần ông đưa Têrêxa và Céline đi dự Hội Chợ Đấu Xảo ở Le Havre.
Pauline và Marie vào Dòng Cát Minh
Việc Pauline và Marie nhập Dòng Cát Minh là một hy sinh lớn lao. Ông vẫn canh cánh nỗi âu lo của một người cha, phải nuôi dạy năm cô con gái thiếu vắng sự giúp đỡ của một người mẹ. Sức khỏe của “hữ hòang bé nhỏ”, Têrêxa, cũng chẳng phải là chuyện nhỏ. Năm 1883, khi Têrêxa được chữa lành cách nhiệm lạ, ông viết cho một người bạn ở Brittany: “Têrêxa, nữ hòang bé bỏng của tôi – tôi vẫn quen gọi cháu bằng tên gọi ấy – là một thiếu nữ dễ mến. Tôi bảo đảm với anh như thế. Bây giờ cháu đã hoàn toàn bình phục rồi. Bao nhiêu kinh nguyện đã được gió bão cuốn lên trời, và Thiên Chúa, hết sức tốt lành, đã thương nhượng bộ."
Chúng ta có được vài lá thư của ông Louis gửi cho con cái. Như bao nhiêu đàn ông khác, ông ít khi chịu viết thư. Vợ ông đã viết thư thay ông. Chúng ta còn giữ được nhiều thư của bà nhưng của ông thì chẳng mấy lá. Trong các thư của ông Louis, ta tìm thấy một số kiểu nói ẩn chứa tình âu yếm. “May mắn là ba đã xong mọi việc và đang háo hức về với các con. Bây giờ tạm chào đã. Nhắn hộ ông bà Guérin ngàn lời chúc tốt lành và gửi đến năm đứa chúng con một ôm hôn rõ chặt đấy.”
Có lần ông theo một linh mục đi thăm Constantinople, Athens và Rôma, và trên chuyến đi này ông viết thư về nhà. Ông kết thúc các thư với những kiểu nói: "Hôn các con của ba một ngàn cái. Người cha lúc nào cũng thương các con", hoặc “Người luôn thương các con và luôn mang các con trong tim”, hoặc "Ba ôm hôn các con với tất cả cõi lòng." Ông còn có chuyến hành hương thời danh sang Rôma với Têrêxa và một vài cuộc hành hương ngắn ngày khác, nhưng hầu hết thời giờ ông sống ở nhà với con cái.
Năm 1887, ông Louis bị đột quỵ nhẹ trên đường đi lễ. Chị Céline cho rằng nguyên nhân là do ông bị con gì chích sau tai trong một lần đi câu. Ông bị sưng nhưng chẳng quan tâm cho đến khi nó sưng tấy và đau nhiều. Mãi lúc ấy ông mới đi bác sĩ. Céline nhớ đã thấy ông bước lên bước xuống trong vườn, đưa hai tay lên đầu gọi con cái: “Cầu nguyện cho ba, cầu nguyện cho ba!” Ít lâu sau lần đột quỵ, ông đang ngồi trong vườn, sau khi đi đọc kinh chiều ở Nhà thờ Chánh Tòa về. Têrêxa đi ra. Thấy têrêxa, ông đứng dậy. Hai cha con đi lên đi xuống rồi ông ôm lấy Têrêxa, siết chặt con vào lòng. Thấy Têrêxa khóc, ông hỏi: “Cưng có chuyện gì không ổn vậy?” Lúc ấy Têrêxa mới xin ông cho phép nhập Dòng Cát Minh Lisieux. Ông bảo con gái rằng cô còn bé quá, mới 14 tuổi! Têrêxa thuyết phục ông và ông bảo nếu quả đó là điều Chúa muốn thì ông sẽ cho phép và sẽ chúc lành. Ông ngắt một bông trắng nhỏ trên tường trao cho Têrêxa. Bông hoa ấy sẽ thành biểu tượng cho cuộc đời của chị.
.. . . Và rồi Têrêxa
Ông Louis đã thành chỗ dựa, giúp Têrêxa đạt được sự đồng thuận của người cậu là ông Isidore, của Đức Giám Mục và cả của Đức Giáo Hoàng. Từ Rôma về, sau khi nhận được phép lành của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII trong một nghi thức đầy cảm động, ông bắt đầu chuẩn bị cho Têrêxa lên đường. Chị rời biệt thự Les Buissonnets và cha già ngày 9 tháng Tư, 1888. Đêm ấy, một người bạn nói với ông Louis: “Anh còn ngon hơn cả Abraham nữa đấy!” Ông đáp: “Vâng, nếu tôi ở vào trường hợp Abraham, tôi cũng hiến dâng như vậy, nhưng đồng thời tôi phải cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện. Tôi đã đưa con dao lên thật là khủng khiếp, chậm một cách khủng khiếp và xin Chúa sớm gởi cho tôi cả thiên thần và con cừu mắc sừng trong bụi gai.” Hôm sau ông viết cho một người bạn là ông Breton: “Hôm qua, Têrêxa, nữ hòang bé bỏng của tôi, đã vào Dòng Cát Minh. Chỉ có Thiên Chúa mới đòi phải hy sinh đến thế nhưng Ngài cũng đã giúp tôi hết sức để dù dàn dụa nước mắt lòng tôi vẫn tràn ngập niềm vui. (Ký tên) Một người rất yêu thương anh, Louis Martin.”
Ông Louis lâm bệnh lần cuối
Từ sau ngày Têrêxa vào Dòng, ông bắt đầu bị đột quỵ nhiều hơn. Ông bắt đầu mất trí. Ông ra khỏi nhà, đi lang thang và lạc mất, ba bốn ngày sau người ta mới tìm thấy ở Le Havre hoặc một chỗ nào khác. Ông không còn thể nào đến Dòng Cát Minh để thăm Marie, Pauline và Têrêxa. Vì ông không thể vào thăm các con, Pauline đã xin một vị linh mục có đang công việc phải giúp nhà Dòng, chụp cho Têrêxa hai tấm ảnh mặc tu phục Dòng Cát Minh. Đó là hai tấm ảnh thật đẹp của cô tập sinh Têrêxa đứng dưới chân thập giá. Một trong hai tấm, Têrêxa mặc áo choàng trắng. Sau lưng mấy tấm ảnh này, Pauline viết: “Xin đừng để ai thấy kẻo dân chúng lại xì xèo nữ tu mà còn chụp hình!” Vì việc ông Louis đi lạc ngày càng thường xảy ra, Léonie và Céline không còn thể nào chăm sóc ông. Tháng Hai 1889, họ phải đưa ông gửi vào dưỡng trí viện ở Caen. Đây cũng là năm mà ông Van Gogh vào nhà thương điên ở San Remy. Những họa phẩm của Van Gogh vào thời này giúp chúng ta cảm nhận phần nào khung cảnh thiên nhiên của dưỡng đường nơi ông Louis đã ở. Khi ông tới đó, người y tá bảo ông: “Ở đây ông có thể làm một việc tông đồ tuyệt vời.” Ông đáp: “Tôi biết, nhưng tôi thích làm việc ấy ở bất cứ đâu khác. Vâng, cả đời tôi lúc nào tôi cũng điều khiển và ra lệnh, cho nên có lẽ Thiên Chúa đang thanh tẩy tôi – bắt tôi tập tuân lệnh để tôi bớt tự hào và hống hách." Suốt ba năm, mỗi tuần Léonie và Céline đáp xe lửa đi Caen để thăm thân phụ một lần. Sau ba năm, ông bị đột quỵ trầm trọng và bị bại liệt. Vì ông không còn thể đi lạc nữa, họ đã có thể đưa ông về nhà ở Lisieux. Thoạt đầu họ ở chung với gia đình Guérins. Về sau họ thuê một ngôi nhà gần đó. Thỉnh thoảng, họ về nghỉ tại “La Musse”, ngôi nhà đẹp ở miền quê mà gia đình Guérins được thừa kế. Vào những lúc tỉnh táo, ông Louis xin con cái cầu nguyện cho ông. Suốt thời gian chịu đau khổ, ông luôn kiên nhẫn, đặt hết tin cậy phó thác nơi Thiên Chúa. Ngày 29 tháng Bảy, 1894, sau một cơn nhồi máu cơ tim, ông chết bình an tại biệt thự La Musse. Ông được an táng tại Lisieux.
Đức tin và sự tín thác
Chúng ta đã thấy câu chuyện cuộc đời và hoàn cảnh sống của ông bà Louis và Zélie Martin. Chúng ta đã thấy những khổ đau, vui mừng cũng như đức tin và niềm tín thác của họ nơi Thiên Chúa. Có lần bà Zélie viết: "Tôi vẫn luôn đặt hết sự tín thác nơi Thiên Chúa tốt lành và phó hết mọi công việc của tôi cho tay Ngài chăm sóc, cho nên khi tôi nghĩ đến những gì Thiên Chúa tốt lành ấy đã làm cho tôi và cho chồng tôi, tôi không thể nghi ngờ chút nào rằng Sự Quan Phòng của Ngài luôn đoái nhìn các con cái Ngài với một sự chăm sóc đặc biệt.” Mặc dù ông Louis có tinh thần chiêm niệm hơn, suy tư hơn, nên thơ hơn và có chiều sâu hơn bà Zélie, lá thư này của bà dường như có thể tóm tắt cái cốt lõi nơi đời sống tâm linh của cả hai người. Đôi bạn chân phước này có nhiều điểm rất gần với anh chị em ngày nay. Con đường tâm linh của họ đặt nền móng trên thánh ý và tinh yêu của Thiên Chúa mà họ vẫn khám phá ra trong cuộc sống hằng ngày. Họ tìm gặp sự thánh thiện ngay giữa cuộc đời trần thế. Liệu anh chị em có thể dấn thân vào trần thế hơn kẻ điều hành một doanh nghiệp đăng ten và một tiệm kim hoàn? Nơi tình yêu họ dành cho nhau, nơi nâng cao cuộc sống một gia đình lớn với tất cả những âu lo và trách nhiệm đi kèm, và trong tình yêu họ dành cho Thiên Chúa, lộ rõ khi họ được tôi luyện trong lò đau khổ, trong mối bận tâm lo cho người nghèo – trong tất cả những điều ấy họ đáng là mẫu mực cho bất cứ người nam và người nữ nào đang sống đời hôn nhân hôm nay. Họ cũng đang nói với chúng ta, một cách vừa cương nghị vừa âu yếm, về một số trong những vấn đề đáng buồn nhất mà cũng nổi cộm nhất hôm nay: cái bi kịch của một người mẹ trẻ chết vì ung thư và để lại một gia đình lớn; cảnh não lòng khi một người thân phải vào dưỡng trí viện; rồi việc chăm sóc cho những người thân tật bệnh hay già cả. Câu chuyện của đôi bạn Louis và Zélie Martin đang nói nhiều với chúng ta ngày nay vì họ đang dạy chúng ta biết phải tìm thấy tình yêu Thiên Chúa cách nào và ở đâu, và làm sao để đáp lại tình yêu ấy bằng tình yêu của riêng ta.
Thật thích hợp khi hài cốt của ông bà Louis và Zélie được cải táng và chôn cạnh nhau gần hậu tẩm Vương cung Thánh đường Lisieux, mang tên người con của họ là chị thánh Têrêxa. Trên mộ hai vị, ta thấy ghi những lời của chị thánh: “Thiên Chúa đã cho tôi một người mẹ và một người cha xứng với thiên đàng hơn là với trần gian.” Cũng thật thích hợp khi, vào năm 1956, trong dịp mừng Kim khánh khấn dòng của nữ tu Céline, Đức Giám Mục chủ lễ thông báo: “Tôi có một tin mừng cho Chị. Tôi xin thông báo là hồ sơ phong chân phước cho song thân của Chị đã được tiến hành”.
(Bản tin)
Ông bà Louis và Zélie Martin sẽ được phong chân phước tại Lisieux ngày 19 tháng Mười, 2008
RÔMA, Chúa Nhật 13 tháng Bảy 2008 (ZENIT.org) – Ông bà Louis và Zélie Martin sẽ được phong chân phước tại Lisieux ngày 19 tháng Mười 2008, trong ngày thế giới Truyền Giáo: Tin này đã được Đức Hồng y José Saraiva Martins, chủ tịch Thánh Bộ Phong Thánh chính thức thông báo tại Alençon, hôm Thứ Bảy 12 tháng Bảy.
Song thân chị thánh Têrêxa đã làm lễ cưới tại Nhà thờ Đức Bà Alençon cách nay 150 năm, vào ngày 13 tháng Bảy, lúc nửa đêm. Lễ kỷ niệm năm nay được đánh dấu bằng sự hiện diện của Đức Hồng y Saraiva tại Alençon và Lisieux trong hai ngày 12 và 13 tháng Bảy này.
Đức Hồng y Saraiva Martins đã loan tin vào cuối bài nói chuyện về sự thánh thiện của ông bà Martin, ở Alençon, tại sảnh đường aux Toiles, trước khoảng hai trăm người.
Ngài cũng đã thông báo như thế cho những tín hữu đông nghẹt và hân hoan tham dự thánh lễ được cử hành trong nhà thờ Đức Bà, trước sự hiện diện của Đức Cha Jean-Claude Boulanger, Giám mục giáo phận Séez, Đức Cha Pierre Pican, Giám mục giáo phận Bayeux et Lisieux, và Đức Cha Bernard Lagoutte, giám đốc trung tâm hành hương Thánh Têrêxa và là chánh sở Vương Cung Thánh Đường Thánh Têrêxa.
Ông Louis (1823-1894) và bà Zélie (1831-1877) Martin được công bố là những bậc đáng kính vào năm 1994. Thi hài của họ trước đây nằm trong phần mộ dưới chân Vương cung Thánh đường Lisieux, đã được cải táng hôm thứ hai 26 tháng Năm vừa qua để tháng Chín sẽ đưa vào Vương cung Thánh đường.
Cậu bé người Ý, Pietro, được ơn chữa lành nhờ lời chuyển cầu của ông bà Martin nay được 6 tuổi cũng đã có mặt trong nghi thức hôm ấy.
Đàng khác tại Ý, ở Vérone, người ta đang làm chiếc khám đựng thánh tích của đôi bạn Martin.
Ngày 03 tháng Bảy vừa qua, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã ký sắc lệnh thừa nhận một phép lạ nhờ sự bầu cử của song thân chị thánh Têrêxa thành Lisieux.
Sự thừa nhận ấy mở lối cho ông bà được phong chân phước cùng với nhau, như đôi bạn Luigi Beltrame Quattrocchi và Maria Corsini, đã được Đức Gioan Phaolô II phong chân phước ngày 21 tháng Mười năm 2001, cũng vào dịp ngày thế giới truyền giáo.
Việc chọn ngày thế giới truyền giáo chắc hẳn muốn nhấn mạnh vai trò truyền giáo của gia đình Kitô giáo và tầm quan trọng của chứng từ gia đình Kitô giáo về tình yêu đối với Chúa Kitô và đối với tha nhân trong Giáo Hội và trong Xã Hội.
Phép lạ do đôi bạn Martin chuyển cầu là vụ chữa lành một em bé ở Monza, gần Milan, tên là Pietro Schiliro. Em sinh ra với bộ phổi dị tật sẽ không sống được. Một linh mục Cát Minh người Ý là cha Antonio Sangalli đề nghị cha mẹ em nên làm một tuần cửu nhật kính song thân chị thánh Têrêxa, là những vị đã mất bốn người con còn rất thơ ấu, để được sức mạnh gánh chịu nỗi đau khổ. Thế nhưng người mẹ tuyên bố bà sẽ làm tuần cửu nhật (và rồi hai tuần nếu cần) để xin cho con bà được chữa lành. Ngày nay Pietro, hoàn toàn khỏe mạnh, đã có thể theo cha mẹ đến Lisieux tạ ơn ông bà Louis và Zélie Martin.
Chúng ta còn nhớ cũng chính trong ngày thế giới truyền giáo, cũng nhằm 19 tháng Mười nhưng là năm 1997, chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Thánh Nhan, đồng bổn mạng của các xứ Truyền Giáo, đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II công bố là Tiến sĩ Hội Thánh vì “khoa học tình yêu”của Chị.
Anita S. Bourdin (Lm Trăng Thập Tự chuyển dịch)
Song thân thánh nữ Têrêxa thành Lisieux
(Bài của linh mục James Geoghegan, O.C.D.)
(Theo thông tấn Zenith 13-7-2008, Tòa Thánh đã quyết định tổ chức lễ phong chân phước cho song thân chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu ngày 19-10-2008 tại Lisieux. Để mừng lễ chị thánh và chào đón ngày phong chân phước cho song thân chị, xin gửi đến quý vị và anh chị em bài viết của cha James Geoghegan, OCD, và bản tin vừa nói. Lm Trăng Thập Tự).
Cùng anh chị em Cát Minh giữa đời,
Tôi đã phác thảo mấy đề tài liên quan đến chị thánh Têrêxa để giúp anh chị em suy nghĩ về nếp sống giữa đời theo linh hạnh Cát Minh. Thế nhưng cha Bonaventura, chủ nhiệm khóa hội thảo, lại xin tôi nói về song thân chị thánh Têrêxa. Quả là một ý tưởng hết sức khôn ngoan, bởi lẽ như thế anh chị em có được mẫu gương sống động của hai con người vừa gắn liền với Dòng Cát Minh vừa có cuộc sống hoàn toàn trần thế giống hệt anh chị em.
Đôi khi chúng ta dễ hình dung người cha của chị thánh Têrêxa như một kẻ mơ mộng, một ông già chẳng có việc gì làm ngoài chuyện đọc sách, câu cá và viếng các nhà thờ, nhà nguyện. Chúng ta quên rằng ông từng là một người kinh doanh thành công và mãi gần sáu mươi tuổi mới về hưu. Khi chị thánh Têrêxa vào Dòng, ông đã 65 tuổi.
Chúng ta cũng thường nghĩ về người mẹ của chị thánh tương tự như thế. Chúng ta chỉ biết về bà qua Chuyện Một Tâm Hồn với vài kỷ niệm chị thánh có được hồi thơ ấu.
Với bài này, tôi mong nêu lên được lai lịch của hai vị và phát hiện những đìều ta có thể biết được về họ, với tư cách riêng của họ chứ không chỉ như song thân của chị thánh Têrêxa.
Một gốc gác nhà binh
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất nơi lai lịch của ông Louis và bà Zélie Martin là cả hai đều xuất thân từ gia đình binh sĩ. Nội tổ của ông Louis, ông Jean Nicholas Boureau, đã từng theo đại quân của Napoléon tham chiến tại Mascơva; một năm sau ông đã bị bắt trong chiến dịch Silesian. Cậu con trai mười hai tuổi rưỡi của ông cũng bị ở tù với ông. Cậu thiếu niên này, chết trong tù, là cậu của oâng Louis. Cả hai gia đình đều chia sẻ cả những vinh quang và những thất bại của Napoléon. Họ gợi lại những ngày khải hoàn và giúp lưu truyền huyền thoại về những ngày huy hoàng rực rỡ. Chả thế mà sau này ông Louis vẫn thích gọi cô gái út của ông là “con bé mồ côi Berezina” và “Hoàng hậu xứ Pháp và xứ Navarre”.
Cái truyền thống nhà binh ấy kéo theo một truyền thống tiêu biểu của người Normand là trung thành với đức tin. Một câu chuyện còn truyền tụng trong gia đình kể về một người cậu của bà Zélie, cha William Marin-Guérin, một linh mục thời Cách mạng Pháp. Đảng Jacobins lùng giết ngài và gia đình giúp ngài ẩn trốn. Một hôm ngài đang mang Minh Thánh Chúa thì mấy tay ác ôn bắt gặp ngài. Ngài rút Minh Thánh Chúa từ túi áo ra đặt lên một tảng đá và nói: “Chúa Giêsu ơi, bây giờ thì xin Chúa tự liệu lấy, và để cho con lo phần con”. Rồi ngài xắn tay lên hạ gục bọn côn đồ, xô chúng xuống một cái ao. Cái di sản của gia đình Martin là thế: Trung thành với quê hương và với đức tin: Một đức tin mạnh mẽ, giản dị nhưng chẳng khác nào vàng đã thử lửa.
Năm 1823, thân phụ ông Louis mang quân hàm đại úy, phục vụ trong Sư đoàn 19 bộ binh, đóng ở Bordeaux. Do ở Tây Ban Nha bất ổn, ông được phái xuống đó làm chiến dịch, để lại người vợ ở nhà đang mang thai. Trong lúc ông vắng nhà, cậu bé Louis đã chào đời. Rời Tây Ban Nha về, ông lại phải thuyên chuyển về Avignon rồi Strasbourg, đem cả gia đình đi theo. Cậu bé sống ở đó tới khoảng bảy tuổi. Một trong những điều khiến cậu ngây ngất là chiếc đồng hồ thời danh của Nhà thờ Chánh tòa trong thị trấn. Chiếc đồng hồ này là một trong những kiệt tác của ngành thủ công châu Âu. Nhờ theo đoàn quân di chuyển đó đây, Louis có năng khiếu thám hiểm và một nhãn quan rộng rãi. Được nhìn thấy thiên nhiên hùng vĩ khắp nơi và được lớn lên trong thời Lãng mạn Pháp, cậu còn phát triển nhiều về lòng yêu thiên nhiên.
Ơn gọi
Thế rồi thân phụ của Louis giải ngũ, quay về vùng Normandie, định cư tại thị trấn Alençon. Ở đó, Louis đi học cho đến năm hai mươi tuổi thì quyết theo nghề làm đông hồ. Anh quay lại Strasbourg để học nghề. Trong thời gian học ở đây, anh đã hành hương kính viếng Đan viện Thánh Bênađô. Có một tình tiết lý thú là anh đã hái một bông hoa trắng đem về làm kỷ niệm. Sau khi Louis qua đời, người ta còn tìm thấy bông hoa này giữa đám đồ dùng của anh. Louis học nghề đồng hồ rất chăm chỉ. Cũng trong thời gian này, anh bắt đầu cảm thấy như mình được gọi làm linh mục. Một lần nữa, anh lên đường, leo núi Alpes hành hương Đan viện Thánh Bênađô. Anh tìm tới đó vì anh vốn rất có đức mến, rất yêu thích thiên nhiên và là một tâm hồn thực sự chiêm niệm. Đức mến, thiên nhiên và chiêm niệm tóm kết ý nghĩa cảnh nhà tĩnh tâm của những đan sĩ dòng Thánh Âu Tinh ở đó. Năm ấy anh được 23 tuổi.
Đối với chúng ta, quả là lãng mạn, suýt nữa anh đã lên đường để sống tại vùng Hồ Tahoe. Vùng này của núi Alpes cao cách mặt biển 1800m, mùa đông nhiệt độ trung bình xuống đến 20 độ dưới không. Nhiều đan sĩ chỉ sống ở đó được vài năm rồi phải xuống những vùng ấm hơn để tránh đau ốm. Trước kia, thi sĩ Dante cũng từng xin vào đan viện này, bây giờ đến lượt Louis. Thế nhưng Louis chưa biết tiếng Latin. Đức viện phụ bảo anh: “Xin lỗi, bạn phải về học tiếng Latin trước đã!”
Louis thất vọng, quay về Alençon học tiếng Latinh. Anh là một người tỉ mỉ, thu chi cái gì đều ghi vào một quyển sổ. Trong đó ta thấy ghi tiền mua sách, tiền học phí hằng tuần. Rồi thình lình ta đọc thấy: “Tiền bán quyển từ điển Pháp-Latin của tôi”. Thế là anh đã bỏ cuộc. Dù lý do nào đi nữa, anh đã thấy mình không có ơn gọi làm linh mục.
Thợ đồng hồ tại Alençon
Anh đã ổn định cuộc sống trong sự an phận với đời độc thân và tiếp tục việc học nghề làm đồng hồ. Anh về Paris hai hoặc ba năm hơn để nâng cao tay nghề.
Nếu đã có lúc ta hình dung Louis về già như một kẻ lười lĩnh, thích nhàn nhã, thì ta nên nhớ lại rằng ông đã miệt mài suốt năm năm trời để trau giồi một công việc rất khó khăn đòi phải tập trung cao độ và thao tác tỉ mỉ. Tại Paris ông đã trở thành một thợ chính trong nghề làm đồng hồ. Ông về lại Alençon, mua một ngôi nhà, lập một tiệm làm đồng hồ và sửa đồng hồ. Công việc thành công nên về sau ông mở thêm một tiệm kim hoàn. Ông thích đọc sách, bơi lội, cầu nguyện, chơi bi-da, câu cá và thả bộ trên đồng quê. Ông mua một thửa đất có ngôi nhà nhỏ để có thể làm việc và giải trí dễ hơn. Tại đây ông tự tạo cho mình không gian riêng cho đời độc thân, để sống một cuộc sống lý tưởng, tĩnh lặng và an bình.
Thế nhưng mẹ ông lại có ý tưởng khác. Trong một lớp học làm đăng ten, bà Martin gặp một thiếu nữ tên là Zélie Guérin. Bà đã sắp xếp cho con trai bà gặp Zélie. Họ gặp nhau và rồi đã làm lễ cưới vào nửa đêm 13 tháng Bảy 1858, tại Nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn.
Zélie
Thân phụ cô Zélie sau khi phục vụ mấy chiến dịch trong quân đội đã giải ngũ quay về Normandie. Ông làm thợ thủ công đóng đồ gỗ mỹ thuật, còn vợ ông mở một quán cà phê nhỏ. Chẳng may quán cà phê thất bại. Họ đưa gia đình về Alençon để hai cô con gái có thể theo học trường Công Giáo do các nữ tu dòng Thánh Tâm quản trị.
Zélie khá nổi bật. Thi làm luận tiếng Pháp mười một lần, cô chiếm giải nhất đến mười lần. Cô có một đức tin sâu xa. Hình như cô có một tuổi thơ không mấy hạnh phúc và khó hòa hợp với mẹ. Về sau, trong thư viết cho người em trai là Isidore, Zélie có nói: “mẹ thật khắt khe với chị nhưng lại cưng chiều em”. Cô hay tranh cãi với em nhưng lại thương em thật sâu xa. Về sau ta thấy cô cố gắng chăm sóc em tận tình như một người mẹ. Khi em lên Paris học, Zélie đã bắt em hứa mỗi ngày phải đến nhà thờ Đức Bà Chiến Thắng đọc một kinh Kính Mừng. Cô bảo em: “Đức Mẹ đã chẳng bao giờ để chị phải thất vọng. Chẳng bao giờ chúng ta phải trông cậy vào Ngài cách uổng công”. Khi Isidore ra trường, cô bảo em rằng cô vui mừng biết bao khi thấy em về, và mặc dầu hai chị em vẫn tiếp tục cãi nhau, cô rất thích được có em ở bên cạnh.
Cô thợ làm đăng ten
Alençon là một trung tâm làm đăng ten ở Pháp. Zélie đã thành một chuyên gia xuất sắc trong công việc đòi phải chính xác tận từng tiểu tiết này. Cô quy tụ một nhóm phụ nữ. Cô vẽ mẫu và mua chỉ, sợi. Mỗi Thứ Năm, chị em trong nhóm đến nhà cô, cô chia công việc cho từng người để họ đưa về nhà làm. Ngày Thứ Năm tiếp đó, họ đưa các mẩu thành phẩm đến cho Zélie. Cô kết các mẩu lại, nối những sợi bị đứt, rồi lại chia việc mới cho họ làm trong tuần tiếp đó. Cô rất thành công trong việc làm ăn này. Cô dùng tầng trệt của nhà cô ở đường Sainte Blaise làm văn phòng và phòng làm việc. Ý thức mình không có ơn gọi đi tu, cô quyết định sẽ lập gia đình. Chính trong bối cảnh đó, cô đã gặp anh chàng độc thân Louis Martin. Khi họ lấy nhau, nàng 27 tuổi còn chàng 35.
Có một điều lý thú là khi lấy chồng, cô Zélie chẳng có ý tưởng gì về điều người hay gọi là “chuyện đời”. Đến hôm cưới mới biết những chuyện ấy, cô chạy đến với người chị (lúc này đã là nữ tu Marie-Dosithée thuộc Dòng Đức Mẹ Đi Viếng ở Le Mans) khóc lóc bày tỏ nỗi lòng với chị. Trong một lá thư về sau, Zélie viết: “Tôi không bao giờ hối tiếc vì đã lập gia đình.” Louis là một kẻ lý tưởng, hơn nữa còn có thể nói là một người lãng mạn. Chàng đã thuyết phục nàng rằng họ có thể chung sống với nhau hoàn toàn chỉ như anh em thôi. Thế nhưng sau mười tháng, họ hiểu rằng đó không phải thật là điều Thiên Chúa muốn, nhất là khi Zélie rất muốn có con cái. Thế nên qua năm sau Marie đã ra đời, rồi những năm tiếp đó là Pauline, rồi Léonie.
Công việc làm đăng ten của bà Zélie phát triển đến nỗi ông Louis bán luôn cửa hiệu làm đồng hồ và tiệm kim hoàn cho người cháu để về lo điều hành công việc và bán hàng cho vợ. Họ dời về ở tại ngôi nhà trên đường Sainte Blaise mà bà Zélie đang dùng làm văn phòng. Ông Louis đi khắp nơi để nhận đơn đặt hàng cho thương hiệu Point d'Alençon. Ông cũng vẽ mẫu cho hàng đăng ten, như một nghệ nhân thành thạo. Ông thường vắng nhà để lo công việc. Đọc lại các thư của bà Zélie, ta thấy nhan nhản: "Ba đang đi vắng". Khi chị thánh Têrêxa chào đời ông cũng đang vắng nhà.
Cả hai vợ chồng đều làm việc cật lực và có lương tâm. Họ rất nhạy cảm về trách nhiệm xã hội và quan tâm đến người nghèo cách thiết thực. Ông Louis nhấn mạnh rằng khi thợ đăng ten làm xong phần việc của họ thì phải trả tiền cho họ ngay, và ông quan tâm chăm sóc họ, nhất là khi họ đau ốm. Trong năm đầu sau ngày cưới, Zélie và Louis chăm lo cho một cậu bé mất mẹ. Cậu bé là một trong đám mười một anh chị em và nhà Martin đón tiếp cậu như là con ruột của họ. Bất cứ ai cần đến đều được họ giúp đỡ. Cả hai đều làm việc rất chuyên cần, chuyên cần đến độ Louis phải lo ngại cho sức khỏe của Zélie. Từ Paris, ông viết cho bà: “Này, anh đã từng bảo em cần nghỉ ngơi. Em đang làm việc quá sức, đang tự khiến mình bị mệt mỏi. Chúng ta cứ làm việc chuyên cần là đủ, mọi sự khác Chúa sẽ lo. Chúng ta sẽ tạo một doanh nghiệp nho nhỏ và phát đạt nhưng đừng vì thế mà em tự giết chết em.”
Chỗ khác, ông viết: “Này em yêu dấu nhất đời anh, anh nhắc lại, em đừng có âu lo quá đáng. Có Chúa giúp, rồi ta sẽ tạo được một doanh nghiệp nho nhỏ thật tốt.”
“Trong khi chờ niềm vui được gặp lại em, anh ôm hôn em với tất cả lòng anh. Anh mong rằng cả Marie và Pauline đều thật mạnh giỏi.”
“Chồng em và là người bạn chân tình yêu em mãi mãi”, vv..
Theo một nghĩa nào đó, chàng siêu thoát hơn nàng. Zélie là một phụ nữ hết sức năng động, có bao nhiêu năng lực đều tập trung hết vào những việc đang làm. Bà vừa điều hành một doanh nghiệp vừa gầy dựng một gia đình lớn. Mẹ chồng qua đời, bà đưa bố chồng về nhà chăm sóc. Bù bận rộn, bà luôn trung thành với việc cầu nguyện và dự lễ mỗi ngày cũng như việc giúp con cái cầu nguyện. Những thư từ bà để lại cho thấy bà quan tâm tới mọi thực tế của cuộc sống và của thế giới quanh bà, đồng thời làm cho thế giới ấy thấm đầy tinh thần đức tin. Đọc lại những lá thư bà viết cho người chị ở Le Mans, hoặc cho Isidore ở Paris, hoặc cho hai cô con gái lớn đi học xa nhà, ta sẽ thấy. Hiện chúng ta còn giữ được của bà hơn 200 lá thư.
Hạnh phúc trong Hôn nhân
Những thư ấy kể lại đủ chuyện ngớ ngẩn của mấy đứa con bà. Chẳng hạn, “Pauline nó bảo Marie rằng bõ đỡ đầu của em đẹp trai hơn bõ của chị, vì bõ của em có tóc, bõ của chị sói nhẵn.” Hoặc trong một thư kể về Têrêxa: “Nó tíu tít nói đớt từ sáng tới chiều. Nó hát cho cả nhà nghe những bài hát nhỏ, nhưng phải quen lắm mới hiểu nó muốn nói gì” “Nó đọc kinh như một thiên thần”. Thư từ của bà kể đủ những chuyện vặt hằng ngày, đọc vào ta có ngay cái ấn tượng bà là một người mẹ hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân. Các thư của bà cũng nhắc nhiều đến những chuyện đau ốm của đám trẻ, hầu hết là những bệnh thông thường của trẻ con. Ta có thể đọc thấy ở đó là bà rất lo lắng về những chuyện ấy. Bà có một phán đoán lạ thường và khách quan về con cái: “Têrêxa là đứa sáng dạ nhất mà cũng lì lợm nhất, nhưng má nghĩ rồi nó sẽ tốt. Nó có thiện chí, và không muốn làm buồn lòng ai. Céline thì vui vẻ hơn nhiều, vâng lời và tử tế hơn nhiều.”
Qua các thư của bà Zélie ta biết được một tiểu tiết trong cuộc chiến Pháp-Phổ. Năm 1870 quân Phổ xâm chiếm nước Pháp. Họ trú quân trong nhà dân ở Alençon. Đó quả là một sự sỉ nhục khủng khiếp đối với con cháu của những người lính Napoléon. Trong một lá thư, bà Zélie viết: "Bọn Phổ phá hết trật tự của nhà tôi chỉ trong một nháy mắt. Cả thị trấn thành tiêu điều. Ngoại trừ nhà chúng tôi, còn thì ai cũng khóc.” Vào lúc đó đã xảy ra một chuyện làm lộ rõ cá tính của ông Louis. Có chín người lính trú trong nhà. Một trong bọn họ ăn trộm của ông một cái đồng hồ. Ông Louis bắt gặp, nắm ngay gáy tống cổ ra ngoài. Hôm sau ông viết đơn khiếu nại đem nộp. Thế nhưng rồi hôm sau nữa ông nghe nói có lệnh bắn bỏ những kẻ cướp bóc và rằng có một người lính Đức sắp bị đem bắn. Lập tức, ông Louis quay tìm viên chỉ huy xin rút lại đơn khiếu nại, và xin đừng bắn kẻ đã ăn cắp chiếc đồng hồ. Dường như sự kiện đủ cho thấy tính tình ông vốn bén nhạy, có thể bùng phát thành nóng giận, có thể do những thôi thúc bất ngờ mà đi tới chỗ hành động quyết liệt. Về sau các con ông không hiểu nhờ đâu ông đã học được cách kiềm chế tính nóng nảy hấp tấp. Cái tính chất hiếu hòa điềm đạm mà về sau ta thấy được nơi ông hẳn ông đã phải đấu tranh biết bao trong tâm hồn mình mới có được.
Những thánh giá trong gia đình
Cái tai họa do sự chiếm đóng của quân Đức không phải là nỗi buồn duy nhất trong cuộc sống gia đình. Ngay trong nội bộ gia đình, thánh giá đã đổ xuống dồn dập. Năm 1865 thân phụ ông Louis qua đời. Bà Zélie viết: “Tôi chẳng bao giờ tin được làm sao cái chết của cụ lại ảnh hưởng trên tôi đến thế. Tôi tiều tụy đi”. Rồi đến lượt cha ruột của bà chết năm 1868. Vào thời điểm ấy bà viết: “Tôi hy vọng, đúng hơn, tôi tin chắc rằng ba tôi đã được Thiên Chúa nhân lành đón nhận. Tôi chỉ mong sao khi chết tôi cũng được như ba. Tôi đã xin nhiều lễ cầu nguyện cho ba và chúng tôi sẽ xin thêm nhiều nữa. Mộ của ba nằm gần mộ hai bé Joseph của tôi”. Câu chót trong đoạn thư nói về hai đứa con trai của bà, Joseph, chết năm 1867 khi mới được một tuổi, và Joseph-Jean-Baptiste, cũng mới một tuổi đã chết, năm 1868. Năm 1870 cô con gái nhỏ của bà là Hélène, chết khi mới được năm tuổi rưỡi. Cũng năm 1870 bà còn mất bé Mélanie mới chưa được hai tháng. Trong năm năm, bà Zélie phải ra nghĩa trang sáu lần. Qua những biến cố đau thương dồn dập ấy, ta thấy bà đầy lòng yêu thương, hết sức đau khổ mà cũng thấm nhuần tinh thần dũng cảm của đức tin.
Nói về cái chết của các con, bà viết: “Khi tôi vuốt mắt những đứa con yêu dấu của tôi và lo chôn cất chúng, quả tình tôi bấn loạn trong đau thương, nhưng tạ ơn Thiên Chúa, tôi vẫn luôn sẵn sàng đón nhận ý Ngài. Tôi không hối tiếc gì về những đau đớn và hy sinh tôi đã phải chịu vì chúng.” Thậm chí bà còn viết bà “không hiểu nổi tại sao có những người lại bảo nếu tôi không phải chịu tất cả những nông nỗi ấy thì tốt hơn”. Và bà thêm: “Bây giờ các cháu đang vui hưởng thiên đàng. Hơn nữa, tôi đâu có mất chúng mãi. Cuộc đời vắn vỏi, và chẳng bao lâu tôi sẽ gặp lại những đứa con bé bỏng của tôi trên thiên đàng."
Têrêxa chào đời
Khi Têrêxa chào đời năm 1873, bà Zélie biết đó là đứa con cuối cùng bà có thể có được. Vừa sinh ra, Têrêxa đã hết sức ốm yếu. Sau bao lần quá quen với chết chóc, bà Zélie cứ sợ rằng Têrêxa khó sống nổi. Sau ba đứa con đầu, bà Zélie không còn thể cho con bú và phải tìm vú em cho con bú. Bà mô tả cơn bệnh của Têrêxa như sau:
“Nếu không quá khuya thì đêm ấy tôi đã ra đi tìm một người vú em. Đêm ấy mới dài làm sao! Têrêxa chẳng có được một chút dưỡng chất tối thiểu nào, và, suốt đêm ấy, tất cả những dấu hiệu đã từng đi trước những cái chết mấy thiên thần nhỏ kia của tôi đều lộ rõ. Tôi hết sức buồn vì chẳng giúp được chút gì cho đứa con út này trong cái phận yếu ớt mỏng manh của nó”.
Vừa hừng sáng, bà vội đi ngay, và trên đường bà gặp hai người đàn ông trông có vẻ thô bạo tiến về phía bà ngay ở một khúc đường vắng. Bà tự nhủ: “Mình đã mang sẵn nỗi phiền muộn đến chết trong lòng thế này, thì họ có giết mình đi nữa cũng chẳng sao!” Cuối cùng, bà đã tới được làng Semallè và nhờ chị Rose Taillè đến giúp Têrêxa. Rose đã từng lo bú mớm cho mấy đứa nhỏ khác của nhà Martin. Bà nhờ chị Rose đến Alençon và ở lại đó giúp. Thế nhưng chị Rose cũng đang phải nuôi con thơ, không thể đi được. Cả hai người mẹ đều phải lo cho những đứa bé họ đã sinh ra trên đời. sau cùng, chị Rose đồng ý đi ẵm Têrêxa về Semallè chăm sóc. Về đến Alençon, chị Rose nhìn thấy Têrêxa thì thốt lên: "Muộn quá rồi!" Bà Zélie chạy vội lên lầu đến trước tượng Thánh Giuse xin Thánh Cả thương giúp đứa bé. Khi bà xuống lại thì Têrêxa đang bú say sưa.
Ở trang trại, Têrêxa lớn lên mạnh khỏe. Bà Zélie được yên lòng yên trí, “biết rằng đứa bé của tôi đang yên lành và được chăm sóc kỹ lưỡng”. Ta thấy là bà Zélie không thể cho Têrêxa bú. Hồi còn con gái, bà bị té gục xuống bàn và bị chấn thương ngực. Tới năm 1865 trong một lá thư gửi cho em trai, bà cho biết là thấy đau. Thế nhưng bà đã chẳng chữa chạy gì, có lẽ vì hy vọng rồi sớm muộn cũng khỏi. Về sau nó biến chứng thành bướu trong ngực, đau đớn, không thể cho con bú được. Cuối cùng, đau quá, bà mới hiểu ra mình bị ung thư thì đã quá muộn. Các bác sĩ bảo đã đến giai đoạn chót. Bà Zélie đưa Marie, Pauline và Léonie đi Lộ Đức hành hương, cuộc hành trình chỉ gây thêm mỏi mệt và đau đớn. Mấy cô gái thất vọng thấy Đức Mẹ không chịu chữa cho mẹ họ, thế nhưng bà Zélie bảo: “Đức Mẹ đã bảo mẹ như bảo Bernadette: ‘Ta sẽ làm cho con được hạnh phúc, chẳng phải ở đời này nhưng ở đời sau!” Nếu nhớ rằng lúc ấy Bernadette còn sống, ta sẽ thấy quả quyết này đáng cảm kích biết bao!
Cái chết của bà Zélie
Trong thủ bản, chị thánh Têrêxa viết một trang thật đẹp và tinh tế mô tả thân mẫu của chị trên giường chết: “Những nghi thức Xức Dầu Cuối Cùng in sâu vào trí tưởng tượng của con. Con còn nhớ rõ chỗ con quỳ bên cạnh Céline. Cả năm chị em chúng con đều có mặt, theo thứ tự lớn nhỏ, cả bố dấu yêu khốn khổ cũng quỳ đó, nức nở”. Trong bút ký viết về thân phụ, chị Céline ghi nhận chị chỉ thấy bố khóc hai lần, lần ấy là một. Bà Zélie qua đời ngày 28 tháng Tám, 1877, mới 46 tuổi, sau 19 năm sống đời hôn nhân. Con gái út của bà, Têrêxa, mới hơn bốn tuổi.
Ông Louis hết sức lo lắng cho đám con gái mồ côi mẹ. Để các con có được ảnh hưởng tốt của một người phụ nữ, ông dời nhà về Lisieux, nơi ông Isidore cùng với vợ là Céline sống với hai người con gái là Jeanne và Marie. Trong khi lưu lại ít lâu ở Alençon để thanh lý ít đồ đạc, ông viết cho các con, đã dọn về Lisieux trước: "Các con nên biết ba phải mất mát nhiều khi ra đi, nhưng ba phải đi vì các con… Cậu mợ bảo làm gì, các con hãy làm theo. Hãy học nơi cậu mợ!" Vì con cái, ông phải rời bỏ Alençon, nơi ông có nhiều bạn hữu, nơi mẹ ông vẫn còn sống ở đó, và là nơi có mộ của người vợ thân yêu. Ra đi, ông phải bỏ lại biết bao bạn bè thân thuộc. Ông vốn là một người ưa giao thiệp, lại là thành viên của các câu lạc bộ xã hội Công Giáo và các câu lạc bộ dân ca và dân vũ. Ông thích ăn mặc theo phong tục Brittany, hát những bài ca và múa những điệu vũ miền này. Ông thích hát với cái giọng trầm ấm của ông. Thật nát lòng khi phải rời Alençon, nhưng ông đã nhất quyết ra đi chỉ vì lợi ích của con cai. Góa vợ năm 54 tuổi, ông mua nhà đất và đầu tư vào một vài việc an toàn rồi về Lisieux dưỡng già.
Tại Lisieux ông có nhiều giờ rảnh rỗi. Ông đọc nhiều sách: lịch sử, thơ ca và sách thiêng liêng. Ông thả bộ trên đồng quê và đưa con cái đi câu. Chị thánh Têrêxa có mô tả những buổi dã ngoại này, khi chị được ngồi nghe bản nhạc của những người lính diễu hành ở đàng xa. Ông cũng bỏ ít giờ chăm sóc khu vườn, tiếp tục làm đồng hồ như một cái thú riêng, vui vẻ ngồi chế tạo đồ dùng cho con cái, và tìm sinh lợi trong vài việc làm ăn nho nhỏ. Trên hết, ông cầu nguyện nhiều, viếng các nhà thờ và nhà nguyện ở Lisieux. Đôi khi ông đưa cả nhà đi nghỉ mát ở bãi biển Deauville và Trouville, cũng có lần ông đưa Têrêxa và Céline đi dự Hội Chợ Đấu Xảo ở Le Havre.
Pauline và Marie vào Dòng Cát Minh
Việc Pauline và Marie nhập Dòng Cát Minh là một hy sinh lớn lao. Ông vẫn canh cánh nỗi âu lo của một người cha, phải nuôi dạy năm cô con gái thiếu vắng sự giúp đỡ của một người mẹ. Sức khỏe của “hữ hòang bé nhỏ”, Têrêxa, cũng chẳng phải là chuyện nhỏ. Năm 1883, khi Têrêxa được chữa lành cách nhiệm lạ, ông viết cho một người bạn ở Brittany: “Têrêxa, nữ hòang bé bỏng của tôi – tôi vẫn quen gọi cháu bằng tên gọi ấy – là một thiếu nữ dễ mến. Tôi bảo đảm với anh như thế. Bây giờ cháu đã hoàn toàn bình phục rồi. Bao nhiêu kinh nguyện đã được gió bão cuốn lên trời, và Thiên Chúa, hết sức tốt lành, đã thương nhượng bộ."
Chúng ta có được vài lá thư của ông Louis gửi cho con cái. Như bao nhiêu đàn ông khác, ông ít khi chịu viết thư. Vợ ông đã viết thư thay ông. Chúng ta còn giữ được nhiều thư của bà nhưng của ông thì chẳng mấy lá. Trong các thư của ông Louis, ta tìm thấy một số kiểu nói ẩn chứa tình âu yếm. “May mắn là ba đã xong mọi việc và đang háo hức về với các con. Bây giờ tạm chào đã. Nhắn hộ ông bà Guérin ngàn lời chúc tốt lành và gửi đến năm đứa chúng con một ôm hôn rõ chặt đấy.”
Có lần ông theo một linh mục đi thăm Constantinople, Athens và Rôma, và trên chuyến đi này ông viết thư về nhà. Ông kết thúc các thư với những kiểu nói: "Hôn các con của ba một ngàn cái. Người cha lúc nào cũng thương các con", hoặc “Người luôn thương các con và luôn mang các con trong tim”, hoặc "Ba ôm hôn các con với tất cả cõi lòng." Ông còn có chuyến hành hương thời danh sang Rôma với Têrêxa và một vài cuộc hành hương ngắn ngày khác, nhưng hầu hết thời giờ ông sống ở nhà với con cái.
Năm 1887, ông Louis bị đột quỵ nhẹ trên đường đi lễ. Chị Céline cho rằng nguyên nhân là do ông bị con gì chích sau tai trong một lần đi câu. Ông bị sưng nhưng chẳng quan tâm cho đến khi nó sưng tấy và đau nhiều. Mãi lúc ấy ông mới đi bác sĩ. Céline nhớ đã thấy ông bước lên bước xuống trong vườn, đưa hai tay lên đầu gọi con cái: “Cầu nguyện cho ba, cầu nguyện cho ba!” Ít lâu sau lần đột quỵ, ông đang ngồi trong vườn, sau khi đi đọc kinh chiều ở Nhà thờ Chánh Tòa về. Têrêxa đi ra. Thấy têrêxa, ông đứng dậy. Hai cha con đi lên đi xuống rồi ông ôm lấy Têrêxa, siết chặt con vào lòng. Thấy Têrêxa khóc, ông hỏi: “Cưng có chuyện gì không ổn vậy?” Lúc ấy Têrêxa mới xin ông cho phép nhập Dòng Cát Minh Lisieux. Ông bảo con gái rằng cô còn bé quá, mới 14 tuổi! Têrêxa thuyết phục ông và ông bảo nếu quả đó là điều Chúa muốn thì ông sẽ cho phép và sẽ chúc lành. Ông ngắt một bông trắng nhỏ trên tường trao cho Têrêxa. Bông hoa ấy sẽ thành biểu tượng cho cuộc đời của chị.
.. . . Và rồi Têrêxa
Ông Louis đã thành chỗ dựa, giúp Têrêxa đạt được sự đồng thuận của người cậu là ông Isidore, của Đức Giám Mục và cả của Đức Giáo Hoàng. Từ Rôma về, sau khi nhận được phép lành của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII trong một nghi thức đầy cảm động, ông bắt đầu chuẩn bị cho Têrêxa lên đường. Chị rời biệt thự Les Buissonnets và cha già ngày 9 tháng Tư, 1888. Đêm ấy, một người bạn nói với ông Louis: “Anh còn ngon hơn cả Abraham nữa đấy!” Ông đáp: “Vâng, nếu tôi ở vào trường hợp Abraham, tôi cũng hiến dâng như vậy, nhưng đồng thời tôi phải cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện. Tôi đã đưa con dao lên thật là khủng khiếp, chậm một cách khủng khiếp và xin Chúa sớm gởi cho tôi cả thiên thần và con cừu mắc sừng trong bụi gai.” Hôm sau ông viết cho một người bạn là ông Breton: “Hôm qua, Têrêxa, nữ hòang bé bỏng của tôi, đã vào Dòng Cát Minh. Chỉ có Thiên Chúa mới đòi phải hy sinh đến thế nhưng Ngài cũng đã giúp tôi hết sức để dù dàn dụa nước mắt lòng tôi vẫn tràn ngập niềm vui. (Ký tên) Một người rất yêu thương anh, Louis Martin.”
Ông Louis lâm bệnh lần cuối
Từ sau ngày Têrêxa vào Dòng, ông bắt đầu bị đột quỵ nhiều hơn. Ông bắt đầu mất trí. Ông ra khỏi nhà, đi lang thang và lạc mất, ba bốn ngày sau người ta mới tìm thấy ở Le Havre hoặc một chỗ nào khác. Ông không còn thể nào đến Dòng Cát Minh để thăm Marie, Pauline và Têrêxa. Vì ông không thể vào thăm các con, Pauline đã xin một vị linh mục có đang công việc phải giúp nhà Dòng, chụp cho Têrêxa hai tấm ảnh mặc tu phục Dòng Cát Minh. Đó là hai tấm ảnh thật đẹp của cô tập sinh Têrêxa đứng dưới chân thập giá. Một trong hai tấm, Têrêxa mặc áo choàng trắng. Sau lưng mấy tấm ảnh này, Pauline viết: “Xin đừng để ai thấy kẻo dân chúng lại xì xèo nữ tu mà còn chụp hình!” Vì việc ông Louis đi lạc ngày càng thường xảy ra, Léonie và Céline không còn thể nào chăm sóc ông. Tháng Hai 1889, họ phải đưa ông gửi vào dưỡng trí viện ở Caen. Đây cũng là năm mà ông Van Gogh vào nhà thương điên ở San Remy. Những họa phẩm của Van Gogh vào thời này giúp chúng ta cảm nhận phần nào khung cảnh thiên nhiên của dưỡng đường nơi ông Louis đã ở. Khi ông tới đó, người y tá bảo ông: “Ở đây ông có thể làm một việc tông đồ tuyệt vời.” Ông đáp: “Tôi biết, nhưng tôi thích làm việc ấy ở bất cứ đâu khác. Vâng, cả đời tôi lúc nào tôi cũng điều khiển và ra lệnh, cho nên có lẽ Thiên Chúa đang thanh tẩy tôi – bắt tôi tập tuân lệnh để tôi bớt tự hào và hống hách." Suốt ba năm, mỗi tuần Léonie và Céline đáp xe lửa đi Caen để thăm thân phụ một lần. Sau ba năm, ông bị đột quỵ trầm trọng và bị bại liệt. Vì ông không còn thể đi lạc nữa, họ đã có thể đưa ông về nhà ở Lisieux. Thoạt đầu họ ở chung với gia đình Guérins. Về sau họ thuê một ngôi nhà gần đó. Thỉnh thoảng, họ về nghỉ tại “La Musse”, ngôi nhà đẹp ở miền quê mà gia đình Guérins được thừa kế. Vào những lúc tỉnh táo, ông Louis xin con cái cầu nguyện cho ông. Suốt thời gian chịu đau khổ, ông luôn kiên nhẫn, đặt hết tin cậy phó thác nơi Thiên Chúa. Ngày 29 tháng Bảy, 1894, sau một cơn nhồi máu cơ tim, ông chết bình an tại biệt thự La Musse. Ông được an táng tại Lisieux.
Đức tin và sự tín thác
Chúng ta đã thấy câu chuyện cuộc đời và hoàn cảnh sống của ông bà Louis và Zélie Martin. Chúng ta đã thấy những khổ đau, vui mừng cũng như đức tin và niềm tín thác của họ nơi Thiên Chúa. Có lần bà Zélie viết: "Tôi vẫn luôn đặt hết sự tín thác nơi Thiên Chúa tốt lành và phó hết mọi công việc của tôi cho tay Ngài chăm sóc, cho nên khi tôi nghĩ đến những gì Thiên Chúa tốt lành ấy đã làm cho tôi và cho chồng tôi, tôi không thể nghi ngờ chút nào rằng Sự Quan Phòng của Ngài luôn đoái nhìn các con cái Ngài với một sự chăm sóc đặc biệt.” Mặc dù ông Louis có tinh thần chiêm niệm hơn, suy tư hơn, nên thơ hơn và có chiều sâu hơn bà Zélie, lá thư này của bà dường như có thể tóm tắt cái cốt lõi nơi đời sống tâm linh của cả hai người. Đôi bạn chân phước này có nhiều điểm rất gần với anh chị em ngày nay. Con đường tâm linh của họ đặt nền móng trên thánh ý và tinh yêu của Thiên Chúa mà họ vẫn khám phá ra trong cuộc sống hằng ngày. Họ tìm gặp sự thánh thiện ngay giữa cuộc đời trần thế. Liệu anh chị em có thể dấn thân vào trần thế hơn kẻ điều hành một doanh nghiệp đăng ten và một tiệm kim hoàn? Nơi tình yêu họ dành cho nhau, nơi nâng cao cuộc sống một gia đình lớn với tất cả những âu lo và trách nhiệm đi kèm, và trong tình yêu họ dành cho Thiên Chúa, lộ rõ khi họ được tôi luyện trong lò đau khổ, trong mối bận tâm lo cho người nghèo – trong tất cả những điều ấy họ đáng là mẫu mực cho bất cứ người nam và người nữ nào đang sống đời hôn nhân hôm nay. Họ cũng đang nói với chúng ta, một cách vừa cương nghị vừa âu yếm, về một số trong những vấn đề đáng buồn nhất mà cũng nổi cộm nhất hôm nay: cái bi kịch của một người mẹ trẻ chết vì ung thư và để lại một gia đình lớn; cảnh não lòng khi một người thân phải vào dưỡng trí viện; rồi việc chăm sóc cho những người thân tật bệnh hay già cả. Câu chuyện của đôi bạn Louis và Zélie Martin đang nói nhiều với chúng ta ngày nay vì họ đang dạy chúng ta biết phải tìm thấy tình yêu Thiên Chúa cách nào và ở đâu, và làm sao để đáp lại tình yêu ấy bằng tình yêu của riêng ta.
Thật thích hợp khi hài cốt của ông bà Louis và Zélie được cải táng và chôn cạnh nhau gần hậu tẩm Vương cung Thánh đường Lisieux, mang tên người con của họ là chị thánh Têrêxa. Trên mộ hai vị, ta thấy ghi những lời của chị thánh: “Thiên Chúa đã cho tôi một người mẹ và một người cha xứng với thiên đàng hơn là với trần gian.” Cũng thật thích hợp khi, vào năm 1956, trong dịp mừng Kim khánh khấn dòng của nữ tu Céline, Đức Giám Mục chủ lễ thông báo: “Tôi có một tin mừng cho Chị. Tôi xin thông báo là hồ sơ phong chân phước cho song thân của Chị đã được tiến hành”.
(Bản tin)
Ông bà Louis và Zélie Martin sẽ được phong chân phước tại Lisieux ngày 19 tháng Mười, 2008
RÔMA, Chúa Nhật 13 tháng Bảy 2008 (ZENIT.org) – Ông bà Louis và Zélie Martin sẽ được phong chân phước tại Lisieux ngày 19 tháng Mười 2008, trong ngày thế giới Truyền Giáo: Tin này đã được Đức Hồng y José Saraiva Martins, chủ tịch Thánh Bộ Phong Thánh chính thức thông báo tại Alençon, hôm Thứ Bảy 12 tháng Bảy.
Song thân chị thánh Têrêxa đã làm lễ cưới tại Nhà thờ Đức Bà Alençon cách nay 150 năm, vào ngày 13 tháng Bảy, lúc nửa đêm. Lễ kỷ niệm năm nay được đánh dấu bằng sự hiện diện của Đức Hồng y Saraiva tại Alençon và Lisieux trong hai ngày 12 và 13 tháng Bảy này.
Đức Hồng y Saraiva Martins đã loan tin vào cuối bài nói chuyện về sự thánh thiện của ông bà Martin, ở Alençon, tại sảnh đường aux Toiles, trước khoảng hai trăm người.
Ngài cũng đã thông báo như thế cho những tín hữu đông nghẹt và hân hoan tham dự thánh lễ được cử hành trong nhà thờ Đức Bà, trước sự hiện diện của Đức Cha Jean-Claude Boulanger, Giám mục giáo phận Séez, Đức Cha Pierre Pican, Giám mục giáo phận Bayeux et Lisieux, và Đức Cha Bernard Lagoutte, giám đốc trung tâm hành hương Thánh Têrêxa và là chánh sở Vương Cung Thánh Đường Thánh Têrêxa.
Ông Louis (1823-1894) và bà Zélie (1831-1877) Martin được công bố là những bậc đáng kính vào năm 1994. Thi hài của họ trước đây nằm trong phần mộ dưới chân Vương cung Thánh đường Lisieux, đã được cải táng hôm thứ hai 26 tháng Năm vừa qua để tháng Chín sẽ đưa vào Vương cung Thánh đường.
Cậu bé người Ý, Pietro, được ơn chữa lành nhờ lời chuyển cầu của ông bà Martin nay được 6 tuổi cũng đã có mặt trong nghi thức hôm ấy.
Đàng khác tại Ý, ở Vérone, người ta đang làm chiếc khám đựng thánh tích của đôi bạn Martin.
Ngày 03 tháng Bảy vừa qua, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã ký sắc lệnh thừa nhận một phép lạ nhờ sự bầu cử của song thân chị thánh Têrêxa thành Lisieux.
Sự thừa nhận ấy mở lối cho ông bà được phong chân phước cùng với nhau, như đôi bạn Luigi Beltrame Quattrocchi và Maria Corsini, đã được Đức Gioan Phaolô II phong chân phước ngày 21 tháng Mười năm 2001, cũng vào dịp ngày thế giới truyền giáo.
Việc chọn ngày thế giới truyền giáo chắc hẳn muốn nhấn mạnh vai trò truyền giáo của gia đình Kitô giáo và tầm quan trọng của chứng từ gia đình Kitô giáo về tình yêu đối với Chúa Kitô và đối với tha nhân trong Giáo Hội và trong Xã Hội.
Phép lạ do đôi bạn Martin chuyển cầu là vụ chữa lành một em bé ở Monza, gần Milan, tên là Pietro Schiliro. Em sinh ra với bộ phổi dị tật sẽ không sống được. Một linh mục Cát Minh người Ý là cha Antonio Sangalli đề nghị cha mẹ em nên làm một tuần cửu nhật kính song thân chị thánh Têrêxa, là những vị đã mất bốn người con còn rất thơ ấu, để được sức mạnh gánh chịu nỗi đau khổ. Thế nhưng người mẹ tuyên bố bà sẽ làm tuần cửu nhật (và rồi hai tuần nếu cần) để xin cho con bà được chữa lành. Ngày nay Pietro, hoàn toàn khỏe mạnh, đã có thể theo cha mẹ đến Lisieux tạ ơn ông bà Louis và Zélie Martin.
Chúng ta còn nhớ cũng chính trong ngày thế giới truyền giáo, cũng nhằm 19 tháng Mười nhưng là năm 1997, chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Thánh Nhan, đồng bổn mạng của các xứ Truyền Giáo, đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II công bố là Tiến sĩ Hội Thánh vì “khoa học tình yêu”của Chị.
Anita S. Bourdin (Lm Trăng Thập Tự chuyển dịch)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:25 29/09/2008
CÂU CHUYỆN
Sư phụ thường dùng dụ ngôn hoặc những câu chuyện để gợi ý cho đệ tử, các đệ tử nghe được thì rất thích thú, nhưng có lúc lại cảm thấy không thỏa mãn, bởi vì họ khát vọng chân lý thâm sâu hơn.
Đối với sự không thỏa mãn của các đệ từ thì sư phụ bịt tai không nghe, nhưng lại nhắc nhở họ: “Này các đệ tử, các con vẫn chưa hiểu sao, cự ly ngắn nhất giữa nhân loại và chân lý là câu chuyện.”
Ông ta lại nói tiếp: “Không nên đánh giá thấp tác dụng của câu chuyện, tục ngữ nói rất đúng: “Cây nến một xu có thể tìm được một đồng tiền bị mất,” một câu chuyện đơn giản thường nói ra chân lý thâm sâu nhất.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Theo nhận xét của giáo dân, bài giảng nào của cha sở giảng mà có lồng vào một câu chuyện ngắn gọn, rồi sau đó chia sẻ thực tế, thì đó là bài giảng hay, dễ dàng tiếp thu và dễ nhớ.
Chúa Giê-su khi rao giảng Tin Mừng về Nước Trời thì Ngài cũng dùng rất nhiều dụ ngôn để cho dân chúng dễ hiểu lời của Ngài giảng, những dụ ngôn ấy không hoang đường, không giả tưởng, nhưng rất thực tế trong đời sống của người Do Thái thời ấy, và qua dụ ngôn mà chân lý sâu xa của Chúa Giê-su đã được giải bày súc tích ngắn gọn, ai nghe cũng hiểu và có thể kể lại cho người khác nghe.
Có những câu chuyện kể để làm minh họa cho bài giảng thêm phong phú súc tích dễ hiểu, đó là những câu chuyện ngắn trong đời thường hoặc những câu chuyện dụ ngôn. Có những câu chuyện không nên kể trong bài giảng, vì sẽ làm cho tâm hồn giáo dân lo ra và chạm tự ái người khác, đó là những câu chuyện liên quan đến tiền bạc và câu chuyện đời tư của người khác, dù họ không có mặt trong thánh lễ. Có những câu chuyện không nên kể để làm minh họa cho bài giảng, bởi vì sẽ gây chia rẻ giữa giáo dân với nhau, gây mặc cảm giữa giáo dân và cha sở, đó là những câu chuyện được kể với thái độ tức giận, bất bình và với ngụ ý bóng gió.
Cây nến một xu có thể thắp sáng để tìm một đồng tiền đã mất, nhưng cây nên một xu ấy cũng có thể đốt cháy cả một căn nhà.
Cũng vậy, những dụ ngôn và những câu chuyện ngắn có thể làm cho giáo dân thêm lòng yêu mến Chúa và sống đạo tốt hơn, nhưng nó cũng có thể làm cho giáo dân càng xa nhà thờ, và sống khô khan với niềm tin của mình hơn.
Ý nghĩa và tác dụng của dụ ngôn và câu chuyện là ở đó: nơi tâm hồn của cha sở (hoặc người giảng đạo).
N2T |
Sư phụ thường dùng dụ ngôn hoặc những câu chuyện để gợi ý cho đệ tử, các đệ tử nghe được thì rất thích thú, nhưng có lúc lại cảm thấy không thỏa mãn, bởi vì họ khát vọng chân lý thâm sâu hơn.
Đối với sự không thỏa mãn của các đệ từ thì sư phụ bịt tai không nghe, nhưng lại nhắc nhở họ: “Này các đệ tử, các con vẫn chưa hiểu sao, cự ly ngắn nhất giữa nhân loại và chân lý là câu chuyện.”
Ông ta lại nói tiếp: “Không nên đánh giá thấp tác dụng của câu chuyện, tục ngữ nói rất đúng: “Cây nến một xu có thể tìm được một đồng tiền bị mất,” một câu chuyện đơn giản thường nói ra chân lý thâm sâu nhất.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Theo nhận xét của giáo dân, bài giảng nào của cha sở giảng mà có lồng vào một câu chuyện ngắn gọn, rồi sau đó chia sẻ thực tế, thì đó là bài giảng hay, dễ dàng tiếp thu và dễ nhớ.
Chúa Giê-su khi rao giảng Tin Mừng về Nước Trời thì Ngài cũng dùng rất nhiều dụ ngôn để cho dân chúng dễ hiểu lời của Ngài giảng, những dụ ngôn ấy không hoang đường, không giả tưởng, nhưng rất thực tế trong đời sống của người Do Thái thời ấy, và qua dụ ngôn mà chân lý sâu xa của Chúa Giê-su đã được giải bày súc tích ngắn gọn, ai nghe cũng hiểu và có thể kể lại cho người khác nghe.
Có những câu chuyện kể để làm minh họa cho bài giảng thêm phong phú súc tích dễ hiểu, đó là những câu chuyện ngắn trong đời thường hoặc những câu chuyện dụ ngôn. Có những câu chuyện không nên kể trong bài giảng, vì sẽ làm cho tâm hồn giáo dân lo ra và chạm tự ái người khác, đó là những câu chuyện liên quan đến tiền bạc và câu chuyện đời tư của người khác, dù họ không có mặt trong thánh lễ. Có những câu chuyện không nên kể để làm minh họa cho bài giảng, bởi vì sẽ gây chia rẻ giữa giáo dân với nhau, gây mặc cảm giữa giáo dân và cha sở, đó là những câu chuyện được kể với thái độ tức giận, bất bình và với ngụ ý bóng gió.
Cây nến một xu có thể thắp sáng để tìm một đồng tiền đã mất, nhưng cây nên một xu ấy cũng có thể đốt cháy cả một căn nhà.
Cũng vậy, những dụ ngôn và những câu chuyện ngắn có thể làm cho giáo dân thêm lòng yêu mến Chúa và sống đạo tốt hơn, nhưng nó cũng có thể làm cho giáo dân càng xa nhà thờ, và sống khô khan với niềm tin của mình hơn.
Ý nghĩa và tác dụng của dụ ngôn và câu chuyện là ở đó: nơi tâm hồn của cha sở (hoặc người giảng đạo).
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:26 29/09/2008
N2T |
46. Khi tôi cầu nguyện, thì tiếng nói trong lòng phải vang động hơn lời nơi môi miệng.
(Thánh Bonaventura)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict XVI có tin tưởng nơi giới truyền thông không?
Bùi Hữu Thư
23:49 29/09/2008
Đức Thánh Cha Benedict XVI có tin tưởng nơi giới truyền thông không?
Vị chủ tịch của Hội Đồng Truyền Thông cho là có.
VATICAN ngày 29 tháng 9, 2008 (Zenit.org).- Một giới chức Tòa Thánh nói, chủ đề Đức Thánh Cha Benedict XVI đã chọn cho Ngày Truyền Thông Quốc Tế phản ảnh sự tin tưởng của Đức Thánh Cha vào giới truyền thông và tiềm năng của họ.
Hôm nay, Tổng Giám Mục Claudio Celli khẳng định điều này khi tuyên bố chủ đề cho Ngày Quốc tế: “Kỹ Thuật mới, Tương Quan mới. Nuôi dưỡng một nền Văn Hóa Tôn Kính, Đối Thoại và Thân Hữu.”
Ngài nói, "Tôi nghĩ rằng, đây không chỉ là một chủ đề mà thôi, Đức Thánh Cha đã còn bầy ra cho chúng ta một chương trình hoạt động đích thực. Đây là một tóm lược về những cam kết và trách nhiệm mà giới truyền thông được mời gọi để đích thân thực thi trong một thời đại mang tính cách đặc biệt của sự phát triển các kỹ thuật mới, và thực sự đang tạo dựng một môi trường mới, một nền văn hóa mới.”
"Theo một ý nghĩa nào đó, chúng ta có thể nói rằng Đức Thánh Cha đang đòi hỏi nơi giới truyền thông hôm nay, khi ngài yêu cầu họ trong buổi họp của các nền văn hóa hoàn vũ tại Paris, ngài muốn họ có một thái độ triết lý chính trực: nhìn xa hơn mức độ tối hậu và lao mình vào việc tìm kiếm những gì tối hậu và chân chính."
Tổng Giám Mục Celli khẳng định rằng, tất cả điều này tỏ ra cho chúng ta thấy “Sự tin tưởng của Đức Thánh Cha vào tiềm năng của giới truyền thông.”
Ngài nói, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: các mối tương quan mới phải phát xuất từ chỗ các kỹ thuật mới có thể tác động được các yếu tố căn bản về truyền thông. Ngài giải thích, “Những tiến bộ về phương tiện không chỉ là một bước tiến lên, nhưng luôn luôn đem đến các tình trạng và tiềm năng mới, giúp cho nhân loại có thể sử dụng và phát triển cho tiện ích chung và làm nền tảng cho sự tăng trưởng về văn hóa một cách sâu rộng.”
Để đáp ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha Benedict XVI, Tổng Giám Mục Celli tuyên bố là một hội nghị các giám mục sẽ được hoạch định vào tháng Ba, 2009, để tụ họp các giới chức trong Giáo Hội trách nhiệm về truyền thông và các chuyên gia về ngành truyền thông. Đại hội này nhằm phác họa một chương trình mục vụ về truyền thông chính xác và tân tiến hơn.
Ngày Truyền Thông Quốc tế là ngày truyền thông độc nhất trên thế giới được Công Đồng Vatican II thành lập ("Inter Mirifica," 1963). Ngày này được tổ chức trên toàn thế giới vào ngày Chúa Nhật trước Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Archbishop Claudio Maria Celli |
Đức Thánh Cha Benedict XVI trở lại Vatican
Bùi Hữu Thư
08:50 29/09/2008
Đức Thánh Cha Benedict XVI trở lại Vatican
CASTEL GANDOLFO, Ý, ngày 28 tháng 9, 2008 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ trở về Vatican tuần này, chấm dứt thời gian ngài cư ngụ tại nhà nghỉ hè tại Lâu Đài Gandolfo.
Đức Thánh Cha tuyên bố điều này sau khi cầu nguyện Kinh Tuyền Tin với đám đông dân chúng tụ tập tại sân trong của dinh thự nằm trong thành phố Ý cách xa Rôma 19 dặm về phía nam.
Đức Thánh Cha nói, "Mùa hè đã chấm dứt và tôi sẽ trở về Vatican ngày mốt.”
Ngài đã cư ngụ tại Castel Gandolfo từ ngày 2 tháng 7.
Đức Thánh Cha tiếp, "Tôi cảm tạ Thiên Chúa về tất cả mọi hồng ân Người đã ban cho tôi trong suốt thời gian này. Tôi nhớ lại Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney, thời gian được nghỉ ngơi tại Bressanone, cuộc viếng thăm miền Sardinia và chuyến tông du mục vụ đến Paris và Lộ Đức; và tôi nghĩ đến sự may mắn được cư ngụ ở đây trong căn nhà này, nơi tôi có thể nghỉ ngơi nhiều hơn và làm việc trong những tháng hè nóng nực nhất."
Trước khi trở về Rôma, ngài âu yếm từ biệt cộng đồng Castel Gandolfo, với lời cảm tạ chân thành được gửi đến Đức Giám Mục sở tại, viên Thị Trưởng và các ban ngành của Ty Cảnh Sát.”
Castel Gandolfo, Ban công nơi Đức Thánh Cha xuất hiện |
Vệ Binh Thụy Sĩ gác cổng |
Đức Thánh Cha ban hiểu thị tại ban công Castel Gandolfo |
Dân chúng tụ tập tại sân trong cuả lâu đài |
Hình của BH Thư (8/2008)
Top Stories
Vietnamese Catholics Under Communist Iron Grip
J.B. An Dang
00:42 29/09/2008
Before sunrise on Friday morning, Sep. 19, 2008, as most residents on Nha Chung St still sleeping, hundreds of police had assembled in front of the archbishop's residence in Hanoi, blocking access to the residence, the cathedral, and all roads leading to the nearby nunciature.
Instinctively, most of priests and seminarians in St. Joseph Major Seminary, and nuns in the convent of Adorers of the Holy Cross congregation anticipated the arrest of their archbishop as state media had repeatedly warned days before. They tried to contact the archbishop’s office to no avail. The telephone line was cut off and even cell phones (mobiles) did not work. Rushing down to the scene, they could see several police vehicles with technical devices installed to block cell phone signal, preventing both incoming and/or outgoing phone calls.
Soon they were able to find out that their archbishop had neither been arrested nor taken to jail. But in reality the whole neighborhood, including the archbishop, was being sequestered by police order. “No one gets out, no one gets in,” yelled the policeman while a herd of public order enforcement dogs barking viciously at them.
Almost immediately after that, bulldozers moved into the area and started excavating the front yard of the building. Bells from the steeple of St. Joseph Cathedral Hanoi rang continuously to alert and summon parishioners while state-controlled television and radio stations announcing that the government had decided to demolish the building, to convert the land into a public playground.
Mingling in line with hundreds of Catholics who were rushing to the site to witness the unthinkable event was Ben Stocking, an American reporter, the Hanoi bureau chief for Associated Press. As a routine, Mr. Stocking wanted to show to the world what he was seeing. While trying to take as many photos as he could, he was grabbed away, punched, choked, and hit over the head with a camera by police. He was arrested and later released, but not before his camera was confiscated and his head needed to have stitches for injury he received while being manhandled by the police..
The obvious question is why to build "a public playground" Vietnam government had to deploy hundreds of police armed to the teeth, aided by professionally trained dogs; and was prepared to attack anyone who dared to inform their plot to the outside world?
This article is our effort to present a concise background of Church property issues in Vietnam and enormous challenges the Church has to face in their struggle to reclaim property illegally seized by the communist government.
1. A history of persecutions and Martyrs
Catholicism came ashore in Vietnam sometime during 16th century, thanks to the work of missionaries from France, Spain and Portugal. Since its very first outset, the seed of Faith in Vietnam soil was mixed with the abundant blood of the martyrs from all walks of life, from the courageous missionary clergy as well as the local clergy and the Christian people of Vietnam.
Vietnam Catholic Church history reports that during a period of 261 years, from 1625 to 1886, 53 edicts were signed by the Trinh, the Nguyen Lords and the Kings of Nguyen dynasty, one worse than the previous one. During that time, there were approximately 130,000 Christians were being victimized by these persecutions which were widespread all over the country. The Church suffered the worst persecutions under the kingdom of Minh Mang (1820-1840), the “Nero of Indochina”.
Just recently 117 of this immense multitude of Heroes, whose sufferance was of cruelty indeed, were recognized, chosen and raised to the Altars by the Holy See.
The Church in Vietnam has even suffered more than ever since the communists took control of the North in 1954 and later, the South, in 1975.
1.1 The North after 1954.
In 1954, when Vietnam was divided into North and South strategic regions following the Geneva Convention, many priests from the North followed the exodus and flight of millions of Catholics and others to the South. Those who chose to remain had lived under extremely harsh condition set by the atheist regime. They were denied access to education and decent jobs, and treated as second-class citizens, being subjected to constant harassment from public officials and non Catholics.
At first, the North government did follow its Chinese counterpart in religion policies: it tried its best to set up a state-controlled Catholic Church. A few months after taking control the North, the “Liaison Committee for Patriotic and Peace-Loving Catholics” was born in March 1955.
The initial task for the committee was to establish a Patriotic Church loyal to the Party. But it failed miserably thanks to the fidelity to Christ and His Church of the Bishops, priests, religious and the laity. While other religions were divided into an official (or state-approved) one and an underground one, all along there has always been only one Catholic Church in Vietnam which wholeheartedly belonged to Christ and His Church even at the price of grave sufferings. As a result, alternative governmental measures were applied, highlighted by clergy eradication and new Church property confiscation policies.
In the land reform campaign which spread to most of the villages of North Vietnam from mid-1955 to mid-1956, many Catholic leaders were falsely labeled as landlords and subjected to the confiscation of their land, which actually belonged to the Church. In an official document [1], the government reported that the land reform campaign was conducted at 3,563 villages with more than half a million people charged as landlords. Among them 172,008 were executed. Vietnam government admitted that among those who were killed, 123,226 were actually victims of injustice. A significant number of priests and lay leaders were killed in this campaign resulting in so many congregations living without Mass and sacraments for decades.
In subsequent years, the clergy and faithful were also jailed for other various reasons or even for no reasons at all. The plight of Redemptorists in the North was a typical example [2].
In 1954, when most Redemptorists moved to the South of Vietnam, Fr. Joseph Vu Ngoc Bich, Fr. Denis Paquette, Fr. Thomas Côté, Br. Clement Pham Van Dat and Br. Marcel Nguyen Tan Van remained in Hanoi. They, too, had been at the receiving end of mistreatment by the atheist, communist regime, and soon found themselves facing brutal persecutions. On May 7th, 1955, Br. Marcel Nguyen was arrested for no reason. Four year later, on July 9th, 1959, he died in the communist prison camp. Fr. Denis Paquette, a French national, faced deportation on October 23rd, 1958. One year later, Fr. Thomas Côté, also originally from France, faced the same fate. Less than three years later, on October 9th, 1962, Br. Clement Pham was arrested. He died later in the communist prison on October 7th, 1970 in a rural area of Yen Bai. This left Fr. Joseph Vu to run the church by himself. Despite his persistent protests, local authorities gradually seized the parish’s land one section at a time. Consequently, the land piece was reduced from its original 15 acres to its present-day size of little more than half an acre.
The clergy eradication and the Church property confiscation policies have resulted in dire consequences where many congregations of faithful in the upper north provinces of Vietnam have been without churches and priests for more than half a century. Nonetheless, some congregations have preserved the seed of their faith and even transmit it to the descendant generations. It has been told that during that bloody chapter of the Church history in North Vietnam, though there was no regular Sunday mass being celebrated, and many churches which were destroyed during the war, the faithful frequently gathered and turned abandoned houses or even barns into worship places.
This was the testimony of defiance under oppression, a sheer will to remain children of God at all costs.
1.2 The South after 1975.
After Saigon fell into communism on April 30, 1975, hundreds of thousands of South Vietnamese people, from former officers in the armed forces to religious leaders were rounded up in re-education camps in remote, secluded areas, usually deep in the jungle or where escaping was virtually impossible. Many were executed without a trial. The rest of those, who were malnourished and received little or no medical care, had to do hard laborious work under 24/7 surveillance of armed prison guards. Poor health, malnutrition combined with constant physical labor, mandatory self confessions and political indoctrination, had made life a living hell for political prisoners in Vietnam, and contributed to a high death rate in the camps [3].
The re-education camp policy which resulted in over 100,000 deaths, shed a cloud of fear all over Vietnam, especially in the South.
As a result, a wave of millions people tried to escape the country by any means. They were prepared to risk everything. Many took to the ocean in tiny, overcrowded fishing boats. At least half of the so called "boat people", never made it to their destination. Many died at the hand of the pirates.
In that context, many Church properties were confiscated or transferred to the State under coercive conditions. The Church's ministries were severely hampered, seminaries could not function, and many dioceses remained without bishops for decades.
Soon after the communists took control of South Vietnam, a “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” was also born in the South with its “Catholics and People” magazine first published on July 10, 1975. This was seen as the second attempt of the government to set up a state-run Church.
At first, some priests and religious actively joined the committee as they believed it might be a good way to serve the country which had been torn by successive wars. But most of them joined it out of fear.
However, tables were turned after the first meeting of the so-called “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” in December 1976. Priests and religious who attended the meeting in Hanoi were shocked and had second thought about the real motive of this organization when the celebrants deliberately ignored the prayer for the Pope in the Mass on the last day of the meeting.
Also, Catholics in the South became more vigilant at the ploy of the atheist government to create a Catholic schism as the “Catholics and People” magazine, which, despite its name, is controlled by the Communist party rather than the Church – has carried a series of anti-Vatican articles to lay harsh criticisms on Vatican and the Pope.
The fate of “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” was decided after a letter from The Holy See warning the clergy who involved in the committee. Most of priests withdrew from the committee when the letter was published in 1985.
While the Vietnamese government claims that everyone in Vietnam has the right to believe or not believe in any religion, in practice, only those who follow state-approved churches are looked upon favorably. Others can quickly find themselves suffered overt persecutions. A series of Church properties in South Vietnam were seized after the government recognized its failure to set up a “Patriotic Catholic Church”.
Altogether more or less 2250 Church properties in both the North and the South of Vietnam have been seized. Some of them were turned into factories, movie theatres, restaurants, or government offices. Some simply were destroyed. Others were sold or gave to government officials.
1.3 Present limitations on religious freedom.
With the introduction to open market, the gradual opening to the West, especially to the United States, beginning with the lifting of the U.S. trade embargo in February 1994, the normalization of relations in July 1995, and the accession into WTO in November 2006; there has been a number of positive developments in religious liberty. The situation of the Church in Vietnam was improved due in good part to the persistent efforts of the Holy See to maintain an official dialogue with the authorities, including an annual visit to Vietnam of a Vatican delegation [4].
However, there can be no denying that religious freedom is severely limited in today's Vietnam. One puzzle the communist regime has to solve is how it can capitalize its economic system without weakening the power grip of the ruling Communist Party. Vietnamese communists, like communists around the world, are too consumed with the fear of “hostile forces behind Catholics” that they spend great efforts in limiting and monitoring Church activities. It is fair to say that persecutions are still on their way especially in the rural areas such as in the North and in the Central Highlands. The persecutions against the Catholics in Son La province is a typical example [5].
Months prior to the visit from President George W. Bush, and the WTO accession, Vietnam issued several decrees and ordinances that outlawed forced renunciations of faith, and relaxed restrictions on religious freedom. However, things seem to return back to previous status, at least with Hmong Catholics in Son La province.
Local Catholics in Son La report that many Hmong Catholics have been forced to shy away from religion activities. Those who refused to do so were detained, interrogated, arrested, imprisoned, beat, and harassed. In some cases, their rice fields were set on fire and land confiscated. Last year, soon after the meeting between Pope Benedict XVI and Prime Minister Nguyen Tan Dung, an entire of Catholic village fled into a jungle to avoid persecutions. They traveled far south to Thanh Hóa province.
Local authorities responded by setting up border guard stations within ethnic villages to prevent further runaways. There have been reports in which security officials pressured Hmong Catholics to sign pledges agreeing to abandon “Christianity and politics”, and to construct traditional animistic altars in their homes. These practices were outlawed in a February 2005 decree. However, so far, no security officials have been punished for these actions.
The local government of Son La has long connected Hmong Christianity with the “receive the king” tradition of Hmong culture. This tradition was interpreted as a harbinger of political secession, a serious national security threat.
In June 2006, the Son La’s Committee of Population Propaganda issued a document urging officials to take active measures to “resolutely subdue” the growth of Christianity because “Son La people have no ‘genuine need’ for religion”, “Christians spend so much time for worship, and on Sunday, they rest from work”. This “undermines the revolution”.
The document brazenly contradicts to numerous decrees and ordinances from Vietnam Prime Minister in 2005 and 2006.
There are more severe restraints on religious freedom, which Catholic bishops in Vietnam repeatedly speak out on, calling for the government to relax specific restrictions. After each meeting of the Episcopal conference, the bishops typically send a memorial of the meeting to the Prime Minister, in which they list the areas of great concerns. Among these, typically are the following:
1) The long delays in securing the appointment of bishops and diocesan administrators. This has always been a main point on the agenda in the bilateral meetings between the Vatican and the Vietnam government.
2) The restrictions on the ordination, appointment and transfer of priests. This is a major sticking point. Even after completing all requisite studies for ordination, candidates are often made to wait years before beginning their ministry.
3) The carrying out of the Church's normal activities, involving travel, holding meetings, developing new pastoral initiatives, are all subjected to approval by the civil authorities.
4) Recruitment of seminarians is severely restricted; only a certain number may be enrolled in the diocesan seminaries each year, and candidates and even their families are subjected to scrutiny.
5) Publications and other media are severely restricted. The Church has no access to the mass media.
6) So many properties once belonged to the Church were transferred to state administration under coercive conditions on the grounds that they were needed for social purposes. Even when these purposes are no longer met, the properties are seldom returned to their owners. Recently, it is reported that they have been used as financial resources for government officials. Some of them were turned into movie theatres, restaurants, night clubs or government offices. Some simply were destroyed. Others were sold or provided to selected government officials for personal use.
7) Local governments are still pursuing policies of religious persecution for the ethnic minorities, especially the Montagnards in the Central Highlands, and the Thai, and Hmong in the Northern Mountains.
8) The communist government has severely restricted all the Church activities in education and keeps pursuing an anti-Christian education policy. In text books, the Church has been systematically described as ‘evil’ and ‘obstacles’ to the progress of the society. Also, relations between the Catholic Church and the government remain tense due partly to ongoing efforts from the government to distort history in order to falsely accuse the Church of being ally to foreign invaders in 19th and 20th centuries.
2. Hanoi Property Disputes
Hanoi Archdiocese, like other Vietnam dioceses, has many properties seized by the government. Three main property disputes are the former nunciature, the Redemptorist land at Thai Ha, and a parish presteby at Ha Dong.
2.1 The nunciature.
On Oct 18th, 1951, Pope Pius XII appointed Archbishop John Jarlath Dooley, S.S.C.M.E (1906 – 1999) as the Apostolic Delegate to Indochina.
On arrival to Vietnam, Archbishop John Dooley decided to move the Indochina Apostolic Delegate’s residence from Hue to Hanoi due to the political importance of the latter. In Hanoi, his office was set temporarily inside the Archbishopric complex.
When Vietnam was divided into two distinct states in 1954, he remained in Hanoi. However, five years later, in March, 1959 he had to leave Hanoi for medical treatment. Before leaving Vietnam, he wrote a letter in which he thanked Bishop Joseph Marie Trinh Nhu Khue (1898-1978) of Hanoi to allow him to use the building for a long time.
Father Terence O'Driscoll, an Irish priest, undertook the office temporarily while waiting for the Holy See’s instructions. But, within 2 weeks after Archbishop John Dooley left Vietnam, Hanoi deported Fr. O'Driscoll and all staff of the Apostolic Delegation.
Soon, the communist government occupied the Nunciature, built a wall to separate it with the rest of the Archbishopric complex, despite strong protests of Bishop Joseph Marie Trinh.
Since then, the former Nunciature has been used for various purposes, including those as means to torture Hanoi Catholic leaders and staff who lived nearby with loudly music played late into midnight. Needless to say, the music and other activities from the building disrupt badly church services in the nearby Hanoi Cathedral.
In 1980s, Cardinal Joseph-Marie Trinh Van Can (1921-1990), Archbishop of Hanoi, had repeatedly reported the issue but the government kept torturing him with loudly music until his death.
In 2000, Cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung requested the return of the building to the archdiocese. The Vietnam Conference of Catholic Bishops has also sent petitions to the authorities for the return of the building. Yet, their petitions have gone unanswered.
2.2 Redemptorist land at Thai Ha.
Thai Ha parish is run by Redemptorists. The congregation arrived in Vietnam in 1925. Since then, Redemptorists have taken the Good News to many provinces in the North of the country. In 1928, they bought 6 hectares at Thai Ha, Hanoi to build a convent and a church. Mass for the Inauguration of the convent was held on May 1929. The church was inaugurated 6 years later, in 1935.
In 1941, there were up to 66 members including 17 priests, 12 brothers, 26 seminarians, and 11 novices living in the convent. The number of members kept increasing steadily until 1954, when Vietnam was divided into two distinct states. In 1954, most Redemptorists moved to the South of Vietnam. Fr. Joseph Vu Ngoc Bich and other 4 Redemptorists remained in Hanoi. They lived under extremely harsh treatment by the atheist regime, and soon faced brutal persecutions. Since 1962, after other Redemptorists were jailed or deported, Fr. Joseph Vu had run the church alone. Despite Fr. Joseph Vu’s persistent protests, local authorities had managed to nibble bite by bite the parish’s land. The original area of 60,000 square meters was reduced to 2,700 square meters. The communist government converted the convent into Dong Da hospital, and distributed or sold illegally large parts of the land to state-owned companies, and government officials.
Priests, religious and the laity of Thai Ha parish have repeatedly requested for the return of the land seized by the government. In support of their demands they note that the Redemptorists hold the legal land deeds and have never signed agreements to offer any part of the land to the government even under coercive conditions.
Since 1996, Hanoi Redemptorists and Thai Ha parishioners have been demanding the return of the land belonging to them. Their petitions have gone unanswered. But at the start of the year fences went up and security officials were called in to protect the construction which had begun.
2.3 Ha Dong Parish Presteby.
Ha Dong is a city of 200,000 inhabitants, 40 kilometers from Hanoi. The parish’s presteby was commandeered 30 years ago, and had since used for the offices of the Ha Dong People's Committee. The faithful have for many years demanded that the parish be returned to its rightful owners.
3. Social context of prayer protests
3.1 Vietnamese growing dissatisfaction with the government’s stance on China-Vietnam border issues.
In November 2007, China formalized its annexation of the Paracels and Spratlys by incorporating the two archipelagoes into a newly formed administrative unit (known as "Tam Sa") of Hainan province. When this decision became known, Vietnamese students organized unprecedented protests outside Chinese diplomatic offices in Hanoi and Saigon. These protests only lasted for two weeks as Vietnamese police depressed quickly and detained many of the organizers.
Students’ patriotic protests called into question the very legitimacy of the communist’s rule. Fifty years ago, China issued a declaration essentially claiming the entire South China Sea as an inland lake. Within days, on Sep. 14, 1958, prime minister Pham Van Dong of North Vietnam sent a diplomatic note to his counterpart Chou En-lai, acknowledging China's claim. The motivation of the Hanoi communists was absurd but for obvious reason: they needed China's military support badly during the war against the US-backed South Vietnam.
Toward the end of the Vietnam War, China taking advantage of South Vietnam's weakening military position attacked the Paracel Islands. In the naval battle of January 19, 1974, and subsequent Chinese attacks, 53 South Vietnamese sailors lost their lives defending the islands. The Saigon government protested the unprovoked invasion, while the Hanoi government expressed support for the Chinese move.
After the communist takeover of South Vietnam in 1975, more disgraceful concessions with China have been made by the Vietnam government. In year 2000 alone, Vietnam lost 700 sq.km of its land area for China. Hanoi regime relies on China for political support, photocopying Beijing's model of open economics and closed politics. As a result, it is reluctant to openly criticize China out of the fear that to criticize China is to condemn itself. Recently, China's renewed assertion of sovereignty over the entire South China Sea - waters between Vietnam and the Philippines and stretching down to Indonesia - have stirred popular outrage at home and across the diaspora due to Hanoi's mute reaction to Beijing's stance and its disgraceful land and water border concessions to China.
3.2 Pervading corruptions.
In the era of open market, when there is plenty of opportunities for government officials to get rich overnight, the danger of corruption would also be looming as the rich of the same socio-political interest needs to form an alliance of those who would do anything to buy out the heart and souls of the public officials whose thickness of their wallet seems more important than the welfare of the public, even the security of the country.
The scandal PMU18 can serve as an example. It started out with a few bets on soccer games - $7 million worth of bets - and it raised such a ruckus here that even the leader of the Communist Party joined in, saying that corruption "threatens the survival of our system."
The bets were reportedly placed by the head of PMU18, a government agency that handles hundreds of millions of dollars in foreign development aid for construction projects.
The amount of money at stake was an eye-opener over the audacity of the corruption that seems to pervade Vietnam. In just one bet, according to the local press, $320,000 was lost on a match in Britain between Manchester United and Arsenal on Jan. 3.
The discovery of the bets set investigators on a trail of mansions, mistresses, luxury cars and protection money that led to the resignation in early April of the transport minister and the jailing of his deputy. Three men implicated in the scandal had been on a list of nominees to join the Communist Party Central Committee later that month.
Ironically, investigators reached to somewhere and stopped. All people involved were found not guilty. The two reporters who brought to light the scandal were jailed.
3.3 Land disputes.
In both Hanoi and Ho Chi Minh cities (formerly known as Saigon) hundreds of peasants protest daily to plead for the requisition of their land.
In a letter to the President and the PM of Vietnam, Bishop Michael Hoang Duc Oanh of Kontum diocese wrote "In this country numerous of the farmers and the poor have pleaded for years for the requisition of their properties but all in vain, as the authorities chose to persecute rather than to take care of them!"
Land disputes in Vietnam are on the rise as land value has increased at a dazing rate. Local authorities have invented infeasible projects just to have a cause to confiscate or to buy at very cheap prices land of peasants. Once the peasants have been kicked out of their land, state officials resell their land at higher prices, or build up hotels, restaurants, and night clubs as financial resources for government officials.
4. Catholics’ prayer protests
4.1 Protests out broke at the nunciature.
In a letter, released on December 15, 2007, Archbishop Joseph Ngo had informed his congregation that the nunciature within the premises of his palace was seized illegally by the government since 1959. He asked the congregation to pray for the return of the building.
On December 18th, a rally was held drawing thousands Catholics to the street. The daily demonstrations quickly grew into major events when more and more Catholics gathered day and night praying in front of the building. Every day, priests and Catholic followers lit candles, placed flowers and sang at the iron fence. These events have attracted attentions of international Catholic and secular media, and through them of the international community.
Hanoi Catholics prayer protests clearly pose great threats to Vietnam government. This is the first time it has to deal with the protests – bolder than ever - from Catholics as a religious community. Also, these protests occurred just a few months after Vietnam created a watershed, especially for the US, through a wave of harassments, arrests and criminal charges against human rights and democracy advocates engaged in peaceful and perfectly legal activities [6]. Vietnam had been put for years on the list of Countries of Particular Concern (CPC). Apparently, it did not want to suffer more economic measures from US and other Western countries.
4.2 Protests out broke at Thai Ha.
While peaceful demonstrations for the restitution of the nunciature were still on the way, police forcibly intervened in an analogues protest in the parish of Thai Ha. The parishioners discovered that state officials had secretly sold their land to private entities out of the fear their shares might be returned to Catholics. These victims in their desperation were left with no choice other than holding peaceful protests to call out for justice from the authorities since Jan. 5, 2008.
Police in mass clashed with protestors. This was seen as a message that Vietnam’s government was not be prepared for any agreements on land disputes that satisfy the legitimate aspiration of Hanoi’s Catholics. The protest, however, could stop the selling of the parish land.
In the afternoon of Jan. 7, the authorities came to allay the concerns of the crowd, promising that construction work would end. Instead the next day the Hanoi People’s Committee issued an official order authorizing the construction in the disputed land. Angered by the flip-flopping action, people realized that government institutions had made a mockery of their own words and of people’s sentiments in order to protect those who broke the law.
In a message sent on the same day to all the Redemptorists in the country[7], the provincial superior, Fr Joseph Cao Dinh Tri, said that the local government had illegally confiscated land belonging to their monastery at Thai Ha, Hanoi and was supporting a construction project there.
The Redemptorist in Hanoi, Fr Cao continued, "have responded by gathering people to pray at the construction site, asking the government to respect fairness and put justice into practice. I would earnestly implore all of you, the whole province of Vietnam, to be in solidarity with our brother Redemptorists in Hanoi, in order to pray for our common apostolate".
The Redemptorists in Saigon immediately held a prayer protest at their Redemptorist convent drawing more than 4,000 Catholics. It was the largest, and probably the first, anti-government protest held in the city since the communists took power in 1975.
4.3 Protests out broke at Ha Dong.
Prayer protests soon reached Ha Dong. The protest began Jan. 6, and since then had seen hundreds of faithful meeting in front of what was once their parish building to pray for justice to be done.
The faithful were provoked into action by a statement made by government officials rejecting their demand that the building be returned to its owners after it was seized 30 years to house the Ha Dong People’s Committee.
Parishioners had repeatedly forwarded petitions demanding the building’s return but to no avail.
However, Ha Dong was recently elevated to the status of city and so the Committee was moved. This persuaded the parish vicar, Fr Joseph Nguyen Ngọc Hinh, to try again to get the building back.
This time, however, he got an astonishing answer. He was told that a “parish leader” had donated the building to the government in 1977.
Father Nguyen responded saying that no parishioner had the right to do such a thing according to Canon Law 1292.
Even more astonishing was the fact that the “parish leader” who made the donation was in fact a member of the Communist Party appointed by the government to the parish council who in turn donated the property to the government.
4.4. Ultimatum of the government for Catholics to stop protesting.
Early in the morning of Jan. 25, more than two thousands of Catholics gathered in the streets of Hanoi to show their opposition to the government’s refusal to hand over the nunciature.
The morning protest was followed by a Mass for the birthday of Cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung, the former archbishop of Hanoi. Following the celebration, a second peaceful demonstration began which later turned violent. During the protest, a Hmong woman had climbed over a gate to place flowers on a statue of the Virgin Mary inside the building.
Discovered by security personnel, the woman was chased around the garden of the building. Disregarding the woman's explanations for her venturing into the building, the guards kicked and slapped her severely. In the witness of more than 2,000 Catholics, a security commander even loudly ordered his subordinates to beat to death the woman.
Attorney Le Quoc Quan, a Catholic, intervened telling the security officials that their acts were unlawful and that they should stop beating the woman. However, they turned to attack him and dragged him to an office where he was beaten cruelly.
Seeing all this brutality, in order to rescue Mr. Quan and the woman, the protestors had no other choice than breaking through the gate to confront the security officers. They occupied the building, erected a giant cross and sit-in protested on the garden of the building despite cold rains and biting winds.
Large numbers of security police, in uniform and in plain-clothes, were on the site, surrounding the protestors and mingling in their ranks, taking photos and filming with video cameras.
The next day, the city's governing body issued an ultimatum giving the protestors until 5 p.m. Sunday Jan. 27 to leave the premises and to remove statues of the Virgin Mary and the cross that they had erected on Friday.
Also, the government-controlled media, which had remained silent about the protests, jumped in describing the protestors as "naive people," and charged that the Catholic clergy had been “lying to their flock” and inciting them against the government. The media campaign led to fears that a police crackdown was imminent.
Despite all of measures of intimidation, the archbishop did not disperse protestors. None of the government instructions were followed. On the contrary, he challenged the order saying that “Praying is a basic human right protected by laws. Should any of my flock is going to jail for praying, I’m prepared to take his or her place in jail”
More than 3,000 Catholics gathered in the garden of the building that once housed the apostolic nuncio for a prayer vigil on Sunday, January 27th, 2008 in defiance of a government order to vacate the site.
4.5. Concessions.
Not daring to show its hand and challenge the international community, the government tried to seek a way to escape from the deadlock. On February 1st, the government agreed to turn the building over to Church leaders [8].
The concession by the Vietnamese government came just hours after the publication of a letter from Cardinal Tarcisio Bertone, the Vatican Secretary of State, urging Hanoi's Catholics to avoid confrontation with police. In his Jan. 30 letter to Hanoi's Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet [9], Cardinal Bertone had promised to press the government to restore use of the building. Diplomatic initiatives by the Vatican evidently produced an immediate effect. The government agreed to allow the Catholic archdiocese to resume use of the building, in exchange for a promise that the daily prayer vigils would stop.
5. Attempts to betray promises.
5.1. Buddhist Church claimed ownership of the land.
Two weeks after the agreement was reached, however, the Catholic activists who organized the public protests- and drew international attention to the situation, prompting the government's concession- began to doubt whether the government would keep its promise from what was about to happen next.
State workers had repainted the fence surrounding the building. The gates have been strengthened, and new panels have been set in place, carrying Communist symbols and slogans, underlining the point that the building is state-owned.
Although Archbishop Ngo had said that the building would be turned over to the Church in a series of steps, the latest moves by government officials suggest that a quick transfer is out of the question.
In a sudden, Hanoi Catholics faced a serious setback in their quest, as a state-approved Buddhist Church claimed ownership of the land.
In a letter sent to Vietnam Prime Minister - dated Feb. 16 –Thich Trung Hau, a leader of the Vietnam Buddhist Church set up by the Communist government in 1981, stated that all the settlements regarding the former nuncio's office must be approved by his church, since he claimed that his Church was the authentic owner of the land [10].
The Buddhist leader's letter was written soon after Le Quang Vinh, the Vietnamese government's former religious-affairs chief, suggested that the Buddhist group was the lawful owner of the plot of land on which the archbishop's residence, the city's Catholic cathedral, and St. Joseph seminary are located. The office of the papal nuncio, which was seized by the government in 1959, was on the same property.
Vinh argued that the land was seized from the original Buddhist owners by French colonial rules and transferred to the Catholic Church. Hau, the Buddhist official, backed that argument, claiming that on the land in dispute there had been a pagoda named Bao Thien which was built in 1054. In 1883, “The French colonists seized and donated it to Bishop Puginier”, he stated.
Also, the state-run “Catholics and People” magazine (despite of its name, it’s a state-run publication) opened fire on Hanoi Catholics. On Feb. 15 and since then, it had carried a series of articles supporting Thich Trung Hau’s claim to the building, charging that Catholic activists had violated property laws while accusing the demonstrators of harming the public reputation of Catholic citizens. It argued that the nunciature became public property by default when the papal envoy left the country in 1959. The magazine went even further stating that Saigon Cathedral and numerous Catholic churches should be returned to Buddhists in an obvious attempt to terrorize Catholics.
Catholic activists in Hanoi, already worried about the willingness of the government to restore the property, see these episodes as a government excuse for reneging on the promise made to Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet on Feb. 1.
5.2. The UBCV
In an interview with BBC, a spokesman for the outlawed Buddhist Church of Vietnam (UBCV), Venerable Thich Khong Tanh, disputed the claims of Thich Trung Hau and the state-run “Catholics and People” magazine. He charged that the government had encouraged the rival Buddhist group to stake a claim to the property.
“It is clear that the government is reluctant to satisfy the legitimate aspirations of Catholics," the Buddhist leader told the BBC. "Now they want to use Buddhists to confront the Catholics for them.”
Thich Khong Tanh, whose UBCV claims to represent 80% of the Buddhists living in Vietnam, said that the rival Buddhist group is "a tool of the Communist party." The UBCV was outlawed in 1981 because of its refusal to follow the dictates of the government; he himself has spent 15 years in prison for his human-rights efforts.
The underground Buddhist leader said that there was no doubt that the Catholic Church owned legal title to the disputed property in Hanoi. While the government-approved Buddhist group claimed that the Bao Thien pagoda was built on that land, Thich Khong Tanh said that the pagoda was actually at a separate location - and in an event, was destroyed in 1426, more than four centuries before the Catholic Church gained titled to the land.
He underlined that the UBCV “has nothing to deal with the nunciature” calling for greater attentions to two key UBCV institutions that had been seized by the government: the Vietnam Quoc Tu Pagoda and the Quang Duc Cultural Centre in Saigon.
Some government officials had already criticized those who involve in the latest moves raising the concern that this development might force Catholics to cooperate with the Unified Buddhist Church.
In some sense, prayer protests from the Buddhists may cause more concerns than those of Catholics as most Vietnamese are Buddhist. Also, Buddhists protests may be followed by a ritual in which a monk sets himself on fire to express his strong protest.
5.3. Media campaign to prepare public opinion for the betrayal and persecutions.
In order to crackdown protests that had been dragging on for 8 months, in Mid August, Vietnam government launched a terrorizing campaign against Hanoi Catholics, starting with a media campaign threatening to use "extreme actions" against the Redemptorists, depicting them as "criminals" who have used their influence to incite the faithful in a confrontation against the government, destroying state property, assembling and praying illegally in public areas, and disturbing public order. The campaign, which has incited a socially negative sentiment not only against the Redemptorists but also the Church as a whole, has been stepped up by a series of arrests on 28th August.
On the same day, numerous of priests and lay people were kicked and beaten brutally by police when they peacefully requested for the release of detainees. Demonstrators had claimed the police beat them brutally and used stun guns on them.
Even worse, on Sunday 31th August, Vietnam police disrupted a Catholic procession on the ground of Hanoi Redemptorist Monastery. Fr. Peter Nguyen Van Khai, the celebrant, was personally attacked when he was leading this procession. A policeman sprayed the priest, altar boys and people nearby with tear gas at close range causing many to faint and vomit. Smoke grenades were reportedly being thrown into the crowd causing a total chaos among the faithful; many ran and cried out in panic. About thirty parishioners, most of them were women and children, suffered badly from tear gas inhalation. Among them at least 20 were hospitalized. Needless to say, a supposed-to-be peaceful religious event had been completely ruined as it was showing a clear signal from an unyielding government which was determined to persecute rather than negotiate.
6. The shameful betrayal of promises.
6.1. Bulldozing the nunciature
All in a sudden, on Friday Sep. 19, 2008, the government announced the nunciature would be demolished for a playground and immediately carried out with the back of its armed forces. As stated by archbishop Joseph Ngo [11] “This action is going against the policy of dialogue that the Catholic Church and Vietnam government have pursued. It was such an insult to the legitimate aspirations of the Hanoi Catholic community, ridicules the law, and disrespects the Catholic Church in Vietnam. It is also an act of trembling morality, and a mocking of society's conscience.”
6.2. Media campaign to gain public opinion for the betrayal and persecutions.
The next day, Hanoi Archbishop went to the office of Hanoi People’s Committee to protest. The day after, state-controlled media opened fire on him. Several “government-controlled media quoted his remarks out of context and interpreted his comment in the opposite direction,” said cardinal Pham Minh Man’s letter in a letter to all priests, religious and faithful in his archdiocese.
The Cardinal was referring to a sentence in the statement in which Archbishop Ngo Quang Kiet said: “Travelling overseas often, we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport because wherever we go; we are always examined scrupulously [by customs agents]. We are really sad. We desire our country to become stronger so that we can be like Japanese citizens who can pass through anywhere without being inspected. Koreans already enjoy that. We hope Vietnam becomes a strong, united country, so that we are respected everywhere we go.”
Instead of the quoting the entire paragraph state-run media simply quoted the prelate as saying “we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport” and then raised serious doubts about his patriotism.
The above incident was just one among series of distortions and false accusations against Catholics. State media have attributed manufactured quotations to actual Catholics and have presented a beggar as a critical Catholic parishioner. They have even gone so far as to name a man who has been dead for several years as a detractor.
Judge Vu Kim My, a Catholic prosecutor in the Diocese of Phat Diem, accused a Sep. 15 article in the People’s Police newspaper of putting words in his mouth about the Thai Ha Church property dispute.
“I confirm that I never said anything relating to Thai Ha, I never asked for the punishment [against the protestors], I did not mention God in my answers,” he said.
Judge Vu claimed that the newspaper reporter only asked him two questions, both of which related to general knowledge of the law.
“The rest of the report was added by them,” he charged.
A falsehood in an Aug. 20 article in the New Hanoi newspaper had also been exposed. The paper reported that Nguyen Quoc Cuong of Dai On parish accused the protestors at Thai Ha Church of “not following the Catholic teachings.”
The Archdiocese of Hanoi made inquiries about the supposed parishioner, only to discover that he was invented by the newspaper.
“He simply does not exist in our parish,” a parish council member of Dai On parish said.
The New Hanoi newspaper also introduced Nguyen Duc Thang as a parishioner of Thach Bich parish, depicting him as a dissident strongly opposed to the Catholic protests.
“Yes, he was a Catholic in my parish,” said Fr. Nguyen Khac Que, the pastor of Thach Bich.
The priest added: “he already died a few years ago. I have no idea how a dead person could answer an interview of the paper.”
Such incidents only added to the series of deceptive reports on the demonstrations.
On Sep. 4 at Thai Ha Monastery, cameramen from Hanoi Television interviewed an elderly person who was introduced as a Catholic. When demonstrators asked him his baptized name, he admitted he was a beggar and said the cameramen “had given me some money to act and speak as instructed.”
The Voice of Vietnam, the state’s official radio network, reported that Father Nguyen Van Khanh who is the pastor of Gia Nghia parish (Buon Me Thuot diocese) opposed the Thai Ha protests and praised the land policy of the government. When contacted by Dalat diocese, he insisted that no one had interviewed him.
Also, in a Letter of Communion sent to the Provincial Superior of the Redemptorists in Vietnam and the Superior of Thai Ha Monastery, concerning the Thai Ha Church property dispute, Bishop Anthony Vu Huy Chuong of Hung Hoa told them: “Recently, the vicar of Can Kiem confirmed with me that the man who spoke on state television against Thai Ha on behalf of Can Kiem parishioners is only a local government official – not a Catholic at all.”
The bishop’s report that the media was producing false Catholics’ identities echoes another incident in which state newspapers on Sep 7 introduced two men named Pham Huy Ba and Nguyen Van Nhat as Catholic priests. The men spoke with ill will about protestors at Thai Ha, but the Archdiocese of Hanoi immediately confirmed that the men were not Catholic priests, saying “They have never been priests. They must have been ‘ordained’ by the government”
6.3. Pro-government mob.
Another attack was carried out on Thursday Sep. 25 against Catholics praying in front of the compound that once housed the apostolic delegation. This time government thugs reached the front entrance of the archbishop’s office, shouting slogans and calling for archbishop Ngo Quang Kiet’s head. An iron cross on the property was destroyed and a statue of the Pietà, which was in the building before it was seized by the authorities in 1959, was taken away.
The thugs arrived at 4 pm. Following a well-established Stalinist scenario state-owned buses delivered youth, military veterans and other communist associations to express what one agent called “the fury of people” against Catholics, especially the archbishop. Nguyen The Thao, chairman of the capital’s People’s Committee (City Hall), had repeatedly described Catholics as “a danger”, calling on the people to defend the state.
Once on site the bully-boys playing out their role in this tragic comedy threw themselves at the Catholics at prayer, and then moved to the nearby archbishop’s office, shouting slogans against the archbishop and in praise of Communism.
In the building priests and employees locked down the doors as police, out in large numbers, stood idly by. Some agents even helped the mob destroy the iron cross erected in January in the former delegation’s garden and wheel away the statue of the Pietà that was in the building.
Some Catholics found refuge in St Joseph Cathedral where they rang the bell to call for help from the faithful in nearby parishes.
Only then did police order the thugs away to avoid a clash with the people who were rushing to the site.
6.4. Unlawful deeds of the city’s committee.
After fake priests being presented on state media, a nameless beggar paid to claim to be Christian, a dead interviewed to criticize the Church, false statements attributed to a judge and a priest, words of an archbishop tailored and took out of context, now comes “agreed nothing” altered to “agreed everything”. In two separate letters, Hanoi Redemptorists bring to the light the dishonesty of a Religious Affair officials and unlawful deeds of the city’s committee.
According to Hanoi Redemptorists, Pham Xuan Tien, the chief of Hanoi’s Religious Affairs Department told lies when stated that Hanoi Redemptorists had “confessed” that they committed “two sins against the government”: “having religious activities outside worship premise”, and “having unregistered religious activities”. The statement 88/TB-BTG-NVH “distorted the truth”, Redemptorists wrote in a rebuttal dated Sep. 25, 2008.
Tien’s statement, printed on most state-controlled newspaper on Wednesday Sep. 24, 2008, went further stating that as a result of the two said “sins”, the Redemptorists agreed a third point containing the confession of “having violated sessions 9, 12, 15, and 25 of the Ordinance on Belief and Religion; and sessions 2, 21, 26, and 27 of the Decree 22/2005/ND-CP released on March 01, 2005.”
Fr. Joseph Nguyen Van That, who signed the rebuttal to Hanoi People’s Committee, stated that: “It is true that we, priests and representatives of parishioners, had a meeting with Mr. Tien and the delegation of Hanoi’s Religious Affairs Department at 16:30 on Sep. 22, 2008 at the meeting room of Hanoi Redemptorist Monastery – Thai Ha parish. But, we never agreed with any point stated on the statement 88/TB-BTG-NVH dated Sep. 23, 2008. The statement 88/TB-BTG-NVH completely distorted the truth saying that we ‘agree everything’”.
Changing “agreed nothing” to “agreed everything” is a blatant lie, said the protest letter. The incident is another dramatic testimony of how Vietnam government has distorted words of Catholic clergy in Hanoi.
In another protest letter, sent to the People’s Committee of Hanoi city, Fr. Vu Khoi Phung, superior of Thai Ha monastery accused the committee of disobedience state’s Law on Complaint and Denunciation.
According to the letter, since 1996, Redemptorists and their parishioners had repeatedly sent petitions to the government asking for the requisition of their land. All had gone to deaf ears, until recently when they got a letter from Vu Hong Khanh, deputy chairman of the city committee. Khanh rejected their petition by the Order 2476 dated July 3, 2008.
“The session 2 of the Order 2476 stated that ‘This is the first decision for the complaint’,” Fr. Matthew Vu wrote.
Later, “On Aug. 28, our monastery received the communiqué 680/UBND-NNDC of Hanoi People’s Committee urging us to elaborate more documents... to support our claim. It was interpreted that the committee agreed to dialogue with us on the dispute.”
“We had been waiting for a reasonable and official reply from Hanoi People’s Committee, then suddenly, we were invited to the People’s Committee of Dong Da district to hear the announcement of the plan to convert the lot at 178 Nguyen Luong Bang [the disputed land] to a park.”
“We really surprised to learn that the city’s committee decided to build a park at 178 Nguyen Luong Bang despite law and procedure concerning Complaint and Denunciation.”
Fr. Nguyen The Hien, explained during a meeting on Wednesday Sep. 24 with the city committee’s officials that:
“According to current state’s Law on Complaint and Denunciation, we have the chance to protest the government decisions up to three times. And after that if our petition is still rejected we still have another chance to solve the dispute at a court. Why did you announce the decision to convert it into a park when we have only been rejected for the first time, and we are still protesting lawfully?” he asked, calling on the committee to respect the law.
Fr. Matthew Vu, and all 13 other priests of Hanoi Redemptorists Monastery asked Hanoi People’s Committee “to take state’s Law on Complaint and Denunciation seriously; stop the conversion project at 178 Nguyen Luong Bang..; solve the dispute in full compliance with law and procedure of Complaint and Denunciation” and finally “return the disputed land for us to use in religious and charity activities.”
The next day, despite of Redemptorists’ protest, construction workers backed by hundreds police started bulldozing the land.
7. Reactions of the Vietnam Conference of Catholic Bishops.
“Archbishop Ngo Quang Kiet of Hanoi, and the priests of the parish of Thai Ha have not done anything against current canon law". It was the blunt and unwavering response that the Vietnamese bishops' conference had sent to the president of the People's Committee of Hanoi, Nguyen The Thao, who had asked for the "severe punishment" and "transfer" of Archbishop Ngo Quang Kiet [12].
The statement of the Vietnamese bishops was made public on Sep. 26, 2008, signed by the president of the Episcopal Conference, Bishop Peter Nguyen Van Nhon. It was released at the end of the annual assembly of the bishops, which concludes on the day.
The note, also sent to the president and prime minister of Vietnam, responds to a letter from Thao dated Sep. 23, 2008 in which the bishop and religious were accused of “inciting riots, falsely accusing the government, showing disrespect for the nation, breaking and ridiculing the law, and instigating others to violate it”. The four priests named by Thao were the same ones "warned" by him.
In another statement, the Vietnamese bishops also highlighted other problems in the country, like the unjust appropriation of individual and Church property, the spread of naked corruption, injustice against the poor and against believers, repression against the people and against religion, the abuse of force on the part of the authorities, and the dishonesty of the state media.
Conclusion
We are at our wit's end as the injustice being done to our brothers and sisters in Christ, to the unarmed, religious people whose only weapon to protect themselves and church property has always been praying with an unshaken belief in God. Now their hope for the return of their property is gone, their integrity crushed, their trust in the very government who called themselves "servant of the people" evaporated as this self-proclaimed "servant" did just the opposite with what they promised
As our Church leaders and fellow parishioners' effort being exhausted, we are calling out to you to be our eyes and ears, to be our voice to the world, our most trusted source of guidance and support. This self serving communist regime has never done anything for the common good of its people, let alone to the benefit of Christians whom they have a long history of despite and discrimination against.
Our hope is that you would be informed of the situation we are facing so that you can carry on the torch of freedom of speech and the right to own our homes and property in Vietnam where no one is allowed to report any governmental abuse of power and of its people. Ben Stocking was a startling example. The Vietnamese government has the advantage of being the monopolistic owner of more than 600 newspapers, magazines and several broadcasting companies to support their twisted agenda while we have none to voice ours. We only have faith in God and in people like you.
It is absurd to label our fight for justice as to serve the Church's ambition and financial gains when sending parishioners into harm's way to confront the governmental mighty forces. Our Church leadership and parishioners did not ask for their homes and property to be illegally taken away by the government while there's a great need for room to conduct religious activities at hand. We are just simply demanding our constitutional rights to be respected by the same government who leads the country under the guidance of the same constitution. How can Vietnam while trying by all means to be recognized by the world as a civilized, democratic country, be at the same time denying our basic human rights to practice our religion and to own our home/land?
With that in mind please accept our sincere thanks in advance for being the witness to the truth. We hope that if God has led us to you, he will bless you with the wisdom, the zeal to serve mankind to your absolute best- more than we can imagine.
We praise the Lord everyday for his love and guidance, we will also forever be grateful for your being there for us at this difficult time of our Church as a whole. May God bless you all.
References:
[1] The history of Vietnam economics from 1945 to 2000, Vol. 2, Vietnam Bureau of Economic Affairs, Hanoi, 2004.
[2] Asia-News, Hanoi Catholics demonstrate for parish land, http://www.asianews.it/index.php?l=en&art=11195&geo=53&size=A
[3] One of these prisoners, well known to the world, was Cardinal François Xavier Nguyen Văn Thuận (1928-2002). On April 24th, 1975, The Holy Father Paul VI appointed him Archbishop Coadjutor of Saigon. On August 15th, 1975, 3 months after the communists took control Vietnam, he was imprisoned. The communists said his appointment was a plot of the Vatican.
At 47 years old; with only a rosary in his pocket as his luggage, he was sent to a communist re-education camp, where he spent 13 long years, including nine in absolute solitary confinement where he saw nothing other than a thick darkness. Released on November 21st, 1988, and expelled from his Country, he came to Vatican, where he was appointed President of the Pontifical Council for Justice and Peace. After having preached the Lent Spiritual Exercises for the Pope and the Roman Curia during the Year of the Great Jubilee, during the following Consistory, on February 21st, 2001, he was appointed Cardinal. Only a year later, on September 16th, 2002, he died after a long a painful sickness due to the hardship that he had suffered before.
[4] While all religious activities remain under state control, the government started a dialogue with Catholics in the 1990s which led to a milestone visit to the Vatican almost a year ago by Prime Minister Dung.
Hanoi had tense relations with Pope John Paul II, deemed a contributor to the defeat of Soviet communism, but congratulated his successor Benedict XVI soon after he became pontiff in 2005, saying it wanted closer relations.
[5] VietCatholic News Agency, Vietnam: Hmong Catholics face severe persecutions, http://vietcatholic.net/News/Html/50872.htm
[6] One of these human rights and democracy advocates is Father Thaddeus Nguyen Van Ly who was sentenced on March 30th, 2007 for eight years in prison. Father Ly, a prisoner of conscience, began his dissident activities as early as the 1970s. He spent a year in prison from 1977 to 1978, and an additional nine from May 1983 to July 1992 for "opposing the revolution and destroying the people's unity."
In November 2000, he gained global and official attention when members of the US Committee for Religious Freedom visited him in his village, during the visit of U.S. president Clinton to Vietnam.
On May 17th, 2001, he was arrested again at An Truyen church, and received in October 2001 another prison sentence of 15 years for activities linked to the defense of free expression. The sentence was later reduced several times and he was finally released in February 2004. On February 19th, 2007, security police surrounded and raided Hue Archdiocese to ransack the office, confiscate computers and arrested him.
[7] Provincial’s Letter To All The Redemptorists In Vietnam Regarding The Local Government Has Illegally Confiscated Our Monastery’s Land In Thai Ha http://vietcatholic.net/News/Html/50861.htm
[8] Letter of Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt of Hanoi http://vietcatholic.net/News/Html/51901.htm
[9] Letter of the Vatican Secretary of State to the Archbishop of Hanoi http://vietcatholic.net/News/Html/51834.htm
[10] Viet Buddhists claim land promised to Catholics in Hanoi http://www.catholicculture.org/news/features/index.cfm?recnum=56793
[11] Urgent Protest Letter from Hanoi Archbishop http://vietcatholic.net/News/Html/58736.htm
[12] Statement of Vietnam Conference of Catholic Bishops on current issues http://vietcatholic.net/News/Html/59225.htm
Instinctively, most of priests and seminarians in St. Joseph Major Seminary, and nuns in the convent of Adorers of the Holy Cross congregation anticipated the arrest of their archbishop as state media had repeatedly warned days before. They tried to contact the archbishop’s office to no avail. The telephone line was cut off and even cell phones (mobiles) did not work. Rushing down to the scene, they could see several police vehicles with technical devices installed to block cell phone signal, preventing both incoming and/or outgoing phone calls.
Soon they were able to find out that their archbishop had neither been arrested nor taken to jail. But in reality the whole neighborhood, including the archbishop, was being sequestered by police order. “No one gets out, no one gets in,” yelled the policeman while a herd of public order enforcement dogs barking viciously at them.
Almost immediately after that, bulldozers moved into the area and started excavating the front yard of the building. Bells from the steeple of St. Joseph Cathedral Hanoi rang continuously to alert and summon parishioners while state-controlled television and radio stations announcing that the government had decided to demolish the building, to convert the land into a public playground.
Mingling in line with hundreds of Catholics who were rushing to the site to witness the unthinkable event was Ben Stocking, an American reporter, the Hanoi bureau chief for Associated Press. As a routine, Mr. Stocking wanted to show to the world what he was seeing. While trying to take as many photos as he could, he was grabbed away, punched, choked, and hit over the head with a camera by police. He was arrested and later released, but not before his camera was confiscated and his head needed to have stitches for injury he received while being manhandled by the police..
The obvious question is why to build "a public playground" Vietnam government had to deploy hundreds of police armed to the teeth, aided by professionally trained dogs; and was prepared to attack anyone who dared to inform their plot to the outside world?
This article is our effort to present a concise background of Church property issues in Vietnam and enormous challenges the Church has to face in their struggle to reclaim property illegally seized by the communist government.
1. A history of persecutions and Martyrs
Catholicism came ashore in Vietnam sometime during 16th century, thanks to the work of missionaries from France, Spain and Portugal. Since its very first outset, the seed of Faith in Vietnam soil was mixed with the abundant blood of the martyrs from all walks of life, from the courageous missionary clergy as well as the local clergy and the Christian people of Vietnam.
Vietnam Catholic Church history reports that during a period of 261 years, from 1625 to 1886, 53 edicts were signed by the Trinh, the Nguyen Lords and the Kings of Nguyen dynasty, one worse than the previous one. During that time, there were approximately 130,000 Christians were being victimized by these persecutions which were widespread all over the country. The Church suffered the worst persecutions under the kingdom of Minh Mang (1820-1840), the “Nero of Indochina”.
Just recently 117 of this immense multitude of Heroes, whose sufferance was of cruelty indeed, were recognized, chosen and raised to the Altars by the Holy See.
The Church in Vietnam has even suffered more than ever since the communists took control of the North in 1954 and later, the South, in 1975.
1.1 The North after 1954.
In 1954, when Vietnam was divided into North and South strategic regions following the Geneva Convention, many priests from the North followed the exodus and flight of millions of Catholics and others to the South. Those who chose to remain had lived under extremely harsh condition set by the atheist regime. They were denied access to education and decent jobs, and treated as second-class citizens, being subjected to constant harassment from public officials and non Catholics.
At first, the North government did follow its Chinese counterpart in religion policies: it tried its best to set up a state-controlled Catholic Church. A few months after taking control the North, the “Liaison Committee for Patriotic and Peace-Loving Catholics” was born in March 1955.
The initial task for the committee was to establish a Patriotic Church loyal to the Party. But it failed miserably thanks to the fidelity to Christ and His Church of the Bishops, priests, religious and the laity. While other religions were divided into an official (or state-approved) one and an underground one, all along there has always been only one Catholic Church in Vietnam which wholeheartedly belonged to Christ and His Church even at the price of grave sufferings. As a result, alternative governmental measures were applied, highlighted by clergy eradication and new Church property confiscation policies.
In the land reform campaign which spread to most of the villages of North Vietnam from mid-1955 to mid-1956, many Catholic leaders were falsely labeled as landlords and subjected to the confiscation of their land, which actually belonged to the Church. In an official document [1], the government reported that the land reform campaign was conducted at 3,563 villages with more than half a million people charged as landlords. Among them 172,008 were executed. Vietnam government admitted that among those who were killed, 123,226 were actually victims of injustice. A significant number of priests and lay leaders were killed in this campaign resulting in so many congregations living without Mass and sacraments for decades.
In subsequent years, the clergy and faithful were also jailed for other various reasons or even for no reasons at all. The plight of Redemptorists in the North was a typical example [2].
In 1954, when most Redemptorists moved to the South of Vietnam, Fr. Joseph Vu Ngoc Bich, Fr. Denis Paquette, Fr. Thomas Côté, Br. Clement Pham Van Dat and Br. Marcel Nguyen Tan Van remained in Hanoi. They, too, had been at the receiving end of mistreatment by the atheist, communist regime, and soon found themselves facing brutal persecutions. On May 7th, 1955, Br. Marcel Nguyen was arrested for no reason. Four year later, on July 9th, 1959, he died in the communist prison camp. Fr. Denis Paquette, a French national, faced deportation on October 23rd, 1958. One year later, Fr. Thomas Côté, also originally from France, faced the same fate. Less than three years later, on October 9th, 1962, Br. Clement Pham was arrested. He died later in the communist prison on October 7th, 1970 in a rural area of Yen Bai. This left Fr. Joseph Vu to run the church by himself. Despite his persistent protests, local authorities gradually seized the parish’s land one section at a time. Consequently, the land piece was reduced from its original 15 acres to its present-day size of little more than half an acre.
The clergy eradication and the Church property confiscation policies have resulted in dire consequences where many congregations of faithful in the upper north provinces of Vietnam have been without churches and priests for more than half a century. Nonetheless, some congregations have preserved the seed of their faith and even transmit it to the descendant generations. It has been told that during that bloody chapter of the Church history in North Vietnam, though there was no regular Sunday mass being celebrated, and many churches which were destroyed during the war, the faithful frequently gathered and turned abandoned houses or even barns into worship places.
This was the testimony of defiance under oppression, a sheer will to remain children of God at all costs.
1.2 The South after 1975.
After Saigon fell into communism on April 30, 1975, hundreds of thousands of South Vietnamese people, from former officers in the armed forces to religious leaders were rounded up in re-education camps in remote, secluded areas, usually deep in the jungle or where escaping was virtually impossible. Many were executed without a trial. The rest of those, who were malnourished and received little or no medical care, had to do hard laborious work under 24/7 surveillance of armed prison guards. Poor health, malnutrition combined with constant physical labor, mandatory self confessions and political indoctrination, had made life a living hell for political prisoners in Vietnam, and contributed to a high death rate in the camps [3].
The re-education camp policy which resulted in over 100,000 deaths, shed a cloud of fear all over Vietnam, especially in the South.
As a result, a wave of millions people tried to escape the country by any means. They were prepared to risk everything. Many took to the ocean in tiny, overcrowded fishing boats. At least half of the so called "boat people", never made it to their destination. Many died at the hand of the pirates.
In that context, many Church properties were confiscated or transferred to the State under coercive conditions. The Church's ministries were severely hampered, seminaries could not function, and many dioceses remained without bishops for decades.
Soon after the communists took control of South Vietnam, a “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” was also born in the South with its “Catholics and People” magazine first published on July 10, 1975. This was seen as the second attempt of the government to set up a state-run Church.
At first, some priests and religious actively joined the committee as they believed it might be a good way to serve the country which had been torn by successive wars. But most of them joined it out of fear.
However, tables were turned after the first meeting of the so-called “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” in December 1976. Priests and religious who attended the meeting in Hanoi were shocked and had second thought about the real motive of this organization when the celebrants deliberately ignored the prayer for the Pope in the Mass on the last day of the meeting.
Also, Catholics in the South became more vigilant at the ploy of the atheist government to create a Catholic schism as the “Catholics and People” magazine, which, despite its name, is controlled by the Communist party rather than the Church – has carried a series of anti-Vatican articles to lay harsh criticisms on Vatican and the Pope.
The fate of “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” was decided after a letter from The Holy See warning the clergy who involved in the committee. Most of priests withdrew from the committee when the letter was published in 1985.
While the Vietnamese government claims that everyone in Vietnam has the right to believe or not believe in any religion, in practice, only those who follow state-approved churches are looked upon favorably. Others can quickly find themselves suffered overt persecutions. A series of Church properties in South Vietnam were seized after the government recognized its failure to set up a “Patriotic Catholic Church”.
Altogether more or less 2250 Church properties in both the North and the South of Vietnam have been seized. Some of them were turned into factories, movie theatres, restaurants, or government offices. Some simply were destroyed. Others were sold or gave to government officials.
1.3 Present limitations on religious freedom.
With the introduction to open market, the gradual opening to the West, especially to the United States, beginning with the lifting of the U.S. trade embargo in February 1994, the normalization of relations in July 1995, and the accession into WTO in November 2006; there has been a number of positive developments in religious liberty. The situation of the Church in Vietnam was improved due in good part to the persistent efforts of the Holy See to maintain an official dialogue with the authorities, including an annual visit to Vietnam of a Vatican delegation [4].
However, there can be no denying that religious freedom is severely limited in today's Vietnam. One puzzle the communist regime has to solve is how it can capitalize its economic system without weakening the power grip of the ruling Communist Party. Vietnamese communists, like communists around the world, are too consumed with the fear of “hostile forces behind Catholics” that they spend great efforts in limiting and monitoring Church activities. It is fair to say that persecutions are still on their way especially in the rural areas such as in the North and in the Central Highlands. The persecutions against the Catholics in Son La province is a typical example [5].
Months prior to the visit from President George W. Bush, and the WTO accession, Vietnam issued several decrees and ordinances that outlawed forced renunciations of faith, and relaxed restrictions on religious freedom. However, things seem to return back to previous status, at least with Hmong Catholics in Son La province.
Local Catholics in Son La report that many Hmong Catholics have been forced to shy away from religion activities. Those who refused to do so were detained, interrogated, arrested, imprisoned, beat, and harassed. In some cases, their rice fields were set on fire and land confiscated. Last year, soon after the meeting between Pope Benedict XVI and Prime Minister Nguyen Tan Dung, an entire of Catholic village fled into a jungle to avoid persecutions. They traveled far south to Thanh Hóa province.
Local authorities responded by setting up border guard stations within ethnic villages to prevent further runaways. There have been reports in which security officials pressured Hmong Catholics to sign pledges agreeing to abandon “Christianity and politics”, and to construct traditional animistic altars in their homes. These practices were outlawed in a February 2005 decree. However, so far, no security officials have been punished for these actions.
The local government of Son La has long connected Hmong Christianity with the “receive the king” tradition of Hmong culture. This tradition was interpreted as a harbinger of political secession, a serious national security threat.
In June 2006, the Son La’s Committee of Population Propaganda issued a document urging officials to take active measures to “resolutely subdue” the growth of Christianity because “Son La people have no ‘genuine need’ for religion”, “Christians spend so much time for worship, and on Sunday, they rest from work”. This “undermines the revolution”.
The document brazenly contradicts to numerous decrees and ordinances from Vietnam Prime Minister in 2005 and 2006.
There are more severe restraints on religious freedom, which Catholic bishops in Vietnam repeatedly speak out on, calling for the government to relax specific restrictions. After each meeting of the Episcopal conference, the bishops typically send a memorial of the meeting to the Prime Minister, in which they list the areas of great concerns. Among these, typically are the following:
1) The long delays in securing the appointment of bishops and diocesan administrators. This has always been a main point on the agenda in the bilateral meetings between the Vatican and the Vietnam government.
2) The restrictions on the ordination, appointment and transfer of priests. This is a major sticking point. Even after completing all requisite studies for ordination, candidates are often made to wait years before beginning their ministry.
3) The carrying out of the Church's normal activities, involving travel, holding meetings, developing new pastoral initiatives, are all subjected to approval by the civil authorities.
4) Recruitment of seminarians is severely restricted; only a certain number may be enrolled in the diocesan seminaries each year, and candidates and even their families are subjected to scrutiny.
5) Publications and other media are severely restricted. The Church has no access to the mass media.
6) So many properties once belonged to the Church were transferred to state administration under coercive conditions on the grounds that they were needed for social purposes. Even when these purposes are no longer met, the properties are seldom returned to their owners. Recently, it is reported that they have been used as financial resources for government officials. Some of them were turned into movie theatres, restaurants, night clubs or government offices. Some simply were destroyed. Others were sold or provided to selected government officials for personal use.
7) Local governments are still pursuing policies of religious persecution for the ethnic minorities, especially the Montagnards in the Central Highlands, and the Thai, and Hmong in the Northern Mountains.
8) The communist government has severely restricted all the Church activities in education and keeps pursuing an anti-Christian education policy. In text books, the Church has been systematically described as ‘evil’ and ‘obstacles’ to the progress of the society. Also, relations between the Catholic Church and the government remain tense due partly to ongoing efforts from the government to distort history in order to falsely accuse the Church of being ally to foreign invaders in 19th and 20th centuries.
2. Hanoi Property Disputes
Hanoi Archdiocese, like other Vietnam dioceses, has many properties seized by the government. Three main property disputes are the former nunciature, the Redemptorist land at Thai Ha, and a parish presteby at Ha Dong.
2.1 The nunciature.
On Oct 18th, 1951, Pope Pius XII appointed Archbishop John Jarlath Dooley, S.S.C.M.E (1906 – 1999) as the Apostolic Delegate to Indochina.
On arrival to Vietnam, Archbishop John Dooley decided to move the Indochina Apostolic Delegate’s residence from Hue to Hanoi due to the political importance of the latter. In Hanoi, his office was set temporarily inside the Archbishopric complex.
When Vietnam was divided into two distinct states in 1954, he remained in Hanoi. However, five years later, in March, 1959 he had to leave Hanoi for medical treatment. Before leaving Vietnam, he wrote a letter in which he thanked Bishop Joseph Marie Trinh Nhu Khue (1898-1978) of Hanoi to allow him to use the building for a long time.
Father Terence O'Driscoll, an Irish priest, undertook the office temporarily while waiting for the Holy See’s instructions. But, within 2 weeks after Archbishop John Dooley left Vietnam, Hanoi deported Fr. O'Driscoll and all staff of the Apostolic Delegation.
Soon, the communist government occupied the Nunciature, built a wall to separate it with the rest of the Archbishopric complex, despite strong protests of Bishop Joseph Marie Trinh.
Since then, the former Nunciature has been used for various purposes, including those as means to torture Hanoi Catholic leaders and staff who lived nearby with loudly music played late into midnight. Needless to say, the music and other activities from the building disrupt badly church services in the nearby Hanoi Cathedral.
In 1980s, Cardinal Joseph-Marie Trinh Van Can (1921-1990), Archbishop of Hanoi, had repeatedly reported the issue but the government kept torturing him with loudly music until his death.
In 2000, Cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung requested the return of the building to the archdiocese. The Vietnam Conference of Catholic Bishops has also sent petitions to the authorities for the return of the building. Yet, their petitions have gone unanswered.
2.2 Redemptorist land at Thai Ha.
Thai Ha parish is run by Redemptorists. The congregation arrived in Vietnam in 1925. Since then, Redemptorists have taken the Good News to many provinces in the North of the country. In 1928, they bought 6 hectares at Thai Ha, Hanoi to build a convent and a church. Mass for the Inauguration of the convent was held on May 1929. The church was inaugurated 6 years later, in 1935.
In 1941, there were up to 66 members including 17 priests, 12 brothers, 26 seminarians, and 11 novices living in the convent. The number of members kept increasing steadily until 1954, when Vietnam was divided into two distinct states. In 1954, most Redemptorists moved to the South of Vietnam. Fr. Joseph Vu Ngoc Bich and other 4 Redemptorists remained in Hanoi. They lived under extremely harsh treatment by the atheist regime, and soon faced brutal persecutions. Since 1962, after other Redemptorists were jailed or deported, Fr. Joseph Vu had run the church alone. Despite Fr. Joseph Vu’s persistent protests, local authorities had managed to nibble bite by bite the parish’s land. The original area of 60,000 square meters was reduced to 2,700 square meters. The communist government converted the convent into Dong Da hospital, and distributed or sold illegally large parts of the land to state-owned companies, and government officials.
Priests, religious and the laity of Thai Ha parish have repeatedly requested for the return of the land seized by the government. In support of their demands they note that the Redemptorists hold the legal land deeds and have never signed agreements to offer any part of the land to the government even under coercive conditions.
Since 1996, Hanoi Redemptorists and Thai Ha parishioners have been demanding the return of the land belonging to them. Their petitions have gone unanswered. But at the start of the year fences went up and security officials were called in to protect the construction which had begun.
2.3 Ha Dong Parish Presteby.
Ha Dong is a city of 200,000 inhabitants, 40 kilometers from Hanoi. The parish’s presteby was commandeered 30 years ago, and had since used for the offices of the Ha Dong People's Committee. The faithful have for many years demanded that the parish be returned to its rightful owners.
3. Social context of prayer protests
3.1 Vietnamese growing dissatisfaction with the government’s stance on China-Vietnam border issues.
In November 2007, China formalized its annexation of the Paracels and Spratlys by incorporating the two archipelagoes into a newly formed administrative unit (known as "Tam Sa") of Hainan province. When this decision became known, Vietnamese students organized unprecedented protests outside Chinese diplomatic offices in Hanoi and Saigon. These protests only lasted for two weeks as Vietnamese police depressed quickly and detained many of the organizers.
Students’ patriotic protests called into question the very legitimacy of the communist’s rule. Fifty years ago, China issued a declaration essentially claiming the entire South China Sea as an inland lake. Within days, on Sep. 14, 1958, prime minister Pham Van Dong of North Vietnam sent a diplomatic note to his counterpart Chou En-lai, acknowledging China's claim. The motivation of the Hanoi communists was absurd but for obvious reason: they needed China's military support badly during the war against the US-backed South Vietnam.
Toward the end of the Vietnam War, China taking advantage of South Vietnam's weakening military position attacked the Paracel Islands. In the naval battle of January 19, 1974, and subsequent Chinese attacks, 53 South Vietnamese sailors lost their lives defending the islands. The Saigon government protested the unprovoked invasion, while the Hanoi government expressed support for the Chinese move.
After the communist takeover of South Vietnam in 1975, more disgraceful concessions with China have been made by the Vietnam government. In year 2000 alone, Vietnam lost 700 sq.km of its land area for China. Hanoi regime relies on China for political support, photocopying Beijing's model of open economics and closed politics. As a result, it is reluctant to openly criticize China out of the fear that to criticize China is to condemn itself. Recently, China's renewed assertion of sovereignty over the entire South China Sea - waters between Vietnam and the Philippines and stretching down to Indonesia - have stirred popular outrage at home and across the diaspora due to Hanoi's mute reaction to Beijing's stance and its disgraceful land and water border concessions to China.
3.2 Pervading corruptions.
In the era of open market, when there is plenty of opportunities for government officials to get rich overnight, the danger of corruption would also be looming as the rich of the same socio-political interest needs to form an alliance of those who would do anything to buy out the heart and souls of the public officials whose thickness of their wallet seems more important than the welfare of the public, even the security of the country.
The scandal PMU18 can serve as an example. It started out with a few bets on soccer games - $7 million worth of bets - and it raised such a ruckus here that even the leader of the Communist Party joined in, saying that corruption "threatens the survival of our system."
The bets were reportedly placed by the head of PMU18, a government agency that handles hundreds of millions of dollars in foreign development aid for construction projects.
The amount of money at stake was an eye-opener over the audacity of the corruption that seems to pervade Vietnam. In just one bet, according to the local press, $320,000 was lost on a match in Britain between Manchester United and Arsenal on Jan. 3.
The discovery of the bets set investigators on a trail of mansions, mistresses, luxury cars and protection money that led to the resignation in early April of the transport minister and the jailing of his deputy. Three men implicated in the scandal had been on a list of nominees to join the Communist Party Central Committee later that month.
Ironically, investigators reached to somewhere and stopped. All people involved were found not guilty. The two reporters who brought to light the scandal were jailed.
3.3 Land disputes.
In both Hanoi and Ho Chi Minh cities (formerly known as Saigon) hundreds of peasants protest daily to plead for the requisition of their land.
In a letter to the President and the PM of Vietnam, Bishop Michael Hoang Duc Oanh of Kontum diocese wrote "In this country numerous of the farmers and the poor have pleaded for years for the requisition of their properties but all in vain, as the authorities chose to persecute rather than to take care of them!"
Land disputes in Vietnam are on the rise as land value has increased at a dazing rate. Local authorities have invented infeasible projects just to have a cause to confiscate or to buy at very cheap prices land of peasants. Once the peasants have been kicked out of their land, state officials resell their land at higher prices, or build up hotels, restaurants, and night clubs as financial resources for government officials.
4. Catholics’ prayer protests
4.1 Protests out broke at the nunciature.
In a letter, released on December 15, 2007, Archbishop Joseph Ngo had informed his congregation that the nunciature within the premises of his palace was seized illegally by the government since 1959. He asked the congregation to pray for the return of the building.
Prayer protest ouside the nunciature |
Hanoi Catholics prayer protests clearly pose great threats to Vietnam government. This is the first time it has to deal with the protests – bolder than ever - from Catholics as a religious community. Also, these protests occurred just a few months after Vietnam created a watershed, especially for the US, through a wave of harassments, arrests and criminal charges against human rights and democracy advocates engaged in peaceful and perfectly legal activities [6]. Vietnam had been put for years on the list of Countries of Particular Concern (CPC). Apparently, it did not want to suffer more economic measures from US and other Western countries.
4.2 Protests out broke at Thai Ha.
While peaceful demonstrations for the restitution of the nunciature were still on the way, police forcibly intervened in an analogues protest in the parish of Thai Ha. The parishioners discovered that state officials had secretly sold their land to private entities out of the fear their shares might be returned to Catholics. These victims in their desperation were left with no choice other than holding peaceful protests to call out for justice from the authorities since Jan. 5, 2008.
Protest at Thai Ha |
In the afternoon of Jan. 7, the authorities came to allay the concerns of the crowd, promising that construction work would end. Instead the next day the Hanoi People’s Committee issued an official order authorizing the construction in the disputed land. Angered by the flip-flopping action, people realized that government institutions had made a mockery of their own words and of people’s sentiments in order to protect those who broke the law.
In a message sent on the same day to all the Redemptorists in the country[7], the provincial superior, Fr Joseph Cao Dinh Tri, said that the local government had illegally confiscated land belonging to their monastery at Thai Ha, Hanoi and was supporting a construction project there.
The Redemptorist in Hanoi, Fr Cao continued, "have responded by gathering people to pray at the construction site, asking the government to respect fairness and put justice into practice. I would earnestly implore all of you, the whole province of Vietnam, to be in solidarity with our brother Redemptorists in Hanoi, in order to pray for our common apostolate".
The Redemptorists in Saigon immediately held a prayer protest at their Redemptorist convent drawing more than 4,000 Catholics. It was the largest, and probably the first, anti-government protest held in the city since the communists took power in 1975.
4.3 Protests out broke at Ha Dong.
Prayer protest at Ha Dong |
The faithful were provoked into action by a statement made by government officials rejecting their demand that the building be returned to its owners after it was seized 30 years to house the Ha Dong People’s Committee.
Parishioners had repeatedly forwarded petitions demanding the building’s return but to no avail.
However, Ha Dong was recently elevated to the status of city and so the Committee was moved. This persuaded the parish vicar, Fr Joseph Nguyen Ngọc Hinh, to try again to get the building back.
This time, however, he got an astonishing answer. He was told that a “parish leader” had donated the building to the government in 1977.
Father Nguyen responded saying that no parishioner had the right to do such a thing according to Canon Law 1292.
Even more astonishing was the fact that the “parish leader” who made the donation was in fact a member of the Communist Party appointed by the government to the parish council who in turn donated the property to the government.
4.4. Ultimatum of the government for Catholics to stop protesting.
Police filming |
The morning protest was followed by a Mass for the birthday of Cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung, the former archbishop of Hanoi. Following the celebration, a second peaceful demonstration began which later turned violent. During the protest, a Hmong woman had climbed over a gate to place flowers on a statue of the Virgin Mary inside the building.
Discovered by security personnel, the woman was chased around the garden of the building. Disregarding the woman's explanations for her venturing into the building, the guards kicked and slapped her severely. In the witness of more than 2,000 Catholics, a security commander even loudly ordered his subordinates to beat to death the woman.
Attorney Le Quoc Quan, a Catholic, intervened telling the security officials that their acts were unlawful and that they should stop beating the woman. However, they turned to attack him and dragged him to an office where he was beaten cruelly.
Seeing all this brutality, in order to rescue Mr. Quan and the woman, the protestors had no other choice than breaking through the gate to confront the security officers. They occupied the building, erected a giant cross and sit-in protested on the garden of the building despite cold rains and biting winds.
Large numbers of security police, in uniform and in plain-clothes, were on the site, surrounding the protestors and mingling in their ranks, taking photos and filming with video cameras.
The next day, the city's governing body issued an ultimatum giving the protestors until 5 p.m. Sunday Jan. 27 to leave the premises and to remove statues of the Virgin Mary and the cross that they had erected on Friday.
Also, the government-controlled media, which had remained silent about the protests, jumped in describing the protestors as "naive people," and charged that the Catholic clergy had been “lying to their flock” and inciting them against the government. The media campaign led to fears that a police crackdown was imminent.
Despite all of measures of intimidation, the archbishop did not disperse protestors. None of the government instructions were followed. On the contrary, he challenged the order saying that “Praying is a basic human right protected by laws. Should any of my flock is going to jail for praying, I’m prepared to take his or her place in jail”
More than 3,000 Catholics gathered in the garden of the building that once housed the apostolic nuncio for a prayer vigil on Sunday, January 27th, 2008 in defiance of a government order to vacate the site.
4.5. Concessions.
Not daring to show its hand and challenge the international community, the government tried to seek a way to escape from the deadlock. On February 1st, the government agreed to turn the building over to Church leaders [8].
The concession by the Vietnamese government came just hours after the publication of a letter from Cardinal Tarcisio Bertone, the Vatican Secretary of State, urging Hanoi's Catholics to avoid confrontation with police. In his Jan. 30 letter to Hanoi's Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet [9], Cardinal Bertone had promised to press the government to restore use of the building. Diplomatic initiatives by the Vatican evidently produced an immediate effect. The government agreed to allow the Catholic archdiocese to resume use of the building, in exchange for a promise that the daily prayer vigils would stop.
5. Attempts to betray promises.
5.1. Buddhist Church claimed ownership of the land.
Two weeks after the agreement was reached, however, the Catholic activists who organized the public protests- and drew international attention to the situation, prompting the government's concession- began to doubt whether the government would keep its promise from what was about to happen next.
State workers had repainted the fence surrounding the building. The gates have been strengthened, and new panels have been set in place, carrying Communist symbols and slogans, underlining the point that the building is state-owned.
Although Archbishop Ngo had said that the building would be turned over to the Church in a series of steps, the latest moves by government officials suggest that a quick transfer is out of the question.
In a sudden, Hanoi Catholics faced a serious setback in their quest, as a state-approved Buddhist Church claimed ownership of the land.
In a letter sent to Vietnam Prime Minister - dated Feb. 16 –Thich Trung Hau, a leader of the Vietnam Buddhist Church set up by the Communist government in 1981, stated that all the settlements regarding the former nuncio's office must be approved by his church, since he claimed that his Church was the authentic owner of the land [10].
The Buddhist leader's letter was written soon after Le Quang Vinh, the Vietnamese government's former religious-affairs chief, suggested that the Buddhist group was the lawful owner of the plot of land on which the archbishop's residence, the city's Catholic cathedral, and St. Joseph seminary are located. The office of the papal nuncio, which was seized by the government in 1959, was on the same property.
Vinh argued that the land was seized from the original Buddhist owners by French colonial rules and transferred to the Catholic Church. Hau, the Buddhist official, backed that argument, claiming that on the land in dispute there had been a pagoda named Bao Thien which was built in 1054. In 1883, “The French colonists seized and donated it to Bishop Puginier”, he stated.
Also, the state-run “Catholics and People” magazine (despite of its name, it’s a state-run publication) opened fire on Hanoi Catholics. On Feb. 15 and since then, it had carried a series of articles supporting Thich Trung Hau’s claim to the building, charging that Catholic activists had violated property laws while accusing the demonstrators of harming the public reputation of Catholic citizens. It argued that the nunciature became public property by default when the papal envoy left the country in 1959. The magazine went even further stating that Saigon Cathedral and numerous Catholic churches should be returned to Buddhists in an obvious attempt to terrorize Catholics.
Catholic activists in Hanoi, already worried about the willingness of the government to restore the property, see these episodes as a government excuse for reneging on the promise made to Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet on Feb. 1.
5.2. The UBCV
In an interview with BBC, a spokesman for the outlawed Buddhist Church of Vietnam (UBCV), Venerable Thich Khong Tanh, disputed the claims of Thich Trung Hau and the state-run “Catholics and People” magazine. He charged that the government had encouraged the rival Buddhist group to stake a claim to the property.
A strong Buddhist protest |
Thich Khong Tanh, whose UBCV claims to represent 80% of the Buddhists living in Vietnam, said that the rival Buddhist group is "a tool of the Communist party." The UBCV was outlawed in 1981 because of its refusal to follow the dictates of the government; he himself has spent 15 years in prison for his human-rights efforts.
The underground Buddhist leader said that there was no doubt that the Catholic Church owned legal title to the disputed property in Hanoi. While the government-approved Buddhist group claimed that the Bao Thien pagoda was built on that land, Thich Khong Tanh said that the pagoda was actually at a separate location - and in an event, was destroyed in 1426, more than four centuries before the Catholic Church gained titled to the land.
He underlined that the UBCV “has nothing to deal with the nunciature” calling for greater attentions to two key UBCV institutions that had been seized by the government: the Vietnam Quoc Tu Pagoda and the Quang Duc Cultural Centre in Saigon.
Some government officials had already criticized those who involve in the latest moves raising the concern that this development might force Catholics to cooperate with the Unified Buddhist Church.
In some sense, prayer protests from the Buddhists may cause more concerns than those of Catholics as most Vietnamese are Buddhist. Also, Buddhists protests may be followed by a ritual in which a monk sets himself on fire to express his strong protest.
5.3. Media campaign to prepare public opinion for the betrayal and persecutions.
In order to crackdown protests that had been dragging on for 8 months, in Mid August, Vietnam government launched a terrorizing campaign against Hanoi Catholics, starting with a media campaign threatening to use "extreme actions" against the Redemptorists, depicting them as "criminals" who have used their influence to incite the faithful in a confrontation against the government, destroying state property, assembling and praying illegally in public areas, and disturbing public order. The campaign, which has incited a socially negative sentiment not only against the Redemptorists but also the Church as a whole, has been stepped up by a series of arrests on 28th August.
On the same day, numerous of priests and lay people were kicked and beaten brutally by police when they peacefully requested for the release of detainees. Demonstrators had claimed the police beat them brutally and used stun guns on them.
Even worse, on Sunday 31th August, Vietnam police disrupted a Catholic procession on the ground of Hanoi Redemptorist Monastery. Fr. Peter Nguyen Van Khai, the celebrant, was personally attacked when he was leading this procession. A policeman sprayed the priest, altar boys and people nearby with tear gas at close range causing many to faint and vomit. Smoke grenades were reportedly being thrown into the crowd causing a total chaos among the faithful; many ran and cried out in panic. About thirty parishioners, most of them were women and children, suffered badly from tear gas inhalation. Among them at least 20 were hospitalized. Needless to say, a supposed-to-be peaceful religious event had been completely ruined as it was showing a clear signal from an unyielding government which was determined to persecute rather than negotiate.
6. The shameful betrayal of promises.
6.1. Bulldozing the nunciature
All in a sudden, on Friday Sep. 19, 2008, the government announced the nunciature would be demolished for a playground and immediately carried out with the back of its armed forces. As stated by archbishop Joseph Ngo [11] “This action is going against the policy of dialogue that the Catholic Church and Vietnam government have pursued. It was such an insult to the legitimate aspirations of the Hanoi Catholic community, ridicules the law, and disrespects the Catholic Church in Vietnam. It is also an act of trembling morality, and a mocking of society's conscience.”
6.2. Media campaign to gain public opinion for the betrayal and persecutions.
The next day, Hanoi Archbishop went to the office of Hanoi People’s Committee to protest. The day after, state-controlled media opened fire on him. Several “government-controlled media quoted his remarks out of context and interpreted his comment in the opposite direction,” said cardinal Pham Minh Man’s letter in a letter to all priests, religious and faithful in his archdiocese.
The Cardinal was referring to a sentence in the statement in which Archbishop Ngo Quang Kiet said: “Travelling overseas often, we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport because wherever we go; we are always examined scrupulously [by customs agents]. We are really sad. We desire our country to become stronger so that we can be like Japanese citizens who can pass through anywhere without being inspected. Koreans already enjoy that. We hope Vietnam becomes a strong, united country, so that we are respected everywhere we go.”
Instead of the quoting the entire paragraph state-run media simply quoted the prelate as saying “we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport” and then raised serious doubts about his patriotism.
The above incident was just one among series of distortions and false accusations against Catholics. State media have attributed manufactured quotations to actual Catholics and have presented a beggar as a critical Catholic parishioner. They have even gone so far as to name a man who has been dead for several years as a detractor.
Judge Vu Kim My, a Catholic prosecutor in the Diocese of Phat Diem, accused a Sep. 15 article in the People’s Police newspaper of putting words in his mouth about the Thai Ha Church property dispute.
“I confirm that I never said anything relating to Thai Ha, I never asked for the punishment [against the protestors], I did not mention God in my answers,” he said.
Judge Vu claimed that the newspaper reporter only asked him two questions, both of which related to general knowledge of the law.
“The rest of the report was added by them,” he charged.
A falsehood in an Aug. 20 article in the New Hanoi newspaper had also been exposed. The paper reported that Nguyen Quoc Cuong of Dai On parish accused the protestors at Thai Ha Church of “not following the Catholic teachings.”
The Archdiocese of Hanoi made inquiries about the supposed parishioner, only to discover that he was invented by the newspaper.
“He simply does not exist in our parish,” a parish council member of Dai On parish said.
The New Hanoi newspaper also introduced Nguyen Duc Thang as a parishioner of Thach Bich parish, depicting him as a dissident strongly opposed to the Catholic protests.
“Yes, he was a Catholic in my parish,” said Fr. Nguyen Khac Que, the pastor of Thach Bich.
The priest added: “he already died a few years ago. I have no idea how a dead person could answer an interview of the paper.”
Such incidents only added to the series of deceptive reports on the demonstrations.
On Sep. 4 at Thai Ha Monastery, cameramen from Hanoi Television interviewed an elderly person who was introduced as a Catholic. When demonstrators asked him his baptized name, he admitted he was a beggar and said the cameramen “had given me some money to act and speak as instructed.”
The Voice of Vietnam, the state’s official radio network, reported that Father Nguyen Van Khanh who is the pastor of Gia Nghia parish (Buon Me Thuot diocese) opposed the Thai Ha protests and praised the land policy of the government. When contacted by Dalat diocese, he insisted that no one had interviewed him.
Also, in a Letter of Communion sent to the Provincial Superior of the Redemptorists in Vietnam and the Superior of Thai Ha Monastery, concerning the Thai Ha Church property dispute, Bishop Anthony Vu Huy Chuong of Hung Hoa told them: “Recently, the vicar of Can Kiem confirmed with me that the man who spoke on state television against Thai Ha on behalf of Can Kiem parishioners is only a local government official – not a Catholic at all.”
The bishop’s report that the media was producing false Catholics’ identities echoes another incident in which state newspapers on Sep 7 introduced two men named Pham Huy Ba and Nguyen Van Nhat as Catholic priests. The men spoke with ill will about protestors at Thai Ha, but the Archdiocese of Hanoi immediately confirmed that the men were not Catholic priests, saying “They have never been priests. They must have been ‘ordained’ by the government”
6.3. Pro-government mob.
Police standing by |
Pro-government forces rallying in Hanoi |
The thugs arrived at 4 pm. Following a well-established Stalinist scenario state-owned buses delivered youth, military veterans and other communist associations to express what one agent called “the fury of people” against Catholics, especially the archbishop. Nguyen The Thao, chairman of the capital’s People’s Committee (City Hall), had repeatedly described Catholics as “a danger”, calling on the people to defend the state.
Once on site the bully-boys playing out their role in this tragic comedy threw themselves at the Catholics at prayer, and then moved to the nearby archbishop’s office, shouting slogans against the archbishop and in praise of Communism.
In the building priests and employees locked down the doors as police, out in large numbers, stood idly by. Some agents even helped the mob destroy the iron cross erected in January in the former delegation’s garden and wheel away the statue of the Pietà that was in the building.
Some Catholics found refuge in St Joseph Cathedral where they rang the bell to call for help from the faithful in nearby parishes.
Only then did police order the thugs away to avoid a clash with the people who were rushing to the site.
6.4. Unlawful deeds of the city’s committee.
After fake priests being presented on state media, a nameless beggar paid to claim to be Christian, a dead interviewed to criticize the Church, false statements attributed to a judge and a priest, words of an archbishop tailored and took out of context, now comes “agreed nothing” altered to “agreed everything”. In two separate letters, Hanoi Redemptorists bring to the light the dishonesty of a Religious Affair officials and unlawful deeds of the city’s committee.
According to Hanoi Redemptorists, Pham Xuan Tien, the chief of Hanoi’s Religious Affairs Department told lies when stated that Hanoi Redemptorists had “confessed” that they committed “two sins against the government”: “having religious activities outside worship premise”, and “having unregistered religious activities”. The statement 88/TB-BTG-NVH “distorted the truth”, Redemptorists wrote in a rebuttal dated Sep. 25, 2008.
Tien’s statement, printed on most state-controlled newspaper on Wednesday Sep. 24, 2008, went further stating that as a result of the two said “sins”, the Redemptorists agreed a third point containing the confession of “having violated sessions 9, 12, 15, and 25 of the Ordinance on Belief and Religion; and sessions 2, 21, 26, and 27 of the Decree 22/2005/ND-CP released on March 01, 2005.”
Fr. Joseph Nguyen Van That, who signed the rebuttal to Hanoi People’s Committee, stated that: “It is true that we, priests and representatives of parishioners, had a meeting with Mr. Tien and the delegation of Hanoi’s Religious Affairs Department at 16:30 on Sep. 22, 2008 at the meeting room of Hanoi Redemptorist Monastery – Thai Ha parish. But, we never agreed with any point stated on the statement 88/TB-BTG-NVH dated Sep. 23, 2008. The statement 88/TB-BTG-NVH completely distorted the truth saying that we ‘agree everything’”.
Changing “agreed nothing” to “agreed everything” is a blatant lie, said the protest letter. The incident is another dramatic testimony of how Vietnam government has distorted words of Catholic clergy in Hanoi.
In another protest letter, sent to the People’s Committee of Hanoi city, Fr. Vu Khoi Phung, superior of Thai Ha monastery accused the committee of disobedience state’s Law on Complaint and Denunciation.
According to the letter, since 1996, Redemptorists and their parishioners had repeatedly sent petitions to the government asking for the requisition of their land. All had gone to deaf ears, until recently when they got a letter from Vu Hong Khanh, deputy chairman of the city committee. Khanh rejected their petition by the Order 2476 dated July 3, 2008.
“The session 2 of the Order 2476 stated that ‘This is the first decision for the complaint’,” Fr. Matthew Vu wrote.
Later, “On Aug. 28, our monastery received the communiqué 680/UBND-NNDC of Hanoi People’s Committee urging us to elaborate more documents... to support our claim. It was interpreted that the committee agreed to dialogue with us on the dispute.”
“We had been waiting for a reasonable and official reply from Hanoi People’s Committee, then suddenly, we were invited to the People’s Committee of Dong Da district to hear the announcement of the plan to convert the lot at 178 Nguyen Luong Bang [the disputed land] to a park.”
“We really surprised to learn that the city’s committee decided to build a park at 178 Nguyen Luong Bang despite law and procedure concerning Complaint and Denunciation.”
Fr. Nguyen The Hien, explained during a meeting on Wednesday Sep. 24 with the city committee’s officials that:
“According to current state’s Law on Complaint and Denunciation, we have the chance to protest the government decisions up to three times. And after that if our petition is still rejected we still have another chance to solve the dispute at a court. Why did you announce the decision to convert it into a park when we have only been rejected for the first time, and we are still protesting lawfully?” he asked, calling on the committee to respect the law.
Fr. Matthew Vu, and all 13 other priests of Hanoi Redemptorists Monastery asked Hanoi People’s Committee “to take state’s Law on Complaint and Denunciation seriously; stop the conversion project at 178 Nguyen Luong Bang..; solve the dispute in full compliance with law and procedure of Complaint and Denunciation” and finally “return the disputed land for us to use in religious and charity activities.”
The next day, despite of Redemptorists’ protest, construction workers backed by hundreds police started bulldozing the land.
7. Reactions of the Vietnam Conference of Catholic Bishops.
“Archbishop Ngo Quang Kiet of Hanoi, and the priests of the parish of Thai Ha have not done anything against current canon law". It was the blunt and unwavering response that the Vietnamese bishops' conference had sent to the president of the People's Committee of Hanoi, Nguyen The Thao, who had asked for the "severe punishment" and "transfer" of Archbishop Ngo Quang Kiet [12].
The statement of the Vietnamese bishops was made public on Sep. 26, 2008, signed by the president of the Episcopal Conference, Bishop Peter Nguyen Van Nhon. It was released at the end of the annual assembly of the bishops, which concludes on the day.
The note, also sent to the president and prime minister of Vietnam, responds to a letter from Thao dated Sep. 23, 2008 in which the bishop and religious were accused of “inciting riots, falsely accusing the government, showing disrespect for the nation, breaking and ridiculing the law, and instigating others to violate it”. The four priests named by Thao were the same ones "warned" by him.
In another statement, the Vietnamese bishops also highlighted other problems in the country, like the unjust appropriation of individual and Church property, the spread of naked corruption, injustice against the poor and against believers, repression against the people and against religion, the abuse of force on the part of the authorities, and the dishonesty of the state media.
Conclusion
We are at our wit's end as the injustice being done to our brothers and sisters in Christ, to the unarmed, religious people whose only weapon to protect themselves and church property has always been praying with an unshaken belief in God. Now their hope for the return of their property is gone, their integrity crushed, their trust in the very government who called themselves "servant of the people" evaporated as this self-proclaimed "servant" did just the opposite with what they promised
As our Church leaders and fellow parishioners' effort being exhausted, we are calling out to you to be our eyes and ears, to be our voice to the world, our most trusted source of guidance and support. This self serving communist regime has never done anything for the common good of its people, let alone to the benefit of Christians whom they have a long history of despite and discrimination against.
Our hope is that you would be informed of the situation we are facing so that you can carry on the torch of freedom of speech and the right to own our homes and property in Vietnam where no one is allowed to report any governmental abuse of power and of its people. Ben Stocking was a startling example. The Vietnamese government has the advantage of being the monopolistic owner of more than 600 newspapers, magazines and several broadcasting companies to support their twisted agenda while we have none to voice ours. We only have faith in God and in people like you.
It is absurd to label our fight for justice as to serve the Church's ambition and financial gains when sending parishioners into harm's way to confront the governmental mighty forces. Our Church leadership and parishioners did not ask for their homes and property to be illegally taken away by the government while there's a great need for room to conduct religious activities at hand. We are just simply demanding our constitutional rights to be respected by the same government who leads the country under the guidance of the same constitution. How can Vietnam while trying by all means to be recognized by the world as a civilized, democratic country, be at the same time denying our basic human rights to practice our religion and to own our home/land?
With that in mind please accept our sincere thanks in advance for being the witness to the truth. We hope that if God has led us to you, he will bless you with the wisdom, the zeal to serve mankind to your absolute best- more than we can imagine.
We praise the Lord everyday for his love and guidance, we will also forever be grateful for your being there for us at this difficult time of our Church as a whole. May God bless you all.
References:
[1] The history of Vietnam economics from 1945 to 2000, Vol. 2, Vietnam Bureau of Economic Affairs, Hanoi, 2004.
[2] Asia-News, Hanoi Catholics demonstrate for parish land, http://www.asianews.it/index.php?l=en&art=11195&geo=53&size=A
[3] One of these prisoners, well known to the world, was Cardinal François Xavier Nguyen Văn Thuận (1928-2002). On April 24th, 1975, The Holy Father Paul VI appointed him Archbishop Coadjutor of Saigon. On August 15th, 1975, 3 months after the communists took control Vietnam, he was imprisoned. The communists said his appointment was a plot of the Vatican.
At 47 years old; with only a rosary in his pocket as his luggage, he was sent to a communist re-education camp, where he spent 13 long years, including nine in absolute solitary confinement where he saw nothing other than a thick darkness. Released on November 21st, 1988, and expelled from his Country, he came to Vatican, where he was appointed President of the Pontifical Council for Justice and Peace. After having preached the Lent Spiritual Exercises for the Pope and the Roman Curia during the Year of the Great Jubilee, during the following Consistory, on February 21st, 2001, he was appointed Cardinal. Only a year later, on September 16th, 2002, he died after a long a painful sickness due to the hardship that he had suffered before.
[4] While all religious activities remain under state control, the government started a dialogue with Catholics in the 1990s which led to a milestone visit to the Vatican almost a year ago by Prime Minister Dung.
Hanoi had tense relations with Pope John Paul II, deemed a contributor to the defeat of Soviet communism, but congratulated his successor Benedict XVI soon after he became pontiff in 2005, saying it wanted closer relations.
[5] VietCatholic News Agency, Vietnam: Hmong Catholics face severe persecutions, http://vietcatholic.net/News/Html/50872.htm
[6] One of these human rights and democracy advocates is Father Thaddeus Nguyen Van Ly who was sentenced on March 30th, 2007 for eight years in prison. Father Ly, a prisoner of conscience, began his dissident activities as early as the 1970s. He spent a year in prison from 1977 to 1978, and an additional nine from May 1983 to July 1992 for "opposing the revolution and destroying the people's unity."
In November 2000, he gained global and official attention when members of the US Committee for Religious Freedom visited him in his village, during the visit of U.S. president Clinton to Vietnam.
On May 17th, 2001, he was arrested again at An Truyen church, and received in October 2001 another prison sentence of 15 years for activities linked to the defense of free expression. The sentence was later reduced several times and he was finally released in February 2004. On February 19th, 2007, security police surrounded and raided Hue Archdiocese to ransack the office, confiscate computers and arrested him.
[7] Provincial’s Letter To All The Redemptorists In Vietnam Regarding The Local Government Has Illegally Confiscated Our Monastery’s Land In Thai Ha http://vietcatholic.net/News/Html/50861.htm
[8] Letter of Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt of Hanoi http://vietcatholic.net/News/Html/51901.htm
[9] Letter of the Vatican Secretary of State to the Archbishop of Hanoi http://vietcatholic.net/News/Html/51834.htm
[10] Viet Buddhists claim land promised to Catholics in Hanoi http://www.catholicculture.org/news/features/index.cfm?recnum=56793
[11] Urgent Protest Letter from Hanoi Archbishop http://vietcatholic.net/News/Html/58736.htm
[12] Statement of Vietnam Conference of Catholic Bishops on current issues http://vietcatholic.net/News/Html/59225.htm
Catholics attacked by pro-government mob in Vietnam
Religious Intelligence
06:48 29/09/2008
Saturday, 27th September 2008. 8:20pm
By: Judy West.
Hundreds of Catholic protestors seeking the return of a former papal nunciature confiscated by the communist government were attacked on Thursday afternoon in a confrontation with youths, military veterans, and members of other communist associations, the Catholic News Agency is reporting.
The pro-government gang chased protestors from the area and then gathered at the gate of the Archbishop of Hanoi’s office, yelling communist slogans and calling for the head of the archbishop, whom they accused of treason.
During the protest the staff at the Archbishop’s office retreated behind closed doors, but one of those affected told the Catholic News Agency that there were hundreds of police and government officials nearby, but did nothing to help.
Those officials were helping to secure the demolition of the papal nunciature, and they reportedly helped the protestors to destroy an iron cross that protesters had planted there earlier this year.
The incident comes just one week after a letter written by several US Congressmen asked the Vietnamese government to respect peaceful protests and the rights of free speech and religious expression.
“According to current land law, we have the chance to protest the government decisions up to three times. And after that if our petition is still rejected we still have another chance to solve the dispute at a court. Why did you announce the decision to convert it into a park when we have only been rejected for the first time, and we are still protesting lawfully?” asked Fr Nguyen The Hien of Hanoi Redemptorist Monastery.
By: Judy West.
Hundreds of Catholic protestors seeking the return of a former papal nunciature confiscated by the communist government were attacked on Thursday afternoon in a confrontation with youths, military veterans, and members of other communist associations, the Catholic News Agency is reporting.
The pro-government gang chased protestors from the area and then gathered at the gate of the Archbishop of Hanoi’s office, yelling communist slogans and calling for the head of the archbishop, whom they accused of treason.
During the protest the staff at the Archbishop’s office retreated behind closed doors, but one of those affected told the Catholic News Agency that there were hundreds of police and government officials nearby, but did nothing to help.
Those officials were helping to secure the demolition of the papal nunciature, and they reportedly helped the protestors to destroy an iron cross that protesters had planted there earlier this year.
The incident comes just one week after a letter written by several US Congressmen asked the Vietnamese government to respect peaceful protests and the rights of free speech and religious expression.
“According to current land law, we have the chance to protest the government decisions up to three times. And after that if our petition is still rejected we still have another chance to solve the dispute at a court. Why did you announce the decision to convert it into a park when we have only been rejected for the first time, and we are still protesting lawfully?” asked Fr Nguyen The Hien of Hanoi Redemptorist Monastery.
Viet Protestant leaders united in condemnation of the government’s belligerent response to Catholics' peaceful prayer vigils
Compact Direct News
06:52 29/09/2008
VIETNAM: AUTHORITIES BULLDOZE HISTORIC BUILDING IN LAND DISPUTE
Promise of negotiated settlement fades; Catholic leaders threatened with legal action.
HANOI, September 26 (Compass Direct News) – Authorities in Hanoi have responded to months of Catholic prayer vigils and demonstrations over disputed land by destroying the one-time residence of the papal nuncio in central Hanoi.
In suddenly bulldozing the land that once served as the Vatican embassy and residence near St. Joseph’s Cathedral last Friday (Sept. 19), the government broke its promise to Catholic leaders in February to negotiate a settlement concerning the property.
The destruction of the building held sacred by Catholics is the latest blow to Christians’ long struggle to get the government to return confiscated church properties. Catholic, Protestant and other religious leaders deemed the government response to peaceful Catholic pressure a serious setback for religious freedom.
Authorities cite Vietnamese law stipulating that lands subject to “land management and socialist land reform policies in place before 1991” cannot be considered.
On Monday (Sept. 22) the Vietnam News Agency reported that the Catholic Church ceded the Nha Chung Vatican Embassy property to the state in 1961 and that it would be turned into a library and park.
“Bookworms will soon be able to enjoy the facilities offered by a brand-new library, located at 42 Nha Chung Street, in Hoan Kiem District,” the state reported. “In addition to all of the services usually offered by a library, situated on the premises of an existing three-story, French-designed building surrounded by greenery and including a childrens’ playground, the renovation, which began last Friday, aims to better meet Hanoians’ demands for relaxation.”
Sources said Vietnam’s frequent pronouncements of new openness to religion, and the formation of a joint Catholic/government working committee regarding relationships with the Vatican and other outstanding matters, may have led Catholics to test the waters. Late last year Catholics began to hold prayer vigils outside the fence of the long-vacant Vatican Embassy seized by the government in the mid-1950s.
The historic building property on Nha Chung Street is adjacent to the Hanoi archbishop and cardinal’s residence and only a half block away from St. Joseph’s Cathedral in Hanoi’s Old Quarter.
The daily morning and evening prayer vigils began to draw large crowds, especially on Saturdays and Sundays, when thousands came to Masses at the cathedral. Authorities in a country where demonstrations are not allowed became seriously worried when warnings to stop went unheeded.
In discussion with Catholic leaders in late February, the government agreed to negotiate a settlement in good faith on the condition that Catholic leaders would call a halt to the prayer vigils. Archbishop of Hanoi Ngo Quang Kiet told Compass in April that after agreeing to a joint working committee, the government showed no sincerity in building relationships or in settling grievances.
In late August an aide to the archbishop told Compass in Hanoi that the twice daily prayer vigils had resumed. At that time about 100 people participated each time, but the number and intensity was growing. Catholic leaders made no secret of their appeal to prayer and assembled people as their only tools in their struggle with the government for redress on confiscated properties.
In recent weeks the Redemptorists at Thai Ha, also in Hanoi, also began prayer vigils to recover some of their large property. Over the years their part of an original plot of 60,000 square meters had been reduced by government confiscation to less than 2,000 square meters.
According to observers, the Catholics conducted themselves during their vigils with decorum and order as they reverently marched, prayed and sang. The government’s response however, quickly escalated from accusing the Catholics of interfering with traffic to accusing them of all night public disturbances – and then accusing Catholic leaders of inciting riots and breaking religion laws.
Catholic Leaders Warned
Authorities this week delivered a written warning to Archbishop Kiet warning him of “extreme action” if he did not stop the daily prayer vigils. They also issued a warning to four priests at a Hanoi church locked in the land dispute. The archbishop and priests are accused of “stirring the population” and encouraging illegal religious activity.
State and Hanoi city media releases and radio and TV coverage during September painted the Catholics in the worst possible light; sources said the media fabricated stories and paid people to speak against the Catholics. With no opportunity to make their side of the story known through Vietnam’s state-controlled media, Catholics are reporting events through VietCatholic News, Zenit and other overseas news sites.
Catholic calls for media to retract specific, demonstrably false stories and appeals to press laws have gone entirely unheeded. Rather, sources said, improbable accusations and vicious slander against Catholics sharply escalated.
Vietnam Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man, archbishop of Saigon, wrote a letter to all priests, religious and faithful on Monday (Sept. 22) denouncing the state’s media lies. Unrest is spreading throughout Vietnam’s Catholic community, believed to number more than 7 million, as the letter by the cardinal and others by bishops are read in the churches.
Thugs Bussed In
Demonstrations escalated this week with estimates of 7,000 to 10,000 people, including students gathered at Thai Ha on Wednesday night (Sept. 24). It was said to be the largest public demonstration since the Communist unification of Vietnam 33 years ago.
Wednesday afternoon (Sept. 24), hundreds of police and plainclothes officers tried to control an upset crowd of Catholics as a statue of the Virgin Mary was removed from the Vatican Embassy area under police protection and taken to an unknown location. The next day, sources said, authorities recruited gangs that included uniformed Communist youth league members and others and bussed them to the site, where they attacked Catholic protestors outside the archbishop’s residence.
Similar gangs destroyed property, including sacred items at Thai Ha, the same day.
The state media also announced that the 17,000-square meter Thai Ha Redemptorist property in Hanoi is also to be turned into a public park.
The reversion to old-style, default Communist repression involving violence cloaked in lies is also worrying to Vietnam’s Protestants, some of whom have joined Catholics in the prayer vigils.
Protestant leaders contacted by Compass were united in their disappointment in and condemnation of the government’s belligerent response to peaceful prayer vigils.
“Sadly, the government has again shown its true attitude toward religions,” said one Protestant leader. “We have doubted the sincerity of recent improvements, and now they have clearly shown everyone what is still in their hearts.”
Some Vietnam observers fear the government’s belligerence may be evidence of hard-liners’ ascendance in an ongoing struggle with more moderate reformers. The timing of this property destruction, some Vietnamese church leaders said, is calculated to take advantage of uncertainty in the United States, especially as elections draw near.
Promise of negotiated settlement fades; Catholic leaders threatened with legal action.
HANOI, September 26 (Compass Direct News) – Authorities in Hanoi have responded to months of Catholic prayer vigils and demonstrations over disputed land by destroying the one-time residence of the papal nuncio in central Hanoi.
In suddenly bulldozing the land that once served as the Vatican embassy and residence near St. Joseph’s Cathedral last Friday (Sept. 19), the government broke its promise to Catholic leaders in February to negotiate a settlement concerning the property.
The destruction of the building held sacred by Catholics is the latest blow to Christians’ long struggle to get the government to return confiscated church properties. Catholic, Protestant and other religious leaders deemed the government response to peaceful Catholic pressure a serious setback for religious freedom.
Authorities cite Vietnamese law stipulating that lands subject to “land management and socialist land reform policies in place before 1991” cannot be considered.
On Monday (Sept. 22) the Vietnam News Agency reported that the Catholic Church ceded the Nha Chung Vatican Embassy property to the state in 1961 and that it would be turned into a library and park.
“Bookworms will soon be able to enjoy the facilities offered by a brand-new library, located at 42 Nha Chung Street, in Hoan Kiem District,” the state reported. “In addition to all of the services usually offered by a library, situated on the premises of an existing three-story, French-designed building surrounded by greenery and including a childrens’ playground, the renovation, which began last Friday, aims to better meet Hanoians’ demands for relaxation.”
Sources said Vietnam’s frequent pronouncements of new openness to religion, and the formation of a joint Catholic/government working committee regarding relationships with the Vatican and other outstanding matters, may have led Catholics to test the waters. Late last year Catholics began to hold prayer vigils outside the fence of the long-vacant Vatican Embassy seized by the government in the mid-1950s.
The historic building property on Nha Chung Street is adjacent to the Hanoi archbishop and cardinal’s residence and only a half block away from St. Joseph’s Cathedral in Hanoi’s Old Quarter.
The daily morning and evening prayer vigils began to draw large crowds, especially on Saturdays and Sundays, when thousands came to Masses at the cathedral. Authorities in a country where demonstrations are not allowed became seriously worried when warnings to stop went unheeded.
In discussion with Catholic leaders in late February, the government agreed to negotiate a settlement in good faith on the condition that Catholic leaders would call a halt to the prayer vigils. Archbishop of Hanoi Ngo Quang Kiet told Compass in April that after agreeing to a joint working committee, the government showed no sincerity in building relationships or in settling grievances.
In late August an aide to the archbishop told Compass in Hanoi that the twice daily prayer vigils had resumed. At that time about 100 people participated each time, but the number and intensity was growing. Catholic leaders made no secret of their appeal to prayer and assembled people as their only tools in their struggle with the government for redress on confiscated properties.
In recent weeks the Redemptorists at Thai Ha, also in Hanoi, also began prayer vigils to recover some of their large property. Over the years their part of an original plot of 60,000 square meters had been reduced by government confiscation to less than 2,000 square meters.
According to observers, the Catholics conducted themselves during their vigils with decorum and order as they reverently marched, prayed and sang. The government’s response however, quickly escalated from accusing the Catholics of interfering with traffic to accusing them of all night public disturbances – and then accusing Catholic leaders of inciting riots and breaking religion laws.
Catholic Leaders Warned
Authorities this week delivered a written warning to Archbishop Kiet warning him of “extreme action” if he did not stop the daily prayer vigils. They also issued a warning to four priests at a Hanoi church locked in the land dispute. The archbishop and priests are accused of “stirring the population” and encouraging illegal religious activity.
State and Hanoi city media releases and radio and TV coverage during September painted the Catholics in the worst possible light; sources said the media fabricated stories and paid people to speak against the Catholics. With no opportunity to make their side of the story known through Vietnam’s state-controlled media, Catholics are reporting events through VietCatholic News, Zenit and other overseas news sites.
Catholic calls for media to retract specific, demonstrably false stories and appeals to press laws have gone entirely unheeded. Rather, sources said, improbable accusations and vicious slander against Catholics sharply escalated.
Vietnam Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man, archbishop of Saigon, wrote a letter to all priests, religious and faithful on Monday (Sept. 22) denouncing the state’s media lies. Unrest is spreading throughout Vietnam’s Catholic community, believed to number more than 7 million, as the letter by the cardinal and others by bishops are read in the churches.
Thugs Bussed In
Demonstrations escalated this week with estimates of 7,000 to 10,000 people, including students gathered at Thai Ha on Wednesday night (Sept. 24). It was said to be the largest public demonstration since the Communist unification of Vietnam 33 years ago.
Wednesday afternoon (Sept. 24), hundreds of police and plainclothes officers tried to control an upset crowd of Catholics as a statue of the Virgin Mary was removed from the Vatican Embassy area under police protection and taken to an unknown location. The next day, sources said, authorities recruited gangs that included uniformed Communist youth league members and others and bussed them to the site, where they attacked Catholic protestors outside the archbishop’s residence.
Similar gangs destroyed property, including sacred items at Thai Ha, the same day.
The state media also announced that the 17,000-square meter Thai Ha Redemptorist property in Hanoi is also to be turned into a public park.
The reversion to old-style, default Communist repression involving violence cloaked in lies is also worrying to Vietnam’s Protestants, some of whom have joined Catholics in the prayer vigils.
Protestant leaders contacted by Compass were united in their disappointment in and condemnation of the government’s belligerent response to peaceful prayer vigils.
“Sadly, the government has again shown its true attitude toward religions,” said one Protestant leader. “We have doubted the sincerity of recent improvements, and now they have clearly shown everyone what is still in their hearts.”
Some Vietnam observers fear the government’s belligerence may be evidence of hard-liners’ ascendance in an ongoing struggle with more moderate reformers. The timing of this property destruction, some Vietnamese church leaders said, is calculated to take advantage of uncertainty in the United States, especially as elections draw near.
Arcivescovo di Hanoi: la libertà di religione è un diritto, non una concessione delle autorità
Asia-News
09:17 29/09/2008
Con una nuova campagna di stampa, le autorità tentano di alienare ai cattolici la solidarietà della gente. Una squadraccia di picchiatori minaccia I fedeli che vanno a pregare a Thai Ha e penetra anche all’interno della chiesa, gridando oscenità. Espressioni di vicinanza nelle altre diocesi vietnamite ed anche negli Stati Uniti.
Hanoi (AsiaNews) – La libertà di religione è un diritto umano e non una grazia concessa dai governi. Questo principio è stato ribadito da voci diverse per replicare alle autorità di Hanoi che, mentre continuano nella campagna di intimidazione e sopraffazione contro i cattolici per le vicende relative alla ex delegazione apostolica ed alla parrocchia di Thai Ha, stanno anche cercando di alienare la solidarietà popolare che si manifesta nei loro confronti. Solidarietà che si evidenzia fuori di Hanoi, nelle altre diocesi del Paese, ma anche all’estero. Così, i vescovi vietnamiti fanno leggere a tutte le messe, il testo comleto delle dichiarazioni dell’arcivescovo di Hanoi, manipolate dalla stampa di regime, ed una veglia di preghiera si è tenuta anche negli Stati Unit, in California.
La campagna di violenza e minacce, intanto, segna un ulteriore aggravamento. Sabato, una delle solite squadracce di “picchiatori di Stato” ha preso di mira il monastero dei Redentoristi di Hanoi. “Nel pomeriggio – racconta padre Joseph Nguyen – un centinaio di picchiatori ha cominciato col minacciare le persone che venivano a pregare nella chiesa di Thai Ha. Poi sono entrati in chiesa gridando oscenità a coloro che stavano pregando”. “Il fatto – aggiunge – è avvenut in pieno giorno e di fronte ad un gran numero di poliziotti. Quando i parrocchiani hanno chiesto agli agenti di intervenire, essi si sono rifiutati”. I Redentoristi, così, sono stati costretti a chiudere l’ingresso principale ed a cancellare alcune delle attività previste.
Già al mattino, peraltro, esponenti della polizia di Hanoi erano andati a Thai Ha per minacciare “azioni estreme”. “La polizia – racconta il religioso – ha detto che sta indagndo e valutando azioni legali contro i Redentoristi, che le autorità accusano di incitare e organizzare proteste tra I fedeli, per guadagjnare la simpatia popolare alla loro causa”.
Proprio per contrastare tale “simpatia” il presidente del Comitato popolare (il municipio) di Hanoi ha ricordato all’arcivescovo Joseph Ngo Quang Kiet – che si era recato al Comitato per presentare una protesta - di aver “facilitato le attività religiose dei cattolici, specialmente a Natale”. Il fatto è stato presentato dai media di Stato, e specialmente dalla televisione, come una prova dell’ingratitudine dei cattolici, sottoposti ad una sorta di giudizio pubblico. “Sapevamo – commenta l’arcivescovo – che le minori restrizioni per le attività religiose avrebbero avuto delle condizioni.. Ma sembra esserci un atteggiamento psicologico per il quale di fronte ad una richiesta io ti concedo un favore. Ma la libertà religiosa è un diritto umano naturale e tutti possono goderne. Un governo ‘per il popolo’ deve sentire la respnsabilità di facilitare ad ognuno i modi per goderne. Non è una grazia concessa dietro domanda”.
Su un altro fronte, il Comitato del popolo del distretto di Hoan Kiem, dove si trova la ex delegazione apostolica, ha notificato all’arcivescovo di Hanoi di aver confiscato la statua della Pietà, affermando che era era stata portata all’interno dell’edificio in contestatzione in occasione della prima manifestazione, prima di Natale. In realtà la statua era all’interno dell’edificio da prima che esso fosse requisito dai comunisti nel 1959.
In numerose diocesi vietnamite, si manifesta solidarietà con I cattolici di Hanoi, specialmente dopo la dichiarazione della Conferenza episcopale a favore di mons. Joseph Ngo Quang Kiet. A Haiphong, ad esempio, il cancelliere, padre Paul Vu Dinh Viet, ha dato disposizione “di leggere l’intera dichiarazione dell’arcivescovo durante le messe domenicali e dare le necessarie spiegazioni”. A Ho Chi Minh City, dove ogni parrocchia svolge attività pastorali e sociali per portare avanti le buone tradizioni della Chiesa locale, ad esempio la parrocchia di Binh Thuan organizza incontri mensili per I giovani. Questo mese, erano una cinquantina a riunirsi per parlare della “vita e la fede dei giovani ai giorni nostri”.
I piccoli gruppi esaminano e presentano le attese dei giovani della parrocchia. “Questo mese – racconta ad AsiaNews, il leader di un gruppo – abbiamo pregato per I responsabili della Chiesa, chiedendo a Dio di darci la pace e di aiutare il vescovo di Hanoi, I sacerdoti di Thai Ha e le persone che sono lì”. Tutti I gruppi hanno espresso la speranza “che ci sia pace nella nostra vita e non si discrimini la religione, rispettando i diritti umani di tutte le persone”.
All’estero, in California, nella contea di Orange, buddisti, cattolici ed esponenti di altri gruppi religiosi hanno guidato centinaia di persone in una veglia di preghiera (nella foto) per i cattolici di Hanoi ed hanno chiesto al governo vietnamita di porre fine alla persecuzione contro di loro. Con loro, venerdì sera, numerosi esponenti politici, come il senatore Lou Correa, il deputato Van Tran, Jose Solario ed altri membri del senato e dell’assemblea dello Stato della California ed altri provenienti da Westminster, Garden Grove e Santa Ana.
Padre John Tran Cong Nghi della VietCatholic News Agency ha illustrato gli sviluppi della situazione alla ex delegazione apostolica di Hanoi ed a Thai Ha, chiedendo “giustizia per i beni illegalmente espropriati”. “In Vietnam – ha aggiunto – molti contadini e povera gente hanno chiesto invano la restituzione delle loro proprietà. Le autorità preferiscono perseguitarli piuttosto che prendersi cura di loro. Il diritto alla proprietà privata non viene preso in considerazione ed inoltre ci sono la corruzione e la bribery, che hanno aggravato la situazione. La Chiesa del Vietnam è sempre stata a fianco di coloro che soffrono ingiustizie per sollevarli dalla frustrazione e dal dolore”.
“Sono qui con voi – a detto il senatore Lou Correa – per chiedere al governo del Vietnam di rispettare I diritti umani e la giustizia e di fermare immediatamente ogni forma di repressione”.
Hanoi (AsiaNews) – La libertà di religione è un diritto umano e non una grazia concessa dai governi. Questo principio è stato ribadito da voci diverse per replicare alle autorità di Hanoi che, mentre continuano nella campagna di intimidazione e sopraffazione contro i cattolici per le vicende relative alla ex delegazione apostolica ed alla parrocchia di Thai Ha, stanno anche cercando di alienare la solidarietà popolare che si manifesta nei loro confronti. Solidarietà che si evidenzia fuori di Hanoi, nelle altre diocesi del Paese, ma anche all’estero. Così, i vescovi vietnamiti fanno leggere a tutte le messe, il testo comleto delle dichiarazioni dell’arcivescovo di Hanoi, manipolate dalla stampa di regime, ed una veglia di preghiera si è tenuta anche negli Stati Unit, in California.
Già al mattino, peraltro, esponenti della polizia di Hanoi erano andati a Thai Ha per minacciare “azioni estreme”. “La polizia – racconta il religioso – ha detto che sta indagndo e valutando azioni legali contro i Redentoristi, che le autorità accusano di incitare e organizzare proteste tra I fedeli, per guadagjnare la simpatia popolare alla loro causa”.
Proprio per contrastare tale “simpatia” il presidente del Comitato popolare (il municipio) di Hanoi ha ricordato all’arcivescovo Joseph Ngo Quang Kiet – che si era recato al Comitato per presentare una protesta - di aver “facilitato le attività religiose dei cattolici, specialmente a Natale”. Il fatto è stato presentato dai media di Stato, e specialmente dalla televisione, come una prova dell’ingratitudine dei cattolici, sottoposti ad una sorta di giudizio pubblico. “Sapevamo – commenta l’arcivescovo – che le minori restrizioni per le attività religiose avrebbero avuto delle condizioni.. Ma sembra esserci un atteggiamento psicologico per il quale di fronte ad una richiesta io ti concedo un favore. Ma la libertà religiosa è un diritto umano naturale e tutti possono goderne. Un governo ‘per il popolo’ deve sentire la respnsabilità di facilitare ad ognuno i modi per goderne. Non è una grazia concessa dietro domanda”.
Su un altro fronte, il Comitato del popolo del distretto di Hoan Kiem, dove si trova la ex delegazione apostolica, ha notificato all’arcivescovo di Hanoi di aver confiscato la statua della Pietà, affermando che era era stata portata all’interno dell’edificio in contestatzione in occasione della prima manifestazione, prima di Natale. In realtà la statua era all’interno dell’edificio da prima che esso fosse requisito dai comunisti nel 1959.
In numerose diocesi vietnamite, si manifesta solidarietà con I cattolici di Hanoi, specialmente dopo la dichiarazione della Conferenza episcopale a favore di mons. Joseph Ngo Quang Kiet. A Haiphong, ad esempio, il cancelliere, padre Paul Vu Dinh Viet, ha dato disposizione “di leggere l’intera dichiarazione dell’arcivescovo durante le messe domenicali e dare le necessarie spiegazioni”. A Ho Chi Minh City, dove ogni parrocchia svolge attività pastorali e sociali per portare avanti le buone tradizioni della Chiesa locale, ad esempio la parrocchia di Binh Thuan organizza incontri mensili per I giovani. Questo mese, erano una cinquantina a riunirsi per parlare della “vita e la fede dei giovani ai giorni nostri”.
I piccoli gruppi esaminano e presentano le attese dei giovani della parrocchia. “Questo mese – racconta ad AsiaNews, il leader di un gruppo – abbiamo pregato per I responsabili della Chiesa, chiedendo a Dio di darci la pace e di aiutare il vescovo di Hanoi, I sacerdoti di Thai Ha e le persone che sono lì”. Tutti I gruppi hanno espresso la speranza “che ci sia pace nella nostra vita e non si discrimini la religione, rispettando i diritti umani di tutte le persone”.
All’estero, in California, nella contea di Orange, buddisti, cattolici ed esponenti di altri gruppi religiosi hanno guidato centinaia di persone in una veglia di preghiera (nella foto) per i cattolici di Hanoi ed hanno chiesto al governo vietnamita di porre fine alla persecuzione contro di loro. Con loro, venerdì sera, numerosi esponenti politici, come il senatore Lou Correa, il deputato Van Tran, Jose Solario ed altri membri del senato e dell’assemblea dello Stato della California ed altri provenienti da Westminster, Garden Grove e Santa Ana.
Padre John Tran Cong Nghi della VietCatholic News Agency ha illustrato gli sviluppi della situazione alla ex delegazione apostolica di Hanoi ed a Thai Ha, chiedendo “giustizia per i beni illegalmente espropriati”. “In Vietnam – ha aggiunto – molti contadini e povera gente hanno chiesto invano la restituzione delle loro proprietà. Le autorità preferiscono perseguitarli piuttosto che prendersi cura di loro. Il diritto alla proprietà privata non viene preso in considerazione ed inoltre ci sono la corruzione e la bribery, che hanno aggravato la situazione. La Chiesa del Vietnam è sempre stata a fianco di coloro che soffrono ingiustizie per sollevarli dalla frustrazione e dal dolore”.
“Sono qui con voi – a detto il senatore Lou Correa – per chiedere al governo del Vietnam di rispettare I diritti umani e la giustizia e di fermare immediatamente ogni forma di repressione”.
Archbishop of Hanoi: freedom of religion is a right, not a concession from the authorities
Asia-News
10:14 29/09/2008
With a new campaign in the media, the authorities are trying to eliminate popular support for the Catholics. A gang of thugs threatens the faithful going to pray at Thai Ha, and even bursts into the church, shouting obscenities. Expressions of solidarity from the other dioceses of Vietnam, and also from the United States.
Hanoi (AsiaNews) - Freedom of religion is a human right, and not a favor granted by the government. This principle has been reiterated by various sources, in reply to the authorities of Hanoi which, as they continue their campaign of intimidation and abuse against the Catholics over the status of the former apostolic delegation and the parish of Thai Ha, are also seeking to eliminate popular support for them. This solidarity is arriving from outside of Hanoi, from other dioceses of the country, but also from abroad. The Vietnamese bishops are having the complete text of the statements by the archbishop of Hanoi read at every Mass. A prayer vigil has also been held in the United States, in California.
The campaign of violence and threats, meanwhile, has grown more severe. On Saturday, a gang of "state thugs" attacked the monastery of the Redemptorists in Hanoi. "In the afternoon", says Fr Joseph Nguyen, "about 100 thugs began to threaten the people coming to pray at the church of Thai Ha. Then they entered the church shouting obscenities at those who were praying". "This happened in broad daylight", he adds, "right in front of a large number of policemen. When the parishioners asked the officers to intervene, they refused". The Redemptorists were thus forced to shut the main entrance and cancel some of the scheduled activities.
That morning, Hanoi police officers had gone to Thai Ha to threaten "extreme actions". "The police", the priest says, "said that they are examining legal action against the Redemptorists, whom the authorities accuse of inciting and organizing protests among the faithful, to gain popular support for their cause".
Precisely in order to oppose this "support", the head of the people's committee of Hanoi has recalled that Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet - who had gone to the committee to present a protest - "facilitated the religious activities of Catholics, especially at Christmas". This has been presented by the state media, especially on television, as proof of the ingratitude of Catholics, who are subjected to a sort of public trial. "We knew", the archbishop comments, "that the relaxation of restrictions on religious activities would come with conditions. But there seems to be a psychological attitude according to which, in response to a request, I grant you a favor. But religious freedom is a natural human right, and everyone has the right to enjoy it. A government 'for the people' must feel the responsibility of allowing everyone the means to enjoy it. It is not a favor granted upon request".
On another front, the people's committee of the district of Hoan Kiem, where the former apostolic delegation is located, has notified the archbishop of Hanoi that it has confiscated the statue of the Pietà, saying that it was brought inside the building for the first demonstration, before Christmas. In reality, the statue has been kept inside the building since before it was confiscated by the communists in 1959.
In many Vietnamese dioceses, solidarity is being shown with the Catholics of Hanoi, especially after the statement from the bishops' conference in support of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet. In Haiphong, for example, the chancellor, Fr Paul Vu Dinh Viet, has provided for "the reading of the complete statement from the archbishop during the Sunday Masses, together with the necessary explanations". in Ho Chi Minh City, where every parish carries out pastoral and social activities to advance the traditions of the local Church, the parish of Binh Thuan is organizing monthly meetings for young people. This month, about fifty of them gathered to talk about "the lives and faith of the young people of our time".
The small groups examine and present the expectations of the young people to the parish. "This month", the leader of one group tells AsiaNews, "we prayed for Church leaders, asking God to grant them peace and to help the bishop of Hanoi, the priests of Thai Ha, and the people there". All of the groups have expressed their hope "that there may be peace in our lives, and that religion may not be discriminated against, that the human rights of all people be respected".
Abroad, in California, in Orange County, Buddhists, Catholics, and representatives of other religious groups led thousands of people in a prayer vigil (in the photo) for the Catholics of Hanoi, and called upon the Vietnamese government to put an end to the persecution against them. They were joined on Friday evening by numerous political representatives, like Senator Lou Correa, assemblymen Van Tran and Jose Solario, and other members of the Senate and assembly of the state of California, and others from Westminster, Garden Grove, and Santa Ana.
Fr John Tran Cong Nghi of the VietCatholic News Agency illustrated the developments in the situation of the former apostolic delegation of Hanoi and in Thai Ha, asking for "justice for illegally expropriated property". "In Vietnam" he added, "many farmers and poor people have asked in vain for the restitution of their property. The authorities prefer to persecute them rather than caring for them. The right to private property is not taken into consideration, and moreover there is corruption and bribery, which have worsened the situation. The Church of Vietnam has always stood beside those who suffer injustice, to raise them up from their frustration and pain".
"I am here with you tonight", said Senator Lou Correa, "to ask the Vietnam communist government to respect human rights and justice, and to stop immediately all repression.”
Hanoi (AsiaNews) - Freedom of religion is a human right, and not a favor granted by the government. This principle has been reiterated by various sources, in reply to the authorities of Hanoi which, as they continue their campaign of intimidation and abuse against the Catholics over the status of the former apostolic delegation and the parish of Thai Ha, are also seeking to eliminate popular support for them. This solidarity is arriving from outside of Hanoi, from other dioceses of the country, but also from abroad. The Vietnamese bishops are having the complete text of the statements by the archbishop of Hanoi read at every Mass. A prayer vigil has also been held in the United States, in California.
The campaign of violence and threats, meanwhile, has grown more severe. On Saturday, a gang of "state thugs" attacked the monastery of the Redemptorists in Hanoi. "In the afternoon", says Fr Joseph Nguyen, "about 100 thugs began to threaten the people coming to pray at the church of Thai Ha. Then they entered the church shouting obscenities at those who were praying". "This happened in broad daylight", he adds, "right in front of a large number of policemen. When the parishioners asked the officers to intervene, they refused". The Redemptorists were thus forced to shut the main entrance and cancel some of the scheduled activities.
That morning, Hanoi police officers had gone to Thai Ha to threaten "extreme actions". "The police", the priest says, "said that they are examining legal action against the Redemptorists, whom the authorities accuse of inciting and organizing protests among the faithful, to gain popular support for their cause".
A statue of the Pieta in the central stage |
Religious leaders |
On another front, the people's committee of the district of Hoan Kiem, where the former apostolic delegation is located, has notified the archbishop of Hanoi that it has confiscated the statue of the Pietà, saying that it was brought inside the building for the first demonstration, before Christmas. In reality, the statue has been kept inside the building since before it was confiscated by the communists in 1959.
In many Vietnamese dioceses, solidarity is being shown with the Catholics of Hanoi, especially after the statement from the bishops' conference in support of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet. In Haiphong, for example, the chancellor, Fr Paul Vu Dinh Viet, has provided for "the reading of the complete statement from the archbishop during the Sunday Masses, together with the necessary explanations". in Ho Chi Minh City, where every parish carries out pastoral and social activities to advance the traditions of the local Church, the parish of Binh Thuan is organizing monthly meetings for young people. This month, about fifty of them gathered to talk about "the lives and faith of the young people of our time".
The small groups examine and present the expectations of the young people to the parish. "This month", the leader of one group tells AsiaNews, "we prayed for Church leaders, asking God to grant them peace and to help the bishop of Hanoi, the priests of Thai Ha, and the people there". All of the groups have expressed their hope "that there may be peace in our lives, and that religion may not be discriminated against, that the human rights of all people be respected".
Abroad, in California, in Orange County, Buddhists, Catholics, and representatives of other religious groups led thousands of people in a prayer vigil (in the photo) for the Catholics of Hanoi, and called upon the Vietnamese government to put an end to the persecution against them. They were joined on Friday evening by numerous political representatives, like Senator Lou Correa, assemblymen Van Tran and Jose Solario, and other members of the Senate and assembly of the state of California, and others from Westminster, Garden Grove, and Santa Ana.
Fr John Tran Cong Nghi of the VietCatholic News Agency illustrated the developments in the situation of the former apostolic delegation of Hanoi and in Thai Ha, asking for "justice for illegally expropriated property". "In Vietnam" he added, "many farmers and poor people have asked in vain for the restitution of their property. The authorities prefer to persecute them rather than caring for them. The right to private property is not taken into consideration, and moreover there is corruption and bribery, which have worsened the situation. The Church of Vietnam has always stood beside those who suffer injustice, to raise them up from their frustration and pain".
"I am here with you tonight", said Senator Lou Correa, "to ask the Vietnam communist government to respect human rights and justice, and to stop immediately all repression.”
宗教自由是权利而非当局所赐
Asia-News
18:16 29/09/2008
当局借助新一轮宣传战破坏人们对天主教徒的支持。一伙打手威胁前往太河堂祈祷的教友;渗透到部分堂口内,叫喊着充满敌意的口号。越南和美国教区纷纷向河内表示支持
河内(亚洲新闻)—宗教自由是人权、而绝非政府所赐的恩惠。这是各界人士在回应越南首都河内市政府当局时不断反复重申的原则。但政府针对要求收回被征占教会财产的天主教徒继续施行威胁恐吓、诋毁宣传活动。一段时间以来,河内总主教区坚持要求收回被政府征占的前宗座大使馆旧址;赎主会士要求收回太河堂区。政府的宣传战,无非是要消除和破坏人们对天主教徒的同情和支持。但是,不仅河内和越南,海外天主教会也在向河内的教友们表示关怀和支持。在弥撒圣祭中,越南各教区的主教们宣读了遭到当局媒体篡改的河内总主教区的声明;美国加利福尼亚州专门为河内教会举行了烛光祈祷活动,以示支持。
暴力和威胁运动愈演愈烈。星期六,又一伙打手将目标对准了河内的赎主会士们。据会士们介绍,“当天下午,一伙歹徒开始威胁来太河堂区祈祷的人。然后,他们闯进了圣堂,还冲着正在祈祷的人高喊着充满敌意的口号”。“问题在于,这一切都发生在光天化日之下,在许多警察的面前。当堂区教友要求警察干预时,却遭到了拒绝”。赎主会士们被迫关上堂口的大门、取消了部分活动。
从当天清晨开始,河内警察局就派人到太河堂威胁说要“采取极端行动”。会士继续介绍说,“警察说正在展开调查,并研究针对赎主会士们采取什么样的行动。当局指责我们煽动和组织教友闹事,以便寻求人们对我们的支持”。
恰恰是为了打击人们对教会的“同情”,河内市人大主任提请前去递交抗议信的河内总主教区吴光杰总主教,政府“为天主教会的活动,特别是圣诞节的宗教活动提供了便利”。官方电视媒体都予以了报道,作为是对天主教会予以优待的证据。此举,无疑是将天主教会放在群众公审之下。对此,吴总主教指出,“宗教自由是人权、是所有人都应享有的,而绝非官方所赐。一个人民政府有责任为每个人提供便利,这不是申请之后所给予的恩惠”。
此外,前宗座大使馆旧址所在区的人大还向吴总主教通报收缴了“圣母哀悼基督像”。指出,这是教友于今年一月开始示威时放在前旧址花园中的。而事实上,这座圣母像早在一九五九年越共征占前宗座大使馆旧址时就已经在那里了。
越南许多教区纷纷向河内的主内兄弟姐妹们表示关怀支持,特别是越南主教团发表了支持吴光杰总主教的声明之后。海防教区秘书长表示,“在主日的弥撒圣祭中宣读了吴总主教的讲话原文,并作出了必要的解释”。胡志明市总主教区各个堂区则通过继续各自的牧灵和社会活动而表达自己的支持,如青年聚会等。本月,五十多名青年参加了“我们当代青年的生活与信仰”讨论活动。
远在美国加利福尼亚、俄勒冈的天主教徒、佛教徒和其它宗教团体的信徒们,领导数百人举行了为河内天主教友烛光祈祷活动(见照片);要求越南政府结束迫害天主教徒的运动。星期五晚,许多美国政客也参加了这次活动。
越南天主教新闻通讯社的陈神父介绍了河内前宗座大使馆旧址以及太河堂区问题的情况,要求“归还非法征占的教会财产”。他指出,“越南的许多农民和穷人要求收回土地的呼声都没有任何结果。当局宁愿迫害他们,也不愿意给予他们应有的关怀。私有财产权根本不再政府的考虑范围之内,腐败却横行猖獗,使局势进一步恶化。越南教会历来站在那些饱受不公正待遇的人们一边,减轻他们的痛苦、给他们安慰”。
美国参议员科莱尔表示,“我在这里是为了要求越南政府尊重人权、正义、立即停止各种形式的压制的”。
暴力和威胁运动愈演愈烈。星期六,又一伙打手将目标对准了河内的赎主会士们。据会士们介绍,“当天下午,一伙歹徒开始威胁来太河堂区祈祷的人。然后,他们闯进了圣堂,还冲着正在祈祷的人高喊着充满敌意的口号”。“问题在于,这一切都发生在光天化日之下,在许多警察的面前。当堂区教友要求警察干预时,却遭到了拒绝”。赎主会士们被迫关上堂口的大门、取消了部分活动。
从当天清晨开始,河内警察局就派人到太河堂威胁说要“采取极端行动”。会士继续介绍说,“警察说正在展开调查,并研究针对赎主会士们采取什么样的行动。当局指责我们煽动和组织教友闹事,以便寻求人们对我们的支持”。
恰恰是为了打击人们对教会的“同情”,河内市人大主任提请前去递交抗议信的河内总主教区吴光杰总主教,政府“为天主教会的活动,特别是圣诞节的宗教活动提供了便利”。官方电视媒体都予以了报道,作为是对天主教会予以优待的证据。此举,无疑是将天主教会放在群众公审之下。对此,吴总主教指出,“宗教自由是人权、是所有人都应享有的,而绝非官方所赐。一个人民政府有责任为每个人提供便利,这不是申请之后所给予的恩惠”。
此外,前宗座大使馆旧址所在区的人大还向吴总主教通报收缴了“圣母哀悼基督像”。指出,这是教友于今年一月开始示威时放在前旧址花园中的。而事实上,这座圣母像早在一九五九年越共征占前宗座大使馆旧址时就已经在那里了。
越南许多教区纷纷向河内的主内兄弟姐妹们表示关怀支持,特别是越南主教团发表了支持吴光杰总主教的声明之后。海防教区秘书长表示,“在主日的弥撒圣祭中宣读了吴总主教的讲话原文,并作出了必要的解释”。胡志明市总主教区各个堂区则通过继续各自的牧灵和社会活动而表达自己的支持,如青年聚会等。本月,五十多名青年参加了“我们当代青年的生活与信仰”讨论活动。
远在美国加利福尼亚、俄勒冈的天主教徒、佛教徒和其它宗教团体的信徒们,领导数百人举行了为河内天主教友烛光祈祷活动(见照片);要求越南政府结束迫害天主教徒的运动。星期五晚,许多美国政客也参加了这次活动。
越南天主教新闻通讯社的陈神父介绍了河内前宗座大使馆旧址以及太河堂区问题的情况,要求“归还非法征占的教会财产”。他指出,“越南的许多农民和穷人要求收回土地的呼声都没有任何结果。当局宁愿迫害他们,也不愿意给予他们应有的关怀。私有财产权根本不再政府的考虑范围之内,腐败却横行猖獗,使局势进一步恶化。越南教会历来站在那些饱受不公正待遇的人们一边,减轻他们的痛苦、给他们安慰”。
美国参议员科莱尔表示,“我在这里是为了要求越南政府尊重人权、正义、立即停止各种形式的压制的”。
ベトナム社会主義共和国 (Kháng thư của ĐTGM Hà nội bằng tiếng Nhật)
LM Cao Sơn Thân
19:28 29/09/2008
ベトナム社会主義共和国
独立・自由・幸福
グエン・ミン・チエット・ベトナム社会主義共和国主席 殿
グエン・タン・ズン・ベトナム社会主義共和国首相 殿
及び 政府宗教委員会
ハノイ人民委員会
ハノイ市公安局
関係機関各位
緊 急 直 訴 状
2008年9月19日午前、ハノイ大司教区に属するニャ・チュン通り42のバチカン大使館の敷地に於いて、警察機動隊・交通警察隊・公安警察隊・民兵・警察犬の大部隊が集結し、ハノイ大司教区及びニャ・チュン通りを封鎖しました。別の部隊がわたしたちの大使館の正面を掘り崩し、鉄柵と数ヶ所の建築物を取り壊しております。
この敷地は、ハノイ大司教館が幾度も返還を求めてきましたが、未解決のまま、2008年9月18日の晩から9月19日の朝にかけて、テレビ局がこの懸案を取り上げ、映像と内容を歪曲し、この無法行為の正当化するため世論を操作しました。
これらの行為は、政府とハノイ大司教区が進めている対話路線から逸脱し、法律を無視し、カトリック共同体の願望とベトナムカトリック教会の組織を蔑ろにし、政府が公認するベトナム社会のすべての人々の良心、道徳を踏み付けにするものです。
この案件が正当な解決を見ないまま、ハノイ市及びホアン・キェム区の行政機関が武力をもって、わたしたちの財産を破壊することに加担しました。
ハノイ大司教区はこれらの行為に極力反対し、次の通り直訴します。
1. ハノイ大司教館を封鎖し、上記の破壊行為を直ちに中止すること。
2. 当敷地を元の状態で返還し、宗教目的として地域社会に貢献できるよう使用させること。
3. ハノイ市及び関係機関はわたしたちの財産を掠奪したことに全責任を負うこと。わたしたちが自らの財産を守るために可能なすべての権利を有すること。
4. 国家首席、政府首相、ハノイ行政及び関連機関がこれらの行為を中止させるために早急に介入すること。
2008年9月19日ハノイにて
ハノイ大司教館代表
大司教
ゴー・クアン・キェト
2008年9月22日
ヨゼフ ゴー・クアン・キェト大司教 様
ハノイ大司教区
ハノイ市ニャ・チュン通り42
在日ベトナム・カトリック共同体代表
(伊勢崎・川越・東京・大森・藤沢・浜松・名古屋・大阪・神戸・姫路・西都)
在日ベトナム・カトリック司祭修道者代表
ペトロ グェン・フー・ヒェン神父
東京都品川区上大崎4-6-22
大司教様
わたしたち在日ベトナム・カトリック信徒・司祭修道者は、大司教様とハノイ大司教区の信徒の皆さまが目下、味わっている信仰の試練を乗り越えられるよう心を合わせお祈り申し上げます。
また、わたしたちはベトナム国の指導者たち、政府高官及び関係機関が、事実を歪曲し、醜い手段で教区の財産を掠奪し、母なるベトナム教会の名誉を傷つけたことに、強く反対します。
同じ神様の子として、またベトナム人の同胞として、ベトナム国内の人々の正義と権利、特にハノイ大司教区の信徒たちの信教の自由が守られるよう、わたしたちは全力を尽くし、この事実を世論に訴えたいと存じます。
真実の源であり、命の源である聖霊が、大司教様に力を与え、神の羊の群れを司牧し、保護する使命を果たすことができるようお祈り申し上げます。
独立・自由・幸福
グエン・ミン・チエット・ベトナム社会主義共和国主席 殿
グエン・タン・ズン・ベトナム社会主義共和国首相 殿
及び 政府宗教委員会
ハノイ人民委員会
ハノイ市公安局
関係機関各位
緊 急 直 訴 状
2008年9月19日午前、ハノイ大司教区に属するニャ・チュン通り42のバチカン大使館の敷地に於いて、警察機動隊・交通警察隊・公安警察隊・民兵・警察犬の大部隊が集結し、ハノイ大司教区及びニャ・チュン通りを封鎖しました。別の部隊がわたしたちの大使館の正面を掘り崩し、鉄柵と数ヶ所の建築物を取り壊しております。
この敷地は、ハノイ大司教館が幾度も返還を求めてきましたが、未解決のまま、2008年9月18日の晩から9月19日の朝にかけて、テレビ局がこの懸案を取り上げ、映像と内容を歪曲し、この無法行為の正当化するため世論を操作しました。
これらの行為は、政府とハノイ大司教区が進めている対話路線から逸脱し、法律を無視し、カトリック共同体の願望とベトナムカトリック教会の組織を蔑ろにし、政府が公認するベトナム社会のすべての人々の良心、道徳を踏み付けにするものです。
この案件が正当な解決を見ないまま、ハノイ市及びホアン・キェム区の行政機関が武力をもって、わたしたちの財産を破壊することに加担しました。
ハノイ大司教区はこれらの行為に極力反対し、次の通り直訴します。
1. ハノイ大司教館を封鎖し、上記の破壊行為を直ちに中止すること。
2. 当敷地を元の状態で返還し、宗教目的として地域社会に貢献できるよう使用させること。
3. ハノイ市及び関係機関はわたしたちの財産を掠奪したことに全責任を負うこと。わたしたちが自らの財産を守るために可能なすべての権利を有すること。
4. 国家首席、政府首相、ハノイ行政及び関連機関がこれらの行為を中止させるために早急に介入すること。
2008年9月19日ハノイにて
ハノイ大司教館代表
大司教
ゴー・クアン・キェト
2008年9月22日
ヨゼフ ゴー・クアン・キェト大司教 様
ハノイ大司教区
ハノイ市ニャ・チュン通り42
在日ベトナム・カトリック共同体代表
(伊勢崎・川越・東京・大森・藤沢・浜松・名古屋・大阪・神戸・姫路・西都)
在日ベトナム・カトリック司祭修道者代表
ペトロ グェン・フー・ヒェン神父
東京都品川区上大崎4-6-22
大司教様
わたしたち在日ベトナム・カトリック信徒・司祭修道者は、大司教様とハノイ大司教区の信徒の皆さまが目下、味わっている信仰の試練を乗り越えられるよう心を合わせお祈り申し上げます。
また、わたしたちはベトナム国の指導者たち、政府高官及び関係機関が、事実を歪曲し、醜い手段で教区の財産を掠奪し、母なるベトナム教会の名誉を傷つけたことに、強く反対します。
同じ神様の子として、またベトナム人の同胞として、ベトナム国内の人々の正義と権利、特にハノイ大司教区の信徒たちの信教の自由が守られるよう、わたしたちは全力を尽くし、この事実を世論に訴えたいと存じます。
真実の源であり、命の源である聖霊が、大司教様に力を与え、神の羊の群れを司牧し、保護する使命を果たすことができるようお祈り申し上げます。
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dự án xây dựng Nhà sinh hoạt Tu viện Don Bosco Bến Cát
LM Px Phan Khánh Dư
00:56 29/09/2008
Paraguay: Những dấu nặng trong cuộc sống Truyền giáo
Lm. Trần Xuân Sang, SVD
18:22 29/09/2008
PARAGUAY - NHỮNG DẤU LẶNG TRONG CUỘC SỐNG TRUYỀN GIÁO
Khóa học tiếng Guaraní
Sau 6 tháng làm việc ở giáo xứ mới với nhiều thách đố trong sứ vụ, Nhà Dòng đã cho tôi đi học 1 khóa tiếng Guaraní ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu mục vụ của mình.
Tưởng cũng nên biết Paraguay là một quốc gia vùng Mỹ La-tinh nên phần đa họ nói tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên, tiếng Guaraní lại là ngôn ngữ mà giới bình dân và người nhà quê sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Thêm vào đó, những người dân từ nước láng giềng Brazil đến Paraguay lập nghiệp nên người ta đã nói pha trộn nhiều thứ tiếng và nhiều lúc mình không biết họ đang nói tiếng gì nữa. Giáo xứ tôi đang phục vụ có hai giáo điểm mà đa số là người Brazil nên họ nói tiếng Bồ Đào Nha pha trộn với tiếng Tây Ban Nha, chúng tôi quen gọi là tiếng Portuñol (Portugués và Español). Ngôn ngữ pha trộn này có thể hiểu được vì tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha rất gần giống nhau. Tuy nhiên, một số giáo điểm khác lại nói pha trộn tiếng Tây Ban Nha và tiếng Guaraní nên gọi là tiếng Guarañol (Guaraní và Español) rất khó đối với người ngọai quốc; giống như ở Phi Luật Tân người ta nói pha trộn tiếng Anh và tiếng Tagalog hay những người Việt ở Mỹ thế hệ thứ hai thường pha trộn tiếng Anh và tiếng Việt vậy. Bởi thế việc mục vụ cũng gặp nhiều khó khăn vì nếu linh mục không hiểu hay nắm bắt được người giáo dân nói gì thì làm sao có thể giúp họ được. Chẳng lẽ lúc nào cũng kè kè thông dịch viên bên cạnh sao! Người ta thường nói đùa rằng những người nghèo thường hay xài sang. Paraguay cũng vậy, tuy là nước nghèo nhưng lại thích xài sang. Cụ thể là họ nói tới 3 ngôn ngữ (Tây Ban Nha, Guaraní và Bồ Đào Nha). Họ dùng đến 3 đồng tiền (Guaranies, Dollar và Real) và nhiều người đàn ông có đến 3 bà vợ hay nhiều bà có đến ba ông chồng! Bởi thế họ rất dễ qua mặt các linh mục nước ngoài khi họ kết hôn nếu các linh mục không hiểu các ngôn ngữ của họ. Vả lại tôi cũng rất thích học ngoại ngữ vì tôi nghĩ rằng biết thêm được một ngôn ngữ là hiểu thêm một nền văn hóa, một tập quán mới và biết được một dân tộc mới. Chính vì lẽ đó, tôi đã quyết định khăn gói lên đường để học cái ngôn ngữ mà nhiều người cho rằng rất khó và tốn thời gian vô ích.
Lúc sống trong cộng đoàn học viện ở Sài Gòn, anh em tu sĩ chúng tôi thuộc dân tứ xứ và nói đủ giọng Bắc- Trung –Nam. Có anh nói đùa rằng nếu muốn nói được giọng Huế cho ngọt ngào thì phải ăn nhiều mắm ruốc vào! Nếu nói được giọng Hà-Lam-Linh chính gốc thì phải biết ăn “giau muống nuột”, và nếu muốn nói được giọng miền Nam cho hoàn hảo thì phải biết nói tục và biết kể chuyện tiếu lâm! Người Paraguay cũng khuyên chúng tôi nếu muốn nói được tiếng Guaraní thì trước hết phải biết ăn củ mì và uống Térere. Thực vậy, bữa ăn nào mà thiếu một trong hai thứ đó thì không thuần chất là Paraguay nữa.
Những ngày đầu tiên đặt chân đến Paraguay có những lúc vừa ăn vừa khóc vì ăn củ mì đến sưng cuốn họng, người thì nóng, có những lúc bị lở loét và bị hành sốt vì không quen với cái món ăn truyền thống này của họ. Ăn riết rồi cũng quen và đâm ra ghiền. Có lẽ vì thế mà tôi mau nắm bắt được tiếng Guaraní của họ.
Trong 1 tháng ròng rã học tiếng Guaraní ở một vùng núi không điện thọai, không Internet, với cái ti-vi đen trắng chập chờn lúc có, lúc không giống như thời bước vào tập viện cách đây mười mấy năm. Lúc đầu tôi hơi khó chịu vì không biết được thế giới bên ngoài và không liên lạc được với những người thân yêu và bè bạn. Tuy nhiên sau hơn 1 tuần lễ tôi bắt đầu quen dần và nghiệm ra một điều là cuộc sống đơn giản, thiếu thốn làm cho mình ít nghĩ ngợi hơn, ít bon chen hơn và khỏe khoắn hơn. Ngoài những giờ học với giáo viên và thực tập ngôn ngữ với những người bản xứ, tôi có thời gian đọc sách nhiều hơn và có thể làm việc chân tay vì đây là một khu đất rất rộng trên 2000 mẫu tây của nhà Dòng.
Nói đến chuyện đất đai tôi muốn chia sẻ thêm một tý. Thưở còn nhỏ tôi thường được nghe nói ở Việt Nam trước đây có những điền chủ hay đại điền chủ đất đai nhiều vô kể. Tôi không biết các điền chủ ngày xưa có được bao nhiêu héc-ta đất thì gọi là giàu. Ở đây tôi đã tận mắt nhìn thấy những nông trại của những gia đình cha truyền con nối từ mấy trăm năm qua. Một số nông trại có đến 15.000 hécta đất trong đó họ có xưởng chế biến gỗ, trại nuôi gia súc, ao cá… và thuê hàng trăm gia đình làm việc và sinh sống tại đây. Người giàu thì quá giàu còn người nghèo thì nghèo mạt rệp. Cứ nghĩ xem Paraguay có diện tích rộng hơn Việt Nam rất nhiều mà dân số chí vỏn vẹn hơn 6 triệu người và đất đai phần lớn nằm trong tay những nhà giàu hay những tay tài phiệt, còn người nghèo lại không có đất và chỉ biết đi làm thuê làm mướn mà thôi. Các nhà truyền giáo khi đến đây thường khai hoang ruộng đất và đặt các cơ sở nên các thế hệ đến sau mới có nơi ăn, chốn ở và đất đai canh tác để nuôi sống bản thân chứ chẳng hưởng được một nguồn tài trợ nào cả.
Trở lại chuyện học tiếng Guaraní. Tiếng Guaraní thực sự khó nên người dân ở xứ này nói và nghe tốt, còn đọc và viết coi như mù chữ. Họ phát âm toàn giọng mũi và âm họng như ai bóp cổ vậy. Bởi thế nên trong giáo xứ tôi mà tìm ra được vài người để viết hay dịch một tài liệu gì từ tiếng Tây Ban Nha sang tiếng Guaraní hoặc ngược lại thì khó như mò kim đáy biển. Những gia đình giàu có và tầng lớp thượng lưu không muốn dùng ngôn ngữ khó hiểu này và cũng không cho con cái học vì họ cho rằng tiếng Guaraní là ngôn ngữ của rừng rú! Thật đau lòng khi chỉ trong một gia đình mà con cái không hiểu được bố mẹ chúng nói gì khi người lớn dùng tiếng Guaraní còn bọn con nít lại dùng tiếng Tây Ban Nha. Văn hóa của thực dân đã tước đoạt cái vốn quí nhất của dân tộc đó là ngôn ngữ. Người Việt chúng ta tự hào về điều đó dù ở bất cứ phương trời nào nhưng chúng ta cũng có thể giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt của mình.
Những ngày ở đây tôi được sống với một linh mục cùng Dòng người Đức đã ngoài 85 tuổi mà có sức khỏe phi thường. Ngài đã đến truyền giáo ở Paraguay hơn 50 năm, đã từng là một anh lính thời Đệ Nhị Thế Chiến tham gia các trận chiến ở Nga-sô và đã từng nắm nhiều trọng trách lớn trong Dòng. Ngài đã lập một số giáo xứ lớn và một chủng viện truyền giáo đã mừng kỷ niệm 50 năm. Nhà nước đã lấy tên ngài để đặt tên đường phố để ghi nhận công ơn của ngài. Vị tổng thống đương nhiệm Paraguay cũng từng là học trò của ngài. Kinh nghiệm sống đầy tràn. Đến tuổi này mà ngài vẫn ham thích làm việc và xin ở lại vùng khỉ ho, cò gáy này để sống gần với thiên nhiên hơn. Ở đây có những xe máy cày, máy kéo để cày đất, kéo gỗ, chặt cây và mỗi khi xe hư thì chính ngài lại hì hục sữa chữa vì ngài từng là thợ cơ khí. Nhìn thấy vị linh mục 85 tuổi với bộ áo lao động tay chân dính đầy dầu nhớt đang cặm cụi sửa những chiếc xe hư mà tôi không tin vào mắt mình. Có lẽ vì người Đức làm việc rất nguyên tắc và quên mình nên họ sống khỏe và sống lâu. Tôi cũng thấy vị cha già đáng kính này ăn uống rất đơn giản và và sống khiêm nhường dù tuổi tác của ngài và của tôi cách nhau rất xa. Thời còn trai trẻ ngài đã vùng vẫy nhiều nơi và rồi ngài đã biết dừng lại đúng lúc để cho các thế hệ kế tiếp tiến lên. Được trò chuyện với vị cha gì đáng kính này tôi được hiểu thêm ít nhiều về cuộc sống truyền giáo. Những lúc vui là lúc mình gặt hái được nhiều thành công và được nhiều người biết đến. Còn những lúc sầu khổ là lúc mình gặp những chuyện xui xẻo và thất bại. Những lúc ấy là những dấu lặng trong cuộc đời mà mình cần hồi tâm, suy nghĩ và chấp nhận để vươn lên. Cuộc sống không phải lúc nào cũng đầy màu hồng và thành công rực rỡ nhưng có những lúc sẽ có những u ám và thất bại bao quanh. Đời sống của vị linh mục khả kính ấy đã là một bài học lớn cho tôi và tôi đang chuẩn bị áp dụng bài học cuộc đời cho đời sống truyền giáo của mình.
Lựa chọn cuộc sống
Tôi đã từng là một chú chủng sinh của giáo phận nhưng số phận lại đẩy đưa tôi trở thành một tu sĩ truyền giáo. Ngày ấy có nhiều người nói với tôi sao mà ngu quá không chịu làm linh mục triều để được gần với cha mẹ và có thể phần nào giúp đỡ gia đình khi cha mẹ về già mà lại đun đầu vào cái Nhà Dòng hèn mọn này (Trước đây Dòng tôi gọi là Dòng Thánh Giuse, sau sáp nhập với Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời nên hiện nay ở Việt Nam, Dòng có tên gọi là Tỉnh Dòng SVD-Giuse). Ba lần trong đời tôi đã dám nói tiếng không trong việc lựa chọn hướng đi của mình. Và mới đây khi trả lời câu hỏi của bề trên trong việc trở thành một nhà đào tạo trong Dòng, tôi đã lựa chọn việc sống đời truyền giáo vì nghĩ rằng tôi không phải là một mẫu người đào tạo. Có lẽ dưới con mắt của nhiều người tôi đã sai lầm trong việc lựa chọn, nhưng bản thân tôi cảm thấy mình lựa chọn đúng và bằng lòng với những gì mình đã chọn. Thật sự những người thân yêu của tôi luôn mong muốn điều tốt lành cho tôi, nhưng tự bản thân tôi biết tôi có những sở trường và sở đoản nào để sống đúng với lựa chọn của mình.
Có những lúc vắt tay lên trán suy nghĩ về cha mẹ già, về gia đình và những người thân yêu rồi khóc thầm trong đêm. Trong những tháng vừa qua khi biết tin những anh em tu sĩ cùng Dòng ở Việt Nam mà mình đã từng sống với lần lượt từ giã cõi đời khiến lòng buồn rời rợi. Rồi kế đó lại nghe tin ông bà cố của cha giám tỉnh SVD-Giuse Việt Nam đã dắt tay nhau về với Chúa chỉ trong vòng 31 ngày khiến cho người anh em đầu tóc bạc thêm vì cơn sốc này. Dẫu biết rằng kiếp người rất mong manh và nay anh mai tôi sẽ về chầu Chúa nhưng trong lòng đau nhói làm sao! Sống ở hơn nửa vòng trái đất này muốn trở về thăm quê hương đối với một tu sĩ truyền giáo không phải chuyện dễ, cụ thể là năm vừa qua khi những người thân yêu nhất của tôi lần lượt qua đời cũng chỉ biết khóc và dâng lễ cầu nguyện mà thôi. Dù biết rằng lựa chọn là từ bỏ, là hy sinh nhưng có cái gì đó đăng đắng trong cổ họng. Thỉnh thoảng tôi có hỏi thăm tin tức của gia đình và biết rằng cha mẹ mình lúc này hay đau yếu vì tuổi tác mà mình chẳng thể giúp được gì ngoài lời cầu nguyện. Nói ra thì sợ xui xẻo nhưng nếu lỡ cha mẹ tôi có qua đời mà không đúng vào những ngày nghỉ phép của mình thì cũng đành chịu dâng lễ âm thầm để cầu nguyện nơi đất khách quê người. Đau lắm khi phải thốt lên những lời tâm sự này vì không có cuộc chiến nào mà không đổ máu cả.
Có người nói rằng sao cái ông tu sĩ dở hơi này hay kể lễ và mít ướt quá, nếu biết cuộc sống như vậy thì đừng có đi tu! Đã có lần tôi cũng tự nghĩ như vậy nhưng biết vậy mà vẫn cứ bám theo như một cái nghiệp, và muốn bật mí một tý để cho thiên hạ biết “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”. Ước mong những dòng tâm sự này sẽ làm vơi đi những muộn phiền khi có những người hiểu và chia sẻ trong sứ vụ.
Paraguay, Lễ các Tổng Lãnh Thiên Thần, 29/9/2008
Khóa học tiếng Guaraní
Sau 6 tháng làm việc ở giáo xứ mới với nhiều thách đố trong sứ vụ, Nhà Dòng đã cho tôi đi học 1 khóa tiếng Guaraní ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu mục vụ của mình.
Tưởng cũng nên biết Paraguay là một quốc gia vùng Mỹ La-tinh nên phần đa họ nói tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên, tiếng Guaraní lại là ngôn ngữ mà giới bình dân và người nhà quê sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Thêm vào đó, những người dân từ nước láng giềng Brazil đến Paraguay lập nghiệp nên người ta đã nói pha trộn nhiều thứ tiếng và nhiều lúc mình không biết họ đang nói tiếng gì nữa. Giáo xứ tôi đang phục vụ có hai giáo điểm mà đa số là người Brazil nên họ nói tiếng Bồ Đào Nha pha trộn với tiếng Tây Ban Nha, chúng tôi quen gọi là tiếng Portuñol (Portugués và Español). Ngôn ngữ pha trộn này có thể hiểu được vì tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha rất gần giống nhau. Tuy nhiên, một số giáo điểm khác lại nói pha trộn tiếng Tây Ban Nha và tiếng Guaraní nên gọi là tiếng Guarañol (Guaraní và Español) rất khó đối với người ngọai quốc; giống như ở Phi Luật Tân người ta nói pha trộn tiếng Anh và tiếng Tagalog hay những người Việt ở Mỹ thế hệ thứ hai thường pha trộn tiếng Anh và tiếng Việt vậy. Bởi thế việc mục vụ cũng gặp nhiều khó khăn vì nếu linh mục không hiểu hay nắm bắt được người giáo dân nói gì thì làm sao có thể giúp họ được. Chẳng lẽ lúc nào cũng kè kè thông dịch viên bên cạnh sao! Người ta thường nói đùa rằng những người nghèo thường hay xài sang. Paraguay cũng vậy, tuy là nước nghèo nhưng lại thích xài sang. Cụ thể là họ nói tới 3 ngôn ngữ (Tây Ban Nha, Guaraní và Bồ Đào Nha). Họ dùng đến 3 đồng tiền (Guaranies, Dollar và Real) và nhiều người đàn ông có đến 3 bà vợ hay nhiều bà có đến ba ông chồng! Bởi thế họ rất dễ qua mặt các linh mục nước ngoài khi họ kết hôn nếu các linh mục không hiểu các ngôn ngữ của họ. Vả lại tôi cũng rất thích học ngoại ngữ vì tôi nghĩ rằng biết thêm được một ngôn ngữ là hiểu thêm một nền văn hóa, một tập quán mới và biết được một dân tộc mới. Chính vì lẽ đó, tôi đã quyết định khăn gói lên đường để học cái ngôn ngữ mà nhiều người cho rằng rất khó và tốn thời gian vô ích.
Lúc sống trong cộng đoàn học viện ở Sài Gòn, anh em tu sĩ chúng tôi thuộc dân tứ xứ và nói đủ giọng Bắc- Trung –Nam. Có anh nói đùa rằng nếu muốn nói được giọng Huế cho ngọt ngào thì phải ăn nhiều mắm ruốc vào! Nếu nói được giọng Hà-Lam-Linh chính gốc thì phải biết ăn “giau muống nuột”, và nếu muốn nói được giọng miền Nam cho hoàn hảo thì phải biết nói tục và biết kể chuyện tiếu lâm! Người Paraguay cũng khuyên chúng tôi nếu muốn nói được tiếng Guaraní thì trước hết phải biết ăn củ mì và uống Térere. Thực vậy, bữa ăn nào mà thiếu một trong hai thứ đó thì không thuần chất là Paraguay nữa.
Những ngày đầu tiên đặt chân đến Paraguay có những lúc vừa ăn vừa khóc vì ăn củ mì đến sưng cuốn họng, người thì nóng, có những lúc bị lở loét và bị hành sốt vì không quen với cái món ăn truyền thống này của họ. Ăn riết rồi cũng quen và đâm ra ghiền. Có lẽ vì thế mà tôi mau nắm bắt được tiếng Guaraní của họ.
Trong 1 tháng ròng rã học tiếng Guaraní ở một vùng núi không điện thọai, không Internet, với cái ti-vi đen trắng chập chờn lúc có, lúc không giống như thời bước vào tập viện cách đây mười mấy năm. Lúc đầu tôi hơi khó chịu vì không biết được thế giới bên ngoài và không liên lạc được với những người thân yêu và bè bạn. Tuy nhiên sau hơn 1 tuần lễ tôi bắt đầu quen dần và nghiệm ra một điều là cuộc sống đơn giản, thiếu thốn làm cho mình ít nghĩ ngợi hơn, ít bon chen hơn và khỏe khoắn hơn. Ngoài những giờ học với giáo viên và thực tập ngôn ngữ với những người bản xứ, tôi có thời gian đọc sách nhiều hơn và có thể làm việc chân tay vì đây là một khu đất rất rộng trên 2000 mẫu tây của nhà Dòng.
Nói đến chuyện đất đai tôi muốn chia sẻ thêm một tý. Thưở còn nhỏ tôi thường được nghe nói ở Việt Nam trước đây có những điền chủ hay đại điền chủ đất đai nhiều vô kể. Tôi không biết các điền chủ ngày xưa có được bao nhiêu héc-ta đất thì gọi là giàu. Ở đây tôi đã tận mắt nhìn thấy những nông trại của những gia đình cha truyền con nối từ mấy trăm năm qua. Một số nông trại có đến 15.000 hécta đất trong đó họ có xưởng chế biến gỗ, trại nuôi gia súc, ao cá… và thuê hàng trăm gia đình làm việc và sinh sống tại đây. Người giàu thì quá giàu còn người nghèo thì nghèo mạt rệp. Cứ nghĩ xem Paraguay có diện tích rộng hơn Việt Nam rất nhiều mà dân số chí vỏn vẹn hơn 6 triệu người và đất đai phần lớn nằm trong tay những nhà giàu hay những tay tài phiệt, còn người nghèo lại không có đất và chỉ biết đi làm thuê làm mướn mà thôi. Các nhà truyền giáo khi đến đây thường khai hoang ruộng đất và đặt các cơ sở nên các thế hệ đến sau mới có nơi ăn, chốn ở và đất đai canh tác để nuôi sống bản thân chứ chẳng hưởng được một nguồn tài trợ nào cả.
Trở lại chuyện học tiếng Guaraní. Tiếng Guaraní thực sự khó nên người dân ở xứ này nói và nghe tốt, còn đọc và viết coi như mù chữ. Họ phát âm toàn giọng mũi và âm họng như ai bóp cổ vậy. Bởi thế nên trong giáo xứ tôi mà tìm ra được vài người để viết hay dịch một tài liệu gì từ tiếng Tây Ban Nha sang tiếng Guaraní hoặc ngược lại thì khó như mò kim đáy biển. Những gia đình giàu có và tầng lớp thượng lưu không muốn dùng ngôn ngữ khó hiểu này và cũng không cho con cái học vì họ cho rằng tiếng Guaraní là ngôn ngữ của rừng rú! Thật đau lòng khi chỉ trong một gia đình mà con cái không hiểu được bố mẹ chúng nói gì khi người lớn dùng tiếng Guaraní còn bọn con nít lại dùng tiếng Tây Ban Nha. Văn hóa của thực dân đã tước đoạt cái vốn quí nhất của dân tộc đó là ngôn ngữ. Người Việt chúng ta tự hào về điều đó dù ở bất cứ phương trời nào nhưng chúng ta cũng có thể giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt của mình.
Những ngày ở đây tôi được sống với một linh mục cùng Dòng người Đức đã ngoài 85 tuổi mà có sức khỏe phi thường. Ngài đã đến truyền giáo ở Paraguay hơn 50 năm, đã từng là một anh lính thời Đệ Nhị Thế Chiến tham gia các trận chiến ở Nga-sô và đã từng nắm nhiều trọng trách lớn trong Dòng. Ngài đã lập một số giáo xứ lớn và một chủng viện truyền giáo đã mừng kỷ niệm 50 năm. Nhà nước đã lấy tên ngài để đặt tên đường phố để ghi nhận công ơn của ngài. Vị tổng thống đương nhiệm Paraguay cũng từng là học trò của ngài. Kinh nghiệm sống đầy tràn. Đến tuổi này mà ngài vẫn ham thích làm việc và xin ở lại vùng khỉ ho, cò gáy này để sống gần với thiên nhiên hơn. Ở đây có những xe máy cày, máy kéo để cày đất, kéo gỗ, chặt cây và mỗi khi xe hư thì chính ngài lại hì hục sữa chữa vì ngài từng là thợ cơ khí. Nhìn thấy vị linh mục 85 tuổi với bộ áo lao động tay chân dính đầy dầu nhớt đang cặm cụi sửa những chiếc xe hư mà tôi không tin vào mắt mình. Có lẽ vì người Đức làm việc rất nguyên tắc và quên mình nên họ sống khỏe và sống lâu. Tôi cũng thấy vị cha già đáng kính này ăn uống rất đơn giản và và sống khiêm nhường dù tuổi tác của ngài và của tôi cách nhau rất xa. Thời còn trai trẻ ngài đã vùng vẫy nhiều nơi và rồi ngài đã biết dừng lại đúng lúc để cho các thế hệ kế tiếp tiến lên. Được trò chuyện với vị cha gì đáng kính này tôi được hiểu thêm ít nhiều về cuộc sống truyền giáo. Những lúc vui là lúc mình gặt hái được nhiều thành công và được nhiều người biết đến. Còn những lúc sầu khổ là lúc mình gặp những chuyện xui xẻo và thất bại. Những lúc ấy là những dấu lặng trong cuộc đời mà mình cần hồi tâm, suy nghĩ và chấp nhận để vươn lên. Cuộc sống không phải lúc nào cũng đầy màu hồng và thành công rực rỡ nhưng có những lúc sẽ có những u ám và thất bại bao quanh. Đời sống của vị linh mục khả kính ấy đã là một bài học lớn cho tôi và tôi đang chuẩn bị áp dụng bài học cuộc đời cho đời sống truyền giáo của mình.
Lựa chọn cuộc sống
Tôi đã từng là một chú chủng sinh của giáo phận nhưng số phận lại đẩy đưa tôi trở thành một tu sĩ truyền giáo. Ngày ấy có nhiều người nói với tôi sao mà ngu quá không chịu làm linh mục triều để được gần với cha mẹ và có thể phần nào giúp đỡ gia đình khi cha mẹ về già mà lại đun đầu vào cái Nhà Dòng hèn mọn này (Trước đây Dòng tôi gọi là Dòng Thánh Giuse, sau sáp nhập với Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời nên hiện nay ở Việt Nam, Dòng có tên gọi là Tỉnh Dòng SVD-Giuse). Ba lần trong đời tôi đã dám nói tiếng không trong việc lựa chọn hướng đi của mình. Và mới đây khi trả lời câu hỏi của bề trên trong việc trở thành một nhà đào tạo trong Dòng, tôi đã lựa chọn việc sống đời truyền giáo vì nghĩ rằng tôi không phải là một mẫu người đào tạo. Có lẽ dưới con mắt của nhiều người tôi đã sai lầm trong việc lựa chọn, nhưng bản thân tôi cảm thấy mình lựa chọn đúng và bằng lòng với những gì mình đã chọn. Thật sự những người thân yêu của tôi luôn mong muốn điều tốt lành cho tôi, nhưng tự bản thân tôi biết tôi có những sở trường và sở đoản nào để sống đúng với lựa chọn của mình.
Có những lúc vắt tay lên trán suy nghĩ về cha mẹ già, về gia đình và những người thân yêu rồi khóc thầm trong đêm. Trong những tháng vừa qua khi biết tin những anh em tu sĩ cùng Dòng ở Việt Nam mà mình đã từng sống với lần lượt từ giã cõi đời khiến lòng buồn rời rợi. Rồi kế đó lại nghe tin ông bà cố của cha giám tỉnh SVD-Giuse Việt Nam đã dắt tay nhau về với Chúa chỉ trong vòng 31 ngày khiến cho người anh em đầu tóc bạc thêm vì cơn sốc này. Dẫu biết rằng kiếp người rất mong manh và nay anh mai tôi sẽ về chầu Chúa nhưng trong lòng đau nhói làm sao! Sống ở hơn nửa vòng trái đất này muốn trở về thăm quê hương đối với một tu sĩ truyền giáo không phải chuyện dễ, cụ thể là năm vừa qua khi những người thân yêu nhất của tôi lần lượt qua đời cũng chỉ biết khóc và dâng lễ cầu nguyện mà thôi. Dù biết rằng lựa chọn là từ bỏ, là hy sinh nhưng có cái gì đó đăng đắng trong cổ họng. Thỉnh thoảng tôi có hỏi thăm tin tức của gia đình và biết rằng cha mẹ mình lúc này hay đau yếu vì tuổi tác mà mình chẳng thể giúp được gì ngoài lời cầu nguyện. Nói ra thì sợ xui xẻo nhưng nếu lỡ cha mẹ tôi có qua đời mà không đúng vào những ngày nghỉ phép của mình thì cũng đành chịu dâng lễ âm thầm để cầu nguyện nơi đất khách quê người. Đau lắm khi phải thốt lên những lời tâm sự này vì không có cuộc chiến nào mà không đổ máu cả.
Có người nói rằng sao cái ông tu sĩ dở hơi này hay kể lễ và mít ướt quá, nếu biết cuộc sống như vậy thì đừng có đi tu! Đã có lần tôi cũng tự nghĩ như vậy nhưng biết vậy mà vẫn cứ bám theo như một cái nghiệp, và muốn bật mí một tý để cho thiên hạ biết “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”. Ước mong những dòng tâm sự này sẽ làm vơi đi những muộn phiền khi có những người hiểu và chia sẻ trong sứ vụ.
Paraguay, Lễ các Tổng Lãnh Thiên Thần, 29/9/2008
Lễ Đón Nhận các bạn Tân Sinh Viên đang học tại Thái Bình
Ban Truyền Thông
23:50 29/09/2008
THÁI BÌNH - Vào lúc 19h30 tối qua ngày (28/ 9 Chúa nhật 26 TN), tại nhà thờ Chính Toà Thái Bình, đã diễn ra Thánh Lễ trọng thể đón nhận bạn tân sinh viên. Về dự Lễ có đông đảo các bạn tân sinh viên, sinh viên và cựu sinh viên, cùng với quí vị ân nhân và cộng đoàn dân Chúa gần xa. Cha Giu-se Trần Xuân Chiêu, chủ sự Thánh Lễ cùng với cha Giu-se Lý Văn Thưởng Dòng Đa minh- tân Đặc Trách SVCGTB.
Mở đầu Thánh Lễ Cha chủ tế bày tỏ niềm vui mừng và hy vọng. Vì thấy con số SV ngay càng gia tăng nhanh. Theo danh sách tân SV chưa đầy đủ, hôm nay có thêm 85 em tân SV, đã trúng tuyển và đang học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp trên địa bàn thành phố Thái Bình. Đa số các em đến từ các xứ họ đạo trong giáo phận, một số bạn khác đến từ giáo phận Bùi Chu, Phát Diệm, Hải Phòng…..
Sau khi công bố Lời Chúa, cha tân ĐặcTrách SV chia sẻ với cộng đoàn ý nghĩa bài Tin Mừng Mt 21, 28-32. Trong đó Cha nhắn nhủ các bạn SV cách riêng là các bạn tân SV ý thức ơn gọi làm chứng nhân của người môn đệ Đức Ki tô trong môi trường học đường. Điều này càng trở lên cấp thiết khi những giá trị đạo đức truyền thống xem ra ít được chú trọng, thay vào đó lànhững việc làm, lời nói gian dối, điêu ngoa hầu như có mặt trong mọi l•nh vực đang có chiều hướng gia tăng. Các bạn hãytrở lên muối ướp mặn và ánh sáng cho đời, bằng lời nói, tế nhị, lịch sự, trung thực và tinh thần trách nhiệm trong việc làm. Các bạn hãyxinThiên chúa biến đổi chính mình, để biết sống tinh thần mến yêu, cảm thông và chia sẻ với anh em. Nhân ngày lễ đón nhận các bạn tân SV, cha Đặc Trách đã cầu chúc cho các bạn SV được sức khoẻ dồi dào và học tập đạt kết quả cao như lòng mong ước, từ đó giúp các bạn có thể xây dựng trước là gia đình mình được bình an hạnh phúc, sau là xã hội và giáo hội tốt đẹp trong sự thật công bình và nhân ái.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha chủ tế nhắn nhủ, các bạn SV hãybiết phân định tốt xấu, hãybiết gạn đục khơi trong, hãychăm chỉ rèn đức luyên tài. Đồng thời luôn cảnh giác những luồng tư tưởng không tốt gây chia rẽ, hận thù và phi văn hoá. Mà trong môi trường mới các bạn có thể gặp phải.
Kết thúc Thánh Lế các em tân SV được nhận quà của Đức Cha giáo phận qua cha chủ tế và cha Đặc Trách SV. Các em tân SV rất vui mừng vì được Đức Cha giáo phận quan tâm. Sau đó đại diện các bạn tân SV, em Nguyễn Thị Dung SV trường Cao Đẳng Sư Phạm đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với Đức Giám Mục giáo phận, quý Cha đặc trách, quý thầy, quý vị ân nhân luôn đồng hành, hướng dẫn và giúp đỡ tinh thần, vật chất cho hội SV trong những năm qua. Em cũng chia sẻ những trăn trở ưu tư, trong môi trường sống mới. Để rồi cám ơn các anh chi SV đi trước đã cho mình được là thành viên của hô SV công giáo Thái Bình.
Sau Thánh Lễ có buổi liên hoan văn nghệ chào đón các em tân SV. Cùng chung vui với các bạn SV có cha Đặc Trách, quí phụ huynh SV và các anh chị cựu SV. Sau lời khai mạc của cha Đặc Trách. Bác Vũ Thị Miên thay mặt quý phụ huynh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Đức Cha, cha Chính nguyên Đặc Trách sinh viên, quý thầy đồng hành, các vị ân nhân đã giúp đỡ hội SV. Việc các em được đỗ đạt là niềm vui của gia đình, làng xóm. Nhưng khi các em đi học, trước lối sống tự do, không ai quản lý thực sự các gia đình rất lo lắng, nhưng hôm nay các em được sinh hoạt trong đoàn thể có các cha, các thày hứơng dẫn thì các phụ huynh cảm thấy rất vui. Buổi liên hoan kết thúc lúc 22h trong niềm tiếc nuối còn muốn kéo dài hơn nữa.
Cảm tạ Chúa đã cho các bạn SV được ngày vui của tình Chúa, của tình yêu thương mà các đấng bậc trong Giáo Hội và gia đình đã dành cho giới trẻ, sinh viên, và cũng là của tình anh em huynh đệ. Xin Chúa nâng đỡ che chở các em SV và trả công bội hậu cho những ai đã giúp đỡ các em. Một năm học mới đã bắt đầu chúc cá bạnSV của giáo phận thu lượm được những thành quả tốt đẹp và luôn cố gắng “nhảy cao hơn, chạy nhanh hơn” trên con đường đạo đức và tri thức, như lời nhắn nhủ của Đức Giám Mục giáo phận trong Năm Thánh Hồng Đào.
Mở đầu Thánh Lễ Cha chủ tế bày tỏ niềm vui mừng và hy vọng. Vì thấy con số SV ngay càng gia tăng nhanh. Theo danh sách tân SV chưa đầy đủ, hôm nay có thêm 85 em tân SV, đã trúng tuyển và đang học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp trên địa bàn thành phố Thái Bình. Đa số các em đến từ các xứ họ đạo trong giáo phận, một số bạn khác đến từ giáo phận Bùi Chu, Phát Diệm, Hải Phòng…..
Sau khi công bố Lời Chúa, cha tân ĐặcTrách SV chia sẻ với cộng đoàn ý nghĩa bài Tin Mừng Mt 21, 28-32. Trong đó Cha nhắn nhủ các bạn SV cách riêng là các bạn tân SV ý thức ơn gọi làm chứng nhân của người môn đệ Đức Ki tô trong môi trường học đường. Điều này càng trở lên cấp thiết khi những giá trị đạo đức truyền thống xem ra ít được chú trọng, thay vào đó lànhững việc làm, lời nói gian dối, điêu ngoa hầu như có mặt trong mọi l•nh vực đang có chiều hướng gia tăng. Các bạn hãytrở lên muối ướp mặn và ánh sáng cho đời, bằng lời nói, tế nhị, lịch sự, trung thực và tinh thần trách nhiệm trong việc làm. Các bạn hãyxinThiên chúa biến đổi chính mình, để biết sống tinh thần mến yêu, cảm thông và chia sẻ với anh em. Nhân ngày lễ đón nhận các bạn tân SV, cha Đặc Trách đã cầu chúc cho các bạn SV được sức khoẻ dồi dào và học tập đạt kết quả cao như lòng mong ước, từ đó giúp các bạn có thể xây dựng trước là gia đình mình được bình an hạnh phúc, sau là xã hội và giáo hội tốt đẹp trong sự thật công bình và nhân ái.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha chủ tế nhắn nhủ, các bạn SV hãybiết phân định tốt xấu, hãybiết gạn đục khơi trong, hãychăm chỉ rèn đức luyên tài. Đồng thời luôn cảnh giác những luồng tư tưởng không tốt gây chia rẽ, hận thù và phi văn hoá. Mà trong môi trường mới các bạn có thể gặp phải.
Kết thúc Thánh Lế các em tân SV được nhận quà của Đức Cha giáo phận qua cha chủ tế và cha Đặc Trách SV. Các em tân SV rất vui mừng vì được Đức Cha giáo phận quan tâm. Sau đó đại diện các bạn tân SV, em Nguyễn Thị Dung SV trường Cao Đẳng Sư Phạm đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với Đức Giám Mục giáo phận, quý Cha đặc trách, quý thầy, quý vị ân nhân luôn đồng hành, hướng dẫn và giúp đỡ tinh thần, vật chất cho hội SV trong những năm qua. Em cũng chia sẻ những trăn trở ưu tư, trong môi trường sống mới. Để rồi cám ơn các anh chi SV đi trước đã cho mình được là thành viên của hô SV công giáo Thái Bình.
Sau Thánh Lễ có buổi liên hoan văn nghệ chào đón các em tân SV. Cùng chung vui với các bạn SV có cha Đặc Trách, quí phụ huynh SV và các anh chị cựu SV. Sau lời khai mạc của cha Đặc Trách. Bác Vũ Thị Miên thay mặt quý phụ huynh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Đức Cha, cha Chính nguyên Đặc Trách sinh viên, quý thầy đồng hành, các vị ân nhân đã giúp đỡ hội SV. Việc các em được đỗ đạt là niềm vui của gia đình, làng xóm. Nhưng khi các em đi học, trước lối sống tự do, không ai quản lý thực sự các gia đình rất lo lắng, nhưng hôm nay các em được sinh hoạt trong đoàn thể có các cha, các thày hứơng dẫn thì các phụ huynh cảm thấy rất vui. Buổi liên hoan kết thúc lúc 22h trong niềm tiếc nuối còn muốn kéo dài hơn nữa.
Cảm tạ Chúa đã cho các bạn SV được ngày vui của tình Chúa, của tình yêu thương mà các đấng bậc trong Giáo Hội và gia đình đã dành cho giới trẻ, sinh viên, và cũng là của tình anh em huynh đệ. Xin Chúa nâng đỡ che chở các em SV và trả công bội hậu cho những ai đã giúp đỡ các em. Một năm học mới đã bắt đầu chúc cá bạnSV của giáo phận thu lượm được những thành quả tốt đẹp và luôn cố gắng “nhảy cao hơn, chạy nhanh hơn” trên con đường đạo đức và tri thức, như lời nhắn nhủ của Đức Giám Mục giáo phận trong Năm Thánh Hồng Đào.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hành trình tìm kiếm Đường lối và Sự thật
Nam Anh
00:17 29/09/2008
Hành trình tìm kiếm Đường lối và Sự thật
Chúa Giêsu đã nói: "Ta là đường, là sự thật và là sự sống". Những ai đi sai đường lối Ngài và không tôn trọng sự thật tức là đã đối đầu với Thiên Chúa. Mà một khi đã đối đầu với Thiên Chúa thì làm sao có quyền hy vọng được ơn cứu độ?
Đường lối của Chúa đáng để đặt niềm tin
Cộng sản Việt Nam đã dùng đường lối cầm quyền độc đoán của họ áp đặt lên cả dân tộc Việt Nam, khiến người dân Việt Nam mất đi nhiều quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do được tiếp nhận thông tin.
Họ ra sức gieo rắc, truyền bá học thuyết tự tưởng vô thần và chủ nghĩa vật chất, loại bỏ sự hiện diện của Thiên Chúa. Họ tự cho rằng, đường lối này của họ và ưu việt hơn bất kỳ đường lối nào khác. Họ coi những ai không chịu đi theo đường lối của họ là những kẻ "phản động" và phải bỏ tù.
Nhưng Chúa phán: "Các ngươi đã nói rằng: 'Đường lối của Chúa không chính trực'. Vậy hỡi nhà Israel, hãy nghe đây: Có phải đường lối của Ta không chính trực ư? Hay trái lại đường lối của các ngươi không chính trực? Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính và phạm tội ác, nó phải chết, chính vì tội ác nó phạm mà nó phải chết. Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ được sống. Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống chớ không phải chết". (Ed 18, 25-28).
Và Ngài cũng phán: "Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta - sấm ngôn của Đức Chúa. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy" (Isaia 55,8-9).
Chúng ta tin tưởng rằng, sớm muộn, đường lối tội ác của Cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ nhường cho đường lối của công lý và bình an.
Chúa là sự thật.
Sự thật rất cần thiết trong bất kì một xã hội nào, nó là cán cân xét xử tất cả.
Thật ý nghĩa, đoạn Tin Mừng Chúa Nhật tuần này, Chúa Giêsu kể về một ông chủ có hai người con trai. Ông đến với đứa con thứ nhất và bảo: "Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho cho cha!" Nó thưa lại rằng: "Con không đi". Nhưng sau nó hối hận và đi làm. Ông đến gặp đứa con thứ hai và cũng nói như vậy. Nó thưa lại rằng: "Thưa cha, vâng, con đi". Nhưng nó lại không đi. Như vậy, người con thứ hai đã không tôn trọng sự thật, gian dối trong lời nói của mình, dân gian Việt Nam gọi là "nói một đằng, làm một nẻo".
Chợt nhớ đến một mẩu chuyện vui mà thời gian gần đây được phát tán trên internet, chuyện như sau: người ta phân tích ra được các chính sách cầm quyền của một số quốc gia như sau: Hoa Kỳ thì "nói là làm", nghĩa là họ tôn trọng những gì mình đã phát ngôn, ví dụ: bảo đánh Iraq là đem quân sang đó ngay; Nhật Bản thì "làm trước nói sau", họ phát minh hay sáng chế thành công sản phẩm rồi mới dám công bố; Trung Cộng thì "làm mà không nói", họ đàn áp Thiên An Môn, đàn áp Tây Tạng như một mực chối bỏ. Còn Cộng sản Việt Nam thì "nói một đằng, làm một nẻo!".
Đây chỉ là mẩu chuyện vui nhưng nghĩ lại thật đúng và thấm thía. Thật vậy, Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay chưa bao giờ tôn trọng sự thật. Họ luôn dối trá, "lập lờ đánh lận con đen". Họ coi sự thật là một hiểm họa cho chế độ của họ, ngày nào còn sự dối trá thì ngày đó họ vẫn tồn tại. Do đó, họ ra sức tìm cách tiêu diệt sự thật, bằng không thì phải bóp méo, xuyên tạc mọi chuyện làm "nhiễu thông tin", họ dùng súng ống, vũ lực thẳng tay đàn áp, bỏ tù những ai muốn đi tìm kiếm sự thật và công lý. Nhưng chúng ta tin vào Lời Chúa: "Tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm" (Mt 26,52)
Lịch sử đã chứng minh, Cộng sản Việt Nam đã biết bao lần dối trá, không tôn trọng sự thật. Các hiệp định quốc tế như Hiệp định Gèneve, Hiệp định Paris... họ kí kết nhưng lại tự đạp đổ các hiệp định.
Truyền thông báo chí được coi là công cụ của con người để phản ánh sự thật về mọi khía cạnh của xã hội nhưng dưới cánh tay chỉ đạo của Cộng sản Việt Nam, nó đã bị suy thoái đạo đức một cách trầm trọng.
Còn đó rất mới vụ Báo Nhân Dân "chế biến" phỏng vấn của hãng tin CNN, vụ tự xuyên tạc ra nhận định của Hội đồng Giám mục Việt Nam về việc xét xử linh mục Nguyễn Văn Lý...
Và bây giờ, cộng sản lại tiếp tục ra chiến dịch tiêu diệt sự thật trong ba vụ này:
Chúng ta hy vọng cuộc hành trình đi tìm Đường Lối và Sự Thật cho dân tộc Việt Nam thân yêu không phải là một cuộc hành trình dang dở, bị bỏ mặc, dù chắc chắn sẽ có nhiều thử thách chông gai trước mặt.
(Phan Thiết, Chúa Nhật XXVI Thường Niên 28-9-2008)
Chúa Giêsu đã nói: "Ta là đường, là sự thật và là sự sống". Những ai đi sai đường lối Ngài và không tôn trọng sự thật tức là đã đối đầu với Thiên Chúa. Mà một khi đã đối đầu với Thiên Chúa thì làm sao có quyền hy vọng được ơn cứu độ?
Đường lối của Chúa đáng để đặt niềm tin
Cộng sản Việt Nam đã dùng đường lối cầm quyền độc đoán của họ áp đặt lên cả dân tộc Việt Nam, khiến người dân Việt Nam mất đi nhiều quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do được tiếp nhận thông tin.
Họ ra sức gieo rắc, truyền bá học thuyết tự tưởng vô thần và chủ nghĩa vật chất, loại bỏ sự hiện diện của Thiên Chúa. Họ tự cho rằng, đường lối này của họ và ưu việt hơn bất kỳ đường lối nào khác. Họ coi những ai không chịu đi theo đường lối của họ là những kẻ "phản động" và phải bỏ tù.
Nhưng Chúa phán: "Các ngươi đã nói rằng: 'Đường lối của Chúa không chính trực'. Vậy hỡi nhà Israel, hãy nghe đây: Có phải đường lối của Ta không chính trực ư? Hay trái lại đường lối của các ngươi không chính trực? Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính và phạm tội ác, nó phải chết, chính vì tội ác nó phạm mà nó phải chết. Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ được sống. Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống chớ không phải chết". (Ed 18, 25-28).
Và Ngài cũng phán: "Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta - sấm ngôn của Đức Chúa. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy" (Isaia 55,8-9).
Chúng ta tin tưởng rằng, sớm muộn, đường lối tội ác của Cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ nhường cho đường lối của công lý và bình an.
Chúa là sự thật.
Sự thật rất cần thiết trong bất kì một xã hội nào, nó là cán cân xét xử tất cả.
Thật ý nghĩa, đoạn Tin Mừng Chúa Nhật tuần này, Chúa Giêsu kể về một ông chủ có hai người con trai. Ông đến với đứa con thứ nhất và bảo: "Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho cho cha!" Nó thưa lại rằng: "Con không đi". Nhưng sau nó hối hận và đi làm. Ông đến gặp đứa con thứ hai và cũng nói như vậy. Nó thưa lại rằng: "Thưa cha, vâng, con đi". Nhưng nó lại không đi. Như vậy, người con thứ hai đã không tôn trọng sự thật, gian dối trong lời nói của mình, dân gian Việt Nam gọi là "nói một đằng, làm một nẻo".
Chợt nhớ đến một mẩu chuyện vui mà thời gian gần đây được phát tán trên internet, chuyện như sau: người ta phân tích ra được các chính sách cầm quyền của một số quốc gia như sau: Hoa Kỳ thì "nói là làm", nghĩa là họ tôn trọng những gì mình đã phát ngôn, ví dụ: bảo đánh Iraq là đem quân sang đó ngay; Nhật Bản thì "làm trước nói sau", họ phát minh hay sáng chế thành công sản phẩm rồi mới dám công bố; Trung Cộng thì "làm mà không nói", họ đàn áp Thiên An Môn, đàn áp Tây Tạng như một mực chối bỏ. Còn Cộng sản Việt Nam thì "nói một đằng, làm một nẻo!".
Đây chỉ là mẩu chuyện vui nhưng nghĩ lại thật đúng và thấm thía. Thật vậy, Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay chưa bao giờ tôn trọng sự thật. Họ luôn dối trá, "lập lờ đánh lận con đen". Họ coi sự thật là một hiểm họa cho chế độ của họ, ngày nào còn sự dối trá thì ngày đó họ vẫn tồn tại. Do đó, họ ra sức tìm cách tiêu diệt sự thật, bằng không thì phải bóp méo, xuyên tạc mọi chuyện làm "nhiễu thông tin", họ dùng súng ống, vũ lực thẳng tay đàn áp, bỏ tù những ai muốn đi tìm kiếm sự thật và công lý. Nhưng chúng ta tin vào Lời Chúa: "Tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm" (Mt 26,52)
Lịch sử đã chứng minh, Cộng sản Việt Nam đã biết bao lần dối trá, không tôn trọng sự thật. Các hiệp định quốc tế như Hiệp định Gèneve, Hiệp định Paris... họ kí kết nhưng lại tự đạp đổ các hiệp định.
Truyền thông báo chí được coi là công cụ của con người để phản ánh sự thật về mọi khía cạnh của xã hội nhưng dưới cánh tay chỉ đạo của Cộng sản Việt Nam, nó đã bị suy thoái đạo đức một cách trầm trọng.
Còn đó rất mới vụ Báo Nhân Dân "chế biến" phỏng vấn của hãng tin CNN, vụ tự xuyên tạc ra nhận định của Hội đồng Giám mục Việt Nam về việc xét xử linh mục Nguyễn Văn Lý...
Và bây giờ, cộng sản lại tiếp tục ra chiến dịch tiêu diệt sự thật trong ba vụ này:
- 1. Công kích, xuyên tạc, đưa tin sai sự thật tình hình ở Tòa Khâm Sứ Hà Nội và Nhà thờ Thái Hà.
- 2. Thất hứa trong việc giải quyết vấn đề Tòa Khâm Sứ theo hướng đối thoại mà chính họ đã cam kết.
- 3. Trầm trọng hơn, họ cắt xén, bóp méo phát ngôn của Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt.
Chúng ta hy vọng cuộc hành trình đi tìm Đường Lối và Sự Thật cho dân tộc Việt Nam thân yêu không phải là một cuộc hành trình dang dở, bị bỏ mặc, dù chắc chắn sẽ có nhiều thử thách chông gai trước mặt.
(Phan Thiết, Chúa Nhật XXVI Thường Niên 28-9-2008)
Lá thư của một cán bộ cộng sản từng công tác nước ngoài...
La Mạnh Dũng, VVNTT
00:38 29/09/2008
Lá thư của một cán bộ cộng sản từng công tác nước ngoài...
Kính gởi: Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết
Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng
Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh
Buổi chiều ngày 19/9, sau cái hôm mà UBND Tp Hà Nội huy động lực lượng từ 4 giờ sáng để khẩn trương xây dựng công viên cây xanh trên khuôn viênTòa Khâm Sứ cũ, lúc đó tôi vẫn còn ở California, xôn xao, căng thẳng, bức xúc từ công đồng người Việt, và tin tức từ bên nhà, đâu đâu cũng đồn thổi lên sắp xảy ra vụ Thiên An Môn thứ hai nhưng ở Hà Nôi. Nhóm chúng tôi 8 người đều là những người Việt đang học và làm việc ở California, ngoài tôi là cán bộ đi công tác và một anh bạn đang giảng dạy tại đây còn lại hầu hết là số anh em trẻ từ VN qua đang làm nghiên cứu sinh ở hai đại học danh tiếng Berkeley và Stanford, Chúng tôi tuyệt đối không tin là sẽ có bất cứ vụ việc tương tự như Thiên An Môn lại có thể sẽ xảy ra tại VN, chúng tôi không tin vi bản chất hiền hòa của mỗi con người Việt Nam, nhà nước VN là nhà nước pháp quyền, và xã Hội VN hôm nay là xã hội mở, văn minh hội nhập với thế giới, mọi việc giải quyết đều dựa trên cơ sở có tình có lý.
Cho xe tăng nghiền nát sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn của chính quyền TQ ngày 4 tháng 6 năm 1989 là vết nhơ muôn đời mà bất cứ người Trung Quốc nào sống ở chính quốc hay sống ở hải ngoại đều cúi đầu xấu hổ không muốn nhắc tới.
Ngay buổi tối hôm đó chúng tôi tập hợp cả nhóm tại căn hộ nhỏ của anh bạn ở khu vực trường Berkeley, mỗi người mỗi laptop, chúng tôi chia nhau nhanh chóng nắm bắt vô số thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, mạng báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh trong nước, ngoài nuớc, tư liệu lịch sử, tài liệu pháp lí và nhất là hàng trăm tin ảnh, video clip từ các blog, thành thật mà nói là ở đây chúng tôi có phương tiện và điều kiện thuận lợi, dễ dàng truy cập vào các trang mạng nắm bắt thông tin và kiểm chứng, bên cạnh đó là thư viện đầy đủ tư liệu cho chúng tôi tham khảo.
Lật lại toàn bộ diễn tiến đã và đang xảy ra chúng tôi đều không tin vào mắt mình, vào tai mình, chúng tôi hết sức thất vọng về cách hành xử lạ lùng của Đảng bộ và chính quyền Hà Nội trong suốt diễn biến tại Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà,
Chúng tôi nhận định:
• Rõ ràng UBND Tp Hà Nội đã không có bằng chứng và văn bản pháp lý nào đủ sức thuyết phục chứng minh nhà đất ở 178 Nguyễn Lương Bằng và 42 Nhà Chung là thuộc diện Nhà Nước quản lí, ngược lại, với tất cả nguồn gốc và bằng chứng pháp lí mà DCCT Thái Hà và Tòa Giám Mục Hà Nội có được thì theo luật đinh họ là sở hữu chủ nhà đất này. UBND Tp Hà Nội đã thiếu khiêm tôn và khôn khéo để giải quyết vụ việc êm thắm ngoài cái hàm hồ cưỡng bách của kẻ mạnh. Trong trường hợp này vai trò của Mặt Trận Tổ Quốc đâu rồi?
• Đùng một cái, UBND tp Hà Nội khẩn trương xây dựng hai công viên trên 2 phần đất đang tranh chấp nói trên đơn thuần chỉ là hành động đối phó của UBND Tp Hà Nội, mà dư luận ai cũng biết bởi vì nó chưa hề có trong thiêt kế quy hoạch trước đây của sở quy hoạch kiên trúc thành phố, hành đông nó lộ rõ cái phản ứng hạ cấp của một số cán bộ chủ chốt tham lam hủ hóa “nuốt không trôi thì đạp đổ” “ăn không được thì nhổ nước miếng”
• DCCT Thái Hà và Tòa TGM Hà Nội thừa hiểu rằng họ không thể đòi cái Nhà Nước không thể trả, họ hiểu rất rõ rằng Nhà Nước rất sợ hiệu ứng domino, như vậy tại sao họ vẫn kiên trì đòi? có thể đây là một động thái, một bước khởi đầu cho một toan tính căn bản khác, nhưng đó chỉ là dự đoán, chưa có một bằng chứng nào để khẳng định, nhưng cái ý định ngăn chặn mọi mưu toan tư nhân hóa, chia năm xẻ bảy linh địa của họ thì rất rõ, có thể họ đã biết tỏng tong tong là miếng đất vàng của họ đang nằm trong tầm ngắm, trong toan tính chia năm xẻ bảy, tư nhân hóa của cán bộ đương chức đương quyền ta, cái đó thì nhân dân ai cũng hiểu vì nó xảy ra hàng ngày hàng giờ trên khắp đất nước từ thành thị đến thôn quê. Có thể đó là nguyên do tại sao hàng nữa thế kỷ, qua bao đời UBND tp Hà Nội quản lí, cả hai miếng đất gần như bỏ hoang phế chẳng được sở nào cơ quan nào quy hoạch xây dựng công trình công ích. Giáo dân Công Giáo Hà Nội không muốn linh địa của họ biến thành chổ ôn ào ăn chơi hoặc biến thành nhà cửa, tài sản riêng tư của các quan tham. Cho nên tôi tin rằng nếu Đảng Bộ và UBND Hà Nội bớt tham, bớt trịch thượng, vì lợi ích của nhân dân thành phố Hà Nội, đề nghị với giáo quyền Hà Nội là “Nhà Nước và cộng đồng giáo dân Công Giáo cùng làm” cùng xây dựng công trình công ích, như bệnh viện, trường học, công viên… đất thì vẫn đất của Công Giáo Hà Nội, công trình là của Nhà Nước và lợi ích là của Nhân Dân thì 99% vụ việc có thể thu xếp được, vui vẻ cả làng. Chắc chắn không phải dùng hạ sách để lại hậu quả nghiêm trọng như ngày hôm nay.
• Việc làm ngơ không ngăn chặn, không bảo vệ, không truy tố bắt giam ngay những kẻ đầu trộm đuôi cướp phá quấy, làm ô uế bàn thờ tượng Chúa Mẹ, đền thánh tại nơi vùng đất đang tranh chấp ở Giáo Xứ Thái Hà, là đồng lõa, bao che cho hành vi phạm pháp, lăng nhục tôn giáo.
• Việc UBND Tp Hà Nội cho tiến hành xây dựng trên phần đất 42 Nhà Chung, 178 Nguyễn Lương Bằng, những phần đất đang tranh chấp, là vi phạm nghiêm trọng luật pháp nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam, và theo luật định, bất cứ công trình nào xây dựng trên đó đều thuộc chủ sở hữu miếng đất.
• Việc khẩn trương huy động lực lượng khống chế trấn áp, thực hiện hành vi trong bóng tối, cấm quay phim chụp hình chính là sử dụng bạo lực, sử dụng yếu tố bất thần, sợ hãi, che dấu dư luận quần chúng, hành động này chỉ có thể gọi là hành động của kẻ cướp, nó biểu lộ cái bất chính và yếu kém của Đảng bộ và UBND tp Hà Nội.
• Sử dụng hệ thống truyền thông báo đài bất cập, cắt xén, trí trá để áp đặt, bôi nhọ, xuyên tạc là cách làm ấu trĩ, bất nhân, là coi thường sự thật, coi thường nhận thức của nhân dân.
Hậu quả không đơn giản chỉ là công trình xây dựng theo toan tính cuối cùng vẫn bi coi là tài sản của Cộng Đồng Giáo Dân Công Giáo Hà Nội, mà hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu rộng, chính là:
• Đẩy một cộng đồng ít nhất hơn 6 triệu người dân, thành một khối đoàn kết sát cánh chưa từng có thành kẻ đại địch của Đảng và Nhà Nước, mà đằng sau họ là một cộng đồng hơn một tỷ người, một giáo hội có ảnh hưởng tinh thần có thể nói nhất thế giới, có giới trí thức hùng mạnh nhất, một tổ chức chặt chẽ, đoàn kết nhất, một giáo hội có sức mạnh luân lý và giáo dục sâu rộng bao trùm thế giới nhất. Và phải luôn nhớ rằng đầu mối đưa đến của sự sụp đổ toàn bộ khối Đông Âu và Liên xô năm 1989 chính là từ sự ủng hộ của Giáo hội Công Giáo Roma này!
• Đánh mất lòng tin của hơn 80 triệu dân vào Đảng và Nhà Nước, khi toàn bộ hệ thống truyền thông báo đài được Đảng chỉ đạo xuyên tạc, bôi nhọ, chụp mũ, cắt xén bị nhân dân cả nước phát hiện, lật tẩy lộ rõ cái hệ thống truyền thông của chúng ta chỉ là một tập hợp trí trá, xu nịnh và bất nhân.
• Bị cộng đồng và nhân dân trên thế giới đánh giá và lên án là ngu dốt và áp bức, đánh mất trầm trọng uy tín của Đảng và Nhà Nước VN trên chính trường quốc tế.
Ngược lại, thành quả của Giáo Dân Công Giáo Hà Nội sau sự kiện Tòa Khâm Sứ và Thái Hà là gì?
• Ngăn chặn được mưu đồ cướp đất của hàng ngũ cán bô hủ hóa;
• Lật tẩy được bộ mặt bất chính, tri trá của hệ thống truyền thông cho toàn thể nhân dân cả nước biết;
• Được Nhà nước huy động toàn bộ lực lượng xây dựng cho hai công viên biến 2 khu vực nhếch nhác, lãnh địa của dân chích choác, tội phạm thành hai khuôn viên đẹp cho Tòa Giám Mục Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà, TGM và Giáo xứ Thái Hà chỉ cần phá dỡ bức tường ngăn cách, làm hàng rào bằng những khóm hoa, cây kiểng thi tha hồ mà đẹp, các thầy, các sơ có chổ thư giãn, các giáo dân sau lễ có chổ cho vui chơi giải trí. Tôi dám chắc là ngay sau khi UBND Hà Nội xây dựng hoàn chỉnh hai công viên xong, cả giáo phận Hà Nội sẽ tổ chức lễ Tạ Ơn, cảm ơn Chúa và Mẹ đã soi sáng cho những kẻ lầm đường lạc lối biết hối cải mà cố công xây dựng ngày đêm để làm việc đền tội.
• Và trên hết là gắn kết được một khối đoàn kết trên dưới như một, tin tưởng tuyệt đối vào sự quan phòng của Chúa và Mẹ.
Là viên chức được nhà nước thường xuyên cử đi công tác nước ngoài, cùng với những người đang nghiên cứu khoa học, được xem là thành phần trí thức trẻ được bạn bè anh em các nước đang công tác như tôi hoặc đang làm nghiên cứu sinh tại Mỹ đều quý nể, chúng tôi luôn tin tưởng và tự hào vào sự sáng suốt và bản lãnh của Đảng và Nhà Nước. Chúng tôi khẳng định đằng sau tất cả những diễn tiến gây hậu quả nghiêm trọng này nhất định phải là do thế lực thù địch nước ngoài đang ẩn nấp trong hàng ngũ cán bộ của chúng ta với âm mưu thâm độc xúi giục phá hoại hoặc do lũ tham quan lũng đoạn, âm mưu chia năm xẻ bảy vùng đất vàng đó. Dĩ nhiên chúng ta không loại trừ cái âm mưu thâm độc này có thể là từ người anh em phương Bắc cố tình đánh lạc hướng, làm rối ren, xáo trộn khối đại đoàn kết dân tộc ta đễ bề thôn tính hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
Đảng và Nhà Nước cần khẩn trương nhận khuyết điểm, trả lại công lý cho người bị hại, truy cứu nghiêm khắc trừng trị bọn tay sai, bọn cán bộ hủ hóa, chấn chỉnh cơ cấu cán bộ để lòng dân tin tưởng, nhanh chóng phục hồi uy tín, phục hồi sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, cùng lòng phát triển kinh tế ứng phó với nền kinh tế đang lạm phát phi mã, ổn đinh quốc phòng sẳn sàng đối phó với âm mưu thôn tính của người anh em phương Bắc và những thế lực thù địch khác.
Mong thay!
Trong lúc viết những dòng chữ này, tôi đang ở Hà Nội, ngay trên phố Nhà Chung, bên cạnh 2 đứa con nhỏ ngơ ngác sợ hãi, trước mắt chúng tôi là rừng người từ các nơi đổ về tràn ngập phố Nhà Chung, họ thành kính, thiết tha hát vang “….lạy Chúa từ nhân… hãy dùng con như khí cụ bằng an của Chúa…đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem công lý vào chốn lao tù….” Thú thật tôi không tin vào sự thành kính an hòa đó, tôi cảm nhận được phía dưới lời kinh Hòa Bình vang vọng cao vút đó là sự phẩn uất bị dồn nén, sự sôi sục đang càng giờ càng hội tụ trong đám đông trùng trùng đó.
Bất giác tôi rùng mình.
Hà Nội ngày 23/9/2008
Kính gởi: Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết
Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng
Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh
Buổi chiều ngày 19/9, sau cái hôm mà UBND Tp Hà Nội huy động lực lượng từ 4 giờ sáng để khẩn trương xây dựng công viên cây xanh trên khuôn viênTòa Khâm Sứ cũ, lúc đó tôi vẫn còn ở California, xôn xao, căng thẳng, bức xúc từ công đồng người Việt, và tin tức từ bên nhà, đâu đâu cũng đồn thổi lên sắp xảy ra vụ Thiên An Môn thứ hai nhưng ở Hà Nôi. Nhóm chúng tôi 8 người đều là những người Việt đang học và làm việc ở California, ngoài tôi là cán bộ đi công tác và một anh bạn đang giảng dạy tại đây còn lại hầu hết là số anh em trẻ từ VN qua đang làm nghiên cứu sinh ở hai đại học danh tiếng Berkeley và Stanford, Chúng tôi tuyệt đối không tin là sẽ có bất cứ vụ việc tương tự như Thiên An Môn lại có thể sẽ xảy ra tại VN, chúng tôi không tin vi bản chất hiền hòa của mỗi con người Việt Nam, nhà nước VN là nhà nước pháp quyền, và xã Hội VN hôm nay là xã hội mở, văn minh hội nhập với thế giới, mọi việc giải quyết đều dựa trên cơ sở có tình có lý.
Cho xe tăng nghiền nát sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn của chính quyền TQ ngày 4 tháng 6 năm 1989 là vết nhơ muôn đời mà bất cứ người Trung Quốc nào sống ở chính quốc hay sống ở hải ngoại đều cúi đầu xấu hổ không muốn nhắc tới.
Ngay buổi tối hôm đó chúng tôi tập hợp cả nhóm tại căn hộ nhỏ của anh bạn ở khu vực trường Berkeley, mỗi người mỗi laptop, chúng tôi chia nhau nhanh chóng nắm bắt vô số thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, mạng báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh trong nước, ngoài nuớc, tư liệu lịch sử, tài liệu pháp lí và nhất là hàng trăm tin ảnh, video clip từ các blog, thành thật mà nói là ở đây chúng tôi có phương tiện và điều kiện thuận lợi, dễ dàng truy cập vào các trang mạng nắm bắt thông tin và kiểm chứng, bên cạnh đó là thư viện đầy đủ tư liệu cho chúng tôi tham khảo.
Lật lại toàn bộ diễn tiến đã và đang xảy ra chúng tôi đều không tin vào mắt mình, vào tai mình, chúng tôi hết sức thất vọng về cách hành xử lạ lùng của Đảng bộ và chính quyền Hà Nội trong suốt diễn biến tại Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà,
Chúng tôi nhận định:
• Rõ ràng UBND Tp Hà Nội đã không có bằng chứng và văn bản pháp lý nào đủ sức thuyết phục chứng minh nhà đất ở 178 Nguyễn Lương Bằng và 42 Nhà Chung là thuộc diện Nhà Nước quản lí, ngược lại, với tất cả nguồn gốc và bằng chứng pháp lí mà DCCT Thái Hà và Tòa Giám Mục Hà Nội có được thì theo luật đinh họ là sở hữu chủ nhà đất này. UBND Tp Hà Nội đã thiếu khiêm tôn và khôn khéo để giải quyết vụ việc êm thắm ngoài cái hàm hồ cưỡng bách của kẻ mạnh. Trong trường hợp này vai trò của Mặt Trận Tổ Quốc đâu rồi?
• Đùng một cái, UBND tp Hà Nội khẩn trương xây dựng hai công viên trên 2 phần đất đang tranh chấp nói trên đơn thuần chỉ là hành động đối phó của UBND Tp Hà Nội, mà dư luận ai cũng biết bởi vì nó chưa hề có trong thiêt kế quy hoạch trước đây của sở quy hoạch kiên trúc thành phố, hành đông nó lộ rõ cái phản ứng hạ cấp của một số cán bộ chủ chốt tham lam hủ hóa “nuốt không trôi thì đạp đổ” “ăn không được thì nhổ nước miếng”
• DCCT Thái Hà và Tòa TGM Hà Nội thừa hiểu rằng họ không thể đòi cái Nhà Nước không thể trả, họ hiểu rất rõ rằng Nhà Nước rất sợ hiệu ứng domino, như vậy tại sao họ vẫn kiên trì đòi? có thể đây là một động thái, một bước khởi đầu cho một toan tính căn bản khác, nhưng đó chỉ là dự đoán, chưa có một bằng chứng nào để khẳng định, nhưng cái ý định ngăn chặn mọi mưu toan tư nhân hóa, chia năm xẻ bảy linh địa của họ thì rất rõ, có thể họ đã biết tỏng tong tong là miếng đất vàng của họ đang nằm trong tầm ngắm, trong toan tính chia năm xẻ bảy, tư nhân hóa của cán bộ đương chức đương quyền ta, cái đó thì nhân dân ai cũng hiểu vì nó xảy ra hàng ngày hàng giờ trên khắp đất nước từ thành thị đến thôn quê. Có thể đó là nguyên do tại sao hàng nữa thế kỷ, qua bao đời UBND tp Hà Nội quản lí, cả hai miếng đất gần như bỏ hoang phế chẳng được sở nào cơ quan nào quy hoạch xây dựng công trình công ích. Giáo dân Công Giáo Hà Nội không muốn linh địa của họ biến thành chổ ôn ào ăn chơi hoặc biến thành nhà cửa, tài sản riêng tư của các quan tham. Cho nên tôi tin rằng nếu Đảng Bộ và UBND Hà Nội bớt tham, bớt trịch thượng, vì lợi ích của nhân dân thành phố Hà Nội, đề nghị với giáo quyền Hà Nội là “Nhà Nước và cộng đồng giáo dân Công Giáo cùng làm” cùng xây dựng công trình công ích, như bệnh viện, trường học, công viên… đất thì vẫn đất của Công Giáo Hà Nội, công trình là của Nhà Nước và lợi ích là của Nhân Dân thì 99% vụ việc có thể thu xếp được, vui vẻ cả làng. Chắc chắn không phải dùng hạ sách để lại hậu quả nghiêm trọng như ngày hôm nay.
• Việc làm ngơ không ngăn chặn, không bảo vệ, không truy tố bắt giam ngay những kẻ đầu trộm đuôi cướp phá quấy, làm ô uế bàn thờ tượng Chúa Mẹ, đền thánh tại nơi vùng đất đang tranh chấp ở Giáo Xứ Thái Hà, là đồng lõa, bao che cho hành vi phạm pháp, lăng nhục tôn giáo.
• Việc UBND Tp Hà Nội cho tiến hành xây dựng trên phần đất 42 Nhà Chung, 178 Nguyễn Lương Bằng, những phần đất đang tranh chấp, là vi phạm nghiêm trọng luật pháp nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam, và theo luật định, bất cứ công trình nào xây dựng trên đó đều thuộc chủ sở hữu miếng đất.
• Việc khẩn trương huy động lực lượng khống chế trấn áp, thực hiện hành vi trong bóng tối, cấm quay phim chụp hình chính là sử dụng bạo lực, sử dụng yếu tố bất thần, sợ hãi, che dấu dư luận quần chúng, hành động này chỉ có thể gọi là hành động của kẻ cướp, nó biểu lộ cái bất chính và yếu kém của Đảng bộ và UBND tp Hà Nội.
• Sử dụng hệ thống truyền thông báo đài bất cập, cắt xén, trí trá để áp đặt, bôi nhọ, xuyên tạc là cách làm ấu trĩ, bất nhân, là coi thường sự thật, coi thường nhận thức của nhân dân.
Hậu quả không đơn giản chỉ là công trình xây dựng theo toan tính cuối cùng vẫn bi coi là tài sản của Cộng Đồng Giáo Dân Công Giáo Hà Nội, mà hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu rộng, chính là:
• Đẩy một cộng đồng ít nhất hơn 6 triệu người dân, thành một khối đoàn kết sát cánh chưa từng có thành kẻ đại địch của Đảng và Nhà Nước, mà đằng sau họ là một cộng đồng hơn một tỷ người, một giáo hội có ảnh hưởng tinh thần có thể nói nhất thế giới, có giới trí thức hùng mạnh nhất, một tổ chức chặt chẽ, đoàn kết nhất, một giáo hội có sức mạnh luân lý và giáo dục sâu rộng bao trùm thế giới nhất. Và phải luôn nhớ rằng đầu mối đưa đến của sự sụp đổ toàn bộ khối Đông Âu và Liên xô năm 1989 chính là từ sự ủng hộ của Giáo hội Công Giáo Roma này!
• Đánh mất lòng tin của hơn 80 triệu dân vào Đảng và Nhà Nước, khi toàn bộ hệ thống truyền thông báo đài được Đảng chỉ đạo xuyên tạc, bôi nhọ, chụp mũ, cắt xén bị nhân dân cả nước phát hiện, lật tẩy lộ rõ cái hệ thống truyền thông của chúng ta chỉ là một tập hợp trí trá, xu nịnh và bất nhân.
• Bị cộng đồng và nhân dân trên thế giới đánh giá và lên án là ngu dốt và áp bức, đánh mất trầm trọng uy tín của Đảng và Nhà Nước VN trên chính trường quốc tế.
Ngược lại, thành quả của Giáo Dân Công Giáo Hà Nội sau sự kiện Tòa Khâm Sứ và Thái Hà là gì?
• Ngăn chặn được mưu đồ cướp đất của hàng ngũ cán bô hủ hóa;
• Lật tẩy được bộ mặt bất chính, tri trá của hệ thống truyền thông cho toàn thể nhân dân cả nước biết;
• Được Nhà nước huy động toàn bộ lực lượng xây dựng cho hai công viên biến 2 khu vực nhếch nhác, lãnh địa của dân chích choác, tội phạm thành hai khuôn viên đẹp cho Tòa Giám Mục Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà, TGM và Giáo xứ Thái Hà chỉ cần phá dỡ bức tường ngăn cách, làm hàng rào bằng những khóm hoa, cây kiểng thi tha hồ mà đẹp, các thầy, các sơ có chổ thư giãn, các giáo dân sau lễ có chổ cho vui chơi giải trí. Tôi dám chắc là ngay sau khi UBND Hà Nội xây dựng hoàn chỉnh hai công viên xong, cả giáo phận Hà Nội sẽ tổ chức lễ Tạ Ơn, cảm ơn Chúa và Mẹ đã soi sáng cho những kẻ lầm đường lạc lối biết hối cải mà cố công xây dựng ngày đêm để làm việc đền tội.
• Và trên hết là gắn kết được một khối đoàn kết trên dưới như một, tin tưởng tuyệt đối vào sự quan phòng của Chúa và Mẹ.
Là viên chức được nhà nước thường xuyên cử đi công tác nước ngoài, cùng với những người đang nghiên cứu khoa học, được xem là thành phần trí thức trẻ được bạn bè anh em các nước đang công tác như tôi hoặc đang làm nghiên cứu sinh tại Mỹ đều quý nể, chúng tôi luôn tin tưởng và tự hào vào sự sáng suốt và bản lãnh của Đảng và Nhà Nước. Chúng tôi khẳng định đằng sau tất cả những diễn tiến gây hậu quả nghiêm trọng này nhất định phải là do thế lực thù địch nước ngoài đang ẩn nấp trong hàng ngũ cán bộ của chúng ta với âm mưu thâm độc xúi giục phá hoại hoặc do lũ tham quan lũng đoạn, âm mưu chia năm xẻ bảy vùng đất vàng đó. Dĩ nhiên chúng ta không loại trừ cái âm mưu thâm độc này có thể là từ người anh em phương Bắc cố tình đánh lạc hướng, làm rối ren, xáo trộn khối đại đoàn kết dân tộc ta đễ bề thôn tính hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
Đảng và Nhà Nước cần khẩn trương nhận khuyết điểm, trả lại công lý cho người bị hại, truy cứu nghiêm khắc trừng trị bọn tay sai, bọn cán bộ hủ hóa, chấn chỉnh cơ cấu cán bộ để lòng dân tin tưởng, nhanh chóng phục hồi uy tín, phục hồi sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, cùng lòng phát triển kinh tế ứng phó với nền kinh tế đang lạm phát phi mã, ổn đinh quốc phòng sẳn sàng đối phó với âm mưu thôn tính của người anh em phương Bắc và những thế lực thù địch khác.
Mong thay!
Trong lúc viết những dòng chữ này, tôi đang ở Hà Nội, ngay trên phố Nhà Chung, bên cạnh 2 đứa con nhỏ ngơ ngác sợ hãi, trước mắt chúng tôi là rừng người từ các nơi đổ về tràn ngập phố Nhà Chung, họ thành kính, thiết tha hát vang “….lạy Chúa từ nhân… hãy dùng con như khí cụ bằng an của Chúa…đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem công lý vào chốn lao tù….” Thú thật tôi không tin vào sự thành kính an hòa đó, tôi cảm nhận được phía dưới lời kinh Hòa Bình vang vọng cao vút đó là sự phẩn uất bị dồn nén, sự sôi sục đang càng giờ càng hội tụ trong đám đông trùng trùng đó.
Bất giác tôi rùng mình.
Hà Nội ngày 23/9/2008
Mộng Lành thành Mộng Dữ
Vinh Sơn Phạm
00:45 29/09/2008
Mộng Lành thành Mộng Dữ
Văn hào Aleksandr Solzhenitsyn (1918-2008) nhận xét về chế độ Cộng Sản dùng bạo lực đàn áp dân chúng: “Bạn chỉ có quyền lực đối với nhân dân, nếu bạn không lấy của họ vật gì. Khi bạn đã ăn cắp những gì của họ, thì bạn không còn quyền lực nữa và người dân bắt đầu có tự do trở lại.” Thế mà hiện nay, đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã ăn cắp đất đai tài sản của dân chúng và các giáo hội: Phật Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo… và Công Giáo. Điển hình là khu đất của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, và giáo xứ Thái Hà… cùng nhiều nơi khác, thì chúng ta phải thừa nhận rằng “bác và đảng” đã ăn cắp, tự mình chuốc họa vào thân, và biến mộng lành thành mộng dữ.
Giấc mơ “dân giàu nước đẹp” năm xưa dẫn đưa Việt Nam tiến nhanh tiến mạnh lên thiên đàng xã hội chủ nghĩa thì cũng đã theo chân lãnh tụ Hồ Chí Minh ôm xuống mồ! Tiếp đến, những lời tuyên truyền láo khoét của Cộng Sản Việt Nam: “Mười năm nữa nước ta sẽ bằng Nhật Bản” (Lê Duẫn, 1975). Than ôi! Sau hơn 50 năm cai trị miền Bắc và hơn 30 năm thống nhất miền Nam giấc mơ này đã biến thành ác mộng, Việt Nam đứng hạng gần chót thế giới!
Cơn ác mộng này, thực sự nó đã xảy ra từ ngày Cộng Sản Việt Nam không chịu cải tiến để theo kịp thời đại chính trị kỹ nghệ liên bang, mà ngược lại “nhà nước” đã kéo nhân dân trở về thời đại độc tài săn hái và ăn lông ở lỗ. Điều này nêu rõ trong Hiến Pháp năm 1992 của CHXHCNVN: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân… theo chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.” Vì độc tài toàn trị và lạc hậu cho nên tầng lớp lãnh đạo chính trị đã thi nhau tham nhũng để có phương tiện cho con cháu du học các nước Tây phương, đồng thời cũng là mở cửa thoát hiểm khi có cách mạng dân chúng trong nước nổi lên. Tình trạng chính trị bất ổn là nguyên nhân tạo ra tham nhũng. Càng ngày người Việt hải ngoại cũng như đồng bào trong nước đều trưởng thành về chính trị, và mọi người mong muốn thay đổi chính trị để phát triển kinh tế quốc gia.
Lịch sử cận đại chứng minh rằng, muốn phát triển kinh tế của một nước thì điều kiện tiên quyết là cần thay đổi chính trị. Trong một nước ổn định chính trị, tự do sinh hoạt chính trị thì các ngành khác mới phát triển, và nhận được nguồn đầu tư của nước ngoài một cách đúng nghĩa để phát triển kinh tế và làm cho nước đẹp dân giàu.
Nhưng vì chế độ độc tài săn hái, cho nên tâm lý của những lãnh tụ Cộng Sản đều muốn săn hái, muốn chiếm hữu tài sản quốc gia. Thực ra, săn hái là hành động đi kiếm ăn của các loài sinh vật. Săn hái là cách kiếm ăn nhanh nhất, có cái ăn ngay, không cần khả năng suy tính lâu dài, qua những hình thức săn người, săn tin, săn bạc, săn danh, săn lợi, săn hình, săn thú, săn cá, săn mồi, săn trai, săn gái… Mặc cảm săn hái và chiếm hữu của chung đã trở thành truyền thống tham nhũng. Các cán bộ đảng viên, từ trung ương xuống tận địa phương họ đều biết việc tham nhũng hay ăn cắp tài sản quốc gia, mà làm của riêng là có tội. Nhưng vì truyền thống săn hái, cho nên họ phải tìm mọi cách săn hái và bao che nhau, cùng nhau hưởng lợi! Do đó thành phần tham nhũng không bao giờ tự rời bỏ quyền hành, ngoại trừ bằng cách lật đổ cả một hệ thống cầm quyền.
Thể chế chính trị của CHXHCN Việt Nam là chế độ độc tài, độc đảng theo khuôn mẫu Cộng Sản. Tuy chính quyền trung ương có chia ra ba ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng chỉ một đảng Cộng Sản nắm trọn quyền.
Tầng lớp lãnh đạo chính trị già nua hiện nay còn bị ảnh hưởng sâu đậm chủ thuyết Cộng Sản, và tổ chức độc tài của Lenin, nên các chính sách cai trị quốc gia cũng đều độc tài độc đoán. Lớp thừa kế của những người này vẫn bị ảnh hưởng nặng nề của thế hệ trước. Tầng lớp trẻ mà họ thường đưa ra là để thoa dịu cơn nhức nhối của con bịnh ung thư trong đảng, như viên thuốc chống nhức mỏi mà không thể trị được bịnh vì những người này cũng đã trên 60 hoặc ngoài 50. Họ là thế hệ được sinh ra, lớn lên trong chiến tranh gian dối, nghèo đói, và đầu óc của họ đã bị đúc khuôn, não bộ của họ không thể nhận thêm được gì, dù cho họ có được đi du học ở các nước Tây phương, nhưng nền giáo dục gia đình “cháu ngoan bác Hồ” đã đúc khuôn, đã tạo cho họ “ấn tượng săn hái” sâu đậm ngay trong thời niên thiếu.
Từ những gian manh đó, họ lập ra những đạo luật, những pháp lệnh bảo vệ quyền lợi cho chính họ. Cộng sản xử dụng những người từng một lần được ban ân huệ, hay được họ tha chết làm bung xung để lừa gạt nhân dân. Những diễn văn, những phúc trình, báo cáo đều che dấu sự thật. Những điểm này là điều tối kỵ trong kinh doanh, trong phát triển kinh tế quốc gia. Vì nguyên tắc thành công, trước tiên phải là sự thật. Sự thật của Cộng Sản chỉ là sự thật của một phần tư, thì đó là sự thật qua lăng kính độc tài tín điều, và những con người như thế dù ở bất cứ thời đại hay lãnh vực nào cũng đều thất bại.
Tôi còn nhớ cách nay ít năm có tới thăm xứ Úc, và được anh bạn thân thuật lại câu chuyện của phái đoàn quốc hội CHXHCN Việt Nam tham quan Úc Đại Lợi. Khi thăm trụ sở Quốc Hội Liên Bang họ được thuyết trình và cho biết thủ tướng và chính phủ liên bang hiện nay là người của đảng Tự Do. Ngày hôm sau phái đoàn đến thăm trụ sở quốc hội tiểu bang New South Wales, và người hướng dẫn cho biết, thủ hiến và nội các tiểu bang thuộc đảng Lao Động.
Nghe xong, phái đoàn Việt Nam thắc mắc: “Hôm qua ông cho biết, chính phủ liên bang của đảng Tự Do, và nay lại cho biết chính quyền của tiểu bang này là của đảng Lao Động. Ông có nhầm không?”
Người hướng dẫn trả lời: “Tôi không nhầm, vì tiểu bang này đảng Lao Động có đa số phiếu cho nên họ được thành lập nội các. Nhưng tổng số ghế đại biểu của tòan nước Úc, thì đảng Tự Do có đa số nên họ thành lập chính phủ liên bang.”
- “Như thế thì làm sao mà làm việc được? Thật là loạn! Ở nước tôi nhất trí từ trên xuống dưới!”
Ông trưởng phái đoàn CHXHCN Việt Nam thì chê nền chính trị dân chủ “hỗn loạn!” Ngược lại nhân viên người Úc hướng dẫn thì băn khoăn thương hại cho phái đoàn Quốc Hội Việt Nam, và chua xót cho sự va chạm thời đại của cả hai phía.
Qua câu chuyện trên, thì một trong những điểm căn bản để gíup người dân có sức sáng tạo là phải có tự do suy tư. Nhưng trong Hiến Pháp Việt Nam lại ghi: “Việt Nam theo chủ nghĩa Marx Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh", tức văn hóa Cộng Sản chỉ có một chiều, độc tài. Tư tưởng của dân chúng đã bị đóng khung bởi “chân lý tín điều” của chủ thuyết chính trị thì người ta rất khó mà suy tư được gì mới lạ. Trường hợp một người đã tuyên dương quan điểm về vũ trụ quan, nhân sinh quan thành ra “chân lý” thì vô tình nó đã ngăn chận mọi suy tư và sáng kiến của công dân trong việc đi tìm chân lý.
Muốn phát triển thì cần sáng tạo. Muốn sáng tạo thì phải được tự do suy tư, tức không bị đóng khung bởi ý thức hệ, tư tưởng. Hiện nay chủ nghĩa Marx Lenin đã bị nhân loại vứt vào thùng rác lịch sử, và tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ là những món dơ bẩn dư thừa được đảng Cộng Sản Việt Nam xào nấu lại. Nếu nhóm người cầm quyền mà cứ khư khư ôm ấp những điều sai trái và lỗi thời thì không thể đưa dân tộc và đất nước Việt Nam thoát cảnh nghèo nàn tụt hậu, lầm than nô lệ như hiện nay.
Tóm lại, kinh tế tuy có mở rộng, nhưng hầu hết các cơ sở kinh tế kỹ nghệ đều do đảng quyền kiểm soát cách này cách khác. Các nguồn đầu tư lại không có mục đích xây dựng và phát triển Việt Nam, các công ty đầu tư không tin tưởng vào chế độ chính trị hiện nay, nên họ chỉ đầu tư ngắn hạn với mục đích có lời nhanh. Mọi người đều tin tưởng chế độ Cộng Sản Việt Nam sẽ xụp đổ trong một ngày gần đây. Điều này đang làm cho các ngân hàng không cho vay tiền cũng như những dự án đầu tư đang gặp nhiều trở ngại. Lạm phát gia tăng, và vật giá leo thang!
Vài trung tâm kỹ nghệ vừa được thành lập một cách vá víu tại các khu vực gần Sài Gòn và Hải Phòng, nhưng các cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, điện nước… thì chưa cải tiến. Vì tham nhũng và không nhìn xa trông rộng, cho nên những cơ sở kỹ nghệ mới đều là những nhà máy “lỗi thời” được phế thải từ những nước kỹ nghệ. Ác mộng kinh hoàng!
Văn hào Aleksandr Solzhenitsyn (1918-2008) nhận xét về chế độ Cộng Sản dùng bạo lực đàn áp dân chúng: “Bạn chỉ có quyền lực đối với nhân dân, nếu bạn không lấy của họ vật gì. Khi bạn đã ăn cắp những gì của họ, thì bạn không còn quyền lực nữa và người dân bắt đầu có tự do trở lại.” Thế mà hiện nay, đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã ăn cắp đất đai tài sản của dân chúng và các giáo hội: Phật Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo… và Công Giáo. Điển hình là khu đất của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, và giáo xứ Thái Hà… cùng nhiều nơi khác, thì chúng ta phải thừa nhận rằng “bác và đảng” đã ăn cắp, tự mình chuốc họa vào thân, và biến mộng lành thành mộng dữ.
Giấc mơ “dân giàu nước đẹp” năm xưa dẫn đưa Việt Nam tiến nhanh tiến mạnh lên thiên đàng xã hội chủ nghĩa thì cũng đã theo chân lãnh tụ Hồ Chí Minh ôm xuống mồ! Tiếp đến, những lời tuyên truyền láo khoét của Cộng Sản Việt Nam: “Mười năm nữa nước ta sẽ bằng Nhật Bản” (Lê Duẫn, 1975). Than ôi! Sau hơn 50 năm cai trị miền Bắc và hơn 30 năm thống nhất miền Nam giấc mơ này đã biến thành ác mộng, Việt Nam đứng hạng gần chót thế giới!
Cơn ác mộng này, thực sự nó đã xảy ra từ ngày Cộng Sản Việt Nam không chịu cải tiến để theo kịp thời đại chính trị kỹ nghệ liên bang, mà ngược lại “nhà nước” đã kéo nhân dân trở về thời đại độc tài săn hái và ăn lông ở lỗ. Điều này nêu rõ trong Hiến Pháp năm 1992 của CHXHCNVN: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân… theo chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.” Vì độc tài toàn trị và lạc hậu cho nên tầng lớp lãnh đạo chính trị đã thi nhau tham nhũng để có phương tiện cho con cháu du học các nước Tây phương, đồng thời cũng là mở cửa thoát hiểm khi có cách mạng dân chúng trong nước nổi lên. Tình trạng chính trị bất ổn là nguyên nhân tạo ra tham nhũng. Càng ngày người Việt hải ngoại cũng như đồng bào trong nước đều trưởng thành về chính trị, và mọi người mong muốn thay đổi chính trị để phát triển kinh tế quốc gia.
Lịch sử cận đại chứng minh rằng, muốn phát triển kinh tế của một nước thì điều kiện tiên quyết là cần thay đổi chính trị. Trong một nước ổn định chính trị, tự do sinh hoạt chính trị thì các ngành khác mới phát triển, và nhận được nguồn đầu tư của nước ngoài một cách đúng nghĩa để phát triển kinh tế và làm cho nước đẹp dân giàu.
Nhưng vì chế độ độc tài săn hái, cho nên tâm lý của những lãnh tụ Cộng Sản đều muốn săn hái, muốn chiếm hữu tài sản quốc gia. Thực ra, săn hái là hành động đi kiếm ăn của các loài sinh vật. Săn hái là cách kiếm ăn nhanh nhất, có cái ăn ngay, không cần khả năng suy tính lâu dài, qua những hình thức săn người, săn tin, săn bạc, săn danh, săn lợi, săn hình, săn thú, săn cá, săn mồi, săn trai, săn gái… Mặc cảm săn hái và chiếm hữu của chung đã trở thành truyền thống tham nhũng. Các cán bộ đảng viên, từ trung ương xuống tận địa phương họ đều biết việc tham nhũng hay ăn cắp tài sản quốc gia, mà làm của riêng là có tội. Nhưng vì truyền thống săn hái, cho nên họ phải tìm mọi cách săn hái và bao che nhau, cùng nhau hưởng lợi! Do đó thành phần tham nhũng không bao giờ tự rời bỏ quyền hành, ngoại trừ bằng cách lật đổ cả một hệ thống cầm quyền.
Thể chế chính trị của CHXHCN Việt Nam là chế độ độc tài, độc đảng theo khuôn mẫu Cộng Sản. Tuy chính quyền trung ương có chia ra ba ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng chỉ một đảng Cộng Sản nắm trọn quyền.
Tầng lớp lãnh đạo chính trị già nua hiện nay còn bị ảnh hưởng sâu đậm chủ thuyết Cộng Sản, và tổ chức độc tài của Lenin, nên các chính sách cai trị quốc gia cũng đều độc tài độc đoán. Lớp thừa kế của những người này vẫn bị ảnh hưởng nặng nề của thế hệ trước. Tầng lớp trẻ mà họ thường đưa ra là để thoa dịu cơn nhức nhối của con bịnh ung thư trong đảng, như viên thuốc chống nhức mỏi mà không thể trị được bịnh vì những người này cũng đã trên 60 hoặc ngoài 50. Họ là thế hệ được sinh ra, lớn lên trong chiến tranh gian dối, nghèo đói, và đầu óc của họ đã bị đúc khuôn, não bộ của họ không thể nhận thêm được gì, dù cho họ có được đi du học ở các nước Tây phương, nhưng nền giáo dục gia đình “cháu ngoan bác Hồ” đã đúc khuôn, đã tạo cho họ “ấn tượng săn hái” sâu đậm ngay trong thời niên thiếu.
Từ những gian manh đó, họ lập ra những đạo luật, những pháp lệnh bảo vệ quyền lợi cho chính họ. Cộng sản xử dụng những người từng một lần được ban ân huệ, hay được họ tha chết làm bung xung để lừa gạt nhân dân. Những diễn văn, những phúc trình, báo cáo đều che dấu sự thật. Những điểm này là điều tối kỵ trong kinh doanh, trong phát triển kinh tế quốc gia. Vì nguyên tắc thành công, trước tiên phải là sự thật. Sự thật của Cộng Sản chỉ là sự thật của một phần tư, thì đó là sự thật qua lăng kính độc tài tín điều, và những con người như thế dù ở bất cứ thời đại hay lãnh vực nào cũng đều thất bại.
Tôi còn nhớ cách nay ít năm có tới thăm xứ Úc, và được anh bạn thân thuật lại câu chuyện của phái đoàn quốc hội CHXHCN Việt Nam tham quan Úc Đại Lợi. Khi thăm trụ sở Quốc Hội Liên Bang họ được thuyết trình và cho biết thủ tướng và chính phủ liên bang hiện nay là người của đảng Tự Do. Ngày hôm sau phái đoàn đến thăm trụ sở quốc hội tiểu bang New South Wales, và người hướng dẫn cho biết, thủ hiến và nội các tiểu bang thuộc đảng Lao Động.
Nghe xong, phái đoàn Việt Nam thắc mắc: “Hôm qua ông cho biết, chính phủ liên bang của đảng Tự Do, và nay lại cho biết chính quyền của tiểu bang này là của đảng Lao Động. Ông có nhầm không?”
Người hướng dẫn trả lời: “Tôi không nhầm, vì tiểu bang này đảng Lao Động có đa số phiếu cho nên họ được thành lập nội các. Nhưng tổng số ghế đại biểu của tòan nước Úc, thì đảng Tự Do có đa số nên họ thành lập chính phủ liên bang.”
- “Như thế thì làm sao mà làm việc được? Thật là loạn! Ở nước tôi nhất trí từ trên xuống dưới!”
Ông trưởng phái đoàn CHXHCN Việt Nam thì chê nền chính trị dân chủ “hỗn loạn!” Ngược lại nhân viên người Úc hướng dẫn thì băn khoăn thương hại cho phái đoàn Quốc Hội Việt Nam, và chua xót cho sự va chạm thời đại của cả hai phía.
Qua câu chuyện trên, thì một trong những điểm căn bản để gíup người dân có sức sáng tạo là phải có tự do suy tư. Nhưng trong Hiến Pháp Việt Nam lại ghi: “Việt Nam theo chủ nghĩa Marx Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh", tức văn hóa Cộng Sản chỉ có một chiều, độc tài. Tư tưởng của dân chúng đã bị đóng khung bởi “chân lý tín điều” của chủ thuyết chính trị thì người ta rất khó mà suy tư được gì mới lạ. Trường hợp một người đã tuyên dương quan điểm về vũ trụ quan, nhân sinh quan thành ra “chân lý” thì vô tình nó đã ngăn chận mọi suy tư và sáng kiến của công dân trong việc đi tìm chân lý.
Muốn phát triển thì cần sáng tạo. Muốn sáng tạo thì phải được tự do suy tư, tức không bị đóng khung bởi ý thức hệ, tư tưởng. Hiện nay chủ nghĩa Marx Lenin đã bị nhân loại vứt vào thùng rác lịch sử, và tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ là những món dơ bẩn dư thừa được đảng Cộng Sản Việt Nam xào nấu lại. Nếu nhóm người cầm quyền mà cứ khư khư ôm ấp những điều sai trái và lỗi thời thì không thể đưa dân tộc và đất nước Việt Nam thoát cảnh nghèo nàn tụt hậu, lầm than nô lệ như hiện nay.
Tóm lại, kinh tế tuy có mở rộng, nhưng hầu hết các cơ sở kinh tế kỹ nghệ đều do đảng quyền kiểm soát cách này cách khác. Các nguồn đầu tư lại không có mục đích xây dựng và phát triển Việt Nam, các công ty đầu tư không tin tưởng vào chế độ chính trị hiện nay, nên họ chỉ đầu tư ngắn hạn với mục đích có lời nhanh. Mọi người đều tin tưởng chế độ Cộng Sản Việt Nam sẽ xụp đổ trong một ngày gần đây. Điều này đang làm cho các ngân hàng không cho vay tiền cũng như những dự án đầu tư đang gặp nhiều trở ngại. Lạm phát gia tăng, và vật giá leo thang!
Vài trung tâm kỹ nghệ vừa được thành lập một cách vá víu tại các khu vực gần Sài Gòn và Hải Phòng, nhưng các cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, điện nước… thì chưa cải tiến. Vì tham nhũng và không nhìn xa trông rộng, cho nên những cơ sở kỹ nghệ mới đều là những nhà máy “lỗi thời” được phế thải từ những nước kỹ nghệ. Ác mộng kinh hoàng!
Vui Sướng Người Công Giáo
Dương Bỉnh
01:00 29/09/2008
Vui Sướng Người Công Giáo
Vui sướng được làm người Công giáo,
Sống chung trong con tàu Giáo hội.
Dù gặp bão táp với phong ba,
Chúa sẽ cho sóng êm gió lặng.
Dù bị khốn khó hoặc tai ương,
Chúa dang tay đoái thương nâng đỡ.
Dù gặp lúc mất mùa đói khổ,
Chúa cho ăn cá, bánh no nê.
Dù phong hủi câm điếc đui què,
Chúa chữa lành sạch sẽ thơm tho.
Dù người đời báng nhạo khinh chê,
Chúa yêu thương vỗ về an ủi.
Dù đàn áp bắt bớ tù đày,
Chúa ban cho can trường bất khuất.
Dù thế gian lưu manh xảo quyệt,
Chúa thương kẻ tâm thiện lòng ngay.
Dù người đời gian tà tráo trở,
Chúa dạy ở ngay lành công chính.
Dù gặp phải âm u tăm tối,
Chúa rọi soi ánh sáng lối đi.
Dù lạc hướng, sai nẻo, nhầm đường,
Chúa dẫn dắt về nơi quê thật.
Dù phải lên thác xuống gềnh,
Chúa cho vượt nhẹ, căng buồm lướt êm.
Con tàu Giáo hội cập bến,
Ðưa người lữ khách đến bờ bình an.
Thiên đàng một cõi sáng ngời,
Thảnh thơi vui hưởng đời đời vinh phúc.
Vui sướng được làm người Công giáo,
Sống chung trong con tàu Giáo hội.
Dù gặp bão táp với phong ba,
Chúa sẽ cho sóng êm gió lặng.
Dù bị khốn khó hoặc tai ương,
Chúa dang tay đoái thương nâng đỡ.
Dù gặp lúc mất mùa đói khổ,
Chúa cho ăn cá, bánh no nê.
Dù phong hủi câm điếc đui què,
Chúa chữa lành sạch sẽ thơm tho.
Dù người đời báng nhạo khinh chê,
Chúa yêu thương vỗ về an ủi.
Dù đàn áp bắt bớ tù đày,
Chúa ban cho can trường bất khuất.
Dù thế gian lưu manh xảo quyệt,
Chúa thương kẻ tâm thiện lòng ngay.
Dù người đời gian tà tráo trở,
Chúa dạy ở ngay lành công chính.
Dù gặp phải âm u tăm tối,
Chúa rọi soi ánh sáng lối đi.
Dù lạc hướng, sai nẻo, nhầm đường,
Chúa dẫn dắt về nơi quê thật.
Dù phải lên thác xuống gềnh,
Chúa cho vượt nhẹ, căng buồm lướt êm.
Con tàu Giáo hội cập bến,
Ðưa người lữ khách đến bờ bình an.
Thiên đàng một cõi sáng ngời,
Thảnh thơi vui hưởng đời đời vinh phúc.
Từ biến cố Thái Hà-Tòa Khâm Sứ: ngày mai sẽ như thế nào?
Ðồng Phụng Việt
01:20 29/09/2008
Từ biến cố Thái Hà-Tòa Khâm Sứ: ngày mai sẽ như thế nào?
Sau một chuỗi sự kiện đáng chú ý, liên quan đến việc đòi lại Tòa Khâm Sứ của Tổng Giáo Phận Hà Nội và đòi lại đất của Dòng Chúa Cứu Thế cũng như giáo xứ Thái Hà ở Thái Hà, cuối cùng, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam - tổ chức lãnh đạo Công Giáo Việt Nam - đã chính thức nêu quan điểm của họ: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của người dân Việt Nam cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của chúng tôi, các giám mục thuộc Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam.”
Dịp này, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam cho rằng, cần sửa luật về đất đai và “việc sửa đổi này cần phải quan tâm đến quyền tư hữu của người dân như Tuyên Ngôn Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền đã khẳng định: ‘Mọi người đều có quyền tư hữu riêng mình hay chung với người khác... và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán’ (số 17)”. Hội đồng này khuyến cáo: “Thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là phải ý thức trách nhiệm củamình đối với xã hội” và đó mới là “tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất đai và tài sản của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào tự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước.”
Việc đòi lại đất của nhà thờ Thái Hà không còn là chuyện của Dòng Chúa Cứu thế hay Giáo Xứ Thái Hà và việc đòi lại Tòa Khâm Sứ không còn là chuyện của Tổng Giáo Phận Hà Nội, rộng hơn, đó không còn là chuyện riêng của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mà trở thành việc đòi công bằng, công lý cho mọi người Việt. Tuy tiếp tục khẳng định Công Giáo Việt Nam không làm chính trị nhưng đây là lần đầu tiên dưới thời Cộng Sản, Công Giáo Việt Nam cho biết, điều đó không đồng nghĩa với việc chấp nhận “đứng bên lề xã hội”.
Nếu Công Giáo Việt Nam nhập cuộc trong việc đòi công bằng, công lý cho mọi người Việt, điều gì sẽ xảy ra?
Chưa ai có thể dự đoán kết quả, chỉ có thể đoán rằng, viễn cảnh Công Giáo Việt Nam đồng hành với các tôn giáo bị đán áp và những tổ chức khác để cùng đòi công bằng, công lý cho mọi người Việt đang và sẽ còn khiến chính quyền CSVN run sợ.
Theo dõi diễn biến hai vụ giáo dân Công Giáo đòi lại tài sản của Giáo Hội Công Giáo tại Hà Nội, có thể thấy rất rõ, chính quyền CSVN đã tìm mọi cách để ngăn chặn những cá nhân và những nhóm đang tranh đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam, liên kết với Công Giáo Việt Nam. Giáo dân vẫn có thể đến hai khu vực đang xảy ra tranh chấp để đọc kinh, cầu nguyện song tất cả những cá nhân, thuộc các nhóm đang tranh đấu cho tự do, dân chủ tìm đến hai khu vực này để bày tỏ sự ủng hộ của mình đều bị bắt ngay lập tức. Một đợt lùng bắt, giam cầm những cá nhân thuộc các nhóm đang tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam đã được thực hiện trước khi chính quyền CSVN biến Tòa Khâm Sứ cũng như khu đất thuộc nhà thờ Thái Hà thành “công viên”.
Công việc tranh đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam đã diễn ra suốt nhiều thập niên, song vì nhiều lý do, những người, những nhóm đang tranh đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam luôn luôn đơn độc. Ðôi khi, những người tranh đấu cho tự do, dân chủ ở Việt Nam có thể chỉ trích, phê phán chính quyền mà không bị đối xử thô bạo quá mức nhưng cứ thử đối chiếu về thời điểm, sẽ thấy, đó là những lúc mà chính quyền CSVN đang cần bộ mặt “sạch sẽ”, ít “lấm lem”, dễ “coi” trên “sân khấu chính trị thế giới”.
Những người, những nhóm đang tranh đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam chưa bao giờ có thể đi xa hơn. Chính quyền CSVN sẽ xuống tay, không hề khoan nhượng, bất chấp dư luận, nếu có những dấu hiệu cho thấy công việc tranh đấu đòi tự do, dân chủ cho Việt Nam có thể trở thành một “khối”.
Trước đây, đòi tự do, dân chủ mà liên kết với nông dân đang khiếu nại vì bị cưỡng đoạt tài sản, dứt khoát sẽ bị “nghiêm trị”. Tương tự, vào lúc này, những khuôn mặt đang tranh đấu cho tự do, dân chủ mà “mon men” đến với Công Giáo đều bị đàn áp thẳng tay.
Vì sao? Xin thưa, chỉ “đám đông” mới có sức mạnh và cũng chỉ “đám đông” mới thực sự là nguy cơ, trực tiếp đe dọa quyền uy của các thể chế độc tài nói chung và CSVN nói riêng!
Thực tế đã, đang và sẽ còn chứng minh CSVN là một tổ chức bất nhân, bất nghĩa, bất lễ, bất trí, bất tín. Thực tế tiếp tục chứng minh đó là một tổ chức bất trung. Những nhượng bộ của chính quyền CSVN trước các đòi hỏi phi lý và lối hành xử càn rỡ của Trung Quốc đã và đang là giọt nước làm tràn ly. Sự bất bình này không chỉ xuất hiện trong dân chúng mà lan sang cả lão thành cách mạng, cán bộ, đảng viên ở nhiều ngành, nhiều cấp. Với mọi người Việt, chủ quyền lãnh thổ là điều thiêng liêng, cũng vì thế mà người ta phẫn nộ. Việc ngăn chặn, đàn áp những cuộc biểu tình chống sự xâm lăng của Trung Quốc chỉ có tác dụng kích thích công chúng hoặc công khai, hoặc ngấm ngầm ủng hộ các hoạt động phản kháng. Trong nhận thức của công chúng, CSVN đã trở thành một chính quyền không còn có thể tin cậy cũng như không còn có thể chấp nhận. “Chủ quyền lãnh thổ” bị ngoại bang xâm phạm và đang bị chính quyền đương nhiệm bán rẻ đã trở thành một thứ “keo”, hứa hẹn gắn kết các giới có thể còn những khác biệt về nhận thức cũng như về lợi ích thành một “khối”.
Cũng vì vậy, sau hàng chục năm “im hơi, lặng tiếng”, không thèm đếm xỉa đến yêu cầu bạch hóa các hiệp định biên giới trên đất liền, trên biển đã từng được ký với Trung Quốc dưới... “gầm bàn” của nhiều giới, kể cả chính cán bộ, đảng viên, mới đây, ông Lê Công Phụng - Ðại sứ của chính quyền CSVN tại Hoa Kỳ chính thức tiết lộ hàng loạt thông tin về hai hiệp định này. Hành động vừa kể được thực hiện vào lúc này nhằm mục đích gì, nếu không phải là “giải độc dư luận”, hi vọng ngăn chặn kịp thời sự liên kết giữa Công Giáo Việt Nam với các tôn giáo, giữa các tôn giáo với các tổ chức tranh đấu cho tự do, dân chủ ở Việt Nam cũng như tất cả những người Việt thuộc đủ mọi giới, thực sự còn yêu giống nòi và quan tâm tới tiền đồ của xứ sở?
Rồi các bậc thức giả sẽ phân tích, bình luận về những thông tin mà ông Lê Công Phụng thay mặt chính quyền CSVN giải trình. Kẻ viết bài này chỉ xin độc giả lưu ý rằng giới cán bộ, đảng viên, công an, quân đội CSVN hiểu hơn ai hết sự thối nát, mục ruỗng của chính quyền đương nhiệm. Cũng xin đừng quên nhắc rằng, tất cả những kẻ ra lệnh thảm sát thường dân sẽ phải đối diện với công lý ở các tòa án quốc tế.
(Nguồn: Người Việt, Saturday, September 27, 2008)
Sau một chuỗi sự kiện đáng chú ý, liên quan đến việc đòi lại Tòa Khâm Sứ của Tổng Giáo Phận Hà Nội và đòi lại đất của Dòng Chúa Cứu Thế cũng như giáo xứ Thái Hà ở Thái Hà, cuối cùng, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam - tổ chức lãnh đạo Công Giáo Việt Nam - đã chính thức nêu quan điểm của họ: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của người dân Việt Nam cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của chúng tôi, các giám mục thuộc Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam.”
Dịp này, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam cho rằng, cần sửa luật về đất đai và “việc sửa đổi này cần phải quan tâm đến quyền tư hữu của người dân như Tuyên Ngôn Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền đã khẳng định: ‘Mọi người đều có quyền tư hữu riêng mình hay chung với người khác... và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán’ (số 17)”. Hội đồng này khuyến cáo: “Thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là phải ý thức trách nhiệm củamình đối với xã hội” và đó mới là “tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất đai và tài sản của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào tự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước.”
Việc đòi lại đất của nhà thờ Thái Hà không còn là chuyện của Dòng Chúa Cứu thế hay Giáo Xứ Thái Hà và việc đòi lại Tòa Khâm Sứ không còn là chuyện của Tổng Giáo Phận Hà Nội, rộng hơn, đó không còn là chuyện riêng của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mà trở thành việc đòi công bằng, công lý cho mọi người Việt. Tuy tiếp tục khẳng định Công Giáo Việt Nam không làm chính trị nhưng đây là lần đầu tiên dưới thời Cộng Sản, Công Giáo Việt Nam cho biết, điều đó không đồng nghĩa với việc chấp nhận “đứng bên lề xã hội”.
Nếu Công Giáo Việt Nam nhập cuộc trong việc đòi công bằng, công lý cho mọi người Việt, điều gì sẽ xảy ra?
Chưa ai có thể dự đoán kết quả, chỉ có thể đoán rằng, viễn cảnh Công Giáo Việt Nam đồng hành với các tôn giáo bị đán áp và những tổ chức khác để cùng đòi công bằng, công lý cho mọi người Việt đang và sẽ còn khiến chính quyền CSVN run sợ.
Theo dõi diễn biến hai vụ giáo dân Công Giáo đòi lại tài sản của Giáo Hội Công Giáo tại Hà Nội, có thể thấy rất rõ, chính quyền CSVN đã tìm mọi cách để ngăn chặn những cá nhân và những nhóm đang tranh đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam, liên kết với Công Giáo Việt Nam. Giáo dân vẫn có thể đến hai khu vực đang xảy ra tranh chấp để đọc kinh, cầu nguyện song tất cả những cá nhân, thuộc các nhóm đang tranh đấu cho tự do, dân chủ tìm đến hai khu vực này để bày tỏ sự ủng hộ của mình đều bị bắt ngay lập tức. Một đợt lùng bắt, giam cầm những cá nhân thuộc các nhóm đang tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam đã được thực hiện trước khi chính quyền CSVN biến Tòa Khâm Sứ cũng như khu đất thuộc nhà thờ Thái Hà thành “công viên”.
Công việc tranh đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam đã diễn ra suốt nhiều thập niên, song vì nhiều lý do, những người, những nhóm đang tranh đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam luôn luôn đơn độc. Ðôi khi, những người tranh đấu cho tự do, dân chủ ở Việt Nam có thể chỉ trích, phê phán chính quyền mà không bị đối xử thô bạo quá mức nhưng cứ thử đối chiếu về thời điểm, sẽ thấy, đó là những lúc mà chính quyền CSVN đang cần bộ mặt “sạch sẽ”, ít “lấm lem”, dễ “coi” trên “sân khấu chính trị thế giới”.
Những người, những nhóm đang tranh đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam chưa bao giờ có thể đi xa hơn. Chính quyền CSVN sẽ xuống tay, không hề khoan nhượng, bất chấp dư luận, nếu có những dấu hiệu cho thấy công việc tranh đấu đòi tự do, dân chủ cho Việt Nam có thể trở thành một “khối”.
Trước đây, đòi tự do, dân chủ mà liên kết với nông dân đang khiếu nại vì bị cưỡng đoạt tài sản, dứt khoát sẽ bị “nghiêm trị”. Tương tự, vào lúc này, những khuôn mặt đang tranh đấu cho tự do, dân chủ mà “mon men” đến với Công Giáo đều bị đàn áp thẳng tay.
Vì sao? Xin thưa, chỉ “đám đông” mới có sức mạnh và cũng chỉ “đám đông” mới thực sự là nguy cơ, trực tiếp đe dọa quyền uy của các thể chế độc tài nói chung và CSVN nói riêng!
Thực tế đã, đang và sẽ còn chứng minh CSVN là một tổ chức bất nhân, bất nghĩa, bất lễ, bất trí, bất tín. Thực tế tiếp tục chứng minh đó là một tổ chức bất trung. Những nhượng bộ của chính quyền CSVN trước các đòi hỏi phi lý và lối hành xử càn rỡ của Trung Quốc đã và đang là giọt nước làm tràn ly. Sự bất bình này không chỉ xuất hiện trong dân chúng mà lan sang cả lão thành cách mạng, cán bộ, đảng viên ở nhiều ngành, nhiều cấp. Với mọi người Việt, chủ quyền lãnh thổ là điều thiêng liêng, cũng vì thế mà người ta phẫn nộ. Việc ngăn chặn, đàn áp những cuộc biểu tình chống sự xâm lăng của Trung Quốc chỉ có tác dụng kích thích công chúng hoặc công khai, hoặc ngấm ngầm ủng hộ các hoạt động phản kháng. Trong nhận thức của công chúng, CSVN đã trở thành một chính quyền không còn có thể tin cậy cũng như không còn có thể chấp nhận. “Chủ quyền lãnh thổ” bị ngoại bang xâm phạm và đang bị chính quyền đương nhiệm bán rẻ đã trở thành một thứ “keo”, hứa hẹn gắn kết các giới có thể còn những khác biệt về nhận thức cũng như về lợi ích thành một “khối”.
Cũng vì vậy, sau hàng chục năm “im hơi, lặng tiếng”, không thèm đếm xỉa đến yêu cầu bạch hóa các hiệp định biên giới trên đất liền, trên biển đã từng được ký với Trung Quốc dưới... “gầm bàn” của nhiều giới, kể cả chính cán bộ, đảng viên, mới đây, ông Lê Công Phụng - Ðại sứ của chính quyền CSVN tại Hoa Kỳ chính thức tiết lộ hàng loạt thông tin về hai hiệp định này. Hành động vừa kể được thực hiện vào lúc này nhằm mục đích gì, nếu không phải là “giải độc dư luận”, hi vọng ngăn chặn kịp thời sự liên kết giữa Công Giáo Việt Nam với các tôn giáo, giữa các tôn giáo với các tổ chức tranh đấu cho tự do, dân chủ ở Việt Nam cũng như tất cả những người Việt thuộc đủ mọi giới, thực sự còn yêu giống nòi và quan tâm tới tiền đồ của xứ sở?
Rồi các bậc thức giả sẽ phân tích, bình luận về những thông tin mà ông Lê Công Phụng thay mặt chính quyền CSVN giải trình. Kẻ viết bài này chỉ xin độc giả lưu ý rằng giới cán bộ, đảng viên, công an, quân đội CSVN hiểu hơn ai hết sự thối nát, mục ruỗng của chính quyền đương nhiệm. Cũng xin đừng quên nhắc rằng, tất cả những kẻ ra lệnh thảm sát thường dân sẽ phải đối diện với công lý ở các tòa án quốc tế.
(Nguồn: Người Việt, Saturday, September 27, 2008)
Vang lên
Phạm Thái Sơn
01:30 29/09/2008
Vang lên
Thương cho Công Giáo trời Nam
Bị cơn bách hại dã man bạo hành
Lời kinh vọng tới cao xanh
Hương trầm ánh lửa tâm thành nguyện lên
Vạn người dạ sắt lòng bền
Cầu cho dân chủ làm nên cơ đồ
Khát khao trời biển tự do
Vùng lên phá nát nấm mồ tối tăm
Vạn người vọng vạn thanh âm
Đây là sự thật mê lầm là kia
Đồng bào xin hãy xẻ chia
Dừng chân chậm lại hướng về nước Nam
Trong cơn bách hại dã man
Chịu muôn cơ cực lầm than tội tù
Niềm tin công lý thiên thu
Mặt trời chính khí mây mù còn chi ?
Chung tay cùng hiệp ý suy
Mở đường hy vọng ngại gì chông gai
Vươn lên cùng với nhân loài
Nói lên cái khổ oan sai dân mình
Phục người gian khổ hy sinh
Thanh gươm tiếng nhạc dâng tình thiết tha.
Thương cho Công Giáo trời Nam
Bị cơn bách hại dã man bạo hành
Lời kinh vọng tới cao xanh
Hương trầm ánh lửa tâm thành nguyện lên
Vạn người dạ sắt lòng bền
Cầu cho dân chủ làm nên cơ đồ
Khát khao trời biển tự do
Vùng lên phá nát nấm mồ tối tăm
Vạn người vọng vạn thanh âm
Đây là sự thật mê lầm là kia
Đồng bào xin hãy xẻ chia
Dừng chân chậm lại hướng về nước Nam
Trong cơn bách hại dã man
Chịu muôn cơ cực lầm than tội tù
Niềm tin công lý thiên thu
Mặt trời chính khí mây mù còn chi ?
Chung tay cùng hiệp ý suy
Mở đường hy vọng ngại gì chông gai
Vươn lên cùng với nhân loài
Nói lên cái khổ oan sai dân mình
Phục người gian khổ hy sinh
Thanh gươm tiếng nhạc dâng tình thiết tha.
Mẫu cầu nguyện: Hiệp thông cầu cho Chân lý và Công bằng
Trí Tâm
01:34 29/09/2008
Hiệp thông cầu nguyện cho Chân lý và Công bằng
I- Bài hát: HÀNH TRANG NGƯỜI KITÔ HỮU (1)
ĐK: Lạy Chúa chúng con về từ bốn phương trời.
Lạy Chúa chúng con về từ khắp thôn làng.
Cùng với lớp sóng người hành hương về Nhà Chúa đi, về Nhà Chúa đi.
1- Hành trang con mang theo đầy đau buồn của thế giới.
Hành trang con mang theo mọi ưu phiền của kiếp nghèo.
VỀ ĐÂY XIN DÂNG CHA TRONG LO ÂU,
ĐƯA HAI TAY MUỐN CHUNG XÂY THẾ GIỚI MỚI.
1- Hành trang con mang theo mọi khát vọng tìm CHÂN LÝ.
Hành trang con mang theo mọi nỗ lực tìm CÔNG BẰNG.
VỀ ĐÂY XIN DÂNG CHA TRONG LO ÂU,
ĐƯA HAI TAY MUỐN CHUNG XÂY THẾ GIỚI MỚI.
II- Bài hát: NGUYỆN CẦU CHO GIÁO HỘI (2)
1- Mẹ ơi, Giáo Hội con đây, nguyện xin dâng tiến Mẹ từ bi.
Xin Mẹ, luôn đỡ nâng phù trì, và thương dẫn dắt trên đường đi.
ĐK: Mẹ Ma - ri - a, xin thương đến GIÁO HỘI của con.
Ban nguồn an bình, hiệp nhất, yêu thương.
Mẹ luôn thăm viếng, giúp đỡ mãi GIÁO HỘI con đây.
Trong tình yêu Mẹ, liên kết muôn tâm hồn.
2- Mẹ thương, kết hợp đoàn chiên, được luôn, duy nhất với chủ chiên.
Cho dù, bao khó khăn trên đường, Đồng Tâm, nhất trí trong tình thương.
III- Bài hát: Mẹ ơi, đoái thong xem nước Việt Nam
Nhiều u uất, oan khiên đau buồn (3)
Mẹ hãy giơ tay nâng đỡ đàn con
Cho Viêt Nam qua phút nguy nan.
_________________________
(1) Gốc bài " Hành trang người trẻ"
(2) Xin phép Cha Văn Chi cho đổi từ "xứ đạo" ra "Giáo Hội" cho phù hợp.
(3) "Trời u ám chiến tranh điêu tàn".
I- Bài hát: HÀNH TRANG NGƯỜI KITÔ HỮU (1)
ĐK: Lạy Chúa chúng con về từ bốn phương trời.
Lạy Chúa chúng con về từ khắp thôn làng.
Cùng với lớp sóng người hành hương về Nhà Chúa đi, về Nhà Chúa đi.
1- Hành trang con mang theo đầy đau buồn của thế giới.
Hành trang con mang theo mọi ưu phiền của kiếp nghèo.
VỀ ĐÂY XIN DÂNG CHA TRONG LO ÂU,
ĐƯA HAI TAY MUỐN CHUNG XÂY THẾ GIỚI MỚI.
1- Hành trang con mang theo mọi khát vọng tìm CHÂN LÝ.
Hành trang con mang theo mọi nỗ lực tìm CÔNG BẰNG.
VỀ ĐÂY XIN DÂNG CHA TRONG LO ÂU,
ĐƯA HAI TAY MUỐN CHUNG XÂY THẾ GIỚI MỚI.
II- Bài hát: NGUYỆN CẦU CHO GIÁO HỘI (2)
1- Mẹ ơi, Giáo Hội con đây, nguyện xin dâng tiến Mẹ từ bi.
Xin Mẹ, luôn đỡ nâng phù trì, và thương dẫn dắt trên đường đi.
ĐK: Mẹ Ma - ri - a, xin thương đến GIÁO HỘI của con.
Ban nguồn an bình, hiệp nhất, yêu thương.
Mẹ luôn thăm viếng, giúp đỡ mãi GIÁO HỘI con đây.
Trong tình yêu Mẹ, liên kết muôn tâm hồn.
2- Mẹ thương, kết hợp đoàn chiên, được luôn, duy nhất với chủ chiên.
Cho dù, bao khó khăn trên đường, Đồng Tâm, nhất trí trong tình thương.
III- Bài hát: Mẹ ơi, đoái thong xem nước Việt Nam
Nhiều u uất, oan khiên đau buồn (3)
Mẹ hãy giơ tay nâng đỡ đàn con
Cho Viêt Nam qua phút nguy nan.
_________________________
(1) Gốc bài " Hành trang người trẻ"
(2) Xin phép Cha Văn Chi cho đổi từ "xứ đạo" ra "Giáo Hội" cho phù hợp.
(3) "Trời u ám chiến tranh điêu tàn".
Dưới ánh sáng Tin Mừng Vượt Qua
LM Nguyễn Du
02:32 29/09/2008
Dưới ánh sáng Tin Mừng Vượt Qua
Khắc khỏai lo âu vì những tin tức dồn dập về chuyện Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà, cảm thông với Đức Tổng Giám Mục Hà nội và các cha các thày Dòng Chúa Cứu Thế cùng giáo dân Thái Hà, tôi chỉ biết hiệp với hàng triệu con tim cùng cầu nguyện theo lời Chúa dạy: “Hãy cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ”.
Nhưng trước những gì xảy ra ngoài sức tưởng tượng, tôi lại miên man tự hỏi làm sao hình ảnh của thời Cách Mạng Văn hóa bên Tàu, thời phát-xít bên Đức, thời Xít-ta-lin bên Nga, thời cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam 50 năm trước lại có thể tái diễn hôm nay ở Hà Nội, thủ đô của nước ta, một nước tự hào có bốn ngàn năm văn hiến, có bao nhiêu truyền thống đạo đức.
Trong khi cảm nghiệm nỗi bất lực của mình, tôi bỗng nhớ tới lời Chúa nói với những kẻ đến bắt Chúa giữa đêm khuya khi Chúa đang cầu nguyện: “Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc đến? Khi tôi ở giữa các ông mỗi ngày trong Đền Thờ, các ông không giơ tay hại tôi. Nhưng đây là giờ của các ông, là thời của quyền lực tối tăm” (Lc 22,52-54) – (Các câu Kinh Thánh, xin phép trích theo bản dịch của nhóm CGKPV).
Lời này lại làm tôi nhớ đến lời thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Ephesô 6,10-18: “Anh em hãy tìm sức mạnh trong Chúa và trong uy lực tòan năng của Người. Hãy mang tòan bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa để có thể đứng vững trước những mưu mô của quỷ dữ. Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân… Vậy hãy đứng vững: lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là đức công chính, chân đi giầy là lòng hăng say loan báo Tin Mừng về sự bình an; hãy luôn cầm khiên mộc là đức tin, nhờ đó anh em có thể dập tắt mọi mũi tên lửa của ác thần. Sau cùng, hãy đội mũ chiến là ơn cứu độ và cầm gươm của Thần Khí, tức là Lời Thiên Chúa. Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi kinh nguyện và mọi lời cầu xin mà cầu nguyện trong mọi hòan cảnh”.
Tôi an tâm vì nghiệm thấy Đức Tổng Gíam Mục, các linh mục, tu sĩ và giáo dân ở Hànội cũng như khắp trong nước và các tín hữu đang bị bách hại ở khắp nơi trên thế giới, đang thực hành lời này.
Tôi đọc lại Tin Mừng về cuộc khổ nạn và phục sinh để xem cuộc chiến giữa Chúa Giêsu và quyền lực của tối tăm do giới lãnh đạo Do Thái làm công cụ, diễn ra như thế nào: “Đây là giờ của các ông và thời của quyền lực tăm tối” (dịch sát: đây là giờ của các ông và quyền lực của tối tăm). Những kẻ cầm quyền trong dân Do Thái khi ấy chỉ có một thời điểm (giờ) Thiên Chúa đã dành cho họ để hành động, vì họ chẳng lột da sống đời để tiếp tục hoành hành mãi, nhưng quyền lực hành động qua họ và trong họ là của tối tăm, vì Thiên Chúa đã cho nó quyền để thử thách con cái của Thiên Chúa, cũng như Thiên Chúa đã cho nó được quyền thử thách ông Gióp.
Thánh Gioan loan báo cuộc chiến này ngay trong lời tựa: “Ánh sáng đã chiếu soi trong bóng tối và bóng tối đã không diệt được ánh sáng” (Ga 1,5).
Sách Tin Mừng này kể ra nhiều lần họ toan bắt Chúa Giêsu nhưng Người thóat tay họ, vì “giờ của Người chưa đến”. Khi giờ ấy đến thì Chúa Giêsu nói: “Thủ lãnh thế gian đang đến”(Ga 14,30). Nó sẽ tiếp tục có tay sai để hoành hành cho đến ngày nó bị quăng vào lửa như sách Khải Huyền diễn tả (coi Kh 20,10). Chính vì thế mà lời cầu nguyện đầu tiên của Chúa Giêsu trên thánh giá là: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23.34). Họ bị quyền lực của tối tăm thống trị và dùng làm công cụ. Họ đáng thương hơn đáng trách, vì họ không biết việc họ làm, chính là quyền lực của tối tăm hành động qua họ. Thánh Luca và thánh Gioan ghi: “Quỉ đã nhập vào Giuđa, hắn liền đi ra. Lúc đó trời đã tối” (Gioan, 13,27-30; coi Lc 22,3). Ở chương thứ 8 của Thánh Gioan, trong cuộc tranh luận về ai là cha của họ, Chúa Giêsu đã nói thẳng: “Cha các ông là ma quỉ, và các ông muốn làm những gì cha các ông ham thích. Ngay từ đầu, nó đã là tên sát nhân. Nó đã không đứng về phía sự thật, vì sự thật không ở trong nó. Khi nó nói dối là nó nói theo bản tính của nó, bởi nó là kẻ nói dối và là cha sự gian dối”(Ga 8,44-45).
Cái chìa khóa để đọc tất cả những sự vô lý, bất công, phi đạo đức trong vụ bắt và xét xử Chúa Giêsu là đây: quyền lực của tối tăm. Nó mới là thù địch thật sự của Chúa Giêsu và của Hội Thánh.
Trong bữa Tiệc Ly theo thánh Luca, Chúa Giêsu đã nói cho các môn đệ biết: “Simon, Simon ơi, kìa Xa-tan đã xin được sàng các anh như sàng gạo”. Câu này nhắc tôi nhớ đến chuyện ông Gióp. Hai lần Xa-tan thách đố Thiên Chúa thử thách lòng tin của ông Gióp, Thiên Chúa đã cho phép nó: lần thứ nhất nó làm ông mất hết của cải qua tay bọn cướp, và mất hết con cái qua tai họa giông tố làm sập nhà. Lần thứ hai, nó làm cho thân xác ông bị ung nhọt từ dầu đến chân (Gíop 1-2). Thánh Gioan kể lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Trong thế gian, anh em sẽ gặp gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian”(16,33). Sau đó Người cầu xin cho các môn đệ: “Con không cầu xin Cha đưa họ ra khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần” (17,15).
Cuộc chiến giữa Chúa Giêsu và quyền lực của tối tăm bắt đầu:
Sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, Thánh Thần xuống đậu trên Người và tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Con”. Ngay sau đó, trong hoang địa, Xa-tan cám dỗ Chúa Giêsu. Thánh Luca và thánh Mathêu kể ba chước cám dỗ, hai lần bắt đầu bằng “nếu ông là Con Thiên Chúa…”: một lần nó xui Chúa Giêsu thử xem lời Thiên Chúa tuyên bố ở bờ sông có đúng không; một lần xui Chúa Giêsu thử xem Thiên Chúa có giữ lời hứa không; một lần nó trắng trợn chiêu mộ Chúa Giêsu: “Tôi sẽ cho ông quyền lực… Nếu ông bái lạy tôi thì tất cả sẽ thuộc về ông”.
Thánh Luca kết thúc: “Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ, quỷ dữ lìa bỏ Người, chờ đợi thời cơ” (Lc 4,13).
Thời cơ, hay dịp thuận tiện ấy Xa-tan không ngồi chờ suông, nó dùng tay chân để đi tìm. Trong thời gian Chúa Giêsu rao giảng thì nó luôn thua cuộc. Một tên quỉ hay một đạo binh quỉ cũng đều bỏ chạy khi giáp mặt Chúa Giêsu. Nhưng rất sớm, nó đã dùng tay sai để dò xét và tìm cớ hại Chúa Giêsu. Thánh Mac-cô cho thấy ngay từ 3,1-7: “Họ rình xem Đức Giêsu có chữa người ấy ngày sa-bát không, để tố cáo Người… Ra khỏi đó, nhóm Pharisêu lập tức bàn tính với phe Hê-rô-đê chống Đức Giêsu, để tìm cách giết Người”. Hai phe này vốn chống nhau, vì phe Hêrôđê thân Rôma, còn phe Pharisêu chống Rôma; họ coi Chúa Giêsu là kẻ thù chung nên phối hợp với nhau. Từ lúc đó thánh Mac-cô cho thấy giới lãnh đạo địa phương và cả trung ương Giêrusalem (Mc chương 4 và 7) luôn rình mò, bắt bẻ, vu khống Chúa Giêsu là kẻ bị tướng quỉ ám và lấy quỵền quỉ tương trừ quỉ con.
Sau khi vào Giêrusalem, Chúa Giêsu xua đuổi bọn con buôn ra khỏi Đền Thờ và nói: “Có lời chép rằng: Nhà của Ta sẽ là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn cướp” (Lc 20,45). Thánh Luca kể tiếp: “Hằng ngày, Người giảng dạy trong Đền Thờ. Các thượng tế và kinh sư tìm giết Người, cả các thân hào trong dân cũng vậy. Nhưng họ không tìm ra điều gì có thể làm, vì tòan dân say mê nghe Người” (Lc 19,47-48).
Họ đích thân kiếm chuyện: “Một hôm đang khi Đức Giêsu giảng dạy cho dân trong Đền Thờ và loan báo Tin Mừng, thì các thượng tế và kinh sư cùng các kỳ mục kéo đến và hỏi Người rằng: Xin ông cho chúng tôi biết: ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy, hay ai là người đã cho ông quyền ấy?” (Lc 20,1-2). Chúa Giêsu trả lời bằng một câu hỏi mà họ không trả lời được, rồi Chúa lại kể một dụ ngôn “chạm nọc” họ: “Các kinh sư và thượng tế tìm cách tra tay bắt Đức Giêsu ngay giờ đó, nhưng lại sợ dân. Quả vậy, họ thừa hiểu Người đã nhắm vào họ mà kể dụ ngôn ấy (tức là dụ ngôn những người người tá điền sát nhân). “Họ rình rập và sai một số người giả bộ công chính đến dò la, mong bắt quả tang Đức Giêsu lỡ lời, để nộp Đức Giêsu cho nhà chức trách có thẩm quyền là ông tổng trấn” (20,19-20) – Họ hỏi về chuyện có nên nộp thuế cho Xê-da hay không? Nếu Chúa Giêsu bảo không nộp, thì ho sẽ tố cáo Người với nhà cầm quyền Rôma. Họ căm thù đế quốc Rôma, nhưng khi muốn giết Chúa Giêsu thì họ lại dùng sự trung thành với đế quốc để làm cớ.
Thánh Gioan kể cho chúng ta nội dung một cuộc họp của Thượng Hội Đồng, cơ quan quyền lực tối cao của dân Do Thái thời đó, nhằm đối phó với Chúa Giêsu sau khi Chúa đã cho La-da-rô sống lại. “Vậy các thượng tế và các người Pharisêu triệu tập Thượng Hội Đồng và nói, chúng ta phải làm gì đây? Người này làm nhiều dấu lạ. Nếu chúng ta cứ để ông ấy tiếp tục, mọi người sẽ tin vào ông ấy, rồi người Rôma sẽ đến phá hủy cả nơi thánh của chúng ta lẫn dân tộc ta. Một người trong Thượng Hội Đồng tên là Caipha, làm Thượng Tế năm ấy, nói rằng: Các ông không hiểu gì cả, các ông cũng chẳng nghĩ đến điều lợi cho các ông là: thà một người chết thay cho dân còn hơn là tòan dân bị tiêu diệt” (Ga 11, 47-50).
Như vậy có thể nói: đối ngọai, thì giới lãnh đạo dùng sự trung thành với đế quốc để làm cớ, còn đối nội thì lại dùng lòng yêu nước thương nòi để sách động.
Thất bại trong âm mưu hạ Chúa Giêsu truớc mặt đám đông thì họ tìm cách thủ tiêu: “Lễ Bánh Không Men, cũng gọi là lễ Vượt Qua đã đến gần. Các thượng tế và kinh sư tìm cách nào thủ tiêu Đức Giêsu, vì họ sợ dân” (Lc 22,1-2).
Đến lúc chủ tướng thật sự của họ ra tay: “Xa-tan đã nhập vào Giuđa, gọi là It-ca-ri-ốt, thuộc nhóm Mười Hai. Hắn đi nói chuyện với các tư tế và lãnh binh Đền Thờ về cách thức nộp Người cho họ. Họ mừng rỡ và thỏa thuận cho hắn tiền. Hắn đồng ý và cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giêsu cho họ, lúc không có đám đông” (Lc 22,3-5). Các sách Tin Mừng đều cho thấy trở ngại chính của họ là quần chúng. Xa-tan đã nhập vào Giu-đa để giải gỡ bế tắc.
Bịt miệng những người còn lương tri
Thánh Gioan cho chúng ta thấy trong phe cầm quyền cũng có mâu thuẫn chứ không phải mọi người đều nhất trí, cũng có người còn lương tri muốn ngăn cản lối hành xử phi pháp, phi đạo đức, nhưng họ là thiểu số nên không xoay chuyển được tình hình. Ngay từ chương 5, thánh Gioan đã kể rằng sau khi Chúa Giêsu chữa người bất tọai đã nằm đó 38 năm: “Người Do Thái bắt bớ Chúa Giêsu vì Người làm những việc ấy trong ngày sa-bát”; và sự bắt bớ đã nhanh chóng trở thành quyết tâm giết Chúa Giêsu: “Người Do Thái lại càng tìm cách giết Đức Giêsu…” (Ga 5,16-18).
Chương thứ bảy, thánh Gioan kể: “Đức Giêsu thường đi lại trong miền Galilê; thật vậy, Người không muốn đi lại trong miền Giuđê, vì người Do Thái tìm giết Người”. Nhưng bất ngờ Chúa Giêsu xuất hiện tại Đền Thờ vào dịp lễ Lều. Sự hiện diện và lời giảng dạy của Chúa Giêsu gây kinh ngạc trong dân chúng và xáo trộn trong giới lãnh đạo. Người công khai tố cáo họ không tuân giữ Lề Luật và vạch trần âm mưu đen tối của họ mà đám đông chưa được biết.
Đọc hai chương 7-8 của thánh Gioan, chúng ta hơi chóng mặt vì nhiều nhân vật, nhiều ý kiến dồn dập khiến ta không kịp nhận diện. Lối viết của hai chương này giống hình thức phóng sự truyền hình rất quen thụôc ngày nay. Phóng viên len vào giữa đám đông, cho ta nghe lời giảng và đối đáp của Chúa Giêsu, lời bàn bạc, tranh luận của quần chúng, cho ta thấy cả những người của giới lãnh đạo len lỏi giữa đám đông nghe ngóng tình hình, rồi bỗng vô tận phòng họp của giới lãnh đạo để cho ta nghe những tranh luận, những chỉ thị, những báo cáo… Ta hãy đọc lại vài đọan tiêu biểu:
7,30: “bấy giờ họ tìm cách bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay hại Người, vì giờ của Người chưa đến”.
7,32; Người Pharisêu nghe thấy đám đông xì xầm về Người như thế, nên họ và các thượng tế sai thuộc hạ đi bắt Người”.
7,43-44: Vì Người mà đám đông đâm ra chia rẽ. Một số trong bọn họ muốn bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay hại Người.
7,45-47: “Các thuộc hạ trở về với các thượng tế và người Pharisêu. Họ liền hỏi chúng: Tại sao các anh không điệu ông ấy về đây? Các thuộc hạ trả lời: Xưa nay chưa hề có người nào nói năng như thế. Người Pharisêu liền nói với chúng: Cả các anh cũng bị mê hoặc rồi sao?”
Tiếp theo là những lời miệt thị quần chúng:
7,48-49: “Trong hàng thủ lãnh hay trong giới Pharisêu đã có một ai tin vào tên ấy đâu? Còn bọn dân đen này, thứ người không biết Lề Luật, đúng là quân đáng bi nguyền rủa.”
Lập tức có một người trong họ đứng lên vạch cho họ thấy họ rủa người dân đen không biết Lề Luật, còn họ lại đang chà đạp Lề Luật:
7,50-52: “Trong nhóm Pharisêu có một người tên là Nicôđêmô, trước đây đã đến gặp ĐG; ông nói với họ: Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không? Họ đáp: Cả ông nữa, ông cũng là người Galilê sao? Ông cứ nghiên cứu rồi sẽ thấy: không một ngôn sứ nào xuất thân từ Galilê cã”.
Thế là những người có lương tri, trong hàng thuộc hạ cũng như hàng lãnh đạo đều bị trấn áp, bịt miệng.
Chương thứ 8 của thánh Gioan tiếp tục cho ta theo dõi diễn biến cuộc tranh luận trực tiếp giữa Chúa Giêsu và người Do Thái ngay trong khuôn viên Đền Thờ. Ý định bắt Chúa Giêsu vẫn lởn vởn quanh đó và bùng nổ thành một mưu toan bạo động: “Họ liền lượm đá để ném người. Nhưng Đức Giêsu lánh đi và ra khỏi Đền Thờ” (8,59).
Chương 10 lại cho thấy một lần nữa mưu toan ném đá Chúa Giêsu (10,31), rồi mưu toan bắt Chúa Giêsu không thành: “Bấy giờ họ lại tìm cách bắt Người, nhưng Người đã thóat khỏi tay họ” (10,39).
Chương 11, sau khi Chúa Giêsu cho La-da-rô từ trong mồ sống lại thì “từ ngày đó, họ quỵết định giết Đức Giêsu” (câu 53), và họ ra lệnh truy nã: “Các thượng tế và Pharisêu thì ra lệnh: ai biết được ông ấy ở đâu thì phải báo cho họ đến bắt” (câu 57). Hơn nữa: Các thượng tế quyết định giết cả anh La-da-rô nữa, vì tại anh mà nhiều người Do Thái đã bỏ họ và tin vào Đức Giêsu” (12,10).
Chương 13: Xa-tan ra tay: “Trước lễ Vượt Qua… Xa-tan đã gieo vào lòng Giuđa, con ông Simon It-cariôt, ý định nộp ĐG”. Sau khi Giuđa ăn miếng bánh Chúa Giêsu trao, “Xa-tan liền nhập vào y”. (câu 1.3.27).
14,30-31: “Thầy sẽ không còn nói nhiều với anh em nữa, bởi vì thủ lãnh của thế gian đang đến. Đã hẳn nó không làm gì được Thầy. Nhưng chuyện đó xảy ra là để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Chúa Cha và làm đúng như Chúa Cha đã truyền cho Thầy”.
Quyền lực của tối tăm ra tay:
Đêm. Tất cả bốn sách Tin Mừng đều kể rằng Chúa Giêsu bị bắt ban đêm. Mt, Mc và Ga kể một đám người mang gươm giáo gậy gộc do các thượng tế, kỳ mục, Pharisêu sai đến. Thánh Luca lại nói có cả các thượng tế, lãnh binh Đền Thờ và kỳ mục ở trong bọn người mang gươm giáo gậy gộc. Thánh Matthêu và thánh Mác-cô cho thấy một thực tại kinh khủng hơn, đó là khi bọn sai nha trói Chúa Giêsu điệu về thì các kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn ở nhà thượng tế Cai-pha, người lãnh đạo tối cao trong dân Do Thái duới chế độ thuộc địa Roma hồi đó. Thế nghĩa là trong đêm tối, đang khi Chúa Giêsu cầu nguyện thì giới lãnh đạo cao nhất của dân Do Thái đã họp tại nhà thủ lãnh của họ, sai thuộc hạ đi bắt Chúa Giêsu theo sự hướng dẫn của Giu-đa, người môn đệ phản Thầy. Họ ngồi chờ để kết án ngay trong đêm.
Chứng gian và xuyên tạc. Phiên họp ban đêm này do chính Caipha, chủ tịch Thuợng Hội Đồng chủ sự. Thánh Matthêu kể: “Các thượng tế và tòan thể Thượng Hội Đồng tìm chứng gian buộc tội Đức Giêsu để lên án tử hình” (Mt 26,59). Điều đáng chú ý là họ đã quyết tâm giết Chúa Giêsu nhưng còn muốn ra vẻ hợp pháp, giữ sĩ diện bằng cách tìm chứng gian để kết án tử hình.
Mt 26,60: “Nhưng họ tìm không ra, mặc dầu có nhiều kẻ đã đứng ra làm chứng gian”.
Mt 26,61: “Sau cùng, có hai người bước ra khai rằng: Tên này đã nói: tôi có thể phá Đền Thờ Thiên Chúa và nội trong ba ngày sẽ xây cất lại”.
Thánh Mac-cô bình thêm: “Nhưng ngay về điểm này chứng của họ cũng không ăn khớp với nhau” (Mc 14,59).
Chủ tịch xuất chiêu: “Bấy giờ vị Thượng Tế đứng lên hỏi Đức Giêsu: Ông không nói lại được một lời sao? Mấy người này tố cáo ông gì đó? Nhưng Đức Giêsu làm thinh.
“Vị Thượng Tế nói với Người: Nhân danh TC hằng sống, tôi truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: ông có phải là Đấng Kitô Con Thiên Chúa không?”
Ông dùng quyền Thượng Tế đương nhiệm và công thức long trọng buộc CG nói sự thật.
“Đức Giêsu trả lời: Chính Ngài vừa nói đó. Hơn nữa tôi nói cho các ông hay: từ nay các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Tòan Năng và ngự giá mây trời mà đến”.
Họ muốn biết sự thật thì Chúa cho bíêt cả hiện tại và tương lai. Nhưng tìm chứng gian không được thì ông chủ tịch dùng chính sự thật và chụp cái mũ lên:
“Bấy giờ vị Thượng Tế liền xé áo mình ra và nói: Hắn nói phạm thượng! Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? Đấy, quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, qúy vị nghĩ sao? Họ liền đáp: Hắn đáng chết!”.
Thế là ông chủ tịch đã thành công với sự hưởng ứng râm ran của Thượng Hội Đồng. Họ đã định đọat số phận Chúa Giêsu từ lâu, hôm nay thì họ thực hiện được một cách “hợp pháp” nhờ thủ đọan xuyên tạc và chụp mũ.
Sau đó, thánh Mac-cô cho thấy lãnh đạo và thuộc hạ đều cùng một hàng như nhau:
“Thế là một số bắt đầu khạc nhổ vào Người, bịt mặt Người lại, vừa đánh đấm vừa nói: Hãy nói tiên tri đi! Và đám thuộc hạ tát Người túi bụi” (Mc 14, 65).
Giữa ban ngày: vu khống và xuyên tạc
Dưới chế độ thuộc địa Rôma, Thượng Hội Đồng, cơ quan quyền lực tối cao của dân Do Thái không có quyền kết án tử hình. Tổng trấn Rôma mới có quyền. Thế là muốn giết được Chúa Giêsu họ còn phải vượt qua một hàng rào nữa: sự phê chuẩn của Tổng Trấn Rôma, quan Philatô. Chính vì thế, thánh Matthêu kể tiếp:
“Trời vừa sáng, các thượng tế và kỳ mục trong dân, cùng nhau bàn kế hại Đức Giêsu để xử tử Người. Sau đó họ trói Đức Giêsu lại và giải đi nộp cho ông Philatô” (Mc 15,1).
Thánh Luca kể cho chúng ta lời tố cáo trước tòa Philatô: Họ bắt đầu tố cáo Người rằng: “Chúng tôi đã phát giác ra tên này sách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hòang đế Xê-da, lại còn xưng mình là Mê-si-a, là Vua nữa”.
Nếu quả thật Chúa Giêsu là người khởi xướng một phong trào chống nộp thuế và nổi dậy dành độc lập, thì cả Thượng Hội Đồng làm tay sai cho đế quốc khi bắt Người mà nộp cho tổng trấn Philatô. Sự thực là mấy hôm trước họ đã dùng chuyện nộp thuế để gài bẫy Chúa Giêsu mà thất bại, hôm nay họ vu khống cho Chúa Giêsu. Danh hiệu Mê-si-a (Ki-tô) vốn mang ý nghĩa tôn giáo thì họ lại phiên dịch và giải nghĩa theo hướng chính trị để xuyên tạc.
“Ông Philatô hỏi Người: Ông là Vua dân Do Thái sao?”
Họ dịch và xuyên tạc danh hiệu Mê-si-a sang nghĩa chính trị, nhưng khi Philatô ghép danh hiệu Vua với những kẻ đang tố cáo để làm thành danh hiệu “Vua dân Do Thái” thì lại mang nghĩa tôn giáo (x. Xô-phô-ni-a, 3,14-17; Da-ca-ri-a, 9,9-10); đồng nghĩa với danh xưng vị Thượng Tế đã long trọng hỏi trong cuộc họp ban đêm, vì thế Mt, Mc và Lc đều kể câu trả lời của Chúa: “Chính Ngài nói đó”.
Thánh Gioan kể rằng Philatô cho gọi Chúa Giêsu vào bên trong và hỏi: “ông có phải là Vua dân Do Thái không?” Trên miệng Philatô thì câu hỏi này dị nghỉa nên Chúa Giêsu hỏi lại: “Ngài tự ý nói điều ấy hay những người khác đã nói với Ngài về tôi? Ông Philatô trả lời: Tôi là người Do Thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì?” Thế là đã rõ Philatô chỉ lặp lại lời của những kẻ nộp Người. Nhưng thánh Gioan gây một thắc mắc vì trước đó kể rằng những kẻ nộp Chúa Giêsu không đưa ra lời cáo tội nào rõ ràng:
Philatô hỏi: “Các người tố cáo ông này về tội gì? Họ đáp: Nếu ông này không làm điều ác thì chúng tôi đã chẳng đem nộp cho quan. Ông Philatô bảo họ: Các ngươi đem đi mà xét xử theo luật của các ngươi. Người Do Thái đáp: Chúng tôi không có quyền xử tử ai cả”(Ga 18,20-21). Như vậy đối với họ thì Philatô không cần phải biết tội gì, cứ việc phê hai chữ tử hình là xong. Thắc mắc là: Philatô đã nghe báo cáo về Chúa Giêsu khi nào? Ai báo cáo cho Philatô? Dù sao Chúa Giêsu đã giải thích cho Philatô về ý nghĩa của danh xưng này theo Sách Thánh.
Thánh Mác-cô kể tiếp: “Các thượng tế tố cáo Người nhiều tội, nên ông Philatô lại hỏi Người: Ông không trả lời gì sao? Nghe kìa, họ tố cáo ông bao nhiêu tội! Nhưng Đức Giêsu không trả lời gì nữa, khiến ông Philatô phải ngạc nhiên”. Chúa Giêsu vẫn giữ thái độ im lặng, vì những lời tố cáo vẫn là những lời vu khống và xuyên tạc như trước Thượng Hội Đồng hồi đêm.
Thánh Luca và thánh Gioan đều kể rằng ngay sau cuộc “hỏi cung” này Philatô đã kêt luận: “Ta xét thấy người này không có tội gì”.
Họ chỉ muốn giết Chúa Giêsu chứ đâu có muốn lẽ phải: “Nhưng họ cứ khăng khăng nói: Hắn đã xúi dân nổi lọan, đi giảng dạy khắp vùng Giu-đê, bắt đầu từ Ga-li-lê cho đến đây”.
Yếu tố địa dư họ đưa ra làm lóe lên trong đầu Philatô một lối thóat: “Philatô liền hỏi xem đương sự có phải là người Galilê không. Và khi biết Người thuộc thẩm quyền vua Hêrôđê, ông liền cho áp giải Người đến với nhà vua, lúc ấy cũng đang có mặt tại Giêrusalem” (Lc 23, 4-7).
Philatô chuyển Chúa Giêsu cho vua Hêrôđê là thảy trái banh chứ đâu phải vì kính trọng.
“Vua Hêrôđê thấy Đức Giêsu thì mừng rỡ lắm, vì từ lâu vua muốn được gặp Ngừơi bởi đã từng nghe nói về Người. Vả lại vua cũng mong được xem Người làm một hai phép lạ. Nhà vua hỏi Người nhiều điều, nhưng Người không trả lời gì cả. Các thượng tế và kinh sư đứng đó, tố cáo Người dữ dội”.
Thế là Hêrôđê thất vọng và những kẻ tố cáo cũng thất vọng. Muốn Chúa Giêsu làm trò tiêu khiển cho ông không được thì Hêrôđê cùng với bọn thị vệ dùng Chúa Giêsu làm trò tiêu khiến: “Vua Hêrôđê cũng như thị vệ đều khinh dể Người ra mặt nên khóac cho Người một chiếc áo rực rỡ mà chế giễu, rồi cho giải Người lại cho ông Philatô”.
Bị dùng làm trái banh để người ta thẩy cho nhau và bị Hêrôđê biến thành trò tiêu khiển nhưng Chúa Giêsu lại trở thành nhịp cầu hòa giải: “Ngày hôm ấy, vua Hêrôđê và tổng trấn Philatô bắt đầu thân thiện với nhau, chứ trước kia hai bên vẫn hiềm thù” (Lc 23,9-12).
Philatô đã tưởng có thể phủi tay. Nhưng thấy lính đưa Chúa Giêsu trở về, lại phải ra tay. Ông kéo Hêrôđê vào phe với mình: “Bấy giờ ông Philatô triệu tập các thượng tế, thủ lãnh và dân chúng lại mà nói: các người nộp người này cho ta, vì cho là tay sách động dân, nhưng ta đã hỏi cung ngay trước mặt các người, mà không thấy người này có tội gì như các người tố cáo. Cả vua Hêrôđê cũng vậy, bởi lẽ nhà vua đã cho giải ông ấy lại cho chúng ta. Và các ông thấy đó, ông ấy chẳng có tội gì đáng chết cả. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra” (Lc 23,13-16).
“Philatô thừa biết chỉ vì ghen tỵ mà các thượng tế nộp Người” (Mc 15,10). Nhưng muốn yên thân, Philatô bắt đầu nhượng bộ, từ chỗ khẳng định “người này không có tội gì”, ông xuống một cấp: “Không có tội gì đáng chết, ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra”. Đúng là sai lầm chết người! Philatô sẽ tiếp tục trượt giốc tới chỗ trao mạng người vô tội vào tay họ.
Philatô vùng vẫy tìm một lối thoát khác. Ông cho họ chọn giữa Chúa Giêsu và Ba-ra-ba; “tên này đã bị tống ngục vì một vụ bạo động đã xảy ra trong thành và vì tội giết người”.
“Các thượng tế sách động đám đông đòi ông Philatô phóng thích tên Ba-ra-ba thì hơn. Ông Philatô lại hỏi: vậy ta phải xử thế nào với người mà các ông gọi là vua dân Do Thái? Họ la lên, đóng đinh nó vào thập giá!”
Philatô làm một nỗ lực cuối cùng để kêu gọi lương tri của họ: “Nhưng ông ấy đã làm đìều gì gian ác? Họ càng la to: Đóng đinh nó vào thập giá!” (Mc 15,14)
Thánh Gioan cho thấy rõ hơn nỗi sợ của Philatô (18,28-19,16). Ban đầu, Philatô từ chối xét xử. Rồi ông gọi CG vào bên trong dinh để hỏi riêng. Ông trở ra tuyên bố “không thấy lý do nào để kết tội” và hỏi xem họ có chấp nhận để ông tha Chúa Giêsu không. Họ đòi tha Ba-ra-ba. Thánh Gioan ghi: “Mà Ba-ra-ba là một tên cướp”. Philatô cho lính đem Chúa Giêsu vào sân trong đánh đòn. Ông lại dẫn Chúa Giêsu đã bị đánh nát da nát thịt, đầu đội mão gai, mình chòang áo đỏ, ra trước đám đông. “Khi vừa thấy Đức Giêsu, các thượng tế cùng các thuộc hạ lìền kêu lên rằng: đóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá”. Philatô cố gắng kêu gọi lương tri của họ, rồi lại cho đưa Chúa Giêsu vào bên trong để hỏi riêng, vỗ ngực là kẻ cầm quyền sinh tử đối với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu kêu gọi ông nhớ đến trách nhiệm của ông: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn”.
Lời của Chúa Giêsu có hiệu quả: “Từ đó ông Philatô tìm cách tha Người”.
Nhưng Philatô có một nỗi sợ mạnh hơn lương tri. Đang lúc Philatô ngồi hỏi Chúa Giêsu thì tiếng la hét bên ngòai làm rung cái ghế của ông: “Nhưng dân Do Thái kêu lên rằng: Nếu ngài tha nó, ngài không phải là bạn của Xê-da. Ai xưng mình là vua thì chống lại Xê-da”. Lời xuyên tạc vu khống cho Chúa Giêsu có thể quật lại chính Philatô. Và ông đang kinh nghiệm cái sức mạnh của sự vu khống và xuyên tạc, của đám đông khi bị sách động.
Philatô đưa Chúa Giêsu ra trước đám đông và nỗ lực lần cuối để kêu gọi lương tri của đám đông. Nhưng đám đông đã say máu, la hét át mọi lời kêu gọi của Philatô.
Thánh Mac-cô kể tiếp: “Vì muốn chiều lòng đám đông, ông Philatô phóng thích tên Ba-ra-ba, truyền đánh đòn Đức Giêsu, rồi trao Người cho họ đi đóng đinh vào thập giá” (Mc 15,15).
Thánh Luca kể: “Lần thứ ba ông Philatô nói với họ: Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác?... Nhưng họ cứ la to hơn, nhất định đòi phải đóng đinh Người. Và tiếng la càng thêm dữ dội. Ông Philatô quyết định chấp thuận điều họ yêu cầu. Ông phóng thích người tù họ xin tha, tức là tên bị tống ngục vì tội bạo động và giết người. Còn Đức Giêsu thì ông trao nộp theo ý họ” (Lc 23,22-25).
Thánh Matthêu kể một chi tiết rùng rợn: “Tổng trấn Philatô thấy đã chẳng được việc gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: Ta vô cán trong vụ đổ máu người này. Mặc các ngươi liệu lấy! Tòan dân đáp lại: Máu hắn cứ đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!” (Mt 27,24-26).
Thắng lợi, thành công của lãnh đạo dân Do Thái
“Vậy họ điệu Đức Giêsu đi. Chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Híp-ri là Gôn-gô-tha; tại đó họ đóng đinh Ngừoi vào thập giá, đồng thời cũng đóng đinh hai người nữa, mỗi người một bên, còn Đức Giêsu thì ở giữa” (Ga 19, 17-18).
Thánh Gioan không nói hai người cùng bị đóng đinh là ai, cũng không nói họ là kẻ tội phạm, chỉ nói là hai con người. Thánh Gioan đã viết trong lời tựa: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Ngay khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập giá, thánh Gioan muốn nhấn mạnh điều này: “mỗi người một bên, còn Đức Giêsu thì ở giữa”. Từ nay những người bị bất công áp bức đều thấy Chúa Giêsu ở giữa họ trên thập giá, trong cảnh bất công áp bức tột cùng.
Gậy ông đập lưng ông. Philatô đâu phải là tay mới vô nghề! Ông biết cách củng cố cái ghế của ông. Ngay trong vụ án bất công này ông cũng bíêt cách thủ lợi và “chơi xỏ” giới lãnh đạo Do Thái: “Ông Philatô cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: GIÊSU NA-DA-RET, VUA DÂN DO THÁI. Trong dân Do Thái có nhiều người đọc được bảng đó, vì nơi Đức Giêsu bị đóng đinh là một địa điểm gần thành. Tấm bảng này viết bằng các tiếng Hip-ri, La-tinh và Hy-lạp. Các thượng tế của người Do Thái nói với ông Philatô: Xin ngài đừng viết “Vua dân Do Thái”, nhưng viết “Tên này đã nói: Ta là Vua dân Do Thái”. Ông Philatô trả lời: Ta viết sao, cứ để vậy” (dịch sát: cái gì ta đã viết là ta đã viết).
Phe lãnh đạo Do Thái đã sách động dân la ó đe dọa Philatô khi ông muốn tha Chúa Giêsu, bây giờ thì ông biến việc đóng đinh người vô tội mà họ đòi giết trở thành công trạng của ông. Báo cáo gởi cho hòang đế Xê-da sẽ ghi: “ngày… tháng … năm… tổng trấn Philatô đã đóng đinh Giêsu Na-da-ret, vua người Do Thái vào thập giá”. Mọi người đã thấy cảnh trên Gôn-gô-tha đều có thể làm chứng là họ đọc được bản án như vậy.
Lãnh đạo Do Thái Đắc thắng: “Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: Hắn đã cứu người khác thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của TC, là người được tuyển chọn.” (Lc 23,35).
Thánh Matthêu kể: “Các thương tế, kinh sư và kỳ mục cũng chế giễu Người mà nói: Hắn cứu được thiên hạ mà chẳng cứu nổi mình, Hắn là Vua It-ra-en! Hắn cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, chúng ta tin hắn liền! Hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thưong hắn! Vì hắn đã nói: Ta là Con Thiên Chúa!” (Mt 27,41-43).
Chúa Giêsu chiến thắng
Các sách Tin Mừng Nhát lãm (Mt, Mc, Lc) đều kể hiện tượng bóng tối bao trùm mặt đất từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín (từ lúc Chúa Giêsu bị treo lên đến khi Người tắt thở trên thánh giá), bức trướng trong Đền Thờ bị xé làm hai từ trên xuống dưới. Bóng tối bao phủ mặt đất ở trong sách Thánh Cựu Ước lại mang ý nghĩa dấu hiệu cuộc hiển linh của Tniên Chúa để phán xét (Giô-en 2,2). Chính lúc Chúa Giêsu chết là lúc trời đất làm chứng Người là Con Thiên Chúa, là lúc Giao Ước Mới được thiết lập bàng Máu Chúa Giêsu (x.thư gởi tín hữu Do Thái, 9-10).
Riêng thánh Matthêu nói đến “đất rung đá vỡ, mồ mả bật tung” khi Chúa Giêsu tắt thở (27,51-52), rồi:
“Ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng, bà Maria Mac-đa-la và một bà khác cũng tên là Maria, đi viếng mộ. Thình lình, đất rung chuyển dữ dội: thiên thần Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá (lấp cửa mộ) ra, rồi ngồi lên trên; diện mạo người như ánh chớp, và y phục trắng như tuyết. Thấy người, lính canh khiếp sợ, run rẩy chết ngất đi” (Mt 28,1-4).
Khi Chúa chết là lúc Chúa đánh bại chính tử thần; “mồ mả bật tung”: mồ mả là dinh cơ của tử thần. Cảnh ở mộ Chúa Giêsu sáng ngày thứ nhất gợi cho ta hình ảnh một cuộc đô vật: đè ngửa đối thủ, vỗ lên bụng nó là chiến thắng rồi!
“Chuyện bịp cuối cùng”
“Hôm sau, tức là khi ngày áp lễ đã qua, các thượng tế và những người Pharisêu kéo nhau đến ông Philatô, và nói: “Thưa ngài, chúng tôi nhớ tên bịp bợm ấy khi còn sống có nói: Sau ba ngày, Ta sẽ trỗi dậy. Vậy xin quan lớn truyền canh mộ kỹ càng cho đến ngày thứ ba, kẻo môn đệ hắn đến lấy trộm xác rồi phao trong dân là hắn đã từ cõi chết trỗi dậy. Và như thế, chuyện bịp cuối cùng này sẽ còn tệ hại hơn chuyện trước. Ông Philatô bảo họ: Thì có sẵn lính đó, các ngươi hãy đi mà canh giữ theo cách các ngươi biết! Thế là họ ra đi canh giữ mồ, niêm phong tảng đá và cắt lính canh mồ” (Mt 27,62.66).
Câu trả lời của Philatô đầy mỉa mai. Lính của Philatô là để trị dân thuộc địa chứ đâu phải để đi canh mộ môt người vô tội mà người Do Thái đã áp lực đòi ông cho giết, bây giờ họ lại sợ và đòi ông cho lính đi canh mộ cho họ ngủ ngon! Lính của Philatô không được huấn luyện để đi canh mộ! “Các người hãy đi mà canh giữ theo cách các người biết”! Họ đã cần Philatô chấp thuận để giết CG, bây giờ họ lại cần được Philatô chấp thuận để canh giữ mộ Chúa Giêsu. Họ cẩn thận niêm phong tảng đá lấp cửa mộ, rồi cắt lính canh mồ, dĩ nhiên lính này là đám thuộc hạ của họ, chứ không phải lính của Philatô.
Sau khi thiên thần nói với các bà ở mộ, các bà thi hành lệnh truyền đi báo tin cho các môn đệ, thì bọn lính canh hòan hồn, chạy về báo cáo.
“Các bà đang đi, thì có mấy người trong đội lính canh mồ vào thành báo cho các thượng tế biết mọi việc đã xảy ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn, và bảo: Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đến lấy trộm xác. Nếu sự việc này đến tai quan tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự. Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy” (Mt 28,11-15).
Cơ quan quyền lực tối cao của dân Do Thái đang thực hiện “chuyện lừa bịp cuối cùng” mà họ sợ rằng các môn đệ của Chúa Giêsu sẽ làm. Bọn lính được trao một nhiệm vụ quan trọng như thế mà không hòan thành, lẽ ra phải vào tù, nhưng lại được tiền đi ăn nhậu để rêu rao khắp phố xá bài tuyên truyền do lãnh đạo dạy họ.
So sánh với những gì sách Sách Công vụ kể về vua Hêrôđê khi vua cho bắt ông Phêrô giam vào ngục để chờ ngày đem ra xử. “Bắt được rồi, nhà vua truyền tống ngục và giao cho bốn tốp lính canh gác, mỗi tốp gồm bốn người, định sau lễ Vượt Qua sẽ điệu ông ra cho dân chúng. Đang khi ông Phêrô bị giam giữ như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiềt cho ông. Trong đêm trước ngày bị vua Hêrôđê đem ra xử, ông Phêrô ngủ giữa hai người lính, và bị khóa vào hai cái xiềng. Trước cửa ngục lại có lính canh.”(Cv 12, 4.6).
Chẳng người nào vào giải cứu nổi ông Phêrô, nhưng Chúa sai thiên thần đến giải cứu.
“Sáng ra, bọn lính nhốn nháo không ít: ông Phêrô đã ra sao rồi? Vua Hêrôđê cho truy nã ông: bởi không tìm ra, nhà vua tra hỏi lính canh và ra lệnh điệu họ đi xử” (CV 12, 18-19).
Bài tuyên truyền do lãnh đạo Do Thái dạy lính cũng chẳng bịp được ai, một người nhà quê thất học cũng thấy ra cái vô lý: ngủ thì làm sao biết chuyện gì xảy ra? Thánh Augustinô bình luận: “Ai ngủ? lính canh ngủ hay các ngươi ngủ?”
Christus vincit, Christus regnat, Christus imperat - Chúa Kitô chiến thắng, Chúa trị vì, Chúa hiển trị
Trở lại cuộc chiến thắng của Chúa Giêsu. Ta vừa coi cách thánh Matthêu trình bày cuộc chiến thắng ngay khi Chúa Giêsu tắt thở. Các sách Phúc Âm khác cũng trình bày cuộc chiến thắng đó.
Thánh Mac-cô kể: «Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Đức Giêsu thấy Người tắt thở như vậy liền nói: Quả thật người này là Con Thiên Chúa» (15,39).
Philatô cũng thay đổi thái độ: “Chiều đến, vì hôm ấy là ngày áp lễ, tức là hôm trước ngày sa-bát, nên ông Giô-xép tới. Ông là người thành A-ri-ma-thê, thành viên có thế giá của hội đồng, và cũng là người vẫn mong đợi Triều Đại của Thiên Chúa. Ông đã mạnh dạn đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài ĐG. Nghe nói Người đã chết, ông Philatô lấy làm ngạc nhiên, và cho gọi viên đại đội trưởng đến, hỏi xem Người đã chết lâu chưa. Sau khi nghe viên sĩ quan cho biết sự việc, tổng trấn đã cho ông Giô-xép lãnh lấy thi hài.” (Mc 15,42-45).
Một chi tiết đáng lưu ý: ông Giô-xép là thành viên có thế giá của Thương Hội Đồng nhưng lại không được mời dự cuộc họp để xử CG và cũng không được thông tin gì cả. Ông lên Giêrusalem vì là ngày áp lễ, ông lên để dự lễ. Tới nơi thấy sự việc đã rồi, ông dùng thế giá của mình để đi gặp Philatô, bất chấp các thành phần khác trong giới lãnh đạo. Họ sợ ông “cản mũi kỳ đà” nên không thông tin cho ông. Theo thánh Gioan thì “ông Giô-xép này là một môn đệ theo Đức Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do Thái” (Ga 19,38). Bây giờ thì ông hết sợ !
Thánh Luca kể: “Thấy sự việc xảy ra như thế, viên đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh Thiên Chúa rằng: Người này quả là người công chính ! Tòan thể dân chúng đã kéo đến xem cảnh tượng ấy, khi thấy sự việc đã xảy ra, đều đấm ngực trở về” (23,47-48).
Chuyện bịp và sự thật
“Chuyện bịp cuối cùng” của lãnh đạo dân Do Thái có vẻ thành công phần nào, như thánh Matthêu kể: ”Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy. Câu chuyện này được phổ biến giữa người Do Thái cho đến ngày nay” (Mt 28, 15) – Sách Tin Mừng theo thánh Matthêu như ta đọc ngày nay được viết vào thập niên 70 hoặc 80, thế kỷ I.
Thế nhưng Tin Mừng Chúa Giêsu Phục Sinh đã được loan báo khắp thế gian do chính những người môn đệ đã chạy trốn khi Chúa Giêsu bị bắt. Hai người đi táng xác Chúa Giêsu (ông Giô-xép và ông Ni-cô-đê-mô) là hai môn đệ “chui” ! Cả đến khi CG phục sinh đến với các môn đệ thì các ông vẫn còn sợ: “Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái… Tám ngày sau, các môn đệ ĐG lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín” (Ga 20, 19.26).
Chính những con người hèn nhát đó đã nhận lệnh của Chúa Phục Sinh: “Thầy đã được trao tòan quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ…Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,19-20).
Giới lãnh đạo Do Thái đã bắt bớ họ, giết họ; Hêrôđê cũng giết một trong nhóm Mười Hai và toan giết cả ông Phêrô. Rồi đế quốc Rôma đã giết hại các môn đệ Chúa Giêsu suốt 3 thế kỷ. Bao nhiêu bạo chúa, bạo quyền đã tiếp nối nhau bắt bớ và giết hại các môn đệ của Chúa Giêsu suốt hai mươi thế kỷ vừa qua và ngay trong thế kỷ 21 vừa khởi đầu này. Hội Thánh của Chúa vẫn chỉ biết cầu nguyện như Chúa Giêsu trên thập giá và cứ tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu và theo gương Người: “Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỉ kềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người” (Cv 10,38). Bị bách hại thì họ cũng làm theo lời Chúa dạy: “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em” (Lc 6,27-28).
Hội Thánh tin vào lời Chúa hứa: "Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế” để đi làm chứng cho Chúa đến tận cùng trái đất (Cv 1, 8). Chúa là bảo đảm duy nhất của Hội Thánh.
Ngày 28-9-2008
Khắc khỏai lo âu vì những tin tức dồn dập về chuyện Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà, cảm thông với Đức Tổng Giám Mục Hà nội và các cha các thày Dòng Chúa Cứu Thế cùng giáo dân Thái Hà, tôi chỉ biết hiệp với hàng triệu con tim cùng cầu nguyện theo lời Chúa dạy: “Hãy cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ”.
Nhưng trước những gì xảy ra ngoài sức tưởng tượng, tôi lại miên man tự hỏi làm sao hình ảnh của thời Cách Mạng Văn hóa bên Tàu, thời phát-xít bên Đức, thời Xít-ta-lin bên Nga, thời cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam 50 năm trước lại có thể tái diễn hôm nay ở Hà Nội, thủ đô của nước ta, một nước tự hào có bốn ngàn năm văn hiến, có bao nhiêu truyền thống đạo đức.
Trong khi cảm nghiệm nỗi bất lực của mình, tôi bỗng nhớ tới lời Chúa nói với những kẻ đến bắt Chúa giữa đêm khuya khi Chúa đang cầu nguyện: “Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc đến? Khi tôi ở giữa các ông mỗi ngày trong Đền Thờ, các ông không giơ tay hại tôi. Nhưng đây là giờ của các ông, là thời của quyền lực tối tăm” (Lc 22,52-54) – (Các câu Kinh Thánh, xin phép trích theo bản dịch của nhóm CGKPV).
Lời này lại làm tôi nhớ đến lời thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Ephesô 6,10-18: “Anh em hãy tìm sức mạnh trong Chúa và trong uy lực tòan năng của Người. Hãy mang tòan bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa để có thể đứng vững trước những mưu mô của quỷ dữ. Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân… Vậy hãy đứng vững: lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là đức công chính, chân đi giầy là lòng hăng say loan báo Tin Mừng về sự bình an; hãy luôn cầm khiên mộc là đức tin, nhờ đó anh em có thể dập tắt mọi mũi tên lửa của ác thần. Sau cùng, hãy đội mũ chiến là ơn cứu độ và cầm gươm của Thần Khí, tức là Lời Thiên Chúa. Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi kinh nguyện và mọi lời cầu xin mà cầu nguyện trong mọi hòan cảnh”.
Tôi an tâm vì nghiệm thấy Đức Tổng Gíam Mục, các linh mục, tu sĩ và giáo dân ở Hànội cũng như khắp trong nước và các tín hữu đang bị bách hại ở khắp nơi trên thế giới, đang thực hành lời này.
Tôi đọc lại Tin Mừng về cuộc khổ nạn và phục sinh để xem cuộc chiến giữa Chúa Giêsu và quyền lực của tối tăm do giới lãnh đạo Do Thái làm công cụ, diễn ra như thế nào: “Đây là giờ của các ông và thời của quyền lực tăm tối” (dịch sát: đây là giờ của các ông và quyền lực của tối tăm). Những kẻ cầm quyền trong dân Do Thái khi ấy chỉ có một thời điểm (giờ) Thiên Chúa đã dành cho họ để hành động, vì họ chẳng lột da sống đời để tiếp tục hoành hành mãi, nhưng quyền lực hành động qua họ và trong họ là của tối tăm, vì Thiên Chúa đã cho nó quyền để thử thách con cái của Thiên Chúa, cũng như Thiên Chúa đã cho nó được quyền thử thách ông Gióp.
Thánh Gioan loan báo cuộc chiến này ngay trong lời tựa: “Ánh sáng đã chiếu soi trong bóng tối và bóng tối đã không diệt được ánh sáng” (Ga 1,5).
Sách Tin Mừng này kể ra nhiều lần họ toan bắt Chúa Giêsu nhưng Người thóat tay họ, vì “giờ của Người chưa đến”. Khi giờ ấy đến thì Chúa Giêsu nói: “Thủ lãnh thế gian đang đến”(Ga 14,30). Nó sẽ tiếp tục có tay sai để hoành hành cho đến ngày nó bị quăng vào lửa như sách Khải Huyền diễn tả (coi Kh 20,10). Chính vì thế mà lời cầu nguyện đầu tiên của Chúa Giêsu trên thánh giá là: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23.34). Họ bị quyền lực của tối tăm thống trị và dùng làm công cụ. Họ đáng thương hơn đáng trách, vì họ không biết việc họ làm, chính là quyền lực của tối tăm hành động qua họ. Thánh Luca và thánh Gioan ghi: “Quỉ đã nhập vào Giuđa, hắn liền đi ra. Lúc đó trời đã tối” (Gioan, 13,27-30; coi Lc 22,3). Ở chương thứ 8 của Thánh Gioan, trong cuộc tranh luận về ai là cha của họ, Chúa Giêsu đã nói thẳng: “Cha các ông là ma quỉ, và các ông muốn làm những gì cha các ông ham thích. Ngay từ đầu, nó đã là tên sát nhân. Nó đã không đứng về phía sự thật, vì sự thật không ở trong nó. Khi nó nói dối là nó nói theo bản tính của nó, bởi nó là kẻ nói dối và là cha sự gian dối”(Ga 8,44-45).
Cái chìa khóa để đọc tất cả những sự vô lý, bất công, phi đạo đức trong vụ bắt và xét xử Chúa Giêsu là đây: quyền lực của tối tăm. Nó mới là thù địch thật sự của Chúa Giêsu và của Hội Thánh.
Trong bữa Tiệc Ly theo thánh Luca, Chúa Giêsu đã nói cho các môn đệ biết: “Simon, Simon ơi, kìa Xa-tan đã xin được sàng các anh như sàng gạo”. Câu này nhắc tôi nhớ đến chuyện ông Gióp. Hai lần Xa-tan thách đố Thiên Chúa thử thách lòng tin của ông Gióp, Thiên Chúa đã cho phép nó: lần thứ nhất nó làm ông mất hết của cải qua tay bọn cướp, và mất hết con cái qua tai họa giông tố làm sập nhà. Lần thứ hai, nó làm cho thân xác ông bị ung nhọt từ dầu đến chân (Gíop 1-2). Thánh Gioan kể lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Trong thế gian, anh em sẽ gặp gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian”(16,33). Sau đó Người cầu xin cho các môn đệ: “Con không cầu xin Cha đưa họ ra khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần” (17,15).
Cuộc chiến giữa Chúa Giêsu và quyền lực của tối tăm bắt đầu:
Sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, Thánh Thần xuống đậu trên Người và tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Con”. Ngay sau đó, trong hoang địa, Xa-tan cám dỗ Chúa Giêsu. Thánh Luca và thánh Mathêu kể ba chước cám dỗ, hai lần bắt đầu bằng “nếu ông là Con Thiên Chúa…”: một lần nó xui Chúa Giêsu thử xem lời Thiên Chúa tuyên bố ở bờ sông có đúng không; một lần xui Chúa Giêsu thử xem Thiên Chúa có giữ lời hứa không; một lần nó trắng trợn chiêu mộ Chúa Giêsu: “Tôi sẽ cho ông quyền lực… Nếu ông bái lạy tôi thì tất cả sẽ thuộc về ông”.
Thánh Luca kết thúc: “Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ, quỷ dữ lìa bỏ Người, chờ đợi thời cơ” (Lc 4,13).
Thời cơ, hay dịp thuận tiện ấy Xa-tan không ngồi chờ suông, nó dùng tay chân để đi tìm. Trong thời gian Chúa Giêsu rao giảng thì nó luôn thua cuộc. Một tên quỉ hay một đạo binh quỉ cũng đều bỏ chạy khi giáp mặt Chúa Giêsu. Nhưng rất sớm, nó đã dùng tay sai để dò xét và tìm cớ hại Chúa Giêsu. Thánh Mac-cô cho thấy ngay từ 3,1-7: “Họ rình xem Đức Giêsu có chữa người ấy ngày sa-bát không, để tố cáo Người… Ra khỏi đó, nhóm Pharisêu lập tức bàn tính với phe Hê-rô-đê chống Đức Giêsu, để tìm cách giết Người”. Hai phe này vốn chống nhau, vì phe Hêrôđê thân Rôma, còn phe Pharisêu chống Rôma; họ coi Chúa Giêsu là kẻ thù chung nên phối hợp với nhau. Từ lúc đó thánh Mac-cô cho thấy giới lãnh đạo địa phương và cả trung ương Giêrusalem (Mc chương 4 và 7) luôn rình mò, bắt bẻ, vu khống Chúa Giêsu là kẻ bị tướng quỉ ám và lấy quỵền quỉ tương trừ quỉ con.
Sau khi vào Giêrusalem, Chúa Giêsu xua đuổi bọn con buôn ra khỏi Đền Thờ và nói: “Có lời chép rằng: Nhà của Ta sẽ là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn cướp” (Lc 20,45). Thánh Luca kể tiếp: “Hằng ngày, Người giảng dạy trong Đền Thờ. Các thượng tế và kinh sư tìm giết Người, cả các thân hào trong dân cũng vậy. Nhưng họ không tìm ra điều gì có thể làm, vì tòan dân say mê nghe Người” (Lc 19,47-48).
Họ đích thân kiếm chuyện: “Một hôm đang khi Đức Giêsu giảng dạy cho dân trong Đền Thờ và loan báo Tin Mừng, thì các thượng tế và kinh sư cùng các kỳ mục kéo đến và hỏi Người rằng: Xin ông cho chúng tôi biết: ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy, hay ai là người đã cho ông quyền ấy?” (Lc 20,1-2). Chúa Giêsu trả lời bằng một câu hỏi mà họ không trả lời được, rồi Chúa lại kể một dụ ngôn “chạm nọc” họ: “Các kinh sư và thượng tế tìm cách tra tay bắt Đức Giêsu ngay giờ đó, nhưng lại sợ dân. Quả vậy, họ thừa hiểu Người đã nhắm vào họ mà kể dụ ngôn ấy (tức là dụ ngôn những người người tá điền sát nhân). “Họ rình rập và sai một số người giả bộ công chính đến dò la, mong bắt quả tang Đức Giêsu lỡ lời, để nộp Đức Giêsu cho nhà chức trách có thẩm quyền là ông tổng trấn” (20,19-20) – Họ hỏi về chuyện có nên nộp thuế cho Xê-da hay không? Nếu Chúa Giêsu bảo không nộp, thì ho sẽ tố cáo Người với nhà cầm quyền Rôma. Họ căm thù đế quốc Rôma, nhưng khi muốn giết Chúa Giêsu thì họ lại dùng sự trung thành với đế quốc để làm cớ.
Thánh Gioan kể cho chúng ta nội dung một cuộc họp của Thượng Hội Đồng, cơ quan quyền lực tối cao của dân Do Thái thời đó, nhằm đối phó với Chúa Giêsu sau khi Chúa đã cho La-da-rô sống lại. “Vậy các thượng tế và các người Pharisêu triệu tập Thượng Hội Đồng và nói, chúng ta phải làm gì đây? Người này làm nhiều dấu lạ. Nếu chúng ta cứ để ông ấy tiếp tục, mọi người sẽ tin vào ông ấy, rồi người Rôma sẽ đến phá hủy cả nơi thánh của chúng ta lẫn dân tộc ta. Một người trong Thượng Hội Đồng tên là Caipha, làm Thượng Tế năm ấy, nói rằng: Các ông không hiểu gì cả, các ông cũng chẳng nghĩ đến điều lợi cho các ông là: thà một người chết thay cho dân còn hơn là tòan dân bị tiêu diệt” (Ga 11, 47-50).
Như vậy có thể nói: đối ngọai, thì giới lãnh đạo dùng sự trung thành với đế quốc để làm cớ, còn đối nội thì lại dùng lòng yêu nước thương nòi để sách động.
Thất bại trong âm mưu hạ Chúa Giêsu truớc mặt đám đông thì họ tìm cách thủ tiêu: “Lễ Bánh Không Men, cũng gọi là lễ Vượt Qua đã đến gần. Các thượng tế và kinh sư tìm cách nào thủ tiêu Đức Giêsu, vì họ sợ dân” (Lc 22,1-2).
Đến lúc chủ tướng thật sự của họ ra tay: “Xa-tan đã nhập vào Giuđa, gọi là It-ca-ri-ốt, thuộc nhóm Mười Hai. Hắn đi nói chuyện với các tư tế và lãnh binh Đền Thờ về cách thức nộp Người cho họ. Họ mừng rỡ và thỏa thuận cho hắn tiền. Hắn đồng ý và cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giêsu cho họ, lúc không có đám đông” (Lc 22,3-5). Các sách Tin Mừng đều cho thấy trở ngại chính của họ là quần chúng. Xa-tan đã nhập vào Giu-đa để giải gỡ bế tắc.
Bịt miệng những người còn lương tri
Thánh Gioan cho chúng ta thấy trong phe cầm quyền cũng có mâu thuẫn chứ không phải mọi người đều nhất trí, cũng có người còn lương tri muốn ngăn cản lối hành xử phi pháp, phi đạo đức, nhưng họ là thiểu số nên không xoay chuyển được tình hình. Ngay từ chương 5, thánh Gioan đã kể rằng sau khi Chúa Giêsu chữa người bất tọai đã nằm đó 38 năm: “Người Do Thái bắt bớ Chúa Giêsu vì Người làm những việc ấy trong ngày sa-bát”; và sự bắt bớ đã nhanh chóng trở thành quyết tâm giết Chúa Giêsu: “Người Do Thái lại càng tìm cách giết Đức Giêsu…” (Ga 5,16-18).
Chương thứ bảy, thánh Gioan kể: “Đức Giêsu thường đi lại trong miền Galilê; thật vậy, Người không muốn đi lại trong miền Giuđê, vì người Do Thái tìm giết Người”. Nhưng bất ngờ Chúa Giêsu xuất hiện tại Đền Thờ vào dịp lễ Lều. Sự hiện diện và lời giảng dạy của Chúa Giêsu gây kinh ngạc trong dân chúng và xáo trộn trong giới lãnh đạo. Người công khai tố cáo họ không tuân giữ Lề Luật và vạch trần âm mưu đen tối của họ mà đám đông chưa được biết.
Đọc hai chương 7-8 của thánh Gioan, chúng ta hơi chóng mặt vì nhiều nhân vật, nhiều ý kiến dồn dập khiến ta không kịp nhận diện. Lối viết của hai chương này giống hình thức phóng sự truyền hình rất quen thụôc ngày nay. Phóng viên len vào giữa đám đông, cho ta nghe lời giảng và đối đáp của Chúa Giêsu, lời bàn bạc, tranh luận của quần chúng, cho ta thấy cả những người của giới lãnh đạo len lỏi giữa đám đông nghe ngóng tình hình, rồi bỗng vô tận phòng họp của giới lãnh đạo để cho ta nghe những tranh luận, những chỉ thị, những báo cáo… Ta hãy đọc lại vài đọan tiêu biểu:
7,30: “bấy giờ họ tìm cách bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay hại Người, vì giờ của Người chưa đến”.
7,32; Người Pharisêu nghe thấy đám đông xì xầm về Người như thế, nên họ và các thượng tế sai thuộc hạ đi bắt Người”.
7,43-44: Vì Người mà đám đông đâm ra chia rẽ. Một số trong bọn họ muốn bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay hại Người.
7,45-47: “Các thuộc hạ trở về với các thượng tế và người Pharisêu. Họ liền hỏi chúng: Tại sao các anh không điệu ông ấy về đây? Các thuộc hạ trả lời: Xưa nay chưa hề có người nào nói năng như thế. Người Pharisêu liền nói với chúng: Cả các anh cũng bị mê hoặc rồi sao?”
Tiếp theo là những lời miệt thị quần chúng:
7,48-49: “Trong hàng thủ lãnh hay trong giới Pharisêu đã có một ai tin vào tên ấy đâu? Còn bọn dân đen này, thứ người không biết Lề Luật, đúng là quân đáng bi nguyền rủa.”
Lập tức có một người trong họ đứng lên vạch cho họ thấy họ rủa người dân đen không biết Lề Luật, còn họ lại đang chà đạp Lề Luật:
7,50-52: “Trong nhóm Pharisêu có một người tên là Nicôđêmô, trước đây đã đến gặp ĐG; ông nói với họ: Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không? Họ đáp: Cả ông nữa, ông cũng là người Galilê sao? Ông cứ nghiên cứu rồi sẽ thấy: không một ngôn sứ nào xuất thân từ Galilê cã”.
Thế là những người có lương tri, trong hàng thuộc hạ cũng như hàng lãnh đạo đều bị trấn áp, bịt miệng.
Chương thứ 8 của thánh Gioan tiếp tục cho ta theo dõi diễn biến cuộc tranh luận trực tiếp giữa Chúa Giêsu và người Do Thái ngay trong khuôn viên Đền Thờ. Ý định bắt Chúa Giêsu vẫn lởn vởn quanh đó và bùng nổ thành một mưu toan bạo động: “Họ liền lượm đá để ném người. Nhưng Đức Giêsu lánh đi và ra khỏi Đền Thờ” (8,59).
Chương 10 lại cho thấy một lần nữa mưu toan ném đá Chúa Giêsu (10,31), rồi mưu toan bắt Chúa Giêsu không thành: “Bấy giờ họ lại tìm cách bắt Người, nhưng Người đã thóat khỏi tay họ” (10,39).
Chương 11, sau khi Chúa Giêsu cho La-da-rô từ trong mồ sống lại thì “từ ngày đó, họ quỵết định giết Đức Giêsu” (câu 53), và họ ra lệnh truy nã: “Các thượng tế và Pharisêu thì ra lệnh: ai biết được ông ấy ở đâu thì phải báo cho họ đến bắt” (câu 57). Hơn nữa: Các thượng tế quyết định giết cả anh La-da-rô nữa, vì tại anh mà nhiều người Do Thái đã bỏ họ và tin vào Đức Giêsu” (12,10).
Chương 13: Xa-tan ra tay: “Trước lễ Vượt Qua… Xa-tan đã gieo vào lòng Giuđa, con ông Simon It-cariôt, ý định nộp ĐG”. Sau khi Giuđa ăn miếng bánh Chúa Giêsu trao, “Xa-tan liền nhập vào y”. (câu 1.3.27).
14,30-31: “Thầy sẽ không còn nói nhiều với anh em nữa, bởi vì thủ lãnh của thế gian đang đến. Đã hẳn nó không làm gì được Thầy. Nhưng chuyện đó xảy ra là để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Chúa Cha và làm đúng như Chúa Cha đã truyền cho Thầy”.
Quyền lực của tối tăm ra tay:
Đêm. Tất cả bốn sách Tin Mừng đều kể rằng Chúa Giêsu bị bắt ban đêm. Mt, Mc và Ga kể một đám người mang gươm giáo gậy gộc do các thượng tế, kỳ mục, Pharisêu sai đến. Thánh Luca lại nói có cả các thượng tế, lãnh binh Đền Thờ và kỳ mục ở trong bọn người mang gươm giáo gậy gộc. Thánh Matthêu và thánh Mác-cô cho thấy một thực tại kinh khủng hơn, đó là khi bọn sai nha trói Chúa Giêsu điệu về thì các kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn ở nhà thượng tế Cai-pha, người lãnh đạo tối cao trong dân Do Thái duới chế độ thuộc địa Roma hồi đó. Thế nghĩa là trong đêm tối, đang khi Chúa Giêsu cầu nguyện thì giới lãnh đạo cao nhất của dân Do Thái đã họp tại nhà thủ lãnh của họ, sai thuộc hạ đi bắt Chúa Giêsu theo sự hướng dẫn của Giu-đa, người môn đệ phản Thầy. Họ ngồi chờ để kết án ngay trong đêm.
Chứng gian và xuyên tạc. Phiên họp ban đêm này do chính Caipha, chủ tịch Thuợng Hội Đồng chủ sự. Thánh Matthêu kể: “Các thượng tế và tòan thể Thượng Hội Đồng tìm chứng gian buộc tội Đức Giêsu để lên án tử hình” (Mt 26,59). Điều đáng chú ý là họ đã quyết tâm giết Chúa Giêsu nhưng còn muốn ra vẻ hợp pháp, giữ sĩ diện bằng cách tìm chứng gian để kết án tử hình.
Mt 26,60: “Nhưng họ tìm không ra, mặc dầu có nhiều kẻ đã đứng ra làm chứng gian”.
Mt 26,61: “Sau cùng, có hai người bước ra khai rằng: Tên này đã nói: tôi có thể phá Đền Thờ Thiên Chúa và nội trong ba ngày sẽ xây cất lại”.
Thánh Mac-cô bình thêm: “Nhưng ngay về điểm này chứng của họ cũng không ăn khớp với nhau” (Mc 14,59).
Chủ tịch xuất chiêu: “Bấy giờ vị Thượng Tế đứng lên hỏi Đức Giêsu: Ông không nói lại được một lời sao? Mấy người này tố cáo ông gì đó? Nhưng Đức Giêsu làm thinh.
“Vị Thượng Tế nói với Người: Nhân danh TC hằng sống, tôi truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: ông có phải là Đấng Kitô Con Thiên Chúa không?”
Ông dùng quyền Thượng Tế đương nhiệm và công thức long trọng buộc CG nói sự thật.
“Đức Giêsu trả lời: Chính Ngài vừa nói đó. Hơn nữa tôi nói cho các ông hay: từ nay các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Tòan Năng và ngự giá mây trời mà đến”.
Họ muốn biết sự thật thì Chúa cho bíêt cả hiện tại và tương lai. Nhưng tìm chứng gian không được thì ông chủ tịch dùng chính sự thật và chụp cái mũ lên:
“Bấy giờ vị Thượng Tế liền xé áo mình ra và nói: Hắn nói phạm thượng! Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? Đấy, quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, qúy vị nghĩ sao? Họ liền đáp: Hắn đáng chết!”.
Thế là ông chủ tịch đã thành công với sự hưởng ứng râm ran của Thượng Hội Đồng. Họ đã định đọat số phận Chúa Giêsu từ lâu, hôm nay thì họ thực hiện được một cách “hợp pháp” nhờ thủ đọan xuyên tạc và chụp mũ.
Sau đó, thánh Mac-cô cho thấy lãnh đạo và thuộc hạ đều cùng một hàng như nhau:
“Thế là một số bắt đầu khạc nhổ vào Người, bịt mặt Người lại, vừa đánh đấm vừa nói: Hãy nói tiên tri đi! Và đám thuộc hạ tát Người túi bụi” (Mc 14, 65).
Giữa ban ngày: vu khống và xuyên tạc
Dưới chế độ thuộc địa Rôma, Thượng Hội Đồng, cơ quan quyền lực tối cao của dân Do Thái không có quyền kết án tử hình. Tổng trấn Rôma mới có quyền. Thế là muốn giết được Chúa Giêsu họ còn phải vượt qua một hàng rào nữa: sự phê chuẩn của Tổng Trấn Rôma, quan Philatô. Chính vì thế, thánh Matthêu kể tiếp:
“Trời vừa sáng, các thượng tế và kỳ mục trong dân, cùng nhau bàn kế hại Đức Giêsu để xử tử Người. Sau đó họ trói Đức Giêsu lại và giải đi nộp cho ông Philatô” (Mc 15,1).
Thánh Luca kể cho chúng ta lời tố cáo trước tòa Philatô: Họ bắt đầu tố cáo Người rằng: “Chúng tôi đã phát giác ra tên này sách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hòang đế Xê-da, lại còn xưng mình là Mê-si-a, là Vua nữa”.
Nếu quả thật Chúa Giêsu là người khởi xướng một phong trào chống nộp thuế và nổi dậy dành độc lập, thì cả Thượng Hội Đồng làm tay sai cho đế quốc khi bắt Người mà nộp cho tổng trấn Philatô. Sự thực là mấy hôm trước họ đã dùng chuyện nộp thuế để gài bẫy Chúa Giêsu mà thất bại, hôm nay họ vu khống cho Chúa Giêsu. Danh hiệu Mê-si-a (Ki-tô) vốn mang ý nghĩa tôn giáo thì họ lại phiên dịch và giải nghĩa theo hướng chính trị để xuyên tạc.
“Ông Philatô hỏi Người: Ông là Vua dân Do Thái sao?”
Họ dịch và xuyên tạc danh hiệu Mê-si-a sang nghĩa chính trị, nhưng khi Philatô ghép danh hiệu Vua với những kẻ đang tố cáo để làm thành danh hiệu “Vua dân Do Thái” thì lại mang nghĩa tôn giáo (x. Xô-phô-ni-a, 3,14-17; Da-ca-ri-a, 9,9-10); đồng nghĩa với danh xưng vị Thượng Tế đã long trọng hỏi trong cuộc họp ban đêm, vì thế Mt, Mc và Lc đều kể câu trả lời của Chúa: “Chính Ngài nói đó”.
Thánh Gioan kể rằng Philatô cho gọi Chúa Giêsu vào bên trong và hỏi: “ông có phải là Vua dân Do Thái không?” Trên miệng Philatô thì câu hỏi này dị nghỉa nên Chúa Giêsu hỏi lại: “Ngài tự ý nói điều ấy hay những người khác đã nói với Ngài về tôi? Ông Philatô trả lời: Tôi là người Do Thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì?” Thế là đã rõ Philatô chỉ lặp lại lời của những kẻ nộp Người. Nhưng thánh Gioan gây một thắc mắc vì trước đó kể rằng những kẻ nộp Chúa Giêsu không đưa ra lời cáo tội nào rõ ràng:
Philatô hỏi: “Các người tố cáo ông này về tội gì? Họ đáp: Nếu ông này không làm điều ác thì chúng tôi đã chẳng đem nộp cho quan. Ông Philatô bảo họ: Các ngươi đem đi mà xét xử theo luật của các ngươi. Người Do Thái đáp: Chúng tôi không có quyền xử tử ai cả”(Ga 18,20-21). Như vậy đối với họ thì Philatô không cần phải biết tội gì, cứ việc phê hai chữ tử hình là xong. Thắc mắc là: Philatô đã nghe báo cáo về Chúa Giêsu khi nào? Ai báo cáo cho Philatô? Dù sao Chúa Giêsu đã giải thích cho Philatô về ý nghĩa của danh xưng này theo Sách Thánh.
Thánh Mác-cô kể tiếp: “Các thượng tế tố cáo Người nhiều tội, nên ông Philatô lại hỏi Người: Ông không trả lời gì sao? Nghe kìa, họ tố cáo ông bao nhiêu tội! Nhưng Đức Giêsu không trả lời gì nữa, khiến ông Philatô phải ngạc nhiên”. Chúa Giêsu vẫn giữ thái độ im lặng, vì những lời tố cáo vẫn là những lời vu khống và xuyên tạc như trước Thượng Hội Đồng hồi đêm.
Thánh Luca và thánh Gioan đều kể rằng ngay sau cuộc “hỏi cung” này Philatô đã kêt luận: “Ta xét thấy người này không có tội gì”.
Họ chỉ muốn giết Chúa Giêsu chứ đâu có muốn lẽ phải: “Nhưng họ cứ khăng khăng nói: Hắn đã xúi dân nổi lọan, đi giảng dạy khắp vùng Giu-đê, bắt đầu từ Ga-li-lê cho đến đây”.
Yếu tố địa dư họ đưa ra làm lóe lên trong đầu Philatô một lối thóat: “Philatô liền hỏi xem đương sự có phải là người Galilê không. Và khi biết Người thuộc thẩm quyền vua Hêrôđê, ông liền cho áp giải Người đến với nhà vua, lúc ấy cũng đang có mặt tại Giêrusalem” (Lc 23, 4-7).
Philatô chuyển Chúa Giêsu cho vua Hêrôđê là thảy trái banh chứ đâu phải vì kính trọng.
“Vua Hêrôđê thấy Đức Giêsu thì mừng rỡ lắm, vì từ lâu vua muốn được gặp Ngừơi bởi đã từng nghe nói về Người. Vả lại vua cũng mong được xem Người làm một hai phép lạ. Nhà vua hỏi Người nhiều điều, nhưng Người không trả lời gì cả. Các thượng tế và kinh sư đứng đó, tố cáo Người dữ dội”.
Thế là Hêrôđê thất vọng và những kẻ tố cáo cũng thất vọng. Muốn Chúa Giêsu làm trò tiêu khiển cho ông không được thì Hêrôđê cùng với bọn thị vệ dùng Chúa Giêsu làm trò tiêu khiến: “Vua Hêrôđê cũng như thị vệ đều khinh dể Người ra mặt nên khóac cho Người một chiếc áo rực rỡ mà chế giễu, rồi cho giải Người lại cho ông Philatô”.
Bị dùng làm trái banh để người ta thẩy cho nhau và bị Hêrôđê biến thành trò tiêu khiển nhưng Chúa Giêsu lại trở thành nhịp cầu hòa giải: “Ngày hôm ấy, vua Hêrôđê và tổng trấn Philatô bắt đầu thân thiện với nhau, chứ trước kia hai bên vẫn hiềm thù” (Lc 23,9-12).
Philatô đã tưởng có thể phủi tay. Nhưng thấy lính đưa Chúa Giêsu trở về, lại phải ra tay. Ông kéo Hêrôđê vào phe với mình: “Bấy giờ ông Philatô triệu tập các thượng tế, thủ lãnh và dân chúng lại mà nói: các người nộp người này cho ta, vì cho là tay sách động dân, nhưng ta đã hỏi cung ngay trước mặt các người, mà không thấy người này có tội gì như các người tố cáo. Cả vua Hêrôđê cũng vậy, bởi lẽ nhà vua đã cho giải ông ấy lại cho chúng ta. Và các ông thấy đó, ông ấy chẳng có tội gì đáng chết cả. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra” (Lc 23,13-16).
“Philatô thừa biết chỉ vì ghen tỵ mà các thượng tế nộp Người” (Mc 15,10). Nhưng muốn yên thân, Philatô bắt đầu nhượng bộ, từ chỗ khẳng định “người này không có tội gì”, ông xuống một cấp: “Không có tội gì đáng chết, ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra”. Đúng là sai lầm chết người! Philatô sẽ tiếp tục trượt giốc tới chỗ trao mạng người vô tội vào tay họ.
Philatô vùng vẫy tìm một lối thoát khác. Ông cho họ chọn giữa Chúa Giêsu và Ba-ra-ba; “tên này đã bị tống ngục vì một vụ bạo động đã xảy ra trong thành và vì tội giết người”.
“Các thượng tế sách động đám đông đòi ông Philatô phóng thích tên Ba-ra-ba thì hơn. Ông Philatô lại hỏi: vậy ta phải xử thế nào với người mà các ông gọi là vua dân Do Thái? Họ la lên, đóng đinh nó vào thập giá!”
Philatô làm một nỗ lực cuối cùng để kêu gọi lương tri của họ: “Nhưng ông ấy đã làm đìều gì gian ác? Họ càng la to: Đóng đinh nó vào thập giá!” (Mc 15,14)
Thánh Gioan cho thấy rõ hơn nỗi sợ của Philatô (18,28-19,16). Ban đầu, Philatô từ chối xét xử. Rồi ông gọi CG vào bên trong dinh để hỏi riêng. Ông trở ra tuyên bố “không thấy lý do nào để kết tội” và hỏi xem họ có chấp nhận để ông tha Chúa Giêsu không. Họ đòi tha Ba-ra-ba. Thánh Gioan ghi: “Mà Ba-ra-ba là một tên cướp”. Philatô cho lính đem Chúa Giêsu vào sân trong đánh đòn. Ông lại dẫn Chúa Giêsu đã bị đánh nát da nát thịt, đầu đội mão gai, mình chòang áo đỏ, ra trước đám đông. “Khi vừa thấy Đức Giêsu, các thượng tế cùng các thuộc hạ lìền kêu lên rằng: đóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá”. Philatô cố gắng kêu gọi lương tri của họ, rồi lại cho đưa Chúa Giêsu vào bên trong để hỏi riêng, vỗ ngực là kẻ cầm quyền sinh tử đối với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu kêu gọi ông nhớ đến trách nhiệm của ông: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn”.
Lời của Chúa Giêsu có hiệu quả: “Từ đó ông Philatô tìm cách tha Người”.
Nhưng Philatô có một nỗi sợ mạnh hơn lương tri. Đang lúc Philatô ngồi hỏi Chúa Giêsu thì tiếng la hét bên ngòai làm rung cái ghế của ông: “Nhưng dân Do Thái kêu lên rằng: Nếu ngài tha nó, ngài không phải là bạn của Xê-da. Ai xưng mình là vua thì chống lại Xê-da”. Lời xuyên tạc vu khống cho Chúa Giêsu có thể quật lại chính Philatô. Và ông đang kinh nghiệm cái sức mạnh của sự vu khống và xuyên tạc, của đám đông khi bị sách động.
Philatô đưa Chúa Giêsu ra trước đám đông và nỗ lực lần cuối để kêu gọi lương tri của đám đông. Nhưng đám đông đã say máu, la hét át mọi lời kêu gọi của Philatô.
Thánh Mac-cô kể tiếp: “Vì muốn chiều lòng đám đông, ông Philatô phóng thích tên Ba-ra-ba, truyền đánh đòn Đức Giêsu, rồi trao Người cho họ đi đóng đinh vào thập giá” (Mc 15,15).
Thánh Luca kể: “Lần thứ ba ông Philatô nói với họ: Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác?... Nhưng họ cứ la to hơn, nhất định đòi phải đóng đinh Người. Và tiếng la càng thêm dữ dội. Ông Philatô quyết định chấp thuận điều họ yêu cầu. Ông phóng thích người tù họ xin tha, tức là tên bị tống ngục vì tội bạo động và giết người. Còn Đức Giêsu thì ông trao nộp theo ý họ” (Lc 23,22-25).
Thánh Matthêu kể một chi tiết rùng rợn: “Tổng trấn Philatô thấy đã chẳng được việc gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: Ta vô cán trong vụ đổ máu người này. Mặc các ngươi liệu lấy! Tòan dân đáp lại: Máu hắn cứ đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!” (Mt 27,24-26).
Thắng lợi, thành công của lãnh đạo dân Do Thái
“Vậy họ điệu Đức Giêsu đi. Chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Híp-ri là Gôn-gô-tha; tại đó họ đóng đinh Ngừoi vào thập giá, đồng thời cũng đóng đinh hai người nữa, mỗi người một bên, còn Đức Giêsu thì ở giữa” (Ga 19, 17-18).
Thánh Gioan không nói hai người cùng bị đóng đinh là ai, cũng không nói họ là kẻ tội phạm, chỉ nói là hai con người. Thánh Gioan đã viết trong lời tựa: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Ngay khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập giá, thánh Gioan muốn nhấn mạnh điều này: “mỗi người một bên, còn Đức Giêsu thì ở giữa”. Từ nay những người bị bất công áp bức đều thấy Chúa Giêsu ở giữa họ trên thập giá, trong cảnh bất công áp bức tột cùng.
Gậy ông đập lưng ông. Philatô đâu phải là tay mới vô nghề! Ông biết cách củng cố cái ghế của ông. Ngay trong vụ án bất công này ông cũng bíêt cách thủ lợi và “chơi xỏ” giới lãnh đạo Do Thái: “Ông Philatô cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: GIÊSU NA-DA-RET, VUA DÂN DO THÁI. Trong dân Do Thái có nhiều người đọc được bảng đó, vì nơi Đức Giêsu bị đóng đinh là một địa điểm gần thành. Tấm bảng này viết bằng các tiếng Hip-ri, La-tinh và Hy-lạp. Các thượng tế của người Do Thái nói với ông Philatô: Xin ngài đừng viết “Vua dân Do Thái”, nhưng viết “Tên này đã nói: Ta là Vua dân Do Thái”. Ông Philatô trả lời: Ta viết sao, cứ để vậy” (dịch sát: cái gì ta đã viết là ta đã viết).
Phe lãnh đạo Do Thái đã sách động dân la ó đe dọa Philatô khi ông muốn tha Chúa Giêsu, bây giờ thì ông biến việc đóng đinh người vô tội mà họ đòi giết trở thành công trạng của ông. Báo cáo gởi cho hòang đế Xê-da sẽ ghi: “ngày… tháng … năm… tổng trấn Philatô đã đóng đinh Giêsu Na-da-ret, vua người Do Thái vào thập giá”. Mọi người đã thấy cảnh trên Gôn-gô-tha đều có thể làm chứng là họ đọc được bản án như vậy.
Lãnh đạo Do Thái Đắc thắng: “Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: Hắn đã cứu người khác thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của TC, là người được tuyển chọn.” (Lc 23,35).
Thánh Matthêu kể: “Các thương tế, kinh sư và kỳ mục cũng chế giễu Người mà nói: Hắn cứu được thiên hạ mà chẳng cứu nổi mình, Hắn là Vua It-ra-en! Hắn cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, chúng ta tin hắn liền! Hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thưong hắn! Vì hắn đã nói: Ta là Con Thiên Chúa!” (Mt 27,41-43).
Chúa Giêsu chiến thắng
Các sách Tin Mừng Nhát lãm (Mt, Mc, Lc) đều kể hiện tượng bóng tối bao trùm mặt đất từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín (từ lúc Chúa Giêsu bị treo lên đến khi Người tắt thở trên thánh giá), bức trướng trong Đền Thờ bị xé làm hai từ trên xuống dưới. Bóng tối bao phủ mặt đất ở trong sách Thánh Cựu Ước lại mang ý nghĩa dấu hiệu cuộc hiển linh của Tniên Chúa để phán xét (Giô-en 2,2). Chính lúc Chúa Giêsu chết là lúc trời đất làm chứng Người là Con Thiên Chúa, là lúc Giao Ước Mới được thiết lập bàng Máu Chúa Giêsu (x.thư gởi tín hữu Do Thái, 9-10).
Riêng thánh Matthêu nói đến “đất rung đá vỡ, mồ mả bật tung” khi Chúa Giêsu tắt thở (27,51-52), rồi:
“Ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng, bà Maria Mac-đa-la và một bà khác cũng tên là Maria, đi viếng mộ. Thình lình, đất rung chuyển dữ dội: thiên thần Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá (lấp cửa mộ) ra, rồi ngồi lên trên; diện mạo người như ánh chớp, và y phục trắng như tuyết. Thấy người, lính canh khiếp sợ, run rẩy chết ngất đi” (Mt 28,1-4).
Khi Chúa chết là lúc Chúa đánh bại chính tử thần; “mồ mả bật tung”: mồ mả là dinh cơ của tử thần. Cảnh ở mộ Chúa Giêsu sáng ngày thứ nhất gợi cho ta hình ảnh một cuộc đô vật: đè ngửa đối thủ, vỗ lên bụng nó là chiến thắng rồi!
“Chuyện bịp cuối cùng”
“Hôm sau, tức là khi ngày áp lễ đã qua, các thượng tế và những người Pharisêu kéo nhau đến ông Philatô, và nói: “Thưa ngài, chúng tôi nhớ tên bịp bợm ấy khi còn sống có nói: Sau ba ngày, Ta sẽ trỗi dậy. Vậy xin quan lớn truyền canh mộ kỹ càng cho đến ngày thứ ba, kẻo môn đệ hắn đến lấy trộm xác rồi phao trong dân là hắn đã từ cõi chết trỗi dậy. Và như thế, chuyện bịp cuối cùng này sẽ còn tệ hại hơn chuyện trước. Ông Philatô bảo họ: Thì có sẵn lính đó, các ngươi hãy đi mà canh giữ theo cách các ngươi biết! Thế là họ ra đi canh giữ mồ, niêm phong tảng đá và cắt lính canh mồ” (Mt 27,62.66).
Câu trả lời của Philatô đầy mỉa mai. Lính của Philatô là để trị dân thuộc địa chứ đâu phải để đi canh mộ môt người vô tội mà người Do Thái đã áp lực đòi ông cho giết, bây giờ họ lại sợ và đòi ông cho lính đi canh mộ cho họ ngủ ngon! Lính của Philatô không được huấn luyện để đi canh mộ! “Các người hãy đi mà canh giữ theo cách các người biết”! Họ đã cần Philatô chấp thuận để giết CG, bây giờ họ lại cần được Philatô chấp thuận để canh giữ mộ Chúa Giêsu. Họ cẩn thận niêm phong tảng đá lấp cửa mộ, rồi cắt lính canh mồ, dĩ nhiên lính này là đám thuộc hạ của họ, chứ không phải lính của Philatô.
Sau khi thiên thần nói với các bà ở mộ, các bà thi hành lệnh truyền đi báo tin cho các môn đệ, thì bọn lính canh hòan hồn, chạy về báo cáo.
“Các bà đang đi, thì có mấy người trong đội lính canh mồ vào thành báo cho các thượng tế biết mọi việc đã xảy ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn, và bảo: Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đến lấy trộm xác. Nếu sự việc này đến tai quan tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự. Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy” (Mt 28,11-15).
Cơ quan quyền lực tối cao của dân Do Thái đang thực hiện “chuyện lừa bịp cuối cùng” mà họ sợ rằng các môn đệ của Chúa Giêsu sẽ làm. Bọn lính được trao một nhiệm vụ quan trọng như thế mà không hòan thành, lẽ ra phải vào tù, nhưng lại được tiền đi ăn nhậu để rêu rao khắp phố xá bài tuyên truyền do lãnh đạo dạy họ.
So sánh với những gì sách Sách Công vụ kể về vua Hêrôđê khi vua cho bắt ông Phêrô giam vào ngục để chờ ngày đem ra xử. “Bắt được rồi, nhà vua truyền tống ngục và giao cho bốn tốp lính canh gác, mỗi tốp gồm bốn người, định sau lễ Vượt Qua sẽ điệu ông ra cho dân chúng. Đang khi ông Phêrô bị giam giữ như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiềt cho ông. Trong đêm trước ngày bị vua Hêrôđê đem ra xử, ông Phêrô ngủ giữa hai người lính, và bị khóa vào hai cái xiềng. Trước cửa ngục lại có lính canh.”(Cv 12, 4.6).
Chẳng người nào vào giải cứu nổi ông Phêrô, nhưng Chúa sai thiên thần đến giải cứu.
“Sáng ra, bọn lính nhốn nháo không ít: ông Phêrô đã ra sao rồi? Vua Hêrôđê cho truy nã ông: bởi không tìm ra, nhà vua tra hỏi lính canh và ra lệnh điệu họ đi xử” (CV 12, 18-19).
Bài tuyên truyền do lãnh đạo Do Thái dạy lính cũng chẳng bịp được ai, một người nhà quê thất học cũng thấy ra cái vô lý: ngủ thì làm sao biết chuyện gì xảy ra? Thánh Augustinô bình luận: “Ai ngủ? lính canh ngủ hay các ngươi ngủ?”
Christus vincit, Christus regnat, Christus imperat - Chúa Kitô chiến thắng, Chúa trị vì, Chúa hiển trị
Trở lại cuộc chiến thắng của Chúa Giêsu. Ta vừa coi cách thánh Matthêu trình bày cuộc chiến thắng ngay khi Chúa Giêsu tắt thở. Các sách Phúc Âm khác cũng trình bày cuộc chiến thắng đó.
Thánh Mac-cô kể: «Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Đức Giêsu thấy Người tắt thở như vậy liền nói: Quả thật người này là Con Thiên Chúa» (15,39).
Philatô cũng thay đổi thái độ: “Chiều đến, vì hôm ấy là ngày áp lễ, tức là hôm trước ngày sa-bát, nên ông Giô-xép tới. Ông là người thành A-ri-ma-thê, thành viên có thế giá của hội đồng, và cũng là người vẫn mong đợi Triều Đại của Thiên Chúa. Ông đã mạnh dạn đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài ĐG. Nghe nói Người đã chết, ông Philatô lấy làm ngạc nhiên, và cho gọi viên đại đội trưởng đến, hỏi xem Người đã chết lâu chưa. Sau khi nghe viên sĩ quan cho biết sự việc, tổng trấn đã cho ông Giô-xép lãnh lấy thi hài.” (Mc 15,42-45).
Một chi tiết đáng lưu ý: ông Giô-xép là thành viên có thế giá của Thương Hội Đồng nhưng lại không được mời dự cuộc họp để xử CG và cũng không được thông tin gì cả. Ông lên Giêrusalem vì là ngày áp lễ, ông lên để dự lễ. Tới nơi thấy sự việc đã rồi, ông dùng thế giá của mình để đi gặp Philatô, bất chấp các thành phần khác trong giới lãnh đạo. Họ sợ ông “cản mũi kỳ đà” nên không thông tin cho ông. Theo thánh Gioan thì “ông Giô-xép này là một môn đệ theo Đức Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do Thái” (Ga 19,38). Bây giờ thì ông hết sợ !
Thánh Luca kể: “Thấy sự việc xảy ra như thế, viên đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh Thiên Chúa rằng: Người này quả là người công chính ! Tòan thể dân chúng đã kéo đến xem cảnh tượng ấy, khi thấy sự việc đã xảy ra, đều đấm ngực trở về” (23,47-48).
Chuyện bịp và sự thật
“Chuyện bịp cuối cùng” của lãnh đạo dân Do Thái có vẻ thành công phần nào, như thánh Matthêu kể: ”Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy. Câu chuyện này được phổ biến giữa người Do Thái cho đến ngày nay” (Mt 28, 15) – Sách Tin Mừng theo thánh Matthêu như ta đọc ngày nay được viết vào thập niên 70 hoặc 80, thế kỷ I.
Thế nhưng Tin Mừng Chúa Giêsu Phục Sinh đã được loan báo khắp thế gian do chính những người môn đệ đã chạy trốn khi Chúa Giêsu bị bắt. Hai người đi táng xác Chúa Giêsu (ông Giô-xép và ông Ni-cô-đê-mô) là hai môn đệ “chui” ! Cả đến khi CG phục sinh đến với các môn đệ thì các ông vẫn còn sợ: “Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái… Tám ngày sau, các môn đệ ĐG lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín” (Ga 20, 19.26).
Chính những con người hèn nhát đó đã nhận lệnh của Chúa Phục Sinh: “Thầy đã được trao tòan quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ…Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,19-20).
Giới lãnh đạo Do Thái đã bắt bớ họ, giết họ; Hêrôđê cũng giết một trong nhóm Mười Hai và toan giết cả ông Phêrô. Rồi đế quốc Rôma đã giết hại các môn đệ Chúa Giêsu suốt 3 thế kỷ. Bao nhiêu bạo chúa, bạo quyền đã tiếp nối nhau bắt bớ và giết hại các môn đệ của Chúa Giêsu suốt hai mươi thế kỷ vừa qua và ngay trong thế kỷ 21 vừa khởi đầu này. Hội Thánh của Chúa vẫn chỉ biết cầu nguyện như Chúa Giêsu trên thập giá và cứ tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu và theo gương Người: “Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỉ kềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người” (Cv 10,38). Bị bách hại thì họ cũng làm theo lời Chúa dạy: “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em” (Lc 6,27-28).
Hội Thánh tin vào lời Chúa hứa: "Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế” để đi làm chứng cho Chúa đến tận cùng trái đất (Cv 1, 8). Chúa là bảo đảm duy nhất của Hội Thánh.
Ngày 28-9-2008
Sinh viên trong nước nghĩ gì về việc báo đài lên án TGM Ngô Quang Kiệt?
Hiền Vy, RFA
07:56 29/09/2008
Trong những ngày qua, trên báo đài trong nước liên tục trích dân và lên án lời phát biểu của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trong cuộc gặp với UBND thành phố Hà Nội.
Tác động của chiến dịch truyền thông này ra sao? Hiền Vy đã hỏi một số sinh viên trong nước về cảm nghĩ của họ.
Báo đài thiếu trung thực
Một sinh viên ở Sàigòn phát biểu:
"Có thể hành động này là nhằm để hướng dư luận trước những sự kiện quan trọng của nhà nước về cách giải quyết vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà. Đồng thời thì đây cũng là hành động nhằm mục đích triệt hạ uy tín của đức Tổng Kiệt. Điều này cho thấy sự thiếu trung thực, thiếu khách quan của báo chí Việt Nam và cũng khiến cho người ta đặt ra một câu hỏi lớn về lương tâm của người cầm bút và bên cạnh đó người ta cũng nhận thấy sự yếu kém về mặt lý luận của nhà nước qua vụ Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà đến độ phải dùng cái hạ sách này."
Trong khi ở trên các diễn đàn internet các vấn đề được đem ra bàn luận với các ý kiến, đồng tình cũng như không đồng tình đã diễn ra rất sôi nổi thì việc 800 tờ báo của nhà nước chỉ đưa những thông tin có tính một chiều cũng làm cho người ta đặt ra những câu hỏi lớn.”
Một sinh viên tại miền Bắc thì cho rằng: “Câu nói của Đức TGM Ngô Quang Kiệt không phải là ông muốn phủ nhận ông là người Việt Nam mà ông chỉ muốn nói lên rằng ông cảm thấy nhục nhã khi đi đâu cũng bị các nước khác họ coi rẻ người Việt Nam, vì mình quá nghèo và không đoàn kết. Ông muốn chúng ta đoàn kết và mạnh mẽ hơn nhưng đảng Cộng Sản Việt Nam đang muốn hạ uy tín của đức TGM Ngô Quang Kiệt, là người đang có uy tín trong cộng đồng Công giáo Việt Nam nên họ sử dụng báo đài của họ để cắt xén, thêm bớt lời nói của Đức TGM Ngô Quang Kiệt để tạo một dư luận, phản ứng gay gắt trong nhân dân, nhưng họ đã nhầm vì sự thật bao giờ cũng là sự thật nên nhân dân sẽ hiểu ra câu nói của đức TGM.”
Không chỉ ĐGM Ngô Quang Kiệt thấy nhục
Và phát ngôn viên của blog Vàng Anh nói:
“Đứng trên mặt truyền thông thì đây là việc không nên làm, nhất là với tư cách truyền thông của nhà nước. Những người không ủng hộ hay ủng hộ quan điểm trong câu nói nguyên văn của TGM Ngô Quang Kiệt đều bất bình về cách thức thông tin và cách kết án ông Ngô Quang Kiệt trên đài truyền hình và báo chí Việt Nam.
Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề đưa tin như thế nào, mà là truyền thông và nhà nước của chúng ta đã tạo một ấn tượng không tốt và những gì mà họ đang tuyên truyền.
Từ lâu mọi người đã biết truyền thông hay báo chí Việt Nam không được nói lên sự thật nên việc truyền thông Việt Nam cắt ngắn câu nói của TGM Ngô Quang Kiệt chỉ là một thí dụ điển hình cho việc uốn nắn thông tin phục vụ cho mục đích chính trị của nhà nước mà thôi”
Một sinh viên miền Trung bày tỏ sự thông cảm của anh với đức TGM Hà Nội về vụ việc này: “Nếu tôi ở vị trí của đức Tổng Giám Mục thì tôi cũng cảm thấy hỗ thẹn vì bản thân tôi đã từng gặp một trường hợp là kỹ sư Việt Nam ra nước ngoài làm việc lại chỉ là những kỹ thuật viên mà thôi, mặc dù họ là kỹ sư trong nước. Cho nên ra nước ngoài bản thân tôi chỉ là một kỹ thuật viên thì tôi cảm thấy rất nhục nhã với các nước láng giềng. Nên việc Ngài là 1 đức TGM mà khi ra nước ngoài, đến sân bay, bị lục soát thì cái vấn đề đó Ngài cảm thấy là quá nhục nhã khi Ngài là một TGM mà bị rơi vào hoàn cảnh ương ương dở dở vì ảnh hưởng trên cái hộ chiếu Việt Nam. Vấn đề này chỉ là tư tưởng của Ngài cho nên không có việc gì mà phải đánh giá. Ở Việt Nam không phải ai cũng hãnh diện về cái đất nước này. Nếu hôm nay đất nước này trở thành một cái gì tốt đẹp giữa cộng đồng thế giới thì người ta có quyền hãnh diện nhưng vẫn nhiều người có cảm giác chẳng có gì để hãnh diện trên đất nước này, nên cái việc họ cảm thấy nhục nhã thì quá bình thường trong xã hội này”
Và anh nói thêm rằng:
“Trong sâu thẳm tâm hồn thì mỗi người Việt Nam đều yêu nước Việt nhưng hình ảnh của nước Việt ngày hôm nay, làm cho họ không còn cảm thấy tự hào về nước Việt nữa. Yêu nước Việt và tự hào về nước Việt là hoàn toàn khác nhau. Bản thân tôi luôn yêu mến nước Việt Nam nhưng hãnh diện về nó trong thời điểm này thì tôi không có cảm giác gì để hãnh diện”
Anh sinh viên Sàigòn thì vẫn tự hào về dân tộc Việt:
“Là một người Việt Nam thì tôi rất tự hào về dân tộc của tôi nhưng là một người tự trọng tôi cũng cảm thấy xấu hổ với những cái xấu xa và những thói tiêu cực của xã hội Việt Nam hiện nay, đặc biệt là khi nói chuyện và tiếp xúc với bạn bè nước ngoài khi gặp họ tại Việt Nam”
Và câu nói của Phát ngôn viên blog Vàng Anh sẽ kết thúc bài phóng sự hôm nay:
“Học sinh Việt Nam được giáo dục câu: ‘Đất nước ta tiền vàng biển bạc’, nhưng rừng đã bị đốn trong đó có phong trào bán cây và bán than qua biên giới Trung Quốc, biển cả thì đang bị Trung Quốc thao túng. Nhìn vào thực tế những gì người Việt Nam đang có từ kinh tế xã hội thì nước ta là một trong những nước nghèo, chậm phát triển, thậm chí còn là bãi rác công nghệ của các nước phát triển. Về chính trị thì đối với thế giới, chính quyền Việt Nam là chính quyền tham nhũng, độc tài, công dân thì không có nhân quyền, không được phát biểu ý kiến. Nhà cầm quyền thì tùy thuộc vào chính trị của Trung Quốc. Về văn hóa thì scandal phim sex của Hoàng Thùy Linh đã trở thành phim sex được phổ biến trên toàn thế giới …Như vậy tự hào về người Việt Nam không phải chỉ là một khẩu hiệu mà cần phải có một việc làm thiết thực để đưa đất nước vượt qua đói nghèo và lạc hậu”.
Tác động của chiến dịch truyền thông này ra sao? Hiền Vy đã hỏi một số sinh viên trong nước về cảm nghĩ của họ.
Báo đài thiếu trung thực
Một sinh viên ở Sàigòn phát biểu:
"Có thể hành động này là nhằm để hướng dư luận trước những sự kiện quan trọng của nhà nước về cách giải quyết vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà. Đồng thời thì đây cũng là hành động nhằm mục đích triệt hạ uy tín của đức Tổng Kiệt. Điều này cho thấy sự thiếu trung thực, thiếu khách quan của báo chí Việt Nam và cũng khiến cho người ta đặt ra một câu hỏi lớn về lương tâm của người cầm bút và bên cạnh đó người ta cũng nhận thấy sự yếu kém về mặt lý luận của nhà nước qua vụ Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà đến độ phải dùng cái hạ sách này."
Trong khi ở trên các diễn đàn internet các vấn đề được đem ra bàn luận với các ý kiến, đồng tình cũng như không đồng tình đã diễn ra rất sôi nổi thì việc 800 tờ báo của nhà nước chỉ đưa những thông tin có tính một chiều cũng làm cho người ta đặt ra những câu hỏi lớn.”
Một sinh viên tại miền Bắc thì cho rằng: “Câu nói của Đức TGM Ngô Quang Kiệt không phải là ông muốn phủ nhận ông là người Việt Nam mà ông chỉ muốn nói lên rằng ông cảm thấy nhục nhã khi đi đâu cũng bị các nước khác họ coi rẻ người Việt Nam, vì mình quá nghèo và không đoàn kết. Ông muốn chúng ta đoàn kết và mạnh mẽ hơn nhưng đảng Cộng Sản Việt Nam đang muốn hạ uy tín của đức TGM Ngô Quang Kiệt, là người đang có uy tín trong cộng đồng Công giáo Việt Nam nên họ sử dụng báo đài của họ để cắt xén, thêm bớt lời nói của Đức TGM Ngô Quang Kiệt để tạo một dư luận, phản ứng gay gắt trong nhân dân, nhưng họ đã nhầm vì sự thật bao giờ cũng là sự thật nên nhân dân sẽ hiểu ra câu nói của đức TGM.”
Không chỉ ĐGM Ngô Quang Kiệt thấy nhục
Và phát ngôn viên của blog Vàng Anh nói:
“Đứng trên mặt truyền thông thì đây là việc không nên làm, nhất là với tư cách truyền thông của nhà nước. Những người không ủng hộ hay ủng hộ quan điểm trong câu nói nguyên văn của TGM Ngô Quang Kiệt đều bất bình về cách thức thông tin và cách kết án ông Ngô Quang Kiệt trên đài truyền hình và báo chí Việt Nam.
Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề đưa tin như thế nào, mà là truyền thông và nhà nước của chúng ta đã tạo một ấn tượng không tốt và những gì mà họ đang tuyên truyền.
Từ lâu mọi người đã biết truyền thông hay báo chí Việt Nam không được nói lên sự thật nên việc truyền thông Việt Nam cắt ngắn câu nói của TGM Ngô Quang Kiệt chỉ là một thí dụ điển hình cho việc uốn nắn thông tin phục vụ cho mục đích chính trị của nhà nước mà thôi”
Một sinh viên miền Trung bày tỏ sự thông cảm của anh với đức TGM Hà Nội về vụ việc này: “Nếu tôi ở vị trí của đức Tổng Giám Mục thì tôi cũng cảm thấy hỗ thẹn vì bản thân tôi đã từng gặp một trường hợp là kỹ sư Việt Nam ra nước ngoài làm việc lại chỉ là những kỹ thuật viên mà thôi, mặc dù họ là kỹ sư trong nước. Cho nên ra nước ngoài bản thân tôi chỉ là một kỹ thuật viên thì tôi cảm thấy rất nhục nhã với các nước láng giềng. Nên việc Ngài là 1 đức TGM mà khi ra nước ngoài, đến sân bay, bị lục soát thì cái vấn đề đó Ngài cảm thấy là quá nhục nhã khi Ngài là một TGM mà bị rơi vào hoàn cảnh ương ương dở dở vì ảnh hưởng trên cái hộ chiếu Việt Nam. Vấn đề này chỉ là tư tưởng của Ngài cho nên không có việc gì mà phải đánh giá. Ở Việt Nam không phải ai cũng hãnh diện về cái đất nước này. Nếu hôm nay đất nước này trở thành một cái gì tốt đẹp giữa cộng đồng thế giới thì người ta có quyền hãnh diện nhưng vẫn nhiều người có cảm giác chẳng có gì để hãnh diện trên đất nước này, nên cái việc họ cảm thấy nhục nhã thì quá bình thường trong xã hội này”
Và anh nói thêm rằng:
“Trong sâu thẳm tâm hồn thì mỗi người Việt Nam đều yêu nước Việt nhưng hình ảnh của nước Việt ngày hôm nay, làm cho họ không còn cảm thấy tự hào về nước Việt nữa. Yêu nước Việt và tự hào về nước Việt là hoàn toàn khác nhau. Bản thân tôi luôn yêu mến nước Việt Nam nhưng hãnh diện về nó trong thời điểm này thì tôi không có cảm giác gì để hãnh diện”
Anh sinh viên Sàigòn thì vẫn tự hào về dân tộc Việt:
“Là một người Việt Nam thì tôi rất tự hào về dân tộc của tôi nhưng là một người tự trọng tôi cũng cảm thấy xấu hổ với những cái xấu xa và những thói tiêu cực của xã hội Việt Nam hiện nay, đặc biệt là khi nói chuyện và tiếp xúc với bạn bè nước ngoài khi gặp họ tại Việt Nam”
Và câu nói của Phát ngôn viên blog Vàng Anh sẽ kết thúc bài phóng sự hôm nay:
“Học sinh Việt Nam được giáo dục câu: ‘Đất nước ta tiền vàng biển bạc’, nhưng rừng đã bị đốn trong đó có phong trào bán cây và bán than qua biên giới Trung Quốc, biển cả thì đang bị Trung Quốc thao túng. Nhìn vào thực tế những gì người Việt Nam đang có từ kinh tế xã hội thì nước ta là một trong những nước nghèo, chậm phát triển, thậm chí còn là bãi rác công nghệ của các nước phát triển. Về chính trị thì đối với thế giới, chính quyền Việt Nam là chính quyền tham nhũng, độc tài, công dân thì không có nhân quyền, không được phát biểu ý kiến. Nhà cầm quyền thì tùy thuộc vào chính trị của Trung Quốc. Về văn hóa thì scandal phim sex của Hoàng Thùy Linh đã trở thành phim sex được phổ biến trên toàn thế giới …Như vậy tự hào về người Việt Nam không phải chỉ là một khẩu hiệu mà cần phải có một việc làm thiết thực để đưa đất nước vượt qua đói nghèo và lạc hậu”.
Cảm nghĩ của du học sinh về sự kiện Thái Hà
Hưng Yên, RFA
08:01 29/09/2008
Những sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường đại học Hoa Kỳ cũng không ngừng theo sát diễn biến của vụ việc tại quê nhà. Họ nhận định thế nào về vấn đề này?
Cuộc đối đầu giữa Giáo xứ Thái Hà và chính quyền càng lúc càng căng thẳng.
Sự kiện Giáo xứ Thái Hà đang là vấn đề nóng bỏng mà đồng bào trong và ngoài nước quan tâm theo dõi. Đồng bào giáo dân từ nhiều các tỉnh thành cũng tề tựu về Giáo Xứ Thái Hà hoặc cùng hiệp thông cầu nguyện cho giáo hội và công lý.
Thông tín viên Hưng Yên của ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do ghi nhận ý kiến của một số sinh viên là tín đồ công giáo, là phật tử và có người không theo tôn giáo nào. Kính mời quí thính giả lắng nghe sau đây:
Chia sẻ với đồng bào
Trong tình hình tranh chấp đất đai giữa giáo phận Hà Nội tại khu đất Tòa Khâm Sứ cũ số 42 Nhà Chung cũng như giữa Giáo Xứ Thái Hà với chính quyền ngày càng trở nên gay gắt khi mà chính quyền dùng vũ lực nhằm chấm dứt các buổi cầu nguyện lên đến hàng ngàn người từ khắp nơi tề tựu về. Các sinh viên Việt Nam đang theo học tại một số trường đại học tại Hoa Kỳ không phân biệt tôn giáo cũng theo dõi tình hình tại quê nhà. Yến đến Hoa Kỳ được hơn hai năm, là một sinh viên và cũng là một tín đồ công giáo, Yến chia sẻ những suy tư của cô trước vụ việc: "Mình thấy mình rất là đau thương. Nhiều khi coi trên internet tự nhiên trong lòng mình có cảm giác lạ lắm, rồi mình cũng chẳng biết làm sao hết. Đánh, đập, đuổi rồi phá các cảnh, tượng trong nhà dòng, nhà thờ. Tiếng nói của đồng bào ngoài nước rất là quan trọng. Cũng nên đóng góp một chút gì đó cho quê hương của mình."
Du học sinh Yến“Mình cũng có phẫn uất, cũng cảm thấy đau lòng cho quê hương của mình. Em rất ủng hộ chuyện này. Không chỉ có người Công Giáo mà là toàn quốc. Điều đó là lẽ đương nhiên thôi.”
Được biết, Giáo Xứ Thái Hà đã đệ đơn khiếu nại đất lên các cấp chính quyền từ năm 1996 khi khu đất của nhà dòng bị Xí Nghiệp Dệt Thảm Đống Đa bán cho công ty Cổ Phần May Chiến Thắng, nhưng không được giải quyết.
Đến cuối năm 2007 đầu năm 2008 nhà dòng phát hiện khu đất lại bị chuyển nhượng cho một công ty khác, nhà thờ đã tiếp tục khiếu nại và cũng chưa được giải quyết.
Theo linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, thuộc Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế thì đất đai của giáo xứ từ 60 chục ngàn mét vuông nay đã bị chính quyền trưng thu chỉ còn khoảng 2,700 mét vuông.
Là một sinh viên, mới đến Hoa Kỳ chưa được 9 tháng, Trang có biết đến vụ việc Tòa Khâm Sứ trước khi sang Hoa Kỳ. Dù là một phật tử chứ không phải theo đạo công giáo nhưng Trang vẫn ủng hộ việc đòi lại đất của giáo dân: "Người ta đã tạo ra của cải đó, người ta muốn lấy lại tài sản mà họ đã mất biết bao nhiêu mồ hôi, công sức thì điều đó hoàn toàn đúng. Nếu mà muốn chiếm giữ hết thì thật là ích kỷ.”
Nhận xét về việc công an và cảnh sát cơ động phong tỏa ngăn cản không cho giáo dân tiếp tục cầu nguyện tại khu đất tranh chấp, theo Yến thì đồng bào hải ngoại cần lên tiếng nói để hổ trợ cho giáo dân trong nước.
Riêng bản thân cô nếu đang sống tại Hà Nội, Yến sẽ tham gia cầu nguyện và sẵn sàng tử vì đạo:
"Nếu em đang ở tại Hà Nội thì chính bản thân em cũng tham gia cầu nguyện, không những ngày hay đêm mà phải liên lỉ, liên lỉ tiếp tục không ngừng. Cho đến khi nào mà như xưa người ta nói có những người tử vì đạo thì trường hợp hôm nay cũng vậy thôi, thì mình cũng sẽ tử vì đạo lần thứ hai nữa."
Tức giận, phẫn uất
Sau khi chính quyền phong tỏa khu đất tranh chấp tại Tòa Khâm Sứ cũ cũng như tại Giáo xứ Thái Hà, các giáo dân vẫn tiếp tục cầu nguyện.
Các buổi cầu nguyện có thể bị giải tán nhưng với cách giải quyết của chính quyền Hà Nội có thể thu phục được lòng dân, của hàng vạn giáo dân Thái Hà và hàng triệu giáo dân cả nước hay không? Đó là điều mà các sinh viên VN tại Hoa Kỳ quan tâm:
Hôm 25-9-2008, chính quyền thành phố Hà Nội đã đưa phương tiện cơ giới đến ủi phá khu vực Giáo xứ Thái Hà. “Nếu mà dùng phương pháp đàn áp họ như vậy, bắt họ không được cầu nguyện nữa, dẹp hết thì họ sẽ dẹp. Nhưng trong lòng của họ vẫn sôi sục và phẫn uất trong lòng. Không có cách này thì người ta sẽ dùng cách khác, bằng tiếng nói hoặc bằng tất cả phương tiện truyền thông nào, họ cũng có thể làm được.”
“Không nên dùng hành động trấn áp như vậy. Nếu làm như vậy người ta càng bất bình, họ không bằng lòng và họ luôn nghĩ việc họ làm là hoàn toàn đúng, người ta sẽ càng lên tiếng nhiều hơn. Nếu người ta không muốn trả hết những tài sản từng có của công giáo thì có thể là chia lại một nửa.”
Chính quyền Hà Nội cho rằng linh mục Vũ Ngọc Bích ký văn bản bàn giao khu đất cho chính quyền vào ngày 24 tháng 11, 1961. Nhưng theo linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong thì nhà dòng đang giữ quyết định của chính quyền giao khu đất này cho Xí Nghiệp Thảm Len vào ngày 30 tháng 1 năm 1961, tức là trước đó 10 tháng. Tại sao chính quyền cương quyết không trao trả khu đất cho Giáo xứ Thái Hà, Yến lập luận như sau:
“Nếu chính quyền Việt Nam trả cho Thái Hà thì chắc chắn chính quyền VN sẽ rơi vào tình trạng khó xử. Vì như vậy thì các mảnh đất trước đây của tôn giáo khác, Phật Giáo, Công Giáo thì họ cũng sẽ vùng lên đòi lại. nếu như vậy thì không biết chính quyền VN sẽ nghĩ sao?
Chẳng lẽ họ nghĩ là phải chịu thua, phải thua công giáo, phải thua các giáo phái khác, phải trả lại cho họ. Điều đó sẽ làm cho họ cảm thấy xấu hổ, hổ thẹn. Nếu họ chiếm đọạt những tài sản đó mà đúng, một cách công lý thì họ đâu có phải khó xử như vậy. Còn nếu họ chiếm đoạt sai thì hôm nay họ đã phải hổ thẹn rồi.”
Cuộc tranh chấp giữa đồng bào giáo dân giáo phận Hà Nội với chính quyền vẫn chưa đến hồi kết thúc. Tuy nhiên với Yến thì sẽ không có việc trao trả lại đất vì chính quyền không bao giờ chịu thua giáo hội:
“Chắc chắn họ sẽ không trả. Họ sẽ sử dụng mọi quyền lực, mọi biện pháp để thể hiện uy quyền của họ. Em biết cái mảnh đất đó đối với họ là không có cần, không cần thiết như vậy. Nhưng họ muốn chứng minh, chính quyền cộng Cộng Sản VN vẫn còn có uy lực, uy quyền.”
Tiếp xúc với chúng tôi, một sinh viên VN trẻ tuổi không dám cho biết tên, anh tỏ vẻ sợ sệt không dám nói vì sợ gặp rắc rối khi về lại VN. Trong sự rụt rè dè dặt Anh cho biết quan điểm của anh về vụ việc này:
“Nếu miếng đất đó giáo hội có giấy chủ quyền thì họ được giữ. Chính quyền lấy đất của dân là không đúng, nên trưng cầu dân ý trước khi làm những gì mà họ muốn.”
Với lời nhận định trên Hưng Yên xin rời làn sóng, hẹn quí thính giả trong chương trình lần sau.
Cuộc đối đầu giữa Giáo xứ Thái Hà và chính quyền càng lúc càng căng thẳng.
Sự kiện Giáo xứ Thái Hà đang là vấn đề nóng bỏng mà đồng bào trong và ngoài nước quan tâm theo dõi. Đồng bào giáo dân từ nhiều các tỉnh thành cũng tề tựu về Giáo Xứ Thái Hà hoặc cùng hiệp thông cầu nguyện cho giáo hội và công lý.
Thông tín viên Hưng Yên của ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do ghi nhận ý kiến của một số sinh viên là tín đồ công giáo, là phật tử và có người không theo tôn giáo nào. Kính mời quí thính giả lắng nghe sau đây:
Chia sẻ với đồng bào
Trong tình hình tranh chấp đất đai giữa giáo phận Hà Nội tại khu đất Tòa Khâm Sứ cũ số 42 Nhà Chung cũng như giữa Giáo Xứ Thái Hà với chính quyền ngày càng trở nên gay gắt khi mà chính quyền dùng vũ lực nhằm chấm dứt các buổi cầu nguyện lên đến hàng ngàn người từ khắp nơi tề tựu về. Các sinh viên Việt Nam đang theo học tại một số trường đại học tại Hoa Kỳ không phân biệt tôn giáo cũng theo dõi tình hình tại quê nhà. Yến đến Hoa Kỳ được hơn hai năm, là một sinh viên và cũng là một tín đồ công giáo, Yến chia sẻ những suy tư của cô trước vụ việc: "Mình thấy mình rất là đau thương. Nhiều khi coi trên internet tự nhiên trong lòng mình có cảm giác lạ lắm, rồi mình cũng chẳng biết làm sao hết. Đánh, đập, đuổi rồi phá các cảnh, tượng trong nhà dòng, nhà thờ. Tiếng nói của đồng bào ngoài nước rất là quan trọng. Cũng nên đóng góp một chút gì đó cho quê hương của mình."
Du học sinh Yến“Mình cũng có phẫn uất, cũng cảm thấy đau lòng cho quê hương của mình. Em rất ủng hộ chuyện này. Không chỉ có người Công Giáo mà là toàn quốc. Điều đó là lẽ đương nhiên thôi.”
Được biết, Giáo Xứ Thái Hà đã đệ đơn khiếu nại đất lên các cấp chính quyền từ năm 1996 khi khu đất của nhà dòng bị Xí Nghiệp Dệt Thảm Đống Đa bán cho công ty Cổ Phần May Chiến Thắng, nhưng không được giải quyết.
Đến cuối năm 2007 đầu năm 2008 nhà dòng phát hiện khu đất lại bị chuyển nhượng cho một công ty khác, nhà thờ đã tiếp tục khiếu nại và cũng chưa được giải quyết.
Theo linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, thuộc Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế thì đất đai của giáo xứ từ 60 chục ngàn mét vuông nay đã bị chính quyền trưng thu chỉ còn khoảng 2,700 mét vuông.
Là một sinh viên, mới đến Hoa Kỳ chưa được 9 tháng, Trang có biết đến vụ việc Tòa Khâm Sứ trước khi sang Hoa Kỳ. Dù là một phật tử chứ không phải theo đạo công giáo nhưng Trang vẫn ủng hộ việc đòi lại đất của giáo dân: "Người ta đã tạo ra của cải đó, người ta muốn lấy lại tài sản mà họ đã mất biết bao nhiêu mồ hôi, công sức thì điều đó hoàn toàn đúng. Nếu mà muốn chiếm giữ hết thì thật là ích kỷ.”
Nhận xét về việc công an và cảnh sát cơ động phong tỏa ngăn cản không cho giáo dân tiếp tục cầu nguyện tại khu đất tranh chấp, theo Yến thì đồng bào hải ngoại cần lên tiếng nói để hổ trợ cho giáo dân trong nước.
Riêng bản thân cô nếu đang sống tại Hà Nội, Yến sẽ tham gia cầu nguyện và sẵn sàng tử vì đạo:
"Nếu em đang ở tại Hà Nội thì chính bản thân em cũng tham gia cầu nguyện, không những ngày hay đêm mà phải liên lỉ, liên lỉ tiếp tục không ngừng. Cho đến khi nào mà như xưa người ta nói có những người tử vì đạo thì trường hợp hôm nay cũng vậy thôi, thì mình cũng sẽ tử vì đạo lần thứ hai nữa."
Tức giận, phẫn uất
Sau khi chính quyền phong tỏa khu đất tranh chấp tại Tòa Khâm Sứ cũ cũng như tại Giáo xứ Thái Hà, các giáo dân vẫn tiếp tục cầu nguyện.
Các buổi cầu nguyện có thể bị giải tán nhưng với cách giải quyết của chính quyền Hà Nội có thể thu phục được lòng dân, của hàng vạn giáo dân Thái Hà và hàng triệu giáo dân cả nước hay không? Đó là điều mà các sinh viên VN tại Hoa Kỳ quan tâm:
Hôm 25-9-2008, chính quyền thành phố Hà Nội đã đưa phương tiện cơ giới đến ủi phá khu vực Giáo xứ Thái Hà. “Nếu mà dùng phương pháp đàn áp họ như vậy, bắt họ không được cầu nguyện nữa, dẹp hết thì họ sẽ dẹp. Nhưng trong lòng của họ vẫn sôi sục và phẫn uất trong lòng. Không có cách này thì người ta sẽ dùng cách khác, bằng tiếng nói hoặc bằng tất cả phương tiện truyền thông nào, họ cũng có thể làm được.”
“Không nên dùng hành động trấn áp như vậy. Nếu làm như vậy người ta càng bất bình, họ không bằng lòng và họ luôn nghĩ việc họ làm là hoàn toàn đúng, người ta sẽ càng lên tiếng nhiều hơn. Nếu người ta không muốn trả hết những tài sản từng có của công giáo thì có thể là chia lại một nửa.”
Chính quyền Hà Nội cho rằng linh mục Vũ Ngọc Bích ký văn bản bàn giao khu đất cho chính quyền vào ngày 24 tháng 11, 1961. Nhưng theo linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong thì nhà dòng đang giữ quyết định của chính quyền giao khu đất này cho Xí Nghiệp Thảm Len vào ngày 30 tháng 1 năm 1961, tức là trước đó 10 tháng. Tại sao chính quyền cương quyết không trao trả khu đất cho Giáo xứ Thái Hà, Yến lập luận như sau:
“Nếu chính quyền Việt Nam trả cho Thái Hà thì chắc chắn chính quyền VN sẽ rơi vào tình trạng khó xử. Vì như vậy thì các mảnh đất trước đây của tôn giáo khác, Phật Giáo, Công Giáo thì họ cũng sẽ vùng lên đòi lại. nếu như vậy thì không biết chính quyền VN sẽ nghĩ sao?
Chẳng lẽ họ nghĩ là phải chịu thua, phải thua công giáo, phải thua các giáo phái khác, phải trả lại cho họ. Điều đó sẽ làm cho họ cảm thấy xấu hổ, hổ thẹn. Nếu họ chiếm đọạt những tài sản đó mà đúng, một cách công lý thì họ đâu có phải khó xử như vậy. Còn nếu họ chiếm đoạt sai thì hôm nay họ đã phải hổ thẹn rồi.”
Cuộc tranh chấp giữa đồng bào giáo dân giáo phận Hà Nội với chính quyền vẫn chưa đến hồi kết thúc. Tuy nhiên với Yến thì sẽ không có việc trao trả lại đất vì chính quyền không bao giờ chịu thua giáo hội:
“Chắc chắn họ sẽ không trả. Họ sẽ sử dụng mọi quyền lực, mọi biện pháp để thể hiện uy quyền của họ. Em biết cái mảnh đất đó đối với họ là không có cần, không cần thiết như vậy. Nhưng họ muốn chứng minh, chính quyền cộng Cộng Sản VN vẫn còn có uy lực, uy quyền.”
Tiếp xúc với chúng tôi, một sinh viên VN trẻ tuổi không dám cho biết tên, anh tỏ vẻ sợ sệt không dám nói vì sợ gặp rắc rối khi về lại VN. Trong sự rụt rè dè dặt Anh cho biết quan điểm của anh về vụ việc này:
“Nếu miếng đất đó giáo hội có giấy chủ quyền thì họ được giữ. Chính quyền lấy đất của dân là không đúng, nên trưng cầu dân ý trước khi làm những gì mà họ muốn.”
Với lời nhận định trên Hưng Yên xin rời làn sóng, hẹn quí thính giả trong chương trình lần sau.
Thái hà- Tòa Khâm sứ: Có thể chiến thắng sự gian dối!
Alexandr Solzhenitsyn
09:03 29/09/2008
Thái hà- Tòa Khâm sứ: Có thể chiến thắng sự gian dối !
Ngày 3 tháng 8 vừa qua, đại văn hào Nga Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn qua đời; và ngày 6, lễ nghi an táng của ông được cử hành rất long trọng tại Đan Viện Donskoy, Maskva, thủ đô nước Nga. Ông là người từng bị đày đọa tột cùng và cũng từng hưởng vinh dự rất cao ngay trên quê hương mình. Ông đã được trao giải thưởng Nobel văn học vào năm 1970, thời mà nước Nga còn do Đảng Cộng Sản lãnh đạo.
Diễn từ ông gửi đến Hội Đồng Nobel cách đây gần 40 năm vẫn còn nóng bỏng chất thời sự, đối với thế giới hôm nay, và đặc biệt đối với nước Việt Nam thân yêu của chúng ta trong những ngày vừa qua. Vì thế tôi dịch lại phần cuối cùng để chúng ta – nhất là những người cầm bút ở bất cứ môi trường nào – đọc lại mà thấm thía. ( Ảnh chân dung nhà văn ) Ai muốn xem trọn văn bản bằng tiếng Anh, xin tìm vào thẳng địa chỉ sau đây: http://nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/1970/solzhenitsyn-lecture.html
CÓ THỂ CHIẾN THẮNG SỰ GIAN DỐI !
Tôi đã hiểu và cảm nhận rằng văn học thế giới không còn là một tuyển tập trừu tượng, hoặc một tổng hợp do các nhà phê bình văn học tạo nên; nhưng đúng hơn đấy là một thân thể và một tinh thần chung, một sự thống nhất tình cảm phản ánh sự hiệp nhất ngày càng lớn lên giữa các thành phần nhân loại.
Biên giới giữa các nước vẫn còn đỏ rực, hừng hực vì dây điện và những tràng súng liên thanh; và nhiều bộ nội vụ vẫn nghĩ rằng văn học cũng là ‘nội vụ’ đặt dưới quyền điều khiển của mình; các tít báo vẫn còn chạy: “Không được can thiệp vào chuyện nội bộ chúng tôi !”
Thế nhưng không còn chuyện gì là Chuyện Nội Bộ trên cái thế giới đất hẹp người đông của chúng ta hiện nay ! Và cách duy nhất để giải cứu nhân loại hệ tại ở mọi công việc mà mỗi người làm trong lãnh vực mình; ở việc những người Phương Đông thực sự quan tâm đến những gì mà người ta suy nghĩ tại Phương Tây, và người Phương Tây thực sự quan tâm đến nhưng gì đang xảy ra tại Phương Đông.
Và văn chương, với tư cách là phương tiện nhạy cảm và đáp ứng kịp thời nhất mà loài người có được, là một trong những nhân tố đi hàng đầu để tiếp thu, hòa nhập và nắm bắt được cái cảm thức về sự hiệp nhất ngày càng lớn mạnh của cộng đồng nhân loại. Vì thế, tôi tin tưởng ngỏ lời với thế giới văn chương hôm nay – với hằng trăm bạn hữu mà tôi chưa bao giờ gặp được con người bằng xương bằng thịt và có thể tôi sẽ không bao giờ gặp được.
Hỡi các bạn ! Chúng ta hãy cố gắng giúp đỡ, nếu chúng ta còn một giá trị nào đó ! Từ thời xa xưa đến nay, ai làm nên sức mạnh hiệp nhất, chứ không phải chia rẽ, trên các đất nước chúng ta, những đất nước bị xâu xé bởi các đảng phái, phong trào, đẳng cấp và phe nhóm chống đối nhau ? Tự bản chất, người cầm bút có một vị trí: họ là những người thể hiện tiếng mẹ đẻ của mình, là lực lượng liên kết chính yếu của một quốc gia, của chính mảnh đất mà người dân cư ngụ và – ở mức cao nhất – của tinh thần quốc gia.
Tôi tin rằng thế giới văn học tự mình có sức mạnh giúp đỡ nhân loại, trong những giờ phút nhiễu nhương này, để nhân loại tự nhìn ra rõ chính mình, bất chấp sự tuyên truyền của những người và những đảng phái đầy định kiến.
Thế giới văn học có sức mạnh để chuyển tải kinh nghiệm tích lũy ở một miền đất này sang một miền đất khác, hầu cho chúng ta không còn bị chia cắt và đui mù, hầu cho các bậc thang giá trị khác nhau được mọi người đồng thuận, và một quốc gia nhất định sẽ học được một cách đúng đắn và cô đọng lịch sử chân chính của một quốc gia khác, với tinh thần thừa nhận và với cảm thức đớn đau như thể chính mình đang trải qua kinh nghiệm đó; và như thế, quốc gia ấy sẽ tránh phải lặp lại những sai lầm thảm khốc tương tự.
Có lẽ trong những điều kiện hiện nay, văn sĩ chúng ta có thể vun xới trong bản thân mình mảnh đất cho một tầm nhìn bao quát TOÀN THỂ THẾ GIỚI: tại trung tâm thì quan sát như một người khác ở bên cạnh mình, tại ngoài viền thì chúng ta bắt đầu kéo về những gì xảy ra từ mọi nơi trên thế gi ới. Và chúng ta sẽ nối kết, sẽ tôn trọng sự cân bằng của thế giới này.
Nếu không phải là những người cầm bút, thì ai sẽ đánh giá, không chỉ về việc quản lý thiếu hiệu quả trên đất nước mình, (mà trong nhiều nước thì đây là cách kiếm ăn dễ nhất, một công việc mà bất cứ người nào không làm biếng cũng có thể làm), mà còn đánh giá về chính người dân, về sự nhẫn nhục đê hèn hoặc về sự yếu kém đầy tự mãn của họ ? Ai sẽ đánh giá về cuộc chạy đua nhẹ dạ của thế hệ trẻ, và về những tên ăn cướp trẻ đang chìa dao găm ra ?
Người ta sẽ hỏi: văn học thì có thể làm gì để chống lại sự tấn công khốc liệt của bạo lực công khai ? Vậy thì chúng ta đừng quên điều này: bạo lực không sống một mình và không có khả năng sống một mình; nó buộc phải đan xen với dối trá. Giữa chúng có một mối dây liên kết tự nhiên, mật thiết và sâu đậm nhất. Bạo lực lấy gian dối làm nơi trú ẩn, gian dối lấy bạo lực làm chỗ nương tựa. Người nào từng một lần tuyên bố lấy bạo lực làm PHƯƠNG PHÁP thì người đó buộc phải chọn dối trá làm NGUYÊN TẮC.
Khi mới ra đời, bạo lực hoành hành một cách công khai và thậm chí vênh vang. Nhưng khi nó mạnh rồi, có ghế ngồi vững vàng rồi, nó cảm thấy bầu không khí quanh mình loãng ra nên không thể sống được nếu không hạ xuống mà nấp vào lớp mây của gian dối, ngụy trang mình bằng những lời đường mật. Không nhất thiết là lúc nào nó cũng công khai cắt cổ người ta đâu, mà thường thường nó đòi buộc dân đen của mình thề trung thành với dối trá, đồng lõa với dối trá.
Bước đi bình thường của người can đảm bình thường là không tham gia vào dối trá, không ủng hộ dối trá. Cứ để NÓ xâm nhập vào thế giới, thậm chí cai trị thế giới này – mà không có sự trợ lực của mình. Nhưng văn sĩ và nghệ sĩ thì có thể làm hơn như thế: họ có thể CHIẾN THẮNG SỰ GIAN DỐI ! Trong cuộc chiến chống lại gian dối thì nghệ thuật đã từng chiến thắng và sẽ chiến thắng mãi. Một cách rõ ràng và không thể phủ nhận được, vì mọi người ! Gian dối có thể khuất phục nhiều thứ trên thế giới này, nhưng không thể khuất phục nghệ thuật được.
Và ngày nào gian dối bị xua tan thì bạo lực trần trụi sẽ tỏ lộ thân hình gớm ghiếc – và bạo lực, thối rữa, sẽ đổ nhào.
Tác giả: Alexandr Solzhenitsyn, chuyển ngữ: Trần Duy Nhiên
Alexandr Solzhenitsyn |
Diễn từ ông gửi đến Hội Đồng Nobel cách đây gần 40 năm vẫn còn nóng bỏng chất thời sự, đối với thế giới hôm nay, và đặc biệt đối với nước Việt Nam thân yêu của chúng ta trong những ngày vừa qua. Vì thế tôi dịch lại phần cuối cùng để chúng ta – nhất là những người cầm bút ở bất cứ môi trường nào – đọc lại mà thấm thía. ( Ảnh chân dung nhà văn ) Ai muốn xem trọn văn bản bằng tiếng Anh, xin tìm vào thẳng địa chỉ sau đây: http://nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/1970/solzhenitsyn-lecture.html
CÓ THỂ CHIẾN THẮNG SỰ GIAN DỐI !
Tôi đã hiểu và cảm nhận rằng văn học thế giới không còn là một tuyển tập trừu tượng, hoặc một tổng hợp do các nhà phê bình văn học tạo nên; nhưng đúng hơn đấy là một thân thể và một tinh thần chung, một sự thống nhất tình cảm phản ánh sự hiệp nhất ngày càng lớn lên giữa các thành phần nhân loại.
Biên giới giữa các nước vẫn còn đỏ rực, hừng hực vì dây điện và những tràng súng liên thanh; và nhiều bộ nội vụ vẫn nghĩ rằng văn học cũng là ‘nội vụ’ đặt dưới quyền điều khiển của mình; các tít báo vẫn còn chạy: “Không được can thiệp vào chuyện nội bộ chúng tôi !”
Thế nhưng không còn chuyện gì là Chuyện Nội Bộ trên cái thế giới đất hẹp người đông của chúng ta hiện nay ! Và cách duy nhất để giải cứu nhân loại hệ tại ở mọi công việc mà mỗi người làm trong lãnh vực mình; ở việc những người Phương Đông thực sự quan tâm đến những gì mà người ta suy nghĩ tại Phương Tây, và người Phương Tây thực sự quan tâm đến nhưng gì đang xảy ra tại Phương Đông.
Và văn chương, với tư cách là phương tiện nhạy cảm và đáp ứng kịp thời nhất mà loài người có được, là một trong những nhân tố đi hàng đầu để tiếp thu, hòa nhập và nắm bắt được cái cảm thức về sự hiệp nhất ngày càng lớn mạnh của cộng đồng nhân loại. Vì thế, tôi tin tưởng ngỏ lời với thế giới văn chương hôm nay – với hằng trăm bạn hữu mà tôi chưa bao giờ gặp được con người bằng xương bằng thịt và có thể tôi sẽ không bao giờ gặp được.
Hỡi các bạn ! Chúng ta hãy cố gắng giúp đỡ, nếu chúng ta còn một giá trị nào đó ! Từ thời xa xưa đến nay, ai làm nên sức mạnh hiệp nhất, chứ không phải chia rẽ, trên các đất nước chúng ta, những đất nước bị xâu xé bởi các đảng phái, phong trào, đẳng cấp và phe nhóm chống đối nhau ? Tự bản chất, người cầm bút có một vị trí: họ là những người thể hiện tiếng mẹ đẻ của mình, là lực lượng liên kết chính yếu của một quốc gia, của chính mảnh đất mà người dân cư ngụ và – ở mức cao nhất – của tinh thần quốc gia.
Tôi tin rằng thế giới văn học tự mình có sức mạnh giúp đỡ nhân loại, trong những giờ phút nhiễu nhương này, để nhân loại tự nhìn ra rõ chính mình, bất chấp sự tuyên truyền của những người và những đảng phái đầy định kiến.
Thế giới văn học có sức mạnh để chuyển tải kinh nghiệm tích lũy ở một miền đất này sang một miền đất khác, hầu cho chúng ta không còn bị chia cắt và đui mù, hầu cho các bậc thang giá trị khác nhau được mọi người đồng thuận, và một quốc gia nhất định sẽ học được một cách đúng đắn và cô đọng lịch sử chân chính của một quốc gia khác, với tinh thần thừa nhận và với cảm thức đớn đau như thể chính mình đang trải qua kinh nghiệm đó; và như thế, quốc gia ấy sẽ tránh phải lặp lại những sai lầm thảm khốc tương tự.
Có lẽ trong những điều kiện hiện nay, văn sĩ chúng ta có thể vun xới trong bản thân mình mảnh đất cho một tầm nhìn bao quát TOÀN THỂ THẾ GIỚI: tại trung tâm thì quan sát như một người khác ở bên cạnh mình, tại ngoài viền thì chúng ta bắt đầu kéo về những gì xảy ra từ mọi nơi trên thế gi ới. Và chúng ta sẽ nối kết, sẽ tôn trọng sự cân bằng của thế giới này.
Alexandr Solzhenitsyn bị tù cô lập trong Gulag |
Người ta sẽ hỏi: văn học thì có thể làm gì để chống lại sự tấn công khốc liệt của bạo lực công khai ? Vậy thì chúng ta đừng quên điều này: bạo lực không sống một mình và không có khả năng sống một mình; nó buộc phải đan xen với dối trá. Giữa chúng có một mối dây liên kết tự nhiên, mật thiết và sâu đậm nhất. Bạo lực lấy gian dối làm nơi trú ẩn, gian dối lấy bạo lực làm chỗ nương tựa. Người nào từng một lần tuyên bố lấy bạo lực làm PHƯƠNG PHÁP thì người đó buộc phải chọn dối trá làm NGUYÊN TẮC.
Khi mới ra đời, bạo lực hoành hành một cách công khai và thậm chí vênh vang. Nhưng khi nó mạnh rồi, có ghế ngồi vững vàng rồi, nó cảm thấy bầu không khí quanh mình loãng ra nên không thể sống được nếu không hạ xuống mà nấp vào lớp mây của gian dối, ngụy trang mình bằng những lời đường mật. Không nhất thiết là lúc nào nó cũng công khai cắt cổ người ta đâu, mà thường thường nó đòi buộc dân đen của mình thề trung thành với dối trá, đồng lõa với dối trá.
Bước đi bình thường của người can đảm bình thường là không tham gia vào dối trá, không ủng hộ dối trá. Cứ để NÓ xâm nhập vào thế giới, thậm chí cai trị thế giới này – mà không có sự trợ lực của mình. Nhưng văn sĩ và nghệ sĩ thì có thể làm hơn như thế: họ có thể CHIẾN THẮNG SỰ GIAN DỐI ! Trong cuộc chiến chống lại gian dối thì nghệ thuật đã từng chiến thắng và sẽ chiến thắng mãi. Một cách rõ ràng và không thể phủ nhận được, vì mọi người ! Gian dối có thể khuất phục nhiều thứ trên thế giới này, nhưng không thể khuất phục nghệ thuật được.
Và ngày nào gian dối bị xua tan thì bạo lực trần trụi sẽ tỏ lộ thân hình gớm ghiếc – và bạo lực, thối rữa, sẽ đổ nhào.
Tác giả: Alexandr Solzhenitsyn, chuyển ngữ: Trần Duy Nhiên
Niềm Tin trước Bạo lực
Phạm Thanh Phương
09:14 29/09/2008
Niềm Tin Trước Bạo Lực
Trong lúc sự kiện tại Thái Hà đang đi vào căng thẳng hầu như quyết liệt, CSVN lại nuốt lời cam kết một cách trắng trợn, ra lệnh cho lực lượng an ninh bao vây, san bằng toà Khâm sứ, với hình thức xây dựng một “công viên cây xanh”. Sự kiện này đã được loan tải đi khắp thế giới qua những cơ quan truyền thông, và để lại trong lòng người Việt Nam trên khắp thể giới một cái nhìn chính xác hơn, rõ ràng hơn về bản chất CSVN. Từ đó trong dư luận cũng đưa ra nhiều nhận định và cùng bày tỏ một sự “hiệp thông” với nỗi đau trong cuộc “cầu nguyện” đi tìm công lý và công bằng của tất cả hàng giáo phẩm cùng giáo dân tại Hà Nội nói riêng và Giáo hội Công Giáo VN nói chung.
Trước sự kiện đã xẩy ra, một số người cho rằng CSVN cho san bằng Toà Khâm Sứ là một chiến thuật làm tản lực của giáo dân và dư luận, trong lúc sự việc tại Thái Hà đã qúa căng thẳng, có thể đi vào bế tắc vì sự thật trắng đen đã quá rõ ràng. Nếu ai đã quan tâm theo dõi sự kiện Thái Hà trong những ngày qua, chắc chắn đã cũng thấy được sự lúng túng trong khuất lấp, để CSVN phải đưa ra một số bằng chứng ngụy tạo một cách rất ấu trĩ, dù cho đó là thành phần đảng viên của họ. Vì vậy, trong cái thế “Tấn, thối lưỡng nan” ấy, có lẽ không còn cách nào hơn để có thể hoá giải, lấp liếm, CSVN phải dùng hạ sách biến Toà Khâm Sứ cũ thành một công viên với lý do “phục vụ chung cho nhân dân” hầu khoả lấp những gian dối, lưu manh đã bị bại lộ.
Theo một số nguồn tin cho biết, khu đất Toà Khâm Sứ cũ đã được chia lô để phát mãi và cũng đã nhận một số tiền đặt cọc rất lớn. Giờ đây, trước tình thế căng thẳng, CSVN c ảm thấy nuốt không trôi, nên cực chẳng đã đành “ngậm đắng, nuốt cay” tốn thêm tiền để biến thành công viên. Tuy nhiên với bản chất lưu manh của CSVN, nhiều người cho rằng đây chỉ là một kế hoãn binh, công viên cũng chỉ là một hình thức tạm thời, đợi một vài năm khi tất cả sự việc tranh chấp đã trôi vào quên lãng, họ sẽ tiếp tục kế hoạch âm thầm phát mãi, lúc đó Tổng Giáo Phận Hà Nội sẽ không trở tay.
Nói về khu đất Toà Khâm Sứ cũ, theo tin của Asia News cuối năm 2007 đã loan, dựa theo bản tin Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đưa ra, CSVN quyết định “Để tỏ lòng kính trọng Đức Giáo Hoàng và Toà Thánh Vatican, CSVN cho phép Tổng Giáo Phận Hà Nội được quyền xử dụng Toà Khâm Sứ cũ như một tài sản của giáo hội” . Tuy nhiên, đã hơn tám tháng chờ đợi, sự cam kết này vẫn chưa được thực hiện và đến nay, CSVN lại lật lọng, đơn phương hủy đi những gì đã cam kết, và ngang nhiên phá hủy Toà Khâm Sứ cũ để xây dựng công viên. Như vậy, đây có phải là hành xử của một chính quyền thực sự, hay chỉ là một bọn thảo khấu lật lọng, lừa bịp, chắc chắn đã quá đã sáng tỏ.
Để chứng minh cho điều này, chỉ cần đọc sơ “Chương I” nói về “Chế Độ Chính Trị” trong bản Hiến pháp năm 1992 CHXHCNVN, chắc chắn ai cũng thấy được những hành xử trái khoáy mà CSVN đang phỉ nhổ lên chính bản Hiếp pháp họ. Thí dụ điển hình như điều 3 đã quy định: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”
Điều 8 cũng quy định: “Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng” .
Như vậy, hành động nuốt lời cam kết, dùng cường lực bao vây Toà Khâm Sứ cũ, san bằng với lý do làm công viên đã cho thấy Luật pháp và Hiến pháp CSVN chỉ là một mớ giấy lộn, chính họ đã ký kết và cũng chính họ đã xé bỏ tất cả, và hành xử của CSVN đối với Giáo xứ Thái Hà có phải là một hành động “thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.” hay “tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân” như Hiến pháp quy định không?
Trở về riêng vấn đề nhà đất, nếu CSVN nói rằng, tất cả đất đai đều do đảng và nhà nước quản lý, đưa vào công ích xã hội như những lời bịp bợm đã từng rêu rao. Vậy thử hỏi những khu đất của Tôn giáo hay những căn nhà của dân oan bị đảng và nhà nước cướp, đã được xử dụng như thế nào? Có phải đang ra phúc lợi cho người dân không? Hay chỉ phụ vụ cho một thiểu số quyền lực mua đi bán lại làm giầu trên mồ hôi, nước mắt oan khiên của người dân. Ngược lại, nếu thực sự phục vụ quyền lợi chung cho đất nước như CSVN tuyên bố, thì tất nhiên đảng và nhà nước phải hoan hỷ trả lại nhà đất cho dân, nhất là những cơ sở tôn giáo như giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ cũ. Bởi lẽ dân có an cư, mới có thể lạc nghiệp để xây dựng đất nuớc. Hơn nữa, theo dòng lịch sử từ cổ chí kim, từ đông sang tây, các cơ sở Tôn giáo luôn là những nơi phục vụ đời sống tinh thần con người một cách tích cực và mang lại nhiều hiệu quả trong công việc ổn định xã hội, thăng hoa đời sống đạo đức của nhân loại. Tôn giáo không phải là những nơi tồn trữ những lưu manh, lươn lẹo, bịp bợp để phá hoại đời sống tâm linh và lũng loạn xã hội như những cơ chế độc tài toàn trị, trong đó có CSVN. Nếu như CSVN biết nói vì lợi ích chung của xã hội và đất nước, thì tại sao lại cố nuốt đi những cam kết với Tổng Giáo Phận Hà Nội vào cuối năm 2007, để giờ đây dùng bạo lực ăn cướp một cách trắng trợn như đang xẩy ra.
Trải qua hơn nửa thế kỷ, thế giới ngày nay đã tiến bộ rất xa để thực thi nhân bản một cách tốt đẹp hơn. Nhưng rất tiếc CSVN vẫn không thể thay đổi, hoà nhập với thế giới để trở thành một con người thực sự đầy đủ nhân tính. Sự kiện sự lật lọng những cam kết với Toà Tổng Giáo Phận Hà Nội, dùng bạo lực san bằng Toà Khâm Sứ là một bằng chứng hiển nhiên, bất khả chối từ. Ấy thế mà vẫn còn một số cá nhân, đảng phái vẫn cố tình bưng tai, nhắm mắt, cong lưng, uốn lưỡi, tung hô CSVN là đã “đổi mới, ý thức, giác ngộ” mới là một điều đáng khinh và đáng tởm, vì thực chất CSVN chỉ là một bọn cướp tàn nhẫn, vô sỉ nhất trong các loại cướp trên thế gian.
Trở lại sự kiện Toà Khâm Sứ và Thái Hà, thiết nghĩ giờ đây đã đến lúc không còn niềm tin nào để có thể “đối thoại, tôn trọng sự thật trong tinh thần công bằng và bác ái” nữa. Ngược lại, chỉ còn một cách duy nhất là kiên trì giữ vững lập trường, chấp nhận mọi nghịch cảnh để tìm một sự “đột phá” mới trong công cuộc “rong ruổi” đi tìm chân lý trong công bằng như câu kinh thánh “Người đi trong nước mắt, mang hạt lúa gieo trên cánh đồng. Người về trong vui hát với những bông lúa vàng nặng chĩu trên tay” ...
Tóm lại, trước một thế lực sắt máu lưu manh như CSVN, thực sự niềm tin đã chết từ hơn nửa thế kỷ qua, không còn ai có thể hy vọng những con ngưòi CS có thể còn đọng lại một ít lương tri và nhân tính. Do đó, trong công cuộc đấu tranh cam go này, nguyện ơn trên phù hộ cho tất cả hàng giáo phẩm và giáo dân trong Tổng Giáo Phận Hà Nội nói riêng và toàn thể giáo dân khắp thế giới nói chung, được đầy ơn trên từ ngôi ba “Thánh Thần”, tiếp tục kiên trì, vững tin vào chính nghĩa để tiếp tục đi hết “đoạn đường thánh giá” hôm nay, cùng nhau gieo những “hạt lúa” công bình, bác ái trên khắp nẻo quê hương. Và chắc chắn sẽ gặt hái được những “bông lúa vàng” nặng chĩu hạnh phúc trong tương lai.
Phạm Thanh Phương (Úc Châu)
Hiệp Thông
(Được tin CSVN đã nuốt lời cam kết, khởi công san
bằng Toà Khâm Sứ để biến thành công viên. Xin hiệp
thông với tinh thần bất khuất cuộc cầu nguyện đi tìm
công lý và công bằng tại Toà Khâm Sứ & Thái Hà)
Tiếng uất nghẹn Thái Hà đang réo gọi
Nỗi oan khiên đồng vọng khắp năm châu
Đốt lửa thiêng, tan cuộc thế bể dâu
Mong chia sẽ tình “hiệp thông” chính nghĩa
Nhìn cuộc thế, Ôi! quá nhiều mai mỉa
Thế cầm quyền, toàn một lũ vô tri
Tin làm sao, một chế độ bất nghì
Khi pháp luật được dựa trên bạo lực
Chớ mơ tưởng, quay về nơi hiện thực
Thấy được gì, toàn lươn lẹo gian manh
Lời hứa kia như gió thoảng qua mành
Chỉ còn lại, một nỗi đau bịp bợm
Tin sao được, loài man di hung tợn
Quãng đường dài rong ruổi với chính tâm
Giữa thanh thiên, chẳng lẽ cứ bị lầm
Dẫu ngậm đắng, nuốt cay, cùng tiến bước
Gom tất cả niềm tin trong mộng ước
Sẽ một ngày chân lý được thăng hoa
Kinh tình yêu, nhân ái thắng gian tà
Trong “cầu nguyện”xây lâu đài hạnh phúc.
Trong lúc sự kiện tại Thái Hà đang đi vào căng thẳng hầu như quyết liệt, CSVN lại nuốt lời cam kết một cách trắng trợn, ra lệnh cho lực lượng an ninh bao vây, san bằng toà Khâm sứ, với hình thức xây dựng một “công viên cây xanh”. Sự kiện này đã được loan tải đi khắp thế giới qua những cơ quan truyền thông, và để lại trong lòng người Việt Nam trên khắp thể giới một cái nhìn chính xác hơn, rõ ràng hơn về bản chất CSVN. Từ đó trong dư luận cũng đưa ra nhiều nhận định và cùng bày tỏ một sự “hiệp thông” với nỗi đau trong cuộc “cầu nguyện” đi tìm công lý và công bằng của tất cả hàng giáo phẩm cùng giáo dân tại Hà Nội nói riêng và Giáo hội Công Giáo VN nói chung.
Trước sự kiện đã xẩy ra, một số người cho rằng CSVN cho san bằng Toà Khâm Sứ là một chiến thuật làm tản lực của giáo dân và dư luận, trong lúc sự việc tại Thái Hà đã qúa căng thẳng, có thể đi vào bế tắc vì sự thật trắng đen đã quá rõ ràng. Nếu ai đã quan tâm theo dõi sự kiện Thái Hà trong những ngày qua, chắc chắn đã cũng thấy được sự lúng túng trong khuất lấp, để CSVN phải đưa ra một số bằng chứng ngụy tạo một cách rất ấu trĩ, dù cho đó là thành phần đảng viên của họ. Vì vậy, trong cái thế “Tấn, thối lưỡng nan” ấy, có lẽ không còn cách nào hơn để có thể hoá giải, lấp liếm, CSVN phải dùng hạ sách biến Toà Khâm Sứ cũ thành một công viên với lý do “phục vụ chung cho nhân dân” hầu khoả lấp những gian dối, lưu manh đã bị bại lộ.
Theo một số nguồn tin cho biết, khu đất Toà Khâm Sứ cũ đã được chia lô để phát mãi và cũng đã nhận một số tiền đặt cọc rất lớn. Giờ đây, trước tình thế căng thẳng, CSVN c ảm thấy nuốt không trôi, nên cực chẳng đã đành “ngậm đắng, nuốt cay” tốn thêm tiền để biến thành công viên. Tuy nhiên với bản chất lưu manh của CSVN, nhiều người cho rằng đây chỉ là một kế hoãn binh, công viên cũng chỉ là một hình thức tạm thời, đợi một vài năm khi tất cả sự việc tranh chấp đã trôi vào quên lãng, họ sẽ tiếp tục kế hoạch âm thầm phát mãi, lúc đó Tổng Giáo Phận Hà Nội sẽ không trở tay.
Nói về khu đất Toà Khâm Sứ cũ, theo tin của Asia News cuối năm 2007 đã loan, dựa theo bản tin Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đưa ra, CSVN quyết định “Để tỏ lòng kính trọng Đức Giáo Hoàng và Toà Thánh Vatican, CSVN cho phép Tổng Giáo Phận Hà Nội được quyền xử dụng Toà Khâm Sứ cũ như một tài sản của giáo hội” . Tuy nhiên, đã hơn tám tháng chờ đợi, sự cam kết này vẫn chưa được thực hiện và đến nay, CSVN lại lật lọng, đơn phương hủy đi những gì đã cam kết, và ngang nhiên phá hủy Toà Khâm Sứ cũ để xây dựng công viên. Như vậy, đây có phải là hành xử của một chính quyền thực sự, hay chỉ là một bọn thảo khấu lật lọng, lừa bịp, chắc chắn đã quá đã sáng tỏ.
Để chứng minh cho điều này, chỉ cần đọc sơ “Chương I” nói về “Chế Độ Chính Trị” trong bản Hiến pháp năm 1992 CHXHCNVN, chắc chắn ai cũng thấy được những hành xử trái khoáy mà CSVN đang phỉ nhổ lên chính bản Hiếp pháp họ. Thí dụ điển hình như điều 3 đã quy định: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”
Điều 8 cũng quy định: “Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng” .
Như vậy, hành động nuốt lời cam kết, dùng cường lực bao vây Toà Khâm Sứ cũ, san bằng với lý do làm công viên đã cho thấy Luật pháp và Hiến pháp CSVN chỉ là một mớ giấy lộn, chính họ đã ký kết và cũng chính họ đã xé bỏ tất cả, và hành xử của CSVN đối với Giáo xứ Thái Hà có phải là một hành động “thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.” hay “tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân” như Hiến pháp quy định không?
Trở về riêng vấn đề nhà đất, nếu CSVN nói rằng, tất cả đất đai đều do đảng và nhà nước quản lý, đưa vào công ích xã hội như những lời bịp bợm đã từng rêu rao. Vậy thử hỏi những khu đất của Tôn giáo hay những căn nhà của dân oan bị đảng và nhà nước cướp, đã được xử dụng như thế nào? Có phải đang ra phúc lợi cho người dân không? Hay chỉ phụ vụ cho một thiểu số quyền lực mua đi bán lại làm giầu trên mồ hôi, nước mắt oan khiên của người dân. Ngược lại, nếu thực sự phục vụ quyền lợi chung cho đất nước như CSVN tuyên bố, thì tất nhiên đảng và nhà nước phải hoan hỷ trả lại nhà đất cho dân, nhất là những cơ sở tôn giáo như giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ cũ. Bởi lẽ dân có an cư, mới có thể lạc nghiệp để xây dựng đất nuớc. Hơn nữa, theo dòng lịch sử từ cổ chí kim, từ đông sang tây, các cơ sở Tôn giáo luôn là những nơi phục vụ đời sống tinh thần con người một cách tích cực và mang lại nhiều hiệu quả trong công việc ổn định xã hội, thăng hoa đời sống đạo đức của nhân loại. Tôn giáo không phải là những nơi tồn trữ những lưu manh, lươn lẹo, bịp bợp để phá hoại đời sống tâm linh và lũng loạn xã hội như những cơ chế độc tài toàn trị, trong đó có CSVN. Nếu như CSVN biết nói vì lợi ích chung của xã hội và đất nước, thì tại sao lại cố nuốt đi những cam kết với Tổng Giáo Phận Hà Nội vào cuối năm 2007, để giờ đây dùng bạo lực ăn cướp một cách trắng trợn như đang xẩy ra.
Trải qua hơn nửa thế kỷ, thế giới ngày nay đã tiến bộ rất xa để thực thi nhân bản một cách tốt đẹp hơn. Nhưng rất tiếc CSVN vẫn không thể thay đổi, hoà nhập với thế giới để trở thành một con người thực sự đầy đủ nhân tính. Sự kiện sự lật lọng những cam kết với Toà Tổng Giáo Phận Hà Nội, dùng bạo lực san bằng Toà Khâm Sứ là một bằng chứng hiển nhiên, bất khả chối từ. Ấy thế mà vẫn còn một số cá nhân, đảng phái vẫn cố tình bưng tai, nhắm mắt, cong lưng, uốn lưỡi, tung hô CSVN là đã “đổi mới, ý thức, giác ngộ” mới là một điều đáng khinh và đáng tởm, vì thực chất CSVN chỉ là một bọn cướp tàn nhẫn, vô sỉ nhất trong các loại cướp trên thế gian.
Trở lại sự kiện Toà Khâm Sứ và Thái Hà, thiết nghĩ giờ đây đã đến lúc không còn niềm tin nào để có thể “đối thoại, tôn trọng sự thật trong tinh thần công bằng và bác ái” nữa. Ngược lại, chỉ còn một cách duy nhất là kiên trì giữ vững lập trường, chấp nhận mọi nghịch cảnh để tìm một sự “đột phá” mới trong công cuộc “rong ruổi” đi tìm chân lý trong công bằng như câu kinh thánh “Người đi trong nước mắt, mang hạt lúa gieo trên cánh đồng. Người về trong vui hát với những bông lúa vàng nặng chĩu trên tay” ...
Tóm lại, trước một thế lực sắt máu lưu manh như CSVN, thực sự niềm tin đã chết từ hơn nửa thế kỷ qua, không còn ai có thể hy vọng những con ngưòi CS có thể còn đọng lại một ít lương tri và nhân tính. Do đó, trong công cuộc đấu tranh cam go này, nguyện ơn trên phù hộ cho tất cả hàng giáo phẩm và giáo dân trong Tổng Giáo Phận Hà Nội nói riêng và toàn thể giáo dân khắp thế giới nói chung, được đầy ơn trên từ ngôi ba “Thánh Thần”, tiếp tục kiên trì, vững tin vào chính nghĩa để tiếp tục đi hết “đoạn đường thánh giá” hôm nay, cùng nhau gieo những “hạt lúa” công bình, bác ái trên khắp nẻo quê hương. Và chắc chắn sẽ gặt hái được những “bông lúa vàng” nặng chĩu hạnh phúc trong tương lai.
Phạm Thanh Phương (Úc Châu)
Hiệp Thông
(Được tin CSVN đã nuốt lời cam kết, khởi công san
bằng Toà Khâm Sứ để biến thành công viên. Xin hiệp
thông với tinh thần bất khuất cuộc cầu nguyện đi tìm
công lý và công bằng tại Toà Khâm Sứ & Thái Hà)
Tiếng uất nghẹn Thái Hà đang réo gọi
Nỗi oan khiên đồng vọng khắp năm châu
Đốt lửa thiêng, tan cuộc thế bể dâu
Mong chia sẽ tình “hiệp thông” chính nghĩa
Nhìn cuộc thế, Ôi! quá nhiều mai mỉa
Thế cầm quyền, toàn một lũ vô tri
Tin làm sao, một chế độ bất nghì
Khi pháp luật được dựa trên bạo lực
Chớ mơ tưởng, quay về nơi hiện thực
Thấy được gì, toàn lươn lẹo gian manh
Lời hứa kia như gió thoảng qua mành
Chỉ còn lại, một nỗi đau bịp bợm
Tin sao được, loài man di hung tợn
Quãng đường dài rong ruổi với chính tâm
Giữa thanh thiên, chẳng lẽ cứ bị lầm
Dẫu ngậm đắng, nuốt cay, cùng tiến bước
Gom tất cả niềm tin trong mộng ước
Sẽ một ngày chân lý được thăng hoa
Kinh tình yêu, nhân ái thắng gian tà
Trong “cầu nguyện”xây lâu đài hạnh phúc.
Vấn đề của Bạo lực
Nguyễn Đức Cung
09:53 29/09/2008
VẤN ĐỀ CỦA BẠO LỰC
Sau biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001 với sự kiện Tòa Tháp Đôi (Twin Towers) ở New York (Hoa Kỳ) bị phá hoại qua cái chết thảm khốc của hơn năm nghìn người dân Hoa Kỳ và một số người các nước khác, người ta nói nhiều đến vấn đề bạo lực (violence), lên án và đặt ra các tổ chức an ninh cấp địa phương và quốc gia nhằm ngăn chận bạo lực hoành hành tại nước Mỹ và trên khắp thế giới, thí dụ, Bộ An Ninh Nội Địa (Home Security Department) do Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush thành lập sau biến cố Sept. 11, 2001. Từ ngữ tiếng Việt với những chữ như bạo lực, bạo quyền, bạo loạn, bạo hành, bạo động, bạo chúa, bạo tàn, bạo bệnh, bạo chính, bạo nghịch, bạo ngược, bạo phát, bạo quân, bạo hổ bằng hà (hành động liều lĩnh, không có suy nghĩ chín chắn) cho người ta nhiều ý niệm phong phú về chữ bạo. Vấn đề bạo lực thật ra không phải là một cái gì mới mẻ nhưng đã có một lịch sử rất xưa cùng với sự xuất hiện của con người trên trái đất. Từ khi có con người là đã có bạo lực, và bạo lực đã được nhìn như một triết lý hành động, được áp dụng dưới nhiều chế độ chính trị qua thời gian cho đến thời đại ngày nay đặc biệt đối với vụ Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà dưới chế độ Cộng Sản tại Việt Nam thời gian gần đây.
1.- Bạo lực qua lăng kính tôn giáo, triết lý và lịch sử dưới ảnh hưởng nền triết học Á Đông.
Ngày xưa Mạnh Tử, một vị á thánh của Trung Quốc có nói “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (người thuở ban đầu tính vốn thiện) nhưng một vị môn đồ khác của Khổng giáo là Tuân Tử lại chủ trương “Nhân chi sơ tính bổn ác” (người thuở ban đầu, tính vốn ác). Ở đây chúng ta không tranh luận về vấn đề điều thiện hay cái ác thứ nào có trước nhưng một quan điểm có thể có sự đồng ý chung là bạo lực xuất phát từ tâm thức của con người mà nguyên do chính là vì sự đố kỵ và lòng tham lam.
Sách Sáng Thế (4, 1-15) trong Cưụ Ước đã kể lại câu chuyện bạo lực đầu tiên của loài người khi Cain, người con đầu của Ađam (và Eva) giết em mình là Aben chỉ vì Chúa đoái thương Aben và lễ vật y phụng hiến (Đ.M. Trần Đức Huân, Kinh Thánh Cựu Tân Ước, Ra Khơi Thánh Kinh Thiện Bản tái bản, Sài Gòn, 1971, trang 8). Sự đố kỵ mặc dù là với em mình đã khiến bàn tay Cain vấy máu và Thiên Chúa rất công bình khi phán quyết cùng Cain: “Vậy nay ngươi phải vô phước trên mặt đất, vì đất đã mở miệng hút máu em ngươi do tay ngươi đổ ra; ngươi cày bừa ruộng đất mà chẳng thu được hoa trái, ngươi sẽ đi dông dài trốn tránh trên mặt đất.” (Trần Đức Huân, Sách đã dẫn trang 8-9). Sách Sáng Thế cho biết khi Cain thưa cùng Đức Chúa về nỗi lo sợ của y sẽ bị người khác gặp mà giết thì Đức Chúa đã trấn an người con đầu của Ađam bằng cách cho y một ám hiệu để biết mỗi khi ai gặp, người ta sẽ không giết y. Nghiệm cho cùng Cain vì gây ra bạo lực (tội ác) nên phải lo sợ bị quả báo bởi vì “thiện ác đáo đầu chung hữu báo, cao phi viễn tẩu giả nan tàng” . Chúng ta không biết rõ Đức Chúa đã cho Cain ám hiệu gì để người ta khi gặp sẽ không giết y, và có lẽ các nhà chú giải Thánh Kinh đã có kiến giải về vấn đề này mà chúng tôi không đủ điều kiện nên chưa đọc tới. Tuy nhiên, cứ theo kinh nghiệm về nhân tướng học Việt Nam rằng “lụa tốt xem biên, người hiền xem tướng” , hoặc “chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, “hiện tượng Cain” hay hiện tượng bạo lực chắc chắn lộ ra từ con người của y (cử chỉ, lời nói, khuôn mặt) và thông qua cái lương tri (bon sens, vốn do Tạo Hóa ban cho) của những kẻ gặp y. Những kẻ làm ác cho dù cố dấu diếm hành tung của mình, và mặc dù cố mai phục dưới biết bao danh từ hoa mỹ chắc chắn không thể nào mà không bị lộ ra. Sách Trung Dung của Khổng Tử đã có nói “Mạc hiện hồ ẩn, mạc hiển hồ vi” (Không có gì che dấu mà không hiện ra, không có gì nhỏ nhặt mà không hiển hiện) và trong Kinh Tụng Ca của Lễ Cầu Hồn Công Giáo (Requiem) cũng đã có viết: “Quidquid latet apparebit” (Không có gì che dấu mà không tỏ lộ) dù được viết trong thời khoảng rất xa nhau nhưng cũng chung một quan điểm đó là không có gì che dấu được sự thật.
Kinh nghiệm cho hay người ta có thể bị lầm một lần hoặc hai lần nhưng không thể bị lầm mãi mãi. Goebbels (1897-1945), cựu Bộ trưởng Tuyên Truyền của Hitler đã từng chủ trương từ những năm 30 của thế kỷ XX rằng cứ nói láo, tiếp tục nói láo rồi một ngày kia điều nói láo đó sẽ trở thành sự thật. Luận cứ đó của Goebbels ngày trước cũng có thể lừa bịp được nhân dân Đức trước khi Hitler lên nắm chính quyền (1933) và trong Thế chiến II (1939-1945) nhưng ngày nay đã hoàn toàn bị phá sản vì kỹ thuật thông tin tuyên truyền hiện tại đã quá tiến bộ (mau) và rộng khắp (toàn cầu). Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay còn chấp nhận dùng phương pháp cổ lổ sĩ của Goebbels thì chính là tự bóc trần bản chất gian manh của mình trước công luận.
Đối chiếu với lịch sử cận đại Việt Nam, theo Hoàng Văn Chí trong tác phẩm From Colonialism to Communism, A case history of North Vietnam (Nhà xuất bản Frederick A. Praeger, Second Printing, 1965, trang 70), hai chữ Việt Minh xuất phát từ tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của Hồ Học Lãm lập ra tháng 1 năm 1936 mà Hồ Chí Minh đã cưỡng đoạt lúc còn ở Trung Hoa thường được viết tắt là VM, đọc nhanh là VẸM. Trong tiếng Việt, VẸM có nghĩa con vẹt, nghĩa là nói như con vẹt, tức là nói láo. Lời ví von này có nghĩa là được dạy cho điều gì thì lặp lại điều đó. Cho nên “nói như cán bộ Việt Minh” có nghĩa nói láo như Vẹm, tức giả nhân giả nghĩa như Vẹm. Cụ Hoàng Văn Chí từng là chuyên viên in bạc cho Hồ Chí Minh trong thời gian kháng chiến nhiều năm, đã bỏ về thành nên biết rất rõ chế độ Cộng Sản. Theo cụ Chí cho biết, để tránh bị nhân dân cười cợt hai chữ Việt Minh, là VÊ-EM tức Vẹm, đảng CSVN bèn đổi hai chữ Việt Minh ra Liên Việt nhưng do thái độ ởm ờ, quờ quạng, phản trắc, không “thiệt nhân thiệt tính” của đảng Cộng Sản Việt Nam và các thành viên trong mặt trận Liên Việt, dân chúng khắp nơi gọi Liên Việt là LỜ VỜ ! Như thế đủ biết quần chúng Việt Nam lúc nào cũng biết cảnh giác, và cảnh giác cao độ chứ không thể để CS lừa bịp dễ dàng.
Sự thật nói ở trên có thể đem đối chiếu với hành động gian ác của bạo quyền Cộng Sản qua vụ Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội trong những tháng ngày qua. Chắc chắn người Công Giáo VN và nhân dân nước Việt đã nhận diện được chân tướng của bọn cầm đầu nhà nước Cộng Sản và không thể lầm mãi với chế độ Cộng Sản được.
Trong triết lý chính trị của Á Đông thời cổ có thể nêu một thí dụ điển hình về việc sử dụng bạo lực là việc nhà Tần (221-206) áp dụng chính sách của Pháp gia trong việc thống nhất Trung Quốc vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên. Pháp gia là học phái chủ trương dùng hình phạt, pháp luật, nhất là bạo lực để thôn tính hay thống trị một đất nước.
Theo bản đồ của J. Gernet vẽ nước Trung Hoa vào thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên, nước Tần ở vào một vị trí hẻo lánh lại mang tính chiến lược tại phía tây của quốc gia Trung Hoa này so với các nước khác thời Chiến Quốc như Ba Thục, Chu, Tống, Lỗ, Tề, Triệu, Yên đa số ở về phía đông, nghĩa là ít bị các nước khác dòm ngó. Nước Tần có cửa ải Hàm Cốc vốn là một vị trí địa lý rất hiểm trở “một người giữ cửa đó thì cự được vạn người”. Tần Thủy Hoàng đã biết khai thác thế địa lý chính trị (geopolitics) của ải quan này mình bằng cách từ phía tây đột nhập tấn kích các nước phía đông rồi sau đó rút lui mà các nước kia không dám mạo hiểm truy kích về phía tây. Chiến lược này về sau đã ảnh hưởng trên chiến lược của Mao Trạch Đông đó là “lấy rừng núi chế ngự nông thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị”. Buổi đầu (năm 242) Tần Thủy Hoàng dùng Lã Bất Vi làm Tể tướng, sau đó bãi chức họ Lã và dùng Lý Tư, một môn sinh của Tuân Tử thuộc phái Pháp gia. Trong phái Pháp gia người giỏi hơn cả là Hàn Phi Tử, bạn học của Lý Tư, rất được Tần Thủy Hoàng khâm phục vì nghe tiếng nhưng chưa từng gặp gỡ. Vì đố kỵ tài năng, Lý Tư đã gièm pha Hàn Phi Tử khi ông này tới Tần được ít lâu nên Hàn Phi Tư bị tống giam và bỏ mạng trong ngục. Tuy nhiên điều quan trọng hơn cả trong chính sách của Tần Thủy Hoàng áp dụng sau khi thống nhất được Trung Quốc đó là vua Tần dùng Thương Ưởng hay Vệ Ưởng, cũng là một môn đồ của Pháp gia, và đã dám áp dụng những biện pháp cải cách sắt máu quan trọng trong đó có việc tiêu diệt giai cấp quý tộc mà lập ra một giai cấp mới là giai cấp quân nhân, cũng giống như CS sau này chủ trương “trí, phú, địa, hào đào tận gốc, tróc tận rễ” để theo chính sách chuyên chính vô sản. Theo học giả Nguyễn Hiến Lê, “Tần đã thành công nhờ chính sách độc tài, sự tổ chức chặt chẽ, chiến thuật đại tài, mà cũng nhờ mưu mô xảo quyệt: dùng một bọn do thám cho lẻn vào tất cả các nước, vung tiền ra mua chuộc các đại phu, tướng quân của địch, mua chuộc không được thì ám sát. Những cách đó thành công rồi, lúc đó Tần mới đưa quân vô. Hàn (230), Triệu (228), Ngụy (225), Sở 223, Tề (221) đều vì vậy mà bị diệt.” ( Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc, Văn Nghệ xb. 2003, tr. 112).
Mua chuộc không được thì ám sát, tức là sử dụng bạo lực bởi vì mục đích biện minh cho phương tiện (la fin justifie les moyens). Tuy cùng là học trò của Tuân Tử nhưng hành động của Lý Tư lại khác với Hàn Phi Tử. Bạo lực nói chung là triết lý hành động của những người theo chủ nghĩa Cộng Sản như trường hợp Mao Trạch Đông thủ tiêu Lưu Thiếu Kỳ, Stalin cho giết Trosky tại Mễ Tây Cơ năm 1936, Hồ Chí Minh thanh toán Tạ Thu Thâu, Trương Tử Anh, Huỳnh Phú Sổ, Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi v.v...
2.- Bản chất của bạo lực Cộng Sản qua một số sự kiện lịch sử.
Con người hay một tập thể cá nhân quen sử dụng bạo lực xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có gia đình, môi trường giáo dục hay xã hội. Nếu là gia đình tốt, có căn bản giáo dục đàng hoàng thì con cái tất nhiên cư xử đúng khuôn phép lễ giáo nhờ đó bạo lực ít khi xảy ra trong đời sống gia đình.
Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã uốn nắn hun đúc ông thành con người của bạo lực vì ảnh hưởng của gia đình, gia tộc của ông, nhưng lại được che dấu dưới rất nhiều lớp son do kỹ thuật sùng bái cá nhân, thần thánh hóa lãnh tụ của guồng máy cai trị thực hiện.
Thân phụ của Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Sắc đỗ phó bảng năm 1901, làm thừa biện bộ Lễ từ năm 1902 đến 1909 rồi được bổ làm tri huyện Bình Khê (Bình Định). Ông Sắc vốn nghiện rượu nên thường hay say. Vào tháng 1-1910, trong một cơn say rượu tri huyện Sắc đã dùng roi mây đánh chết một người tù, tên là Tạ Đức Quang (theo Bùi Tín, hồi ký Mặt Thật, (Nxb Saigon Press,, California, 1993, tr. 95). Vì ông Nguyễn Sinh Sắc có học vị cao nên triều đình cho khỏi bị đánh đòn 100 trượng để giữ thể diện cho ông ta, và ông chỉ bị hạ bốn cấp bậc quan lại và bị sa thải. Theo lời bà Nguyễn Thị Thanh, chị ruột của Hồ Chí Minh cho biết, “bà không thể chịu đựng lâu ngày thái độ cộc cằn thô lỗ của cha bà, nay đã mắc phải tật nghiện rượu và thường hay đánh đập bà.” (Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l”Indochine au Vietnam, Nxb. Gallimard, Paris, 1990, tr. 133. Trần Gia Phụng, Án tích Cộng sản Việt nam, Nxb. Non Nước, Canada, 2001, tr. 336).
Trong bài viết Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia đăng trong cuốn sách Trong Cõi, (Nxb Trăm Hoa, California, 1993) nhà sử học Trần Quốc Vượng cho biết ông Nguyễn Sinh Sắc thật sự không phải là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm mà chính là con của cử nhân Hồ Sĩ Tạo ở làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà Hà Thị Hy vốn có thai với ông Hồ Sĩ Tạo, được gia đình gả cho anh dân cày nhưng tương đối có của mà tuổi cao, lại góa vợ là Nguyễn Sinh Nhậm để tránh tai tiếng cho gia đình là có con gái chửa hoang. Sự việc này được nhiều người ở làng Sen biết nhưng ai cũng để bụng nhất là khi ông Hồ đã lên làm chủ tịch nước VNDCCH. Một lai lịch gia đình tai tiếng và bất minh như vậy, một ông cha nghiện ngập đến luôn luôn sử dụng bạo lực, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với con cái trong gia đình lại có tiền án đánh chết người như Nguyễn Sinh Sắc, tất nhiên là có ảnh hưởng rất xấu trên con cái trong nhà như Nguyễn Sinh Cung hay Nguyễn Tất Thành hoặc Hồ Chí Minh.
Với chính quyền Cộng Sản tại Việt Nam, từ năm 1945 bạo lực đã được công khai sử dụng như là một phương tiện hữu hiệu để tiêu diệt các thế lực mà họ coi là thù nghịch như các chính đảng quốc gia Việt Quốc, Đại Việt, Duy Dân, Dân Xã, các nhân vật Công Giáo, Phật Giáo có uy tín, v.v... mà rất nhiều tư liệu đã đề cập đến.
Trong nội bộ đảng Cộng sản, bạo lực và thủ đoạn cũng được sử dụng để tranh dành quyền lực, bịt miệng đối thủ, khỏa lấp sự thật mà bản thân những người lãnh đạo như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp đã từng có những kinh nghiệm cá nhân.
Với Hồ Chí Minh, ngay từ năm 1925, đã từng cấu kết với Lâm Đức Thụ bán cụ Phan Bội Châu cho thực dân Pháp lấy 100.000 quan để cướp quyền lãnh đạo các lực lượng cách mạng Việt Nam ở Trung Hoa như Tâm Tâm Xã, biến các cán bộ của tổ chức này thành cán bộ CS.
Năm 1930, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai đã từng hứa hôn với nhau khi qua Trung Quốc làm việc tại Đông Phương Bộ Quốc tế Cộng Sản. Năm 1931, Nguyễn Thị Minh Khai bị mật thám Pháp bắt và thả ra năm 1934. Lúc này Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai được chọn làm đại biểu đi dự Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản lần thứ 7 tổ chức tại Liên Xô. Lê Hồng Phong lên đường về nước trước còn Nguyễn Thị Minh Khai ở lại thụ huấn với Hồ Chí Minh để tham dự đại hội. Sự gian díu của Hồ Chí Minh với Nguyễn Thị Minh Khai trong thời gian ngắn này đã dẫn đến việc Nguyễn Thị Minh Khai có thai. Khi hai người này đến Liên Xô, tổ chức Đảng CSLX đã có những can thiệp để hai người chính thức thành hôn với nhau. Lê Hồng Phong bị bắt ở Chợ Lớn năm 1938 sau khi chia tay với Hồ Chí Minh tại Hongkong để về nước. Nhà nghiên cứu sử học Minh Võ nêu nhận xét: “Cuộc gặp gỡ giữa Lê Hồng Phong và Hồ Chí Minh diễn ra hết sức bí mật nên việc bị bắt của lê Hồng Phong cũng thành một nghi vấn là có thể do bàn tay hãm hại của ông Hồ vì ông vẫn biết Lê Hồng Phong chưa nguôi thù hận về câu chuyện tình với Minh Khai nên rat ay trừ khử.” (Minh Võ, Hồ Chí Minh, nhận định tổng hợp, Nxb. Tủ sách Tiếng Quê Hương, Virginia, 2006, tr. 62).
Đối với những người cán bộ CS do Liên Xô huấn luyện, được cử về Việt Nam hoặc Trung Hoa hoạt động bên cạnh Hồ Chí Minh để theo dõi họ Hồ, Hồ Chí Minh cũng tìm cách dùng bạo lực để thanh toán. Cụ thể là ngày 16-8-1945, khối này được gọi là khối Ly Khai đã bị Việt Minh tấn công ở Ô Cầu Giấy khiến cho một số tử nạn và một số thoát được như Hồ Tùng Mậu, Lâm Đức Thụ, Nguyễn Công Tuyền, Tạ Thu Thâu, Đào Tuấn Kiệt, Lê Ngọc Huỳnh, Trần văn Mại...
Tuy nhiên nhóm Đệ Tứ Quốc Tế vẫn là nhóm bị Hồ Chí Minh và đảng CS Đông Dương thù ghét nhất. Trong một chỉ thị nhắc cho Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chúng ta không thể nhượng bộ điều gì cho nhóm Tờ-Rốt-Kít. Chúng ta phải làm tất cả mọi việc có thể được để lộ mặt nạ của chúng là những con chó của Phát Xít và tiêu diệt chúng về chính trị.” (Minh Võ, Sách đã dẫn, tr. 64).
Sau vụ Ô Cầu Giấy, Tạ Thu Thâu trở về Nam bằng hỏa xa. Đến Quảng Ngãi, ông ghé thăm người con của Nguyễn An Ninh vào tháng 9-1945, bị cán bộ Việt Minh phát hiện và bắt giết tại bờ biển Mỹ Khê, Quảng Ngãi. Trong thời gian ở Pháp tham dự hội nghị Fontainebleau, khi trả lời Daniel Guérin, một đảng viên đảng Xã Hội Pháp hỏi về cái chết của Tạ Thu Thâu, Hồ Chí Minh giả bộ buồn rầu trả lời: “Ông Tạ Thu Thâu là một nhà ái quốc; chúng tôi đau buồn khi hay tin ông mất...” Và khi Guérin hỏi tiếp ai là thủ phạm trong vụ ám sát này, Hồ Chí Minh khẳng quyết: “Tất cả những ai đi trái với đường lối của tôi vạch ra đều sẽ bị tiêu diệt...”
Việc Phùng Chí Kiên bị giết cũng do Hồ Chí Minh thực hiện qua Võ Nguyên Giáp. Vì Phùng Chí Kiên vừa biết quá nhiều về dĩ vãng của Hồ Chí Minh vừa được Liên Xô tín nhiệm nên được giao nắm lực lượng vũ trang trên cả Võ nguyên Giáp. Sư có mặt của Phùng Chí Kiên sẽ khiến Hồ Chí Minh khó nắm trọn quyền lực (Minh Võ, Sđd, tr. 248).
Trong tác phẩm Đêm giữa ban ngày, nhà văn Vũ Thư Hiên đã nói đến trường hợp Nông Thị Xuân bị Hồ Chí Minh ra lệnh cho Trần Quốc Hoàn thanh toán sau khi có với Hồ một đứa con trai tên Nguyễn Tất Trung càng chứng tỏ khả năng sử dụng bạo lực của “bác” ngay cả đối với người thiếu nữ nhà quê chơn chất, thật thà từng là đồ chơi của mình.
Từ năm 1954, sau khi chế độ CS chiếm được một nửa VN, đảng CS đã tiến hành thanh toán bằng thủ đoạn và bạo lực các thành phần trí thức Miền Nam theo CS như Bùi Công Trừng, Nguyễn Văn Trấn, mà một số tư liệu đã vạch trần sự thật trước công luận nhân dân. Từ năm 1975 đến nay, hành vi bạo lực vẫn tiếp tục được sử dụng để tranh quyền đoạt chức, thanh toán các tranh chấp nội bộ. Chẳng những thế, bạo lực còn là tiếng nói đè bẹp công lý, ngăn chận các vụ khiếu kiện của dân oan, chà đạp tự do tôn giáo, thủ tiêu các trào lưu đấu tranh cho tự do, dân chủ của người dân Việt Nam. Các cụm từ như “bạo lực cách mạng”, “bạo lực chuyên chính vô sản” vốn được chính quyền CSVN công khai sử dụng như khẩu hiệu thường ngày của họ để kích động thú tính trong lòng người cán bộ CS đồng thời là lực răn đe đối thủ, đối phương.
Qua biến cố Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà, người Công Giáo Việt Nam đã và đang đối diện với bạo lực của chính quyền CS cụ thể là những vụ việc đàn áp đã xảy ra trong các ngày 28 và 31-8-2008 tại Thái Hà mà cao điểm là chính quyền đã dùng bạo lực để biến khu đất Tòa Khâm Sứ ngày 19-9 và Linh địa Đức Bà của Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội trong tuần qua thành công viên cây xanh, một hình thức cưỡng đoạt vật sở hữu của tôn giáo.
3.- Người Công Giáo Việt Nam phải làm gì trước chính sách bạo lực của ngụy quyền Cộng Sản?
Cộng Sản sở dĩ khai thác được sức mạnh của bạo lực vì biết rằng bản tính tâm lý con người là lúc nào cũng sợ, cũng muốn yên ổn trong cuộc sống chứ không muốn bị quấy rầy, phiền phức. Cộng Sản có nhiều kinh nghiệm áp dụng bạo lực đối với các thành phần dân chúng trong đó có cả trí thức, nông dân, đảng phái, tôn giáo. Ngoài ra Cộng Sản còn có cả một kho tri thức về phương cách áp dụng bạo lực học được từ các nước trong khối CS trên thế giới trước đây đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc và các quốc gia theo phe Xã hội Chủ nghĩa. Thêm vào đó, Cộng Sản Việt Nam còn có khả năng sáng chế ra các thủ thuật áp dụng bạo lực cách tinh vi, độc hiểm của riêng mình mà những ai trải qua nhiều năm tháng trong lao tù của chúng đều phần nào hiểu biết. Các phương tiện nhân sự đông đảo, tiền bạc rất dồi dào của đảng CSVN là nguồn hỗ trợ mãnh liệt cho chính sách bạo lực mà trong cuộc đối đầu này giữa bạo quyền với tôn giáo, có người đã ví như trứng chọi đá.
Trước hết người Công Giáo Việt Nam phải chuẩn bị cho mình một tinh thần dứt khoát đó là không sợ bạo lực. Sau khi Cain giết Aben, y cảm thấy sợ về hành động sát nhân của mình và tìm cách lẩn trốn Thiên Chúa. Tâm lý biết sợ của Cain sở dĩ có là vì y đã biết mình làm việc trái với nhân luân. Người Công Giáo cầu nguyện để đòi công lý và sự thật, không đòi lật đổ chính quyền, không làm việc gì vi phạm luật pháp mà hành động trong khuôn khổ của đức tin. Thật sự, những kẻ manh tâm thi hành bạo lực như bọn công an với chó nghiệp vụ, bọn thanh niên du đảng Hồ Chí Minh, bọn cai nghiện côn đồ, mới chính là những kẻ mang tâm lý sợ sệt vì chúng gây ra tội ác. Cần phải khuếch tán tinh thần “vô úy” (không biết sợ) trong đơn vị gia đình để người chồng hỗ trợ cho người vợ, cha mẹ nâng đỡ khuyến khích con cái, anh chị em yểm trợ cho nhau, người trong giáo xứ khích lệ lẫn nhau. Trên một bình diện rộng hơn, tinh thần vô úy phải được coi là một triết lý sống giữa những người còn có chút thiện tâm đối với một xã hội băng hoại về mọi thứ đạo đức một khi tiền bạc được coi là thước đo giá trị con người. Khi tạo được cho mình một tâm thức “vô úy”, con người sẽ trở nên bình tĩnh hơn để đối phó khôn ngoan với các thực tế chung quanh, nhất là đối phó với các mưu ma chước quỷ của chính quyền CS. Với tinh thần vô úy, con người nhận thức được giá trị thực tại tâm linh của cuộc sống, giá trị của nhân phẩm với các chiều sâu nội tâm mà Thiên Chúa đã đặt để trong từng người.
Xã hội Việt Nam hôm nay cần một luồng gió mới thổi từ những tâm hồn công chính, không biết sợ cường quyền và bạo lực, sẽ được thay da đổi thịt ít nhất là về phương diện tinh thần với não trạng mới. Tinh thần hiệp thông qua hình ảnh Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đi thăm gia đình những người có thân nhân bị chính quyền bắt trong vụ việc Thái Hà và nhất là sự hiệp thông của toàn thể các giáo phận ở trong nước và các giáo xứ, cộng đoàn, đoàn thể khắp nơi trên thế giới đã là yếu tố quan trọng khích lệ tinh thần phấn chấn hy sinh cho mục tiêu đòi công lý của giáo dân tại Tổng giáo phận Hà Nội cũng như tại giáo xứ Thái Hà, không sợ bạo lực và sẵn sàng đương đầu với bạo lực bằng tinh thần cầu nguyện của mình.
Trong nỗ lực tạo cho mình tinh thần “vô úy” đó, người Công Giáo Việt Nam tìm đến nguồn ân sủng khích lệ nhất đó là Các Thánh Tử Đạo Việt Nam bởi vì Các Ngài đã bày tỏ tinh thần “vô úy” đến mức cao điểm nhất với sự hiến dâng mạng sống của mình vì đức tin. Các Ngài đã chịu biết bao hình thức tàn ác của bạo lực như đánh đập, tù ngục, chửi bới, khắc chữ vào mặt, bị gọi là “tả đạo”, “dữu dân” (dữu là một thứ cỏ dại), bị phân sáp, không được làm việc mục vụ như đọc kinh, xem lễ, bị cướp hết mọi tài sản như ruộng đất, tiền bạc, nhà cửa và nhiều hình thức của cái chết như chết rũ tù, bị lăng trì, xử giảo (thắt cổ), chém đầu, chém ngang lưng, voi giầy, ngựa xéo v.v... Chính Các Thánh Tử Đạo VN, tiền nhân của chúng ta, sẽ phù hộ cho con cháu thoát khỏi nỗi sợ hãi thường tình, trở nên cam đảm, vượt thắng bạo lực.
“Đừng sợ...” là lời dạy của Đức Kitô nói với các Tông đồ thuộc Nhóm Mười Hai, cũng là thông điệp mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II nói với người Công Giáo Ba Lan năm 1979 khi Ngài về thăm quê hương của mình để từ đó sức mạnh của đức tin tiến lên như ánh sáng đẩy lùi bóng tối. Một khi tinh thần “vô úy” trở thành phổ biến trong xã hội Việt Nam, thái độ “không sợ” đã trở thành bản lĩnh của mọi người dân Việt thì chắc chắn bạo quyền phải lùi bước.
Thứ đến, người Công Giáo Việt Nam phải vững tin vào mục tiêu tranh đấu của mình đó là đòi cho được công lý và sự thật. Xã hội Việt Nam hôm nay thật sự không vắng bóng công lý và sự thật. Vì không có công lý cho nên tham nhũng đã hoành hành từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Vì không có công lý cho nên xảy ra biết bao nhiêu vụ khiếu kiện của người dân khắp nơi vốn bị cướp đất, cướp ruộng một cách bất công mà không hề được chính quyền lưu tâm giúp đỡ.
Ngày 26-9-2008, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã công bố bản “Quan điểm của Hội đồng Giám Mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay” gồm ba điểm nhận xét về tình hình và ba điểm đề nghị cụ thể gọi là quan điểm nhằm giải quyết tình hình hiện nay. Đọc bản quan điểm này, người ta thấy Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhận định rất sâu sát rõ ràng về tình hình đất nước hiện nay thông qua vụ việc Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà, đồng thời chỉ ra những hướng đi giải quyết cụ thể nói lên thiện chí đóng góp ý kiến của các vị lãnh đạo Công Giáo tại Việt Nam trong tinh thần ôn hòa, bình tĩnh giải quyết những tranh chấp đầy khó khăn hiện tại. Bản quan điểm của HĐGMVN sẽ là cẩm nang giúp cho chính quyền CS ra khỏi cảnh lúng túng, hạ sách khi họ tưởng rằng dùng bạo lực như công an, chó nghiệp vụ, bọn thanh niên du đảng Hồ Chí Minh, lũ người đầu trâu mặt ngựa cai nghiện tâm thần, súng đạn, roi điện, hơi cay để trấn áp giáo dân là mọi chuyện đều xong... Bạo lực đã lầm!
Qua bản Quan điểm này, người Công Giáo Việt Nam có thể thực hiện các việc làm của mình một cách thích ứng theo tinh thần hòa bình mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã vạch ra.
Seneca (4 trước C.N-65), một triết gia cổ điển phương Tây có nói một câu nổi tiếng: “Sự tàn bạo tự nó đã uống một phần lớn nọc độc của nó” (La méchanceté boit ell-même la plus grande partie de son venin) . Chính quyền CSVN đã sử dụng bạo lực với tất cả sự tàn ác (méchanceté) cả trong lãnh vực truyền thông, báo chí để vu khống, xuyên tạc, đặt điều, bôi nhọ Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt nhưng việc làm đó đã bị phản tác dụng, trở thành gậy ông đập lưng ông, đúng triết gia Seneca đã nhận định và như Đức Kitô đã cảnh báo “Ai dùng gươm sẽ chết vì gươm” . (Mát-thêu, 26, 52). Chính quyền CSVN phải nhớ rằng dùng bạo lực đối với nhân dân sẽ chết vì bạo lực. Chính quyền với nhân dân cũng giống như thuyền đi trên nước, thuyền đi trên nước nhưng nước cũng có thể lật nhào và nhận chìm thuyền.
(New Jersey 29-9-2008)
Sau biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001 với sự kiện Tòa Tháp Đôi (Twin Towers) ở New York (Hoa Kỳ) bị phá hoại qua cái chết thảm khốc của hơn năm nghìn người dân Hoa Kỳ và một số người các nước khác, người ta nói nhiều đến vấn đề bạo lực (violence), lên án và đặt ra các tổ chức an ninh cấp địa phương và quốc gia nhằm ngăn chận bạo lực hoành hành tại nước Mỹ và trên khắp thế giới, thí dụ, Bộ An Ninh Nội Địa (Home Security Department) do Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush thành lập sau biến cố Sept. 11, 2001. Từ ngữ tiếng Việt với những chữ như bạo lực, bạo quyền, bạo loạn, bạo hành, bạo động, bạo chúa, bạo tàn, bạo bệnh, bạo chính, bạo nghịch, bạo ngược, bạo phát, bạo quân, bạo hổ bằng hà (hành động liều lĩnh, không có suy nghĩ chín chắn) cho người ta nhiều ý niệm phong phú về chữ bạo. Vấn đề bạo lực thật ra không phải là một cái gì mới mẻ nhưng đã có một lịch sử rất xưa cùng với sự xuất hiện của con người trên trái đất. Từ khi có con người là đã có bạo lực, và bạo lực đã được nhìn như một triết lý hành động, được áp dụng dưới nhiều chế độ chính trị qua thời gian cho đến thời đại ngày nay đặc biệt đối với vụ Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà dưới chế độ Cộng Sản tại Việt Nam thời gian gần đây.
1.- Bạo lực qua lăng kính tôn giáo, triết lý và lịch sử dưới ảnh hưởng nền triết học Á Đông.
Ngày xưa Mạnh Tử, một vị á thánh của Trung Quốc có nói “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (người thuở ban đầu tính vốn thiện) nhưng một vị môn đồ khác của Khổng giáo là Tuân Tử lại chủ trương “Nhân chi sơ tính bổn ác” (người thuở ban đầu, tính vốn ác). Ở đây chúng ta không tranh luận về vấn đề điều thiện hay cái ác thứ nào có trước nhưng một quan điểm có thể có sự đồng ý chung là bạo lực xuất phát từ tâm thức của con người mà nguyên do chính là vì sự đố kỵ và lòng tham lam.
Sách Sáng Thế (4, 1-15) trong Cưụ Ước đã kể lại câu chuyện bạo lực đầu tiên của loài người khi Cain, người con đầu của Ađam (và Eva) giết em mình là Aben chỉ vì Chúa đoái thương Aben và lễ vật y phụng hiến (Đ.M. Trần Đức Huân, Kinh Thánh Cựu Tân Ước, Ra Khơi Thánh Kinh Thiện Bản tái bản, Sài Gòn, 1971, trang 8). Sự đố kỵ mặc dù là với em mình đã khiến bàn tay Cain vấy máu và Thiên Chúa rất công bình khi phán quyết cùng Cain: “Vậy nay ngươi phải vô phước trên mặt đất, vì đất đã mở miệng hút máu em ngươi do tay ngươi đổ ra; ngươi cày bừa ruộng đất mà chẳng thu được hoa trái, ngươi sẽ đi dông dài trốn tránh trên mặt đất.” (Trần Đức Huân, Sách đã dẫn trang 8-9). Sách Sáng Thế cho biết khi Cain thưa cùng Đức Chúa về nỗi lo sợ của y sẽ bị người khác gặp mà giết thì Đức Chúa đã trấn an người con đầu của Ađam bằng cách cho y một ám hiệu để biết mỗi khi ai gặp, người ta sẽ không giết y. Nghiệm cho cùng Cain vì gây ra bạo lực (tội ác) nên phải lo sợ bị quả báo bởi vì “thiện ác đáo đầu chung hữu báo, cao phi viễn tẩu giả nan tàng” . Chúng ta không biết rõ Đức Chúa đã cho Cain ám hiệu gì để người ta khi gặp sẽ không giết y, và có lẽ các nhà chú giải Thánh Kinh đã có kiến giải về vấn đề này mà chúng tôi không đủ điều kiện nên chưa đọc tới. Tuy nhiên, cứ theo kinh nghiệm về nhân tướng học Việt Nam rằng “lụa tốt xem biên, người hiền xem tướng” , hoặc “chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, “hiện tượng Cain” hay hiện tượng bạo lực chắc chắn lộ ra từ con người của y (cử chỉ, lời nói, khuôn mặt) và thông qua cái lương tri (bon sens, vốn do Tạo Hóa ban cho) của những kẻ gặp y. Những kẻ làm ác cho dù cố dấu diếm hành tung của mình, và mặc dù cố mai phục dưới biết bao danh từ hoa mỹ chắc chắn không thể nào mà không bị lộ ra. Sách Trung Dung của Khổng Tử đã có nói “Mạc hiện hồ ẩn, mạc hiển hồ vi” (Không có gì che dấu mà không hiện ra, không có gì nhỏ nhặt mà không hiển hiện) và trong Kinh Tụng Ca của Lễ Cầu Hồn Công Giáo (Requiem) cũng đã có viết: “Quidquid latet apparebit” (Không có gì che dấu mà không tỏ lộ) dù được viết trong thời khoảng rất xa nhau nhưng cũng chung một quan điểm đó là không có gì che dấu được sự thật.
Kinh nghiệm cho hay người ta có thể bị lầm một lần hoặc hai lần nhưng không thể bị lầm mãi mãi. Goebbels (1897-1945), cựu Bộ trưởng Tuyên Truyền của Hitler đã từng chủ trương từ những năm 30 của thế kỷ XX rằng cứ nói láo, tiếp tục nói láo rồi một ngày kia điều nói láo đó sẽ trở thành sự thật. Luận cứ đó của Goebbels ngày trước cũng có thể lừa bịp được nhân dân Đức trước khi Hitler lên nắm chính quyền (1933) và trong Thế chiến II (1939-1945) nhưng ngày nay đã hoàn toàn bị phá sản vì kỹ thuật thông tin tuyên truyền hiện tại đã quá tiến bộ (mau) và rộng khắp (toàn cầu). Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay còn chấp nhận dùng phương pháp cổ lổ sĩ của Goebbels thì chính là tự bóc trần bản chất gian manh của mình trước công luận.
Đối chiếu với lịch sử cận đại Việt Nam, theo Hoàng Văn Chí trong tác phẩm From Colonialism to Communism, A case history of North Vietnam (Nhà xuất bản Frederick A. Praeger, Second Printing, 1965, trang 70), hai chữ Việt Minh xuất phát từ tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của Hồ Học Lãm lập ra tháng 1 năm 1936 mà Hồ Chí Minh đã cưỡng đoạt lúc còn ở Trung Hoa thường được viết tắt là VM, đọc nhanh là VẸM. Trong tiếng Việt, VẸM có nghĩa con vẹt, nghĩa là nói như con vẹt, tức là nói láo. Lời ví von này có nghĩa là được dạy cho điều gì thì lặp lại điều đó. Cho nên “nói như cán bộ Việt Minh” có nghĩa nói láo như Vẹm, tức giả nhân giả nghĩa như Vẹm. Cụ Hoàng Văn Chí từng là chuyên viên in bạc cho Hồ Chí Minh trong thời gian kháng chiến nhiều năm, đã bỏ về thành nên biết rất rõ chế độ Cộng Sản. Theo cụ Chí cho biết, để tránh bị nhân dân cười cợt hai chữ Việt Minh, là VÊ-EM tức Vẹm, đảng CSVN bèn đổi hai chữ Việt Minh ra Liên Việt nhưng do thái độ ởm ờ, quờ quạng, phản trắc, không “thiệt nhân thiệt tính” của đảng Cộng Sản Việt Nam và các thành viên trong mặt trận Liên Việt, dân chúng khắp nơi gọi Liên Việt là LỜ VỜ ! Như thế đủ biết quần chúng Việt Nam lúc nào cũng biết cảnh giác, và cảnh giác cao độ chứ không thể để CS lừa bịp dễ dàng.
Sự thật nói ở trên có thể đem đối chiếu với hành động gian ác của bạo quyền Cộng Sản qua vụ Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội trong những tháng ngày qua. Chắc chắn người Công Giáo VN và nhân dân nước Việt đã nhận diện được chân tướng của bọn cầm đầu nhà nước Cộng Sản và không thể lầm mãi với chế độ Cộng Sản được.
Trong triết lý chính trị của Á Đông thời cổ có thể nêu một thí dụ điển hình về việc sử dụng bạo lực là việc nhà Tần (221-206) áp dụng chính sách của Pháp gia trong việc thống nhất Trung Quốc vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên. Pháp gia là học phái chủ trương dùng hình phạt, pháp luật, nhất là bạo lực để thôn tính hay thống trị một đất nước.
Theo bản đồ của J. Gernet vẽ nước Trung Hoa vào thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên, nước Tần ở vào một vị trí hẻo lánh lại mang tính chiến lược tại phía tây của quốc gia Trung Hoa này so với các nước khác thời Chiến Quốc như Ba Thục, Chu, Tống, Lỗ, Tề, Triệu, Yên đa số ở về phía đông, nghĩa là ít bị các nước khác dòm ngó. Nước Tần có cửa ải Hàm Cốc vốn là một vị trí địa lý rất hiểm trở “một người giữ cửa đó thì cự được vạn người”. Tần Thủy Hoàng đã biết khai thác thế địa lý chính trị (geopolitics) của ải quan này mình bằng cách từ phía tây đột nhập tấn kích các nước phía đông rồi sau đó rút lui mà các nước kia không dám mạo hiểm truy kích về phía tây. Chiến lược này về sau đã ảnh hưởng trên chiến lược của Mao Trạch Đông đó là “lấy rừng núi chế ngự nông thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị”. Buổi đầu (năm 242) Tần Thủy Hoàng dùng Lã Bất Vi làm Tể tướng, sau đó bãi chức họ Lã và dùng Lý Tư, một môn sinh của Tuân Tử thuộc phái Pháp gia. Trong phái Pháp gia người giỏi hơn cả là Hàn Phi Tử, bạn học của Lý Tư, rất được Tần Thủy Hoàng khâm phục vì nghe tiếng nhưng chưa từng gặp gỡ. Vì đố kỵ tài năng, Lý Tư đã gièm pha Hàn Phi Tử khi ông này tới Tần được ít lâu nên Hàn Phi Tư bị tống giam và bỏ mạng trong ngục. Tuy nhiên điều quan trọng hơn cả trong chính sách của Tần Thủy Hoàng áp dụng sau khi thống nhất được Trung Quốc đó là vua Tần dùng Thương Ưởng hay Vệ Ưởng, cũng là một môn đồ của Pháp gia, và đã dám áp dụng những biện pháp cải cách sắt máu quan trọng trong đó có việc tiêu diệt giai cấp quý tộc mà lập ra một giai cấp mới là giai cấp quân nhân, cũng giống như CS sau này chủ trương “trí, phú, địa, hào đào tận gốc, tróc tận rễ” để theo chính sách chuyên chính vô sản. Theo học giả Nguyễn Hiến Lê, “Tần đã thành công nhờ chính sách độc tài, sự tổ chức chặt chẽ, chiến thuật đại tài, mà cũng nhờ mưu mô xảo quyệt: dùng một bọn do thám cho lẻn vào tất cả các nước, vung tiền ra mua chuộc các đại phu, tướng quân của địch, mua chuộc không được thì ám sát. Những cách đó thành công rồi, lúc đó Tần mới đưa quân vô. Hàn (230), Triệu (228), Ngụy (225), Sở 223, Tề (221) đều vì vậy mà bị diệt.” ( Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc, Văn Nghệ xb. 2003, tr. 112).
Mua chuộc không được thì ám sát, tức là sử dụng bạo lực bởi vì mục đích biện minh cho phương tiện (la fin justifie les moyens). Tuy cùng là học trò của Tuân Tử nhưng hành động của Lý Tư lại khác với Hàn Phi Tử. Bạo lực nói chung là triết lý hành động của những người theo chủ nghĩa Cộng Sản như trường hợp Mao Trạch Đông thủ tiêu Lưu Thiếu Kỳ, Stalin cho giết Trosky tại Mễ Tây Cơ năm 1936, Hồ Chí Minh thanh toán Tạ Thu Thâu, Trương Tử Anh, Huỳnh Phú Sổ, Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi v.v...
2.- Bản chất của bạo lực Cộng Sản qua một số sự kiện lịch sử.
Con người hay một tập thể cá nhân quen sử dụng bạo lực xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có gia đình, môi trường giáo dục hay xã hội. Nếu là gia đình tốt, có căn bản giáo dục đàng hoàng thì con cái tất nhiên cư xử đúng khuôn phép lễ giáo nhờ đó bạo lực ít khi xảy ra trong đời sống gia đình.
Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã uốn nắn hun đúc ông thành con người của bạo lực vì ảnh hưởng của gia đình, gia tộc của ông, nhưng lại được che dấu dưới rất nhiều lớp son do kỹ thuật sùng bái cá nhân, thần thánh hóa lãnh tụ của guồng máy cai trị thực hiện.
Thân phụ của Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Sắc đỗ phó bảng năm 1901, làm thừa biện bộ Lễ từ năm 1902 đến 1909 rồi được bổ làm tri huyện Bình Khê (Bình Định). Ông Sắc vốn nghiện rượu nên thường hay say. Vào tháng 1-1910, trong một cơn say rượu tri huyện Sắc đã dùng roi mây đánh chết một người tù, tên là Tạ Đức Quang (theo Bùi Tín, hồi ký Mặt Thật, (Nxb Saigon Press,, California, 1993, tr. 95). Vì ông Nguyễn Sinh Sắc có học vị cao nên triều đình cho khỏi bị đánh đòn 100 trượng để giữ thể diện cho ông ta, và ông chỉ bị hạ bốn cấp bậc quan lại và bị sa thải. Theo lời bà Nguyễn Thị Thanh, chị ruột của Hồ Chí Minh cho biết, “bà không thể chịu đựng lâu ngày thái độ cộc cằn thô lỗ của cha bà, nay đã mắc phải tật nghiện rượu và thường hay đánh đập bà.” (Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l”Indochine au Vietnam, Nxb. Gallimard, Paris, 1990, tr. 133. Trần Gia Phụng, Án tích Cộng sản Việt nam, Nxb. Non Nước, Canada, 2001, tr. 336).
Trong bài viết Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia đăng trong cuốn sách Trong Cõi, (Nxb Trăm Hoa, California, 1993) nhà sử học Trần Quốc Vượng cho biết ông Nguyễn Sinh Sắc thật sự không phải là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm mà chính là con của cử nhân Hồ Sĩ Tạo ở làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà Hà Thị Hy vốn có thai với ông Hồ Sĩ Tạo, được gia đình gả cho anh dân cày nhưng tương đối có của mà tuổi cao, lại góa vợ là Nguyễn Sinh Nhậm để tránh tai tiếng cho gia đình là có con gái chửa hoang. Sự việc này được nhiều người ở làng Sen biết nhưng ai cũng để bụng nhất là khi ông Hồ đã lên làm chủ tịch nước VNDCCH. Một lai lịch gia đình tai tiếng và bất minh như vậy, một ông cha nghiện ngập đến luôn luôn sử dụng bạo lực, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với con cái trong gia đình lại có tiền án đánh chết người như Nguyễn Sinh Sắc, tất nhiên là có ảnh hưởng rất xấu trên con cái trong nhà như Nguyễn Sinh Cung hay Nguyễn Tất Thành hoặc Hồ Chí Minh.
Với chính quyền Cộng Sản tại Việt Nam, từ năm 1945 bạo lực đã được công khai sử dụng như là một phương tiện hữu hiệu để tiêu diệt các thế lực mà họ coi là thù nghịch như các chính đảng quốc gia Việt Quốc, Đại Việt, Duy Dân, Dân Xã, các nhân vật Công Giáo, Phật Giáo có uy tín, v.v... mà rất nhiều tư liệu đã đề cập đến.
Trong nội bộ đảng Cộng sản, bạo lực và thủ đoạn cũng được sử dụng để tranh dành quyền lực, bịt miệng đối thủ, khỏa lấp sự thật mà bản thân những người lãnh đạo như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp đã từng có những kinh nghiệm cá nhân.
Với Hồ Chí Minh, ngay từ năm 1925, đã từng cấu kết với Lâm Đức Thụ bán cụ Phan Bội Châu cho thực dân Pháp lấy 100.000 quan để cướp quyền lãnh đạo các lực lượng cách mạng Việt Nam ở Trung Hoa như Tâm Tâm Xã, biến các cán bộ của tổ chức này thành cán bộ CS.
Năm 1930, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai đã từng hứa hôn với nhau khi qua Trung Quốc làm việc tại Đông Phương Bộ Quốc tế Cộng Sản. Năm 1931, Nguyễn Thị Minh Khai bị mật thám Pháp bắt và thả ra năm 1934. Lúc này Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai được chọn làm đại biểu đi dự Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản lần thứ 7 tổ chức tại Liên Xô. Lê Hồng Phong lên đường về nước trước còn Nguyễn Thị Minh Khai ở lại thụ huấn với Hồ Chí Minh để tham dự đại hội. Sự gian díu của Hồ Chí Minh với Nguyễn Thị Minh Khai trong thời gian ngắn này đã dẫn đến việc Nguyễn Thị Minh Khai có thai. Khi hai người này đến Liên Xô, tổ chức Đảng CSLX đã có những can thiệp để hai người chính thức thành hôn với nhau. Lê Hồng Phong bị bắt ở Chợ Lớn năm 1938 sau khi chia tay với Hồ Chí Minh tại Hongkong để về nước. Nhà nghiên cứu sử học Minh Võ nêu nhận xét: “Cuộc gặp gỡ giữa Lê Hồng Phong và Hồ Chí Minh diễn ra hết sức bí mật nên việc bị bắt của lê Hồng Phong cũng thành một nghi vấn là có thể do bàn tay hãm hại của ông Hồ vì ông vẫn biết Lê Hồng Phong chưa nguôi thù hận về câu chuyện tình với Minh Khai nên rat ay trừ khử.” (Minh Võ, Hồ Chí Minh, nhận định tổng hợp, Nxb. Tủ sách Tiếng Quê Hương, Virginia, 2006, tr. 62).
Đối với những người cán bộ CS do Liên Xô huấn luyện, được cử về Việt Nam hoặc Trung Hoa hoạt động bên cạnh Hồ Chí Minh để theo dõi họ Hồ, Hồ Chí Minh cũng tìm cách dùng bạo lực để thanh toán. Cụ thể là ngày 16-8-1945, khối này được gọi là khối Ly Khai đã bị Việt Minh tấn công ở Ô Cầu Giấy khiến cho một số tử nạn và một số thoát được như Hồ Tùng Mậu, Lâm Đức Thụ, Nguyễn Công Tuyền, Tạ Thu Thâu, Đào Tuấn Kiệt, Lê Ngọc Huỳnh, Trần văn Mại...
Tuy nhiên nhóm Đệ Tứ Quốc Tế vẫn là nhóm bị Hồ Chí Minh và đảng CS Đông Dương thù ghét nhất. Trong một chỉ thị nhắc cho Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chúng ta không thể nhượng bộ điều gì cho nhóm Tờ-Rốt-Kít. Chúng ta phải làm tất cả mọi việc có thể được để lộ mặt nạ của chúng là những con chó của Phát Xít và tiêu diệt chúng về chính trị.” (Minh Võ, Sách đã dẫn, tr. 64).
Sau vụ Ô Cầu Giấy, Tạ Thu Thâu trở về Nam bằng hỏa xa. Đến Quảng Ngãi, ông ghé thăm người con của Nguyễn An Ninh vào tháng 9-1945, bị cán bộ Việt Minh phát hiện và bắt giết tại bờ biển Mỹ Khê, Quảng Ngãi. Trong thời gian ở Pháp tham dự hội nghị Fontainebleau, khi trả lời Daniel Guérin, một đảng viên đảng Xã Hội Pháp hỏi về cái chết của Tạ Thu Thâu, Hồ Chí Minh giả bộ buồn rầu trả lời: “Ông Tạ Thu Thâu là một nhà ái quốc; chúng tôi đau buồn khi hay tin ông mất...” Và khi Guérin hỏi tiếp ai là thủ phạm trong vụ ám sát này, Hồ Chí Minh khẳng quyết: “Tất cả những ai đi trái với đường lối của tôi vạch ra đều sẽ bị tiêu diệt...”
Việc Phùng Chí Kiên bị giết cũng do Hồ Chí Minh thực hiện qua Võ Nguyên Giáp. Vì Phùng Chí Kiên vừa biết quá nhiều về dĩ vãng của Hồ Chí Minh vừa được Liên Xô tín nhiệm nên được giao nắm lực lượng vũ trang trên cả Võ nguyên Giáp. Sư có mặt của Phùng Chí Kiên sẽ khiến Hồ Chí Minh khó nắm trọn quyền lực (Minh Võ, Sđd, tr. 248).
Trong tác phẩm Đêm giữa ban ngày, nhà văn Vũ Thư Hiên đã nói đến trường hợp Nông Thị Xuân bị Hồ Chí Minh ra lệnh cho Trần Quốc Hoàn thanh toán sau khi có với Hồ một đứa con trai tên Nguyễn Tất Trung càng chứng tỏ khả năng sử dụng bạo lực của “bác” ngay cả đối với người thiếu nữ nhà quê chơn chất, thật thà từng là đồ chơi của mình.
Từ năm 1954, sau khi chế độ CS chiếm được một nửa VN, đảng CS đã tiến hành thanh toán bằng thủ đoạn và bạo lực các thành phần trí thức Miền Nam theo CS như Bùi Công Trừng, Nguyễn Văn Trấn, mà một số tư liệu đã vạch trần sự thật trước công luận nhân dân. Từ năm 1975 đến nay, hành vi bạo lực vẫn tiếp tục được sử dụng để tranh quyền đoạt chức, thanh toán các tranh chấp nội bộ. Chẳng những thế, bạo lực còn là tiếng nói đè bẹp công lý, ngăn chận các vụ khiếu kiện của dân oan, chà đạp tự do tôn giáo, thủ tiêu các trào lưu đấu tranh cho tự do, dân chủ của người dân Việt Nam. Các cụm từ như “bạo lực cách mạng”, “bạo lực chuyên chính vô sản” vốn được chính quyền CSVN công khai sử dụng như khẩu hiệu thường ngày của họ để kích động thú tính trong lòng người cán bộ CS đồng thời là lực răn đe đối thủ, đối phương.
Qua biến cố Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà, người Công Giáo Việt Nam đã và đang đối diện với bạo lực của chính quyền CS cụ thể là những vụ việc đàn áp đã xảy ra trong các ngày 28 và 31-8-2008 tại Thái Hà mà cao điểm là chính quyền đã dùng bạo lực để biến khu đất Tòa Khâm Sứ ngày 19-9 và Linh địa Đức Bà của Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội trong tuần qua thành công viên cây xanh, một hình thức cưỡng đoạt vật sở hữu của tôn giáo.
3.- Người Công Giáo Việt Nam phải làm gì trước chính sách bạo lực của ngụy quyền Cộng Sản?
Cộng Sản sở dĩ khai thác được sức mạnh của bạo lực vì biết rằng bản tính tâm lý con người là lúc nào cũng sợ, cũng muốn yên ổn trong cuộc sống chứ không muốn bị quấy rầy, phiền phức. Cộng Sản có nhiều kinh nghiệm áp dụng bạo lực đối với các thành phần dân chúng trong đó có cả trí thức, nông dân, đảng phái, tôn giáo. Ngoài ra Cộng Sản còn có cả một kho tri thức về phương cách áp dụng bạo lực học được từ các nước trong khối CS trên thế giới trước đây đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc và các quốc gia theo phe Xã hội Chủ nghĩa. Thêm vào đó, Cộng Sản Việt Nam còn có khả năng sáng chế ra các thủ thuật áp dụng bạo lực cách tinh vi, độc hiểm của riêng mình mà những ai trải qua nhiều năm tháng trong lao tù của chúng đều phần nào hiểu biết. Các phương tiện nhân sự đông đảo, tiền bạc rất dồi dào của đảng CSVN là nguồn hỗ trợ mãnh liệt cho chính sách bạo lực mà trong cuộc đối đầu này giữa bạo quyền với tôn giáo, có người đã ví như trứng chọi đá.
Trước hết người Công Giáo Việt Nam phải chuẩn bị cho mình một tinh thần dứt khoát đó là không sợ bạo lực. Sau khi Cain giết Aben, y cảm thấy sợ về hành động sát nhân của mình và tìm cách lẩn trốn Thiên Chúa. Tâm lý biết sợ của Cain sở dĩ có là vì y đã biết mình làm việc trái với nhân luân. Người Công Giáo cầu nguyện để đòi công lý và sự thật, không đòi lật đổ chính quyền, không làm việc gì vi phạm luật pháp mà hành động trong khuôn khổ của đức tin. Thật sự, những kẻ manh tâm thi hành bạo lực như bọn công an với chó nghiệp vụ, bọn thanh niên du đảng Hồ Chí Minh, bọn cai nghiện côn đồ, mới chính là những kẻ mang tâm lý sợ sệt vì chúng gây ra tội ác. Cần phải khuếch tán tinh thần “vô úy” (không biết sợ) trong đơn vị gia đình để người chồng hỗ trợ cho người vợ, cha mẹ nâng đỡ khuyến khích con cái, anh chị em yểm trợ cho nhau, người trong giáo xứ khích lệ lẫn nhau. Trên một bình diện rộng hơn, tinh thần vô úy phải được coi là một triết lý sống giữa những người còn có chút thiện tâm đối với một xã hội băng hoại về mọi thứ đạo đức một khi tiền bạc được coi là thước đo giá trị con người. Khi tạo được cho mình một tâm thức “vô úy”, con người sẽ trở nên bình tĩnh hơn để đối phó khôn ngoan với các thực tế chung quanh, nhất là đối phó với các mưu ma chước quỷ của chính quyền CS. Với tinh thần vô úy, con người nhận thức được giá trị thực tại tâm linh của cuộc sống, giá trị của nhân phẩm với các chiều sâu nội tâm mà Thiên Chúa đã đặt để trong từng người.
Xã hội Việt Nam hôm nay cần một luồng gió mới thổi từ những tâm hồn công chính, không biết sợ cường quyền và bạo lực, sẽ được thay da đổi thịt ít nhất là về phương diện tinh thần với não trạng mới. Tinh thần hiệp thông qua hình ảnh Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đi thăm gia đình những người có thân nhân bị chính quyền bắt trong vụ việc Thái Hà và nhất là sự hiệp thông của toàn thể các giáo phận ở trong nước và các giáo xứ, cộng đoàn, đoàn thể khắp nơi trên thế giới đã là yếu tố quan trọng khích lệ tinh thần phấn chấn hy sinh cho mục tiêu đòi công lý của giáo dân tại Tổng giáo phận Hà Nội cũng như tại giáo xứ Thái Hà, không sợ bạo lực và sẵn sàng đương đầu với bạo lực bằng tinh thần cầu nguyện của mình.
Trong nỗ lực tạo cho mình tinh thần “vô úy” đó, người Công Giáo Việt Nam tìm đến nguồn ân sủng khích lệ nhất đó là Các Thánh Tử Đạo Việt Nam bởi vì Các Ngài đã bày tỏ tinh thần “vô úy” đến mức cao điểm nhất với sự hiến dâng mạng sống của mình vì đức tin. Các Ngài đã chịu biết bao hình thức tàn ác của bạo lực như đánh đập, tù ngục, chửi bới, khắc chữ vào mặt, bị gọi là “tả đạo”, “dữu dân” (dữu là một thứ cỏ dại), bị phân sáp, không được làm việc mục vụ như đọc kinh, xem lễ, bị cướp hết mọi tài sản như ruộng đất, tiền bạc, nhà cửa và nhiều hình thức của cái chết như chết rũ tù, bị lăng trì, xử giảo (thắt cổ), chém đầu, chém ngang lưng, voi giầy, ngựa xéo v.v... Chính Các Thánh Tử Đạo VN, tiền nhân của chúng ta, sẽ phù hộ cho con cháu thoát khỏi nỗi sợ hãi thường tình, trở nên cam đảm, vượt thắng bạo lực.
“Đừng sợ...” là lời dạy của Đức Kitô nói với các Tông đồ thuộc Nhóm Mười Hai, cũng là thông điệp mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II nói với người Công Giáo Ba Lan năm 1979 khi Ngài về thăm quê hương của mình để từ đó sức mạnh của đức tin tiến lên như ánh sáng đẩy lùi bóng tối. Một khi tinh thần “vô úy” trở thành phổ biến trong xã hội Việt Nam, thái độ “không sợ” đã trở thành bản lĩnh của mọi người dân Việt thì chắc chắn bạo quyền phải lùi bước.
Thứ đến, người Công Giáo Việt Nam phải vững tin vào mục tiêu tranh đấu của mình đó là đòi cho được công lý và sự thật. Xã hội Việt Nam hôm nay thật sự không vắng bóng công lý và sự thật. Vì không có công lý cho nên tham nhũng đã hoành hành từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Vì không có công lý cho nên xảy ra biết bao nhiêu vụ khiếu kiện của người dân khắp nơi vốn bị cướp đất, cướp ruộng một cách bất công mà không hề được chính quyền lưu tâm giúp đỡ.
Ngày 26-9-2008, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã công bố bản “Quan điểm của Hội đồng Giám Mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay” gồm ba điểm nhận xét về tình hình và ba điểm đề nghị cụ thể gọi là quan điểm nhằm giải quyết tình hình hiện nay. Đọc bản quan điểm này, người ta thấy Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhận định rất sâu sát rõ ràng về tình hình đất nước hiện nay thông qua vụ việc Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà, đồng thời chỉ ra những hướng đi giải quyết cụ thể nói lên thiện chí đóng góp ý kiến của các vị lãnh đạo Công Giáo tại Việt Nam trong tinh thần ôn hòa, bình tĩnh giải quyết những tranh chấp đầy khó khăn hiện tại. Bản quan điểm của HĐGMVN sẽ là cẩm nang giúp cho chính quyền CS ra khỏi cảnh lúng túng, hạ sách khi họ tưởng rằng dùng bạo lực như công an, chó nghiệp vụ, bọn thanh niên du đảng Hồ Chí Minh, lũ người đầu trâu mặt ngựa cai nghiện tâm thần, súng đạn, roi điện, hơi cay để trấn áp giáo dân là mọi chuyện đều xong... Bạo lực đã lầm!
Qua bản Quan điểm này, người Công Giáo Việt Nam có thể thực hiện các việc làm của mình một cách thích ứng theo tinh thần hòa bình mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã vạch ra.
Seneca (4 trước C.N-65), một triết gia cổ điển phương Tây có nói một câu nổi tiếng: “Sự tàn bạo tự nó đã uống một phần lớn nọc độc của nó” (La méchanceté boit ell-même la plus grande partie de son venin) . Chính quyền CSVN đã sử dụng bạo lực với tất cả sự tàn ác (méchanceté) cả trong lãnh vực truyền thông, báo chí để vu khống, xuyên tạc, đặt điều, bôi nhọ Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt nhưng việc làm đó đã bị phản tác dụng, trở thành gậy ông đập lưng ông, đúng triết gia Seneca đã nhận định và như Đức Kitô đã cảnh báo “Ai dùng gươm sẽ chết vì gươm” . (Mát-thêu, 26, 52). Chính quyền CSVN phải nhớ rằng dùng bạo lực đối với nhân dân sẽ chết vì bạo lực. Chính quyền với nhân dân cũng giống như thuyền đi trên nước, thuyền đi trên nước nhưng nước cũng có thể lật nhào và nhận chìm thuyền.
(New Jersey 29-9-2008)
Đặt Công Giáo trong quan hệ với Đảng
BBC
10:26 29/09/2008
Đặt Công giáo trong quan hệ với Đảng
Quyết định "xây công viên" của Hà Nội tạm thời làm lắng xuống vụ đòi đất của Giáo hội Công giáo nhưng không giải quyết được gì trong quan hệ của người Công giáo và đảng cầm quyền.
Giới quan sát trong và ngoài nước tin rằng chỉ giải pháp đối thoại, đàm phán "hợp lòng dân" mới hàn gắn được quan hệ sứt mẻ thời gian qua.
Họ cũng nói các vụ việc ở Nhà Chung và Thái Hà là nghiêm trọng và quan hệ Giáo hội và nhà nước cần được đặt trong bối cảnh lịch sử.
Tính lịch sử
Trả lời BBC Việt Ngữ, một chuyên gia về xã hội học và tôn giáo tại Việt Nam cho rằng vụ việc thể hiện cả ba góc độ: đất đai, lịch sử và chính trị.
"Đất đai của nhà thờ, chùa chiền, đình chùa miếu mạo đều do lịch sử để lại. Mà đã là lịch sử thì ta phải tôn trọng,"
Trả lời phỏng vấn BBC hôm 26/09 nhưng xin phép không nêu tên, ông nói về các vụ đất đai có tính tôn giáo:
"Tùy từng trường hợp cụ thể thì phải nghiên cứu, vì là chính trị nên phải thật mềm dẻo, linh hoạt, đối nội, đối ngoại thế nào, văn bản lịch sử ra sao. Phải ứng xử thật hợp lý, thỏa lòng dân, lấy dân làm gốc."
Nhà nghiên cứu này, bản thân là một đảng viên cộng sản, cho rằng với sự thay đổi thời cuộc, nhận thức về tôn giáo trong hệ thống chính trị nay đã khác:
"Tôn giáo thỏa mãn nhu cầu tinh thần, vật chất của đông đảo người dân. Có vùng miền đa phần là giáo dân thì phải ứng xử với người dân đó thế nào cho đúng. Dân là gốc, mà dân thì theo tôn giáo này, tôn giáo kia."
Còn nhà báo Công giáo Đỗ Mạnh Tri ở Pháp trong một bài viết gần đây đặt câu chuyện trong bối cảnh "dân oan" của cả nước:
"Những người dân oan đòi đất không chỉ vì miếng đất. Nếu họ mất đất vì thiên tai, vì thua lỗ, họ đành chịu. Dân oan đòi đất chủ yếu vì thấy mình bị khinh rẻ, hà hiếp. Người giáo dân Thái Hà cũng thế."
Thiếu tòa án độc lập
Từ bên ngoài, nhà nghiên cứu Peter Hansen ở Úc nói với BBC rằng một vấn đề lớn ở Việt Nam trong các tranh chấp đất đai giữa dân chúng và các ủy ban nhân dân là hệ thống tòa án nằm trong tay chính quyền.
"Khi tư pháp lại thuộc về chính quyền, thì các cá nhân, hay tập hợp các cá nhân như Giáo hội Công giáo không biết kiện lên ai cả."
Riêng tại Hà Nội, ông cho rằng chính quyền thành phố đã "đặt cược chính trị" vào việc giải quyết này quá lớn nên họ không thể nào chịu thua.
Chính thế, theo ông, vấn đề bị đẩy đến mức độ 'xung đột quyết liệt" (drastic conflict).
Trước câu hỏi của BBC hôm 26/09, Peter Hansen, một nhà nghiên cứu lịch sử tôn giáo châu Á tại Úc lý giải vì sao Tòa Thánh không lên tiếng về hai vụ ở Hà Nội:
"Vatican không thể bình luận vì việc còn rất mới. Vatican cũng muốn tăng cường mối quan hệ với chính quyền Việt Nam làm sao để bảo vệ tốt nhất các quyền lợi lâu dài của Giáo hội."
Ông Hansen cũng nói dù thế nào thì không thể loại trừ khả năng có đàm phán đằng sau hậu trường giữa hai bên bởi "tính bí mật là các hoạt động của cả Tòa Thánh và nhà nước cộng sản Việt Nam".
Trong bài "The Vietnamese state, the Catholic Church and the law" (2005), tác giả Peter Hansen cho rằng chính quyền Việt Nam không tìm cách loại trừ mà muốn "quản lý" Giáo hội Công giáo.
Ông cũng cho rằng có thể dùng lịch sử để giải thích quan hệ hai bên.
Còn nhà nghiên cứu tôn giáo không nêu tên ở Việt Nam cũng không đồng ý với cách Hà Nội xử lý vụ ở 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng.
Dù không nắm rõ lộ trình của các công trình đó, theo ông, "bất cứ xây dựng gì cũng phải có quy hoạch tổng thể, bài bản, từng bước một, hỏi ý kiến của dân, lấy dân làm gốc".
Tuy đối với hai trường hợp cụ thể ở Hà Nội ông "chỉ biết qua truyền hình, qua báo chí" của nhà nước nhưng ông vẫn tin rằng "cách xử lý của nhà nước phải hợp lý."
Người Công giáo, chiếm gần 10% dân số cả nước, lại tập trung tại các đô thị lớn và có quan hệ bền chặt với bên ngoài đang xác định vị trí của họ trong không gian sinh hoạt xã hội và chính trị Việt Nam.
Có ý kiến nói các cuộc cầu nguyện đòi đất thể hiện được sức mạnh tập thể của khối Công giáo.
Còn cách giải quyết của Hà Nội cũng bộc lộ nhanh chóng những biện pháp nhà nước có thể làm và sẵn sàng làm để bảo vệ trật tự chính trị khi bị thách thức.
Quyết định "xây công viên" của Hà Nội tạm thời làm lắng xuống vụ đòi đất của Giáo hội Công giáo nhưng không giải quyết được gì trong quan hệ của người Công giáo và đảng cầm quyền.
Giới quan sát trong và ngoài nước tin rằng chỉ giải pháp đối thoại, đàm phán "hợp lòng dân" mới hàn gắn được quan hệ sứt mẻ thời gian qua.
Họ cũng nói các vụ việc ở Nhà Chung và Thái Hà là nghiêm trọng và quan hệ Giáo hội và nhà nước cần được đặt trong bối cảnh lịch sử.
Tính lịch sử
Trả lời BBC Việt Ngữ, một chuyên gia về xã hội học và tôn giáo tại Việt Nam cho rằng vụ việc thể hiện cả ba góc độ: đất đai, lịch sử và chính trị.
"Đất đai của nhà thờ, chùa chiền, đình chùa miếu mạo đều do lịch sử để lại. Mà đã là lịch sử thì ta phải tôn trọng,"
Trả lời phỏng vấn BBC hôm 26/09 nhưng xin phép không nêu tên, ông nói về các vụ đất đai có tính tôn giáo:
"Tùy từng trường hợp cụ thể thì phải nghiên cứu, vì là chính trị nên phải thật mềm dẻo, linh hoạt, đối nội, đối ngoại thế nào, văn bản lịch sử ra sao. Phải ứng xử thật hợp lý, thỏa lòng dân, lấy dân làm gốc."
Nhà nghiên cứu này, bản thân là một đảng viên cộng sản, cho rằng với sự thay đổi thời cuộc, nhận thức về tôn giáo trong hệ thống chính trị nay đã khác:
"Tôn giáo thỏa mãn nhu cầu tinh thần, vật chất của đông đảo người dân. Có vùng miền đa phần là giáo dân thì phải ứng xử với người dân đó thế nào cho đúng. Dân là gốc, mà dân thì theo tôn giáo này, tôn giáo kia."
Còn nhà báo Công giáo Đỗ Mạnh Tri ở Pháp trong một bài viết gần đây đặt câu chuyện trong bối cảnh "dân oan" của cả nước:
"Những người dân oan đòi đất không chỉ vì miếng đất. Nếu họ mất đất vì thiên tai, vì thua lỗ, họ đành chịu. Dân oan đòi đất chủ yếu vì thấy mình bị khinh rẻ, hà hiếp. Người giáo dân Thái Hà cũng thế."
Thiếu tòa án độc lập
Từ bên ngoài, nhà nghiên cứu Peter Hansen ở Úc nói với BBC rằng một vấn đề lớn ở Việt Nam trong các tranh chấp đất đai giữa dân chúng và các ủy ban nhân dân là hệ thống tòa án nằm trong tay chính quyền.
"Khi tư pháp lại thuộc về chính quyền, thì các cá nhân, hay tập hợp các cá nhân như Giáo hội Công giáo không biết kiện lên ai cả."
Riêng tại Hà Nội, ông cho rằng chính quyền thành phố đã "đặt cược chính trị" vào việc giải quyết này quá lớn nên họ không thể nào chịu thua.
Chính thế, theo ông, vấn đề bị đẩy đến mức độ 'xung đột quyết liệt" (drastic conflict).
Trước câu hỏi của BBC hôm 26/09, Peter Hansen, một nhà nghiên cứu lịch sử tôn giáo châu Á tại Úc lý giải vì sao Tòa Thánh không lên tiếng về hai vụ ở Hà Nội:
"Vatican không thể bình luận vì việc còn rất mới. Vatican cũng muốn tăng cường mối quan hệ với chính quyền Việt Nam làm sao để bảo vệ tốt nhất các quyền lợi lâu dài của Giáo hội."
Ông Hansen cũng nói dù thế nào thì không thể loại trừ khả năng có đàm phán đằng sau hậu trường giữa hai bên bởi "tính bí mật là các hoạt động của cả Tòa Thánh và nhà nước cộng sản Việt Nam".
Trong bài "The Vietnamese state, the Catholic Church and the law" (2005), tác giả Peter Hansen cho rằng chính quyền Việt Nam không tìm cách loại trừ mà muốn "quản lý" Giáo hội Công giáo.
Ông cũng cho rằng có thể dùng lịch sử để giải thích quan hệ hai bên.
Còn nhà nghiên cứu tôn giáo không nêu tên ở Việt Nam cũng không đồng ý với cách Hà Nội xử lý vụ ở 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng.
Dù không nắm rõ lộ trình của các công trình đó, theo ông, "bất cứ xây dựng gì cũng phải có quy hoạch tổng thể, bài bản, từng bước một, hỏi ý kiến của dân, lấy dân làm gốc".
Tuy đối với hai trường hợp cụ thể ở Hà Nội ông "chỉ biết qua truyền hình, qua báo chí" của nhà nước nhưng ông vẫn tin rằng "cách xử lý của nhà nước phải hợp lý."
Người Công giáo, chiếm gần 10% dân số cả nước, lại tập trung tại các đô thị lớn và có quan hệ bền chặt với bên ngoài đang xác định vị trí của họ trong không gian sinh hoạt xã hội và chính trị Việt Nam.
Có ý kiến nói các cuộc cầu nguyện đòi đất thể hiện được sức mạnh tập thể của khối Công giáo.
Còn cách giải quyết của Hà Nội cũng bộc lộ nhanh chóng những biện pháp nhà nước có thể làm và sẵn sàng làm để bảo vệ trật tự chính trị khi bị thách thức.
Những thủ đoạn tiếp theo mà CSVN sẽ có thể áp dụng với Công giáo Việt Nam
Đồng Nhân
10:30 29/09/2008
NHỮNG THỦ ĐOẠN TIẾP THEO CỘNG SẢN CÓ THỂ ÁP DỤNG VỚI CÔNG GIÁO VIỆT NAM
Một trong số đặc tính căn bản của chủ nghĩa cộng sản là gian trá, lật lọng. Ngay từ trong học thuyết, nó đã sử dụng thủ đoạn "Giải thích từ ngữ thay đổi theo ý riêng" để dễ bề lừa dối, lật lọng. Nhân loại đã được thấy, cộng sản nhen nhóm xây dựng các tổ chức của nó trên toàn thế giới - Một sự can thiệp xâm lăng bẩn thỉu nhất mà các dân tộc phải hứng chịu với hậu quả lớn hơn 2 cuộc đại chiến thế giới cộng lại. Đến tận ngày nay, còn chưa khám phá, thống kê hết được.
Sự kiện đòi tài sản, đòi công lý ở tổng giáo phận Hà Nội với giáo dân, cũng như người lương thiện, như giọt mưa được mong ngóng qua ngày dài hạn hán. Nhưng với cộng sản nó như một cái tát nẩy lửa của bà mẹ nhân từ bao nhiêu năm chờ đợi sự sám hối của đứa con hư đốn, chờ mãi, cuối cùng bà nhận thấy, không còn chút hy vọng nào của sự sám hối. Đứa con hư hỏng đã biến thành quỉ dữ.
Cộng sản việt nam, thoát chết qua cơn đại hồng thuỷ "Cộng sản Đông Âu" nhờ may mắn, vì thế giới lúc đó chưa chĩa mũi nhọn vào nó. Ban đầu nó có bớt đi sự dữ dằn. Nhưng nay, nó lại hiện nguyên hình, chứng minh một chân lý: Ác nhân còn mong hối cải, chứ quỉ dữ thì không bao giờ có thể hối cải. Cộng sản cũng nhận ra, nếu nó phục thiện, nó không còn là nó. Không chỉ đơn thuần là mất quyền lực, phải lại những gì cướp bóc – Mà nó sẽ phải vứt bỏ sự gian ác, phải làm người tử tế phải tự lao động để nuôi chính mình, chứ không được đi cướp bóc. Đây là điều người cộng sản không thể làm nổi - Thực tế đã chứng minh. Chính vì các lẽ trên, cộng sản Việt nam sẽ còn tiếp tục giở nhiều thủ đoạn hèn hạ, cho nên dù thuộc tôn giáo nào, là người lương thiện hãy cảnh giác:
1) Khi thương lượng trong bí mật mờ ám của cộng sản bị phá sản:
Với bản chất của kẻ lưu manh, cộng sản luôn tìm cách "thương lượng trong bóng tối" dẫu nó biết rằng thương lượng như thế phía bên kia biết được điểm yếu bao giờ cũng đòi lợi hơn – Nhưng đổi lại những việc làm gây thiệt hại cho quốc gia, cho người dân của nó được giữ kín... Trong thực tế, nhà nước cộng sản Việt Nam đã thương lượng việc bình thường hoá quan hệ với cộng sản Trung quốc đầu những năm 1990, phía Trung quốc ra hai điều kiện: 1) UVBCT Bộ trưởng ông an Mai Chí Thọ - kẻ Trung quốc cho là thực hành chính sách tiêu diệt người Hoa tàn độc nhất - phải ra đi, về vườn, không được giữ bất cứ chức vụ gì nữa, kể cả những chức vụ đoàn thể như mặt trận tổ quốc. 2) Nhà nước CS Việt nam phải trả lại, hoặc bồi thường tài sản của người Hoa bị xua đuổi khỏi Việt nam sau cuộc chiến 1979.
Điều kiện thứ nhất được đáp ứng sau một hồi BCT khẩn khoản xin Mai Chí Thọ hiểu cho tình hình vui vẻ về vườn dù mới được 1 nhiệm kỳ Bộ trưởng BCA. Điều kiện thứ 2 cộng sản xin thương lượng trong bí mật với Trung quốc rồi xin bồi thường cho nhà nước Trung quốc chứ không phải cho người Hoa. Tài sản được đem ra bồi thường là lãnh thổ, lãnh hải quốc gia chứ không phải tiền bạc. Và các hiệp định cắm mốc biên giới phía Bắc, vịnh Bắc bộ được nó ký với Trung quốc, sau đó nó không công khai cho dân biết nội dung. Đến nay Trung quốc vì được lợi bội phần mà giữ im lặng.
Vụ viêc đòi lại tài sản của Tổng giáo phận Hà Nội lúc đầu cộng sản cũng tìm cách ra dấu cho Đức TGM là nó muốn thương lượng, nhưng là thương lượng trong bí mật. Rồi nó cũng đề ra một hướng giải quyết: Cấp khu đất mới cho Toà TGM, nó lên kế hoạch giới thiệu 2 địa điểm: 1) Khu đất trường thể thao 10/10 quận Ba Đình có hai mặt tiền phố Quán Thánh và phố Hùng Vương (Hùng Vương là con phố chạy qua lăng mộ Hồ chí Minh) khu đất rộng khoảng 1,2ha và cách lăng mộ Hồ chí Minh chỉ khoảng hơn 300m đường chim bay, trên khu đất này đã có rất nhiều công trình nhà cửa mới xây năm 2005. 2) Khu đất 67 Phó Đức Chính, nguyên là nhà máy in IDEO của Pháp xưa, khu đất rộng khoảng 1ha cũng có hai mặt tiền là phố Phó Đức Chính và Đường Yên Phụ, đặc biệt các toà nhà trên khu đất này đều được người Pháp xây dựng có kiến trúc Âu châu rất đẹp. Khu nhà đất này trước đây cộng sản dùng làm trường học cho con em người Hoa (Gọi la trường Trung học Trung hoa) Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ của Trung quốc khi sang thăm Việt Nam trước khi bị giết trong cách mạng văn hoá đã đến trường này và trồng cây đa lưu niệm, hiện cây đa vẫn còn.
Nếu so sánh về mối lợi vật chất, có lẽ Toà TGM Hà Nội nhận một trong hai cơ sở này sẽ có lợi hơn là toà Khâm Sứ. Và nếu nhận, cộng sản tuy mất vật chất nhiều hơn (tài sản này là của dân tộc Việt tạo lập, chứ không phải của cộng sản làm ra), nhưng đổi lại nó sẽ tránh được "tai tiếng" là phải trả lại nhà đất cho Công Giáo, tạo tiền lệ cho các tôn giáo khác, các cộng đồng dân cư khác đòi lại nhà đất. Không những thế nó còn được tiếng là đã cấp đất "tạo điều kiện" cho HĐGM VN làm trụ sở, cho Công Giáo Việt Nam hành đạo. Tôi cam đoan rằng: 600 tờ báo viết, 50 báo hình, cùng 10.000 phóng viên bồi bút của cộng sản đã sẵn sàng, chỉ chờ lệnh là lăn xả vào làm phóng sự, loan tin cấp đất cho HĐGM Việt Nam làm trụ sở.
Đức TGM Hà Nội cũng chẳng muốn phiền toái suy luận và rơi vào tròng rối rắm như trên, Ngài chỉ đơn giản: Tài sản của chúng tôi, chúng tôi xin lại, chẳng dám phiền các vị cấp mới. Tài sản của chúng tôi mà cứ trả lại 50% các cơ sở, chúng tôi dùng cũng đủ rồi đâu cần xin cấp mới mang tiếng là tham lam. Còn nhiều chi tiết nữa về cuộc gặp gỡ "thương lượng" cộng sản bầy đặt ra với Đức TGM Hà Nội sẽ được bạch hoá. Đức TGM Công Giáo không có lệ "đi đêm" cũng không có chuyện "ngậm miệng ăn tiền" như người ta, hay như anh Trung cộng. Đức năng, nhân bản, tự thắng mưu ma chước quỉ chứ đâu phải ma lừa để thắng quỉ, hay tướng quỉ thắng quỉ như cộng sản vô luân hành xử với nhau đâu! Âm mưu của cộng sản bị phá sản bởi nó đem áp dụng nhầm đối tượng, cũng như Satan xưa đem thế gian ra để cám dỗ Chúa Giêsu khi ngài ăn chay cầu nguyện trong hoang mạc vậy.
2) Những thủ đoạn cộng sản Việt Nam đã dùng với Tổng giáo phận Hà Nội:
Trong những ngày qua, cộng sản đã dùng bao nhiêu là thủ đoạn với Tổng Giáo Phận Hà Nội trong vụ việc đòi đất đòi công lý:
• Dùng truyền thông vu cáo, tấn công trực diện vào Đức TGM Ngô Quang Kiệt và các tu sĩ Thái Hà.
• Dùng truyền thông, tài liệu, thông tin giả, tạo dư luận tấn công vào lẽ phải của Công Giáo.
• Dùng truyền thông đưa thông tin về lời nói bị cắt sén của người Công Giáo để gây chia rẽ nội bộ.
• Dùng công an bắt bớ một số giáo dân, tấn công vào đám đông giáo dân đang cầu nguyện để tạo ra sự hoảng loạn.
• Thay vì cướp tài sản của Công Giáo thành tài sản của quan tham cộng sản, chuyển sang biến tài sản của Công Giáo thành công viên dùng chung toàn xã hội.
• Ra các văn bản trái pháp luật (trái ngay cả với thư luật pháp nguỵ quyền cộng sản) với những lời lẽ xấc xược nhắm vào TGM, các tu sĩ thậm chí với cả HĐGM Việt Nam, để bôi nhọ thanh danh các Ngài cũng như để ra oai với người dân.
• Dùng lưu manh côn đồ thương binh cộng sản nhục mạ, đánh người, đập phá tài sản của Công Giáo. Đến tận nhà giáo dân tích cực hay gia đình thân nhân các tu sĩ để đe doạ và hành hung.
• Cho người trà trộn vào giáo dân phát tán, tung tài liệu truyền đơn chống nhà nước để lấy cớ bắt giáo dân và tu sĩ.
• Đến tận nhà, đến tận nơi làm việc, đến tận trường học, lên danh sách giáo dân Công Giáo với sự đe doạ, miệt thị.
• Cho tuyên truyền miệng về một kế hoạch trấn áp "Mượn dao giết người" "Ném đá dấu tay" Thậm chí đe doạ một cuộc đàn áp chính thức đối với toàn bộ giáo hội Công Giáo.
• Tuyên truyền nhồi sọ cho toàn xã hội về một mối đe doạ "Mất chế độ -Mất nước" để dễ bề ra tay đàn áp Công Giáo.
• Dùng bộ máy chính quyền và công an ngăn cản không cho giáo dân các tỉnh về Hà Nội để cầu nguyện hiệp thông với Toà TGM – DCCT Thái Hà. Âm mưu cô lập tu sĩ để dễ bề hành hung.
• Dùng bộ máy chính quyền, các đoàn thể để quấy nhiễu Toà TGM cũng như DCCT Thái Hà với những phương tức hạ cấp như kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra hành chính, triệu tập họp, gửi công văn giấy tờ. Chĩa loa vào nhà thờ phát các nội dung khiêu khích đang trong giờ lễ.
3) Còn thủ đoạn nào Cộng sản có thể áp dụng trong những ngày tới:
• Dùng tôn giáo khác, dùng đám tu sĩ quốc doanh để chỉ chích, tấn công vào lẽ phải của Công Giáo, thậm chí có thể tấn công vào cơ sở tôn giáo, hay người Công Giáo.
• Giết người rồi đổ vấy cho Công Giáo - Người bị giết có khi chính là người trước đây của nó, đã tham gia vào các vụ việc trấn áp hèn hạ với người Công giáo. Nhưng có thể tỉnh ngộ, không làm nữa, hoặc không nghe theo nó nữa hoặc làm trái ý nó. Giết những kẻ này, một mũi tên trúng hai mục đích. Cộng sản thường triệt để áp dụng thủ đoạn này.
• Cho đặc công đột nhập các tu viện nhà thờ vào ban đêm để lấy cắp tài liệu, đồ vật, hoặc để đặt máy nghe trộm. Không loại trừ khả năng chúng có thể giết các tu sĩ rồi dựng hiện trường giả. Hiện tại chúng có những khí cụ ám sát bằng hơi độc rất tinh vi, dấu hiệu của người chết như bị lên một cơn tăng huyết áp đột ngột, nhồi máu cơ tim.
• Dùng các đoàn thể liên tục thay phiên nhau vào các cơ sở tôn giáo để gây phiền nhiễu, gây mệt mỏi cho các tu sĩ giáo dân. Chúng cho phóng viên đi kèm và sẵn sàng thu lại những sơ xuất nhỏ nhất để vu cáo bôi nhọ.
• Dùng vũ khí sinh học gây bệnh dịch để tấn công cơ sở tôn giáo đông người, rồi lấy cớ dập dịch để ém người vào trong, hết dịch cũng không rút đi. Xin lưu ý: Thủ đoạn này chúng đã thực hiện với người Thượng ở Tây Nguyên.
• Lấy cớ đo đạc định vị lại đất đai tài sản của các cơ sở tôn giáo rồi vào trong lục soát hoặc gây mất thời gian, mất tập chung vào các việc phụng vụ, cầu nguyện. của tu sĩ giáo dân. Xin lưy ý: Thủ đoạn này chúng đã làm với TTGM HN khi lễ Noel, Tấn Phong Giám Mục.
• Chúng có thể tiếp tục cho lưu manh côn đồ, thương binh, chợ búa đến các cơ sở tôn giáo để gây nên một vụ ẩu đả lớn vừa để vu cáo, đe doạ Công Giáo, vừa để lấy cớ can thiệp. Mức độ tấn công có thể tăng dần để thăm dò phản ứng cũng như để điều chỉnh lại cách thức thực hiện.
• Chúng có thể tiếp tục cho in truyền đơn vu chống chính quyền rồi tìm cách ném vào các cơ sở tôn giáo hay giả làm giáo dân đi phân phát cho giáo dân trong các buổi lễ. Lấy cớ can thiệp bắt bớ đàn áp.
• Chúng cũng có thể cho các cán bộ thuộc ban tôn giáo, hoặc qua trung gian đến thương lượng, nhưng thực chất chúng không có tâm muốn giải quyết công việc một cách ngay thẳng. mà tìm sơ hở, tìm cách "câu giờ". mà thôi.
• Còn nhiều thủ đoạn khác mà chỉ có cộng sản mới nắm được chúng ta phải luôn cảnh giác, nhưng cứ bình tâm ba thù giáo hội còn thắng được. Cộng sản giáo hội Công Giáo không thể thua.
4) Ai chỉ đạo thực hiện các thủ đoạn đê hèn của cộng sản?
• Thủ đoạn tạo lập thông tin giả cho báo chí truyền hình để tuyên truyền, vu cáo bôi nhọ tu sĩ, giáo dân Công Giáo trên các phương tiện thông tin đại chúng là của Ban Văn hoá tư tưởng Trung ương chỉ đạo, kẻ trực tiếp chỉ đạo điều hành là tên Tô Huy Rứa - Trưởng ban.
• Thủ đoạn dùng lưu manh nghiện ma tuý, thương binh, dân buôn bán chợ búa. Đến tấn công khiêu khích Người Công Giáo là do Công an đảm trách - chỉ đạo trực tiếp là Nguyễn đức Nhanh – Tên ngụy tướng cộng sản giám đốc công an Hà Nội.
• Thủ đoạn dùng các đoàn thể ngoại vi của cộng sản tham gia khủng bố tinh thần tu sĩ giáo dân Công Giáo là theo chỉ đạo của Mặt trận Tổ quốc.
• Để thống nhất thực hiện các thủ đoạn trên, chúng sẽ họp liên nghành: UBND – CA – MTTQ – BVHTTTW rồi lên kế hoạch cùng hành động. Quuyết định cuối cùng hiện tại là tên Phạm Quang Nghị - bí thư cộng sản Hà Nội. Nhưng Hà Nội vẫn phải báo cáo thường xuyên cho BCT cũng như Thủ tướng. Các hành động mạnh tay đàn áp công khai trên diện rộng, giết người thì phải được Bộ Chính Trị cộng sản thông qua trước.
(Ghi chú: Một số những biện pháp hành động mật trên đây được tiết lộ cho chúng tôi từ một đảng viên CS khá cao cấp, nhưng là người không đồng quan điểm với chính sách đàn áp bằng bạo lực của nhóm CS bảo thủ)
5) Người tín hữu Công Giáo phải làm gì?
• Cầu nguyện là một vũ khí siêu nhiên, cộng sản không thể hiểu được cũng không thể chống lại được.
• Luôn bình tâm thư thái lấy nhu thắng cương. Hãy tin tưởng và theo sự hướng dấn của các tu sĩ.
• Sẵn sàng cho mọi tình huống. Tử vì đạo là một phúc lớn. Hãy cầu nguyện xin phúc tử đạo cùng Chúa dưới sự hướng dẫn của các Linh Mục, Tu Sĩ của Chúa.
• Hãy kêu gọi sự chia sẻ cảm thông với việc đòi công lý từ anh em công giáo toàn quốc, toàn thế giới, những người lương thiện, hay những giáo dân tôn giáo khác trong chừng mực có thể.
• Để làm rõ mục tiêu chính đáng của người Công giáo VN tranh đấu đòi Công lý, cần đẩy mạnh mặt trận Truyền thông của người Công giáo nói riêng và của các Tổ chức người Việt yêu chuộng Tự do và Dân chủ cho Việt Nam nói chung. Cần làm cho đông đảo quần chúng thấy được bộ mặt thật tàn ác của CSVN, cần cho giới Truyền thông quốc tế hiểu biết về chính nghĩa và những sự kiện chân thực để họ cũng vặch mặt chế độ CSVN là chế độ tàn ác không phục vụ lời ích của dân chúng Việt Nam, nó không tôn trọng nhân quyền và những quyền căn bản của con người...
Lời cầu nguyện của mỗi người Công giáo Việt nam phải là: "Xin Chúa cho cho con thắng được chính bản thân con để con sẵn sàng hy sinh cho chính nghĩa và công lý, xin cho Giáo Hội Việt Nam chiến thắng Quỉ Dữ Cộng Sản!".
Một trong số đặc tính căn bản của chủ nghĩa cộng sản là gian trá, lật lọng. Ngay từ trong học thuyết, nó đã sử dụng thủ đoạn "Giải thích từ ngữ thay đổi theo ý riêng" để dễ bề lừa dối, lật lọng. Nhân loại đã được thấy, cộng sản nhen nhóm xây dựng các tổ chức của nó trên toàn thế giới - Một sự can thiệp xâm lăng bẩn thỉu nhất mà các dân tộc phải hứng chịu với hậu quả lớn hơn 2 cuộc đại chiến thế giới cộng lại. Đến tận ngày nay, còn chưa khám phá, thống kê hết được.
Sự kiện đòi tài sản, đòi công lý ở tổng giáo phận Hà Nội với giáo dân, cũng như người lương thiện, như giọt mưa được mong ngóng qua ngày dài hạn hán. Nhưng với cộng sản nó như một cái tát nẩy lửa của bà mẹ nhân từ bao nhiêu năm chờ đợi sự sám hối của đứa con hư đốn, chờ mãi, cuối cùng bà nhận thấy, không còn chút hy vọng nào của sự sám hối. Đứa con hư hỏng đã biến thành quỉ dữ.
Cộng sản việt nam, thoát chết qua cơn đại hồng thuỷ "Cộng sản Đông Âu" nhờ may mắn, vì thế giới lúc đó chưa chĩa mũi nhọn vào nó. Ban đầu nó có bớt đi sự dữ dằn. Nhưng nay, nó lại hiện nguyên hình, chứng minh một chân lý: Ác nhân còn mong hối cải, chứ quỉ dữ thì không bao giờ có thể hối cải. Cộng sản cũng nhận ra, nếu nó phục thiện, nó không còn là nó. Không chỉ đơn thuần là mất quyền lực, phải lại những gì cướp bóc – Mà nó sẽ phải vứt bỏ sự gian ác, phải làm người tử tế phải tự lao động để nuôi chính mình, chứ không được đi cướp bóc. Đây là điều người cộng sản không thể làm nổi - Thực tế đã chứng minh. Chính vì các lẽ trên, cộng sản Việt nam sẽ còn tiếp tục giở nhiều thủ đoạn hèn hạ, cho nên dù thuộc tôn giáo nào, là người lương thiện hãy cảnh giác:
1) Khi thương lượng trong bí mật mờ ám của cộng sản bị phá sản:
Với bản chất của kẻ lưu manh, cộng sản luôn tìm cách "thương lượng trong bóng tối" dẫu nó biết rằng thương lượng như thế phía bên kia biết được điểm yếu bao giờ cũng đòi lợi hơn – Nhưng đổi lại những việc làm gây thiệt hại cho quốc gia, cho người dân của nó được giữ kín... Trong thực tế, nhà nước cộng sản Việt Nam đã thương lượng việc bình thường hoá quan hệ với cộng sản Trung quốc đầu những năm 1990, phía Trung quốc ra hai điều kiện: 1) UVBCT Bộ trưởng ông an Mai Chí Thọ - kẻ Trung quốc cho là thực hành chính sách tiêu diệt người Hoa tàn độc nhất - phải ra đi, về vườn, không được giữ bất cứ chức vụ gì nữa, kể cả những chức vụ đoàn thể như mặt trận tổ quốc. 2) Nhà nước CS Việt nam phải trả lại, hoặc bồi thường tài sản của người Hoa bị xua đuổi khỏi Việt nam sau cuộc chiến 1979.
Điều kiện thứ nhất được đáp ứng sau một hồi BCT khẩn khoản xin Mai Chí Thọ hiểu cho tình hình vui vẻ về vườn dù mới được 1 nhiệm kỳ Bộ trưởng BCA. Điều kiện thứ 2 cộng sản xin thương lượng trong bí mật với Trung quốc rồi xin bồi thường cho nhà nước Trung quốc chứ không phải cho người Hoa. Tài sản được đem ra bồi thường là lãnh thổ, lãnh hải quốc gia chứ không phải tiền bạc. Và các hiệp định cắm mốc biên giới phía Bắc, vịnh Bắc bộ được nó ký với Trung quốc, sau đó nó không công khai cho dân biết nội dung. Đến nay Trung quốc vì được lợi bội phần mà giữ im lặng.
Vụ viêc đòi lại tài sản của Tổng giáo phận Hà Nội lúc đầu cộng sản cũng tìm cách ra dấu cho Đức TGM là nó muốn thương lượng, nhưng là thương lượng trong bí mật. Rồi nó cũng đề ra một hướng giải quyết: Cấp khu đất mới cho Toà TGM, nó lên kế hoạch giới thiệu 2 địa điểm: 1) Khu đất trường thể thao 10/10 quận Ba Đình có hai mặt tiền phố Quán Thánh và phố Hùng Vương (Hùng Vương là con phố chạy qua lăng mộ Hồ chí Minh) khu đất rộng khoảng 1,2ha và cách lăng mộ Hồ chí Minh chỉ khoảng hơn 300m đường chim bay, trên khu đất này đã có rất nhiều công trình nhà cửa mới xây năm 2005. 2) Khu đất 67 Phó Đức Chính, nguyên là nhà máy in IDEO của Pháp xưa, khu đất rộng khoảng 1ha cũng có hai mặt tiền là phố Phó Đức Chính và Đường Yên Phụ, đặc biệt các toà nhà trên khu đất này đều được người Pháp xây dựng có kiến trúc Âu châu rất đẹp. Khu nhà đất này trước đây cộng sản dùng làm trường học cho con em người Hoa (Gọi la trường Trung học Trung hoa) Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ của Trung quốc khi sang thăm Việt Nam trước khi bị giết trong cách mạng văn hoá đã đến trường này và trồng cây đa lưu niệm, hiện cây đa vẫn còn.
Nếu so sánh về mối lợi vật chất, có lẽ Toà TGM Hà Nội nhận một trong hai cơ sở này sẽ có lợi hơn là toà Khâm Sứ. Và nếu nhận, cộng sản tuy mất vật chất nhiều hơn (tài sản này là của dân tộc Việt tạo lập, chứ không phải của cộng sản làm ra), nhưng đổi lại nó sẽ tránh được "tai tiếng" là phải trả lại nhà đất cho Công Giáo, tạo tiền lệ cho các tôn giáo khác, các cộng đồng dân cư khác đòi lại nhà đất. Không những thế nó còn được tiếng là đã cấp đất "tạo điều kiện" cho HĐGM VN làm trụ sở, cho Công Giáo Việt Nam hành đạo. Tôi cam đoan rằng: 600 tờ báo viết, 50 báo hình, cùng 10.000 phóng viên bồi bút của cộng sản đã sẵn sàng, chỉ chờ lệnh là lăn xả vào làm phóng sự, loan tin cấp đất cho HĐGM Việt Nam làm trụ sở.
Đức TGM Hà Nội cũng chẳng muốn phiền toái suy luận và rơi vào tròng rối rắm như trên, Ngài chỉ đơn giản: Tài sản của chúng tôi, chúng tôi xin lại, chẳng dám phiền các vị cấp mới. Tài sản của chúng tôi mà cứ trả lại 50% các cơ sở, chúng tôi dùng cũng đủ rồi đâu cần xin cấp mới mang tiếng là tham lam. Còn nhiều chi tiết nữa về cuộc gặp gỡ "thương lượng" cộng sản bầy đặt ra với Đức TGM Hà Nội sẽ được bạch hoá. Đức TGM Công Giáo không có lệ "đi đêm" cũng không có chuyện "ngậm miệng ăn tiền" như người ta, hay như anh Trung cộng. Đức năng, nhân bản, tự thắng mưu ma chước quỉ chứ đâu phải ma lừa để thắng quỉ, hay tướng quỉ thắng quỉ như cộng sản vô luân hành xử với nhau đâu! Âm mưu của cộng sản bị phá sản bởi nó đem áp dụng nhầm đối tượng, cũng như Satan xưa đem thế gian ra để cám dỗ Chúa Giêsu khi ngài ăn chay cầu nguyện trong hoang mạc vậy.
2) Những thủ đoạn cộng sản Việt Nam đã dùng với Tổng giáo phận Hà Nội:
Trong những ngày qua, cộng sản đã dùng bao nhiêu là thủ đoạn với Tổng Giáo Phận Hà Nội trong vụ việc đòi đất đòi công lý:
• Dùng truyền thông vu cáo, tấn công trực diện vào Đức TGM Ngô Quang Kiệt và các tu sĩ Thái Hà.
• Dùng truyền thông, tài liệu, thông tin giả, tạo dư luận tấn công vào lẽ phải của Công Giáo.
• Dùng truyền thông đưa thông tin về lời nói bị cắt sén của người Công Giáo để gây chia rẽ nội bộ.
• Dùng công an bắt bớ một số giáo dân, tấn công vào đám đông giáo dân đang cầu nguyện để tạo ra sự hoảng loạn.
• Thay vì cướp tài sản của Công Giáo thành tài sản của quan tham cộng sản, chuyển sang biến tài sản của Công Giáo thành công viên dùng chung toàn xã hội.
• Ra các văn bản trái pháp luật (trái ngay cả với thư luật pháp nguỵ quyền cộng sản) với những lời lẽ xấc xược nhắm vào TGM, các tu sĩ thậm chí với cả HĐGM Việt Nam, để bôi nhọ thanh danh các Ngài cũng như để ra oai với người dân.
• Dùng lưu manh côn đồ thương binh cộng sản nhục mạ, đánh người, đập phá tài sản của Công Giáo. Đến tận nhà giáo dân tích cực hay gia đình thân nhân các tu sĩ để đe doạ và hành hung.
• Cho người trà trộn vào giáo dân phát tán, tung tài liệu truyền đơn chống nhà nước để lấy cớ bắt giáo dân và tu sĩ.
• Đến tận nhà, đến tận nơi làm việc, đến tận trường học, lên danh sách giáo dân Công Giáo với sự đe doạ, miệt thị.
• Cho tuyên truyền miệng về một kế hoạch trấn áp "Mượn dao giết người" "Ném đá dấu tay" Thậm chí đe doạ một cuộc đàn áp chính thức đối với toàn bộ giáo hội Công Giáo.
• Tuyên truyền nhồi sọ cho toàn xã hội về một mối đe doạ "Mất chế độ -Mất nước" để dễ bề ra tay đàn áp Công Giáo.
• Dùng bộ máy chính quyền và công an ngăn cản không cho giáo dân các tỉnh về Hà Nội để cầu nguyện hiệp thông với Toà TGM – DCCT Thái Hà. Âm mưu cô lập tu sĩ để dễ bề hành hung.
• Dùng bộ máy chính quyền, các đoàn thể để quấy nhiễu Toà TGM cũng như DCCT Thái Hà với những phương tức hạ cấp như kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra hành chính, triệu tập họp, gửi công văn giấy tờ. Chĩa loa vào nhà thờ phát các nội dung khiêu khích đang trong giờ lễ.
3) Còn thủ đoạn nào Cộng sản có thể áp dụng trong những ngày tới:
• Dùng tôn giáo khác, dùng đám tu sĩ quốc doanh để chỉ chích, tấn công vào lẽ phải của Công Giáo, thậm chí có thể tấn công vào cơ sở tôn giáo, hay người Công Giáo.
• Giết người rồi đổ vấy cho Công Giáo - Người bị giết có khi chính là người trước đây của nó, đã tham gia vào các vụ việc trấn áp hèn hạ với người Công giáo. Nhưng có thể tỉnh ngộ, không làm nữa, hoặc không nghe theo nó nữa hoặc làm trái ý nó. Giết những kẻ này, một mũi tên trúng hai mục đích. Cộng sản thường triệt để áp dụng thủ đoạn này.
• Cho đặc công đột nhập các tu viện nhà thờ vào ban đêm để lấy cắp tài liệu, đồ vật, hoặc để đặt máy nghe trộm. Không loại trừ khả năng chúng có thể giết các tu sĩ rồi dựng hiện trường giả. Hiện tại chúng có những khí cụ ám sát bằng hơi độc rất tinh vi, dấu hiệu của người chết như bị lên một cơn tăng huyết áp đột ngột, nhồi máu cơ tim.
• Dùng các đoàn thể liên tục thay phiên nhau vào các cơ sở tôn giáo để gây phiền nhiễu, gây mệt mỏi cho các tu sĩ giáo dân. Chúng cho phóng viên đi kèm và sẵn sàng thu lại những sơ xuất nhỏ nhất để vu cáo bôi nhọ.
• Dùng vũ khí sinh học gây bệnh dịch để tấn công cơ sở tôn giáo đông người, rồi lấy cớ dập dịch để ém người vào trong, hết dịch cũng không rút đi. Xin lưu ý: Thủ đoạn này chúng đã thực hiện với người Thượng ở Tây Nguyên.
• Lấy cớ đo đạc định vị lại đất đai tài sản của các cơ sở tôn giáo rồi vào trong lục soát hoặc gây mất thời gian, mất tập chung vào các việc phụng vụ, cầu nguyện. của tu sĩ giáo dân. Xin lưy ý: Thủ đoạn này chúng đã làm với TTGM HN khi lễ Noel, Tấn Phong Giám Mục.
• Chúng có thể tiếp tục cho lưu manh côn đồ, thương binh, chợ búa đến các cơ sở tôn giáo để gây nên một vụ ẩu đả lớn vừa để vu cáo, đe doạ Công Giáo, vừa để lấy cớ can thiệp. Mức độ tấn công có thể tăng dần để thăm dò phản ứng cũng như để điều chỉnh lại cách thức thực hiện.
• Chúng có thể tiếp tục cho in truyền đơn vu chống chính quyền rồi tìm cách ném vào các cơ sở tôn giáo hay giả làm giáo dân đi phân phát cho giáo dân trong các buổi lễ. Lấy cớ can thiệp bắt bớ đàn áp.
• Chúng cũng có thể cho các cán bộ thuộc ban tôn giáo, hoặc qua trung gian đến thương lượng, nhưng thực chất chúng không có tâm muốn giải quyết công việc một cách ngay thẳng. mà tìm sơ hở, tìm cách "câu giờ". mà thôi.
• Còn nhiều thủ đoạn khác mà chỉ có cộng sản mới nắm được chúng ta phải luôn cảnh giác, nhưng cứ bình tâm ba thù giáo hội còn thắng được. Cộng sản giáo hội Công Giáo không thể thua.
4) Ai chỉ đạo thực hiện các thủ đoạn đê hèn của cộng sản?
• Thủ đoạn tạo lập thông tin giả cho báo chí truyền hình để tuyên truyền, vu cáo bôi nhọ tu sĩ, giáo dân Công Giáo trên các phương tiện thông tin đại chúng là của Ban Văn hoá tư tưởng Trung ương chỉ đạo, kẻ trực tiếp chỉ đạo điều hành là tên Tô Huy Rứa - Trưởng ban.
• Thủ đoạn dùng lưu manh nghiện ma tuý, thương binh, dân buôn bán chợ búa. Đến tấn công khiêu khích Người Công Giáo là do Công an đảm trách - chỉ đạo trực tiếp là Nguyễn đức Nhanh – Tên ngụy tướng cộng sản giám đốc công an Hà Nội.
• Thủ đoạn dùng các đoàn thể ngoại vi của cộng sản tham gia khủng bố tinh thần tu sĩ giáo dân Công Giáo là theo chỉ đạo của Mặt trận Tổ quốc.
• Để thống nhất thực hiện các thủ đoạn trên, chúng sẽ họp liên nghành: UBND – CA – MTTQ – BVHTTTW rồi lên kế hoạch cùng hành động. Quuyết định cuối cùng hiện tại là tên Phạm Quang Nghị - bí thư cộng sản Hà Nội. Nhưng Hà Nội vẫn phải báo cáo thường xuyên cho BCT cũng như Thủ tướng. Các hành động mạnh tay đàn áp công khai trên diện rộng, giết người thì phải được Bộ Chính Trị cộng sản thông qua trước.
(Ghi chú: Một số những biện pháp hành động mật trên đây được tiết lộ cho chúng tôi từ một đảng viên CS khá cao cấp, nhưng là người không đồng quan điểm với chính sách đàn áp bằng bạo lực của nhóm CS bảo thủ)
5) Người tín hữu Công Giáo phải làm gì?
• Cầu nguyện là một vũ khí siêu nhiên, cộng sản không thể hiểu được cũng không thể chống lại được.
• Luôn bình tâm thư thái lấy nhu thắng cương. Hãy tin tưởng và theo sự hướng dấn của các tu sĩ.
• Sẵn sàng cho mọi tình huống. Tử vì đạo là một phúc lớn. Hãy cầu nguyện xin phúc tử đạo cùng Chúa dưới sự hướng dẫn của các Linh Mục, Tu Sĩ của Chúa.
• Hãy kêu gọi sự chia sẻ cảm thông với việc đòi công lý từ anh em công giáo toàn quốc, toàn thế giới, những người lương thiện, hay những giáo dân tôn giáo khác trong chừng mực có thể.
• Để làm rõ mục tiêu chính đáng của người Công giáo VN tranh đấu đòi Công lý, cần đẩy mạnh mặt trận Truyền thông của người Công giáo nói riêng và của các Tổ chức người Việt yêu chuộng Tự do và Dân chủ cho Việt Nam nói chung. Cần làm cho đông đảo quần chúng thấy được bộ mặt thật tàn ác của CSVN, cần cho giới Truyền thông quốc tế hiểu biết về chính nghĩa và những sự kiện chân thực để họ cũng vặch mặt chế độ CSVN là chế độ tàn ác không phục vụ lời ích của dân chúng Việt Nam, nó không tôn trọng nhân quyền và những quyền căn bản của con người...
Lời cầu nguyện của mỗi người Công giáo Việt nam phải là: "Xin Chúa cho cho con thắng được chính bản thân con để con sẵn sàng hy sinh cho chính nghĩa và công lý, xin cho Giáo Hội Việt Nam chiến thắng Quỉ Dữ Cộng Sản!".
Thế mới gọi là Việt cộng!
Trần Diễm
14:37 29/09/2008
Thế mới gọi là Việt cộng!
Khi tôi qua Philippines, khi nghe nói đến Việt Nam và cộng sản (the Communist), người Phi-luật-tân rùng mình sợ hãi như nghe nói đến ma quỷ hay một thứ dịch hạch. Sau vụ Toà Khâm Sứ và Thái Hà, người dân Việt Nam được dịp xem lại bộ mặt thật của chính quyền và tôi mới hiểu thêm đưọc sự ghê gớm của “dịch” cộng sản đáng rùng mình như thế nào.
1. Trong khi sinh viên và dân chúng vì lòng yêu đất nước biểu tình trước ĐSQ Trung Quốc để bảo vệ lãnh thổ Trường Sa và Hoàng Sa thì nhà nước cho công an thẳng tay đàn áp và cấm đoán.
2. Giáo dân tụ họp cầu nguyện trật tự ôn hòa, thì nhà nước kết án phá rối trật tự gây mất đoàn kết rồi cho cảnh sát xịt hơi cay, đánh đập, bỏ tù. Nhà nước còn thuê “đầu gấu” nghiện hút, bắt ép những người có tiệm buôn bán nhỏ đến để hành hung, chửi bới, đòi giết tu sĩ và giáo dân, đó là những hành động vô văn hóa, thì nhà nước chủ mưu kích động, công an “khôn ngoan” đứng nhìn.
3. Thật sự đây không phải lần đầu tiên nhà nước làm cái trò “mèo” này. Người dân đã quá quen như họ đã làm đối với những nhà đấu tranh cho dân chủ. Cách đây 4 năm, Đức Cha Giuse Nguyễn Quang Tuyến cho biết Ngài cố gắng đi thăm các tín hữu ở những vùng Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn. Chính quyền ngăn cản dọa nạt công giáo không cho đến gặp chủ chăn của mình. Hơn nữa chính quyền còn thuê người bên lương, và giáo dân bỏ đạo kéo đến chửi bới. Về sau một bà giáo dân bỏ đạo -- người mà đã chửi Đức Cha -- thấy con mình gặp tai nạn chết, đã sám hối, và thú nhận công khai trong nhà thờ rằng bà đã “ngu dại theo ma quỷ và nhận tiền của ma quỷ để chửi Đức Cha.”
4. Thật trớ trêu trong lúc nhà nước Việt Nam đang cố mở cửa ra thế giới, tự nhân Đảng mình là văn minh, thì nhà nước vẫn theo một thứ văn minh rừng rú trắng trợn ngay tại thủ đô và diễn ra trước mắt các nhà báo quốc tế. Đúng là hết khôn thì dồn đến dại. Thế mới gọi là Việt Cộng.
Hà Nội 29/10/2008
Khi tôi qua Philippines, khi nghe nói đến Việt Nam và cộng sản (the Communist), người Phi-luật-tân rùng mình sợ hãi như nghe nói đến ma quỷ hay một thứ dịch hạch. Sau vụ Toà Khâm Sứ và Thái Hà, người dân Việt Nam được dịp xem lại bộ mặt thật của chính quyền và tôi mới hiểu thêm đưọc sự ghê gớm của “dịch” cộng sản đáng rùng mình như thế nào.
1. Trong khi sinh viên và dân chúng vì lòng yêu đất nước biểu tình trước ĐSQ Trung Quốc để bảo vệ lãnh thổ Trường Sa và Hoàng Sa thì nhà nước cho công an thẳng tay đàn áp và cấm đoán.
2. Giáo dân tụ họp cầu nguyện trật tự ôn hòa, thì nhà nước kết án phá rối trật tự gây mất đoàn kết rồi cho cảnh sát xịt hơi cay, đánh đập, bỏ tù. Nhà nước còn thuê “đầu gấu” nghiện hút, bắt ép những người có tiệm buôn bán nhỏ đến để hành hung, chửi bới, đòi giết tu sĩ và giáo dân, đó là những hành động vô văn hóa, thì nhà nước chủ mưu kích động, công an “khôn ngoan” đứng nhìn.
3. Thật sự đây không phải lần đầu tiên nhà nước làm cái trò “mèo” này. Người dân đã quá quen như họ đã làm đối với những nhà đấu tranh cho dân chủ. Cách đây 4 năm, Đức Cha Giuse Nguyễn Quang Tuyến cho biết Ngài cố gắng đi thăm các tín hữu ở những vùng Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn. Chính quyền ngăn cản dọa nạt công giáo không cho đến gặp chủ chăn của mình. Hơn nữa chính quyền còn thuê người bên lương, và giáo dân bỏ đạo kéo đến chửi bới. Về sau một bà giáo dân bỏ đạo -- người mà đã chửi Đức Cha -- thấy con mình gặp tai nạn chết, đã sám hối, và thú nhận công khai trong nhà thờ rằng bà đã “ngu dại theo ma quỷ và nhận tiền của ma quỷ để chửi Đức Cha.”
4. Thật trớ trêu trong lúc nhà nước Việt Nam đang cố mở cửa ra thế giới, tự nhân Đảng mình là văn minh, thì nhà nước vẫn theo một thứ văn minh rừng rú trắng trợn ngay tại thủ đô và diễn ra trước mắt các nhà báo quốc tế. Đúng là hết khôn thì dồn đến dại. Thế mới gọi là Việt Cộng.
Hà Nội 29/10/2008
Một suy nghĩ về Quan điểm của HĐGMVN
Lm Nguyễn Hồng Giáo, OFM
14:47 29/09/2008
MỘT SUY NGHĨ VỀ QUAN ĐIỂM CỦA HĐGMVN
Thời gian qua, chắc chắn rất nhiều người trong Giáo Hội và ngoài Giáo Hội, ở trong nước và ở nước ngoài nôn nóng chờ đợi một lập trường chính thức của các Giám mục Việt Nam về tình hình căng thẳng hiện nay liên quan đến vụ việc Toà Khâm sứ cũ (số 42 phố Nhà Chung) và giáo xứ Thái Hà (số 178, Nguyễn Lương Bằng) ở Hà Nội, nhất là khi biết Hội Đồng Giám Mục nhóm họp tại toà Giám mục Xuân Lộc từ 22 đến 26/9/2008. Thì đúng như chờ đợi, các Giám mục đã công bố bản “Quan điểm về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay”, đề ngày 25/9/2008.
Đó là những vấn đề nào? Trong phần I nói về Tình Hình, các Giám mục nêu lên ba vấn đề:
1. tình trạng khiếu kiện đất đai kéo dài và chưa được giải quyết thoả đáng, cũng như sự bất cập của luật về đất đai trước đà biến chuyển trong đời sống xã hội, dù đã được sửa đổi nhiều lần;
2. sự thiếu tôn trọng sự thật của các phương tiện truyền thông khi đưa tin về những vụ tranh chấp đang trong tiến trình giải quyết, do đó gây ra hoang mang và nghi kỵ. Nhìn bao quát hơn, sự gian dối đang tràn lan trong nhiều lãnh vực, kể cả lãnh vực giáo dục;
3. một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực trong tiến trình giải quyết những xung đột nói trên và nhiều vụ việc khác, và như thế, tạo thêm bất công trong xãhội.
Trong phần II nhan đề Quan Điểm, các Giám mục đưa ra những đề nghị cụ thể liên quan tới ba vấn đề nêu trong phần I. Ở đây tôi chỉ xin đưa ra một nhận xét chung trước khi phân tích kỹ hơn đề nghị thứ 1 về đất đai.
Chắc Hội Đồng Giám Mục đã khởi đi từ vấn đề rất cụ thể và nóng bỏng liên quan trực tiếp tới mình là vụ việc đất đai ở Hà Nội. Nhưng thay vì tập trung vào đó, các Giám mục đã nhìn rộng ra, đặt vấn đề riêng vào tình hình chung, có thể nói là nâng vấn đề lên ở mức cao hơn, và do đó các giải pháp đề nghị sẽ mang tính nguyên tắc để có thể giải quyết các vấn đề một cách lâu dài và triệt để, thay vì đối phó hoặc chỉ giải quyết lẻ tẻ từng vụ việc. Khi làm như thế, các Giám mục mong muốn góp phần mình vào việc việc “phát triển đất nước cách ổn định và vững bền”. Đây quả thực là một “quan điểm” rất hay vì qua vụ đất đai ở Hà Nội, chắc đã có nhiều người phê bình Giáo Hội ta chỉ loay hoay lo cho mình, và chỉ tỏ ra “dấn thân” khi quyền lợi của mình bị đe doạ. Trong các đề nghị của mình, các Giám mục vận dụng tới giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công giáo.
Vì thế riêng về vấn đề đất đai, các ngài không có “ý kiến” trực tiếp về “trường hợp Hà Nội” mà đặt trường hợp này vào “tình trạng khiếu kiện đất đai kéo dài và [vẫn] chưa được giải quyết thoả đáng” tại nhiều nơi. Đất đai của các tôn giáo nói chung và đất đai của Giáo Hội Công Giáo nói riêng, cụ thể là Toà Khâm sứ cũ và giáo xứ Thái Hà cũng nằm trong tình trạng chung đó. Không có hướng giải quyết căn cơ vấn đề đất đai nói chung thì dù có giải quyết được một số vụ việc riêng lẻ nào đó, vấn đề tranh chấp khiếu kiện sẽ lại cứ nảy sinh. Chỉ cách nay mươi ngày thôi, khi đi ngang qua trước dinh Thống Nhất (dinh Độc Lập cũ), tôi còn thấy một số nông dân miền Tây căng biểu ngữ ngồi đòi “công lý” cho họ về chuyện đất đai.
Nguyên tắc căn cơ để giải quyết, theo các Giám mục, là sửa đổi luật đất đai trong tinh thần quan tâm tới quyền tư hữu của mọi người. Rõ ràng đây là điểm then chốt. Trong vụ việc ở Hà Nội, ta thấy quan điểm của chính quyền là: "đất đai là sở hữu chung của toàn dân và do Nhà Nước quản lý”, còn Toà Tổng Giám mục và Dòng Chúa Cứu Thế lại quả quyết rằng những khu đất liên quan là thuộc quyền sở hữu của mình. Nhà Nước nói: anh cần, anh cứ làm đơn xin, tôi sẽ cứu xét, không có vấn đề đòi trả lại vì theo luật pháp, anh đâu có quyền sở hữu đất đai! Rõ ràng hai quan điểm hoàn toàn đối chọi nhau, không có cách nào hoà hợp, trừ ra khi cố gắng giải quyết kiểu “thông cảm”. Khi HĐGM đưa ra đề nghị trên, tôi nghĩ các ngài đã nhấn mạnh mấy điểm sau đây.
Về thực tế, đất đai là vấn đề gây ra khiếu kiện nhiều nhất, vấn đề bức xúc nhất đối với người dân, cũng là lãnh vực xem ra có nhiều tiêu cực nhất và có nhiều cán bộ vào tù nhất. Về thực tế, còn có tình hình là Nhà Nước xem ra rất lúng túng, mỗi lần sửa đổi thì có ít nhiều tiến bộ trong việc đáp ứng tức thời tình hình xã hội lúc đó, nhưng ít lâu sau lại tỏ ra bất cập, không theo kịp biến chuyển trong xã hội. Có lúc, người ta đã từng nói tới giải pháp sổ xanh, sổ hồng bên cạnh sổ đỏ… Về thực tế, các Giám mục còn gợi ý rằng việc sửa đổi luật đất đai theo hướng nhìn nhận quyền tư hữu là một nhu cầu khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống quốc tế, mà tuyệt đại đa số các nước đều nhìn nhận quyền này. Còn về nguyên tắc, quyền tư hữu đã được Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948, số 17, long trọng nhìn nhận là một quyền tự nhiên, một quyền của con người.
Dĩ nhiên vấn đề lớn nhất ở đây đối với Nhà Nước có lẽ là vấn đề nguyên tắc của riêng chế độ cộng sản: đất đai là của chung. Nhưng tôi xin mạo muội gợi ra vài ý để suy nghĩ.
Nói rằng nguyên tắc này thuộc về bản chất của chế độ nên không thể thay đổi, thì xin hỏi: tại sao có những nguyên tắc mà thời bao cấp, Đảng coi như “bất khả xâm phạm”, nhưng vào thời Đổi Mới vẫn được thay đổi để đáp ứng tình hình phát triển mới của đất nước. Một nguyên tắc rất căn bản của lý luận mác-xít là lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn đánh giá chân lý (sự đúng đắn) của lý thuyết. Những thay đổi gọi là “đổi mới” nói trên đã chứng tỏ là đúng vì được thực tiễn xác nhận. Như thế, lý thuyết được đề ra không phải vì lý thuyết nhưng để phục vụ lợi ích thực tế của nhân dân, của dân tộc. Theo tinh thần của Marx, thì không có gì bất di bất dịch, kể cả tư tưởng của ông. Một nguyên tắc mà khi áp dụng cứ liên miên gây ra bất công và bất mãn nơi người dân như nguyên tắc về đất đai, hỏi có phải là một nguyên tắc được thực tiễn xác nhận không?
Tôi thiển nghĩ có lẽ do lòng khiêm tốn mà các Giám mục đã gọi các suy nghĩ của mình là “quan điểm”, nhưng cũng có thể coi đó là những lập trường. Dù sao chăng nữa, mấy đề nghị của các ngài là chân thành, tích cực và xây dựng, nếu được chính quyền quan tâm đúng mức, chắc sẽ góp phần vào sự phát triển đất nước ta bền vững, ổn định và mau lẹ hơn nữa.
Ngày 28.9.2008
Thời gian qua, chắc chắn rất nhiều người trong Giáo Hội và ngoài Giáo Hội, ở trong nước và ở nước ngoài nôn nóng chờ đợi một lập trường chính thức của các Giám mục Việt Nam về tình hình căng thẳng hiện nay liên quan đến vụ việc Toà Khâm sứ cũ (số 42 phố Nhà Chung) và giáo xứ Thái Hà (số 178, Nguyễn Lương Bằng) ở Hà Nội, nhất là khi biết Hội Đồng Giám Mục nhóm họp tại toà Giám mục Xuân Lộc từ 22 đến 26/9/2008. Thì đúng như chờ đợi, các Giám mục đã công bố bản “Quan điểm về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay”, đề ngày 25/9/2008.
Đó là những vấn đề nào? Trong phần I nói về Tình Hình, các Giám mục nêu lên ba vấn đề:
1. tình trạng khiếu kiện đất đai kéo dài và chưa được giải quyết thoả đáng, cũng như sự bất cập của luật về đất đai trước đà biến chuyển trong đời sống xã hội, dù đã được sửa đổi nhiều lần;
2. sự thiếu tôn trọng sự thật của các phương tiện truyền thông khi đưa tin về những vụ tranh chấp đang trong tiến trình giải quyết, do đó gây ra hoang mang và nghi kỵ. Nhìn bao quát hơn, sự gian dối đang tràn lan trong nhiều lãnh vực, kể cả lãnh vực giáo dục;
3. một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực trong tiến trình giải quyết những xung đột nói trên và nhiều vụ việc khác, và như thế, tạo thêm bất công trong xãhội.
Trong phần II nhan đề Quan Điểm, các Giám mục đưa ra những đề nghị cụ thể liên quan tới ba vấn đề nêu trong phần I. Ở đây tôi chỉ xin đưa ra một nhận xét chung trước khi phân tích kỹ hơn đề nghị thứ 1 về đất đai.
Chắc Hội Đồng Giám Mục đã khởi đi từ vấn đề rất cụ thể và nóng bỏng liên quan trực tiếp tới mình là vụ việc đất đai ở Hà Nội. Nhưng thay vì tập trung vào đó, các Giám mục đã nhìn rộng ra, đặt vấn đề riêng vào tình hình chung, có thể nói là nâng vấn đề lên ở mức cao hơn, và do đó các giải pháp đề nghị sẽ mang tính nguyên tắc để có thể giải quyết các vấn đề một cách lâu dài và triệt để, thay vì đối phó hoặc chỉ giải quyết lẻ tẻ từng vụ việc. Khi làm như thế, các Giám mục mong muốn góp phần mình vào việc việc “phát triển đất nước cách ổn định và vững bền”. Đây quả thực là một “quan điểm” rất hay vì qua vụ đất đai ở Hà Nội, chắc đã có nhiều người phê bình Giáo Hội ta chỉ loay hoay lo cho mình, và chỉ tỏ ra “dấn thân” khi quyền lợi của mình bị đe doạ. Trong các đề nghị của mình, các Giám mục vận dụng tới giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công giáo.
Vì thế riêng về vấn đề đất đai, các ngài không có “ý kiến” trực tiếp về “trường hợp Hà Nội” mà đặt trường hợp này vào “tình trạng khiếu kiện đất đai kéo dài và [vẫn] chưa được giải quyết thoả đáng” tại nhiều nơi. Đất đai của các tôn giáo nói chung và đất đai của Giáo Hội Công Giáo nói riêng, cụ thể là Toà Khâm sứ cũ và giáo xứ Thái Hà cũng nằm trong tình trạng chung đó. Không có hướng giải quyết căn cơ vấn đề đất đai nói chung thì dù có giải quyết được một số vụ việc riêng lẻ nào đó, vấn đề tranh chấp khiếu kiện sẽ lại cứ nảy sinh. Chỉ cách nay mươi ngày thôi, khi đi ngang qua trước dinh Thống Nhất (dinh Độc Lập cũ), tôi còn thấy một số nông dân miền Tây căng biểu ngữ ngồi đòi “công lý” cho họ về chuyện đất đai.
Nguyên tắc căn cơ để giải quyết, theo các Giám mục, là sửa đổi luật đất đai trong tinh thần quan tâm tới quyền tư hữu của mọi người. Rõ ràng đây là điểm then chốt. Trong vụ việc ở Hà Nội, ta thấy quan điểm của chính quyền là: "đất đai là sở hữu chung của toàn dân và do Nhà Nước quản lý”, còn Toà Tổng Giám mục và Dòng Chúa Cứu Thế lại quả quyết rằng những khu đất liên quan là thuộc quyền sở hữu của mình. Nhà Nước nói: anh cần, anh cứ làm đơn xin, tôi sẽ cứu xét, không có vấn đề đòi trả lại vì theo luật pháp, anh đâu có quyền sở hữu đất đai! Rõ ràng hai quan điểm hoàn toàn đối chọi nhau, không có cách nào hoà hợp, trừ ra khi cố gắng giải quyết kiểu “thông cảm”. Khi HĐGM đưa ra đề nghị trên, tôi nghĩ các ngài đã nhấn mạnh mấy điểm sau đây.
Về thực tế, đất đai là vấn đề gây ra khiếu kiện nhiều nhất, vấn đề bức xúc nhất đối với người dân, cũng là lãnh vực xem ra có nhiều tiêu cực nhất và có nhiều cán bộ vào tù nhất. Về thực tế, còn có tình hình là Nhà Nước xem ra rất lúng túng, mỗi lần sửa đổi thì có ít nhiều tiến bộ trong việc đáp ứng tức thời tình hình xã hội lúc đó, nhưng ít lâu sau lại tỏ ra bất cập, không theo kịp biến chuyển trong xã hội. Có lúc, người ta đã từng nói tới giải pháp sổ xanh, sổ hồng bên cạnh sổ đỏ… Về thực tế, các Giám mục còn gợi ý rằng việc sửa đổi luật đất đai theo hướng nhìn nhận quyền tư hữu là một nhu cầu khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống quốc tế, mà tuyệt đại đa số các nước đều nhìn nhận quyền này. Còn về nguyên tắc, quyền tư hữu đã được Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948, số 17, long trọng nhìn nhận là một quyền tự nhiên, một quyền của con người.
Dĩ nhiên vấn đề lớn nhất ở đây đối với Nhà Nước có lẽ là vấn đề nguyên tắc của riêng chế độ cộng sản: đất đai là của chung. Nhưng tôi xin mạo muội gợi ra vài ý để suy nghĩ.
Nói rằng nguyên tắc này thuộc về bản chất của chế độ nên không thể thay đổi, thì xin hỏi: tại sao có những nguyên tắc mà thời bao cấp, Đảng coi như “bất khả xâm phạm”, nhưng vào thời Đổi Mới vẫn được thay đổi để đáp ứng tình hình phát triển mới của đất nước. Một nguyên tắc rất căn bản của lý luận mác-xít là lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn đánh giá chân lý (sự đúng đắn) của lý thuyết. Những thay đổi gọi là “đổi mới” nói trên đã chứng tỏ là đúng vì được thực tiễn xác nhận. Như thế, lý thuyết được đề ra không phải vì lý thuyết nhưng để phục vụ lợi ích thực tế của nhân dân, của dân tộc. Theo tinh thần của Marx, thì không có gì bất di bất dịch, kể cả tư tưởng của ông. Một nguyên tắc mà khi áp dụng cứ liên miên gây ra bất công và bất mãn nơi người dân như nguyên tắc về đất đai, hỏi có phải là một nguyên tắc được thực tiễn xác nhận không?
Tôi thiển nghĩ có lẽ do lòng khiêm tốn mà các Giám mục đã gọi các suy nghĩ của mình là “quan điểm”, nhưng cũng có thể coi đó là những lập trường. Dù sao chăng nữa, mấy đề nghị của các ngài là chân thành, tích cực và xây dựng, nếu được chính quyền quan tâm đúng mức, chắc sẽ góp phần vào sự phát triển đất nước ta bền vững, ổn định và mau lẹ hơn nữa.
Ngày 28.9.2008
Quê tôi: Đổi đời sau vụ Thái Hà và Toà Khâm sứ Hà Nội
Hương Biển Cửa Lò
14:57 29/09/2008
Quê tôi: Đổi đời sau vụ Thái Hà và Toà Khâm sứ Hà Nội
Quê tôi trước đây là một làng chài, người đông ít học, như ở tuổi tôi nay đã 50, những người vào tuổi tôi lúc đó học hết lớp 7/10 là đếm trên đầu ngón tay, và đến nay nghề cá của vùng tôi còn khoảng 10% lẻ tẻ đây đó kiên trì bám trụ nghề truyền thống cha ông, con người làng chài nghe cái tên là thấy ngay sự nghèo đói và ít học, con đông. Như tôi đây được các cháu bày đi bày lại mãi bây giờ mới biết đánh ra chữ, rồi đần dần kiên trì học hỏi qua mấy tập "vi tính thật đơn giản" của tác giả Hùng bày cho, và bây giờ cám ơn Chúa đã biết vào mạng, khi chưa xảy ra vụ việc Toà Khâm Sứ, Thái Hà ở tít ngoài Hà Nội thì thỉnh thoảng tôi có vào mấy trang "chuacuuthe.com, thanhlinh.net, v.v..." Thật dễ dàng.
Nhưng từ hôm sự vụ Thái Hà và Toà Khâm Sứ thì nhiều lúc không vào được, hỏi ra thì được mấy người giỏi vi tính cho biết người ta (nhà nước Việt Nam) chặn bức tường lửa, chúng tôi thì không hiểu mô tê gì về tường lửa tường khói, nhưng nghe nói nếu muốn chặn bức tường lửa mất rất nhiều tiền mới chặn được. Hôm nay thì tôi đã vào ngon lành, nhờ có người bày cho qua mấy thao tác vào trang proxy4free.com chọn số 66.198.41.11 là chạy vào được các trang bị tường lửa chặn, hay thật! Vi tính thật quá bao la..., đúng là một vài chút kiến thức về vi tính của tôi, nếu đem so sách thì "những cái biết của tôi giống như một hạt cát, còn những gì chưa biết như sa mạc cát bao la", không biết câu này tôi đã đọc ở cuốn sách nào? Nói lai rai dài dòng về sự khai sinh biết tiếp cận với vi tính của tôi đã dài.
Quay lại đề tài "Quê tôi đổi đời qua sự kiện Thái Hà và toà Khâm Sứ Hà Nội"
1- Dân không còn tin vào truyền hình: Cái đổi đời thứ nhất là toàn dân "ghét xem tivi", nói thật từ trước tới nay sau mỗi ngày lao động vất vả, sau giờ kinh tối cả gia đình nhà nào cũng chỉ biết quây quần bên chiếc tivi, nếu tivi nói gì nghe nấy, tuy có đôi chuyện thấy nói mà không làm được, hoặc nghe đôi chuyện cũng nghi nghi nhưng thôi thì vẩn tin các chú các cô trên "trận địa" truyền thông họ đã chịu khó đưa tin để cả nước được biết về chuyện này chuyện kia là tốt rồi, cám ơn các chú các cô nhiều.
Nhưng than ôi! từ ngày vụ Toà Khâm sứ và Thái Hà Hà Nội xảy ra thì không những cả vùng quê tôi mà các vùng lân cận đi đâu ai cũng tức vì mấy chú và mấy cô truyền hình nói dối quá lẽ. Thế là lòng tin vào truyền hình đã bị sập đổ hoàn toàn. Nhất là lời Đức Tổng Giám mục Hà Nội bị truyền hình cắt đầu cắt đuôi, rồi sự dối trá trắng trợn, dã man của truyền hình đưa Đức Tổng vào điểm ngắm cho bàn dân thiên hạ hiểu sai về Ngài. Đến khi lời Đức Tổng Giám Mục được in và photo nhiều bản, rồi xem đĩa hình cụ thể chiếu lên cho mọi người xem, thì có người đã cuốn giây ăngten và chào bán tivi, có người nóng quá đã đập bể cả chiếc tivi, đấy là mới hôm trước, họ là người nghiền xem nhất. Không biết thế nào mà các người ngoài Công giáo họ cũng biết là đài truyền hình cắt đầu cắt đuôi bài phát biểu của Đức Cha.
2. Họ gan hơn: Trước đây nếu có một tài liệu nào, cuốn sách nào mà nói gì động đến chế độ một chút là coi chừng, phải thu thu lén lén để xem, nhưng từ khi vụ Thái Hà và Toà Khâm Sứ thì thật là hay, không biết điếc không sự súng hay sao mà tôi thấy từ các em nhỏ đến người lớn đều cầm trên tay các bài viết trong mạng được in ra chạy tung tăng dọc đường và đọc một cách say sưa khắp nơi, họ không sợ công an bắt hay sao? mấy em trên trường học bị các bạn ngoài công giáo và các thầy cô chỉ trích liền về xin bản lời phát biểu của Đức Cha, phôtô ra nhiều bản để cho các bạn ngoài công giáo đọc. Mấy tiệm phôtô bị công an Phường vào bảo không được in tài liệu mang nội dung xấu, thì chủ tiệm hỏi lại công an: chú cho biết cụ thể tài liệu nào là tài liệu xấu để chúng tôi biết? nhưng chú công an không cho biết mà chỉ nói: tài liệu xấu là xấu thế thôi, rồi bỏ đi. Tôi thấy hay thật! Cả vùng quê phèn chua nước mặn ít học, truyền kiếp rất sợ cộng sản nhất là công an, thế mà qua vụ Toà Khâm sứ và Thái Hà Hà Nội, nhờ mấy nhà giàu và mấy nhà có con đi học cao nên họ sắm vi tính, nhà xứ cũng có cái máy vi tính nối mạng, được tiếp cận thông tin "Thật" nay tự nhiên người dân quê tôi đổi khác, hay như bài báo tôi đọc được trên mạng có câu rằng "được bước ra ngoài sau những thập kỷ dài sợ hãi…" Cám ơn Chúa và Mẹ, Cám ơn vụ việc Thái Hà và Toà Khâm sứ, khi tôi thử hỏi một số người nhất là các em cấp 3 đọc thế có sợ công an không? thì các cháu thản nhiên trả lời "sợ gì! các chú công an họ thừa biết đài truyền hình nói dối".
3. Cám ơn các tác giả: Còn tôi và một số nhà có mạng thì thật sung sướng lúc nào rảnh là vào mạng vào mấy địa chỉ "nói thẳng nói thật" mà nhà nước ta gọi là "tin xấu, tin phản động" đọc say sưa chúng tôi chỉ có biết đọc và nếu hôm nào nhiều bài và khuya quá không đọc kịp, thì bôi đen copy xuống và cất ngày mai nếu có bị chặn tường lửa tường khói gì đó thì còn cái mà đọc, xin cám ơn các tác giả đã viết lên mạng cho chúng tôi đọc để biết được mọi việc, bài viết nào cũng hay, đọc mà sướng tâm can, một số bài của Xuân Thành "Sự thật sáng rõ" "Thành Phố HCM đánh rơi mặt nạ trá hình thầy giáo" của Thầy Giáo Tiền Giang..., các bài của J.B. Nguyễn Hữu Vinh. Mới đây có lá thư của La Mạnh Dũng, rồi bài "Một suy nghĩ về quan điểm của HĐGM Việt Nam " của Cha Nguyễn Hồng Giáo vv và vv. Rất nhiều bài đọc đi đọc lại nhiều lần mà vẩn chưa đã, chúng tôi thì dốt nát ít được học hành, chỉ xin các Người có học cao văn giỏi qua sự kiện này mà chịu khó viết thật nhiều bài để chúng tôi nói riêng, nhân dân Việt nam nói chung được hưởng những tinh tuý, giá trị mà bề trên đã ban cho các vị khối óc thông minh.
Tôi ước rằng nếu nhà nào cũng có vi tính mạng để dùng thì quý biết bao, nhất là trong chế độ mọi thông tin sự thật bị bưng bít, chỉ có báo đài tivi nhà nước nói một chiều, lại nói dối, nói láo trắng trợn làm tổn thưởng đến lòng tự trọng của độc giả., Mong sao lúc nào đất nước mình đi lên được, để nhà nhà có vi tính mạng thì quý lắm.
Thôi thì chỉ biết cầu nguyện cho đất nước sớm được Bình an, Công lý sớm đến trên quê hương Việt Nam ta có như vậy thì đất nước Việt Nam mới tiến lên được.
Tôi một người mới học đánh vi tính và mới biết vào mạng, lại chưa bao giờ biết viết gì cả, may nhờ có sự kiện Thái Hà và Toà Khâm Sứ Hà Nội để nói lên những sự việc chung quanh quê tôi đang xảy ra, có gì khiếm khuyết xin quý vị lưỡng thứ cho.
Xin cám ơn tất cả và xin cầu nguyện cho nhau.
Nghệ An, ngày 29/9/2008
Quê tôi trước đây là một làng chài, người đông ít học, như ở tuổi tôi nay đã 50, những người vào tuổi tôi lúc đó học hết lớp 7/10 là đếm trên đầu ngón tay, và đến nay nghề cá của vùng tôi còn khoảng 10% lẻ tẻ đây đó kiên trì bám trụ nghề truyền thống cha ông, con người làng chài nghe cái tên là thấy ngay sự nghèo đói và ít học, con đông. Như tôi đây được các cháu bày đi bày lại mãi bây giờ mới biết đánh ra chữ, rồi đần dần kiên trì học hỏi qua mấy tập "vi tính thật đơn giản" của tác giả Hùng bày cho, và bây giờ cám ơn Chúa đã biết vào mạng, khi chưa xảy ra vụ việc Toà Khâm Sứ, Thái Hà ở tít ngoài Hà Nội thì thỉnh thoảng tôi có vào mấy trang "chuacuuthe.com, thanhlinh.net, v.v..." Thật dễ dàng.
Nhưng từ hôm sự vụ Thái Hà và Toà Khâm Sứ thì nhiều lúc không vào được, hỏi ra thì được mấy người giỏi vi tính cho biết người ta (nhà nước Việt Nam) chặn bức tường lửa, chúng tôi thì không hiểu mô tê gì về tường lửa tường khói, nhưng nghe nói nếu muốn chặn bức tường lửa mất rất nhiều tiền mới chặn được. Hôm nay thì tôi đã vào ngon lành, nhờ có người bày cho qua mấy thao tác vào trang proxy4free.com chọn số 66.198.41.11 là chạy vào được các trang bị tường lửa chặn, hay thật! Vi tính thật quá bao la..., đúng là một vài chút kiến thức về vi tính của tôi, nếu đem so sách thì "những cái biết của tôi giống như một hạt cát, còn những gì chưa biết như sa mạc cát bao la", không biết câu này tôi đã đọc ở cuốn sách nào? Nói lai rai dài dòng về sự khai sinh biết tiếp cận với vi tính của tôi đã dài.
Quay lại đề tài "Quê tôi đổi đời qua sự kiện Thái Hà và toà Khâm Sứ Hà Nội"
1- Dân không còn tin vào truyền hình: Cái đổi đời thứ nhất là toàn dân "ghét xem tivi", nói thật từ trước tới nay sau mỗi ngày lao động vất vả, sau giờ kinh tối cả gia đình nhà nào cũng chỉ biết quây quần bên chiếc tivi, nếu tivi nói gì nghe nấy, tuy có đôi chuyện thấy nói mà không làm được, hoặc nghe đôi chuyện cũng nghi nghi nhưng thôi thì vẩn tin các chú các cô trên "trận địa" truyền thông họ đã chịu khó đưa tin để cả nước được biết về chuyện này chuyện kia là tốt rồi, cám ơn các chú các cô nhiều.
Nhưng than ôi! từ ngày vụ Toà Khâm sứ và Thái Hà Hà Nội xảy ra thì không những cả vùng quê tôi mà các vùng lân cận đi đâu ai cũng tức vì mấy chú và mấy cô truyền hình nói dối quá lẽ. Thế là lòng tin vào truyền hình đã bị sập đổ hoàn toàn. Nhất là lời Đức Tổng Giám mục Hà Nội bị truyền hình cắt đầu cắt đuôi, rồi sự dối trá trắng trợn, dã man của truyền hình đưa Đức Tổng vào điểm ngắm cho bàn dân thiên hạ hiểu sai về Ngài. Đến khi lời Đức Tổng Giám Mục được in và photo nhiều bản, rồi xem đĩa hình cụ thể chiếu lên cho mọi người xem, thì có người đã cuốn giây ăngten và chào bán tivi, có người nóng quá đã đập bể cả chiếc tivi, đấy là mới hôm trước, họ là người nghiền xem nhất. Không biết thế nào mà các người ngoài Công giáo họ cũng biết là đài truyền hình cắt đầu cắt đuôi bài phát biểu của Đức Cha.
2. Họ gan hơn: Trước đây nếu có một tài liệu nào, cuốn sách nào mà nói gì động đến chế độ một chút là coi chừng, phải thu thu lén lén để xem, nhưng từ khi vụ Thái Hà và Toà Khâm Sứ thì thật là hay, không biết điếc không sự súng hay sao mà tôi thấy từ các em nhỏ đến người lớn đều cầm trên tay các bài viết trong mạng được in ra chạy tung tăng dọc đường và đọc một cách say sưa khắp nơi, họ không sợ công an bắt hay sao? mấy em trên trường học bị các bạn ngoài công giáo và các thầy cô chỉ trích liền về xin bản lời phát biểu của Đức Cha, phôtô ra nhiều bản để cho các bạn ngoài công giáo đọc. Mấy tiệm phôtô bị công an Phường vào bảo không được in tài liệu mang nội dung xấu, thì chủ tiệm hỏi lại công an: chú cho biết cụ thể tài liệu nào là tài liệu xấu để chúng tôi biết? nhưng chú công an không cho biết mà chỉ nói: tài liệu xấu là xấu thế thôi, rồi bỏ đi. Tôi thấy hay thật! Cả vùng quê phèn chua nước mặn ít học, truyền kiếp rất sợ cộng sản nhất là công an, thế mà qua vụ Toà Khâm sứ và Thái Hà Hà Nội, nhờ mấy nhà giàu và mấy nhà có con đi học cao nên họ sắm vi tính, nhà xứ cũng có cái máy vi tính nối mạng, được tiếp cận thông tin "Thật" nay tự nhiên người dân quê tôi đổi khác, hay như bài báo tôi đọc được trên mạng có câu rằng "được bước ra ngoài sau những thập kỷ dài sợ hãi…" Cám ơn Chúa và Mẹ, Cám ơn vụ việc Thái Hà và Toà Khâm sứ, khi tôi thử hỏi một số người nhất là các em cấp 3 đọc thế có sợ công an không? thì các cháu thản nhiên trả lời "sợ gì! các chú công an họ thừa biết đài truyền hình nói dối".
3. Cám ơn các tác giả: Còn tôi và một số nhà có mạng thì thật sung sướng lúc nào rảnh là vào mạng vào mấy địa chỉ "nói thẳng nói thật" mà nhà nước ta gọi là "tin xấu, tin phản động" đọc say sưa chúng tôi chỉ có biết đọc và nếu hôm nào nhiều bài và khuya quá không đọc kịp, thì bôi đen copy xuống và cất ngày mai nếu có bị chặn tường lửa tường khói gì đó thì còn cái mà đọc, xin cám ơn các tác giả đã viết lên mạng cho chúng tôi đọc để biết được mọi việc, bài viết nào cũng hay, đọc mà sướng tâm can, một số bài của Xuân Thành "Sự thật sáng rõ" "Thành Phố HCM đánh rơi mặt nạ trá hình thầy giáo" của Thầy Giáo Tiền Giang..., các bài của J.B. Nguyễn Hữu Vinh. Mới đây có lá thư của La Mạnh Dũng, rồi bài "Một suy nghĩ về quan điểm của HĐGM Việt Nam " của Cha Nguyễn Hồng Giáo vv và vv. Rất nhiều bài đọc đi đọc lại nhiều lần mà vẩn chưa đã, chúng tôi thì dốt nát ít được học hành, chỉ xin các Người có học cao văn giỏi qua sự kiện này mà chịu khó viết thật nhiều bài để chúng tôi nói riêng, nhân dân Việt nam nói chung được hưởng những tinh tuý, giá trị mà bề trên đã ban cho các vị khối óc thông minh.
Tôi ước rằng nếu nhà nào cũng có vi tính mạng để dùng thì quý biết bao, nhất là trong chế độ mọi thông tin sự thật bị bưng bít, chỉ có báo đài tivi nhà nước nói một chiều, lại nói dối, nói láo trắng trợn làm tổn thưởng đến lòng tự trọng của độc giả., Mong sao lúc nào đất nước mình đi lên được, để nhà nhà có vi tính mạng thì quý lắm.
Thôi thì chỉ biết cầu nguyện cho đất nước sớm được Bình an, Công lý sớm đến trên quê hương Việt Nam ta có như vậy thì đất nước Việt Nam mới tiến lên được.
Tôi một người mới học đánh vi tính và mới biết vào mạng, lại chưa bao giờ biết viết gì cả, may nhờ có sự kiện Thái Hà và Toà Khâm Sứ Hà Nội để nói lên những sự việc chung quanh quê tôi đang xảy ra, có gì khiếm khuyết xin quý vị lưỡng thứ cho.
Xin cám ơn tất cả và xin cầu nguyện cho nhau.
Nghệ An, ngày 29/9/2008
Tìm hiểu phong cách thông tin của báo đài Hà nội
Hồng Nhâm
15:17 29/09/2008
NHÂN VIỆC ĐẤU TỐ ĐỨC CHA KIỆT
TÌM HIỂU PHONG CÁCH THÔNG TIN CỦA BÁO ĐÀI HÀ NỘI
I. CON RẮN VÀ CON BÒ
Không biết vì sao thời sự Hà Nội vừa qua lại làm cho anh bạn tôi có hứng “sáng tác” dụ ngôn. Anh bảo: “có một thầy giáo dạy khoa sinh vật, một hôm dạy học trò rằng: con rắn thuộc loài bò sát. Các kẻ thù của thầy liền cắt ngang câu nói của thầy thành: “con rắn thuộc loài bò”. Sau đó họ liền loan tin thầy đã dạy: con rắn là con bò, và như thế là phản khoa học, không xứng đáng làm thầy giáo. Tin đồn loan đi tới tấp. Những người có óc phê bình không tin. Nhưng nhiều người có khi chưa hề bước vào lớp học, chẳng biết khoa học là cái gì, tự nhiên cũng rất đạo mạo phán quyết: tên nhà giáo đó dạy trẻ con những điều nhảm nhí, phản khoa học, phải bứng nó đi. Có những nhân viên nhà trường biết chuyện bảo các cụ đạo mạo ấy rằng: ông ấy không nói vậy đâu. Nhưng lệnh trên truyền xuống rằng: để giữ vững “kỷ cương” nhà trường, phải bảo rằng ông ấy có nói. Thế là một, hai, ba mọi người phải hô to nhiều lần: “nó nói con rắn là con bò”.
Câu chuyện cực kỳ phi lý. Nhưng mà nó họa lại y chang cách báo đài Hà nội đấu tố Đức cha Kiệt mới đây. Về chuyện chính quyền và báo đài Hà Nội cắt xén, đổi trắng thay đen lời nói của Đức cha Kiệt, thì dư luận đã râm ran từ Bắc chí Nam, và cả ở nước ngoài, nhiều ngày nay. Nhưng tôi nghĩ đơn giản nhất là cứ dựng hai cột song song, một bên là nguyên văn lời phát biểu của Đức cha Kiệt, một bên là cách trích dẫn và chấm câu của chính quyền và báo đài Hà Nội, thì mọi sự sẽ rõ ngay.
Chính quyền và báo đài xén trụi tư tưởng của người ta đi, chẳng khác nào chấm câu ở chỗ “con rắn là loài bò”. Và thế là con rắn thành con bò. Những lý do khiến cho ở nước ngoài người ta săm soi những ai cầm hộ chiếu Việt Nam, biến thành sự hổ nhục vì mang hộ chiếu Nhà nước XHCNVN. Cũng nên lưu ý ở đây là Đức Cha Kiệt không nói mình xầu hổ vì là người Việt Nam, trái lại Ngài muốn một nước Việt Nam được phát triển để khỏi bị người ngoài khinh re. Một ý tưởng yêu nước cổ võ những gì cần phải làm để cải thiện hình ảnh đất nước ở nước ngoài, thế nhưng đối với tuyên truyền của csVN thì biến thành một ý tưởng phản quốc, phản dân tộc.
Trước khi nói những lời bị đem ra đấu tố này, Đức Cha Kiệt đã nói khá dài về quyền tự do của người công dân, về đòi hỏi “sống và làm việc theo pháp luật”. Xem ra Đức Cha ngụ ý rằng chúng ta thiếu sự tôn trọng tự do của con người, thiếu tôn trọng pháp lý cũng là những nguyên nhân khiến cho ở nước người ta “săm soi” những người mang hộ chiếu Việt Nam. Một nguyên nhân nữa mà có lẽ Đức Cha quên không nói, là cái bệnh ăn không nói có, nhưng rồi Đức Cha sẽ có dịp nhớ ngay thôi khi “con rắn” của Đức Cha bị chính quyền và báo đài biến thành “còn bò”.
Kiếm được “con bò” này, chính quyền và báo đài Hà Nội mừng rơn, bởi vì cứ nhắm vào đó mà la hò ầm ỹ, la hò thật to, thế là khỏi phải nói đến tất cả những chuyện khác, nhận chìm hết, quên hết, khỏi phải đi vào nội dung.
II. BỐI CẢNH MỘT CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG
Anh Kh., một giáo dân Hà Nội, đã “phê bình” Tổng Giám Mục của mình như sau: “cái sơ hở của Đức Cha Kiệt là ngài đã phát biểu với một cung cách như bạn bè phê bình xây dựng lẫn nhau. Nhưng trước mặt Ngài hôm đó làm gì có bạn bè, chỉ có ông Nguyễn Thế Thảo thôi. Những nụ cười, những cái bắt tay, những lời hoa mỹ, những chén trà thơm, giả dối hết. Ông Thảo giăng cái bẫy, chỉ chờ có một cơ hội nhỏ là sẽ giáng đòn”.
Thật ra màn đấu tố Đức Cha Kiệt chỉ là cao điểm của một chiến dịch vu khống và đổi trắng thay đen mà chính quyền và báo đài Hà Nội đã khai diễn từ mấy tuần trước. Nhà Dòng và giáo dân Thái Hà là những người đầu tiên kinh nghiệm về vấn đề này. Trong vụ đòi miếng đất ở 178 Nguyễn Lương Bằng, chẳng những báo đài không nhắc một tiếng đến cơ sở pháp lý của Thái Hà, mà còn dựng đứng những chuyện không bao giờ có: các linh mục Thái Hà đã trương biểu ngữ chống chế độ, chống chính quyền; đã bắc loa công suất lớn từ nửa đêm về sáng, đã dùng những lời lẽ thô tục trong nhà thờ. Những chuyện xảy ra trước mắt hàng ngàn người, mà còn vu khống trắng trợn được, thì khó gì đối với một câu nói trong phòng họp kín? Đến khi Thái Hà nhân danh pháp luật đòi báo đài cải chính, thì báo đài trả lời là Thái Hà “lu loa”, còn những điều nói sai rõ ràng thì cho rơi vào sự im lặng đáng sợ.
Hôm khác nữa, đài truyền hình Hà Nội đưa một ông tự nhận là giáo dân về bên nhà thờ phỏng vấn. Giáo dân Thái Hà liền xúm lại hỏi thăm: “Thế tên thánh ông là gì? Ông thuộc xứ đạo nào? Linh mục chính xứ là cha nào?” Ông “giáo dân” vội lỉnh mất. Giáo dân lại năn nỉ các phóng viên: “Tôi là giáo dân thật đây, phỏng vấn tôi đi”. Đài truyền hình Hà Nội lại “im lặng đáng sợ!”.
Thế rồi sau đó lại một ông giáo dân nào nữa ở xứ Cần Kiệm, Giáo phận Hưng Hoá trả lời phỏng vấn truyền hình Hà Nội. Cha xứ và giáo dân Cần Kiệm lại kêu oan um sùm, rằng ông ấy là một ông công an, không có đạo. Giám mục Hưng Hóa ra thông báo tố cáo việc ngụy dựng danh nghĩa giáo dân. Thường thường là sau khi viết một bài báo bóp méo vụ việc, thì kiếm một ông, một bà nào đó ở rất xa Thái Hà nói mấy câu phụ họa. Nếu phải liệt kê từng trường hợp thì dài quá, vả lại mọi ý kiến đều đúc khuôn như nhau. Chỉ biết rằng lần lượt các linh mục Hà Nội, rồi giám mục Hưng Hóa cho đến tận Đức hồng y Mẫn ở Sài Gòn lên tiếng chống nạn ngụy tạo thông tin. Chả lẽ lần này lại nói rằng các hồng y, giám mục “lu loa”. Báo đài một lần nữa dùng “sự im lặng đáng sợ”, để ỉm đi những phản ứng đó, nhưng chiến dịch đả kích Thái Hà thì vẫn tiếp diễn.
Khi Đức Cha Kiệt còn ở nước ngoài, ngài đã gửi thư về ủng hộ Thái Hà. Từ đó, Đức Cha Kiệt đã ở trong tầm nhắm của chính quyền và báo đài Hà Nội. Phó chủ tịch ủy ban nhân dân Hà nội là ông Vũ Hồng Khanh đã ra chỉ thị cho các phương tiện truyền thông chuẩn bị đánh từ Tổng giám mục Kiệt đánh xuống. Hôm ông Vũ Hồng Khanh tiếp đoàn đại biểu linh mục và giáo dân Thái Hà, những người xem truyền hình đã cười húm với nhau: các ông đang ra vẻ cầm cân nẩy mực kia lại chính là người điều khiển chiến dịch đã kích.
Cho nên khi vụ đấu tố Đức Cha Kiệt nổ ra, thì không ai ngạc nhiên về tính cách tráo trở, ăn không nói có của những người chủ mưu, mà chỉ ngạc nhiên vì tại sao họ lại sử dụng phong cách tàn bạo đó trong một xã hội dù sao cũng đã bùng nổ thông tin, để nhắm vào một nhân vật có thể được đồng hóa với một cộng đồng đông tới bảy, tám triệu người, tự nhiên hằn học với một số người đông như thế vì lợi ích gì?
Trong vụ này chính quyền và báo đài có cái nét gì đó giống như một đứa trẻ bị bệnh tự kỷ. Tự kỷ là đứa trẻ bị rối loạn trong tương giao với người khác và với thế giới chung quanh. Có một hàng rào tâm lý, một hàng rào ý thức gì đấy mà nó không thể vượt qua. Nó cau có, bực bội, phá phách vì nó không tìm được lối thoát. Ở đây, chính quyền và báo đài Hà Nội ngụy tạo ra một vấn đề rồi cứ thế hằn học, la lối. Ngoài ra ai nói gì có vẻ cũng không nghe thấy nữa. Cả khi dư luận đã thấy rõ, người ta đã chứng minh rõ ràng là anh đã cắt xén, ngụy tạo một cách phi nghĩa, anh vẫn cứ một mực lặp lại mãi điệp khúc cũ cả chục, cả trăm lần.
Nhưng một đứa trẻ tự kỷ nó có khuôn mặt tự kỷ đâu. Nó đau khổ trong sự tự kỷ của nó. Đàng này người ta lại tự nguyện nhốt mình vào vòng tự kỷ. Chắc phải có nguyên nhân gì?
Nếu như chúng ta còn đang sống trong kỷ nguyên Stalin ngày xưa, mọi thông tin có thể bị bưng bít, để cho chính quyền và báo đài độc quyền ăn nói, thì vụ Đức Cha Kiệt chỉ nói lên tấm lòng độc ác của những người chủ mưu. Nhưng cái thời ấy đã qua rồi. Vụ việc đã phơi bầy trước dư luận rồi, mà người ta vẫn cố tình “tự kỷ”, thì ngoài sự độc ác còn cần một mức độ trâng tráo, bất cố liêm sỉ rất dày dạn.
III. NHÀ VUA CỞI TRUỒNG.
Viết tới đây, tôi lại nhớ đến câu chuyện “nhà vua cởi truồng” của văn hào Amdersen. Có một ông vua con ở một thành phố nọ rất hậu hĩnh và hống hách. Một hôm nghe nói có hai tay thợ dệt thiên tài sẽ dệt và dâng lên vua một tấm áo cẩm bào cực đẹp, có điều chỉ những ai thông minh mới nhìn thấy tấm áo cực đẹp đó, còn kẻ ngu ngốc thì chẳng thấy gì.
Liền đó, hai thợ dệt thiên tài dựng khung dệt vải. Vua đến thăm, ngài chả thấy gì. Nhưng như thế chẳng hoá ra ngài ngu đần lắm sao. Đâu có được. Ngu đần là sai chính sách rồi. Thế là vua cũng hết lời khen ngợi hai anh thợ. Mọi người cũng khen hai ông, rất đúng chính sách.
Đến ngày đại lễ, vua xuất hiện trước thần dân thủ đô. Mọi người khen nghĩ khen ngợi: “Ôi! Chưa bao giờ thấy cái áo nào đẹp thế, đẹp không thể tưởng tượng được!”. Nhà vua cũng rất hãnh diện trước sự trầm trồ thán phục của mọi người.
Trong đám đông, có một bé con, nó chả biết thế nào là chính sách. Nó buột miệng nói: “Ủa, nhà vua ở truồng!” Mọi người chết lặng. Sao bé con lại nói cái điều sai chính sách thế. Nhưng rồi có một vài người lẩm nhẩm: “thằng bé con nói đúng đấy chứ”. Rồi tiếng xì xầm loan xa: “nhà vua ở truồng!” tiếng xì xầm cứ vang dần lên như sóng cồn. Cuối cùng chính đức vua cũng nghe thấy. Nhưng lúc ấy thì muộn quá rồi, làm sao đi mặc quần áo được. Ngài đành cứ lấy hết vẻ oai phong lẫm liệt mà đi hết con đường vinh quang.
Tôi có cảm tưởng trong xã hội Hà Nội ngày nay, những đứa trẻ con như trong truyện cũng hơi đông, và tiếng xì xầm đồn cũng hơi mau. Nhưng chỉ vì những truyện bùn lắng nước đọng mấy hôm nay mà phải nại đến Amdersen là đỉnh cao nhân văn, tôi thật áy náy. Chẳng qua tôi muốn gợi lại câu truyện này là một lời chia tay buồn với những ảo tưởng áo đẹp từ nay đã mất đối với một số chức quyền và cơ quan truyền thông.
Lại nhớ ra rằng lễ kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long Hà Nội sắp đến nơi rồi. Hà Nội dẫu còn nhiều nhếch nhác và tệ nạn, nhưng làm sao có thể quên Hà Nội đó đây vẫn còn phảng phất biết bao tinh hoa của ngàn năm văn vật, của giang sơn, trí khí. Trong những chiều sâu ẩn khuất của tâm hồn người Hà Nội, vẫn còn những giá trị tâm linh, tinh thần của truyền thống nghìn năm để lại. Vậy mà, ngự trị trên đất thủ đô này lại có những con người do đấu tố cải cách ruộng đất hay cách mạng văn hoá Trung Quốc phối hợp sinh ra thì người dân Hà Nội làm sao yên lòng được.
Hồng Nhâm
Kỳ sau: VÀI NHẬN ĐỊNH SƠ KẾT CHIẾN DỊCH ĐẤU TỐ
TÌM HIỂU PHONG CÁCH THÔNG TIN CỦA BÁO ĐÀI HÀ NỘI
I. CON RẮN VÀ CON BÒ
Không biết vì sao thời sự Hà Nội vừa qua lại làm cho anh bạn tôi có hứng “sáng tác” dụ ngôn. Anh bảo: “có một thầy giáo dạy khoa sinh vật, một hôm dạy học trò rằng: con rắn thuộc loài bò sát. Các kẻ thù của thầy liền cắt ngang câu nói của thầy thành: “con rắn thuộc loài bò”. Sau đó họ liền loan tin thầy đã dạy: con rắn là con bò, và như thế là phản khoa học, không xứng đáng làm thầy giáo. Tin đồn loan đi tới tấp. Những người có óc phê bình không tin. Nhưng nhiều người có khi chưa hề bước vào lớp học, chẳng biết khoa học là cái gì, tự nhiên cũng rất đạo mạo phán quyết: tên nhà giáo đó dạy trẻ con những điều nhảm nhí, phản khoa học, phải bứng nó đi. Có những nhân viên nhà trường biết chuyện bảo các cụ đạo mạo ấy rằng: ông ấy không nói vậy đâu. Nhưng lệnh trên truyền xuống rằng: để giữ vững “kỷ cương” nhà trường, phải bảo rằng ông ấy có nói. Thế là một, hai, ba mọi người phải hô to nhiều lần: “nó nói con rắn là con bò”.
Câu chuyện cực kỳ phi lý. Nhưng mà nó họa lại y chang cách báo đài Hà nội đấu tố Đức cha Kiệt mới đây. Về chuyện chính quyền và báo đài Hà Nội cắt xén, đổi trắng thay đen lời nói của Đức cha Kiệt, thì dư luận đã râm ran từ Bắc chí Nam, và cả ở nước ngoài, nhiều ngày nay. Nhưng tôi nghĩ đơn giản nhất là cứ dựng hai cột song song, một bên là nguyên văn lời phát biểu của Đức cha Kiệt, một bên là cách trích dẫn và chấm câu của chính quyền và báo đài Hà Nội, thì mọi sự sẽ rõ ngay.
Chính quyền và báo đài xén trụi tư tưởng của người ta đi, chẳng khác nào chấm câu ở chỗ “con rắn là loài bò”. Và thế là con rắn thành con bò. Những lý do khiến cho ở nước ngoài người ta săm soi những ai cầm hộ chiếu Việt Nam, biến thành sự hổ nhục vì mang hộ chiếu Nhà nước XHCNVN. Cũng nên lưu ý ở đây là Đức Cha Kiệt không nói mình xầu hổ vì là người Việt Nam, trái lại Ngài muốn một nước Việt Nam được phát triển để khỏi bị người ngoài khinh re. Một ý tưởng yêu nước cổ võ những gì cần phải làm để cải thiện hình ảnh đất nước ở nước ngoài, thế nhưng đối với tuyên truyền của csVN thì biến thành một ý tưởng phản quốc, phản dân tộc.
Trước khi nói những lời bị đem ra đấu tố này, Đức Cha Kiệt đã nói khá dài về quyền tự do của người công dân, về đòi hỏi “sống và làm việc theo pháp luật”. Xem ra Đức Cha ngụ ý rằng chúng ta thiếu sự tôn trọng tự do của con người, thiếu tôn trọng pháp lý cũng là những nguyên nhân khiến cho ở nước người ta “săm soi” những người mang hộ chiếu Việt Nam. Một nguyên nhân nữa mà có lẽ Đức Cha quên không nói, là cái bệnh ăn không nói có, nhưng rồi Đức Cha sẽ có dịp nhớ ngay thôi khi “con rắn” của Đức Cha bị chính quyền và báo đài biến thành “còn bò”.
Kiếm được “con bò” này, chính quyền và báo đài Hà Nội mừng rơn, bởi vì cứ nhắm vào đó mà la hò ầm ỹ, la hò thật to, thế là khỏi phải nói đến tất cả những chuyện khác, nhận chìm hết, quên hết, khỏi phải đi vào nội dung.
II. BỐI CẢNH MỘT CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG
Anh Kh., một giáo dân Hà Nội, đã “phê bình” Tổng Giám Mục của mình như sau: “cái sơ hở của Đức Cha Kiệt là ngài đã phát biểu với một cung cách như bạn bè phê bình xây dựng lẫn nhau. Nhưng trước mặt Ngài hôm đó làm gì có bạn bè, chỉ có ông Nguyễn Thế Thảo thôi. Những nụ cười, những cái bắt tay, những lời hoa mỹ, những chén trà thơm, giả dối hết. Ông Thảo giăng cái bẫy, chỉ chờ có một cơ hội nhỏ là sẽ giáng đòn”.
Thật ra màn đấu tố Đức Cha Kiệt chỉ là cao điểm của một chiến dịch vu khống và đổi trắng thay đen mà chính quyền và báo đài Hà Nội đã khai diễn từ mấy tuần trước. Nhà Dòng và giáo dân Thái Hà là những người đầu tiên kinh nghiệm về vấn đề này. Trong vụ đòi miếng đất ở 178 Nguyễn Lương Bằng, chẳng những báo đài không nhắc một tiếng đến cơ sở pháp lý của Thái Hà, mà còn dựng đứng những chuyện không bao giờ có: các linh mục Thái Hà đã trương biểu ngữ chống chế độ, chống chính quyền; đã bắc loa công suất lớn từ nửa đêm về sáng, đã dùng những lời lẽ thô tục trong nhà thờ. Những chuyện xảy ra trước mắt hàng ngàn người, mà còn vu khống trắng trợn được, thì khó gì đối với một câu nói trong phòng họp kín? Đến khi Thái Hà nhân danh pháp luật đòi báo đài cải chính, thì báo đài trả lời là Thái Hà “lu loa”, còn những điều nói sai rõ ràng thì cho rơi vào sự im lặng đáng sợ.
Hôm khác nữa, đài truyền hình Hà Nội đưa một ông tự nhận là giáo dân về bên nhà thờ phỏng vấn. Giáo dân Thái Hà liền xúm lại hỏi thăm: “Thế tên thánh ông là gì? Ông thuộc xứ đạo nào? Linh mục chính xứ là cha nào?” Ông “giáo dân” vội lỉnh mất. Giáo dân lại năn nỉ các phóng viên: “Tôi là giáo dân thật đây, phỏng vấn tôi đi”. Đài truyền hình Hà Nội lại “im lặng đáng sợ!”.
Thế rồi sau đó lại một ông giáo dân nào nữa ở xứ Cần Kiệm, Giáo phận Hưng Hoá trả lời phỏng vấn truyền hình Hà Nội. Cha xứ và giáo dân Cần Kiệm lại kêu oan um sùm, rằng ông ấy là một ông công an, không có đạo. Giám mục Hưng Hóa ra thông báo tố cáo việc ngụy dựng danh nghĩa giáo dân. Thường thường là sau khi viết một bài báo bóp méo vụ việc, thì kiếm một ông, một bà nào đó ở rất xa Thái Hà nói mấy câu phụ họa. Nếu phải liệt kê từng trường hợp thì dài quá, vả lại mọi ý kiến đều đúc khuôn như nhau. Chỉ biết rằng lần lượt các linh mục Hà Nội, rồi giám mục Hưng Hóa cho đến tận Đức hồng y Mẫn ở Sài Gòn lên tiếng chống nạn ngụy tạo thông tin. Chả lẽ lần này lại nói rằng các hồng y, giám mục “lu loa”. Báo đài một lần nữa dùng “sự im lặng đáng sợ”, để ỉm đi những phản ứng đó, nhưng chiến dịch đả kích Thái Hà thì vẫn tiếp diễn.
Khi Đức Cha Kiệt còn ở nước ngoài, ngài đã gửi thư về ủng hộ Thái Hà. Từ đó, Đức Cha Kiệt đã ở trong tầm nhắm của chính quyền và báo đài Hà Nội. Phó chủ tịch ủy ban nhân dân Hà nội là ông Vũ Hồng Khanh đã ra chỉ thị cho các phương tiện truyền thông chuẩn bị đánh từ Tổng giám mục Kiệt đánh xuống. Hôm ông Vũ Hồng Khanh tiếp đoàn đại biểu linh mục và giáo dân Thái Hà, những người xem truyền hình đã cười húm với nhau: các ông đang ra vẻ cầm cân nẩy mực kia lại chính là người điều khiển chiến dịch đã kích.
Cho nên khi vụ đấu tố Đức Cha Kiệt nổ ra, thì không ai ngạc nhiên về tính cách tráo trở, ăn không nói có của những người chủ mưu, mà chỉ ngạc nhiên vì tại sao họ lại sử dụng phong cách tàn bạo đó trong một xã hội dù sao cũng đã bùng nổ thông tin, để nhắm vào một nhân vật có thể được đồng hóa với một cộng đồng đông tới bảy, tám triệu người, tự nhiên hằn học với một số người đông như thế vì lợi ích gì?
Trong vụ này chính quyền và báo đài có cái nét gì đó giống như một đứa trẻ bị bệnh tự kỷ. Tự kỷ là đứa trẻ bị rối loạn trong tương giao với người khác và với thế giới chung quanh. Có một hàng rào tâm lý, một hàng rào ý thức gì đấy mà nó không thể vượt qua. Nó cau có, bực bội, phá phách vì nó không tìm được lối thoát. Ở đây, chính quyền và báo đài Hà Nội ngụy tạo ra một vấn đề rồi cứ thế hằn học, la lối. Ngoài ra ai nói gì có vẻ cũng không nghe thấy nữa. Cả khi dư luận đã thấy rõ, người ta đã chứng minh rõ ràng là anh đã cắt xén, ngụy tạo một cách phi nghĩa, anh vẫn cứ một mực lặp lại mãi điệp khúc cũ cả chục, cả trăm lần.
Nhưng một đứa trẻ tự kỷ nó có khuôn mặt tự kỷ đâu. Nó đau khổ trong sự tự kỷ của nó. Đàng này người ta lại tự nguyện nhốt mình vào vòng tự kỷ. Chắc phải có nguyên nhân gì?
Nếu như chúng ta còn đang sống trong kỷ nguyên Stalin ngày xưa, mọi thông tin có thể bị bưng bít, để cho chính quyền và báo đài độc quyền ăn nói, thì vụ Đức Cha Kiệt chỉ nói lên tấm lòng độc ác của những người chủ mưu. Nhưng cái thời ấy đã qua rồi. Vụ việc đã phơi bầy trước dư luận rồi, mà người ta vẫn cố tình “tự kỷ”, thì ngoài sự độc ác còn cần một mức độ trâng tráo, bất cố liêm sỉ rất dày dạn.
III. NHÀ VUA CỞI TRUỒNG.
Viết tới đây, tôi lại nhớ đến câu chuyện “nhà vua cởi truồng” của văn hào Amdersen. Có một ông vua con ở một thành phố nọ rất hậu hĩnh và hống hách. Một hôm nghe nói có hai tay thợ dệt thiên tài sẽ dệt và dâng lên vua một tấm áo cẩm bào cực đẹp, có điều chỉ những ai thông minh mới nhìn thấy tấm áo cực đẹp đó, còn kẻ ngu ngốc thì chẳng thấy gì.
Liền đó, hai thợ dệt thiên tài dựng khung dệt vải. Vua đến thăm, ngài chả thấy gì. Nhưng như thế chẳng hoá ra ngài ngu đần lắm sao. Đâu có được. Ngu đần là sai chính sách rồi. Thế là vua cũng hết lời khen ngợi hai anh thợ. Mọi người cũng khen hai ông, rất đúng chính sách.
Đến ngày đại lễ, vua xuất hiện trước thần dân thủ đô. Mọi người khen nghĩ khen ngợi: “Ôi! Chưa bao giờ thấy cái áo nào đẹp thế, đẹp không thể tưởng tượng được!”. Nhà vua cũng rất hãnh diện trước sự trầm trồ thán phục của mọi người.
Trong đám đông, có một bé con, nó chả biết thế nào là chính sách. Nó buột miệng nói: “Ủa, nhà vua ở truồng!” Mọi người chết lặng. Sao bé con lại nói cái điều sai chính sách thế. Nhưng rồi có một vài người lẩm nhẩm: “thằng bé con nói đúng đấy chứ”. Rồi tiếng xì xầm loan xa: “nhà vua ở truồng!” tiếng xì xầm cứ vang dần lên như sóng cồn. Cuối cùng chính đức vua cũng nghe thấy. Nhưng lúc ấy thì muộn quá rồi, làm sao đi mặc quần áo được. Ngài đành cứ lấy hết vẻ oai phong lẫm liệt mà đi hết con đường vinh quang.
Tôi có cảm tưởng trong xã hội Hà Nội ngày nay, những đứa trẻ con như trong truyện cũng hơi đông, và tiếng xì xầm đồn cũng hơi mau. Nhưng chỉ vì những truyện bùn lắng nước đọng mấy hôm nay mà phải nại đến Amdersen là đỉnh cao nhân văn, tôi thật áy náy. Chẳng qua tôi muốn gợi lại câu truyện này là một lời chia tay buồn với những ảo tưởng áo đẹp từ nay đã mất đối với một số chức quyền và cơ quan truyền thông.
Lại nhớ ra rằng lễ kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long Hà Nội sắp đến nơi rồi. Hà Nội dẫu còn nhiều nhếch nhác và tệ nạn, nhưng làm sao có thể quên Hà Nội đó đây vẫn còn phảng phất biết bao tinh hoa của ngàn năm văn vật, của giang sơn, trí khí. Trong những chiều sâu ẩn khuất của tâm hồn người Hà Nội, vẫn còn những giá trị tâm linh, tinh thần của truyền thống nghìn năm để lại. Vậy mà, ngự trị trên đất thủ đô này lại có những con người do đấu tố cải cách ruộng đất hay cách mạng văn hoá Trung Quốc phối hợp sinh ra thì người dân Hà Nội làm sao yên lòng được.
Hồng Nhâm
Kỳ sau: VÀI NHẬN ĐỊNH SƠ KẾT CHIẾN DỊCH ĐẤU TỐ
Một người ngoài Công giáo nghĩ gì về ông Ngô Quang Kiệt
Người buôn gió
15:24 29/09/2008
Suy nghĩ của một người ngoài Công giáo:
Nghĩ gì về ông Ngô quang Kiệt
Trong những ngày qua, tổng giám mục Hà Nội là cá nhân được truyền thông Việt Nam ưu ái nhắc đến nhiều nhất. Riêng câu nói về tấm hộ chiếu của ông đã khiến truyền thông và dư luận tốn bao nhiêu thời gian, giấy mực. Từ quan nước vỉa hè đến công sở. Những người có vẻ có nhân cách tỏ ra bực bội về câu nói của ông trên truyền hình. Họ nhăn mặt phản đối. Chỉ chờ có thế, truyền thông lại có tiếp lý do để tuyên bố - quần chúng nhân dân bất bình.
Cái gọi là quần chúng nhân dân ở Việt Nam khi họ biểu lộ tình cảm thì người chín chắn chẳng ai lạ gì, lấy ví dụ các trận đấu trên sân Mỹ Đình thì rõ. Khi đội nhà chưa thắng hay chính xác là chưa thua. Khán giả Việt Nam hò hét cổ động tưng bừng. Nhưng khi mà đội nhà thua dến 0-2, cơ hội gỡ hoà không còn. Chính những khán giả mà báo chí từng ca ngợi tràn đầy lòng tự hào dân tộc này quay ngắt sang chửi rủa đội nhà, tiếp đến họ cổ vũ pha lên bóng của đối phương.
Cho nên nếu cho là tình cảm của quần chúng nhân dân là thước đo chính xác để đánh giá vấn đề nào đó, nếu không suy xét có thể dẫn đến sai lầm về suy nghĩ của cả một dân tộc. Ở trên sân bóng mọi thứ phơi bày còn thế. Huống chi trên mặt báo nhiều cái còn bị cắt xén, lồng ghép, che giấu.
Trong một trạng thái tình cảm khác mà ông Ngô Quang Kiệt là nguyên nhân. Rất nhiều người đã cảm thấy bất bình trước hành động không minh bạch của truyền thông Việt Nam. Nói rõ là thủ đoạn trắng trợn khi cắt xét câu nói của ông để bình luận khiến nhiều người không còn tin tưởng sự minh bạch hay khách quan của truyền thông nước nhà. Nếu để kết tội, có khi kết tội ông Kiệt làm truyền thông nước nhà mất uy tín thì có khi còn có lý hơn.
Theo những gì mà truyền thông Việt Nam liên tiếp đưa tín, mô tả... thì ông Kiệt là một con người nham hiểm, ngoan cố không chấp hành luật pháp. Kích động đám đông để gây sức ép với chính quyền, làm mất ổn định cũng như khối đoàn kết dân tộc. Ai tin điều này là do trình độ tiếp nhận thông tin. Hay việc làm của ông Ngô Quang Kiệt đúng hay sai, xin miễn bàn ở đây.
Duy có điều, nếu báo chí coi ông Kiệt là người cầm đầu, chủ mưu thì tôi hoàn toàn khâm phục ông. Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt là người dám làm, dám chịu. Điều mà những quan chức Việt Nam cần học tập ở ông linh mục này. Trong nhiều vụ bê bối ở Việt Nam từ sập cầu Cần Thơ, cứu trợ, lạm phát kinh tế, giáo dục, y tế. Người dân Việt Nam chỉ thấy mơ hồ nguyên nhân chung chung. Hiếm khi nào thấy một quan chức cấp cao có trách nhiệm trực tiếp vấn đề đó đứng ra nhận trách nhiệm. Hành động đi thăm những gia đình giáo dân bị bắt giữ vì phá tường ở 178 Nguyễn Lương Bằng của ông Ngô Quang Kiệt tuy bị gọi là kích động, nhưng xét về khía cạnh nào đó. Đấy là hành động nghĩa khí, cao cả đầy can đảm. Trong bối cảnh căng thẳng như vậy, động thái của ông rõ ràng là tiêu điểm để truyền thông chĩa mùi dùi hiếu chiến. Nhưng ông Kiệt vẫn đường hoàng làm. Vào các trường hợp thế này thì quan chức của nhà nước ta ắt hẳn sẽ né tránh vì lý do an toàn cho con đường quan lộ.
Tóm lại chúng ta thử đặt câu hỏi, những đảng viên, cán bộ của chúng ta khi mà có sự việc gì, liệu họ có dám đứng ra có những hành động như ông Kiệt trước một thế lực khác lớn hơn. Ví dụ như cấp huyện với tỉnh hay tỉnh với trung ương. Khó mà có lắm. Lẽ ra, qua những gì ông Kiệt làm, ngoài những thứ mà truyền thông lên án. Người lãnh đạo Việt Nam nào có lương tri nên cảm thấy xấu hổ về tinh thần trách nhiệm.
Người ta nói rằng vụ đòi đất quy tụ nhiều người thế này là do các thế lực thù địch trong và ngoài nước đứng đằng sau. Nhưng nếu những người theo đạo mà có một vị thủ lĩnh tinh thần, quan tâm đến họ như ông Kiệt. Thì việc hàng ngàn người không quản ngại đến đứng bên ông cũng là điều có thể hiểu được. Đây là một bài học đắt cho những ai đang ở cương vị lãnh đạo.
Trên cương vị cá nhân có con em học ở cạnh khu vực vườn hoa 42 Nhà Chung. Tôi xin gửỉ lời cám ơn chân thành đến ông Ngô Quang Kiệt và đồng bào công giáo, cũng như cám ơn nhà kiến trúc Lê Thế Thảo đã hợp tác với Công Giáo để xây dựng vườn hoa. Rất may vì dự án ban đầu xây trung tâm thương mại hay cái gì gì đó không được thực hiện. Tất nhiên là một vườn hoa cạnh trường học tốt hơn nhiều so với một nơi ăn chơi hay mua bán tiếp thị quảng cáo ầm ĩ như các siêu thị hay làm.
(Nguồn: Blog Người buôn gió)
Nghĩ gì về ông Ngô quang Kiệt
Trong những ngày qua, tổng giám mục Hà Nội là cá nhân được truyền thông Việt Nam ưu ái nhắc đến nhiều nhất. Riêng câu nói về tấm hộ chiếu của ông đã khiến truyền thông và dư luận tốn bao nhiêu thời gian, giấy mực. Từ quan nước vỉa hè đến công sở. Những người có vẻ có nhân cách tỏ ra bực bội về câu nói của ông trên truyền hình. Họ nhăn mặt phản đối. Chỉ chờ có thế, truyền thông lại có tiếp lý do để tuyên bố - quần chúng nhân dân bất bình.
Cái gọi là quần chúng nhân dân ở Việt Nam khi họ biểu lộ tình cảm thì người chín chắn chẳng ai lạ gì, lấy ví dụ các trận đấu trên sân Mỹ Đình thì rõ. Khi đội nhà chưa thắng hay chính xác là chưa thua. Khán giả Việt Nam hò hét cổ động tưng bừng. Nhưng khi mà đội nhà thua dến 0-2, cơ hội gỡ hoà không còn. Chính những khán giả mà báo chí từng ca ngợi tràn đầy lòng tự hào dân tộc này quay ngắt sang chửi rủa đội nhà, tiếp đến họ cổ vũ pha lên bóng của đối phương.
Cho nên nếu cho là tình cảm của quần chúng nhân dân là thước đo chính xác để đánh giá vấn đề nào đó, nếu không suy xét có thể dẫn đến sai lầm về suy nghĩ của cả một dân tộc. Ở trên sân bóng mọi thứ phơi bày còn thế. Huống chi trên mặt báo nhiều cái còn bị cắt xén, lồng ghép, che giấu.
Trong một trạng thái tình cảm khác mà ông Ngô Quang Kiệt là nguyên nhân. Rất nhiều người đã cảm thấy bất bình trước hành động không minh bạch của truyền thông Việt Nam. Nói rõ là thủ đoạn trắng trợn khi cắt xét câu nói của ông để bình luận khiến nhiều người không còn tin tưởng sự minh bạch hay khách quan của truyền thông nước nhà. Nếu để kết tội, có khi kết tội ông Kiệt làm truyền thông nước nhà mất uy tín thì có khi còn có lý hơn.
Theo những gì mà truyền thông Việt Nam liên tiếp đưa tín, mô tả... thì ông Kiệt là một con người nham hiểm, ngoan cố không chấp hành luật pháp. Kích động đám đông để gây sức ép với chính quyền, làm mất ổn định cũng như khối đoàn kết dân tộc. Ai tin điều này là do trình độ tiếp nhận thông tin. Hay việc làm của ông Ngô Quang Kiệt đúng hay sai, xin miễn bàn ở đây.
Duy có điều, nếu báo chí coi ông Kiệt là người cầm đầu, chủ mưu thì tôi hoàn toàn khâm phục ông. Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt là người dám làm, dám chịu. Điều mà những quan chức Việt Nam cần học tập ở ông linh mục này. Trong nhiều vụ bê bối ở Việt Nam từ sập cầu Cần Thơ, cứu trợ, lạm phát kinh tế, giáo dục, y tế. Người dân Việt Nam chỉ thấy mơ hồ nguyên nhân chung chung. Hiếm khi nào thấy một quan chức cấp cao có trách nhiệm trực tiếp vấn đề đó đứng ra nhận trách nhiệm. Hành động đi thăm những gia đình giáo dân bị bắt giữ vì phá tường ở 178 Nguyễn Lương Bằng của ông Ngô Quang Kiệt tuy bị gọi là kích động, nhưng xét về khía cạnh nào đó. Đấy là hành động nghĩa khí, cao cả đầy can đảm. Trong bối cảnh căng thẳng như vậy, động thái của ông rõ ràng là tiêu điểm để truyền thông chĩa mùi dùi hiếu chiến. Nhưng ông Kiệt vẫn đường hoàng làm. Vào các trường hợp thế này thì quan chức của nhà nước ta ắt hẳn sẽ né tránh vì lý do an toàn cho con đường quan lộ.
Tóm lại chúng ta thử đặt câu hỏi, những đảng viên, cán bộ của chúng ta khi mà có sự việc gì, liệu họ có dám đứng ra có những hành động như ông Kiệt trước một thế lực khác lớn hơn. Ví dụ như cấp huyện với tỉnh hay tỉnh với trung ương. Khó mà có lắm. Lẽ ra, qua những gì ông Kiệt làm, ngoài những thứ mà truyền thông lên án. Người lãnh đạo Việt Nam nào có lương tri nên cảm thấy xấu hổ về tinh thần trách nhiệm.
Người ta nói rằng vụ đòi đất quy tụ nhiều người thế này là do các thế lực thù địch trong và ngoài nước đứng đằng sau. Nhưng nếu những người theo đạo mà có một vị thủ lĩnh tinh thần, quan tâm đến họ như ông Kiệt. Thì việc hàng ngàn người không quản ngại đến đứng bên ông cũng là điều có thể hiểu được. Đây là một bài học đắt cho những ai đang ở cương vị lãnh đạo.
Trên cương vị cá nhân có con em học ở cạnh khu vực vườn hoa 42 Nhà Chung. Tôi xin gửỉ lời cám ơn chân thành đến ông Ngô Quang Kiệt và đồng bào công giáo, cũng như cám ơn nhà kiến trúc Lê Thế Thảo đã hợp tác với Công Giáo để xây dựng vườn hoa. Rất may vì dự án ban đầu xây trung tâm thương mại hay cái gì gì đó không được thực hiện. Tất nhiên là một vườn hoa cạnh trường học tốt hơn nhiều so với một nơi ăn chơi hay mua bán tiếp thị quảng cáo ầm ĩ như các siêu thị hay làm.
(Nguồn: Blog Người buôn gió)
Suy tư từ vụ Thái Hà - Toà Khâm Sứ
Nhã Nam
15:39 29/09/2008
Suy tư từ vụ Thái Hà - Toà Khâm Sứ
Là một người làm báo, hiện đang phục vụ cho cơ quan ngôn luận của nhà nước XHCN Việt Nam. Theo dõi sát sao vụ tranh chấp đất của giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ (TH – TKS) trong thời gian qua, tôi vô cùng thất vọng trước cách hành xử của chính quyền và cơ quan ngôn luận. Vì lẽ ấy, cảm thấy đã đến lúc cần phải bày tỏ ý kiến của mình dưới khía cạnh của người làm báo, để góp phần gạn đục khơi trong sự kiện này. Như sau:
HỔ THẸN NHỮNG BỒI BÚT – BỒI HÌNH:
Người cầm bút viết báo, tiên vàn đòi hỏi phải có đức tính “trung thực”. Hơn ai hết, những đồng nghiệp báo hình ở đài truyền hình Việt Nam (VTV) và những đồng nghiệp báo viết trong nước “rất hiểu rõ” điều này. Nhất là trong thời đại dân trí vươn cao như ngày nay, khi phương tiện thông tin quá thuận lợi, dễ dàng xâm nhập đến từng ngõ ngách, từng gia đình, từng cá nhân… Thì tính “trung thực” lại càng phải được đề cao hơn nữa, bởi không thể dễ dàng lừa gạt công luận như thời bao cấp. Chỉ một cú nhấp chuột tại nhà, thì mọi diễn biến trên khắp thế giới này, người ta có thể ngay lập tức rõ tường tận dưới nhiều góc cạnh. Điều sơ đẳng ấy hà tất phải nói ra với đồng nghiệp làm gì? Đau lòng thay! Lại cần phải nói, nói nhiều hơn, nói rõ ràng nhất trong lúc này. Sở dĩ phải “ôn tập” như thế vì có những đồng nghiệp hắc lương tâm, đã bẻ cong ngòi bút, đã phỉ báng báo giới, đánh mất mình để trở thành “tay sai” hạ đẳng phục vụ cho ác tâm của một lũ người, cho bọn “cường hào ác bá” thời đại mới, những kẻ đang phá hoại đất nước, phá hoại tinh thần đại kết dân tộc “dưới lốt nhà cầm quyền”.
Ở đây, tôi muốn để cập đến hành vi xuyên tạc câu nói của TGM Ngô Quang Kiệt.
Nếu trong tay có chính nghĩa, tại sao không cho đăng “nguyên văn” bài phát biểu của TGM Kiệt hầu rộng đường dư luận? Người dân đủ trình độ hiểu biết, đủ trí óc phán đoán đúng sai trong đó, để biết nên đứng về bên nào! Ấy thế mà đồng nghiệp của tôi lại giở thủ đoạn cắt đầu, xén đuôi, biến “một đoạn thoại” thành “một câu thoại” mang ý nghĩa khác, thâm độc và nham hiểm vô cùng với cách làm này!!! Đáng hổ thẹn, hổ thẹn ngàn lần! Khi đài truyền hình trung ương, những tờ báo của một nước tự hào có bốn ngàn năm văn hiến, lại trơ trẻn vạch lưng cho thế giới thấy mình là quân “bồi bút” và “bồi hình”. Họ đang tả con voi theo cách của 5 anh mù: “rờ trúng cái đuôi, rồi kết luận con voi có khác gì cái chổi đâu!”. Ô hô! Quá khôi hài. Bản thân là một nhà báo XHCN, giờ đây chính tôi cũng cảm thấy “rất là nhục nhã khi cầm… cái thẻ nhà báo Việt Nam, vì bị đồng nghiệp làm hoen ố giá trị mất rồi” (xin đừng thiến bớt câu này của tôi nếu muốn trích).
Tôi xin kể một câu chuyện được truyền tụng trong ngành y: Ông thầy dẫn nhóm sinh viên thực tập đến giường một người bệnh. Để dạy học trò mình bài học “nhớ đời”, thầy kéo quần bệnh nhân, thọc ngón tay vào hậu môn rồi đưa lên mũi ngửi. Xong, ông yêu cầu học trò hết thảy đều làm như vậy. Ai cũng thấy ghê, nhưng chẵng lẽ thầy thị phạm cho xem mà trò lại không làm! Thế là ai cũng thọc ngón tay vào và ngửi. Đợi cho hết lượt, thầy mới hỏi: “Các anh chị nhận thấy gì?” – “Thúi lắm, ghê lắm thầy ơi!”. Nhóm sinh viên cùng rùng mình đáp lại. Thầy mỉm cười nói: “Tôi chẳng thấy thúi, chẳng thấy ghê gì cả, mặc dù tôi cũng ngửi ngón tay như các anh chị vậy! Tại sao? Vì tôi thọc ngón trỏ vào hậu môn, nhưng ngửi ngón giữa mà!”. Bấy giờ đám sinh viên mới ngẩn người ra. Thầy lại tiếp: “Các anh chị phải có mắt quan sát, phải có óc suy luận, đừng vội tin ngay, đừng hành động ngay theo những gì diễn ra trước mắt. Nhớ nhé!”. Bài học này cũng là bài học chung cho nhân dân Việt Nam trong lúc này, đừng để thông tin thủ đoạn của nhà nước đánh lừa. Kẻo không, lại như đám sinh viên “ngửi ngón tay thúi”!
MỘT NHÀ NƯỚC KHÔNG CHÂN CHÍNH:
Muốn trưng dụng hai mảnh đất TH – TKS, nhà nước phải chứng minh được những chứng từ pháp lý để người công giáo “tâm phục, khẩu phục”, tự động rút lui, thì mới đáng gọi là nhà nước chân chính. Cũng là tư cách cao cả của bậc “phụ mẫu chi dân”. Tiếc thay! Họ đã hành xử theo cách của quân đầu đường xó chợ, tự rêu rao cho thế giới biết chế độ ta “vừa ăn cướp vừa la làng” và “đã làm đĩ còn già mồm” đúng như thành ngữ Việt Nam có nói. Nhà nước đã từng răn dạy người dân: “Đất đang tranh chấp, không đối tượng nào được quyền xây dựng công trình trên đó” . Vậy mà hai miếng đất trên đang trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, thì chính họ lại khẩn trương đêm ngày cho làm vườn hoa. Hỏi rằng ai đã đơn phương chà đạp phát luật?
Xưa nay, tất cả công trình xây dựng do nhà nước thực hiện bao giờ cũng rầm rộ hình thức, nào là lễ động thổ, nào là kêu mời báo đài đến đưa tin, nào là tiệc tùng linh đình sau đó. Lại nữa, thi công lề mề, kéo dài thời gian vốn là đặc thù cố hữu của nhà nước XHCNVN. Ngay cả những công trình quốc kế dân sinh rất bức thiết, họ cũng không hề biết “nóng đít” làm cho kịp tiến độ. Nhưng trong việc xây dựng hai vườn hoa, thì lại quá “thần tốc” và bất ngờ động thổ khi còn tăm tối, vầng thái dương chưa ló dạng chân trời. Chúng ta có câu “bóng đêm là đồng loã của cái ác” , chính quyền có nhớ không? Việc xây dựng này phải được xem là kỷ lục Việt Nam, một việc chưa có tiền lệ trước đây và có lẽ cả mai sau nữa. Một nhà nước chân chính, thực hiện một công viên ích nước lợi dân như đang rêu rao thì sợ gì mà phải lén lén, lút lút trong bóng đêm như vậy? Chẳng biết những nhà lãnh đạo TP. Hà Nội ăn phải bùa mê thuốc lú của ai, mà chỉ đạo cho bầy tôi hành động theo lối của phường trộm cắp! Cách làm này tựa hồ ngang nhiên vỗ ngực cho thiên hạ thấy “họ là kẻ chụp giật” , cố lấy cho bằng được bằng mọi giá, chẳng cần đối thoại, chẳng cần lòng dân. Rõ ràng “cướp ngày là quan” chẳng sai!
Tôi nhớ không lầm, thì ông Nguyễn Văn Thiệu, tổng thống của chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã từng nói: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm” . Nhiều thế hệ trẻ lớn lên sau năm 1975, chưa biết thực hư của câu ấy ra sao, nay thì đã được chính nhà nước cộng sản chứng minh “hai năm rõ mười” rồi đó. Thế là qua vụ TH – TKS, nhân dân Việt Nam, loài người tiến bộ trên thế giới đã có cơ hội thấy được bộ mặt thật của đảng CSVN. Họ mới “ngộ” ra ông Thiệu nói quá đúng. Tôi đang lăm le nộp hồ sơ xin được kết nạp đảng, nhưng giờ nhất quyết dẹp phăng ý định đó, bởi không muốn đứng trong hàng ngũ những kẻ mị dân trắng trợn.
Sau cùng, xin mượn câu chuyện người Do Thái đóng đinh ông Giêsu trên đồi Gongotha để kết thúc bài viết của mình: Quần chúng khi ấy bị nhà cầm quyền xúi dại, đã kêu gào đòi giết ông Giêsu, tha cho tên trộm cắp Baraba. Và bản án đã được thi hành. Nhưng ngay sau đó, nhân loại đã hiểu ra được chân lý này: “Dù tha Baraba, thì Baraba vẫn là tên trộm cắp. Dù đóng đinh Giêsu, thì Giêsu vẫn là Thiên Chúa”. Thế đấy! Chính nghĩa là sự bất diệt. Sự kiện TH – TKS rồi đây sẽ được xem là một vết nhơ trong Việt sử, nhưng lại là sự vinh quang trong giáo sử Việt Nam. Người công giáo hãy tin vào điều ấy.
Hà Nội, ngày 29/9/2008
Là một người làm báo, hiện đang phục vụ cho cơ quan ngôn luận của nhà nước XHCN Việt Nam. Theo dõi sát sao vụ tranh chấp đất của giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ (TH – TKS) trong thời gian qua, tôi vô cùng thất vọng trước cách hành xử của chính quyền và cơ quan ngôn luận. Vì lẽ ấy, cảm thấy đã đến lúc cần phải bày tỏ ý kiến của mình dưới khía cạnh của người làm báo, để góp phần gạn đục khơi trong sự kiện này. Như sau:
HỔ THẸN NHỮNG BỒI BÚT – BỒI HÌNH:
Người cầm bút viết báo, tiên vàn đòi hỏi phải có đức tính “trung thực”. Hơn ai hết, những đồng nghiệp báo hình ở đài truyền hình Việt Nam (VTV) và những đồng nghiệp báo viết trong nước “rất hiểu rõ” điều này. Nhất là trong thời đại dân trí vươn cao như ngày nay, khi phương tiện thông tin quá thuận lợi, dễ dàng xâm nhập đến từng ngõ ngách, từng gia đình, từng cá nhân… Thì tính “trung thực” lại càng phải được đề cao hơn nữa, bởi không thể dễ dàng lừa gạt công luận như thời bao cấp. Chỉ một cú nhấp chuột tại nhà, thì mọi diễn biến trên khắp thế giới này, người ta có thể ngay lập tức rõ tường tận dưới nhiều góc cạnh. Điều sơ đẳng ấy hà tất phải nói ra với đồng nghiệp làm gì? Đau lòng thay! Lại cần phải nói, nói nhiều hơn, nói rõ ràng nhất trong lúc này. Sở dĩ phải “ôn tập” như thế vì có những đồng nghiệp hắc lương tâm, đã bẻ cong ngòi bút, đã phỉ báng báo giới, đánh mất mình để trở thành “tay sai” hạ đẳng phục vụ cho ác tâm của một lũ người, cho bọn “cường hào ác bá” thời đại mới, những kẻ đang phá hoại đất nước, phá hoại tinh thần đại kết dân tộc “dưới lốt nhà cầm quyền”.
Ở đây, tôi muốn để cập đến hành vi xuyên tạc câu nói của TGM Ngô Quang Kiệt.
Nếu trong tay có chính nghĩa, tại sao không cho đăng “nguyên văn” bài phát biểu của TGM Kiệt hầu rộng đường dư luận? Người dân đủ trình độ hiểu biết, đủ trí óc phán đoán đúng sai trong đó, để biết nên đứng về bên nào! Ấy thế mà đồng nghiệp của tôi lại giở thủ đoạn cắt đầu, xén đuôi, biến “một đoạn thoại” thành “một câu thoại” mang ý nghĩa khác, thâm độc và nham hiểm vô cùng với cách làm này!!! Đáng hổ thẹn, hổ thẹn ngàn lần! Khi đài truyền hình trung ương, những tờ báo của một nước tự hào có bốn ngàn năm văn hiến, lại trơ trẻn vạch lưng cho thế giới thấy mình là quân “bồi bút” và “bồi hình”. Họ đang tả con voi theo cách của 5 anh mù: “rờ trúng cái đuôi, rồi kết luận con voi có khác gì cái chổi đâu!”. Ô hô! Quá khôi hài. Bản thân là một nhà báo XHCN, giờ đây chính tôi cũng cảm thấy “rất là nhục nhã khi cầm… cái thẻ nhà báo Việt Nam, vì bị đồng nghiệp làm hoen ố giá trị mất rồi” (xin đừng thiến bớt câu này của tôi nếu muốn trích).
Tôi xin kể một câu chuyện được truyền tụng trong ngành y: Ông thầy dẫn nhóm sinh viên thực tập đến giường một người bệnh. Để dạy học trò mình bài học “nhớ đời”, thầy kéo quần bệnh nhân, thọc ngón tay vào hậu môn rồi đưa lên mũi ngửi. Xong, ông yêu cầu học trò hết thảy đều làm như vậy. Ai cũng thấy ghê, nhưng chẵng lẽ thầy thị phạm cho xem mà trò lại không làm! Thế là ai cũng thọc ngón tay vào và ngửi. Đợi cho hết lượt, thầy mới hỏi: “Các anh chị nhận thấy gì?” – “Thúi lắm, ghê lắm thầy ơi!”. Nhóm sinh viên cùng rùng mình đáp lại. Thầy mỉm cười nói: “Tôi chẳng thấy thúi, chẳng thấy ghê gì cả, mặc dù tôi cũng ngửi ngón tay như các anh chị vậy! Tại sao? Vì tôi thọc ngón trỏ vào hậu môn, nhưng ngửi ngón giữa mà!”. Bấy giờ đám sinh viên mới ngẩn người ra. Thầy lại tiếp: “Các anh chị phải có mắt quan sát, phải có óc suy luận, đừng vội tin ngay, đừng hành động ngay theo những gì diễn ra trước mắt. Nhớ nhé!”. Bài học này cũng là bài học chung cho nhân dân Việt Nam trong lúc này, đừng để thông tin thủ đoạn của nhà nước đánh lừa. Kẻo không, lại như đám sinh viên “ngửi ngón tay thúi”!
MỘT NHÀ NƯỚC KHÔNG CHÂN CHÍNH:
Muốn trưng dụng hai mảnh đất TH – TKS, nhà nước phải chứng minh được những chứng từ pháp lý để người công giáo “tâm phục, khẩu phục”, tự động rút lui, thì mới đáng gọi là nhà nước chân chính. Cũng là tư cách cao cả của bậc “phụ mẫu chi dân”. Tiếc thay! Họ đã hành xử theo cách của quân đầu đường xó chợ, tự rêu rao cho thế giới biết chế độ ta “vừa ăn cướp vừa la làng” và “đã làm đĩ còn già mồm” đúng như thành ngữ Việt Nam có nói. Nhà nước đã từng răn dạy người dân: “Đất đang tranh chấp, không đối tượng nào được quyền xây dựng công trình trên đó” . Vậy mà hai miếng đất trên đang trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, thì chính họ lại khẩn trương đêm ngày cho làm vườn hoa. Hỏi rằng ai đã đơn phương chà đạp phát luật?
Xưa nay, tất cả công trình xây dựng do nhà nước thực hiện bao giờ cũng rầm rộ hình thức, nào là lễ động thổ, nào là kêu mời báo đài đến đưa tin, nào là tiệc tùng linh đình sau đó. Lại nữa, thi công lề mề, kéo dài thời gian vốn là đặc thù cố hữu của nhà nước XHCNVN. Ngay cả những công trình quốc kế dân sinh rất bức thiết, họ cũng không hề biết “nóng đít” làm cho kịp tiến độ. Nhưng trong việc xây dựng hai vườn hoa, thì lại quá “thần tốc” và bất ngờ động thổ khi còn tăm tối, vầng thái dương chưa ló dạng chân trời. Chúng ta có câu “bóng đêm là đồng loã của cái ác” , chính quyền có nhớ không? Việc xây dựng này phải được xem là kỷ lục Việt Nam, một việc chưa có tiền lệ trước đây và có lẽ cả mai sau nữa. Một nhà nước chân chính, thực hiện một công viên ích nước lợi dân như đang rêu rao thì sợ gì mà phải lén lén, lút lút trong bóng đêm như vậy? Chẳng biết những nhà lãnh đạo TP. Hà Nội ăn phải bùa mê thuốc lú của ai, mà chỉ đạo cho bầy tôi hành động theo lối của phường trộm cắp! Cách làm này tựa hồ ngang nhiên vỗ ngực cho thiên hạ thấy “họ là kẻ chụp giật” , cố lấy cho bằng được bằng mọi giá, chẳng cần đối thoại, chẳng cần lòng dân. Rõ ràng “cướp ngày là quan” chẳng sai!
Tôi nhớ không lầm, thì ông Nguyễn Văn Thiệu, tổng thống của chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã từng nói: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm” . Nhiều thế hệ trẻ lớn lên sau năm 1975, chưa biết thực hư của câu ấy ra sao, nay thì đã được chính nhà nước cộng sản chứng minh “hai năm rõ mười” rồi đó. Thế là qua vụ TH – TKS, nhân dân Việt Nam, loài người tiến bộ trên thế giới đã có cơ hội thấy được bộ mặt thật của đảng CSVN. Họ mới “ngộ” ra ông Thiệu nói quá đúng. Tôi đang lăm le nộp hồ sơ xin được kết nạp đảng, nhưng giờ nhất quyết dẹp phăng ý định đó, bởi không muốn đứng trong hàng ngũ những kẻ mị dân trắng trợn.
Sau cùng, xin mượn câu chuyện người Do Thái đóng đinh ông Giêsu trên đồi Gongotha để kết thúc bài viết của mình: Quần chúng khi ấy bị nhà cầm quyền xúi dại, đã kêu gào đòi giết ông Giêsu, tha cho tên trộm cắp Baraba. Và bản án đã được thi hành. Nhưng ngay sau đó, nhân loại đã hiểu ra được chân lý này: “Dù tha Baraba, thì Baraba vẫn là tên trộm cắp. Dù đóng đinh Giêsu, thì Giêsu vẫn là Thiên Chúa”. Thế đấy! Chính nghĩa là sự bất diệt. Sự kiện TH – TKS rồi đây sẽ được xem là một vết nhơ trong Việt sử, nhưng lại là sự vinh quang trong giáo sử Việt Nam. Người công giáo hãy tin vào điều ấy.
Hà Nội, ngày 29/9/2008
Cộng đồng CGVN tại Sydney: Thông cáo báo chí
Nhã Nam
15:42 29/09/2008
THÔNG CÁO BÁO CHÍ – PRESS RELEASE
Ngày 29-09-2008
Trước các vụ việc công an Hà Nội ngược đãi bách hại, nhẫn tâm đàn áp và cố tình gây thương tích cho nhiểu đồng bào và giáo dân vô tội tại Giáo Xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ Hà Nội;
Và trước việc chính quyền Cộng Sản đã bất chấp dư luận và công pháp quốc tế chà đạp thô bạo nhân quyền và khống chế quyền thiêng liêng nhất của mỗi con người là quyền tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng;
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney, hiệp thông cùng đồng bào, giáo dân tại quê nhà và hải ngoại và các Cộng Đồng Công Giáo Liên Bang Úc Châu cũng như những người yêu chuộng tự do công lý, cực lực lên án và tố cáo truớc dư luận thế giới và đồng thời đòi buộc chính quyền Cộng sản Việt nam phải lập tức chấm dứt những hành vi tàn ác man rợ này.
Cộng Đồng cương quyết khẳng định rằng sẽ không có Hoà Bình, Tự Do và Công Lý đích thực khi nhân quyền không đuợc thực sự tôn trọng và quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng bị tước đoạt khống chế.
Ngoài việc cùng các Cộng Đồng Công Giáo Liên Bang Úc Châu ký Thỉnh Nguyện Thư lên Chính Quyền Liên Bang Úc Châu, mọi thành viên Cộng Đồng đã chung riêng cầu nguyện để xin Trời mau đổ mưa Hòa Bình Công Lý và Đất sớm nở mầm Dân Chủ Tự Do trên Quê Huơng và Giáo Hội Mẹ Việt Nam.
Và để cụ thể bày tỏ tình hiệp thông liên đới, Cộng Đồng sẽ tổ chức một Thánh Lễ đặc biệt cầu nguyện cho Hòa Bình và Công Lý vào lúc 7giờ 30 tối Thứ Sáu 03/10/08 tại Nhà Thờ Giáo Xứ Sacred Heart, Cabramatta.
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney luôn sát cánh với Quí Tôn Giáo bạn và Quí Phong Trào, Đoàn Thể để gióng lên tiếng nói cho những người không còn tiếng nói. Cộng Đồng đã, đang và sẽ hết lòng tranh đấu vì Tự Do, Nhân Quyền và Công Lý cho khắp mọi người trên toàn thế giới trong đó có đồng bào Việt Nam tại hải ngoại cũng như tại quê nhà.
TM. Ban Tuyên Úy
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Tổng Giáo Phận Sydney
Lm Nguyễn Khoa Toàn
Tuyên Úy Trưởng
Ngày 29-09-2008
Trước các vụ việc công an Hà Nội ngược đãi bách hại, nhẫn tâm đàn áp và cố tình gây thương tích cho nhiểu đồng bào và giáo dân vô tội tại Giáo Xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ Hà Nội;
Và trước việc chính quyền Cộng Sản đã bất chấp dư luận và công pháp quốc tế chà đạp thô bạo nhân quyền và khống chế quyền thiêng liêng nhất của mỗi con người là quyền tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng;
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney, hiệp thông cùng đồng bào, giáo dân tại quê nhà và hải ngoại và các Cộng Đồng Công Giáo Liên Bang Úc Châu cũng như những người yêu chuộng tự do công lý, cực lực lên án và tố cáo truớc dư luận thế giới và đồng thời đòi buộc chính quyền Cộng sản Việt nam phải lập tức chấm dứt những hành vi tàn ác man rợ này.
Cộng Đồng cương quyết khẳng định rằng sẽ không có Hoà Bình, Tự Do và Công Lý đích thực khi nhân quyền không đuợc thực sự tôn trọng và quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng bị tước đoạt khống chế.
Ngoài việc cùng các Cộng Đồng Công Giáo Liên Bang Úc Châu ký Thỉnh Nguyện Thư lên Chính Quyền Liên Bang Úc Châu, mọi thành viên Cộng Đồng đã chung riêng cầu nguyện để xin Trời mau đổ mưa Hòa Bình Công Lý và Đất sớm nở mầm Dân Chủ Tự Do trên Quê Huơng và Giáo Hội Mẹ Việt Nam.
Và để cụ thể bày tỏ tình hiệp thông liên đới, Cộng Đồng sẽ tổ chức một Thánh Lễ đặc biệt cầu nguyện cho Hòa Bình và Công Lý vào lúc 7giờ 30 tối Thứ Sáu 03/10/08 tại Nhà Thờ Giáo Xứ Sacred Heart, Cabramatta.
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney luôn sát cánh với Quí Tôn Giáo bạn và Quí Phong Trào, Đoàn Thể để gióng lên tiếng nói cho những người không còn tiếng nói. Cộng Đồng đã, đang và sẽ hết lòng tranh đấu vì Tự Do, Nhân Quyền và Công Lý cho khắp mọi người trên toàn thế giới trong đó có đồng bào Việt Nam tại hải ngoại cũng như tại quê nhà.
TM. Ban Tuyên Úy
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Tổng Giáo Phận Sydney
Lm Nguyễn Khoa Toàn
Tuyên Úy Trưởng
Liên Đoàn CGVN tại Đức hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam
Vincenz Nguyễn Văn Rị
16:21 29/09/2008
Bác Nguyễn Thế Thảo có vai trò gì?
Văn, Toán, Sử
16:42 29/09/2008
Bác Nguyễn Thế Thảo có vai trò gì?
Chúng cháu tin chắc như đinh đóng cột rằng bác Nguyễn Thế Thảo, kiến trúc sư, uỷ viên trung ương đảng, đương chức chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, biết rõ hai điều:
Điều thứ nhất: Bác đã nhìn tận mắt và nghe tận tai cụ giám mục Ngô Quang Kiệt đáp lại trực diện và tức thời những lời “kết thúc” của bác trong cuộc đối thoại giữa chính quyền Hà Nội với đại diện đồng bào công giáo Hà Nội. Vị thế của bác khi đó khiến bác thấu hiểu hơn tất thảy mọi người về nội dung mà cụ giám mục đã phát biểu.
Bác đề cao pháp luật, bác kể công chính quyền Hà Nội đã tạo điều kiện cho Công giáo (nhất là trong các dịp lễ Noel), thì cụ giám mục cũng đáp trả bác về hai điều đó:
a) Trong vụ giáo dân “xin lại” mành đất ở Thái Hà sắp bị đem ra chia chác, cần xét xử bằng pháp luật dựa vào chứng lý của mỗi bên. Nhân đó, cụ nói thêm: pháp luật VN cần minh bạch và công bằng để nước ta mạnh lên, dân ta đi ra nước ngoài không bị họ soi xét mỗi khi trình ra hộ chiếu VN (thấy nhục).
b) Tự do tôn giáo là quyền con người. VN đã ký cam kết thực hiện Tuyên ngôn Quyền con người, thì trách nhiệm là phải tôn trọng quyền này, chớ không phải chuyện kể công hay ban ơn.
Điều thứ hai: Hơn ai hết, bác là người biết sớm nhất và rõ nhất báo chí Hà Nội đã cắt xén rất ác ý câu nói của vị giám mục (mà chính tai bác đã trực tiếp nghe hôm trước), để tạo một dư luận thiếu lương thiện đả kích một con người chân chính nhưng không có phương tiện biện minh. Tờ báo này thuộc đảng bộ và chính quyền Hà Nội, tổng biên tập và lãnh đạo toà soạn đều là đảng viên và công chức của đảng bộ và chính quyền Hà Nội. Không khó gì để bác giáo dục họ về sự trung thực.
Vậy bác đóng vai trò gì trong việc làm bất lương của một tờ báo thuộc đảng bộ và chính quyền Hà Nội, dưới quyền bác - khi bác không dạy dỗ những người trong toà soạn của báo; và không có một lời cải chính - khi bác là nhân chứng số 1 trong vụ vu cáo bất lương này ?
- Bác vô can, vô cảm ? Bác là người ngoài cuộc ?
- Bác là kẻ “không tố cáo tội phạm” chăng ?
- Bác là tòng phạm (với cấp dưới) ?
- Bác là đồng phạm (với bọn nhà báo tay sai) ?
- Bác là thủ phạm ?
Bác là gì trong số kể trên ?
Chí Phèo XHCN có những đặc điểm giống và khác Chí Phèo thời nhà văn Nam Cao còn sống.
Chúng giống ở chỗ vu vạ, nhưng khác ở chỗ vu vạ không chỉ nhằm ăn vạ (một cút rượu, một đồ nhắm), mà nhằm đẩy người lương thiện vào chỗ tội chết.
Chúng giống ở chỗ không thể hoàn lương, nhưng không phải do xã hội xô đẩy mà do chính chúng tạo ra một chế độ là tha hoá chính chúng. Chúng khác ở địa vị xã hội (rất cao), trang phục (rất sang trọng), vẻ mặt (rất đạo mạo), trình độ (rất cao, ví dụ, kiến trúc sư, đại học và trên đại học) so với chí phèo “cùng đinh” thuở xưa.
Tuổi chúng tôi, sẽ được chứng kiến ngày bác chết. Chỉ mong rằng bác hoàn lương trước khi chết. Thành tâm đấy, nhưng liệu có kịp ?.
(sinh viên sư phạm)
Chúng cháu tin chắc như đinh đóng cột rằng bác Nguyễn Thế Thảo, kiến trúc sư, uỷ viên trung ương đảng, đương chức chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, biết rõ hai điều:
Điều thứ nhất: Bác đã nhìn tận mắt và nghe tận tai cụ giám mục Ngô Quang Kiệt đáp lại trực diện và tức thời những lời “kết thúc” của bác trong cuộc đối thoại giữa chính quyền Hà Nội với đại diện đồng bào công giáo Hà Nội. Vị thế của bác khi đó khiến bác thấu hiểu hơn tất thảy mọi người về nội dung mà cụ giám mục đã phát biểu.
Bác đề cao pháp luật, bác kể công chính quyền Hà Nội đã tạo điều kiện cho Công giáo (nhất là trong các dịp lễ Noel), thì cụ giám mục cũng đáp trả bác về hai điều đó:
a) Trong vụ giáo dân “xin lại” mành đất ở Thái Hà sắp bị đem ra chia chác, cần xét xử bằng pháp luật dựa vào chứng lý của mỗi bên. Nhân đó, cụ nói thêm: pháp luật VN cần minh bạch và công bằng để nước ta mạnh lên, dân ta đi ra nước ngoài không bị họ soi xét mỗi khi trình ra hộ chiếu VN (thấy nhục).
b) Tự do tôn giáo là quyền con người. VN đã ký cam kết thực hiện Tuyên ngôn Quyền con người, thì trách nhiệm là phải tôn trọng quyền này, chớ không phải chuyện kể công hay ban ơn.
Điều thứ hai: Hơn ai hết, bác là người biết sớm nhất và rõ nhất báo chí Hà Nội đã cắt xén rất ác ý câu nói của vị giám mục (mà chính tai bác đã trực tiếp nghe hôm trước), để tạo một dư luận thiếu lương thiện đả kích một con người chân chính nhưng không có phương tiện biện minh. Tờ báo này thuộc đảng bộ và chính quyền Hà Nội, tổng biên tập và lãnh đạo toà soạn đều là đảng viên và công chức của đảng bộ và chính quyền Hà Nội. Không khó gì để bác giáo dục họ về sự trung thực.
Vậy bác đóng vai trò gì trong việc làm bất lương của một tờ báo thuộc đảng bộ và chính quyền Hà Nội, dưới quyền bác - khi bác không dạy dỗ những người trong toà soạn của báo; và không có một lời cải chính - khi bác là nhân chứng số 1 trong vụ vu cáo bất lương này ?
- Bác vô can, vô cảm ? Bác là người ngoài cuộc ?
- Bác là kẻ “không tố cáo tội phạm” chăng ?
- Bác là tòng phạm (với cấp dưới) ?
- Bác là đồng phạm (với bọn nhà báo tay sai) ?
- Bác là thủ phạm ?
Bác là gì trong số kể trên ?
Chí Phèo XHCN có những đặc điểm giống và khác Chí Phèo thời nhà văn Nam Cao còn sống.
Chúng giống ở chỗ vu vạ, nhưng khác ở chỗ vu vạ không chỉ nhằm ăn vạ (một cút rượu, một đồ nhắm), mà nhằm đẩy người lương thiện vào chỗ tội chết.
Chúng giống ở chỗ không thể hoàn lương, nhưng không phải do xã hội xô đẩy mà do chính chúng tạo ra một chế độ là tha hoá chính chúng. Chúng khác ở địa vị xã hội (rất cao), trang phục (rất sang trọng), vẻ mặt (rất đạo mạo), trình độ (rất cao, ví dụ, kiến trúc sư, đại học và trên đại học) so với chí phèo “cùng đinh” thuở xưa.
Tuổi chúng tôi, sẽ được chứng kiến ngày bác chết. Chỉ mong rằng bác hoàn lương trước khi chết. Thành tâm đấy, nhưng liệu có kịp ?.
(sinh viên sư phạm)
Cộng đoàn CGVN Giáo xứ Our Lady Maidstone hiệp thông cùng TGP Hà Nội
Trần Văn Minh
17:31 29/09/2008
Melbourne. Ngày 28 Tháng 9 Năm 2008 - Thánh lễ 3 giờ chiều Chuá nhật tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng cứu giúp (Our Lady) Maidstone thuộc khu vực Miền tây cuả Tổng Giáo phận Melbourne với đông đảo giáo dân trong khu vực về tham dự.
Mở đầu trước giờ lễ. Linh mục Phillip Lê Văn Sơn Tuyên uý cộng đoàn đã thông báo đến toàn thể giáo dân có mặt biết qua về những diễn biến về tình hình cuả Tổng giáo phận Hà Nội qua sự kiện đòi đất Toà Khâm sứ và linh điạ thuộc Giáo xứ Thái Hà. Không những nhà cầm quyền không lắng nghe ý kiến và nguyện vọng chính đáng cuả Tổng giáo phận Hà Nội và giáo dân Giáo xứ Thái Hà. Nhà cầm quyền còn ra sức đàn áp và cưỡng đoạt đất đai cuả Tổng giáo phận và Giáo xứ Thái Hà biến thành công viên.
Họ còn dùng phương tiện truyền thông bóp méo sự thật vu khống, lăng mạ Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt và các linh mục Dòng Chuá cứu thế Nhà thờ Giáo xứ Thái Hà.
Sau đó, Linh mục Phillip Lê Văn Sơn kêu gọi mọi người hiện diện cùng quỳ xuống cầu nguyện đọc ba kinh kính mừng và hát bài: “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám chiến tranh điêu tà, Mẹ hãy dơ tay ban phúc bình an, đưa Việt Nam qua phút nguy nan.” Mọi người cùng hợp lòng hợp ý hát mà lòng rưng rưng ngấn lệ, cùng xin Mẹ đoái thương đến con cái Mẹ khẩn thiết cầu xin cho những vị lãnh đạo tinh thần cuả Tổng Giáo Phận Hà Nội vượt qua cơn gian nan thực sự đang phải đối phó với bạo quyền.
Sau đó buổi lễ bắt đầu với tân linh mục Giuse Vũ Nhật Thăng chủ tế.
Ngoài các buổi lễ hiệp thông cầu nguyện. Tất cả các đoàn thể trong cộng đồng Việt Nam, không kể tôn giáo, mọi người nhiệt liệt hưởng ứng ký tên gửi tới chính phủ Úc Đại Lợi xin quan tâm tới sự kiện đàn áp cuả nhà cầm quyền Việt Nam đối với TGP Hà Nội.
Mở đầu trước giờ lễ. Linh mục Phillip Lê Văn Sơn Tuyên uý cộng đoàn đã thông báo đến toàn thể giáo dân có mặt biết qua về những diễn biến về tình hình cuả Tổng giáo phận Hà Nội qua sự kiện đòi đất Toà Khâm sứ và linh điạ thuộc Giáo xứ Thái Hà. Không những nhà cầm quyền không lắng nghe ý kiến và nguyện vọng chính đáng cuả Tổng giáo phận Hà Nội và giáo dân Giáo xứ Thái Hà. Nhà cầm quyền còn ra sức đàn áp và cưỡng đoạt đất đai cuả Tổng giáo phận và Giáo xứ Thái Hà biến thành công viên.
Họ còn dùng phương tiện truyền thông bóp méo sự thật vu khống, lăng mạ Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt và các linh mục Dòng Chuá cứu thế Nhà thờ Giáo xứ Thái Hà.
Sau đó, Linh mục Phillip Lê Văn Sơn kêu gọi mọi người hiện diện cùng quỳ xuống cầu nguyện đọc ba kinh kính mừng và hát bài: “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám chiến tranh điêu tà, Mẹ hãy dơ tay ban phúc bình an, đưa Việt Nam qua phút nguy nan.” Mọi người cùng hợp lòng hợp ý hát mà lòng rưng rưng ngấn lệ, cùng xin Mẹ đoái thương đến con cái Mẹ khẩn thiết cầu xin cho những vị lãnh đạo tinh thần cuả Tổng Giáo Phận Hà Nội vượt qua cơn gian nan thực sự đang phải đối phó với bạo quyền.
Sau đó buổi lễ bắt đầu với tân linh mục Giuse Vũ Nhật Thăng chủ tế.
Ngoài các buổi lễ hiệp thông cầu nguyện. Tất cả các đoàn thể trong cộng đồng Việt Nam, không kể tôn giáo, mọi người nhiệt liệt hưởng ứng ký tên gửi tới chính phủ Úc Đại Lợi xin quan tâm tới sự kiện đàn áp cuả nhà cầm quyền Việt Nam đối với TGP Hà Nội.
Cộng đồng người Việt hải ngoại lên tiếng hậu thuẫn giáo dân Thái Hà
VOA- Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ
17:38 29/09/2008
WASHINGTON DC - 29/09/2008 - Cộng đồng người Việt tại hải ngoại đã lên tiếng hậu thuẫn cho các tín đồ Công Giáo đang tham gia vụ tranh chấp tại Hà Nội để đòi lại những tài sản của Giáo Hội bị chính phủ tịch thu.
Tin của CathNews cho hay Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc đã lên tiếng tố cáo thái độ ngược đãi của chính phủ Việt Nam đối với các giáo dân Công Giáo tại Hà Nội, đồng thời kêu gọi chính phủ trao trả lại tài sản đã tịch thu cho các chủ nhân hợp pháp.
Trích bản thông cáo báo chí của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc, Cath News nói rằng vài giáo dân vẫn còn bị chính quyền giam giữ trong tù. Bản thông cáo báo chí cũng cho biết Đức Tổng Giám Mục Địa Phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt và nhiều nhà lãnh đạo của Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội đã trở thành nạn nhân của một chiến dịch bôi nhọ do chính phủ gây ra, và chính phủ đã đe dọa thi hành những luật lệ khắt khe đối với các vị này.
Để đối phó với những hành động vừa kể, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc cho biết là đã gửi hàng ngàn lá thư lên Thủ Tướng Kevin Rudd và Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Úc xin làm tất cả những gì có thể được để bảo đảm là chính phủ Hà Nội từ bỏ việc sử dụng bạo lực để đàn áp những người phản kháng và trao trả lại những tài sản tịch thu của giáo hội.
Bản thông cáo báo chí của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng những luật lệ của chính mình, đồng thời tôn trọng những luật lệ quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và cam kết tuân thủ, và phải ngưng ngay những vụ vi phạm trầm trọng vào quyền tự do tín ngưỡng và nhân quyền.
Mặt khác, trong đêm canh thức diễn ra tối thứ Sáu vừa rồi tại Quận Cam ở tiểu bang California, Hoa Kỳ, khoảng 40 vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo như Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, đã cùng với một số đại biểu dân cử và hàng ngàn dân chúng đã cầu nguyện cho giáo dân Công Giáo tại Hà Nội đang trở thành nạn nhân của tệ nạn bất công và ngược đãi do chính phủ Việt nam gây ra.
Bản tin của Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam và của Nhật Báo Người Việt cho hay nhiều đại diện đã thay nhau lên diễn đàn kêu gọi chính phủ Việt Nam trao trả lại cho giáo hội những tài sản bị tịch thu trái phép, đồng thời yêu cầu chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền, công lý và ngưng ngay mọi hành động có tính cách đàn áp.
Dân biểu Trần Thái Văn của tiểu bang cho biết là đã khởi sự một chiến dịch ngoại giao, trong có cuộc gặp gỡ với Đức Tổng Giám Mục Pietro Sambi, khâm sứ của Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, và các viên chức trong Bộ Ngoại Giao Mỹ để xin tạo thêm áp lực đối với chính phủ Việt Nam.
Ðêm canh thức tại Quận Cam |
Trích bản thông cáo báo chí của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc, Cath News nói rằng vài giáo dân vẫn còn bị chính quyền giam giữ trong tù. Bản thông cáo báo chí cũng cho biết Đức Tổng Giám Mục Địa Phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt và nhiều nhà lãnh đạo của Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội đã trở thành nạn nhân của một chiến dịch bôi nhọ do chính phủ gây ra, và chính phủ đã đe dọa thi hành những luật lệ khắt khe đối với các vị này.
Để đối phó với những hành động vừa kể, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc cho biết là đã gửi hàng ngàn lá thư lên Thủ Tướng Kevin Rudd và Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Úc xin làm tất cả những gì có thể được để bảo đảm là chính phủ Hà Nội từ bỏ việc sử dụng bạo lực để đàn áp những người phản kháng và trao trả lại những tài sản tịch thu của giáo hội.
Bản thông cáo báo chí của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng những luật lệ của chính mình, đồng thời tôn trọng những luật lệ quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và cam kết tuân thủ, và phải ngưng ngay những vụ vi phạm trầm trọng vào quyền tự do tín ngưỡng và nhân quyền.
Mặt khác, trong đêm canh thức diễn ra tối thứ Sáu vừa rồi tại Quận Cam ở tiểu bang California, Hoa Kỳ, khoảng 40 vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo như Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, đã cùng với một số đại biểu dân cử và hàng ngàn dân chúng đã cầu nguyện cho giáo dân Công Giáo tại Hà Nội đang trở thành nạn nhân của tệ nạn bất công và ngược đãi do chính phủ Việt nam gây ra.
Bản tin của Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam và của Nhật Báo Người Việt cho hay nhiều đại diện đã thay nhau lên diễn đàn kêu gọi chính phủ Việt Nam trao trả lại cho giáo hội những tài sản bị tịch thu trái phép, đồng thời yêu cầu chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền, công lý và ngưng ngay mọi hành động có tính cách đàn áp.
Dân biểu Trần Thái Văn của tiểu bang cho biết là đã khởi sự một chiến dịch ngoại giao, trong có cuộc gặp gỡ với Đức Tổng Giám Mục Pietro Sambi, khâm sứ của Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, và các viên chức trong Bộ Ngoại Giao Mỹ để xin tạo thêm áp lực đối với chính phủ Việt Nam.
Giờ đã điểm: Satan hãy xéo đi!
Người Tây Nguyên
18:05 29/09/2008
GIỜ ĐÃ ĐIỂM: SATAN HÃY XÉO ĐI!
Chúa Kitô khắc họa chân dung ma quỷ: “Ngay từ đầu, nó đã là tên sát nhân. Nó đã không đứng về sự thật, vì sự thật không ở trong nó. Khi nó nói dối là nó nói theo bản tính của nó, bởi vì nó là kẻ nói dối và là cha sự gian dối.” (Ga 8,44). Như thế hai đặc điểm để nhận ra ma quỷ và con cái của chúng đó là: sát nhân và gian dối. Với ma quỷ thì không thể có thái độ nhân nhượng hay thỏa hiệp. Phải rõ ràng và dứt khoát với chúng đó là thái độ cần có của người con cái Chúa. Nào ta thử làm bản thống kê về những hậu quả mà chủ nghĩa cộng sản gây ra theo hai đặc điểm này.
1. Sát nhân: Tiến sĩ Francis S. Collins cho ta hay: “Những cuộc thử nghiệm lớn nhằm thiết lập xã hội hoàn toàn dựa trên nền tảng vô thần là chế độ Maxít ở Liên bang Xô Viết và chủ nghĩa Mao trạch Đông ở Trung Quốc đã chứng tỏ chế độ ấy đã thực hiện ít nhất là nhiều bằng và có thể còn nhiều hơn việc giết người và lạm dụng quyền lực so với cái chế độ tồi tệ nhất trong tất cả các chế độ tồn tại thời gian gần đây” (Ngôn Ngữ của Chúa – trang 61 – NXB Lao Động). Nghị Viện Châu Âu cũng đã lên án chủ nghĩa cộng sản như là chủ nghĩa gây ra sự chết chóc cho nhân loại. Người ta ước tính số lương người bị sát hại do nguyên nhân là chủ nghĩa cộng sản thì hơn cả số người chết trong hai cuộc thế chiến cộng lại. Còn chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam thì sao?
Lịch sử ghi nhân rằng gần cả triệu người bị giết trong cuộc cải cách ruộng đất và chiến dịch “Nhân văn Giai phẩm” ở miền Bắc từ sau năm 1954. trong cuộc nội chiến giữa hai miền Nam Bắc mà người cộng sản gọi là cuộc chiến giải phóng miền Nam, ngoài chuyện chiến tranh kiểu du kích hay đối đầu thì chuyện mà người hôm nay gọi là “khủng bố” thì người cộng sản thực hiện xem như cơm bữa. Trên toàn miền Nam Việt Nam, đặc biệt ở những vùng đất thần kinh thì chuyện pháo nổ trên nhà dân, chuyện đặt bom mìn trên đường là chuyện thường ngày. Lính tráng thiệt mạng không biết bao nhiêu nhưng thường dân chết vì bom mìn, pháo kích là không thể xiết. “Đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe…” Ca từ một bài hát của cố nhạc sĩ họ Trịnh mô tả rõ nét thực trạng này. Đại bác pháo kích vào thành phố là của phe cộng sản và người phu quét đường chẳng còn giật mình với tiếng đại bác, đủ nói lên rằng đó là chuyện thường ngày. Sau biến cố 1975 thì số người bỏ xác trong các trại tù được gọi là “trại cải tạo”thì khó có thể kiểm chứng, nhưng số người bỏ xác trên rừng trên biển vì cố tìm cách né tránh chế độ cộng sản hẳn phải trên dưới một triệu.
Sự sát nhân đáng kinh hãi nhất đó là việc không cho các bé thơ trong dạ mẹ được thấy ánh sáng mặt trời. Và chế độ cộng sản là chế độ đoạt quán quân về cái tội ác này. Việt Nam là một trong vài ba nước phạm tội ác này với con số kỷ lục hàng đầu. Các nghĩa trang anh hài ngày càng mọc lên và không ngừng gia tăng các thành viên là các bé thơ chưa chào đời.
Như vậy ta có thể kết luận một cách chắc chắn rằng chủ nghĩa cộng sản đích thị là tên sát nhân.
2. Dối trá: Nói đến dối trá thì không ai lại không nhận ra thực chất của chủ thuyết cộng sản. Hô hào người ta xây dựng một thiên đường trần thế quả là một sư dối trá vừa bất nhân vừa bất nghĩa. Thiên đường ở trần gian, một mỹ từ dễ cuốn hút lòng người, nhất là những người cùng khổ. Thế nhưng cái nghịch lý và cũng là sự dối trá nằm ngay chính nơi khái niệm. Đã là thiên đường thì không thể ở trần thế. Đã là cỏi trần thì không thể là thiên đường. Chủ thuyết cộng sản mô tả thiên đường là nơi không có cảnh người bóc lột người, là nơi người ta làm theo khả năng mà hưởng theo nhu cầu, là nơi mà bộ máy chính quyền chẳng còn lý do tồn tại… Đối chiếu với thực trạng của các nước đã từng hay đang theo đuổi chủ nghĩa cộng sản thì ngược hẳn với lý thuyết đề ra. Bộ máy chính quyền ngày càng cồng kềnh mà vô trách nhiệm. Người lao động vất vả bao công sức mà thu nhập chưa chắc nuôi đủ bản thân. Cả bộ máy công kềnh, cả tập thể tự chiếm quyền lãnh đạo cách độc đoán ngày càng phì da, vinh thân trên mồ hôi công sức của người dân. Đúng là một sự dối trá tận căn.
Trong xã hội theo chủ nghĩa cộng sản, cách riêng ở Việt Nam thì sự dối trá đã bắt đầu từ môi trường giáo dục. Học dối, dạy láo, thi cử hình thức là một nhức nhối của cả toàn xã hội chúng ta. Bước vào trường đời thì chuyện dối trá càng muôn hình vạn trạng. Làm láo, báo cáo hay là chuyện hình như xã xã, huyện huyện, bộ bộ, ngành ngành đều thấy như chuyện phải làm, vì không làm thì không giống ai và chắc chắn sẽ khó sống.
Lên tận cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc Hội, thì sự dối trá đã hình thành ngay từ khâu bầu cử. Chưa bầu mà đã biết đắc cử vì được “cơ cấu cứng”, nghĩa là không thể rớt. Một vị hiện đang trong Quốc Hội nước ta thú nhận điều này. Vào Quốc Hội thì chuyện người dân có vẻ hăm hở theo dỏi là chuyện Đại biểu Quốc Hội chất vấn quan chức chính phủ. Có lần vị Bộ trưởng Bộ Tài Chính đang bị chất vấn gần như thê thảm thì chính người đang chất vấn lại nói với vị Bộ trưởng ấy rằng sắp tới đồng chí sẽ đảm nhận vai trò vị trí khác, nhưng giờ vẫn cứ hỏi, cứ chất vấn. Và quả thật sau cuộc họp Quóc Hội lần ấy thì vị Bộ trưởng Bộ Tài chính đã từng liêu xiêu vì bị chất vấn ấy đã lên làm Phó Thủ Tướng thường trực. Một vị đã từng là Đại biểu Quốc Hội kể lại rằng các vị Đại biểu từng kháo với nhau rằng chất vấn các vị Bộ trưởng các Bộ chỉ là hình thức vì sau đó đâu sẽ vào đấy, chỉ khi nào chất vấn được một siêu Bộ, Bộ trên các Bộ đó là Bộ Chính Trị thì mới gọi là chất vấn. Một sự giả dối mà ngay những vị được gọi là đại biểu nhân dân cũng đành bó tay! Luận bàn về sự giả dối của cộng sản quả là chẳng bao giờ cùng.
Vừa qua, nhân chuyện thời sự xảy ra ở xứ Thái Hà và Tòa Khâm sứ cũ, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã có nhận định về tình hình xã hội Việt Nam mà hai trong ba nhận định là nói về sự gian dối và nạn bạo lực. Về sự dối trá, các Ngài nhận định: “ Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong niều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là học đường.” Các Ngài nói về nạn bạo lực như sau: “Điều này (nạn bạo lực) đang có chiều hướng gia tăng, không những trong các vấn đề lớn của xã hội mà ngay cả trong đời sống gia đình cũng như tại học đường.” Bạo lực thì sinh bất công. Bạo lực thì sinh chết chóc. Nhiều hình thức sát nhân phát sinh vì nạn bạo lực.
Chủ nghĩa cộng sản đích thật là sự trá hình của Satan, tên sát nhân và kẻ dối trá. Với Satan thì không thể nào thỏa hiệp hay đợi nó tự thay đổi. Cần phải cương quyết chiến đấu với nó và dứt khoát khử trừ nó tận căn. Tuy nhiên với những người đang bị Satan xúi giục thì có thể đổi thay. Chúa Kitô thẳng thừng với Phêrô khi Phêrô bị ma quỷ xúi giục ngăn Chúa đừng lên Giêrusalem: “Satan, xéo lui đằng sau Ta!” (Mt 16,23). Những người đang ở dưới bóng Satan mà đi đầu, đứng đầu các tổ chức xã hội, lãnh đạo đất nước thì sự nguy hại thật khôn lường. Phải bắt chúng xéo lui ngay. Bắt chúng xéo lui bằng phương thế nào đây?
Thời gian gần đây, qua vụ việc ở Thái Hà và Tòa Khâm Sứ cũ, chúng ta thấy việc cầu nguyện đang được cổ võ. Các giáo phận gửi thư hiệp thông và hứa cầu nguyện. Các tập thể lớn nhỏ trong và ngoài nước thắp nến cầu nguyện. Với Kitô hữu thì cầu nguyện là một phương thế không thể thiếu trong mọi trường hợp. Vì chúng ta tin nhận tất cả moi sự tốt lành đều do ơn Chúa ban. Tuy nhiên lần theo các trang Thánh kinh chúng ta cần chân nhận sự thật này: Cầu nguyện không phải là để bắt Chúa làm theo ý ta. Không một ai có thể sai khiến Thiên Chúa. Khi dạy ta đừng cầu nguyện nhiều lời như dân ngoại Chúa Kitô cảnh giác ta điều này: anh em dân ngoại tưởng rằng cầu nguyện đúng theo công thức và đủ số lần nào đó thì thần minh phải thực hiện điều họ cầu xin. Đây là một trong những hình thức ma thuật. Trái lại chúng ta cầu nguyện là gặp gỡ Chúa để biết thánh ý Chúa mà thực thi ý Người. Như thế cầu nguyện là để ta bắt tay làm theo ý Chúa.
Không phải chỉ mình Môsê cầu nguyện, nhưng khi Môsê cầu nguyện trên núi thì quân Israel chiến đấu và Chúa ban cho chiến thắng quân Amalêch, một chiến thắng vượt quá công sức của quân Israel (x. Xh 17,8-15). Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, Chúa Kitô thường lên núi hay vào nơi hoang vắng để cầu nguyện. Người cầu nguyện để rồi hành động: chọn muời hai vị tông đồ (x. Lc 6,12-16); đi trên mặt biển, đến giải cứu các môn đệ đang bị sóng đánh trên biển (x. Mt 14,22-33); nhận lấy chén đắng là khổ hình thập giá (x.Mc 14,22-42). Như thế cầu nguyện không phải là để xin Chúa làm thay ta, nhưng để ta biết cách làm theo ý Chúa và Chúa sẽ cho kết quả vượt quá công sức của mà ta đổ ra.
Mỗi khi cầu nguyện, Kitô hữu chúng ta thường sử dụng tràng chuổi mân côi, một cuốn Tin Mừng tóm gọn, một cách thế cùng Mẹ Maria để theo Chúa Kitô. Tháng mười, tháng Mân côi sắp lại về, hẳn chúng ta không quên sự kiện ở vịnh Lépante năm 1571. Theo lời Đức Piô V, tín hữu lần hạt kêu xin sự cầu bàu của Mẹ Maria, quân lính kiên cường chiến đấu, dù cho lực lượng kém xa đối thủ, nhưng chiến thắng đã đến, nhờ ơn Chúa qua lời cầu bàu của Mẹ. Đức Piô V thiết lập lễ Mân Côi kính Mẹ Maria hằng năm vào ngày 7 tháng 10.
Giờ đã điểm. Kiên trì cầu nguyện nhưng phải chiến đấu với Satan, tên sát nhân, tên dối trá một cách không khoan nhượng. Chuyên chăm cầu nguyện, nhưng phải hành động để làm cho những người đang theo Satan phải xéo lui.
Chúa Kitô khắc họa chân dung ma quỷ: “Ngay từ đầu, nó đã là tên sát nhân. Nó đã không đứng về sự thật, vì sự thật không ở trong nó. Khi nó nói dối là nó nói theo bản tính của nó, bởi vì nó là kẻ nói dối và là cha sự gian dối.” (Ga 8,44). Như thế hai đặc điểm để nhận ra ma quỷ và con cái của chúng đó là: sát nhân và gian dối. Với ma quỷ thì không thể có thái độ nhân nhượng hay thỏa hiệp. Phải rõ ràng và dứt khoát với chúng đó là thái độ cần có của người con cái Chúa. Nào ta thử làm bản thống kê về những hậu quả mà chủ nghĩa cộng sản gây ra theo hai đặc điểm này.
1. Sát nhân: Tiến sĩ Francis S. Collins cho ta hay: “Những cuộc thử nghiệm lớn nhằm thiết lập xã hội hoàn toàn dựa trên nền tảng vô thần là chế độ Maxít ở Liên bang Xô Viết và chủ nghĩa Mao trạch Đông ở Trung Quốc đã chứng tỏ chế độ ấy đã thực hiện ít nhất là nhiều bằng và có thể còn nhiều hơn việc giết người và lạm dụng quyền lực so với cái chế độ tồi tệ nhất trong tất cả các chế độ tồn tại thời gian gần đây” (Ngôn Ngữ của Chúa – trang 61 – NXB Lao Động). Nghị Viện Châu Âu cũng đã lên án chủ nghĩa cộng sản như là chủ nghĩa gây ra sự chết chóc cho nhân loại. Người ta ước tính số lương người bị sát hại do nguyên nhân là chủ nghĩa cộng sản thì hơn cả số người chết trong hai cuộc thế chiến cộng lại. Còn chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam thì sao?
Lịch sử ghi nhân rằng gần cả triệu người bị giết trong cuộc cải cách ruộng đất và chiến dịch “Nhân văn Giai phẩm” ở miền Bắc từ sau năm 1954. trong cuộc nội chiến giữa hai miền Nam Bắc mà người cộng sản gọi là cuộc chiến giải phóng miền Nam, ngoài chuyện chiến tranh kiểu du kích hay đối đầu thì chuyện mà người hôm nay gọi là “khủng bố” thì người cộng sản thực hiện xem như cơm bữa. Trên toàn miền Nam Việt Nam, đặc biệt ở những vùng đất thần kinh thì chuyện pháo nổ trên nhà dân, chuyện đặt bom mìn trên đường là chuyện thường ngày. Lính tráng thiệt mạng không biết bao nhiêu nhưng thường dân chết vì bom mìn, pháo kích là không thể xiết. “Đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe…” Ca từ một bài hát của cố nhạc sĩ họ Trịnh mô tả rõ nét thực trạng này. Đại bác pháo kích vào thành phố là của phe cộng sản và người phu quét đường chẳng còn giật mình với tiếng đại bác, đủ nói lên rằng đó là chuyện thường ngày. Sau biến cố 1975 thì số người bỏ xác trong các trại tù được gọi là “trại cải tạo”thì khó có thể kiểm chứng, nhưng số người bỏ xác trên rừng trên biển vì cố tìm cách né tránh chế độ cộng sản hẳn phải trên dưới một triệu.
Sự sát nhân đáng kinh hãi nhất đó là việc không cho các bé thơ trong dạ mẹ được thấy ánh sáng mặt trời. Và chế độ cộng sản là chế độ đoạt quán quân về cái tội ác này. Việt Nam là một trong vài ba nước phạm tội ác này với con số kỷ lục hàng đầu. Các nghĩa trang anh hài ngày càng mọc lên và không ngừng gia tăng các thành viên là các bé thơ chưa chào đời.
Như vậy ta có thể kết luận một cách chắc chắn rằng chủ nghĩa cộng sản đích thị là tên sát nhân.
2. Dối trá: Nói đến dối trá thì không ai lại không nhận ra thực chất của chủ thuyết cộng sản. Hô hào người ta xây dựng một thiên đường trần thế quả là một sư dối trá vừa bất nhân vừa bất nghĩa. Thiên đường ở trần gian, một mỹ từ dễ cuốn hút lòng người, nhất là những người cùng khổ. Thế nhưng cái nghịch lý và cũng là sự dối trá nằm ngay chính nơi khái niệm. Đã là thiên đường thì không thể ở trần thế. Đã là cỏi trần thì không thể là thiên đường. Chủ thuyết cộng sản mô tả thiên đường là nơi không có cảnh người bóc lột người, là nơi người ta làm theo khả năng mà hưởng theo nhu cầu, là nơi mà bộ máy chính quyền chẳng còn lý do tồn tại… Đối chiếu với thực trạng của các nước đã từng hay đang theo đuổi chủ nghĩa cộng sản thì ngược hẳn với lý thuyết đề ra. Bộ máy chính quyền ngày càng cồng kềnh mà vô trách nhiệm. Người lao động vất vả bao công sức mà thu nhập chưa chắc nuôi đủ bản thân. Cả bộ máy công kềnh, cả tập thể tự chiếm quyền lãnh đạo cách độc đoán ngày càng phì da, vinh thân trên mồ hôi công sức của người dân. Đúng là một sự dối trá tận căn.
Trong xã hội theo chủ nghĩa cộng sản, cách riêng ở Việt Nam thì sự dối trá đã bắt đầu từ môi trường giáo dục. Học dối, dạy láo, thi cử hình thức là một nhức nhối của cả toàn xã hội chúng ta. Bước vào trường đời thì chuyện dối trá càng muôn hình vạn trạng. Làm láo, báo cáo hay là chuyện hình như xã xã, huyện huyện, bộ bộ, ngành ngành đều thấy như chuyện phải làm, vì không làm thì không giống ai và chắc chắn sẽ khó sống.
Lên tận cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc Hội, thì sự dối trá đã hình thành ngay từ khâu bầu cử. Chưa bầu mà đã biết đắc cử vì được “cơ cấu cứng”, nghĩa là không thể rớt. Một vị hiện đang trong Quốc Hội nước ta thú nhận điều này. Vào Quốc Hội thì chuyện người dân có vẻ hăm hở theo dỏi là chuyện Đại biểu Quốc Hội chất vấn quan chức chính phủ. Có lần vị Bộ trưởng Bộ Tài Chính đang bị chất vấn gần như thê thảm thì chính người đang chất vấn lại nói với vị Bộ trưởng ấy rằng sắp tới đồng chí sẽ đảm nhận vai trò vị trí khác, nhưng giờ vẫn cứ hỏi, cứ chất vấn. Và quả thật sau cuộc họp Quóc Hội lần ấy thì vị Bộ trưởng Bộ Tài chính đã từng liêu xiêu vì bị chất vấn ấy đã lên làm Phó Thủ Tướng thường trực. Một vị đã từng là Đại biểu Quốc Hội kể lại rằng các vị Đại biểu từng kháo với nhau rằng chất vấn các vị Bộ trưởng các Bộ chỉ là hình thức vì sau đó đâu sẽ vào đấy, chỉ khi nào chất vấn được một siêu Bộ, Bộ trên các Bộ đó là Bộ Chính Trị thì mới gọi là chất vấn. Một sự giả dối mà ngay những vị được gọi là đại biểu nhân dân cũng đành bó tay! Luận bàn về sự giả dối của cộng sản quả là chẳng bao giờ cùng.
Vừa qua, nhân chuyện thời sự xảy ra ở xứ Thái Hà và Tòa Khâm sứ cũ, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã có nhận định về tình hình xã hội Việt Nam mà hai trong ba nhận định là nói về sự gian dối và nạn bạo lực. Về sự dối trá, các Ngài nhận định: “ Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong niều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là học đường.” Các Ngài nói về nạn bạo lực như sau: “Điều này (nạn bạo lực) đang có chiều hướng gia tăng, không những trong các vấn đề lớn của xã hội mà ngay cả trong đời sống gia đình cũng như tại học đường.” Bạo lực thì sinh bất công. Bạo lực thì sinh chết chóc. Nhiều hình thức sát nhân phát sinh vì nạn bạo lực.
Chủ nghĩa cộng sản đích thật là sự trá hình của Satan, tên sát nhân và kẻ dối trá. Với Satan thì không thể nào thỏa hiệp hay đợi nó tự thay đổi. Cần phải cương quyết chiến đấu với nó và dứt khoát khử trừ nó tận căn. Tuy nhiên với những người đang bị Satan xúi giục thì có thể đổi thay. Chúa Kitô thẳng thừng với Phêrô khi Phêrô bị ma quỷ xúi giục ngăn Chúa đừng lên Giêrusalem: “Satan, xéo lui đằng sau Ta!” (Mt 16,23). Những người đang ở dưới bóng Satan mà đi đầu, đứng đầu các tổ chức xã hội, lãnh đạo đất nước thì sự nguy hại thật khôn lường. Phải bắt chúng xéo lui ngay. Bắt chúng xéo lui bằng phương thế nào đây?
Thời gian gần đây, qua vụ việc ở Thái Hà và Tòa Khâm Sứ cũ, chúng ta thấy việc cầu nguyện đang được cổ võ. Các giáo phận gửi thư hiệp thông và hứa cầu nguyện. Các tập thể lớn nhỏ trong và ngoài nước thắp nến cầu nguyện. Với Kitô hữu thì cầu nguyện là một phương thế không thể thiếu trong mọi trường hợp. Vì chúng ta tin nhận tất cả moi sự tốt lành đều do ơn Chúa ban. Tuy nhiên lần theo các trang Thánh kinh chúng ta cần chân nhận sự thật này: Cầu nguyện không phải là để bắt Chúa làm theo ý ta. Không một ai có thể sai khiến Thiên Chúa. Khi dạy ta đừng cầu nguyện nhiều lời như dân ngoại Chúa Kitô cảnh giác ta điều này: anh em dân ngoại tưởng rằng cầu nguyện đúng theo công thức và đủ số lần nào đó thì thần minh phải thực hiện điều họ cầu xin. Đây là một trong những hình thức ma thuật. Trái lại chúng ta cầu nguyện là gặp gỡ Chúa để biết thánh ý Chúa mà thực thi ý Người. Như thế cầu nguyện là để ta bắt tay làm theo ý Chúa.
Không phải chỉ mình Môsê cầu nguyện, nhưng khi Môsê cầu nguyện trên núi thì quân Israel chiến đấu và Chúa ban cho chiến thắng quân Amalêch, một chiến thắng vượt quá công sức của quân Israel (x. Xh 17,8-15). Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, Chúa Kitô thường lên núi hay vào nơi hoang vắng để cầu nguyện. Người cầu nguyện để rồi hành động: chọn muời hai vị tông đồ (x. Lc 6,12-16); đi trên mặt biển, đến giải cứu các môn đệ đang bị sóng đánh trên biển (x. Mt 14,22-33); nhận lấy chén đắng là khổ hình thập giá (x.Mc 14,22-42). Như thế cầu nguyện không phải là để xin Chúa làm thay ta, nhưng để ta biết cách làm theo ý Chúa và Chúa sẽ cho kết quả vượt quá công sức của mà ta đổ ra.
Mỗi khi cầu nguyện, Kitô hữu chúng ta thường sử dụng tràng chuổi mân côi, một cuốn Tin Mừng tóm gọn, một cách thế cùng Mẹ Maria để theo Chúa Kitô. Tháng mười, tháng Mân côi sắp lại về, hẳn chúng ta không quên sự kiện ở vịnh Lépante năm 1571. Theo lời Đức Piô V, tín hữu lần hạt kêu xin sự cầu bàu của Mẹ Maria, quân lính kiên cường chiến đấu, dù cho lực lượng kém xa đối thủ, nhưng chiến thắng đã đến, nhờ ơn Chúa qua lời cầu bàu của Mẹ. Đức Piô V thiết lập lễ Mân Côi kính Mẹ Maria hằng năm vào ngày 7 tháng 10.
Giờ đã điểm. Kiên trì cầu nguyện nhưng phải chiến đấu với Satan, tên sát nhân, tên dối trá một cách không khoan nhượng. Chuyên chăm cầu nguyện, nhưng phải hành động để làm cho những người đang theo Satan phải xéo lui.
Ngã ba đường
Maria Ngọc
18:26 29/09/2008
Ngã ba đường
* Xứ Cửa Bắc
* Toà Khâm Sứ
* Xứ Thái Hà
Lạy Chúa, đó là ba ngã đường con đang muốn đi, con muốn đi hết cả ba nơi này, lòng con áy náy khi đứng lặng 1 góc Nhà Thờ Lớn, con đang nhớ tới chỗ đứng quen thuộc của con ở xứ Cửa Bắc và con chạnh lòng khi không đứng 1 góc nhỏ cạnh Đức Mẹ ở Xứ Thái Hà... Một mình con thôi, chỉ 1 mình con thôi, con thấy mình nhỏ bé nhưng hãnh diện thay khi con đứng giữa 1 biển nến giữa những người không quen biết, chưa 1 lần trò chuyện nhưng như có 1 sợi dây vô hình liên kết chúng tôi, thật gần gũi.
Con đã đọc 1 bài viết: Phúc cho ai đến Hà Nội. Đúng thật, cám ơn Chúa, Người đã mang con đến đây làm con dân Hà Nội, làm giáo dân của chốn này, góp thêm 1 ngọn nến vào tâm tình cùng Chúa nơi đây. Con chẳng là gì trong cái thế giới bao la này nhưng với Chúa, Chúa sắp đặt cho con từng việc, từng việc. Con nhớ ngày con đặt chân đến nơi này, xa lạ nhưng con đã chạy đến cùng Người, cũng góc này đây, cũng 1 mình con đây, nhà thờ vắng lặng con nói với Mẹ, nói với Chúa, Ngài đã lắng nghe con, đã an ủi con...
Con không hay văn, cũng không biết diễn tả lòng mình thế nào. Mỗi lần đặt tay lên bàn phiếm con lại ngại ngùng, câu cú sẽ làm người ta cười chê, ngại quá. Nhưng con biết lòng con muốn nói, muốn san sẻ những ưu tư. Mỗi ngày đọc thông tin của xứ con, con xót xa quá đổi, thương quá các đấng đấu tranh cho công lý, con cầu cho các đấng ấy luôn sáng suốt vâng theo ý Chúa.
Con nhớ ngày 23/9 con vào trang tin thấy có Lễ mừng quan thầy của Cha Vũ Khởi Phụng, hôm ấy nhiều việc, đến mãi 12h trưa con mới thu xếp ra ngoài được, con bèn chạy ngay đến hàng hoa, lựa chọn mãi con mới tìm được 1 bó hoa cúc (nhưng cũng không vừa ý lắm), con chọn thêm 1 tấm thiệp đi lời nguyện cầu cho Cha Phụng. Con lên xe máy và phóng thẳng đến xứ Thái Hà, trên đường đi con thầm nghĩ: ngại quá, hay thôi không dâng Cha Phụng nữa, Cha có biết mình đâu cơ chứ, Cha không cười mình nhưng thấy kỳ kỳ sao ý. Dằn do suy nghĩ nhưng con vẫn cứ đi. Vừa đến đầu ngõ, 1 bầu không khí nặng nề đè lên tâm trí con, có cái gì đó vừa yên bình vừa bất ổn, con cảm nhận được. Đưa tay chỉnh lại bó hoa vì đường vòng vèo làm nó lệch qua 1 bên, con chạy vèo vào cổng sau của Nhà Thờ, ở đó con thấy lác đác vài chục giáo dân đang ngồi cầu nguyện, con dừng xe, e dè nhìn một lượt. Có 1 thầy hay 1 cha gì đó đang đứng tiếp chuyện 1 bác, con lặng lẽ tiến đến, chẳng hiểu nên xưng hô thế nào, con đành ấp úng 1 câu không có chủ ngữ: cho con gửi tặng Cha Phụng nhân ngày Lễ quan thầy của Cha. Nói thêm vài câu nữa và nhận lại lời cảm ơn thay Cha Phụng từ thầy ấy, con lên xe phóng thẳng, khi đi rồi con thấy lòng vui vui.
Vậy đó, mỗi ngày con dâng lời cầu nguyện cho 3 nơi: xứ Cửa bắc, Toà Khâm Sứ và xứ Thái Hà. Con ước gì con có thể chia làm 3 để cùng đến 3 nơi này. Cầu xin Chúa nâng đỡ chúng con qua cơn gian nguy, sáng soi lòng trí của con, để mỗi ngày con kính, tin, yêu và phụng sự Chúa giữa dòng đời.
* Xứ Cửa Bắc
* Toà Khâm Sứ
* Xứ Thái Hà
Lạy Chúa, đó là ba ngã đường con đang muốn đi, con muốn đi hết cả ba nơi này, lòng con áy náy khi đứng lặng 1 góc Nhà Thờ Lớn, con đang nhớ tới chỗ đứng quen thuộc của con ở xứ Cửa Bắc và con chạnh lòng khi không đứng 1 góc nhỏ cạnh Đức Mẹ ở Xứ Thái Hà... Một mình con thôi, chỉ 1 mình con thôi, con thấy mình nhỏ bé nhưng hãnh diện thay khi con đứng giữa 1 biển nến giữa những người không quen biết, chưa 1 lần trò chuyện nhưng như có 1 sợi dây vô hình liên kết chúng tôi, thật gần gũi.
Con đã đọc 1 bài viết: Phúc cho ai đến Hà Nội. Đúng thật, cám ơn Chúa, Người đã mang con đến đây làm con dân Hà Nội, làm giáo dân của chốn này, góp thêm 1 ngọn nến vào tâm tình cùng Chúa nơi đây. Con chẳng là gì trong cái thế giới bao la này nhưng với Chúa, Chúa sắp đặt cho con từng việc, từng việc. Con nhớ ngày con đặt chân đến nơi này, xa lạ nhưng con đã chạy đến cùng Người, cũng góc này đây, cũng 1 mình con đây, nhà thờ vắng lặng con nói với Mẹ, nói với Chúa, Ngài đã lắng nghe con, đã an ủi con...
Con không hay văn, cũng không biết diễn tả lòng mình thế nào. Mỗi lần đặt tay lên bàn phiếm con lại ngại ngùng, câu cú sẽ làm người ta cười chê, ngại quá. Nhưng con biết lòng con muốn nói, muốn san sẻ những ưu tư. Mỗi ngày đọc thông tin của xứ con, con xót xa quá đổi, thương quá các đấng đấu tranh cho công lý, con cầu cho các đấng ấy luôn sáng suốt vâng theo ý Chúa.
Con nhớ ngày 23/9 con vào trang tin thấy có Lễ mừng quan thầy của Cha Vũ Khởi Phụng, hôm ấy nhiều việc, đến mãi 12h trưa con mới thu xếp ra ngoài được, con bèn chạy ngay đến hàng hoa, lựa chọn mãi con mới tìm được 1 bó hoa cúc (nhưng cũng không vừa ý lắm), con chọn thêm 1 tấm thiệp đi lời nguyện cầu cho Cha Phụng. Con lên xe máy và phóng thẳng đến xứ Thái Hà, trên đường đi con thầm nghĩ: ngại quá, hay thôi không dâng Cha Phụng nữa, Cha có biết mình đâu cơ chứ, Cha không cười mình nhưng thấy kỳ kỳ sao ý. Dằn do suy nghĩ nhưng con vẫn cứ đi. Vừa đến đầu ngõ, 1 bầu không khí nặng nề đè lên tâm trí con, có cái gì đó vừa yên bình vừa bất ổn, con cảm nhận được. Đưa tay chỉnh lại bó hoa vì đường vòng vèo làm nó lệch qua 1 bên, con chạy vèo vào cổng sau của Nhà Thờ, ở đó con thấy lác đác vài chục giáo dân đang ngồi cầu nguyện, con dừng xe, e dè nhìn một lượt. Có 1 thầy hay 1 cha gì đó đang đứng tiếp chuyện 1 bác, con lặng lẽ tiến đến, chẳng hiểu nên xưng hô thế nào, con đành ấp úng 1 câu không có chủ ngữ: cho con gửi tặng Cha Phụng nhân ngày Lễ quan thầy của Cha. Nói thêm vài câu nữa và nhận lại lời cảm ơn thay Cha Phụng từ thầy ấy, con lên xe phóng thẳng, khi đi rồi con thấy lòng vui vui.
Vậy đó, mỗi ngày con dâng lời cầu nguyện cho 3 nơi: xứ Cửa bắc, Toà Khâm Sứ và xứ Thái Hà. Con ước gì con có thể chia làm 3 để cùng đến 3 nơi này. Cầu xin Chúa nâng đỡ chúng con qua cơn gian nguy, sáng soi lòng trí của con, để mỗi ngày con kính, tin, yêu và phụng sự Chúa giữa dòng đời.
Họ đã chọn hướng đi quay lưng với Mặt Trời…
Antôn Kim Đôi
18:35 29/09/2008
Họ đã chọn hướng đi quay lưng với Mặt Trời…
Tôi gọi ngày 19/9/2008 là ngày thứ Sáu đen tối. Đen tối cho Tổng Giáo Phận Hà Nội, khi mà công lý bị thản nhiên chà đạp và những người tranh đấu cho công lý bị đưa ra làm vật tế thần. Đó còn là ngày thứ Sáu đen tối cho một dân tộc mà dẫu chiến tranh đã đi qua ngót hơn ba thập kỷ, nhưng khát vọng ấm no xem ra vẫn còn diệu vợi.
Trở lại với cụm từ được nhắc đến nhiều trong thời hội nhập: "Thời cơ Vàng - Hiểm họa Đen" và ở đây, tôi muốn viện dẫn bài thơ Đánh thức tiềm lực của tác giả Nguyễn Duy như một sự đồng điệu đặc biệt. Thật thế, với một dân tộc đã phải đánh đổi quá nhiều máu xương cho nền tự do thực sự, dân tộc đó có quyền được thụ hưởng những thành quả xứng đáng với những hy sinh, mất mát lớn lao của mình. Trong tiến trình hội nhập quốc tế, một viễn cảnh tươi sáng với những thời cơ Vàng được hứa hẹn cho những người dân bao đời lam lũ trên dãi đất hình chữ S. Ấy nhưng, tất cả chỉ là nỗi xót xa trước một sự thật phũ phàng. Vì rằng, trên thực tế, chỉ có "bọn tham nhũng mới nắm được thời cơ Vàng, đất nước thì chưa". Cố nhiên ở đây, một lần nữa, xin đừng đánh đồng hai khái niệm "Nhà Nước" và "Tổ Quốc". Dưới một góc nhìn khác, hiểm họa Đen đã đến như những bóng ma rình rập, đe dọa thường trực đến đời sống của những người dân cụ thể:
"Có lẽ nào người lớn cứ ru nhau
Ru tiềm lực ngủ vùi trong thớ thịt
Tiềm lực còn ngủ yên
Trong quả tim mắc bệnh đập cầm chừng
Tiềm lực còn ngủ yên
Trong bộ óc mang khối u tự mãn…"
(Đánh thức tiềm lực).
Từ hiểm họa đến thảm họa là một lằn ranh mong manh khác. Tôi không ngần ngại gọi hệ thống truyền thông Việt Nam hiện nay là một thảm họa thực sự. Dĩ nhiên, vẫn có nhiều thảm họa đen khác nhưng do khuôn khổ của bài viết, tôi không có dịp phân tích ở đây. Dẫu với bất cứ lời ngụy biện nào đi chăng nữa, bản chất của truyền thông vẫn là sự thật. Trong mọi trường hợp (hãy khoan bàn đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp), nguyên tắc tối thượng là phản ánh sự thật phải được đảm bảo. Thế nhưng, chúng ta thấy gì từ truyền thông Việt Nam trong những ngày qua? Một chiến dịch công phu được triển khai trên diện rộng với những miếng đánh "vỗ mặt" vào giáo xứ Thái Hà và Tổng Giám Mục Hà Nội. Những miếng đánh được thực hiện bằng những thủ thuật hạ đẳng, đê hèn và giảo hoạt. Công luận trong nước sẽ nghĩ sao khi hệ thống truyền thông vốn đang sống trên những đồng thuế của người dân lại trâng tráo trả ơn cho "ông chủ" của mình bằng những "tấm bánh vẽ", những trò hề rẻ mạt…Thảm họa từ việc làm băng hoại đạo đức và niềm tin còn nguy hiểm hơn gấp trăm vạn lần vụ bê bối sữa độc tại tập đoàn Tam Lộc (Trung Quốc), vụ Vedan "đầu độc" sông Thị Vải gần đây…
Trong một xã hội mà:
"Lời nói thật thà có thể bị buộc tội
Lời nịnh hót dối lừa có thể được tuyên dương
Đạo đức giả có thể thành dịch tả
Lòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường
…
Có cái miệng làm chức năng cái lưỡi
Sau nụ cười là lởm chởm răng cưa
…
Có trận đánh úp nhau bằng chữ nghĩa
Khái niệm bắn đi không biết lối thu về"
(Đánh thức tiềm lực)
thì khái niệm "rồng bay" vẫn chỉ là một khát vọng xa vời, và tiềm lực cứ ngủ vùi trong quên lãng. Nguyễn Duy đã chính xác với những dự cảm xót xa của mình, và giới cầm quyền Hà Nội sẽ nghĩ gì khi đọc những dòng thơ đầy tâm huyết ấy:
"Cần lưu ý
Có lắm nghề lạ lắm
Nghề mánh mung cứa cổ bóp hầu nhau
Nghề chửi đổng, nghề ngồi lê, nghề vu cáo
Nghề ăn cắp lòng tin và chẹt họng đồng bào…"
(Đánh thức tiềm lực).
"Đáng rủa sả thay" là bài viết đăng trên báo Lao Động số ra ngày 22/9/2008 của tác giả Hà Văn Thịnh - Giảng viên khoa Lịch Sử, trường Đại học Khoa học Huế. Là một trong những thế hệ học trò, tôi không quá xa lạ với ông giáo họ Hà. Chính ông đã làm chúng tôi ấn tượng bằng tuyên bố chỉ nói những sự thật nằm ngoài sách giáo khoa (?!). Và cũng chính ông, qua bài viết nói trên, đã đánh sập niềm hy vọng nhỏ nhoi ấy, khi đã không dám nói lên sự thật ngoài "SGK truyền thông" - vốn là nơi tập trung của rất nhiều nhà biên kịch và đạo diễn tài ba! Ai đó đã đúng khi nói rằng, một trăm lời đồn chưa hẳn là sự thật; nếu lời đồn nào đó là sự thật, thì biết đâu đằng sau sự thật đó còn có một sự thật khác. Ông đã không hiểu điều này, có chăng chỉ là sự ngộ nhận đến tội nghiệp! Tôi không trách giận ông, bởi biết đâu, ông cũng là một nạn nhân khác của giới truyền thông, là con rối đáng thương của lối "tư duy mặc đồng phục". Tôi buồn vì đã tin ông, cũng như đã từng tin vào ông Thủ tướng "yêu nhất sự trung thực, ghét nhất sự giả dối".
Họ đã chọn hướng đi quay lưng với Mặt Trời!...Có thể, trong những ngày tới, sự vụ ở Thái Hà và Tòa Khâm Sứ sẽ vẫn tiếp tục cho thấy những diễn biến khó lường. Nhưng sẽ là một sự xuẩn ngốc nếu ai đó ngây thơ tin rằng, việc huy động một lượng lớn cảnh sát, chó nghiệp vụ, hàng rào thép gai,… sự can thiệp của một loạt mệnh lệnh hành chính kết hợp với chức năng mở đường của giới truyền thông đủ sức làm chồn chân cuộc "xuống đường" vì công lý tại thủ đô Hà Nội.
"Điều đáng sợ duy nhất chính là bản thân sự sợ hãi"- là câu nói nổi tiếng của Franklin Roosevelt, vị tổng thống đã đi vào huyền thoại nước Mỹ. Vô cảm im lặng hoặc phó mặc buông xuôi trong lúc này đồng nghĩa với việc mặc nhiên công nhận địa hạt của tội ác, bất công, phi lý… Trong khi viết những dòng này, tôi đã nghe thấy tiếng đồng vọng từ những thập niên trước, của mẹ Têrêxa thành Calcutta: "Thà thắp lên một ngọn nến, còn hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối".
Tôi gọi ngày 19/9/2008 là ngày thứ Sáu đen tối. Đen tối cho Tổng Giáo Phận Hà Nội, khi mà công lý bị thản nhiên chà đạp và những người tranh đấu cho công lý bị đưa ra làm vật tế thần. Đó còn là ngày thứ Sáu đen tối cho một dân tộc mà dẫu chiến tranh đã đi qua ngót hơn ba thập kỷ, nhưng khát vọng ấm no xem ra vẫn còn diệu vợi.
Trở lại với cụm từ được nhắc đến nhiều trong thời hội nhập: "Thời cơ Vàng - Hiểm họa Đen" và ở đây, tôi muốn viện dẫn bài thơ Đánh thức tiềm lực của tác giả Nguyễn Duy như một sự đồng điệu đặc biệt. Thật thế, với một dân tộc đã phải đánh đổi quá nhiều máu xương cho nền tự do thực sự, dân tộc đó có quyền được thụ hưởng những thành quả xứng đáng với những hy sinh, mất mát lớn lao của mình. Trong tiến trình hội nhập quốc tế, một viễn cảnh tươi sáng với những thời cơ Vàng được hứa hẹn cho những người dân bao đời lam lũ trên dãi đất hình chữ S. Ấy nhưng, tất cả chỉ là nỗi xót xa trước một sự thật phũ phàng. Vì rằng, trên thực tế, chỉ có "bọn tham nhũng mới nắm được thời cơ Vàng, đất nước thì chưa". Cố nhiên ở đây, một lần nữa, xin đừng đánh đồng hai khái niệm "Nhà Nước" và "Tổ Quốc". Dưới một góc nhìn khác, hiểm họa Đen đã đến như những bóng ma rình rập, đe dọa thường trực đến đời sống của những người dân cụ thể:
"Có lẽ nào người lớn cứ ru nhau
Ru tiềm lực ngủ vùi trong thớ thịt
Tiềm lực còn ngủ yên
Trong quả tim mắc bệnh đập cầm chừng
Tiềm lực còn ngủ yên
Trong bộ óc mang khối u tự mãn…"
(Đánh thức tiềm lực).
Từ hiểm họa đến thảm họa là một lằn ranh mong manh khác. Tôi không ngần ngại gọi hệ thống truyền thông Việt Nam hiện nay là một thảm họa thực sự. Dĩ nhiên, vẫn có nhiều thảm họa đen khác nhưng do khuôn khổ của bài viết, tôi không có dịp phân tích ở đây. Dẫu với bất cứ lời ngụy biện nào đi chăng nữa, bản chất của truyền thông vẫn là sự thật. Trong mọi trường hợp (hãy khoan bàn đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp), nguyên tắc tối thượng là phản ánh sự thật phải được đảm bảo. Thế nhưng, chúng ta thấy gì từ truyền thông Việt Nam trong những ngày qua? Một chiến dịch công phu được triển khai trên diện rộng với những miếng đánh "vỗ mặt" vào giáo xứ Thái Hà và Tổng Giám Mục Hà Nội. Những miếng đánh được thực hiện bằng những thủ thuật hạ đẳng, đê hèn và giảo hoạt. Công luận trong nước sẽ nghĩ sao khi hệ thống truyền thông vốn đang sống trên những đồng thuế của người dân lại trâng tráo trả ơn cho "ông chủ" của mình bằng những "tấm bánh vẽ", những trò hề rẻ mạt…Thảm họa từ việc làm băng hoại đạo đức và niềm tin còn nguy hiểm hơn gấp trăm vạn lần vụ bê bối sữa độc tại tập đoàn Tam Lộc (Trung Quốc), vụ Vedan "đầu độc" sông Thị Vải gần đây…
Trong một xã hội mà:
"Lời nói thật thà có thể bị buộc tội
Lời nịnh hót dối lừa có thể được tuyên dương
Đạo đức giả có thể thành dịch tả
Lòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường
…
Có cái miệng làm chức năng cái lưỡi
Sau nụ cười là lởm chởm răng cưa
…
Có trận đánh úp nhau bằng chữ nghĩa
Khái niệm bắn đi không biết lối thu về"
(Đánh thức tiềm lực)
thì khái niệm "rồng bay" vẫn chỉ là một khát vọng xa vời, và tiềm lực cứ ngủ vùi trong quên lãng. Nguyễn Duy đã chính xác với những dự cảm xót xa của mình, và giới cầm quyền Hà Nội sẽ nghĩ gì khi đọc những dòng thơ đầy tâm huyết ấy:
"Cần lưu ý
Có lắm nghề lạ lắm
Nghề mánh mung cứa cổ bóp hầu nhau
Nghề chửi đổng, nghề ngồi lê, nghề vu cáo
Nghề ăn cắp lòng tin và chẹt họng đồng bào…"
(Đánh thức tiềm lực).
"Đáng rủa sả thay" là bài viết đăng trên báo Lao Động số ra ngày 22/9/2008 của tác giả Hà Văn Thịnh - Giảng viên khoa Lịch Sử, trường Đại học Khoa học Huế. Là một trong những thế hệ học trò, tôi không quá xa lạ với ông giáo họ Hà. Chính ông đã làm chúng tôi ấn tượng bằng tuyên bố chỉ nói những sự thật nằm ngoài sách giáo khoa (?!). Và cũng chính ông, qua bài viết nói trên, đã đánh sập niềm hy vọng nhỏ nhoi ấy, khi đã không dám nói lên sự thật ngoài "SGK truyền thông" - vốn là nơi tập trung của rất nhiều nhà biên kịch và đạo diễn tài ba! Ai đó đã đúng khi nói rằng, một trăm lời đồn chưa hẳn là sự thật; nếu lời đồn nào đó là sự thật, thì biết đâu đằng sau sự thật đó còn có một sự thật khác. Ông đã không hiểu điều này, có chăng chỉ là sự ngộ nhận đến tội nghiệp! Tôi không trách giận ông, bởi biết đâu, ông cũng là một nạn nhân khác của giới truyền thông, là con rối đáng thương của lối "tư duy mặc đồng phục". Tôi buồn vì đã tin ông, cũng như đã từng tin vào ông Thủ tướng "yêu nhất sự trung thực, ghét nhất sự giả dối".
Họ đã chọn hướng đi quay lưng với Mặt Trời!...Có thể, trong những ngày tới, sự vụ ở Thái Hà và Tòa Khâm Sứ sẽ vẫn tiếp tục cho thấy những diễn biến khó lường. Nhưng sẽ là một sự xuẩn ngốc nếu ai đó ngây thơ tin rằng, việc huy động một lượng lớn cảnh sát, chó nghiệp vụ, hàng rào thép gai,… sự can thiệp của một loạt mệnh lệnh hành chính kết hợp với chức năng mở đường của giới truyền thông đủ sức làm chồn chân cuộc "xuống đường" vì công lý tại thủ đô Hà Nội.
"Điều đáng sợ duy nhất chính là bản thân sự sợ hãi"- là câu nói nổi tiếng của Franklin Roosevelt, vị tổng thống đã đi vào huyền thoại nước Mỹ. Vô cảm im lặng hoặc phó mặc buông xuôi trong lúc này đồng nghĩa với việc mặc nhiên công nhận địa hạt của tội ác, bất công, phi lý… Trong khi viết những dòng này, tôi đã nghe thấy tiếng đồng vọng từ những thập niên trước, của mẹ Têrêxa thành Calcutta: "Thà thắp lên một ngọn nến, còn hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối".
Người Việt tại Denver Colorado hướng về Hà Nội
Dan Joseph
19:24 29/09/2008
DENVER - Bày tỏ một sự Hiệp Thông -Gắn Bó với sự kiện rất bất công tại Tòa Khâm Sứ cũ, Hà Nội và Dòng Cúa Cứu Thế,Thái Hà đang đi vào căng thẳng hầu như quyết liệt. Mới 7giờ sáng trời thu Denver hơi se lạnh mà Đại Diện các Tôn Giáo, Đoàn Thể, Đảng Phái, Chính Trị, Truyền Thông Báo Chí... đáp lời mời của Ban Tổ Chức Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Công Lý – Hòa Bình đã có mặt tại sân Nhà Thờ Nữ Vương Tử Đạo Việt Nam Denver Colorado, để cùng với cả ngàn giáo dân Thành Phố Denver và các vùng phụ cận sốt sáng tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật 28/09/2008 một Thánh Lễ được tổ chức đúng 8 giờ sáng để cầu nguyện và hiệp thông cùng với Giáo Hội Việt Nam riêng đặc biệt cho Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Trong Thánh Lễ vị Linh Mục Chánh Xứ đã bày tỏ sự hiệp thông sâu xa và kêu gọi mọi thành phần dân Chúa không phân biệt lương hay giáo hướng về Giáo Phận Hà Nội bằng những lời nguyện cầu xin tha thiết lên Thiên Chúa từ đầu lễ đến cuối lễ.
Sau Thánh Lễ một nghi thức thắp nến cầu nguyện thật long trọng, cả ngàn ngọn nến lung linh hòa những lời ca,lời nguyện cầu từ Linh Mục Chủ Tế và giáo dân hướng về bàn thờ Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse mà cũng là Thánh Bổn mạng của Giáo Phận Hà Nội khẩn cầu cho CÔNG LÝ ĐƯỢC TRỊ ĐẾN TRÊN QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM.
Ca đoàn nhà thờ vang dội lời thánh ca Kinh Hòa Bình mọi người ánh nên trong tay rưng rưng nước mắt.
Trong Thánh Lễ vị Linh Mục Chánh Xứ đã bày tỏ sự hiệp thông sâu xa và kêu gọi mọi thành phần dân Chúa không phân biệt lương hay giáo hướng về Giáo Phận Hà Nội bằng những lời nguyện cầu xin tha thiết lên Thiên Chúa từ đầu lễ đến cuối lễ.
Sau Thánh Lễ một nghi thức thắp nến cầu nguyện thật long trọng, cả ngàn ngọn nến lung linh hòa những lời ca,lời nguyện cầu từ Linh Mục Chủ Tế và giáo dân hướng về bàn thờ Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse mà cũng là Thánh Bổn mạng của Giáo Phận Hà Nội khẩn cầu cho CÔNG LÝ ĐƯỢC TRỊ ĐẾN TRÊN QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM.
Ca đoàn nhà thờ vang dội lời thánh ca Kinh Hòa Bình mọi người ánh nên trong tay rưng rưng nước mắt.
Thư gửi Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt
Con Chiên Lạc
20:39 29/09/2008
Thư gửi Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt.
Sài Gòn, ngày 29 tháng 09 năm 2008
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Hà Nội.
Con là một con chiên lạc đàn từ nhiều năm qua. Con đã bỏ xưng tội rước lễ vì bất mãn một vài vấn đề trong Giáo Hội, nhất là tại giáo xứ của con. Con không còn tin Chúa hiện diện trong cuộc sống này nữa. Con đã có một cuộc sống bê tha và truỵ lạc trong những năm tháng vừa qua.
Thế nhưng thời gian gần đây, khi theo dõi những tin tức tại Tổng Giáo Phận Hà Nội, nhất là trong một tuần vừa qua, tự nhiên con cảm thấy mình thật xấu hổ, con cảm thấy mình là một con chiên lạc loài, tự tách mình ra khỏi Giáo Hội.
Hình ảnh của hàng ngàn người thay phiên nhau túc trực tại Giáo xứ Thái Hà và Toà Giám Mục Hà Nội để cầu nguyện cho công lý và công bằng xã hội làm cho con cảm nhận được sự hiệp nhất của Giáo Hội, một Giáo Hội đầy sức sống, với những con người đầy can đảm và trung kiên.
Hình ảnh của những con chiên hiền lành đang ngày đêm cầu nguyện với Chúa bị bọn côn đồ và du đãng phá rối trước sự “bảo kê” của công an làm cho con cảm nhận được lòng yêu mến Giáo Hội cách thiết tha của bà con giáo dân.
Hình ảnh của các Cha, các Thầy Dòng Chúa Cứu Thế phải đương đầu với bọn “đầu gấu” cách ôn hoà và nhẫn nhục làm cho con cảm nhận được lời dạy của Chúa là yêu thương cả kẻ thù mà đã từ lâu con không còn nhớ đến.
Hình ảnh của Đức Tổng bị người ta vu khống, chửi bới với đủ mọi hình thức, làm cho con nhớ tới đoạn Kinh Thánh (con không nhớ nguyên văn): Anh em đừng sợ những kẻ chỉ có thể giết được thân xác mà không thể giết chết được tâm hồn anh em.
Và còn biết bao nhiêu những hình ảnh khác nữa trong những ngày vừa qua tại giáo phận Hà Nội làm cho con phải suy nghĩ rất nhiều về con người tội lỗi của mình. Hơn lúc nào hết, giờ đây con cảm thấy mình yêu mến Giáo Hội hơn, con tin thật Chúa đang hiện diện và ban sức sống mạnh mẽ cho Giáo Hội. Con khao khát và quyết tâm trở về với Chúa.
Kính chúc Đức Tổng có thật nhiều sức khoẻ và dồi dào ơn Chúa Thánh Thần, để Đức Tổng luôn vững tay chèo con thuyền Giáo Phận đang sống giữa bão táp phong ba. Con cầu nguyện thật nhiều cho Đức Tổng và giáo phận Hà Nội.
Xin Đức Tổng chúc lành cho con.
Sài Gòn, ngày 29 tháng 09 năm 2008
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Hà Nội.
Con là một con chiên lạc đàn từ nhiều năm qua. Con đã bỏ xưng tội rước lễ vì bất mãn một vài vấn đề trong Giáo Hội, nhất là tại giáo xứ của con. Con không còn tin Chúa hiện diện trong cuộc sống này nữa. Con đã có một cuộc sống bê tha và truỵ lạc trong những năm tháng vừa qua.
Thế nhưng thời gian gần đây, khi theo dõi những tin tức tại Tổng Giáo Phận Hà Nội, nhất là trong một tuần vừa qua, tự nhiên con cảm thấy mình thật xấu hổ, con cảm thấy mình là một con chiên lạc loài, tự tách mình ra khỏi Giáo Hội.
Hình ảnh của hàng ngàn người thay phiên nhau túc trực tại Giáo xứ Thái Hà và Toà Giám Mục Hà Nội để cầu nguyện cho công lý và công bằng xã hội làm cho con cảm nhận được sự hiệp nhất của Giáo Hội, một Giáo Hội đầy sức sống, với những con người đầy can đảm và trung kiên.
Hình ảnh của những con chiên hiền lành đang ngày đêm cầu nguyện với Chúa bị bọn côn đồ và du đãng phá rối trước sự “bảo kê” của công an làm cho con cảm nhận được lòng yêu mến Giáo Hội cách thiết tha của bà con giáo dân.
Hình ảnh của các Cha, các Thầy Dòng Chúa Cứu Thế phải đương đầu với bọn “đầu gấu” cách ôn hoà và nhẫn nhục làm cho con cảm nhận được lời dạy của Chúa là yêu thương cả kẻ thù mà đã từ lâu con không còn nhớ đến.
Hình ảnh của Đức Tổng bị người ta vu khống, chửi bới với đủ mọi hình thức, làm cho con nhớ tới đoạn Kinh Thánh (con không nhớ nguyên văn): Anh em đừng sợ những kẻ chỉ có thể giết được thân xác mà không thể giết chết được tâm hồn anh em.
Và còn biết bao nhiêu những hình ảnh khác nữa trong những ngày vừa qua tại giáo phận Hà Nội làm cho con phải suy nghĩ rất nhiều về con người tội lỗi của mình. Hơn lúc nào hết, giờ đây con cảm thấy mình yêu mến Giáo Hội hơn, con tin thật Chúa đang hiện diện và ban sức sống mạnh mẽ cho Giáo Hội. Con khao khát và quyết tâm trở về với Chúa.
Kính chúc Đức Tổng có thật nhiều sức khoẻ và dồi dào ơn Chúa Thánh Thần, để Đức Tổng luôn vững tay chèo con thuyền Giáo Phận đang sống giữa bão táp phong ba. Con cầu nguyện thật nhiều cho Đức Tổng và giáo phận Hà Nội.
Xin Đức Tổng chúc lành cho con.
Vài điều từ ''Quyền lực của không quyền lực''
Khải Đơn
20:46 29/09/2008
Vài điều từ "Quyền lực của không quyền lực"
“Hệ thống hậu toàn trị đụng chạm đến con người trong mỗi bước đi, nhưng nó làm thế với cái găng tay ý thức hệ. Chính vì điều này mà cuộc sống trong hệ thống mới thấm đẫm đạo đức giả tạo và những điều dối trá như thế: nhà nước của quan liêu thì lại được gọi là chính quyền nhân dân; người lao động bị nô dịch dưới cái tên giai cấp lao động; sự thoái hóa hoàn toàn của cá nhân thì được trình bày như là sự giải phóng tột bậc; bưng bít thông tin được gọi là cung cấp thông tin cho quần chúng, sử dụng quyền lực để giật dây thì được gọi là kiểm soát công cộng về quyền lực; lạm dụng quyền lực tùy tiện thì được gọi là tôn trọng luật pháp, đè nén văn hóa thì được gọi là phát triển văn hóa; sự mở rộng ảnh hưởng đế chế thì được trình bày như thể là giúp đỡ người bị áp bức; mất tự do ngôn luận trở thành hình thức cao nhất của tự do; các kì bầu cử lố bịch trở thành hình thức dân chủ cao nhất; cấm suy nghĩ độc lập thành thế giới quan khoa học nhất; chiếm đóng quân sự trở thành giúp đỡ anh em. Vì chế độ bị nhốt chặt trong những lời dối trá của nó, nó phải xuyên tạc tất cả. Nó xuyên tạc quá khứ. Nó bóp méo hiện thực và nó bịa đặt tương lai. Nó xuyên tạc thống kê. Nó giả đò như không nắm giữ các cơ quan an ninh có quyền lực vô hạn và đốn mạt. Nó vờ vĩnh tôn trọng các quyền con người. Nó giả đò như không kết án ai. Nó làm như không sợ bất kì điều gì. Nó giả vờ như không giả vờ gì cả.”
Đoạn trên đây trích trong phần IV của tiểu luận “Quyền lực của không quyền lực” (1978) của Václav Havel, tổng thống đầu tiên của nước Tiệp Khắc dân chủ. Trong cuốn “Quyền lực của không quyền lực”, Havel đã định nghĩa khái niệm “Hậu toàn trị” và gắn nó vào xã hội Đông Âu thời hậu Stalin. Đồng thời, ông cũng phân tích những khía cạnh căn bản khiến cho hệ thống hậu toàn trị này tồn tại rất ổn định và bền vững – bất chấp thực tế là nó đang hủy diệt mọi quyền con người và khép người ta vào bộ máy vận hành đơn điệu, tàn nhẫn của nó.
Trong đoạn mà tôi trích dẫn ở trên, tôi đã tìm thấy những biểu hiện căn bản mà xã hội VN hiện nay đang áp dụng, đang tự đẩy mình vào cái gọi là “hậu toàn trị” bất chấp thời điểm lịch sử, giai đoạn lịch sử và mối quan hệ với quốc tế. Tôi không hiểu biết đủ nhiều để có thể thấu hiểu hoàn toàn những hỗn loạn đang diễn ra trong giai đoạn này của đất nước. Tuy nhiên, những gì mà tôi có thể thấy, cảm nhận và biết được quan sách vở, bạn bè và những người chứng kiến cho tôi cảm giác bức bối thực sự về cách hành xử của các lãnh đạo nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Những mâu thuẫn cố hữu của Thiên Chúa Giáo với nhà nước đã bị đẩy lên cao dữ dội trong những ngày gần đây. Tôi có thể nghe được tiếng bạn bè tôi cầu nguyện, đọc những tin nhắn của họ và cảm nhận được sự bất an nơi họ. Tôi có thể cảm thấy sự phẫn nộ đang như một sợi dây cháy chậm, rất ít lửa nhưng lan rất nhanh. Trên từng khuôn mặt tôn giáo tôi quen biết, tôi cảm nhận được sự đổi thay – một đổi thay ghê gớm- còn hơn cả những ghét bỏ vốn đã thâm căn cố đế từ đời cha mẹ họ. Sự ghét bỏ ấy bây giờ là hiện thực.
Chính quyền và giới truyền thông đã chơi một đòn không đẹp: trích dẫn lời của Đức cha Ngô Quang Kiệt và đặt nó vào một cảnh đủ để cả dân tộc trở thành kẻ đối địch của ông. Cách làm của VTV mấy ngày hôm trước thực sự đã làm tôi sửng sốt: không một ai – kể cả những người nắm quyền lực của giới truyền thông – có quyền kết tội và đẩy một con người vào tình trạng khốn khổ bằng cách xuyên tạc phát biểu của họ. Ấy vậy mà mấy ngày nay, giới truyền thông đã làm thế. Chủ nghĩa dân tộc vốn là chiêu bài mạnh mà báo chí hay sử dụng mỗi khi muốn trục xuất, tiêu diệt hoặc đẩy một cá nhân nào về “phía bên kia”.
Cách làm đó vốn đã từng được sử dụng rất nhiều trước kia khi nhà nước cảm thấy những cá nhân “nguy hiểm” đang đối thoại với bản chất của nó. Tuy nhiên, hiện tại không phải là “trước kia” hay “ngày xưa”, nó đã là một thế giới khác ngày hôm qua – dù rằng về cơ bản, tôi nghĩ rằng vẫn còn giống hôm qua như đúc.
Việc giới truyền thông trở thành cái loa phát ngôn, “mạnh mẽ” đánh những cá nhân đối lập với chính quyền đã thực sự làm suy giảm lòng tin mà nhân dân dành cho họ. Dư luận có thể rất nhạy cảm, rất dễ bị kích động, rất “cả tin”. Nhưng dư luận không phải là “con nghiện” để báo chí cho mình cái quyền nhồi sọ họ với những thông tin “theo ý muốn” của người viết. Xã hội đã có những đổi thay đủ mạnh để từng cá nhân trong đám đông dư luận nhìn nhận vấn đề và cảm nhận vấn đề theo thông tin đa chiều mà họ tiếp nhận. Sự bưng bít không còn. Nhưng sự hiếp dâm thông tin thì còn nguyên vẹn!.
Một điểm khác, tôi cũng nhận thấy đây là giai đoạn thực sự rất... kì lạ. Với 21 năm sống trên đời, tôi chưa thể so sánh thời điểm này với cái gì khác trong quá khứ. Nhưng cái mà tôi thấy là một cuộc đi ngược thời gian ngoạn mục của văn hóa. Hay còn gọi là: “đè nén văn hóa thì được gọi là phát triển văn hóa” .
“Đánh” văn hóa trở thành một trò tung hứng của giới truyền thông. Thật lạ kì là ở giai đoạn mà người ta nghĩ rằng những cái gọi là “kiểm duyệt” đã thông thoáng và dễ chịu hơn giai đoạn trước kia thì cái gọng kìm ấy lại siết chặt lấy quyền hưởng thụ văn hóa của mọi người. Những hình ảnh “nóng” nghệ thuật của điện ảnh được ghép vào tội “vi phạm thuần phong mỹ tục”, những cuộc chơi công khai ít màu sắc trụy lạc lại bị gán tội “trụy lạc”, những phản ánh căn bản của cuộc sống lại một lần nữa bị gọi tên “nhạy cảm” và bị cắt xén, tiêu hủy, biến khỏi tầm với của công chúng. Có lẽ, đè nén văn hóa là cách thức tốt nhất để biến con người trở thành những con cừu ngoan hòa mình vào dòng chảy của hệ thống, yên phận chấp nhận những “đảm bảo” mà hệ thống ban cho nó. Sự trắng trợn tước quyền được hưởng thụ văn hóa cứ như một kiểu công nhiên khoe khoang quyền lực và tỏ ra cho công chúng biết rằng: “chúng mày vẫn là những con cừu trong chuồng mà thôi”.
Thực sự là công chúng vẫn đang hết sức kiên nhẫn để đón đợi sự hào phóng của khâu kiểm duyệt. Trong thời gian nhàn rỗi chờ đợi đó, họ đọc văn học trên mạng, tiếp thu mọi tinh hoa văn hóa nhân loại bằng tiếng Anh và đủ thứ ngoại ngữ khác. Xã hội tự cởi trói mình bằng khao khát hướng tới quyền con người cơ bản nhất của mỗi cá nhân.
Những sự kiện xảy ra gần đây cứ như một quả bom nhắm thẳng vào sự hờn giận âm ỉ của từng con người về những được mất quá khứ, hiện tại của riêng họ. Trong bóng tối tinh thần đó, những động thái kì lạ - hay đúng hơn là “cứng rắn một cách quê mùa” của chính quyền đang đem lại những hiệu ứng cũng... kì dị không kém.
Mà hậu quả... khó ai có thể lường trước được!
http://www.x-cafevn.org/node/1175
Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/blog-VGUkRGkhc6de5WByO7Y3RJywDA9u8w--?cq=1
“Hệ thống hậu toàn trị đụng chạm đến con người trong mỗi bước đi, nhưng nó làm thế với cái găng tay ý thức hệ. Chính vì điều này mà cuộc sống trong hệ thống mới thấm đẫm đạo đức giả tạo và những điều dối trá như thế: nhà nước của quan liêu thì lại được gọi là chính quyền nhân dân; người lao động bị nô dịch dưới cái tên giai cấp lao động; sự thoái hóa hoàn toàn của cá nhân thì được trình bày như là sự giải phóng tột bậc; bưng bít thông tin được gọi là cung cấp thông tin cho quần chúng, sử dụng quyền lực để giật dây thì được gọi là kiểm soát công cộng về quyền lực; lạm dụng quyền lực tùy tiện thì được gọi là tôn trọng luật pháp, đè nén văn hóa thì được gọi là phát triển văn hóa; sự mở rộng ảnh hưởng đế chế thì được trình bày như thể là giúp đỡ người bị áp bức; mất tự do ngôn luận trở thành hình thức cao nhất của tự do; các kì bầu cử lố bịch trở thành hình thức dân chủ cao nhất; cấm suy nghĩ độc lập thành thế giới quan khoa học nhất; chiếm đóng quân sự trở thành giúp đỡ anh em. Vì chế độ bị nhốt chặt trong những lời dối trá của nó, nó phải xuyên tạc tất cả. Nó xuyên tạc quá khứ. Nó bóp méo hiện thực và nó bịa đặt tương lai. Nó xuyên tạc thống kê. Nó giả đò như không nắm giữ các cơ quan an ninh có quyền lực vô hạn và đốn mạt. Nó vờ vĩnh tôn trọng các quyền con người. Nó giả đò như không kết án ai. Nó làm như không sợ bất kì điều gì. Nó giả vờ như không giả vờ gì cả.”
Đoạn trên đây trích trong phần IV của tiểu luận “Quyền lực của không quyền lực” (1978) của Václav Havel, tổng thống đầu tiên của nước Tiệp Khắc dân chủ. Trong cuốn “Quyền lực của không quyền lực”, Havel đã định nghĩa khái niệm “Hậu toàn trị” và gắn nó vào xã hội Đông Âu thời hậu Stalin. Đồng thời, ông cũng phân tích những khía cạnh căn bản khiến cho hệ thống hậu toàn trị này tồn tại rất ổn định và bền vững – bất chấp thực tế là nó đang hủy diệt mọi quyền con người và khép người ta vào bộ máy vận hành đơn điệu, tàn nhẫn của nó.
Trong đoạn mà tôi trích dẫn ở trên, tôi đã tìm thấy những biểu hiện căn bản mà xã hội VN hiện nay đang áp dụng, đang tự đẩy mình vào cái gọi là “hậu toàn trị” bất chấp thời điểm lịch sử, giai đoạn lịch sử và mối quan hệ với quốc tế. Tôi không hiểu biết đủ nhiều để có thể thấu hiểu hoàn toàn những hỗn loạn đang diễn ra trong giai đoạn này của đất nước. Tuy nhiên, những gì mà tôi có thể thấy, cảm nhận và biết được quan sách vở, bạn bè và những người chứng kiến cho tôi cảm giác bức bối thực sự về cách hành xử của các lãnh đạo nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Những mâu thuẫn cố hữu của Thiên Chúa Giáo với nhà nước đã bị đẩy lên cao dữ dội trong những ngày gần đây. Tôi có thể nghe được tiếng bạn bè tôi cầu nguyện, đọc những tin nhắn của họ và cảm nhận được sự bất an nơi họ. Tôi có thể cảm thấy sự phẫn nộ đang như một sợi dây cháy chậm, rất ít lửa nhưng lan rất nhanh. Trên từng khuôn mặt tôn giáo tôi quen biết, tôi cảm nhận được sự đổi thay – một đổi thay ghê gớm- còn hơn cả những ghét bỏ vốn đã thâm căn cố đế từ đời cha mẹ họ. Sự ghét bỏ ấy bây giờ là hiện thực.
Chính quyền và giới truyền thông đã chơi một đòn không đẹp: trích dẫn lời của Đức cha Ngô Quang Kiệt và đặt nó vào một cảnh đủ để cả dân tộc trở thành kẻ đối địch của ông. Cách làm của VTV mấy ngày hôm trước thực sự đã làm tôi sửng sốt: không một ai – kể cả những người nắm quyền lực của giới truyền thông – có quyền kết tội và đẩy một con người vào tình trạng khốn khổ bằng cách xuyên tạc phát biểu của họ. Ấy vậy mà mấy ngày nay, giới truyền thông đã làm thế. Chủ nghĩa dân tộc vốn là chiêu bài mạnh mà báo chí hay sử dụng mỗi khi muốn trục xuất, tiêu diệt hoặc đẩy một cá nhân nào về “phía bên kia”.
Cách làm đó vốn đã từng được sử dụng rất nhiều trước kia khi nhà nước cảm thấy những cá nhân “nguy hiểm” đang đối thoại với bản chất của nó. Tuy nhiên, hiện tại không phải là “trước kia” hay “ngày xưa”, nó đã là một thế giới khác ngày hôm qua – dù rằng về cơ bản, tôi nghĩ rằng vẫn còn giống hôm qua như đúc.
Việc giới truyền thông trở thành cái loa phát ngôn, “mạnh mẽ” đánh những cá nhân đối lập với chính quyền đã thực sự làm suy giảm lòng tin mà nhân dân dành cho họ. Dư luận có thể rất nhạy cảm, rất dễ bị kích động, rất “cả tin”. Nhưng dư luận không phải là “con nghiện” để báo chí cho mình cái quyền nhồi sọ họ với những thông tin “theo ý muốn” của người viết. Xã hội đã có những đổi thay đủ mạnh để từng cá nhân trong đám đông dư luận nhìn nhận vấn đề và cảm nhận vấn đề theo thông tin đa chiều mà họ tiếp nhận. Sự bưng bít không còn. Nhưng sự hiếp dâm thông tin thì còn nguyên vẹn!.
Một điểm khác, tôi cũng nhận thấy đây là giai đoạn thực sự rất... kì lạ. Với 21 năm sống trên đời, tôi chưa thể so sánh thời điểm này với cái gì khác trong quá khứ. Nhưng cái mà tôi thấy là một cuộc đi ngược thời gian ngoạn mục của văn hóa. Hay còn gọi là: “đè nén văn hóa thì được gọi là phát triển văn hóa” .
“Đánh” văn hóa trở thành một trò tung hứng của giới truyền thông. Thật lạ kì là ở giai đoạn mà người ta nghĩ rằng những cái gọi là “kiểm duyệt” đã thông thoáng và dễ chịu hơn giai đoạn trước kia thì cái gọng kìm ấy lại siết chặt lấy quyền hưởng thụ văn hóa của mọi người. Những hình ảnh “nóng” nghệ thuật của điện ảnh được ghép vào tội “vi phạm thuần phong mỹ tục”, những cuộc chơi công khai ít màu sắc trụy lạc lại bị gán tội “trụy lạc”, những phản ánh căn bản của cuộc sống lại một lần nữa bị gọi tên “nhạy cảm” và bị cắt xén, tiêu hủy, biến khỏi tầm với của công chúng. Có lẽ, đè nén văn hóa là cách thức tốt nhất để biến con người trở thành những con cừu ngoan hòa mình vào dòng chảy của hệ thống, yên phận chấp nhận những “đảm bảo” mà hệ thống ban cho nó. Sự trắng trợn tước quyền được hưởng thụ văn hóa cứ như một kiểu công nhiên khoe khoang quyền lực và tỏ ra cho công chúng biết rằng: “chúng mày vẫn là những con cừu trong chuồng mà thôi”.
Thực sự là công chúng vẫn đang hết sức kiên nhẫn để đón đợi sự hào phóng của khâu kiểm duyệt. Trong thời gian nhàn rỗi chờ đợi đó, họ đọc văn học trên mạng, tiếp thu mọi tinh hoa văn hóa nhân loại bằng tiếng Anh và đủ thứ ngoại ngữ khác. Xã hội tự cởi trói mình bằng khao khát hướng tới quyền con người cơ bản nhất của mỗi cá nhân.
Những sự kiện xảy ra gần đây cứ như một quả bom nhắm thẳng vào sự hờn giận âm ỉ của từng con người về những được mất quá khứ, hiện tại của riêng họ. Trong bóng tối tinh thần đó, những động thái kì lạ - hay đúng hơn là “cứng rắn một cách quê mùa” của chính quyền đang đem lại những hiệu ứng cũng... kì dị không kém.
Mà hậu quả... khó ai có thể lường trước được!
http://www.x-cafevn.org/node/1175
Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/blog-VGUkRGkhc6de5WByO7Y3RJywDA9u8w--?cq=1
Phỏng vấn về hiện tình tại Linh Điạ Đức Bà tối ngày 29/9
Trà Mi - RFA
22:59 29/09/2008
Chính quyền san bằng khu Linh địa Đức Bà
Tiếp tục tường trình đến quý thính giả tình hình cập nhật về Giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ, Trà Mi hỏi chuyện các Linh mục cũng như một số giáo dân, nhân chứng tại chỗ.
Bất chấp các biện pháp mạnh tay của chính quyền, hôm 28-9-208 hàng ngàn giáo dân vẫn tập trung cầu nguyện tại Nhà thờ Thái Hà.
Liên quan đến các diễn tiến mới nhất tại Giáo sứ Thái Hà, Linh mục Nguyễn Văn Thật thuộc Giáo xứ Thái Hà,cho biết tình hình vào tối thứ Hai 29/9/2008
San bằng tất cả
LM Nguyễn Văn Thật: Hôm thứ sáu thì chính quyền người ta đến yêu cầu đưa tượng ở linh địa Đức Bà về. Quan điểm của nhà thờ thì không mang về. Bởi vì nhà thờ vẫn xác định đất đó là của nhà thờ, và vẫn còn đang trong vòng khiếu kiện, cho nên là nhà thờ không có đưa về. Nhưng mà hôm nay thì họ quyết định thi hành. Họ cho người đến khiêng tựơng về cửa nhà thờ, lúc 2 giờ chiều nay ạ.
Trà Mi: Dạ, tức là ngày 29/9 ở Việt Nam phải không ạ?
LM Nguyễn Văn Thật: Vâng, tôi với một linh mục nữa ra nhận các tượng đấy.
Trà Mi: Như vậy bây giờ tại khu linh địa Đức Bà không còn ảnh tượng gì của công giáo ở đó cả?
LM Nguyễn Văn Thật: Vâng, bây giờ họ san phẳng hết, họ san bằng hết rồi ạ.
Trà Mi: Thưa họ đã tiến hành việc xây dựng công viên chưa, thưa linh mục?
LM Nguyễn Văn Thật: Ba hôm nay họ tiến hành, xe cơ giới phá dỡ hết tất cả các nhà cửa ở trong đấy. Ngày xưa ở trong đấy nhà thờ vẫn còn mấy cái nhà giáo lý v.v… họ phá hết rồi. Giờ họ phá tan tành, bình địa hết rồi. Ban đầu họ cho xe ủi đến ủi tan hết đi, bây giờ thì họ đang đổ bê-tông để làm đường và họ đang tiến hành làm công viên một cách rất nhanh chóng.
Trà Mi: Thưa linh mục nói là ba hôm nay tức là bắt đầu từ ngày mấy ạ?
LM Nguyễn Văn Thật: Vâng, bắt đầu từ hôm kia, tức là ngày thứ bảy. Thứ bảy, chủ nhật, và hôm nay là ba ngày rồi.
Hôm 25-9-2008, chính quyền thành phố Hà Nội đã đưa phương tiện cơ giới đến ủi phá khu vực Giáo xứ Thái Hà.
Trà Mi: Trứơc sự việc đó thì phản ứng của phía giáo dân và phía nhà thờ như thế nào, thưa linh mục?
LM Nguyễn Văn Thật: Nhà thờ vẫn đang có đơn khiếu nại lần thứ hai theo trình tự. Ông Phó Chủ tịch Thành phố cũng hướng dẫn các linh mục chúng tôi là có thể khíêu nại lần thứ hai, rồi lần thứ hai chưa thoả mãn thì có thể gửi đơn khiếu nại lên Thanh tra thành phố. Nếu chưa được nữa thì ra toà. Đấy là theo tiến trình như thế, nhưng mà trong lúc mà chúng tôi đang làm như thế thì họ vẫn cứ nhất quyết là họ làm công viên.
Trà Mi: Khi họ cho xe cơ giới đến san bằng khu vực Linh địa Đức Bà đó, phản ứng của giáo dân như thế nào, thưa Linh mục?
LM Nguyễn Văn Thật: Họ phong toả hết vòng quanh rất là rộng. Không có ai được vào khu vực đó hết.
Giáo dân vẫn cầu nguyện
Trà Mi: Dạ, thế còn ngay tại nhà thờ Thái Hà thì tình hình hôm nay ra sao ạ?
LM Nguyễn Văn Thật: Nhà thờ Thái Hà thì vẫn có rất nhiều người dân đến đây cầu nguyện, nhất là sau khi đưa tượng Đức Mẹ về đây thì người dân đến đây cầu nguyện rất đông. Ngày hôm thứ bảy và ngày chủ nhật, họ tới đây cũng có trên 10 ngàn ngừơi, rất là đông. Họ vẫn ra ngay sân của Tu Viện để cầu nguyện. Họ thắp nến cầu nguyện cho công lý và sự thật được hiện diện trên đất nứơc Việt Nam.
Trà Mi: Ngoài ra, giữa phía chính quyền và phía nhà thờ có buổi làm việc nào khác không, thưa linh mục?
LM Nguyễn Văn Thật: Dạ không, bởi vì chính quyền bây giờ chỉ có yêu cầu đưa tựơng về thôi thì ngay ngày hôm nay họ đã đưa tựơng tới cửa nhà thờ rồi. Nói chung thì dân nhiều ngừơi rất là buồn. Họ khóc nhiều lắm. Có một cái gì đấy rất là mất mát.
Trà Mi: Dạ, bây giờ trứơc tình hình là mọi việc tiến hành theo dự án của bên chính quyền, những nguyện vọng đi tìm công lý của phía nhà thờ, có thể nói là đã tắt niềm hy vọng đó không, thưa linh mục?
LM Nguyễn Văn Thật: Không ạ. Vấn đề đi tìm công lý-sự thật thì vẫn là đi tìm công lý-sự thật. Nó không phải là chuyện công lý-sự thật gắn trên mảnh đất đó, mà công lý-sự thật ở trên đất nứơc Việt Nam này thì vẫn phải tiếp tục tìm. Còn chuyện mảnh đất đó thì sự thật nó như thế nhưng mà bây giờ người mạnh thắng người yếu. Điều đó không phải là sự thật đến đấy là đã hết.
Cái chuyện đi tìm sự thật-công lý thì đương nhiên còn mãi, kể cả cái chuyện mảnh đất đó. Thì chúng tôi cũng đã nói với chính quyền rằng nếu không trả đời này thì đời sau cũng phải trả, không trả kiếp này thì kiếp sau cũng phải trả thôi. Nếu sự thật mà không trả được ở đây thì ông trời vẫn biết đâu là sự thật.
Được trả tiền để phản đối?
Liên quan đến vụ tranh chấp giữa Chính quyền và Giáo hội tại Giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, chúng tôi cũng nhận được một thông tin chưa kiểm chứng từ một giáo dân kể lại:
“Những cư dân khu vực quận Hoàn Kiếm này được trả 30 ngàn đồng/người để đi phản đối phía giáo xứ Thái Hà tại sao lại cầu nguyện như thế. Những người dân đó được chính quyền trả tiền.
Ở khu vực đường Lý Thái Tổ, chính quyền đến tổ dân phố và trả tiền cho những hộ dân ở Lý Thái Tổ, tổ dân phố của quận Hoàn Kiếm…v…v.., cứ 30 ngàn/mỗi người, và một tổ dân phố thì đi từ 10-30 ngừơi. Người ta có ba phương án.
Phương án thứ nhất là 10 người một tổ. Phương án thứ hai là 30 người một tổ. Và phương án thứ ba là 200 người một tổ.
Hiện nay thì người ta mới dùng đến phương án thứ nhất là 10 ngừơi một tổ. Tôi biết thông tin này từ cái ngừơi đã đi và đã về rồi.”
Cùng lúc ấy, thông tin từ giới học sinh-sinh viên cho biết thêm:
“Thật ra, như chúng em là học sinh-sinh viên thì nhận đựơc chỉ thị từ các trường cấm đến những nơi đó. Tất cả các trường ở Hà Nội và TPHCM đều nhận đựơc công văn của Bộ Giáo dục-Đào tạo cấm tất cả các học sinh-sinh viên Công giáo tụ tập trong thời gian này, hoặc là phải có lý do chính đáng khi đến khu vực linh địa Đức Bà và Tòa Khâm Sứ.
Một số bạn ở nhà thờ hôm thứ bảy vừa rồi có nói rằng họ có bị nhà trường nêu lên. Bởi vì họ chỉ cần xét qua lý lịch thì ai là ngừơi Công giáo họ biết ngay.
Họ giao cho bên tổ chức Đoàn của trường kêu lên hỏi thăm từng ngừơi. Họ gọi những sinh viên Công giáo đó lên Văn phòng Khoa nói chuyện. Họ có những hình thức tuyên truyền là không nên đến những “điểm nóng” như linh địa Đức Bà hoặc Toà Khâm Sứ, vì như thế, theo họ nói, là sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của các bạn.”
Về tình hình Toà Khâm Sứ, một linh mục tại Toà Tổng Giám mục Hà Nội cho biết:
“Hiện nay thì chính quyền họ cũng có đặt vấn đề mang trả tượng cho Toà Tổng Giám mục. Ông quận trưởng và mấy ông cán bộ nữa có đến Toà Tổng Giám mục.
Về phía Toà Tổng Giám mục thì yêu cầu chính quyền phải huỷ bỏ bản thông báo phạt (biên bản phạt hành chính Toà Tổng Giám mục về việc đặt tượng ở khuôn viên Toà Khâm Sứ) rồi lúc đó hẳn bàn đến việc trả tựơng và đón tựơng, tức là yêu cầu họ phải thu hồi lệnh phạt về việc để tượng ấy.”
Tiếp tục tường trình đến quý thính giả tình hình cập nhật về Giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ, Trà Mi hỏi chuyện các Linh mục cũng như một số giáo dân, nhân chứng tại chỗ.
Bất chấp các biện pháp mạnh tay của chính quyền, hôm 28-9-208 hàng ngàn giáo dân vẫn tập trung cầu nguyện tại Nhà thờ Thái Hà.
Liên quan đến các diễn tiến mới nhất tại Giáo sứ Thái Hà, Linh mục Nguyễn Văn Thật thuộc Giáo xứ Thái Hà,cho biết tình hình vào tối thứ Hai 29/9/2008
San bằng tất cả
LM Nguyễn Văn Thật: Hôm thứ sáu thì chính quyền người ta đến yêu cầu đưa tượng ở linh địa Đức Bà về. Quan điểm của nhà thờ thì không mang về. Bởi vì nhà thờ vẫn xác định đất đó là của nhà thờ, và vẫn còn đang trong vòng khiếu kiện, cho nên là nhà thờ không có đưa về. Nhưng mà hôm nay thì họ quyết định thi hành. Họ cho người đến khiêng tựơng về cửa nhà thờ, lúc 2 giờ chiều nay ạ.
Trà Mi: Dạ, tức là ngày 29/9 ở Việt Nam phải không ạ?
LM Nguyễn Văn Thật: Vâng, tôi với một linh mục nữa ra nhận các tượng đấy.
Trà Mi: Như vậy bây giờ tại khu linh địa Đức Bà không còn ảnh tượng gì của công giáo ở đó cả?
LM Nguyễn Văn Thật: Vâng, bây giờ họ san phẳng hết, họ san bằng hết rồi ạ.
Trà Mi: Thưa họ đã tiến hành việc xây dựng công viên chưa, thưa linh mục?
LM Nguyễn Văn Thật: Ba hôm nay họ tiến hành, xe cơ giới phá dỡ hết tất cả các nhà cửa ở trong đấy. Ngày xưa ở trong đấy nhà thờ vẫn còn mấy cái nhà giáo lý v.v… họ phá hết rồi. Giờ họ phá tan tành, bình địa hết rồi. Ban đầu họ cho xe ủi đến ủi tan hết đi, bây giờ thì họ đang đổ bê-tông để làm đường và họ đang tiến hành làm công viên một cách rất nhanh chóng.
Trà Mi: Thưa linh mục nói là ba hôm nay tức là bắt đầu từ ngày mấy ạ?
LM Nguyễn Văn Thật: Vâng, bắt đầu từ hôm kia, tức là ngày thứ bảy. Thứ bảy, chủ nhật, và hôm nay là ba ngày rồi.
Hôm 25-9-2008, chính quyền thành phố Hà Nội đã đưa phương tiện cơ giới đến ủi phá khu vực Giáo xứ Thái Hà.
Trà Mi: Trứơc sự việc đó thì phản ứng của phía giáo dân và phía nhà thờ như thế nào, thưa linh mục?
LM Nguyễn Văn Thật: Nhà thờ vẫn đang có đơn khiếu nại lần thứ hai theo trình tự. Ông Phó Chủ tịch Thành phố cũng hướng dẫn các linh mục chúng tôi là có thể khíêu nại lần thứ hai, rồi lần thứ hai chưa thoả mãn thì có thể gửi đơn khiếu nại lên Thanh tra thành phố. Nếu chưa được nữa thì ra toà. Đấy là theo tiến trình như thế, nhưng mà trong lúc mà chúng tôi đang làm như thế thì họ vẫn cứ nhất quyết là họ làm công viên.
Trà Mi: Khi họ cho xe cơ giới đến san bằng khu vực Linh địa Đức Bà đó, phản ứng của giáo dân như thế nào, thưa Linh mục?
LM Nguyễn Văn Thật: Họ phong toả hết vòng quanh rất là rộng. Không có ai được vào khu vực đó hết.
Giáo dân vẫn cầu nguyện
Trà Mi: Dạ, thế còn ngay tại nhà thờ Thái Hà thì tình hình hôm nay ra sao ạ?
LM Nguyễn Văn Thật: Nhà thờ Thái Hà thì vẫn có rất nhiều người dân đến đây cầu nguyện, nhất là sau khi đưa tượng Đức Mẹ về đây thì người dân đến đây cầu nguyện rất đông. Ngày hôm thứ bảy và ngày chủ nhật, họ tới đây cũng có trên 10 ngàn ngừơi, rất là đông. Họ vẫn ra ngay sân của Tu Viện để cầu nguyện. Họ thắp nến cầu nguyện cho công lý và sự thật được hiện diện trên đất nứơc Việt Nam.
Trà Mi: Ngoài ra, giữa phía chính quyền và phía nhà thờ có buổi làm việc nào khác không, thưa linh mục?
LM Nguyễn Văn Thật: Dạ không, bởi vì chính quyền bây giờ chỉ có yêu cầu đưa tựơng về thôi thì ngay ngày hôm nay họ đã đưa tựơng tới cửa nhà thờ rồi. Nói chung thì dân nhiều ngừơi rất là buồn. Họ khóc nhiều lắm. Có một cái gì đấy rất là mất mát.
Trà Mi: Dạ, bây giờ trứơc tình hình là mọi việc tiến hành theo dự án của bên chính quyền, những nguyện vọng đi tìm công lý của phía nhà thờ, có thể nói là đã tắt niềm hy vọng đó không, thưa linh mục?
LM Nguyễn Văn Thật: Không ạ. Vấn đề đi tìm công lý-sự thật thì vẫn là đi tìm công lý-sự thật. Nó không phải là chuyện công lý-sự thật gắn trên mảnh đất đó, mà công lý-sự thật ở trên đất nứơc Việt Nam này thì vẫn phải tiếp tục tìm. Còn chuyện mảnh đất đó thì sự thật nó như thế nhưng mà bây giờ người mạnh thắng người yếu. Điều đó không phải là sự thật đến đấy là đã hết.
Cái chuyện đi tìm sự thật-công lý thì đương nhiên còn mãi, kể cả cái chuyện mảnh đất đó. Thì chúng tôi cũng đã nói với chính quyền rằng nếu không trả đời này thì đời sau cũng phải trả, không trả kiếp này thì kiếp sau cũng phải trả thôi. Nếu sự thật mà không trả được ở đây thì ông trời vẫn biết đâu là sự thật.
Được trả tiền để phản đối?
Liên quan đến vụ tranh chấp giữa Chính quyền và Giáo hội tại Giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, chúng tôi cũng nhận được một thông tin chưa kiểm chứng từ một giáo dân kể lại:
“Những cư dân khu vực quận Hoàn Kiếm này được trả 30 ngàn đồng/người để đi phản đối phía giáo xứ Thái Hà tại sao lại cầu nguyện như thế. Những người dân đó được chính quyền trả tiền.
Ở khu vực đường Lý Thái Tổ, chính quyền đến tổ dân phố và trả tiền cho những hộ dân ở Lý Thái Tổ, tổ dân phố của quận Hoàn Kiếm…v…v.., cứ 30 ngàn/mỗi người, và một tổ dân phố thì đi từ 10-30 ngừơi. Người ta có ba phương án.
Phương án thứ nhất là 10 người một tổ. Phương án thứ hai là 30 người một tổ. Và phương án thứ ba là 200 người một tổ.
Hiện nay thì người ta mới dùng đến phương án thứ nhất là 10 ngừơi một tổ. Tôi biết thông tin này từ cái ngừơi đã đi và đã về rồi.”
Cùng lúc ấy, thông tin từ giới học sinh-sinh viên cho biết thêm:
“Thật ra, như chúng em là học sinh-sinh viên thì nhận đựơc chỉ thị từ các trường cấm đến những nơi đó. Tất cả các trường ở Hà Nội và TPHCM đều nhận đựơc công văn của Bộ Giáo dục-Đào tạo cấm tất cả các học sinh-sinh viên Công giáo tụ tập trong thời gian này, hoặc là phải có lý do chính đáng khi đến khu vực linh địa Đức Bà và Tòa Khâm Sứ.
Một số bạn ở nhà thờ hôm thứ bảy vừa rồi có nói rằng họ có bị nhà trường nêu lên. Bởi vì họ chỉ cần xét qua lý lịch thì ai là ngừơi Công giáo họ biết ngay.
Họ giao cho bên tổ chức Đoàn của trường kêu lên hỏi thăm từng ngừơi. Họ gọi những sinh viên Công giáo đó lên Văn phòng Khoa nói chuyện. Họ có những hình thức tuyên truyền là không nên đến những “điểm nóng” như linh địa Đức Bà hoặc Toà Khâm Sứ, vì như thế, theo họ nói, là sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của các bạn.”
Về tình hình Toà Khâm Sứ, một linh mục tại Toà Tổng Giám mục Hà Nội cho biết:
“Hiện nay thì chính quyền họ cũng có đặt vấn đề mang trả tượng cho Toà Tổng Giám mục. Ông quận trưởng và mấy ông cán bộ nữa có đến Toà Tổng Giám mục.
Về phía Toà Tổng Giám mục thì yêu cầu chính quyền phải huỷ bỏ bản thông báo phạt (biên bản phạt hành chính Toà Tổng Giám mục về việc đặt tượng ở khuôn viên Toà Khâm Sứ) rồi lúc đó hẳn bàn đến việc trả tựơng và đón tựơng, tức là yêu cầu họ phải thu hồi lệnh phạt về việc để tượng ấy.”
Một chính quyền chuyên nghề xuyên tạc, tham nhũng và bớt xén
Đoàn Đinh
23:09 29/09/2008
Một chính quyền chuyên nghề xuyên tạc, tham nhũng và bớt xén
Mấy tuần nay, các giáo dân Việt Nam hải ngoại nói riêng và các giáo dân Công giáo trên toàn thế giới nói chung, rất quan tâm đến các diễn tiến tại Thái Hà và Toà Giám Mục Hà Nội. Qua những cơ quan truyền thông đáng tin cậy, người ta được biết rằng: các báo chí và đài truyền hình của nhà nước cộng sản Việt Nam đã xuyên tạc, bớt xén những lời phát biểu của đức TGM Ngô Quang Kiệt trong cuộc trao đổi với các giới chức quyền của Hà Nội. Họ làm vậy nhằm kích động những người dân quá khích, kém hiểu biết, không có đầu óc suy luận phải, trái công minh, đứng lên chống đối lại đức TGM Ngô Quang Kiệt, do vậy họ đã dùng những lời lẽ hết sức xấc xược, vô lễ.
Để kiểm chứng lại xem đức TGM Ngô Quang Kiệt đã nói gì, chúng tôi đã nghe đi nghe lại nhiều lần đoạn ghi âm lời phát biểu của Đức Tổng trong buổi nói chuyện với các cấp chính quyền hôm đó. Rõ ràng là các cơ quan truyền thông đã cắt xén, cố làm sai đi ý nghĩa của câu nói, với mục đích hết sức bần tiện mà theo tôi nghĩ chỉ có các tay sai chuyên nghề xuyên tạc, tham nhũng tại Việt Nam mới đắc lực đưa lên những bản tin theo ý của các ông chủ đang hứa hẹn ban phát huê hồng. Bởi vì tham nhũng là ăn bớt, ăn xén của công hay của người khác… Chúng ăn ngon ơ, riết rồi quen. Người ta nói: “ngủ ngày quen mắt, cắp vặt quen tay”, chúng đâm ra méo mó nghề nghiệp, đi đến cả chuyện ăn bớt, ăn xén những câu nói của người ta.
Trong niềm suy tư khắc khoải về chuyện ăn bớt, ăn xén bài phát biểu của đức TGM Ngô Quang Kiệt, tôi nhớ lại một bài viết về “Tham Nhũng” của Gã Siêu, xin được trích một đoạn dưới đây:
“Nghệ thuật ăn bớt, ăn xén, ăn cắp…của các quan thì thiên biến vạn hóa đến quỉ thần cũng không lường nổi.
Chẳng hạn như Nhà nước trao cho quan xây dựng một công trình. Quan liền ký hợp đồng với một công ty nào đó, thỏa thuận nâng giá thành lên để rồi chia nhau phần sai biệt. Làm như vậy, cả hai đều có lời, nhưng lại là một thứ cấu kết liên doanh với ma quỉ.
Rồi khi mua sắm vật tư, quan có thể làm hóa đơn khống, nghĩa là không mua mà vẫn có hóa đơn, hay mua một nhưng ghi thành hai, hay mua rẻ nhưng ghi thành mắc…Vì thế, quan càng làm, càng có tiếng với dân, lại càng có nhiều miếng để mà đớp.
Quan đánh hơi thấy chỗ nào có mùi tiền là liền vươn vòi bạch tuộc tới đó, hay chịu khó nhúng cả bàn tay lông lá vào ngay. Thậm chí có những quan vui vẻ xơi ở cả những chỗ không đáng xơi.
Chẳng hạn đồng tiền của những cơ quan viện trợ giúp cho những người phong cùi hay mồ côi, chạy vòng vo tam quốc, thế nào cũng rò rỉ vào túi các quan một mớ, quan lớn xơi nhiều, quan bé xơi ít, để rồi khi tới tay trại phong cùi hay viện cô nhi thì chẳng còn bao nhiêu. Chỉ là như mấy giọt nước tong teo được nhỏ xuống mà thôi.
Gã còn nhớ, năm 1978 vùng gã ở bị lụt lớn. Nhà nước kêu gọi toàn dân nhường cơm sẻ áo, lá lành đùm lá rách. Thậm chí ngay cả những thày cô giáo vùng gã, vốn mang danh là những người “húp cháo”, lại đang gặp thiên tai cũng phải hưởng ứng lời kêu gọi cứu trợ. Mà không hưởng ứng cũng không được vì thiên hạ trừ tật vào tiền lương của mình. Thôi thì lá rách ít đùm lá rách nhiều, lá rách vừa vừa đùm lá rách te tua, cứu trợ bất dắc dĩ cũng chẳng sao, đổi khóc thành cười mà miệng thì cứ méo xệch.
Theo số liệu trên báo chí thì khoản tiền cứu trợ này thật đáng khích lệ, nhưng cuối cùng trong cả ấp của gã thì chỉ có mấy gia đình thuộc hạng “khố rách áo ôm”, nghèo rớt mùng tơi là được chiếu cố, đi lãnh mấy ký gạo hẩm và một lít nước mắm thối của cái được gọi là cứu trợ đồng bào bị thiên tai. Quả là đầu voi đuôi chuột.
Những vị quan có máu tham nhũng được sánh ví như là những con chuột nhắt đục khoét bồ lúa, hay như một loại mối mọt ăn rỗng cây cột và làm cho cây cột bị gẫy đổ lúc nào không hay. Quĩ của Nhà nước mỗi ngày một tóp lại và trở nên rỗng tuếch, còn quĩ của các quan mỗi ngày một phình ra, nào nhà lầu, nào xe hơi và trăm thứ lỉnh kỉnh khác nữa.” (ngưng trich)
Thật ra chúng ta chẳng lạ gì về một chế độ ô hợp, độc tài đối xử với dân chúng ra sao, trừ ra những người đang được hưởng quyền lợi do chúng ban tặng. Với một chính quyền chuyên xuyên tạc, tham nhũng, cắt xén, ăn bớt của công và của dân quen rồi, bây giờ đến cả một bài phát biểu của một vị chức sắc tôn giáo cũng bị họ cắt xén, ăn bớt, thì có gì là lạ!
Đó là lý do tại sao đất nước mình cứ chậm tiến, nghèo nàn, lạc hậu và đầy tham nhũng. Thật đáng buồn thay!
Mấy tuần nay, các giáo dân Việt Nam hải ngoại nói riêng và các giáo dân Công giáo trên toàn thế giới nói chung, rất quan tâm đến các diễn tiến tại Thái Hà và Toà Giám Mục Hà Nội. Qua những cơ quan truyền thông đáng tin cậy, người ta được biết rằng: các báo chí và đài truyền hình của nhà nước cộng sản Việt Nam đã xuyên tạc, bớt xén những lời phát biểu của đức TGM Ngô Quang Kiệt trong cuộc trao đổi với các giới chức quyền của Hà Nội. Họ làm vậy nhằm kích động những người dân quá khích, kém hiểu biết, không có đầu óc suy luận phải, trái công minh, đứng lên chống đối lại đức TGM Ngô Quang Kiệt, do vậy họ đã dùng những lời lẽ hết sức xấc xược, vô lễ.
Để kiểm chứng lại xem đức TGM Ngô Quang Kiệt đã nói gì, chúng tôi đã nghe đi nghe lại nhiều lần đoạn ghi âm lời phát biểu của Đức Tổng trong buổi nói chuyện với các cấp chính quyền hôm đó. Rõ ràng là các cơ quan truyền thông đã cắt xén, cố làm sai đi ý nghĩa của câu nói, với mục đích hết sức bần tiện mà theo tôi nghĩ chỉ có các tay sai chuyên nghề xuyên tạc, tham nhũng tại Việt Nam mới đắc lực đưa lên những bản tin theo ý của các ông chủ đang hứa hẹn ban phát huê hồng. Bởi vì tham nhũng là ăn bớt, ăn xén của công hay của người khác… Chúng ăn ngon ơ, riết rồi quen. Người ta nói: “ngủ ngày quen mắt, cắp vặt quen tay”, chúng đâm ra méo mó nghề nghiệp, đi đến cả chuyện ăn bớt, ăn xén những câu nói của người ta.
Trong niềm suy tư khắc khoải về chuyện ăn bớt, ăn xén bài phát biểu của đức TGM Ngô Quang Kiệt, tôi nhớ lại một bài viết về “Tham Nhũng” của Gã Siêu, xin được trích một đoạn dưới đây:
“Nghệ thuật ăn bớt, ăn xén, ăn cắp…của các quan thì thiên biến vạn hóa đến quỉ thần cũng không lường nổi.
Chẳng hạn như Nhà nước trao cho quan xây dựng một công trình. Quan liền ký hợp đồng với một công ty nào đó, thỏa thuận nâng giá thành lên để rồi chia nhau phần sai biệt. Làm như vậy, cả hai đều có lời, nhưng lại là một thứ cấu kết liên doanh với ma quỉ.
Rồi khi mua sắm vật tư, quan có thể làm hóa đơn khống, nghĩa là không mua mà vẫn có hóa đơn, hay mua một nhưng ghi thành hai, hay mua rẻ nhưng ghi thành mắc…Vì thế, quan càng làm, càng có tiếng với dân, lại càng có nhiều miếng để mà đớp.
Quan đánh hơi thấy chỗ nào có mùi tiền là liền vươn vòi bạch tuộc tới đó, hay chịu khó nhúng cả bàn tay lông lá vào ngay. Thậm chí có những quan vui vẻ xơi ở cả những chỗ không đáng xơi.
Chẳng hạn đồng tiền của những cơ quan viện trợ giúp cho những người phong cùi hay mồ côi, chạy vòng vo tam quốc, thế nào cũng rò rỉ vào túi các quan một mớ, quan lớn xơi nhiều, quan bé xơi ít, để rồi khi tới tay trại phong cùi hay viện cô nhi thì chẳng còn bao nhiêu. Chỉ là như mấy giọt nước tong teo được nhỏ xuống mà thôi.
Gã còn nhớ, năm 1978 vùng gã ở bị lụt lớn. Nhà nước kêu gọi toàn dân nhường cơm sẻ áo, lá lành đùm lá rách. Thậm chí ngay cả những thày cô giáo vùng gã, vốn mang danh là những người “húp cháo”, lại đang gặp thiên tai cũng phải hưởng ứng lời kêu gọi cứu trợ. Mà không hưởng ứng cũng không được vì thiên hạ trừ tật vào tiền lương của mình. Thôi thì lá rách ít đùm lá rách nhiều, lá rách vừa vừa đùm lá rách te tua, cứu trợ bất dắc dĩ cũng chẳng sao, đổi khóc thành cười mà miệng thì cứ méo xệch.
Theo số liệu trên báo chí thì khoản tiền cứu trợ này thật đáng khích lệ, nhưng cuối cùng trong cả ấp của gã thì chỉ có mấy gia đình thuộc hạng “khố rách áo ôm”, nghèo rớt mùng tơi là được chiếu cố, đi lãnh mấy ký gạo hẩm và một lít nước mắm thối của cái được gọi là cứu trợ đồng bào bị thiên tai. Quả là đầu voi đuôi chuột.
Những vị quan có máu tham nhũng được sánh ví như là những con chuột nhắt đục khoét bồ lúa, hay như một loại mối mọt ăn rỗng cây cột và làm cho cây cột bị gẫy đổ lúc nào không hay. Quĩ của Nhà nước mỗi ngày một tóp lại và trở nên rỗng tuếch, còn quĩ của các quan mỗi ngày một phình ra, nào nhà lầu, nào xe hơi và trăm thứ lỉnh kỉnh khác nữa.” (ngưng trich)
Thật ra chúng ta chẳng lạ gì về một chế độ ô hợp, độc tài đối xử với dân chúng ra sao, trừ ra những người đang được hưởng quyền lợi do chúng ban tặng. Với một chính quyền chuyên xuyên tạc, tham nhũng, cắt xén, ăn bớt của công và của dân quen rồi, bây giờ đến cả một bài phát biểu của một vị chức sắc tôn giáo cũng bị họ cắt xén, ăn bớt, thì có gì là lạ!
Đó là lý do tại sao đất nước mình cứ chậm tiến, nghèo nàn, lạc hậu và đầy tham nhũng. Thật đáng buồn thay!
Đàn áp tôn giáo
Vũ Văn An
23:33 29/09/2008
Đàn áp tôn giáo
Theo tường trình hàng năm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nhiều người vẫn còn đang bị bách hại về tôn giáo. Ngày 19 tháng 9 vừa qua, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Mỹ là Bà Condoleezza Rice đã cho công bố “Phúc Trình Hàng Năm Năm 2008 về Tự Do Tôn Giáo”. Phúc trình này báo cáo tình hình tự do tôn giáo trong 12 tháng qua, chấm dứt vào ngày 30 tháng 6 năm 2008.
Trong phần nhập đề, Phúc Trình này lưu ý năm nay là năm thứ 60 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Về Nhân Quyền. Đối với Hoa Kỳ, năm nay là năm thứ 10 kỷ niệm Đạo Luật về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, một đạo luật qua đó chính phủ Mỹ hết sức chú tâm tới vấn đề tự do tôn giáo.
Việc công bố bản Phúc Trình này trùng hợp với việc nhiều quốc gia vi phạm trầm trọng tự do tôn giáo của người dân nước họ. Trung Hoa là một trong các quốc gia ấy. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đặc biệt lưu tâm tới những vi phạm mới đây xẩy ra tại Tây Tạng và Vùng Tự Trị Xinjiang Uighur. Bản Phúc Trình cũng ghi nhận rằng nhiều nhóm tín hữu Thệ Phản "hầm trú" ở Bắc Kinh đã bị nhà cầm quyền gia tăng xách nhiễu trong những ngày gần kề Thế Vận Hội Bắc Kinh. Hàng giáo sĩ và giáo phẩm “hầm trú” của Công Giáo cũng bị đàn áp thẳng tay, chỉ vì lòng trung thành của họ đối với Tòa Thánh Vatican. Đàng khác, nhà cầm quyền Thượng Hải còn đưa ra nhiều biện pháp nhằm ngăn ngừa không cho người Công Giáo hành hương tại Đền Đức Mẹ ở Sheshan trong tháng 5 vừa qua.
Hội Công Giáo Yêu Nước cho rằng có tất cả 5.3 triệu người Công Giáo tới thờ phượng trong các nhà thờ của họ. Nhưng theo bản Phúc Trình này, ngoài số người ấy ra còn có tới 12 triệu người nữa thờ phượng tại các nhà thờ Công Giáo “không đăng ký” nghĩa là các nhà thờ không cùng ‘xếp hàng’ với hội yêu nước kia.
Cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng
Bản Phúc Trình cũng ghi nhận rằng tuy giữa chính phủ Trung Hoa và Vatican vẫn còn nhiều tranh chấp, nhất là trong vấn đề đề cử các giám mục, nhưng sự phân biệt giữa Hội Công Giáo Yêu Nước và Giáo Hội Hầm Trú, theo thời gian, đã không còn rõ rệt như trước. Tại một số nhà thờ Công Giáo ‘yêu nước’, các giáo sĩ đã tổ chức nhiều buổi cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng và ảnh của Ngài đã được trưng bầy tại đó.
Tuy nhiên, Bản Phúc Trình cho hay: các nhà cầm quyền Trung Hoa vẫn hạn chế tôn giáo bằng cách hạn chế việc gây qũy và đào tạo giáo sĩ. Dù chính phủ đã cho phép gây qũy để xây dựng nhiều nơi thờ phượng mới, nhưng con số những nơi ấy vẫn chưa đủ để đáp ứng con số người thờ phượng gia tăng. Thêm vào đó, xét chung, con số các giáo sĩ được đào tạo vẫn thiếu một cách trầm trọng cho cả hai giáo hội chính thức và hầm trú.
Ấn Độ là quốc gia thứ hai tại đó các bách hại tôn giáo trong mấy tuần qua đã trở thành hàng tít lớn trên báo chí thế giới và được Phúc Trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cung cấp nhiều tín liệu quan trọng. Nhiều chính phủ tiểu bang tại Ấn Độ đã ban hành và sửa đổi nhiều đạo luật “chống việc trở lại đạo”. Ngoài ra, cảnh sát và các cơ quan chấp pháp thường không chịu can thiệp ngay để chống lại những vụ tấn công nhiều khi nhằm cả một cộng đoàn kể cả các cộng đoàn tôn giáo thiểu số.
Những người quá khích
Bản Phúc Trình nhấn mạnh: đại đa số các nhóm tốn giáo tại Ấn Độ là những người chung sống hòa bình. Tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn xẩy ra những đụng độ nghiêm trọng. Và dù xét tổng quát, hệ thống luật pháp có dự liệu các biện pháp sửa trị đối với các vi phạm tự do tôn giáo, nhưng các dự liệu ấy ít khi được áp dụng một cách mạnh mẽ hay hữu hiệu. Thành thử ra, dù chính phủ có cố gắng trong việc cổ vũ sự hòa hợp trong cộng đồng, nhưng những người quá khích vẫn tiếp tục coi các vụ điều tra và truy tố lơ tơ mơ đối với các cuộc tấn công các nhóm thiểu số tôn giáo, đặc biệt trên bình diện tiểu bang và địa phương, là dấu hiệu họ được phép phạm các hành vi bạo động ấy mà không hề hấn gì.
Những người quá khích Ấn Giáo từng tấn công dân làng và các nhà thờ Kitô giáo tại vùng Kandhamal trong dịp lễ Giáng Sinh vừa qua. Khoảng 100 nhà thờ và cơ sở Kitô Giáo đã bị hư hại, 700 căn nhà của Kitô hữu đã bị phá hủy khiến dân làng phải trốn chạy vào những cánh rừng chung quanh, và 22 cơ sở kinh doanh của Kitô giáo bị phá phách.
Bản Phúc Trình cũng nhận xét rằng theo các cơ quan phi chính phủ, bạo động có tính cộng đoàn chống lại các nhóm thiểu số tôn giáo vốn là một phần trong nghị trình lớn hơn có tính duy quốc gia tại Ấn Độ và trùng hợp với các cuộc vận động tranh cử chính trị cấp tiểu bang tại đó. Theo thống kê năm 2001 của chính phủ, người Ấn Giáo chiếm 80.5% dân số, người Hồi Giáo chiếm 13.4%, người Kitô giáo chiếm 2.3%, người đạo Sikhs chiếm 1.8% và những người khác như Phật Giáo, Jain, Parsi (Zoroastrians), Do Thái giáo, và Baha’is chiếm 1.1%.
Bản Phúc Trình nhận định rằng các nhà cầm quyền địa phương bắt giữ nhiều Kitô hữu căn cứ vào các đạo luật “chống trở lại đạo” vì những người này bị tố cáo đã dùng vũ lực, rù quyến hay gian xảo để dụ khị người ta vào đạo của mình. Các tổ chức duy quốc gia thuộc Ấn Giáo thường tố cáo các nhà truyền giáo Kitô giáo là đã rù quyến các người Ấn Giáo thuộc đẳng cấp thấp bằng cách hứa hẹn cho học và chăm sóc y tế miễn phí; Họ coi những việc đó là các hành động cưỡng bức người ta vào đạo.
Theo bản Phúc Trình này, các Kitô hữu trả lời cho các luận điệu ấy bằng cách nhấn mạnh rằng những người Ấn Giáo thuộc đẳng cấp thấp đã tự ý trở lại chứ không bị ép buộc; vả lại các cố gắng của các nhóm Ấn Giáo nhằm khiến những người đó quay trở về với Ấn Giáo mới là các các cố gắng đi kèm theo đủ thứ phần thưởng, cái đó mới là gian lận.
Có cải tiến
Việt Nam là quốc gia thứ ba được báo chí thế giới tố cáo thiếu tự do tôn giáo. Tuy nhiên, theo Phúc Trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, việc tôn trọng tự do và thực hành tôn giáo tiếp tục được cải tiến trong năm qua. Theo Phúc Trình này, Giáo Hội Công Giáo, nhiều cộng đồng Thệ Phản, và các nhóm tôn giáo nhỏ hơn cho hay khả năng tụ tập và thờ phượng của họ đã được cải thiện. Giáo Hội Công Giáo cũng thông báo: chính phủ đã cho phép thiết lập thêm một đại chủng viện nữa.
Bản Phúc Trình trích dẫn các phỏng đoán cho rằng hơn một nửa dân số theo Phật Giáo, ít nhất cũng là chiểu danh. Giáo Hội Công Giáo chiếm 8 tới 10% dân số. Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, người ta ước lượng có khoảng 8 triệu người Công Giáo tại Việt Nam, nhưng theo thống kê của chính phủ Việt Nam, con số ấy chỉ là 5.9 triệu.
Giáo Hội Công Giáo đang điều hành 7 đại chủng viện với hơn 1,000 sinh viên theo học. Đồng thời còn có những chương trình đào tạo đặc biệt cho các ứng viên ‘lớn tuổi hơn’. Tuy nhiên, Bản Phúc Trình nhấn mạnh tới sự kiện: ai muốn vào học tại đại chủng viện hay ai muốn được thụ phong linh mục, đều phải được sự chấp thuận của chính quyền địa phương.
Đàng khác, theo Bản Phúc Trình này, Giáo Hội cho rằng con số các ứng viên được thụ phong vẫn chưa đủ để đáp ứng với đà gia tăng dân số Công Giáo mỗi ngày một đông hơn và cho thấy ước muốn được mở nhiều đại chủng viện nữa cũng như gia tăng con số sinh viên nhập học và nhập học thường xuyên hơn.
Hạn chế vẫn nguyên đó
Thực ra, các cải tiến trên chỉ là những biện pháp xoa dịu trong khi chủ trương hạn chế tôn giáo, nhất là Công Giáo thì vẫn nguyên vẹn. Trong mấy ngày qua, man vàn các phúc trình cho thấy sự căng thẳng giữa Giáo Hội Công Giáo và chính phủ Việt Nam liên quan đến vấn đề đất đai thuộc Tòa Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà. Nội trên Vietcatholic.net mà thôi, con số các phúc trình ấy đã lên đến cả hàng trăm rồi. Chính sự kiện ấy đã khiến Ủy Ban Hoa Kỳ về Tư Do Tôn Giáo Quốc Tế (United States Commission on International Religious Freedom) phải can thiệp. Trong công bố báo chí ngày 24 tháng 9 vừa qua, Ủy Ban này nói rằng Ủy Ban “kính cẩn không đồng ý với quyết định năm 2006 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong việc bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách ‘Các Nước Phải Quan Tâm Đặc Biệt’… Việt Nam tiếp tục cho thấy thái độ coi thường một cách đáng lo ngại các nhân quyền căn bản, qua việc cảnh sát dùng bạo lực với các người phản đối tại các cuộc canh thức hòa bình tại các tài sản trước đây vốn thuộc chủ quyền của Giáo Hội Công Giáo Việt-Nam, thẳng tay tống giam và giam giữ nhiều nhà tranh đấu cho tự do tôn giáo”.
Công bố báo chí trên tiếp tục mô tả các cuộc canh thức trong hòa bình của người Công Giáo để phản đối việc tịch thu các tài sản của Giáo Hội, đưa tới việc nhiều người phản đối bị bắt giam và cảnh sát dùng bạo lực thể lý. Bản công bố này kết luận:
“Ủy Ban kêu gọi phải tái liệt kê Việt Nam là một trong các quốc gia vi phạm tồi tệ nhất trên thế giới quyền tự do tôn giáo vì các vi phạm liên tục có hệ thống và thái quá của họ đối với quyền tự do tôn giáo và các nhân quyền khác”.
Như Đức Hồng Y Oswald Gracias của Ấn Độ vừa nhắc lại trong tuần qua, “tự do tôn giáo là tự do đầu hết trong các quyền tực do”. Các điển hình bách hại tôn giáo như trên buộc người ta phải tiếp tục gây áp lực để các chính phủ tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo.
Theo Cha John Flynn L.C., hãng tin Zenit ngày 24 tháng 9.
Theo tường trình hàng năm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nhiều người vẫn còn đang bị bách hại về tôn giáo. Ngày 19 tháng 9 vừa qua, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Mỹ là Bà Condoleezza Rice đã cho công bố “Phúc Trình Hàng Năm Năm 2008 về Tự Do Tôn Giáo”. Phúc trình này báo cáo tình hình tự do tôn giáo trong 12 tháng qua, chấm dứt vào ngày 30 tháng 6 năm 2008.
Trong phần nhập đề, Phúc Trình này lưu ý năm nay là năm thứ 60 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Về Nhân Quyền. Đối với Hoa Kỳ, năm nay là năm thứ 10 kỷ niệm Đạo Luật về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, một đạo luật qua đó chính phủ Mỹ hết sức chú tâm tới vấn đề tự do tôn giáo.
Việc công bố bản Phúc Trình này trùng hợp với việc nhiều quốc gia vi phạm trầm trọng tự do tôn giáo của người dân nước họ. Trung Hoa là một trong các quốc gia ấy. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đặc biệt lưu tâm tới những vi phạm mới đây xẩy ra tại Tây Tạng và Vùng Tự Trị Xinjiang Uighur. Bản Phúc Trình cũng ghi nhận rằng nhiều nhóm tín hữu Thệ Phản "hầm trú" ở Bắc Kinh đã bị nhà cầm quyền gia tăng xách nhiễu trong những ngày gần kề Thế Vận Hội Bắc Kinh. Hàng giáo sĩ và giáo phẩm “hầm trú” của Công Giáo cũng bị đàn áp thẳng tay, chỉ vì lòng trung thành của họ đối với Tòa Thánh Vatican. Đàng khác, nhà cầm quyền Thượng Hải còn đưa ra nhiều biện pháp nhằm ngăn ngừa không cho người Công Giáo hành hương tại Đền Đức Mẹ ở Sheshan trong tháng 5 vừa qua.
Hội Công Giáo Yêu Nước cho rằng có tất cả 5.3 triệu người Công Giáo tới thờ phượng trong các nhà thờ của họ. Nhưng theo bản Phúc Trình này, ngoài số người ấy ra còn có tới 12 triệu người nữa thờ phượng tại các nhà thờ Công Giáo “không đăng ký” nghĩa là các nhà thờ không cùng ‘xếp hàng’ với hội yêu nước kia.
Cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng
Bản Phúc Trình cũng ghi nhận rằng tuy giữa chính phủ Trung Hoa và Vatican vẫn còn nhiều tranh chấp, nhất là trong vấn đề đề cử các giám mục, nhưng sự phân biệt giữa Hội Công Giáo Yêu Nước và Giáo Hội Hầm Trú, theo thời gian, đã không còn rõ rệt như trước. Tại một số nhà thờ Công Giáo ‘yêu nước’, các giáo sĩ đã tổ chức nhiều buổi cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng và ảnh của Ngài đã được trưng bầy tại đó.
Tuy nhiên, Bản Phúc Trình cho hay: các nhà cầm quyền Trung Hoa vẫn hạn chế tôn giáo bằng cách hạn chế việc gây qũy và đào tạo giáo sĩ. Dù chính phủ đã cho phép gây qũy để xây dựng nhiều nơi thờ phượng mới, nhưng con số những nơi ấy vẫn chưa đủ để đáp ứng con số người thờ phượng gia tăng. Thêm vào đó, xét chung, con số các giáo sĩ được đào tạo vẫn thiếu một cách trầm trọng cho cả hai giáo hội chính thức và hầm trú.
Ấn Độ là quốc gia thứ hai tại đó các bách hại tôn giáo trong mấy tuần qua đã trở thành hàng tít lớn trên báo chí thế giới và được Phúc Trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cung cấp nhiều tín liệu quan trọng. Nhiều chính phủ tiểu bang tại Ấn Độ đã ban hành và sửa đổi nhiều đạo luật “chống việc trở lại đạo”. Ngoài ra, cảnh sát và các cơ quan chấp pháp thường không chịu can thiệp ngay để chống lại những vụ tấn công nhiều khi nhằm cả một cộng đoàn kể cả các cộng đoàn tôn giáo thiểu số.
Những người quá khích
Bản Phúc Trình nhấn mạnh: đại đa số các nhóm tốn giáo tại Ấn Độ là những người chung sống hòa bình. Tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn xẩy ra những đụng độ nghiêm trọng. Và dù xét tổng quát, hệ thống luật pháp có dự liệu các biện pháp sửa trị đối với các vi phạm tự do tôn giáo, nhưng các dự liệu ấy ít khi được áp dụng một cách mạnh mẽ hay hữu hiệu. Thành thử ra, dù chính phủ có cố gắng trong việc cổ vũ sự hòa hợp trong cộng đồng, nhưng những người quá khích vẫn tiếp tục coi các vụ điều tra và truy tố lơ tơ mơ đối với các cuộc tấn công các nhóm thiểu số tôn giáo, đặc biệt trên bình diện tiểu bang và địa phương, là dấu hiệu họ được phép phạm các hành vi bạo động ấy mà không hề hấn gì.
Những người quá khích Ấn Giáo từng tấn công dân làng và các nhà thờ Kitô giáo tại vùng Kandhamal trong dịp lễ Giáng Sinh vừa qua. Khoảng 100 nhà thờ và cơ sở Kitô Giáo đã bị hư hại, 700 căn nhà của Kitô hữu đã bị phá hủy khiến dân làng phải trốn chạy vào những cánh rừng chung quanh, và 22 cơ sở kinh doanh của Kitô giáo bị phá phách.
Bản Phúc Trình cũng nhận xét rằng theo các cơ quan phi chính phủ, bạo động có tính cộng đoàn chống lại các nhóm thiểu số tôn giáo vốn là một phần trong nghị trình lớn hơn có tính duy quốc gia tại Ấn Độ và trùng hợp với các cuộc vận động tranh cử chính trị cấp tiểu bang tại đó. Theo thống kê năm 2001 của chính phủ, người Ấn Giáo chiếm 80.5% dân số, người Hồi Giáo chiếm 13.4%, người Kitô giáo chiếm 2.3%, người đạo Sikhs chiếm 1.8% và những người khác như Phật Giáo, Jain, Parsi (Zoroastrians), Do Thái giáo, và Baha’is chiếm 1.1%.
Bản Phúc Trình nhận định rằng các nhà cầm quyền địa phương bắt giữ nhiều Kitô hữu căn cứ vào các đạo luật “chống trở lại đạo” vì những người này bị tố cáo đã dùng vũ lực, rù quyến hay gian xảo để dụ khị người ta vào đạo của mình. Các tổ chức duy quốc gia thuộc Ấn Giáo thường tố cáo các nhà truyền giáo Kitô giáo là đã rù quyến các người Ấn Giáo thuộc đẳng cấp thấp bằng cách hứa hẹn cho học và chăm sóc y tế miễn phí; Họ coi những việc đó là các hành động cưỡng bức người ta vào đạo.
Theo bản Phúc Trình này, các Kitô hữu trả lời cho các luận điệu ấy bằng cách nhấn mạnh rằng những người Ấn Giáo thuộc đẳng cấp thấp đã tự ý trở lại chứ không bị ép buộc; vả lại các cố gắng của các nhóm Ấn Giáo nhằm khiến những người đó quay trở về với Ấn Giáo mới là các các cố gắng đi kèm theo đủ thứ phần thưởng, cái đó mới là gian lận.
Có cải tiến
Việt Nam là quốc gia thứ ba được báo chí thế giới tố cáo thiếu tự do tôn giáo. Tuy nhiên, theo Phúc Trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, việc tôn trọng tự do và thực hành tôn giáo tiếp tục được cải tiến trong năm qua. Theo Phúc Trình này, Giáo Hội Công Giáo, nhiều cộng đồng Thệ Phản, và các nhóm tôn giáo nhỏ hơn cho hay khả năng tụ tập và thờ phượng của họ đã được cải thiện. Giáo Hội Công Giáo cũng thông báo: chính phủ đã cho phép thiết lập thêm một đại chủng viện nữa.
Bản Phúc Trình trích dẫn các phỏng đoán cho rằng hơn một nửa dân số theo Phật Giáo, ít nhất cũng là chiểu danh. Giáo Hội Công Giáo chiếm 8 tới 10% dân số. Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, người ta ước lượng có khoảng 8 triệu người Công Giáo tại Việt Nam, nhưng theo thống kê của chính phủ Việt Nam, con số ấy chỉ là 5.9 triệu.
Giáo Hội Công Giáo đang điều hành 7 đại chủng viện với hơn 1,000 sinh viên theo học. Đồng thời còn có những chương trình đào tạo đặc biệt cho các ứng viên ‘lớn tuổi hơn’. Tuy nhiên, Bản Phúc Trình nhấn mạnh tới sự kiện: ai muốn vào học tại đại chủng viện hay ai muốn được thụ phong linh mục, đều phải được sự chấp thuận của chính quyền địa phương.
Đàng khác, theo Bản Phúc Trình này, Giáo Hội cho rằng con số các ứng viên được thụ phong vẫn chưa đủ để đáp ứng với đà gia tăng dân số Công Giáo mỗi ngày một đông hơn và cho thấy ước muốn được mở nhiều đại chủng viện nữa cũng như gia tăng con số sinh viên nhập học và nhập học thường xuyên hơn.
Hạn chế vẫn nguyên đó
Thực ra, các cải tiến trên chỉ là những biện pháp xoa dịu trong khi chủ trương hạn chế tôn giáo, nhất là Công Giáo thì vẫn nguyên vẹn. Trong mấy ngày qua, man vàn các phúc trình cho thấy sự căng thẳng giữa Giáo Hội Công Giáo và chính phủ Việt Nam liên quan đến vấn đề đất đai thuộc Tòa Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà. Nội trên Vietcatholic.net mà thôi, con số các phúc trình ấy đã lên đến cả hàng trăm rồi. Chính sự kiện ấy đã khiến Ủy Ban Hoa Kỳ về Tư Do Tôn Giáo Quốc Tế (United States Commission on International Religious Freedom) phải can thiệp. Trong công bố báo chí ngày 24 tháng 9 vừa qua, Ủy Ban này nói rằng Ủy Ban “kính cẩn không đồng ý với quyết định năm 2006 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong việc bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách ‘Các Nước Phải Quan Tâm Đặc Biệt’… Việt Nam tiếp tục cho thấy thái độ coi thường một cách đáng lo ngại các nhân quyền căn bản, qua việc cảnh sát dùng bạo lực với các người phản đối tại các cuộc canh thức hòa bình tại các tài sản trước đây vốn thuộc chủ quyền của Giáo Hội Công Giáo Việt-Nam, thẳng tay tống giam và giam giữ nhiều nhà tranh đấu cho tự do tôn giáo”.
Công bố báo chí trên tiếp tục mô tả các cuộc canh thức trong hòa bình của người Công Giáo để phản đối việc tịch thu các tài sản của Giáo Hội, đưa tới việc nhiều người phản đối bị bắt giam và cảnh sát dùng bạo lực thể lý. Bản công bố này kết luận:
“Ủy Ban kêu gọi phải tái liệt kê Việt Nam là một trong các quốc gia vi phạm tồi tệ nhất trên thế giới quyền tự do tôn giáo vì các vi phạm liên tục có hệ thống và thái quá của họ đối với quyền tự do tôn giáo và các nhân quyền khác”.
Như Đức Hồng Y Oswald Gracias của Ấn Độ vừa nhắc lại trong tuần qua, “tự do tôn giáo là tự do đầu hết trong các quyền tực do”. Các điển hình bách hại tôn giáo như trên buộc người ta phải tiếp tục gây áp lực để các chính phủ tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo.
Theo Cha John Flynn L.C., hãng tin Zenit ngày 24 tháng 9.
Bản Nhạc: Lời Giông Tố
Tin Đáng Chú Ý
Nguy cơ: Tuổi trẻ- đào tạo tiến sĩ ở Đồng Nai!
Nguyên An/ Tuổi Trẻ
17:26 29/09/2008
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cây Cầu Xóm Quê
Lê Trị
00:15 29/09/2008
CÂY CẦU XÓM QUÊ
Ảnh của Lê Trị
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
Ví dầu mẹ chẳng có chi
Chỉ con với mẹ chẳng khi nào rời.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền