Phụng Vụ - Mục Vụ
Bài học quan trọng của kinh Mân Côi
LM Inhaxiô Trần Ngà
00:22 02/10/2008
Bài học quan trọng của kinh Mân Côi
(Suy niệm Tin Mừng Lễ Đức Mẹ Mân Côi. Tin Mừng Luca 1, 26-38)
Mọi tội lỗi của loài người đều do một cội rễ sinh ra, đó là tội không vâng lời Thiên Chúa. Ngay từ khởi thuỷ, tổ tông loài người là Ađam và E-và đã không vâng lời Thiên Chúa, không đi theo đường lối Người, nên đã bị trục xuất khỏi vườn địa đàng, phải chịu đau khổ và phải chết, để lại hậu quả tai hại cho con cháu về sau.
Sự bất tuân nầy cũng giống như tàu đi trật đường rầy. Một khi nguyên tổ là đầu tàu đi trật đường rầy thì cả đoàn tàu là muôn vàn con cháu cũng bị lao xuống vực sâu tội lỗi. "Thật vậy, vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân... " (Rôma 5, 19)
Vì thế, muốn cứu chuộc loài người hư vong vì đi trệch đường lối Thiên Chúa thì phải có một đầu tàu khác lôi kéo đoàn tàu trở lại theo đúng đường rầy. Chúa Giê-su chính là "đầu tàu" nầy: "Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất (là Chúa Giê-su) đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính". (Rm 5, 19)
Tràng chuổi mân côi chính là một lời động viên liên lỉ kêu mời mọi người theo gót Chúa Giê-su và Mẹ Maria, đi theo con đường vâng phục như Chúa Giê-su và Mẹ Maria để được tiến vào nơi hạnh phúc muôn đời.
* Theo gương vâng phục của Mẹ Maria
Bà E-và xưa đã nghe lời dụ dỗ của Sa-tan, không tuân giữ lời Thiên Chúa truyền dạy, nên đã lôi kéo dòng dõi của mình vào cõi chết.
Đức Maria là E-và mới đã uốn nắn lại những sai trật của E-và xưa, bằng đời sống vâng phục Thiên Chúa tuyệt đối nên Mẹ được đưa lên trời hưởng phúc muôn đời vinh hiển. Đó là một nét lớn trong nội dung của kinh Mân Côi.
Dù được Thiên Chúa đưa lên địa vị làm mẹ của Ngôi Hai Thiên Chúa, Đức Maria vẫn tự coi mình là người nữ tỳ hèn mọn của Thiên Chúa và suốt đời vâng theo lệnh Chúa truyền. Mẹ đã thưa với sứ thần Gabrien trong ngày truyền tin rằng: "Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói". Đó là bài học vâng phục mà Mẹ dạy chúng ta qua mầu nhiệm vui.
Sự vâng phục trong tinh thần khiêm tốn của Mẹ Maria đã làm đẹp lòng Thiên Chúa, nên Thiên Chúa đã tôn vinh Mẹ, ban cho Mẹ được lên trời cả hồn lẫn xác (là nội dung gẫm thứ tư thuộc năm sự mừng) rồi lại trọng thưởng Mẹ trên thiên quốc (là nội dung gẫm thứ năm thuộc năm sự mừng).
* Theo gương vâng phục của Chúa Giê-su
Song song với tấm gương vâng phục của Mẹ Maria là tấm gương vâng phục chói ngời của Chúa Giê-su trong mầu nhiệm thương.
Trong Vườn Dầu, dẫu phải "lâm cơn xao xuyến bồi hồi, và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất...(Luca 22, 44) thì Chúa Giê-su cũng xin thưa với Cha: "Xin đừng làm theo ý Con, mà làm theo ý Cha!" (gẫm thứ nhất năm sự thương)
Kế đó, khi bị đưa ra toà xét xử, và dù phải chịu đòn vọt tơi bời (gẫm thứ hai năm sự thương), Chúa Giê-su vẫn cắn răng chịu đựng trong tinh thần vâng phục thánh ý Chúa Cha: "Xin cho ý Cha thể hiện".
Sau đó, quân dữ bện vòng gai làm như một thứ 'vương miện', chụp lên đầu Người, lại còn thay nhau khạc nhổ, phỉ báng, nhạo cười... (gẫm thứ ba năm sự thương), Chúa Giê-su vẫn bằng lòng uống cạn chén đắng Cha trao: "Xin đừng theo ý Con, mà làm theo ý Cha".
Dù đã đến lúc sức tàn lực kiệt, lại phải vác lấy thập giá nặng nề, lảo đảo bước lên đồi Can-vê như một tên tử tội khốn cùng nhất, bị kiệt sức và phải ngã xuống nhiều lần (gẫm thứ tư), Chúa Giê-su vẫn đi cho đến cùng con đường Chúa Cha đã định: "Xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha".
Dù phải chịu đóng đinh ô nhục và chịu chết rất đau thương trên thập giá giữa hai tên tử tội, chịu bao kẻ qua lại thách thức nhạo cười (gẫm thứ năm), Chúa Giê-su vẫn một lòng vâng theo ý Cha và xin Cha tha thứ cho những việc họ làm.(Luca 23, 34)
Sự vâng phục tuyệt đối của Chúa Giê-su rất đẹp lòng Thiên Chúa Cha nên Người đã cho Chúa Giê-su từ cõi chết sống lại và lên trời vinh hiển (gẫm thứ nhất và thứ hai năm sự mừng) và siêu tôn Chúa Giê-su vượt bậc: "Chính vì thế, Thiên Chúa Cha đã tôn vinh Người, ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu..." (Philíp 2, 9)
Thế là từ đây, nhờ sự vâng phục tuyệt đối của Chúa Giê-su, mọi kẻ tin sẽ được cứu độ, con cháu Ađam tưởng đã phải hư mất đời đời nay lại được cứu rỗi: "Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất (Ađam) đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất (Chúa Giê-su) đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính.(Rôma 5, 19)
Như thế, chuỗi Mân Côi là lời mời gọi chúng ta vâng phục Thiên Chúa theo gương Chúa Giê-su và Mẹ Maria. Vâng theo ý Thiên Chúa là con đường đã đưa Chúa Giê-su và Mẹ Maria vào cõi trời vinh hiển và cũng là con đường duy nhất dẫn chúng ta vào chốn hạnh phúc đời đời như lời Chúa Giê-su dạy: "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa! " là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi" (Mt 7,21)
(Suy niệm Tin Mừng Lễ Đức Mẹ Mân Côi. Tin Mừng Luca 1, 26-38)
Mọi tội lỗi của loài người đều do một cội rễ sinh ra, đó là tội không vâng lời Thiên Chúa. Ngay từ khởi thuỷ, tổ tông loài người là Ađam và E-và đã không vâng lời Thiên Chúa, không đi theo đường lối Người, nên đã bị trục xuất khỏi vườn địa đàng, phải chịu đau khổ và phải chết, để lại hậu quả tai hại cho con cháu về sau.
Sự bất tuân nầy cũng giống như tàu đi trật đường rầy. Một khi nguyên tổ là đầu tàu đi trật đường rầy thì cả đoàn tàu là muôn vàn con cháu cũng bị lao xuống vực sâu tội lỗi. "Thật vậy, vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân... " (Rôma 5, 19)
Vì thế, muốn cứu chuộc loài người hư vong vì đi trệch đường lối Thiên Chúa thì phải có một đầu tàu khác lôi kéo đoàn tàu trở lại theo đúng đường rầy. Chúa Giê-su chính là "đầu tàu" nầy: "Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất (là Chúa Giê-su) đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính". (Rm 5, 19)
Tràng chuổi mân côi chính là một lời động viên liên lỉ kêu mời mọi người theo gót Chúa Giê-su và Mẹ Maria, đi theo con đường vâng phục như Chúa Giê-su và Mẹ Maria để được tiến vào nơi hạnh phúc muôn đời.
* Theo gương vâng phục của Mẹ Maria
Bà E-và xưa đã nghe lời dụ dỗ của Sa-tan, không tuân giữ lời Thiên Chúa truyền dạy, nên đã lôi kéo dòng dõi của mình vào cõi chết.
Đức Maria là E-và mới đã uốn nắn lại những sai trật của E-và xưa, bằng đời sống vâng phục Thiên Chúa tuyệt đối nên Mẹ được đưa lên trời hưởng phúc muôn đời vinh hiển. Đó là một nét lớn trong nội dung của kinh Mân Côi.
Dù được Thiên Chúa đưa lên địa vị làm mẹ của Ngôi Hai Thiên Chúa, Đức Maria vẫn tự coi mình là người nữ tỳ hèn mọn của Thiên Chúa và suốt đời vâng theo lệnh Chúa truyền. Mẹ đã thưa với sứ thần Gabrien trong ngày truyền tin rằng: "Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói". Đó là bài học vâng phục mà Mẹ dạy chúng ta qua mầu nhiệm vui.
Sự vâng phục trong tinh thần khiêm tốn của Mẹ Maria đã làm đẹp lòng Thiên Chúa, nên Thiên Chúa đã tôn vinh Mẹ, ban cho Mẹ được lên trời cả hồn lẫn xác (là nội dung gẫm thứ tư thuộc năm sự mừng) rồi lại trọng thưởng Mẹ trên thiên quốc (là nội dung gẫm thứ năm thuộc năm sự mừng).
* Theo gương vâng phục của Chúa Giê-su
Song song với tấm gương vâng phục của Mẹ Maria là tấm gương vâng phục chói ngời của Chúa Giê-su trong mầu nhiệm thương.
Trong Vườn Dầu, dẫu phải "lâm cơn xao xuyến bồi hồi, và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất...(Luca 22, 44) thì Chúa Giê-su cũng xin thưa với Cha: "Xin đừng làm theo ý Con, mà làm theo ý Cha!" (gẫm thứ nhất năm sự thương)
Kế đó, khi bị đưa ra toà xét xử, và dù phải chịu đòn vọt tơi bời (gẫm thứ hai năm sự thương), Chúa Giê-su vẫn cắn răng chịu đựng trong tinh thần vâng phục thánh ý Chúa Cha: "Xin cho ý Cha thể hiện".
Sau đó, quân dữ bện vòng gai làm như một thứ 'vương miện', chụp lên đầu Người, lại còn thay nhau khạc nhổ, phỉ báng, nhạo cười... (gẫm thứ ba năm sự thương), Chúa Giê-su vẫn bằng lòng uống cạn chén đắng Cha trao: "Xin đừng theo ý Con, mà làm theo ý Cha".
Dù đã đến lúc sức tàn lực kiệt, lại phải vác lấy thập giá nặng nề, lảo đảo bước lên đồi Can-vê như một tên tử tội khốn cùng nhất, bị kiệt sức và phải ngã xuống nhiều lần (gẫm thứ tư), Chúa Giê-su vẫn đi cho đến cùng con đường Chúa Cha đã định: "Xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha".
Dù phải chịu đóng đinh ô nhục và chịu chết rất đau thương trên thập giá giữa hai tên tử tội, chịu bao kẻ qua lại thách thức nhạo cười (gẫm thứ năm), Chúa Giê-su vẫn một lòng vâng theo ý Cha và xin Cha tha thứ cho những việc họ làm.(Luca 23, 34)
Sự vâng phục tuyệt đối của Chúa Giê-su rất đẹp lòng Thiên Chúa Cha nên Người đã cho Chúa Giê-su từ cõi chết sống lại và lên trời vinh hiển (gẫm thứ nhất và thứ hai năm sự mừng) và siêu tôn Chúa Giê-su vượt bậc: "Chính vì thế, Thiên Chúa Cha đã tôn vinh Người, ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu..." (Philíp 2, 9)
Thế là từ đây, nhờ sự vâng phục tuyệt đối của Chúa Giê-su, mọi kẻ tin sẽ được cứu độ, con cháu Ađam tưởng đã phải hư mất đời đời nay lại được cứu rỗi: "Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất (Ađam) đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất (Chúa Giê-su) đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính.(Rôma 5, 19)
Như thế, chuỗi Mân Côi là lời mời gọi chúng ta vâng phục Thiên Chúa theo gương Chúa Giê-su và Mẹ Maria. Vâng theo ý Thiên Chúa là con đường đã đưa Chúa Giê-su và Mẹ Maria vào cõi trời vinh hiển và cũng là con đường duy nhất dẫn chúng ta vào chốn hạnh phúc đời đời như lời Chúa Giê-su dạy: "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa! " là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi" (Mt 7,21)
Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và tư tưởng Tin lành
LM Fx. Nguyễn Hùng Oánh
01:18 02/10/2008
Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và tư tưởng Tin lành
(Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu chắc chắn là chưa đọc những tác phẩm của Tin lành, cụ Jean Guitton viết rõ ra là thệ phản. Nhưng thánh nhân đã có những suy nghĩ về Đức Maria mà người Tin lành chấp nhận được trong khi đó bao Đấng khác nói về Đức Mẹ gây khó chịu cho anh em Tin lành).
Tư tưởng của Đức Maria chiếm một địa vị trong tư tưởng Kitô giáo phải được kính trọng với một lưu tâm lớn. Đức Maria không phải là trung tâm vì chỉ có Chúa Giêsu là trung tâm duy nhất, nhưng Đức Maria có sáng kiến, có đời sống đứng ở một vị thế lớn lao.
Trong phạm vi cứu độ, tâm hồn người Công giáo vui mừng vì mức hiểu biết Mẹ của Đấng Cứu Thế tăng thêm và vinh quang Mẹ dần dần càng rạng rỡ, nếu đồng thời người Công giáo để ý tới tính phổ biến và tính tông truyền thì hay biết mấy. Nhưng có những tâm tình lại không để ý tới tiến triển hiểu biết về Đức Maria làm cho đạo Công giáo xa những giáo phái đã tách khỏi Công giáo mà họ còn giữ được di sản Kitô giáo về lòng tôn kính Đức Maria và những tín điều liên can tới Đức Trinh Nữ Maria y nguyên lúc chia rẽ, sự chia rẽ này như là một sự suy sụp kho tàng Đức Tin.
Tâm trí người Công giáo không thống nhất với nhau khi đối diện với một mệnh đề phát triển tầm hiểu biết về Đức Trinh Nữ Maria. Có vui nhưng mà cũng có lo lắng vì thấy rằng phát triển hiểu biết này như đưa ra ánh sáng từ tối tăm làm tăng thêm chiều kích của vực thẳm. Thí dụ: Đức Giáo Hoàng Pio XII khi âm thầm suy nghĩ việc định tín điều Đức Mẹ hồn xác về trời đã có sự do dự vì một bên muốn tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria và bên kia là sợ đặt một chướng ngại vật trên đường hiệp nhất Kitô giáo.
“Xuyên qua các mặt, bỏ đi những điều phụ tùy, linh đạo của thánh Têrêxa Lisieux ít gây hoang mang đối với Tin lành hơn là các linh đạo khác. Việc phụng thờ Ngôi Cha Thiên Chúa, cách hiểu Tin Mừng, khoa thần bí bất vụ lợi của thánh nữ, ơn sủng thuần túy, sự từ bỏ công nghiệp cá nhân, vượt qua hàng rào ngôn ngữ để giữ lấy tinh thần bản văn, phê bình rất táo bạo những gì có thể lệch đường tu đức Công giáo, lời kêu gọi của thánh nữ kêu gọi các tâm hồn ở bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào kể cả sống ngoài bậc tu trì và lời khấn, đó là những điều chứng minh được biết bao những giá trị tinh thần ám ảnh những nhà cải cách bậc nhất còn sống tu đức Công giáo. Cách thức thánh nữ đề cập tới mầu nhiệm Đức Maria, hình ảnh mà thánh nữ tạo ra mẹ Đức Giêsu và tâm hồn của Ngài hình như rất được những người Tin lành chấp nhận hơn là những công trình thần học hoàn chỉnh và lớn lao do những suy tư sâu xa và khoa học về những luận đề rất đơn giản. Các điều người Tin lành vất vả theo Têrêxa chính là lòng sùng kính của thánh nữ tạo ra những tương quan trong tâm hồn thánh nữ với con người Đức Maria cụ thể trong khi những tương quan này các nhà tần học đặt ra học thuyết suy nghĩ về Đức Maria, vai trò hiện tại trong việc phân phát các ơn của Đức Maria và trong đời sống nội tâm, những điều này người Tin lành không hiểu được.
Có thể phân tích lòng sùng kính Đức Maria trong đời sống nội tâm của thánh Têrêxa Lisieux sẽ hiểu rõ thánh nữ hoặc ít ra nhận ra được nơi thánh nữ còn nguyên vẹn vì thánh nữ dành một chỗ lớn và sâu kín, tương quan rất trong sáng, rất trực tiếp và rất đơn giản của tâm hồn mình cho Thiên Chúa, chính Thiên Chúa là đối tượng chân thật duy nhất đời sống tu trì của linh hồn người Công giáo” (Tạp chí Thomiste, 1952, III).
Chính ở điểm này, linh đạo của thánh Têrêxa liên quan tới Đức Nữ Đồng Trinh Maria có thể giúp ích cho chúng ta suy nghĩ và phổ biến. Vì tinh thần của Dòng Cát Minh trong đó Chị thánh tươi nở làm tiêu tan từ gốc rễ tất cả những cảm tình quá đáng, tất cả những hình thức thái quá. Người ta có thể nói một cách tổng quát (điều này thấy rõ trong Grignion de Montfort) cố gắng thuộc tính tinh thần là một cố gắng của sự đơn sơ, cũng như cố gắng của thi thơ là một cố gắng, một sự trong sáng lớn, cố gắng của khoa học đạt tới một sự điều hợp lớn hơn. Một nhà đạo đức phát minh ra một cách mà thế kỷ 17 gọi là một “phương tiện ngắn gọn”, một “quyển sách giản yếu”. Sách Gương Phúc của Thomas a Kempis là một quyển sách được đơn giản hóa liên quan tới lòng sùng kính quá nặng nề của giới nhà tu. Quyển sách Nhập môn vào đời sống đạo đức cũng đơn giản như thế. Thần học hoặc luân lý, hoặc luật học nhất thiết là trở nên rắc rối, trở nên phức tạp. Việc làm của tinh thần lại có khuynh hướng đơn giản hóa. Chính khuynh hướng này cho phép các tâm hồn tìm gặp sự đơn giản của Nguồn suối, của Tin Mừng, mặc dầu sự tiến bộ đòi thay đổi và chồng chất lên theo thời gian.
Nói tóm lại (dầu không phải duy nhất thế), người ta yêu cầu đơn sơ nầy nơi lòng sùng kính riêng tư và trong tất cả lòng sùng kính Đức Mẹ. Đức Trinh Nữ Maria xuất hiện như không có phức tạp, vậy là đơn sơ và dễ dàng ngay cả trong trường hợp khó khăn, phải giải thoát khỏi huyền thoại như những người duy tân nói.
Ở đây, kẻ viết tập này xin phép được trích ra đây những câu nói ngắn gọn về Đức Mẹ của Chị thánh nhưng đượm những suy nghĩ sâu xa mà đơn giản:
Ôi ! Con yêu mến Đức Mẹ lắm ! Giả như con là linh mục, con sẽ giảng về Mẹ dịu dàng lắm. Người ta cứ nói Đức Mẹ rất cao sang không thể lui tới được. Phải chi cứ giảng rằng: Đức Mẹ bình dân rất dễ bắt chước. Người là Mẹ hơn là Nữ Vương. Đã có lần tôi nghe nói sự sáng láng của Đức Mẹ che lấp các thánh như mặt trời mọc lên át hết các vì sao trên trời. Lạy Chúa ! Sao lại kỳ dị thế được ? Người Mẹ lại nhẫn tâm lấn át sự vẻ vang của con cái mình ư ? Tôi không thể nghĩ thể ấy, tôi tin thật rằng Đức Mẹ sẽ ban thêm sự sáng láng cho những con cái được về thiên đàng. Lạy Mẹ đồng trinh ! Cuộc đời của Mẹ giản dị, đơn sơ biết bao (Truyện Một tâm hồn, chương 12, Kim Thiều dịch).
“Ôi Mẹ Maria, nếu con là Nữ Vương thiên quốc và nếu mẹ là Têrêxa thì con muốn con là Têrêxa để Mẹ là Nữ Vương Thiên quốc” (Pri 21).
Đời sống của thánh Têrêxa cũng như đời sống của Đức Mẹ diễn ra trong những điều kiện bình thường, trong những hình thức dễ dàng và không sáng chói. Chị thánh, đúng như phần chúng tôi ước đoán, tính tình Chị thánh giống như Đức Trinh Nữ Maria, tức là tính chất và bản tính riêng của Chị thánh giống Đức Trinh Nữ Maria hơn là giống tính chất và bản tính riêng của thánh Têrêxa Avila. Đạt đến mức độ hiếm có trong hàng ngũ các thánh, thánh Têrêxa có tính tình giống Đức Maria như chúng ta đã biết tính tình Đức Maria nhờ thánh sử Luca. Hai đấng này có một cái gì gọi là trực tiếp, rõ ràng, vui tươi, không quanh co ngoắt ngoéo, không phức tạp rối rắm: đó là khôn ngoan do tập trung ở mức độ cao nhất đôi khi mừng quýnh lên rồi được thu lại rất nhanh trong sự yên lặng, yêu mến nghe theo những dấu hiệu mà không phải tìm kiếm.
Tôi tóm lại cảm nghĩ của tôi thế này: nếu người ta tìm nơi thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu một con đường của Đức Mẹ đã đi thì người ta không tìm thấy được ít hoặc ít ra phải vất vả quá nhưng nếu người ta tìm nơi nữ tu Têrêxa đời sống của Đức Maria thì người ta tìm ra không khó khăn gì.
Chúng tôi trở lại điểm này. Nếu thánh Têrêxa không thuộc về Đức Maria bằng những tư tưởng trong học thuyết của mình thì thánh Têrêxa cũng thuộc Đức Maria bằng sự hiện hữu sâu xa của mình. Thánh nữ có thể cho chúng ta một ý tưởng rất gần gũi con người Đức Maria lịch sử. Không muốn bắt chước Đức Trinh Nữ bằng một cố gắng riêng biệt, thánh Têrêxa giống Đức Trinh Nữ, như được thêm vào, sự tăng thêm này là một đặc ân của tình yêu trong sáng thuần túy.
(Xin xem nguyên bài trong Jean Guitton, Le génie de Thérèse de Lisieux, Edt Emmanuel, Paris 1995, Thérèse et la pensée protestante, trang 121-126).
(Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu chắc chắn là chưa đọc những tác phẩm của Tin lành, cụ Jean Guitton viết rõ ra là thệ phản. Nhưng thánh nhân đã có những suy nghĩ về Đức Maria mà người Tin lành chấp nhận được trong khi đó bao Đấng khác nói về Đức Mẹ gây khó chịu cho anh em Tin lành).
Tư tưởng của Đức Maria chiếm một địa vị trong tư tưởng Kitô giáo phải được kính trọng với một lưu tâm lớn. Đức Maria không phải là trung tâm vì chỉ có Chúa Giêsu là trung tâm duy nhất, nhưng Đức Maria có sáng kiến, có đời sống đứng ở một vị thế lớn lao.
Trong phạm vi cứu độ, tâm hồn người Công giáo vui mừng vì mức hiểu biết Mẹ của Đấng Cứu Thế tăng thêm và vinh quang Mẹ dần dần càng rạng rỡ, nếu đồng thời người Công giáo để ý tới tính phổ biến và tính tông truyền thì hay biết mấy. Nhưng có những tâm tình lại không để ý tới tiến triển hiểu biết về Đức Maria làm cho đạo Công giáo xa những giáo phái đã tách khỏi Công giáo mà họ còn giữ được di sản Kitô giáo về lòng tôn kính Đức Maria và những tín điều liên can tới Đức Trinh Nữ Maria y nguyên lúc chia rẽ, sự chia rẽ này như là một sự suy sụp kho tàng Đức Tin.
Tâm trí người Công giáo không thống nhất với nhau khi đối diện với một mệnh đề phát triển tầm hiểu biết về Đức Trinh Nữ Maria. Có vui nhưng mà cũng có lo lắng vì thấy rằng phát triển hiểu biết này như đưa ra ánh sáng từ tối tăm làm tăng thêm chiều kích của vực thẳm. Thí dụ: Đức Giáo Hoàng Pio XII khi âm thầm suy nghĩ việc định tín điều Đức Mẹ hồn xác về trời đã có sự do dự vì một bên muốn tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria và bên kia là sợ đặt một chướng ngại vật trên đường hiệp nhất Kitô giáo.
“Xuyên qua các mặt, bỏ đi những điều phụ tùy, linh đạo của thánh Têrêxa Lisieux ít gây hoang mang đối với Tin lành hơn là các linh đạo khác. Việc phụng thờ Ngôi Cha Thiên Chúa, cách hiểu Tin Mừng, khoa thần bí bất vụ lợi của thánh nữ, ơn sủng thuần túy, sự từ bỏ công nghiệp cá nhân, vượt qua hàng rào ngôn ngữ để giữ lấy tinh thần bản văn, phê bình rất táo bạo những gì có thể lệch đường tu đức Công giáo, lời kêu gọi của thánh nữ kêu gọi các tâm hồn ở bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào kể cả sống ngoài bậc tu trì và lời khấn, đó là những điều chứng minh được biết bao những giá trị tinh thần ám ảnh những nhà cải cách bậc nhất còn sống tu đức Công giáo. Cách thức thánh nữ đề cập tới mầu nhiệm Đức Maria, hình ảnh mà thánh nữ tạo ra mẹ Đức Giêsu và tâm hồn của Ngài hình như rất được những người Tin lành chấp nhận hơn là những công trình thần học hoàn chỉnh và lớn lao do những suy tư sâu xa và khoa học về những luận đề rất đơn giản. Các điều người Tin lành vất vả theo Têrêxa chính là lòng sùng kính của thánh nữ tạo ra những tương quan trong tâm hồn thánh nữ với con người Đức Maria cụ thể trong khi những tương quan này các nhà tần học đặt ra học thuyết suy nghĩ về Đức Maria, vai trò hiện tại trong việc phân phát các ơn của Đức Maria và trong đời sống nội tâm, những điều này người Tin lành không hiểu được.
Có thể phân tích lòng sùng kính Đức Maria trong đời sống nội tâm của thánh Têrêxa Lisieux sẽ hiểu rõ thánh nữ hoặc ít ra nhận ra được nơi thánh nữ còn nguyên vẹn vì thánh nữ dành một chỗ lớn và sâu kín, tương quan rất trong sáng, rất trực tiếp và rất đơn giản của tâm hồn mình cho Thiên Chúa, chính Thiên Chúa là đối tượng chân thật duy nhất đời sống tu trì của linh hồn người Công giáo” (Tạp chí Thomiste, 1952, III).
Chính ở điểm này, linh đạo của thánh Têrêxa liên quan tới Đức Nữ Đồng Trinh Maria có thể giúp ích cho chúng ta suy nghĩ và phổ biến. Vì tinh thần của Dòng Cát Minh trong đó Chị thánh tươi nở làm tiêu tan từ gốc rễ tất cả những cảm tình quá đáng, tất cả những hình thức thái quá. Người ta có thể nói một cách tổng quát (điều này thấy rõ trong Grignion de Montfort) cố gắng thuộc tính tinh thần là một cố gắng của sự đơn sơ, cũng như cố gắng của thi thơ là một cố gắng, một sự trong sáng lớn, cố gắng của khoa học đạt tới một sự điều hợp lớn hơn. Một nhà đạo đức phát minh ra một cách mà thế kỷ 17 gọi là một “phương tiện ngắn gọn”, một “quyển sách giản yếu”. Sách Gương Phúc của Thomas a Kempis là một quyển sách được đơn giản hóa liên quan tới lòng sùng kính quá nặng nề của giới nhà tu. Quyển sách Nhập môn vào đời sống đạo đức cũng đơn giản như thế. Thần học hoặc luân lý, hoặc luật học nhất thiết là trở nên rắc rối, trở nên phức tạp. Việc làm của tinh thần lại có khuynh hướng đơn giản hóa. Chính khuynh hướng này cho phép các tâm hồn tìm gặp sự đơn giản của Nguồn suối, của Tin Mừng, mặc dầu sự tiến bộ đòi thay đổi và chồng chất lên theo thời gian.
Nói tóm lại (dầu không phải duy nhất thế), người ta yêu cầu đơn sơ nầy nơi lòng sùng kính riêng tư và trong tất cả lòng sùng kính Đức Mẹ. Đức Trinh Nữ Maria xuất hiện như không có phức tạp, vậy là đơn sơ và dễ dàng ngay cả trong trường hợp khó khăn, phải giải thoát khỏi huyền thoại như những người duy tân nói.
Ở đây, kẻ viết tập này xin phép được trích ra đây những câu nói ngắn gọn về Đức Mẹ của Chị thánh nhưng đượm những suy nghĩ sâu xa mà đơn giản:
Ôi ! Con yêu mến Đức Mẹ lắm ! Giả như con là linh mục, con sẽ giảng về Mẹ dịu dàng lắm. Người ta cứ nói Đức Mẹ rất cao sang không thể lui tới được. Phải chi cứ giảng rằng: Đức Mẹ bình dân rất dễ bắt chước. Người là Mẹ hơn là Nữ Vương. Đã có lần tôi nghe nói sự sáng láng của Đức Mẹ che lấp các thánh như mặt trời mọc lên át hết các vì sao trên trời. Lạy Chúa ! Sao lại kỳ dị thế được ? Người Mẹ lại nhẫn tâm lấn át sự vẻ vang của con cái mình ư ? Tôi không thể nghĩ thể ấy, tôi tin thật rằng Đức Mẹ sẽ ban thêm sự sáng láng cho những con cái được về thiên đàng. Lạy Mẹ đồng trinh ! Cuộc đời của Mẹ giản dị, đơn sơ biết bao (Truyện Một tâm hồn, chương 12, Kim Thiều dịch).
“Ôi Mẹ Maria, nếu con là Nữ Vương thiên quốc và nếu mẹ là Têrêxa thì con muốn con là Têrêxa để Mẹ là Nữ Vương Thiên quốc” (Pri 21).
Đời sống của thánh Têrêxa cũng như đời sống của Đức Mẹ diễn ra trong những điều kiện bình thường, trong những hình thức dễ dàng và không sáng chói. Chị thánh, đúng như phần chúng tôi ước đoán, tính tình Chị thánh giống như Đức Trinh Nữ Maria, tức là tính chất và bản tính riêng của Chị thánh giống Đức Trinh Nữ Maria hơn là giống tính chất và bản tính riêng của thánh Têrêxa Avila. Đạt đến mức độ hiếm có trong hàng ngũ các thánh, thánh Têrêxa có tính tình giống Đức Maria như chúng ta đã biết tính tình Đức Maria nhờ thánh sử Luca. Hai đấng này có một cái gì gọi là trực tiếp, rõ ràng, vui tươi, không quanh co ngoắt ngoéo, không phức tạp rối rắm: đó là khôn ngoan do tập trung ở mức độ cao nhất đôi khi mừng quýnh lên rồi được thu lại rất nhanh trong sự yên lặng, yêu mến nghe theo những dấu hiệu mà không phải tìm kiếm.
Tôi tóm lại cảm nghĩ của tôi thế này: nếu người ta tìm nơi thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu một con đường của Đức Mẹ đã đi thì người ta không tìm thấy được ít hoặc ít ra phải vất vả quá nhưng nếu người ta tìm nơi nữ tu Têrêxa đời sống của Đức Maria thì người ta tìm ra không khó khăn gì.
Chúng tôi trở lại điểm này. Nếu thánh Têrêxa không thuộc về Đức Maria bằng những tư tưởng trong học thuyết của mình thì thánh Têrêxa cũng thuộc Đức Maria bằng sự hiện hữu sâu xa của mình. Thánh nữ có thể cho chúng ta một ý tưởng rất gần gũi con người Đức Maria lịch sử. Không muốn bắt chước Đức Trinh Nữ bằng một cố gắng riêng biệt, thánh Têrêxa giống Đức Trinh Nữ, như được thêm vào, sự tăng thêm này là một đặc ân của tình yêu trong sáng thuần túy.
(Xin xem nguyên bài trong Jean Guitton, Le génie de Thérèse de Lisieux, Edt Emmanuel, Paris 1995, Thérèse et la pensée protestante, trang 121-126).
Con sẽ luôn thực hiện thánh ý Chúa
Lm Jude Siciliano OP
08:05 02/10/2008
CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN A
Isaia 5: 1-7; Tv: 80; Philiphê 4: 6-9; Matthêu 21: 33-43
Anh chị em thân mến,
Một nữ tổng biên tập của một công ty phát hành sách có nói: Một người viết sách giỏi cũng cần phải có một tổng biên tập giỏi; đó là người sẽ đọc lại những trang sách mới viết, nêu lên những gợi ý cho tác giả trong trường hợp cần sửa chữa. Nhiệm vụ chính yếu của tổng biên tập là đọc bản thảo và ghi chú lại như công việc đòi hỏi, sau đó gặp tác giả để đề nghị những chỗ cần sửa lại. Người đó hy vọng là những đề nghị này sẽ giúp văn của tác giả hay hơn. Người tổng biên tập thường đề nghị những điều như sau: Bỏ một đoạn văn, phần này hơi dài quá, nên cắt chổ này, nên thêm vào chổ kia, hay giải thích từ ngữ này v.v....
Kinh Thánh là một tác phẩm tuyệt vời, và là sách bán chạy nhất. Tôi nghĩ ngay cả sách: “Harry Potter" cũng không bán chạy bằng Kinh Thánh. Hãy tưởng tượng bạn được thuê làm tổng biên tập trước khi những sách Kinh Thánh được ghép lại thành bộ để sản xuất, và công việc của bạn là đọc lại lời văn và đề nghị những chỗ cần sửa chữa.
Thường mỗi người trong chúng ta hay để ý một câu chuyện hoặc một đoạn văn trong Kinh Thánh mà chúng ta nghĩ không thực tế, không diễn tả được sự thật, hay hơi cao kỳ hoặc viễn vông. Như những câu văn nói về yêu thương kẻ nghịch của chúng ta thì sao? Hay đưa má bên kia cho người ta vả thì sao? Hay tha thứ đến bảy mươi lần 7 thì sao? Những câu văn ấy thật cứng cỏi mà tổng biên tập có thể xóa đi, hay đề nghị sửa cho lời văn dịu dàng hơn.
Tôi còn nhớ mẹ tôi, lúc mới lập gia đình, không có đủ những máy gia cụ tối tân như chúng ta có hiện nay. Cha mẹ tôi có 3 người con, và mẹ tôi phải làm tất cả việc nhà, nào là phải giặt quần áo bằng tay, rồi bưng lên tầng gác mái nhà để phơi. Nếu ngày nào trời mưa thì thật là cực. Khi mẹ tôi nghe chuyện trong Phúc âm thánh Luca nói về bà Maria và bà Mác-ta: Bà Maria ngồi dưới chân Chúa Giêsu để nghe Ngài giảng dạy trong lúc bà Mác-ta phải tất bật làm đủ mọi thứ để tiếp khách. Mẹ tôi nói rằng "Cắt bỏ câu chuyện đó ra ngoài Kinh Thánh cho rồi". Đó, mẹ tôi nói như là tổng biên tập sách Kinh Thánh. Chắc mẹ tôi sẽ đưa trả lại trang sách đó cho tác giả với chú thích bên lề là "nên bỏ câu chuyện này đi. Vì câu chuyện này sẽ làm những người làm việc cực nhọc bực bội."
Bây giờ, nếu tôi là một tổng biên tập đọc bài Phúc âm hôm nay, và phải làm cho bài Phúc âm đó dể nghe hơn, tôi sẽ đề nghị cắt đọan giữa của dụ ngôn, ngay sau phần nói về người đầy tớ thứ nhất được gởi đi để thâu hoa lợi, và người đó bị bắt giết. Tôi sẽ tiếp ngay vào phần Chúa Giêsu đặt câu hỏi: "Vậy khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?" Chắc tôi sẽ giữ lại đoạn trả lời của các người Kỳ Mục "Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông."
Là tổng biên tập, tôi sẽ đề nghị tác giả cắt đoạn nói "Ông lại sai một số đầy tớ khác" Và tôi nhất định sẽ đề nghị cắt bỏ đoạn "Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng". Tôi sẽ đề nghị với tác giả là "những đoạn văn như thế làm người nghe bực bội, Và câu chuyện không thực tế. Ai lại ngu đến nỗi đã sai thêm một sổ đầy tớ khác, lại còn sai cả người con trai của mình đến một chổ đầy rủi ro và nguy hiểm như vậy? Nếu cắt những đoạn văn đó thì câu chuyện có thể dễ nghe hơn chăng."
Nếu chúng ta cắt những chi tiết vừa nói trên, chúng ta sẽ có một câu chuyện thực tế, dễ nghe, và có lẽ sẽ hợp với thế giới hiện nay hơn. Nhưng chúng ta lại mất đi phần Chúa Giêsu muốn nói về Thiên Chúa. Mặc dù Ngài bị người ta chối từ, nhưng Ngài vẫn trở lại mời gọi chúng ta. Một Thiên Chúa luôn mời gọi chúng ta sống đời sống trung kiên với đức tin trong việc làm vườn nho nghĩa là sống trung kiên với Phúc âm.
Anh chị em có để ý đến những dụ ngôn trong Phúc âm thường nói về đời sống trong gia đình, ngoài xã hội và nơi công sở không? Dụ ngôn hôm nay nói về vườn nho. Nhưng Chúa Giêsu không chỉ nói về nghề nông, trồng nho hay làm ruộng đâu? Mà Ngài muốn nói đến đời sống hàng ngày của chúng ta, nơi chúng ta làm việc, và cả những nơi chúng ta thường sinh hoạt như ở trong gia đình, trường học, siêu thị, sân vận động và nơi máy vi tính?
Có phải Chúa Giêsu nói với chúng ta là Thiên Chúa đang ở giữa những người sống với chúng ta hàng ngày, ở những nơi chúng ta để hết tâm trí vào công việc phải không? Cảnh quan của dụ ngôn hôm nay là vườn nho, là nơi chúng ta làm việc, và Chúa Giêsu muốn chúng ta nhìn thấy sự hiện diện của Nước Trời ở đây. Dù sao đi nữa khi mà công việc chiếm hết thời gian trong ngày của chúng ta thì Chúa Giêsu vẫn nhắc đến sự hiện diện của Thiên Chúa ở những nơi chúng ta buôn bán, hoặc làm công việc nhà là những nơi mà chúng ta ít nghĩ đến Ngài nhất. Ngay cả ở những nơi đó, Chúa Giêsu vẫn mời gọi chúng ta hãy mở mắt ra, hãy lắng nghe sự hiện diện của Thiên Chúa toàn năng.
Chúng ta cần được đức tin hướng dẫn trong những hoạt động hàng ngày: Chúng ta cần được nhìn thấy giá trị của mỗi người và tôn trọng mọi người, tôn trọng công việc. Chúng ta hãy sẵn sàng sống đức tin qua những hành vi của chúng ta, và nếu có dịp hãy dùng mọi cách để diễn tả đức tin thực sống động trong mỗi hành vi và lời nói của chúng ta.
Chúng ta đều chưa đạt đến sự hoàn hảo mà chúng ta tuyên xưng mổi ngày Chúa nhật. Ai trong chúng ta dám tuyên xưng là "tôi có thể làm theo thánh ý Chúa" hoặc nói "Hành vi của tôi luôn xứng hợp với đức tin mà tôi tuyên xưng ở nhà thờ"? Có lẽ vì vậy mà trước khi dâng thánh lễ, chúng ta khẩn cầu xin Chúa thương xót và tha thứ tội lỗi cho chúng ta. Vậy nếu chúng ta là tổng biên tập cho bài Phúc âm hôm nay thì tốt hơn hết, chúng ta nên giữ lại câu chuyện mà tác giả đã trình bày.
Mỗi người trong chúng ta đều cần đoạn giữa của câu chuyện, phần nói về ông chủ vườn nho gởi thêm đầy tớ đến gặp những tá điền gian ác. Và chúng ta cần nhất phần nói về người con được gởi đi, vì những đoạn văn này diển tả Thiên Chúa không buông tay mặc dù có nhiều khi chúng ta bỏ Người. Thiên Chúa luôn sẵn sàng đến với chúng ta. Tình thương của Ngài không hề nguội, mặc dù có những lúc chúng ta bỏ Người hay sống thờ ơ với Người trong đức tin.
Có phải vì vậy mà chúng ta đến nhà thờ hết Chúa nhật này đến Chúa nhật khác không? và chúng ta muốn có đời sống thể hiện rõ được những điều mà chúng ta nghe trong Phúc âm không? Vậy chúng ta có thành thật biết ơn là chúng ta đã được dịp thứ hai, thứ ba và nhiều dịp khác để đền bù, để dâng lên lời hứa là thánh hóa cuộc sống qua đó trở nên thành viên của gia đình Thiên Chúa chưa? Và trên hết mọi sự là chúng ta tạ ơn Chúa vì Ngài đã nhìn thấu suốt mọi ước vọng sống thánh thiện của chúng ta để trở nên hoa trái tiến dâng nơi Bàn Tiệc thánh chưa?
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Isaia 5: 1-7; Tv: 80; Philiphê 4: 6-9; Matthêu 21: 33-43
Anh chị em thân mến,
Một nữ tổng biên tập của một công ty phát hành sách có nói: Một người viết sách giỏi cũng cần phải có một tổng biên tập giỏi; đó là người sẽ đọc lại những trang sách mới viết, nêu lên những gợi ý cho tác giả trong trường hợp cần sửa chữa. Nhiệm vụ chính yếu của tổng biên tập là đọc bản thảo và ghi chú lại như công việc đòi hỏi, sau đó gặp tác giả để đề nghị những chỗ cần sửa lại. Người đó hy vọng là những đề nghị này sẽ giúp văn của tác giả hay hơn. Người tổng biên tập thường đề nghị những điều như sau: Bỏ một đoạn văn, phần này hơi dài quá, nên cắt chổ này, nên thêm vào chổ kia, hay giải thích từ ngữ này v.v....
Kinh Thánh là một tác phẩm tuyệt vời, và là sách bán chạy nhất. Tôi nghĩ ngay cả sách: “Harry Potter" cũng không bán chạy bằng Kinh Thánh. Hãy tưởng tượng bạn được thuê làm tổng biên tập trước khi những sách Kinh Thánh được ghép lại thành bộ để sản xuất, và công việc của bạn là đọc lại lời văn và đề nghị những chỗ cần sửa chữa.
Thường mỗi người trong chúng ta hay để ý một câu chuyện hoặc một đoạn văn trong Kinh Thánh mà chúng ta nghĩ không thực tế, không diễn tả được sự thật, hay hơi cao kỳ hoặc viễn vông. Như những câu văn nói về yêu thương kẻ nghịch của chúng ta thì sao? Hay đưa má bên kia cho người ta vả thì sao? Hay tha thứ đến bảy mươi lần 7 thì sao? Những câu văn ấy thật cứng cỏi mà tổng biên tập có thể xóa đi, hay đề nghị sửa cho lời văn dịu dàng hơn.
Tôi còn nhớ mẹ tôi, lúc mới lập gia đình, không có đủ những máy gia cụ tối tân như chúng ta có hiện nay. Cha mẹ tôi có 3 người con, và mẹ tôi phải làm tất cả việc nhà, nào là phải giặt quần áo bằng tay, rồi bưng lên tầng gác mái nhà để phơi. Nếu ngày nào trời mưa thì thật là cực. Khi mẹ tôi nghe chuyện trong Phúc âm thánh Luca nói về bà Maria và bà Mác-ta: Bà Maria ngồi dưới chân Chúa Giêsu để nghe Ngài giảng dạy trong lúc bà Mác-ta phải tất bật làm đủ mọi thứ để tiếp khách. Mẹ tôi nói rằng "Cắt bỏ câu chuyện đó ra ngoài Kinh Thánh cho rồi". Đó, mẹ tôi nói như là tổng biên tập sách Kinh Thánh. Chắc mẹ tôi sẽ đưa trả lại trang sách đó cho tác giả với chú thích bên lề là "nên bỏ câu chuyện này đi. Vì câu chuyện này sẽ làm những người làm việc cực nhọc bực bội."
Bây giờ, nếu tôi là một tổng biên tập đọc bài Phúc âm hôm nay, và phải làm cho bài Phúc âm đó dể nghe hơn, tôi sẽ đề nghị cắt đọan giữa của dụ ngôn, ngay sau phần nói về người đầy tớ thứ nhất được gởi đi để thâu hoa lợi, và người đó bị bắt giết. Tôi sẽ tiếp ngay vào phần Chúa Giêsu đặt câu hỏi: "Vậy khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?" Chắc tôi sẽ giữ lại đoạn trả lời của các người Kỳ Mục "Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông."
Là tổng biên tập, tôi sẽ đề nghị tác giả cắt đoạn nói "Ông lại sai một số đầy tớ khác" Và tôi nhất định sẽ đề nghị cắt bỏ đoạn "Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng". Tôi sẽ đề nghị với tác giả là "những đoạn văn như thế làm người nghe bực bội, Và câu chuyện không thực tế. Ai lại ngu đến nỗi đã sai thêm một sổ đầy tớ khác, lại còn sai cả người con trai của mình đến một chổ đầy rủi ro và nguy hiểm như vậy? Nếu cắt những đoạn văn đó thì câu chuyện có thể dễ nghe hơn chăng."
Nếu chúng ta cắt những chi tiết vừa nói trên, chúng ta sẽ có một câu chuyện thực tế, dễ nghe, và có lẽ sẽ hợp với thế giới hiện nay hơn. Nhưng chúng ta lại mất đi phần Chúa Giêsu muốn nói về Thiên Chúa. Mặc dù Ngài bị người ta chối từ, nhưng Ngài vẫn trở lại mời gọi chúng ta. Một Thiên Chúa luôn mời gọi chúng ta sống đời sống trung kiên với đức tin trong việc làm vườn nho nghĩa là sống trung kiên với Phúc âm.
Anh chị em có để ý đến những dụ ngôn trong Phúc âm thường nói về đời sống trong gia đình, ngoài xã hội và nơi công sở không? Dụ ngôn hôm nay nói về vườn nho. Nhưng Chúa Giêsu không chỉ nói về nghề nông, trồng nho hay làm ruộng đâu? Mà Ngài muốn nói đến đời sống hàng ngày của chúng ta, nơi chúng ta làm việc, và cả những nơi chúng ta thường sinh hoạt như ở trong gia đình, trường học, siêu thị, sân vận động và nơi máy vi tính?
Có phải Chúa Giêsu nói với chúng ta là Thiên Chúa đang ở giữa những người sống với chúng ta hàng ngày, ở những nơi chúng ta để hết tâm trí vào công việc phải không? Cảnh quan của dụ ngôn hôm nay là vườn nho, là nơi chúng ta làm việc, và Chúa Giêsu muốn chúng ta nhìn thấy sự hiện diện của Nước Trời ở đây. Dù sao đi nữa khi mà công việc chiếm hết thời gian trong ngày của chúng ta thì Chúa Giêsu vẫn nhắc đến sự hiện diện của Thiên Chúa ở những nơi chúng ta buôn bán, hoặc làm công việc nhà là những nơi mà chúng ta ít nghĩ đến Ngài nhất. Ngay cả ở những nơi đó, Chúa Giêsu vẫn mời gọi chúng ta hãy mở mắt ra, hãy lắng nghe sự hiện diện của Thiên Chúa toàn năng.
Chúng ta cần được đức tin hướng dẫn trong những hoạt động hàng ngày: Chúng ta cần được nhìn thấy giá trị của mỗi người và tôn trọng mọi người, tôn trọng công việc. Chúng ta hãy sẵn sàng sống đức tin qua những hành vi của chúng ta, và nếu có dịp hãy dùng mọi cách để diễn tả đức tin thực sống động trong mỗi hành vi và lời nói của chúng ta.
Chúng ta đều chưa đạt đến sự hoàn hảo mà chúng ta tuyên xưng mổi ngày Chúa nhật. Ai trong chúng ta dám tuyên xưng là "tôi có thể làm theo thánh ý Chúa" hoặc nói "Hành vi của tôi luôn xứng hợp với đức tin mà tôi tuyên xưng ở nhà thờ"? Có lẽ vì vậy mà trước khi dâng thánh lễ, chúng ta khẩn cầu xin Chúa thương xót và tha thứ tội lỗi cho chúng ta. Vậy nếu chúng ta là tổng biên tập cho bài Phúc âm hôm nay thì tốt hơn hết, chúng ta nên giữ lại câu chuyện mà tác giả đã trình bày.
Mỗi người trong chúng ta đều cần đoạn giữa của câu chuyện, phần nói về ông chủ vườn nho gởi thêm đầy tớ đến gặp những tá điền gian ác. Và chúng ta cần nhất phần nói về người con được gởi đi, vì những đoạn văn này diển tả Thiên Chúa không buông tay mặc dù có nhiều khi chúng ta bỏ Người. Thiên Chúa luôn sẵn sàng đến với chúng ta. Tình thương của Ngài không hề nguội, mặc dù có những lúc chúng ta bỏ Người hay sống thờ ơ với Người trong đức tin.
Có phải vì vậy mà chúng ta đến nhà thờ hết Chúa nhật này đến Chúa nhật khác không? và chúng ta muốn có đời sống thể hiện rõ được những điều mà chúng ta nghe trong Phúc âm không? Vậy chúng ta có thành thật biết ơn là chúng ta đã được dịp thứ hai, thứ ba và nhiều dịp khác để đền bù, để dâng lên lời hứa là thánh hóa cuộc sống qua đó trở nên thành viên của gia đình Thiên Chúa chưa? Và trên hết mọi sự là chúng ta tạ ơn Chúa vì Ngài đã nhìn thấu suốt mọi ước vọng sống thánh thiện của chúng ta để trở nên hoa trái tiến dâng nơi Bàn Tiệc thánh chưa?
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Chị Thánh Têrêxa Hà Đồng Giêsu và ''Con Đường Thơ Ấu''
LM Joseph Trung, O.Carm.
08:58 02/10/2008
Chị Thánh Têrêxa Hà Đồng Giêsu và "Con Đường Thơ Ấu"
Từ xưa đến nay, Giáo Hội chúng ta đã có rất nhiều những vị thánh; những con người đã anh dũng sống một cuộc đời lý tưởng bằng đời sống hy sinh nhiệm nhặt phi thường, ăn chay, hãm mình, đánh tội phạt xác… và còn rất nhiều phương thế khác để nên thánh. Nhưng trong suốt chiều dài lịch sử của Giáo Hội, chắc có lẽ chỉ có chị Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã chọn một phương thức nên thánh bình thường; đó là chị đã chọn sống “con đường thơ ấu”. Quả vậy, “con đường thơ ấu” của chị tuy bình thường đã trở nên rất khác thường.
“Đường thơ ấu” theo lẽ thường của cuộc đời nghe cứ nghịch tai sao ấy. Ấy vậy mà lại là con đường được chính Chúa Giêsu phổ biến đấy; Ngài nói: “Ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời.” Mà theo cách nói bình dân, “đường thơ ấu” cũng đồng nghĩa với con đường của “trẻ con”, mà trẻ thơ thì có gì đặc biệt để mà nói đến cơ chứ. Có chăng cũng chỉ là dựa dẫm, là cần đến sự nâng đỡ, dìu dắt của người lớn, thế thì có gì hay chăng để mà bàn, mà kể. Thế đấy, chân lý của Nước Thiên Chúa lại nằm ngay trong chính những điều bé mọn, những điều tưởng chừng như “điên dại so với sự khôn ngoan của loài người”.
“Đường thơ ấu”, hay nói khác đi là trở nên như trẻ nhỏ thật không phải chuyện dễ dàng, nhất là khi chúng ta đã lỡ thành người lớn mất rồi. Vì khi làm người lớn, người trưởng thành, chúng ta phải đương đầu với nhiều chuyện, mà khi đương đầu với những toan tính mưu sinh như thế, có mấy ai còn giữ được một tinh thần trẻ thơ thật sự. Tuy người lớn có lắm điều hay mà cũng thật nhiều điều giở, nếu không muốn nói là tệ hại. Người lớn thường lập ra thế giới của riêng mình, biến họ thành những nhà lập luật và đôi khi thành những quan tòa độc đoán…chẳng thế mà con người ta lắm lúc nhìn đứa trẻ chơi đùa vui vẻ mà cứ ước ao về một thế giới hòa bình của trẻ thơ. Trong thế giới của người lớn, Thiên Chúa cũng khó lòng mà có thể chen chân vào được huống chi là trẻ nhỏ. Vì nếu Ngài chen chân vào, họ bảo mất tự do; nếu Ngài dùng điều răn mà giáo huấn họ, họ bảo không dân chủ. Chả thế mà Nước Thiên Chúa khó mà ngự trị được nơi thế giới của những người lớn lắm toan tính và nhiều mưu mô. Mà hỡi ôi, cái chân lý đơn giản để Nước Thiên Chúa có thể ngự trị lại là trở nên như trẻ thơ, yêu thương như trẻ thơ, và phó thác như trẻ thơ.
“Trở nên như trẻ thơ” là một điều mà khi lỡ làm người lớn rồi ta mới ước ao. Vì trẻ con thì không phức tạp như người lớn; chúng cũng có những suy nghĩ, những toan tính đấy, nhưng cứ nhìn cách chúng diễn tả tình yêu là người lớn chúng ta có mơ cũng chẳng thể nào đạt được. Chúng cứ gọi “cha ơi” hay “mẹ ơi” một tiếng rối cứ thế mà buông mình vào lòng cha mẹ, giao phó hết mọi sự vào tay cha mẹ. Trẻ nhỏ càng không tranh đấu, chẳng đòi thiệt hơn với cha mẹ mình. Lắm khi sự vòi vĩnh của chúng cũng chỉ là trong chốc lát, nhưng ý cha mẹ vẫn là tốt nhất.
Vì thế mà chị nhỏ Têrêsa của chúng ta đã đi ngược lại với dòng đời, đã chọn “con đường trẻ thơ”. Nói thế không có nghĩa là chị thánh lúc nào cũng như trẻ nít, trái lại chị rất người lớn và rất có trách nhiệm trong đời sống. Điều duy nhất chị đã làm là bắt chước Chúa, trở nên tình yêu, mém mình vào vòng tay yêu thương từ ái của Cha Trên Trời. Chị đã chọn diễn tả “ơn gọi tình yêu” của mình bằng cách sống “con đường thơ ấu,” chọn yêu thương như trẻ thơ, và tập gọi tiếng “cha ơi” bằng tinh thần trẻ thơ. Vì khi yêu hết mình và đặt trọn niềm tin tưởng vào Chúa, điều đó cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ ý riêng, không toan tính thiệt hơn trong tình yêu, chẳng đòi điều kiện nào ngoài điều kiện xây đắp tình yêu bằng lòng tin tưởng và phó thác.
Chúng ta được sinh vào cuộc đời bằng tác động của tình yêu và ân sủng. Để rồi đến lượt mình, chúng ta cũng được mời gọi để sống ơn gọi yêu thương đó trong tương quan với tha nhân, gia đình, bè bạn. Nhưng làm sao có thể diễn tả tương quan tình yêu như trẻ thơ, một khi chúng ta đã lỡ làm người lớn mất rồi? Thiết nghĩ, cách duy nhất để chúng ta có thể sống ơn gọi tình yêu như chị Thánh Têrêsa là yêu như trẻ thơ và sống tình yêu một cách phong phú, đơn sơ như trẻ thơ – tin tưởng tất cả, phó thác tất cả, và nhường nhịn tất cả.
Nhất là những ai đang sống “ơn gọi hôn nhân”, chính họ được mời gọi để nói với mọi người rằng “ơn gọi của tôi là tình yêu”. Chính họ đang được mời gọi để “cải lão hoàn đồng” tình yêu hôn nhân của họ, bằng cách yêu thương hết mình, không tranh đấu, không toan tính thiệt hơn, nhẫn nhịn, và hòa giải bằng một tình yêu tin tưởng và phó thác cho nhau. Vì nếu như mỗi gia đình biết lấy câu châm ngôn của Thánh Têrêsa, “ơn gọi của tôi là tình yêu”, mà áp dụng cho tình yêu của họ; và nếu mỗi người trong gia đình mà biết sống tinh thần trẻ thơ như Tin Mừng mời gọi, chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng vào một tương lai hạnh phúc.
Nói như thế không có nghĩa loại trừ những người sống ơn gọi thánh hiến. Hơn ai hết, nếu muốn nên nghĩa thiết với Chúa Kitô, họ cũng đang được mời gọi “cải lão hoàn đồng” ơn gọi của mình mỗi ngày; bằng cách sống yêu thương, đơn sơ và phó thác trong mỗi phút giây của cuộc sống. Có như thế chúng ta mới có quyền hy vọng vào một ngày mai tương sáng, khi “nước Cha trị đến”.
“Nên như trẻ nhỏ” vì thế đòi hỏi phải hoán cải. Hoán cải là bỏ đi con người cũ và mặc lấy con người mới, sống tinh thần trẻ thơ trong đơn sơ, phó thác, và nguyện cầu. Dĩ nhiên điều này đòi hỏi một nổ lực không ngừng của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghe lời của Thánh Phaolô: “anh em chớ mắc nợ nhau điều gì, ngoài món nợ tương thân tương ái”, thì chúng ta sẽ thấy được rằng ơn gọi tình yêu của chúng ta cũng dễ dàng và khả thi lắm. Bởi lẽ, ai trong cuộc đời mà không mắc cái “món nợ ân tình” đấy cơ chứ. Cứ nhìn tóc bạc trên đầu mẹ, mồ hôi trên trán cha, nét nhăn trên mặt vợ, vẻ tưu tư lo lắng trên mặt chồng, là chúng ta biết được chúng ta mắc nợ nhau nhiều lắm. Những món nợ ấy cứ bồi đắp bằng ngày tháng yêu thương và lo lắng cho nhau. Nhưng những món nợ ân tình này lại chỉ có thể được trả cách thỏa đáng bằng chính ân tình mà thôi. Mà còn cách nào tốt đẹp hơn để trả nếu không phải là “cải lão hoàn đồng” tình yêu của mình mỗi ngày, bằng yêu thương hết mình, hết tình, và không toan tính thiệt hơn.
Nhân dịp lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, ước mong mỗi người chúng ta biết sống ơn gọi tình yêu của mình với tất cả tâm hồn đơn sơ và phó thác như chị, để rồi chúng ta cũng có quyền tin tưởng rằng phần thưởng Nước Trời đang nở rộ ngay trong lòng cuộc sống yêu thương của mình.
Cầu chúc mỗi người chúng ta sẽ là “tình yêu trong cung lòng hội thánh tình yêu”, và trở nên nhân chứng cho Nước Thiên Chúa giữa dòng đời. Chúc mừng bổn mạng đến quý vị có tên thánh Têrêsa!
Từ xưa đến nay, Giáo Hội chúng ta đã có rất nhiều những vị thánh; những con người đã anh dũng sống một cuộc đời lý tưởng bằng đời sống hy sinh nhiệm nhặt phi thường, ăn chay, hãm mình, đánh tội phạt xác… và còn rất nhiều phương thế khác để nên thánh. Nhưng trong suốt chiều dài lịch sử của Giáo Hội, chắc có lẽ chỉ có chị Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã chọn một phương thức nên thánh bình thường; đó là chị đã chọn sống “con đường thơ ấu”. Quả vậy, “con đường thơ ấu” của chị tuy bình thường đã trở nên rất khác thường.
“Đường thơ ấu” theo lẽ thường của cuộc đời nghe cứ nghịch tai sao ấy. Ấy vậy mà lại là con đường được chính Chúa Giêsu phổ biến đấy; Ngài nói: “Ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời.” Mà theo cách nói bình dân, “đường thơ ấu” cũng đồng nghĩa với con đường của “trẻ con”, mà trẻ thơ thì có gì đặc biệt để mà nói đến cơ chứ. Có chăng cũng chỉ là dựa dẫm, là cần đến sự nâng đỡ, dìu dắt của người lớn, thế thì có gì hay chăng để mà bàn, mà kể. Thế đấy, chân lý của Nước Thiên Chúa lại nằm ngay trong chính những điều bé mọn, những điều tưởng chừng như “điên dại so với sự khôn ngoan của loài người”.
“Đường thơ ấu”, hay nói khác đi là trở nên như trẻ nhỏ thật không phải chuyện dễ dàng, nhất là khi chúng ta đã lỡ thành người lớn mất rồi. Vì khi làm người lớn, người trưởng thành, chúng ta phải đương đầu với nhiều chuyện, mà khi đương đầu với những toan tính mưu sinh như thế, có mấy ai còn giữ được một tinh thần trẻ thơ thật sự. Tuy người lớn có lắm điều hay mà cũng thật nhiều điều giở, nếu không muốn nói là tệ hại. Người lớn thường lập ra thế giới của riêng mình, biến họ thành những nhà lập luật và đôi khi thành những quan tòa độc đoán…chẳng thế mà con người ta lắm lúc nhìn đứa trẻ chơi đùa vui vẻ mà cứ ước ao về một thế giới hòa bình của trẻ thơ. Trong thế giới của người lớn, Thiên Chúa cũng khó lòng mà có thể chen chân vào được huống chi là trẻ nhỏ. Vì nếu Ngài chen chân vào, họ bảo mất tự do; nếu Ngài dùng điều răn mà giáo huấn họ, họ bảo không dân chủ. Chả thế mà Nước Thiên Chúa khó mà ngự trị được nơi thế giới của những người lớn lắm toan tính và nhiều mưu mô. Mà hỡi ôi, cái chân lý đơn giản để Nước Thiên Chúa có thể ngự trị lại là trở nên như trẻ thơ, yêu thương như trẻ thơ, và phó thác như trẻ thơ.
“Trở nên như trẻ thơ” là một điều mà khi lỡ làm người lớn rồi ta mới ước ao. Vì trẻ con thì không phức tạp như người lớn; chúng cũng có những suy nghĩ, những toan tính đấy, nhưng cứ nhìn cách chúng diễn tả tình yêu là người lớn chúng ta có mơ cũng chẳng thể nào đạt được. Chúng cứ gọi “cha ơi” hay “mẹ ơi” một tiếng rối cứ thế mà buông mình vào lòng cha mẹ, giao phó hết mọi sự vào tay cha mẹ. Trẻ nhỏ càng không tranh đấu, chẳng đòi thiệt hơn với cha mẹ mình. Lắm khi sự vòi vĩnh của chúng cũng chỉ là trong chốc lát, nhưng ý cha mẹ vẫn là tốt nhất.
Vì thế mà chị nhỏ Têrêsa của chúng ta đã đi ngược lại với dòng đời, đã chọn “con đường trẻ thơ”. Nói thế không có nghĩa là chị thánh lúc nào cũng như trẻ nít, trái lại chị rất người lớn và rất có trách nhiệm trong đời sống. Điều duy nhất chị đã làm là bắt chước Chúa, trở nên tình yêu, mém mình vào vòng tay yêu thương từ ái của Cha Trên Trời. Chị đã chọn diễn tả “ơn gọi tình yêu” của mình bằng cách sống “con đường thơ ấu,” chọn yêu thương như trẻ thơ, và tập gọi tiếng “cha ơi” bằng tinh thần trẻ thơ. Vì khi yêu hết mình và đặt trọn niềm tin tưởng vào Chúa, điều đó cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ ý riêng, không toan tính thiệt hơn trong tình yêu, chẳng đòi điều kiện nào ngoài điều kiện xây đắp tình yêu bằng lòng tin tưởng và phó thác.
Chúng ta được sinh vào cuộc đời bằng tác động của tình yêu và ân sủng. Để rồi đến lượt mình, chúng ta cũng được mời gọi để sống ơn gọi yêu thương đó trong tương quan với tha nhân, gia đình, bè bạn. Nhưng làm sao có thể diễn tả tương quan tình yêu như trẻ thơ, một khi chúng ta đã lỡ làm người lớn mất rồi? Thiết nghĩ, cách duy nhất để chúng ta có thể sống ơn gọi tình yêu như chị Thánh Têrêsa là yêu như trẻ thơ và sống tình yêu một cách phong phú, đơn sơ như trẻ thơ – tin tưởng tất cả, phó thác tất cả, và nhường nhịn tất cả.
Nhất là những ai đang sống “ơn gọi hôn nhân”, chính họ được mời gọi để nói với mọi người rằng “ơn gọi của tôi là tình yêu”. Chính họ đang được mời gọi để “cải lão hoàn đồng” tình yêu hôn nhân của họ, bằng cách yêu thương hết mình, không tranh đấu, không toan tính thiệt hơn, nhẫn nhịn, và hòa giải bằng một tình yêu tin tưởng và phó thác cho nhau. Vì nếu như mỗi gia đình biết lấy câu châm ngôn của Thánh Têrêsa, “ơn gọi của tôi là tình yêu”, mà áp dụng cho tình yêu của họ; và nếu mỗi người trong gia đình mà biết sống tinh thần trẻ thơ như Tin Mừng mời gọi, chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng vào một tương lai hạnh phúc.
Nói như thế không có nghĩa loại trừ những người sống ơn gọi thánh hiến. Hơn ai hết, nếu muốn nên nghĩa thiết với Chúa Kitô, họ cũng đang được mời gọi “cải lão hoàn đồng” ơn gọi của mình mỗi ngày; bằng cách sống yêu thương, đơn sơ và phó thác trong mỗi phút giây của cuộc sống. Có như thế chúng ta mới có quyền hy vọng vào một ngày mai tương sáng, khi “nước Cha trị đến”.
“Nên như trẻ nhỏ” vì thế đòi hỏi phải hoán cải. Hoán cải là bỏ đi con người cũ và mặc lấy con người mới, sống tinh thần trẻ thơ trong đơn sơ, phó thác, và nguyện cầu. Dĩ nhiên điều này đòi hỏi một nổ lực không ngừng của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghe lời của Thánh Phaolô: “anh em chớ mắc nợ nhau điều gì, ngoài món nợ tương thân tương ái”, thì chúng ta sẽ thấy được rằng ơn gọi tình yêu của chúng ta cũng dễ dàng và khả thi lắm. Bởi lẽ, ai trong cuộc đời mà không mắc cái “món nợ ân tình” đấy cơ chứ. Cứ nhìn tóc bạc trên đầu mẹ, mồ hôi trên trán cha, nét nhăn trên mặt vợ, vẻ tưu tư lo lắng trên mặt chồng, là chúng ta biết được chúng ta mắc nợ nhau nhiều lắm. Những món nợ ấy cứ bồi đắp bằng ngày tháng yêu thương và lo lắng cho nhau. Nhưng những món nợ ân tình này lại chỉ có thể được trả cách thỏa đáng bằng chính ân tình mà thôi. Mà còn cách nào tốt đẹp hơn để trả nếu không phải là “cải lão hoàn đồng” tình yêu của mình mỗi ngày, bằng yêu thương hết mình, hết tình, và không toan tính thiệt hơn.
Nhân dịp lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, ước mong mỗi người chúng ta biết sống ơn gọi tình yêu của mình với tất cả tâm hồn đơn sơ và phó thác như chị, để rồi chúng ta cũng có quyền tin tưởng rằng phần thưởng Nước Trời đang nở rộ ngay trong lòng cuộc sống yêu thương của mình.
Cầu chúc mỗi người chúng ta sẽ là “tình yêu trong cung lòng hội thánh tình yêu”, và trở nên nhân chứng cho Nước Thiên Chúa giữa dòng đời. Chúc mừng bổn mạng đến quý vị có tên thánh Têrêsa!
Sức mạnh giải cứu
+ GM JB Bùi Tuần
09:00 02/10/2008
SỨC MẠNH GIẢI CỨU
Nhân dịp lễ Đức Tổng lãnh thiên thần Micae (29/9), cũng là Bổn mạng Đức Cha Cố Nguy?n Khắc Ngữ, vị cha già trăm tuổi của giáo phận Long Xuyên, tôi xin chia sẻ đôi chút suy niệm của tôi về sức mạnh giải cứu lịch sử.
1. Từ xa xưa, lịch sử được mô tả như một cuộc chiến đấu giữa thiện và ác.
Theo sách Khải Huy?n, thì đứng đầu phía thiện là Đức Tổng Lãnh thiên thần Micae. Ngài chỉ huy một số thần lành. Còn đứng đầu phía ác là Luxiphe. Nó nắm giữ một số thần dữ.
Hai bên giao chiến ác liệt. Sau cùng, phía Đức Micae toàn thắng, phía Luxiphe thảm bại. Chúng bị xua đuổi xuống hoả ngục.
Sau này, cuộc chiến đó đã được trình bày bằng ảnh tượng, Đức Tổng Micae dùng gươm giáo đâm đầu Luxiphe, đạp nó dưới chân Ngài.
Hình ảnh đó đề cao sức mạnh của quyền lực. Như thể quyền lực là dấu chỉ của Thiên Chúa, Đấng giải cứu muôn dân.
Hình ảnh quyền lực đó đã một thời ám chỉ quyền lực của Hội Thánh.
2. Nhưng, trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã phác hoạ hình ảnh lịch sử một cách khác.
Lịch sử vẫn là cuộc chiến đấu giữa thiện và ác. Nay đứng đầu phía thiện là Chúa Giêsu. Đứng đầu phía ác vẫn là ma quỷ.
Chúa Giêsu đã thắng ma quỷ, giải cứu con người bằng một khí cụ khác gươm giáo. Khí cụ đó là cây thánh giá.
Thánh giá của Chúa Giêsu là khiêm nhường, khó nghèo, yêu thương và hy sinh.
Từ đó, Hội Thánh ca ngợi thánh giá Đức Kitô bằng lời sau đây: "Vinh dự của chúng ta là thập giá Đức Kitô. Nơi Người, ơn cứu độ của ta, sức sống của ta và là sự phục sinh của ta".
3. Nhờ niềm tin vào sức mạnh của thánh giá Đức Kitô, Hội Thánh xây dựng sức mạnh tu đức, mục vụ và truyền giáo trên nền tảng khiêm nhường, khó nghèo, yêu thương và hy sinh từ bỏ mình.
Đường lối đó đã và đang được thực hiện ở khắp nơi. Nơi nào thực hiện tốt, thì kết quả tốt.
Tuy nhiên, thời nào cũng vậy, những người theo Chúa vẫn bị cám dỗ bỏ con đường thánh giá Chúa, hoặc nếu còn theo, thì lại kết hợp sức mạnh thánh giá với sức mạnh gươm giáo.
Thực tế cho thấy, nhiều người chúng ta coi nhẹ sức mạnh của nội tâm, để đặt nặng sức mạnh của quyền lực bên ngoài và những phương tiện trần thế.
Đó là một nguy hiểm lớn cho Hội Thánh. Nguy hiểm lớn nhất là sự suy sụp đời sống đức tin, như đang xảy ra tại một số nước chối từ thánh giá.
4. Khi bị cám dỗ coi thường sức mạnh của nội tâm nơi thánh giá cứu độ, tôi nhớ về Đức Cha Cố Micae Nguyễn Khắc Ngữ.
Đời Ngài là con đường thánh giá.
Con người của Ngài là khí cụ hoà bình của Chúa Giêsu.
Hình ảnh Ngài là can đảm của hy sinh, khiêm nhường, yêu thương, khó nghèo.
Sức mạnh thuyết phục của Ngài là đời sống nội tâm dạt dào đức ái.
Cái máng Ngài dùng để chuyển ơn cứu độ đến các linh hồn là thánh giá của Ngài kết hợp với thánh giá Đức Kitô.
Được ở bên Ngài, tôi thấy rõ điều này: Ngài biết buông ra những gì không cần thiết, và biết nắm vững những gì là cần phải nắm, nhất là trong những hoàn cảnh phức tạp khó khăn.
Ngài phân biệt rõ: Không phải đau khổ nào cũng là thánh giá Chúa.
Chúng ta cảm tạ Chúa đã ban cho Hội Thánh Việt Nam một vị mục tử tốt lành là Đức Cha Cố Micae.
Nguyện xin Chúa nhân lành ban cho chúng ta luôn được ơn khôn ngoan và can đảm, biết con đường nào là đúng con đường thánh ý Chúa, để làm chứng hữu hiệu cho Chúa trong thời điểm rất phức tạp mà Chúa đang sai chúng ta đi vào.
Nhân dịp lễ Đức Tổng lãnh thiên thần Micae (29/9), cũng là Bổn mạng Đức Cha Cố Nguy?n Khắc Ngữ, vị cha già trăm tuổi của giáo phận Long Xuyên, tôi xin chia sẻ đôi chút suy niệm của tôi về sức mạnh giải cứu lịch sử.
1. Từ xa xưa, lịch sử được mô tả như một cuộc chiến đấu giữa thiện và ác.
Theo sách Khải Huy?n, thì đứng đầu phía thiện là Đức Tổng Lãnh thiên thần Micae. Ngài chỉ huy một số thần lành. Còn đứng đầu phía ác là Luxiphe. Nó nắm giữ một số thần dữ.
Hai bên giao chiến ác liệt. Sau cùng, phía Đức Micae toàn thắng, phía Luxiphe thảm bại. Chúng bị xua đuổi xuống hoả ngục.
Sau này, cuộc chiến đó đã được trình bày bằng ảnh tượng, Đức Tổng Micae dùng gươm giáo đâm đầu Luxiphe, đạp nó dưới chân Ngài.
Hình ảnh đó đề cao sức mạnh của quyền lực. Như thể quyền lực là dấu chỉ của Thiên Chúa, Đấng giải cứu muôn dân.
Hình ảnh quyền lực đó đã một thời ám chỉ quyền lực của Hội Thánh.
2. Nhưng, trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã phác hoạ hình ảnh lịch sử một cách khác.
Lịch sử vẫn là cuộc chiến đấu giữa thiện và ác. Nay đứng đầu phía thiện là Chúa Giêsu. Đứng đầu phía ác vẫn là ma quỷ.
Chúa Giêsu đã thắng ma quỷ, giải cứu con người bằng một khí cụ khác gươm giáo. Khí cụ đó là cây thánh giá.
Thánh giá của Chúa Giêsu là khiêm nhường, khó nghèo, yêu thương và hy sinh.
Từ đó, Hội Thánh ca ngợi thánh giá Đức Kitô bằng lời sau đây: "Vinh dự của chúng ta là thập giá Đức Kitô. Nơi Người, ơn cứu độ của ta, sức sống của ta và là sự phục sinh của ta".
3. Nhờ niềm tin vào sức mạnh của thánh giá Đức Kitô, Hội Thánh xây dựng sức mạnh tu đức, mục vụ và truyền giáo trên nền tảng khiêm nhường, khó nghèo, yêu thương và hy sinh từ bỏ mình.
Đường lối đó đã và đang được thực hiện ở khắp nơi. Nơi nào thực hiện tốt, thì kết quả tốt.
Tuy nhiên, thời nào cũng vậy, những người theo Chúa vẫn bị cám dỗ bỏ con đường thánh giá Chúa, hoặc nếu còn theo, thì lại kết hợp sức mạnh thánh giá với sức mạnh gươm giáo.
Thực tế cho thấy, nhiều người chúng ta coi nhẹ sức mạnh của nội tâm, để đặt nặng sức mạnh của quyền lực bên ngoài và những phương tiện trần thế.
Đó là một nguy hiểm lớn cho Hội Thánh. Nguy hiểm lớn nhất là sự suy sụp đời sống đức tin, như đang xảy ra tại một số nước chối từ thánh giá.
4. Khi bị cám dỗ coi thường sức mạnh của nội tâm nơi thánh giá cứu độ, tôi nhớ về Đức Cha Cố Micae Nguyễn Khắc Ngữ.
Đời Ngài là con đường thánh giá.
Con người của Ngài là khí cụ hoà bình của Chúa Giêsu.
Hình ảnh Ngài là can đảm của hy sinh, khiêm nhường, yêu thương, khó nghèo.
Sức mạnh thuyết phục của Ngài là đời sống nội tâm dạt dào đức ái.
Cái máng Ngài dùng để chuyển ơn cứu độ đến các linh hồn là thánh giá của Ngài kết hợp với thánh giá Đức Kitô.
Được ở bên Ngài, tôi thấy rõ điều này: Ngài biết buông ra những gì không cần thiết, và biết nắm vững những gì là cần phải nắm, nhất là trong những hoàn cảnh phức tạp khó khăn.
Ngài phân biệt rõ: Không phải đau khổ nào cũng là thánh giá Chúa.
Chúng ta cảm tạ Chúa đã ban cho Hội Thánh Việt Nam một vị mục tử tốt lành là Đức Cha Cố Micae.
Nguyện xin Chúa nhân lành ban cho chúng ta luôn được ơn khôn ngoan và can đảm, biết con đường nào là đúng con đường thánh ý Chúa, để làm chứng hữu hiệu cho Chúa trong thời điểm rất phức tạp mà Chúa đang sai chúng ta đi vào.
Cái Nhìn của Thánh Phaolô về Một Tông Đồ của Đức Kitô
Phaolô Phạm Xuân Khôi
18:44 02/10/2008
Bài Giáo Lý Mới Thứ IV của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô
Cái Nhìn của Thánh Phaolô về Một Tông Đồ của Đức Kitô
Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô trong buổi triều yết chung ngày 10/9/2008 tại Đại Sảnh Đường Phaolô VI ở Vatican.
Anh chị em thân mến,
Thứ Tư tuần trước cha đã nói về khúc quanh vĩ đại trong cuộc đời Thánh Phaolô sau cuộc gặp gỡ của ngài với Đức Kitô Phục Sinh. Chúa Giêsu đã đi vào cuộc đời của ngài và đã biến đổi ngài từ một tên khủng bố thành một Tông Đồ. Cuộc gặp gỡ ấy đánh dấu điểm khởi đầu sứ vụ của ngài. Thánh Phaolô không thể tiếp tục sống như ngài đã sống trước đây được nữa. Giờ đây ngài cảm thấy được Chúa trao cho trách nhiệm rao giảng Tin Mừng như một Tông Đồ.
Chính về hoàn cảnh mới này của cuộc đời ngài, là việc ngài làm Tông Đồ của Đức Kitô, mà cha muốn nói đến hôm nay. Theo Tin Mừng, chúng ta thường gắn liền Nhóm Mười Hai với tước hiệu Tông Đồ, như thế có ý ám chỉ những vị đã làm bạn đồng hành với Chúa Giêsu và nghe Người giảng dạy. Nhưng Thánh Phaolô cũng cảm thấy chính mình là một Tông Đồ đích thực và như thế có vẻ rõ ràng là quan niệm về Tông Đồ của Thánh Phaolô không chỉ giới hạn trong Nhóm Mười Hai.
Hiển nhiên là Thánh Phaolô có thể phân biệt rõ trường hợp riêng của ngài so sánh với những vị “là Tông Đồ trước” ngài (Gal 1:17): Ngài nhận ra một địa vị đặc biệt cho tất cả các ngài trong đời sống Hội Thánh.
Tuy nhiên, như mọi người đều biết, Thánh Phaolô cũng thấy mình là một Tông Đồ theo nghĩa hẹp. Đúng là trong thời Kitô giáo sơ khai, không có ai đã du hành nhiều cây số, cả đường bộ lẫn đường biển, như ngài đã làm, với một mục đích duy nhất là rao giảng Tin Mừng.
Như thế, ngài có một quan niệm về việc Tông Đồ vượt lên trên quan niệm Tông Đồ dành cho Nhóm Mười Hai, và được truyền lại trước hết bởi Thánh Luca trong Sách Tông Đồ Công Vụ (x. Cv 1-2:26; 6:2). Thực ra, trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô, Thánh Phaolô phân biệt rõ ràng “Nhóm Mười Hai” và “tất cả các Tông Đồ”, được nhắc đến như hai nhóm riêng biệt được hưởng ơn hiện ra của Đấng Phục Sinh (x. 14:5-7).
Trong cùng một bản văn trên, ngài tiếp tục khiêm nhường gọi mình là “người bé nhỏ nhất trong các Tông Đồ” trong khi so sánh mình như một đứa trẻ sinh non (bào thai bị xảy) và xác quyết cách từ chương: “không đáng được gọi là Tông Đồ, bởi vì tôi đã bắt bớ Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng nhờ ơn Thiên Chúa, tôi được như ngày nay, và ơn của Ngài đã không ra vô ích trên tôi; trái lại, tôi đã làm việc cực khổ hơn tất cả các vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi” (1 Cor 15:9-10).
Biểu tượng đứa trẻ sinh non diễn tả một đức khiêm nhường tuyệt đối; hình ảnh này cũng được tìm thấy trong thư của Thánh Ignatiô thành Antioch gửi tín hữu Rôma: “Tôi là người thấp hèn nhất trong tất cả, tôi là một đứa trẻ sinh non, nhưng nếu tôi đến được cùng Thiên Chúa, thì tôi sẽ được thành một cái gì đó” (9:2). Điều mà Đức Giám Mục thành Antioch nói liên hệ đến việc tử vì đạo sắp đến của ngài, nhờ thấy trước rằng cuộc tử đạo này sẽ làm đảo ngược tình trạng bất xứng của ngài, thì Thánh Phaolô nói liên quan đến việc dấn thân làm Tông Đồ của ngài: Chính trong việc này mà thành quả của ân sủng của Thiên Chúa được biểu lộ. Thiên Chúa là Đấng biết cách biến đổi một người thất bại thành một vị Tông Đồ tuyệt vời. Từ một tên khủng bố thành một vị thiết lập các Giáo Đoàn (Giáo Hội): Đó là điều Thiên Chúa đã làm trong một người, mà theo nhãn quan rao giảng Tin Mừng, đáng lẽ phải coi là bị loại ra ngoài!
Cho nên, theo quan niệm của Thánh Phaolô, thì điều gì làm cho ngài và những người khác thành Tông Đồ? Trong các Thư của ngài xuất hiện ba đặc tính chính để của một Tông Đồ. Đặc tính thứ nhất là đã “thấy Chúa” (x. 1 Cor 9:1), nghĩa là, đã có một cuộc gặp gỡ quyết định với Người, thực sự được chọn, nhờ ân sủng của Thiên Chúa với sự mặc khải của Con Ngài để vui thú rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại. Tóm lại, chính Chúa là Đấng thiết lập sứ vụ Tông Đồ, chứ không phải do một người tự nhận. Người Tông Đồ không thể tự mình làm Tông Đồ, nhưng được Chúa thiết lập. Như thế, người Tông đồ cần phải luôn luôn quy hướng về Chúa. Không phải là việc tình cờ mà Thánh Phaolô nói ngài “được gọi để thành một Tông Đồ” (Rom 1:1), nghĩa là, “không phải do loài người, hay nhờ một người nào, nhưng bởi Ðức Chúa Giêsu Kitô và Thiên Chúa Cha” (Gal 1:1). Đó là đặc tính thứ nhất: đã thấy Chúa và được Người gọi.
Đặc tính thứ nhì là “đã được sai đi”. Thực ra, chính từ Hy Lạp “apostolos” có nghĩa là “được sai đi, được lệnh ra đi”, nghĩa là làm đại sứ và làm người mang một sứ điệp; cho nên người ấy phải hành động như một người được ủy thác cho một nhiệm vụ và đại diện cho người sai họ. Chính vì lý do này mà Thánh Phaolô diễn tả mình như “Tông Đồ của Đức Kitô” (1 Cor 1:1; 2 Cor 1:1), nghĩa là, làm đại biểu cho Người, đặt mình hoàn toàn trong việc phục vụ Người, đến nỗi ngài tự nhận mình là “một đầy tớ của Đức Giêsu Kitô” (Rom 1:11). Một lần nữa, ý tưởng là sáng kiến của người nào khác giữ địa vị ưu tiên, đó là sáng kiến của Thiên Chúa trong Đức Chúa Giêsu Kitô, là Đấng mà Thánh Phaolô hoàn toàn quy phục; nhưng ngài nhấn mạnh đặc biệt đến sự kiện là ngài đã nhận được từ Đức Kitô một sứ vụ để được thực thi vì danh Người, và tuyệt đối đặt tất cả những lợi ích cá nhân thành thứ yếu.
Điều kiện thứ ba là thi hành việc “rao giảng Tin Mừng” với kết quả là thành lập các Giáo Đoàn. Thực ra tước hiệu “Tông Đồ” không phải và cũng không được coi là tước hiệu danh dự. Nó đòi hỏi một cách cụ thể và ngay cả cách quyết liệt toàn thể sự hiện hữu của người liên hệ. Trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô, Thánh Phaolô công bố: “Tôi không phải là một tông đồ sao? Tôi đã không thấy Đức Giêsu, Chúa chúng ta sao? Anh em chẳng phải là công trình của tôi trong Chúa sao?” (9:1).
Tương tự trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô ngài xác quyết: “Chính anh em là thư giới thiệu của chúng tôi,.… là bức thư của Ðức Kitô được trao cho chúng tôi quản thủ, không phải viết bằng mực, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống” (3:2-3).
Như vậy chúng ta đừng ngạc nhiên khi Thánh Gioan Kim Khẩu nói về Thánh Phaolô như là một “linh hồn bằng kim cương” (Panegirici, 1,8), và tiếp tục nói rằng: “Như lửa càng cháy mạnh hơn khi bén đến những vật liệu khác nhau … thì lời Thánh Phaolô cũng chinh phục được tất cả những người mà ngài tiếp xúc, và cả những kẻ chống đối ngài, được lời giảng thuyết của ngài thu hút, trở thành nhiên liệu cho ngọn lửa tinh thần này” (Ibid, 7,11). Điều này giải thích tại sao Thánh Phaolô diễn tả các Tông Đồ như “những cộng sự viên của Thiên Chúa” (1 Cor 3:9; 2 Cor 6:1), mà ân sủng của Ngài hoạt động trong các ngài.
Một yếu tố đặc trưng cho một Tông Đồ chân chính, được Thánh Phaolô làm sáng tỏ, là sự gắn bó chặt chẽ giữa Tin Mừng và những người rao giảng Tin Mừng, cả hai được tiền định để đến cùng một số phận. Thực ra, không ai có thể nhấn mạnh được như Thánh Phaolô rằng làm sao việc rao giảng Thập Giá của Đức Kitô lại được coi như “một chướng ngại” và “sự điên rồ” (1 Cor 1:23), là điều mà nhiều người phản ứng với sự không thể hiểu biết nổi và chối từ. Điều này đã xảy ra thời đó, và đừng ngạc nhiên là cũng đang xảy ra thời nay. Chung cuộc, vị Tông Đồ cũng thông phần vào số phận ấy và cũng được coi như “chướng ngại vật” và “sự điên rồ”, và Thánh Phaolô biết điều ấy; đó là kinh nghiệm của cuộc đời ngài.
Ngài đã viết cho tín hữu Côrinthô, không thiếu một dấu vết châm biếm: “Vì tôi nghĩ rằng Thiên Chúa đưa các Tông Đồ chúng tôi ra như những người cuối cùng, như những tử tội, bởi vì chúng tôi đã nên trò cười cho thế gian, cho thiên sứ và loài người! Chúng tôi điên dại vì Đức Kitô, còn anh em thì khôn ngoan trong Đức Kitô. Chúng tôi yếu đuối, còn anh em thì mạnh mẽ. Anh em được kính trọng, còn chúng tôi thì bị khinh chê. Cho đến giờ này, chúng tôi chịu đói khát, trần truồng, bị hành hạ và lang thang không nơi tạm trú; chúng tôi vất vả tự tay làm lụng. Khi bị nguyền rủa, thì chúng tôi chúc phúc; khi bị bắt bớ, thì chúng tôi chịu đựng; khi bị vu khống, thì chúng tôi khuyên răn. Và cho đến bây giờ, chúng tôi đã nên như rác rưởi thế gian, như cặn bã của mọi loài” (1 Cor 4:9-13). Đó chính là một hình ảnh tự họa chân dung của đời Tông Đồ của Thánh Phaolô: Trong tất cả những đau khổ ấy, niềm vui được làm những người mang phúc lành của Thiên Chúa và ân sủng của Tin Mừng đã thắng thế.
Hơn nữa, Thánh Phaolô đồng ý với triết thuyết khắc kỷ (Stoic) của thời đại ngài về việc kiên tâm trong tất cả mọi khó khăn xảy ra trên đường đời của ngài; nhưng ngài vượt trên quan điểm thuần túy nhân bản, bằng cách nhắc đến yếu tố tình yêu của Thiên Chúa và của Đức Kitô. “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Ðức Kitô? Có phải là gian nan, tai họa, khủng bố, đói khổ, trần truồng, hiểm nghèo, hay gươm giáo không? Như lời đã viết: ‘Vì Ngài mà chúng con bị sát hại suốt ngày, bị coi như bầy chiên bị đem đi làm thịt.’ Không, trong mọi điều đó, chúng ta còn hơn là những người thắng trận, nhờ Ðấng đã yêu mến chúng ta. Vì tôi tin chắc rằng, dù sự chết hay sự sống, thiên sứ hay ma quỷ, dù những sự việc trong hiện tại hay trong tương lai, dù quyền lực, dù trời cao hay vực thẳm, cho dù bất cứ gì khác trong các loài thụ tạo, cũng không có thể tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rom 8:35-39).
Đó là điều chắc chắn, niềm vui sâu đậm hướng dẫn Thánh Tông Đồ Phaolô trong tất cả mọi công việc: Không gì có thể tách rời chúng ta khỏi tình yêu của Thiên Chúa. Và tình yêu này là sự giàu sang thật sự của đời sống con người.
Như chúng ta thấy, Thánh Phaolô đã tự hiến cho Tin Mừng với toàn thể đời sống này; chúng ta có thể nói 24 giờ trên 24! Và ngài đã thi hành sứ vụ của mình với lòng trung tín và niềm vui, “để ít ra là cứu rỗi một số người” (1 Cor 9:22).
Và trong những cuộc gặp gỡ của ngài với các Giáo Đoàn, mặc dù biết rằng ngài có liên hệ phụ tử với họ (x. 1 Cor 4:15), nếu trên thực tế không phải là tình mẫu tử (x. Gal 4:19), ngài đã tự đặt mình trong một thái độ hoàn toàn phục vụ, bằng cách nói lên một cách đáng phục: “Không phải là chúng tôi làm chủ đức tin của anh em; nhưng đúng hơn là chúng tôi giúp cho anh em vui mừng, bởi vì anh em đứng vững trong đức tin” (2 Cor 1:24). Đó vẫn còn là sứ vụ của tất cả các Tông Đồ của Đức Kitô ở mọi thời đại: là những cộng sự viên của niềm vui chân chính.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Cái Nhìn của Thánh Phaolô về Một Tông Đồ của Đức Kitô
Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô trong buổi triều yết chung ngày 10/9/2008 tại Đại Sảnh Đường Phaolô VI ở Vatican.
Anh chị em thân mến,
Thứ Tư tuần trước cha đã nói về khúc quanh vĩ đại trong cuộc đời Thánh Phaolô sau cuộc gặp gỡ của ngài với Đức Kitô Phục Sinh. Chúa Giêsu đã đi vào cuộc đời của ngài và đã biến đổi ngài từ một tên khủng bố thành một Tông Đồ. Cuộc gặp gỡ ấy đánh dấu điểm khởi đầu sứ vụ của ngài. Thánh Phaolô không thể tiếp tục sống như ngài đã sống trước đây được nữa. Giờ đây ngài cảm thấy được Chúa trao cho trách nhiệm rao giảng Tin Mừng như một Tông Đồ.
Chính về hoàn cảnh mới này của cuộc đời ngài, là việc ngài làm Tông Đồ của Đức Kitô, mà cha muốn nói đến hôm nay. Theo Tin Mừng, chúng ta thường gắn liền Nhóm Mười Hai với tước hiệu Tông Đồ, như thế có ý ám chỉ những vị đã làm bạn đồng hành với Chúa Giêsu và nghe Người giảng dạy. Nhưng Thánh Phaolô cũng cảm thấy chính mình là một Tông Đồ đích thực và như thế có vẻ rõ ràng là quan niệm về Tông Đồ của Thánh Phaolô không chỉ giới hạn trong Nhóm Mười Hai.
Hiển nhiên là Thánh Phaolô có thể phân biệt rõ trường hợp riêng của ngài so sánh với những vị “là Tông Đồ trước” ngài (Gal 1:17): Ngài nhận ra một địa vị đặc biệt cho tất cả các ngài trong đời sống Hội Thánh.
Tuy nhiên, như mọi người đều biết, Thánh Phaolô cũng thấy mình là một Tông Đồ theo nghĩa hẹp. Đúng là trong thời Kitô giáo sơ khai, không có ai đã du hành nhiều cây số, cả đường bộ lẫn đường biển, như ngài đã làm, với một mục đích duy nhất là rao giảng Tin Mừng.
Như thế, ngài có một quan niệm về việc Tông Đồ vượt lên trên quan niệm Tông Đồ dành cho Nhóm Mười Hai, và được truyền lại trước hết bởi Thánh Luca trong Sách Tông Đồ Công Vụ (x. Cv 1-2:26; 6:2). Thực ra, trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô, Thánh Phaolô phân biệt rõ ràng “Nhóm Mười Hai” và “tất cả các Tông Đồ”, được nhắc đến như hai nhóm riêng biệt được hưởng ơn hiện ra của Đấng Phục Sinh (x. 14:5-7).
Trong cùng một bản văn trên, ngài tiếp tục khiêm nhường gọi mình là “người bé nhỏ nhất trong các Tông Đồ” trong khi so sánh mình như một đứa trẻ sinh non (bào thai bị xảy) và xác quyết cách từ chương: “không đáng được gọi là Tông Đồ, bởi vì tôi đã bắt bớ Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng nhờ ơn Thiên Chúa, tôi được như ngày nay, và ơn của Ngài đã không ra vô ích trên tôi; trái lại, tôi đã làm việc cực khổ hơn tất cả các vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi” (1 Cor 15:9-10).
Biểu tượng đứa trẻ sinh non diễn tả một đức khiêm nhường tuyệt đối; hình ảnh này cũng được tìm thấy trong thư của Thánh Ignatiô thành Antioch gửi tín hữu Rôma: “Tôi là người thấp hèn nhất trong tất cả, tôi là một đứa trẻ sinh non, nhưng nếu tôi đến được cùng Thiên Chúa, thì tôi sẽ được thành một cái gì đó” (9:2). Điều mà Đức Giám Mục thành Antioch nói liên hệ đến việc tử vì đạo sắp đến của ngài, nhờ thấy trước rằng cuộc tử đạo này sẽ làm đảo ngược tình trạng bất xứng của ngài, thì Thánh Phaolô nói liên quan đến việc dấn thân làm Tông Đồ của ngài: Chính trong việc này mà thành quả của ân sủng của Thiên Chúa được biểu lộ. Thiên Chúa là Đấng biết cách biến đổi một người thất bại thành một vị Tông Đồ tuyệt vời. Từ một tên khủng bố thành một vị thiết lập các Giáo Đoàn (Giáo Hội): Đó là điều Thiên Chúa đã làm trong một người, mà theo nhãn quan rao giảng Tin Mừng, đáng lẽ phải coi là bị loại ra ngoài!
Cho nên, theo quan niệm của Thánh Phaolô, thì điều gì làm cho ngài và những người khác thành Tông Đồ? Trong các Thư của ngài xuất hiện ba đặc tính chính để của một Tông Đồ. Đặc tính thứ nhất là đã “thấy Chúa” (x. 1 Cor 9:1), nghĩa là, đã có một cuộc gặp gỡ quyết định với Người, thực sự được chọn, nhờ ân sủng của Thiên Chúa với sự mặc khải của Con Ngài để vui thú rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại. Tóm lại, chính Chúa là Đấng thiết lập sứ vụ Tông Đồ, chứ không phải do một người tự nhận. Người Tông Đồ không thể tự mình làm Tông Đồ, nhưng được Chúa thiết lập. Như thế, người Tông đồ cần phải luôn luôn quy hướng về Chúa. Không phải là việc tình cờ mà Thánh Phaolô nói ngài “được gọi để thành một Tông Đồ” (Rom 1:1), nghĩa là, “không phải do loài người, hay nhờ một người nào, nhưng bởi Ðức Chúa Giêsu Kitô và Thiên Chúa Cha” (Gal 1:1). Đó là đặc tính thứ nhất: đã thấy Chúa và được Người gọi.
Đặc tính thứ nhì là “đã được sai đi”. Thực ra, chính từ Hy Lạp “apostolos” có nghĩa là “được sai đi, được lệnh ra đi”, nghĩa là làm đại sứ và làm người mang một sứ điệp; cho nên người ấy phải hành động như một người được ủy thác cho một nhiệm vụ và đại diện cho người sai họ. Chính vì lý do này mà Thánh Phaolô diễn tả mình như “Tông Đồ của Đức Kitô” (1 Cor 1:1; 2 Cor 1:1), nghĩa là, làm đại biểu cho Người, đặt mình hoàn toàn trong việc phục vụ Người, đến nỗi ngài tự nhận mình là “một đầy tớ của Đức Giêsu Kitô” (Rom 1:11). Một lần nữa, ý tưởng là sáng kiến của người nào khác giữ địa vị ưu tiên, đó là sáng kiến của Thiên Chúa trong Đức Chúa Giêsu Kitô, là Đấng mà Thánh Phaolô hoàn toàn quy phục; nhưng ngài nhấn mạnh đặc biệt đến sự kiện là ngài đã nhận được từ Đức Kitô một sứ vụ để được thực thi vì danh Người, và tuyệt đối đặt tất cả những lợi ích cá nhân thành thứ yếu.
Điều kiện thứ ba là thi hành việc “rao giảng Tin Mừng” với kết quả là thành lập các Giáo Đoàn. Thực ra tước hiệu “Tông Đồ” không phải và cũng không được coi là tước hiệu danh dự. Nó đòi hỏi một cách cụ thể và ngay cả cách quyết liệt toàn thể sự hiện hữu của người liên hệ. Trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô, Thánh Phaolô công bố: “Tôi không phải là một tông đồ sao? Tôi đã không thấy Đức Giêsu, Chúa chúng ta sao? Anh em chẳng phải là công trình của tôi trong Chúa sao?” (9:1).
Tương tự trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô ngài xác quyết: “Chính anh em là thư giới thiệu của chúng tôi,.… là bức thư của Ðức Kitô được trao cho chúng tôi quản thủ, không phải viết bằng mực, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống” (3:2-3).
Như vậy chúng ta đừng ngạc nhiên khi Thánh Gioan Kim Khẩu nói về Thánh Phaolô như là một “linh hồn bằng kim cương” (Panegirici, 1,8), và tiếp tục nói rằng: “Như lửa càng cháy mạnh hơn khi bén đến những vật liệu khác nhau … thì lời Thánh Phaolô cũng chinh phục được tất cả những người mà ngài tiếp xúc, và cả những kẻ chống đối ngài, được lời giảng thuyết của ngài thu hút, trở thành nhiên liệu cho ngọn lửa tinh thần này” (Ibid, 7,11). Điều này giải thích tại sao Thánh Phaolô diễn tả các Tông Đồ như “những cộng sự viên của Thiên Chúa” (1 Cor 3:9; 2 Cor 6:1), mà ân sủng của Ngài hoạt động trong các ngài.
Một yếu tố đặc trưng cho một Tông Đồ chân chính, được Thánh Phaolô làm sáng tỏ, là sự gắn bó chặt chẽ giữa Tin Mừng và những người rao giảng Tin Mừng, cả hai được tiền định để đến cùng một số phận. Thực ra, không ai có thể nhấn mạnh được như Thánh Phaolô rằng làm sao việc rao giảng Thập Giá của Đức Kitô lại được coi như “một chướng ngại” và “sự điên rồ” (1 Cor 1:23), là điều mà nhiều người phản ứng với sự không thể hiểu biết nổi và chối từ. Điều này đã xảy ra thời đó, và đừng ngạc nhiên là cũng đang xảy ra thời nay. Chung cuộc, vị Tông Đồ cũng thông phần vào số phận ấy và cũng được coi như “chướng ngại vật” và “sự điên rồ”, và Thánh Phaolô biết điều ấy; đó là kinh nghiệm của cuộc đời ngài.
Ngài đã viết cho tín hữu Côrinthô, không thiếu một dấu vết châm biếm: “Vì tôi nghĩ rằng Thiên Chúa đưa các Tông Đồ chúng tôi ra như những người cuối cùng, như những tử tội, bởi vì chúng tôi đã nên trò cười cho thế gian, cho thiên sứ và loài người! Chúng tôi điên dại vì Đức Kitô, còn anh em thì khôn ngoan trong Đức Kitô. Chúng tôi yếu đuối, còn anh em thì mạnh mẽ. Anh em được kính trọng, còn chúng tôi thì bị khinh chê. Cho đến giờ này, chúng tôi chịu đói khát, trần truồng, bị hành hạ và lang thang không nơi tạm trú; chúng tôi vất vả tự tay làm lụng. Khi bị nguyền rủa, thì chúng tôi chúc phúc; khi bị bắt bớ, thì chúng tôi chịu đựng; khi bị vu khống, thì chúng tôi khuyên răn. Và cho đến bây giờ, chúng tôi đã nên như rác rưởi thế gian, như cặn bã của mọi loài” (1 Cor 4:9-13). Đó chính là một hình ảnh tự họa chân dung của đời Tông Đồ của Thánh Phaolô: Trong tất cả những đau khổ ấy, niềm vui được làm những người mang phúc lành của Thiên Chúa và ân sủng của Tin Mừng đã thắng thế.
Hơn nữa, Thánh Phaolô đồng ý với triết thuyết khắc kỷ (Stoic) của thời đại ngài về việc kiên tâm trong tất cả mọi khó khăn xảy ra trên đường đời của ngài; nhưng ngài vượt trên quan điểm thuần túy nhân bản, bằng cách nhắc đến yếu tố tình yêu của Thiên Chúa và của Đức Kitô. “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Ðức Kitô? Có phải là gian nan, tai họa, khủng bố, đói khổ, trần truồng, hiểm nghèo, hay gươm giáo không? Như lời đã viết: ‘Vì Ngài mà chúng con bị sát hại suốt ngày, bị coi như bầy chiên bị đem đi làm thịt.’ Không, trong mọi điều đó, chúng ta còn hơn là những người thắng trận, nhờ Ðấng đã yêu mến chúng ta. Vì tôi tin chắc rằng, dù sự chết hay sự sống, thiên sứ hay ma quỷ, dù những sự việc trong hiện tại hay trong tương lai, dù quyền lực, dù trời cao hay vực thẳm, cho dù bất cứ gì khác trong các loài thụ tạo, cũng không có thể tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rom 8:35-39).
Đó là điều chắc chắn, niềm vui sâu đậm hướng dẫn Thánh Tông Đồ Phaolô trong tất cả mọi công việc: Không gì có thể tách rời chúng ta khỏi tình yêu của Thiên Chúa. Và tình yêu này là sự giàu sang thật sự của đời sống con người.
Như chúng ta thấy, Thánh Phaolô đã tự hiến cho Tin Mừng với toàn thể đời sống này; chúng ta có thể nói 24 giờ trên 24! Và ngài đã thi hành sứ vụ của mình với lòng trung tín và niềm vui, “để ít ra là cứu rỗi một số người” (1 Cor 9:22).
Và trong những cuộc gặp gỡ của ngài với các Giáo Đoàn, mặc dù biết rằng ngài có liên hệ phụ tử với họ (x. 1 Cor 4:15), nếu trên thực tế không phải là tình mẫu tử (x. Gal 4:19), ngài đã tự đặt mình trong một thái độ hoàn toàn phục vụ, bằng cách nói lên một cách đáng phục: “Không phải là chúng tôi làm chủ đức tin của anh em; nhưng đúng hơn là chúng tôi giúp cho anh em vui mừng, bởi vì anh em đứng vững trong đức tin” (2 Cor 1:24). Đó vẫn còn là sứ vụ của tất cả các Tông Đồ của Đức Kitô ở mọi thời đại: là những cộng sự viên của niềm vui chân chính.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:33 02/10/2008
THỰC TÌNH
Có hồi, một tên đệ tử cờ bạc nói với đại sư: “Hôm qua khi con đánh bạc thì giở trò láu cá và bị bắt quả tang, các con bạc đánh con một trận, lại còn quăng con qua cửa sổ, thầy cho rằng con phải làm sao đây ?”
Đại sư đưa mắt nhìn chằm chằm người ấy, nói: “Nếu ta là con, thì từ hôm nay trở đi ta sẽ xuống dưới lầu ra sức đánh bạc.”
Các đệ tử nghe thế thì sợ hãi, nói: “Tại sao thầy không can họ đừng chơi bài bạc ?”
Đại sư trả lời rất đơn giản mà sáng suốt sâu xa: “Bởi vì ta biết nó làm không được.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có những lời khuyên xa khuyên gần để người khác từ từ hiểu và thức tỉnh; có những lời khuyên thẳng thắn để người khác tức khắc tỉnh ngộ; và có những lời khuyên rất ngược đời, để người nghe cảm thấy nhức nhối và tự ái để rồi tự sửa đổi mình. Tất cả đều là phương pháp tùy mức độ kinh nghiệm và hiểu rõ tâm lý của người khác nơi người khuyên bảo.
Người có sự hiểu biết, nhất thời có thể sai lầm phạm tội, nhưng sẽ rất cẩn thận đắn đo khi sự việc ấy xảy đến lần thứ hai và sẽ không tái phạm sai lầm nữa.
Chúa Giê-su đã tùy theo hoàn cảnh mà khuyên bảo, hoặc tha thứ hoặc đem bình an đến cho những người tội lỗi, bệnh hoạn, tật nguyền.v.v..Ngài khuyên bảo người đàn bà phạm tội ngoại tình: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa.” (Ga 8, 11b)Ngài cũng trấn an sự sợ hãi của người đàn bà bị băng huyết khi bà đụng đến áo của Ngài: “Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con.”(Mt 9, 22). v.v..
Lời khuyên bảo tốt lành thành thật yêu thương là thuốc chữa lành tâm hồn cho những người tội lỗi, là lời đem hy vọng đến cho người thất vọng, là lời đem ánh sáng đến cho người rối trí quẩn bức, là lời đem bình an đến cho người sợ hãi bất an...
N2T |
Có hồi, một tên đệ tử cờ bạc nói với đại sư: “Hôm qua khi con đánh bạc thì giở trò láu cá và bị bắt quả tang, các con bạc đánh con một trận, lại còn quăng con qua cửa sổ, thầy cho rằng con phải làm sao đây ?”
Đại sư đưa mắt nhìn chằm chằm người ấy, nói: “Nếu ta là con, thì từ hôm nay trở đi ta sẽ xuống dưới lầu ra sức đánh bạc.”
Các đệ tử nghe thế thì sợ hãi, nói: “Tại sao thầy không can họ đừng chơi bài bạc ?”
Đại sư trả lời rất đơn giản mà sáng suốt sâu xa: “Bởi vì ta biết nó làm không được.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có những lời khuyên xa khuyên gần để người khác từ từ hiểu và thức tỉnh; có những lời khuyên thẳng thắn để người khác tức khắc tỉnh ngộ; và có những lời khuyên rất ngược đời, để người nghe cảm thấy nhức nhối và tự ái để rồi tự sửa đổi mình. Tất cả đều là phương pháp tùy mức độ kinh nghiệm và hiểu rõ tâm lý của người khác nơi người khuyên bảo.
Người có sự hiểu biết, nhất thời có thể sai lầm phạm tội, nhưng sẽ rất cẩn thận đắn đo khi sự việc ấy xảy đến lần thứ hai và sẽ không tái phạm sai lầm nữa.
Chúa Giê-su đã tùy theo hoàn cảnh mà khuyên bảo, hoặc tha thứ hoặc đem bình an đến cho những người tội lỗi, bệnh hoạn, tật nguyền.v.v..Ngài khuyên bảo người đàn bà phạm tội ngoại tình: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa.” (Ga 8, 11b)Ngài cũng trấn an sự sợ hãi của người đàn bà bị băng huyết khi bà đụng đến áo của Ngài: “Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con.”(Mt 9, 22). v.v..
Lời khuyên bảo tốt lành thành thật yêu thương là thuốc chữa lành tâm hồn cho những người tội lỗi, là lời đem hy vọng đến cho người thất vọng, là lời đem ánh sáng đến cho người rối trí quẩn bức, là lời đem bình an đến cho người sợ hãi bất an...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:34 02/10/2008
N2T |
3. Người không bỏ việc cầu nguyện thì sẽ không thường đắc tội với Thiên Chúa. Nếu họ không bỏ cầu nguyện thì sẽ dừng việc phạm tội.
(Thánh Alphonsus Liguori)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chúa Nhật Cầu Bầu và nạn phá thai
Vũ Văn An
02:43 02/10/2008
Chúa nhật cầu bầu và nạn phá thai
Đức tổng giám mục Denis Hart của tổng giáo phận Melbourne, Úc, vừa công bố chọn Chúa nhật mồng 5 tháng 10 làm Chúa nhật Cầu bầu để dự luật phá thai không được thượng nghị viện của tiểu bang Victoria thông qua. Ngài khẩn khoản “xin anh chị em tham dự với tôi một giờ cầu nguyện tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Patrick và lúc 12 giờ 15 trưa hôm đó… Tôi muốn cùng anh chị em liên đới với phụ nữ và các trẻ chưa sinh đang bị dự luật kia đe dọa trực tiếp”.
Dự luật này đã được hạ nghị viện tiểu bang thông qua với đa số 47/35 phiếu. Ngày 7 tháng 10 này, nó sẽ được đem ra biểu quyết tại thượng nghị viện tiểu bang, nơi mà theo thủ hiến John Brumby nhận định, dự luật ấy sẽ được thông qua. Mục đích của dự luật là nới rộng các điều khoản phá thai đã có từ trước, đặc biệt cho phép phụ nữ phá thai hợp pháp những đứa con đã được 24 tuần trong bụng mình. Với ý kiến y khoa, họ cũng được phá những đứa con ở ‘hạn tuổi’ lớn hơn 24 tuần.
Các bệnh viện Công Giáo sẽ bất hợp pháp?
Bác sĩ Brigid Mckenna, chuyên viên chính sách của Trung Tâm Sự Sống, Hôn Nhân và Gia Đình tại tổng giáo phận Sydney cho hay: “Chẳng có gì là thông sáng hay giải phóng trong dự luật này cả. Nó nguyên tuyền chỉ là chết chóc và áp bức. Đây quả là một dự luật chống lại sự sống một cách đầy kinh hoàng. Nó lỏng lẻo hơn thực hành hiện nay và chắc chắn sẽ làm gia tăng tỷ số phá thai… Nếu được thông qua, luật pháp Victoria chắc chắn sẽ bỏ rơi những hữu thể nhân bản yếu ớt chưa sinh ra và các bà mẹ của các em. Đạo luật này cũng chống lại các nhà chuyên nghiệp trong ngành săn sóc y tế vì đã bỏ đi điều khoản cho phép các bác sĩ được quyền phản bác theo lương tâm, ngược lại còn buộc các y tá phải trợ lực trong các vụ phá thai vào giai đoạn cuối, ngược với lương tâm của họ”.
Bác sĩ McKenna nói rằng: “phá thai không phải là ‘một thủ tục y khoa thông thường’. Nó không bao giờ có tính điều trị, chữa chạy hay chăm sóc. Nó nguyên tuyền chỉ là kết liễu một mạng sống nhân bản và gây thương tích cho trái tim con người. Ta phải ra các đạo luật nhằm bảo vệ sự sống, chứ không tạo sự chết”.
Trước khi kêu gọi cầu nguyện vào Chúa nhật mồng 5 tháng 10, Đức tổng giám mục Denis Hart viết thư cho từng vị thượng nghị sĩ của Tiểu Bang khẩn khỏan yêu cầu họ bác bỏ dự luật trên vì nó vi phạm các nhân quyền căn bản nhất của con người. Bởi vì theo Ngài, nếu dự luật này được thông qua, thì không còn sự sống trong bụng mẹ nào được bảo vệ và các bà mẹ bị thai nghén ngoài ý muốn sẽ không được ai nâng đỡ nữa. Ngài cũng tái khẳng định: các bệnh viện Công Giáo sẽ không tiến hành các vụ phá thai và cũng sẽ không cung cấp giấy giới thiệu để đi phá thai. Ngài nói rằng dự luật này, nếu được thông qua, sẽ khiến “các bệnh viện và các bác sĩ Công Giáo, là các cơ quan và viên chức vốn chống đối việc phá thai từ trong lương tâm họ, phải hành động ngược lại luật pháp. Điều này là một đe doạ thực sự đối với sự hiện hữu của các bệnh viện Công Giáo”. Ngài cho các vị thượng nghị sĩ hay: dự luật này ngang ngược tấn công chính dịch vụ y tế mà Giáo Hội Công Giáo đang cung cấp cho công chúng Victoria, nơi Giáo Hội giúp ‘đỡ đẻ’ cho một phần ba các vụ sinh nở của Tiểu Bang. Sự sống còn của các bệnh viện Công Giáo quả tình đang bị đe dọa vậy.
Các chế độ độc trị như Cộng Sản Việt Nam bị toàn dân phản đối vì đã dùng bạo lực hạ cấp để ngăn chặn không cho các tôn giáo, nhất là Công Giáo, thực thi các nguyên tắc thực sự nhân bản, phục vụ con người của mình, qua công tác y tế, giáo dục và xã hội. Sự phản đối của họ không phải chỉ bằng lời bằng chữ, mà còn bằng chân và nhất là bằng máu như đang diễn ra tại Hà Nội, ở tòa Khâm sứ cũ, ở nhà thờ Thái Hà, và rất nhiều địa điểm trên khắp mọi miền đất nước. Còn các chế độ tự nhận là tự do, tôn trọng phẩm giá con người, như Úc thì sao? Hình như sự ngang ngược của họ cũng không thua gì mấy ‘tên’ cực đoan Cộng Sản. Kết cục: họ cũng sẽ từ từ loại chúng ta ra khỏi khu vực công, để tự quanh quẩn với cái thứ lương tâm cá nhân của mình? Trong khi ấy, thái độ chống đối của chúng ta hình như không có cùng một cường độ như đối với các chế độ độc trị.
Công Giáo hay không Công Giáo?
Nhiều người Công Giáo còn ngầm thỏa hiệp với các chiến thuật đánh phá của kim tiền, của tư dục. Như Nancy Pelosi, Chủ Tịch Hạ Nghị Viện Mỹ, người tự nhận là “Công Giáo nhiệt thành từng nghiên cứu vấn đề [phá thai] từ lâu” nhưng không thấy vị tiến sĩ nào của Giáo Hội lên án nó. Và rồi Thượng Nghị Sĩ Joe Biden của tiểu bang Delaware và hiện đang tranh chức phó tổng thống Mỹ, người không ngớt cho rằng mình là “Công Giáo đạo hạnh”, thậm chí có lần còn nghĩ đến việc đi tu làm linh mục! Nhưng điều ấy không ngăn cản ông ‘phò phá thai’ vì ông nghĩ “quan điểm của tôi hoàn toàn nhất quán với giáo huấn xã hội của Giáo Hội”.
Nhưng một chính trị gia khác, hiện đang nổi như cồn là Thống Đốc Sarah Palin của Alaska, hiện là ứng cử viên phó tổng thống Mỹ của Đảng Cộng Hòa, người ít khi nói đến tôn giáo của mình, nhưng lại hết lòng phò sự sống. Có người cho rằng bà vốn được rửa tội trong Đạo Công Giáo nhưng sau đó đã theo một giáo phái khác. Điều ấy không biết thật hư ra sao, nhưng điều ai cũng biết là bà chẳng cần phải huênh hoang về tôn giáo của mình như các đối thủ kia, mà vẫn có được một đường đi thẳng tắp. Trig, đứa con thứ năm của bà, 5 tháng trước khi sinh ra, bị chẩn đoán mang hội chứng Down. 90% các bà mẹ đang mang thai mà nghe chẩn đoán ấy đều chọn phá thai đứa con ‘tật nguyền’. Sarah không đi vào vết chân của họ. Hai tuần lễ sau khi Trig sinh ra, bà nói với báo chí: “Lúc này nhìn ngắm cháu, tôi thấy cả một sự hoàn hảo. Chúng tôi cảm thấy được đặc ân vì Thiên Chúa đã trao cho chúng tôi quà phúc này và ban cho chúng tôi niềm vui khôn tả được tiếp nhận cháu vào cuộc đời chúng tôi”. Người ta cũng còn nhớ hồi tháng Mười Một năm 2006, khi đang tranh cử chức thống đốc Alaska, Sarah Palin từng tuyên bố rằng bà sẽ không ủng hộ phá thai dù con gái của bà có bị hiếp dâm đi chăng nữa. Con gái lớn của bà lúc đó mới 14 tuổi, và tỷ lệ hiếp dâm tại Alaska vốn cao hơn tỷ lệ toàn nước Mỹ đến 2.2 lần. Cô con gái ấy sau này cặp bồ và đã mang thai lúc chưa kết hôn. Nhưng Palin và gia đình không những ủng hộ cô trong quyết định giữ đứa con mà còn hãnh diện được làm ông bà ngoại!
Những con đường khác
Sarah Palin thuộc loại người con nói thì không nhưng làm thì có trong phúc âm. Nancy Pelosi và Joe Biden thuộc loại người con nói thì có mà làm thì không (theo ý người Cha).Trong số người con đầu, ta cũng thấy có thượng nghị sĩ Guy Barnett của Úc, theo tường thuật của Đức Hồng Y George Pell trên tờ The Catholic Weekly ngày 21 tháng 9 vừa qua.
Thượng nghị sĩ này tìm cách ‘hạn chế’ tác động của các đạo luật giống như dự luật đang được tranh luận tại Victoria. Ông vừa đưa ra một kiến nghị (motion) sẽ được thượng nghị viện bàn cãi nhằm ngăn cản không được dùng ngân qũy của Medicare tài trợ các vụ phá thai ở tam cá nguyệt thứ hai, nghĩa là lúc đứa con được từ 14 tới 26 tuần trong bụng mẹ. Các tiến bộ ý khoa gần đây đã cải thiện khả năng sống sót cho nhiều thai nhi đến độ các thai nhi 21 tuần ‘tuổi’ vẫn có cơ may sống thoát được. Kiến nghị của Thượng Nghị Sĩ Barnett cũng hạn chế không cho các ‘chuyên viên phá thai’ được lỏng lẻo giải thích “các bệnh đe doạ sinh mạng người mẹ” vì họ muốn liệt kê các lý do tâm lý và xã hội như đủ để biện minh cho việc phá thai, thực tế chỉ có nghĩa là ai muốn phá thai cũng được. Theo Đức Hồng Y Pell, hơn một nửa các vụ phá thai sau tuần lễ thứ 20 tại Victoria trong năm 2005 đã được tiến hành vì các lý do tâm lý và xã hội ấy. Kiến nghị của TNS Barnett cũng cấm không được dùng ngân khoản của Medicare để tài trợ những vụ phá thai vì thai nhi bị những điều kiện như thiếu ngón tay hay ngón chân, hay một điều kiện có thể chỉnh hình được như sứt môi chẳng hạn.
Nhận định của Đức Hồng Y Pell là càng hạn chế con số phá thai càng tốt. Thực ra, lý tưởng là không có phá thai. Lý tưởng ấy chỉ có thể đạt được, bao lâu các nhà lãnh đạo và cộng đồng Kitô giáo buộc được các chính khách phải chịu trách nhiệm chính trị trong vấn đề này, như nhận định của Tom King ở Brisbane trên mục ý kiến bạn đọc của tờ The Catholic Weekly số ngày 28 tháng 9 năm 2008.
Lời ân hận của Jane
Cũng trong số báo trên, linh mục Bernard McGravath ở Inglewood, Victoria cho hay: quyết định của Tối Cao Pháp Viện Mỹ hợp pháp hóa phá thai, qua vụ Roe v Wade vào năm 1973, đã đưa lại hậu quả ít nhất 50 triệu vụ phá thai có hồ sơ từ ngày ấy đến nay. Có điều, nguyên đơn vụ án là “Jane Roe”, tên thật là Norma McCorvey, đã xuất hiện trên một chương trình thương mãi, lần đầu tiên, tỏ ý ân hận về vai tuồng của mình. Bà nói rằng: “Năm 1973, tôi là một người đàn bà 21 tuổi hết sức mù mờ với một đứa con và một cái bầu không tính trước. Tôi tranh đấu để được quyền phá thai hợp pháp, nhưng xin thú thực, tôi chưa bao giờ phá thai và thực tế tôi có tới ba con gái. Tôi hiểu ra rằng trường hợp (tranh đấu) của tôi, tức việc hợp pháp hóa phá thai theo yêu cầu, là lỗi lầm lớn nhất trong đời tôi. Qúy vị đọc về tôi trong lịch sử nhưng giờ đây tôi hiến đời mình để truyền bá chân lý về việc duy trì sự sống con người từ lúc thụ thai tự nhiên tới lúc chết cách tự nhiên”. Bà McCorvey hiện nay là một Kitô hữu hoạt động. Ta có thể đọc bà trên trang mạng www.virtuernedia.org/television.htm.
Không riêng McCorney, rất nhiều những người không phải chỉ tranh đấu quyền được phá thai, mà chính những người từng hành nghề phá thai đã lên tiếng tỏ ý ân hận về các hành động “giết người của mình. Số đông thú nhận mình dối trá. “Chúng tôi thường phải nói dối. Một cố gái có thể hỏi xem đứa con của mình hiện nay ra sao: nó đã thành đứa nhỏ chưa? Ngay lúc mới 12 tuần, đứa nhỏ đã thành hình hoàn toàn rồi, đã có dấu tay, đã quay đầu được, đã xòe được ngón chân, đã cảm thấy đau. Nhưng chúng tôi thường nói: ‘chưa, chưa thành đứa nhỏ đâu. Mới chỉ là miếng thịt, giống như cục máu đông’”. Họ cũng thường dấu không cho các phụ nữ thấy màn ảnh trong đó đứa con của họ đang ‘tung tăng’ đó đây.
Có những bác sĩ phá thai cho rằng mình đã trở thành người phân tâm loạn trí (schizophrenic) như trường hợp được tờ Washington Post số ngày 1 tháng Tư năm 1988 thuật lại: “Tại phòng này, bạn khích lệ bệnh nhân rằng tim bào thai hơi bất thường một chút chả có chi quan trọng, bà sẽ có một đứa con tốt đẹp, khỏe mạnh. Rồi tại phòng kế bên, bạn phải làm yên lòng một phụ nữ khác mà bạn có nhiệm vụ phải tiến hành việc phá thai bằng chất muối độc (saline abortion) rằng thì là nhịp tim (đứa nhỏ) bắt đầu bất thường rồi… bà không việc gì phải lo lắng, bà sẽ không có đứa con còn sống nhăn đâu mà sợ… Bỗng nhiên bạn thấy rõ có rất nhiều sinh hoạt diễn ra trong tử cung lúc bạn dẫn chất muối đậc vào. Đó không phải là những chuyển động của dung dịch chất lỏng. Mà bào thai, vì bị dung dịch muối hành hạ, đang húc đạp tứ tung, dấu hiệu tử thần đang ập tới…một ai đó phải làm việc ấy, và bất hạnh thay, trong trường hợp này, chúng tôi lại là người hành quyết”.
Dù đã được huấn luyện hay “nhồi sọ” coi bào thai chỉ là một mớ tế bào, một khối thịt, một của nợ, một gánh nặng, thậm chí còn là một “thứ bệnh”, rất nhiều chuyên viên phá thai vẫn phải thú nhận họ đang giết “một ai đó” (somebody), một bé thơ (a baby), một con người (a person). Ta hãy nghe bác sĩ Dzenes:
"Và rồi phải nhìn, phải hiện diện với một ai đó lúc họ bị chích thuốc, lúc họ đã được 20 hay 24 tuần lễ, và thấy em bé chạy tứ tung, húc đạp khi mũi kim đi vào dạ dầy, thì bạn thấy…”.
Một chuyên viên phá thai khác là Susan Lindstrom, M.S.W thuật lại:
"Tôi nhìn vào chiếc chậu trước mặt tôi. Ở đấy là một con người bé nhỏ trần truồng, đang giật giờ trong vũng máu – nguyên tuyền là một nạn nhân khốn khổ của một tai nạn chết đuối. Có điều đây không hẳn là một tai nạn, vì cơ thể em bầm tím và khuôn mặt thì hốc hác như khuôn mặt một ai đó bị cưỡng bức phải chết. Tôi đã thấy khuôn mặt như thế trước đây, của một người lính Nga đang nằm trên một đỉnh đồi phủ tuyết, chết cứng khô lạnh”
Điều ấy khiến bác sĩ Neville Sender, một chuyên viên phá thai, tâm sự: “Cả bây giờ tôi cũng cảm thấy hơi kỳ, vì trong tư cách y sĩ, tôi vốn được huấn luyện để bảo vệ sự sống, ấy thế mà mình lại đang đi hủy diệt sự sống ấy”. Một chuyên viên phá thai khác thú thực: “Không một bác sĩ [phá thai] nào lại không có lúc phải thú nhận rằng đây qủa là việc sát nhân”.
Magda Denes, một bác sĩ và là một tác giả phò phá thai, trong hai năm tìm tòi để viết cuốn “ In Necessity and Sorrow; Life and Death Inside an Abortion Clinic”, cũng phải thú thực: “Tôi nghĩ phá thai là giết người, tuy là một thứ giết người hết sức đặc biệt và cần thiết. Và không một y sĩ nào can dự vào thủ tục này lại dám đùa dỡn về việc này. Vì bạn quả đang giết một sự sống”. Một chuyên viên phá thai khác, được Denes phỏng vấn, cho hay: “các nhân viên bệnh viện trong khi ủng hộ quyền lựa chọn (phá thai) của một người đàn bà nhưng vẫn cho hay họ không muốn nhìn thấy những bàn tay, những bàn chân tí hon…Có cả một dị biệt lớn giữa việc ủng hộ trí thức đối với quyền chọn lựa của người đàn bà và việc thực sự tham dự và việc tàn sát của phá thai”.
John Pekkanen, trong “M.D. Doctors Talk About Themselves” trang 93, nói về một chuyên viên phá thai:
"Trước đây tôi ủng hộ phá thai, tôi nghĩ người đàn bà có quyền kết liễu cái thai họ không muốn có. Bây giờ, tôi không chắc chắn như thế nữa. Hiện tôi đang là một sinh viên gần kết thúc thời kỳ học luận phiên về OB-GYN tại một bệnh viện và trung tâm giảng dạy lớn của thành phố. Đến mãi lúc tôi tận mắt thấy thế nào là phá thai, tôi mới thay đổi ý kiến. Sau tuần lễ đầu tiên tại một bệnh viện phá thai, nhiều người trong nhóm sinh viên của tôi bắt đầu mất hết các cảm nhận tích cực trước đây về phá thai. Thái độ mới này là kết quả việc chúng tôi được tận mắt thấy thủ tục phá thai “Prostaglandin” đại khái giống như thủ tục phá thai bằng dung dịch muối độc…phương pháp này dùng để phá những bào thai từ 16 tuần trở lên. Tôi hay đi tìm lý lẽ bào chữa như bào thai không sống thực, bụng dưới không có sưng lên…Nhưng nay thì hết bào chữa nổi. Tôi và cả lớp tôi hiện nay khá hoài nghi về phá thai. Nay tôi đã hiểu biết nhiều về nó. Phụ nữ cần hiểu biết đầy đủ hơn về phá thai, về các tác hại thực sự của nó đối với chính họ và đứa con chưa sinh ra của họ. Bất kể người ta đưa ra cơ chế tâm lý nào để khích lệ, chỉ cần nhìn thấy bào thai trong chiếc chậu nhà thương cũng đủ là lời cuối cùng”
Cuốn “ M.D. Doctors Talk About Themselves” đã nói ở trên cũng trích dẫn lời một bác sĩ phá thai viết trên tờ AAANews của Hiệp Hội Y Khoa Mỹ ngày 12 tháng 7 năm 1993 như sau: “Tôi cảm thấy giận mình hết sức… vì đã thấy an ổn khi thực hành một thủ tục kỹ thuật mà mình cho là tốt để hủy hoại một bào thai, một bé thơ”
Một chuyên viên phá thai khác ước ao: “Tôi không thể chối cãi đó là việc hủy diệt… Tôi mong được sống trong một thế giới không có phá thai”.
Một thế giới như thế chỉ có khi người ta biết nhìn nhận công trình sáng tạo của Thiên Chúa nơi những chủ thể tí hon mà hiện họ đang coi là trở ngại, một miếng thịt dư, một thứ ô nhục cần loại bỏ. Chúa nhật này, không biết nhà thờ chính tòa Thánh Patrick ở Melbourne có đông người đến cầu nguyện vào lúc 12 giờ 15 trưa hay không?
Đức tổng giám mục Denis Hart của tổng giáo phận Melbourne, Úc, vừa công bố chọn Chúa nhật mồng 5 tháng 10 làm Chúa nhật Cầu bầu để dự luật phá thai không được thượng nghị viện của tiểu bang Victoria thông qua. Ngài khẩn khoản “xin anh chị em tham dự với tôi một giờ cầu nguyện tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Patrick và lúc 12 giờ 15 trưa hôm đó… Tôi muốn cùng anh chị em liên đới với phụ nữ và các trẻ chưa sinh đang bị dự luật kia đe dọa trực tiếp”.
Dự luật này đã được hạ nghị viện tiểu bang thông qua với đa số 47/35 phiếu. Ngày 7 tháng 10 này, nó sẽ được đem ra biểu quyết tại thượng nghị viện tiểu bang, nơi mà theo thủ hiến John Brumby nhận định, dự luật ấy sẽ được thông qua. Mục đích của dự luật là nới rộng các điều khoản phá thai đã có từ trước, đặc biệt cho phép phụ nữ phá thai hợp pháp những đứa con đã được 24 tuần trong bụng mình. Với ý kiến y khoa, họ cũng được phá những đứa con ở ‘hạn tuổi’ lớn hơn 24 tuần.
Các bệnh viện Công Giáo sẽ bất hợp pháp?
Bác sĩ Brigid Mckenna, chuyên viên chính sách của Trung Tâm Sự Sống, Hôn Nhân và Gia Đình tại tổng giáo phận Sydney cho hay: “Chẳng có gì là thông sáng hay giải phóng trong dự luật này cả. Nó nguyên tuyền chỉ là chết chóc và áp bức. Đây quả là một dự luật chống lại sự sống một cách đầy kinh hoàng. Nó lỏng lẻo hơn thực hành hiện nay và chắc chắn sẽ làm gia tăng tỷ số phá thai… Nếu được thông qua, luật pháp Victoria chắc chắn sẽ bỏ rơi những hữu thể nhân bản yếu ớt chưa sinh ra và các bà mẹ của các em. Đạo luật này cũng chống lại các nhà chuyên nghiệp trong ngành săn sóc y tế vì đã bỏ đi điều khoản cho phép các bác sĩ được quyền phản bác theo lương tâm, ngược lại còn buộc các y tá phải trợ lực trong các vụ phá thai vào giai đoạn cuối, ngược với lương tâm của họ”.
Bác sĩ McKenna nói rằng: “phá thai không phải là ‘một thủ tục y khoa thông thường’. Nó không bao giờ có tính điều trị, chữa chạy hay chăm sóc. Nó nguyên tuyền chỉ là kết liễu một mạng sống nhân bản và gây thương tích cho trái tim con người. Ta phải ra các đạo luật nhằm bảo vệ sự sống, chứ không tạo sự chết”.
Trước khi kêu gọi cầu nguyện vào Chúa nhật mồng 5 tháng 10, Đức tổng giám mục Denis Hart viết thư cho từng vị thượng nghị sĩ của Tiểu Bang khẩn khỏan yêu cầu họ bác bỏ dự luật trên vì nó vi phạm các nhân quyền căn bản nhất của con người. Bởi vì theo Ngài, nếu dự luật này được thông qua, thì không còn sự sống trong bụng mẹ nào được bảo vệ và các bà mẹ bị thai nghén ngoài ý muốn sẽ không được ai nâng đỡ nữa. Ngài cũng tái khẳng định: các bệnh viện Công Giáo sẽ không tiến hành các vụ phá thai và cũng sẽ không cung cấp giấy giới thiệu để đi phá thai. Ngài nói rằng dự luật này, nếu được thông qua, sẽ khiến “các bệnh viện và các bác sĩ Công Giáo, là các cơ quan và viên chức vốn chống đối việc phá thai từ trong lương tâm họ, phải hành động ngược lại luật pháp. Điều này là một đe doạ thực sự đối với sự hiện hữu của các bệnh viện Công Giáo”. Ngài cho các vị thượng nghị sĩ hay: dự luật này ngang ngược tấn công chính dịch vụ y tế mà Giáo Hội Công Giáo đang cung cấp cho công chúng Victoria, nơi Giáo Hội giúp ‘đỡ đẻ’ cho một phần ba các vụ sinh nở của Tiểu Bang. Sự sống còn của các bệnh viện Công Giáo quả tình đang bị đe dọa vậy.
Các chế độ độc trị như Cộng Sản Việt Nam bị toàn dân phản đối vì đã dùng bạo lực hạ cấp để ngăn chặn không cho các tôn giáo, nhất là Công Giáo, thực thi các nguyên tắc thực sự nhân bản, phục vụ con người của mình, qua công tác y tế, giáo dục và xã hội. Sự phản đối của họ không phải chỉ bằng lời bằng chữ, mà còn bằng chân và nhất là bằng máu như đang diễn ra tại Hà Nội, ở tòa Khâm sứ cũ, ở nhà thờ Thái Hà, và rất nhiều địa điểm trên khắp mọi miền đất nước. Còn các chế độ tự nhận là tự do, tôn trọng phẩm giá con người, như Úc thì sao? Hình như sự ngang ngược của họ cũng không thua gì mấy ‘tên’ cực đoan Cộng Sản. Kết cục: họ cũng sẽ từ từ loại chúng ta ra khỏi khu vực công, để tự quanh quẩn với cái thứ lương tâm cá nhân của mình? Trong khi ấy, thái độ chống đối của chúng ta hình như không có cùng một cường độ như đối với các chế độ độc trị.
Công Giáo hay không Công Giáo?
Nhiều người Công Giáo còn ngầm thỏa hiệp với các chiến thuật đánh phá của kim tiền, của tư dục. Như Nancy Pelosi, Chủ Tịch Hạ Nghị Viện Mỹ, người tự nhận là “Công Giáo nhiệt thành từng nghiên cứu vấn đề [phá thai] từ lâu” nhưng không thấy vị tiến sĩ nào của Giáo Hội lên án nó. Và rồi Thượng Nghị Sĩ Joe Biden của tiểu bang Delaware và hiện đang tranh chức phó tổng thống Mỹ, người không ngớt cho rằng mình là “Công Giáo đạo hạnh”, thậm chí có lần còn nghĩ đến việc đi tu làm linh mục! Nhưng điều ấy không ngăn cản ông ‘phò phá thai’ vì ông nghĩ “quan điểm của tôi hoàn toàn nhất quán với giáo huấn xã hội của Giáo Hội”.
Nhưng một chính trị gia khác, hiện đang nổi như cồn là Thống Đốc Sarah Palin của Alaska, hiện là ứng cử viên phó tổng thống Mỹ của Đảng Cộng Hòa, người ít khi nói đến tôn giáo của mình, nhưng lại hết lòng phò sự sống. Có người cho rằng bà vốn được rửa tội trong Đạo Công Giáo nhưng sau đó đã theo một giáo phái khác. Điều ấy không biết thật hư ra sao, nhưng điều ai cũng biết là bà chẳng cần phải huênh hoang về tôn giáo của mình như các đối thủ kia, mà vẫn có được một đường đi thẳng tắp. Trig, đứa con thứ năm của bà, 5 tháng trước khi sinh ra, bị chẩn đoán mang hội chứng Down. 90% các bà mẹ đang mang thai mà nghe chẩn đoán ấy đều chọn phá thai đứa con ‘tật nguyền’. Sarah không đi vào vết chân của họ. Hai tuần lễ sau khi Trig sinh ra, bà nói với báo chí: “Lúc này nhìn ngắm cháu, tôi thấy cả một sự hoàn hảo. Chúng tôi cảm thấy được đặc ân vì Thiên Chúa đã trao cho chúng tôi quà phúc này và ban cho chúng tôi niềm vui khôn tả được tiếp nhận cháu vào cuộc đời chúng tôi”. Người ta cũng còn nhớ hồi tháng Mười Một năm 2006, khi đang tranh cử chức thống đốc Alaska, Sarah Palin từng tuyên bố rằng bà sẽ không ủng hộ phá thai dù con gái của bà có bị hiếp dâm đi chăng nữa. Con gái lớn của bà lúc đó mới 14 tuổi, và tỷ lệ hiếp dâm tại Alaska vốn cao hơn tỷ lệ toàn nước Mỹ đến 2.2 lần. Cô con gái ấy sau này cặp bồ và đã mang thai lúc chưa kết hôn. Nhưng Palin và gia đình không những ủng hộ cô trong quyết định giữ đứa con mà còn hãnh diện được làm ông bà ngoại!
Những con đường khác
Sarah Palin thuộc loại người con nói thì không nhưng làm thì có trong phúc âm. Nancy Pelosi và Joe Biden thuộc loại người con nói thì có mà làm thì không (theo ý người Cha).Trong số người con đầu, ta cũng thấy có thượng nghị sĩ Guy Barnett của Úc, theo tường thuật của Đức Hồng Y George Pell trên tờ The Catholic Weekly ngày 21 tháng 9 vừa qua.
Thượng nghị sĩ này tìm cách ‘hạn chế’ tác động của các đạo luật giống như dự luật đang được tranh luận tại Victoria. Ông vừa đưa ra một kiến nghị (motion) sẽ được thượng nghị viện bàn cãi nhằm ngăn cản không được dùng ngân qũy của Medicare tài trợ các vụ phá thai ở tam cá nguyệt thứ hai, nghĩa là lúc đứa con được từ 14 tới 26 tuần trong bụng mẹ. Các tiến bộ ý khoa gần đây đã cải thiện khả năng sống sót cho nhiều thai nhi đến độ các thai nhi 21 tuần ‘tuổi’ vẫn có cơ may sống thoát được. Kiến nghị của Thượng Nghị Sĩ Barnett cũng hạn chế không cho các ‘chuyên viên phá thai’ được lỏng lẻo giải thích “các bệnh đe doạ sinh mạng người mẹ” vì họ muốn liệt kê các lý do tâm lý và xã hội như đủ để biện minh cho việc phá thai, thực tế chỉ có nghĩa là ai muốn phá thai cũng được. Theo Đức Hồng Y Pell, hơn một nửa các vụ phá thai sau tuần lễ thứ 20 tại Victoria trong năm 2005 đã được tiến hành vì các lý do tâm lý và xã hội ấy. Kiến nghị của TNS Barnett cũng cấm không được dùng ngân khoản của Medicare để tài trợ những vụ phá thai vì thai nhi bị những điều kiện như thiếu ngón tay hay ngón chân, hay một điều kiện có thể chỉnh hình được như sứt môi chẳng hạn.
Nhận định của Đức Hồng Y Pell là càng hạn chế con số phá thai càng tốt. Thực ra, lý tưởng là không có phá thai. Lý tưởng ấy chỉ có thể đạt được, bao lâu các nhà lãnh đạo và cộng đồng Kitô giáo buộc được các chính khách phải chịu trách nhiệm chính trị trong vấn đề này, như nhận định của Tom King ở Brisbane trên mục ý kiến bạn đọc của tờ The Catholic Weekly số ngày 28 tháng 9 năm 2008.
Lời ân hận của Jane
Cũng trong số báo trên, linh mục Bernard McGravath ở Inglewood, Victoria cho hay: quyết định của Tối Cao Pháp Viện Mỹ hợp pháp hóa phá thai, qua vụ Roe v Wade vào năm 1973, đã đưa lại hậu quả ít nhất 50 triệu vụ phá thai có hồ sơ từ ngày ấy đến nay. Có điều, nguyên đơn vụ án là “Jane Roe”, tên thật là Norma McCorvey, đã xuất hiện trên một chương trình thương mãi, lần đầu tiên, tỏ ý ân hận về vai tuồng của mình. Bà nói rằng: “Năm 1973, tôi là một người đàn bà 21 tuổi hết sức mù mờ với một đứa con và một cái bầu không tính trước. Tôi tranh đấu để được quyền phá thai hợp pháp, nhưng xin thú thực, tôi chưa bao giờ phá thai và thực tế tôi có tới ba con gái. Tôi hiểu ra rằng trường hợp (tranh đấu) của tôi, tức việc hợp pháp hóa phá thai theo yêu cầu, là lỗi lầm lớn nhất trong đời tôi. Qúy vị đọc về tôi trong lịch sử nhưng giờ đây tôi hiến đời mình để truyền bá chân lý về việc duy trì sự sống con người từ lúc thụ thai tự nhiên tới lúc chết cách tự nhiên”. Bà McCorvey hiện nay là một Kitô hữu hoạt động. Ta có thể đọc bà trên trang mạng www.virtuernedia.org/television.htm.
Không riêng McCorney, rất nhiều những người không phải chỉ tranh đấu quyền được phá thai, mà chính những người từng hành nghề phá thai đã lên tiếng tỏ ý ân hận về các hành động “giết người của mình. Số đông thú nhận mình dối trá. “Chúng tôi thường phải nói dối. Một cố gái có thể hỏi xem đứa con của mình hiện nay ra sao: nó đã thành đứa nhỏ chưa? Ngay lúc mới 12 tuần, đứa nhỏ đã thành hình hoàn toàn rồi, đã có dấu tay, đã quay đầu được, đã xòe được ngón chân, đã cảm thấy đau. Nhưng chúng tôi thường nói: ‘chưa, chưa thành đứa nhỏ đâu. Mới chỉ là miếng thịt, giống như cục máu đông’”. Họ cũng thường dấu không cho các phụ nữ thấy màn ảnh trong đó đứa con của họ đang ‘tung tăng’ đó đây.
Có những bác sĩ phá thai cho rằng mình đã trở thành người phân tâm loạn trí (schizophrenic) như trường hợp được tờ Washington Post số ngày 1 tháng Tư năm 1988 thuật lại: “Tại phòng này, bạn khích lệ bệnh nhân rằng tim bào thai hơi bất thường một chút chả có chi quan trọng, bà sẽ có một đứa con tốt đẹp, khỏe mạnh. Rồi tại phòng kế bên, bạn phải làm yên lòng một phụ nữ khác mà bạn có nhiệm vụ phải tiến hành việc phá thai bằng chất muối độc (saline abortion) rằng thì là nhịp tim (đứa nhỏ) bắt đầu bất thường rồi… bà không việc gì phải lo lắng, bà sẽ không có đứa con còn sống nhăn đâu mà sợ… Bỗng nhiên bạn thấy rõ có rất nhiều sinh hoạt diễn ra trong tử cung lúc bạn dẫn chất muối đậc vào. Đó không phải là những chuyển động của dung dịch chất lỏng. Mà bào thai, vì bị dung dịch muối hành hạ, đang húc đạp tứ tung, dấu hiệu tử thần đang ập tới…một ai đó phải làm việc ấy, và bất hạnh thay, trong trường hợp này, chúng tôi lại là người hành quyết”.
Dù đã được huấn luyện hay “nhồi sọ” coi bào thai chỉ là một mớ tế bào, một khối thịt, một của nợ, một gánh nặng, thậm chí còn là một “thứ bệnh”, rất nhiều chuyên viên phá thai vẫn phải thú nhận họ đang giết “một ai đó” (somebody), một bé thơ (a baby), một con người (a person). Ta hãy nghe bác sĩ Dzenes:
"Và rồi phải nhìn, phải hiện diện với một ai đó lúc họ bị chích thuốc, lúc họ đã được 20 hay 24 tuần lễ, và thấy em bé chạy tứ tung, húc đạp khi mũi kim đi vào dạ dầy, thì bạn thấy…”.
Một chuyên viên phá thai khác là Susan Lindstrom, M.S.W thuật lại:
"Tôi nhìn vào chiếc chậu trước mặt tôi. Ở đấy là một con người bé nhỏ trần truồng, đang giật giờ trong vũng máu – nguyên tuyền là một nạn nhân khốn khổ của một tai nạn chết đuối. Có điều đây không hẳn là một tai nạn, vì cơ thể em bầm tím và khuôn mặt thì hốc hác như khuôn mặt một ai đó bị cưỡng bức phải chết. Tôi đã thấy khuôn mặt như thế trước đây, của một người lính Nga đang nằm trên một đỉnh đồi phủ tuyết, chết cứng khô lạnh”
Điều ấy khiến bác sĩ Neville Sender, một chuyên viên phá thai, tâm sự: “Cả bây giờ tôi cũng cảm thấy hơi kỳ, vì trong tư cách y sĩ, tôi vốn được huấn luyện để bảo vệ sự sống, ấy thế mà mình lại đang đi hủy diệt sự sống ấy”. Một chuyên viên phá thai khác thú thực: “Không một bác sĩ [phá thai] nào lại không có lúc phải thú nhận rằng đây qủa là việc sát nhân”.
Magda Denes, một bác sĩ và là một tác giả phò phá thai, trong hai năm tìm tòi để viết cuốn “ In Necessity and Sorrow; Life and Death Inside an Abortion Clinic”, cũng phải thú thực: “Tôi nghĩ phá thai là giết người, tuy là một thứ giết người hết sức đặc biệt và cần thiết. Và không một y sĩ nào can dự vào thủ tục này lại dám đùa dỡn về việc này. Vì bạn quả đang giết một sự sống”. Một chuyên viên phá thai khác, được Denes phỏng vấn, cho hay: “các nhân viên bệnh viện trong khi ủng hộ quyền lựa chọn (phá thai) của một người đàn bà nhưng vẫn cho hay họ không muốn nhìn thấy những bàn tay, những bàn chân tí hon…Có cả một dị biệt lớn giữa việc ủng hộ trí thức đối với quyền chọn lựa của người đàn bà và việc thực sự tham dự và việc tàn sát của phá thai”.
John Pekkanen, trong “M.D. Doctors Talk About Themselves” trang 93, nói về một chuyên viên phá thai:
"Trước đây tôi ủng hộ phá thai, tôi nghĩ người đàn bà có quyền kết liễu cái thai họ không muốn có. Bây giờ, tôi không chắc chắn như thế nữa. Hiện tôi đang là một sinh viên gần kết thúc thời kỳ học luận phiên về OB-GYN tại một bệnh viện và trung tâm giảng dạy lớn của thành phố. Đến mãi lúc tôi tận mắt thấy thế nào là phá thai, tôi mới thay đổi ý kiến. Sau tuần lễ đầu tiên tại một bệnh viện phá thai, nhiều người trong nhóm sinh viên của tôi bắt đầu mất hết các cảm nhận tích cực trước đây về phá thai. Thái độ mới này là kết quả việc chúng tôi được tận mắt thấy thủ tục phá thai “Prostaglandin” đại khái giống như thủ tục phá thai bằng dung dịch muối độc…phương pháp này dùng để phá những bào thai từ 16 tuần trở lên. Tôi hay đi tìm lý lẽ bào chữa như bào thai không sống thực, bụng dưới không có sưng lên…Nhưng nay thì hết bào chữa nổi. Tôi và cả lớp tôi hiện nay khá hoài nghi về phá thai. Nay tôi đã hiểu biết nhiều về nó. Phụ nữ cần hiểu biết đầy đủ hơn về phá thai, về các tác hại thực sự của nó đối với chính họ và đứa con chưa sinh ra của họ. Bất kể người ta đưa ra cơ chế tâm lý nào để khích lệ, chỉ cần nhìn thấy bào thai trong chiếc chậu nhà thương cũng đủ là lời cuối cùng”
Cuốn “ M.D. Doctors Talk About Themselves” đã nói ở trên cũng trích dẫn lời một bác sĩ phá thai viết trên tờ AAANews của Hiệp Hội Y Khoa Mỹ ngày 12 tháng 7 năm 1993 như sau: “Tôi cảm thấy giận mình hết sức… vì đã thấy an ổn khi thực hành một thủ tục kỹ thuật mà mình cho là tốt để hủy hoại một bào thai, một bé thơ”
Một chuyên viên phá thai khác ước ao: “Tôi không thể chối cãi đó là việc hủy diệt… Tôi mong được sống trong một thế giới không có phá thai”.
Một thế giới như thế chỉ có khi người ta biết nhìn nhận công trình sáng tạo của Thiên Chúa nơi những chủ thể tí hon mà hiện họ đang coi là trở ngại, một miếng thịt dư, một thứ ô nhục cần loại bỏ. Chúa nhật này, không biết nhà thờ chính tòa Thánh Patrick ở Melbourne có đông người đến cầu nguyện vào lúc 12 giờ 15 trưa hay không?
Phù thủy theo Kitô Giáo nhờ danh thánh Maria
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
09:14 02/10/2008
PHÙ THỦY THEO KITÔ GIÁO NHỜ DANH THÁNH MARIA
Một ngày, Cha Phaolo thuộc dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Phanxicô, rời thành phố San Francisco, bang California Hoa Kỳ, lên đường sang truyền giáo bên Togo, thuộc lục địa Phi Châu. Cùng đi với Cha Phaolo có một Linh Mục cùng dòng.
Nơi miền truyền giáo xa xôi xứ Togo, hai Linh Mục dòng Phanxicô hăng say bắt tay ngay vào việc cứu vớt các linh hồn. Nơi đây có những làng hẻo lánh, đèo heo hút gió. Dân chúng sống dưới sức tác oai tác quái của các ông thầy phù thủy. Họ dùng ma thuật quỷ thuật, bỏ bùa bỏ ngãi, làm hại tất cả những ai họ muốn chống phá để gieo rắc oán thù và gây chết chóc. Người ta chuyền miệng nhau rằng, có những người bị nhóm quỉ ám đông đến độ có bao nhiêu sợi tóc trên đầu là có bấy nhiêu tên quỷ ám bên trong. Dĩ nhiên đây chỉ là ”tiếng đồn”!
Hai tuần sau khi đến Togo, một ngày Cha Phaolo và vị Linh Mục cùng dòng ra đi làm việc truyền giáo. Đang đi, bỗng trời đổ ập cơn mưa kèm thêm sấm sét, trông thật kinh hoàng. Hai vị Thừa Sai quyết định tìm trú ẩn nơi một cái chòi. Nào ngờ đó là cái chòi của ông phù thủy Hijò!
Dầu biết rõ hiểm nguy, nhưng với trọn lòng tin tưởng nơi sự phù trợ của THIÊN CHÚA và sức bảo vệ quyền năng của Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA, hai vị Thừa Sai vẫn can đảm bước vào.
- Hijò, hỡi bạn thân mến, có cho phép chúng tôi dừng chân trú ẩn nơi căn chòi của bạn không?
Hai vị Thừa Sai cất tiếng nhỏ nhẹ hỏi ông phù thủy như thế. Nhưng bên trong không có tiếng trả lời. Im lặng như tờ, như thể không có ai. Hai vị lại cất tiếng nói:
- Hijò bạn à, chúng tôi là hai Linh Mục của cứ điểm truyền giáo. Bạn có bằng lòng cho chúng tôi trú nơi căn chòi của bạn không?
Liền lúc đó cả hai Thừa Sai nghe một tiếng gầm gừ, nghe rợn tóc gáy! Hai vị không thấy gì cả, vì căn chòi tối thui và đầy khói.
Cha Phaolo vẫn không thối lui. Cha tiếp tục nài nĩ:
- Hijò à, chúng tôi là người của THIÊN CHÚA. Chúng tôi bất ngờ bị mưa nên nghĩ đến chuyện vào xin bạn cho trú qua cơn mưa. Nếu bạn tiếp rước chúng tôi thì quả thật bạn làm một ân huệ lớn lao và chắc chắn THIÊN CHÚA trả công bội hậu cho bạn!
Một tiếng gầm gừ khác trổi lên như tiếng trả lời duy nhất cho lời xin của Cha Phaolo. Ông phù thủy Hijò vẫn ngồi im trước đống lửa, đôi mắt đăm đăm nhìn ngọn lửa, trên đầu trùm một tấm lông chiên. Cha Phaolo tiếp tục:
- Đây là dịp tốt để chúng ta trở thành bạn hữu. .
Cha Phaolo nói chưa hết câu thì ông phù thủy Hijò bỗng rống to lên. Toàn thân ông rúng động vì giận dữ. Nước miếng nước bọt trào ra hai bên mép. Chưa hết, ông nhẩy bổ tới túm lấy Cha Phaolo, đôi mắt lộn tròng trừng trừng nhìn Cha như muốn ăn tươi nuốt sống. Trước mặt Cha Phaolo lúc bấy giờ không còn hình tượng ông phù thủy, nhưng đúng thật là tên quỉ hiện hình!
Cha Phaolo không chút nao núng. Cha thầm thĩ đọc lời nguyện dâng lên Đức Nữ Vương Rất Thánh MARIA:
- Lạy Mẹ, toàn câu chuyện giờ đây thuộc về Mẹ. Con không xin Mẹ cứu con thoát chết, nhưng vì tình yêu các linh hồn được Máu Thánh Con Mẹ đổ ra cứu chuộc, xin Mẹ hãy cứu linh hồn ông Hijò này, để ông được sống muôn đời.
Thu hết can đảm và sức lực còn lại, Cha Phaolo nói lần cuối với ông phù thủy:
- Ông Hijò à, tôi không mảy may sợ các thứ bùa ngãi của ông, bởi vì tôi là người của THIÊN CHÚA. Không một quyền lực sự dữ nào có thể làm hại tôi. Chính ông mới phải sợ hãi. Bởi vì, nếu chẳng may bị chết, ông sẽ lãnh án phạt đời đời trong lửa hỏa ngục. Vậy thì, ông Hijò à, hãy khẩn cầu lòng nhân lành của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Thế, qua trung gian Mẹ Ngài là Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA.
Nếu vị Linh Mục Thừa Sai đổ ập trên người ông phù thủy một vạc dầu sôi, hẳn không gây kinh hoàng cho bằng khi tai ông phù thủy nghe đến danh thánh Đức MARIA. Ông phù thủy Hijò nằm lăn xuống đất, người cuộn tròn, uốn éo ngoằn ngoèo y như một con rắn. Cha Phaolo kiên nhẫn lập lại:
- Hijò à, bạn hãy kêu cầu danh thánh Đức Mẹ MARIA và chắc chắn bạn sẽ được cứu thoát.
”MARIA”, ông Hijò thầm thì lập lại.
Ôi danh thánh MARIA quả thật nhiệm mầu!
Chỉ bấy nhiêu đó thôi, đủ cho Ơn Thánh có sức tuôn xuống trên người ông phù thủy.
Một thời gian ngắn sau đó, ông phù thủy Hijò xin học đạo và xin lãnh nhận bí tích Rửa Tội, gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Ông chọn tên thánh rửa tội là Phêrô-Phaolô Maria, để ghi nhớ ơn lành Đức Mẹ MARIA ban qua trung gian vị Thừa Sai Linh Mục Phaolô.
... Có điềm lớn xuất hiện trên Trời: một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao. Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con. Lại có điềm khác xuất hiện trên Trời: đó là một Con Mãng Xà, đỏ như lửa, có bảy đầu và mười sừng, trên bảy đầu đều có vương miện. Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên Trời mà quăng xuống đất. Rồi Con Mãng Xà đứng chực sẵn trước mặt người Phụ Nữ sắp sinh con, để khi bà sinh xong là nó nuốt ngay con bà. Bà đã sinh được một người con, một người con trai, người con này sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt muôn dân. Con bà được đưa ngay lên THIÊN CHÚA, lên tận ngai của Ngài. Còn người Phụ Nữ thì trốn vào sa mạc; tại đó THIÊN CHÚA đã dọn sẵn cho bà một chỗ ở, để bà được nuôi dưỡng ở đó, trong vòng một ngàn hai trăm sáu mươi ngày (Sách Khải Huyền 12,1-6).
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Một ngày, Cha Phaolo thuộc dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Phanxicô, rời thành phố San Francisco, bang California Hoa Kỳ, lên đường sang truyền giáo bên Togo, thuộc lục địa Phi Châu. Cùng đi với Cha Phaolo có một Linh Mục cùng dòng.
Nơi miền truyền giáo xa xôi xứ Togo, hai Linh Mục dòng Phanxicô hăng say bắt tay ngay vào việc cứu vớt các linh hồn. Nơi đây có những làng hẻo lánh, đèo heo hút gió. Dân chúng sống dưới sức tác oai tác quái của các ông thầy phù thủy. Họ dùng ma thuật quỷ thuật, bỏ bùa bỏ ngãi, làm hại tất cả những ai họ muốn chống phá để gieo rắc oán thù và gây chết chóc. Người ta chuyền miệng nhau rằng, có những người bị nhóm quỉ ám đông đến độ có bao nhiêu sợi tóc trên đầu là có bấy nhiêu tên quỷ ám bên trong. Dĩ nhiên đây chỉ là ”tiếng đồn”!
Hai tuần sau khi đến Togo, một ngày Cha Phaolo và vị Linh Mục cùng dòng ra đi làm việc truyền giáo. Đang đi, bỗng trời đổ ập cơn mưa kèm thêm sấm sét, trông thật kinh hoàng. Hai vị Thừa Sai quyết định tìm trú ẩn nơi một cái chòi. Nào ngờ đó là cái chòi của ông phù thủy Hijò!
Dầu biết rõ hiểm nguy, nhưng với trọn lòng tin tưởng nơi sự phù trợ của THIÊN CHÚA và sức bảo vệ quyền năng của Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA, hai vị Thừa Sai vẫn can đảm bước vào.
- Hijò, hỡi bạn thân mến, có cho phép chúng tôi dừng chân trú ẩn nơi căn chòi của bạn không?
Hai vị Thừa Sai cất tiếng nhỏ nhẹ hỏi ông phù thủy như thế. Nhưng bên trong không có tiếng trả lời. Im lặng như tờ, như thể không có ai. Hai vị lại cất tiếng nói:
- Hijò bạn à, chúng tôi là hai Linh Mục của cứ điểm truyền giáo. Bạn có bằng lòng cho chúng tôi trú nơi căn chòi của bạn không?
Liền lúc đó cả hai Thừa Sai nghe một tiếng gầm gừ, nghe rợn tóc gáy! Hai vị không thấy gì cả, vì căn chòi tối thui và đầy khói.
Cha Phaolo vẫn không thối lui. Cha tiếp tục nài nĩ:
- Hijò à, chúng tôi là người của THIÊN CHÚA. Chúng tôi bất ngờ bị mưa nên nghĩ đến chuyện vào xin bạn cho trú qua cơn mưa. Nếu bạn tiếp rước chúng tôi thì quả thật bạn làm một ân huệ lớn lao và chắc chắn THIÊN CHÚA trả công bội hậu cho bạn!
Một tiếng gầm gừ khác trổi lên như tiếng trả lời duy nhất cho lời xin của Cha Phaolo. Ông phù thủy Hijò vẫn ngồi im trước đống lửa, đôi mắt đăm đăm nhìn ngọn lửa, trên đầu trùm một tấm lông chiên. Cha Phaolo tiếp tục:
- Đây là dịp tốt để chúng ta trở thành bạn hữu. .
Cha Phaolo nói chưa hết câu thì ông phù thủy Hijò bỗng rống to lên. Toàn thân ông rúng động vì giận dữ. Nước miếng nước bọt trào ra hai bên mép. Chưa hết, ông nhẩy bổ tới túm lấy Cha Phaolo, đôi mắt lộn tròng trừng trừng nhìn Cha như muốn ăn tươi nuốt sống. Trước mặt Cha Phaolo lúc bấy giờ không còn hình tượng ông phù thủy, nhưng đúng thật là tên quỉ hiện hình!
Cha Phaolo không chút nao núng. Cha thầm thĩ đọc lời nguyện dâng lên Đức Nữ Vương Rất Thánh MARIA:
- Lạy Mẹ, toàn câu chuyện giờ đây thuộc về Mẹ. Con không xin Mẹ cứu con thoát chết, nhưng vì tình yêu các linh hồn được Máu Thánh Con Mẹ đổ ra cứu chuộc, xin Mẹ hãy cứu linh hồn ông Hijò này, để ông được sống muôn đời.
Thu hết can đảm và sức lực còn lại, Cha Phaolo nói lần cuối với ông phù thủy:
- Ông Hijò à, tôi không mảy may sợ các thứ bùa ngãi của ông, bởi vì tôi là người của THIÊN CHÚA. Không một quyền lực sự dữ nào có thể làm hại tôi. Chính ông mới phải sợ hãi. Bởi vì, nếu chẳng may bị chết, ông sẽ lãnh án phạt đời đời trong lửa hỏa ngục. Vậy thì, ông Hijò à, hãy khẩn cầu lòng nhân lành của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Thế, qua trung gian Mẹ Ngài là Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA.
Nếu vị Linh Mục Thừa Sai đổ ập trên người ông phù thủy một vạc dầu sôi, hẳn không gây kinh hoàng cho bằng khi tai ông phù thủy nghe đến danh thánh Đức MARIA. Ông phù thủy Hijò nằm lăn xuống đất, người cuộn tròn, uốn éo ngoằn ngoèo y như một con rắn. Cha Phaolo kiên nhẫn lập lại:
- Hijò à, bạn hãy kêu cầu danh thánh Đức Mẹ MARIA và chắc chắn bạn sẽ được cứu thoát.
”MARIA”, ông Hijò thầm thì lập lại.
Ôi danh thánh MARIA quả thật nhiệm mầu!
Chỉ bấy nhiêu đó thôi, đủ cho Ơn Thánh có sức tuôn xuống trên người ông phù thủy.
Một thời gian ngắn sau đó, ông phù thủy Hijò xin học đạo và xin lãnh nhận bí tích Rửa Tội, gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Ông chọn tên thánh rửa tội là Phêrô-Phaolô Maria, để ghi nhớ ơn lành Đức Mẹ MARIA ban qua trung gian vị Thừa Sai Linh Mục Phaolô.
... Có điềm lớn xuất hiện trên Trời: một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao. Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con. Lại có điềm khác xuất hiện trên Trời: đó là một Con Mãng Xà, đỏ như lửa, có bảy đầu và mười sừng, trên bảy đầu đều có vương miện. Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên Trời mà quăng xuống đất. Rồi Con Mãng Xà đứng chực sẵn trước mặt người Phụ Nữ sắp sinh con, để khi bà sinh xong là nó nuốt ngay con bà. Bà đã sinh được một người con, một người con trai, người con này sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt muôn dân. Con bà được đưa ngay lên THIÊN CHÚA, lên tận ngai của Ngài. Còn người Phụ Nữ thì trốn vào sa mạc; tại đó THIÊN CHÚA đã dọn sẵn cho bà một chỗ ở, để bà được nuôi dưỡng ở đó, trong vòng một ngàn hai trăm sáu mươi ngày (Sách Khải Huyền 12,1-6).
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Việc của Giáo hoàng, việc của Tổng thống
Trần Văn Cảnh
20:03 02/10/2008
VIỆC CỦA GIÁO HOÀNG, VIỆC CỦA TỔNG THỐNG
Bài tóm lược diễn văn của Tổng Thống Sarkozy và của ĐGH Bênêđictô XVI trao đổi trưa thứ sáu 12.09.2008 tại điện Elysée, Paris, vừa được phổ biến ngày 23.09.2008.
Một số bạn đọc gởi điện thơ phản ứng về cho tác giả. Nhiều phản ứng và đề nghị đi ra ngoài nội dung bài viết và vượt quá ý định của tác giả. Trong những phản ứng, có người xin tác giả chuyển ngữ toàn thể hai bài diễn văn. Đáp lại lời đề nghị rất chính đáng này, ngày 27.09.2008 tác giả đã chuyển ngữ bài diễn văn của tổng thống Sarkozy, nói về « tính đời tích cực » (la laïcité positive), trình bày một cách cư xử của một chính phủ đời (của ông) đối với các tôn giáo và đặc biệt là Công Giáo
Hôm nay, tác giả xin tạm dịch bài diễn văn đáp từ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
Xin nhắc lại rằng trong chuyến công du mục vụ đầu tiên tại Pháp, ở chặng đầu tiên tại Paris, ĐTC Bênêđictô XVI đã được đón tiếp tại điện Elysée vào sáng thứ sáu 12.09.2008. Trước hết, ngài đã được tổng thống Sarkozy xin gặp riêng và được thân quyến gia đình tổng thống ra chào. Tiếp theo, ngài đã được mời ra phòng báo chí và trước sự hiện diện của chính phủ và những cơ quan công quyền khác, tổng thống tổng thống Sarkozy đã nói một diễn văn chào mừng và ĐTC đã nói một diễn văn đáp từ.
Bài diễn văn đáp từ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, nói về « Chính trị và tôn giáo », với bốn ý tưởng chính: 1- Gốc rễ kitô của Pháp và của Âu Châu, 2- Nguyên tắc liên quan giữa chính trị và tôn giáo « Của César, trả cho César, Của Chúa, trả cho Chúa », 3- Công việc của giáo hoàng là gieo rắc bác ái và hy vọng, 4- Và công việc năng nề của tổng thống là bảo vệ lợi ích cá nhân, công ích xã hội và hòa bình thế giới.
Thưa Ngài Tổng Thống,
Thưa Quí Bà, Quí Ông,
Thưa quí bạn,
Đến đất Pháp lần đầu tiên từ khi Chúa Quan Phòng gọi lên Tòa thánh Phêrô, tôi rất cảm động và lấy làm vinh dự được quí vị nồng hậu tiếp đón.
Thưa Ngài Tổng Thống, Tôi đặc biệt ghi ơn Ngài về lời chân tình mà ngài đã mời tôi đến thăm quê hương ngài và về lời chào đón mà ngài vừa ngỏ với tôi. Làm sao mà tôi không nhớ đến chuyến ngài viếng thăm tôi tại Vatican (tháng 12.2007) cách nay 9 tháng ? Qua Ngài, tôi xin kính chào tất cả những người cư ngụ trong xứ này, xứ có quá khứ lịch sử ngàn năm, có hiện tại nhiều biến cố, có tương lai nhiều hứa hẹn. Xin người dân Pháp biết cho rằng nước Pháp thường là tâm điểm của lời Giáo Hoàng cầu nguyện. Giáo Hoàng không thể quên được tất cả những gì nước Pháp đã làm cho Giáo Hội trong lịch sử 20 thế kỷ qua ! Lý do đầu tiên mà tôi làm chuyến công du này là để kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức. Tôi muốn hòa mình vào đoàn người hành hương đông vô kể, vì lòng tin và do đức mến, từ khắp nơi trên thế giới tụ họp vể cung thánh Mẹ Maria. Tôi đến quê hương quí ngài ở đây, trong 4 ngày hồng ân để cử hành một đức tin, một lòng mến.
Chuyến hành hương Lộ Đức của tôi gồm một đoạn đường ở Paris. Thủ đô quí quốc, tôi có quen thuộc và biết tương đối rõ. Tôi đã thường đến và trong nhiều năm, vì việc nghiên cứu và vì những chức vụ trước kia, tôi đã gặp ở đó nhiều bạn bè, nhân bản có, trí thức có. Tôi trở lại đây, với niềm vui mừng, sung sướng vì có dịp được tôn vinh cái di sản văn hóa và đức tin đã tạo hình cho xứ sở của Ngài một dung nhan sáng chói trong nhiều thế kỷ và đã tặng cho thế giới nhiều nhân vật lớn, phục vụ cho Quốc Gia và cho Giáo Hội, mà lời giảng dậy và gương sáng của họ đã vượt trên biên giới địa dư quốc gia để ghi khắc vào tương lai thế giới.
Thưa Ngài Tổng Thống, Khi ngài đến thăm Rome, Ngài đã nhắc đến gốc rễ của nước Pháp cũng như của Âu Châu là kitô. Lịch sử đã chứng minh điều đó: từ nguồn gốc, quê hương của Ngài đã nhận lãnh sứ điệp Phúc Âm. Nếu tài liệu đôi khi không đủ, thì sự hiện hữu thực tế của những cộng đoàn kitô đã được chứng thực ở xứ Gaule vào một thời kỳ rất cổ xưa; người ta không thể nhắc lại mà không cảm động rằng thành phố Lyon đã có một giám mục vào giữa thế kỷ thứ hai và thánh Irénée, tác giả tập minh giáo « Adversus haereses », đã để lại một chứng tá hùng hồn về sự vững chắc của tư tượng Kitô. Nhưng thánh Irénée là người đến từ thành phố Smyrne (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ hiên nay) để giảng về niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh. Lyon đã có một giám mục nói tiếng mẹ đẻ hy lạp: còn có dấu chỉ nào đẹp hơn để nói đến bản chất và cùng đích phổ quát của sứ điệp kitô ? Được thành lập từ thời xa xưa trên quê hương của ngài, Giáo Hội đã đóng ở đó một vai trò soi đuốc văn minh mà tôi sung sướng được đến tôn vinh. Ngài đã nhắc đến diều đó trong bài diễn văn ở điện Latran hồi tháng chạp vừa qua và lập lại hôm nay. Viêc chuyển giao văn hóa cổ do các tu sĩ thực hiện qua việc giảng dậy và sao chép, việc đào tạo con tim và tinh thần để yêu thương người nghèo, việc giúp đỡ kẻ khốn cùng qua việc thành lập rất nhiều các tu hội dòng, sự đóng góp của các kitô hữu vào việc tạo lập các cơ sở ở xứ Gaule, rồi ở Pháp, đã được biết quá nhiều, không cần tôi phải dừng lại dài dòng. Hàng ngàn nhà nguyện, thánh đường, tu viện và đại giáo đường đã điểm tô trung tâm các thành phố và sự cô tịch ở đồng quê đã đủ nói lên việc các cha ông của quí ngài đã muốn tôn kính trong đức tin Đấng đã ban cho họ sự sống và đã giữ chúng ta trong hiện hữu.
Nhiều người tại Pháp đã dừng lại để suy nghĩ về những giao hảo giữa Giáo Hội và Chính Phủ. Về vấn đề tương quan giữa cầu chính trị và cầu tôn giáo, chính Đức Kitô đã đưa ra nguyên tắc cho một giải quyết chính đáng khi Ngài trả lời câu hỏi người ta đã đặt cho ngài: « Hãy trả cho César cái gì thuộc về César và cho Thiên Chúa cái gì thuộc về Thiên Chúa » (Mc 12,17). Giáo Hội ở Pháp hiện nay được hưởng một qui chế tự do. Sự nghi kỵ quá khứ dần dà đã biến thành một cuộc đối thoại nghiêm trang và tích cực, chắc chắn càng ngày càng hơn. Một dụng cụ đối thoại mới đã được đưa ra từ năm 2002 và tôi rất tin tưởng vào công việc của nó bởi vì có thiện chí hỗ tương. Chúng ta biết rằng một số lãnh vực đối thoại còn đang mở, mà chúng ta cần đi qua và từ từ chấn chỉnh lại, với quyết tâm và kiên nhẫn.
Thưa Ngài Tổng Thống, Ngài vừa dùng một thuật ngữ đẹp « tính đời tích cực » để xác định sự thông cảm rộng mở hơn. Vào một thời kỳ lịch sử mà các nền văn hóa giao chéo nhau càng ngày càng nhiều hơn, tôi hoàn toàn xác tín rằng thật là cần thiết phải có một suy nghĩ mới về cái ý nghĩa đích thực và về tầm quan trọng của cái tính đời. Thực ra, đó quả là căn bản, một phần thì phải nhấn mạnh đến sự phân biệt giữa chính trị với tôn giáo, hầu bảo đảm sự tư do tôn giáo cho công dân cũng như bổn phận của Chính Phủ với công dân, phần khác thì phải ý thức rõ rệt hơn về chức vụ không thể thay thế được của tôn giáo trong việc đào tạo lương tâm và trong sự đóng góp mà tôn giáo mang vào, cùng với những cơ quan khác, để tạo ra một nhất trí luân lý căn bản trong xã hội.
Là chứng tá của một Thượng Đế thương yêu và Cứu Chuộc, Giáo Hoàng gắng sức làm người gieo vãi bác ái và hy vọng. Toàn thể xã hội nhân loại cần đến hy vọng, và sự cần thiết này càng cao mạnh trong xã hội hôm nay vì xã hội này cung ứng ít oi những khát vọng tinh thần và ít oi những chắc chắn vật chất. Giới trẻ là mối bận tâm lớn của tôi. Một số bạn trẻ khó nhọc không tìm ra hướng đi thích hợp cho mình hoặc đau buồn vì mất dấu mốc trong gia đình. Một số khác thử nghiệm những giới hạn của một đường hướng cộng đoàn tôn giáo. Đôi khi bị gạt ra ngoài lề xã hội và thường rất hay bị bỏ rơi phải tự xoay xở lấy, những bạn trẻ này trở thành mỏng manh mà lại phải một mình đương đầu với một thực tại vượt trên khả năng của họ. Đó là lý do khiến người ta cần phải giúp đưa cho họ một khung cảnh giáo dục tốt và phải khuyến khích họ biết kính trọng và giúp đỡ tha nhân, hầu họ có thể bình tâm đi đến tuổi trách nhiệm. Trong lãnh vực này, Giáo Hội có thể đưa ra sự đóng góp độc đáo của mình. Hoàn cảnh xã hội Âu Châu, đáng buồn vì lộ liễu rõ ràng với sự xa cách giầu nghèo, cũng làm tôi lo lắng. Tôi chắc rằng người ta có thể tìm ra những giải pháp công bình hơn, vượt trên sự giúp dỡ khẩn cấp tức thời, đi thẳng vào tâm điểm của những vấn đề, hầu bảo vệ kẻ hèn yếu mà thăng tiến nhân phẩm của họ. Xuyên qua vô số các tổ chức và vô vàn các hành động của mình, Giáo Hội, cũng như rầt nhiều các hội đoàn khác nơi quí quốc, hay mưu toan giải quyết vấn đề tức thời, nhưng Nhà Nước có bổn phận phải tổ chức luật pháp để tận diệt hết mọi bất công.
Thưa Ngài Tổng Thống, Trong tầm mức rộng hơn, thực trạng của hoàn cầu hiên nay cũng làm tôi bận lòng. Với một lòng rộng lượng cao cả, Thiên Chúa đã trao cho ta thế giới mà Ngài đã dựng nên. Người ta cần phải học cho biết tôn trọng nó và bảo vệ nó hơn. Tôi cho rằng đã đến lúc phải đưa ra những đề nghị xây dựng hơn, hầu bảo đảm phúc lợi cho các thế hệ tương lai.
Thực hiện chức vụ Chủ Tịch Liên Hiệp Âu Châu là dịp để quí quốc chứng tỏ rằng nước Pháp tha thiết với nhân quyền và làm cho nó được phát triển hầu bảo vệ lợi ích cá nhân và công ích xã hội. Khi mà Con Người Âu Châu đích thân nhận thấy và nghiệm biết rằng những quyền bất khả chuyển nhượng của nhân vị, từ lúc được thụ thai đến khi chết tự nhiên, cũng như những quyền liên quan đến tự do giáo dục, đến đời sống gia đình, đến việc làm, dĩ nhiên không quên những quyền tôn giáo, khi mà Con Người Âu Châu biết được rằng những quyền trên đây là những quyền tụ họp lại thành một cái toàn thể bất khả phân ly, những quyền này đã được công bố và tôn trọng, thì lúc ấy nó mới hiểu trọn vẹn được rằng sự xây dựng Âu Châu là cao cả và mới thực sự trở thành một người gầy dựng tích cực.
Thưa Ngài Tổng Thống, Công việc Ngài phải gánh vác, thật không phải dễ. Thời thế biến đổi, và tìm ra con đường tốt giữa những khúc khỉu của thường ngày xã hội và kinh tế, quốc nội và thế giới, đó quả là một công việc gay go. Đặc biệt, trước nguy hiểm thấy nổi dậy những nghi kỵ cũ xưa, những căng thẳng và đối nghịch giữa các quốc gia, mà chúng ta hôm nay là những chứng nhân lo âu; nước Pháp, trong lịch sử nhậy cảm với việc hòa giải các dân tộc, được người ta kêu gọi phải giúp đỡ Âu Châu để xây dựng hòa bình trong lãnh thổ của nó và trong toàn thế giới. Về điểm này, thực là quan trọng việc xúc tiến một sự thống nhất, mà không thể và cũng không muốn đồng nhất, nhưng có thể bảo đảm sự tôn trọng những khác biệt quốc gia và tôn trọng những tập tục văn hóa khác nhau hầu tạo ra một sự phong phú trong hòa đồng Âu Châu, mà đồng thời nhắc nhớ rằng « Căn tính quốc gia chỉ có thể thực hiện được trong sự mở ra với những dân tộc khác và nhờ sự liên đới với họ » (Tông huấn Ecclesia in Europa, n 112). Tôi xin bày tỏ sự tin tưởng của tôi rằng quốc gia của Ngài sẽ đóng góp nhiều hơn vào việc làm phát triển thế kỷ này trên con đường đi lên bình tâm, hỏa đồng và hòa bình.
Thưa Ngài Tổng Thống,
Thưa quí bạn,
Một lần nữa, Tôi muốn bày tỏ lòng cám ơn của tôi với Ngài về buổi gặp gỡ này. Tôi xin bảo đảm tha thiết cầu xin cho Quê Hương đẹp đẽ của Ngài, Xin Thiên Chúa ban cho quê hương Ngài được bình yên và thịnh vượng, tự do và thống nhất. Tôi xin kí thác những lời cầu này vào sự bầu cử hiền mẫu của Trinh Nữ Maria, quan thầy chính của nước Pháp. Xin Thiên Chúa chúc lành cho nước Pháp và mọi Người Dân Pháp.
Thứ sáu, 12 tháng 09 năm 2008
ĐGH Bênêđictô XVI
(Trần Văn Cảnh chuyển ngữ, ngày 01.10.2008)
Bài tóm lược diễn văn của Tổng Thống Sarkozy và của ĐGH Bênêđictô XVI trao đổi trưa thứ sáu 12.09.2008 tại điện Elysée, Paris, vừa được phổ biến ngày 23.09.2008.
Một số bạn đọc gởi điện thơ phản ứng về cho tác giả. Nhiều phản ứng và đề nghị đi ra ngoài nội dung bài viết và vượt quá ý định của tác giả. Trong những phản ứng, có người xin tác giả chuyển ngữ toàn thể hai bài diễn văn. Đáp lại lời đề nghị rất chính đáng này, ngày 27.09.2008 tác giả đã chuyển ngữ bài diễn văn của tổng thống Sarkozy, nói về « tính đời tích cực » (la laïcité positive), trình bày một cách cư xử của một chính phủ đời (của ông) đối với các tôn giáo và đặc biệt là Công Giáo
Hôm nay, tác giả xin tạm dịch bài diễn văn đáp từ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
Xin nhắc lại rằng trong chuyến công du mục vụ đầu tiên tại Pháp, ở chặng đầu tiên tại Paris, ĐTC Bênêđictô XVI đã được đón tiếp tại điện Elysée vào sáng thứ sáu 12.09.2008. Trước hết, ngài đã được tổng thống Sarkozy xin gặp riêng và được thân quyến gia đình tổng thống ra chào. Tiếp theo, ngài đã được mời ra phòng báo chí và trước sự hiện diện của chính phủ và những cơ quan công quyền khác, tổng thống tổng thống Sarkozy đã nói một diễn văn chào mừng và ĐTC đã nói một diễn văn đáp từ.
Bài diễn văn đáp từ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, nói về « Chính trị và tôn giáo », với bốn ý tưởng chính: 1- Gốc rễ kitô của Pháp và của Âu Châu, 2- Nguyên tắc liên quan giữa chính trị và tôn giáo « Của César, trả cho César, Của Chúa, trả cho Chúa », 3- Công việc của giáo hoàng là gieo rắc bác ái và hy vọng, 4- Và công việc năng nề của tổng thống là bảo vệ lợi ích cá nhân, công ích xã hội và hòa bình thế giới.
Thưa Ngài Tổng Thống,
Thưa Quí Bà, Quí Ông,
Thưa quí bạn,
Đến đất Pháp lần đầu tiên từ khi Chúa Quan Phòng gọi lên Tòa thánh Phêrô, tôi rất cảm động và lấy làm vinh dự được quí vị nồng hậu tiếp đón.
Thưa Ngài Tổng Thống, Tôi đặc biệt ghi ơn Ngài về lời chân tình mà ngài đã mời tôi đến thăm quê hương ngài và về lời chào đón mà ngài vừa ngỏ với tôi. Làm sao mà tôi không nhớ đến chuyến ngài viếng thăm tôi tại Vatican (tháng 12.2007) cách nay 9 tháng ? Qua Ngài, tôi xin kính chào tất cả những người cư ngụ trong xứ này, xứ có quá khứ lịch sử ngàn năm, có hiện tại nhiều biến cố, có tương lai nhiều hứa hẹn. Xin người dân Pháp biết cho rằng nước Pháp thường là tâm điểm của lời Giáo Hoàng cầu nguyện. Giáo Hoàng không thể quên được tất cả những gì nước Pháp đã làm cho Giáo Hội trong lịch sử 20 thế kỷ qua ! Lý do đầu tiên mà tôi làm chuyến công du này là để kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức. Tôi muốn hòa mình vào đoàn người hành hương đông vô kể, vì lòng tin và do đức mến, từ khắp nơi trên thế giới tụ họp vể cung thánh Mẹ Maria. Tôi đến quê hương quí ngài ở đây, trong 4 ngày hồng ân để cử hành một đức tin, một lòng mến.
Chuyến hành hương Lộ Đức của tôi gồm một đoạn đường ở Paris. Thủ đô quí quốc, tôi có quen thuộc và biết tương đối rõ. Tôi đã thường đến và trong nhiều năm, vì việc nghiên cứu và vì những chức vụ trước kia, tôi đã gặp ở đó nhiều bạn bè, nhân bản có, trí thức có. Tôi trở lại đây, với niềm vui mừng, sung sướng vì có dịp được tôn vinh cái di sản văn hóa và đức tin đã tạo hình cho xứ sở của Ngài một dung nhan sáng chói trong nhiều thế kỷ và đã tặng cho thế giới nhiều nhân vật lớn, phục vụ cho Quốc Gia và cho Giáo Hội, mà lời giảng dậy và gương sáng của họ đã vượt trên biên giới địa dư quốc gia để ghi khắc vào tương lai thế giới.
Thưa Ngài Tổng Thống, Khi ngài đến thăm Rome, Ngài đã nhắc đến gốc rễ của nước Pháp cũng như của Âu Châu là kitô. Lịch sử đã chứng minh điều đó: từ nguồn gốc, quê hương của Ngài đã nhận lãnh sứ điệp Phúc Âm. Nếu tài liệu đôi khi không đủ, thì sự hiện hữu thực tế của những cộng đoàn kitô đã được chứng thực ở xứ Gaule vào một thời kỳ rất cổ xưa; người ta không thể nhắc lại mà không cảm động rằng thành phố Lyon đã có một giám mục vào giữa thế kỷ thứ hai và thánh Irénée, tác giả tập minh giáo « Adversus haereses », đã để lại một chứng tá hùng hồn về sự vững chắc của tư tượng Kitô. Nhưng thánh Irénée là người đến từ thành phố Smyrne (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ hiên nay) để giảng về niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh. Lyon đã có một giám mục nói tiếng mẹ đẻ hy lạp: còn có dấu chỉ nào đẹp hơn để nói đến bản chất và cùng đích phổ quát của sứ điệp kitô ? Được thành lập từ thời xa xưa trên quê hương của ngài, Giáo Hội đã đóng ở đó một vai trò soi đuốc văn minh mà tôi sung sướng được đến tôn vinh. Ngài đã nhắc đến diều đó trong bài diễn văn ở điện Latran hồi tháng chạp vừa qua và lập lại hôm nay. Viêc chuyển giao văn hóa cổ do các tu sĩ thực hiện qua việc giảng dậy và sao chép, việc đào tạo con tim và tinh thần để yêu thương người nghèo, việc giúp đỡ kẻ khốn cùng qua việc thành lập rất nhiều các tu hội dòng, sự đóng góp của các kitô hữu vào việc tạo lập các cơ sở ở xứ Gaule, rồi ở Pháp, đã được biết quá nhiều, không cần tôi phải dừng lại dài dòng. Hàng ngàn nhà nguyện, thánh đường, tu viện và đại giáo đường đã điểm tô trung tâm các thành phố và sự cô tịch ở đồng quê đã đủ nói lên việc các cha ông của quí ngài đã muốn tôn kính trong đức tin Đấng đã ban cho họ sự sống và đã giữ chúng ta trong hiện hữu.
Nhiều người tại Pháp đã dừng lại để suy nghĩ về những giao hảo giữa Giáo Hội và Chính Phủ. Về vấn đề tương quan giữa cầu chính trị và cầu tôn giáo, chính Đức Kitô đã đưa ra nguyên tắc cho một giải quyết chính đáng khi Ngài trả lời câu hỏi người ta đã đặt cho ngài: « Hãy trả cho César cái gì thuộc về César và cho Thiên Chúa cái gì thuộc về Thiên Chúa » (Mc 12,17). Giáo Hội ở Pháp hiện nay được hưởng một qui chế tự do. Sự nghi kỵ quá khứ dần dà đã biến thành một cuộc đối thoại nghiêm trang và tích cực, chắc chắn càng ngày càng hơn. Một dụng cụ đối thoại mới đã được đưa ra từ năm 2002 và tôi rất tin tưởng vào công việc của nó bởi vì có thiện chí hỗ tương. Chúng ta biết rằng một số lãnh vực đối thoại còn đang mở, mà chúng ta cần đi qua và từ từ chấn chỉnh lại, với quyết tâm và kiên nhẫn.
Thưa Ngài Tổng Thống, Ngài vừa dùng một thuật ngữ đẹp « tính đời tích cực » để xác định sự thông cảm rộng mở hơn. Vào một thời kỳ lịch sử mà các nền văn hóa giao chéo nhau càng ngày càng nhiều hơn, tôi hoàn toàn xác tín rằng thật là cần thiết phải có một suy nghĩ mới về cái ý nghĩa đích thực và về tầm quan trọng của cái tính đời. Thực ra, đó quả là căn bản, một phần thì phải nhấn mạnh đến sự phân biệt giữa chính trị với tôn giáo, hầu bảo đảm sự tư do tôn giáo cho công dân cũng như bổn phận của Chính Phủ với công dân, phần khác thì phải ý thức rõ rệt hơn về chức vụ không thể thay thế được của tôn giáo trong việc đào tạo lương tâm và trong sự đóng góp mà tôn giáo mang vào, cùng với những cơ quan khác, để tạo ra một nhất trí luân lý căn bản trong xã hội.
Là chứng tá của một Thượng Đế thương yêu và Cứu Chuộc, Giáo Hoàng gắng sức làm người gieo vãi bác ái và hy vọng. Toàn thể xã hội nhân loại cần đến hy vọng, và sự cần thiết này càng cao mạnh trong xã hội hôm nay vì xã hội này cung ứng ít oi những khát vọng tinh thần và ít oi những chắc chắn vật chất. Giới trẻ là mối bận tâm lớn của tôi. Một số bạn trẻ khó nhọc không tìm ra hướng đi thích hợp cho mình hoặc đau buồn vì mất dấu mốc trong gia đình. Một số khác thử nghiệm những giới hạn của một đường hướng cộng đoàn tôn giáo. Đôi khi bị gạt ra ngoài lề xã hội và thường rất hay bị bỏ rơi phải tự xoay xở lấy, những bạn trẻ này trở thành mỏng manh mà lại phải một mình đương đầu với một thực tại vượt trên khả năng của họ. Đó là lý do khiến người ta cần phải giúp đưa cho họ một khung cảnh giáo dục tốt và phải khuyến khích họ biết kính trọng và giúp đỡ tha nhân, hầu họ có thể bình tâm đi đến tuổi trách nhiệm. Trong lãnh vực này, Giáo Hội có thể đưa ra sự đóng góp độc đáo của mình. Hoàn cảnh xã hội Âu Châu, đáng buồn vì lộ liễu rõ ràng với sự xa cách giầu nghèo, cũng làm tôi lo lắng. Tôi chắc rằng người ta có thể tìm ra những giải pháp công bình hơn, vượt trên sự giúp dỡ khẩn cấp tức thời, đi thẳng vào tâm điểm của những vấn đề, hầu bảo vệ kẻ hèn yếu mà thăng tiến nhân phẩm của họ. Xuyên qua vô số các tổ chức và vô vàn các hành động của mình, Giáo Hội, cũng như rầt nhiều các hội đoàn khác nơi quí quốc, hay mưu toan giải quyết vấn đề tức thời, nhưng Nhà Nước có bổn phận phải tổ chức luật pháp để tận diệt hết mọi bất công.
Thưa Ngài Tổng Thống, Trong tầm mức rộng hơn, thực trạng của hoàn cầu hiên nay cũng làm tôi bận lòng. Với một lòng rộng lượng cao cả, Thiên Chúa đã trao cho ta thế giới mà Ngài đã dựng nên. Người ta cần phải học cho biết tôn trọng nó và bảo vệ nó hơn. Tôi cho rằng đã đến lúc phải đưa ra những đề nghị xây dựng hơn, hầu bảo đảm phúc lợi cho các thế hệ tương lai.
Thực hiện chức vụ Chủ Tịch Liên Hiệp Âu Châu là dịp để quí quốc chứng tỏ rằng nước Pháp tha thiết với nhân quyền và làm cho nó được phát triển hầu bảo vệ lợi ích cá nhân và công ích xã hội. Khi mà Con Người Âu Châu đích thân nhận thấy và nghiệm biết rằng những quyền bất khả chuyển nhượng của nhân vị, từ lúc được thụ thai đến khi chết tự nhiên, cũng như những quyền liên quan đến tự do giáo dục, đến đời sống gia đình, đến việc làm, dĩ nhiên không quên những quyền tôn giáo, khi mà Con Người Âu Châu biết được rằng những quyền trên đây là những quyền tụ họp lại thành một cái toàn thể bất khả phân ly, những quyền này đã được công bố và tôn trọng, thì lúc ấy nó mới hiểu trọn vẹn được rằng sự xây dựng Âu Châu là cao cả và mới thực sự trở thành một người gầy dựng tích cực.
Thưa Ngài Tổng Thống, Công việc Ngài phải gánh vác, thật không phải dễ. Thời thế biến đổi, và tìm ra con đường tốt giữa những khúc khỉu của thường ngày xã hội và kinh tế, quốc nội và thế giới, đó quả là một công việc gay go. Đặc biệt, trước nguy hiểm thấy nổi dậy những nghi kỵ cũ xưa, những căng thẳng và đối nghịch giữa các quốc gia, mà chúng ta hôm nay là những chứng nhân lo âu; nước Pháp, trong lịch sử nhậy cảm với việc hòa giải các dân tộc, được người ta kêu gọi phải giúp đỡ Âu Châu để xây dựng hòa bình trong lãnh thổ của nó và trong toàn thế giới. Về điểm này, thực là quan trọng việc xúc tiến một sự thống nhất, mà không thể và cũng không muốn đồng nhất, nhưng có thể bảo đảm sự tôn trọng những khác biệt quốc gia và tôn trọng những tập tục văn hóa khác nhau hầu tạo ra một sự phong phú trong hòa đồng Âu Châu, mà đồng thời nhắc nhớ rằng « Căn tính quốc gia chỉ có thể thực hiện được trong sự mở ra với những dân tộc khác và nhờ sự liên đới với họ » (Tông huấn Ecclesia in Europa, n 112). Tôi xin bày tỏ sự tin tưởng của tôi rằng quốc gia của Ngài sẽ đóng góp nhiều hơn vào việc làm phát triển thế kỷ này trên con đường đi lên bình tâm, hỏa đồng và hòa bình.
Thưa Ngài Tổng Thống,
Thưa quí bạn,
Một lần nữa, Tôi muốn bày tỏ lòng cám ơn của tôi với Ngài về buổi gặp gỡ này. Tôi xin bảo đảm tha thiết cầu xin cho Quê Hương đẹp đẽ của Ngài, Xin Thiên Chúa ban cho quê hương Ngài được bình yên và thịnh vượng, tự do và thống nhất. Tôi xin kí thác những lời cầu này vào sự bầu cử hiền mẫu của Trinh Nữ Maria, quan thầy chính của nước Pháp. Xin Thiên Chúa chúc lành cho nước Pháp và mọi Người Dân Pháp.
Thứ sáu, 12 tháng 09 năm 2008
ĐGH Bênêđictô XVI
(Trần Văn Cảnh chuyển ngữ, ngày 01.10.2008)
Đức Thánh Cha ngợi khen đức tin tại các miền đất hậu cộng sản
Bùi Hữu Thư
22:06 02/10/2008
Đức Thánh Cha ngợi khen đức tin tại các miền đất hậu cộng sản.
Ngài khuyến khích các giám mục duy trì cho ngọn lửa đức tin cháy sáng
VATICAN CITY, ngày 2 tháng 10, 2008 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyến khích các hàng giáo phẩm từ các quốc gia trước đây là cộng sản duy trì cho ngọn lửa đức tin cháy sáng trong các cộng đồng nhỏ bé của họ.
Hôm nay Đức Thánh Cha kêu gọi như vậy khi ngài tiếp kiến các giám mục khác nhau đến từ Kazakhstan và Trung Á, khi họ đến Rôma để triều kiến mỗi 5 năm.
Trong bài hiểu thị bằng tiếng Ý và Nga, Đức Thánh Cha mời gọi các giám mục hãy biết ơn vì những đàn áp của cộng sản đã không dập tắt ngọn lửa đức tin nơi giáo dân của họ, nhờ vào “sự hy sinh cao cả của các linh mục, tu sĩ và hàng lãnh đạo giáo dân.” Ngài đã tiếp kiến các giám mục từ các nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Tajikistan và Turkmenistan.
Ngài công nhận rằng các giám mục này hiện đang trông coi các cộng đồng rất nhỏ bé. Chẳng hạn tại Kyrgyzstan, thống kê năm 2004 cho biết chỉ có 500 người Công Giáo trong giáo phận. Cũng trong năm này giáo xứ truyền giáo "sui iuris" tại Turkmenistan báo cáo chỉ có 50 giáo dân.
Do đó, Đức Thánh Cha kêu gọi các giám mục hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn và hãy sử dụng những kinh nghiệm thâu hoạch được trong quá khứ.
Ngài nói "Xin tiếp tục giáo huấn tất cả mọi người biết lắng nghe Lời Chúa và khuyến khích họ tôn sùng Mẹ Maria và yêu mến Thánh Thể, nhất là nơi những người trẻ. Xin khuyến khích các gia đình đọc kinh Mân Côi. Xin kiên nhẫn tìm kiếm các đường lối và phương pháp mới trong việc mục vụ tông đồ. Xin quan tâm đến việc canh tân cho phù hợp với các nhu cầu của thời đại hôm nay, và lưu tâm đến ngôn ngữ và nền văn hóa của những giáo dân dưới quyền coi sóc.”
Đức Thánh Cha cũng đề cao tầm quan trọng tuyệt đối của sự hiệp nhất trong các trường hợp khác nhau các giám mục phải đối phó. Ngài cũng khuyến khích sự hiệp nhất giữa các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, và ngay trong các cộng đồng của họ. Đức Thánh Cha khẳng định rằng một sự hiệp nhất như vậy sẽ giúp cho các nỗ lực tông đồ được hữu hiệu hơn.
Chuyển hướng sang hiểm họa ngày càng gia tăng của quân khủng bố tại một vài nơi các giám mục phải cai quản, Đức Thánh Cha khẳng định rằng luật lệ phải chống lại việc sử dụng các hành động khủng bố. “Tuy nhiên”, ngài nói “ quyền lực của luật pháp không bao giờ được dung túng một sự khiếm khuyết về công lý, và cũng không được hạn chế tự do tôn giáo, vì việc tuyên xưng đức tin một cách tự do là một nhân quyền căn bản và đã được khắp thế giới công nhận."
Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng “Giáo Hội là cơ quan tiên khởi trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo, vì Giáo Hội không bao giờ áp đặt mà chỉ giới thiệu đức tin mà thôi.”
Ngài nói, Giáo Hội biết rằng “việc trở về với Giáo Hội là một hoa quả thần bí của tác động của Chúa Thánh Thần. Đức tin là một quà tặng, và một công trình của Thiên Chúa, và vì vậy gạt bỏ ra ngoài bất cứ hình thức thu phục, lôi kéo nào để bắt buộc, hay khuyến dụ người ta theo đạo bằng những xảo thuật.”
"Một người có thể tự cởi mở cho đức tin sau khi đã suy niệm một cách đứng đắn và có trách nhiệm, và phải tiếp tục ôm ấp và theo đuổi đức tin ấy một cách tự do. Điều này có lợi ích không những cho một cá nhân mà còn cho toàn thể xã hội, vì việc một tín hữu biết tuân hành các giới luật thiêng liêng giúp xây dựng một hình thức chung sống công bằng và hiệp nhất hơn.”
Bản đồ Kazakhstan |
Bản đồ Kyrgyzstan |
Bản đồ Uzbekistan |
Bản đồ Tajikistan |
Bản đồ Turkmenistan |
Bayterek, Thủ đô của Kazarakhstan |
Top Stories
Meeting between Bishops and Vietnam's Prime Minister was fruitless.
Joseph Nguyen
00:35 02/10/2008
Having issued a statement reflecting their position on the land dispute-turned-conflict between the state and archdiocese of Hanoi, bishops went to meet with Vietnam Prime Minister.
A delegation of bishops met with Prime Minister Nguyen Tan Dung on Wednesday Oct. 1 to discuss issues relating to growing tensions in Church-state relation. Bishop Nguyen Van Nhon of Dalat, president of the Vietnam Conference of Catholic Bishops; Cardinal Pham Minh Man of Saigon; and Archbishop Nguyen Nhu The of Hue archdiocese had arrived at the meeting place with the anticipation that the prime minister would reiterate what he had promised Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet in February of this year, in which the former nunciature of Hanoi would be returned to Hanoi archdiocese, its legal owner. What they were about to hear, however, was a lecture aimed at Hanoi archbishop and a subtle message to the Conference of Bishops from the notorious flip-flopping prime minister.
State television broadcast a long detailed report on Wednesday evening. In his opening statement, the prime minister asserted that the government's stance on the issue would remain the same as that of 54 years ago, that is only the collective ownership of land is recognized. He also gave his support to Hanoi city stating that "the handling of the local government at Thai Ha parish and the nunciature was justified.” He went on to criticize Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi quite harshly accusing the prelate of "having actions and words that had damaged his own reputation among the Vietnamese Catholic Community and the society as a whole, thus affecting the good relation between the archdiocese and Hanoi local government, and to the extent of between the Church and the state." The report stated that the prime minister wanted the prelate “to have a serious review of his behavior in order to make practical corrections to overcome his shortcomings.” He also asked the Conference of Bishops, for "the common good of all, to support and assist the prelate more as he needed to abide the state law."
Dung's statement came as a shock to, or to be more specific, a slap in the face of the bishops and the Catholic Church as a whole since it blatantly contradicted with what he had solemnly promised to Hanoi diocese, and to the Vatican early this year.
Ironically, what had happened at the Thai Ha and at the nunciature during the recent conflicts were still raw in people's mind as a classic example of what a persecution look likes. Events were also recorded by camera and witnessed by the thousands parishioners and others. Yet the prime minister of the government which calls itself "servant of the people" still had the nerve to deny it, and shamelessly put the blame on the honest archbishop whose statement was altered and used as a substance for a widespread propaganda in a negative way.
It should be noted that in the statement released on Sept 25, the Vietnamese Conference of Bishops has concluded that Archbishop Joseph Ngo had done nothing wrong in the said conflict. Bishops have also acknowledged that outdated and inconsistent policy in land law combined with national calamities of bribery and corruption had led to the injustice done on the Hanoi Catholics and many others throughout the country; and the media while serving for the interest of their owner, the state, have purposely distorted the story in order to victimize the victims once again.
State television did not show reactions of bishops. However, “they frankly rejected every accusation against Hanoi archbishop,” said Fr. Joseph Nguyen from Hanoi.
“The bishops also denounced the on-going defamation against the prelate and other Catholic leaders, and the attacks at Thai Ha, and Mac Thuong parishes, as well as at Hanoi archbishop’s residence,” he added.
Also, “the bishops took this opportunity to reiterated their views in which they blamed the tensions for the murky, outdated land law which trembles the right to own private property as stated in the Universal Declaration of Human Rights; the dishonesty of state media which have been proven to be effective in spreading doubts and mistrust instead of bridging the nation with mutual understanding and unification; and the tendency of the government to use violence to depress people who cry out for justice thus creating more social injustice,” Fr. Joseph Nguyen reported.
PM Nguyen Tan Dung and bishops |
Meeting between PM and bishops |
State television broadcast a long detailed report on Wednesday evening. In his opening statement, the prime minister asserted that the government's stance on the issue would remain the same as that of 54 years ago, that is only the collective ownership of land is recognized. He also gave his support to Hanoi city stating that "the handling of the local government at Thai Ha parish and the nunciature was justified.” He went on to criticize Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi quite harshly accusing the prelate of "having actions and words that had damaged his own reputation among the Vietnamese Catholic Community and the society as a whole, thus affecting the good relation between the archdiocese and Hanoi local government, and to the extent of between the Church and the state." The report stated that the prime minister wanted the prelate “to have a serious review of his behavior in order to make practical corrections to overcome his shortcomings.” He also asked the Conference of Bishops, for "the common good of all, to support and assist the prelate more as he needed to abide the state law."
Dung's statement came as a shock to, or to be more specific, a slap in the face of the bishops and the Catholic Church as a whole since it blatantly contradicted with what he had solemnly promised to Hanoi diocese, and to the Vatican early this year.
Ironically, what had happened at the Thai Ha and at the nunciature during the recent conflicts were still raw in people's mind as a classic example of what a persecution look likes. Events were also recorded by camera and witnessed by the thousands parishioners and others. Yet the prime minister of the government which calls itself "servant of the people" still had the nerve to deny it, and shamelessly put the blame on the honest archbishop whose statement was altered and used as a substance for a widespread propaganda in a negative way.
It should be noted that in the statement released on Sept 25, the Vietnamese Conference of Bishops has concluded that Archbishop Joseph Ngo had done nothing wrong in the said conflict. Bishops have also acknowledged that outdated and inconsistent policy in land law combined with national calamities of bribery and corruption had led to the injustice done on the Hanoi Catholics and many others throughout the country; and the media while serving for the interest of their owner, the state, have purposely distorted the story in order to victimize the victims once again.
State television did not show reactions of bishops. However, “they frankly rejected every accusation against Hanoi archbishop,” said Fr. Joseph Nguyen from Hanoi.
“The bishops also denounced the on-going defamation against the prelate and other Catholic leaders, and the attacks at Thai Ha, and Mac Thuong parishes, as well as at Hanoi archbishop’s residence,” he added.
Also, “the bishops took this opportunity to reiterated their views in which they blamed the tensions for the murky, outdated land law which trembles the right to own private property as stated in the Universal Declaration of Human Rights; the dishonesty of state media which have been proven to be effective in spreading doubts and mistrust instead of bridging the nation with mutual understanding and unification; and the tendency of the government to use violence to depress people who cry out for justice thus creating more social injustice,” Fr. Joseph Nguyen reported.
Minacce del premier alla Chiesa vietnamita e ai rapporti col Vaticano
Asia-News
09:50 02/10/2008
Ricevendo il vertice della Conferenza episcopale, il primo ministro afferma che se l’arcivescovo di Hanoi non cambierà atteggiamento sui beni della Chiesa, ciò avrà “un impatto negativo” nelle relazioni con l’episcopato e la Santa Sede.
Hanoi (AsiaNews) – Coinvolgere la situazione dell’intera Chiesa vietnamita ed anche la possibilità di miglioramento dei rapporti con il Vaticano. E’ la strada che appaiono prendere le autorità vietnamite nella controversia che oppone il Comitato popolare (municipio) di Hanoi all’arcivescovo della città, mons. Joseph Ngo Quang Kiet, per il possesso del complesso della ex delegazione apostolica e del terreno di Thai Ha. Ad alzare ulteriormente il tiro è stato il primo ministro vietnamita, Nguyen Tan Dung, che ieri ha ricevuto (nella foto) i vertici dell’episcopato: il presidente della Conferenza episcopale, Nguyen Van Nhon, il cardinale Pham Minh Man e mons. Nguyen Nhu The.
Nel lungo resoconto dato dall’agenzia ufficiale Vietnam News Agency, il premier ha sostenuto che mons. Kiet “ha sfidato lo Stato, danneggiato la nazione e mostrato disprezzo verso la posizione e lo status dei cittadini vietnamiti nei loro rapporti con il mondo”, oltre ad aver violato “la Costituzione e le leggi”. Tutto ciò premesso, il primo ministro “ha chiesto al Consiglio episcopale vietnamita di dare maggiore collaborazione all’arcivescovo Kiet, soprattutto nel rispetto della legge, per il comune interesse”. Parole, queste ultime, che nel linguaggio tipico del Partito comunista, hanno un senso minaccioso. A renderle più chiare, l’affermazione dello stesso primo ministro, che “se queste attività non avranno fine, esse avranno un impatto negativo sui buoni rapporti tra lo Stato e la Chiesa e nelle relazioni tra il Vietnam ed il Vaticano, che stanno progredendo positivamente”.
Prima dell’attacco a mons. Kiet, secondo una scenografia usuale, il premier, “in un’atmosfera aperta e cordiale”, si è compiaciuto per “la solidarietà esistente tra i cattolici e le altre componenti della società”, oltre a lodare “il contributo della comunità cattolica alle conquiste del Paese nei recenti anni, così come durante i primi nove mesi del 2008”. Dopo una lunga tirata sul rispetto dimostrato dai cattolici per le leggi e lo Stato, l’affermazione che il Vietnam non riconosce la proprietà privata e che quindi le richieste di mons. Kiet sono senza fondamento. Segue il particolareggiato elenco dei terreni ugualmente concessi a varie chiese dl Paese.
Quanto ai vescovi, l’agenzia riporta solo che “hanno ringraziato il primo ministro per averli ricevuti e hanno espresso l’aspirazione dei fedeli cattolici di continuare ad essere a fianco della nazione nella costruzione del Paese”.
Sia nel resoconto della VNA che nei servizi della televisione di Stato, è stato omesso che essi, come riferisce da Hanoi padre Joseph Nguyen, “hanno apertamente respinto le accuse contro l’arcivescovo di Hanoi”. “I vescovi inoltre hanno denunciato le crescente campagna di diffamazione contro il prelato ed altri esponenti cattolici, gli assalti alle parrocchie di Thai Ha e Mac Thuong, oltre che contro la residenza dell’arcivescovo”. Essi hanno anche evidenziato “la disonestà dei media statali” e “la propensione del governo ad usare la violenza per scoraggiare gente che grida contro l’ingiustizia”.
Nemmeno un cenno, infine, da parte del premier, all’impegno che egli stesso aveva preso a febbraio sulla restituzione alla Chiesa del complesso della ex delegazione apostolica, né a quella “graduale restituzione all’uso ecclesiastico delle proprietà a suo tempo nazionalizzate” delle quali si parlava nella nota diffusa a giugno, al termine della visita in Vietnam di una delegazione della Santa Sede
Hanoi (AsiaNews) – Coinvolgere la situazione dell’intera Chiesa vietnamita ed anche la possibilità di miglioramento dei rapporti con il Vaticano. E’ la strada che appaiono prendere le autorità vietnamite nella controversia che oppone il Comitato popolare (municipio) di Hanoi all’arcivescovo della città, mons. Joseph Ngo Quang Kiet, per il possesso del complesso della ex delegazione apostolica e del terreno di Thai Ha. Ad alzare ulteriormente il tiro è stato il primo ministro vietnamita, Nguyen Tan Dung, che ieri ha ricevuto (nella foto) i vertici dell’episcopato: il presidente della Conferenza episcopale, Nguyen Van Nhon, il cardinale Pham Minh Man e mons. Nguyen Nhu The.
Nel lungo resoconto dato dall’agenzia ufficiale Vietnam News Agency, il premier ha sostenuto che mons. Kiet “ha sfidato lo Stato, danneggiato la nazione e mostrato disprezzo verso la posizione e lo status dei cittadini vietnamiti nei loro rapporti con il mondo”, oltre ad aver violato “la Costituzione e le leggi”. Tutto ciò premesso, il primo ministro “ha chiesto al Consiglio episcopale vietnamita di dare maggiore collaborazione all’arcivescovo Kiet, soprattutto nel rispetto della legge, per il comune interesse”. Parole, queste ultime, che nel linguaggio tipico del Partito comunista, hanno un senso minaccioso. A renderle più chiare, l’affermazione dello stesso primo ministro, che “se queste attività non avranno fine, esse avranno un impatto negativo sui buoni rapporti tra lo Stato e la Chiesa e nelle relazioni tra il Vietnam ed il Vaticano, che stanno progredendo positivamente”.
Prima dell’attacco a mons. Kiet, secondo una scenografia usuale, il premier, “in un’atmosfera aperta e cordiale”, si è compiaciuto per “la solidarietà esistente tra i cattolici e le altre componenti della società”, oltre a lodare “il contributo della comunità cattolica alle conquiste del Paese nei recenti anni, così come durante i primi nove mesi del 2008”. Dopo una lunga tirata sul rispetto dimostrato dai cattolici per le leggi e lo Stato, l’affermazione che il Vietnam non riconosce la proprietà privata e che quindi le richieste di mons. Kiet sono senza fondamento. Segue il particolareggiato elenco dei terreni ugualmente concessi a varie chiese dl Paese.
Quanto ai vescovi, l’agenzia riporta solo che “hanno ringraziato il primo ministro per averli ricevuti e hanno espresso l’aspirazione dei fedeli cattolici di continuare ad essere a fianco della nazione nella costruzione del Paese”.
Sia nel resoconto della VNA che nei servizi della televisione di Stato, è stato omesso che essi, come riferisce da Hanoi padre Joseph Nguyen, “hanno apertamente respinto le accuse contro l’arcivescovo di Hanoi”. “I vescovi inoltre hanno denunciato le crescente campagna di diffamazione contro il prelato ed altri esponenti cattolici, gli assalti alle parrocchie di Thai Ha e Mac Thuong, oltre che contro la residenza dell’arcivescovo”. Essi hanno anche evidenziato “la disonestà dei media statali” e “la propensione del governo ad usare la violenza per scoraggiare gente che grida contro l’ingiustizia”.
Nemmeno un cenno, infine, da parte del premier, all’impegno che egli stesso aveva preso a febbraio sulla restituzione alla Chiesa del complesso della ex delegazione apostolica, né a quella “graduale restituzione all’uso ecclesiastico delle proprietà a suo tempo nazionalizzate” delle quali si parlava nella nota diffusa a giugno, al termine della visita in Vietnam di una delegazione della Santa Sede
Prime minister threatens Vietnamese Church, relations with Vatican
Asia-News
09:51 02/10/2008
Receiving the leadership of the bishops' conference, the prime minister asserts that if the archbishop of Hanoi does not change his attitude about Church property, it will have "a negative impact" on relations with the episcopate and with the Holy See.
Hanoi (AsiaNews) - Involving the situation of the entire Vietnamese Church, and also the possibility of improved relations with the Vatican. This is the approach that Vietnamese authorities seem to be taking in the controversy opposing the people's committee of Hanoi against the archbishop of the city, Joseph Ngo Quang Kiet, over the ownership of the building of the former apostolic delegation and the land of Thai Ha. The stakes were raised by the Vietnamese prime minister, Nguyen Tan Dung, who yesterday received (in the photo) the leadership of the episcopate: the head of the bishops' conference, Nguyen Van Nhon, Cardinal Pham Minh Man, and Archbishop Nguyen Nhu The.
According to the long account published by the official news agency VNA, the prime minister maintained that Archbishop Kiet "has challenged the state, damaged the nation, and shown disdain toward the position and status of Vietnamese citizens in their relations with the world", in addition to violating "the constitution and the law". Given this, the prime minister "has asked the Vietnamese episcopal conference to review Archbishop Kiet's behavior more thoroughly, and especially his respect for the law, for the sake of the common good". This last statement, in the language typical of the communist party, has threatening overtones. The prime minister himself made this more clear, saying that "if these activities do not end, they could have a negative impact on the good relations between the state and the Church, and in relations between Vietnam and the Vatican, which are progressing in a positive manner".
Before the attack against Archbishop Kiet, according to typical diplomacy, the prime minister, "in an open and cordial atmosphere", expressed his satisfaction with "the solidarity between Catholics and the other members of society", in addition to praising "the contribution of the Catholic community to the achievements of the country in recent years, as also during the first nine months of 2008". After a long commentary on the respect for the law and for the state demonstrated by Catholics, he stated that Vietnam does not acknowledge private property, and that therefore the requests of Archbishop Kiet are unfounded. This was followed by a list of properties that, nonetheless, have been granted to various Churches in the country.
As for the bishops, the agency reports only that "they thanked the prime minister for receiving them, and expressed the aspiration of the Catholic faithful to continue to accompany the country in its development".
Both the account by the VNA and reports on state television left out the fact that the bishops, as Fr Joseph Nguyen comments from Hanoi, "openly rejected the accusations against the archbishop of Hanoi". "The bishops also denounced the growing campaign of defamation against the prelate and other Catholic leaders and the assaults against the parishes of That Ha and Mac Thuong, as well as against the archbishop's residence". They also stressed "the dishonesty of the state media" and "the propensity of the government to use violence to discourage people who cry out against injustice".
Finally, the prime minister made no reference to the efforts by bishops in February to have the complex of the former apostolic delegation given back to the Church, nor to the "gradual restitution to ecclesiastical use of properties nationalized in the past", mentioned in the note released in June at the end of the visit to Vietnam on the part of a delegation from the Holy See.
PM Nguyen Tan Dung and bishops |
Meeting between PM and bishops |
According to the long account published by the official news agency VNA, the prime minister maintained that Archbishop Kiet "has challenged the state, damaged the nation, and shown disdain toward the position and status of Vietnamese citizens in their relations with the world", in addition to violating "the constitution and the law". Given this, the prime minister "has asked the Vietnamese episcopal conference to review Archbishop Kiet's behavior more thoroughly, and especially his respect for the law, for the sake of the common good". This last statement, in the language typical of the communist party, has threatening overtones. The prime minister himself made this more clear, saying that "if these activities do not end, they could have a negative impact on the good relations between the state and the Church, and in relations between Vietnam and the Vatican, which are progressing in a positive manner".
Before the attack against Archbishop Kiet, according to typical diplomacy, the prime minister, "in an open and cordial atmosphere", expressed his satisfaction with "the solidarity between Catholics and the other members of society", in addition to praising "the contribution of the Catholic community to the achievements of the country in recent years, as also during the first nine months of 2008". After a long commentary on the respect for the law and for the state demonstrated by Catholics, he stated that Vietnam does not acknowledge private property, and that therefore the requests of Archbishop Kiet are unfounded. This was followed by a list of properties that, nonetheless, have been granted to various Churches in the country.
As for the bishops, the agency reports only that "they thanked the prime minister for receiving them, and expressed the aspiration of the Catholic faithful to continue to accompany the country in its development".
Both the account by the VNA and reports on state television left out the fact that the bishops, as Fr Joseph Nguyen comments from Hanoi, "openly rejected the accusations against the archbishop of Hanoi". "The bishops also denounced the growing campaign of defamation against the prelate and other Catholic leaders and the assaults against the parishes of That Ha and Mac Thuong, as well as against the archbishop's residence". They also stressed "the dishonesty of the state media" and "the propensity of the government to use violence to discourage people who cry out against injustice".
Finally, the prime minister made no reference to the efforts by bishops in February to have the complex of the former apostolic delegation given back to the Church, nor to the "gradual restitution to ecclesiastical use of properties nationalized in the past", mentioned in the note released in June at the end of the visit to Vietnam on the part of a delegation from the Holy See.
Hanoi: archbishop under virtual house arrest
Catholic World News
09:59 02/10/2008
Hanoi, Oct. 1, 2008 (CWNews.com) - In an escalating battle with government officials in Hanoi, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet is now under virtual house arrest.
The archbishop's office is closed. His staff has locked the gate outside the office to prevent sudden attacks by the pro-government mobs that gather regularly outside, yelling slogans in praise of Communism and questioning the prelate's patriotism. Some of his normal activities have also been delayed or cancelled due to security reasons. Archbishop Ngo cannot leave his residence without confronting the mobs, and the faithful dare not call on him for the same reason.
On the rooftop of Hoan Kiem primary school, right across from the archbishop’s office, and on other nearby buildings a panoply of electronic equipment has been set up: spy cameras and listening devices overtly deployed to monitor all activities in the office. The blatant use of this monitoring equipment also served to intimidate those who might wish to contact the archbishop.
Other measures to isolate Msgr. Joseph Ngo have also been employed. The church at Mac Thuong in Ly Nhan, Ha Nam, was raided by thugs on Wednesday. Young toughs went inside the church, shouting obscenities at those who were praying there, threatening that their lives would not be easy until the archbishop was removed. Father Phuong, the pastor of Mac Thuong, reported that his parishioners had no means of defending themselves. Mac Thuong is a small parish with only 300 faithful and most men in the parish have to work far away from home.
Catholic correspondents in Hanoi also reported a number of cases in which elderly people have been hired to go to the archbishop’s office, masquerading as Catholics, to call for his resignation.
On another front, the archbishop’s office has received an order from the People's Committee of the Hoan Kiem district, accusing the archbishop and his staff of illegally placing a statue on a state building. Along with the decision to confiscate the statue, the committee announced the imposition of a fine on the archbishop for the alleged offense.
The statue in question was placed on the grounds of the building that once served as the apostolic nunciature in Hanoi. Church officials have consistently argued that the building rightly belongs to the Church, and produced real-estate documents supporting that argument. Father John Le Trong Cung, vice chancellor of the archdiocese, explains that “the nunciature and its land are not state properties. They are Church’s properties. Hanoi Catholics did nothing wrong when they placed the statue on the ground of the building.”
The archbishop's office is closed. His staff has locked the gate outside the office to prevent sudden attacks by the pro-government mobs that gather regularly outside, yelling slogans in praise of Communism and questioning the prelate's patriotism. Some of his normal activities have also been delayed or cancelled due to security reasons. Archbishop Ngo cannot leave his residence without confronting the mobs, and the faithful dare not call on him for the same reason.
On the rooftop of Hoan Kiem primary school, right across from the archbishop’s office, and on other nearby buildings a panoply of electronic equipment has been set up: spy cameras and listening devices overtly deployed to monitor all activities in the office. The blatant use of this monitoring equipment also served to intimidate those who might wish to contact the archbishop.
Other measures to isolate Msgr. Joseph Ngo have also been employed. The church at Mac Thuong in Ly Nhan, Ha Nam, was raided by thugs on Wednesday. Young toughs went inside the church, shouting obscenities at those who were praying there, threatening that their lives would not be easy until the archbishop was removed. Father Phuong, the pastor of Mac Thuong, reported that his parishioners had no means of defending themselves. Mac Thuong is a small parish with only 300 faithful and most men in the parish have to work far away from home.
Catholic correspondents in Hanoi also reported a number of cases in which elderly people have been hired to go to the archbishop’s office, masquerading as Catholics, to call for his resignation.
On another front, the archbishop’s office has received an order from the People's Committee of the Hoan Kiem district, accusing the archbishop and his staff of illegally placing a statue on a state building. Along with the decision to confiscate the statue, the committee announced the imposition of a fine on the archbishop for the alleged offense.
The statue in question was placed on the grounds of the building that once served as the apostolic nunciature in Hanoi. Church officials have consistently argued that the building rightly belongs to the Church, and produced real-estate documents supporting that argument. Father John Le Trong Cung, vice chancellor of the archdiocese, explains that “the nunciature and its land are not state properties. They are Church’s properties. Hanoi Catholics did nothing wrong when they placed the statue on the ground of the building.”
Vietnam warns Catholics against mass protests
Radio Australia
10:28 02/10/2008
Vietnam's prime minister has warned Roman Catholic leaders the communist state will not tolerate mass protests by followers demanding the return of seized church land.
Prime minister Nguyen Tan Dung criticised Catholic mass gatherings held in two parishes of the capital Hanoi in recent months, in talks with Vietnam Episcopal Council leader Bishop Nguyen Van Nhon.
He told the bishop if those activities do not come to an end, they will have an adverse impact on the good ties between the state and the church and the relationship between Vietnam and the Vatican.
Catholics started their prayer vigils late last year for the return of several properties seized after the communists took power from the French in North Vietnam in 1954.
Police have in recent weeks cracked down on the vigils, arrested several protesters and locked down the disputed Hanoi properties, where the government is building public parks and a library.
Mr Dung thanked Bishop Nhon for not encouraging the protests, but charged that Hanoi Archbishop Ngo Quang Kiet had instigated the gatherings and shown a "lack of respect and cooperation with the Hanoi administration.
Prime minister Nguyen Tan Dung criticised Catholic mass gatherings held in two parishes of the capital Hanoi in recent months, in talks with Vietnam Episcopal Council leader Bishop Nguyen Van Nhon.
He told the bishop if those activities do not come to an end, they will have an adverse impact on the good ties between the state and the church and the relationship between Vietnam and the Vatican.
Catholics started their prayer vigils late last year for the return of several properties seized after the communists took power from the French in North Vietnam in 1954.
Police have in recent weeks cracked down on the vigils, arrested several protesters and locked down the disputed Hanoi properties, where the government is building public parks and a library.
Mr Dung thanked Bishop Nhon for not encouraging the protests, but charged that Hanoi Archbishop Ngo Quang Kiet had instigated the gatherings and shown a "lack of respect and cooperation with the Hanoi administration.
Vietnam: Erzbischof von Hanoi de facto unter Hausarrest gestellt
Kath Press
10:51 02/10/2008
Auslöser der Auseinandersetzungen sind Forderungen der Kirche nach Rückgabe von enteigneten Grundstücken und Gebäuden in Hanoi. So demonstrieren in der vietnamesischen Hauptstadt seit Wochen Tausende Katholiken gegen den Abriss der ehemaligen Nuntiatur. Die kommunistischen Machthaber ihrerseits fordern den Rücktritt von Hanois Erzbischof Ngo, den sie als Drahtzieher der Proteste bezeichnen.
Unterdessen verlief ein Treffen zwischen einer Bischofsdelegation unter Führung des Erzbischofs von Saigon, Kardinal Jean Baptiste Pham Minh Man, und dem vietnamesischen Ministerpräsidenten Nguyen Tan Dung ohne Ergebnis. Der Regierungschef verurteilte das Verhalten des Erzbischofs von Hanoi Berichten zufolge scharf. Die Proteste in der Hauptstadt hätten negativen Einfluss auf das Verhältnis zwischen Kirche und Staat, so Tan Dung. (ende)
Vietnam: Suivis par l’ensemble de la presse officielle, le chef du gouvernement et le chef de la police stigmatisent les catholiques de Hanoi et leur archevêque
Eglises d’Asie
11:47 02/10/2008
Vietnam: Suivis par l’ensemble de la presse officielle, le chef du gouvernement et le chef de la police stigmatisent les catholiques de Hanoi et leur archevêque
La campagne de dénigrement de l’archevêque et de la communauté catholique de Hanoi vient d’entrer dans une nouvelle étape. Les plus hautes autorités de l’Etat ont, le 1er octobre, lancé des accusations publiques contre les initiateurs des rassemblements de prière de Hanoi et, en particulier, contre l’archevêque, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, la cible principale. A tour de rôle, le Premier ministre Nguyên Tân Dung, le vice-ministre de la Sûreté publique, les autorités policières, les organes du Parti communiste (Nhân Dân, Ha Nôi Moi) et le reste de la presse officielle ont concentré le feu de leurs critiques contre les « violations de la loi » commises depuis le mois de décembre dernier par la communauté catholique de Hanoi dans les affaires de l’ancienne Délégation apostolique et de la paroisse de Thai Ha.
Le Premier ministre Nguyen Tân Dung, qui, en janvier 2007, était allé à Rome rendre visite au pape et avait promis à l’archevêque de Hanoi, en décembre 2007, de régler à l’amiable l’affaire de la Délégation, a profité de la visite, le 1er octobre, d’une délégation de la Conférence épiscopale pour exprimer son mécontentement et lancer de très sévères accusations contre les catholiques de Hanoi et leurs pasteurs. Les propos adressés par le Premier ministre à la délégation épiscopale, conduite par Mgr Nguyên Van Nhon, dans l’après-midi du 1er octobre, ont été rapportés immédiatement par certains journaux officiels du soir (1) ainsi que par les journaux télévisés (2). Pour le moment, l’épiscopat vietnamien n’a fait connaître aucune version ou commentaire de cette visite au Premier ministre, visite traditionnelle après chaque réunion de la Conférence épiscopale.
Selon le journal Viêt Bao, le Premier ministre « a sévèrement critiqué les activités (des catholiques) menées en violation de la loi: grands rassemblements de prières, introduction de statues et de croix, érection de tentes, sabotage de biens publics, opposition à des fonctionnaires dans l’accomplissement de leurs tâches, autant d’exactions qui ont été commises sur la paroisse de Thai Ha et au 42 de la rue Nha Chung (ancienne Délégation apostolique) ». On ne peut accepter, a dit plus loin le Premier ministre, que le droit à la liberté religieuse soit utilisé pour commettre des actions illégales ou pour mettre en contradiction la législation propre à la religion et celle de l’Etat. Selon le site officiel du gouvernement (3), le chef du gouvernement aurait précisé que « les paroles et les actes de l’archevêque [avaient] grandement porté tort à son renom aussi bien dans la communauté catholique que dans la société, [avaient] influencé de manière fâcheuse les rapports entre l’archevêché et la municipalité de Hanoi ».
Faisant sans doute référence au récent document de la Conférence épiscopale (4), il a également expliqué que le rétablissement du droit de propriété privée était contraire à la Constitution et à la législation en vigueur. Il s’est déclaré partisan du dialogue, un dialogue qui, selon lui, a déjà conduit au règlement de plusieurs conflits de terre entre l’Etat et à l’Eglise catholique.
Le même jour, au cours d’une interview accordée à l’ensemble de la presse officielle vietnamienne (5), le vice-ministre de la Sûreté, le général Nguyên Van Huong, a également jugé avec une grande sévérité le responsable de la communauté catholique de Hanoi. Ce haut responsable de la police a été mêlé de près à l’affaire de la Délégation apostolique. Le 29 ou le 30 janvier 2008, il avait même promis a l’archevêque de Hanoi la restitution de la propriété réclamée. Dans son interview, il a reproché à Mgr Kiêt d’avoir envenimé les relations entre l’Eglise et le pouvoir et d’avoir porté tort aux rapports entre le gouvernement et le Vatican.
La presse officielle du 1er et du 2 octobre contient de nombreux articles paraphrasant et commentant le point de vue exposé par les responsables du gouvernement et de la police. Dans le journal de la police de Hanoi, Sécurité de la capitale (An Ninh Thu Dô), on peut trouver une lettre ouverte écrite par un lecteur ayant, selon ses dires, participé à la résistance antifrançaise et antiaméricaine, reprochant à l’archevêque son manque de patriotisme. L’organe principal du Parti communiste vietnamien, le Nhân Dân, publié, lui aussi, jour après jour, des articles ou des lettres ouvertes prenant pour cible l’archevêque et des fidèles de l’archidiocèse de la capitale.
(1) Viet Bao du 1er septembre 2008 (article: http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Thu-tuong-tiep-doan-dai-dien-Hoi-dong-Giam-muc-Viet-Nam/20806499/96/)
(2) On trouvera le compte rendu de cette émission dans VietCatholic News.
(3) Trang Tin Diện Tu.
(4) Voir EDA 492.
(5) L’interview a été rapportée, entre autres, par la BBC en vietnamien (1er octobre) et Ha Nôi Moi (1er octobre 2008).
(Source: Eglises d’Asie, 2 octobre 2008)
La campagne de dénigrement de l’archevêque et de la communauté catholique de Hanoi vient d’entrer dans une nouvelle étape. Les plus hautes autorités de l’Etat ont, le 1er octobre, lancé des accusations publiques contre les initiateurs des rassemblements de prière de Hanoi et, en particulier, contre l’archevêque, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, la cible principale. A tour de rôle, le Premier ministre Nguyên Tân Dung, le vice-ministre de la Sûreté publique, les autorités policières, les organes du Parti communiste (Nhân Dân, Ha Nôi Moi) et le reste de la presse officielle ont concentré le feu de leurs critiques contre les « violations de la loi » commises depuis le mois de décembre dernier par la communauté catholique de Hanoi dans les affaires de l’ancienne Délégation apostolique et de la paroisse de Thai Ha.
Le Premier ministre Nguyen Tân Dung, qui, en janvier 2007, était allé à Rome rendre visite au pape et avait promis à l’archevêque de Hanoi, en décembre 2007, de régler à l’amiable l’affaire de la Délégation, a profité de la visite, le 1er octobre, d’une délégation de la Conférence épiscopale pour exprimer son mécontentement et lancer de très sévères accusations contre les catholiques de Hanoi et leurs pasteurs. Les propos adressés par le Premier ministre à la délégation épiscopale, conduite par Mgr Nguyên Van Nhon, dans l’après-midi du 1er octobre, ont été rapportés immédiatement par certains journaux officiels du soir (1) ainsi que par les journaux télévisés (2). Pour le moment, l’épiscopat vietnamien n’a fait connaître aucune version ou commentaire de cette visite au Premier ministre, visite traditionnelle après chaque réunion de la Conférence épiscopale.
Selon le journal Viêt Bao, le Premier ministre « a sévèrement critiqué les activités (des catholiques) menées en violation de la loi: grands rassemblements de prières, introduction de statues et de croix, érection de tentes, sabotage de biens publics, opposition à des fonctionnaires dans l’accomplissement de leurs tâches, autant d’exactions qui ont été commises sur la paroisse de Thai Ha et au 42 de la rue Nha Chung (ancienne Délégation apostolique) ». On ne peut accepter, a dit plus loin le Premier ministre, que le droit à la liberté religieuse soit utilisé pour commettre des actions illégales ou pour mettre en contradiction la législation propre à la religion et celle de l’Etat. Selon le site officiel du gouvernement (3), le chef du gouvernement aurait précisé que « les paroles et les actes de l’archevêque [avaient] grandement porté tort à son renom aussi bien dans la communauté catholique que dans la société, [avaient] influencé de manière fâcheuse les rapports entre l’archevêché et la municipalité de Hanoi ».
Faisant sans doute référence au récent document de la Conférence épiscopale (4), il a également expliqué que le rétablissement du droit de propriété privée était contraire à la Constitution et à la législation en vigueur. Il s’est déclaré partisan du dialogue, un dialogue qui, selon lui, a déjà conduit au règlement de plusieurs conflits de terre entre l’Etat et à l’Eglise catholique.
Le même jour, au cours d’une interview accordée à l’ensemble de la presse officielle vietnamienne (5), le vice-ministre de la Sûreté, le général Nguyên Van Huong, a également jugé avec une grande sévérité le responsable de la communauté catholique de Hanoi. Ce haut responsable de la police a été mêlé de près à l’affaire de la Délégation apostolique. Le 29 ou le 30 janvier 2008, il avait même promis a l’archevêque de Hanoi la restitution de la propriété réclamée. Dans son interview, il a reproché à Mgr Kiêt d’avoir envenimé les relations entre l’Eglise et le pouvoir et d’avoir porté tort aux rapports entre le gouvernement et le Vatican.
La presse officielle du 1er et du 2 octobre contient de nombreux articles paraphrasant et commentant le point de vue exposé par les responsables du gouvernement et de la police. Dans le journal de la police de Hanoi, Sécurité de la capitale (An Ninh Thu Dô), on peut trouver une lettre ouverte écrite par un lecteur ayant, selon ses dires, participé à la résistance antifrançaise et antiaméricaine, reprochant à l’archevêque son manque de patriotisme. L’organe principal du Parti communiste vietnamien, le Nhân Dân, publié, lui aussi, jour après jour, des articles ou des lettres ouvertes prenant pour cible l’archevêque et des fidèles de l’archidiocèse de la capitale.
(1) Viet Bao du 1er septembre 2008 (article: http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Thu-tuong-tiep-doan-dai-dien-Hoi-dong-Giam-muc-Viet-Nam/20806499/96/)
(2) On trouvera le compte rendu de cette émission dans VietCatholic News.
(3) Trang Tin Diện Tu.
(4) Voir EDA 492.
(5) L’interview a été rapportée, entre autres, par la BBC en vietnamien (1er octobre) et Ha Nôi Moi (1er octobre 2008).
(Source: Eglises d’Asie, 2 octobre 2008)
Viet bishops in confrontational meeting with prime minister
Catholic World News
15:21 02/10/2008
A delegation of Vietnamese bishops met with Prime Minister Nguyen Tan Dung on Wednesday, October 1 to discuss issues relating to growing tensions in Church-state relations. State television broadcast a long detailed report. In his opening statement, the prime minister asserted that the government's stance on the ownerhips of seized church properties would remain the same. He went on to criticize Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi quite harshly, accusing him of "having actions and words that had damaged his own reputation among the Vietnamese Catholic Community and the society as a whole."
Dung's statement came as a shock to the bishops since it blatantly contradicted with what he had solemnly promised to Hanoi archdiocese, and to the Vatican early this year. State television did not show reactions of bishops. However, “they frankly rejected every accusation against the Hanoi archbishop,” said Father Joseph Nguyen from Hanoi. “The bishops also denounced the on-going defamations against the prelate and other Catholic leaders, and the attacks at Thai Ha, and Mac Thuong parishes, as well as at Hanoi archbishop’s residence,” he added.
Dung's statement came as a shock to the bishops since it blatantly contradicted with what he had solemnly promised to Hanoi archdiocese, and to the Vatican early this year. State television did not show reactions of bishops. However, “they frankly rejected every accusation against the Hanoi archbishop,” said Father Joseph Nguyen from Hanoi. “The bishops also denounced the on-going defamations against the prelate and other Catholic leaders, and the attacks at Thai Ha, and Mac Thuong parishes, as well as at Hanoi archbishop’s residence,” he added.
Vietnam Police General warns Catholics against mass protests
J.B. An Dang
18:16 02/10/2008
One day after Vietnam Prime Minister has attacked Hanoi Archbishop; Vietnam high ranking officials echo his voice accusing the prelate of damaging Church-state relation, and threatening "extreme actions" against looming mass protests.
The Deputy Minister of Public Security has reiterated Vietnam Prime Minister accusations against Hanoi Archbishop claiming that the prelate and Catholic protestors have “poor awareness of law.” He has also gone further stating that “Leaders of the Hanoi archdiocese have abused the policy of freedom of religious belief of the Party and the State to claim unjust and illegal interest.”
The attack occurred on Thursday in an interview with state-controlled Vietnam News Agency. Echoing the PM’s viewpoint, Nguyen Van Huong, a Senior Lieutenant General police, maintained that the prelate "has challenged the state, damaged the nation, and shown disdain toward the position and status of Vietnamese citizens in their relations with the world", in addition to violating "the constitution and the law."
Repeating false accusations against the honest archbishop whose statement was altered and used as a substance for a widespread propaganda in a negative way, Huong suggested that “Kiet himself has lost his prestige due to those acts and statement.”
Relating to the relation between Vietnam and Vatican, he stressed that: “It is Archbishop Ngo Quang Kiet who has triggered difficulties in relations between the Vatican and Vietnam.”
However, Fr. Joseph Nguyen from Hanoi did not share his point. "No, it's not true. It is the persecution against the Church by this government which has caused a heap of obstacles in Vatican-Vietnam relations," he insisted.
Going into more details of the dispute, Huong claimed that: “In the last century when the country was under the colonial regime, the French-occupied land that was maybe originally owned by Buddhists.”
The argument in which the Catholic Church occupied land of Buddhists, with the help of the French colonials, is actually not new. It already surfaced in February.
In a letter sent to Vietnam Prime Minister - dated February 16th - Thich Trung Hau, a leader of the Vietnam Buddhist Church set up by the Communist government in 1981, claimed the ownership of the land.
The Buddhist leader's letter was written soon after Le Quang Vinh, a former chief of Religious-Affairs, had suggested that the Buddhist group was the lawful owner of the plot of land on which the archbishop's residence, the city's Catholic cathedral, and St. Joseph seminary are located. The nunciature, which was seized by the government in 1959, is on the same property.
Vinh argued that the land was seized from the original Buddhist owners by French colonial rulers and transferred to the Catholic Church. Hau, the Buddhist official, backed that argument, claiming that on the land in dispute there had been a pagoda named Bao Thien which was built in 1054. In 1883, “The French government seized and gave it to Bishop Puginier”, he stated.
The argument was discredited by a series of government documents identifying that Bao Thien pagoda had been located far away from the area in dispute. Also, in an interview with BBC, a spokesman for the outlawed Buddhist Church of Vietnam (UBCV), Venerable Thich Khong Tanh, disputed the claims of Thich Trung Hau. He charged that the government had encouraged the rival Buddhist group to stake a claim to the property.
“It is clear that the government is reluctant to satisfy the legitimate aspirations of Catholics," the Buddhist leader told the BBC. "Now they want to use Buddhists to confront the Catholics for them.”
The UBCV claiming to represent 80% of the Buddhists in Vietnam was outlawed in 1981 because of its refusal to follow the dictates of the government. Venerable Khong Tanh, himself, spent 15 years in prison for his human-rights efforts. While the government-approved Buddhist group claimed that the Bao Thien pagoda was built on that land, he stated that the pagoda was actually at a separate location - and in an event, was destroyed in 1426, more than four centuries before the Catholic Church gained titles to the land.
On Feb. 27, Tran Dinh Phung, chief of Religious Affairs even criticised those who involve in the move raising the concern that this development might force Catholics to cooperate with the Unified Buddhist Church.
Huong re-surfaced the argument in order to state that due to the complexity of land issues “once the country gained independence, Vietnam’s law states clearly that all land belongs to the people, under the unified management of the State.”
“Under that pretence,” said Fr. Paul Van Chu Chi, Director of Gospel and Peace Radio, Sydney Australia, “the Vietnam government has openly trembled the right to own private property as stated in the Universal Declaration of Human Rights and numerous international laws that it has signed and pledged to obey. It has robbed numerous properties of individuals and religions in general and of the Catholic Church in particular to enrich the Party and state officials.”
For Fr. Joseph Nguyen, “Huong’s argument is also an evidence of how this government is very effective in spreading doubts and mistrust among religions and social groups instead of bridging the nation with mutual understanding and unification,” he emphasized.
He also frankly denied Huong’s claim in which Catholic leaders and their protestors have “poor awareness of law”. “It is the government officials who don't know, don't care and don't honor the state law,” he argued.
“The dispute at Thai Ha is a typical example. According to current land law, Catholics have the chance to protest the government decisions up to three times. And after that if our petition is still rejected we still have another chance to solve the dispute at a court. Why did the local government announce the decision to convert it into a park and immediately carry out its plan when we have only been rejected for the first time, and we are still protesting lawfully?”
“Why the Vietnam government did not dare to solve the disputes peacefully at court according to its own law? Why to build ‘a public playground’, it had to deploy hundreds of police armed to the teeth, aided by professionally trained dogs; and was prepared to attack anyone who dared to disclose its plot to the outside world?" Fr. Paul Chi asked referring to Ben Stocking, an American reporter, the Hanoi bureau chief for the Associated Press who was shoved away, punched, choked, and hit over the head with a camera by police when he was taking photos at the nunciature on Sep. 19.
"It knew for sure its deed was against people’s legitimate aspiration,” he concluded.
Facing the fear that Hanoi Catholics may soon resume mass protests, Huong threatened that “when a number of religious dignitaries and parishioners violate laws, the administrations and police must deal with them accordingly to ensure justice for all people.”
Large crowd at Hanoi Cathedral |
Thousands pray at Thai Ha every night |
The attack occurred on Thursday in an interview with state-controlled Vietnam News Agency. Echoing the PM’s viewpoint, Nguyen Van Huong, a Senior Lieutenant General police, maintained that the prelate "has challenged the state, damaged the nation, and shown disdain toward the position and status of Vietnamese citizens in their relations with the world", in addition to violating "the constitution and the law."
Repeating false accusations against the honest archbishop whose statement was altered and used as a substance for a widespread propaganda in a negative way, Huong suggested that “Kiet himself has lost his prestige due to those acts and statement.”
Relating to the relation between Vietnam and Vatican, he stressed that: “It is Archbishop Ngo Quang Kiet who has triggered difficulties in relations between the Vatican and Vietnam.”
However, Fr. Joseph Nguyen from Hanoi did not share his point. "No, it's not true. It is the persecution against the Church by this government which has caused a heap of obstacles in Vatican-Vietnam relations," he insisted.
Going into more details of the dispute, Huong claimed that: “In the last century when the country was under the colonial regime, the French-occupied land that was maybe originally owned by Buddhists.”
The argument in which the Catholic Church occupied land of Buddhists, with the help of the French colonials, is actually not new. It already surfaced in February.
In a letter sent to Vietnam Prime Minister - dated February 16th - Thich Trung Hau, a leader of the Vietnam Buddhist Church set up by the Communist government in 1981, claimed the ownership of the land.
The Buddhist leader's letter was written soon after Le Quang Vinh, a former chief of Religious-Affairs, had suggested that the Buddhist group was the lawful owner of the plot of land on which the archbishop's residence, the city's Catholic cathedral, and St. Joseph seminary are located. The nunciature, which was seized by the government in 1959, is on the same property.
Vinh argued that the land was seized from the original Buddhist owners by French colonial rulers and transferred to the Catholic Church. Hau, the Buddhist official, backed that argument, claiming that on the land in dispute there had been a pagoda named Bao Thien which was built in 1054. In 1883, “The French government seized and gave it to Bishop Puginier”, he stated.
The argument was discredited by a series of government documents identifying that Bao Thien pagoda had been located far away from the area in dispute. Also, in an interview with BBC, a spokesman for the outlawed Buddhist Church of Vietnam (UBCV), Venerable Thich Khong Tanh, disputed the claims of Thich Trung Hau. He charged that the government had encouraged the rival Buddhist group to stake a claim to the property.
“It is clear that the government is reluctant to satisfy the legitimate aspirations of Catholics," the Buddhist leader told the BBC. "Now they want to use Buddhists to confront the Catholics for them.”
The UBCV claiming to represent 80% of the Buddhists in Vietnam was outlawed in 1981 because of its refusal to follow the dictates of the government. Venerable Khong Tanh, himself, spent 15 years in prison for his human-rights efforts. While the government-approved Buddhist group claimed that the Bao Thien pagoda was built on that land, he stated that the pagoda was actually at a separate location - and in an event, was destroyed in 1426, more than four centuries before the Catholic Church gained titles to the land.
On Feb. 27, Tran Dinh Phung, chief of Religious Affairs even criticised those who involve in the move raising the concern that this development might force Catholics to cooperate with the Unified Buddhist Church.
Huong re-surfaced the argument in order to state that due to the complexity of land issues “once the country gained independence, Vietnam’s law states clearly that all land belongs to the people, under the unified management of the State.”
“Under that pretence,” said Fr. Paul Van Chu Chi, Director of Gospel and Peace Radio, Sydney Australia, “the Vietnam government has openly trembled the right to own private property as stated in the Universal Declaration of Human Rights and numerous international laws that it has signed and pledged to obey. It has robbed numerous properties of individuals and religions in general and of the Catholic Church in particular to enrich the Party and state officials.”
For Fr. Joseph Nguyen, “Huong’s argument is also an evidence of how this government is very effective in spreading doubts and mistrust among religions and social groups instead of bridging the nation with mutual understanding and unification,” he emphasized.
He also frankly denied Huong’s claim in which Catholic leaders and their protestors have “poor awareness of law”. “It is the government officials who don't know, don't care and don't honor the state law,” he argued.
“The dispute at Thai Ha is a typical example. According to current land law, Catholics have the chance to protest the government decisions up to three times. And after that if our petition is still rejected we still have another chance to solve the dispute at a court. Why did the local government announce the decision to convert it into a park and immediately carry out its plan when we have only been rejected for the first time, and we are still protesting lawfully?”
“Why the Vietnam government did not dare to solve the disputes peacefully at court according to its own law? Why to build ‘a public playground’, it had to deploy hundreds of police armed to the teeth, aided by professionally trained dogs; and was prepared to attack anyone who dared to disclose its plot to the outside world?" Fr. Paul Chi asked referring to Ben Stocking, an American reporter, the Hanoi bureau chief for the Associated Press who was shoved away, punched, choked, and hit over the head with a camera by police when he was taking photos at the nunciature on Sep. 19.
"It knew for sure its deed was against people’s legitimate aspiration,” he concluded.
Facing the fear that Hanoi Catholics may soon resume mass protests, Huong threatened that “when a number of religious dignitaries and parishioners violate laws, the administrations and police must deal with them accordingly to ensure justice for all people.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhóm SVCG Phát Diệm mừng sinh nhật lần thứ 2
Trần Hà
11:12 02/10/2008
HÀ NỘI - Ngày 28/09/2008 Nhóm Sinh viên Công giáo Phát Diệm (SVCG PD) tổ chức Thánh lễ mừng Sinh nhật lần thứ 2 và Khai giảng năm học mới 2008-2009 tại Nguyện Đường giáo xứ Thái Hà – Gp. Hà Nội, Do Cha Mát-thêu Vũ Khởi Phụng - chủ tế, cùng đồng tế có quý Cha gốc Phát Diệm tại Hà Nội.
Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/09/2006 Nhóm SVCG Phát Diệm đến nay đã trưởng thành và lớn mạnh đồng thời đạt được những thành tựu hết sức khả quan như: giải nhất hội trại lễ truyền thống của Hội SVCG TGPHN năm 2007, tích cực tham gia các hoạt động: tiếp sức mùa thi, các hoạt động từ thiện…. Nhắc đến SVCG PD không thể không nhắc đến cha Phêrô Nguyễn Văn Khải - Người đã luôn cùng đồng hành và dìu dắt Nhóm từ ngày khởi đầu cho đến thời điểm này. Bên cạnh đó Nhóm SVCG PD còn nhận được sự quan tâm một cách đặc biệt của quý Thầy, quý Sơ, đã dành thời gian đến để cùng chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của sinh viên Công giáo trong các buổi sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng. Và sự giúp đỡ trong nhiều mặt của các quý ân nhân gần xa … Tất cả đã trở thành nền tảng vững chắc để Nhóm SVCG PD ngày một lớn mạnh và trở thành một tổ chức ổn định.
Cùng đến chúc mừng ngày Sinh Nhật của Nhóm, có sự hiện diện của quý Cha, quý Thầy đến từ ĐCV Thánh Giuse HN, Anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt - Trưởng Hội SVCG TGPHN cùng Ban đại các Nhóm SVCG Hải Hà, Nông Nghiệp, Bắc Ninh, Bùi Chu, Hà Nam, Thái Bình,…….các quý Ân nhân và đặc biệt là đông đảo các bạn sinh viên và tân sinh viên Công giáo.
Ngày kỉ niệm SVCG Phát Diệm tròn 2 tuổi được sự quan tâm đặc biệt của Cha Mát-thêu Vũ Khởi Phụng - Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, cùng quý Cha đồng hương Phát Diệm. Sự hiện diện của quý Cha trong thời điểm này có một ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với SVCG Phát Diệm nói riêng và đối với các bạn sinh viên có mặt trong buổi lễ này nói chung – đó là một quyết tâm sống để làm chứng cho Chúa trong mọi hoàn cảnh dù là trong gia đình, nơi học đường hay ngoài xã hội…..
Có mặt ở nơi đây, tôi cảm nhận được ánh mắt trong những người bạn trẻ một nhiệt huyết một sức sống tràn trề. Mặc dù trong giai đoạn hết sức nhạy cảm, nhưng tề tựu trong buổi sinh nhật này lại là một số lượng lớn các bạn sinh viên đến từ nhiều nơi, từ nhiều trường ĐH, CĐ khác nhau. Điều này thể hiện sự qủa cảm và lòng khát khao đi tìm “Công lý và Sự thật” của sinh viên Công giáo. Cùng ngồi với nhau chung lời ca tiếng hát, những tiếng hát vút cao của tuổi trẻ như xua tan bầu không khí u ám phía bên ngoài. Xin có đôi lời cảm nhận về SVCG PD. Lần đầu tiên được tiếp xúc với các bạn, tôi cảm nhận thấy một sức trẻ vui tươi, năng động, thật xúc động và cảm phục khi nghe các bạn đã hoàn thành xuất sắc công tác tiếp sức mùa thi hè 2008 vừa qua, ấn tượng về một Nội San SVCG PD độc đáo. Chính sự nhiệt tình của các bạn đã cho các bạn sinh viên Tôn giáo bạn nhìn vào với con mắt đầy thiện cảm và ngưỡng mộ, để rồi hiện diện trong ngày sinh nhật hôm nay có rất nhiều các bạn sinh viên không cùng Công giáo cảm mến và cũng muốn tham gia cùng gia đình SVCG chúng ta. Có lẽ, đây sẽ là động lực để chúng ta phấn đấu và nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện chính mình, để cho thế giới bên ngoài biết rằng: Chúng ta là Sinh viên Công giáo, giỏi về tri thức, hiểu biết tốt về xã hội, luôn sống chân chính, ngay thẳng, tôn trọng sự thật, không có gì là khó khăn mà SVCG không thể vượt qua!
Sự thay đổi cơ cấu trong Ban đại diện của Nhóm mang đầy sức trẻ trung và năng động, hi vọng đây sẽ là một chặng đường đầy khí thế trong tương lai. Con đường hoa hồng luôn ở trước mắt chúng ta, tuy nhiên sẽ có nhiều cam go và bụi gai nhưng chỉ cần chúng ta luôn đồng hành, sát cánh cùng nhau thì không có gì có thể bẻ gẫy hay phá rời gia đình SVCG chúng ta. Dù là SVCG thuộc Phát Diệm, Nam Định, Nội Thành, Hà Nam hay Bắc Ninh, Bùi Chu, Vinh, Thái Bình, Lạng Sơn, Hưng Hoá, Thanh Hoá, Nông Nghiệp, Công Nghiệp,...... thì tất cả chúng ta là anh em một nhà. Các Cha bề trên đã luôn đặt niềm hi vọng vào chúng ta, không có lí do gì mà chúng ta phụ lòng tin của các Ngài.
Một năm học mới hứa hẹn nhiều thành công mới, chúng ta hãy cùng quyết tâm học tập và trau dồi kiến thức để góp phần trong quá trình phát triển Giáo Hội. Hãy dấn thân và đừng sợ hãi vì có Chúa luôn ở cùng chúng ta.
Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/09/2006 Nhóm SVCG Phát Diệm đến nay đã trưởng thành và lớn mạnh đồng thời đạt được những thành tựu hết sức khả quan như: giải nhất hội trại lễ truyền thống của Hội SVCG TGPHN năm 2007, tích cực tham gia các hoạt động: tiếp sức mùa thi, các hoạt động từ thiện…. Nhắc đến SVCG PD không thể không nhắc đến cha Phêrô Nguyễn Văn Khải - Người đã luôn cùng đồng hành và dìu dắt Nhóm từ ngày khởi đầu cho đến thời điểm này. Bên cạnh đó Nhóm SVCG PD còn nhận được sự quan tâm một cách đặc biệt của quý Thầy, quý Sơ, đã dành thời gian đến để cùng chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của sinh viên Công giáo trong các buổi sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng. Và sự giúp đỡ trong nhiều mặt của các quý ân nhân gần xa … Tất cả đã trở thành nền tảng vững chắc để Nhóm SVCG PD ngày một lớn mạnh và trở thành một tổ chức ổn định.
Cùng đến chúc mừng ngày Sinh Nhật của Nhóm, có sự hiện diện của quý Cha, quý Thầy đến từ ĐCV Thánh Giuse HN, Anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt - Trưởng Hội SVCG TGPHN cùng Ban đại các Nhóm SVCG Hải Hà, Nông Nghiệp, Bắc Ninh, Bùi Chu, Hà Nam, Thái Bình,…….các quý Ân nhân và đặc biệt là đông đảo các bạn sinh viên và tân sinh viên Công giáo.
Ngày kỉ niệm SVCG Phát Diệm tròn 2 tuổi được sự quan tâm đặc biệt của Cha Mát-thêu Vũ Khởi Phụng - Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, cùng quý Cha đồng hương Phát Diệm. Sự hiện diện của quý Cha trong thời điểm này có một ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với SVCG Phát Diệm nói riêng và đối với các bạn sinh viên có mặt trong buổi lễ này nói chung – đó là một quyết tâm sống để làm chứng cho Chúa trong mọi hoàn cảnh dù là trong gia đình, nơi học đường hay ngoài xã hội…..
Có mặt ở nơi đây, tôi cảm nhận được ánh mắt trong những người bạn trẻ một nhiệt huyết một sức sống tràn trề. Mặc dù trong giai đoạn hết sức nhạy cảm, nhưng tề tựu trong buổi sinh nhật này lại là một số lượng lớn các bạn sinh viên đến từ nhiều nơi, từ nhiều trường ĐH, CĐ khác nhau. Điều này thể hiện sự qủa cảm và lòng khát khao đi tìm “Công lý và Sự thật” của sinh viên Công giáo. Cùng ngồi với nhau chung lời ca tiếng hát, những tiếng hát vút cao của tuổi trẻ như xua tan bầu không khí u ám phía bên ngoài. Xin có đôi lời cảm nhận về SVCG PD. Lần đầu tiên được tiếp xúc với các bạn, tôi cảm nhận thấy một sức trẻ vui tươi, năng động, thật xúc động và cảm phục khi nghe các bạn đã hoàn thành xuất sắc công tác tiếp sức mùa thi hè 2008 vừa qua, ấn tượng về một Nội San SVCG PD độc đáo. Chính sự nhiệt tình của các bạn đã cho các bạn sinh viên Tôn giáo bạn nhìn vào với con mắt đầy thiện cảm và ngưỡng mộ, để rồi hiện diện trong ngày sinh nhật hôm nay có rất nhiều các bạn sinh viên không cùng Công giáo cảm mến và cũng muốn tham gia cùng gia đình SVCG chúng ta. Có lẽ, đây sẽ là động lực để chúng ta phấn đấu và nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện chính mình, để cho thế giới bên ngoài biết rằng: Chúng ta là Sinh viên Công giáo, giỏi về tri thức, hiểu biết tốt về xã hội, luôn sống chân chính, ngay thẳng, tôn trọng sự thật, không có gì là khó khăn mà SVCG không thể vượt qua!
Sự thay đổi cơ cấu trong Ban đại diện của Nhóm mang đầy sức trẻ trung và năng động, hi vọng đây sẽ là một chặng đường đầy khí thế trong tương lai. Con đường hoa hồng luôn ở trước mắt chúng ta, tuy nhiên sẽ có nhiều cam go và bụi gai nhưng chỉ cần chúng ta luôn đồng hành, sát cánh cùng nhau thì không có gì có thể bẻ gẫy hay phá rời gia đình SVCG chúng ta. Dù là SVCG thuộc Phát Diệm, Nam Định, Nội Thành, Hà Nam hay Bắc Ninh, Bùi Chu, Vinh, Thái Bình, Lạng Sơn, Hưng Hoá, Thanh Hoá, Nông Nghiệp, Công Nghiệp,...... thì tất cả chúng ta là anh em một nhà. Các Cha bề trên đã luôn đặt niềm hi vọng vào chúng ta, không có lí do gì mà chúng ta phụ lòng tin của các Ngài.
Một năm học mới hứa hẹn nhiều thành công mới, chúng ta hãy cùng quyết tâm học tập và trau dồi kiến thức để góp phần trong quá trình phát triển Giáo Hội. Hãy dấn thân và đừng sợ hãi vì có Chúa luôn ở cùng chúng ta.
Tuyên Uý Đoàn CĐCGVN Liên Bang Úc Châu
LM Paul Văn Chi
21:21 02/10/2008
TUYÊN UÝ ĐOÀN CĐCGVN LIÊN BANG ÚC CHÂU NHIỆM KỲ 2008-2010.
Úc Châu ngày 1.10.2008.
Kính Gửi Quý Cha Tuyên Uý Quý Cộng Đồng và Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam
Liên Bang Úc Châu,
Kính Thưa Quý Cha Tuyên Uý,
Ban Đại Diện Tuyên Uý Đoàn CĐCGVN Liên Bang Úc Châu Nhiệm Kỳ 2008-2010 chúng con xin chân thành cám ơn
Quý Cha Tuyên Uý và Quý Cộng Đồng, Cộng
Đoàn đã tín nhiệm chúng con trong nhiệm kỳ 2008-2010.
Chúng con cũng xin chân thành cám ơn Ban Đại Diện Tuyên Uý Đoàn CĐCGVN Liên Bang Úc Châu
Nhiệm Kỳ 2006-2008, đã hoàn thành nhiệm vụ rất tốt đẹp.
Nhân dịp này, Ban Đại Diện chúng con cũng xin thông tin đến Quý Cha được biết:
Xin Quý Cha và Quý Cộng Đồng, Cộng Đoàn cũng cầu nguyện cho anh em chúng con.
Trong Chúa Kitô.
Ban Đại Diện TUĐ Nhiệm Kỳ 2008-2010:
Linh Mục Đại Diện: Đức Ông Paul Nguyễn Minh Tâm – Adelaide.
Linh Mục Phó Đại Diện: Cha Peter Bùi Xuân Mỹ - Canberra.
Linh Mục Thư Ký: Cha Raphael Võ Đức Thiện – Melbourne.
Linh Mục Thủ Quỹ: Cha Paul Chu Văn Chi – Sydney.
Úc Châu ngày 1.10.2008.
Kính Gửi Quý Cha Tuyên Uý Quý Cộng Đồng và Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam
Liên Bang Úc Châu,
Kính Thưa Quý Cha Tuyên Uý,
Ban Đại Diện Tuyên Uý Đoàn CĐCGVN Liên Bang Úc Châu Nhiệm Kỳ 2008-2010 chúng con xin chân thành cám ơn
Quý Cha Tuyên Uý và Quý Cộng Đồng, Cộng
Đoàn đã tín nhiệm chúng con trong nhiệm kỳ 2008-2010.
Chúng con cũng xin chân thành cám ơn Ban Đại Diện Tuyên Uý Đoàn CĐCGVN Liên Bang Úc Châu
Nhiệm Kỳ 2006-2008, đã hoàn thành nhiệm vụ rất tốt đẹp.
Nhân dịp này, Ban Đại Diện chúng con cũng xin thông tin đến Quý Cha được biết:
- 1. Các Thỉnh Nguyện Thư gửi đến Hội Đồng Giám Mục Australia đã đến tận tay Đức Tổng Giám Mục Wilson, và Ngài đã gặp gỡ Đức Ông Nguyễn Minh Tâm nhân dịp Ngài thăm viếng mục vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam-Nam Úc, Ngài đã nhận được tất cả các Thỉnh Nguyện Thư. Ngài hứa sẽ trình bày vấn đề này và can thiệp với Toà Thánh Vatican.
- 2. Các Thỉnh Nguyện Thư gửi đến Thủ Tướng Chính Phủ Australia Kevin Rudd qua Cha Bùi Xuân Mỹ, Văn Phòng của Thủ Tướng đã nhận được và thông báo cho Ban Đại Diện biết.
- 3. Quý Cộng Đồng, Cộng Đoàn đã liên tục cầu nguyện và hiệp thông với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà.
- 4. Xin quý Cộng Đồng và Cộng Đoàn tiếp tục cầu nguyện hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt với Toà Tổng Giám Mục Hà Nội cũng như Giáo Xứ Thái Hà.
Xin Quý Cha và Quý Cộng Đồng, Cộng Đoàn cũng cầu nguyện cho anh em chúng con.
Trong Chúa Kitô.
Ban Đại Diện TUĐ Nhiệm Kỳ 2008-2010:
Linh Mục Đại Diện: Đức Ông Paul Nguyễn Minh Tâm – Adelaide.
Linh Mục Phó Đại Diện: Cha Peter Bùi Xuân Mỹ - Canberra.
Linh Mục Thư Ký: Cha Raphael Võ Đức Thiện – Melbourne.
Linh Mục Thủ Quỹ: Cha Paul Chu Văn Chi – Sydney.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Xin hãy phán bảo và chúng con đang lắng nghe''
Bá Duy
00:54 02/10/2008
"Xin hãy phán bảo và chúng con đang lắng nghe"
Sau bao nhiêu ngày tháng chúng con những người Giáo dân Hải ngoại và đang ở trong nước thường xuyên trao đổi bàn thảo các tin tức liên quan đến Giáo Hội Việt Nam trên mạng VietCatholic mỗi ngày có những ngày hầu như hằng giờ để cùng hiệp thông với Giáo Hội và quê nhà đặc biệt sự việc nơi Tòa Khâm Xứ và Giáo Xứ Thái Hà Dòng Chúa Cứu Thế.
Những này vừa qua, với tin Toà Khâm Xứ bị cướp san bằng làm vườn cây xanh chúng con những người Dân Việt và là người giáo dân ở Việt Nam cũng như xa quê hương thấy nhà nước cộng sản Việt Nam đã dùng bạo lực quyền độc đảng của thể chế công sản cai trị đất nước trong hơn nửa thế kỷ qua,
Toà Khâm Xứ mà Tòa Thánh Vatican đặt tại Hà Nội không chỉ riêng của một Giáo Phận Hà Nội mà là của Giáo Hội Việt Nam, của tất cả Giám Mục Việt Nam. Toà Khâm Xứ bị cưỡng chiếm là một nỗi buồn chung của tất cả các Giáo Phận, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt chỉ là người Quản Lý Tài sản Toà Khâm Xứ, ngài không đòi hỏi cho riêng mình mà cho một Giáo Hội Việt Nam Hiệp Nhất từ hàng Giáo Phẩm đến tất cả Giáo dân con chiên của Chúa
Hôm nay chúng con đồng thanh xin gửi về Giáo Hội Mẹ Việt Nam, Tổng Giáo Phận Hà Nội, đặc biệt Quý Hồng Y, Quý Tổng Giám Mục, Quý Giám Mục Linh Mục Tu Sĩ tâm tình của chúng con là: "Xin các Ngài phán: Chúng con đang lắng nghe."
Lời nói trên là lời khi xưa trẻ thơ Tiên Tri Denel đã thưa cùng Chúa trong đêm tối.
Lời Chúa đã dạy chúng con từ khi có trí khôn là "Mến Chúa và Yêu Người" chúng con tin tưởng tuyệt đối về những lời giảng dạy Lời Chúa của Giáo Hội qua các đấng bậc có thẩm quyền trong Giáo hội -- không những Lời Chúa nuôi linh hồn con chiên bổn đạo mà Giáo Hội còn quan tâm tới đời sống của con người trong xã hội đầy bất công.
Chúng con những con chiên của Chúa luôn lắng nghe tiếng Chủ chăn, vì Chúa nói "chiên ta thì nghe tiếng ta", còn những người khác tự phong hay tự xưng danh là chủ chăn thì chính là những kẻ trèo tường mà không vào cửa chính của Giáo hội thì trước sau gì họ sẽ bị loại ra khỏi đoàn chiên.
Cuối năm 2007 về vụ Toà Khâm Xứ Hà Nội, các Đức Giám Mục của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã mất bao nhiêu thời giờ để can thiệp với cộng sản Việt Nam cho vụ việc Toà Khâm Xứ cùng với Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt, chúng con giáo dân luôn theo dõi từng giờ những diễn biến, mỗi khi nhìn lên màn ảnh thấy tên Giám Mục Fanxico Xavie Nguyễn Văn Sang là chúng con đọc từng câu Ngài viết, rồi gọi điện thoại cho bạn bè và người thân để thông báo những lời của Ngài, với tuổi đời 78 năm từng trải, Ngài đã chia vui sẻ buồn trong những biến cố của miền Bắc, những nỗi nhọc nhằn nghèo đói của người dân sau năm 1954 dưới chế độ cộng sản. Chúng con cũng đọc được tâm tư can trường của các linh mục, như LM Chân Tín, LM Nguyễn văn Khải, Vũ Khời Phụng, v.v... Các Ngài đã dám nói lên sự thật của một chế độ cộng sản gian dối lừa đảo, một xã hội thiếu công lý và pháp luật đảo điên.
Ngày 15 tháng 8 năm 2008 vụ việc Thái Hà lại bắt đầu bị cộng sản chia chác và rồi Giáo Xứ lại đứng lên đòi công lý, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫm ở Miền Nam gửi thư ủng hộ và gửi thư cho Giáo Dân toàn Miền Nam cầu nguyện cho Thái Hà và Toà Giám Mục Hà Nội, (những năm trước đây Đức Hồng Y đã nhìn thấy những sự việc tương tự như Toà Khâm Xứ và Thái Hà hôm nay, nên Ngài đã ra lệnh cho tất cả Giáo Xứ và Dòng Tu phải kê khai tài sản của mình đang xử dụng và tài sản đã bị cộng sản tịch thu gửi về Tổng Giáo Phận Sàigòn để Ngài cất giữ làm tài liện, ôi thật tuyệt vời khi Ngài nhìn xa một tương lai đen tối khi còn bị cộng sản cai trị. Và đúng thế những ngày này đang đặt Giáo hội VN trong tình trạng bị đàn áp và bị nghi kị, bị vu khống). Nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội đã xúc phạm đến Giáo Hội đến hàng Giáo Phẩm bằng cách bêu xấu Đức TGM Hà nội, các linh mục và bắt bớ giáo dân, hơn thế, ngày hôm 18 tháng 9 năm 2008, công an và lực lượng quân đội và cả chó nghiệp vụ cũng như xe cơ giới đến bao vây Tòa Khâm Xứ và san bằng làm công viên.
Cộng sản Việt Nam đang dùng bạo lực uy hiếp áp chế được Đức Tổng Giám mục Hà nội và các linh mục và giáo dân giáo xứ Thái Hà để làm gương cho các tôn giáo khác là không được lên tiếng đòi công lý, hay đòi tài sản của các Giáo hội.
Chúng tôi nhớ lời Chúa Giêsu dậy: "Chúng con là ánh sáng thế gian hãy để ánh sáng lên giá cao để soi sáng anh em". Chúa cũng nói: "Anh em là muối để ướp thế gian, nhưng nếu muói lạt rồi thì còn ích chi, nó sẽ bị vất ra đường và bị chà đạp dưới chân".
Chúng tôi nhớ lại ngày tĩnh tâm với đề tài Truyền Giáo, Cha giảng phòng nói: "Hãy đốt đèn lên cho bừng cháy sáng và đem Chúa ra khỏi Nhà Thờ để cho mọi người nhờ ánh sáng Phục Sinh mà nhìn thấy Chúa Kitô".
Vì thế xin được đề nghị với các xứ đạo và cộng đoàn Công giáo tại Việt nam cũng như hải ngoại, xin tiếp tục thắp sáng lên Niềm Tin và tiếp tục càu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nội, các linh mục và giáo dân Hà nọi cũng như nhiều nơi taại Việt Nam đang tranh đấu cho Sự Thật và Công Lý. Xin Ánh Sáng Chúa Kitô soi chiếu trên Quê Hương Việt Nam đang bị tối tăm đàn áp.
Chúng ta bắt đầu vào Tháng 10 là tháng Mân Côi kính Đức Maria, xin cùng cầu nguyện và đồng hành với Đức Mẹ, vì chính Mẹ đã tiết lộ cho biết vào năm 1917 là chúng ta cần năng lần hạt Mân Côi cầu cho nước Nga cộng sản vô thần mau quay trở lại. Việc này đã ứng nghiệm. Vậy ngày nay chúng ta cũng cầu nguyện cho nhà cầm quyền và chế độ CSVN mau quay đầu trở về với con đường ngay chính và từ bỏ chế độ vô thần.
Xin Thánh Gía và Ánh Sáng Chúa Kitô bừng sáng lên chiếu rọi Công Lý và Hòa Bình đích thực trên các nẻo đường quê hương Việt Nam. Xin Mẹ Maria phù trợ cho dân Việt đang bị bách hại dưới chế độ cộng sản vô thần.
Sau bao nhiêu ngày tháng chúng con những người Giáo dân Hải ngoại và đang ở trong nước thường xuyên trao đổi bàn thảo các tin tức liên quan đến Giáo Hội Việt Nam trên mạng VietCatholic mỗi ngày có những ngày hầu như hằng giờ để cùng hiệp thông với Giáo Hội và quê nhà đặc biệt sự việc nơi Tòa Khâm Xứ và Giáo Xứ Thái Hà Dòng Chúa Cứu Thế.
Những này vừa qua, với tin Toà Khâm Xứ bị cướp san bằng làm vườn cây xanh chúng con những người Dân Việt và là người giáo dân ở Việt Nam cũng như xa quê hương thấy nhà nước cộng sản Việt Nam đã dùng bạo lực quyền độc đảng của thể chế công sản cai trị đất nước trong hơn nửa thế kỷ qua,
Toà Khâm Xứ mà Tòa Thánh Vatican đặt tại Hà Nội không chỉ riêng của một Giáo Phận Hà Nội mà là của Giáo Hội Việt Nam, của tất cả Giám Mục Việt Nam. Toà Khâm Xứ bị cưỡng chiếm là một nỗi buồn chung của tất cả các Giáo Phận, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt chỉ là người Quản Lý Tài sản Toà Khâm Xứ, ngài không đòi hỏi cho riêng mình mà cho một Giáo Hội Việt Nam Hiệp Nhất từ hàng Giáo Phẩm đến tất cả Giáo dân con chiên của Chúa
Hôm nay chúng con đồng thanh xin gửi về Giáo Hội Mẹ Việt Nam, Tổng Giáo Phận Hà Nội, đặc biệt Quý Hồng Y, Quý Tổng Giám Mục, Quý Giám Mục Linh Mục Tu Sĩ tâm tình của chúng con là: "Xin các Ngài phán: Chúng con đang lắng nghe."
Lời nói trên là lời khi xưa trẻ thơ Tiên Tri Denel đã thưa cùng Chúa trong đêm tối.
Lời Chúa đã dạy chúng con từ khi có trí khôn là "Mến Chúa và Yêu Người" chúng con tin tưởng tuyệt đối về những lời giảng dạy Lời Chúa của Giáo Hội qua các đấng bậc có thẩm quyền trong Giáo hội -- không những Lời Chúa nuôi linh hồn con chiên bổn đạo mà Giáo Hội còn quan tâm tới đời sống của con người trong xã hội đầy bất công.
Chúng con những con chiên của Chúa luôn lắng nghe tiếng Chủ chăn, vì Chúa nói "chiên ta thì nghe tiếng ta", còn những người khác tự phong hay tự xưng danh là chủ chăn thì chính là những kẻ trèo tường mà không vào cửa chính của Giáo hội thì trước sau gì họ sẽ bị loại ra khỏi đoàn chiên.
Cuối năm 2007 về vụ Toà Khâm Xứ Hà Nội, các Đức Giám Mục của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã mất bao nhiêu thời giờ để can thiệp với cộng sản Việt Nam cho vụ việc Toà Khâm Xứ cùng với Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt, chúng con giáo dân luôn theo dõi từng giờ những diễn biến, mỗi khi nhìn lên màn ảnh thấy tên Giám Mục Fanxico Xavie Nguyễn Văn Sang là chúng con đọc từng câu Ngài viết, rồi gọi điện thoại cho bạn bè và người thân để thông báo những lời của Ngài, với tuổi đời 78 năm từng trải, Ngài đã chia vui sẻ buồn trong những biến cố của miền Bắc, những nỗi nhọc nhằn nghèo đói của người dân sau năm 1954 dưới chế độ cộng sản. Chúng con cũng đọc được tâm tư can trường của các linh mục, như LM Chân Tín, LM Nguyễn văn Khải, Vũ Khời Phụng, v.v... Các Ngài đã dám nói lên sự thật của một chế độ cộng sản gian dối lừa đảo, một xã hội thiếu công lý và pháp luật đảo điên.
Ngày 15 tháng 8 năm 2008 vụ việc Thái Hà lại bắt đầu bị cộng sản chia chác và rồi Giáo Xứ lại đứng lên đòi công lý, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫm ở Miền Nam gửi thư ủng hộ và gửi thư cho Giáo Dân toàn Miền Nam cầu nguyện cho Thái Hà và Toà Giám Mục Hà Nội, (những năm trước đây Đức Hồng Y đã nhìn thấy những sự việc tương tự như Toà Khâm Xứ và Thái Hà hôm nay, nên Ngài đã ra lệnh cho tất cả Giáo Xứ và Dòng Tu phải kê khai tài sản của mình đang xử dụng và tài sản đã bị cộng sản tịch thu gửi về Tổng Giáo Phận Sàigòn để Ngài cất giữ làm tài liện, ôi thật tuyệt vời khi Ngài nhìn xa một tương lai đen tối khi còn bị cộng sản cai trị. Và đúng thế những ngày này đang đặt Giáo hội VN trong tình trạng bị đàn áp và bị nghi kị, bị vu khống). Nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội đã xúc phạm đến Giáo Hội đến hàng Giáo Phẩm bằng cách bêu xấu Đức TGM Hà nội, các linh mục và bắt bớ giáo dân, hơn thế, ngày hôm 18 tháng 9 năm 2008, công an và lực lượng quân đội và cả chó nghiệp vụ cũng như xe cơ giới đến bao vây Tòa Khâm Xứ và san bằng làm công viên.
Cộng sản Việt Nam đang dùng bạo lực uy hiếp áp chế được Đức Tổng Giám mục Hà nội và các linh mục và giáo dân giáo xứ Thái Hà để làm gương cho các tôn giáo khác là không được lên tiếng đòi công lý, hay đòi tài sản của các Giáo hội.
Chúng tôi nhớ lời Chúa Giêsu dậy: "Chúng con là ánh sáng thế gian hãy để ánh sáng lên giá cao để soi sáng anh em". Chúa cũng nói: "Anh em là muối để ướp thế gian, nhưng nếu muói lạt rồi thì còn ích chi, nó sẽ bị vất ra đường và bị chà đạp dưới chân".
Chúng tôi nhớ lại ngày tĩnh tâm với đề tài Truyền Giáo, Cha giảng phòng nói: "Hãy đốt đèn lên cho bừng cháy sáng và đem Chúa ra khỏi Nhà Thờ để cho mọi người nhờ ánh sáng Phục Sinh mà nhìn thấy Chúa Kitô".
Vì thế xin được đề nghị với các xứ đạo và cộng đoàn Công giáo tại Việt nam cũng như hải ngoại, xin tiếp tục thắp sáng lên Niềm Tin và tiếp tục càu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nội, các linh mục và giáo dân Hà nọi cũng như nhiều nơi taại Việt Nam đang tranh đấu cho Sự Thật và Công Lý. Xin Ánh Sáng Chúa Kitô soi chiếu trên Quê Hương Việt Nam đang bị tối tăm đàn áp.
Chúng ta bắt đầu vào Tháng 10 là tháng Mân Côi kính Đức Maria, xin cùng cầu nguyện và đồng hành với Đức Mẹ, vì chính Mẹ đã tiết lộ cho biết vào năm 1917 là chúng ta cần năng lần hạt Mân Côi cầu cho nước Nga cộng sản vô thần mau quay trở lại. Việc này đã ứng nghiệm. Vậy ngày nay chúng ta cũng cầu nguyện cho nhà cầm quyền và chế độ CSVN mau quay đầu trở về với con đường ngay chính và từ bỏ chế độ vô thần.
Xin Thánh Gía và Ánh Sáng Chúa Kitô bừng sáng lên chiếu rọi Công Lý và Hòa Bình đích thực trên các nẻo đường quê hương Việt Nam. Xin Mẹ Maria phù trợ cho dân Việt đang bị bách hại dưới chế độ cộng sản vô thần.
Ôn lại: Thư của ĐHY Tomasek, Tổng Giám Mục thành Praha, Tiệp Khắc
LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh
01:07 02/10/2008
Thư của ĐHY Tomasek, Tổng Giám Mục thành Praha,
kiêm Giáo Chủ Công Giáo miền Bohêmia, Tiệp Khắc.
(Công bố ngày 21-11-1989, trước 200.000 người biểu tình tại Praha và được đọc tại các nhà thờ Chúa nhật 26-11-1989.)
Đồng bào thân mến,
Tôi ngỏ lời với anh chị em vài giờ sau khi tôi trở về từ Rô-ma, nơi tôi đã tham dự lễ tôn phong hiển thánh cho Chân phước ANÊ miền Bohêmia. Thánh nữ là công chúa, mặc dầu tu trong đan viện vì lòng mến Chúa yêu người, nhưng ngài không ngừng ở cạnh dân mình trong những giờ phút vinh quang cũng như trong những lúc tủi nhục. Về phần tôi, tôi cũng không thể nào tỏ ra xa lạ với định mệnh quốc gia của tôi và toàn thể đồng bào đất nước tôi. Tôi không thể im lặng trong lúc tất cả anh chị em đang hiệp lực với nhau để phản đối những bất công mà anh chị em phải chịu từ 40 năm nay.
Người ta không thể duy trì lòng tín nhiệm đối với giới lãnh đạo quốc gia không muốn nói sự thật và chối bỏ các quyền lợi và các quyền tự do của nhân dân. Với truyền thống có từ hàng ngàn năm nay, những quyền này vẫn được coi là những quyền bình thường trong những quốc gia trẻ trung hơn đất nước chúng ta. Tôi muốn soi sáng tình trạng xã hội của chúng ta qua những kinh nghiệm của Giáo Hội Công Giáo của đất nước này: đã bao nhiêu lần Giáo Hội gửi đến Nhà Nước những lời khiếu nại và thỉnh cầu, nhưng Nhà Nước đều không thèm đếm xỉa gì đến. Mãi đến năm 1985, khi hàng trăm ngàn tín hữu lên tiếng tại Trung Tâm Hành Hương Vê-rê-rát, và sau khi thư thỉnh nguyện gồm mấy trăm ngàn chữ ký được gửi đến Nhà Nước Tiệp Khắc hồi năm ngoái, lúc đó mới có một vài bước tiến bộ. Năm ngoái, tôi cũng đề nghị với Nhà Nước sẵn sàng làm trung gian đối thoại giữa Chính Phủ và Giáo Hội. Nhưng mãi đến cách đây nửa năm, ông Chủ Tịch mới trả lời, nhưng rồi cũng chẳng có tiến bộ gì đáng kể. Giáo Hội tiếp tục lệ thuộc Nhà Nước theo những điều hạn chế được áp đặt trên Giáo Hội từ thời Staline. Trong việc cai quản giáo phận, các giám mục hoàn toàn lệ thuộc Nhà Nước và lời nói quyết định trong vấn đề này dường như vẫn là lời nói của các cơ quan mật vụ. Những cuộc hội họp của các giám mục và linh mục đều bị cản trở vì sự hiện diện của các đại diện Nhà Nước trong các buổi họp. Bầu không khí thiếu tự do, các tín hữu trưởng thành cũng như con cái họ và nhất là các bạn trẻ Công Giáo cảm thấy thật khó thở.
Người ta hứa hẹn với chúng tôi rằng: việc điều chỉnh lại tình trạng pháp lý của Giáo Hội sẽ được thực hiện phù hợp với các quy luật quốc tế về những tự do nhân quyền, nhưng người ta lại không nói gì đến việc Đảng cầm quyền phải từ bỏ chương trình dần dần tiêu diệt đức tin.
Đối với những hạng người như thế, chúng ta không thể tin tưởng được.
Tình trạng đau buồn tương tự như thế cũng xảy ra trong các lãnh vực khác của đời sống, trong lãnh vực khoa học, văn hoá, thông tin.
Từ Đông sang Tây, chúng ta đang ở giữa những quốc gia trong quá khứ cũng như hiện nay đang đập đổ những hàng rào của những chế độ độc đoán.
Về phần chúng ta, chúng ta không thể nào chờ đợi được nữa.
Bây giờ cần phải ra tay hành động.
Chúng ta cần có một chính phủ dân chủ, nếu không thì chúng ta không thể nào thành công trong việc chận đứng những tai hoạ về môi sinh và những tai ương khác.
Tất cả những người có điều kiện muốn nói với chúng ta, họ phải được phát biểu tự do, để chúng ta chọn lựa từ nơi họ một chính phủ cùng tiến bước với chúng ta chứ không phải chống lại chúng ta.
Chính vì thế tất cả chúng ta bây giờ đều có trách nhiệm đối với thời điểm hiện tại và tương lai của chúng ta và con em chúng ta.
Các bạn thân mến,
chúng tôi hợp sức với các bạn là những người đang kêu gào công bằng cho tất cả mọi người.
Với lòng biết ơn và kính trọng, tôi hướng lòng về các nạn nhân của bạo lực tàn ác. Lời Chúa Ki-tô được áp dụng cho các bạn: “Phúc cho những người đói khát sự công chính, vì họ sẽ được no thoả”.
Lời kêu gọi trừng trị những kẻ phạm tội ác là điều rất đúng. Tôi chỉ xin các bạn một điều này: đó là tiếp tục theo đuổi con đường bất bạo động. Chúng ta tranh đấu cho sự thiện bằng những phương thế tốt. Qua kinh nghiệm của những kẻ áp bức chúng ta, chúng ta thấy được rằng những chiến thắng trong giận dữ, thù oán, tham lam, ham hố quyền bính, hống hách đều là những chiến thắng ngắn ngủi.
Hỡi các tín hữu Công Giáo và các linh mục,
Tôi cũng muốn ngỏ lời với tất cả anh chị em trong giờ phút quyết liệt này của lịch sử chúng ta, không ai trong anh chị em được đứng ngoài lề. Hãy lại lên tiếng, hợp với tất cả công dân Tiệp Khắc, cả với những người thuộc sắc tộc khác, dầu họ là tín hữu hay không có tín ngưỡng. Quyền tự do tín ngưỡng không thể tách rời khỏi những quyền dân chủ khác. Tự do là điều không thể phân chia được.
Tôi xin chấm dứt nơi đây với những lời đã từng vang dội đã lâu trong lịch sử của chúng ta: “Với sự trợ giúp của Thiên Chúa, số phận của chúng ta ở trong tay chúng ta”.
Praha 21-11-1989
ĐỨC HỒNG Y F. TOMASEK, Tổng Giám Mục Praha
Kiêm Giáo Chủ Công Giáo miền Bohêmia
kiêm Giáo Chủ Công Giáo miền Bohêmia, Tiệp Khắc.
(Công bố ngày 21-11-1989, trước 200.000 người biểu tình tại Praha và được đọc tại các nhà thờ Chúa nhật 26-11-1989.)
Đồng bào thân mến,
Tôi ngỏ lời với anh chị em vài giờ sau khi tôi trở về từ Rô-ma, nơi tôi đã tham dự lễ tôn phong hiển thánh cho Chân phước ANÊ miền Bohêmia. Thánh nữ là công chúa, mặc dầu tu trong đan viện vì lòng mến Chúa yêu người, nhưng ngài không ngừng ở cạnh dân mình trong những giờ phút vinh quang cũng như trong những lúc tủi nhục. Về phần tôi, tôi cũng không thể nào tỏ ra xa lạ với định mệnh quốc gia của tôi và toàn thể đồng bào đất nước tôi. Tôi không thể im lặng trong lúc tất cả anh chị em đang hiệp lực với nhau để phản đối những bất công mà anh chị em phải chịu từ 40 năm nay.
Người ta không thể duy trì lòng tín nhiệm đối với giới lãnh đạo quốc gia không muốn nói sự thật và chối bỏ các quyền lợi và các quyền tự do của nhân dân. Với truyền thống có từ hàng ngàn năm nay, những quyền này vẫn được coi là những quyền bình thường trong những quốc gia trẻ trung hơn đất nước chúng ta. Tôi muốn soi sáng tình trạng xã hội của chúng ta qua những kinh nghiệm của Giáo Hội Công Giáo của đất nước này: đã bao nhiêu lần Giáo Hội gửi đến Nhà Nước những lời khiếu nại và thỉnh cầu, nhưng Nhà Nước đều không thèm đếm xỉa gì đến. Mãi đến năm 1985, khi hàng trăm ngàn tín hữu lên tiếng tại Trung Tâm Hành Hương Vê-rê-rát, và sau khi thư thỉnh nguyện gồm mấy trăm ngàn chữ ký được gửi đến Nhà Nước Tiệp Khắc hồi năm ngoái, lúc đó mới có một vài bước tiến bộ. Năm ngoái, tôi cũng đề nghị với Nhà Nước sẵn sàng làm trung gian đối thoại giữa Chính Phủ và Giáo Hội. Nhưng mãi đến cách đây nửa năm, ông Chủ Tịch mới trả lời, nhưng rồi cũng chẳng có tiến bộ gì đáng kể. Giáo Hội tiếp tục lệ thuộc Nhà Nước theo những điều hạn chế được áp đặt trên Giáo Hội từ thời Staline. Trong việc cai quản giáo phận, các giám mục hoàn toàn lệ thuộc Nhà Nước và lời nói quyết định trong vấn đề này dường như vẫn là lời nói của các cơ quan mật vụ. Những cuộc hội họp của các giám mục và linh mục đều bị cản trở vì sự hiện diện của các đại diện Nhà Nước trong các buổi họp. Bầu không khí thiếu tự do, các tín hữu trưởng thành cũng như con cái họ và nhất là các bạn trẻ Công Giáo cảm thấy thật khó thở.
Người ta hứa hẹn với chúng tôi rằng: việc điều chỉnh lại tình trạng pháp lý của Giáo Hội sẽ được thực hiện phù hợp với các quy luật quốc tế về những tự do nhân quyền, nhưng người ta lại không nói gì đến việc Đảng cầm quyền phải từ bỏ chương trình dần dần tiêu diệt đức tin.
Đối với những hạng người như thế, chúng ta không thể tin tưởng được.
Tình trạng đau buồn tương tự như thế cũng xảy ra trong các lãnh vực khác của đời sống, trong lãnh vực khoa học, văn hoá, thông tin.
Từ Đông sang Tây, chúng ta đang ở giữa những quốc gia trong quá khứ cũng như hiện nay đang đập đổ những hàng rào của những chế độ độc đoán.
Về phần chúng ta, chúng ta không thể nào chờ đợi được nữa.
Bây giờ cần phải ra tay hành động.
Chúng ta cần có một chính phủ dân chủ, nếu không thì chúng ta không thể nào thành công trong việc chận đứng những tai hoạ về môi sinh và những tai ương khác.
Tất cả những người có điều kiện muốn nói với chúng ta, họ phải được phát biểu tự do, để chúng ta chọn lựa từ nơi họ một chính phủ cùng tiến bước với chúng ta chứ không phải chống lại chúng ta.
Chính vì thế tất cả chúng ta bây giờ đều có trách nhiệm đối với thời điểm hiện tại và tương lai của chúng ta và con em chúng ta.
Các bạn thân mến,
chúng tôi hợp sức với các bạn là những người đang kêu gào công bằng cho tất cả mọi người.
Với lòng biết ơn và kính trọng, tôi hướng lòng về các nạn nhân của bạo lực tàn ác. Lời Chúa Ki-tô được áp dụng cho các bạn: “Phúc cho những người đói khát sự công chính, vì họ sẽ được no thoả”.
Lời kêu gọi trừng trị những kẻ phạm tội ác là điều rất đúng. Tôi chỉ xin các bạn một điều này: đó là tiếp tục theo đuổi con đường bất bạo động. Chúng ta tranh đấu cho sự thiện bằng những phương thế tốt. Qua kinh nghiệm của những kẻ áp bức chúng ta, chúng ta thấy được rằng những chiến thắng trong giận dữ, thù oán, tham lam, ham hố quyền bính, hống hách đều là những chiến thắng ngắn ngủi.
Hỡi các tín hữu Công Giáo và các linh mục,
Tôi cũng muốn ngỏ lời với tất cả anh chị em trong giờ phút quyết liệt này của lịch sử chúng ta, không ai trong anh chị em được đứng ngoài lề. Hãy lại lên tiếng, hợp với tất cả công dân Tiệp Khắc, cả với những người thuộc sắc tộc khác, dầu họ là tín hữu hay không có tín ngưỡng. Quyền tự do tín ngưỡng không thể tách rời khỏi những quyền dân chủ khác. Tự do là điều không thể phân chia được.
Tôi xin chấm dứt nơi đây với những lời đã từng vang dội đã lâu trong lịch sử của chúng ta: “Với sự trợ giúp của Thiên Chúa, số phận của chúng ta ở trong tay chúng ta”.
Praha 21-11-1989
ĐỨC HỒNG Y F. TOMASEK, Tổng Giám Mục Praha
Kiêm Giáo Chủ Công Giáo miền Bohêmia
Nhìn lại chặng đường đã qua để thấy rõ con đường trước mặt
LM Mai-Thi Dũng-Lạc
01:36 02/10/2008
NHÌN LẠI CHẶNG ĐƯỜNG ĐÃ QUA
ĐỂ THẤY RÕ CON ĐƯỜNG TRƯỚC MẶT
Việc đồng loạt tuyên đọc bản “Quan điểm của HĐGMVN” đã hoàn tất một chặng đường và mở ra con đường và chân trời mới. Không còn là chuyện riêng của Thái Hà hay TKS mà là khắp Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Cũng không còn là chuyện đòi đất nhưng là việc đổi mới xã hội theo những giá trị mà Giáo Hội cổ võ.
HĐGMVN đã dấn thân nhập cuộc thì không phải để nói cho qua chuyện nhưng là chấp nhận những giá phải trả, để đạt tới mục đích.
Diễn biến quá nhanh khiến mọi người dường như đang lúng túng tự hỏi: Rồi sao nữa?
Thiết tưởng chỉ cần bình tĩnh một chút để nhìn lại, ta có thể thấy được bàn tay quan phòng của Thiên Chúa và nghe được những điều Ngài đang nói với ta.
1. Thiên Chúa đang can thiệp và giải thích lịch sử bằng Lời Ngài.
Năm nay, do một số Đức Cha bận đi họp ở nước ngoài vào tháng Mười, Hội nghị HĐGMVN được dịch lên cuối tháng 9. Đêm 18 rạng 19-9 người ta bắt đầu thi công ở TKS, ngày 20-9, Đức TGM Hà Nội dự họp tại UBND-TPHN, ngày 21-9 lời phát biểu của ngài bị cắt xén và xuyên tạc ầm ĩ. Thư hiệp thông từ các nơi tới tấp gửi về Tòa TGM Hà Nội. Người Công Giáo cả trong và ngoài nước cầu nguyện để các Đức Giám Mục VN có một tiếng nói chung thật mạnh mẽ. Giữa lúc đó thì theo đúng chương trình, Hội Nghị HĐGMVN khai mạc ngày 22-9, không thể bị ngăn cản. Thế nhưng cuộc Hội Nghị được Chúa dịch lên cuối tháng 9 không chỉ để Nhà Nước không kịp trở tay mà còn để các Giám Mục có thể nghe rõ tiếng Chúa. Vâng, ai có thể khiến toàn thể các Giám Mục chỉ gặp nhau vài ngày mà đúc kết được một tiếng nói hiệp nhất và mạnh mẽ? Chỉ có Thiên Chúa! Nhà Nước không thể nào ngờ trước về cuộc Hội Nghị HĐGMVN nhưng Thiên Chúa thì đã tiên liệu từ đời đời. Chính trong tuần lễ từ ngày 22-9 ấy, nơi các bài đọc giờ Kinh Sách (Tuần 25 Thường Niên), các Giám Mục được nghe Lời Thiên Chúa nói rất thẳng, rất thật và cũng đầy ưu ái qua miệng ngôn sứ Ê-dê-ki-en (Ed 34,1-31; 36,16-36; 37,1-14; 37,15-28) và Thánh Âu-Tinh về điều Ngài đòi hỏi các mục tử. Chính những lời ấy của Chúa đã khiến cho, ngày 25-9, các văn bản được chung quyết. Ngày 26-9 văn bản bắt đầu phổ biến, thì là ngày mà bài đọc 1 của thánh lễ (Thứ Sáu tuần 25 Thường Niên) nói rõ về ơn hiệp nhất và ơn ngôn sứ: “Có một thời để xé và một thời để khâu, một thời để làm thinh và một thời để lên tiếng” (Gv 3,7).
Thiên Chúa đang nói qua những bài đọc đã sắp xếp từ bao giờ, không chỉ riêng cho tuần lễ có Hội nghị HĐGMVN mà cả sau đó: Cả ngày 26 và 27, Chúa Giêsu đều báo trước về cuộc Thương Khó (Lc 9,18-22; Lc 9,43b-45). Sang Chúa Nhật, ngày 28, bài đọc 1 nói về đường lối của Thiên Chúa (Ed 18,25-28), bài đọc 2 là bài ca về mầu nhiệm tự hủy của Đức Kitô với mời gọi: “Anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu” (Pl 2,1-11) – Bài ca này được lặp lại trong giờ Kinh Sách ngày 30-9! Ngày 29, bài đọc 2 của thánh lễ nói về cuộc chiến của Tổng lãnh Thiên Thần Micae đánh bại con rồng để bảo vệ người Phụ Nữ là Giáo Hội (Kh 12,7-12a). Ngày 30, bài đọc 1 đưa ta đi sâu vào câu chuyện ông Gióp (G 3,1-23), còn trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu vừa quả cảm đi lên Giêrusalem chịu khổ hình, vừa khẳng định lại con đường bất bạo động (x. Lc 9,51-55).
Thiên Chúa đang nói, bằng ngôn ngữ dễ hiểu, có thể kiểm chứng trên giấy trắng mục đen.
Trong bài “Hưởng ứng kháng thư của Đức Cha Kontum”, tác giả NTT nêu câu hỏi: “Ai đã làm cho một cái tàn thuốc bùng lên thành đám cháy liên lục địa nếu không phải là Đấng đã gây ra vụ nổ Big Bang và đang làm chủ lịch sử?” Và đi đến kết luận: “Chi tiết này khiến không thể nhìn vấn đề cách khinh suất.” (VietCatholic 23-9-2008).
Những ghi nhận trên đây về những dấu chỉ của Thiên Chúa Quan Phòng cũng muốn đi tới một kết luận tương tự: Chúng ta cần bình tĩnh để không bắt hụt nguồn ơn lớn lao Thiên Chúa đang ban cho Giáo Hội và Dân Tộc Việt. Thiên Chúa thấu rõ ước mơ của ta và đang thực hiện cho ta theo cách của Ngài và vào lúc của Ngài. Mỗi người, mỗi nhóm, mỗi cộng đoàn cần chú tâm hơn trong sự lắng nghe Lời Chúa hằng ngày. Chúng ta cần biết kiên nhẫn đón lấy những món quà kếch sù Thiên Chúa đang trao tặng thay vì nóng vội làm theo ý riêng.
2. Ơn Chúa
Điều nhìn lại thứ hai là sức mạnh của cầu nguyện. Kinh nguyện từ Thái Hà và từ TKS đã thúc đẩy và gia tăng sự cầu nguyện ở khắp nơi, cá nhân cũng như tập thể. Chỉ có sự cầu nguyện mới giải thích được những ơn vô cùng lớn lao được đúc kết nơi Hội Nghị HĐGMVN.
Ví như Chúa chẳng xây nhà,
Thợ nề vất vả cũng là uổng công. (Tv 127,1)
Ai có thể đo lường được những lời nguyện thiết tha và những hy sinh lặng lẽ của đủ mọi thành phần Dân Chúa trong những ngày qua. Kết luận dễ hiểu: Phải tiếp tục cầu nguyện trong hy sinh và từ bỏ.
Không cần thêm những sinh hoạt mới, chỉ cần tham gia đông đảo vào chương trình phụng vụ theo giờ giấc có sẵn tại mỗi giáo xứ, với ý thức cầu nguyện cho công lý và sự thật.
Ơn cần cầu xin là sự thay đổi cõi lòng, trước hết là cõi lòng mỗi chúng ta rồi đến cõi lòng người khác. Bản quan điểm của HĐGMVN được “gửi đến tất cả anh chị em đồng đạo cũng như mọi người thành tâm thiện chí.” Vì thế, trong lời cầu nguyện tha thiết của chúng ta, cần nhấn mạnh thêm ý cầu nguyện cho những người thiện chí, kể cả những người thuộc Đảng CSVN. Cách riêng, cần cầu nguyện nhiều cho các nhà hoạt động dân chủ. Chính họ biết những ngõ ngách để nói thẳng với đám đông những người thiện chí ngoài Giáo Hội.
Đàng khác, cuộc đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp của Dân Tộc không phải là chuyện riêng của người Công Giáo. Mà người Công Giáo lại chỉ là số ít, 7%. Phải làm sao để hơn 90% dân số còn lại cũng thấy vấn đề để cùng nhất tề đòi hỏi sự thật, công lý, dân chủ và nhân quyền. Đây là điều các nhà dân chủ đang theo đuổi và trả giá bằng chính mạng sống mình, cho nên cần cầu nguyện cho họ.
Cần huy động mọi thành phần Dân Chúa tham gia hy sinh cầu nguyện, từ linh mục, tu sĩ, chủng sinh, phụ huynh cho đến bạn trẻ, thiếu nhi, người già và các bệnh nhân. Cần cầu nguyện khắp nơi, mọi lúc và trong mọi việc lớn nhỏ. Không gì ngăn cản được thái độ quyết liệt của cầu nguyện: Vừa bất bạo động vừa liên kết với sức mạnh của Thiên Chúa Toàn Năng.
3. Nói sự thật
Điều nhìn lại thứ ba là sức mạnh giải phóng của sự thật. Từ chuyện đòi đất đai, Thiên Chúa đã thổi bùng lên cho ta cuộc đấu tranh cho sự thật. Sức mạnh của nhà nước toàn trị là những phương tiện truyền thông đầy quyền lực để lừa dối mọi người cách trắng trợn. Không riêng những tình tiết của Thái Hà và TKS, mọi chuyện trên Đất Nước đều đang bị bưng bít và lừa bịp.
HĐGMVN đã thực hiện đúng lời nhắn gửi của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Đừng sợ, hãy hiệp nhất với nhau và hãy nói sự thật”. Sự thật đã được nói lên trong bản tuyên bố quan điểm của HĐGMVN, đã được nhất tề công bố ở khắp mọi nhà thờ trên Đất Nước. Sự thật ấy đang lan rộng và sẽ đập tan sự lừa dối.
Việc rao truyền sự thật này cần phải được tiếp tục qua những buổi học tập sâu rộng về bản quan điểm của HĐGMVN. Nơi nào có thể được, nên tổ chức học tập ở cấp Giáo Phận, rồi Giáo Hạt và các Giáo Xứ. Cần tổ chức học tập cho cả các linh mục, tu sĩ và chủng sinh. Bản quan điểm bắt đầu bằng trích văn từ Hiến Chế Mục Vụ, do đó sau khi học tập về bản quan điểm, cần phải học tập về Hiến Chế này nói riêng cũng như về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo nói chung, qua quyển “Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo” mà linh mục nào cũng có trong tủ sách.
Đã nhiều năm qua, việc đề cập tới sự sai trái của xã hội bị coi như chuyện cấm kỵ đối với người Công Giáo, ai cũng sợ vô tình làm cho người ngoài hiểu lầm rằng Giáo Hội chủ trương chống phá cách mạng. Giờ đây, bản quan điểm khẳng định rõ: “Giáo hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội.”, chúng ta không còn gì để sợ bị hiểu lầm. Cần phải công khai hóa trong câu chuyện thường ngày. Khi chỉ có mỗi một linh mục lên tiếng, người ta có thể bịt miệng ngay trước tòa án và trước ống kính của truyền thông quốc tế, nhưng giờ đây mọi người đều nhất loạt nói lên, thì không ai còn có thể bịt miệng. Cần làm cho mọi người thấy rõ chúng ta không nhắm đòi lại đất đai của Giáo Hội nhưng nhắm làm lan rộng việc phổ biến sự thật, và mời gọi mọi người, Công Giáo cũng như không Công Giáo, tiếp tay vào việc này.
Cũng đã đến lúc cộng đồng Công Giáo Việt Nam trong nước cần lên tiếng bênh vực cho người anh em đơn thương độc mã là cha Tađêô Nguyễn Văn Lý. Cha Lý đã không đòi gì hơn những điều chúng ta đang đòi. Có thể nói chính ngài đã anh dũng khởi xướng cuộc đấu tranh bất bạo động và đã đơn độc hứng chịu những sỉ nhục của truyền thông mà Đức Giám Mục Hà Nội đang hứng chịu hôm nay.
Cần thông tin cho nhau không chỉ riêng những gì liên hệ đến người Công Giáo mà cả tin tức về những nhà hoạt động dân chủ ngoài Giáo Hội. Với đặc tính Công Giáo, tiếp nhận tinh hoa và thiện chí của mọi nơi, mọi thời và mọi phía, chúng ta vượt khỏi não trạng cục bộ quen có của người Việt để hiệp thông với mọi nỗ lực đang phục vụ cho sự thật, công lý và nhân quyền.
4. Thiên Chúa đang giáo dục và đào tạo Dân Ngài
Điều nhìn lại thứ tư là tinh thần kỷ luật của những anh chị em giáo dân tụ tập tại Thái Hà và TKS. Dù bị đàn áp bằng dùi cui, roi điện, hơi cay hay bị kích động bằng những cử chỉ quậy phá, những lời thô tục, bị nhổ nước bọt, anh chị em đã không hề phản kháng. Rất nhiều anh chị em đã đến theo sáng kiến cá nhân, có thể nói là ô hợp, vô tổ chức, thế nhưng tất cả đã mau mắn nghe theo lời kêu gọi xử sự ôn hòa. Bài học bất bạo động của Thánh Gandhi đã được thấu triệt rất nhanh.
Đó là tấm gương cao cả và hết sức quan trọng mà anh chị em khắp nơi trong nước cần quan tâm học tập. Sẽ có nhiều thủ đoạn trả thù ở nhiều nơi, cần tỉnh táo để khỏi mắc bẫy rơi vào phản ứng bạo động.
Cuộc đấu tranh đã lan rộng trong không gian, đã chuyển thể từ việc đòi đất đai tới đòi công lý, và hơn nữa, đã phát xuất từ lòng Dân Chúa và được Hàng Giáo Phẩm nâng đỡ. Bắt đầu bằng những lá thư hiệp thông của các Tòa Giám Mục, rồi các Giám Mục đích thân đến dâng thánh lễ, cho tới bản tuyên bố chung của HĐGMVN. Từng bước, Thiên Chúa đã làm cho Dân Ngài lớn lên và được hiệp nhất an toàn dưới tấm gương hiệp nhất của các Mục Tử. Các Mục Tử có thể tin cậy vào sự trưởng thành của đoàn chiên và chúc lành cho những sáng kiến tự phát của họ, còn Dân Chúa thì thấy an tâm dưới ơn chúc lành của các Chủ Chăn, thấy đầy tin cậy vào Chúa Quan Phòng và cũng hết sức tự hào về các Chủ Chăn của mình.
Sức mạnh đến từ sự hiệp nhất. Ước gì càng ngày mọi người càng hiệp nhất mạnh mẽ với Đức Giám Mục của mình để cùng hiệp nhất sâu xa với toàn thể Dân Chúa. Đây là sự hiệp nhất trong đa dạng. Mỗi Đức Giám Mục và mỗi Tòa Giám Mục có những hoàn cảnh và điều kiện riêng, có cách nhận định, phản ứng và sáng kiến riêng. Ta không nên đòi hỏi Đức Giám Mục hay Tòa Giám Mục của mình phải làm giống như các Đức Giám Mục hoặc các Tòa Giám Mục khác. Chỉ cần biết rằng tự thâm sâu, tất cả các Đức Giám Mục đều đồng tâm nhất trí, thế là quá đủ. Chúng ta cần tin cậy Chúa Thánh Thần và tin vào ơn chức vụ Ngài ban cho các Giám Mục. Chúa Thánh Thần thi thố ơn Ngài cách đa dạng khiến thế gian không thể nào ngờ trước và cũng không thể nào ứng phó kịp.
Trong hành trình làm người, ai chẳng có lúc lỗi lầm. Chúng ta hãy quảng đại tha thứ cho nhau để vun đắp sự hiệp nhất sâu thẳm trong gia đình, trong giáo xứ, giáo phận và nơi cộng đồng Công Giáo VN trong và ngoài nước. Hiệp nhất sẽ đem lại an ủi và sức mạnh.
5. Đào tạo người hành động xã hội
Điều thứ năm cần nhìn lại là nhân sự. Hơn nửa thế kỷ ở miền Bắc và hơn ba mươi năm qua ở miền Nam, Giáo Hội Công Giáo VN bị bóp nghẹt, không được đào tạo người. Các đoàn thể bị dập tắt, trường học bị tước đoạt, các khóa đào tạo không được tổ chức. Giờ đây chúng ta thiếu người về mọi mặt.
Việc phát động đấu tranh cho công lý, sự thật, dân chủ và quyền con người đòi phải đào tạo tốc hành những người có khả năng hành động xã hội. Phải có những giáo dân được chuẩn bị cho công việc. Công Đồng mời gọi giáo dân đi đầu trong các lãnh vực xã hội, nhưng muốn vậy, họ phải được đào tạo chứ không thể bỗng dưng mà có được.
Đã đến lúc phải nói thẳng điều này không úp mở. Mỗi nơi phải tranh thủ đào tạo người trong điều kiện và khả năng của mình.
Nơi nào có được tài liệu đào tạo dễ dùng, cần sớm chia sẻ với những nơi khác. Chia sẻ cả kinh nghiệm đào tạo.
Một số bài trên VietCatholic những ngày qua có hàm chứa hướng đào tạo, như bài “Hưởng ứng kháng thư của Đức Cha Kontum” (NTT), bài “Một suy nghĩ về quan điểm của HĐGMVN” (Nguyễn Hồng Giáo), “Những thủ đoạn tiếp theo mà CSVN sẽ có thể áp dụng với Công giáo Việt Nam” (Đồng Nhân), vv… Những bài như thế cần được biên tập, hệ thống hóa và cho thường trú trên một Website (chẳng hạn www.dcctvn.net) để nơi nào cần có thể dễ dàng tìm thấy ngay. Những chỉ dẫn và những bài học tập về bản quan điểm của HĐGMVN, về vai trò giáo dân, về Hiến Chế Mục Vụ, về Học Thuyết Xã Hội, cả những bài ca sinh hoạt cũng cần được tập trung ở đó…
Một điều hết sức quan trọng là tự đào tạo và giúp anh chị em tự đào tạo. Cách riêng cần ý thức mình phải được đào tạo trong ơn Chúa. Những bạn trẻ và người trung niên thấy mình được mời gọi dấn thân, cần gia tăng cầu nguyện và hy sinh, cần dành thời giờ học hỏi các tài liệu.
Để đào tạo tinh thần bất bạo động, cần can đảm dứt bỏ rượu bia, tránh nói tục, chửi thề và mọi biểu hiện của sự nóng nảy. Điều này đòi phải có một động lực tâm linh: Hy sinh vì lòng yêu mến Chúa.
Cần luôn đọc và suy niệm Lời Chúa để nhận được ánh sáng ở đó. Cần luôn tha thiết xin ơn Chúa Thánh Thần mọi nơi mọi lúc và trong mọi việc, để khỏi lạc vào chủ quan nóng vội nhưng luôn hòa đúng nhịp lịch sử mà Chúa Thánh Thần đang hướng dẫn.
6. Quay về miệt mài với bổn phận thường ngày
Sau cùng, xin cảm tạ Thiên Chúa Quan Phòng, sau hơn một tuần sôi động chúng ta được cử hành Tháng Mân Côi với lễ Chị Thánh Têrêxa và Thánh Phanxicô Nghèo. Tháng Mân Côi nhắc ta nhớ những lời hứa của Đức Mẹ và ba mệnh lệnh Fatima: ăn năn đền tội, tôn sùng Mẫu Tâm và lần hạt Mân Côi. Chị Thánh Têrêxa nhắc ta rằng tất cả là ân sủng và cần thực hiện mọi bổn phận nho nhỏ thường ngày với một tình yêu lớn lao. Thánh Phanxicô nhắc ta hát mãi Kinh Hòa Bình và vững bước trên đường bất bạo động.
Những cuộc cầu nguyện tại Thái Hà và tại Tòa Khâm Sứ rồi sẽ thưa người dần. Bản tin hằng ngày sẽ bớt dần những chuyện nổi cộm. Chúng ta sẽ có điều kiện để đẩy cuộc đấu tranh vào chiều sâu.
Có thể truyền thông nhà nước vẫn tiếp tục xuyên tạc. Có thể một số trang web cố tình khích động dân chúng chống lại người Công Giáo. Chúng ta sẽ không để bị lạc vào chỗ hao phí năng lực vì đôi co với họ. Hãy tập trung năng lực vào những điều cần làm: Trao đổi thông tin thật nhanh và chính xác, học hỏi các tài liệu để tự đào tạo.
Tiếp đến, nếu nhìn đây là công cuộc của Thiên Chúa, mỗi người chúng ta cần lắng nghe tiếng gọi hoán cải cho chính bản thân: Gia tăng hy sinh, cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa, xưng tội, rước lễ, lần chuỗi, hiệp thông với Trái Tim Mẹ Maria và sống bác ái.
Trước sức mạnh các phương tiện truyền thông của Nhà Nước, khả năng loan truyền sự thật của chúng ta chỉ là châu chấu đá voi. Thế nhưng khi các tầng lớp Dân Chúa đều tích cực đổi mới đời sống theo Tin Mừng, thiên hạ sẽ qua đó mà nhận ra sự thật, và Đavít sẽ thắng Goliát.
Sao chư dân lại ồn ào náo động ?
Sao vạn quốc dám bày kế viển vông ?
Vua chúa trần gian cùng nổi dậy,
vương hầu khanh tướng rập mưu đồ
chống lại Đức Chúa,
chống lại Đấng Người đã xức dầu phong vương.
Chúng bảo nhau: “Xiềng xích họ, nào ta bẻ gãy,
gông cùm họ, ta hãy quẳng đi !”
Chúa ngự trời cao thấy thế bật cười,
Người chế nhạo bọn chúng. (Tv 2,1-4)
Trong tình thương của Thiên Chúa, cái gì phải đến sẽ đến.
Người cầm bút không cần gay gắt, không bút chiến, tránh “mọi hình thức bạo lực trong hành động cũng như trong ngôn từ” (HĐGMVN: bản “quan điểm”). Ngược lại, cần gia tăng thinh lặng và cầu nguyện trước khi viết. Cách riêng, cần tập trung nặng lực viết những bài có sức đào tạo người cho Dân Chúa, hướng dẫn Dân Chúa bước đi trong bình an và dũng cảm. Tránh rơi vào cách viết đối phó hoặc theo cảm tính nhưng cần tập trung đóng góp những gì đem lại ánh sáng và hướng dẫn lối đi.
Trên đường đồng hành với Dân Tộc đã có một sự phân công rõ ràng: Phần của người Công Giáo là cầu nguyện và triệt để thi hành ba mệnh lệnh Fatima. Mỗi người hãy tích cực góp phần cho công cuộc của Thiên Chúa sớm thành tựu, để mọi người trên thế giới nhận biết chỉ có một Thiên Chúa duy nhất chân thật và là Chủ Lịch Sử, nhận biết Hội Thánh chính là dân con của Ngài và nhận biết Đức Maria là Mẹ và là gương mẫu của Hội Thánh. Được như thế, Hội Thánh Việt Nam sẽ bất ngờ đóng trọn vai trò hết sức lớn của mình trong công cuộc phúc âm hóa mới ở thiên niên kỷ thứ ba này dưới ngọn cờ của Đức Mẹ Maria.
Năm nay chúng ta đã kỷ niệm 20 năm ngày tôn phong các hiển thánh Tử Đạo VN. Chị thánh Têrêxa nép mình giữa bốn bức tường đan viện mà được tôn là bổn mạng các nhà truyền giáo. Tích cực hưởng ứng mệnh lệnh Fatima, con cháu các vị Tử Đạo VN sẽ nối gót chị thánh, trở thành những nhà truyền giáo vĩ đại ngay khi sống tại gia đình mình, chỉ bằng sự chu toàn bổn phận hằng ngày với lòng yêu mến.
Lời kết
Ngày xưa hiệu lệnh trong làng được thông báo bằng trống. Sau ba hồi trống lôi cuốn sự chú ý của mọi người, sẽ tùy việc phải làm (họp làng, cứu vỡ đê, chữa cháy, vv…) mà đánh thêm một, hai, ba hoặc chín dùi trống lẻ. Đánh trống mà thiếu các dùi lẻ, dân chúng sẽ ngơ ngác không biết phải làm gì. Đánh trống hồi mà bỏ các dùi lẻ là thiếu tinh thần trách nhiệm, và từ đó mà có tục ngữ đánh trống bỏ dùi. Việc đồng loạt tuyên đọc bản quan điểm của HĐGMVN là ba hồi trống đã giục lên. Dân chúng đang lắng tai nghe những dùi trống lẻ.
Làn sóng tự phát sẽ bùng lên và lan rộng, không chỉ trong hàng ngũ người Công Giáo. Đàng nào cũng có thêm những người bị khó dễ, bị bắt bớ, giam cầm, tra tấn, nhưng nếu kịp thời phổ biến rộng những hướng dẫn có tổ chức về đấu tranh bất bạo động, sẽ giảm thiểu được xương máu. Cần tránh để bị kích động và đàn áp dã man như đã xảy ra với anh em dân tộc ít người ở Tây Nguyên.
Mọi chuyện còn quá mới mẻ, chưa ai có kinh nghiệm nhiều. Cần nhiều người cùng đóng góp suy nghĩ, kinh nghiệm và sáng kiến. Đã đến lúc mỗi Tòa Giám Mục cần có nỗ lực về việc này và trao đổi với các Tòa Giám Mục khác để thêm kinh nghiệm.
Phần các tín hữu, trong tâm tình biết ơn trước những điều Thiên Chúa đang làm cho Dân Tộc và Giáo Hội VN, mỗi người nên chân thành thực hiện một cam kết nội tâm với Mẹ Fatima.
Trên đây là một cố gắng nhỏ bé mong được đóng góp vào việc chung và mong sẽ gợi ý cho nhiều đóng góp khác. Những ai có thể được, xin giúp in bài này ra, trao đổi với bạn hữu để cùng suy nghĩ và thêm sáng kiến góp phần.
Ngày đầu tháng Mân Côi và lễ chị thánh Têrêxa, 01-10-2008
ĐỂ THẤY RÕ CON ĐƯỜNG TRƯỚC MẶT
Việc đồng loạt tuyên đọc bản “Quan điểm của HĐGMVN” đã hoàn tất một chặng đường và mở ra con đường và chân trời mới. Không còn là chuyện riêng của Thái Hà hay TKS mà là khắp Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Cũng không còn là chuyện đòi đất nhưng là việc đổi mới xã hội theo những giá trị mà Giáo Hội cổ võ.
HĐGMVN đã dấn thân nhập cuộc thì không phải để nói cho qua chuyện nhưng là chấp nhận những giá phải trả, để đạt tới mục đích.
Vị lãnh đạo dẫn dân vượt qua Biển Đỏ mới |
Thiết tưởng chỉ cần bình tĩnh một chút để nhìn lại, ta có thể thấy được bàn tay quan phòng của Thiên Chúa và nghe được những điều Ngài đang nói với ta.
1. Thiên Chúa đang can thiệp và giải thích lịch sử bằng Lời Ngài.
Năm nay, do một số Đức Cha bận đi họp ở nước ngoài vào tháng Mười, Hội nghị HĐGMVN được dịch lên cuối tháng 9. Đêm 18 rạng 19-9 người ta bắt đầu thi công ở TKS, ngày 20-9, Đức TGM Hà Nội dự họp tại UBND-TPHN, ngày 21-9 lời phát biểu của ngài bị cắt xén và xuyên tạc ầm ĩ. Thư hiệp thông từ các nơi tới tấp gửi về Tòa TGM Hà Nội. Người Công Giáo cả trong và ngoài nước cầu nguyện để các Đức Giám Mục VN có một tiếng nói chung thật mạnh mẽ. Giữa lúc đó thì theo đúng chương trình, Hội Nghị HĐGMVN khai mạc ngày 22-9, không thể bị ngăn cản. Thế nhưng cuộc Hội Nghị được Chúa dịch lên cuối tháng 9 không chỉ để Nhà Nước không kịp trở tay mà còn để các Giám Mục có thể nghe rõ tiếng Chúa. Vâng, ai có thể khiến toàn thể các Giám Mục chỉ gặp nhau vài ngày mà đúc kết được một tiếng nói hiệp nhất và mạnh mẽ? Chỉ có Thiên Chúa! Nhà Nước không thể nào ngờ trước về cuộc Hội Nghị HĐGMVN nhưng Thiên Chúa thì đã tiên liệu từ đời đời. Chính trong tuần lễ từ ngày 22-9 ấy, nơi các bài đọc giờ Kinh Sách (Tuần 25 Thường Niên), các Giám Mục được nghe Lời Thiên Chúa nói rất thẳng, rất thật và cũng đầy ưu ái qua miệng ngôn sứ Ê-dê-ki-en (Ed 34,1-31; 36,16-36; 37,1-14; 37,15-28) và Thánh Âu-Tinh về điều Ngài đòi hỏi các mục tử. Chính những lời ấy của Chúa đã khiến cho, ngày 25-9, các văn bản được chung quyết. Ngày 26-9 văn bản bắt đầu phổ biến, thì là ngày mà bài đọc 1 của thánh lễ (Thứ Sáu tuần 25 Thường Niên) nói rõ về ơn hiệp nhất và ơn ngôn sứ: “Có một thời để xé và một thời để khâu, một thời để làm thinh và một thời để lên tiếng” (Gv 3,7).
Thiên Chúa đang nói qua những bài đọc đã sắp xếp từ bao giờ, không chỉ riêng cho tuần lễ có Hội nghị HĐGMVN mà cả sau đó: Cả ngày 26 và 27, Chúa Giêsu đều báo trước về cuộc Thương Khó (Lc 9,18-22; Lc 9,43b-45). Sang Chúa Nhật, ngày 28, bài đọc 1 nói về đường lối của Thiên Chúa (Ed 18,25-28), bài đọc 2 là bài ca về mầu nhiệm tự hủy của Đức Kitô với mời gọi: “Anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu” (Pl 2,1-11) – Bài ca này được lặp lại trong giờ Kinh Sách ngày 30-9! Ngày 29, bài đọc 2 của thánh lễ nói về cuộc chiến của Tổng lãnh Thiên Thần Micae đánh bại con rồng để bảo vệ người Phụ Nữ là Giáo Hội (Kh 12,7-12a). Ngày 30, bài đọc 1 đưa ta đi sâu vào câu chuyện ông Gióp (G 3,1-23), còn trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu vừa quả cảm đi lên Giêrusalem chịu khổ hình, vừa khẳng định lại con đường bất bạo động (x. Lc 9,51-55).
Thiên Chúa đang nói, bằng ngôn ngữ dễ hiểu, có thể kiểm chứng trên giấy trắng mục đen.
Trong bài “Hưởng ứng kháng thư của Đức Cha Kontum”, tác giả NTT nêu câu hỏi: “Ai đã làm cho một cái tàn thuốc bùng lên thành đám cháy liên lục địa nếu không phải là Đấng đã gây ra vụ nổ Big Bang và đang làm chủ lịch sử?” Và đi đến kết luận: “Chi tiết này khiến không thể nhìn vấn đề cách khinh suất.” (VietCatholic 23-9-2008).
Những ghi nhận trên đây về những dấu chỉ của Thiên Chúa Quan Phòng cũng muốn đi tới một kết luận tương tự: Chúng ta cần bình tĩnh để không bắt hụt nguồn ơn lớn lao Thiên Chúa đang ban cho Giáo Hội và Dân Tộc Việt. Thiên Chúa thấu rõ ước mơ của ta và đang thực hiện cho ta theo cách của Ngài và vào lúc của Ngài. Mỗi người, mỗi nhóm, mỗi cộng đoàn cần chú tâm hơn trong sự lắng nghe Lời Chúa hằng ngày. Chúng ta cần biết kiên nhẫn đón lấy những món quà kếch sù Thiên Chúa đang trao tặng thay vì nóng vội làm theo ý riêng.
2. Ơn Chúa
Điều nhìn lại thứ hai là sức mạnh của cầu nguyện. Kinh nguyện từ Thái Hà và từ TKS đã thúc đẩy và gia tăng sự cầu nguyện ở khắp nơi, cá nhân cũng như tập thể. Chỉ có sự cầu nguyện mới giải thích được những ơn vô cùng lớn lao được đúc kết nơi Hội Nghị HĐGMVN.
Ví như Chúa chẳng xây nhà,
Thợ nề vất vả cũng là uổng công. (Tv 127,1)
Ai có thể đo lường được những lời nguyện thiết tha và những hy sinh lặng lẽ của đủ mọi thành phần Dân Chúa trong những ngày qua. Kết luận dễ hiểu: Phải tiếp tục cầu nguyện trong hy sinh và từ bỏ.
Không cần thêm những sinh hoạt mới, chỉ cần tham gia đông đảo vào chương trình phụng vụ theo giờ giấc có sẵn tại mỗi giáo xứ, với ý thức cầu nguyện cho công lý và sự thật.
Ơn cần cầu xin là sự thay đổi cõi lòng, trước hết là cõi lòng mỗi chúng ta rồi đến cõi lòng người khác. Bản quan điểm của HĐGMVN được “gửi đến tất cả anh chị em đồng đạo cũng như mọi người thành tâm thiện chí.” Vì thế, trong lời cầu nguyện tha thiết của chúng ta, cần nhấn mạnh thêm ý cầu nguyện cho những người thiện chí, kể cả những người thuộc Đảng CSVN. Cách riêng, cần cầu nguyện nhiều cho các nhà hoạt động dân chủ. Chính họ biết những ngõ ngách để nói thẳng với đám đông những người thiện chí ngoài Giáo Hội.
Đàng khác, cuộc đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp của Dân Tộc không phải là chuyện riêng của người Công Giáo. Mà người Công Giáo lại chỉ là số ít, 7%. Phải làm sao để hơn 90% dân số còn lại cũng thấy vấn đề để cùng nhất tề đòi hỏi sự thật, công lý, dân chủ và nhân quyền. Đây là điều các nhà dân chủ đang theo đuổi và trả giá bằng chính mạng sống mình, cho nên cần cầu nguyện cho họ.
Cần huy động mọi thành phần Dân Chúa tham gia hy sinh cầu nguyện, từ linh mục, tu sĩ, chủng sinh, phụ huynh cho đến bạn trẻ, thiếu nhi, người già và các bệnh nhân. Cần cầu nguyện khắp nơi, mọi lúc và trong mọi việc lớn nhỏ. Không gì ngăn cản được thái độ quyết liệt của cầu nguyện: Vừa bất bạo động vừa liên kết với sức mạnh của Thiên Chúa Toàn Năng.
3. Nói sự thật
Điều nhìn lại thứ ba là sức mạnh giải phóng của sự thật. Từ chuyện đòi đất đai, Thiên Chúa đã thổi bùng lên cho ta cuộc đấu tranh cho sự thật. Sức mạnh của nhà nước toàn trị là những phương tiện truyền thông đầy quyền lực để lừa dối mọi người cách trắng trợn. Không riêng những tình tiết của Thái Hà và TKS, mọi chuyện trên Đất Nước đều đang bị bưng bít và lừa bịp.
HĐGMVN đã thực hiện đúng lời nhắn gửi của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Đừng sợ, hãy hiệp nhất với nhau và hãy nói sự thật”. Sự thật đã được nói lên trong bản tuyên bố quan điểm của HĐGMVN, đã được nhất tề công bố ở khắp mọi nhà thờ trên Đất Nước. Sự thật ấy đang lan rộng và sẽ đập tan sự lừa dối.
Việc rao truyền sự thật này cần phải được tiếp tục qua những buổi học tập sâu rộng về bản quan điểm của HĐGMVN. Nơi nào có thể được, nên tổ chức học tập ở cấp Giáo Phận, rồi Giáo Hạt và các Giáo Xứ. Cần tổ chức học tập cho cả các linh mục, tu sĩ và chủng sinh. Bản quan điểm bắt đầu bằng trích văn từ Hiến Chế Mục Vụ, do đó sau khi học tập về bản quan điểm, cần phải học tập về Hiến Chế này nói riêng cũng như về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo nói chung, qua quyển “Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo” mà linh mục nào cũng có trong tủ sách.
Đã nhiều năm qua, việc đề cập tới sự sai trái của xã hội bị coi như chuyện cấm kỵ đối với người Công Giáo, ai cũng sợ vô tình làm cho người ngoài hiểu lầm rằng Giáo Hội chủ trương chống phá cách mạng. Giờ đây, bản quan điểm khẳng định rõ: “Giáo hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội.”, chúng ta không còn gì để sợ bị hiểu lầm. Cần phải công khai hóa trong câu chuyện thường ngày. Khi chỉ có mỗi một linh mục lên tiếng, người ta có thể bịt miệng ngay trước tòa án và trước ống kính của truyền thông quốc tế, nhưng giờ đây mọi người đều nhất loạt nói lên, thì không ai còn có thể bịt miệng. Cần làm cho mọi người thấy rõ chúng ta không nhắm đòi lại đất đai của Giáo Hội nhưng nhắm làm lan rộng việc phổ biến sự thật, và mời gọi mọi người, Công Giáo cũng như không Công Giáo, tiếp tay vào việc này.
Cũng đã đến lúc cộng đồng Công Giáo Việt Nam trong nước cần lên tiếng bênh vực cho người anh em đơn thương độc mã là cha Tađêô Nguyễn Văn Lý. Cha Lý đã không đòi gì hơn những điều chúng ta đang đòi. Có thể nói chính ngài đã anh dũng khởi xướng cuộc đấu tranh bất bạo động và đã đơn độc hứng chịu những sỉ nhục của truyền thông mà Đức Giám Mục Hà Nội đang hứng chịu hôm nay.
Cần thông tin cho nhau không chỉ riêng những gì liên hệ đến người Công Giáo mà cả tin tức về những nhà hoạt động dân chủ ngoài Giáo Hội. Với đặc tính Công Giáo, tiếp nhận tinh hoa và thiện chí của mọi nơi, mọi thời và mọi phía, chúng ta vượt khỏi não trạng cục bộ quen có của người Việt để hiệp thông với mọi nỗ lực đang phục vụ cho sự thật, công lý và nhân quyền.
4. Thiên Chúa đang giáo dục và đào tạo Dân Ngài
Điều nhìn lại thứ tư là tinh thần kỷ luật của những anh chị em giáo dân tụ tập tại Thái Hà và TKS. Dù bị đàn áp bằng dùi cui, roi điện, hơi cay hay bị kích động bằng những cử chỉ quậy phá, những lời thô tục, bị nhổ nước bọt, anh chị em đã không hề phản kháng. Rất nhiều anh chị em đã đến theo sáng kiến cá nhân, có thể nói là ô hợp, vô tổ chức, thế nhưng tất cả đã mau mắn nghe theo lời kêu gọi xử sự ôn hòa. Bài học bất bạo động của Thánh Gandhi đã được thấu triệt rất nhanh.
Đó là tấm gương cao cả và hết sức quan trọng mà anh chị em khắp nơi trong nước cần quan tâm học tập. Sẽ có nhiều thủ đoạn trả thù ở nhiều nơi, cần tỉnh táo để khỏi mắc bẫy rơi vào phản ứng bạo động.
Cuộc đấu tranh đã lan rộng trong không gian, đã chuyển thể từ việc đòi đất đai tới đòi công lý, và hơn nữa, đã phát xuất từ lòng Dân Chúa và được Hàng Giáo Phẩm nâng đỡ. Bắt đầu bằng những lá thư hiệp thông của các Tòa Giám Mục, rồi các Giám Mục đích thân đến dâng thánh lễ, cho tới bản tuyên bố chung của HĐGMVN. Từng bước, Thiên Chúa đã làm cho Dân Ngài lớn lên và được hiệp nhất an toàn dưới tấm gương hiệp nhất của các Mục Tử. Các Mục Tử có thể tin cậy vào sự trưởng thành của đoàn chiên và chúc lành cho những sáng kiến tự phát của họ, còn Dân Chúa thì thấy an tâm dưới ơn chúc lành của các Chủ Chăn, thấy đầy tin cậy vào Chúa Quan Phòng và cũng hết sức tự hào về các Chủ Chăn của mình.
Sức mạnh đến từ sự hiệp nhất. Ước gì càng ngày mọi người càng hiệp nhất mạnh mẽ với Đức Giám Mục của mình để cùng hiệp nhất sâu xa với toàn thể Dân Chúa. Đây là sự hiệp nhất trong đa dạng. Mỗi Đức Giám Mục và mỗi Tòa Giám Mục có những hoàn cảnh và điều kiện riêng, có cách nhận định, phản ứng và sáng kiến riêng. Ta không nên đòi hỏi Đức Giám Mục hay Tòa Giám Mục của mình phải làm giống như các Đức Giám Mục hoặc các Tòa Giám Mục khác. Chỉ cần biết rằng tự thâm sâu, tất cả các Đức Giám Mục đều đồng tâm nhất trí, thế là quá đủ. Chúng ta cần tin cậy Chúa Thánh Thần và tin vào ơn chức vụ Ngài ban cho các Giám Mục. Chúa Thánh Thần thi thố ơn Ngài cách đa dạng khiến thế gian không thể nào ngờ trước và cũng không thể nào ứng phó kịp.
Trong hành trình làm người, ai chẳng có lúc lỗi lầm. Chúng ta hãy quảng đại tha thứ cho nhau để vun đắp sự hiệp nhất sâu thẳm trong gia đình, trong giáo xứ, giáo phận và nơi cộng đồng Công Giáo VN trong và ngoài nước. Hiệp nhất sẽ đem lại an ủi và sức mạnh.
5. Đào tạo người hành động xã hội
Điều thứ năm cần nhìn lại là nhân sự. Hơn nửa thế kỷ ở miền Bắc và hơn ba mươi năm qua ở miền Nam, Giáo Hội Công Giáo VN bị bóp nghẹt, không được đào tạo người. Các đoàn thể bị dập tắt, trường học bị tước đoạt, các khóa đào tạo không được tổ chức. Giờ đây chúng ta thiếu người về mọi mặt.
Việc phát động đấu tranh cho công lý, sự thật, dân chủ và quyền con người đòi phải đào tạo tốc hành những người có khả năng hành động xã hội. Phải có những giáo dân được chuẩn bị cho công việc. Công Đồng mời gọi giáo dân đi đầu trong các lãnh vực xã hội, nhưng muốn vậy, họ phải được đào tạo chứ không thể bỗng dưng mà có được.
Đã đến lúc phải nói thẳng điều này không úp mở. Mỗi nơi phải tranh thủ đào tạo người trong điều kiện và khả năng của mình.
Nơi nào có được tài liệu đào tạo dễ dùng, cần sớm chia sẻ với những nơi khác. Chia sẻ cả kinh nghiệm đào tạo.
Một số bài trên VietCatholic những ngày qua có hàm chứa hướng đào tạo, như bài “Hưởng ứng kháng thư của Đức Cha Kontum” (NTT), bài “Một suy nghĩ về quan điểm của HĐGMVN” (Nguyễn Hồng Giáo), “Những thủ đoạn tiếp theo mà CSVN sẽ có thể áp dụng với Công giáo Việt Nam” (Đồng Nhân), vv… Những bài như thế cần được biên tập, hệ thống hóa và cho thường trú trên một Website (chẳng hạn www.dcctvn.net) để nơi nào cần có thể dễ dàng tìm thấy ngay. Những chỉ dẫn và những bài học tập về bản quan điểm của HĐGMVN, về vai trò giáo dân, về Hiến Chế Mục Vụ, về Học Thuyết Xã Hội, cả những bài ca sinh hoạt cũng cần được tập trung ở đó…
Một điều hết sức quan trọng là tự đào tạo và giúp anh chị em tự đào tạo. Cách riêng cần ý thức mình phải được đào tạo trong ơn Chúa. Những bạn trẻ và người trung niên thấy mình được mời gọi dấn thân, cần gia tăng cầu nguyện và hy sinh, cần dành thời giờ học hỏi các tài liệu.
Để đào tạo tinh thần bất bạo động, cần can đảm dứt bỏ rượu bia, tránh nói tục, chửi thề và mọi biểu hiện của sự nóng nảy. Điều này đòi phải có một động lực tâm linh: Hy sinh vì lòng yêu mến Chúa.
Cần luôn đọc và suy niệm Lời Chúa để nhận được ánh sáng ở đó. Cần luôn tha thiết xin ơn Chúa Thánh Thần mọi nơi mọi lúc và trong mọi việc, để khỏi lạc vào chủ quan nóng vội nhưng luôn hòa đúng nhịp lịch sử mà Chúa Thánh Thần đang hướng dẫn.
6. Quay về miệt mài với bổn phận thường ngày
Sau cùng, xin cảm tạ Thiên Chúa Quan Phòng, sau hơn một tuần sôi động chúng ta được cử hành Tháng Mân Côi với lễ Chị Thánh Têrêxa và Thánh Phanxicô Nghèo. Tháng Mân Côi nhắc ta nhớ những lời hứa của Đức Mẹ và ba mệnh lệnh Fatima: ăn năn đền tội, tôn sùng Mẫu Tâm và lần hạt Mân Côi. Chị Thánh Têrêxa nhắc ta rằng tất cả là ân sủng và cần thực hiện mọi bổn phận nho nhỏ thường ngày với một tình yêu lớn lao. Thánh Phanxicô nhắc ta hát mãi Kinh Hòa Bình và vững bước trên đường bất bạo động.
Những cuộc cầu nguyện tại Thái Hà và tại Tòa Khâm Sứ rồi sẽ thưa người dần. Bản tin hằng ngày sẽ bớt dần những chuyện nổi cộm. Chúng ta sẽ có điều kiện để đẩy cuộc đấu tranh vào chiều sâu.
Có thể truyền thông nhà nước vẫn tiếp tục xuyên tạc. Có thể một số trang web cố tình khích động dân chúng chống lại người Công Giáo. Chúng ta sẽ không để bị lạc vào chỗ hao phí năng lực vì đôi co với họ. Hãy tập trung năng lực vào những điều cần làm: Trao đổi thông tin thật nhanh và chính xác, học hỏi các tài liệu để tự đào tạo.
Tiếp đến, nếu nhìn đây là công cuộc của Thiên Chúa, mỗi người chúng ta cần lắng nghe tiếng gọi hoán cải cho chính bản thân: Gia tăng hy sinh, cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa, xưng tội, rước lễ, lần chuỗi, hiệp thông với Trái Tim Mẹ Maria và sống bác ái.
Trước sức mạnh các phương tiện truyền thông của Nhà Nước, khả năng loan truyền sự thật của chúng ta chỉ là châu chấu đá voi. Thế nhưng khi các tầng lớp Dân Chúa đều tích cực đổi mới đời sống theo Tin Mừng, thiên hạ sẽ qua đó mà nhận ra sự thật, và Đavít sẽ thắng Goliát.
Sao chư dân lại ồn ào náo động ?
Sao vạn quốc dám bày kế viển vông ?
Vua chúa trần gian cùng nổi dậy,
vương hầu khanh tướng rập mưu đồ
chống lại Đức Chúa,
chống lại Đấng Người đã xức dầu phong vương.
Chúng bảo nhau: “Xiềng xích họ, nào ta bẻ gãy,
gông cùm họ, ta hãy quẳng đi !”
Chúa ngự trời cao thấy thế bật cười,
Người chế nhạo bọn chúng. (Tv 2,1-4)
Trong tình thương của Thiên Chúa, cái gì phải đến sẽ đến.
Người cầm bút không cần gay gắt, không bút chiến, tránh “mọi hình thức bạo lực trong hành động cũng như trong ngôn từ” (HĐGMVN: bản “quan điểm”). Ngược lại, cần gia tăng thinh lặng và cầu nguyện trước khi viết. Cách riêng, cần tập trung nặng lực viết những bài có sức đào tạo người cho Dân Chúa, hướng dẫn Dân Chúa bước đi trong bình an và dũng cảm. Tránh rơi vào cách viết đối phó hoặc theo cảm tính nhưng cần tập trung đóng góp những gì đem lại ánh sáng và hướng dẫn lối đi.
Trên đường đồng hành với Dân Tộc đã có một sự phân công rõ ràng: Phần của người Công Giáo là cầu nguyện và triệt để thi hành ba mệnh lệnh Fatima. Mỗi người hãy tích cực góp phần cho công cuộc của Thiên Chúa sớm thành tựu, để mọi người trên thế giới nhận biết chỉ có một Thiên Chúa duy nhất chân thật và là Chủ Lịch Sử, nhận biết Hội Thánh chính là dân con của Ngài và nhận biết Đức Maria là Mẹ và là gương mẫu của Hội Thánh. Được như thế, Hội Thánh Việt Nam sẽ bất ngờ đóng trọn vai trò hết sức lớn của mình trong công cuộc phúc âm hóa mới ở thiên niên kỷ thứ ba này dưới ngọn cờ của Đức Mẹ Maria.
Năm nay chúng ta đã kỷ niệm 20 năm ngày tôn phong các hiển thánh Tử Đạo VN. Chị thánh Têrêxa nép mình giữa bốn bức tường đan viện mà được tôn là bổn mạng các nhà truyền giáo. Tích cực hưởng ứng mệnh lệnh Fatima, con cháu các vị Tử Đạo VN sẽ nối gót chị thánh, trở thành những nhà truyền giáo vĩ đại ngay khi sống tại gia đình mình, chỉ bằng sự chu toàn bổn phận hằng ngày với lòng yêu mến.
Lời kết
Ngày xưa hiệu lệnh trong làng được thông báo bằng trống. Sau ba hồi trống lôi cuốn sự chú ý của mọi người, sẽ tùy việc phải làm (họp làng, cứu vỡ đê, chữa cháy, vv…) mà đánh thêm một, hai, ba hoặc chín dùi trống lẻ. Đánh trống mà thiếu các dùi lẻ, dân chúng sẽ ngơ ngác không biết phải làm gì. Đánh trống hồi mà bỏ các dùi lẻ là thiếu tinh thần trách nhiệm, và từ đó mà có tục ngữ đánh trống bỏ dùi. Việc đồng loạt tuyên đọc bản quan điểm của HĐGMVN là ba hồi trống đã giục lên. Dân chúng đang lắng tai nghe những dùi trống lẻ.
Làn sóng tự phát sẽ bùng lên và lan rộng, không chỉ trong hàng ngũ người Công Giáo. Đàng nào cũng có thêm những người bị khó dễ, bị bắt bớ, giam cầm, tra tấn, nhưng nếu kịp thời phổ biến rộng những hướng dẫn có tổ chức về đấu tranh bất bạo động, sẽ giảm thiểu được xương máu. Cần tránh để bị kích động và đàn áp dã man như đã xảy ra với anh em dân tộc ít người ở Tây Nguyên.
Mọi chuyện còn quá mới mẻ, chưa ai có kinh nghiệm nhiều. Cần nhiều người cùng đóng góp suy nghĩ, kinh nghiệm và sáng kiến. Đã đến lúc mỗi Tòa Giám Mục cần có nỗ lực về việc này và trao đổi với các Tòa Giám Mục khác để thêm kinh nghiệm.
Phần các tín hữu, trong tâm tình biết ơn trước những điều Thiên Chúa đang làm cho Dân Tộc và Giáo Hội VN, mỗi người nên chân thành thực hiện một cam kết nội tâm với Mẹ Fatima.
Trên đây là một cố gắng nhỏ bé mong được đóng góp vào việc chung và mong sẽ gợi ý cho nhiều đóng góp khác. Những ai có thể được, xin giúp in bài này ra, trao đổi với bạn hữu để cùng suy nghĩ và thêm sáng kiến góp phần.
Ngày đầu tháng Mân Côi và lễ chị thánh Têrêxa, 01-10-2008
Lòng tin của tuổi trẻ chúng tôi sẽ đặt ở đâu?
Nguyễn Khôi
11:24 02/10/2008
LÒNG TIN CỦA GIỚI TRẺ CHÚNG TÔI SẼ ĐẶT Ở ĐÂU?
Chúng tôi là là thế hệ sinh sau năm 75, được lớn lên và học tập dưới mái trường xã hội chủ nghĩa của miền Bắc. Thế hệ của chúng tôi chỉ biết chiến tranh qua sách giáo khoa và tư liệu lịch sử; giáo viên dậy lịch sử là các bác bộ đội phục viên. Với những câu chuyện sống động về chiến tranh: “phe ta” – “phe địch”…, kết thúc luôn là “phe ta” thắng, “phe địch” thua…
Khi lên Đại học, được tiếp xúc với các triết thuyết lớn của nhân loại, như Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Karl Marx và Friedrich Engels; Biện chứng duy tâm của Georg Hegel … khi ôn thi “môn khó nuốt” này, thỉnh thoảng chúng tôi lại tranh luận và bình phẩm một chút về tư tưởng cũng như tầm ảnh hưởng sâu rộng nó trên thế giới hiện tại. Rồi chúng tôi được đọc các tư liệu lịch sử về thời cải cách ruộng đất, những chuyện đấu tố; chính sách của đảng và nhà nước…
Những chuyện này cũng chỉ gợi lên một chút suy tư khi đang ngồi trên ghế đại học, ảnh hưởng của lịch sử không tác động mạnh mạnh đến tư tưởng của chúng tôi, vì sự thật lịch sử trong những câu chuyện quá cường điệu cũng như chủ nghĩa Marx đối với chúng tôi không thật sự hấp dẫn. Chúng tôi học những môn này chủ yếu là đối phó với điểm và kết quả học tập là chủ yếu.
Khi ra trường xin việc, chuyện đút lót, phong bì đô la, rượu ngoại, kể cả đánh đổi bằng thân xác là điều mà chúng tôi xem như là một “quy luật tất yếu” trong xã hội hiện tại. Để học qua 4 năm đại học, mẹ tôi phải bán dần từng mảnh đất, em tôi phải nghỉ học để dành tiền cho tôi đóng học phí. Mỗi lần về quê thấy gương mặt thẩn thờ của mẹ, lời phàn nàn của cha về chuyện thuế má, các khoảng đóng góp được bọc dưới mỹ từ “công ích xã hội” … nếu không đóng kịp thì bị cắt điện, bị lên loa phóng thanh bêu rếu cả ngày.
Qua việc truyền thông đưa lời phát biểu của Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt lên truyền hình, lên báo đài trong các bản tin thời sự hơn một tuần qua đã sự chú ý trong công ty của tôi. Chúng tôi đã download bài phát biểu của Giám mục Kiệt để đọc và phân tích cũng như đọc một số bài viết trong trang web của VietCatholic. Các cuộc thảo luận mini và diễn đàn nội mạng trong công ty được mọi người thảo luận sôi nổi. Đa phần mọi người đều thở dài ngao ngán cho sự lừa bịp dư luận của truyền thông. Sự thật trong câu nói của Đức tổng Ngô Quang Kiệt đã bị cắt xén và sự thật về tấm hộ chiếu Việt Nam bị soi mói khi đi ra nước ngoài là một sự thật không phủ nhận.
Đọc nguyên văn câu nói của Đức tổng Kiệt: “Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng“.
Chúng tôi thấy đây là một câu nói của một người có đạo đức, trách nhiệm, trăn trở cho vận mệnh và sự tự hào của người Việt. Sự thật không như truyền hình nhà nước loan tin trong các bản tin thời sự. Qua việc này tôi thấy những người làm công tác truyền thông nhà nước – cấp trung ương chẳng hơn gì mấy chú phát thanh viên làng tôi – những người có trình độ học vấn chưa cấp 2, phát âm còn sai lỗi chính tả…
Thế hệ chúng tôi đã “sống chung với lũ”; đã phải đánh đổi cả nhân phẩm, nhân cách, đạo đức để mưu sinh, nhưng điều chúng tôi lo lắng hơn cả là con cháu của chúng tôi sẽ ra sao khi được đào tạo trong môi trường xã hội Việt Nam hiện tại? Niềm tin của chúng tôi sẽ đặt ở đâu khi cơ quan ngôn luận của nhà nước đã đánh lừa hơn 80 triệu người dân Việt?
Chúng tôi chỉ mong những người còn chút lương tri trong bộ máy cầm quyền nhà nước hãy thắp lên cho chúng tôi một ngọn nến để xua đi bóng đêm của dối trá, bất công, trả lại sự sự thật và công bằng trong xã hội.
Nguyễn Khôi và nhân viên công ty T.A.T
(vì lý do tế nhị với nhà nước, chúng tôi xin giấu tên công ty)
Chúng tôi là là thế hệ sinh sau năm 75, được lớn lên và học tập dưới mái trường xã hội chủ nghĩa của miền Bắc. Thế hệ của chúng tôi chỉ biết chiến tranh qua sách giáo khoa và tư liệu lịch sử; giáo viên dậy lịch sử là các bác bộ đội phục viên. Với những câu chuyện sống động về chiến tranh: “phe ta” – “phe địch”…, kết thúc luôn là “phe ta” thắng, “phe địch” thua…
Khi lên Đại học, được tiếp xúc với các triết thuyết lớn của nhân loại, như Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Karl Marx và Friedrich Engels; Biện chứng duy tâm của Georg Hegel … khi ôn thi “môn khó nuốt” này, thỉnh thoảng chúng tôi lại tranh luận và bình phẩm một chút về tư tưởng cũng như tầm ảnh hưởng sâu rộng nó trên thế giới hiện tại. Rồi chúng tôi được đọc các tư liệu lịch sử về thời cải cách ruộng đất, những chuyện đấu tố; chính sách của đảng và nhà nước…
Những chuyện này cũng chỉ gợi lên một chút suy tư khi đang ngồi trên ghế đại học, ảnh hưởng của lịch sử không tác động mạnh mạnh đến tư tưởng của chúng tôi, vì sự thật lịch sử trong những câu chuyện quá cường điệu cũng như chủ nghĩa Marx đối với chúng tôi không thật sự hấp dẫn. Chúng tôi học những môn này chủ yếu là đối phó với điểm và kết quả học tập là chủ yếu.
Khi ra trường xin việc, chuyện đút lót, phong bì đô la, rượu ngoại, kể cả đánh đổi bằng thân xác là điều mà chúng tôi xem như là một “quy luật tất yếu” trong xã hội hiện tại. Để học qua 4 năm đại học, mẹ tôi phải bán dần từng mảnh đất, em tôi phải nghỉ học để dành tiền cho tôi đóng học phí. Mỗi lần về quê thấy gương mặt thẩn thờ của mẹ, lời phàn nàn của cha về chuyện thuế má, các khoảng đóng góp được bọc dưới mỹ từ “công ích xã hội” … nếu không đóng kịp thì bị cắt điện, bị lên loa phóng thanh bêu rếu cả ngày.
Qua việc truyền thông đưa lời phát biểu của Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt lên truyền hình, lên báo đài trong các bản tin thời sự hơn một tuần qua đã sự chú ý trong công ty của tôi. Chúng tôi đã download bài phát biểu của Giám mục Kiệt để đọc và phân tích cũng như đọc một số bài viết trong trang web của VietCatholic. Các cuộc thảo luận mini và diễn đàn nội mạng trong công ty được mọi người thảo luận sôi nổi. Đa phần mọi người đều thở dài ngao ngán cho sự lừa bịp dư luận của truyền thông. Sự thật trong câu nói của Đức tổng Ngô Quang Kiệt đã bị cắt xén và sự thật về tấm hộ chiếu Việt Nam bị soi mói khi đi ra nước ngoài là một sự thật không phủ nhận.
Đọc nguyên văn câu nói của Đức tổng Kiệt: “Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng“.
Chúng tôi thấy đây là một câu nói của một người có đạo đức, trách nhiệm, trăn trở cho vận mệnh và sự tự hào của người Việt. Sự thật không như truyền hình nhà nước loan tin trong các bản tin thời sự. Qua việc này tôi thấy những người làm công tác truyền thông nhà nước – cấp trung ương chẳng hơn gì mấy chú phát thanh viên làng tôi – những người có trình độ học vấn chưa cấp 2, phát âm còn sai lỗi chính tả…
Thế hệ chúng tôi đã “sống chung với lũ”; đã phải đánh đổi cả nhân phẩm, nhân cách, đạo đức để mưu sinh, nhưng điều chúng tôi lo lắng hơn cả là con cháu của chúng tôi sẽ ra sao khi được đào tạo trong môi trường xã hội Việt Nam hiện tại? Niềm tin của chúng tôi sẽ đặt ở đâu khi cơ quan ngôn luận của nhà nước đã đánh lừa hơn 80 triệu người dân Việt?
Chúng tôi chỉ mong những người còn chút lương tri trong bộ máy cầm quyền nhà nước hãy thắp lên cho chúng tôi một ngọn nến để xua đi bóng đêm của dối trá, bất công, trả lại sự sự thật và công bằng trong xã hội.
Nguyễn Khôi và nhân viên công ty T.A.T
(vì lý do tế nhị với nhà nước, chúng tôi xin giấu tên công ty)
''Các con hãy can đảm lên, vì Thầy đã chiến thắng thế gian”
Công Vũ
14:02 02/10/2008
“Các con hãy can đảm lên, vì Thầy đã chiến thắng thế gian”
Theo dõi những gì đang xảy ra tại giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ Hà Nội trong mấy ngày gần đây, chắc hẳn có người nghĩ rằng, cuối cùng thì “cái lí của kẻ mạnh đã thắng”; vũ lực và những thủ đoạn của kẻ có quyền đã đè bẹp được ý chí và nguyện vọng chính đáng của những con người khao khát tự do và công lí. Thế nhưng đó mới chỉ là bề nổi của vấn đề, còn nếu chúng ta đặt niềm tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa - Đấng nắm trong tay mọi quyền lực, Đấng là sự thật tuyệt đối – và bằng con mắt đức tin thì chúng ta sẽ thấy rằng, mọi sự chỉ mới bắt đầu. Và khi soi vấn đề vào cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Ki-tô, chúng ta có quyền tin tưởng vào một chiến thắng trong chân lí, vì chính Chúa Giêsu đã hứa: "Các con hãy can đảm lên! Thẩy đã thắng thế gian". (Ga 16,33).
Nhớ xưa, khi bước vào cuộc đời công khai, bằng lời giảng dạy, những việc làm đầy khôn ngoan và uy quyền, Chúa Giêsu đã tỏ cho dân Do Thái thấy rằng "Chính Ngài là Đấng phải đến trong thế gian, để mang lại tự do cho kẻ bị áp bức; giải phóng cho kẻ bị giam cầm... là Đấng cứu chuộc Israel". Đồng thời Ngài cũng thẳng thắn lên án giới luật sĩ và biệt phái – những kẻ vốn tự coi mình là thông hiểu lề luật, những kẻ nhìn biết và có thể nói lời đúng đắn về Thiên Chúa - kỳ thực chỉ là bọn kiêu ngạo, giả hình, những kẻ chỉ quen “buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn mình thì không nhúng tay lay thử”.
Dân chúng đông đảo vì thế đã tin theo Ngài. Giới lãnh đạo Do Thái trái lại, họ chẳng những bị lột mặt, mất uy tín, quyền hành mà còn mất luôn cả những lợi lộc kèm theo. Chính vì thế mà họ tìm mọi cách để hạ nhục, tẩy chay Ngài. Bắt bẻ, gài bẫy Ngài không xong, họ vu khống cho Ngài là kẻ dùng quyền lực của ma quỷ để dụ dỗ dân chúng. Ngay cả khi những cách thức “khôn ngoan nhất” cũng không mang lại hiệu quả thì họ quy kết cho Ngài là kẻ kích động quần chúng phản loạn và bằng mọi giá, họ muốn giết Ngài, nhưng tất cả vẫn không đủ để ngăn cản Ngài nói lên sự thật.
Cách thức mà ngày ấy lãnh đạo Do Thái đã dùng với Chúa Giêsu, ngày nay nó cũng đang được chính quyền Hà Nội áp dụng với Giáo hội Việt Nam, mà cụ thể là với Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà và giáo dân giáo phận Hà Nội. Họ luôn rêu rao về một thứ tự do tôn giáo mà trong thực tế nó luôn bị khống chế trong một thứ “luật rừng”. Họ ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của Giáo hội để phục vụ cho những mục đích bất chính. Thế nhưng khi bị giáo dân lên tiếng phản đối, họ lại tìm mọi cách để bịt miệng: giáo dân cầu nguyện ôn hòa, họ dùng vũ lực đàn áp, bắt bớ; Đức tổng giám mục đệ đơn khiếu nại, bày tỏ sự bất bình và kêu gọi đối thoại, họ lại dùng mọi phương tiện truyền thông để xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ... Ngay cả đến ông Thủ tướng Việt nam cũng không thể phân biệt tốt xấu và cũng lập lại như con vẹt "đường lối nhất thống" của Đảng là những gì Đảng đã quyêt định thì không ai có quyền đòi lại được! Ông cũng hùa theo đám người nông cạn khác để lên án Đức TGM Hà nội nữa. Thế giới đang nhìn vào những cử chỉ, lời nói, hành động của các quan chức cầm quyền tại Việt Nam, họ cũng đang lắng nghe và nhìn vào con người của đức Tổng Giám mục Hà nội, và họ thấy được đâu là sự thật, đâu là dối trá.
Cho đến lúc này, những thủ đoạn dù rất bỉ ổi trắng trợn, tàn nhẫn đã được các quan chức và công an dùng, nhưng vẫn không khuất phục được ý chí, khát vọng công lí của các chủ chăn và giáo dân, trái lại càng làm cho tinh thần ấy được đẩy lên ngày một mạnh mẽ hơn. Chính quyền Hà Nội đang tỏ ra rất lúng túng và họ đã tuyên bố sẵn sàng trừng trị Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt cùng các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, linh mục quản xứ Thái Hà, nếu các Ngài không thôi đòi sự công bằng. Có người hỏi rằng, liệu chính quyền Hà Nội có dám làm điều đó không? Chúng ta không biết rõ câu trả lời sẽ ra sao, vì khó mà đoán được cách thức xử trí của những người không hề biết đến lẽ phải của luật pháp và không hề biết nghe tiếng dân oan... nhưng chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng, trong chế độ này, có gì mà người ta lại không dám. Và thực tế là nhiều giáo dân đã bị họ đánh đập và bắt giam đó thôi. Nhưng dù họ có dùng đến những biện pháp như vậy nữa với các vị chủ chăn thì cũng không có gì là mới, bởi Đức Giêsu đã từng bị lãnh đạo Do Thái đối xử như vậy. Hơn nữa chính Chúa Giêsu cũng từng nói với các môn đệ khi Ngài sai các ông đi rao giảng: “người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy” (Lc 21,12)
Nhìn vào diễn tiến của vụ việc, chúng ta không thể đoán trước được trong những thủ đoạn mà chính quyền Hà Nội sẽ dùng trong những ngày sắp tới là gì. Nhưng hiện nay, với việc họ vội vàng phong tỏa khu vực Tòa Khâm Sứ và xây dựng lên đó một vườn cây xanh mà họ nói là phục vụ cho mục đích công cộng; họ cũng đang xây dựng vườn hoa trong khu vực Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, và với những lời tuên bố của Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng và Thượng tướng Nguyễn văn Hưởng thì chắc chắn rằng chính quyền Hà Nội không còn dùng con đường đối thoại để làm việc nữa. Những sự kiện nêu trên cho người Công giáo Việt nam biết rằng, hành trình đi tìm công lí đang ngày một khó khăn hơn, gian khổ hơn. Nhưng trong đức tin, người Việt nam đang thực sự được mục kích một niềm hy vọng, niềm hạnh phúc lớn lao của những chứng nhân Công giáo vì họ đang đi trên đúng con đường mà chính Chúa Giêsu đã đi và chắc chắn Ngài cũng đang đồng hành với Giáo hội Công giáo Việt nam hôm nay.
Nếu một ngày nào đó, tất cả những quyền lợi hợp pháp của người dân Việt hoàn toàn bị tước đoạt; những kẻ bách hại giáo hội có thể hả hê vui mừng thì đó sẽ vẫn lại là một chiến thắng vinh quang sẽ đến, bởi Đức Giêsu cũng đã từng bị nhục mạ, đánh đập ê chề và cuối cùng Ngài đã bị lột trần trên thập giá.
Điều gì đã xảy ra cho những kẻ những tưởng là đã giết được Ngài? Thưa, vì chúng làm điều gian ác, chúng lo sợ lời tuyên bố của Ngài: “Họ sẽ giết chết người và ba ngày sau khi chết, Người sẽ sống lại” (Mc 9,31), vì thế mà chúng đã cho lính canh phòng cẩn mật nơi ngôi mộ của Ngài.
Và đúng như lời Ngài đã nói, Ngài đã sống lại thật. Những đầu mục Do Thái sợ hãi, chúng đem cho bọn lính canh nhiều tiền bạc để chúng phao tin rằng: “Các anh hãy nói thế này: 'Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác'”. (Mt 28, 13)
Mọi sự thật về Đức Giêsu đều đã rõ. Nhưng sau ngày sống lại Ngài không cần tìm đến đòi nợ Philato, cũng chẳng hỏi tội những kẻ đã kết án mình. Trái lại Ngài tìm đến những người thực lòng khao khát được tự do, những kẻ biết mình yếu đuối, mọn hèn, để cho họ thấy rõ Ngài chính “là Đường – là Sự Thật -- và là Sự Sống”. Và từ những con người yếu đuối đó, Ngài lập nên một Giáo hội đầu tiên; cho đến ngày hôm nay, Giáo hội ấy dù đã phải trải qua bao cơn thử thách nhưng vẫn kiên cường, vững mạnh đang tiếp tục loan báo lời Ngài, về con đường mang đến sự thật và là sự sống.
Nói lại những điều này để chúng ta thấy rằng, tất cả những sự xuyên tạc, những lập luận tráo trở, ngụy biện mà chính quyền Hà Nội đang ra sức tấn công vào người Công giáo Việt nam, dù có tinh vi đến đâu rồi cũng có ngày bị lôi ra ánh sáng. Vì thế, chúng ta không lấy làm bi quan khi có nhiều người, trong đó có cả những anh em chúng ta, vì bị lừa gạt mà quay lưng lại mà lên án ngay cả Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, các linh mục, và giáo dân Hà nội. Trái lại, chính luận điệu, những sự đàn áp của họ lại là điều kiện cần có, giúp chúng ta góp sức đưa dần sự thật phơi bày ra trước mắt mọi người. Khi đó, dù họ có muốn bịt miệng, cấm đoán cũng chỉ là phí công vô ích, bởi nếu con người không được nói ra sự thật, thì đá sỏi cũng sẽ mở miệng cao rao. Nhưng chúng ta là những người môn đệ của Chúa Ki-tô, đừng đợi đến ngày đó, mà chính lúc khốn khó này, khi chúng ta cầu xin cùng Thiên Chúa bày tỏ quyền năng của Ngài thì cũng đừng quên cầu nguyện cho họ nữa. Người Công giáo Việt nam hãy làm như Thầy Chí Thánh đã làm: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng đã đã không biết việc chúng làm!”.
Theo dõi những gì đang xảy ra tại giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ Hà Nội trong mấy ngày gần đây, chắc hẳn có người nghĩ rằng, cuối cùng thì “cái lí của kẻ mạnh đã thắng”; vũ lực và những thủ đoạn của kẻ có quyền đã đè bẹp được ý chí và nguyện vọng chính đáng của những con người khao khát tự do và công lí. Thế nhưng đó mới chỉ là bề nổi của vấn đề, còn nếu chúng ta đặt niềm tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa - Đấng nắm trong tay mọi quyền lực, Đấng là sự thật tuyệt đối – và bằng con mắt đức tin thì chúng ta sẽ thấy rằng, mọi sự chỉ mới bắt đầu. Và khi soi vấn đề vào cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Ki-tô, chúng ta có quyền tin tưởng vào một chiến thắng trong chân lí, vì chính Chúa Giêsu đã hứa: "Các con hãy can đảm lên! Thẩy đã thắng thế gian". (Ga 16,33).
Nhớ xưa, khi bước vào cuộc đời công khai, bằng lời giảng dạy, những việc làm đầy khôn ngoan và uy quyền, Chúa Giêsu đã tỏ cho dân Do Thái thấy rằng "Chính Ngài là Đấng phải đến trong thế gian, để mang lại tự do cho kẻ bị áp bức; giải phóng cho kẻ bị giam cầm... là Đấng cứu chuộc Israel". Đồng thời Ngài cũng thẳng thắn lên án giới luật sĩ và biệt phái – những kẻ vốn tự coi mình là thông hiểu lề luật, những kẻ nhìn biết và có thể nói lời đúng đắn về Thiên Chúa - kỳ thực chỉ là bọn kiêu ngạo, giả hình, những kẻ chỉ quen “buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn mình thì không nhúng tay lay thử”.
Dân chúng đông đảo vì thế đã tin theo Ngài. Giới lãnh đạo Do Thái trái lại, họ chẳng những bị lột mặt, mất uy tín, quyền hành mà còn mất luôn cả những lợi lộc kèm theo. Chính vì thế mà họ tìm mọi cách để hạ nhục, tẩy chay Ngài. Bắt bẻ, gài bẫy Ngài không xong, họ vu khống cho Ngài là kẻ dùng quyền lực của ma quỷ để dụ dỗ dân chúng. Ngay cả khi những cách thức “khôn ngoan nhất” cũng không mang lại hiệu quả thì họ quy kết cho Ngài là kẻ kích động quần chúng phản loạn và bằng mọi giá, họ muốn giết Ngài, nhưng tất cả vẫn không đủ để ngăn cản Ngài nói lên sự thật.
Cách thức mà ngày ấy lãnh đạo Do Thái đã dùng với Chúa Giêsu, ngày nay nó cũng đang được chính quyền Hà Nội áp dụng với Giáo hội Việt Nam, mà cụ thể là với Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà và giáo dân giáo phận Hà Nội. Họ luôn rêu rao về một thứ tự do tôn giáo mà trong thực tế nó luôn bị khống chế trong một thứ “luật rừng”. Họ ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của Giáo hội để phục vụ cho những mục đích bất chính. Thế nhưng khi bị giáo dân lên tiếng phản đối, họ lại tìm mọi cách để bịt miệng: giáo dân cầu nguyện ôn hòa, họ dùng vũ lực đàn áp, bắt bớ; Đức tổng giám mục đệ đơn khiếu nại, bày tỏ sự bất bình và kêu gọi đối thoại, họ lại dùng mọi phương tiện truyền thông để xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ... Ngay cả đến ông Thủ tướng Việt nam cũng không thể phân biệt tốt xấu và cũng lập lại như con vẹt "đường lối nhất thống" của Đảng là những gì Đảng đã quyêt định thì không ai có quyền đòi lại được! Ông cũng hùa theo đám người nông cạn khác để lên án Đức TGM Hà nội nữa. Thế giới đang nhìn vào những cử chỉ, lời nói, hành động của các quan chức cầm quyền tại Việt Nam, họ cũng đang lắng nghe và nhìn vào con người của đức Tổng Giám mục Hà nội, và họ thấy được đâu là sự thật, đâu là dối trá.
Cho đến lúc này, những thủ đoạn dù rất bỉ ổi trắng trợn, tàn nhẫn đã được các quan chức và công an dùng, nhưng vẫn không khuất phục được ý chí, khát vọng công lí của các chủ chăn và giáo dân, trái lại càng làm cho tinh thần ấy được đẩy lên ngày một mạnh mẽ hơn. Chính quyền Hà Nội đang tỏ ra rất lúng túng và họ đã tuyên bố sẵn sàng trừng trị Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt cùng các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, linh mục quản xứ Thái Hà, nếu các Ngài không thôi đòi sự công bằng. Có người hỏi rằng, liệu chính quyền Hà Nội có dám làm điều đó không? Chúng ta không biết rõ câu trả lời sẽ ra sao, vì khó mà đoán được cách thức xử trí của những người không hề biết đến lẽ phải của luật pháp và không hề biết nghe tiếng dân oan... nhưng chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng, trong chế độ này, có gì mà người ta lại không dám. Và thực tế là nhiều giáo dân đã bị họ đánh đập và bắt giam đó thôi. Nhưng dù họ có dùng đến những biện pháp như vậy nữa với các vị chủ chăn thì cũng không có gì là mới, bởi Đức Giêsu đã từng bị lãnh đạo Do Thái đối xử như vậy. Hơn nữa chính Chúa Giêsu cũng từng nói với các môn đệ khi Ngài sai các ông đi rao giảng: “người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy” (Lc 21,12)
Nhìn vào diễn tiến của vụ việc, chúng ta không thể đoán trước được trong những thủ đoạn mà chính quyền Hà Nội sẽ dùng trong những ngày sắp tới là gì. Nhưng hiện nay, với việc họ vội vàng phong tỏa khu vực Tòa Khâm Sứ và xây dựng lên đó một vườn cây xanh mà họ nói là phục vụ cho mục đích công cộng; họ cũng đang xây dựng vườn hoa trong khu vực Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, và với những lời tuên bố của Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng và Thượng tướng Nguyễn văn Hưởng thì chắc chắn rằng chính quyền Hà Nội không còn dùng con đường đối thoại để làm việc nữa. Những sự kiện nêu trên cho người Công giáo Việt nam biết rằng, hành trình đi tìm công lí đang ngày một khó khăn hơn, gian khổ hơn. Nhưng trong đức tin, người Việt nam đang thực sự được mục kích một niềm hy vọng, niềm hạnh phúc lớn lao của những chứng nhân Công giáo vì họ đang đi trên đúng con đường mà chính Chúa Giêsu đã đi và chắc chắn Ngài cũng đang đồng hành với Giáo hội Công giáo Việt nam hôm nay.
Nếu một ngày nào đó, tất cả những quyền lợi hợp pháp của người dân Việt hoàn toàn bị tước đoạt; những kẻ bách hại giáo hội có thể hả hê vui mừng thì đó sẽ vẫn lại là một chiến thắng vinh quang sẽ đến, bởi Đức Giêsu cũng đã từng bị nhục mạ, đánh đập ê chề và cuối cùng Ngài đã bị lột trần trên thập giá.
Điều gì đã xảy ra cho những kẻ những tưởng là đã giết được Ngài? Thưa, vì chúng làm điều gian ác, chúng lo sợ lời tuyên bố của Ngài: “Họ sẽ giết chết người và ba ngày sau khi chết, Người sẽ sống lại” (Mc 9,31), vì thế mà chúng đã cho lính canh phòng cẩn mật nơi ngôi mộ của Ngài.
Và đúng như lời Ngài đã nói, Ngài đã sống lại thật. Những đầu mục Do Thái sợ hãi, chúng đem cho bọn lính canh nhiều tiền bạc để chúng phao tin rằng: “Các anh hãy nói thế này: 'Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác'”. (Mt 28, 13)
Mọi sự thật về Đức Giêsu đều đã rõ. Nhưng sau ngày sống lại Ngài không cần tìm đến đòi nợ Philato, cũng chẳng hỏi tội những kẻ đã kết án mình. Trái lại Ngài tìm đến những người thực lòng khao khát được tự do, những kẻ biết mình yếu đuối, mọn hèn, để cho họ thấy rõ Ngài chính “là Đường – là Sự Thật -- và là Sự Sống”. Và từ những con người yếu đuối đó, Ngài lập nên một Giáo hội đầu tiên; cho đến ngày hôm nay, Giáo hội ấy dù đã phải trải qua bao cơn thử thách nhưng vẫn kiên cường, vững mạnh đang tiếp tục loan báo lời Ngài, về con đường mang đến sự thật và là sự sống.
Nói lại những điều này để chúng ta thấy rằng, tất cả những sự xuyên tạc, những lập luận tráo trở, ngụy biện mà chính quyền Hà Nội đang ra sức tấn công vào người Công giáo Việt nam, dù có tinh vi đến đâu rồi cũng có ngày bị lôi ra ánh sáng. Vì thế, chúng ta không lấy làm bi quan khi có nhiều người, trong đó có cả những anh em chúng ta, vì bị lừa gạt mà quay lưng lại mà lên án ngay cả Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, các linh mục, và giáo dân Hà nội. Trái lại, chính luận điệu, những sự đàn áp của họ lại là điều kiện cần có, giúp chúng ta góp sức đưa dần sự thật phơi bày ra trước mắt mọi người. Khi đó, dù họ có muốn bịt miệng, cấm đoán cũng chỉ là phí công vô ích, bởi nếu con người không được nói ra sự thật, thì đá sỏi cũng sẽ mở miệng cao rao. Nhưng chúng ta là những người môn đệ của Chúa Ki-tô, đừng đợi đến ngày đó, mà chính lúc khốn khó này, khi chúng ta cầu xin cùng Thiên Chúa bày tỏ quyền năng của Ngài thì cũng đừng quên cầu nguyện cho họ nữa. Người Công giáo Việt nam hãy làm như Thầy Chí Thánh đã làm: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng đã đã không biết việc chúng làm!”.
Thư độc giả: Chỉ có tình yêu chân thành mới có sức biến đổi
Ca dao Mẹ Hiền
14:39 02/10/2008
Thư độc giả: Chỉ có tình yêu chân thành mới có sức biến đổi
Kính Qúy vị trong ban điều hành VietCatholic và qúi vị độc giả:
Cháu xin cảm ơn cho những hi sinh và dấn thân của Qúy Cha và các cộng tác viên (ở nước ngoài cũng như trong nước) để tạo nên một cách nhìn sát thực tế, sát sự thật và cách nhìn của Kitô hữu trong những biến chuyển tại Thái hà và Tòa Khâm sứ trong tháng qua.
Cháu quan sát thấy có một sự tiến triển to lớn cho người Việt Công giáo trong những tháng ngày nặng nề và căng thẳng qua: Đó là việc sống đạo theo như Đức Giê-su; nghĩa là bất bạo động. Một bước trưởng thành niềm tin và nhân bản rất dài rất lớn - khó mà tưởng được! Tạ ơn Chúa!
Kẻ chỉ biết trả lời, phản ứng bằng bạo lực là kẻ yếu đuối và ít nhân bản (tính người) nhất!
Những gì đã và đang xảy tại Thái hà và Toà Khâm sứ làm bằng chứng rõ ràng nhất cho quả quyết này. Nền giáo dục tại và thực trạng xã hội "loạn" đầy bạo lực tại Việtnam là bằng chứng rõ ràng khác cho sự bất lực và ngõ tịt lối cùng của những kẻ chịu trách nhiệm.
Vì thế, những người gây căm hờn, thù hằn và bạo lực cần được dẫn dắt học một lối ứng xử khác: Học đối thoại. Thực tế của Thái Hà và Toà Khâm sứ cho thấy nhà cầm quyền Việt nam họ không có khả năng này!
Kêu gọi họ đối thoại, nói thật, là nói chuyện với đầu gối! Họ có được học và thực hành bao giờ đâu mà biết! Cũng giống như một con khỉ bỗng dưng bắt buộc phải nói tiếng người vậy! (Và tiếng người thì có cả hàng vạn loại!). Từ khi sinh ra cho đến nay họ chỉ học ra lệnh hay vâng lời thì bỗng dưng làm sao biết đối thoại? Chỉ biết ra lệnh và đàn áp bằng bạo lực thì làm thể nào mà có thể học lắng nghe người khác trong một sáng một chiều? Cách trả lời của người cầm quyền tại Hà nội là dùng, vu không, xuyên tạc sự thật, bạo lực, đàn áp, kết án và đe dọa, trong các buổi họp cũng như trong việc đối diện với giáo dân cầu nguyện; những sự kiện này càng làm sáng tỏ một điều: họ nói như vẹt. Lập đi lập lại "những lời đã cũ". Không ai trong những người CSVN vừa tộc tài vừa tàn bạo dám có ý riêng lời riêng!
Cái bí tắc của xã hội Việt nam hiện nay có nguyên nhân ở đây!
Dân chủ và đối thoại, sáng tạo và tự do không thể nhập cảng như một máy computer được! Chúng là kết quả của một quá trình phát triển thật dài lâu - như lịch sử của người Tây Phương cho thấy. Và với cách thế mà con người CSVN tiếp tục chối quanh, lờ đi trước sự thật và công lý thì không thể có sự đổi thay thực sự. Chỉ là những chắp vá tốn công, tốn tiền và hình thức bề ngoài giả dối.
Đàng sau đó là một cái sợ to lớn: Họ sợ phải đổi diện với thực tế mới. Họ biết rất rõ những gì sẽ đến sau đó khi họ không là kẻ ra lệnh, mà phải học đối thoại.
Cái sợ sẽ đưa và đang đưa những kẻ chỉ biết sử dụng bạo lực và thù hằn đến chỗ chết. Và họ chỉ có một con đường đó mà thôi, nếu không sám hối!
Hiện tình đang đưa đẩy những tưởng mình có quyền hành tuyệt đối và tùy nghi sử dụng miễn sao giữ được đặc quyền bất chấp người dân khốn cùng đang ca thán... Đây chính là cơn hấp hối. Và nó kéo dài cho đến khi đồng bào yêu sự thật, yêu công bằng tại quê hương và ở hải ngoại đồng lòng lên tiếng nói sự thật.
Hết sợ thì hết giả dối! Khi đó mới trở thành người biết đối thoại! Là khi hết trốn tránh sau bạo lực, mà dám nhìn thật mình và dám nhìn thẳng mặt đồng bào. Khi không cần hơi cay, đến chó nghiệp vụ, vũ khí, áo giáp che thân che mặt (không sợ thì cần những thứ đó để làm gì?)
Những tiếng nói sự thật ngày càng to, càng nhiều. Vì ngày tàn của các bạo chúa đang đến gần, cho nên họ lại càng tăng thêm thù hận, gây chia rẽ, và sử dụng bạo lực sẽ hung hãn và càng dữ tợn hơn. Đó là cái vùng dậy trước khi tắt thở!
Những kẻ nắm quyền mà chỉ biết cai trị dựa nguyên vào vũ khí và bạo lực là bằng chứng rõ nhất cho thấy sự yếu đuối nhất của họ! Hãy học lại lịch sử thế giới thì rõ.
Biết đối thoại là bằng chứng cho mức phát triển nhân bản cao nhất của xã hội con người! Vì khi đó con người biết tôn trọng đồng loại, bất kể tuổi tác, trình độ học cấn, tôn giáo, gốc gác, tài năng v. v. … biết hòa giải và nhận chân ra cái sai, cái yếu, cái mạnh, cái lý của mình và của người khác, để cùng nhau giải quyết tận gốc rễ vấn đề.
Nhưng ai là người có thể chỉ cho họ một cách sống và ứng xử khác giờ này? Câu trả lời có thể là những người yêu chuộng tự do, công lý, hòa bình sẵn sàng cùng nhau đòi lại những quyền căn bản mà người khác đã tước đi một cách vô lí nhân danh "độc lập, tự do, và hạnh phúc".
Nếu không phải là người Kitô hữu, những người đang thiết tha cầu nguyện cho công lí được thể hiện trên quê hương? thì làm sao chúng ta có thể là "làm muối cho đời? là men trong bột"?
Khi nào là lúc sống "yêu thương kẻ thù", như Đức Giêsu sống và dạy?
Và khi nào sống niềm tin rằng; "Sự thật sẽ giải thoát chúng con" và sự thật đó sẽ mang lại tự do đích thực, sẽ giải phóng con người khỏi gông gùm của sự dữ và tội lỗi.
Đây là cơ hội to tát cho yêu thương!
Đồng bào công giáo không chỉ cầu nguyện và tranh đấu bất bạo động cho công bình và chân lí, mà còn dám cầu nguyện cho kẻ hại mình. Họ cũng là con Chúa! Chúa cho mưa nắng chiếu trải trên họ, dù họ có chịu nhận hay không. Đó chính là khi người Công giáo sống cái chữ "đồng bào" (trên thế giới, theo hiểu biết của tôi, không có dân tộc nào gọi nhau như vậy cả!) từ Huyền Thoại Hồng-Bàng. Nghĩa là: Chúng ta không thể sống mà không có nhau!
Người Công giáo Việt đang sống cái chữ được mọi người nhắc với niềm hãnh diện của người Việt là: Con Rồng Cháu Tiên! là yêu tự do thật, là nói thật, đòi công bằng thật, là yêu thương thật!
Rồng Tiên là biểu hiệu cho "Tự do và đối thoại"!
Để có thể đối thoại, là đồng bào "cùng từ một bọc trứng", chúng ta phải học Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long: tôn trọng nhau, dù kẻ từ đất (Âu-Cơ), người từ nước (Lạc Long Quân). Nghĩa là khác nhau lắm! Việc chia 50/50 con là biểu hiệu cho sự tôn trọng bình đẳng này. Họ nghe nhau khi có chuyện cần phải giải quyết! (Xin đồng bào hãy bỏ giờ đọc lại Huyền Sử tuyệt vời của dân Việt này).
Không biết những người (đồng bào) yêu thù hận và bạo lực có muốn cho con cháu của họ sống mãi trong cái bầu khí mà họ đã và đang sống không?
Nếu có thì tại sao họ lại gửi hết con cái "đi Tây đi Mỹm đi Úc" khi họ có điều kiện? Nếu có thì tại sao hàng triệu người ra đi để làm "đây tớ" khắp nơi cho thiên hạ từ ngày giải phóng?
Chấp nhận sự thật là điều khó nhất. Nhưng nếu không nhận ra sự thật bằng cách biết phân biệt giữa dối trá và sự thật, thì những con người này sẽ mãi mãi làm nô lệ cho nhũng dối gian và bạo lực! Họ sẽ tự hại mình, hại người và làm hại tương lai của đất nước và dân tộc Việt Nam!
Hãy cầu nguyện cho họ và kiên trì giúp những người đáng thương này, những người yêu bạo lực và yêu thù hằn! Chỉ có tình yêu chân thành mới có sức biến đổi họ.
Kính Qúy vị trong ban điều hành VietCatholic và qúi vị độc giả:
Cháu xin cảm ơn cho những hi sinh và dấn thân của Qúy Cha và các cộng tác viên (ở nước ngoài cũng như trong nước) để tạo nên một cách nhìn sát thực tế, sát sự thật và cách nhìn của Kitô hữu trong những biến chuyển tại Thái hà và Tòa Khâm sứ trong tháng qua.
Cháu quan sát thấy có một sự tiến triển to lớn cho người Việt Công giáo trong những tháng ngày nặng nề và căng thẳng qua: Đó là việc sống đạo theo như Đức Giê-su; nghĩa là bất bạo động. Một bước trưởng thành niềm tin và nhân bản rất dài rất lớn - khó mà tưởng được! Tạ ơn Chúa!
Kẻ chỉ biết trả lời, phản ứng bằng bạo lực là kẻ yếu đuối và ít nhân bản (tính người) nhất!
Những gì đã và đang xảy tại Thái hà và Toà Khâm sứ làm bằng chứng rõ ràng nhất cho quả quyết này. Nền giáo dục tại và thực trạng xã hội "loạn" đầy bạo lực tại Việtnam là bằng chứng rõ ràng khác cho sự bất lực và ngõ tịt lối cùng của những kẻ chịu trách nhiệm.
Vì thế, những người gây căm hờn, thù hằn và bạo lực cần được dẫn dắt học một lối ứng xử khác: Học đối thoại. Thực tế của Thái Hà và Toà Khâm sứ cho thấy nhà cầm quyền Việt nam họ không có khả năng này!
Kêu gọi họ đối thoại, nói thật, là nói chuyện với đầu gối! Họ có được học và thực hành bao giờ đâu mà biết! Cũng giống như một con khỉ bỗng dưng bắt buộc phải nói tiếng người vậy! (Và tiếng người thì có cả hàng vạn loại!). Từ khi sinh ra cho đến nay họ chỉ học ra lệnh hay vâng lời thì bỗng dưng làm sao biết đối thoại? Chỉ biết ra lệnh và đàn áp bằng bạo lực thì làm thể nào mà có thể học lắng nghe người khác trong một sáng một chiều? Cách trả lời của người cầm quyền tại Hà nội là dùng, vu không, xuyên tạc sự thật, bạo lực, đàn áp, kết án và đe dọa, trong các buổi họp cũng như trong việc đối diện với giáo dân cầu nguyện; những sự kiện này càng làm sáng tỏ một điều: họ nói như vẹt. Lập đi lập lại "những lời đã cũ". Không ai trong những người CSVN vừa tộc tài vừa tàn bạo dám có ý riêng lời riêng!
Cái bí tắc của xã hội Việt nam hiện nay có nguyên nhân ở đây!
Dân chủ và đối thoại, sáng tạo và tự do không thể nhập cảng như một máy computer được! Chúng là kết quả của một quá trình phát triển thật dài lâu - như lịch sử của người Tây Phương cho thấy. Và với cách thế mà con người CSVN tiếp tục chối quanh, lờ đi trước sự thật và công lý thì không thể có sự đổi thay thực sự. Chỉ là những chắp vá tốn công, tốn tiền và hình thức bề ngoài giả dối.
Đàng sau đó là một cái sợ to lớn: Họ sợ phải đổi diện với thực tế mới. Họ biết rất rõ những gì sẽ đến sau đó khi họ không là kẻ ra lệnh, mà phải học đối thoại.
Cái sợ sẽ đưa và đang đưa những kẻ chỉ biết sử dụng bạo lực và thù hằn đến chỗ chết. Và họ chỉ có một con đường đó mà thôi, nếu không sám hối!
Hiện tình đang đưa đẩy những tưởng mình có quyền hành tuyệt đối và tùy nghi sử dụng miễn sao giữ được đặc quyền bất chấp người dân khốn cùng đang ca thán... Đây chính là cơn hấp hối. Và nó kéo dài cho đến khi đồng bào yêu sự thật, yêu công bằng tại quê hương và ở hải ngoại đồng lòng lên tiếng nói sự thật.
Hết sợ thì hết giả dối! Khi đó mới trở thành người biết đối thoại! Là khi hết trốn tránh sau bạo lực, mà dám nhìn thật mình và dám nhìn thẳng mặt đồng bào. Khi không cần hơi cay, đến chó nghiệp vụ, vũ khí, áo giáp che thân che mặt (không sợ thì cần những thứ đó để làm gì?)
Những tiếng nói sự thật ngày càng to, càng nhiều. Vì ngày tàn của các bạo chúa đang đến gần, cho nên họ lại càng tăng thêm thù hận, gây chia rẽ, và sử dụng bạo lực sẽ hung hãn và càng dữ tợn hơn. Đó là cái vùng dậy trước khi tắt thở!
Những kẻ nắm quyền mà chỉ biết cai trị dựa nguyên vào vũ khí và bạo lực là bằng chứng rõ nhất cho thấy sự yếu đuối nhất của họ! Hãy học lại lịch sử thế giới thì rõ.
Biết đối thoại là bằng chứng cho mức phát triển nhân bản cao nhất của xã hội con người! Vì khi đó con người biết tôn trọng đồng loại, bất kể tuổi tác, trình độ học cấn, tôn giáo, gốc gác, tài năng v. v. … biết hòa giải và nhận chân ra cái sai, cái yếu, cái mạnh, cái lý của mình và của người khác, để cùng nhau giải quyết tận gốc rễ vấn đề.
Nhưng ai là người có thể chỉ cho họ một cách sống và ứng xử khác giờ này? Câu trả lời có thể là những người yêu chuộng tự do, công lý, hòa bình sẵn sàng cùng nhau đòi lại những quyền căn bản mà người khác đã tước đi một cách vô lí nhân danh "độc lập, tự do, và hạnh phúc".
Nếu không phải là người Kitô hữu, những người đang thiết tha cầu nguyện cho công lí được thể hiện trên quê hương? thì làm sao chúng ta có thể là "làm muối cho đời? là men trong bột"?
Khi nào là lúc sống "yêu thương kẻ thù", như Đức Giêsu sống và dạy?
Và khi nào sống niềm tin rằng; "Sự thật sẽ giải thoát chúng con" và sự thật đó sẽ mang lại tự do đích thực, sẽ giải phóng con người khỏi gông gùm của sự dữ và tội lỗi.
Đây là cơ hội to tát cho yêu thương!
Đồng bào công giáo không chỉ cầu nguyện và tranh đấu bất bạo động cho công bình và chân lí, mà còn dám cầu nguyện cho kẻ hại mình. Họ cũng là con Chúa! Chúa cho mưa nắng chiếu trải trên họ, dù họ có chịu nhận hay không. Đó chính là khi người Công giáo sống cái chữ "đồng bào" (trên thế giới, theo hiểu biết của tôi, không có dân tộc nào gọi nhau như vậy cả!) từ Huyền Thoại Hồng-Bàng. Nghĩa là: Chúng ta không thể sống mà không có nhau!
Người Công giáo Việt đang sống cái chữ được mọi người nhắc với niềm hãnh diện của người Việt là: Con Rồng Cháu Tiên! là yêu tự do thật, là nói thật, đòi công bằng thật, là yêu thương thật!
Rồng Tiên là biểu hiệu cho "Tự do và đối thoại"!
Để có thể đối thoại, là đồng bào "cùng từ một bọc trứng", chúng ta phải học Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long: tôn trọng nhau, dù kẻ từ đất (Âu-Cơ), người từ nước (Lạc Long Quân). Nghĩa là khác nhau lắm! Việc chia 50/50 con là biểu hiệu cho sự tôn trọng bình đẳng này. Họ nghe nhau khi có chuyện cần phải giải quyết! (Xin đồng bào hãy bỏ giờ đọc lại Huyền Sử tuyệt vời của dân Việt này).
Không biết những người (đồng bào) yêu thù hận và bạo lực có muốn cho con cháu của họ sống mãi trong cái bầu khí mà họ đã và đang sống không?
Nếu có thì tại sao họ lại gửi hết con cái "đi Tây đi Mỹm đi Úc" khi họ có điều kiện? Nếu có thì tại sao hàng triệu người ra đi để làm "đây tớ" khắp nơi cho thiên hạ từ ngày giải phóng?
Chấp nhận sự thật là điều khó nhất. Nhưng nếu không nhận ra sự thật bằng cách biết phân biệt giữa dối trá và sự thật, thì những con người này sẽ mãi mãi làm nô lệ cho nhũng dối gian và bạo lực! Họ sẽ tự hại mình, hại người và làm hại tương lai của đất nước và dân tộc Việt Nam!
Hãy cầu nguyện cho họ và kiên trì giúp những người đáng thương này, những người yêu bạo lực và yêu thù hằn! Chỉ có tình yêu chân thành mới có sức biến đổi họ.
Chính lúc chính quyền khẳng định nhiều nhất là lúc giao động nhất
Nguyễn Chí Thành
17:05 02/10/2008
Chính lúc chính quyền khẳng định nhiều nhất là lúc giao động nhất
Những ngày vừa qua, có một cuộc gặp gỡ có ý nghĩa giữa chính quyền Cộng sản Việt Nam và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Trong lịch sử thế giới, không có lực lượng nào kiên trì đối thoại với tập thể Cộng sản cho bằng tổ chức Công giáo về nhiều lãnh vực sinh hoạt và tại nhiều nơi khác nhau. Nói như thế không ngoa, nếu người ta nhớ đến một nhận định của một học giả triết gia Pháp, Étienne Gilson (1884-1978), trước đây khá lâu: “Les idées communistes sont des idées chrétiennes devenues folles.”
Giáo Hội Công giáo Việt Nam đã đẩy chính quyền Cộng sản phải có một chuyển biến tích cực đối mặt trực tiếp với một thực tại biện chứng xã hội quan trọng nhất là vấn đề quyền sở hữu đất đai. Đất đai trong nước hiện nay là thuộc về toàn dân chỉ trên danh nghĩa, nhưng người nắm quyền sở hữu thực tế cũng đồng thời nắm quyền quản lý chuyên đoán là chính quyền Cộng sản Việt Nam hiện nay làm chủ nhân ông độc nhất. Nhà nước giờ đây nằm trong thế đối lập thực sự với quần chúng nhân dân qua thái độ với điều khẳng định này.
Chính quyền không thế lấy lập luận là Hiến Pháp, Luật Pháp và Quốc Hội để hậu thuẫn cho lập trường của chế độ được, vỉ tất cả mọi sự kiện, định chế xã hội đều do con người làm ra, thì con người và chế độ xã hội cũng có thể chủ động thay đổi theo quan hệ biện chứng thực tại.
Nếu nại đến Hiến Pháp, thì phái thay đổi Hiền Pháp cho phù hợp với hoàn cảnh và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, nhất là nhân dân trong một nước có chủ quyền độc lập và dân chủ.
Nếu nại đến Quốc Hội thì Quốc Hội cần được triệu tập lại, tuyển cử lại một cách quang minh chính đại với những đại biểu có tâm với dân tộc và có tầm nhìn xa trông rộng, có đạo đức nhân bản.
Nếu nại đến Chế Độ Chính Trị mà không thay đổi, thì thực chất chế độ hiện nay không hoàn toàn là chế độ cộng sản dù đệ tam hay đệ tứ quốc tế, mà là một chế độ với một nhóm lãnh đạo độc tài chuyên chính giả hiệu dân chủ mà chỉ dựa vào quân đội công an và các đoàn thể phên dậu do chế độ độc đoán ấy dựng nên.
Những thái độ của chính quyền toa rập với cấp dưới có những hành động đàn áp và lừa dối qua hệ thống truyền thông đại chúng (truyền thanh, truyền hình, báo chí và các phương tiện phóng thanh, tuyên truyền) chứng tỏ chính quyền là người chỉ biết lừa dối quần chúng nhân dân, mà không thể hiện tư cách đàng hoàng và tôn trọng công lý và sự thật của một chính quyền vì dân, do dân và cho dân.
Điều ấy chỉ nói lên một chính quyền đang trong quá trình phân hóa giữa những lực lượng bảo thủ và cấp tiến khác nhau trong nội bộ đảng về nhiều vấn đề từ chính trị kinh tế đến xã hội đối nghịch nhau trong Đảng Cộng Sàn Việt Nam.
Những áp lực yêu nước của quần chúng và thái độ đàn áp nhân dân của chính quyền Việt Nam, nhân vụ Hoàng sa Trường sa mới đây giả thích cuộc trả lời báo chí của đại sứ Lê Công Phụng ở Hoa Thịnh Đốn, nhưng người nghe tự hỏi: “Tại sao, nếu vấn đề biên giới Việt Trung diễn ra trong sáng, thì quá trình thương thảo của Chính quyền Cộng sản Việt Nam lại bị bưng bít đối với nhân dân bấy lâu, và còn bắt bớ những người tranh đấu đòi quyền sở hữu về Hoàng sa và Trường sa trước những yêu sách vô lý, bất công của Trung quốc lên mặt nước lớn, kẻ cả..!.”
Trước tình thế thực sự gay go hiện nay của đất nước, và xã hội trong một thế giới toàn cầu hóa, không thể ví bất cứ lý do nào mà chính quyền thoái thác đối mặt với quyền sở hữu đích thực của cá nhân riêng rẽ hay những cá thể pháp lý trong quốc gia Việt Nam độc lập chuyên đoán mà không thể hiện một chế độ rõ ràng như hiện nay.
Mọi sự đều phải biến dịch theo thực tế quy luật khách quan và biện chứng thực tại, theo chính con người – chính quyền và nhân dân - có tầm nhìn mở rộng và lòng yêu thương nhân dân bao la, mà chủ động thay đổi với tư cách chủ nhân ông thật sự của đất nước.
San Francisco, ngày 02/10/2008.5
Những ngày vừa qua, có một cuộc gặp gỡ có ý nghĩa giữa chính quyền Cộng sản Việt Nam và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Trong lịch sử thế giới, không có lực lượng nào kiên trì đối thoại với tập thể Cộng sản cho bằng tổ chức Công giáo về nhiều lãnh vực sinh hoạt và tại nhiều nơi khác nhau. Nói như thế không ngoa, nếu người ta nhớ đến một nhận định của một học giả triết gia Pháp, Étienne Gilson (1884-1978), trước đây khá lâu: “Les idées communistes sont des idées chrétiennes devenues folles.”
Giáo Hội Công giáo Việt Nam đã đẩy chính quyền Cộng sản phải có một chuyển biến tích cực đối mặt trực tiếp với một thực tại biện chứng xã hội quan trọng nhất là vấn đề quyền sở hữu đất đai. Đất đai trong nước hiện nay là thuộc về toàn dân chỉ trên danh nghĩa, nhưng người nắm quyền sở hữu thực tế cũng đồng thời nắm quyền quản lý chuyên đoán là chính quyền Cộng sản Việt Nam hiện nay làm chủ nhân ông độc nhất. Nhà nước giờ đây nằm trong thế đối lập thực sự với quần chúng nhân dân qua thái độ với điều khẳng định này.
Chính quyền không thế lấy lập luận là Hiến Pháp, Luật Pháp và Quốc Hội để hậu thuẫn cho lập trường của chế độ được, vỉ tất cả mọi sự kiện, định chế xã hội đều do con người làm ra, thì con người và chế độ xã hội cũng có thể chủ động thay đổi theo quan hệ biện chứng thực tại.
Nếu nại đến Hiến Pháp, thì phái thay đổi Hiền Pháp cho phù hợp với hoàn cảnh và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, nhất là nhân dân trong một nước có chủ quyền độc lập và dân chủ.
Nếu nại đến Quốc Hội thì Quốc Hội cần được triệu tập lại, tuyển cử lại một cách quang minh chính đại với những đại biểu có tâm với dân tộc và có tầm nhìn xa trông rộng, có đạo đức nhân bản.
Nếu nại đến Chế Độ Chính Trị mà không thay đổi, thì thực chất chế độ hiện nay không hoàn toàn là chế độ cộng sản dù đệ tam hay đệ tứ quốc tế, mà là một chế độ với một nhóm lãnh đạo độc tài chuyên chính giả hiệu dân chủ mà chỉ dựa vào quân đội công an và các đoàn thể phên dậu do chế độ độc đoán ấy dựng nên.
Những thái độ của chính quyền toa rập với cấp dưới có những hành động đàn áp và lừa dối qua hệ thống truyền thông đại chúng (truyền thanh, truyền hình, báo chí và các phương tiện phóng thanh, tuyên truyền) chứng tỏ chính quyền là người chỉ biết lừa dối quần chúng nhân dân, mà không thể hiện tư cách đàng hoàng và tôn trọng công lý và sự thật của một chính quyền vì dân, do dân và cho dân.
Điều ấy chỉ nói lên một chính quyền đang trong quá trình phân hóa giữa những lực lượng bảo thủ và cấp tiến khác nhau trong nội bộ đảng về nhiều vấn đề từ chính trị kinh tế đến xã hội đối nghịch nhau trong Đảng Cộng Sàn Việt Nam.
Những áp lực yêu nước của quần chúng và thái độ đàn áp nhân dân của chính quyền Việt Nam, nhân vụ Hoàng sa Trường sa mới đây giả thích cuộc trả lời báo chí của đại sứ Lê Công Phụng ở Hoa Thịnh Đốn, nhưng người nghe tự hỏi: “Tại sao, nếu vấn đề biên giới Việt Trung diễn ra trong sáng, thì quá trình thương thảo của Chính quyền Cộng sản Việt Nam lại bị bưng bít đối với nhân dân bấy lâu, và còn bắt bớ những người tranh đấu đòi quyền sở hữu về Hoàng sa và Trường sa trước những yêu sách vô lý, bất công của Trung quốc lên mặt nước lớn, kẻ cả..!.”
Trước tình thế thực sự gay go hiện nay của đất nước, và xã hội trong một thế giới toàn cầu hóa, không thể ví bất cứ lý do nào mà chính quyền thoái thác đối mặt với quyền sở hữu đích thực của cá nhân riêng rẽ hay những cá thể pháp lý trong quốc gia Việt Nam độc lập chuyên đoán mà không thể hiện một chế độ rõ ràng như hiện nay.
Mọi sự đều phải biến dịch theo thực tế quy luật khách quan và biện chứng thực tại, theo chính con người – chính quyền và nhân dân - có tầm nhìn mở rộng và lòng yêu thương nhân dân bao la, mà chủ động thay đổi với tư cách chủ nhân ông thật sự của đất nước.
San Francisco, ngày 02/10/2008.5
Cầu cho Quê Hương và Đức Tin
Trương Văn Thơm
18:47 02/10/2008
Cầu cho Quê Hương và Đức Tin
Con đã đi, đi mãi một hành trình
2000 năm nô lệ và tranh đấu
Con đã đi, đi suốt một chặng đường: có nhục và có vinh
Của tự hào 4000 năm văn hiến.
Con đã đi, đi mãi một hành trình
Thuở hồng hoang xuyên suốt về chung thẩm
Con đã đi, đi suốt một chặng đường: Thập Giá và Quang Vinh
Của kiếp người gieo neo và hy vọng.
Ôi lạy Chúa, hành trình Lữ Thứ và Yêu Thương
Ôi Quê Hương, ta ngậm ngùi rướm máu
Sống và Chết vượt trên cả đau thương
Ôi quật cường Con Dân và Con Chúa.
Con đã đi, đi mãi một hành trình
2000 năm nô lệ và tranh đấu
Con đã đi, đi suốt một chặng đường: có nhục và có vinh
Của tự hào 4000 năm văn hiến.
Con đã đi, đi mãi một hành trình
Thuở hồng hoang xuyên suốt về chung thẩm
Con đã đi, đi suốt một chặng đường: Thập Giá và Quang Vinh
Của kiếp người gieo neo và hy vọng.
Ôi lạy Chúa, hành trình Lữ Thứ và Yêu Thương
Ôi Quê Hương, ta ngậm ngùi rướm máu
Sống và Chết vượt trên cả đau thương
Ôi quật cường Con Dân và Con Chúa.
Lời của Chúa
Hoàng Vi An
18:56 02/10/2008
Lời của Chúa
Lời vang lên, lời Chúa thiêng liêng
Nhạc vang lên, nhạc Thánh vô biên
Người về đây, nhận lấy ơn Trên
Người về đây, Hiệp Nhất trung kiên
Lời của Chúa,
Vang khắp muôn trùng Thế Gian
An ủi bao đời khổ oan, nhận lấy Bình An
Lời của Chúa,
Soi sáng Vủ Trụ tối tăm,
Nâng đỡ bao người khó khăn, nhận lấy Thiện Tâm
Đường của Chúa – đi tới Vinh Quang
Sự Thật của Chúa – thay thế Dối Gian
Và Sự Sống Tái Sinh Huy Hoàng.
California, October 01, 2008
Lời vang lên, lời Chúa thiêng liêng
Nhạc vang lên, nhạc Thánh vô biên
Người về đây, nhận lấy ơn Trên
Người về đây, Hiệp Nhất trung kiên
Lời của Chúa,
Vang khắp muôn trùng Thế Gian
An ủi bao đời khổ oan, nhận lấy Bình An
Lời của Chúa,
Soi sáng Vủ Trụ tối tăm,
Nâng đỡ bao người khó khăn, nhận lấy Thiện Tâm
Đường của Chúa – đi tới Vinh Quang
Sự Thật của Chúa – thay thế Dối Gian
Và Sự Sống Tái Sinh Huy Hoàng.
California, October 01, 2008
Chủ chăn lên tiếng cho lẽ phải
Lê Dân Việt
19:00 02/10/2008
Chủ chăn lên tiếng cho lẽ phải
Đứng trước tình hình dân tộc đau khổ
Đất, biển bị dâng mất cho ngoại bang
Dân oan khiên bị mất đất, nhà
Các tôn giáo cùng chung số phận
Mất nhà, mất đất, mất nơi thừa tự…
Lại bị vu oan, quân dữ đánh đập
Xịt hơi cay, ra sức trù dập
Cụ thể là Thái Hà, Khâm Sứ
Cướp đất Chúa, mà còn la làng
Cướp đất dòng mà còn ngang tàng
Đưa du côn tới phá đám gây sự
Lời lẽ khiếm nhã, vô đạo đức
Vào nhà thờ phá phách nghêu ngao
Vấy bẩn nơi bàn thờ Chúa, Mẹ
Gặp cha xứ chúng ngang tàng hạch hẹ
Thông tin lời lẽ bị cắt xén
Ra sức sỉ nhục những người ngay
Thế nên HĐGM ra tay
Lên tiếng bênh vực cho lẽ phải, công lý
Luật đất đai bất cập cần sửa đổi
Nhưng giữ quyền tư hữu chính đáng người dân
Chứ không phải ngang nhiên tới chiếm cứ
Còn thông tin phải tôn trọng sự thật
Chứ không phải cắt xén rồi vu khống…
Và cũng xin, xin đừng dùng bạo lực
Nếu dùng bạo lực trấn áp… tăng bất công
Khiến lòng dân không phục đảng ta
Cần cải thiện, để toàn dân tham gia…
Đứng trước tình hình dân tộc đau khổ
Đất, biển bị dâng mất cho ngoại bang
Dân oan khiên bị mất đất, nhà
Các tôn giáo cùng chung số phận
Mất nhà, mất đất, mất nơi thừa tự…
Lại bị vu oan, quân dữ đánh đập
Xịt hơi cay, ra sức trù dập
Cụ thể là Thái Hà, Khâm Sứ
Cướp đất Chúa, mà còn la làng
Cướp đất dòng mà còn ngang tàng
Đưa du côn tới phá đám gây sự
Lời lẽ khiếm nhã, vô đạo đức
Vào nhà thờ phá phách nghêu ngao
Vấy bẩn nơi bàn thờ Chúa, Mẹ
Gặp cha xứ chúng ngang tàng hạch hẹ
Thông tin lời lẽ bị cắt xén
Ra sức sỉ nhục những người ngay
Thế nên HĐGM ra tay
Lên tiếng bênh vực cho lẽ phải, công lý
Luật đất đai bất cập cần sửa đổi
Nhưng giữ quyền tư hữu chính đáng người dân
Chứ không phải ngang nhiên tới chiếm cứ
Còn thông tin phải tôn trọng sự thật
Chứ không phải cắt xén rồi vu khống…
Và cũng xin, xin đừng dùng bạo lực
Nếu dùng bạo lực trấn áp… tăng bất công
Khiến lòng dân không phục đảng ta
Cần cải thiện, để toàn dân tham gia…
Cuộc đấu tranh tinh thần kiên trì nhưng bất bạo động
Lê Dân Việt
19:15 02/10/2008
Cuộc đấu tranh tinh thần kiên trì nhưng bất bạo động
Hãy nhìn lại một vài sự kiện lịch sử đã diễn ra trên dân tộc Việt Nam trong thời gian qua từ việc đấu tố địa chủ, tiểu tư sản mại bản, những người Bắc di cư vào Nam năm 1954, công hàm bán nước của ông Phạm Văn Đồng năm 1958. Việt cộng cưỡng chiếm Miền Nam năm 1975, nhìn lại đạo đức, luân lý của toàn xã hội Việt Nam bị sa đọa, xuống dốc; Nhìn lại sự tồn tại của các tôn giáo trong tan rã hay trong kiếp xin cho, cướp phá chùa chiền, giật sập nhà thờ, nhà nguyện…; Nhìn những người dân oan đi khiếu kiện cả hai miền đất nước với đảng cộng sản lãnh đạo toàn dân, mà đảng lại đứng lên trên cả luật pháp, tư pháp và hành pháp; thậm chí đứng lên đầu cả hiến pháp. Và vì thế cho nên đi kiện đảng, chẳng khác gì đi kiện củ khoai mà thôi.
Và đặc biệt thông qua cách cư và hành động thô bạo và vô nhân đạo của tập đoàn cộng sản Việt Nam qua vụ việc Thái Hà và tòa Khâm Sứ trong thời gian vừa qua họ đã dùng cả dùi cui, roi điện, hơi cay… trong khi những con chiên ngoan đạo đang hiền lành đọc kinh cầu nguyện, hát kinh hòa bình, để đòi hỏi lẽ phải, công lý trong tinh thần ôn hòa, bất bạo động…Và tiếp những ngày sau đó cộng sản đã dùng luôn đến cả những hạng người sì ke ma túy, trường cai nghiện hút sách, cái bang gỉa, giáo dân giả, linh mục giả, và huy động thêm lực lượng các thành phần xấu trong xã hội để đưa tới nơi những người công giáo đang tụ họp cầu nguyện bằng cách phá phách, chửi bới, đánh đập, gạt chân cho người ta té, nhổ nước miếng vào mặt, vào đầu các giáo dân và các tu sĩ đang hiền từ hướng tâm cầu nguyện cho những kẻ gian ác.
Chúng đã vấy bẩn bàn thờ Chúa, Đức Mẹ bằng dầu nhớt và mắm tôm, và đổ rác rưởi chung quanh bàn thờ của Chúa Mẹ tại Linh Địa Thái Hà. Chúng đập phá đền Thánh Giêrađô; Chúng lại còn dùng loa phóng thanh với công suất cực mạnh để chõ mồm vào nhà thờ để khiêu khích, thậm chí còn vào hẳn nhà thờ để quấy rối, hát nghêu ngao để phá đám thánh lễ. Chưa xong họ còn đến tận nhà, tới tận trường học, tới những nơi xa xôi để dọa nạt và đe dọa học sinh, sinh viên và các giáo dân hiền lành chất phát ở những giáo xứ xa xôi…
Cả một guồng máy chế độ với hơn 600 tờ báo đài truyền thanh, đài truyền hình tham gia bôi nhọ, và kích động quần chúng nhân dân lên án giáo dân Thái Hà và tòa Khâm Sứ đã phá tài sản nhà nước, phá hủy tài sản công cộng, tài sản nhân dân.. . .Thậm tệ hơn lại đi cắt xén lời phát biểu chân tình, có tính cách xây dựng của đức tổng GM Ngô Quang Kiệt, với ngụ ý xuyên tạc, rồi đăng lên báo, đọc trên đài, trên truyền hình để lên án, mạ lị và sỉ nhục đức tổng GM Ngô Quang Kiệt. Bôi nhọ trực tiếp tới danh dự, tới thanh danh của ngài và gián tiếp bôi nhọ giáo hội công giáo Việt Nam. Họ kích động lòng yêu nước, mạnh mẽ lên án, kết tội ĐTGM một cách rất gay gắt trên truyền thông đại chúng trên cả nước, để tạo nên sự căm tức, phẫn nộ của toàn dân. Nhưng sự thực có những điều trái ngược ở đây là, cộng sản càng ra sức hạ uy tín và thanh danh của ĐTGM, thì uy tín của ngài lại được ngời sáng và thanh danh của ngài lại được tăng lên rất nhiều trên cả nước và trên cả thế giới sau khi người ta biết rõ dã tâm ác độc của cộng sản.
Qua những sự việc kể trên, chúng ta mới thực sự càng ngày càng hiểu rõ hơn về bản chất một chế độ mà vốn sở trường bản chất là lật lọng, tráo trở và gian ác. Những đặc tính này đã thấm vào trong xương máu, não tủy của họ đến cỡ nào.
Mặc dầu phải đối diện với những người cộng sản nham hiểm và ác độc như thế, nhưng Giáo Hội, các linh mục, giám mục vẫn khuyên bảo giáo dân hãy yêu thương họ, tha thứ cho họ, cầu nguyện cho họ mau sớm tỉnh ngộ, xa lánh những kẻ gian ác, để trở về con đường ngay chính, con đường chính nghĩa, con đường sự thật, con đường mà sẽ dẫn đưa, và hướng dẫn họ ra khỏi bóng đêm đen, và sẽ hướng dẫn họ trên con đường hoàn thiện, trở thành những người tốt cho đời, cho xã hội và cho tôn giáo.
Cho nên trên con đường đòi công lý, họ đã đến linh địa Đức Bà Hằng Cứu Giúp, tòa Khâm Sứ, để cầu nguyện, họ cam chịu những vất vả, đau đớn, trên thân xác và bị xỉ và khinh khi về tinh thần. Họ vẫn nhẫn nhục đè nén trên những chấn động tinh thần một cách sâu sắc vì lý tường và vì đức tin.
Qua việc đối đầu đi tìm công lý, qua thử thách, họ thấy mình can đảm hơn, kiên vững hơn. Khi biết được việc làm của mình có chính nghĩa, đang được cả thế giới lên tiếng ủng hộ. Cho nên bất cứ ở đâu có những người Việt định cư, đều cầu nguyện cho hòa bình, công lý của những người đang lên tiếng đòi hỏi tại quê nhà. Trong nước và ở khắp nơi đã đồng hưởng ứng hiệp thông cầu nguyện, kể cả những người bên lương rải rác cũng đã lên tiếng ủng hộ, nếu không nói là toàn dân đang âm thầm ủng hộ cho công cuộc đòi hòa bình, công lý và sự thật và đặc biệt hơn hết là được HĐGMVN đã ủng hộ cho những anh chị em đang đòi công lý này.
Người Công giáo được Chúa dậy phải yêu thương tất cả mọi người: “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy làm lành cho kẻ nguyền rủa anh em, và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em” ( Lc 6, 27-28).
Và chính Chúa Giêsu cũng đã làm gương và là nhân chứng cho lời dậy tình yêu bao la đó, khi Ngài chuẩn bị tắt hơi thở cuối cùng trên cây thập tự giá, lúc ấy Ngài đã mở miệng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” ( Lc 23,34).
Vậy với tâm tình đó, chúng ta cũng cầu nguyện cho tất cả mọi người, ngay cả cho những kẻ thù đang hãm hại mình. Chúng ta cầu nguyện cho họ mau sớm tỉnh ngộ, để trở về với chính nghĩa của dân tộc. Chúng ta những người yêu nước, yêu sự thật, yêu công lý sẵn sàng giơ rộng vòng tay tiếp đón những kẻ cộng sản thức thời đã trở về với chính nghĩa quốc gia. Như câu chuyện đứa con hoang đàng kể lại trong phúc âm…
Thế nhưng chúng ta sẽ không bao giờ cầu nguyện hay yêu thương một chế độ vô thần cộng sản gian ác, tráo trở, lật lọng, gian xảo, dám phạm thượng đến cả Thượng Đế và Trời Phật được. Một chủ nghĩa với những học thuyết tàn bạo, vô luân không thể tồn tại trên quê hương, trên thế giới mãi mãi được. Diệt là diệt cái chủ nghĩa gian ác, một chủ thuyết sai lầm. Chứ chúng ta không tận diệt hết những con người lầm đường lạc lối.
Trong cuộc đấu tranh với cộng sản vô thần hiện nay, chúng ta cần cầu nguyện trong ôn hòa, bất bạo động. Đó là một sự hiệp thông linh thiêng từ Trời Cao tới những con người nơi trần thế, mà đang hàng ngày khát khao hòa bình, và công lý và cũng là một dấu chỉ của sự hiệp thông sâu sắc giữa những con người và giữa các tôn giáo với nhau trong sự hướng thượng siêu nhiên cầu nguyện cho chân thiện mỹ được nở rộ trên quê huơng, cho hòa bình, công lý thực sự trở về với dân tộc.
Bây giờ hơn lúc nào hết giáo hội Công Giáo, các tôn giáo ở Việt Nam, cùng toàn dân cần hiệp thông cầu nguyện để ánh sáng chân lý, công lý phải được bừng sáng lên, để toàn dân lấy lại công bằng, và vực lại luân lý, đạo đức đang bị suy đồi và đang trên đà sụp đổ.
Sức mạnh toàn dân, sức mạnh của các tôn giáo trong tinh thần thống nhất, hiệp thông cầu nguyện, nó sẽ là niềm tin, nguồn hy vọng để trừ khử những bất công, những kẻ bóc lột, chống lại sự dữ, làm tan đi nghiệp chướng đang đè nặng trên dân tộc Việt Nam. Chúng ta cầu nguyện cho xã hội thay đổi, cho đất nước được phát triển tốt đẹp hơn.
Mặc dầu cầu nguyện để mưu tìm hòa bình, công lý nó sẽ gặp rất nhiều gian nan, thử thách, có khi phải vác thánh giá nặng nề trên hai vai, trên con đường đi tới vinh quang. Cho dù thánh giá đó có thể là mồ hôi, nước mắt, máu đổ, thịt rơi, thì chúng ta, toàn dân Việt cũng phải bắt đầu dấn thân ngay hôm nay. Có như thế thì hòa bình, công lý và sự thật mới có cơ may hé lộ bừng sáng lên lúc bình minh khi mặt trời mọc.
Chúng ta phải hiệp thông cầu nguyện cho tới khi nào vô thần chấp nhận công bằng, công lý cho toàn dân, bằng hiện thực, chứ không phải trên những lời hứa suông.
Dù hoàn cảnh sau này diễn biến có phức tạp có xấu đi thế nào đi chăng nữa. Chúng ta cũng phải cố gắng chỉ chú tâm cầu nguyện trong ôn hòa, bất bạo động để mưu tìm hòa bình, công lý, sự thật trở về cho quê hương, và các tôn giáo mới thôi.
Hãy nhìn lại một vài sự kiện lịch sử đã diễn ra trên dân tộc Việt Nam trong thời gian qua từ việc đấu tố địa chủ, tiểu tư sản mại bản, những người Bắc di cư vào Nam năm 1954, công hàm bán nước của ông Phạm Văn Đồng năm 1958. Việt cộng cưỡng chiếm Miền Nam năm 1975, nhìn lại đạo đức, luân lý của toàn xã hội Việt Nam bị sa đọa, xuống dốc; Nhìn lại sự tồn tại của các tôn giáo trong tan rã hay trong kiếp xin cho, cướp phá chùa chiền, giật sập nhà thờ, nhà nguyện…; Nhìn những người dân oan đi khiếu kiện cả hai miền đất nước với đảng cộng sản lãnh đạo toàn dân, mà đảng lại đứng lên trên cả luật pháp, tư pháp và hành pháp; thậm chí đứng lên đầu cả hiến pháp. Và vì thế cho nên đi kiện đảng, chẳng khác gì đi kiện củ khoai mà thôi.
Và đặc biệt thông qua cách cư và hành động thô bạo và vô nhân đạo của tập đoàn cộng sản Việt Nam qua vụ việc Thái Hà và tòa Khâm Sứ trong thời gian vừa qua họ đã dùng cả dùi cui, roi điện, hơi cay… trong khi những con chiên ngoan đạo đang hiền lành đọc kinh cầu nguyện, hát kinh hòa bình, để đòi hỏi lẽ phải, công lý trong tinh thần ôn hòa, bất bạo động…Và tiếp những ngày sau đó cộng sản đã dùng luôn đến cả những hạng người sì ke ma túy, trường cai nghiện hút sách, cái bang gỉa, giáo dân giả, linh mục giả, và huy động thêm lực lượng các thành phần xấu trong xã hội để đưa tới nơi những người công giáo đang tụ họp cầu nguyện bằng cách phá phách, chửi bới, đánh đập, gạt chân cho người ta té, nhổ nước miếng vào mặt, vào đầu các giáo dân và các tu sĩ đang hiền từ hướng tâm cầu nguyện cho những kẻ gian ác.
Chúng đã vấy bẩn bàn thờ Chúa, Đức Mẹ bằng dầu nhớt và mắm tôm, và đổ rác rưởi chung quanh bàn thờ của Chúa Mẹ tại Linh Địa Thái Hà. Chúng đập phá đền Thánh Giêrađô; Chúng lại còn dùng loa phóng thanh với công suất cực mạnh để chõ mồm vào nhà thờ để khiêu khích, thậm chí còn vào hẳn nhà thờ để quấy rối, hát nghêu ngao để phá đám thánh lễ. Chưa xong họ còn đến tận nhà, tới tận trường học, tới những nơi xa xôi để dọa nạt và đe dọa học sinh, sinh viên và các giáo dân hiền lành chất phát ở những giáo xứ xa xôi…
Cả một guồng máy chế độ với hơn 600 tờ báo đài truyền thanh, đài truyền hình tham gia bôi nhọ, và kích động quần chúng nhân dân lên án giáo dân Thái Hà và tòa Khâm Sứ đã phá tài sản nhà nước, phá hủy tài sản công cộng, tài sản nhân dân.. . .Thậm tệ hơn lại đi cắt xén lời phát biểu chân tình, có tính cách xây dựng của đức tổng GM Ngô Quang Kiệt, với ngụ ý xuyên tạc, rồi đăng lên báo, đọc trên đài, trên truyền hình để lên án, mạ lị và sỉ nhục đức tổng GM Ngô Quang Kiệt. Bôi nhọ trực tiếp tới danh dự, tới thanh danh của ngài và gián tiếp bôi nhọ giáo hội công giáo Việt Nam. Họ kích động lòng yêu nước, mạnh mẽ lên án, kết tội ĐTGM một cách rất gay gắt trên truyền thông đại chúng trên cả nước, để tạo nên sự căm tức, phẫn nộ của toàn dân. Nhưng sự thực có những điều trái ngược ở đây là, cộng sản càng ra sức hạ uy tín và thanh danh của ĐTGM, thì uy tín của ngài lại được ngời sáng và thanh danh của ngài lại được tăng lên rất nhiều trên cả nước và trên cả thế giới sau khi người ta biết rõ dã tâm ác độc của cộng sản.
Qua những sự việc kể trên, chúng ta mới thực sự càng ngày càng hiểu rõ hơn về bản chất một chế độ mà vốn sở trường bản chất là lật lọng, tráo trở và gian ác. Những đặc tính này đã thấm vào trong xương máu, não tủy của họ đến cỡ nào.
Mặc dầu phải đối diện với những người cộng sản nham hiểm và ác độc như thế, nhưng Giáo Hội, các linh mục, giám mục vẫn khuyên bảo giáo dân hãy yêu thương họ, tha thứ cho họ, cầu nguyện cho họ mau sớm tỉnh ngộ, xa lánh những kẻ gian ác, để trở về con đường ngay chính, con đường chính nghĩa, con đường sự thật, con đường mà sẽ dẫn đưa, và hướng dẫn họ ra khỏi bóng đêm đen, và sẽ hướng dẫn họ trên con đường hoàn thiện, trở thành những người tốt cho đời, cho xã hội và cho tôn giáo.
Cho nên trên con đường đòi công lý, họ đã đến linh địa Đức Bà Hằng Cứu Giúp, tòa Khâm Sứ, để cầu nguyện, họ cam chịu những vất vả, đau đớn, trên thân xác và bị xỉ và khinh khi về tinh thần. Họ vẫn nhẫn nhục đè nén trên những chấn động tinh thần một cách sâu sắc vì lý tường và vì đức tin.
Qua việc đối đầu đi tìm công lý, qua thử thách, họ thấy mình can đảm hơn, kiên vững hơn. Khi biết được việc làm của mình có chính nghĩa, đang được cả thế giới lên tiếng ủng hộ. Cho nên bất cứ ở đâu có những người Việt định cư, đều cầu nguyện cho hòa bình, công lý của những người đang lên tiếng đòi hỏi tại quê nhà. Trong nước và ở khắp nơi đã đồng hưởng ứng hiệp thông cầu nguyện, kể cả những người bên lương rải rác cũng đã lên tiếng ủng hộ, nếu không nói là toàn dân đang âm thầm ủng hộ cho công cuộc đòi hòa bình, công lý và sự thật và đặc biệt hơn hết là được HĐGMVN đã ủng hộ cho những anh chị em đang đòi công lý này.
Người Công giáo được Chúa dậy phải yêu thương tất cả mọi người: “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy làm lành cho kẻ nguyền rủa anh em, và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em” ( Lc 6, 27-28).
Và chính Chúa Giêsu cũng đã làm gương và là nhân chứng cho lời dậy tình yêu bao la đó, khi Ngài chuẩn bị tắt hơi thở cuối cùng trên cây thập tự giá, lúc ấy Ngài đã mở miệng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” ( Lc 23,34).
Vậy với tâm tình đó, chúng ta cũng cầu nguyện cho tất cả mọi người, ngay cả cho những kẻ thù đang hãm hại mình. Chúng ta cầu nguyện cho họ mau sớm tỉnh ngộ, để trở về với chính nghĩa của dân tộc. Chúng ta những người yêu nước, yêu sự thật, yêu công lý sẵn sàng giơ rộng vòng tay tiếp đón những kẻ cộng sản thức thời đã trở về với chính nghĩa quốc gia. Như câu chuyện đứa con hoang đàng kể lại trong phúc âm…
Thế nhưng chúng ta sẽ không bao giờ cầu nguyện hay yêu thương một chế độ vô thần cộng sản gian ác, tráo trở, lật lọng, gian xảo, dám phạm thượng đến cả Thượng Đế và Trời Phật được. Một chủ nghĩa với những học thuyết tàn bạo, vô luân không thể tồn tại trên quê hương, trên thế giới mãi mãi được. Diệt là diệt cái chủ nghĩa gian ác, một chủ thuyết sai lầm. Chứ chúng ta không tận diệt hết những con người lầm đường lạc lối.
Trong cuộc đấu tranh với cộng sản vô thần hiện nay, chúng ta cần cầu nguyện trong ôn hòa, bất bạo động. Đó là một sự hiệp thông linh thiêng từ Trời Cao tới những con người nơi trần thế, mà đang hàng ngày khát khao hòa bình, và công lý và cũng là một dấu chỉ của sự hiệp thông sâu sắc giữa những con người và giữa các tôn giáo với nhau trong sự hướng thượng siêu nhiên cầu nguyện cho chân thiện mỹ được nở rộ trên quê huơng, cho hòa bình, công lý thực sự trở về với dân tộc.
Bây giờ hơn lúc nào hết giáo hội Công Giáo, các tôn giáo ở Việt Nam, cùng toàn dân cần hiệp thông cầu nguyện để ánh sáng chân lý, công lý phải được bừng sáng lên, để toàn dân lấy lại công bằng, và vực lại luân lý, đạo đức đang bị suy đồi và đang trên đà sụp đổ.
Sức mạnh toàn dân, sức mạnh của các tôn giáo trong tinh thần thống nhất, hiệp thông cầu nguyện, nó sẽ là niềm tin, nguồn hy vọng để trừ khử những bất công, những kẻ bóc lột, chống lại sự dữ, làm tan đi nghiệp chướng đang đè nặng trên dân tộc Việt Nam. Chúng ta cầu nguyện cho xã hội thay đổi, cho đất nước được phát triển tốt đẹp hơn.
Mặc dầu cầu nguyện để mưu tìm hòa bình, công lý nó sẽ gặp rất nhiều gian nan, thử thách, có khi phải vác thánh giá nặng nề trên hai vai, trên con đường đi tới vinh quang. Cho dù thánh giá đó có thể là mồ hôi, nước mắt, máu đổ, thịt rơi, thì chúng ta, toàn dân Việt cũng phải bắt đầu dấn thân ngay hôm nay. Có như thế thì hòa bình, công lý và sự thật mới có cơ may hé lộ bừng sáng lên lúc bình minh khi mặt trời mọc.
Chúng ta phải hiệp thông cầu nguyện cho tới khi nào vô thần chấp nhận công bằng, công lý cho toàn dân, bằng hiện thực, chứ không phải trên những lời hứa suông.
Dù hoàn cảnh sau này diễn biến có phức tạp có xấu đi thế nào đi chăng nữa. Chúng ta cũng phải cố gắng chỉ chú tâm cầu nguyện trong ôn hòa, bất bạo động để mưu tìm hòa bình, công lý, sự thật trở về cho quê hương, và các tôn giáo mới thôi.
Hội đồng GMVN nhập cuộc đòi dân quyền tư hữu
Lý Đại Nguyên
19:24 02/10/2008
Hội đồng GMVN nhậtp cuộc đòi dân quyền tư hữu
Vì nhu cầu hợp pháp hóa tiền bạc tham nhũng phi pháp của đảng viên Việt cộng, và đáp ứng với đòi hỏi của Kinh Tế Thị Trường trong thời mở cửa là phải công nhận thành phần Kinh Tế Tư Doanh. Nên chế độ Việt Cộng Xã Hội Chủ Nghĩa đã cho đảng viên của mình “Làm Kinh Tế”. Cổ phần hóa các công ty quốc doanh, tạo điều kiện cho bọn đảng viên kinh tài Việt cộng thành “Tư Bản Đỏ”, dùng đất đai của toàn dân làm cổ phần để liên doanh với Tư Bản Ngoại Quốc, nuôi tham vọng biến Cộng đảng thành thứ công ty tư bản tài phiệt man rợ cực quyền toàn trị. Do đó Việt cộng đã mặc nhiên phải để cho dân làm chủ tài sản kinh doanh riêng của mình. Nhưng về mặt đất đai thì hoàn toàn nằm trong tay nhà nước quản lý, không cho người dân có quyền tư hữu. Chính vì vậy mà những kẻ có quyền, có thế tha hồ nhân danh luật lệ công hữu ruộng đất của nhà nước để chiếm đoạt ruộng cày của nông dân, ao vườn của dân lành, tịch thu điền sản của các tôn giáo. Tạo ra cảnh dân oan, giáo oan khắp nước.
Khác với các tôn giáo dân lập, như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất của Miền Nam Tự Do, bị Việt cộng đặt ngoài vòng pháp luật, đã thực hiện ngay cuộc đấu tranh bất bạo động đòi Tự Do Tôn Giáo, còn Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vốn có mặt tại Miền Bắc Cộng Sản, vì Cộng Sản vẫn để cho Giáo Hội trực thuộc trong hệ thống Kitô Giáo Vatican của Giáo Hoàng, nên khi Việt cộng cướp được Miền Nam, các Giám Mục Miền Nam đương nhiên phải thống hợp với các Giám Mục Miền Bắc để trở thành Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, và cũng mặc nhiên phải nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc do Cộng Đảng lãnh đạo. Chính vì vậy mà Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bị thất thế trong việc tranh đòi tự do tôn giáo cho Việt Nam. Nhưng Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt của Hà nội cũng đã tìm ra đối sách để tự khẳng định vị thế của giáo hội mình trong cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Qua việc phát động tu sĩ, giáo dân đòi lại Tòa Khâm Sứ, vốn thuộc chủ quyền hợp pháp của Tòa Tổng Giám Mục Hà nội đã bị nhà nước Việt cộng tịch thu từ khi họ trục xuất Khâm Sứ Tòa Thánh khỏi Hà nội.
Cuộc đòi tài sản của giáo phận Hà nội nổ ra từ ngày 18-12-2007 lan xuống Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, qua Hà Đông, vào Quảng Trị, Nha Trang, Đà Lạt, Sàigòn xuống Vĩnh Long, làm thành phong trào lớn rộng khắp nước. Nếu Việt cộng trả một nơi thì phài trả khắp nơi, trả cho Công Giáo thì phải trả cho các tôn giáo khác. Thế nên Việt cộng đã phải nhờ tới sự can thiệp của Hồng Y Tarcisio Bertone, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Tòa Thánh mới tạm yên. Nhưng Việt cộng vốn không giữ lời hứa để giải quyết êm thấm vấn đề Tòa Khâm Sứ. Nên ngày 15-08-2008, tu sĩ, giáo dân Thái Hà lại tập trung tại khu đất bị tịch thu để cầu nguyện, hát thánh ca đòi Công Lý và Sự Thật. Lần này không riêng tu sĩ, giáo dân Thái Hà và Hà nội, mà hầu hết các Giám Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân của những Giáo Phận Miền Bắc cùng đổ về Thái Hà để bày tỏ thái độ quyết liệt, sẵn sàng vào tù và tử vì đạo để đòi hỏi công lý và nói lên sự thật. Măc dù Việt cộng đã sử dụng tới ngón đòn đê tiện là thuê bọn lưu manh, du đãng hành hung, nhục mạ các tu sĩ và giáo dân đang chuyên tâm cầu nguyện, trước sự canh chừng của công an nhà nước.
Ngay sau khi Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt sang Hoakỳ để thực hiện việc kết giao Huynh Đệ giữa giáo phận Hà nội với giáo phận Orange về, thì cuộc tập trung cầu nguyện trước Tòa Khâm Sứ song song với Thái Hà lại diễn ra đông đảo và quyết liệt hơn. Trong một cuộc họp công khai với Hội Đồng Thành Phố Hà nội, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã mạnh mẽ, thẳng thắn phát biểu rằng: “Tự Do Tôn Giáo là Quyền, chứ không phải là cái ân huệ xin cho” . Như vậy là Ngài đã phủ nhận thứ “Pháp lệnh Tín Ngưỡng và Tôn Giáo”của nhà nước Việt cộng buộc các giáo hội được nhà nước công nhận phải sinh hoạt trong quy chế “xin cho”. Phản ứng của Việt cộng là cô lập 2 khu đất tòa Khâm Sứ và Thái Hà, biến nơi đây thành công viên. Đồng thời ngày 23-09-2008, gửi thư kiến nghị Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đòi “xem xét, xử lý và đề nghị xử lý nghiêm minh theo quy định của Giáo Hội đối với Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, linh mục Vũ Khởi Phụng, các giáo sĩ Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong” . Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch HĐGMVN, ngày 25-09-08 đã có văn thư trả lời: “Sau khi xem xét, chúng tôi thấy các vị này không làm bất cứ điều gì đi ngược lại với giáo luật hiện hành của Giáo Hội Công Giáo” . Đồng thời gửi kèm bàn Quan Điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay như sau:
“1-Trước hết, nếu luật về đất đai còn nhiều bất cập thì sửa đổi cho hoàn chỉnh. Việc sửa đổi này cần quan tâm tới quyền tư hữu của người dân như Tuyên Ngôn Quốc Tề của Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền… Đây sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc rễ những vụ khiếu kiện về đất đai và tài sản của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước” .
Rõ ràng là HĐGMVN đòi thay chế độ Công Hữu Xã Hội Chủ Nghĩa ăn cướp thành chế độ Tư Hữu Dân Quyền Tự Do. Còn lấp lửng, nhập nhằng, tùy tiện như hiện nay thì chỉ làm bậy mà thôi.
“2- Kế đến, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi những người làm công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật. Trong thực tế, đã có những thông tin bóp méo hoặc cắt xén như trong trường hợp tranh chấp đất đai tại Tòa Khâm Sứ cũ” .
Ở đây HĐGMVN đòi Tự Do Ngôn Luận trong sáng và chính trực, truyền thông không làm công cụ cho chế độ bưng bít xuyên tạc sự thật lừa dối dân chúng.
“3- Cuối cùng, truyền thống văn hoá và đạo đức của dân Việt vốn nhấn mạnh đến tình tương thân tương ái và sự hài hòa trong xã hội. Tuy nhiên khi giải quyết những tranh chấp gần đây, đáng tiếc là có những hành vi sử dụng bạo lực, làm mất đi tương quan hài hòa trong cuộc sống… Một giải pháp thỏa đáng chỉ có thể đạt được nhờ đối thoại thẳng thắn, cởi mở và chân thành, trong hòa bình và tôn trọng lẩn nhau” .
Đáng tiếc là HĐGMVN đang phải trực diện với những kẻ phi văn hóa, vô đạo đức, bất cố liêm sỉ, họ chỉ biết bảo vệ quyền lợi, địa vị của họ bằng bạo lực trấn áp, chứ không nghĩ tới tình tương thân, tương ái đồng bào, thể thống quốc gia, danh dự dân tộc. Bởi vậy họ không từ một thủ đoạn thâm độc, bần tiện nào mà không đem ra áp dụng đối với những người đòi hỏi Công Lý và Sự Thật, như Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, các tu sĩ, giáo dân và ngay cả Hội Đồng Giám Mục của quý Ngài, Cũng như đã từng đối phó với Hòa Thượng Thích Quảng Độ, các vị lãnh đạo trong Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN, các Tôn Giáo Dân Lập và những người đấu tranh cho Dân Chủ hiện nay. Nhưng một sự thật hiển nhiên là những người càng bị Việt cộng đánh phá, trù dập nhiều bao nhiêu, thi uy tín trong quốc dân, ngoài quốc tế càng được tôn quý bấy nhiêu. Vui mừng và hy vọng, qua Quan Điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đây hẳn là sự nhập cuộc của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong, ngoài nước, tương tác với các tôn giáo bạn và toàn dân trong cuộc vận động Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền cho sớm thành tựu.
(Little Saigon, ngày 30-09-2008.)
Vì nhu cầu hợp pháp hóa tiền bạc tham nhũng phi pháp của đảng viên Việt cộng, và đáp ứng với đòi hỏi của Kinh Tế Thị Trường trong thời mở cửa là phải công nhận thành phần Kinh Tế Tư Doanh. Nên chế độ Việt Cộng Xã Hội Chủ Nghĩa đã cho đảng viên của mình “Làm Kinh Tế”. Cổ phần hóa các công ty quốc doanh, tạo điều kiện cho bọn đảng viên kinh tài Việt cộng thành “Tư Bản Đỏ”, dùng đất đai của toàn dân làm cổ phần để liên doanh với Tư Bản Ngoại Quốc, nuôi tham vọng biến Cộng đảng thành thứ công ty tư bản tài phiệt man rợ cực quyền toàn trị. Do đó Việt cộng đã mặc nhiên phải để cho dân làm chủ tài sản kinh doanh riêng của mình. Nhưng về mặt đất đai thì hoàn toàn nằm trong tay nhà nước quản lý, không cho người dân có quyền tư hữu. Chính vì vậy mà những kẻ có quyền, có thế tha hồ nhân danh luật lệ công hữu ruộng đất của nhà nước để chiếm đoạt ruộng cày của nông dân, ao vườn của dân lành, tịch thu điền sản của các tôn giáo. Tạo ra cảnh dân oan, giáo oan khắp nước.
Khác với các tôn giáo dân lập, như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất của Miền Nam Tự Do, bị Việt cộng đặt ngoài vòng pháp luật, đã thực hiện ngay cuộc đấu tranh bất bạo động đòi Tự Do Tôn Giáo, còn Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vốn có mặt tại Miền Bắc Cộng Sản, vì Cộng Sản vẫn để cho Giáo Hội trực thuộc trong hệ thống Kitô Giáo Vatican của Giáo Hoàng, nên khi Việt cộng cướp được Miền Nam, các Giám Mục Miền Nam đương nhiên phải thống hợp với các Giám Mục Miền Bắc để trở thành Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, và cũng mặc nhiên phải nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc do Cộng Đảng lãnh đạo. Chính vì vậy mà Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bị thất thế trong việc tranh đòi tự do tôn giáo cho Việt Nam. Nhưng Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt của Hà nội cũng đã tìm ra đối sách để tự khẳng định vị thế của giáo hội mình trong cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Qua việc phát động tu sĩ, giáo dân đòi lại Tòa Khâm Sứ, vốn thuộc chủ quyền hợp pháp của Tòa Tổng Giám Mục Hà nội đã bị nhà nước Việt cộng tịch thu từ khi họ trục xuất Khâm Sứ Tòa Thánh khỏi Hà nội.
Cuộc đòi tài sản của giáo phận Hà nội nổ ra từ ngày 18-12-2007 lan xuống Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, qua Hà Đông, vào Quảng Trị, Nha Trang, Đà Lạt, Sàigòn xuống Vĩnh Long, làm thành phong trào lớn rộng khắp nước. Nếu Việt cộng trả một nơi thì phài trả khắp nơi, trả cho Công Giáo thì phải trả cho các tôn giáo khác. Thế nên Việt cộng đã phải nhờ tới sự can thiệp của Hồng Y Tarcisio Bertone, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Tòa Thánh mới tạm yên. Nhưng Việt cộng vốn không giữ lời hứa để giải quyết êm thấm vấn đề Tòa Khâm Sứ. Nên ngày 15-08-2008, tu sĩ, giáo dân Thái Hà lại tập trung tại khu đất bị tịch thu để cầu nguyện, hát thánh ca đòi Công Lý và Sự Thật. Lần này không riêng tu sĩ, giáo dân Thái Hà và Hà nội, mà hầu hết các Giám Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân của những Giáo Phận Miền Bắc cùng đổ về Thái Hà để bày tỏ thái độ quyết liệt, sẵn sàng vào tù và tử vì đạo để đòi hỏi công lý và nói lên sự thật. Măc dù Việt cộng đã sử dụng tới ngón đòn đê tiện là thuê bọn lưu manh, du đãng hành hung, nhục mạ các tu sĩ và giáo dân đang chuyên tâm cầu nguyện, trước sự canh chừng của công an nhà nước.
Ngay sau khi Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt sang Hoakỳ để thực hiện việc kết giao Huynh Đệ giữa giáo phận Hà nội với giáo phận Orange về, thì cuộc tập trung cầu nguyện trước Tòa Khâm Sứ song song với Thái Hà lại diễn ra đông đảo và quyết liệt hơn. Trong một cuộc họp công khai với Hội Đồng Thành Phố Hà nội, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã mạnh mẽ, thẳng thắn phát biểu rằng: “Tự Do Tôn Giáo là Quyền, chứ không phải là cái ân huệ xin cho” . Như vậy là Ngài đã phủ nhận thứ “Pháp lệnh Tín Ngưỡng và Tôn Giáo”của nhà nước Việt cộng buộc các giáo hội được nhà nước công nhận phải sinh hoạt trong quy chế “xin cho”. Phản ứng của Việt cộng là cô lập 2 khu đất tòa Khâm Sứ và Thái Hà, biến nơi đây thành công viên. Đồng thời ngày 23-09-2008, gửi thư kiến nghị Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đòi “xem xét, xử lý và đề nghị xử lý nghiêm minh theo quy định của Giáo Hội đối với Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, linh mục Vũ Khởi Phụng, các giáo sĩ Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong” . Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch HĐGMVN, ngày 25-09-08 đã có văn thư trả lời: “Sau khi xem xét, chúng tôi thấy các vị này không làm bất cứ điều gì đi ngược lại với giáo luật hiện hành của Giáo Hội Công Giáo” . Đồng thời gửi kèm bàn Quan Điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay như sau:
“1-Trước hết, nếu luật về đất đai còn nhiều bất cập thì sửa đổi cho hoàn chỉnh. Việc sửa đổi này cần quan tâm tới quyền tư hữu của người dân như Tuyên Ngôn Quốc Tề của Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền… Đây sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc rễ những vụ khiếu kiện về đất đai và tài sản của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước” .
Rõ ràng là HĐGMVN đòi thay chế độ Công Hữu Xã Hội Chủ Nghĩa ăn cướp thành chế độ Tư Hữu Dân Quyền Tự Do. Còn lấp lửng, nhập nhằng, tùy tiện như hiện nay thì chỉ làm bậy mà thôi.
“2- Kế đến, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi những người làm công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật. Trong thực tế, đã có những thông tin bóp méo hoặc cắt xén như trong trường hợp tranh chấp đất đai tại Tòa Khâm Sứ cũ” .
Ở đây HĐGMVN đòi Tự Do Ngôn Luận trong sáng và chính trực, truyền thông không làm công cụ cho chế độ bưng bít xuyên tạc sự thật lừa dối dân chúng.
“3- Cuối cùng, truyền thống văn hoá và đạo đức của dân Việt vốn nhấn mạnh đến tình tương thân tương ái và sự hài hòa trong xã hội. Tuy nhiên khi giải quyết những tranh chấp gần đây, đáng tiếc là có những hành vi sử dụng bạo lực, làm mất đi tương quan hài hòa trong cuộc sống… Một giải pháp thỏa đáng chỉ có thể đạt được nhờ đối thoại thẳng thắn, cởi mở và chân thành, trong hòa bình và tôn trọng lẩn nhau” .
Đáng tiếc là HĐGMVN đang phải trực diện với những kẻ phi văn hóa, vô đạo đức, bất cố liêm sỉ, họ chỉ biết bảo vệ quyền lợi, địa vị của họ bằng bạo lực trấn áp, chứ không nghĩ tới tình tương thân, tương ái đồng bào, thể thống quốc gia, danh dự dân tộc. Bởi vậy họ không từ một thủ đoạn thâm độc, bần tiện nào mà không đem ra áp dụng đối với những người đòi hỏi Công Lý và Sự Thật, như Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, các tu sĩ, giáo dân và ngay cả Hội Đồng Giám Mục của quý Ngài, Cũng như đã từng đối phó với Hòa Thượng Thích Quảng Độ, các vị lãnh đạo trong Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN, các Tôn Giáo Dân Lập và những người đấu tranh cho Dân Chủ hiện nay. Nhưng một sự thật hiển nhiên là những người càng bị Việt cộng đánh phá, trù dập nhiều bao nhiêu, thi uy tín trong quốc dân, ngoài quốc tế càng được tôn quý bấy nhiêu. Vui mừng và hy vọng, qua Quan Điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đây hẳn là sự nhập cuộc của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong, ngoài nước, tương tác với các tôn giáo bạn và toàn dân trong cuộc vận động Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền cho sớm thành tựu.
(Little Saigon, ngày 30-09-2008.)
Nhân đọc Quan Điểm của HĐGMVN- Nhận diện bản chất dối trá của CSVN
Lê Thiên
19:54 02/10/2008
Nhân đọc “Quan điểm của Hội Đồng Giám mục Việt Nam …”
NHẬN DIỆN BẢN CHẤT DỐI TRÁ CỦA CSVN
Vụ đất đai Tòa Khâm sứ ở Hà Nội và khu vực Giáo xứ Thái Hà của Dòng Chúa Cứu Thế cũng ở Hà Nội đã sôi sục trong nhiều tháng qua. Một bên nêu bằng cớ về chủ quyền của tài sản và giáo dân tập họp cầu nguyện trên khu vực tài sản của Giáo Hội mình, một bên là các quan chức chính quyền vẫn lập trường đảng ta “trước sau như một” được phương tiện truyền thông chính quy hà hơi tiếp sức, tranh đoạt bằng lý lẽ của kẻ mạnh! Thay vì chân thành “đối thoại” với nhau, kẻ cai trị dùng mưu ma chước quỷ tạo nên một cuộc “đối chọi” hầu có cớ chụp mũ, quy lỗi, kết tội kẻ bị trị. Và cuối cùng “la raison du plus fort est toujours la meilleure – Lý của kẻ mạnh luôn luôn thắng thế”.
Chưa hết! Ngày 23/9/2008 Ủy ban Nhân dân thành phố còn gửi văn thư số 1437/UBND-NC cho Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) yêu cầu “xem xét, xử lý và đề nghị xử lý nghiêm minh theo qui định của Giáo hội đối với Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, linh mục Vũ Khởi Phụng, các giáo sĩ Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong.”
Ngày 25/9/2008, HĐGMVN gửi thư phản bác văn thư trên với câu trả lời lịch sự ngắn gọn: “HĐGMVN thấy các vị này không có làm gì ngược lại Giáo luật hiện hành của Giáo hội Công Giáo.”
HĐGMVN đã tế nhị không đả động gì đến thái độ trịch thượng ngu xuẩn của quan chức ký văn thư trong kiểu cách nhảy xổm vào nội bộ của tôn giáo kiểu đảng ủy ra lệnh cho chính quyền.
Nhưng người dân thì ngẫm nghĩ cười thầm trước thái độ hống hách của mấy ông quan Cộng sản Hà Nội khi nhớ lại lời phát biểu của nhà văn Nguyễn Khải: “Cái buồn cười là cái trái nghịch trong cùng một người, kẻ vô luân nói chuyện đạo đức, tên ăn cắp dạy dỗ phải bảo vệ của công, người hống hách lại là tên nịnh bợ bậc nhất.” Rồi ông nhà văn đã phải tự khai rằng: “Trong nửa thế kỷ sống dưới sự lãnh đạo của một Đảng theo học thuyết Mác Lê, tôi luôn luôn được nhắc nhở phải tôn trọng quần chúng, sức mạnh của quần chúng có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử và số phận của nhiều cá nhân. Nhưng cũng thật trớ trêu, không có một chế độ cộng hoà nào ở thế kỷ 20 lại dám coi thường quần chúng như tại các nước xã hội chủ nghĩa.”
Thiết tưởng, văn thư số 1437/UBND-NC của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đủ bộc lộ tư cách, phẩm chất và giá trị con người đã đẻ ra nó, chẳng cần phải bàn cãi gì thêm.
Điều đáng ghi nhận là cùng với thư trả lời cho cái văn thư quái đản số 1437/UBND-NC kia, HĐGMVN còn công bố một văn bản bày tỏ “Quan điểm của Hội Đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay.”
Trong bản quan điểm này HĐGMVN nêu ra một số nguyên nhân dẫn đến “tình hình khiếu kiện đất đai kéo dài và chưa được giải quyết thỏa đáng” mà “nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại thêm.” Bên cạnh đó “một số phương tiện truyền thông thay vì là nhịp cầu liên kết và cảm thông thì lại gieo rắc hoang mang và nghi kỵ” cũng như “một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực, và như thế, tạo thêm bất công trong xã hội.”
Có lẽ chẳng phải đến bây giờ HĐGMVN mới nhận ra các điều trên đây. Nhưng đây dường như là lần đầu tiên, bằng văn thư chính thức, HĐGMVN nói thẳng với nhà cầm quyền và toàn dân Việt Nam quan điểm của mình về “những điều nhức nhối trong lương tâm” không thể không nói ra.
HĐGMVN đưa ra lời cảnh báo: “Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Chắc chắn tất cả những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc, không thể không quan tâm đến tình trạng này” .
Bản chất dối trá của Cộng sản
Ông Mikhail Gorbachev, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đã từng lên tiếng công khai: “Tôi đã bỏ hơn nửa cuộc đời đấu tranh cho lý tưởng cộng sản; nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo. ” Phải chăng đó là lời cảnh giác về căn tính gian manh cố hữu của Cộng sản?
Đức Cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận kể một mẫu chuyện dí dỏm về chính ngài và Đức Hồng y Trịnh Văn Căn vào thời gian ngài còn là Tổng Giám mục tù nhân CS bị quản thúc tại Hà Nội như sau:
Có một lần Đức Hồng y Trịnh Văn Căn gặp riêng Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận. ĐHY Căn hỏi thăm về cuộc sống cùa Đức Tổng Thuận trong thời gian mất tự do. Sau khi nghe Đức Tổng Giám mục Thuận thuật lại cuộc sống trong tù của mình, ĐHY Trịnh Văn Căn tấm tắc khen và tò mò hỏi:
- Như vậy ở trong đó, Đức Tổng chắc khỏi phải sợ phạm tội gì cả.
Đức Tổng Thuận trả lời:
- Dạ thưa Đức Hồng Y, cũng có phạm tội chứ! Chẳng hạn mình đang mệt mà cán bộ hỏi thì mình cũng phải nói khỏe. Mình đang đói mà cán bộ hỏi, lại phải nói no, hay đang buồn cũng trả lời vui… Chỉ có tội nói không thật là hay phạm thôi.
Đức Hồng Y Căn khoát tay và nói:
- Chúng ta đều phạm tội như nhau.
Quả vậy, sống trong đất nước xã hội chủ nghĩa, mọi người – kể cả người ở trong tù lẫn ở ngoài nhà tù - đều bị bắt buộc phải NÓI DỐI, bất luận anh là ai, là giới chức nào, thuộc thành phần nào! Nói dối vì bị ép phải nói dối như bị ép cung. Ai đã sống ít nhiều thời gian dưới chế độ Cộng sản cũng đều có kinh nghiệm bi-hài này.
Như vậy lời cảnh báo của HĐGMVN là đúng đắn.
Qua các diễn biến khiếu kiện gần đây của người dân cũng như của tôn giáo, các cách đối phó lưu manh tráo trở, lật lọng, vu khống trắng trợn của các cơ quan chính quyền Cộng sản càng ngày càng lộ rõ.
Cộng sản = Lưu manh, gian dối
Thật ra, tại Việt Nam chẳng phải đến bây giờ người dân mới nhận rõ bản chất lưu manh của Cộng sản Việt Nam.
Từ hơn 60 năm về trước, nhiều văn nhân trí thức ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa cũng đã từng lên tiếng báo động về căn tính dối trá của Cộng sản. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, một trí thức từ Pháp trở về Bắc đầu phục chính quyền Cộng sản Việt Nam vào đầu thập niên 50, đến năm 1956 thì bị nhà nước CS miền Bắc đày đọa chỉ vì dám lên tiếng góp ý thẳng thắn về những sai sót trong cơ chế xã hội thời đó.
Về cuối đời của mình, Ls Nguyễn Mạnh Tường đã phải kêu lên: "Cộng sản sống bằng sự dối trá, giả hình, nhưng cái sai lầm của nó là đặt sự tàn bạo của nó trên những vẻ bề ngoài hư ảo mà nó giải thích theo ý mình và dùng để tiêu diệt những kẻ mà nó gọi là kẻ thù" (Kẻ bị khai trừ, trang 147). Luật sư Tường kết luận: "Sự dã man quỷ quyệt mánh lới và sự bất nhân khéo che đậy của họ [= Cộng sản] chưa hề thấy trong lịch sử loài người" (sđd như trên).
Ông Tường vạch rõ: "Thế giới Việt Nam là thế giới đóng cửa, cũng như toàn thể cái thế giới cộng sản vậy. Ở bên trong người ta tự cho phép làm những việc không thể tưởng tượng được, bách hại dã man, điên rồ bỉ ổi. Không ai dám nhìn vào bên trong cái hỏa ngục, trong đó diễn ra những tội ác chỉ có trong thời kỳ thế mạt, làm mất hết nhân phẩm, nhân tính" (trang 134).
Bưng bít, che đậy và sự dối trá của Cộng sản còn được một cựu cán bộ kháng chiến - nhà văn Xuân Vũ [2] - xác định trong cuốn Đồng Bằng Gai Góc của ông: "Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ làm là làm bậy" (sđd, trang 335). Và ông thẳng thắn tố giác: "Bàn tay ác hại của đảng mó tới đâu máu đổ tới đó" (sđd trang 76). Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu có thể sai nhiều điều, nhưng chắc chắn ông luôn luôn đúng khi căn dặn mọi người: “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm.”
Ông Phạm quế Dương, cựu Đại tá cộng sản, cựu Tổng biên tập tạp chí Nghiên cứu lịch sử Quân đội Nhân dân cũng nói: “Cộng sản vừa bất tài, vừa bất lực và vừa bất lương.”
Trả lời cuộc phỏng vấn của Thanh Niên ngày 20/5/2006, Phó chủ nhiệm Văn phòng QH/CSVN Trần Quốc Thuận phát biểu: "Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Không tham nhũng mới là lạ! Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống. Mọi người nhận lương đó, nhưng mà có ai sống bằng lương đâu! Nói dối hằng ngày nên thành thói quen. Thói quen đó lặp lại nhiều lần thành 'đạo đức', mà cái 'đạo đức' đó là rất mất đạo đức. Đấy là một cái nguy, nhưng tôi thấy ít người quan tâm, chỉ chăm chăm vào vụ tham nhũng này, vụ tham nhũng kia" [3]. (Bài phỏng vấn có nhan đề “Cơ chế này sinh ra nói dối hằng ngày").
Cái 'đạo đức' rất mất đạo đức phát sinh từ cái thói “có nói không, không nói có” , nó lưu thông trong huyết quản của hầu hết quan chức Cộng sản, kể cả lãnh tụ “thần thánh” họ Hồ của họ.
Xin đan cử một trong rất nhiều bằng chứng mà sách báo đã vạch ra về biệt tài nói dối của ông Hồ.
Biệt tài nói dối của Hồ lãnh tụ
Chúng tôi muốn đề cập đến quyển "Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch" xuất hiện từ mùa xuân năm 1948. Cuốn sách ghi tác giả tên là Trần Dân Tiên. Thế nhưng, theo Phương Nam Đỗ Nam Hải [4], vào năm 1985, giáo sư Hà Minh Ðức đã xuất bản cuốn “Những Tác Phẩm Văn Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh” trong đó có đoạn: ‘‘…Ðáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào và bạn bè trên thế giới, Hồ Chủ Tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch…’’ . (Hà Minh Ðức, sách đã dẫn, Tr 132, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1985). Thì ra, Trần Dân Tiên chính là Hồ Chí Minh.
Tác giả viết tự truyện và chọn một bút hiệu, điều đó chẳng có gì là sai trái. Nhưng khi Hồ Chí Minh dùng bút danh Trần Dân Tiên để viết sách tự đề cao mình, tự ca tụng mình thì thật là một trò lưu manh giảo hoạt khó mà chấp nhận. Chẳng hạn, những câu sau đây: ‘‘…Bác Hồ của chúng ta vô cùng khiêm tốn; Bác không muốn kể cho ai nghe về hoạt động của mình". "Bác Hồ được nhân dân ta coi là cha già của dân tộc". "Bác còn vĩ đại hơn Lê Lợi, Trần Hưng Ðạo vì đã đưa dân tộc ta vào kỷ nguyên xã hội chủ nghĩa…’’ !
Tự đưa mình lên đỉnh trời cao, tự thần hóa mình thì đó là tự cao tự đại hay là khiêm nhường? ‘‘…Một người như Hồ Chủ Tịch của chúng ta với đức tinh khiêm tốn nhường ấy và đang lúc bề bộn biết bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể cho tôi nghe bình sinh của Người được?…’’
Chữ N (Người) bằng chữ hoa! Thần thánh đấy!
Quyển sách mang tên tác giả Trần Dân Tiên ấy xuất hiện từ năm 1947! Có nghĩa là từ thời đó Hồ Chí Minh đã tự tôn mình làm “cha già dân tộc” trước khi bắt dân chúng suy tôn mình. Hồ Chí Minh huênh hoang tự cho mình “vĩ đại hơn Lê Lợi, Trần Hưng Đạo” chứ có người dân nào tung hô ông như thế đâu! Tất nhiên trừ đám bộ hạ của ông ra.
Chủ tịch nước nói dối
Ngày 06/07/2007, báo Tuổi Trẻ cho rằng “chuyến thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, từ ngày 18 đến 23-6, được sự quan tâm, chú ý đặc biệt của giới truyền thông Hoa Kỳ. Tuổi Trẻ trích giới thiệu cuộc trả lời phỏng vấn của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với Hãng truyền hình CNN vừa được phát trên báo Nhân Dân điện tử ngày 4-7.” Trong bài phỏng vấn ấy, CNN nêu câu hỏi về vụ bắt bớ, bỏ tù Linh mục Nguyễn Văn Lý, ông Nguyễn Minh Triết trả lời: “Ông ta [lm Nguyễn Văn Lý] vi phạm pháp luật VN. Đây hoàn toàn là vấn đề pháp luật, không phải là vấn đề tôn giáo. Việc xét xử ông ta được Hội đồng giám mục VN và Tòa thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi.”
Rồi khi đàm đạo với bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, ông Triết lại lặp lại: “Nếu như bà nói rằng chúng tôi vi phạm tôn giáo thì trong sự kiện này, người đáng lẽ phải lên tiếng mạnh mẽ nhất phải là Hội đồng giám mục ở VN. Nhưng trong vụ xử công dân Nguyễn Văn Lý thì Hội đồng giám mục VN lại hết sức đồng tình, ủng hộ.
Các vị có thể nghi ngờ Hội đồng linh mục không dám lên tiếng nhưng chính Tòa thánh Vatican, nơi quản lý, bảo vệ quyền lợi cho các linh mục trên toàn thế giới, trong trường hợp này cũng đồng tình ủng hộ Chính phủ VN. ”
Ngay hôm sau, ngày 07/7/2007, HĐGMVN lập tức gửi thư minh xác về lời tuyên bố của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết như sau: “Câu trả lời của Cụ Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết ‘Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi’ là không đúng sự thật.”
Sau đó chẳng hề thấy phía nhà cầm quyền VN “phản hồi” thư minh xác của HĐGMVN. “Không đúng sự thật” là gì nếu không phải là nói dối? Chủ tịch một nước mà lại đi nói dối trắng trợn trước một cơ quan truyền thông quốc tế (CNN) và với một giới chức chính trị cao cấp của nước Mỹ, thì nhục hay vinh? Đáng tự hào hay đáng hổ thẹn?
Thảo nào trong chế độ Cộng sản ở Việt Nam, dối trá chồng chất dối trá, lưu manh tiếp nối lưu manh, từ thế hệ này sang thế hệ khác! Trong mọi lãnh vực, mọi cơ cấu đảng và nhà nước cộng sản!
Phát huy cơ chế nói dối
Các quan chức Cộng sản biện luận rằng, trên thế giới ở đâu lại chẳng có người nói dối, cấp lãnh đạo các nhà nước gọi là dân chủ Âu Mỹ không nói dối sao? Vâng, những người làm chính trị và nhất là những kẻ nắm quyền trị nước là những người nói dối và cố tình che đậy sự thật nhiều nhất. Nhưng trong các nước dân chủ Âu Mỹ, sự thật càng che đậy, truyền thông càng soi mói lôi hết ra ánh sáng cho công luận phán xét. Ông George Bush Cha chỉ làm Tổng thống được một nhiệm kỳ 4 năm rồi bị dân Mỹ cho về vườn chỉ vì đã nói nhiều điều không thật mà còn lên gân bảo người ta hãy “đọc trên môi tôi đây” . Ông Clinton đã từng giấu giếm chuyện ông dan díu với cô sinh viên tập sự Monica Lewinski, lại còn cả quyết mình “không bao giờ, không bao giờ…” khiến truyền thông Mỹ đánh ông tơi bời, lôi chuyện ông làm tình với cô hay bắt bồ với cô khác mà bêu rếu. Hai câu nói của hai ông cựu Tổng thống truyền thông Mỹ không ngừng đem ra chế giễu mỗi khi có dịp.
Còn tại nước Việt Nam cộng hòa xã hội chủ nghĩa, lãnh đạo cứ nói dối, truyền thông Nhà Nước (trong nước cho có mỗi một thứ truyền thông này mà thôi) cứ che đậy những mưu đồ đằng sau sự dối trá, cứ thổi phồng tài năng, đức độ và thành tích siêu quần bạt chúng của lãnh đạo, thì làm sao lãnh đạo các cấp không say ngủ trong “thắng lợi vẻ vang” mà tiếp tục gia tăng lừa dối cùng dùng mọi thủ đoạn lưu manh hèn hạ để khủng bố bịt miệng những ai cả gan dám nói lên sự thật đụng chạm tới bản thân họ, tức cũng có nghĩa là phạm tội chống đảng, tội phản động.
Toàn bộ truyền thông (báo in, truyền hình, truyền thanh) trong nước đều là TRUYỀN THÔNG NHÀ NƯỚC, là sản phẩm độc quyền của Đảng và nhà nước (vì cấm báo tư nhân). Nó có nhiệm vụ làm nên những cái LOA của lãnh đạo và của chủ nghĩa chuyên chính, thì sự dối trá đương nhiên tha hồ tung hoành và bành trướng. Cơ chế nói dối lên ngôi độc quyền, từ đó sản sinh ra thứ văn hóa bịt miệng, biểu tượng của tính đảng và cốt lõi của nền văn hóa đảng trị!
Việc cắt xén hay chế biến câu nói của người khác chính là một trong những biểu thị của cơ chế nói dối và của nền văn hóa đảng trị - một thủ thuật gian trá phá đám được khai thác tối đa nhằm khuếch đại hận thù, đố kỵ và hạ nhục hầu gây phân hóa, chia rẽ giữa người dân với nhau để củng cố và đẩy mạnh nền cai trị độc đảng, độc tài và độc đoán lên đỉnh cao chót vót của quyền lực vậy.
Việc một câu nói của Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt trong bài phát biểu của ngài trước một cuộc họp tại văn phòng UBND TP Hà Nội bị cả chính quyền thành phố Hà Nội lẫn các bộ phận truyền thông quốc doanh độc thoại đồng loạt cắt xén, chỉ đăng tải một phân đoạn giáo đầu, rồi diễn giải một cách sai lạc để chụp mũ, kết tội và nhất là để triệt hạ uy tín của thẩm quyền tôn giáo, đó là bằng chứng cụ thể hiển nhiên cho thấy sự lộng hành của cơ chế nói dối và nền văn hóa đảng trị ấy. Một hành vi hạ cấp đê tiện bộc lộ trọn vẹn sự bất lương trắng trợn và trơ trẽn chưa từng thấy! Miễn sao kẻ cầm quyền được thỏa mãn hả hê khi ý đồ đen tối của họ đạt được: bôi nhọ lãnh đạo tôn giáo, để từ đó tiến tới “phi nghĩa hóa” chính nghĩa đấu tranh đòi công bằng của người Công giáo trong vụ đất đai Tòa Khâm sứ và Thái Hà!!!
Bất cứ người lương thiện nào khi đọc trọn vẹn câu nói của ĐTGM Ngô Quang Kiệt cũng đều nhìn nhận rằng ngài không hề nhục nhã về dân tộc mình, mà nhục nhã về nhiều mặt yếu không đáng phải yếu do cái cơ chế ngăn chặn sự thăng tiến của dân tộc Việt Nam tạo nên bằng việc thao túng những nghi kỵ, chia rẽ, trì trệ, hủ bại về cả ba mặt dân tâm, dân sinh và dân trí… Sau khi bày tỏ tâm trạng nhục nhã của mình, Đức Cha Kiệt nói lên ngay cái hoài bão trong sáng của mình, cái ước vọng tự sâu thẳm của lòng mình, rằng “Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng” . Tại sao lại gạt phăng lời tâm huyết tích cực ấy đi một cách vô liêm sỉ đến như vậy? Người tự trọng và có lương tri không ai manh tâm chẻ đôi chẻ ba lời nói của người khác ra khỏi mạch văn hay ngữ cảnh của nó để đạt một mục đích đê tiện của mình!
Thử hỏi Đức Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có phản bội dân tộc mình không khi ngài mạnh mẽ phê phán: “Ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; Thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn” trong bài Hịch Chiến sĩ của ngài?
Còn nhà văn Nguyễn Khải thì tâm sự: “Với bộ não con sâu cái kiến, ngước nhìn những cái đầu khổng lồ ấy làm gì cho thêm buồn ra. Hãy viết những gì trong cái tầm nhìn tầm nghĩ của con sâu cái kiến vậy. Một cách nghĩ thiếu “tự hào dân tộc” nhưng chắc chắn là một cách nghĩ đúng. Đã từng có những quốc gia từng nghĩ từng viết rất tự hào, rất kiêu hãnh rằng dân tộc họ đã sải bước trước nhân loại cả trăm năm, sắp chạm tay vào cánh cửa thiên đàng rồi! Mà rồi sao nhỉ? Là như mỗi chúng ta đều đã được chứng kiến trong suốt mấy chục năm nay đấy!” (Đi tìm cái tôi đã mất, cuối chương 8).
Rồi sao? Rồi chết toi cái tự hào, cái kiêu hãnh kia đi khi mà chủ nghĩa Cộng sản bỗng chốc tiêu vong cùng với sự sụp đổ tan tành của thành trì Liên Bang Xô Viết vĩ đại đấy!
Nhà văn CS minh họa thói nói dối trong giới quan chức các nước xhch
Nhắc tới nhà văn Nguyễn Khải, chúng ta không quên Nguyễn Khải là một cán bộ tuyên truyền của chính quyền CSVN, là đại tá trong quân đội Cộng sản, Phó Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn VN (do CSVN lãnh đạo và chỉ đạo) và là đại biểu Quốc Hội CSVN.
Hầu như suốt cả cuộc đời làm văn nghệ, Nguyễn Khải hết lòng phụng sự đảng, luôn luôn làm tròn ý đảng và lắm lúc trở thành cây roi của đảng quất mạnh vào những văn nghệ sĩ “hữu khuynh” hay “chệch hướng”. Các tác phẩm của Khải đều mang dấu ấn đấu tranh giai cấp đến cuồng nhiệt. Y hệt văn nô CSVN Chế Lan Viên, Nguyễn Khải đã để mặc nhóm lãnh đạo độc tài toàn trị bóp nghẹt tài năng, làm hèn đi con người lẽ ra không đến nỗi hèn. Và rồi cũng muộn màng như Chế Lan Viên với bài thơ Cái bánh vẽ, Nguyễn Khải đến cuối đời (năm 2006) mới dám bộc lộ cái nhìn thật của mình, nhìn vào mình và nhìn vào chế độ, từ đó thay đổi não trạng – tuy hơi muộn màng để viết nên những trang tùy bút chính trị “Đi tìm cái tôi đã mất” , phơi bày cái hèn của mình và tố cáo trước dư luận cái bỉ ổi của “đảng ta” trong cái xã hội gọi là xã-hội-chủ-nghĩa mà ông đã hết lòng phụng sự. Khải dành hẳn một đoạn dài của thiên tùy bút để mô tả các khía cạnh khác nhau có thói gian dối trong cái xã hội xã-hội-chủ-nghĩa ấy.
Bài viết của chúng tôi đã dài, nhưng có lẽ vẫn còn thiếu sót nếu độc giả chưa đọc đoạn văn độc đáo của Nguyễn Khải. Càng đọc, càng thấy thấm thía. Xin độc giả kiên nhẫn bỏ thêm chút thời giờ để nghe Nguyễn Khải luận về ngôn từ, tức lời nói trong các nước Cộng sản:
“Ngôn từ lại là cái mặt yếu nhất trong các lãnh vực thuộc thượng tầng kiến trúc ở các nước xã hội chủ nghĩa. Công dân của các nước ấy dùng ngôn từ để che đậy chứ không nhằm giao tiếp, hoặc giao tiếp bằng cách che đậy, ‘nói vậy mà không phải vậy’! Nó là cái vỏ cứng để bảo vệ mọi sự bất trắc, chống lại thói quen hay xét nét lời ăn tiếng nói của công dân của mọi chính quyền chuyên chế.”
Vụ truyền thông Nhà nước CSVN cắt xén lời phát biểu của vị Giám mục Giáo phận Hà Nội là một điển hình minh chứng xác thực việc chính quyền chuyên chế xét nét lời ăn tiếng nói của dân, cắt xét nó, tạo cho nó một ý nghĩa khác với văn mạch nhằm đánh lạc hướng công luận đang có chiều hướng bất lợi và thậm chí nguy hiểm cho họ.
Nguyễn Khải viết tiếp: “Cái cách tự bảo vệ ấy lại càng rõ rệt ở cấp lãnh đạo và các viên chức nhà nước làm việc ở các cơ quan quyền lực. Họ nói bằng thứ ngôn ngữ khô cứng đã mất hết sinh khí, một thứ ngôn ngữ chết, ngôn ngữ ‘gỗ’, nói cả buổi mà người nghe vẫn không thể nhặt ra một chút thông tin mới nào. Các buổi trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của Đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Người cầm quyền cấp cao nhất và cấp thấp nhất đều biết cách nói mơ hồ, càng nói mơ hồ càng được đánh giá là chín chắn. Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy. Vẫn biết rằng nói dối như thế sẽ không thay đổi được gì vì không một ai tin nhưng vẫn cứ nói. Nói đủ thứ chuyện, nói về dân chủ và tự do, về tập trung và dân chủ, về nhân dân là người chủ của đất nước còn người cầm quyền chỉ là nô bộc của nhân dân. Rồi nói về cần kiện liêm chính, về chí công vô tư, về lý tưởng và cả quyết tâm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa để kiểm tra. Hoặc giả hỏi lại và kiểm tra là không được phép, là tối kỵ, dễ gặp tai hoạ nên không hỏi gì cũng là một phép giữ mình. Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói, chả lẽ làm người lại không nói. Thật ra nói thế mà vẫn hiểu nhau cả. Người cầm quyền thì biết là nhân dân đang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì biết người cầm quyền đang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết ngay họ đang nói dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân chả nên hỏi lại nói thế là thật hay không thật. Mình cứ làm theo ý mình và mình cũng sẽ nói dối, nói che đậy nếu như có dịp được người cầm quyền hỏi.” (Nguyễn Khải; Đi tìm cái tôi đã mất. Chương 18).
Vì sao người dân cũng nói dối, nói che đậy? Phải chăng bởi vì họ đã từng được lãnh đạo chẳng những dạy dỗ mà còn ép họ phải làm như vậy? Câu chuyện trao đổi giữa Đức Hồng y Trịnh Văn Căn và Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận nêu trên đã vạch trần điều đó. Nhưng thói đời nói dối và che đậy không chỉ lưu thông trong huyết quản của kẻ cai trị và truyền sang cho người bị trị, mà còn len lỏi xâm nhập vào cả môi trường giáo dục.
Ở đây xin nhắc lại mối quan tâm của HĐGMVN đặc biệt đối với lãnh vực giáo dục: “Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. ”
Tiêm virus gian dối vào giáo dục
Nhiều người phải rùng mình khi nghe ở Việt Nam thỉnh thoảng có những tên mắc bệnh SIDA (AIDS) dùng ống kim chứa máu có virus HIV tiêm vào đối tượng khi tống tiền không được. Con virus HIV vô cùng nguy hiểm vì nó là virus giết người. Nhưng con virus DỐI TRÁ thì nguy hiểm gấp bội. Nó giết chết lương tri con người và làm băng hoại tuổi thơ nếu nó được gieo rắc vào môi trường giáo dục.
Chế độ Cộng sản chính là thủ phạm tiêm con virus DỐI TRÁ vào cả cơ chế xã hội lẫn cơ thể giáo dục. Người thầy bị nhiễm virus DỐI TRÁ ắt dễ dàng truyền con virus ấy vào máu thịt trẻ con, nhồi nhét sự gian dối vào tận óc não chúng, khiến tuổi thơ hư hỏng, lương tri chúng nếu không trở thành chai cứng thì cũng hóa nên lệch lạc. Sự dối trá trở thành nếp sống bình thường.
Rồi thì một kiểu sinh hoạt học đường vô cùng linh động, hoạt náo diễn ra: nhờ thầy cô bày đường dẫn lối các em đua nhau lừa dối với thanh tra, đua nhau lươn lẹo trong điểm số thường ngày, gian lận trong thi cử, trong thành tích, trong kết quả học tập và bằng cấp, về tới nhà là lừa cha, phỉnh mẹ. Trong số những trẻ này khi lớn lên, biết đâu có người cũng sẽ trở thành những thứ công bộc gian dối, nhờ học đòi LƯU MANH, DỐI TRÁ từ khi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường.
Ngày 30/6/2006, báo Tuổi Trẻ đăng tải một bức tâm thư gửi tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân. Tác giả bức thư ký tên Quỳnh Anh, một người dân ở Đà Nẳng.
Quỳnh Anh viết: "Làm sao yên lòng khi tôi thường xuyên dạy con không được cóp bài bạn, không được sử dụng tài liệu trong thi cử nhưng đọc báo thấy chuyện gian lận trong thi cử ngày càng trắng trợn?
"Làm sao yên lòng khi cháu tôi về kể lại rằng trước khi vào tiết thao giảng, cô giáo của cháu dặn tất cả học sinh đều phải giơ tay phát biểu khi cô hỏi, nhưng em nào biết thì đưa tay thẳng, em nào không biết thì đưa tay hơi cong cong để cô biết chừng (nói có trời đất, đây là chuyện hoàn toàn có thật, không phải chuyện tiếu lâm)".
Trần Hồng Hạnh, một nữ sinh lớp 12 ở Hà Nội chia sẻ: [5]"Ngay từ lớp một, học sinh đã nói dối, vậy nên khi đến tuổi chúng em, hà cớ gì lại không nói dối?"
Ôi! Chua xót!
VietnamNet ngày 14/7/2006 có đăng bài viết "Cử Nhân Xấu Hổ" của Phan Hữu Dương ở Hà Nội, trong đó tác giả viết: "Tôi không có ý phủ định những thành tựu của nền giáo dục nước nhà, nhưng tệ nạn chạy theo bằng cấp, mua bằng cấp mua điểm, phần lỗi không chỉ của ngành giáo dục mà có phần lỗi mang tính hệ thống của hiện trạng nói dối, của bệnh thành tích đang tràn lan trong mọi lĩnh vực của đời sống, có 'nhắm mắt' cũng thấy được".
Tác giả bài viết báo động: "Sự giả dối, lừa lọc ngự trị và sẽ thành “chuẩn mực” và quy luật phổ quát của xã hội nếu chúng ta không hành động ngay từ bây giờ…"
Giáo sư Hoàng Tụy than thở [6]: “Hiện nay thói gian dối trong xã hội và nhà trường của ta rất trầm trọng… Học trò gian lận trong thi cử; thầy giáo, cán bộ quản lý giáo dục dối trá khi báo cáo thành tích… Như thế sản phẩm giáo dục làm sao tốt được?” Ông Hoàng Tụy kết luận: “… Muốn cho dân giàu, nước mạnh, xã hội côn bằng, dân chủ, văn minh phải trừ tận gốc nạn gian dối…” Nói vậy, nhưng thực hiện được như vậy khó lắm! Ai đội đá vá trời? Ai trừ được khi cái gốc nạn gian dối nằm trên đỉnh quyền lực chuyên chế?
Nhưng với thời đại này, chúng ta không đến nỗi bi quan. Bởi vì:
Kết luận
Sự lừa dối trước sau gì rồi cũng sẽ bị vạch mặt và bị phỉ nhổ, nhất là ở thời đại kỹ thuật điện tử này. Thomas L. Friedman [7], tác giả cuốn Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu [8], có kể câu chuyện lừa dối của Cộng sản Liên Xô như sau: "Trong những năm 80, ở Liên Xô, trên tờ Pravda [9], có tấm ảnh được chú thích là 'dòng người chờ phát chẩn ở Hoa Kỳ'. Nhưng nhìn kỹ tấm hình thì ra đó là dòng người xếp hàng trước cửa hiệu bánh mỳ Zabar's ở Manhattan [New York] vào một sáng Thứ Bẩy.”
Kể xong câu chuyện, ông Friedman cảnh cáo: “Đừng có dở cái trò đó thời nay - thậm chí ở Trung Quốc! Một khi người ta có Internet.”
Chính quyền độc tài đảng trị càng dùng hạ sách để truy bức những người quảng bá sự thật và tự do dân chủ qua Internet, Internet càng làm nổi bật giá trị dân chủ hóa của chính công nghệ kỹ thuật số ấy (Internet). Thomas L. Friedman trích dẫn một câu nói để đời của ông Lawrence Grossman nguyên Chủ tịch hãng Truyền hình NBC nói về quá trình dân chủ hóa công nghệ như sau:
"In ấn biến chúng ta thành độc giả.
Photocopy biến chúng ta thành những nhà xuất bản.
Truyền hình biến chúng ta thành khán giả.
Và công nghệ số hóa [tức Internet] cho phép chúng ta
trở thành các hãng truyền thông" (sđd, trang 109).
Trong các vụ bách hại những công dân vận động cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, các vụ đàn áp người khiếu kiện đất đai và dân oan trong nước, nếu không có internet, bàn dân thiên hạ cả trong lẫn ngoài nước khó mà nhận rõ và đánh giá chính xác những gì “Cộng sản nói” với những gì “Cộng sản làm” và từ dớ chuyện bị mắc lừa là chuyện cơm bữa vậy.
Chú thích:
[1] Tùy bút « Đi tìm cái tôi đã mất » của Nguyễn Khải, một cán bộ tuyên truyền của chính quyền CSVN, trong quân đội có cấp bậc đại tá, Phó Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn VN và là Đại biểu Quốc Hội.
[2] Xuân Vũ, tên thật là Bùi Quang Triết, sinh năm 1930 tại tỉnh Bến Tre, tham gia kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi, gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc do Trần Bạch Đằng chỉ huy. Sau Hiệp định Genève 1954, ông tập kết ra Bắc. Năm 1958, được kết nạp vào Hội nhà văn. Năm 1965 được tham gia chiến trường miền Nam với nhiệm vụ sáng tác văn nghệ cổ súy tinh thần chiến đấu trong bộ đội. Nhân dịp này, ông bỏ hàng ngũ Cộng sản, trở về hàng ngũ quốc gia. Từ đó ông sáng tác nhiều hơn. Các tác phẩm của ông phần lớn có sức thu hút mạnh vì lối hành văn khá linh hoạt và lôi cuốn.
[3] Những trích dẫn từ cuốn Un Excommunié (có người dịch là Kẻ Bị Khai Trừ, người khác dịch là Kẻ Bị Vạ Tuyệt Thông theo nguyên ngữ excommunié) của Ls Nguyễn Mạnh Tường lấy từ cuốn Phản Tỉnh Phản Kháng Thực Hay Hư của Minh Võ.Thông Vũ xuất bản. CA, 1999. Các đoạn trích từ hồi ký Tôi Bỏ Đảng của Hoàng Hữu Quýnh hay từ "Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội" của Nguyễn Văn Trấn, hoặc của Xuân Vũ... cũng thế.
[4] Kỷ sư, đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại VN.
[5] Giơ tay phát biểu là trò lừa dối, thường học sinh bị bắt phải biểu diễn trong các cuộc thanh tra nhà trường hơn là trong các giờ học bình thường.
[6] Hoàng Tuỵ: Cần thay đổi cách nhìn đối với giáo dục. Trích từ quyển “Giáo Dục – Những lời tâm huyết. NXB Thông Tấn, Hà Nội, 2006.
[7]Thomas L. Friedman là một nhà báo từng đoạt giải Pulitzer, bình luận viên quan hệ quốc tế của The New York Times. Thomas L. Friedman là một trong những nhà bình luận hàng đầu của nước Mỹ về quan hệ quốc tế. Sinh năm 1953 tại Minneapolis, ông đã học tại Đại học Brandeis và Trường St. Anthony, Đại học Oxford. Cuốn sách đầu tay của ông Từ Beirut đến Jerusalem đoạt giải National Book Award năm 1988. Friedman cũng đoạt hai giải thưởng Pulitzer trong thời gian làm Trưởng phân xã tờ The New York Times tại Beirut và Jerusalem. Friedman hiện sống ở Bethesda, Maryland, cùng vợ là Ann và hai con gái là Orly và Natalie.
[8] Cuốn The Lexus And The Olive Tree, Lê Minh dịch, NXB Khoa Học Xã Hội, 2005, do Tổng Lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn tài trợ. Chúng tôi trích dẫn từ bản dịch hơn 700 trang của Lê Minh. Cuốn sách bàn về toàn cầu hóa, trong đó tác giả dành ra Chương 4 "... Rồi những bức tường theo nhau sụp đổ" để đề cập tới hiệu quả dân chủ hóa mà Internet tác động trên các chính thể độc tài.
[9] Pravda (Sự Thật), cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Liên Xô trước thập niên 90, giống như tờ Nhân Dân của CSVN từ trước đến nay.
NHẬN DIỆN BẢN CHẤT DỐI TRÁ CỦA CSVN
Vụ đất đai Tòa Khâm sứ ở Hà Nội và khu vực Giáo xứ Thái Hà của Dòng Chúa Cứu Thế cũng ở Hà Nội đã sôi sục trong nhiều tháng qua. Một bên nêu bằng cớ về chủ quyền của tài sản và giáo dân tập họp cầu nguyện trên khu vực tài sản của Giáo Hội mình, một bên là các quan chức chính quyền vẫn lập trường đảng ta “trước sau như một” được phương tiện truyền thông chính quy hà hơi tiếp sức, tranh đoạt bằng lý lẽ của kẻ mạnh! Thay vì chân thành “đối thoại” với nhau, kẻ cai trị dùng mưu ma chước quỷ tạo nên một cuộc “đối chọi” hầu có cớ chụp mũ, quy lỗi, kết tội kẻ bị trị. Và cuối cùng “la raison du plus fort est toujours la meilleure – Lý của kẻ mạnh luôn luôn thắng thế”.
Chưa hết! Ngày 23/9/2008 Ủy ban Nhân dân thành phố còn gửi văn thư số 1437/UBND-NC cho Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) yêu cầu “xem xét, xử lý và đề nghị xử lý nghiêm minh theo qui định của Giáo hội đối với Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, linh mục Vũ Khởi Phụng, các giáo sĩ Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong.”
Ngày 25/9/2008, HĐGMVN gửi thư phản bác văn thư trên với câu trả lời lịch sự ngắn gọn: “HĐGMVN thấy các vị này không có làm gì ngược lại Giáo luật hiện hành của Giáo hội Công Giáo.”
HĐGMVN đã tế nhị không đả động gì đến thái độ trịch thượng ngu xuẩn của quan chức ký văn thư trong kiểu cách nhảy xổm vào nội bộ của tôn giáo kiểu đảng ủy ra lệnh cho chính quyền.
Nhưng người dân thì ngẫm nghĩ cười thầm trước thái độ hống hách của mấy ông quan Cộng sản Hà Nội khi nhớ lại lời phát biểu của nhà văn Nguyễn Khải: “Cái buồn cười là cái trái nghịch trong cùng một người, kẻ vô luân nói chuyện đạo đức, tên ăn cắp dạy dỗ phải bảo vệ của công, người hống hách lại là tên nịnh bợ bậc nhất.” Rồi ông nhà văn đã phải tự khai rằng: “Trong nửa thế kỷ sống dưới sự lãnh đạo của một Đảng theo học thuyết Mác Lê, tôi luôn luôn được nhắc nhở phải tôn trọng quần chúng, sức mạnh của quần chúng có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử và số phận của nhiều cá nhân. Nhưng cũng thật trớ trêu, không có một chế độ cộng hoà nào ở thế kỷ 20 lại dám coi thường quần chúng như tại các nước xã hội chủ nghĩa.”
Thiết tưởng, văn thư số 1437/UBND-NC của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đủ bộc lộ tư cách, phẩm chất và giá trị con người đã đẻ ra nó, chẳng cần phải bàn cãi gì thêm.
Điều đáng ghi nhận là cùng với thư trả lời cho cái văn thư quái đản số 1437/UBND-NC kia, HĐGMVN còn công bố một văn bản bày tỏ “Quan điểm của Hội Đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay.”
Trong bản quan điểm này HĐGMVN nêu ra một số nguyên nhân dẫn đến “tình hình khiếu kiện đất đai kéo dài và chưa được giải quyết thỏa đáng” mà “nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại thêm.” Bên cạnh đó “một số phương tiện truyền thông thay vì là nhịp cầu liên kết và cảm thông thì lại gieo rắc hoang mang và nghi kỵ” cũng như “một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực, và như thế, tạo thêm bất công trong xã hội.”
Có lẽ chẳng phải đến bây giờ HĐGMVN mới nhận ra các điều trên đây. Nhưng đây dường như là lần đầu tiên, bằng văn thư chính thức, HĐGMVN nói thẳng với nhà cầm quyền và toàn dân Việt Nam quan điểm của mình về “những điều nhức nhối trong lương tâm” không thể không nói ra.
HĐGMVN đưa ra lời cảnh báo: “Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Chắc chắn tất cả những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc, không thể không quan tâm đến tình trạng này” .
Bản chất dối trá của Cộng sản
Ông Mikhail Gorbachev, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đã từng lên tiếng công khai: “Tôi đã bỏ hơn nửa cuộc đời đấu tranh cho lý tưởng cộng sản; nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo. ” Phải chăng đó là lời cảnh giác về căn tính gian manh cố hữu của Cộng sản?
Đức Cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận kể một mẫu chuyện dí dỏm về chính ngài và Đức Hồng y Trịnh Văn Căn vào thời gian ngài còn là Tổng Giám mục tù nhân CS bị quản thúc tại Hà Nội như sau:
Có một lần Đức Hồng y Trịnh Văn Căn gặp riêng Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận. ĐHY Căn hỏi thăm về cuộc sống cùa Đức Tổng Thuận trong thời gian mất tự do. Sau khi nghe Đức Tổng Giám mục Thuận thuật lại cuộc sống trong tù của mình, ĐHY Trịnh Văn Căn tấm tắc khen và tò mò hỏi:
- Như vậy ở trong đó, Đức Tổng chắc khỏi phải sợ phạm tội gì cả.
Đức Tổng Thuận trả lời:
- Dạ thưa Đức Hồng Y, cũng có phạm tội chứ! Chẳng hạn mình đang mệt mà cán bộ hỏi thì mình cũng phải nói khỏe. Mình đang đói mà cán bộ hỏi, lại phải nói no, hay đang buồn cũng trả lời vui… Chỉ có tội nói không thật là hay phạm thôi.
Đức Hồng Y Căn khoát tay và nói:
- Chúng ta đều phạm tội như nhau.
Quả vậy, sống trong đất nước xã hội chủ nghĩa, mọi người – kể cả người ở trong tù lẫn ở ngoài nhà tù - đều bị bắt buộc phải NÓI DỐI, bất luận anh là ai, là giới chức nào, thuộc thành phần nào! Nói dối vì bị ép phải nói dối như bị ép cung. Ai đã sống ít nhiều thời gian dưới chế độ Cộng sản cũng đều có kinh nghiệm bi-hài này.
Như vậy lời cảnh báo của HĐGMVN là đúng đắn.
Qua các diễn biến khiếu kiện gần đây của người dân cũng như của tôn giáo, các cách đối phó lưu manh tráo trở, lật lọng, vu khống trắng trợn của các cơ quan chính quyền Cộng sản càng ngày càng lộ rõ.
Cộng sản = Lưu manh, gian dối
Thật ra, tại Việt Nam chẳng phải đến bây giờ người dân mới nhận rõ bản chất lưu manh của Cộng sản Việt Nam.
Từ hơn 60 năm về trước, nhiều văn nhân trí thức ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa cũng đã từng lên tiếng báo động về căn tính dối trá của Cộng sản. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, một trí thức từ Pháp trở về Bắc đầu phục chính quyền Cộng sản Việt Nam vào đầu thập niên 50, đến năm 1956 thì bị nhà nước CS miền Bắc đày đọa chỉ vì dám lên tiếng góp ý thẳng thắn về những sai sót trong cơ chế xã hội thời đó.
Về cuối đời của mình, Ls Nguyễn Mạnh Tường đã phải kêu lên: "Cộng sản sống bằng sự dối trá, giả hình, nhưng cái sai lầm của nó là đặt sự tàn bạo của nó trên những vẻ bề ngoài hư ảo mà nó giải thích theo ý mình và dùng để tiêu diệt những kẻ mà nó gọi là kẻ thù" (Kẻ bị khai trừ, trang 147). Luật sư Tường kết luận: "Sự dã man quỷ quyệt mánh lới và sự bất nhân khéo che đậy của họ [= Cộng sản] chưa hề thấy trong lịch sử loài người" (sđd như trên).
Ông Tường vạch rõ: "Thế giới Việt Nam là thế giới đóng cửa, cũng như toàn thể cái thế giới cộng sản vậy. Ở bên trong người ta tự cho phép làm những việc không thể tưởng tượng được, bách hại dã man, điên rồ bỉ ổi. Không ai dám nhìn vào bên trong cái hỏa ngục, trong đó diễn ra những tội ác chỉ có trong thời kỳ thế mạt, làm mất hết nhân phẩm, nhân tính" (trang 134).
Bưng bít, che đậy và sự dối trá của Cộng sản còn được một cựu cán bộ kháng chiến - nhà văn Xuân Vũ [2] - xác định trong cuốn Đồng Bằng Gai Góc của ông: "Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ làm là làm bậy" (sđd, trang 335). Và ông thẳng thắn tố giác: "Bàn tay ác hại của đảng mó tới đâu máu đổ tới đó" (sđd trang 76). Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu có thể sai nhiều điều, nhưng chắc chắn ông luôn luôn đúng khi căn dặn mọi người: “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm.”
Ông Phạm quế Dương, cựu Đại tá cộng sản, cựu Tổng biên tập tạp chí Nghiên cứu lịch sử Quân đội Nhân dân cũng nói: “Cộng sản vừa bất tài, vừa bất lực và vừa bất lương.”
Trả lời cuộc phỏng vấn của Thanh Niên ngày 20/5/2006, Phó chủ nhiệm Văn phòng QH/CSVN Trần Quốc Thuận phát biểu: "Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Không tham nhũng mới là lạ! Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống. Mọi người nhận lương đó, nhưng mà có ai sống bằng lương đâu! Nói dối hằng ngày nên thành thói quen. Thói quen đó lặp lại nhiều lần thành 'đạo đức', mà cái 'đạo đức' đó là rất mất đạo đức. Đấy là một cái nguy, nhưng tôi thấy ít người quan tâm, chỉ chăm chăm vào vụ tham nhũng này, vụ tham nhũng kia" [3]. (Bài phỏng vấn có nhan đề “Cơ chế này sinh ra nói dối hằng ngày").
Cái 'đạo đức' rất mất đạo đức phát sinh từ cái thói “có nói không, không nói có” , nó lưu thông trong huyết quản của hầu hết quan chức Cộng sản, kể cả lãnh tụ “thần thánh” họ Hồ của họ.
Xin đan cử một trong rất nhiều bằng chứng mà sách báo đã vạch ra về biệt tài nói dối của ông Hồ.
Biệt tài nói dối của Hồ lãnh tụ
Chúng tôi muốn đề cập đến quyển "Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch" xuất hiện từ mùa xuân năm 1948. Cuốn sách ghi tác giả tên là Trần Dân Tiên. Thế nhưng, theo Phương Nam Đỗ Nam Hải [4], vào năm 1985, giáo sư Hà Minh Ðức đã xuất bản cuốn “Những Tác Phẩm Văn Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh” trong đó có đoạn: ‘‘…Ðáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào và bạn bè trên thế giới, Hồ Chủ Tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch…’’ . (Hà Minh Ðức, sách đã dẫn, Tr 132, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1985). Thì ra, Trần Dân Tiên chính là Hồ Chí Minh.
Tác giả viết tự truyện và chọn một bút hiệu, điều đó chẳng có gì là sai trái. Nhưng khi Hồ Chí Minh dùng bút danh Trần Dân Tiên để viết sách tự đề cao mình, tự ca tụng mình thì thật là một trò lưu manh giảo hoạt khó mà chấp nhận. Chẳng hạn, những câu sau đây: ‘‘…Bác Hồ của chúng ta vô cùng khiêm tốn; Bác không muốn kể cho ai nghe về hoạt động của mình". "Bác Hồ được nhân dân ta coi là cha già của dân tộc". "Bác còn vĩ đại hơn Lê Lợi, Trần Hưng Ðạo vì đã đưa dân tộc ta vào kỷ nguyên xã hội chủ nghĩa…’’ !
Tự đưa mình lên đỉnh trời cao, tự thần hóa mình thì đó là tự cao tự đại hay là khiêm nhường? ‘‘…Một người như Hồ Chủ Tịch của chúng ta với đức tinh khiêm tốn nhường ấy và đang lúc bề bộn biết bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể cho tôi nghe bình sinh của Người được?…’’
Chữ N (Người) bằng chữ hoa! Thần thánh đấy!
Quyển sách mang tên tác giả Trần Dân Tiên ấy xuất hiện từ năm 1947! Có nghĩa là từ thời đó Hồ Chí Minh đã tự tôn mình làm “cha già dân tộc” trước khi bắt dân chúng suy tôn mình. Hồ Chí Minh huênh hoang tự cho mình “vĩ đại hơn Lê Lợi, Trần Hưng Đạo” chứ có người dân nào tung hô ông như thế đâu! Tất nhiên trừ đám bộ hạ của ông ra.
Chủ tịch nước nói dối
Ngày 06/07/2007, báo Tuổi Trẻ cho rằng “chuyến thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, từ ngày 18 đến 23-6, được sự quan tâm, chú ý đặc biệt của giới truyền thông Hoa Kỳ. Tuổi Trẻ trích giới thiệu cuộc trả lời phỏng vấn của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với Hãng truyền hình CNN vừa được phát trên báo Nhân Dân điện tử ngày 4-7.” Trong bài phỏng vấn ấy, CNN nêu câu hỏi về vụ bắt bớ, bỏ tù Linh mục Nguyễn Văn Lý, ông Nguyễn Minh Triết trả lời: “Ông ta [lm Nguyễn Văn Lý] vi phạm pháp luật VN. Đây hoàn toàn là vấn đề pháp luật, không phải là vấn đề tôn giáo. Việc xét xử ông ta được Hội đồng giám mục VN và Tòa thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi.”
Rồi khi đàm đạo với bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, ông Triết lại lặp lại: “Nếu như bà nói rằng chúng tôi vi phạm tôn giáo thì trong sự kiện này, người đáng lẽ phải lên tiếng mạnh mẽ nhất phải là Hội đồng giám mục ở VN. Nhưng trong vụ xử công dân Nguyễn Văn Lý thì Hội đồng giám mục VN lại hết sức đồng tình, ủng hộ.
Các vị có thể nghi ngờ Hội đồng linh mục không dám lên tiếng nhưng chính Tòa thánh Vatican, nơi quản lý, bảo vệ quyền lợi cho các linh mục trên toàn thế giới, trong trường hợp này cũng đồng tình ủng hộ Chính phủ VN. ”
Ngay hôm sau, ngày 07/7/2007, HĐGMVN lập tức gửi thư minh xác về lời tuyên bố của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết như sau: “Câu trả lời của Cụ Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết ‘Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi’ là không đúng sự thật.”
Sau đó chẳng hề thấy phía nhà cầm quyền VN “phản hồi” thư minh xác của HĐGMVN. “Không đúng sự thật” là gì nếu không phải là nói dối? Chủ tịch một nước mà lại đi nói dối trắng trợn trước một cơ quan truyền thông quốc tế (CNN) và với một giới chức chính trị cao cấp của nước Mỹ, thì nhục hay vinh? Đáng tự hào hay đáng hổ thẹn?
Thảo nào trong chế độ Cộng sản ở Việt Nam, dối trá chồng chất dối trá, lưu manh tiếp nối lưu manh, từ thế hệ này sang thế hệ khác! Trong mọi lãnh vực, mọi cơ cấu đảng và nhà nước cộng sản!
Phát huy cơ chế nói dối
Các quan chức Cộng sản biện luận rằng, trên thế giới ở đâu lại chẳng có người nói dối, cấp lãnh đạo các nhà nước gọi là dân chủ Âu Mỹ không nói dối sao? Vâng, những người làm chính trị và nhất là những kẻ nắm quyền trị nước là những người nói dối và cố tình che đậy sự thật nhiều nhất. Nhưng trong các nước dân chủ Âu Mỹ, sự thật càng che đậy, truyền thông càng soi mói lôi hết ra ánh sáng cho công luận phán xét. Ông George Bush Cha chỉ làm Tổng thống được một nhiệm kỳ 4 năm rồi bị dân Mỹ cho về vườn chỉ vì đã nói nhiều điều không thật mà còn lên gân bảo người ta hãy “đọc trên môi tôi đây” . Ông Clinton đã từng giấu giếm chuyện ông dan díu với cô sinh viên tập sự Monica Lewinski, lại còn cả quyết mình “không bao giờ, không bao giờ…” khiến truyền thông Mỹ đánh ông tơi bời, lôi chuyện ông làm tình với cô hay bắt bồ với cô khác mà bêu rếu. Hai câu nói của hai ông cựu Tổng thống truyền thông Mỹ không ngừng đem ra chế giễu mỗi khi có dịp.
Còn tại nước Việt Nam cộng hòa xã hội chủ nghĩa, lãnh đạo cứ nói dối, truyền thông Nhà Nước (trong nước cho có mỗi một thứ truyền thông này mà thôi) cứ che đậy những mưu đồ đằng sau sự dối trá, cứ thổi phồng tài năng, đức độ và thành tích siêu quần bạt chúng của lãnh đạo, thì làm sao lãnh đạo các cấp không say ngủ trong “thắng lợi vẻ vang” mà tiếp tục gia tăng lừa dối cùng dùng mọi thủ đoạn lưu manh hèn hạ để khủng bố bịt miệng những ai cả gan dám nói lên sự thật đụng chạm tới bản thân họ, tức cũng có nghĩa là phạm tội chống đảng, tội phản động.
Toàn bộ truyền thông (báo in, truyền hình, truyền thanh) trong nước đều là TRUYỀN THÔNG NHÀ NƯỚC, là sản phẩm độc quyền của Đảng và nhà nước (vì cấm báo tư nhân). Nó có nhiệm vụ làm nên những cái LOA của lãnh đạo và của chủ nghĩa chuyên chính, thì sự dối trá đương nhiên tha hồ tung hoành và bành trướng. Cơ chế nói dối lên ngôi độc quyền, từ đó sản sinh ra thứ văn hóa bịt miệng, biểu tượng của tính đảng và cốt lõi của nền văn hóa đảng trị!
Việc cắt xén hay chế biến câu nói của người khác chính là một trong những biểu thị của cơ chế nói dối và của nền văn hóa đảng trị - một thủ thuật gian trá phá đám được khai thác tối đa nhằm khuếch đại hận thù, đố kỵ và hạ nhục hầu gây phân hóa, chia rẽ giữa người dân với nhau để củng cố và đẩy mạnh nền cai trị độc đảng, độc tài và độc đoán lên đỉnh cao chót vót của quyền lực vậy.
Việc một câu nói của Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt trong bài phát biểu của ngài trước một cuộc họp tại văn phòng UBND TP Hà Nội bị cả chính quyền thành phố Hà Nội lẫn các bộ phận truyền thông quốc doanh độc thoại đồng loạt cắt xén, chỉ đăng tải một phân đoạn giáo đầu, rồi diễn giải một cách sai lạc để chụp mũ, kết tội và nhất là để triệt hạ uy tín của thẩm quyền tôn giáo, đó là bằng chứng cụ thể hiển nhiên cho thấy sự lộng hành của cơ chế nói dối và nền văn hóa đảng trị ấy. Một hành vi hạ cấp đê tiện bộc lộ trọn vẹn sự bất lương trắng trợn và trơ trẽn chưa từng thấy! Miễn sao kẻ cầm quyền được thỏa mãn hả hê khi ý đồ đen tối của họ đạt được: bôi nhọ lãnh đạo tôn giáo, để từ đó tiến tới “phi nghĩa hóa” chính nghĩa đấu tranh đòi công bằng của người Công giáo trong vụ đất đai Tòa Khâm sứ và Thái Hà!!!
Bất cứ người lương thiện nào khi đọc trọn vẹn câu nói của ĐTGM Ngô Quang Kiệt cũng đều nhìn nhận rằng ngài không hề nhục nhã về dân tộc mình, mà nhục nhã về nhiều mặt yếu không đáng phải yếu do cái cơ chế ngăn chặn sự thăng tiến của dân tộc Việt Nam tạo nên bằng việc thao túng những nghi kỵ, chia rẽ, trì trệ, hủ bại về cả ba mặt dân tâm, dân sinh và dân trí… Sau khi bày tỏ tâm trạng nhục nhã của mình, Đức Cha Kiệt nói lên ngay cái hoài bão trong sáng của mình, cái ước vọng tự sâu thẳm của lòng mình, rằng “Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng” . Tại sao lại gạt phăng lời tâm huyết tích cực ấy đi một cách vô liêm sỉ đến như vậy? Người tự trọng và có lương tri không ai manh tâm chẻ đôi chẻ ba lời nói của người khác ra khỏi mạch văn hay ngữ cảnh của nó để đạt một mục đích đê tiện của mình!
Thử hỏi Đức Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có phản bội dân tộc mình không khi ngài mạnh mẽ phê phán: “Ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; Thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn” trong bài Hịch Chiến sĩ của ngài?
Còn nhà văn Nguyễn Khải thì tâm sự: “Với bộ não con sâu cái kiến, ngước nhìn những cái đầu khổng lồ ấy làm gì cho thêm buồn ra. Hãy viết những gì trong cái tầm nhìn tầm nghĩ của con sâu cái kiến vậy. Một cách nghĩ thiếu “tự hào dân tộc” nhưng chắc chắn là một cách nghĩ đúng. Đã từng có những quốc gia từng nghĩ từng viết rất tự hào, rất kiêu hãnh rằng dân tộc họ đã sải bước trước nhân loại cả trăm năm, sắp chạm tay vào cánh cửa thiên đàng rồi! Mà rồi sao nhỉ? Là như mỗi chúng ta đều đã được chứng kiến trong suốt mấy chục năm nay đấy!” (Đi tìm cái tôi đã mất, cuối chương 8).
Rồi sao? Rồi chết toi cái tự hào, cái kiêu hãnh kia đi khi mà chủ nghĩa Cộng sản bỗng chốc tiêu vong cùng với sự sụp đổ tan tành của thành trì Liên Bang Xô Viết vĩ đại đấy!
Nhà văn CS minh họa thói nói dối trong giới quan chức các nước xhch
Nhắc tới nhà văn Nguyễn Khải, chúng ta không quên Nguyễn Khải là một cán bộ tuyên truyền của chính quyền CSVN, là đại tá trong quân đội Cộng sản, Phó Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn VN (do CSVN lãnh đạo và chỉ đạo) và là đại biểu Quốc Hội CSVN.
Hầu như suốt cả cuộc đời làm văn nghệ, Nguyễn Khải hết lòng phụng sự đảng, luôn luôn làm tròn ý đảng và lắm lúc trở thành cây roi của đảng quất mạnh vào những văn nghệ sĩ “hữu khuynh” hay “chệch hướng”. Các tác phẩm của Khải đều mang dấu ấn đấu tranh giai cấp đến cuồng nhiệt. Y hệt văn nô CSVN Chế Lan Viên, Nguyễn Khải đã để mặc nhóm lãnh đạo độc tài toàn trị bóp nghẹt tài năng, làm hèn đi con người lẽ ra không đến nỗi hèn. Và rồi cũng muộn màng như Chế Lan Viên với bài thơ Cái bánh vẽ, Nguyễn Khải đến cuối đời (năm 2006) mới dám bộc lộ cái nhìn thật của mình, nhìn vào mình và nhìn vào chế độ, từ đó thay đổi não trạng – tuy hơi muộn màng để viết nên những trang tùy bút chính trị “Đi tìm cái tôi đã mất” , phơi bày cái hèn của mình và tố cáo trước dư luận cái bỉ ổi của “đảng ta” trong cái xã hội gọi là xã-hội-chủ-nghĩa mà ông đã hết lòng phụng sự. Khải dành hẳn một đoạn dài của thiên tùy bút để mô tả các khía cạnh khác nhau có thói gian dối trong cái xã hội xã-hội-chủ-nghĩa ấy.
Bài viết của chúng tôi đã dài, nhưng có lẽ vẫn còn thiếu sót nếu độc giả chưa đọc đoạn văn độc đáo của Nguyễn Khải. Càng đọc, càng thấy thấm thía. Xin độc giả kiên nhẫn bỏ thêm chút thời giờ để nghe Nguyễn Khải luận về ngôn từ, tức lời nói trong các nước Cộng sản:
“Ngôn từ lại là cái mặt yếu nhất trong các lãnh vực thuộc thượng tầng kiến trúc ở các nước xã hội chủ nghĩa. Công dân của các nước ấy dùng ngôn từ để che đậy chứ không nhằm giao tiếp, hoặc giao tiếp bằng cách che đậy, ‘nói vậy mà không phải vậy’! Nó là cái vỏ cứng để bảo vệ mọi sự bất trắc, chống lại thói quen hay xét nét lời ăn tiếng nói của công dân của mọi chính quyền chuyên chế.”
Vụ truyền thông Nhà nước CSVN cắt xén lời phát biểu của vị Giám mục Giáo phận Hà Nội là một điển hình minh chứng xác thực việc chính quyền chuyên chế xét nét lời ăn tiếng nói của dân, cắt xét nó, tạo cho nó một ý nghĩa khác với văn mạch nhằm đánh lạc hướng công luận đang có chiều hướng bất lợi và thậm chí nguy hiểm cho họ.
Nguyễn Khải viết tiếp: “Cái cách tự bảo vệ ấy lại càng rõ rệt ở cấp lãnh đạo và các viên chức nhà nước làm việc ở các cơ quan quyền lực. Họ nói bằng thứ ngôn ngữ khô cứng đã mất hết sinh khí, một thứ ngôn ngữ chết, ngôn ngữ ‘gỗ’, nói cả buổi mà người nghe vẫn không thể nhặt ra một chút thông tin mới nào. Các buổi trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của Đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Người cầm quyền cấp cao nhất và cấp thấp nhất đều biết cách nói mơ hồ, càng nói mơ hồ càng được đánh giá là chín chắn. Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy. Vẫn biết rằng nói dối như thế sẽ không thay đổi được gì vì không một ai tin nhưng vẫn cứ nói. Nói đủ thứ chuyện, nói về dân chủ và tự do, về tập trung và dân chủ, về nhân dân là người chủ của đất nước còn người cầm quyền chỉ là nô bộc của nhân dân. Rồi nói về cần kiện liêm chính, về chí công vô tư, về lý tưởng và cả quyết tâm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa để kiểm tra. Hoặc giả hỏi lại và kiểm tra là không được phép, là tối kỵ, dễ gặp tai hoạ nên không hỏi gì cũng là một phép giữ mình. Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói, chả lẽ làm người lại không nói. Thật ra nói thế mà vẫn hiểu nhau cả. Người cầm quyền thì biết là nhân dân đang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì biết người cầm quyền đang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết ngay họ đang nói dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân chả nên hỏi lại nói thế là thật hay không thật. Mình cứ làm theo ý mình và mình cũng sẽ nói dối, nói che đậy nếu như có dịp được người cầm quyền hỏi.” (Nguyễn Khải; Đi tìm cái tôi đã mất. Chương 18).
Vì sao người dân cũng nói dối, nói che đậy? Phải chăng bởi vì họ đã từng được lãnh đạo chẳng những dạy dỗ mà còn ép họ phải làm như vậy? Câu chuyện trao đổi giữa Đức Hồng y Trịnh Văn Căn và Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận nêu trên đã vạch trần điều đó. Nhưng thói đời nói dối và che đậy không chỉ lưu thông trong huyết quản của kẻ cai trị và truyền sang cho người bị trị, mà còn len lỏi xâm nhập vào cả môi trường giáo dục.
Ở đây xin nhắc lại mối quan tâm của HĐGMVN đặc biệt đối với lãnh vực giáo dục: “Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. ”
Tiêm virus gian dối vào giáo dục
Nhiều người phải rùng mình khi nghe ở Việt Nam thỉnh thoảng có những tên mắc bệnh SIDA (AIDS) dùng ống kim chứa máu có virus HIV tiêm vào đối tượng khi tống tiền không được. Con virus HIV vô cùng nguy hiểm vì nó là virus giết người. Nhưng con virus DỐI TRÁ thì nguy hiểm gấp bội. Nó giết chết lương tri con người và làm băng hoại tuổi thơ nếu nó được gieo rắc vào môi trường giáo dục.
Chế độ Cộng sản chính là thủ phạm tiêm con virus DỐI TRÁ vào cả cơ chế xã hội lẫn cơ thể giáo dục. Người thầy bị nhiễm virus DỐI TRÁ ắt dễ dàng truyền con virus ấy vào máu thịt trẻ con, nhồi nhét sự gian dối vào tận óc não chúng, khiến tuổi thơ hư hỏng, lương tri chúng nếu không trở thành chai cứng thì cũng hóa nên lệch lạc. Sự dối trá trở thành nếp sống bình thường.
Rồi thì một kiểu sinh hoạt học đường vô cùng linh động, hoạt náo diễn ra: nhờ thầy cô bày đường dẫn lối các em đua nhau lừa dối với thanh tra, đua nhau lươn lẹo trong điểm số thường ngày, gian lận trong thi cử, trong thành tích, trong kết quả học tập và bằng cấp, về tới nhà là lừa cha, phỉnh mẹ. Trong số những trẻ này khi lớn lên, biết đâu có người cũng sẽ trở thành những thứ công bộc gian dối, nhờ học đòi LƯU MANH, DỐI TRÁ từ khi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường.
Ngày 30/6/2006, báo Tuổi Trẻ đăng tải một bức tâm thư gửi tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân. Tác giả bức thư ký tên Quỳnh Anh, một người dân ở Đà Nẳng.
Quỳnh Anh viết: "Làm sao yên lòng khi tôi thường xuyên dạy con không được cóp bài bạn, không được sử dụng tài liệu trong thi cử nhưng đọc báo thấy chuyện gian lận trong thi cử ngày càng trắng trợn?
"Làm sao yên lòng khi cháu tôi về kể lại rằng trước khi vào tiết thao giảng, cô giáo của cháu dặn tất cả học sinh đều phải giơ tay phát biểu khi cô hỏi, nhưng em nào biết thì đưa tay thẳng, em nào không biết thì đưa tay hơi cong cong để cô biết chừng (nói có trời đất, đây là chuyện hoàn toàn có thật, không phải chuyện tiếu lâm)".
Trần Hồng Hạnh, một nữ sinh lớp 12 ở Hà Nội chia sẻ: [5]"Ngay từ lớp một, học sinh đã nói dối, vậy nên khi đến tuổi chúng em, hà cớ gì lại không nói dối?"
Ôi! Chua xót!
VietnamNet ngày 14/7/2006 có đăng bài viết "Cử Nhân Xấu Hổ" của Phan Hữu Dương ở Hà Nội, trong đó tác giả viết: "Tôi không có ý phủ định những thành tựu của nền giáo dục nước nhà, nhưng tệ nạn chạy theo bằng cấp, mua bằng cấp mua điểm, phần lỗi không chỉ của ngành giáo dục mà có phần lỗi mang tính hệ thống của hiện trạng nói dối, của bệnh thành tích đang tràn lan trong mọi lĩnh vực của đời sống, có 'nhắm mắt' cũng thấy được".
Tác giả bài viết báo động: "Sự giả dối, lừa lọc ngự trị và sẽ thành “chuẩn mực” và quy luật phổ quát của xã hội nếu chúng ta không hành động ngay từ bây giờ…"
Giáo sư Hoàng Tụy than thở [6]: “Hiện nay thói gian dối trong xã hội và nhà trường của ta rất trầm trọng… Học trò gian lận trong thi cử; thầy giáo, cán bộ quản lý giáo dục dối trá khi báo cáo thành tích… Như thế sản phẩm giáo dục làm sao tốt được?” Ông Hoàng Tụy kết luận: “… Muốn cho dân giàu, nước mạnh, xã hội côn bằng, dân chủ, văn minh phải trừ tận gốc nạn gian dối…” Nói vậy, nhưng thực hiện được như vậy khó lắm! Ai đội đá vá trời? Ai trừ được khi cái gốc nạn gian dối nằm trên đỉnh quyền lực chuyên chế?
Nhưng với thời đại này, chúng ta không đến nỗi bi quan. Bởi vì:
Kết luận
Sự lừa dối trước sau gì rồi cũng sẽ bị vạch mặt và bị phỉ nhổ, nhất là ở thời đại kỹ thuật điện tử này. Thomas L. Friedman [7], tác giả cuốn Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu [8], có kể câu chuyện lừa dối của Cộng sản Liên Xô như sau: "Trong những năm 80, ở Liên Xô, trên tờ Pravda [9], có tấm ảnh được chú thích là 'dòng người chờ phát chẩn ở Hoa Kỳ'. Nhưng nhìn kỹ tấm hình thì ra đó là dòng người xếp hàng trước cửa hiệu bánh mỳ Zabar's ở Manhattan [New York] vào một sáng Thứ Bẩy.”
Kể xong câu chuyện, ông Friedman cảnh cáo: “Đừng có dở cái trò đó thời nay - thậm chí ở Trung Quốc! Một khi người ta có Internet.”
Chính quyền độc tài đảng trị càng dùng hạ sách để truy bức những người quảng bá sự thật và tự do dân chủ qua Internet, Internet càng làm nổi bật giá trị dân chủ hóa của chính công nghệ kỹ thuật số ấy (Internet). Thomas L. Friedman trích dẫn một câu nói để đời của ông Lawrence Grossman nguyên Chủ tịch hãng Truyền hình NBC nói về quá trình dân chủ hóa công nghệ như sau:
"In ấn biến chúng ta thành độc giả.
Photocopy biến chúng ta thành những nhà xuất bản.
Truyền hình biến chúng ta thành khán giả.
Và công nghệ số hóa [tức Internet] cho phép chúng ta
trở thành các hãng truyền thông" (sđd, trang 109).
Trong các vụ bách hại những công dân vận động cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, các vụ đàn áp người khiếu kiện đất đai và dân oan trong nước, nếu không có internet, bàn dân thiên hạ cả trong lẫn ngoài nước khó mà nhận rõ và đánh giá chính xác những gì “Cộng sản nói” với những gì “Cộng sản làm” và từ dớ chuyện bị mắc lừa là chuyện cơm bữa vậy.
Chú thích:
[1] Tùy bút « Đi tìm cái tôi đã mất » của Nguyễn Khải, một cán bộ tuyên truyền của chính quyền CSVN, trong quân đội có cấp bậc đại tá, Phó Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn VN và là Đại biểu Quốc Hội.
[2] Xuân Vũ, tên thật là Bùi Quang Triết, sinh năm 1930 tại tỉnh Bến Tre, tham gia kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi, gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc do Trần Bạch Đằng chỉ huy. Sau Hiệp định Genève 1954, ông tập kết ra Bắc. Năm 1958, được kết nạp vào Hội nhà văn. Năm 1965 được tham gia chiến trường miền Nam với nhiệm vụ sáng tác văn nghệ cổ súy tinh thần chiến đấu trong bộ đội. Nhân dịp này, ông bỏ hàng ngũ Cộng sản, trở về hàng ngũ quốc gia. Từ đó ông sáng tác nhiều hơn. Các tác phẩm của ông phần lớn có sức thu hút mạnh vì lối hành văn khá linh hoạt và lôi cuốn.
[3] Những trích dẫn từ cuốn Un Excommunié (có người dịch là Kẻ Bị Khai Trừ, người khác dịch là Kẻ Bị Vạ Tuyệt Thông theo nguyên ngữ excommunié) của Ls Nguyễn Mạnh Tường lấy từ cuốn Phản Tỉnh Phản Kháng Thực Hay Hư của Minh Võ.Thông Vũ xuất bản. CA, 1999. Các đoạn trích từ hồi ký Tôi Bỏ Đảng của Hoàng Hữu Quýnh hay từ "Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội" của Nguyễn Văn Trấn, hoặc của Xuân Vũ... cũng thế.
[4] Kỷ sư, đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại VN.
[5] Giơ tay phát biểu là trò lừa dối, thường học sinh bị bắt phải biểu diễn trong các cuộc thanh tra nhà trường hơn là trong các giờ học bình thường.
[6] Hoàng Tuỵ: Cần thay đổi cách nhìn đối với giáo dục. Trích từ quyển “Giáo Dục – Những lời tâm huyết. NXB Thông Tấn, Hà Nội, 2006.
[7]Thomas L. Friedman là một nhà báo từng đoạt giải Pulitzer, bình luận viên quan hệ quốc tế của The New York Times. Thomas L. Friedman là một trong những nhà bình luận hàng đầu của nước Mỹ về quan hệ quốc tế. Sinh năm 1953 tại Minneapolis, ông đã học tại Đại học Brandeis và Trường St. Anthony, Đại học Oxford. Cuốn sách đầu tay của ông Từ Beirut đến Jerusalem đoạt giải National Book Award năm 1988. Friedman cũng đoạt hai giải thưởng Pulitzer trong thời gian làm Trưởng phân xã tờ The New York Times tại Beirut và Jerusalem. Friedman hiện sống ở Bethesda, Maryland, cùng vợ là Ann và hai con gái là Orly và Natalie.
[8] Cuốn The Lexus And The Olive Tree, Lê Minh dịch, NXB Khoa Học Xã Hội, 2005, do Tổng Lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn tài trợ. Chúng tôi trích dẫn từ bản dịch hơn 700 trang của Lê Minh. Cuốn sách bàn về toàn cầu hóa, trong đó tác giả dành ra Chương 4 "... Rồi những bức tường theo nhau sụp đổ" để đề cập tới hiệu quả dân chủ hóa mà Internet tác động trên các chính thể độc tài.
[9] Pravda (Sự Thật), cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Liên Xô trước thập niên 90, giống như tờ Nhân Dân của CSVN từ trước đến nay.
Thủ tướng Việt Nam và HĐGMVN đã gặp nhau, nhưng phía Chính quyền muốn độc quyền độc thoại!
Đồng Nhân
23:44 02/10/2008
HÀ NỘI - Trong vòng một tiếng rưỡi đồng hồ các vị Đại Diện của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã có cuộc gặp mặt và trao đổi quan điểm với các vị lãnh đạo cao cấp nhất của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam từ 17 giờ đến 18 h 30 ngày 01 tháng 10 năm 2008 tại dinh Thủ tướng. Cuộc trao đổi rất thẳng thắn và đi sâu vào các vấn đề mà cả hai bên quan tâm, nhất là quyền tư hữu của người dân, từ đó phát sinh những vấn đề khúc mắc mà dân oan cả nước đang than van, vấn đề truyền thông một chiều gây chia rẽ đại đoàn kết dân tộc, vấn đề chính phủ dùng bạo lực giải quyết những xung khác mà không có đối thoại chân thành để giải quyết các nỗi oan ức của dân chúng hay tổ chức giáo hội.
Đoàn của HĐGM gồm 4 vị đại diện: Đức cha Chủ tịch HĐGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Đức Hồng Y TGM Sài Gòn G.B Phạm Minh Mẫn, Đức TGM Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể và Đức Giám mục Hưng Hoá Antôn Vũ Huy Chương.
Phía chính quyền, cùng ngồi với Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng, ông Thượng tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng, ông Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Lê Đăng Doanh, và ông Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế của BTG Chính phủ Dương Ngọc Tấn.
Tin tức mà chúng tôi ghi nhận được cho biết có lẽ đây là lần đầu tiên cả hai bên đều thẳng thắn đặt ra những vấn đề trọng yếu và quan tâm hàng đầu liên quan tới những khúc mắc giữa Giáo hội và Nhà nước Việt nam. Đại diện HĐGMVN lên tiếng bênh vực Đức TGM Ngô quang Kiệt của tổng giáo phận Hà nội và phản bác lại lập luận của ông Thủ tướng và Thượng tướng Công an. Các vị giám mục lên tiếng rằng vị Tổng giám mục Hà nội không làm bất một điều chi sai giáo luật cũng như không có bất cứ hành vi phạm pháp nào. Lời kêu gọi cầu nguyện cho Công lý không những là trách nhiệm của giám mục mà còn là bổn phận của bất cứ người công dân nào muốn thăng tiến nếp sống bình đẳng và trân trọng những giá trị nhân bản của con người, nhất là người Việt Nam.
Đức Cha chủ tịch HĐGMVN và các vị Giám mục không những chỉ trình bầy chi tiết về Bản tuyên bố Quan Điểm và lập trường của Giáo hội CGVN (bản văn đã được công bố sau Khóa họp tại Tòa Giám mục Xuân Lộc ngày 25/8/2008). Các ngài đặc biệt nhấn mạnh đển vấn đề quyền tư hữu, vấn đề luật đất đai, vấn đề xây dựng đất nước dựa trên công lý và sự thật, vấn đề truyền thông sai sự thật và hậu quả gây nên sự chia rẽ và bất ổn định trong cộng đồng dân tộc và đất nước và yêu cầu giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đất đai tài sản trên lý và tình.
Riêng về các buổi cầu nguyện chung của người công giáo mà phía Nhà cầm quyền cho rằng vi phạm luật lệ và làm mất an ninh trật từ, thì các Giám mục đưa quan điểm của mình là việc cầu nguyện là quan trọng trong đời sống của Giáo hội. và nhấn mạnh đến "sự tốt đẹp của việc cầu nguyện ở mọi nơi, mọi lúc và cho mọi người trong đó có cả Thủ tướng!". Nên việc cầu nguyện phải được duy trì và tiếp tục luôn mãi.
Thêm vào đó đức cha Chủ tịch và các giám mục còn đưa ra những nhận định khác về những vấn đề giáo dục, xã hội, công việc bác ái, hoạt động tôn giáo, và những vấn đề liên quan tới nếp sống của dân chúng có ảnh hưởng tới nếp sống tinh thần linh thiêng của người dân, đặc biệt vai trò của Giáo hội trong xã hội và trong đất nước Việt Nam hôm nay.
So sánh lập luận và cách nhìn vấn đề từ phía Nhà nước và phía Giáo hội thì hầu như có nhiều xung khắc và đối chọi nhau không những về quan điểm pháp lý, cách nhìn sự kiện, phương hướng giải quyết mà còn về sự cách kết cấu giải pháp: Nhà nuớc muốn áp đặt giải pháp, đang khi phía Giáo hội muốn đối thoại dựa theo căn bản pháp lý và chứng cớ hiển nhiên. Do vậy xem ra khoảng cách còn rất xa và có khi hậu quả sau cuộc gặp gỡ này còn xa mờ hơn nữa, lý do là hầu như không còn niềm tin vào sự chân thành trong tiến trình đối thoại cũng như trong các tác nhân đối thoại.
Tưởng rằng đây là cuộc đối thoại thẳng thắn, cởi mở và hữu ích đề hai bên hiểu nhau hơn và cố tìm ra phương thức tiến tới một giải pháp đạt lý đạt tình.
Thế nhưng, sau buổi họp đến ban chiều tối khi các đài phát thanh và truyền hình của Nhà nước loan tin về kết quả của buổi họp thì như một đồng nghiệp của chúng tôi đã vẽ ra một hình ảnh độc thoại vô cùng ngoạn mục và tếu lâm như sau:
"Đài VTV, VOV, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và các báo liên tục 'ca' điệp khúc 'Thủ tướng': Thủ tướng tiếp, Thủ tướng bày tỏ, Thủ tướng không hài lòng, Thủ tướng khẳng định, Thủ tướng cũng đề cập, Thủ tướng nghiêm khắc phê phán, Thủ tướng đánh giá cao, Thủ tướng yêu cầu, Thủ tướng tỏ ý lấy làm tiếc, Thủ tướng cũng giải thích thêm, Thủ tướng cho rằng …"
Chấm hết phóng sự truyền thanh. Phía công giáo đáp lại: Amen!
Gặp gỡ để thảo luận để đối thoại nhưng khi tường trình thì chỉ nói về một phía của Nhà nước nói gì, làm gì... tuyệt nhiên là phía bên kia không có tiếng nói. Bạn là thính giả thế thì bạn có thể tự rút ra kết luận rồi đó. Có nghĩa là dưới chế độ CSVN thì người dân Việt nam không có tiếng nói, hay là bị câm hết, hoặc bị bịt miệng hết cả, hoặc là chính quyền nói thay họ họ cả rồi, chẳng việc chi mà phài nói... biết chi mà nói... nói cũng chẳng ai nghe!
Bổ túc phần này, tin hành lang chúng tôi nhận được cho biết một vị giám mục tham dự cuộc họp này đã nói rằng: “Chúng tôi trình bày với ông Thủ tướng những điều mà chúng tôi biết chắc chắn là ti vi sẽ không nói, đúng hơn là không dám nói!”.
Một Đức giám mục khác nói rằng: “Cuộc đối thoại sẽ còn nhiều khó khăn, vì mình tôn trọng các giá trị, trong khi người ta chỉ tìm cách thực hiện chủ trương chính sách!”.
Thủ tướng Dũng và chính quyền CSVN gặp HĐGMVN 1.10.2008 |
Phía chính quyền, cùng ngồi với Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng, ông Thượng tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng, ông Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Lê Đăng Doanh, và ông Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế của BTG Chính phủ Dương Ngọc Tấn.
Tin tức mà chúng tôi ghi nhận được cho biết có lẽ đây là lần đầu tiên cả hai bên đều thẳng thắn đặt ra những vấn đề trọng yếu và quan tâm hàng đầu liên quan tới những khúc mắc giữa Giáo hội và Nhà nước Việt nam. Đại diện HĐGMVN lên tiếng bênh vực Đức TGM Ngô quang Kiệt của tổng giáo phận Hà nội và phản bác lại lập luận của ông Thủ tướng và Thượng tướng Công an. Các vị giám mục lên tiếng rằng vị Tổng giám mục Hà nội không làm bất một điều chi sai giáo luật cũng như không có bất cứ hành vi phạm pháp nào. Lời kêu gọi cầu nguyện cho Công lý không những là trách nhiệm của giám mục mà còn là bổn phận của bất cứ người công dân nào muốn thăng tiến nếp sống bình đẳng và trân trọng những giá trị nhân bản của con người, nhất là người Việt Nam.
Đức Cha chủ tịch HĐGMVN và các vị Giám mục không những chỉ trình bầy chi tiết về Bản tuyên bố Quan Điểm và lập trường của Giáo hội CGVN (bản văn đã được công bố sau Khóa họp tại Tòa Giám mục Xuân Lộc ngày 25/8/2008). Các ngài đặc biệt nhấn mạnh đển vấn đề quyền tư hữu, vấn đề luật đất đai, vấn đề xây dựng đất nước dựa trên công lý và sự thật, vấn đề truyền thông sai sự thật và hậu quả gây nên sự chia rẽ và bất ổn định trong cộng đồng dân tộc và đất nước và yêu cầu giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đất đai tài sản trên lý và tình.
Riêng về các buổi cầu nguyện chung của người công giáo mà phía Nhà cầm quyền cho rằng vi phạm luật lệ và làm mất an ninh trật từ, thì các Giám mục đưa quan điểm của mình là việc cầu nguyện là quan trọng trong đời sống của Giáo hội. và nhấn mạnh đến "sự tốt đẹp của việc cầu nguyện ở mọi nơi, mọi lúc và cho mọi người trong đó có cả Thủ tướng!". Nên việc cầu nguyện phải được duy trì và tiếp tục luôn mãi.
Thêm vào đó đức cha Chủ tịch và các giám mục còn đưa ra những nhận định khác về những vấn đề giáo dục, xã hội, công việc bác ái, hoạt động tôn giáo, và những vấn đề liên quan tới nếp sống của dân chúng có ảnh hưởng tới nếp sống tinh thần linh thiêng của người dân, đặc biệt vai trò của Giáo hội trong xã hội và trong đất nước Việt Nam hôm nay.
So sánh lập luận và cách nhìn vấn đề từ phía Nhà nước và phía Giáo hội thì hầu như có nhiều xung khắc và đối chọi nhau không những về quan điểm pháp lý, cách nhìn sự kiện, phương hướng giải quyết mà còn về sự cách kết cấu giải pháp: Nhà nuớc muốn áp đặt giải pháp, đang khi phía Giáo hội muốn đối thoại dựa theo căn bản pháp lý và chứng cớ hiển nhiên. Do vậy xem ra khoảng cách còn rất xa và có khi hậu quả sau cuộc gặp gỡ này còn xa mờ hơn nữa, lý do là hầu như không còn niềm tin vào sự chân thành trong tiến trình đối thoại cũng như trong các tác nhân đối thoại.
Tưởng rằng đây là cuộc đối thoại thẳng thắn, cởi mở và hữu ích đề hai bên hiểu nhau hơn và cố tìm ra phương thức tiến tới một giải pháp đạt lý đạt tình.
Thế nhưng, sau buổi họp đến ban chiều tối khi các đài phát thanh và truyền hình của Nhà nước loan tin về kết quả của buổi họp thì như một đồng nghiệp của chúng tôi đã vẽ ra một hình ảnh độc thoại vô cùng ngoạn mục và tếu lâm như sau:
"Đài VTV, VOV, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và các báo liên tục 'ca' điệp khúc 'Thủ tướng': Thủ tướng tiếp, Thủ tướng bày tỏ, Thủ tướng không hài lòng, Thủ tướng khẳng định, Thủ tướng cũng đề cập, Thủ tướng nghiêm khắc phê phán, Thủ tướng đánh giá cao, Thủ tướng yêu cầu, Thủ tướng tỏ ý lấy làm tiếc, Thủ tướng cũng giải thích thêm, Thủ tướng cho rằng …"
Chấm hết phóng sự truyền thanh. Phía công giáo đáp lại: Amen!
Gặp gỡ để thảo luận để đối thoại nhưng khi tường trình thì chỉ nói về một phía của Nhà nước nói gì, làm gì... tuyệt nhiên là phía bên kia không có tiếng nói. Bạn là thính giả thế thì bạn có thể tự rút ra kết luận rồi đó. Có nghĩa là dưới chế độ CSVN thì người dân Việt nam không có tiếng nói, hay là bị câm hết, hoặc bị bịt miệng hết cả, hoặc là chính quyền nói thay họ họ cả rồi, chẳng việc chi mà phài nói... biết chi mà nói... nói cũng chẳng ai nghe!
Bổ túc phần này, tin hành lang chúng tôi nhận được cho biết một vị giám mục tham dự cuộc họp này đã nói rằng: “Chúng tôi trình bày với ông Thủ tướng những điều mà chúng tôi biết chắc chắn là ti vi sẽ không nói, đúng hơn là không dám nói!”.
Một Đức giám mục khác nói rằng: “Cuộc đối thoại sẽ còn nhiều khó khăn, vì mình tôn trọng các giá trị, trong khi người ta chỉ tìm cách thực hiện chủ trương chính sách!”.
Thông Báo
Cáo Phó: LM Phêrô Vêrona Chu Quang Tào đã tạ thế tại Kiên Giang
VP Tòa GM Long Xuyên
21:09 02/10/2008
TÒA GIÁM MỤC LONG XUYÊN KÍNH BÁO:
CHA PHÊRÔ VERÔNA CHU QUANG TÀO
ĐÃ ĐƯỢC GỌI VỀ NHÀ CHÚA
VÀO LÚC 14g00 THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 10 NĂM 2008.
HƯỞNG THỌ 66 TUỔI.
THÁNH LỄ AN TÁNG SẼ ĐƯỢC ĐỨC CHA GIUSE TRẦN XUÂN TIẾU CỬ HÀNH
VÀO LÚC 10g00 THỨ BẢY, NGÀY 04 THÁNG 10 NĂM 2008,
TẠI NHÀ THỜ AN BÌNH, GIÁO XỨ GÒ QUAO, KIÊN GIANG.
Tiểu sử Cha Phêrô Vêrona Chu Quang Tào
Sinh ngày 14 tháng 5 năm 1942 tại Thọ Ninh, Bắc Ninh.
Vào Tiểu Chủng viện Bắc Ninh năm 1954.
Vào Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X năm 1961.
Có bằng Cử nhân Thần học và Cử nhân Văn Chương.
Chịu chức Linh mục ngày 28 tháng 11 năm 1970 tại Manila
Do Đức Thánh Cha Phaolô VI.
Cha đã từng phục vụ:
1971-1972: Trung học Thái Hòa, Đài Đức Mẹ Tân Hiệp.
1973-1875: Đại Chủng Viện Thánh Tôma, Long Xuyên.
1975-1984: Giáo xứ Đài Đức Mẹ, Tân Hiệp.
1985 cho tới bây giờ: Giáo xứ Gò Quao, Kiên Giang.
Trong niềm hiệp thông, xin Quí Cha dâng ba Thánh lễ cầu nguyện cho ngài.
Phân Ưu với Giáo phận Long Xuyên và Gia đình LM Phêrô Vêrona Chu Quang Tào
LM Paul Văn Chi
21:16 02/10/2008
CHA PHÊRÔ VERÔNA CHU QUANG TÀO
ĐÃ ĐƯỢC GỌI VỀ NHÀ CHÚA
VÀO LÚC 14g00 THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 10 NĂM 2008.
HƯỞNG THỌ 66 TUỔI.
THÁNH LỄ AN TÁNG SẼ ĐƯỢC
ĐỨC CHA GIUSE TRẦN XUÂN TIẾU CỬ HÀNH
VÀO LÚC 10g00 THỨ BẢY, NGÀY 04 THÁNG 10 NĂM 2008,
TẠI NHÀ THỜ AN BÌNH, GIÁO XỨ GÒ QUAO,
KIÊN GIANG.
Linh Mục Paul Văn Chi, các Linh Mục Học Trò của Thầy, và tất cả các học trò
của Thầy Phêrô Verôna Chu Quang Tào xin Thành Kính Phân Ưu
với Giáo Phận Long Xuyên và Gia Đình của Cha Phêrô Verôna Chu Quang Tào.
Nguyện xin Thiên Chúa Toàn Năng qua sự bầu cử của Mẹ La Vang
sớm đưa Linh Hồn Cha Phêrô Verôna Chu Quang Tào về cõi trường sinh.
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Linh Mục Paul Văn Chi, các Linh Mục Họ Trò,
và toàn thể Gia Đình Chủng Viện Á Thánh Phụng
và Chủng Viện Têrêxa Long Xuyên.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mùa Thu Trên Đỉnh Rocky Mountain
Nguyễn Ngọc Danh
18:43 02/10/2008
MÙA THU TRÊN ĐỈNH Rocky Mountain
Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh
Trên núi đồi vàng ửng nét hôn mê
Ta bỏ đi –để lại đời dâu bẻ
Theo Thu vàng lên chóp đỉnh hoang sơ.
(Ngọc Danh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền