Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lào: Cộng đoàn mới Lời Chúa tái khởi động truyền giáo, giữa các trở ngại và hy vọng
Phạm Kim An
09:31 02/10/2011
Lào: Cộng đoàn mới Lời Chúa tái khởi động truyền giáo, giữa các trở ngại và hy vọng
Vatican - 30 người trẻ - 20 chủng sinh tại Đại Chủng viện và 10 người học năm Dự bị tại Pakse – là niềm hy vọng và tương lai của Giáo Hội tại Lào, theo linh mục Adun Hongsaphong, một nhà thần học và Giám đốc Đại Chủng viện trong Hạt Đại diện Tông tòa Pakse, ở miền nam Lào, nói với hãng tin Fides.
Cha Adun là một trong ba linh mục thực hiện công tác mục vụ trong Hạt Đại diện, bao gồm 4 tỉnh: cha nói với hãng tin Fides: "Các cộng đồng Kitô hữu chủ yếu là ở tỉnh Champasak, còn các cộng đồng khác ở rải rác. Trong Hạt Đại diện, chỉ có một Đức Giám mục và ba linh mục, và công việc mục vụ không phải là dễ dàng: chúng tôi luôn phải di chuyển, có những khó khăn để đến thăm các cộng đồng và cầu nguyện với cácgia đình ". Cha giải thích: “Nhưng chúng tôi đang xét lại các phương pháp việc chăm sóc mục vụ, cố gắng tập trung vào Lời Chúa: chúng tôi cố gắng thành lập ‘các cộng đoàn dựa vào Lời Chúa’, và từ đó chúng tôi mong đợi một số thay đổi, bởi vì Lời Chúa ban sức mạnh, và có thể truyền cảm hứng cho các ơn gọi mới".
Các ơn gọi, và từ đó là các linh mục mới, là quan trọng cho tương lai của Giáo Hội Lào nhỏ bé, một cộng đoàn với khoảng 50 ngàn tín hữu và 15 linh mục trong một đất nước, nơi mà các nhà thừa sai ngoại quốc bị ngưng hoạt động bởi những người cộng sản ‘Pathet Lào’ vào năm 1975, và bị trục xuất.
Từ năm 1991, chính phủ đã dần nới lỏng sự siết chặt cho các tín hữu, và dần dà từ năm này qua năm khác, cho phép sự tự do lớn hơn về thờ phượng và tôn giáo. Cha Adun nói: "Hiện nay, mối quan hệ với chính quyền là thân thiện: không có trở ngại lớn, nhưng chúng tôi không có thể nói rằng họ làm việc nhau. Sự tự do tôn giáo thực sự của chúng tôi thay đổi tùy theo từng tỉnh và nhất là chính quyền địa phương, chứ không quá dựa vào Hiến pháp, vốn quy định sự tự do thờ phượng. Ở các thành phố lớn, nơi có các nhà thờ, có sự tự do nhiều hơn, còn ở vùng nông thôn, sự tự do là ít hơn”.
Trong số các thí dụ được vị linh mục kể ra, có việc không thể xây dựng nhà thờ mới (chính phủ không cho phép), nhưng mặt khác, “chúng tôi có thể khôi phục lại hoặc xây dựng lại tòa nhà hiện có, và có thể lấy lại các nhà thờ đã bị tịch thu trong quá khứ, bằng cách sử dụng chúng cho các công việc mục vụ".
Do đó, sự khẩn cấp và thách thức của Giáo Hội tại Lào ngày nay là "đổi mới việc dạy giáo lý và truyền giáo, đức tin sống trong gia đình và cộng đồng", tạo ra "các giáo xứ và cộng đoàn có thể tỏa sáng trong chứng tá Tin mừng".
Ngoài ra, hiện nay, các Kitô hữu Lào, do sự vắng mặt của các nhà truyền giáo, không còn cảm thấy mình là ‘người xa lạ’ nữa, và đang cố gắng phục hồi các yếu tố văn hóa địa phương trong phụng vụ và công việc mục vụ, để hội nhập tốt hơn vào cơ cấu xã hội của đất nước. Cha Adun kết luận: "Chúng tôi có đức tin trong Chúa Thánh Thần, Ngài hướng dẫn Giáo Hội chúng tôi và các dự án của chúng tôi, chúng tôi cố gắng sống phù hợp với ý Chúa". (Agenzia Fides 1-10-2011)
Phạm Kim An
Vatican - 30 người trẻ - 20 chủng sinh tại Đại Chủng viện và 10 người học năm Dự bị tại Pakse – là niềm hy vọng và tương lai của Giáo Hội tại Lào, theo linh mục Adun Hongsaphong, một nhà thần học và Giám đốc Đại Chủng viện trong Hạt Đại diện Tông tòa Pakse, ở miền nam Lào, nói với hãng tin Fides.
Cha Adun là một trong ba linh mục thực hiện công tác mục vụ trong Hạt Đại diện, bao gồm 4 tỉnh: cha nói với hãng tin Fides: "Các cộng đồng Kitô hữu chủ yếu là ở tỉnh Champasak, còn các cộng đồng khác ở rải rác. Trong Hạt Đại diện, chỉ có một Đức Giám mục và ba linh mục, và công việc mục vụ không phải là dễ dàng: chúng tôi luôn phải di chuyển, có những khó khăn để đến thăm các cộng đồng và cầu nguyện với cácgia đình ". Cha giải thích: “Nhưng chúng tôi đang xét lại các phương pháp việc chăm sóc mục vụ, cố gắng tập trung vào Lời Chúa: chúng tôi cố gắng thành lập ‘các cộng đoàn dựa vào Lời Chúa’, và từ đó chúng tôi mong đợi một số thay đổi, bởi vì Lời Chúa ban sức mạnh, và có thể truyền cảm hứng cho các ơn gọi mới".
Các ơn gọi, và từ đó là các linh mục mới, là quan trọng cho tương lai của Giáo Hội Lào nhỏ bé, một cộng đoàn với khoảng 50 ngàn tín hữu và 15 linh mục trong một đất nước, nơi mà các nhà thừa sai ngoại quốc bị ngưng hoạt động bởi những người cộng sản ‘Pathet Lào’ vào năm 1975, và bị trục xuất.
Từ năm 1991, chính phủ đã dần nới lỏng sự siết chặt cho các tín hữu, và dần dà từ năm này qua năm khác, cho phép sự tự do lớn hơn về thờ phượng và tôn giáo. Cha Adun nói: "Hiện nay, mối quan hệ với chính quyền là thân thiện: không có trở ngại lớn, nhưng chúng tôi không có thể nói rằng họ làm việc nhau. Sự tự do tôn giáo thực sự của chúng tôi thay đổi tùy theo từng tỉnh và nhất là chính quyền địa phương, chứ không quá dựa vào Hiến pháp, vốn quy định sự tự do thờ phượng. Ở các thành phố lớn, nơi có các nhà thờ, có sự tự do nhiều hơn, còn ở vùng nông thôn, sự tự do là ít hơn”.
Trong số các thí dụ được vị linh mục kể ra, có việc không thể xây dựng nhà thờ mới (chính phủ không cho phép), nhưng mặt khác, “chúng tôi có thể khôi phục lại hoặc xây dựng lại tòa nhà hiện có, và có thể lấy lại các nhà thờ đã bị tịch thu trong quá khứ, bằng cách sử dụng chúng cho các công việc mục vụ".
Do đó, sự khẩn cấp và thách thức của Giáo Hội tại Lào ngày nay là "đổi mới việc dạy giáo lý và truyền giáo, đức tin sống trong gia đình và cộng đồng", tạo ra "các giáo xứ và cộng đoàn có thể tỏa sáng trong chứng tá Tin mừng".
Ngoài ra, hiện nay, các Kitô hữu Lào, do sự vắng mặt của các nhà truyền giáo, không còn cảm thấy mình là ‘người xa lạ’ nữa, và đang cố gắng phục hồi các yếu tố văn hóa địa phương trong phụng vụ và công việc mục vụ, để hội nhập tốt hơn vào cơ cấu xã hội của đất nước. Cha Adun kết luận: "Chúng tôi có đức tin trong Chúa Thánh Thần, Ngài hướng dẫn Giáo Hội chúng tôi và các dự án của chúng tôi, chúng tôi cố gắng sống phù hợp với ý Chúa". (Agenzia Fides 1-10-2011)
Phạm Kim An
Đức TGM Hàn Đại Huy kêu gọi tự do tôn giáo, công lý và hòa bình ở Pakistan
Nguyễn Trọng Đa
09:34 02/10/2011
Đức TGM Hàn Đại Huy kêu gọi tự do tôn giáo, công lý và hòa bình ở Pakistan
Vatican - Pakistan cần "tôn trọng tự do tôn giáo và tự do lương tâm, vốn là dấu hiệu của công lý và hòa bình": - Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy (Hon Tai-Fai), Tổng Thư ký Thánh Bộ Phúc âm hóa các dân tộc, nói như vậy trong sứ điệp gửi đến Giáo hội địa phương trong dịp khai mạc "Năm Truyền giáo" ở Pakistan, được tổ chức từ ngày 1-10-2011 đến ngày 30-9-2012.
Nói rằng Ngài vui sướng "chia sẻ sự nhiệt tình truyền giáo đổi mới để rao giảng Tin Mừng, và gieo hạt giống Lời Chúa, trong vùng đất màu mỡ của nhiều con tim khao khát", Tổng Giám mục lưu ý rằng "là một thiểu số nhỏ trong một xã hội đa số là người Hồi giáo, Giáo Hội Pakistan sống và di chuyển trong một khuôn khổ, vốn kêu gọi sự nhạy cảm và tình yêu lớn lao cho anh chị em Hồi giáo của chúng ta".
Sứ điệp nói: “Giữa bao gian lao và thử thách, sự kiên trì của anh chị em trong đức tin, đức cậy và đức mến là đáng khâm phục". Sứ điệp được đọc cho các Giám Mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân tập trung tại Karachi, để khai mạc Năm Truyền Giáo.
Tổng Giám mục Hàn Đại Huy nhắc đến lễ kỷ niệm 25 năm ngày Thế Giới cầu nguyện cho hòa bình, vốn đã được tổ chức tại Assisi ngày 27-10-1986. Ngài nói: “Hoà bình, như là một mong muốn tha thiết của tất cả mọi người, tự trình bày như là một cái gì đó mong manh trong nhiều xã hội". Để bảo vệ nó, "hai điều có tầm rất quan trọng là: thứ nhất là mệnh lệnh bên trong của lương tâm đạo đức, buộc chúng ta tôn trọng, bảo vệ và cổ vũ sự sống con người. Mệnh lệnh này buộc chúng ta phải vượt qua sự ích kỷ, tham lam và tinh thần trả thù. Thứ hai là sự xác tín rằng hòa bình vượt xa các nỗ lực của con người. Như vậy, nguồn và sự thực hiện hòa bình phải được tìm kiếm trong thực tại vượt quá tất cả chúng ta".
Sứ điệp tiếp tục: "Là Kitô hữu, chúng ta xác tín sự thật rằng Chúa Kitô là sự bình an của chúng ta. Vì vậy, chúng ta tuyên xưng Chúa Kitô và rao giảng Phúc Âm của Ngài, bởi vì qua cuộc sống và sự chết của Ngài, Ngài đã dạy chúng ta cách thức yêu thương, phục vụ và tạo hòa bình giữa các cá nhân và các dân tộc".
Nhắm đến bối cảnh của Pakistan, Đức Tổng Giám Mục nói: "Tình yêu Chúa Kitô thúc giục chúng ta hãy đối thoại, và thúc đẩy các mối quan hệ tích cực và xây dựng, với các cá nhân và cộng đồng của các tôn giáo khác. Thật là điều nâng cao tinh thần khi biết rằng, các nỗ lực to lớn đã được thực hiện ở Pakistan, để làm chứng cho sự việc là các Kitô hữu và người Hồi giáo có thể làm việc với nhau và cùng đi với nhau trong hòa bình, ‘mặc dù sự cải thiện khẩn cấp vẫn chưa được ước muốn’ trong lĩnh vực này.
Sứ điệp hy vọng cho công việc hiệu quả của các Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng, vốn mừng 60 năm ngày hiện diện của các Hội tại Pakistan, và sứ điệp kết thúc bằng đảm bảo sự gần gũi, bằng lời cầu nguyện, giữa Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội Pakistan, và đưa ra lời kêu gọi cho các tín hữu ở Pakistan, với lời của Chúa Giêsu nói với các tông đồ: "Đừng sợ". (Agenzia Fides 1-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Vatican - Pakistan cần "tôn trọng tự do tôn giáo và tự do lương tâm, vốn là dấu hiệu của công lý và hòa bình": - Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy (Hon Tai-Fai), Tổng Thư ký Thánh Bộ Phúc âm hóa các dân tộc, nói như vậy trong sứ điệp gửi đến Giáo hội địa phương trong dịp khai mạc "Năm Truyền giáo" ở Pakistan, được tổ chức từ ngày 1-10-2011 đến ngày 30-9-2012.
Nói rằng Ngài vui sướng "chia sẻ sự nhiệt tình truyền giáo đổi mới để rao giảng Tin Mừng, và gieo hạt giống Lời Chúa, trong vùng đất màu mỡ của nhiều con tim khao khát", Tổng Giám mục lưu ý rằng "là một thiểu số nhỏ trong một xã hội đa số là người Hồi giáo, Giáo Hội Pakistan sống và di chuyển trong một khuôn khổ, vốn kêu gọi sự nhạy cảm và tình yêu lớn lao cho anh chị em Hồi giáo của chúng ta".
Sứ điệp nói: “Giữa bao gian lao và thử thách, sự kiên trì của anh chị em trong đức tin, đức cậy và đức mến là đáng khâm phục". Sứ điệp được đọc cho các Giám Mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân tập trung tại Karachi, để khai mạc Năm Truyền Giáo.
Tổng Giám mục Hàn Đại Huy nhắc đến lễ kỷ niệm 25 năm ngày Thế Giới cầu nguyện cho hòa bình, vốn đã được tổ chức tại Assisi ngày 27-10-1986. Ngài nói: “Hoà bình, như là một mong muốn tha thiết của tất cả mọi người, tự trình bày như là một cái gì đó mong manh trong nhiều xã hội". Để bảo vệ nó, "hai điều có tầm rất quan trọng là: thứ nhất là mệnh lệnh bên trong của lương tâm đạo đức, buộc chúng ta tôn trọng, bảo vệ và cổ vũ sự sống con người. Mệnh lệnh này buộc chúng ta phải vượt qua sự ích kỷ, tham lam và tinh thần trả thù. Thứ hai là sự xác tín rằng hòa bình vượt xa các nỗ lực của con người. Như vậy, nguồn và sự thực hiện hòa bình phải được tìm kiếm trong thực tại vượt quá tất cả chúng ta".
Sứ điệp tiếp tục: "Là Kitô hữu, chúng ta xác tín sự thật rằng Chúa Kitô là sự bình an của chúng ta. Vì vậy, chúng ta tuyên xưng Chúa Kitô và rao giảng Phúc Âm của Ngài, bởi vì qua cuộc sống và sự chết của Ngài, Ngài đã dạy chúng ta cách thức yêu thương, phục vụ và tạo hòa bình giữa các cá nhân và các dân tộc".
Nhắm đến bối cảnh của Pakistan, Đức Tổng Giám Mục nói: "Tình yêu Chúa Kitô thúc giục chúng ta hãy đối thoại, và thúc đẩy các mối quan hệ tích cực và xây dựng, với các cá nhân và cộng đồng của các tôn giáo khác. Thật là điều nâng cao tinh thần khi biết rằng, các nỗ lực to lớn đã được thực hiện ở Pakistan, để làm chứng cho sự việc là các Kitô hữu và người Hồi giáo có thể làm việc với nhau và cùng đi với nhau trong hòa bình, ‘mặc dù sự cải thiện khẩn cấp vẫn chưa được ước muốn’ trong lĩnh vực này.
Sứ điệp hy vọng cho công việc hiệu quả của các Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng, vốn mừng 60 năm ngày hiện diện của các Hội tại Pakistan, và sứ điệp kết thúc bằng đảm bảo sự gần gũi, bằng lời cầu nguyện, giữa Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội Pakistan, và đưa ra lời kêu gọi cho các tín hữu ở Pakistan, với lời của Chúa Giêsu nói với các tông đồ: "Đừng sợ". (Agenzia Fides 1-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Thánh Đường Bông Hoa NHỏ
Trầm Thiên Thu
09:51 02/10/2011
Thánh đường Bông Hoa Nhỏ
Tác giả ANGELO STAGNARO viết từ New York.
Tôi luôn mong tới tháng 10, nhất là ngày 1-10, đó là lễ thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, một trong nhiều lễ kính nhớ các thánh mà tôi yêu quý có vẻ tập trung vào tháng 10 này. Chị là người thành Lisieux, là bổn mạng các xứ truyền giáo và Tiến sĩ Giáo hội.
Tên “cúng cơm” của chị đúng theo Pháp ngữ là Thérèse Martin, và thường được viết là Ste. Thérèse de l’Enfant-Jésus. Nữ tu Dòng Kín người Pháp này có nickname (biệt danh) là “Bông hoa nhỏ của Chúa Giêsu”.
Đời sống tâm linh của chị được mệnh danh là “Con đường Bé nhỏ” – cũng gọi là “Con đường Thơ ấu”. Chị luôn yêu thích hy sinh thầm lặng, và chị tin những điều bé nhỏ đó có thể hoán cải các linh hồn. Chị mô tả điều này rõ ràng trong cuốn tự truyện “Một tâm hồn” (Story of a Soul): “Tôi thích Tôi thích sự đơn điệu của sự hy sinh vô danh tới mức xuất thần. Nhặt một cây kim vì yêu mến cũng có thể hoán cải một linh hồn”.
Trong luận thuyết tâm linh (spiritual treatise) của chị, chị giải thích rằng không cần hoàn tất những hành động dũng cảm để đạt được sự thánh thiện và diễn tả tình yêu đối với Thiên Chúa: “Tình yêu minh chứng bằng hành động, vậy làm sao tôi chứng tỏ tình yêu của tôi? Những hành động cao cả ngăn cấm tôi. Cách duy nhất tôi có thể chứng tỏ tình yêu của tôi là gieo vãi những bông hoa, và những bông hoa này là những hy sinh bé nhỏ, mỗi ánh mắt và mỗi lời nói, và làm những hành động đó vì yêu thương”.
Suốt cuộc đời, thánh Têrêsa chịu đựng bệnh làm yếu sức, nhưng dù yếu đuối và đau nhức, chị không bao giờ than phiền. Chị cũng không bao giờ than phiền khi các nữ tu khác bần tiện hoặc khiếm nhã với chị. Có thể điều “phá phách” chị là nhiều lần chị cảm thấy mình quá khô khan (aridity), gọi là “bóng tối tâm linh” (spiritual darkness), khi mà chị cảm thấy chị hoàn toàn không kết hiệp với Thiên Chúa.
Tháng 4-1896, chị bắt đầu bị lao phổi. Chị qua đời ngày 30-9-1897 sau 18 tháng bị bệnh, lúc mới 24 tuổi. Khi bị bệnh, chị viết thư cho một anh bạn là LM Bellier: “Em không đang chết dần. Em đang bước vào sự sống”.
ĐGH Piô XI phong chân phước cho chị Têrêsa ngày 29-4-1923 và phong thánh cho chị ngày 17-5-1925, chỉ 28 năm sau khi chị qua đời. Ngày 19-10-1997, Chân phước GH Gioan Phalô II tôn vinh chị là một trong 33 thánh tiến sĩ của Giáo hội hoàn vũ, một trong 3 phụ nữ (hai vị kia là Têrêsa Avila và Catarina Siena). Thánh Têrêsa là bổn mạng của những phi công, những người bị đau đớn thể lý, những người nhiễm HIV/AIDS và lao phổi, những người trồng hoa và bán hoa, những người làm vườn, những người mất cha mẹ, các trẻ mồ côi và các nhà truyền giáo. Người ta có thể dễ dàng nhận ra chân dung thánh Têrêsa với bó hoa luôn trên tay.
Nhà thờ Têrêsa
Sau 2 năm chị được phong chân phước, ĐGM Thomas-Paul-Henri Lemonnier, GP Bayeux và Lisieux, muốn có một thánh đường dâng kính thánh nữ Têrêsa ở Lisieux. ĐGH Piô XI là người ủng hộ dự án này, và ngài đặt triều đại giáo hoàng của ngài dưới sự bảo trợ của thánh Têrêsa.
Viêc xây dựng thánh đường khởi công năm 1929 và sau 25 năm mới hoàn tất – việc xây dựng bị ngưng vì thế chiến II, 2/3 Lisieux bị tàn phá trong chiến tranh, thánh đường cũng bị hư hại một chút. Thánh đường này được thánh hiến ngày 11-7-1954.
Tọa lạc trên một ngọn đồi ở vành đai Lisieux, thánh đường này được xây dựng theo kiểu Neo-Byzantine (kiểu Byzantine tân thời), còn gọi là kiểu Roman-Byzantine. Thánh đường này có hình Thập giá với mái vòm phía trên, và ở phía trên Thánh đường Thánh Tâm Paris (Paris’ Sacred Heart Basilica). Thánh đường này gồm 18 bàn thờ nhỏ, do nhiều nước dâng cúng tài chính để xây dựng.
Tôi bước vào trong nhà thờ với hy vọng thấy toàn bộ nhà thờ đầy ánh nến. Nhà thờ tương đối đông người, nhưng tĩnh lặng và an bình – mọi người như đang hiện diện trước mặt thánh Têrêsa vậy.
Bạn có thể thấy niềm vui hiện rõ trên mỗi khuôn mặt và tâm hồn những người đến đây để tôn thờ Thiên Chúa và tôn kính Bông Hoa Nhỏ Têrêsa. Teilhard de Chardin nhắc chúng tôi: “Niềm vui là dấu chỉ chắc chắn có Thiên Chúa hiện diện”.
Tôi ngồi chờ thánh lễ bắt đầu. Sau Lộ đức, nhà thờ này là nơi hành hương đông người thứ nhì của Pháp quốc, mỗi năm thu hút hơn 2 triệu khách hành hương và du khách. Nhà thờ có sức chứa 4.000 người. Chân phước GH Gioan Phaolô II đã đến nhà thờ này ngày 2-6-1980.
Sau thánh lễ, tôi viếng hầm mộ thánh Têrêsa, mộ này hoàn tất năm 1932. Hầu hết phía trong hầm mộ đầy đồ khảm (mosaics): Têrêsa được rửa tội, rước lễ lần đầu, phép lạ chữa bệnh, tận hiến tu trì, và qua đời. Ngoài hầm mộ là nhà nguyện, xây dựng năm 2000, có ý để mọi người yên lặng cầu nguyện.
Các mộ của chân phước Louis Martin và chân phước Marie-Azélie Martin, song thân của thánh Têrêsa, tọa lạc trên Chặng đàng Thánh giá phía sau nhà thờ cho tới năm 2008. Di hài các ngài được khai quật để làm di hài thánh. Năm 1994, CP GH Gioan Phaolô II tôn vinh các ngài là bậc đáng kính, và ĐGH Bênêđictô XVI tôn phong các ngài lên bậc chân phước ngày 19-10-2008.
Khoảng xa
Thánh Têrêsa được đặt làm bổn mạng cho việc truyền giáo dù chị chưa bao giờ ra khỏi tu viện kín, chị chỉ khao khát cháy bỏng là được đi truyền giáo và cầu nguyện cho việc truyền giáo. Chị viết trong tự truyện: “Con có ơn gọi làm tông đồ. Con muốn đi khắp thế gian để rao truyền Danh Ngài và cắm Thánh giá vinh quang trên vùng đất không có đức tin. Nhưng, lạy Đấng con yêu mến, một sứ vụ không đủ cho con; con muốn rao giảng Phúc âm khắp năm châu cùng một lúc và cả ở các hòn đảo nhỏ xa xôi. Con muốn là nhà truyền giáo, không chỉ vài năm mà từ khởi nguyên cho tới tận thế”.
Đại tá phi hành gia Ron Garan, được linh hứng bởi lòng sùng kính thánh Têrêsa, đã đến Dòng Kín New Caney, bang Texas, và xin thánh tích của Bông Hoa Nhỏ để đem theo mình trên chuyến tàu vũ trụ Discovery 2008. Garan đã thả thánh tích của Chị Têrêsa vào quỹ đạo trái đất trong chuyến bay đó. Với vận tốc 17.057 dặm/giờ trong 2 năm, thánh tích Chị Têrêsa đã đi xa gần 300 triệu dặm – xa hơn một chút so với hành trình chị muốn đi trong cuộc đời ngắn ngủi của chị. Garan muốn mang thêm thánh tích Bông Hoa Nhỏ vào chuyến bay sau tới Trạm Không gian Quốc tế trong năm 2011.
Thánh Têrêsa chỉ là nữ tu Dòng Kín 9 năm nhưng ảnh hưởng của chị thật là rộng lớn. Thánh đường Thánh Têrêsa vẫn là bằng chứng về Bông Hoa Nhỏ của Thiên Chúa.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ NCRegister.com)
Lễ Thánh nữ Têrêsa, 1-10-2011
Tác giả ANGELO STAGNARO viết từ New York.
Tôi luôn mong tới tháng 10, nhất là ngày 1-10, đó là lễ thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, một trong nhiều lễ kính nhớ các thánh mà tôi yêu quý có vẻ tập trung vào tháng 10 này. Chị là người thành Lisieux, là bổn mạng các xứ truyền giáo và Tiến sĩ Giáo hội.
Tên “cúng cơm” của chị đúng theo Pháp ngữ là Thérèse Martin, và thường được viết là Ste. Thérèse de l’Enfant-Jésus. Nữ tu Dòng Kín người Pháp này có nickname (biệt danh) là “Bông hoa nhỏ của Chúa Giêsu”.
Đời sống tâm linh của chị được mệnh danh là “Con đường Bé nhỏ” – cũng gọi là “Con đường Thơ ấu”. Chị luôn yêu thích hy sinh thầm lặng, và chị tin những điều bé nhỏ đó có thể hoán cải các linh hồn. Chị mô tả điều này rõ ràng trong cuốn tự truyện “Một tâm hồn” (Story of a Soul): “Tôi thích Tôi thích sự đơn điệu của sự hy sinh vô danh tới mức xuất thần. Nhặt một cây kim vì yêu mến cũng có thể hoán cải một linh hồn”.
Trong luận thuyết tâm linh (spiritual treatise) của chị, chị giải thích rằng không cần hoàn tất những hành động dũng cảm để đạt được sự thánh thiện và diễn tả tình yêu đối với Thiên Chúa: “Tình yêu minh chứng bằng hành động, vậy làm sao tôi chứng tỏ tình yêu của tôi? Những hành động cao cả ngăn cấm tôi. Cách duy nhất tôi có thể chứng tỏ tình yêu của tôi là gieo vãi những bông hoa, và những bông hoa này là những hy sinh bé nhỏ, mỗi ánh mắt và mỗi lời nói, và làm những hành động đó vì yêu thương”.
Suốt cuộc đời, thánh Têrêsa chịu đựng bệnh làm yếu sức, nhưng dù yếu đuối và đau nhức, chị không bao giờ than phiền. Chị cũng không bao giờ than phiền khi các nữ tu khác bần tiện hoặc khiếm nhã với chị. Có thể điều “phá phách” chị là nhiều lần chị cảm thấy mình quá khô khan (aridity), gọi là “bóng tối tâm linh” (spiritual darkness), khi mà chị cảm thấy chị hoàn toàn không kết hiệp với Thiên Chúa.
Tháng 4-1896, chị bắt đầu bị lao phổi. Chị qua đời ngày 30-9-1897 sau 18 tháng bị bệnh, lúc mới 24 tuổi. Khi bị bệnh, chị viết thư cho một anh bạn là LM Bellier: “Em không đang chết dần. Em đang bước vào sự sống”.
ĐGH Piô XI phong chân phước cho chị Têrêsa ngày 29-4-1923 và phong thánh cho chị ngày 17-5-1925, chỉ 28 năm sau khi chị qua đời. Ngày 19-10-1997, Chân phước GH Gioan Phalô II tôn vinh chị là một trong 33 thánh tiến sĩ của Giáo hội hoàn vũ, một trong 3 phụ nữ (hai vị kia là Têrêsa Avila và Catarina Siena). Thánh Têrêsa là bổn mạng của những phi công, những người bị đau đớn thể lý, những người nhiễm HIV/AIDS và lao phổi, những người trồng hoa và bán hoa, những người làm vườn, những người mất cha mẹ, các trẻ mồ côi và các nhà truyền giáo. Người ta có thể dễ dàng nhận ra chân dung thánh Têrêsa với bó hoa luôn trên tay.
Nhà thờ Têrêsa
Sau 2 năm chị được phong chân phước, ĐGM Thomas-Paul-Henri Lemonnier, GP Bayeux và Lisieux, muốn có một thánh đường dâng kính thánh nữ Têrêsa ở Lisieux. ĐGH Piô XI là người ủng hộ dự án này, và ngài đặt triều đại giáo hoàng của ngài dưới sự bảo trợ của thánh Têrêsa.
Viêc xây dựng thánh đường khởi công năm 1929 và sau 25 năm mới hoàn tất – việc xây dựng bị ngưng vì thế chiến II, 2/3 Lisieux bị tàn phá trong chiến tranh, thánh đường cũng bị hư hại một chút. Thánh đường này được thánh hiến ngày 11-7-1954.
Tọa lạc trên một ngọn đồi ở vành đai Lisieux, thánh đường này được xây dựng theo kiểu Neo-Byzantine (kiểu Byzantine tân thời), còn gọi là kiểu Roman-Byzantine. Thánh đường này có hình Thập giá với mái vòm phía trên, và ở phía trên Thánh đường Thánh Tâm Paris (Paris’ Sacred Heart Basilica). Thánh đường này gồm 18 bàn thờ nhỏ, do nhiều nước dâng cúng tài chính để xây dựng.
Tôi bước vào trong nhà thờ với hy vọng thấy toàn bộ nhà thờ đầy ánh nến. Nhà thờ tương đối đông người, nhưng tĩnh lặng và an bình – mọi người như đang hiện diện trước mặt thánh Têrêsa vậy.
Bạn có thể thấy niềm vui hiện rõ trên mỗi khuôn mặt và tâm hồn những người đến đây để tôn thờ Thiên Chúa và tôn kính Bông Hoa Nhỏ Têrêsa. Teilhard de Chardin nhắc chúng tôi: “Niềm vui là dấu chỉ chắc chắn có Thiên Chúa hiện diện”.
Tôi ngồi chờ thánh lễ bắt đầu. Sau Lộ đức, nhà thờ này là nơi hành hương đông người thứ nhì của Pháp quốc, mỗi năm thu hút hơn 2 triệu khách hành hương và du khách. Nhà thờ có sức chứa 4.000 người. Chân phước GH Gioan Phaolô II đã đến nhà thờ này ngày 2-6-1980.
Sau thánh lễ, tôi viếng hầm mộ thánh Têrêsa, mộ này hoàn tất năm 1932. Hầu hết phía trong hầm mộ đầy đồ khảm (mosaics): Têrêsa được rửa tội, rước lễ lần đầu, phép lạ chữa bệnh, tận hiến tu trì, và qua đời. Ngoài hầm mộ là nhà nguyện, xây dựng năm 2000, có ý để mọi người yên lặng cầu nguyện.
Các mộ của chân phước Louis Martin và chân phước Marie-Azélie Martin, song thân của thánh Têrêsa, tọa lạc trên Chặng đàng Thánh giá phía sau nhà thờ cho tới năm 2008. Di hài các ngài được khai quật để làm di hài thánh. Năm 1994, CP GH Gioan Phaolô II tôn vinh các ngài là bậc đáng kính, và ĐGH Bênêđictô XVI tôn phong các ngài lên bậc chân phước ngày 19-10-2008.
Khoảng xa
Thánh Têrêsa được đặt làm bổn mạng cho việc truyền giáo dù chị chưa bao giờ ra khỏi tu viện kín, chị chỉ khao khát cháy bỏng là được đi truyền giáo và cầu nguyện cho việc truyền giáo. Chị viết trong tự truyện: “Con có ơn gọi làm tông đồ. Con muốn đi khắp thế gian để rao truyền Danh Ngài và cắm Thánh giá vinh quang trên vùng đất không có đức tin. Nhưng, lạy Đấng con yêu mến, một sứ vụ không đủ cho con; con muốn rao giảng Phúc âm khắp năm châu cùng một lúc và cả ở các hòn đảo nhỏ xa xôi. Con muốn là nhà truyền giáo, không chỉ vài năm mà từ khởi nguyên cho tới tận thế”.
Đại tá phi hành gia Ron Garan, được linh hứng bởi lòng sùng kính thánh Têrêsa, đã đến Dòng Kín New Caney, bang Texas, và xin thánh tích của Bông Hoa Nhỏ để đem theo mình trên chuyến tàu vũ trụ Discovery 2008. Garan đã thả thánh tích của Chị Têrêsa vào quỹ đạo trái đất trong chuyến bay đó. Với vận tốc 17.057 dặm/giờ trong 2 năm, thánh tích Chị Têrêsa đã đi xa gần 300 triệu dặm – xa hơn một chút so với hành trình chị muốn đi trong cuộc đời ngắn ngủi của chị. Garan muốn mang thêm thánh tích Bông Hoa Nhỏ vào chuyến bay sau tới Trạm Không gian Quốc tế trong năm 2011.
Thánh Têrêsa chỉ là nữ tu Dòng Kín 9 năm nhưng ảnh hưởng của chị thật là rộng lớn. Thánh đường Thánh Têrêsa vẫn là bằng chứng về Bông Hoa Nhỏ của Thiên Chúa.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ NCRegister.com)
Lễ Thánh nữ Têrêsa, 1-10-2011
Các tế bào gốc của người lớn tạo nên các tin tức sôi nổi tại tòa án, Quốc Hội và vận động trường
Bùi Hữu Thư
17:24 02/10/2011
Mã hóa các tế bào gốc |
Và thay vì tin tức sôi nổi về nghiên cứu tế bào gốc phôi thai (embryonic stem-cell research), các bản tin lại nói về lãnh vực nghiên cứu các tế bào gốc của người lớn (adult stem-cell research), không có liên quan đến vấn đề hủy diệt các phôi thai của con người (human embryos).
Cầu thủ ném banh (quarterback) của đội banh bầu dục (Football) Indianapolis Colts là anh Peyton Manning, đã bị ngồi ngoài rìa vì bị thương cần cổ, được phúc trình là đã đi đến một quốc gia Âu Châu dấu tên trong các tuần vừa qua để được chữa trị bằng phương pháp dùng tế bào gốc chưa được Nha Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (the Food and Drug Administration) chấp thuận.
Cầu thủ bắt banh (wide receiver) Terrell Owens, có nghề nghiệp chơi banh (football career) bị ngưng trệ vì giải phẫu đầu gối, đã đi Nam Hàn để lấy và tàng trữ chính tế bào gốc của mình trong nỗ lực tìm cách chữa trị mau chóng để có thể trở lại với đội banh.
Còn cần phải chờ xem các cách trị liệu này có thành công hay không, nhưng bà Theresa Deisher, một nhà nghiên cứu về tế báo gốc biết rằng hai cầu thủ football bày đã chọn "giải pháp chữa trị cao đẳng" thay vì dựa vào việc nghiên cứu sử dụng các tế bào gốc lấy ra từ các phôi thai con người.
Bà Deisher đang làm việc để phát triển các kỹ thuật trị liệu dùng tế bào gốc người lớn. Bà nói với phóng viên hãng thống tấn Catholic News Service, trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại từ Seattle: Các nhà nghiên cứu bên Âu Châu và các nơi khác đang có những vụ chữa trị các bệnh nhân tốt đẹp, nhưng, "họ vẫn còn một vài vấn đề về kỹ thuật trị liệu." Bà Deisher đang làm giám đốc Hãng AVM Biotechnology. Bà tiếp: "Nếu chúng tôi có thể cải tiến phương pháp trị liệu, thì chúng ta có thể có những kết quả tốt hơn."
Ba bài học từ cuộc tông du Đức
Vũ Văn An
23:48 02/10/2011
Chúa Nhật trước, Đức Bênêđíctô XVI đã kết thúc 4 ngày tông du Đức, một cuộc tông du, tùy theo quan điểm mỗi người, có thể đã tạo nên sự ủng hộ cùng khắp (Sandro Magister, ký giả Ý) hay cái ngáp dài cho cả nước (nhật báo Sueddeutsche Zeitung của Munich với tựa đề: “Ngài tới, ngài nói, ngài làm thất vọng). Đây là cuộc viếng thăm quê hương lần thứ ba của Đức Bênêđíctô, dù đây mới là cuộc viếng thăm chính thức lần đầu, và là cuộc tông du thứ 21 tới các nước ngoài trong triều đại ngài.
Xét theo một bình diện, ta dám nói rằng sự việc đã diễn ra theo đúng thông lệ. Thực vậy, giống như mọi khi, những cuộc biểu tình ồ ạt mà người ta cho biết trước là sẽ xẩy ra, thực sự đã không xẩy ra; trong khi chỉ chừng vài nghìn người biểu tình diễn hành trên đường phố Berlin với những biểu ngữ có tính khôi hài như “Hãy tặng Đức Giáo Hoàng một bao cao xu”, thì có tới 320,000 người đã chào đón ngài trong 4 ngày ở Đức. Cũng vậy, các ký giả Ý bạo phổi luôn tạo ra các tin tức không được Đức Giáo Hoàng cung cấp. Các tường trình đôi chút phóng đại về tiếng súng bắn vào không khí trước Thánh Lễ Đại Trào tại Erfurt có ăn khách đôi chút vào hôm Thứ Bẩy, trong khi Chúa Nhật được họ dùng để phao tin, rồi vạch trần, lời đồn đại Đức Giáo Hoàng sẽ từ chức ở tuổi 85.
Có một vài ngạc nhiên thích thú, dù ta vẫn biết rằng Đức Bênêđíctô vốn có khiếu hài hước như ai. Trong bài diễn văn với quốc hội Đức, Đức Giáo Hoàng nhắc tới một nhà trí thức Đức từng thay đổi ý nghĩ lúc đã ngoài 80, rồi nói đùa: “Tôi thấy điều an ủi là ý nghĩ hợp lý hiển nhiên vẫn còn ở tuổi 84!”
Dù cuộc tông du này cho ta nhiều khẩu vị khá quen thuộc, nhưng dọc đường tông du này, vẫn có những cục vàng nhỏ ta cần đề cập tới về triều đại Giáo Hoàng của Đức Bênêđíctô và hướng đi của Giáo Hội. Sau đây là 3 điều ta học được từ cuộc tông du này.
1) Một nhà phê bình văn hóa tuyệt vời
Đố vui: Học Viện Bernardins ở Paris, Đại Sảnh Westminster ở London, và nay trụ sở Reichstag ở Berlin có điểm nào chung? Trả lời: chúng đều là khung cảnh diễn ra những thời khắc oanh liệt nhất trong triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI, những thời khắc khi vị giáo hoàng có đầu óc làm kinh ngạc các cử tọa thế tục bằng sức mạnh hùng biện về đức tin, lý trí và các nền tảng của xã hội dân chủ.
Muốn nói gì về Đức Bênêđíctô trong tư cách nhà lãnh đạo tôn giáo thì nói, nhưng rõ ràng ngài là nhà phê bình văn hóa tuyệt vời. Đúng vậy, bài diễn văn ngày 22 tháng 9 trước quốc hội Đức quả xứng với danh hiệu “bài diễn văn hay nhất trong triều giáo hoàng của ngài”.
Ngỏ lời với các nhà làm luật Đức, nhưng thực ra là nói chung với nền văn hóa Tây Phương, Đức Bênêđíctô tấn công chủ nghĩa duy nghiệm luận lý, tức quan điểm cho rằng chỉ có khoa học thực nghiệm mới được kể là kiến thức thực sự và rằng mọi chủ trương luân lý đều có tính chủ quan. Đức Giáo Hoàng cho rằng quan điểm ấy rất phổ biến, nhưng không thỏa đáng làm căn bản cho một xã hội công chính. Ngài nói rằng không tin vào một hình thức luật tự nhiên nào đó, thì không thể có một nền tảng nào cho nhân quyền phổ quát cả. Điều ấy có nghĩa “nhân loại đang bị đe dọa”, vì điều duy nhất còn lại làm căn bản cho luật lệ và chính trị chỉ là ý muốn quyền lực thô thiển.
Đức Bênêđíctô XVI nói rằng quá khứ Quốc Xã của Đức là một nhắc nhớ hết sức sống động cho thấy điều gì sẽ xẩy ra khi “quyền lực ly dị khỏi quyền lợi”.
Theo Đức Giáo Hoàng, vai trò của các nhóm tôn giáo không phải là “áp đặt luật mạc khải lên nhà nước và xã hội”, nhưng đúng hơn là đề cao “thiên nhiên và lý trí” như những nguồn đáng tin cho các quyết định luân lý liên quan đến trật tự xã hội, trong đó, ngài nhấn mạnh tới việc tôn trọng tính đa nguyên và tính đa dạng.
Trong phạm vi này, Đức Bênêđíctô gây nhiều ngạc nhiên, và đôi khi còn văn hoa bóng bẩy nữa. Trước quốc hội Đức, người ta ngạc nhiên khi nghe ngài ca tụng phong trào môi sinh mà theo ngài là đại biểu cho “tiếng kêu đòi không khí tươi mát”, vì hiểu ra rằng thiên nhiên quả có chứa một la bàn luân lý. (Điều nghịch lý là các dân biểu Đảng Xanh lại thuộc nhóm 70 chính khách tẩy chay bài diễn văn này). Tính văn hoa của Đức Bênêđíctô hiện rõ trong lời ngài ví chủ nghĩa duy nghiệm như “một pháo đài bằng bêtông không có cửa sổ”, một thứ pháo đài không để một chút ánh sáng tự nhiên nào của luân lý và chân lý thiêng liêng lọt qua.
Các cơ sở truyền thông thế tục, ngay cả những cơ sở thông thường rất khó tính, cũng phải ca ngợi bài diễn văn đó. Tờ Der Spiegel cho nó “can đảm” và “sáng suốt” trong khi tờ Bild trích dẫn một nhà làm luật danh tiếng cho rằng bài diễn văn này là “một kiệt tác”. Ngay tờ Die Welt cũng phải miễn cưỡng nhận rằng bài diễn văn này “không hoàn toàn thiếu khôn khéo”. Một điều lý thú nữa cho thấy sự thành công của Đức Bênêđíctô XVI là sự kiện tờ Guardian cánh tả ở London cho đăng một nhận định dài về bài diễn văn của ngài, trong đó họ khuyến khích các nhà môi sinh thế tục từ bỏ những thiên kiến coi ngài như “một giáo sư Đức đầy câu nệ và ẩn ức”
Ở những diễn đàn ấy, Đức Bênêđíctô XVI cũng trổi vượt cả về phong thái. Ngài lúc nào cũng lịch thiệp và trầm tư, ngược hẳn với những anh chàng khóac lác và ý thức hệ đang nhởn nhơ trong sinh hoạt công cộng. Nói theo thuật ngữ gần đây của George Weigel, ngài tỏ ra là “người trưởng thành đầu tiên của thế giới”.
Điều này đem lại một nét đầy khích lệ cho những người Công Giáo đang cố gắng chuyển dịch và lay động người khác khắp nơi trên thế giới. Ngày nay, các tranh chấp mâu thuẫn đang khuấy động trong Giáo Hội, một điều được Đức Bênêđíctô nhìn nhận đâu đó ở Đức khi cho rằng điều nhực nhã do cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục gây ra đôi lúc đã che khuất cả “điều nhục nhã” của đức tin, tức cái chết của Chúa Kitô trên thập giá, sự sống lại của Người, và đời sống vĩnh cửu. Dù thế, khi một nhà lãnh đạo Công Giáo có điều gì xác đáng cần phải nói, và đã tìm được cách nói ra một cách vừa đúng lúc vừa hữu hiệu, thì ngài vẫn có thể khiến người ta phải suy nghĩ.
2) Tương lai đại kết: hợp tác, chứ không hiệp thông.
Việc Đức Bênêđíctô trở lại quê hương của Luther chắc chắn được nhiều người theo dõi để lượng định tác động của nó đối với mối liên hệ đại kết, nhất là với các giáo hội Thệ Phản của Phong Trào Cải Cách. Về điểm này, phải thành thực nói rằng ngài nhận được nhiều phản ứng lẫn lộn.
Đức Giáo Hoàng rõ ràng cho thấy cam kết của ngài đối với đại kết khi chủ tọa buổi cầu nguyện với một giám mục của phái Luther tại đan viện Erfurt, nơi Martin Luther từng thụ phong làm đan sĩ dòng Augustinô. Đức Giáo Hoàng lớn tiếng ca ngợi việc Luther say mê tìm hiểu lòng thương xót của Chúa, và Đức TGM Robert Zollitsch, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, còn nói rằng Đức GH yêu cầu ngài tìm mọi cách có thể để Giáo Hội Công Giáo tham dự việc cử hành kỷ niệm 500 năm Phong Trào Cải Cách Thệ Phản vào năm 2017, một nét hết sức thân thiện của vị Giám Mục Rôma.
Ấy thế nhưng, Đức Bênêđíctô không đưa ra bất cứ khai thông nào, ngay cả một dấu hiệu mềm giẻo cũng không, về những điểm tranh cãi còn lại trong các liên hệ giữa hai Giáo Hội Công Giáo và Luther, như việc rước lễ qua lại hay hôn nhân hỗn hợp. Đối với những ai tin rằng các vấn đề này là điều kiện tiên quyết đối với bất cứ tiến độ đại kết nào, thì chuyến viếng thăm này quả không làm họ thoả mãn bao nhiêu.
Chuyên gia Klaus Krämer, chẳng hạn, viết rằng Đức Bênêđíctô vẫn cho “Giáo Hội Công Giáo là ‘con tầu tuần la’ trong khi Giáo Hội Thệ Phản chỉ là ‘con tầu chở hàng’ phải đi theo đường đi của Vatican”. Tờ Frankfurter Rundschau còn gay gắt hơn nữa, gọi chuyến tông du này là một “thảm họa đại kết” và cách Đức Bênêđíctô tiếp cận với người Thệ Phản là “hết sức nửa vời, kẻ cả và chai đá”.
Trong bài diễn văn với các nhà lãnh đạo Thệ Phản ở Erfurt, Đức Bênêđíctô nhận diện 2 ưu tiên đối với các liên hệ đại kết trong thế kỷ 21:
a) “Một địa dư mới cho Kitô Giáo”, hình như Đức GH muốn nói tới sự lớn mạnh đáng kể của Kitô Giáo Ngũ Tuần và Tin Lành trên khắp thế giới, nhất là tại Nam Bán Cầu. Ngài gọi nó là “một hình thức Kitô Giáo rất ít chiều sâu định chế, rất ít lý tính và càng ít nội dung tín lý hơn nữa, cũng như ít ổn định”, hàm ý rằng bất chấp khác nhau ra sao, người Công Giáo và người Luthêrô cũng vẫn có nhiều điểm chung với nhau hơn là với những giáo hội như “Giáo Hội Của Thánh Linh Chúa Kitô” thuộc Ngũ Tuần Ba Tây.
b) Chủ nghĩa thế tục ở Tây Phương, nơi “Thiên Chúa càng ngày càng bị đẩy ra khỏi xã hội” và trình thuật mạc khải như được thuật lại trong Thánh Kinh bị “khóa cứng vào một quá khứ càng ngày càng xa lắc”. Ngài cho rằng: chủ nghĩa này đặt mọi Kitô hữu vào cùng một con thuyền, hệt như trước đây có lần họ đã phải đương đầu với sự đe dọa của Quốc Xã và như chứng tá tử đạo đã phát sinh ra phong trào đại kết của thế kỷ 20 thế nào, thì theo ngài, ngày nay, đức tin chung trong một thế giới duy tục cũng đang là “sức mạnh đại kết mạnh mẽ nhất đem chúng ta lại gần nhau hơn”
Từ cuộc tông du Đức lần này, điều xem ra hiển nhiên là Đức Bênêđíctô XVI coi việc hợp tác để đương đầu với các thách đố bên ngoài kia là tương lai cận kề của phong trào đại kết, và do đó, không phải sự hợp nhất về cơ cấu, một hợp nhất có thể dẫn tới hiệp thông bên trong. Nói cách khác, nghị trình đại kết nên hướng ra bên ngoài (ad extra) hơn là hướng vào bên trong (ad intra).
3) Một cơ sở chung để cải cách?
Dù Đức Bênêđíctô có thể không muốn thế, nhưng cuộc tông du của ngài nhắc cho người ta nhớ: không phải chỉ có người Thệ Phản bất mãn, mà trong số người Công Giáo Đức, không thiếu người không hài lòng. Thí dụ, Christian Wulff, tổng thống Đức, một người Công Giáo ly dị và tái hôn theo dân luật, đã thẳng thừng nói với Đức Giáo Hoàng vào hôm Thứ Sáu rằng: “Nhiều người tự hỏi Giáo Hội đối xử một cách xót thương ra sao đối với những người đang chịu đựng các cuộc đổ vỡ trong đời họ”, và lên tiếng khuyên Giáo Hội “nên gần gũi với người ta chứ đừng quay vào chính mình”.
Tại Freiburg, hàng chục nghìn người trẻ Công Giáo đã tổ chức buổi canh thức đêm vào Thứ Bẩy, để chờ Thánh Lễ cuối cùng của Đức Giáo Hoàng. Như để khởi động gây sôi nổi, ban tổ chức có phân phối các chiếc gậy xanh đỏ có thể bơm hơi được và yêu cầu mọi người sử dụng chúng để trả lời một cuộc trưng cầu không chính thức, bằng cách giơ gậy xanh để trả lời “có” và gậy đỏ để trả lời “không”.
Đối với câu “Tôi mô phỏng đời tôi theo các tiêu chuẩn được Rôma đưa ra”, một làn sóng lớn mầu đỏ xuất hiện trong đám đông. Tuy nhiên đối với câu “Xưng tội không đóng bao nhiêu vai trò trong đời tôi” và câu “Phụ nữ ít được lãnh trách nhiệm trong Giáo Hội” thì mầu trổi vượt là mầu xanh. Mầu đỏ lại trổi vượt khi tới câu hỏi “Thực hành đồng tính luyến ái có phải là một tội hay không?”
Trong một hậu cảnh như thế, bài diễn văn ngày 25 tháng 9 của Đức Bênêđíctô tại Nhà Hát Freiburg, trước nhiều thành phần Công Giáo khác nhau “có can dự vào Giáo Hội và xã hội” quả là độc đáo trong các diễn văn của Đức Giáo Hoàng.
Thực vậy, ngài thẳng thừng đề cập tới các thực tại xã hội: “Từ nhiều thập niên qua, chúng ta trải nghiệm một sự sa sút trong thực hành tôn giáo và chứng kiến số lớn người rửa tội xa rời dần đời sống Giáo Hội”. Sau đó, ngài đặt cho họ một câu hỏi từng được chính các nhà cải cách đặt ra “Há Giáo Hội không phải thích ứng các chức vụ (offices) và cơ cấu của mình vào thời nay sao, để có thể vươn tới những con người hoài nghi và đang tìm tòi lúc này?”
Để trả lời, Đức Bênêdđíctô nói rằng mày mỏ sửa chữa cơ cấu Giáo Hội không phải là giải đáp. Ý ngài muốn nói: cải cách thực sự phải là cải cách nội tâm và tâm linh, chứ không phải là cải cách bên ngoài có tính cơ cấu. Ngài trưng dẫn Mẹ Têrêxa, người có lần đặt câu hỏi: điều đầu tiên cần thay đổi trong Giáo Hội là điều nào. Câu trả lời nổi tiếng của Mẹ là “bạn và tôi”.
Đây là một nhận định khá quen thuộc, dường như muốn cho thấy một hố phân cách không thể bắc cầu giữa hai mô thức cải cách: mô thức cơ cấu và mô thức tâm linh. Hình như Đức Bênêđictô có ám chỉ tới hố phân cách này khi ngài cho rằng kẻ bất khả tri một cách thành thực có giá trị hơn là một tín hữu hâm hấp chỉ nhìn Giáo Hội dưới khía cạnh định chế.
Nhưng, bất chấp hố phân cách biểu kiến ấy, quan điểm của Đức Bênêđíctô về cải cách có một khúc quanh đặc biệt khiến người ta nghĩ là có thể có điểm giao thoa giữa cuộc cải cách cơ cấu và cuộc cải cách tâm linh: lòng say mê của ngài đối việc giảm thiểu quyền lực và các đặc ân của Giáo Hội.
Trong bài diễn văn tại Nhà Hát Freiburg, Đức Bênêđíctô kêu gọi Giáo Hội tiếp nhận “cái nghèo phần đời” để “chứng tá truyền giáo rạng rỡ hơn”. Ngài còn tiến xa đến độ cho rằng xét theo lịch sử, thế tục hóa từng là một tác nhân cải cách, vì nó giải thoát Giáo Hội khỏi “các gánh nặng và đặc ân vật chất và chính trị”
Như Sandro Magister từng nhận xét “Trước đây chưa bao giờ ngài (Đức Bênêđíctô) lại làm nổi bật lý tưởng một Giáo Hội nghèo về cơ cấu, về của cải, về quyền lực như thế”.
Nói cách khác, cuộc tông du Đức có thể bật mí một cơ sở chung giữa Đức Giáo Hoàng và các lực lượng cải cách, một sức ép giúp Giáo Hội khiêm nhường hơn, một Giáo Hội biết nói với thế giới trong thân phận nghèo hơn là tư thế quyền lực. Có lẽ chỉ ở đấy mới có đối thoại thực sự.
Theo John L. Allen Jnr, National Catholic Register, Sep 30, 2011
Xét theo một bình diện, ta dám nói rằng sự việc đã diễn ra theo đúng thông lệ. Thực vậy, giống như mọi khi, những cuộc biểu tình ồ ạt mà người ta cho biết trước là sẽ xẩy ra, thực sự đã không xẩy ra; trong khi chỉ chừng vài nghìn người biểu tình diễn hành trên đường phố Berlin với những biểu ngữ có tính khôi hài như “Hãy tặng Đức Giáo Hoàng một bao cao xu”, thì có tới 320,000 người đã chào đón ngài trong 4 ngày ở Đức. Cũng vậy, các ký giả Ý bạo phổi luôn tạo ra các tin tức không được Đức Giáo Hoàng cung cấp. Các tường trình đôi chút phóng đại về tiếng súng bắn vào không khí trước Thánh Lễ Đại Trào tại Erfurt có ăn khách đôi chút vào hôm Thứ Bẩy, trong khi Chúa Nhật được họ dùng để phao tin, rồi vạch trần, lời đồn đại Đức Giáo Hoàng sẽ từ chức ở tuổi 85.
Có một vài ngạc nhiên thích thú, dù ta vẫn biết rằng Đức Bênêđíctô vốn có khiếu hài hước như ai. Trong bài diễn văn với quốc hội Đức, Đức Giáo Hoàng nhắc tới một nhà trí thức Đức từng thay đổi ý nghĩ lúc đã ngoài 80, rồi nói đùa: “Tôi thấy điều an ủi là ý nghĩ hợp lý hiển nhiên vẫn còn ở tuổi 84!”
Dù cuộc tông du này cho ta nhiều khẩu vị khá quen thuộc, nhưng dọc đường tông du này, vẫn có những cục vàng nhỏ ta cần đề cập tới về triều đại Giáo Hoàng của Đức Bênêđíctô và hướng đi của Giáo Hội. Sau đây là 3 điều ta học được từ cuộc tông du này.
1) Một nhà phê bình văn hóa tuyệt vời
Đố vui: Học Viện Bernardins ở Paris, Đại Sảnh Westminster ở London, và nay trụ sở Reichstag ở Berlin có điểm nào chung? Trả lời: chúng đều là khung cảnh diễn ra những thời khắc oanh liệt nhất trong triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI, những thời khắc khi vị giáo hoàng có đầu óc làm kinh ngạc các cử tọa thế tục bằng sức mạnh hùng biện về đức tin, lý trí và các nền tảng của xã hội dân chủ.
Muốn nói gì về Đức Bênêđíctô trong tư cách nhà lãnh đạo tôn giáo thì nói, nhưng rõ ràng ngài là nhà phê bình văn hóa tuyệt vời. Đúng vậy, bài diễn văn ngày 22 tháng 9 trước quốc hội Đức quả xứng với danh hiệu “bài diễn văn hay nhất trong triều giáo hoàng của ngài”.
Ngỏ lời với các nhà làm luật Đức, nhưng thực ra là nói chung với nền văn hóa Tây Phương, Đức Bênêđíctô tấn công chủ nghĩa duy nghiệm luận lý, tức quan điểm cho rằng chỉ có khoa học thực nghiệm mới được kể là kiến thức thực sự và rằng mọi chủ trương luân lý đều có tính chủ quan. Đức Giáo Hoàng cho rằng quan điểm ấy rất phổ biến, nhưng không thỏa đáng làm căn bản cho một xã hội công chính. Ngài nói rằng không tin vào một hình thức luật tự nhiên nào đó, thì không thể có một nền tảng nào cho nhân quyền phổ quát cả. Điều ấy có nghĩa “nhân loại đang bị đe dọa”, vì điều duy nhất còn lại làm căn bản cho luật lệ và chính trị chỉ là ý muốn quyền lực thô thiển.
Đức Bênêđíctô XVI nói rằng quá khứ Quốc Xã của Đức là một nhắc nhớ hết sức sống động cho thấy điều gì sẽ xẩy ra khi “quyền lực ly dị khỏi quyền lợi”.
Theo Đức Giáo Hoàng, vai trò của các nhóm tôn giáo không phải là “áp đặt luật mạc khải lên nhà nước và xã hội”, nhưng đúng hơn là đề cao “thiên nhiên và lý trí” như những nguồn đáng tin cho các quyết định luân lý liên quan đến trật tự xã hội, trong đó, ngài nhấn mạnh tới việc tôn trọng tính đa nguyên và tính đa dạng.
Trong phạm vi này, Đức Bênêđíctô gây nhiều ngạc nhiên, và đôi khi còn văn hoa bóng bẩy nữa. Trước quốc hội Đức, người ta ngạc nhiên khi nghe ngài ca tụng phong trào môi sinh mà theo ngài là đại biểu cho “tiếng kêu đòi không khí tươi mát”, vì hiểu ra rằng thiên nhiên quả có chứa một la bàn luân lý. (Điều nghịch lý là các dân biểu Đảng Xanh lại thuộc nhóm 70 chính khách tẩy chay bài diễn văn này). Tính văn hoa của Đức Bênêđíctô hiện rõ trong lời ngài ví chủ nghĩa duy nghiệm như “một pháo đài bằng bêtông không có cửa sổ”, một thứ pháo đài không để một chút ánh sáng tự nhiên nào của luân lý và chân lý thiêng liêng lọt qua.
Các cơ sở truyền thông thế tục, ngay cả những cơ sở thông thường rất khó tính, cũng phải ca ngợi bài diễn văn đó. Tờ Der Spiegel cho nó “can đảm” và “sáng suốt” trong khi tờ Bild trích dẫn một nhà làm luật danh tiếng cho rằng bài diễn văn này là “một kiệt tác”. Ngay tờ Die Welt cũng phải miễn cưỡng nhận rằng bài diễn văn này “không hoàn toàn thiếu khôn khéo”. Một điều lý thú nữa cho thấy sự thành công của Đức Bênêđíctô XVI là sự kiện tờ Guardian cánh tả ở London cho đăng một nhận định dài về bài diễn văn của ngài, trong đó họ khuyến khích các nhà môi sinh thế tục từ bỏ những thiên kiến coi ngài như “một giáo sư Đức đầy câu nệ và ẩn ức”
Ở những diễn đàn ấy, Đức Bênêđíctô XVI cũng trổi vượt cả về phong thái. Ngài lúc nào cũng lịch thiệp và trầm tư, ngược hẳn với những anh chàng khóac lác và ý thức hệ đang nhởn nhơ trong sinh hoạt công cộng. Nói theo thuật ngữ gần đây của George Weigel, ngài tỏ ra là “người trưởng thành đầu tiên của thế giới”.
Điều này đem lại một nét đầy khích lệ cho những người Công Giáo đang cố gắng chuyển dịch và lay động người khác khắp nơi trên thế giới. Ngày nay, các tranh chấp mâu thuẫn đang khuấy động trong Giáo Hội, một điều được Đức Bênêđíctô nhìn nhận đâu đó ở Đức khi cho rằng điều nhực nhã do cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục gây ra đôi lúc đã che khuất cả “điều nhục nhã” của đức tin, tức cái chết của Chúa Kitô trên thập giá, sự sống lại của Người, và đời sống vĩnh cửu. Dù thế, khi một nhà lãnh đạo Công Giáo có điều gì xác đáng cần phải nói, và đã tìm được cách nói ra một cách vừa đúng lúc vừa hữu hiệu, thì ngài vẫn có thể khiến người ta phải suy nghĩ.
2) Tương lai đại kết: hợp tác, chứ không hiệp thông.
Việc Đức Bênêđíctô trở lại quê hương của Luther chắc chắn được nhiều người theo dõi để lượng định tác động của nó đối với mối liên hệ đại kết, nhất là với các giáo hội Thệ Phản của Phong Trào Cải Cách. Về điểm này, phải thành thực nói rằng ngài nhận được nhiều phản ứng lẫn lộn.
Đức Giáo Hoàng rõ ràng cho thấy cam kết của ngài đối với đại kết khi chủ tọa buổi cầu nguyện với một giám mục của phái Luther tại đan viện Erfurt, nơi Martin Luther từng thụ phong làm đan sĩ dòng Augustinô. Đức Giáo Hoàng lớn tiếng ca ngợi việc Luther say mê tìm hiểu lòng thương xót của Chúa, và Đức TGM Robert Zollitsch, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, còn nói rằng Đức GH yêu cầu ngài tìm mọi cách có thể để Giáo Hội Công Giáo tham dự việc cử hành kỷ niệm 500 năm Phong Trào Cải Cách Thệ Phản vào năm 2017, một nét hết sức thân thiện của vị Giám Mục Rôma.
Ấy thế nhưng, Đức Bênêđíctô không đưa ra bất cứ khai thông nào, ngay cả một dấu hiệu mềm giẻo cũng không, về những điểm tranh cãi còn lại trong các liên hệ giữa hai Giáo Hội Công Giáo và Luther, như việc rước lễ qua lại hay hôn nhân hỗn hợp. Đối với những ai tin rằng các vấn đề này là điều kiện tiên quyết đối với bất cứ tiến độ đại kết nào, thì chuyến viếng thăm này quả không làm họ thoả mãn bao nhiêu.
Chuyên gia Klaus Krämer, chẳng hạn, viết rằng Đức Bênêđíctô vẫn cho “Giáo Hội Công Giáo là ‘con tầu tuần la’ trong khi Giáo Hội Thệ Phản chỉ là ‘con tầu chở hàng’ phải đi theo đường đi của Vatican”. Tờ Frankfurter Rundschau còn gay gắt hơn nữa, gọi chuyến tông du này là một “thảm họa đại kết” và cách Đức Bênêđíctô tiếp cận với người Thệ Phản là “hết sức nửa vời, kẻ cả và chai đá”.
Trong bài diễn văn với các nhà lãnh đạo Thệ Phản ở Erfurt, Đức Bênêđíctô nhận diện 2 ưu tiên đối với các liên hệ đại kết trong thế kỷ 21:
a) “Một địa dư mới cho Kitô Giáo”, hình như Đức GH muốn nói tới sự lớn mạnh đáng kể của Kitô Giáo Ngũ Tuần và Tin Lành trên khắp thế giới, nhất là tại Nam Bán Cầu. Ngài gọi nó là “một hình thức Kitô Giáo rất ít chiều sâu định chế, rất ít lý tính và càng ít nội dung tín lý hơn nữa, cũng như ít ổn định”, hàm ý rằng bất chấp khác nhau ra sao, người Công Giáo và người Luthêrô cũng vẫn có nhiều điểm chung với nhau hơn là với những giáo hội như “Giáo Hội Của Thánh Linh Chúa Kitô” thuộc Ngũ Tuần Ba Tây.
b) Chủ nghĩa thế tục ở Tây Phương, nơi “Thiên Chúa càng ngày càng bị đẩy ra khỏi xã hội” và trình thuật mạc khải như được thuật lại trong Thánh Kinh bị “khóa cứng vào một quá khứ càng ngày càng xa lắc”. Ngài cho rằng: chủ nghĩa này đặt mọi Kitô hữu vào cùng một con thuyền, hệt như trước đây có lần họ đã phải đương đầu với sự đe dọa của Quốc Xã và như chứng tá tử đạo đã phát sinh ra phong trào đại kết của thế kỷ 20 thế nào, thì theo ngài, ngày nay, đức tin chung trong một thế giới duy tục cũng đang là “sức mạnh đại kết mạnh mẽ nhất đem chúng ta lại gần nhau hơn”
Từ cuộc tông du Đức lần này, điều xem ra hiển nhiên là Đức Bênêđíctô XVI coi việc hợp tác để đương đầu với các thách đố bên ngoài kia là tương lai cận kề của phong trào đại kết, và do đó, không phải sự hợp nhất về cơ cấu, một hợp nhất có thể dẫn tới hiệp thông bên trong. Nói cách khác, nghị trình đại kết nên hướng ra bên ngoài (ad extra) hơn là hướng vào bên trong (ad intra).
3) Một cơ sở chung để cải cách?
Dù Đức Bênêđíctô có thể không muốn thế, nhưng cuộc tông du của ngài nhắc cho người ta nhớ: không phải chỉ có người Thệ Phản bất mãn, mà trong số người Công Giáo Đức, không thiếu người không hài lòng. Thí dụ, Christian Wulff, tổng thống Đức, một người Công Giáo ly dị và tái hôn theo dân luật, đã thẳng thừng nói với Đức Giáo Hoàng vào hôm Thứ Sáu rằng: “Nhiều người tự hỏi Giáo Hội đối xử một cách xót thương ra sao đối với những người đang chịu đựng các cuộc đổ vỡ trong đời họ”, và lên tiếng khuyên Giáo Hội “nên gần gũi với người ta chứ đừng quay vào chính mình”.
Tại Freiburg, hàng chục nghìn người trẻ Công Giáo đã tổ chức buổi canh thức đêm vào Thứ Bẩy, để chờ Thánh Lễ cuối cùng của Đức Giáo Hoàng. Như để khởi động gây sôi nổi, ban tổ chức có phân phối các chiếc gậy xanh đỏ có thể bơm hơi được và yêu cầu mọi người sử dụng chúng để trả lời một cuộc trưng cầu không chính thức, bằng cách giơ gậy xanh để trả lời “có” và gậy đỏ để trả lời “không”.
Đối với câu “Tôi mô phỏng đời tôi theo các tiêu chuẩn được Rôma đưa ra”, một làn sóng lớn mầu đỏ xuất hiện trong đám đông. Tuy nhiên đối với câu “Xưng tội không đóng bao nhiêu vai trò trong đời tôi” và câu “Phụ nữ ít được lãnh trách nhiệm trong Giáo Hội” thì mầu trổi vượt là mầu xanh. Mầu đỏ lại trổi vượt khi tới câu hỏi “Thực hành đồng tính luyến ái có phải là một tội hay không?”
Trong một hậu cảnh như thế, bài diễn văn ngày 25 tháng 9 của Đức Bênêđíctô tại Nhà Hát Freiburg, trước nhiều thành phần Công Giáo khác nhau “có can dự vào Giáo Hội và xã hội” quả là độc đáo trong các diễn văn của Đức Giáo Hoàng.
Thực vậy, ngài thẳng thừng đề cập tới các thực tại xã hội: “Từ nhiều thập niên qua, chúng ta trải nghiệm một sự sa sút trong thực hành tôn giáo và chứng kiến số lớn người rửa tội xa rời dần đời sống Giáo Hội”. Sau đó, ngài đặt cho họ một câu hỏi từng được chính các nhà cải cách đặt ra “Há Giáo Hội không phải thích ứng các chức vụ (offices) và cơ cấu của mình vào thời nay sao, để có thể vươn tới những con người hoài nghi và đang tìm tòi lúc này?”
Để trả lời, Đức Bênêdđíctô nói rằng mày mỏ sửa chữa cơ cấu Giáo Hội không phải là giải đáp. Ý ngài muốn nói: cải cách thực sự phải là cải cách nội tâm và tâm linh, chứ không phải là cải cách bên ngoài có tính cơ cấu. Ngài trưng dẫn Mẹ Têrêxa, người có lần đặt câu hỏi: điều đầu tiên cần thay đổi trong Giáo Hội là điều nào. Câu trả lời nổi tiếng của Mẹ là “bạn và tôi”.
Đây là một nhận định khá quen thuộc, dường như muốn cho thấy một hố phân cách không thể bắc cầu giữa hai mô thức cải cách: mô thức cơ cấu và mô thức tâm linh. Hình như Đức Bênêđictô có ám chỉ tới hố phân cách này khi ngài cho rằng kẻ bất khả tri một cách thành thực có giá trị hơn là một tín hữu hâm hấp chỉ nhìn Giáo Hội dưới khía cạnh định chế.
Nhưng, bất chấp hố phân cách biểu kiến ấy, quan điểm của Đức Bênêđíctô về cải cách có một khúc quanh đặc biệt khiến người ta nghĩ là có thể có điểm giao thoa giữa cuộc cải cách cơ cấu và cuộc cải cách tâm linh: lòng say mê của ngài đối việc giảm thiểu quyền lực và các đặc ân của Giáo Hội.
Trong bài diễn văn tại Nhà Hát Freiburg, Đức Bênêđíctô kêu gọi Giáo Hội tiếp nhận “cái nghèo phần đời” để “chứng tá truyền giáo rạng rỡ hơn”. Ngài còn tiến xa đến độ cho rằng xét theo lịch sử, thế tục hóa từng là một tác nhân cải cách, vì nó giải thoát Giáo Hội khỏi “các gánh nặng và đặc ân vật chất và chính trị”
Như Sandro Magister từng nhận xét “Trước đây chưa bao giờ ngài (Đức Bênêđíctô) lại làm nổi bật lý tưởng một Giáo Hội nghèo về cơ cấu, về của cải, về quyền lực như thế”.
Nói cách khác, cuộc tông du Đức có thể bật mí một cơ sở chung giữa Đức Giáo Hoàng và các lực lượng cải cách, một sức ép giúp Giáo Hội khiêm nhường hơn, một Giáo Hội biết nói với thế giới trong thân phận nghèo hơn là tư thế quyền lực. Có lẽ chỉ ở đấy mới có đối thoại thực sự.
Theo John L. Allen Jnr, National Catholic Register, Sep 30, 2011
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thiếu nhi giáo xứ Đồng Tiến lãnh nhận bí tích Thánh Thể và Thêm sức
Nguyễn Xuân
09:59 02/10/2011
Thiếu nhi giáo xứ Đồng Tiến lãnh nhận bí tích Thánh Thể và Thêm sức
Vào lúc 07giờ 30 sáng Chủ Nhật 02/10/2011, giáo xứ Đồng Tiến, hạt Phú Thọ, Tổng giáo phận Tp HCM, hân hạnh đón tiếp Đức cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm về thăm mục vụ và chủ sự Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức cho 104 Nghĩa sĩ và đồng thời cho 48 em Rước Lễ lần đầu. Cùng đồng tế có linh mục quản hạt Giuse Phạm Bá Lảm và linh mục chánh xứ GB Trần Thanh Cao.
Mở đầu thánh lễ, Đức giám mục vui mừng ngỏ lời chào các em. Ngài mời các em đứng lên và khen ngợi: các em Rước lễ lần đầu trông thật đẹp, thật hồn nhiên, trong sáng trong y phục trắng, bên nữ đội vòng hoa trắng, bên nam còn thắt cà vạt như người lớn vậy. Các em Thêm sức thì mặt đồng phục của ngành Nghĩa theo đúng lứa tuổi và ngành của các em.
Xem hình ảnh
Hiện diện trong thánh lễ còn có các em thiếu nhi khác: từ Chiên Con, Ấu, Thiếu, Nghĩa cũng mặc đồng phục tề chỉnh. Và lực lượng luôn hiện diện bên cạnh các em là các phụ huynh, ông bà nội, ngoại đã đến tham dự thánh lễ sốt sắng để cầu nguyện cho con cháu, đó là vì truyền thống gia đình rất tốt đẹp và cũng vì gia đình cũng chính là ngôi trường đầu tiên giáo dục đức tin cho các em.
Trong bài giảng, Đức giám mục đứng giữa các em và trao đổi thân mật với các em, để giúp các em hiểu rõ hơn về bí tích Thánh Thể và ngày kỷ niệm đáng nhớ, lần đầu tiên rước Chúa vào lòng. Các em đều biết trả lời Rước lễ là sao? Thế nhưng khi được hỏi : Ai làm cho bánh và rượu trở thành Mình và Máu Thánh Chúa các em lần lượt trả lời Cha sở, Chúa Cha, Chúa Giêsu… Ngài nhắc nhở cho các em biết vai trò quan trọng của Chúa Thánh Thần trong đời sống Giáo Hội và bản thân mỗi người. Ngài nhắc các em phải luôn luôn cầu nguyện, mở lòng, mở trí ra đón nhận ơn Chúa Thánh Thần đến ban ơn trợ giúp để đổi mới từ con tim đến lòng trí, đến cuộc đời của chúng ta, để mỗi người được sống bình an, hạnh phúc.
Với các em lãnh nhận bí tích Thêm Sức, ngài giải thích cho các em về nghi thức ban bí tích Thêm sức: lý do các em đeo bảng tên thánh bổn mạng trên ngực là : để thay mặt Chúa, Đức Giám mục gọi tên các em và xức dầu trên trán các em ...Qua đó Thần Khí Chúa sẽ ngự trên các em.
Qua bài Tin Mừng hôm nay ngài nhắc nhở các em hãy làm vườn nho Chúa bằng chính tài năng, tuổi trẻ, sức khỏe mà Chúa ban cho mỗi chúng ta.
Tiếp theo là nghi thức ban bí tích Thêm sức, ngài giúp các em tuyên xưng đức tin thật sốt sắng. Tiếp theo, ngài đặt tay và cầu nguyện xin Chúa ban Thánh Thần xuống trên các em. Rồi lần ngài lượt xức dầu Thánh và chúc bình an cho các em.
Trong phần hiệp lễ, chính ngài cho các em Rước lễ lần đầu.
Sau lời nguyện hiệp lễ, một huynh trưởng đại diện giáo xứ cám ơn Đức cha Phêrô, cha Hạt trưởng, cha chánh xứ, quý tu sĩ nam nữ , các anh chị huynh trưởng - giáo lý viên và cộng đoàn đã đến hiệp dâng Thánh lễ Tạ ơn, cầu nguyện cho các em nói riêng và cho giáo xứ nói chung.
Đáp lời, Đức cha phụ tá cám ơn giáo xứ vì những tình cảm tốt đẹp giáo xứ dành cho ngài và nhất là vì những lời cầu nguyện, không chỉ hôm nay mà mọi ngày giáo xứ đã dâng lên Thiên Chúa cho ngài. Đó chính là nguồn động lực và sức mạnh giúp ngài có thể hỗ trợ Đức Hồng Y trong công tác mục vụ của giáo phận. Giáo xứ Đồng Tiến có một vị thế thuận lợi về vài phương diện, có thể nói là địa đểm trung tâm thuận lợi trong thành phố mà nhiều người có thể đến và tham dự thánh lễ, các nghi thức phụng vụ. Ngài cầu chúc giáo xứ luôn mở lòng đón nhận nhau, để mọi người có thể đến với Chúa, đến với nhau, cùng nhau xây dựng một cộng đoàn hiệp nhất và yêu thương như lòng Chúa mong muốn.
Ngài cũng nói đến sự hiện diện đông đảo của các thiếu nhi và cộng đoàn trong thánh lễ hôm nay. Điều này nói lên sự quan tâm của giáo xứ trong việc giáo dục đức tin cho các em. Nhiều nước trên thế giới chạy theo văn minh vật chất mà bỏ lơ việc sống đức tin. Tương lai các em sẽ ra sao khi ngay từ hiện tại các em không được đón nhận nền giáo dục Kitô giáo. Ngài tha thiết mời gọi cả cộng đoàn hãy chú tâm đến công việc sống đạo trong mọi môi trường sống và giáo dục đào tạo những mầm non tương lai của xã hội và Giáo hội này.
Được biết giáo xứ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các em trong viêc học giáo lý. Mỗi sáng chủ nhật sau khi tham dự thánh lễ , các em được dùng một bữa điểm tâm khá “phong phú” rồi mới vào lớp giáo lý.
Ngoài các tu sĩ nam nữ, Xứ đoàn Thiếu nhi Thánh Thể “Ba Ngôi Thiên Chúa” có tất cả 65 huynh trưởng và dự trưởng chăm sóc cho khoảng 470 em thiếu nhi. Với phương pháp giáo dục tự nhiên và siêu nhiên của Phong trào, các anh chị Huynh trưởng – Giáo lý viên đã tạo nhiều sân chơi vui và lành mạnh cho các em trong các lớp giáo lý cũng như trong các dịp hè và lễ Tết.
Chúng ta xin cảm tạ Thiên Chúa, vì Ngài luôn thương ban cho Giáo Hội Việt Nam có các gia đình tín hữu Việt Nam, trong mọi hoàn cảnh, dù vất vả lao đao trong cuộc sống, vẫn luôn sẵn sàng hy sinh nuôi dưỡng và giáo dục đức tin cho thế hệ trẻ, để các em xứng đáng là con ngoan của Thiên Chúa.
Nguyễn Xuân
Vào lúc 07giờ 30 sáng Chủ Nhật 02/10/2011, giáo xứ Đồng Tiến, hạt Phú Thọ, Tổng giáo phận Tp HCM, hân hạnh đón tiếp Đức cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm về thăm mục vụ và chủ sự Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức cho 104 Nghĩa sĩ và đồng thời cho 48 em Rước Lễ lần đầu. Cùng đồng tế có linh mục quản hạt Giuse Phạm Bá Lảm và linh mục chánh xứ GB Trần Thanh Cao.
Mở đầu thánh lễ, Đức giám mục vui mừng ngỏ lời chào các em. Ngài mời các em đứng lên và khen ngợi: các em Rước lễ lần đầu trông thật đẹp, thật hồn nhiên, trong sáng trong y phục trắng, bên nữ đội vòng hoa trắng, bên nam còn thắt cà vạt như người lớn vậy. Các em Thêm sức thì mặt đồng phục của ngành Nghĩa theo đúng lứa tuổi và ngành của các em.
Xem hình ảnh
Hiện diện trong thánh lễ còn có các em thiếu nhi khác: từ Chiên Con, Ấu, Thiếu, Nghĩa cũng mặc đồng phục tề chỉnh. Và lực lượng luôn hiện diện bên cạnh các em là các phụ huynh, ông bà nội, ngoại đã đến tham dự thánh lễ sốt sắng để cầu nguyện cho con cháu, đó là vì truyền thống gia đình rất tốt đẹp và cũng vì gia đình cũng chính là ngôi trường đầu tiên giáo dục đức tin cho các em.
Trong bài giảng, Đức giám mục đứng giữa các em và trao đổi thân mật với các em, để giúp các em hiểu rõ hơn về bí tích Thánh Thể và ngày kỷ niệm đáng nhớ, lần đầu tiên rước Chúa vào lòng. Các em đều biết trả lời Rước lễ là sao? Thế nhưng khi được hỏi : Ai làm cho bánh và rượu trở thành Mình và Máu Thánh Chúa các em lần lượt trả lời Cha sở, Chúa Cha, Chúa Giêsu… Ngài nhắc nhở cho các em biết vai trò quan trọng của Chúa Thánh Thần trong đời sống Giáo Hội và bản thân mỗi người. Ngài nhắc các em phải luôn luôn cầu nguyện, mở lòng, mở trí ra đón nhận ơn Chúa Thánh Thần đến ban ơn trợ giúp để đổi mới từ con tim đến lòng trí, đến cuộc đời của chúng ta, để mỗi người được sống bình an, hạnh phúc.
Với các em lãnh nhận bí tích Thêm Sức, ngài giải thích cho các em về nghi thức ban bí tích Thêm sức: lý do các em đeo bảng tên thánh bổn mạng trên ngực là : để thay mặt Chúa, Đức Giám mục gọi tên các em và xức dầu trên trán các em ...Qua đó Thần Khí Chúa sẽ ngự trên các em.
Qua bài Tin Mừng hôm nay ngài nhắc nhở các em hãy làm vườn nho Chúa bằng chính tài năng, tuổi trẻ, sức khỏe mà Chúa ban cho mỗi chúng ta.
Tiếp theo là nghi thức ban bí tích Thêm sức, ngài giúp các em tuyên xưng đức tin thật sốt sắng. Tiếp theo, ngài đặt tay và cầu nguyện xin Chúa ban Thánh Thần xuống trên các em. Rồi lần ngài lượt xức dầu Thánh và chúc bình an cho các em.
Trong phần hiệp lễ, chính ngài cho các em Rước lễ lần đầu.
Sau lời nguyện hiệp lễ, một huynh trưởng đại diện giáo xứ cám ơn Đức cha Phêrô, cha Hạt trưởng, cha chánh xứ, quý tu sĩ nam nữ , các anh chị huynh trưởng - giáo lý viên và cộng đoàn đã đến hiệp dâng Thánh lễ Tạ ơn, cầu nguyện cho các em nói riêng và cho giáo xứ nói chung.
Đáp lời, Đức cha phụ tá cám ơn giáo xứ vì những tình cảm tốt đẹp giáo xứ dành cho ngài và nhất là vì những lời cầu nguyện, không chỉ hôm nay mà mọi ngày giáo xứ đã dâng lên Thiên Chúa cho ngài. Đó chính là nguồn động lực và sức mạnh giúp ngài có thể hỗ trợ Đức Hồng Y trong công tác mục vụ của giáo phận. Giáo xứ Đồng Tiến có một vị thế thuận lợi về vài phương diện, có thể nói là địa đểm trung tâm thuận lợi trong thành phố mà nhiều người có thể đến và tham dự thánh lễ, các nghi thức phụng vụ. Ngài cầu chúc giáo xứ luôn mở lòng đón nhận nhau, để mọi người có thể đến với Chúa, đến với nhau, cùng nhau xây dựng một cộng đoàn hiệp nhất và yêu thương như lòng Chúa mong muốn.
Ngài cũng nói đến sự hiện diện đông đảo của các thiếu nhi và cộng đoàn trong thánh lễ hôm nay. Điều này nói lên sự quan tâm của giáo xứ trong việc giáo dục đức tin cho các em. Nhiều nước trên thế giới chạy theo văn minh vật chất mà bỏ lơ việc sống đức tin. Tương lai các em sẽ ra sao khi ngay từ hiện tại các em không được đón nhận nền giáo dục Kitô giáo. Ngài tha thiết mời gọi cả cộng đoàn hãy chú tâm đến công việc sống đạo trong mọi môi trường sống và giáo dục đào tạo những mầm non tương lai của xã hội và Giáo hội này.
Được biết giáo xứ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các em trong viêc học giáo lý. Mỗi sáng chủ nhật sau khi tham dự thánh lễ , các em được dùng một bữa điểm tâm khá “phong phú” rồi mới vào lớp giáo lý.
Ngoài các tu sĩ nam nữ, Xứ đoàn Thiếu nhi Thánh Thể “Ba Ngôi Thiên Chúa” có tất cả 65 huynh trưởng và dự trưởng chăm sóc cho khoảng 470 em thiếu nhi. Với phương pháp giáo dục tự nhiên và siêu nhiên của Phong trào, các anh chị Huynh trưởng – Giáo lý viên đã tạo nhiều sân chơi vui và lành mạnh cho các em trong các lớp giáo lý cũng như trong các dịp hè và lễ Tết.
Chúng ta xin cảm tạ Thiên Chúa, vì Ngài luôn thương ban cho Giáo Hội Việt Nam có các gia đình tín hữu Việt Nam, trong mọi hoàn cảnh, dù vất vả lao đao trong cuộc sống, vẫn luôn sẵn sàng hy sinh nuôi dưỡng và giáo dục đức tin cho thế hệ trẻ, để các em xứng đáng là con ngoan của Thiên Chúa.
Nguyễn Xuân
CĐCGVN TGP Sydney Mừng Ngày Thánh Mẫu
Diệp Hải Dung
18:31 02/10/2011
Sáng Chúa Nhật 02/10/2011 mặc dù thời tiết Sydney mưa gió và lạnh nhưng có hàng ngàn người kể cả những người không Công Giáo đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney tham dự ngày Thánh Mẫu với chủ đề Tìm Về Bên Mẹ. Vì thời tiết mưa gió nên chương trình đền tạ, rước kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ Fatima và Thánh lễ ngoài Lễ đài phải hủy bỏ.
Xem Hình Ngày Thánh Mẫu
Sau khi Đức Tân Giám Mục Peter Comensoli thăm viếng các em Thiếu Nhi Thánh Thể thuộc Liên Đoàn Nữ Vưong Hòa Bình đã tham dự 3 ngày cắm trại tại Trung Tâm. Ban Tây Nhạc Cecilia trình diễn bài Nữ Vương Hòa Bình chào kính Mẹ, đón chào Đưc Tân Giám Mục cũng như cộng đồng Dân Chúa. Sau đó, Đức Tân Giám Mục xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ Fatima đặt trước cửa hội trường của Trung Tâm và tất cả mọi người cùng dâng lời kinh đền tạ Đức Mẹ và kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ tiến vào hội trường an vị trên bàn thờ. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời chào mừng Đức Tân Giám Mục đã ưu ái thương mến Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney đến Trung Tâm chủ tế dâng Thánh lễ nhân ngày Thánh Mẫu Mân Côi. Cha nói Đức Tân Giám Mục không những trẻ trung mà còn đẹp trai. Mọi người trong hội trường đều vỗ tay chúc mừng Đức Tân Giám Mục Peter Comensoli. Đức Tân Giám Mục cũng ngỏ lời chào mừng quý Cha và tất cả mọi người, đồng thời, Ngài làm dấu Thánh Giá bằng tiếng Việt để cùng với quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Dương Thanh Liêm, Cha Đặng Đình Nên, Cha Mai Đào Hiền và Cha Khách cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn.
Trong bài giảng Đức Tân Giám Mục nói về Đức Giêsu kể dụ ngôn vườn nho mà các tá điền không biết chăm sóc vườn nho ngược lại còn hãm hại những người tốt làm vườn nho. Bài dụ ngôn Chúa Giêsu nhắc nhở cho tất cả chúng ta thời nay hãy đến với Thiên Chúa và cố gắng làm vườn nho cho tốt để được sinh hoa kết trái triển nở trong Giáo Hội.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn Đức Tân Giám Mục đã thương mến Cộng Đồng đến dâng Thánh lễ mừng Ngày Thánh Mẫu tại Trung Tâm và đồng thời cáo lỗi cùng tất cả mọi người về thời tiết mưa gió nên không thể cử hành Thánh lễ ngoài Lễ đài như đã dự trù. Ông cũng cám ơn Ca đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa Giáo Đoàn Georges Hall và ban Tây Nhạc Cecilia đã hát và tạo cho buổi Lễ thêm phần long trọng và sốt sắng.
Sau đó Thánh lễ kết thúc. mọi người cùng ở lại thăm viếng các gian hàng của các Hội đoàn, Đoàn thể trong Cộng Đồng.
Xem Hình Ngày Thánh Mẫu
Sau khi Đức Tân Giám Mục Peter Comensoli thăm viếng các em Thiếu Nhi Thánh Thể thuộc Liên Đoàn Nữ Vưong Hòa Bình đã tham dự 3 ngày cắm trại tại Trung Tâm. Ban Tây Nhạc Cecilia trình diễn bài Nữ Vương Hòa Bình chào kính Mẹ, đón chào Đưc Tân Giám Mục cũng như cộng đồng Dân Chúa. Sau đó, Đức Tân Giám Mục xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ Fatima đặt trước cửa hội trường của Trung Tâm và tất cả mọi người cùng dâng lời kinh đền tạ Đức Mẹ và kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ tiến vào hội trường an vị trên bàn thờ. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời chào mừng Đức Tân Giám Mục đã ưu ái thương mến Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney đến Trung Tâm chủ tế dâng Thánh lễ nhân ngày Thánh Mẫu Mân Côi. Cha nói Đức Tân Giám Mục không những trẻ trung mà còn đẹp trai. Mọi người trong hội trường đều vỗ tay chúc mừng Đức Tân Giám Mục Peter Comensoli. Đức Tân Giám Mục cũng ngỏ lời chào mừng quý Cha và tất cả mọi người, đồng thời, Ngài làm dấu Thánh Giá bằng tiếng Việt để cùng với quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Dương Thanh Liêm, Cha Đặng Đình Nên, Cha Mai Đào Hiền và Cha Khách cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn.
Trong bài giảng Đức Tân Giám Mục nói về Đức Giêsu kể dụ ngôn vườn nho mà các tá điền không biết chăm sóc vườn nho ngược lại còn hãm hại những người tốt làm vườn nho. Bài dụ ngôn Chúa Giêsu nhắc nhở cho tất cả chúng ta thời nay hãy đến với Thiên Chúa và cố gắng làm vườn nho cho tốt để được sinh hoa kết trái triển nở trong Giáo Hội.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn Đức Tân Giám Mục đã thương mến Cộng Đồng đến dâng Thánh lễ mừng Ngày Thánh Mẫu tại Trung Tâm và đồng thời cáo lỗi cùng tất cả mọi người về thời tiết mưa gió nên không thể cử hành Thánh lễ ngoài Lễ đài như đã dự trù. Ông cũng cám ơn Ca đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa Giáo Đoàn Georges Hall và ban Tây Nhạc Cecilia đã hát và tạo cho buổi Lễ thêm phần long trọng và sốt sắng.
Sau đó Thánh lễ kết thúc. mọi người cùng ở lại thăm viếng các gian hàng của các Hội đoàn, Đoàn thể trong Cộng Đồng.
Thiếu nhi giáo xứ Đồng Tiến lãnh nhận bí tích Thánh Thể và Thêm sức
Nguyễn Xuân
17:05 02/10/2011
SAIGÒN - Vào lúc 07giờ 30 sáng Chủ Nhật 02/10/2011, giáo xứ Đồng Tiến, hạt Phú Thọ, Tổng giáo phận Tp HCM, hân hạnh đón tiếp Đức cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm về thăm mục vụ và chủ sự Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức cho 104 Nghĩa sĩ và đồng thời cho 48 em Rước Lễ lần đầu. Cùng đồng tế có linh mục quản hạt Giuse Phạm Bá Lảm và linh mục chánh xứ GB Trần Thanh Cao.
Xem hình ảnh
Mở đầu thánh lễ, Đức giám mục vui mừng ngỏ lời chào các em. Ngài mời các em đứng lên và khen ngợi: các em Rước lễ lần đầu trông thật đẹp, thật hồn nhiên, trong sáng trong y phục trắng, bên nữ đội vòng hoa trắng, bên nam còn thắt cà vạt như người lớn vậy. Các em Thêm sức thì mặt đồng phục của ngành Nghĩa theo đúng lứa tuổi và ngành của các em.
Hiện diện trong thánh lễ còn có các em thiếu nhi khác: từ Chiên Con, Ấu, Thiếu, Nghĩa cũng mặc đồng phục tề chỉnh. Và lực lượng luôn hiện diện bên cạnh các em là các phụ huynh, ông bà nội, ngoại đã đến tham dự thánh lễ sốt sắng để cầu nguyện cho con cháu, đó là vì truyền thống gia đình rất tốt đẹp và cũng vì gia đình cũng chính là ngôi trường đầu tiên giáo dục đức tin cho các em.
Trong bài giảng, Đức giám mục đứng giữa các em và trao đổi thân mật với các em, để giúp các em hiểu rõ hơn về bí tích Thánh Thể và ngày kỷ niệm đáng nhớ, lần đầu tiên rước Chúa vào lòng. Các em đều biết trả lời Rước lễ là sao? Thế nhưng khi được hỏi : Ai làm cho bánh và rượu trở thành Mình và Máu Thánh Chúa các em lần lượt trả lời Cha sở, Chúa Cha, Chúa Giêsu… Ngài nhắc nhở cho các em biết vai trò quan trọng của Chúa Thánh Thần trong đời sống Giáo Hội và bản thân mỗi người. Ngài nhắc các em phải luôn luôn cầu nguyện, mở lòng, mở trí ra đón nhận ơn Chúa Thánh Thần đến ban ơn trợ giúp để đổi mới từ con tim đến lòng trí, đến cuộc đời của chúng ta, để mỗi người được sống bình an, hạnh phúc.
Với các em lãnh nhận bí tích Thêm Sức, ngài giải thích cho các em về nghi thức ban bí tích Thêm sức: lý do các em đeo bảng tên thánh bổn mạng trên ngực là : để thay mặt Chúa, Đức Giám mục gọi tên các em và xức dầu trên trán các em ...Qua đó Thần Khí Chúa sẽ ngự trên các em.
Qua bài Tin Mừng hôm nay ngài nhắc nhở các em hãy làm vườn nho Chúa bằng chính tài năng, tuổi trẻ, sức khỏe mà Chúa ban cho mỗi chúng ta.
Tiếp theo là nghi thức ban bí tích Thêm sức, ngài giúp các em tuyên xưng đức tin thật sốt sắng. Tiếp theo, ngài đặt tay và cầu nguyện xin Chúa ban Thánh Thần xuống trên các em. Rồi lần ngài lượt xức dầu Thánh và chúc bình an cho các em.
Trong phần hiệp lễ, chính ngài cho các em Rước lễ lần đầu.
Sau lời nguyện hiệp lễ, một huynh trưởng đại diện giáo xứ cám ơn Đức cha Phêrô, cha Hạt trưởng, cha chánh xứ, quý tu sĩ nam nữ , các anh chị huynh trưởng - giáo lý viên và cộng đoàn đã đến hiệp dâng Thánh lễ Tạ ơn, cầu nguyện cho các em nói riêng và cho giáo xứ nói chung.
Đáp lời, Đức cha phụ tá cám ơn giáo xứ vì những tình cảm tốt đẹp giáo xứ dành cho ngài và nhất là vì những lời cầu nguyện, không chỉ hôm nay mà mọi ngày giáo xứ đã dâng lên Thiên Chúa cho ngài. Đó chính là nguồn động lực và sức mạnh giúp ngài có thể hỗ trợ Đức Hồng Y trong công tác mục vụ của giáo phận. Giáo xứ Đồng Tiến có một vị thế thuận lợi về vài phương diện, có thể nói là địa đểm trung tâm thuận lợi trong thành phố mà nhiều người có thể đến và tham dự thánh lễ, các nghi thức phụng vụ. Ngài cầu chúc giáo xứ luôn mở lòng đón nhận nhau, để mọi người có thể đến với Chúa, đến với nhau, cùng nhau xây dựng một cộng đoàn hiệp nhất và yêu thương như lòng Chúa mong muốn.
Ngài cũng nói đến sự hiện diện đông đảo của các thiếu nhi và cộng đoàn trong thánh lễ hôm nay. Điều này nói lên sự quan tâm của giáo xứ trong việc giáo dục đức tin cho các em. Nhiều nước trên thế giới chạy theo văn minh vật chất mà bỏ lơ việc sống đức tin. Tương lai các em sẽ ra sao khi ngay từ hiện tại các em không được đón nhận nền giáo dục Kitô giáo. Ngài tha thiết mời gọi cả cộng đoàn hãy chú tâm đến công việc sống đạo trong mọi môi trường sống và giáo dục đào tạo những mầm non tương lai của xã hội và Giáo hội này.
Được biết giáo xứ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các em trong viêc học giáo lý. Mỗi sáng chủ nhật sau khi tham dự thánh lễ , các em được dùng một bữa điểm tâm khá “phong phú” rồi mới vào lớp giáo lý.
Ngoài các tu sĩ nam nữ, Xứ đoàn Thiếu nhi Thánh Thể “Ba Ngôi Thiên Chúa” có tất cả 65 huynh trưởng và dự trưởng chăm sóc cho khoảng 470 em thiếu nhi. Với phương pháp giáo dục tự nhiên và siêu nhiên của Phong trào, các anh chị Huynh trưởng – Giáo lý viên đã tạo nhiều sân chơi vui và lành mạnh cho các em trong các lớp giáo lý cũng như trong các dịp hè và lễ Tết.
Chúng ta xin cảm tạ Thiên Chúa, vì Ngài luôn thương ban cho Giáo Hội Việt Nam có các gia đình tín hữu Việt Nam, trong mọi hoàn cảnh, dù vất vả lao đao trong cuộc sống, vẫn luôn sẵn sàng hy sinh nuôi dưỡng và giáo dục đức tin cho thế hệ trẻ, để các em xứng đáng là con ngoan của Thiên Chúa.SAIG2ON -
Xem hình ảnh
Mở đầu thánh lễ, Đức giám mục vui mừng ngỏ lời chào các em. Ngài mời các em đứng lên và khen ngợi: các em Rước lễ lần đầu trông thật đẹp, thật hồn nhiên, trong sáng trong y phục trắng, bên nữ đội vòng hoa trắng, bên nam còn thắt cà vạt như người lớn vậy. Các em Thêm sức thì mặt đồng phục của ngành Nghĩa theo đúng lứa tuổi và ngành của các em.
Hiện diện trong thánh lễ còn có các em thiếu nhi khác: từ Chiên Con, Ấu, Thiếu, Nghĩa cũng mặc đồng phục tề chỉnh. Và lực lượng luôn hiện diện bên cạnh các em là các phụ huynh, ông bà nội, ngoại đã đến tham dự thánh lễ sốt sắng để cầu nguyện cho con cháu, đó là vì truyền thống gia đình rất tốt đẹp và cũng vì gia đình cũng chính là ngôi trường đầu tiên giáo dục đức tin cho các em.
Trong bài giảng, Đức giám mục đứng giữa các em và trao đổi thân mật với các em, để giúp các em hiểu rõ hơn về bí tích Thánh Thể và ngày kỷ niệm đáng nhớ, lần đầu tiên rước Chúa vào lòng. Các em đều biết trả lời Rước lễ là sao? Thế nhưng khi được hỏi : Ai làm cho bánh và rượu trở thành Mình và Máu Thánh Chúa các em lần lượt trả lời Cha sở, Chúa Cha, Chúa Giêsu… Ngài nhắc nhở cho các em biết vai trò quan trọng của Chúa Thánh Thần trong đời sống Giáo Hội và bản thân mỗi người. Ngài nhắc các em phải luôn luôn cầu nguyện, mở lòng, mở trí ra đón nhận ơn Chúa Thánh Thần đến ban ơn trợ giúp để đổi mới từ con tim đến lòng trí, đến cuộc đời của chúng ta, để mỗi người được sống bình an, hạnh phúc.
Với các em lãnh nhận bí tích Thêm Sức, ngài giải thích cho các em về nghi thức ban bí tích Thêm sức: lý do các em đeo bảng tên thánh bổn mạng trên ngực là : để thay mặt Chúa, Đức Giám mục gọi tên các em và xức dầu trên trán các em ...Qua đó Thần Khí Chúa sẽ ngự trên các em.
Qua bài Tin Mừng hôm nay ngài nhắc nhở các em hãy làm vườn nho Chúa bằng chính tài năng, tuổi trẻ, sức khỏe mà Chúa ban cho mỗi chúng ta.
Tiếp theo là nghi thức ban bí tích Thêm sức, ngài giúp các em tuyên xưng đức tin thật sốt sắng. Tiếp theo, ngài đặt tay và cầu nguyện xin Chúa ban Thánh Thần xuống trên các em. Rồi lần ngài lượt xức dầu Thánh và chúc bình an cho các em.
Trong phần hiệp lễ, chính ngài cho các em Rước lễ lần đầu.
Sau lời nguyện hiệp lễ, một huynh trưởng đại diện giáo xứ cám ơn Đức cha Phêrô, cha Hạt trưởng, cha chánh xứ, quý tu sĩ nam nữ , các anh chị huynh trưởng - giáo lý viên và cộng đoàn đã đến hiệp dâng Thánh lễ Tạ ơn, cầu nguyện cho các em nói riêng và cho giáo xứ nói chung.
Đáp lời, Đức cha phụ tá cám ơn giáo xứ vì những tình cảm tốt đẹp giáo xứ dành cho ngài và nhất là vì những lời cầu nguyện, không chỉ hôm nay mà mọi ngày giáo xứ đã dâng lên Thiên Chúa cho ngài. Đó chính là nguồn động lực và sức mạnh giúp ngài có thể hỗ trợ Đức Hồng Y trong công tác mục vụ của giáo phận. Giáo xứ Đồng Tiến có một vị thế thuận lợi về vài phương diện, có thể nói là địa đểm trung tâm thuận lợi trong thành phố mà nhiều người có thể đến và tham dự thánh lễ, các nghi thức phụng vụ. Ngài cầu chúc giáo xứ luôn mở lòng đón nhận nhau, để mọi người có thể đến với Chúa, đến với nhau, cùng nhau xây dựng một cộng đoàn hiệp nhất và yêu thương như lòng Chúa mong muốn.
Ngài cũng nói đến sự hiện diện đông đảo của các thiếu nhi và cộng đoàn trong thánh lễ hôm nay. Điều này nói lên sự quan tâm của giáo xứ trong việc giáo dục đức tin cho các em. Nhiều nước trên thế giới chạy theo văn minh vật chất mà bỏ lơ việc sống đức tin. Tương lai các em sẽ ra sao khi ngay từ hiện tại các em không được đón nhận nền giáo dục Kitô giáo. Ngài tha thiết mời gọi cả cộng đoàn hãy chú tâm đến công việc sống đạo trong mọi môi trường sống và giáo dục đào tạo những mầm non tương lai của xã hội và Giáo hội này.
Được biết giáo xứ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các em trong viêc học giáo lý. Mỗi sáng chủ nhật sau khi tham dự thánh lễ , các em được dùng một bữa điểm tâm khá “phong phú” rồi mới vào lớp giáo lý.
Ngoài các tu sĩ nam nữ, Xứ đoàn Thiếu nhi Thánh Thể “Ba Ngôi Thiên Chúa” có tất cả 65 huynh trưởng và dự trưởng chăm sóc cho khoảng 470 em thiếu nhi. Với phương pháp giáo dục tự nhiên và siêu nhiên của Phong trào, các anh chị Huynh trưởng – Giáo lý viên đã tạo nhiều sân chơi vui và lành mạnh cho các em trong các lớp giáo lý cũng như trong các dịp hè và lễ Tết.
Chúng ta xin cảm tạ Thiên Chúa, vì Ngài luôn thương ban cho Giáo Hội Việt Nam có các gia đình tín hữu Việt Nam, trong mọi hoàn cảnh, dù vất vả lao đao trong cuộc sống, vẫn luôn sẵn sàng hy sinh nuôi dưỡng và giáo dục đức tin cho thế hệ trẻ, để các em xứng đáng là con ngoan của Thiên Chúa.SAIG2ON -
Chút cảm nhận nhân lễ mừng 50 Thành lập Giáo xứ Phú Bổn (1961-2011)
Bùi Phương Hạc
20:34 02/10/2011
AjunPa và "câu chuyện những dòng sông"
Chút cảm nhận nhân lễ mừng 50 Thành lập Giáo xứ Phú Bổn (1961-2011)
Cách đây đúng 50 năm, chính nơi đây phố núi bên dòng sông, vẫn còn đầy dẫy những cây rừng, vùng ven phố thị vẫn còn thú dữ, giáo xứ ra đời một năm trước khi tỉnh Phú Bổn được thành lập tách ra từ Pleiku, thị xã được mang tên Hậu Bổn nơi kết hợp của sông Ba bắt nguồn từ núi Roo Tỉnh Quảng Ngãi, và sông Ayun bắt nguồn từ núi Konlack Plei-ku ; vì thế vùng đất này được mang tên AyunPa, đó là điểm hẹn của hai sông Ayun và Ba ; ngoài ra dòng sông này còn đươc kết hợp các sông nhánh chính như sông Eathul, sông Càlúi, sông Ba Mlă. Dòng sông này đổ ra cửa biển Tuy Hoà, Phú Yên. Mổi lần đứng trên cầu Hùng Vương hóng mát, nhìn về hướng thượng nguồn, tôi luôn nhớ về Phú Bổn như câu chuyện của dòng sông. Chính Cha Radelet (Gia) người Pháp là linh mục tiên khởi của Giáo xứ Phú Bổn ; ba năm sau Cha Bùi Đức Vượng về làm Chánh Xứ Giáo xứ Phú Bổn. Từ đấy, các giáo họ được thành lập : giáo họ Phú cần, Phú Túc, thuộc Phú Túc, dinh điền Tín Lập, dinh điền Quí đức, Phú thiện, và các giáo khu tại Phú bổn. Giáo dân chủ yếu là công chức, binh lính, giáo dân đi dinh điền từ các xứ đạo gốc như Gò Thị, Gia Hựu, Nam Bình Giáo phận Qui Nhơn. Đặc biệt trong giai đoạn này trường trung học Thăng Tiến và một ký túc xá được thành lập. Thời gian tiếp đó, các cha Cha Phạm thiên Trường, Nguyễn Hoàng Sơn lần lượt trông coi giáo xứ. Từ sau giai đoạn 1975, có một số giáo dân miền Bắc, Nghệ Tĩnh, Hà nam Ninh, Thái Bình …đi kinh tế mới vào Pờ Tó, Phú thiện, Phú Túc ...Giáo xứ bắt đầu rộng lớn, số giáo dân gia tăng đột biến. Tiếp nối thời Cha Nguyễn văn Đắc, hôm nay vị mục tử đương nhiệm của Phú Bổn là Cha Lê Tiên .
Xem Hình
Lịch sử Giáo xứ sang trang mới, một giáo hạt mới trong giáo phận Kon Tum được Thành Lập, Giáo hạt Ayun-Pa gồm các giáo xứ Phú Bổn, Phú Túc, Phú Thiện. Từ một cộng đoàn nhỏ bé, nằm lọt thỏm giữa thung lũng được mệnh danh là "nơi đày ải", với khí hậu khắc nghiệt, cùng với khó khăn trăm bề về địa lý, lưu thông, kinh tế, văn hoá...hôm nay đang bừng lên thành giáo hạt, sinh động. Bên cạnh đó Trung Tâm Truyền giáo Jơrai do các Cha DCCT phụ trách cũng có những bước tiến diệu kỳ. Cách đây hơn 50 năm từ công cuộc truyền giáo của nhà nhân chủng học Cha Jacques Dournes, một vài giáo dân Jơrai theo Chúa, một số dự tòng, nay có hàng chục ngàn giáo dân Jơrai, Bana trải dài ba huyện Chưthai, Ayunpa, KrongPa…
Ngày 1/10/2011, ngày "Mừng 50 hành trình sống đạo" và khánh thành nhà thờ Phú Bổn, Cha chánh xứ Tuy Hoà, Kiêm hạt trưởng Phú Yên Trương Đình Hiền tổ chức một đoàn gồm 7 cha và 14 giáo dân tham dự. Hôm nay cũng là Ngày lễ thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu - bổn mạng các xứ truyền giáo. Giáo phận Kon Tum là giáo phận truyền giáo. Chắc chắn đến với Giáo Xứ Phú bổn cha Hạt Trưởng muốn tham dự một một cách trang trọng, vì Phú Bổn Tuy Hoà chung một dòng sông ; đây không phải là cuộc thăm quan dạo chơi, nhưng là một cộc lên đường để học hỏi, để tiếp cận những thành quả Chúa làm qua công cuộc truyền giáo của Giáo Hội địa phương, qua công sức của bao thế hệ linh mục, tu sĩ, giáo dân đã hy sinh trọn cuộc đời cho vùng đất khô cằn nóng cháy này.
Hình ảnh hơn 40 Cha và hàng ngàn Giáo dân hân hoan bước vào ngôi nhà thờ mới đẹp làm sao ! Sân nhà thờ không còn những cây phượng đỏ chói chang, thay vào đó những mảng cây xanh ngút mắt, làm dịu mát lòng người khi bước vào nhà Chúa, màu xanh của hy vọng, thôi thúc mỗi người trong chúng ta phải chung một tấm lòng, phải biết thao thức chuyển mình với những ưu tư của Giáo Hội.
Dòng sông đang cuộn chảy về nguồn ; mỗi một chặng khúc của dòng sông luôn mang trong mình phù sa để hạt giống Tin Mừng sinh hoa kết quả khắp muôn nơi.
Bùi Phương Hạc
Chút cảm nhận nhân lễ mừng 50 Thành lập Giáo xứ Phú Bổn (1961-2011)
Cách đây đúng 50 năm, chính nơi đây phố núi bên dòng sông, vẫn còn đầy dẫy những cây rừng, vùng ven phố thị vẫn còn thú dữ, giáo xứ ra đời một năm trước khi tỉnh Phú Bổn được thành lập tách ra từ Pleiku, thị xã được mang tên Hậu Bổn nơi kết hợp của sông Ba bắt nguồn từ núi Roo Tỉnh Quảng Ngãi, và sông Ayun bắt nguồn từ núi Konlack Plei-ku ; vì thế vùng đất này được mang tên AyunPa, đó là điểm hẹn của hai sông Ayun và Ba ; ngoài ra dòng sông này còn đươc kết hợp các sông nhánh chính như sông Eathul, sông Càlúi, sông Ba Mlă. Dòng sông này đổ ra cửa biển Tuy Hoà, Phú Yên. Mổi lần đứng trên cầu Hùng Vương hóng mát, nhìn về hướng thượng nguồn, tôi luôn nhớ về Phú Bổn như câu chuyện của dòng sông. Chính Cha Radelet (Gia) người Pháp là linh mục tiên khởi của Giáo xứ Phú Bổn ; ba năm sau Cha Bùi Đức Vượng về làm Chánh Xứ Giáo xứ Phú Bổn. Từ đấy, các giáo họ được thành lập : giáo họ Phú cần, Phú Túc, thuộc Phú Túc, dinh điền Tín Lập, dinh điền Quí đức, Phú thiện, và các giáo khu tại Phú bổn. Giáo dân chủ yếu là công chức, binh lính, giáo dân đi dinh điền từ các xứ đạo gốc như Gò Thị, Gia Hựu, Nam Bình Giáo phận Qui Nhơn. Đặc biệt trong giai đoạn này trường trung học Thăng Tiến và một ký túc xá được thành lập. Thời gian tiếp đó, các cha Cha Phạm thiên Trường, Nguyễn Hoàng Sơn lần lượt trông coi giáo xứ. Từ sau giai đoạn 1975, có một số giáo dân miền Bắc, Nghệ Tĩnh, Hà nam Ninh, Thái Bình …đi kinh tế mới vào Pờ Tó, Phú thiện, Phú Túc ...Giáo xứ bắt đầu rộng lớn, số giáo dân gia tăng đột biến. Tiếp nối thời Cha Nguyễn văn Đắc, hôm nay vị mục tử đương nhiệm của Phú Bổn là Cha Lê Tiên .
Xem Hình
Lịch sử Giáo xứ sang trang mới, một giáo hạt mới trong giáo phận Kon Tum được Thành Lập, Giáo hạt Ayun-Pa gồm các giáo xứ Phú Bổn, Phú Túc, Phú Thiện. Từ một cộng đoàn nhỏ bé, nằm lọt thỏm giữa thung lũng được mệnh danh là "nơi đày ải", với khí hậu khắc nghiệt, cùng với khó khăn trăm bề về địa lý, lưu thông, kinh tế, văn hoá...hôm nay đang bừng lên thành giáo hạt, sinh động. Bên cạnh đó Trung Tâm Truyền giáo Jơrai do các Cha DCCT phụ trách cũng có những bước tiến diệu kỳ. Cách đây hơn 50 năm từ công cuộc truyền giáo của nhà nhân chủng học Cha Jacques Dournes, một vài giáo dân Jơrai theo Chúa, một số dự tòng, nay có hàng chục ngàn giáo dân Jơrai, Bana trải dài ba huyện Chưthai, Ayunpa, KrongPa…
Ngày 1/10/2011, ngày "Mừng 50 hành trình sống đạo" và khánh thành nhà thờ Phú Bổn, Cha chánh xứ Tuy Hoà, Kiêm hạt trưởng Phú Yên Trương Đình Hiền tổ chức một đoàn gồm 7 cha và 14 giáo dân tham dự. Hôm nay cũng là Ngày lễ thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu - bổn mạng các xứ truyền giáo. Giáo phận Kon Tum là giáo phận truyền giáo. Chắc chắn đến với Giáo Xứ Phú bổn cha Hạt Trưởng muốn tham dự một một cách trang trọng, vì Phú Bổn Tuy Hoà chung một dòng sông ; đây không phải là cuộc thăm quan dạo chơi, nhưng là một cộc lên đường để học hỏi, để tiếp cận những thành quả Chúa làm qua công cuộc truyền giáo của Giáo Hội địa phương, qua công sức của bao thế hệ linh mục, tu sĩ, giáo dân đã hy sinh trọn cuộc đời cho vùng đất khô cằn nóng cháy này.
Hình ảnh hơn 40 Cha và hàng ngàn Giáo dân hân hoan bước vào ngôi nhà thờ mới đẹp làm sao ! Sân nhà thờ không còn những cây phượng đỏ chói chang, thay vào đó những mảng cây xanh ngút mắt, làm dịu mát lòng người khi bước vào nhà Chúa, màu xanh của hy vọng, thôi thúc mỗi người trong chúng ta phải chung một tấm lòng, phải biết thao thức chuyển mình với những ưu tư của Giáo Hội.
Dòng sông đang cuộn chảy về nguồn ; mỗi một chặng khúc của dòng sông luôn mang trong mình phù sa để hạt giống Tin Mừng sinh hoa kết quả khắp muôn nơi.
Bùi Phương Hạc
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhân Tài Đất Việt Kẹt Ở Đâu ?
Phạm Huy Thông
09:45 02/10/2011
NHÂN TÀI ĐẤT VIỆT KẸT Ở ĐÂU ?
Nước ta tuy nhỏ, người không đông nhưng như Nguyễn Trãi viết “hào kiệt không lúc nào thiếu”. Ngay từ năm 1484, Tiến sĩ Thân Nhân Trung đã khắc trên văn bia ở Quốc Tử Giám, Hà Nội rằng: “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Bởi vậy các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo, nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài, bồi đắp nguyên khí”. Điều ấy chứng tỏ cha ông ta rất coi trọng việc phát hiện, sử dụng hiền tài để xây dựng và bảo vệ đất nước. Mặc dù cũng có lúc “ nhân tài như lá mùa thu, tuấn kiệt như sao buổi sáng” nhưng đất nước thời nào cũng sinh ra những hào kiệt để gánh vác trọng trách của lịch sử. Song hình như hiện nay hiền tài đất Việt đang có nhiều vấn đề bức xúc như hiện tượng chảy máu chất xám, nhân tài không thiếu nhưng phải đốt đuốc kiếm tìm và nhân tài đất Việt đang bị nghẽn kẹt ở đâu đó… Nhằm tìm kiếm những câu trả lời, ngày 27-9-2011, Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực- nhân tài Việt Nam đã tổ chức cuộc hội thảo khoa học ‘Nhân tài với thịnh suy đất nước” tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội. Tham dự hội thảo có nhiều chuyên gia khoa học, quan chức trung cao cấp. Gần 50 báo cáo tham luận và ý kiến đã được trình bày.
Có khá nhiều ý kiến phát biểu thẳng thắn, không né tránh sự thật. Ông Nguyễn Trung- nguyên đại sứ Việt Nam đã nêu trực diện câu hỏi trong bài tham luận dài tới 34 trang A4: “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia, vì sao chế độ chính trị nước ta hiện nay không sử dụng được người tài?”. Tác giả cho rằng: “ vấn đề mấu chốt cho mọi quốc gia để phát huy được và sử dụng được hiền tài là thực hiện dân chủ” (1). Thế nhưng hiện trạng của đất nước có nhiều vấn đề đáng suy nghĩ: “ So với thiên hạ nước ta vẫn thua em kém chị nhiều mặt, khiến cho nước ta đến nay vẫn chưa có được chỗ đứng xứng đáng trong cộng đồng quốc tế. Nhìn về thời cơ và thách thức đang đặt ra cho đất nước thì còn đau đầu hơn nữa. Trong những cái đạt được có không ít cái giả dối, cái phô diễn, cái hình thức chẳng những gây tốn kém mà còn mầm mống cho những khó khăn mới” . Rồi : “ tham nhũng là kẻ bóc lột ghê tởm nhất trong chế độ ta, băng hoại mọi giá trị đạo đức xã hội, làm nhụt nhuệ khí của nhân dân… Có thể nói, ngày nay tham nhũng làm cho đất nước nghèo đi và yếu hèn, đối kháng quyết liệt đối với mọi nỗ lực vì dân chủ và tiến bộ xã hội” . Ông cảnh báo: “ tình hình rất nguy hiểm, Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trên con đường theo đuổi ý đồ chiến lược là tạo ra một Việt Nam lệ thuộc, èo uột và dễ bề khuất phục”. Ông cũng lo lắng về hiện tượng mà ông goi là “đảng hoá’ hệ thống chính trị, xã hội: “ Tình trạng mất dân chủ trong Đảng càng gia tăng thì cái cốt lõi, cái linh hồn cũ thời cách mạng vinh quang đáng tự hào xưa bây giờ càng biến tướng, càng tha hoá trong thời bình. Hôm nay cái tha hoá này nhảy lên thống soái ngay trong đảng, đồng thời nó thống soái mọi mặt phát triển và vận mệnh đất nước”. Ông đề nghị phải duy tân, duy tân triệt để: “ Một nền dân chủ đích thực cho đất nước, một nền giáo dục tiên tiến, sàng lọc và rèn luyện để tạo lập nên một tầng lớp tinh hoa lèo lái con thuyền quốc gia trong đại dương thế giới hôm nay”.
GS Nguyễn Lân Dũng nêu trăn trở, việc chỉ giao cho đảng viên nắm giữ các trọng trách trong bộ máy công quyền là lãng phí chất xám rất lớn của nhân dân vì đảng viên chỉ có 3 triệu trong khi đó có tới 87 triệu người ngoài đảng.
Ông Nguyễn Vi Khải- nguyên Viện trưởng viện CNXHKH Học viện Chính trị HCM thì đưa ra nhiều tình huống có vấn đề trong đó có sự bất cập của hành lang pháp lý. Luật về Hội chưa được thông qua ,luật về quyền tiếp cận thông tin, trưng cầu dân ý, quy chế giám sát phản biện …chưa được ban hành. Có văn bản gây ra băn khoăn như Quyết định 97/QĐ-Ttg ngày 19-9-2009 khiến cho Viện IDS - một think tank của TS Nguyễn Quang A phải tuyên bố giải thể.
GS.TS Dương Phú Hiệp đưa ra con số cả nước có trên 36.000 cán bộ có trình độ trên đại học trong đó có 14.000 TS, 1.131 GS, 5.253 PGS nhưng “ nhân thì có còn tài thì rất ít” bằng chứng là Việt Nam thua xa các nước trong khu vực về bằng sáng chế phát minh, về các công trình khoa học trên tạp chí quốc tế. Có nhiều nguyên nhân từ quan niệm đến chính sách sử dụng, đãi ngộ người tài chưa thyết phục nên có tình trạng cán bộ giỏi xin chạy khỏi cơ quan Nhà nước, 80% thủ khoa được tuyên dương ở Văn Miếu đi tìm việc khác chứ không vào cơ quan Nhà nước mặc dù được mời chào.
Trong bài tham luận: “Đào tạo, tuyển chọn- sử dụng nhân tài”. GS.TS Chu Hảo cho rằng: “ Không một nền KH-CN nào, không một nền VH-NT nào có thể phát triển trên cơ sở một nền giáo dục quốc dân bất cập như của chúng ta hiện nay. Cũng không thể có hàng ngũ lãnh đạo các cấp xuất sắc và tầng lớp doanh nhân giỏi giang với một nền giáo dục xuống cấp từ mấy chục năm qua. Sự không trung thực ở đâu cũng là tai hoạ nhưng ở ngành giáo dục là tai hoạ khôn lường. Nền giáo dục này đã dạy trẻ con và buộc phụ huynh phải chấp nhận sự dối trá ngay từ khi lần đầu cắp sách tới trường. Không thể để mãi tình trạng thi cử nặng nề và bằng cấp rởm”. GS Hảo nói thêm : “Quy trình tuyển chọn công chức, viên chức của nước ta hiện nay có nhiều bất cập đặc biệt là việc tuyển chọn người vào biên chế của các cơ quan quản lý khoa học mà bản thân tôi được biết rất rõ. Với quy trình như hiện nay, thay vì phải chọn những người có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, chúng ta buộc phải nhận những người có khiếu học thuộc lòng nội dung các tài liệu phục vụ kỳ thi tuyển”.
GS.TS Hồ Sĩ Quý- Viện trưởng Viện Thông tin KHXH nhận xét rằng : nhân tài chỉ ra đời trong những môi trường nhất định: “ Không thể mơ đến sự xuất hiện tài năng ở những nơi mà điều kiện không cho phép tài năng xuất hiện. Đại học đẳng cấp quốc tế không thể xuất hiện ở những nơi mua bằng, bán điểm. Nhà nghiên cứu tầm cỡ không xuất hiện từ những người làm khoa học nhưng quay lưng lại với thành tựu bên ngoài. Tác phẩm có giá trị không ra đời từ môi trường vi phạm trắng trợn tác quyền. Nhà quản lý tài ba không thể trở tay trong thiết chế gồm toàn những người chú tâm đến lợi ích nhóm”. Ông cho rằng môi trường ở Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết như tình trạng xin- cho, tham nhũng, cơ chế ban ơn- hàm ơn, cạnh tranh thiếu lành mạnh, giáo dục xuống cấp, giá trị đạo đức xã hội lệch lạc như học thiên về “ làm quan” chứ không phải để phục vụ cộng đồng…Ông viết tiếp: “Điều đó có nghĩa rằng, nếu muốn đề cao, tôn vinh hay phát huy tính tích cực xã hội của nhân tài thì chưa chắc đã cần đến lương bổng hay đãi ngộ mà chỉ cần đặt nhân tài vào đúng chỗ của họ, tạo mọi điều kiện để họ được tự do thiết lập những liên kết tất nhiên của họ với môi trường, tự khắc tài năng của họ sẽ được nhân lên”.
TS Hồ Bá Thâm cũng không đồng tình với cách tuyển chọn cán bộ hiện nay. Ông viết: “Nhìn chung cơ chế trong hệ thống chính trị, lựa chọn cán bộ của nhà nước còn mang tính nội bộ khép kín, kém năng động, bao cấp, quan liêu, ít có thử thách, xuôi chiều, trọng tình, hạn chế tài năng, bỏ sót tài năng, không ít kẽ hở cho kẻ bất tài, cơ hội, vô luân, thủ đoạn, khéo luồn lách, nịnh hót vươn lên quyền cao chức trọng”.
Ông Vũ khoan- nguyên Phó Thủ tướng cũng băn khoăn về việc tuyển chọn cán bộ quá chú trọng vào lý lịch nên bỏ sót nhiều người tài trong khi những năm đầu chinh phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã có nhiều nhân sĩ, trí thức, đại diện các tôn giáo. Hơn nữa: “ Không thể phát hiện, đào tạo, sử dụng nhân tài nếu không kiên quyết đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, thoái hoá biến chất, quan liêu, tham nhũng…tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp không giảm…”
Ban tổ chức hội thảo đã cử ra một tổ để tập hợp các kiến nghị báo cáo với lãnh đạo Trung ương. Như vậy các thày thuốc đã tìm ra bệnh và kê đơn cho căn bệnh : Nhân tài đất Việt đang bị kẹt ở đâu? Vấn đề là người ta có dũng cảm điều trị cho dứt bệnh không mà thôi.
1 – Các trích dẫn trong bài theo Kỷ yếu của Hội thảo ngày 27-9-2011 “ Nhân tài với thịnh suy đất nước”- Tài liệu tham khảo, Hà Nội tháng 9-2009.
Ảnh minh hoạ: Việt Nam có tới hơn 36000 người có trình độ sau đại học nhưng “ nhân thì có mà tài thì ít”.
Nước ta tuy nhỏ, người không đông nhưng như Nguyễn Trãi viết “hào kiệt không lúc nào thiếu”. Ngay từ năm 1484, Tiến sĩ Thân Nhân Trung đã khắc trên văn bia ở Quốc Tử Giám, Hà Nội rằng: “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Bởi vậy các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo, nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài, bồi đắp nguyên khí”. Điều ấy chứng tỏ cha ông ta rất coi trọng việc phát hiện, sử dụng hiền tài để xây dựng và bảo vệ đất nước. Mặc dù cũng có lúc “ nhân tài như lá mùa thu, tuấn kiệt như sao buổi sáng” nhưng đất nước thời nào cũng sinh ra những hào kiệt để gánh vác trọng trách của lịch sử. Song hình như hiện nay hiền tài đất Việt đang có nhiều vấn đề bức xúc như hiện tượng chảy máu chất xám, nhân tài không thiếu nhưng phải đốt đuốc kiếm tìm và nhân tài đất Việt đang bị nghẽn kẹt ở đâu đó… Nhằm tìm kiếm những câu trả lời, ngày 27-9-2011, Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực- nhân tài Việt Nam đã tổ chức cuộc hội thảo khoa học ‘Nhân tài với thịnh suy đất nước” tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội. Tham dự hội thảo có nhiều chuyên gia khoa học, quan chức trung cao cấp. Gần 50 báo cáo tham luận và ý kiến đã được trình bày.
Có khá nhiều ý kiến phát biểu thẳng thắn, không né tránh sự thật. Ông Nguyễn Trung- nguyên đại sứ Việt Nam đã nêu trực diện câu hỏi trong bài tham luận dài tới 34 trang A4: “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia, vì sao chế độ chính trị nước ta hiện nay không sử dụng được người tài?”. Tác giả cho rằng: “ vấn đề mấu chốt cho mọi quốc gia để phát huy được và sử dụng được hiền tài là thực hiện dân chủ” (1). Thế nhưng hiện trạng của đất nước có nhiều vấn đề đáng suy nghĩ: “ So với thiên hạ nước ta vẫn thua em kém chị nhiều mặt, khiến cho nước ta đến nay vẫn chưa có được chỗ đứng xứng đáng trong cộng đồng quốc tế. Nhìn về thời cơ và thách thức đang đặt ra cho đất nước thì còn đau đầu hơn nữa. Trong những cái đạt được có không ít cái giả dối, cái phô diễn, cái hình thức chẳng những gây tốn kém mà còn mầm mống cho những khó khăn mới” . Rồi : “ tham nhũng là kẻ bóc lột ghê tởm nhất trong chế độ ta, băng hoại mọi giá trị đạo đức xã hội, làm nhụt nhuệ khí của nhân dân… Có thể nói, ngày nay tham nhũng làm cho đất nước nghèo đi và yếu hèn, đối kháng quyết liệt đối với mọi nỗ lực vì dân chủ và tiến bộ xã hội” . Ông cảnh báo: “ tình hình rất nguy hiểm, Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trên con đường theo đuổi ý đồ chiến lược là tạo ra một Việt Nam lệ thuộc, èo uột và dễ bề khuất phục”. Ông cũng lo lắng về hiện tượng mà ông goi là “đảng hoá’ hệ thống chính trị, xã hội: “ Tình trạng mất dân chủ trong Đảng càng gia tăng thì cái cốt lõi, cái linh hồn cũ thời cách mạng vinh quang đáng tự hào xưa bây giờ càng biến tướng, càng tha hoá trong thời bình. Hôm nay cái tha hoá này nhảy lên thống soái ngay trong đảng, đồng thời nó thống soái mọi mặt phát triển và vận mệnh đất nước”. Ông đề nghị phải duy tân, duy tân triệt để: “ Một nền dân chủ đích thực cho đất nước, một nền giáo dục tiên tiến, sàng lọc và rèn luyện để tạo lập nên một tầng lớp tinh hoa lèo lái con thuyền quốc gia trong đại dương thế giới hôm nay”.
GS Nguyễn Lân Dũng nêu trăn trở, việc chỉ giao cho đảng viên nắm giữ các trọng trách trong bộ máy công quyền là lãng phí chất xám rất lớn của nhân dân vì đảng viên chỉ có 3 triệu trong khi đó có tới 87 triệu người ngoài đảng.
Ông Nguyễn Vi Khải- nguyên Viện trưởng viện CNXHKH Học viện Chính trị HCM thì đưa ra nhiều tình huống có vấn đề trong đó có sự bất cập của hành lang pháp lý. Luật về Hội chưa được thông qua ,luật về quyền tiếp cận thông tin, trưng cầu dân ý, quy chế giám sát phản biện …chưa được ban hành. Có văn bản gây ra băn khoăn như Quyết định 97/QĐ-Ttg ngày 19-9-2009 khiến cho Viện IDS - một think tank của TS Nguyễn Quang A phải tuyên bố giải thể.
Lễ trao bằng Thạc Sĩ tại ĐHQG Hà Nội |
Trong bài tham luận: “Đào tạo, tuyển chọn- sử dụng nhân tài”. GS.TS Chu Hảo cho rằng: “ Không một nền KH-CN nào, không một nền VH-NT nào có thể phát triển trên cơ sở một nền giáo dục quốc dân bất cập như của chúng ta hiện nay. Cũng không thể có hàng ngũ lãnh đạo các cấp xuất sắc và tầng lớp doanh nhân giỏi giang với một nền giáo dục xuống cấp từ mấy chục năm qua. Sự không trung thực ở đâu cũng là tai hoạ nhưng ở ngành giáo dục là tai hoạ khôn lường. Nền giáo dục này đã dạy trẻ con và buộc phụ huynh phải chấp nhận sự dối trá ngay từ khi lần đầu cắp sách tới trường. Không thể để mãi tình trạng thi cử nặng nề và bằng cấp rởm”. GS Hảo nói thêm : “Quy trình tuyển chọn công chức, viên chức của nước ta hiện nay có nhiều bất cập đặc biệt là việc tuyển chọn người vào biên chế của các cơ quan quản lý khoa học mà bản thân tôi được biết rất rõ. Với quy trình như hiện nay, thay vì phải chọn những người có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, chúng ta buộc phải nhận những người có khiếu học thuộc lòng nội dung các tài liệu phục vụ kỳ thi tuyển”.
GS.TS Hồ Sĩ Quý- Viện trưởng Viện Thông tin KHXH nhận xét rằng : nhân tài chỉ ra đời trong những môi trường nhất định: “ Không thể mơ đến sự xuất hiện tài năng ở những nơi mà điều kiện không cho phép tài năng xuất hiện. Đại học đẳng cấp quốc tế không thể xuất hiện ở những nơi mua bằng, bán điểm. Nhà nghiên cứu tầm cỡ không xuất hiện từ những người làm khoa học nhưng quay lưng lại với thành tựu bên ngoài. Tác phẩm có giá trị không ra đời từ môi trường vi phạm trắng trợn tác quyền. Nhà quản lý tài ba không thể trở tay trong thiết chế gồm toàn những người chú tâm đến lợi ích nhóm”. Ông cho rằng môi trường ở Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết như tình trạng xin- cho, tham nhũng, cơ chế ban ơn- hàm ơn, cạnh tranh thiếu lành mạnh, giáo dục xuống cấp, giá trị đạo đức xã hội lệch lạc như học thiên về “ làm quan” chứ không phải để phục vụ cộng đồng…Ông viết tiếp: “Điều đó có nghĩa rằng, nếu muốn đề cao, tôn vinh hay phát huy tính tích cực xã hội của nhân tài thì chưa chắc đã cần đến lương bổng hay đãi ngộ mà chỉ cần đặt nhân tài vào đúng chỗ của họ, tạo mọi điều kiện để họ được tự do thiết lập những liên kết tất nhiên của họ với môi trường, tự khắc tài năng của họ sẽ được nhân lên”.
TS Hồ Bá Thâm cũng không đồng tình với cách tuyển chọn cán bộ hiện nay. Ông viết: “Nhìn chung cơ chế trong hệ thống chính trị, lựa chọn cán bộ của nhà nước còn mang tính nội bộ khép kín, kém năng động, bao cấp, quan liêu, ít có thử thách, xuôi chiều, trọng tình, hạn chế tài năng, bỏ sót tài năng, không ít kẽ hở cho kẻ bất tài, cơ hội, vô luân, thủ đoạn, khéo luồn lách, nịnh hót vươn lên quyền cao chức trọng”.
Ông Vũ khoan- nguyên Phó Thủ tướng cũng băn khoăn về việc tuyển chọn cán bộ quá chú trọng vào lý lịch nên bỏ sót nhiều người tài trong khi những năm đầu chinh phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã có nhiều nhân sĩ, trí thức, đại diện các tôn giáo. Hơn nữa: “ Không thể phát hiện, đào tạo, sử dụng nhân tài nếu không kiên quyết đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, thoái hoá biến chất, quan liêu, tham nhũng…tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp không giảm…”
Ban tổ chức hội thảo đã cử ra một tổ để tập hợp các kiến nghị báo cáo với lãnh đạo Trung ương. Như vậy các thày thuốc đã tìm ra bệnh và kê đơn cho căn bệnh : Nhân tài đất Việt đang bị kẹt ở đâu? Vấn đề là người ta có dũng cảm điều trị cho dứt bệnh không mà thôi.
1 – Các trích dẫn trong bài theo Kỷ yếu của Hội thảo ngày 27-9-2011 “ Nhân tài với thịnh suy đất nước”- Tài liệu tham khảo, Hà Nội tháng 9-2009.
Ảnh minh hoạ: Việt Nam có tới hơn 36000 người có trình độ sau đại học nhưng “ nhân thì có mà tài thì ít”.
Thông Báo
Cáo phó: LM Inaxiô Nguyễn Thới Hòa đã qua đời tại Saigòn
Linh tông và Huyết tộc
16:50 02/10/2011
Xin kính báo :
Linh mục Inhaxiô Nguyễn Thới Hòa
đã qua đời lúc 2 giờ ngày 2 tháng 10 năm 2011
tại Giáo Xứ Xóm Chiếu
Hưởng thọ 76 tuổi.
Cha Inhaxiô sinh ngày 3 tháng 3 năm 1935, tại Sài Gòn
Hạt Trường Hạt Xóm Chiếu
Chánh Xứ Giáo Xứ Xóm Chiếu.
Nghi thức tẩm liệm lúc 15 giờ 00, Chúa Nhật 2 tháng 10 năm 2011
Thánh lễ an táng vào lúc 8 giờ ngày Thứ Sáu 7 tháng 10 năm 2011
tại Thánh Đường Giáo Xứ Xóm Chiếu
Số 92B/20 Bis đường Tôn Thất Thuyết Q.4 TP.HCM
Hòa táng tại Nghĩa Trang Đa Phước
Kính xin Đức Hồng Y, Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ
Quý Ông Bà, Anh Chị em và cộng đoàn hiệp thông, thêm lời cầu nguyện
cho Cha Inhaxiô sớm về hưởng nhan Thánh Chúa.
Xin chân thành cảm tạ.
Văn Hóa
Kính Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
Thanh Sơn
09:50 02/10/2011
Hồn thơ trong trắng dịu hiền
Vẫn thường mơ tưởng làm tiên trên trời
Bay lơ lửng khắp mọi nơi
Đem mầu nhiệm lạ tuyệt vời cứu nhân.
Ai trồng cây Đức tuyệt trần
Gieo vào trong đấy lòng nhân tình người
Vẽ vào hồn nhỏ xinh tươi
Vươn lên mạnh mẽ rạng ngời cao sang
Gia đình lá ngọc cành vàng
Hồn thơ được dạy mọi đàng thương yêu
Tim non lửa mến thật nhiều
Yêu người kính Chúa mọi điều hy sinh
Chúa là tuyệt đỉnh đời mình
Thương yêu nở đóa hoa xinh cho đời
Tâm hồn tràn khắp muôn nơi
Sáng lên lan tỏa cùng trời quang minh
Ước ao được hiến dâng mình
Làm người tình nhỏ xinh xinh Chúa Trời
Ra đi truyền giáo khắp nơi
Lửa tim hồng thắm vào đời nhân sinh
Mười lăm tuổi rất trong trinh
Giáo Hoàng chấp thuận đăng trình vào tu
Dòng Kín sống rất khiêm nhu
Yêu người mến Chúa chăm chu vẹn toàn
Mọi điều chăm chỉ siêng ngoan
Đêm ngày nguyện ngắm để loan Tin Mừng
Tim yêu lửa cháy bừng bừng
Cầu cho Linh Mục chẳng ngừng tiến thăng
Gieo hương Bác Ái Công Bằng
Để cho thế giới thấy rằng đạo ngay
Cuộc đời thơm ngát hương bay
Hôm nay Giáo Hội Mừng ngày kính tôn
Tâm hồn tỏa ngát hương khôn
Hoa thơm tinh khiết trường tồn khắp nơi
Tê-rê-sa đã về trời
Hoa hồng sẽ rải mưa rơi khắp cùng
Song thân Ngài cũng về chung
Một "gia đình Thánh" khiêm cung trên trời
Danh thơm thánh thiện đời đời
Trên Thiên Cung tỏa sáng ngời dương gian
Hoa hồng tươi nở hân hoan
Tê-rê-sa Thánh tỏa lan khắp đời
Mẫu gương nhân đức tuyệt vời!
Một "Tâm Hồn Nhỏ" một trời "Yêu Thương".
Thanh Sơn
Tuổi bảy mươi
Nguyễn Ngọc Sáng
12:31 02/10/2011
Không biết bao lâu cuộc đời người
Nhưng nếu mà là một trăm tuổi
Thì còn được tới những ba mươi!
Nhớ lại cái hôm tiệc “cao niên”
Để mừng người đến tuổi “gần miền”
Những người đến dự tiệc hôm ấy
Đã được người đời gọi cao niên.
Với người cao tuổi, tôi còn trẻ
Người ít tuổi hơn thì tôi già
Ai lớn tuổi hơn là ông cụ
Tuổi tôi tuy ít cũng ông già
Chúc người hơn tuổi sống thêm tuổi
Người trẻ hơn thì đến tuổi này
Sẽ có người đi người ở lại
Trước sau khó biết trước được ngày
Cái ngày đi đến để rửa tội
Không biết nhưng còn nói được ngày
Chứng cớ còn đây: giấy rửa tội
Tên đời tên thánh ghi hẳn hòi
Học hành tất cả bảy bí tích
Đã chịu được rồi năm phép đầu
Còn hai phép nữa không tính được
Phép truyền chức thánh, phép xức dầu
Một vợ ba con thì chức thánh
Nghe thôi chớ chẳng có được đâu
Còn phép còn lại không dám nói
Cái ngày sau hết, cha xức dầu
Hằng năm sinh nhật nhằm ngày lễ
Để mừng chị thánh Tê-rê-sa
Giống nhau côi cút từ thuở nhỏ
Chị mất mẹ hiền tôi mất cha
Bà phước dạy xưa ở trường họ
Cảm thương tuổi nhỏ thiếu tình cha
Bà khuyên: con hãy chọn làm chị
Là người chị thánh Tê-rê-sa
Từ đó đến nay quen gọi chị
Trong khi người khác gọi là bà
Buồn vui sướng khổ cậy nhờ chị
Là chị của em: Tê-rê-sa
Em bảy mươi rồi chị thánh ơi!
Đâu còn lâu nữa với cuộc đời
Bông hồng chị rắc xuống trần thế
Xin được một bông giữ trong tay.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hong Nắng
Joseph Nguyễn Tro Bụi
21:14 02/10/2011
HONG NẮNG
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Ngày lên nắng nhẹ thảnh thơi,
Trời xanh gió mát tìm nơi hong mình.
Hồng trần một sớm sạch tinh…
(Joseph Nguyễn Tro Bụi)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Ngày lên nắng nhẹ thảnh thơi,
Trời xanh gió mát tìm nơi hong mình.
Hồng trần một sớm sạch tinh…
(Joseph Nguyễn Tro Bụi)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
VietCatholic TV
Thế giới nhìn từ Vatican 24/9-1/10/2011
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:54 02/10/2011
Buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 28-9-2011
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã dành buổi tiếp kiến hôm thứ Tư để tổng kết chuyến tông du Đức quốc từ 22 đến 25 tháng 9 vừa qua, trong đó, ngài đã viếng thăm/ từ miền nam lên miền bắc, từ đông sang tây, từ thủ đô Berlin tới Erfurt và Eichsfeld và sau cùng là Freiburg, thành phố gần biên giới hai nước Pháp và Thụy Sĩ.
Ngài bày tỏ sự hân hoan thấy Giáo Hội Đức có gương mặt trẻ trung và anh chị em tín hữu tràn ngập niềm vui là người Công Giáo.
Đức Thánh Cha nói:
Trong tuần qua tôi đã thực hiện chuyến tông du về quê hương mình là Đức quốc, thăm viếng các thành phố Berlin, Erfurt, Eichsfeld và Freiburg. Chủ đề của chuyến tông du này là “Nơi đâu có Thiên Chúa nơi ấy có tương lai” – là một lời nhắc nhở rằng Thiên Chúa Đấng đem lại ý nghĩa tối hậu của cuộc sống chúng ta và như là nguồn mạch của mọi đều thiện hảo, Ngài nâng đỡ những nỗ lực của chúng ta để kiến tạo một xã hội công chính, tự do và tăng trưởng. Tại Berlin, tôi đã được hân hạnh đọc diễn văn trước Quốc Hội Đức, trong khi tại Erfurt, một thành phố gắn bó với những kỷ niệm về Martin Luther, tôi đã gặp gỡ Hội Đồng Các Giáo Hội Tin Lành tại Đức và tham dự một buổi cầu nguyện đại kết cho sự hiệp nhất Kitô Giáo. Trong các buổi kinh chiều tại Etzelsbach và trong thánh lễ tại Erfurt, tôi đã nhắc lại những truyền thống mạnh mẽ của đức tin và những chứng tá Ki Tô là nét đặc thù của vùng này, và tôi khích lệ tất cả anh chị em bền đỗ trong sự thánh thiện và trong các hoạt động nhằm canh tân xã hội. Cuối cùng, trong buổi canh thức và trong thánh lễ tại Freiburg, tôi đã gặp gỡ đông đảo các bạn trẻ những người mà đức tin của họ nơi Chúa Kitô mang lại hy vọng lớn lao cho Giáo Hội tại Đức.
Chủ đề của ngày truyền thông thế giới năm 2012
Chủ đề của ngày truyền thông thế giới năm 2012 vừa được công bố 29/9 vừa qua là “Sự yên lặng và Lời Chúa”. Đó là lời mời gọi nhắm đến các ký giả trên thế giới hãy dành ra những giờ phút lui khỏi những kỹ thuật hiện đại và những dòng thông tin liên tục. Yên lặng, theo các viên chức Tòa Thánh, mở ra cánh cửa cho suy niệm.
Ngày nay không cần vận dụng trí tưởng tượng xa vời cũng có thể hình dung trái đất như một quả cầu nối kết, vo ve với những chuyển dịch điện tử - một hành tinh líu lo được bọc trong bề ngoài tĩnh lặng của không gian.
Lượng thông tin choáng ngợp, nhiều thứ chưa được đánh giá về phương diện chính xác và tầm quan trọng, là một vấn đề cho nhiều người.
Công Đồng Vatican 2 vào năm 1963 đã khởi xướng ngày truyền thông thế giới. Hàng năm ngày này được cử hành vào Chúa Nhật trước Lễ Hiện Xuống. Năm tới đây, ngày truyền thông thế giới sẽ được cử hành vào Chúa Nhật 20/5/2012.
Theo truyền thống, Đức Thánh Cha sẽ công bố thông điệp ngày truyền thông thế giới vào ngày 24 tháng Giêng hàng năm nhân lễ kính thánh Phanxicô Đệ Salê bổn mạng các nhà văn Công Giáo.
Kỷ niệm 80 năm Đài Vatican
Liên quan đến giới truyền thông, một tin khác là hôm thứ Tư, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh Tòa Thánh đã chủ sự thánh lễ kỷ niệm 80 năm hoạt động của đài phát thanh Vatican. Ngày kỷ niệm hàng năm của Đài Phát Thanh Vatican là ngày 29/9 trùng với lễ Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel, bổn mạng của giới truyền thông Công Giáo.
Tự sắc “Quaerit semper” /kwa-e-rit sem-pê/
Trong tự sắc “Quaerit semper” vừa được công bố trên báo Quan sát viên Rôma của Tòa Thánh ngày 28-9, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã truyền rằng từ nay một văn phòng đặc nhiệm tại Tòa Thượng Thẩm Rôta ở Roma sẽ cứu xét việc tiêu hôn những cuộc hôn nhân đã được cử hành thành sự nhưng cặp vợ chồng chưa ăn ở với nhau, cũng như việc chịu chức thánh vô hiệu lực.
Cho đến nay việc cứu xét những trường hợp vừa nói trên đây thuộc thẩm quyền của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích. Trong tông thư “Quaerit semper”, Đức Thánh Cha cho biết ngài mong muốn Bộ Phụng Tự tập trung nỗ lực đẩy mạnh hơn việc thăng tiến phụng vụ thánh trong Giáo Hội, theo sự canh tân mà Công đồng chung Vatican 2 mong muốn.
Theo phúc trình hoạt động của Tòa Thánh trong năm 2010, trong năm qua, Tòa Thánh đã nhận được 301 hồ sơ xin tháo hôn phối đã kết ước thành sự nhưng hai vợ chồng chưa ăn ở với nhau. Kết quả có 299 vụ được giải hôn phối.
Giáo luật cũng cho phép tuyên bố một việc truyền chức là vô hiệu khi có thiếu sót trong nghi lễ hoặc nơi người thụ phong thiếu ý thức, không hiểu hoặc không thể hiểu việc truyền chức có nghĩa là gì, hoặc họ thiếu tự do
Đại diện tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa gặp gỡ Đức Thánh Cha
Hôm 29/9, Đức Thánh Cha đã tiếp ngoại trưởng Thượng Hội Đồng Chính Thống Giáo Nga là Giám Mục Trưởng Hilarion. Đây là thứ ba Đức Thánh Cha gặp Đức Giám Mục Hilarion. Sau cuộc gặp gỡ, Đức Cha Hilarion cho biết Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã bày tỏ lòng mong muốn có những cuộc đối thoại thường xuyên với Chính Thống Giáo Nga.
Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng một cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga chưa thể diễn ra vì “còn những khác biệt” chưa vượt qua được.
Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga tố cáo Giáo Hội Công Giáo Ukrain chiêu dụ các tín hữu Chính Thống Giáo Nga và Tòa Thánh lại ủng hộ điều này. Vì thế, Đức Thượng Phụ chưa muốn có một cuộc gặp gỡ chính thức.
Trong cuộc gặp gỡ, Đức Giám Mục Trưởng Hilarion đã tặng Đức Thánh Cha một bức ảnh thánh Bênêđíctô thực hiện tại Nga. Đáp lại Đức Thánh Cha đã tặng Đức Cha Hilarion một huy hiệu Giáo Hoàng.
Đức Cha Hilarion đã mời Đức Thánh Cha đến viếng một giáo xứ Chính Thống Giáo Nga ngay tại Rôma.
Ý trả lại Tòa Thánh cây cờ đã từng tung bay tại Nước Đức Giáo Hoàng
Ngày 10/9 năm 1870 Ý Đại Lợi đã tuyên chiến với nước Đức Giáo Hoàng. Ngày 19/9 quân Ý bao vây Rôma và nước Đức Giáo Hoàng thất thủ ngày hôm sau 20/9 năm 1870.
Trong buổi lễ kỷ niệm của lực lượng ngự lâm quân Tòa Thánh, thường được gọi là Gendarmerie, vào hôm 29 tháng 9 vừa qua, tướng Ý Sforza Ruspoli đã trao trả lại Tòa Thánh cây cờ đã từng tung bay tại nước Đức Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã dành buổi tiếp kiến hôm thứ Tư để tổng kết chuyến tông du Đức quốc từ 22 đến 25 tháng 9 vừa qua, trong đó, ngài đã viếng thăm/ từ miền nam lên miền bắc, từ đông sang tây, từ thủ đô Berlin tới Erfurt và Eichsfeld và sau cùng là Freiburg, thành phố gần biên giới hai nước Pháp và Thụy Sĩ.
Ngài bày tỏ sự hân hoan thấy Giáo Hội Đức có gương mặt trẻ trung và anh chị em tín hữu tràn ngập niềm vui là người Công Giáo.
Đức Thánh Cha nói:
Trong tuần qua tôi đã thực hiện chuyến tông du về quê hương mình là Đức quốc, thăm viếng các thành phố Berlin, Erfurt, Eichsfeld và Freiburg. Chủ đề của chuyến tông du này là “Nơi đâu có Thiên Chúa nơi ấy có tương lai” – là một lời nhắc nhở rằng Thiên Chúa Đấng đem lại ý nghĩa tối hậu của cuộc sống chúng ta và như là nguồn mạch của mọi đều thiện hảo, Ngài nâng đỡ những nỗ lực của chúng ta để kiến tạo một xã hội công chính, tự do và tăng trưởng. Tại Berlin, tôi đã được hân hạnh đọc diễn văn trước Quốc Hội Đức, trong khi tại Erfurt, một thành phố gắn bó với những kỷ niệm về Martin Luther, tôi đã gặp gỡ Hội Đồng Các Giáo Hội Tin Lành tại Đức và tham dự một buổi cầu nguyện đại kết cho sự hiệp nhất Kitô Giáo. Trong các buổi kinh chiều tại Etzelsbach và trong thánh lễ tại Erfurt, tôi đã nhắc lại những truyền thống mạnh mẽ của đức tin và những chứng tá Ki Tô là nét đặc thù của vùng này, và tôi khích lệ tất cả anh chị em bền đỗ trong sự thánh thiện và trong các hoạt động nhằm canh tân xã hội. Cuối cùng, trong buổi canh thức và trong thánh lễ tại Freiburg, tôi đã gặp gỡ đông đảo các bạn trẻ những người mà đức tin của họ nơi Chúa Kitô mang lại hy vọng lớn lao cho Giáo Hội tại Đức.
Chủ đề của ngày truyền thông thế giới năm 2012
Chủ đề của ngày truyền thông thế giới năm 2012 vừa được công bố 29/9 vừa qua là “Sự yên lặng và Lời Chúa”. Đó là lời mời gọi nhắm đến các ký giả trên thế giới hãy dành ra những giờ phút lui khỏi những kỹ thuật hiện đại và những dòng thông tin liên tục. Yên lặng, theo các viên chức Tòa Thánh, mở ra cánh cửa cho suy niệm.
Ngày nay không cần vận dụng trí tưởng tượng xa vời cũng có thể hình dung trái đất như một quả cầu nối kết, vo ve với những chuyển dịch điện tử - một hành tinh líu lo được bọc trong bề ngoài tĩnh lặng của không gian.
Lượng thông tin choáng ngợp, nhiều thứ chưa được đánh giá về phương diện chính xác và tầm quan trọng, là một vấn đề cho nhiều người.
Công Đồng Vatican 2 vào năm 1963 đã khởi xướng ngày truyền thông thế giới. Hàng năm ngày này được cử hành vào Chúa Nhật trước Lễ Hiện Xuống. Năm tới đây, ngày truyền thông thế giới sẽ được cử hành vào Chúa Nhật 20/5/2012.
Theo truyền thống, Đức Thánh Cha sẽ công bố thông điệp ngày truyền thông thế giới vào ngày 24 tháng Giêng hàng năm nhân lễ kính thánh Phanxicô Đệ Salê bổn mạng các nhà văn Công Giáo.
Kỷ niệm 80 năm Đài Vatican
Liên quan đến giới truyền thông, một tin khác là hôm thứ Tư, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh Tòa Thánh đã chủ sự thánh lễ kỷ niệm 80 năm hoạt động của đài phát thanh Vatican. Ngày kỷ niệm hàng năm của Đài Phát Thanh Vatican là ngày 29/9 trùng với lễ Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel, bổn mạng của giới truyền thông Công Giáo.
Tự sắc “Quaerit semper” /kwa-e-rit sem-pê/
Trong tự sắc “Quaerit semper” vừa được công bố trên báo Quan sát viên Rôma của Tòa Thánh ngày 28-9, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã truyền rằng từ nay một văn phòng đặc nhiệm tại Tòa Thượng Thẩm Rôta ở Roma sẽ cứu xét việc tiêu hôn những cuộc hôn nhân đã được cử hành thành sự nhưng cặp vợ chồng chưa ăn ở với nhau, cũng như việc chịu chức thánh vô hiệu lực.
Cho đến nay việc cứu xét những trường hợp vừa nói trên đây thuộc thẩm quyền của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích. Trong tông thư “Quaerit semper”, Đức Thánh Cha cho biết ngài mong muốn Bộ Phụng Tự tập trung nỗ lực đẩy mạnh hơn việc thăng tiến phụng vụ thánh trong Giáo Hội, theo sự canh tân mà Công đồng chung Vatican 2 mong muốn.
Theo phúc trình hoạt động của Tòa Thánh trong năm 2010, trong năm qua, Tòa Thánh đã nhận được 301 hồ sơ xin tháo hôn phối đã kết ước thành sự nhưng hai vợ chồng chưa ăn ở với nhau. Kết quả có 299 vụ được giải hôn phối.
Giáo luật cũng cho phép tuyên bố một việc truyền chức là vô hiệu khi có thiếu sót trong nghi lễ hoặc nơi người thụ phong thiếu ý thức, không hiểu hoặc không thể hiểu việc truyền chức có nghĩa là gì, hoặc họ thiếu tự do
Đại diện tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa gặp gỡ Đức Thánh Cha
Hôm 29/9, Đức Thánh Cha đã tiếp ngoại trưởng Thượng Hội Đồng Chính Thống Giáo Nga là Giám Mục Trưởng Hilarion. Đây là thứ ba Đức Thánh Cha gặp Đức Giám Mục Hilarion. Sau cuộc gặp gỡ, Đức Cha Hilarion cho biết Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã bày tỏ lòng mong muốn có những cuộc đối thoại thường xuyên với Chính Thống Giáo Nga.
Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng một cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga chưa thể diễn ra vì “còn những khác biệt” chưa vượt qua được.
Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga tố cáo Giáo Hội Công Giáo Ukrain chiêu dụ các tín hữu Chính Thống Giáo Nga và Tòa Thánh lại ủng hộ điều này. Vì thế, Đức Thượng Phụ chưa muốn có một cuộc gặp gỡ chính thức.
Trong cuộc gặp gỡ, Đức Giám Mục Trưởng Hilarion đã tặng Đức Thánh Cha một bức ảnh thánh Bênêđíctô thực hiện tại Nga. Đáp lại Đức Thánh Cha đã tặng Đức Cha Hilarion một huy hiệu Giáo Hoàng.
Đức Cha Hilarion đã mời Đức Thánh Cha đến viếng một giáo xứ Chính Thống Giáo Nga ngay tại Rôma.
Ý trả lại Tòa Thánh cây cờ đã từng tung bay tại Nước Đức Giáo Hoàng
Ngày 10/9 năm 1870 Ý Đại Lợi đã tuyên chiến với nước Đức Giáo Hoàng. Ngày 19/9 quân Ý bao vây Rôma và nước Đức Giáo Hoàng thất thủ ngày hôm sau 20/9 năm 1870.
Trong buổi lễ kỷ niệm của lực lượng ngự lâm quân Tòa Thánh, thường được gọi là Gendarmerie, vào hôm 29 tháng 9 vừa qua, tướng Ý Sforza Ruspoli đã trao trả lại Tòa Thánh cây cờ đã từng tung bay tại nước Đức Giáo Hoàng.