Phụng Vụ - Mục Vụ
Kinh Cầu Cho Hòa Bình
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
05:31 02/10/2024
SUY NIỆM LỄ Đức Mẹ MÂN CÔI
Kinh Cầu Cho Hòa Bình
(Lc 1, 26-38)
Thiên Chúa nhân hậu và khôn ngoan, khi muốn thực hiện công cuộc cứu chuộc thế giới vào thời cuối cùng, Ngài đã sai Con mình tới bằng cách cho Đức Giê-su nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria bởi phép Chúa Thánh Thần (x.Lc 1, 26-38). Khi cất lời thưa Xin vâng, Mẹ đã đón nhận Chúa Giêsu vào trong lòng Mẹ. Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu, Nữ Vương Bình An, sinh ra Chúa Giêsu là Thái Tử Hòa Bình. Vì thế, Giáo hội khấn xin Đức Mẹ chuyển cầu cùng Thiên Chúa Cha ban cho thế giới được hòa bình.
"Kính mừng Maria đầy ơn phúc"
Đó là lời sứ thần Gabriel chào kính Đức Maria lúc truyền tin (Lc 1,28). Đức Maria là Đấng đầy ơn phúc vì có Thiên Chúa ở cùng. Phúc của Mẹ thật cao vời khôn sánh, lời bà Ê-li-sa-bet xác nhận : " Em thật có phúc hơn mọi người nữ, vì Đấng em cưu mang thật diễm phúc".
Những lời của sứ thần Gabriel và của bà Ê-li-sa-bet trên đây đã được Giáo hội dùng để chúc tụng ngợi khen Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta. Đồng thời Giáo hội thêm vào đó lời cầu khẩn Mẹ thương nâng đỡ phù trì "Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử".
Giáo hội không ngớt lời lặp đi lặp lại lời kinh này để tôn vinh Đức Maria, Người Nữ hạnh phúc. Mẹ được đầy ơn phúc, Mẹ cũng muốn cho con cái mình hạnh phúc, vì mẹ nào mẹ chẳng thương con. Nên khi con cái lầm đường lạc lối, sa lầy trong tội, Mẹ đã mở rộng vòng tay, dẫn lối chỉ đường cho con người đạt tới hạnh phúc với lời nhắn nhủ : "Hãy ăn năn đền tội, hãy năng lần hạt Mân Côi". Làm theo lời dặn dò của Mẹ, Hội Thánh đã thoát nhiều cơn giông tố hiểm nguy xác hồn, phá tan được bao bè rối, mang lại bình an trong tâm hồn.
Ơn phúc bởi đọc Kinh Kính Mừng
Chính Mẹ đã dạy chân-phước Alanô : "Bất-cứ ai trung thành đọc Kinh Mân Côi và suy ngắm những Mầu Nhiệm sẽ được ân thưởng. Mẹ sẽ xin cho họ được tha mọi hình phạt và mọi tội lỗi trong giờ họ chết".
Thánh Bênađô nói : "Kinh Kính Mừng làm cho Quỉ Dữ trốn chạy, Hỏa Ngục run sợ".
Còn thánh Bônaventura nói : "Mẹ Maria chúc phúc cho những ai đọc Kinh Kính Mừng".
Theo thánh Montfort "Những người rối đạo, những người vô tín ngưỡng, những người kiêu căng chê ghét hay khinh thị Kinh Kính Mừng, là những người có dấu bị trầm luân Hỏa-Ngục. Không có gì có hiệu-lực được lên Nước Thiên Chúa bằng đọc Kinh Mân Côi".
Thánh Anphongsô "Nhờ Kinh Mân Côi, biết bao tội nhân bỏ đường tội lỗi, bao linh hồn đã tiến cao trên đường trọn lành. Biết bao người được ơn chết lành và hưởng phúc Thiên đàng".
Chính Đức Mẹ khi hiện ra với thánh nữ Bernardette ở Lộ đức (1858) cũng như hiện ra với Lucia, Phanxicô và Giaxinta tại Fatima năm 1917. Mẹ đều thúc-dục : "Các con hãy tiếp tục đọc Kinh Mân Côi hằng ngày". Và nhất là : "Các con hãy đọc kinh Mân côi để cầu nguyện cho hòa bình".
Lời kinh cầu cho hòa bình
Chúng ta đang sống trong một tình hình quốc tế đầy những căng thẳng, càng ngày càng gia tăng, khiến ngày mùng 07 tháng 9 năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô phải mời gọi cả Hội Thánh ăn chay cầu nguyện cho hòa bình tại Syria và những nơi bạo lực đang hoành hành. Năm 2014, Đức Thánh Cha đã kêu gọi thế giới nhiều lần cầu nguyện cho Irắc.
Đặc biệt ngày 25 tháng 3 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô gửi thư mời các giám mục tham gia thánh hiến Ucraina và Nga cho Đức Mẹ Fatima. Chính tại Palestin, nơi sinh của Thái Tử Hoà Bình, nhưng hoà bình vẫn vắng bóng, bom đạn không ngừng rơi.
Thế giới hiện nay, con người ngày càng trở nên vô cảm, không dấn thân và khép kín. Hòa bình bị đe dọa bởi sự thờ ơ trên mọi bình diện của cuộc sống. Con người bị đầu độc bởi các chủ nghĩa tiêu thụ và khoái lạc, bởi sự giàu có và xa hoa, bởi thói tự cao tự đại, con người thường quá tàn nhẫn với nhau, loại trừ nhau bằng nhiều cách.
Trong tình hình hiện nay, chỉ biết chạy đến với Thiên Chúa, để khẩn xin hòa bình cho thế giới và. Việc làm trong tháng này là hãy lần hát Mân Côi, như Giáo hội vẫn thường làm trong các cơn túng cực. Vì chỉ có lời cầu nguyện mới vượt qua được các biên giới các quốc gia và các ngăn cách của thù ghét cũng như không hiểu nhau, mới đem lại bình an cho nhân loại. Chúng ta hướng về Đức Maria, Nữ vương hòa bình, và khẳng định rằng, nơi nào thiếu hòa bình, nơi nào con người tỏ ra bất lực hay không muốn dẹp đi mầm mống thù ghét và chết chóc, thì việc trợ giúp phải đến từ Trời. Chính Đức Maria, Nữ vương hòa bình, Đấng đem chúng ta trở lại với Chúa Cha.
Trước những thế lực mạnh hơn, chúng ta thường cảm thấy bất lực. Khi nghĩ đến sức mạnh của những thế lực trên trái đất này định đoạt số phận của nhân loại, chúng ta cảm thấy bị giới hạn và bất lực, chúng ta chỉ biết tin tưởng vào lời cầu nguyện mà thôi, chúng ta tin cậy vào một sức mạnh lớn hơn, là Thiên Chúa. Vậy kinh Mân Côi càng có lý do hơn nữa để xúc tiến hòa bình, một hoà bình cho tới nay vẫn chưa trở lại. Với lời Mẹ Maria dạy và kinh nghiệm của các thánh về ơn phúc bởi đọc Kinh Kính Mừng, chúng ta hãy sốt sáng đọc kinh Mân Côi, để cầu nguyện cho bản thân, cho gia đình, cho Giáo hội, cho quê hương và cho thế giới được hoà bình.
Nữ Vương truyền phép Rất Thánh Mân Côi, cầu cho chúng con.
Nữ Vương bình an, cầu cho chúng con. Amen
Kinh Cầu Cho Hòa Bình
(Lc 1, 26-38)
Thiên Chúa nhân hậu và khôn ngoan, khi muốn thực hiện công cuộc cứu chuộc thế giới vào thời cuối cùng, Ngài đã sai Con mình tới bằng cách cho Đức Giê-su nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria bởi phép Chúa Thánh Thần (x.Lc 1, 26-38). Khi cất lời thưa Xin vâng, Mẹ đã đón nhận Chúa Giêsu vào trong lòng Mẹ. Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu, Nữ Vương Bình An, sinh ra Chúa Giêsu là Thái Tử Hòa Bình. Vì thế, Giáo hội khấn xin Đức Mẹ chuyển cầu cùng Thiên Chúa Cha ban cho thế giới được hòa bình.
"Kính mừng Maria đầy ơn phúc"
Đó là lời sứ thần Gabriel chào kính Đức Maria lúc truyền tin (Lc 1,28). Đức Maria là Đấng đầy ơn phúc vì có Thiên Chúa ở cùng. Phúc của Mẹ thật cao vời khôn sánh, lời bà Ê-li-sa-bet xác nhận : " Em thật có phúc hơn mọi người nữ, vì Đấng em cưu mang thật diễm phúc".
Những lời của sứ thần Gabriel và của bà Ê-li-sa-bet trên đây đã được Giáo hội dùng để chúc tụng ngợi khen Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta. Đồng thời Giáo hội thêm vào đó lời cầu khẩn Mẹ thương nâng đỡ phù trì "Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử".
Giáo hội không ngớt lời lặp đi lặp lại lời kinh này để tôn vinh Đức Maria, Người Nữ hạnh phúc. Mẹ được đầy ơn phúc, Mẹ cũng muốn cho con cái mình hạnh phúc, vì mẹ nào mẹ chẳng thương con. Nên khi con cái lầm đường lạc lối, sa lầy trong tội, Mẹ đã mở rộng vòng tay, dẫn lối chỉ đường cho con người đạt tới hạnh phúc với lời nhắn nhủ : "Hãy ăn năn đền tội, hãy năng lần hạt Mân Côi". Làm theo lời dặn dò của Mẹ, Hội Thánh đã thoát nhiều cơn giông tố hiểm nguy xác hồn, phá tan được bao bè rối, mang lại bình an trong tâm hồn.
Ơn phúc bởi đọc Kinh Kính Mừng
Chính Mẹ đã dạy chân-phước Alanô : "Bất-cứ ai trung thành đọc Kinh Mân Côi và suy ngắm những Mầu Nhiệm sẽ được ân thưởng. Mẹ sẽ xin cho họ được tha mọi hình phạt và mọi tội lỗi trong giờ họ chết".
Thánh Bênađô nói : "Kinh Kính Mừng làm cho Quỉ Dữ trốn chạy, Hỏa Ngục run sợ".
Còn thánh Bônaventura nói : "Mẹ Maria chúc phúc cho những ai đọc Kinh Kính Mừng".
Theo thánh Montfort "Những người rối đạo, những người vô tín ngưỡng, những người kiêu căng chê ghét hay khinh thị Kinh Kính Mừng, là những người có dấu bị trầm luân Hỏa-Ngục. Không có gì có hiệu-lực được lên Nước Thiên Chúa bằng đọc Kinh Mân Côi".
Thánh Anphongsô "Nhờ Kinh Mân Côi, biết bao tội nhân bỏ đường tội lỗi, bao linh hồn đã tiến cao trên đường trọn lành. Biết bao người được ơn chết lành và hưởng phúc Thiên đàng".
Chính Đức Mẹ khi hiện ra với thánh nữ Bernardette ở Lộ đức (1858) cũng như hiện ra với Lucia, Phanxicô và Giaxinta tại Fatima năm 1917. Mẹ đều thúc-dục : "Các con hãy tiếp tục đọc Kinh Mân Côi hằng ngày". Và nhất là : "Các con hãy đọc kinh Mân côi để cầu nguyện cho hòa bình".
Lời kinh cầu cho hòa bình
Chúng ta đang sống trong một tình hình quốc tế đầy những căng thẳng, càng ngày càng gia tăng, khiến ngày mùng 07 tháng 9 năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô phải mời gọi cả Hội Thánh ăn chay cầu nguyện cho hòa bình tại Syria và những nơi bạo lực đang hoành hành. Năm 2014, Đức Thánh Cha đã kêu gọi thế giới nhiều lần cầu nguyện cho Irắc.
Đặc biệt ngày 25 tháng 3 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô gửi thư mời các giám mục tham gia thánh hiến Ucraina và Nga cho Đức Mẹ Fatima. Chính tại Palestin, nơi sinh của Thái Tử Hoà Bình, nhưng hoà bình vẫn vắng bóng, bom đạn không ngừng rơi.
Thế giới hiện nay, con người ngày càng trở nên vô cảm, không dấn thân và khép kín. Hòa bình bị đe dọa bởi sự thờ ơ trên mọi bình diện của cuộc sống. Con người bị đầu độc bởi các chủ nghĩa tiêu thụ và khoái lạc, bởi sự giàu có và xa hoa, bởi thói tự cao tự đại, con người thường quá tàn nhẫn với nhau, loại trừ nhau bằng nhiều cách.
Trong tình hình hiện nay, chỉ biết chạy đến với Thiên Chúa, để khẩn xin hòa bình cho thế giới và. Việc làm trong tháng này là hãy lần hát Mân Côi, như Giáo hội vẫn thường làm trong các cơn túng cực. Vì chỉ có lời cầu nguyện mới vượt qua được các biên giới các quốc gia và các ngăn cách của thù ghét cũng như không hiểu nhau, mới đem lại bình an cho nhân loại. Chúng ta hướng về Đức Maria, Nữ vương hòa bình, và khẳng định rằng, nơi nào thiếu hòa bình, nơi nào con người tỏ ra bất lực hay không muốn dẹp đi mầm mống thù ghét và chết chóc, thì việc trợ giúp phải đến từ Trời. Chính Đức Maria, Nữ vương hòa bình, Đấng đem chúng ta trở lại với Chúa Cha.
Trước những thế lực mạnh hơn, chúng ta thường cảm thấy bất lực. Khi nghĩ đến sức mạnh của những thế lực trên trái đất này định đoạt số phận của nhân loại, chúng ta cảm thấy bị giới hạn và bất lực, chúng ta chỉ biết tin tưởng vào lời cầu nguyện mà thôi, chúng ta tin cậy vào một sức mạnh lớn hơn, là Thiên Chúa. Vậy kinh Mân Côi càng có lý do hơn nữa để xúc tiến hòa bình, một hoà bình cho tới nay vẫn chưa trở lại. Với lời Mẹ Maria dạy và kinh nghiệm của các thánh về ơn phúc bởi đọc Kinh Kính Mừng, chúng ta hãy sốt sáng đọc kinh Mân Côi, để cầu nguyện cho bản thân, cho gia đình, cho Giáo hội, cho quê hương và cho thế giới được hoà bình.
Nữ Vương truyền phép Rất Thánh Mân Côi, cầu cho chúng con.
Nữ Vương bình an, cầu cho chúng con. Amen
Nguy hiểm nhất
Lm. Minh Anh
16:32 02/10/2024
NGUY HIỂM NHẤT
“Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói!”.
“Ta là Mục Tử, sẽ thuần hoá những con thú dữ, sẽ biến sói thành chiên, biến những kẻ ngược đãi nên người trợ giúp những ai bị ngược đãi. Ta sẽ biến những kẻ làm hại các sứ giả của Ta thành những người chia sẻ các kế hoạch đạo đức của chúng. Ta tạo ra và phá huỷ mọi thứ. Không gì có thể chống lại ý muốn của Ta!” - Cirillô Alexandria.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai 72 môn đệ đi truyền giáo “như chiên con đi vào giữa bầy sói”. Điều này có thể đáng lo ngại khiến chúng ta tự hỏi liệu Ngài đang sai họ vào một tình huống mà họ sẽ gặp nguy hiểm? Vậy điều ‘nguy hiểm nhất’ là gì?
Bình luận điểm này - như thánh Cirillô - thánh Ambrôsiô giải thích, “Không có lý do gì để các môn đệ phải sợ hãi, vì Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành luôn bảo vệ đàn chiên!”. Thật hữu ích khi suy gẫm về các loại nguy hiểm mà các môn đệ sẽ gặp phải trong sứ mệnh và tất cả các sứ mệnh trong tương lai; đồng thời, đối chiếu các mối nguy hiểm đó với hình thức ‘nguy hiểm duy nhất’ - ‘nguy hiểm nhất’ - chúng ta phải sợ.
Những “con sói” ở đây là một số lãnh đạo tôn giáo và dân sự tàn ác cũng như những ai sẽ từ chối sứ điệp. Nhìn vào các mối nguy do người đời mà Chúa Giêsu và các môn đệ gặp phải, chúng ta thấy đó là mối nguy bị ngược đãi. Nhưng đó không phải là “mối nguy” đáng sợ! Ngài không bao giờ khuất phục nó. Với Ngài, “mối nguy” thực sự chỉ là thứ gây tổn hại vĩnh viễn cho tâm hồn của một người, đó là “tội lỗi!”.
Tội lỗi và ‘chỉ tội lỗi’ mới có khả năng gây tổn hại thực sự chứ không phải ngược đãi hay thậm chí, cái chết. Vì vậy, khi sai môn đệ “như chiên con đi vào giữa bầy sói”, Chúa Giêsu hoàn toàn nhận thức sự ngược đãi mà họ sẽ phải chịu; dẫu vậy, Ngài vẫn sai họ đi, vì Ngài biết, cả khi cuối cùng họ phải chịu sự ngược đãi và cái chết, đức tin và lòng can đảm của họ giữa những điều đó sẽ giúp họ có được công trạng trong cuộc sống vĩnh hằng; họ sẽ trở thành công cụ ân sủng cho những người khác trong đời sống đức tin - “Máu của các vị tử đạo là hạt giống sinh người có đạo!”. Ngài không muốn họ sợ cái chết của thể xác hoặc danh tiếng thế gian - chỉ sợ cái chết của linh hồn - mà Ngài, với tư cách Mục Tử Nhân Lành, đã hết sức bảo vệ.
Anh Chị em,
“Như chiên con đi vào giữa bầy sói!”. Giữa bầy sói, bạn đừng ngạc nhiên nếu gặp phải sự khắc nghiệt, sự phán xét và thậm chí là sự ngược đãi dưới nhiều hình thức khác nhau. Hãy đáp lại bằng đức hạnh; giữ vững đức tin, niềm hy vọng và lòng bác ái luôn sống động trong cuộc sống và đừng sợ những kẻ có thể làm hại bạn theo những cách không tồn tại mãi mãi. Thay vào đó, hãy vững vàng trong sứ mệnh yêu thương, chia sẻ lòng thương xót và chân lý của Chúa trong thế giới, bất kể hậu quả ra sao. Làm như vậy, bạn và tôi sẽ mang lại vô vàn phước lành bên trong của ân sủng và sẽ cho phép Thiên Chúa sử dụng chúng ta như một công cụ của ân sủng Ngài theo những cách vượt xa những gì bạn có thể hình dung.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con sợ bất cứ điều gì trong hành trình sứ vụ. Dạy con biết sợ điều ‘nguy hiểm duy nhất’ - ‘nguy hiểm nhất’ - đó là tội lỗi!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói!”.
“Ta là Mục Tử, sẽ thuần hoá những con thú dữ, sẽ biến sói thành chiên, biến những kẻ ngược đãi nên người trợ giúp những ai bị ngược đãi. Ta sẽ biến những kẻ làm hại các sứ giả của Ta thành những người chia sẻ các kế hoạch đạo đức của chúng. Ta tạo ra và phá huỷ mọi thứ. Không gì có thể chống lại ý muốn của Ta!” - Cirillô Alexandria.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai 72 môn đệ đi truyền giáo “như chiên con đi vào giữa bầy sói”. Điều này có thể đáng lo ngại khiến chúng ta tự hỏi liệu Ngài đang sai họ vào một tình huống mà họ sẽ gặp nguy hiểm? Vậy điều ‘nguy hiểm nhất’ là gì?
Bình luận điểm này - như thánh Cirillô - thánh Ambrôsiô giải thích, “Không có lý do gì để các môn đệ phải sợ hãi, vì Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành luôn bảo vệ đàn chiên!”. Thật hữu ích khi suy gẫm về các loại nguy hiểm mà các môn đệ sẽ gặp phải trong sứ mệnh và tất cả các sứ mệnh trong tương lai; đồng thời, đối chiếu các mối nguy hiểm đó với hình thức ‘nguy hiểm duy nhất’ - ‘nguy hiểm nhất’ - chúng ta phải sợ.
Những “con sói” ở đây là một số lãnh đạo tôn giáo và dân sự tàn ác cũng như những ai sẽ từ chối sứ điệp. Nhìn vào các mối nguy do người đời mà Chúa Giêsu và các môn đệ gặp phải, chúng ta thấy đó là mối nguy bị ngược đãi. Nhưng đó không phải là “mối nguy” đáng sợ! Ngài không bao giờ khuất phục nó. Với Ngài, “mối nguy” thực sự chỉ là thứ gây tổn hại vĩnh viễn cho tâm hồn của một người, đó là “tội lỗi!”.
Tội lỗi và ‘chỉ tội lỗi’ mới có khả năng gây tổn hại thực sự chứ không phải ngược đãi hay thậm chí, cái chết. Vì vậy, khi sai môn đệ “như chiên con đi vào giữa bầy sói”, Chúa Giêsu hoàn toàn nhận thức sự ngược đãi mà họ sẽ phải chịu; dẫu vậy, Ngài vẫn sai họ đi, vì Ngài biết, cả khi cuối cùng họ phải chịu sự ngược đãi và cái chết, đức tin và lòng can đảm của họ giữa những điều đó sẽ giúp họ có được công trạng trong cuộc sống vĩnh hằng; họ sẽ trở thành công cụ ân sủng cho những người khác trong đời sống đức tin - “Máu của các vị tử đạo là hạt giống sinh người có đạo!”. Ngài không muốn họ sợ cái chết của thể xác hoặc danh tiếng thế gian - chỉ sợ cái chết của linh hồn - mà Ngài, với tư cách Mục Tử Nhân Lành, đã hết sức bảo vệ.
Anh Chị em,
“Như chiên con đi vào giữa bầy sói!”. Giữa bầy sói, bạn đừng ngạc nhiên nếu gặp phải sự khắc nghiệt, sự phán xét và thậm chí là sự ngược đãi dưới nhiều hình thức khác nhau. Hãy đáp lại bằng đức hạnh; giữ vững đức tin, niềm hy vọng và lòng bác ái luôn sống động trong cuộc sống và đừng sợ những kẻ có thể làm hại bạn theo những cách không tồn tại mãi mãi. Thay vào đó, hãy vững vàng trong sứ mệnh yêu thương, chia sẻ lòng thương xót và chân lý của Chúa trong thế giới, bất kể hậu quả ra sao. Làm như vậy, bạn và tôi sẽ mang lại vô vàn phước lành bên trong của ân sủng và sẽ cho phép Thiên Chúa sử dụng chúng ta như một công cụ của ân sủng Ngài theo những cách vượt xa những gì bạn có thể hình dung.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con sợ bất cứ điều gì trong hành trình sứ vụ. Dạy con biết sợ điều ‘nguy hiểm duy nhất’ - ‘nguy hiểm nhất’ - đó là tội lỗi!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Đơn hôn và vĩnh hôn
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
16:34 02/10/2024
SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN – B
Đơn hôn và vĩnh hôn
(Mc 10, 2-16)
Lần giở lại những chương đầu của sách Sáng Thế chúng ta sẽ khám phá ra ý định tuyệt vời của Thiên Chúa khi tạo dựng con người. Sau khi tạo ra người nam và người nữ đầu tiên, Thiên Chúa tác hợp Adong và Evà thành vợ thành chồng thật là đẹp. Ngài thiết lập hôn nhân là mối liên kết đặc biệt giữa người nam và người nữ, là nền tảng để xây dựng tổ ấm gia đình (St 1,27, 28; 2,18).
Ý định của Thiên Chúa
Từ ban đầu, Thiên Chúa thiết lập hôn nhân là sự gắn kết giữa một người nam và một người nữ (x. St 2,24). Ngài không chấp nhận đa thê, hành vi đồng tính hoặc sống chung ngoài vòng hôn nhân (x. 1 Cr 6,9; 1Tx 4,3). Thiên Chúa muốn các cặp vợ chồng hạnh phúc (x. Cn 5, 18). Ngài đưa ra tiêu chuẩn cũng như sự hướng dẫn để giúp hôn nhân thành công.
Chúa Giêsu dạy các môn đệ vâng giữ tiêu chuẩn ban đầu của Thiên Chúa về hôn nhân (x. Mc 10, 6-8). Thiên Chúa coi hôn nhân là một sự gắn bó lâu dài. Khi người nam và người nữ kết hôn, họ hứa nguyện sẽ chung thủy và chung sống trọn đời. Thiên Chúa muốn họ giữ lời hứa nguyện đó (x. Mc 10,9).
Sự cứng lòng của các ngươi
Tình vợ tình chồng dành cho nhau là một thứ tình phát xuất từ tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa. Thiên Chúa đã chia sẻ tình này cho con người. Ngài đã cho con người biết về dự án yêu thương này: “Chúng ta hãy tạo dựng con người giống hình ảnh chúng ta” (St 1,26). Do đó, khi đáp lại tiếng gọi con tim của nhau trong ơn gọi hôn nhân là con người chia sẻ thứ tình yêu cao cả của Thiên Chúa cho nhau. Luật một vợ một chồng không phải do con người đặt ra để áp đặt trên con người, đây là luật của Thiên Chúa, mà những gì Thiên Chúa làm thì tốt đẹp, mang lại hạnh phúc cho mọi loài thụ tạo trong đó có con người.
Có không ít người trong cũng như ngoài Giáo Hội Công Giáo cho rằng, Giáo Hội khe khắt, đòi hỏi, không bắt kịp trào lưu tư tưởng của con người thời đại. Họ đặt ra các vấn nạn: làm gì mà phải chung thủy? Tại sao phải sống chết với một người, nhất là người ấy gây sầu khổ cho mình? Thiên hạ ly dị đầy đường có chết chóc ai đâu? Tại sao mình lại không thử một lần để may ra đổi đời thay mệnh?
Đúng là tình trạng ly dị hiện nay không còn được coi là trọng tội đối với đời sống hôn nhân; nó đã được chấp thuận và hợp pháp hóa tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nói như vậy không có nghĩa là luật “một vợ một chồng” trở nên lạc hậu và Thiên Chúa cũng đã lỗi thời! Điều mà Giáo Hội gọi là “Ơn Gọi Hôn Nhân”, chung thủy, một vợ, một chồng mới là cái làm cho đời sống hôn nhân trở nên hạnh phúc. Ly dị không phải là giải pháp cuối cùng và tốt nhất cho đời sống hôn nhân. Có thể có những lúc vợ chồng phải xa nhau, chẳng hạn khi một trong hai người phải đi lo việc khẩn cấp của gia đình. Nhưng Kinh Thánh không khuyến khích việc vợ chồng hoàn toàn tách ra, hoặc ly thân, vi những vấn đề trong hôn nhâ. Thay vì thế, Kinh Thánh khuyến khích họ giao hoà với nhau (x. 1 Cr 7,10).
Chính Chúa Giêsu đã xác định với những người Do Thái khi họ hỏi Người về vấn đề ly dị. Trước biện chứng của người biệt phái về việc Môisê cho phép làm giấy tờ ly dị và họ ly dị, Người đã trả lời : “…lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục. Như thế, họ không còn là hai mà là một huyết nhục. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ” (Mc 10,…..). Môisê chỉ làm điều chẳng đừng mà Thiên Chúa làm ngơ cho phép xảy ra theo sự cứng lòng của con người. Tại sao vậy? Thưa: Vì Thiên Chúa muốn hạnh phúc cho con người.
Loài người không được phân ly
Con người và thế giới hiện đại của chúng ta đang thay đổi nhanh chóng về nhiều mặt: văn hóa, xã hội, kỹ thuật, cũng như thông tin điện toán toàn cầu… Sự thay đổi ấy tác động trực tiếp đến lễ nghĩa gia phong, tôn giáo, nhất là các gia đình, đặc biết các cặp hôn nhân trẻ.
Hơn bao giờ hết, gia đình trên thế giới đang bị đe dọa đến tận nền tảng như: nạn ly dị lan tràn, chấp nhận sống chung mà không hôn phối, khước từ con cái hoặc hủy diệt con cái từ trong trứng nước. Kết hôn giữa người cùng giới tính, một số quốc gia chấp thuận. Đức Cố Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nhận định rằng, việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở nhiều quốc gia là “sự bóp méo lương tâm” con người, là “mâu thuẫn với tất cả các nền văn hóa của nhân loại đã tiếp nối nhau cho đến nay, và do đó biểu thị một cuộc cách mạng văn hóa chống đối toàn bộ truyền thống của nhân loại cho đến tận ngày nay”. Để duy trì nòi giống phải là sự kết hợp giữa người nam và người nữ từ nguyên thủy cho đến hôm nay.
Ngài lưu ý rằng, dường như ngày nay con người không còn tin tưởng vào việc sinh sản từ quan hệ luyến ái phu phụ “mà là lên kế hoạch và sản sinh ra con người một cách hợp lý”. Do đó, con người không còn là một ân sủng để đón nhận mà là “một sản phẩm do chúng ta lập kế hoạch”. Ngài đặt câu hỏi: Con người là ai? Liệu có một Đấng Sáng tạo hay không, và phải chăng tất cả chúng ta chỉ là những sản phẩm do chính con người sản xuất ra?
Là người tín hữu ai cũng biết: đơn hôn và vĩnh hôn là hai đặc tính trong hôn nhân Công Giáo. Đơn hôn, nghĩa là hôn nhân chỉ giữa một người nam và một người nữ. Vĩnh hôn có nghĩa là đã kết hôn thành sự và đã hoàn hợp thì hai người bị ràng buộc, phải chung thuỷ với nhau với nhau cho đến chết. Đặc tính vĩnh hôn loại trừ ly dị. Giao ước Hôn nhân bắt đầu bằng lời hứa thuỷ chung cho đến chết. Một Giao ước mang tính Bí tích, lấy Chúa ra mà thề, lấy cộng đoàn Giáo hội ra để làm chứng.
Chúng ta hãy cầu xin cho các cặp hôn nhân ngày hôm nay trung thành với giao ước hôn nhân, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào hay gặp gian lao thử thách nào vẫn mãi mãi bền chặt, thủy chung và son sắt. Amen.
Đơn hôn và vĩnh hôn
(Mc 10, 2-16)
Lần giở lại những chương đầu của sách Sáng Thế chúng ta sẽ khám phá ra ý định tuyệt vời của Thiên Chúa khi tạo dựng con người. Sau khi tạo ra người nam và người nữ đầu tiên, Thiên Chúa tác hợp Adong và Evà thành vợ thành chồng thật là đẹp. Ngài thiết lập hôn nhân là mối liên kết đặc biệt giữa người nam và người nữ, là nền tảng để xây dựng tổ ấm gia đình (St 1,27, 28; 2,18).
Ý định của Thiên Chúa
Từ ban đầu, Thiên Chúa thiết lập hôn nhân là sự gắn kết giữa một người nam và một người nữ (x. St 2,24). Ngài không chấp nhận đa thê, hành vi đồng tính hoặc sống chung ngoài vòng hôn nhân (x. 1 Cr 6,9; 1Tx 4,3). Thiên Chúa muốn các cặp vợ chồng hạnh phúc (x. Cn 5, 18). Ngài đưa ra tiêu chuẩn cũng như sự hướng dẫn để giúp hôn nhân thành công.
Chúa Giêsu dạy các môn đệ vâng giữ tiêu chuẩn ban đầu của Thiên Chúa về hôn nhân (x. Mc 10, 6-8). Thiên Chúa coi hôn nhân là một sự gắn bó lâu dài. Khi người nam và người nữ kết hôn, họ hứa nguyện sẽ chung thủy và chung sống trọn đời. Thiên Chúa muốn họ giữ lời hứa nguyện đó (x. Mc 10,9).
Sự cứng lòng của các ngươi
Tình vợ tình chồng dành cho nhau là một thứ tình phát xuất từ tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa. Thiên Chúa đã chia sẻ tình này cho con người. Ngài đã cho con người biết về dự án yêu thương này: “Chúng ta hãy tạo dựng con người giống hình ảnh chúng ta” (St 1,26). Do đó, khi đáp lại tiếng gọi con tim của nhau trong ơn gọi hôn nhân là con người chia sẻ thứ tình yêu cao cả của Thiên Chúa cho nhau. Luật một vợ một chồng không phải do con người đặt ra để áp đặt trên con người, đây là luật của Thiên Chúa, mà những gì Thiên Chúa làm thì tốt đẹp, mang lại hạnh phúc cho mọi loài thụ tạo trong đó có con người.
Có không ít người trong cũng như ngoài Giáo Hội Công Giáo cho rằng, Giáo Hội khe khắt, đòi hỏi, không bắt kịp trào lưu tư tưởng của con người thời đại. Họ đặt ra các vấn nạn: làm gì mà phải chung thủy? Tại sao phải sống chết với một người, nhất là người ấy gây sầu khổ cho mình? Thiên hạ ly dị đầy đường có chết chóc ai đâu? Tại sao mình lại không thử một lần để may ra đổi đời thay mệnh?
Đúng là tình trạng ly dị hiện nay không còn được coi là trọng tội đối với đời sống hôn nhân; nó đã được chấp thuận và hợp pháp hóa tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nói như vậy không có nghĩa là luật “một vợ một chồng” trở nên lạc hậu và Thiên Chúa cũng đã lỗi thời! Điều mà Giáo Hội gọi là “Ơn Gọi Hôn Nhân”, chung thủy, một vợ, một chồng mới là cái làm cho đời sống hôn nhân trở nên hạnh phúc. Ly dị không phải là giải pháp cuối cùng và tốt nhất cho đời sống hôn nhân. Có thể có những lúc vợ chồng phải xa nhau, chẳng hạn khi một trong hai người phải đi lo việc khẩn cấp của gia đình. Nhưng Kinh Thánh không khuyến khích việc vợ chồng hoàn toàn tách ra, hoặc ly thân, vi những vấn đề trong hôn nhâ. Thay vì thế, Kinh Thánh khuyến khích họ giao hoà với nhau (x. 1 Cr 7,10).
Chính Chúa Giêsu đã xác định với những người Do Thái khi họ hỏi Người về vấn đề ly dị. Trước biện chứng của người biệt phái về việc Môisê cho phép làm giấy tờ ly dị và họ ly dị, Người đã trả lời : “…lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục. Như thế, họ không còn là hai mà là một huyết nhục. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ” (Mc 10,…..). Môisê chỉ làm điều chẳng đừng mà Thiên Chúa làm ngơ cho phép xảy ra theo sự cứng lòng của con người. Tại sao vậy? Thưa: Vì Thiên Chúa muốn hạnh phúc cho con người.
Loài người không được phân ly
Con người và thế giới hiện đại của chúng ta đang thay đổi nhanh chóng về nhiều mặt: văn hóa, xã hội, kỹ thuật, cũng như thông tin điện toán toàn cầu… Sự thay đổi ấy tác động trực tiếp đến lễ nghĩa gia phong, tôn giáo, nhất là các gia đình, đặc biết các cặp hôn nhân trẻ.
Hơn bao giờ hết, gia đình trên thế giới đang bị đe dọa đến tận nền tảng như: nạn ly dị lan tràn, chấp nhận sống chung mà không hôn phối, khước từ con cái hoặc hủy diệt con cái từ trong trứng nước. Kết hôn giữa người cùng giới tính, một số quốc gia chấp thuận. Đức Cố Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nhận định rằng, việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở nhiều quốc gia là “sự bóp méo lương tâm” con người, là “mâu thuẫn với tất cả các nền văn hóa của nhân loại đã tiếp nối nhau cho đến nay, và do đó biểu thị một cuộc cách mạng văn hóa chống đối toàn bộ truyền thống của nhân loại cho đến tận ngày nay”. Để duy trì nòi giống phải là sự kết hợp giữa người nam và người nữ từ nguyên thủy cho đến hôm nay.
Ngài lưu ý rằng, dường như ngày nay con người không còn tin tưởng vào việc sinh sản từ quan hệ luyến ái phu phụ “mà là lên kế hoạch và sản sinh ra con người một cách hợp lý”. Do đó, con người không còn là một ân sủng để đón nhận mà là “một sản phẩm do chúng ta lập kế hoạch”. Ngài đặt câu hỏi: Con người là ai? Liệu có một Đấng Sáng tạo hay không, và phải chăng tất cả chúng ta chỉ là những sản phẩm do chính con người sản xuất ra?
Là người tín hữu ai cũng biết: đơn hôn và vĩnh hôn là hai đặc tính trong hôn nhân Công Giáo. Đơn hôn, nghĩa là hôn nhân chỉ giữa một người nam và một người nữ. Vĩnh hôn có nghĩa là đã kết hôn thành sự và đã hoàn hợp thì hai người bị ràng buộc, phải chung thuỷ với nhau với nhau cho đến chết. Đặc tính vĩnh hôn loại trừ ly dị. Giao ước Hôn nhân bắt đầu bằng lời hứa thuỷ chung cho đến chết. Một Giao ước mang tính Bí tích, lấy Chúa ra mà thề, lấy cộng đoàn Giáo hội ra để làm chứng.
Chúng ta hãy cầu xin cho các cặp hôn nhân ngày hôm nay trung thành với giao ước hôn nhân, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào hay gặp gian lao thử thách nào vẫn mãi mãi bền chặt, thủy chung và son sắt. Amen.
Chúc lành
Lm Vũđình Tường
19:14 02/10/2024
Chúc lành là việc ai cũng có thể làm được. Ai cũng mong muốn mình gặp may lành, và người mình thân thương gặp may lành trong cuộc sống. Mong muốn họ gặp may trong hành trình du lịch, thành công trong chương trình thương mại, may mắn trong việc thi cử, phỏng vấn công việc, mua xe, bán nhà. Đây là cách ta thể hiện tâm tình yêu mến dành cho người thân thương bằng cách chúc họ được may lành trong cuộc sống. Hầu như không có tôn giáo nào chúc lành cho tín hữu nhiều hơn Kitô giáo. Giáo Hội có nhiều công thức chúc lành. Chúc lành trong Kitô giáo không đơn thuần dành riêng chúc lành cho người; mà còn có chúc lành cho vật dụng, đồ dùng, người Kitô xử dụng. Ý nghĩa việc chúc lành cho dụng cụ với ngụ í mong người xử dụng chúng cách cẩn trọng để giúp việc chúc lành trở nên thiết thực trong cuộc sống.
Chúc lành trong hôn nhân Thiên Chúa Giáo có lịch sử lâu dài. Ngay khi tạo dựng hôn nhân Thiên Chúa chúc phúc cho họ. Việc chúc lành dành cho đôi tân hôn không chấm dứt ở ngày thành hôn mà còn nối tiếp đến con cái, cháu chắt. Sống và bệnh tật chung đôi nên có chúc lành cho bệnh nhân. Ngoài ra còn có chúc lành cho vật dụng dùng trong nhà, như nhà ở, phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp, chỗ đậu xe. Chúc lành cho phương tiện di chuyển như xe, tầu, thuyền. Chúc lành cho nơi làm việc như bệnh viện, phòng mạch. Chúc lành cho nơi thờ phượng, nhà tạm, nhà nguyện, nhà thờ, chúc lành cho tượng ảnh các thánh. Chúc ta không được mời gọi để chúc dữ, phê bình, phán đoán, ngăn cản đến gần nhau. Phán đoán là hình thức ngăn cách, tạo nên bức tường vô hình giữa ta và người mình phê bình. Bức tường vô hình này ngăn cản tình thân hữu, tình người, tình tha nhân.
Từ 'người ta' hiểu là cha mẹ các em dẫn chúng đến gặp Đức Kitô, xin Ngài chúc lành cho chúng. Môn đệ Đức Kitô ngăn cản họ làm công việc tốt lành đó, Đức Kitô bất bình lên tiếng nói với các ông,
'Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng' Mc 10:14.
Đường lối của Đức Kitô là chúc lành cho người khác, khuyến khích, nâng đỡ, hỗ trợ, mang bình an, tự tin cho người khác. Đường lối Đức Kitô tóm gọn lại trong hai chữ 'chúc lành'. Chúc lành có lịch sử lâu đời, từ thời Môisen. Chúc lành được dùng trong các trường hợp đặc biệt như đầu năm, khởi đầu một sứ mạng quan trọng. Sách Dân Số dậy khi chúc lành anh em hãy nói thế này,
'Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em. Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến và dủ lòng thương anh em. Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em. Chúc như thế là đặt con cái Israel dưới quyền bảo trợ của Danh Ta, và Ta sẽ chúc lành cho chúng'. Dân Số 6:22-27.
Chúc lành ngày đầu năm mong cho trọn năm được may lành. Học từ Đức Kitô, việc chúc lành trở nên phổ thông. Xin ơn lành Chúa đổ xuống trên con người và trên cả vật dụng con người dùng giúp mang lại an toàn cho con người. Việc chúc lành có lịch sử lâu đời, khởi nguồn từ lúc tạo dựng vũ trụ. Chúa tạo dựng vũ trụ và ban cho con người xử dụng chúng và Chúa chúc lành cho chúng và cho con người dùng chúng để làm sáng Danh Chúa. Như thế việc chúc lành không đơn thuần chỉ nhắm đến ơn lành Kitô hữu nhận được mà mục đích chính trong việc nhận ơn lành để làm sáng Danh Thiên Chúa. Rõ ràng nhất là ở câu chúc lành cuối cùng trong Thánh Lễ khi linh mục chúc câu 'Chúc anh chị em ra đi bình an'. Sau khi đón nhận Lời Chúa, Kitô hữu ra đi rao giảng Lời Chúa trong cuộc sống và Giáo Hội chúc họ ra đi được bình an. Ra đi để làm Sáng Danh Chúa'. Chúc lành và làm sáng Danh Chúa luôn đi chung với nhau, không thể tách rời nhưng gắn bó như hình bóng.
Chúc lành có nhiều hình thức. Hình ảnh tượng trưng cho việc chúc lành khi linh mục hoặc Giám Mục và ngay cả Giáo hoàng chúc lành bẳng hình thức tay vẽ hình thánh giá trên cộng đoàn. Dấu chỉ hữu hình này nhắc cho biết việc chúc lành cho Kitô hữu đến từ chính Đức Kitô và các vị đại diện chỉ lập lại việc chúc lành đó. Chính Thiên Chúa là Đấng ban ơn lành. Chúc lành qua việc xức dầu thánh cho người bệnh liệt, cho người nhận sứ vụ sai đi rao giảng, cho Kitô hữu khi đến tuổi trưởng thành nhận bí tích Thêm Sức. Thêm sức đây cũng ghi nhận người đó được ơn Thánh Thần, tặng thêm sức mạnh, can đảm, khôn ngoan trong việc ra đi rao giảng Tin Mừng, làm sáng Danh Thiên Chúa. Chúc lành qua các câu chúc đơn giản như câu, 'Chúa ở cùng anh chị em' cho đến câu đầy đủ hơn như câu 'Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em'. Như thế những câu chúc lành theo công thức dù ngắn gọn, hay dài đều kêu cầu Ba Ngôi Thiên Chúa chúc lành cho Kitô hữu. Riêng chỉ một chữ 'Chúa' là Đại Danh Xưng cũng ngụ í bao gồm cả Ba Ngôi Thiên Chúa. Như thế lời chúc lành bao gồm sự hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa và Ba Ngôi kết hợp Kitô hữu đó với ơn lành của cả Ba Ngôi.
Đức Kitô nói rõ người nhận ơn lành cần có tấm lòng đơn sơ, trong trắng, thật thà, tin tưởng, phó thác như em nhỏ để cảm nhận tình Chúa ban xuống trong tâm hồn.
Chúng ta xin ơn biết sống khiêm nhường, phó thác.
TiengChuong.org
Chúc lành trong hôn nhân Thiên Chúa Giáo có lịch sử lâu dài. Ngay khi tạo dựng hôn nhân Thiên Chúa chúc phúc cho họ. Việc chúc lành dành cho đôi tân hôn không chấm dứt ở ngày thành hôn mà còn nối tiếp đến con cái, cháu chắt. Sống và bệnh tật chung đôi nên có chúc lành cho bệnh nhân. Ngoài ra còn có chúc lành cho vật dụng dùng trong nhà, như nhà ở, phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp, chỗ đậu xe. Chúc lành cho phương tiện di chuyển như xe, tầu, thuyền. Chúc lành cho nơi làm việc như bệnh viện, phòng mạch. Chúc lành cho nơi thờ phượng, nhà tạm, nhà nguyện, nhà thờ, chúc lành cho tượng ảnh các thánh. Chúc ta không được mời gọi để chúc dữ, phê bình, phán đoán, ngăn cản đến gần nhau. Phán đoán là hình thức ngăn cách, tạo nên bức tường vô hình giữa ta và người mình phê bình. Bức tường vô hình này ngăn cản tình thân hữu, tình người, tình tha nhân.
Từ 'người ta' hiểu là cha mẹ các em dẫn chúng đến gặp Đức Kitô, xin Ngài chúc lành cho chúng. Môn đệ Đức Kitô ngăn cản họ làm công việc tốt lành đó, Đức Kitô bất bình lên tiếng nói với các ông,
'Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng' Mc 10:14.
Đường lối của Đức Kitô là chúc lành cho người khác, khuyến khích, nâng đỡ, hỗ trợ, mang bình an, tự tin cho người khác. Đường lối Đức Kitô tóm gọn lại trong hai chữ 'chúc lành'. Chúc lành có lịch sử lâu đời, từ thời Môisen. Chúc lành được dùng trong các trường hợp đặc biệt như đầu năm, khởi đầu một sứ mạng quan trọng. Sách Dân Số dậy khi chúc lành anh em hãy nói thế này,
'Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em. Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến và dủ lòng thương anh em. Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em. Chúc như thế là đặt con cái Israel dưới quyền bảo trợ của Danh Ta, và Ta sẽ chúc lành cho chúng'. Dân Số 6:22-27.
Chúc lành ngày đầu năm mong cho trọn năm được may lành. Học từ Đức Kitô, việc chúc lành trở nên phổ thông. Xin ơn lành Chúa đổ xuống trên con người và trên cả vật dụng con người dùng giúp mang lại an toàn cho con người. Việc chúc lành có lịch sử lâu đời, khởi nguồn từ lúc tạo dựng vũ trụ. Chúa tạo dựng vũ trụ và ban cho con người xử dụng chúng và Chúa chúc lành cho chúng và cho con người dùng chúng để làm sáng Danh Chúa. Như thế việc chúc lành không đơn thuần chỉ nhắm đến ơn lành Kitô hữu nhận được mà mục đích chính trong việc nhận ơn lành để làm sáng Danh Thiên Chúa. Rõ ràng nhất là ở câu chúc lành cuối cùng trong Thánh Lễ khi linh mục chúc câu 'Chúc anh chị em ra đi bình an'. Sau khi đón nhận Lời Chúa, Kitô hữu ra đi rao giảng Lời Chúa trong cuộc sống và Giáo Hội chúc họ ra đi được bình an. Ra đi để làm Sáng Danh Chúa'. Chúc lành và làm sáng Danh Chúa luôn đi chung với nhau, không thể tách rời nhưng gắn bó như hình bóng.
Chúc lành có nhiều hình thức. Hình ảnh tượng trưng cho việc chúc lành khi linh mục hoặc Giám Mục và ngay cả Giáo hoàng chúc lành bẳng hình thức tay vẽ hình thánh giá trên cộng đoàn. Dấu chỉ hữu hình này nhắc cho biết việc chúc lành cho Kitô hữu đến từ chính Đức Kitô và các vị đại diện chỉ lập lại việc chúc lành đó. Chính Thiên Chúa là Đấng ban ơn lành. Chúc lành qua việc xức dầu thánh cho người bệnh liệt, cho người nhận sứ vụ sai đi rao giảng, cho Kitô hữu khi đến tuổi trưởng thành nhận bí tích Thêm Sức. Thêm sức đây cũng ghi nhận người đó được ơn Thánh Thần, tặng thêm sức mạnh, can đảm, khôn ngoan trong việc ra đi rao giảng Tin Mừng, làm sáng Danh Thiên Chúa. Chúc lành qua các câu chúc đơn giản như câu, 'Chúa ở cùng anh chị em' cho đến câu đầy đủ hơn như câu 'Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em'. Như thế những câu chúc lành theo công thức dù ngắn gọn, hay dài đều kêu cầu Ba Ngôi Thiên Chúa chúc lành cho Kitô hữu. Riêng chỉ một chữ 'Chúa' là Đại Danh Xưng cũng ngụ í bao gồm cả Ba Ngôi Thiên Chúa. Như thế lời chúc lành bao gồm sự hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa và Ba Ngôi kết hợp Kitô hữu đó với ơn lành của cả Ba Ngôi.
Đức Kitô nói rõ người nhận ơn lành cần có tấm lòng đơn sơ, trong trắng, thật thà, tin tưởng, phó thác như em nhỏ để cảm nhận tình Chúa ban xuống trong tâm hồn.
Chúng ta xin ơn biết sống khiêm nhường, phó thác.
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
10 điều cần biết về Kitô hữu ở Li Băng
Đặng Tự Do
14:34 02/10/2024
Các cuộc không kích của Israel vào phía nam và phía đông đất nước một lần nữa thu hút sự chú ý đến nỗi thống khổ của “Vùng đất cây hương nam”.
Một lần nữa, sự chú ý của thế giới đang đổ dồn về Li Băng, một quốc gia đã phải chịu đựng quá nhiều trong những năm gần đây. Bắt đầu từ thứ Hai, các cuộc không kích của Israel nhắm vào lực lượng dân quân Hezbollah do Iran hậu thuẫn, giết chết hàng trăm người. Đỉnh cao của các cuộc không kích là việc giết chết lãnh tụ tối cao Hezbollah là ông Hassan Nasrallah. Trong ban lãnh đạo 9 người của Hezbollah, 7 người đã bị giết chỉ còn lại 2 người.
Các cuộc không kích đã khiến hàng ngàn người dân Li Băng phải rời bỏ quê hương và làm dấy lên nỗi lo sợ về sự leo thang lớn trong chiến dịch quân sự kéo dài một năm của Israel chống lại Hamas ở Gaza.
Các sự kiện này cũng – một lần nữa – tập trung vào sự hiện diện của một cộng đồng Kitô giáo coi Thánh Địa, bao gồm cả Li Băng, là quê hương. Ở đây, chúng tôi trình bày một số sự kiện ngắn gọn nhưng có liên quan về các Kitô hữu ở “Vùng đất của những cây hương nam”.
Dưới đây là 10 điều người Công Giáo nên biết về Li Băng
Thứ nhất: Người theo Kitô giáo chiếm một tỷ lệ đáng kể trong dân số Li Băng.
Síp có tỷ lệ Kitô hữu lớn nhất ở Trung Đông, nhưng Li Băng đứng thứ hai. Li Băng từng có 90% dân số theo Kitô Giáo. Tình hình đã suy thoái nhanh chóng. Theo ước tính năm 2020 được báo cáo trong CIA World Factbook, Kitô hữu chiếm 32,4% dân số cả nước, trong đó người Công Giáo Maronite là nhóm Kitô hữu lớn nhất, chiếm khoảng 21%. Ngoài ra còn có các nhóm nhỏ hơn, bao gồm Chính thống giáo Hy Lạp, Syriac và Coptic; Người Công Giáo Hy Lạp Latinh, Chaldean, Syriac, Coptic và Melkite; Người theo đạo Tin lành và các thành viên của Giáo hội Assyriô Đông phương.
Người Hồi giáo chiếm 67,8% dân số Li Băng, chia thành 31,9% Sunni, 31,2% Shiite và một số ít người Alawite và Ismaili. Người Druze chiếm 4,5% dân số. Có một số lượng rất nhỏ người Do Thái, Baha'i, Phật tử và Ấn Độ giáo.
Hezbollah là lực lượng dân quân Shiite.
Thứ hai: Dân số theo Kitô giáo đang giảm dần rất nhanh.
Nghèo đói và thất nghiệp đã gia tăng trong những năm gần đây. Các tranh chấp chính trị đã cản trở sự tiến bộ. Và đồng tiền của Li Băng đã rơi tự do. Nhiều chuyên gia có trình độ có thể tìm thấy một cuộc sống tốt đẹp hơn ở nước ngoài đã làm như vậy, và nhiều người trong số họ là Kitô hữu. Một vụ nổ lớn ở Cảng Beirut bốn năm trước đã ảnh hưởng không cân xứng đến các khu phố theo Kitô giáo.
Thứ ba, Li Băng là một phần của Thánh Địa.
Cây hương nam Li Băng được sử dụng trong đền thờ do Vua Solomon xây dựng ở Giêrusalem, và cung cấp một ẩn dụ trong các thánh vịnh và các đoạn văn thơ khác. Cựu Ước có rất nhiều các tham chiếu đến Li Băng.
Tác giả Cornelia B. Horn lưu ý rằng Li Băng không được nhắc đến tên trong Tân Ước, nhưng các Thánh Matthêu và Thánh Máccô chứng thực rằng Chúa Kitô đã đến thăm các khu vực ở cực bắc Palestine và xa hơn nữa.
Tyre và Sidon, được Chúa Kitô nhắc đến, vẫn là những thành phố của Li Băng cho đến ngày nay.
Đền thờ Đức Mẹ Maria của người Li Băng này là nơi Đức Mẹ đã đợi Chúa Giêsu khi Người đến thăm Tyre và Sidon
Thứ Tư, các Kitô hữu đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập đất nước Li Băng hiện đại, và Tổng thống nước này luôn là Kitô hữu.
Theo linh mục đại kết Ronald Roberson, viết trong cuốn The Eastern Christian Churches: A Brief Survey, khi Pháp trao trả độc lập hoàn toàn cho Li Băng vào năm 1943, họ đã cố gắng bảo đảm sự an toàn cho cộng đồng Maronite bằng cách vạch ra các ranh giới bảo đảm đa số Maronite vĩnh viễn và thiết lập một hiến pháp bảo đảm, trong số những điều khác, rằng tổng thống sẽ luôn là một Kitô hữu Maronite. Sự sắp xếp này đã bị đe dọa bởi cuộc nội chiến kéo dài 15 năm nổ ra vào năm 1975. Chẳng mấy chốc, các Kitô hữu không còn chiếm đa số trong nước nữa, vì hàng ngàn người Maronite đã rời khỏi đất nước để tạo dựng cuộc sống mới cho mình ở phương Tây, và sự tồn tại của Li Băng dường như không chắc chắn.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2017, tổng thống Li Băng lúc bấy giờ, Michel Aoun, đã nói với Aleteia:
“Li Băng là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và nền văn minh khác nhau, và cấu trúc xã hội của nơi này bao gồm tất cả các tín ngưỡng Hồi giáo và Thiên chúa giáo chung sống hòa thuận, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và cân bằng chính trị, và đây là bằng chứng cho thấy nơi này đã là một mô hình tinh vi trong suốt thời kỳ chinh phục của người Hồi giáo cho đến ngày nay.”
Quốc hội cũng có hạn ngạch dành cho Kitô hữu và các tín hữu đạo Hồi. Hezbollah là một đảng chính trị và có 13 ghế trong Quốc hội Li Băng.
Thứ năm, Giáo hội Maronite luôn hiệp thông với Rôma.
Theo Cha Roberson, Giáo hội Maronite bắt nguồn từ cuối thế kỷ thứ 4, khi một tu viện được thành lập xung quanh nhân vật lôi cuốn là tu sĩ St. Maron. Đến thế kỷ thứ 8, các tu sĩ “di chuyển cùng nhóm tín hữu của họ đến vùng núi xa xôi của Li Băng, nơi họ tồn tại trong sự cô lập tương đối trong nhiều thế kỷ”.
Do các cuộc Thập tự chinh, người Maronite đã tiếp xúc với Giáo hội La tinh vào thế kỷ 12. Năm 1182, toàn bộ quốc gia Maronite chính thức xác nhận sự hợp nhất với Rôma.
“Người Maronite có truyền thống lâu đời rằng Giáo hội của họ không bao giờ thiếu sự hiệp thông với Tòa thánh,” Cha Roberson viết.
Phụng vụ Maronite có nguồn gốc từ Tây Syria, nhưng chịu ảnh hưởng của truyền thống Đông Syria và La tinh, Cha Roberson giải thích: “Phụng Vụ Thánh Thể về cơ bản là một biến thể của phụng vụ Syriac của Thánh James. Ban đầu được cử hành bằng tiếng Syriac, phụng vụ này phần lớn được cử hành bằng tiếng Ả Rập kể từ cuộc xâm lược của người Ả Rập. “
Thứ Sáu, một cuộc họp đại kết quan trọng đã diễn ra ở Li Băng.
Ủy ban quốc tế chung về đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo hội Chính thống đã ban hành một số tài liệu và tuyên bố kể từ khi thành lập vào năm 1980. Phiên họp toàn thể lần thứ 7 của ủy ban diễn ra tại Trường Thần học Balamand ở Li Băng vào tháng 6 năm 1993. Tuyên bố đưa ra từ cuộc họp đã bác bỏ hiện tượng “chủ nghĩa thống nhất” như một phương pháp cần tuân theo hoặc như một mô hình cho sự thống nhất mà Giáo Hội Công Giáo và Chính thống đang tìm kiếm.
Thứ Bẩy, các Đức Giáo Hoàng gần đây đã ca ngợi tầm quan trọng của Li Băng, là “Hơn cả một quốc gia”
Li Băng thường được coi là hình mẫu cho toàn bộ Trung Đông, một phần không nhỏ là do sự ổn định tương đối của các mối quan hệ liên tôn trong nước.
“Li Băng không chỉ là một quốc gia: đó là thông điệp về tự do và là ví dụ về chủ nghĩa đa nguyên cho cả phương Đông lẫn phương Tây”, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phát biểu vào năm 1989, gần cuối cuộc nội chiến kéo dài 15 năm ở Li Băng.
Năm 2020, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố Ngày cầu nguyện và ăn chay toàn thế giới cho Li Băng, tập hợp xung quanh ngài tất cả các nhà lãnh đạo Kitô giáo trong khu vực để cùng cầu nguyện.
Trong buổi tiếp kiến chung ngày 2 tháng 9 tại Vatican năm đó, Đức Giáo Hoàng đã gọi một linh mục người Li Băng cầm lá cờ của đất nước mình đến đứng cạnh ngài. Cầm lá cờ như một biểu tượng cho sự gần gũi của Giáo hội với đất nước đang đau khổ, ngài bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với đức tin của người dân vào Chúa và khả năng biến đất nước của họ thành “nơi khoan dung, tôn trọng và cùng tồn tại độc đáo trong khu vực đó”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc lại lời khẳng định của Đức Gioan Phaolô II rằng Li Băng là một “thông điệp” và có sứ mệnh đặc biệt và quan trọng ở Trung Đông. Trong Ngày cầu nguyện, ngài nói: “Đây là một quốc gia nhỏ bé nhưng vĩ đại, nhưng hơn thế nữa, đây là một thông điệp chung về hòa bình và tình huynh đệ phát sinh từ Trung Đông”.
Thứ Tám, Li Băng là quê hương của một người chữa bệnh vĩ đại được cả thế giới yêu mến.
Thánh Charbel Makhlouf, người sống tại Tu viện St. Maron ở Annaya, đã chứng minh nhiều lần rằng ngài là một người cầu bầu mạnh mẽ cho những người tìm kiếm sự chữa lành. Không lâu sau khi ngài qua đời vào đêm Giáng Sinh năm 1898, người ta đã nhìn thấy một luồng sáng phát ra từ ngôi mộ của ngài. Sau đó, thi thể của ngài được khai quật và phát hiện là không bị phân hủy. Thi thể ngài vẫn như vậy cho đến nay. Những người hành hương bắt đầu đổ xô đến ngôi mộ của Charbel và có những báo cáo về các ca chữa lành, nhưng rõ ràng là ngài đã chữa lành cho những người ở xa như Phoenix, Arizona.
Thứ Chín, Li Băng đã tiếp nhận nhiều người tị nạn.
Đất nước này đã tiếp nhận người tị nạn từ nhiều cuộc xung đột và điểm nóng khác nhau trong khu vực. Người tị nạn Syria đã đến Li Băng trong giai đoạn 2011-2015 và đã có tới 1,5 triệu người ở đất nước này. Nhiều người tị nạn đang sống ở các khu vực theo Kitô giáo của Li Băng. Đất nước này cũng đã tiếp nhận người tị nạn Palestine trong một thời gian dài.
Thứ Mười, Có một lễ phong chân phước quan trọng đã diễn ra ở Li Băng vào mùa hè này.
Người Công Giáo tại Li Băng đã vui mừng vào ngày 2 tháng 8 vừa qua, khi Giáo hội chính thức tuyên bố bậc đáng kính Estephan El Douaihy, một Thượng Phụ thế kỷ 17 của Giáo hội Maronite, là chân phước, trong một nghi lễ ban đêm có vẻ như không phải ở thế giới này, đặc biệt là khi xem xét đến những căng thẳng trong nước.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công nhận một phép lạ nhờ lời chuyển cầu của bậc đáng kính Estephan El Douaihy vào ngày 14 tháng 3, mở đường cho việc tuyên chân phước cho ngài.
Đức Thượng phụ El Douaihy sống từ năm 1630 đến năm 1704 và có ảnh hưởng lớn đến lịch sử và sự phát triển của Giáo hội Maronite.
Source:Aleteia
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn thể thứ hai của Thượng hội đồng
Vũ Văn An
14:55 02/10/2024
Theo tin Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sáng ngày 2 tháng 10 năm 2024, đã chủ tọa Thánh Lễ tại quảng trường Nhà thờ Thánh Phê-rô, để khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ hai của Thượng hội đồng Giám mục về tính đồng nghị. Trong Thánh lễ này, ngài đã giảng bài giảng sau đây như bản văn tiếng Anh của Tòa Thánh xác nhận:
Hôm nay chúng ta cử hành Lễ Tưởng Niệm Các Thiên Thần Hộ Thủ, và chúng ta mở lại Phiên Họp Toàn Thể của Thượng Hội Đồng Giám Mục. Sau khi lắng nghe Lời Chúa, chúng ta hãy lấy ba hình ảnh làm điểm khởi đầu cho sự suy xét của chúng ta: tiếng nói, nơi ẩn náu và đứa trẻ.
Đầu tiên là tiếng nói. Trên đường đến Đất Hứa, Thiên Chúa khuyên dân lắng nghe “tiếng nói của thiên thần” mà Người đã sai đến (x. Xh 23:20-22). Đây là một hình ảnh có liên quan đến chúng ta. Khi chúng ta bước đi trên con đường của Thượng Hội Đồng này, Chúa đặt vào tay chúng ta lịch sử, ước mơ và hy vọng của một dân tộc vĩ đại. Họ là những người chị em và anh em của chúng ta rải rác khắp thế giới, được truyền cảm hứng từ cùng một đức tin, được thúc đẩy bởi cùng một khát vọng thánh thiện. Với họ và vì họ, chúng ta hãy cố gắng hiểu con đường mà chúng ta phải đi để đến được đích mà Chúa mong muốn cho chúng ta. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể lắng nghe “tiếng nói của thiên thần”?
Một cách là tiếp nhận tất cả các đóng góp được thu thập trong ba năm này với sự tôn trọng và chú ý, trong lời cầu nguyện và dưới ánh sáng của Lời Chúa. Đây là những năm làm việc, chia sẻ và thảo luận, được thực hiện với nỗ lực không ngừng để thanh lọc tâm trí và trái tim của chúng ta. Với sự giúp đỡ của Chúa Thánh Thần, chúng ta phải lắng nghe và hiểu những tiếng nói này — tức là những ý tưởng, kỳ vọng, đề xuất — để cùng nhau phân định tiếng nói của Chúa đang nói với Giáo hội (xem Renato Corti, Quale prete?, Appunti inediti). Như chúng ta đã nhiều lần nhấn mạnh, thượng hội đồng của chúng ta không phải là một quốc hội, mà là nơi lắng nghe trong sự hiệp thông, nơi mà, như Thánh Grêgôriô Cả đã nói, những gì người ta có trong chính mình hoặc bản thân mình thì hoàn toàn thuộc về người khác, và mặc dù một số người có những ân phúc đặc biệt, mọi thứ đều thuộc về mọi người trong “lòng bác ái của Chúa Thánh Thần” (xem Bài giảng về Tin Mừng, XXXIV).
Để điều này xảy ra, có một điều kiện: chúng ta phải giải thoát bản thân khỏi mọi thứ ngăn cản “lòng bác ái của Chúa Thánh Thần” tạo ra sự hòa hợp trong sự đa dạng trong chúng ta và giữa chúng ta. Những kẻ ngạo mạn tuyên bố mình có độc quyền nghe tiếng Chúa thì không thể nghe được nó (x. Mc 9:38-39). Mỗi lời nói đều phải được đón nhận với lòng biết ơn và sự đơn sơ, và có thể trở thành tiếng vọng của những gì Chúa đã ban cho vì lợi ích của anh chị em chúng ta (x. Mt 10:7-8). Chúng ta hãy cẩn thận đừng coi những đóng góp của mình là những điểm cần bảo vệ bằng mọi giá hoặc là những chương trình nghị sự cần áp đặt. Tôi hy vọng mỗi người chúng ta sẽ coi những đóng góp của mình như một món quà để chia sẻ, thậm chí sẵn sàng hy sinh quan điểm của riêng mình để thổi hồn vào một điều gì đó mới mẻ, tất cả đều theo kế hoạch của Chúa. Nếu không, chúng ta sẽ tự nhốt mình vào những cuộc đối thoại giữa những người khiếm thính, nơi những người tham gia tìm cách thúc đẩy mục tiêu hoặc chương trình nghị sự của riêng họ mà không lắng nghe người khác và trên hết là không lắng nghe tiếng Chúa.
Chúng ta không có giải pháp cho những vấn đề mà chúng ta phải đối diện, nhưng Chúa thì có (x. Ga 14:6). Hãy nhớ rằng anhh chị em không thể mất tập chú trong sa mạc. Nếu anh chị em không chú ý đến người hướng dẫn, nếu anh chị em nghĩ rằng mình tự cung tự cấp, anh chị em có thể chết vì đói hoặc khát và mang theo những người khác với anh chị em. Vì vậy, chúng ta hãy lắng nghe tiếng nói của Chúa và thiên thần của Người để chúng ta có thể an toàn trên con đường của mình, vượt lên trên những giới hạn và khó khăn của mình (xem Tv 23:4).
Điều này đưa chúng ta đến hình ảnh tiếp theo: nơi ẩn náu, có thể được tượng trưng bằng đôi cánh bảo vệ chúng ta - "dưới đôi cánh của Người, con sẽ tìm thấy nơi ẩn náu" (Tv 91:4). Đôi cánh là công cụ mạnh mẽ, có thể nâng cơ thể lên khỏi mặt đất thông qua chuyển động mạnh mẽ. Mặc dù chúng tượng trưng cho sức mạnh to lớn, đôi cánh cũng có thể được hạ xuống để tập hợp lại, trở thành lá chắn và tổ ấm chào đón những chú chim non đang cần sự ấm áp và bảo vệ.
Đây là biểu tượng về những gì Chúa làm cho chúng ta, và cũng là hình mẫu để chúng ta noi theo, đặc biệt là khi chúng ta tụ họp lại với nhau những ngày này. Anh chị em thân mến, trong số chúng ta, có nhiều người mạnh mẽ, được chuẩn bị tốt, có khả năng vươn lên tầm cao với những chuyển động suy gẫm sâu sắc và với những hiểu biết sâu sắc. Tất cả những điều này là một lợi thế lớn đối với chúng ta. Nó kích thích, thách thức và đôi khi buộc chúng ta phải suy nghĩ cởi mở hơn và tiến về phía trước một cách quyết đoán hơn. Nó cũng giúp chúng ta kiên định trong đức tin của mình ngay cả khi đối diện với những thách thức và khó khăn. Chúng ta phải có trái tim rộng mở, trái tim đối thoại. Một trái tim khép kín trong những niềm tin cá nhân thì không phù hợp với Thánh Thần của Chúa. Nó không phải của Chúa. Đó là một món quà để mở lòng mình, và món quà này phải được kết hợp, khi cần thiết, với khả năng thư giãn cơ bắp của chúng ta và cúi xuống để trao cho nhau cái ôm chào đón và nơi trú ẩn. Bằng cách đó, chúng ta sẽ trở thành, như Thánh Phaolô VI đã nói, “một ngôi nhà [...] của anh chị em, một xưởng làm việc của hoạt động mạnh mẽ, một phòng tiệc của linh đạo nhiệt thành” (Diễn văn gửi Hội đồng Chủ tịch của C.E.I., ngày 9 tháng 5 năm 1974).
Càng nhận ra rằng chúng ta được bao quanh bởi những người bạn yêu thương, tôn trọng và đánh giá cao chúng ta, những người bạn muốn lắng nghe những gì chúng ta nói, chúng ta càng cảm thấy tự do để tự phát biểu một cách tự phát và cởi mở.
Cách tiếp cận này không phải chỉ là kỹ thuật “tạo điều kiện” cho đối thoại và động lực giao tiếp nhóm. Trong Thượng Hội đồng có những “người tạo điều kiện”, nhưng họ ở đây để giúp chúng ta tiến về phía trước tốt hơn. Việc ôm ấp, bảo vệ và chăm sóc thực sự là một phần của bản chất Giáo hội. Ôm ấp, bảo vệ và chăm sóc. Giáo hội, theo chính ơn gọi của mình, là một nơi chào đón sự tụ họp, nơi “lòng bác ái đồng đẳng đòi hỏi sự hòa hợp hoàn hảo, dẫn đến sức mạnh đạo đức, vẻ đẹp tinh thần và biểu thức lý tưởng” (ibid.). Sự hòa hợp: đó là một hạn từ rất quan trọng. Nó không phải là về đa số và thiểu số; đó có thể là bước đầu tiên. Điều quan trọng, điều cơ bản, là sự hòa hợp, sự hòa hợp mà chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể đạt được. Chúa Thánh Thần là bậc thầy của sự hòa hợp và có khả năng tạo ra một giọng nói giữa rất nhiều giọng nói khác nhau. Hãy xem xét cách Chúa Thánh Thần tạo ra sự hòa hợp giữa những khác biệt vào sáng Lễ Ngũ Tuần. Giáo hội cần tạo ra “những nơi bình an và rộng mở” trước hết trong trái tim chúng ta, nơi mà mỗi người cảm thấy được chào đón, như một đứa trẻ trong vòng tay của mẹ (x. Is 49:15; 66:13) và như một đứa trẻ được nâng lên trên má của cha (x. Hs 11:4; Tv 103:13).
Điều này đưa chúng ta đến hình ảnh thứ ba: đứa trẻ. Chính Chúa Giêsu, trong Tin Mừng, đã “đặt một đứa trẻ vào giữa họ”, chỉ cho các môn đệ thấy đứa trẻ, mời họ hoán cải và trở nên nhỏ bé như em. Họ đã từng hỏi Người ai là người lớn nhất trong vương quốc thiên đàng và Người trả lời bằng cách khuyến khích họ trở nên nhỏ bé như một đứa trẻ. Nhưng không những chỉ có vậy, Chúa Giêsu còn nói thêm rằng khi chào đón một đứa trẻ nhân danh Người, chúng ta chào đón Người (x. Mt 18:1-5). Nghịch lý này rất cần thiết đối với chúng ta. Với tầm quan trọng của Thượng Hội đồng, theo một nghĩa nào đó, chúng ta phải cố gắng trở nên “vĩ đại” về tinh thần, về trái tim, về quan điểm, vì những vấn đề mà chúng ta phải giải quyết là “vĩ đại” và tế nhị, và các tình huống thì rộng lớn và phổ quát. Nhưng chính vì lý do này mà chúng ta không được quên mất đứa trẻ, người mà Chúa Giêsu vẫn luôn đặt vào trung tâm các cuộc họp và bàn làm việc của chúng ta. Người làm như vậy để nhắc nhở chúng ta rằng cách duy nhất để xứng đáng với nhiệm vụ được giao phó cho chúng ta là hạ mình xuống, trở nên nhỏ bé và khiêm nhường đón nhận nhau. Người vĩ đại nhất trong Giáo hội là người cúi mình xuống thấp nhất. Chính bằng cách trở nên nhỏ bé, Thiên Chúa “cho chúng ta thấy sự vĩ đại thực sự, thực sự là Thiên Chúa có nghĩa là gì” (BENEDICT XVI, Bài giảng cho Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, ngày 11 tháng 1 năm 2009). Không phải ngẫu nhiên mà Chúa Giêsu nói rằng các thiên thần của trẻ em “luôn chiêm ngưỡng nhan Cha tôi, Đấng ngự trên trời” (Mt 18:10). Nói cách khác, họ giống như một “kính viễn vọng” của tình yêu Chúa Cha.
Anh chị em thân mến, chúng ta bắt đầu lại con đường đồng nghị của mình với một cái nhìn hướng về thế giới, vì cộng đồng Kitô giáo luôn phục vụ nhân loại để loan báo niềm vui của Tin Mừng. Trong thời điểm hết sức bi thảm trong lịch sử của chúng ta, khi những cơn gió chiến tranh và ngọn lửa bạo lực tiếp tục tàn phá toàn bộ các dân tộc và quốc gia, thì cần có thông điệp này. Để cầu xin sự chuyển cầu của Đức Maria Rất Thánh ban ơn hòa bình, tôi sẽ đọc kinh Mân Côi và cầu xin Đức Trinh Nữ Maria một cách chân thành tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả vào Chúa Nhật tới. Nếu có thể, tôi yêu cầu tất cả các thành viên của Thượng hội đồng cùng tham gia với tôi trong dịp này. Ngày hôm sau, ngày 7 tháng 10, tôi yêu cầu mọi người tham gia một ngày cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình trên thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau bước đi. Chúng ta hãy lắng nghe Chúa và để Người hướng dẫn chúng ta bằng “hơi thở” của Chúa Thánh Thần.
Đức Giáo Hoàng kêu gọi một Giáo hội khiêm nhường và đồng nghị, được Chúa Thánh Thần soi dẫn.
Thanh Quảng sdb
18:15 02/10/2024
Đức Giáo Hoàng kêu gọi một Giáo hội khiêm nhường và đồng nghị, được Chúa Thánh Thần soi dẫn.
Trong lễ khai mạc phiên họp thứ hai của Thượng hội đồng lần thứ 16, Đức Phanxicô nhấn mạnh đến nhu cầu một Giáo hội khiêm nhường và đồng nghị được Chúa Thánh Thần hướng dẫn để hoàn thành sứ mệnh hòa bình và tha thứ trên thế giới.
(Tin Vatican)
Trong bài phát biểu khai mạc phiên họp thứ hai của Thượng hội đồng thường kỳ lần thứ 16, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã suy tư về hành trình của Giáo hội kể từ khi Thượng hội đồng được triệu tập vào năm 2021.
Một hành trình liên tục
ĐTC khởi đầu bằng nhắc nhở những người tham dự rằng Giáo hội luôn trên con đường hành trình, một hành trình phản ánh sứ mệnh mà Chúa đã trao phó cho dân Người kể từ thời các tông đồ, đó là mang lại hòa bình, qua việc công bố Chúa Giêsu Kitô.
Suy ngẫm về vai trò của Chúa Thánh Thần, Đức Giáo Hoàng nhắc nhở rằng "Chúa Thánh Thần uốn nắn trái tim và ý chí cứng cỏi, làm tan chảy cõi lòng băng giá, sưởi ấm sự lạnh lẽo và hướng dẫn những bước đi sai lạc". Ngài nhấn mạnh rằng Chúa Thánh Thần luôn hiện diện, đặc biệt trong những khoảnh khắc đau buồn và tuyệt vọng khi nhân loại phải đối diện với những cám dỗ của sự tuyệt vọng và chia rẽ. “Chúa Thánh Thần sẽ lau khô nước mắt và an ủi chúng ta vì Người truyền đạt món quà hy vọng của Thiên Chúa cho chúng ta”.
Sau đó, Đức Phanxicô tiếp tục nói về sự khiêm nhường, một nhân đức cần thiết để nhận ra nhu cầu được tha thứ cho chính chúng ta. Ngài đã nhắc đến buổi cầu nguyện canh thức xám hối diễn ra vào tối thứ Ba (1/10/2024), thời gian mà những tham dự viên đã trải nghiệm ân sủng hòa giải. "Chúng ta gạt bỏ lòng kiêu hãnh và sự tự phụ của mình, tưởng rằng mình tốt hơn người khác. Chúng ta có thực sự trở nên khiêm nhường hơn không?" ĐTC tự hỏi.
Sức mạnh biến đổi của Chúa Thánh Thần
Sau đó, Đức Giáo Hoàng mô tả sức mạnh biến đổi của Chúa Thánh Thần như một ngọn lửa thắp lên tình yêu và sự hân hoan trong chúng ta, một tình yêu mạnh mẽ đến mức nó sẽ bao trùm toàn thể nhân loại mà không phân biệt đối xử. "Điều này Chúa Thánh Thần luôn tuôn tràn cho mọi người", Đức Giáo Hoàng nói, trước khi nhắc nhở Giáo hội về nhu cầu ơn tha thứ liên tục. Ngài thúc giục những người tham dự suy chiếu về lòng thương xót vô biên của Chúa, và mời gọi họ "luôn tha thứ cho người khác, vì sự sẵn sàng làm như vậy xuất phát từ kinh nghiệm của chính chúng ta khi chúng ta được tha thứ".
Sau đó, khi nói về tiến trình công nghị, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết rằng đó không phải là một sự kiện nhất thời mà là một hành trình liên nỉ, một hành trình mà Giáo hội học cách hiểu rõ hơn về chính mình và phân định những cách hiệu quả nhất để thực hiện sứ mệnh của mình. Ngài mô tả Thượng Hội đồng là một "chủ thể đa dạng", nơi các giám mục, giáo dân, linh mục và các tu sĩ nam và nữ cùng nhau làm việc để phục vụ lòng thương xót của Chúa.
Tầm quan trọng của sự tham gia của giáo dân
Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia của giáo dân vào tiến trình đồng nghị, Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích rằng sự hiện diện của giáo dân trong Thượng Hội đồng không làm giảm thẩm quyền của các giám mục. Thay vào đó, nó củng cố bản chất quan hệ của Giáo hội, nhấn mạnh đến nhu cầu hợp tác. “Không ai được cứu một mình”, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng viện dẫn sự khôn ngoan của Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI, người đã thành lập Thượng hội đồng giám mục vào năm 1965. Ngài mô tả Thượng hội đồng là một quá trình học hỏi liên tục, phản ánh sứ mệnh của Giáo hội, được Chúa Thánh Thần đổi mới và hành trình hướng đến việc hoàn thành kế hoạch của Thiên Chúa. "Tiến trình công nghị cũng là một quá trình học hỏi, trong quá trình đó, Giáo hội hiểu rõ hơn về chính mình", Đức Thánh Cha giải thích.
Kết thúc bài phát biểu
Đức Phanxicô kêu gọi tất cả những tham dự viên hãy luôn mở tâm lòng ra cho tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng mà ngài mô tả là “người hướng dẫn và an ủi vững chắc” của Giáo hội.
Đức Giáo Hoàng kết luận “Chúng ta đang cùng nhau thực hiện hành trình này, với niềm hy vọng, lòng khiêm nhường và sự tín thác vào Chúa”.
Trong lễ khai mạc phiên họp thứ hai của Thượng hội đồng lần thứ 16, Đức Phanxicô nhấn mạnh đến nhu cầu một Giáo hội khiêm nhường và đồng nghị được Chúa Thánh Thần hướng dẫn để hoàn thành sứ mệnh hòa bình và tha thứ trên thế giới.
(Tin Vatican)
Trong bài phát biểu khai mạc phiên họp thứ hai của Thượng hội đồng thường kỳ lần thứ 16, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã suy tư về hành trình của Giáo hội kể từ khi Thượng hội đồng được triệu tập vào năm 2021.
Một hành trình liên tục
ĐTC khởi đầu bằng nhắc nhở những người tham dự rằng Giáo hội luôn trên con đường hành trình, một hành trình phản ánh sứ mệnh mà Chúa đã trao phó cho dân Người kể từ thời các tông đồ, đó là mang lại hòa bình, qua việc công bố Chúa Giêsu Kitô.
Suy ngẫm về vai trò của Chúa Thánh Thần, Đức Giáo Hoàng nhắc nhở rằng "Chúa Thánh Thần uốn nắn trái tim và ý chí cứng cỏi, làm tan chảy cõi lòng băng giá, sưởi ấm sự lạnh lẽo và hướng dẫn những bước đi sai lạc". Ngài nhấn mạnh rằng Chúa Thánh Thần luôn hiện diện, đặc biệt trong những khoảnh khắc đau buồn và tuyệt vọng khi nhân loại phải đối diện với những cám dỗ của sự tuyệt vọng và chia rẽ. “Chúa Thánh Thần sẽ lau khô nước mắt và an ủi chúng ta vì Người truyền đạt món quà hy vọng của Thiên Chúa cho chúng ta”.
Sau đó, Đức Phanxicô tiếp tục nói về sự khiêm nhường, một nhân đức cần thiết để nhận ra nhu cầu được tha thứ cho chính chúng ta. Ngài đã nhắc đến buổi cầu nguyện canh thức xám hối diễn ra vào tối thứ Ba (1/10/2024), thời gian mà những tham dự viên đã trải nghiệm ân sủng hòa giải. "Chúng ta gạt bỏ lòng kiêu hãnh và sự tự phụ của mình, tưởng rằng mình tốt hơn người khác. Chúng ta có thực sự trở nên khiêm nhường hơn không?" ĐTC tự hỏi.
Sức mạnh biến đổi của Chúa Thánh Thần
Sau đó, Đức Giáo Hoàng mô tả sức mạnh biến đổi của Chúa Thánh Thần như một ngọn lửa thắp lên tình yêu và sự hân hoan trong chúng ta, một tình yêu mạnh mẽ đến mức nó sẽ bao trùm toàn thể nhân loại mà không phân biệt đối xử. "Điều này Chúa Thánh Thần luôn tuôn tràn cho mọi người", Đức Giáo Hoàng nói, trước khi nhắc nhở Giáo hội về nhu cầu ơn tha thứ liên tục. Ngài thúc giục những người tham dự suy chiếu về lòng thương xót vô biên của Chúa, và mời gọi họ "luôn tha thứ cho người khác, vì sự sẵn sàng làm như vậy xuất phát từ kinh nghiệm của chính chúng ta khi chúng ta được tha thứ".
Sau đó, khi nói về tiến trình công nghị, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết rằng đó không phải là một sự kiện nhất thời mà là một hành trình liên nỉ, một hành trình mà Giáo hội học cách hiểu rõ hơn về chính mình và phân định những cách hiệu quả nhất để thực hiện sứ mệnh của mình. Ngài mô tả Thượng Hội đồng là một "chủ thể đa dạng", nơi các giám mục, giáo dân, linh mục và các tu sĩ nam và nữ cùng nhau làm việc để phục vụ lòng thương xót của Chúa.
Tầm quan trọng của sự tham gia của giáo dân
Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia của giáo dân vào tiến trình đồng nghị, Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích rằng sự hiện diện của giáo dân trong Thượng Hội đồng không làm giảm thẩm quyền của các giám mục. Thay vào đó, nó củng cố bản chất quan hệ của Giáo hội, nhấn mạnh đến nhu cầu hợp tác. “Không ai được cứu một mình”, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng viện dẫn sự khôn ngoan của Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI, người đã thành lập Thượng hội đồng giám mục vào năm 1965. Ngài mô tả Thượng hội đồng là một quá trình học hỏi liên tục, phản ánh sứ mệnh của Giáo hội, được Chúa Thánh Thần đổi mới và hành trình hướng đến việc hoàn thành kế hoạch của Thiên Chúa. "Tiến trình công nghị cũng là một quá trình học hỏi, trong quá trình đó, Giáo hội hiểu rõ hơn về chính mình", Đức Thánh Cha giải thích.
Kết thúc bài phát biểu
Đức Phanxicô kêu gọi tất cả những tham dự viên hãy luôn mở tâm lòng ra cho tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng mà ngài mô tả là “người hướng dẫn và an ủi vững chắc” của Giáo hội.
Đức Giáo Hoàng kết luận “Chúng ta đang cùng nhau thực hiện hành trình này, với niềm hy vọng, lòng khiêm nhường và sự tín thác vào Chúa”.
Diễn Văn Của Đức Thánh Cha Phanxicô, Tại Kỳ Họp Thứ Hai Của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thường Kỳ Thứ XVI Về Tính Đồng Nghị
Vũ Văn An
18:32 02/10/2024
Theo tin Tòa Thánh, tại Hội trường Tiếp kiến Phaolô VI, chiều ngày 2 tháng 10 năm 2024, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khai mạc cuộc họp toàn thể thứ nhất của Kỳ họp thứ hai của Thượng hội đồng về tính đồng nghị. Dịp này, ngài đã đọc bài diễn văn sau đây, theo bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Kể từ khi Giáo hội của Chúa được “triệu tập trong Thượng hội đồng” vào tháng 10 năm 2021, chúng ta đã cùng nhau đi một phần của hành trình dài mà Chúa Cha không ngừng kêu gọi dân của Người. Người sai họ đến mọi quốc gia để mang tin mừng rằng Chúa Giêsu Kitô là hòa bình của chúng ta (x. Ep 2:14) và Người xác nhận họ trong sứ mệnh của họ thông qua Chúa Thánh Thần.
Kỳ họp này, được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, Đấng “uốn cong trái tim và ý chí cứng đầu, làm tan chảy sự đông cứng, sưởi ấm sự lạnh lẽo và dẫn dắt những bước chân lạc lối”, nhằm mục đích giúp tạo ra một Giáo hội đồng nghị, một Giáo hội trong sứ mệnh, có khả năng lên đường, hiện diện ở các vùng ngoại vi địa lý và hiện sinh ngày nay, và tìm cách bước vào mối quan hệ với mọi người trong Chúa Giêsu Kitô, anh em và Chúa của chúng ta.
Một bài giảng của một tác giả linh đạo vào thế kỷ thứ tư [1] có thể tóm tắt những gì xảy ra khi Chúa Thánh Thần bắt đầu hoạt động, bắt đầu bằng Bí tích Rửa tội, ban tặng phẩm giá bình đẳng cho tất cả mọi người. Những trải nghiệm mà tác giả của chúng ta mô tả có thể cho phép chúng ta đánh giá cao những gì đã xảy ra trong ba năm qua và những gì sắp xảy ra.
Trước tiên, tác giả giúp chúng ta hiểu rằng Chúa Thánh Thần là người hướng dẫn chắc chắn và nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là học cách phân định tiếng nói của Người, vì Người nói qua mọi người và trong mọi sự. Quá trình đồng nghị này có khiến chúng ta trải nghiệm điều này không?
Chúa Thánh Thần luôn đồng hành với chúng ta. Thánh Thần an ủi chúng ta trong những khoảnh khắc buồn đau và đau buồn, đặc biệt là khi – chính là vì tình yêu nhân loại của chúng ta – mọi thứ không diễn ra tốt đẹp, bất công dường như đang thắng thế, chúng ta nhận ra thật khó để đáp lại bằng điều tốt khi đối đầu với điều ác, chúng ta thấy thật khó để tha thứ và chúng ta biểu lộ rất ít can đảm khi tìm kiếm hòa bình. Có vẻ như trong những khoảnh khắc này không còn gì để làm nữa và chúng ta đầu hàng trước sự tuyệt vọng. Cũng giống như hy vọng là đức tính khiêm nhường và mạnh mẽ nhất, thì tuyệt vọng là đức tính đối trọng của nó.
Chúa Thánh Thần lau khô nước mắt và an ủi chúng ta vì Người truyền đạt món quà hy vọng của Thiên Chúa. Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi; tình yêu của Người không biết mệt mỏi.
Chúa Thánh Thần thấm nhuần vào phần bên trong chúng ta, nơi thường giống như một tòa án, nơi chúng ta đưa ra những lời buộc tội và đưa ra phán quyết, chủ yếu là sự lên án. Tác giả bài giảng của chúng ta nói với chúng ta rằng Chúa Thánh Thần thắp lên trong những người đón nhận Người một ngọn lửa, một “ngọn lửa của tình yêu và sự hân hoan đến nỗi nếu có thể, chúng ta sẽ ôm trọn toàn thể nhân loại, không phân biệt tốt xấu”. Điều này là bởi vì Thiên Chúa luôn ôm trọn mọi người. Chúng ta đừng quên, tất cả mọi người, tất cả mọi người, và luôn luôn. Người ban cho mọi người những khả năng mới trong cuộc sống, thậm chí cho đến phút cuối cùng. Đó là lý do tại sao chúng ta phải luôn tha thứ cho người khác, vì sự sẵn sàng làm như vậy xuất phát từ kinh nghiệm của chính chúng ta khi được tha thứ. Chỉ có một người không thể tha thứ: người không được tha thứ.
Hôm qua, trong Lễ sám hối, chúng ta đã có kinh nghiệm đó. Chúng ta đã cầu xin sự tha thứ; chúng ta thừa nhận rằng chúng ta là tội nhân. Chúng ta gạt bỏ lòng kiêu hãnh và gạt bỏ sự tự phụ khi tưởng tượng rằng mình tốt hơn người khác. Trên thực tế, chúng ta đã trở nên khiêm nhường hơn chưa?
Sự khiêm nhường cũng là một món quà của Chúa Thánh Thần mà chúng ta phải cầu xin Người. Sự khiêm nhường, như từ nguyên của hạn từ này cho chúng ta biết, đưa chúng ta trở lại với trái đất, với mặt đất, với đất mùn, và do đó nhắc nhở chúng ta về sự khởi đầu, khi mà nếu không có hơi thở của Đấng Tạo Hóa, chúng ta sẽ vẫn là bùn vô hồn. Sự khiêm nhường cho phép chúng ta nhìn vào thế giới xung quanh và nhận ra rằng chúng ta không tốt hơn người khác. Như Thánh Phaolô đã nói: “Đừng nghĩ quá cao về mình” (Rm 12:16). Chúng ta không thể khiêm nhường nếu không có tình yêu. Người Kitô hữu phải giống như những người phụ nữ được Dante Alighieri mô tả trong một bài Sonnet của ông. Họ là những người phụ nữ đau buồn vì mất đi người cha của người bạn Beatrice: “Bạn là người có vẻ ngoài khiêm nhường, với đôi mắt nhìn xuống, thể hiện sự đau buồn” (Vita Nuova XXII, 9). Đây là sự khiêm nhường, đồng cảm và cảm thương, của những người coi mình là anh chị em với tất cả mọi người. Họ chịu đựng nỗi đau của mình, và trong sự tổn thương và đau đớn của chính mình, họ nhìn thấy những vết thương và đau khổ của Chúa chúng ta.
Tôi khuyến khích anh chị em suy ngẫm trong lời cầu nguyện về bản văn linh đạo tuyệt vời này và nhận ra rằng Giáo hội – semper reformanda [luôn cần cải cách] – không thể tiếp tục hành trình của mình và để bản thân được đổi mới nếu không có Chúa Thánh Thần và những điều bất ngờ của Người. Nếu không để bản thân được định hình bởi bàn tay của Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, Chúa Giêsu Kitô Con của Người và Chúa Thánh Thần của Người, như Thánh I-rê-nê thành Lyon đã nói với chúng ta (Adv. Haer., IV, 20, 1).
Ngay từ lúc khởi đầu, khi Thiên Chúa tạo ra người nam và người nữ từ đất; từ lúc Thiên Chúa gọi Áp-ra-ham để trở thành phúc lành cho mọi dân tộc trên trái đất và gọi Mô-sê dẫn dắt qua sa mạc một dân tộc được giải thoát khỏi ách nô lệ; từ lúc Đức Trinh Nữ Maria nói “xin vâng” với sứ điệp khiến ngài trở thành Mẹ của Con Thiên Chúa theo xác thịt và Mẹ của mọi môn đệ và mọi môn đệ của Con Mẹ; và từ khi Chúa Giêsu, chịu đóng đinh và sống lại, đã đổ tràn Thánh Thần của Người trong Lễ Ngũ Tuần – kể từ đó, chúng ta đã hành trình, như “những người đã được thương xót”, hướng đến việc thành toàn dứt khoát tình yêu của Chúa Cha. Chúng ta đừng quên rằng chúng ta đã được thương xót.
Chúng ta biết cả vẻ đẹp của hành trình đó và sự mệt mỏi mà nó kéo theo. Chúng ta đang cùng nhau thực hiện điều đó, như một dân tộc, ngay trong thời đại của chúng ta, là dấu chỉ và công cụ của sự hiệp thông với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất của toàn thể nhân loại (Lumen Gentium, 1). Chúng ta đang cùng nhau thực hiện điều đó, và vì lợi ích của mọi người nam và nữ thiện chí, trong mỗi người mà ân sủng đang hoạt động một cách vô hình (Gaudium et Spes, 22). Chúng ta đang thực hiện điều đó, tin tưởng vào bản chất “tương quan” của Giáo hội và tìm cách đảm bảo rằng các mối tương quan được trao cho chúng ta và được giao phó cho sự sáng tạo có trách nhiệm của chúng ta sẽ luôn là dấu chỉ của sự nhưng không của lòng thương xót. Một người được gọi là Kitô hữu nhưng không bước vào sự vô tư và lòng thương xót của Thiên Chúa thì chỉ là một người vô thần đội lốt Kitô hữu. Lòng thương xót của Thiên Chúa giúp chúng ta đáng tin cậy và có trách nhiệm.
Thưa anh chị em, chúng ta kiên trì trên hành trình này với nhận thức đầy đủ rằng chúng ta được kêu gọi, giống như vầng trăng nhợt nhạt phản chiếu ánh sáng của Chúa Kitô, mặt trời của chúng ta, để trung thành và vui vẻ đảm nhận sứ mệnh của mình là trở thành bí tích của ánh sáng đó cho thế giới, vốn không phải của riêng chúng ta.
Phiên họp thường kỳ lần thứ 16 của Thượng hội đồng giám mục, hiện đang trong Kỳ họp thứ hai, đại diện cho “cuộc hành trình cùng nhau” này của dân Chúa một cách đặc biệt.
Trực giác của Đức Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, khi ngài thành lập Thượng hội đồng giám mục vào năm 1965, đã chứng tỏ là vô cùng hiệu quả. Trong sáu mươi năm đã qua, chúng ta đã học được cách nhìn nhận Thượng Hội đồng Giám mục như một “chủ thể đa nguyên” giao hưởng có khả năng hỗ trợ sứ mệnh liên tục của Giáo Hội Công Giáo, hỗ trợ hiệu quả cho Giám mục Rôma trong việc phục vụ sự hiệp thông của tất cả các Giáo hội và toàn thể Giáo hội.
Thánh Phaolô VI đã nhận thức rõ rằng “Thượng Hội đồng này, giống như mọi định chế nhân bản, có thể được cải thiện theo thời gian” (Apostolica Sollicitudo). Tông hiến Episcopalis Communio có ý định xây dựng dựa trên kinh nghiệm của nhiều phiên họp thương hội đồng khác nhau (Thông thường, Ngoại thường, Đặc biệt) bằng cách trình bày rõ ràng Phiên họp thượng hội đồng như một quá trình chứ không chỉ là một biến cố.
Quá trình thượng hội đồng cũng là một quá trình học tập, trong quá trình đó, Giáo hội hiểu rõ hơn về bản thân mình và xác định các hình thức hoạt động mục vụ phù hợp nhất với sứ mệnh mà Chúa đã giao phó cho mình. Quá trình học tập này cũng bao gồm các cách thức thực hiện thừa tác vụ của các Mục tử, và đặc biệt là các Giám mục.
Khi chọn triệu tập một số lượng lớn giáo dân và người thánh hiến (nam và nữ), phó tế và linh mục với tư cách là thành viên chính thức của Phiên họp lần thứ 16 này, phát triển những gì đã được hình dung một phần cho các Phiên họp trước đó, tôi đã hành động theo sự hiểu biết về việc thực hiện thừa tác vụ giám mục do Công đồng chung Vatican II đề ra. Giám mục, nguyên tắc và nền tảng hữu hình của sự hiệp nhất của mỗi Giáo hội đặc thù, không thể thực hiện thừa tác vụ của mình ngoại trừ trong dân Chúa và với dân Chúa, đi trước, đứng giữa và theo sau phần dân Chúa được giao phó cho ngài chăm sóc. Cái hiểu biết bao gồm này về thừa tác vụ giám mục có nghĩa là phải được nhìn thấy rõ ràng, đồng thời tránh hai nguy cơ. Thứ nhất, sự trừu tượng bỏ qua tính hiệu quả cụ thể của những nơi và mối tương quan khác nhau, và giá trị của mỗi cá nhân. Thứ hai, nguy cơ phá vỡ sự hiệp thông bằng cách chống lại các giáo dân. Chắc chắn không phải là vấn đề thay thế người này bằng người kia, tập hợp lại để kêu gọi: "Bây giờ đến lượt chúng ta!" Không, điều này không hiệu quả: “bây giờ tùy thuộc vào chúng ta, những tín hữu giáo dân”, “bây giờ tùy thuộc vào chúng ta, những linh mục”. Không, điều này không hiệu quả. Thay vào đó, chúng ta được yêu cầu cùng nhau làm việc theo bản giao hưởng, trong một sáng tác kết hợp tất cả chúng ta trong việc phục vụ lòng thương xót của Chúa, phù hợp với các thừa tác vụ và đặc sủng khác nhau mà Giám mục được giao nhiệm vụ thừa nhận và thúc đẩy.
Việc “Hành trình cùng nhau” này với mọi người, mọi người, là một quá trình mà Giáo hội, trong sự ngoan ngoãn với hoạt động của Chúa Thánh Thần và nhạy cảm trong việc đọc các dấu chỉ của thời đại (Gaudium et Spes, 4), liên tục đổi mới bản thân và hoàn thiện tính bí tích của mình. Bằng cách này, Giáo hội phấn đấu để trở thành một chứng nhân đáng tin cậy cho sứ mệnh mà mình được kêu gọi, để tập hợp tất cả các dân tộc trên trái đất thành một, khi cuối cùng chính Thiên Chúa sẽ cho chúng ta một chỗ ngồi tại bữa tiệc mà Người đã chuẩn bị (x. Is 25:6-10).
Do đó, thành phần của Phiên họp lần thứ 16 này không chỉ là một sự kiện ngẫu nhiên. Nó diễn tả một cách thực hiện thừa tác vụ giám mục phù hợp với Truyền thống sống động của Giáo hội và với giáo huấn của Công đồng Vatican II. Không bao giờ một Giám mục, hay bất cứ một Kitô hữu nào khác, có thể nghĩ về mình “mà không có người khác”. Cũng như không ai được cứu rỗi một mình, việc công bố ơn cứu độ cần mọi người, và đòi hỏi mọi người phải được lắng nghe.
Sự hiện diện của các thành viên không phải là Giám mục trong Phiên họp của Thượng Hội đồng Giám mục không làm giảm đi chiều kích “giám mục” của Phiên họp. Tôi không nói điều này vì một cơn lốc tin đồn nào đó đã lan truyền từ bên này sang bên kia. Càng không phải vì nó đặt ra bất cứ hạn chế nào đối với, hoặc hạ thấp, thẩm quyền dành riêng cho từng Giám mục và Hội đồng Giám mục. Thay vào đó, nó chỉ ra hình thức mà việc thực thi thẩm quyền giám mục được kêu gọi thực hiện trong một Giáo hội ý thức rằng về bản chất có tính tương quan hệ và do đó đồng nghị. Mối tương quan với Chúa Kitô và với tất cả mọi người trong Chúa Kitô – những người đã ở đó và những người chưa ở đó nhưng được Chúa Cha chờ đợi – hiện thực hóa bản chất và định hình hình thức của Giáo hội mọi lúc.
Các hình thức khác nhau của việc thực thi “hợp đoàn” và “đồng nghị” của thừa tác vụ giám mục (trong các Giáo hội đặc thù, trong các nhóm Giáo hội và trong toàn thể Giáo hội) cần được xác định kịp thời. Chúng phải luôn tôn trọng kho tàng đức tin và Truyền thống sống động, và luôn đáp lại những gì Chúa Thánh Thần yêu cầu các Giáo hội tại thời điểm đặc thù này và trong các bối cảnh khác nhau mà họ đang sống. Chúng ta đừng quên rằng Chúa Thánh Thần là sự hòa hợp. Chúng ta hãy nghĩ đến buổi sáng của Lễ Ngũ Tuần. Có một sự hỗn loạn khủng khiếp nhưng Người đã mang lại sự hòa hợp cho cảnh hỗn loạn đó. Chúng ta đừng quên rằng Người thực sự là sự hòa hợp. Đó không phải là sự hòa hợp tinh vi hay trí thức. Đó là tất cả, một sự hòa hợp hiện sinh.
Chúa Thánh Thần làm cho Giáo hội luôn trung thành với lệnh truyền của Chúa Giêsu Kitô và chú ý đến lời Người. Chúa Thánh Thần dẫn dắt các môn đệ vào mọi chân lý (Ga 16:13). Người cũng đang dẫn dắt chúng ta, những người tụ họp trong Chúa Thánh Thần trong Phiên họp này, để đưa ra câu trả lời, sau ba năm bước đi (lang thang trong sa mạc?), cho câu hỏi "Làm thế nào để trở thành một Giáo hội đồng nghị trong sứ mệnh". Tôi muốn nói thêm là thương xót.
Với một trái tim tràn đầy hy vọng và lòng biết ơn, và ý thức về nhiệm vụ khó khăn được giao phó cho anh chị em – cho chúng ta – tôi bày tỏ hy vọng trong cầu nguyện của mình rằng tất cả mọi người sẽ sẵn lòng mở lòng mình ra với hành động của Chúa Thánh Thần, người hướng dẫn và an ủi chắc chắn của chúng ta. Cảm ơn anh chị em!
____________________________________________________________
[1] Bài giảng XVIII, 7-11: PG 34, 639-642. [Giờ Kinh Phụng Vụ cho Thứ Sáu Tuần IV Mùa Thường Niên].
VietCatholic TV
Thế chiến có lẽ đã bắt đầu: 180 hỏa tiễn Iran tấn công Israel. Tin buồn Ukraine: Vuhledar thất thủ
VietCatholic Media
03:00 02/10/2024
1. Israel thề sẽ có ‘hậu quả’ cho Iran sau vụ tấn công hỏa tiễn
Israel tuyên bố Iran sẽ phải đối mặt với “hậu quả” vì một loạt khoảng 200 hỏa tiễn mà Tehran bắn vào Israel hôm thứ Ba — nhưng cho biết hệ thống phòng không chung với Hoa Kỳ đã phần lớn có hiệu quả trong việc đánh chặn cuộc tấn công.
Lời hứa trả đũa từ Israel làm dấy lên nguy cơ gia tăng bạo lực, ngay khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang leo thang chỉ trích Tehran và đe dọa làm suy yếu giới lãnh đạo tôn giáo của Cộng hòa Hồi giáo này trong nỗ lực định hình lại cán cân quyền lực ở Trung Đông.
Phát biểu trên truyền hình vài giờ sau vụ tấn công, Netanyahu cho biết Iran đã phạm phải “sai lầm lớn” và sẽ phải “trả giá”, đồng thời nói thêm: “Những kẻ tấn công chúng tôi; chúng tôi sẽ tấn công chúng”.
Daniel Hagari, phát ngôn nhân của Lực lượng Phòng vệ Israel, cho biết một số hỏa tiễn của Iran đã rơi xuống miền trung và miền nam Israel, nhưng cũng nói thêm rằng chính quyền vẫn đang đánh giá toàn bộ tác động của cuộc tấn công và kêu gọi người dân không cho đối phương biết về các mục tiêu bị tấn công trong thời gian chờ đợi.
Ông khẳng định Israel sẽ đáp trả vào “thời điểm và địa điểm chúng tôi lựa chọn”.
Hagari cho biết quân đội Israel sẽ tiếp tục “tấn công mạnh mẽ” vào khu vực này chỉ sau một đêm, giống như những gì họ đã làm trong năm qua, dường như ám chỉ đến việc tiếp tục tấn công lực lượng Hezbollah do Iran hậu thuẫn ở Li Băng.
Tham mưu trưởng IDF, Trung tướng Herzi Halevi hứa rằng phản ứng này sẽ gây sốc cho Tehran. “Chúng tôi sẽ chọn thời điểm để đưa ra cái giá phải trả, và chứng minh khả năng tấn công chính xác và bất ngờ của mình, theo sự chỉ đạo của các nhà lãnh đạo chính trị”, ông nói.
Nhìn chung, thương vong từ các đợt hỏa tiễn của Iran có vẻ thấp, giống như sau một cuộc tấn công trước đó vào tháng 4. Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cho biết các tàu khu trục của Hoa Kỳ đã tham gia cùng lực lượng phòng không IDF để bắn hạ các hỏa tiễn đang bay tới, trong một hoạt động được Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris giám sát.
Chính quyền Israel cho biết một người Palestine đã thiệt mạng do mảnh đạn gần thành phố Jericho ở Bờ Tây từ các mảnh vỡ của một quả hỏa tiễn bị chặn và hai người bị thương nhẹ do mảnh vỡ hỏa tiễn ở Tel Aviv. Có những báo cáo chưa được xác nhận về một vụ tấn công trực tiếp vào một tòa nhà ở Tel Aviv, làm ba người khác bị thương.
Sullivan cho biết Hoa Kỳ không biết về bất kỳ trường hợp tử vong hoặc thiệt hại nào đối với máy bay hoặc các cơ sở quân sự chiến lược ở Israel, dựa trên các đánh giá ban đầu. “Tóm lại, dựa trên những gì chúng tôi biết tại thời điểm này, cuộc tấn công này có vẻ đã bị đánh bại và không hiệu quả”, ông nói thêm.
Điều đó sẽ khiến cuộc tấn công hôm thứ Ba ít gây chết người hơn so với hai tay súng phiến quân đã nổ súng ngay trước đó tại một trạm dừng xe lửa ở Jaffa, miền trung Israel, giết chết tám người. Những tay súng đã bị cảnh sát Israel “loại khỏi vòng chiến”.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết họ đã tiến hành cuộc tấn công này để đáp trả vụ ám sát thủ lĩnh lâu năm của Hezbollah là Hassan Nasrallah và thủ lĩnh Hamas là Ismail Haniyeh tại Tehran vào tháng 7 do Israel thực hiện vào tuần trước.
“Nếu chế độ Zionist đáp trả các hoạt động của Iran, họ sẽ phải đối mặt với các cuộc tấn công tàn khốc”, Lực lượng Vệ binh cho biết trong một tuyên bố. Quân đoàn cho biết họ đã bắn hơn 200 hỏa tiễn, trong khi Israel đưa ra con số là 180.
Phái đoàn Iran tại Liên Hiệp Quốc khẳng định cuộc tấn công bằng hỏa tiễn là “hợp pháp, hợp lý và chính đáng”. Trong một tuyên bố, phái đoàn này cũng cảnh báo về “phản ứng dữ dội” nếu Israel “thực hiện thêm các hành động ác ý”.
Tại vùng ngoại ô phía nam Beirut, nơi được coi là thành trì của Hezbollah, những người ủng hộ nhóm chiến binh Shiite này đã bắn súng AK-47 để ăn mừng, truyền thông nhà nước Li Băng đưa tin.
Cũng có những báo cáo của phương tiện truyền thông Israel, hiện chưa được xác nhận, về việc hỏa tiễn không bị đánh chặn và tấn công vào các tài sản ở Tel Sheva, Dimona, Nabatim, Hora, Hod Hasharon, Be'er Sheva và Rishon Lezion.
Cuộc tấn công của Iran đã được dự đoán trước, khi quân đội Israel kêu gọi người dân chú ý đến còi báo động và tìm nơi trú ẩn.
Vào tháng 4, Iran chủ yếu tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa; lần này họ bắn hỏa tiễn đạn đạo, chỉ mất 12 phút để phóng đến Israel. Trong nỗ lực đánh bại hệ thống phòng thủ hỏa tiễn “Iron Dome” của Israel vào hôm thứ Ba, Iran cho biết họ đã sử dụng hỏa tiễn siêu thanh Fattah lần đầu tiên. Đó cũng là loại hỏa tiễn mà Iran cung cấp cho Nga để tấn công Ukraine.
Trước đó, các quan chức Hoa Kỳ đã công khai cảnh báo rằng Iran đang chuẩn bị bắn hỏa tiễn - khiến chính quyền Israel phải ra lệnh đóng cửa các bãi biển và giảm các hoạt động tập thể.
Ở Tel Aviv, mọi người chạy thẳng đến nơi trú ẩn ngay khi tiếng chuông báo động vang lên — điều mà họ không phải lúc nào cũng làm, vì đã quen với những mối đe dọa hàng ngày. Với việc thành phố chuẩn bị đón Năm mới của người Do Thái vào thứ Tư, nhiều doanh nghiệp và nhà hàng đã đóng cửa trong kỳ nghỉ và trung tâm thành phố yên tĩnh hơn nhiều so với bình thường.
Netanyahu cũng nhắc lại lời cảnh báo, đưa ra tuyên bố kêu gọi người dân Israel “kiên định trong những ngày thử thách sắp tới”.
Trong một video, ông nói: “Chúng ta sẽ cùng nhau đứng vững. Chúng ta sẽ cùng nhau chiến đấu và chúng ta sẽ cùng nhau chiến thắng.” Netanyahu nói thêm rằng Israel đang “ở giữa chiến dịch chống lại trục ma quỷ của Iran.”
Phản ứng của Israel đối với cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Iran vào tháng 4 đã được cân nhắc. Họ giới hạn phản ứng của mình vào một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào hệ thống phòng không bảo vệ một căn cứ quân sự gần thành phố Isfahan, nhưng có lẽ cũng đưa ra một cảnh báo ngầm rằng các cơ sở hạt nhân của Iran gần đó rất dễ bị tấn công.
Lần này, Israel có thể sẽ trả đũa một cách hung hăng hơn, dựa trên những lời đe dọa gần đây của Netanyahu đối với Iran.
Naomi, một nữ tiếp viên tại một nhà hàng khách sạn gần bờ biển, không nghi ngờ gì về việc liệu Israel có nên trả đũa hay không. “Tốt”, cô nói về cuộc tấn công hôm thứ Ba từ Iran. “Bây giờ chúng ta có thể tấn công họ”.
[Politico: Israel vows ‘consequences’ for Iran after missile barrage]
2. Israel mở cuộc tấn công xuyên biên giới trên bộ vào miền Nam Li Băng
Lực lượng Phòng vệ Israel, gọi tắt là IDF đã phát động Chiến dịch Mũi tên phương Bắc, một cuộc đột kích có giới hạn, cục bộ và có mục tiêu nhằm vào các mục tiêu khủng bố Hezbollah ở khu vực biên giới phía nam Li Băng.
Trung Tá Jonathan Conricus, phát ngôn nhân của Lực Lượng Phòng Vệ Israel, gọi tắt là IDF, cho biết:
“Theo quyết định của các cấp chính trị, vài giờ trước, IDF đã bắt đầu các cuộc đột kích trên bộ có giới hạn, cục bộ và có mục tiêu dựa trên thông tin tình báo chính xác nhằm vào các mục tiêu khủng bố và cơ sở hạ tầng của Hezbollah ở miền nam Li Băng. Các mục tiêu này nằm ở các thị trấn gần biên giới và gây ra mối đe dọa trực tiếp đối với các cộng đồng người Israel ở miền bắc Israel.”
Báo cáo cho biết IDF đang hành động theo kế hoạch và phương pháp luận do Bộ Tổng tham mưu và Bộ Tư lệnh miền Bắc xây dựng, theo đó binh lính đã được huấn luyện và chuẩn bị trong những tháng qua.
Không quân Israel và pháo binh IDF đang hỗ trợ lực lượng bộ binh bằng cách tiến hành các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự trong khu vực.
Chiến dịch Mũi tên phương Bắc sẽ tiếp tục theo đánh giá tình hình và song song với cuộc giao tranh ở Dải Gaza và các khu vực khác.
Vào tối thứ Hai, có thông tin cho biết quân đội Li Băng đã rút lui khỏi một số vị trí ở biên giới phía nam với Israel sau các cuộc pháo kích và sau các báo cáo cho thấy một chiến dịch trên bộ của IDF sắp diễn ra.
IDF tuyên bố rằng họ đang tăng cường phòng thủ dọc theo giới tuyến và chuẩn bị cho các giai đoạn giao tranh tiếp theo.
Vào ngày 30 tháng 9, tờ The Wall Street Journal đưa tin rằng lực lượng đặc nhiệm của Israel đang tiến hành các cuộc đột kích ở miền nam Li Băng, thu thập thông tin tình báo và chuẩn bị cho một cuộc xâm lược trên bộ có thể bắt đầu sớm nhất là vào tuần này, bất chấp áp lực quốc tế nhằm ngăn chặn tình hình leo thang.
Truyền thông đưa tin Israel đã thông báo với Hoa Kỳ rằng họ đang chuẩn bị cho một chiến dịch trên bộ hạn chế ở Li Băng nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng của Hezbollah dọc biên giới.
Trong một diễn biến đáng kinh ngạc, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm Thứ Hai, 30 Tháng Chín, đã thực hiện một video nói với người Iran rằng sự thay đổi chế độ đang đến gần.
“Khi Iran cuối cùng cũng được tự do, và khoảnh khắc đó sẽ đến sớm hơn nhiều so với mọi người nghĩ — mọi thứ sẽ khác”, Netanyahu phát biểu trong một tuyên bố video gửi tới người dân Iran, trong đó ông chỉ trích những “nhà thần quyền cuồng tín” đang cai trị đất nước.
“Hai dân tộc cổ xưa của chúng ta, dân tộc Do Thái và dân tộc Ba Tư, cuối cùng sẽ có hòa bình. Hai quốc gia của chúng ta, Israel và Iran, sẽ có hòa bình,” ông nói thêm.
Diễn biến này xảy ra sau khi Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine của Hezbollah được tin là đã bị tiêu diệt gần hết. Trong số 9 nhà lãnh đạo của Hezbollah, 7 người đã bị tiêu diệt, chỉ còn 2 người đang phải trốn tránh.
[Ukrainska Pravda: Israel launches ground operation in southern Lebanon]
3. Lực lượng Nga được cho là đã chiếm được hầu hết Vuhledar, Kyiv không bình luận
Hôm Thứ Ba, 01 Tháng Mười, Thống đốc Vadym Filashkin cho biết quân đội Nga đã tiến vào thị trấn Vuhledar đang xảy ra giao tranh ở tỉnh Donetsk, đồng thời nói thêm rằng giao tranh vẫn đang tiếp diễn.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, Filashkin mô tả tình hình là “cực kỳ khó khăn” và nói thêm: “Đối phương đã gần đến trung tâm thị trấn”.
“Cuộc giao tranh đang diễn ra bên trong thị trấn nên việc đưa viện trợ nhân đạo vào gần như là không thể.”
Sau đó trong ngày, các video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy cảnh những người lính Nga treo cờ Nga trên nóc một tòa nhà chung cư trong thị trấn.
Các video cho thấy khả năng quân đội Ukraine đã rút lui hoàn toàn khỏi thị trấn này là rất cao.
Ông cho biết thêm rằng tổng cộng vẫn còn 107 thường dân ở Vuhledar, mặc dù tất cả trẻ em đã được di tản.
Lữ đoàn cơ giới số 72 của Ukraine đã bảo vệ Vuhledar trong gần hai năm, khi lực lượng Nga cố gắng chiếm thị trấn này kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu vào năm 2022.
Theo trang web giám sát cộng đồng DeepState, vào ngày 1 tháng 10, quân đội Nga đã tiến vào Vuhledar từ phía tây và phía nam.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW đưa tin vào ngày 30 tháng 9, trích dẫn đoạn phim ghi lại vị trí địa lý, rằng trong những ngày gần đây, lực lượng Nga đã tiến về phía đông bắc Vuhledar và vùng ngoại ô phía tây của thị trấn.
Thị trấn tiền tuyến này nằm cách Donetsk bị tạm chiếm khoảng 50 km về phía tây nam và cách biên giới hành chính với Tỉnh Zaporizhzhia khoảng 40 km về phía đông.
Vuhledar đã chống chọi với nhiều cuộc tấn công kể từ khi cuộc chiến tranh toàn diện nổ ra vào năm 2022 và đã trở thành chìa khóa cho hệ thống phòng thủ của Ukraine ở phía nam Tỉnh Donetsk.
Vuhledar cũng là thị trấn kiên cố cuối cùng trước làng Velyka Novosilka và toàn bộ phần phía nam của Tỉnh Donetsk do Ukraine kiểm soát.
[Kyiv Independent: Ukraine war latest: Russian forces reportedly capture most of Vuhledar, Kyiv doesn't comment]
4. Bộ trưởng ngoại giao Đức cho biết thông tin sai lệch của Nga đặc biệt nhắm vào những người trẻ tuổi
Bộ trưởng ngoại giao Đức cho biết thông tin sai lệch của Nga đặc biệt nhắm vào những người trẻ tuổi
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock đã cảnh báo về nguy cơ phát tán thông tin sai lệch và các nỗ lực nhằm tác động đến cuộc bầu cử liên bang dự kiến diễn ra vào tháng 9 năm 2025, đặc biệt là các nỗ lực từ Liên bang Nga.
Baerbock đưa ra lập trường trên tại hội nghị Tương lai xanh ở Berlin rằng “tác động của các chiến dịch thông tin sai lệch là rất lớn”.
Cô nói thêm rằng ở đây có một “hệ thống rất tinh vi” đặc biệt nhắm vào các cử tri trẻ tuổi.
Baerbok cũng lưu ý đến một số thuật toán truyền thông xã hội đặc biệt khuyến khích lòng căm thù và ngôn từ kích động thù địch.
Cô cảnh báo: “Nếu chúng ta không kiểm soát được tình hình, chúng ta sẽ rơi vào bẫy rập của các tin giả”.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ, gọi tắt là FBI gần đây cho biết Đức là một trong những mục tiêu chính của các chiến dịch phát tán thông tin sai lệch của Nga trong ít nhất hai năm.
Dữ liệu điều tra đã được công bố cũng cho thấy một công ty từ Liên bang Nga đã quảng bá cho đảng thân Nga Giải Pháp Thay Thế cho nước Đức trên mạng xã hội.
[Ukrainska Pravda: German foreign minister says Russian disinformation is particularly aimed at young people]
5. Bộ Ngoại giao cho biết Ukraine không cần sự cho phép của Hoa Kỳ để tấn công trả đũa Nga bằng vũ khí tự chế
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller cho biết tại cuộc họp báo hôm Thứ Ba, 01 Tháng Mười, rằng Ukraine có thể sử dụng vũ khí sản xuất trong nước để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga mà không cần sự cho phép của Hoa Kỳ.
Kyiv đã nhiều lần hứa sẽ không tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa do các đồng minh phương Tây cung cấp nếu không có sự chấp thuận chính thức. Đổi lại, Ukraine đã thực hiện các cuộc tấn công thành công vào các mục tiêu bên trong nước Nga bằng vũ khí tự chế, cụ thể là máy bay điều khiển từ xa tầm xa.
Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho biết vào tháng trước, trong năm qua, Ukraine đã phá hủy hoặc làm hư hại hơn 200 cơ sở quân sự tại Nga bằng công nghệ “bầy đàn máy bay điều khiển từ xa”.
Theo Miller, Kyiv có thể sử dụng “nhiều” vũ khí sản xuất trong nước và có “một lượng lớn vật liệu để tự vệ”.
Ukraine cũng đang hy vọng nhận được sự cho phép sử dụng hỏa tiễn tầm xa do phương Tây cung cấp mà nước này đã có để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Tháng trước, mọi người đã rất mong đợi cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer tại Washington, nhưng không có thông báo nào về quyết định được đưa ra.
Khi được hỏi tại sao Washington không thể cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để đáp trả, Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết Tòa Bạch Ốc đang xem xét toàn diện mọi khả năng, chiến thuật và sự hỗ trợ dành cho Ukraine.
“Khi chúng tôi chấp thuận bất kỳ hệ thống vũ khí mới hoặc bất kỳ chiến thuật mới nào, chúng tôi xem xét cách nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chiến trường và toàn bộ chiến lược của Ukraine. Và đó là những gì chúng tôi sẽ tiếp tục làm”, ông nói thêm.
“Và nếu bạn nhìn vào các loại vũ khí mà chúng tôi cung cấp cho họ, chúng tôi đã nói rất rõ ràng rằng họ có thể sử dụng chúng để trả đũa các mục tiêu của Nga bên kia biên giới đang tiến hành các cuộc tấn công.
“Chúng tôi luôn tìm kiếm xem liệu có công cụ bổ sung nào mà chúng tôi có thể cung cấp cho họ hay không.”
Vào cuối tháng 8, Umerov đã đệ trình lên các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ danh sách các mục tiêu mà Ukraine muốn tấn công bằng hỏa tiễn ATACMS tầm xa do Hoa Kỳ cung cấp tại Nga, bao gồm các phi trường mà quân đội Nga sử dụng để tấn công các trung tâm dân cư trên khắp Ukraine.
[Kyiv Independent: Ukraine doesn't need US permission to strike back at Russia with homemade weapons, State Department says]
6. Nga có kế hoạch bắt đầu xuất khẩu than từ Donbas bị tạm chiếm vào tháng 10, lãnh đạo ủy nhiệm tuyên bố
Công ty Donskoy Ugol Trading House của Nga đang có kế hoạch bắt đầu xuất khẩu than từ vùng Donbas bị tạm chiếm thông qua cảng Mariupol vào tháng 10, hãng truyền thông nhà nước Nga RBC đưa tin vào ngày 30 tháng 9, trích dẫn lời Denis Pushilin, lãnh đạo cái gọi là Cộng hòa Nhân Dân Donetsk.
Nga đã xâm lược Crimea và một phần khu vực Donbas phía đông kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược vào năm 2014.
Thành phố Mariupol ở Donetsk đã bị lực lượng Nga bao vây từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2022, khiến hàng ngàn người thiệt mạng và biến Mariupol thành đống đổ nát. Theo ước tính sơ bộ của chính quyền, ít nhất 25.000 người có thể đã thiệt mạng. Con số chính xác vẫn chưa được biết và có thể cao hơn nhiều.
Pushilin tuyên bố rằng các cuộc đàm phán về nguồn cung cấp than từ khu vực Donbas đang được tiến hành với những người mua tiềm năng từ Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Uzbekistan và Malaysia.
RBC cho biết, trích dẫn nguồn tin giấu tên nắm rõ về kế hoạch của công ty, hàng xuất khẩu có thể đi qua các cảng Mariupol bị Nga tạm chiếm, các thành phố Taganrog và Rostov-on-Don của Nga, và bằng hỏa xa qua Azerbaijan và Iran.
Donskoy Ugol Trading House được thành lập vào năm 2020 tại Rostov-on-Don, Nga. Từ năm 2020 đến năm 2023, Vitaliy Donchenko và Aleksandr Maslyuk sở hữu công ty. Họ đã bị Ukraine trừng phạt vào năm 2021.
Năm 2024, Donskoy Ugol Trading House đã thuê 10 mỏ than từ các đại diện của Nga tại Tỉnh Luhansk. Một số mỏ này trước đây thuộc về công ty luyện kim Metinvest của Ukraine, do người giàu nhất Ukraine, Rinat Akhmetov, kiểm soát.
[Kyiv Independent: Russia plans to start exporting coal from occupied Donbas in October, proxy leader claims]
7. Quân đội Ukraine cho biết Nga đang cố gắng chiếm giữ các vị trí mới ở khu vực Zaporizhzhia, chuẩn bị các cuộc tấn công quy mô nhỏ
Phát ngôn nhân Bộ Tư lệnh miền Nam của quân đội Ukraine Vladyslav Voloshyn trả lời Đài Âu Châu Tự do vào ngày 1 tháng 10 rằng quân đội Nga đang cố gắng chiếm giữ các vị trí mới ở khu vực Zaporizhzhia để cải thiện vị thế chiến thuật của họ.
Voloshyn cho biết có dấu hiệu cho thấy lực lượng Nga đang tập hợp quân gần thị trấn Pryiutne và Robotyne để tấn công các vị trí của Ukraine.
“Có một số dấu hiệu cho thấy kẻ thù đang thực hiện những bước đi như vậy: tập trung nhân sự và đưa họ ra tuyến đầu, huấn luyện các nhóm tấn công này, tích trữ đạn dược”, ông nói.
Sau cuộc tấn công liên tục của Kyiv vào Tỉnh Kursk, Nga được cho là đã bắt đầu di chuyển quân đội của mình từ phía nam và phía đông Ukraine đến khu vực của Nga, nhưng Voloshyn cho biết số lượng quân ở khu vực Zaporizhzhia vẫn giữ nguyên.
Ông Voloshyn cho biết Nga chỉ tái triển khai một số đơn vị và các nhóm chuyên môn nhất định theo hướng Kursk và đang tăng quân số thêm 2.000-3.000 binh sĩ mỗi tuần để bù đắp tổn thất.
Theo Voloshyn, Nga không có đủ quân để tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn.
“Cho đến nay chưa phát hiện thấy nhóm nào như vậy. Do đó, chúng tôi chỉ có thể nói rằng đối phương đang chuẩn bị cho các cuộc tấn công nhỏ hơn”
Trong những ngày gần đây, quân đội Mạc Tư Khoa đã tăng cường các cuộc tấn công vào Zaporizhzhia, nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự của thành phố này.
[Kyiv Independent: Russia attempts to capture new positions in Zaporizhzhia sector, preparing small-scale assaults, military says]
8. Nga đặt mục tiêu tuyển quân 133.000 người trong đợt tuyển quân mùa thu mới
Theo sắc lệnh được nhà độc tài Vladimir Putin ký vào hôm Thứ Hai, 30 Tháng Chín, Nga đang có kế hoạch huy động 133.000 người Nga từ tháng 10 đến tháng Giêng.
Những người đàn ông từ 18 đến 30 tuổi sẽ được huy động tham gia chiến dịch nghĩa vụ quân sự thường kỳ vào mùa thu.
Sắc lệnh này áp dụng cho những người Nga không thuộc lực lượng dự bị và phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Lệnh nghĩa vụ quân sự mùa thu năm 2023 bao gồm cả các khu vực bị sáp nhập bất hợp pháp là Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết vào tháng 3 rằng người Nga có khả năng sẽ tuyển dụng khoảng 30.000 người mỗi tháng để hỗ trợ tăng cường nỗ lực chiến tranh.
Ukraine đã thông qua luật về động viên vào tháng 4 như một phần của nỗ lực bổ sung quân số cho Quân đội. Nhu cầu tăng quân số vẫn tiếp diễn khi Nga tiếp tục tiến vào Tỉnh Donetsk và Ukraine sau khi mở một mặt trận mới tại Tỉnh Kursk của Nga.
Các cải cách luật pháp gần đây liên quan đến việc huy động cũng bao gồm luật hạ độ tuổi tối thiểu phải tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc từ 27 xuống 25.
Sau khi luật có hiệu lực tại Ukraine vào ngày 18 tháng 5, những người đàn ông trong độ tuổi quân ngũ được gia hạn 60 ngày để cập nhật dữ liệu cá nhân của họ để nhà nước có thể xác định vị trí của họ.
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, từ ngày 18 tháng 5 đến thời hạn giữa tháng 7, hơn 4,6 triệu nam giới trong độ tuổi nhập ngũ đã thực hiện nghĩa vụ quân sự.
[Kyiv Independent: Russia aims to draft 133,000 during new round of fall conscription]
9. Các tài liệu cho thấy Navalny có thể đã bị Putin hạ thủ bằng cách đầu độc
Lãnh đạo phe đối lập Nga Alexei Navalny đã có dấu hiệu bị đầu độc trước khi chết trong tù vào đầu năm nay, nhà hoạt động đối lập Vladimir Kara-Murza cho biết như trên vào hôm Thứ Ba, 01 Tháng Mười, trích dẫn các báo cáo của cổng thông tin The Insider của Nga đưa tin hôm thứ Hai, dựa vào các tài liệu chính thức của chính quyền Nga, chưa công bố nhưng bị rò rỉ cho cơ quan điều tra độc lập này.
Navalny, từ lâu được coi là đối thủ chính trị chính của Putin, đã chết trong một nhà tù ở Bắc Cực vào tháng 2. Nhà cầm quyền Nga cho rằng Navalny qua đời đột ngột vì nguyên nhân tự nhiên. Nhưng tuyên bố của chính quyền Nga hoàn toàn không không thuyết phục khi đưa ra phiên bản của họ về cách Navalny chết trong tù. Những người ủng hộ ông đã cáo buộc Điện Cẩm Linh giết ông, ngay cả khi chính quyền Nga đã cung cấp các báo cáo có chọn lọc về cái chết của ông.
Ủy ban điều tra Nga đã điều tra nguyên nhân cái chết của Navalny và cuối cùng kết luận rằng cái chết của ông “không mang tính chất bạo lực” mà là do “nhiều căn bệnh kết hợp”.
Tuy nhiên, theo The Insider, các tài liệu mà họ có được cho thấy thông tin liên quan đến các triệu chứng của Navalny đã bị xóa bỏ.
Theo báo cáo, một phiên bản trước đó của các tài liệu, có chữ ký của điều tra viên người Nga Alexander Varapaev, đã ghi lại rằng Navalny đã phải chịu những triệu chứng mà các chuyên gia y tế cho là phù hợp với tình trạng đầu độc.
“Tù nhân AA Navalny nằm xuống sàn và bắt đầu kêu đau dữ dội ở vùng bụng; anh ta bắt đầu nôn ra thức ăn trong dạ dày, lên cơn co giật và bất tỉnh, sự việc đã được báo ngay cho đội ngũ y tế của cơ sở cải tạo”, theo một tài liệu về vụ án kèm theo quyết định của ủy ban điều tra.
Tuy nhiên, theo Vladimir Kara-Murza, trong phiên bản cuối cùng của tài liệu, mọi thông tin liên quan đến đau bụng, nôn mửa và co giật đều đã bị xóa bỏ.
“Điều này khẳng định rằng chính bọn cầm quyền Nga cho rằng có điều gì đó mà họ không muốn tiết lộ”, Vladimir Kara-Murza nói và nhấn mạnh rằng “Nếu đó là những triệu chứng bình thường, thì tại sao họ lại không để nguyên?”
Tờ báo Nga này cũng có được một bản kiểm kê “các đồ vật bị tịch thu” lấy từ hiện trường cái chết của Navalny, bao gồm “các mẫu chất nôn”, mà phiên bản đầu tiên của tài liệu cho biết đã được nộp để giám định — mặc dù trong phiên bản cuối cùng của tài liệu, không có trường hợp nôn nào được báo cáo chính thức, theo Insider.
Đây không phải là vụ tấn công đầu tiên nhằm vào nhân vật đối lập nổi tiếng nhất của Nga. Navalny đã rơi vào tình trạng hôn mê vào tháng 8 năm 2020 sau khi bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok trong một vụ việc mà những người ủng hộ ông cho là một nỗ lực do nhà nước bảo trợ nhằm giết ông.
Navalny đã sống sót và sau khi điều trị tại Đức, ông đã trở về Nga vào năm 2021, nơi ông bị bắt ngay lập tức và bị giam giữ cho đến khi qua đời.
[Politico: Navalny may have been killed by poisoning, documents suggest: Report]
10. Bão Helene được sử dụng để kích động nội dung chống Ukraine gây hiểu lầm trực tuyến
Thảm họa do cơn bão Helene gây ra đang được các tuyên truyền viên Nga lợi dụng để khơi dậy sự phẫn nộ đối với việc chi tiêu của Hoa Kỳ ở Ukraine, cáo buộc Tòa Bạch Ốc “không cung cấp thêm viện trợ” và bỏ bê công dân Mỹ.
Nhiều bài đăng trên mạng xã hội vào cuối tuần đã cố gắng mô tả khoảng cách giữa viện trợ trong nước và quốc tế khi Florida, Georgia, Nam Carolina, Bắc Carolina, Virginia và Tennessee phải đối phó với thảm họa.
Sau khi đổ bộ vào Florida, nơi những cơn bão thủy triều tấn công các tòa nhà, cơn bão di chuyển về phía bắc, tấn công Georgia, Nam Carolina, Bắc Carolina và Tennessee, cũng như ảnh hưởng đến một số khu vực của Virginia, Tây Virginia, Illinois, Ohio và Kentucky.
Theo hãng thông tấn Associated Press, ít nhất 64 người đã thiệt mạng vì cơn bão.
Trong khi công tác hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa vẫn đang được tiến hành, một số người đã cố gắng liên hệ phản ứng của chính phủ Hoa Kỳ đối với cuộc khủng hoảng với Ukraine, cho rằng rất ít hoặc không có gì được cung cấp cho những người phải chịu đựng dọc theo đường đi của cơn bão.
Một bài đăng được xem 2,8 triệu lần trên X, của tài khoản bảo thủ @EndWokeness, mà nhóm Kiểm tra sự thật của Newsweek trước đây đã điều tra về nội dung sai lệch về Ukraine, cho biết: “'Viện trợ 2,4 tỷ đô la cho Ukraine' so với 'Không viện trợ thêm cho Bão Helene' - cách nhau 3 ngày.”
Bài đăng có kèm theo một đoạn video ghi lại cảnh Tổng thống Biden thông báo về viện trợ cho Ukraine và phát biểu vào Chúa Nhật rằng chính phủ liên bang không thể cung cấp thêm nguồn lực nào nữa, ông nói với ABC News rằng, “Chúng tôi đã lên kế hoạch trước một khoản tiền đáng kể, mặc dù họ vẫn chưa yêu cầu - vẫn chưa yêu cầu”, Tổng thống Biden cho biết vào hôm Chúa Nhật.
Một bài đăng khác của tài khoản @ShadowofEzra, được xem 1,5 triệu lần, cho biết: “Hoa Kỳ đã phân bổ hơn 16 tỷ đô la để hỗ trợ Ukraine và Israel, khiến chính công dân của mình cảm thấy bị bỏ rơi và lãng quên”.
Matt Walsh của tờ Daily Wire cũng viết: “Thật không may, các nạn nhân lũ lụt ở Bắc Carolina là công dân Hoa Kỳ, không phải Ukraine, vì vậy Chính quyền Tổng thống Biden không thấy lý do gì để giúp họ”.
Các bài đăng và video trên mạng xã hội cho thấy viện trợ liên bang cho những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa gần đây đã bị giữ lại trong khi hỗ trợ của Ukraine lại dễ dàng được mở rộng, đó là một mô tả gây hiểu lầm.
Thực tế là vào hôm thứ Bảy 28 Tháng Chín,, Tòa Bạch Ốc đã ra lệnh viện trợ liên bang để bổ sung cho các nỗ lực địa phương ở Florida và Bắc Carolina bao gồm các khoản tài trợ cho nhà ở tạm thời và sửa chữa nhà. Theo một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc, khoản hỗ trợ này cũng có thể bao gồm các khoản tiền để hỗ trợ các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và nước.
Trước khi cơn bão đổ bộ, Tòa Bạch Ốc cho biết đã chấp thuận yêu cầu tuyên bố tình trạng khẩn cấp từ Thống đốc các bang Alabama, Florida, Georgia, Bắc Carolina và Nam Carolina, cho phép FEMA “cung cấp hỗ trợ cho các biện pháp khẩn cấp nhằm cứu sống người, bảo vệ tài sản, sức khỏe và sự an toàn của công chúng, và tài trợ cho các biện pháp ứng phó khẩn cấp khác”.
Khoảng 1.500 nhân viên Liên bang đã được triển khai, với sự hỗ trợ của Lực lượng Cảnh vệ Hoa Kỳ, Quân đoàn Công binh Hoa Kỳ và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh với hàng triệu bữa ăn và xe tải chở hàng chục ngàn gallon nhiên liệu được bố trí sẵn.
Cách thức hỗ trợ đó được quản lý và bất kỳ vấn đề nào phát sinh từ đó vẫn còn phải chờ xem. Tuy nhiên, tuyên bố rằng chính phủ liên bang không cung cấp viện trợ hoặc tài trợ cho cuộc khủng hoảng là quá xa sự thật.
Theo Viện Kiel, đơn vị theo dõi việc phân bổ tiền tài trợ từ các quốc gia phương Tây cho Ukraine, Hoa Kỳ đã phân bổ 80 tỷ đô la cho các hoạt động tài chính, nhân đạo và quân sự từ ngày 24 Tháng Giêng năm 2022 đến ngày 30 tháng 6 năm 2024.
Tổng thống Biden đã công bố khoản viện trợ quân sự trị giá 8 tỷ đô la vào thứ năm, đây có thể là gói viện trợ cuối cùng mà ông thông qua trước khi rời nhiệm sở.
Sự việc xảy ra trước khi năm tài chính của Hoa Kỳ kết thúc vào thứ Hai, ngày 30 tháng 9, khi khoản tài trợ 5,9 tỷ đô la cho Ukraine sắp hết hạn.
Tổng thống Biden cho biết ông đã ủy quyền 5,5 tỷ đô la cho Quyền rút tiền của Tổng thống, cho phép tổng thống chuyển tiền quốc phòng từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ sang các nước ngoài mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội cho mỗi lần chuyển tiền.
2,4 tỷ đô la nữa đã được phân bổ thông qua Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, nhằm cung cấp cho Ukraine nhiều hệ thống phòng không, máy bay điều khiển từ xa và đạn dược không đối đất hơn, cũng như củng cố ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine.
Theo như phân tích năm 2024 của Viện Luật pháp, phần lớn nguồn tài trợ của Ukraine không trực tiếp chuyển đến Ukraine. Phần lớn vẫn ở Hoa Kỳ thông qua việc sản xuất vũ khí và thiết bị với các nguồn tài trợ khác được cung cấp với giá trị tương đương thông qua đào tạo, nhân sự và thiết bị hiện có.
Hơn nữa, việc tài trợ cho Ukraine đã trở thành chủ đề bị giám sát chặt chẽ và trì hoãn đáng kể, với sự phản đối của các thành viên Quốc Hội khiến hàng tỷ đô la viện trợ mới cho Kyiv bị chậm trễ trong nhiều tháng.
Những người theo đường lối cứng rắn và bảo thủ đã trích dẫn việc chi tiêu cho cuộc chiến ở Ukraine như một cách để tấn công các quyết định chính sách của chính quyền Tổng thống Biden, với lý do là thiếu đầu tư trong nước trái ngược với số tiền đã cung cấp cho Kyiv.
Trong một số trường hợp, điều này dẫn đến những tuyên bố sai lệch về số tiền đã chi và cách sử dụng tiền tài trợ. Những tin đồn sai lệch dai dẳng đã đeo bám Tổng thống Ukraine Volyodmyr Zelenskiy, khi ông bị cáo buộc chi hàng triệu đô la cho các bất động sản xa xỉ.
[Newsweek: Hurricane Helene Used To Stoke Misleading Anti-Ukraine Content Online]
Táo bạo: Biệt kích Kyiv đánh úp quân Nga, tái chiếm dàn khoan Hắc Hải. Bão tố Trung Đông lớn thêm
VietCatholic Media
15:01 02/10/2024
1. Ukraine tấn công vào giàn khoan Hắc Hải trong cuộc đột kích ban đêm
Hôm Thứ Tư, 02 Tháng Mười, một đoạn video đã được tình báo quân đội Ukraine, gọi tắt là GUR, công bố nhằm mục đích ghi lại cảnh chiến đấu bên cạnh cơ sở hạ tầng năng lượng ở Hắc Hải, nơi diễn ra cuộc chiến dữ dội trong suốt quá trình Mạc Tư Khoa xâm lược toàn diện Ukraine.
Theo bản dịch, chú thích bên dưới các bức ảnh cho biết, “quân đội Ukraine đã đẩy lùi được quân Nga ra khỏi Petr Godovanets” trong cuộc đột kích đêm Thứ Hai, 30 Tháng Chín.
Ukraine News Live đã đăng đoạn clip tương tự trên X, viết rằng, “biệt kích Ukraine đã bắn súng máy 12,7 ly vào giàn khoan Petro Godovanets đang bốc cháy trong một cuộc đột kích ban đêm ở Hắc Hải.”
Trong khi đó, WarTranslated đã đăng cùng một đoạn clip trên X, viết rằng đó là “một nỗ lực tấn công 'Petr Godovanets', một trong những giàn khai thác khí đốt ở Hắc Hải do Nga kiểm soát”.
“Các biệt kích quân của đơn vị đặc biệt 'Dozor' thuộc Cục Biên phòng Nhà nước và cơ quan tình báo quân đội đang làm việc”, WarTranslated viết.
Petr Petro Godovanets là một trong bốn giàn khoan khí đốt mà Ukraine cho biết vào tháng 9 năm 2023 rằng họ đã tấn công sau khi bị chính quyền thân Nga ở Crimea chiếm giữ sau khi Mạc Tư Khoa sáp nhập bán đảo này vào năm 2014.
Các giàn khoan này được gọi chung là các Tháp Boyko, nằm giữa Crimea và Odesa ở phía tây bắc Hắc Hải.
Vị trí của chúng gần Đảo Rắn, nơi từng diễn ra giao tranh vào đầu cuộc chiến, khiến chúng trở thành một tài sản chiến lược quan trọng và các nền tảng này cũng có thể đóng vai trò là căn cứ triển khai lực lượng, bãi đáp trực thăng và hệ thống hỏa tiễn tầm xa.
Ukraine đã thực hiện một số cuộc tấn công vào Hạm đội Hắc Hải của Nga, chẳng hạn như vào tháng 9 khi thuyền điều khiển từ xa của hải quân tấn công một cảng ở thành phố Novorossiysk thuộc vùng Krasnodar.
Hàng loạt cuộc tấn công đã buộc Nga phải di dời nhiều tàu chiến của mình từ Sevastopol ở Crimea đến Novorossiysk.
Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công vào tàu của Nga bằng thuyền điều khiển từ xa trên biển Magura V5. Vào tháng 5, Cục Tình báo Ukraine cho biết các hoạt động này đã gây thiệt hại trị giá 500 triệu đô la cho các tàu hải quân của Nga.
Thuyền điều khiển từ xa Magura V5 được Kyiv mô tả là “vũ khí tốt nhất mà Ukraine có” để nhắm vào hạm đội Hắc Hải, nhưng quân đội Ukraine được cho là có hai thuyền điều khiển từ xa trên biển khác có thể tấn công Novorossiysk—Sea Baby và Kozak Mamai.
[Newsweek: Ukraine Targets Black Sea Rig in Night Raid Footage]
2. Nga tuyên án tù chung thân cho người đàn ông đánh bom xe làm bị thương một nhà văn ủng hộ chiến tranh
Một tòa án ở Mạc Tư Khoa đã tuyên án tù chung thân đối với một người đàn ông hôm Thứ Ba, 01 Tháng Mười, vì tội đánh bom xe vào tháng 5 năm 2023 khiến nhà văn ủng hộ chiến tranh và cựu chiến binh người Nga Zakhar Prilepin bị thương nặng.
Phương tiện truyền thông nhà nước Nga đã tuyên bố rằng tù nhân Alexander Permyakov có cả quốc tịch Ukraine và Nga và cáo buộc thêm rằng anh ta đã hành động thay mặt cho Kyiv — với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ
Prilepin đã bị Ukraine, Liên Hiệp Âu Châu, Anh và Canada trừng phạt vào năm 2022 vì ủng hộ cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Theo một số báo cáo của phương tiện truyền thông Nga, ông đã gia nhập Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga để chiến đấu chống lại Ukraine vào Tháng Giêng năm 2023.
Trước đó, Prilepin đã chiến đấu cùng các chiến binh ủy nhiệm của Nga ở Tỉnh Donetsk từ năm 2016 đến năm 2018 và thường xuyên lên tiếng ủng hộ cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
Vụ đánh bom xe xảy ra tại thành phố Nizhny Novgorod của Nga và khiến cả hai chân của Prilepin bị gãy, cùng nhiều thương tích khác. Vụ việc cũng khiến tài xế của Prilepin tử vong.
Truyền thông nhà nước Nga tuyên bố Permyakov đã thú nhận vụ tấn công sau khi bị bắt và cáo buộc anh ta đã được Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU tuyển dụng và hứa trả 20.000 đô la. Trong các tường thuật trước đó, Permyakov luôn phủ nhận mình không có liên quan đến vụ tấn công.
SBU không xác nhận hoặc phủ nhận sự liên quan của mình trong vụ tấn công, nhưng nhóm đảng phái Atesh đã nhận trách nhiệm thực hiện vụ việc.
Không có cách nào để xác minh độc lập tính hợp lệ của lời thú tội được cho là của Permyakov. Nga không cung cấp quyền truy cập minh bạch vào hệ thống pháp luật của mình và các tổ chức nhân quyền quốc tế từ lâu đã nêu chi tiết về tình trạng lạm dụng tràn lan trong các nhà tù, cũng như việc sử dụng tra tấn để ép buộc thú tội.
Một số nhà tuyên truyền, quan chức ủy nhiệm và những nhân vật ủng hộ chiến tranh khác của Nga đã bị nhắm tới để ám sát, một số trong đó đã thành công, ở cả vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của Ukraine và tại chính nước Nga.
Vào tháng 4 năm 2023, một vụ nổ tại một quán cà phê ở trung tâm thành phố St. Petersburg đã giết chết nhà tuyên truyền người Nga Vladlen Tatarsky và làm bị thương hàng chục người khác.
[Kyiv Independent: Russia sentences man to life in prison for car bomb attack that wounded pro-war writer]
3. Quốc gia NATO ‘Không loại trừ’ việc gửi quân tới Ukraine
Theo Benjamin Haddad, Bộ trưởng Bộ các vấn đề Âu Châu của Pháp, Paris không loại trừ khả năng gửi quân tới Ukraine.
Paris, cùng với các đồng minh NATO khác, đã huấn luyện hơn 100.000 quân Ukraine kể từ khi chiến tranh bắt đầu và vào tháng 2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết không có sự đồng thuận nào về việc triển khai quân bộ binh tới Ukraine, nhưng “không có gì bị loại trừ”.
Các đồng minh NATO đã cố gắng cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine, nhưng sự hiện diện của “lực lượng trên bộ” dưới bất kỳ hình thức nào cũng có thể làm dấy lên nỗi lo sợ về sự leo thang. Bất kể những dè dặt của phương Tây, Mạc Tư Khoa vẫn mô tả cuộc xâm lược của mình là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa Nga và liên minh.
Tờ báo Pháp Le Monde đưa tin vào tháng 5 rằng Pháp có thể cử huấn luyện viên đến Ukraine để huấn luyện quân đội nước này, sau một thỏa thuận được tổng tư lệnh Kyiv, Tướng Oleksandr Syrskyi đồng thanh.
Trong khi cuộc tranh luận về việc liệu có nên cho phép sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga hay không đang diễn ra, Haddad đã nhắc lại lập trường của tổng thống Pháp liên quan đến lập trường mới nhất của Paris về viện trợ quân sự cho Ukraine.
Haddad nói với tờ báo Đức Berliner Zeitung rằng: “Tổng thống Macron đã nhiều lần nói rằng chúng ta không được loại trừ bất cứ điều gì, và điều đó vẫn đúng, đặc biệt là đối với các nhiệm vụ huấn luyện”.
Sau đó, ông được hỏi liệu điều này có nghĩa là “lập trường của Pháp vẫn là việc triển khai quân bộ binh tới Ukraine không bị loại trừ?”
“Đúng vậy,” Haddad trả lời tờ báo.
Ở một diễn biến khác trong cuộc phỏng vấn, Haddad cho biết Pháp “tin rằng Ukraine phải được đưa vào vị thế tự vệ” và “quốc gia duy nhất chọn leo thang kể từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 là Nga”.
“Nga đã chọn đóng cánh cửa ngoại giao”, ông nói thêm. “Đó là lý do tại sao Tổng thống Macron tin rằng chúng ta nên ngừng đặt ra các ranh giới đỏ và dựa vào cái mà chúng ta gọi là sự mơ hồ chiến lược”.
Macron đã thúc đẩy thay đổi chính sách để cho phép Kyiv tấn công các căn cứ quân sự bên trong nước Nga bằng vũ khí tầm xa tinh vi.
Trong bài phát biểu tại Liên Hiệp Quốc tuần trước, Macron cho biết Nga đang “tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược lãnh thổ ở Ukraine”. Ông nói thêm rằng “vì lợi ích chung của các quốc gia, chúng ta cần bảo đảm rằng các quyền hợp pháp của Ukraine được khôi phục nhanh nhất có thể và một nền hòa bình công bằng và lâu dài được xây dựng”.
Hôm Thứ Ba, 01 Tháng Mười, Mark Rutte, tân Tổng Thư Ký NATO, đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ Ukraine, ông cho biết đây là ưu tiên hàng đầu của ông. “Chúng ta phải bảo đảm rằng Ukraine sẽ thắng thế như một quốc gia có chủ quyền, độc lập và dân chủ”, ông nói thêm.
[Newsweek: NATO Nation Does 'Not Exclude' Sending Troops to Ukraine]
4. Liên Hiệp Âu Châu cảnh báo về ‘cuộc chiến tranh khu vực nguy hiểm’ khi Iran và Israel trao đổi hỏa lực
Liên Hiệp Âu Châu cảnh báo cuộc tấn công của Iran vào Israel qua đêm có thể leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn, khi hai nước đối đầu trong một cuộc chiến leo thang có nguy cơ nhấn chìm toàn bộ Trung Đông.
Trong một tuyên bố mà POLITICO lần đầu tiên nhìn thấy vào tối thứ Ba, phát ngôn nhân về các vấn đề đối ngoại của Ủy ban Âu Châu, Peter Stano, cho biết khối này “lên án mạnh mẽ nhất các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo của Iran nhằm vào Israel, đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh khu vực”.
Theo nội dung các cuộc gọi từ Phố Downing, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đều lên án cuộc tấn công của Iran và nhấn mạnh cần tránh leo thang thêm trong các cuộc gọi riêng với Thủ tướng Anh Keir Starmer.
Hàng trăm hỏa tiễn đã được bắn vào Israel vào tối Thứ Ba, 01 Tháng Mười. Phát ngôn nhân Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Trung Tá Jonathan Conricus, cảnh báo người dân nên trú ẩn trong các hầm trú ẩn kiên cố ở các thị trấn và thành phố trên khắp cả nước. Trận pháo kích diễn ra vài giờ sau khi quân đội Israel tiến hành “các cuộc tấn công trên bộ có mục tiêu và cục bộ” ở nước láng giềng Li Băng, buộc tới 100.000 cư dân phải rời bỏ nhà cửa, theo Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn.
Đồng thời, Stano ám chỉ rằng cả hai bên đều phải chịu trách nhiệm cho sự leo thang này: “Những đợt tấn công và trả đũa liên tiếp đã thúc đẩy một vòng xoáy xung đột không thể kiểm soát”, ông nói. “Liên Hiệp Âu Châu vẫn cam kết hoàn toàn đóng góp vào việc giảm căng thẳng và ngăn chặn một cuộc chiến tranh khu vực nguy hiểm”.
Hôm Thứ Sáu, 27 Tháng Chín, Israel đã tiến hành một cuộc không kích tại Beirut, thủ đô của Li Băng, giết chết thủ lĩnh lâu năm của Hezbollah là Hassan Nasrallah. Trong khi đó, vào tháng 8, tình báo Israel đã giết chết thủ lĩnh Hamas là Ismail Haniyeh trong khi thủ lĩnh của nhóm chiến binh này đang ở Tehran để dự lễ nhậm chức của tổng thống mới của đất nước, Mahmoud Peszkesian.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock đã lên tiếng ủng hộ những người kêu gọi kiềm chế, nói rằng “chúng tôi đã khẩn cấp cảnh báo Iran về sự leo thang nguy hiểm này. Iran phải dừng cuộc tấn công ngay lập tức. Nó đang đẩy khu vực này đến bờ vực thẳm”.
Và Starmer, sau khi nhấn mạnh rằng đất nước ông sát cánh cùng Israel, đã nói: “Tôi vô cùng lo ngại rằng khu vực này đang bên bờ vực và tôi vô cùng lo ngại về nguy cơ tính toán sai lầm”.
Sự leo thang mạnh mẽ trong cuộc xung đột diễn ra sau gần một năm căng thẳng giữa Israel và Hezbollah, nhóm chiến binh kiểm soát phần lớn miền nam Li Băng và là một phần của “Trục kháng chiến” do Iran hậu thuẫn, đã tăng cường các cuộc tấn công kể từ khi cuộc chiến ở Gaza bắt đầu.
Theo các quan chức y tế địa phương, kể từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7 tháng 10, cuộc tấn công quân sự của Israel vào vùng đất tách biệt của người Palestine đã giết chết hơn 40.000 người.
[Politico: EU warns of ‘dangerous regional war’ as Iran and Israel trade blows]
5. Nga có kế hoạch tăng hơn 25% kinh phí cho Putin và phủ tổng thống
Theo dự thảo ngân sách năm 2025 được công bố hôm Thứ Ba, 01 Tháng Mười, Nga đang có kế hoạch tăng 25,6% ngân sách dành cho nhà độc tài Vladimir Putin và Điện Cẩm Linh.
Chi phí cho Putin và các nhân viên của Điện Cẩm Linh sẽ tăng lên 30,9 tỷ rúp, hay 332 triệu đô la. Phần lớn chi phí — 21 tỷ rúp, hay 235 triệu đô la, được dành cho việc tăng lương cho tổng thống và nhân viên của ông.
Các khoản chi phí khác sẽ được dùng để mua hàng hóa cho Putin và đội ngũ nhân viên của chính quyền, gồm khoảng 2.000 người.
Do chưa thấy có hồi kết ngay lập tức cho cuộc chiến toàn diện ở Ukraine, chính phủ Nga cũng sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên 13,2 ngàn tỷ rúp, hay 142 tỷ đô la, vào năm 2025 từ mức dự kiến là 10,4 ngàn tỷ rúp, hay 111 tỷ đô la, vào năm 2024.
Ngược lại, chi tiêu xã hội dự kiến sẽ giảm chỉ còn 7,7 ngàn tỷ rúp, hay 87 tỷ đô la, tương đương 21,1% ngân sách Nga vào năm 2024. Con số này sẽ tiếp tục giảm vào năm 2025, còn 6,49 ngàn tỷ rúp, hay 69 tỷ đô la, được phân bổ cho chi tiêu xã hội vào năm 2025, chiếm 15,7% tổng chi tiêu.
Các nhà kinh tế dự đoán rằng Nga đang trên đà suy thoái kinh tế nghiêm trọng do tình trạng thiếu hụt lao động đáng kể và những hạn chế đặt ra đối với các ngành chủ chốt vốn thúc đẩy tăng trưởng.
Vào tháng 2 năm 2024, tình báo Hoa Kỳ ước tính rằng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, Nga đã chi tới 211 tỷ đô la cho các hoạt động quân sự ở Ukraine. Cuộc chiến cũng khiến Nga thiệt hại tới 1,3 ngàn tỷ đô la về tăng trưởng kinh tế cho đến năm 2026, một nguồn tin giấu tên trong tình báo Hoa Kỳ nói với Reuters.
[Kyiv Independent: Russia plans more than 25% increase of funding for Putin, presidential administration]
6. Ukraine tăng cường sản xuất quốc phòng, thử nghiệm thành công hỏa tiễn đạn đạo, Zelenskiy nói
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết tại diễn đàn công nghiệp quốc phòng quốc tế lần thứ hai của Ukraine vào ngày 1 tháng 10 rằng Ukraine đã tăng sản lượng đạn dược trong nước theo cấp số nhân trong hai năm qua và đã thử nghiệm thành công hỏa tiễn đạn đạo của riêng mình.
Ukraine đã tổ chức diễn đàn công nghiệp quốc phòng quốc tế đầu tiên vào mùa thu năm 2023, quy tụ hơn 250 nhà thầu quốc phòng từ khắp nơi trên thế giới. Diễn đàn năm nay được tổ chức tại Kyiv, bao gồm gần 300 công ty từ hơn 30 quốc gia.
Bài phát biểu của Zelenskiy nhấn mạnh đến thành công của Ukraine trong việc thúc đẩy năng lực sản xuất quốc phòng.
“Chỉ riêng trong nửa đầu năm nay, Ukraine đã sản xuất lượng đạn pháo và đạn cối nhiều gấp 25 lần so với cả năm 2022”, Zelenskiy cho biết.
Theo tổng thống, Ukraine hiện có thể sản xuất 4 triệu máy bay điều khiển từ xa mỗi năm và đã ký hợp đồng 1,5 triệu. Nước này cũng đang sản xuất từ 15-20 pháo tự hành Bohdana mỗi tháng.
Zelenskiy cũng thảo luận về việc phát triển vũ khí tầm xa, bao gồm máy bay điều khiển từ xa mang hỏa tiễn Palianytsia của Ukraine và hỏa tiễn đạn đạo nội địa.
“Hỏa tiễn đạn đạo mới của chúng tôi đã vượt qua các cuộc thử nghiệm bay thành công”, ông nói.
Zelenskiy lần đầu tiên đề cập rằng Ukraine đã thử nghiệm hỏa tiễn đạn đạo của riêng mình vào cuối tháng 8, mặc dù ông không chia sẻ thông tin chi tiết về dự án này.
Vũ khí tầm xa sản xuất trong nước có tầm quan trọng then chốt đối với chiến lược quốc phòng của Ukraine vì các đối tác phương Tây từ chối cho phép tấn công sâu vào Nga bằng hỏa tiễn do nước ngoài sản xuất. Bất chấp lời kêu gọi của Zelenskiy tới Washington trong chuyến thăm Tòa Bạch Ốc gần đây, Hoa Kỳ vẫn không thay đổi chính sách về các cuộc tấn công tầm xa.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller cho biết vào ngày 30 tháng 9 rằng Kyiv có thể tấn công các mục tiêu ở nội địa Nga bằng vũ khí do Ukraine sản xuất mà không cần sự cho phép của Hoa Kỳ
Ukraine đã thành công trong việc tấn công các mục tiêu quân sự, bao gồm các phi trường và kho đạn dược, sâu trong lãnh thổ Nga bằng máy bay điều khiển từ xa tầm xa.
[Kyiv Independent: Ukraine boosts defense production, successfully tests ballistic missile, Zelensky says]
7. Bộ trưởng quốc phòng Ukraine sa thải 3 thứ trưởng trong cuộc cải tổ lớn
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov đã sa thải ba thứ trưởng và một Tổng Thư Ký, công bố một cuộc cải cách lớn đối với lĩnh vực quản lý quốc phòng thời chiến.
“Hệ thống Bộ Quốc phòng Ukraine — Quân đội, Tổng cục Tình báo và Cơ quan Vận tải Đặc biệt — là một vành đai khép kín trong thời gian thiết quân luật. Điều này có nghĩa là mọi quy trình bên trong phải rõ ràng và được kiểm soát. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm tác động đến họ, dù là bên ngoài hay bên trong, đều không thể chấp nhận được”, Umerov cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba.
“Trong bối cảnh này, những thay đổi về mặt nhân sự đang diễn ra. Tôi đã ký một văn bản gửi Nội các Ukraine về việc cách chức các thứ trưởng Stanislav Haider, Oleksandr Serhiy, Yuriy Dzhygyr và Tổng Thư Ký Lyudmila Darahan”, ông nói thêm, không cung cấp thêm chi tiết nào, ngoại trừ việc Haider đã được chuyển sang một vị trí mới trong văn phòng bộ trưởng quốc phòng.
Quân đội Ukraine đang phải vật lộn để có nguồn cung cấp quốc phòng ổn định, khi lực lượng Nga tiến về phía trước ở khu vực Donetsk, nơi họ vừa tiến vào thành trì lâu đời của Ukraine là Vuhledar. Ngoài ra, quân đội Điện Cẩm Linh đã nối lại các cuộc không kích ở khu vực Zaporizhzhia, chuẩn bị cho các cuộc tấn công trên bộ ở khu vực đó.
Umerov cũng cho biết Ukraine sẽ bắt đầu cải cách hệ thống mua sắm quốc phòng.
“Spetstechnoexport được chuyển từ Tổng cục Tình báo sang Bộ Quốc phòng. Tôi bắt đầu hoàn thành việc dọn dẹp hệ thống mua sắm với sự hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thực thi pháp luật và chống tham nhũng”, Umerov cho biết.
Spetstechnoexport là một trong những cơ quan mua sắm quốc phòng của Ukraine.
Năm ngoái, Cục Chống tham nhũng Quốc gia Ukraine tuyên bố các cựu giám đốc Spetstechnoexport bị tình nghi rửa tiền hơn 2 triệu đô la vào năm 2014-2015, là những năm đầu Nga xâm lược Ukraine.
Bộ Quốc phòng cũng tiếp tục cải cách Cơ quan Mua sắm Quốc phòng Nhà nước và Cơ quan Mua sắm Quốc phòng Phi sát thương, gọi tắt là DOT, đưa các quy trình này gần hơn với tiêu chuẩn của NATO, Umerov nói thêm.
“ Các hội đồng giám sát riêng biệt cho cả hai cấu trúc sẽ sớm được thành lập. Việc đệ trình lên Nội các Bộ trưởng Ukraine sẽ được thực hiện trong tuần này”, Umerov cho biết.
[Politico: Ukraine’s defense minister fires 3 deputies in big shake-up]
8. Bộ Ngoại giao bác bỏ báo cáo của Financial Times rằng bộ trưởng đã thảo luận về các thỏa hiệp lãnh thổ
Hôm Thứ Tư, 02 Tháng Mười, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Heorhii Tykhyi cho biết Bộ trưởng Ngoại giao mới của Ukraine Andrii Sybiha đã không thảo luận về các thỏa hiệp lãnh thổ với Nga trong các cuộc họp gần đây với những người đồng cấp phương Tây của mình, bác bỏ báo cáo của Financial Times, rằng ông đã thảo luận về “các giải pháp thỏa hiệp tiềm năng”.
Tykhyi cho biết: “Tôi đã tham dự mọi cuộc họp của Bộ trưởng Ngoại giao Sybiha tại New York và không có bất kỳ sự thỏa hiệp về lãnh thổ nào được đề xuất, thảo luận hoặc thậm chí ám chỉ trong bất kỳ cuộc họp nào”.
“Ngược lại, lập trường của Bộ trưởng rất vững chắc và ông ấy đã nhấn mạnh điều đó sau cánh cửa đóng kín,” Tykhyi nói. “Không thể có sự thỏa hiệp nào về chủ quyền hoặc toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.”
Bình luận của Tykhyi nhắc đến một bài báo trên Financial Times ngày 1 tháng 10 nói rằng Sybiha đã thảo luận riêng về những thỏa hiệp tiềm năng với các đối tác phương Tây trong chuyến đi tới New York để tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tuần trước.
Tờ Financial Times đã trích dẫn lời nhiều nhà ngoại giao Âu Châu đã tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Các nhà ngoại giao được cho là đã ghi nhận “các quan chức Ukraine cởi mở hơn khi thảo luận về khả năng đồng ý ngừng bắn ngay cả khi quân đội Nga vẫn ở trên lãnh thổ của họ”.
Theo Financial Times, Sybiha được cho là đã “có giọng điệu thực dụng hơn về khả năng đàm phán đổi đất lấy an ninh” so với người tiền nhiệm Dmytro Kuleba.
Theo Tykhyi, thông tin từ các nguồn của Financial Times “hoàn toàn sai sự thật” và đặt ra câu hỏi về việc “ai lại quan tâm đến việc lan truyền những thông tin sai lệch như vậy”.
[Kyiv Independent: Foreign Ministry refutes FT report that minister discussed territorial compromises]
9. Các lực lượng Nga đã hành quyết 16 tù binh chiến tranh Ukraine gần Pokrovsk, các công tố viên cho biết
Văn phòng Tổng công tố Ukraine cho biết vào ngày 1 tháng 10, lực lượng Nga đã bắn chết 16 tù binh chiến tranh ở Tỉnh Donetsk, đây là vụ hành quyết hàng loạt binh lính đầu hàng lớn nhất được ghi nhận trên chiến trường.
Bằng chứng về vụ hành quyết đã xuất hiện trên mạng xã hội vào đầu ngày 1 tháng 10. Các tù binh chiến tranh được cho là đã bị giết sau khi đầu hàng ở tiền tuyến gần Pokrovsk.
Văn phòng Tổng công tố cho biết họ đang xác minh tài liệu được công bố trực tuyến và điều tra các tình tiết xung quanh vụ án.
Văn phòng Tổng công tố cho biết việc hành quyết tù binh chiến tranh là “hành vi vi phạm trắng trợn và trắng trợn Công ước Geneva”.
“Đây là vụ hành quyết tù binh chiến tranh Ukraine quy mô lớn nhất được biết đến ở tiền tuyến,” Tổng công tố Andriy Kostin cho biết.
“Việc giết người và tra tấn tù nhân không phải là tình cờ, mà là một chính sách có chủ đích của giới lãnh đạo quân sự và chính trị Nga”, ông nói thêm.
Vào đầu tháng 9, lực lượng Nga đã hành quyết ba tù binh chiến tranh Ukraine gần Toretsk ở Donetsk. Văn phòng Tổng công tố cho biết đầu năm nay rằng họ đang điều tra hơn 50 vụ hành quyết tù binh chiến tranh Ukraine.
[Kyiv Independent: Russian forces execute 16 Ukrainian POWs near Pokrovsk, prosecutors say]
10. ‘Ukraine sẽ là thành viên NATO mạnh thứ 2’ ở Âu Châu, Bộ trưởng Ngoại giao Latvia cho biết
Bộ trưởng Ngoại giao Latvia Baiba Braze cho biết vào ngày 1 tháng 10 rằng Ukraine sẽ có quân đội mạnh thứ hai trong NATO tại lục địa Âu Châu sau khi gia nhập liên minh.
Phát biểu tại một cuộc thảo luận chuyên đề tại Diễn đàn An ninh Warsaw, Braze chỉ ra rằng quân đội Ukraine sẽ có “kinh nghiệm chiến đấu” và “cam kết chính trị rõ ràng để trở thành lực lượng giỏi nhất”.
“Ukraine sẽ là thành viên NATO mạnh thứ hai, ít nhất là ở lục địa Âu Châu”, bộ trưởng lưu ý, đồng thời nói thêm rằng nước này sẽ chỉ bị vượt qua bởi các cường quốc quân sự như Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ukraine đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 9 năm 2022 nhưng vẫn chưa nhận được lời mời chính thức.
Bất chấp kỳ vọng lớn ở Kyiv, hai hội nghị thượng đỉnh đồng minh gần đây nhất chỉ mang lại những bước tiến mới hướng tới việc tăng cường hợp tác giữa Ukraine và NATO và tuyên bố rằng con đường gia nhập của nước này là “không thể đảo ngược”.
Kể từ khi cuộc chiến tranh toàn diện nổ ra, Ukraine không chỉ huy động một lực lượng lớn để chống lại cuộc xâm lược của Nga mà còn nhận được nguồn cung cấp vũ khí và đào tạo rộng rãi từ phương Tây và đã tăng cường khả năng tương tác với quân đội NATO.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha phát biểu trong cùng cuộc thảo luận rằng đất nước ông “phải là một phần của gia đình xuyên Đại Tây Dương” và cộng đồng xuyên Đại Tây Dương cần Ukraine để “bảo đảm an ninh” và “có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh”.
Trả lời câu hỏi về việc phương Tây có thể làm gì để giúp Kyiv hơn nữa, Sybiha nêu ra sự cần thiết phải thừa nhận tư cách thành viên NATO và Liên Hiệp Âu Châu trong tương lai của Ukraine. Điều này đòi hỏi phải thực hiện các chính sách công nhận điều này, ví dụ, trong ngân sách Liên Hiệp Âu Châu.
“Ngân sách này phải phản ánh... rằng Ukraine là thành viên của Liên Hiệp Âu Châu, đây phải là ngân sách mở rộng.”
Nhà ngoại giao hàng đầu của Ukraine cũng liệt kê các năng lực quân sự quan trọng mà đất nước ông cần, bao gồm “hệ thống phòng không, đạn pháo và máy bay điều khiển từ xa” và hỗ trợ mở rộng quy mô ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine.
Sybiha tiếp tục nhấn mạnh nhu cầu hỗ trợ quốc tế cho công thức hòa bình của Ukraine. Ông giải thích rằng kế hoạch chiến thắng của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, mới được trình bày tại Hoa Kỳ, không thay thế công thức này mà chỉ đóng vai trò là công cụ để thực hiện.
“Không có gì liên quan đến Ukraine mà không có Ukraine, không thỏa hiệp về toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của chúng ta, và không thỏa hiệp với kẻ xâm lược gây tổn hại đến Ukraine”, Bộ trưởng ngoại giao nêu tên các điều kiện của Kyiv.
“Chúng tôi không có đặc quyền dung thứ cho các vùng xám hoặc xung đột đóng băng ở Âu Châu”, Sybiha nói, nhấn mạnh rằng vấn đề toàn vẹn lãnh thổ bao gồm cả Crimea.
[Kyiv Independent: 'Ukraine will be 2nd strongest NATO member' in Europe, Latvian FM says]
11. Chính phủ Thụy Điển xem xét lệnh cấm ăn xin trên toàn quốc
Chính phủ trung hữu của Thụy Điển và đảng Dân chủ Thụy Điển cực hữu đang xem xét tính khả thi của lệnh cấm ăn xin trên toàn quốc.
“Điều này là tốt và hoàn toàn cần thiết”, Linda Lindberg, lãnh đạo đảng Dân chủ Thụy Điển, phát biểu trong cuộc họp báo hôm Thứ Ba, 01 Tháng Mười.
Lindberg tuyên bố rằng: “Ăn xin rất hiếm ở Thụy Điển cho đến đầu những năm 2010 khi nhiều công dân Liên Hiệp Âu Châu từ các quốc gia khác đến Thụy Điển để ăn xin”, đồng thời nói thêm rằng hiện tượng này đã dẫn đến những tội phạm có hệ thống và tinh vi hơn.
“ Theo chúng tôi, việc mọi người đi khắp nửa Âu Châu để ăn xin bên ngoài các cửa hàng của chúng tôi là không hợp lý”, bà nói và cho biết thêm rằng lệnh cấm ăn xin đã có từ trước ở Thụy Điển.
Lệnh cấm ăn xin là một trong những lời hứa tranh cử ban đầu của đảng Dân chủ Thụy Điển, cùng với ba đảng cánh hữu cầm quyền của đất nước đã giành được đa số phiếu mong manh trong cuộc bầu cử quốc gia năm 2022. Đảng Dân chủ Thụy Điển cung cấp sự hỗ trợ bên ngoài cho chính phủ.
Một điều tra viên đã được chỉ định để tìm hiểu cách lệnh cấm như vậy có thể được thực hiện hợp pháp — mà không vi phạm các công ước quốc tế và nhân quyền — và trình bày những phát hiện của họ lên quốc hội Thụy Điển vào cuối tháng 6 năm 2025.
Một số thành viên của Đảng Tự do đối lập cho biết họ sẽ không bỏ phiếu ủng hộ lệnh cấm. Tuy nhiên, Lindberg vẫn lạc quan.
Bà nói: “Tôi sẽ không loại trừ khả năng vào mùa hè tới, chúng ta sẽ có một cơ sở được chuẩn bị kỹ lưỡng và cân bằng đến mức các đảng khác cũng có thể cân nhắc hỗ trợ”.
[Politico: Swedish government considers national ban on begging]
10 điều người Công Giáo cần biết về Kitô hữu Li Băng. Lịch sử Hezbollah và ảnh hưởng ở Li Băng
VietCatholic Media
17:46 02/10/2024
1. Hezbollah ra đời như thế nào?
Năm 1982, Hezbollah được các giáo sĩ Hồi giáo thành lập và được Iran tài trợ chủ yếu để chống lại cuộc xâm lược Li Băng của Israel. Các cuộc xâm lược của Israel năm 1982 và 1978 đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Li Băng; nhiều thị trấn ở phía nam đã bị phá hủy và một số lượng lớn người Shiite đã phải rời bỏ nhà cửa của họ. Ngoài ra, người Shiite từ lâu đã không được đại diện đầy đủ trong nền chính trị Li Băng. Cả hai yếu tố này đều gây ra sự phẫn nộ trong cộng đồng người Shiite địa phương, khiến họ trở thành mảnh đất màu mỡ để tuyển dụng. Hezbollah được thành lập bởi các ủy ban Shiite địa phương, dưới sự lãnh đạo của Ruhollah Khomeini. Lực lượng của họ được huấn luyện và tổ chức bởi một nhóm gồm 1.500 Vệ binh Cách mạng Iran đến từ Iran với sự cho phép của chính phủ Syria, chính phủ này đã xâm lược vùng cao nguyên phía đông Li Băng, cho phép họ quá cảnh đến một căn cứ ở thung lũng Bekaa.
Ý thức hệ của Hezbollah được tóm tắt là chủ nghĩa cấp tiến Shiite; Hezbollah theo thần học Hồi giáo Shiite do nhà lãnh đạo Iran Ayatollah Ruhollah Khomeini phát triển. Hezbollah phần lớn được thành lập với sự hỗ trợ của những người theo Khomeini vào đầu những năm 1980 để truyền bá cách mạng Hồi giáo và theo một phiên bản riêng biệt của ý thức hệ Hồi giáo Shiite do Khomeini phát triển, người lãnh đạo “Cách mạng Hồi giáo” ở Iran. Mặc dù Hezbollah ban đầu có mục tiêu biến Li Băng thành một nước cộng hòa Hồi giáo Faqihi chính thức, nhưng mục tiêu này đã bị từ bỏ để ủng hộ một đường lối tiệm tiến hơn.
Hezbollah tổ chức và duy trì một chương trình phát triển xã hội rộng lớn và điều hành các bệnh viện, dịch vụ tin tức, cơ sở giáo dục. Một trong những tổ chức được thành lập của họ, Chiến dịch tái thiết của Jihad Al Binna, chịu trách nhiệm cho nhiều dự án phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng ở Li Băng. Hezbollah kiểm soát Viện Martyr, nơi trả trợ cấp cho “gia đình của những chiến binh tử trận “ trong chiến đấu.
Nói cách khác, Hezbollah hoạt động như một nhà nước bên trong nhà nước Li Băng chính thức.
2. 10 điều cần biết về Kitô hữu ở Li Băng
Các cuộc không kích của Israel vào phía nam và phía đông đất nước một lần nữa thu hút sự chú ý đến nỗi thống khổ của “Vùng đất cây hương nam”.
Một lần nữa, sự chú ý của thế giới đang đổ dồn về Li Băng, một quốc gia đã phải chịu đựng quá nhiều trong những năm gần đây. Bắt đầu từ thứ Hai, các cuộc không kích của Israel nhắm vào lực lượng dân quân Hezbollah do Iran hậu thuẫn, giết chết hàng trăm người. Đỉnh cao của các cuộc không kích là việc giết chết lãnh tụ tối cao Hezbollah là ông Hassan Nasrallah. Trong ban lãnh đạo 9 người của Hezbollah, 7 người đã bị giết chỉ còn lại 2 người.
Các cuộc không kích đã khiến hàng ngàn người dân Li Băng phải rời bỏ quê hương và làm dấy lên nỗi lo sợ về sự leo thang lớn trong chiến dịch quân sự kéo dài một năm của Israel chống lại Hamas ở Gaza.
Các sự kiện này cũng – một lần nữa – tập trung vào sự hiện diện của một cộng đồng Kitô giáo coi Thánh Địa, bao gồm cả Li Băng, là quê hương. Ở đây, chúng tôi trình bày một số sự kiện ngắn gọn nhưng có liên quan về các Kitô hữu ở “Vùng đất của những cây hương nam”.
Dưới đây là 10 điều người Công Giáo nên biết về Li Băng
Thứ nhất: Người theo Kitô giáo chiếm một tỷ lệ đáng kể trong dân số Li Băng.
Síp có tỷ lệ Kitô hữu lớn nhất ở Trung Đông, nhưng Li Băng đứng thứ hai. Li Băng từng có 90% dân số theo Kitô Giáo. Tình hình đã suy thoái nhanh chóng. Theo ước tính năm 2020 được báo cáo trong CIA World Factbook, Kitô hữu chiếm 32,4% dân số cả nước, trong đó người Công Giáo Maronite là nhóm Kitô hữu lớn nhất, chiếm khoảng 21%. Ngoài ra còn có các nhóm nhỏ hơn, bao gồm Chính thống giáo Hy Lạp, Syriac và Coptic; Người Công Giáo Hy Lạp Latinh, Chaldean, Syriac, Coptic và Melkite; Người theo đạo Tin lành và các thành viên của Giáo hội Assyriô Đông phương.
Người Hồi giáo chiếm 67,8% dân số Li Băng, chia thành 31,9% Sunni, 31,2% Shiite và một số ít người Alawite và Ismaili. Người Druze chiếm 4,5% dân số. Có một số lượng rất nhỏ người Do Thái, Baha'i, Phật tử và Ấn Độ giáo.
Hezbollah là lực lượng dân quân Shiite.
Thứ hai: Dân số theo Kitô giáo đang giảm dần rất nhanh.
Nghèo đói và thất nghiệp đã gia tăng trong những năm gần đây. Các tranh chấp chính trị đã cản trở sự tiến bộ. Và đồng tiền của Li Băng đã rơi tự do. Nhiều chuyên gia có trình độ có thể tìm thấy một cuộc sống tốt đẹp hơn ở nước ngoài đã làm như vậy, và nhiều người trong số họ là Kitô hữu. Một vụ nổ lớn ở Cảng Beirut bốn năm trước đã ảnh hưởng không cân xứng đến các khu phố theo Kitô giáo.
Thứ ba, Li Băng là một phần của Thánh Địa.
Cây hương nam Li Băng được sử dụng trong đền thờ do Vua Solomon xây dựng ở Giêrusalem, và cung cấp một ẩn dụ trong các thánh vịnh và các đoạn văn thơ khác. Cựu Ước có rất nhiều các tham chiếu đến Li Băng.
Tác giả Cornelia B. Horn lưu ý rằng Li Băng không được nhắc đến tên trong Tân Ước, nhưng các Thánh Matthêu và Thánh Máccô chứng thực rằng Chúa Kitô đã đến thăm các khu vực ở cực bắc Palestine và xa hơn nữa.
Tyre và Sidon, được Chúa Kitô nhắc đến, vẫn là những thành phố của Li Băng cho đến ngày nay.
Đền thờ Đức Mẹ Maria của người Li Băng này là nơi Đức Mẹ đã đợi Chúa Giêsu khi Người đến thăm Tyre và Sidon
Thứ Tư, các Kitô hữu đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập đất nước Li Băng hiện đại, và Tổng thống nước này luôn là Kitô hữu.
Theo linh mục đại kết Ronald Roberson, viết trong cuốn The Eastern Christian Churches: A Brief Survey, khi Pháp trao trả độc lập hoàn toàn cho Li Băng vào năm 1943, họ đã cố gắng bảo đảm sự an toàn cho cộng đồng Maronite bằng cách vạch ra các ranh giới bảo đảm đa số Maronite vĩnh viễn và thiết lập một hiến pháp bảo đảm, trong số những điều khác, rằng tổng thống sẽ luôn là một Kitô hữu Maronite. Sự sắp xếp này đã bị đe dọa bởi cuộc nội chiến kéo dài 15 năm nổ ra vào năm 1975. Chẳng mấy chốc, các Kitô hữu không còn chiếm đa số trong nước nữa, vì hàng ngàn người Maronite đã rời khỏi đất nước để tạo dựng cuộc sống mới cho mình ở phương Tây, và sự tồn tại của Li Băng dường như không chắc chắn.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2017, tổng thống Li Băng lúc bấy giờ, Michel Aoun, đã nói với Aleteia:
“Li Băng là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và nền văn minh khác nhau, và cấu trúc xã hội của nơi này bao gồm tất cả các tín ngưỡng Hồi giáo và Thiên chúa giáo chung sống hòa thuận, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và cân bằng chính trị, và đây là bằng chứng cho thấy nơi này đã là một mô hình tinh vi trong suốt thời kỳ chinh phục của người Hồi giáo cho đến ngày nay.”
Quốc hội cũng có hạn ngạch dành cho Kitô hữu và các tín hữu đạo Hồi. Hezbollah là một đảng chính trị và có 13 ghế trong Quốc hội Li Băng.
Thứ năm, Giáo hội Maronite luôn hiệp thông với Rôma.
Theo Cha Roberson, Giáo hội Maronite bắt nguồn từ cuối thế kỷ thứ 4, khi một tu viện được thành lập xung quanh nhân vật lôi cuốn là tu sĩ St. Maron. Đến thế kỷ thứ 8, các tu sĩ “di chuyển cùng nhóm tín hữu của họ đến vùng núi xa xôi của Li Băng, nơi họ tồn tại trong sự cô lập tương đối trong nhiều thế kỷ”.
Do các cuộc Thập tự chinh, người Maronite đã tiếp xúc với Giáo hội La tinh vào thế kỷ 12. Năm 1182, toàn bộ quốc gia Maronite chính thức xác nhận sự hợp nhất với Rôma.
“Người Maronite có truyền thống lâu đời rằng Giáo hội của họ không bao giờ thiếu sự hiệp thông với Tòa thánh,” Cha Roberson viết.
Phụng vụ Maronite có nguồn gốc từ Tây Syria, nhưng chịu ảnh hưởng của truyền thống Đông Syria và La tinh, Cha Roberson giải thích: “Phụng Vụ Thánh Thể về cơ bản là một biến thể của phụng vụ Syriac của Thánh James. Ban đầu được cử hành bằng tiếng Syriac, phụng vụ này phần lớn được cử hành bằng tiếng Ả Rập kể từ cuộc xâm lược của người Ả Rập. “
Thứ Sáu, một cuộc họp đại kết quan trọng đã diễn ra ở Li Băng.
Ủy ban quốc tế chung về đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo hội Chính thống đã ban hành một số tài liệu và tuyên bố kể từ khi thành lập vào năm 1980. Phiên họp toàn thể lần thứ 7 của ủy ban diễn ra tại Trường Thần học Balamand ở Li Băng vào tháng 6 năm 1993. Tuyên bố đưa ra từ cuộc họp đã bác bỏ hiện tượng “chủ nghĩa thống nhất” như một phương pháp cần tuân theo hoặc như một mô hình cho sự thống nhất mà Giáo Hội Công Giáo và Chính thống đang tìm kiếm.
Thứ Bẩy, các Đức Giáo Hoàng gần đây đã ca ngợi tầm quan trọng của Li Băng, là “Hơn cả một quốc gia”
Li Băng thường được coi là hình mẫu cho toàn bộ Trung Đông, một phần không nhỏ là do sự ổn định tương đối của các mối quan hệ liên tôn trong nước.
“Li Băng không chỉ là một quốc gia: đó là thông điệp về tự do và là ví dụ về chủ nghĩa đa nguyên cho cả phương Đông lẫn phương Tây”, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phát biểu vào năm 1989, gần cuối cuộc nội chiến kéo dài 15 năm ở Li Băng.
Năm 2020, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố Ngày cầu nguyện và ăn chay toàn thế giới cho Li Băng, tập hợp xung quanh ngài tất cả các nhà lãnh đạo Kitô giáo trong khu vực để cùng cầu nguyện.
Trong buổi tiếp kiến chung ngày 2 tháng 9 tại Vatican năm đó, Đức Giáo Hoàng đã gọi một linh mục người Li Băng cầm lá cờ của đất nước mình đến đứng cạnh ngài. Cầm lá cờ như một biểu tượng cho sự gần gũi của Giáo hội với đất nước đang đau khổ, ngài bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với đức tin của người dân vào Chúa và khả năng biến đất nước của họ thành “nơi khoan dung, tôn trọng và cùng tồn tại độc đáo trong khu vực đó”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc lại lời khẳng định của Đức Gioan Phaolô II rằng Li Băng là một “thông điệp” và có sứ mệnh đặc biệt và quan trọng ở Trung Đông. Trong Ngày cầu nguyện, ngài nói: “Đây là một quốc gia nhỏ bé nhưng vĩ đại, nhưng hơn thế nữa, đây là một thông điệp chung về hòa bình và tình huynh đệ phát sinh từ Trung Đông”.
Thứ Tám, Li Băng là quê hương của một người chữa bệnh vĩ đại được cả thế giới yêu mến.
Thánh Charbel Makhlouf, người sống tại Tu viện St. Maron ở Annaya, đã chứng minh nhiều lần rằng ngài là một người cầu bầu mạnh mẽ cho những người tìm kiếm sự chữa lành. Không lâu sau khi ngài qua đời vào đêm Giáng Sinh năm 1898, người ta đã nhìn thấy một luồng sáng phát ra từ ngôi mộ của ngài. Sau đó, thi thể của ngài được khai quật và phát hiện là không bị phân hủy. Thi thể ngài vẫn như vậy cho đến nay. Những người hành hương bắt đầu đổ xô đến ngôi mộ của Charbel và có những báo cáo về các ca chữa lành, nhưng rõ ràng là ngài đã chữa lành cho những người ở xa như Phoenix, Arizona.
Thứ Chín, Li Băng đã tiếp nhận nhiều người tị nạn.
Đất nước này đã tiếp nhận người tị nạn từ nhiều cuộc xung đột và điểm nóng khác nhau trong khu vực. Người tị nạn Syria đã đến Li Băng trong giai đoạn 2011-2015 và đã có tới 1,5 triệu người ở đất nước này. Nhiều người tị nạn đang sống ở các khu vực theo Kitô giáo của Li Băng. Đất nước này cũng đã tiếp nhận người tị nạn Palestine trong một thời gian dài.
Thứ Mười, Có một lễ phong chân phước quan trọng đã diễn ra ở Li Băng vào mùa hè này.
Người Công Giáo tại Li Băng đã vui mừng vào ngày 2 tháng 8 vừa qua, khi Giáo hội chính thức tuyên bố bậc đáng kính Estephan El Douaihy, một Thượng Phụ thế kỷ 17 của Giáo hội Maronite, là chân phước, trong một nghi lễ ban đêm có vẻ như không phải ở thế giới này, đặc biệt là khi xem xét đến những căng thẳng trong nước.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công nhận một phép lạ nhờ lời chuyển cầu của bậc đáng kính Estephan El Douaihy vào ngày 14 tháng 3, mở đường cho việc tuyên chân phước cho ngài.
Đức Thượng phụ El Douaihy sống từ năm 1630 đến năm 1704 và có ảnh hưởng lớn đến lịch sử và sự phát triển của Giáo hội Maronite.
Source:Aleteia
3. Đức Thánh Cha gặp gỡ 17 nạn nhân bị lạm dụng tại Bruxelles
Chiều thứ Sáu, ngày 27 tháng Chín, sau khi từ Đại học Leuven trở về Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở thủ đô Bruxelles, Đức Thánh Cha Phanxicô dành hai tiếng đồng hồ để gặp gỡ và lắng nghe 17 nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng tính dục.
Cuộc gặp gỡ này đã được Hội đồng Giám mục Bỉ loan báo trong những ngày trước đó, nhưng không chính thức xác định. Trong diễn văn hôm 27 tháng Chín trước chính phủ và các tầng lớp xã hội của Bỉ, Đức Thánh Cha cũng đã lên án những vụ lạm dụng ấy.
Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết trong cuộc gặp gỡ, các nạn nhân đã kể với Đức Thánh Cha những đau khổ của họ và họ mong đợi Giáo hội dấn thân chống lại những vụ lạm dụng.
Đức Thánh Cha đã lắng nghe và bày tỏ sự gần gũi với đau khổ của họ, cũng như cám ơn vì sự can đảm của họ. Đức Thánh Cha nói lên tâm tình tủi hổ vì những gì họ đã chịu khi còn nhỏ vì các linh mục đã được ủy thác chăm sóc họ. Ngài ghi nhận những thỉnh cầu của họ để có thể cứu xét.
Sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha, một vài nạn nhân đã họp với giới báo chí, trong số này có ông Jean Marc Turine, tác giả một cuốn sách, trong đó ông kể lại mình đã bị bốn linh mục lạm dụng từ năm 13 tuổi, và sau đó tại trường thánh Micae ở Bruxelles. Ông kể: tình trạng bị lạm dụng đã đưa đẩy ông rơi vào nạn nghiện rượu. Ông nói: “Tôi không được bình an, nhưng tôi đã thấy một người rất tử tế, thông minh và đó là điều tôi chờ đợi nơi ngài.
Ông đã nói với Đức Giáo Hoàng như một người lắng nghe và đã thấy ngài là một người cảm thương, một người đồng cảm”.
Còn bà Anne Sophie thì cho biết đã có ấn tượng mành vì thấy Đức Giáo Hoàng xúc động, trong khi lắng nghe điều bà kể lại. Sau cùng, chính Đức Thánh Cha xin lỗi chúng tôi. Ngài đã nói một điều rất quan trọng, đó là những tội ác này không thể rơi vào thời hiệu. Và các linh mục là những người trách nhiệm khi lạm dụng xảy ra, nhưng nếu giám mục biết mà không làm gì thì cả giám mục cũng phải chịu trách nhiệm”.
Thánh Ca
Thánh Ca Tháng Mân Côi: Mùa Mân Côi đã về - Sáng tác: Dấu Chân - Trình bày: Kim Thúy
Kim Thúy
02:05 02/10/2024