Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Tư 30/9: Sinh trên đồng, sống trên đường và chết trên đồi - Suy Niệm của Lm. Nguyễn Trọng Thiên
Giáo Hội Năm Châu
05:33 29/09/2020
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca (Lc 9:57-62)
Một hôm, đang khi Đức Giêsu đi đường cùng các môn đệ, thì có kẻ đến thưa Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.” Người trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.”
Đức Giêsu nói với người khác: “Anh hãy theo tôi!” Người ấy thưa: “Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã.” Đức Giêsu bảo: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Con anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa.”
Một người khác lại nói: “Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã.” Đức Giêsu bảo: “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa.”
Suy Niệm
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay thánh sử Luca trình bày cho chúng ta ba mẫu chuyện về việc Chúa Giê-su tuyển mộ các môn đệ của Ngài để rao giảng Tin Mừng. Câu chuyện thứ nhất nói về ơn gọi tông đồ và cuộc sống. Chúa Giêsu báo cho người muốn xin theo làm môn đệ của Ngài biết trước là sẽ có một cuộc sống không ổn định, nay đây mai đó, “không nơi tựa đầu,” một cuộc sống như đức cha Micae Hoàng Đức Oanh miêu tả là: “Sinh trên đồng, sống trên đường và chết trên đồi.” Nói tóm lại, đời sống của một người môn đệ là chấp nhận sự bất an cư, không lạc nghiệp, nhiều khó khăn, thiếu thốn và rất vất vả!
Câu chuyện thứ hai nói đến ơn gọi tông đồ và việc chu toàn chữ hiếu. Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu, anh thanh niên muốn về nhà an táng cha mình trước rồi trở lại theo Ngài. Nhưng Chúa Giêsu lại khắt khe: “hãy để cho kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Tin Mừng.” Đòi hỏi của ơn gọi tông đồ thật là quá đáng! Chôn cha mà cũng không được.
Tương tự, câu chuyện thứ ba nói về ơn gọi tông đồ và tình nghĩa thân thiết. Một người tình nguyện theo Chúa nhưng muốn về nhà từ biệt gia đình và người thân trước. Chúa Giêsu lại nghiêm ngặt: “Ai đã tra tay vào cày mà còn ngoái lại đang sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa.” Ơn gọi tông đồ quá là khắt khe và nghiêm ngặt!
An cư lạc nghiệp, việc hiếu nghĩa và tình nghĩa là những điều cần làm, nói đúng hơn, là phải làm. Vậy mà xem ra Chúa Giêsu lại từ chối. Tại sao Chúa Giêsu khó khăn, khắt khe và nghiêm ngặt như vậy?
Ba câu chuyện trên đây, phần nào nói lên tâm trạng của mỗi người chúng ta. Đứng trước lời mời gọi của Chúa Giêsu “hãy theo thầy” và biết được rằng, “lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt,” vậy mà chúng ta thường có một nghìn lẻ một lý do để thối thác, cáo từ hay chần chừ khi được Chúa mời gọi. Do đó, đối với Chúa Giêsu để làm người môn đệ rao giảng Tin Mừng Nước Trời là phải có thái độ dứt khoát. Nói như thế không có nghĩa là Chúa Giêsu từ chối cuộc sống an lạc, việc hiếu nghĩa hay tình cảm thân thiết, nhưng Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến việc ưu tiên hàng đầu cho sứ vụ Nước Trời. Còn nhớ Chúa dạy rằng, “tiên vàn, hãy tìm kiếm Nước thiên Chúa và đức công mình của Người, rồi mọi thứ khác Người sẽ ban cho.” (Mt 6:33; Lc 12:31)
Một kinh nghiệm: Sáng ngày 15 tháng 2 năm 1990, lúc con còn là một chủng sinh của dòng Thánh Giuse Nha Trang, cha trưởng ban đào tạo gọi con trở lại nhà dòng, sau vài tuần con được về thăm gia đình, để bắt đầu một chương trình mới. Sáng hôm đó bà nội của con đang hấp hối vì bệnh ung thư. Bà cần con ở bên cạnh để đọc Lời Chúa và hát thánh ca cho bà nghe. Con nhận ra rằng mỗi khi con đọc Lời Chúa hay hát thánh ca thì bà nằm nhắm mắt im lặng, không còn rên la vì đau đớn hay sợ hãi. Khi con báo cho bà là con phải trở lại nhà dòng, bà mở mắt nhìn con rồi hai giòng nước mắt chảy xuống. Con nghĩ là bà cần con ở cạnh bà trong lúc này nên con tiếp tục đọc lời Chúa và hát thánh ca cho bà nghe. Sau giờ trưa, cha bề trên lại gọi con. Con xin phép bà nhưng bà lại khóc. Khoảng 3 giờ chiều, cha bề trên gọi con một lần nữa. Trước khi xin phép bà, con báo cho cha của con biết là cha bề trên gọi con xuống nhà dòng. Cha con nói: “Chúa đã nói là hãy để cho kể chết chôn người chết. Còn con, hãy đi theo Chúa.” Con rời gia đình được khoảng hơn nửa tiếng đồng hồ thì bà qua đời. Vậy là con không được dự đám tang của bà!
Chúng ta biết rằng ơn gọi tông đồ đòi hỏi nhiều hy sinh và không chỉ giới hạn cho các linh mục và tu sĩ, mà là một ơn gọi của tất cả Ki-tô hữu. Chúa mời gọi chúng ta làm tông đồ của Chúa trong mọi hoàn cảnh: trong gia đình, học đường, làng xóm, công sở, cộng đoàn tu, Giáo Hội và xã hội. Tất cả chúng ta là môn đệ của Chúa, được mời gọi sống yêu thương và tha thứ để trở thành khí cụ bình an trong môi trường sống và làm việc của chúng ta. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy dẹp đi một nghìn lẻ một lý do cản trở chúng ta làm nhân chứng cho Tin Mừng của Chúa.
Chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa luôn mời gọi mỗi người chúng con làm tông đồ của Chúa và chờ đợi chúng con đáp trả lại ơn gọi cao quý này. Xin cho chúng con có lòng can đảm, dám hy sinh những ý riêng, nhiệt thành sống Tin Mừng để xây dựng Nước Chúa trong môi trường chúng con đang sống. Chúng con cầu xin nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con. Amen.
Nguyện xin Thiên Chúa ban muôn phúc lành cho tất cả quý vị và gia đình.
Đức Mến Luôn Tin Tưởng Và Hy Vọng
Lm. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
08:27 29/09/2020
“In obsequio Jesu Christi - Trung thành theo gương Đức Giêsu Kitô” không chỉ là khẩu hiệu mà là một cam kết thiêng liêng, là lối sống đầy quả cảm và là cả một di sản tinh thần cao quý mà các tu sĩ Cát Minh đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tinh thần trung tín theo chân Chúa được cụ thể hóa nơi mẫu gương sống của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, đóa hồng tinh khôi tươi thắm một tình yêu son sắt và ngát hương trung trinh vẹn toàn. Suốt cả một đời, Thánh Nữ đã tuyệt đối trung thành với lý tưởng “trở nên tình yêu giữ lòng Hội Thánh.” Giữa bao bất ổn của thời đại hôm nay, chúng ta như tìm được sự khích lệ quý báu từ mẫu gương sống của Thánh Nữ Têrêsa. Để vượt qua gian lao nghịch cảnh, chúng ta không trốn chạy nhưng đối diện với chúng bằng đức mến nồng nàn đáng thuộc về một mình Thiên Chúa và lòng bác ái chân thực dành cho anh chị em xung quanh, vì chưng “đức mến thì tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả và sẽ tồn tại đến muôn đời” (x. 1Cr 13, 8).
Đức mến tin tưởng tất cả
Trải qua muôn vàn thăng trầm biến đổi, Dòng Cát Minh trên thế giới nói chung và tại nước Pháp nói riêng đã có lúc gần như “tuyệt chủng.” Cuối Thế kỷ 18, đầu Thế kỷ 19, giữa những làn sóng bắt hại tôn giáo do cuộc Cách Mạng Pháp (1789) gây ra đã khiến cho lịch sử muôn đời ghi nhớ hình ảnh 16 nữ tu Cát Minh Compiègne can trường thà chịu chết để giữ vững lòng trung thành đối với Đức Kitô, với Giáo Hội, với ơn gọi Cát Minh chứ nhất quyết không chịu phục tùng bất cứ một tà quyền hay lý tưởng trần tục nào. Máu của các nữ đan sĩ ngày đó đã tuôn ra nhuộm thắm đoạn đầu đài trước Dinh Công Lý (tại Paris, Pháp) như thế nào thì nay cũng không ngừng nhuộm thắm hành trình Cát Minh của con cháu hậu duệ. Quả thực, thời nào cũng có những hình thức bắt bớ và bách hại đạo thánh Chúa Kitô. Điều đáng nói là 100 năm sau biến cố Compiègne, hạt giống đức tin và lòng trung thành của 16 đan sĩ Cát Minh đã trổ sinh hoa trái là vị đại thánh của Thế kỷ 19 - Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, người mà các tu sĩ Cát Minh vẫn hay gọi một cách thân thương là “chị Thánh Têrêsa”.
Đọc lại Truyện Một Tâm Hồn, chúng ta nhận ra rằng bí quyết giúp cho Thánh Têrêsa vượt qua mọi gia nan thử thách mà vẫn kiên trung với ơn gọi tu trì chính là lòng mến mãnh liệt ngày đêm cháy bỏng trong trái tim chị. Lòng mến của chị Thánh dành Chúa Giêsu, nhất là Chúa Giêsu Thánh Thể mạnh đến nỗi dù đang sống trong thời đại và hoàn cảnh mà hầu như tất cả tự do của con người đều bị lán át bởi luật lệ và quy tắc, vậy mà Têrêsa đã không ngần ngại tuyên bố: “Giáo Hội cũng cần có một con tim nơi mà tình yêu được nuôi sống… Trái tim đó đang ngày đêm khiến cho Giáo Hội đập từng nhịp sống yêu thương.” Đối với chị Thánh, không có bất cứ một điều luật nào có thể thắng vượt được giới luật do chính Đức Kitô trối lại cho các môn đệ: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu mến anh em” (x. Ga 15, 17). Quả thật, kể từ khi khám phá ra ơn gọi “trở thành tình yêu”, chị Thánh đã không ngừng dùng tình yêu và sự chân thành mà đối đãi với mọi người xung quanh. Tình yêu Thiên Chúa đã thánh hóa chị và biến đổi chị để chị có khả năng xem xét và đón nhận từng người và từng sự việc theo đúng tiêu chuẩn của đức ái.
Đức mến không chỉ là chuẩn mực Thánh Nữ Têrêsa đã dựa vào đó mà quyết định các lựa chọn quan trọng của đời chị. Đức mến đã tự bao giờ trở thành nếp sống và con người của chị Thánh rồi. Đọc lại tiểu sử của chị, chúng ta không khỏi thắc mắc làm sao một người thiếu nữ nhỏ bé mong manh như Têrêsa mà lại có những tư tưởng táo bạo và một phong cách sống đầy bản lãnh đến làm vậy? Chị Thánh đã từng ước ao không chỉ trở thành một vị anh thư tài ba như Thánh Jean d’Arc của nước Pháp lẫy lừng mà còn mong muốn trở thành một linh mục nhiệt thành dấn thân nơi cánh đồng truyền giáo mênh mông của Chúa. Về sau, chúng ta nhận thấy Thánh Têrêsa đã tỏ ra tự tin hơn rất nhiều khi khám phá ra rằng thánh nhân của chị không cần phải làm gì khác để có được tình thương và ân điển của Thiên Chúa. Đây cũng chính là bài học quan trọng vị Thánh trẻ đã truyền lại cho chúng ta. Chị Thánh hoàn toàn xác tín rằng, chúng ta chỉ cần là chính mình, chỉ cần sống chân thực và yêu mến Thiên Chúa cách chân thành nhất thì lúc đó chúng ta sẽ nhận ra rằng mình lúc nào cũng được bao bọc bởi tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Nói cách khác, cho dù chúng tồi tệ đến cỡ nào đi nữa thì Thiên Chúa vẫn một mực yêu thương chúng ta và mong chúng ta hối cải. “Ngay khi chúng ta còn là tội nhân thì Đức Kitô đã chết vì chúng ta, đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (x. Rm 5, 8).
Đức mến không phô trương, không tự đắc.
Cuộc đời vắn vỏi của người nữ tu khiếm tốn Dòng Kín Lisieux lại chứa đựng thật nhiều những những bài học mới lạ bổ ích cho tiến trình nên thánh của mỗi người chúng ta. Linh đạo “Con đường thơ ấu thiêng liêng” của chị Thánh nhanh chóng thu hút bao nhiêu Kitô hữu khắp nơi, kể cả giới trí thức và nhất là giới trẻ, chứng tỏ rằng đó là công trình Thiên Chúa đã thực hiện qua con người của Thánh Nữ Têrêsa. “Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào” (Mc 10, 15). Tinh thần thơ bé của chị Thánh trước hết thể hiện nôi thái độ khiêm tốn tự hạ. Thánh Têrêsa vẫn thường hay nhận mình như một nụ hoa nhỏ dại mọc ven đường trong tương quan đối chiếu với Bông Hoa vĩ đại rạng ngời nhân đức của Vườn Thiên Cung đó chính là Đức Trinh Nữ Maria. Tinh thần khiêm tốn của chị Thánh vạch ra cho chúng ta cả một “chiến lược” nên thánh rõ ràng: Nên thánh không nhất thiết phải làm những chuyện trọng đại cả thể, không nhất thiết phải tử vì đạo hay phải thực hành khổ chế nhiệm nhặt mới là nên thánh. Têrêsa không hề có ý bài xích những phương thế nên thánh mà chúng ta vừa kể, nhưng chị đã đề xuất một phương án mới mang tính đột phá và khả thi hơn nhiều. Nên thánh, đối với Têrêsa, là làm những việc tầm thường nhất một cách phi thường nhất. Bí quyết khiến cho tất cả những gì chúng ta làm trở nên có giá trị lớn lao trước mặt Thiên Chúa đó chính là tình mến, nghĩa là làm mọi sự vì lòng yêu mến Chúa.
Đức mến chịu đưng tất cả, hy vọng tất cả.
Lòng mến của Thánh Têrêsa đối với Thiên Chúa còn giúp cho chị trở nên mạnh mẽ phi thường trước vô vàn đớn đau bệnh tật. Các sơ đã từng chăm sóc cho Têrêsa trong những ngày cuối đời đã làm chứng rằng chị Thánh luôn mỉm cười bình an sau những lần bị những cơn ho tra tấn hay thậm chí sau những lần thổ huyết đau đớn cùng cực. Thánh nữ thích dùng những câu nói dí dỏm và lối nói tự trào để diễn tả về bệnh tật thể xác mà chị đã trải qua vào lúc cuối đời. Óc hài hước và trí khôi hài của chị khiến cho những người đến viếng thăm bệnh có cảm giác như họ là người được khích lệ chứ không phải là người đi an ủi kẻ liệt. Giữa lúc thân thể bị bệnh tật dày vò, Thánh Têrêsa vẫn toát lên nghị lực phi thường và truyền nghị lực ấy cho người xung quanh, giúp họ vững lòng trông cậy rằng Thiên Chúa không hề bỏ rơi con người trong lúc bệnh tật ốm đau. Đây chính lá niềm hy vọng Kitô Giáo. Thánh Têrêsa đã chỉ cho chúng ta thấy thế nào là vững lòng tin tưởng, vững lòng cậy trông vào tình yêu Thiên Chúa quan phòng. Ngày nay, khi chiêm ngắm lại đời sống thánh thiện của chị Thánh, chúng ta như càng thấm thía hơn với những lời tự sự của Thánh Phaolô Tông Đồ khi xưa:
“Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi. Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được.” (1Cr 13, 1-8)
Đúng vậy, đức mến hay tình yêu theo khuôn mẫu của Thiên Chúa thì không bao giờ mất được vì Thánh Gioan Tông Đồ đã từng quả quyết “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4, 18) mà Thiên Chúa thì vĩnh cửu, vô thủy vô chung (x. Kh 21, 13). Với đức ái, Thánh Nữ Têrêsa vượt qua mọi nghịch cảnh và nếm trải hạnh phúc thiêng đàng ngay tại thế. Thử thách cuộc đời dẫu gian nan khốn khó đến đâu cũng sẽ không thể nhấn chìm và cản bước của những ai một lòng sống chết với lựa chọn “yêu Chúa hết lòng và làm cho Chúa được yêu mến bởi hết mọi người.”
Nhân ngày lễ kính “vị Thánh lớn nhất của thời đại mới”, chúng ta được mời gọi bước đi trên con đường thơ ấu thiêng liêng mà Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã vạch ra. Con đường đó đã giúp chị Thánh thành công với ơn gọi “Tình yêu” và sẽ giúp chúng ta giữ vững đức tin và niềm hy vọng giữa muôn vàn thách đố của thời cuộc: Con đường “trở về với những điều cốt yếu nhất, với bí mật thiêng liêng mà Thiên Chúa đã mạc khải cho những kẻ bé mọn, trở về với Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.”
Lm. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
Đức mến tin tưởng tất cả
Đọc lại Truyện Một Tâm Hồn, chúng ta nhận ra rằng bí quyết giúp cho Thánh Têrêsa vượt qua mọi gia nan thử thách mà vẫn kiên trung với ơn gọi tu trì chính là lòng mến mãnh liệt ngày đêm cháy bỏng trong trái tim chị. Lòng mến của chị Thánh dành Chúa Giêsu, nhất là Chúa Giêsu Thánh Thể mạnh đến nỗi dù đang sống trong thời đại và hoàn cảnh mà hầu như tất cả tự do của con người đều bị lán át bởi luật lệ và quy tắc, vậy mà Têrêsa đã không ngần ngại tuyên bố: “Giáo Hội cũng cần có một con tim nơi mà tình yêu được nuôi sống… Trái tim đó đang ngày đêm khiến cho Giáo Hội đập từng nhịp sống yêu thương.” Đối với chị Thánh, không có bất cứ một điều luật nào có thể thắng vượt được giới luật do chính Đức Kitô trối lại cho các môn đệ: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu mến anh em” (x. Ga 15, 17). Quả thật, kể từ khi khám phá ra ơn gọi “trở thành tình yêu”, chị Thánh đã không ngừng dùng tình yêu và sự chân thành mà đối đãi với mọi người xung quanh. Tình yêu Thiên Chúa đã thánh hóa chị và biến đổi chị để chị có khả năng xem xét và đón nhận từng người và từng sự việc theo đúng tiêu chuẩn của đức ái.
Đức mến không chỉ là chuẩn mực Thánh Nữ Têrêsa đã dựa vào đó mà quyết định các lựa chọn quan trọng của đời chị. Đức mến đã tự bao giờ trở thành nếp sống và con người của chị Thánh rồi. Đọc lại tiểu sử của chị, chúng ta không khỏi thắc mắc làm sao một người thiếu nữ nhỏ bé mong manh như Têrêsa mà lại có những tư tưởng táo bạo và một phong cách sống đầy bản lãnh đến làm vậy? Chị Thánh đã từng ước ao không chỉ trở thành một vị anh thư tài ba như Thánh Jean d’Arc của nước Pháp lẫy lừng mà còn mong muốn trở thành một linh mục nhiệt thành dấn thân nơi cánh đồng truyền giáo mênh mông của Chúa. Về sau, chúng ta nhận thấy Thánh Têrêsa đã tỏ ra tự tin hơn rất nhiều khi khám phá ra rằng thánh nhân của chị không cần phải làm gì khác để có được tình thương và ân điển của Thiên Chúa. Đây cũng chính là bài học quan trọng vị Thánh trẻ đã truyền lại cho chúng ta. Chị Thánh hoàn toàn xác tín rằng, chúng ta chỉ cần là chính mình, chỉ cần sống chân thực và yêu mến Thiên Chúa cách chân thành nhất thì lúc đó chúng ta sẽ nhận ra rằng mình lúc nào cũng được bao bọc bởi tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Nói cách khác, cho dù chúng tồi tệ đến cỡ nào đi nữa thì Thiên Chúa vẫn một mực yêu thương chúng ta và mong chúng ta hối cải. “Ngay khi chúng ta còn là tội nhân thì Đức Kitô đã chết vì chúng ta, đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (x. Rm 5, 8).
Đức mến không phô trương, không tự đắc.
Cuộc đời vắn vỏi của người nữ tu khiếm tốn Dòng Kín Lisieux lại chứa đựng thật nhiều những những bài học mới lạ bổ ích cho tiến trình nên thánh của mỗi người chúng ta. Linh đạo “Con đường thơ ấu thiêng liêng” của chị Thánh nhanh chóng thu hút bao nhiêu Kitô hữu khắp nơi, kể cả giới trí thức và nhất là giới trẻ, chứng tỏ rằng đó là công trình Thiên Chúa đã thực hiện qua con người của Thánh Nữ Têrêsa. “Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào” (Mc 10, 15). Tinh thần thơ bé của chị Thánh trước hết thể hiện nôi thái độ khiêm tốn tự hạ. Thánh Têrêsa vẫn thường hay nhận mình như một nụ hoa nhỏ dại mọc ven đường trong tương quan đối chiếu với Bông Hoa vĩ đại rạng ngời nhân đức của Vườn Thiên Cung đó chính là Đức Trinh Nữ Maria. Tinh thần khiêm tốn của chị Thánh vạch ra cho chúng ta cả một “chiến lược” nên thánh rõ ràng: Nên thánh không nhất thiết phải làm những chuyện trọng đại cả thể, không nhất thiết phải tử vì đạo hay phải thực hành khổ chế nhiệm nhặt mới là nên thánh. Têrêsa không hề có ý bài xích những phương thế nên thánh mà chúng ta vừa kể, nhưng chị đã đề xuất một phương án mới mang tính đột phá và khả thi hơn nhiều. Nên thánh, đối với Têrêsa, là làm những việc tầm thường nhất một cách phi thường nhất. Bí quyết khiến cho tất cả những gì chúng ta làm trở nên có giá trị lớn lao trước mặt Thiên Chúa đó chính là tình mến, nghĩa là làm mọi sự vì lòng yêu mến Chúa.
Đức mến chịu đưng tất cả, hy vọng tất cả.
Lòng mến của Thánh Têrêsa đối với Thiên Chúa còn giúp cho chị trở nên mạnh mẽ phi thường trước vô vàn đớn đau bệnh tật. Các sơ đã từng chăm sóc cho Têrêsa trong những ngày cuối đời đã làm chứng rằng chị Thánh luôn mỉm cười bình an sau những lần bị những cơn ho tra tấn hay thậm chí sau những lần thổ huyết đau đớn cùng cực. Thánh nữ thích dùng những câu nói dí dỏm và lối nói tự trào để diễn tả về bệnh tật thể xác mà chị đã trải qua vào lúc cuối đời. Óc hài hước và trí khôi hài của chị khiến cho những người đến viếng thăm bệnh có cảm giác như họ là người được khích lệ chứ không phải là người đi an ủi kẻ liệt. Giữa lúc thân thể bị bệnh tật dày vò, Thánh Têrêsa vẫn toát lên nghị lực phi thường và truyền nghị lực ấy cho người xung quanh, giúp họ vững lòng trông cậy rằng Thiên Chúa không hề bỏ rơi con người trong lúc bệnh tật ốm đau. Đây chính lá niềm hy vọng Kitô Giáo. Thánh Têrêsa đã chỉ cho chúng ta thấy thế nào là vững lòng tin tưởng, vững lòng cậy trông vào tình yêu Thiên Chúa quan phòng. Ngày nay, khi chiêm ngắm lại đời sống thánh thiện của chị Thánh, chúng ta như càng thấm thía hơn với những lời tự sự của Thánh Phaolô Tông Đồ khi xưa:
“Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi. Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được.” (1Cr 13, 1-8)
Đúng vậy, đức mến hay tình yêu theo khuôn mẫu của Thiên Chúa thì không bao giờ mất được vì Thánh Gioan Tông Đồ đã từng quả quyết “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4, 18) mà Thiên Chúa thì vĩnh cửu, vô thủy vô chung (x. Kh 21, 13). Với đức ái, Thánh Nữ Têrêsa vượt qua mọi nghịch cảnh và nếm trải hạnh phúc thiêng đàng ngay tại thế. Thử thách cuộc đời dẫu gian nan khốn khó đến đâu cũng sẽ không thể nhấn chìm và cản bước của những ai một lòng sống chết với lựa chọn “yêu Chúa hết lòng và làm cho Chúa được yêu mến bởi hết mọi người.”
Nhân ngày lễ kính “vị Thánh lớn nhất của thời đại mới”, chúng ta được mời gọi bước đi trên con đường thơ ấu thiêng liêng mà Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã vạch ra. Con đường đó đã giúp chị Thánh thành công với ơn gọi “Tình yêu” và sẽ giúp chúng ta giữ vững đức tin và niềm hy vọng giữa muôn vàn thách đố của thời cuộc: Con đường “trở về với những điều cốt yếu nhất, với bí mật thiêng liêng mà Thiên Chúa đã mạc khải cho những kẻ bé mọn, trở về với Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.”
Lm. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
Thi ca suy niệm Chúa Nhật tuần 27A thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:48 29/09/2020
(Mt. 21:33-43)
SỨ MỆNH
Vườn nho ông chủ mới trồng,
Chung quanh rào dậu, ra công xây tường.
Đào hầm ép rượu đo lường,
Tháp canh kiểm soát, ngõ đường lối đi.
Tá điền thuê mướn lo chi,
Tới mùa thu lợi, thực thi công bình.
Chủ sai đầy tớ về trình,
Thu phần lợi tức, phân minh rõ ràng.
Lòng tham dạ ác bẽ bàng,
Bắt giam đánh đập, chẳng màng quản cai.
Số đông thân cận được sai,
Tệ hơn ứng xử, họa tai từng người.
Con trai yêu quí trong đời,
Cha sai con đến, gọi mời nghĩ suy.
Tá điền lòng dạ vong suy,
Đứa con thừa tự, gây nguy gia tài.
Lôi ra giết bỏ bên ngoài,
Vườn nho chiếm lấy, lỗi sai phạt bù.
Chủ nhà tru diệt bỏ tù,
Tìm người công chính, trùng tu xóm làng.
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã trao sứ vụ và quyền năng cho các tông đồ, để các ngài tiếp tục mở mang Giáo Hội. Chúa dùng dụ ngôn để nói lên hiện trạng của Nước Chúa ở trần gian.
Để chuẩn bị thiết lập Giáo Hội, Chúa đã chọn một dân tộc và đã chuẩn bị họ để đón nhận Đấng Cứu Thế. Trải qua lịch sử Cứu Độ, dân tộc được Chúa chọn làm dân riêng đã quay lưng lại với Chúa. Họ từ khước các tiên tri và chối bỏ chính người con yêu được sai đến với họ. Họ muốn được tự lập và muốn chiếm đoạt gia sản của Chủ.
Xã hội nơi chúng ta đang sinh sống cũng có những chiếm đoạt như thế. Nhiều người muốn loại trừ Chúa ra khỏi xã hội và cuộc sống. Họ tìm mọi cách để thoát ra khỏi ràng buộc của các luật lệ và giới răn. Con người muốn làm chủ sự sống và muốn được quyết định cho sự sống mình. Họ coi mạng sống con người chỉ là những con số. Hàng năm, với mức độ phá thai trên khắp thế giới đã đến mức kỷ lục.
Truyền thông lên tiếng bảo vệ con người, nhưng cùng lúc tìm cách hạn chế và giết chết thai nhi khi còn trong cung lòng người mẹ. Họ không muốn chia xẻ niềm vui với người khác để được làm con người và con Chúa. Họ muốn ôm đồm mọi cái là của riêng. Họ muốn tẩy chay các huấn lệnh của Chúa và Giáo Hội, rồi hủy bỏ niềm hy vọng của tin mừng sự sống.
Qua các thời đại, Chúa vẫn tiếp tục gởi các ngôn sứ để mời gọi con người ý thức sứ mệnh của mình. Mỗi người chúng ta có bổn phận bảo vệ sự sống và xây dựng một xã hội tốt đẹp, một Giáo Hội thánh thiện và mong ngày sau cùng chung hưởng hạnh phúc thiên đàng.
THỨ HAI, TUẦN 27 THƯỜNG NIÊN
(Lc 10, 25-37).
LUẬT YÊU THƯƠNG
Một người thông luật hỏi rằng:
Làm sao được sống vĩnh hằng, Thầy ơi.
Ghi trong sách luật bao lời,
Trả lời thông suốt, một thời trông mong.
Mến yêu Thiên Chúa hết lòng,
Linh hồn hết sức, theo dòng thời gian.
Thứ hai yêu mến tỏa lan,
Bà con bạn hữu, chứa chan ân tình.
Điều răn ghi nhớ hết mình,
Chúa thương ưu ái, dủ tình ủi an.
Yêu người mến Chúa liên can,
Dụ ngôn Chúa dậy, sẻ san thực hành.
Một người bị đánh tan tành,
Kẻ thương giúp đỡ, thi hành ái nhân.
Yêu người đã dám xả thân,
Hy sinh nâng đỡ, khi cần cứu nguy.
THỨ BA, TUẦN 27 THƯỜNG NIÊN
(Lc 10, 38-42).
LẮNG NGHE
Đi vào làng nhỏ ghé thăm,
Hai người phụ nữ, chuyên chăm việc nhà.
Mar-tha vồn vã mặn mà,
Tâm tình hiếu khách, thật thà đáng khen.
Dọn nhà dọn cửa chưng đèn,
Nấu cơm dọn bữa, sang hèn quý thay.
Ma-ry tiếp Chúa nơi này,
Ngồi nghe Chúa giảng, cả ngày bên chân.
Chọn phần tốt nhất tinh thần,
Lắng nghe lời Chúa, ân cần xét suy.
Mar-tha bận bịu phụ tùy,
Long đong lận đận, phát huy bên ngoài.
Tay chân lao động mệt nhoài,
Lắng lo nhiều chuyện, cũng hoài công thôi.
Cuộc đời như áng mây trôi,
Ma-ry nghe Chúa, chọn ngồi ngay bên.
THỨ TƯ, TUẦN 27 THƯỜNG NIÊN
(Lc 11, 1-4).
CẦU NGUYỆN
Chúa lên cầu nguyện sườn đồi,
Cha Con kết hợp, một hồi đã lâu.
Môn đồ đứng đợi vội tâu,
Xin Thầy chỉ dậy, lời cầu dâng Cha.
Tình yêu Thiên Chúa bao la,
Nguyện cầu dâng tiến, ngợi ca danh Người.
Lạy Cha, Đấng ngự trên trời,
Nguyện danh cả sáng, cao vời thiên cung.
Nước Cha trị đến tôn sùng,
Ban cho lương thực, đủ dùng thế nhân.
Xin thương tha nợ gian trần,
Chúng con đền đáp, cũng cần tha nhau.
Đừng xa cám dỗ, tránh mau,
Không rơi sự dữ, thương đau chất chồng.
Sáng danh Thượng Đế Hóa Công,
Con người thụ tạo, ngước trông kính thờ.
THỨ NĂM, TUẦN 27 THƯỜNG NIÊN
(Lc 11, 5-13).
CẦU XIN
Đêm khuya bạn hữu đến gần,
Trước nhà gõ cửa, tôi cần giúp ngay.
Bạn tôi ghé lại đêm nay,
Không gì thiết đãi, tới vay bạn hiền.
Anh ơi, trời tối đừng phiền,
Con tôi đã ngủ, mặt tiền cài then.
Tôi không chỗi dậy thắp đèn,
Cho vay chiếc bánh, bon chen quấy rầy.
Kiên tâm năn nỉ nơi đây,
Chủ nhà nao núng, sợ gây bất bình.
Ông ta không dậy vì tình,
Nhưng vì quấy rối, bực mình cho vay.
Ai xin thì được có ngay,
Ai tìm thì gặp, cơ may trong đời.
Chúa Cha, Đấng ngự trên trời,
Rộng ban ân phúc, cho người cầu xin.
THỨ SÁU, TUẦN 27 THƯỜNG NIÊN
(Lc 11, 15-26).
ĐOÀN KẾT
Đám đông dân chúng xầm xì:
Thầy nhờ tướng quỷ, mà đì quỉ con.
Nghi ngờ quyền phép Chúa Con,
Họ đòi dấu lạ, lại còn sinh nghi.
Chúa rành biết ý muốn gì,
Trong lòng nghi vấn, chỉ vì tà tâm.
Nước nào chia rẽ khơi mầm,
Cửa nhà sụp đổ, nguy lầm phá tan.
Bê-el-giê-bút Sa-tan,
Nước nào chia rẽ, hoang tàn ngay thôi.
Uy quyền trừ quỷ tinh khôi,
Ngón tay Thiên Chúa, trừ nôi quỷ thần.
Ai không thu quén góp phần,
Là người phân tán, xa dần lối ngay.
Chúa thương cứu giúp đời này,
Xua trừ ma quỷ, bàn tay Chúa Trời.
THỨ BẢY, TUẦN 27 THƯỜNG NIÊN
(Lc 11, 27-28).
THỰC HÀNH
Ba năm giảng dậy truyền rao,
Nước Trời mạc khải, biết bao sự lành.
Ngôi Lời Thiên Chúa ẩn danh,
Hạ thân giáng thế, thi hành lệnh Cha.
Nhiệm mầu ẩn dấu bao la,
Quyền năng tuyệt đối, hải hà hồng ân.
Ơn ban cứu độ nhân trần,
Mở lòng mở trí, tinh thần phát huy.
Đám đông dân chúng so bì,
Phúc thay lòng dạ, đại bi sinh Thầy.
Dưỡng nuôi chăm sóc đong đầy,
Đền ơn đáp nghĩa, dựng xây Nước Trời.
Yêu thương tình Chúa cao vời.
Mở lòng đón nhận, mọi người thế gian.
Lắng nghe Lời Chúa trao ban,
Thực hành tuân giữ, vạn ngàn phúc vinh.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:19 29/09/2020
32. Khắc chế mình là thước đo sự tiến bộ.
(Thánh Ignatius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:24 29/09/2020
41. CON CHỬI BỐ
Hai bố con cùng đi chặt củi, ông bố cầm búa không cẩn thận nên làm con bị thương nơi ngón tay.
Đứa con chửi bố:
- “Lão rùa, mắt ông bị đui rồi à?”,
Đứa cháu đứng bên nghe ba mình chửi ông nội thì bất bình, nói:
- “Bố tặc, lẽ nào có thể chửi bố mình sao?”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 41:
Con chửi bố là “bố tặc” vì bố chửi ông nội là “lão rùa”, đó là hậu quả của việc không giáo dục con cái của mình, và nói theo khoa học thì đó là bệnh “chửi di truyền” mà căn do là ở nơi cha mẹ không biết dạy con...
Con chửi bố là chuyện rất động trời, nhưng thời nay có nhiều chuyện động trời hơn đó là con đánh bố mẹ vì bố mẹ không cho tiền đi chích choác, con giết bố mẹ vì bố mẹ quá nuông chiều con khi nó còn nhỏ, để rồi lớn lên nó coi trời bằng vung, mà khi đã coi trời chỉ bằng cái vung thì nó coi bố mẹ chỉ bằng cái dĩa nhỏ mà thôi, cho nên nó giết bố mẹ mà không thấy run tay.
Con chửi bố là “bố tặc” thì trước sau gì nó cũng thành đạo tặc, con chửi bố là “lão rùa” thì trước sau gì nó cũng sẽ thành con rùa ở trong hỏa ngục, bởi vì trên thiên đàng không có chỗ cho những đứa con chửi bố mẹ mình...
Cho nên, việc dạy con từ thuở nên ba rất là chính đáng, không những dạy mà cha mẹ và những người trong gia đình cần phải làm gương tốt cho con cái noi theo nữa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hai bố con cùng đi chặt củi, ông bố cầm búa không cẩn thận nên làm con bị thương nơi ngón tay.
Đứa con chửi bố:
- “Lão rùa, mắt ông bị đui rồi à?”,
Đứa cháu đứng bên nghe ba mình chửi ông nội thì bất bình, nói:
- “Bố tặc, lẽ nào có thể chửi bố mình sao?”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 41:
Con chửi bố là “bố tặc” vì bố chửi ông nội là “lão rùa”, đó là hậu quả của việc không giáo dục con cái của mình, và nói theo khoa học thì đó là bệnh “chửi di truyền” mà căn do là ở nơi cha mẹ không biết dạy con...
Con chửi bố là chuyện rất động trời, nhưng thời nay có nhiều chuyện động trời hơn đó là con đánh bố mẹ vì bố mẹ không cho tiền đi chích choác, con giết bố mẹ vì bố mẹ quá nuông chiều con khi nó còn nhỏ, để rồi lớn lên nó coi trời bằng vung, mà khi đã coi trời chỉ bằng cái vung thì nó coi bố mẹ chỉ bằng cái dĩa nhỏ mà thôi, cho nên nó giết bố mẹ mà không thấy run tay.
Con chửi bố là “bố tặc” thì trước sau gì nó cũng thành đạo tặc, con chửi bố là “lão rùa” thì trước sau gì nó cũng sẽ thành con rùa ở trong hỏa ngục, bởi vì trên thiên đàng không có chỗ cho những đứa con chửi bố mẹ mình...
Cho nên, việc dạy con từ thuở nên ba rất là chính đáng, không những dạy mà cha mẹ và những người trong gia đình cần phải làm gương tốt cho con cái noi theo nữa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm.
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
19:01 29/09/2020
LỄ THÁNH TÊRÊXA HÀI ĐỒNG
“Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm”.
Năm 1925, nhân dịp phong Thánh cho Têrêxa, Đức Hồng Y Pacelli (sau này là Đức Giáo Hoàng Piô XII) đại diện Tòa Thánh sang Pháp làm phép đền thờ kính Thánh Nữ tại Lisieux. Ngài đã nói: “Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm, ngay lúc này đây, từ đầu thế giới này sang đầu thế giới kia, con cái của Người nhiều như cát biển sao trời. Bốn vị Giáo hoàng đã quỳ cầu khẩn dưới chân Người, các nhà tiến sĩ luật học đã trở lại thiếu thời vì học với Người... Xin Người hãy mưa hoa hồng xuống nữa, xuống thế giới chúng tôi... Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm”.
Đức Giáo Hoàng Piô X đã chỉ vào chân dung Têrêxa và nói: “Đây là vị Thánh lớn nhất thời hiện đại”.
Chính lòng yêu mến Chúa và con đường nhỏ đã đưa Têrêxa lên thành vị thánh lớn.
1. Bậc Thầy của Giáo Hội.
Sau 28 năm từ trần, Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã được Giáo Hội phong thánh năm 1925. Hai năm sau, Ngài được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo cùng với thánh Phanxicô Xaviê. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng Ngài lên hàng Tiến Sĩ Hội Thánh vào ngày 19 tháng 10 năm 1997.
Như vậy, Giáo Hội tuyên phong thánh Têrêxa là bậc thầy trong đời sống đức tin và là bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo.
Tại sao một Nữ Tu nhà kín suốt đời sống trong bốn bức tường tu viện mà lại được Giáo Hội tôn lên Bậc Thầy như thế?
Suốt đời, Têrêxa không đi đâu cả, 15 tuổi đã vào dòng kín. Vị Nữ Tu trẻ tuổi qua đời lúc mới 24 tuổi, sau 9 năm vào dòng Cát Minh.
Một Nữ Tu Dòng Kín chẳng đi đâu, chẳng nói với ai, thế mà Giáo Hội tôn phong là Tiến sĩ và Bổn mạng các xứ truyền giáo.
Thánh Têrêxa trở thành Bậc Thầy của Giáo Hội vì Ngài đã sống trọn vẹn tình yêu và đi bằng con đường thơ ấu thiêng liêng.
2. Yêu mến Chúa
Thánh Têrêxa là người hết lòng yêu mến Chúa. Ngài luôn tâm niệm: “Lạy Chúa, con yêu mến Chúa; vâng, con yêu mến Chúa.”. Ngài yêu mến Chúa thiết tha, mãnh liệt và rất tự nhiên, thật đơn sơ. Ngài yêu Chúa như một trẻ thơ yêu cha mẹ, rất hồn nhiên trong sáng. Ngài tâm đắc những lời Chúa Giêsu nói về các trẻ em: “Cứ để mặc trẻ em, đừng ngăn cấm chúng đến với Thầy, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng.” (Mt 19,14); “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời.” (Mt 18,3).
Khi đọc thư thánh Phaolô, Têrêxa khám phá ra điều này: Giữa lòng Giáo Hội có một trái tim rực cháy tình yêu. Nếu không có tình yêu, các Tông đồ sẽ không ra đi loan báo Tin Mừng. Nếu không có tình yêu, các vị Tử đạo đã chối từ đổ máu. Cho nên tình yêu là tất cả. “Tôi cảm thấy tình yêu thấm vào trái tim tôi. Tôi cảm thấy cần phải quên mình để làm đẹp lòng tha nhân. Và kể từ đó, tôi sống hạnh phúc”. Và Ngài còn nói thêm: Giữa lòng Hội Thánh tôi sẽ là tình yêu. Vì thế tôi sẽ là tất cả.
Têrêxa đã sống và âm thầm loan truyền sứ điệp của mình là yêu và chấp nhận được yêu. Càng ngày càng trở nên nhỏ bé để được Thiên Chúa bồng bế trên tay Người. Đời sống tận hiến làm hy lễ tình yêu lân tuất của Thiên Chúa. Tận tụy làm vinh danh Giáo Hội bằng cách cứu vớt các linh hồn. Têrêxa đã sống một tình yêu mãnh liệt đối với Thiên Chúa, đối với tất cả mọi người. Têrêxa cầu nguyện: "Lạy Chúa Giêsu, con mong ước được yêu mến Chúa như chưa từng bao giờ Chúa được yêu mến như thế. Con ước mong làm cho mọi người cũng yêu mến Chúa như thế ".
Biết mình nhỏ bé, Ngài luyện tập những nhân đức bé nhỏ. Thích âm thầm chuyên lo làm vui lòng Chúa bằng những hy sinh nhỏ mọn mà chỉ một mình Chúa biết. Ngài không bỏ qua một dịp hy sinh nào có được và cố gắng làm cho đời mình thành một cuộc tử đạo vì tình yêu Chúa. Chẳng hạn: uống thuốc đắng từng giọt để "kéo dài một việc hãm mình nhỏ mọn"; trong công việc chung, chọn những phần khó nhọc hơn, hay khi trời nóng, chọn nơi ngồi bất tiện hơn cho mình để dành chỗ mát mẻ cho chị em; chấp nhận cho kẻ khác đến quấy rầy mình; tránh tìm kiếm tiện nghi...
Có tình yêu thì việc nhỏ sẽ trở thành việc có giá trị lớn. Thánh nữ gọi làm những việc như thế là "tung hoa" cho Chúa: "Vâng lạy Đấng lòng con yêu mến, cuộc đời con sẽ tiêu hao như vậy đó... Con không có phương pháp nào khác để minh chứng với Chúa tình yêu của con ngoài việc tung hoa, nghĩa là không để mất một hy sinh nhỏ nào, một cái nhìn nào, một lời nói nào; con sẽ lợi dụng tất cả mọi việc nhỏ nhặt nhất và làm chúng với cả một tâm tình yêu mến... Con muốn chịu đau khổ vì yêu mến, như vậy con sẽ tung hoa trước ngai Chúa; hễ gặp bất cứ bông hoa nào là con cũng rứt cánh dâng cho Chúa... rồi tay thì tung hoa, miệng thì ca hát (làm sao có thể khóc được khi làm một việc vui như thế), và con sẽ hát ngay cả khi phải hái những bông hoa giữa gai góc, mà gai góc càng dài càng đâm đau bao nhiêu, tiếng hát của con càng du dương bấy nhiêu.... Ôi Giêsu của con, con mến Chúa, con yêu Giáo Hội Mẹ con; con nhớ rằng "hành động nhỏ bé nhất mà do tình yêu tinh tuyền sẽ có ích hơn là tất cả những công trình khác hợp lại với nhau' (Thủ bản Tự Thuật).
Chính tình yêu Chúa đã chắp cánh cho Têrêxa đi khắp nơi và nói chuyện với mọi người. “Tôi muốn sống cả thời gian trên thiên đàng để làm ích cho dưới thế”;“Tôi sẽ làm mưa xuống những trận hoa hồng”;“Sứ mệnh của tôi là mến yêu”.
Tình yêu không đi bằng bước chân nhưng đi bằng trái tim. Tình yêu không nói bằng lời nhưng bằng cầu nguyện. Thiên Chúa đã ban cho Têrêxa một huyền nhiệm về tình yêu. Têrêxa đã đến với mọi người, đến với mọi trái tim bằng tình yêu.
3. Con đường thơ ấu thiêng liêng
Têrêxa yêu mến Chúa với một tâm hồn trẻ thơ. Suốt cuộc đời, Ngài đã sống như một trẻ thơ và giữ một tâm hồn thơ trẻ đối với Chúa. Chính điều đó đã làm cho Ngài nên cao trọng.
Chẳng bao lâu, sau khi Têrêxa qua đời, tiếng tăm của Ngài đã vang lừng khắp Giáo Hội, làm dấy lên một phong trào rầm rộ những người đi theo "con đường thơ ấu thiêng liêng" của Ngài. Đó là một trong những "trường tu đức" (linh đạo) quan trọng nhất của Giáo Hội thời hiện đại. Theo thánh nữ, làm thánh không phải là những chuyện phi thường mà đơn giản chỉ là chấp nhận để Thiên Chúa yêu thương mình. "Con đường thơ ấu thiêng liêng" là một sứ điệp phù hợp với thời đại, nhất là với giới trẻ.
Thánh Têrêxa đã khám phá lại chân lý trọng tâm của Phúc Âm, đó là: trong Đức Giêsu Kitô, chúng ta được làm con cái Thiên Chúa, và chúng ta phải yêu mến Cha chúng ta trên trời như những đứa con thảo đầy tin tưởng và phó thác. Thánh Têrêxa bám chắc vào giáo lý này với tất cả sức lực của Ngài và cố gắng thực hành nó gần như sát mặt chữ. Sống thật sự như trẻ thơ là cách chắc chắn nhất, đơn giản nhất để làm đẹp lòng Chúa Cha. Ngài vui mừng vì mình bé nhỏ bởi vì Chúa Giêsu đã dạy chỉ các trẻ em và những ai giống như chúng mới được vào Nước Trời. Đứa bé càng nhỏ, càng yếu đuối thì lại càng phải và có thể cậy dựa vào lòng thương xót, sự giúp đỡ và chăm sóc tận tình của cha mẹ và những người khác chung quanh.
Têrêxa viết trong Thủ Bản gởi Mẹ bề trên Mari Gôngdaga năm 1897: "Thưa Mẹ, như Mẹ biết, con hằng ước ao được nên thánh, nhưng than ôi, mỗi lần sánh mình với các thánh, con đều nhận thấy giữa các ngài và con có một khoảng cách như giữa một ngọn núi cao chót vót và một hột cát ti tiện dưới chân khách bộ hành. Nhưng thay vì thối chí, con lại tự nhủ: Chúa không khơi dậy những ước muốn không thể thực hiện được; dù thấp hèn, con cũng vẫn có thể khao khát nên thánh. Tự làm cho mình lớn lên thì không được, nên con có thế nào thì đành phải chịu như vậy với tất cả những khuyết điểm của con. Nhưng con muốn tìm ra một phương pháp lên trời bằng một con đường nhỏ vừa thẳng lại vừa ngắn, một con đường nhỏ hoàn toàn mới. Chúng ta đang ở trong thế kỷ phát minh, bây giờ không phải leo từng bậc thang nữa; những nhà giàu có đã thay những thang cổ điểm bằng thang máy, thật là tiện lợi. Phần con, con cũng muốn kiếm một cái thang máy để nâng con lên tới Chúa Giêsu, vì con bé nhỏ quá, chả sao lên được cái thang trọn lành dốc dác. Thế rồi con đi tìm trong Sách Thánh... và con đã đọc những lời sau đây phát xuất từ miệng Đấng Khôn Ngoan muôn đời: 'Ai thật bé nhỏ thì hãy đến với Ta' (Cn 9,4).... Thế rồi con đã đến vì con đoán con đã gặp được điều con đang tìm kiếm... Chiếc thang máy đưa con lên tận trời là chính đôi cánh tay Chúa đấy, Chúa Giêsu ôi! Vì thế mà con chả cần phải lớn lên, trái lại con cần phải cứ bé hoài và càng ngày sẽ càng bé dần đi mãi. Ôi lạy Chúa, Chúa đã ban cho con hơn sự con mong đợi, và con, con muốn ca ngợi lòng thương xót của Chúa..." (Thủ bản Tự Thuật).
Áp dụng "phương pháp lên trời" hay sử dụng "chiếc thang máy" này, thánh Têrêxa không cần phải tìm kiếm những việc cao siêu, to tát, nổi bật, chỉ cần rèn luyện cho mình thái độ làm con, và làm con bé nhỏ của Cha trên trời, ấy là hết lòng yêu mến, tin tưởng, phó thác. Mọi sự đều để mặc Cha lo, dù đầy khuyết điểm hay tội lỗi cũng không sợ! Càng tiến sâu vào con đường này, Ngài càng được tình yêu Chúa chiếm đoạt trọn vẹn hơn. Thánh nhân đưa tình yêu đó thấm nhuần mọi việc làm, mọi khó khăn thử thách gặp phải, mọi sự khó chịu của cuộc sống chung. Biến tất cả thành những lễ vật dâng lên Chúa. Thánh Têrêxa đã đưa lý tưởng nên thánh đến gần và vừa tầm với mọi người.
Trẻ thơ hoàn toàn tín thác vào cha mẹ. Trẻ thơ không biết phân biệt thân thù. Người lớn không thể trở nên như trẻ thơ về phương diện thân xác, nhưng có thể trở nên như trẻ thơ về phương diện tinh thần. Đó là điều kiện cần và đủ để được vào Nước Thiên Chúa.
Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô: “ Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn Trên” (Ga 3,3). “Sinh ra một lần nữa bởi ơn Trên” có nghĩa là con người cần phải “lột xác” để trở nên như một trẻ thơ, một người bé mọn.
Chúa Giêsu đã từng nói, chỉ có người bé mọn mới nhận được ơn mạc khải chân lý của Thiên Chúa: “ Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25).
Khi các môn đệ hỏi: “Ai là người lớn nhất trong Nước Trời?”, Chúa Giêsu đã trả lời: “Thầy bảo thật anh em: Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời” (Mc 18,3-4). Trẻ nhỏ không có những tham vọng danh lợi, quyền bính, dục tình, không có những mưu mô thủ đoạn…Vì thế, trẻ nhỏ không có tội lỗi. Trẻ nhỏ không có tính kiêu ngạo. Trẻ nhỏ đơn sơn thánh thiện. “Người ta càng gần Chúa, càng hóa đơn sơ” (Thủ bản Tự Thuật).
Con đường nên thánh của Têrêxa khởi đi từ Phúc Âm. Con đường tu đức theo hạnh “trẻ thơ”. Con đường nhỏ của một vị Thánh lớn. Nhiều người đã đi và đã nên hoàn thiện đời mình. Nhiều người đã sống mạnh mẽ trong đức tin và trở nên những nhà truyền giáo cho muôn dân.
Mừng Lễ Thánh Tê-Rê-Sa Hài Đồng Giê-Su
Sr. Minh Du
20:41 29/09/2020
Mừng Lễ Thánh Tê-Rê-Sa Hài Đồng Giê-Su
LỜI NGUYỆN CỘNG ĐOÀN
Chủ tế: Anh Chị Em thân mến, trong ngày mừng lễ thánh Tê-rê-sa, chúng ta cùng hướng tâm hồn lên Thiên Chúa để khẩn nài Người lắng nghe những lời nguyện xin tha thiết:
1. Thánh Tê-rê-sa đã sống con đường thơ ấu thiêng liêng là sống hoàn toàn phó thác trọn vẹn trong bàn tay tình yêu của Thiên Chúa- xin cho mỗi người chúng ta cũng biết noi gương thánh nữ sống như trẻ thơ nép mình vào lòng thương vô bờ bến của Thiên Chúa toàn năng.
2. Thánh Tê-rê-sa đã sống hy sinh trong từng lời nói cho đến những việc làm nhỏ nhất- xin cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hằng ngày cũng thi hành những hy sinh nho nhỏ và âm thầm dâng lên Chúa để cầu nguyện cho những người mình muốn cầu nguyện cho.
3.Thánh Tê-rê-sa là người có đời sống cầu nguyện liên lỉ- xin cho mỗi thành viên trong ca đoàn chúng ta cũng bắt chước gương của thánh nữ hằng cầu nguyện trong các giờ chung với cộng đoàn và tìm giờ riêng để đến với Chúa với tất cả trái tim của mình.
4. Thánh Tê-rê-sa ước ao là nhà truyền giáo để cho muôn dân nhận biết về một Thiên Chúa là Cha- xin cho mỗi người chúng ta thấm nhuần tinh thần truyền giáo như thánh bổn mạng để trong mọi cung cách ăn,nói, làm việc và xử thế chúng ta cư xử như một người con của Chúa để những người chung quanh ta nhận biết chúng ta là con của Thiên Chúa từ nhân.
Chủ tế: Lạy Chúa, chúng con xin Chúa đoái nhận những ước nguyên và những lời van nài tha thiết của chúng con. Xin Chúa thêm sức cho mỗi người chúng con để chúng con mỗi ngày sống thánh hơn theo gương thánh Tê-rê-sa và ngày càng làm cho Danh Chúa được rạng rỡ. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giê-su Ki-tô con Chúa là Thiên Chúa....
LỜI NGUYỆN CỘNG ĐOÀN
Chủ tế: Anh Chị Em thân mến, trong ngày mừng lễ thánh Tê-rê-sa, chúng ta cùng hướng tâm hồn lên Thiên Chúa để khẩn nài Người lắng nghe những lời nguyện xin tha thiết:
1. Thánh Tê-rê-sa đã sống con đường thơ ấu thiêng liêng là sống hoàn toàn phó thác trọn vẹn trong bàn tay tình yêu của Thiên Chúa- xin cho mỗi người chúng ta cũng biết noi gương thánh nữ sống như trẻ thơ nép mình vào lòng thương vô bờ bến của Thiên Chúa toàn năng.
2. Thánh Tê-rê-sa đã sống hy sinh trong từng lời nói cho đến những việc làm nhỏ nhất- xin cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hằng ngày cũng thi hành những hy sinh nho nhỏ và âm thầm dâng lên Chúa để cầu nguyện cho những người mình muốn cầu nguyện cho.
3.Thánh Tê-rê-sa là người có đời sống cầu nguyện liên lỉ- xin cho mỗi thành viên trong ca đoàn chúng ta cũng bắt chước gương của thánh nữ hằng cầu nguyện trong các giờ chung với cộng đoàn và tìm giờ riêng để đến với Chúa với tất cả trái tim của mình.
4. Thánh Tê-rê-sa ước ao là nhà truyền giáo để cho muôn dân nhận biết về một Thiên Chúa là Cha- xin cho mỗi người chúng ta thấm nhuần tinh thần truyền giáo như thánh bổn mạng để trong mọi cung cách ăn,nói, làm việc và xử thế chúng ta cư xử như một người con của Chúa để những người chung quanh ta nhận biết chúng ta là con của Thiên Chúa từ nhân.
Chủ tế: Lạy Chúa, chúng con xin Chúa đoái nhận những ước nguyên và những lời van nài tha thiết của chúng con. Xin Chúa thêm sức cho mỗi người chúng con để chúng con mỗi ngày sống thánh hơn theo gương thánh Tê-rê-sa và ngày càng làm cho Danh Chúa được rạng rỡ. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giê-su Ki-tô con Chúa là Thiên Chúa....
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC công bố chủ đề cho Ngày Thế giới Truyền thông năm 2021 là Hãy đến mà Xem
Thanh Quảng sdb
06:37 29/09/2020
ĐTC công bố chủ đề cho Ngày Thế giới Truyền thông năm 2021 là "Hãy đến mà Xem"
(Tin Vatican)
Thứ Ba vừa qua (29/9/2020), ĐTC đã công bố chủ đề Ngày Thế giới Truyền thông lần thứ 55, sẽ được tổ chức vào tháng 5 năm 2021. Chủ đề ấy là: “Hãy đến mà xem” (Ga 1,46).
Chủ đề “Hãy đến mà xem” là trọng tâm của Tin mừng Phúc âm. Trước khi Tin Mừng được rao giảng, Chúa đã mời gọi những người Ngài gặp gỡ ”Hãy đến mà xem” như lời chứng, cảm nghiệm, gặp gỡ và thân tình trong cuộc đời..."
Những từ này, được trích từ Phúc âm thánh Gioan (1, 43-46) và được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn để mời gọi “Giao tiếp, gặp gỡ với mọi người như anh chị em mình ở bất luận nơi đâu”.
Đây là trọn đoạn Phúc Âm ấy: “Ngày hôm sau, sau khi Chúa Giêsu quyết định trẩy đi Galilê, Ngài gặp Philíp và nói: “Hãy theo Ta”. Philip người làng Bethsaida, cùng quê với Anrê và Phêrô. Philíp đã gặp Nathanael và nói với ông rằng: “Chúng tôi đã gặp Đấng mà Môise và các tiên tri trong Cựu ước đã viết, Ngài là Đức Giêsu, con ông Giuse, ở Nazarét”. Nathanael trả lời: “Từ Nazarét à? Có gì hay từ nơi đó đâu?” Philip trả lời: “Hãy đến mà xem”.
Một thông báo kèm theo chủ đề
"Trong sự đổi thay vì căn bệnh của thời đại mà chúng ta đang kinh qua, một thời điểm buộc chúng ta phải xa cách nhau vì đại dịch, nên những gì giúp chúng ta xích lại gần nhau là cần thiết và mang lại nhiều ý nghĩa.
"Chúng ta không thể biết được thực tại sự việc nếu chúng ta không trải nghiệm nó, không gặp gỡ, không chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với nhau! Một câu nói cổ xưa nhắc nhở chúng ta "Thiên Chúa gặp gỡ bạn ở nơi bạn sống". Trong lời kêu gọi các môn sinh đầu tiên, Chúa Giêsu, đã mời gọi họ đi theo Ngài, chúng ta cũng thấy lời mời gọi đó được vang vọng qua mọi phương tiện truyền thông, dưới mọi hình thức, để tiếp cận với nhau qua thực tại và nơi chốn sinh sống của chúng ta..."
(Tin Vatican)
Thứ Ba vừa qua (29/9/2020), ĐTC đã công bố chủ đề Ngày Thế giới Truyền thông lần thứ 55, sẽ được tổ chức vào tháng 5 năm 2021. Chủ đề ấy là: “Hãy đến mà xem” (Ga 1,46).
Chủ đề “Hãy đến mà xem” là trọng tâm của Tin mừng Phúc âm. Trước khi Tin Mừng được rao giảng, Chúa đã mời gọi những người Ngài gặp gỡ ”Hãy đến mà xem” như lời chứng, cảm nghiệm, gặp gỡ và thân tình trong cuộc đời..."
Những từ này, được trích từ Phúc âm thánh Gioan (1, 43-46) và được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn để mời gọi “Giao tiếp, gặp gỡ với mọi người như anh chị em mình ở bất luận nơi đâu”.
Đây là trọn đoạn Phúc Âm ấy: “Ngày hôm sau, sau khi Chúa Giêsu quyết định trẩy đi Galilê, Ngài gặp Philíp và nói: “Hãy theo Ta”. Philip người làng Bethsaida, cùng quê với Anrê và Phêrô. Philíp đã gặp Nathanael và nói với ông rằng: “Chúng tôi đã gặp Đấng mà Môise và các tiên tri trong Cựu ước đã viết, Ngài là Đức Giêsu, con ông Giuse, ở Nazarét”. Nathanael trả lời: “Từ Nazarét à? Có gì hay từ nơi đó đâu?” Philip trả lời: “Hãy đến mà xem”.
Một thông báo kèm theo chủ đề
"Trong sự đổi thay vì căn bệnh của thời đại mà chúng ta đang kinh qua, một thời điểm buộc chúng ta phải xa cách nhau vì đại dịch, nên những gì giúp chúng ta xích lại gần nhau là cần thiết và mang lại nhiều ý nghĩa.
"Chúng ta không thể biết được thực tại sự việc nếu chúng ta không trải nghiệm nó, không gặp gỡ, không chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với nhau! Một câu nói cổ xưa nhắc nhở chúng ta "Thiên Chúa gặp gỡ bạn ở nơi bạn sống". Trong lời kêu gọi các môn sinh đầu tiên, Chúa Giêsu, đã mời gọi họ đi theo Ngài, chúng ta cũng thấy lời mời gọi đó được vang vọng qua mọi phương tiện truyền thông, dưới mọi hình thức, để tiếp cận với nhau qua thực tại và nơi chốn sinh sống của chúng ta..."
Tôn giáo của Amy Coney Barrett là điều quan trọng, nhưng không liên quan
Vũ Văn An
23:30 29/09/2020
Phe chống đối việc đề cử Amy Barrett vào Tối Cao Pháp Viện không hẳn chống đối khả năng của bà cho bằng chống đối tôn giáo của bà, Đạo Công Giáo nói chung. Ít nhất đây cũng là lối giải thích của người đề cử bà, Tổng Thống Donald Trump.
Thực vậy, theo Fox News, trong buổi họp báo chiều ngày 27 tháng 9 tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump cho rằng “Tờ New York Times nói rằng tôn giáo của bà (Amy Barrett) không nhất quán với các giá trị Hoa Kỳ”. Ông bảo, “Bà là người Công Giáo. Điều này đụng đến rất nhiều người. Nói như thế là một điều bất lịch thiệp”. Theo ông chuyện tôn giáo đã được giải quyết cả 60 năm trước đây rồi với việc bầu JF Kennedy làm tổng thống.
Tổng thống Trump nói thêm: “họ tấn công đạo Công Giáo của bà. Tôi sẽ đứng với bà, chiến đấu với bà, và chúng ta sẽ bảo đảm để những tấn công như thế này dừng lại vì... nó không có tiền lệ. Trong căn bản, họ đang đánh một tôn giáo lớn ở đất nước ta. Không thể nào tưởng tượng nổi”.
Ngựa bị bịt hai bên mắt
Dù là do động cơ chính trị, người Công Giáo vẫn biết ơn Tổng thống Trump khi ông lên tiếng bảo vệ một tôn giáo không phải là thống thuộc của ông. Chỉ buồn là người Công Giáo, lại là một nữ tu nữa, Campbell đã mượn oai hùm Phanxicô để nạt nộ người đồng đạo chỉ một lòng muốn giữ đạo cho mình và cho người khác nữa.
Thực vậy, để đánh phủ đầu, ngày 25 tháng 9, cơ quan vận động hành lang của Campbell gọi là Networklobby ra một thông cáo báo chí “bác bỏ việc đề cử Amy Coney Barrett”.
Lý do: “Các phán quyết nhiều năm qua của Thẩm Phán Barrett ở Tòa Phúc Thẩm thứ bẩy chứng tỏ bà không coi mọi mạng sống là thánh thiêng, như chúng ta đã được huấn giáo phải làm từ Giáo huấn Xã Hội Công Giáo và Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.
Campbell nói rằng “Là một nữ tu Công Giáo luôn cố gắng nghe theo các giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tôi không thể ủng hộ việc đề cử Amy Coney Barrett vào Tối cao Pháp viện”.
Bà cho rằng: Barrett được đề cử do một động cơ duy nhất: để lật ngược phán quyết phá thai Roe kiện Wade. Bà nói: “là một nữ tu Công Giáo, tôi xin nói rõ: người Công Giáo sẽ không bị mua chuộc bởi một lá phiếu định sẵn chống lại Roe kiện Wade. Quả là một nhục mạ khi hành động như thể đức tin của tôi chỉ thu gọn vào một vấn đề duy nhất”.
Bà nói thêm: “Người Công Giáo không thể ủng hộ các thẩm phán hay chính trị gia ngang nhiên coi thường tính bao quát của giáo huấn xã hội Công Giáo về quyền phụ nữ, quyền bỏ phiếu, quyền di dân, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi sinh, và rất nhiều điều nữa”.
Cái chiều rộng của giáo huấn xã hội Công Giáo ấy thì chắc Campbell có khi còn kém xa Barrett ít nhất ở phương diện thực hành. Barrett dù không thiếu gì con và là người đàn bà chuyên nghiệp, rất bận bịu, đã nhận làm con nuôi 2 đứa trẻ từ Haiti, trong đó, một em mắc hội chứng Down.
Ý thức hệ đã che mắt Campbell không nhìn ra thực tại! Bản thân chúng tôi không nắm vững, trong nghề luật sáng chói của Barrett bà đã phán, đã viết và đã nói gì khiến Networklobby của Campbell cho rằng bà “không coi mọi mạng sống là thánh thiêng”. Nhưng một linh mục Dòng Tên thuộc loại cấp tiến là cha Thomas Reese không nghĩ như thế. Xin mời qúy độc giả đọc bài “Amy Coney Barrett’s Religion is Important, but Irrelevant” đăng trên Religion News Service ngày 28 tháng 9, 2020:
Tôn giáo quan trọng nhưng không liên quan
Tôn giáo của Amy Coney Barrett rất quan trọng đối với việc bà được đề cử vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Nhưng nó cũng không liên quan.
Là một người Công Giáo, Barrett đã được Tổng thống Donald Trump đề cử vào tòa án ngày 26 tháng 9 để lấp chỗ trống sau cái chết của thẩm phán cấp tiến Ruth Bader Ginsburg. Một số người phản đối việc bổ nhiệm Barrett cho rằng niềm tin của bà sẽ ảnh hưởng đến cách bà quyết định các vụ kiện trước tòa án.
Việc lập luận rằng niềm tin tôn giáo của một người không hoặc không nên gây ảnh hưởng đến cách họ tiếp cận các vấn đề tư pháp chứng tỏ có sự thiếu hiểu biết về lịch sử và chính trị.
Chính trị là cách trong đó chúng ta đưa ra các quyết định có tính ràng buộc đối với các thành viên trong cộng đồng chính trị của chúng ta. Tất cả là vấn đề "Chúng ta nên làm gì?" - một vấn đề đạo đức trong chính bản chất của nó. Bất cứ mệnh đề nào có chữ "nên" ở trong nó đều là một phát biểu đạo đức. Đó là một phán đoán về điều gì đúng, điều gì sai.
Có nên tăng lương tối thiểu không? Chúng ta có nên rút khỏi Afghanistan không? Chúng ta có nên có Medicare cho mọi người không? Đây không chỉ là những câu hỏi về kinh tế hay quân sự; chúng cũng là những câu hỏi đạo đức.
Không phải mọi vấn đề đạo đức đều là vấn đề chính trị, nhưng mọi vấn đề chính trị đều là vấn đề đạo đức.
Tuy nhiên, cần có sự phân biệt giữa đạo đức bản thân và đạo đức xã hội. Đạo đức bản thân chỉ ảnh hưởng đến cá nhân (và có thể là một người lớn đồng thuận khác); đạo đức xã hội bao hàm những hành động tác động đến người khác. Đạo đức xã hội là lãnh vực của chính trị. Chính trị là cách trong đó, chúng ta áp đặt các chuẩn mực xã hội lên cộng đồng.
Tôi ngủ với ai có thể là một vấn đề đạo đức, nhưng nó không phải là một vấn đề chính trị. Chúng ta xử tử ai với tư cách một xã hội vừa là vấn đề đạo đức vừa là vấn đề chính trị.
Trong phần lớn lịch sử của phương Tây, người ta đã nhận được ý niệm của họ về điều gì đúng và điều gì sai từ Kitô giáo, như đã được cha mẹ và văn hóa của họ truyền thụ. Đối với những người Công Giáo hiểu biết hơn, triết học Hy Lạp cũng đóng một vai trò nhất định, nhờ các nhà thần học như Thánh Tôma Aquinô, người tin rằng đức tin và lý trí không xung đột với nhau.
Ở điểm tốt nhất của nó, Công Giáo đã cổ vũ một nền văn hóa yêu thương người lân cận; ở điểm tệ nhất, nó khiến giáo dân tùng phục các ý muốn bất thường của hàng giáo sĩ.
Sự tổng hợp đức tin và lý trí của Công Giáo đã bị phá vỡ bởi phong trào Cải cách, một phong trào biến Kinh thánh thành ưu việt, và bởi phong trào Ánh sáng, một phong trào bác bỏ sự đóng góp của tôn giáo.
Trong khi cả hai đã làm nhiều để giải phóng mọi người khỏi quyền lực giáo sĩ, Thệ Phản đã khai triển ra loại giáo sĩ trị riêng của họ, và các cố gắng khai triển một nền đạo đức phi tôn giáo đã tạo ra chủ nghĩa toàn trị ở cả cánh tả lẫn cánh hữu ở châu Âu thế kỷ 20.
Những người đến Hoa Kỳ từ Châu Âu đã mang theo họ lịch sử và bản sắc trên. Hầu hết tiếp tục đặt nền tảng đạo đức của họ trên Kitô giáo, nhưng nhiều nhà trí thức đã chịu ảnh hưởng bởi phong trào Ánh sáng.
Lịch sử Hoa Kỳ đầy những điển hình trong đó, các niềm tin tôn giáo đã ảnh hưởng đến cách người Mỹ tiếp cận các vấn đề chính trị, bắt đầu với Cách mạng và Tuyên ngôn Độc lập ("mọi người đều được tạo dựng bình đẳng").
Những người sáng lập ra quốc gia của chúng ta, vốn là các Kitô hữu và người theo phái duy thần (Deist), đã nhận ra tầm quan trọng của tôn giáo trong cuộc sống của người dân nhưng cũng nhận ra những tranh chấp tôn giáo đã chia cắt châu Âu ra sao. Hầu hết đều tin rằng tôn giáo như một nền tảng đạo đức là điều chủ yếu cho hoạt động của một nền dân chủ. Do đó, họ quyết định rằng các cá nhân nên được tự do lựa chọn tôn giáo của mình và tuyên bố chính phủ không nên chuộng tôn giáo này hơn tôn giáo nọ.
Những người được thúc đẩy bởi niềm tin tôn giáo đã tham gia vào mọi phong trào chính trị lớn trong lịch sử Hoa Kỳ, bao gồm việc bãi bỏ chế độ nô lệ, Nội chiến, Tái thiết, chính sách dùng bạc tự do, nghiệp đoàn lao động, Phong trào Uống Điều độ (Temperance), quyền bỏ phiếu của phụ nữ, Chính sách Kinh Tế Mới (New Deal), hai chiến tranh thế giới, dân quyền và nhiều biến cố khác nữa. Trong phần lớn các phong trào này, các tín đồ ở cả hai bên của các cuộc tranh chấp. Nhiều tín đồ cũng đưa ra các quyết định chính trị trước và sau đó tìm lý do tôn giáo hoặc đạo đức để hỗ trợ chúng.
Những người theo các tín ngưỡng khác nhau, cũng như những người không có đức tin, đã cùng nhau tham gia để ủng hộ hoặc phản đối các mục tiêu chính sách chuyên biệt mà không cần phải có chung động cơ. Điều quan trọng là thỏa thuận về mục tiêu chính sách, không phải động lực. Chính trị là làm cho mọi người đồng ý dù với những lý do khác nhau. Các nhà đạo đức có thể quan tâm liệu bạn có làm "điều đúng với lý do sai" hay không, nhưng các chính trị gia chỉ quan tâm đến việc bạn làm những gì họ muốn.
Đây là lý do tại sao tôn giáo của Barrett quan trọng nhưng không liên quan. Tôn giáo của bà có thể ảnh hưởng đến quan điểm của bà về luật pháp, nhưng điều này cũng đúng với hầu hết mọi thành viên của tòa án. Hãy nhớ rằng, Ginsburg đã có một câu trích dẫn từ sách Đệ nhị luật trên tường văn phòng của bà: "Công lý, công lý, con sẽ theo đuổi công lý".
Điều quan trọng là cách một người được đề cử xem xét luật pháp, chứ không phải tại sao bà ấy lại xem xét nó cách đó. Điều quan trọng là các phán quyết của bà ấy, không phải động cơ của bà ấy.
Cả các thượng nghị sĩ Dân chủ lẫn Cộng hòa đều biết tất cả những gì họ cần biết về việc Barrett sẽ là loại Thẩm phán nào của Tối cao Pháp viện bằng cách xem xét các phán quyết của bà, các bài viết của bà và các bài nói chuyện của bà. Bà đã dạy tại Trường Luật Notre Dame trong 15 năm và đã ở ngồi ở Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ trong ba năm. Họ không cần phải lục lọi tôn giáo của bà để giải mã cách bà suy nghĩ.
Thí dụ, các thượng nghị sĩ biết bà nghĩ gì về vụ Roe kiện Wade, Đạo luật Chăm sóc Giá phải chăng, kiểm soát súng ống, và nhiều vấn đề khác. Còn việc liệu bà ấy có thuộc một nhóm tôn giáo như People of Praise, một nhóm vốn gọi phụ nữ là "tớ gái", hay không, là điều không liên quan.
Sẽ là một sai lầm nghiêm trọng đối với Đảng Dân chủ khi nói về tôn giáo của Barrett vì nó sẽ mở đường khiến họ hứng chịu những cáo buộc chống Công Giáo từ người Cộng hòa. Nếu đảng Dân chủ nghiêm túc trong việc thu hút các cử tri theo đạo Công Giáo, họ sẽ không đối kháng họ bằng cách tấn công tôn giáo của Barrett, một điều quan trọng nhưng không liên quan.
Linh mục Reese không đề cập đến một phán quyết hay một bài báo hoặc một bài diễn văn cụ thể nào của Barrett để đánh tan nghi ngại rằng bà sẽ mang quan điểm của riêng bà áp đặt lên pháp luật. Nhưng ai cũng biết Tối Cao Pháp Viện là cơ quan cao nhất để giải thích Hiếp Pháp. Về phương diện này, mọi người đều biết bà thuộc nhóm giải thích Hiến Pháp theo nghĩa nguyên thủy của các người viết ra nó. Thuật ngữ gọi nhóm này là “originalist”.
Người ta lo ngại bà sẽ phán quyết bất lợi cho các nhóm như LGBT. Nhưng trước phiên điều trần ở Thượng viện năm 2017 trước khi được xác nhận trong vai trò Thẩm phán liên bang ở tòa Phúc Thẩm Chicago, bà coi các phán quyết trước đây về nhóm người này như là những tiền lệ có tính trói buộc (binding predecents) mà bà sẽ “trung thành tuân theo”.
Thông cáo báo chí của Nhóm Campbell nhằm đả phá việc đề cử Barrett có nhắc đến nuyên tắc Stare Decisis tiếng Latinh có nghĩa là “hãy để quyết định đứng đó”, tức tôn trọng các phán quyết trước đây, hay tiền lệ. Đây là một nguyên tắc của thông luật (common law), được coi như loại luật pháp thứ ba, có cùng giá trị như luật pháp định (statutory law). Campbell chỉ trích vì Barrett, trong một bài báo năm 2013, đăng trên Texas Law Review, khi liệt kê 7 tiền lệ như “những siêu tiền lệ” (super precedents) nghĩa là các tiền lệ các tòa án không bao giờ nghĩ đến việc lật ngược lại, Barrett đã không liệt kê vụ Roe kiện Wade (phá thai). Barrett cho rằng một siêu tiền lệ phải được sự ủng hộ rộng rãi không những từ các nhà luật học, chính trị gia mà còn cả công chúng nữa. Roe kiện Wade không được như thế.
Chứ thực ra, Barrett chưa ra phán quyết nào về phá thai cả. Về Roe kiện Wade, theo Từ điển mở Wikipedia, năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm phán quyết này, Barrett cho là nó đã tạo ra “một khuôn khổ cho việc phá thai theo yêu cầu trong một môi trường chính trị vốn đã giải phóng luật lệ về phá thai ờ từng tiểu bang một...” Bà cho rằng các học giả ở cả hai phía của cuộc tranh luận đều phê phán việc Roe tạo ra một cách không cần thiết phản ứng chính trị dữ dội mà người ta quen gọi là “Trận Cuồng Nộ Roe” (Roe Rage), ảnh hưởng mọi điều từ các cuộc bầu cử liên bang và tiểu bang đến diễn trình xác nhận việc đề cử thẩm phán liên bang. Theo bà, Ít có xác suất toà án sẽ lật ngược Roe: “yếu tố nền tảng cho rằng người đàn bà có quyền chọn phá thai, có lẽ sẽ còn đó. Vấn đề tranh cãi nay chỉ là về việc tài trợ. Đây là vấn đề liệu các vụ phá thai có được tài trợ công cộng hay tư riêng”.
Xét chung ra, William T. Cavanaughh, trên tạp chí America ngày 23 tháng 9, 2020, cũng cho rằng dù đa số thẩm phán ở Tối Cao Pháp Viện là Công Giáo đi chăng nữa, Roe kiện Wade sẽ không bị lật ngược. Lý do nó sinh ra năm 1970, lúc đảng Dân Chủ chiếm thiểu số ở Tối Cao Pháp Viện và từ đó, cứ ở mãi thế thiểu số ấy, chỉ trừ lúc Thẩm Phán Antonin Scalia qua đời là họ ngang ngửa ở tỷ số 4-4! Thế nhưng Roe vẫn cứ đứng đó. Ngay lúc này, phía Công Giáo chiếm tới tỷ lệ 6-3 tại Tối Cao Pháp Viện, người ta vẫn có nhiều lý do để hoài nghi việc nó bị lật ngược.
Cavanaugh cho biết thêm: Roe kiện Wade được thông qua với số phiếu 7 chống 2 trong một Tối Cao Pháp Viện với đa số 6 chọi 3 nghiêng về phía Cộng Hòa. Đến năm 1992, hai tổng thống phò sinh Reagan và Bush đã đề cử đến 5 thẩm phán, khiến Cộng Hòa chiếm tới 8 chọi 1 đa số, trong đó, thẩm phán Dân chủ duy nhất là Byron White lại chính là người bỏ phiếu chống Roe kiện Wade! Trái lại, chính trong thòi kỳ này, khi Planned Parenthood kiện Casey ra trước Tối Cao Pháp Viện, không những Roe kiện Wade không bị lật ngược mà Tối Cao Pháp Viện còn phán quyết bỏ ra ngoài vòng pháp luật bất cứ hạn chế nào buộc thêm tròng cho các phụ nữ muốn phá thai!
Thiển nghĩ một người vận động hành lang như nữ tu Campbell hẳn phải biết những sự kiện như thế. Như thế bà chống Barrett hình như không hẳn lo ngại cho nguyên tắc Stare Decisis, mà vì những lý do khác, chẳng lẽ vì cùng là người Công Giáo mà lại theo khuynh hướng chính trị khác. Đúng là độc tài duy tương đối!
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hoàng Sa, Trường Sa Việt Nam
Hà Minh Thảo
17:07 29/09/2020
I./ SỰ KIỆN ÐĂNG RỒI BỎ HAI QUẦN ÐẢO.
Hôm 14.09.2020, để tuyên dương các thành quả 25 năm kết bạn giữa hai cựu thù Hoa Kỳ và XHCN Việt Nam, Sứ quán Mỹ ở Hà Nội đã trình dán một bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mang lại niềm vui cho người dân Việt. Nhưng, hôm sau, hai quần đảo này bị loại khỏi bảng quảng cáo cái gọi là ‘đối tác tín cẩn’ (trusted partners) trên mọi mặt. Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự bất bình trước sự kiện khi phát hiện Tòa Đại sứ Mỹ bỗng dưng thay hình bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo này. Tại sao sự hiện hữu của hai quần đảo tạo nên sự quan trọng đối với họ?
Để làm rõ sự vụ, báo Người Việt đã gửi điện thư đến bà Rachael Chen, tùy viên báo chí Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, với các câu hỏi xoay quanh việc thay hình bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa và Trường Sa trên fanpage. Sau đó, bà Chen hồi đáp bằng tiếng Anh: ‘Bạn có vui lòng chuyển câu hỏi này tới EAP-Press@state.gov không? Chúng tôi khuyên bạn nên gửi email đến hộp thư đó để được phản hồi nhanh nhất’. Người của Báo này đã gửi lại email theo yêu cầu nhưng đến tối cùng ngày vẫn chưa nhận được phản hồi từ Sứ quán Mỹ.
Rất nhiều câu hỏi cùng nội dung, nhưng không ai thấy admin của fanpage U.S. Embassy in Hanoi trả lời hay giải thích về việc thay hình bản đồ Việt Nam có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ước mong Ngài Ðại sứ Daniel J. Krittenbrink ban cho vài lời hay viết ít chữ để mọi người hết trông chờ.
Cho đến sáng ngày 18.09.2020, bài viết của Sứ quán Mỹ trên Facebook đã nhận được 6.900 lượt thả biểu tượng cảm xúc, trong đó có tới 5.500 biểu tượng giận dữ. Trong số hơn 1.700 bình luận dưới bài viết, nếu như các bình luận trước ngày 15.09.2020 gồm nhiều từ cảm thán như ‘tuyệt vời’, ‘hoan hô chính phủ Mỹ’, thì sau đó tất cả các bình luận đều có nội dung bày tỏ sự thất vọng. ‘Mỹ lật nhanh như lật bánh tráng vậy. Thế nên Việt Nam cần đề phòng’, một người tên Huyen Nguyen bình luận như vậy.
Trong quá khứ, nhiều cuộc biểu tình chống Trung quốc đã diễn ra tại nhiều Thành phố khắp lãnh thổ Việt Nam để xác định ‘HS-TS-VN’ (Hoàng Sa–Trường Sa của Việt Nam). Nhưng nhà nước VNCS, tuy nói ‘lập trường nhất quán và xuyên suốt về Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã được bày tỏ nhiều lần và dưới nhiều hình thức khác nhau và được nhiều quốc gia tôn trọng, ủng hộ (Lê thị Thu Hằng ngày 07.09.2020), nhưng luôn ra sức đàn áp tàn bạo đồng bào biểu tình chống Tàu. Hơn nữa, do ‘hèn với giặc, ác với dân’, họ rất sợ người dân thừa thắng xông lên…
Ðiển hình, ngày 19.01.2017, nhiều người dân Hà Nội và TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm trận Hoàng sa 1974 và lên án Trung cộng xâm lược. Công an Việt Nam đàn áp thô bạo cuộc biểu tình ở thủ đô, tại công viên Lý Thái Tổ, với biểu ngữ ‘chống kẻ thù truyền kiếp’ và lên án ‘quân xâm lăng’. Cuộc biểu tình được tổ chức để ghi dấu 43 năm quần đảo Hoàng Sa bị Tàu đánh chiếm.
Người biểu tình Phạm Văn Trội nói với AFP rằng ‘chính quyền Việt nam nên tỏ ra cương quyết với Trung Quốc để lấy lại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ».
Trường hợp đáng thương và cần vinh danh xin dành cho Tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn, sinh ngày 10.01.1985. Chị bị bắt khi cùng cha mẹ biểu tình ‘HS-TS-VN’ tháng 07/2011 và bị buộc tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự để xử 8 năm tù và 5 năm quản chế. Thời gian đáo hạn tù, ngày 02.08.2019, mãn tù lúc 34 tuổi, được chở về ở tỉnh Trà Vinh trong vòng tay mẹ.
[- Tại sao Dân Việt đau khổ vậy? trong khi các chánh trị gia ba đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ cùng Cộng sản Việt không ngớt miệng lừa dối : ‘Nhân quyền tại VNCS luôn được cải thiện’. Vậy cải thiện tới mực nào? Tới vụ ‘Ðồng Tâm’ đủ chưa?
- Phải chăng vì Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc về giam giữ người tùy tiện lên tiếng việc bắt giam Chị Nguyễn Đặng Minh Mẫn là vi phạm luật quốc tế và kêu gọi chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho Chị’ mà Chị bị hành hạ như vậy? Việt Nam đang là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ lần thứ hai? Chị Minh Mẫn phải chịu những điều kiện giam giữ khắc nghiệt trong tù và phải nhận những đồ ăn không thể ăn nổi và không được sử dụng nước sạch khiến Chị đã tuyệt thực nhiều lần vào các năm 2014 và 2015. Chị bị đánh đập trước khi bị đưa đi biệt giam nhiều lần. Sau nhiều năm trong tù, mắt Chị đã bị mờ. Chị cần đi khám mắt và chữa trị.]
I./ HAI QUẦN ÐẢO THUỘC CHỦ QUYỀN NƯỚC NÀO?
Hoàng Sa cho tới ngày 24.01.1974 và Trường Sa tới ngày 30.04.1975, tuy có tranh chấp với nhiều nước khác, nhưng luôn thuộc quyền quản trị của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
A.- Quần đảo Hoàng Sa.
Tháng 02/1959, ngư thuyền Trung cộng đưa người vào đánh cá trên Hoàng Sa. Không biết là dân chài thật hay dân chài giả, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho lệnh bắt giữ rồi trục xuất ngay. Vì lúc đó, VNCH độc lập hoàn toàn, nên Bộ Ngoại giao Mỹ thời Ngoại trưởng Foster Dulles không e ngại Tàu cộng trả đũa, cũng không ngăn chặn Tổng thống Diệm.
Ngày 22.06.1972, khi mật đàm với Thủ tướng Tàu Chu n Lai ở Bắc Kinh, Cố vấn Mỹ Henry Kissinger đã cho ông Chu biết ‘sau khi chúng tôi (lính Mỹ) đã không còn can dự nữa thì… rất ít khả năng chúng tôi sẽ quay trở lại’.
Ngày 27.01.1973, Hiệp định Paris, do Kissinger và Lê Ðức Thọ hình thành (VNCH mất độc lập từ ngày 02.11.1963 vào tay Mỹ). Sau đó, quân Mỹ đã tháo chạy (quân viễn chinh Mỹ đi đánh giặc, không do lời kêu cứu của VNCH và, cuối cùng, nội địa cường quốc Mỹ bị xáo trộn, máu đổ thịt rơi thì việc phải tháo chạy và cuốn cờ ngày 30.04.1975 thì còn vinh dự gì. Theo Hiệp định Paris này, Mỹ cam kết hỗ trợ VNCH khi bị nước này tấn công, nhưng chúng đã nuốt lời
Ðầu năm 1974, Tàu cộng muốn trắc nghiệm xem Mỹ có quay trở lại hay không. Cho nên, ngay đầu năm, họ đã lấn chiếm Hoàng Sa.
Ngày 16.01.1974, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ.16 (bản thân tôi từng phục vụ trên tàu chiến này), sau khi đưa một phái đoàn Quân đội VNCH thăm dò một số đảo thuộc Hoàng Sa để chuẩn bị thiết lập một phi trường thì khám phá sự hiện diện của lính Tàu và cuộc nghinh chiến xảy ra… Ngày 19.01.1974, các chiến hạm đôi bên giao tranh gần đảo Quang Hòa.
Dù trong hoàn cảnh nghiệt ngã, Hải quân VNCH vẫn chống trả. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bay đến Đà Nẵng, lấy giấy ra viết tay thẳng cho Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải : « Chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải':
- Thứ nhất là tìm đủ mọi cách ôn hòa mời các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ VNCH.
- Thứ hai, nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này và nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ VNCH ».
Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH nhận được thông báo của Văn phòng Tùy viên Quân sự Mỹ (DAO) ở Sài Gòn, cho biết radar Đệ thất Hạm đội ghi nhận một số tàu chiến và chiến đấu cơ từ Hải Nam đang tiến về Hoàng Sa. Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH yêu cầu Hạm đội 7 Mỹ giúp, nhưng họ từ chối, kể cả việc cứu vớt nguời (vi luật Hàng hải). Các chiến hạm VNCH được lệnh rút bỏ khỏi quần đảo Hoàng Sa.
Hộ tống hạm lớp Kronshtadt 274 của Tàu bị bắn chìm là soái hạm nên hầu hết bộ tham mưu đã tử trận gồm Đô đốc Phương Quang Kinh, Tư lịnh phó Hạm đội Nam Hải, bốn Ðại tá, sáu Trung tá, hai Thiếu tá, bảy sĩ quan cấp úy và một số đoàn viên. Ngoài ra, Trục lôi hạm số 389 và số 396 bị hư hại nặng.
Hôm 20.01.1974, 4 phi cơ MiG-21 và MiG-23 Trung cộng oanh tạc các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, và Hoàng Sa. Sau đó, quân Tàu đổ bộ tấn công các đơn vị đồn trú VNCH bị mất liên lạc.
Viết đến đây, chúng tôi tìm được trên Internet bài ‘Bí ẩn trận chiến Hoàng Sa 1974’ viết bởi Thiếu tá Phạm Văn Hồng. Xin phép Thiếu tá cho trích đoạn ‘phản VNCH của Mỹ qua tay Kissinger’ Thiếu tá được biết khi bị giam ở Tàu.
Sáng 15.01.1974, Thiếu tá Hồng, sĩ quan lãnh thổ Phòng 3 thuộc Quân Đoàn I nhận lệnh ra Hoàng Sa để thiết lập sơ đồ để xây một phi trường quân sự. Buổi chiều, ông đi với một nhân viên Tòa Tổng Lãnh sự Mỹ tại Đà Nẵng có tên ông Kosh trên chiếc Falcon đến Tiên Sa. Khoảng 18 giờ, hai ông lên chiếc HQ16 do HQ Trung tá Lê Văn Thự là Hạm trưởng. HQ16 đưa cả hai đến Hoàng Sa khoảng 9 giờ hôm sau.
Sau khi bị Tàu bắt, ông và những người khác không bị đánh, nhưng có bị dọa nạt và áp đảo tinh thần. Lúc 15 giờ, được ăn cơm, với thịt heo của anh em Địa Phương Quân nuôi, nhưng chỉ có mỡ thôi, nạc thì lính Tàu ăn. Sau đó, bị nhốt. Lúc khuya, tất cả bị bắt ra xếp một hàng dọc ngoài sân. Ai cũng nghĩ chắc chúng đem đi xử bắn. Một vài người có vẻ lo lắng, Thiếu tá Hồng trấn an: ‘Các anh cứ bình tĩnh, dù chúng ta có chết cũng chết cho Tổ Quốc và giữ khí phách một người lính VNCH’. Cuối cùng chúng không bắn ai hết! Tất cả nhóm là 49 người, kể cả Kosh. Ngày 21.01.1974, Thiếu tá Hồng bị gọi lên lấy khẩu cung nhiều lần, chúng cố tình khai thác về tổ chức quân đội VNCH, nhưng ông viện lý do ‘bí mật quân sự’, phòng nào chỉ biết phòng đó thôi, một cách tổng quát, bảo mật rất kỹ.
Sau khi giam một tuần lễ, chúng lựa ra mỗi toán một người để thả. Ðầu tiên là Kosh, Khí Tượng một người, Địa Phương Quân một và Hải quân thả một vì bị thương nhẹ. Kosh là Trung úy Lực lượng Đặc biệt, làm cho Tòa Tổng Lãnh sự Mỹ, đi theo để giám định tổn phí thực hiện phi trường mà Tòa Tổng Lãnh sự hứa chi trả. Ðây chỉ là một kế hoạch xây phi trường ảo (không thật) do Kissinger và Tàu dựng lên. Ðiều thỏa thuận giữa chúng đã được thể hiện qua thái độ của Kosh với Tàu và của Tàu đối với hắn.
Sau khi những người Việt bị đưa vào trại giam ‘Thu Dung Tù Binh’ ở Quảng Đông thì có một toán cán bộ Tàu đến. Trưởng toán nói tiếng Việt : « Hiện giờ, Tiến sĩ Kissinger của Mỹ đang ngồi ở Bắc Kinh, chiều nay mọi người sẽ biết tin này, chúng tôi sẽ mang đến đây một chiếc radio mở cho các anh nghe ». Lúc chiều, họ mang radio đến và mở cho mọi người nghe bản tin đài Trung Cộng như thế này: « Trong cuộc chiến đấu, chí nguyện quân Trung Quốc đã bắt được một đám tù binh miền Nam Việt Nam, trong đó có tên Thiếu tá Phạm Văn Hồng ». Điều đó cho thấy rõ ràng có âm mưu dàn xếp giữa chúng nó. Mỹ muốn dùng Hoàng Sa của VNCH làm món quà để triều cống cho Mao hầu mừng việc bình thường hóa quan hệ đôi bên. Mỹ đã phản VNCH đến tận cùng để, đến nay, phải nhận hậu quả, quân lính Mỹ vẫn còn sa lầy ở Iraq và Afghanistan.
Tuy mắc bẫy và bị phản bội, nhưng Việt Nam Cộng hòa đã cho Mỹ, Tàu cộng và thế giới thấy tinh thần yêu nước của mình như thế nào. Hải Quân VNCH dám đương đầu chống quân xâm lược hùng hậu hơn mình gấp bội. VNCH ta đã anh dũng hy sinh nhiều sĩ quan, binh sĩ Hải quân cũng như thiệt hại một số chiến hạm, nhưng Hải Quân ta cũng đã đánh chìm Hộ tống hạm lớp Kronshtadt 274. Vì tàu này là soái hạm nên hầu hết bộ tham mưu đều tử trận gồm Đô đốc Phương Quang Kinh, Tư lệnh Phó của Hạm đội Nam Hải, bốn đại tá, sáu trung tá, hai thiếu tá, bảy sĩ quan cấp úy và một số đoàn viên. Ngoài ra, Trục lôi hạm số 389 và số 396 bị hư hại nặng.
Ðể tường thuật cách đầy đủ, Không Quân VNCH cũng đã chuẩn bị bằng c á c phi cơ bay từ phi trường Biên Hòa ra Đà Nẵng, rồi từ đó sẽ bay ra Hoàng Sa oanh kích, và các phi công cũng chấp nhận sẽ chơi theo kiểu Nhật, khi phi cơ bay ra Hoàng Sa thì đủ nhiên liệu nhưng lúc về thì không. Do đó, các phi công cảm tử sẽ bỏ phi cơ và nhảy dù xuống biển, tàu Hải Quân VNCH sẽ ứng trực sẵn sàng để tiếp cứu. Mọi việc đã chuẩn bị hoàn tất, nhưng phút chót lệnh này bị hủy bỏ!”
Thêm bằng chứng về âm mưu giữa Mỹ và Trung Cộng trao đổi Hoàng Sa, trích bài ‘Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh khai hỏa ở Hoàng Sa’ do
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng gửi BBC ngày 07.03.2017. Xin Ts Hưng cho phép trích đăng.
Bức điện tín Ngày 19 tháng 1/1974
Người gửi: Ngoại Trưởng - Washington DC
Nơi nhận: Tòa Ðại sứ Sài Gòn
Mật điện Bộ Ngoại Giao 012641
1. Xung đột quân sự tại Hoàng Sa đã đưa đến thương vong cho VNCH với hai chiến hạm bị tên lửa STYX của Trung Quốc bắn chìm*. Chính phủ VNCH có yêu cầu Mỹ giúp tìm kiếm và cứu vớt các nạn nhân. Tình hình thêm phức tạp vì báo cáo là trên đảo Pattle (do VNCH đóng quân) lại có một nhân viên dân sự Mỹ làm việc cho Văn phòng Tùy viên ở Ðà Nẵng. Chúng tôi không hiểu tại sao người này lại có mặt ở đó.
2. Bộ Ngoại Giao đã yêu cầu Bộ Quốc Phòng ra lệnh cho Hải quân Hoa Kỳ tránh khỏi khu vực này.
Hai ngày trước đây (17 tháng 1) chúng tôi có bàn luận với Ðại sứ Martin qua điện thoại và bày tỏ ý muốn của chúng tôi là tình hình phải được hạ nhiệt…
3. Thông cáo của Bộ Ngoại Giao gửi cho báo chí về vụ này sẽ nói theo những điểm như sau:
-- Chính phủ Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong việc tranh chấp Hoàng Sa nhưng hết sức mong muốn là sự tranh chấp được giải quyết trong hòa bình.
-- Lực lượng quân sự Mỹ không dính líu gì vào xung đột này.
4. Chúng tôi đang yêu cầu Tòa Ðại sứ ở Sàigòn cố vấn chính phủ VNCH chỉ nên có những hành động tối thiểu để tự vệ và để cứu vớt nạn nhân (và người nhân viên Mỹ ở trên đảo) nhưng làm tất cả những gì có thể để tránh đụng độ trực tiếp thêm nữa với lực lượng Trung Quốc. Việc mà VNCH hay chúng ta không cần chút nào trong lúc này là đụng độ giữa Trung Quốc và Chính phủ Việt Nam về mấy hòn đảo, dẫn tới vai trò bất chấp của Trung Quốc trong cuộc chiến Việt Nam.
KHẨN - MẬT
Về phản ứng của Mỹ và mật điện ngày 19 tháng 1, 1974, ta có thể nhận xét như sau:
Vừa biết tin rục rịch là TT Thiệu đang sửa soạn ra lệnh chống trả chiến hạm Trung Quốc là Bộ Ngoại Giao đã can ngăn ngay. · Chính phủ VNCH yêu cầu Mỹ giúp tìm kiếm và cứu vớt các nạn nhân (ngoài số tử thương còn 68 binh sĩ VNCH bị mất tích và bắt làm tù binh) nhưng bị từ chối.
· Ðã không yểm trợ chiến đấu, đã ra lệnh cho Hải quân Hoa Kỳ tránh né khỏi khu vực giao tranh, lại còn tuyên bố cho rõ ràng là ‘Chính phủ Mỹ không đứng về phe nào trong việc tranh chấp Hoàng Sa’ và xác định (cho Bắc Kinh biết) là ‘Lực lượng quân sự Mỹ không dính líu gì vào vụ xung đột này’.
· Không đứng về phe nào thì tại sao lại khuyên can chính phủ VNCH ‘hãy hạ nhiệt’ chỉ hành động tối thiểu để tự vệ và để cứu vớt nạn nhân thôi, nhưng làm bất cứ những gì để tránh đụng độ thêm nữa với lực lượng Trung Quốc về mấy hòn đảo? Ông Kissinger đã quên rằng chính ông đã từng soạn thảo lá thư để TT Nixon gửi TT Thiệu ngay trước khi ký kết Hiệp định Paris nói đến lập trường vẹn toàn lãnh thổ của VNCH: ‘Nền tự do và độc lập của VNCH vẫn còn là mục tiêu tối cao của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ’ (thư ngày 17 tháng 1, 1973).
· Như vậy là một cửa vào Biển Ðông đã bắt đầu được mở rộng. Trước đó, từ 1960 tới 1973, Trung Quốc chỉ cho tầu đi tuần tiễu vùng biển giữa quần đảo Hải Nam và Hoàng Sa trung bình khoảng năm lần một năm.
[ Ðính chính: HQ.16 không bị bắn chìm, chỉ nhận đạn từ HQ.5. Chỉ HQ.10 bị chìm. HQ Trung tá Nguỵ Văn Thà và 72 sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ Hộ tống hạm HQ. 10 Nhật Tảo đã vĩnh viễn nằm trong lòng biển mẹ Hoàng Sa, máu của quý anh hòa cùng máu của nhau để anh dũng quyết bảo vệ từng tấc giang sơn lãnh hải của Tổ Quốc Việt Nam.]
2. Trường Sa.
16 giờ 20 Ngày 13.03.1988, tàu HQ-604 đã thả neo cách đảo Gạc Ma chừng 100 thước. Lối 30 phút sau, tàu hộ vệ tên lửa 502 của Hải quân Trung cộng đến cạnh, cách nhau 500 thước. Lúc 17 giờ, tàu này áp sát tàu HQ-604 và dùng loa thông báo đây là lãnh thổ Tàu, yêu cầu bộ đội Việt cộng rời khỏi. HQ-604 cũng yêu cầu tương tự. Sau khoảng 30 phút thì tàu Trung cộng bỏ đi.
Trước tình hình căng thẳng, lúc 21giờ, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt cộng chỉ thị bộ đội quyết giữ vững các đá Gạc Ma, Cô Lin và lực lượng công binh khẩn trương dùng xuồng chuyển vật liệu xây dựng lên đá ngay trong cùng đêm. Thực hiện mệnh lệnh, tàu HQ-604 cùng lực lượng công binh Trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên Gạc Ma, và lực lượng Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ đỏ sao vàng và triển khai bốn tổ bảo vệ đảo.
Lúc này, Trung cộõng tăng cường thêm 2 hộ vệ hạm trang bị pháo 100 ly, yêu cầu VNCS rút khỏi Gạc Ma. Ban chỉ huy tàu 604 nhận định Tàu có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định bình tĩnh xử trí bảo vệ Gạc Ma.
Sau 27 năm, sự thật mới được ‘bật mí’ khi tướng Lê Mã Lương, cựu Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự nói trong cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức: « Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Theo ông Lê Khắc Mai thì lịnh chết người đó là do ‘đại đồng chí’ Lê Ðức Anh ban truyền và số lính bị tàn sát là 64 người trong biển máu. Còn đâu là một quân đội để bảo vệ Tổ Quốc XHCN và người lính cộng sản !
Sự thật đã được sáng tỏ khi chuÙng ta so sánh hai trận hải chiến Hoàng Sa và Trường Sa để thấy rõ ‘ai là H. Kissinger’, một quan chức sát nhân đã từng bị dân Nam Mỹ mang còng sắt vào tận phòng họp Thượng nghị viện để còng hai tay hắn.
Nhân đang kỳ vận động bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 03.11.2020, một lần nữa, chúng tôi ước mong công dân Mỹ gốc Việt đừng lợi dụng Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa trong một cuộc tranh cử hứa hẹn nhiều điều xấu, kém dân chủ. Ông Biden từng chống lại VNCH và ông Trump đã cầm cờ đỏ sao vàng. Nhưng đề nghị quý vị tín nhiệm là phiếu liên danh Cộng hòa vì ‘Make America Great Again’ chỉ sau khi Tổng thống D. Trump tái đắc cử, giúp người công dân Việt thu được quyền Bầu và Ứng cử để chọn những người Tài và, nhất là Ðức, hầu thành hình một Chính Quyền thật sự ‘của Dân, do Dân và vì Dân’.
Hà Minh Thảo
Hôm 14.09.2020, để tuyên dương các thành quả 25 năm kết bạn giữa hai cựu thù Hoa Kỳ và XHCN Việt Nam, Sứ quán Mỹ ở Hà Nội đã trình dán một bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mang lại niềm vui cho người dân Việt. Nhưng, hôm sau, hai quần đảo này bị loại khỏi bảng quảng cáo cái gọi là ‘đối tác tín cẩn’ (trusted partners) trên mọi mặt. Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự bất bình trước sự kiện khi phát hiện Tòa Đại sứ Mỹ bỗng dưng thay hình bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo này. Tại sao sự hiện hữu của hai quần đảo tạo nên sự quan trọng đối với họ?
Để làm rõ sự vụ, báo Người Việt đã gửi điện thư đến bà Rachael Chen, tùy viên báo chí Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, với các câu hỏi xoay quanh việc thay hình bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa và Trường Sa trên fanpage. Sau đó, bà Chen hồi đáp bằng tiếng Anh: ‘Bạn có vui lòng chuyển câu hỏi này tới EAP-Press@state.gov không? Chúng tôi khuyên bạn nên gửi email đến hộp thư đó để được phản hồi nhanh nhất’. Người của Báo này đã gửi lại email theo yêu cầu nhưng đến tối cùng ngày vẫn chưa nhận được phản hồi từ Sứ quán Mỹ.
Rất nhiều câu hỏi cùng nội dung, nhưng không ai thấy admin của fanpage U.S. Embassy in Hanoi trả lời hay giải thích về việc thay hình bản đồ Việt Nam có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ước mong Ngài Ðại sứ Daniel J. Krittenbrink ban cho vài lời hay viết ít chữ để mọi người hết trông chờ.
Cho đến sáng ngày 18.09.2020, bài viết của Sứ quán Mỹ trên Facebook đã nhận được 6.900 lượt thả biểu tượng cảm xúc, trong đó có tới 5.500 biểu tượng giận dữ. Trong số hơn 1.700 bình luận dưới bài viết, nếu như các bình luận trước ngày 15.09.2020 gồm nhiều từ cảm thán như ‘tuyệt vời’, ‘hoan hô chính phủ Mỹ’, thì sau đó tất cả các bình luận đều có nội dung bày tỏ sự thất vọng. ‘Mỹ lật nhanh như lật bánh tráng vậy. Thế nên Việt Nam cần đề phòng’, một người tên Huyen Nguyen bình luận như vậy.
Trong quá khứ, nhiều cuộc biểu tình chống Trung quốc đã diễn ra tại nhiều Thành phố khắp lãnh thổ Việt Nam để xác định ‘HS-TS-VN’ (Hoàng Sa–Trường Sa của Việt Nam). Nhưng nhà nước VNCS, tuy nói ‘lập trường nhất quán và xuyên suốt về Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã được bày tỏ nhiều lần và dưới nhiều hình thức khác nhau và được nhiều quốc gia tôn trọng, ủng hộ (Lê thị Thu Hằng ngày 07.09.2020), nhưng luôn ra sức đàn áp tàn bạo đồng bào biểu tình chống Tàu. Hơn nữa, do ‘hèn với giặc, ác với dân’, họ rất sợ người dân thừa thắng xông lên…
Ðiển hình, ngày 19.01.2017, nhiều người dân Hà Nội và TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm trận Hoàng sa 1974 và lên án Trung cộng xâm lược. Công an Việt Nam đàn áp thô bạo cuộc biểu tình ở thủ đô, tại công viên Lý Thái Tổ, với biểu ngữ ‘chống kẻ thù truyền kiếp’ và lên án ‘quân xâm lăng’. Cuộc biểu tình được tổ chức để ghi dấu 43 năm quần đảo Hoàng Sa bị Tàu đánh chiếm.
Người biểu tình Phạm Văn Trội nói với AFP rằng ‘chính quyền Việt nam nên tỏ ra cương quyết với Trung Quốc để lấy lại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ».
Trường hợp đáng thương và cần vinh danh xin dành cho Tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn, sinh ngày 10.01.1985. Chị bị bắt khi cùng cha mẹ biểu tình ‘HS-TS-VN’ tháng 07/2011 và bị buộc tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự để xử 8 năm tù và 5 năm quản chế. Thời gian đáo hạn tù, ngày 02.08.2019, mãn tù lúc 34 tuổi, được chở về ở tỉnh Trà Vinh trong vòng tay mẹ.
[- Tại sao Dân Việt đau khổ vậy? trong khi các chánh trị gia ba đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ cùng Cộng sản Việt không ngớt miệng lừa dối : ‘Nhân quyền tại VNCS luôn được cải thiện’. Vậy cải thiện tới mực nào? Tới vụ ‘Ðồng Tâm’ đủ chưa?
- Phải chăng vì Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc về giam giữ người tùy tiện lên tiếng việc bắt giam Chị Nguyễn Đặng Minh Mẫn là vi phạm luật quốc tế và kêu gọi chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho Chị’ mà Chị bị hành hạ như vậy? Việt Nam đang là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ lần thứ hai? Chị Minh Mẫn phải chịu những điều kiện giam giữ khắc nghiệt trong tù và phải nhận những đồ ăn không thể ăn nổi và không được sử dụng nước sạch khiến Chị đã tuyệt thực nhiều lần vào các năm 2014 và 2015. Chị bị đánh đập trước khi bị đưa đi biệt giam nhiều lần. Sau nhiều năm trong tù, mắt Chị đã bị mờ. Chị cần đi khám mắt và chữa trị.]
I./ HAI QUẦN ÐẢO THUỘC CHỦ QUYỀN NƯỚC NÀO?
Hoàng Sa cho tới ngày 24.01.1974 và Trường Sa tới ngày 30.04.1975, tuy có tranh chấp với nhiều nước khác, nhưng luôn thuộc quyền quản trị của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
A.- Quần đảo Hoàng Sa.
Tháng 02/1959, ngư thuyền Trung cộng đưa người vào đánh cá trên Hoàng Sa. Không biết là dân chài thật hay dân chài giả, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho lệnh bắt giữ rồi trục xuất ngay. Vì lúc đó, VNCH độc lập hoàn toàn, nên Bộ Ngoại giao Mỹ thời Ngoại trưởng Foster Dulles không e ngại Tàu cộng trả đũa, cũng không ngăn chặn Tổng thống Diệm.
Ngày 22.06.1972, khi mật đàm với Thủ tướng Tàu Chu n Lai ở Bắc Kinh, Cố vấn Mỹ Henry Kissinger đã cho ông Chu biết ‘sau khi chúng tôi (lính Mỹ) đã không còn can dự nữa thì… rất ít khả năng chúng tôi sẽ quay trở lại’.
Ngày 27.01.1973, Hiệp định Paris, do Kissinger và Lê Ðức Thọ hình thành (VNCH mất độc lập từ ngày 02.11.1963 vào tay Mỹ). Sau đó, quân Mỹ đã tháo chạy (quân viễn chinh Mỹ đi đánh giặc, không do lời kêu cứu của VNCH và, cuối cùng, nội địa cường quốc Mỹ bị xáo trộn, máu đổ thịt rơi thì việc phải tháo chạy và cuốn cờ ngày 30.04.1975 thì còn vinh dự gì. Theo Hiệp định Paris này, Mỹ cam kết hỗ trợ VNCH khi bị nước này tấn công, nhưng chúng đã nuốt lời
Ðầu năm 1974, Tàu cộng muốn trắc nghiệm xem Mỹ có quay trở lại hay không. Cho nên, ngay đầu năm, họ đã lấn chiếm Hoàng Sa.
Ngày 16.01.1974, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ.16 (bản thân tôi từng phục vụ trên tàu chiến này), sau khi đưa một phái đoàn Quân đội VNCH thăm dò một số đảo thuộc Hoàng Sa để chuẩn bị thiết lập một phi trường thì khám phá sự hiện diện của lính Tàu và cuộc nghinh chiến xảy ra… Ngày 19.01.1974, các chiến hạm đôi bên giao tranh gần đảo Quang Hòa.
Dù trong hoàn cảnh nghiệt ngã, Hải quân VNCH vẫn chống trả. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bay đến Đà Nẵng, lấy giấy ra viết tay thẳng cho Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải : « Chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải':
- Thứ nhất là tìm đủ mọi cách ôn hòa mời các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ VNCH.
- Thứ hai, nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này và nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ VNCH ».
Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH nhận được thông báo của Văn phòng Tùy viên Quân sự Mỹ (DAO) ở Sài Gòn, cho biết radar Đệ thất Hạm đội ghi nhận một số tàu chiến và chiến đấu cơ từ Hải Nam đang tiến về Hoàng Sa. Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH yêu cầu Hạm đội 7 Mỹ giúp, nhưng họ từ chối, kể cả việc cứu vớt nguời (vi luật Hàng hải). Các chiến hạm VNCH được lệnh rút bỏ khỏi quần đảo Hoàng Sa.
Hộ tống hạm lớp Kronshtadt 274 của Tàu bị bắn chìm là soái hạm nên hầu hết bộ tham mưu đã tử trận gồm Đô đốc Phương Quang Kinh, Tư lịnh phó Hạm đội Nam Hải, bốn Ðại tá, sáu Trung tá, hai Thiếu tá, bảy sĩ quan cấp úy và một số đoàn viên. Ngoài ra, Trục lôi hạm số 389 và số 396 bị hư hại nặng.
Hôm 20.01.1974, 4 phi cơ MiG-21 và MiG-23 Trung cộng oanh tạc các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, và Hoàng Sa. Sau đó, quân Tàu đổ bộ tấn công các đơn vị đồn trú VNCH bị mất liên lạc.
Viết đến đây, chúng tôi tìm được trên Internet bài ‘Bí ẩn trận chiến Hoàng Sa 1974’ viết bởi Thiếu tá Phạm Văn Hồng. Xin phép Thiếu tá cho trích đoạn ‘phản VNCH của Mỹ qua tay Kissinger’ Thiếu tá được biết khi bị giam ở Tàu.
Sáng 15.01.1974, Thiếu tá Hồng, sĩ quan lãnh thổ Phòng 3 thuộc Quân Đoàn I nhận lệnh ra Hoàng Sa để thiết lập sơ đồ để xây một phi trường quân sự. Buổi chiều, ông đi với một nhân viên Tòa Tổng Lãnh sự Mỹ tại Đà Nẵng có tên ông Kosh trên chiếc Falcon đến Tiên Sa. Khoảng 18 giờ, hai ông lên chiếc HQ16 do HQ Trung tá Lê Văn Thự là Hạm trưởng. HQ16 đưa cả hai đến Hoàng Sa khoảng 9 giờ hôm sau.
Sau khi bị Tàu bắt, ông và những người khác không bị đánh, nhưng có bị dọa nạt và áp đảo tinh thần. Lúc 15 giờ, được ăn cơm, với thịt heo của anh em Địa Phương Quân nuôi, nhưng chỉ có mỡ thôi, nạc thì lính Tàu ăn. Sau đó, bị nhốt. Lúc khuya, tất cả bị bắt ra xếp một hàng dọc ngoài sân. Ai cũng nghĩ chắc chúng đem đi xử bắn. Một vài người có vẻ lo lắng, Thiếu tá Hồng trấn an: ‘Các anh cứ bình tĩnh, dù chúng ta có chết cũng chết cho Tổ Quốc và giữ khí phách một người lính VNCH’. Cuối cùng chúng không bắn ai hết! Tất cả nhóm là 49 người, kể cả Kosh. Ngày 21.01.1974, Thiếu tá Hồng bị gọi lên lấy khẩu cung nhiều lần, chúng cố tình khai thác về tổ chức quân đội VNCH, nhưng ông viện lý do ‘bí mật quân sự’, phòng nào chỉ biết phòng đó thôi, một cách tổng quát, bảo mật rất kỹ.
Sau khi giam một tuần lễ, chúng lựa ra mỗi toán một người để thả. Ðầu tiên là Kosh, Khí Tượng một người, Địa Phương Quân một và Hải quân thả một vì bị thương nhẹ. Kosh là Trung úy Lực lượng Đặc biệt, làm cho Tòa Tổng Lãnh sự Mỹ, đi theo để giám định tổn phí thực hiện phi trường mà Tòa Tổng Lãnh sự hứa chi trả. Ðây chỉ là một kế hoạch xây phi trường ảo (không thật) do Kissinger và Tàu dựng lên. Ðiều thỏa thuận giữa chúng đã được thể hiện qua thái độ của Kosh với Tàu và của Tàu đối với hắn.
Sau khi những người Việt bị đưa vào trại giam ‘Thu Dung Tù Binh’ ở Quảng Đông thì có một toán cán bộ Tàu đến. Trưởng toán nói tiếng Việt : « Hiện giờ, Tiến sĩ Kissinger của Mỹ đang ngồi ở Bắc Kinh, chiều nay mọi người sẽ biết tin này, chúng tôi sẽ mang đến đây một chiếc radio mở cho các anh nghe ». Lúc chiều, họ mang radio đến và mở cho mọi người nghe bản tin đài Trung Cộng như thế này: « Trong cuộc chiến đấu, chí nguyện quân Trung Quốc đã bắt được một đám tù binh miền Nam Việt Nam, trong đó có tên Thiếu tá Phạm Văn Hồng ». Điều đó cho thấy rõ ràng có âm mưu dàn xếp giữa chúng nó. Mỹ muốn dùng Hoàng Sa của VNCH làm món quà để triều cống cho Mao hầu mừng việc bình thường hóa quan hệ đôi bên. Mỹ đã phản VNCH đến tận cùng để, đến nay, phải nhận hậu quả, quân lính Mỹ vẫn còn sa lầy ở Iraq và Afghanistan.
Tuy mắc bẫy và bị phản bội, nhưng Việt Nam Cộng hòa đã cho Mỹ, Tàu cộng và thế giới thấy tinh thần yêu nước của mình như thế nào. Hải Quân VNCH dám đương đầu chống quân xâm lược hùng hậu hơn mình gấp bội. VNCH ta đã anh dũng hy sinh nhiều sĩ quan, binh sĩ Hải quân cũng như thiệt hại một số chiến hạm, nhưng Hải Quân ta cũng đã đánh chìm Hộ tống hạm lớp Kronshtadt 274. Vì tàu này là soái hạm nên hầu hết bộ tham mưu đều tử trận gồm Đô đốc Phương Quang Kinh, Tư lệnh Phó của Hạm đội Nam Hải, bốn đại tá, sáu trung tá, hai thiếu tá, bảy sĩ quan cấp úy và một số đoàn viên. Ngoài ra, Trục lôi hạm số 389 và số 396 bị hư hại nặng.
Ðể tường thuật cách đầy đủ, Không Quân VNCH cũng đã chuẩn bị bằng c á c phi cơ bay từ phi trường Biên Hòa ra Đà Nẵng, rồi từ đó sẽ bay ra Hoàng Sa oanh kích, và các phi công cũng chấp nhận sẽ chơi theo kiểu Nhật, khi phi cơ bay ra Hoàng Sa thì đủ nhiên liệu nhưng lúc về thì không. Do đó, các phi công cảm tử sẽ bỏ phi cơ và nhảy dù xuống biển, tàu Hải Quân VNCH sẽ ứng trực sẵn sàng để tiếp cứu. Mọi việc đã chuẩn bị hoàn tất, nhưng phút chót lệnh này bị hủy bỏ!”
Thêm bằng chứng về âm mưu giữa Mỹ và Trung Cộng trao đổi Hoàng Sa, trích bài ‘Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh khai hỏa ở Hoàng Sa’ do
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng gửi BBC ngày 07.03.2017. Xin Ts Hưng cho phép trích đăng.
Bức điện tín Ngày 19 tháng 1/1974
Người gửi: Ngoại Trưởng - Washington DC
Nơi nhận: Tòa Ðại sứ Sài Gòn
Mật điện Bộ Ngoại Giao 012641
1. Xung đột quân sự tại Hoàng Sa đã đưa đến thương vong cho VNCH với hai chiến hạm bị tên lửa STYX của Trung Quốc bắn chìm*. Chính phủ VNCH có yêu cầu Mỹ giúp tìm kiếm và cứu vớt các nạn nhân. Tình hình thêm phức tạp vì báo cáo là trên đảo Pattle (do VNCH đóng quân) lại có một nhân viên dân sự Mỹ làm việc cho Văn phòng Tùy viên ở Ðà Nẵng. Chúng tôi không hiểu tại sao người này lại có mặt ở đó.
2. Bộ Ngoại Giao đã yêu cầu Bộ Quốc Phòng ra lệnh cho Hải quân Hoa Kỳ tránh khỏi khu vực này.
Hai ngày trước đây (17 tháng 1) chúng tôi có bàn luận với Ðại sứ Martin qua điện thoại và bày tỏ ý muốn của chúng tôi là tình hình phải được hạ nhiệt…
3. Thông cáo của Bộ Ngoại Giao gửi cho báo chí về vụ này sẽ nói theo những điểm như sau:
-- Chính phủ Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong việc tranh chấp Hoàng Sa nhưng hết sức mong muốn là sự tranh chấp được giải quyết trong hòa bình.
-- Lực lượng quân sự Mỹ không dính líu gì vào xung đột này.
4. Chúng tôi đang yêu cầu Tòa Ðại sứ ở Sàigòn cố vấn chính phủ VNCH chỉ nên có những hành động tối thiểu để tự vệ và để cứu vớt nạn nhân (và người nhân viên Mỹ ở trên đảo) nhưng làm tất cả những gì có thể để tránh đụng độ trực tiếp thêm nữa với lực lượng Trung Quốc. Việc mà VNCH hay chúng ta không cần chút nào trong lúc này là đụng độ giữa Trung Quốc và Chính phủ Việt Nam về mấy hòn đảo, dẫn tới vai trò bất chấp của Trung Quốc trong cuộc chiến Việt Nam.
KHẨN - MẬT
Về phản ứng của Mỹ và mật điện ngày 19 tháng 1, 1974, ta có thể nhận xét như sau:
Vừa biết tin rục rịch là TT Thiệu đang sửa soạn ra lệnh chống trả chiến hạm Trung Quốc là Bộ Ngoại Giao đã can ngăn ngay. · Chính phủ VNCH yêu cầu Mỹ giúp tìm kiếm và cứu vớt các nạn nhân (ngoài số tử thương còn 68 binh sĩ VNCH bị mất tích và bắt làm tù binh) nhưng bị từ chối.
· Ðã không yểm trợ chiến đấu, đã ra lệnh cho Hải quân Hoa Kỳ tránh né khỏi khu vực giao tranh, lại còn tuyên bố cho rõ ràng là ‘Chính phủ Mỹ không đứng về phe nào trong việc tranh chấp Hoàng Sa’ và xác định (cho Bắc Kinh biết) là ‘Lực lượng quân sự Mỹ không dính líu gì vào vụ xung đột này’.
· Không đứng về phe nào thì tại sao lại khuyên can chính phủ VNCH ‘hãy hạ nhiệt’ chỉ hành động tối thiểu để tự vệ và để cứu vớt nạn nhân thôi, nhưng làm bất cứ những gì để tránh đụng độ thêm nữa với lực lượng Trung Quốc về mấy hòn đảo? Ông Kissinger đã quên rằng chính ông đã từng soạn thảo lá thư để TT Nixon gửi TT Thiệu ngay trước khi ký kết Hiệp định Paris nói đến lập trường vẹn toàn lãnh thổ của VNCH: ‘Nền tự do và độc lập của VNCH vẫn còn là mục tiêu tối cao của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ’ (thư ngày 17 tháng 1, 1973).
· Như vậy là một cửa vào Biển Ðông đã bắt đầu được mở rộng. Trước đó, từ 1960 tới 1973, Trung Quốc chỉ cho tầu đi tuần tiễu vùng biển giữa quần đảo Hải Nam và Hoàng Sa trung bình khoảng năm lần một năm.
[ Ðính chính: HQ.16 không bị bắn chìm, chỉ nhận đạn từ HQ.5. Chỉ HQ.10 bị chìm. HQ Trung tá Nguỵ Văn Thà và 72 sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ Hộ tống hạm HQ. 10 Nhật Tảo đã vĩnh viễn nằm trong lòng biển mẹ Hoàng Sa, máu của quý anh hòa cùng máu của nhau để anh dũng quyết bảo vệ từng tấc giang sơn lãnh hải của Tổ Quốc Việt Nam.]
2. Trường Sa.
16 giờ 20 Ngày 13.03.1988, tàu HQ-604 đã thả neo cách đảo Gạc Ma chừng 100 thước. Lối 30 phút sau, tàu hộ vệ tên lửa 502 của Hải quân Trung cộng đến cạnh, cách nhau 500 thước. Lúc 17 giờ, tàu này áp sát tàu HQ-604 và dùng loa thông báo đây là lãnh thổ Tàu, yêu cầu bộ đội Việt cộng rời khỏi. HQ-604 cũng yêu cầu tương tự. Sau khoảng 30 phút thì tàu Trung cộng bỏ đi.
Trước tình hình căng thẳng, lúc 21giờ, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt cộng chỉ thị bộ đội quyết giữ vững các đá Gạc Ma, Cô Lin và lực lượng công binh khẩn trương dùng xuồng chuyển vật liệu xây dựng lên đá ngay trong cùng đêm. Thực hiện mệnh lệnh, tàu HQ-604 cùng lực lượng công binh Trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên Gạc Ma, và lực lượng Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ đỏ sao vàng và triển khai bốn tổ bảo vệ đảo.
Lúc này, Trung cộõng tăng cường thêm 2 hộ vệ hạm trang bị pháo 100 ly, yêu cầu VNCS rút khỏi Gạc Ma. Ban chỉ huy tàu 604 nhận định Tàu có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định bình tĩnh xử trí bảo vệ Gạc Ma.
Sau 27 năm, sự thật mới được ‘bật mí’ khi tướng Lê Mã Lương, cựu Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự nói trong cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức: « Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Theo ông Lê Khắc Mai thì lịnh chết người đó là do ‘đại đồng chí’ Lê Ðức Anh ban truyền và số lính bị tàn sát là 64 người trong biển máu. Còn đâu là một quân đội để bảo vệ Tổ Quốc XHCN và người lính cộng sản !
Sự thật đã được sáng tỏ khi chuÙng ta so sánh hai trận hải chiến Hoàng Sa và Trường Sa để thấy rõ ‘ai là H. Kissinger’, một quan chức sát nhân đã từng bị dân Nam Mỹ mang còng sắt vào tận phòng họp Thượng nghị viện để còng hai tay hắn.
Nhân đang kỳ vận động bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 03.11.2020, một lần nữa, chúng tôi ước mong công dân Mỹ gốc Việt đừng lợi dụng Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa trong một cuộc tranh cử hứa hẹn nhiều điều xấu, kém dân chủ. Ông Biden từng chống lại VNCH và ông Trump đã cầm cờ đỏ sao vàng. Nhưng đề nghị quý vị tín nhiệm là phiếu liên danh Cộng hòa vì ‘Make America Great Again’ chỉ sau khi Tổng thống D. Trump tái đắc cử, giúp người công dân Việt thu được quyền Bầu và Ứng cử để chọn những người Tài và, nhất là Ðức, hầu thành hình một Chính Quyền thật sự ‘của Dân, do Dân và vì Dân’.
Hà Minh Thảo
Việt Nam Giữa Hai Lằn Đạn Ở Biển Đông
Phạm Trần
17:10 29/09/2020
Việt Nam Giữa Hai Lằn Đạn Ở Biển Đông
Trung Cộng luôn luôn coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, như Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan và sẽ dùng Quân sự để chiếm toàn bộ khi có điều kiện, nhưng Việt Nam chưa biêt phải xoay xở ra sao, hay nương nhờ vào ai khi bị tấn công.
Đó là khẳng định đan xen băn khoăn đang lan rộng trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam trước thềm Đại hội đảng XIII, diễn ra đầu tháng 01/2021.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói ra tính “phức tạp” của tình hình Biển Đông trong bài viết ngày 31/08/2020, “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới".
Ông nói:” Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng. Tại Đông Nam Á, môi trường an ninh, tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tiếp tục diễn ra phức tạp.”
Ông Trọng không nói ra chi tiết tình hình hiện tại ở Biển Đông phức tạp như thế nào, cũng như đã tránh chỉ đích danh Trung Cộng là nước duy nhất đã gây ra tình trạng bất ổn hiện nay.
Khối 10 nước của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (the Association of South East Asia Nations, ASEAN), trong đó có 5 nước tranh chấp chủ quyền biển đảo với Bắc Kinh gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương và Brunei đã cáo buộc Trung Cộng không ngừng dọa nạt, tấn công và nuôi mưu đồ độc quyền chiếm trọn Biển Đông.
Các nước bên ngoài như Nhât Bản, Úc, Ấn Độ, khối Liên hiệp Châu u và Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng ủng hộ lập trường của khối ASEAN.
Bắc Kinh còn bị lên án tại nhiều diễn đàn Quốc tế đã gây ra sự bất ổn định ở Biển Đông từ Thế kỷ XX, khi các Lãnh đạo Trung Cộng liên tục tự nhận quyền làm chủ 85% vùng biển rộng trên 4 triệu cây số vuông từ thời Cổ đại.
Vì vậy, trong bài viết chủ tâm nói về “phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ Đại hội XIII và giai đoạn sắp tới”, công bố ngày 31/08/2020, ông Trọng đã, thêm lần nữa, báo động rằng: “Đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ còn phức tạp.”
Ông nói”: Dự báo trong những năm tới, bối cảnh quốc tế, khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi phức tạp, nhanh chóng, khó lường”, vì vậy phải “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những nhân tố bất lợi, nhất là những nhân tố có thể gây đột biến; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch.”
SẴN SÀNG CHƯA?
Người đứng đầu đảng và nhà nước CSVN đã vẽ ra đủ thứ hiểm họa và nêu lên ý tưởng chuẩn bị lực lương và khí tài để đối phó, nhưng trên thực tế, không có bằng chứng nào được nhìn thấy là Việt Nam đã sẵn sàng chiến đấu để thắng, nếu bị Trung Cộng tấn công, trên đất liền hay ở Biển Đông.
Thêm vào đó, cũng chưa thấy có kế hoạch học tập đại trào trong dân, tuyên truyền về hiểm họa Trung Cộng trên báo chí, truyền thông hay công tác chuẩn bị tinh thần “sẵn sàng chiến đấu, quyết chiến quyết thắng” trong lực lượng võ trang gồm Quân dội và Công an, lực lượng dân phòng về hiểm họa từ Bắc Kinh.
Mọi chuyện ở Việt Nam bây giờ, trước ngày khai mạc Đại hội đảng XIII, đều tập trung vào công tác nhân sự với 2 việc cốt lõi là mọi người phải tuân thủ là : (1) “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” gồm kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh, chủ trương và chính sách của đảng. (2) “Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.”
Hai nhiệm vụ “then chốt “của then chốt” (chữ của ông Nguyễn Phú Trọng) này, không có gì liên quan đến chuyện giữ nước và dựng nước mà chỉ có một mục đích duy nhất là bằng mọi cách phải bảo vệ quyền tiếp tục độc tôn lãnh đạo phản dân chủ của đảng CSVN.
Trong khi đó, Trung Cộng đã biến Hoàng Sa, chiếm từ tay quân đội Việt Nam Cộng hòa tháng 1/1974, thành một thành phố thương mại và quốc phòng kiên cố với bến cảng và sân bay dùng cả cho dân sự và quân sự. Bước sang năm 2020, Bắc Kinh cho biết quân đội nước này đã sẵn sàng hoạt động phòng tuyến “nhận diện phòng không” (Air defense identification zone (ADIZ) ở Biển Đông để kiểm soát lưu thông trên không, song song với việc dùng Tầu hải giám và cánh sát biển để kiểm soát hải sản và tầu bè qua lại trên Biển Đông.
Tuy nhiên năm 2020 gần hết mà chưa thấy Bắc Kinh công bố thời điểm được đưa vào hoạt động chủ trương này. Hoa Kỳ, nước duy nhất có lực lượng Hải quân hùng hậu lâu đời ở Á Châu-Thái Bình Dương, đã bác bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Cộng.
Tuy nhiên, khối ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, nước nhìn ra Biển Đông, đã tỏ ra rất lo ngại nếu Trung Cộng thi hành kế hoạch kiểm soát nguy hiểm này. Bởi vì, vùng trời và vùng biển đều có quyền lợi kinh tế như không lưu, vận chuyển hàng hải, khoáng sản, hơi đốt và các giàn khoan dầu cùng quốc phòng quan trọng của Việt Nam
Nên biết, để làm hậu phương cho kế hoạch chiếm trọn Biển Đông, Trung Cộng đã tân tạo và quân sự hóa xong 8 đá và bãi san hô trong vùng Trướng Sa từ sau trận chiến ở Trường Sa với Hải quân CSVN năm 1988.
Các vị trí bị quân Trung Cộng chiếm gồm Châu Viện, Chữ Thập, Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Xu Bi và Vành Khăn ( mất năm 1995). Sau khi Vành Khăn mất, Việt Nam coi như mất luôn quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây, một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa nằm về phía đông nam của đá Vành Khăn. Hiện bãi Cỏ Mây đang bị tranh chấp giữa Phi Luât Tân và Trung Cộng.
PHÍA TRUNG CỘNG NÓI GÌ?
Tuy nhiên, trong bài phát biểu viễn tuyến từ Bắc Kinh tới kỳ họp thứ 75 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 23/09/2020, Chủ tịch Trung Cộng, Tập Cận Bình, đã nhắc lại lập trường cũ của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp với nước khác.
Ông nói:” Là nước đang phát triển lớn nhất thế giới, đi con đường phát triển hoà bình, phát triển cởi mở, phát triển hợp tác và phát triển chung. Trung Quốc mãi mãi không xưng bá, không bành trướng, không mưu cầu phạm vi thế lực, không có ý định Chiến tranh Lạnh hay Nóng với bất cứ nước nào, kiên trì hàn gắn bất đồng bằng đối thoại, giải quyết tranh chấp qua đàm phán."”(Theo CRI, China Radio International-Tiếng Việt).
Thông điệp của ông Tập là nhằm nói với Mỹ, vì cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã tăng cao từ khi ông Donal Trump đắc cử Tổng thống năm 2016. Hai nước cũng đã căng thẳng ở Biển Đông, sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo lên án Trung Quốc đã đe dọa các nước nhỏ ở Đông Nam Á để dành phần lớn chủ quyền và nguồn tài nguyên ở Biển Đông.
Trong tuyên bố cứng rắn nhất của Mỹ từ trước đến nay, đưa ra ngày 13/07/2020, ông Pompeo đã nói:"Trung Quốc không có bất cứ quyền gì để áp đặt ý muốn của mình ở Biển Đông, cũng như không có căn bản pháp lý nào để dành quyền chủ quyền về Đường 9 Đoạn (hay còn gọi là đường Lưỡi bò) mà Bắc Kinh công bố năm 2009.”
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ còn nhắc nhở Bắc Kinh rằng “yêu sách vô căn cứ của họ cũng đã bị Tòa hòa giải Quốc tế bác bỏ hoàn toàn ngày 12/07/2016 trong vụ kiện về đường 9 đoạn của Phi Luật Tân.”
(“The PRC has no legal grounds to unilaterally impose its will on the region. Beijing has offered no coherent legal basis for its “Nine-Dashed Line” claim in the South China Sea since formally announcing it in 2009. In a unanimous decision on July 12, 2016, an Arbitral Tribunal constituted under the 1982 Law of the Sea Convention – to which the PRC is a state party – rejected the PRC’s maritime claims as having no basis in international law. The Tribunal sided squarely with the Philippines, which brought the arbitration case, on almost all claims.”)
Để kết luận, ông Pompeo nói thẳng với Trung Quốc:”Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của riêng mình. Hoa Kỳ sát cánh với các Đồng Minh và Đối tác ở Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền và các nguồn lợi ngoài khơi, phù hợp với lợi ích và nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế.”
Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói (tạm dịch):”Chúng tôi sát cánh với Cộng đồng thế giới trong việc bảo vệ tự do hàng hải và tôn trọng chủ quyền, đồng thời bác bỏ bất kỳ nỗ lực nào để áp đặt ý muốn của kẻ mạnh ở Biển Đông hay vùng rộng lớn hơn.”
(“The world will not allow Beijing to treat the South China Sea as its maritime empire. America stands with our Southeast Asian allies and partners in protecting their sovereign rights to offshore resources, consistent with their rights and obligations under international law. We stand with the international community in defense of freedom of the seas and respect for sovereignty and reject any push to impose “might makes right” in the South China Sea or the wider region”, State Department, 07/13/2020).
Trong khi đó, các Tướng lĩnh, Học giả diều hâu của Trung Quốc và tờ Hoàn Cầu Thời báo, quản lý bởi Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã nhiều lần cảnh cáo nếu phải đánh Việt Nam để bảo vệ quyền lợi “cốt lõi” của Trung Quốcở Biển Đông thì sẽ “dậy cho Việt Nam bài học thứ hai” khốc liệt hơn bài học thứ nhất năm 1979. Hồi đó Trung Cộng, dưới thời Đặng Tiểu Bình đã tung 600,000 quân có xe tăng và đại bác yểm trợ đánh vào 6 tỉnh miền biên giới Việt Nam gồm Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên và Quảng Ninh.
Sau 10 năm chiến tranh dai dẳng, nhưng không liên tục 2 lần (1979-1989), Trung Cộng bị tổn thất nặng, nhưng lại thắng về chiến lược là CSVN đã biết sợ Trung Quốc, không còn dám quấy phá như trước năm 1979.
Vì vậy, hầu như để thể hiện sự quan tâm đặc biệt về tính nghiêm trọng của tình hình Biển Đông, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương (HĐLLTƯ) Phùng Hữu Phú, đã tiết lộ vấn đề Biển Đông, là “điểm mới” được ghi vào Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII.
Tại cuộc họp của Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 10/06/2020, ông Phú nhìn nhận:”Vấn đề Biển Đông vẫn là một thách thức rất lớn.”
Ông nói:” Sau Covid-19, chúng ta đã thấy thái độ của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này khẳng định chắc chắn Trung Quốc không bao giờ từ bỏ ý đồ thao túng Biển Đông. Cao nhất là độc chiếm theo hình lưỡi bò. Không làm được thì ít nhất là kiểm soát, thao túng, khai thác. Vậy phải ứng phó thế nào? …Biển Đông không phải là câu chuyện ngày một, ngày hai mà là vấn đề lâu dài.”
Ông được báo chí dẫn lời nói rằng:“Bảo vệ cho được độc lập chủ quyền nhưng không để xảy ra chiến tranh xung đột là bài toán hóc búa của thế hệ chúng ta và cả con em chúng ta”.
Ông Phú, một trong 43 người của HĐLLTƯ còn cho rằng:”Dự báo tình hình trong văn kiện đại hội lần này có nhiều điểm mới, và phải tiếp tục được làm rõ để toàn Đảng, toàn dân thấy hết được thời cơ đang rất lớn ở phía trước nhưng khó khăn, thử thách cũng ngày càng gay gắt hơn.” (theo báo Thanh Niên, ngày 11/06/2020)
Cũng nên biết, Hội đồng Lý luận Trung ương là “cơ quan tham mưu cho Đảng về các vấn đề lý luận chính trị, chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Xã hội, định hướng và hoạch định các chính sách, chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng Toàn quốc” (theo Bách Khoa Toàn thư mở).
Tuy nói mạnh như thế, nhưng liệu Ban Chấp hành tương lai XIII có đủ trí tuệ, sự hiểu biết và sáng kiến để bảo vệ Tổ quốc hay sẽ cứ ì ra đấy như bấy lâu nay, vì tư duy nhu nhược quen thuộc “mọi chuyện đã có nhà nước lo”.
QUỐC PHÒNG VIỆT NAM
Cũng cần biết thêm, trong bối cảnh Việt Nam Cộng sản bị kẹt cứng giữa tư duy bạc nhược và lệ thuộc “vừa là đồng chí, vừa là anh em” với láng giềng đàn anh xảo quyệt Trung Cộng, Việt Nam đã theo đuổi chính sách quốc phòng 4 “không” gồm: (1)Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; (2) không liên kết với nước này để chống nước kia; (3) không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác. (4) không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.”
CSVN cũng đã thanh minh không “bài Trung, thân Mỹ”, hay chọn phe trong vấn đề Biển Đông. Việt Nam chủ trương “là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế.”
Do đó, trong lĩnh vực Quốc phòng, Bộ Quốc phòng tuyên bố:”Việt Nam chủ trương mở rộng đối ngoại quốc phòng, tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động hợp tác quốc phòng, an ninh của khu vực và của cộng đồng quốc tế.”
Chính sách này nói thêm:”Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trương mở rộng và nâng cao hiệu quả các mối quan hệ quốc phòng song phương đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc phòng đa phương. Việt Nam đẩy mạnh quan hệ đối ngoại quốc phòng dưới mọi hình thức như trao đổi các đoàn quân sự các cấp, tham vấn - đối thoại quốc phòng, tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế... nhằm tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng lòng tin và ngăn ngừa xung đột.”
(Tài liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Việt Nam)
Tài liệu này cũng cho biết:” Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ quốc phòng chính thức với 65 nước trong đó có các cường quốc trên thế giới; đã thiết lập tuỳ viên quốc phòng tại 31 nước và đã có 42 nước thiết lập tuỳ viên quốc phòng tại Việt Nam.”
“Việt Nam đã tiến hành đối thoại quốc phòng - an ninh thường xuyên ở nhiều cấp độ với các quốc gia trong khối ASEAN, Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Ấn Độ… Cùng với việc tăng cường trao đổi các đoàn quân sự cấp cao, giao lưu giữa các sĩ quan trẻ, hợp tác giữa các nhà trường, các viện nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Việt Nam với các nước cũng được coi trọng.”
TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG
Vậy nếu xẩy ra chiền tranh trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Cộng thì nước nào có cơ hội chiến thắng?
Trước hết, “Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (APL) được cho là một đội quân đông đảo nhất thế giới với khoảng 2,18 triệu quân nhân--- ưu tiên được dành cho hải quân và không quân.” (theo Bách khoa Toàn thư mở)
Tài liệu về Hải Quân viết:” Trước thập niên 1990, Hải quân Trung Quốc đóng vai trò thứ yếu so với Lục quân. Từ thập niên 1990 đến nay, lực lượng hải quân được Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa; phát triển nhanh chóng, đến nay bao gồm thêm 35.000 Hải quân Biên phòng và 56.000 Thủy quân Lục chiến, cùng 56.000 quân thuộc Lực lượng Hải quân Không chiến với hàng trăm chiến đấu cơ trên bờ. Tổng cộng lối 250,000 người.
Trung Cộng có : 14 Tàu khu trục;28 Tàu frigate, 3 SSBN, 5 đến 7 SSN, 56 SSK, 58 tàu đổ bộ, 80 tàu chiến duyên hải (hỏa tiễn), 27 Tàu đổ bộ lớn, 31 Tàu đổ bộ vừa và khoảng 200 tầu tấn công nhanh.”
Trong khi đó, tài liệu phổ biến trân Internet cho biết:
Hải quân nhân dân Việt Nam có các binh chủng: Tàu mặt nước, Hải quân đánh bộ, Tên lửa-Pháo bờ biển, Không quân Hải quân, Tàu ngầm, Đặc công Hải quân... nhưng không tổ chức bộ tư lệnh riêng. Bao gồm các cấp đơn vị: hải đội, hải đoàn, binh đoàn Hải quân đánh bộ, binh đoàn tàu mặt nước, binh đoàn tàu ngầm, binh đoàn không quân, tên lửa bờ và các binh đoàn bộ đội chuyên môn, các đơn vị bảo đảm phục vụ ra đa, thông tin, kỹ thuật, hậu cần..
Từ năm 2010 Hải quân Nhân dân Việt Nam được đầu tư để tiến thẳng lên hiện đại theo hướng “tinh, gọn, mạnh, linh hoạt” đến nay đã có đủ 5 thành phần lực lượng là: Tàu mặt nước; tàu ngầm; không quân Hải quân; pháo binh - tên lửa bờ; hải quân đánh bộ, đặc công Hải quân và lực lượng phòng thủ đảo..
Về số quân, Sách Trắng Quốc phòng của Việt Nam, công bố 3 lần trong các năm 1998, 2004 và 2009 không tiết lộ số quân. Tuy nhiên, theo Internet, Cổng Thông tin Điện tử Bộ Quốc phòng cho biết : Tổng Quân số lực lượng chính quy khoảng 450.000 người. Lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người.
Tài liệu này cũng chia ra Lục quân : khoảng 800.000; Không quân: 60,000; Hải quân: khoảng 70.000; Biên phòng: khoảng 50.000; Cảnh sát biển: 30.000; Không gian mạng lối 10,000 người.
Ngoài ra, theo globalfirepower, chuyên về xếp hạng quân sự của các quốc gia, thì Việt Nam còn có một lực lượng phục vụ quốc phòng ngót 42.000 người.
Về kinh nghiệm chiến đấu, nhiều chuyên gia quân sự Quốc tế cho điểm Quân đội Việt Nam cao hơn lính Trung Cộng, lấy kết quả từ cuộc chiến biên giới giữa hai nước năm 1979.
Tuy nhiên, nếu xẩy ra chiến tranh ở Biển Đông thì Hải quân và Không quân Trung Cộng có lợi điểm địa thế tấn công và tiếp viện hơn quân Việt Nam, nhờ vào một số sân bay, bến cảng Trung Cộng đã xây dựng trên một số trong 8 đá, bãi san hô chiếm của Việt Nam ở Trường Sa.
TRÔNG VÀO AI?
Như vậy, từ viễn ảnh biết rõ ý đồ của Trung Cộng ở Biển Đông, liệu Việt Nam có đủ sức chống lại một cuộc tấn công quân sự hay không? Hơn nữa, Việt Nam không có đồng minh quân sự và thỏa hiệp an ninh chung với nước khác thì ai sẽ giúp Việt Nam bảo vệ Biển Đông.?
Vì vậy, dù giới chuyên gia ở Bộ Ngoại giao Việt Nam băn khoăn, lo lắng nhưng đồng thờ họ cũng tự đặt ra hy vọng chiến tranh Việt-Trung sẽ không xẩy ra, dù trên đất liền hay Biển Đông, nếu Việt Nam biết khôn khéo trong ứng xử với Trung Cộng.
Về mưu đồ của Trung Cộng đối với Việt Nam lúc này, theo nhận định của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đinh Công Tuấn, Viện nghiên cứu châu u (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) thì :”Là quốc gia giàu tài nguyên, có dân số trẻ lớn thứ 3 ở Đông Nam Á, có quân đội thực chiến bậc nhất ở châu Á, có vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng, Việt Nam được xem như "lực lượng trấn giữ con đường Nam tiến cả trên bộ, trên biển của TQ", vì vậy, TQ bao giờ cũng luôn coi Việt Nam là đối thủ tranh đoạt, kiềm chế, kiểm soát của mình.” (theo báo Thê giới & Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 16/06/2020)
Ông Tuấn nói rõ rằng:”Chính sách chủ đạo của TQ với Việt Nam sẽ vừa là cân bằng vừa can dự, vừa kiềm chế, vừa lôi kéo. Mục tiêu trong quan hệ với Việt Nam nhằm không để Việt Nam có thể mạnh lên, thoát khỏi sự chi phối của TQ, nhưng cũng không để Việt Nam quá bất mãn, tìm đến các liên kết chống lại TQ.”
Chi tiết hơn, chuyên gia này cho rằng :”Chính sách cơ bản của TQ với Việt Nam có thể đi theo các hướng sau:
Thứ nhất, hòa dịu với Việt Nam, để tránh quan hệ căng thẳng xấu thêm, gia tăng các hoạt động trao đổi ngoại giao cả thượng đỉnh và các cấp.
Thứ hai, tăng cường hợp tác trên mọi phương diện đặc biệt là kinh tế, giao thương buôn bán nhằm dùng lợi ích kinh tế đưa Việt Nam vào quỹ đạo của TQ, ít nhất đảm bảo Việt Nam giữ thế trung lập giữa TQ và Mỹ.
Thứ ba, gây sức ép cho ASEAN, chia rẽ khối thông qua các thành viên nhỏ dễ chịu tác động từ TQ để cản trở lập trường đối lập với lợi ích TQ và ngăn chặn sự hình thành của một "khối chống TQ".
Ông Tuấn kết luận:”Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần điều chỉnh, xác định rõ cách thức ứng phó với chiến lược toàn cầu, khu vực của TQ. Đó là thích nghi với sự trỗi dậy, lớn mạnh của TQ, xác định rõ ràng mục tiêu của Việt Nam phải đảm bảo an ninh quốc gia, không ngừng phát triển, tạo thế và lực đa dạng hóa, đang phương hóa quan hệ với các nước trên thế giới, giữ vững môi trường hòa bình để phát triển, khôn khéo đặt lợi ích quốc gia lên trên hết trong ứng xử với TQ.”
Đó là lời khuyên của một chuyên gia, nhưng liệu giới lãnh đạo Việt Nam có khả năng hóa giải tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng bằng đướng lối ngoại giao hay không?
Và nếu Việt Nam tiếp tục chính sách ngoại giao đu giây với quan điểm :“Bài Trung, thân Mỹ” hoàn toàn không có trong đường lối đối ngoại hay trong quan điểm giải quyết vấn đề Biển Đông của Đảng, Nhà nước ta”, như đã thanh minh trên báo Công an Nhân dân (CAND) ngày 3/8/2020, thì liệu Hà Nội có thoát khỏi gọng kìm của Trung Cộng hay không?
Phạm Trần
(09/020)
Trung Cộng luôn luôn coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, như Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan và sẽ dùng Quân sự để chiếm toàn bộ khi có điều kiện, nhưng Việt Nam chưa biêt phải xoay xở ra sao, hay nương nhờ vào ai khi bị tấn công.
Đó là khẳng định đan xen băn khoăn đang lan rộng trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam trước thềm Đại hội đảng XIII, diễn ra đầu tháng 01/2021.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói ra tính “phức tạp” của tình hình Biển Đông trong bài viết ngày 31/08/2020, “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới".
Ông nói:” Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng. Tại Đông Nam Á, môi trường an ninh, tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tiếp tục diễn ra phức tạp.”
Ông Trọng không nói ra chi tiết tình hình hiện tại ở Biển Đông phức tạp như thế nào, cũng như đã tránh chỉ đích danh Trung Cộng là nước duy nhất đã gây ra tình trạng bất ổn hiện nay.
Khối 10 nước của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (the Association of South East Asia Nations, ASEAN), trong đó có 5 nước tranh chấp chủ quyền biển đảo với Bắc Kinh gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương và Brunei đã cáo buộc Trung Cộng không ngừng dọa nạt, tấn công và nuôi mưu đồ độc quyền chiếm trọn Biển Đông.
Các nước bên ngoài như Nhât Bản, Úc, Ấn Độ, khối Liên hiệp Châu u và Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng ủng hộ lập trường của khối ASEAN.
Bắc Kinh còn bị lên án tại nhiều diễn đàn Quốc tế đã gây ra sự bất ổn định ở Biển Đông từ Thế kỷ XX, khi các Lãnh đạo Trung Cộng liên tục tự nhận quyền làm chủ 85% vùng biển rộng trên 4 triệu cây số vuông từ thời Cổ đại.
Vì vậy, trong bài viết chủ tâm nói về “phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ Đại hội XIII và giai đoạn sắp tới”, công bố ngày 31/08/2020, ông Trọng đã, thêm lần nữa, báo động rằng: “Đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ còn phức tạp.”
Ông nói”: Dự báo trong những năm tới, bối cảnh quốc tế, khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi phức tạp, nhanh chóng, khó lường”, vì vậy phải “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những nhân tố bất lợi, nhất là những nhân tố có thể gây đột biến; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch.”
SẴN SÀNG CHƯA?
Người đứng đầu đảng và nhà nước CSVN đã vẽ ra đủ thứ hiểm họa và nêu lên ý tưởng chuẩn bị lực lương và khí tài để đối phó, nhưng trên thực tế, không có bằng chứng nào được nhìn thấy là Việt Nam đã sẵn sàng chiến đấu để thắng, nếu bị Trung Cộng tấn công, trên đất liền hay ở Biển Đông.
Thêm vào đó, cũng chưa thấy có kế hoạch học tập đại trào trong dân, tuyên truyền về hiểm họa Trung Cộng trên báo chí, truyền thông hay công tác chuẩn bị tinh thần “sẵn sàng chiến đấu, quyết chiến quyết thắng” trong lực lượng võ trang gồm Quân dội và Công an, lực lượng dân phòng về hiểm họa từ Bắc Kinh.
Mọi chuyện ở Việt Nam bây giờ, trước ngày khai mạc Đại hội đảng XIII, đều tập trung vào công tác nhân sự với 2 việc cốt lõi là mọi người phải tuân thủ là : (1) “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” gồm kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh, chủ trương và chính sách của đảng. (2) “Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.”
Hai nhiệm vụ “then chốt “của then chốt” (chữ của ông Nguyễn Phú Trọng) này, không có gì liên quan đến chuyện giữ nước và dựng nước mà chỉ có một mục đích duy nhất là bằng mọi cách phải bảo vệ quyền tiếp tục độc tôn lãnh đạo phản dân chủ của đảng CSVN.
Trong khi đó, Trung Cộng đã biến Hoàng Sa, chiếm từ tay quân đội Việt Nam Cộng hòa tháng 1/1974, thành một thành phố thương mại và quốc phòng kiên cố với bến cảng và sân bay dùng cả cho dân sự và quân sự. Bước sang năm 2020, Bắc Kinh cho biết quân đội nước này đã sẵn sàng hoạt động phòng tuyến “nhận diện phòng không” (Air defense identification zone (ADIZ) ở Biển Đông để kiểm soát lưu thông trên không, song song với việc dùng Tầu hải giám và cánh sát biển để kiểm soát hải sản và tầu bè qua lại trên Biển Đông.
Tuy nhiên năm 2020 gần hết mà chưa thấy Bắc Kinh công bố thời điểm được đưa vào hoạt động chủ trương này. Hoa Kỳ, nước duy nhất có lực lượng Hải quân hùng hậu lâu đời ở Á Châu-Thái Bình Dương, đã bác bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Cộng.
Tuy nhiên, khối ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, nước nhìn ra Biển Đông, đã tỏ ra rất lo ngại nếu Trung Cộng thi hành kế hoạch kiểm soát nguy hiểm này. Bởi vì, vùng trời và vùng biển đều có quyền lợi kinh tế như không lưu, vận chuyển hàng hải, khoáng sản, hơi đốt và các giàn khoan dầu cùng quốc phòng quan trọng của Việt Nam
Nên biết, để làm hậu phương cho kế hoạch chiếm trọn Biển Đông, Trung Cộng đã tân tạo và quân sự hóa xong 8 đá và bãi san hô trong vùng Trướng Sa từ sau trận chiến ở Trường Sa với Hải quân CSVN năm 1988.
Các vị trí bị quân Trung Cộng chiếm gồm Châu Viện, Chữ Thập, Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Xu Bi và Vành Khăn ( mất năm 1995). Sau khi Vành Khăn mất, Việt Nam coi như mất luôn quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây, một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa nằm về phía đông nam của đá Vành Khăn. Hiện bãi Cỏ Mây đang bị tranh chấp giữa Phi Luât Tân và Trung Cộng.
PHÍA TRUNG CỘNG NÓI GÌ?
Tuy nhiên, trong bài phát biểu viễn tuyến từ Bắc Kinh tới kỳ họp thứ 75 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 23/09/2020, Chủ tịch Trung Cộng, Tập Cận Bình, đã nhắc lại lập trường cũ của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp với nước khác.
Ông nói:” Là nước đang phát triển lớn nhất thế giới, đi con đường phát triển hoà bình, phát triển cởi mở, phát triển hợp tác và phát triển chung. Trung Quốc mãi mãi không xưng bá, không bành trướng, không mưu cầu phạm vi thế lực, không có ý định Chiến tranh Lạnh hay Nóng với bất cứ nước nào, kiên trì hàn gắn bất đồng bằng đối thoại, giải quyết tranh chấp qua đàm phán."”(Theo CRI, China Radio International-Tiếng Việt).
Thông điệp của ông Tập là nhằm nói với Mỹ, vì cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã tăng cao từ khi ông Donal Trump đắc cử Tổng thống năm 2016. Hai nước cũng đã căng thẳng ở Biển Đông, sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo lên án Trung Quốc đã đe dọa các nước nhỏ ở Đông Nam Á để dành phần lớn chủ quyền và nguồn tài nguyên ở Biển Đông.
Trong tuyên bố cứng rắn nhất của Mỹ từ trước đến nay, đưa ra ngày 13/07/2020, ông Pompeo đã nói:"Trung Quốc không có bất cứ quyền gì để áp đặt ý muốn của mình ở Biển Đông, cũng như không có căn bản pháp lý nào để dành quyền chủ quyền về Đường 9 Đoạn (hay còn gọi là đường Lưỡi bò) mà Bắc Kinh công bố năm 2009.”
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ còn nhắc nhở Bắc Kinh rằng “yêu sách vô căn cứ của họ cũng đã bị Tòa hòa giải Quốc tế bác bỏ hoàn toàn ngày 12/07/2016 trong vụ kiện về đường 9 đoạn của Phi Luật Tân.”
(“The PRC has no legal grounds to unilaterally impose its will on the region. Beijing has offered no coherent legal basis for its “Nine-Dashed Line” claim in the South China Sea since formally announcing it in 2009. In a unanimous decision on July 12, 2016, an Arbitral Tribunal constituted under the 1982 Law of the Sea Convention – to which the PRC is a state party – rejected the PRC’s maritime claims as having no basis in international law. The Tribunal sided squarely with the Philippines, which brought the arbitration case, on almost all claims.”)
Để kết luận, ông Pompeo nói thẳng với Trung Quốc:”Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của riêng mình. Hoa Kỳ sát cánh với các Đồng Minh và Đối tác ở Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền và các nguồn lợi ngoài khơi, phù hợp với lợi ích và nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế.”
Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói (tạm dịch):”Chúng tôi sát cánh với Cộng đồng thế giới trong việc bảo vệ tự do hàng hải và tôn trọng chủ quyền, đồng thời bác bỏ bất kỳ nỗ lực nào để áp đặt ý muốn của kẻ mạnh ở Biển Đông hay vùng rộng lớn hơn.”
(“The world will not allow Beijing to treat the South China Sea as its maritime empire. America stands with our Southeast Asian allies and partners in protecting their sovereign rights to offshore resources, consistent with their rights and obligations under international law. We stand with the international community in defense of freedom of the seas and respect for sovereignty and reject any push to impose “might makes right” in the South China Sea or the wider region”, State Department, 07/13/2020).
Trong khi đó, các Tướng lĩnh, Học giả diều hâu của Trung Quốc và tờ Hoàn Cầu Thời báo, quản lý bởi Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã nhiều lần cảnh cáo nếu phải đánh Việt Nam để bảo vệ quyền lợi “cốt lõi” của Trung Quốcở Biển Đông thì sẽ “dậy cho Việt Nam bài học thứ hai” khốc liệt hơn bài học thứ nhất năm 1979. Hồi đó Trung Cộng, dưới thời Đặng Tiểu Bình đã tung 600,000 quân có xe tăng và đại bác yểm trợ đánh vào 6 tỉnh miền biên giới Việt Nam gồm Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên và Quảng Ninh.
Sau 10 năm chiến tranh dai dẳng, nhưng không liên tục 2 lần (1979-1989), Trung Cộng bị tổn thất nặng, nhưng lại thắng về chiến lược là CSVN đã biết sợ Trung Quốc, không còn dám quấy phá như trước năm 1979.
Vì vậy, hầu như để thể hiện sự quan tâm đặc biệt về tính nghiêm trọng của tình hình Biển Đông, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương (HĐLLTƯ) Phùng Hữu Phú, đã tiết lộ vấn đề Biển Đông, là “điểm mới” được ghi vào Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII.
Tại cuộc họp của Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 10/06/2020, ông Phú nhìn nhận:”Vấn đề Biển Đông vẫn là một thách thức rất lớn.”
Ông nói:” Sau Covid-19, chúng ta đã thấy thái độ của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này khẳng định chắc chắn Trung Quốc không bao giờ từ bỏ ý đồ thao túng Biển Đông. Cao nhất là độc chiếm theo hình lưỡi bò. Không làm được thì ít nhất là kiểm soát, thao túng, khai thác. Vậy phải ứng phó thế nào? …Biển Đông không phải là câu chuyện ngày một, ngày hai mà là vấn đề lâu dài.”
Ông được báo chí dẫn lời nói rằng:“Bảo vệ cho được độc lập chủ quyền nhưng không để xảy ra chiến tranh xung đột là bài toán hóc búa của thế hệ chúng ta và cả con em chúng ta”.
Ông Phú, một trong 43 người của HĐLLTƯ còn cho rằng:”Dự báo tình hình trong văn kiện đại hội lần này có nhiều điểm mới, và phải tiếp tục được làm rõ để toàn Đảng, toàn dân thấy hết được thời cơ đang rất lớn ở phía trước nhưng khó khăn, thử thách cũng ngày càng gay gắt hơn.” (theo báo Thanh Niên, ngày 11/06/2020)
Cũng nên biết, Hội đồng Lý luận Trung ương là “cơ quan tham mưu cho Đảng về các vấn đề lý luận chính trị, chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Xã hội, định hướng và hoạch định các chính sách, chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng Toàn quốc” (theo Bách Khoa Toàn thư mở).
Tuy nói mạnh như thế, nhưng liệu Ban Chấp hành tương lai XIII có đủ trí tuệ, sự hiểu biết và sáng kiến để bảo vệ Tổ quốc hay sẽ cứ ì ra đấy như bấy lâu nay, vì tư duy nhu nhược quen thuộc “mọi chuyện đã có nhà nước lo”.
QUỐC PHÒNG VIỆT NAM
Cũng cần biết thêm, trong bối cảnh Việt Nam Cộng sản bị kẹt cứng giữa tư duy bạc nhược và lệ thuộc “vừa là đồng chí, vừa là anh em” với láng giềng đàn anh xảo quyệt Trung Cộng, Việt Nam đã theo đuổi chính sách quốc phòng 4 “không” gồm: (1)Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; (2) không liên kết với nước này để chống nước kia; (3) không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác. (4) không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.”
CSVN cũng đã thanh minh không “bài Trung, thân Mỹ”, hay chọn phe trong vấn đề Biển Đông. Việt Nam chủ trương “là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế.”
Do đó, trong lĩnh vực Quốc phòng, Bộ Quốc phòng tuyên bố:”Việt Nam chủ trương mở rộng đối ngoại quốc phòng, tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động hợp tác quốc phòng, an ninh của khu vực và của cộng đồng quốc tế.”
Chính sách này nói thêm:”Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trương mở rộng và nâng cao hiệu quả các mối quan hệ quốc phòng song phương đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc phòng đa phương. Việt Nam đẩy mạnh quan hệ đối ngoại quốc phòng dưới mọi hình thức như trao đổi các đoàn quân sự các cấp, tham vấn - đối thoại quốc phòng, tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế... nhằm tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng lòng tin và ngăn ngừa xung đột.”
(Tài liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Việt Nam)
Tài liệu này cũng cho biết:” Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ quốc phòng chính thức với 65 nước trong đó có các cường quốc trên thế giới; đã thiết lập tuỳ viên quốc phòng tại 31 nước và đã có 42 nước thiết lập tuỳ viên quốc phòng tại Việt Nam.”
“Việt Nam đã tiến hành đối thoại quốc phòng - an ninh thường xuyên ở nhiều cấp độ với các quốc gia trong khối ASEAN, Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Ấn Độ… Cùng với việc tăng cường trao đổi các đoàn quân sự cấp cao, giao lưu giữa các sĩ quan trẻ, hợp tác giữa các nhà trường, các viện nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Việt Nam với các nước cũng được coi trọng.”
TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG
Vậy nếu xẩy ra chiền tranh trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Cộng thì nước nào có cơ hội chiến thắng?
Trước hết, “Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (APL) được cho là một đội quân đông đảo nhất thế giới với khoảng 2,18 triệu quân nhân--- ưu tiên được dành cho hải quân và không quân.” (theo Bách khoa Toàn thư mở)
Tài liệu về Hải Quân viết:” Trước thập niên 1990, Hải quân Trung Quốc đóng vai trò thứ yếu so với Lục quân. Từ thập niên 1990 đến nay, lực lượng hải quân được Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa; phát triển nhanh chóng, đến nay bao gồm thêm 35.000 Hải quân Biên phòng và 56.000 Thủy quân Lục chiến, cùng 56.000 quân thuộc Lực lượng Hải quân Không chiến với hàng trăm chiến đấu cơ trên bờ. Tổng cộng lối 250,000 người.
Trung Cộng có : 14 Tàu khu trục;28 Tàu frigate, 3 SSBN, 5 đến 7 SSN, 56 SSK, 58 tàu đổ bộ, 80 tàu chiến duyên hải (hỏa tiễn), 27 Tàu đổ bộ lớn, 31 Tàu đổ bộ vừa và khoảng 200 tầu tấn công nhanh.”
Trong khi đó, tài liệu phổ biến trân Internet cho biết:
Hải quân nhân dân Việt Nam có các binh chủng: Tàu mặt nước, Hải quân đánh bộ, Tên lửa-Pháo bờ biển, Không quân Hải quân, Tàu ngầm, Đặc công Hải quân... nhưng không tổ chức bộ tư lệnh riêng. Bao gồm các cấp đơn vị: hải đội, hải đoàn, binh đoàn Hải quân đánh bộ, binh đoàn tàu mặt nước, binh đoàn tàu ngầm, binh đoàn không quân, tên lửa bờ và các binh đoàn bộ đội chuyên môn, các đơn vị bảo đảm phục vụ ra đa, thông tin, kỹ thuật, hậu cần..
Từ năm 2010 Hải quân Nhân dân Việt Nam được đầu tư để tiến thẳng lên hiện đại theo hướng “tinh, gọn, mạnh, linh hoạt” đến nay đã có đủ 5 thành phần lực lượng là: Tàu mặt nước; tàu ngầm; không quân Hải quân; pháo binh - tên lửa bờ; hải quân đánh bộ, đặc công Hải quân và lực lượng phòng thủ đảo..
Về số quân, Sách Trắng Quốc phòng của Việt Nam, công bố 3 lần trong các năm 1998, 2004 và 2009 không tiết lộ số quân. Tuy nhiên, theo Internet, Cổng Thông tin Điện tử Bộ Quốc phòng cho biết : Tổng Quân số lực lượng chính quy khoảng 450.000 người. Lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người.
Tài liệu này cũng chia ra Lục quân : khoảng 800.000; Không quân: 60,000; Hải quân: khoảng 70.000; Biên phòng: khoảng 50.000; Cảnh sát biển: 30.000; Không gian mạng lối 10,000 người.
Ngoài ra, theo globalfirepower, chuyên về xếp hạng quân sự của các quốc gia, thì Việt Nam còn có một lực lượng phục vụ quốc phòng ngót 42.000 người.
Về kinh nghiệm chiến đấu, nhiều chuyên gia quân sự Quốc tế cho điểm Quân đội Việt Nam cao hơn lính Trung Cộng, lấy kết quả từ cuộc chiến biên giới giữa hai nước năm 1979.
Tuy nhiên, nếu xẩy ra chiến tranh ở Biển Đông thì Hải quân và Không quân Trung Cộng có lợi điểm địa thế tấn công và tiếp viện hơn quân Việt Nam, nhờ vào một số sân bay, bến cảng Trung Cộng đã xây dựng trên một số trong 8 đá, bãi san hô chiếm của Việt Nam ở Trường Sa.
TRÔNG VÀO AI?
Như vậy, từ viễn ảnh biết rõ ý đồ của Trung Cộng ở Biển Đông, liệu Việt Nam có đủ sức chống lại một cuộc tấn công quân sự hay không? Hơn nữa, Việt Nam không có đồng minh quân sự và thỏa hiệp an ninh chung với nước khác thì ai sẽ giúp Việt Nam bảo vệ Biển Đông.?
Vì vậy, dù giới chuyên gia ở Bộ Ngoại giao Việt Nam băn khoăn, lo lắng nhưng đồng thờ họ cũng tự đặt ra hy vọng chiến tranh Việt-Trung sẽ không xẩy ra, dù trên đất liền hay Biển Đông, nếu Việt Nam biết khôn khéo trong ứng xử với Trung Cộng.
Về mưu đồ của Trung Cộng đối với Việt Nam lúc này, theo nhận định của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đinh Công Tuấn, Viện nghiên cứu châu u (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) thì :”Là quốc gia giàu tài nguyên, có dân số trẻ lớn thứ 3 ở Đông Nam Á, có quân đội thực chiến bậc nhất ở châu Á, có vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng, Việt Nam được xem như "lực lượng trấn giữ con đường Nam tiến cả trên bộ, trên biển của TQ", vì vậy, TQ bao giờ cũng luôn coi Việt Nam là đối thủ tranh đoạt, kiềm chế, kiểm soát của mình.” (theo báo Thê giới & Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 16/06/2020)
Ông Tuấn nói rõ rằng:”Chính sách chủ đạo của TQ với Việt Nam sẽ vừa là cân bằng vừa can dự, vừa kiềm chế, vừa lôi kéo. Mục tiêu trong quan hệ với Việt Nam nhằm không để Việt Nam có thể mạnh lên, thoát khỏi sự chi phối của TQ, nhưng cũng không để Việt Nam quá bất mãn, tìm đến các liên kết chống lại TQ.”
Chi tiết hơn, chuyên gia này cho rằng :”Chính sách cơ bản của TQ với Việt Nam có thể đi theo các hướng sau:
Thứ nhất, hòa dịu với Việt Nam, để tránh quan hệ căng thẳng xấu thêm, gia tăng các hoạt động trao đổi ngoại giao cả thượng đỉnh và các cấp.
Thứ hai, tăng cường hợp tác trên mọi phương diện đặc biệt là kinh tế, giao thương buôn bán nhằm dùng lợi ích kinh tế đưa Việt Nam vào quỹ đạo của TQ, ít nhất đảm bảo Việt Nam giữ thế trung lập giữa TQ và Mỹ.
Thứ ba, gây sức ép cho ASEAN, chia rẽ khối thông qua các thành viên nhỏ dễ chịu tác động từ TQ để cản trở lập trường đối lập với lợi ích TQ và ngăn chặn sự hình thành của một "khối chống TQ".
Ông Tuấn kết luận:”Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần điều chỉnh, xác định rõ cách thức ứng phó với chiến lược toàn cầu, khu vực của TQ. Đó là thích nghi với sự trỗi dậy, lớn mạnh của TQ, xác định rõ ràng mục tiêu của Việt Nam phải đảm bảo an ninh quốc gia, không ngừng phát triển, tạo thế và lực đa dạng hóa, đang phương hóa quan hệ với các nước trên thế giới, giữ vững môi trường hòa bình để phát triển, khôn khéo đặt lợi ích quốc gia lên trên hết trong ứng xử với TQ.”
Đó là lời khuyên của một chuyên gia, nhưng liệu giới lãnh đạo Việt Nam có khả năng hóa giải tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng bằng đướng lối ngoại giao hay không?
Và nếu Việt Nam tiếp tục chính sách ngoại giao đu giây với quan điểm :“Bài Trung, thân Mỹ” hoàn toàn không có trong đường lối đối ngoại hay trong quan điểm giải quyết vấn đề Biển Đông của Đảng, Nhà nước ta”, như đã thanh minh trên báo Công an Nhân dân (CAND) ngày 3/8/2020, thì liệu Hà Nội có thoát khỏi gọng kìm của Trung Cộng hay không?
Phạm Trần
(09/020)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thuyền Cũ Lều Tranh
Tấn Đạt
09:25 29/09/2020
THUYỀN CŨ LỀU TRANH
Ảnh của Tấn Đạt
Mặc ai nhà ngói nhà lầu
Tôi đây thuyền cũ mái lều vẫn vui
Tạ ơn Chúa đã thương nuôi
(bt)
Ảnh của Tấn Đạt
Mặc ai nhà ngói nhà lầu
Tôi đây thuyền cũ mái lều vẫn vui
Tạ ơn Chúa đã thương nuôi
(bt)
VietCatholic TV
Người Ý tưng bừng mừng lễ Thánh Giennariô ở New York
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:39 29/09/2020
1. Lễ kính Thánh Giennariô ở New York trở lại cội nguồn khiêm tốn của ngày lễ
Nếu các đường phố của Thành phố New York có thể lên tiếng, chúng sẽ có những câu chuyện về đức tin thật tuyệt vời. Tất nhiên, chúng cũng sẽ có những câu chuyện về tội phạm, nghèo đói và tình trạng lộn xộn.
Nếu chúng có thể nói, chúng sẽ kể lại cho bạn nghe những câu chuyện về các vị thánh như Mẹ Cabrini, Elizabeth Ann Seton, và bậc đáng kính Pierre Toussaint, là những người trong khi phụng sự Chúa đã phục vụ những người nhập cư đang gặp khó khăn. Chúng sẽ nói về Đức Tổng Giám Mục Fulton J. Sheen khi ngài đến Nhà hát Adelphi trên Đường 52, để quay chương trình Life is Worth Living. Và chúng sẽ nói về những người nhập cư, những người đã mang theo lòng sùng kính của quê hương họ vượt qua những vùng biển bão tố, làm tăng thêm sự đa dạng phong phú của văn hóa Công Giáo ở New York.
Đường phố không bao giờ ngủ đã thấy hết. Giá mà chúng có thể nói.
Phố Baxter ở Little Italy sẽ có một câu chuyện riêng. Ban đầu con phố này được đặt tên là Phố Orange, nó nằm bên cạnh hồ Collect Pond đầy những vấn nạn xã hội, cuối cùng đã được lấp đầy để có thể xây những ngôi nhà nhỏ xinh xắn, tạo ra dự án nhà ở ít được mong đợi nhất trong lịch sử.
Nó cũng là hành lang chính xuyên qua khu “Five Points” khét tiếng của Lower Manhattan. Một nơi đầy rẫy những băng đảng đường phố và những ngôi nhà được đặt biệt danh là “Khu chết chóc” của nhiếp ảnh gia Jacob Riis nổi tiếng thời bấy giờ. Ông là người có những bức ảnh mạnh mẽ mô tả điều kiện sống tồi tệ và nghèo đói thường được cho là chỉ tồn tại ở những quốc gia nghèo hơn rất nhiều.
Sự cứu rỗi thực sự của Phố Baxter đã đến vào năm 1888 với việc thành lập Giáo xứ Máu Châu Báu Chúa. Đó là ngôi nhà đầu tiên dành cho những người nhập cư Ý tìm kiếm một nơi để thờ phượng, hơn là tầng hầm của Nhà thờ cổ St. Patrick.
Nhà thờ đã trở thành tâm điểm của cộng đồng Công Giáo Ý và là quê hương của nhiều lễ hội, trong số đó có Lễ Thánh Giennariô nổi tiếng.
Và vào ngày 19 tháng 9 năm 1926, một nhóm người nhập cư từ Naples đã kỷ niệm ngày lễ của vị thánh bảo trợ của họ bằng một thánh lễ, sau đó là một cuộc tụ họp nhỏ ở phía sau nhà thờ, đối diện với Phố Mulberry.
Cuộc tụ họp đơn giản này đã nhanh chóng trở thành một cuộc họp mặt kéo dài 11 ngày để tôn vinh Di sản Ý. Và trong suốt 94 năm, trải qua cuộc Đại suy thoái, Thế chiến và 11/9, hàng nghìn người dân Ý vẫn trung thành vẫn cử mừng ngày lễ này.
Giờ đây, vào năm 2020, khi đối mặt với đại dịch, Lễ hội lại xuất hiện, nhưng lần này nó giống với nguồn gốc khiêm tốn của nó. Không có các bữa tiệc khổng lồ. Không có hội chợ, chỉ là sự tôn kính của một vị thánh vĩ đại, theo đúng tinh thần của những người đã mang lại lòng tôn sùng cho thành phố đang phát triển vào đầu thế kỷ 20. Các đồ trang trí đã được cất đi, nhưng sự tôn sùng cổ xưa vẫn tiếp tục.
Và dưới bầu trời xanh trải dài khắp năm quận, các tín hữu đã mang hình ảnh của Thánh Giennariô băng qua những cánh cửa gỗ sồi của nhà thờ do người nhập cư xây dựng trước khi rảo khắp Phố Baxter.
Source:Aleteia
2. Ðức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin tuyên bố về vụ linh mục Flannery, Dòng Chúa Cứu Thế.
Ðức Hồng Y Luis Ladaria, Dòng Tên, Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin, cho biết Bộ này luôn luôn tìm cách đối thoại với linh mục Tony Flannery, Dòng Chúa Cứu Thế Ái Nhĩ Lan, nhưng Bộ buộc lòng phải đưa ra các biện pháp kỷ luật để bảo vệ đức tin.
Cha Tony Flannery, năm nay 73 tuổi, từ năm 2012 bị Bộ Giáo lý đức tin cấm không được tích cực thi hành thừa tác vụ, vì cha phổ biến trên các cơ quan truyền thông lập trường ủng hộ đồng tính luyến ái, hôn nhân đồng phái và nhận cho phụ nữ làm linh mục, trái ngược với đạo lý của Giáo hội. Gần đây, các bề trên của cha Flannery đã xin Bộ thu hồi các biện chế tài, và Bộ trả lời rằng cha không thể trở lại với thừa tác vụ, trừ khi ký nhận giáo lý của Hội thánh liên quan đến những vấn đề vừa nói trên, nhưng cha quyết liệt từ chối. Ngày 19/6, trên trang mạng riêng, cha Flannery viết “vấn đề truyền chức cho phụ nữ là điều nay được tự do bàn luận trong Giáo hội...” và nay cha muốn nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự bình quyền hoàn toàn cho phụ nữ, kể cả việc truyền chức thánh”. Và cha tiếp tục phê bình giáo huấn của Giáo hội về đồng tính luyến ái và những quan hệ tính dục đồng phái.
Năm 1994, thánh Gioan Phaolô II đã tuyên bố chung kết Giáo hội không thể truyền chức linh mục cho phụ nữ, và năm 2016, Ðức Thánh cha Phanxico cũng củng cố lập trường đó.
Trong cuộc họp báo, hôm 22 tháng 9 năm 2020 để giới thiệu Thư của Bộ Giáo lý đức tin “Người Samaritano nhân lành”, về việc săn sóc người bệnh ở giai đoạn cuối đời, Ðức Hồng Y Ladaria cho biết Bộ Giáo lý đôi khi phải thi hành một công việc “rất khó chịu”, đó là đưa ra những biện pháp chống lại các nhà thần học... “Chúng tôi luôn luôn cố gắng duy trì sự tôn trọng cha Flannery, nhưng nghĩa vụ của chúng tôi, theo qui định của Giáo hội, là bảo tồn đức tin, và qua đó phải nói khi có những điều không phù hợp với đức tin. Ðây là một trách nhiệm gây khó chịu rất lớn, nhưng đó cũng là trách nhiệm của chúng tôi và chúng tôi sẽ thiếu sót nếu không chu toàn trách nhiệm và lên tiếng, cả khi đó là điều đau lòng”.
Source:Catholic Philly
3. Tổng thống Trump nói: Đảng Dân chủ hoàn toàn bị khống chế bởi 'những người theo chủ nghĩa xã hội, những người theo chủ nghĩa Marx và những người cực đoan thiên tả
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Đảng Dân chủ đã “hoàn toàn bị những người theo chủ nghĩa xã hội, những người theo chủ nghĩa Marx và những người cực đoan thiên tả khống chế.” Ông đưa ra lập trường trên trong một cuộc vận động tranh cử ở Florida.
“Chúng ta đang phải đối phó với những kẻ điên rồ,” ông nói.
“Họ sẽ tăng thuế mà các bạn phải đóng, họ sẽ tước bỏ Tu chính án thứ hai của các bạn; còn với tôi, Tu chính án thứ hai của các bạn sẽ không suy suyển.”
“Họ chấp nhận các chính sách của Cuba cộng sản, Venezuela xã hội chủ nghĩa và muốn chấm dứt giấc mơ Mỹ đối với những người Mỹ gốc Tây Ban Nha - chúng tôi yêu những người Mỹ gốc Tây Ban Nha.”
“Chúng tôi sẽ đảm bảo Mỹ không trở thành một nước cộng sản hoặc xã hội chủ nghĩa.”
Tổng thống Trump cho biết ứng cử viên phó tổng thống của đảng Dân chủ Kamala Harris còn cực tả hơn cả Bernie Sanders, là người vẫn công khai tự xưng là người theo xã hội chủ nghĩa.
Tổng thống cho biết các cuộc thăm dò cho thấy đảng Cộng hòa đang đánh bại đảng Dân chủ trong việc dành phiếu của người Tây Ban Nha khi ông nói chuyện tại một địa phương có đông dân là người gốc Tây Ban Nha.
“Cuộc thăm dò đáng kể duy nhất là vào ngày 3 tháng 11,” ông nói.
“Bốn mươi ngày nữa chúng ta sẽ giành chiến thắng ở Florida.”
“ Chúng ta sẽ giành chiến thắng trong bốn năm nữa ở Tòa Bạch Ốc.”
Source:Sky News Australia
Tổng thống Trump cấm tuyên truyền chủ nghĩa Marx trong lớp học. Bắc Kinh âm mưu khống chế Đông Nam Á
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:38 29/09/2020
1. Trung Quốc đang 'bóp nghẹt dần' các quốc gia trên thế giới không thân thiện với nó
Cựu chủ tịch Đảng Tự do Victoria, Michael Kroger, nói rằng Trung Quốc cộng sản đang cố gắng “từ từ bóp nghẹt” các quốc gia không nằm trong vòng khống chế của họ.
Điều đó được minh chứng khi nhà báo Úc Matthew Carney tiết lộ cuộc chạy đua của anh ta với lực lượng an ninh Trung Quốc trong khi hoạt động ở nước cộng sản này. Đó là một tình tiết mà anh ta đã từ chối nói một cách công khai cho đến nay.
Carney là một phóng viên nước ngoài của ABC tại Bắc Kinh khi ông đưa tin về việc Trung Quốc giam cầm lên đến một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương.
Anh tiết lộ rằng chính quyền Trung Quốc đã đe dọa anh và con gái của anh.
“Đây là một chế độ cộng sản đàn áp, tàn bạo, đây là những gì họ làm,” Kroger nói với Sky News.
Ông nói rằng chế độ cộng sản đang sử dụng tất cả “các hoạt động và các chiến thuật đàn áp, tàn bạo” để bóp nghẹt nhiều quốc gia.
“Australia phải có một cái nhìn rất sáng suốt về quan hệ kinh tế trong tương lai với Trung Quốc”.
Người dẫn chương trình Sky News, Andrew Bolt, nói rằng ý tưởng Trung Quốc sẽ trở nên “dân chủ hơn và ôn hòa hơn khi nước này trở nên giàu có hơn “là hoàn toàn sai lầm”.
“Bây giờ nó trở lại chế độ độc tài kiểu Mao Trạch Đông, và rất tàn bạo - tàn bạo đến mức không thể tin được và không biết xấu hổ”.
Source:Sky News Australia
2. Tổng thống Trump hứa sẽ cấm việc tuyên truyền chủ nghĩa Marx trong các lớp học ở Mỹ
Tổng thống Donald Trump đã ban hành lệnh cấm giảng dạy lý thuyết giai cấp bị phê phán trong các trường học tại một cuộc biểu tình chiến dịch “Great American Comeback” ở Florida.
“Ý thức hệ Marx mô tả Mỹ như một quốc gia độc ác, tìm cách chia rẽ tất cả mọi người theo chủng tộc, và giai cấp, viết lại lịch sử nước Mỹ và dạy người ta phải xấu hổ về bản thân và xấu hổ về đất nước của họ,” ông tuyên bố.
“Nó đã trở thành một căn bệnh ung thư… nhưng chúng ta phải đoàn kết lại với nhau như một gia đình Mỹ đáng tự hào”.
Ông Trump cũng ca ngợi sáng kiến giáo dục thân Mỹ của ông, Ủy ban 1776, được thiết kế để “chống lại sự tuyên truyền độc hại của phe cánh tả trong các trường học của chúng ta”.
“Chúng ta sẽ dạy cho con cái chúng ta về nước Mỹ, rằng chúng ta là quốc gia đặc biệt nhất trên trái đất, và bạn vẫn chưa thấy tất cả mọi triển vọng của đất nước.”
Source:Sky News Australia
3. Ðức Thánh Cha làm phép chuông sẽ được đánh lên để nhắc nhở bảo vệ thai nhi.
Cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 23 tháng 9, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã làm phép một chuông lớn mà các tín hữu Công Giáo Ba Lan hy vọng nó sẽ vang lên để bảo vệ sự sống của các thai nhi.
Ðức Thánh Cha nói: “Ước gì tiếng chuông đánh thức lương tâm của các nhà lập pháp và tất cả những người có thiện chí ở Ba Lan và trên toàn thế giới.”
“Chiếc chuông tiếng nói của người không được sinh ra” được tổ chức “Yes to Life - Nói Có với Sự sống” đặt làm. Nó là một chiếc chuông mang tính biểu tượng sẽ được sử dụng tại cuộc Tuần hành vì Sự sống ở Ba Lan và các sự kiện ủng hộ sự sống khác. Nó được trang trí với hình ảnh siêu âm một đứa trẻ chưa sinh và một câu trích dẫn của chân phước Jerzy Popieluszrko: “Sự sống của một đứa trẻ bắt đầu dưới trái tim của người mẹ.”
Ngoài ra, chuông có hình hai bảng đá, tượng trưng cho Mười Ðiều Răn. Trên bảng thứ nhất là những lời của Chúa Giê-su: “Ðừng nghĩ rằng ta đến để hủy bỏ lề luật” (Mt 5,17), và trên bảng thứ hai là điều răn thứ hai: “Chớ giết người” (Xh 20,13).
Ðức Thánh Cha là người đầu tiên đánh chiếc chuông biểu tượng sau khi làm phép. Ngài lưu ý rằng chiếc chuông sẽ “đồng hành với các sự kiện nhằm nhắc nhớ giá trị của sự sống con người từ khi thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên.”
Theo truyền thông Ba Lan, chuông nặng hơn 900 ký và có đường kính gần 1.2 mét. Nó được đúc bằng đồng ngày 26 tháng 8 năm 2020 tại xưởng đúc chuông Jan Felczynski ở phía đông nam thành phố Przemysl, trước sự hiện diện của các nhà lãnh đạo dân sự và Công Giáo.
Ông Bogdan Romaniuk, phó chủ nhiệm phong trào “Nói Có với Sự sống” của Ba Lan, nói với tuần báo Công Giáo Ba Lan Niedziela rằng: “Chuông này có nghĩa là để đánh động lương tâm. Ý tưởng đúc chuông được nảy sinh vào đầu năm nay, khi tôi đọc được thông tin 42 triệu trẻ em trên thế giới bị giết mỗi năm do phá thai.”
Tại Ba Lan, luật chỉ cho phép phá thai trong các trường hợp hiếp dâm, loạn luân, sự sống của người mẹ gặp nguy hiểm hoặc thai nhi bất thường. Có khoảng 700 đến 1,800 ca phá thai hợp pháp diễn ra mỗi năm.
Source:Catholic News Agency