Ngày 29-09-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Kính Mến Và Phó Thác
Lm Vũđình Tường
02:24 29/09/2022
Bài đọc chia làm hai phần. Phần đầu nói về sức mạnh của Niềm Tin; phần hai nói về trách nhiệm của các Kitô hữu. Tin vào Đức Kitô chính là Kính mến và phó thác trong Chúa. Yêu mến và phó thác thuộc về cảm xúc; những gì thuộc về cảm xúc thuộc về con tim, vì thế chỉ có thể quan sát mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc cân đo. Bởi không thể cân đo nên không thể dùng đến số lượng hay chất lượng. Vì thế từ ngữ diễn tả tình yêu, niềm tin, thường dùng đến hình ảnh. Chính hình ảnh cũng có giới hạn riêng của chúng. Khi diễn tả đức tin, người ta diễn tả bằng cách nói đức tin mạnh, yếu giúp người tưởng tượng ra sức mạnh của đức tin. Bởi đức tin không thể nhìn thấy, kết quả công việc biểu lộ niềm tin cá nhân.

Tin theo Đức Kitô đòi hỏi thay đổi cách sống, lối suy nghĩ. Chính những thay đổi này là nguyên nhân dẫn đến việc các tông đồ xin Đức Kitô ban thêm đức tin cho các ông. Đức Kitô đáp lại lời các ông yêu cầu bằng cách giải thích cho các ông hiểu về sức mạnh của niềm tin. Ngài nói với các ông chỉ cần niềm tin bằng hạt cải cũng đủ làm thay đổi bộ mặt trái đất. Như thế không phải các ông có khả năng làm công việc vượt quá khả năng con người, chính Đức Kitô âm thầm hoạt động trong các ông khi các ông đặt niềm tin nơi Ngài. Thiên Chúa thực hiện điều kì lạ nơi những ai đặt trọn niềm tin, lòng mến nơi Ngài. Khi đặt trọn niềm tin nơi Đức Kitô thì đời sống, sinh hoạt trong ngày hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa. Bởi trực thuộc vào Đức Kitô, nên ngoài việc dâng lời tạ ơn hàng ngày, hàng giờ, con người không có chi để tự hào, hãnh diện.

Phần hai của Phúc Âm nói về trách nhiệm của Kitô hữu. Đức Kitô dùng hình ảnh người làm công cho chủ, ban ngày người đó làm việc ngoài nương rẫy, cuối ngày người đó làm công việc nội trợ. Về phương diện tâm linh, ban ngày Kitô hữu làm công việc và cuối ngày người đó cần nhìn lại việc làm đó được kết hiệp với Đức Kitô ra sao? Chính mối liên kết này giúp Kitô hữu trở thành môn đệ trung tín của Đức Kitô. Vì thế cầu nguyện hàng ngày là điều quan trọng, bởi nếu thiếu cầu nguyện sẽ bị rơi vào tình trạng tự mãn, tự cho mình có khả năng làm được việc vĩ đại. Thiếu cầu nguyện chính là mở cửa cho kiêu ngạo tiến vào. Kết quả là mong được người đời ca tụng, tâng bốc khen tặng. Thiếu những điều đó họ mất vui. Đức Kitô nhắc nhở môn đệ Ngài, các ông không có chi để tự hào, bởi các ông chỉ hoàn thành công việc được trao phó.

Trong thực tế, niềm vui nằm sẵn trong chính công việc được trao phó. Khi ta làm việc với tất cả tâm tình, ta thích thú với công việc và đôi khi còn tìm được điều tốt đẹp khi làm việc. Một niềm vui khác nữa là khi hoàn thành công việc. Cảm giác thảnh thơi, thoải mái, vui tràn đến. Đôi khi còn an vui dạt dào vì việc làm mang lại thành quả mĩ mãn.

Kitô hữu luôn í thức họ không làm việc một mình, cũng không phải làm việc cho chính họ mà chính là hoàn thành nhiệm vụ của một Kitô hữu. Chính Đức Kitô là sức mạnh, là niềm tin và là chủ mọi việc tốt lành trong cuộc sống. Kitô hữu hãnh diện dâng lời tạ ơn, bởi chính Đức Kitô đã tin tưởng phó thác công việc trong tay họ. Một khi chúng ta nhận biết mọi sự ta có, trí khôn, thông minh, sức khoẻ, sự sống đều do Chúa ban thì chúng ta nhận biết mình không có gì để đáng tự hào ngoài việc dâng lời tạ ơn. Ngay chính cả việc dâng lời tạ ơn cũng là ơn Chúa ban. Bởi chính ta không làm được gì nên không có gì để hãnh diện. Kitô hữu giúp tha nhân không phải vì đức tin của ta mạnh mà chính nhờ việc làm từ thiện, bác ái đó củng cố niềm tin Kitô hữu.

TiengChuong.org

Love And Trust

The reading has two parts: part one is about the power of faith, and part two is about the responsibility of Jesus' disciples. Having faith in Jesus means loving and trusting him. Love and trust belong to the invisible sphere, and what is unseeable is unmeasurable and unscaleable. It is rather hard to talk about love and trust in terms of their quality or quantity, because the metric of love and trust is the language of one's heart. It is the same for faith. We can't describe faith in terms of its quality or quantity, but rather to have a strong or weak faith. Faith in this sense is manifested through the love and service we have for others. In following Jesus, the disciples recognised the challenges of the new way of life. They asked Jesus to increase their faith in Him, in the hope that they would be able to be faithful to the call. His reply was less about the quality of faith but more about the power of faith. He told them that with a tiny faith they have, they can do amazing things beyond their expectation. Jesus told them that by having faith in Him, everything is possible. Something is impossible for us, but for God everything is possible. When Jesus' disciples achieve any great thing, they know that they are not doing it alone, but rather the power of faith in Jesus working through them. God will do great things in a person who trusts and loves God, even when his faith is not great. Faithful disciples are the ones who live and move with God and depend on God in this life and the eternal life to come. We depend on God so much, apart from giving thanks to God, we have nothing to be proud of or claim for.

The second part of the Gospel talks about the duty of Jesus' disciples. Jesus employed the image of a worker whose duty is to work both in a field and domestic work, and that is His expectation of him. At the spiritual level, the image reminds us that each of us is being sent to be witnesses for Jesus by serving others. This kind of work needs to be done in a prayerful spirit, because without constant prayer to care for our inner life, the good work we do for others may become a source of self- praise. This self- gratification is dangerous because it opens the door widely for pride to creep in. The evidence is the feeling that one deserves to be praised for, and acknowledged for the good work has done. Jesus reminds his disciples that they have nothing to be proud of because they just simply do their job.

In reality, a good reward is in the job itself. When a worker works with love, that person enjoys the work and may gain some insight into doing the work. The greatest satisfaction in doing the work is the completion of the work on time. There is a sense of relief, relaxation, and freedom from pressure. It is a greater reward and a feeling of self-worth and achievement.

Jesus' disciples also know that they are not doing the work alone but do it with Jesus. He is the power and force that strengthens them in their work. He is the mind and heart of the work. They thank him for trusting and asking them to take part in his plan of salvation. When we see that God is the power and strength and wisdom in our work then we would never claim any credit for the work, but rather give thanks to God. We also acknowledge that giving thanks to God is a gift itself (Common preface IV). Because there is no credit gained, then there will be no reward. We help others not because our faith is strong but rather because acts of charity may strengthen our faith in God.
 
Ngày 30/09: Sám Hối là Thay Đổi – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
02:30 29/09/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, Đức Giê-su nói: “Khốn cho ngươi, hỡi Kho-ra-din! Khốn cho ngươi, hỡi Bết-xai-đa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xi-đôn, thì từ lâu họ đã mặc áo vải thô, ngồi trên tro tỏ lòng sám hối rồi. Vì thế, trong cuộc Phán Xét, Tia và Xi-đôn sẽ được xử khoan hồng hơn các ngươi. Còn ngươi nữa, hỡi Ca-phác-na-um, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Không, ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ!

“Ai nghe anh em là nghe Thầy; và ai khước từ anh em là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy.”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:16 29/09/2022

15. Tình yêu là hoàng hậu của tất cả các đức hạnh, bất luận nó ở đâu thì các đức hạnh đều theo nó; nó là người lãnh đạo tất cả các đức hạnh, làm cho chúng ta kết hợp với Thiên Chúa.

(Thánh Thomas of Aquino)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

http://facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:19 29/09/2022
11. LẤY NGƯỜI CẶN BÃ

Ngày xửa ngày xưa, chỉ có người nước Trung Sơn mới biết nấu rượu, người nước Lỗ muốn được phương cách bí mật nấu rượu ấy, nhưng trước sau vẫn không được như ý.

Về sau, có người nước Lỗ ở bên nước Trung Sơn, tìm cách lấy một ít cặn bã từ trong một xưởng nấu rượu nọ đem về và mở tiệm rượu ở nước Lỗ, đem bã rượu ngâm trong một thứ rượu rất dở của người nước Lỗ làm, sau đó gọi rượu ấy là rượu phong vị của Trung Sơn.

Tiệm rượu khai trương, người mộ danh mà đến rất đông, sau khi nếm rượu thì nói đúng là phong vị Trung sơn, có mấy người trước đây có uống qua rượu Trung Sơn cũng nói, và người mới uống cũng nói như vậy, quán rượu càng mở càng thịnh vượng, mỗi ngày không có chỗ cho khách ngồi.

Một hôm, sư phụ của xưởng nấu rượu nước Trung Sơn ấy tình cờ đi qua nước Lỗ, nghe danh cũng đến nếm thử, vừa nếm một miếng thì lập tức ói ra, cười khổ lớn tiếng nói:

- “Đây là mùi vị nước ngâm cặn bã của xưởng rượu chúng tôi, vậy mà cũng được giả danh rượu Trung Sơn”.

Khách uống rượu biết mình bị lừa, bèn ùn ùn bỏ đi.

(Úc Li tử)

Suy tư 11:

Dối trá là nói lời không thật, việc làm không trung thực, thường hay đánh bóng câu chuyện và sự việc cho đẹp để lừa người khác.

Có nhiều cách lừa dối người:

- Có người lấy thịt heo giả làm thị cầy, gọi là giả cầy để lừa những người thích ăn thịt cầy.

- Có người giả làm công an cảnh sát để tống tiền người khác.

- Có người giả làm linh mục để đi quyên tiền của giáo dân nhẹ dạ.

- Có người giả làm kẻ đạo đức thánh thiện để lừa những người già cả đạo đức.

- Có một vài công ty xí nghiệp chạy theo lợi nhuận nên làm hàng giả, để không những lừa mà còn làm hại người tiêu dùng.v.v...

Lừa dối dứt khoác là con đẻ của ma quỷ, bởi vì không có tâm hồn chân thật. Người Ki-tô hữu lừa dối thì tội nặng hơn người khác, bởi vì họ được Đức Chúa Giê-su dạy dỗ, được Giáo Hội dạy dỗ, và được nhiều ân sủng Chúa ban cho để nói sự thật và làm chứng cho sự thật.

Lừa dối là bóng đen, chân thật là ánh sáng, không một ai thích bóng đêm cả, chỉ những ai lừa dối mới thích bóng đêm mà thôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------------

http://www.vietcatholic.org

http://facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Xin Ban Thêm Đức Tin Cho Chúng Con
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
18:45 29/09/2022
Xin Ban Thêm Đức Tin Cho Chúng Con

(Chúa Nhật XXVII TN C)

Một hiện trạng của con người trong nền văn minh hiện đại đó là sự bất an. Khi nền khoa học công nghệ càng phát triển tân kỳ thì con người càng như thấy mình đang đối diện với nhiều dữ kiện bất thường. Đó không chỉ là những biến đổi khó lường của thiên nhiên mà còn là những đổi thay trong đời sống xã hội và nhất là những xáo trộn trong đời sống tâm lý lẫn tâm linh của con người. “Mọi sự đều là có thể”. Câu ngạn ngữ này trước đây vốn ám chỉ đến khả năng to lớn của con người, thì nay lại dường như ứng với các tình huống xấu đang rình chờ ập xuống trên nhân loại chúng ta.

Các tiện nghi vật chất không bảo đảm cho sự yên bình. Nền khoa học hiện đại cũng không là một bảo đảm cho sự ổn định. Nhìn vào hệ thống an ninh, tình báo, quân sự “khổng lồ” của các nước phát triển chúng ta nhận ra sự thật này: nhân loại chúng ta đang sống trong cảnh bất an. Sự bất an, bất định ấy nó diễn ra ngay trong chính cái nền tảng của xã hội đó là cuộc sống gia đình. Các con số thống kê về tỉ lệ hôn nhân đổ vỡ, về tình trạng ly thân, li dị đủ để minh chứng điều này.

Tình trạng “bấp bênh” trên đây chính là một thách đố lớn cho con người thời đại hôm nay. Đối diện với thách đố ấy, bên cạnh những nỗ lực khắc phục mang tính kỷ thuật công nghệ hay mang tính tâm lý xã hội thì niềm tin chính là chiếc chìa khóa giải mã cho vấn đề. Dù không phổ biến những cũng đã từng có nhiều người, nhiều tập thể tìm sự giải thoát bằng sự cuồng tín, bằng nhiều hình thức mê tín lầm lạc.

Trong cảnh khốn cùng dường như vô vọng của dân Chúa xưa, ngôn sứ Khabacuc đã thấy thị kiến và nhận lệnh: “Hãy viết lại thị kiến và khắc vào tấm bia cho ai nấy đọc được xuôi chảy…Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính thì sẽ được sống, nhờ lòng tin của mình”(Kb 2,2-4).

“Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con”(Lc 17,5). Sau khi khẳng định rằng: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em”, thì Chúa Giêsu đã minh họa lòng tin ấy bằng thái độ phục vụ của người đầy tớ, một người ý thức rằng “mình chỉ làm những việc phải làm” theo ý của chủ mà thôi.

Thánh tông đồ dân ngoại nhắc nhủ môn đệ Timôtê rằng: “Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một Thần Khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một thần khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương và biết tự chủ” (2Tm 1,7). Như thế chúng ta có thể nhận ra thánh ý của vị chủ tể tối cao để thực thi đó là:

-Biết tự chủ: Làm chủ bản thân là tiền đề của việc thành nhân và thành người con Chúa đúng nghĩa. Ai không làm chủ được các cảm xúc, các tham muốn và các hành động của mình thì vẫn mãi còn là trẻ con hay dù đã lớn nhưng chưa trưởng thành. Một trong những nét phân biệt giữa con người với loài vật đó là biết dừng, biết nói không với những gì xấu xa, bất chính và với cả những gì tuy tự chúng không xấu nhưng có thể làm cản trở mình vươn lên tới những điều tốt đẹp hơn.

-Can đảm sống yêu thương đến cùng: Yêu thương ở đây không phải chỉ với tình cảm nhân loại thường tình nhưng phải như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta. Tình yêu của Chúa Kitô dành cho chúng ta được minh họa rõ nét qua mầu nhiệm tự hủy, tự hạ của Người. Vốn giàu sang, Người đã tự nguyện trở nên nghèo hèn vì chúng ta. Vốn là Thiên Chúa, Người đã mang lấy thân phận tôi đòi như chúng ta. Vốn là con chiên tinh tuyền Người đã nhận lấy án hình của một tội nhân đầy nhuốc hổ thay cho chúng ta (x.Pl 2,6-11).

Tin không đơn thuần là một sự chấp thuận của lý trí, nhưng trên hết đó là một sự dấn thân của ý chí tự do. Kitô hữu chúng ta tin không phải là chấp thuận một vài chân lý, một vài tín điều nào đó, nhưng chúng ta tin nghĩa là chúng ta quyết đi theo một Đấng và Đấng ấy chính là Giêsu Kitô.

Theo Chúa Kitô với bước khởi đầu là làm chủ con người mình để rồi biết sống yêu thương đến cùng, thì dù nhiều sự khó khăn vẫn còn đó, dù cho những điều bất trắc của cuộc sống có lẽ sẽ không ít đi, nhưng chúng ta lại có sự bình an đích thực. “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm được mạng sống ấy” (Mt 16,25). Lời khẳng định của Chúa Giêsu trên đây giúp chúng ta hiểu thế nào là tin.

Ngày nay vẫn có đó nhiều người trong chúng ta, thậm chí cả những đấng bậc đáng kính trong Giáo Hội không ngừng kêu gọi sự tự chế, mời gọi hăng say rao giảng tình yêu, nhưng bản thân lại còn ngần ngại từ bỏ danh phận, quyền uy, lợi lộc của mình, và dĩ nhiên cũng khó bề từ bỏ cả mạng sống mình. Chính Chúa Kitô đã từng than thở: “Khi Con Người đến, liệu người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”(Lc 18,8).

“Lạy Chúa, xin thêm lòng tin cho chúng con”. Thậm nghĩ rằng đây là một lời cầu khẩn thiết cần được lặp đi lặp lại từng ngày. Và ước gì sự lặp đi lặp lại này không dừng lại trên môi miệng mà phải được hiện thực hóa bằng thái độ sống, qua những hành động cụ thể, đáng tin.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Đơn Giản Mà Hữu Hiệu
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
18:47 29/09/2022
Đơn Giản Mà Hữu Hiệu

(Lễ Mân Côi)

Nhiều nhà đạo đức vốn không đồng thuận với chủ nghĩa duy hiệu năng. Nếu chỉ nhắm đạt kết quả bằng mọi giá, nghĩa là bất chấp mọi phương thế thì quả là một sai lầm trầm trọng. Giáo hội luôn khẳng định rằng mục đích không thể biện minh cho phương tiện. Đã là người con cái Chúa thì ai cũng khát mong được “rỗi linh hồn”, được hưởng kiến Thánh Nhan Thiên Chúa sau cuộc đời dương thế này. Như thế, chúng ta hết thảy đều có một mục đích tối hậu để kiếm tìm. Để đạt mục đích nào đó thì cần biết sử dụng những phương thế, phương tiện thích hợp, hữu hiệu. Chúa Nhật kính Mẹ Maria Mân Côi, giáo hội mời gọi đoàn con đến với người Mẹ nhân lành để đón nhận một phương thế Mẹ đã ưu ái trao ban đó là tràng chuỗi Mân côi.

Nhiều nhà tu đức xưa nay đều chân nhận rằng tràng chuỗi Mân côi chính là cuốn Tin mừng tóm gọn, vì đó là quảng đường Mẹ Maria đã từng bước theo Chúa Kitô, bắt đầu khi Ngôi Lời Nhập thể cho đến khi Người sống lại và lên trời vinh hiển. “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành”(Ga 18,24). Chúa Kitô ở đâu thì Mẹ Maria ở đấy với Chúa. Và có thể nói chắc chắn rằng, những ai sống mầu nhiệm Mân côi thì Mẹ Maria ở đâu, họ cũng ở đấy với Mẹ. Nhân các bài đọc Lời Chúa trong thánh Lễ Mân côi mà giáo hội cho trích đọc, xin có một vài nghĩ suy về một con đường, hay có thể nói là một cách thế để dõi theo chân Mẹ Maria.

Thánh tông đồ dân ngoại nói với tín hữu Galata cũng như với chúng ta qua bài đọc thứ hai như sau:“Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu kên: Áp-ba, Cha ơi!” Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa”(Gal 4,6-7). Để theo chân Mẹ Maria ra khỏi cảnh đời nô lệ mà bước vào phận làm con, chúng ta cùng xem xét một vài nét biểu lộ tình con cái mà Mẹ Maria đã sống với Thiên Chúa và với tha nhân là anh chị em của mình như thế nào.

-Với Thiên Chúa là Cha: Khi đã tin nhận Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi nhân hậu, là Người Cha trên các người cha thì không một người con nào giữ trong lòng và trong cách sống sự sợ hãi. Đây chính là tinh thần thơ bé mà Chúa Kitô đã từng nhiều lần mời gọi chúng ta sống để được vào Nước trời. Trẻ thơ vốn an bình trong vòng tay của mẹ cha và thường thì không vấn vương chút hãi sợ nào. Trẻ thơ cũng không ngần ngại hỏi mẹ cha những điều chúng chưa biết, chưa hiểu. Trong thực tế, nhiều bậc cha mẹ vừa thấy vui và cũng vừa thấy mệt trước những câu hỏi của đứa con lên năm, lên sáu. Càng lớn lên thì người ta càng có nhiều nỗi sợ khiến người ta ngần ngại không dám hỏi, không dám chất vấn những người trên mình, những người đang nắm quyền cao, chức trọng. Khi Chúa Giêsu nói về cuộc khổ nạn Người sắp chịu tại Giêrusalem thì các tông đồ dù không hiểu ý nghĩa nhưng đã không dám hỏi lại Người vì các ông sợ hãi (x.Lc 9,43-45). Trái lại, khi không hiểu nội dung lời sứ thần truyền tin Mẹ Maria đã không ngại ngần hỏi sứ thần: “Việc ấy xảy ra cách nào được vì tôi không biết đến việc vợ chồng”(Lc 1,34).

-Với tha nhân là anh chị em của mình: Huynh đệ như thủ túc. Đã xem nhau là anh chị em ruột thịt thì sự hiệp nhất, hiệp thông trong tình liên đới là điều hiển nhiên cần phải có. Mẹ Maria đã thể hiện mối tình huynh đệ ấy bằng việc thường xuyên hiện diện với các tông đồ, sau khi Chúa Kitô phục sinh, về trời. Sách công vụ tông đồ ghi lại sự thật này: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy phụ nữ, với bà Maria, thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu” (Cv 1,14).

“Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước trời”(Mt 18,3). Chắc chắn chúa Giêsu không dạy chúng ta sống tinh thần ấu trỉ nhưng là tinh thần trẻ thơ. Với tràng chuỗi Mân côi Mẹ Maria trao ban, ước gì chúng ta biết noi gương Mẹ sống tình con thơ với Cha trên trời và dĩ nhiên cũng phải biết sống tình huynh đệ với tha nhân.

Phép lần hạt năm sự vui, thứ nhất thì gẫm Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai...Sống tinh thần con thơ để không ngại ngần hỏi Thiên Chúa: Cha ơi, giờ đây, lúc này, Cha muốn truyền dạy con điều gì? Sống tinh thần huynh đệ để rồi ngẫm xem cha trên trời muốn tôi chuyển sứ điệp gì cho tha nhân, cho người anh em bên cạnh?

Năm sự thương, thứ nhất thì gẫm Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu…Sống tinh thần con thơ cũng như tình đệ huynh để mạnh dạn tự kiểm và quan sát xem mình cũng như tha nhân đã và đang phạm những lỗi lầm nào khiến Chúa Kitô phải đau khổ đến dường ấy.

Năm sự Mừng, thứ nhất thì gẫm Đức Chúa Giêsu sống lại…Sống tình con thơ để ngẫm xem mình cần phải chỗi dậy ở mặt nào đây. Sống tình huynh đệ hiệp thông để ý thức mình phải nâng tha nhân lên, phải vực xã hội này lên ở lãnh vực nào đây.

Kinh Mừng Maria…Kính Mừng Maria…Lời kinh đơn sơ mà có thể nói hầu hết tín hữu Công Giáo đều thuộc nằm lòng chính là phương thế đơn giản mà hữu hiệu để về trời. Lời kinh ấy có thể được cất lên trong Nhà Thờ, trong gia đình hay riêng một mình, trong nhiều thời điểm của ngày sống, khi đi lao động, khi nấu nướng hay lúc ngồi chờ xe buýt…Xin cám ơn Mẹ đã ưu ái trao ban cho chúng ta, bất kể trẻ hay già, bất kể khả năng hơn hay kém, bất kể hoàn cảnh thuận hay nghịch, một phương thế tuyệt hảo để sống đời con thơ đó là tràng chuỗi Mân côi.

Nhiều vị thánh đã mạnh mẽ khẳng định rằng những ai trung thành lần chuỗi mân côi thì chắc chắn sẽ không mất phần rỗi linh hồn. Điều này cũng dễ hiểu vì có người mẹ nào khi con cái thường xuyên khẩn xin “cầu cho chúng con là kẻ có tội” mà lại không cứu giúp, nhất là trong “giờ lâm tử”. Hơn nữa khi cùng với Mẹ, noi gương Mẹ sống đời con thảo thì hệ luận như tất yếu phải đến: “đã là con thì cũng là người được thừa kế gia tài Thiên Chúa hứa ban.”

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Một nhạc cụ đích thực
Lm. Minh Anh
18:54 29/09/2022

MỘT NHẠC CỤ ĐÍCH THỰC
“Ai nghe các con là nghe Thầy; ai khước từ các con là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy!”.

J. B. Phillips nói, “Thiên Chúa không được khám phá hay chứng minh bằng các phương tiện khoa học thuần tuý; thật không may cho những người có đầu óc khoa học! Bởi lẽ, nó thực sự không chứng minh được gì. Đơn giản chúng chỉ là những ‘khí cụ tồi’ may mắn được sử dụng cho bản hợp xướng vĩ đại của Ngài. Vấn đề của bạn là, hãy trở nên ‘một nhạc cụ đích thực’ trong bản hợp xướng vĩ đại mang tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa đến với thế giới!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Sẽ khá bất ngờ khi ý tưởng của J. B. Phillips được gặp lại qua Tin Mừng hôm nay! Chúa Giêsu tiết lộ cho chúng ta một mối liên hệ ‘gấp ba!’. Ngài liên kết bạn với Ngài; và Ngài với Chúa Cha. Vì thế, khi bạn hành động như ‘một nhạc cụ đích thực’ của Chúa trong buổi trình tấu của Ngài, người khác lắng nghe hoặc từ chối những gì bạn cống hiến cho họ, thì họ đang lắng nghe hoặc từ chối không chỉ bạn, mà còn cả chính Chúa Giêsu và Cha Trên Trời.

Điều này cho thấy trách nhiệm cao cả của bạn và tôi khi phải mang tình yêu và lòng thương xót Chúa đến với những người chúng ta gặp gỡ mỗi ngày. Liệu chúng ta sẽ trở thành ‘một nhạc cụ đích thực’ của Chúa hay một khí cụ ‘hữu danh vô thực’, một ‘khí cụ tồi?’. Điều này tuỳ thuộc bạn và tôi! Khi tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa chúng ta - với chính Ngài và Chúa Cha - Chúa Giêsu nâng cao phẩm giá mỗi người chúng ta lên một tầm mức đáng kinh ngạc!

Tin Mừng hôm nay còn tiết lộ một sự thật khác, Thiên Chúa cũng có thể dùng ai đó như ‘một nhạc cụ đích thực’ dành cho mỗi người chúng ta. Điều này thật quan trọng! Nếu có ai đó đến, hành động nhân danh Chúa Kitô, mà chúng ta từ chối, chúng ta thực sự đang từ chối chính Cha Trên Trời. Điều này buộc chúng ta dừng lại và xét xem cách thức chúng ta đối xử với những người khác. Cần ý thức rằng, những người khác luôn có một tiềm năng to lớn để trở thành ‘một nhạc cụ đích thực’ trong bản giao hưởng dành cho chúng ta. Chúa nói với chúng ta qua họ!

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu khiển trách dân thành Corozain và Bethsaiđa; bởi lẽ, họ không nhận Ngài như ‘một nhạc cụ đích thực’ trong bản hợp xướng Chúa Cha tặng ban, “Khốn cho ngươi, hỡi Corozain; khốn cho ngươi, hỡi Bethsaiđa!”. Chúa thấu suốt lòng dạ con người, Thánh Vịnh đáp ca hôm nay viết, “Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả khi con đứng con ngồi”. Vì thế, như trong bài đọc thứ nhất, ý thức giới hạn của mình, Gióp chỉ thưa với Chúa, “Con đây tầm thường bé nhỏ, biết nói chi để trả lời Ngài!”. Thái độ đúng đắn của chúng ta là một chỉ cậy trông vào Ngài, “Lạy Chúa, xin hướng dẫn con trong đường lối đời đời”.

Anh Chị em,

“Ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy!”. Hôm nay, bạn và tôi hãy suy gẫm về những tiết lộ này, suy gẫm về những món quà tuyệt vời Chúa ban cho chúng ta. Mỗi người phải hoạt động như ‘một nhạc cụ đích thực’ trong dàn giao hưởng yêu thương của Chúa; đây là một nghĩa vụ thiêng liêng và cũng là một đặc ân sâu sắc mà chúng ta không được xem nhẹ. Đồng thời, hãy đón nhận tha nhân như ‘một nhạc cụ đích thực’ Thiên Chúa gửi đến để cống hiến cho chúng ta buổi trình tấu miễn phí vĩ đại. Hãy biết, Cha Trên Trời đang nói với bạn và tôi qua những con người đôi khi ‘rất đỗi ít ỏi’ này. Hãy dành cho Ngài sự quan tâm, kính trọng với lòng biết ơn sâu sắc những con người được sai đến.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, trong mọi đấng bậc, ơn gọi của con là trở nên ‘một nhạc cụ đích thực’ phục vụ cho bản hợp xướng mang tên “Sự Thánh Thiện và Lòng Thương Xót” Chúa. Xin đừng để con trở nên ‘một khí cụ tồi!’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Kính Kính Mừng trong Tháng Mân Côi
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:39 29/09/2022
Kính Kính Mừng trong Tháng Mân Côi

Suy Niệm Lễ Đức Mẹ Mân Côi

(Lc 1, 26-38)

Bước vào Tháng Mười, Tháng Mân Côi, chúng ta thấy một hình ảnh truyền thống tuyệt đẹp về Ðức Bà Mân Côi, một tay bồng Chúa Giêsu Hài Ðồng, còn tay kia thì trao Tràng Chuỗi Mân Côi cho thánh Ðaminh, chứng tỏ rằng kinh Mân Côi là một phương thế được Ðức Mẹ ban cho nhân loại qua thánh Đaminh, để con cái Chúa nhờ chiêm ngắm và suy niệm về cuộc đời của Chúa, mà yêu mến Chúa và theo Chúa mỗi ngày một hơn.

Maria đầy ơn phúc

"Kính mừng Maria đầy ơn phúc" là câu đầu tiên trong Kinh Kính Mừng chúng ta vẫn thường đọc. Nguồn gốc của lời Kinh này phát xuất từ miệng sứ thần Gabriel chào Đức Maria lúc truyền tin : "Kính mừng Maria đầy ơn phúc (Lc 1,28), và lời xác nhận của bà Êlisabet : "Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ".

Những lời của sứ thần Gabriel và của bà Êlisabét trên đây đã được Giáo hội dùng để chúc tụng ngợi khen Đức Mẹ. Đồng thời, Giáo hội thêm vào lời cầu khẩn xin Mẹ thương nâng đỡ phù trì "Thánh Maria ĐứcMẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử".

Quả Phúc Giêsu

Hằng ngày, khi đọc lại lời chào của thiên thần và lời chào của bà Êlisabét chúng ta khám phá ra Quả Phúc nơi cung lòng Đức Mẹ là Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thể làm người. Đây chính là hoa trái mà tiên tri Isaia đã báo trước : “Ngày đó, chồi non Đức Chúa cho mọc lên sẽ là vinh quang và danh dự, và hoa màu từ ruộng đất trổ sinh sẽ là niềm hãnh diện và tự hào” (Is 4,2). Người Con ấy thuộc miêu duệ Apraham, đã xuất thân từ dòng dõi vua Đavid, được đầy tràn Thần Khí Chúa. Thiên Chúa đã đặt nơi Người muôn phúc lành và muôn dân nhờ Người mà được chúc phúc, như có lời chép : “Như đất đai làm đâm chồi nẩy lộc, như vườn tược cho nở hạt sinh mầm, Đức Chúa là Chúa Thượng cũng sẽ làm trổ hoa công chính, làm trổi vang lời ca ngợi trước mặt muôn dân” (Is 61,11).

Kinh Kính Mừng trong Tháng Mân Côi

“Kính mừng Maria đầy ơn phúc”. Mẹ đầy ơn phúc" (Lc 1, 28 ), vì từ đời đời Thiên Chúa đã chọn Mẹ làm Mẹ Đấng Cứu Thế và gìn giữ Mẹ khỏi mọi vết nhơ tội lỗi, nên nơi Mẹ không có chỗ cho tội lỗi. Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria (x. Ga 1,14). Chúng ta cũng được kêu gọi lắng nghe Chúa nói và đón nhận ý Chúa vào trong cuộc đời Mẹ để trở nên người có phúc như Mẹ.

Đức Chúa Trời ở cùng Bà

Chúng ta ca tụng Đức Maria là Đấng đầy ơn phúc như lời sứ thần chào. Phúc của Mẹ thật cao vời khôn sánh, lời bà Êlisabet xác nhận :“Em thật có phúc” (Lc 1,42). Mẹ có phúc trước hết là vì Mẹ có Thiên Chúa ở cùng. Ai có Thiên Chúa ở cùng, người ấy đầy ơn phúc.

Trong Cựu Ước, có bao người được Thiên Chúa ở cùng, để rồi được Ngài sai đi phục vụ dân Chúa. Nhưng Thiên Chúa ở cùng Đức Mẹ một cách độc nhất vô nhị. Khi được đầy tràn Thánh Thần và cưu mang Ngôi Lời, Mẹ trở nên như Hòm Bia, như Ðền Thánh, nơi vinh quang Thiên Chúa hiện diện giữa loài người.

Điều đã xảy ra nơi Đức Mẹ Đồng Trinh khi có Thiên Chúa ở cùng, thì cũng xảy ra nơi chúng ta trong mức độ tâm linh. Chúng ta đón nhận Lời Chúa bằng con tim vui vẻ, chân thành và biết đem ra thực hành. Chúa Giêsu đã cư ngụ nơi lòng Mẹ, Người cũng đến và ở trong những ai yêu mến và tuân giữ lời Người, đón rước Người khi chịu lễ. Thế nên Giáo Hội không ngớt lời lặp đi lặp lại danh xưng hạnh phúc này: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà” để tôn vinh Mẹ.

Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ

Phúc nơi Mẹ trổi vượt hơn hết mọi người nữ vì Mẹ đã đầu tư vốn liếng cả cuộc đời cho thánh ý Thiên Chúa. Nếu yêu và được yêu là những điều hạnh phúc nhất trong đời, thì Đức Maria là người hạnh phúc hơn hết vì được Thiên Chúa yêu thương tuyển chọn và chính Mẹ cũng biết dành trọn vẹn tình yêu thương của mình cho Thiên Chúa.

Phúc của Mẹ thật khôn ví, vì tâm hồn Mẹ trong sạch và luôn kết hiệp với Chúa. Mẹ có phúc vì Mẹ đã tin như lời bà Êlisabét nói : “Em thật có phúc, vì đã tin rằng : Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1, 45).

Và Chúa Giêsu Con lòng Bà gồm phúc lạ

Ở mức độ tự nhiên, Mẹ đón nhận sức mạnh của Chúa Thánh Thần rồi dâng hiến máu thịt mình cho Con Thiên Chúa để Người được hình thành nơi Mẹ. Xét về mặt thiêng liêng, Mẹ đón nhận ân sủng và đáp lại điều đó bằng đức tin của mình”. Về điều này thánh Augustinô giải thích rằng : Đức Trinh Nữ “trước hết đã thụ thai trong tâm hồn và sau là trong cung lòng Mẹ. Mẹ đã thụ thai trước là đức tin và sau là Thiên Chúa”.

Bằng việc đón nhận hài nhi Giêsu để cưu mang, sinh hạ, nuôi dưỡng và làm Mẹ Thánh Tử, Đấng là Hồng Phúc ngay trong lòng mình nữa. Mẹ trở nên người gồm phúc lạ. Mẹ có phúc vì được làm Mẹ Đức Giêsu. Mẹ của chính Ngôi Lời Thiên Chúa làm người (x. Ga 1,14; Mt 1,23). Mẹ hạnh phúc hơn vì đã trở thành môn đệ Chúa, như lời Chúa Giêsu Con Mẹ đã đáp lại lời một phụ nữ khen ngợi người mẹ đã có công sinh thành nuôi dưỡng Người : “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,27-28).

Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời

Thánh Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời. Chỉ Thiên Chúa là Ðấng Thánh và là nguồn mọi sự thánh thiện. Mẹ được chia sẻ sự thánh thiện ấy cách tuyệt vời, vì Mẹ được chọn làm Mẹ Ðức Giêsu, Mẹ Thiên Chúa, và vì chẳng ai thực thi ý Chúa trọn vẹn như Mẹ. Chúng ta chẳng được diễm phúc sinh ra Ðức Giêsu, nhưng chính Chúa Giêsu lại mời gọi ta làm mẹ của Người : “Mẹ tôi và anh em tôi là những ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8,21).

Cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử

Hành trình tiến về quê Trời của Đức Maria đã bắt đầu “từ tiếng thưa “vâng” ở Nazareth, khi đáp lại lời của Sứ thần Gabriel, người đã loan báo cho Mẹ biết ý muốn của Thiên Chúa. Và thực sự là như thế, mỗi khi chúng ta thưa “xin vâng” theo ý Thiên Chúa là chúng ta tiến một bước về quê Trời, tiến về cuộc sống vĩnh cửu”. Chúng ta hãy phó thác cho Đức Maria cuộc sống hiện tại và tương lai. Chẳng có gì Ðức Maria được hưởng mà chúng ta lại không được dự phần. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chiến tranh hạt nhân: Tuyên bố của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh
Đặng Tự Do
05:12 29/09/2022


Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã có một bài phát biểu quan trọng tại cuộc họp cấp cao của Liên Hiệp Quốc kỷ niệm ngày quốc tế Loại bỏ Hoàn toàn Vũ khí Hạt nhân.

Bình luận của Đức Hồng Y được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đe dọa chuyển sang sử dụng vũ khí hạt nhân trong bối cảnh một loạt các thất bại nhục nhã trên chiến trường Ukraine.

Trong bài phát biểu hôm thứ Tư 21 tháng 9, ông Putin cảnh báo rằng “Trong trường hợp có mối đe dọa đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng ta và để bảo vệ nước Nga và nhân dân của chúng ta, chúng ta chắc chắn sẽ sử dụng tất cả các hệ thống vũ khí có sẵn cho chúng ta. Đây không phải là một trò đùa”.

Trong một diễn biến đáng lo ngại khác, Dmitry Medvedev, phó chủ tịch diều hâu của hội đồng an ninh Nga, đồng minh của Putin, nguyên là thủ tướng và tổng thống Nga, đã đưa ra một cảnh báo khác về việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine và phương Tây trong một phát biểu dài trên Telegram.

Ông ta thẳng thừng tuyên bố rằng nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, do tê liệt vì sợ hãi, phương Tây sẽ không dám trả đũa, và sẽ ngưng ngay lập tức với hỗ trợ Ukraine.

Dưới đây là Tuyên bố của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh kiêm Trưởng Phái đoàn Tòa thánh tại Cuộc họp cấp cao của Liên Hiệp Quốc kỷ niệm ngày quốc tế Loại bỏ Hoàn toàn Vũ khí Hạt nhân.

New York, ngày 26 tháng 9 năm 2022

Thưa Ngài chủ tịch,

Vào tháng Hai, cuộc chiến ở Ukraine đã đưa xung đột vũ trang trở lại Âu Châu với quy mô chưa từng thấy trong nhiều thế hệ. Mối đe dọa từ việc sử dụng vũ khí hạt nhân đi kèm với xung đột cho thấy thế giới đã gần đến vực thẳm của chiến tranh hạt nhân như thế nào. Mối đe dọa tiềm tàng này, với những tác động tàn khốc đối với toàn nhân loại, chứng tỏ rằng “vũ khí hạt nhân là một lựa chọn đắt giá và nguy hiểm,” làm suy yếu an ninh quốc tế.

Trong bối cảnh đó, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng, “mục tiêu cuối cùng của việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân vừa trở thành một thách thức, vừa là một mệnh lệnh đạo đức và nhân đạo”. Tuy nhiên, hành động của các quốc gia có vũ khí hạt nhân khiến chúng ta còn lâu mới đạt được mục tiêu này. Thông qua việc hiện đại hóa và mở rộng kho vũ khí hạt nhân, các quốc gia này đang tăng cường sự phụ thuộc vào khả năng răn đe hạt nhân, thay vì đáp ứng các nghĩa vụ giải trừ vũ khí theo Điều 6 của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, gọi tắt là NPT.

Thưa Ngài chủ tịch,

Trong khi bày tỏ sự tiếc nuối sâu sắc về việc thiếu một văn bản kết quả nhất trí tại Hội nghị duyệt xét NPT lần thứ mười, Tòa thánh lưu ý với mối quan tâm rằng, ngay cả khi kết quả dự thảo đã được thông qua, việc thiếu các cam kết giải trừ vũ khí mới và có ý nghĩa trong đó sẽ không đưa chúng ta đến gần hơn một thế giới không có vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, chế độ giải trừ vũ khí hạt nhân không thiếu định hướng. Tháng 6 này, các quốc gia thành viên của Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân, gọi tắt là TPNW, đã thông qua Tuyên bố và Kế hoạch hành động bảo đảm rằng có thể đạt được tiến bộ về giải trừ vũ khí hạt nhân, đặc biệt là trong các lĩnh vực xác minh, hỗ trợ nạn nhân và khắc phục môi trường. Tòa thánh nhắc lại hy vọng rằng, bất kể lập trường của họ đối với TPNW như thế nào, các Quốc gia có vũ khí hạt nhân cần phải đóng góp vào những nỗ lực như vậy.

Các quốc gia cũng phải phục hồi các thành phần khác của chế độ giải trừ vũ khí hạt nhân. Điều này không chỉ bao gồm việc đạt được hiệu lực của Hiệp ước Cấm thử nghiệm hạt nhân toàn diện, gọi tắt là CTBT, mà còn khởi động các cuộc đàm phán về các hiệp ước về vật liệu phân hạch và về các bảo đảm an ninh cho các quốc gia không có vũ khí hạt nhân. Nếu không có những tiến bộ hữu hình đối với những mục tiêu này, chế độ giải trừ vũ khí hạt nhân có nguy cơ bị xói mòn.

Thưa Ngài chủ tịch,

Để đạt được việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân đòi hỏi một phản ứng “tập thể và phối hợp, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau,” và xem xét các hậu quả nhân đạo và môi trường thảm khốc của việc sử dụng hạt nhân. Chừng nào vũ khí hạt nhân còn tồn tại, chúng ta không thể loại trừ khả năng sử dụng chúng, điều này đe dọa “bất kỳ tương lai nào có thể xảy ra cho ngôi nhà chung của chúng ta” cũng như sự tồn tại của loài người.

Vào Ngày xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân này, mỗi chúng ta hãy xem xét cách chúng ta có thể giúp tạo ra một môi trường thuận lợi để đạt được mục tiêu chung của chúng ta.

Xin cảm ơn ngài chủ tịch.


Source:Sismografo
 
Đức Thánh Cha sẽ đến thăm đảo quốc Bahrain vào tháng 11
Thanh Quảng sdb
05:17 29/09/2022
Đức Thánh Cha sẽ đến thăm đảo quốc Bahrain vào tháng 11

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện một chuyến tông du đến đảo quốc Bahrain vào đầu tháng 11.

(Tin Vatican - Linda Bordoni)

Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ đến thăm đảo quốc Bahrain ở Vịnh Ba Tư từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 11 năm 2022.

Một tuyên bố của Văn phòng Báo chí Tòa thánh hôm thứ Tư (28/9/2022) cho hay Đức Thánh Cha đã nhận lời mời của cơ quan dân sự và Giáo hội của đảo quốc Bahrain. Ngài sẽ viếng thăm các thành phố Manama và Awali “nhân lễ hội Bahrain“ diễn đàn Đối thoại: Đông và Tây vì sự chung sống hài hòa của con người.”

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm đảo quốc Bahrain.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Quốc vương Bahrain, vua Hamad bin Isa Al Khalifa tại Vatican vào ngày 19 tháng 5 năm 2014.

Nhà vua sau đó đã gặp gỡ Hồng Y Bộ trưởng Ngoại giao Pietro Parolin và cựu Bộ trưởng Giao lưu với các Quốc gia, Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti.

Theo thông cáo của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh thì các cuộc thảo luận thân mật giữa Nhà vua và Đức Thánh Cha tập trung vào nhiều chủ đề khác nhau, nhưng cùng quan tâm “đặc biệt đến những cam kết hướng tới hòa bình và ổn định ở Trung Đông, cũng như thúc đẩy đối thoại và chung sống hòa bình giữa mọi thành phần trong xã hội”.

Nhà vua cũng đề cập đến những đóng góp tích cực của Giáo Hội cho đất nước và nhà vua “đánh giá cao những mối quan tâm cá nhân của ĐTC trước những nhu cầu của cộng đồng Công Giáo địa phương.”
 
Hàng giáo phẩm Ái Nhĩ Lan hoan nghênh việc bổ nhiệm tân Đại Sứ cạnh Tòa Thánh
Đặng Tự Do
17:09 29/09/2022


Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Simon Coveney, đã đề cử Frances Collins quê ở Darrara làm tân Đại Sứ của Ái Nhĩ Lan cạnh Tòa Thánh

Đức Cha Fintan Gavin của Giáo phận Cork và Ross đã chúc mừng bà Collins về việc đề cử của bà.

“Ái Nhĩ Lan có một lịch sử lâu đời được phục vụ tốt bởi các đại sứ của mình trên khắp thế giới. Thật là một vinh dự lớn cho gia đình cô ấy, giáo xứ quê hương của cô ấy ở Clonakilty và giáo phận của chúng tôi khi cô ấy được đề cử vào vai trò này.”

'Đây cũng là một niềm vui đặc biệt đối với cô Collins khi biết rằng cô sẽ được tiếp xúc thường xuyên với Đức Thánh Cha trong thời gian làm việc tại Rôma. Tôi rất mong được liên lạc với cô ấy và tôi bảo đảm với cô ấy về mọi sự hỗ trợ mà tôi có thể cung cấp khi cô ấy đảm nhận vị trí đặc biệt này. '

Frances theo học trường trung học Thánh Tâm ở Clonakilty và cô là khách thường xuyên đến khu vực này, nơi mẹ cô và các thành viên khác trong gia đình vẫn sống. Cha Ted Collins, chánh xứ Dunmanway, là chú của cô.

Frances vẫn đang làm việc trong Bộ Ngoại Giao và sẽ đảm nhận vai trò mới của cô ấy ở Rôma vào mùa hè năm sau.

Phụ nữ chiếm một nửa trong số 22 trường hợp bổ nhiệm đại sứ được chính phủ phê duyệt trong thông báo mới nhất này.

Bộ trưởng Coveney cho biết: 'Tôi hoan nghênh những bổ nhiệm mới này là minh chứng rõ ràng cho cam kết của chính phủ trong việc thực hiện tham vọng của chương trình Ái Nhĩ Lan Toàn cầu bằng cách mở rộng phạm vi hoạt động toàn cầu của chúng tôi với kế hoạch mở thêm bốn nhiệm sở ngoại giao mới. Điều này sẽ nâng tổng số cơ quan đại diện mới được mở theo sáng kiến Ái Nhĩ Lan toàn cầu vào cuối năm 2022.

'Tôi cũng vui mừng nhận thấy những nỗ lực không ngừng của Bộ Ngoại giao trong nỗ lực đạt được sự cân bằng giới tính được cải thiện ở các vị trí cấp cao, cả tại trụ sở chính và các cơ quan đại diện của chúng tôi ở nước ngoài.'
Source:Southern Star
 
Bồ Đào Nha hoan nghênh việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Tolentino làm tổng trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục
Đặng Tự Do
17:10 29/09/2022


Vị Hồng Y trẻ Tolentino Mendonça, 56 tuổi, đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm tổng trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục: Một vị trí quan trọng được sinh ra từ sự hợp nhất gần đây của Bộ Giáo dục Công Giáo và Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa.

Các giám mục Bồ Đào Nha bày tỏ “niềm vui sâu sắc” trước thông báo về việc bổ nhiệm này, diễn ra “vào một thời điểm quan trọng trong việc đổi mới các cơ cấu của Giáo hội.” Giáo phận Funchal, trên đảo Madeira, nơi Đức Hồng Y và cũng là một nhà thơ được sinh ra, bày tỏ niềm tự hào “khi thấy một trong những người con trai của mình phục vụ Đức Giáo Hoàng trong trách nhiệm lớn lao này trong sứ vụ công bố Tin Mừng.”

Hiệu trưởng Đại học Công Giáo Bồ Đào Nha ca ngợi việc bổ nhiệm này, và coi đó như một quyết định quan trọng của Đức Thánh Cha “khi đối mặt với những mối đe dọa bạo lực và mâu thuẫn của hiện tại.”

Cha de Sousa, chủ tịch Hiệp hội Kinh thánh Bồ Đào Nha, nhấn mạnh “kỹ thuật tuyệt vời” của Đức Hồng Y, người cũng là một chuyên gia về Kinh thánh, và có những đặc điểm quan trọng về nhân bản, văn hóa và thần học. Không nghi ngờ gì nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô đang dựa vào hồ sơ của người yêu văn học và trí thức nổi tiếng này để tạo thêm mối liên kết giữa Giáo hội và thế giới.

Sự xuất hiện của Hồng Y người Bồ Đào Nha với tư cách là người đứng đầu “siêu bộ” mới này cũng mang lại một hơi thở của tuổi trẻ khi ngài thay thế những người đứng đầu Bộ Giáo dục Công Giáo và Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, là hai vị Hồng Y người Ý 79 tuổi.
Source:Agencia Ecclesia
 
Đức Thánh Cha Phanxicô: quyền bính hay quyền tự trị?
Đặng Tự Do
17:11 29/09/2022


Tuần trước, các Giám mục của Flanders, Bỉ, đã công bố một tài liệu về một nghi thức chúc lành cho các cặp đồng tính luyến ái trong Giáo hội. Mặc dù các Giám mục đã làm rõ đó không phải là một nghi thức chúc lành, vì Bộ Giáo lý Đức tin đã nói rõ ràng trong một ghi chú được xuất bản vào tháng 3 năm 2021 rằng nghi thức chúc lành là không được phép đối với các cặp đồng tính, một số nhà quan sát đã xem tài liệu của các Giám Mục Bỉ như là một cửa dẫn đến việc cử hành trong Giáo Hội cái gọi là hôn nhân đồng tính trong tương lai.

Nhà báo Andrea Gagliarducci của Vatican lập luận rằng tin tức này minh họa một xu hướng rộng lớn hơn trong triều đại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi ngài khuyến khích “sự phân định cá nhân, yêu cầu không dựa vào hàng giáo phẩm và không có lập trường rõ ràng về các vấn đề lớn”, đồng thời bày tỏ bản thân mình theo cách giảm nhẹ đối với các vấn đề gây tranh cãi, để lại một quan điểm chính thức không rõ ràng.

Gagliarducci lập luận rằng tài liệu của các Giám mục Flanders cố gắng hóa giải tuyên bố của Bộ Giáo Lý Đức Tin với “sự tách rời tiếp theo” của Đức Giáo Hoàng khỏi tài liệu này, vì ngài “chỉ đưa ra những tham chiếu gián tiếp” đến tài liệu mà không bác bỏ nó.

Nhà báo người Ý nói rằng tài liệu của các Giám mục Flanders “được đưa ra bằng một thủ đoạn xảo quyệt nhất định” vì nó nằm trong giới hạn ghi trong tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin đồng thời là “ví dụ đầu tiên về một cử hành cộng đồng với một cặp đồng tính luyến ái tại trung tâm.”

Gagliarducci phân tích rằng “kỹ thuật” được các Giám Mục Flanders sử dụng “là tạo ra những thay đổi nhỏ, được chính thức chấp nhận dẫn đến những thay đổi đáng kể sau này. Một con dốc trơn trượt đối với sự thay đổi tín lý, với sự khởi đầu chậm chạp, “xuất phát từ” lập trường trí thức vững vàng, có sức ảnh hưởng lớn đối với công luận.

Nhà báo người Ý than thở thực tế là không có phản ứng nào từ Vatican để làm rõ vấn đề này xung quanh tài liệu của các Giám mục Flanders và trích dẫn các ví dụ khác mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã không tham gia và cũng không yêu cầu phân định và không xác định bất cứ điều gì, chẳng hạn như trong trường hợp Thượng hội đồng Đức hoặc về vấn đề rước lễ cho những người ly dị và tái hôn.

Gagliarducci cho rằng phương pháp này “dường như là một chủ nghĩa mục vụ rất nổi bật cho phép tạo ra sự chia rẽ”, điều này để lại cảm giác “rằng một sự rạn nứt sắp xuất hiện trong Giáo Hội Công Giáo.”
Source:Monday Vatican
 
Đức Phanxicô nói với các tu sĩ dòng Tên tại Kazakhstan: Không phải cuộc chiến giữa Nga và Ukraine mà là một cuộc thế chiến
Vu Van An
21:57 29/09/2022

Như trong mọi chuyến tông du ngoại quốc khác, trong chuyến tông du Kazakhstan vừa qua, Đức Phanxicô cũng tìm gặp các đồng tu sĩ Dòng Tên của ngài tại đây. Sau đây là nguyên văn cuộc trò chuyện giữa ngài và các đồng tu sĩ theo tường trình của Cha Sparado, chủ biên tạp chí La Civiltà Cattolica.



Hôm thứ Năm, ngày 15 tháng 9 năm 2022, trong cuộc tông du tại Kazakhstan, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ 19 tu sĩ Dòng Tên đang làm việc tại Khu vực Nga của Dòng Tên. Cuộc hẹn được ấn định lúc 9 giờ sáng tại tòa sứ thần, nhưng Đức Thánh Cha đã đến sớm lúc 8 giờ 45 sáng. Cha Bogusław Steczek, Giám đốc Khu vực, đã trình bày các hoạt động của Dòng Tên bằng những từ ngữ sau đây:

“Thưa Đức Thánh Cha, chúng con là các đồng tu của Đức Thánh Cha trong Khu vực Nga của Dòng Tên. Chúng con làm việc tại ba quốc gia: Nga, Belarus và Kyrgyzstan. Có khoảng 30 người trong số chúng con xuất thân từ 11 quốc gia. Ở Belarus, chúng con sống tại nơi Dòng sống sót sau cuộc dẹp bỏ nó vào thế kỷ 18. Các tu sĩ Dòng Tên này đã đóng góp rất nhiều vào sự phục hưng của Dòng vào năm 1814. Chúng con làm việc tại thành phố Vitebsk, nơi chúng con có một giáo xứ. Đức Giám Mục (sở tại) gần đây đã thánh hiến một nhà thờ dâng kính Thánh Inhaxiô. Tại Nga, chúng con ở Moscow, nơi chúng con có một Viện đào tạo bậc cao đẳng được đặt theo tên của Thánh Thomas. Chúng con cũng xuất bản một ấn bản tiếng Nga của La Civiltà Cattolica. Bề trên kiêm Giám đốc Viện đồng thời là tổng thư ký Hội đồng Giám mục Công Giáo tại Nga.

Chúng con đang tham gia vào công việc mục vụ ở Mạc Tư Khoa, nhưng cũng ở bên ngoài thành phố, cả ở một giáo xứ cách xa 1,500 km. Chúng con cũng làm việc ở Kirov, cách đó 1,000 km, về phía dẫy Ural. Gần đây, hai tu sĩ Dòng Tên, một từ Chile và một từ Ba Lan, đã đến đại chủng viện ở St. Petersburg. Tại Siberia, chúng con ở Novosibirsk, nơi giám mục là đồng tu của chúng con, Joseph Wert, được Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm cách đây 31 năm làm giám mục của toàn bộ Siberia. Chúng con cũng có một trung tâm văn hóa và linh đạo ở đó, nơi chúng con đã đặt tên là “Inigo”. Kể từ năm 1993, chúng con đã chịu trách nhiệm về một chương trình tiền chủng viện đặc biệt để chuẩn bị cho các ứng viên vào đại chủng viện ở Saint Petersburg.

Chúng con cũng đang ở Tomsk, một thành phố đại học, nơi chúng con có một giáo xứ rất năng động và sống động và một trường Công Giáo, duy nhất trên toàn nước Nga. Chúng con cũng đã chấp nhận một giáo xứ ở Novokuznietsk, nơi chúng con làm việc với cả Công Giáo Latinh lẫn Công Giáo Hy Lạp.

Chúng con cũng làm việc ở Kyrgyzstan. Giám quản Tông Tòa là Cha Anthony Corcoran. Ngài muốn xây một thánh đường mới gần trung tâm thành phố, và đó là lý do tại sao ngài đã mang viên đá đầu tiên - nặng 30 kg - đến đây để Đức Thánh Cha làm phép. Tại thủ đô Bishkek, chúng con chịu trách nhiệm công tác mục vụ và cả Caritas nữa. Đặc biệt, chúng con giúp đỡ người nghèo và trẻ em, không phân biệt tôn giáo. Chúng con cũng làm việc ở miền nam đất nước, ở Djalal-Abad và ở Osh, thành phố lớn thứ hai ở Kyrgyzstan.

Con nghĩ con đã liệt kê tất cả các hoạt động của chúng con. Nói tóm lại, chúng con đang làm việc theo các biên giới địa lý, văn hóa và tôn giáo. Bây giờ, để can đảm tiến lên phía trước, chúng con xin phép lành tòa thánh của Đức Thánh Cha”.

Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã dẫn nhập cuộc trò chuyện.


Cảm ơn anh em rất nhiều vì đã ghé thăm tôi. Đến bây giờ những cuộc gặp gỡ này với các tu sĩ Dòng Tên đã trở thành một thói quen trong chuyến đi của tôi. Anh em hãy đặt câu hỏi và thậm chí đưa ra nhận xét tùy anh em muốn. Chúng ta hãy cùng nhau tận dụng tối đa thời gian của chúng ta !

Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha có khỏe không? Đức Thánh Cha cảm thấy thế nào? Sức khỏe của Đức Thánh Cha thế nào?

Sức khỏe của tôi vẫn ổn. Tôi có vấn đề về chân khiến tôi chậm lại, nhưng sức khỏe của tôi nói chung vẫn ổn: sức khỏe thể chất và… sức khỏe tinh thần nữa!

Đức Thánh Cha thấy tình hình địa chính trị mà chúng ta đang gặp phải như thế nào?

Có một cuộc chiến tranh đang diễn ra và tôi nghĩ thật sai lầm khi nghĩ rằng đây là một bộ phim cao bồi có kẻ tốt và kẻ xấu. Cũng là một sai lầm khi nghĩ rằng đây là cuộc chiến giữa Nga và Ukraine và không có gì khác. Không, đây là một cuộc thế chiến.

Nhưng theo ý kiến Đức Thánh Cha, đâu là nguyên nhân của những gì chúng ta đang trải nghiệm?

Nạn nhân của cuộc xung đột này là Ukraine. Tôi định suy nghĩ về lý do tại sao cuộc chiến tranh này không được tránh né. Một cách nào đó, chiến tranh giống như một cuộc hôn nhân. Để hiểu nó, người ta phải điều tra các động lực triển khai xung đột. Có những yếu tố quốc tế đã góp phần kích động chiến tranh. Tôi đã từng đề cập đến việc một nguyên thủ quốc gia, vào tháng 12 năm ngoái, đã đến nói với tôi rằng ông ấy rất lo ngại vì NATO đã sủa tại các cổng thành của Nga mà không hiểu rằng Nga vốn là một đế quốc và sợ mất an ninh biên giới. Ông lo sợ rằng điều này sẽ kích động một cuộc chiến tranh, và quả nó đã nổ ra sau đó hai tháng.

Vì vậy, người ta không thể đơn giản khi lý luận về nguyên nhân của cuộc xung đột. Tôi thấy chủ nghĩa đế quốc trong xung đột. Và, khi họ cảm thấy bị đe dọa và suy sụp, các chủ nghĩa đế quốc bèn phản ứng, nghĩ rằng giải pháp là xổ lồng một cuộc chiến để giải quyết nó, đồng thời bán và thử nghiệm vũ khí. Một số người nói, chẳng hạn, rằng Nội chiến Tây Ban Nha được bắt đầu để chuẩn bị cho Thế chiến thứ hai. Tôi không biết liệu có đúng như thế hay không, nhưng có thể đúng như thế. Tuy nhiên, tôi không nghi ngờ gì rằng chúng ta đang sống qua Thế chiến III. Chúng ta đã thấy ba thế chiến trong một thế kỷ: một từ năm 1914 đến năm 1918, một từ năm 1939 đến năm 1945, và bây giờ chúng ta đang sống qua thế chiến ba.

Kể từ tháng Hai, chúng con đã cố gắng giải phóng trái tim khỏi hận thù. Đối với chúng con, đây là một cam kết mục vụ ưu tiên. Chúng con nói với người ta rằng ghét bỏ bất cứ ai đều không phải là Kitô hữu. Nhưng sự chia rẽ là một gánh nặng mà chúng con phải mang theo. Mỗi ngày chúng con đều lần hạt Mân Côi cầu cho hòa bình.

Đó là điều cần phải làm: giải phóng trái tim khỏi hận thù. Từ ngày đầu tiên của cuộc chiến cho đến hôm qua tôi đã nói liên tục về cuộc xung đột này, đề cập đến sự đau khổ của Ukraine. Vào ngày độc lập của đất nước này, có lá cờ ở Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, và bản thân tôi đã nói về điều đó, hiển nhiên. Sau khi nói về Ukraine, tôi nghĩ đã nói ít lời đề cập đến nỗi đau khổ của hai dân tộc Ukraine và Nga. Vì trong các cuộc chiến tranh chính con người chịu đau khổ. Chính những người nghèo phải trả giá, như mọi khi. Và điều này tạo ra hận thù. Những kẻ gây ra chiến tranh quên đi tình người và không nhìn vào cuộc sống thực của con người, mà đặt lợi ích đảng phái và quyền lực lên trên tất cả. Những người dân bình thường trong mọi cuộc xung đột đều là nạn nhân thực sự, những người phải trả giá cho những cuộc chiến bằng chính làn da của họ. Tôi cũng nhắc đến cô gái thiệt mạng trong một vụ nổ. Tại thời điểm này, mọi người đã quên tất cả những gì tôi đã nói cho đến lúc đó và chỉ chú ý đến việc tôi nhắc đến điều đó. Tôi hiểu phản ứng của người ta, vì họ đang phải chịu đau khổ rất nhiều.

Tôi nhớ lại rằng một ngày sau khi chiến tranh bắt đầu, tôi đã đến Đại sứ quán Nga. Đó là một cử chỉ bất thường; Giáo hoàng không bao giờ đến đại sứ quán. Ngài chỉ đích thân tiếp các đại sứ khi họ đệ trình ủy nhiệm thư của họ, và sau đó khi kết thúc nhiệm vụ của họ trong một chuyến viếng thăm để từ biệt. Tôi nói với đại sứ rằng tôi muốn nói chuyện với Tổng thống Putin, miễn là ông ấy để cho tôi một cửa sổ nhỏ để đối thoại.

Tôi cũng đã tiếp đại sứ Ukraine và nói chuyện hai lần với Tổng thống Zelensky qua điện thoại. Tôi đã cử các Hồng Y Czerny và Krajewski đến Ukraine để khẳng định tình liên đới của giáo hoàng. Tổng Giám mục Gallagher, Bộ trưởng Quan hệ với các Quốc gia, cũng đã có chuyến thăm chính thức. Sự hiện diện của Tòa Thánh ở Ukraine có giá trị mang lại sự giúp đỡ và hỗ trợ. Đó là một cách thể hiện sự hiện diện. Tôi cũng đã nghĩ đến việc phải đi. Đối với tôi, dường như ý muốn của Thiên Chúa không dành cho tôi vào chính thời điểm này; tuy nhiên, chúng ta sẽ xem xét sau.

Một số phái viên Ukraine đã đến gặp tôi. Trong số đó có phó viện trưởng Đại học Công Giáo Ukraine, đi cùng với cố vấn cho tổng thống về các vấn đề tôn giáo, một người Tin lành. Chúng tôi đã nói, chúng tôi đã thảo luận. Một chỉ huy quân sự phụ trách việc trao đổi tù nhân cũng đến, một lần nữa cùng với cố vấn tôn giáo của Tổng thống Zelensky. Lần này họ mang cho tôi danh sách hơn 300 tù nhân. Họ yêu cầu tôi làm điều gì đó để thực hiện một cuộc trao đổi. Tôi ngay lập tức gọi cho đại sứ Nga để xem có thể làm được gì không, xem có thể đẩy nhanh việc trao đổi tù nhân hay không.

Khi một giám mục Công Giáo người Ukraine đến thăm, tôi đã đưa cho ngài một gói hàng với những lời phát biểu của tôi về chủ đề này. Tôi gọi cuộc xâm lược Ukraine là một cuộc xâm lược không thể chấp nhận được, đáng ghê tởm, vô nghĩa, man rợ, phạm thánh… Hãy đọc tất cả các tuyên bố ấy! Phòng Báo chí đã thu thập chúng. Bây giờ, tôi muốn nói với anh em rằng tôi không quan tâm đến việc anh em bảo vệ giáo hoàng, nhưng người ta cảm thấy được anh em, những người anh em của giáo hoàng vuốt ve. Giáo hoàng không tức giận nếu bị hiểu lầm, bởi vì tôi biết rõ những đau khổ đằng sau nó.

Thưa Đức Thánh Cha, con tin chắc rằng Đức Thánh Cha sẽ đóng một vai trò nào đó nếu và khi có hòa bình. Và nó sẽ là một đóng góp mạnh mẽ. Xin Đức Thánh Cha lắng nghe. Chúng con là một nhóm các tu sĩ Dòng Tên đến từ các quốc gia khác nhau. Đức Thánh Cha trong tư cách một tu sĩ Dòng Tên khuyên chúng con nên thực hiện những bước nào? Đức Thánh Cha yêu cầu gì nơi chúng con? Chúng con có thể làm gì?

Đối với tôi điều cần làm là biểu lộ sự gần gũi. Đây là chữ chủ yếu: hãy gần gũi, giúp đỡ những người cùng khổ. Người ta phải cảm nhận được sự gần gũi của giám mục, của cha xứ họ, của Giáo hội. Đây là phong thái của Thiên Chúa. Chúng ta đọc nó trong Đệ nhị luật: "Nước vĩ đại nào có các vị thần gần gũi như Chúa, Thiên Chúa của chúng ta ở gần chúng ta bất cứ khi nào chúng ta kêu cầu Người?" Phong thái của Thiên Chúa là sự gần gũi.

Là một giám tỉnh của Argentina, Đức Thánh Cha đã sống dưới một chế độ độc tài. Kinh nghiệm của Đức Thánh Cha ở đó là gì?

Các chính phủ độc tài thật tàn nhẫn. Luôn luôn có sự tàn ác trong chế độ độc tài. Ở Argentina, họ bắt người, đưa lên máy bay rồi ném xuống biển. Biết bao chính trị gia tôi vốn quen biết từng ở tù và bị tra tấn! Trong những tình huống này, người ta mất quyền, mà còn mất cả sự nhạy cảm nhân bản nữa. Tôi đã cảm thấy điều đó vào thời điểm đó. Nhiều lần tôi nghe những người Công Giáo tốt bụng nói: “Những người cộng sản này đáng bị như vậy! Họ tự chuốc lấy nó!” Thật là khủng khiếp khi niềm tin chính trị lấn át các giá trị tôn giáo. Ở Argentina, chính những người mẹ đã tạo ra phong trào đấu tranh chống lại chế độ độc tài và tìm kiếm con cái của họ. Chính những người mẹ đã dũng cảm ở Argentina.

Một câu hỏi và một yêu cầu: Điều gì trong trái tim Đức Thánh Cha? Điều gì trong lời cầu nguyện cụ thể của Đức Thánh Cha? Lời yêu cầu dành cho các bạn trẻ trong chủng viện: một lời khuyên, một lời nhắn nhủ….

Tôi sẽ bắt đầu với điều thứ hai. Yêu cầu của tôi đối với các chủng sinh: hãy bình thường, hãy là những chàng trai bình thường. Một trong những vấn đề ở một số chủng viện là anh em không có được những con người bình thường. Tôi nói với các chủng sinh: hãy bình thường trong việc cầu nguyện. Hãy cầu nguyện như một người con đối với cha mình. Bình thường có nghĩa là nghiêm túc. Cha hỏi tôi tôi mang điều gì trong lòng và trong lời cầu nguyện của tôi? Lời cầu nguyện đến với tôi một cách tự nhiên luôn là lời khẩn cầu: “Lạy Chúa, xin Chúa nhìn tới dân Chúa!” Không có gì khác đến với tôi. Nó thực sự là một điều rất đơn giản. Sự cầu bầu thực sự gõ đúng cửa trái tim của Chúa. Đó là lời cầu nguyện chuyển cầu. Và chúng ta đừng quên rằng trong lời cầu nguyện, người ta cần parrhesia [sự dạn dĩ], sáng suốt và can đảm. Mô hình là mô hình của Ápraham, khi ông cầu nguyện, “Chúa tôi đừng giận nếu…” và sau đó ông đưa ra yêu cầu của mình một cách khăng khăng. Người ta phải cầu nguyện pulseando [kéo co] với Thiên Chúa, như chúng ta thường nói trong tiếng Tây Ban Nha. Đó là một lời cầu nguyện can đảm, trực diện, Nó không hẳn tìm kiếm sự an ủi, là điều phải được tìm kiếm, đúng. Nhưng trước nhất: hỏi, hỏi, hỏi… Chúng ta nghĩ parrhesia [dạn dĩ] chỉ là nhân đức hành động, nhưng không, nó còn là nhân đức cầu nguyện nữa.

Nếu Đức Thánh Cha nhìn vào hoàn cảnh của Dòng Tên, điều gì mang lại an ủi cho Đức Thánh Cha, và điều gì khiến Đức Thánh Cha cảm thấy bất an?

Gần đây, tôi đã tham dự một cuộc họp tại Tổng Công nghị với các anh em Dòng Tên từ khắp nơi trên thế giới. Có khoảng bốn mươi người trong số họ. Nghe họ nói thực sự đã mang lại cho tôi niềm an ủi. Nó mang lại cho tôi niềm an ủi khi một tu sĩ Dòng Tên cầu nguyện và tin cậy vào Chúa. Tôi tin rằng mức độ cầu nguyện và tin tưởng vào Dòng là tốt về mặt này. Mặt khác, tôi không được an ủi khi thấy một tu sĩ Dòng Tên “chuyên viên” về chủ đề này hay chủ đề kia hơn là một tu sĩ Dòng Tên. Trước khi chuyên môn hóa, có một điều: đó là thuộc về Dòng một cách đầy xúc cảm.

Thưa Đức Thánh Cha, Con chỉ muốn nói thêm, trong số những niềm an ủi của năm nay, một người Nga đã được thụ phong linh mục và chúng con có một tập sinh người Nga, và hai tháng trước, hai tu sĩ Dòng Tên đã đến Kyrgyzstan từ Việt Nam, một giáo sư xã hội học và một tập sinh đang được đào tạo. Chúng con có một người anh em Dòng Tên sống ở Kyrgyzstan và làm việc với vị giám quản tông tòa, Cha Corcoran. Kyrgyzstan là một Giáo hội rất nhỏ. Tất cả những người Công Giáo có thể ngồi vừa trong căn phòng này! Một người cha gia đình đã khuyên con nên nói với Đức Thánh Cha rằng cũng có những người Công Giáo ở Kyrgyzstan. Đối với chúng con, sự hỗ trợ của Tòa thánh là rất quan trọng, và do đó sự hỗ trợ của Tòa sứ thần cũng rất quan trọng.

Quả đúng là: Tòa Sứ thần là longa manus [cánh tay vươn dài] của Tòa thánh để giúp các Giáo hội địa phương, và nhất là các Giáo hội nhỏ hơn. Nhưng bây giờ đến lượt tôi hỏi anh em một câu hỏi: từ ngoại vi, anh em nhìn Vatican thế nào?

Đôi khi nó xa đến nỗi chúng con quên mất! Thay vào đó, là một nhóm nhỏ như vậy, điều rất quan trọng đối với chúng con là thuộc về Giáo hội hoàn vũ. Bằng cách này, mọi người nhận ra rằng chúng con không phải là một giáo phái rất nhỏ, mà là một phần của Giáo hội hoàn vũ. Đôi khi, thật đau lòng khi người ta có ấn tượng rằng những người đại diện của Giáo hội không quan tâm lắm đến đời sống của Giáo hội trong một đất nước nhỏ bé. Đôi khi, ngay cả các chính phủ cũng hỏi tại sao Giáo hội không quan tâm lắm đến tình hình của chúng con.

Cha nói đúng! Vì vậy, điều quan trọng trong tình huống này là phải hét lên, để được lắng nghe! Hãy làm cho anh em được lắng nghe! Giáo Hội ở trung tâm bận rộn với rất nhiều việc hàng ngày và có thể bị cám dỗ quên khuấy hoặc không quan tâm đúng mức. Nhưng nếu con thơ quấy khóc, quấy khóc thì cuối cùng mẹ sẽ cho con thơ bú sữa thôi! Giáo hội cần mọi tiếng nói để được lắng nghe, được bày tỏ và làm như vậy ngay cả bằng phương ngữ!

Những người anh em Chính thống giáo của chúng con đã yêu cầu con nói với Đức Giáo Hoàng rằng họ rất biết ơn Đức Thánh Cha vì Đức Thánh Cha đứng bên những người đơn sơ và thiếu thốn. Chúng con cộng tác với những người anh em Chính thống giáo của mình để giúp đỡ những người tàn tật. Họ yêu cầu con nói với Đức Thánh Cha rằng họ rất biết ơn.

Tôi rất biết ơn họ. Tôi nghĩ rằng có một chuyển dịch tiệm tiến hướng đến việc sáp lại gần nhau giữa người Công Giáo và người Chính thống giáo. Và tôi nghĩ điều này rất quan trọng. Chúng ta phải làm việc cùng nhau, cầu nguyện cho nhau, vượt qua những nghi ngờ. Mới hôm qua, tại Đại hội các nhà lãnh đạo tôn giáo, tôi đã tiếp bốn giám mục Chính thống giáo Nga. Tôi thấy rằng vẫn còn lo ngại về phong trào Qui hiệp (Uniatism). Nhưng tôi trả lời rằng từ ngữ này đã bị quên lãng rồi. Họ sợ rằng chúng ta sẽ trở thành kẻ xâm lược như bà mẹ chồng, rằng Chủ nghĩa Qui hiệp sẽ trở lại. Họ có con ma này. Anh em phải trấn an họ, và điều đó có ích.

Thưa cha, cha cảm thấy gì khi họ chọn cha làm giáo hoàng?

Cảm thấy bằng cách chấp nhận nó, tôi đã hoàn thành lời khấn thứ tư của mình là vâng lời.

Cuộc họp kết thúc. Bề trên của vùng đã xin Đức Giáo Hoàng làm phép tảng đá lớn sẽ là viên đá đầu tiên cho việc xây dựng nhà thờ chính tòa ở Kyrgyzstan. Việc xây dựng này cũng có một viên đá khác lấy từ Caphácnaum. Nhà thờ sẽ được dâng kính Đấng Chăn chiên lành. Đức Phanxicô chạm vào nó và làm phép nó. Sau đó cha bề trên tặng một số món quà nhỏ khác, nói rằng chúng nhỏ bé và nghèo nàn. Đức Giáo Hoàng nhận xét:

Duy trì đức nghèo khó! Khi không còn đức nghèo khó, thì mọi điều ác sẽ ập đến! Nghèo khó phải được bảo vệ.

Rồi, ngài được tặng một cuốn album gồm các bức ảnh về các tác phẩm của Dòng trong Vùng. Sau đó là một thiên thần bằng rơm đặc trưng của Belarus, và cuối cùng là một chiếc mũ len của Kyrgyzstan. Sau kinh Kính Mừng và phép lành, một bức ảnh tập thể đã được chụp. Trước khi từ giã, Đức Giáo Hoàng đã chào hỏi từng tu sĩ Dòng Tên có mặt.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh các Thiên thần.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
18:48 29/09/2022
Hình ảnh các Thiên thần.

Trong đời sống hằng ngày có những điều trông thấy được bằng mắt thường.

Nhưng cũng có những vật thể không thể dùng mắt thường dù là có đeo kính có độ vào cũng không thể nhận ra rõ được. Những vật thể đó hoặc quá nhỏ như vi khuẩn, hoặc mang mầu sắc quá tối hay ở cách xa khỏi tầm nhìn của mắt, khiến con mắt thường không thể nhìn ra, nhất là vào ban đêm. Muốn nhìn ra những vật thể này, người ta phải dùng kính hiển vi, viễn vọng kính để nhân to ra hay phải dùng máy có tia hồng ngoại để nhìn vào ban đêm.

Nhưng cũng có những vật thể dù là kính viễn vọng hay kính hiển vi, máy có tia hồng ngoại cũng không thể nhận ra nhân to ra được. Đó là tình yêu, là tình cảm là không khí. Không thể nhìn thấy, nhưng những sự thể này có đó và là điều cần thiết gắn liền với đời sống.

Trong niềm tin đạo giáo cũng có những điều này. Thiên Chúa, Thiên Thần là những nhân vật có đó. Nhưng lại không có chút gì gọi là hình ảnh hay mầu sắc cụ thể, khiến ta có thể dùng các phương cách khoa học tối tân hòng mong nhìn ra các ngài.

Không thể nhìn ra bằng mắt thường các ngài, nhưng ta vẫn có thể nhận ra họ, cảm nghiệm thấy họ nơi những dấu chỉ trong cuộc sống.

Ai là con người cũng có nhu cầu cần được bảo vệ chăm sóc. Từ khi mới thành hình sự sống trong bào thai mỗi người đã được mẹ mình săn sóc bảo vệ rồi. Rồi khi mở mắt chào đời, họ lại cần sự săn sóc bảo vệ của những người khác hơn khi nào hết cho đến khi họ có thể tự đứng lên đi lại, tay cầm mang, miệng nói năng diễn tả được điều mình mong muốn, hoặc tự làm lấy được…

Cả khi đã khôn lớn trưởng thành, ai cũng cần sự bảo vệ săn sóc trong đời sống. Trong gia đình, ngoài đường xá, trong trường học, trong xưởng thợ nơi làm việc có những luật lệ trật tự đặt ra nhằm giúp bảo vệ nhu cầu sự sống của con người. Những luật lệ này nhằm giúp bảo vệ tất cả mọi người, nhất là những người yếu kém, bệnh nạn, người già cả, người bị cô đơn bỏ rơi.

Và có những bảo vệ tuy không có luật lệ gì viết thành văn bản và cũng không thể bàn cãi mổ xẻ được, nhưng những bảo vệ săn sóc đó hằng có đó cho mỗi con người. Đó là nhu cầu được bảo vệ săn sóc về phần tinh thần tâm linh.

Ai có thể cho chúng ta sự bảo vệ săn sóc này?

Niềm tin tôn giáo giúp mang laị cho con người câu trả lời này. Trong sách Xuất hành Thiên Chúa bảo đảm: Ta sẽ sai Thiên Thần đi trước dẫn đường cho con. Thiên Thần ta sẽ bảo vệ con đi đến nơi, về đến chốn. ( Xh 23, 20).

Và Chúa Giêsu đã khẳng định: Đừng bao giờ khinh dể các trẻ con, vì các Thiên Thần của chúng hằng ở bên ngai Thiên Chúa ( Mt 18,10).

Thiên Thần là những sứ giả của Thiên Chúa được gửi đến cho mỗi người. Thiên Thần đồng hành với ta trong đời sống như Tổng lãnh Thiên Thần Raphael cùng đồng hành bảo vệ dẫn đường cho Tobias đi tìm thuốc chữa bệnh mù lòa cho cha mình.

Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel mang sứ địệp Thiên Chúa cho Đức Mẹ Maria, cho ông Zacharias trong đền thờ, Thiên Thần hiện trong trong giấc mộng báo tin cho Thánh Giuse phải đem con trẻ Giêsu và mẹ người sang tỵ nan bên xứ Ai Cập, rồi sau lại hiện ra báo tin thúc giục Giuse đưa gia đình thánh gia trở về quê hương Nazareth sinh sống.

Tổng lãnh Thiên thần Michael có tên là sức mạnh của Thiên Chúa chiến thắng thần dữ ma quỉ. Vị tổng lãnh Thiên Thần Michael này được Thiên Chúa cắt đặt sai canh giữ cửa vườn địa đàng sau khi hai Ông Bà nguyển tổ Adong Evà phạm tội bị đuổi ra khỏi vườn. Vị tổng lãnh Thiên Thần Michael này cũng được cho là n gày xưa đã dẫn đường cho dân Do Thái đi băng quay sa mạc, vượt qua biển đỏ trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa ban từ nước Ai Cập.

Ca đoàn các thiên Thần hiện ra báo tin Chúa Giêsu sinh ra cho các mục đồng nơi hang đá Bethlehem. Hai thiên thần hiện ra canh mồ Chúa Giêsu đã báo tin Chúa Giêsu đã sống lại cho Magdalena.

Khi một em bé ngoan hiền dễ thương, chúng ta hay nói: Em giống như một thiên thần! Hay khi em bé chạy ngã té nằm xoài ra, em khóc kêu la gọi ba má, nhưng không có gì xảy ra thương tích cho em, chúng ta cũng nói ngay: Thiên Thần bản mệnh em gìn giữ che chở em!

Trong đời sống bản thân mỗi người, ai nấy cũng đều có kinh nghiệm về sự bảo vệ này của Thiên Thần bản mệnh, khi bị tai nạn mà thân xác được bình an không bị thương tích gì, hay khi bất ngờ nhận được niềm an ủi từ một người xa lạ.

Và ngay cả mỗi người chúng ta cũng có thể là thiên thần cho nguời khác, khi rộng tay giúp đỡ lẫn nhau, an ủi nhau, trao tặng nhau niềm vui tình người, như Mẹ Terexa thành Calcutta là thiên thần cho những trẻ em, cho những người già yếu bệnh nạn bị bỏ rơi.

Thiên Thần của Chúa là những sứ giả, là sự bảo vệ săn sóc của Chúa cho mồi con người. Nhưng các Thiên Thần là những nhân vật vô hình, vô sắc, vô thanh, không có cánh bay lượn như thấy trong các tranh vẽ.

Chúng ta cảm nhận thấy có Thiên Thần trong tâm hồn, trong mọi biến cố của đời sống.

Thấy mà xem chẳng thấy!

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long.
 
Văn Hóa
Siêu Bão Bôi Xóa
Nguyễn Trung Tây
10:45 29/09/2022
Nguyễn Trung Tây
Siêu Bão Bôi Xóa


Siêu bão Ian năm 2022 cuối cùng cũng đập vào bờ biển tiểu bang Floria chiều tối 28/9. Trong khi đó, bên kia nửa quả địa cầu, chiều tối ngày 27/9, siêu bão Noru từ biển Đông kéo vào tàn phá bờ biển trung phần Việt Nam. Bên này Bắc Mỹ siêu bão Ian, bên kia trời Việt siêu bão Noru.

Tháng 11 năm 2017, siêu bão Damrey hung bạo thổi bay phố biển Nha Trang và những vùng lân cận. Vào những ngày cuối tháng 12 năm 2017, trong khi người dân Việt tưng bừng đón mừng Giáng Sinh và Tết Dương Lịch 2018, bão Tembin hình thành từ biển Đông, ghé ngang Philippines, kéo vào Nam Bộ đe dọa. Người miền Nam và Sài Gòn hồi hộp chờ đợi giây phút diện kiến người khách cuối năm không mời Tembin. Nhưng bất ngờ, khi đang kéo tới Côn Đảo, bão Tembin đổi hướng chệch xuống Vịnh Thái Lan.

Siêu bão liên tục xuất hiện. Nhiều băn khoăn! Nhiều hằn sâu vầng trán… Tại sao? Câu trả lời của khoa học gia vẫn là bởi trái đất nóng dần. Tại sao trái đất nóng dần? Khoa học gia chỉ vào con số lượng thán khí trên bầu khí quyển. Càng nhiều thán khí dầy đặc bám kín, càng nhiều năng lượng mặt trời bị giữ lại tù túng trong bầu khí quyển. Càng nhiều năng lượng bị nhốt lại dưới bầu khí quyển, bề mặt trái đất càng bị nung nóng. Bề mặt trái đất ấm lên. Nhiệt độ quả địa cầu thay đổi.

Trái đất ấm đầu, băng tuyết Bắc và Nam Cực tan, hồng thủy kéo tới, nhân loại bồng bế dẫn nhau lên dãy núi Hy Mã Lạp Sơn tái định cư!?

Thật thà mà nói có lẽ nhiều người vẫn quên đi rằng trái đất vẫn đang tiếp tục chuyển mình tiến hóa. Bây giờ là năm châu: Châu Úc, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Âu. Nhưng trước đó Nam Mỹ và Châu Phi nhập một, Úc Châu từ dưới Nam Cực trôi lên, Ấn Độ đâm sầm vào Nam Á. Khoa học gia đặt giả thiết cú đụng lịch sử sáng thế của Ấn Độ và Nam Á Châu tạo nên rặng núi Hy Mã Lạp Sơn cao ngất trời, khiến bầu khí quyển thay đổi. Thế là Phi Châu không còn đất xanh tươi sông ngòi rậm rạp rừng cây, nhưng trở nên nắng cháy, đất nứt khô môi. Môi trường sinh thái thay đổi, người châu Phi bỏ nơi chôn nhau cắt rốn đi tìm đất mới. Nhóm đi lên Âu Châu, nhóm băng qua Á Châu. Để rồi, ngày hôm nay trái đất trở nên đẹp rực rỡ với bao nhiêu sắc tộc và văn hóa.

Hồi xưa là hỗn độn, rồi là năm châu. Vào trong tương lai sẽ là mấy châu? Có ai biết!

Hồi xưa là người từ Châu Phi dẫn ra đa sắc tộc đa văn hóa. Bước tới tương lai, có ai biết sắc tộc nào sẽ biến mất, nền văn minh nào lại trổi vượt lên? Trái đất vẫn đang tiếp tục những vòng quay tiến hóa.

Hơn 65 triệu năm về trước là khủng long rộn ràng những bước chân khổng lồ móng sắc, rượt đuổi cắn xé con mồi. 65 triệu năm sau, khủng long biến mất. Bây giờ là con người đầu mình tay chân mua vé máy bay Philippine Airlines bay từ Manila qua Los Angeles du lịch. Bây giờ là con người trí tuệ xây cao cầu Golden Gate đỏ tươi bang Cali. Nhưng sau con người sẽ là ai lên thay thế, làm chủ địa cầu? Không ai biết, trái đất tuần tự tiếp tục vòng quay tiến hóa.

Tuy nhiên, bởi độ thán khí CO2 dầy đặc bầu khí quyển, khoa học gia thế giới đồng loạt khẳng định với nhau rằng con người hiện đại phải gọi là khá thành công trong những “nỗ lực” tiếp tay, đẩy mạnh, và giúp sức cho địa cầu quay nhanh hơn vòng quay tiến hóa bình thường. Đến ngày hôm nay, khoa học vẫn chưa khẳng định được nguyên nhân nào đã khiến khủng long biến mất trên mặt đất. Nhiều giả thiết được đặt ra, được tranh luận, nhưng được nhiều khoa học gia ưa chuộng nhất vẫn là giả thiết khoảng 65 triệu năm về trước có một vẫn thạch khổng lồ từ ngoài không gian lạc đường đâm sầm vào trái đất khiến bầu khí quyển địa cầu xáo trộn, lấy đi sinh mạng khủng long. Nếu khoa học chính xác về nguyên nhân dẫn đến tình trạng tuyệt chủng của khủng long, người ta có thể nói rằng bởi thiên tai, khủng long diệt vong. Vật làm thì may ra còn né, nhưng trời làm thì chịu.

Nhưng ngày hôm nay, không còn bởi thiên tai nữa, nhưng bởi sự vô trách nhiệm của cư dân địa cầu, thán khí tiếp tục bốc hơi bám dầy che kín bầu khí quyển khiến trái đất chuyển mình nóng sốt ho khan.

Rất có thể con người rồi sẽ bước theo vết xe đổ của khủng long! Nếu con người tiếp tục chọn lựa sống thờ ơ và vô trách nhiệm với môi trường sinh thái, tiếp tục lái xe phun khói ngập trời, tiếp tục thải dung dịch hóa học ra biển, tiếp tục đốn cây rừng, phá nát buồng phổi trái đất, ngày con người bước theo vết xe đổ của khủng long cũng không còn xa.

Hy vọng rất nhiều, trần gian tỉnh thức nhận ra hiểm họa cận kề. Bớt lái xe thải khí CO2, thôi phá rừng-lá phổi của trái đất, tôn trọng đời sống cỏ cây và muôn thú. Hy vọng hiểm họa diệt vong dừng lại những bước chân. Hy vọng thật nhiều!
 
VietCatholic TV
Những huyền thoại quanh chú bé giúp lễ của Putin. Tiếp kiến chung với Đức Thánh Cha
VietCatholic Media
02:28 29/09/2022


Đức Giáo Hoàng và Thượng Phụ Mạc Tư Khoa

Trong một diễn biến gây ra đau buồn sâu sắc cho thế giới Chính Thống Giáo, Thượng Phụ Kirill, trong cố gắng bênh vực cho lệnh động viên của Putin, đã cho rằng những người lính Nga tử trận trong cuộc chiến chống Ukraine sẽ được tha tội và lên thẳng thiên đàng, bất kể những tội lỗi họ đã phạm trong chiến tranh.

Vào ngày Chúa Nhật 25 tháng 9 vừa qua, Kirill đã cử hành Phụng vụ Thánh mừng sinh nhật của Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa trong nhà thờ chính tòa Thánh Alexander Nevsky gần Peredelkino. Nhà thờ chính tòa này gần nơi ở của vị Thượng Phụ và là nơi ông ta đã cử hành các lễ nghi trong thời kỳ tự cô lập của mình trong đại dịch. Đoạn bài giảng của vị Thượng Phụ nhận được sự quan tâm lớn nhất như sau:

Chúng ta biết rằng ngày nay nhiều người đang chết trên các chiến trường trong nhiều khu vực. Giáo Hội cầu nguyện rằng trận chiến này sẽ kết thúc càng sớm càng tốt, để càng ít càng tốt những anh em phải giết nhau trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn này. Nhưng đồng thời, Giáo hội nhận ra rằng nếu ai đó, được thúc đẩy bởi ý thức về nghĩa vụ và nhu cầu thực hiện lời thề của họ đối với quốc gia, thực thi những gì mà bổn phận của họ yêu cầu, và phải chết khi thực hiện nghĩa vụ này, thì không nghi ngờ gì nữa, họ đã thực hiện một hành động tương đương với sự tử đạo.

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết đăng trên tờ First Things có nhan đề “The Pope And The Patriarch Of Moscow”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng và Thượng Phụ Mạc Tư Khoa”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của …

Đức Thánh Cha Phanxicô chắc chắn rất đau buồn trước cuộc tàn sát ở Ukraine. Và khi chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng đại kết của Giáo Hội Công Giáo, Đức Hồng Y Kurt Koch, nói với các nhà báo rằng ngài chia sẻ niềm tin của Đức Giáo Hoàng rằng những lời biện minh tôn giáo dành cho hành vi xâm lược là “báng bổ” — tức là cách sử dụng xấu xa những điều thuộc về Chúa — chúng ta có thể chắc chắn rằng điều này cũng là quan điểm của Đức Phanxicô.

Vậy thì tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô nên gặp Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga, như một số cá nhân và phong trào trong Giáo hội đã từng thúc giục? Kể từ cuộc xâm lược ngày 24 tháng 2, Kirill đã liên tục đưa ra các biện minh tôn giáo cho cuộc tấn công man rợ của Nga vào Ukraine. Vậy thì Kirill có phải là một kẻ báng bổ không?

Một số người trong số những người cổ vũ cho cuộc gặp gỡ lần thứ hai giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Kirill có khả năng mắc chứng “ảo ảnh” trong tư duy. Họ đã tưởng tượng rằng khi hai nhà lãnh đạo tôn giáo gặp nhau trong thời chiến để cầu nguyện cho hòa bình, thì điều đó thể hiện một cách sinh động cho khả năng của người Kitô, nhân danh đức tin Phục sinh và các chuẩn mực đạo đức phổ quát, có thể vượt lên trên lòng căm thù dân tộc và lòng yêu nước. Tuy nhiên, điều đó chỉ là tưởng tượng dựa trên sự nguỵ biện.

Kirill Gundayev bắt đầu sự nghiệp giáo hội của mình tại Hội đồng Giáo Hội Thế giới trong một công việc chỉ được giao cho một người hoàn toàn được tin cậy và có khả năng làm việc với KGB, là cơ quan tình báo bí mật của Liên Xô. Trong những năm làm giáo chủ Chính thống giáo Nga, Kirill đã thúc đẩy một tầm nhìn mở rộng về “thế giới Nga”, làm sai lệch lịch sử Kitô giáo của người Slav phía đông, và cổ vũ cho sự phục hưng chủ nghĩa đế quốc dựa trên chủ nghĩa Sa hoàng và chủ nghĩa Stalin. Kirill cũng là cơ quan ngôn luận trong chiến dịch thông tin sai lệch của Nga, trong đó tuyên bố bạo chúa Vladimir Putin là vị cứu tinh của nền văn minh chống lại sự suy đồi của phương Tây – đó là một lời nói dối đã đánh lừa được quá nhiều người Công Giáo.

Một cuộc gặp gỡ giữa Giám mục đương nhiệm của Rôma và Đức Thượng phụ đương nhiệm của Mạc Tư Khoa sẽ không phải là cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo tôn giáo. Đó sẽ là một cuộc gặp giữa một nhà lãnh đạo tôn giáo và một công cụ quyền lực của nhà nước Nga.

Nhưng, một số có thể nhanh nhẩu trả lời, đó, vấn đề chính là ở chỗ đó. Bằng cách tiếp tục cuộc đối thoại cá nhân với Kirill mà ngài đã mở ra ở Havana vào năm 2015, Đức Phanxicô sẽ trao quyền cho Kirill để có tác động kiềm chế Putin trong khi định vị Vatican là nhà môi giới trung thực trong việc dàn xếp một hòa bình đàm phán ở Ukraine.

Đó cũng là một điều tưởng tượng, ảo ảnh cuộc đời.

Thứ nhất, trong mối quan hệ Putin-Kirill, Thượng Phụ Kirill không có đòn bẩy thực sự. Tổng thống bạo chúa không tìm đến Thượng Phụ để tìm lời khuyên chiến lược, và chắc chắn ông ta cũng không tìm đến ngài Thượng Phụ để hoán cải đạo đức. Ông ta trông đợi Kirill tạo ra vỏ bọc cho mình và hỗ trợ. Là những gì ông ta nhận được.

Thực tế đáng buồn là sự phụ thuộc đối với nhà nước ngăn cản việc lãnh đạo Chính thống giáo Nga nói sự thật với quyền lực Điện Cẩm Linh, hoặc kêu gọi vị sa hoàng thời hậu cộng sản hoán cải. Những gì Kirill và các cộng sự của ông ta (như Tổng Giám Mục Hilarion Alfeyev, chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại) đưa ra là một lời biện minh giả danh tôn giáo cho tham vọng đế quốc của Putin, đồng thời bảo đảm với những người Nga thực hiện các hành động bạo lực khủng khiếp chống lại thường dân rằng, họ là những người yêu nước thực sự, và là những người con của Tổ quốc Nga.

Thứ hai, ý tưởng về Vatican là nhà môi giới trung thực toàn cầu dựa trên một quan niệm sai lầm về cách Tòa thánh có thể gây ảnh hưởng trong thế giới ở thế kỷ 21. Vatican ngày nay không phải là Quốc gia của Đức Giáo Hoàng đầu thế kỷ 19: một cường quốc Âu Châu cấp ba vẫn sử dụng đòn bẩy tại các sự kiện như Đại hội Vienna năm 1814–1815. Quốc gia Đức Giáo Hoàng không còn tồn tại, và thế giới của Metternich, Castlereagh, và Hồng Y Ercole Consalvi, bộ trưởng ngoại giao tài giỏi và hiệu quả của Đức Giáo Hoàng Pius Đệ Thất cũng không còn.

Tuy nhiên, như Đức Gioan Phaolô II đã chứng minh, Tòa Thánh có quyền lực trong thế giới ngày nay: quyền lực của chứng nhân đạo đức, bắt đầu bằng cách gọi mọi thứ bằng đúng tên của chúng. Bài bình luận của Vatican trong cuộc chiến Ukraine vào tháng thứ hai đã sử dụng một từ vựng chân thực hơn những gì được hiển thị trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến. Tuy nhiên, kể từ Lễ Phục sinh, tiếng nói của Đức Giáo Hoàng và Vatican vẫn là tiếng than thở hơn là tiếng nói tiên tri tố cáo hành vi xâm lược và chỉ đích danh kẻ xâm lược. Lỗ hổng đó được kết hợp bởi những lời lẽ thiếu thận trọng gợi ý rằng không có cuộc chiến tranh nào là hợp pháp về mặt đạo đức, điều này không đúng với việc Ukraine bảo vệ lãnh thổ của mình và về sự chuyển đổi văn hóa và chính trị của đất nước bắt đầu với cuộc Cách mạng Nhân phẩm Maidan ở Kyiv vào hai năm 2013 và 2014.

Bằng việc tàn sát dã man những người vô tội ở Bucha, ở Mariupol, và trên khắp Ukraine, Vladimir Putin đã tự bêu xấu mình bằng dấu ấn của Cain. Kirill đã cố gắng che đậy dấu ấn đó. Việc Giám mục Rôma đã gặp Kirill như thể ông Thượng Phụ người Nga này là một nhà lãnh đạo tôn giáo thực sự sẽ khiến những người Ukraine theo Công Giáo và Chính thống giáo thất vọng một cách cay đắng, những người sẽ coi đó là một sự phản bội một cách vô lý; nó sẽ làm cạn kiệt vốn đạo đức của Tòa thánh trong các vấn đề thế giới; và nó sẽ không đóng góp gì cho hòa bình.
 
Thỏa thuận với Bắc Kinh sẽ được gia hạn, bất kể những bách hại, và nhếch nhác
VietCatholic Media
05:09 29/09/2022


1. Trung Quốc và Vatican gia hạn thỏa thuận

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican vẫn chưa thể ổn định và Đức Giáo Hoàng đang tìm kiếm một thỏa thuận mới với chính quyền Trung Quốc trong bối cảnh phiên tòa xét xử Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đang diễn ra ở Hương Cảng, vì các hoạt động ủng hộ dân chủ của ngài.

Thỏa thuận giữa Đức Giáo Hoàng và nhà cầm quyền Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục Công Giáo đã đạt được lần đầu tiên vào năm 2018, và cho đến nay nội dung chính xác của nó vẫn được giữ bí mật. Thỏa thuận này sẽ được gia hạn hai năm một lần, trong đó nhà cầm quyền Trung Quốc được lựa chọn các Giám Mục và Đức Giáo Hoàng chỉ được quyền phê chuẩn trong phạm vi danh sách mà Trung Quốc đưa ra.

Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận này trong một dịp khác nhau. Nina Shea, giám đốc Trung tâm Tự do Tôn giáo tại Viện Hudson, tin rằng mọi thứ chỉ trở nên tồi tệ hơn kể từ khi thỏa thuận được ký kết. Cô giải thích: “Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phá hủy tất cả, và thắt chặt sự tuân thủ các giáo điều của nó đối với Giáo Hội yêu nước”.

Các nhà ngoại giao của Vatican bảo vệ thỏa thuận bằng cách giải thích rằng cần phải tìm ra một lối thoát, ngay cả khi không đạt yêu cầu, khi một tình huống có vẻ như không thể khắc phục được.

Việc ký kết thỏa thuận vào năm 2018 đã cho phép chính thức hóa 7 giám mục, những người đã được bổ nhiệm mà không có sự chấp thuận của Vatican. Trong số đó, theo trang web Công Giáo Pháp Le Salon Beige, có cả Giám mục Lôi Thế Ngân (Paul Lei Shiyin, 雷世银), một người đang sống với vợ và con, đã được tấn phong mà không có sự chuẩn y của Đức Giáo Hoàng vào năm 2011. Ông ta thậm chí còn có vợ bé, là một điều không được phép ngay cả đối với luật lệ của cộng sản Trung Quốc, dẫn đến các vụ đánh ghen gây náo động Tòa Giám Mục. Đức Thánh Cha Phanxicô đã dỡ bỏ vạ tuyệt thông của ông ta theo thỏa thuận bí mật giữa Tòa thánh và Cộng sản Trung Quốc. Vị giám mục được đề cập cũng được biết là đã cử hành một thánh lễ trong giáo phận của mình để vinh danh sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Việc gia hạn thỏa thuận vào năm 2022 được cho là sẽ đi kèm với các điều khoản mới, chẳng hạn như việc thành lập “phái đoàn nghiên cứu” của Tòa thánh ở Bắc Kinh. Phái đoàn nghiên cứu như vậy đã tồn tại ở Hương Cảng. Nhưng ở Bắc Kinh, mục đích của nó sẽ khác: nó sẽ đánh dấu nỗ lực đầu tiên của Vatican trong việc đổi mới quan hệ ngoại giao với Trung Quốc kể từ năm 1951. Tuy nhiên, cơ chế này sẽ không phải là một sứ thần, vì việc thành lập một sứ thần ở Bắc Kinh có nghĩa là Tòa Thánh phải đóng cửa tòa sứ thần hiện có ở Đài Bắc, Đài Loan. Vatican là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có cơ quan đại diện ngoại giao chính thức với chính phủ Đài Loan.

Đức Thánh Cha đã muốn tận dụng chuyến đi đến Kazakhstan để có cuộc gặp gỡ với Tập Cận Bình, là người đang đến thăm ở đó, nhưng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha đã không nhận được phản ứng thuận lợi.

Trung Quốc và Vatican gia hạn thỏa thuận của họ
Source:The Eursopean Conservative2. Thượng phụ Giêrusalem lên án các cuộc tấn công của người định cư Do Thái vào đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa

Giáo chủ Chính thống giáo Hy Lạp của Giêrusalem, Theophilos III, đã lên án các cuộc tấn công của những người Do Thái cực đoan vào đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa, cảnh báo rằng bất kỳ thay đổi nào đối với hiện trạng tại Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa đều tương đương với mối đe dọa đối với hiện trạng của Nhà thờ Mộ Thánh.

Thượng phụ Theophilos III cho biết trong một tuyên bố ngày hôm qua rằng các cuộc tấn công ngày càng tăng vào đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa là một “hành động xâm lược trắng trợn chống lại các quyền tôn giáo”, đồng thời nói thêm rằng tất cả những người Hồi giáo và Kitô hữu phải đoàn kết để đánh bại những nỗ lực này.

Ngài khẳng định rằng quyền tự do thờ phượng được bảo đảm trong tất cả các luật và điều lệ quốc tế, và các hoạt động của các nhóm Do Thái cực đoan chống lại các thánh địa Hồi giáo và Kitô giáo là sự vi phạm rõ ràng quyền của người Hồi giáo và Kitô giáo được thực hiện quyền tự do thờ phượng, và rằng những hành động hung hãn này và những hành động khiêu khích khác đều bị lên án và tố cáo.

Ngài yêu cầu thống nhất hành động để chấm dứt các cuộc tấn công này, và nói rằng các cuộc tấn công như vậy sẽ chỉ thành công nếu “bất hòa và xung đột” thắng thế.

Ngài cũng cảnh báo về sự tăng cường gây hấn đối với đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa là do kết quả của cuộc bầu cử Israel.
Source:middleeastmonitor.com

3. Tuyên bố của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh kiêm Trưởng Phái đoàn Tòa thánh tại Cuộc họp cấp cao của Liên Hiệp Quốc kỷ niệm ngày quốc tế Loại bỏ Hoàn toàn Vũ khí Hạt nhân

Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã có một bài phát biểu quan trọng tại cuộc họp cấp cao của Liên Hiệp Quốc kỷ niệm ngày quốc tế Loại bỏ Hoàn toàn Vũ khí Hạt nhân.

Bình luận của Đức Hồng Y được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đe dọa chuyển sang sử dụng vũ khí hạt nhân trong bối cảnh một loạt các thất bại nhục nhã trên chiến trường Ukraine.

Trong bài phát biểu hôm thứ Tư 21 tháng 9, ông Putin cảnh báo rằng “Trong trường hợp có mối đe dọa đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng ta và để bảo vệ nước Nga và nhân dân của chúng ta, chúng ta chắc chắn sẽ sử dụng tất cả các hệ thống vũ khí có sẵn cho chúng ta. Đây không phải là một trò đùa”.

Trong một diễn biến đáng lo ngại khác, Dmitry Medvedev, phó chủ tịch diều hâu của hội đồng an ninh Nga, đồng minh của Putin, nguyên là thủ tướng và tổng thống Nga, đã đưa ra một cảnh báo khác về việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine và phương Tây trong một phát biểu dài trên Telegram.

Ông ta thẳng thừng tuyên bố rằng nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, do tê liệt vì sợ hãi, phương Tây sẽ không dám trả đũa, và sẽ ngưng ngay lập tức với hỗ trợ Ukraine.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ toàn văn bài phát biểu của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh qua phần trình bày của Túy Vân

New York, ngày 26 tháng 9 năm 2022

Thưa Ngài chủ tịch,

Vào tháng Hai, cuộc chiến ở Ukraine đã đưa xung đột vũ trang trở lại Âu Châu với quy mô chưa từng thấy trong nhiều thế hệ. Mối đe dọa từ việc sử dụng vũ khí hạt nhân đi kèm với xung đột cho thấy thế giới đã gần đến vực thẳm của chiến tranh hạt nhân như thế nào. Mối đe dọa tiềm tàng này, với những tác động tàn khốc đối với toàn nhân loại, chứng tỏ rằng “vũ khí hạt nhân là một lựa chọn đắt giá và nguy hiểm,” làm suy yếu an ninh quốc tế.

Trong bối cảnh đó, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng, “mục tiêu cuối cùng của việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân vừa trở thành một thách thức, vừa là một mệnh lệnh đạo đức và nhân đạo”. Tuy nhiên, hành động của các quốc gia có vũ khí hạt nhân khiến chúng ta còn lâu mới đạt được mục tiêu này. Thông qua việc hiện đại hóa và mở rộng kho vũ khí hạt nhân, các quốc gia này đang tăng cường sự phụ thuộc vào khả năng răn đe hạt nhân, thay vì đáp ứng các nghĩa vụ giải trừ vũ khí theo Điều 6 của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, gọi tắt là NPT.

Thưa Ngài chủ tịch,

Trong khi bày tỏ sự tiếc nuối sâu sắc về việc thiếu một văn bản kết quả nhất trí tại Hội nghị duyệt xét NPT lần thứ mười, Tòa thánh lưu ý với mối quan tâm rằng, ngay cả khi kết quả dự thảo đã được thông qua, việc thiếu các cam kết giải trừ vũ khí mới và có ý nghĩa trong đó sẽ không đưa chúng ta đến gần hơn một thế giới không có vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, chế độ giải trừ vũ khí hạt nhân không thiếu định hướng. Tháng 6 này, các quốc gia thành viên của Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân, gọi tắt là TPNW, đã thông qua Tuyên bố và Kế hoạch hành động bảo đảm rằng có thể đạt được tiến bộ về giải trừ vũ khí hạt nhân, đặc biệt là trong các lĩnh vực xác minh, hỗ trợ nạn nhân và khắc phục môi trường. Tòa thánh nhắc lại hy vọng rằng, bất kể lập trường của họ đối với TPNW như thế nào, các Quốc gia có vũ khí hạt nhân cần phải đóng góp vào những nỗ lực như vậy.

Các quốc gia cũng phải phục hồi các thành phần khác của chế độ giải trừ vũ khí hạt nhân. Điều này không chỉ bao gồm việc đạt được hiệu lực của Hiệp ước Cấm thử nghiệm hạt nhân toàn diện, gọi tắt là CTBT, mà còn khởi động các cuộc đàm phán về các hiệp ước về vật liệu phân hạch và về các bảo đảm an ninh cho các quốc gia không có vũ khí hạt nhân. Nếu không có những tiến bộ hữu hình đối với những mục tiêu này, chế độ giải trừ vũ khí hạt nhân có nguy cơ bị xói mòn.

Thưa Ngài chủ tịch,

Để đạt được việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân đòi hỏi một phản ứng “tập thể và phối hợp, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau,” và xem xét các hậu quả nhân đạo và môi trường thảm khốc của việc sử dụng hạt nhân. Chừng nào vũ khí hạt nhân còn tồn tại, chúng ta không thể loại trừ khả năng sử dụng chúng, điều này đe dọa “bất kỳ tương lai nào có thể xảy ra cho ngôi nhà chung của chúng ta” cũng như sự tồn tại của loài người.

Vào Ngày xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân này, mỗi chúng ta hãy xem xét cách chúng ta có thể giúp tạo ra một môi trường thuận lợi để đạt được mục tiêu chung của chúng ta.

Xin cảm ơn ngài chủ tịch.


Source:Sismografo
 
Quân Ukraine bao vây quân Nga, Putin đối mặt thất bại nhục nhã. Latvia ban bố tình trạng khẩn cấp
VietCatholic Media
05:24 29/09/2022


1. Quân đội Ukraine bao vây lực lượng Nga khi Putin đối mặt với thất bại lớn

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Troops Encircling Russian Forces as Putin Faces Major Defeat”, nghĩa là “Quân đội Ukraine bao vây lực lượng Nga khi Putin đối mặt với thất bại lớn.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Quân đội Ukraine đang bao vây các lực lượng Nga ở Lyman, một thị trấn bị chiếm đóng ở phía đông bắc đất nước, khi Kyiv gây sức ép bằng cuộc phản công nhằm chiếm lại lãnh thổ đã chiếm giữ.

Các bản đồ mô tả chi tiết cuộc tiến công của Ukraine trong khu vực trong bối cảnh liên tục phản công cho thấy các lực lượng của họ đang di chuyển về phía bắc qua sông Siverskyi Donets từ các khu vực phía đông và phía tây thị trấn, và phía đông qua sông Oskil từ các vị trí phía bắc Lyman.

Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Tư đánh giá rằng trong vài ngày qua, Ukraine đã tăng cường các hoạt động tấn công ở phía đông bắc của đất nước. Các đơn vị của quân Ukraine đã tiến trên ít nhất hai trục về phía đông từ dòng sông Oskil và Siverskyy Donets, nơi các lực lượng đã được củng cố sau cuộc tiến công trước đó của họ hồi đầu tháng.

Mike Martin, một thành viên tại Khoa Nghiên cứu Chiến tranh tại Đại học King ở London, cho biết trên Twitter rằng các lực lượng Ukraine cuối cùng có thể sẽ gài bẫy các lực lượng Nga ở Lyman.

“Các cánh quân phía bắc và phía đông của Lyman, khiến người Nga phải tiếp cứu giao lộ đường sắt quan trọng này,” anh viết trên Twitter. “Sau đó, chuyển qua một vòng bao vây lớn hơn nhiều để gài bẫy toàn bộ khu vực.”

Nó diễn ra sau một cuộc phản công chớp nhoáng của Ukraine hồi đầu tháng, chứng kiến Kyiv chiếm lại những vùng lãnh thổ rộng lớn từ tay Nga.

Các lực lượng Ukraine cho biết họ đã chiếm lại hơn 3.000 dặm vuông từ lực lượng Nga trong vòng chưa đầy hai tuần, tái chiếm các thị trấn và thành phố và cắt đứt các đường tiếp tế của Nga.

Ông Putin đáp trả vào ngày 21 tháng 9 bằng cách tuyên bố lệnh động viên bán phần bổ sung quân đội với 300.000 công dân, trong khi các quan chức do Nga cài đặt tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo về việc gia nhập Nga ở Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson.

Theo RIA Novosti thuộc sở hữu nhà nước của Nga, kết quả được báo cáo bao gồm 99,23% ủng hộ ở Donetsk và 98,42% ủng hộ ở Luhansk – đó là hai khu vực có một phần nằm dưới sự kiểm soát của phe ly khai thân Mạc Tư Khoa kể từ năm 2014 - cũng như 93,11% ủng hộ ở Zaporizhzhia và 87,05 phần trăm ủng hộ ở Kherson.

Bộ Ngoại giao Ukraine gọi cuộc trưng cầu dân ý là một “buổi biểu diễn tuyên truyền” trong một tuyên bố được chia sẻ với Newsweek.

Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết: “Buộc người dân ở những vùng lãnh thổ này điền vào một số giấy tờ trước nòng súng là một tội ác khác của Nga trong quá trình gây hấn với Ukraine”.

Ukraine đang thúc đẩy cuộc phản công của mình, và theo các quan chức quân sự, chỉ còn 6% diện tích Kharkiv cần được giải phóng.

Giải phóng Kharkiv, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine, gần biên giới phía đông với Nga, là “khá khó khăn” vì Nga “không rút lui”, Oleg Synegubov, người đứng đầu Cục Quân sự Khu vực Kharkiv của Ukraine đã cho biết như trên.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.

2. Latvia tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở biên giới khi Nga huy động quân đội

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Latvia Declares State of Emergency at Border as Russia Mobilizes Troops”, nghĩa là “Latvia tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở biên giới khi Nga huy động quân đội”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy

Latvia đã ban bố tình trạng khẩn cấp gần biên giới với Nga hôm thứ Tư, vài ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố huy động 300,000 quân.

Chính phủ Latvia đã thông báo tin tức trên trang web chính phủ, nói rằng nó sẽ ảnh hưởng đến các khu vực của đất nước giáp với vùng Pskov của Nga, cũng như các sân bay, cửa khẩu, cảng và đường sắt cho đến ngày 27/12.

Tình trạng khẩn cấp của Latvia diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều người Nga di cư khỏi đất nước theo lệnh động viên bán phần của Putin, mà ông tuyên bố vào ngày 21 tháng 9. Nhiều công dân đã cố gắng chạy trốn khỏi đất nước bằng xe hơi, tàu hỏa và máy bay đến các quốc gia láng giềng của Nga.

Chính phủ Latvia cho biết tình trạng khẩn cấp đã được áp dụng “do việc huy động được công bố ở Nga.”

“Với việc điều động được công bố ở Nga, số lượng công dân Nga muốn rời khỏi đất nước của họ đã tăng lên đáng kể. Do đó, có nguy cơ gia tăng nhanh chóng số lượng người di cư bất hợp pháp ở biên giới Latvia và Nga “, chính phủ Latvia cho biết như trên.

“Mục đích của các biện pháp khẩn cấp là để chuẩn bị trước cho mọi sự”, tuyên bố cho biết và nhấn mạnh rằng hiện tại, tình hình ở biên giới là “ổn định, bình tĩnh và được kiểm soát chặt chẽ.”

Tình trạng khẩn cấp sẽ vẫn có hiệu lực trong ba tháng ở các vùng Aluksne, Balvi và Ludza của Latvia. Latvia cũng sẽ đóng cửa cửa khẩu Pededze “để thực hiện tăng cường giám sát biên giới và kiểm tra biên giới đối với công dân Nga.”

Theo Maxar Technologies, một công ty của Mỹ đã tạo ra hình ảnh vệ tinh về tuyến giao thông, đã có hàng dài phương tiện giao thông được nhìn thấy gần biên giới của Nga với nhiều quốc gia láng giềng, bao gồm Georgia, với lượng phương tiện kéo dài thêm gần 10 dặm vào hôm thứ Ba.

Một cuộc tìm kiếm trước đó của Newsweek đã phát hiện ra rằng sáu dặm giao thông đã được xây dựng tại biên giới của Nga với Georgia, vào buổi sáng sau khi Tổng thống Putin tuyên bố động viên bán phần một phần.

Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đã triển khai binh lính và thiết giáp tới biên giới của nước này với Georgia hôm thứ Hai, và cho biết trong một tuyên bố rằng họ hy vọng sẽ bảo đảm rằng những người dự bị không rời khỏi đất nước “mà không hoàn thành các thủ tục biên giới”.

Những diễn biến này cho thấy người Nga đang chạy trốn để đáp lại sắc lệnh rằng những người trong hàng ngũ dự bị sẽ bị triệu tập để tham chiến ở Ukraine. Các quan chức cho biết lệnh điều động một phần của Putin sẽ ảnh hưởng đến 300.000 quân dự bị.

Latvia cũng cho biết hôm thứ Tư rằng nhiều lính biên phòng đang tuần tra để ngăn chặn những người vượt biên trái phép.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Latvia Kristaps Eklons cho biết: “Chúng tôi phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước, không đợi cho đến khi tình hình leo thang.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.

3. Cơ quan biên giới cho biết số lượng người Nga vào Liên Hiệp Âu Châu tăng hơn 30% trong tuần qua

Gần 66.000 công dân Nga đã nhập cảnh vào Liên minh Âu Châu trong tuần qua (từ ngày 19 tháng 9 đến ngày 25 tháng 9), tăng hơn 30% so với tuần trước, Cơ quan Biên giới và Cảnh sát biển Âu Châu Frontex cho biết hôm thứ Ba.

Sự gia tăng này diễn ra sau tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tuần trước về việc huy động một phần công dân Nga, điều này đã gây ra các cuộc biểu tình và hàng dài người Nga tranh giành nhau để chạy trốn khỏi đất nước.

Trong một tuyên bố, Frontex cho biết trong tuần qua, hầu hết người Nga vào Liên Hiệp Âu Châu thông qua các cửa khẩu biên giới Phần Lan và Estonia.

Cơ quan này cho biết: “Trong bốn ngày qua, 30.000 công dân Nga đã đến Phần Lan.”

“Phần lớn trong số họ có giấy phép cư trú hoặc thị thực đến các Quốc gia Thành viên Liên Hiệp Âu Châu hoặc các Quốc gia Liên kết Schengen, những người khác có hai quốc tịch. Các quốc gia thành viên cũng đang báo cáo các trường hợp công dân Ukraine cần được bảo vệ tạm thời khi họ chạy trốn khỏi khu vực bị chiếm đóng phía đông Ukraine thông qua Nga.”

Fontex ước tính rằng “các vụ vượt biên bất hợp pháp có thể sẽ gia tăng nếu Liên bang Nga quyết định đóng cửa biên giới đối với những người có thể phải thi hành nghĩa vụ quân sự”.

4. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gọi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ủng hộ Nga ở Ukraine là “hoàn toàn bịa đặt”

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gọi các thông báo của các lực lượng thân Nga ở Ukraine trong cuộc trưng cầu dân ý ủng hộ việc gia nhập Nga là “hoàn toàn bịa đặt” và “được chế biến ở Mạc Tư Khoa.”

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết: “Đây là ý chí của Mạc Tư Khoa, không phải ý chí tự do của Ukraine hay người dân Ukraine.

Price nói rằng Mỹ cho rằng Nga sẽ cố gắng sáp nhập lãnh thổ Ukraine dựa trên “cuộc trưng cầu dân ý giả tạo.”

Ông Price nói: “Nhưng cho dù Tổng thống Putin và những người hỗ trợ của ông ấy có cố gắng tuyên bố điều gì đi chăng nữa, thì những khu vực này vẫn đang và sẽ vẫn là một phần của Ukraine. Ukraine có mọi quyền để tiếp tục bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.”

Price cũng cho biết Bộ Ngoại giao sẽ công bố “các biện pháp bổ sung” để đáp lại.

Price nói: “Hoa Kỳ sẽ không bao giờ công nhận những nỗ lực của Nga nhằm sát nhập các phần của Ukraine.

5. Ngoại trưởng Đan Mạch cho biết: “Đây là những giờ quan trọng sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Thụy Điển về rò rỉ khí đốt ở Biển Baltic

Ngoại trưởng Đan Mạch Jeppe Kofod nói rằng đây là “giờ phút quan trọng” sau khi ông hội đàm với Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde về vụ rò rỉ khí đốt ở Biển Baltic gần cả hai nước.

Các cuộc đàm phán diễn ra sau khi phát hiện ra ba lỗ rò rỉ trong đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2 gần đảo Bornholm của Đan Mạch ở Biển Baltic.

Trước đó, vào hôm thứ Ba, các nhà địa chấn học Thụy Điển cho biết họ đã phát hiện hai vụ nổ dưới nước ở khu vực gần đường ống Nord Stream vào hôm thứ Hai. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân của vụ việc khi các cuộc điều tra vẫn tiếp tục. Theo một số quan chức phương Tây, các báo cáo ban đầu - hiện chưa được xác nhận chính thức - chỉ ra rằng đây có thể là một hành động có chủ ý.

“Đây là những giờ phút quan trọng - hãy kêu gọi hợp tác quốc tế chặt chẽ. Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để thu thập thông tin và đánh giá tình hình,” Kofod cho biết như trên.

Linde nói rằng điều cần thiết là phải phối hợp chặt chẽ và giải quyết tình hình.

Chính phủ Thụy Điển và các cơ quan đang “theo dõi chặt chẽ các diễn biến”

6. Đại sứ Nga cảnh báo Hoa Kỳ đang tiến đến 'bờ vực nguy hiểm' ở Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “U.S. Approaching 'Dangerous Brink' in Ukraine, Russian Ambassador Warns”, nghĩa là “Đại sứ Nga cảnh báo Hoa Kỳ đang tiến đến 'bờ vực nguy hiểm' ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ, Anatoly Antonov, đã cảnh báo rằng Washington đang đến bên “bờ vực nguy hiểm” trong việc hỗ trợ Ukraine.

Phát biểu trước truyền thông, Antonov chỉ trích phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Antonov đã được hỏi về tuyên bố gần đây của Ngoại trưởng Antony Blinken. Trong chương trình 60 Minutes trên kênh CBS, được phát sóng vào Chúa Nhật, Ngoại trưởng Antony Blinken đã cảnh báo Nga trong một cuộc phỏng vấn liên quan đến việc Nga thường xuyên nói về vũ khí hạt nhân.

Blinken nói: “Hoa Kỳ đã rất rõ ràng với người Nga nhằm ngăn chặn các cuộc nói chuyện lung tung về vũ khí hạt nhân.”

“Điều rất quan trọng là Mạc Tư Khoa phải nghe ý kiến của chúng tôi và từ đó biết rằng hậu quả sẽ rất khủng khiếp. Chúng tôi đã làm rõ điều đó.”

“Nga hiểu rất rõ những gì Hoa Kỳ sẽ làm để đối phó với việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine bởi vì chúng tôi đã giải thích cho họ, và tôi sẽ để lại chuyện đó ở đây hôm nay. Nhưng về vấn đề răn đe, bạn biết đấy, Nga sẽ đưa ra quyết định của mình, nhưng họ hoàn toàn hiểu rõ rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng một cách dứt khoát”.

Trả lời các bình luận của Blinken, Antonov kêu gọi Mỹ từ bỏ sự ủng hộ đối với Ukraine.

Ông nói: “Chính quyền Hoa Kỳ tiếp tục phớt lờ thực tế rằng việc cung cấp vũ khí cho Ukraine dẫn đến sự leo thang thêm của xung đột.”

“Thiết bị quân sự của Mỹ và NATO gieo rắc cái chết và sự hủy diệt. Thường dân và trẻ em đang chết dần chết mòn. Các khu dân cư, trường học và bệnh viện thiệt hại không thể khắc phục được.

“Khi mời Kyiv tiếp tục sử dụng các thiết bị quân sự nhận được từ phương Tây, Washington không nhận ra tính rủi ro của các hành động của mình.”

“Những kẻ bảo trợ cho bọn tội phạm tân phát xít Đức đang tiến đến bờ vực nguy hiểm mà chúng tôi đã nhiều lần cảnh báo và rõ ràng.”

“Hoa Kỳ trở thành một phần của cuộc xung đột Ukraine. Các nỗ lực ngoại giao nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng không thể có hiệu quả trong khi phương Tây tập thể sử dụng chế độ Zelenskiy như một quân đánh thuê quân sự chống lại Nga. Những bước đi bảo vệ Tổ quốc của chúng tôi sẽ thật chắc chắn và kiên quyết”.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cũng đã cảnh báo Mỹ về sự can dự của nước này vào cuộc xung đột với Ukraine.

Đáp lại bình luận của Blinken vào cuối tuần qua, Ryabkov nói rằng Mỹ nên “hạ nhiệt” trước khi họ đưa xung đột “đến gần ranh giới nguy hiểm”.

Ông nói thêm: “Chúng tôi nói đi nói lại với những người đối thoại Mỹ của mình rằng hãy sử dụng từ ngữ trung lập nhất, rằng họ nên hạ nhiệt và không làm tăng tình hình, không đưa nó đến gần ranh giới nguy hiểm”.

Newsweek đã liên hệ với Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.

7. “Cuộc trưng cầu dân ý” do Nga tổ chức là “vi phạm luật pháp quốc tế”, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu nói

Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu lên án với “những từ ngữ mạnh nhất có thể” “cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp” do Nga tổ chức ở Ukraine. Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell cho biết như trên hôm thứ Tư.

Borrell kêu gọi cộng đồng quốc tế không công nhận cuộc trưng cầu dân ý “giả tạo”.

Phát biểu cùng Chủ tịch Ủy ban Liên Hiệp Âu Châu Ursula von der Leyen tại Brussels, Borrell nói rằng với cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp do Nga tổ chức, “Điện Cẩm Linh đang tuân theo cùng một vở kịch mà chúng ta đã thấy ở Georgia năm 2008 và ở Crimea vào năm 2014.”

“Chúng tôi lên án với những từ ngữ mạnh mẽ nhất có thể, và tôi chắc chắn rằng tôi có thể thay mặt các quốc gia thành viên của Liên minh Âu Châu nói rằng không ai trong số họ sẽ công nhận kết quả giả mạo này”, Borrell nói, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế cũng làm như vậy.

8. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hỗ trợ người đồng cấp Đan Mạch sau vụ rò rỉ đường ống Nord Stream

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã nói chuyện với người Ngoại trưởng Đan Mạch hôm thứ Tư và đề nghị hỗ trợ sau vụ rò rỉ đường ống Nord Stream, một quan chức quốc phòng cấp cao cho biết.

“Nếu có bất kỳ sự hỗ trợ nào mà họ cần, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ họ,” Ông Austin nói với các phóng viên hôm thứ Tư.

“Chúng tôi, giống như một số quốc gia khác, với khả năng chắc chắn có thể hỗ trợ, nhưng chúng tôi chưa được yêu cầu làm như vậy.”

Cuộc trò chuyện của Austin với Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Morten Bødskov xảy ra khi Bộ trưởng Quốc phòng đang đi công tác đến California và Hawaii.
 
Vừa bị nhập ngũ, lính Nga đã đầu hàng Ukraine. Mỹ tăng hơn gấp đôi HIMARS. Putin dám dùng hạt nhân?
VietCatholic Media
15:16 29/09/2022


1. Lính Nga bị gọi nhập ngũ ngay lập tức đầu hàng các lực lượng Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Conscripted Russian Soldier Immediately Surrenders to Ukraine Forces”, nghĩa là “Lính Nga bị gọi nhập ngũ ngay lập tức đầu hàng các lực lượng Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một binh sĩ Nga đã đầu hàng các lực lượng Ukraine, chỉ vài ngày sau khi được triển khai chiến đấu dưới lệnh động viên bán phần toàn quốc của Tổng thống Vladimir Putin.

Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đã đăng một video trên kênh Telegram của mình hôm thứ Ba với chủ đích cho thấy một binh sĩ Nga đã ra đầu hàng sau khi bị gọi nhập ngũ 5 ngày trước từ khu vực phía tây Rostov, giáp biên giới với Ukraine.

Ông cho biết đây là trường hợp đầu hàng đầu tiên của binh sĩ bị gọi nhập ngũ trong lệnh động viên vừa được Putin ban bố hôm 21/9 của Putin.

“Các binh sĩ của lữ đoàn 92 đã bắt được một 'người lính được huy động' đang sợ hãi, run rẩy trong khu rừng gần Kupyansk ở miền đông Ukraine. Anh ấy đã đào ngũ khỏi đơn vị quân đội của mình và cố gắng trở về Nga, nhưng bị lạc”, Gerashchenko, người thường xuyên chia sẻ các video cho thấy những khó khăn của quân đội Nga ở Ukraine, viết trong một chú thích.

Trong clip, người đàn ông nói rằng anh ta bị gọi nhập ngũ và bị đưa vào hàng ngũ lực lượng vũ trang Nga theo hợp đồng. Anh cũng kêu gọi người dân Nga không nghe theo những lời tuyên truyền và không tham gia vào cuộc chiến chống Ukraine của Putin, và chỉ ra con số thương vong cao của phía Nga.

Người đàn ông Nga nói rằng anh ta đã bị lực lượng Ukraine bắt giữ vào ngày thứ ba sau khi bị xung quân và anh ta mới chỉ gặp chỉ huy đơn vị của mình một lần.

Newsweek không thể xác minh độc lập tính xác thực của video cũng như điều kiện quay video và đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine.

Nó được đưa ra khi Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết trên trang Facebook của họ rằng người Nga đã được triển khai mà không được đào tạo thích hợp vì Mạc Tư Khoa tiếp tục chịu tổn thất về quân nhân.

“Các đơn vị của Nga đang bắt đầu tiếp nhận các quân nhân đã bị gọi nhập ngũ như một phần của lệnh động viên bán phần,” Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết như trên, đồng thời lưu ý rằng các binh sĩ mới đến chưa được đào tạo trước khi triển khai ở Ukraine.

Bài đăng cho biết: “Ngoài việc huy động một phần, giới lãnh đạo quân sự-chính trị của Liên bang Nga đang tiếp tục triển khai cái gọi là 'tự động viên'. “Những người bị kết án tội hình sự đang gia nhập các đơn vị chiến đấu ở Ukraine.”

Pervy Otdel, một nhóm pháp lý được thành lập gần đây do luật sư nhân quyền lưu vong Ivan Pavlov thành lập, cũng đã báo cáo rằng quân đội Nga được huy động đang được gửi đến tiền tuyến mà không được đào tạo hoặc kiểm tra sức khỏe.

Nhóm này đã công bố một đoạn video hôm thứ Ba về một người lính được điều động nói rằng đơn vị của anh ta được thông báo rằng họ sẽ được gửi ra tiền tuyến mà không cần huấn luyện.

“Xin chào mọi người, đây là Trung Đoàn 1 Thiết Giáp đang phát biểu. Chúng tôi sẽ lên đường đến Kherson vào ngày 29 tháng 9. Vì vậy... Hãy tự suy nghĩ. Nghĩ sao thì nghĩ. Không có thực hành nhắm vào mục tiêu, không có lý thuyết - không có gì cả,” anh nói. Newsweek không thể xác minh tính xác thực của video này.

Một ngày trước đó, hãng thông tấn độc lập tiếng Nga Mediazona đã nói chuyện với vợ của một cư dân được điều động từ Lipetsk ở miền tây nước Nga, người này nói rằng trung đoàn của chồng cô đã được gửi “ra tiền tuyến” ở Donbas sau một ngày huấn luyện.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận

2. Các quan chức Mỹ tin rằng không có khả năng Putin sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine - nhưng mối đe dọa đã “tăng cao”

Các quan chức Mỹ tin rằng khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong cuộc chiến của ông ở Ukraine có lẽ là cao nhất kể từ khi Nga xâm lược vào tháng 2 - nhưng vẫn chưa thể xảy ra, nhiều quan chức nắm rõ thông tin tình báo mới nhất nói với CNN.

Cộng đồng tình báo đang theo dõi chặt chẽ bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tính toán của Putin đã thay đổi sau khi Tổng thống Nga được cho là đang leo thang những lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân mà ông ta từng đề cập đến trong quá khứ.

Theo nhiều nguồn tin, mối đe dọa chắc chắn đã “tăng lên” so với hồi đầu năm. Mỹ trong những tháng gần đây đã cảnh báo riêng với Nga không nên thực hiện một bước đi thảm khốc như vậy.

Nhưng cho đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy Nga sắp có kế hoạch sử dụng chúng và “đánh giá chung không có gì thay đổi”, một nguồn thạo tin cho biết.

Một số quan chức quốc phòng Mỹ, những người cũng cho biết họ không thấy dấu hiệu nào về việc Nga đang di chuyển vũ khí hạt nhân vào thời điểm này, tin rằng có khả năng Mỹ có thể phát hiện chuyển động của các đầu đạn chiến thuật nhỏ hơn.

Các quan chức từ lâu đã tin rằng Putin sẽ chỉ chuyển sang sử dụng vũ khí hạt nhân nếu có mối đe dọa đối với vị thế của chính ông ta, hoặc nếu ông nhận thấy một mối đe dọa hiện hữu đối với chính Nga - điều mà ông có thể coi là mất mát ở Ukraine.

Một số nhà phân tích quân sự Nga tin rằng lệnh động viên của Putin trên thực tế có thể làm giảm nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân trong một thời gian vì nó sẽ kéo dài khả năng duy trì chiến tranh quy ước của ông ta.

Ý thức chung trong nội bộ chính phủ Mỹ là mối đe dọa cao hơn trước chủ yếu dựa trên các luận điệu của Putin và phân tích tư duy của ông ta trong bối cảnh Nga bị tổn thất ở Ukraine, chứ không phải dựa trên bất kỳ thông tin tình báo nào, với các bằng chứng cụ thể, cho thấy Nga đang cân nhắc nghiêm túc hơn về lựa chọn hạt nhân.

3. Hoa Kỳ sẽ tăng hơn gấp đôi số HIMARS của Ukraine sau lệnh động viên của Putin

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “U.S. Will More Than Double Ukraine's HIMARS After Putin's Mobilization”, nghĩa là “Hoa Kỳ sẽ tăng hơn gấp đôi số HIMARS của Ukraine sau lệnh động viên của Putin”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Trong khi quyết định động viên bán phần của Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ bổ sung quân đội của ông với 300.000 binh sĩ, Ukraine sẽ chứng kiến nguồn cung cấp hệ thống vũ khí quan trọng của mình trong tương lai sẽ tăng hơn gấp đôi.

Ngũ Giác Đài đã công bố một gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 1,1 tỷ đô la vào ho6m thứ Tư, bao gồm khoản viện trợ cho 18 trong số các Hệ thống Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao, gọi tắt là HIMARS, do Hoa Kỳ sản xuất. Trước đợt viện trợ mới nhất này, Mỹ đã cung cấp tổng cộng 16 HIMARS cho Ukraine.

Một khi được chuyển giao, đất nước bị chiến tranh tàn phá sẽ có 34 trong số các hệ thống vũ khí được coi là “kẻ thay đổi cuộc chơi” trong cuộc chiến chống lại Nga, với giả định rằng không có hệ thống nào bị phá hủy hoặc ngừng hoạt động trong thời gian đó.

Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về lệnh động viên bán phần áp dụng cho các công dân thuộc lực lượng dự bị và những người đã phục vụ trong quân đội với “một số chuyên môn quân sự nhất định và kinh nghiệm liên quan”. Lệnh động viên này đang vấp phải sự phản đối đáng kể ở Nga, và đã được nhiều người mô tả là sự leo thang của chiến tranh.

Trong cùng một bài phát biểu, Putin nói rằng ông sẽ sẵn sàng đáp trả những gì ông cho là “tống tiền hạt nhân” từ phương Tây bằng cách sử dụng vũ khí của chính đất nước ông, ngụ ý rằng các cuộc tấn công hạt nhân có thể xảy ra.

Lần cuối cùng Mỹ thông báo rằng họ đã gửi HIMARS tới Ukraine là hơn hai tháng trước. Bốn HIMARS được viện trợ vào thời điểm đó đã nâng tổng số HIMARS của Ukraine lên 16.

18 HIMARS tiếp theo có thể sẽ không được chuyển đến Ukraine trong một thời gian vì gói viện trợ thuộc Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, gọi tắt là USAI, chứ không phải Cơ quan Rút vốn Tổng thống, gọi tắt là PDA. Trong khi PDA lấy từ kho của Bộ Quốc phòng, USAI “là cơ quan mà theo đó Hoa Kỳ mua sắm các năng lực từ ngành công nghiệp” và “thể hiện khoản đầu tư nhiều năm vào các năng lực quan trọng để xây dựng sức mạnh lâu dài của Lực lượng Vũ trang Ukraine”, một thông cáo của Bộ Quốc phòng giải thích.

“Thông báo này thể hiện sự khởi đầu của quá trình ký hợp đồng nhằm cung cấp các khả năng ưu tiên bổ sung cho Ukraine trong trung và dài hạn,” thông cáo cho biết thêm.

Hãng thông tấn AP đưa tin có thể mất một năm hoặc lâu hơn để Ukraine nhận được vũ khí thay vì phân bổ ngay lập tức như trong trường hợp của PDA.

Ngoài bản thân HIMARS, gói còn bao gồm tài trợ cho đạn dược HIMARS, 150 xe bọc thép đa năng cơ động cao, 150 xe chiến thuật để kéo vũ khí, 40 xe tải, 80 xe kéo bọc thép, cùng các thiết bị khác.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tweet hôm thứ Tư rằng 18 HIMARS và “thiết bị quan trọng” khác sẽ đưa đất nước đến gần hơn với chiến thắng.

Ông nói thêm: “Một quyết định rất kịp thời cho thấy việc tống tiền của Nga không hoạt động”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine để đưa ra bình luận.

4. Báo cáo cho thấy Nga chuyển quân, và máy bay ra khỏi Crimea sau vụ nổ

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Shuffling Troops, Planes Out of Crimea After Explosions: Report”, nghĩa là “ Báo cáo cho thấy Nga chuyển quân, và máy bay ra khỏi Crimea sau vụ nổ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Theo một quan chức tình báo quân đội Ukraine, một loạt vụ nổ gần đây ở Crimea đã thúc đẩy Nga điều một số máy bay và binh lính của Hạm đội Hắc Hải ra khỏi bán đảo bị chiếm đóng.

Vadym Skibitsky, phát ngôn nhân của Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine, nói với Krym.Realii trong một báo cáo được công bố hôm thứ Tư rằng các binh sĩ Hạm đội Hắc Hải được tái triển khai đã đến thành phố cảng Novorossiysk của Nga. Skibitsky nói rằng những binh sĩ đó “không liên quan trực tiếp và có chức năng phụ trợ” trong hạm đội.

Ông nói, các máy bay Nga được tái triển khai đã được gửi đến các sân bay trên lãnh thổ Nga. Skibitsky nói thêm rằng Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine không thể loại trừ khả năng một số tàu chiến và tàu tiếp tế cũng được di chuyển từ Sevastopol, thành phố lớn nhất của Crimea và một cảng lớn ở Hắc Hải, đến Novorossiysk để “tránh bị đánh.” Bộ Quốc phòng Ukraine trước đó cho biết các chiến đấu cơ và máy bay trực thăng của Nga đã được di chuyển sâu vào Crimea hoặc vào lãnh thổ Nga sau vụ nổ.

Newsweek không thể xác minh độc lập việc cải tổ quân đội và máy bay ở Crimea. Bộ Quốc phòng Nga đã được liên hệ để xác nhận và bình luận.

Một loạt vụ nổ đã làm rung chuyển một căn cứ không quân của Nga ở Crimea vào tháng trước, Bộ Quốc phòng Nga cho rằng các vụ nổ là do đạn dược của Không Quân phát nổ. Một quan chức phương Tây giấu tên được trích dẫn trong một báo cáo của Reuters nói rằng các vụ nổ đã phá hủy hơn một nửa số máy bay chiến đấu của lực lượng không quân của hải quân Nga thuộc Hạm đội Hắc Hải của nước này. Tờ New York Times đưa tin, một quan chức quân sự cấp cao của Ukraine có hiểu biết về vấn đề này nói rằng Ukraine đứng sau vụ này, mặc dù Ukraine chưa công khai xác nhận điều này.

Vài ngày sau các vụ nổ ở căn cứ không quân Nga, một loạt vụ nổ khác đã tấn công một kho đạn ở Crimea, khiến nó bốc cháy. Bộ Quốc phòng Nga đổ lỗi cho các vụ nổ là phá hoại, mặc dù Ukraine một lần nữa không dứt khoát nhận trách nhiệm

Skibitsky nói với Krym.Realii rằng Nga đã tăng cường khả năng phòng không ở Crimea với việc chuyển thêm lực lượng phòng không và các phương tiện khác. Ông cũng nói rằng quân đội Nga ở Crimea đã bắt đầu “xem xét kỹ hơn” các vấn đề như các mối đe dọa trên không và đang chuẩn bị cách đối phó trong các cuộc tập trận.

Trong khi Ukraine chưa công khai xác nhận bất kỳ vai trò nào trong một trong hai vụ nổ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tuyên bố sau các vụ nổ sân bay rằng chiến tranh sẽ kết thúc với việc “giải phóng” Crimea, vốn bị Nga sáp nhập vào năm 2014.

5. Gói trừng phạt mới của Liên Hiệp Âu Châu chống lại Nga sẽ nhằm vào hơn 1.300 người và thực thể

Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell cho biết, gói trừng phạt mới đối với Nga do Ủy ban Âu Châu đề xuất hôm thứ Tư sẽ nhắm vào hơn 1.300 cá nhân và thực thể.

“Danh sách này nhắm vào các nhà hoạch định chính sách, các nhà tài phiệt, các quan chức quân sự cấp cao và các nhà tuyên truyền, chịu trách nhiệm về việc phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine,” Borrell nói trong một cuộc họp báo tại Brussels.

Theo Borell, các lệnh trừng phạt mới sẽ nhắm vào “những người liên quan đến việc Nga chiếm đóng và sáp nhập bất hợp pháp các khu vực của Ukraine,” bao gồm “các cơ quan ủy quyền của Nga ở Donetsk, Luhansk và Kherson và Zaporizhzhia và các cá nhân Nga khác, những người đã tổ chức và tạo điều kiện cho các cuộc trưng cầu giả mạo ở bốn lãnh thổ bị chiếm đóng này của Ukraine”.

Ông Borrell cũng cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ bao gồm các quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng Nga - bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu - và những người hỗ trợ Lực lượng vũ trang Nga bằng cách cung cấp thiết bị và vũ khí cho quân đội.

“Chúng tôi cũng tiếp tục tấn công vào các đối tượng phát tán thông tin sai lệch về chiến tranh. Đặc biệt, những kẻ lan truyền thông tin sai lệch và quyên góp tiền cho các khu vực Nga chiếm đóng”.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu nói thêm rằng “rất nhiều việc đã được thực hiện” xét về các tác nhân kinh tế nhưng các thực thể không phải của Nga khác có thể “tham gia vào việc luồn lách để vô hiệu hóa các lệnh trừng phạt” cũng có thể bị tấn công.

Borrell kết thúc bằng cách lưu ý rằng Liên Hiệp Âu Châu sẽ “mở rộng phạm vi địa lý của các hạn chế áp dụng cho Crimea, cho Donetsk và Luhansk, đã được thông qua vào đầu năm. Và điều này sẽ bao gồm tất cả các khu vực do Nga tạm chiếm của Ukraine, bao gồm cả khu vực Zaporizhzhia và Kherson không thuộc Donbas và không nằm trong các quyết định trước đó”.

6. Liên Hiệp Quốc “vô cùng lo lắng” bởi hàng nghìn người bị giam giữ trong các cuộc biểu tình ở Nga

Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ quan ngại về việc giam giữ hàng nghìn người biểu tình ở Nga khi họ phản đối lệnh động viên của Putin.

“Chúng tôi vô cùng lo lắng trước số lượng lớn những người được cho là đã bị bắt giữ ở Liên bang Nga vì biểu tình sau khi chính quyền tuyên bố huy động một phần quân đội trong bối cảnh xung đột vũ trang ở Ukraine”, Ravina Shamdasani, phát ngôn nhân của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cho biết trong một tuyên bố.

“Chúng tôi nhấn mạnh rằng việc bắt người chỉ vì thực hiện quyền hội họp hòa bình và quyền tự do ngôn luận của họ là hành vi tước đoạt tự do tùy tiện. Chúng tôi kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tất cả những người bị bắt giữ tùy tiện và các nhà chức trách phải tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của họ là tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do ngôn luận và hội họp hòa bình,” Shamdasani nói thêm.

Ít nhất 2.398 người đã bị giam giữ tại các thành phố khác nhau trên khắp nước Nga từ ngày 21 tháng 9 đến ngày 26 tháng 9, theo dữ liệu mới nhất hôm thứ Ba của nhóm giám sát biểu tình độc lập OVD-Info.

7. Phần Lan sẽ hạn chế “đáng kể” quyền nhập cảnh của công dân Nga

Chính phủ Phần Lan sẽ hạn chế “đáng kể” quyền của công dân Nga nhập cảnh với tư cách khách du lịch hoặc quá cảnh khi đi đến các khu vực khác của khối Schengen, chính phủ Phần Lan cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư.

“Ngày mai, thứ Năm ngày 29 tháng 9, Chính phủ sẽ thông qua một nghị quyết hạn chế đáng kể quyền của công dân Nga được nhập cảnh vào Phần Lan với tư cách khách du lịch và sử dụng Phần Lan làm quốc gia trung chuyển khi đi đến các khu vực khác của khối Schengen, như được mô tả trong thêm chi tiết trong nghị quyết,” một tuyên bố từ chính phủ cho biết như trên.

“Ngoài ra, Chính phủ sẽ có một cuộc họp báo về các cách để tăng cường kiểm soát tại biên giới giữa Phần Lan và Nga bằng cách sử dụng hàng rào biên giới”

Cuối tuần trước, người ta đã chứng kiến một số lượng kỷ lục người Nga vào Phần Lan qua biên giới đất liền kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố “lệnh động viên bán phần” công dân của mình. 16.886 người Nga đã đến Phần Lan trong hai ngày thứ Bảy và Chúa Nhật, theo Bộ Nội Vụ Phần Lan. Nhiều người đã “quá cảnh đến các quốc gia khác”.

Phần Lan có đường biên giới dài 832 dặm, hay 1,340 km, với Nga.

8. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang chia sẻ thông tin về “sự phá hoại rõ ràng” đối với đường ống Nord Stream

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price cho biết Hoa Kỳ đang “chia sẻ thông tin mà chúng tôi có liên quan đến những hành động phá hoại rõ ràng này” trên đường ống Nord Stream, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price cho biết hôm thứ Tư.

Price cho biết họ “có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời vào thời điểm này” về sự việc rò rỉ trong các đường ống dẫn khí đốt dưới biển, và lưu ý rằng “một cuộc điều tra dưới nước như thế này có thể mất thời gian.”

“Vì vậy, chúng tôi sẽ chờ cuộc điều tra diễn ra trước khi chúng tôi bắt đầu đưa ra các giả thuyết,” ông nói tại một cuộc họp của Bộ Ngoại giao. Ông cũng từ chối cho biết liệu hành vi phá hoại có tăng đến mức vi phạm Điều 5 của NATO hay không. Điều 5 của NATO quy định tất cả các nước trong khối NATO sẽ phản ứng nếu một quốc gia bị tấn công.

Price cho biết việc sử dụng cụm từ “phá hoại rõ ràng” là dựa trên “những gì chúng tôi biết nhưng chủ yếu là những gì chúng tôi nghe được từ các đối tác Âu Châu.”

Ông cho biết Hoa Kỳ đã “đề nghị hỗ trợ cho bất kỳ phản ứng liên quan đến môi trường, nhưng chúng tôi chưa nhận được bất kỳ yêu cầu hỗ trợ nào như vậy từ các đối tác Đan Mạch của chúng tôi.”

9. Bộ ngoại giao Ba Lan lên án mạnh mẽ “cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp” do Nga tổ chức

Trong một tuyên bố hôm thứ Tư, Bộ Ngoại giao Ba Lan cho biết họ “lên án dứt khoát và mạnh mẽ” “cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp” do Nga tổ chức.

“Bộ Ngoại giao lên án dứt khoát và mạnh mẽ việc Nga tổ chức” cuộc trưng cầu dân ý “bất hợp pháp nhằm sát nhập các phần lãnh thổ của Ukraine như Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson, do Nga tạm thời chiếm đóng”

Bộ Ngoại giao kêu gọi các thành viên của cộng đồng quốc tế “không công nhận tính hợp pháp của những cuộc trưng cầu dân ý giả mạo này và “kết quả của chúng, không phản ánh ý chí của người dân ở những khu vực này, thường bị buộc phải bỏ phiếu”.

“Chúng tôi kêu gọi truy tố tất cả những người liên quan đến việc tổ chức cuộc trưng cầu giả mạo cũng như người dân và các tổ chức Nga hoạt động trên lãnh thổ bị chiếm đóng bất hợp pháp của Ukraine”, Bộ Ngoại Giao nói thêm rằng Ba Lan “quyết tâm” tiếp tục hợp tác với các đối tác trong lĩnh vực này.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của Ukraine nhằm giải phóng các vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm trong thời gian sớm nhất”.
 
Hồng Y nhà thơ trở thành tổng trưởng bộ Văn Hóa - Giáo Dục Công Giáo. Tòa Thánh và các chế độ côn đồ
VietCatholic Media
17:08 29/09/2022


1. Hàng giáo phẩm Ái Nhĩ Lan hoan nghênh việc bổ nhiệm tân Đại Sứ cạnh Tòa Thánh

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Simon Coveney, đã đề cử Frances Collins quê ở Darrara làm tân Đại Sứ của Ái Nhĩ Lan cạnh Tòa Thánh

Đức Cha Fintan Gavin của Giáo phận Cork và Ross đã chúc mừng bà Collins về việc đề cử của bà.

“Ái Nhĩ Lan có một lịch sử lâu đời được phục vụ tốt bởi các đại sứ của mình trên khắp thế giới. Thật là một vinh dự lớn cho gia đình cô ấy, giáo xứ quê hương của cô ấy ở Clonakilty và giáo phận của chúng tôi khi cô ấy được đề cử vào vai trò này.”

'Đây cũng là một niềm vui đặc biệt đối với cô Collins khi biết rằng cô sẽ được tiếp xúc thường xuyên với Đức Thánh Cha trong thời gian làm việc tại Rôma. Tôi rất mong được liên lạc với cô ấy và tôi bảo đảm với cô ấy về mọi sự hỗ trợ mà tôi có thể cung cấp khi cô ấy đảm nhận vị trí đặc biệt này. '

Frances theo học trường trung học Thánh Tâm ở Clonakilty và cô là khách thường xuyên đến khu vực này, nơi mẹ cô và các thành viên khác trong gia đình vẫn sống. Cha Ted Collins, chánh xứ Dunmanway, là chú của cô.

Frances vẫn đang làm việc trong Bộ Ngoại Giao và sẽ đảm nhận vai trò mới của cô ấy ở Rôma vào mùa hè năm sau.

Phụ nữ chiếm một nửa trong số 22 trường hợp bổ nhiệm đại sứ được chính phủ phê duyệt trong thông báo mới nhất này.

Bộ trưởng Coveney cho biết: 'Tôi hoan nghênh những bổ nhiệm mới này là minh chứng rõ ràng cho cam kết của chính phủ trong việc thực hiện tham vọng của chương trình Ái Nhĩ Lan Toàn cầu bằng cách mở rộng phạm vi hoạt động toàn cầu của chúng tôi với kế hoạch mở thêm bốn nhiệm sở ngoại giao mới. Điều này sẽ nâng tổng số cơ quan đại diện mới được mở theo sáng kiến Ái Nhĩ Lan toàn cầu vào cuối năm 2022.

'Tôi cũng vui mừng nhận thấy những nỗ lực không ngừng của Bộ Ngoại giao trong nỗ lực đạt được sự cân bằng giới tính được cải thiện ở các vị trí cấp cao, cả tại trụ sở chính và các cơ quan đại diện của chúng tôi ở nước ngoài.'
Source:Southern Star

2. Bồ Đào Nha hoan nghênh việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Tolentino làm tổng trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục

Vị Hồng Y trẻ Tolentino Mendonça, 56 tuổi, đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm tổng trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục: Một vị trí quan trọng được sinh ra từ sự hợp nhất gần đây của Bộ Giáo dục Công Giáo và Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa.

Các giám mục Bồ Đào Nha bày tỏ “niềm vui sâu sắc” trước thông báo về việc bổ nhiệm này, diễn ra “vào một thời điểm quan trọng trong việc đổi mới các cơ cấu của Giáo hội.” Giáo phận Funchal, trên đảo Madeira, nơi Đức Hồng Y và cũng là một nhà thơ được sinh ra, bày tỏ niềm tự hào “khi thấy một trong những người con trai của mình phục vụ Đức Giáo Hoàng trong trách nhiệm lớn lao này trong sứ vụ công bố Tin Mừng.”

Hiệu trưởng Đại học Công Giáo Bồ Đào Nha ca ngợi việc bổ nhiệm này, và coi đó như một quyết định quan trọng của Đức Thánh Cha “khi đối mặt với những mối đe dọa bạo lực và mâu thuẫn của hiện tại.”

Cha de Sousa, chủ tịch Hiệp hội Kinh thánh Bồ Đào Nha, nhấn mạnh “kỹ thuật tuyệt vời” của Đức Hồng Y, người cũng là một chuyên gia về Kinh thánh, và có những đặc điểm quan trọng về nhân bản, văn hóa và thần học. Không nghi ngờ gì nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô đang dựa vào hồ sơ của người yêu văn học và trí thức nổi tiếng này để tạo thêm mối liên kết giữa Giáo hội và thế giới.

Sự xuất hiện của Hồng Y người Bồ Đào Nha với tư cách là người đứng đầu “siêu bộ” mới này cũng mang lại một hơi thở của tuổi trẻ khi ngài thay thế những người đứng đầu Bộ Giáo dục Công Giáo và Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, là hai vị Hồng Y người Ý 79 tuổi.
Source:Agencia Ecclesia

3. Đức Thánh Cha Phanxicô: quyền bính hay quyền tự trị?

Tuần trước, các Giám mục của Flanders, Bỉ, đã công bố một tài liệu về một nghi thức chúc lành cho các cặp đồng tính luyến ái trong Giáo hội. Mặc dù các Giám mục đã làm rõ đó không phải là một nghi thức chúc lành, vì Bộ Giáo lý Đức tin đã nói rõ ràng trong một ghi chú được xuất bản vào tháng 3 năm 2021 rằng nghi thức chúc lành là không được phép đối với các cặp đồng tính, một số nhà quan sát đã xem tài liệu của các Giám Mục Bỉ như là một cửa dẫn đến việc cử hành trong Giáo Hội cái gọi là hôn nhân đồng tính trong tương lai.

Nhà báo Andrea Gagliarducci của Vatican lập luận rằng tin tức này minh họa một xu hướng rộng lớn hơn trong triều đại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi ngài khuyến khích “sự phân định cá nhân, yêu cầu không dựa vào hàng giáo phẩm và không có lập trường rõ ràng về các vấn đề lớn”, đồng thời bày tỏ bản thân mình theo cách giảm nhẹ đối với các vấn đề gây tranh cãi, để lại một quan điểm chính thức không rõ ràng.

Gagliarducci lập luận rằng tài liệu của các Giám mục Flanders cố gắng hóa giải tuyên bố của Bộ Giáo Lý Đức Tin với “sự tách rời tiếp theo” của Đức Giáo Hoàng khỏi tài liệu này, vì ngài “chỉ đưa ra những tham chiếu gián tiếp” đến tài liệu mà không bác bỏ nó.

Nhà báo người Ý nói rằng tài liệu của các Giám mục Flanders “được đưa ra bằng một thủ đoạn xảo quyệt nhất định” vì nó nằm trong giới hạn ghi trong tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin đồng thời là “ví dụ đầu tiên về một cử hành cộng đồng với một cặp đồng tính luyến ái tại trung tâm.”

Gagliarducci phân tích rằng “kỹ thuật” được các Giám Mục Flanders sử dụng “là tạo ra những thay đổi nhỏ, được chính thức chấp nhận dẫn đến những thay đổi đáng kể sau này. Một con dốc trơn trượt đối với sự thay đổi tín lý, với sự khởi đầu chậm chạp, “xuất phát từ” lập trường trí thức vững vàng, có sức ảnh hưởng lớn đối với công luận.

Nhà báo người Ý than thở thực tế là không có phản ứng nào từ Vatican để làm rõ vấn đề này xung quanh tài liệu của các Giám mục Flanders và trích dẫn các ví dụ khác mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã không tham gia và cũng không yêu cầu phân định và không xác định bất cứ điều gì, chẳng hạn như trong trường hợp Thượng hội đồng Đức hoặc về vấn đề rước lễ cho những người ly dị và tái hôn.

Gagliarducci cho rằng phương pháp này “dường như là một chủ nghĩa mục vụ rất nổi bật cho phép tạo ra sự chia rẽ”, điều này để lại cảm giác “rằng một sự rạn nứt sắp xuất hiện trong Giáo Hội Công Giáo.”
Source:Monday Vatican