Phụng Vụ - Mục Vụ
Sự chung thủy của tình yêu
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:11 01/10/2018
Chúa Nhật XXVII Thường Niên, năm B
Mc 10, 2-16
Giáo lý Công Giáo đã trình bầy rõ ràng, dứt khoát của Bí tích Hôn phối do Chúa thiết lập : một vợ một chồng và vợ chồng phải chung thủy với nhau suốt đời. Kinh Thánh viết :” Lúc khởi đầu cuộc sáng tạo; Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó, người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ và khăng khít với vợ mình, và hai người trở nên một huyết nhục. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phép phân ly “ ( Mc 10,6-9 ). Do đó, ly dị là bất trung với hôn ước, đồng thời cũng là sự bất tuân thánh ý Thiên Chúa.
Thiên Chúa đã dựng nên ông bà nguyên tổ là Adong và Evà, Ngài cho ông bà sống gắn bó, keo sơn với nhau; nên tình yêu vợ chồng đã trở nên duy nhất và chung thủy. Hai người nam và nữ đã thề nguyền sống với nhau trọn đời: khi vui, cũng như khi buồn, lúc mạnh khỏe, cũng như lúc ốm đau bởi vì hai người đã trở nên một : "Mình với ta tuy hai mà một. Ta với mình tuy một mà hai “. Đó là tình yêu tuyệt vời : “ mầu nhiệm của tình yêu “. Có những cặp vợ chồng chung vai sát cánh, tung tăng bước đi bên nhau trọn đời, tuy nhiên có những đôi vợ chồng sống thời gian rồi lại đưa nhau xuống vực thẳm, dẫn nhau xuống hố : anh đi đường anh, tôi đi đường tôi, tình nghĩa đôi ta có thế thôi. Lịch sử thế giới đầy rẫy những cuộc chia tay, những cuộc ly hôn, ly dị. Nhiều cặp vợ chồng đã không trọn tình trọn nghĩa với nhau suốt đời. Họ đã ly hôn, bỏ nhau như thay quần, thay áo. Đọc lại lịch sử con người, chúng ta thấy được ngay từ thời ông Môsê, dân chúng đã đòi ông cấp giấy ly dị, rồi Vua Đavít đã chiếm đoạt vợ của tướng quân Uria, sống dâm đãng ngoại tình, Vua Hêrôđê Antipas đã ly dị để cưới vợ của anh mình là Hêrôđia, sống loạn luân vô luân thường đạo lý. Lịch sử thế giới cứ tiếp diễn cho tới ngày nay và biết bao cặp hôn nhân đã đổ vỡ ê chề, khiến những gia đình cha mẹ ly hôn đã để lại hệ quả khôn lường cho con cái : ” các em sống như những trẻ mồ côi “. Luật của Chúa cấm ly dị đã giúp cho Giáo Hội, cho các gia đình biết kìm hãm, kiên nhẫn, chịu đựng và vượt qua khi gặp khó khăn thử thách, gặp giông bão trong đời sống hôn nhân gia đình; nhờ đó, các cặp vợ chồng và các gia đình giữ được sự hạnh phúc của nhau, và làm cho xã hội, thế giới được lành mạnh, ổn định trong tình thương. Đúng là sự huyền nhiệm của tình yêu, là ân huệ của Bí tích Hôn phối.
Thực tế, đã có biết bao gia đình có địa vị cao sang, là công nương, hoàng tử, là vua, là hoàng đế vv…tiền dư,danh vọng cao sang, nhưng chính họ cũng không giữ được hạnh phúc, giữ được sự hòa khí ấm êm của gia đình, cuối cùng họ cũng đã đi tới chỗ ly dị, tái hôn …Những cặp vợ chồng này cũng để lại những hệ lụy xấu cho xã hội, cho gia đình, cho con cái. Chúa Giêsu luôn xác định và nhắc đi nhắc lại mãi những điều kiện căn bản của đời sống hôn nhân gia đình. Hình ảnh Chúa Giêsu đưa ra cho mọi người suy nghĩ và giữ luật, đó là các trẻ nhỏ. Đọc Tin Mừng, Chúa Giêsu đã nhắc nhở các mon đệ đừng ngăn cản các trẻ nhỏ đến với Ngài…Nước Trời thuộc về chúng như Chúa Giêsu nói. Ngài ôm các trẻ nhỏ vào lòng trước mặt các môn đệ . Hình ảnh này cho mọi người thấy :” các trẻ nhỏ là hoa quả của tình yêu Thiên Chúa tặng ban cho con người “. Chính vì thế, tục ngữ ca dao Việt Nam có những câu rất ấn tượng để khuyên nhủ các gia đình :” cơm sôi, bớt lửa. Giận cá, ném thớt. Chồng giận thì vợ làm lành vv…”. Hãy nhìn vào con cái khi có những cơn sóng gió trong gia đình…Khi muốn ly hôn, ly dị hãy nhìn vào đàn con. Chúng là những đứa trẻ vô tội, đáng thương…Rất nhiều trẻ em đã đi vào con đường tội lỗi, hư đốn, tù tội bởi chúng là con cái của những gia đình ly dị…Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông huấn “ Niềm vui của tình yêu “ đã nói đến đời sống gia đình rất rõ và Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Tông huấn Gia đình cũng đã nhắc nhở rất nhiều mọi gia đình “ hãy cầu nguyện và nhờ sự trợ giúp liên lỉ của Thiên Chúa, các gia đình sẽ sống bền chặt, chung thủy với nhau “.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho các gia đình luôn biết noi gương gia đình của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse, luôn biết sống trên thuận dưới hòa, tôn trọng lẫn nhau để đời sống gia đình luôn tỏa hương thơm thánh thiện. Xin cho vợ chồng biết nhẫn nhục, quảng đại, tha thứ cho nhau để đời sống gia đình được êm ấm như Gia đình Thánh Gia. Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Những đặc tính của Hôn Nhân ?
2.Bí tích Hôn phối do ai thiết lập ?
3.Thời Môsê, dân chúng đã đòi gì ?
4.Để bảo vệ đời sống Hôn nhân, vợ chồng phải làm gì ?
5.Tại sao Chúa Giêsu lại yêu thương các trẻ nhỏ ?
Mc 10, 2-16
Giáo lý Công Giáo đã trình bầy rõ ràng, dứt khoát của Bí tích Hôn phối do Chúa thiết lập : một vợ một chồng và vợ chồng phải chung thủy với nhau suốt đời. Kinh Thánh viết :” Lúc khởi đầu cuộc sáng tạo; Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó, người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ và khăng khít với vợ mình, và hai người trở nên một huyết nhục. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phép phân ly “ ( Mc 10,6-9 ). Do đó, ly dị là bất trung với hôn ước, đồng thời cũng là sự bất tuân thánh ý Thiên Chúa.
Thiên Chúa đã dựng nên ông bà nguyên tổ là Adong và Evà, Ngài cho ông bà sống gắn bó, keo sơn với nhau; nên tình yêu vợ chồng đã trở nên duy nhất và chung thủy. Hai người nam và nữ đã thề nguyền sống với nhau trọn đời: khi vui, cũng như khi buồn, lúc mạnh khỏe, cũng như lúc ốm đau bởi vì hai người đã trở nên một : "Mình với ta tuy hai mà một. Ta với mình tuy một mà hai “. Đó là tình yêu tuyệt vời : “ mầu nhiệm của tình yêu “. Có những cặp vợ chồng chung vai sát cánh, tung tăng bước đi bên nhau trọn đời, tuy nhiên có những đôi vợ chồng sống thời gian rồi lại đưa nhau xuống vực thẳm, dẫn nhau xuống hố : anh đi đường anh, tôi đi đường tôi, tình nghĩa đôi ta có thế thôi. Lịch sử thế giới đầy rẫy những cuộc chia tay, những cuộc ly hôn, ly dị. Nhiều cặp vợ chồng đã không trọn tình trọn nghĩa với nhau suốt đời. Họ đã ly hôn, bỏ nhau như thay quần, thay áo. Đọc lại lịch sử con người, chúng ta thấy được ngay từ thời ông Môsê, dân chúng đã đòi ông cấp giấy ly dị, rồi Vua Đavít đã chiếm đoạt vợ của tướng quân Uria, sống dâm đãng ngoại tình, Vua Hêrôđê Antipas đã ly dị để cưới vợ của anh mình là Hêrôđia, sống loạn luân vô luân thường đạo lý. Lịch sử thế giới cứ tiếp diễn cho tới ngày nay và biết bao cặp hôn nhân đã đổ vỡ ê chề, khiến những gia đình cha mẹ ly hôn đã để lại hệ quả khôn lường cho con cái : ” các em sống như những trẻ mồ côi “. Luật của Chúa cấm ly dị đã giúp cho Giáo Hội, cho các gia đình biết kìm hãm, kiên nhẫn, chịu đựng và vượt qua khi gặp khó khăn thử thách, gặp giông bão trong đời sống hôn nhân gia đình; nhờ đó, các cặp vợ chồng và các gia đình giữ được sự hạnh phúc của nhau, và làm cho xã hội, thế giới được lành mạnh, ổn định trong tình thương. Đúng là sự huyền nhiệm của tình yêu, là ân huệ của Bí tích Hôn phối.
Thực tế, đã có biết bao gia đình có địa vị cao sang, là công nương, hoàng tử, là vua, là hoàng đế vv…tiền dư,danh vọng cao sang, nhưng chính họ cũng không giữ được hạnh phúc, giữ được sự hòa khí ấm êm của gia đình, cuối cùng họ cũng đã đi tới chỗ ly dị, tái hôn …Những cặp vợ chồng này cũng để lại những hệ lụy xấu cho xã hội, cho gia đình, cho con cái. Chúa Giêsu luôn xác định và nhắc đi nhắc lại mãi những điều kiện căn bản của đời sống hôn nhân gia đình. Hình ảnh Chúa Giêsu đưa ra cho mọi người suy nghĩ và giữ luật, đó là các trẻ nhỏ. Đọc Tin Mừng, Chúa Giêsu đã nhắc nhở các mon đệ đừng ngăn cản các trẻ nhỏ đến với Ngài…Nước Trời thuộc về chúng như Chúa Giêsu nói. Ngài ôm các trẻ nhỏ vào lòng trước mặt các môn đệ . Hình ảnh này cho mọi người thấy :” các trẻ nhỏ là hoa quả của tình yêu Thiên Chúa tặng ban cho con người “. Chính vì thế, tục ngữ ca dao Việt Nam có những câu rất ấn tượng để khuyên nhủ các gia đình :” cơm sôi, bớt lửa. Giận cá, ném thớt. Chồng giận thì vợ làm lành vv…”. Hãy nhìn vào con cái khi có những cơn sóng gió trong gia đình…Khi muốn ly hôn, ly dị hãy nhìn vào đàn con. Chúng là những đứa trẻ vô tội, đáng thương…Rất nhiều trẻ em đã đi vào con đường tội lỗi, hư đốn, tù tội bởi chúng là con cái của những gia đình ly dị…Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông huấn “ Niềm vui của tình yêu “ đã nói đến đời sống gia đình rất rõ và Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Tông huấn Gia đình cũng đã nhắc nhở rất nhiều mọi gia đình “ hãy cầu nguyện và nhờ sự trợ giúp liên lỉ của Thiên Chúa, các gia đình sẽ sống bền chặt, chung thủy với nhau “.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho các gia đình luôn biết noi gương gia đình của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse, luôn biết sống trên thuận dưới hòa, tôn trọng lẫn nhau để đời sống gia đình luôn tỏa hương thơm thánh thiện. Xin cho vợ chồng biết nhẫn nhục, quảng đại, tha thứ cho nhau để đời sống gia đình được êm ấm như Gia đình Thánh Gia. Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Những đặc tính của Hôn Nhân ?
2.Bí tích Hôn phối do ai thiết lập ?
3.Thời Môsê, dân chúng đã đòi gì ?
4.Để bảo vệ đời sống Hôn nhân, vợ chồng phải làm gì ?
5.Tại sao Chúa Giêsu lại yêu thương các trẻ nhỏ ?
Bài Giảng Lễ Kính Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu
LM. Trương Đình Hiền
08:17 01/10/2018
TÊN CON ĐÃ ĐƯỢC VIẾT TRÊN TRỜI
Trong 4 Vị Nữ Thánh Tiến Sĩ của Giáo Hội, thì Thánh Têrêsa là gần gũi với chúng ta hơn cả : cuối thế kỷ 19 (1873-1897). Trong khi đó,
- Thánh nữ tiến sĩ Hildegard Von Bingen - thế kỷ 12 (1098-1179);
- Thánh nữ tiến sĩ Catanina thành Siêna - thế kỷ 14 (1347-1380),
- Thánh nữ tiến sĩ Têrêsa thành Avila - thế kỷ 16 (1515-1582).
Nhưng có lẽ cái gần gũi nhất giữa ngài và chúng ta không phải được tính bằng khái niệm thời gian cho bằng chính cuộc sống đầy hiện sinh và con đường theo Chúa Kitô mà ngài chọn lựa.
Và sau đây là lược tóm “những nét hiện sinh” đó :
- Trước hết, ngài đã đi qua cái “nẻo gia đình” đầy bấp bênh, khổ cực như bao gia đình nghèo khác : một gia đình đông con (9 người con), vất vả, mất mát (chết 4 anh chị em, chỉ còn 5 người con gái), mồ côi (lên 4 tuổi mất mẹ)…
- Từ cái nôi thánh thiện gia đình (ông Louis Martin và bà Zélie-Marie Guérin) những cha mẹ thánh thiện, đạo đức, Têrêsa đã sớm nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa và can đảm đáp trả bằng tất cả ý thức và tình yêu :Têrêsa đã xin vào tu viện nhà kín Cát Minh tại Lisieux vào tháng 4 năm 1888 lúc Người mới chưa tròn 15 tuổi, nhờ “phép rộng” của ĐGH Lêô XIII ban cho trong cuộc hành hương và yết kiến ĐGH vào ngày 20/11/1887 trước đó
- Và cuộc đời “đi theo Chúa” (sequela Christi) không phải được lót bằng sự êm ái của những cánh hoa hồng mà là những hy sinh, đau khổ từ trong bản thân cho tới những khắc nghiệt của đời tu : Từ năm 1896, Têrêsa nhiễm bịnh lao phổi, ho ra máu. Từ đó, thánh nhân đã sống những tháng ngày trong sự đau khổ triền miên của bệnh tật. Có thể nói, mười tám tháng cuối cùng của cuộc đời Người là một cuộc tử đạo không ngừng. Thân xác bị đau đớn, nội tâm bị thử thách.
- Nhưng cũng từ cái “hiện sinh” mang dấu ấn thập giá đó, Thánh Têrêsa đã khám phá chính con đường nên thánh độc đáo của riêng mình : Tình Yêu : Vâng, thánh nhân đã sống hết mình vì tình yêu : Người lìa trần vào ngày 30 tháng 9 năm 1897, hưởng thọ 24 tuổi. Cái tuổi còn đầy sinh lực và nhựa sống. Người ra đi trong tiếng thì thào: “Lạy Chúa, con yêu Chúa”.
Đúng như lời dạy của Đức Kitô trong Tin Mừng : “Nước Trời dành cho những ai có tâm hồn khiêm hạ, bé nhỏ” (Lc 18,16; Lc 10,21…); hay như chính lời khẳng định của Mẹ Chúa Giêsu, Đức Trinh Nữ Maria trong kinh Magnificat “Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1,52), vị nữ tu âm thầm giữa 4 bức tường nhà kín, đã trở nên vĩ đại : Đức Giáo Hoàng Piô XI nâng Người lên bậc hiển thánh và đặt Người làm bổn mạng các xứ truyền giáo. Ngày 19 tháng 10 năm 1997, trong cuộc tông du nước Pháp và nhân dịp kỷ niệm 100 năm “sinh nhật trên trời của Thánh nữ”, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng thánh nữ lên hàng tiến sĩ Hội Thánh ; và 11 năm sau, 19.10. 2008, ba má của thánh nữ Têrêsa, ông Louis Martin và bà Zélie-Marie Guérin được phong á thánh; sau đó 7 năm, ngày 18.10.2015 hai vị đã được ĐGH Phanxicô phong hiển thánh.
Chiêm ngưỡng thánh nữ Têrêsa và gia đình, đặc biệt cha mẹ thánh của ngài, chúng ta mới cảm nhận thật rõ ý nghĩa của những lời Đức Thánh Cha Phanxicô nói với dân Chúa trong tông huấn gọi mời nên thánh “Gaudete et Exsultate” : họ là những “Vị Thánh ở sát bên nhà chúng ta” : “Sự thánh thiện ấy rất thường được nhìn thấy nơi những người sống ngay bên chúng ta, chính những người đang sống giữa chúng ta phản chiếu sự hiện diện của Thiên Chúa. Chúng ta có thể gọi họ là những người thuộc “tầng lớp giữa của con đường nên thánh” (GE số 7)
Ở giữa một thế giới như một cánh rừng già nua, cằn cỗi, cuộc đời của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã nổi lên như một bông hoa tươi thắm !
Vâng, trước cái hiện tượng “già nua đáng sợ” của thế giới hôm nay, chắc chắn sứ điệp về cuộc đời và gia sản linh đạo của Thánh nữ Têrêsa sẽ là một điểm quy chiếu thật thích hợp và cần thiết, như cách cảm nhận của bài thơ sau đây, mang tựa đề “XIN CHỌN LÀM TRẺ THƠ” :
Thế giới hôm nay người ta mau già quá !
Già mánh mung, già lừa lọc, bon chen.
Học hỏi, bán buôn, luôn cả chuyện sang, hèn,
Thậm chí hôn nhân, tình yêu, mà cũng già trước tuổi !
Cùng với cái “già” nên cũng mang theo bao điều mê muội,
Bao oan khiên, đồi trụy, bao tội ác tầy trời.
Chiến tranh, loạn lạc, nước mắt đầy vơi…
Bao thương đau khổ lụy cũng bởi “con tim già” mang tới !
Đã lỡ già nên đành mất thiên đường phơi phới,
Mất cái hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ,
Mất khoảng trời xanh, áng mây trắng dật dờ,
Mất những con chuồn chuồn trên những hàng dậu vắng…
Mất ánh trăng thanh cùng với những vì sao sáng,
Mất cả bầu trời êm mát những mùa thu.
Thay những con đường hoa là cát bụi mịt mù,
bom đạn chiến tranh, đỗ vỡ, của những “người già” mang đến.
Người già dối gian, người già toan tính,
Chứ có em thơ nào biết mặc cả “chính trị chính em” ?
Danh vọng, bạc tiền đã làm già nua những trái tim,
Và đánh mất biết bao điều hồn nhiên trong sáng.
Từ hai ngàn năm trước, có một tin mừng tỏ rạng,
Mời gọi con người hãy hành hương trở lại với tuổi thơ.
Một chút phiêu lưu, một chút dại khờ,
Chọn kiếp lang thang, nghèo, chẳng cần nhà cao cửa rộng.
Có là cho và sống là yêu thương phục vụ,
Như trẻ thơ, một viên kẹo, cũng sẵn sàng vui vẻ cưa đôi…
Có hờn, có giận, nhưng một chút rồi thôi,
Cố giữ lấy hồn nhiên và nụ cười là trên hết.
Ngắm cánh hoa đồng nội,
nhìn cánh sẻ đang bay mà thấy cả một tình yêu bất diệt,
Chỉ đôi mắt trẻ thơ mới đủ “sạch trong lòng”,
Để thấy tình Cha, và để nhận bàn tay Chúa quan phòng,
Mà bước tới đâu ngại gì mưa đông hay nắng hạ !
Chuyện trẻ thơ, chuyện đời thường, đâu phải chi xa lạ,
Như Têrêsa “nhõng nhẽo” đòi được cha bồng ẵm để lên thang,
Chị đã tìm ra đường chinh phục hạnh phúc thiên đàng,
Là hoán cải cuộc đời thành em thơ bé nhỏ.
Giữa cuộc đời với bao điều tạm bợ,
Cát bụi mịt mù vẩn đục ô nhơ,
Xin hãy trở về, xin hãy chọn làm trẻ thơ,
Để thế giới hôm nay
tìm thấy những mùa xuân,
và để mai sau, ta có được thiên đàng vĩnh cửu !
Nhờ lời cầu thay nguyện giúp đắc lực của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, (Đấng mà ngay tự thuở ban đầu thành lập giáo xứ Huỳnh Kym nầy, cha ông tiên tổ của anh chị em đã chọn làm Vị Quan Thầy), chắc chắn Chúa sẽ ban cho mọi người trong giáo xứ muôn ơn lành hồn xác. Ước mong sao mọi người chúng ta sẽ tìm thấy niềm hân hoan trên bước đường theo Chúa Kitô trong cuộc sống gian nan dưới thế, và nhất là vững lòng trông cậy sẽ được ghi tên trên trời, như xác tín của chính Thánh Nữ Têrêsa : “Tên con đã được viết trên trời”. Amen.
Trong 4 Vị Nữ Thánh Tiến Sĩ của Giáo Hội, thì Thánh Têrêsa là gần gũi với chúng ta hơn cả : cuối thế kỷ 19 (1873-1897). Trong khi đó,
- Thánh nữ tiến sĩ Hildegard Von Bingen - thế kỷ 12 (1098-1179);
- Thánh nữ tiến sĩ Catanina thành Siêna - thế kỷ 14 (1347-1380),
- Thánh nữ tiến sĩ Têrêsa thành Avila - thế kỷ 16 (1515-1582).
Nhưng có lẽ cái gần gũi nhất giữa ngài và chúng ta không phải được tính bằng khái niệm thời gian cho bằng chính cuộc sống đầy hiện sinh và con đường theo Chúa Kitô mà ngài chọn lựa.
Và sau đây là lược tóm “những nét hiện sinh” đó :
- Trước hết, ngài đã đi qua cái “nẻo gia đình” đầy bấp bênh, khổ cực như bao gia đình nghèo khác : một gia đình đông con (9 người con), vất vả, mất mát (chết 4 anh chị em, chỉ còn 5 người con gái), mồ côi (lên 4 tuổi mất mẹ)…
- Từ cái nôi thánh thiện gia đình (ông Louis Martin và bà Zélie-Marie Guérin) những cha mẹ thánh thiện, đạo đức, Têrêsa đã sớm nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa và can đảm đáp trả bằng tất cả ý thức và tình yêu :Têrêsa đã xin vào tu viện nhà kín Cát Minh tại Lisieux vào tháng 4 năm 1888 lúc Người mới chưa tròn 15 tuổi, nhờ “phép rộng” của ĐGH Lêô XIII ban cho trong cuộc hành hương và yết kiến ĐGH vào ngày 20/11/1887 trước đó
- Và cuộc đời “đi theo Chúa” (sequela Christi) không phải được lót bằng sự êm ái của những cánh hoa hồng mà là những hy sinh, đau khổ từ trong bản thân cho tới những khắc nghiệt của đời tu : Từ năm 1896, Têrêsa nhiễm bịnh lao phổi, ho ra máu. Từ đó, thánh nhân đã sống những tháng ngày trong sự đau khổ triền miên của bệnh tật. Có thể nói, mười tám tháng cuối cùng của cuộc đời Người là một cuộc tử đạo không ngừng. Thân xác bị đau đớn, nội tâm bị thử thách.
- Nhưng cũng từ cái “hiện sinh” mang dấu ấn thập giá đó, Thánh Têrêsa đã khám phá chính con đường nên thánh độc đáo của riêng mình : Tình Yêu : Vâng, thánh nhân đã sống hết mình vì tình yêu : Người lìa trần vào ngày 30 tháng 9 năm 1897, hưởng thọ 24 tuổi. Cái tuổi còn đầy sinh lực và nhựa sống. Người ra đi trong tiếng thì thào: “Lạy Chúa, con yêu Chúa”.
Đúng như lời dạy của Đức Kitô trong Tin Mừng : “Nước Trời dành cho những ai có tâm hồn khiêm hạ, bé nhỏ” (Lc 18,16; Lc 10,21…); hay như chính lời khẳng định của Mẹ Chúa Giêsu, Đức Trinh Nữ Maria trong kinh Magnificat “Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1,52), vị nữ tu âm thầm giữa 4 bức tường nhà kín, đã trở nên vĩ đại : Đức Giáo Hoàng Piô XI nâng Người lên bậc hiển thánh và đặt Người làm bổn mạng các xứ truyền giáo. Ngày 19 tháng 10 năm 1997, trong cuộc tông du nước Pháp và nhân dịp kỷ niệm 100 năm “sinh nhật trên trời của Thánh nữ”, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng thánh nữ lên hàng tiến sĩ Hội Thánh ; và 11 năm sau, 19.10. 2008, ba má của thánh nữ Têrêsa, ông Louis Martin và bà Zélie-Marie Guérin được phong á thánh; sau đó 7 năm, ngày 18.10.2015 hai vị đã được ĐGH Phanxicô phong hiển thánh.
Chiêm ngưỡng thánh nữ Têrêsa và gia đình, đặc biệt cha mẹ thánh của ngài, chúng ta mới cảm nhận thật rõ ý nghĩa của những lời Đức Thánh Cha Phanxicô nói với dân Chúa trong tông huấn gọi mời nên thánh “Gaudete et Exsultate” : họ là những “Vị Thánh ở sát bên nhà chúng ta” : “Sự thánh thiện ấy rất thường được nhìn thấy nơi những người sống ngay bên chúng ta, chính những người đang sống giữa chúng ta phản chiếu sự hiện diện của Thiên Chúa. Chúng ta có thể gọi họ là những người thuộc “tầng lớp giữa của con đường nên thánh” (GE số 7)
Ở giữa một thế giới như một cánh rừng già nua, cằn cỗi, cuộc đời của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã nổi lên như một bông hoa tươi thắm !
Vâng, trước cái hiện tượng “già nua đáng sợ” của thế giới hôm nay, chắc chắn sứ điệp về cuộc đời và gia sản linh đạo của Thánh nữ Têrêsa sẽ là một điểm quy chiếu thật thích hợp và cần thiết, như cách cảm nhận của bài thơ sau đây, mang tựa đề “XIN CHỌN LÀM TRẺ THƠ” :
Thế giới hôm nay người ta mau già quá !
Già mánh mung, già lừa lọc, bon chen.
Học hỏi, bán buôn, luôn cả chuyện sang, hèn,
Thậm chí hôn nhân, tình yêu, mà cũng già trước tuổi !
Cùng với cái “già” nên cũng mang theo bao điều mê muội,
Bao oan khiên, đồi trụy, bao tội ác tầy trời.
Chiến tranh, loạn lạc, nước mắt đầy vơi…
Bao thương đau khổ lụy cũng bởi “con tim già” mang tới !
Đã lỡ già nên đành mất thiên đường phơi phới,
Mất cái hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ,
Mất khoảng trời xanh, áng mây trắng dật dờ,
Mất những con chuồn chuồn trên những hàng dậu vắng…
Mất ánh trăng thanh cùng với những vì sao sáng,
Mất cả bầu trời êm mát những mùa thu.
Thay những con đường hoa là cát bụi mịt mù,
bom đạn chiến tranh, đỗ vỡ, của những “người già” mang đến.
Người già dối gian, người già toan tính,
Chứ có em thơ nào biết mặc cả “chính trị chính em” ?
Danh vọng, bạc tiền đã làm già nua những trái tim,
Và đánh mất biết bao điều hồn nhiên trong sáng.
Từ hai ngàn năm trước, có một tin mừng tỏ rạng,
Mời gọi con người hãy hành hương trở lại với tuổi thơ.
Một chút phiêu lưu, một chút dại khờ,
Chọn kiếp lang thang, nghèo, chẳng cần nhà cao cửa rộng.
Có là cho và sống là yêu thương phục vụ,
Như trẻ thơ, một viên kẹo, cũng sẵn sàng vui vẻ cưa đôi…
Có hờn, có giận, nhưng một chút rồi thôi,
Cố giữ lấy hồn nhiên và nụ cười là trên hết.
Ngắm cánh hoa đồng nội,
nhìn cánh sẻ đang bay mà thấy cả một tình yêu bất diệt,
Chỉ đôi mắt trẻ thơ mới đủ “sạch trong lòng”,
Để thấy tình Cha, và để nhận bàn tay Chúa quan phòng,
Mà bước tới đâu ngại gì mưa đông hay nắng hạ !
Chuyện trẻ thơ, chuyện đời thường, đâu phải chi xa lạ,
Như Têrêsa “nhõng nhẽo” đòi được cha bồng ẵm để lên thang,
Chị đã tìm ra đường chinh phục hạnh phúc thiên đàng,
Là hoán cải cuộc đời thành em thơ bé nhỏ.
Giữa cuộc đời với bao điều tạm bợ,
Cát bụi mịt mù vẩn đục ô nhơ,
Xin hãy trở về, xin hãy chọn làm trẻ thơ,
Để thế giới hôm nay
tìm thấy những mùa xuân,
và để mai sau, ta có được thiên đàng vĩnh cửu !
Nhờ lời cầu thay nguyện giúp đắc lực của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, (Đấng mà ngay tự thuở ban đầu thành lập giáo xứ Huỳnh Kym nầy, cha ông tiên tổ của anh chị em đã chọn làm Vị Quan Thầy), chắc chắn Chúa sẽ ban cho mọi người trong giáo xứ muôn ơn lành hồn xác. Ước mong sao mọi người chúng ta sẽ tìm thấy niềm hân hoan trên bước đường theo Chúa Kitô trong cuộc sống gian nan dưới thế, và nhất là vững lòng trông cậy sẽ được ghi tên trên trời, như xác tín của chính Thánh Nữ Têrêsa : “Tên con đã được viết trên trời”. Amen.
Vị trí ghế ngồi của Linh mục chủ tế trong nhà thờ hiện nay dước góc nhìn Văn hóa VN
NguyễnVăn Nghệ
19:01 01/10/2018
Trong khoảng gần hai thập niên trở lại đây, đại đa số các nhà thờ Công Giáo ở Việt Nam đều có thiết kế ghế của linh mục chủ tế giống như một cái ngai, đặt ngay ở giữa cung thánh và trước mặt Nhà Tạm lưu giữ Mình Thánh Chúa. Vị trí đặt ghế của linh mục chủ tế cũng đã thay đổi theo thời gian. Cách nay khoảng gần 50 năm thì ghế của linh mục chủ tế không đặt trên cung thánh nhưng được đặt gần với giảng đài, sau đó lại được di dời lên trên cung thánh phía sau bàn thờ nhưng đặt lệch sang một bên đối với Nhà Tạm và ghế rất đơn sơ chỉ có hai tay vịn không có chỗ tựa lưng .
Tác phẩm “ Kiến trúc nhà thờ Công Giáo theo tinh thần Công đồng Vaticanô II” thuộc “Tủ sách nghệ thuật thánh” thuộc Ủy ban Giám mục về nghệ thuật thánh cho biết: “Trước Công đồng Vaticanô II, chỉ một mình giám mục có một kiểu ghế ngồi đặc biệt, còn hàng linh mục ngồi trên các ghế dài có thể di chuyển gọi là sedilla hay sedile. Các nhà thờ thời Trung cổ thường có một ghế băng ba chỗ ngồi đặt trong hốc tường của phía nam chính điện. Ghế băng đặt trong hốc tường này gọi là sedille [số nhiều: sedilia], dành cho linh mục, phó tế và phụ phó tế”.
Ghế (tiếng Hy Lạp cathedra= tòa) là biểu tượng cổ xưa của chức giám mục. Tác phẩm đã đề cao tầm quan trọng của ghế chủ tế: “Thời gian gần đây, ghế của chủ tế được đề cao tầm quan trọng, có lẽ để làm sáng tỏ sự phân biệt giữa chức tư tế thừa tác và chức tư tế cộng đồng được diễn tả trong ý tưởng về dân Thiên Chúa. Ghế của linh mục bắt nguồn từ cathedra và được đề cao tầm quan trọng để cho “chủ tế khi ngồi phải tỏ ra là thực sự đang chủ sự toàn thể cuộc tập họp”. Chẳng hạn, quy chế khuyên đặt ghế chủ tế ở chính giữa cung thánh, phía sau bàn thờ và đối diện với giáo dân, mặc dù đây không phải là một yêu cầu bắt buộc. Trường hợp các nhà thờ cũ được bố trí lại, nếu không thể đặt phía sau bàn thờ, ghế chủ tế có thể đặt đối diện với giảng đài”.
Tác phẩm ấy cũng căn dặn: “ Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma cho thấy rõ rằng vị trí đặt ghế chủ tế phải làm nổi bật vai trò của linh mục xét như người chủ trì cộng đoàn và hướng dẫn cộng đoàn cầu nguyện. Quy chế khuyên tránh làm cho ghế chủ tế trông giống như một cái ngai, vì kiểu tôn kính này chỉ dành cho một mình giám mục giáo phận mà thôi. Đúng hơn ghế linh mục nói lên ý nghĩa linh mục phục vụ chứ không phải cai trị cộng đoàn. Tuy nhiên áp dụng vào lãnh vực kiến trúc, thông thường không nên đặt ghế chủ tế ở chính giữa cung thánh, vì là vị trí quan trọng nhất”.
Căn dặn “thông thường không nên đặt ghế chủ tế ở giữa cung thánh”, nhưng hiện nay đại đa số các nhà thờ lại đặt ghế chủ tế ở vị trí giữa cung thánh và lại đặt trước mặt Nhà Tạm. Việc đặt ghế chủ tế trước mặt Nhà Tạm xét dưới góc độ văn hóa Việt Nam thì không hợp lắm. Nhà Tạm là nơi lưu giữ Mình Thánh Chúa, là nơi Chúa Giê su ngự cho nên việc đặt ghế chủ tế trước mặt Nhà Tạm xem ra bất kính.
Trong nghi thức tế tự cổ truyền của dân tộc Việt Nam, vị chánh tế khi lên đứng chính diện trước bàn thờ thần thánh để phục lạy và sau khi nghe xướng “phục vị” (về lại vị trí) thì viên chánh tế sẽ bước sang trái một bước, khi đó mới xoay người để đi ra khỏi chiếu tế về lại vị trí cũ. Hành động đứng hoặc ngồi xoay lưng lại với chính diện bàn thờ đối với người Việt Nam được xem là bất kính. Nếu ai có dịp tham quan điện Thái Hòa ở Huế, sẽ thấy ngai của nhà vua đặt giữa điện Thái Hòa, từ ngai nhìn thẳng ra cửa giữa Ngọ Môn không bị một vật gì che chắn tầm nhìn, các quan thì đứng hai bên trục dũng đạo hướng về ngai vua (con đường từ cửa giữa Ngọ Môn vào thẳng ngai vua). Vua trần gian còn được tôn kính như vậy huống chi “Chúa là vua cai trị trên trời dưới đất”.
Do ghế chủ tế đặt kế cận trước Nhà Tạm, nên mỗi khi cung nghinh Mình Thánh Chúa từ Nhà Tạm ra bàn thờ hoặc ngược lại, vị chủ tế phải đứng né tránh chiếc ghế mới cung nghinh Mình Thánh Chúa được.
Để cho phù hợp với việc “hội nhập văn hóa”, thiết nghĩ nên đặt ghế chủ tế lệch sang phía phải của Nhà Tạm một ít, để mỗi khi cung nghinh Mình Thánh Chúa sẽ đi thẳng từ Nhà Tạm ra bàn thờ hoặc ngược lại mà không phải “né tránh” một vật gì cả! Có như vậy, việc cung nghinh mới uy nghi xứng hợp với “Vị chủ tế trời đất”.
(Nguồn: Steven J. Schloeder (Bản dịch của: Vũ Văn Thuấn- Nguyễn Đình Diễn), Kiến trúc nhà thờ Công Giáo theo tinh thần Công đồng Vaticanô II, Tủ sách nghệ thuật thánh, Nxb Tôn giáo,Chương IV: Thiết kế cung thánh, trang 131- 134)
Tác phẩm “ Kiến trúc nhà thờ Công Giáo theo tinh thần Công đồng Vaticanô II” thuộc “Tủ sách nghệ thuật thánh” thuộc Ủy ban Giám mục về nghệ thuật thánh cho biết: “Trước Công đồng Vaticanô II, chỉ một mình giám mục có một kiểu ghế ngồi đặc biệt, còn hàng linh mục ngồi trên các ghế dài có thể di chuyển gọi là sedilla hay sedile. Các nhà thờ thời Trung cổ thường có một ghế băng ba chỗ ngồi đặt trong hốc tường của phía nam chính điện. Ghế băng đặt trong hốc tường này gọi là sedille [số nhiều: sedilia], dành cho linh mục, phó tế và phụ phó tế”.
Ghế (tiếng Hy Lạp cathedra= tòa) là biểu tượng cổ xưa của chức giám mục. Tác phẩm đã đề cao tầm quan trọng của ghế chủ tế: “Thời gian gần đây, ghế của chủ tế được đề cao tầm quan trọng, có lẽ để làm sáng tỏ sự phân biệt giữa chức tư tế thừa tác và chức tư tế cộng đồng được diễn tả trong ý tưởng về dân Thiên Chúa. Ghế của linh mục bắt nguồn từ cathedra và được đề cao tầm quan trọng để cho “chủ tế khi ngồi phải tỏ ra là thực sự đang chủ sự toàn thể cuộc tập họp”. Chẳng hạn, quy chế khuyên đặt ghế chủ tế ở chính giữa cung thánh, phía sau bàn thờ và đối diện với giáo dân, mặc dù đây không phải là một yêu cầu bắt buộc. Trường hợp các nhà thờ cũ được bố trí lại, nếu không thể đặt phía sau bàn thờ, ghế chủ tế có thể đặt đối diện với giảng đài”.
Tác phẩm ấy cũng căn dặn: “ Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma cho thấy rõ rằng vị trí đặt ghế chủ tế phải làm nổi bật vai trò của linh mục xét như người chủ trì cộng đoàn và hướng dẫn cộng đoàn cầu nguyện. Quy chế khuyên tránh làm cho ghế chủ tế trông giống như một cái ngai, vì kiểu tôn kính này chỉ dành cho một mình giám mục giáo phận mà thôi. Đúng hơn ghế linh mục nói lên ý nghĩa linh mục phục vụ chứ không phải cai trị cộng đoàn. Tuy nhiên áp dụng vào lãnh vực kiến trúc, thông thường không nên đặt ghế chủ tế ở chính giữa cung thánh, vì là vị trí quan trọng nhất”.
Căn dặn “thông thường không nên đặt ghế chủ tế ở giữa cung thánh”, nhưng hiện nay đại đa số các nhà thờ lại đặt ghế chủ tế ở vị trí giữa cung thánh và lại đặt trước mặt Nhà Tạm. Việc đặt ghế chủ tế trước mặt Nhà Tạm xét dưới góc độ văn hóa Việt Nam thì không hợp lắm. Nhà Tạm là nơi lưu giữ Mình Thánh Chúa, là nơi Chúa Giê su ngự cho nên việc đặt ghế chủ tế trước mặt Nhà Tạm xem ra bất kính.
Trong nghi thức tế tự cổ truyền của dân tộc Việt Nam, vị chánh tế khi lên đứng chính diện trước bàn thờ thần thánh để phục lạy và sau khi nghe xướng “phục vị” (về lại vị trí) thì viên chánh tế sẽ bước sang trái một bước, khi đó mới xoay người để đi ra khỏi chiếu tế về lại vị trí cũ. Hành động đứng hoặc ngồi xoay lưng lại với chính diện bàn thờ đối với người Việt Nam được xem là bất kính. Nếu ai có dịp tham quan điện Thái Hòa ở Huế, sẽ thấy ngai của nhà vua đặt giữa điện Thái Hòa, từ ngai nhìn thẳng ra cửa giữa Ngọ Môn không bị một vật gì che chắn tầm nhìn, các quan thì đứng hai bên trục dũng đạo hướng về ngai vua (con đường từ cửa giữa Ngọ Môn vào thẳng ngai vua). Vua trần gian còn được tôn kính như vậy huống chi “Chúa là vua cai trị trên trời dưới đất”.
Do ghế chủ tế đặt kế cận trước Nhà Tạm, nên mỗi khi cung nghinh Mình Thánh Chúa từ Nhà Tạm ra bàn thờ hoặc ngược lại, vị chủ tế phải đứng né tránh chiếc ghế mới cung nghinh Mình Thánh Chúa được.
Để cho phù hợp với việc “hội nhập văn hóa”, thiết nghĩ nên đặt ghế chủ tế lệch sang phía phải của Nhà Tạm một ít, để mỗi khi cung nghinh Mình Thánh Chúa sẽ đi thẳng từ Nhà Tạm ra bàn thờ hoặc ngược lại mà không phải “né tránh” một vật gì cả! Có như vậy, việc cung nghinh mới uy nghi xứng hợp với “Vị chủ tế trời đất”.
(Nguồn: Steven J. Schloeder (Bản dịch của: Vũ Văn Thuấn- Nguyễn Đình Diễn), Kiến trúc nhà thờ Công Giáo theo tinh thần Công đồng Vaticanô II, Tủ sách nghệ thuật thánh, Nxb Tôn giáo,Chương IV: Thiết kế cung thánh, trang 131- 134)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân của trận động đất và sóng thần ở Indonesia
Thanh Quảng sdb
00:37 01/10/2018
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân của trận động đất và sóng thần ở Indonesia
Trong giờ Kinh truyền tin trưa Chúa Nhật, ngày 30 tháng 9 năm 2018, Đức Thánh Cha bày tỏ sự gần gũi của Ngài, và mời gọi 30.000 người đang hiện diện ở Quảng trường Thánh Phêrô, cùng Ngài đọc một KÍnh Mừng dâng Mẹ.
Đức Thánh Cha đã bày tỏ tâm tình gần gũi với cư dân của đảo Sulawesi, Indo.
VÀo trưa Chúa Nhật ngày 30 tháng 9 năm 2018, Đức Thánh Cha bày tỏ sự gần gũi của ông, và mời gần 30.000 người có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô để cùng Ngài đọc kinh Kính mừng Maria... Ngài nói: "Tôi bày tỏ sự gần gũi của tôi với dân cư của đảo Sulawesi, mới bị cơn sóng thần lớn càn quyét!".
Theo các nguồn tin thân cận thì có hơn 830 người chết, Đức Thánh Cha nói: “Tôi cầu nguyện cho những người chết – thực là đau buồn có quá nhiều - cho những người bị thương, và cho những người mất nhà cửa và việc làm.
“Xin Chúa chúc lành cho các nỗ lực cứu trợ, và Đức Thánh Cha Phanxicô mời tất cả cùng cầu nguyện với Ngài một “Kinh KÍnh Mừng”.
Được biết vào thứ Sáu, ngày 28 tháng 9, sau trận động đất là cơn sóng thần ập vào đảo Sulawesi của Indonesia, càn quyét hai thành phố Palu (360.000 dân) và Donggala (300.000 người) làm cho 832 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương nặng và rất nhiều người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất!
Trong giờ Kinh truyền tin trưa Chúa Nhật, ngày 30 tháng 9 năm 2018, Đức Thánh Cha bày tỏ sự gần gũi của Ngài, và mời gọi 30.000 người đang hiện diện ở Quảng trường Thánh Phêrô, cùng Ngài đọc một KÍnh Mừng dâng Mẹ.
Đức Thánh Cha đã bày tỏ tâm tình gần gũi với cư dân của đảo Sulawesi, Indo.
VÀo trưa Chúa Nhật ngày 30 tháng 9 năm 2018, Đức Thánh Cha bày tỏ sự gần gũi của ông, và mời gần 30.000 người có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô để cùng Ngài đọc kinh Kính mừng Maria... Ngài nói: "Tôi bày tỏ sự gần gũi của tôi với dân cư của đảo Sulawesi, mới bị cơn sóng thần lớn càn quyét!".
Theo các nguồn tin thân cận thì có hơn 830 người chết, Đức Thánh Cha nói: “Tôi cầu nguyện cho những người chết – thực là đau buồn có quá nhiều - cho những người bị thương, và cho những người mất nhà cửa và việc làm.
“Xin Chúa chúc lành cho các nỗ lực cứu trợ, và Đức Thánh Cha Phanxicô mời tất cả cùng cầu nguyện với Ngài một “Kinh KÍnh Mừng”.
Được biết vào thứ Sáu, ngày 28 tháng 9, sau trận động đất là cơn sóng thần ập vào đảo Sulawesi của Indonesia, càn quyét hai thành phố Palu (360.000 dân) và Donggala (300.000 người) làm cho 832 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương nặng và rất nhiều người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất!
Lần đầu tiên hai Giám Mục Trung Quốc được tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới tại Vatican.
Nguyễn Long Thao
10:21 01/10/2018
Vatican 1/10/2018.- Hãng thông tấn Reuters trích dẫn nguồn tin từ Tòa Thánh Vatican hôm thứ Hai 1/10/2018 cho biết hai giám mục Trung Quốc đã được phép chính quyền cho đi tham dự thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới họp tại Vatican, thường diễn ra mấy năm một lần và mội lần kéo dài độ một vài tháng để bàn về các vấn đề quan trọng của Giáo Hội
Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri trong một cuộc họp báo cho biết Đức Thánh Cha đã mời hai vị Giám Mục này và Ngài cũng cho biết hai vị Giám Mục đã trên đường tới Roma vào ngày thứ Hai.
Giới quan sát tại Vatican cho rằng đây là dấu hiệu tan băng giữa Tòa thánh và Bắc Kinh sau một thỏa thuận mang tính bước ngoặt được ký vào ngày 22 tháng 9 vừa qua.
Theo thoả ước tạm thời, chính quyền Trung Quốc có quyền đề nghị ứng viên Giám Mục và ĐGH có quyền quyết định tối hậu. Nhưng các nhà phê bình cho rằng Vatican đã bán đứng Giáo Hội Công Giáo không được nhà nước Trung Quốc thừa nhận.
Hai vị Giám Mục Trung Quốc được tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục là Đức Cha Joseph Guo Jincai. và Đức Cha John Baptist Yang Xiaoting
Về Đức Cha Joseph Guo Jincai, trước đây Ngài được nhà nước Trung Cộng tấn phong nhưng bị Tòa Thánh ra vạ tuyệt thông. Khi Vatican và Trung Quốc kỷ thoả ước tạm thời thì vị Giám Mục này được ĐGH tha vạ tuyệt thông.
Vị thứ hai là Đức Cha John Baptist Yang Xiaoting. Đức Cha này được Vatican công nhận, đã thụ phong Giám Mục với sự đồng ý của Tòa Thánh.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong qua khứ, Tòa Thánh luôn luôn mời các Giám Mục Trung Quốc tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục, nhưng không một lần nào chính quyền Trung Quốc cho các giám mục tham dự. Đây là lần đầu tiên sau gần 70 năm, Giám Mục Trung Quốc được tham dự phiên họp lớn tai Vatican.
Nguyễn Long Thao
Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri trong một cuộc họp báo cho biết Đức Thánh Cha đã mời hai vị Giám Mục này và Ngài cũng cho biết hai vị Giám Mục đã trên đường tới Roma vào ngày thứ Hai.
Giới quan sát tại Vatican cho rằng đây là dấu hiệu tan băng giữa Tòa thánh và Bắc Kinh sau một thỏa thuận mang tính bước ngoặt được ký vào ngày 22 tháng 9 vừa qua.
Theo thoả ước tạm thời, chính quyền Trung Quốc có quyền đề nghị ứng viên Giám Mục và ĐGH có quyền quyết định tối hậu. Nhưng các nhà phê bình cho rằng Vatican đã bán đứng Giáo Hội Công Giáo không được nhà nước Trung Quốc thừa nhận.
Hai vị Giám Mục Trung Quốc được tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục là Đức Cha Joseph Guo Jincai. và Đức Cha John Baptist Yang Xiaoting
ĐGM Joseph Guo Jincai |
Vị thứ hai là Đức Cha John Baptist Yang Xiaoting. Đức Cha này được Vatican công nhận, đã thụ phong Giám Mục với sự đồng ý của Tòa Thánh.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong qua khứ, Tòa Thánh luôn luôn mời các Giám Mục Trung Quốc tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục, nhưng không một lần nào chính quyền Trung Quốc cho các giám mục tham dự. Đây là lần đầu tiên sau gần 70 năm, Giám Mục Trung Quốc được tham dự phiên họp lớn tai Vatican.
Nguyễn Long Thao
Giám Mục quốc doanh Trung Quốc tham dự Thượng Hội Đồng. Nhận định của Sandro Magister
Đặng Tự Do
13:00 01/10/2018
Sandro Magister, ký giả kỳ cựu chuyên về Vatican của tờ L’Espresso, hôm 30 tháng 9 có bài nhận định sau về việc hai Giám Mục quốc doanh Trung Quốc tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên diễn ra từ 3 đến 28 tháng 10.
Nguyên bản: “Nella partita col Vaticano chi comanda è la Cina” (Trong trận đấu với Vatican, Trung Quốc đang ở thế thượng phong)
Đức Thánh Cha Phanxicô vào cùng ngày ký kết thỏa thuận với Trung Quốc đã tha vạ tuyệt thông cho các giám mục được tấn phong trái phép. Đáp lại cử chỉ này, chính quyền Trung Quốc đã cử hai giám mục sang Rôma tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới.
Đây là lần đầu tiên điều này xảy ra, và quyết định này có vẻ là một hương vị của những gì sẽ xảy ra với những bổ nhiệm giám mục trong tương lai, trên cơ sở thỏa thuận được quy định bởi hai bên. Một thỏa thuận có nội dung chưa được biết, nhưng rõ ràng là không công bằng.
Trong quá khứ, lần đầu tiên là vào năm 1998 và sau đó lần thứ hai vào năm 2005, các giám mục Trung Quốc đã được Đức Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI lần lượt mời tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục nhưng các ngài không bao giờ được phép sang Rôma, ngày hôm nay điều ngược lại đã xảy ra. Chính quyền Bắc Kinh đã là những người chỉ định các giám mục tham dự Thượng Hội Đồng, và Rôma đã không đưa ra bất kỳ phản đối nào. Chính quan chức cao cấp của Trung Quốc, ông Vương Tác An (Wang Zuo’an), Vụ Trưởng Tôn giáo vụ Trung Quốc, là người đã công bố việc chỉ định này.
Hai người được chọn là Giám mục Gioan Baotixita Dương Hiểu Đình (Yang Xiaoting -楊曉亭)của Diên An, và Giám mục Giuse Quách Kim Tài (Guo Jincai - 郭金才) của Thừa Đức. Cả hai người từ lâu đã là những người thực thi ngoan ngoãn các mệnh lệnh của chính quyền Trung Quốc, và người thứ hai là một trong bảy người còn sống được tha vạ tuyệt thông – và cũng là tổng thư ký của cái gọi là Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc, do Hội Công Giáo Yêu Nước dựng lên, không bao gồm các giám mục hầm trú hiệp thông với Rôma nhưng không được chế độ công nhận. Quách Kim Tài còn là Phó Chủ Tịch Hội Công Giáo Yêu Nước của “giáo hoàng đen” Lưu Bách Niên.
Ngày nay, số các giám mục “hầm trú” là 17 vị, 7 vị trong số các ngài trên 75 tuổi. Và hai trong số các vị giờ đây thấy mình bị gạt ra khỏi hai giáo phận các ngài đã dày công chăm sóc để nhường chỗ cho hai giám mục do chính phủ bổ nhiệm vừa được Đức Giáo Hoàng tha vạ tuyệt thông trong những ngày gần đây. Tại giáo phận Sán Đầu, vị giám mục “hầm trú” năm nay đã 87 tuổi và việc ngài bị thay thế xem ra có thể hiểu được. Nhưng tại giáo phận Phúc Ninh, vị giám mục “thầm lặng” Vinh Sơn Quách Hy Cẩm (Guo Xijin - 郭希錦), mới 56 tuổi, đã phải cúi đầu nhường bước tránh sang một bên cho đối thủ cạnh tranh Vinh Sơn Chiêm Tư Lộc (Zhan Silu, 詹思祿) trước sự hy sinh của Vatican vào mùa đông năm ngoái. Trường hợp này cũng xác nhận chế độ Trung Quốc đang trên cơ so với đối tác của nó như thế nào.
Niên Giám Tòa Thánh cho đến nay vẫn giữ yên lặng về danh tính các Giám Mục đang sống trên lãnh thổ Trung Quốc trừ ra các vị tại Hương Cảng và Macao. Tờ Settimo Cielo (Bẩy Tầng Trời) đã cung cấp một biểu đồ tổ chức chi tiết vào tháng 2 năm ngoái, trên cơ sở của cuốn sách rất phong phú về thông tin của Gianni Cardinale xuất hiện vào đầu năm nay từ các ấn phẩm của Libreria Editrice Vaticana.
Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng tại giáo phận Ninh Ba, nơi vị giám mục “thầm lặng” cuối cùng được biết đến, là Đức Cha Mátthêu Hồ Hiền Đức (Hu Xiande - 胡賢德), đã qua đời vào ngày 25 tháng 9 năm 2017, Toà Thánh cho biết vắn tắt rằng “vị thừa kế đã đảm nhận giáo phận”: Một dấu chỉ cho thấy phải có một giám mục mới ở đó nhưng không được chính phủ Trung Quốc công nhận, thành ra, danh tính của ngài vẫn chưa được tiết lộ.
Một quan sát nữa liên quan đến trường hợp khá kỳ lạ của vị giám mục thứ tám được Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải vạ tuyệt thông hôm 22 tháng 9, nhưng không phải khi ông còn sống, nhưng sau khi ông đã qua đời.
Trong thông báo tha vạ tuyệt thông này, giám mục Antôn Đồ Thế Hoa (Tu Shihua - 涂世華), dòng Phanxicô, đã qua đời vào ngày 4 tháng Giêng năm 2017 được tường trình là “trước khi chết đã bày tỏ mong muốn được hòa giải với Tông Tòa.”
Tờ Quan Sát Viên Rôma đã không đăng cáo phó cho vị giám mục này, cũng giống như cho tất cả các giám mục bất hợp pháp đã qua đời mà chưa hòa giải với Giáo Hội, một cách công khai hoặc thầm lặng.
Do đó, có thể có hai cách giải thích cho việc giải vạ tuyệt thông “sau khi chết” do Đức Giáo Hoàng Phanxicô đưa ra trong những ngày gần đây.
Hoặc Toà Thánh chỉ mới phát hiện gần đây ý muốn hòa giải của vị này sau khi đương sự đã chết. Hoặc chính phủ Trung Quốc yêu cầu Rôma phải làm như thế bất kể đương sự đã chết. Và họ đã đạt được điều đó.
Source: L’Espresso Nella partita col Vaticano chi comanda è la Cina
Nguyên bản: “Nella partita col Vaticano chi comanda è la Cina” (Trong trận đấu với Vatican, Trung Quốc đang ở thế thượng phong)
Đức Thánh Cha Phanxicô vào cùng ngày ký kết thỏa thuận với Trung Quốc đã tha vạ tuyệt thông cho các giám mục được tấn phong trái phép. Đáp lại cử chỉ này, chính quyền Trung Quốc đã cử hai giám mục sang Rôma tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới.
Đây là lần đầu tiên điều này xảy ra, và quyết định này có vẻ là một hương vị của những gì sẽ xảy ra với những bổ nhiệm giám mục trong tương lai, trên cơ sở thỏa thuận được quy định bởi hai bên. Một thỏa thuận có nội dung chưa được biết, nhưng rõ ràng là không công bằng.
Trong quá khứ, lần đầu tiên là vào năm 1998 và sau đó lần thứ hai vào năm 2005, các giám mục Trung Quốc đã được Đức Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI lần lượt mời tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục nhưng các ngài không bao giờ được phép sang Rôma, ngày hôm nay điều ngược lại đã xảy ra. Chính quyền Bắc Kinh đã là những người chỉ định các giám mục tham dự Thượng Hội Đồng, và Rôma đã không đưa ra bất kỳ phản đối nào. Chính quan chức cao cấp của Trung Quốc, ông Vương Tác An (Wang Zuo’an), Vụ Trưởng Tôn giáo vụ Trung Quốc, là người đã công bố việc chỉ định này.
Hai người được chọn là Giám mục Gioan Baotixita Dương Hiểu Đình (Yang Xiaoting -楊曉亭)của Diên An, và Giám mục Giuse Quách Kim Tài (Guo Jincai - 郭金才) của Thừa Đức. Cả hai người từ lâu đã là những người thực thi ngoan ngoãn các mệnh lệnh của chính quyền Trung Quốc, và người thứ hai là một trong bảy người còn sống được tha vạ tuyệt thông – và cũng là tổng thư ký của cái gọi là Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc, do Hội Công Giáo Yêu Nước dựng lên, không bao gồm các giám mục hầm trú hiệp thông với Rôma nhưng không được chế độ công nhận. Quách Kim Tài còn là Phó Chủ Tịch Hội Công Giáo Yêu Nước của “giáo hoàng đen” Lưu Bách Niên.
Ngày nay, số các giám mục “hầm trú” là 17 vị, 7 vị trong số các ngài trên 75 tuổi. Và hai trong số các vị giờ đây thấy mình bị gạt ra khỏi hai giáo phận các ngài đã dày công chăm sóc để nhường chỗ cho hai giám mục do chính phủ bổ nhiệm vừa được Đức Giáo Hoàng tha vạ tuyệt thông trong những ngày gần đây. Tại giáo phận Sán Đầu, vị giám mục “hầm trú” năm nay đã 87 tuổi và việc ngài bị thay thế xem ra có thể hiểu được. Nhưng tại giáo phận Phúc Ninh, vị giám mục “thầm lặng” Vinh Sơn Quách Hy Cẩm (Guo Xijin - 郭希錦), mới 56 tuổi, đã phải cúi đầu nhường bước tránh sang một bên cho đối thủ cạnh tranh Vinh Sơn Chiêm Tư Lộc (Zhan Silu, 詹思祿) trước sự hy sinh của Vatican vào mùa đông năm ngoái. Trường hợp này cũng xác nhận chế độ Trung Quốc đang trên cơ so với đối tác của nó như thế nào.
Niên Giám Tòa Thánh cho đến nay vẫn giữ yên lặng về danh tính các Giám Mục đang sống trên lãnh thổ Trung Quốc trừ ra các vị tại Hương Cảng và Macao. Tờ Settimo Cielo (Bẩy Tầng Trời) đã cung cấp một biểu đồ tổ chức chi tiết vào tháng 2 năm ngoái, trên cơ sở của cuốn sách rất phong phú về thông tin của Gianni Cardinale xuất hiện vào đầu năm nay từ các ấn phẩm của Libreria Editrice Vaticana.
Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng tại giáo phận Ninh Ba, nơi vị giám mục “thầm lặng” cuối cùng được biết đến, là Đức Cha Mátthêu Hồ Hiền Đức (Hu Xiande - 胡賢德), đã qua đời vào ngày 25 tháng 9 năm 2017, Toà Thánh cho biết vắn tắt rằng “vị thừa kế đã đảm nhận giáo phận”: Một dấu chỉ cho thấy phải có một giám mục mới ở đó nhưng không được chính phủ Trung Quốc công nhận, thành ra, danh tính của ngài vẫn chưa được tiết lộ.
Một quan sát nữa liên quan đến trường hợp khá kỳ lạ của vị giám mục thứ tám được Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải vạ tuyệt thông hôm 22 tháng 9, nhưng không phải khi ông còn sống, nhưng sau khi ông đã qua đời.
Trong thông báo tha vạ tuyệt thông này, giám mục Antôn Đồ Thế Hoa (Tu Shihua - 涂世華), dòng Phanxicô, đã qua đời vào ngày 4 tháng Giêng năm 2017 được tường trình là “trước khi chết đã bày tỏ mong muốn được hòa giải với Tông Tòa.”
Tờ Quan Sát Viên Rôma đã không đăng cáo phó cho vị giám mục này, cũng giống như cho tất cả các giám mục bất hợp pháp đã qua đời mà chưa hòa giải với Giáo Hội, một cách công khai hoặc thầm lặng.
Do đó, có thể có hai cách giải thích cho việc giải vạ tuyệt thông “sau khi chết” do Đức Giáo Hoàng Phanxicô đưa ra trong những ngày gần đây.
Hoặc Toà Thánh chỉ mới phát hiện gần đây ý muốn hòa giải của vị này sau khi đương sự đã chết. Hoặc chính phủ Trung Quốc yêu cầu Rôma phải làm như thế bất kể đương sự đã chết. Và họ đã đạt được điều đó.
Source: L’Espresso Nella partita col Vaticano chi comanda è la Cina
Chính Thống Nga đổ thừa Công Giáo nhúng tay vào việc đòi tự trị của Chính Thống Ukraine
Đặng Tự Do
17:01 01/10/2018
Trong một diễn biến đáng lo ngại cho tương lai của tiến trình đại kết, Chính Thống Giáo Nga, nói theo Tiến sĩ George Weigel , đã dùng “bóng ma Vatican” để lôi kéo các tín hữu Chính Thống Ukraine đứng về phía họ trong cuộc tranh cãi đòi quyền tự trị của Chính Thống Giáo Ukraine.
Tác nhân chủ yếu trong cuộc vận động đòi tự trị hiện nay là tổng thống Pyotr Poroshenko. Ông đã yêu cầu Quốc Hội thông qua một dự luật vận động 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo tại Ukraine kết hiệp thành một. Đồng thời, ông cũng đã sang Constantinople để xin Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cấp quyền tự trị cho Giáo Hội hiệp nhất này.
Trong một hành động gây sững sờ đối với nhiều người, Tổng Giám Mục Hilarion mập mờ cho rằng tổng thống Poroshenko là người Công Giáo với thâm ý cáo buộc Vatican nhúng tay vào nỗ lực đòi tự trị của Chính Thống Giáo Ukraine.
Dưới đây là toàn văn bản tin do thông tấn xã Tass của Nga phát đi hôm 30 tháng 9.
Russian Orthodox Church uncertain over Poroshenko’s religious affiliation - Giáo Hội Chính Thống Nga không chắc Poroshenko theo tôn giáo nào.
Giáo hội Chính thống Nga bối rối không biết Tổng thống Ukraine Pyotr Poroshenko theo tôn giáo nào, bởi vì ông đã tham gia vào các cử hành Phụng Vụ của cả Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine lẫn Giáo hội Chính thống. Đức Tổng Giám Mục Hilarion, chủ tịch ủy ban đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã cho biết như trên.
“Chúng tôi có những bức ảnh cho thấy Tổng thống Pyotr Poroshenko tham dự một buổi lễ trước khi ông đảm nhận chức vụ tổng thống. Ông ấy mặc áo sticharion [xem hình bên] và buổi lễ được tổ chức tại một thánh đường theo giáo luật của Giáo hội Chính thống Ukraine tại Tu Viện Thánh Giôna. [Cụm từ “thánh đường theo giáo luật” – “a canonical church” được người Nga dùng để chỉ các nhà thờ trong Giáo Hội trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa]
Tuy nhiên, chúng tôi lại có một bức ảnh khác, trong đó Poroshenko, lúc đó đã đảm nhiệm chức vụ tổng thống, đang được một Tổng Giám Mục Công Giáo Đông phương cho rước lễ. Đó là lý do tại sao chúng tôi không biết ông ta theo đạo nào, là một tín đồ Chính thống hay là một tín hữu Công Giáo Đông phương. Tổng Giám Mục Hilarion cho biết như trên trong chương trình Giáo hội và Thế giới được phát sóng trên kênh truyền hình Rossiya-24.
Tổng Giám Mục Hilarion nhấn mạnh rằng:
“Ông ta thuộc về Giáo Hội nào là vấn đề riêng tư của ông ta, nhưng tạo ra một Giáo Hội hay thay đổi phương cách giáo luật về việc điều hành một Giáo Hội lại là chuyện khác,”
Chính quyền Ukraine đã nỗ lực để thành lập một Giáo hội Chính thống quốc gia tách khỏi Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa kể từ khi nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Sô viết Ukraine cũ tuyên bố độc lập khỏi Liên bang Sô viết vào năm 1991.
Ngày 7 tháng 9 năm 2018, Đức Thượng Phụ Đại Kết đã bổ nhiệm hai đặc sứ toàn quyền sang Ukraine như là một phần trong việc chuẩn bị cho tiến trình trao quyền tự trị cho Giáo hội Ukraine. Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga cực lực phản đối và phẫn nộ sâu sắc đối với diễn biến này.
Source: Tass Russian Orthodox Church uncertain over Poroshenko’s religious affiliation
Tác nhân chủ yếu trong cuộc vận động đòi tự trị hiện nay là tổng thống Pyotr Poroshenko. Ông đã yêu cầu Quốc Hội thông qua một dự luật vận động 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo tại Ukraine kết hiệp thành một. Đồng thời, ông cũng đã sang Constantinople để xin Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cấp quyền tự trị cho Giáo Hội hiệp nhất này.
Trong một hành động gây sững sờ đối với nhiều người, Tổng Giám Mục Hilarion mập mờ cho rằng tổng thống Poroshenko là người Công Giáo với thâm ý cáo buộc Vatican nhúng tay vào nỗ lực đòi tự trị của Chính Thống Giáo Ukraine.
Dưới đây là toàn văn bản tin do thông tấn xã Tass của Nga phát đi hôm 30 tháng 9.
Russian Orthodox Church uncertain over Poroshenko’s religious affiliation - Giáo Hội Chính Thống Nga không chắc Poroshenko theo tôn giáo nào.
Giáo hội Chính thống Nga bối rối không biết Tổng thống Ukraine Pyotr Poroshenko theo tôn giáo nào, bởi vì ông đã tham gia vào các cử hành Phụng Vụ của cả Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine lẫn Giáo hội Chính thống. Đức Tổng Giám Mục Hilarion, chủ tịch ủy ban đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã cho biết như trên.
“Chúng tôi có những bức ảnh cho thấy Tổng thống Pyotr Poroshenko tham dự một buổi lễ trước khi ông đảm nhận chức vụ tổng thống. Ông ấy mặc áo sticharion [xem hình bên] và buổi lễ được tổ chức tại một thánh đường theo giáo luật của Giáo hội Chính thống Ukraine tại Tu Viện Thánh Giôna. [Cụm từ “thánh đường theo giáo luật” – “a canonical church” được người Nga dùng để chỉ các nhà thờ trong Giáo Hội trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa]
Tuy nhiên, chúng tôi lại có một bức ảnh khác, trong đó Poroshenko, lúc đó đã đảm nhiệm chức vụ tổng thống, đang được một Tổng Giám Mục Công Giáo Đông phương cho rước lễ. Đó là lý do tại sao chúng tôi không biết ông ta theo đạo nào, là một tín đồ Chính thống hay là một tín hữu Công Giáo Đông phương. Tổng Giám Mục Hilarion cho biết như trên trong chương trình Giáo hội và Thế giới được phát sóng trên kênh truyền hình Rossiya-24.
Tổng Giám Mục Hilarion nhấn mạnh rằng:
“Ông ta thuộc về Giáo Hội nào là vấn đề riêng tư của ông ta, nhưng tạo ra một Giáo Hội hay thay đổi phương cách giáo luật về việc điều hành một Giáo Hội lại là chuyện khác,”
Chính quyền Ukraine đã nỗ lực để thành lập một Giáo hội Chính thống quốc gia tách khỏi Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa kể từ khi nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Sô viết Ukraine cũ tuyên bố độc lập khỏi Liên bang Sô viết vào năm 1991.
Ngày 7 tháng 9 năm 2018, Đức Thượng Phụ Đại Kết đã bổ nhiệm hai đặc sứ toàn quyền sang Ukraine như là một phần trong việc chuẩn bị cho tiến trình trao quyền tự trị cho Giáo hội Ukraine. Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga cực lực phản đối và phẫn nộ sâu sắc đối với diễn biến này.
Source: Tass Russian Orthodox Church uncertain over Poroshenko’s religious affiliation
Thượng Hội Đồng về Giới Trẻ sẵn sàng khai mạc
Vũ Văn An
20:08 01/10/2018
Theo tin chính thức của Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ khai mạc Thượng Hội Đồng giám mục thế giới về chủ đề “Giới Trẻ, Đức Tin, và Biện Phân ơn Gọi” vào sáng Thứ Tư, ngày 3 tháng 10 tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Trong khi ấy, Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng đã thuyết trình với giới truyền thông về diễn tiến và mục tiêu của Thượng Hội Đồng trong cuộc họp báo vào Thứ Hai, hôm qua.
Theo tường trình của Linda Bordoni, trong cuộc họp báo trên tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Đức Hồng Y Baldisseri đã thận trọng giải thích các thủ tục của Thượng Hội Đồng dựa vào Tông Hiến được Đức Phanxicô ký 2 tuần trước đây nhằm tăng cường sự can dự của “dân Chúa” và cổ vũ hơn nữa đối thoại và hợp tác giữa các giám mục và giữa các ngài và Đức Giáo Hoàng.
Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh đến tài liệu cuối cùng của Thượng Hội Đồng, một tài liệu được đúc kết sau khi đã lắng nghe các đóng góp của chính các nghị phụ và của 49 dự thính viên trong đó có 36 người trẻ đại diện cho các bạn cùng trang lứa thuộc 5 châu lục.
Điều đặc biệt là trong số khoảng 300 Hồng Y, giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân tham dự, có 2 giám mục từ Trung Hoa Lục Địa. Đây là lần đầu tiên có sự hiện diện này kể từ năm 1965, năm Đức Phaolô VI thiết lập định chế Thượng Hội Đồng để cộng tác với Đức Giáo Hoàng, thảo luận các chủ đề và đưa ra các đề nghị giúp ngài cai quản Giáo Hội. Bordoni cho rằng sự hiện diện này sở dĩ khả hữu là nhờ Thỏa Thuận tạm thời giữa Tòa Thánh và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa mới đây.
Vấn đề truyền thông sẽ được nhấn mạnh. Bộ Truyền Thông của Tòa Thánh sẽ cung cấp các phúc trình, video, các tông báo tin tức hàng ngày bằng nhiều ngôn ngữ và rất nhiều các hoạt động truyền thông xã hội, trong đó có #synod2018 đặc biệt trên twitter.
Trả lời một câu hỏi, Đức Hồng Y Baldisseri cho biết ngài không sợ các tiết lộ gần đây về lạm dụng tình dục và che đậy nó sẽ khiến giới trẻ ngưng nói với Giáo Hội. Ngài tin rằng Thượng Hội Đồng là dịp bằng vàng để trao đổi với họ về vấn đề chủ yếu này.
Về phần Đức Phanxicô, người ta chờ mong ngài sẽ hiện diện trong nhiều phiên họp của Thượng Hội Đồng. Điều quan trọng nhất là ngài mong muốn Thượng Hội Đồng không bị coi như một biến cố kín cổng cao tường, dành cho một số người được mời. Do đó, ngài đã mời hàng trăm người trẻ cùng ngài và các thành viên khác của Thượng Hội Đồng tham dự một đêm âm nhạc và trao đổi sống động tại đại sảnh Phaolô VI vào Thứ Bẩy này.
Tóm lại, theo Đức Hồng Y Baldisseri, Giáo Hội muốn sánh bước cùng Dân của mình “với đôi mắt và đôi tai rộng mở và cả tâm lẫn trí rộng mở nữa”.
Thánh lễ khai mạc, không tả không hữu, nhưng cai quản
Có một khía cạnh không được Đức Hồng Y Baldisseri nhắc đến đó là ý hướng Thánh Lễ khai mạc Thượng Hội Đồng của Đức Phanxicô vào hôm thứ Tư. Cách nay mấy hôm, Tòa Thánh đã chính thức công bố nội dung các bài đọc và lời nguyện trong Thánh Lễ này.
Tuy trong lời nguyện giáo dân, có nhắc đến giới trẻ và những người có nhiệm vụ giáo dục họ, nhưng trong các phần khác của Thánh Lễ, ý hướng cai quản Giáo Hội là sợi chỉ xuyên suốt của Thánh Lễ. Điều này khiến ta nhớ đến bài báo của Ký Giả John L. Allen phổ biến ngày 30 tháng 9, gần như cùng một ngày với bản văn Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng về giới trẻ, tựa là “After decades of left v. right, is it now bishops v. everybody else?” (Sau nhiều thập niên tả đối với hữu, nay phải chăng là các giám mục đối với mọi người khác?).
Theo ký giả này, từ trước đến nay, khi nói đến Đức Giáo Hoàng và giám mục đoàn, khía cạnh tín lý hay nhiệm vụ giảng dậy được đặt lên hàng đầu, và do đó, nhị phân tả hữu được đề cập nhiều trong Giáo Hội. Với sự xuất hiện của tai tiếng lạm dụng và che đậy nó, đường phân tả hữu dường như đã biến mất vì cả tả lẫn hữu tay đều nhúng chàm! Anh chỉ nói phét, tả hữu đều như nhau, đều lạm dụng và che đậy lạm dụng cả.
Allen trích dẫn trường hợp Chile: nơi hai linh mục nổi danh, một là anh hùng thời chống Pinochet, một phục vụ giai cấp ưu tú bảo thủ giầu có của đất nước, cả hai vừa bị Đức Phanxicô cho hồi tục vì tội lạm dụng tình dục hàng loạt.
Đường ranh bây giờ, theo Allen, bi đát hơn cho các giám mục. Vì ở đường ranh cũ, các ngài, ít nhất, còn được 1 nửa (thường là bảo thủ) ủng hộ. Cái phân nửa này, nay không còn nữa, mà chỉ còn là giữa các giám mục và mọi người khác về vấn đề cai quản.
Chính vì thế, lời nguyện trong Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng về Giới Trẻ đọc như sau: “Lạy Thiên Chúa, Đấng hằng săn sóc dân Chúa một cách nhân từ và cai trị họ một cách yêu thương, xin phú ban tinh thần khôn ngoan cho những vị Chúa đã giao phó thẩm quyền cai quản [tiếng Anh: authority to govern; tiếng Latinh: regimen disciplinae], để dân Chúa được hướng dẫn mà biết được sự thật một cách trọn vẹn hơn và lớn lên trong sự thánh thiện hợp với thánh ý Chúa. Nhờ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con, Đấng hằng sống hằng trị với Chúa trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần, một Thiên Chúa, đến muôn thuở muôn đời. Amen"
Bài Đọc một hôm nay là trích thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Philiphê (2:1-4) tuy không nhắc đến chữ cai quản, nhưng rõ ràng nhắc đến mục tiêu và điều kiện của việc này: “hợp nhất trong các xác tín và hợp nhất trong yêu thương, với mục đích chung và cùng một tâm trí... không cạnh tranh giữa anh em, không ganh tị hay hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác”.
Thánh Vịnh đáp ca (TV 18) nhấn mạnh đến lề luật, giới răn, rường cột của quyền hành, của cai quản; chúng quí giá hơn vàng ròng, thơm ngon hơn mật ong.
Bài Tin Mừng trích từ Tin Mừng Gioan (14:23-29) với những câu đầu tiên: “Ai yêu mến Thầy thì giữ lời Thầy... Ai không yêu mến Thầy thì không giữ lời Thầy”. Trong ngữ cảnh này, lời Thầy cũng là luật Thầy.
Lời nguyện trên của lễ: “Xin Chúa đoái nhìn lễ dâng của các tôi tớ Chúa, Lạy Thiên Chúa đầy lòng cảm thương, và ban cho họ ơn soi sáng của Chúa để họ có được sự hiểu biết chân thực về điều đúng dưới mắt Chúa và mạnh dạn thi hành điều này. Nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con”.
Kinh Tiền Tụng minh nhiên nhắc đến việc “cai quản” Giáo Hội: “Vì Chúa đã ban các ơn phúc thích hợp cho mọi mùa và hướng dẫn việc cai quản Giáo Hội Chúa nhiều cách diệu kỳ. Nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, Chúa luôn đến trợ giúp Giáo Hội, để với một tấm lòng luôn tùng phục Chúa, Giáo Hội luôn tìm sự giúp đỡ của Chúa lúc gặp bối rối và không ngừng tạ ơn Chúa lúc được hân hoan, nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Về Sơn La sau trận lũ lịch sử
Triết Giang
08:14 01/10/2018
Chúng tôi liên hệ với Tòa Giám mục Hưng Hóa và được giới thiệu qua văn phòng Caritas gặp nữ tu Maria Lê Thị Thúy và nữ tu Maria Nguyễn Thị Vân.Các nữ tu nhiệt tình kết nói với linh mục Giuse Nguyễn Tiến Liên ở giáo điểm Mai Sơn. Linh mục Liên cho rằng, làm bác ái thì không cần phân biệt lương giáo nên cứ để địa phương bình chọn trong 4 xã thiệt hại nhất là Nà Bó, Phiêng Pằn, Tà Hộc và Nà Ớt lấy 150 hộ để nhận hàng cứu trợ. Cha Liên cho biết,vào bản phải đi xe hai cầu, gầm cao vì đường hiện còn rất khó đi. Chúng tôi thuê một xe tải chở hàng chạy từ tối hôm trước, còn hai xe chở người thì sang hôm 29-9-2018 mới xuất phát. Qua Đền thánh Lòng Chúa Thương xót ở Hòa Bình để đón 2 nữ tu Thúy và Vân, chúng tôi chạy không nghỉ nhưng cũng phải 12 giờ trưa thứ bảy mới đến chỗ cha Liên. Cha đã chuẩn bị bữa cơm trưa chu đáo để đón đoàn. Ăn trưa xong, chúng tôi vội đi ngay vì đường vào bản khá xa và khó đi. Ông Giuse Nguyễn Xuân Chính ở Mai Sơn cùng đi để dẫn đường. Ông cho biết, ngay sau khi trận lũ xảy ra, cha Liên và bà con Công Giáo đã đi cứu trợ ngay những nhà thiệt hại. Mỗi nhà chỉ có 2 ổ bánh mỳ thôinhưng bà con rất cảm động. Hôm sau được thêm 2 ổ bánh mỳ nữa và ít quần áo.Nhà trường thì có được một số sách vở.Địa điểm đầu tiên chúng tôi đến là xã Nà Bó. Xe phải vất vả mới đi qua được những đoạn đường sạt lở và lũ cuốn mới chi dọn vừa hai bánh xe đi. Dân cư ở đây thì phần lớn là người dân tộc H’Mông, Thái, Sing Mun, Khơ Mú. Người Kinh cũng có nhưng rất ít.Hơn 30 hộ khó khăn đã tập trung ở hội trường xã.Sau lời giới thiệu của ông Lê Gia Hưng- Phó Chủ tịch MTTQ huyện Mai Sơn, tôi thay mặt đoàn từ thiện Công Giáo của thành phố Hà Nội xin chia sẻ những khó khăn, mất mát do trận lũ lịch sử gây ra. Hy vọng một chút quà của chúng tôi sẽ an ủi bà con phần nào để bà con vươn lên ổn định cuộc sống (ảnh dưới). Trò chuyện với bà con, chúng tôi thấy cuộc sống vất vả hằn lên từng khuôn mặt người dân. Có phụ nữ rất trẻ mới ngoài 20 mà đã có 4 con vì chị lấy chồng từ lúc 13 tuổi.
Buổi tối trong bữa cơm có mặt lãnh đạo huyện Mai Sơn, chúng tôi mời cha Liên cùng dự và giới thiệu với mọi người để làm quen. Cán bộ huyện cũng lúng túng không biết xưng hô thế nào với linh mục Liên. Cha Liên đề nghị gọi ông Chủ tịch là bạn vì cùng sinh năm 1979.
Hôm sau còn đi 2 xã rất xa là Phiêng Pằn và Nà Ớt. Dọc đường sơ Thúy kể nhiều chuyện rất vui vì sơ đã vài chục năm lăn lộn với người dân tộc vùng Tây Bắc. Sơ nói, muốn thoát nghèo người dân ở đây phải cho con đi học. Xin được tài trợ ủng hộ các em bán trú nhưng cha mẹ vẫn bắt ở nhà cõng em vì nhà nào cũng 5-6 con nhỏ.Vậy là lại phải tính mở lớp mẫu giáo để các em lớn có thể đi học.Nhiều nhà nghèo, mình muốn giúp họ thoát nghèo nhưng đưa tiền giúp đỡ là điuống rượu ngay.Thậm chí đưa tiền cho con đi chữa bệnh, cũng bỏ con ngoài quán vào uống rượu say sưa đến tối.Ông Chính cũng góp thêm một ví dụ, có nhà đàn ông bị thương phải mổ, cha vận động được 3 triệu, tiền viện phí 2, 5 triệu. Số thừa còn lại nói nên đi về bằng xe bus cho rẻ, còn mua thêm cái gì bồi dưỡng sau mổ. Nhưng họ lại gọi taxi cho oai và tiêu sạch mọi đồng.
Chúng tôi xin dâng một lễ cho ông Phanxicô Quy, người rất nhiệt tình với công việc chung vừa mất hồi đầu năm. Chính nhà kho của ông đã thành nơi dâng lễ suốt 7 năm thời cha Giuse Nguyễn Trung Thoại và bây giờ đất làm nhà nguyện, nhà ở của các nữ tu cũng là nhờ trên đất của gia đình ông. Chúng tôi chia buồn với chị Thúy-vợ ông và sáng hôm sau, chị cũng đi phát quà cùng với chúng tôi. Một nhà hảo tâm, biết cha Liên đang muốn mở bữa ăn từ thiện để giúp bệnh nhân nghèo đã nhờ tôi chuyển cho cha ít tiền để mua dụng cụ nhà bếp. Cha mời chúng tôi sang hôm sau đi trại phong Sông Mã nhưng do công việc, chúng tôi đành phải chia tay cha. Cha không quên tặng chúng tôi mỗi người mấy quả na rất to đặc sản của vùng này.
Triết Giang
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng bổn mạng ca đoàn Thiên Thần
Văn Minh
08:24 01/10/2018
“Mỗi người chúng ta được mời gọiđể đem hết khả năng của mình ra cùng nhau ca tụng làm vinh Danh Thiên Chúa”.
Trên đây là lời chia sẻ của cha Martinô Nguyễn Đức Trọng trong Thánh lễ mừng kính Các Tổng Lãnh Thiên Thần – bổn mạng của ca đoàn Thiên Thần giáo xứ Vĩnh Hòa – diễn ra lúc 17g30 thứ Bảy ngày 29.09.2018, do cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ Vĩnh Hòa chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha Giuse Trần Văn Lộc, và Martinô Nguyễn Đức Trọng, ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn.
Xem Hình
Hiện diện trong Thánh lễ, ngoài các thành viên trong ca đoàn còn có quý vị khách mời cùng các em thiếu nhi và cộng đoàn trong giáo xứ.
Trước Thánh lễ, đại diện ca đoàn Thiên Thần, các em Ban Lễ sinh rước quý cha từ trước sân nhà thờ vào trong ngôi thánh đường trong sự hân hoan chào đón của cộng đoàn.
Sau bài Tin Mừng, cha Martinô Nguyễn Đức Trọng diễn tả về sứ mệnh củacác Thiên Thần cho các em thiếu nhi và cộng đoàn: Thiên Thần Micael, nghĩa là giống Thiên Chúa, có sức mạnh và bảo vệ chúng ta. Đồng thời, giúp đỡ cho chúng ta trong những lúc khó khăn thử tháchvà khi gặp đau khổ. Thiên Thần Raphael, nghĩa là “Thầy thuốc của Thiên Chúa” chuyên chữa lành các vết thương về mặt thể lý cũng như tinh thần. Thiên Thần Gabriel, nghĩa là “Sứ Thần truyền tin” là người đã mang sứ điệp đến cho Đức Trinh Nữ Maria thực hiện chương trình cứu chuộc nhân loại. Ngoài ra, Sứ Thần cũng báo tin cho bà Elizabethvà thánh Giuse về kế hoặch của Đấng Cứu thế.
Vì thế, mừng lễ hôm nay:Mỗi người chúng ta được mời gọi để đem hết khả năng của mình ra cùng nhau ca tụng làm vinh Danh Thiên Chúa trong bậc sống của mình. Đồng thời, cũng ý thức được thân phận yếu đuối mỏng giòn củacon ngườiluôn biết cậy trông vào quyền năng của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh.
Sau lời nguyện hiệp lễ, anh Đaminh Đỗ Quốc Thông, thay mặt lên ngỏ lời cảm ơn quý cha, quý vị ân nhân,các anh chị cựu ca đoàn qua các thời kỳ, cùng mọi thành phần dâng Chúa đến hiệp dâng Thánh lễ cũng như những người âm thầm cầu nguyện giúp đỡ cách này cách khác trong Thánh lễ hôm nay được tốt đẹp; bó hoa tươi thắm được các em dâng lên quý cha trong tâm tình cảm mến và tri ân. Đáp lời, một lần nữa cha xứ Gioakim thay mặt cộng đoàn cảm ơn quý cha, cách riêng, đối với quý vị phụ huynh đã để cho các em có thời gian tham gia phục vụ ca đoàn, đem lời ca tiếng hát của mình để cùng nhau làm sáng Danh Chúatrong tiếng pháo tay của cộng đoàn.
Thánh lễ khép lại lúc 18g45. Sau Thánh lễ, quý cha cùng cộng đoàn ra trước tượng Tổng Lãnh Thiên Thần trước sân nhà thờ cùng nhau đọc một kinh Lạy Cha, ba kinh Kính Mừng, một kinh Sáng Danh, và kinh Tổng Lãnh Thiên Thần Micael cầu bầu cho giáo xứ luôn được bình an và hiệp nhất.
Được biết Hiện nay, ca đoàn Thiên Thần có trên 50 ca viên hát lễ vào lúc 18g00thứ Năm và 7g00 sáng Chúa Nhật hằng tuần. Ngoài ra, hát lễ cưới, an táng, theo sự sắp đặt của Ban Điều hành giáo xứ, đi phúng viếng cầu nguyện cho người qua đời trong giáo xứ và các ca viên trong ca đoàn.
Trên đây là lời chia sẻ của cha Martinô Nguyễn Đức Trọng trong Thánh lễ mừng kính Các Tổng Lãnh Thiên Thần – bổn mạng của ca đoàn Thiên Thần giáo xứ Vĩnh Hòa – diễn ra lúc 17g30 thứ Bảy ngày 29.09.2018, do cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ Vĩnh Hòa chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha Giuse Trần Văn Lộc, và Martinô Nguyễn Đức Trọng, ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn.
Xem Hình
Hiện diện trong Thánh lễ, ngoài các thành viên trong ca đoàn còn có quý vị khách mời cùng các em thiếu nhi và cộng đoàn trong giáo xứ.
Trước Thánh lễ, đại diện ca đoàn Thiên Thần, các em Ban Lễ sinh rước quý cha từ trước sân nhà thờ vào trong ngôi thánh đường trong sự hân hoan chào đón của cộng đoàn.
Sau bài Tin Mừng, cha Martinô Nguyễn Đức Trọng diễn tả về sứ mệnh củacác Thiên Thần cho các em thiếu nhi và cộng đoàn: Thiên Thần Micael, nghĩa là giống Thiên Chúa, có sức mạnh và bảo vệ chúng ta. Đồng thời, giúp đỡ cho chúng ta trong những lúc khó khăn thử tháchvà khi gặp đau khổ. Thiên Thần Raphael, nghĩa là “Thầy thuốc của Thiên Chúa” chuyên chữa lành các vết thương về mặt thể lý cũng như tinh thần. Thiên Thần Gabriel, nghĩa là “Sứ Thần truyền tin” là người đã mang sứ điệp đến cho Đức Trinh Nữ Maria thực hiện chương trình cứu chuộc nhân loại. Ngoài ra, Sứ Thần cũng báo tin cho bà Elizabethvà thánh Giuse về kế hoặch của Đấng Cứu thế.
Vì thế, mừng lễ hôm nay:Mỗi người chúng ta được mời gọi để đem hết khả năng của mình ra cùng nhau ca tụng làm vinh Danh Thiên Chúa trong bậc sống của mình. Đồng thời, cũng ý thức được thân phận yếu đuối mỏng giòn củacon ngườiluôn biết cậy trông vào quyền năng của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh.
Sau lời nguyện hiệp lễ, anh Đaminh Đỗ Quốc Thông, thay mặt lên ngỏ lời cảm ơn quý cha, quý vị ân nhân,các anh chị cựu ca đoàn qua các thời kỳ, cùng mọi thành phần dâng Chúa đến hiệp dâng Thánh lễ cũng như những người âm thầm cầu nguyện giúp đỡ cách này cách khác trong Thánh lễ hôm nay được tốt đẹp; bó hoa tươi thắm được các em dâng lên quý cha trong tâm tình cảm mến và tri ân. Đáp lời, một lần nữa cha xứ Gioakim thay mặt cộng đoàn cảm ơn quý cha, cách riêng, đối với quý vị phụ huynh đã để cho các em có thời gian tham gia phục vụ ca đoàn, đem lời ca tiếng hát của mình để cùng nhau làm sáng Danh Chúatrong tiếng pháo tay của cộng đoàn.
Thánh lễ khép lại lúc 18g45. Sau Thánh lễ, quý cha cùng cộng đoàn ra trước tượng Tổng Lãnh Thiên Thần trước sân nhà thờ cùng nhau đọc một kinh Lạy Cha, ba kinh Kính Mừng, một kinh Sáng Danh, và kinh Tổng Lãnh Thiên Thần Micael cầu bầu cho giáo xứ luôn được bình an và hiệp nhất.
Được biết Hiện nay, ca đoàn Thiên Thần có trên 50 ca viên hát lễ vào lúc 18g00thứ Năm và 7g00 sáng Chúa Nhật hằng tuần. Ngoài ra, hát lễ cưới, an táng, theo sự sắp đặt của Ban Điều hành giáo xứ, đi phúng viếng cầu nguyện cho người qua đời trong giáo xứ và các ca viên trong ca đoàn.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vị trí ghế ngồi của Linh Mục chủ tế trong nhà thờ hiện nay
Nguyễn Văn Nghệ
08:06 01/10/2018
VỊ TRÍ GHẾ NGỒI CỦA LINH MỤC CHỦ TẾ TRONG NHÀ THỜ HIỆN NAY
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA VIỆT NAM
Trong khoảng gần hai thập niên trở lại đây, đại đa số các nhà thờ Công Giáo ở Việt Nam đều có thiết kế ghế của linh mục chủ tế giống như một cái ngai, đặt ngay ở giữa cung thánh và trước mặt Nhà Tạm lưu giữ Mình Thánh Chúa. Vị trí đặt ghế của linh mục chủ tế cũng đã thay đổi theo thời gian. Cách nay khoảng gần 50 năm thì ghế của linh mục chủ tế không đặt trên cung thánh nhưng được đặt gần với giảng đài, sau đó lại được di dời lên trên cung thánh phía sau bàn thờ nhưng đặt lệch sang một bên đối với Nhà Tạm và ghế rất đơn sơ chỉ có hai tay vịn không có chỗ tựa lưng .
Tác phẩm “ Kiến trúc nhà thờ Công Giáo theo tinh thần Công đồng Vaticanô II” thuộc “Tủ sách nghệ thuật thánh” thuộc Ủy ban Giám mục về nghệ thuật thánh cho biết: “Trước Công đồng Vaticanô II, chỉ một mình giám mục có một kiểu ghế ngồi đặc biệt, còn hàng linh mục ngồi trên các ghế dài có thể di chuyển gọi là sedilla hay sedile. Các nhà thờ thời Trung cổ thường có một ghế băng ba chỗ ngồi đặt trong hốc tường của phía nam chính điện. Ghế băng đặt trong hốc tường này gọi là sedille [số nhiều: sedilia], dành cho linh mục, phó tế và phụ phó tế”.
Ghế (tiếng Hy Lạp cathedra= tòa) là biểu tượng cổ xưa của chức giám mục. Tác phẩm đã đề cao tầm quan trọng của ghế chủ tế: “Thời gian gần đây, ghế của chủ tế được đề cao tầm quan trọng, có lẽ để làm sáng tỏ sự phân biệt giữa chức tư tế thừa tác và chức tư tế cộng đồng được diễn tả trong ý tưởng về dân Thiên Chúa. Ghế của linh mục bắt nguồn từ cathedra và được đề cao tầm quan trọng để cho “chủ tế khi ngồi phải tỏ ra là thực sự đang chủ sự toàn thể cuộc tập họp”. Chẳng hạn, quy chế khuyên đặt ghế chủ tế ở chính giữa cung thánh, phía sau bàn thờ và đối diện với giáo dân, mặc dù đây không phải là một yêu cầu bắt buộc. Trường hợp các nhà thờ cũ được bố trí lại, nếu không thể đặt phía sau bàn thờ, ghế chủ tế có thể đặt đối diện với giảng đài”.
Tác phẩm ấy cũng căn dặn: “ Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma cho thấy rõ rằng vị trí đặt ghế chủ tế phải làm nổi bật vai trò của linh mục xét như người chủ trì cộng đoàn và hướng dẫn cộng đoàn cầu nguyện. Quy chế khuyên tránh làm cho ghế chủ tế trông giống như một cái ngai, vì kiểu tôn kính này chỉ dành cho một mình giám mục giáo phận mà thôi. Đúng hơn ghế linh mục nói lên ý nghĩa linh mục phục vụ chứ không phải cai trị cộng đoàn. Tuy nhiên áp dụng vào lãnh vực kiến trúc, thông thường không nên đặt ghế chủ tế ở chính giữa cung thánh, vì là vị trí quan trọng nhất”.
Căn dặn “thông thường không nên đặt ghế chủ tế ở giữa cung thánh”, nhưng hiện nay đại đa số các nhà thờ lại đặt ghế chủ tế ở vị trí giữa cung thánh và lại đặt trước mặt Nhà Tạm. Việc đặt ghế chủ tế trước mặt Nhà Tạm xét dưới góc độ văn hóa Việt Nam thì không hợp lắm. Nhà Tạm là nơi lưu giữ Mình Thánh Chúa, là nơi Chúa Giê su ngự cho nên việc đặt ghế chủ tế trước mặt Nhà Tạm xem ra bất kính.
Trong nghi thức tế tự cổ truyền của dân tộc Việt Nam, vị chánh tế khi lên đứng chính diện trước bàn thờ thần thánh để phục lạy và sau khi nghe xướng “phục vị” (về lại vị trí) thì viên chánh tế sẽ bước sang trái một bước, khi đó mới xoay người để đi ra khỏi chiếu tế về lại vị trí cũ. Hành động đứng hoặc ngồi xoay lưng lại với chính diện bàn thờ đối với người Việt Nam được xem là bất kính. Nếu ai có dịp tham quan điện Thái Hòa ở Huế, sẽ thấy ngai của nhà vua đặt giữa điện Thái Hòa, từ ngai nhìn thẳng ra cửa giữa Ngọ Môn không bị một vật gì che chắn tầm nhìn, các quan thì đứng hai bên trục dũng đạo hướng về ngai vua (con đường từ cửa giữa Ngọ Môn vào thẳng ngai vua). Vua trần gian còn được tôn kính như vậy huống chi “Chúa là vua cai trị trên trời dưới đất”.
Do ghế chủ tế đặt kế cận trước Nhà Tạm, nên mỗi khi cung nghinh Mình Thánh Chúa từ Nhà Tạm ra bàn thờ hoặc ngược lại, vị chủ tế phải đứng né tránh chiếc ghế mới cung nghinh Mình Thánh Chúa được.
Để cho phù hợp với việc “hội nhập văn hóa”, thiết nghĩ nên đặt ghế chủ tế lệch sang phía phải của Nhà Tạm một ít, để mỗi khi cung nghinh Mình Thánh Chúa sẽ đi thẳng từ Nhà Tạm ra bàn thờ hoặc ngược lại mà không phải “né tránh” một vật gì cả! Có như vậy, việc cung nghinh mới uy nghi xứng hợp với “Vị chủ tế trời đất”.
NguyễnVăn Nghệ
7A Hồng Bàng- Nha Trang
Nguồn: Steven J. Schloeder (Bản dịch của: Vũ Văn Thuấn- Nguyễn Đình Diễn), Kiến trúc nhà thờ Công Giáo theo tinh thần Công đồng Vaticanô II, Tủ sách nghệ thuật thánh, Nxb Tôn giáo,Chương IV: Thiết kế cung thánh, trang 131- 134
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA VIỆT NAM
Trong khoảng gần hai thập niên trở lại đây, đại đa số các nhà thờ Công Giáo ở Việt Nam đều có thiết kế ghế của linh mục chủ tế giống như một cái ngai, đặt ngay ở giữa cung thánh và trước mặt Nhà Tạm lưu giữ Mình Thánh Chúa. Vị trí đặt ghế của linh mục chủ tế cũng đã thay đổi theo thời gian. Cách nay khoảng gần 50 năm thì ghế của linh mục chủ tế không đặt trên cung thánh nhưng được đặt gần với giảng đài, sau đó lại được di dời lên trên cung thánh phía sau bàn thờ nhưng đặt lệch sang một bên đối với Nhà Tạm và ghế rất đơn sơ chỉ có hai tay vịn không có chỗ tựa lưng .
Tác phẩm “ Kiến trúc nhà thờ Công Giáo theo tinh thần Công đồng Vaticanô II” thuộc “Tủ sách nghệ thuật thánh” thuộc Ủy ban Giám mục về nghệ thuật thánh cho biết: “Trước Công đồng Vaticanô II, chỉ một mình giám mục có một kiểu ghế ngồi đặc biệt, còn hàng linh mục ngồi trên các ghế dài có thể di chuyển gọi là sedilla hay sedile. Các nhà thờ thời Trung cổ thường có một ghế băng ba chỗ ngồi đặt trong hốc tường của phía nam chính điện. Ghế băng đặt trong hốc tường này gọi là sedille [số nhiều: sedilia], dành cho linh mục, phó tế và phụ phó tế”.
Ghế (tiếng Hy Lạp cathedra= tòa) là biểu tượng cổ xưa của chức giám mục. Tác phẩm đã đề cao tầm quan trọng của ghế chủ tế: “Thời gian gần đây, ghế của chủ tế được đề cao tầm quan trọng, có lẽ để làm sáng tỏ sự phân biệt giữa chức tư tế thừa tác và chức tư tế cộng đồng được diễn tả trong ý tưởng về dân Thiên Chúa. Ghế của linh mục bắt nguồn từ cathedra và được đề cao tầm quan trọng để cho “chủ tế khi ngồi phải tỏ ra là thực sự đang chủ sự toàn thể cuộc tập họp”. Chẳng hạn, quy chế khuyên đặt ghế chủ tế ở chính giữa cung thánh, phía sau bàn thờ và đối diện với giáo dân, mặc dù đây không phải là một yêu cầu bắt buộc. Trường hợp các nhà thờ cũ được bố trí lại, nếu không thể đặt phía sau bàn thờ, ghế chủ tế có thể đặt đối diện với giảng đài”.
Tác phẩm ấy cũng căn dặn: “ Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma cho thấy rõ rằng vị trí đặt ghế chủ tế phải làm nổi bật vai trò của linh mục xét như người chủ trì cộng đoàn và hướng dẫn cộng đoàn cầu nguyện. Quy chế khuyên tránh làm cho ghế chủ tế trông giống như một cái ngai, vì kiểu tôn kính này chỉ dành cho một mình giám mục giáo phận mà thôi. Đúng hơn ghế linh mục nói lên ý nghĩa linh mục phục vụ chứ không phải cai trị cộng đoàn. Tuy nhiên áp dụng vào lãnh vực kiến trúc, thông thường không nên đặt ghế chủ tế ở chính giữa cung thánh, vì là vị trí quan trọng nhất”.
Căn dặn “thông thường không nên đặt ghế chủ tế ở giữa cung thánh”, nhưng hiện nay đại đa số các nhà thờ lại đặt ghế chủ tế ở vị trí giữa cung thánh và lại đặt trước mặt Nhà Tạm. Việc đặt ghế chủ tế trước mặt Nhà Tạm xét dưới góc độ văn hóa Việt Nam thì không hợp lắm. Nhà Tạm là nơi lưu giữ Mình Thánh Chúa, là nơi Chúa Giê su ngự cho nên việc đặt ghế chủ tế trước mặt Nhà Tạm xem ra bất kính.
Trong nghi thức tế tự cổ truyền của dân tộc Việt Nam, vị chánh tế khi lên đứng chính diện trước bàn thờ thần thánh để phục lạy và sau khi nghe xướng “phục vị” (về lại vị trí) thì viên chánh tế sẽ bước sang trái một bước, khi đó mới xoay người để đi ra khỏi chiếu tế về lại vị trí cũ. Hành động đứng hoặc ngồi xoay lưng lại với chính diện bàn thờ đối với người Việt Nam được xem là bất kính. Nếu ai có dịp tham quan điện Thái Hòa ở Huế, sẽ thấy ngai của nhà vua đặt giữa điện Thái Hòa, từ ngai nhìn thẳng ra cửa giữa Ngọ Môn không bị một vật gì che chắn tầm nhìn, các quan thì đứng hai bên trục dũng đạo hướng về ngai vua (con đường từ cửa giữa Ngọ Môn vào thẳng ngai vua). Vua trần gian còn được tôn kính như vậy huống chi “Chúa là vua cai trị trên trời dưới đất”.
Do ghế chủ tế đặt kế cận trước Nhà Tạm, nên mỗi khi cung nghinh Mình Thánh Chúa từ Nhà Tạm ra bàn thờ hoặc ngược lại, vị chủ tế phải đứng né tránh chiếc ghế mới cung nghinh Mình Thánh Chúa được.
Để cho phù hợp với việc “hội nhập văn hóa”, thiết nghĩ nên đặt ghế chủ tế lệch sang phía phải của Nhà Tạm một ít, để mỗi khi cung nghinh Mình Thánh Chúa sẽ đi thẳng từ Nhà Tạm ra bàn thờ hoặc ngược lại mà không phải “né tránh” một vật gì cả! Có như vậy, việc cung nghinh mới uy nghi xứng hợp với “Vị chủ tế trời đất”.
NguyễnVăn Nghệ
7A Hồng Bàng- Nha Trang
Nguồn: Steven J. Schloeder (Bản dịch của: Vũ Văn Thuấn- Nguyễn Đình Diễn), Kiến trúc nhà thờ Công Giáo theo tinh thần Công đồng Vaticanô II, Tủ sách nghệ thuật thánh, Nxb Tôn giáo,Chương IV: Thiết kế cung thánh, trang 131- 134
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Rừng Thu
Dominic Đức Nguyễn
08:16 01/10/2018
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Rừng cây lá đã đổi màu
Thì ra trời đã bắt đầu vào thu.
(bt)