Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Mẹ Mân Côi - Nỗi Lòng Mẹ Maria - Lá Sầu Riêng
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
06:40 03/10/2008
NỖI LÒNG MẸ MARIA
LÁ SẦU RIÊNG
Ở đời tình mẹ là thiêng liêng nhất, cao cả nhất. Nếu không có tình mẹ, có lẽ chúng ta khó có thể cảm nghiệm được thế nào là một tình yêu tinh ròng, thanh khiết, không một toan tính ích kỷ nhỏ nhoi nào. Tình mẹ là một tình yêu vô vị lợi, sống hết mình vì con. Ca dao đã nói rất nhiều về những hy sinh của mẹ như:
"Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn".
Và rồi khi trái gió trở trời, lòng mẹ cũng quặn đau vì con:
"Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi".
Có lẽ chúng ta đều biết đến câu chuyện “Lá sầu riêng” của sân khấu cải lương đã từng trình diễn. Đó là câu chuyện thật cảm động về tình thương của người mẹ hết mình vì tương lại và hạnh phúc của con. Truyên kể về một người mẹ nhà quê, nghèo nàn. Cuộc đời cơ cực với cảnh mẹ goá con côi. Cuộc sống bữa no bữa đói, khiến bà lo sợ cho tương lai của đứa con. Bà đã chấp nhận gửi con cho một gia đình giầu có trong làng, và rồi bà tình nguyện ở bên đứa trẻ để chăm sóc nó với tư cách là một vú nuôi. Năm tháng trôi qua, khi bà đã già yếu, và đứa con do tay bà chăm sóc đã thành danh giữa đời. Bà nghĩ rằng đã tới lúc nói cho con biết sự thật về nguồn gốc của nó, và chắc chắn nó sẽ vui mừng lắm, vì có một người mẹ đã quên cả bản thân mình để lo cho con. Bà nghĩ rằng, lúc đó những giọt nước mắt sung sướng của hai mẹ con nhận ra nhau sẽ dạt dào lắm! Nhưng tiếc thay, điều đó đã không xảy ra! Đứa con không chấp nhận sự thật ấy. Nó đã xua đuổi bà. Nó không dám nhận bà là mẹ. Nó sợ điều này sẽ ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp nó ở đời. Thay cho những giọt nước mắt sung sướng là những giọt nước mắt tủi nhục đắng cay. Bà đã thốt lên trong tiếng nấc nghẹn ngào: “Con ơi! Ngày con còn bé, mẹ cho con một cục kẹo, con đã theo mẹ cả ngày, bây giờ mẹ cho con cả cuộc đời, sao con nỡ lòng xua đuổi mẹ hở con?”.
Tình thương của mẹ trần thế đôi khi cũng quặn đau vì sự đoạn tình, đoạn nghĩa của con. Tình thương của người Mẹ thiên quốc càng quặn đau hơn khi con đang xa lìa vòng tay che chở của Mẹ. Người Mẹ thiên quốc cũng đau khổ vì những đứa con đã không nhìn nhận sự trợ giúp của Mẹ. Người Mẹ thiên quốc vẫn đang bị xúc phạm bởi chính thái độ khước từ của con.
Tháng Mân Côi, Giáo hội mời gọi chúng ta hướng về Mẹ Maria là mẹ của Chúa Giê-su cũng là mẹ của chúng ta. Xưa bên cây thập giá Chúa đã trao phó thánh Gioan cho Mẹ. Qua Gioan, Mẹ Maria đã nhận làm mẹ của cả nhân loại. Từ nay Mẹ là mẹ của từng người chúng ta. Từ nay Mẹ sẽ bao bọc chúng ta như mẹ đã từng bao bọc hài nhi Giê-su. Từ nay Mẹ Maria sẽ chăm sóc chúng ta như xưa đã chăm sóc cho Chúa Giê-su con Mẹ. Từ nay Mẹ Maria sẽ đứng bên cuộc đời chúng ta như Mẹ đã đứng kề bên thánh giá Chúa. Từ nay cái đau của chúng ta cũng là nỗi đau của Mẹ. Vì tình mẹ mãi mãi là thế. Hết mình vì con. Chấp nhận khổ vì con. Một tình yêu quên cả chính mình để hết lòng chăm sóc đoàn con như tình mẹ trần thế mà ca dao đã từng nói: “Đêm mùa thu mẹ ru con ngủ - Năm canh dài thức trọn năm canh”.
Thế nhưng, Mẹ Maria đã được gì khi làm mẹ chúng ta? Mẹ có vui khi làm mẹ nhân loại hay không? Nếu vui tại sao mỗi khi Mẹ hiện ra ở nơi này, nơi kia Mẹ đều khóc, đều trầm ngâm, đều lo lắng cho sự an nguy của con cái? Mẹ đều khóc cho nhận thế tội tình. Mẹ đều khóc vì những đứa con sa đàng tội lỗi nhưng không chịu quay trở về. Phải chăng mẹ cũng đang đau khổ khi nhìn thấy những người con vì danh vọng ở đời, vì vinh hoa phú quý mà đánh mất tình mẹ? Phải chăng kịch bản “lá sầu riêng” đang diễn tả nỗi lòng của Mẹ thiên quốc? Nếu đúng vậy, Mẹ cũng đang bảo chúng ta: “Con ơi! Chẳng lẽ chỉ vì một chút bổng lộc trần gian mau qua mà con đã vội quên tình mẹ? Và không lẽ chỉ vì những vinh hoa trần thế mau qua mà con đã từ chối mẹ sao? Hãy nhận mẹ làm mẹ để mẹ tiếp tục yêu con, để mẹ tiếp tục hy sinh cho con, và để mẹ tiếp tục che chở bảo vệ con”.
Xin cho mỗi người chúng ta biết nhận ra tình thương của mẹ để sám hối ăn năn về những lỗi lầm của mình. Xin giúp chúng ta đừng vì vinh hoa phú quý mà lạc xa tình mẹ. Ước gì chúng ta luôn trân trọng tình mẹ, luôn gắn bó với mẹ, luôn cậy dựa vào mẹ để nhờ Mẹ và qua Mẹ chúng ta lãnh nhận được muôn vàn ơn lành hồn xác của Chúa. Amen
LM. Jos Tạ duy Tuyền
LÁ SẦU RIÊNG
Ở đời tình mẹ là thiêng liêng nhất, cao cả nhất. Nếu không có tình mẹ, có lẽ chúng ta khó có thể cảm nghiệm được thế nào là một tình yêu tinh ròng, thanh khiết, không một toan tính ích kỷ nhỏ nhoi nào. Tình mẹ là một tình yêu vô vị lợi, sống hết mình vì con. Ca dao đã nói rất nhiều về những hy sinh của mẹ như:
"Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn".
Và rồi khi trái gió trở trời, lòng mẹ cũng quặn đau vì con:
"Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi".
Có lẽ chúng ta đều biết đến câu chuyện “Lá sầu riêng” của sân khấu cải lương đã từng trình diễn. Đó là câu chuyện thật cảm động về tình thương của người mẹ hết mình vì tương lại và hạnh phúc của con. Truyên kể về một người mẹ nhà quê, nghèo nàn. Cuộc đời cơ cực với cảnh mẹ goá con côi. Cuộc sống bữa no bữa đói, khiến bà lo sợ cho tương lai của đứa con. Bà đã chấp nhận gửi con cho một gia đình giầu có trong làng, và rồi bà tình nguyện ở bên đứa trẻ để chăm sóc nó với tư cách là một vú nuôi. Năm tháng trôi qua, khi bà đã già yếu, và đứa con do tay bà chăm sóc đã thành danh giữa đời. Bà nghĩ rằng đã tới lúc nói cho con biết sự thật về nguồn gốc của nó, và chắc chắn nó sẽ vui mừng lắm, vì có một người mẹ đã quên cả bản thân mình để lo cho con. Bà nghĩ rằng, lúc đó những giọt nước mắt sung sướng của hai mẹ con nhận ra nhau sẽ dạt dào lắm! Nhưng tiếc thay, điều đó đã không xảy ra! Đứa con không chấp nhận sự thật ấy. Nó đã xua đuổi bà. Nó không dám nhận bà là mẹ. Nó sợ điều này sẽ ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp nó ở đời. Thay cho những giọt nước mắt sung sướng là những giọt nước mắt tủi nhục đắng cay. Bà đã thốt lên trong tiếng nấc nghẹn ngào: “Con ơi! Ngày con còn bé, mẹ cho con một cục kẹo, con đã theo mẹ cả ngày, bây giờ mẹ cho con cả cuộc đời, sao con nỡ lòng xua đuổi mẹ hở con?”.
Tình thương của mẹ trần thế đôi khi cũng quặn đau vì sự đoạn tình, đoạn nghĩa của con. Tình thương của người Mẹ thiên quốc càng quặn đau hơn khi con đang xa lìa vòng tay che chở của Mẹ. Người Mẹ thiên quốc cũng đau khổ vì những đứa con đã không nhìn nhận sự trợ giúp của Mẹ. Người Mẹ thiên quốc vẫn đang bị xúc phạm bởi chính thái độ khước từ của con.
Tháng Mân Côi, Giáo hội mời gọi chúng ta hướng về Mẹ Maria là mẹ của Chúa Giê-su cũng là mẹ của chúng ta. Xưa bên cây thập giá Chúa đã trao phó thánh Gioan cho Mẹ. Qua Gioan, Mẹ Maria đã nhận làm mẹ của cả nhân loại. Từ nay Mẹ là mẹ của từng người chúng ta. Từ nay Mẹ sẽ bao bọc chúng ta như mẹ đã từng bao bọc hài nhi Giê-su. Từ nay Mẹ Maria sẽ chăm sóc chúng ta như xưa đã chăm sóc cho Chúa Giê-su con Mẹ. Từ nay Mẹ Maria sẽ đứng bên cuộc đời chúng ta như Mẹ đã đứng kề bên thánh giá Chúa. Từ nay cái đau của chúng ta cũng là nỗi đau của Mẹ. Vì tình mẹ mãi mãi là thế. Hết mình vì con. Chấp nhận khổ vì con. Một tình yêu quên cả chính mình để hết lòng chăm sóc đoàn con như tình mẹ trần thế mà ca dao đã từng nói: “Đêm mùa thu mẹ ru con ngủ - Năm canh dài thức trọn năm canh”.
Thế nhưng, Mẹ Maria đã được gì khi làm mẹ chúng ta? Mẹ có vui khi làm mẹ nhân loại hay không? Nếu vui tại sao mỗi khi Mẹ hiện ra ở nơi này, nơi kia Mẹ đều khóc, đều trầm ngâm, đều lo lắng cho sự an nguy của con cái? Mẹ đều khóc cho nhận thế tội tình. Mẹ đều khóc vì những đứa con sa đàng tội lỗi nhưng không chịu quay trở về. Phải chăng mẹ cũng đang đau khổ khi nhìn thấy những người con vì danh vọng ở đời, vì vinh hoa phú quý mà đánh mất tình mẹ? Phải chăng kịch bản “lá sầu riêng” đang diễn tả nỗi lòng của Mẹ thiên quốc? Nếu đúng vậy, Mẹ cũng đang bảo chúng ta: “Con ơi! Chẳng lẽ chỉ vì một chút bổng lộc trần gian mau qua mà con đã vội quên tình mẹ? Và không lẽ chỉ vì những vinh hoa trần thế mau qua mà con đã từ chối mẹ sao? Hãy nhận mẹ làm mẹ để mẹ tiếp tục yêu con, để mẹ tiếp tục hy sinh cho con, và để mẹ tiếp tục che chở bảo vệ con”.
Xin cho mỗi người chúng ta biết nhận ra tình thương của mẹ để sám hối ăn năn về những lỗi lầm của mình. Xin giúp chúng ta đừng vì vinh hoa phú quý mà lạc xa tình mẹ. Ước gì chúng ta luôn trân trọng tình mẹ, luôn gắn bó với mẹ, luôn cậy dựa vào mẹ để nhờ Mẹ và qua Mẹ chúng ta lãnh nhận được muôn vàn ơn lành hồn xác của Chúa. Amen
LM. Jos Tạ duy Tuyền
Tràng Chuỗi Của Người Học Trò
Nguyễn Thị Thu Vân
10:08 03/10/2008
Tràng Chuỗi Của Người Học Trò
Từ trước đến nay có lẽ chẳng một ai trên thế gian này có thể đếm được những ơn lành hồn xác mà Đức Mẹ Maria đã ban cho nhân loại. Đôi khi người ta ngậm ngùi rơi lệ vì chính mình đã bất hiếu với người mẹ đẻ của mình lúc mẹ mình còn sống, người ta cảm thấy hối hận khi mình đã không cư xử đúng lễ nghĩa với người đã mang nặng đẻ đau, đã nuôi dưỡng cái xác của mình. Nhưng thật sự thì rất ít ai đã nhỏ lệ vì sự vô ơn, thờ ơ, bạc bẽo của mình đối với người mẹ thiên quốc, một người mẹ luôn thương yêu, nâng đỡ, chăm lo cho mỗi người cả hồn lẫn xác trong từng giây phút của cuộc đời.
Thông thường người đời rất lấy làm hãnh diện và khoe với bạn bè, bà con lối xóm khi có được một người mẹ giàu sang, nhiều tiền lắm bạc, có địa vị cao trong xã hội, giỏi giang, đẹp đẽ, hiền lành. Nhưng có lẽ rất ít ai lại đi khoe với người khác về sự cao sang, về nét đẹp mỹ miều của người mẹ thiên quốc, chẳng mấy ai đưa ảnh Mẹ Maria ra để khoe rằng Mẹ tôi là nữ vương thiên đàng, là suối nguồn ơn thiêng, là mạch ân sủng, từ bi vô ngần. Thật ra thì chẳng có gì là sai trái khi người đời đặt nặng lòng tri ân, cảm mến, kính trọng đối với người mẹ trần gian, người đã mang thân xác mình vào đời. Nhưng tiếc thay có một số người đã quên bẳng, không nhìn nhận, hoặc không biết đến người mẹ thiên quốc, đấng sẽ đưa linh hồn mình về trời để ít nhất cũng có cùng một tâm tình tương tự. Chính vì vậy việc loan truyền lòng tin kính Mẹ, trông cậy Mẹ với người khác cũng là một phần nào tỏ bày sự yêu mến, biết ơn, cảm tạ Mẹ và đó cũng là một món qùa vô giá trao tặng cho tha nhân.
Câu chuyện dưới đây bắt đầu xảy ra vào mùa hè năm 1999. Mùa hè năm ấy tôi còn là một sinh viên thực tập, đó là mùa thực tập cuối cùng mà tôi cần phải hoàn thành để có thể lấy được mảnh bằng đại học thứ nhất của mình. Năm ấy tôi đã được một công ty lớn mướn vào làm việc cùng với nhiều sinh viên khác từ khắp nơi trên nước Mỹ quy tụ về. Vì là những ngành về khoa học kỹ thuật nên rất ít nữ sinh theo học, chính vì vậy phần lớn các sinh viên được nhận vào làm việc là phái nam, số nữ sinh viên chỉ chiếm khoảng 5% mà tôi là đứa con gái Á Châu và cũng là cô gái Việt Nam duy nhất trong đợt thực tập mùa hè đó.
Công ty ấy có chương trình đặc biệt để giúp đỡ các sinh viên hiểu biết thêm về kinh nghiệm làm việc, về việc lựa chọn công việc thích hợp sau này. Người ta đã tình nguyện đến để chia sẻ những bí quyết thành công trong nghề nghiệp, kể cả chia sẻ đức tin. Đây là một chương trình thiện nguyện do các nhân viên trong và ngoài công ty cộng tác, họ đều là những người có địa vị cao như giám đốc, phó giám đốc, quản lý. .. Những người này đã ra trường và làm việc rất lâu năm, giàu kinh nghiệm từ cách làm việc, đến cách tổ chức, người ta đã soạn thảo những buổi diễn giải rất hay. Họ đã không ngần ngại bỏ thời giờ qúy báu của mình để đến chia sẻ những bài học qúy gía về cuộc sống, để hướng dẫn những học sinh sắp tốt nghiệp cách xử thế khi đi tìm việc làm, đôi khi họ phải trả lời những câu hỏi rất ngớ ngẩn của mấy anh chàng sinh viên ngủ gục nữa.
Có đôi lần tôi không tham dự, một trong những lần ấy là buổi nói chuyện về đức tin của nhóm người theo đạo Tin Lành. Chính vì vậy nên trưa hôm ấy tôi đã mang thức ăn để ăn trưa ngay tại bàn làm việc của mình. Thình lình tôi nghe một giọng nói ở phía sau lưng:
- Hi, tại sao không đi tham dự buổi hội thảo hôm nay?
Tôi trả lời mà không hề ngoáy đầu lại nhìn:
- Tôi là người Công Giáo, không phải Tin Lành. Tại sao anh lại cũng không đi?
Anh ta nói:
- Tôi cũng không phải là người Tin Lành.
Tôi không buồn quay lại, vẫn tiếp tục ăn và hỏi tiếp:
- Anh đạo gì vậy?
- Tôi không theo đạo gì hết. Anh ấy trả lời.
Lúc nghe như vậy tôi mới bắt đầu quay lại nhìn người đối thoại. Đó là một người thanh niên Mỹ trắng, tóc vàng hoe, đôi mắt rất sáng, khoảng ngoài hai mươi tuổi. Người học trò này có khuôn mặt hiền lành, trang phục đơn sơ giản dị, nụ cười tươi, trông anh ta vui vẻ lắm. Lúc thấy tôi bắt đầu quay lại nhìn thì anh chàng này mới kéo cái ghế bên cạnh tôi để ngồi xuống nói chuyện. Anh ta hỏi:
- Đạo Công giáo và Tin Lành đều tin Chúa Giêsu, có gì khác nhau đâu?
Tôi không giải thích mà hỏi ngược lại:
- Nếu không khác nhau thì tại sao lại có hai tên khác nhau?
Người này tỏ vẻ thích thú với câu nói của tôi nên tiếp lời ngay:
- Đúng rồi, phải khác nhau chứ!
Tôi chưa kịp nói gì thì anh ta đã tiếp tục kể:
- Lúc tốt nghiệp trung học tôi đã được học bổng của một trường Đại Học Công Giáo, tôi đang học ở trường đó. Buổi trưa nào tôi cũng nghe tiếng chuông nhà thờ đổ, chẳng biết người ta rung chuông để làm gì, tại vì không có ai mở cửa nhà thờ hết.
Lúc ấy vốn liếng tiếng Anh về các từ ngữ tôn giáo của tôi còn bập bẹ, tuy tôi cũng đoán biết là chuông nhà thờ thường đổ buổi trưa để đọc kinh truyền tin nhưng tôi chẳng biết giải thích thế nào cho anh ta hiểu. Chính vì vậy nên tôi bèn đem cái hình Đức Mẹ mang theo trong ví ra đưa cho anh ấy xem và nói:
- Chuông nhà thờ đổ buổi trưa để nhắc người ta đọc kinh kính mừng đó. Anh biết hình ai đây không?
Anh ấy nhìn một lát xong trả lời:
- Mary
Tôi hỏi thêm:
- Mary là ai?
Anh ta cười hồn nhiên và nói:
- Jesus là con trai của Mary. Ngày nào đi học tôi cũng phải đi ngang qua một bức tượng Mary rất lớn, người ta thường đặt bông hồng ở dưới chân của Mary.
Tôi giải thích:
- Có lẽ người ta dâng hoa cho Mary để tỏ lòng yêu mến, xin ơn hoặc tạ ơn gì đó.
Anh ấy đổi hướng câu chuyện rất nhanh:
- Tại sao trông cô trầm tĩnh? Tôi đã quan sát cô nhiều lần rồi.
Tôi thấy anh chàng này nói chuyện cũng ngồ ngộ nên trả lời ngay:
- Tại vì tôi hay cầu nguyện nên tôi giữ im lặng. Anh có tin vào lời cầu nguyện không?
- Tôi đã đọc quyển sách Sức Mạnh của Lời Cầu Nguyện nhưng tôi chưa thử bao giờ.
- Anh có muốn thử cầu nguyện với Mary không?
- Muốn, nhưng tôi không biết cầu nguyện. Cô chỉ cho tôi đi.
Tôi bắt đầu chỉ cho anh ta cách làm dấu thánh giá, bảo anh ta lập lại vài lần cho thuộc. Thế là hết giờ ăn trưa hôm ấy, mọi người trở lại làm việc. Tối lại lúc về nhà, tôi đã tìm một cái tràng hạt và một cái hình Đức Mẹ mới để ngày hôm sau mang lên đưa cho anh ta. Lúc đưa cho anh ta tôi nói:
- Anh hãy giữ bức ảnh và cái tràng chuỗi này luôn bên mình, Mary sẽ phù hộ cho anh.
Ngày hôm sau nữa tôi đã tìm được trong internet bản kinh lạy cha, kinh kính mừng, kinh sáng danh bằng tiếng Anh, tôi in ra và đưa cho anh ta. Lúc ấy tôi không tìm được kinh tin kính mà chỉ biết trong sách lễ ở nhà thờ có bản kinh này. Tôi rất ngại vào nhà thờ lấy sách để đi copy kinh tin kính cho anh ta. Tại vì tôi sợ nếu người khác thấy như vậy sẽ hiểu lầm rằng tôi là kẻ ăn cắp. Nhà thờ tôi đi là nhà thờ của một giáo xứ Mỹ nên tôi càng ngại chuyện này hơn. Tôi cũng không tìm được phần nguyện gẫm bao gồm năm sự vui, năm sự thương, năm sự mừng bằng tiếng Anh. Nhưng nếu lúc ấy tìm được thì tôi cũng chẳng dám đưa cho anh ta vì tôi sợ dài qúa anh ấy sẽ ngán mà không đọc. Tôi đã chỉ cho anh ấy cách lần chuỗi và dặn dò kỹ lưỡng:
- Buổi tối anh nhớ lần chuỗi trước khi đi ngủ. Anh cứ nói chuyện với Mary như nói với mẹ của anh vậy, muốn xin gì thì anh cứ xin, Mary sẽ ban cho anh.
Thế là người học trò này bắt đầu lần hạt mân côi hằng ngày. Tràng chuỗi mân côi của anh chỉ vỏn vẹn có ba kinh: lạy cha, kính mừng, sáng danh, không kinh tin kính, không lời nguyện xin tha tội ở cuối mỗi chục, không gẫm. Tràng chuỗi tôi đã hướng dẫn cho anh ta đơn giản chỉ có thế, vậy mà với đức tin mạnh mẽ đã làm thay đổi đời sống anh ấy hoàn toàn. Điều này làm tôi rất ngạc nhiên, tôi hỏi:
- Anh có lần chuỗi mỗi ngày không? Anh cảm thấy thế nào?
Anh ấy trả lời:
- Có, tối nào tôi cũng đọc. Lúc đọc kinh tôi cảm thấy rất binh an.
Tôi nói tiếp:
- Hết mùa hè này anh cũng nhớ đem kinh theo đọc, tôi nghĩ rằng anh cần xin Đức Mẹ để học được điểm cao hơn. Nếu điểm cao thì lúc ra trường sẽ dễ kiếm được việc làm hơn.
- Tôi cũng nghĩ như vậy.
Lúc bấy giờ anh chàng học trò này vừa học xong năm thứ hai Đại Học, điểm trung bình chỉ xấp xỉ 3.0/4.0 vì anh ta ít khi được điểm A, phần lớn là B, thỉnh thoảng lại có cả điểm C nữa. Lúc nhìn vào bảng điểm của tôi thì anh chàng cứ xuýt xoa khen mãi, tại vì tôi đã học hết chương trình rồi mà điểm rất cao. Tôi đã giải thích để anh ta hiểu hơn về sự khó khăn của một người tỵ nạn khi đặt chân lên đất Mỹ với hai bàn tay trắng, không biết ngôn ngữ, không xe, không nhà. Tài sản vật chất gần như chẳng có gì ngoại trừ niềm tin cậy phó thác vào Thiên Chúa quan phòng, vào sự trợ giúp của Mẹ Maria và sự cầu bầu của các thánh nam nữ. Chính đức tin đã biến đổi tất cả. Sau khi kể lể về hoàn cảnh của mình xong tôi đã tóm tắt một câu gọn lỏn:
- Tôi mà được như vậy thì dứt khoát anh phải hơn tôi.
Anh ấy bẽn lẽn nói:
- Tôi không giỏi như cô đâu. Tôi đã cố gắng hết sức mình, được như vậy là tôi mừng lắm rồi.
Tôi qủa quyết ngay:
- Tất cả đều nhờ vào lời cầu nguyện mà thôi. Nếu anh tin thi anh sẽ được hơn như vậy.
Anh chàng học trò ngần ngại nói:
- Tôi còn hai năm học nữa, hai năm này khó hơn những năm trước nhiều. Từ đây đến lúc ra trường tôi sẽ lần hạt hằng ngày để xem lời cầu nguyện của tôi có được nhận không.
Tôi nhắc nhủ:
- Anh nhớ đem ảnh Mary về cho mẹ của anh xem.
Vừa nghe tôi nói xong thì khuôn mặt người học trò bỗng chợt chùng xuống, cặp mắt long lanh ứa lệ, anh ấy buồn bã nói:
- Tôi không còn mẹ, mẹ tôi đã chết vì bệnh ung thư năm tôi 12 tuổi. Lúc mẹ tôi chết tôi đã khóc nhiều lắm, tôi ước gì mẹ tôi chỉ ngủ thôi.
- Ba của anh ở đâu? Anh có nhiều anh chị em không?
- Tôi chỉ có hai anh em, tôi và một đứa em gái. Lúc mẹ tôi chết thì em gái tôi mới được 9 tuổi. Ba tôi đã bán tất cả đồ đạc trong nhà, thâu tóm số tiền bảo hiểm nhân mạng của mẹ tôi xong bỏ ra đi. Cho đến bây giờ tôi cũng chẳng biết Ba tôi ở đâu, hình như ông ấy chích xì ke.
- Vậy thì anh sống với ai từ lúc mẹ anh mất đến bây giờ?
- Khi ấy người ta định đưa hai anh em chúng tôi vào cô nhi viện, người em gái của Ba tôi tuy đã hai đời chồng nhưng không có con nên đã nhận chúng tôi làm con nuôi. Tuy rằng ông chồng thứ hai của cô ấy không thích chúng tôi và cô tôi đã lãnh trợ cấp của chính phủ để nuôi. Tính ra thì tiền trợ cấp của chính phủ nhiều hơn tiền chi phí cho đời sống của chúng tôi nữa. Lúc đi học tôi ở nhà thuê gần trường, mỗi kỳ nghĩ tôi mới về nhà hoặc kiếm nơi nào đó để tránh về gặp ông dượng của tôi.
Tôi cố gắng an ủi sau khi nghe xong câu chuyện khá buồn của người hoc trò này. Tôi nói:
- Bây giờ thì anh có mẹ rồi, Mary là mẹ nhân loại, mẹ của tôi, của anh, của tất cả mọi người. Đức Mẹ thương anh, thương tôi, anh cứ nói chuyện với Mary như đã nói với mẹ ruột cua anh vậy.
Nghe tôi nói xong thì khuôn mặt người học trò bỗng trở nên rạng rỡ với nụ cười rất hồn nhiên. Anh đã siêng năng lần hạt và cầu nguyện hằng ngày trong những năm còn học tại Đại Học. Sau mùa hè năm đó chúng tôi mỗi người mỗi ngã, thỉnh thoảng chúng tôi email để liên lạc với nhau. Chính vì vậy nên tôi đã biết được kết qủa điểm học của anh ta. Anh ấy đã tiến bộ vượt bực làm tôi không thể tưởng tượng được. Hai năm cuối cùng ở Đại học anh đạt được toàn bộ điểm A, ngoại trừ mùa học cuối cùng anh có một lớp bị điểm B+ mà thôi. Lúc chưa tốt nghiệp anh đã xin được việc làm với số tiền lương rất cao, sau hai năm làm việc ở đó thì anh tìm được một việc khác lương cao gấp đôi.
Người học trò này tuy mới biết Mẹ Maria, chưa bước chân vào nhà thờ để đi lễ, kinh kệ chẳng biết gì ngoài việc lần một tràng chuỗi thiếu đầu hụt đuôi hằng ngày. Thế nhưng với niềm tin đơn sơ phó thác đã biến đổi quãng đời sinh viên của anh ta từ hạng trung bình khá đến hạng giỏi, từ nỗi lo lắng không tìm được việc làm đến những công việc được trả với mức lương cao không ngờ, từ một kẻ vô thần đến người hữu thần, từ một người mang nỗi buồn mất mẹ đến người hạnh phúc vì luôn có mẹ ở bên mình. Nếu mọi người đều biết dâng lên Mẹ Maria tất cả mọi khốn khó của cuộc đời mình, biết cậy trông vào Mẹ mỗi khi thất vọng, biết chạy đến xin Mẹ soi đường dẫn lối thì ắt hẳn nhân loại sẽ bớt khổ đau, chiến tranh sẽ chấm dứt và tình trạng người bóc lột người sẽ không thể tồn tại được. Tôi xin được kết bài viết về câu chuyện này bằng hai câu hát mà có lẽ nhiều người trong chúng ta đã thuộc lòng:
"Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đồng trinh, đoàn con chung tiếng hát, chung tấm lòng, dâng đời sống. Lạy Mẹ Maria, Mẹ nhân ái, Mẹ hiển vinh, Mẹ chính là nữ vương, là trạng sư, là Mẹ con".
Tá điền tốt lành của Chúa
Tuyết Mai
12:36 03/10/2008
Tá Điền Tốt Lành Của Chúa
Sau cùng chủ sai chính con trai mình đến với họ, vì nghĩ rằng: Họ sẽ kính nể con trai mình. Nhưng bọn làm vườn vừa thấy con trai ông chủ liền bảo nhau: "Đứa con thừa tự kia rồi, nào anh em! Chúng ta hãy giết nó đi và chiếm lấy gia tài của nó". Rồi họ bắt cậu, lôi ra khỏi vườn nho mà giết. Vậy khi chủ về, ông sẽ xử trí với bọn họ thế nào?" Các ông trả lời, "Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó, và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp phần hoa lợi". (Mt 21, 33-43).
Bài đọc Phúc Âm của tuần này, quả chúng ta thấy thật rõ người con thừa tự Chúa Giêsu muốn ám chỉ trong bài dụ ngôn này là ai rồi! Người con thừa tự này chính là Chúa Giêsu, con một của Thiên Chúa tối cao, được Chúa Cha gởi đến để thu phần hoa lợi về cho Cha, nhưng bọn làm vườn vừa thấy con trai ông chủ liền bảo nhau: "Đứa con thừa tự kia rồi, nào anh em! Chúng ta hãy giết nó đi và chiếm lấy gia tài của nó". Rồi họ bắt cậu, lôi ra khỏi vườn nho mà giết chết.
Rồi sau ấy, Chúa Giêsu hỏi các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: "Vậy khi chủ về, ông sẽ xử trí với bọn họ thế nào?" Các ông trả lời, "Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó, và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp phần hoa lợi".
Qua câu hỏi trên của Chúa Giêsu dùng để hỏi các thượng tế và các kỳ lão, có phải Chúa Giêsu Ngài đã biết rất rõ lòng dạ của dân đạo đức giả này, xem thật sự họ trả lời như thế nào để Chúa thẳng thừng trách mắng và sửa dậy các ông. Chúa Giêsu phán: "Các ông chưa bao giờ đọc thấy trong Kinh Thánh: "Chính viên đá bọn thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc. Đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta!" Bởi vậy, Tôi bảo các ông: "Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái".
Từ khi Người Con thừa tự này chính là Chúa Giêsu Kitô chết trên Thập Giá cách đây đã gần 2000 năm, nhưng có phải vườn nho của Chúa Cha xưa cũng vẫn còn. Theo thời gian đám tá điền gian ác trước kia cũng đã chết. Vấn đề ở đây lạ một điều là ta chẳng thấy Chúa Giêsu nói một lời gì về vấn đề sửa trị của Chúa Cha đối với đám tá điền gian ác này cả! Và sau khi Người con thừa tự đã bị giết chết và Người Chủ của vườn nho đã trở về để cai quản vườn nho của Người!?
Ngay tại thời đại ngày nay chúng ta cũng thấy còn nhan nhãn những tá điền rất là gian ác. Họ mướn vườn nho của chủ để dùng làm huê lợi cho chính mình. Họ thành công cũng nhờ vào vườn nho của Người Chủ mới giúp họ trở thành giầu có, nhưng họ rất là vô ơn và luôn phản bội, trong thâm tâm và trong lòng của họ luôn luôn ao ước ngày nào đó chính mình sẽ được làm chủ của vườn nho ấy nên đêm ngày luôn tìm kiếm cách và dịp thuận lợi để thủ tiêu cho được người chủ của vườn nho đó! Và những ai có liên hệ với người Chủ vườn này thì đều được họ ghi vào sổ bìa đen để khi có dịp là sẽ chịu nạn chung với Chủ. Thưa, những tá điền của thời đại ngày nay là những ai? Thưa là tất cả chúng ta đây! Tất cả chúng ta ai là những người xem Chủ của đời mình là danh vọng, quyền lợi, và thú vui thế trần. Những ai cứ tưởng rằng mình đang có tất cả là sẽ sống muôn đời. ... sẽ không bao giờ chết. ... và khi chết là ta cũng sẽ đem tiền trần gian mà đi mua được mọi thứ bất kể nơi nào ta đến!?
Buồn thay và cũng rất tội nghiệp thay cho những người tá điền gian ác đang ở thời đại này! Cái Của mà họ đang có đã bằng ai trong khi còn rất nhiều người giầu có và học thức hơn mình. Thật tội nghiệp cho họ là những gì họ đang có chỉ là tạm thời mà thôi! Nếu họ là con người sành đời thì họ phải hiểu được rằng chỉ cần kinh tế thị trường bị tuột giốc hay trong tình trạng suy thoái nặng, thì những gì họ có cũng chỉ còn là con số không, như tất cả chúng ta đang chứng kiến kinh tế thị trường của toàn cầu đang gặp nạn lớn, ảnh hưởng tất cả sự sống của mọi người. Bao nhiêu người đang bị chao đảo vì mất tiền. Bao nhiêu người sẽ không có việc. Bao nhiêu người sẽ bị mất việc. Bao nhiêu người sẽ trở thành vô gia cư (homeless). Bao nhiêu người sẽ bị khốn khổ, điên, mất chồng, mất vợ, mất con, bị điêu đứng vì không nghĩ rằng sẽ có tình trạng nguy kiệt như ngày hôm nay, bị sốc, và bao nhiêu nỗi khó khăn trước mặt,. ...
Còn những tá điền khác khôn ngoan của Chúa thì sao khi họ cũng đứng trên bờ vực thẳm của sự mất mát lớn này! Họ sẽ nghĩ sao, họ sẽ suy tính và quyết định ra sao trong tình trạng bi đát xẩy ra cho tất cả những ai có tiền của dù là nhiều hay ít. Có phải họ luôn luôn có tâm tình cảm tạ Chúa cho dù họ có bị mất ngay trong lúc này!? Vì có phải họ nghĩ rằng tất cả đều là của Chúa!? Năm nay làm ăn mưa không thuận và gió không hòa, mất mùa có phải một mình mình bị đâu, mà khắp nơi cùng đều bị một nạn chung hay không? Chúa không ban cho thì có nghĩa tất cả chúng ta cùng hợp nhau lại để giúp nhau có sáng kiến gì để giúp nhau qua khỏi? Những lúc này có phải là lúc mà gia đình phải hiệp nhất một lòng mà giúp nhau, đỡ đần cho nhau không? Rồi thì có phải nếu gia đình không tự giải quyết được, thì có nghĩa ta phải đành lòng chạy đến cùng với người họ hàng thân thuộc của mình, mà nhờ vả và hỗ trợ cho nhau không? Cùng lắm nếu còn chưa giải quyết được thì có thể chúng ta cùng chạy đến với cộng đoàn và nhờ sự giúp đỡ nhân danh là con cái cùng một Cha trên Trời hay không?
Biến cố nào thì cũng gọi là biến cố. Nếu cần sự trợ giúp thì trợ giúp nào cũng là giống nhau thôi! Như bão tố lụt lội cần phải chạy bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ làng mạc, nơi ta đang cư ngụ. Như đám cháy lớn bao nhiêu nhà cửa tiêu tan, trường ốc, hàng quán, cần phải di cư gấp. Như giặc đến làng thì tất cả mọi người già trẻ lớn bé phải bỏ chạy lấy thân. Có ai trên đời chưa từng trải qua những cảnh như thế này, để hiểu rằng có nhiều biến cố ta ra đi với hai bàn tay trắng và đòi hỏi bao nhiêu thời gian để gầy dựng lại những gì ta bị mất.
Chúng ta phải hiểu được rằng có những thứ mất mát ta gầy dựng lại được, nhưng có những mất mát rất lớn trong đời người của mình mà không bao giờ chúng ta có thể có lại được hay tìm lại được. Của cải ta có thể tạo được chúng nếu ta cần cù làm việc. Có thể không nhiều nhưng chắc rằng đủ để nuôi miệng của chúng ta. Mất người thân trong gia đình là sự mất mát rất lớn nhưng ta cũng tìm được niềm an ủi rất nhiều là người thân của chúng ta được Chúa thương yêu hơn chúng ta nhiều. Chỉ có một cái mất mát to lớn nhất trong cuộc đời vĩnh viễn của chúng ta là mất Linh Hồn. Nhưng có phải trong hiện tại với một cuộc sống phồn vinh, giầu có, một bước lên xe hơi, thì Linh Hồn là cái mà không mấy ai trong chúng ta để ý đến!?
Trong bài dụ ngôn của Chúa hôm nay cho chúng ta cảm nghiệm được rằng Vườn Nho của Chúa vẫn còn đó và tất cả tá điền của Chúa đều được làm chung trong một vườn nho to lớn của Chúa. Chúa vẫn để tất cả những tá điền gian ác chung sống với những tá điền tốt lành. Vì sao!? Thưa vì dụ ngôn này cũng chẳng khác mấy với dụ ngôn cỏ lùng mọc chung với lúa tốt vậy!? Chúa sẽ để chúng sống với nhau và đợi đến mùa gặt thì Chúa sẽ sai các Thiên Thần đến để mang tất cả những cỏ lùng bó chúng lại với nhau và thẩy chúng vào lửa của đời đời. Còn lúa tốt sẽ được gặt, bó lại, và đem về Lẫm của Nhà Chúa, nơi mà chỉ có sự hiền hòa thương yêu được chăm sóc kỹ lưỡng bởi Người Cha rất mực nhân lành, luôn yêu thương những đứa con được Chúa tuyển chọn, sống một cuộc đời tốt lành khi còn sống nơi trần gian, và cho những ai biết kính sợ Thiên Chúa và yêu thương anh chị em như mình ta vậy, Amen.
Sau cùng chủ sai chính con trai mình đến với họ, vì nghĩ rằng: Họ sẽ kính nể con trai mình. Nhưng bọn làm vườn vừa thấy con trai ông chủ liền bảo nhau: "Đứa con thừa tự kia rồi, nào anh em! Chúng ta hãy giết nó đi và chiếm lấy gia tài của nó". Rồi họ bắt cậu, lôi ra khỏi vườn nho mà giết. Vậy khi chủ về, ông sẽ xử trí với bọn họ thế nào?" Các ông trả lời, "Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó, và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp phần hoa lợi". (Mt 21, 33-43).
Bài đọc Phúc Âm của tuần này, quả chúng ta thấy thật rõ người con thừa tự Chúa Giêsu muốn ám chỉ trong bài dụ ngôn này là ai rồi! Người con thừa tự này chính là Chúa Giêsu, con một của Thiên Chúa tối cao, được Chúa Cha gởi đến để thu phần hoa lợi về cho Cha, nhưng bọn làm vườn vừa thấy con trai ông chủ liền bảo nhau: "Đứa con thừa tự kia rồi, nào anh em! Chúng ta hãy giết nó đi và chiếm lấy gia tài của nó". Rồi họ bắt cậu, lôi ra khỏi vườn nho mà giết chết.
Rồi sau ấy, Chúa Giêsu hỏi các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: "Vậy khi chủ về, ông sẽ xử trí với bọn họ thế nào?" Các ông trả lời, "Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó, và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp phần hoa lợi".
Qua câu hỏi trên của Chúa Giêsu dùng để hỏi các thượng tế và các kỳ lão, có phải Chúa Giêsu Ngài đã biết rất rõ lòng dạ của dân đạo đức giả này, xem thật sự họ trả lời như thế nào để Chúa thẳng thừng trách mắng và sửa dậy các ông. Chúa Giêsu phán: "Các ông chưa bao giờ đọc thấy trong Kinh Thánh: "Chính viên đá bọn thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc. Đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta!" Bởi vậy, Tôi bảo các ông: "Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái".
Từ khi Người Con thừa tự này chính là Chúa Giêsu Kitô chết trên Thập Giá cách đây đã gần 2000 năm, nhưng có phải vườn nho của Chúa Cha xưa cũng vẫn còn. Theo thời gian đám tá điền gian ác trước kia cũng đã chết. Vấn đề ở đây lạ một điều là ta chẳng thấy Chúa Giêsu nói một lời gì về vấn đề sửa trị của Chúa Cha đối với đám tá điền gian ác này cả! Và sau khi Người con thừa tự đã bị giết chết và Người Chủ của vườn nho đã trở về để cai quản vườn nho của Người!?
Ngay tại thời đại ngày nay chúng ta cũng thấy còn nhan nhãn những tá điền rất là gian ác. Họ mướn vườn nho của chủ để dùng làm huê lợi cho chính mình. Họ thành công cũng nhờ vào vườn nho của Người Chủ mới giúp họ trở thành giầu có, nhưng họ rất là vô ơn và luôn phản bội, trong thâm tâm và trong lòng của họ luôn luôn ao ước ngày nào đó chính mình sẽ được làm chủ của vườn nho ấy nên đêm ngày luôn tìm kiếm cách và dịp thuận lợi để thủ tiêu cho được người chủ của vườn nho đó! Và những ai có liên hệ với người Chủ vườn này thì đều được họ ghi vào sổ bìa đen để khi có dịp là sẽ chịu nạn chung với Chủ. Thưa, những tá điền của thời đại ngày nay là những ai? Thưa là tất cả chúng ta đây! Tất cả chúng ta ai là những người xem Chủ của đời mình là danh vọng, quyền lợi, và thú vui thế trần. Những ai cứ tưởng rằng mình đang có tất cả là sẽ sống muôn đời. ... sẽ không bao giờ chết. ... và khi chết là ta cũng sẽ đem tiền trần gian mà đi mua được mọi thứ bất kể nơi nào ta đến!?
Buồn thay và cũng rất tội nghiệp thay cho những người tá điền gian ác đang ở thời đại này! Cái Của mà họ đang có đã bằng ai trong khi còn rất nhiều người giầu có và học thức hơn mình. Thật tội nghiệp cho họ là những gì họ đang có chỉ là tạm thời mà thôi! Nếu họ là con người sành đời thì họ phải hiểu được rằng chỉ cần kinh tế thị trường bị tuột giốc hay trong tình trạng suy thoái nặng, thì những gì họ có cũng chỉ còn là con số không, như tất cả chúng ta đang chứng kiến kinh tế thị trường của toàn cầu đang gặp nạn lớn, ảnh hưởng tất cả sự sống của mọi người. Bao nhiêu người đang bị chao đảo vì mất tiền. Bao nhiêu người sẽ không có việc. Bao nhiêu người sẽ bị mất việc. Bao nhiêu người sẽ trở thành vô gia cư (homeless). Bao nhiêu người sẽ bị khốn khổ, điên, mất chồng, mất vợ, mất con, bị điêu đứng vì không nghĩ rằng sẽ có tình trạng nguy kiệt như ngày hôm nay, bị sốc, và bao nhiêu nỗi khó khăn trước mặt,. ...
Còn những tá điền khác khôn ngoan của Chúa thì sao khi họ cũng đứng trên bờ vực thẳm của sự mất mát lớn này! Họ sẽ nghĩ sao, họ sẽ suy tính và quyết định ra sao trong tình trạng bi đát xẩy ra cho tất cả những ai có tiền của dù là nhiều hay ít. Có phải họ luôn luôn có tâm tình cảm tạ Chúa cho dù họ có bị mất ngay trong lúc này!? Vì có phải họ nghĩ rằng tất cả đều là của Chúa!? Năm nay làm ăn mưa không thuận và gió không hòa, mất mùa có phải một mình mình bị đâu, mà khắp nơi cùng đều bị một nạn chung hay không? Chúa không ban cho thì có nghĩa tất cả chúng ta cùng hợp nhau lại để giúp nhau có sáng kiến gì để giúp nhau qua khỏi? Những lúc này có phải là lúc mà gia đình phải hiệp nhất một lòng mà giúp nhau, đỡ đần cho nhau không? Rồi thì có phải nếu gia đình không tự giải quyết được, thì có nghĩa ta phải đành lòng chạy đến cùng với người họ hàng thân thuộc của mình, mà nhờ vả và hỗ trợ cho nhau không? Cùng lắm nếu còn chưa giải quyết được thì có thể chúng ta cùng chạy đến với cộng đoàn và nhờ sự giúp đỡ nhân danh là con cái cùng một Cha trên Trời hay không?
Biến cố nào thì cũng gọi là biến cố. Nếu cần sự trợ giúp thì trợ giúp nào cũng là giống nhau thôi! Như bão tố lụt lội cần phải chạy bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ làng mạc, nơi ta đang cư ngụ. Như đám cháy lớn bao nhiêu nhà cửa tiêu tan, trường ốc, hàng quán, cần phải di cư gấp. Như giặc đến làng thì tất cả mọi người già trẻ lớn bé phải bỏ chạy lấy thân. Có ai trên đời chưa từng trải qua những cảnh như thế này, để hiểu rằng có nhiều biến cố ta ra đi với hai bàn tay trắng và đòi hỏi bao nhiêu thời gian để gầy dựng lại những gì ta bị mất.
Chúng ta phải hiểu được rằng có những thứ mất mát ta gầy dựng lại được, nhưng có những mất mát rất lớn trong đời người của mình mà không bao giờ chúng ta có thể có lại được hay tìm lại được. Của cải ta có thể tạo được chúng nếu ta cần cù làm việc. Có thể không nhiều nhưng chắc rằng đủ để nuôi miệng của chúng ta. Mất người thân trong gia đình là sự mất mát rất lớn nhưng ta cũng tìm được niềm an ủi rất nhiều là người thân của chúng ta được Chúa thương yêu hơn chúng ta nhiều. Chỉ có một cái mất mát to lớn nhất trong cuộc đời vĩnh viễn của chúng ta là mất Linh Hồn. Nhưng có phải trong hiện tại với một cuộc sống phồn vinh, giầu có, một bước lên xe hơi, thì Linh Hồn là cái mà không mấy ai trong chúng ta để ý đến!?
Trong bài dụ ngôn của Chúa hôm nay cho chúng ta cảm nghiệm được rằng Vườn Nho của Chúa vẫn còn đó và tất cả tá điền của Chúa đều được làm chung trong một vườn nho to lớn của Chúa. Chúa vẫn để tất cả những tá điền gian ác chung sống với những tá điền tốt lành. Vì sao!? Thưa vì dụ ngôn này cũng chẳng khác mấy với dụ ngôn cỏ lùng mọc chung với lúa tốt vậy!? Chúa sẽ để chúng sống với nhau và đợi đến mùa gặt thì Chúa sẽ sai các Thiên Thần đến để mang tất cả những cỏ lùng bó chúng lại với nhau và thẩy chúng vào lửa của đời đời. Còn lúa tốt sẽ được gặt, bó lại, và đem về Lẫm của Nhà Chúa, nơi mà chỉ có sự hiền hòa thương yêu được chăm sóc kỹ lưỡng bởi Người Cha rất mực nhân lành, luôn yêu thương những đứa con được Chúa tuyển chọn, sống một cuộc đời tốt lành khi còn sống nơi trần gian, và cho những ai biết kính sợ Thiên Chúa và yêu thương anh chị em như mình ta vậy, Amen.
Tràng Chuỗi Của Người Học Trò
Nguyễn Thị Thu Vân
12:38 03/10/2008
Tràng Chuỗi Của Người Học Trò
Từ trước đến nay có lẽ chẳng một ai trên thế gian này có thể đếm được những ơn lành hồn xác mà Đức Mẹ Maria đã ban cho nhân loại. Đôi khi người ta ngậm ngùi rơi lệ vì chính mình đã bất hiếu với người mẹ đẻ của mình lúc mẹ mình còn sống, người ta cảm thấy hối hận khi mình đã không cư xử đúng lễ nghĩa với người đã mang nặng đẻ đau, đã nuôi dưỡng cái xác của mình. Nhưng thật sự thì rất ít ai đã nhỏ lệ vì sự vô ơn, thờ ơ, bạc bẽo của mình đối với người mẹ thiên quốc, một người mẹ luôn thương yêu, nâng đỡ, chăm lo cho mỗi người cả hồn lẫn xác trong từng giây phút của cuộc đời.
Thông thường người đời rất lấy làm hãnh diện và khoe với bạn bè, bà con lối xóm khi có được một người mẹ giàu sang, nhiều tiền lắm bạc, có địa vị cao trong xã hội, giỏi giang, đẹp đẽ, hiền lành. Nhưng có lẽ rất ít ai lại đi khoe với người khác về sự cao sang, về nét đẹp mỹ miều của người mẹ thiên quốc, chẳng mấy ai đưa ảnh Mẹ Maria ra để khoe rằng Mẹ tôi là nữ vương thiên đàng, là suối nguồn ơn thiêng, là mạch ân sủng, từ bi vô ngần. Thật ra thì chẳng có gì là sai trái khi người đời đặt nặng lòng tri ân, cảm mến, kính trọng đối với người mẹ trần gian, người đã mang thân xác mình vào đời. Nhưng tiếc thay có một số người đã quên bẳng, không nhìn nhận, hoặc không biết đến người mẹ thiên quốc, đấng sẽ đưa linh hồn mình về trời để ít nhất cũng có cùng một tâm tình tương tự. Chính vì vậy việc loan truyền lòng tin kính Mẹ, trông cậy Mẹ với người khác cũng là một phần nào tỏ bày sự yêu mến, biết ơn, cảm tạ Mẹ và đó cũng là một món qùa vô giá trao tặng cho tha nhân.
Câu chuyện dưới đây bắt đầu xảy ra vào mùa hè năm 1999. Mùa hè năm ấy tôi còn là một sinh viên thực tập, đó là mùa thực tập cuối cùng mà tôi cần phải hoàn thành để có thể lấy được mảnh bằng đại học thứ nhất của mình. Năm ấy tôi đã được một công ty lớn mướn vào làm việc cùng với nhiều sinh viên khác từ khắp nơi trên nước Mỹ quy tụ về. Vì là những ngành về khoa học kỹ thuật nên rất ít nữ sinh theo học, chính vì vậy phần lớn các sinh viên được nhận vào làm việc là phái nam, số nữ sinh viên chỉ chiếm khoảng 5% mà tôi là đứa con gái Á Châu và cũng là cô gái Việt Nam duy nhất trong đợt thực tập mùa hè đó.
Công ty ấy có chương trình đặc biệt để giúp đỡ các sinh viên hiểu biết thêm về kinh nghiệm làm việc, về việc lựa chọn công việc thích hợp sau này. Người ta đã tình nguyện đến để chia sẻ những bí quyết thành công trong nghề nghiệp, kể cả chia sẻ đức tin. Đây là một chương trình thiện nguyện do các nhân viên trong và ngoài công ty cộng tác, họ đều là những người có địa vị cao như giám đốc, phó giám đốc, quản lý. .. Những người này đã ra trường và làm việc rất lâu năm, giàu kinh nghiệm từ cách làm việc, đến cách tổ chức, người ta đã soạn thảo những buổi diễn giải rất hay. Họ đã không ngần ngại bỏ thời giờ qúy báu của mình để đến chia sẻ những bài học qúy gía về cuộc sống, để hướng dẫn những học sinh sắp tốt nghiệp cách xử thế khi đi tìm việc làm, đôi khi họ phải trả lời những câu hỏi rất ngớ ngẩn của mấy anh chàng sinh viên ngủ gục nữa.
Có đôi lần tôi không tham dự, một trong những lần ấy là buổi nói chuyện về đức tin của nhóm người theo đạo Tin Lành. Chính vì vậy nên trưa hôm ấy tôi đã mang thức ăn để ăn trưa ngay tại bàn làm việc của mình. Thình lình tôi nghe một giọng nói ở phía sau lưng:
- Hi, tại sao không đi tham dự buổi hội thảo hôm nay?
Tôi trả lời mà không hề ngoáy đầu lại nhìn:
- Tôi là người Công Giáo, không phải Tin Lành. Tại sao anh lại cũng không đi?
Anh ta nói:
- Tôi cũng không phải là người Tin Lành.
Tôi không buồn quay lại, vẫn tiếp tục ăn và hỏi tiếp:
- Anh đạo gì vậy?
- Tôi không theo đạo gì hết. Anh ấy trả lời.
Lúc nghe như vậy tôi mới bắt đầu quay lại nhìn người đối thoại. Đó là một người thanh niên Mỹ trắng, tóc vàng hoe, đôi mắt rất sáng, khoảng ngoài hai mươi tuổi. Người học trò này có khuôn mặt hiền lành, trang phục đơn sơ giản dị, nụ cười tươi, trông anh ta vui vẻ lắm. Lúc thấy tôi bắt đầu quay lại nhìn thì anh chàng này mới kéo cái ghế bên cạnh tôi để ngồi xuống nói chuyện. Anh ta hỏi:
- Đạo Công giáo và Tin Lành đều tin Chúa Giêsu, có gì khác nhau đâu?
Tôi không giải thích mà hỏi ngược lại:
- Nếu không khác nhau thì tại sao lại có hai tên khác nhau?
Người này tỏ vẻ thích thú với câu nói của tôi nên tiếp lời ngay:
- Đúng rồi, phải khác nhau chứ!
Tôi chưa kịp nói gì thì anh ta đã tiếp tục kể:
- Lúc tốt nghiệp trung học tôi đã được học bổng của một trường Đại Học Công Giáo, tôi đang học ở trường đó. Buổi trưa nào tôi cũng nghe tiếng chuông nhà thờ đổ, chẳng biết người ta rung chuông để làm gì, tại vì không có ai mở cửa nhà thờ hết.
Lúc ấy vốn liếng tiếng Anh về các từ ngữ tôn giáo của tôi còn bập bẹ, tuy tôi cũng đoán biết là chuông nhà thờ thường đổ buổi trưa để đọc kinh truyền tin nhưng tôi chẳng biết giải thích thế nào cho anh ta hiểu. Chính vì vậy nên tôi bèn đem cái hình Đức Mẹ mang theo trong ví ra đưa cho anh ấy xem và nói:
- Chuông nhà thờ đổ buổi trưa để nhắc người ta đọc kinh kính mừng đó. Anh biết hình ai đây không?
Anh ấy nhìn một lát xong trả lời:
- Mary
Tôi hỏi thêm:
- Mary là ai?
Anh ta cười hồn nhiên và nói:
- Jesus là con trai của Mary. Ngày nào đi học tôi cũng phải đi ngang qua một bức tượng Mary rất lớn, người ta thường đặt bông hồng ở dưới chân của Mary.
Tôi giải thích:
- Có lẽ người ta dâng hoa cho Mary để tỏ lòng yêu mến, xin ơn hoặc tạ ơn gì đó.
Anh ấy đổi hướng câu chuyện rất nhanh:
- Tại sao trông cô trầm tĩnh? Tôi đã quan sát cô nhiều lần rồi.
Tôi thấy anh chàng này nói chuyện cũng ngồ ngộ nên trả lời ngay:
- Tại vì tôi hay cầu nguyện nên tôi giữ im lặng. Anh có tin vào lời cầu nguyện không?
- Tôi đã đọc quyển sách Sức Mạnh của Lời Cầu Nguyện nhưng tôi chưa thử bao giờ.
- Anh có muốn thử cầu nguyện với Mary không?
- Muốn, nhưng tôi không biết cầu nguyện. Cô chỉ cho tôi đi.
Tôi bắt đầu chỉ cho anh ta cách làm dấu thánh giá, bảo anh ta lập lại vài lần cho thuộc. Thế là hết giờ ăn trưa hôm ấy, mọi người trở lại làm việc. Tối lại lúc về nhà, tôi đã tìm một cái tràng hạt và một cái hình Đức Mẹ mới để ngày hôm sau mang lên đưa cho anh ta. Lúc đưa cho anh ta tôi nói:
- Anh hãy giữ bức ảnh và cái tràng chuỗi này luôn bên mình, Mary sẽ phù hộ cho anh.
Ngày hôm sau nữa tôi đã tìm được trong internet bản kinh lạy cha, kinh kính mừng, kinh sáng danh bằng tiếng Anh, tôi in ra và đưa cho anh ta. Lúc ấy tôi không tìm được kinh tin kính mà chỉ biết trong sách lễ ở nhà thờ có bản kinh này. Tôi rất ngại vào nhà thờ lấy sách để đi copy kinh tin kính cho anh ta. Tại vì tôi sợ nếu người khác thấy như vậy sẽ hiểu lầm rằng tôi là kẻ ăn cắp. Nhà thờ tôi đi là nhà thờ của một giáo xứ Mỹ nên tôi càng ngại chuyện này hơn. Tôi cũng không tìm được phần nguyện gẫm bao gồm năm sự vui, năm sự thương, năm sự mừng bằng tiếng Anh. Nhưng nếu lúc ấy tìm được thì tôi cũng chẳng dám đưa cho anh ta vì tôi sợ dài qúa anh ấy sẽ ngán mà không đọc. Tôi đã chỉ cho anh ấy cách lần chuỗi và dặn dò kỹ lưỡng:
- Buổi tối anh nhớ lần chuỗi trước khi đi ngủ. Anh cứ nói chuyện với Mary như nói với mẹ của anh vậy, muốn xin gì thì anh cứ xin, Mary sẽ ban cho anh.
Thế là người học trò này bắt đầu lần hạt mân côi hằng ngày. Tràng chuỗi mân côi của anh chỉ vỏn vẹn có ba kinh: lạy cha, kính mừng, sáng danh, không kinh tin kính, không lời nguyện xin tha tội ở cuối mỗi chục, không gẫm. Tràng chuỗi tôi đã hướng dẫn cho anh ta đơn giản chỉ có thế, vậy mà với đức tin mạnh mẽ đã làm thay đổi đời sống anh ấy hoàn toàn. Điều này làm tôi rất ngạc nhiên, tôi hỏi:
- Anh có lần chuỗi mỗi ngày không? Anh cảm thấy thế nào?
Anh ấy trả lời:
- Có, tối nào tôi cũng đọc. Lúc đọc kinh tôi cảm thấy rất binh an.
Tôi nói tiếp:
- Hết mùa hè này anh cũng nhớ đem kinh theo đọc, tôi nghĩ rằng anh cần xin Đức Mẹ để học được điểm cao hơn. Nếu điểm cao thì lúc ra trường sẽ dễ kiếm được việc làm hơn.
- Tôi cũng nghĩ như vậy.
Lúc bấy giờ anh chàng học trò này vừa học xong năm thứ hai Đại Học, điểm trung bình chỉ xấp xỉ 3.0/4.0 vì anh ta ít khi được điểm A, phần lớn là B, thỉnh thoảng lại có cả điểm C nữa. Lúc nhìn vào bảng điểm của tôi thì anh chàng cứ xuýt xoa khen mãi, tại vì tôi đã học hết chương trình rồi mà điểm rất cao. Tôi đã giải thích để anh ta hiểu hơn về sự khó khăn của một người tỵ nạn khi đặt chân lên đất Mỹ với hai bàn tay trắng, không biết ngôn ngữ, không xe, không nhà. Tài sản vật chất gần như chẳng có gì ngoại trừ niềm tin cậy phó thác vào Thiên Chúa quan phòng, vào sự trợ giúp của Mẹ Maria và sự cầu bầu của các thánh nam nữ. Chính đức tin đã biến đổi tất cả. Sau khi kể lể về hoàn cảnh của mình xong tôi đã tóm tắt một câu gọn lỏn:
- Tôi mà được như vậy thì dứt khoát anh phải hơn tôi.
Anh ấy bẽn lẽn nói:
- Tôi không giỏi như cô đâu. Tôi đã cố gắng hết sức mình, được như vậy là tôi mừng lắm rồi.
Tôi qủa quyết ngay:
- Tất cả đều nhờ vào lời cầu nguyện mà thôi. Nếu anh tin thi anh sẽ được hơn như vậy.
Anh chàng học trò ngần ngại nói:
- Tôi còn hai năm học nữa, hai năm này khó hơn những năm trước nhiều. Từ đây đến lúc ra trường tôi sẽ lần hạt hằng ngày để xem lời cầu nguyện của tôi có được nhận không.
Tôi nhắc nhủ:
- Anh nhớ đem ảnh Mary về cho mẹ của anh xem.
Vừa nghe tôi nói xong thì khuôn mặt người học trò bỗng chợt chùng xuống, cặp mắt long lanh ứa lệ, anh ấy buồn bã nói:
- Tôi không còn mẹ, mẹ tôi đã chết vì bệnh ung thư năm tôi 12 tuổi. Lúc mẹ tôi chết tôi đã khóc nhiều lắm, tôi ước gì mẹ tôi chỉ ngủ thôi.
- Ba của anh ở đâu? Anh có nhiều anh chị em không?
- Tôi chỉ có hai anh em, tôi và một đứa em gái. Lúc mẹ tôi chết thì em gái tôi mới được 9 tuổi. Ba tôi đã bán tất cả đồ đạc trong nhà, thâu tóm số tiền bảo hiểm nhân mạng của mẹ tôi xong bỏ ra đi. Cho đến bây giờ tôi cũng chẳng biết Ba tôi ở đâu, hình như ông ấy chích xì ke.
- Vậy thì anh sống với ai từ lúc mẹ anh mất đến bây giờ?
- Khi ấy người ta định đưa hai anh em chúng tôi vào cô nhi viện, người em gái của Ba tôi tuy đã hai đời chồng nhưng không có con nên đã nhận chúng tôi làm con nuôi. Tuy rằng ông chồng thứ hai của cô ấy không thích chúng tôi và cô tôi đã lãnh trợ cấp của chính phủ để nuôi. Tính ra thì tiền trợ cấp của chính phủ nhiều hơn tiền chi phí cho đời sống của chúng tôi nữa. Lúc đi học tôi ở nhà thuê gần trường, mỗi kỳ nghĩ tôi mới về nhà hoặc kiếm nơi nào đó để tránh về gặp ông dượng của tôi.
Tôi cố gắng an ủi sau khi nghe xong câu chuyện khá buồn của người hoc trò này. Tôi nói:
- Bây giờ thì anh có mẹ rồi, Mary là mẹ nhân loại, mẹ của tôi, của anh, của tất cả mọi người. Đức Mẹ thương anh, thương tôi, anh cứ nói chuyện với Mary như đã nói với mẹ ruột cua anh vậy.
Nghe tôi nói xong thì khuôn mặt người học trò bỗng trở nên rạng rỡ với nụ cười rất hồn nhiên. Anh đã siêng năng lần hạt và cầu nguyện hằng ngày trong những năm còn học tại Đại Học. Sau mùa hè năm đó chúng tôi mỗi người mỗi ngã, thỉnh thoảng chúng tôi email để liên lạc với nhau. Chính vì vậy nên tôi đã biết được kết qủa điểm học của anh ta. Anh ấy đã tiến bộ vượt bực làm tôi không thể tưởng tượng được. Hai năm cuối cùng ở Đại học anh đạt được toàn bộ điểm A, ngoại trừ mùa học cuối cùng anh có một lớp bị điểm B+ mà thôi. Lúc chưa tốt nghiệp anh đã xin được việc làm với số tiền lương rất cao, sau hai năm làm việc ở đó thì anh tìm được một việc khác lương cao gấp đôi.
Người học trò này tuy mới biết Mẹ Maria, chưa bước chân vào nhà thờ để đi lễ, kinh kệ chẳng biết gì ngoài việc lần một tràng chuỗi thiếu đầu hụt đuôi hằng ngày. Thế nhưng với niềm tin đơn sơ phó thác đã biến đổi quãng đời sinh viên của anh ta từ hạng trung bình khá đến hạng giỏi, từ nỗi lo lắng không tìm được việc làm đến những công việc được trả với mức lương cao không ngờ, từ một kẻ vô thần đến người hữu thần, từ một người mang nỗi buồn mất mẹ đến người hạnh phúc vì luôn có mẹ ở bên mình. Nếu mọi người đều biết dâng lên Mẹ Maria tất cả mọi khốn khó của cuộc đời mình, biết cậy trông vào Mẹ mỗi khi thất vọng, biết chạy đến xin Mẹ soi đường dẫn lối thì ắt hẳn nhân loại sẽ bớt khổ đau, chiến tranh sẽ chấm dứt và tình trạng người bóc lột người sẽ không thể tồn tại được. Tôi xin được kết bài viết về câu chuyện này bằng hai câu hát mà có lẽ nhiều người trong chúng ta đã thuộc lòng:
"Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đồng trinh, đoàn con chung tiếng hát, chung tấm lòng, dâng đời sống. Lạy Mẹ Maria, Mẹ nhân ái, Mẹ hiển vinh, Mẹ chính là nữ vương, là trạng sư, là Mẹ con".
Từ trước đến nay có lẽ chẳng một ai trên thế gian này có thể đếm được những ơn lành hồn xác mà Đức Mẹ Maria đã ban cho nhân loại. Đôi khi người ta ngậm ngùi rơi lệ vì chính mình đã bất hiếu với người mẹ đẻ của mình lúc mẹ mình còn sống, người ta cảm thấy hối hận khi mình đã không cư xử đúng lễ nghĩa với người đã mang nặng đẻ đau, đã nuôi dưỡng cái xác của mình. Nhưng thật sự thì rất ít ai đã nhỏ lệ vì sự vô ơn, thờ ơ, bạc bẽo của mình đối với người mẹ thiên quốc, một người mẹ luôn thương yêu, nâng đỡ, chăm lo cho mỗi người cả hồn lẫn xác trong từng giây phút của cuộc đời.
Thông thường người đời rất lấy làm hãnh diện và khoe với bạn bè, bà con lối xóm khi có được một người mẹ giàu sang, nhiều tiền lắm bạc, có địa vị cao trong xã hội, giỏi giang, đẹp đẽ, hiền lành. Nhưng có lẽ rất ít ai lại đi khoe với người khác về sự cao sang, về nét đẹp mỹ miều của người mẹ thiên quốc, chẳng mấy ai đưa ảnh Mẹ Maria ra để khoe rằng Mẹ tôi là nữ vương thiên đàng, là suối nguồn ơn thiêng, là mạch ân sủng, từ bi vô ngần. Thật ra thì chẳng có gì là sai trái khi người đời đặt nặng lòng tri ân, cảm mến, kính trọng đối với người mẹ trần gian, người đã mang thân xác mình vào đời. Nhưng tiếc thay có một số người đã quên bẳng, không nhìn nhận, hoặc không biết đến người mẹ thiên quốc, đấng sẽ đưa linh hồn mình về trời để ít nhất cũng có cùng một tâm tình tương tự. Chính vì vậy việc loan truyền lòng tin kính Mẹ, trông cậy Mẹ với người khác cũng là một phần nào tỏ bày sự yêu mến, biết ơn, cảm tạ Mẹ và đó cũng là một món qùa vô giá trao tặng cho tha nhân.
Câu chuyện dưới đây bắt đầu xảy ra vào mùa hè năm 1999. Mùa hè năm ấy tôi còn là một sinh viên thực tập, đó là mùa thực tập cuối cùng mà tôi cần phải hoàn thành để có thể lấy được mảnh bằng đại học thứ nhất của mình. Năm ấy tôi đã được một công ty lớn mướn vào làm việc cùng với nhiều sinh viên khác từ khắp nơi trên nước Mỹ quy tụ về. Vì là những ngành về khoa học kỹ thuật nên rất ít nữ sinh theo học, chính vì vậy phần lớn các sinh viên được nhận vào làm việc là phái nam, số nữ sinh viên chỉ chiếm khoảng 5% mà tôi là đứa con gái Á Châu và cũng là cô gái Việt Nam duy nhất trong đợt thực tập mùa hè đó.
Công ty ấy có chương trình đặc biệt để giúp đỡ các sinh viên hiểu biết thêm về kinh nghiệm làm việc, về việc lựa chọn công việc thích hợp sau này. Người ta đã tình nguyện đến để chia sẻ những bí quyết thành công trong nghề nghiệp, kể cả chia sẻ đức tin. Đây là một chương trình thiện nguyện do các nhân viên trong và ngoài công ty cộng tác, họ đều là những người có địa vị cao như giám đốc, phó giám đốc, quản lý. .. Những người này đã ra trường và làm việc rất lâu năm, giàu kinh nghiệm từ cách làm việc, đến cách tổ chức, người ta đã soạn thảo những buổi diễn giải rất hay. Họ đã không ngần ngại bỏ thời giờ qúy báu của mình để đến chia sẻ những bài học qúy gía về cuộc sống, để hướng dẫn những học sinh sắp tốt nghiệp cách xử thế khi đi tìm việc làm, đôi khi họ phải trả lời những câu hỏi rất ngớ ngẩn của mấy anh chàng sinh viên ngủ gục nữa.
Có đôi lần tôi không tham dự, một trong những lần ấy là buổi nói chuyện về đức tin của nhóm người theo đạo Tin Lành. Chính vì vậy nên trưa hôm ấy tôi đã mang thức ăn để ăn trưa ngay tại bàn làm việc của mình. Thình lình tôi nghe một giọng nói ở phía sau lưng:
- Hi, tại sao không đi tham dự buổi hội thảo hôm nay?
Tôi trả lời mà không hề ngoáy đầu lại nhìn:
- Tôi là người Công Giáo, không phải Tin Lành. Tại sao anh lại cũng không đi?
Anh ta nói:
- Tôi cũng không phải là người Tin Lành.
Tôi không buồn quay lại, vẫn tiếp tục ăn và hỏi tiếp:
- Anh đạo gì vậy?
- Tôi không theo đạo gì hết. Anh ấy trả lời.
Lúc nghe như vậy tôi mới bắt đầu quay lại nhìn người đối thoại. Đó là một người thanh niên Mỹ trắng, tóc vàng hoe, đôi mắt rất sáng, khoảng ngoài hai mươi tuổi. Người học trò này có khuôn mặt hiền lành, trang phục đơn sơ giản dị, nụ cười tươi, trông anh ta vui vẻ lắm. Lúc thấy tôi bắt đầu quay lại nhìn thì anh chàng này mới kéo cái ghế bên cạnh tôi để ngồi xuống nói chuyện. Anh ta hỏi:
- Đạo Công giáo và Tin Lành đều tin Chúa Giêsu, có gì khác nhau đâu?
Tôi không giải thích mà hỏi ngược lại:
- Nếu không khác nhau thì tại sao lại có hai tên khác nhau?
Người này tỏ vẻ thích thú với câu nói của tôi nên tiếp lời ngay:
- Đúng rồi, phải khác nhau chứ!
Tôi chưa kịp nói gì thì anh ta đã tiếp tục kể:
- Lúc tốt nghiệp trung học tôi đã được học bổng của một trường Đại Học Công Giáo, tôi đang học ở trường đó. Buổi trưa nào tôi cũng nghe tiếng chuông nhà thờ đổ, chẳng biết người ta rung chuông để làm gì, tại vì không có ai mở cửa nhà thờ hết.
Lúc ấy vốn liếng tiếng Anh về các từ ngữ tôn giáo của tôi còn bập bẹ, tuy tôi cũng đoán biết là chuông nhà thờ thường đổ buổi trưa để đọc kinh truyền tin nhưng tôi chẳng biết giải thích thế nào cho anh ta hiểu. Chính vì vậy nên tôi bèn đem cái hình Đức Mẹ mang theo trong ví ra đưa cho anh ấy xem và nói:
- Chuông nhà thờ đổ buổi trưa để nhắc người ta đọc kinh kính mừng đó. Anh biết hình ai đây không?
Anh ấy nhìn một lát xong trả lời:
- Mary
Tôi hỏi thêm:
- Mary là ai?
Anh ta cười hồn nhiên và nói:
- Jesus là con trai của Mary. Ngày nào đi học tôi cũng phải đi ngang qua một bức tượng Mary rất lớn, người ta thường đặt bông hồng ở dưới chân của Mary.
Tôi giải thích:
- Có lẽ người ta dâng hoa cho Mary để tỏ lòng yêu mến, xin ơn hoặc tạ ơn gì đó.
Anh ấy đổi hướng câu chuyện rất nhanh:
- Tại sao trông cô trầm tĩnh? Tôi đã quan sát cô nhiều lần rồi.
Tôi thấy anh chàng này nói chuyện cũng ngồ ngộ nên trả lời ngay:
- Tại vì tôi hay cầu nguyện nên tôi giữ im lặng. Anh có tin vào lời cầu nguyện không?
- Tôi đã đọc quyển sách Sức Mạnh của Lời Cầu Nguyện nhưng tôi chưa thử bao giờ.
- Anh có muốn thử cầu nguyện với Mary không?
- Muốn, nhưng tôi không biết cầu nguyện. Cô chỉ cho tôi đi.
Tôi bắt đầu chỉ cho anh ta cách làm dấu thánh giá, bảo anh ta lập lại vài lần cho thuộc. Thế là hết giờ ăn trưa hôm ấy, mọi người trở lại làm việc. Tối lại lúc về nhà, tôi đã tìm một cái tràng hạt và một cái hình Đức Mẹ mới để ngày hôm sau mang lên đưa cho anh ta. Lúc đưa cho anh ta tôi nói:
- Anh hãy giữ bức ảnh và cái tràng chuỗi này luôn bên mình, Mary sẽ phù hộ cho anh.
Ngày hôm sau nữa tôi đã tìm được trong internet bản kinh lạy cha, kinh kính mừng, kinh sáng danh bằng tiếng Anh, tôi in ra và đưa cho anh ta. Lúc ấy tôi không tìm được kinh tin kính mà chỉ biết trong sách lễ ở nhà thờ có bản kinh này. Tôi rất ngại vào nhà thờ lấy sách để đi copy kinh tin kính cho anh ta. Tại vì tôi sợ nếu người khác thấy như vậy sẽ hiểu lầm rằng tôi là kẻ ăn cắp. Nhà thờ tôi đi là nhà thờ của một giáo xứ Mỹ nên tôi càng ngại chuyện này hơn. Tôi cũng không tìm được phần nguyện gẫm bao gồm năm sự vui, năm sự thương, năm sự mừng bằng tiếng Anh. Nhưng nếu lúc ấy tìm được thì tôi cũng chẳng dám đưa cho anh ta vì tôi sợ dài qúa anh ấy sẽ ngán mà không đọc. Tôi đã chỉ cho anh ấy cách lần chuỗi và dặn dò kỹ lưỡng:
- Buổi tối anh nhớ lần chuỗi trước khi đi ngủ. Anh cứ nói chuyện với Mary như nói với mẹ của anh vậy, muốn xin gì thì anh cứ xin, Mary sẽ ban cho anh.
Thế là người học trò này bắt đầu lần hạt mân côi hằng ngày. Tràng chuỗi mân côi của anh chỉ vỏn vẹn có ba kinh: lạy cha, kính mừng, sáng danh, không kinh tin kính, không lời nguyện xin tha tội ở cuối mỗi chục, không gẫm. Tràng chuỗi tôi đã hướng dẫn cho anh ta đơn giản chỉ có thế, vậy mà với đức tin mạnh mẽ đã làm thay đổi đời sống anh ấy hoàn toàn. Điều này làm tôi rất ngạc nhiên, tôi hỏi:
- Anh có lần chuỗi mỗi ngày không? Anh cảm thấy thế nào?
Anh ấy trả lời:
- Có, tối nào tôi cũng đọc. Lúc đọc kinh tôi cảm thấy rất binh an.
Tôi nói tiếp:
- Hết mùa hè này anh cũng nhớ đem kinh theo đọc, tôi nghĩ rằng anh cần xin Đức Mẹ để học được điểm cao hơn. Nếu điểm cao thì lúc ra trường sẽ dễ kiếm được việc làm hơn.
- Tôi cũng nghĩ như vậy.
Lúc bấy giờ anh chàng học trò này vừa học xong năm thứ hai Đại Học, điểm trung bình chỉ xấp xỉ 3.0/4.0 vì anh ta ít khi được điểm A, phần lớn là B, thỉnh thoảng lại có cả điểm C nữa. Lúc nhìn vào bảng điểm của tôi thì anh chàng cứ xuýt xoa khen mãi, tại vì tôi đã học hết chương trình rồi mà điểm rất cao. Tôi đã giải thích để anh ta hiểu hơn về sự khó khăn của một người tỵ nạn khi đặt chân lên đất Mỹ với hai bàn tay trắng, không biết ngôn ngữ, không xe, không nhà. Tài sản vật chất gần như chẳng có gì ngoại trừ niềm tin cậy phó thác vào Thiên Chúa quan phòng, vào sự trợ giúp của Mẹ Maria và sự cầu bầu của các thánh nam nữ. Chính đức tin đã biến đổi tất cả. Sau khi kể lể về hoàn cảnh của mình xong tôi đã tóm tắt một câu gọn lỏn:
- Tôi mà được như vậy thì dứt khoát anh phải hơn tôi.
Anh ấy bẽn lẽn nói:
- Tôi không giỏi như cô đâu. Tôi đã cố gắng hết sức mình, được như vậy là tôi mừng lắm rồi.
Tôi qủa quyết ngay:
- Tất cả đều nhờ vào lời cầu nguyện mà thôi. Nếu anh tin thi anh sẽ được hơn như vậy.
Anh chàng học trò ngần ngại nói:
- Tôi còn hai năm học nữa, hai năm này khó hơn những năm trước nhiều. Từ đây đến lúc ra trường tôi sẽ lần hạt hằng ngày để xem lời cầu nguyện của tôi có được nhận không.
Tôi nhắc nhủ:
- Anh nhớ đem ảnh Mary về cho mẹ của anh xem.
Vừa nghe tôi nói xong thì khuôn mặt người học trò bỗng chợt chùng xuống, cặp mắt long lanh ứa lệ, anh ấy buồn bã nói:
- Tôi không còn mẹ, mẹ tôi đã chết vì bệnh ung thư năm tôi 12 tuổi. Lúc mẹ tôi chết tôi đã khóc nhiều lắm, tôi ước gì mẹ tôi chỉ ngủ thôi.
- Ba của anh ở đâu? Anh có nhiều anh chị em không?
- Tôi chỉ có hai anh em, tôi và một đứa em gái. Lúc mẹ tôi chết thì em gái tôi mới được 9 tuổi. Ba tôi đã bán tất cả đồ đạc trong nhà, thâu tóm số tiền bảo hiểm nhân mạng của mẹ tôi xong bỏ ra đi. Cho đến bây giờ tôi cũng chẳng biết Ba tôi ở đâu, hình như ông ấy chích xì ke.
- Vậy thì anh sống với ai từ lúc mẹ anh mất đến bây giờ?
- Khi ấy người ta định đưa hai anh em chúng tôi vào cô nhi viện, người em gái của Ba tôi tuy đã hai đời chồng nhưng không có con nên đã nhận chúng tôi làm con nuôi. Tuy rằng ông chồng thứ hai của cô ấy không thích chúng tôi và cô tôi đã lãnh trợ cấp của chính phủ để nuôi. Tính ra thì tiền trợ cấp của chính phủ nhiều hơn tiền chi phí cho đời sống của chúng tôi nữa. Lúc đi học tôi ở nhà thuê gần trường, mỗi kỳ nghĩ tôi mới về nhà hoặc kiếm nơi nào đó để tránh về gặp ông dượng của tôi.
Tôi cố gắng an ủi sau khi nghe xong câu chuyện khá buồn của người hoc trò này. Tôi nói:
- Bây giờ thì anh có mẹ rồi, Mary là mẹ nhân loại, mẹ của tôi, của anh, của tất cả mọi người. Đức Mẹ thương anh, thương tôi, anh cứ nói chuyện với Mary như đã nói với mẹ ruột cua anh vậy.
Nghe tôi nói xong thì khuôn mặt người học trò bỗng trở nên rạng rỡ với nụ cười rất hồn nhiên. Anh đã siêng năng lần hạt và cầu nguyện hằng ngày trong những năm còn học tại Đại Học. Sau mùa hè năm đó chúng tôi mỗi người mỗi ngã, thỉnh thoảng chúng tôi email để liên lạc với nhau. Chính vì vậy nên tôi đã biết được kết qủa điểm học của anh ta. Anh ấy đã tiến bộ vượt bực làm tôi không thể tưởng tượng được. Hai năm cuối cùng ở Đại học anh đạt được toàn bộ điểm A, ngoại trừ mùa học cuối cùng anh có một lớp bị điểm B+ mà thôi. Lúc chưa tốt nghiệp anh đã xin được việc làm với số tiền lương rất cao, sau hai năm làm việc ở đó thì anh tìm được một việc khác lương cao gấp đôi.
Người học trò này tuy mới biết Mẹ Maria, chưa bước chân vào nhà thờ để đi lễ, kinh kệ chẳng biết gì ngoài việc lần một tràng chuỗi thiếu đầu hụt đuôi hằng ngày. Thế nhưng với niềm tin đơn sơ phó thác đã biến đổi quãng đời sinh viên của anh ta từ hạng trung bình khá đến hạng giỏi, từ nỗi lo lắng không tìm được việc làm đến những công việc được trả với mức lương cao không ngờ, từ một kẻ vô thần đến người hữu thần, từ một người mang nỗi buồn mất mẹ đến người hạnh phúc vì luôn có mẹ ở bên mình. Nếu mọi người đều biết dâng lên Mẹ Maria tất cả mọi khốn khó của cuộc đời mình, biết cậy trông vào Mẹ mỗi khi thất vọng, biết chạy đến xin Mẹ soi đường dẫn lối thì ắt hẳn nhân loại sẽ bớt khổ đau, chiến tranh sẽ chấm dứt và tình trạng người bóc lột người sẽ không thể tồn tại được. Tôi xin được kết bài viết về câu chuyện này bằng hai câu hát mà có lẽ nhiều người trong chúng ta đã thuộc lòng:
"Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đồng trinh, đoàn con chung tiếng hát, chung tấm lòng, dâng đời sống. Lạy Mẹ Maria, Mẹ nhân ái, Mẹ hiển vinh, Mẹ chính là nữ vương, là trạng sư, là Mẹ con".
Tin tưởng vào Lời Chúa
LM An-rê Đỗ xuân Quế, o.p.
17:11 03/10/2008
TIN TƯỞNG VÀO LỜI CHÚA
Đó là tiêu đề thánh vịnh 55. Thánh vịnh này rất thích hợp cho hoàn cảnh hiện nay cũa các anh chị em đồng đạo với chúng ta tại Thái Hà và Tỏa Giám Mục Hà nội. Nội dung thánh vịnh thật thấm thía, có thể dùng để cầu nguyện trong lúc này với những câu như:
Tôi tin tưởng vào Thiên Chúa và không còn sợ hãi
Phàm nhân làm chi nổi được tôi ?”
Quả thế, phàm nhân đang làm nhiều chuyện lắm và toàn là những chuyện bi thương. Thế mà anh chị em chúng ta đã chịu và còn đang phải chịu chưa biết đến bao giờ. Đây không phải là một sự trơ gan thách thúc, mà chính là một thái đô của lòng tin. Chỉ có lòng tin vào tình thương. sức mạnh và quyền năng của Thiên Chúa mới có thể làm cho anh chị em của chúng ta kiên cường đến thế. Đúng là họ đã “đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục” Thái độ của họ thật cao cả vả hành vi của họ thật đáng ngợi khen. Càng ngày họ càng chứng tỏ mình là con của Chúa, là những kẻ thấm nhuần lời dạy của Người. Chắc hẳn họ đã cầu xin cùng Chúa bằng những lời giông giống như những lời trong thánh vịnh 55:
“Xin thương xót con cùng, lạy Thiên Chúa,
Vì người ta giày xéo thân con
Và tấn công chèn ép.
Địch thù con giày xéo suốt ngày,
Bè lũ tấn công con nhiều vô kể.
Ôi, lạy Đấng Tối Cao,
Trong ngày con sợ hãi
Con tin tưởng vào Ngài.
Lạy Chúa, suốt ngày chúng phá rối việc con làm
Và chỉ nghĩ đến chuyện hại con.
Chúng tụ tập rình mò, theo dõi con từng bước
Để tìm hại mạng con.
Buớc đường con lận đận
Chính Ngài đã đếm rồi.
Xin lấy vò mà đựng nước mắt con,
Nào Ngài đã chẳng ghi vào sổ sách”.
Đúng vậy. Tình cảnh của anh chị em chúng ta nhìn theo con mắt trần gian thật là tuyệt vọng. Nhưng nhìn theo con mắt đức tin thì không phải thế, bởi vì các anh chị em của chúng ta đầy lòng tin tưởng vào Chúa và luôn ca tụng Người, Họ tin tưởng như tác giả thánh vịnh 55, rằng:
“Địch thù phải tháo lui
Vào ngày tôi cầu cứu
Tôi biết rằng Thiên Chúa ở bên tôi.”
Các anh chị em của chúng ta đã không còn sợ hãi, bởi vì họ tin tưởng vào Thiên Chúa.
Đó là tiêu đề thánh vịnh 55. Thánh vịnh này rất thích hợp cho hoàn cảnh hiện nay cũa các anh chị em đồng đạo với chúng ta tại Thái Hà và Tỏa Giám Mục Hà nội. Nội dung thánh vịnh thật thấm thía, có thể dùng để cầu nguyện trong lúc này với những câu như:
Tôi tin tưởng vào Thiên Chúa và không còn sợ hãi
Phàm nhân làm chi nổi được tôi ?”
Quả thế, phàm nhân đang làm nhiều chuyện lắm và toàn là những chuyện bi thương. Thế mà anh chị em chúng ta đã chịu và còn đang phải chịu chưa biết đến bao giờ. Đây không phải là một sự trơ gan thách thúc, mà chính là một thái đô của lòng tin. Chỉ có lòng tin vào tình thương. sức mạnh và quyền năng của Thiên Chúa mới có thể làm cho anh chị em của chúng ta kiên cường đến thế. Đúng là họ đã “đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục” Thái độ của họ thật cao cả vả hành vi của họ thật đáng ngợi khen. Càng ngày họ càng chứng tỏ mình là con của Chúa, là những kẻ thấm nhuần lời dạy của Người. Chắc hẳn họ đã cầu xin cùng Chúa bằng những lời giông giống như những lời trong thánh vịnh 55:
“Xin thương xót con cùng, lạy Thiên Chúa,
Vì người ta giày xéo thân con
Và tấn công chèn ép.
Địch thù con giày xéo suốt ngày,
Bè lũ tấn công con nhiều vô kể.
Ôi, lạy Đấng Tối Cao,
Trong ngày con sợ hãi
Con tin tưởng vào Ngài.
Lạy Chúa, suốt ngày chúng phá rối việc con làm
Và chỉ nghĩ đến chuyện hại con.
Chúng tụ tập rình mò, theo dõi con từng bước
Để tìm hại mạng con.
Buớc đường con lận đận
Chính Ngài đã đếm rồi.
Xin lấy vò mà đựng nước mắt con,
Nào Ngài đã chẳng ghi vào sổ sách”.
Đúng vậy. Tình cảnh của anh chị em chúng ta nhìn theo con mắt trần gian thật là tuyệt vọng. Nhưng nhìn theo con mắt đức tin thì không phải thế, bởi vì các anh chị em của chúng ta đầy lòng tin tưởng vào Chúa và luôn ca tụng Người, Họ tin tưởng như tác giả thánh vịnh 55, rằng:
“Địch thù phải tháo lui
Vào ngày tôi cầu cứu
Tôi biết rằng Thiên Chúa ở bên tôi.”
Các anh chị em của chúng ta đã không còn sợ hãi, bởi vì họ tin tưởng vào Thiên Chúa.
Hồng ân Năm Thánh Phan Sinh
Hai Tê Miệt Vườn, OFM
17:28 03/10/2008
Hồng ân Năm Thánh Phan Sinh
Hồng ân Năm Thánh Phan Sinh,
Đây là thời điểm cho tình nở hoa.
Chúng ta cảm tạ Chúa Cha,
Vì yêu Ngài đổ chan hòa Thánh ân.
Ngõ hầu đổi mới canh tân,
Bản thân, cuộc sống trở thành đẹp xinh.
Chính nhờ tác động Thánh Linh,
Chúng ta sống được chữ “Tình” tối đa.
trước tiên đối với người cha,
Cùng bao kẻ khác như là anh em.
Bởi nhờ biết sống “Mọn hèn”,
chẳng tìm danh lợi, ghét ghen giận hờn.
Mọi người gặp Đấng Chí Tôn,
Chính là Thiên Chúa cội nguồn tình thương.
(Mừng ngày khai mạc Năm Thánh Phan Sinh.
Kỷ niệm 800 năm khai sinh Dòng Anh Em Hèn Mọn.
80 năm khai sinh Tỉnh Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt nam.
04.10.2008 – 04.10.2009)
Hồng ân Năm Thánh Phan Sinh,
Đây là thời điểm cho tình nở hoa.
Chúng ta cảm tạ Chúa Cha,
Vì yêu Ngài đổ chan hòa Thánh ân.
Ngõ hầu đổi mới canh tân,
Bản thân, cuộc sống trở thành đẹp xinh.
Chính nhờ tác động Thánh Linh,
Chúng ta sống được chữ “Tình” tối đa.
trước tiên đối với người cha,
Cùng bao kẻ khác như là anh em.
Bởi nhờ biết sống “Mọn hèn”,
chẳng tìm danh lợi, ghét ghen giận hờn.
Mọi người gặp Đấng Chí Tôn,
Chính là Thiên Chúa cội nguồn tình thương.
(Mừng ngày khai mạc Năm Thánh Phan Sinh.
Kỷ niệm 800 năm khai sinh Dòng Anh Em Hèn Mọn.
80 năm khai sinh Tỉnh Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt nam.
04.10.2008 – 04.10.2009)
Lời cầu nguyện ngợi khen và tạ ơn của Thánh Phanxicô nghèo khó
Lê Nghĩa
17:30 03/10/2008
Lời cầu nguyện ngợi khen và tạ ơn của Thánh Phanxicô nghèo khó
Lạy chúa phép - tắt, cao cả, cực thánh và uy quyền là chúa Cha thánh thiện và công minh,là Vua trời đất, chính vì Chúa mà chúng con tạ ơn Chúa. Vì Chúa đã dựng nên mọi sự linh - thiêng và vật chất theo thành ý Chúa và bởi Con Một Chúa trong Chúa Thánh Thần; Chúng con cám đội Chúa đã dựng nên chúng con giống “hình ảnh Chúa, lại được Chúa cho hưởng thụ cảnh thiên đàng” (xem Gn1,26,11,15); Nhưng chúng con đã sa ngã do tội lỗi chúng con.
Chúng con cám đội ơn Chúa, vì Chúa đã dựng nên chúng con bởi Con Chúa, và yêu thương chúng con với một tình yêu chân thật và lành thánh. “Chính vì tình yêu ây” (Jn 17,26) mà Chúa đã để cho Con Chúa sinh bởi thánh nữ đồng trinh, hiển vinh Maria – Người là Chúa thật và là người thật – Lại Chúa đã muốn dùng cái chết đẫm máu của Người trên thập giá để cứu chuộc chúng con là kẻ tù đầy.
Chúng con cảm đội Chúa vì chính Con Chúa sẽ trở lại trong vinh quang oai quyền của Người để đày phạt trong lửa muôn đời những kẻ vô phúc không sống đời đền tội và không tin nhận Chúa. Lại để nói với hết thảy những người đã tin nhận, thờ phượng và phụng sự Chúa trong đời đền tội: “Hỡi những kẻ được Cha Ta chức phước, các con hãy tới mà nhận lãnh nước trời đã sắm sẵn cho các con từ thuở tạo thiên lập địa” (Mt 25,34).
Vì chúng con là những kẻ tội lỗi và khốn nạn, không đáng gọi thánh danh Chúa, chúng con tha thiết nài xin Chúa Giêsu Kitô, Con yêu dấu của Chúa, “Đấng Chúa hết lòng thương yêu” (Mt 17,5), cùng với Chúa Thánh Thần, Đấng bảo trợ, hãy tạ ơn Chúa về hết mọi sự như ý Chúa và ý các Ngài muốn. Vì trong mọi sự Con Chúa hằng làm toại lòng Chúa, bởi Người mà Chúa đã dựng nên biết bao nhiêu điều cho chúng con. Allêluia.
Chúng con khiêm hạ cúi xin Mẹ Maria, cực vinh, cực thánh, trọn đời trinh khiết, các thánh Micaê, Gabriel, Raphael, các cơ binh thiên thần Séraphim, Kêrubim. Các Ngôi quyền, các Chức tước, các Phẩm trật, các Quyền bính các Sức Mạnh, các Thần linh, các Tổng lãnh Thiên Thần, Các thánh Gioan Tẩy giả, Gioan thánh sử, thánh Phêrô Phaolô, các Tổ phụ, các tiên trị, các thánh Anh hài, các Tông đồ, các thánh sử, các môn đệ, các thành tử đạo, các thánh rao giảng tin lành, các thánh đồng trinh, các thánh Êlia, E-nốc và hết thảy các thánh từ xưa đến nay và sau này nữa. Vì tình yêu Chúa, chúng con khiêm hạ xin các Ngài hãy đời đời cám đội ơn Chúa như ý Chúa muốn vì hết mọi ơn lành Chúa đã ban, Chúa là Đấng cao sang, là Chúa thật, là Đấng đời đời và hằng sống, cùng với Con rất yêu dấu của Chúa là Chúa Giêsu Kitô, cùng với Thánh Linh Đấng Bảo trợ. Amen, Alleluia.
Cùng hết thảy mọi người muốn phụng sự Chúa trong Giáo - hội thánh thiện, công – giáo, và tông – truyền. Cùng các phẩm trật trong Giáo – hội, các linh – mục, các phó – tế, các phụ phó - tế, các thầy giúp việc bàn thờ, các thầy trừ ma quỷ, các thầy đọc sách, các thầy giữ cửa và hết các thầy giáo – sĩ. Cùng hết thảy các nam nữ tu sĩ, các thiếu niên và nhi đồng, những kẻ nghèo nàn túng cực, các vua quan và bá tước, các kẻ lao động, các nông dân, các tôi tớ và chủ nhà, các trinh nữ, các bà góa bụa và các người vợ trong gia đình, các giáo hữu nam nữ, các trẻ em, các thiếu niên. Các thanh niên và các bậc phụ lão, những người khỏe mạnh và những kẻ ốm đau, những kẻ thấp hèn cùng những kẻ cao sang. Cùng “hết thảy các dân tộc, quốc gia, bộ lạc, ngôn ngữ” (Ap 7,9) hết mọi nước, mọi người ở khắp mọi nơi trên trái đất, hiện đang sống và sẽ tới sau, chúng tôi tất cả là những anh em hèn mọn, “những tôi tớ vô dụng” (f.xem Lc 17,10), khiêm hạ nguyện xin và van nài hết thảy mọi người hãy bền tâm trong đức tin chân thật và trong đời sống đền tội, vì nếu không thì chẳng ai có thể được cứu rỗi. Chúng ta hãy yêu Chúa “hết lòng, hết linh hồn, hết ý nghĩ, hết sức lực, hết khả năng” (Dt 6,5), với tất cả cố gắng, tất cả tình cảm, tất cả tâm can, tất cả lòng muốn và ý chí. Chính Người đã ban và còn ban cho hết thảy chúng ta toàn thể thân xác, linh hồn và sự sống. Chính người đã dựng nên chúng ta, đã chuộc tội cho chúng ta và cứu chữa chúng ta vì tình yêu Người mà thôi. Chúng ta yếu đuối, khốn nạn, hư hỏng và thối nát, vô ơn và đầy mọi nết xấu mà Người đã khấng ban và còn ban cho chúng ta đủ mọi ơn lành.
Vậy chúng ta đừng tha thiết ham muốn gì khác, cũng đừng vui thú hay mến yêu một điều gì ngoài Chúa Tạo Hóa, Đấng Chuộc tội và cứu rỗi chúng ta, chỉ mình Người là thiên chúa thật mà thôi. Người là sự thiện chan chứa, là tất cả sự thiện, là sự toàn thiện, là sự chân thiện, là sự tối thiện, “chỉ một mình Người là tốt lành ” (Lc 18,19), khoan nhân, đáng mến, ngọt ngào, và hiền hậu. Chỉ có mình Người là thánh thiện, công chính, chân thực và thẳng thắn, mình Người là ân cần, vô tội và trong sạch. “Bởi Người, nhờ Người và trong Người” (Xem Rm 11,36) mà mọi đều được ban cho những kẻ thống hối, những người công chính và hết mọi chân phước đang vui sướng trên trời.
Vậy chúng ta đừng để điều gì ngăn cản chúng ta tách biệt và làm trở ngại chúng ta với Chúa nữa. Khắp mọi nơi, mọi lúc và mọi thời đại, hằng ngày chẳng lúc nào nguôi, chúng ta hãy chân thành và khiêm hạ tin vào Người, chiêm ngưỡng và yêu mến Người trong lòng, tôn kính, thờ lạy và phụng sự, ca ngợi và chúc tụng, tôn vinh và tung hô, ngợi khen và cảm tạ Người là Thiên Chúa đời đời, Thượng đế cao sang. Là một Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, là Tạo Hóa của muôn loài, là cứu tinh của những ai tin tưởng, trông cậy và yêu mến Người; Người là Đấng vô thủy vô chung, không hề thay đổi, chúng ta không thể thấy được, không thể nói được, diễn tả được, không hiểu được, thấu đáo được; Người là Đấng được chúc tụng, ca ngợi, tôn vinh, tung hô, Người vượt trên hết mọi sự, Người là Đấng tuyệt vời và cao sang, ngọt ngào, dịu hiền, đáng yêu mến, và đáng khát khao trên hết mọi sự cho đến muôn đời.
Nhân danh Chúa, tôi xin hết thảy Anh – em hãy học hỏi bản văn và ý nghĩa của những điều đã được ghi chép trong Luật Sống này vì phần rỗi linh hồn chúng ta, và xin Anh – em hãy năng trưởng nhờ tới luôn. Tôi nguyện xin Chúa là Đấng Phép tắc, Một Chúa Ba Ngôi, ban phép lành cho những Anh – em biết chỉ giáo, học hỏi, gìn giữ và đưa ra thực hiện, một lần suy đi nghĩ lại và đem áp dụng những điều đã được ghi chép này vì phần rỗi của chúng ta.
Tôi hôn chân Anh – em và xin Anh – em hãy tha thiết yêu mến, tuân giữ và lưu truyền những điều này. Và theo lệnh Chúa quyền phép và lệnh Đức Giáo – Hoàng, và vì đức vâng lời, tôi là Phanxicô truyền dạy và ra lệnh quả quyết như thế này: những điều được ghi chép trong Luật Sống này nhất thiết không ai được thêm bớt điều gì, và xin Anh – em đừng theo một bản Luật nào khác nữa.
Sáng danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh – Thần. Như thuở trước, bây giờ và muôn đời. Amen.
Lạy chúa phép - tắt, cao cả, cực thánh và uy quyền là chúa Cha thánh thiện và công minh,là Vua trời đất, chính vì Chúa mà chúng con tạ ơn Chúa. Vì Chúa đã dựng nên mọi sự linh - thiêng và vật chất theo thành ý Chúa và bởi Con Một Chúa trong Chúa Thánh Thần; Chúng con cám đội Chúa đã dựng nên chúng con giống “hình ảnh Chúa, lại được Chúa cho hưởng thụ cảnh thiên đàng” (xem Gn1,26,11,15); Nhưng chúng con đã sa ngã do tội lỗi chúng con.
Chúng con cám đội ơn Chúa, vì Chúa đã dựng nên chúng con bởi Con Chúa, và yêu thương chúng con với một tình yêu chân thật và lành thánh. “Chính vì tình yêu ây” (Jn 17,26) mà Chúa đã để cho Con Chúa sinh bởi thánh nữ đồng trinh, hiển vinh Maria – Người là Chúa thật và là người thật – Lại Chúa đã muốn dùng cái chết đẫm máu của Người trên thập giá để cứu chuộc chúng con là kẻ tù đầy.
Chúng con cảm đội Chúa vì chính Con Chúa sẽ trở lại trong vinh quang oai quyền của Người để đày phạt trong lửa muôn đời những kẻ vô phúc không sống đời đền tội và không tin nhận Chúa. Lại để nói với hết thảy những người đã tin nhận, thờ phượng và phụng sự Chúa trong đời đền tội: “Hỡi những kẻ được Cha Ta chức phước, các con hãy tới mà nhận lãnh nước trời đã sắm sẵn cho các con từ thuở tạo thiên lập địa” (Mt 25,34).
Vì chúng con là những kẻ tội lỗi và khốn nạn, không đáng gọi thánh danh Chúa, chúng con tha thiết nài xin Chúa Giêsu Kitô, Con yêu dấu của Chúa, “Đấng Chúa hết lòng thương yêu” (Mt 17,5), cùng với Chúa Thánh Thần, Đấng bảo trợ, hãy tạ ơn Chúa về hết mọi sự như ý Chúa và ý các Ngài muốn. Vì trong mọi sự Con Chúa hằng làm toại lòng Chúa, bởi Người mà Chúa đã dựng nên biết bao nhiêu điều cho chúng con. Allêluia.
Chúng con khiêm hạ cúi xin Mẹ Maria, cực vinh, cực thánh, trọn đời trinh khiết, các thánh Micaê, Gabriel, Raphael, các cơ binh thiên thần Séraphim, Kêrubim. Các Ngôi quyền, các Chức tước, các Phẩm trật, các Quyền bính các Sức Mạnh, các Thần linh, các Tổng lãnh Thiên Thần, Các thánh Gioan Tẩy giả, Gioan thánh sử, thánh Phêrô Phaolô, các Tổ phụ, các tiên trị, các thánh Anh hài, các Tông đồ, các thánh sử, các môn đệ, các thành tử đạo, các thánh rao giảng tin lành, các thánh đồng trinh, các thánh Êlia, E-nốc và hết thảy các thánh từ xưa đến nay và sau này nữa. Vì tình yêu Chúa, chúng con khiêm hạ xin các Ngài hãy đời đời cám đội ơn Chúa như ý Chúa muốn vì hết mọi ơn lành Chúa đã ban, Chúa là Đấng cao sang, là Chúa thật, là Đấng đời đời và hằng sống, cùng với Con rất yêu dấu của Chúa là Chúa Giêsu Kitô, cùng với Thánh Linh Đấng Bảo trợ. Amen, Alleluia.
Cùng hết thảy mọi người muốn phụng sự Chúa trong Giáo - hội thánh thiện, công – giáo, và tông – truyền. Cùng các phẩm trật trong Giáo – hội, các linh – mục, các phó – tế, các phụ phó - tế, các thầy giúp việc bàn thờ, các thầy trừ ma quỷ, các thầy đọc sách, các thầy giữ cửa và hết các thầy giáo – sĩ. Cùng hết thảy các nam nữ tu sĩ, các thiếu niên và nhi đồng, những kẻ nghèo nàn túng cực, các vua quan và bá tước, các kẻ lao động, các nông dân, các tôi tớ và chủ nhà, các trinh nữ, các bà góa bụa và các người vợ trong gia đình, các giáo hữu nam nữ, các trẻ em, các thiếu niên. Các thanh niên và các bậc phụ lão, những người khỏe mạnh và những kẻ ốm đau, những kẻ thấp hèn cùng những kẻ cao sang. Cùng “hết thảy các dân tộc, quốc gia, bộ lạc, ngôn ngữ” (Ap 7,9) hết mọi nước, mọi người ở khắp mọi nơi trên trái đất, hiện đang sống và sẽ tới sau, chúng tôi tất cả là những anh em hèn mọn, “những tôi tớ vô dụng” (f.xem Lc 17,10), khiêm hạ nguyện xin và van nài hết thảy mọi người hãy bền tâm trong đức tin chân thật và trong đời sống đền tội, vì nếu không thì chẳng ai có thể được cứu rỗi. Chúng ta hãy yêu Chúa “hết lòng, hết linh hồn, hết ý nghĩ, hết sức lực, hết khả năng” (Dt 6,5), với tất cả cố gắng, tất cả tình cảm, tất cả tâm can, tất cả lòng muốn và ý chí. Chính Người đã ban và còn ban cho hết thảy chúng ta toàn thể thân xác, linh hồn và sự sống. Chính người đã dựng nên chúng ta, đã chuộc tội cho chúng ta và cứu chữa chúng ta vì tình yêu Người mà thôi. Chúng ta yếu đuối, khốn nạn, hư hỏng và thối nát, vô ơn và đầy mọi nết xấu mà Người đã khấng ban và còn ban cho chúng ta đủ mọi ơn lành.
Vậy chúng ta đừng tha thiết ham muốn gì khác, cũng đừng vui thú hay mến yêu một điều gì ngoài Chúa Tạo Hóa, Đấng Chuộc tội và cứu rỗi chúng ta, chỉ mình Người là thiên chúa thật mà thôi. Người là sự thiện chan chứa, là tất cả sự thiện, là sự toàn thiện, là sự chân thiện, là sự tối thiện, “chỉ một mình Người là tốt lành ” (Lc 18,19), khoan nhân, đáng mến, ngọt ngào, và hiền hậu. Chỉ có mình Người là thánh thiện, công chính, chân thực và thẳng thắn, mình Người là ân cần, vô tội và trong sạch. “Bởi Người, nhờ Người và trong Người” (Xem Rm 11,36) mà mọi đều được ban cho những kẻ thống hối, những người công chính và hết mọi chân phước đang vui sướng trên trời.
Vậy chúng ta đừng để điều gì ngăn cản chúng ta tách biệt và làm trở ngại chúng ta với Chúa nữa. Khắp mọi nơi, mọi lúc và mọi thời đại, hằng ngày chẳng lúc nào nguôi, chúng ta hãy chân thành và khiêm hạ tin vào Người, chiêm ngưỡng và yêu mến Người trong lòng, tôn kính, thờ lạy và phụng sự, ca ngợi và chúc tụng, tôn vinh và tung hô, ngợi khen và cảm tạ Người là Thiên Chúa đời đời, Thượng đế cao sang. Là một Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, là Tạo Hóa của muôn loài, là cứu tinh của những ai tin tưởng, trông cậy và yêu mến Người; Người là Đấng vô thủy vô chung, không hề thay đổi, chúng ta không thể thấy được, không thể nói được, diễn tả được, không hiểu được, thấu đáo được; Người là Đấng được chúc tụng, ca ngợi, tôn vinh, tung hô, Người vượt trên hết mọi sự, Người là Đấng tuyệt vời và cao sang, ngọt ngào, dịu hiền, đáng yêu mến, và đáng khát khao trên hết mọi sự cho đến muôn đời.
Nhân danh Chúa, tôi xin hết thảy Anh – em hãy học hỏi bản văn và ý nghĩa của những điều đã được ghi chép trong Luật Sống này vì phần rỗi linh hồn chúng ta, và xin Anh – em hãy năng trưởng nhờ tới luôn. Tôi nguyện xin Chúa là Đấng Phép tắc, Một Chúa Ba Ngôi, ban phép lành cho những Anh – em biết chỉ giáo, học hỏi, gìn giữ và đưa ra thực hiện, một lần suy đi nghĩ lại và đem áp dụng những điều đã được ghi chép này vì phần rỗi của chúng ta.
Tôi hôn chân Anh – em và xin Anh – em hãy tha thiết yêu mến, tuân giữ và lưu truyền những điều này. Và theo lệnh Chúa quyền phép và lệnh Đức Giáo – Hoàng, và vì đức vâng lời, tôi là Phanxicô truyền dạy và ra lệnh quả quyết như thế này: những điều được ghi chép trong Luật Sống này nhất thiết không ai được thêm bớt điều gì, và xin Anh – em đừng theo một bản Luật nào khác nữa.
Sáng danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh – Thần. Như thuở trước, bây giờ và muôn đời. Amen.
Từ vườn nho đến các tá điền: Hãy là chính mình
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
17:45 03/10/2008
TỪ VƯỜN NHO ĐẾN CÁC TÁ ĐIỀN: HÃY LÀ CHÍNH MÌNH
(Chúa Nhật XXVII TN A)
Sau khi nghe câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể về “những tá điền sát nhân”, các Thượng Tế và người Pharisêu hiểu là Người nói về họ và họ tìm cách bắt Người. Dân Chúa xưa, đặc biệt những người lãnh đạo, những người được gọi là đạo đức hẳn thuộc nằm lòng bài ca về vườn nho của Ngôn sứ Isaia ( Is 5 ). Mẹ Hội Thánh lại trích cho chúng ta nghe trong bài đọc thứ nhất Chúa Nhật này. Trong khi Ngôn Sứ Isaia nhấn mạnh đến vườn nho là đoàn dân Chúa xưa, thì Chúa Giêsu lại nhấn mạnh đến những tá điền là những người lãnh đạo mà Chúa trao phó quản lý vườn nho. Dù là vườn nho hay là người quản lý thì điểm chung hướng đến, đó là: hãy trở nên chính mình. Nói nôm na là nho thì ra nho, quản lý thì ra quản lý.
Nho ra nho: Ngôn sứ Isaia đã minh nhiên nói rằng vườn nho chính là đoàn dân Chúa xưa và chúng ta có thể hiểu thêm mỗi người chúng ta là những cây nho, là những cành nho ( x. Ga 15 ). Các khâu canh tác như làm cỏ, bón phân, tỉa cành sâu bệnh…thì chủ vườn nho là Thiên Chúa đã vuông tròn. Vấn đề còn lại là chính cây nho phải sinh hoa trái tốt tươi, ngọt ngào. Theo kinh nghiệm nông gia, khi đã đủ đầy các điều kiện tự nhiên và sự chăm bón thì chuyện sinh hoa kết trái của cây trồng, hệ tại ở khả năng cây “hấp thụ dinh dưỡng” từ đất, từ trời và hệ tại ở việc cây “giảm phát sinh để tăng phát dục”, nghĩa là giảm đâm cành, mọc lá mới để tăng ra hoa, kết trái.
Đề hấp thụ dinh dưởng từ trời đất thì chính chúng ta, những cây nho, tiên vàn phải gắn bó, kết hiệp với Thiên Chúa. Cầu nguyện là một trong những phương thế tuyệt hảo để kết hiệp với Thiên Chúa. Để gia tăng hoa trái tốt lành thì việc hãm mình hy sinh là điều không thể thiếu. Như thế để nho ra nho nghĩa là sinh hoa trái ngọt ngào thi Kitô hữu chúng ta cần chuyên chăm cầu nguyện và hy sinh hãm mình. Hằng năm cứ đến mùa Chay thánh thì đề tài ăn chay cầu nguyện được nhấn mạnh và chúng ta nghiệm thấy ngay các hoa trái trổ sinh.
Quản lý ra quản lý: Người quản lý là người được trao phó một sự gì đó. Một việc gì đó để bảo quản, giữ gìn, chăm nom và dĩ nhiên theo tiêu chí mà người chủ yêu cầu. Các tá điền trong câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể được hiểu như là những người quản lý. Và tiêu chí người chủ đưa ra là đến kỳ thu hoạch, vườn nho phải sai hoa, mộng trái. Theo chiều kích xã hội thì những người quản lý là những người được giao phó các chức vụ của công quyền. Họ được trao phó đoàn dân của một tập thể, của một đất nước... Theo chiều kích tôn giáo, thì những người quản lý là những vị mục tử. Họ đuợc trao phó đoàn chiên là các tín hữu của tôn giáo mình. Dù là các mục tử trong Hội thánh này Hội thánh kia hay là những người nắm giữ công quyền trong xã hội thì chỉ một mình Thiên Chúa là người chủ duy nhất. Thánh Phaolô minh định điều này khi nói rằng các chính quyền hợp pháp đều là do Chúa đặt định ( x.Rm 13,1 )
Trong khoảng thời gian chờ đến mùa vụ, thì ông chủ thỉnh thoảng sai gia nhân của mình đến nhắc nhở những người quản lý về bổn phận và trách vụ của họ. Và bên cạnh đó chắc chắn có sự đánh giá về những gì mà những người quản lý đang thực thi. Tốt thì khen và khích lệ. Xấu thì chê và phê bình sửa sai. Trong lịch sử dân Chúa xưa, các ngôn sứ chính là những gia nhân mà ông chủ vườn nho đã sai đến. Thay vì nghe những ý chỉ của Thiên Chúa qua các sứ ngôn thì những người tá điền là nhưng người quản lý đã bách hại các ngài.
Thiên Chúa, người chủ vườn nho vẫn kiên trì nhẫn nại đến cùng. Người đã sai chính Con Một đến với hy vọng là những người quản lý kia sẽ nể mặt mà nghe theo. Thế nhưng sự tham lam đã làm cho tâm hồn những người quản lý thành ác độc. Họ đã nhẫn tâm giết chết Người Con Một của ông chủ. Tưởng rằng sẽ từ vị thế quản lý trở thành chủ nhân của vườn nho, nhưng họ đã lầm. Ông chủ sẽ tru di họ và trao vườn nho cho những người khác.
Câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể đã làm chột dạ những vị lãnh đạo DoThái giáo thời bấy giờ. Chuyện dụ ngôn này cũng đã ứng với nhiều triều đại vua chúa các nước trên thế giới. Chuyện dụ ngôn này cũng ứng với những chính phủ nắm giữ công quyền của các quốc gia. Và chuyện dụ ngôn này cũng đáng làm cho các vị mục tử giật mình tự kiểm.
Nho ra nho, quản lý ra quản lý. Nếu không thực là mình thì sẽ đến lúc phải bị loại trừ. Cành nho nào sinh hoa trái sẽ được chăm bón để trái hoa xum xuê thêm nhiều. Cành nào không sinh trái thì phải bị chặt đi. Nó sẽ khô héo và người ta sẽ bỏ nó vào lửa mà thiêu đốt đi ( x.Ga 15,6 ). Người quản lý nào chuyên chăm cứ đến giờ mà phân phát lúa thóc cho kẻ ăn, người ở, thì sẽ được ân thưởng khi chủ về. Trái lại viên quản lý nào chểnh mảng, mãi mê chơi bời ăn uống mà bỏ bê bổn phận, thậm chí còn hành xử bạo lực với người dưới quyền, thì sẽ bị chung số phận với quân bất lương, ở nơi phải khóc lóc và nghiến răng ( x.Lc 12,41-48 ).
(Chúa Nhật XXVII TN A)
Sau khi nghe câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể về “những tá điền sát nhân”, các Thượng Tế và người Pharisêu hiểu là Người nói về họ và họ tìm cách bắt Người. Dân Chúa xưa, đặc biệt những người lãnh đạo, những người được gọi là đạo đức hẳn thuộc nằm lòng bài ca về vườn nho của Ngôn sứ Isaia ( Is 5 ). Mẹ Hội Thánh lại trích cho chúng ta nghe trong bài đọc thứ nhất Chúa Nhật này. Trong khi Ngôn Sứ Isaia nhấn mạnh đến vườn nho là đoàn dân Chúa xưa, thì Chúa Giêsu lại nhấn mạnh đến những tá điền là những người lãnh đạo mà Chúa trao phó quản lý vườn nho. Dù là vườn nho hay là người quản lý thì điểm chung hướng đến, đó là: hãy trở nên chính mình. Nói nôm na là nho thì ra nho, quản lý thì ra quản lý.
Nho ra nho: Ngôn sứ Isaia đã minh nhiên nói rằng vườn nho chính là đoàn dân Chúa xưa và chúng ta có thể hiểu thêm mỗi người chúng ta là những cây nho, là những cành nho ( x. Ga 15 ). Các khâu canh tác như làm cỏ, bón phân, tỉa cành sâu bệnh…thì chủ vườn nho là Thiên Chúa đã vuông tròn. Vấn đề còn lại là chính cây nho phải sinh hoa trái tốt tươi, ngọt ngào. Theo kinh nghiệm nông gia, khi đã đủ đầy các điều kiện tự nhiên và sự chăm bón thì chuyện sinh hoa kết trái của cây trồng, hệ tại ở khả năng cây “hấp thụ dinh dưỡng” từ đất, từ trời và hệ tại ở việc cây “giảm phát sinh để tăng phát dục”, nghĩa là giảm đâm cành, mọc lá mới để tăng ra hoa, kết trái.
Đề hấp thụ dinh dưởng từ trời đất thì chính chúng ta, những cây nho, tiên vàn phải gắn bó, kết hiệp với Thiên Chúa. Cầu nguyện là một trong những phương thế tuyệt hảo để kết hiệp với Thiên Chúa. Để gia tăng hoa trái tốt lành thì việc hãm mình hy sinh là điều không thể thiếu. Như thế để nho ra nho nghĩa là sinh hoa trái ngọt ngào thi Kitô hữu chúng ta cần chuyên chăm cầu nguyện và hy sinh hãm mình. Hằng năm cứ đến mùa Chay thánh thì đề tài ăn chay cầu nguyện được nhấn mạnh và chúng ta nghiệm thấy ngay các hoa trái trổ sinh.
Quản lý ra quản lý: Người quản lý là người được trao phó một sự gì đó. Một việc gì đó để bảo quản, giữ gìn, chăm nom và dĩ nhiên theo tiêu chí mà người chủ yêu cầu. Các tá điền trong câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể được hiểu như là những người quản lý. Và tiêu chí người chủ đưa ra là đến kỳ thu hoạch, vườn nho phải sai hoa, mộng trái. Theo chiều kích xã hội thì những người quản lý là những người được giao phó các chức vụ của công quyền. Họ được trao phó đoàn dân của một tập thể, của một đất nước... Theo chiều kích tôn giáo, thì những người quản lý là những vị mục tử. Họ đuợc trao phó đoàn chiên là các tín hữu của tôn giáo mình. Dù là các mục tử trong Hội thánh này Hội thánh kia hay là những người nắm giữ công quyền trong xã hội thì chỉ một mình Thiên Chúa là người chủ duy nhất. Thánh Phaolô minh định điều này khi nói rằng các chính quyền hợp pháp đều là do Chúa đặt định ( x.Rm 13,1 )
Trong khoảng thời gian chờ đến mùa vụ, thì ông chủ thỉnh thoảng sai gia nhân của mình đến nhắc nhở những người quản lý về bổn phận và trách vụ của họ. Và bên cạnh đó chắc chắn có sự đánh giá về những gì mà những người quản lý đang thực thi. Tốt thì khen và khích lệ. Xấu thì chê và phê bình sửa sai. Trong lịch sử dân Chúa xưa, các ngôn sứ chính là những gia nhân mà ông chủ vườn nho đã sai đến. Thay vì nghe những ý chỉ của Thiên Chúa qua các sứ ngôn thì những người tá điền là nhưng người quản lý đã bách hại các ngài.
Thiên Chúa, người chủ vườn nho vẫn kiên trì nhẫn nại đến cùng. Người đã sai chính Con Một đến với hy vọng là những người quản lý kia sẽ nể mặt mà nghe theo. Thế nhưng sự tham lam đã làm cho tâm hồn những người quản lý thành ác độc. Họ đã nhẫn tâm giết chết Người Con Một của ông chủ. Tưởng rằng sẽ từ vị thế quản lý trở thành chủ nhân của vườn nho, nhưng họ đã lầm. Ông chủ sẽ tru di họ và trao vườn nho cho những người khác.
Câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể đã làm chột dạ những vị lãnh đạo DoThái giáo thời bấy giờ. Chuyện dụ ngôn này cũng đã ứng với nhiều triều đại vua chúa các nước trên thế giới. Chuyện dụ ngôn này cũng ứng với những chính phủ nắm giữ công quyền của các quốc gia. Và chuyện dụ ngôn này cũng đáng làm cho các vị mục tử giật mình tự kiểm.
Nho ra nho, quản lý ra quản lý. Nếu không thực là mình thì sẽ đến lúc phải bị loại trừ. Cành nho nào sinh hoa trái sẽ được chăm bón để trái hoa xum xuê thêm nhiều. Cành nào không sinh trái thì phải bị chặt đi. Nó sẽ khô héo và người ta sẽ bỏ nó vào lửa mà thiêu đốt đi ( x.Ga 15,6 ). Người quản lý nào chuyên chăm cứ đến giờ mà phân phát lúa thóc cho kẻ ăn, người ở, thì sẽ được ân thưởng khi chủ về. Trái lại viên quản lý nào chểnh mảng, mãi mê chơi bời ăn uống mà bỏ bê bổn phận, thậm chí còn hành xử bạo lực với người dưới quyền, thì sẽ bị chung số phận với quân bất lương, ở nơi phải khóc lóc và nghiến răng ( x.Lc 12,41-48 ).
Bài hát: Tháng Mười Mân Côi
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:11 03/10/2008
NÓI NĂNG
Để tử gấp gáp không thể chờ được muốn đem tất cả những gì nghe được ở chợ nói lại cho sư phụ nghe.
Sư phụ nói: “Đợi chút, chuyện con muốn nói cho thầy nghe là chuyện có thật hay sao ?”
- “Con không nghĩ như thế.”
- “Nó rất có ích chứ ?”
- “Hoàn toàn không có ích gì cả.”
- “Nó rất có hứng thú chứ ?”
- “Không.”
- “Vậy thì tại sao chúng ta phải nghe nó chứ ?”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có những lời nói gây mất đoàn kết, nghi kỵ lẫn nhau, đó là lời nói ác ý xiên xỏ.
Có những lời nói gây đau khổ cho người khác, đó là lời nói được nói ra bởi lòng ghen ghét và ích kỷ.
Có những lời nói làm tổn thương đến tinh thần và thân xác người khác, đó là lời nói vu oan giá họa.
Có những lời nói làm mất lòng tin nơi người khác, đó là lời nói không thật của những người có trách nhiệm.
Có những lời nói nghe rồi quên đi, đó là những lời vô thưởng vô phạt, nói cho vui.
Có những lời nói sau khi nghe xong thì phải rửa tai bảy lần, kiểm chứng nhiều lần, đó là những lời đồn thổi.
Và, có những lời nói cần ghi sâu vào trong tim trong óc, đó là lời nói của Chúa Giê-su và lời dạy của Giáo Hội.
Chúa Giê-su nói: yêu thương người thân cận như chính mình.
Giáo Hội dạy: Đức Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật, là Đấng cứu độ trần gian và là nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, ngoài Ngài ra thì không có một ơn cứu độ nào khác.
N2T |
Để tử gấp gáp không thể chờ được muốn đem tất cả những gì nghe được ở chợ nói lại cho sư phụ nghe.
Sư phụ nói: “Đợi chút, chuyện con muốn nói cho thầy nghe là chuyện có thật hay sao ?”
- “Con không nghĩ như thế.”
- “Nó rất có ích chứ ?”
- “Hoàn toàn không có ích gì cả.”
- “Nó rất có hứng thú chứ ?”
- “Không.”
- “Vậy thì tại sao chúng ta phải nghe nó chứ ?”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có những lời nói gây mất đoàn kết, nghi kỵ lẫn nhau, đó là lời nói ác ý xiên xỏ.
Có những lời nói gây đau khổ cho người khác, đó là lời nói được nói ra bởi lòng ghen ghét và ích kỷ.
Có những lời nói làm tổn thương đến tinh thần và thân xác người khác, đó là lời nói vu oan giá họa.
Có những lời nói làm mất lòng tin nơi người khác, đó là lời nói không thật của những người có trách nhiệm.
Có những lời nói nghe rồi quên đi, đó là những lời vô thưởng vô phạt, nói cho vui.
Có những lời nói sau khi nghe xong thì phải rửa tai bảy lần, kiểm chứng nhiều lần, đó là những lời đồn thổi.
Và, có những lời nói cần ghi sâu vào trong tim trong óc, đó là lời nói của Chúa Giê-su và lời dạy của Giáo Hội.
Chúa Giê-su nói: yêu thương người thân cận như chính mình.
Giáo Hội dạy: Đức Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật, là Đấng cứu độ trần gian và là nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, ngoài Ngài ra thì không có một ơn cứu độ nào khác.
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:12 03/10/2008
CHỦ NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mt 21, 33-43.
“Ông chủ sẽ cho các tá điền khác canh tác vườn nho.”
Bạn thân mến,
Dụ ngôn mà Chúa Giê-su đã kể cho chúng ta nghe hôm nay, ý nghĩa thật quá rõ ràng cho chúng ta, bởi vì ít nữa là vài lần trong cuộc sống, bạn và tôi đã nghe lời giải thích của các linh mục trong đoạn Phúc Âm này, và bạn nghĩ thế nào, bạn đóng vai trò nào trong bối cảnh hôm nay trong Giáo Hội và xã hội ?
1. Vai trò của những người tá điền gian ác.
Có rất nhiều lần bạn và tôi đã đóng vai trò của những tên tá điền gian ác bất trung và lật lọng. Chúa Giê-su đã yêu thương và mời gọi chúng ta vào làm trong vườn nho của Ngài khi chúng ta lang thang thất nghiệp sống dưới ách tội lỗi của ma quỷ. Nhưng khi được vào làm trong vườn nho (Giáo Hội) thì chúng ta lại trở thành những kẻ tham lam, những kẻ chỉ biết hưởng thụ cho mình mà không nghĩ đến Thiên Chúa là ông chủ đã thâu nhận mình vào làm việc, chúng ta chỉ có kiêu ngạo khi được chức này tước nọ trong Giáo Hội, để rồi quay lưng lại chống đối lên án, bắt bớ các linh mục, giám mục và những người thay mặt Chúa sai đến với chúng ta.
2. Vai trò của của những tá điền trung thành.
Những tá điền trung thành thì luôn làm việc vì trách nhiệm và bổn phận đã được giao phó, họ coi vườn nho của chủ cũng như vườn nho của mình, họ lao động vất vả không những vì tiền công mà còn là vì tình thương của ông chủ nhận họ vào làm việc khi mà vật giá leo thang, thất nghiệp kinh niên và nạn lạm phát khắp nơi. Họ là những tá điền hết lòng vì công việc được giao phó, và đến mùa thu hoạch thì chia sẻ niềm vui với chủ, bởi vì mình cũng đã góp công làm cho vườn nho thu hoạch phong nhiêu.
Bạn thân mến,
Đương nhiên là bạn cũng như tôi đều muốn mình trở thành những tá điền trung tín với Chúa Giê-su, Ngài đã yêu thương đón nhận chúng ta vào làm vườn nho của Ngài, Ngài không đối xử với bạn và tôi như những người làm thuê, nhưng như những bạn hữu chân thành.
Ngài cho chúng ta chia sẻ những công việc trong Giáo Hội (vườn nho) của Ngài: bạn là linh mục chia sẻ chức tư tế của Ngài; bạn là bề trên cộng đoàn chia sẻ quyền bính để phục vụ một hội dòng mà bạn trở thành người phục vụ; bạn là nam nữ tu sĩ chia sẻ thân phận nghèo khó, đau khổ với Ngài nơi những người bất hạnh; bạn là ban đại diện giáo dân và là những giáo dân luôn trung tín giữ lễ ngày chủ nhật, chia sẻ những bí tích mà Chúa Giê-su đã lập ra, để Giáo Hội được tồn tại cho đến khi Ngài đến.
Tất cả đều là hồng ân của Chúa Giê-su ban cho để chúng ta phục vụ Ngài nơi tha nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Mt 21, 33-43.
“Ông chủ sẽ cho các tá điền khác canh tác vườn nho.”
Bạn thân mến,
Dụ ngôn mà Chúa Giê-su đã kể cho chúng ta nghe hôm nay, ý nghĩa thật quá rõ ràng cho chúng ta, bởi vì ít nữa là vài lần trong cuộc sống, bạn và tôi đã nghe lời giải thích của các linh mục trong đoạn Phúc Âm này, và bạn nghĩ thế nào, bạn đóng vai trò nào trong bối cảnh hôm nay trong Giáo Hội và xã hội ?
1. Vai trò của những người tá điền gian ác.
Có rất nhiều lần bạn và tôi đã đóng vai trò của những tên tá điền gian ác bất trung và lật lọng. Chúa Giê-su đã yêu thương và mời gọi chúng ta vào làm trong vườn nho của Ngài khi chúng ta lang thang thất nghiệp sống dưới ách tội lỗi của ma quỷ. Nhưng khi được vào làm trong vườn nho (Giáo Hội) thì chúng ta lại trở thành những kẻ tham lam, những kẻ chỉ biết hưởng thụ cho mình mà không nghĩ đến Thiên Chúa là ông chủ đã thâu nhận mình vào làm việc, chúng ta chỉ có kiêu ngạo khi được chức này tước nọ trong Giáo Hội, để rồi quay lưng lại chống đối lên án, bắt bớ các linh mục, giám mục và những người thay mặt Chúa sai đến với chúng ta.
2. Vai trò của của những tá điền trung thành.
Những tá điền trung thành thì luôn làm việc vì trách nhiệm và bổn phận đã được giao phó, họ coi vườn nho của chủ cũng như vườn nho của mình, họ lao động vất vả không những vì tiền công mà còn là vì tình thương của ông chủ nhận họ vào làm việc khi mà vật giá leo thang, thất nghiệp kinh niên và nạn lạm phát khắp nơi. Họ là những tá điền hết lòng vì công việc được giao phó, và đến mùa thu hoạch thì chia sẻ niềm vui với chủ, bởi vì mình cũng đã góp công làm cho vườn nho thu hoạch phong nhiêu.
Bạn thân mến,
Đương nhiên là bạn cũng như tôi đều muốn mình trở thành những tá điền trung tín với Chúa Giê-su, Ngài đã yêu thương đón nhận chúng ta vào làm vườn nho của Ngài, Ngài không đối xử với bạn và tôi như những người làm thuê, nhưng như những bạn hữu chân thành.
Ngài cho chúng ta chia sẻ những công việc trong Giáo Hội (vườn nho) của Ngài: bạn là linh mục chia sẻ chức tư tế của Ngài; bạn là bề trên cộng đoàn chia sẻ quyền bính để phục vụ một hội dòng mà bạn trở thành người phục vụ; bạn là nam nữ tu sĩ chia sẻ thân phận nghèo khó, đau khổ với Ngài nơi những người bất hạnh; bạn là ban đại diện giáo dân và là những giáo dân luôn trung tín giữ lễ ngày chủ nhật, chia sẻ những bí tích mà Chúa Giê-su đã lập ra, để Giáo Hội được tồn tại cho đến khi Ngài đến.
Tất cả đều là hồng ân của Chúa Giê-su ban cho để chúng ta phục vụ Ngài nơi tha nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:14 03/10/2008
N2T |
4. Cầu nguyện là nước thánh tưới cây làm việc thiện của chúng ta, khiến cho nó lớn lên tươi tốt xum xuê xanh thẫm.
(Thánh Francis of Sales)Áo Đức Bà Carmelô
Lê Nghĩa
19:19 03/10/2008
ÁO ĐỨC BÀ CARMELÔ
Vào ngày 16 tháng 07 năm 1251, tại Tây Ban Nha, Thánh Simon Stock là vị Thánh đã sáng lập ra Dòng Carmelô, để đáp lại sự sốt sắng cầu nguyện của Thánh nhân, Đức Mẹ Maria đã hiện ra cầm trong tay Bộ Áo Đức Bà Carmelô và phán rằng: “Bất cứ ai mặc Bộ Áo Đức Bà Carmelô này khi chết sẽ không bị sa hỏa ngục. Bộ Áo Đức Bà Carmelô của Mẹ sẽ là một dấu chỉ phần rỗi linh hồn, một sự bảo vệ trong lúc nguy hiểm và một lời hứa bình an”.
Đức mẹ cũng nói thêm rằng: “hãy mặc Áo Đức Bà Carmelô một cách sùng kính và kiên trì. Đó là Áo của Mẹ. Mặc Áo Mẹ có nghĩa là các con liên tiếp nghĩ đến Mẹ, ngược lại Mẹ sẽ luôn luôn nghĩ về các con và giúp đỡ các con chiếm được sự sống đời đời.”
Lời hứa vĩ đại này đồng thời lại được xác nhận khi Đức Mẹ Nữ Vương Thiên Đàng đã hiện ra với Đức Cha Jean Dreze (sau này là Đức Giáo Hoàng XXII) và nói với Ngài rằng: “Những ai mặc áo Đức Bà Carmelô sẽ được đưa ra khỏi Luyện ngục vào ngày Thứ Bảy Đầu Tháng sau khi chết.” Và rồi sau này chính Đức Giáo Hoàng Benedict XV cũng đã ban bố 500 ngày ân xá cho người nào mặc mỗi lần hôn kính Áo Đức Bà Carmelô.”
Và 666 năm sau tại Fatima, vào ngày 13 tháng 10 năm 1917, khi Đức Mẹ Maria hiện ra với 3 trẻ chăn cừu Lucia, Phanxicô và Giaxinta. Ngoài việc Đức Mẹ nhắn nhủ 3 trẻ “siêng năng lần chuỗi Kinh Mân Côi, cải thiện đời sống và tôn sùng Trái-Tim Vô-Nhiễm Nguyên-tội Mẹ...”. Đức Mẹ Maria lại còn cầm trong tay Bộ Áo Đức Bà Carmelô mà sau này Lucia có nói lại rằng: “Mẹ muốn tất cả mọi người mặc Áo Đức Bà Carmelô của Mẹ và Mẹ muốn lòng sùng kính Áo Đức Bà Carmelô của Mẹ được truyền bá.”
Để chúng ta được hưởng đặt ân Đức Mẹ hứa ban sẽ giải thoát linh hồn chúng ta ra khỏi Luyện ngục vào ngày Thứ Bảy Đầu Tháng – ngày được dâng hiến cho Đức Mẹ, thì chúng ta:
1. Phải mặc Áo Đức Bà Carmelô. - 2. Tuân giữ trong sạch theo điều kiện đời sống của mình, và - 3. Lần chuỗi Kinh Mân Côi mỗi ngày.
NGHI THỨC LÀM PHÉP VÀ MẶC ÁO ĐỨC BÀ CARMELÔ
Để hưởng nhiều ơn ích nhất về sự sùng kính Áo Đức Bà Carmelô, người mặc Áo Đức Bà Carmelô phải được mặc vào bởi một vị Linh mục hay Giám mục thuộc dòng Carmelô, Dominicô hay Phanxicô. Bằng không thì bất cứ Linh mục hay Giám mục Công giáo nào khác cũng được. Sau khi gia nhập mặc Áo Đức Bà Carmelô đúng theo nghi thức thì mỗi lần người mặc Áo Đức Bà Carmelô muốn thay đổi Bộ Áo Đức Bà Carmelô mới thì không cần phải làm phép Bộ Áo Đức Bà Carmelô nữa. Và khi gia nhập mặc Áo Đức Bà Carmelô thì phải mặc Áo Đức Bà Carmelô cho đến khi chết (có như thế thì lời hứa của Đức Mẹ mới thực hiện được) “Ai mặc Áo Đức Bà Carmelô thì sẽ không bị sa hỏa ngục (Đức Mẹ hứa với Thánh Simon Stock vào năm 1251)”.
Sau đây là cách mà Linh mục hay Giám mục cử hành nghi thức cho người muốn gia nhập mặc Áo Đức Bà Carmelô.
- Cha chủ sự: Ôi lạy Chúa hãy tỏ cho chúng con biết lòng thương xót của Chúa.
- Giáo dân (hay người mặc áo), thưa: Và xin ban cho con (chúng con) sự cứu rỗi của Chúa.
- Cha chủ sự: Lạy Chúa, xin nhận lời con (chúng con) cầu xin.
- Giáo dân (hay người mặc áo), thưa: Và hãy để tiếng kêu cầu của con (chúng con) bay lên tới Chúa.
- Cha chủ sự: Chúa ở cùng anh chị em.
- Giáo dân (hay người mặc áo), thưa: Và ở cùng Cha.
- Cha chủ sự: Lạy Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc nhân loại, bởi quyền năng của Chúa, xin hãy thánh hóa Bộ (hay những Bộ) Áo Đức Bà Carmelô này, vì tình yêu Chúa và vì tình yêu Đức Mẹ Carmelô, những tôi tớ chúa sẽ mặc một cách sùng kính và nhờ lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, nguyện xin Chúa bảo vệ người mặc khỏi mọi chước ma quỷ cho tới khi chết trong ân sủng của Chúa. Nhờ Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống Hằng Trị đời đời chẳng cùng. Amen.
- Rồi Cha Chủ sự làm phép người sẽ mặc Áo Đức Bà Carmelô và dùng hai tay cầm bộ Áo Đức Bà Carmelô mặc vào cho người gia nhập trong khi đọc:
Hãy lãnh nhận bộ Áo Đức Bà Carmelô đã được làm phép và hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Rất Thánh, nhờ bởi công nghiệp của Người, Áo Đức Bà Carmelô có thể mặc mà không vướng mắc tội lỗi và che chở con từ mọi sự dữ và đem con về hưởng phúc đời đời. Amen.
Sau khi mặc Áo Đức Bà Carmelô cho người gia nhập.
- Cha chủ sự tiếp tục lời nguyện:
- Cha, bởi quyền năng đã ban cho cha, thừa nhận con gia nhập và con được hưởng những ơn ích thiêng liêng nhờ lòng thương xót của Chúa Giêsu bởi Dòng Carmelô.
Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen. Nguyện xin Thiên Chúa Toàn Năng Đấng tạo thành trời đất ban phúc lành cho con. Đấng đã đoái thương gia nhập con vào Hội Đức Trinh Nữ Hồng Phúc của Núi Carmelô. Chúng con cầu xin Đức Mẹ Rất Thánh đạp nát đầu con rắn xưa để con có thể được vào hưởng phúc đời đời nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.
- Giáo dân (hay người mặc áo), thưa: Amen.
Vào ngày 16 tháng 07 năm 1251, tại Tây Ban Nha, Thánh Simon Stock là vị Thánh đã sáng lập ra Dòng Carmelô, để đáp lại sự sốt sắng cầu nguyện của Thánh nhân, Đức Mẹ Maria đã hiện ra cầm trong tay Bộ Áo Đức Bà Carmelô và phán rằng: “Bất cứ ai mặc Bộ Áo Đức Bà Carmelô này khi chết sẽ không bị sa hỏa ngục. Bộ Áo Đức Bà Carmelô của Mẹ sẽ là một dấu chỉ phần rỗi linh hồn, một sự bảo vệ trong lúc nguy hiểm và một lời hứa bình an”.
Đức mẹ cũng nói thêm rằng: “hãy mặc Áo Đức Bà Carmelô một cách sùng kính và kiên trì. Đó là Áo của Mẹ. Mặc Áo Mẹ có nghĩa là các con liên tiếp nghĩ đến Mẹ, ngược lại Mẹ sẽ luôn luôn nghĩ về các con và giúp đỡ các con chiếm được sự sống đời đời.”
Lời hứa vĩ đại này đồng thời lại được xác nhận khi Đức Mẹ Nữ Vương Thiên Đàng đã hiện ra với Đức Cha Jean Dreze (sau này là Đức Giáo Hoàng XXII) và nói với Ngài rằng: “Những ai mặc áo Đức Bà Carmelô sẽ được đưa ra khỏi Luyện ngục vào ngày Thứ Bảy Đầu Tháng sau khi chết.” Và rồi sau này chính Đức Giáo Hoàng Benedict XV cũng đã ban bố 500 ngày ân xá cho người nào mặc mỗi lần hôn kính Áo Đức Bà Carmelô.”
Và 666 năm sau tại Fatima, vào ngày 13 tháng 10 năm 1917, khi Đức Mẹ Maria hiện ra với 3 trẻ chăn cừu Lucia, Phanxicô và Giaxinta. Ngoài việc Đức Mẹ nhắn nhủ 3 trẻ “siêng năng lần chuỗi Kinh Mân Côi, cải thiện đời sống và tôn sùng Trái-Tim Vô-Nhiễm Nguyên-tội Mẹ...”. Đức Mẹ Maria lại còn cầm trong tay Bộ Áo Đức Bà Carmelô mà sau này Lucia có nói lại rằng: “Mẹ muốn tất cả mọi người mặc Áo Đức Bà Carmelô của Mẹ và Mẹ muốn lòng sùng kính Áo Đức Bà Carmelô của Mẹ được truyền bá.”
Để chúng ta được hưởng đặt ân Đức Mẹ hứa ban sẽ giải thoát linh hồn chúng ta ra khỏi Luyện ngục vào ngày Thứ Bảy Đầu Tháng – ngày được dâng hiến cho Đức Mẹ, thì chúng ta:
1. Phải mặc Áo Đức Bà Carmelô. - 2. Tuân giữ trong sạch theo điều kiện đời sống của mình, và - 3. Lần chuỗi Kinh Mân Côi mỗi ngày.
NGHI THỨC LÀM PHÉP VÀ MẶC ÁO ĐỨC BÀ CARMELÔ
Để hưởng nhiều ơn ích nhất về sự sùng kính Áo Đức Bà Carmelô, người mặc Áo Đức Bà Carmelô phải được mặc vào bởi một vị Linh mục hay Giám mục thuộc dòng Carmelô, Dominicô hay Phanxicô. Bằng không thì bất cứ Linh mục hay Giám mục Công giáo nào khác cũng được. Sau khi gia nhập mặc Áo Đức Bà Carmelô đúng theo nghi thức thì mỗi lần người mặc Áo Đức Bà Carmelô muốn thay đổi Bộ Áo Đức Bà Carmelô mới thì không cần phải làm phép Bộ Áo Đức Bà Carmelô nữa. Và khi gia nhập mặc Áo Đức Bà Carmelô thì phải mặc Áo Đức Bà Carmelô cho đến khi chết (có như thế thì lời hứa của Đức Mẹ mới thực hiện được) “Ai mặc Áo Đức Bà Carmelô thì sẽ không bị sa hỏa ngục (Đức Mẹ hứa với Thánh Simon Stock vào năm 1251)”.
Sau đây là cách mà Linh mục hay Giám mục cử hành nghi thức cho người muốn gia nhập mặc Áo Đức Bà Carmelô.
- Cha chủ sự: Ôi lạy Chúa hãy tỏ cho chúng con biết lòng thương xót của Chúa.
- Giáo dân (hay người mặc áo), thưa: Và xin ban cho con (chúng con) sự cứu rỗi của Chúa.
- Cha chủ sự: Lạy Chúa, xin nhận lời con (chúng con) cầu xin.
- Giáo dân (hay người mặc áo), thưa: Và hãy để tiếng kêu cầu của con (chúng con) bay lên tới Chúa.
- Cha chủ sự: Chúa ở cùng anh chị em.
- Giáo dân (hay người mặc áo), thưa: Và ở cùng Cha.
- Cha chủ sự: Lạy Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc nhân loại, bởi quyền năng của Chúa, xin hãy thánh hóa Bộ (hay những Bộ) Áo Đức Bà Carmelô này, vì tình yêu Chúa và vì tình yêu Đức Mẹ Carmelô, những tôi tớ chúa sẽ mặc một cách sùng kính và nhờ lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, nguyện xin Chúa bảo vệ người mặc khỏi mọi chước ma quỷ cho tới khi chết trong ân sủng của Chúa. Nhờ Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống Hằng Trị đời đời chẳng cùng. Amen.
- Rồi Cha Chủ sự làm phép người sẽ mặc Áo Đức Bà Carmelô và dùng hai tay cầm bộ Áo Đức Bà Carmelô mặc vào cho người gia nhập trong khi đọc:
Hãy lãnh nhận bộ Áo Đức Bà Carmelô đã được làm phép và hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Rất Thánh, nhờ bởi công nghiệp của Người, Áo Đức Bà Carmelô có thể mặc mà không vướng mắc tội lỗi và che chở con từ mọi sự dữ và đem con về hưởng phúc đời đời. Amen.
Sau khi mặc Áo Đức Bà Carmelô cho người gia nhập.
- Cha chủ sự tiếp tục lời nguyện:
- Cha, bởi quyền năng đã ban cho cha, thừa nhận con gia nhập và con được hưởng những ơn ích thiêng liêng nhờ lòng thương xót của Chúa Giêsu bởi Dòng Carmelô.
Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen. Nguyện xin Thiên Chúa Toàn Năng Đấng tạo thành trời đất ban phúc lành cho con. Đấng đã đoái thương gia nhập con vào Hội Đức Trinh Nữ Hồng Phúc của Núi Carmelô. Chúng con cầu xin Đức Mẹ Rất Thánh đạp nát đầu con rắn xưa để con có thể được vào hưởng phúc đời đời nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.
- Giáo dân (hay người mặc áo), thưa: Amen.
15 Lời hứa cho những ai lần chuỗi Mân Côi
Lê Nghĩa
19:21 03/10/2008
15 LỜI HỨA ĐỨC MẸ MARIA
HỨA BAN CHO NHỮNG AI LẦN CHUỖI MÂN CÔI
(Mẹ đã hiện ra, trao cho Thánh Đominicô và Á Thánh Alan de la Roche)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả.
2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi.
3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ.
4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
5. Linh hồn đến với Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ không phải hư mất.
6. Những ai lần Chuỗi Mân Côi sốt sắng và áp dụng các Mầu Nhiệm Mân Côi vào đời sống mình sẽ không bao giờ bị rủi ro. Chúa sẽ không trừng phạt họ trong cơn thịnh nộ của Ngài; họ sẽ không phải chết bất tử; nếu đã sống công chính, họ sẽ được bền vững mãi trong ơn nghĩa của Chúa và trở nên xứng đáng được hưởng sự sống đời đời.
7. Những ai thực lòng tôn sùng Phép Lần Chuỗi Mân Côi sẽ được ơn chịu các phép Bí tích trước giờ chết.
8. Những ai trung thành lần Chuỗi Mân Côi, khi sống và nhất là trong giờ chết sẽ được Ánh Sáng Chúa soi dẫn với đầy dẫy ân huệ của Ngài. Và khi lâm tử, họ sẽ được tham dự vào những công nghiệp của các Thánh trên Thiên Đàng.
9. Mẹ sẽ đưa ra khỏi Lửa luyện tội những ai đã trung thành lần Chuỗi Mân Côi.
10. Những con cái trung thành lần Chuỗi Mân Côi sẽ được thưởng vinh quanh cao cả trên Thiên Đàng.
11. Các con sẽ được hết những điều các con xin Mẹ nhờ sự lần Chuỗi Mân Côi.
12. Những ai truyền bá Phép Lần Chuỗi Mân Côi sẽ được Mẹ giúp đỡ khi cần thiết.
13. Mẹ đã xin cùng Con Chí Thánh Mẹ cho những ai truyền bá Phép Lần Chuỗi Mân Côi sẽ được nguyên cả Triều Đình Thiên Quốc cầu bầu cho khi sống và trong giờ lâm tử.
14. Những ai lần Chuỗi Mân Côi đều là con Mẹ và là anh em với Con Duy Nhất của Mẹ là Chúa Giêsu Kitô.
15. Tôn sùng Phép Lần Chuỗi Mân Côi của Mẹ là dấu chỉ chắc chắn sẽ được về Thiên Đàng.
Áo Đức Bà Carmelô (cũng là cách tỏ lòng yêu mến Mẹ)
Đức Mẹ phán với Thánh Dominicô rằng: “Một ngày nào đó nhờ Chuỗi Mân Côi và Áo Đức Bà Carmelô, Mẹ sẽ cứu thế giới.” Tại Fatima năm 1917, khi Mẹ hiện ra lần thứ 6 với 3 trẻ chăn cừu Lucia, Phanxicô và Giaxinta, Mẹ có cầm trong tay Bộ Áo Đức Bà Carmelô mà Lucia nói lại rằng, “Đức Mẹ muốn tất cả mọi người mặc Áo Đức Bà Carmelô của Mẹ và muốn lòng sùng kính Áo Đức Bà Carmelô của Mẹ được truyền bá.” Tại Sao? Vào ngày 16 Tháng 7 năm 1251, tại Tây Ban Nha, Thánh Simon Stock là vị Thánh đã sáng lập ra Dòng Carmelô. Để đáp lại sự cầu nguyện sốt sắng của Thánh nhân, Mẹ đã hiện ra cầm trong tay Bộ Áo Đức Bà Carmelô và nói với Thánh nhân rằng, “hãy nhận lấy Bộ Áo Đức Bà Carmelô của Mẹ. Bất cứ ai mặc Bộ Áo này khi chết sẽ không bị sa Hỏa ngục. Bộ Áo Đức Bà Carmelô của Mẹ sẽ là một dấu chỉ phần rỗi linh hồn, một sự bảo vệ trong lúc nguy hiểm và một lời hứa bình an. Hãy mặc Áo Đức Bà Carmelô một cách sùng kính và kiên trì. Đó là Áo của Mẹ. Mặc Áo của Mẹ có nghĩa là các con liên tiếp nghĩ đến Mẹ, ngược lại Mẹ cũng sẽ luôn luôn nghĩ về các con và giúp các con chiếm được sự sống đời đời.”
5 Thứ Bảy Đầu Tháng (cũng là một cách nữa để tỏ lòng yêu mến Mẹ)
Khi Đức Mẹ hiện ra với 3 trẻ chăn cừu tại Fatima năm 1917, Mẹ có hứa sẽ hiện đến lần thứ 7. Đúng như lời đã hứa, 8 năm sau khi Lucia đã trở thành nữ tu, Đức Mẹ lại hiện đến, sát bên cạnh Mẹ có thêm Chúa Giêsu Hài Nhi, có mây trời sáng rực đứng làm bệ chân cho Ngài đứng. Đức Mẹ đặt tay lên vai sơ và chỉ cho sơ thấy một trái-tim bị gai nhọn vây quanh mà Đức Mẹ đang cầm trên tay khác. Bây giờ Chúa Giêsu Hài Nhi nói rằng: “Hãy thương cảm Trái-Tim Mẹ Rất Thánh của con đang bị gai nhọn vây quanh do những người vô ân tệ bạc đâm nát từng giây phút mà chẳng có ai làm việc đền tạ để tháo bới đi.” Rồi Đức Mẹ nói: “Hỡi con yêu dấu, hãy nhìn Trái-Tim Mẹ bị gai nhọn vây quanh mà những kẻ vô ân đâm nát từng giây phút bởi sự phạm thượng và vong ân. Ít là con, con hãy cố gắng an ủi Mẹ, Mẹ hứa sẽ phù giúp trong giờ sau hết với những ơn cần thiết cho phần rỗi linh hồn những ai trong 5 Thứ Bảy Đầu Tháng liên tiếp, xưng tội, rước lễ, đọc 50 kinh Mân Côi và suy ngẫm 15 Mầu Nhiệm Mân Côi trong 15 phút – tất cả có ý đền tạ Trái-Tim Vô-Nhiễm Nguyên-tội Mẹ Maria.” (Về việc xưng tội thì Chúa Giêsu nói với sơ Lucia rằng, “thời gian xưng tội là trong vòng 8 ngày hoặc lâu hơn nữa cũng được miễn là họ đón nhận Cha trong tình trạng ơn Thánh và có ý đền tạ Trái-Tim Vô-Nhiễm Nguyên-tội Mẹ Maria, và khi xưng tội họ nhớ nói cho Cha giải tội ở ngay Tòa giải tội biết là họ đang giữ 5 Thứ Bảy Đầu Tháng có ý đền tạ Trái-Tim Vô-Nhiễm Nguyên-tội Mẹ Maria. Nếu họ quên, họ có thể nhắc lại như thế trong lần xưng tội tới, dùng dịp nào gần nhất để xưng tội”). Sơ Lucia cũng nói rằng: “Đức Mẹ muốn lòng sùng kính đền tạ 5 Thứ bảy Đầu Tháng được truyền bá.”
TẠI SAO PHẢI LẦN CHUỖI MÂN CÔI TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN?
Năm 1917 tại Fatima, khi Đức Mẹ hiện ra với 3 trẻ chăn cừu, Mẹ đã tuyên xưng: “Ta là Đức Mẹ Mân Côi. Mẹ đến để cảnh báo loài người phải cải thiện đời sống và xin Chúa thứ tha các tội lỗi của họ. Người ta không nên xúc phạm đến Thiên Chúa chúng ta nữa, vì Ngài đã bị xúc phạm quá nhiều rồi. Người ta phải lần Chuỗi Mân Côi và phải lần chuỗi mỗi ngày.” Mẹ cũng nói thêm, “hãy tôn sùng Trái-Tim Vô-Nhiễm Nguyên-tội Mẹ và hãy hy sinh cầu cho các tội nhân, có nhiều linh hồn sa hỏa ngục vì không có ai hy sinh cầu cho họ. Nên mỗi khi các con làm 1 việc “hy sinh” (như lần Chuỗi Mân Côi, hay làm một việc lành hoặc xin Linh mục dâng Thánh lễ cho người đang sống hoặc đã qua đời...) thì các con hãy thân thưa với Chúa Giêsu rằng, ‘Lạy Chúa Giêsu, con xin dâng kính Chúa sự hy sinh này vì lòng con yêu mến Chúa để xin cho kẻ có tội được ơn ăn năn trở lại và để đền bù các lỗi nghịch xúc phạm đến Trái-Tim Vô-Nhiễm Nguyên-tội Mẹ Maria.’”
MÙA NÀO THÌ NGẮM VÀO NGÀY NÀO
Đức Giáo Hoàng Phaolô II đề xuất, “Mùa Vui” thì ngắm vào Thứ Hai và Thứ Bảy. “Mùa Sáng” thì ngắm vào ngày Thứ Năm. “Mùa Thương” thì ngắm vào Thứ Ba và Thứ Sáu. “Mùa Mừng” thì ngắm vào Thứ Tư và Chúa Nhật. (Mừng Chúa Giáng Sinh, ngày Chúa Nhật thì ngắm “Mùa Vui”, còn các ngày Chúa Nhật Mùa Chay thì ngắm “Mùa Thương”).
Cách lần hạt /Chuỗi Mân Côi đặc biệt dành cho người chưa quen biết
1. Làm dấu Thánh Giá. “Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.” Amen. - Rồi hôn Thánh Giá Chúa Giêsu Kitô với tâm hồn kính mến. - Rồi bắt đầu đọc
1 “Kinh Tin Kính”.
2. Đọc 1 “Kinh Lạy Cha”.
3. Đọc 3 “Kinh Kính Mừng”. (Xin thêm Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến. ..).
4. Đọc 1 “Kinh Sáng Danh”. - Rồi tự chọn “Mùa” Vui, Sáng, Thương hay Mừng mà ngắm.
5. Đọc 1 “Kinh Lạy Cha”.
6. Đọc 10 “Kinh Kính Mừng”. (Khi đọc đến “Thánh Maria...” thì nên vừa đọc vừa suy ngẫm Mầu Nhiệm của ngắm ấy. Mầu Nhiệm vắn tắt các biến cố đã diễn ra trong cuộc đời Chúa Giêsu Kitô hay Đức Mẹ Maria khi còn ở trần gian).
7. Đọc 1 “Kinh Sáng Danh”. – Rồi đọc 1 Kinh nguyện mà Đức Mẹ đã dạy khi hiện ra tại Fatima, “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn”. – Rồi Thứ Hai thì ngắm:. ..
8. Đọc 1 “Kinh Lạy Cha” (như nói trên...) cho đến khi lần chuỗi xong 1 chuỗi Kinh Mân Côi (50 Kinh Kính Mừng. ..). – Rồi lần chuỗi thêm 1 “Mùa” nữa, hay cả 3 hoặc 4 Mùa nữa tùy lòng mình. Khi xong thì đọc, “Kinh Lạy Nữ Vương”. – Rồi đọc, cầu nguyện hay suy ngẫm thêm là tùy lòng mình. Và nhớ cảm tạ Chúa Giêsu Kitô, Đức Mẹ Maria hoặc các Thánh với, trong mọi sự... – Rồi làm dấu Thánh Giá, “Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.” Amen.
CÁC NGẮM TẮT BỐN MÙA TRONG CHUỐI MÂN CÔI
Mùa Vui:
1. Năm Sự Vui, thứ nhất thì ngắm: Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai – ta hãy xin cho được ở khiêm nhường.
2. Thứ hai thì ngắm: Đức bà đi viếng bà thánh Isave – ta hãy xin cho được lòng yêu người.
3. Thứ Ba thì ngắm: Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá – ta hãy xin cho được lòng khó khăn.
4. Thứ Bốn thì ngắm: Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh – ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.
5. Thứ Năm thì ngắm: Đức bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong đền thánh – ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
Mùa Sáng:
1. Năm Sự Sáng, thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Gio-đan. Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con Thiên Chúa.
2. Thứ Hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu làm phép lạ tại tiệc cưới Ca-na. Ta hãy xin cho được noi gương Đức Mẹ mà vững tin vào Chúa.
3. Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối. Ta hãy xin cho được tin vào lòng Chúa thương xót và siêng năng lãnh nhận Phép Bí Tích Giải Tội.
4. Thứ Bốn thì ngắm: Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi. Ta hãy xin cho được biến đổi nhờ ơn Đức Chúa Thánh Thần.
5. Thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lập Phép Bí Tích Thánh Thề. Ta hãy xin cho được sốt sắng tham dự Thánh lễ và rước Mình Máu Thánh Chúa.
Mùa Thương:
1. Năm Sự Thương, thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu – ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.
2. Thứ hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn – ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng.
3. Thứ Ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai – ta hãy xin cho được mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
4. Thứ bốn thì ngắm: Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá – ta hãy xin cho được vác thánh giá theo chân Chúa.
5. Thứ Năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá – ta hãy xin cho được đóng đinh tính xác thịt vào thánh giá Chúa.
Mùa Mừng:
1. Năm Sự Mừng, thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu sống lại – ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.
2. Thứ Hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lên trời – ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời.
3. Thứ Ba thì ngắm: Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống – ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.
4. Thứ Bốn thì ngắm: Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời – ta hãy xin ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.
5. Thứ Năm thì ngắm: Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời – ta hãy xin Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước Thiên Đàng.
Bạn có thể sao thêm nhiều bản để truyền bá hay gởi tặng bàn bè nhằm sinh ích lợi cho họ. ..
HỨA BAN CHO NHỮNG AI LẦN CHUỖI MÂN CÔI
(Mẹ đã hiện ra, trao cho Thánh Đominicô và Á Thánh Alan de la Roche)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả.
2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi.
3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ.
4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
5. Linh hồn đến với Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ không phải hư mất.
6. Những ai lần Chuỗi Mân Côi sốt sắng và áp dụng các Mầu Nhiệm Mân Côi vào đời sống mình sẽ không bao giờ bị rủi ro. Chúa sẽ không trừng phạt họ trong cơn thịnh nộ của Ngài; họ sẽ không phải chết bất tử; nếu đã sống công chính, họ sẽ được bền vững mãi trong ơn nghĩa của Chúa và trở nên xứng đáng được hưởng sự sống đời đời.
7. Những ai thực lòng tôn sùng Phép Lần Chuỗi Mân Côi sẽ được ơn chịu các phép Bí tích trước giờ chết.
8. Những ai trung thành lần Chuỗi Mân Côi, khi sống và nhất là trong giờ chết sẽ được Ánh Sáng Chúa soi dẫn với đầy dẫy ân huệ của Ngài. Và khi lâm tử, họ sẽ được tham dự vào những công nghiệp của các Thánh trên Thiên Đàng.
9. Mẹ sẽ đưa ra khỏi Lửa luyện tội những ai đã trung thành lần Chuỗi Mân Côi.
10. Những con cái trung thành lần Chuỗi Mân Côi sẽ được thưởng vinh quanh cao cả trên Thiên Đàng.
11. Các con sẽ được hết những điều các con xin Mẹ nhờ sự lần Chuỗi Mân Côi.
12. Những ai truyền bá Phép Lần Chuỗi Mân Côi sẽ được Mẹ giúp đỡ khi cần thiết.
13. Mẹ đã xin cùng Con Chí Thánh Mẹ cho những ai truyền bá Phép Lần Chuỗi Mân Côi sẽ được nguyên cả Triều Đình Thiên Quốc cầu bầu cho khi sống và trong giờ lâm tử.
14. Những ai lần Chuỗi Mân Côi đều là con Mẹ và là anh em với Con Duy Nhất của Mẹ là Chúa Giêsu Kitô.
15. Tôn sùng Phép Lần Chuỗi Mân Côi của Mẹ là dấu chỉ chắc chắn sẽ được về Thiên Đàng.
Áo Đức Bà Carmelô (cũng là cách tỏ lòng yêu mến Mẹ)
Đức Mẹ phán với Thánh Dominicô rằng: “Một ngày nào đó nhờ Chuỗi Mân Côi và Áo Đức Bà Carmelô, Mẹ sẽ cứu thế giới.” Tại Fatima năm 1917, khi Mẹ hiện ra lần thứ 6 với 3 trẻ chăn cừu Lucia, Phanxicô và Giaxinta, Mẹ có cầm trong tay Bộ Áo Đức Bà Carmelô mà Lucia nói lại rằng, “Đức Mẹ muốn tất cả mọi người mặc Áo Đức Bà Carmelô của Mẹ và muốn lòng sùng kính Áo Đức Bà Carmelô của Mẹ được truyền bá.” Tại Sao? Vào ngày 16 Tháng 7 năm 1251, tại Tây Ban Nha, Thánh Simon Stock là vị Thánh đã sáng lập ra Dòng Carmelô. Để đáp lại sự cầu nguyện sốt sắng của Thánh nhân, Mẹ đã hiện ra cầm trong tay Bộ Áo Đức Bà Carmelô và nói với Thánh nhân rằng, “hãy nhận lấy Bộ Áo Đức Bà Carmelô của Mẹ. Bất cứ ai mặc Bộ Áo này khi chết sẽ không bị sa Hỏa ngục. Bộ Áo Đức Bà Carmelô của Mẹ sẽ là một dấu chỉ phần rỗi linh hồn, một sự bảo vệ trong lúc nguy hiểm và một lời hứa bình an. Hãy mặc Áo Đức Bà Carmelô một cách sùng kính và kiên trì. Đó là Áo của Mẹ. Mặc Áo của Mẹ có nghĩa là các con liên tiếp nghĩ đến Mẹ, ngược lại Mẹ cũng sẽ luôn luôn nghĩ về các con và giúp các con chiếm được sự sống đời đời.”
5 Thứ Bảy Đầu Tháng (cũng là một cách nữa để tỏ lòng yêu mến Mẹ)
Khi Đức Mẹ hiện ra với 3 trẻ chăn cừu tại Fatima năm 1917, Mẹ có hứa sẽ hiện đến lần thứ 7. Đúng như lời đã hứa, 8 năm sau khi Lucia đã trở thành nữ tu, Đức Mẹ lại hiện đến, sát bên cạnh Mẹ có thêm Chúa Giêsu Hài Nhi, có mây trời sáng rực đứng làm bệ chân cho Ngài đứng. Đức Mẹ đặt tay lên vai sơ và chỉ cho sơ thấy một trái-tim bị gai nhọn vây quanh mà Đức Mẹ đang cầm trên tay khác. Bây giờ Chúa Giêsu Hài Nhi nói rằng: “Hãy thương cảm Trái-Tim Mẹ Rất Thánh của con đang bị gai nhọn vây quanh do những người vô ân tệ bạc đâm nát từng giây phút mà chẳng có ai làm việc đền tạ để tháo bới đi.” Rồi Đức Mẹ nói: “Hỡi con yêu dấu, hãy nhìn Trái-Tim Mẹ bị gai nhọn vây quanh mà những kẻ vô ân đâm nát từng giây phút bởi sự phạm thượng và vong ân. Ít là con, con hãy cố gắng an ủi Mẹ, Mẹ hứa sẽ phù giúp trong giờ sau hết với những ơn cần thiết cho phần rỗi linh hồn những ai trong 5 Thứ Bảy Đầu Tháng liên tiếp, xưng tội, rước lễ, đọc 50 kinh Mân Côi và suy ngẫm 15 Mầu Nhiệm Mân Côi trong 15 phút – tất cả có ý đền tạ Trái-Tim Vô-Nhiễm Nguyên-tội Mẹ Maria.” (Về việc xưng tội thì Chúa Giêsu nói với sơ Lucia rằng, “thời gian xưng tội là trong vòng 8 ngày hoặc lâu hơn nữa cũng được miễn là họ đón nhận Cha trong tình trạng ơn Thánh và có ý đền tạ Trái-Tim Vô-Nhiễm Nguyên-tội Mẹ Maria, và khi xưng tội họ nhớ nói cho Cha giải tội ở ngay Tòa giải tội biết là họ đang giữ 5 Thứ Bảy Đầu Tháng có ý đền tạ Trái-Tim Vô-Nhiễm Nguyên-tội Mẹ Maria. Nếu họ quên, họ có thể nhắc lại như thế trong lần xưng tội tới, dùng dịp nào gần nhất để xưng tội”). Sơ Lucia cũng nói rằng: “Đức Mẹ muốn lòng sùng kính đền tạ 5 Thứ bảy Đầu Tháng được truyền bá.”
TẠI SAO PHẢI LẦN CHUỖI MÂN CÔI TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN?
Năm 1917 tại Fatima, khi Đức Mẹ hiện ra với 3 trẻ chăn cừu, Mẹ đã tuyên xưng: “Ta là Đức Mẹ Mân Côi. Mẹ đến để cảnh báo loài người phải cải thiện đời sống và xin Chúa thứ tha các tội lỗi của họ. Người ta không nên xúc phạm đến Thiên Chúa chúng ta nữa, vì Ngài đã bị xúc phạm quá nhiều rồi. Người ta phải lần Chuỗi Mân Côi và phải lần chuỗi mỗi ngày.” Mẹ cũng nói thêm, “hãy tôn sùng Trái-Tim Vô-Nhiễm Nguyên-tội Mẹ và hãy hy sinh cầu cho các tội nhân, có nhiều linh hồn sa hỏa ngục vì không có ai hy sinh cầu cho họ. Nên mỗi khi các con làm 1 việc “hy sinh” (như lần Chuỗi Mân Côi, hay làm một việc lành hoặc xin Linh mục dâng Thánh lễ cho người đang sống hoặc đã qua đời...) thì các con hãy thân thưa với Chúa Giêsu rằng, ‘Lạy Chúa Giêsu, con xin dâng kính Chúa sự hy sinh này vì lòng con yêu mến Chúa để xin cho kẻ có tội được ơn ăn năn trở lại và để đền bù các lỗi nghịch xúc phạm đến Trái-Tim Vô-Nhiễm Nguyên-tội Mẹ Maria.’”
MÙA NÀO THÌ NGẮM VÀO NGÀY NÀO
Đức Giáo Hoàng Phaolô II đề xuất, “Mùa Vui” thì ngắm vào Thứ Hai và Thứ Bảy. “Mùa Sáng” thì ngắm vào ngày Thứ Năm. “Mùa Thương” thì ngắm vào Thứ Ba và Thứ Sáu. “Mùa Mừng” thì ngắm vào Thứ Tư và Chúa Nhật. (Mừng Chúa Giáng Sinh, ngày Chúa Nhật thì ngắm “Mùa Vui”, còn các ngày Chúa Nhật Mùa Chay thì ngắm “Mùa Thương”).
Cách lần hạt /Chuỗi Mân Côi đặc biệt dành cho người chưa quen biết
1. Làm dấu Thánh Giá. “Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.” Amen. - Rồi hôn Thánh Giá Chúa Giêsu Kitô với tâm hồn kính mến. - Rồi bắt đầu đọc
1 “Kinh Tin Kính”.
2. Đọc 1 “Kinh Lạy Cha”.
3. Đọc 3 “Kinh Kính Mừng”. (Xin thêm Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến. ..).
4. Đọc 1 “Kinh Sáng Danh”. - Rồi tự chọn “Mùa” Vui, Sáng, Thương hay Mừng mà ngắm.
5. Đọc 1 “Kinh Lạy Cha”.
6. Đọc 10 “Kinh Kính Mừng”. (Khi đọc đến “Thánh Maria...” thì nên vừa đọc vừa suy ngẫm Mầu Nhiệm của ngắm ấy. Mầu Nhiệm vắn tắt các biến cố đã diễn ra trong cuộc đời Chúa Giêsu Kitô hay Đức Mẹ Maria khi còn ở trần gian).
7. Đọc 1 “Kinh Sáng Danh”. – Rồi đọc 1 Kinh nguyện mà Đức Mẹ đã dạy khi hiện ra tại Fatima, “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn”. – Rồi Thứ Hai thì ngắm:. ..
8. Đọc 1 “Kinh Lạy Cha” (như nói trên...) cho đến khi lần chuỗi xong 1 chuỗi Kinh Mân Côi (50 Kinh Kính Mừng. ..). – Rồi lần chuỗi thêm 1 “Mùa” nữa, hay cả 3 hoặc 4 Mùa nữa tùy lòng mình. Khi xong thì đọc, “Kinh Lạy Nữ Vương”. – Rồi đọc, cầu nguyện hay suy ngẫm thêm là tùy lòng mình. Và nhớ cảm tạ Chúa Giêsu Kitô, Đức Mẹ Maria hoặc các Thánh với, trong mọi sự... – Rồi làm dấu Thánh Giá, “Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.” Amen.
CÁC NGẮM TẮT BỐN MÙA TRONG CHUỐI MÂN CÔI
Mùa Vui:
1. Năm Sự Vui, thứ nhất thì ngắm: Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai – ta hãy xin cho được ở khiêm nhường.
2. Thứ hai thì ngắm: Đức bà đi viếng bà thánh Isave – ta hãy xin cho được lòng yêu người.
3. Thứ Ba thì ngắm: Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá – ta hãy xin cho được lòng khó khăn.
4. Thứ Bốn thì ngắm: Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh – ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.
5. Thứ Năm thì ngắm: Đức bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong đền thánh – ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
Mùa Sáng:
1. Năm Sự Sáng, thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Gio-đan. Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con Thiên Chúa.
2. Thứ Hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu làm phép lạ tại tiệc cưới Ca-na. Ta hãy xin cho được noi gương Đức Mẹ mà vững tin vào Chúa.
3. Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối. Ta hãy xin cho được tin vào lòng Chúa thương xót và siêng năng lãnh nhận Phép Bí Tích Giải Tội.
4. Thứ Bốn thì ngắm: Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi. Ta hãy xin cho được biến đổi nhờ ơn Đức Chúa Thánh Thần.
5. Thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lập Phép Bí Tích Thánh Thề. Ta hãy xin cho được sốt sắng tham dự Thánh lễ và rước Mình Máu Thánh Chúa.
Mùa Thương:
1. Năm Sự Thương, thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu – ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.
2. Thứ hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn – ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng.
3. Thứ Ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai – ta hãy xin cho được mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
4. Thứ bốn thì ngắm: Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá – ta hãy xin cho được vác thánh giá theo chân Chúa.
5. Thứ Năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá – ta hãy xin cho được đóng đinh tính xác thịt vào thánh giá Chúa.
Mùa Mừng:
1. Năm Sự Mừng, thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu sống lại – ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.
2. Thứ Hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lên trời – ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời.
3. Thứ Ba thì ngắm: Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống – ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.
4. Thứ Bốn thì ngắm: Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời – ta hãy xin ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.
5. Thứ Năm thì ngắm: Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời – ta hãy xin Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước Thiên Đàng.
Bạn có thể sao thêm nhiều bản để truyền bá hay gởi tặng bàn bè nhằm sinh ích lợi cho họ. ..
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chúa Nhật Phò Sự Sống
Vũ Văn An
02:27 03/10/2008
Chúa Nhật Phò Sự Sống
Hôm qua, chúng tôi loan tin Đức Tổng Giám Mục Denis Hart của Melbourne quyết định chọn Chúa Nhật, mồng 5 tháng Mười, làm Chúa Nhật Cầu Bầu và kêu gọi mọi người cùng hiệp thông cầu nguyện với ngài để dự luật cho phép phá các bào thai đã được 24 tuần trong bụng mẹ bị đánh bại tại thượng nghị viện Victoria vào ngày 7 tháng Mười này. Nay mới hay không riêng tổng giáo phận Melbourne, mà cả nước Mỹ cùng đều lấy ngày 5 tháng Mười làm Chúa Nhật Phò Sự Sống.
Theo tin Zenit (2/10), nhân dịp này, Đức Hồng Y Justin Rigali của Philadelphia, chủ tịch Ủy Ban Các Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ có ra một tuyên bố nhấn mạnh tới ba vấn đề quan trọng là an tử, dùng tế bào gốc của phôi thai để nghiên cứu và dự luật nới rộng việc phá thai đang được đem ra trước quốc hội liên bang Mỹ. Chủ đề Chúa Nhật Phò Sự Sống năm nay là “Hy Vọng và Tin Tưởng Sự Sống” và Tháng Mười là tháng dành riêng cho việc Tôn Trọng Sự Sống. Các giáo xứ trên khắp nước Mỹ sẽ bảo trợ các cuộc hội nghị, các buổi cầu nguyện, các biến cố làm chứng công khai, và các sinh hoạt gây qũy.
Đang Mừng Lại Lo
Trong bản tuyên bố của mình, Đức Hồng Y Rigali đề cập trước nhất tới vấn đề an tử. Ngài cho hay: “các nhà duy đạo đức trong ngành y khoa đã nhầm lẫn cổ động cho việc kết liễu sự sống nơi các bệnh nhân mang các chứng bệnh nghiêm trọng về thể lý và tinh thần, bằng cách ngưng không cho họ ăn uống nữa, dù những người này chưa chết cấp thời”. Ngài lưu ý: công dân tiểu bang Washington sắp sửa phải bỏ phiếu cho vấn đề an tử này vào tháng Mười Một. Còn tại tiểu bang kế bên là Oregon, nơi an tử đã thành hợp pháp từ trước, nay “đang từ khước gánh vác chi phí cho các vụ điều trị nhằm duy trì sự sống của các bệnh nhân mắc các chứng bệnh đến thời kỳ cuối cùng, trong khi lại ngang ngược thông báo cho họ hay Oregon sẽ tài trợ cho các thuốc viên tự sát”.
Sau đó, Đức HỒng Y Rigali nhắc tới việc dùng tế bào gốc của phôi thai để nghiên cứu, một vấn đề mà cử tri của Tiểu Bang Michigan sẽ bỏ phiếu cũng vào Tháng Mười Một này. Ngài viết: “Giáo Hội Công Giáo mạnh mẽ ủng hộ các cuộc nghiên cứu dùng tế bào gốc đầy hứa hẹn và hợp đạo đức, và cực lực chống đối những vụ sát hại các bào thai đã được một tuần, và mọi mạng sống nhân bản ở bất cứ giai đoạn nào để lấy các tế bào gốc của họ…Chúng tôi hoan nghênh các thành công chữa trị tuyệt vời đã đạt được hiện nay trong việc dùng tế bào gốc từ máu cột sống và các tế bào người lớn”.
Phần chính của bản tuyên bố đề cập tới vấn đề phá thai. Đức Hồng Y cho hay dựa theo cuộc nghiên cứu vào tháng trước của Viện Guttmacher, trong thời kỳ từ năm 1989 tới năm 2004, các vụ phá thai ở Mỹ đã giảm tới 26%. Phần lớn người Mỹ muốn ngăn cấm mọi vụ phá thai, trừ các trường hợp chí nguy đối với sinh mạng người mẹ, hay bị hiếp dâm hoặc loạn luân.
Việc xuy giảm kia đáng lưu ý nhất nơi các cô gái dưới 18 tuổi, một khuynh hướng ngài cho là nhờ họ chọn ‘kiêng cữ’ cho tới cuối tuổi thiếu niên hay đầu tuổi 20. Tiếc thay, cái khuynh hướng xuy giảm này đang bị đe doạ nặng nề bởi một dự luật đã đệ nạp tại Quốc Hội Liên Bang, một dự luật người ta sợ sẽ nhanh chóng được thông qua khi Quốc Hội tái nhóm vào tháng Giêng tới. Dự luật này coi phá thai là ‘quyền căn bản’ trong suốt 9 tháng mang thai và ngăn cấm bất cứ đạo luật và chính sách nào ‘can thiệp’ vào quyền ấy hay ‘kỳ thị’ chống lại nó trong các tài trợ và chương trình công cộng.
Ngài thêm rằng dự luật này, tựa là “Freedom of Choice Act” (Đạo luật Tự Do Chọn Lựa), nếu trở thành luật, thì hàng ngàn quy định hợp lý, được nhiều người ủng hộ và hợp hiến về phá thai hiện hành sẽ trở thành vô giá trị. Sẽ không còn những đạo luật dự liệu đòi phải có sự thỏa thuận có hiểu biết (informed consent), có cha mẹ thoả thuận hay ít nhất phải thông báo trong trường hợp vị thành niên. Cũng sẽ không còn các đạo luật bảo vệ phụ nữ khỏi các bệnh viện phá thai không an toàn và khỏi những nhân viên phá thai không phải là y sĩ.
Các hạn chế đối với các vụ phá thai ‘sinh nửa vời’ (partial-birth) hay các vụ phá thai vào giai đoạn cuối cũng sẽ bị xé bỏ. Dự luật này sẽ phá đổ luôn các đạo luật từng bảo vệ các y tá, các bác sĩ và các bệnh viện được quyền chống đối phá thai theo lương tâm, ngoài ra nó còn cưỡng bức người chịu thuế phải tài trợ các vụ phá hai trên khắp nước Mỹ.
Đức Hồng Y Rigali tuyên bố rằng: “Chúng ta không thể cho phép việc ấy xẩy ra. Chúng ta không thể khoan nhượng hơn nữa việc mất mát càng ngày càng lớn lao hơn các sinh mạng nhân bản vô tội. Chúng ta không thể đầy đoạ nhiều phụ nữ và đàn ông hơn nữa phải chịu những buồn phiền đau khổ sau ngày phá thai mà các huấn đạo viên và các linh mục của chúng ta gặp hàng ngày trong các chương trình thuộc Kế Hoạch Rachel trên khắp nước Mỹ”. Ngài khẩn thiết xin mọi người hãy tái dấn thân để bênh vực các quyền căn bản của những người yếu đuối nhất, bị cho ra ngoài rìa nhiều nhất: người nghèo, người vô gia cư, trẻ chưa sinh vô tội, người già cả yếu đau đang cần lòng tôn trọng và trợ giúp của ta. Bằng cách ấy và bằng nhiều cách khác, chúng ta sẽ thực sự xây đắp được một nền văn hóa sự sống.
Truyền thanh tại chỗ bênh vực sự sống
Để hỗ trợ cho những lời kêu gọi thống thiết trên, Hội Hiệp Sĩ Columbus vừa có sáng kiến thiết lập nhiều ‘trạm truyền thanh’ tại nhiều siêu thị trên khắp nước Mỹ để khuyến khích công dân Mỹ dừng lại nghe tiếng nhịp tim của một bé thơ 10 tuần lễ ‘tuổi’ còn trong bụng mẹ để rồi bỏ phiếu phò sự sống. Các ‘trạm truyền thanh này’ sẽ hoạt động từ nay đến ngày 4 tháng Mười Một. Chương trình truyền thanh này chỉ kéo dài 30 giây, thực tế là một loại quảng cáo, giúp người nghe nghe nhịp tim của một bé thơ được 10 tuần trong bụng mẹ và giọng nói của một nguời đàn bà “Nghe nhịp tim này làm tôi hết sức thắc mắc: Tại sao có người lại dám đặt câu hỏi là sự sống cháu đã bắt đầu chưa?”. Chương trình quảng cáo chấm dứt với câu: “Hãy bỏ phiếu cho trái tim bạn. Hãy bỏ phiếu cho sự sống”.
Hiệp Sĩ Tối Cao là Carl Anderson cho hay: “sự kiện em nhỏ mà ta nghe thấy nhịp tim đang sống nguyên tuyền là một sự kiện thuộc khoa học. Chúng tôi tin rằng điều sinh tử là cộng đồng phò sự sống của Hoa Kỳ phải cho người ta thấy rõ họ chỉ bỏ phiếu cho những ứng cử viên nào cam kết bảo vệ sự sống từ lúc tượng thai cho tới lúc chết tự nhiên”.
Một chiến dịch quảng cáo tương tự cũng đang diễn ra tại Canada, nơi sắp có cuộc bầu tổng tuyển cử vào ngày 14 tháng Mười.
Đảng Dân Chủ, Đảng của Tử Thần
Trong khi ấy, Đức Tổng Giám Mục Raymond Bourke, nguyên tổng giám mục St Louis, và mới được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cử đứng đầu Tối Cao Pháp Viện của Toà Thánh, tuyên bố trên tờ Avvenire của Hội Đồng Giám Mục Ý, nhân một cuộc phỏng vấn, rằng Đảng Dân Chủ đang mau chóng trở thành “đảng của tử thần”, như nhận định của Ramesh Ponnuru trong cuốn “The Party of Death: The Democrats, the Media, the Courts and the Disregard for Human Life.". Ngài nói điều ấy một cách buồn rầu vì Đảng Dân Chủ vốn là Đảng đã giúp đỡ rất nhiều thế hệ cha ông người Công Giáo hội nhập vào xã hội Mỹ và trở nên thịnh vượng. Rất tiếc hiện nay họ đã ra khác. Tuy vẫn còn người trong Đảng này phò sự sống, nhưng con số ấy họa hiếm xiết bao.
Dù không nói rõ, nhưng ngài lấy làm tiếc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ chưa có quan điểm thống nhất về việc tranh đấu chống phá thai. Cụ thể qua thái độ ứng phó với các chính trị gia phò phá thai. Ai cũng biết, Đức Tổng Giám Mục Bourke là người cương quyết không cho các chính trị gia ương ngạnh và công khai phò phá thai được rước lễ. Tuy chủ trương này được một số vị như Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput của Denver [Colorado], Đức Giám Mục Peter J. Jugis của Charlotte [North Carolina] ủng hộ, nhưng nói chung Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ không theo chủ trương ấy, mà để các giám mục được quyền tự do muốn hành xử ra sao tùy ý.
Theo ngài, cần có một chủ trương thống nhất để chứng tỏ sự đoàn kết của Giáo Hội trước một vấn đề hết sức nghiêm trọng này. Mấy lúc gần đây, ngài thấy đã có chuyển biến nơi một số giám mục. Nhất là nhân dịp có những tuyên bố hết sức tai hại của chủ tịch Hạ Nghị Viện, Nancy Pelosi và của ứng cử viên phó tổng thống của Đảng Dân chủ, Joe Biden, những người dù vỗ ngực xưng mình là người Công Giáo ngoan đạo, nhưng lại trình bầy một thứ giáo huấn lệch lạc và đầy thiên kiến về phá thai.
Kể lại chuyện xưa, ngài cho hay năm 2004, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger có viết một lá thư cho các giám mục Mỹ về vấn đề này. Nhưng không hiểu tại sao, lá thư đó không được phân phối. May mắn, Sandro Magister, một nhà Vatican học đã cho đăng lá thư đó trên trang mạng của ông ta. Tạp chí "Origins" cũng đăng tải lá thư đó.
Ngài cũng buồn kể lại: có lần được một chính trị gia Thệ Phản hỏi: có phải giáo Hội Công Giáo thay đổi học lý về phá thai rồi chăng. Ngài trả lời: làm gì có, hiển nhiên là như thế. Ông ta bảo: điều đó hơi lạ đấy, vì trong Quốc Hội Mỹ, nhiều người Công Giáo bình thản ủng hộ các luật lệ cho phép phá thai. Theo ngài, về vấn đề này, Giáo Hội cần phải hết sức minh bạch.
Được hỏi phải chăng ngài thuộc phe bảo thủ, Đức Tổng Giám Mục Bourke cho hay: điều tốt thì bao giờ cũng cần được bảo quản (chơi chữ: conservative & conserved). Chỉ bao lâu Giáo Hội có được thật nhiều các giám mục có can đảm bảo quản những giáo lý tinh tuyền của mình, Giáo hội mới chu toàn được sứ mệnh tiếp tục cứu vớt nhân loại.
Hôm qua, chúng tôi loan tin Đức Tổng Giám Mục Denis Hart của Melbourne quyết định chọn Chúa Nhật, mồng 5 tháng Mười, làm Chúa Nhật Cầu Bầu và kêu gọi mọi người cùng hiệp thông cầu nguyện với ngài để dự luật cho phép phá các bào thai đã được 24 tuần trong bụng mẹ bị đánh bại tại thượng nghị viện Victoria vào ngày 7 tháng Mười này. Nay mới hay không riêng tổng giáo phận Melbourne, mà cả nước Mỹ cùng đều lấy ngày 5 tháng Mười làm Chúa Nhật Phò Sự Sống.
Theo tin Zenit (2/10), nhân dịp này, Đức Hồng Y Justin Rigali của Philadelphia, chủ tịch Ủy Ban Các Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ có ra một tuyên bố nhấn mạnh tới ba vấn đề quan trọng là an tử, dùng tế bào gốc của phôi thai để nghiên cứu và dự luật nới rộng việc phá thai đang được đem ra trước quốc hội liên bang Mỹ. Chủ đề Chúa Nhật Phò Sự Sống năm nay là “Hy Vọng và Tin Tưởng Sự Sống” và Tháng Mười là tháng dành riêng cho việc Tôn Trọng Sự Sống. Các giáo xứ trên khắp nước Mỹ sẽ bảo trợ các cuộc hội nghị, các buổi cầu nguyện, các biến cố làm chứng công khai, và các sinh hoạt gây qũy.
Đang Mừng Lại Lo
Trong bản tuyên bố của mình, Đức Hồng Y Rigali đề cập trước nhất tới vấn đề an tử. Ngài cho hay: “các nhà duy đạo đức trong ngành y khoa đã nhầm lẫn cổ động cho việc kết liễu sự sống nơi các bệnh nhân mang các chứng bệnh nghiêm trọng về thể lý và tinh thần, bằng cách ngưng không cho họ ăn uống nữa, dù những người này chưa chết cấp thời”. Ngài lưu ý: công dân tiểu bang Washington sắp sửa phải bỏ phiếu cho vấn đề an tử này vào tháng Mười Một. Còn tại tiểu bang kế bên là Oregon, nơi an tử đã thành hợp pháp từ trước, nay “đang từ khước gánh vác chi phí cho các vụ điều trị nhằm duy trì sự sống của các bệnh nhân mắc các chứng bệnh đến thời kỳ cuối cùng, trong khi lại ngang ngược thông báo cho họ hay Oregon sẽ tài trợ cho các thuốc viên tự sát”.
Sau đó, Đức HỒng Y Rigali nhắc tới việc dùng tế bào gốc của phôi thai để nghiên cứu, một vấn đề mà cử tri của Tiểu Bang Michigan sẽ bỏ phiếu cũng vào Tháng Mười Một này. Ngài viết: “Giáo Hội Công Giáo mạnh mẽ ủng hộ các cuộc nghiên cứu dùng tế bào gốc đầy hứa hẹn và hợp đạo đức, và cực lực chống đối những vụ sát hại các bào thai đã được một tuần, và mọi mạng sống nhân bản ở bất cứ giai đoạn nào để lấy các tế bào gốc của họ…Chúng tôi hoan nghênh các thành công chữa trị tuyệt vời đã đạt được hiện nay trong việc dùng tế bào gốc từ máu cột sống và các tế bào người lớn”.
Phần chính của bản tuyên bố đề cập tới vấn đề phá thai. Đức Hồng Y cho hay dựa theo cuộc nghiên cứu vào tháng trước của Viện Guttmacher, trong thời kỳ từ năm 1989 tới năm 2004, các vụ phá thai ở Mỹ đã giảm tới 26%. Phần lớn người Mỹ muốn ngăn cấm mọi vụ phá thai, trừ các trường hợp chí nguy đối với sinh mạng người mẹ, hay bị hiếp dâm hoặc loạn luân.
Việc xuy giảm kia đáng lưu ý nhất nơi các cô gái dưới 18 tuổi, một khuynh hướng ngài cho là nhờ họ chọn ‘kiêng cữ’ cho tới cuối tuổi thiếu niên hay đầu tuổi 20. Tiếc thay, cái khuynh hướng xuy giảm này đang bị đe doạ nặng nề bởi một dự luật đã đệ nạp tại Quốc Hội Liên Bang, một dự luật người ta sợ sẽ nhanh chóng được thông qua khi Quốc Hội tái nhóm vào tháng Giêng tới. Dự luật này coi phá thai là ‘quyền căn bản’ trong suốt 9 tháng mang thai và ngăn cấm bất cứ đạo luật và chính sách nào ‘can thiệp’ vào quyền ấy hay ‘kỳ thị’ chống lại nó trong các tài trợ và chương trình công cộng.
Ngài thêm rằng dự luật này, tựa là “Freedom of Choice Act” (Đạo luật Tự Do Chọn Lựa), nếu trở thành luật, thì hàng ngàn quy định hợp lý, được nhiều người ủng hộ và hợp hiến về phá thai hiện hành sẽ trở thành vô giá trị. Sẽ không còn những đạo luật dự liệu đòi phải có sự thỏa thuận có hiểu biết (informed consent), có cha mẹ thoả thuận hay ít nhất phải thông báo trong trường hợp vị thành niên. Cũng sẽ không còn các đạo luật bảo vệ phụ nữ khỏi các bệnh viện phá thai không an toàn và khỏi những nhân viên phá thai không phải là y sĩ.
Các hạn chế đối với các vụ phá thai ‘sinh nửa vời’ (partial-birth) hay các vụ phá thai vào giai đoạn cuối cũng sẽ bị xé bỏ. Dự luật này sẽ phá đổ luôn các đạo luật từng bảo vệ các y tá, các bác sĩ và các bệnh viện được quyền chống đối phá thai theo lương tâm, ngoài ra nó còn cưỡng bức người chịu thuế phải tài trợ các vụ phá hai trên khắp nước Mỹ.
Đức Hồng Y Rigali tuyên bố rằng: “Chúng ta không thể cho phép việc ấy xẩy ra. Chúng ta không thể khoan nhượng hơn nữa việc mất mát càng ngày càng lớn lao hơn các sinh mạng nhân bản vô tội. Chúng ta không thể đầy đoạ nhiều phụ nữ và đàn ông hơn nữa phải chịu những buồn phiền đau khổ sau ngày phá thai mà các huấn đạo viên và các linh mục của chúng ta gặp hàng ngày trong các chương trình thuộc Kế Hoạch Rachel trên khắp nước Mỹ”. Ngài khẩn thiết xin mọi người hãy tái dấn thân để bênh vực các quyền căn bản của những người yếu đuối nhất, bị cho ra ngoài rìa nhiều nhất: người nghèo, người vô gia cư, trẻ chưa sinh vô tội, người già cả yếu đau đang cần lòng tôn trọng và trợ giúp của ta. Bằng cách ấy và bằng nhiều cách khác, chúng ta sẽ thực sự xây đắp được một nền văn hóa sự sống.
Truyền thanh tại chỗ bênh vực sự sống
Để hỗ trợ cho những lời kêu gọi thống thiết trên, Hội Hiệp Sĩ Columbus vừa có sáng kiến thiết lập nhiều ‘trạm truyền thanh’ tại nhiều siêu thị trên khắp nước Mỹ để khuyến khích công dân Mỹ dừng lại nghe tiếng nhịp tim của một bé thơ 10 tuần lễ ‘tuổi’ còn trong bụng mẹ để rồi bỏ phiếu phò sự sống. Các ‘trạm truyền thanh này’ sẽ hoạt động từ nay đến ngày 4 tháng Mười Một. Chương trình truyền thanh này chỉ kéo dài 30 giây, thực tế là một loại quảng cáo, giúp người nghe nghe nhịp tim của một bé thơ được 10 tuần trong bụng mẹ và giọng nói của một nguời đàn bà “Nghe nhịp tim này làm tôi hết sức thắc mắc: Tại sao có người lại dám đặt câu hỏi là sự sống cháu đã bắt đầu chưa?”. Chương trình quảng cáo chấm dứt với câu: “Hãy bỏ phiếu cho trái tim bạn. Hãy bỏ phiếu cho sự sống”.
Hiệp Sĩ Tối Cao là Carl Anderson cho hay: “sự kiện em nhỏ mà ta nghe thấy nhịp tim đang sống nguyên tuyền là một sự kiện thuộc khoa học. Chúng tôi tin rằng điều sinh tử là cộng đồng phò sự sống của Hoa Kỳ phải cho người ta thấy rõ họ chỉ bỏ phiếu cho những ứng cử viên nào cam kết bảo vệ sự sống từ lúc tượng thai cho tới lúc chết tự nhiên”.
Một chiến dịch quảng cáo tương tự cũng đang diễn ra tại Canada, nơi sắp có cuộc bầu tổng tuyển cử vào ngày 14 tháng Mười.
Đảng Dân Chủ, Đảng của Tử Thần
Trong khi ấy, Đức Tổng Giám Mục Raymond Bourke, nguyên tổng giám mục St Louis, và mới được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cử đứng đầu Tối Cao Pháp Viện của Toà Thánh, tuyên bố trên tờ Avvenire của Hội Đồng Giám Mục Ý, nhân một cuộc phỏng vấn, rằng Đảng Dân Chủ đang mau chóng trở thành “đảng của tử thần”, như nhận định của Ramesh Ponnuru trong cuốn “The Party of Death: The Democrats, the Media, the Courts and the Disregard for Human Life.". Ngài nói điều ấy một cách buồn rầu vì Đảng Dân Chủ vốn là Đảng đã giúp đỡ rất nhiều thế hệ cha ông người Công Giáo hội nhập vào xã hội Mỹ và trở nên thịnh vượng. Rất tiếc hiện nay họ đã ra khác. Tuy vẫn còn người trong Đảng này phò sự sống, nhưng con số ấy họa hiếm xiết bao.
Dù không nói rõ, nhưng ngài lấy làm tiếc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ chưa có quan điểm thống nhất về việc tranh đấu chống phá thai. Cụ thể qua thái độ ứng phó với các chính trị gia phò phá thai. Ai cũng biết, Đức Tổng Giám Mục Bourke là người cương quyết không cho các chính trị gia ương ngạnh và công khai phò phá thai được rước lễ. Tuy chủ trương này được một số vị như Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput của Denver [Colorado], Đức Giám Mục Peter J. Jugis của Charlotte [North Carolina] ủng hộ, nhưng nói chung Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ không theo chủ trương ấy, mà để các giám mục được quyền tự do muốn hành xử ra sao tùy ý.
Theo ngài, cần có một chủ trương thống nhất để chứng tỏ sự đoàn kết của Giáo Hội trước một vấn đề hết sức nghiêm trọng này. Mấy lúc gần đây, ngài thấy đã có chuyển biến nơi một số giám mục. Nhất là nhân dịp có những tuyên bố hết sức tai hại của chủ tịch Hạ Nghị Viện, Nancy Pelosi và của ứng cử viên phó tổng thống của Đảng Dân chủ, Joe Biden, những người dù vỗ ngực xưng mình là người Công Giáo ngoan đạo, nhưng lại trình bầy một thứ giáo huấn lệch lạc và đầy thiên kiến về phá thai.
Kể lại chuyện xưa, ngài cho hay năm 2004, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger có viết một lá thư cho các giám mục Mỹ về vấn đề này. Nhưng không hiểu tại sao, lá thư đó không được phân phối. May mắn, Sandro Magister, một nhà Vatican học đã cho đăng lá thư đó trên trang mạng của ông ta. Tạp chí "Origins" cũng đăng tải lá thư đó.
Ngài cũng buồn kể lại: có lần được một chính trị gia Thệ Phản hỏi: có phải giáo Hội Công Giáo thay đổi học lý về phá thai rồi chăng. Ngài trả lời: làm gì có, hiển nhiên là như thế. Ông ta bảo: điều đó hơi lạ đấy, vì trong Quốc Hội Mỹ, nhiều người Công Giáo bình thản ủng hộ các luật lệ cho phép phá thai. Theo ngài, về vấn đề này, Giáo Hội cần phải hết sức minh bạch.
Được hỏi phải chăng ngài thuộc phe bảo thủ, Đức Tổng Giám Mục Bourke cho hay: điều tốt thì bao giờ cũng cần được bảo quản (chơi chữ: conservative & conserved). Chỉ bao lâu Giáo Hội có được thật nhiều các giám mục có can đảm bảo quản những giáo lý tinh tuyền của mình, Giáo hội mới chu toàn được sứ mệnh tiếp tục cứu vớt nhân loại.
Công Giáo Trung Á vẫn tồn tại dù cộng sản áp bức hết sức khốc liệt
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
09:53 03/10/2008
Vatican (Asianews) - Trong cuộc đấu tranh chống lại bạo lực, chủ nghĩa cực đoan, quá khích khủng bố thì “sức mạnh của luật pháp không bao giờ có thể trở nên sự bất công hay làm giới hạn việc thực thi tự do tôn giáo”. Loan báo Tin Mừng và tự do tôn giáo là những vấn đề diễn biến liên tục trong đời sống của các cộng đoàn Công Giáo nhỏ bé ở Trung Á “vốn vẫn tồn tại dù rằng những áp bức khốc liệt gây đau đớn trong suốt những năm của chế độ cộng sản vô thần”. Đây là những vấn đề trọng tâm trong diễn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong cuộc tiếp kiến các giám mục và bề trên miền tự quản của các nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Tajikistan Turkmenistan trong chuyến viếng thăm “ad limina Apostolorum” năm năm một lần của họ.
Đức Thánh Cha cho hay thêm rằng tại Trung Á, có ít người Công Giáo, nhưng điều đó không thể làm cho người ta ngã lòng: “Hãy nhìn xem các cộng đoàn môn đệ đầu tiên của Chúa. Tuy cộng đoàn bé nhỏ, nhưng họ không co cụm. Được thúc đẩy bởi tình yêu của Chúa Kitô, họ đã không do dự mang lấy ách nghèo hèn và gặp gỡ bệnh nhân, hân hoan công bố Tin Mừng cho tất cả mọi người, làm chứng cho Tin Mừng”.
Ngày nay, một mặt điều này có nghĩa giữ gìn truyền thống sống động vốn có, nhưng mặt khác “nhẫn nại và can đảm tìm kiếm những hình thức và phương pháp tông đồ mới cho phù hợp với nhu cầu hiện nay, lưu tâm đến ngôn ngữ và văn hóa của người tín hữu mà anh em được trao phó chăm sóc”.
Vì thế, loan báo Tin Mừng và xây dựng các cộng đoàn Kitô giáo vững mạnh là lưu tâm hàng đầu mà Đức Thánh Cha thúc giục các giám mục Trung Á: “Tất cả những điều nảy sinh này cho thấy sự cần thiết hơn nữa đối mặt với những thách đố của xã hội toàn cầu hóa ngày nay đặt ra đối với thực tiễn đời sống Kitô giáo, gồm cả đất nước của qúy huynh. Ngoài những khó khăn kể trên, cha cũng cần phải đề cập đến những hiện tượng đáng lo âu trên thế giới vốn gây nguy hại cho hòa bình và an ninh. Cha đề cập đặc biệt đến tai họa bạo lực và khủng bố, sự lan rộng của chủ nghĩa cực đoan và quá khích. Chúng ta cần phản đối những tai họa đó bằng những phương tiện hợp pháp. Tuy nhiên, đừng bao giờ để bản thân sức mạnh của luật pháp trở thành công cụ bất công hay hạn chế sự tự do hoạt động tôn giáo vì tự do tuyên xưng đức tin là quyền con người cơ bản và được thừa nhận phổ quát”.
Đức Thánh Cha đi đến kết luận: “Cha nghĩ thật là hữu ích để khẳng định lại rằng Giáo Hội không ép buộc nhưng đề nghị một cách tự do về đức tin Công Giáo, nhận thức được rằng việc trở lại đạo là thành quả mầu nhiệm nơi hoạt động của Chúa Thánh Thần. Đức tin là quà tặng và là công trình của Thiên Chúa, do đó loại trừ mọi hình thức ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người ta trở lại đạo bằng mọi thủ đoạn gian trá để thực hiện (x. Ad gentes, số 13). Lợi ích này không chỉ là cá nhân mà là cho toàn xã hội, vì tín hữu tuân theo giáo huấn thiêng liêng sẽ giúp xây dựng hình thức chung sống công bằng hơn và đoàn kết hơn”.
Đức Thánh Cha cho hay thêm rằng tại Trung Á, có ít người Công Giáo, nhưng điều đó không thể làm cho người ta ngã lòng: “Hãy nhìn xem các cộng đoàn môn đệ đầu tiên của Chúa. Tuy cộng đoàn bé nhỏ, nhưng họ không co cụm. Được thúc đẩy bởi tình yêu của Chúa Kitô, họ đã không do dự mang lấy ách nghèo hèn và gặp gỡ bệnh nhân, hân hoan công bố Tin Mừng cho tất cả mọi người, làm chứng cho Tin Mừng”.
Ngày nay, một mặt điều này có nghĩa giữ gìn truyền thống sống động vốn có, nhưng mặt khác “nhẫn nại và can đảm tìm kiếm những hình thức và phương pháp tông đồ mới cho phù hợp với nhu cầu hiện nay, lưu tâm đến ngôn ngữ và văn hóa của người tín hữu mà anh em được trao phó chăm sóc”.
Vì thế, loan báo Tin Mừng và xây dựng các cộng đoàn Kitô giáo vững mạnh là lưu tâm hàng đầu mà Đức Thánh Cha thúc giục các giám mục Trung Á: “Tất cả những điều nảy sinh này cho thấy sự cần thiết hơn nữa đối mặt với những thách đố của xã hội toàn cầu hóa ngày nay đặt ra đối với thực tiễn đời sống Kitô giáo, gồm cả đất nước của qúy huynh. Ngoài những khó khăn kể trên, cha cũng cần phải đề cập đến những hiện tượng đáng lo âu trên thế giới vốn gây nguy hại cho hòa bình và an ninh. Cha đề cập đặc biệt đến tai họa bạo lực và khủng bố, sự lan rộng của chủ nghĩa cực đoan và quá khích. Chúng ta cần phản đối những tai họa đó bằng những phương tiện hợp pháp. Tuy nhiên, đừng bao giờ để bản thân sức mạnh của luật pháp trở thành công cụ bất công hay hạn chế sự tự do hoạt động tôn giáo vì tự do tuyên xưng đức tin là quyền con người cơ bản và được thừa nhận phổ quát”.
Đức Thánh Cha đi đến kết luận: “Cha nghĩ thật là hữu ích để khẳng định lại rằng Giáo Hội không ép buộc nhưng đề nghị một cách tự do về đức tin Công Giáo, nhận thức được rằng việc trở lại đạo là thành quả mầu nhiệm nơi hoạt động của Chúa Thánh Thần. Đức tin là quà tặng và là công trình của Thiên Chúa, do đó loại trừ mọi hình thức ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người ta trở lại đạo bằng mọi thủ đoạn gian trá để thực hiện (x. Ad gentes, số 13). Lợi ích này không chỉ là cá nhân mà là cho toàn xã hội, vì tín hữu tuân theo giáo huấn thiêng liêng sẽ giúp xây dựng hình thức chung sống công bằng hơn và đoàn kết hơn”.
Đức Thánh Cha nói thông điệp ''Humanae Vitae'' chiếu ánh sáng trên lời hứa của các cặp hôn phối
Bùi Hữu Thư
20:17 03/10/2008
Đức Thánh Cha nói thông điệp "Humanae Vitae" chiếu ánh sáng trên lời hứa của các cặp hôn phối.
Ngài nói sinh sản là tham dự vào Tình Yêu Thiên Chúa
VATICAN ngày 3 tháng 10, 2008 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, 40 năm sau khi ban hành thông điệp “Đời sống con người”, chúng ta có thể hiểu rõ hơn lời nói “Thưa Có” có ý nghĩa gì trong tình yêu hôn nhân.
Hôm nay, Đức Thánh Cha khẳng định điều này khi ngài tiếp kiến các thành viên tham dự đại hội quốc tế "Humanae Vitae: Tầm quan trọng đương thời và tương lai của một Thông Điệp", được khai mạc hôm nay tại Đại Học Công Giáo Rôma. Đại hội được Giáo Hoàng Học Viện Gioan Phaolô II Nghiên Cứu về Hôn Nhân và Gia Đình tổ chức, với sự hợp tác của Đại Học Công Giáo Thánh Tâm.
Trong bài hiểu thị, ngài đề cao tầm quan trọng của sứ điệp mà Thông Điệp tiếp tục nắm giữ ngày hôm nay, vì sứ điệp này coi vấn đề tình yêu vợ chồng như một quà tặng “nhưng không” của cặp hôn phối, và coi đời sống con người như một “quà tặng của Thiên Chúa”, chứ không phải là “mục tiêu của một dự án loài người.”
Đức Thánh Cha giải thích, "Khả năng tạo dựng một đời sống con người mới được bao gồm trong sự dâng hiến cuả cặp vợ chồng. Do đó việc này không chỉ giống như, mà còn tham dự vào tình yêu Thiên Chúa, Đấng muốn kêu gọi mọi người phải sinh sản và nuôi dưỡng đời sống.”
"Muốn loại bỏ chiều kích truyền ban qua hành động nhằm trốn tránh việc sinh sản có nghĩa là chối bỏ chân lý sâu xa của tình yêu vợ chồng, qua đó quà tặng thiêng liêng được chuyển tiếp."
Đức Thánh Cha nói thêm, chính ở đây xuất phát nhu cầu công nhận “các giới hạn không thể vượt quá […] khả năng tự chủ của con người trên thân xác của mình,” để tránh việc khiến cho đứa trẻ trở nên một công cụ phải chịu sự tự do sử dụng của con người. Đây là cốt lõi chính yếu của giáo huấn Đức Giáo Hoàng khả kính Phaolô VI, vị tiền nhiệm của tôi đã gửi gấm cho các cặp hôn phối, và Người Đầy Tớ của Thiên Chúa, Đức Gioan Phaolô II cũng đã khẳng định nhiều lần, và soi sáng nền tảng nhân chủng và luân lý của giáo huấn này. "
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp, "Dưới chiều hướng này, trẻ em không còn là mục tiêu của một dự án con người, nhưng phải được công nhận như một quà tặng chân chính được lãnh nhận, với một thái độ quảng đại và có trách nhiệm trước Thiên Chúa, Đấng là nguồn gốc đầu tiên của đời sống con người."
Ngài nói, "Lời hứa ‘Thưa Có’ cho tình yêu chắc chắn đòi hỏi nơi các phụ huynh sự biết ơn, về việc tiếp nhận quà tặng là một đứa con, và của chính đứa con khi biết rằng đời sống bắt nguồn từ một tình yêu cao cả và được lãnh nhận."
Đức Thánh Cha tái đề cao giáo huấn của Thông Điệp Humanae vitae
LM Trần Đức Anh, OP
20:24 03/10/2008
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 tái đề cao giáo huấn của Đức Phaolô 6 trong thông điệp Humanae vitae, sự sống con người, và ngài phê bình việc sử dụng các phương tiện để ngăn chặn việc sinh sản là phủ nhận sự thật thâm sâu về tình yêu vợ chồng.
ĐTC bày tỏ lập trường trên đây hôm qua, 3-10, trong sứ điệp gửi 400 tham dự viên hội nghị kỷ niệm 40 năm ban hành thông điệp Sự Sống con người, do Học viện Giáo Hoàng về hôn nhân và gia đình ở Roma tổ chức. Ngài nhấn mạnh rằng: ”Các đôi vợ chồng, vì đã lãnh nhận hồng ân tình yêu, được mời gọi hiến thân cho nhau không chút dè dặt. Chỉ như thế, các tác động riêng của vợ chồng mới thực sự là những tác động tình yêu. Những tác động này, trong khi liên kết họp thành một thân thể, tạo nên một sự hiệp thông thực sự giữa họ với nhau... Khả năng sinh sản những sự sống mới được bao gồm trong sự trao hiến trọn vẹn của đôi vợ chồng. Thực vậy, mọi hình thức tình yêu đều nhắm phổ biến sự sung mãn của tình yêu ấy, tình yêu vợ chồng có một cách thức riêng để thông truyền mình, đó là sinh sản con cái. Qua đó tình yêu ấy không những trở nên tương đồng, nhưng còn tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa... Loại trừ chiều kích thông ban ấy, qua sự ngăn cản việc sinh sản, có nghĩa là phủ nhận chân lý thâm sâu về tình yêu vợ chồng”.
ĐTC đặt câu hỏi: ”Làm sao ngày nay trên thế giới cũng có nhiều tín hữu Công Giáo cảm thấy rất khó hiểu sứ điệp của Giáo Hội, trình bày và biểu lộ vẻ đẹp của tình yêu vợ chồng trong sự biểu lộ tự nhiên? Chắc chắn, giải pháp kỹ thuật, cả trong những vấn đề lớn của con người thường có vẻ dễ dàng hơn, nhưng trong thực tế nó che đậy vấn đề nòng cốt, liên quan tới ý nghĩa của tính dục con người, sự cần thiết phải tự chế trong tình thần trách nhiệm, để việc thực thi tính dục có thể trở thành một biểu hiện tình yêu.
ĐTC nhìn nhận có những hoàn cảnh khó khăn đòi các đôi vợ chồng phải cách quãng hoặc ngưng việc sinh con, nhưng chỉ được sử dụng những phương pháp tự nhiên. ”Ở đây việc hiểu biết chu kỳ tự nhiên của phụ nữ có thể thụ thai trở thành điều quan trọng đối với đời sống của đôi vợ chống. Các phương pháp quan sát, giúp đôi vợ chồng xác định thời kỳ có thể thụ thai, giúp họ quản lý những gì mà Đấng Tạo Hóa đã khôn ngoan ghi khắc vào trong bản tính con người, mà không làm xáo trộn ý nghĩa toàn vẹn của sự hiến thân cho nhau về tính dục”.
Sau cùng, ĐTC nói đến việc phục vụ mà Giáo Hội mang lại qua công tác mục vụ hôn nhân và gia đình, đó là làm sao hướng dẫn các đôi vợ chồng hiểu được bằng con tim ý định diệu kỳ mà Thiên Chúa đã ghi khắc trong cơ thể con người, giúp họ đón nhận những gì mà hành trình trưởng thành đích thực đòi hỏi.
Lúc 8 giờ rưỡi sáng thứ bẩy 4-10-2008, các tham dự viên Hội nghị sẽ dự thánh lễ do ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, chủ sự (SD 3-10-2008)
ĐTC bày tỏ lập trường trên đây hôm qua, 3-10, trong sứ điệp gửi 400 tham dự viên hội nghị kỷ niệm 40 năm ban hành thông điệp Sự Sống con người, do Học viện Giáo Hoàng về hôn nhân và gia đình ở Roma tổ chức. Ngài nhấn mạnh rằng: ”Các đôi vợ chồng, vì đã lãnh nhận hồng ân tình yêu, được mời gọi hiến thân cho nhau không chút dè dặt. Chỉ như thế, các tác động riêng của vợ chồng mới thực sự là những tác động tình yêu. Những tác động này, trong khi liên kết họp thành một thân thể, tạo nên một sự hiệp thông thực sự giữa họ với nhau... Khả năng sinh sản những sự sống mới được bao gồm trong sự trao hiến trọn vẹn của đôi vợ chồng. Thực vậy, mọi hình thức tình yêu đều nhắm phổ biến sự sung mãn của tình yêu ấy, tình yêu vợ chồng có một cách thức riêng để thông truyền mình, đó là sinh sản con cái. Qua đó tình yêu ấy không những trở nên tương đồng, nhưng còn tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa... Loại trừ chiều kích thông ban ấy, qua sự ngăn cản việc sinh sản, có nghĩa là phủ nhận chân lý thâm sâu về tình yêu vợ chồng”.
ĐTC đặt câu hỏi: ”Làm sao ngày nay trên thế giới cũng có nhiều tín hữu Công Giáo cảm thấy rất khó hiểu sứ điệp của Giáo Hội, trình bày và biểu lộ vẻ đẹp của tình yêu vợ chồng trong sự biểu lộ tự nhiên? Chắc chắn, giải pháp kỹ thuật, cả trong những vấn đề lớn của con người thường có vẻ dễ dàng hơn, nhưng trong thực tế nó che đậy vấn đề nòng cốt, liên quan tới ý nghĩa của tính dục con người, sự cần thiết phải tự chế trong tình thần trách nhiệm, để việc thực thi tính dục có thể trở thành một biểu hiện tình yêu.
ĐTC nhìn nhận có những hoàn cảnh khó khăn đòi các đôi vợ chồng phải cách quãng hoặc ngưng việc sinh con, nhưng chỉ được sử dụng những phương pháp tự nhiên. ”Ở đây việc hiểu biết chu kỳ tự nhiên của phụ nữ có thể thụ thai trở thành điều quan trọng đối với đời sống của đôi vợ chống. Các phương pháp quan sát, giúp đôi vợ chồng xác định thời kỳ có thể thụ thai, giúp họ quản lý những gì mà Đấng Tạo Hóa đã khôn ngoan ghi khắc vào trong bản tính con người, mà không làm xáo trộn ý nghĩa toàn vẹn của sự hiến thân cho nhau về tính dục”.
Sau cùng, ĐTC nói đến việc phục vụ mà Giáo Hội mang lại qua công tác mục vụ hôn nhân và gia đình, đó là làm sao hướng dẫn các đôi vợ chồng hiểu được bằng con tim ý định diệu kỳ mà Thiên Chúa đã ghi khắc trong cơ thể con người, giúp họ đón nhận những gì mà hành trình trưởng thành đích thực đòi hỏi.
Lúc 8 giờ rưỡi sáng thứ bẩy 4-10-2008, các tham dự viên Hội nghị sẽ dự thánh lễ do ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, chủ sự (SD 3-10-2008)
Top Stories
Senator Boxer calls on President to condemn Vietnam's treatment of Catholics
Senator Barbara Boxer
00:21 03/10/2008
SENATOR BOXER CALLS ON PRESIDENT
TO CONDEMN VIETNAM’S TREATMENT OF CATHOLICS
Washington, DC – U. S. Senator Boxer (D-CA) wrote to President Bush today, asking him to condemn the Vietnamese government’s increasingly aggressive actions against Vietnamese Catholics.
The text of Senator Boxer’s letter follows:
October 2, 2008
President George W. Bush
The White House
1600 Pennsylvania Avenue NW
Washington, DC 20500
Dear President Bush:
I write today to express my grave concern over the Vietnamese government’s ongoing attempts to suppress prayer vigils by Vietnamese Catholics in Hanoi who are seeking the return of confiscated Church properties. As I understand, Catholic priests and church members are seeking the return of two properties in Hanoi that were seized after the Communist government took power in the 1950s—one in Thai Ha Parish in Hanoi, the other the site of the former Vatican Embassy.
Prayer vigils have occurred throughout much of 2008, and have grown in visibility recently as the Vietnamese government has sought to silence participants through intimidation, violence and arrest. Last month, the Vietnamese government went so far as to threaten legal action against Archbishop Ngo Quang Kiet, the head of the Catholic Church in Hanoi. In addition, the Bureau Chief of the Associated Press in Hanoi, Ben Stocking, was beaten after photographing one of the prayer vigils. These actions are deplorable.
When Christopher Hill, the Assistant Secretary of State for East Asian and Pacific Affairs, testified before the Subcommittee on East Asian and Pacific Affairs of the Senate Foreign Relations Committee in March 2008, he claimed that “religious freedom in Vietnam has expanded significantly,” and assured me that the Vietnamese government had “agreed to resolve the dispute” over the Vatican land “through negotiation.”
However, almost seven months later, it is clear that Vietnam is not fully respecting religious freedom or related human rights and that any meaningful effort by the Vietnamese government to peacefully end this dispute has been abandoned. This behavior is not befitting of a government that has itself touted significant improvement with respect to religious tolerance and is currently sitting on the United Nations Security Council.
As such, I respectfully request that you issue a statement of condemnation from the United States and redouble efforts to press Vietnam to seek a peaceful resolution to this crisis that respects the wishes of the Vietnamese Catholics in Hanoi. I also ask that you keep me apprised of progress on these efforts. It is long past time for Vietnam to fully adhere to internationally recognized standards regarding the freedom of religion, assembly, expression and association, and allow Vietnamese citizens to practice their faith without fear of intimidation or harm from their government.
Thank you for your prompt consideration of this request.
Sincerely,
Barbara Boxer
United States Senator
TO CONDEMN VIETNAM’S TREATMENT OF CATHOLICS
Washington, DC – U. S. Senator Boxer (D-CA) wrote to President Bush today, asking him to condemn the Vietnamese government’s increasingly aggressive actions against Vietnamese Catholics.
The text of Senator Boxer’s letter follows:
October 2, 2008
President George W. Bush
The White House
1600 Pennsylvania Avenue NW
Washington, DC 20500
Dear President Bush:
I write today to express my grave concern over the Vietnamese government’s ongoing attempts to suppress prayer vigils by Vietnamese Catholics in Hanoi who are seeking the return of confiscated Church properties. As I understand, Catholic priests and church members are seeking the return of two properties in Hanoi that were seized after the Communist government took power in the 1950s—one in Thai Ha Parish in Hanoi, the other the site of the former Vatican Embassy.
Prayer vigils have occurred throughout much of 2008, and have grown in visibility recently as the Vietnamese government has sought to silence participants through intimidation, violence and arrest. Last month, the Vietnamese government went so far as to threaten legal action against Archbishop Ngo Quang Kiet, the head of the Catholic Church in Hanoi. In addition, the Bureau Chief of the Associated Press in Hanoi, Ben Stocking, was beaten after photographing one of the prayer vigils. These actions are deplorable.
When Christopher Hill, the Assistant Secretary of State for East Asian and Pacific Affairs, testified before the Subcommittee on East Asian and Pacific Affairs of the Senate Foreign Relations Committee in March 2008, he claimed that “religious freedom in Vietnam has expanded significantly,” and assured me that the Vietnamese government had “agreed to resolve the dispute” over the Vatican land “through negotiation.”
However, almost seven months later, it is clear that Vietnam is not fully respecting religious freedom or related human rights and that any meaningful effort by the Vietnamese government to peacefully end this dispute has been abandoned. This behavior is not befitting of a government that has itself touted significant improvement with respect to religious tolerance and is currently sitting on the United Nations Security Council.
As such, I respectfully request that you issue a statement of condemnation from the United States and redouble efforts to press Vietnam to seek a peaceful resolution to this crisis that respects the wishes of the Vietnamese Catholics in Hanoi. I also ask that you keep me apprised of progress on these efforts. It is long past time for Vietnam to fully adhere to internationally recognized standards regarding the freedom of religion, assembly, expression and association, and allow Vietnamese citizens to practice their faith without fear of intimidation or harm from their government.
Thank you for your prompt consideration of this request.
Sincerely,
Barbara Boxer
United States Senator
Vietnamese prime minister’s remarks a ‘slap in the face’ to Archbishop of Hanoi
Catholic News Agency
05:45 03/10/2008
Hanoi, Oct 3, 2008 / 03:15 am (CNA).- A Wednesday meeting between Prime Minister of Vietnam Nguyen Tan Dung and Vietnam’s Catholic bishops intended to discuss tensions between church and state surrounding disputed properties has reportedly ended without bearing fruit. Following the meeting, the prime minister made remarks on state television asking the Archbishop of Hanoi to correct his behavior and “overcome his shortcomings.”
VietCatholic News Agency described the prime minister’s remarks as a “slap in the face” of the archbishops and the Church as a whole.
The Wednesday meeting, intended to discuss disputes over properties confiscated from the Catholic Church by the government, instead featured a lecture aimed at the Archbishop of Hanoi and what was characterized as a “subtle message” to the bishops’ conference of Vietnam.
The bishops had been invited to meet with the prime minister several days after they issued a late September statement on the conflict.
Cardinal Pham Minh Man of Saigon joined Vietnam Conference of Catholic Bishops president Bishop Nguyen Van Nhon of Dalat and Archbishop Nguyen Nhu The of the Archdiocese of Hue at the meeting. They had arrived anticipating that the prime minister would reiterate his promise to return the nunciature to Archbishop Ngo.
In February, the prime minister had promised that the former papal nunciature would be returned to the archdiocese, its legal owner.
Vietnamese state television broadcast a detailed report of the meeting’s aftermath on Wednesday, according to VietCatholic News Agency.
In his opening statement reported in the broadcast, the prime minister said the government’s stance would remain the same. He also said local government officials’ handling of violent incidents at Thai Ha parish and the former nunciature was justified.
Pro-government gangs have recently clashed with Catholics at the sites of peaceful demonstrations seeking the return of church properties. Nearby police did not intervene to stop the attacks.
Criticizing Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi, the prime minister accused him of “actions and words that had damaged his own reputation among the Vietnamese Catholic Community and society as a whole, thus affecting the good relations between Hanoi archdiocese and the Hanoi local government, and also between the bishops’ conference and the state.”
The state television report stated that the prime minister wanted the Archbishop of Hanoi “to have a serious review of his behavior in order to make practical corrections to overcome his shortcomings.” He further asked that the bishops’ conference assist the archbishop as fellow Christians, claiming the clergyman needed help with abiding by the state law.
VietCatholic News Agency described the prime minister’s statement as a “slap in the face” of the archbishops and the Church as a whole, saying his words “blatantly contradicted with what he had solemnly promised to Hanoi diocese and to the Vatican early this year.”
“What had happened at the Thai Ha Church and at the nunciature during the recent conflicts was still raw in people's mind,” said Father Joseph Nguyen. “It was a classic example of what a persecution look likes, and it was recorded by camera and witnessed by thousands of parishioners and others. Yet the prime minister of the government which calls itself ‘servant of the people’ still has the nerve to deny it, and shamelessly puts the blame on the honest archbishop whose statement was altered and used as a basis for widespread propaganda.”
It should be noted that in their September 25 statement, the bishops’ conference of Vietnam “frankly rejected every accusation against Hanoi archbishop,” Fr. Joseph Nguyen said. He added that the bishops also denounced the “on-going defamation” against the prelate and other Catholic leaders, in addition to denouncing the attacks at the Archbishop of Hanoi’s residence and at Thai Ha and Mac Thuong parishes.
Father Nguyen reported that the bishops blame the “murky, outdated land law which tramples the right to own private property as stated in the Universal Declaration of Human Rights.”
The bishops also criticized both “the dishonesty of state media which have been proven to be effective in spreading doubts and mistrust instead of bridging the nation with mutual understanding and unification” and “the tendency of the government to use violence to suppress people who cry out for justice, thus creating more social injustice.”
PM Nguyen Tan Dung and bishops |
Meeting between PM and bishops |
The Wednesday meeting, intended to discuss disputes over properties confiscated from the Catholic Church by the government, instead featured a lecture aimed at the Archbishop of Hanoi and what was characterized as a “subtle message” to the bishops’ conference of Vietnam.
The bishops had been invited to meet with the prime minister several days after they issued a late September statement on the conflict.
Cardinal Pham Minh Man of Saigon joined Vietnam Conference of Catholic Bishops president Bishop Nguyen Van Nhon of Dalat and Archbishop Nguyen Nhu The of the Archdiocese of Hue at the meeting. They had arrived anticipating that the prime minister would reiterate his promise to return the nunciature to Archbishop Ngo.
In February, the prime minister had promised that the former papal nunciature would be returned to the archdiocese, its legal owner.
Vietnamese state television broadcast a detailed report of the meeting’s aftermath on Wednesday, according to VietCatholic News Agency.
In his opening statement reported in the broadcast, the prime minister said the government’s stance would remain the same. He also said local government officials’ handling of violent incidents at Thai Ha parish and the former nunciature was justified.
Pro-government gangs have recently clashed with Catholics at the sites of peaceful demonstrations seeking the return of church properties. Nearby police did not intervene to stop the attacks.
Criticizing Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi, the prime minister accused him of “actions and words that had damaged his own reputation among the Vietnamese Catholic Community and society as a whole, thus affecting the good relations between Hanoi archdiocese and the Hanoi local government, and also between the bishops’ conference and the state.”
The state television report stated that the prime minister wanted the Archbishop of Hanoi “to have a serious review of his behavior in order to make practical corrections to overcome his shortcomings.” He further asked that the bishops’ conference assist the archbishop as fellow Christians, claiming the clergyman needed help with abiding by the state law.
VietCatholic News Agency described the prime minister’s statement as a “slap in the face” of the archbishops and the Church as a whole, saying his words “blatantly contradicted with what he had solemnly promised to Hanoi diocese and to the Vatican early this year.”
“What had happened at the Thai Ha Church and at the nunciature during the recent conflicts was still raw in people's mind,” said Father Joseph Nguyen. “It was a classic example of what a persecution look likes, and it was recorded by camera and witnessed by thousands of parishioners and others. Yet the prime minister of the government which calls itself ‘servant of the people’ still has the nerve to deny it, and shamelessly puts the blame on the honest archbishop whose statement was altered and used as a basis for widespread propaganda.”
It should be noted that in their September 25 statement, the bishops’ conference of Vietnam “frankly rejected every accusation against Hanoi archbishop,” Fr. Joseph Nguyen said. He added that the bishops also denounced the “on-going defamation” against the prelate and other Catholic leaders, in addition to denouncing the attacks at the Archbishop of Hanoi’s residence and at Thai Ha and Mac Thuong parishes.
Father Nguyen reported that the bishops blame the “murky, outdated land law which tramples the right to own private property as stated in the Universal Declaration of Human Rights.”
The bishops also criticized both “the dishonesty of state media which have been proven to be effective in spreading doubts and mistrust instead of bridging the nation with mutual understanding and unification” and “the tendency of the government to use violence to suppress people who cry out for justice, thus creating more social injustice.”
Ora Hanoi cerca di mettere i buddisti contro i cattolici
Asia-News
07:33 03/10/2008
Il viceministro della Pubblica sicurezza tenta di creare tensioni tra credenti tirando nuovamente fuori la storia che sul terreno ove sorgono cattedrale, seminario ed ex delegazione apostolica, un tempo “forse” c’era una pagoda. Ma una pubblicazione statale dice che era cinque chilometri più a nord. E fu distrutta nel ’400.
Hanoi (AsiaNews) – Dopo il primo ministro, tocca al viceministro della Pubblica sicurezza. Che da una parte torna ad accusare l’arcivescovo di Hanoi di aver violato la legge, approfittato della libertà religiosa e messo in crisi i rapporti dello Stato con la Chiesa vietnamita ed il Vaticano, dall’altra tira fuori una vecchia storia – peraltro falsa – che originari proprietari del terreno ove sorgono la cattedrale cattolica (nella foto), il seminario e la ex delegazione apostolica, apparteneva ai buddisti. Furono i francesi, secondo lui, a darlo, nel 1883, ai cattolici.
Intervistato dall’agenzia statale VNS, Nguyen Van Huong ha per prima cosa ripetuto quanto il giorno precedente aveva affermato il primo ministro Nguyen Tan Dung, che l’arcivescovo di Hanoi, mons. Joseph Ngo Quang Kiet, ha violato “Costituzione e legge, danneggiato la nazione e mostrato disprezzo contro la posizione e lo status dei cittadini vietnamiti nei loro rapporti col mondo”.
Lo stesso mons. Kiet, inoltre, “ha provocato difficoltà nei rapporti tra Vietnam e Vaticano”.
Fino qui niente di nuovo, rispetto a quanto detto dal premier. Ma Huong ha introdotto un nuovo elemento, o, per meglio dire, ha cercato di dare nuova vita ad una vecchia disputa. “Nel secolo scorso – ha infatti detto – quando il Paese era sotto il regime coloniale, i francesi occuparono un terreno che forse era stato originariamente proprietà dei buddisti”.
A parte il “forse”, la cosa non è nuova. Già a febbraio, il venerabile Thích Trung Hậu, esponente della Chiesa buddista vietnamita (VBD) - organizzazione “approvata” dal governo nel 1982, quando mise fuorilegge la Chiesa buddista unificata (UBCV), che non si piegava alle sue indicazioni, ma raccoglie l’80% dei fedeli buddisti – in una lettera reclamava la proprietà del terreno. Là, sosteneva, nel 1054 era stata eretta una pagoda, chiamata Báo Thiên. L’idea della proprietà buddista, non era nemmeno sua, in quanto era stata lanciata da Lê Quang Vịnh, ex capo del Comitato per gli affari religiosi.
In realtà, nulla prova che la pagoda, della quale non esistono resti, fosse in quel terreno. Anzi. Documenti ufficiali, infatti, collocano la pagoda di Bao Thien lontano dall’area disputata: nel 2001, una pubblicazione statale aveva ricostruito che essa sorgeva cinque chilometri a nord del terreno contestato e che, comunque, era stata distrutta nel 1426. Oltre quattro secoli prima che la Chiesa cattolica avesse il terreno.
L’obiettivo delle affermazioni governative era ed è chiaro. Lo evidenziò, già a febbraio, un portavoce della fuorilegge UBCV, il venerabile Thich Khong Tanh (che ha trascorso 15 anni in prigione). In una intervista alla BBC egli affermava infatti che “il governo è riluttante a soddisfare le legittime aspirazioni dei cattolici” e “ora vuole usare i buddisti per opporli ai cattolici”.
Ad ogni buon conto, Huong ribadisce alla fine anche il fatto che “dopo che il Paese ha conquistato l’indipendenza, le leggi affermano che tutto il terreno appartiene al popolo, sotto la gestione unificata dello Stato”. “L’argomento – obietta padre Joseph Nguyen – evidenzia come il governo crei dubbi e falsifichi la verità. L’esempio è la vicenda di Thai Ha. La legge prevede la possibilità di presentare per tre volte contestazioni alle decisioni delle autorità. Se tutte vengono respinte, è possibile portare la questione in tribunale. Allora perché le autorità locali hanno annunciato la trasformazione in parco pubblico ed hanno cominciato i lavori dopo aver respinto solo la prima delle nostre opposizioni?”.
Hanoi (AsiaNews) – Dopo il primo ministro, tocca al viceministro della Pubblica sicurezza. Che da una parte torna ad accusare l’arcivescovo di Hanoi di aver violato la legge, approfittato della libertà religiosa e messo in crisi i rapporti dello Stato con la Chiesa vietnamita ed il Vaticano, dall’altra tira fuori una vecchia storia – peraltro falsa – che originari proprietari del terreno ove sorgono la cattedrale cattolica (nella foto), il seminario e la ex delegazione apostolica, apparteneva ai buddisti. Furono i francesi, secondo lui, a darlo, nel 1883, ai cattolici.
Intervistato dall’agenzia statale VNS, Nguyen Van Huong ha per prima cosa ripetuto quanto il giorno precedente aveva affermato il primo ministro Nguyen Tan Dung, che l’arcivescovo di Hanoi, mons. Joseph Ngo Quang Kiet, ha violato “Costituzione e legge, danneggiato la nazione e mostrato disprezzo contro la posizione e lo status dei cittadini vietnamiti nei loro rapporti col mondo”.
Lo stesso mons. Kiet, inoltre, “ha provocato difficoltà nei rapporti tra Vietnam e Vaticano”.
Fino qui niente di nuovo, rispetto a quanto detto dal premier. Ma Huong ha introdotto un nuovo elemento, o, per meglio dire, ha cercato di dare nuova vita ad una vecchia disputa. “Nel secolo scorso – ha infatti detto – quando il Paese era sotto il regime coloniale, i francesi occuparono un terreno che forse era stato originariamente proprietà dei buddisti”.
A parte il “forse”, la cosa non è nuova. Già a febbraio, il venerabile Thích Trung Hậu, esponente della Chiesa buddista vietnamita (VBD) - organizzazione “approvata” dal governo nel 1982, quando mise fuorilegge la Chiesa buddista unificata (UBCV), che non si piegava alle sue indicazioni, ma raccoglie l’80% dei fedeli buddisti – in una lettera reclamava la proprietà del terreno. Là, sosteneva, nel 1054 era stata eretta una pagoda, chiamata Báo Thiên. L’idea della proprietà buddista, non era nemmeno sua, in quanto era stata lanciata da Lê Quang Vịnh, ex capo del Comitato per gli affari religiosi.
In realtà, nulla prova che la pagoda, della quale non esistono resti, fosse in quel terreno. Anzi. Documenti ufficiali, infatti, collocano la pagoda di Bao Thien lontano dall’area disputata: nel 2001, una pubblicazione statale aveva ricostruito che essa sorgeva cinque chilometri a nord del terreno contestato e che, comunque, era stata distrutta nel 1426. Oltre quattro secoli prima che la Chiesa cattolica avesse il terreno.
L’obiettivo delle affermazioni governative era ed è chiaro. Lo evidenziò, già a febbraio, un portavoce della fuorilegge UBCV, il venerabile Thich Khong Tanh (che ha trascorso 15 anni in prigione). In una intervista alla BBC egli affermava infatti che “il governo è riluttante a soddisfare le legittime aspirazioni dei cattolici” e “ora vuole usare i buddisti per opporli ai cattolici”.
Ad ogni buon conto, Huong ribadisce alla fine anche il fatto che “dopo che il Paese ha conquistato l’indipendenza, le leggi affermano che tutto il terreno appartiene al popolo, sotto la gestione unificata dello Stato”. “L’argomento – obietta padre Joseph Nguyen – evidenzia come il governo crei dubbi e falsifichi la verità. L’esempio è la vicenda di Thai Ha. La legge prevede la possibilità di presentare per tre volte contestazioni alle decisioni delle autorità. Se tutte vengono respinte, è possibile portare la questione in tribunale. Allora perché le autorità locali hanno annunciato la trasformazione in parco pubblico ed hanno cominciato i lavori dopo aver respinto solo la prima delle nostre opposizioni?”.
Lors d’une rencontre avec le Premier ministre, les évêques ont soutenu l’archevêque de Hanoi et défendu leur point de vue sur la société
Eglises d'Asie
08:46 03/10/2008
Lors d’une rencontre avec le Premier ministre, les évêques ont soutenu l’archevêque de Hanoi et défendu leur point de vue sur la société
Un compte-rendu de la rencontre des évêques et du Premier ministre vietnamien vient d’être diffusé sur Internet (1). Issu de milieux proches de la Conférence épiscopale du Vietnam, il diffère passablement de la version publiée hier et avant-hier par la presse officielle. Beaucoup plus nuancé, il a surtout l’avantage de rapporter les propos tenus par les évêques, totalement passés sous silence dans les articles des médias gouvernementaux. Il insiste sur l’échange de points de vue entre les deux parties. « C’est la première fois, affirme-t-il, qu’un échange aussi franc a lieu. »
La délégation de la Conférence épiscopale était composée de quatre membres: son président, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, le cardinal archevêque de Saigon, Mgr J.-B. Pham Minh Mân, l’archevêque de Huê, Mgr Etienne Nguyên Nhu Thê, et l’évêque de Hung Hoa, Mgr Antoine Vu Huy Chuong. Ils ont été reçus pendant une heure et demie, dans l’après-midi du 1er octobre, par le Premier ministre Nguyên Tan Dung, entouré notamment du général Nguyên Van Huong et du directeur du Bureau gouvernemental des Affaires religieuses. La réunion a eu pour objet la question du droit de propriété privée du citoyen, puis l’actuelle multiplication des plaintes relatives aux terrains spoliés, l’information à sens unique qui sème la division au sein de l’unité nationale, et l’utilisation de la violence au lieu du dialogue par le gouvernement pour régler les conflits (2).
Par ailleurs, les représentants de la Conférence épiscopale ont soutenu et défendu l’archevêque de Hanoi devant le chef du gouvernement et le chef de la police. Ils ont réfuté les accusations de ces derniers. Les évêques ont en particulier déclaré que Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt n’avait commis aucune infraction au droit canon ou à la législation civile du pays. L’appel à prier pour la justice ne relevait pas seulement de la responsabilité de l’évêque de Hanoi, mais constituait le devoir de tout citoyen soucieux du progrès de son pays, ont-ils fait valoir.
Les évêques ont aussi évoqué les assemblées de prière, qui, selon les déclarations du gouvernement, constituent des actions illégales troublant la sécurité et l’ordre public. La prière, ont-ils dit, est d’une grande importance dans la vie de l’Eglise catholique. Elle a toujours été considérée comme un acte sublime en tout temps, en tout lieu et par tous, y compris par le Premier ministre. C’est pourquoi le droit à la prière doit être maintenu. Les évêques ont aussi évoqué le rôle que l’Eglise catholique doit jouer à l’intérieur de la société vietnamienne, dans les domaines de l’éducation, de la santé et de l’action caritative.
Selon ce compte-rendu, il semble bien qu’il n’y a pas eu de débat, mais simplement l’exposé de deux points de vue, qui, sur bien des points, sont incompatibles et même contradictoires. Les deux parties divergent également sur la solution à donner au conflit actuel, les représentants de l’Etat voulant appliquer la solution qu’ils ont décidée, les représentants de l’Eglise voulant au contraire continuer le dialogue. Un évêque a fait remarquer que dans ce dialogue, ce sont les catholiques qui ont le plus de difficultés, parce qu’ils respectent un certain nombre de valeurs dont l’autre partie ne tient pas compte.
(1) VietCatholic News, 3 octobre 2008.
(2) Toutes ces questions avaient été évoquées dans le texte diffusé à l’issue de la dernière assemblée de la Conférence épiscopale, en date du 25 septembre 2008 (voir EDA 492).
(Source: Eglises d'Asie, 3 octobre 2008)
Un compte-rendu de la rencontre des évêques et du Premier ministre vietnamien vient d’être diffusé sur Internet (1). Issu de milieux proches de la Conférence épiscopale du Vietnam, il diffère passablement de la version publiée hier et avant-hier par la presse officielle. Beaucoup plus nuancé, il a surtout l’avantage de rapporter les propos tenus par les évêques, totalement passés sous silence dans les articles des médias gouvernementaux. Il insiste sur l’échange de points de vue entre les deux parties. « C’est la première fois, affirme-t-il, qu’un échange aussi franc a lieu. »
La délégation de la Conférence épiscopale était composée de quatre membres: son président, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, le cardinal archevêque de Saigon, Mgr J.-B. Pham Minh Mân, l’archevêque de Huê, Mgr Etienne Nguyên Nhu Thê, et l’évêque de Hung Hoa, Mgr Antoine Vu Huy Chuong. Ils ont été reçus pendant une heure et demie, dans l’après-midi du 1er octobre, par le Premier ministre Nguyên Tan Dung, entouré notamment du général Nguyên Van Huong et du directeur du Bureau gouvernemental des Affaires religieuses. La réunion a eu pour objet la question du droit de propriété privée du citoyen, puis l’actuelle multiplication des plaintes relatives aux terrains spoliés, l’information à sens unique qui sème la division au sein de l’unité nationale, et l’utilisation de la violence au lieu du dialogue par le gouvernement pour régler les conflits (2).
Par ailleurs, les représentants de la Conférence épiscopale ont soutenu et défendu l’archevêque de Hanoi devant le chef du gouvernement et le chef de la police. Ils ont réfuté les accusations de ces derniers. Les évêques ont en particulier déclaré que Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt n’avait commis aucune infraction au droit canon ou à la législation civile du pays. L’appel à prier pour la justice ne relevait pas seulement de la responsabilité de l’évêque de Hanoi, mais constituait le devoir de tout citoyen soucieux du progrès de son pays, ont-ils fait valoir.
Les évêques ont aussi évoqué les assemblées de prière, qui, selon les déclarations du gouvernement, constituent des actions illégales troublant la sécurité et l’ordre public. La prière, ont-ils dit, est d’une grande importance dans la vie de l’Eglise catholique. Elle a toujours été considérée comme un acte sublime en tout temps, en tout lieu et par tous, y compris par le Premier ministre. C’est pourquoi le droit à la prière doit être maintenu. Les évêques ont aussi évoqué le rôle que l’Eglise catholique doit jouer à l’intérieur de la société vietnamienne, dans les domaines de l’éducation, de la santé et de l’action caritative.
Selon ce compte-rendu, il semble bien qu’il n’y a pas eu de débat, mais simplement l’exposé de deux points de vue, qui, sur bien des points, sont incompatibles et même contradictoires. Les deux parties divergent également sur la solution à donner au conflit actuel, les représentants de l’Etat voulant appliquer la solution qu’ils ont décidée, les représentants de l’Eglise voulant au contraire continuer le dialogue. Un évêque a fait remarquer que dans ce dialogue, ce sont les catholiques qui ont le plus de difficultés, parce qu’ils respectent un certain nombre de valeurs dont l’autre partie ne tient pas compte.
(1) VietCatholic News, 3 octobre 2008.
(2) Toutes ces questions avaient été évoquées dans le texte diffusé à l’issue de la dernière assemblée de la Conférence épiscopale, en date du 25 septembre 2008 (voir EDA 492).
(Source: Eglises d'Asie, 3 octobre 2008)
Now Hanoi trying to pit Buddhists against Catholics
Asia-News
08:51 03/10/2008
Deputy public security minister tries to sow divisions among religious groups by raising an old claim about the land where the cathedral, seminary and ex- apostolic delegation now stand, claiming that it was once home to a pagoda. However, a government publication said that the pagoda was once located five kilometres to the north of the disputed land and that it was destroyed in the 1400s.
Hanoi (AsiaNews) – After the prime minister now it is turn of the deputy public security minister to accuse the archbishop of Hanoi of violating the law by taking advantage of religious freedom and damaging Church-state relations. In addition, he makes a (false) claim with regards to the land on which the Catholic cathedral (see photo), seminary and former apostolic delegation now stand, namely that it belonged to the Buddhist community until the French gave it to the Catholics in 1883.
In an interview with state news agency VNS, Nguyễn Văn Hương repeated for the first time what Prime Minister Nguyễn Tấn Dũng said the day before, namely that Hanoi Archbishop Mgr. Joseph Ngô Quang Kiêt violated the “constitution and the law” as well as “challenged the state, damaged the nation, and shown disdain toward the position and status of Vietnamese citizens in their relations with the world”. Moreover, “Archbishop Ngo Quang Kiêt [... ] has triggered difficulties in relations between the Vatican and Vietnam.”
So far this is nothing new with respect to what the prime minister had said. But Mr Hương added a new element by rehashing an old dispute.
“In the last century when the country was under the colonial regime, the French-occupied land was maybe originally owned by Buddhists,” Hương said.
Except for the ‘maybe’, this claim too is nothing new. In a letter sent to Vietnam Prime Minister last February, the Venerable Thích Trưng Hậu, leader of the Vietnam Buddhist Church (VBC) said the land belonged to the Buddhist community.
The VBC was created in 1982 by the Communist government to replace the outlawed Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV), which had refused to submit to the authorities but represents about 80 per cent of the country’s Buddhists.
Hậu claimed that on the land in dispute there once stood the Thiên Bảo Pagoda, built in 1054, a claim first raised by former Religious Affairs Chief Lê Quảng Vịnh.
In reality, there is no evidence the pagoda ever existed in that place, nor are they any remains of the ancient building. On the contrary, official documents place the Thiên Bảo Pagoda far away. In 2001 a government publication identified a site five kilometres north of the disputed property and said that it was destroyed in 1426, more than four centuries before the Catholic Church was given the land.
The purpose of the government claims is transparent as indicated by UBCV spokesman Venerable Thích Khong Tanh, a 15-year veteran of Vietnam’s jails.
“It is clear that the government is reluctant to satisfy the legitimate aspirations of Catholics,” the Buddhist leader told the BBC. “Now they want to use Buddhists to confront the Catholics for them.”
Still for Hương argued “once the country gained independence, Vietnam’s law states clearly that all land belongs to the people, under the unified management of the State.”
Conversely for Fr Joseph Nguyễn the government’s argument is a falsification of the truth and is meant to spread doubts.
The Thai Ha is a case in point. Under the law citizens can appeal government decisions up to three times, failing this they can go to court.
“Why did the local government announce the decision to convert it [Thai Ha parish land] into a park and immediately carry out its plan when we have only been rejected a first time, and are still protesting lawfully?” he said.
Hanoi (AsiaNews) – After the prime minister now it is turn of the deputy public security minister to accuse the archbishop of Hanoi of violating the law by taking advantage of religious freedom and damaging Church-state relations. In addition, he makes a (false) claim with regards to the land on which the Catholic cathedral (see photo), seminary and former apostolic delegation now stand, namely that it belonged to the Buddhist community until the French gave it to the Catholics in 1883.
In an interview with state news agency VNS, Nguyễn Văn Hương repeated for the first time what Prime Minister Nguyễn Tấn Dũng said the day before, namely that Hanoi Archbishop Mgr. Joseph Ngô Quang Kiêt violated the “constitution and the law” as well as “challenged the state, damaged the nation, and shown disdain toward the position and status of Vietnamese citizens in their relations with the world”. Moreover, “Archbishop Ngo Quang Kiêt [... ] has triggered difficulties in relations between the Vatican and Vietnam.”
So far this is nothing new with respect to what the prime minister had said. But Mr Hương added a new element by rehashing an old dispute.
“In the last century when the country was under the colonial regime, the French-occupied land was maybe originally owned by Buddhists,” Hương said.
Except for the ‘maybe’, this claim too is nothing new. In a letter sent to Vietnam Prime Minister last February, the Venerable Thích Trưng Hậu, leader of the Vietnam Buddhist Church (VBC) said the land belonged to the Buddhist community.
The VBC was created in 1982 by the Communist government to replace the outlawed Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV), which had refused to submit to the authorities but represents about 80 per cent of the country’s Buddhists.
Hậu claimed that on the land in dispute there once stood the Thiên Bảo Pagoda, built in 1054, a claim first raised by former Religious Affairs Chief Lê Quảng Vịnh.
In reality, there is no evidence the pagoda ever existed in that place, nor are they any remains of the ancient building. On the contrary, official documents place the Thiên Bảo Pagoda far away. In 2001 a government publication identified a site five kilometres north of the disputed property and said that it was destroyed in 1426, more than four centuries before the Catholic Church was given the land.
The purpose of the government claims is transparent as indicated by UBCV spokesman Venerable Thích Khong Tanh, a 15-year veteran of Vietnam’s jails.
“It is clear that the government is reluctant to satisfy the legitimate aspirations of Catholics,” the Buddhist leader told the BBC. “Now they want to use Buddhists to confront the Catholics for them.”
Still for Hương argued “once the country gained independence, Vietnam’s law states clearly that all land belongs to the people, under the unified management of the State.”
Conversely for Fr Joseph Nguyễn the government’s argument is a falsification of the truth and is meant to spread doubts.
The Thai Ha is a case in point. Under the law citizens can appeal government decisions up to three times, failing this they can go to court.
“Why did the local government announce the decision to convert it [Thai Ha parish land] into a park and immediately carry out its plan when we have only been rejected a first time, and are still protesting lawfully?” he said.
河内试图在佛教徒和天主教徒之间挑起是非
Asia-News
15:09 03/10/2008
公安部副部长试图在信徒之间制造矛盾,再次提出所谓主教座堂所在地、修道院和前宗座大使馆旧址所在地,以前都可能是佛教寺庙原址。但是,官方材料表明,寺庙应在向北五公里处,并于公元十五世纪就已经被毁了
河内(亚洲新闻)—继越南总理之后,公安部副部长又粉墨登场。他一边指责河内总主教违法国家法律,利用宗教自由破坏国家与越南教会、与梵蒂冈之间关系;另一方面又旧调重谈,宣称现主教座堂(见照片)所在地、修道院和前宗座大使馆旧址的原主人是佛教徒。无疑,这种说法是捏造的。按照副部长的观点,是法国人在一八八三年将上述土地给了天主教徒的。
副部长在接受越南新闻通讯社采访时,首先便重复日前越南总理的话。按照他们的说法,河内吴光杰总主教侵犯“宪法和国家法律、危害国家、充分展示了对越南公民在世界地位的藐视”。
此外,吴总主教“给越南与梵蒂冈之间的关系制造了困难”。截止到此,除了重复总理的话外并无新意。但是,公安部副部长继续又加入了新的内容。确切地说,试图老生常谈制造新矛盾。指出,“国家在遭到殖民主义者统治时期,法国人占据了可能原本属于佛教徒的土地”。
这个“可能”绝非第一次提到。早在今年二月,越南佛教协会成员就发表公开信指出,上述存在争议土地属于佛教团体。这一佛教协会成立于一九八二年,其组成是政府“批准的”,由此将拥有80%越南佛教徒的“越南统一佛教协会”定为非法组织。而这一说法的始作恿者,是前宗教事务局局长。
事实上,没有任何证据能够证实这一说法。根据二OO一年的一份官方文件表明,上面提到的佛教寺庙位于这片土地以北五公里处。总之,也在一四二六年,即天主教堂建成前四百年就被毁了。
政府此举的目的十分明确。早在今年二月,非法的“越南统一佛教协会”一名发言人在接受英国广播公司BBC采访时表示,“政府不愿意满足天主教徒的合法要求”。“现在,试图利用佛教徒来打压天主教徒”。
总之,公安部副部长指出,“国家独立后,所有的土地都属于人民、在国家的统一管理下”。天主教司铎阮神父表示,“这个问题充分表明,政府制造问题、歪曲真相。以太河堂区为例,政府规定可对当局决定三次投诉。如果均被驳回后,才能将上诉法院。但是,地方当局却宣布将把这里建成公共公园。只一次驳回我们的要求后,就开工了”?
河内(亚洲新闻)—继越南总理之后,公安部副部长又粉墨登场。他一边指责河内总主教违法国家法律,利用宗教自由破坏国家与越南教会、与梵蒂冈之间关系;另一方面又旧调重谈,宣称现主教座堂(见照片)所在地、修道院和前宗座大使馆旧址的原主人是佛教徒。无疑,这种说法是捏造的。按照副部长的观点,是法国人在一八八三年将上述土地给了天主教徒的。
副部长在接受越南新闻通讯社采访时,首先便重复日前越南总理的话。按照他们的说法,河内吴光杰总主教侵犯“宪法和国家法律、危害国家、充分展示了对越南公民在世界地位的藐视”。
此外,吴总主教“给越南与梵蒂冈之间的关系制造了困难”。截止到此,除了重复总理的话外并无新意。但是,公安部副部长继续又加入了新的内容。确切地说,试图老生常谈制造新矛盾。指出,“国家在遭到殖民主义者统治时期,法国人占据了可能原本属于佛教徒的土地”。
这个“可能”绝非第一次提到。早在今年二月,越南佛教协会成员就发表公开信指出,上述存在争议土地属于佛教团体。这一佛教协会成立于一九八二年,其组成是政府“批准的”,由此将拥有80%越南佛教徒的“越南统一佛教协会”定为非法组织。而这一说法的始作恿者,是前宗教事务局局长。
事实上,没有任何证据能够证实这一说法。根据二OO一年的一份官方文件表明,上面提到的佛教寺庙位于这片土地以北五公里处。总之,也在一四二六年,即天主教堂建成前四百年就被毁了。
政府此举的目的十分明确。早在今年二月,非法的“越南统一佛教协会”一名发言人在接受英国广播公司BBC采访时表示,“政府不愿意满足天主教徒的合法要求”。“现在,试图利用佛教徒来打压天主教徒”。
总之,公安部副部长指出,“国家独立后,所有的土地都属于人民、在国家的统一管理下”。天主教司铎阮神父表示,“这个问题充分表明,政府制造问题、歪曲真相。以太河堂区为例,政府规定可对当局决定三次投诉。如果均被驳回后,才能将上诉法院。但是,地方当局却宣布将把这里建成公共公园。只一次驳回我们的要求后,就开工了”?
An outstanding leader of the Church in Vietnam
Fr. Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh
21:41 03/10/2008
Fr. Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM, a biblical scholar living in Ho Chi Minh city (formerly known as Sàigòn), is the leader of the translating team “Liturgy of the Hours” which has for decades dedicated itself in a great effort to translate the Bible and Roman Missals into Vietnamese.
By Fr. Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM
“Death to Kiệt! Death to Kiệt!”
It would make your hair stand on end listening to the scream of hundreds of government thugs who in their fury smashed everything within their reach, shouting slogans and calling for Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt’s head. The incident at the sacred shrine of Our Lady at Thai Ha parish at 0:05 am Monday Sep. 22 was reported in details by VietCatholic News. It should be noted that everything happened clearly in front of a large number of officials who were in charge of keeping security and safety in the region. The question is that why the prelate has suddenly become their objective of hatred, and even a person they want to put to death? Let us find out the answer through previous incidents.
“Warning” against Mr. Ngô Quang Kiệt.
According to VietCatholic News, the day before, Hanoi People’s Committee released the correspondence No 1370/UBND-TNMT “to warn Mr. Ngô Quang Kiệt, Archbishop of Hanoi” and force him to:
1. Stop all breaking the law behaviors or otherwise facing punishments in accordance with law. At the same time, he also in charge of urging his clergy and faithful to honor the law, not to have illegal religious activities, and to move immediately statues and crosses…to the right worship places.
2. Not to organize activities to spread distortional information in order to incite, take advantage of his clergy and faithful, and lure them in to illegal actions.
The correspondence is absurd. However, it’s not hard to understand why it was born. It came after a meeting between the delegation of Hanoi archdiocese’s office, led by the archbishop himself; and Hanoi People’s Committee, led by chairman Nguyen The Thao on Saturday Sep. 20.
Reporting on the meeting, state media had seized on an isolate phrase in a comment by the archbishop and pulled it out of context in order to condemn him. Here is the full text of his comment: “Hence, we want to repeat here our wish to build up the nation as a great united block. Travelling overseas often, we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport because wherever we go, we are always examined scrupulously [by customs agents]. We are really sad. We desire our country becomes stronger so that we can be like Japanese citizens who can pass through everywhere without being inspected. Koreans already enjoy that. We hope Vietnam becomes a strong, united country, so that we are respected everywhere we go."
His comment was condensed by state-controlled media into a few words: “we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport” in order to condemn him of smearing the nation, and thus causing the fury of people in the capital. Obviously, the quote was left out of context to interpret the speaker's comment in the opposite way. What is the real reason underneath this extreme grudging attitude toward the prelate?
Right, not a mercy.
In the same meeting with Hanoi People’s Committee, the prelate said: “Mr. Chairman has just said that: the City’s People’s Committee has relaxed worship conditions for the Catholic Church in recent years, especially at Christmas...We acknowledge that there have been such changes. But there seems to be a psychological attitude according to which, in response to your request, I grant you a favor at the mercy of my kindness. However, religious freedom is a natural human right everyone is entitled to, not at the mercy of those in power. A government ‘for the people’ must have the responsibility to relax conditions for everyone to enjoy it. It is not a grace poured out on us at your mercy. No, it’s not. Again, religious freedom is a human right, not a grace granted only if requested.”
One needs to view the video clip from VietCatholic to see that when the archbishop spelled out these strong words, he was very serene in an attitude of not kneeling down to beg but standing up to forcefully demand for the freedom taken away from people. In my opinion, the very reason that made the communists jump up crazily as if they had electric shocked is that the prelate has the nerve to cry out for rights. When I stand up to demand for my rights, it means my rights have been taken away. They have been deprived from me.
Who said first?
Some may raise eye brow questioning why did the archbishop jump into the nest of ants to be attacked? In fact, the prelate has been very patient for years in the dialogue with the government. Now, all in a sudden, it bulldozed the nunciature, and smashed all hopes for peaceful dialogues. But the most important one should not forget is that when the prelate protested the attitude of “granting on request at the mercy of those in power”, he did not say something new, he just repeated what the Vietnam Conference of Catholic Bishops had repeatedly demanded. This can be seen in the open letter that bishops sent to legislatives in Vietnam congress after the annual meeting in 2002, in which the bishops asked for
- The removal of unjust policies in which people are alienated.
- The policy of “granted only if requested” is unjust and alienates people because it turns the citizens’ freedom rights into permissions granted by the government as favors. Hence, it turns the government of people for people into a lord who keeps in his hand the rights of people and grant back to them at his mercy, his will, and his random feelings.
When the Archbishop of Hanoi openly criticized the policy of “granted only if requested”, he was in the position of standing up to demand for his rights. It is the very reason accountable for crazy reactions from Hanoi leadership when it employed all its human resources (police, security personnel, anti-riot police, militia, and Communist Youth League), materials resource (baton, stun gun…), including professional trained dogs in order to bulldoze the nunciature for a public park to be built at a lightning speed; and also when it employed its press, television and radio to distort, and discredit the leader of the Catholic Church in North ecclesiastical province.
From surprise to fury and revenge.
Looking back to the report on the meeting between the archdiocese’s office and Hanoi People’s Committee, one can see that after telling a long story on favors that the city had granted to the Church in recent years, chairman Nguyen The Thao might expect a thankful remark from the archbishop expressing his gratitude for “the relaxation of conditions…” (a sort of the literature we have been so familiar with in ceremonies of church dedication, priest ordination, perpetual vow…) However, what he was about to hear this time was not a familar “thank you” that he used to hear, and was waiting to hear again, but a frankly and forceful correction. It was probably the first time he could hear, and from the highest leader of the Catholic Church in North ecclesiastical province, that all the things he mentioned are NOT graces poured out on the Church at his mercy. No, they are human rights. In other words, “I am not here to beg for your favors, I am here to demand for my rights.” That idea upset not only Mr. Chairman and the committee he was leading, but also the dictatorial regime which treats its own people as if they were rubbish.
Stature of a leader.
His words and behaviors have proven that he is a leader of high stature not only in the eyes of his faithful but also of his enemies. And behind a deafening campaign to smear and isolate him, we see quite clearly the fear of a government addicted for years with modest and humble words. From a Catholic perspective, we have to thank God for giving us a peaceful, wise, yet extremely courageous leader.
Conclusion.
When I am writing these words, there have been reports on the meeting between four representatives of the Vietnam Conference of Catholic Bishops and the Prime Minister. Wasting their efforts to travel up to the capital, they heard nothing but what they had heard for years on the viewpoint of the Vietnam government on land. I thought to myself: it’s a waste of money and time. Everything has gone to the point that no one dares to believe in the dialogue with the communist government. Also, it is absurd to learn that during the meeting the representatives of the Vietnam Conference of Catholic Bishops have been assigned with the task to “educate” Msgr. Kiệt. See, the prelate has now become the fear of top officials in Vietnam leadership. This is to prove that they have seen the high stature of the leader of the Catholic Church in North ecclesiastical province: Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt.
© Translated from Vietnamese by J.B. An Dang.
By Fr. Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM
“Death to Kiệt! Death to Kiệt!”
It would make your hair stand on end listening to the scream of hundreds of government thugs who in their fury smashed everything within their reach, shouting slogans and calling for Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt’s head. The incident at the sacred shrine of Our Lady at Thai Ha parish at 0:05 am Monday Sep. 22 was reported in details by VietCatholic News. It should be noted that everything happened clearly in front of a large number of officials who were in charge of keeping security and safety in the region. The question is that why the prelate has suddenly become their objective of hatred, and even a person they want to put to death? Let us find out the answer through previous incidents.
“Warning” against Mr. Ngô Quang Kiệt.
Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt |
1. Stop all breaking the law behaviors or otherwise facing punishments in accordance with law. At the same time, he also in charge of urging his clergy and faithful to honor the law, not to have illegal religious activities, and to move immediately statues and crosses…to the right worship places.
2. Not to organize activities to spread distortional information in order to incite, take advantage of his clergy and faithful, and lure them in to illegal actions.
The correspondence is absurd. However, it’s not hard to understand why it was born. It came after a meeting between the delegation of Hanoi archdiocese’s office, led by the archbishop himself; and Hanoi People’s Committee, led by chairman Nguyen The Thao on Saturday Sep. 20.
Reporting on the meeting, state media had seized on an isolate phrase in a comment by the archbishop and pulled it out of context in order to condemn him. Here is the full text of his comment: “Hence, we want to repeat here our wish to build up the nation as a great united block. Travelling overseas often, we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport because wherever we go, we are always examined scrupulously [by customs agents]. We are really sad. We desire our country becomes stronger so that we can be like Japanese citizens who can pass through everywhere without being inspected. Koreans already enjoy that. We hope Vietnam becomes a strong, united country, so that we are respected everywhere we go."
His comment was condensed by state-controlled media into a few words: “we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport” in order to condemn him of smearing the nation, and thus causing the fury of people in the capital. Obviously, the quote was left out of context to interpret the speaker's comment in the opposite way. What is the real reason underneath this extreme grudging attitude toward the prelate?
Right, not a mercy.
In the same meeting with Hanoi People’s Committee, the prelate said: “Mr. Chairman has just said that: the City’s People’s Committee has relaxed worship conditions for the Catholic Church in recent years, especially at Christmas...We acknowledge that there have been such changes. But there seems to be a psychological attitude according to which, in response to your request, I grant you a favor at the mercy of my kindness. However, religious freedom is a natural human right everyone is entitled to, not at the mercy of those in power. A government ‘for the people’ must have the responsibility to relax conditions for everyone to enjoy it. It is not a grace poured out on us at your mercy. No, it’s not. Again, religious freedom is a human right, not a grace granted only if requested.”
One needs to view the video clip from VietCatholic to see that when the archbishop spelled out these strong words, he was very serene in an attitude of not kneeling down to beg but standing up to forcefully demand for the freedom taken away from people. In my opinion, the very reason that made the communists jump up crazily as if they had electric shocked is that the prelate has the nerve to cry out for rights. When I stand up to demand for my rights, it means my rights have been taken away. They have been deprived from me.
Who said first?
Some may raise eye brow questioning why did the archbishop jump into the nest of ants to be attacked? In fact, the prelate has been very patient for years in the dialogue with the government. Now, all in a sudden, it bulldozed the nunciature, and smashed all hopes for peaceful dialogues. But the most important one should not forget is that when the prelate protested the attitude of “granting on request at the mercy of those in power”, he did not say something new, he just repeated what the Vietnam Conference of Catholic Bishops had repeatedly demanded. This can be seen in the open letter that bishops sent to legislatives in Vietnam congress after the annual meeting in 2002, in which the bishops asked for
- The removal of unjust policies in which people are alienated.
- The policy of “granted only if requested” is unjust and alienates people because it turns the citizens’ freedom rights into permissions granted by the government as favors. Hence, it turns the government of people for people into a lord who keeps in his hand the rights of people and grant back to them at his mercy, his will, and his random feelings.
When the Archbishop of Hanoi openly criticized the policy of “granted only if requested”, he was in the position of standing up to demand for his rights. It is the very reason accountable for crazy reactions from Hanoi leadership when it employed all its human resources (police, security personnel, anti-riot police, militia, and Communist Youth League), materials resource (baton, stun gun…), including professional trained dogs in order to bulldoze the nunciature for a public park to be built at a lightning speed; and also when it employed its press, television and radio to distort, and discredit the leader of the Catholic Church in North ecclesiastical province.
From surprise to fury and revenge.
Looking back to the report on the meeting between the archdiocese’s office and Hanoi People’s Committee, one can see that after telling a long story on favors that the city had granted to the Church in recent years, chairman Nguyen The Thao might expect a thankful remark from the archbishop expressing his gratitude for “the relaxation of conditions…” (a sort of the literature we have been so familiar with in ceremonies of church dedication, priest ordination, perpetual vow…) However, what he was about to hear this time was not a familar “thank you” that he used to hear, and was waiting to hear again, but a frankly and forceful correction. It was probably the first time he could hear, and from the highest leader of the Catholic Church in North ecclesiastical province, that all the things he mentioned are NOT graces poured out on the Church at his mercy. No, they are human rights. In other words, “I am not here to beg for your favors, I am here to demand for my rights.” That idea upset not only Mr. Chairman and the committee he was leading, but also the dictatorial regime which treats its own people as if they were rubbish.
Stature of a leader.
His words and behaviors have proven that he is a leader of high stature not only in the eyes of his faithful but also of his enemies. And behind a deafening campaign to smear and isolate him, we see quite clearly the fear of a government addicted for years with modest and humble words. From a Catholic perspective, we have to thank God for giving us a peaceful, wise, yet extremely courageous leader.
Conclusion.
When I am writing these words, there have been reports on the meeting between four representatives of the Vietnam Conference of Catholic Bishops and the Prime Minister. Wasting their efforts to travel up to the capital, they heard nothing but what they had heard for years on the viewpoint of the Vietnam government on land. I thought to myself: it’s a waste of money and time. Everything has gone to the point that no one dares to believe in the dialogue with the communist government. Also, it is absurd to learn that during the meeting the representatives of the Vietnam Conference of Catholic Bishops have been assigned with the task to “educate” Msgr. Kiệt. See, the prelate has now become the fear of top officials in Vietnam leadership. This is to prove that they have seen the high stature of the leader of the Catholic Church in North ecclesiastical province: Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt.
© Translated from Vietnamese by J.B. An Dang.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ đặt viên đá đầu tiên xây thánh đường tại Dồng Đăng (Lạng Sơn) cho người sác tộc
Dominic Vũ
15:45 03/10/2008
Lễ đặt viên đá đầu tiên xây thánh đường tại Dồng Đăng (Lạng Sơn) cho người sác tộc
Đúng vào ngày mừng kính Thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giêsu ngày 1 tháng 10 năm 2008 quan thày của xứ đạo, bà con giáo dân thuộc bốn sắc tộc Choang, Tày, Nùng và Việt, những người con thiểu số của Giáo hội Việt Nam quy tụ quanh người cha chung của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng cùng toàn thể linh mục đoàn và các tu sỹ nam nữ của Giáo phận hiệp dâng Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên tại Giáo xứ Đồng Đăng. Một niềm vui lớn cho Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng nói chung và cho bà con sắc tộc Giáo xứ Đồng Đăng nói riêng.
Giáo xứ Đồng Đăng là một trong mười một Giáo xứ của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, tọa lạc tại thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc giáp ranh với Trung Quốc, cách đường biện giới chỉ vỏn vẹn 2km. Linh mục quản sứ hiện tại Phao-lô Nguyễn Văn Thảo cho biết: thật ra Giáo xứ Đồng Đăng được thành lập năm 1934 và cũng từ lúc ấy nhà thờ cũng đã được xây dựng, chính tại ngôi Thánh đường ấy biết bao tâm hồn của bà con lương dân được sưởi ấm nhờ đón nhận Tin Mừng. Công cuộc truyền giáo và xây dựng Giáo hội địa phương đang hồi tiến triển thì bị chững lại do chiến tranh loạn lạc, chống giặc ngoại sâm. Trong vòng ba mươi năm trong bầu khí nhiễu nhương của thời cuộc như thế, không những công cuộc loan báo Tin Mừng gặp bế tắc mà ngay cả đời sống đức tin của bà con giáo dân cũng bị mai một và gặp nhiều thách đố do thiếu vắng mục tử và những người đồng hành thiêng liêng, một đằng do bị trục xuất một đằng do cấm cách; ấy là chưa nói đến việc bà con phải gánh chịu sự phận biệt đối sử giữa lương và giáo. Chưa hết, sau năm 1975 những vùng khác của đất Việt đã đi vào ổn định và phát triển thì bà con vùng biên cương cực Bắc phải quay lưng lại một lần nữa chống giặc Tàu và kết quả là năm 1979 “Ngôi nhà chung” của bà con giáo dân, nơi ghi dấu và diễn tả đức tin duy nhất của bà con sắc tộc cũng bị bom đạn tàn phá chỉ còn trỏng trơ bốn bức tường. Nào đã được yên, năm 1992 bốn bức tường kia cũng ngả xuống, ngay cả miếng đất của nhà thờ cũng không còn nữa vì đã phải “nhường chỗ” cho sân ga xe lửa. Thế đấy, nếu nói theo ngôn ngữ bình dân, Giáo xứ Đồng Đăng đã “nghèo lại còn gặp eo!” cái nghèo và cái “eo” ấy không nói ai cũng biết.
Với tư cách là chủ chăn, các Giám Mục kể từ thời Đức Cha cố Phao lô Phạm Văn Dụ, rồi Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt và hiện nay là Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, không thể không khắc khoải trạnh lòng khi nhìn thấy chiên của mình tan tác không nơi chú ngụ. Với tất cả nỗ lực và sự kiên trì trong tín thác, năm 2008 Chúa đã ghé mắt nhìn đến Đồng Đăng ngang qua lời cầu nguyện của bà con, bàn tay vun đắp của mọi thành phần trong Giáo phận và những con tim rộng mở của ân nhân xa gần. Thế là, giáo dân sứ Đồng Đăng đã có được một khu đất mới cách “ngôn nhà” cũ 2km, ít ra cũng có mảnh đất để những nông dân sắc tộc chân lấm tay bùn tề tựu cầu nguyện, chia sẻ và nâng đỡ niềm tin của nhau sau những thời khắc vất vả nơi nương rẫy trong ngôi nhà thờ mái lá. Hơn ai hết, chính cha quản sứ hiện tại đã thấm thía được cái nghèo cái khổ và những thiệt thòi của bà con sắc tộc nơi đây vì ngài được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Lạng Sơn này, chia sẻ dòng máu với bà con Tày thân thương của mình của mình.
Với ngần ấy những thách đố của lịch sử và hoàn cảnh địa dư cộng với thời gian kiên nhẫn đợi chờ cũng đủ để nói lên được niềm vui òa vỡ của toàn thể “gia đình Giáo phận Lạng Sơn” trong ngày lễ đặt viên đá đầu tiên của Giáo xứ Đồng Đăng, đánh dấu một khởi đầu mới, một chặng đường hy vọng mới trên hành trình sống và loan báo Tin Mừng.
Niềm vui còn được nhân lên trong ngày lễ tạ ơn khi toàn thể bà con trong xứ đạo lại có thêm những anh chị em tân tòng đón nhận Tin Mừng do chính cha quản xứ làm phép rửa trước Thánh lễ, để rồi trong Thánh Lễ họ được chính bàn tay Đức Giám Mục của mình sức dầu Thánh ban phép thêm sức và chúc lành. Cảm động hơn hết là nghi thức hôn phối giành cho những cặp “uyên ương” tuổi xế chiều, hai ông bà trước sự chứng kiến của con cháu và toàn thể Hội Thánh địa phương nắm tay nhau ấp úng nửa tiếng kinh nửa tiếng dân tộc thề hứa sẽ chung thủy trọn phần đời còn lại. Thế đấy, niềm vui đơn sơ trên cánh đồng truyền giáo, nó đơn sơ y như bà con sắc tộc vậy.
Đúng vào ngày mừng kính thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã say sưa chia sẻ tâm tình với con cái về “chị thánh thần tượng” của mình: thần tượng về đời sống thánh thiện và một tình yêu đơn sơ nhỏ bé, thần tượng về một trái tim với khát vọng truyền giáo muốn đến với muôn người và muốn muôn người biết danh Giêsu; và thần tượng về một tình yêu trao hiến trọn vẹn để âm thầm phục vụ Chúa và tha nhân có khi chỉ là những việc nhỏ nhưng với một tình yêu lớn nhất. Khi chia sẻ những nỗi niềm của mình Ngài cũng muốn khuyên nhủ và ước mong con cái hãy ngước nhìn và dõi theo bước đi của chị Thánh quan thày Giáo xứ, mặc lấy cung cách hành sử của chị ôm ấp ước mơ của chị trong việc đắp xây Hội thánh địa phương và chung tay đẩy mạnh công cuộc truyền giáo theo lệnh truyền của Thày Chí Thánh. Mà thật ra những ước mơ và cung cách hành sử kia Thánh nữTêrêsa cũng đón nhận từ Thày đấy thôi, Đấng là đường là sự thật và là sự sống mà.
Mừng lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi Thánh đường bằng đá gạch hôm nay đã khơi dậy nơi tâm thức của mỗi người con sứ Lạng hình ảnh “viên đá đức tin” được đặt nơi “Thánh đường tâm hồn” của mỗi người ngay từ những ngày đầu đón nhận Tin Mừng. Hôm nay với bốn kiểu dáng phẩm phục sắc tộc khác nhau bà con nâng niu lễ vật với hoa cỏ đồng nội, rượu bánh, hương trầm gói trọn tâm tình và những ước mơ của những người con sắc tộc vùng núi dâng lên Đấng Chí Tôn; hòa theo làn điệu hát then, một làn điệu truyền thống của bà con dân tộc Tày, bà con diễn tả đức tin bằng chính truyền thống văn hóa của dân tộc mình.
Nơi xứ đạo nhỏ bé Đồng Đăng hôm nay nhà nhà vui, người người vui khi viên đá đầu tiên được thánh hóa và đặt nền cho một ngôi Thánh Đường chắc là cũng nhỏ bé và đơn sơ như chính bà con sắc tộc vậy. Thế nhưng dù sao cũng chỉ là khởi đầu cho một công trình trước mắt, còn đấy những bận tâm của vị chủ chăn, còn đấy những công khó cần đến những bàn tay bé của những con chiên nghèo nơi xứ đạo và còn đấy những ước mơ của bà con sắc tộc vùng sơn cước. Với niềm tín thác nơi tình thương Thiên Chúa mà tình mến con người, thì những trăn trở kia cũng sẽ được soa dịu, những công khó rồi cũng sẽ nở hoa và những ước mơ rồi đây cũng sẽ được chắp cánh nhờ những tấm lòng quảng đại và những bàn tay đỡ nâng của bao người. Xin thay lời cho bà con bốn sắc tộc Giáo xứ vùng núi chúng con xin chân thành tri ân các vị chủ chăn, các linh mục và tu sỹ nam nữ trong ngoài Giáo phận cùng toàn thể quý ân nhân xa gần đã và đang ôm ấp, nâng đỡ chúng con, xin quý vị tiếp tục nhớ đến chúng con trong lời cầu nguyện để chúng con sống đúng tinh thần và ước mơ của Thánh nữ bổn mạng, “trong lòng Hội Thánh chúng con nguyện sẽ là tình yêu”.
Đúng vào ngày mừng kính Thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giêsu ngày 1 tháng 10 năm 2008 quan thày của xứ đạo, bà con giáo dân thuộc bốn sắc tộc Choang, Tày, Nùng và Việt, những người con thiểu số của Giáo hội Việt Nam quy tụ quanh người cha chung của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng cùng toàn thể linh mục đoàn và các tu sỹ nam nữ của Giáo phận hiệp dâng Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên tại Giáo xứ Đồng Đăng. Một niềm vui lớn cho Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng nói chung và cho bà con sắc tộc Giáo xứ Đồng Đăng nói riêng.
Giáo xứ Đồng Đăng là một trong mười một Giáo xứ của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, tọa lạc tại thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc giáp ranh với Trung Quốc, cách đường biện giới chỉ vỏn vẹn 2km. Linh mục quản sứ hiện tại Phao-lô Nguyễn Văn Thảo cho biết: thật ra Giáo xứ Đồng Đăng được thành lập năm 1934 và cũng từ lúc ấy nhà thờ cũng đã được xây dựng, chính tại ngôi Thánh đường ấy biết bao tâm hồn của bà con lương dân được sưởi ấm nhờ đón nhận Tin Mừng. Công cuộc truyền giáo và xây dựng Giáo hội địa phương đang hồi tiến triển thì bị chững lại do chiến tranh loạn lạc, chống giặc ngoại sâm. Trong vòng ba mươi năm trong bầu khí nhiễu nhương của thời cuộc như thế, không những công cuộc loan báo Tin Mừng gặp bế tắc mà ngay cả đời sống đức tin của bà con giáo dân cũng bị mai một và gặp nhiều thách đố do thiếu vắng mục tử và những người đồng hành thiêng liêng, một đằng do bị trục xuất một đằng do cấm cách; ấy là chưa nói đến việc bà con phải gánh chịu sự phận biệt đối sử giữa lương và giáo. Chưa hết, sau năm 1975 những vùng khác của đất Việt đã đi vào ổn định và phát triển thì bà con vùng biên cương cực Bắc phải quay lưng lại một lần nữa chống giặc Tàu và kết quả là năm 1979 “Ngôi nhà chung” của bà con giáo dân, nơi ghi dấu và diễn tả đức tin duy nhất của bà con sắc tộc cũng bị bom đạn tàn phá chỉ còn trỏng trơ bốn bức tường. Nào đã được yên, năm 1992 bốn bức tường kia cũng ngả xuống, ngay cả miếng đất của nhà thờ cũng không còn nữa vì đã phải “nhường chỗ” cho sân ga xe lửa. Thế đấy, nếu nói theo ngôn ngữ bình dân, Giáo xứ Đồng Đăng đã “nghèo lại còn gặp eo!” cái nghèo và cái “eo” ấy không nói ai cũng biết.
Với tư cách là chủ chăn, các Giám Mục kể từ thời Đức Cha cố Phao lô Phạm Văn Dụ, rồi Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt và hiện nay là Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, không thể không khắc khoải trạnh lòng khi nhìn thấy chiên của mình tan tác không nơi chú ngụ. Với tất cả nỗ lực và sự kiên trì trong tín thác, năm 2008 Chúa đã ghé mắt nhìn đến Đồng Đăng ngang qua lời cầu nguyện của bà con, bàn tay vun đắp của mọi thành phần trong Giáo phận và những con tim rộng mở của ân nhân xa gần. Thế là, giáo dân sứ Đồng Đăng đã có được một khu đất mới cách “ngôn nhà” cũ 2km, ít ra cũng có mảnh đất để những nông dân sắc tộc chân lấm tay bùn tề tựu cầu nguyện, chia sẻ và nâng đỡ niềm tin của nhau sau những thời khắc vất vả nơi nương rẫy trong ngôi nhà thờ mái lá. Hơn ai hết, chính cha quản sứ hiện tại đã thấm thía được cái nghèo cái khổ và những thiệt thòi của bà con sắc tộc nơi đây vì ngài được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Lạng Sơn này, chia sẻ dòng máu với bà con Tày thân thương của mình của mình.
Với ngần ấy những thách đố của lịch sử và hoàn cảnh địa dư cộng với thời gian kiên nhẫn đợi chờ cũng đủ để nói lên được niềm vui òa vỡ của toàn thể “gia đình Giáo phận Lạng Sơn” trong ngày lễ đặt viên đá đầu tiên của Giáo xứ Đồng Đăng, đánh dấu một khởi đầu mới, một chặng đường hy vọng mới trên hành trình sống và loan báo Tin Mừng.
Niềm vui còn được nhân lên trong ngày lễ tạ ơn khi toàn thể bà con trong xứ đạo lại có thêm những anh chị em tân tòng đón nhận Tin Mừng do chính cha quản xứ làm phép rửa trước Thánh lễ, để rồi trong Thánh Lễ họ được chính bàn tay Đức Giám Mục của mình sức dầu Thánh ban phép thêm sức và chúc lành. Cảm động hơn hết là nghi thức hôn phối giành cho những cặp “uyên ương” tuổi xế chiều, hai ông bà trước sự chứng kiến của con cháu và toàn thể Hội Thánh địa phương nắm tay nhau ấp úng nửa tiếng kinh nửa tiếng dân tộc thề hứa sẽ chung thủy trọn phần đời còn lại. Thế đấy, niềm vui đơn sơ trên cánh đồng truyền giáo, nó đơn sơ y như bà con sắc tộc vậy.
Đúng vào ngày mừng kính thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã say sưa chia sẻ tâm tình với con cái về “chị thánh thần tượng” của mình: thần tượng về đời sống thánh thiện và một tình yêu đơn sơ nhỏ bé, thần tượng về một trái tim với khát vọng truyền giáo muốn đến với muôn người và muốn muôn người biết danh Giêsu; và thần tượng về một tình yêu trao hiến trọn vẹn để âm thầm phục vụ Chúa và tha nhân có khi chỉ là những việc nhỏ nhưng với một tình yêu lớn nhất. Khi chia sẻ những nỗi niềm của mình Ngài cũng muốn khuyên nhủ và ước mong con cái hãy ngước nhìn và dõi theo bước đi của chị Thánh quan thày Giáo xứ, mặc lấy cung cách hành sử của chị ôm ấp ước mơ của chị trong việc đắp xây Hội thánh địa phương và chung tay đẩy mạnh công cuộc truyền giáo theo lệnh truyền của Thày Chí Thánh. Mà thật ra những ước mơ và cung cách hành sử kia Thánh nữTêrêsa cũng đón nhận từ Thày đấy thôi, Đấng là đường là sự thật và là sự sống mà.
Mừng lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi Thánh đường bằng đá gạch hôm nay đã khơi dậy nơi tâm thức của mỗi người con sứ Lạng hình ảnh “viên đá đức tin” được đặt nơi “Thánh đường tâm hồn” của mỗi người ngay từ những ngày đầu đón nhận Tin Mừng. Hôm nay với bốn kiểu dáng phẩm phục sắc tộc khác nhau bà con nâng niu lễ vật với hoa cỏ đồng nội, rượu bánh, hương trầm gói trọn tâm tình và những ước mơ của những người con sắc tộc vùng núi dâng lên Đấng Chí Tôn; hòa theo làn điệu hát then, một làn điệu truyền thống của bà con dân tộc Tày, bà con diễn tả đức tin bằng chính truyền thống văn hóa của dân tộc mình.
Nơi xứ đạo nhỏ bé Đồng Đăng hôm nay nhà nhà vui, người người vui khi viên đá đầu tiên được thánh hóa và đặt nền cho một ngôi Thánh Đường chắc là cũng nhỏ bé và đơn sơ như chính bà con sắc tộc vậy. Thế nhưng dù sao cũng chỉ là khởi đầu cho một công trình trước mắt, còn đấy những bận tâm của vị chủ chăn, còn đấy những công khó cần đến những bàn tay bé của những con chiên nghèo nơi xứ đạo và còn đấy những ước mơ của bà con sắc tộc vùng sơn cước. Với niềm tín thác nơi tình thương Thiên Chúa mà tình mến con người, thì những trăn trở kia cũng sẽ được soa dịu, những công khó rồi cũng sẽ nở hoa và những ước mơ rồi đây cũng sẽ được chắp cánh nhờ những tấm lòng quảng đại và những bàn tay đỡ nâng của bao người. Xin thay lời cho bà con bốn sắc tộc Giáo xứ vùng núi chúng con xin chân thành tri ân các vị chủ chăn, các linh mục và tu sỹ nam nữ trong ngoài Giáo phận cùng toàn thể quý ân nhân xa gần đã và đang ôm ấp, nâng đỡ chúng con, xin quý vị tiếp tục nhớ đến chúng con trong lời cầu nguyện để chúng con sống đúng tinh thần và ước mơ của Thánh nữ bổn mạng, “trong lòng Hội Thánh chúng con nguyện sẽ là tình yêu”.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Truyền thông Việt nam làm trò ảo thuật
Hiếu Minh
00:18 03/10/2008
TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM LẠI LÀM TRÒ ẢO THUẬT
Mấy hôm nay đọc và nghe về nội dung cuộc gặp giữa Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng với đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 1/10/2008 tôi chợt nhớ lại vụ việc của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào tháng 7 năm 2007 sau khi ông trở về từ chuyến gặp Tổng Thống Mỹ Bush và trả lời phỏng vấn đài CNN. Người ta đã phanh phui sự gian trá của báo đài nhà nước Việt Nam khi thêm bớt nội dung trả lời của ông Triết để phục vụ cho chế độ chứ không tôn trọng sự thật.
Với một chút tinh tế, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra "ảo thuật" này trong nội dung cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam vừa qua. Đài truyền hình Việt Nam VTV1 đã không hề cho thính giả nghe những lời từ chính miệng ông Nguyễn Tấn Dũng mà toàn bộ chỉ là lời của phát thanh viên đọc (xin xem tại: http://www.hanoimoi.com.vn/vn/68/182453/).
Với “tiền án” ảo thuật lừa dối của báo đài Việt Nam, chúng ta khó có thể hình dung được nội dung cuộc gặp vừa rồi gây cấn hay sôi động đến đâu. Câu hỏi là tại sao cho đến giờ này nội dung thật sự vẫn còn đang được giữ kín? hay cùng lắm chỉ có một bên nói, còn bên kia làm gì nói gì thì không thấy báo đài tường trình gì cả!
Ai có thể biết rõ nội dung này nếu không phải là các vị Giám mục đã gặp ông Nguyễn Tấn Dũng. Ước mong nghe được tiếng nói của các vị trên các phương tiện thông tin công khai của Công giáo Việt Nam. Để chống lại những thông tin sai lạc và bóp méo của báo đài nhà nước, không có cách nào tốt hơn là chúng ta phải bạch hóa sự thật trên các phương tiện khác.
Tội nghiệp ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tiếng nói mà không có quyền lên tiếng trên đài mà chỉ đóng vai trò diễn viên kịch câm không hơn không kém. Nội dung thì đã có người khác lo để mọi sự được đi đúng lề phải. Tội nghiệp hơn nữa các vị Giám mục Việt nam lại chẳng có lấy một chữ hay một lời phát biểu nào!
Càng ngày người dân càng thấy rõ bộ mặt gian dối của báo đài Việt Nam. Chúng ta thử xem nội dung giao ban của đài truyền hình Việt Nam trong những ngày gần đây liên quan đến sự việc ở Tòa Khâm Sứ và Thái Hà. Trong nội dung giao ban ngày 18/9/2008, ý kiến của Phó Tổng Giám đốc Trần Đăng Tuấn về việc đài truyền hình Việt Nam đưa tin về Thái Hà như sau: “Trong phóng sự về việc công an bắt giữ một số đối tượng của giáo xứ Thái Hà có hành vi vi phạm pháp luật, những hình ảnh cận cảnh như còng tay, giải lên xe tù,... đều rất nhạy cảm về chính trị, tôn giáo và việc đưa lên sóng là không nên”. Ý kiến của Tổng Giám đốc: “Về vụ giáo xứ Thái Hà tranh chấp đất đai: cần tiếp tục đưa những ý kiến phê phán việc vi phạm pháp luật của những đối tượng tham gia gây rối, tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ bản chất của sự việc để trong trường hợp bắt buộc phải áp dụng biện pháp mạnh, nhân dân sẽ đồng tình ủng hộ”.
Ý kiến của Tổng Giám đốc trong buổi giao ban ngày 24/9/2008: “Vụ tranh chấp đất của giáo xứ Thái Hà tuy đã có những dấu hiệu lắng dịu nhưng chưa chắc chắn, cần tiếp tục có sự theo dõi sát sao”.
Trong buổi giao ban ngày 26/9/2008, Phó Tổng Giám đốc Đinh Quang Hưng nhận xét: “… Đặc biệt phần bình luận của biên tập viên Đức Hoàng về việc tìm lại lai lịch thật sự của khu đất mà giáo xứ Thái Hà đang có hành vi tranh chấp và những ý kiến về ông Ngô Quang Kiệt đã tạo hiệu quả tuyên truyền mạnh mẽ, giúp nhân dân thấy rõ sự sai trái của giáo xứ Thái Hà và cá nhân ông Ngô Quang Kiệt”.
Còn ý kiến của ông Trần Đăng Tuấn thì như thế này: “Trong vụ việc liên quan đến giáo xứ Thái Hà, công tác tuyên truyền của Đài THVN đã nhận được sự đánh giá cao từ Chính phủ, giúp tạo bước ngoặt trong việc giải quyết vấn đề phức tạp này. Nên sử dụng cụm từ “ông Ngô Quang Kiệt” và hạn chế nói đến chức danh Tổng Giám mục khi phản ánh những hành vi, phát biểu sai trái của ông này”.
Thật không còn từ gì để nói về truyển thông của nhà nước nữa! Xin mời quý vị và các bạn bình luận về những nội dung giao ban này.
Sài Gòn, ngày 2.10.2008
Mấy hôm nay đọc và nghe về nội dung cuộc gặp giữa Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng với đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 1/10/2008 tôi chợt nhớ lại vụ việc của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào tháng 7 năm 2007 sau khi ông trở về từ chuyến gặp Tổng Thống Mỹ Bush và trả lời phỏng vấn đài CNN. Người ta đã phanh phui sự gian trá của báo đài nhà nước Việt Nam khi thêm bớt nội dung trả lời của ông Triết để phục vụ cho chế độ chứ không tôn trọng sự thật.
Với một chút tinh tế, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra "ảo thuật" này trong nội dung cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam vừa qua. Đài truyền hình Việt Nam VTV1 đã không hề cho thính giả nghe những lời từ chính miệng ông Nguyễn Tấn Dũng mà toàn bộ chỉ là lời của phát thanh viên đọc (xin xem tại: http://www.hanoimoi.com.vn/vn/68/182453/).
Với “tiền án” ảo thuật lừa dối của báo đài Việt Nam, chúng ta khó có thể hình dung được nội dung cuộc gặp vừa rồi gây cấn hay sôi động đến đâu. Câu hỏi là tại sao cho đến giờ này nội dung thật sự vẫn còn đang được giữ kín? hay cùng lắm chỉ có một bên nói, còn bên kia làm gì nói gì thì không thấy báo đài tường trình gì cả!
Ai có thể biết rõ nội dung này nếu không phải là các vị Giám mục đã gặp ông Nguyễn Tấn Dũng. Ước mong nghe được tiếng nói của các vị trên các phương tiện thông tin công khai của Công giáo Việt Nam. Để chống lại những thông tin sai lạc và bóp méo của báo đài nhà nước, không có cách nào tốt hơn là chúng ta phải bạch hóa sự thật trên các phương tiện khác.
Tội nghiệp ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tiếng nói mà không có quyền lên tiếng trên đài mà chỉ đóng vai trò diễn viên kịch câm không hơn không kém. Nội dung thì đã có người khác lo để mọi sự được đi đúng lề phải. Tội nghiệp hơn nữa các vị Giám mục Việt nam lại chẳng có lấy một chữ hay một lời phát biểu nào!
Càng ngày người dân càng thấy rõ bộ mặt gian dối của báo đài Việt Nam. Chúng ta thử xem nội dung giao ban của đài truyền hình Việt Nam trong những ngày gần đây liên quan đến sự việc ở Tòa Khâm Sứ và Thái Hà. Trong nội dung giao ban ngày 18/9/2008, ý kiến của Phó Tổng Giám đốc Trần Đăng Tuấn về việc đài truyền hình Việt Nam đưa tin về Thái Hà như sau: “Trong phóng sự về việc công an bắt giữ một số đối tượng của giáo xứ Thái Hà có hành vi vi phạm pháp luật, những hình ảnh cận cảnh như còng tay, giải lên xe tù,... đều rất nhạy cảm về chính trị, tôn giáo và việc đưa lên sóng là không nên”. Ý kiến của Tổng Giám đốc: “Về vụ giáo xứ Thái Hà tranh chấp đất đai: cần tiếp tục đưa những ý kiến phê phán việc vi phạm pháp luật của những đối tượng tham gia gây rối, tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ bản chất của sự việc để trong trường hợp bắt buộc phải áp dụng biện pháp mạnh, nhân dân sẽ đồng tình ủng hộ”.
Ý kiến của Tổng Giám đốc trong buổi giao ban ngày 24/9/2008: “Vụ tranh chấp đất của giáo xứ Thái Hà tuy đã có những dấu hiệu lắng dịu nhưng chưa chắc chắn, cần tiếp tục có sự theo dõi sát sao”.
Trong buổi giao ban ngày 26/9/2008, Phó Tổng Giám đốc Đinh Quang Hưng nhận xét: “… Đặc biệt phần bình luận của biên tập viên Đức Hoàng về việc tìm lại lai lịch thật sự của khu đất mà giáo xứ Thái Hà đang có hành vi tranh chấp và những ý kiến về ông Ngô Quang Kiệt đã tạo hiệu quả tuyên truyền mạnh mẽ, giúp nhân dân thấy rõ sự sai trái của giáo xứ Thái Hà và cá nhân ông Ngô Quang Kiệt”.
Còn ý kiến của ông Trần Đăng Tuấn thì như thế này: “Trong vụ việc liên quan đến giáo xứ Thái Hà, công tác tuyên truyền của Đài THVN đã nhận được sự đánh giá cao từ Chính phủ, giúp tạo bước ngoặt trong việc giải quyết vấn đề phức tạp này. Nên sử dụng cụm từ “ông Ngô Quang Kiệt” và hạn chế nói đến chức danh Tổng Giám mục khi phản ánh những hành vi, phát biểu sai trái của ông này”.
Thật không còn từ gì để nói về truyển thông của nhà nước nữa! Xin mời quý vị và các bạn bình luận về những nội dung giao ban này.
Sài Gòn, ngày 2.10.2008
Nhờ hai pháp sư xông đất ''Vườn Hoa Hàng Trống''
vịt Con
00:41 03/10/2008
NHỜ PHÁP SƯ XÔNG ĐẤT “VƯỜN HOA HÀNG TRỐNG”
VƯỜIN HOA - Cháu xin các bác cho cháu trình bày ghi nhận của một người quan sát công viên TKS.
Phố Nhà Chung vẫn bị phong toả hai đầu. Cuối phố vẫn đặt bảng cấm lưu thông và hàng đống bảng đỏ khác. Muốn đi bộ từ Trường Tràng An sang Dòng Mến Thánh Giá vẫn chưa được.
Còn cái công viên thi công theo kiểu nhanh hơn ăn cướp thì cháu nhất trí với nhiều người đưa các công viên TKS đề nghị ghi danh vào sách kỷ lục thế giới về thời gian thi công, kỹ thuật thi công, bạo lực thi công, ma thuật thi công, v.v.
Công viên chưa khánh thành, vậy mà hai chiếc xe "sửa chữa sự cố thoát nước" đã xuất hiện trong công viên. Chiếc màu trắng nằm ngay trong vườn hoa trên đường bê tông, còn chiếc màu vàng kia đứng chiễm chệ ngay cổng sau, gần trường Tràng An và Toà TGM.
Giữa vườn công nhân đang cặm cụi làm đường ống nước. Họ phải đào đất, lẫy gạch, lật cỏ, nhổ cây. Làm rồi phá, trồng rồi nhổ, chỉ vì các quan Hà Nội muốn mau lập thành tích thời gian nên quên không thiết kế đường thoát nước.
Suốt hơn chục ngày các bác cán bộ quận đi tới đi lui chỉ trỏ và quát mắng luôn miệng, thế mà bộ phận thiết kế “làm ăn” vẫn không ra sao, để nước lụt ngập vườn chết cây lúc đấy mới lại bắt các cán bộ chỉ đạo lại!
Vấn còn thiếu thật! Thiếu pháp sư tụng kinh gõ mõ!
Hôm nay, lúc 19 giờ 30 đến 20 giờ 30 các bác cán bộ chính quyền có mời 2 ông pháp sư đến thắp hương, tụng kinh, gõ mõ. Có cả một bàn vàng mã trước toà khâm sứ.
Sau một hồi tụng kinh, gõ mõ trước bậc tam cấp TKS, pháp sư đã đến gốc đa, nơi đặt tượng Đức Mẹ và Thánh Giá trước đây để trừ tà, vảy nước và thắp hương cùng một nhóm các bà.
Hết bình luận nổi cái chế độ lúc nào cũng xưng là duy vật và vô thần!
Hôm nay cũng đã thấy chính quyền cho sửa cái bảng "Công viên cây xanh - thư viện Hoàn Kiếm" thành "Vườn hoa Hàng Trống".
Các công nhân đang hối hả phun nước tưới cây, quét dọn!
Một số giáo dân cho biết: Chiều nay 2/10 chính quyền đưa giấy mời Toà TGM và Nhà Dòng MTG dự buổi khánh thành công viên. Cô văn thư của chính quyền đem giấy mời đến đi qua lối Nhà Thờ Lớn thì bị mấy bác trông giữ xe không cho vào và yêu cầu chị ta đi lối phố Nhà Chung đến cổng Toà TGM.
Các giáo dân cũng cho biết: Chiều nay có một anh thanh niên gọi điện xin gặp các cha trong Toà TGM để vào dọn đống gạch đá từ toà nhà bị phá bên TKS đổ sang bên khu vực Toà TGM.
VƯỜIN HOA - Cháu xin các bác cho cháu trình bày ghi nhận của một người quan sát công viên TKS.
Phố Nhà Chung vẫn bị phong toả hai đầu. Cuối phố vẫn đặt bảng cấm lưu thông và hàng đống bảng đỏ khác. Muốn đi bộ từ Trường Tràng An sang Dòng Mến Thánh Giá vẫn chưa được.
Còn cái công viên thi công theo kiểu nhanh hơn ăn cướp thì cháu nhất trí với nhiều người đưa các công viên TKS đề nghị ghi danh vào sách kỷ lục thế giới về thời gian thi công, kỹ thuật thi công, bạo lực thi công, ma thuật thi công, v.v.
Công viên chưa khánh thành, vậy mà hai chiếc xe "sửa chữa sự cố thoát nước" đã xuất hiện trong công viên. Chiếc màu trắng nằm ngay trong vườn hoa trên đường bê tông, còn chiếc màu vàng kia đứng chiễm chệ ngay cổng sau, gần trường Tràng An và Toà TGM.
Giữa vườn công nhân đang cặm cụi làm đường ống nước. Họ phải đào đất, lẫy gạch, lật cỏ, nhổ cây. Làm rồi phá, trồng rồi nhổ, chỉ vì các quan Hà Nội muốn mau lập thành tích thời gian nên quên không thiết kế đường thoát nước.
Suốt hơn chục ngày các bác cán bộ quận đi tới đi lui chỉ trỏ và quát mắng luôn miệng, thế mà bộ phận thiết kế “làm ăn” vẫn không ra sao, để nước lụt ngập vườn chết cây lúc đấy mới lại bắt các cán bộ chỉ đạo lại!
Vấn còn thiếu thật! Thiếu pháp sư tụng kinh gõ mõ!
Hôm nay, lúc 19 giờ 30 đến 20 giờ 30 các bác cán bộ chính quyền có mời 2 ông pháp sư đến thắp hương, tụng kinh, gõ mõ. Có cả một bàn vàng mã trước toà khâm sứ.
Sau một hồi tụng kinh, gõ mõ trước bậc tam cấp TKS, pháp sư đã đến gốc đa, nơi đặt tượng Đức Mẹ và Thánh Giá trước đây để trừ tà, vảy nước và thắp hương cùng một nhóm các bà.
Hết bình luận nổi cái chế độ lúc nào cũng xưng là duy vật và vô thần!
Hôm nay cũng đã thấy chính quyền cho sửa cái bảng "Công viên cây xanh - thư viện Hoàn Kiếm" thành "Vườn hoa Hàng Trống".
Các công nhân đang hối hả phun nước tưới cây, quét dọn!
Một số giáo dân cho biết: Chiều nay 2/10 chính quyền đưa giấy mời Toà TGM và Nhà Dòng MTG dự buổi khánh thành công viên. Cô văn thư của chính quyền đem giấy mời đến đi qua lối Nhà Thờ Lớn thì bị mấy bác trông giữ xe không cho vào và yêu cầu chị ta đi lối phố Nhà Chung đến cổng Toà TGM.
Các giáo dân cũng cho biết: Chiều nay có một anh thanh niên gọi điện xin gặp các cha trong Toà TGM để vào dọn đống gạch đá từ toà nhà bị phá bên TKS đổ sang bên khu vực Toà TGM.
Thượng Nghị Sĩ Boxer yêu cầu Tổng thống Bush can thiệp vụ Thái Hà
VOA Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ
01:07 03/10/2008
WASHINGTON DC - Một ngày sau khi Thủ Tướng Việt Nam chỉ trích Đức Tổng Giám Mục địa phận Hà Nội, các viên chức cấp cao của Việt Nam đã phụ họa bằng những lời tố cáo cho rằng Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt gây phương hại tới mối quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước, đồng thời đe dọa sẽ có những biện pháp mạnh đối với những cuộc tụ họp phản kháng của giáo dân Công Giáo.
Tin của Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam và của VietnamNet Bridge cho hay trong cuộc phỏng vấn dành cho Việt Nam Thông Tấn Xã do nhà nước kiểm soát, Thứ Trưởng Công An, Thượng Tướng Nguyễn Văn Hưởng, đã lập lại những lời chỉ trích của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắm vào Đức Tổng Giám Mục địa phận Hà Nội và cho rằng Đức Tổng Giám Mục và các giáo dân Công Giáo tham gia những vụ phản kháng thiếu hiểu biết về luật pháp.
Theo ông Hưởng, các nhà lãnh đạo giáo phận Hà Nội đã lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của đảng và nhà nước để đòi những quyền lợi không chính đáng và bất hợp pháp. Ông Hưởng còn nhấn mạnh rằng Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã gây ra những khó khăn cho mối quan hệ giữa Tòa Thánh Vatican và Việt Nam.
Về điểm này, theo Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam, linh mục Joseph Nguyễn của giáo phận Hà Nội đã bác bỏ nhận định của Tướng Hưởng.
Linh Mục Joseph Nguyễn cho rằng lời tuyên bố của Tướng Hưởng không đúng sự thật, vì, theo Linh Mục, chính thái độ ngược đãi của chính phủ nhắm ào Giáo Hội Công Giáo đã tạo ra nhiều chướng ngại cho mối quan hệ giữa Tòa Thánh Vatican và Việt Nam.
Trong cuộc phỏng vấn, Thượng Tướng Thứ Trưởng Bộ Công An còn cho biết rằng từ ngày đất nước giành lại độc lập, luật pháp của Việt Nam đã minh định rằng mọi đất đai thuộc về nhân dân và do nhà nước quản lý.
Linh Mục Paul Lồ Chu Văn Chi của Đài Phát Thanh Phúc Âm bên Úc cho rằng chính phủ Việt Nam đã dùng những lý lẽ này để tước đoạt quyền tư hữu được đề ra trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền.
Linh mục Joseph Nguyễn của Giáo phận Hà Nội cũng bác bỏ quan điểm của Thượng Tướng Hưởng khi ông Hưởng cho rằng giáo dân không hiểu nhiều về luật pháp. Theo Linh Mục, chính phía chính phủ đã không hiểu và không tôn trọng những luật pháp do chính phủ ban hành.
Theo Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam, e ngại về chuyện giáo dân có thể mở lại những vụ phản kháng lớn, Thượng Tướng Hưởng đã đưa ra những lời đe dọa trong cuộc phỏng vấn rằng khi một số giáo dân và chức sắc tôn giáo vi phạm luật pháp, nhà cầm quyền và cảnh sát sẽ phải xử lý để bảo dảm sự công bằng cho mọi người dân.
Trong khi đó, Thượng Nghị Sĩ Barbara Boxer của Hoa Kỳ đã gửi một văn thư lên Tổng Thống George W. Bush hôm 2 tháng 10, bầy tỏ sự lo ngại về những hành động đàn áp của chính phủ Việt Nam đối với các buổi cầu nguyện đòi đất của giáo dân Công Giáo tại Hà Nội.
Theo một thông cáo báo chí của văn phòng Thượng Nghị Sĩ Boxer, nữ thượng nghĩ sĩ này còn chỉ trích chính phủ Việt Nam trong việc đe dọa dùng những biện pháp pháp lý đối với Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và trong vụ hành hung ông Ben Stocking, trưởng văn phòng tại Hà Nội của Thông Tấn Xã AP.
Thượng Nghị Sĩ Boxer nhắc lại buổi điều trần của Phụ Tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Christopher Hill trước Tiểu Ban Đông Á Thái Bình Dương của Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện hồi tháng 3 năm 2008, trong đó ông Hill cho biết tự do tôn giáo tại Việt Nam đã phát triển đáng kể và chính phủ Việt Nam đã đồng ý giải quyết cuộc tranh chấp đất đai của Tòa Khâm Sứ cũ qua thương lượng.
Tuy nhiên, theo bà Boxer, chuyện này đã không xảy ra. Thượng Nghị Sĩ Boxer yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ lên án các hành động của chình phủ Việt Nam, đồng thời gia tăng áp lực đòi chính phủ Việt Nam tìm một giải pháp ôn hòa và tôn trọng ước nguyện của giáo dân Công Giáo tại Hà Nội để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.
Theo tin của Thông Tấn Xã Việt Nam, hôm thứ Sáu Ủy Ban Nhân Dân Quận Hoàn Kiếm Hà Nội đã khai trương Vườn Hoa Hàng Trống tại số 42 Nhà Chung, tức là miếng đất thuộc Tòa Khâm Sứ cũ bị chính phủ tịch thu hồi thập niên 1950 và các giáo dân đang đòi chính quyền trao trả lại cho giáo hội.
Tin của Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam và của VietnamNet Bridge cho hay trong cuộc phỏng vấn dành cho Việt Nam Thông Tấn Xã do nhà nước kiểm soát, Thứ Trưởng Công An, Thượng Tướng Nguyễn Văn Hưởng, đã lập lại những lời chỉ trích của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắm vào Đức Tổng Giám Mục địa phận Hà Nội và cho rằng Đức Tổng Giám Mục và các giáo dân Công Giáo tham gia những vụ phản kháng thiếu hiểu biết về luật pháp.
Theo ông Hưởng, các nhà lãnh đạo giáo phận Hà Nội đã lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của đảng và nhà nước để đòi những quyền lợi không chính đáng và bất hợp pháp. Ông Hưởng còn nhấn mạnh rằng Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã gây ra những khó khăn cho mối quan hệ giữa Tòa Thánh Vatican và Việt Nam.
Về điểm này, theo Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam, linh mục Joseph Nguyễn của giáo phận Hà Nội đã bác bỏ nhận định của Tướng Hưởng.
Linh Mục Joseph Nguyễn cho rằng lời tuyên bố của Tướng Hưởng không đúng sự thật, vì, theo Linh Mục, chính thái độ ngược đãi của chính phủ nhắm ào Giáo Hội Công Giáo đã tạo ra nhiều chướng ngại cho mối quan hệ giữa Tòa Thánh Vatican và Việt Nam.
Trong cuộc phỏng vấn, Thượng Tướng Thứ Trưởng Bộ Công An còn cho biết rằng từ ngày đất nước giành lại độc lập, luật pháp của Việt Nam đã minh định rằng mọi đất đai thuộc về nhân dân và do nhà nước quản lý.
Linh Mục Paul Lồ Chu Văn Chi của Đài Phát Thanh Phúc Âm bên Úc cho rằng chính phủ Việt Nam đã dùng những lý lẽ này để tước đoạt quyền tư hữu được đề ra trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền.
Linh mục Joseph Nguyễn của Giáo phận Hà Nội cũng bác bỏ quan điểm của Thượng Tướng Hưởng khi ông Hưởng cho rằng giáo dân không hiểu nhiều về luật pháp. Theo Linh Mục, chính phía chính phủ đã không hiểu và không tôn trọng những luật pháp do chính phủ ban hành.
Theo Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam, e ngại về chuyện giáo dân có thể mở lại những vụ phản kháng lớn, Thượng Tướng Hưởng đã đưa ra những lời đe dọa trong cuộc phỏng vấn rằng khi một số giáo dân và chức sắc tôn giáo vi phạm luật pháp, nhà cầm quyền và cảnh sát sẽ phải xử lý để bảo dảm sự công bằng cho mọi người dân.
Thượng Nghị Sĩ Barbara Boxer |
Trong khi đó, Thượng Nghị Sĩ Barbara Boxer của Hoa Kỳ đã gửi một văn thư lên Tổng Thống George W. Bush hôm 2 tháng 10, bầy tỏ sự lo ngại về những hành động đàn áp của chính phủ Việt Nam đối với các buổi cầu nguyện đòi đất của giáo dân Công Giáo tại Hà Nội.
Theo một thông cáo báo chí của văn phòng Thượng Nghị Sĩ Boxer, nữ thượng nghĩ sĩ này còn chỉ trích chính phủ Việt Nam trong việc đe dọa dùng những biện pháp pháp lý đối với Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và trong vụ hành hung ông Ben Stocking, trưởng văn phòng tại Hà Nội của Thông Tấn Xã AP.
Thượng Nghị Sĩ Boxer nhắc lại buổi điều trần của Phụ Tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Christopher Hill trước Tiểu Ban Đông Á Thái Bình Dương của Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện hồi tháng 3 năm 2008, trong đó ông Hill cho biết tự do tôn giáo tại Việt Nam đã phát triển đáng kể và chính phủ Việt Nam đã đồng ý giải quyết cuộc tranh chấp đất đai của Tòa Khâm Sứ cũ qua thương lượng.
Tuy nhiên, theo bà Boxer, chuyện này đã không xảy ra. Thượng Nghị Sĩ Boxer yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ lên án các hành động của chình phủ Việt Nam, đồng thời gia tăng áp lực đòi chính phủ Việt Nam tìm một giải pháp ôn hòa và tôn trọng ước nguyện của giáo dân Công Giáo tại Hà Nội để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.
Theo tin của Thông Tấn Xã Việt Nam, hôm thứ Sáu Ủy Ban Nhân Dân Quận Hoàn Kiếm Hà Nội đã khai trương Vườn Hoa Hàng Trống tại số 42 Nhà Chung, tức là miếng đất thuộc Tòa Khâm Sứ cũ bị chính phủ tịch thu hồi thập niên 1950 và các giáo dân đang đòi chính quyền trao trả lại cho giáo hội.
HÐGMVN thất vọng sau cuộc gặp Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng
Voice of America
05:33 03/10/2008
Chiều thứ Tư 1 tháng 10, nhân dịp kết thúc hội nghị thường niên Hội Đồng Giám Mục kỳ 2, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp đoàn đại diện Hội Đồng do Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục hướng dẫn.
Tin của VietnamNet Bridge cho hay sau khi nghe những suy tư và một số vấn đề liên quan đến xã hội và đất nước của các vị đại diện Hội Đồng Giám Mục, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định quyết tâm của chính phủ trong việc xây dựng đoàn kết dân tộc, đoàn kết các tôn giáo và chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của nhà nước.
Đề cập tới những vụ cầu nguyện đòi đất xảy ra tại giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ cũ, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết theo Hiến Pháp và pháp luật Việt Nam hiện hành, đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, không thừa nhận quyền tư hữu về đất đai.
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ý không hài lòng về những việc làm của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt trong những vụ cầu nguyện đòi đất.
Bản tin của Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam và của AsiaNews cho biết đoàn đại diện của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam – gồm Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, giám mục địa phận Đà Lạt Nguyễn Văn Nhơn và Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thế của giáo phận Huế - đã thất vọng về cuộc gặp gỡ này, vì khi đến tham dự, đoàn đại diện hy vọng được nghe Thủ Tướng Việt Nam nhắc lại lời hứa của ông với Đức Tổng Giám Mục địa phận Hà Nội hồi tháng 2 năm nay về chuyện trao trả Tòa Khâm Sứ cũ cho chủ nhân hợp pháp.
Bản tin này cũng cho biết những lời tuyên bố của ông Dũng trong cuộc gặp gỡ đã là một cú sốc đối với các vị giám mục nói riêng và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói chung, vì đã hoàn toàn trái ngược với những gì ông nghiêm trang hứa hẹn với giáo phận Hà Nội và Tòa Thánh Vatican trước đây trong năm nay.
Theo các bản tin này, hệ thống truyền hình nhà nước tối thứ Tư đã nhiều lần cho đọc tin tức của nhà nước về cuộc gặp gỡ giữa Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại diện Hội Đồng Giám Mục, nhưng không đề cập gì tới phản ứng của đoàn đại diện.
Theo Linh Mục Joseph Nguyễn, trong cuộc gặp gỡ, đoàn đại diện Hội Đồng Giám Mục cũng đã trình bầy quan điểm của mình về những luật lệ đất đai lỗi thời của Việt Nam, không phù hợp với quyền tư hữu đề ra trong bản tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, gây ra tình trạng căng thẳng hiện nay, đồng thời tố cáo hành động thiếu lương thiện của các cơ quan truyền thông nhà nước trong việc gây bầu không khí hoài nghi thay vì tạo một sự hiểu biết chung.
Mặt khác, hệ thống tin BosNewLife của Hungary và Cath News của Úc cho biết Đức Tổng Giám Mục Địa Phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt coi như bị quản chế tại Tòa Giám Mục vì các dụng cụ và máy hình dò thám được công khai gắn trên các tòa nhà gần Tòa Tổng Giám Mục để theo dõi các hoạt động của ngài.
Tin nói rằng Tòa Tổng Giam Mục vẫn phải tiếp tục đóng cửa và Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã phải hạn chế các hoạt động bên ngoài.
Tin của VietnamNet Bridge cho hay sau khi nghe những suy tư và một số vấn đề liên quan đến xã hội và đất nước của các vị đại diện Hội Đồng Giám Mục, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định quyết tâm của chính phủ trong việc xây dựng đoàn kết dân tộc, đoàn kết các tôn giáo và chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của nhà nước.
Đề cập tới những vụ cầu nguyện đòi đất xảy ra tại giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ cũ, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết theo Hiến Pháp và pháp luật Việt Nam hiện hành, đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, không thừa nhận quyền tư hữu về đất đai.
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ý không hài lòng về những việc làm của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt trong những vụ cầu nguyện đòi đất.
Bản tin của Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam và của AsiaNews cho biết đoàn đại diện của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam – gồm Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, giám mục địa phận Đà Lạt Nguyễn Văn Nhơn và Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thế của giáo phận Huế - đã thất vọng về cuộc gặp gỡ này, vì khi đến tham dự, đoàn đại diện hy vọng được nghe Thủ Tướng Việt Nam nhắc lại lời hứa của ông với Đức Tổng Giám Mục địa phận Hà Nội hồi tháng 2 năm nay về chuyện trao trả Tòa Khâm Sứ cũ cho chủ nhân hợp pháp.
Bản tin này cũng cho biết những lời tuyên bố của ông Dũng trong cuộc gặp gỡ đã là một cú sốc đối với các vị giám mục nói riêng và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói chung, vì đã hoàn toàn trái ngược với những gì ông nghiêm trang hứa hẹn với giáo phận Hà Nội và Tòa Thánh Vatican trước đây trong năm nay.
Theo các bản tin này, hệ thống truyền hình nhà nước tối thứ Tư đã nhiều lần cho đọc tin tức của nhà nước về cuộc gặp gỡ giữa Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại diện Hội Đồng Giám Mục, nhưng không đề cập gì tới phản ứng của đoàn đại diện.
Theo Linh Mục Joseph Nguyễn, trong cuộc gặp gỡ, đoàn đại diện Hội Đồng Giám Mục cũng đã trình bầy quan điểm của mình về những luật lệ đất đai lỗi thời của Việt Nam, không phù hợp với quyền tư hữu đề ra trong bản tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, gây ra tình trạng căng thẳng hiện nay, đồng thời tố cáo hành động thiếu lương thiện của các cơ quan truyền thông nhà nước trong việc gây bầu không khí hoài nghi thay vì tạo một sự hiểu biết chung.
Mặt khác, hệ thống tin BosNewLife của Hungary và Cath News của Úc cho biết Đức Tổng Giám Mục Địa Phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt coi như bị quản chế tại Tòa Giám Mục vì các dụng cụ và máy hình dò thám được công khai gắn trên các tòa nhà gần Tòa Tổng Giám Mục để theo dõi các hoạt động của ngài.
Tin nói rằng Tòa Tổng Giam Mục vẫn phải tiếp tục đóng cửa và Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã phải hạn chế các hoạt động bên ngoài.
Thông Báo Mời Tham Dự Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện
Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu
08:58 03/10/2008
Australian Vietnamese Christian Association Inc. Dan Chua Uc Chau Catholic Magazine 715 Sydney Rd,Brunswick, VIC 3056Tel: 9384-1947Fax: 9386-3326
Melbourne, Thứ Sáu, 3 Oct, 2008
THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ ĐÊM THẮP NẾN CẨU NGUYỆN
Để bày tỏ sự hiệp thông cùng Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo hội Việt Nam, Dân Chúa Úc Châu phối hợp với một số đoàn thể sẽ tổ chức một Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện vào:
Thời gian: Tối thứ Sáu, Ngày 10 Tháng 10 Năm 2008 bắt đầu vào lúc 7:30 tối và kết thúc vào lúc 9 giờ tối cùng ngày (Vào lúc 7:30 sẽ có tường trình về những diễn tiến đang xảy ra tại Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà).
Địa điểm: Federation Square, góc đường Swanston và Flinders Street (Đối diện Ga Xe Lửa Chính Flinders Street).
Xin kính mời quý Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ, và ông bà anh chị em bớt chút thì giờ tới tham dự Buổi Thắp Nến Cầu Nguyện để hiệp thông với Giáo hội quê nhà. Xin quý vị, nếu có thể, mang theo một cây đèn cầy cho Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện.
Mọi thắc mắc về Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện, xin liên lạc: Anh Châu Xuân Hùng, ĐT 0411 806 848Anh Nguyễn Ngọc Trúc, ĐT 0418 926 986
Trân trọng kính mời,
LM Nguyễn Hữu QuảngChủ Nhiệm Dân Chúa Úc Châu
Melbourne, Thứ Sáu, 3 Oct, 2008
THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ ĐÊM THẮP NẾN CẨU NGUYỆN
Để bày tỏ sự hiệp thông cùng Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo hội Việt Nam, Dân Chúa Úc Châu phối hợp với một số đoàn thể sẽ tổ chức một Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện vào:
Thời gian: Tối thứ Sáu, Ngày 10 Tháng 10 Năm 2008 bắt đầu vào lúc 7:30 tối và kết thúc vào lúc 9 giờ tối cùng ngày (Vào lúc 7:30 sẽ có tường trình về những diễn tiến đang xảy ra tại Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà).
Địa điểm: Federation Square, góc đường Swanston và Flinders Street (Đối diện Ga Xe Lửa Chính Flinders Street).
Xin kính mời quý Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ, và ông bà anh chị em bớt chút thì giờ tới tham dự Buổi Thắp Nến Cầu Nguyện để hiệp thông với Giáo hội quê nhà. Xin quý vị, nếu có thể, mang theo một cây đèn cầy cho Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện.
Mọi thắc mắc về Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện, xin liên lạc: Anh Châu Xuân Hùng, ĐT 0411 806 848Anh Nguyễn Ngọc Trúc, ĐT 0418 926 986
Trân trọng kính mời,
LM Nguyễn Hữu QuảngChủ Nhiệm Dân Chúa Úc Châu
Một vị lãnh đạo có tầm cỡ
LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, ofm
09:47 03/10/2008
MỘT VỊ LÃNH ĐẠO CÓ TẦM CỠ
“Giết Tổng Giám Mục Kiệt”!
Đó là những tiếng hô rợn người của một đám đông gồm mấy trăm con người điên loạn vừa la hét vừa đập phá tại linh địa Đức Bà vào đúng 0 giờ 05 phút tại Thái Hà được Vietcatholic ghi lại rất tỷ mỷ trong bản tin ngày 22-09-2008. Điều đáng ghi là sự việc trên đây diễn ra trước sự chứng kiến của những viên chức có trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự. Câu hỏi đặt ra là do đâu mà Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt trở thành người không chỉ đáng ghét, mà thậm chí đáng giết chết như vậy. Để thử tìm câu trả lời, ta hãy tiếp tục ghi nhận một số sự kiện xảy ra trước đó.
“Cảnh cáo” ông Ngô Quang Kiệt
Vẫn theo VietCatholic (Chúa nhật 21-09-2008) thì ngày 21-09 UBND Thành phố Hà Nội đã có công văn số 1370/UBND-TNMT về việc “cảnh cáo ông Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội”:
• 1. Dừng ngay các hành vi vi phạm pháp luật. Nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của Luật. Đồng thời có trách nhiệm vận động các giáo sỹ, giáo dân chấp hành đúng các quy định của pháp luật, không được tổ chức hoạt động tôn giáo trái phép, khẩn trương di chuyển tượng, thánh giá... về đúng nơi thờ tự.
• 2. Không được tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền với nội dung xuyên tạc, kích động, lợi dụng, lôi kéo giáo sỹ, giáo dân vào các hoạt động vi phạm pháp luật.
Nhưng muốn biết do đâu mà có công văn này thì câu trả lời không khó, đó là từ cuộc họp giữa một bên là phái đoàn Toà TGM Hà Nội do chính Đức Tổng Giám Mục dẫn đầu và bên kia là UBND Tp. Hà Nội, dẫn đầu là ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, cuộc họp diễn ra cùng ngày 20-09 trước khi có công văn nói trên. Khi tường thuật lại cuộc họp này, báo đài Nhà Nước đã trích ra một câu nói của Đức Tổng, cắt bỏ ngữ cảnh của câu văn để có cớ kết án ngài. Nguyên văn câu nói của Đức Tổng như sau: Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng. Cả câu văn là như thế, nhưng báo đài chỉ giữ lại mấy chữ: Chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam để kết tội Đức Tổng Giám Mục Hà Nội là miệt thị dân tộc đất nước mình, gây bức xúc phẫn nộ trong nhân dân Thủ đô. Nhưng đây chỉ là cái cớ, vì khi trích dẫn lời Đức Tổng Kiệt, người ta đã cố tình cắt bỏ ngữ cảnh khiến cho phần còn lại diễn tả ý tưởng ngược với ý của người nói. Vậy đâu là lý do sâu xa của thái độ hằn học đến tột độ như thế.
Quyền chứ không phải ân huệ
Cũng trong lời phát biểu trước UBND Tp. Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã nói: Trước hết ông chủ tịch có nói rằng: Uỷ ban nhân dân TP đã tạo rất là nhiều điều kiện cho Giáo Hội Công Giáo trong những năm qua nhất là dịp Lễ Noel… chúng ta phải công nhận trong những năm gần đây có nhiều điều kiện, thế tuy nhiên khi như thế, khi nói tạo điều kiện vẫn còn mang cái tâm lý xin cho: tức là cái này là ân huệ tôi ban cho anh đó. Nhưng mà cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho”. Phải xem đoạn video của Vietcatholic khi nghe Đức Tổng Giám Mục nói những lời này với phong thái tự do thanh thản, với giọng nói đanh thép, ta mới hiểu: đây không phải là một người đi xin, nhưng là một người đi đòi, đòi cái quyền tự do đã bị tước đoạt. Và theo tôi, đây mới thực sự là lý do khiến nhà cầm quyền cộng sản nhảy chồm lên như người bị điện giựt: cả gan đụng đến quyền. Khi tôi đi đòi lại cái quyền của tôi, điều đó có nghĩa là quyền của tôi đã bị tước đoạt, đã bị đánh cướp.
Ai đã nói trước?
Dễ thường có người trách Đức Tổng Kiệt tại sao khi không lại nhảy vào ổ kiến để chuốc hoạ vào thân! Thưa đối thoại ôn hoà, kiên tâm chờ đợi đã bao nhiêu năm rồi, nay khi UBND Tp. HN cho xe ủi đến Toà Khâm Sứ thì mọi niềm hy vọng đối thoại ôn hoà đã tiêu tan. Nhưng có một điều quan trọng mà ta không được phép quên là khi Đức Tổng Giảm Mục Hà Nội phản bác cơ chế “xin-cho” thì ngài chỉ nói một chuyện bình thường mà ai cũng nghĩ, nhưng nhất là ngài chỉ lặp lại một điều HĐGM/VN đã nói trong thư ngỏ gửi đến các nhà lập pháp Nước ta sau Đại hội các Giám mục năm 2002. Xin trích một đoạn:
• Xoá bỏ khuyết tật lớn thứ hai là cơ chế bất công và tha hoá con người.
• Cơ chế xin-cho là một điển hình về cơ chế bất công và tha hoá. Cơ chế xin-cho là một cơ chế bất công và tha hoá con người vì những lý do sau đây:
• Cơ chế xin-cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền Nhà Nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân dưới dạng những cái phép. Như thế cơ chế xin-cho vừa xoá đi các quyền tự do của người dân, vừa biến một Nhà Nước của dân, do dân và vì dân thành một chủ nhân ông nắm trong tay các quyền tự do của người dân và thi ân cho họ theo cảm tính hoặc ngẫu hứng của mình.
Và Khi Đức Tổng Giám Mục Hà Nội công khai phản bác cơ chế “xin-cho” trước nhà cầm quyền Hà Nội thì ngài đã đứng vào thế tranh đấu để đòi lại quyền của mình. Đó mới là lý do khiến lãnh đạo Hà Nội nhảy chồm lên và một mặt dùng tất cả các phương tiện nhân lực (công an, cảnh sát cơ động, dân phòng, đoàn TN Cộng sản HCM), vật liệu (dùi cui, roi điện…) kể cả chó nghiệp vụ trong việc giải toả khuôn viên Toà Khâm Sứ để làm công viên với tốc độ nhanh chưa từng thấy trong lịch sử xây dựng, mặt khác sử dụng báo đài để xuyên tạc, mạ lị người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo thuộc giáo tỉnh miền Bắc.
Từ ngạc nhiên đến phẫn nộ và tìm cách trả thù
Trở lại với cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn Toà Tổng Giám Mục Hà Nội với UBND Tp. HN, sau khi ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo kể lể các ân huệ Thành phố đã ban cho Giáo Hội trong những năm qua nhất là vào dịp Noel, điều ông chờ là một lời “cám ơn Nhà Nước đã tạo điều kiện thuận lợi, v.v…” (đây vốn là thứ văn chương ta thường nghe từ phía lãnh đạo tôn giáo của ta sau những dịp lễ khánh thành nhà thờ, truyền chức linh mục, khấn dòng…), thế nhưng thay vì lời cám ơn ông chờ đợi, ông lại được nghe, và có lẽ lần đầu tiên, lại từ phía vị lãnh đạo cao cấp nhất của giáo tỉnh Công Giáo miền Bắc: vấn đề ở đây không phải là ân huệ, mà là quyền. Nói rõ rà: Tôi không đi xin ơn, mà là đi đòi quyền. Điều này không chỉ đụng đến cá nhân ông Chủ tịch hay UBND do ông cầm đầu, nhưng đụng ngay đến chế độ độc tài toàn trị vốn coi dân như cỏ rác.
Tầm vóc người lãnh đạo
Câu nói cũng như phong cách Đức Tổng Kiệt cho thấy ngài là một vị lãnh đạo có tầm cỡ. Và đằng sau chiến dịch rầm rộ để mạ lị và cô lập ngài, ta như sờ thấy được nỗi e sợ của nhà cầm quyền vốn đã quen nghe những lời lẽ nhún nhường từ bao năm nay. Nhưng nhìn từ góc độ người tín hữu Công Giáo, ta phải tạ ơn Thiên Chúa đã cho Giáo Hội Việt Nam một vị lãnh đạo không chỉ ôn hoà, khôn ngoan, nhưng vô cùng can đảm.
Kết Luận
Khi tôi viết những dòng này thì đã có tin tức về cuộc gặp gỡ giữa bốn vị đại diện HĐGM/VN với Thủ Tướng Chính Phủ. Mất công ra tận thủ đô để cuối cùng nghe “bổn cũ soạn lại” quan điểm của Nhà Nước Việt Nam về vấn đề đất đai…, tôi thầm nghĩ: chỉ uổng tiền mua vé máy bay và mất thì giờ. Đến nông nổi này thì chẳng còn ai tin là có thể đối thoại với nhà cầm quyền Cộng sản. Điều đáng lưu ý là trong cuộc gặp này các vị đại diện HĐGM đã được giao sứ mạng “dạy dỗ” Đức Tổng Kiệt. Xem ra Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đang là nỗi e sợ ngay của những vị lãnh đạo cao cấp nhất của chế độ. Điều này cho thấy họ đã nhận ra tầm cỡ của người đứng đầu giáo tỉnh Công Giáo miền Bắc: Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt.
Sài-gòn, ngày 01 tháng 10 năm 2008
“Giết Tổng Giám Mục Kiệt”!
Đó là những tiếng hô rợn người của một đám đông gồm mấy trăm con người điên loạn vừa la hét vừa đập phá tại linh địa Đức Bà vào đúng 0 giờ 05 phút tại Thái Hà được Vietcatholic ghi lại rất tỷ mỷ trong bản tin ngày 22-09-2008. Điều đáng ghi là sự việc trên đây diễn ra trước sự chứng kiến của những viên chức có trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự. Câu hỏi đặt ra là do đâu mà Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt trở thành người không chỉ đáng ghét, mà thậm chí đáng giết chết như vậy. Để thử tìm câu trả lời, ta hãy tiếp tục ghi nhận một số sự kiện xảy ra trước đó.
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt |
Vẫn theo VietCatholic (Chúa nhật 21-09-2008) thì ngày 21-09 UBND Thành phố Hà Nội đã có công văn số 1370/UBND-TNMT về việc “cảnh cáo ông Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội”:
• 1. Dừng ngay các hành vi vi phạm pháp luật. Nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của Luật. Đồng thời có trách nhiệm vận động các giáo sỹ, giáo dân chấp hành đúng các quy định của pháp luật, không được tổ chức hoạt động tôn giáo trái phép, khẩn trương di chuyển tượng, thánh giá... về đúng nơi thờ tự.
• 2. Không được tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền với nội dung xuyên tạc, kích động, lợi dụng, lôi kéo giáo sỹ, giáo dân vào các hoạt động vi phạm pháp luật.
Nhưng muốn biết do đâu mà có công văn này thì câu trả lời không khó, đó là từ cuộc họp giữa một bên là phái đoàn Toà TGM Hà Nội do chính Đức Tổng Giám Mục dẫn đầu và bên kia là UBND Tp. Hà Nội, dẫn đầu là ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, cuộc họp diễn ra cùng ngày 20-09 trước khi có công văn nói trên. Khi tường thuật lại cuộc họp này, báo đài Nhà Nước đã trích ra một câu nói của Đức Tổng, cắt bỏ ngữ cảnh của câu văn để có cớ kết án ngài. Nguyên văn câu nói của Đức Tổng như sau: Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng. Cả câu văn là như thế, nhưng báo đài chỉ giữ lại mấy chữ: Chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam để kết tội Đức Tổng Giám Mục Hà Nội là miệt thị dân tộc đất nước mình, gây bức xúc phẫn nộ trong nhân dân Thủ đô. Nhưng đây chỉ là cái cớ, vì khi trích dẫn lời Đức Tổng Kiệt, người ta đã cố tình cắt bỏ ngữ cảnh khiến cho phần còn lại diễn tả ý tưởng ngược với ý của người nói. Vậy đâu là lý do sâu xa của thái độ hằn học đến tột độ như thế.
Quyền chứ không phải ân huệ
Cũng trong lời phát biểu trước UBND Tp. Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã nói: Trước hết ông chủ tịch có nói rằng: Uỷ ban nhân dân TP đã tạo rất là nhiều điều kiện cho Giáo Hội Công Giáo trong những năm qua nhất là dịp Lễ Noel… chúng ta phải công nhận trong những năm gần đây có nhiều điều kiện, thế tuy nhiên khi như thế, khi nói tạo điều kiện vẫn còn mang cái tâm lý xin cho: tức là cái này là ân huệ tôi ban cho anh đó. Nhưng mà cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho”. Phải xem đoạn video của Vietcatholic khi nghe Đức Tổng Giám Mục nói những lời này với phong thái tự do thanh thản, với giọng nói đanh thép, ta mới hiểu: đây không phải là một người đi xin, nhưng là một người đi đòi, đòi cái quyền tự do đã bị tước đoạt. Và theo tôi, đây mới thực sự là lý do khiến nhà cầm quyền cộng sản nhảy chồm lên như người bị điện giựt: cả gan đụng đến quyền. Khi tôi đi đòi lại cái quyền của tôi, điều đó có nghĩa là quyền của tôi đã bị tước đoạt, đã bị đánh cướp.
Ai đã nói trước?
Dễ thường có người trách Đức Tổng Kiệt tại sao khi không lại nhảy vào ổ kiến để chuốc hoạ vào thân! Thưa đối thoại ôn hoà, kiên tâm chờ đợi đã bao nhiêu năm rồi, nay khi UBND Tp. HN cho xe ủi đến Toà Khâm Sứ thì mọi niềm hy vọng đối thoại ôn hoà đã tiêu tan. Nhưng có một điều quan trọng mà ta không được phép quên là khi Đức Tổng Giảm Mục Hà Nội phản bác cơ chế “xin-cho” thì ngài chỉ nói một chuyện bình thường mà ai cũng nghĩ, nhưng nhất là ngài chỉ lặp lại một điều HĐGM/VN đã nói trong thư ngỏ gửi đến các nhà lập pháp Nước ta sau Đại hội các Giám mục năm 2002. Xin trích một đoạn:
• Xoá bỏ khuyết tật lớn thứ hai là cơ chế bất công và tha hoá con người.
• Cơ chế xin-cho là một điển hình về cơ chế bất công và tha hoá. Cơ chế xin-cho là một cơ chế bất công và tha hoá con người vì những lý do sau đây:
• Cơ chế xin-cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền Nhà Nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân dưới dạng những cái phép. Như thế cơ chế xin-cho vừa xoá đi các quyền tự do của người dân, vừa biến một Nhà Nước của dân, do dân và vì dân thành một chủ nhân ông nắm trong tay các quyền tự do của người dân và thi ân cho họ theo cảm tính hoặc ngẫu hứng của mình.
Và Khi Đức Tổng Giám Mục Hà Nội công khai phản bác cơ chế “xin-cho” trước nhà cầm quyền Hà Nội thì ngài đã đứng vào thế tranh đấu để đòi lại quyền của mình. Đó mới là lý do khiến lãnh đạo Hà Nội nhảy chồm lên và một mặt dùng tất cả các phương tiện nhân lực (công an, cảnh sát cơ động, dân phòng, đoàn TN Cộng sản HCM), vật liệu (dùi cui, roi điện…) kể cả chó nghiệp vụ trong việc giải toả khuôn viên Toà Khâm Sứ để làm công viên với tốc độ nhanh chưa từng thấy trong lịch sử xây dựng, mặt khác sử dụng báo đài để xuyên tạc, mạ lị người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo thuộc giáo tỉnh miền Bắc.
Từ ngạc nhiên đến phẫn nộ và tìm cách trả thù
Trở lại với cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn Toà Tổng Giám Mục Hà Nội với UBND Tp. HN, sau khi ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo kể lể các ân huệ Thành phố đã ban cho Giáo Hội trong những năm qua nhất là vào dịp Noel, điều ông chờ là một lời “cám ơn Nhà Nước đã tạo điều kiện thuận lợi, v.v…” (đây vốn là thứ văn chương ta thường nghe từ phía lãnh đạo tôn giáo của ta sau những dịp lễ khánh thành nhà thờ, truyền chức linh mục, khấn dòng…), thế nhưng thay vì lời cám ơn ông chờ đợi, ông lại được nghe, và có lẽ lần đầu tiên, lại từ phía vị lãnh đạo cao cấp nhất của giáo tỉnh Công Giáo miền Bắc: vấn đề ở đây không phải là ân huệ, mà là quyền. Nói rõ rà: Tôi không đi xin ơn, mà là đi đòi quyền. Điều này không chỉ đụng đến cá nhân ông Chủ tịch hay UBND do ông cầm đầu, nhưng đụng ngay đến chế độ độc tài toàn trị vốn coi dân như cỏ rác.
Tầm vóc người lãnh đạo
Câu nói cũng như phong cách Đức Tổng Kiệt cho thấy ngài là một vị lãnh đạo có tầm cỡ. Và đằng sau chiến dịch rầm rộ để mạ lị và cô lập ngài, ta như sờ thấy được nỗi e sợ của nhà cầm quyền vốn đã quen nghe những lời lẽ nhún nhường từ bao năm nay. Nhưng nhìn từ góc độ người tín hữu Công Giáo, ta phải tạ ơn Thiên Chúa đã cho Giáo Hội Việt Nam một vị lãnh đạo không chỉ ôn hoà, khôn ngoan, nhưng vô cùng can đảm.
Kết Luận
Khi tôi viết những dòng này thì đã có tin tức về cuộc gặp gỡ giữa bốn vị đại diện HĐGM/VN với Thủ Tướng Chính Phủ. Mất công ra tận thủ đô để cuối cùng nghe “bổn cũ soạn lại” quan điểm của Nhà Nước Việt Nam về vấn đề đất đai…, tôi thầm nghĩ: chỉ uổng tiền mua vé máy bay và mất thì giờ. Đến nông nổi này thì chẳng còn ai tin là có thể đối thoại với nhà cầm quyền Cộng sản. Điều đáng lưu ý là trong cuộc gặp này các vị đại diện HĐGM đã được giao sứ mạng “dạy dỗ” Đức Tổng Kiệt. Xem ra Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đang là nỗi e sợ ngay của những vị lãnh đạo cao cấp nhất của chế độ. Điều này cho thấy họ đã nhận ra tầm cỡ của người đứng đầu giáo tỉnh Công Giáo miền Bắc: Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt.
Sài-gòn, ngày 01 tháng 10 năm 2008
Ký sự ''quá giang'': Vị đắng những chuyến đi xa
Trần Ngọc Châu
12:55 03/10/2008
Ký sự "quá giang": Vị đắng những chuyến đi xa
Những cảm nhận thức tế của một nhà báo Việt Nam về sự tụt hậu khi đất nước ưừa mới mở cửa, hội nhập cùng thế giới.
Bài này đã đăng trên báo Xuân Tuổi Trẻ năm 1989- 17 năm rồi. Có lẽ đó là lần đầu tiên cụm thuật ngữ "ký sự quá giang" được sử dụng trên báo. Cũng chỉ là mượn chuyện người khác mà nói tâm sự của mình. Thật ra thời nào có khó khăn của thời đó, điều quan trọng là khó khăn có được thay đổi hay không. Rõ ràng, những khó khăn trong bài ký sự gần như không còn nữa, nhưng cũng không có nghĩa là tất cả mọi chuyện đều đã dễ dàng trôi qua. Đó là lý do để nó được đưa vào tập hợp những bài báo xuất bản lần này.
***
Một đồng chí giám đốc thuộc loại trẻ, có học thức, sau khi kể với tôi chuyện đi Tây, đã than: “Phải chi nhà báo các ông được đi nhiều để viết cho dân mình, cán bộ mình cùng đọc, cùng hiểu cái thân phận nghèo nhất thế giới của chúng ta mà đủ nhục như cái nhục mất nước, vậy mới quyết chí vươn lên nổi”.
Nhưng thưa bạn đọc, nếu chờ đến lượt mình đi nước ngoài thì “còn khuya”, nên tôi mạn phép mượn lời kể của những nhà quản lý mà tôi đã gặp sau những chuyến đi học tập xứ người, để viết bài ký sự dưới đây.
“Phải chi nhà báo các ông được đi nhiều để viết cho dân mình, cán bộ mình cùng đọc, cùng hiểu cái thân phận nghèo nhất thế giới của chúng ta mà đủ nhục như cái nhục mất nước, vậy mới quyết chí vươn lên nổi”.Lê Công Giàu(1989): Nguyên giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố HCM.
Có một người ngoại quốc từng muốn “ngủ một giấc, sáng ra thấy mình là người Việt Nam”. Câu nói này hình như chỉ để mở đầu cho những chuyện cổ tích!
Lần đầu tiên đến Thái Lan, ngồi đợi ở sân bay Bangkok, tôi thấy một đoàn người xếp hàng dài dưới nắng mà không được vào ga. Hỏi ra mới biết đó là những thanh niên Việt Nam chờ máy bay chở đi lao động ở Trung Đông. Họ không được phép vào ngồi đợi máy bay ở nhà ga như nhũng hành khách khác. Tôi không hiểu tại sao, nhưng cảm thấy nhục vì người Việt Nam mình đi nước ngoài, đặc biệt các nước tư bản, là phải đi qua cửa ngõ sân bay Bangkok - thay vì chỉ cần qua cửa ngõ Tân Sơn Nhứt của ta - rồi từ đó mới đáp máy bay đi tiếp. Cho nên phải chịu bao cảnh ngang trái đau lòng. Trở lại chuyến đi lao động ở Trung Đông. Một người bạn ngồi ở phi trường với tôi hôm đó đã kể rằng: Người Việt Nam đi Trung Đông để đào kênh qua sa mạc, lao động cực nhọc, thỉnh thoảng còn bị đánh đập, vì nước người ta là tư bản. Có anh xa vợ lâu ngày mà bên Trung Đông cái khoản phụ nữ là đặc biệt cấm kỵ nên khi về đến Thái Lan, bao nhiêu tiền dành dụm, đem ra ăn chơi xả láng, và mắc bệnh, không dám về Tổ quốc nữa. Nhân chuyện này, tôi nhớ có lần tôi đi dự một hội nghị du lịch tại Tiệp Khắc, ở đó, tôi đã xem trên truyền hình một bộ phim tài liệu hình sự, diễn ra cảnh các thanh niên Việt Nam lao động hợp tác tại Tiệp Khắc thanh toán nhau bằng búa. Tôi chợt hiểu tại sao tôi đón mãi mà xe buýt không dừng, đến khi mang huy hiệu phái đoàn Nhật thì mới đón được xe. Cũng không lạ gì cảnh người Việt mình ở Matxcơva không dám chào nhau bằng tiếng Việt vào thời điểm có một thanh niên Việt Nam giết một cảnh sát vì bị bắt quả tang nấu rượu lậu.
Còn đâu những huyền thoại về người Việt Nam anh hùng? Khi tôi đến nước Pháp hào hoa, đi ăn ở restaurant với mấy anh bạn Việt kiều, những ông khách bàn bên cạnh thấy chúng tôi là người châu Á, hỏi: ”mày là người nước nào ?” Tôi chưa kịp trả lời, đã nghe người bạn Việt kiều: ” Người Nhật ” - ” A ! ông khách ngoại quốc kêu lên - nước Nhật của ông giỏi lắm. Xin cụng ly chúc mừng ông !”. Một lần khác tôi được giới thiệu là người Phi Luật Tân, thì người ta nói: “Nước ông còn đỡ hơn Việt Nam”. Ở Matxcơva tôi thử nói là người Trung Quốc xem sao, thì nhận được câu trả lời: “Ông nên gửi hàng thêm. Hàng của nước ông tốt lắm. Còn hàng Việt Nam ở Nga thì quá tệ”
Đó chỉ là những câu nói vô tình vì họ không biết tôi là người Việt và chính vì vậy, những câu nói đó chứa đầy vị đắng của sự thật. Lâu nay chúng ta cứ đóng cửa ca ngợi nhau mà không biết thế giới đang ngày càng vượt quá xa chúng ta. Có dịp đi bàn chuyện buôn bán, làm ăn ở một nước Tây Âu tôi mới thấy hết cái lạc hậu của mình. Ở một nước tư bản, cán bộ kinh doanh của ta khi ngồi vào bàn đàm phán còn hỏi: “Các ông huy động vốn, được cấp vốn bao nhiêu? Mà không biết rằng họ là tư bản, làm gì có khái niệm “cấp” hay “huy động” như chúng ta. Một điều đáng buồn nữa là trong khi thế giới người ta đã quan niệm quan hệ là: “hai bên cùng có lợi” thì cán bộ ta cứ nghĩ chuyện “đề nghị tài trợ, giúp đỡ, nghĩa là cứ tính chuyện xin-cho.
Có lần tôi cũng tự sỉ vả mình, vì tỏ ra choáng ngợp trước không biết cơ man nào là hàng hóa trên những đường phố Bangkok. Tôi đã đi lại hàng giờ trước cửa hàng bán lốp ôtô xếp cao như núi, mà nhớ lại nỗi cay đắng của mình khi làm đơn xin duyệt một cái lốp ôtô, chờ cả tháng trời, lại xuống Vũng Tàu mới có. Khi đến Singapore tôi mới khám phá ra rằng nỗi vui của tôi khi đọc tin trên báo chí, mình ca ngợi một số nhà máy dệt “hiện đại hóa thiết bị” nhập máy mới rẻ, tiết kiệm cả triệu đôla là chuyện buồn cười.
Singapore, Nhật, CHLB Đức đâu còn muốn dệt vải nữa vì nhân công quá đắt. Ta cảm ơn họ rối rít trong khi lẽ ra họ phải cảm ơn chúng ta mới đúng, vì đã lãnh “của nợ” giùm họ (dù của nợ này cũng tốt chán với chúng ta). Chẳng qua chúng ta thiếu thông tin, như anh mù xem voi: đụng cái nào cũng là “voi cả”.
Ơ Manila, tôi để ý thấy người ta quảng cáo rầm rộ trên tivi những sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài được sản xuất, lắp ráp ở chính Phi Luật Tân, theo kiểu sous-licence, mà không mặc cảm tự ti dân tộc chút nào, vì hàng vừa tốt vừa rẻ. Tôi đến thăm hãng Samsung ở Seoul. Trước đây hãng này cũng làm theo công nghệ Nhật và sản phẩm của hãng cũng mang nhãn hiệu nước ngoài, nhưng sau khi cải tiến được trên 50% các chi tiết thì sản phẩm được mang nhãn hiệu Samsung, hiện nay không thua kém gì sản phẩm Nhật, giá cả lại rẻ hơn. Tôi được biết tiền lương tháng của một công nhân quét dọn ở đây là 500 đô còn tổng giám đốc thì phải 7.000 đô trở lên”. Lên án chế bóc lột công nhân tận xương tủy như thế nào đây ? Nói đến chuyện sản xuất sous-licence tôi nhớ hồi trước 1975 tại ngay Sài Gòn đã có nhiều hãng làm như vậy: National, Sanyo, Renault. Rất tiếc, chúng ta đã để lỡ mất cơ hội, nay thấy người tiến bộ mà thèm.
Giờ xin nói sang chuyện dịch vụ. Ở các thành phố mà tôi đã đi qua: Tokyo, Singapore, Manila, Bangkok, Seoul bất cứ đâu trong thành phố cũng có bàn “exchange” (đổi ngoại tệ), tạo mọi sự dễ dàng cho khách nước ngoài, chứ không khó khăn kỳ cục như bên ta. Đặc biệt ở Manila tôi thấy các quầy đổi tiền của ngân hàng Nhà nước đổi giá cao hơn của tư nhân. Tại một quầy tư nhân tôi đã đổi một đô lấy 20,4 pêsô còn sau đó tại một quầy của ngân hàng Nhà nước tôi đã đổi được 20,8 pêsô. Cho nên phần lớn ngoại tệ đều vào tay nhà nước. Cách làm này hoàn toàn ngược với nước ta. Ở Thái Lan mạng lưới dịch vụ cũng như thái độ phục vụ so với ta, có thể nói là “cực kỳ”. Ấn tượng đầu tiên là thủ tục Hải quan sân bay quá nhẹ nhàng. Hàng hóa ngoại quốc mang vô nước họ không thành vấn đề. Riêng hàng tiêu dùng mà Thái Lan không sản xuất,được mang vào tự do, không phải chịu thuế má gì cả. Tôi đã đến bãi biển du lịch Pattaya. Cảnh quan ở đây đâu sánh nổi với Vũng Tàu, Nha Trang chứ đừng nói chi Hạ Long, Đà Nẵng, thế mà du khách nườm nượp, phải kể con số triệu mỗi năm. Bởi họ biết tổ chức phục vụ tối đa mọi nhu cầu của con người, từ phòng tập thể dục đến bể bơi và kể cả “sex tours”. Quan niệm “đạo đức” đã thành nếp không cho phép tôi chấp nhận một dịch vụ công khai như vậy. Nhưng đây là một vấn đề kinh tế dịch vụ, dù có dị ứng về mặt đạo đức, tôi vẫn phải công nhận sự tồn tại có lý của nó. Tại khách sạn tôi ở, có một phòng rất sang trọng, trong đó có các cô gái xinh đẹp mang số hiệu đàng hoàng. Khách bên ngoài nhìn vào có thể chọn lựa. Phản ứng đầu tiên của tôi là phẩn nộ, nhưng nhớ lại cảnh bên nhà: Ngoài đường ban đêm không thiếu các cô gái ăn sương, thậm chí báo chí đã đăng nhiều phóng sự, nên tôi đành “điều chỉnh” phản ứng của tôi. Từ bên trong, các cô không nhìn thấy mình đang bị lựa như một món hàng. Ở Manila, các khách sạn lớn tuyển chọn những cô gái hoàn toàn tư nguyện. Tôi tìm hiểu và ngạc nhiên khi biết có đòan du khách nước ngòai vào Việt Nam và than: buồn quá. Sau đó họ bay sang Thái Lan, Mã Lai vung tiền “đổi một trận cười như không”. ( Đương nhiên chúng ta không thể làm như họ, nhưng cũng không thể bình chân như vại, chịu cảnh thất thu ). Đó chẳng phải là nỗi đau của những nhà làm du lịch hay sao? Riêng tôi, càng đi càng thấy đau. Lúc đến Singapore, tôi để ý thấy trong các danh bạ điện thoại ở khách sạn, nhà hàng đều có câu “Every country in the world but Vietnam”, nghĩa là: có thể gọi điện thoại khắp nơi trên thế giới, ngoại trừ Việt Nam. Tôi bàng hoàng vì không thể ngờ trong thời đại bùng nổ thông tin này vì kém cỏi mình lại bị loại ra khỏi hệ thống. Họ hận thù vì ta là xã hội chủ nghĩa ? Nhưng Tiệp Khắc, Liên Xô, Trung Quốc thì sao? Tôi không lý giải được, chỉ thấy một nỗi nhục canh cánh bên lòng. Ở Seoul tôi lại bị một nỗi đau khác gậm nhấm, khi thấy trên đường phố chỉ toàn xe hơi nhưng không tìm đâu được một xe nhãn hiệu Nhật, Mỹ, hoặc Ý. Người Nam Triều Tiên chỉ đi xe hơi do chính họ sản xuất. Cũng không nên vội vàng so sánh với nước mình vì mình chưa làm được xe hơi. Có điều tôi đau khi biết rằng chủ hãng xe hơi lớn nhất Nam Triều Tiên hiện nay, hãng Hyundai, là con trai của một nông dân mà lúc cha của ông ta còn cày ruộng, thì ở Sài Gòn người ta đã lắp xe La Dalat rồi. Trước đây, nhiều người sợ rằng nếu mở cửa du lịch thì văn hóa tư sản sẽ ùa vào, đầu độc thanh niên nước ta, nhưng đi một số nước, tôi thấy không hẳn tuổi trẻ ở đó chỉ biết ăn chơi, sống vội. Như ở Seoul chẳng hạn, thanh niên ăn mặc lịch sự, gọn gàng, lúc nào cũng thắt cà vạt rất chững chạc, văn minh. Tôi để ý thấy họ ít nhậu nhẹt và hút thuốc ngoài đường phố. Ở Seoul mười ngày, tôi chỉ mời được một người hút thuốc. Có lẽ rượu, thuốc đều rất đắt mà họ lại tiết kiệm tiêu xài, chứ không” xả láng sáng nghỉ sớm” như quan niệm của một số bạn trẻ chúng ta.
Ai đi xa về lại không sung sướng khi máy bay đến gần Tổ quốc. Tôi không có niềm sung sướng đó mà chỉ hồi hộp, lo âu vì biết bao thủ tục phiền hà đang chờ đợi. Rời sân bay Bangkok chưa đầy mười lăm phút đã thấy nhân viên hàng không phát cho hành khách mỗi người bốn tờ giấy dài đầy chữ. Hầu như mọi thứ lỉnh kỉnh đều phải khai ra hết, bao nhiêu áo pull, áo gió, quần bò cho đến một đồng đô còn sót. Chưa khai hết một tờ đã dọn ăn. Có hành khách không kịp ăn vì phải vật lộn với những khoản mục trong các tờ khai.
Tôi chợt nghe hai ông khách nói tiếng Anh ở hàng ghế trước: “Ông đi Việt Nam du lịch?”. “Không, tôi có việc mới đến, chứ xứ sở quá phiền hà thế này đi du lịch cái gì”. Tôi như bị cái tát tai hay một gáo nước lạnh vào mặt.
Chưa hết, xuống đến nhà ga phi cảng lại phải chờ thêm cả tiếng đồng hồ, mồ hôi ra đẫm áo mà thủ tục dường như cứ đứng ì một chỗ. Một ông khách tưởng tôi là người ngoại quốc, lắc đầu nói: ”Mất cả giờ rồi mà chúng ta chưa ra khỏi phi trường, không có đâu như ở đây”. Tôi đỏ mặt xấu hổ, nhưng không biết nói thế nào. Các bàn để làm thủ tục hải quan xếp theo hình chữ U quanh hành khách cũng gây một cảm giác sợ hãi như trước vành móng ngựa. Tôi đã đi qua Nhật, Ý, Pháp, Phi Luật Tân, Singapore, Nam Triều Tiên, Tiệp, Liên Xô rồi về Thái Lan, tôi có ý so sánh bên mình qua các cửa sân bay nên bấm giờ để coi thủ tục họ nhanh - chậm thế nào. Phải nói ở các nước XHCN[1] còn chậm, nhưng ở các nước tư bản thì không quá vài phút. Ở phi trường Nhật chỉ năm phút. Ở Bangkok, mình đi chậm nhân viên hải quan còn hối thúc đi nhanh. Có thể có trường hợp lâu nhưng chỉ là cá biệt vì nghi ngờ mang vũ khí hay ma túy. Lúc tôi đến phi trường Seoul thủ tục chậm hơn đôi chút vì đang có Olympic. Ở các nước, tờ khai của họ chỉ bằng bàn tay với bốn năm câu hỏi, chủ yếu để thông báo khi có tai nạn, Ở Bangkok, mang vào trên 10.000 đô mới khai, nhưng không khai cũng không sao. Họ sợ mất khách du lịch vì một thái độ bất nhã nào đó, nên rất tránh khám xét. Họ dám bỏ con tép để câu con tôm, chứ không “cò con ” như chúng ta. Cái cảm giác dễ chịu không thể nào có được khi đứng trước những khuôn mặt lạnh lùng, nghi kỵ ở căn phòng làm thủ tục tại sân bay. Đối với người đi du lịch, cái thích nhất chưa hẳn là cảnh đẹp, gái đẹp mà là lòng hiếu khách.
Kết thúc bài ký sự “quá giang” này, tôi không biết gì hơn là cảm ơn(và cả xin lỗi) những đồng chí xưng “tôi” trong bài: Nguyễn Bá, Lê Công Giàu, Đặng Trung Tín, Lê Hùng Dũng, Khiều Thiện Thuật, Phan PHùng Sanh và Nguyễn Đăng Liêm, (*)những người đã mất thì giờ cho nhà báo sau những chuyến đi xa. Cái cảnh “quá giang” cũng là đặc biệt, nhưng biết làm thế nào đối với một nhà báo quá đói thông tin. Lại nữa: mùa xuân “trông người mà ngẫm đến ta”, chẳng khác nào uống thuốc đắng, không có gì thú vị; nhưng tổ tiên ta vẫn dạy: thuốc đắng dã tật. Nghìn chén đắng thế này cũng chưa dã tật đâu, tôi chỉ mong nỗi nhục này góp phần thức tỉnh chúng ta, vươn lên làm giàu và sống có văn hóa, văn minh thật sự, chứ không mãi tự ru mình trong những ánh hào quang./.
Thái Hà - Tòa Khâm sứ: Thông cáo về việc trợ giúp và đón nhận tiền bạc, vật chất
Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
15:35 03/10/2008
DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM
Tu viện Thái Hà
180/2 Nguyễn Lương Bằng
Đống Đa, Hà Nội
Đt: 04. 8511 239
Hà Nội ngày 15 tháng 9 năm 2008
THÔNG CÁO
VỀ VIỆC TRỢ GIÚP VÀ ĐÓN NHẬN TIỀN BẠC, VẬT CHẤT
Để Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội không bị hiểu lầm, để sứ mạng làm chứng cho công lý và sự thật của toàn thể quý linh mục, tu sĩ và quý ông bà anh chị em giáo dân trong ngoài Giáo xứ không bị tổn hại, Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội chúng tôi xin thông cáo:
1. Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội không xin bất cứ cá nhân hay tổ chức nào trong ngoài nước trợ giúp tiền bạc, vật chất.
2. Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội không uỷ nhiệm cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào trong ngoài nước tổ chức quyên góp tiền bạc, vật chất.
3. Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội không nhận bất cứ sự trợ giúp tiền bạc, vật chất nào từ bất cứ cá nhân hay tổ chức nào gửi về từ ngoại quốc cách trực tiếp hay gián tiếp.
Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội rất cảm động trước tấm lòng yêu thương bác ái của quý vị ân nhân trong ngoài nước đã vì tình thương mà tự nguyện quan tâm, giúp đỡ chúng tôi, đặc biệt là giúp đỡ các nạn nhân của các vụ trấn áp.
Tuy nhiên trong hoàn cảnh tế nhị và phức tạp hiện nay, Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội chúng tôi chỉ xin được đón nhận từ quý vị ân nhân ở ngọai quốc những lời cầu nguyện tha thiết và sốt sắng mà thôi.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn quý vị ân nhân. Nguyện xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, ban cho quý vị và mọi người thân của quý vị muôn ơn lành.
Giáo xứ Thái Hà- Tu viện DCCT Hà Nội
Phát ngôn viên
Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
Tu viện Thái Hà
180/2 Nguyễn Lương Bằng
Đống Đa, Hà Nội
Đt: 04. 8511 239
Hà Nội ngày 15 tháng 9 năm 2008
THÔNG CÁO
VỀ VIỆC TRỢ GIÚP VÀ ĐÓN NHẬN TIỀN BẠC, VẬT CHẤT
Để Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội không bị hiểu lầm, để sứ mạng làm chứng cho công lý và sự thật của toàn thể quý linh mục, tu sĩ và quý ông bà anh chị em giáo dân trong ngoài Giáo xứ không bị tổn hại, Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội chúng tôi xin thông cáo:
1. Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội không xin bất cứ cá nhân hay tổ chức nào trong ngoài nước trợ giúp tiền bạc, vật chất.
2. Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội không uỷ nhiệm cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào trong ngoài nước tổ chức quyên góp tiền bạc, vật chất.
3. Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội không nhận bất cứ sự trợ giúp tiền bạc, vật chất nào từ bất cứ cá nhân hay tổ chức nào gửi về từ ngoại quốc cách trực tiếp hay gián tiếp.
Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội rất cảm động trước tấm lòng yêu thương bác ái của quý vị ân nhân trong ngoài nước đã vì tình thương mà tự nguyện quan tâm, giúp đỡ chúng tôi, đặc biệt là giúp đỡ các nạn nhân của các vụ trấn áp.
Tuy nhiên trong hoàn cảnh tế nhị và phức tạp hiện nay, Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội chúng tôi chỉ xin được đón nhận từ quý vị ân nhân ở ngọai quốc những lời cầu nguyện tha thiết và sốt sắng mà thôi.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn quý vị ân nhân. Nguyện xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, ban cho quý vị và mọi người thân của quý vị muôn ơn lành.
Giáo xứ Thái Hà- Tu viện DCCT Hà Nội
Phát ngôn viên
Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
Thư của HĐGMVN gởi Cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam
+ GM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
15:53 03/10/2008
Thư của HĐGMVN gởi Cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam
_____________________________________________________
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
Kính gửi:
Anh em linh mục, anh chị em tu sĩ, giáo dân
trong cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam
Anh chị em thân mến,
1. Sau Hội nghị thường niên kỳ II vừa qua, được tổ chức tại Toà giám mục Xuân Lộc, từ ngày 22-26.09.2008, HĐGM.VN đã cử một đoàn đại diện đến Hà Nội gặp gỡ và trao đổi với Thủ tướng Chính phủ. Đoàn đại diện gồm có Đức cha Chủ tịch HĐGM và ba giám mục đại diện ba giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh.
2. Trong cuộc gặp gỡ chiều ngày thứ Tư 1.10.2008, từ 17g00 đến 18g30, sau khi nghe chúng tôi trình bày quan điểm của HĐGM.VN về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay, Thủ tướng đã thông báo tình hình thực hiện chính sách tôn giáo nói chung và đối với Công giáo nói riêng. Là người đứng đầu cơ quan hành pháp trong Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Thủ tướng cũng nêu lên quan điểm của Chính phủ đối với vụ việc Toà Khâm sứ cũ (số 42 Nhà Chung) và giáo xứ Thái Hà (số 178 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội), cũng như đối với Đức Tổng giám mục Hà Nội.
3. Nhờ lời cầu nguyện của anh chị em, cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong tinh thần lắng nghe và trao đổi thẳng thắn. Như thế, con đường đối thoại được khai mở lại sau một thời gian tưởng như bế tắc. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn anh chị em đã cầu nguyện cho chúng tôi. Thế nhưng con đường đối thoại tìm về chân lý, công lý và lợi ích lâu dài của đất nước là con đường dài với nhiều khó khăn và trắc trở, đòi hỏi khôn ngoan và kiên nhẫn. Vì thế, xin anh chị em tiếp tục hiệp ý cầu nguyện, riêng cũng như chung, trong các cộng đoàn giáo xứ và dòng tu, với tinh thần hiệp nhất, yêu thương và ôn hoà.
Chúng ta xác tín rằng Thiên Chúa luôn đồng hành với Dân Người. Xin Chúa ban ơn bình an và ơn soi sáng cho tất cả mọi người biết thành tâm tìm kiếm và gặp được chân lý, công lý và lợi ích lâu dài của cả cộng đồng dân tộc. Khi tất cả mọi người đều lấy chân lý, công lý và công ích làm ánh sáng soi đường và chuẩn mực chọn lựa, thì chúng ta sẽ có thể vượt lên trên những khó khăn và trở ngại trong tiến trình xây dựng quê hương và phát triển đất nước thân yêu của chúng ta.
Hà Nội, ngày 3.10.2008
Chủ tịch HĐGM.VN
+Gm. Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Đại diện Giáo tỉnh Hà Nội
+Gm. Antôn Vũ Huy Chương
Đại diện Giáo tỉnh Huế
+Têphanô Nguyễn Như Thể
Tổng Giám mục Huế
Đại diện Giáo tỉnh Sài Gòn
+Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Hồng y Tổng Giám mục
_____________________________________________________
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
Kính gửi:
Anh em linh mục, anh chị em tu sĩ, giáo dân
trong cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam
Anh chị em thân mến,
1. Sau Hội nghị thường niên kỳ II vừa qua, được tổ chức tại Toà giám mục Xuân Lộc, từ ngày 22-26.09.2008, HĐGM.VN đã cử một đoàn đại diện đến Hà Nội gặp gỡ và trao đổi với Thủ tướng Chính phủ. Đoàn đại diện gồm có Đức cha Chủ tịch HĐGM và ba giám mục đại diện ba giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh.
2. Trong cuộc gặp gỡ chiều ngày thứ Tư 1.10.2008, từ 17g00 đến 18g30, sau khi nghe chúng tôi trình bày quan điểm của HĐGM.VN về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay, Thủ tướng đã thông báo tình hình thực hiện chính sách tôn giáo nói chung và đối với Công giáo nói riêng. Là người đứng đầu cơ quan hành pháp trong Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Thủ tướng cũng nêu lên quan điểm của Chính phủ đối với vụ việc Toà Khâm sứ cũ (số 42 Nhà Chung) và giáo xứ Thái Hà (số 178 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội), cũng như đối với Đức Tổng giám mục Hà Nội.
3. Nhờ lời cầu nguyện của anh chị em, cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong tinh thần lắng nghe và trao đổi thẳng thắn. Như thế, con đường đối thoại được khai mở lại sau một thời gian tưởng như bế tắc. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn anh chị em đã cầu nguyện cho chúng tôi. Thế nhưng con đường đối thoại tìm về chân lý, công lý và lợi ích lâu dài của đất nước là con đường dài với nhiều khó khăn và trắc trở, đòi hỏi khôn ngoan và kiên nhẫn. Vì thế, xin anh chị em tiếp tục hiệp ý cầu nguyện, riêng cũng như chung, trong các cộng đoàn giáo xứ và dòng tu, với tinh thần hiệp nhất, yêu thương và ôn hoà.
Chúng ta xác tín rằng Thiên Chúa luôn đồng hành với Dân Người. Xin Chúa ban ơn bình an và ơn soi sáng cho tất cả mọi người biết thành tâm tìm kiếm và gặp được chân lý, công lý và lợi ích lâu dài của cả cộng đồng dân tộc. Khi tất cả mọi người đều lấy chân lý, công lý và công ích làm ánh sáng soi đường và chuẩn mực chọn lựa, thì chúng ta sẽ có thể vượt lên trên những khó khăn và trở ngại trong tiến trình xây dựng quê hương và phát triển đất nước thân yêu của chúng ta.
Hà Nội, ngày 3.10.2008
Chủ tịch HĐGM.VN
+Gm. Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Đại diện Giáo tỉnh Hà Nội
+Gm. Antôn Vũ Huy Chương
Đại diện Giáo tỉnh Huế
+Têphanô Nguyễn Như Thể
Tổng Giám mục Huế
Đại diện Giáo tỉnh Sài Gòn
+Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Hồng y Tổng Giám mục
Mời tham dự Đêm Thắp nến tại San José cầu nguyện cho Giáo hội Việt Nam và TGP Hà nội
Vũ Hải
18:04 03/10/2008
Được tin một số giáo dân Công Giáo thiện chí tại vùng Bắc California vừa thành lập một tổ chức với danh xưng là: “Đòi Công lý và Dân quyền cho Việt Nam” để hỗ trợ và hiệp thông với giáo dân Giáo xứ Thái Hà và Tổng Giáo Phận Hà Nội, và Nhóm này sẽ tổ chức một buổi tập họp đồng hương để thắp nến cầu nguyện và cung nghinh Thánh Giá cũng như rước kiệu Đức Mẹ nhằm cầu xin sự an bình an và hiệp nhất cho Giáo hội Mẹ Việt Nam nói chung và Tổng giáo Phận Hà Nội nói riêng.
Chương trình bắt đầu lúc 6:30 chiều Thứ Bẩy ngày mồng 4 tháng 10 năm 2008
tại Lion Plaza, số 1710 Tully Road/South King Road, San Jose, CA. 95111.
Ban Tổ chức trân trọng kính mời đồng bào sắp xếp thời giờ đến tham dự.
Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc:
Vũ Hải, Email Address: justice4vietnam@yahoo.com
Phone #: 408-250-8776, 408-205-7965
PO BOX 51814
San Jose CA 95151
Thắp nến cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình tại giáo xứ Hà nội, Xóm mới, Saigòn
Lm. Dominic Lễ
18:30 03/10/2008
SAIGÒN - Trong tâm tình hiệp thông với Hội Thánh tại Việt Nam, cộng đoàn Giáo xứ Hà Nội – Giáo Hạt Xóm Mới đã tổ chức đêm thắp nến cầu nguyện vào lúc 19g00 ngày 01 tháng 10 năm 2008 khai mạc tháng Mân Côi kính Đức Mẹ và cầu nguyện cho quí cụ ông, cụ bà nhân ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi, đồng thời cũng hiệp thông cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam, cách riêng với Tổng Giáo phận Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà.
Hình ảnh đêm thắp nến
Bắt đầu chương trình, Cha Chánh xứ Đaminh Đinh Ngọc Lễ, Quản Hạt Xóm Mới có đôi lời khai mạc và nói lên mục đích của buổi cầu nguyện. Sau đó là một số phóng sự gồm những bài hát tôn kính Đức Mẹ và lòng hiếu thảo đối với quí cụ ông, cụ bà cao niên; kế đó là phóng sự những hình ảnh của Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà. Tất cả mọi người hiện diện đều cảm động trước những hình ảnh sống động trong những ngày qua, càng cảm động hơn khi nghe toàn bộ lời phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt tại Ủy Ban Nhân Dân TP. Hà Nội. Sau phần phóng sự, từng người tiến lên rút kinh Mân Côi, rồi thắp nến cầu nguyện. Tất cả mọi người cùng chung một tấm lòng hòa với ánh nến lung linh, cả cộng đoàn quì đọc kinh Mân Côi cầu nguyện cho Tổng Giáo Phận Hà Nội với những bài hát rất hay, thật thánh thiện đã làm cho cả cộng đoàn cùng nâng tâm hồn lên tới Chúa thật sốt sắng và cảm thấy thật gần gũi với Tổng Giáo phận Hà Nội, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt và các Cha Dòng Chúa Cứu Thế.
Kết thúc buổi thắp nến là giờ chầu Thánh Thể cầu nguyện cho Giáo Hội, cho người cao tuổi, cho cộng đoàn giáo xứ và cho quê hương Việt Nam. Bài hát “Tìm về Chân Thiện Mỹ” được hát lên, cả cộng đoàn giơ cao ngọn nến hiệp thông cầu nguyện để mọi người biết tìm về đường ngay nẻo chính.
Mọi người ra về bình an với lời “Kinh Hòa Bình” được hát lên để hiệp thông với những tâm hồn của những người con Giáo xứ Hà Nội – Xóm Mới đối với Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, quí cha trong giáo phận cùng quí Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà và giáo dân của Tổng Giáo phận Hà Nội.
Hình ảnh đêm thắp nến
Bắt đầu chương trình, Cha Chánh xứ Đaminh Đinh Ngọc Lễ, Quản Hạt Xóm Mới có đôi lời khai mạc và nói lên mục đích của buổi cầu nguyện. Sau đó là một số phóng sự gồm những bài hát tôn kính Đức Mẹ và lòng hiếu thảo đối với quí cụ ông, cụ bà cao niên; kế đó là phóng sự những hình ảnh của Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà. Tất cả mọi người hiện diện đều cảm động trước những hình ảnh sống động trong những ngày qua, càng cảm động hơn khi nghe toàn bộ lời phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt tại Ủy Ban Nhân Dân TP. Hà Nội. Sau phần phóng sự, từng người tiến lên rút kinh Mân Côi, rồi thắp nến cầu nguyện. Tất cả mọi người cùng chung một tấm lòng hòa với ánh nến lung linh, cả cộng đoàn quì đọc kinh Mân Côi cầu nguyện cho Tổng Giáo Phận Hà Nội với những bài hát rất hay, thật thánh thiện đã làm cho cả cộng đoàn cùng nâng tâm hồn lên tới Chúa thật sốt sắng và cảm thấy thật gần gũi với Tổng Giáo phận Hà Nội, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt và các Cha Dòng Chúa Cứu Thế.
Kết thúc buổi thắp nến là giờ chầu Thánh Thể cầu nguyện cho Giáo Hội, cho người cao tuổi, cho cộng đoàn giáo xứ và cho quê hương Việt Nam. Bài hát “Tìm về Chân Thiện Mỹ” được hát lên, cả cộng đoàn giơ cao ngọn nến hiệp thông cầu nguyện để mọi người biết tìm về đường ngay nẻo chính.
Mọi người ra về bình an với lời “Kinh Hòa Bình” được hát lên để hiệp thông với những tâm hồn của những người con Giáo xứ Hà Nội – Xóm Mới đối với Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, quí cha trong giáo phận cùng quí Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà và giáo dân của Tổng Giáo phận Hà Nội.
Tương Phản và Cầu Nguyện
Thiênhương Vũ
18:33 03/10/2008
Tương Phản và Cầu Nguyện
Cộng sản:
Vì cuộc sống khô cằn
Con người chai đá
Bằng lý tưởng cho mình
Là thần thánh của chính ta
Bản năng đâm chồi
Sinh lá kết hoa
Và tội ác chính nguồn
Gây tai họa
Bởi vì sao?
Con người thành chai đá
Thiếu tình yêu cho đời
Và nhân phẩm tối đa
Sống khô khan theo lý thuyết gian tà:
Vì tổ tiên con người
Chính là loài khỉ.
Người Công Giáo:
Ôi nhiệm mầu
Niềm tin là chân lý
Chúa yêu thương sáng tạo
Hình ảnh Người
Thật cao vời thánh thoát
Nét sáng tươi
Đời hoạt động và dạt dào
Ơn Thánh
Người Công Giáo
Cúi đầu thinh lặng
Nguyện cầu xin ý chỉ
Hòa Bình
Thắng hay thua
Không phải nhục vinh
Mà Chân lý
Ươm mầm trong hy vọng
Nến thắp sáng
Trong tâm hồn sống động
Của 80 triệu đồng bào
Bỗng thấy ánh bình minh
Qua đêm dài mảnh đất lại hồi sinh
Của tiếng vọng như sóng cuồn thác đổ.
Đất không mất đi
Đất sinh hoa lộc trổ
Kết muôn lòng thành khối yêu thương
Việt Nam ơi hãy nối lại con đường
Qua 33 năm dài trong bóng tối.
Ôi Ý Chúa Nhiệm Mầu
Lời Ngài vang dội
Yêu thương nhau
Xây đắp hòa bình
Loài khỉ người cũng do Chúa tác sinh
lời cầu nguyện: bỏ dần đi lớp khỉ
Nên sống theo con đường Chân lý
Của tình thương sự sống chan hòa
Mảnh đất cằn sẽ sinh lá kết hoa
Loài khỉ vượn sẽ vươn mình sống dậy
Là con người phải là người trong Thánh Ý
Ta nguyện cầu cho cộng sản hôm nay.
Cộng sản:
Vì cuộc sống khô cằn
Con người chai đá
Bằng lý tưởng cho mình
Là thần thánh của chính ta
Bản năng đâm chồi
Sinh lá kết hoa
Và tội ác chính nguồn
Gây tai họa
Bởi vì sao?
Con người thành chai đá
Thiếu tình yêu cho đời
Và nhân phẩm tối đa
Sống khô khan theo lý thuyết gian tà:
Vì tổ tiên con người
Chính là loài khỉ.
Người Công Giáo:
Ôi nhiệm mầu
Niềm tin là chân lý
Chúa yêu thương sáng tạo
Hình ảnh Người
Thật cao vời thánh thoát
Nét sáng tươi
Đời hoạt động và dạt dào
Ơn Thánh
Người Công Giáo
Cúi đầu thinh lặng
Nguyện cầu xin ý chỉ
Hòa Bình
Thắng hay thua
Không phải nhục vinh
Mà Chân lý
Ươm mầm trong hy vọng
Nến thắp sáng
Trong tâm hồn sống động
Của 80 triệu đồng bào
Bỗng thấy ánh bình minh
Qua đêm dài mảnh đất lại hồi sinh
Của tiếng vọng như sóng cuồn thác đổ.
Đất không mất đi
Đất sinh hoa lộc trổ
Kết muôn lòng thành khối yêu thương
Việt Nam ơi hãy nối lại con đường
Qua 33 năm dài trong bóng tối.
Ôi Ý Chúa Nhiệm Mầu
Lời Ngài vang dội
Yêu thương nhau
Xây đắp hòa bình
Loài khỉ người cũng do Chúa tác sinh
lời cầu nguyện: bỏ dần đi lớp khỉ
Nên sống theo con đường Chân lý
Của tình thương sự sống chan hòa
Mảnh đất cằn sẽ sinh lá kết hoa
Loài khỉ vượn sẽ vươn mình sống dậy
Là con người phải là người trong Thánh Ý
Ta nguyện cầu cho cộng sản hôm nay.
Bài nhạc: Hà nội Thái hà ơi!
CGVN giáo xứ Thánh Mẫu Maria (Hòa Lan) hiệp thông với TGP Hà nội
Lm. G. Trần Đức Hưng
19:26 03/10/2008
THƯ HIỆP THÔNG CỦA CỘNG ĐOÀN GIÁO XỨ THÁNH MẪU MARIA, HÒA LAN
Hòa Lan, ngày 3 tháng 10 năm 2008
Kính gửi Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt
Tổng Giáo Phận Hà Nội
Giáo Xứ Thái Hà và Quý Linh Mục Tu Sĩ Dòng Chúa Cứu Thế
Trọng kính Đức Tổng:
Từ ngày Đức Tổng lên tiếng yêu cầu chính quyền xử lý sự việc Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà theo sự thật, công lý và lương tri, thì nhà cầm quyền Việt Nam đã dùng những cuộc khủng bố, bạo hành song song với những cách cư xử gian dối, bất công hung bạo để cưỡng chiếm khu đất Tòa Khâm sứ và khu đất thuộc Giáo xứ Thái Hà.
Theo dõi qua những tin tức truyền thanh truyền hình và báo chí thế giới, giống như hầu hết người Việt hải ngoại, như anh chị em chúng con rất bất bình và phẫn nộ về cách hành xử của người cầm quyền Việt Nam, đã và đang tước đoạt tài sản của Giáo Hội cũng như của biết bao người dân Việt cách bất công và vô lý. Chúng con rất buồn và lo ngại cho sự an bình của Đức Tổng cũng như của toàn Giáo phận, đồng thời cho sự Tự Do Tín Ngưỡng, Nhân phẩm, Nhân quyền, Sự thật và Công lý trên Quê hương Việt Nam.
Chúng con đã thông tin và mời gọi mọi người trong cộng đoàn chúng con gia tăng cầu nguyện để cùng hiệp thông với Đức Tổng và TGP.Hà Nội nói riêng và với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói chung. Nguyện xin Thiên Chúa, với sự cầu bầu đặc biệt của Mẹ Maria và Thánh Giuse ban thêm sức mạnh, nghị lực, ơn khôn ngoan và can đảm để Đức Tổng và Tổng Giáo Phận vượt qua những thử thách đang phải đương đầu. Chúng con cũng chia sẻ tình hình hiện tại của Giáo Hội Việt Nam với Giáo Hội tại Hòa Lan để xin cùng hiệp thông, cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam và cho Đức Tổng Giám Mục cũng như cho toàn Giáo Phận.
Trọng kính Đức Tổng,
Việc những người cầm quyền Việt Nam cưỡng chiếm khu đất Tòa Khâm Sứ và của giáo xứ Thái Hà để làm vườn hoa hay dưới hình thức nào đi nữa cũng không che dấu được những gian manh, bất công và dã tâm của họ. Chúng con cũng xin bày tỏ thái độ phản kháng đối với những người lãnh đạo đất nước Việt Nam. Vì họ dùng quyền thế, bạo lực để ngang nhiên bóp méo sự thật, dùng nhiều thủ đoạn gian manh và thô bỉ để chiếm đoạt tài sản chung của các tôn giáo, đặc biệt của Giáo Hội Công Giáo, điển hình là của TGP.Hà Nội, cũng như gian manh bôi nhọ danh tính của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Trong tâm tình hiệp thông, cầu nguyện, hỗ trợ và đồng hành với Đức Tổng Giám Mục, quý Linh mục, Tu sĩ và toàn thể Giáo dân của Tổng Giáo Phận Hà Nội, chúng con xin hoàn toàn tán thành và ủng hộ đường lối đối thoại ôn hòa, sự tôn trọng Hiến Pháp, Sự Thật và Quyền Tự Do Tôn Giáo mà Đức Tổng cùng toàn thể Tổng Giáo Phận Hà Nội cũng như Giáo Hội hoàn vũ chủ trương theo đuổi dựa trên Tin Mừng và Yêu Thương.
Những ngày này, Đức Tổng Giám Mục và toàn thể Giáo phận đang phải trực diện, gánh chịu những khó khăn, sự gian trá và ác độc mà những người cộng sản cầm quyền ở Việt Nam gây ra. Nhưng cũng trong thời gian này, chúng con và biết bao người trên thế giới có lương tri, yêu chuộng hòa bình, sự thật và công lý một lòng hiệp thông, cầu nguyện và chia sẻ với Đức Tổng Giám Mục và Tổng Giáo Phận Hà Nội. Nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ Maria ban hoà bình, hạnh phúc, yêu thương trong công lý trên mọi người Dân Việt Nam nói chung, và đặc biệt cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng, nhất là cho Đức Tổng Giám mục, quý Cha, quý Tu Sĩ, và Anh Chị Em của Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Kính chúc Đức Tổng Giám Mục và Tổng Giáo Phận Hà Nội bình an, sức mạnh và kiên vững trước những thử thách, vì Thiên Chúa và Mẹ Maria luôn hiện diện, đồng hành và chia sẻ với Dân Chúa.
Xin hiệp thông trong Chúa Kitô Thập Giá và Vinh Quang,
Trọng kính,
Cộng đoàn Giáo xứ Thánh Mẫu Maria - Hòa Lan
Lm. G. Trần Đức Hưng, Quản nhiệm
Đại diện: HĐMV.GXTMM và
Hòa Lan, ngày 3 tháng 10 năm 2008
Kính gửi Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt
Tổng Giáo Phận Hà Nội
Giáo Xứ Thái Hà và Quý Linh Mục Tu Sĩ Dòng Chúa Cứu Thế
Trọng kính Đức Tổng:
Từ ngày Đức Tổng lên tiếng yêu cầu chính quyền xử lý sự việc Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà theo sự thật, công lý và lương tri, thì nhà cầm quyền Việt Nam đã dùng những cuộc khủng bố, bạo hành song song với những cách cư xử gian dối, bất công hung bạo để cưỡng chiếm khu đất Tòa Khâm sứ và khu đất thuộc Giáo xứ Thái Hà.
Theo dõi qua những tin tức truyền thanh truyền hình và báo chí thế giới, giống như hầu hết người Việt hải ngoại, như anh chị em chúng con rất bất bình và phẫn nộ về cách hành xử của người cầm quyền Việt Nam, đã và đang tước đoạt tài sản của Giáo Hội cũng như của biết bao người dân Việt cách bất công và vô lý. Chúng con rất buồn và lo ngại cho sự an bình của Đức Tổng cũng như của toàn Giáo phận, đồng thời cho sự Tự Do Tín Ngưỡng, Nhân phẩm, Nhân quyền, Sự thật và Công lý trên Quê hương Việt Nam.
Chúng con đã thông tin và mời gọi mọi người trong cộng đoàn chúng con gia tăng cầu nguyện để cùng hiệp thông với Đức Tổng và TGP.Hà Nội nói riêng và với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói chung. Nguyện xin Thiên Chúa, với sự cầu bầu đặc biệt của Mẹ Maria và Thánh Giuse ban thêm sức mạnh, nghị lực, ơn khôn ngoan và can đảm để Đức Tổng và Tổng Giáo Phận vượt qua những thử thách đang phải đương đầu. Chúng con cũng chia sẻ tình hình hiện tại của Giáo Hội Việt Nam với Giáo Hội tại Hòa Lan để xin cùng hiệp thông, cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam và cho Đức Tổng Giám Mục cũng như cho toàn Giáo Phận.
Trọng kính Đức Tổng,
Việc những người cầm quyền Việt Nam cưỡng chiếm khu đất Tòa Khâm Sứ và của giáo xứ Thái Hà để làm vườn hoa hay dưới hình thức nào đi nữa cũng không che dấu được những gian manh, bất công và dã tâm của họ. Chúng con cũng xin bày tỏ thái độ phản kháng đối với những người lãnh đạo đất nước Việt Nam. Vì họ dùng quyền thế, bạo lực để ngang nhiên bóp méo sự thật, dùng nhiều thủ đoạn gian manh và thô bỉ để chiếm đoạt tài sản chung của các tôn giáo, đặc biệt của Giáo Hội Công Giáo, điển hình là của TGP.Hà Nội, cũng như gian manh bôi nhọ danh tính của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Trong tâm tình hiệp thông, cầu nguyện, hỗ trợ và đồng hành với Đức Tổng Giám Mục, quý Linh mục, Tu sĩ và toàn thể Giáo dân của Tổng Giáo Phận Hà Nội, chúng con xin hoàn toàn tán thành và ủng hộ đường lối đối thoại ôn hòa, sự tôn trọng Hiến Pháp, Sự Thật và Quyền Tự Do Tôn Giáo mà Đức Tổng cùng toàn thể Tổng Giáo Phận Hà Nội cũng như Giáo Hội hoàn vũ chủ trương theo đuổi dựa trên Tin Mừng và Yêu Thương.
Những ngày này, Đức Tổng Giám Mục và toàn thể Giáo phận đang phải trực diện, gánh chịu những khó khăn, sự gian trá và ác độc mà những người cộng sản cầm quyền ở Việt Nam gây ra. Nhưng cũng trong thời gian này, chúng con và biết bao người trên thế giới có lương tri, yêu chuộng hòa bình, sự thật và công lý một lòng hiệp thông, cầu nguyện và chia sẻ với Đức Tổng Giám Mục và Tổng Giáo Phận Hà Nội. Nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ Maria ban hoà bình, hạnh phúc, yêu thương trong công lý trên mọi người Dân Việt Nam nói chung, và đặc biệt cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng, nhất là cho Đức Tổng Giám mục, quý Cha, quý Tu Sĩ, và Anh Chị Em của Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Kính chúc Đức Tổng Giám Mục và Tổng Giáo Phận Hà Nội bình an, sức mạnh và kiên vững trước những thử thách, vì Thiên Chúa và Mẹ Maria luôn hiện diện, đồng hành và chia sẻ với Dân Chúa.
Xin hiệp thông trong Chúa Kitô Thập Giá và Vinh Quang,
Trọng kính,
Cộng đoàn Giáo xứ Thánh Mẫu Maria - Hòa Lan
Lm. G. Trần Đức Hưng, Quản nhiệm
Đại diện: HĐMV.GXTMM và
Các Dân Cử gốc Việt vận động Công lý cho Giáo dân Việt Nam tại TGP Hà nội
Diệp Miên Trường
19:30 03/10/2008
Các Dân Cử gốc Việt vận động Công lý cho Giáo dân Việt Nam tại TGP Hà nội
(Westminster, CA) – Hầu hết các vị dân cử gốc Việt tại Quận Cam đã ký tên vào một lá thư chung gởi đến Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice để kêu gọi Chính Phủ Hoa Kỳ cấp tốc lên tiếng với chính quyền Việt Nam ngưng ngay những hành động đàn áp đối với các giáo dân Việt Nam đang cầu nguyện đòi trả lại đất tại Giáo Xứ Thái Hà cũng như Tòa Khâm Sứ tại Hà Nội. Bức thư được gởi qua fax và thư hỏa tốc vào ngày thứ tư 24 tháng 9.
Trong nhiều ngày qua, chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã đồng loạt tiến hành những hành động thô bạo với các giáo dân tham gia cầu nguyền, phóng viên ngoại quốc đang tường trình về diễn tiến buổi cầu nguyện và cả hàng giáo phẩm của Tổng Giáo Phận Hà Nội hay Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Lá thư chung đã giải thích những điểm chính rằng (1) đây là những hành động vi phạm trắng trợn quyền tự do tín ngưỡng và gia tăng chính sách thù nghịch đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, (2) những hành động này rõ ràng đã coi thường các nỗ lực đối thoại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trên những vấn đề vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo, và (3) đây là thêm một bằng chứng nữa để chứng tỏ rằng chính sách đối thoại trong xây dựng (constructive engagement policy) của Hoa Kỳ đã thất bại hoàn toàn trong việc đem lại những tiến bộ cụ thể trong những vấn đề quan trọng trong chính sách quốc gia của Hoa Kỳ.
Lá thư còn kêu gọi Chính Phủ Hoa Kỳ hãy duyệt lại các chính sách bang giao đối với Việt Nam trong khuôn khổ của Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ban hành năm 1998 và chính sách chung của Hoa Kỳ trong nỗ lực cổ võ cho tự do tôn giáo và tôn trọng nhân quyền, tự do và dân chủ trên toàn thế giới. Hành động cấp bách và cụ thể của Hoa Kỳ vào lúc này sẽ gởi một thông điệp mạnh mẽ nhằm khuyến khích Việt Nam tôn trọng trách nhiệm của mình với tư cách là một thành viên của Liên Hiệp Quốc đối với quyền tự do tôn giáo của người dân trong nước cũng như chấp nhận tiêu chuẩn tự do tôn giáo quốc tế ngõ hầu Việt Nam có thể tiếp tục được hưởng những lợi ích khác trong quan hệ ngoại giao và giao thương với Hoa Kỳ.
Lá thư chung được ký tên bởi các vị dân cử gốc Việt tại Miền Nam California như Thị Trưởng Rosemead John Trần, Nghị Viên Andy Quách và Tạ Đức Trí của Thành Phố Westminster, Nghị Viên Dina Nguyễn của Thành Phố Garden Grove, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove Nguyễn Quốc Lân và Phó Chủ Tịch Luật Nguyễn Quang Trung, Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Westminster Andrew Nguyễn và Giám Đốc Đặc Khu Vệ Sinh Diệp Miên Trường.
Trong tuần tới, Dân Biểu Trần Thái Văn sẽ hướng dẫn một phái đoàn đại diện cho Cộng Đồng Việt Nam đến Hoa Thịnh Đốn để vận động trực tiếp đối với các vị lãnh đạo của chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ cũng như Tòa Khâm Sứ của Tòa Thánh Vatican tại Hoa Kỳ.
(Westminster, CA) – Hầu hết các vị dân cử gốc Việt tại Quận Cam đã ký tên vào một lá thư chung gởi đến Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice để kêu gọi Chính Phủ Hoa Kỳ cấp tốc lên tiếng với chính quyền Việt Nam ngưng ngay những hành động đàn áp đối với các giáo dân Việt Nam đang cầu nguyện đòi trả lại đất tại Giáo Xứ Thái Hà cũng như Tòa Khâm Sứ tại Hà Nội. Bức thư được gởi qua fax và thư hỏa tốc vào ngày thứ tư 24 tháng 9.
Trong nhiều ngày qua, chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã đồng loạt tiến hành những hành động thô bạo với các giáo dân tham gia cầu nguyền, phóng viên ngoại quốc đang tường trình về diễn tiến buổi cầu nguyện và cả hàng giáo phẩm của Tổng Giáo Phận Hà Nội hay Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Lá thư chung đã giải thích những điểm chính rằng (1) đây là những hành động vi phạm trắng trợn quyền tự do tín ngưỡng và gia tăng chính sách thù nghịch đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, (2) những hành động này rõ ràng đã coi thường các nỗ lực đối thoại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trên những vấn đề vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo, và (3) đây là thêm một bằng chứng nữa để chứng tỏ rằng chính sách đối thoại trong xây dựng (constructive engagement policy) của Hoa Kỳ đã thất bại hoàn toàn trong việc đem lại những tiến bộ cụ thể trong những vấn đề quan trọng trong chính sách quốc gia của Hoa Kỳ.
Lá thư còn kêu gọi Chính Phủ Hoa Kỳ hãy duyệt lại các chính sách bang giao đối với Việt Nam trong khuôn khổ của Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ban hành năm 1998 và chính sách chung của Hoa Kỳ trong nỗ lực cổ võ cho tự do tôn giáo và tôn trọng nhân quyền, tự do và dân chủ trên toàn thế giới. Hành động cấp bách và cụ thể của Hoa Kỳ vào lúc này sẽ gởi một thông điệp mạnh mẽ nhằm khuyến khích Việt Nam tôn trọng trách nhiệm của mình với tư cách là một thành viên của Liên Hiệp Quốc đối với quyền tự do tôn giáo của người dân trong nước cũng như chấp nhận tiêu chuẩn tự do tôn giáo quốc tế ngõ hầu Việt Nam có thể tiếp tục được hưởng những lợi ích khác trong quan hệ ngoại giao và giao thương với Hoa Kỳ.
Lá thư chung được ký tên bởi các vị dân cử gốc Việt tại Miền Nam California như Thị Trưởng Rosemead John Trần, Nghị Viên Andy Quách và Tạ Đức Trí của Thành Phố Westminster, Nghị Viên Dina Nguyễn của Thành Phố Garden Grove, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove Nguyễn Quốc Lân và Phó Chủ Tịch Luật Nguyễn Quang Trung, Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Westminster Andrew Nguyễn và Giám Đốc Đặc Khu Vệ Sinh Diệp Miên Trường.
Trong tuần tới, Dân Biểu Trần Thái Văn sẽ hướng dẫn một phái đoàn đại diện cho Cộng Đồng Việt Nam đến Hoa Thịnh Đốn để vận động trực tiếp đối với các vị lãnh đạo của chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ cũng như Tòa Khâm Sứ của Tòa Thánh Vatican tại Hoa Kỳ.
Bài nhạc: Xin cám ơn
Nhạc & Lời: Thái Hà
19:40 03/10/2008
Nhà thờ Mạc Thượng bị quấy phá, đe doạ
Trà Mi - RFA
22:32 03/10/2008
Nhà thờ Mạc Thượng bị quấy phá, đe doạ
Sau sự việc Nhà Thờ Thái Hà bị côn đồ quấy phá đe doạ hôm 21/9/2008, Nhà Thờ Mạc Thượng thuộc Giáo Xứ Mạc Thượng ở xã Thiên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, cũng bị hàng trăm người kéo tới gây rối.
Trong khi kiến nghị của Giáo Xứ Mạc Thượng đòi lại đất đai bị nhà nước trưng dụng được đệ trình từ giữa thập niên 1990 tới nay vẫn chưa được giải quyết thoả đáng, liên tục từ Ngày 23 tới Ngày 27 Tháng Chín tới nay, Nhà thờ thường xuyên phải hứng chịu cảnh sách nhiễu, quấy phát.
Trà Mi có cuộc trao đổi với linh mục thường trực tại đây là Phó Xứ miền Thánh Đa, Tạ Hữu Phương, để tìm hiểu sự việc.
Trà Mi : Dạ thưa Linh Mục, chúng tôi được một số thông tin cho biết là Nhà Thờ Mạc Thượng đang gặp một số rắc rối do có một số thành phần đến quấy rối, thì xin được phép hỏi thăm Linh Mục về tình hình hiện tại ra sao ạ ?
LM Tạ Hữu Phương: Trong tuần qua thì (họ) có đến quấy rối. Cái số đến quấy rối đó rất là đông, lên đến mấy trăm đấy. Tất cả thành phần là người ở xã Thiên Lý này.
Trà Mi: Tức là họ là thành phần nhân dân hay là như thế nào ạ?
LM Tạ Hữu Phương: Dạ vâng. Thành phần nhân dân đấy.
Trà Mi: Dạ. Họ đến đó và họ yêu cầu những gì và họ có những hành động ra sao?
LM Tạ Hữu Phương : Khi họ đến nhà thờ thì họ la ó, chửi mắng, rồi là ném gạch vào nhà, đẩy đổ hàng rào, rồi là tháo cả cửa sổ phòng linh mục ném xuống ao, rồi là đẩy cổng đẩy kiếc... Nói chung là họ làm các hành động rất là mạnh.
Trà Mi: Thưa, theo chỗ Linh Mục thì lý do vì sao lại có những hành động này, thưa Linh Mục ?
LM Tạ Hữu Phương : Thì nó cũng liên quan đến đất cát, bởi vì ở chỗ chúng tôi ở thì có rất là nhiều lương dân, người Công Giáo rất là ít. Và sự kỳ thị giữa lương - giáo ở đây nó vẫn không được đoàn kết cho lắm. Vì cái đó mà ở đây họ muốn gây áp lực lên mình.
Trà Mi: Thưa, Linh Mục nói là vấn đề này liên quan đến vấn đề đất đai thì không biết là ở đây cũng có một sự tranh chấp như thế nào ?
LM Tạ Hữu Phương: Có nghĩa là đất ở đây thì trước đây là của nhà xứ, sau thời gian 60 năm không có linh mục thì xã họ đã quản lý và họ có hứa là khi nào có linh mục về thì sẽ giải quyết, nhưng mà linh mục về thì họ cũng không trả lời gì cả. Với nguyện vọng đó, giáo dân họ cũng lên tiếng.
Trà Mi : Dạ. Giáo dân lên tiếng bằng cách nào, thưa Linh Mục ?
LM Tạ Hữu Phương : Họ làm đơn để xin lại thôi.
Trà Mi : Cái đơn đó đã gửi đi những đâu ạ?
LM Tạ Hữu Phương: Đơn đó thì gửi đi từ cấp tỉnh đổ xuống ạ.
Trà Mi: Linh Mục đã có nhận được phản hồi nào về phía chính quyền chưa?
Bị đe dọa sau khi đệ trình kiến nghị đòi đất
LM Tạ Hữu Phương: Tối hôm 23/9 thì họ đến quậy phá, sáng hôm 24 thì xã họ có mời tôi cũng như là ban hành giáo ra để giải quyết cái đơn đó. Nhưng mà họ bảo là vấn đề đó thì họ không có thẩm quyền.
Trà Mi: Thế bên phía Nhà Thờ đòi lại đất đai thì có bằng chứng nào về cơ sở pháp lý để mà trưng ra theo yêu cầu của mình không ạ?
LM Tạ Hữu Phương : Về pháp lý thì chúng tôi có cơ sở, cũng có bản đồ từ Năm 1940 do Cha già Đề để lại.
Trà Mi: Và hiện bây giờ mảnh đất đó đang được quản lý như thế nào ạ ?
LM Tạ Hữu Phương : Bây giờ mảnh đất này thì đang chỉ còn mỗi nhà thờ là được sử dụng, còn chung quanh thì là họ cho dân đấu thấu ạ. Còn đất nhà xứ thì bây giờ họ xây trạm y tế lên.
Trà Mi : Thưa, khoảng đất mà phía nhà thờ và giáo dân muốn đòi lại thì diện tích bao nhiêu ạ ?
LM Tạ Hữu Phương: Là 7 mẫu 2 sào, 2 miếng ạ.
Trà Mi : Và sau khi có buổi làm việc đó rồi thì hướng giải quyết sắp tới như thế nào? Có tín hiệu nào không ạ?
LM Tạ Hữu Phương : Hiện nay thì vẫn chưa có tín hiệu nào cả.
Trà Mi: Thế Nhà Thờ có định tiếp tục khiếu nại lên cấp cao hơn ?
LM Tạ Hữu Phương : Cái đấy thì chúng tôi vẫn chưa nghĩ tới bởi vì chỗ này rất là hẻo lánh cho nên chúng tôi thấy tình hình xảy ra những ngày qua thì chúng tôi thấy rất là bất lực đối với chính quyền ạ.
Trà Mi: Dạ. Nhưng mà sự việc nhà thờ đòi lại đất đai cho là bị trưng thu đó thì xảy ra sau vụ Giáo Xứ Thái Hà, hay là cùng lúc, hoặc trước đó ạ?
Kiến nghị đòi đất từ năm 1996
LM Tạ Hữu Phương: Không. Mảnh đất này thì Giáo Xứ họ đã kiến nghị từ lâu lắm rồi, từ Năm 1996 ạ.
Trà Mi : Dạ. Từ Năm 1996 đến nay vẫn không có sự giải quyết thoả đáng ?
LM Tạ Hữu Phương: Vâng.
Trà Mi: Nhưng mà đột nhiên cái sự việc này nó lại nổi lên, lại có việc đến quấy rối như vậy?
LM Tạ Hữu Phương : Cũng có thể nó do tình hình ở trên Thái Hà cũng như là trên số 42 (Phố Nhà Chung, Hà Nội) nên tình hình nó như vậy. Cho nên tôi nghĩ là nó lấy cớ đó để nó áp đảo mình.
Trà Mi: Thưa Linh Mục, phía Nhà Thờ thì đã có những phản hồi hay là đề nghị đối thoại trực tiếp với phía chính quyền ra sao không ?
LM Tạ Hữu Phương: Hiện giờ thì chúng tôi vẫn chưa có ạ.
Trà Mi : Thế phía Nhà Thờ có xảy ra những cuộc cầu nguyện tập thể của giáo dân không ?
LM Tạ Hữu Phương : Dạ không.
Trà Mi: Tức là chỉ có kiến nghị, đơn thư để mà khiếu nại thôi?
LM Tạ Hữu Phương : Vâng.
Trà Mi: Thưa, khi Nhà Thờ bị những sự quấy rối đó thì Nhà Thờ có yêu cầu chính quyền bảo vệ an ninh cho mình ?
LM Tạ Hữu Phương: Khi bị quấy rối thì chúng tôi cũng đã đưa đơn đến các cấp, từ cấp tỉnh đố xuống, để bảo vệ, thì họ có cho công an huyện về.
Trà Mi: Thưa, Linh Mục nói có công an xuất hiện thì họ can thiệp ra sao?
LM Tạ Hữu Phương: Công an đến thì họ cũng chỉ bắt mọi người đi về thôi, cũng không ăn thua gì. Nó quấy rầy mất 5 tối liền, từ Ngày 23 Tháng Chín, rồi 24 - 25 - 26 - 27.
Trà Mi: Tức là từ Ngày 23 đến Ngày 27 Tháng Chín ?
LM Tạ Hữu Phương: Vâng. Cứ 7 giờ 30 tối là bắt đầu cho đến 10 giờ đêm. Nó cũng đe doạ là nó sẽ đánh linh mục rồi thế nọ thế kia.
Trà Mi: Cái vụ việc này trước đây đã từng xảy ra chưa, thưa Linh Mục?
LM Tạ Hữu Phương: Chưa ạ.
Trà Mi : Dạ. Và nó chỉ xảy ra sau vụ việc Giáo Xứ Thái Hà mà thôi ?
LM Tạ Hữu Phương: Vâng.
Trà Mi: Dạ. Cảm ơn Linh Mục rất nhiều về thời gian và những thông tin đã chía sẻ với chúng tôi.
Sau sự việc Nhà Thờ Thái Hà bị côn đồ quấy phá đe doạ hôm 21/9/2008, Nhà Thờ Mạc Thượng thuộc Giáo Xứ Mạc Thượng ở xã Thiên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, cũng bị hàng trăm người kéo tới gây rối.
Trong khi kiến nghị của Giáo Xứ Mạc Thượng đòi lại đất đai bị nhà nước trưng dụng được đệ trình từ giữa thập niên 1990 tới nay vẫn chưa được giải quyết thoả đáng, liên tục từ Ngày 23 tới Ngày 27 Tháng Chín tới nay, Nhà thờ thường xuyên phải hứng chịu cảnh sách nhiễu, quấy phát.
Trà Mi có cuộc trao đổi với linh mục thường trực tại đây là Phó Xứ miền Thánh Đa, Tạ Hữu Phương, để tìm hiểu sự việc.
Trà Mi : Dạ thưa Linh Mục, chúng tôi được một số thông tin cho biết là Nhà Thờ Mạc Thượng đang gặp một số rắc rối do có một số thành phần đến quấy rối, thì xin được phép hỏi thăm Linh Mục về tình hình hiện tại ra sao ạ ?
LM Tạ Hữu Phương: Trong tuần qua thì (họ) có đến quấy rối. Cái số đến quấy rối đó rất là đông, lên đến mấy trăm đấy. Tất cả thành phần là người ở xã Thiên Lý này.
Trà Mi: Tức là họ là thành phần nhân dân hay là như thế nào ạ?
LM Tạ Hữu Phương: Dạ vâng. Thành phần nhân dân đấy.
Trà Mi: Dạ. Họ đến đó và họ yêu cầu những gì và họ có những hành động ra sao?
LM Tạ Hữu Phương : Khi họ đến nhà thờ thì họ la ó, chửi mắng, rồi là ném gạch vào nhà, đẩy đổ hàng rào, rồi là tháo cả cửa sổ phòng linh mục ném xuống ao, rồi là đẩy cổng đẩy kiếc... Nói chung là họ làm các hành động rất là mạnh.
Trà Mi: Thưa, theo chỗ Linh Mục thì lý do vì sao lại có những hành động này, thưa Linh Mục ?
LM Tạ Hữu Phương : Thì nó cũng liên quan đến đất cát, bởi vì ở chỗ chúng tôi ở thì có rất là nhiều lương dân, người Công Giáo rất là ít. Và sự kỳ thị giữa lương - giáo ở đây nó vẫn không được đoàn kết cho lắm. Vì cái đó mà ở đây họ muốn gây áp lực lên mình.
Trà Mi: Thưa, Linh Mục nói là vấn đề này liên quan đến vấn đề đất đai thì không biết là ở đây cũng có một sự tranh chấp như thế nào ?
LM Tạ Hữu Phương: Có nghĩa là đất ở đây thì trước đây là của nhà xứ, sau thời gian 60 năm không có linh mục thì xã họ đã quản lý và họ có hứa là khi nào có linh mục về thì sẽ giải quyết, nhưng mà linh mục về thì họ cũng không trả lời gì cả. Với nguyện vọng đó, giáo dân họ cũng lên tiếng.
Trà Mi : Dạ. Giáo dân lên tiếng bằng cách nào, thưa Linh Mục ?
LM Tạ Hữu Phương : Họ làm đơn để xin lại thôi.
Trà Mi : Cái đơn đó đã gửi đi những đâu ạ?
LM Tạ Hữu Phương: Đơn đó thì gửi đi từ cấp tỉnh đổ xuống ạ.
Trà Mi: Linh Mục đã có nhận được phản hồi nào về phía chính quyền chưa?
Bị đe dọa sau khi đệ trình kiến nghị đòi đất
LM Tạ Hữu Phương: Tối hôm 23/9 thì họ đến quậy phá, sáng hôm 24 thì xã họ có mời tôi cũng như là ban hành giáo ra để giải quyết cái đơn đó. Nhưng mà họ bảo là vấn đề đó thì họ không có thẩm quyền.
Trà Mi: Thế bên phía Nhà Thờ đòi lại đất đai thì có bằng chứng nào về cơ sở pháp lý để mà trưng ra theo yêu cầu của mình không ạ?
LM Tạ Hữu Phương : Về pháp lý thì chúng tôi có cơ sở, cũng có bản đồ từ Năm 1940 do Cha già Đề để lại.
Trà Mi: Và hiện bây giờ mảnh đất đó đang được quản lý như thế nào ạ ?
LM Tạ Hữu Phương : Bây giờ mảnh đất này thì đang chỉ còn mỗi nhà thờ là được sử dụng, còn chung quanh thì là họ cho dân đấu thấu ạ. Còn đất nhà xứ thì bây giờ họ xây trạm y tế lên.
Trà Mi : Thưa, khoảng đất mà phía nhà thờ và giáo dân muốn đòi lại thì diện tích bao nhiêu ạ ?
LM Tạ Hữu Phương: Là 7 mẫu 2 sào, 2 miếng ạ.
Trà Mi : Và sau khi có buổi làm việc đó rồi thì hướng giải quyết sắp tới như thế nào? Có tín hiệu nào không ạ?
LM Tạ Hữu Phương : Hiện nay thì vẫn chưa có tín hiệu nào cả.
Trà Mi: Thế Nhà Thờ có định tiếp tục khiếu nại lên cấp cao hơn ?
LM Tạ Hữu Phương : Cái đấy thì chúng tôi vẫn chưa nghĩ tới bởi vì chỗ này rất là hẻo lánh cho nên chúng tôi thấy tình hình xảy ra những ngày qua thì chúng tôi thấy rất là bất lực đối với chính quyền ạ.
Trà Mi: Dạ. Nhưng mà sự việc nhà thờ đòi lại đất đai cho là bị trưng thu đó thì xảy ra sau vụ Giáo Xứ Thái Hà, hay là cùng lúc, hoặc trước đó ạ?
Kiến nghị đòi đất từ năm 1996
LM Tạ Hữu Phương: Không. Mảnh đất này thì Giáo Xứ họ đã kiến nghị từ lâu lắm rồi, từ Năm 1996 ạ.
Trà Mi : Dạ. Từ Năm 1996 đến nay vẫn không có sự giải quyết thoả đáng ?
LM Tạ Hữu Phương: Vâng.
Trà Mi: Nhưng mà đột nhiên cái sự việc này nó lại nổi lên, lại có việc đến quấy rối như vậy?
LM Tạ Hữu Phương : Cũng có thể nó do tình hình ở trên Thái Hà cũng như là trên số 42 (Phố Nhà Chung, Hà Nội) nên tình hình nó như vậy. Cho nên tôi nghĩ là nó lấy cớ đó để nó áp đảo mình.
Trà Mi: Thưa Linh Mục, phía Nhà Thờ thì đã có những phản hồi hay là đề nghị đối thoại trực tiếp với phía chính quyền ra sao không ?
LM Tạ Hữu Phương: Hiện giờ thì chúng tôi vẫn chưa có ạ.
Trà Mi : Thế phía Nhà Thờ có xảy ra những cuộc cầu nguyện tập thể của giáo dân không ?
LM Tạ Hữu Phương : Dạ không.
Trà Mi: Tức là chỉ có kiến nghị, đơn thư để mà khiếu nại thôi?
LM Tạ Hữu Phương : Vâng.
Trà Mi: Thưa, khi Nhà Thờ bị những sự quấy rối đó thì Nhà Thờ có yêu cầu chính quyền bảo vệ an ninh cho mình ?
LM Tạ Hữu Phương: Khi bị quấy rối thì chúng tôi cũng đã đưa đơn đến các cấp, từ cấp tỉnh đố xuống, để bảo vệ, thì họ có cho công an huyện về.
Trà Mi: Thưa, Linh Mục nói có công an xuất hiện thì họ can thiệp ra sao?
LM Tạ Hữu Phương: Công an đến thì họ cũng chỉ bắt mọi người đi về thôi, cũng không ăn thua gì. Nó quấy rầy mất 5 tối liền, từ Ngày 23 Tháng Chín, rồi 24 - 25 - 26 - 27.
Trà Mi: Tức là từ Ngày 23 đến Ngày 27 Tháng Chín ?
LM Tạ Hữu Phương: Vâng. Cứ 7 giờ 30 tối là bắt đầu cho đến 10 giờ đêm. Nó cũng đe doạ là nó sẽ đánh linh mục rồi thế nọ thế kia.
Trà Mi: Cái vụ việc này trước đây đã từng xảy ra chưa, thưa Linh Mục?
LM Tạ Hữu Phương: Chưa ạ.
Trà Mi : Dạ. Và nó chỉ xảy ra sau vụ việc Giáo Xứ Thái Hà mà thôi ?
LM Tạ Hữu Phương: Vâng.
Trà Mi: Dạ. Cảm ơn Linh Mục rất nhiều về thời gian và những thông tin đã chía sẻ với chúng tôi.
Sydney: Đêm thắp nến và hiệp thông với TGP Hà Nội
Hoàng Việt Nam
22:38 03/10/2008
Chiều ngày 3.10.2008, các báo chí, các đài Radio Sydney liên tục thông báo buổi Thắp Nến và Cầu Nguyện Hiệp Thông với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà tại Nhà Thờ Cabramatta, thủ đô Người Việt Nam Tỵ Nạn tại Úc Châu. Từ 4 giờ chiều, anh chị em trong Ban Tổ Chức vội vã đến hiện trường Nhà Thờ Sacred Heart’s Cabramatta để chuẩn bị. Vì thời gian dự định tổ chức quyết định gấp rút để kịp Hiệp Thông và Cầu nguyện cho Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà, nhất là sau khi HĐGM Việt Nam nói lên quan điểm ủng hộ sự kiện Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà, cũng như Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã thất hứa và không giải quyết được gì khi gặp gỡ quý Giám Mục đại diện HĐGM Việt Nam. Do đó, việc tổ chức gấp rút để hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam, Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà lúc này rất cần thiết. Vì thế, chỉ trong vòng hơn 1 tuần lễ, Ban Tổ Chức Đêm Thắp Nến và Cầu Nguyện, đã hết sức cố gắng vận động để có Đêm Thắp Nến và Cầu Nguyện tuyệt vời.
Các ngả đường đổ về Nhà Thờ Cabramatta kẹt xe dữ dội...Người ta cố gắng để đến sớm có chỗ parking...Khoảng 7 giờ tối, trong Nhà Thờ đã chật ních. Quý Vị quan khác, quý vị lãnh đạo tinh thần quý Tôn Giáo Bạn: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo, Cao Đài Giáo...Thượng Nghị Sĩ David Clarke, Nghị Viên Thành Phố Fairfield Trần Nhân, Ứng Cử Viên Dân Biểu đơn vị Cabramatta, Cô Đài Lê, Chiến Sĩ Võ Đại Tôn, Ông Breese Richard, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Xứ Cabramatta, Ông Võ Trí Dũng, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang NSW, Đại Diện các Phong Trào Đoàn Thể trong Cộng Đồng, các cơ quan truyền thông báo chí và radio...Tất cả đã vào vị trí những ghế danh dự hàng đầu...Các Thành Viên Hội Đồng Mục Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam với trang phục trân trọng đã có mặt từ sớm để tiếp đón quan khách và đồng bào...Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh đã chuẩn bị âm thanh từ lúc 4 giờ chiều, bây giờ đã đến chật khu vực ca đoàn với giàn orchestra nhỏ và giàn nhạc đặc biệt LBT Melody...
Đúng 7.30 tối, Quý Linh Mục: Cha Nguyễn Khoa Toàn, Tuyên Uý Trưởng, Cha Paul Văn Chi, người điều hợp, Cha Dương Thanh Liêm, Phó Nhà Thờ Chính Toà Sydney, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Mai Đào Hiền, Cha Phan Trọng Huy, Phó Xứ và thay mặt Cha Xứ Cabramatta, Cha Nguyễn Văn Hùng từ Đài Loan, Cha Krystof Chwalek đại diện Cộng Đồng Ba Lan, Cha Tomas đại diện Cộng Đồng Italia...đang đi xuống cuối Nhà Thờ bắt đầu Lễ Nghi Thắp Nến và Cầu Nguyện...3 hồi chiêng trống cổ truyền linh thiêng vang lên...Mọ người hướng lòng về quê hương, về Giáo Hội Mẹ Việt Nam,đặc biệt hiệp thông với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà thương mến nghìn trùng...Lời giới thiệu nêu rõ mục đích của Đêm Thắp Nến và Cầu Nguyện hôm nay, do anh Đỗ Ngọc Việt, Phó Nội Vụ của HĐMV Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam. Chúng ta về đây để cùng chia sẻ Cầu Nguyện, Hiệp Thông và đồng hành với Quê Hương Việt Nam, với Giáo Hội Mẹ Việt Nam, nhất là hiệp thông cầu nguyện cho Tổng Giáo Phận Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt anh hùng, và Giáo Xứ Thái Hà đang đau thương...Lời hướng dẫn như lôi kéo mọi tâm hồn trong hiệp thông với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà...Slide Show chiếu về những hình ảnh đàn áp, khủng bố, và ngược đãi của những công an dã man...Hình ảnh cầu nguyện của Tổng Giáo Phận Hà Nội tại Toà Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà...Hình ảnh người phụ nữ Công Giáo bị đánh mặt đầy máu...Hình ảnh những công an dữ dằn đang đàn áp cầu nguyện...Hình ảnh những “Thanh Niên Tình nguyện của thanh niên Cộng Sản” đằng đằng sát khí hiện rõ trên màn ảnh...Hình ảnh những đêm thắp sáng cầu nguyện tại Toà Khâm Sứ, tại Thái Hà, tại Nhà Thờ Chúa Cứu Thế Sàigòn, nhất là đêm Thắp Sáng và Cầu Nguyện tại California đông đúc...Nhìn thấy những giọt nước mắt cảm thông trên khuôn mặt những người trong Nhà Thờ và vì số người đông quá, phải đứng chật cả bên ngoài và phía đầu Nhà Thờ...Những giọt nước mắt chia sẻ và cảm thông, đồng hành và cầu nguyện cho đồng bào tôi đang bị trấn áp...Niềm xúc động dâng lên mênh mông...
Một đoạn phỏng vấn ngắn do Cha Văn Chi và Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải từ Thái Hà lên tiếng cám ơn Cộng Đồng, cám ơn Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần quý Tôn Giáo, cám ơn đồng bào Úc Châu đã hiệp thông và cầu nguyện cho Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà...
Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh với 4 Ca Đoàn: 3 ca đoàn Cabramatta, Mt Pritchard, các ca đoàn khác, cùng ban nhạc vang lên lời ca “Thắp Sáng Lên trong con Tình Yêu Chúa.” Đoàn Phụng Vụ tiến lên bàn thờ trong bầu khí trang nghiêm của Hiệp Thông và Cầu Nguyện...Ngàn ngàn ánh nến thắp lên lung linh sốt sắng hoà theo lời hát ngân vang như quyện vào nhau chia sẻ tình yêu thương với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà từ Úc Châu xa xôi...Quý Linh Mục đồng tế xếp hàng nghiêm trang trước Bàn Thờ Tổ Quốc uy linh...Hình bản đồ Việt Nam với nền Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, phía sau là 3 Đại Kỳ của Úc Đại Lợi, Đại Kỳ của Giáo Hội Công Giáo và Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ...Lư Hương và ánh nến cổ truyền lung linh hồn thiêng sông núi...Lời cầu nguyện tha thiết và xúc động của Cha Tuyên Uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn hướng về Quê Hương, hiệp thông với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Thái Hà, cầu nguyện cho Hoà Bình Công Lý sớm hoện thực trên Quê Hương Việt Nam...Quý Linh Mục Úc Việt theo tiếng trống xá hương 3 lần trước Bàn Thờ Tổ Quốc và cắm những áng hương Hiệp Thông và Cầu Nguyện...Sau đó, Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần Quý Tôn Giáo Bạn đồng xá hương Cầu Nguyện...Toàn thể Hội Đồng Mục Vụ đại diện cho cả Cộng Đồng dâng những áng hương nghi ngút...Sau cùng, Thượng Nghị Sĩ David Clarke, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do, Quý Quan Khách, Tuyền Thông Báo Chí...đều dâng những áng hương Hiệp Thông và cầu nguyện cho Quê Hương, cho Dân Tộc, đặc biệt hướng về Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà...
Trong tâm tình tràn ngập niềm xúc động, cộng đoàn cùng ca đoàn vang lên “Kinh Hoà Bình” của Thánh Phanxicô Khó Khăn. Lời Kinh đã vang lên liên tục gần một năm trời trong không gian của Toà Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà...Những ngàn ngàn ánh nến dâng cao Hiệp Thông, như đang sống với đồng bào Việt Nam trong các buổi cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình tại Hà Nội...Những giọt nước mắt trộn lẫn lời Kinh Hoà Bình linh thiêng như một ân tình gửi về Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà...
Tiếp theo, phần Thánh Lễ với tiếng hát Kinh Vinh Danh trang trọng...Lời cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình với các Bài Đọc Phụng Vụ...Cha Tuyên Uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn chia sẻ trong Bài Giảng về Công Lý và Hoà Bình, dựa trên lời Kinh Hoà Bình: “Đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Ngài đã nhắc nhở mọi người phải nhớ đến quê hương và các bậc tiền nhân, và đã là người tỵ nạn Cộng Sản thì không thể quên nỗi đau của đồng bào tại quê nhà. Thay mặt người công giáo Việt Nam, Linh mục Tuyên uý trưởng đã xác định lập trường của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: "Tôn giáo không làm chính trị, nhưng Tôn giáo không đứng ngoài lề xã hội.” Thánh Lễ tiếp tục sốt sắng...Tiếng hát Giấc Mơ Chưa Tròn vang lên của những người Việt Nam tha hương: “Giờ gặp lại nhau nơi miền đất lạ. Ôi sao là nhớ quê nhà xa xăm”...như thúc giục mọi người Việt Nam Hải Ngoại nhớ đến Quê Hương Việt Nam và Dân Tộc Việt Nam còn đang sống trong đoạ đầy. Số người tham dự quá đông, khoảng trên 2000 người. Do đó, rất đông người phải đứng bên ngoài sân Nhà Thờ và phía đầu Nhà Thờ, hiệp thông bằng theo dõi diễn tiến cầu nguyện với 2 màn đại vĩ tuyến được sắp đặt với thời gian kỷ lục...Quý Cha cho rước lễ được phân chia đồng đề cho các giáo dân tham dự Thánh Lễ cầu cho Công Lý và Hoà Bình...
Lời nguyện Kết Lễ với đôi lời cảm tạ của ông Giang Văn Hoan, chủ tịch Cộng Đồng CGVN Tổng Giáo Phận Sydney. Ông đã Đại diện Cộng Đồng Công Giáo cám ơn quý Cha, Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần Quý Tôn Giáo, Quý Vị Quan Khách, đã tích cực hưởng ứng Đêm Cầu Nguyện và Hiệp Thông với Quê Hương, với Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà.
Sau Phép lành kết thúc, rừng người cùng nhau tiến ra Đài Đức Mẹ Từ Ái trong khuôn viên Nhà Thờ, giống như những buổi cầu nguyện tại Toà Khâm Sứ và Linh Địa Đức Bà Thái Hà...Ngàn ngàn ánh nến lại thắp sáng lên như một giòng ánh sáng tuôn đổ về Đài Đức Mẹ Từ Ái...Lời cầu nguyện trong xúc động trước Mẹ Maria, Nữ Vương Việt Nam, Nữ Vương Hoà Bình tha thiết: “ Lạy Mẹ La Vang, Nữ Vương Việt Nam, Nữ Vương Hoà Bình, chúng con đến đây quay quần bên Mẹ, để cầu nguyện và nhớ về Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt chúng con cầu nguyện cho Tổng Giáo Phận Hà Nội, ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Quý Cha, Quý Tu Sĩ, và Cộng Đồng Dân Chúa TGP Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà. Chúng con dâng lên Mẹ Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam, Giáo Hội VN, nhất là ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Giáo Xứ Thái Hà đầy yêu thương. Chúng con cầu khấn Mẹ La Vang, Nữ Vương VN, Nữ Vương Hoà Bình, ban xuống niềm yêu thương, nền hoà bình Công Lý cho Quê Hương Con, cho Dân Tộc con, cho Giáo Hội VN, đặc biệt, xin Mẹ thương yêu hơn Tổng Giáo Phận Hà Nội, GX Thái Hà, ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt, đang trong cơn lầm than, áp bức, và đau thương. Chúng con tin Mẹ sẽ làm điều tốt nhất cho Quê Hương Dân Tộc Việt Nam, cho GH VN, đặc biệt cho TGP Hà Nội, Giáo Xứ Thái Hà. Chúng con tin tưởng cậy trông: Mẹ Sẽ Thắng, vì Mẹ là Mẹ của Quê Hương Việt Nam và là Mẹ của chúng con. Lạy Mẹ xin nghe lời chúng con cầu xin.
Lời Kinh Kính Mững vang lên sốt sắng. Sau cùng Lời Cầu Nguyện Cho Quê Hương “Mẹ ơi, đoái thương xem Nước Việt Nam”. Lời Kinh sau 33 năm mới được cất lên đầu tiên tại Sàigòn lại vang vọng trong khung trời Cabramatta với tâm tình sốt sắng, lồng trong tâm tư đầy xúc động của những người Việt Hải Ngoại thương nhớ và Cầu Nguyện cho Quê Hương, Hiệp Thông với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà.
Nghi thức Cầu Nguyện cho Hoà Bình và Công Lý chấm dứt...Trời bắt đầu đổ mưa...Mọi người vẫn còn lưu luyến chưa muốn về...Thượng Nghị Sĩ David Clarke tâm sự:
- It is wonderful night. Một đêm thật tuyệt vời. Chúng tôi hứa sẽ đưa chuyện vi phạm Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vào nghị trình Quốc Hội Úc Đại Lợi. Chúng ta phải làm thêm và làm nhiều hơn nữa...
Chúng tôi xúc động với tâm tình của Thượng Nghị Sĩ David Clarke, và chân thành cám ơn ông...Ông tiếp tục nói chuyện với rất nhiều người.
Chị Đài Lê, ứng cử viên Dân Biểu đơn Vị Cabramatta và là nhân viên của Đài Truyền Hình ABC Úc Châu tâm sự:
- Tôi rất sung sướng tham dự Đêm Thắp Nến và Cầu Nguyện cho Việt Nam. Lòng tràn ngập xúc động...Lúc chìm lắng vì cảm thông với đồng bào Việt Nam đang bị đàn áp...Lúc bay bổng với niềm tin tôn giáo dâng cao đầy tràn tình thương mến...Chưa bao giờ tôi được tham dự buổi cầu nguyện tốt đẹp như đêm nay...
Đại Đức Thích Phước Đạt, Giáo Hội PGVN, Thầy Nguyễn Văn Bán, Cao Đài Giáo, Thầy Nguyễn Văn Paul, Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo...tất cả đều nói lên tâm tình hiệp thông với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà...Chúng tôi hẹn nhau sẽ đồng hành trong những lần cầu nguyện và đòi hỏi về quyền Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền tại Việt Nam.
Các Báo Chì Việt Ngữ: Dân Việt, Việt Luận, Sàigòn Times, Văn Nghệ Tuần Báo...Các Radio: SBS, 2VNR, Việt Nam Sydney Radio, Tin Vui An Bình, Chân Trời Mới, Paltalk, Việt Nam Úc Châu Radio...đều có mặt để tường trình tại chỗ Đêm Thắp Nến và Cầu Nguyện cho Công Lý và Hoà Bình, Hiệp Thông với Quê Hương Việt Nam, đồng hành với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà...Mọi người tham dự Đêm Thắp Nến và Cầu Nguyện đều bày tỏ niềm yêu thương hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt đối với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà thân yêu.
Lạy Mẹ La Vang, Nữ Vương Việt Nam, Nữ Vương Hoà Bình, xin Mẹ thương đến Dân Tộc và Quê Hương Việt Nam, xin Mẹ nâng đỡ phù trì cho Tổng Giáo Phận Hà Nội, Giáo Xứ Thái Hà, nhất là bảo vệ chở che cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Quý Cha, và Anh Chị Em chúng con đang sống trong những trấn áp, những thách đố đầy nguy nan. Xin Mẹ ban Hoà Bình và Công Lý thật sự trên Quê Hương yêu thương của chúng con.
Đúng 7.30 tối, Quý Linh Mục: Cha Nguyễn Khoa Toàn, Tuyên Uý Trưởng, Cha Paul Văn Chi, người điều hợp, Cha Dương Thanh Liêm, Phó Nhà Thờ Chính Toà Sydney, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Mai Đào Hiền, Cha Phan Trọng Huy, Phó Xứ và thay mặt Cha Xứ Cabramatta, Cha Nguyễn Văn Hùng từ Đài Loan, Cha Krystof Chwalek đại diện Cộng Đồng Ba Lan, Cha Tomas đại diện Cộng Đồng Italia...đang đi xuống cuối Nhà Thờ bắt đầu Lễ Nghi Thắp Nến và Cầu Nguyện...3 hồi chiêng trống cổ truyền linh thiêng vang lên...Mọ người hướng lòng về quê hương, về Giáo Hội Mẹ Việt Nam,đặc biệt hiệp thông với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà thương mến nghìn trùng...Lời giới thiệu nêu rõ mục đích của Đêm Thắp Nến và Cầu Nguyện hôm nay, do anh Đỗ Ngọc Việt, Phó Nội Vụ của HĐMV Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam. Chúng ta về đây để cùng chia sẻ Cầu Nguyện, Hiệp Thông và đồng hành với Quê Hương Việt Nam, với Giáo Hội Mẹ Việt Nam, nhất là hiệp thông cầu nguyện cho Tổng Giáo Phận Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt anh hùng, và Giáo Xứ Thái Hà đang đau thương...Lời hướng dẫn như lôi kéo mọi tâm hồn trong hiệp thông với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà...Slide Show chiếu về những hình ảnh đàn áp, khủng bố, và ngược đãi của những công an dã man...Hình ảnh cầu nguyện của Tổng Giáo Phận Hà Nội tại Toà Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà...Hình ảnh người phụ nữ Công Giáo bị đánh mặt đầy máu...Hình ảnh những công an dữ dằn đang đàn áp cầu nguyện...Hình ảnh những “Thanh Niên Tình nguyện của thanh niên Cộng Sản” đằng đằng sát khí hiện rõ trên màn ảnh...Hình ảnh những đêm thắp sáng cầu nguyện tại Toà Khâm Sứ, tại Thái Hà, tại Nhà Thờ Chúa Cứu Thế Sàigòn, nhất là đêm Thắp Sáng và Cầu Nguyện tại California đông đúc...Nhìn thấy những giọt nước mắt cảm thông trên khuôn mặt những người trong Nhà Thờ và vì số người đông quá, phải đứng chật cả bên ngoài và phía đầu Nhà Thờ...Những giọt nước mắt chia sẻ và cảm thông, đồng hành và cầu nguyện cho đồng bào tôi đang bị trấn áp...Niềm xúc động dâng lên mênh mông...
Một đoạn phỏng vấn ngắn do Cha Văn Chi và Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải từ Thái Hà lên tiếng cám ơn Cộng Đồng, cám ơn Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần quý Tôn Giáo, cám ơn đồng bào Úc Châu đã hiệp thông và cầu nguyện cho Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà...
Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh với 4 Ca Đoàn: 3 ca đoàn Cabramatta, Mt Pritchard, các ca đoàn khác, cùng ban nhạc vang lên lời ca “Thắp Sáng Lên trong con Tình Yêu Chúa.” Đoàn Phụng Vụ tiến lên bàn thờ trong bầu khí trang nghiêm của Hiệp Thông và Cầu Nguyện...Ngàn ngàn ánh nến thắp lên lung linh sốt sắng hoà theo lời hát ngân vang như quyện vào nhau chia sẻ tình yêu thương với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà từ Úc Châu xa xôi...Quý Linh Mục đồng tế xếp hàng nghiêm trang trước Bàn Thờ Tổ Quốc uy linh...Hình bản đồ Việt Nam với nền Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, phía sau là 3 Đại Kỳ của Úc Đại Lợi, Đại Kỳ của Giáo Hội Công Giáo và Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ...Lư Hương và ánh nến cổ truyền lung linh hồn thiêng sông núi...Lời cầu nguyện tha thiết và xúc động của Cha Tuyên Uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn hướng về Quê Hương, hiệp thông với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Thái Hà, cầu nguyện cho Hoà Bình Công Lý sớm hoện thực trên Quê Hương Việt Nam...Quý Linh Mục Úc Việt theo tiếng trống xá hương 3 lần trước Bàn Thờ Tổ Quốc và cắm những áng hương Hiệp Thông và Cầu Nguyện...Sau đó, Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần Quý Tôn Giáo Bạn đồng xá hương Cầu Nguyện...Toàn thể Hội Đồng Mục Vụ đại diện cho cả Cộng Đồng dâng những áng hương nghi ngút...Sau cùng, Thượng Nghị Sĩ David Clarke, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do, Quý Quan Khách, Tuyền Thông Báo Chí...đều dâng những áng hương Hiệp Thông và cầu nguyện cho Quê Hương, cho Dân Tộc, đặc biệt hướng về Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà...
Trong tâm tình tràn ngập niềm xúc động, cộng đoàn cùng ca đoàn vang lên “Kinh Hoà Bình” của Thánh Phanxicô Khó Khăn. Lời Kinh đã vang lên liên tục gần một năm trời trong không gian của Toà Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà...Những ngàn ngàn ánh nến dâng cao Hiệp Thông, như đang sống với đồng bào Việt Nam trong các buổi cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình tại Hà Nội...Những giọt nước mắt trộn lẫn lời Kinh Hoà Bình linh thiêng như một ân tình gửi về Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà...
Tiếp theo, phần Thánh Lễ với tiếng hát Kinh Vinh Danh trang trọng...Lời cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình với các Bài Đọc Phụng Vụ...Cha Tuyên Uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn chia sẻ trong Bài Giảng về Công Lý và Hoà Bình, dựa trên lời Kinh Hoà Bình: “Đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Ngài đã nhắc nhở mọi người phải nhớ đến quê hương và các bậc tiền nhân, và đã là người tỵ nạn Cộng Sản thì không thể quên nỗi đau của đồng bào tại quê nhà. Thay mặt người công giáo Việt Nam, Linh mục Tuyên uý trưởng đã xác định lập trường của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: "Tôn giáo không làm chính trị, nhưng Tôn giáo không đứng ngoài lề xã hội.” Thánh Lễ tiếp tục sốt sắng...Tiếng hát Giấc Mơ Chưa Tròn vang lên của những người Việt Nam tha hương: “Giờ gặp lại nhau nơi miền đất lạ. Ôi sao là nhớ quê nhà xa xăm”...như thúc giục mọi người Việt Nam Hải Ngoại nhớ đến Quê Hương Việt Nam và Dân Tộc Việt Nam còn đang sống trong đoạ đầy. Số người tham dự quá đông, khoảng trên 2000 người. Do đó, rất đông người phải đứng bên ngoài sân Nhà Thờ và phía đầu Nhà Thờ, hiệp thông bằng theo dõi diễn tiến cầu nguyện với 2 màn đại vĩ tuyến được sắp đặt với thời gian kỷ lục...Quý Cha cho rước lễ được phân chia đồng đề cho các giáo dân tham dự Thánh Lễ cầu cho Công Lý và Hoà Bình...
Lời nguyện Kết Lễ với đôi lời cảm tạ của ông Giang Văn Hoan, chủ tịch Cộng Đồng CGVN Tổng Giáo Phận Sydney. Ông đã Đại diện Cộng Đồng Công Giáo cám ơn quý Cha, Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần Quý Tôn Giáo, Quý Vị Quan Khách, đã tích cực hưởng ứng Đêm Cầu Nguyện và Hiệp Thông với Quê Hương, với Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà.
Sau Phép lành kết thúc, rừng người cùng nhau tiến ra Đài Đức Mẹ Từ Ái trong khuôn viên Nhà Thờ, giống như những buổi cầu nguyện tại Toà Khâm Sứ và Linh Địa Đức Bà Thái Hà...Ngàn ngàn ánh nến lại thắp sáng lên như một giòng ánh sáng tuôn đổ về Đài Đức Mẹ Từ Ái...Lời cầu nguyện trong xúc động trước Mẹ Maria, Nữ Vương Việt Nam, Nữ Vương Hoà Bình tha thiết: “ Lạy Mẹ La Vang, Nữ Vương Việt Nam, Nữ Vương Hoà Bình, chúng con đến đây quay quần bên Mẹ, để cầu nguyện và nhớ về Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt chúng con cầu nguyện cho Tổng Giáo Phận Hà Nội, ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Quý Cha, Quý Tu Sĩ, và Cộng Đồng Dân Chúa TGP Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà. Chúng con dâng lên Mẹ Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam, Giáo Hội VN, nhất là ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Giáo Xứ Thái Hà đầy yêu thương. Chúng con cầu khấn Mẹ La Vang, Nữ Vương VN, Nữ Vương Hoà Bình, ban xuống niềm yêu thương, nền hoà bình Công Lý cho Quê Hương Con, cho Dân Tộc con, cho Giáo Hội VN, đặc biệt, xin Mẹ thương yêu hơn Tổng Giáo Phận Hà Nội, GX Thái Hà, ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt, đang trong cơn lầm than, áp bức, và đau thương. Chúng con tin Mẹ sẽ làm điều tốt nhất cho Quê Hương Dân Tộc Việt Nam, cho GH VN, đặc biệt cho TGP Hà Nội, Giáo Xứ Thái Hà. Chúng con tin tưởng cậy trông: Mẹ Sẽ Thắng, vì Mẹ là Mẹ của Quê Hương Việt Nam và là Mẹ của chúng con. Lạy Mẹ xin nghe lời chúng con cầu xin.
Lời Kinh Kính Mững vang lên sốt sắng. Sau cùng Lời Cầu Nguyện Cho Quê Hương “Mẹ ơi, đoái thương xem Nước Việt Nam”. Lời Kinh sau 33 năm mới được cất lên đầu tiên tại Sàigòn lại vang vọng trong khung trời Cabramatta với tâm tình sốt sắng, lồng trong tâm tư đầy xúc động của những người Việt Hải Ngoại thương nhớ và Cầu Nguyện cho Quê Hương, Hiệp Thông với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà.
Nghi thức Cầu Nguyện cho Hoà Bình và Công Lý chấm dứt...Trời bắt đầu đổ mưa...Mọi người vẫn còn lưu luyến chưa muốn về...Thượng Nghị Sĩ David Clarke tâm sự:
- It is wonderful night. Một đêm thật tuyệt vời. Chúng tôi hứa sẽ đưa chuyện vi phạm Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vào nghị trình Quốc Hội Úc Đại Lợi. Chúng ta phải làm thêm và làm nhiều hơn nữa...
Chúng tôi xúc động với tâm tình của Thượng Nghị Sĩ David Clarke, và chân thành cám ơn ông...Ông tiếp tục nói chuyện với rất nhiều người.
Chị Đài Lê, ứng cử viên Dân Biểu đơn Vị Cabramatta và là nhân viên của Đài Truyền Hình ABC Úc Châu tâm sự:
- Tôi rất sung sướng tham dự Đêm Thắp Nến và Cầu Nguyện cho Việt Nam. Lòng tràn ngập xúc động...Lúc chìm lắng vì cảm thông với đồng bào Việt Nam đang bị đàn áp...Lúc bay bổng với niềm tin tôn giáo dâng cao đầy tràn tình thương mến...Chưa bao giờ tôi được tham dự buổi cầu nguyện tốt đẹp như đêm nay...
Đại Đức Thích Phước Đạt, Giáo Hội PGVN, Thầy Nguyễn Văn Bán, Cao Đài Giáo, Thầy Nguyễn Văn Paul, Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo...tất cả đều nói lên tâm tình hiệp thông với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà...Chúng tôi hẹn nhau sẽ đồng hành trong những lần cầu nguyện và đòi hỏi về quyền Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền tại Việt Nam.
Các Báo Chì Việt Ngữ: Dân Việt, Việt Luận, Sàigòn Times, Văn Nghệ Tuần Báo...Các Radio: SBS, 2VNR, Việt Nam Sydney Radio, Tin Vui An Bình, Chân Trời Mới, Paltalk, Việt Nam Úc Châu Radio...đều có mặt để tường trình tại chỗ Đêm Thắp Nến và Cầu Nguyện cho Công Lý và Hoà Bình, Hiệp Thông với Quê Hương Việt Nam, đồng hành với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà...Mọi người tham dự Đêm Thắp Nến và Cầu Nguyện đều bày tỏ niềm yêu thương hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt đối với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà thân yêu.
Lạy Mẹ La Vang, Nữ Vương Việt Nam, Nữ Vương Hoà Bình, xin Mẹ thương đến Dân Tộc và Quê Hương Việt Nam, xin Mẹ nâng đỡ phù trì cho Tổng Giáo Phận Hà Nội, Giáo Xứ Thái Hà, nhất là bảo vệ chở che cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Quý Cha, và Anh Chị Em chúng con đang sống trong những trấn áp, những thách đố đầy nguy nan. Xin Mẹ ban Hoà Bình và Công Lý thật sự trên Quê Hương yêu thương của chúng con.
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Liên Đoàn CGVN/HK giới thiệu: Chương Trình Học Hỏi Về Thánh Phaolô
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
17:50 03/10/2008
Chương Trình Sống Đạo Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ:
Giới Thiệu Chương Trình Học Hỏi Về Thánh Phaolô
Kính thưa Đức Cha Mai Thanh Lương,
quý Đức Ông, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ
và cộng đồng dân Chúa tại Hoa Kỳ,
Sau nhiều tháng ngày vất vả chuẩn bị, Chương Trình Sống Đạo của Liên Đoàn trân trọng giới thiệu một Chương Trình Học Hỏi về Thánh Phaolô, do Ủy Ban Thần Học soạn thảo giúp chúng ta có cơ hội hiểu biết nhiều hơn về thánh nhân trong năm nay - năm Thánh Phaolô.
Chương Trình sẽ lần lượt giới thiệu những bài học hỏi, có nội dung xoay quanh về Thánh Phaolô và công cuộc Truyền Giáo của ngài. Những bài viết này được trình bày dễ hiểu, và sẵn sàng để in ra xử dụng.
Kính xin quý Cha Chủ Tịch Miền thông tin, đặc biệt xin giới thiệu đến tất cả quý Cha coi sóc các Giáo Xứ, các Cộng Đoàn, quý Cha Bề Trên và quý Soeur Bề Trên trong các Miền của mình về chương trình này, và cũng đề nghị cho phổ biến rộng rãi để mọi người có dịp học hỏi.
Một đề nghị: mỗi tuần copy 1 bài, và cho đi kèm vào trong bulletin của giáo xứ hay cộng đoàn mình. Hiện đã có sẵn sàng 8 Bài Học Hỏi cho hai tháng liên tiếp.
Ủy Ban Thần Học cũng vẫn đang tiếp tục làm việc để sẽ giới thiệu thêm những bài học khác trong các tháng sau đó.
Chương Trình này cũng được đăng tải rộng rãi trên hai mạng lưới: liendoancongiao@org và vietcatholic.net. Liên Đoàn hoàn toàn khuyến khích các website, và báo chí công giáo đăng tải rộng rãi để phục vụ đại chúng.
Chân thành cám ơn Cha Trưởng Ban Ủy Ban Thần Học, đã vất vả làm việc.
Xin trân trọng giới thiệu đến tất cả mọi người.
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
Chủ Tịch Liên Đoàn
SỐNG NĂM THÁNH PHAOLÔ 2008-29.06-2009
Bài 1 - Thánh Phaolô là ai?
Chúng ta không biết nhiều về thánh Phaolô trước khi Ngài gặp Đức Giêsu trên đường Damascus. Nhiều dữ kiện về con người Phaolô dựa vào sách Công Vụ Tông Đồ, vì thánh Phaolô không nói nhiều về lịch sử mình trong những thư Ngài viết cho các giáo đoàn.
Thánh Phaolô sinh tại Tarsus (Cv, 9:11; 21:39; 22:3) một thành phố phía đông của biển Địa Trung Hải (ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) vào khoảng năm 8 (nhiều sử gia phỏng đoán giữa năm 5-10 sau công nguyên). Ngài lớn lên và được giáo dục ở Jerusalem với một thầy Rabbi nổi tiếng đương thời là Gamaliel (Cv 22:3) nhằm trở nên một Pharisiêu (Biệt Phái), và sau này Ngài là một Pharisiêu nhiệt thành (Cv 23:6; 26:5; Phil 3:4-6; Gal 1:13-14).
Thánh Phaolô nói tiếng Hi Lạp, ngôn ngữ được dùng phổ biến thời bấy giờ (Cv 21:37), và tiếng Aram của người Do Thái vùng Palestine (Cv 21:40; 22:2). Ngài có quốc tịch Rôma, quyền ưu tiên này cho Ngài nhiều quyền lợi sau này trong đời sống truyền giáo (Cv 16:37-38; 22:25-29; 23:27).
Là một Pharisiêu nhiệt tâm với Do Thái giáo, Phaolô truy bắt những Kitô hữu tin theo Đức Giêsu Kitô (Cv 7:54-8:1; 9;1-4; 1 Cor 15:9; Gal 1:13; Phil 3:6). Vì theo Phaolô, Ông Giêsu bị lên án chết như một tử tội chứng tỏ đây là dấu hiệu bị Thiên Chúa nguyền rủa hơn là được Thiên Chúa chúc phúc.
Sau khi gặp gỡ Đức Giêsu Kitô trên đường Damascus (khoảng năm 34), Phaolô (trước có tên Do Thái là Saolô) dành hơn 30 năm để rao giảng tin mừng Đức Kitô, với 3 hành trình truyền giáo trong khu vực Địa Trung Hải.
Trong Tân Ước kê khai 13 thư với tên thánh Phaolô là tác giả. Ngày nay, phần lớn các nhà Kinh Thánh tin rằng 7 thư được chính thánh Phaolô viết gồm: thư gởi Rôma, 1 và 2 Côrintô, Galata, Philipphê, 1 Thesalonica và Philemon. Và 6 thư còn lại có thể được những người khác viết nhân danh Phaolô, gồm: Ephêsô, Côlôsê, 2 Thesalonica, 1 và 2 Timôtê và Titô.
Ngài chết tại Rôma khoảng năm 62-64, và theo truyền thuyết là bị chém đầu (dựa vào thư 1 Clementê viết khoảng năm 96, và dựa vào sách gọi là Công Vụ Phaolô viết khoảng năm 185-195).
-------------
Nếu bạn có câu hỏi liên hệ, xin viết về các địa chỉ sau đây:
Cha Matthew Nguyễn Khắc Hy, S.S. – hnguyen@@stmarys.edu
Bản Tin Liên Đoàn – bantinliendoan@gmail.com
231 Rothell Road Extension, Toccoa, Georgia 30577
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cẩm Nang về Bầu Cử Xã Hội và Trách Nhiệm của Lương Tâm Công Giáo
Anthony Lê
16:18 03/10/2008
Cẩm Nang về Bầu Cử Xã Hội và Trách Nhiệm của Lương Tâm Công Giáo
Lời Mở Đầu.. .
Từ đây đến ngày bầu cử chính thức, ngày 4 tháng 11 năm 2008 sắp tới, sẽ không còn bao lâu nữa. Với cuộc tranh luận giữa 2 ứng cử viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống sắp hồi kết thúc, thì trách nhiệm và quyết định còn lại là thuộc về giới cử tri, nhất là những cử tri gốc Công Giáo và Kitô Giáo, những người Mỹ thuộc dòng chính hay bản xứ lẫn những người Mỹ gốc Việt chúng ta, trước những vấn đề hết sức bức xúc nhất của đạo đức và lương tâm Công Giáo.
Chưa có cuộc bầu cử Tổng Thống nào trong lịch sử của Hoa Kỳ lại mang tính chất trầm trọng về mặt đạo đức và luân lý như là cuộc bầu cử Tổng Thống sắp tới này.
Làm sao để chọn ra được ứng cử viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống đúng đắn và chung thủy nhất so với những giảng dạy về đạo đức, truyền thống, và luân lý nền tảng của Giáo Hội? Lương tâm là gì? Đâu mới là trách nhiệm đúng đắn nhất của lương tâm Công Giáo? Vấn đề nào thuộc về đạo đức và luân lý nền tảng của Giáo Hội? vân vân...
Như đã có dịp chia sẽ với Quý Vị độc giả VietCatholic trong những bài viết thuộc về lãnh vực chánh trị trước đây, nói gì thì nói, đối với người Công Giáo chúng ta, cho dẫu vào bất cứ lúc nào hay vào bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, thì vấn đề đạo đức và luân lý Công Giáo phải luôn là tiêu chuẩn hàng đầu, và tối quan trọng nhất, khi chúng ta đặt chân đến nơi bầu cử, để bầu chọn ra ứng cử viên xứng đáng nhất để đại diện cho chúng ta, và nhất là cho lương tâm Kitô Giáo trong sáng của chúng ta, vì rằng vào Ngày Cánh Chung, Thiên Chúa sẽ phán xử chúng ta về nghĩa vụ công dân Kitô Giáo đó, và về những lựa chọn theo đúng với những giảng dạy truyền thống của Đạo Công Giáo chúng ta.
Chúng ta phải bỏ ra ngoài những tị hiềm cá nhân, hay những điểm không thích nho nhỏ, chẳng hạn như: tương lai của nền kinh tế, tình trạng môi sinh, tính xác thực của cuộc chiến, đạo luật Không Để Cho Trẻ Nào Rơi Lại Đằng Sau (No Child Left Behind Act), chuyện dùng Ngân Sách của chính phủ Liên Bang để tài trợ cho việc nghiên cứu phôi thai, việc khai mỏ dầu ở vùng vịnh Alaska, Thỏa Ước về Môi Sinh Kyoto, việc cấm các loại vũ khí có tính giết người mà cảnh sát thường dùng, việc kiểm tra nguồn gốc trước khi mua súng, Đạo Luật Ái Quốc, việc giam tù nhân chiến tranh tại đảo Guantanamo, việc tra tấn tù nhân bằng cách cho ngập nước, chuyện cung cấp cơ hội để trở thành các công dân Hoa Kỳ chính thức đối với những di dân lậu, chuyện rào chắn các cửa biên giới, vân vân..., hay những vấn đề khác được cho là quan trọng nhất của chúng ta, để đặt vấn đề đạo đức và lương tâm Kitô Giáo trong sáng lên hàng đầu, vì hậu quả của hành động mà chúng ta bầu ra ứng cử viên một cách thiếu suy nghĩ và hời hợt, sẽ rất là đau đớn và nặng nề, không những ảnh hưởng đến cá nhân chúng ta, mà còn đến cả hàng triệu triệu các thế hệ trẻ của Hoa Kỳ, và của con cái chúng ta sau này.
Nền đạo đức và luân lý Kitô Giáo của đất nước Hoa Kỳ, và của cả thế giới sẽ rơi về đâu?
Câu trả lời là tùy thuộc nơi mỗi người chúng ta, nơi bè bạn của chúng ta, và nơi cộng đồng của chúng ta; chúng ta đã đóng góp được gì cho sự thăng tiến lành mạnh, hay sự sụp đổ suy đồi đó?...... vì rằng Thiên Chúa sẽ vặn hỏi chúng ta những câu này, khi chúng ta còn có dịp để được diện đối với Ngài!
Một Vị lãnh đạo anh minh biết tôn trọng các giá trị nền tảng về đạo đức và luân lý, sẽ là vị lãnh đạo có tâm hồn minh mẫn, và đầu óc trong sáng vì Vị ấy luôn được Thiên Chúa chúc phúc chở che cộng với lời nguyện cầu của hàng triệu triệu dân, hòng từ đó biết sáng suốt để hoạch định ra các chính sách quốc nội cũng như quốc ngoại đúng đắn và hợp với lòng dân, có như thế thì những người nghèo khổ, già yếu, bệnh tật, vân vân... mới được chú trọng đến. Vị lãnh đạo anh minh đó sẽ thừa biết cách để "gây thêm bạn," và giảm "bớt thù" hòng mang lại nền hòa bình trường cửu cho cả quốc gia lẫn thế giới.
Nếu nền tảng đạo đức và luân lý suy yếu hay vắng bóng nơi vị lãnh đạo đó, thì tất cả mọi việc đều phải sụp đổ theo, vì tâm hồn lúc nào cũng bị xâu xé bởi ma quỷ, bởi những ý tưởng ác ôn, thù hận, vì phe phái, chủng tộc, vì lợi ích Đảng phái cũng như cá nhân, vân vân... khi đó đất nước sẽ bất ổn và có thể dẫn đến nguy cơ bị diệt vong.
Viết, sưu tập và chia sẽ những dòng nghĩ suy và khắc khoải này, từ nơi vùng chiến tuyến sôi bỏng của đất nước Afganistan, mục đích chính của người viết không gì khác hơn là kính mong Quý Vị độc giả hãy cùng hiệp sức bằng chính hành động hay lời cầu nguyện, để giúp lan truyền những ý tưởng chính của bài viết này, để cùng nhau chúng ta dựng xây lại một nền văn minh tình thương biết tôn trọng sự sống của nhau, nhất là của các trẻ sơ sinh - những em yếu thế nhất - nơi xã hội này!
Cấu Trúc của Bài Viết.. .
Để giúp Quý Vị dễ dàng theo dõi, bài viết được tổ chức dưới dạng như sau:
Và dĩ nhiên, người viết dựa trên Thánh Kinh, Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (Catechism of the Catholic Church hay CCC); Bộ Giáo Luật (Code of Canon Law hay CIC theo tiếng La Tinh); cùng các Văn Kiện khác của Giáo Hội, để viết ra bài viết này.
Bài Viết Chính.... .
A. Lương Tâm là gì và Vai Trò của Lương Tâm?
Lương Tâm chính là một tiếng động hoặc một tín hiệu báo nguy. Nó cảnh cáo chúng ta khi chúng ta sắp sửa làm điều gì đó mà chúng ta thừa biết là không đúng hay sai trái. Lương Tâm, tự bản chất của nó, không quyết định được đầu là đúng và đâu là sai. Để cho Lương Tâm của chúng ta hoạt động đúng đắn, thì Lương Tâm đó cần phải được thông tin hay giáo dục một cách đúng đắn - điều đó có nghĩa là, chúng ta phải tự thông báo cho chính ch1ung ta biết được đâu là điều đúng đắn nhất và đâu là điều sai trái, hay lỗi đạo nhất. Chỉ khi nào có được như vậy thì Lương Tâm của chúng ta mới có thể trở thành một sự hướng dẫn đúng đắn và đáng tin cậy được cho chính bản thân của chúng ta.
Rủi thay, ngày hôm nay có rất nhiều người Công Giáo, gốc Việt cũng như bản xứ, đã không thể tự họ hình thành nên Lương Tâm đúng đắn nhất cho chính bản thân họ trước những vấn đề nền tảng thuộc về đạo đức và luân lý. Hệ quả của việc này chính là Lương Tâm của họ đã không thể tự "báo động" cho họ được vào lúc thời gian đã trở nên chín mùi, kể cả vào ngay ngày bầu cử chính thức vào Tháng 11/2008 sắp tới.
Một Lương Tâm được thông tin và giáo dục đầy đủ sẽ không bao giờ đi phản ngược lại với những giảng dạy của Giáo Hội về các trị đạo đức và luân lý nền tảng cho được. Vì chính lý do đó, nếu chúng ta không chắc rằng Lương Tâm của chúng ta sẽ dẫn chúng ta về đâu khi chúng ta vào phòng bỏ phiếu, thì chúng ta lúc này nên đặt trọn niềm tin tưởng và tín thác của chúng ta vào những giảng dạy không mệt mõi và liên lũy của Giáo Hội về các vấn đề có liên quan đến đạo đức và luân lý Kitô Giáo.
Nếu chẳng may, qua những hoàn cảnh tréo ngoe, xuôi ngược nào đó trước kia mà Lương Tâm của chúng ta đã bị đánh mất, hay lạc vào gió bụi của trần đời, thì cũng chưa muộn lắm đâu, để bắt đầu hình thành nên một Lương Tâm Công Giáo đúng đắn mới.
Và để làm được điều đó, xin kính mời Quý Vị hãy dõi theo lại bài viết của tác giả được đặng trên VietCatholic vào ngày 20 tháng 8 năm 2007 có nhan đề: "Làm thế nào để hình thành nên một Lương Tâm Công Giáo đúng đắn theo Sự Thật?" tại địa chỉ: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=46565
Lương Tâm, suy cho cùng, không phải là cái gì đó, hay điều gì đó nhằm cho phép chúng ta tự bào chữa hay thanh minh về bất kỳ hành động nào đó mà chúng ta đang làm hay đã làm hoặc dự định sẽ làm. Lương Tâm cũng chẳng phải là một thứ "cảm xúc" thuần túy về điều mà chúng ta nên làm hay không nên làm. Hay nói một cách đúng đắn hơn, Lương Tâm chính là tiếng nói của Thiên Chúa cứ mãi đánh động hay thổn thức theo từng nhịp điệu nhỏ nhỏ, văng vẳng, ngay trong chính trái tim của nhân loại con người, để nhằm mạc khải ra Sự Thật cho chúng ta và gọi kêu chúng ta hãy làm điều gì đó đúng đắn, hòng dập tắt đi những gì thuộc về tội lỗi, xấu xa và đen tối.
Lương Tâm luôn đòi hỏi những nổ lực nghiêm túc và phi thường để đưa ra những lời phán xét minh bạch và thẳng thắn phù hợp với Sự Thật của Đức Tin Công Giáo.
Trong sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ở Mục Số 1778 có đề cập đến Lương Tâm như thế này:
"Lương Tâm chính là sự phán xét của lý luận, nhờ đó, con người biết nhận ra phẩm giá về đạo đức luân lý của một hành động cụ thể mà người đó sắp sửa làm hay thực hiện, hay người đó đang trong tiến trình sắp sửa hành động, hay đã hành động rồi. Vào tất cả những gì mà người đó nói và làm, người đó phải có bổn phận để đeo đuổi một cách tín trung về những gì mà người đó biết là công minh và đúng đắn."
Việc hình thành nên một Lương Tâm Công Giáo trong sáng và đúng đắn bao gồm nhiều yếu tố. Trước hết, người đó phải có mong ước là luôn muốn biết về Sự Thật, và trân trọng về Sự Thật lẫn tất cả mọi điều thiện hảo. Đối với người Công Giáo chúng ta - như đã trình bày trong bài viết kể trên - tiến trình này phải được bắt đầu bằng sự rộng mở và khát khao kiếm tìm Sự Thật và những gì là đúng đắn nhất, bằng cách học hỏi và nghiên cứu về Thánh Kinh và các giảng dạy của Giáo Hội trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cùng các văn kiện quan trọng khác của Giáo Hội. Thêm vào đó, một điều không kém quan trọng nữa chính là việc xét nghiệm về các dữ kiện và thông tin xuất xứ của những sự chọn lựa khác nhau. Cuối cùng chính là việc liên lũy suy tư và nguyện cầu, để được Chúa Thánh Thần đến để dẫn soi tâm trí, để giúp chúng ta biết cách thực hiện tất cả mọi chuyện theo đúng với ý chỉ của chính Thiên Chúa, chứ không phải của riêng chúng ta hay của bất kỳ Đảng phái chánh trị nào cố tình khống chế hay làm lung lạc chúng ta.
Những người Công Giáo phải hiểu rõ rằng: nếu chúng ta quên bẵng đi việc tự hình thành nên một Lương Tâm trong sáng và đúng đắn riêng cho chúng ta, thì chúng ta sẽ đưa ra những suy luận sai trái, tội lỗi, hợp với ma quỹ và rời xa Thiên Chúa, thì khi đó, chính chúng ta phải chịu trách nhiệm và trả lẽ trước mặt Thiên Chúa về những hành động hay sự chọn lựa sai phạm này.
Nói về Lương Tâm, trong Thư Rôma, Chương 2, từ Câu 12-16 có nhắn nhủ với chúng ta như thế này:
"Quả thế, những người không biết Luật Môsê mà phạm tội, thì sẽ bị diệt vong không chiếu theo Luật đó. Còn những người sống dưới Luật Môsê mà phạm tội, thì sẽ bị xét xử theo Luật đó. Thật vậy, người ta được Thiên Chúa coi là công chính, không phải vì nghe biết Lề Luật, nhưng là vì tuân giữ Lề Luật. Dân ngoại là những người không có Luật Môsê; nhưng mỗi khi họ theo lẽ tự nhiên mà làm những gì Luật dạy, thì họ là Luật cho chính mình, mặc dầu họ không có Luật Môsê. Họ cho thấy là điều gì Luật đòi hỏi, thì đã được ghi khắc trong lòng họ. Lương tâm họ cũng chứng thực điều đó, vì họ tự phán đoán trong lòng, khi thì cho mình là trái, khi thì cho mình là phải. Người ta sẽ thấy điều đó, trong ngày Thiên Chúa cho Đức Kitô Giêsu đến xét xử những gì bí ẩn nơi con người theo Tin Mừng tôi rao giảng."
Chúng ta không thể nào nói rằng: Lương Tâm cũng giống như nhứng ý kiến hay những cảm giác của riêng chúng ta vậy.
Lương Tâm không thể nào giống hay tương tự với những cảm xúc của chúng ta vì Lương Tâm chính là hoạt động của tri thức trong việc phán đoán, suy xét, và phân định điều phải hay điều trái của những hành động hay những sơ xuất của chúng ta, của quá, khứ, hiện tại hay tương lai của chúng ta. Trong khi đó cảm giác của chúng ta lại đến từ một phần khác ngay trong tâm hồn của chúng ta, do đó, nó cần phải được tri thức và ý chí của chúng ta làm chủ hay cai quản.
Lương Tâm không thể nào giống hay tương tự với những ý kiến của chúng ta bởi vì sự phán đoán hay suy xét của tri thức là dựa vào luật lệ đạo đức và luân lý tự nhiên, vốn được thừa hưởng ngay trong chính bản chất con người tự nhiên của chúng ta và nó hoàn toàn giống với Mười Điều Răn của Thiên Chúa dạy. Khác với các luật lệ dân sự, vốn được hình thành nên bởi các nhà lập pháp, hay các ý kiến mà chúng ta có của riêng chúng ta, luật lệ về đạo đức và luân lý tự nhiên không phải là thứ gì đó hay luật gì đó mà chúng ta phát minh ra, mà trái lại nó giúp chúng ta tự khám phá ra chính bản thân của chúng ta, và nó chính là quy phạm (norm) cai quản hay chủ đạo cho chính Lương Tâm của riêng từng người trong chúng ta.
Nói tóm lại, Lương Tâm chính là tiếng nói của Sự Thật ngay trong chính chúng ta, do đó, những cảm xúc cùng những ý kiến của chúng ta cần phải được hài hòa với chính Sự Thật đó.
B. Trách Nhiệm của Chúng Ta trong Tư Cách là Những Cử Tri Công Giáo:
Những người Công Giáo có trách nhiệm và bổn phận về mặt đạo đức và luân lý để giúp cổ võ nên những điều thiện ích chung cho cả nhân loại qua việc thực thi các quyền lợi và nghĩa vụ bầu cử của mình như là người công dân trong xã hội dân sự (Mục 2240 trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo). Do đó, không phải chỉ có các nhà chức trách dân sự mới có trách nhiệm và nghĩa vụ với đất nước mà thôi, mà cả chúung ta nữa.
"Việc phục vụ cho lợi ích chung đòi hỏi những người công dân hoàn thành vai trò của họ trong đời sống của cộng đồng chính trị" (Mục 2239 trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo). Điều này có nghĩa là những người công dân phải nên tham gia vào tiến trình chánh trị tại phòng bỏ phiếu.
Thế nhưng việc bỏ phiếu không thể nào trở thành một việc độc đoán, hay chuyên quyền, như người Việt chúng ta đã từng cảm nghiệm khi còn kẹt lại nơi chế độ Cộng Sản vô thần của Việt Cộng Bắc Việt.
Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, trong Phần Ghi Chú có liên quan đến Một Số Vấn Đề về việc Tham Dự của Những Người Công Giáo trong Đời Sống Chánh Trị, ở Mục Số 4 có đề cập rằng:
"Một Lương Tâm Kitô Giáo đúng đắn không cho phép một người nào đó bỏ phiếu cho một chương trình chánh trị hay một luật lệ riêng lẻ nào đó vốn trái ngược với nội dung nền tảng thiết yếu nhất của đạo đức, luân lý và đức tin cho được."
Một phiếu bầu của người công dân vẫn thường có nghĩa là người công dân đó bỏ phiếu cho một ứng cử viên nào đó, vốn sẽ trở thành người trực tiếp bỏ phiếu về các luật lệ hay các chương trình nào đó, thay cho người công dân đó. Mặc dầu người công dân đó bị loại khỏi ra việc ban hành luật lệ, thế nhưng điều đó không có nghĩa là loại bỏ những người công dân đó ra khỏi "vòng vây tội lỗi," mà ứng cử viên đó sau này sẽ thì hành, vì lẽ luân lý và đạo đức đòi hỏi rằng chúng ta phải nên tránh làm điều gì đó tội lỗi ở mức độ rộng lớn và to tác nhất nếu có thể, thậm chí là gián tiếp.
Có những vấn đề hoàn toàn sai trái, và luôn lúc nào cũng là sai trái, và không ai có chủ ý bỏ phiếu ủng hộ cho các điều đó. Các nhà lập pháp, những người bỏ phiếu trực tiếp, có thể không ủng hộ những điều tội lỗi này để trở thành luật lệ hay các chương trình. Những người công dân ủng hộ cho những điều/thứ tội lỗi này một cách gián tiếp nếu như họ quyết định bỏ phiếu ủng hộ cho các ứng cử viên nào nào muốn đề nghị ra cách để thăng tiến lên các vấn đề thuộc về tội lỗi và suy đồi này.
Chính vì thế, ở mức độ rộng lớn nhất nếu có thể, thì những người Công Giáo phải tránh việc bỏ phiếu cho bất kỳ ứng cử viên nào đó có ý định để ủng hộ các chương trình hay các luật lệ vốn về thực chất đã là tội lỗi rồi. Khi tất cả những ứng cử viên đều đồng loạt hổ trợ cho các chính sách có tính nguy hại về mặt đạo đức và luân lý, thì những người công dân phải có nhiệm vụ bỏ phiếu theo cách nào đó, nhằm làm giảm đi sự nguy hại, để ngăn cản nó có thể trở thành hiện thực.
Xét theo truyền thống Công Giáo, trách nhiệm về quyền công dân chính là một thứ đức hạnh (virtue), và việc tham gia vào đời sống chánh trị chính là một sự ràng buộc hay bổn phận về mặt đạo đức và luân lý. Bổn phận hay sự ràng buộc này được cắm rễ từ trong cam kết khi chúng ta lãnh nhận Phép Rửa Tội là để theo Chúa Giêsu Kitô và trở nên một Chứng Tá Kitô Giáo trong tất cả mọi hành động mà chúng ta thực hiện.
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ở các Mục Số 1913 đến 1915 có nhắc nhở chúng ta rằng:
"Đều cần thiết là tất cả tham gia vào việc cổ võ cho lợi ích chung, tùy theo vị trí và vai trò của riêng mình. Bổn phận này vốn đã cố hữu tồn tại ngay trong chính phẩm giá làm người của chúng ta...... Bằng mọi cách có thể, tất cả những người công dân nên tích cực tham gia vào đời sống công cộng."
Rủi thay, nền chánh trị trong đất nước của chúng ta thường là nơi để phô trương, tranh giành, và cấu xé nhau về những ham muốn của quyền lực, của những cuộc tấn công có tính cách đảng phái, của việc tị hiềm và hạ sát nhau, của việc được truyền thông ca tụng và tâng bốc lên, vân vân.... Giáo Hội kêu gọi chúng ta tham gia vào một kiểu chánh trị khác hẳn, vốn được trang bị bằng một Lương Tâm đạo đức Kitô Giáo trong sáng và đúng đắn, để biết chú trọng vào phẩm giá có liên quan đến mạng sống của con người, việc đeo đuổi các lợi ích chung cho cả xã hội và đồng loại, việc bảo vệ những người yếu đuối, cô thế, và những người già cả lẫn các em thơ,...., để tất cả cùng nhau dựng xây nên một thế giới và một quốc gia tốt đẹp hơn.
Như chính Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã giảng dạy cho chúng ta qua Thông Điệp "Thiên Chúa Là Tình Yêu" (Deus Caritas Est) ở Mục Số 29 của Ngài rằng:
"Nhiệm vụ trực tiếp để làm việc vì một trật tự xã hội công bằng chính là nhiệm vụ đúng đắn nhất của một người tín hữu Công Giáo."
Nhiệm vụ này quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết trong môi trường chánh trị của đất nước chúng ta ngày nay, là nơi mà những người Công Giáo có thể cảm thấy rằng họ bị tước mất đi quyền bầu cử chánh trị, hay có suy nghĩ rằng không có một đảng phái nào, hoặc có quá ít ứng cử viên hoàn toàn có cùng cam kết về đạo đức và luân lý của Giáo Hội Công Giáo giống như họ, nhất là vấn đề có liên quan đến sự sống, và việc được chết đi theo lẽ tự nhiên. Thế nhưng, dẫu là vậy, thì thời điểm này không phải là lúc để cảm thấy chán nản, ngần ngại, hay thất vọng, mà trái lại, đây mới đúng là thời điểm để tái tham gia trở lại vào đời sống chánh trị của xã hội mới đúng, bằng việc để cho Lương Tâm đúng đắn và trong sáng của chúng ta, có quyền khiến xui chúng ta phải hành động sao cho hợp với những mong ước chính đáng của Thiên Chúa và Giáo Hội Công Giáo chúng ta.
Chính Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong Thông Điệp của Ngài có liên quan đến Phép Thánh Thể "Ecclesia de Eucharistia," qua đó Ngài giảng dạy cho chúng ta cách làm thế nào để cho đức tin của chúng ta vào thế giới tự thúc đẩy chúng ta vào việc cải thiện nên một thế giới trần tục xấu xa và đầy tội lỗi này như sau:
"Rõ ràng là tầm nhìn/viễn ảnh Kitô Giáo dẫn đến việc mong đợi về 'trời mới' và 'đất mới' (Khải Hoàn 21:1), thế nhưng việc này làm gia tăng lên, chứ không hề làm giảm xuống, về ý thức trách nhiệm của chúng ta cho thế giới ngày hôm nay. Cha mong muốn mạnh mẽ tái khẳng định yếu tố tiên quyết này vào ngay lúc khởi đầu một kỷ nguyên mới, để tất cả những người Kitô Giáo sẽ cảm thấy có trách nhiệm và bổn phận, hơn bao giờ hết, để đừng có lơ là hoặc xem nhẹ đến những nghĩa vụ và bổn phận của chúng ta trong tư cách là những người công dân của thế giới này."
Nói về bổn phận của chúng ta với các nhà hữu trách, trong Thư I Phêrô ở Chương 2 từ Câu 13 đến 17 có nhắn nhủ chúng ta rằng:
"Vì Chúa, anh em hãy tuân phục mọi thể chế do loài người đặt ra: dù là vua, người nắm quyền tối cao, dù là quan, sứ giả của nhà vua để trừng phạt kẻ làm điều ác và khen thưởng người làm điều thiện, vì ý muốn của Thiên Chúa là anh em hãy làm điều thiện để bịt miệng những kẻ ngu xuẩn vô tri. Anh em hãy hành động như những người tự do, không phải như những người lấy sự tự do làm màn che sự gian ác, nhưng như những tôi tớ của Thiên Chúa. Hãy tôn trọng mọi người, hãy yêu thương anh em, hãy kính sợ Thiên Chúa, hãy tôn trọng nhà vua."
C. Thế Nào là Sự Khác Biệt giữa Chính Sách (Policy) và Nguyên Tắc (Principle)?
Có rất nhiều vấn đề quan tâm khác nhau trong chính cuộc bầu cử Tổng Thống sắp tới đây, thế nhưng chỉ có một số vấn đề mới quan trọng hơn hết so với những vấn đề còn lại. Giáo Hội Công Giáo của chúng ta nói chung, và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nói riêng đã giải thích điều này rất rõ ràng trong văn kiện "Sống theo Phúc Âm của Sự Sống" (Living the Gospel of Life). Qua đó, các ngài giải thích rằng quyền được sống cũng giống như nền tảng của một căn nhà vậy. Quyền này bao trọn đầy đủ tất cả các vấn đề khác, bởi vì căn cơ hay cốt lõi chính của thứ quyền này là thuộc về tính Nguyên Tắc trong tất cả mọi nỗ lực để hướng đến công lý và hòa bình.
Hầu hết những bất đồng giữa các ứng cử viên và đường hướng chánh trị của các Đảng phái không có liên hệ gì cả đến Nguyên Tắc cả, mà là liên hệ đến Chính Sách mới đúng.
Lấy ví dụ, nguyên tắc cơ bản chính là mọi người có quyền để bảo vệ cho sự an toàn của chính mạng sống và những sở hữu của riêng mình. Đó là lý do tại sao mà chúng ta phải tranh đấu chống lại tội ác. Chúng ta không hề thấy các ứng cử viên vận động tranh cử theo chiều hướng ngược lại của Nguyên Tắc đó, khi có một số người nói rằng "Đấu Tranh Tội Ác" (Fight Crime), còn những người khác thì lại tìm cách bảo vệ "Quyền của Tội Ác" (Right to Crime) cả.
Có một sự đồng thuận về mặt Nguyên Tắc, nhưng lại có sự bất đồng về các Chính Sách tốt nhất để triển khai Nguyên Tắc đó.
Một cử tri kết luận rằng ứng cử viên A có một chính sách tốt hơn về tội phạm so với đối thủ của ông/bà ta, trong khi đó cử tri khác thì lại kết luận điều ngược lại. Cả hai người cử tri này có thể bỏ phiếu theo đúng với Lương Tâm trong sáng của mình, miễn là Chính Sách triển khai của ứng cử viên mà họ bầu không phá vở đi Nguyên Tắc, vì suy cho cùng cả hai Chính Sách đều phù hợp với đạo đức và luân lý.
Thế nhưng khi một việc tranh cãi về Chính Sách bao gồm đến việc chất vấn là liệu mọi người dân có xứng đáng để được bảo vệ không ngay từ lúc đầu, thì Chính Sách chính là Nguyên Tắc.
Để cho phép việc phá thai được diễn ra, có nghĩa là cho phép việc giết chết đi một mạng sống của đứa trẻ ngay trong cung lòng của người mẹ, thì đó chính là cách phá bỏ đi Nguyên Tắc rằng mỗi mạng sống con người đều là bất khả xâm phạm và hết sức thiêng liêng, và đó cũng chính là việc từ chối đi Nguyên Tắc vốn cho rằng mạng sống xứng đạng được bảo vệ.
Nguyên Tắc cơ bản của đất nước Hoa Kỳ chúng ta chính là: "Tất cả mọi người được tạo ra một cách bình đẳng, rằng họ được Đấng Tạo Dựng phó ban cho những quyền không thể nào chối cãi hay đánh mất đi được, và trong những quyền đó chính là quyền được sống, sự tự do và việc đeo đuổi hạnh phúc --- Và để bảo đảm cho những quyền này, các chính phủ mới được hình thành nên từ trong cộng đoàn nhân loại" (Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ).
Khi một Chính Sách bẻ gảy hay phá đổ đi Nguyên Tắc nền tảng quan trọng và chính yếu nhất của chính phủ, thì sự phá vở đó không còn là một sự bất đồng thuần tuý về mặt chánh trị nữa. Đó là lý do tại sao mà quan điểm và vị thế của một ứng cử viên về phá thai không chỉ thuần tuý chỉ là phá thai không thôi. Đó chính là kiểu hay thứ quyền hành mà chính phủ có. Đó suy cho cùng chính là việc ai mới là người có quyền cả thảy và trên hết, phải chăng Thiên Chúa hay chính phủ? Thì đó chính là vấn đề chánh trị nền tảng nhất mà những người cử tri Công Giáo không nên xem nhẹ.
Theo đúng Nguyên Tắc, các ứng cử viên ra tranh cử phải là những người cổ võ cho các Chính Sách nhằm làm thăng tiến lợi ích chung và phẩm giá của con người. Một ứng cử viên nào đó mạnh mẽ hay điên cuồng cổ súy cho những Chính Sách vốn vi phạm một cách trắng trợn đến những Nguyên Tắc nền tảng thì ứng cử viên đó không nên được bầu vào các vị trí công quyền.
Có một số cuộc tranh cãi chánh trị nổi cộm lên, vốn thực chất không chỉ thuần túy là sự bất đồng hay tranh cãi về mặt Chính Sách, mà là về mặt Nguyên Tắc, bao gồm những vấn đề sau:
Thì những ứng cử viên nào cổ võ cho những sai lầm kể trên phải là những ứng cử viên mà chúng ta cần phải loại bỏ để tránh làm ô uế lá phiếu mà Thiên Chúa đã trao cho chúng ta.
D. Hiểu Cho Rõ về sự Khác Biệt giữa việc Chọn Ma Quỷ hay Tội Lỗi (Choosing Evil) và việc Giới Hạn Hành Động của Ma Quỷ hay Tội Lỗi (Limiting Evil):
Trong trường hợp tất cả các ứng cử viên ra tranh cử đều ủng hộ cho việc Phá Thai, như cuộc bầu cử hiện đang diễn ra tại Canada, chẳng hạn...
Điều gì xảy ra nếu như tất cả các ứng cử viên đối kháng nhau đều ủng hộ cho sự Phá Thai?
Trước hết, chúng ta cần tránh việc chụp mũ hay bày tỏ sự ủng hộ của chúng ta cho bất kỳ ai trong số họ. Đừng gọi họ là gì cả. Rồi sau đó hãy tự hỏi chúng ta bằng một câu hỏi đơn giản như thế này: Ai trong số các ứng cử viên đó sẽ gây ra ít sự nguy hại hơn cho các trẻ em chưa được chào đời nếu như người đó được bầu?
Lấy ví dụ, ai trong tất cả các ứng cử viên đó ít ra là có thiện chí muốn ngăn cấm việc Phá Thai bán phần? Ai trong số các ứng cử viên đó sẳn lòng muốn đặt thêm chướng ngại vật cho việc được tự do Phá Thai và việc Phá Thai một cách dễ dàng? Liệu có ứng cử viên nào hổ trợ cho việc phải thông báo trước cho các bậc làm cha-mẹ, hay phải có sự đồng ý của các bậc làm cha-mẹ, hay phải đợi trong khoảng thời gian nào đó, trước khi việc Phá Thai được diễn ra không? Có ai trong số các ứng cử viên đó bày tỏ ý muốn ngăn cấm việc phá thai vào cuối chu kỳ mang thai không, hay ủng hộ cho các trugn tâm hổ trợ cho việc mang thai không? Có ai trong số các ứng cử viên đó hứa sẽ ban hành ra luật lệ nghiêm khắc hơn tại các lò phá thai không? Có ứng cử viên nào dám công khai ủng hộ cho việc đó không>
Dĩ nhiên, không có ứng cử viên nào nói rằng đó sẽ là mục tiêu tối hậu của Ông/Bà ta nếu được thắng cử cả. Thế nhưng, bằng việc hỏi những câu hỏi đó với mục đích là để xem ứng cử viên này khác với các ứng cử viên còn lại ở điểm nào. Bằng cách tự chất vấn chúng ta hay các ứng cử viên với những câu hỏi kể trên, chúng ta có thể giúp loại trừ những ai ma quỷ và tội lỗi hơn.
Đức cố Hồng Y John O'Connor, trong một cuốn sách đặc biệt nói về việc Phá Thai, Ngài đã có lần viết về vấn nạn này như sau:
"Giả sử tất cả các ứng cử viên đều ủng hộ cho 'quyền được phá thai'... Thì chúng ta có thể cố quyết định xem liệu vị thế của một ứng cử viên nào đó ít hổ trợ cho việc phá thai hơn là ứng cử viên kia. Còn những thứ khác thì ngang bằng với nhau, khi đó chúng ta bỏ phiếu cho ứng cử viên nào đó ít ủng hộ cho việc phá thai hơn. Còn nếu tất cả các ứng cử viên đều ủng hộ cho 'quyền được phá thai' ngang hàng nhau, thì chúng ta bỏ phiếu cho ứng cử viên nào trông có vẽ khá hơn trong những vấn đề khác."
Hoặc chúng ta có thể tự đề tên của chúng ta vào lá phiếu đó, nếu như có chổ trống cho phép chúng ta làm điều đó, hoặc có thể chúng ta từ chối cuộc bầu cử đó, hoặc nếu bầu thì bầu cho ứng cử viên nào ít gây tội lỗi và sự nguy hại hơn.
E. Sáu Vấn Đề Đạo Đức-Luân Lý Tối Quan Trọng Không Thể Nào Khoan Nhượng hay Bỏ Qua Được:
E1. Vấn Đề Phá Thai (Abortions):
+ Nói về vấn đề Phá Thai, Quý Vị có thể vào lại Mục Tìm Kiếm trên VietCatholic và gõ vào chữ "Abortion" sẽ truy cập lại rất nhiều bài viết của tác giả nói về chủ đề này kể từ năm 2004 mãi cho đến nay. Có thể nói, đầy là vấn đề hết sức nền tảng và quan trọng nhất của xã hội cũng như trong các giảng dạy tông truyền của Giáo Hội Công Giáo.
Trong văn kiện có liên quan đến Giá Trị và Tính Bất Khả Xâm Phạm của Sự Sống (Evangelium Vitae) ở Mục Số 73, Giáo Hội dạy cho chúng ta biết rằng, liên quan đến luật lệ cho phép các vụ Phá Thai được diễn ra nơi các xã hội tục trần, thì "việc không tuân thủ theo luật lệ này không bao giờ và chưa bao giờ là bất hợp pháp cả; và dĩ nhiên việc dự phần vào chiến dịch quảng bá để ủng hộ thứ luật này, hay việc bỏ phiếu cho luật này chính là thứ tội trọng, xứng đáng bị vạ tuyệt thông."
Phá thai chính là việc trực tiếp và có chủ ý giết chết đi một mạng sống trẻ thơ vô tội, và do thế hành động đó chính là một hành động giết người, lỗi phạm đến Điều Răn Thứ 6: Chớ Giết Người.
Trẻ thơ chưa được chào đời luôn là đứa trẻ thơ yếu thế và vô tội, và không có luật pháp nào cho phép việc cướp mất đi mạng sống của đứa trẻ thơ đó. Thậm chí ngay cả khi đứa trẻ được thụ thai là vì người mẹ bị hiếp dâm hay tội loạn luân, thì lỗi đó không thuộc về đứa trẻ, do đó, đứa trẻ không phải gánh chịu cái chết vì tội lỗi của những người khác.
+ Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có đề cập tới việc Phá Thai ở các Mục 2271, và 2272 đối với những ai chủ động việc Phá Thai, thực hiện việc Phá Thai, hổ trợ cho việc Phá Thai, và giúp người khác có được cơ hội để thực hiện việc Phá Thai như sau:
Mục 2271: Kể từ thế kỷ đầu tiên, Giáo Hội khẳng định tội lỗi về luân lý đạo đức của mỗi vụ Phá Thai. Giảng dạy này không hề thay đổi và vẫn giữ nguyên vẹn. Việc Phá Thai trực tiếp, hay nói khác đi việc Phá Thai có chủ ý như là cách để kết thúc hay coi đó là một thứ phương tiện, đều sai trái một cách trầm trọng so với luật lệ về luân lý và đạo đức.
(Since the first century the Church has affirmed the moral evil of every procured abortion. This teaching has not changed and remains unchangeable. Direct abortion, that is to say, abortion willed either as an end or a means, is gravely contrary to the moral law).
Mục 2272: Việc chính thức hợp tác trong một vụ Phá Thai hình thành một sự xúc phạm nặng nề. Giáo Hội hành xử theo giáo luật bằng cách trừng phạt theo hình thức vạ tuyệt thông cho thứ tội lỗi chống lại mạng sống của con người này. "Một người thực hiện hay tìm kiếm việc Phá Thai tự mình bị vạ tuyệt thông ngay bằng chính việc xúc phạm này, chiếu theo các điều kiện quy định trong Bộ Giáo Luật. Giáo Hội, do đó, không có chủ ý giới hạn đi khía cạnh nhân đạo của hành động này. Mà đúng hơn, Giáo Hội quy định rất rõ về tính nghiêm trọng của việc gây ra thứ tội phạm này, một sự nguy hại không thể nào có thể đền bù được cho người vô tội đã bị giết chết đi, cũng như cho cha-mẹ và toàn thể xã hội".
(Formal cooperation in an abortion constitutes a grave offense. The Church attaches the canonical penalty of excommunication to this crime against human life. "A person who procures a completed abortion incurs excommunication latae sententiae," "by the very commission of the offense,"and subject to the conditions provided by Canon Law. The Church does not thereby intend to restrict the scope of mercy. Rather, she makes clear the gravity of the crime committed, the irreparable harm done to the innocent who is put to death, as well as to the parents and the whole of society).
+ Bộ Giáo Luật có đề cập tới việc Phá Thai ở Mục 1398 như sau:
Can. 1398: Một người tìm đến việc Phá Thai trọn vẹn tự động bị vạ tuyệt thông rồi.
(A person who procures a completed abortion incurs a latae sententiae excommunication).
+ Kinh Thánh có đề cập tới việc Phá Thai như sau:
Sáng Thế 1:26-31, 2:4-25: Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất.
Sáng Thế 4:1,17: Hai chữ "thụ thai" và "sinh ra" được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Thư Giacôbê 3:9-10: Ta dùng lưỡi mà chúc tụng Chúa, ta cũng dùng lưỡi mà nguyền rủa những con người đã được làm ra theo hình ảnh Thiên Chúa như vậy thì không được
Tv 8:5-7: Chúa cho con người làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo.
Rom 5:6-8: Thiên Chúa yêu thương chúng ta bằng chính cái chết của Ngài vậy mà chúng ta cũng vẫn còn xúc phạm đến Ngài.
Amốt 1:13: Vì chúng đã mổ bụng đàn bà có thai ở Ga-la-át để mở rộng bờ cõi.
Tv 127:3: Này con cái là hồng ân của Chúa, con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban.
Tv 51:7: Lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai.
Tv 139:13, 15: Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.
Tv 22:10-11: Đưa con ra khỏi thai bào, vòng tay mẹ ẵm Chúa trao an toàn. Chào đời con được dâng cho Chúa, được Ngài là Chúa tự sơ sinh.
Tv 106:35, 37-38: Họ giết con mình cả trai lẫn gái, mà hiến quỷ tế thần. Họ đổ máu vô tội, máu con trai con gái của mình, họ đã dơ bẩn vì những hành vi đó.
Tv 72: 7, 12: Người giải thoát bần dân kêu khổ, và kẻ khốn cùng không chỗ tựa nương.
Lc 1:41, 18:15: Đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần
Thư Galát 1:15: Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người.
Thư Galát 3:28: Không còn chuyện phân biệt Do thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô.
Xuất Hành 20:13: Ngươi không được giết người.
Đệ Nhị Luật 5:17: Ngươi không được giết người.
Mt 19:13-15: Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng.
Mt 19:18: Ngươi không được giết người.
Các Vua II 17:17-18: Họ đã làm lễ thiêu con trai con gái họ.... để làm điều dữ trái mắt Đức Chúa, để trêu giận Người.
1 Cor 1:30: Chính nhờ Thiên Chúa mà anh em được hiện hữu trong Đức Kitô Giêsu.
Eph 2:4-5: Dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô.
Lc 10:37: Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.
Lc 10:25-37: Yêu mến người thân cận như chính mình.
Lc 16:19-31: Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi.
Mt 7:12: Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê và lời các ngôn sứ là thế đó
Gn 10:10: Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.
Gn 15:17: Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.
Isaia 1:13-17: Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình, sửa phạt người áp bức, xử công minh cho cô nhi, biện hộ cho quả phụ.
Mc 2:16-17: Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.
Thư Gn I 3:11-12: Chúng ta đừng bắt chước Cain: nó là người của Ác thần, nên đã giết em mình.
E2. Về Việc Ngừa Thai (Contraception):
+ Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có đề cập tới việc Ngừa Thai ở các Mục 2370 và 2399 có liên quan đến việc yêu mến người vợ, việc biết mở rộng để đón nhận sự sống như sau:
Mục 2370: Việc tiết dục định kỳ, có nghĩa là việc dùng đến các phương pháp chỉnh đốn việc sinh sản dựa trên việc tự quan sát và việc dùng đến các thời gian kinh nguyệt vô sinh, thì phù hợp với tiêu chuẩn khách quan của đạo đức luân lý. Những phương pháp này tôn trọng thân thể của cặp vợ-chồng, khuyến khích sự dịu dàng nơi nhau, và việc giáo dục về một sự tự do đích thực. Trái lại, "bất cứ hành động nào, cho dẫu đang trong trạng thái phòng ngừa bởi hành động quan hệ vợ-chồng, hay đang trong sự phát triển của các trình tự tự nhiên, vốn nhắm đến việc cản trở sự sinh sản," thì cơ bản đã là tội lỗi rồi.
Do đó, thông qua việc Ngừa Thai, ngôn ngữ bẩm sinh vốn diễn tả đến việc vợ và chồng tự hiến dâng cho nhau, trở nên dư thừa đi, bởi một thứ ngôn ngữ mâu thuẫn khách quan, đó là, việc không tự hiến dâng trọn vẹn chính mình cho người kia. Việc này không chỉ dẫn đến một sự chối từ rõ ràng đến việc đón nhận sự sống, mà đó còn là một sự thật ngụy tạo của hành động quan hệ vợ-chồng, vốn được gọi kêu để hiến dâng trọn cho nhau... Sự khác biệt, xét về mặt nhân loại học và luân lý đạo đức học, giữa việc Ngừa Thai và việc quay trở lại theo đúng nhịp điệu của chu kỳ.... bao gồm trong cách phân tích cuối cùng của hai khái niệm rất bất xứng nhau thuộc về con người, và hoạt động tình dục con người.
(Periodic continence, that is, the methods of birth regulation based on self-observation and the use of infertile periods, is in conformity with the objective criteria of morality. These methods respect the bodies of the spouses, encourage tenderness between them, and favor the education of an authentic freedom. In contrast, "every action which, whether in anticipation of the conjugal act, or in its accomplishment, or in the development of its natural consequences, proposes, whether as an end or as a means, to render procreation impossible" is intrinsically evil. Thus the innate language that expresses the total reciprocal self-giving of husband and wife is overlaid, through contraception, by an objectively contradictory language, namely, that of not giving oneself totally to the other. This leads not only to a positive refusal to be open to life but also to a falsification of the inner truth of conjugal love, which is called upon to give itself in personal totality.... The difference, both anthropological and moral, between contraception and recourse to the rhythm of the cycle... involves in the final analysis two irreconcilable concepts of the human person and of human sexuality).
Mục 2399: Việc quy định sinh sản tượng trưng cho những khía cạnh có liên quan đến trách nhiệm của việc làm cha, và làm mẹ. Những lý do thích đáng về phần của cặp vợ-chồng không đủ để lý giải cho việc nhờ đến thứ phương tiện không thể nào chấp nhận được về mặt luân lý đạo đức (chẳng hạn như việc triệt sản hay việc Ngừa Thai).
(The regulation of births represents one of the aspects of responsible fatherhood and motherhood. Legitimate intentions on the part of the spouses do not justify recourse to morally unacceptable means (for example, direct sterilization or contraception)).
+ Tông Thư Humanae Vitate của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục nói về Quy Định của Việc Sinh Đẻ (On the Regulation of Birth) ở Mục Số 14 và 16; và Tông Huấn Familiaris Consortio của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị nói về Vai Trò của Gia Đình Kitô Giáo trong Thế Giới Tân Tiến (On The Role of Chrisitian Family in the Modern World) ở Mục Số 32 có đề cập đến chuyện Ngừa Thai như sau:
Mục 14: Lời nói của chúng ta được dựa trên những Nguyên Tắc đầu tiên của một con người và học thuyết Kitô Giáo về hôn nhân khu chúng ta một lần nữa bị ràng buộc để tuyên bố rằng việc trực tiếp gián đoạn đến tiến trình sinh sản vốn đã được bắt đầu rồi, hay trên tất cả chính là mọi hình thức Phá Thai trực tiếp thậm chí là vì những mục đích chữa bệnh, chính là những phương cách bất hợp pháp, để quyết định số con. Giảng dạy của Giáo Hội trong rất nhiều trường hợp, liên tục lên án những hành động tương tự với việc Ngừa Thai như việc triệt sản, cho dẫu nơi đàn ông hay đàn bà, cho dẫu vĩnh viễn hay tạm thời.
(We base Our words on the first principles of a human and Christian doctrine of marriage when We are obliged once more to declare that the direct interruption of the generative process already begun and, above all, all direct abortion, even for therapeutic reasons, are to be absolutely excluded as lawful means of regulating the number of children. Equally to be condemned, as the magisterium of the Church has affirmed on many occasions, is direct sterilization, whether of the man or of the woman, whether permanent or temporary).
Mục 16: Cả Giáo Hội lẫn học thuyết của Giáo Hội luôn luôn lúc nào cũng xem việc cặp vợ-chồng tận dụng đến chu kỳ vô sinh là hợp pháp, thế nhưng hoàn toàn lên án, và lúc nào cũng vậy, việc dùng đến các phương tiện bất hợp pháp nào đó nhằm trực tiếp cản trở đến việc Mang Thai, thậm chí khi những lý do bào chữa cho cách thực hiện này trông có vẽ là nghiêm túc và đúng đắn).
(Neither the Church nor her doctrine is inconsistent when she considers it lawful for married people to take advantage of the infertile period but completely condemns as always unlawful the use of means which directly prevent conception, even when the reasons given for the later practice may appear to be upright and serious).
Mục 32: Khi các cặp vợ-chồng, dùng đến các phương tiện để Ngừa Thai, thì họ đã làm tách rời đi hai ý nghĩa mà Thiên Chúa - Đấng Tạo Dựng đã ghi khắc nơi người nam và người nữ, và trong chiều kích hiệp thông về dục tính, họ hành động trong tư cách là những "người phán xử" kế hoạch của Thiên Chúa và họ "bóp méo" và thoái hóa đi bản năng dục tính của con người, bằng việc làm đổi thay đi giá trị của việc tự cống hiến "hết mình" cho nhau.
(When couples, by means of recourse to contraception, separate these two meanings that God the Creator has inscribed in the being of man and woman and in the dynamism of their sexual communion, they act as "arbiters" of the divine plan and they "manipulate" and degrade human sexuality-and with it themselves and their married partner-by altering its value of "total" self-giving).
+ Kinh Thánh có đề cập tới việc Ngừa Thai như sau:
Sáng Thế 1:27-28 (St 9:1, 35:11): Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều.
Tv 127:3-5: Con cái là hồng ân của Chúa, con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban.
Sử Biên Niên I 25:5: Thiên Chúa ban cho mười bốn người con trai và ba người con gái để ca hát trong Nhà Đức Chúa.
Sử Biên Niên I: 26:4-5: Thiên Chúa đã giáng phúc cho Ông Ôvết Êđôm với 8 người con.
Hôsê 9:10-17: Dân Israen bị trừng phạt không được sinh nỡ.
Xuất Hành 23:25-26: Được Chúa chúc phú và sẽ đẩy bệnh tật xa ngươi, trong xứ của ngươi, sẽ không có phụ nữ sẩy thai hay son sẻ.
Đệ Nhị Luật 25:5-10: Luật về anh-em chồng.
Lv 20:13: Khi người đàn ông nào nằm với một người đàn ông như nằm với đàn bà, thì cả hai đã làm điều ghê tởm; chúng phải bị xử tử.
Lv 20:15: Khi người đàn ông nào giao hợp với con vật, thì phải bị xử tử.
Lv 20:16: Khi người đàn bà nào đến gần bất cứ con vật nào để giao cấu với nó, thì (các) ngươi phải giết người đàn bà và con vật; chúng phải bị xử tử.
Lv 21:17-20: Bất cứ người đàn ông nào trong dòng dõi tư tế Aharon có tật, thì không được đến gần để tiến dâng các lễ hoả tế lên Đức Chúa.
Đệ Nhị Luật 23:2: Ai bị giập tinh hoàn hay bị cắt dương vật sẽ không được vào đại hội của Đức Chúa.
Đệ Nhị Luật 25:11-12: Khi hai người đàn ông đánh nhau, mà vợ của một trong hai người lại gần để cứu chồng khỏi tay địch thủ và đưa tay nắm lấy chỗ kín của người này, thì anh (em) phải chặt tay người đàn bà ấy.
Rom 1:25-27: Chức năng tự nhiên của người phụ nữ là sinh con.
Thư Timôthê I 2:11-15: Đàn bà được cứu rỗi qua việc sinh con cái.
TĐCV 5:1-11: Khanania và Xaphira bị giết chế vì rút mất đi phần quà tặng.
Thư Galát 6:7: Thiên Chúa không để cho người ta nhạo báng đâu! Thật vậy, ai gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy.
Mt 21:19, Mc 11:14: Thiên Chúa nguyền rủa cây vả không kết trái.
Thư Galát 5:20, Khải Huyền 9:21, 21:8: Thuốc độc, ma thuật làm cho sẩy thai.
1 Cor 6:19-20: Cơ thể chính là đền thờ của Chúa Thánh Thần, dùng thân thể mà vinh danh Thiên Chúa.
E3. Việc Trợ Tử / Cái Chết Êm Ái / Cái Chết Nhẹ Nhàng / Cái Chết Dịu Ngọt / An Tử / Quyền Được Chết (Euthanasia / Assisted Suicide / Right-to-Die / Mercy Killing):
+ Cái Chết Êm Ái cũng chính là một dạng của việc giết người, và do đó lỗi phạm đến Điều Răn Thứ 6: Chớ Giết Người. Không ai có quyền tự kết liễu mạng sống của mình, và không ai có quyền để cướp lấy mạng sống của một người vô tội cả.
Trong văn kiện có liên quan đến Giá Trị và Tính Bất Khả Xâm Phạm của Sự Sống (Evangelium Vitae) ở Mục Số 73, Giáo Hội dạy cho chúng ta biết rằng:
Trong Cái Chết Êm Ái, người bệnh hoạn hay người già cả bị giết chết đi, bằng hành động hay do sự sơ xuất, vốn được thực hiện một cách nhẫn tâm hay bằng một não trạng không hề biết động lòng trắc ẩn một chút nào cả, thế nhung người có lòng trắc ẩn thật sự không thể nào có chủ ý hành động một điều hết sức tội lỗi, đối với người khác cả.
+ Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có đề cập tới việc Trợ Tử/Cái Chết Êm Ái ở các Mục 2276, 2277, 2278 và 2779 như sau:
Mục 2276: Những ai mà mạng sống của họ bị suy yếu hay giảm dần đi xứng đáng được tôn trọng đặc biệt. Những người bệnh hay tàn phế nên được giúp đỡ để sống như cuộc sống bình thường chừng nào tốt chừng đó.
(Those whose lives are diminished or weakened deserve special respect. Sick or handicapped persons should be helped to lead lives as normal as possible).
Mục 2277: Cho dẫu bất cứ động lực hay phương tiện nào đi chăng nữa, việc trực tiếp ủng hộ Cái Chết Êm Ái bằng cách kết liễu mạng sống của những người tàn phế, tật bệnh, hay những người sắp vào giờ lâm tử, thì không thể nào có thể chấp nhận được về mặt luân lý đạo đức. Do thế, một hành động hay một sự sơ xuất, vốn tự nó hay có chủ ý, gây ra cái chết để loại bỏ đi sự đau khổ khi phải chụi đựng, chính là một thứ tội giết người, trầm trọng đi ngược lại với phẩm giá của con người, và đến việc tôn trọng Thiên Chúa hằng sống, Đấng Tạo Dựng của người đó. Lỗi phán xét cho dẫu người đó có thể cho là mình hành động đúng, không làm thay đổi đi bản chất của hành động giết người này, vốn phải luôn được cấm đoán và loại bỏ.
(Whatever its motives and means, direct euthanasia consists in putting an end to the lives of handicapped, sick, or dying persons. It is morally unacceptable. Thus an act or omission which, of itself or by intention, causes death in order to eliminate suffering constitutes a murder gravely contrary to the dignity of the human person and to the respect due to the living God, his Creator. The error of judgment into which one can fall in good faith does not change the nature of this murderous act, which must always be forbidden and excluded).
Mục 2278: Việc làm gián đoạn các thủ tục y học vốn cho là gánh nặng, nguy hiểm, lạ thường, hay không xứng đáng liên quan đến sự mong đợi nào đó có thể là hợp lệ, miễn đó là hình thức chối từ cách chữa trị không mấy gì hy vọng lắm. Ở đây người đó không có ý gây ra sự chết; hay việc người đó không đủ khả năng để cản trở, thì thuần túy chấp nhận được. Các quyết định nên để bệnh nhân tự đưa ra nếu như bệnh nhân đó có thể hay có khả năng, còn nếu không thì dành cho những ai hợp lệ hành động thay thế cho bệnh nhân, với những lý lẽ và sở thích hợp lệ phải luôn được tôn trọng.
(Discontinuing medical procedures that are burdensome, dangerous, extraordinary, or disproportionate to the expected outcome can be legitimate; it is the refusal of "over-zealous" treatment. Here one does not will to cause death; one's inability to impede it is merely accepted. The decisions should be made by the patient if he is competent and able or, if not, by those legally entitled to act for the patient, whose reasonable will and legitimate interests must always be respected).
Mục 2279: Thậm chí ngay cả khi cái chết được cho là quá rõ ràng, thì việc chăm sóc bình thường cho một người bệnh không được phép bị gián đoạn đi. Việc dùng đến các thuốc giảm đau để loại bỏ đi sự chịu đựng của người đang sắp chết, thậm chí có thể thu ngắn lại việc sống còn của bệnh nhân, đều hài hòa với phẩm giá con người về mặt luân lý đạo đức nếu như cái chết đó không phải là chủ ý hay được xem là hình thức hay phương tiện kết liễu. Thế nhưng chỉ có cách chăm sóc vốn được tiên liệu và khoan dung như cách làm giảm đau rõ ràng mới chính là một dạng đặc biệt của hình thức từ bỏ đi lòng bác ái. Thì cách như vậy nên được khuyến khích.
(Even if death is thought imminent, the ordinary care owed to a sick person cannot be legitimately interrupted. The use of painkillers to alleviate the sufferings of the dying, even at the risk of shortening their days, can be morally in conformity with human dignity if death is not willed as either an end or a means, but only foreseen and tolerated as inevitable Palliative care is a special form of disinterested charity. As such it should be encouraged).
+ Tuyên Cáo của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin về việc Trợ Tử/Cái Chết Êm Ái (Declaration On Euthanasia) có nội dung tóm tắt như sau:
Không thể nào xem việc giết người là êm ái, nhân từ hay dịu ngọt cả, mà đó chính là sự hoán chuyển sai lạc của lòng trắc ẩn và nhân từ.
Liệu sự chịu đựng của Chúa Kitô cũng là vô nghĩa sao? Chẳng phải chúng ta nói rằng: "Chúng con tôn kính Chúa, ôi hỡi Chúa Kitô, và chúng con cảm tạ Ngài, vì bằng sự Hy Sinh của Ngài trên Thập Giá, Ngài đã cứu rỗi thế giới?" sao?
Chẳng lẽ, Chúa Giêsu không khuyên bảo các môn đệ của Ngài là "hãy vác Thập Giá" và theo Ngài sao?
Việc giết người một cách êm ái, trong xã hội trần tục, suy cho cùng chính là một hình thức của lạc giáo, vì trong Công Giáo không có thứ giảng dạy đó. Thiên Chúa tạo dựng con người giống với hình ảnh của Ngài, và mạng sống của con người chính là một hồng ân, hay một món quà của Thiên Chúa, mãi cho lúc chết đi một cách tự nhiên, và chúng ta - nhất là những người hoạt động trong lãnh vực y học đừng quên lời nhắn nhủ sau:
"Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Máthêu 25: 40).
Vì suy cho cùng, chúng ta không phải là những chủ tể tối cao và tuyệt đối về cả sự chết lẫn sự sống, mà ch1ung ta chỉ là những người giám quản thay (stewards) thay cho Thiên Chúa và sự sống và cả sự chết mà thôi.
E4. Hôn Nhân Đồng Tính / Đồng Tính Luyến Ái / Đồng Dục / Luyến Dục / Luyến Tính (Homosexual / Gays/ Lesbians):
+ Hôn Nhân đúng nghĩa và thật sự chính là sự hiệp kết giữa một người nam và một người nữ Việc nhìn nhận hợp pháp bất kỳ sự hiệp kết nào khác so với hôn nhân truyền thống chính là việc xem thường và làm thoái hóa đi ý nghĩa đúng đắn nhất của Hôn Nhân, và của gia đình, vì lẽ Hôn Nhân và gia đình truyền thống và đúng đắn chính là nền tảng hay tế bào chính của cả xã hội nhân loại.
Việc hợp pháp nhìn nhận Hôn Nhân Đồng Tính chỉ thật sự khiến cho những người đồng tính cảm thấy bị phản đối thêm mà thôi, vì họ cố đi tìm những gì ngược lại với luân lý đạo đức truyền thống đã được định sẳn.
Việc Hợp Pháp Nhìn Nhận Hôn Nhân Đồng Tính hay việc Hợp Pháp Hóa Quan Hệ Hôn Nhân Đồng Tính thì Hoàn Toàn Bất Tương Xứng với Đạo Kitô Giáo bởi vì nó:
(1) Làm phân rẽ ra các quan điểm về hiện thực và trật tự tự nhiên của Đấng Tạo Hóa;
(2) Dẫn đến các khái niệm khác nhau về Hôn Nhân, Gia Đình và Xã Hội;
(3) Biến xã hội nơi mà con người đang sống trên hành tinh này trở thành những kiểu xã hội duy tâm và thật sự mất đi sự tự do đúng nghĩa. Về điểm này, chúng ta có thể xem lại lịch sử, vì lịch sử chính là thấy dạy vĩ đại của chúng ta. Trong thế kỷ thứ 20, chế độ Phát xít Đức và chế độ Cộng Sản đã chứng tỏ cho thế giới thấy rõ rằng, khi xã hội mất đi các nền tảng cố định vào trật tự của tự nhiên và tự cho nó những thứ không thể tưởng, thì kết quả không mấy tránh khỏi đó là sự độc đoán, chuyên quyền, chuyên chính hay độc tài. Sự độc tài này có thể diễn ra dưới nhiều hình dạng và cách thực hành khác nhau ở các hành lanng chính phủ, đến các trụ sở của các đảng phái, các văn phòng lập pháp và tư pháp, đến các tổ chức truyền thông;
(4) Chính là một sự đe dọa đến tôn giáo và sự tự do. Ngay sau khi Tòa Án Tối Cao California hợp pháp hóa "Hôn Nhân Đồng Tính," Giáo sư David R. Carlin quan sát rằng:
"Hệ thống đạo đức luân lý Kitô Giáo không phải là một phần nhỏ trong Đạo Kitô Giáo nữa, so với trái tim hay các lá phổi như là những phần nhỏ trong thân thể con người. Và để lật đổ hệ thống đạo đức luân lý Kitô Giáo, bạn sẽ phải tự mình lật đổ đi chính Đạo Kitô Giáo. Chính vì thế, những ai cố tình đẩy mạnh cho việc hợp pháp hóa Hôn Nhân Đồng Tính, bở tự thân điều đó cũng chính là việc đẩy mạnh việc loại bỏ đi cả Đạo Kitô Giáo rồi."
Chúng ta không nên tự lừa dối chính chúng ta nữa. Trong những thập niên vừa qua, nước Mỹ đã chứng kiến một làn sóng các luật lệ, các đạo luật, các quy định, và những quyết định thuộc về Tòa Án vốn một mặt ủng hộ cho Hôn Nhân Đồng Tính, mặc kia chính là làm cản trở, đẩy qua một bên, hay làm khống chế hoặc trừng phạt đi những ai chống lại chúng bằng những lý luận chính đáng của đức tin và Lương Tâm Kitô Giáo đúng đắn.
(5) Tạo ra một vấn nạn hết sức kinh khủng của Lương Tâm. Vì cuộc cách mạng Đồng Tính Luyến Ái tự bản chất của nó chính là chiến dịch chống lại Kitô Giáp, từ đó tạo ra một vấn nạn hết sức kinh khủng của Lương Tâm nơi bất kỳ ai kháng cự lại nó: liệu chúng ta có nên theo đúng Lương Tâm của chúng ta không? Liệu chúng ta có nên từ bỏ Lương Tâm của chúng ta để ủng hộ nó không?
(6) Chối từ đi sự mạc khải của Thiên Chúa. Khi một người Công Giáo chối từ đi sự thật về các vấn đề có liên quan đến luân lý đạo đức vốn cũng chính là sự Mạc Khải của Thiên Chúa có trong hệ thống về luân lý đạo đức Kitô Giáo, thì có nghĩa là người đó chối từ đi Quyền Bính Tuyệt Đối của Thiên Chúa, Đấng đảm bảo cho sự thật và toàn thể nền tảng siêu nhiên của Đức Tin.
(7) Làm suy yếu đi nền tảng đạo đức luân lý của cá nhân, và của cả cộng đồng;
(8) Xem nhẹ đi Hôn Nhân truyền thống và gia đình;
(9) Phỉ báng hay coi thường đi quan hệ của tình yêu hôn nhân vợ-chồng.
+ Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có đề cập tới việc Đồng Tính Luyến Ái ở các Mục 2357, 2358, và 2359 như sau:
Mục 2357: Đồng Tính Luyến Ái ám chỉ đến các mối quan hệ giữa những người nam, hay giữa những người nữ với nhau, những người cảm thấy bị cuốn hút về mặt dục tính với những người đồng phái với mình. Việc này xảy ra dưới rất nhiều hình thức đa dạng khác nhau thông qua các thế kỷ và các nền văn hóa. Nguồn gốc tâm lý của nó phần lớn vẫn còn chưa thể nào giải thích được. Bằng chính việc dựa trên Thánh Kinh, vốn xem những hành động tình dục đồng giới chính là những hành động đồi bại hết sức trầm trọng, truyền thống luôn tuyên bố rằng "những hành động tính dục đồng giới tự bản chất của chúng đã là hỗn loạn rồi." Chúng trái ngược lại với luật lệ tự nhiên. Chúng làm mất đi ý nghĩa về hồng ân của sự sống qua hành động dục tính. Chúng không theo tiến trình của một sự âu yếm thuần tuý nguyên thủy và việc hổ trợ nhau về mặt tính dục. Chúng không được chấp nhận dẫu dưới bất kỳ hình thức nào đi chăng nữa.
(Homosexuality refers to relations between men or between women who experience an exclusive or predominant sexual attraction toward persons of the same sex. It has taken a great variety of forms through the centuries and in different cultures. Its psychological genesis remains largely unexplained. Basing itself on Sacred Scripture, which presents homosexual acts as acts of grave depravity, tradition has always declared that "homosexual acts are intrinsically disordered." They are contrary to the natural law. They close the sexual act to the gift of life. They do not proceed from a genuine affective and sexual complementarity. Under no circumstances can they be approved).
Mục 2358: Con số những người nam và những người nữ bị cuốn hút sâu vào khuynh hướng đồng dục lẫn nhau không nên được coi thường. Sự thụt lùi này, vốn rất hỗn loạn về mặt khách quan, xứng đáng để cho họ có một lần thử thách. Họ cần phải được chấp nhận với sự tôn trọng, lòng trắc ẩn, và sự nhạy cảm. Bất kỳ dấu hiệu kỳ thị bất công nào liên quan đến điều này phải nên được tránh đi. Những người này được kêu gọi để chu toàn ý chỉ của Thiên Chúa trong cuộc sống của họ, nếu như họ là những người Kitô Giáo, để hiệp kết tất cả những khó khăn mà họ gặp phải từ hiện trạng của họ vào sự hy tế của Thiên Chúa trên Thập Giá.
(The number of men and women who have deep-seated homosexual tendencies is not negligible. This inclination, which is objectively disordered, constitutes for most of them a trial. They must be accepted with respect, compassion, and sensitivity. Every sign of unjust discrimination in their regard should be avoided. These persons are called to fulfill God's will in their lives and, if they are Christians, to unite to the sacrifice of the Lord's Cross the difficulties they may encounter from their condition).
Mục 2359: Những Người Đồng Tính Luyến Ái được kêu gọi để giữa đời sống trong trắng. Bằng chính những đức tín biết tự làm chủ dạy cho họ biết về sự tự do của nội tâm, vào lúc mà họ không nhận được sự hổ trợ của bạn bè, và bằng lời cầu nguyện và ơn huệ của phép bí tích, họ có thể và dần dà, cũng như quyết tâm tiến tới một sự thiện hảo Kitô Giáo.
(Homosexual persons are called to chastity. By the virtues of self-mastery that teach them inner freedom, at times by the support of disinterested friendship, by prayer and sacramental grace, they can and should gradually and resolutely approach Christian perfection).
+ Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có cho xuất ra một văn kiện có nhan đề "Những Xem Xét liên quan đến Những Đề Nghị để Đưa Ra Sự Nhìn Nhận Hợp Pháp về sự Hiệp Kết giữa những Người Đồng Tính Luyến Ái Với Nhau," ở Mục Số 10 có viết rằng:
"Khi luật pháp ủng hộ việc nhìn nhận những mối quan hệ đồng tính lần đầu tiên được đề nghị ra trước quốc hội, thì những nhà lập pháp Công Giáo phải có trách nhiệm về mặt luân lý đạo đức bằng việc bày tỏ sự phản đối của mình một cách rõ ràng và công khai, cũng như phải bỏ phiếu chống lại luật lệ đó. Nếu bỏ phiếu ủng hộ cho thứ luật làm nguy hại đến hôn nhân truyền thống và lợi ích chung, thì đúng là hình thức phạm tội trọng về mặt đạo đức luân lý."
Trong Thông Điệp Veritatis Splendor (Hào Quang Của Sự Thật), trong Mục Số 81, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã khẳng định rằng:
"Trong việc giảng dạy đến sự tồn tại của những thứ tội lỗi bởi tự chính bản chất của nó, Giáo Hội chấp nhận việc giảng dạy của Thánh Kinh. Thánh Tông Đồ Phaolô đã mạnh mẽ tuyên bố rằng: 'Nào anh em chẳng biết rằng những kẻ bất chính sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp sao? Anh em đừng lầm. Những kẻ dâm đãng, thờ ngẫu tượng, ngoại tình, truỵ lạc, kê gian, những kẻ trộm cướp, tham lam, say sưa rượu chè, quen chửi bới, sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp'".
+ Kinh Thánh có đề cập tới việc Đồng Tính Luyến Ái như sau:
Sáng Thế 1:27: Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.
Sáng Thế 2:21-24: Người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt.
Sáng Thế 18:19: Tội nguyên tổ làm hư hỏng tội lỗi của Sodom, từ đó khiến Ông bị hủy diệt.
Lv 18:22: Ngươi không được nằm với đàn ông như nằm với đàn bà: đó là điều ghê tởm.
Lv 20:13: Khi người đàn ông nào nằm với một người đàn ông như nằm với đàn bà, thì cả hai đã làm điều ghê tởm; chúng phải bị xử tử.
Rom 1:27: Đàn ông bậy bạ với đàn ông. Như vậy là chuốc vào thân hình phạt xứng với sự lầm lạc của mình.
1 Cor 6:9: Những kẻ dâm đãng đồng tính sẽ không thừa hưởng được vương quốc của Thiên Chúa.
Thư Timôthê I 1:9-10: Những ai tham gia vào các hành động trụy lạc như vậy thì là những kẻ có tội.
Sáng Thế Ký 1:28: Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất."
Máccô 10:6-9: Còn lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, "sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly."
E5. Việc Nghiên Cứu Tế Bào Gốc / Tế Bào Phôi Thai (Embryonic Stem Cell Research):
+ Phôi Thai Người chính là những con người thật sự, do đó không thể nào xúc phạm được. Những tiến bộ mới đây của khoa học cho thấy rằng việc chữa trị y học mà các nhà nghiên cứu hy vọng để phát triển ra từ việc thí nghiệm trên các Tế Bào Gốc có thể được phát triển bởi việc dùng đến các tế bào gốc của người lớn để thay thế, và việc làm này không có xúc phạm đến những giảng dạy về đạo đức và luân lý của Giáo Hội, vì nó hoàn toàn tránh né đi việc hủy diệt một cách vô tội vạ các Phôi Thai Người.
+ Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có đề cập tới Việc Nghiên Cứu Tế Bào Phôi Thai ở Mục 2274 như sau:
Mục 2274: Vì nó phải được xem từ trong lúc thụ thai như là một con người, do đó Phôi Thai cần phải được bảo vệ một cách nguyên vẹn, cần phải được chăm sóc, và chữa lành, tốt chừng nào hay chừng nấy, giống như bất kỳ một sinh linh nào khác.
(Since it must be treated from conception as a person, the embryo must be defended in its integrity, cared for, and healed, as far as possible, like any other human being).
+ Chỉ Thị Donum Vitae (The Gift of Life) của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có liên quan đến Món Quà/Hồng Ân của Sự Sống ở Mục Giới Thiệu 1 có đề cập về chuyện này như sau:
Con người phải được tôn trọng và xem như là một con người kể từ lúc thụ thai, và do đó, cũng chính từ giây phút đó, những quyền của nó trong tư cách là một con người phải được nhìn nhân..... Từ lúc thụ thai, mạng sống của mỗi con người phải được tôn trọng theo một cách tuyệt đối.....
(Human being is to be respected and treated as a person from the moment of conception and therefore from that same moment his rights as a person must be recognized.... From the moment of conception, the life of every human being is to be respected in an absolute way... )
+ Trong Tông Thư Evangelium Vitae của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Lục về Giá Trị và Tính Bất Khả Xâm Phạm đối với Sự Sống Con Người (On the Value and Inviolability of Human Life) hay Phúc Âm Của Sự Sống (The Gospel of Life) có đoạn viết như sau:
Các Phôi Thai người nhận được trong ống nghiệm chính là những con người, và do đó hưởng đầy đủ mọi quyền lợi; phẩm giá và quyền được sống phải được tôn trọng kể từ lúc đầu hiện diện. Thật là vô đạo đức luân lý để sản xuất ra các Phôi Thai vốn định tiền để khai thác như là một sự hủy bỏ các chất liệu về mặt sinh học vậy.
(Human embryos obtained in vitro are human beings and are subjects with rights; their dignity and right to life must be respected from the first moment of their existence. It is immoral to produce human embryos destined to be exploited as disposable 'biological material').
Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Gia Đình, trong Hiến Chương về Các Quyền của Gia Đình (Charter of the Righs of the Family), ở Mục Số 4b có đề cập như sau:
"Việc tôn trọng phẩm giá của con người loại bỏ tất cả việc vận động cho công cuộc thí nghiệm hay khai thác Phôi Thai Người."
+ Kinh Thánh có đề cập tới việc Giết Chết Tế Bào Sự Sống như sau:
Sáng Thế Ký 4:8: Cain xông đến giết Aben, em mình.
Sách Khôn Ngoan 1:13-14; 2:23-24: Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong. Vì Người đã sáng tạo muôn loài cho chúng hiện hữu, mọi loài thọ tạo trên thế giới đều hữu ích cho sinh linh, chẳng loài nào mang độc chất huỷ hoại. Âm phủ không thống trị địa cầu.... Quả thế, Thiên Chúa đã sáng tạo con người cho họ được trường tồn bất diệt. Họ được Người dựng nên làm hình ảnh của bản tính Người. Nhưng chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết.
Thư I Gioan 3:11-12: Quả thế, đây là lời loan báo anh em đã nghe từ lúc khởi đầu: chúng ta hãy yêu thương nhau; chúng ta đừng bắt chước Cain: nó là người của Ác thần, nên đã giết em mình. Tại sao nó đã giết em? Bởi vì các việc nó làm thì xấu xa, còn các việc em nó làm thì công chính.
Sáng Thế Ký 4:10: Ngươi đã làm gì vậy? Từ dưới đất, tiếng máu của em ngươi đang kêu lên Ta!
Thư Rôma 1:28: Vì họ đã không thèm nhận biết Thiên Chúa, nên Người đã để mặc họ theo trí óc lệch lạc mà làm những điều bất xứng
Sáng Thế Ký 9:5-6: Nhưng Ta sẽ đòi mỗi con vật phải đền nợ máu các ngươi, tức là mạng sống của các ngươi; Ta sẽ đòi con người phải đền nợ máu, Ta sẽ đòi mỗi người phải đền mạng sống của người anh em mình. Ai đổ máu con người, thì máu nó sẽ bị con người đổ ra, vì Thiên Chúa đã làm ra con người theo hình ảnh Thiên Chúa.
Thư Ephisô 5:8-11: Xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ, trong Chúa, anh em lại là ánh sáng. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng; mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật. Anh em hãy xem điều gì đẹp lòng Chúa. Đừng cộng tác vào những việc vô ích của con cái bóng tối, phải vạch trần những việc ấy ra mới đúng.
E6. Việc Nhân Giống Người (Human Cloning):
+ Việc Nhân Giống Người cũng bao gồm đến việc Phá Thai như đã đề cập rất chi tiết ở trên bởi vì nó "chối từ" hay nhân giống "không thành công" các Phôi Thai để hủy diệt chúng đi. Việc Nhân Giống, suy cho cùng, không phải là một sự sáng tạo của con người. Chính Chúa Kitô-Đấng Tạo Dựng đã hoạch định ra cách tái sinh sản này rồi.
Một sự nguy hiểm đáng kinh tởm của cuộc cách mạng này chính là: không có đường dây phân chia ranh giới một cách rõ ràng và rạch ròi giữa những con súc vật và con người, vì rằng: Thiên Chúa tạo dựng ra con người tách biệt hẳn so với các con vật. Ngài tạo dựng nên con người giống với hình ảnh của Ngài; đối với các loài vật, Thiên Chúa cho phép con người giết chết chúng (như trong sách Sáng Thế Ký 9:2-3), thế nhưng với mạng sống con người, Thiên Chúa không cho phép con người tự giết chết con người được; và Thiên Chúa trao phó cho con người làm chủ trên thế giới động vật mà thôi (trong sách Sáng Thế Ký 1:26). Thế nhưng, Thiên Chúa chưa bao giờ cho phép con người làm chủ thế giới con người, hay làm chủ trên mạng sống của những người khác bao giờ.
Hơn nữa, con người được tạo dựng nên là để có cha, có mẹ, thông qua một sự triển nở của một mối quan hệ hôn nhân thánh thiêng mà Thiên Chúa đã tiền định cho một người nam và một người nữ. Thêm vào đó, trứng được thụ tinh để dùng trong tiến trình Nhân Giống Người chính là một mạng sống mới rồi.
Những Vấn Nạn về Luân Lý Đạo Đức và những mối Nguy Hiểm của việc Nhân Giống Người có thể liệt kê ra như sau:
(1) Cho thấy mức độ và bản tính hung hãn của con người khi cố bằng với Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng ra chính mình. Chính vì hệ quả của sự kêu ngạo đó mà Thiên Chúa đã phán rằng: "Đây, tất cả chúng nó họp thành một dân, nói một thứ tiếng. Chúng mới khởi công mà đã như thế thì từ nay, chẳng có gì chúng định làm mà không làm được.Nào! Ta xuống và làm cho tiếng nói của chúng phải xáo trộn, khiến chúng không ai hiểu ai nữa" (Sáng Thế Ký 11:6-8).
(2) Giản hóa luận con người (human reductionism) vì rằng Thánh Kinh giảng dạy cho chúng ta biết được rằng: con người không chỉ đơn giản là những con vật có thăng tiến; mà con người chính là hình ảnh của riêng Thiên Chúa, Đấng đã Tạo Dựng ra chính con người. Vì sự hiểu biết một cách ngu muội và ấu trĩ này của giới được cho là "khoa học," nên nó sẽ dẫn đến một tai họa lớn cho chính con người ở mức độ rất rộng lớn. Mạng sống của con người giờ đây chỉ được xem như là thứ rác rưởi, như là súc vật vậy.
Lấy ví dụ trong việc nhân giống ra con cừu Dolly, các nhà nghiên cứu đã phải dùng đến 277 trứng được thụ tinh mà trong đó chỉ có 29 lần mới đạt đến được giai đoạn phát triển cần thiết, thì thử hỏi sẽ có bao nhiêu mạng sống của các trẻ thơ vô tội đã và sẽ phải bị diệt chủng đi, để lấy đủ trứng thụ tinh dùng trong tiến trình nghiên cứu này mặc dầu biết rất rõ ràng xác suất thành công vẫn là rất thấp?
(3) Làm giảm đi phẩm giá và làm cho mất đi phẩm giá của đời sống con người, vì các "nhà khoa học" đó xem con người chỉ là một tập thể các loài gien (genes) mà thôi, để dễ dàng vứt bỏ đi cái gien nào không đúng hay phù hợp với ý tưởng "bệnh họan" và "suy đồi" của riêng mình.
(4) Việc làm giảm đi sự đa dạng về mặt sinh học. Hãy thử tưởng tượng ra một xã hội, gồm những con người hoàn toàn giống hệt nhau, thì lúc đó chỉ toàn là sự Đồng Tính Luyến Ái, và mạng sống của con người bị diệt chủng hết đi một cách thê thảm và vô tội vạ. Con người sống không còn tương lai nữa mà chỉ toàn là sự chết mà thôi.
(5) Rồi khi đó khả năng kiểm soát xã hội chỉ được điều khiển bởi một số rất ít người mà thôi. Sống trong một chế độ độc tài của Đảng Cộng Sản Bắc Việt thôi, mà mọi người dân Việt đã không còn chịu nổi rồi, huống hồ chi đến một kiểu xã hội hoàn toàn mang tính chất độc đoán và chuyên quyền, do hệ quả của việc Nhân Giống Người tạo ra. Chỉ có những kẻ Nhân Giống ra Con Người mà có quyền điều khiển ra những con người mà họ Nhân Giống ra mà thôi, như chúng ta hiện thấy qua các phim ảnh rất lụi của Hoa Kỳ thời nay.
(6) Con người khi đó bị giảm giá trị xuống để chỉ trở thành những món hàng hóa mà thôi, qua kết quả của việc Nhân Giống Người này.
Nói tóm lại, việc tìm kiếm ra cách để chữa bệnh ung thư và bệnh AIDs chính là những mục đích cao cả. Việc đó chỉ thật sự là đúng đắn, và cao cả nếu như nó theo đúng với những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo mà thôi, và rằng: "Con cái là hồng ân của Chúa, con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban" (Thánh Vịnh 127:3).
+ Trong Chỉ Thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có liên quan đến Việc Tôn Trọng Mạng Sống Con Người theo Đúng Nguyên Thủy và Phẩm Giá của Việc Sinh Sản (Respect for Human Life in Its Origin and on the Dignity of Procreation), ở Mục Số 6 trong Phần Giới Thiệu có nói rằng:
"Tất cả mọi nổ lực... để nhận được một con người mà không có liên hệ gì cả đến dục tính thông qua 'sự sinh sản phân đôi,' nhân giống, hay sự sinh sản đơn tính đề được xem là trái với luật lệ về luân lý đạo đức, bởi vì chúng chống lại phẩm giá của cả việc sinh sản con người lẫn việc hiệp kết quan hệ hôn nhân vợ-chồng."
(Attempts.... for obtaining a human being without any connection with sexuality through 'twin fission,' cloning, or parthenogenesis are to be considered contrary to the moral law, since they are in opposition to the dignity both of human procreation and of the conjugal union).
+ Kinh Thánh tuy không có đề cập rõ ràng tới việc Nhân Giống Người, thế nhưng Thánh Kinh đưa ra những Nguyên Tắc chính yếu như sau:
Sáng Thế Ký 1:26-27: Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất." Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.
Sáng Thế Ký 2:7: Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật.
Thư I Côrintô 15:45: Như có lời đã chép: con người đầu tiên là Ađam được dựng nên thành một sinh vật, còn Ađam cuối cùng là thần khí ban sự sống.
Thánh Vịnh 139:13-16: Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con. Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu! Hồn con đây biết rõ mười mươi. Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì, khi con được thành hình trong nơi bí ẩn, được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu. Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy; mọi ngày đời được dành sẵn cho con đều thấy ghi trong sổ sách Ngài, trước khi ngày đầu của đời con khởi sự.
F. Cách Bỏ Phiếu Cần Phải Tránh:
(1) Không nên bỏ phiếu dựa trên Đảng phái, hay thói quen bầu cử lầu đời của riêng mình, hay truyền thống bỏ phiếu của gia đình mình. Ngày xưa khác, còn bây giờ chúng ta cần phải suy nghĩ, điều tra, dọ hỏi, nghiên cứu, cầu nguyện,.... về ứng cử viên mà chúng ta dự định bỏ phiếu cho, xem xét xem họ có phản ngược lại với Lương Tâm Kitô Giáo đúng đắn của chúng ta không, cùng với những giảng dạy về đạo đức và luân lý nền tảng của Giáo Hội Công Giáo, nhất là qua 6 Vấn Đề Không Khoan Nhượng được đề cập ở Mục E ở trên, ở bất kỳ cấp độ nào, có chủ ý hay không chủ yếu, vân vân....
(2) Không nên bỏ phiếu cho các ứng cử viên dựa trên diện mạo, sự xuất hiện, phong cách cá nhân, chủng tộc, hay được "sự ưa chuộng," hoặc "tâng bốc" quá cở của giới truyền thông đại chúng - vì rằng đây là một thứ ổ tội lỗi mục rửa và suy đồi nhất của cả xã hội. Có những ứng cử viên bị giới truyền thông rất thù ghét, có diện mạo xấu xa, nhưng họ lại là những người có nền tảng và giá trị đạo đức luân lý lành mạnh nhất và việc bỏ phiếu của họ luôn phù hợp với những giảng dạy của Giáo Hội và của Lương Tâm Kitô Giáo nhất. Liệu chúng ta có thể loại bỏ được những người đúng đắn đó không?
Nên nhớ, Thiên Chúa sẽ chất vấn chúng ta sau này, vào Ngày Cánh Chung, về hành động của chúng ta. Và có bao giờ chúng ta tự hỏi chính mình rằng: tại sao giới truyền thông rất thù ghét các giá trị đạo đức luân lý truyền thống, chân chính và nền tảng không, cũng như những ai đeo đuổi theo các giá trị luân lý đạo đức này không?
(3) Cũng đừng bỏ phiếu cho những ai tự xưng mình là Công Giáo, vì rằng hệ quả như thế nào, chúng ta thừa biết, không cần phải đề cập lại trong phạm vi của bài viết này. Theo suy nghĩ thiển cận của riêng người viết, chính những chính trị gia Công Giáo hiện nay ở Quốc Hội mới chính là những kẻ thối mục, suy đồi, ngu xuẩn và bỉ ổi nhất trong số các chính trị gia không phải là Công Giáo, vì những "kẻ" này đã phản Chúa, phản Đạo, phản Đức Tin qua lời nói lẫn hành động của họ.
(4) Đừng lựa chọn những ứng viên nào đó cứ dựa trên kiểu lý luận "Có gì đó dành cho tôi?" (What's in it for me?). Hãy đưa ra quyết định dựa trên những ứng cử viên nào có khuynh hướng cổ võ cho lợi ích tốt đẹp chung, thậm chí nếu chính chúng ta chẳng có hưởng được ích lợi trực tiếp nào cả, từ luật lệ mà họ ban hành ra. Hãy tự đặt "cái tôi" của chúng ta ra khỏi lợi ích chung của cả xã hội và cộng đồng nhân loại. Đừng bỏ phiếu cho những ứng cử viên nào chỉ cố dành lấy cơ hội để "trục lợi" cho riêng mình hay Đảng phái của mình.
(5) Đừng bỏ phiếu cho những ứng cử viên nào vốn hoàn toàn đúng đắn trong các vấn đề kém quan trọng hơn, nhưng lại hoàn toàn sai trái trong những vấn đề quan trọng nền tảng của đạo đức và luân lý Kitô Giáo lẫn Công Giáo.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nhấn mạnh đến điểm này qua việc đề cập đến những vấn đề có liên quan đến đời sống trong Thông Điệp Christifideles Laici ở Mục Số 38 có liên quan đến Ơn Gọi và Sứ Vụ của Người Giáo Dân Trong Giáo Hội và Thế Giới như sau:
"Tiếng la hét chung hết, vốn xứng đáng đại diện cho các quyền về con người - lấy ví dụ như: quyền về sức khỏe, quyền ở nhà, quyền được đi làm, quyền được có gia đình, quyền có liên quan đến nền văn hóa - chỉ là giả tạo và viễn vông nếu quyền được sống, một thứ quyền cơ bản và nền tảng nhất, và là điều kiện tiên quyết của tất cả các quyền cá nhân khác, lại không được bảo vệ với sự quyết tâm tối đa nhất."
Một ứng cử viên có thành tích bỏ phiếu hoàn toàn phù hợp với các giá trị của Công Giáo, ngoại trừ việc an tử, chẳng hạn. Thì việc bỏ phiếu ủng hộ cho việc an tử rõ ràng là một tín hiệu cho thấy ứng cử viên đó không còn xứng đáng để nhận được phiếu bầu của một người cử tri Công Giáo nữa, trừ phi tất cả các ứng cử viên khác có thành tích bỏ phiếu kém phù hợp với những giảng dạy có liên quan đến luân lý và đạo đức của Giáo Hội.
(6) Việc bỏ phiếu cho một ứng cử viên mà cá nhân Ông/Bà ta chống lại việc Phá Thai, thế nhưng Đảng của Ông/Bà ta lại ủng hộ và cổ võ cho việc Phá Thai, với suy luận rằng Ông/Bà ta có thể tự mình hoán chuyển hay làm thay đổi các chính sách của Đảng về vấn đề Phá Thai, chẳng hạn, thì đó suy cho cùng là một lý luận sai lầm, và ấu trĩ. Do đó, việc bỏ phiếu cho Ông/Bà này cũng chẳng mang lại lợi ích gì cả về mặt Đức Tin cũng như về mặt luân lý đạo đức của Giáo Hội, nếu như ứng cử viên của Đảng đối lập có lập trường ủng hộ đạo đức luân lý mạnh mẽ hơn, và phụ thuộc vào Đảng mạnh mẽ cổ võ cho các giá trị đạo đức và luân lý đó.
G. Trường Hợp Không Có Ứng Viên Nào Xứng Đáng Cả:
Trong một số cuộc bầu cử chánh trị, mỗi một ứng cử viên đều có một nhận thức, quan điểm, cái nhìn, hay việc bỏ phiếu sai lầm đến một hay nhiều vấn đề thuộc vào 6 Vấn Đề Không Thể Nào Khoan Nhượng Được về mặt đạo đức luân lý như đã đề cập trong Mục E ở trên. Trong trường hợp như vậy, thì chúng ta có thể bỏ phiếu cho ứng cử viên nào ít xâm phạm hay ít có chủ trương bỏ phiếu để thăng tiếng các đạo luật hay chương trình bất luân lý như đã kể trên, hoặc chúng ta có thể không bỏ phiếu cho bất kỳ ai, hay chúng ta cũng có thể tự điền tên của chúng ta vào, nếu trên phiếu bầu có chổ trống.
Một lá phiếu bỏ trong trường hợp như vậy thì không có sức nặng về đạo đức và luân lý tương tự như vậy hổ trợ một cách chắc chắn cho các ứng cử viên, các luật lệ, hay các chương trình cổ võ cho các giá trị tội lỗi. Mà đúng hơn, đó chính là hành động nhắm vào việc ngăn ngừa bớt tội phạm như đã đề cập trong Mục D ở trên.
Những người Công Giáo phải làm mọi cách để đưa những ứng cử viên, các luật lệ, hay các chương trình chánh trị nào vốn hoàn toàn phù hợp với các giá trị luân lý đạo đức thuộc vào 6 Vấn Đề Không Thể Nào Khoan Nhượng Được như đã đề cập trong Mục E ở trên. Khi không có một ứng cử viên, luật lệ hay chương trình nào lý tưởng được đưa ra, thì chúng ta hãy bầu cho ai ít gây ra tội lỗi hơn, hoặc không bỏ phiếu cho bất kỳ ai cũng được, miễn là chúng ta phải cân nhắc xem liệu việc chúng ta không bỏ phiếu có thật sự cổ võ nên điều thiện và giới hạn tội lỗi hay tội ác không trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó.
Vai trò của những người công dân và của các vị được dân chúng bầu vào các chức vụ công cộng ở tất cả mọi cấp là cổ võ cho các giá trị đạo đức luân lý càng mạnh và nhiều chừng nào, thì càng tốt chừng nấy.
H. Các Trường Hợp Khác:
H1. Những Vấn Đề Không Thuộc Vào 6 Vấn Đề Không Thể Nào Khoan Nhượng Được:
Một số vấn đề cho phép có nhiều ý kiến khác nhau, và những người Công Giáo được phép tự do hổ trợ hay chống lại những chính sách cụ thể. Đây đúng là trường hợp có liên quan đến những vấn đề như việc Hoa Kỳ tham chiến, hay lúc nào và khi nào áp dụng đến án tử hình. Mặc dù Giáo Hội khuyến khích chúng ta cần phải có sự thận trọng liên quan đến hai vấn đề kể trên, thế nhưng Giáo Hội nhìn nhận rằng: "mỗi nhà nước hay quốc gia có quyền triển khai các vấn đề trên theo từng điều kiện cụ thể của quốc gia, hay nhà nước đó" (trích Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo qua các Mục Số 2267 và 2309).
Chúng ta cũng đừng quên rằng: việc bầu cho một ứng cử viên ủng hộ phá thai, trong trường hợp ứng cử viên kia không ủng hộ cho việc Phá Thai, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta tự rút phép thông công của chúng ta ra khỏi Giáo Hội, và do đó chúng ta không còn xứng đáng để lên Rước Mình và Máu Thánh Chúa nữa.
Trong lá thư của Ngài có nhan đề "Xứng Đáng để lên Rước Lễ" (Worthiness to Receive Holy Communion), Đức cựu Hồng Y Ratzinger ra chỉ thị rằng những chính trị gia Công Giáo nào quyết giữ vững lập trường phá thai, sau khi được Đức Giám Mục bản quyền của họ: khuyên bảo, cảnh cáo, và chỉ dẫn về cách hành động đúng đắn theo đúng với lương tâm Công Giáo và những giảng dạy của Giáo Hội có liên quan tới vấn đề sự sống, thì họ sẽ không được phép lên Rước Lễ và vị Linh Mục chủ tế phải từ chối việc cho họ Rước Lễ.
Thì cũng cùng văn kiện được viết ra bởi Vị giờ đây đã trở thành Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã đề nghị trong lời chú dẫn ở phần kết luận của văn kiện rằng, những công dân Công Giáo nào, vốn bỏ phiếu cho các chính trị gia phò phá thai, thì tự họ cũng biến họ trở thành những người không còn xứng đáng để lên Rước Lễ nữa.
Nói rõ hơn, Ngài đã viết như thế này:
"Một người Công Giáo sẽ chính thức phạm tội vì hợp tác với ma quỷ, và do đó không còn xứng đáng trong việc chuẩn bị chính mình để Rước Lễ, nếu như người đó chủ ý bỏ phiếu cho một ứng cử viên vốn rõ ràng giữ vững quan điểm về phá thai và vấn đề trợ tử."
(A Catholic would be guilty of formal cooperation in evil, and so unworthy to present himself for Holy Communion, if he were to deliberately vote for a candidate precisely because of the candidate's permissive stand on abortion and/or euthanasia).
Đức cựu Hồng Y Ratzinger lúc đó cũng thêm vào một đoạn nói rằng:
"Khi một người Công Giáo không có cùng quan điểm với ứng viên nào đó, vốn ủng hộ việc phá thai hay trợ tử, nhưng lại bỏ phiếu cho ứng viên đó vì những lý do nào khác, thì người đó được xem như là đã hợp tác về mặt hữu hình với ứng viên đó từ xa rồi, vốn có thể được cho phép trừ phi trình bày ra được những lý do xác đáng."
(When a Catholic does not share a candidate's stand in favour of abortion and/or euthanasia, but votes for that candidate for other reasons, it is considered remote material cooperation, which can be permitted in the presence of proportionate reasons).
Vấn đề cốt lõi ở đây chính là: bỏ phiếu cho một chính trị gia phò phá thai, mà vẫn còn giữ được một thế đứng đúng đắn với Thiên Chúa của chúng ta hòng có thể xứng đáng để đón nhận Ngài trong Phép Thánh Thể, thì người đó bắt buộc phải có hay trình bày ra được "những lý do xác đáng nhất."
Thế những lý do nào có thể được cho là xác đáng nhất?
Có phải chăng, như những người khác vẫn thường nói rằng: vì ứng viên A hổ trợ cho việc phá thai, trong khi đó thì ứng viên B lại chống đối chuyện phá thai, nhưng lại ủng hộ cho một nổ lực chiến tranh, hay chuyện tử hình, chẳng hạn, thì liệu đó có đúng là một "lý do xác đáng nhất" không để lý giải cho việc tôi bỏ phiếu cho ứng viên phò phà thai, tức ứng viên A - thay vì với ứng viên B, tức ứng viên chống đối lại chuyện phá thai?
Đức cựu Hồng Y Ratzinger trả lời câu hỏi đó trong văn kiện của Ngài như thế này:
"Không phải tất cả những vấn đề đạo đức luân lý nào cũng đều có cùng sức nặng về tính đạo đức hay luân lý như chuyện phá thai và trợ tử cả. Lấy ví dụ, nếu một người Công Giáo không đồng tình với Đức Thánh Cha về án tử hình, hay về quyết định dấy lên cuộc chiến tranh, thì người ấy không phải vì lý do đó mà tự coi mình bất xứng với chuyện lên Rước Lễ. Trong khi Giáo Hội cổ võ các vị lãnh đạo trần tục tìm kiếm hòa bình, chứ không phải chiến tranh, và nên hành động với sự thận trọng và lòng nhân từ trong việc áp đặt sự trừng phạt nơi các phạm nhân, thì chuyện chống đối lại kẻ gây hấn hay kêu gọi bãi bỏ án tử hình vẫn có thể chấp nhận được. Có sự khác biệt chính đáng rất lớn về ý kiến thậm chí giữa những người Công Giáo với nhau về việc dấy lên chiến tranh, và việc áp dụng án tử hình, thế nhưng chuyện đó lại hoàn toàn khác hẳn so việc chuyện phá thai và trợ tử."
(Not all moral issues have the same moral weight as abortion and euthanasia. For example, if a Catholic were to be at odds with the Holy Father on the application of capital punishment or on the decision to wage war, he would not for that reason be considered unworthy to present himself to receive Holy Communion. While the Church exhorts civil authorities to seek peace, not war, and to exercise discretion and mercy in imposing punishment on criminals, it may still be permissible to take up arms to repel an aggressor or to have recourse to capital punishment. There may be a legitimate diversity of opinion even among Catholics about waging war and applying the death penalty, but not however with regard to abortion and euthanasia).
Hay nói tóm lại, theo cách hiểu bình thường, bất kỳ người Công Giáo nào bỏ phiếu cho ứng viên ủng hộ việc phá thai, hay việc trợ tử, hoặc cả hai, thì người Công Giáo đó tự mình đã không còn xứng đáng nữa trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội để lên Rước Lễ vì mình đã hợp tác với ma quỷ rồi.
Một đề nghị khác được đưa ra khi một người Công Giáo bỏ phiếu cho một ứng viên ủng hộ việc Phá Thai trong những trường hợp rất hạn chế mà thôi (đó là trong trường hợp bị hiếp dâm hay tội loạn luân), nếu như tất cả các ứng viên còn lại, ai nầy cũng đều hổ trợ cho việc phá thai trong bất kỳ và mọi trường hợp nào đi chăng nữa. Trong trường hợp này, suy cho cùng, thú thật, nếu Quý Vị cảm thấy lương tâm Công Giáo của mình bị áy náy hay ray rứt, thì tốt hơn, không phải bỏ phiếu cho bất kỳ ai, hay tự đề tên mình vào, và tự bỏ phiếu cho chính mình.
Như chính Đức Giám Mục Rene Henry Gracida - cựu Giám Mục của Giáo Phận Corpus Christi (Mình Thánh Chúa) ở Texas đã giải thích trong lá thư mục vụ năm 2004 của ngài với giáo dân rằng:
"Chẳng hạn nếu rơi vào trường hợp một người Công Giáo phải bỏ phiếu lựa chọn giữa 3 ứng viên: Kerry - người hoàn toàn ủng hộ cho việc Phá Thai; Bush-người ủng hộ cho việc Phá Thai chỉ trong những trường hợp rất giới hạn khi bị hiếp dâm hay bị tội loạn luân mà thôi; và Peroutka - người hoàn toàn chống đối lại chuyện phá thai, thế nhưng được cả thế giới nhìn nhận là Ông ta rất khó mà có thể được bầu chọn (unelectable).
Thì người Công Giáo có thể bỏ phiếu cho Ông Peroutka, thế nhưng hành động này lại chỉ có thể giúp bảo đảm cho Kerry có thể được bầu chọn mà thôi.
Do đó, người cử tri Công Giáo có một lý do xác đáng để bỏ phiếu cho Ông Bush, vì việc bỏ phiếu cho Ông này sẽ đảm bảo cho việc đánh bại Ông Kerry, và kết quả sẽ là có hàng trăm ngàn mạng sống vô tội được cứu sống."
Thế lý luận theo kiểu của Đức Giám Mục Gracida là xuất phá từ đâu?
Như chính Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Nhị đã từng giải thích trong Thông Điệp "Evangelium Vitae" nói về Phúc Âm Sự Sống của Ngài như sau:
"...... một khi không thể đảo ngược hay hoàn toàn bãi bỏ luật lệ về phá thai, một viên chức được bầu chọn, vốn xét về mặt cá nhân là mình hoàn toàn chống đối lại chuyện phá thai, cũng có thể ủng hộ những lời đề nghị hợp pháp nhắm vào việc làm hạn chế đi sự nguy hiểm gây ra bởi thứ luật lệ phá thai man rợ và làm giảm đi những hệ quả tiêu cực ở cấp độ có liên quan đến ý kiến của quần chúng và tính đạo đức luân lý. Điều này không có nghĩa là hợp tác một cách trái phép với một thứ luật lệ bất công, mà đúng hơn đó là một nổ lực chính đáng và đúng đắn nhất để giới hạn tầm ảnh hưởng tội lỗi của thứ luật lệ bất công đó."
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Tổng Giáo Phận Denver đã đưa ra định nghĩa về thế nào là một lý do xác đáng nhất một khi nó có liên quan tới chuyện phá thai, trong bài viết vào Tháng 1/2008 của Ngài như sau:
"Đó chính là kiểu lý luận mà chúng ta có thể giải thích được, bằng một trái tim trong sáng, cho những nạn nhân của việc phá thai khi chúng ta diện đối với các em mặt đối mặt ở vào sự sống đời sau - mà chắc chắn tất cả chúng ta sẽ phải làm chuyện đó. Nếu chúng ta tin tưởng rằng những nạn nhân này sẽ chấp nhận những động cơ của chúng ta như là điều gì đó còn hơn cả một cớ để cáo lỗi, thì chúng ta có thể cứ thế mà tiến hành."
(What is a 'proportionate' reason when it comes to the abortion issue? It's the kind of reason we will be able to explain, with a clean heart, to the victims of abortion when we meet them face to face in the next life - which we most certainly will. If we're confident that these victims will accept our motives as something more than an alibi, then we can proceed).
H2. Những Vấn Đề Không Thuộc Vào Tiến Trình Chánh Trị Hiện Tại:
Có thêm những vấn đề khác vốn thuộc vào lãnh vực vốn không thể nào khoan nhượng được, thế nhưng hiện không được "trình bày," hay "đề cập" đến trong lãnh vực chánh trị, lấy ví dụ như những thứ tội lỗi mà hiện nay chúng không được cổ súy như tội diệt chủng (genocide) vốn được đề cập ở Mục Số 2313 trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo.
Khác với 6 Vấn Đề Không Thể Nào Khoan Nhượng Được như đã đề cập ở Mục E ở trên, những cử tri Công Giáo thường không có khả năng để gây ảnh hưởng lên những vấn đề này thông qua các nhà làm luật mà họ đã bầu ra, bởi vì họ không thể tranh luận được những vấn đề kể trên trong số các chánh trị gia.
I. Việc Trở Thành Một Người Công Dân Tín Trung (Faithful Citizenship):
Trong tài liệu Đào Tạo Lương Tâm cho Người Công Dân Tín Trung 2007-2008 (Forming Consciences for Faithful Citizenship) của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, ngoài những vấn đề đạo đức luân lý quan trọng được đề cập trong Mục E ở trên, văn kiện trình bày đến các vấn đề khác mà chúng ta cũng cần phải lưu ý thêm đó là:
(1) Phải chú ý đến những người nghèo khổ và những người côi đơn yếu thế nhất của xã hội (tức những người già và các em trẻ thơ) - những người không thể tự bảo vệ được chính bản thân của họ;
(2) Phẩm giá của công ăn việc làm và các quyền lợi của những người lao động. Các công ty, các chủ công ty, vân vân... biết đóng góp vào lợi ích chung của xã hội thông qua các dịch vụ và các sản phẩm của họ bằng cách tạo ra công ăn việc làm và tôn trọng đến những quyền lợi của người lao động, qua việc trả lương xứng đáng, việc cung cấp các lợi ích về y tế và các quỹ hưu bổng, việc tạo cơ hội thăng tiến cho các cư dân hợp pháp mới đến Hoa Kỳ, vân vân...
(3) Cỗ võ tình đoàn kết tương thân, tương trợ lẫn nhau trong cùng một gia đình nhân loại có cùng một Cha ở trên trời.Đừng kỳ thị, phân biệt và tách rẽ nhau vì màu da, tiếng nói, nguồn gốc xuất xứ, tuổi tác, chủng tộc, hiện trạng kinh tế / tài chánh, vân vân... Phải luôn biết đón nhận và mở rộng tấm lòng lẫn con tim cho tất cả mọi người, đừng tỵ hiềm hay rẽ phân họ, và hãy cố trở thành những khí cụ đem đến nền hòa bình hữu hiệu ngay từ trong mái trường của gia đình, rồi ra đến xã hội và cả thế giới;
(4) Biết chăm sóc những gì mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên cho chúng ta, biết tìm cách bảo vệ và gìn giữ môi trường sống, biết tôn trọng cuộc sống, vân vân...;
(5) Biết chú trọng đến các vấn đề công bằng xã hội, qua các chính sách về kinh tế, hưu bổng, các chính sách dành cho các nhóm hoạt động dựa trên nền tảng của đức tin, anh sinh xã hội, các chính sách về việc chăm sóc sức khỏe y tế cho tất cả mọi người dân, các chính sách về nông nghiệp và sự bảo đảm về lương thực và thực phẩm, các chính sách về giáo dục qua đó tôn trọng và hổ trợ cho các trường học tư và công thuộc Công Giáo, các chính sách phòng và chống tội phạm, vân vân;
(6) Biết thể hiện tình đoàn kết khắp toàn cầu, bằng cách giảm nợ và xóa nghèo nơi các quốc gia nghèo; cổ võ và đẩy mạnh cho việc tự do tôn giáo và tín ngưỡng; giải quyết ôn hòa những cuộc mâu thuẫn và tranh chấp giữa Palestin-Do Thái, và các cuộc xung đột ở vùng Trung Đông; và biết giúp lan truyền các giá trị đạo đức luân lý và nền dân chủ đích thực cho các quốc gia độc tài, vô thần và gian manh, như Việt Nam hiện nay, chẳng hạn.
Thì đó chính là những vấn đề mà những người cử tri Công Giáo cũng phải cần xem xét tới nơi các ứng cử viên, sau khi đã sát hạch họ qua các tiêu chuẩn nền tảng về luân lý đạo đức như đã đề cập ở Mục E ở trên.
J. Những Câu Nói Bất Hủ:
+ Mẹ Têrêsa thành Calcutta có nói rằng:
"Cái hủy diệt lớn nhất của nền hòa bình chính là việc Phá Thai.... Rất nhiều người rất rất quan tâm đến các trẻ em của Ấn Độ, các trẻ em của Châu Phi nơi mà có không ít em chết đi, có lẽ là vì suy dinh dưỡng, vì nạn đói, hay vì lý do nào đó, vân vân..., thế nhưng có rất nhiều em đang phải chết đi một cách có chủ ý bởi chính những người mẹ của các em. Và đây chính là cái hủy diệt lớn nhất của nền hòa bình ngày nay. Vì nếu mà một người mẹ có thể giết chết đi đứa con của riêng mình, thì chẳng còn có gì sót lại nữa để cho anh giết tôi, và tôi giết anh? Chẳng còn điều gì cả ở giữa nữa."
(The greatest destroyer of peace is abortion.... Many people are very, very concerned with the children of India, with the children of Africa where quite a number die, maybe of malnutrition, of hunger and so on, but many are dying deliberately by the will of the mother. And this is what is is the greatest destroyer of peace today. Because if a mother can kill her own child, what is left for me to kill you and you to kill me? There is nothing in between).
+ Trong tài liệu Người Công Dân Tính Trung: Lời Kêu Gọi Người Công Giáo về Trách Nhiệm Chánh Trị của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (Faithful Citizenship: A Catholic Call to Political Responsibility) vào năm 2003, có viết như sau:
"Chánh trị không thể nào chỉ thuần túy là sự xung đột về các ý thức hệ, về việc tìm kiếm cho sự thăng tiến của đảng phái, hay những đóng góp chánh trị. Chánh trị nên là những sự chọn lựa nền tảng về mặt luân lý đạo đức. Làm thế nào chúng ta bảo vệ mạng sống và phẩm giá con người? Làm thế nào mà chúng ta chia sẽ đồng đều những hồng phúc và những gánh nặng của những thách đố chúng ta diện đối? Chúng ta muốn kiểu đất nước nào? Chúng ta muốn hình thành nên kiểu thế giới nào?
Chánh trị trong năm bầu cử này và những năm sắp tới nên về một ý tưởng củ với quyền lục mới -- tức lợi ích chung. Câu hỏi chính yếu không phải là, "Liệu chúng ta có tốt hơn 4 năm về trước không?" Mà câu hỏi đó nên là "Làm thế nào mà tất cả 'chúng ta,' đặc biệt là những người yếu thế và mõng manh--có tốt đẹp hơn trong những năm sắp tới không? Làm thế nào mà chúng ta có thể bảo vệ và cổ võ mạng sống và phẩm giá của con người? Làm thế nào chúng ta có thể đeo đuổi công lý và nền hòa bình vĩ đại hơn?"
(Politics cannot be merely about ideological conflict, the search for partisan advantage, or political contributions. It should be about fundamental moral choices. How do we protect human life and dignity? How do we fairly share the blessings and burdens of the challenges we face? What kind of nation do we want to be? What kind of world do we want to shape?
Politics in this election year and beyond should be about an old idea with new power--the common good. The central question should not be, "Are you better off than you were four years ago?" It should be, "How can 'we'--all of us, especially the weak and vulnerable--be better off in the years ahead? How can we protect and promote human life and dignity? How can we pursue greater justice and peace?)
+ Đức Cố Hồng Y John O'Conor, cựu Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận New York, vào năm 1990 có nói rằng:
"Tất cả những người công dân nên tự bày tỏ chính mình qua các chiều kích luân lý đạo đức của các vấn đề thuộc về chính sách công cộng."
(All citizens should express themselves on the moral dimensions of public policy issues).
+ Đức Cố Hồng Y Joseph Bernadin, cựu Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Chicago, vào năm 1989 đã từng nói như sau:
"Mạng sống con người chính là điều kiện để tận hưởng sự tự do và các giá trị khác."
(Human life is the condition for enjoying freedom and all other values).
K. Lời Nguyện Cầu Chính Thức Cho Ngày Bầu Cử::
L. Phạm Vi Áp Dụng của Bài Viết:
+ Bài này được viết ra với mục đích là giúp những người Công Giáo chúng ta biết cách sáng suốt bầu ra các ứng cử viên xứng đáng cho từng chức vụ nơi công quyền, cho dẫu ở mọi cấp độ nào thuộc về địa phương, quận hạt, tiểu bang, liên bang, vân vân...
+ Bài viết có thể được dùng cho các cuộc bầu cử tại tất cả các quốc gia tự do trên thế giới như: Canada, Anh, Pháp, Úc, Đức, Hòa Lan, Tân Tây Lan, vân vân... chứ không riêng gì ở Hoa Kỳ, vì suy cho cùng những giảng dạy về luân lý và đạo đức nền tảng của Giáo Hội Công Giáo không hề thay đổi cho dẫu môi trường xã hội đó có là gì đi chăng nữa. Đối với các quốc gia đeo đuổi đường lối phóng khoáng, tự do, coi thường Thiên Chúa, thì bài viết này rất cần được phổ biến tại các quốc gia đó.
+ Các giáo xứ và các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở khắp Hoa Kỳ có thể dùng bài viết này như là cách giáo dục và khuyên bảo những người Công Giáo, cũng như khuyến khích họ nên tích cực tham gia vào đời sống chánh trị ở Hoa Kỳ. Quý Vị nên in ra và gởi thành tư liệu cho tất cả mọi thành viên trong Giáo Xứ của mình, để họ học biết được đường hướng của Giáo Hội Công Giáo chúng ta trong cuộc bầu cử sắp tới này.
+ Quý Vị độc giả VietCatholic sau khi đọc và in ra trọn bài viết này, thì hãy nhớ chia sẽ cho những người khác nhất là những người Kitô Giáo. Nếu giới bạn bè chúng ta tiếp xúc đều là người bản xứ, thì chúng ta cũng đừng quên giúp lan truyền ra những ý tưởng luân lý đạo đức chính yếu này nơi họ, nơi gia đình họ, nơi môi trường sống và làm việc của chúng ta, vì rằng đối với thế giới, chúng ta chẳng là gì cả; thế nhưng, đối với một người nào đó, thì chúng ta chính là cả thế giới đối với họ.
+ Bài viết này sẽ được đăng cho đến Ngày Bầu Cử chính thức tại Hoa Kỳ, và sẽ có dịp tái xuất hiện trở lại, trong những cuộc bầu cử sắp tới trong tương lai.
M. Phân Tích Vắn Gọn về Cuộc Bầu Cử, các Đảng Phái và các Ứng Viên ra Tranh Cử trong cuộc Bầu Cử Tổng Thống vào Tháng 11/2008 Sắp Tới tại Hoa Kỳ:
M1. Các Đảng Phái Ra Tranh Cử Lần Này:
+ Trong cuộc tranh cử lần này, có tới 6 Đảng gồm: Republican (Cộng Hòa), Democrat (Dân Chủ), Libertarian (Chủ Nghĩa Tự Do), Green (Đảng Xanh), Constitution (Hiến Pháp), và Independent (Độc Lập).
+ Đảng Cộng Hòa gồm: John McMcain và Sarah Palin
+ Đảng Dân Chủ gồm: Barack Hussein Obama và Joe Biden
+ Đảng Chủ Nghĩa Tự Do gồm: Robert Barr và Wayne Root
+ Đảng Xanh gồm: Cynthia McKinney và Rosa Clemente
+ Đảng Hiến Pháp gồm: Charles Baldwin và Darrell Castle
+ Đảng Độc Lập gồm: Ralph Nader và Matt Gonzalez.
M2. Phân Tích Vắn Tắt Từng Đảng:
+ Đảng Cộng Hòa với John McMcain và Sarah Palin:
Khỏi phải nói nhiều về 2 ứng cử viên này vì chúng ta, ai cũng biết đến họ.
John McCain chính là Thượng Nghị Sĩ trong vòng 22 năm qua tại Thượng Viện. Xuất thân từ một gia đình thuộc về Quân Đội với Ông Nội và Cha của Ông đều thuộc vào hạng Tướng 4 Sao. Ông là cựu chiến binh của cuộc chiến Việt Nam và đã bị bọn Cộng Sản Liên Xô, Cuba, và Trung Cộng tra tấn dã man khi bị giam giữ tại nhà tù của Bắc Việt. Ông hiện có 2 con trai đang phục vụ trong Lục Quân Hoa Kỳ. Người con trai lớn là Sĩ Quan Tình Báo với Cấp Bậc Đại Úy (Captain - O3) hiện đang đóng tại Afganistan, và người con trai kế với cấp bậc là Hạ Sĩ Quan (Sergeant - E5) chuyên ngành Bộ Binh.
Sarah Palin chính là vị Nữ Thống Đốc đầu tiên tại tiểu bang lớn nhất ở Hoa Kỳ là Alaska (tiểu bang này bằng California, Texas và Montana cộng lại). Bà xuất thân từ một gia đình trí thức thuộc hạng trung lưu. Tiểu bang của Bà, tuy là tiểu bang lớn nhất nước Mỹ về địa lý, thế nhưng số dân thì lại rất ít, so với California và Texas. Tiểu bang này sát với Nga Sô và cũng là tiểu bang có nguồn năng lượng lớn nhất trên cả nước Hoa Kỳ. Bà là một người phụ nữ dịu dàng, đẹp và rất thông minh. Tài trí của Bà khiến giới đàn ông thủ cựu lâu đời cũng phải nể sợ cho dù thuộc bất kỳ Đảng phái nào. Bà cũng có một người con vừa mới được điều động sang Iraq với cấp bậc Hạ Sĩ (Private - E2) thuộc ngành Bộ Binh, và một đứa bé trai bị hội chứng nhiễm sắc thể (Down Syndrome). Bà là người theo Đạo Tin Lành thủ cựu truyền thống.
Xét về 6 Vấn Đề Đạo Đức Luân Lý Nền Tảng của Giáo Hội Công Giáo như đã đề cập ở Mục E ở trên, thì 2 ứng cử viên này thể hiện đúng 90% so với những giảng dạy của Giáo Hội.
John McCain đã bỏ phiếu chống dự luật cho phép Phá Thai là Roe vs. Wade. Về vấn đề Cấm Phá Thai Bán Phần (Partial Birth Abortion Ban) tức Phá Thai vào Tháng thứ 5 của chu kỳ mang thai, thì Ông đã bỏ phiếu ủng hộ đạo luật này. Về việc bảo vệ cho các trẻ em vẫn còn sống sót sau khi bị Phá Bỏ không thành thì Ông đã bỏ phiếu ủng hộ việc chăm sóc sức khỏe y tế và việc bảo vệ cần thiết cho những trẻ em này. Ông đã bỏ phiếu ủng hộ Tu Chánh Án Hyde, vốn ngăn cấm việc dùng tiền thuế của người dân để tài trợ cho việc Phá Thai thông qua chương trình Medicaid; và Ông cũng đã liên tục bỏ phiếu chống lại việc chính phủ liên bang dùng tiền thuế của người dân để tài trợ cho việc Phá Thai. Ông đã bỏ phiếu ủng hộ một đạo luật nhằm đòi hỏi những người thực hiện việc Phá Thai phải thông báo cho người cha/người mẹ của em gái ở tuổi vị thành niên biết trước khi thực hiện việc Phá Thai, nếu như em gái đó sang một tiểu bang khác để thực hiện chuyện Phá Thai.
Về việc bảo vệ Hôn Nhân truyền thống, Ông đã bỏ phiếu chống lại Nghị Quyết ủng hộ Hôn Nhân Đồng Tính vào năm 2006.
Về việc Nghiên Cứu Tế Bào Gốc, Ông ủng hộ cho Đạo Luật này vào năm 2007.
Về việc Ngừa Thai, Ông cũng đã bỏ phiếu chống lại việc chính phủ tài trợ cho các chương trình về Ngừa Thai hay hạn chế sinh sản.
** Còn Bà Sarah Palin thì nổi tiếng là người Phò Sinh rất mạnh mẽ, cũng như Bà cực lực lên án chống lại Hôn Nhân Đồng Tính, và chuyện Ngừa Thai. Bà cũng mạnh mẽ cổ võ cho nền Văn Hóa Sự Sống.
Kể từ khi Bà được John McCain chọn vào chức vụ Phó Tổng Thống để cùng với Ông chạy đua vào Tòa Bạch Ốc, giới trào lưu trần tục tự do cùng giới truyền thông khát máu, đầy cực đoan và phóng túng đã không ngớt lên tiếng tấn công Bà, chúng gán cho Bà rất nhiều loại nhãn hiệu miệt thị và kém văn hóa khác nhau; giới phụ nữ đặc biệt ở New York vốn theo đường lối cực kỳ phóng đãng, đã không ngớt chửi rủa Bà, và hãng truyền hình CBS dưới sự dẫn dắt của Katie Couric - một người mạnh mẽ phò Dân Chủ, chủ soái thực hiện việc tấn công Bà; và trên NBC, Bà trở thành đề tài để chúng trêu cười rất nham nhỡ.
Phải nói rằng Bà là một người phụ nữ rất mạnh mẽ và can trường, mặc cho sự tấn công tàn ác của quỷ dữ, Bà chẳng hề để cho những chuyện đó chi phối Lương Tâm, lời nói, cách suy nghĩ và hành động của Bà. Bà đả thẳng thừng tuyên bố rằng: Bà ra tranh cử và thắng tại Tòa Bạch Ốc không phải là để tìm sự dịu ngọt hay ưu ái của giới truyền thông, mà là để phục vụ cho dân chúng Hoa Kỳ, và cải tổ lại bộ máy quyền lực thối rửa ở Washington. Sẽ rất là thú vị khi Bà có dịp đối đầu với Nancy Pelosi và dẹp tan mọi tư tưởng quyền lực bệnh hoạn của Bà Phát Ngôn Viên Hạ Viện, vốn rủi thay cũng là một người Công Giáo thoái hóa!
Nói về việc công khai lên tiếng ủng hộ mạnh nhất dành cho Bà Palin, ngoài sự ủng hộ trong nội bộ của Đảng Cộng Hòa, và giới phụ nữ, phải kể đến là sự ủng hộ của vị Giáo Sĩ Do Thái Chính Thống nổi tiếng, Rabbi Yehuda Levin, người đại diện cho cộng đoàn gốc Do Thái theo khuynh hướng thủ cựu truyền thống. Chính Rabbi Levin đã gọi Bà là một "hồng ân của Thiên Chúa" (a gift from God) cho đất nước Hoa Kỳ, và Ông đã không ngớt lời nguyền rủa hệ thống truyền thông Do Thái, vốn theo đường lối chủ trương và phóng khoáng giống như Đảng Dân Chủ vậy.
Không những thế mà chính Ông Ed Koch, cựu Thị Trưởng của New York và cũng là người cực lực ủng hộ cho giới Đồng Tính Luyến Ái đã phải thốt lên rằng: "Thống Đốc Palin đã làm Ông sợ hú vía luôn" (Governor Palin scares the hell of me).
Và Rabbi Levin đã mạnh miệng nói rằng: "Hãy tiến lên, Thống Đốc Palin! Hãy cứ làm sáng danh cho một nghị trình của Thiên Chúa bằng cách đem trở lại những chuẩn tắc đúng đắn lâu đời!"
(You go, Governor Palin! keep championing a Godly agenda of a return to millennia-old standards of decency).
Và chúng ta cũng thừa biết, John McCain càng gần gũi và chịu ảnh hưởng của các tư tưởng truyền thống và thủ cựu lâu đời bao nhiêu, thì khuynh hướng hành động của Ông càng sát nút hơn với những giảng dạy của Giáo Hội, Đức Tin và Lương Tâm Công Giáo của chúng ta!
+ Đảng Dân Chủ với Barack Hussein Obama và Joseph Biden:
Khỏi phải nói nhiều về 2 ứng cử viên này vì chúng ta, ai cũng biết đến họ. Thế nhưng có những điều mà người Công Giáo chúng ta chưa hề biết rõ về thân thế và lai lịch của 2 ứng cử viên này!
Barack Hussein Obama là người gốc Châu Phi Kenya. Thưở nhỏ, Ông là một thanh niên da đen du đảng khét tiếng. Tối ngày chỉ biết quây quần với ma tuý, sự thù hận, và việc đầu độc các thanh niên trẻ tuổi cùng lứa. Khi trưởng thành, Ông vào trường Luật ở Harvard, và trở thành Luật Sư. Ông được bầu chọn vào Thượng Viện vào ngày 11/2/2004. Ông đã có gia đình và 2 con.
Joe Biden được bầu vào Thượng Viện vào ngày 11/7/1972. Ông là người hoạt động rất lâu trong Thượng Viện trên cả John McCain. Là một người Công Giáo, thế nhưng rủi thay, Ông lại để đức tin và tín ngưỡng Công Giáo của Ông sang một bên để hành động cổ võ cho các chương trình và chính sách hoàn toàn đi ngược lại với những giảng dạy đạo đức và luân lý truyền thống của Giáo Hội.
Trong những năm hoạt động trong tư cách là Thượng Nghị Sĩ, cả 2 ứng cử viên này là người khét tiếng theo đường lối phóng khoáng nhất, hơn cả Thượng Nghị Sĩ Ted Kennedy của tiểu bang Massachusett - một điều mà người Công Giáo Mỹ theo dòng chính chưa hề biết. Hai Ông này điên cuồng hổ trợ cho việc Phá Thai, việc Trợ Tử, Hôn Nhân Đồng Tính, Nhân Giống Người, việc Ngừa Thai, và việc Nghiên Cứu Tế Bào Gốc. Có thể nói không ngoa rằng, thành tích bầu cử của hai ứng cử viên này hoàn toàn Đi Ngược Lại 100% so với những giảng dạy về luân lý và đạo đức truyền thống của Giáo Hội và Đức Tin Công Giáo.
Riêng về Obama, Ông là người theo đường lối khuynh tả khét tiếng. Nếu bình tĩnh suy xét và phân tích thật kỹ những câu nói, hay những câu hứa suôn mang tính chất sáo rỗng của Ông ta, thì chúng ta thừa biết Ông dựa trên cung cách phân tích và suy nghĩ theo kiểu của ba Ông Tổ Cộng Sản là Marxít, Lênin và Angel. Ông là bạn rất thân với William Ayers - vị lãnh đạo của Nhóm Khủng Bố Cực Đoan Nhất có tên là Weatherman Underground. Nhóm này đã đánh bom rất nhiều các tòa nhà của chính phủ, bao gồm luôn cả Ngũ Giác Đài, giết chết vô số thường dân và cảnh sát vô tội.
Obama là một người theo Đạo Hồi Giáo, Ông giả đò chuyển sang Kitô Giáo là vì mục đích chánh trị. Vào năm 2001, Ayers đã tuyên bố rằng mình không hề hối tiếc tí nào cả về những hành động chống lại Hoa Kỳ, và ước mong rằng sẽ có dịp gây hại nhiều cho Hoa Kỳ nữa trong thời gian sắp tới. Và thời gian đó đã gần đến, nếu như cử tri Mỹ không sáng suốt bỏ phiếu cho cặp Obama-Biden.
Chính Obama đã công khai lên tiếng rất nhiều lần để bảo vệ cho người bạn thân nhất của mình là Ayers.
Không những chỉ có thế mà Obama còn nhận được sự ủng hộ lớn của vị lãnh đạo nhóm Quốc Gia Hồi Giáo (Nation of Islam) là Ông Louis Farrakhan, một Nhóm Khủng Bố ngấm ngầm đang hoạt động tại Hoa Kỳ, và thế giới.
Khi giả bộ cải sang Kitô Giáo, vì mục đích chánh trị của Hồi Giáo, Obama lại là người bạn rất thân của Ông Mục Sư Jeremiah Wright - một Nhóm Tin Lành da đen rất căm phẫn và rất hận thù với giới người Mỹ da trắng.
Trong khi Ahmadinejad - vị lãnh tụ của Irăn, luôn miệng đe dọa xóa sổ Do Thái ra khỏi bản đồ của thế giới, mà chính phủ Bush đã không có đủ nguồn lực để ủng hộ cho Do Thái, thì Obama lại là người đồng ý ngồi xuống nói chuyện ngang hàng và vô điều kiện với Iran.
Nếu có dịp sang vùng Trung Đông như Afganistan và Iraq, thì ai nấy cũng đều nhận biết rằng: hằng ngày trên các đài truyền hình, truyền thanh và báo chí bằng tiếng Ả Rập, họ đều không ngớt khen ngợi và ca tụng Obama. Người dân tại đây ví Obama của Hoa Kỳ như là một "Allah" mới của thế giới Hồi Giáo - một thế giới Hồi Giáo cực đoan muốn khai chiến và xóa sổ toàn bộ Do Thái Giáo và Kitô Giáo trên khắp hoàn vũ.
Có một nhóm binh sĩ trẻ người Hoa Kỳ, sau khi trở về lại Hoa Kỳ để nghỉ sức trong 1 tháng rồi quay trở lại Afganistan, đã nói với người viết như thế này: nếu có dịp dọ hỏi bất kỳ người gốc Trung Đông nào, có bộ râu dài, và tóc che kín mặt, hay các phụ nữ đầu đội kín khăn của Đạo Hồi ở New York, tức những người mà khi nhìn vào chúng ta đã cảm thấy ghê sợ rồi, và hỏi người đó chọn ai làm Tổng Thống Hoa Kỳ, thì câu trả lời sẽ là Obama.
Do đó, chẳng phải lý do ngẫu nhiên khi tạp chí The New Yorker cho đăng hình Obama và Vợ của Ông ta lên hàng đầu (như đính kèm ở trên), với hình là cờ Mỹ bị đốt cháy, và trên bàn thờ có hình của Osama bin Laden, người mà quân đội Mỹ ở Afganistan đang ra sức truy nã gắt gao trước khi kết thúc thể chế của chính phủ Bush. Chỉ tiếc rằng, tấm hình chưa được đăng lâu phải đành bỏ xuống, vì sức mạnh kinh khủng của nhóm tội lỗi và suy đồi ở Hoa Kỳ.
** Còn Ông Joe Biden thì sao?
Gần đây, trang web LifeSiteNews.com đã không ngừng phát hành ra các bản tin nói về ứng cử viên này, mà người viết xin được phép tóm lượt lại như sau:
Hiệp Sĩ Tối Cao của Hội Hiệp Sĩ Columbus, Ông Carl A. Anderson, vào ngày 19 tháng 9 đã gởi cho Joe Biden một lá thư đại diện cho hơn 1.28 triệu thành viên của Hội, và lá thư này đã xuất hiện trên tờ USA Today cùng các báo chí khác của Hoa Kỳ, khuyên bảo Ông này hãy học hỏi lại những giảng dạy của Giáo Hội về việc Phá Thai, sau khi Ông đã xuất hiện trên NBC trong Chương Trình Gặp Gỡ Giới Báo Chí (Meet the Press) của Tom Borkaw rằng: "Ông ủng hộ cho việc Phá Thai là vì Ông hành động theo đúng với đức tin Công Giáo của Ông."
Thế là một lần nữa, sau Nancy Pelosi, người dám phán rằng: "Cả Giáo Hội cũng chưa hề biết khi nào sự sống mới được bắt đầu," rồi sau đó lại tự sáng chế ra "thuyết thần học về Phá Thai," thì nay tới lượt Joe Biden - cũng là một người Công Giáo, đã lên tiếng phỉ báng Công Giáo và đức tin Công Giáo của chính mình và mọi người Công Giáo chân chính khác nơi quãng trường công cộng.
Sau lời phát biểu lầm lạc và ngu muội đó của Joe Biden, 2 vị Hồng Y, 2 vị Tổng Giám Mục, và 10 vị Giám Mục đã lên tiếng phản bác lới phát biểu sai lạc của Joe Biden gồm:
ĐGM Joseph Joseph Martino của Giáo Phận Scranton; ĐTGM Charles Chaput của TGP Denver, CO; ĐGM James Conley và ĐGM Robeert Morlino của Giáo Phận Madison ở Wisconsin; ĐTGM Donald Wuerl của TGP Washington, DC; ĐGM Edward Slattery của Giáo Phận Tulsa, OK; ĐHY Justin Rigali của TGP Philadelphia, PA; ĐGM William Lori của Giáo Phận Bridgeport, CT; ĐGM Fran Malooly của Giáo Phận Wilmington, DL; ĐGM Samuel Aquila của Giáo Phận Fargo, ND; ĐGM Gregory Aymond của Giáo Phận Austin, TX; ĐGM R. Walker Nickless của Giáo Phận Sioux City, IA; ĐGM Paul Coakley của Giáo Phận Salina, KS; và ĐHY Sean O'Malley của TGP Boston, MA.
Chính Đức Tân Giám Mục của Giáo Phận Wilmington, DL của Joe Biden là ĐGM W. Francis Malooly đã mạnh mẽ lên tiếng vạ tuyệt thông Joe Biden, thế nhưng Ông này vẫn không sợ và coi thường quyền bính của vị Giám Mục địa phận. Thử hỏi, một người Công Giáo dám ngang nhiên coi thường vị Chủ Chăn của mình, có xứng đáng để trở thành Phó Tổng Thống của đất nước Hoa Kỳ không? Thật khó nghĩ và khó tưởng tượng ra được điều này....!
Chính Đức Tổng Giám Mục Raymon Burke, Trưởng Tòa Án Tối Cao của Tòa Thánh Vaticăn, đã lên tiếng gọi Đảng Dân Chủ chính là "Đảng của Sự Chết" (Party of Death) khi Ngài lên tiếng với tờ báo bằng tiếng Ý vào ngày 27 tháng 9 là tờ Avvenire.
Và Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann và Đức Giám Mục Robert Finn của tiểu bang Kansas cũng đã lên tiếng kêu gọi tất cả mọi cử tri Công Giáo đừng bỏ phiếu cho các ứng cử viên của Đảng Dân Chủ - một Đảng chống lại sự sống một cách khét tiếng!
Nói tóm lại, Ông Obama thì thuộc về quân khủng bố chống lại Hoa Kỳ, còn Ông Biden lại là người Công Giáo chống phá lại Đạo Công Giáo, và nếu gộp tên của 2 Ông này lại sẽ thành Osama Bin Laden - một người Hồi Giáo cực lực và điên cuồng chống lại Hoa Kỳ và Đạo Kitô Giáo trên khắp thế giới! Phải chăng đây chính là tiên đoán cho một thời kỳ xấu của đất nước Hoa Kỳ? Phải chăng nước Mỹ sắp bị xóa sổ?
Giới người Mỹ thuộc dòng chính đang dõi theo liệu cuộc hôn nhân của Obama và Biden sẽ tồn tại tới đâu? Vì ai cũng biết Obama chọn Biden chỉ là cái cớ làm bình phong, che đậy cho tư tưởng Hồi Giáo chống Tây Phương của Obama; còn Joe Biden tự bản thân là một "attack dog" (con chó tấn công) rất gờm và đáng sợ. Ông có bản tính và lời nói rất đanh thép và hung hãn. Chính Ông đã lên án cực lực chính sách của Obama trong vòng bầu cử sơ bộ, và tính tình của Biden và Obama hoàn toàn khác nhau, thế nhưng lại cùng đứng chung một xuồng để phá đổ đất nước Hoa Kỳ. Phải chăng Ngày Tận Thế đã sắp đến?
+ Đảng Chủ Nghĩa Tự Do với Robert Barr và Wayne Root:
Bob Barr nguyên là Dân Biểu thuộc Đảng Cộng Hòa trước đây (1994-2002), nhưng vì bất mãn quyền lực nên tự tách ra một mình, và trong cuộc tranh cử này, Ông lại lập ra Đảng Chủ Nghĩa Tự Do. Ông là Luật Sư có tài, và là người dân gốc Smyrna của tiểu bang Georgia. Trong thời gian ở Ha Viện, Ông có lập trường chống lại chuyện Phá Thai, và chống lại chuyện định nghĩa trở lại về Hôn Nhân Truyền Thống.
Khả năng thắng cử của Ông rất thấp vì người Mỹ không để ý và biết nhiều đến Ông. Do đó, việc bỏ phiếu cho Ông, cũng đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho Đảng Dân Chủ thắng được Tòa Bạch Ốc mà thôi!
+ Đảng Xanh với Cynthia McKinney và Rosa Clemente:
Cynthia McKinney nguyên là Dân Biểu (1992-2007) đại diện cho khu người da đen ở vùng Decatur và quận Fulton thuộc tiểu bang Georgia. Bà là người Công Giáo, nhưng ly dị chồng. Bà này nổi tiếng là "lu manh" và "côn đồ" khi đã dám cả gan tát vào mặt viên cảnh sát trẻ ở Washington, D.C. khi bị người cảnh sát này chặn lại vì Bà đã lái xe trái phép. Giải thích cho hành động đánh người cẩu thả và tùy tiện này, Bà tự cho mình là "Bà nội" của thiên hạ, khi lạm dụng chức quyền để hành xử cá nhân.
Tuy là người Công Giáo, nhưng Bà lại là nữ đệ tử trung thành của Nancy Pelosi khi cả hai còn ở Hạ Viện để tiêu diệt Sự Sống, ủng hộ cho Hôn Nhân Đồng Tính, ủng hộ cho việc Ngừa Thai, việc Nghiên Cứu Tế Bào Gốc, việc Nhân Giống Người, và Cái Chết Êm Ái.
Bỏ phiếu cho Đảng của Bà cũng đồng nghĩa với việc tạo cơ hội thắng thế cho Đảng Dân Chủ, và cũng đồng nghĩa đến việc tự động rút phép thông công của chúng ta ra khỏi Giáo Hội và Đức Tin Công Giáo!
+ Đảng Hiến Pháp với Charles Baldwin và Darrell Castle:
Chuck Baldwin là người đến từ Pensacola, Florida. Ông là người gốc Tin Lành. Đảng của Ông chống lại chuyện Phá Thai, và Ông ít có cơ hội thắng cử và chẳng có ai biết về Ông cả. Do đó, việc bỏ phiếu cho Ông, cũng đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho Đảng Dân Chủ thắng được Tòa Bạch Ốc mà thôi!
+ Đảng Độc Lập với Ralph Nader và Matt Gonzalez:
Ralph Nader - đúng là "con sâu làm rầu nồi canh" của Đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử Tổng Thống 2004 khi John Kerry bị vị đương kim Tổng Thống George W. Bush đánh bại một cách dễ dàng!
Lần này Ông ra tranh cử không phải với Đảng Xanh (Đảng của môi trường) nhưng nay lại là Đảng Độc Lập. Ông là người Kitô Giáo đến từ tiểu bang Connecticut. Ông tốt nghiệp Luật Sư từ trường Luật Harvard, giống như Obama. Rất khó biết về quan điểm của Ông là gì trước những vấn đề giảng dạy nền tảng của Giáo Hội Công Giáo chúng ta về mặt luân lý và đạo đức truyền thống. Do đó, việc bỏ phiếu cho Ông, cũng đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho Đảng Dân Chủ thắng được Tòa Bạch Ốc mà thôi!
N. Lời Kết:
Trách nhiệm về đạo đức và luân lý của riêng tôi, và của VietCatholic nói chung, coi như đã hoàn tất - Chúng tôi đã chu toàn trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa để gióng lên tiếng nói của Sự Thật, của Lương Tâm, và của Đức Tin Công Giáo; phần còn lại là ở nơi Quý Vị độc giả, hãy hiệp sức với chúng tôi để làm hoán đổi con tim, tâm trí, Lương Tâm và hành động của thế giới này, để đến Ngày Cánh Chung, khi diện đối trước mặt Thiên Chúa, chúng ta không còn hối hận, tiếc nuối, hay ăn năn gì nữa, vì chúng ta đã cùng nhau làm hết mình rồi. Nổ lực nho nhỏ nhưng làm nó với tấm lòng thành, như Mẹ Têrêsa đã từng nói, sẽ xứng đáng được Thiên Chúa nhìn ngó, chúc phúc và ban mọi ơn phúc lộc cho chúng ta
Xin kính chào tạm biệt Quý Vị ở quê nhà! Từ một nơi xa thẳm và đầy hiểm nguy, mọi tâm tình xin thành kính gởi lại và xin Quý Vị hãy nhớ nguyện cầu luôn cho các anh-chị-em binh sĩ của chúng tôi đang ở vùng chiến tuyến!
T.B.: Các Tài Liệu được người viết sử dụng trong Bài Viết này gồm:
- Forming Consciences for Faithful Citizenship 2008 by USCCB
- Moral Principles for Catholic Voters by Kansas Catholic Conference of Bishops
- Voting with a Clear Conscience 2006 by Father Frank Pavone, MEV - Director of Priests for Life
- Voter's Guide for Serious Catholics 2006 by Catholic Answers Action
- Battling for America's Soul by the American Society for the Defense of Tradition, Family & Property (TFP)
- LifeSiteNews.com
- Catholic Digest (October 2008)
- Pro-Life Articles
- Vatican Website at www.vatican.va
- Sacred Scripture
Lời Mở Đầu.. .
Đừng Quên Sự Sống Có Từ Đâu? |
Chưa có cuộc bầu cử Tổng Thống nào trong lịch sử của Hoa Kỳ lại mang tính chất trầm trọng về mặt đạo đức và luân lý như là cuộc bầu cử Tổng Thống sắp tới này.
Làm sao để chọn ra được ứng cử viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống đúng đắn và chung thủy nhất so với những giảng dạy về đạo đức, truyền thống, và luân lý nền tảng của Giáo Hội? Lương tâm là gì? Đâu mới là trách nhiệm đúng đắn nhất của lương tâm Công Giáo? Vấn đề nào thuộc về đạo đức và luân lý nền tảng của Giáo Hội? vân vân...
Như đã có dịp chia sẽ với Quý Vị độc giả VietCatholic trong những bài viết thuộc về lãnh vực chánh trị trước đây, nói gì thì nói, đối với người Công Giáo chúng ta, cho dẫu vào bất cứ lúc nào hay vào bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, thì vấn đề đạo đức và luân lý Công Giáo phải luôn là tiêu chuẩn hàng đầu, và tối quan trọng nhất, khi chúng ta đặt chân đến nơi bầu cử, để bầu chọn ra ứng cử viên xứng đáng nhất để đại diện cho chúng ta, và nhất là cho lương tâm Kitô Giáo trong sáng của chúng ta, vì rằng vào Ngày Cánh Chung, Thiên Chúa sẽ phán xử chúng ta về nghĩa vụ công dân Kitô Giáo đó, và về những lựa chọn theo đúng với những giảng dạy truyền thống của Đạo Công Giáo chúng ta.
Chúng ta phải bỏ ra ngoài những tị hiềm cá nhân, hay những điểm không thích nho nhỏ, chẳng hạn như: tương lai của nền kinh tế, tình trạng môi sinh, tính xác thực của cuộc chiến, đạo luật Không Để Cho Trẻ Nào Rơi Lại Đằng Sau (No Child Left Behind Act), chuyện dùng Ngân Sách của chính phủ Liên Bang để tài trợ cho việc nghiên cứu phôi thai, việc khai mỏ dầu ở vùng vịnh Alaska, Thỏa Ước về Môi Sinh Kyoto, việc cấm các loại vũ khí có tính giết người mà cảnh sát thường dùng, việc kiểm tra nguồn gốc trước khi mua súng, Đạo Luật Ái Quốc, việc giam tù nhân chiến tranh tại đảo Guantanamo, việc tra tấn tù nhân bằng cách cho ngập nước, chuyện cung cấp cơ hội để trở thành các công dân Hoa Kỳ chính thức đối với những di dân lậu, chuyện rào chắn các cửa biên giới, vân vân..., hay những vấn đề khác được cho là quan trọng nhất của chúng ta, để đặt vấn đề đạo đức và lương tâm Kitô Giáo trong sáng lên hàng đầu, vì hậu quả của hành động mà chúng ta bầu ra ứng cử viên một cách thiếu suy nghĩ và hời hợt, sẽ rất là đau đớn và nặng nề, không những ảnh hưởng đến cá nhân chúng ta, mà còn đến cả hàng triệu triệu các thế hệ trẻ của Hoa Kỳ, và của con cái chúng ta sau này.
Nền đạo đức và luân lý Kitô Giáo của đất nước Hoa Kỳ, và của cả thế giới sẽ rơi về đâu?
Câu trả lời là tùy thuộc nơi mỗi người chúng ta, nơi bè bạn của chúng ta, và nơi cộng đồng của chúng ta; chúng ta đã đóng góp được gì cho sự thăng tiến lành mạnh, hay sự sụp đổ suy đồi đó?...... vì rằng Thiên Chúa sẽ vặn hỏi chúng ta những câu này, khi chúng ta còn có dịp để được diện đối với Ngài!
Một Vị lãnh đạo anh minh biết tôn trọng các giá trị nền tảng về đạo đức và luân lý, sẽ là vị lãnh đạo có tâm hồn minh mẫn, và đầu óc trong sáng vì Vị ấy luôn được Thiên Chúa chúc phúc chở che cộng với lời nguyện cầu của hàng triệu triệu dân, hòng từ đó biết sáng suốt để hoạch định ra các chính sách quốc nội cũng như quốc ngoại đúng đắn và hợp với lòng dân, có như thế thì những người nghèo khổ, già yếu, bệnh tật, vân vân... mới được chú trọng đến. Vị lãnh đạo anh minh đó sẽ thừa biết cách để "gây thêm bạn," và giảm "bớt thù" hòng mang lại nền hòa bình trường cửu cho cả quốc gia lẫn thế giới.
Nếu nền tảng đạo đức và luân lý suy yếu hay vắng bóng nơi vị lãnh đạo đó, thì tất cả mọi việc đều phải sụp đổ theo, vì tâm hồn lúc nào cũng bị xâu xé bởi ma quỷ, bởi những ý tưởng ác ôn, thù hận, vì phe phái, chủng tộc, vì lợi ích Đảng phái cũng như cá nhân, vân vân... khi đó đất nước sẽ bất ổn và có thể dẫn đến nguy cơ bị diệt vong.
Viết, sưu tập và chia sẽ những dòng nghĩ suy và khắc khoải này, từ nơi vùng chiến tuyến sôi bỏng của đất nước Afganistan, mục đích chính của người viết không gì khác hơn là kính mong Quý Vị độc giả hãy cùng hiệp sức bằng chính hành động hay lời cầu nguyện, để giúp lan truyền những ý tưởng chính của bài viết này, để cùng nhau chúng ta dựng xây lại một nền văn minh tình thương biết tôn trọng sự sống của nhau, nhất là của các trẻ sơ sinh - những em yếu thế nhất - nơi xã hội này!
Cấu Trúc của Bài Viết.. .
Để giúp Quý Vị dễ dàng theo dõi, bài viết được tổ chức dưới dạng như sau:
A. Lương Tâm là gì và Vai Trò của Lương Tâm?
B. Trách Nhiệm của Chúng Ta trong tư cách là những Cử Tri Công Giáo?
C. Thế nào là Sự Khác Biệt giữa Chính Sách (Policy) và Nguyên Tắc (Principle)?
D. Hiểu Cho Rõ về sự Khác Biệt giữa việc Chọn Ma Quỷ hay Tội Lỗi (Choosing Evil) và việc Giới Hạn Hành Động của Ma Quỷ hay Tội Lỗi (Limiting Evil)
E. Sáu Vấn Đề Đạo Đức-Luân Lý Tối Quan Trọng Không Thể Nào Khoan Nhượng hay Bỏ Qua Được
F. Cách Bỏ Phiếu Cần Phải Tránh
G. Trường Hợp Không Có Ứng Viên Nào Xứng Đáng Cả
H. Các Trường Hợp Khác
I. Việc Trở Thành Một Người Công Dân Tín Trung (Faithful Citizenship)
J. Những Câu Nói Bất Hủ
K. Lời Nguyện Cầu Cho Việc Bầu Cử
L. Phạm Vi Áp Dụng của Bài Viết
M. Phân Tích Vắn Gọn về Cuộc Bầu Cử, các Đảng Phái và các Ứng Viên ra Tranh Cử trong cuộc Bầu Cử Tổng Thống vào Tháng 11/2008 Sắp Tới
N. Lời Kết
Và dĩ nhiên, người viết dựa trên Thánh Kinh, Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (Catechism of the Catholic Church hay CCC); Bộ Giáo Luật (Code of Canon Law hay CIC theo tiếng La Tinh); cùng các Văn Kiện khác của Giáo Hội, để viết ra bài viết này.
Bài Viết Chính.... .
A. Lương Tâm là gì và Vai Trò của Lương Tâm?
Rủi thay, ngày hôm nay có rất nhiều người Công Giáo, gốc Việt cũng như bản xứ, đã không thể tự họ hình thành nên Lương Tâm đúng đắn nhất cho chính bản thân họ trước những vấn đề nền tảng thuộc về đạo đức và luân lý. Hệ quả của việc này chính là Lương Tâm của họ đã không thể tự "báo động" cho họ được vào lúc thời gian đã trở nên chín mùi, kể cả vào ngay ngày bầu cử chính thức vào Tháng 11/2008 sắp tới.
Một Lương Tâm được thông tin và giáo dục đầy đủ sẽ không bao giờ đi phản ngược lại với những giảng dạy của Giáo Hội về các trị đạo đức và luân lý nền tảng cho được. Vì chính lý do đó, nếu chúng ta không chắc rằng Lương Tâm của chúng ta sẽ dẫn chúng ta về đâu khi chúng ta vào phòng bỏ phiếu, thì chúng ta lúc này nên đặt trọn niềm tin tưởng và tín thác của chúng ta vào những giảng dạy không mệt mõi và liên lũy của Giáo Hội về các vấn đề có liên quan đến đạo đức và luân lý Kitô Giáo.
Nếu chẳng may, qua những hoàn cảnh tréo ngoe, xuôi ngược nào đó trước kia mà Lương Tâm của chúng ta đã bị đánh mất, hay lạc vào gió bụi của trần đời, thì cũng chưa muộn lắm đâu, để bắt đầu hình thành nên một Lương Tâm Công Giáo đúng đắn mới.
Và để làm được điều đó, xin kính mời Quý Vị hãy dõi theo lại bài viết của tác giả được đặng trên VietCatholic vào ngày 20 tháng 8 năm 2007 có nhan đề: "Làm thế nào để hình thành nên một Lương Tâm Công Giáo đúng đắn theo Sự Thật?" tại địa chỉ: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=46565
Lương Tâm, suy cho cùng, không phải là cái gì đó, hay điều gì đó nhằm cho phép chúng ta tự bào chữa hay thanh minh về bất kỳ hành động nào đó mà chúng ta đang làm hay đã làm hoặc dự định sẽ làm. Lương Tâm cũng chẳng phải là một thứ "cảm xúc" thuần túy về điều mà chúng ta nên làm hay không nên làm. Hay nói một cách đúng đắn hơn, Lương Tâm chính là tiếng nói của Thiên Chúa cứ mãi đánh động hay thổn thức theo từng nhịp điệu nhỏ nhỏ, văng vẳng, ngay trong chính trái tim của nhân loại con người, để nhằm mạc khải ra Sự Thật cho chúng ta và gọi kêu chúng ta hãy làm điều gì đó đúng đắn, hòng dập tắt đi những gì thuộc về tội lỗi, xấu xa và đen tối.
Lương Tâm luôn đòi hỏi những nổ lực nghiêm túc và phi thường để đưa ra những lời phán xét minh bạch và thẳng thắn phù hợp với Sự Thật của Đức Tin Công Giáo.
Trong sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ở Mục Số 1778 có đề cập đến Lương Tâm như thế này:
"Lương Tâm chính là sự phán xét của lý luận, nhờ đó, con người biết nhận ra phẩm giá về đạo đức luân lý của một hành động cụ thể mà người đó sắp sửa làm hay thực hiện, hay người đó đang trong tiến trình sắp sửa hành động, hay đã hành động rồi. Vào tất cả những gì mà người đó nói và làm, người đó phải có bổn phận để đeo đuổi một cách tín trung về những gì mà người đó biết là công minh và đúng đắn."
Việc hình thành nên một Lương Tâm Công Giáo trong sáng và đúng đắn bao gồm nhiều yếu tố. Trước hết, người đó phải có mong ước là luôn muốn biết về Sự Thật, và trân trọng về Sự Thật lẫn tất cả mọi điều thiện hảo. Đối với người Công Giáo chúng ta - như đã trình bày trong bài viết kể trên - tiến trình này phải được bắt đầu bằng sự rộng mở và khát khao kiếm tìm Sự Thật và những gì là đúng đắn nhất, bằng cách học hỏi và nghiên cứu về Thánh Kinh và các giảng dạy của Giáo Hội trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cùng các văn kiện quan trọng khác của Giáo Hội. Thêm vào đó, một điều không kém quan trọng nữa chính là việc xét nghiệm về các dữ kiện và thông tin xuất xứ của những sự chọn lựa khác nhau. Cuối cùng chính là việc liên lũy suy tư và nguyện cầu, để được Chúa Thánh Thần đến để dẫn soi tâm trí, để giúp chúng ta biết cách thực hiện tất cả mọi chuyện theo đúng với ý chỉ của chính Thiên Chúa, chứ không phải của riêng chúng ta hay của bất kỳ Đảng phái chánh trị nào cố tình khống chế hay làm lung lạc chúng ta.
Những người Công Giáo phải hiểu rõ rằng: nếu chúng ta quên bẵng đi việc tự hình thành nên một Lương Tâm trong sáng và đúng đắn riêng cho chúng ta, thì chúng ta sẽ đưa ra những suy luận sai trái, tội lỗi, hợp với ma quỹ và rời xa Thiên Chúa, thì khi đó, chính chúng ta phải chịu trách nhiệm và trả lẽ trước mặt Thiên Chúa về những hành động hay sự chọn lựa sai phạm này.
Nói về Lương Tâm, trong Thư Rôma, Chương 2, từ Câu 12-16 có nhắn nhủ với chúng ta như thế này:
"Quả thế, những người không biết Luật Môsê mà phạm tội, thì sẽ bị diệt vong không chiếu theo Luật đó. Còn những người sống dưới Luật Môsê mà phạm tội, thì sẽ bị xét xử theo Luật đó. Thật vậy, người ta được Thiên Chúa coi là công chính, không phải vì nghe biết Lề Luật, nhưng là vì tuân giữ Lề Luật. Dân ngoại là những người không có Luật Môsê; nhưng mỗi khi họ theo lẽ tự nhiên mà làm những gì Luật dạy, thì họ là Luật cho chính mình, mặc dầu họ không có Luật Môsê. Họ cho thấy là điều gì Luật đòi hỏi, thì đã được ghi khắc trong lòng họ. Lương tâm họ cũng chứng thực điều đó, vì họ tự phán đoán trong lòng, khi thì cho mình là trái, khi thì cho mình là phải. Người ta sẽ thấy điều đó, trong ngày Thiên Chúa cho Đức Kitô Giêsu đến xét xử những gì bí ẩn nơi con người theo Tin Mừng tôi rao giảng."
Chúng ta không thể nào nói rằng: Lương Tâm cũng giống như nhứng ý kiến hay những cảm giác của riêng chúng ta vậy.
Lương Tâm không thể nào giống hay tương tự với những cảm xúc của chúng ta vì Lương Tâm chính là hoạt động của tri thức trong việc phán đoán, suy xét, và phân định điều phải hay điều trái của những hành động hay những sơ xuất của chúng ta, của quá, khứ, hiện tại hay tương lai của chúng ta. Trong khi đó cảm giác của chúng ta lại đến từ một phần khác ngay trong tâm hồn của chúng ta, do đó, nó cần phải được tri thức và ý chí của chúng ta làm chủ hay cai quản.
Lương Tâm không thể nào giống hay tương tự với những ý kiến của chúng ta bởi vì sự phán đoán hay suy xét của tri thức là dựa vào luật lệ đạo đức và luân lý tự nhiên, vốn được thừa hưởng ngay trong chính bản chất con người tự nhiên của chúng ta và nó hoàn toàn giống với Mười Điều Răn của Thiên Chúa dạy. Khác với các luật lệ dân sự, vốn được hình thành nên bởi các nhà lập pháp, hay các ý kiến mà chúng ta có của riêng chúng ta, luật lệ về đạo đức và luân lý tự nhiên không phải là thứ gì đó hay luật gì đó mà chúng ta phát minh ra, mà trái lại nó giúp chúng ta tự khám phá ra chính bản thân của chúng ta, và nó chính là quy phạm (norm) cai quản hay chủ đạo cho chính Lương Tâm của riêng từng người trong chúng ta.
Nói tóm lại, Lương Tâm chính là tiếng nói của Sự Thật ngay trong chính chúng ta, do đó, những cảm xúc cùng những ý kiến của chúng ta cần phải được hài hòa với chính Sự Thật đó.
B. Trách Nhiệm của Chúng Ta trong Tư Cách là Những Cử Tri Công Giáo:
Những người Công Giáo có trách nhiệm và bổn phận về mặt đạo đức và luân lý để giúp cổ võ nên những điều thiện ích chung cho cả nhân loại qua việc thực thi các quyền lợi và nghĩa vụ bầu cử của mình như là người công dân trong xã hội dân sự (Mục 2240 trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo). Do đó, không phải chỉ có các nhà chức trách dân sự mới có trách nhiệm và nghĩa vụ với đất nước mà thôi, mà cả chúung ta nữa.
"Việc phục vụ cho lợi ích chung đòi hỏi những người công dân hoàn thành vai trò của họ trong đời sống của cộng đồng chính trị" (Mục 2239 trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo). Điều này có nghĩa là những người công dân phải nên tham gia vào tiến trình chánh trị tại phòng bỏ phiếu.
Thế nhưng việc bỏ phiếu không thể nào trở thành một việc độc đoán, hay chuyên quyền, như người Việt chúng ta đã từng cảm nghiệm khi còn kẹt lại nơi chế độ Cộng Sản vô thần của Việt Cộng Bắc Việt.
Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, trong Phần Ghi Chú có liên quan đến Một Số Vấn Đề về việc Tham Dự của Những Người Công Giáo trong Đời Sống Chánh Trị, ở Mục Số 4 có đề cập rằng:
"Một Lương Tâm Kitô Giáo đúng đắn không cho phép một người nào đó bỏ phiếu cho một chương trình chánh trị hay một luật lệ riêng lẻ nào đó vốn trái ngược với nội dung nền tảng thiết yếu nhất của đạo đức, luân lý và đức tin cho được."
Có những vấn đề hoàn toàn sai trái, và luôn lúc nào cũng là sai trái, và không ai có chủ ý bỏ phiếu ủng hộ cho các điều đó. Các nhà lập pháp, những người bỏ phiếu trực tiếp, có thể không ủng hộ những điều tội lỗi này để trở thành luật lệ hay các chương trình. Những người công dân ủng hộ cho những điều/thứ tội lỗi này một cách gián tiếp nếu như họ quyết định bỏ phiếu ủng hộ cho các ứng cử viên nào nào muốn đề nghị ra cách để thăng tiến lên các vấn đề thuộc về tội lỗi và suy đồi này.
Chính vì thế, ở mức độ rộng lớn nhất nếu có thể, thì những người Công Giáo phải tránh việc bỏ phiếu cho bất kỳ ứng cử viên nào đó có ý định để ủng hộ các chương trình hay các luật lệ vốn về thực chất đã là tội lỗi rồi. Khi tất cả những ứng cử viên đều đồng loạt hổ trợ cho các chính sách có tính nguy hại về mặt đạo đức và luân lý, thì những người công dân phải có nhiệm vụ bỏ phiếu theo cách nào đó, nhằm làm giảm đi sự nguy hại, để ngăn cản nó có thể trở thành hiện thực.
Xét theo truyền thống Công Giáo, trách nhiệm về quyền công dân chính là một thứ đức hạnh (virtue), và việc tham gia vào đời sống chánh trị chính là một sự ràng buộc hay bổn phận về mặt đạo đức và luân lý. Bổn phận hay sự ràng buộc này được cắm rễ từ trong cam kết khi chúng ta lãnh nhận Phép Rửa Tội là để theo Chúa Giêsu Kitô và trở nên một Chứng Tá Kitô Giáo trong tất cả mọi hành động mà chúng ta thực hiện.
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ở các Mục Số 1913 đến 1915 có nhắc nhở chúng ta rằng:
"Đều cần thiết là tất cả tham gia vào việc cổ võ cho lợi ích chung, tùy theo vị trí và vai trò của riêng mình. Bổn phận này vốn đã cố hữu tồn tại ngay trong chính phẩm giá làm người của chúng ta...... Bằng mọi cách có thể, tất cả những người công dân nên tích cực tham gia vào đời sống công cộng."
Rủi thay, nền chánh trị trong đất nước của chúng ta thường là nơi để phô trương, tranh giành, và cấu xé nhau về những ham muốn của quyền lực, của những cuộc tấn công có tính cách đảng phái, của việc tị hiềm và hạ sát nhau, của việc được truyền thông ca tụng và tâng bốc lên, vân vân.... Giáo Hội kêu gọi chúng ta tham gia vào một kiểu chánh trị khác hẳn, vốn được trang bị bằng một Lương Tâm đạo đức Kitô Giáo trong sáng và đúng đắn, để biết chú trọng vào phẩm giá có liên quan đến mạng sống của con người, việc đeo đuổi các lợi ích chung cho cả xã hội và đồng loại, việc bảo vệ những người yếu đuối, cô thế, và những người già cả lẫn các em thơ,...., để tất cả cùng nhau dựng xây nên một thế giới và một quốc gia tốt đẹp hơn.
Như chính Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã giảng dạy cho chúng ta qua Thông Điệp "Thiên Chúa Là Tình Yêu" (Deus Caritas Est) ở Mục Số 29 của Ngài rằng:
"Nhiệm vụ trực tiếp để làm việc vì một trật tự xã hội công bằng chính là nhiệm vụ đúng đắn nhất của một người tín hữu Công Giáo."
Nhiệm vụ này quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết trong môi trường chánh trị của đất nước chúng ta ngày nay, là nơi mà những người Công Giáo có thể cảm thấy rằng họ bị tước mất đi quyền bầu cử chánh trị, hay có suy nghĩ rằng không có một đảng phái nào, hoặc có quá ít ứng cử viên hoàn toàn có cùng cam kết về đạo đức và luân lý của Giáo Hội Công Giáo giống như họ, nhất là vấn đề có liên quan đến sự sống, và việc được chết đi theo lẽ tự nhiên. Thế nhưng, dẫu là vậy, thì thời điểm này không phải là lúc để cảm thấy chán nản, ngần ngại, hay thất vọng, mà trái lại, đây mới đúng là thời điểm để tái tham gia trở lại vào đời sống chánh trị của xã hội mới đúng, bằng việc để cho Lương Tâm đúng đắn và trong sáng của chúng ta, có quyền khiến xui chúng ta phải hành động sao cho hợp với những mong ước chính đáng của Thiên Chúa và Giáo Hội Công Giáo chúng ta.
Chính Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong Thông Điệp của Ngài có liên quan đến Phép Thánh Thể "Ecclesia de Eucharistia," qua đó Ngài giảng dạy cho chúng ta cách làm thế nào để cho đức tin của chúng ta vào thế giới tự thúc đẩy chúng ta vào việc cải thiện nên một thế giới trần tục xấu xa và đầy tội lỗi này như sau:
"Rõ ràng là tầm nhìn/viễn ảnh Kitô Giáo dẫn đến việc mong đợi về 'trời mới' và 'đất mới' (Khải Hoàn 21:1), thế nhưng việc này làm gia tăng lên, chứ không hề làm giảm xuống, về ý thức trách nhiệm của chúng ta cho thế giới ngày hôm nay. Cha mong muốn mạnh mẽ tái khẳng định yếu tố tiên quyết này vào ngay lúc khởi đầu một kỷ nguyên mới, để tất cả những người Kitô Giáo sẽ cảm thấy có trách nhiệm và bổn phận, hơn bao giờ hết, để đừng có lơ là hoặc xem nhẹ đến những nghĩa vụ và bổn phận của chúng ta trong tư cách là những người công dân của thế giới này."
Nói về bổn phận của chúng ta với các nhà hữu trách, trong Thư I Phêrô ở Chương 2 từ Câu 13 đến 17 có nhắn nhủ chúng ta rằng:
"Vì Chúa, anh em hãy tuân phục mọi thể chế do loài người đặt ra: dù là vua, người nắm quyền tối cao, dù là quan, sứ giả của nhà vua để trừng phạt kẻ làm điều ác và khen thưởng người làm điều thiện, vì ý muốn của Thiên Chúa là anh em hãy làm điều thiện để bịt miệng những kẻ ngu xuẩn vô tri. Anh em hãy hành động như những người tự do, không phải như những người lấy sự tự do làm màn che sự gian ác, nhưng như những tôi tớ của Thiên Chúa. Hãy tôn trọng mọi người, hãy yêu thương anh em, hãy kính sợ Thiên Chúa, hãy tôn trọng nhà vua."
C. Thế Nào là Sự Khác Biệt giữa Chính Sách (Policy) và Nguyên Tắc (Principle)?
Hầu hết những bất đồng giữa các ứng cử viên và đường hướng chánh trị của các Đảng phái không có liên hệ gì cả đến Nguyên Tắc cả, mà là liên hệ đến Chính Sách mới đúng.
Lấy ví dụ, nguyên tắc cơ bản chính là mọi người có quyền để bảo vệ cho sự an toàn của chính mạng sống và những sở hữu của riêng mình. Đó là lý do tại sao mà chúng ta phải tranh đấu chống lại tội ác. Chúng ta không hề thấy các ứng cử viên vận động tranh cử theo chiều hướng ngược lại của Nguyên Tắc đó, khi có một số người nói rằng "Đấu Tranh Tội Ác" (Fight Crime), còn những người khác thì lại tìm cách bảo vệ "Quyền của Tội Ác" (Right to Crime) cả.
Có một sự đồng thuận về mặt Nguyên Tắc, nhưng lại có sự bất đồng về các Chính Sách tốt nhất để triển khai Nguyên Tắc đó.
Một cử tri kết luận rằng ứng cử viên A có một chính sách tốt hơn về tội phạm so với đối thủ của ông/bà ta, trong khi đó cử tri khác thì lại kết luận điều ngược lại. Cả hai người cử tri này có thể bỏ phiếu theo đúng với Lương Tâm trong sáng của mình, miễn là Chính Sách triển khai của ứng cử viên mà họ bầu không phá vở đi Nguyên Tắc, vì suy cho cùng cả hai Chính Sách đều phù hợp với đạo đức và luân lý.
Thế nhưng khi một việc tranh cãi về Chính Sách bao gồm đến việc chất vấn là liệu mọi người dân có xứng đáng để được bảo vệ không ngay từ lúc đầu, thì Chính Sách chính là Nguyên Tắc.
Để cho phép việc phá thai được diễn ra, có nghĩa là cho phép việc giết chết đi một mạng sống của đứa trẻ ngay trong cung lòng của người mẹ, thì đó chính là cách phá bỏ đi Nguyên Tắc rằng mỗi mạng sống con người đều là bất khả xâm phạm và hết sức thiêng liêng, và đó cũng chính là việc từ chối đi Nguyên Tắc vốn cho rằng mạng sống xứng đạng được bảo vệ.
Nguyên Tắc cơ bản của đất nước Hoa Kỳ chúng ta chính là: "Tất cả mọi người được tạo ra một cách bình đẳng, rằng họ được Đấng Tạo Dựng phó ban cho những quyền không thể nào chối cãi hay đánh mất đi được, và trong những quyền đó chính là quyền được sống, sự tự do và việc đeo đuổi hạnh phúc --- Và để bảo đảm cho những quyền này, các chính phủ mới được hình thành nên từ trong cộng đoàn nhân loại" (Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ).
Khi một Chính Sách bẻ gảy hay phá đổ đi Nguyên Tắc nền tảng quan trọng và chính yếu nhất của chính phủ, thì sự phá vở đó không còn là một sự bất đồng thuần tuý về mặt chánh trị nữa. Đó là lý do tại sao mà quan điểm và vị thế của một ứng cử viên về phá thai không chỉ thuần tuý chỉ là phá thai không thôi. Đó chính là kiểu hay thứ quyền hành mà chính phủ có. Đó suy cho cùng chính là việc ai mới là người có quyền cả thảy và trên hết, phải chăng Thiên Chúa hay chính phủ? Thì đó chính là vấn đề chánh trị nền tảng nhất mà những người cử tri Công Giáo không nên xem nhẹ.
Theo đúng Nguyên Tắc, các ứng cử viên ra tranh cử phải là những người cổ võ cho các Chính Sách nhằm làm thăng tiến lợi ích chung và phẩm giá của con người. Một ứng cử viên nào đó mạnh mẽ hay điên cuồng cổ súy cho những Chính Sách vốn vi phạm một cách trắng trợn đến những Nguyên Tắc nền tảng thì ứng cử viên đó không nên được bầu vào các vị trí công quyền.
Có một số cuộc tranh cãi chánh trị nổi cộm lên, vốn thực chất không chỉ thuần túy là sự bất đồng hay tranh cãi về mặt Chính Sách, mà là về mặt Nguyên Tắc, bao gồm những vấn đề sau:
1. Việc giết chết đi những con người nhỏ bé nhất bằng cách hủy diệt chúng để dùng cho cuộc nghiên cứu về tế bào thai gốc;
2. Việc giết chết đi các trẻ thơ đã được sinh ra phần nào đó (thông qua việc phá thai bán phần);
3. Việc giết chết đi những người tật nguyền, như trong vụ của Cô Terri Schiavo, chẳng hạn, và việc cổ võ cho vấn đề trợ tử và cái chết êm ái;
4. Việc chối bỏ đi quyền có liên quan đến sự tự do tôn giáo, khi các bác sĩ hay các thể chế chánh trị bạo quyền chống lại các giá trị có liên quan đến tính đạo đức và luân lý;
5. Việc chối bỏ đi quyền hay sự kết hiệp tự nhiên của hôn nhân giữa một người nam và một người nữ; và
6. Việc chối bỏ đi quyền tự cai trị. Sự chối bỏ này xảy ra khi các ứng cử viên xem các thẩm phán và các tòa án như là những người phán xử sau cùng hết của các Chính Sách công cộng, hơn là chính tất cả những người dân Mỹ.
Thì những ứng cử viên nào cổ võ cho những sai lầm kể trên phải là những ứng cử viên mà chúng ta cần phải loại bỏ để tránh làm ô uế lá phiếu mà Thiên Chúa đã trao cho chúng ta.
D. Hiểu Cho Rõ về sự Khác Biệt giữa việc Chọn Ma Quỷ hay Tội Lỗi (Choosing Evil) và việc Giới Hạn Hành Động của Ma Quỷ hay Tội Lỗi (Limiting Evil):
Điều gì xảy ra nếu như tất cả các ứng cử viên đối kháng nhau đều ủng hộ cho sự Phá Thai?
Trước hết, chúng ta cần tránh việc chụp mũ hay bày tỏ sự ủng hộ của chúng ta cho bất kỳ ai trong số họ. Đừng gọi họ là gì cả. Rồi sau đó hãy tự hỏi chúng ta bằng một câu hỏi đơn giản như thế này: Ai trong số các ứng cử viên đó sẽ gây ra ít sự nguy hại hơn cho các trẻ em chưa được chào đời nếu như người đó được bầu?
Lấy ví dụ, ai trong tất cả các ứng cử viên đó ít ra là có thiện chí muốn ngăn cấm việc Phá Thai bán phần? Ai trong số các ứng cử viên đó sẳn lòng muốn đặt thêm chướng ngại vật cho việc được tự do Phá Thai và việc Phá Thai một cách dễ dàng? Liệu có ứng cử viên nào hổ trợ cho việc phải thông báo trước cho các bậc làm cha-mẹ, hay phải có sự đồng ý của các bậc làm cha-mẹ, hay phải đợi trong khoảng thời gian nào đó, trước khi việc Phá Thai được diễn ra không? Có ai trong số các ứng cử viên đó bày tỏ ý muốn ngăn cấm việc phá thai vào cuối chu kỳ mang thai không, hay ủng hộ cho các trugn tâm hổ trợ cho việc mang thai không? Có ai trong số các ứng cử viên đó hứa sẽ ban hành ra luật lệ nghiêm khắc hơn tại các lò phá thai không? Có ứng cử viên nào dám công khai ủng hộ cho việc đó không>
Dĩ nhiên, không có ứng cử viên nào nói rằng đó sẽ là mục tiêu tối hậu của Ông/Bà ta nếu được thắng cử cả. Thế nhưng, bằng việc hỏi những câu hỏi đó với mục đích là để xem ứng cử viên này khác với các ứng cử viên còn lại ở điểm nào. Bằng cách tự chất vấn chúng ta hay các ứng cử viên với những câu hỏi kể trên, chúng ta có thể giúp loại trừ những ai ma quỷ và tội lỗi hơn.
Đức cố Hồng Y John O'Connor, trong một cuốn sách đặc biệt nói về việc Phá Thai, Ngài đã có lần viết về vấn nạn này như sau:
"Giả sử tất cả các ứng cử viên đều ủng hộ cho 'quyền được phá thai'... Thì chúng ta có thể cố quyết định xem liệu vị thế của một ứng cử viên nào đó ít hổ trợ cho việc phá thai hơn là ứng cử viên kia. Còn những thứ khác thì ngang bằng với nhau, khi đó chúng ta bỏ phiếu cho ứng cử viên nào đó ít ủng hộ cho việc phá thai hơn. Còn nếu tất cả các ứng cử viên đều ủng hộ cho 'quyền được phá thai' ngang hàng nhau, thì chúng ta bỏ phiếu cho ứng cử viên nào trông có vẽ khá hơn trong những vấn đề khác."
Hoặc chúng ta có thể tự đề tên của chúng ta vào lá phiếu đó, nếu như có chổ trống cho phép chúng ta làm điều đó, hoặc có thể chúng ta từ chối cuộc bầu cử đó, hoặc nếu bầu thì bầu cho ứng cử viên nào ít gây tội lỗi và sự nguy hại hơn.
E. Sáu Vấn Đề Đạo Đức-Luân Lý Tối Quan Trọng Không Thể Nào Khoan Nhượng hay Bỏ Qua Được:
E1. Vấn Đề Phá Thai (Abortions):
+ Nói về vấn đề Phá Thai, Quý Vị có thể vào lại Mục Tìm Kiếm trên VietCatholic và gõ vào chữ "Abortion" sẽ truy cập lại rất nhiều bài viết của tác giả nói về chủ đề này kể từ năm 2004 mãi cho đến nay. Có thể nói, đầy là vấn đề hết sức nền tảng và quan trọng nhất của xã hội cũng như trong các giảng dạy tông truyền của Giáo Hội Công Giáo.
Phá thai chính là việc trực tiếp và có chủ ý giết chết đi một mạng sống trẻ thơ vô tội, và do thế hành động đó chính là một hành động giết người, lỗi phạm đến Điều Răn Thứ 6: Chớ Giết Người.
Trẻ thơ chưa được chào đời luôn là đứa trẻ thơ yếu thế và vô tội, và không có luật pháp nào cho phép việc cướp mất đi mạng sống của đứa trẻ thơ đó. Thậm chí ngay cả khi đứa trẻ được thụ thai là vì người mẹ bị hiếp dâm hay tội loạn luân, thì lỗi đó không thuộc về đứa trẻ, do đó, đứa trẻ không phải gánh chịu cái chết vì tội lỗi của những người khác.
+ Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có đề cập tới việc Phá Thai ở các Mục 2271, và 2272 đối với những ai chủ động việc Phá Thai, thực hiện việc Phá Thai, hổ trợ cho việc Phá Thai, và giúp người khác có được cơ hội để thực hiện việc Phá Thai như sau:
Mục 2271: Kể từ thế kỷ đầu tiên, Giáo Hội khẳng định tội lỗi về luân lý đạo đức của mỗi vụ Phá Thai. Giảng dạy này không hề thay đổi và vẫn giữ nguyên vẹn. Việc Phá Thai trực tiếp, hay nói khác đi việc Phá Thai có chủ ý như là cách để kết thúc hay coi đó là một thứ phương tiện, đều sai trái một cách trầm trọng so với luật lệ về luân lý và đạo đức.
(Since the first century the Church has affirmed the moral evil of every procured abortion. This teaching has not changed and remains unchangeable. Direct abortion, that is to say, abortion willed either as an end or a means, is gravely contrary to the moral law).
Mục 2272: Việc chính thức hợp tác trong một vụ Phá Thai hình thành một sự xúc phạm nặng nề. Giáo Hội hành xử theo giáo luật bằng cách trừng phạt theo hình thức vạ tuyệt thông cho thứ tội lỗi chống lại mạng sống của con người này. "Một người thực hiện hay tìm kiếm việc Phá Thai tự mình bị vạ tuyệt thông ngay bằng chính việc xúc phạm này, chiếu theo các điều kiện quy định trong Bộ Giáo Luật. Giáo Hội, do đó, không có chủ ý giới hạn đi khía cạnh nhân đạo của hành động này. Mà đúng hơn, Giáo Hội quy định rất rõ về tính nghiêm trọng của việc gây ra thứ tội phạm này, một sự nguy hại không thể nào có thể đền bù được cho người vô tội đã bị giết chết đi, cũng như cho cha-mẹ và toàn thể xã hội".
(Formal cooperation in an abortion constitutes a grave offense. The Church attaches the canonical penalty of excommunication to this crime against human life. "A person who procures a completed abortion incurs excommunication latae sententiae," "by the very commission of the offense,"and subject to the conditions provided by Canon Law. The Church does not thereby intend to restrict the scope of mercy. Rather, she makes clear the gravity of the crime committed, the irreparable harm done to the innocent who is put to death, as well as to the parents and the whole of society).
+ Bộ Giáo Luật có đề cập tới việc Phá Thai ở Mục 1398 như sau:
Can. 1398: Một người tìm đến việc Phá Thai trọn vẹn tự động bị vạ tuyệt thông rồi.
(A person who procures a completed abortion incurs a latae sententiae excommunication).
+ Kinh Thánh có đề cập tới việc Phá Thai như sau:
Sáng Thế 1:26-31, 2:4-25: Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất.
Sáng Thế 4:1,17: Hai chữ "thụ thai" và "sinh ra" được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Thư Giacôbê 3:9-10: Ta dùng lưỡi mà chúc tụng Chúa, ta cũng dùng lưỡi mà nguyền rủa những con người đã được làm ra theo hình ảnh Thiên Chúa như vậy thì không được
Tv 8:5-7: Chúa cho con người làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo.
Rom 5:6-8: Thiên Chúa yêu thương chúng ta bằng chính cái chết của Ngài vậy mà chúng ta cũng vẫn còn xúc phạm đến Ngài.
Amốt 1:13: Vì chúng đã mổ bụng đàn bà có thai ở Ga-la-át để mở rộng bờ cõi.
Tv 127:3: Này con cái là hồng ân của Chúa, con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban.
Tv 51:7: Lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai.
Tv 139:13, 15: Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.
Tv 22:10-11: Đưa con ra khỏi thai bào, vòng tay mẹ ẵm Chúa trao an toàn. Chào đời con được dâng cho Chúa, được Ngài là Chúa tự sơ sinh.
Tv 106:35, 37-38: Họ giết con mình cả trai lẫn gái, mà hiến quỷ tế thần. Họ đổ máu vô tội, máu con trai con gái của mình, họ đã dơ bẩn vì những hành vi đó.
Tv 72: 7, 12: Người giải thoát bần dân kêu khổ, và kẻ khốn cùng không chỗ tựa nương.
Lc 1:41, 18:15: Đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần
Thư Galát 1:15: Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người.
Thư Galát 3:28: Không còn chuyện phân biệt Do thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô.
Xuất Hành 20:13: Ngươi không được giết người.
Đệ Nhị Luật 5:17: Ngươi không được giết người.
Mt 19:13-15: Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng.
Mt 19:18: Ngươi không được giết người.
Các Vua II 17:17-18: Họ đã làm lễ thiêu con trai con gái họ.... để làm điều dữ trái mắt Đức Chúa, để trêu giận Người.
1 Cor 1:30: Chính nhờ Thiên Chúa mà anh em được hiện hữu trong Đức Kitô Giêsu.
Eph 2:4-5: Dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô.
Lc 10:37: Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.
Lc 10:25-37: Yêu mến người thân cận như chính mình.
Lc 16:19-31: Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi.
Mt 7:12: Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê và lời các ngôn sứ là thế đó
Gn 10:10: Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.
Gn 15:17: Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.
Isaia 1:13-17: Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình, sửa phạt người áp bức, xử công minh cho cô nhi, biện hộ cho quả phụ.
Mc 2:16-17: Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.
Thư Gn I 3:11-12: Chúng ta đừng bắt chước Cain: nó là người của Ác thần, nên đã giết em mình.
E2. Về Việc Ngừa Thai (Contraception):
Mục 2370: Việc tiết dục định kỳ, có nghĩa là việc dùng đến các phương pháp chỉnh đốn việc sinh sản dựa trên việc tự quan sát và việc dùng đến các thời gian kinh nguyệt vô sinh, thì phù hợp với tiêu chuẩn khách quan của đạo đức luân lý. Những phương pháp này tôn trọng thân thể của cặp vợ-chồng, khuyến khích sự dịu dàng nơi nhau, và việc giáo dục về một sự tự do đích thực. Trái lại, "bất cứ hành động nào, cho dẫu đang trong trạng thái phòng ngừa bởi hành động quan hệ vợ-chồng, hay đang trong sự phát triển của các trình tự tự nhiên, vốn nhắm đến việc cản trở sự sinh sản," thì cơ bản đã là tội lỗi rồi.
Do đó, thông qua việc Ngừa Thai, ngôn ngữ bẩm sinh vốn diễn tả đến việc vợ và chồng tự hiến dâng cho nhau, trở nên dư thừa đi, bởi một thứ ngôn ngữ mâu thuẫn khách quan, đó là, việc không tự hiến dâng trọn vẹn chính mình cho người kia. Việc này không chỉ dẫn đến một sự chối từ rõ ràng đến việc đón nhận sự sống, mà đó còn là một sự thật ngụy tạo của hành động quan hệ vợ-chồng, vốn được gọi kêu để hiến dâng trọn cho nhau... Sự khác biệt, xét về mặt nhân loại học và luân lý đạo đức học, giữa việc Ngừa Thai và việc quay trở lại theo đúng nhịp điệu của chu kỳ.... bao gồm trong cách phân tích cuối cùng của hai khái niệm rất bất xứng nhau thuộc về con người, và hoạt động tình dục con người.
(Periodic continence, that is, the methods of birth regulation based on self-observation and the use of infertile periods, is in conformity with the objective criteria of morality. These methods respect the bodies of the spouses, encourage tenderness between them, and favor the education of an authentic freedom. In contrast, "every action which, whether in anticipation of the conjugal act, or in its accomplishment, or in the development of its natural consequences, proposes, whether as an end or as a means, to render procreation impossible" is intrinsically evil. Thus the innate language that expresses the total reciprocal self-giving of husband and wife is overlaid, through contraception, by an objectively contradictory language, namely, that of not giving oneself totally to the other. This leads not only to a positive refusal to be open to life but also to a falsification of the inner truth of conjugal love, which is called upon to give itself in personal totality.... The difference, both anthropological and moral, between contraception and recourse to the rhythm of the cycle... involves in the final analysis two irreconcilable concepts of the human person and of human sexuality).
Mục 2399: Việc quy định sinh sản tượng trưng cho những khía cạnh có liên quan đến trách nhiệm của việc làm cha, và làm mẹ. Những lý do thích đáng về phần của cặp vợ-chồng không đủ để lý giải cho việc nhờ đến thứ phương tiện không thể nào chấp nhận được về mặt luân lý đạo đức (chẳng hạn như việc triệt sản hay việc Ngừa Thai).
(The regulation of births represents one of the aspects of responsible fatherhood and motherhood. Legitimate intentions on the part of the spouses do not justify recourse to morally unacceptable means (for example, direct sterilization or contraception)).
+ Tông Thư Humanae Vitate của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục nói về Quy Định của Việc Sinh Đẻ (On the Regulation of Birth) ở Mục Số 14 và 16; và Tông Huấn Familiaris Consortio của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị nói về Vai Trò của Gia Đình Kitô Giáo trong Thế Giới Tân Tiến (On The Role of Chrisitian Family in the Modern World) ở Mục Số 32 có đề cập đến chuyện Ngừa Thai như sau:
Mục 14: Lời nói của chúng ta được dựa trên những Nguyên Tắc đầu tiên của một con người và học thuyết Kitô Giáo về hôn nhân khu chúng ta một lần nữa bị ràng buộc để tuyên bố rằng việc trực tiếp gián đoạn đến tiến trình sinh sản vốn đã được bắt đầu rồi, hay trên tất cả chính là mọi hình thức Phá Thai trực tiếp thậm chí là vì những mục đích chữa bệnh, chính là những phương cách bất hợp pháp, để quyết định số con. Giảng dạy của Giáo Hội trong rất nhiều trường hợp, liên tục lên án những hành động tương tự với việc Ngừa Thai như việc triệt sản, cho dẫu nơi đàn ông hay đàn bà, cho dẫu vĩnh viễn hay tạm thời.
(We base Our words on the first principles of a human and Christian doctrine of marriage when We are obliged once more to declare that the direct interruption of the generative process already begun and, above all, all direct abortion, even for therapeutic reasons, are to be absolutely excluded as lawful means of regulating the number of children. Equally to be condemned, as the magisterium of the Church has affirmed on many occasions, is direct sterilization, whether of the man or of the woman, whether permanent or temporary).
Mục 16: Cả Giáo Hội lẫn học thuyết của Giáo Hội luôn luôn lúc nào cũng xem việc cặp vợ-chồng tận dụng đến chu kỳ vô sinh là hợp pháp, thế nhưng hoàn toàn lên án, và lúc nào cũng vậy, việc dùng đến các phương tiện bất hợp pháp nào đó nhằm trực tiếp cản trở đến việc Mang Thai, thậm chí khi những lý do bào chữa cho cách thực hiện này trông có vẽ là nghiêm túc và đúng đắn).
(Neither the Church nor her doctrine is inconsistent when she considers it lawful for married people to take advantage of the infertile period but completely condemns as always unlawful the use of means which directly prevent conception, even when the reasons given for the later practice may appear to be upright and serious).
Mục 32: Khi các cặp vợ-chồng, dùng đến các phương tiện để Ngừa Thai, thì họ đã làm tách rời đi hai ý nghĩa mà Thiên Chúa - Đấng Tạo Dựng đã ghi khắc nơi người nam và người nữ, và trong chiều kích hiệp thông về dục tính, họ hành động trong tư cách là những "người phán xử" kế hoạch của Thiên Chúa và họ "bóp méo" và thoái hóa đi bản năng dục tính của con người, bằng việc làm đổi thay đi giá trị của việc tự cống hiến "hết mình" cho nhau.
(When couples, by means of recourse to contraception, separate these two meanings that God the Creator has inscribed in the being of man and woman and in the dynamism of their sexual communion, they act as "arbiters" of the divine plan and they "manipulate" and degrade human sexuality-and with it themselves and their married partner-by altering its value of "total" self-giving).
+ Kinh Thánh có đề cập tới việc Ngừa Thai như sau:
Sáng Thế 1:27-28 (St 9:1, 35:11): Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều.
Tv 127:3-5: Con cái là hồng ân của Chúa, con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban.
Sử Biên Niên I 25:5: Thiên Chúa ban cho mười bốn người con trai và ba người con gái để ca hát trong Nhà Đức Chúa.
Sử Biên Niên I: 26:4-5: Thiên Chúa đã giáng phúc cho Ông Ôvết Êđôm với 8 người con.
Hôsê 9:10-17: Dân Israen bị trừng phạt không được sinh nỡ.
Xuất Hành 23:25-26: Được Chúa chúc phú và sẽ đẩy bệnh tật xa ngươi, trong xứ của ngươi, sẽ không có phụ nữ sẩy thai hay son sẻ.
Đệ Nhị Luật 25:5-10: Luật về anh-em chồng.
Lv 20:13: Khi người đàn ông nào nằm với một người đàn ông như nằm với đàn bà, thì cả hai đã làm điều ghê tởm; chúng phải bị xử tử.
Lv 20:15: Khi người đàn ông nào giao hợp với con vật, thì phải bị xử tử.
Lv 20:16: Khi người đàn bà nào đến gần bất cứ con vật nào để giao cấu với nó, thì (các) ngươi phải giết người đàn bà và con vật; chúng phải bị xử tử.
Lv 21:17-20: Bất cứ người đàn ông nào trong dòng dõi tư tế Aharon có tật, thì không được đến gần để tiến dâng các lễ hoả tế lên Đức Chúa.
Đệ Nhị Luật 23:2: Ai bị giập tinh hoàn hay bị cắt dương vật sẽ không được vào đại hội của Đức Chúa.
Đệ Nhị Luật 25:11-12: Khi hai người đàn ông đánh nhau, mà vợ của một trong hai người lại gần để cứu chồng khỏi tay địch thủ và đưa tay nắm lấy chỗ kín của người này, thì anh (em) phải chặt tay người đàn bà ấy.
Rom 1:25-27: Chức năng tự nhiên của người phụ nữ là sinh con.
Thư Timôthê I 2:11-15: Đàn bà được cứu rỗi qua việc sinh con cái.
TĐCV 5:1-11: Khanania và Xaphira bị giết chế vì rút mất đi phần quà tặng.
Thư Galát 6:7: Thiên Chúa không để cho người ta nhạo báng đâu! Thật vậy, ai gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy.
Mt 21:19, Mc 11:14: Thiên Chúa nguyền rủa cây vả không kết trái.
Thư Galát 5:20, Khải Huyền 9:21, 21:8: Thuốc độc, ma thuật làm cho sẩy thai.
1 Cor 6:19-20: Cơ thể chính là đền thờ của Chúa Thánh Thần, dùng thân thể mà vinh danh Thiên Chúa.
E3. Việc Trợ Tử / Cái Chết Êm Ái / Cái Chết Nhẹ Nhàng / Cái Chết Dịu Ngọt / An Tử / Quyền Được Chết (Euthanasia / Assisted Suicide / Right-to-Die / Mercy Killing):
Trong văn kiện có liên quan đến Giá Trị và Tính Bất Khả Xâm Phạm của Sự Sống (Evangelium Vitae) ở Mục Số 73, Giáo Hội dạy cho chúng ta biết rằng:
Trong Cái Chết Êm Ái, người bệnh hoạn hay người già cả bị giết chết đi, bằng hành động hay do sự sơ xuất, vốn được thực hiện một cách nhẫn tâm hay bằng một não trạng không hề biết động lòng trắc ẩn một chút nào cả, thế nhung người có lòng trắc ẩn thật sự không thể nào có chủ ý hành động một điều hết sức tội lỗi, đối với người khác cả.
+ Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có đề cập tới việc Trợ Tử/Cái Chết Êm Ái ở các Mục 2276, 2277, 2278 và 2779 như sau:
Mục 2276: Những ai mà mạng sống của họ bị suy yếu hay giảm dần đi xứng đáng được tôn trọng đặc biệt. Những người bệnh hay tàn phế nên được giúp đỡ để sống như cuộc sống bình thường chừng nào tốt chừng đó.
(Those whose lives are diminished or weakened deserve special respect. Sick or handicapped persons should be helped to lead lives as normal as possible).
Mục 2277: Cho dẫu bất cứ động lực hay phương tiện nào đi chăng nữa, việc trực tiếp ủng hộ Cái Chết Êm Ái bằng cách kết liễu mạng sống của những người tàn phế, tật bệnh, hay những người sắp vào giờ lâm tử, thì không thể nào có thể chấp nhận được về mặt luân lý đạo đức. Do thế, một hành động hay một sự sơ xuất, vốn tự nó hay có chủ ý, gây ra cái chết để loại bỏ đi sự đau khổ khi phải chụi đựng, chính là một thứ tội giết người, trầm trọng đi ngược lại với phẩm giá của con người, và đến việc tôn trọng Thiên Chúa hằng sống, Đấng Tạo Dựng của người đó. Lỗi phán xét cho dẫu người đó có thể cho là mình hành động đúng, không làm thay đổi đi bản chất của hành động giết người này, vốn phải luôn được cấm đoán và loại bỏ.
(Whatever its motives and means, direct euthanasia consists in putting an end to the lives of handicapped, sick, or dying persons. It is morally unacceptable. Thus an act or omission which, of itself or by intention, causes death in order to eliminate suffering constitutes a murder gravely contrary to the dignity of the human person and to the respect due to the living God, his Creator. The error of judgment into which one can fall in good faith does not change the nature of this murderous act, which must always be forbidden and excluded).
Mục 2278: Việc làm gián đoạn các thủ tục y học vốn cho là gánh nặng, nguy hiểm, lạ thường, hay không xứng đáng liên quan đến sự mong đợi nào đó có thể là hợp lệ, miễn đó là hình thức chối từ cách chữa trị không mấy gì hy vọng lắm. Ở đây người đó không có ý gây ra sự chết; hay việc người đó không đủ khả năng để cản trở, thì thuần túy chấp nhận được. Các quyết định nên để bệnh nhân tự đưa ra nếu như bệnh nhân đó có thể hay có khả năng, còn nếu không thì dành cho những ai hợp lệ hành động thay thế cho bệnh nhân, với những lý lẽ và sở thích hợp lệ phải luôn được tôn trọng.
(Discontinuing medical procedures that are burdensome, dangerous, extraordinary, or disproportionate to the expected outcome can be legitimate; it is the refusal of "over-zealous" treatment. Here one does not will to cause death; one's inability to impede it is merely accepted. The decisions should be made by the patient if he is competent and able or, if not, by those legally entitled to act for the patient, whose reasonable will and legitimate interests must always be respected).
Mục 2279: Thậm chí ngay cả khi cái chết được cho là quá rõ ràng, thì việc chăm sóc bình thường cho một người bệnh không được phép bị gián đoạn đi. Việc dùng đến các thuốc giảm đau để loại bỏ đi sự chịu đựng của người đang sắp chết, thậm chí có thể thu ngắn lại việc sống còn của bệnh nhân, đều hài hòa với phẩm giá con người về mặt luân lý đạo đức nếu như cái chết đó không phải là chủ ý hay được xem là hình thức hay phương tiện kết liễu. Thế nhưng chỉ có cách chăm sóc vốn được tiên liệu và khoan dung như cách làm giảm đau rõ ràng mới chính là một dạng đặc biệt của hình thức từ bỏ đi lòng bác ái. Thì cách như vậy nên được khuyến khích.
(Even if death is thought imminent, the ordinary care owed to a sick person cannot be legitimately interrupted. The use of painkillers to alleviate the sufferings of the dying, even at the risk of shortening their days, can be morally in conformity with human dignity if death is not willed as either an end or a means, but only foreseen and tolerated as inevitable Palliative care is a special form of disinterested charity. As such it should be encouraged).
+ Tuyên Cáo của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin về việc Trợ Tử/Cái Chết Êm Ái (Declaration On Euthanasia) có nội dung tóm tắt như sau:
Không thể nào xem việc giết người là êm ái, nhân từ hay dịu ngọt cả, mà đó chính là sự hoán chuyển sai lạc của lòng trắc ẩn và nhân từ.
Liệu sự chịu đựng của Chúa Kitô cũng là vô nghĩa sao? Chẳng phải chúng ta nói rằng: "Chúng con tôn kính Chúa, ôi hỡi Chúa Kitô, và chúng con cảm tạ Ngài, vì bằng sự Hy Sinh của Ngài trên Thập Giá, Ngài đã cứu rỗi thế giới?" sao?
Chẳng lẽ, Chúa Giêsu không khuyên bảo các môn đệ của Ngài là "hãy vác Thập Giá" và theo Ngài sao?
Việc giết người một cách êm ái, trong xã hội trần tục, suy cho cùng chính là một hình thức của lạc giáo, vì trong Công Giáo không có thứ giảng dạy đó. Thiên Chúa tạo dựng con người giống với hình ảnh của Ngài, và mạng sống của con người chính là một hồng ân, hay một món quà của Thiên Chúa, mãi cho lúc chết đi một cách tự nhiên, và chúng ta - nhất là những người hoạt động trong lãnh vực y học đừng quên lời nhắn nhủ sau:
"Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Máthêu 25: 40).
Vì suy cho cùng, chúng ta không phải là những chủ tể tối cao và tuyệt đối về cả sự chết lẫn sự sống, mà ch1ung ta chỉ là những người giám quản thay (stewards) thay cho Thiên Chúa và sự sống và cả sự chết mà thôi.
E4. Hôn Nhân Đồng Tính / Đồng Tính Luyến Ái / Đồng Dục / Luyến Dục / Luyến Tính (Homosexual / Gays/ Lesbians):
Việc hợp pháp nhìn nhận Hôn Nhân Đồng Tính chỉ thật sự khiến cho những người đồng tính cảm thấy bị phản đối thêm mà thôi, vì họ cố đi tìm những gì ngược lại với luân lý đạo đức truyền thống đã được định sẳn.
Việc Hợp Pháp Nhìn Nhận Hôn Nhân Đồng Tính hay việc Hợp Pháp Hóa Quan Hệ Hôn Nhân Đồng Tính thì Hoàn Toàn Bất Tương Xứng với Đạo Kitô Giáo bởi vì nó:
(1) Làm phân rẽ ra các quan điểm về hiện thực và trật tự tự nhiên của Đấng Tạo Hóa;
(2) Dẫn đến các khái niệm khác nhau về Hôn Nhân, Gia Đình và Xã Hội;
(3) Biến xã hội nơi mà con người đang sống trên hành tinh này trở thành những kiểu xã hội duy tâm và thật sự mất đi sự tự do đúng nghĩa. Về điểm này, chúng ta có thể xem lại lịch sử, vì lịch sử chính là thấy dạy vĩ đại của chúng ta. Trong thế kỷ thứ 20, chế độ Phát xít Đức và chế độ Cộng Sản đã chứng tỏ cho thế giới thấy rõ rằng, khi xã hội mất đi các nền tảng cố định vào trật tự của tự nhiên và tự cho nó những thứ không thể tưởng, thì kết quả không mấy tránh khỏi đó là sự độc đoán, chuyên quyền, chuyên chính hay độc tài. Sự độc tài này có thể diễn ra dưới nhiều hình dạng và cách thực hành khác nhau ở các hành lanng chính phủ, đến các trụ sở của các đảng phái, các văn phòng lập pháp và tư pháp, đến các tổ chức truyền thông;
(4) Chính là một sự đe dọa đến tôn giáo và sự tự do. Ngay sau khi Tòa Án Tối Cao California hợp pháp hóa "Hôn Nhân Đồng Tính," Giáo sư David R. Carlin quan sát rằng:
"Hệ thống đạo đức luân lý Kitô Giáo không phải là một phần nhỏ trong Đạo Kitô Giáo nữa, so với trái tim hay các lá phổi như là những phần nhỏ trong thân thể con người. Và để lật đổ hệ thống đạo đức luân lý Kitô Giáo, bạn sẽ phải tự mình lật đổ đi chính Đạo Kitô Giáo. Chính vì thế, những ai cố tình đẩy mạnh cho việc hợp pháp hóa Hôn Nhân Đồng Tính, bở tự thân điều đó cũng chính là việc đẩy mạnh việc loại bỏ đi cả Đạo Kitô Giáo rồi."
Chúng ta không nên tự lừa dối chính chúng ta nữa. Trong những thập niên vừa qua, nước Mỹ đã chứng kiến một làn sóng các luật lệ, các đạo luật, các quy định, và những quyết định thuộc về Tòa Án vốn một mặt ủng hộ cho Hôn Nhân Đồng Tính, mặc kia chính là làm cản trở, đẩy qua một bên, hay làm khống chế hoặc trừng phạt đi những ai chống lại chúng bằng những lý luận chính đáng của đức tin và Lương Tâm Kitô Giáo đúng đắn.
(5) Tạo ra một vấn nạn hết sức kinh khủng của Lương Tâm. Vì cuộc cách mạng Đồng Tính Luyến Ái tự bản chất của nó chính là chiến dịch chống lại Kitô Giáp, từ đó tạo ra một vấn nạn hết sức kinh khủng của Lương Tâm nơi bất kỳ ai kháng cự lại nó: liệu chúng ta có nên theo đúng Lương Tâm của chúng ta không? Liệu chúng ta có nên từ bỏ Lương Tâm của chúng ta để ủng hộ nó không?
(6) Chối từ đi sự mạc khải của Thiên Chúa. Khi một người Công Giáo chối từ đi sự thật về các vấn đề có liên quan đến luân lý đạo đức vốn cũng chính là sự Mạc Khải của Thiên Chúa có trong hệ thống về luân lý đạo đức Kitô Giáo, thì có nghĩa là người đó chối từ đi Quyền Bính Tuyệt Đối của Thiên Chúa, Đấng đảm bảo cho sự thật và toàn thể nền tảng siêu nhiên của Đức Tin.
(7) Làm suy yếu đi nền tảng đạo đức luân lý của cá nhân, và của cả cộng đồng;
(8) Xem nhẹ đi Hôn Nhân truyền thống và gia đình;
(9) Phỉ báng hay coi thường đi quan hệ của tình yêu hôn nhân vợ-chồng.
+ Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có đề cập tới việc Đồng Tính Luyến Ái ở các Mục 2357, 2358, và 2359 như sau:
Mục 2357: Đồng Tính Luyến Ái ám chỉ đến các mối quan hệ giữa những người nam, hay giữa những người nữ với nhau, những người cảm thấy bị cuốn hút về mặt dục tính với những người đồng phái với mình. Việc này xảy ra dưới rất nhiều hình thức đa dạng khác nhau thông qua các thế kỷ và các nền văn hóa. Nguồn gốc tâm lý của nó phần lớn vẫn còn chưa thể nào giải thích được. Bằng chính việc dựa trên Thánh Kinh, vốn xem những hành động tình dục đồng giới chính là những hành động đồi bại hết sức trầm trọng, truyền thống luôn tuyên bố rằng "những hành động tính dục đồng giới tự bản chất của chúng đã là hỗn loạn rồi." Chúng trái ngược lại với luật lệ tự nhiên. Chúng làm mất đi ý nghĩa về hồng ân của sự sống qua hành động dục tính. Chúng không theo tiến trình của một sự âu yếm thuần tuý nguyên thủy và việc hổ trợ nhau về mặt tính dục. Chúng không được chấp nhận dẫu dưới bất kỳ hình thức nào đi chăng nữa.
(Homosexuality refers to relations between men or between women who experience an exclusive or predominant sexual attraction toward persons of the same sex. It has taken a great variety of forms through the centuries and in different cultures. Its psychological genesis remains largely unexplained. Basing itself on Sacred Scripture, which presents homosexual acts as acts of grave depravity, tradition has always declared that "homosexual acts are intrinsically disordered." They are contrary to the natural law. They close the sexual act to the gift of life. They do not proceed from a genuine affective and sexual complementarity. Under no circumstances can they be approved).
Mục 2358: Con số những người nam và những người nữ bị cuốn hút sâu vào khuynh hướng đồng dục lẫn nhau không nên được coi thường. Sự thụt lùi này, vốn rất hỗn loạn về mặt khách quan, xứng đáng để cho họ có một lần thử thách. Họ cần phải được chấp nhận với sự tôn trọng, lòng trắc ẩn, và sự nhạy cảm. Bất kỳ dấu hiệu kỳ thị bất công nào liên quan đến điều này phải nên được tránh đi. Những người này được kêu gọi để chu toàn ý chỉ của Thiên Chúa trong cuộc sống của họ, nếu như họ là những người Kitô Giáo, để hiệp kết tất cả những khó khăn mà họ gặp phải từ hiện trạng của họ vào sự hy tế của Thiên Chúa trên Thập Giá.
(The number of men and women who have deep-seated homosexual tendencies is not negligible. This inclination, which is objectively disordered, constitutes for most of them a trial. They must be accepted with respect, compassion, and sensitivity. Every sign of unjust discrimination in their regard should be avoided. These persons are called to fulfill God's will in their lives and, if they are Christians, to unite to the sacrifice of the Lord's Cross the difficulties they may encounter from their condition).
Mục 2359: Những Người Đồng Tính Luyến Ái được kêu gọi để giữa đời sống trong trắng. Bằng chính những đức tín biết tự làm chủ dạy cho họ biết về sự tự do của nội tâm, vào lúc mà họ không nhận được sự hổ trợ của bạn bè, và bằng lời cầu nguyện và ơn huệ của phép bí tích, họ có thể và dần dà, cũng như quyết tâm tiến tới một sự thiện hảo Kitô Giáo.
(Homosexual persons are called to chastity. By the virtues of self-mastery that teach them inner freedom, at times by the support of disinterested friendship, by prayer and sacramental grace, they can and should gradually and resolutely approach Christian perfection).
+ Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có cho xuất ra một văn kiện có nhan đề "Những Xem Xét liên quan đến Những Đề Nghị để Đưa Ra Sự Nhìn Nhận Hợp Pháp về sự Hiệp Kết giữa những Người Đồng Tính Luyến Ái Với Nhau," ở Mục Số 10 có viết rằng:
"Khi luật pháp ủng hộ việc nhìn nhận những mối quan hệ đồng tính lần đầu tiên được đề nghị ra trước quốc hội, thì những nhà lập pháp Công Giáo phải có trách nhiệm về mặt luân lý đạo đức bằng việc bày tỏ sự phản đối của mình một cách rõ ràng và công khai, cũng như phải bỏ phiếu chống lại luật lệ đó. Nếu bỏ phiếu ủng hộ cho thứ luật làm nguy hại đến hôn nhân truyền thống và lợi ích chung, thì đúng là hình thức phạm tội trọng về mặt đạo đức luân lý."
Trong Thông Điệp Veritatis Splendor (Hào Quang Của Sự Thật), trong Mục Số 81, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã khẳng định rằng:
"Trong việc giảng dạy đến sự tồn tại của những thứ tội lỗi bởi tự chính bản chất của nó, Giáo Hội chấp nhận việc giảng dạy của Thánh Kinh. Thánh Tông Đồ Phaolô đã mạnh mẽ tuyên bố rằng: 'Nào anh em chẳng biết rằng những kẻ bất chính sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp sao? Anh em đừng lầm. Những kẻ dâm đãng, thờ ngẫu tượng, ngoại tình, truỵ lạc, kê gian, những kẻ trộm cướp, tham lam, say sưa rượu chè, quen chửi bới, sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp'".
+ Kinh Thánh có đề cập tới việc Đồng Tính Luyến Ái như sau:
Sáng Thế 1:27: Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.
Sáng Thế 2:21-24: Người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt.
Sáng Thế 18:19: Tội nguyên tổ làm hư hỏng tội lỗi của Sodom, từ đó khiến Ông bị hủy diệt.
Lv 18:22: Ngươi không được nằm với đàn ông như nằm với đàn bà: đó là điều ghê tởm.
Lv 20:13: Khi người đàn ông nào nằm với một người đàn ông như nằm với đàn bà, thì cả hai đã làm điều ghê tởm; chúng phải bị xử tử.
Rom 1:27: Đàn ông bậy bạ với đàn ông. Như vậy là chuốc vào thân hình phạt xứng với sự lầm lạc của mình.
1 Cor 6:9: Những kẻ dâm đãng đồng tính sẽ không thừa hưởng được vương quốc của Thiên Chúa.
Thư Timôthê I 1:9-10: Những ai tham gia vào các hành động trụy lạc như vậy thì là những kẻ có tội.
Sáng Thế Ký 1:28: Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất."
Máccô 10:6-9: Còn lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, "sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly."
E5. Việc Nghiên Cứu Tế Bào Gốc / Tế Bào Phôi Thai (Embryonic Stem Cell Research):
+ Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có đề cập tới Việc Nghiên Cứu Tế Bào Phôi Thai ở Mục 2274 như sau:
Mục 2274: Vì nó phải được xem từ trong lúc thụ thai như là một con người, do đó Phôi Thai cần phải được bảo vệ một cách nguyên vẹn, cần phải được chăm sóc, và chữa lành, tốt chừng nào hay chừng nấy, giống như bất kỳ một sinh linh nào khác.
(Since it must be treated from conception as a person, the embryo must be defended in its integrity, cared for, and healed, as far as possible, like any other human being).
+ Chỉ Thị Donum Vitae (The Gift of Life) của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có liên quan đến Món Quà/Hồng Ân của Sự Sống ở Mục Giới Thiệu 1 có đề cập về chuyện này như sau:
Con người phải được tôn trọng và xem như là một con người kể từ lúc thụ thai, và do đó, cũng chính từ giây phút đó, những quyền của nó trong tư cách là một con người phải được nhìn nhân..... Từ lúc thụ thai, mạng sống của mỗi con người phải được tôn trọng theo một cách tuyệt đối.....
(Human being is to be respected and treated as a person from the moment of conception and therefore from that same moment his rights as a person must be recognized.... From the moment of conception, the life of every human being is to be respected in an absolute way... )
+ Trong Tông Thư Evangelium Vitae của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Lục về Giá Trị và Tính Bất Khả Xâm Phạm đối với Sự Sống Con Người (On the Value and Inviolability of Human Life) hay Phúc Âm Của Sự Sống (The Gospel of Life) có đoạn viết như sau:
Các Phôi Thai người nhận được trong ống nghiệm chính là những con người, và do đó hưởng đầy đủ mọi quyền lợi; phẩm giá và quyền được sống phải được tôn trọng kể từ lúc đầu hiện diện. Thật là vô đạo đức luân lý để sản xuất ra các Phôi Thai vốn định tiền để khai thác như là một sự hủy bỏ các chất liệu về mặt sinh học vậy.
(Human embryos obtained in vitro are human beings and are subjects with rights; their dignity and right to life must be respected from the first moment of their existence. It is immoral to produce human embryos destined to be exploited as disposable 'biological material').
Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Gia Đình, trong Hiến Chương về Các Quyền của Gia Đình (Charter of the Righs of the Family), ở Mục Số 4b có đề cập như sau:
"Việc tôn trọng phẩm giá của con người loại bỏ tất cả việc vận động cho công cuộc thí nghiệm hay khai thác Phôi Thai Người."
+ Kinh Thánh có đề cập tới việc Giết Chết Tế Bào Sự Sống như sau:
Sáng Thế Ký 4:8: Cain xông đến giết Aben, em mình.
Sách Khôn Ngoan 1:13-14; 2:23-24: Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong. Vì Người đã sáng tạo muôn loài cho chúng hiện hữu, mọi loài thọ tạo trên thế giới đều hữu ích cho sinh linh, chẳng loài nào mang độc chất huỷ hoại. Âm phủ không thống trị địa cầu.... Quả thế, Thiên Chúa đã sáng tạo con người cho họ được trường tồn bất diệt. Họ được Người dựng nên làm hình ảnh của bản tính Người. Nhưng chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết.
Thư I Gioan 3:11-12: Quả thế, đây là lời loan báo anh em đã nghe từ lúc khởi đầu: chúng ta hãy yêu thương nhau; chúng ta đừng bắt chước Cain: nó là người của Ác thần, nên đã giết em mình. Tại sao nó đã giết em? Bởi vì các việc nó làm thì xấu xa, còn các việc em nó làm thì công chính.
Sáng Thế Ký 4:10: Ngươi đã làm gì vậy? Từ dưới đất, tiếng máu của em ngươi đang kêu lên Ta!
Thư Rôma 1:28: Vì họ đã không thèm nhận biết Thiên Chúa, nên Người đã để mặc họ theo trí óc lệch lạc mà làm những điều bất xứng
Sáng Thế Ký 9:5-6: Nhưng Ta sẽ đòi mỗi con vật phải đền nợ máu các ngươi, tức là mạng sống của các ngươi; Ta sẽ đòi con người phải đền nợ máu, Ta sẽ đòi mỗi người phải đền mạng sống của người anh em mình. Ai đổ máu con người, thì máu nó sẽ bị con người đổ ra, vì Thiên Chúa đã làm ra con người theo hình ảnh Thiên Chúa.
Thư Ephisô 5:8-11: Xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ, trong Chúa, anh em lại là ánh sáng. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng; mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật. Anh em hãy xem điều gì đẹp lòng Chúa. Đừng cộng tác vào những việc vô ích của con cái bóng tối, phải vạch trần những việc ấy ra mới đúng.
E6. Việc Nhân Giống Người (Human Cloning):
Một sự nguy hiểm đáng kinh tởm của cuộc cách mạng này chính là: không có đường dây phân chia ranh giới một cách rõ ràng và rạch ròi giữa những con súc vật và con người, vì rằng: Thiên Chúa tạo dựng ra con người tách biệt hẳn so với các con vật. Ngài tạo dựng nên con người giống với hình ảnh của Ngài; đối với các loài vật, Thiên Chúa cho phép con người giết chết chúng (như trong sách Sáng Thế Ký 9:2-3), thế nhưng với mạng sống con người, Thiên Chúa không cho phép con người tự giết chết con người được; và Thiên Chúa trao phó cho con người làm chủ trên thế giới động vật mà thôi (trong sách Sáng Thế Ký 1:26). Thế nhưng, Thiên Chúa chưa bao giờ cho phép con người làm chủ thế giới con người, hay làm chủ trên mạng sống của những người khác bao giờ.
Hơn nữa, con người được tạo dựng nên là để có cha, có mẹ, thông qua một sự triển nở của một mối quan hệ hôn nhân thánh thiêng mà Thiên Chúa đã tiền định cho một người nam và một người nữ. Thêm vào đó, trứng được thụ tinh để dùng trong tiến trình Nhân Giống Người chính là một mạng sống mới rồi.
Những Vấn Nạn về Luân Lý Đạo Đức và những mối Nguy Hiểm của việc Nhân Giống Người có thể liệt kê ra như sau:
(1) Cho thấy mức độ và bản tính hung hãn của con người khi cố bằng với Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng ra chính mình. Chính vì hệ quả của sự kêu ngạo đó mà Thiên Chúa đã phán rằng: "Đây, tất cả chúng nó họp thành một dân, nói một thứ tiếng. Chúng mới khởi công mà đã như thế thì từ nay, chẳng có gì chúng định làm mà không làm được.Nào! Ta xuống và làm cho tiếng nói của chúng phải xáo trộn, khiến chúng không ai hiểu ai nữa" (Sáng Thế Ký 11:6-8).
(2) Giản hóa luận con người (human reductionism) vì rằng Thánh Kinh giảng dạy cho chúng ta biết được rằng: con người không chỉ đơn giản là những con vật có thăng tiến; mà con người chính là hình ảnh của riêng Thiên Chúa, Đấng đã Tạo Dựng ra chính con người. Vì sự hiểu biết một cách ngu muội và ấu trĩ này của giới được cho là "khoa học," nên nó sẽ dẫn đến một tai họa lớn cho chính con người ở mức độ rất rộng lớn. Mạng sống của con người giờ đây chỉ được xem như là thứ rác rưởi, như là súc vật vậy.
Lấy ví dụ trong việc nhân giống ra con cừu Dolly, các nhà nghiên cứu đã phải dùng đến 277 trứng được thụ tinh mà trong đó chỉ có 29 lần mới đạt đến được giai đoạn phát triển cần thiết, thì thử hỏi sẽ có bao nhiêu mạng sống của các trẻ thơ vô tội đã và sẽ phải bị diệt chủng đi, để lấy đủ trứng thụ tinh dùng trong tiến trình nghiên cứu này mặc dầu biết rất rõ ràng xác suất thành công vẫn là rất thấp?
(3) Làm giảm đi phẩm giá và làm cho mất đi phẩm giá của đời sống con người, vì các "nhà khoa học" đó xem con người chỉ là một tập thể các loài gien (genes) mà thôi, để dễ dàng vứt bỏ đi cái gien nào không đúng hay phù hợp với ý tưởng "bệnh họan" và "suy đồi" của riêng mình.
(4) Việc làm giảm đi sự đa dạng về mặt sinh học. Hãy thử tưởng tượng ra một xã hội, gồm những con người hoàn toàn giống hệt nhau, thì lúc đó chỉ toàn là sự Đồng Tính Luyến Ái, và mạng sống của con người bị diệt chủng hết đi một cách thê thảm và vô tội vạ. Con người sống không còn tương lai nữa mà chỉ toàn là sự chết mà thôi.
(5) Rồi khi đó khả năng kiểm soát xã hội chỉ được điều khiển bởi một số rất ít người mà thôi. Sống trong một chế độ độc tài của Đảng Cộng Sản Bắc Việt thôi, mà mọi người dân Việt đã không còn chịu nổi rồi, huống hồ chi đến một kiểu xã hội hoàn toàn mang tính chất độc đoán và chuyên quyền, do hệ quả của việc Nhân Giống Người tạo ra. Chỉ có những kẻ Nhân Giống ra Con Người mà có quyền điều khiển ra những con người mà họ Nhân Giống ra mà thôi, như chúng ta hiện thấy qua các phim ảnh rất lụi của Hoa Kỳ thời nay.
(6) Con người khi đó bị giảm giá trị xuống để chỉ trở thành những món hàng hóa mà thôi, qua kết quả của việc Nhân Giống Người này.
Nói tóm lại, việc tìm kiếm ra cách để chữa bệnh ung thư và bệnh AIDs chính là những mục đích cao cả. Việc đó chỉ thật sự là đúng đắn, và cao cả nếu như nó theo đúng với những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo mà thôi, và rằng: "Con cái là hồng ân của Chúa, con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban" (Thánh Vịnh 127:3).
+ Trong Chỉ Thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có liên quan đến Việc Tôn Trọng Mạng Sống Con Người theo Đúng Nguyên Thủy và Phẩm Giá của Việc Sinh Sản (Respect for Human Life in Its Origin and on the Dignity of Procreation), ở Mục Số 6 trong Phần Giới Thiệu có nói rằng:
"Tất cả mọi nổ lực... để nhận được một con người mà không có liên hệ gì cả đến dục tính thông qua 'sự sinh sản phân đôi,' nhân giống, hay sự sinh sản đơn tính đề được xem là trái với luật lệ về luân lý đạo đức, bởi vì chúng chống lại phẩm giá của cả việc sinh sản con người lẫn việc hiệp kết quan hệ hôn nhân vợ-chồng."
(Attempts.... for obtaining a human being without any connection with sexuality through 'twin fission,' cloning, or parthenogenesis are to be considered contrary to the moral law, since they are in opposition to the dignity both of human procreation and of the conjugal union).
+ Kinh Thánh tuy không có đề cập rõ ràng tới việc Nhân Giống Người, thế nhưng Thánh Kinh đưa ra những Nguyên Tắc chính yếu như sau:
Sáng Thế Ký 1:26-27: Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất." Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.
Sáng Thế Ký 2:7: Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật.
Thư I Côrintô 15:45: Như có lời đã chép: con người đầu tiên là Ađam được dựng nên thành một sinh vật, còn Ađam cuối cùng là thần khí ban sự sống.
Thánh Vịnh 139:13-16: Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con. Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu! Hồn con đây biết rõ mười mươi. Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì, khi con được thành hình trong nơi bí ẩn, được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu. Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy; mọi ngày đời được dành sẵn cho con đều thấy ghi trong sổ sách Ngài, trước khi ngày đầu của đời con khởi sự.
F. Cách Bỏ Phiếu Cần Phải Tránh:
(1) Không nên bỏ phiếu dựa trên Đảng phái, hay thói quen bầu cử lầu đời của riêng mình, hay truyền thống bỏ phiếu của gia đình mình. Ngày xưa khác, còn bây giờ chúng ta cần phải suy nghĩ, điều tra, dọ hỏi, nghiên cứu, cầu nguyện,.... về ứng cử viên mà chúng ta dự định bỏ phiếu cho, xem xét xem họ có phản ngược lại với Lương Tâm Kitô Giáo đúng đắn của chúng ta không, cùng với những giảng dạy về đạo đức và luân lý nền tảng của Giáo Hội Công Giáo, nhất là qua 6 Vấn Đề Không Khoan Nhượng được đề cập ở Mục E ở trên, ở bất kỳ cấp độ nào, có chủ ý hay không chủ yếu, vân vân....
(2) Không nên bỏ phiếu cho các ứng cử viên dựa trên diện mạo, sự xuất hiện, phong cách cá nhân, chủng tộc, hay được "sự ưa chuộng," hoặc "tâng bốc" quá cở của giới truyền thông đại chúng - vì rằng đây là một thứ ổ tội lỗi mục rửa và suy đồi nhất của cả xã hội. Có những ứng cử viên bị giới truyền thông rất thù ghét, có diện mạo xấu xa, nhưng họ lại là những người có nền tảng và giá trị đạo đức luân lý lành mạnh nhất và việc bỏ phiếu của họ luôn phù hợp với những giảng dạy của Giáo Hội và của Lương Tâm Kitô Giáo nhất. Liệu chúng ta có thể loại bỏ được những người đúng đắn đó không?
Nên nhớ, Thiên Chúa sẽ chất vấn chúng ta sau này, vào Ngày Cánh Chung, về hành động của chúng ta. Và có bao giờ chúng ta tự hỏi chính mình rằng: tại sao giới truyền thông rất thù ghét các giá trị đạo đức luân lý truyền thống, chân chính và nền tảng không, cũng như những ai đeo đuổi theo các giá trị luân lý đạo đức này không?
(3) Cũng đừng bỏ phiếu cho những ai tự xưng mình là Công Giáo, vì rằng hệ quả như thế nào, chúng ta thừa biết, không cần phải đề cập lại trong phạm vi của bài viết này. Theo suy nghĩ thiển cận của riêng người viết, chính những chính trị gia Công Giáo hiện nay ở Quốc Hội mới chính là những kẻ thối mục, suy đồi, ngu xuẩn và bỉ ổi nhất trong số các chính trị gia không phải là Công Giáo, vì những "kẻ" này đã phản Chúa, phản Đạo, phản Đức Tin qua lời nói lẫn hành động của họ.
(4) Đừng lựa chọn những ứng viên nào đó cứ dựa trên kiểu lý luận "Có gì đó dành cho tôi?" (What's in it for me?). Hãy đưa ra quyết định dựa trên những ứng cử viên nào có khuynh hướng cổ võ cho lợi ích tốt đẹp chung, thậm chí nếu chính chúng ta chẳng có hưởng được ích lợi trực tiếp nào cả, từ luật lệ mà họ ban hành ra. Hãy tự đặt "cái tôi" của chúng ta ra khỏi lợi ích chung của cả xã hội và cộng đồng nhân loại. Đừng bỏ phiếu cho những ứng cử viên nào chỉ cố dành lấy cơ hội để "trục lợi" cho riêng mình hay Đảng phái của mình.
(5) Đừng bỏ phiếu cho những ứng cử viên nào vốn hoàn toàn đúng đắn trong các vấn đề kém quan trọng hơn, nhưng lại hoàn toàn sai trái trong những vấn đề quan trọng nền tảng của đạo đức và luân lý Kitô Giáo lẫn Công Giáo.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nhấn mạnh đến điểm này qua việc đề cập đến những vấn đề có liên quan đến đời sống trong Thông Điệp Christifideles Laici ở Mục Số 38 có liên quan đến Ơn Gọi và Sứ Vụ của Người Giáo Dân Trong Giáo Hội và Thế Giới như sau:
"Tiếng la hét chung hết, vốn xứng đáng đại diện cho các quyền về con người - lấy ví dụ như: quyền về sức khỏe, quyền ở nhà, quyền được đi làm, quyền được có gia đình, quyền có liên quan đến nền văn hóa - chỉ là giả tạo và viễn vông nếu quyền được sống, một thứ quyền cơ bản và nền tảng nhất, và là điều kiện tiên quyết của tất cả các quyền cá nhân khác, lại không được bảo vệ với sự quyết tâm tối đa nhất."
Một ứng cử viên có thành tích bỏ phiếu hoàn toàn phù hợp với các giá trị của Công Giáo, ngoại trừ việc an tử, chẳng hạn. Thì việc bỏ phiếu ủng hộ cho việc an tử rõ ràng là một tín hiệu cho thấy ứng cử viên đó không còn xứng đáng để nhận được phiếu bầu của một người cử tri Công Giáo nữa, trừ phi tất cả các ứng cử viên khác có thành tích bỏ phiếu kém phù hợp với những giảng dạy có liên quan đến luân lý và đạo đức của Giáo Hội.
(6) Việc bỏ phiếu cho một ứng cử viên mà cá nhân Ông/Bà ta chống lại việc Phá Thai, thế nhưng Đảng của Ông/Bà ta lại ủng hộ và cổ võ cho việc Phá Thai, với suy luận rằng Ông/Bà ta có thể tự mình hoán chuyển hay làm thay đổi các chính sách của Đảng về vấn đề Phá Thai, chẳng hạn, thì đó suy cho cùng là một lý luận sai lầm, và ấu trĩ. Do đó, việc bỏ phiếu cho Ông/Bà này cũng chẳng mang lại lợi ích gì cả về mặt Đức Tin cũng như về mặt luân lý đạo đức của Giáo Hội, nếu như ứng cử viên của Đảng đối lập có lập trường ủng hộ đạo đức luân lý mạnh mẽ hơn, và phụ thuộc vào Đảng mạnh mẽ cổ võ cho các giá trị đạo đức và luân lý đó.
G. Trường Hợp Không Có Ứng Viên Nào Xứng Đáng Cả:
Trong một số cuộc bầu cử chánh trị, mỗi một ứng cử viên đều có một nhận thức, quan điểm, cái nhìn, hay việc bỏ phiếu sai lầm đến một hay nhiều vấn đề thuộc vào 6 Vấn Đề Không Thể Nào Khoan Nhượng Được về mặt đạo đức luân lý như đã đề cập trong Mục E ở trên. Trong trường hợp như vậy, thì chúng ta có thể bỏ phiếu cho ứng cử viên nào ít xâm phạm hay ít có chủ trương bỏ phiếu để thăng tiếng các đạo luật hay chương trình bất luân lý như đã kể trên, hoặc chúng ta có thể không bỏ phiếu cho bất kỳ ai, hay chúng ta cũng có thể tự điền tên của chúng ta vào, nếu trên phiếu bầu có chổ trống.
Một lá phiếu bỏ trong trường hợp như vậy thì không có sức nặng về đạo đức và luân lý tương tự như vậy hổ trợ một cách chắc chắn cho các ứng cử viên, các luật lệ, hay các chương trình cổ võ cho các giá trị tội lỗi. Mà đúng hơn, đó chính là hành động nhắm vào việc ngăn ngừa bớt tội phạm như đã đề cập trong Mục D ở trên.
Những người Công Giáo phải làm mọi cách để đưa những ứng cử viên, các luật lệ, hay các chương trình chánh trị nào vốn hoàn toàn phù hợp với các giá trị luân lý đạo đức thuộc vào 6 Vấn Đề Không Thể Nào Khoan Nhượng Được như đã đề cập trong Mục E ở trên. Khi không có một ứng cử viên, luật lệ hay chương trình nào lý tưởng được đưa ra, thì chúng ta hãy bầu cho ai ít gây ra tội lỗi hơn, hoặc không bỏ phiếu cho bất kỳ ai cũng được, miễn là chúng ta phải cân nhắc xem liệu việc chúng ta không bỏ phiếu có thật sự cổ võ nên điều thiện và giới hạn tội lỗi hay tội ác không trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó.
Vai trò của những người công dân và của các vị được dân chúng bầu vào các chức vụ công cộng ở tất cả mọi cấp là cổ võ cho các giá trị đạo đức luân lý càng mạnh và nhiều chừng nào, thì càng tốt chừng nấy.
H. Các Trường Hợp Khác:
Một số vấn đề cho phép có nhiều ý kiến khác nhau, và những người Công Giáo được phép tự do hổ trợ hay chống lại những chính sách cụ thể. Đây đúng là trường hợp có liên quan đến những vấn đề như việc Hoa Kỳ tham chiến, hay lúc nào và khi nào áp dụng đến án tử hình. Mặc dù Giáo Hội khuyến khích chúng ta cần phải có sự thận trọng liên quan đến hai vấn đề kể trên, thế nhưng Giáo Hội nhìn nhận rằng: "mỗi nhà nước hay quốc gia có quyền triển khai các vấn đề trên theo từng điều kiện cụ thể của quốc gia, hay nhà nước đó" (trích Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo qua các Mục Số 2267 và 2309).
Chúng ta cũng đừng quên rằng: việc bầu cho một ứng cử viên ủng hộ phá thai, trong trường hợp ứng cử viên kia không ủng hộ cho việc Phá Thai, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta tự rút phép thông công của chúng ta ra khỏi Giáo Hội, và do đó chúng ta không còn xứng đáng để lên Rước Mình và Máu Thánh Chúa nữa.
Trong lá thư của Ngài có nhan đề "Xứng Đáng để lên Rước Lễ" (Worthiness to Receive Holy Communion), Đức cựu Hồng Y Ratzinger ra chỉ thị rằng những chính trị gia Công Giáo nào quyết giữ vững lập trường phá thai, sau khi được Đức Giám Mục bản quyền của họ: khuyên bảo, cảnh cáo, và chỉ dẫn về cách hành động đúng đắn theo đúng với lương tâm Công Giáo và những giảng dạy của Giáo Hội có liên quan tới vấn đề sự sống, thì họ sẽ không được phép lên Rước Lễ và vị Linh Mục chủ tế phải từ chối việc cho họ Rước Lễ.
Thì cũng cùng văn kiện được viết ra bởi Vị giờ đây đã trở thành Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã đề nghị trong lời chú dẫn ở phần kết luận của văn kiện rằng, những công dân Công Giáo nào, vốn bỏ phiếu cho các chính trị gia phò phá thai, thì tự họ cũng biến họ trở thành những người không còn xứng đáng để lên Rước Lễ nữa.
Nói rõ hơn, Ngài đã viết như thế này:
"Một người Công Giáo sẽ chính thức phạm tội vì hợp tác với ma quỷ, và do đó không còn xứng đáng trong việc chuẩn bị chính mình để Rước Lễ, nếu như người đó chủ ý bỏ phiếu cho một ứng cử viên vốn rõ ràng giữ vững quan điểm về phá thai và vấn đề trợ tử."
(A Catholic would be guilty of formal cooperation in evil, and so unworthy to present himself for Holy Communion, if he were to deliberately vote for a candidate precisely because of the candidate's permissive stand on abortion and/or euthanasia).
Đức cựu Hồng Y Ratzinger lúc đó cũng thêm vào một đoạn nói rằng:
"Khi một người Công Giáo không có cùng quan điểm với ứng viên nào đó, vốn ủng hộ việc phá thai hay trợ tử, nhưng lại bỏ phiếu cho ứng viên đó vì những lý do nào khác, thì người đó được xem như là đã hợp tác về mặt hữu hình với ứng viên đó từ xa rồi, vốn có thể được cho phép trừ phi trình bày ra được những lý do xác đáng."
(When a Catholic does not share a candidate's stand in favour of abortion and/or euthanasia, but votes for that candidate for other reasons, it is considered remote material cooperation, which can be permitted in the presence of proportionate reasons).
Vấn đề cốt lõi ở đây chính là: bỏ phiếu cho một chính trị gia phò phá thai, mà vẫn còn giữ được một thế đứng đúng đắn với Thiên Chúa của chúng ta hòng có thể xứng đáng để đón nhận Ngài trong Phép Thánh Thể, thì người đó bắt buộc phải có hay trình bày ra được "những lý do xác đáng nhất."
Thế những lý do nào có thể được cho là xác đáng nhất?
Có phải chăng, như những người khác vẫn thường nói rằng: vì ứng viên A hổ trợ cho việc phá thai, trong khi đó thì ứng viên B lại chống đối chuyện phá thai, nhưng lại ủng hộ cho một nổ lực chiến tranh, hay chuyện tử hình, chẳng hạn, thì liệu đó có đúng là một "lý do xác đáng nhất" không để lý giải cho việc tôi bỏ phiếu cho ứng viên phò phà thai, tức ứng viên A - thay vì với ứng viên B, tức ứng viên chống đối lại chuyện phá thai?
Đức cựu Hồng Y Ratzinger trả lời câu hỏi đó trong văn kiện của Ngài như thế này:
"Không phải tất cả những vấn đề đạo đức luân lý nào cũng đều có cùng sức nặng về tính đạo đức hay luân lý như chuyện phá thai và trợ tử cả. Lấy ví dụ, nếu một người Công Giáo không đồng tình với Đức Thánh Cha về án tử hình, hay về quyết định dấy lên cuộc chiến tranh, thì người ấy không phải vì lý do đó mà tự coi mình bất xứng với chuyện lên Rước Lễ. Trong khi Giáo Hội cổ võ các vị lãnh đạo trần tục tìm kiếm hòa bình, chứ không phải chiến tranh, và nên hành động với sự thận trọng và lòng nhân từ trong việc áp đặt sự trừng phạt nơi các phạm nhân, thì chuyện chống đối lại kẻ gây hấn hay kêu gọi bãi bỏ án tử hình vẫn có thể chấp nhận được. Có sự khác biệt chính đáng rất lớn về ý kiến thậm chí giữa những người Công Giáo với nhau về việc dấy lên chiến tranh, và việc áp dụng án tử hình, thế nhưng chuyện đó lại hoàn toàn khác hẳn so việc chuyện phá thai và trợ tử."
(Not all moral issues have the same moral weight as abortion and euthanasia. For example, if a Catholic were to be at odds with the Holy Father on the application of capital punishment or on the decision to wage war, he would not for that reason be considered unworthy to present himself to receive Holy Communion. While the Church exhorts civil authorities to seek peace, not war, and to exercise discretion and mercy in imposing punishment on criminals, it may still be permissible to take up arms to repel an aggressor or to have recourse to capital punishment. There may be a legitimate diversity of opinion even among Catholics about waging war and applying the death penalty, but not however with regard to abortion and euthanasia).
Hay nói tóm lại, theo cách hiểu bình thường, bất kỳ người Công Giáo nào bỏ phiếu cho ứng viên ủng hộ việc phá thai, hay việc trợ tử, hoặc cả hai, thì người Công Giáo đó tự mình đã không còn xứng đáng nữa trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội để lên Rước Lễ vì mình đã hợp tác với ma quỷ rồi.
Một đề nghị khác được đưa ra khi một người Công Giáo bỏ phiếu cho một ứng viên ủng hộ việc Phá Thai trong những trường hợp rất hạn chế mà thôi (đó là trong trường hợp bị hiếp dâm hay tội loạn luân), nếu như tất cả các ứng viên còn lại, ai nầy cũng đều hổ trợ cho việc phá thai trong bất kỳ và mọi trường hợp nào đi chăng nữa. Trong trường hợp này, suy cho cùng, thú thật, nếu Quý Vị cảm thấy lương tâm Công Giáo của mình bị áy náy hay ray rứt, thì tốt hơn, không phải bỏ phiếu cho bất kỳ ai, hay tự đề tên mình vào, và tự bỏ phiếu cho chính mình.
Như chính Đức Giám Mục Rene Henry Gracida - cựu Giám Mục của Giáo Phận Corpus Christi (Mình Thánh Chúa) ở Texas đã giải thích trong lá thư mục vụ năm 2004 của ngài với giáo dân rằng:
"Chẳng hạn nếu rơi vào trường hợp một người Công Giáo phải bỏ phiếu lựa chọn giữa 3 ứng viên: Kerry - người hoàn toàn ủng hộ cho việc Phá Thai; Bush-người ủng hộ cho việc Phá Thai chỉ trong những trường hợp rất giới hạn khi bị hiếp dâm hay bị tội loạn luân mà thôi; và Peroutka - người hoàn toàn chống đối lại chuyện phá thai, thế nhưng được cả thế giới nhìn nhận là Ông ta rất khó mà có thể được bầu chọn (unelectable).
Thì người Công Giáo có thể bỏ phiếu cho Ông Peroutka, thế nhưng hành động này lại chỉ có thể giúp bảo đảm cho Kerry có thể được bầu chọn mà thôi.
Do đó, người cử tri Công Giáo có một lý do xác đáng để bỏ phiếu cho Ông Bush, vì việc bỏ phiếu cho Ông này sẽ đảm bảo cho việc đánh bại Ông Kerry, và kết quả sẽ là có hàng trăm ngàn mạng sống vô tội được cứu sống."
Thế lý luận theo kiểu của Đức Giám Mục Gracida là xuất phá từ đâu?
Như chính Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Nhị đã từng giải thích trong Thông Điệp "Evangelium Vitae" nói về Phúc Âm Sự Sống của Ngài như sau:
"...... một khi không thể đảo ngược hay hoàn toàn bãi bỏ luật lệ về phá thai, một viên chức được bầu chọn, vốn xét về mặt cá nhân là mình hoàn toàn chống đối lại chuyện phá thai, cũng có thể ủng hộ những lời đề nghị hợp pháp nhắm vào việc làm hạn chế đi sự nguy hiểm gây ra bởi thứ luật lệ phá thai man rợ và làm giảm đi những hệ quả tiêu cực ở cấp độ có liên quan đến ý kiến của quần chúng và tính đạo đức luân lý. Điều này không có nghĩa là hợp tác một cách trái phép với một thứ luật lệ bất công, mà đúng hơn đó là một nổ lực chính đáng và đúng đắn nhất để giới hạn tầm ảnh hưởng tội lỗi của thứ luật lệ bất công đó."
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Tổng Giáo Phận Denver đã đưa ra định nghĩa về thế nào là một lý do xác đáng nhất một khi nó có liên quan tới chuyện phá thai, trong bài viết vào Tháng 1/2008 của Ngài như sau:
"Đó chính là kiểu lý luận mà chúng ta có thể giải thích được, bằng một trái tim trong sáng, cho những nạn nhân của việc phá thai khi chúng ta diện đối với các em mặt đối mặt ở vào sự sống đời sau - mà chắc chắn tất cả chúng ta sẽ phải làm chuyện đó. Nếu chúng ta tin tưởng rằng những nạn nhân này sẽ chấp nhận những động cơ của chúng ta như là điều gì đó còn hơn cả một cớ để cáo lỗi, thì chúng ta có thể cứ thế mà tiến hành."
(What is a 'proportionate' reason when it comes to the abortion issue? It's the kind of reason we will be able to explain, with a clean heart, to the victims of abortion when we meet them face to face in the next life - which we most certainly will. If we're confident that these victims will accept our motives as something more than an alibi, then we can proceed).
H2. Những Vấn Đề Không Thuộc Vào Tiến Trình Chánh Trị Hiện Tại:
Có thêm những vấn đề khác vốn thuộc vào lãnh vực vốn không thể nào khoan nhượng được, thế nhưng hiện không được "trình bày," hay "đề cập" đến trong lãnh vực chánh trị, lấy ví dụ như những thứ tội lỗi mà hiện nay chúng không được cổ súy như tội diệt chủng (genocide) vốn được đề cập ở Mục Số 2313 trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo.
Khác với 6 Vấn Đề Không Thể Nào Khoan Nhượng Được như đã đề cập ở Mục E ở trên, những cử tri Công Giáo thường không có khả năng để gây ảnh hưởng lên những vấn đề này thông qua các nhà làm luật mà họ đã bầu ra, bởi vì họ không thể tranh luận được những vấn đề kể trên trong số các chánh trị gia.
I. Việc Trở Thành Một Người Công Dân Tín Trung (Faithful Citizenship):
(1) Phải chú ý đến những người nghèo khổ và những người côi đơn yếu thế nhất của xã hội (tức những người già và các em trẻ thơ) - những người không thể tự bảo vệ được chính bản thân của họ;
(2) Phẩm giá của công ăn việc làm và các quyền lợi của những người lao động. Các công ty, các chủ công ty, vân vân... biết đóng góp vào lợi ích chung của xã hội thông qua các dịch vụ và các sản phẩm của họ bằng cách tạo ra công ăn việc làm và tôn trọng đến những quyền lợi của người lao động, qua việc trả lương xứng đáng, việc cung cấp các lợi ích về y tế và các quỹ hưu bổng, việc tạo cơ hội thăng tiến cho các cư dân hợp pháp mới đến Hoa Kỳ, vân vân...
(3) Cỗ võ tình đoàn kết tương thân, tương trợ lẫn nhau trong cùng một gia đình nhân loại có cùng một Cha ở trên trời.Đừng kỳ thị, phân biệt và tách rẽ nhau vì màu da, tiếng nói, nguồn gốc xuất xứ, tuổi tác, chủng tộc, hiện trạng kinh tế / tài chánh, vân vân... Phải luôn biết đón nhận và mở rộng tấm lòng lẫn con tim cho tất cả mọi người, đừng tỵ hiềm hay rẽ phân họ, và hãy cố trở thành những khí cụ đem đến nền hòa bình hữu hiệu ngay từ trong mái trường của gia đình, rồi ra đến xã hội và cả thế giới;
(4) Biết chăm sóc những gì mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên cho chúng ta, biết tìm cách bảo vệ và gìn giữ môi trường sống, biết tôn trọng cuộc sống, vân vân...;
(5) Biết chú trọng đến các vấn đề công bằng xã hội, qua các chính sách về kinh tế, hưu bổng, các chính sách dành cho các nhóm hoạt động dựa trên nền tảng của đức tin, anh sinh xã hội, các chính sách về việc chăm sóc sức khỏe y tế cho tất cả mọi người dân, các chính sách về nông nghiệp và sự bảo đảm về lương thực và thực phẩm, các chính sách về giáo dục qua đó tôn trọng và hổ trợ cho các trường học tư và công thuộc Công Giáo, các chính sách phòng và chống tội phạm, vân vân;
(6) Biết thể hiện tình đoàn kết khắp toàn cầu, bằng cách giảm nợ và xóa nghèo nơi các quốc gia nghèo; cổ võ và đẩy mạnh cho việc tự do tôn giáo và tín ngưỡng; giải quyết ôn hòa những cuộc mâu thuẫn và tranh chấp giữa Palestin-Do Thái, và các cuộc xung đột ở vùng Trung Đông; và biết giúp lan truyền các giá trị đạo đức luân lý và nền dân chủ đích thực cho các quốc gia độc tài, vô thần và gian manh, như Việt Nam hiện nay, chẳng hạn.
Thì đó chính là những vấn đề mà những người cử tri Công Giáo cũng phải cần xem xét tới nơi các ứng cử viên, sau khi đã sát hạch họ qua các tiêu chuẩn nền tảng về luân lý đạo đức như đã đề cập ở Mục E ở trên.
J. Những Câu Nói Bất Hủ:
+ Mẹ Têrêsa thành Calcutta có nói rằng:
"Cái hủy diệt lớn nhất của nền hòa bình chính là việc Phá Thai.... Rất nhiều người rất rất quan tâm đến các trẻ em của Ấn Độ, các trẻ em của Châu Phi nơi mà có không ít em chết đi, có lẽ là vì suy dinh dưỡng, vì nạn đói, hay vì lý do nào đó, vân vân..., thế nhưng có rất nhiều em đang phải chết đi một cách có chủ ý bởi chính những người mẹ của các em. Và đây chính là cái hủy diệt lớn nhất của nền hòa bình ngày nay. Vì nếu mà một người mẹ có thể giết chết đi đứa con của riêng mình, thì chẳng còn có gì sót lại nữa để cho anh giết tôi, và tôi giết anh? Chẳng còn điều gì cả ở giữa nữa."
(The greatest destroyer of peace is abortion.... Many people are very, very concerned with the children of India, with the children of Africa where quite a number die, maybe of malnutrition, of hunger and so on, but many are dying deliberately by the will of the mother. And this is what is is the greatest destroyer of peace today. Because if a mother can kill her own child, what is left for me to kill you and you to kill me? There is nothing in between).
+ Trong tài liệu Người Công Dân Tính Trung: Lời Kêu Gọi Người Công Giáo về Trách Nhiệm Chánh Trị của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (Faithful Citizenship: A Catholic Call to Political Responsibility) vào năm 2003, có viết như sau:
"Chánh trị không thể nào chỉ thuần túy là sự xung đột về các ý thức hệ, về việc tìm kiếm cho sự thăng tiến của đảng phái, hay những đóng góp chánh trị. Chánh trị nên là những sự chọn lựa nền tảng về mặt luân lý đạo đức. Làm thế nào chúng ta bảo vệ mạng sống và phẩm giá con người? Làm thế nào mà chúng ta chia sẽ đồng đều những hồng phúc và những gánh nặng của những thách đố chúng ta diện đối? Chúng ta muốn kiểu đất nước nào? Chúng ta muốn hình thành nên kiểu thế giới nào?
Chánh trị trong năm bầu cử này và những năm sắp tới nên về một ý tưởng củ với quyền lục mới -- tức lợi ích chung. Câu hỏi chính yếu không phải là, "Liệu chúng ta có tốt hơn 4 năm về trước không?" Mà câu hỏi đó nên là "Làm thế nào mà tất cả 'chúng ta,' đặc biệt là những người yếu thế và mõng manh--có tốt đẹp hơn trong những năm sắp tới không? Làm thế nào mà chúng ta có thể bảo vệ và cổ võ mạng sống và phẩm giá của con người? Làm thế nào chúng ta có thể đeo đuổi công lý và nền hòa bình vĩ đại hơn?"
(Politics cannot be merely about ideological conflict, the search for partisan advantage, or political contributions. It should be about fundamental moral choices. How do we protect human life and dignity? How do we fairly share the blessings and burdens of the challenges we face? What kind of nation do we want to be? What kind of world do we want to shape?
Politics in this election year and beyond should be about an old idea with new power--the common good. The central question should not be, "Are you better off than you were four years ago?" It should be, "How can 'we'--all of us, especially the weak and vulnerable--be better off in the years ahead? How can we protect and promote human life and dignity? How can we pursue greater justice and peace?)
+ Đức Cố Hồng Y John O'Conor, cựu Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận New York, vào năm 1990 có nói rằng:
"Tất cả những người công dân nên tự bày tỏ chính mình qua các chiều kích luân lý đạo đức của các vấn đề thuộc về chính sách công cộng."
(All citizens should express themselves on the moral dimensions of public policy issues).
+ Đức Cố Hồng Y Joseph Bernadin, cựu Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Chicago, vào năm 1989 đã từng nói như sau:
"Mạng sống con người chính là điều kiện để tận hưởng sự tự do và các giá trị khác."
(Human life is the condition for enjoying freedom and all other values).
K. Lời Nguyện Cầu Chính Thức Cho Ngày Bầu Cử::
L. Phạm Vi Áp Dụng của Bài Viết:
+ Bài này được viết ra với mục đích là giúp những người Công Giáo chúng ta biết cách sáng suốt bầu ra các ứng cử viên xứng đáng cho từng chức vụ nơi công quyền, cho dẫu ở mọi cấp độ nào thuộc về địa phương, quận hạt, tiểu bang, liên bang, vân vân...
+ Bài viết có thể được dùng cho các cuộc bầu cử tại tất cả các quốc gia tự do trên thế giới như: Canada, Anh, Pháp, Úc, Đức, Hòa Lan, Tân Tây Lan, vân vân... chứ không riêng gì ở Hoa Kỳ, vì suy cho cùng những giảng dạy về luân lý và đạo đức nền tảng của Giáo Hội Công Giáo không hề thay đổi cho dẫu môi trường xã hội đó có là gì đi chăng nữa. Đối với các quốc gia đeo đuổi đường lối phóng khoáng, tự do, coi thường Thiên Chúa, thì bài viết này rất cần được phổ biến tại các quốc gia đó.
+ Các giáo xứ và các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở khắp Hoa Kỳ có thể dùng bài viết này như là cách giáo dục và khuyên bảo những người Công Giáo, cũng như khuyến khích họ nên tích cực tham gia vào đời sống chánh trị ở Hoa Kỳ. Quý Vị nên in ra và gởi thành tư liệu cho tất cả mọi thành viên trong Giáo Xứ của mình, để họ học biết được đường hướng của Giáo Hội Công Giáo chúng ta trong cuộc bầu cử sắp tới này.
+ Quý Vị độc giả VietCatholic sau khi đọc và in ra trọn bài viết này, thì hãy nhớ chia sẽ cho những người khác nhất là những người Kitô Giáo. Nếu giới bạn bè chúng ta tiếp xúc đều là người bản xứ, thì chúng ta cũng đừng quên giúp lan truyền ra những ý tưởng luân lý đạo đức chính yếu này nơi họ, nơi gia đình họ, nơi môi trường sống và làm việc của chúng ta, vì rằng đối với thế giới, chúng ta chẳng là gì cả; thế nhưng, đối với một người nào đó, thì chúng ta chính là cả thế giới đối với họ.
+ Bài viết này sẽ được đăng cho đến Ngày Bầu Cử chính thức tại Hoa Kỳ, và sẽ có dịp tái xuất hiện trở lại, trong những cuộc bầu cử sắp tới trong tương lai.
M. Phân Tích Vắn Gọn về Cuộc Bầu Cử, các Đảng Phái và các Ứng Viên ra Tranh Cử trong cuộc Bầu Cử Tổng Thống vào Tháng 11/2008 Sắp Tới tại Hoa Kỳ:
M1. Các Đảng Phái Ra Tranh Cử Lần Này:
+ Đảng Cộng Hòa gồm: John McMcain và Sarah Palin
+ Đảng Dân Chủ gồm: Barack Hussein Obama và Joe Biden
+ Đảng Chủ Nghĩa Tự Do gồm: Robert Barr và Wayne Root
+ Đảng Xanh gồm: Cynthia McKinney và Rosa Clemente
+ Đảng Hiến Pháp gồm: Charles Baldwin và Darrell Castle
+ Đảng Độc Lập gồm: Ralph Nader và Matt Gonzalez.
M2. Phân Tích Vắn Tắt Từng Đảng:
+ Đảng Cộng Hòa với John McMcain và Sarah Palin:
Khỏi phải nói nhiều về 2 ứng cử viên này vì chúng ta, ai cũng biết đến họ.
John McCain chính là Thượng Nghị Sĩ trong vòng 22 năm qua tại Thượng Viện. Xuất thân từ một gia đình thuộc về Quân Đội với Ông Nội và Cha của Ông đều thuộc vào hạng Tướng 4 Sao. Ông là cựu chiến binh của cuộc chiến Việt Nam và đã bị bọn Cộng Sản Liên Xô, Cuba, và Trung Cộng tra tấn dã man khi bị giam giữ tại nhà tù của Bắc Việt. Ông hiện có 2 con trai đang phục vụ trong Lục Quân Hoa Kỳ. Người con trai lớn là Sĩ Quan Tình Báo với Cấp Bậc Đại Úy (Captain - O3) hiện đang đóng tại Afganistan, và người con trai kế với cấp bậc là Hạ Sĩ Quan (Sergeant - E5) chuyên ngành Bộ Binh.
Sarah Palin chính là vị Nữ Thống Đốc đầu tiên tại tiểu bang lớn nhất ở Hoa Kỳ là Alaska (tiểu bang này bằng California, Texas và Montana cộng lại). Bà xuất thân từ một gia đình trí thức thuộc hạng trung lưu. Tiểu bang của Bà, tuy là tiểu bang lớn nhất nước Mỹ về địa lý, thế nhưng số dân thì lại rất ít, so với California và Texas. Tiểu bang này sát với Nga Sô và cũng là tiểu bang có nguồn năng lượng lớn nhất trên cả nước Hoa Kỳ. Bà là một người phụ nữ dịu dàng, đẹp và rất thông minh. Tài trí của Bà khiến giới đàn ông thủ cựu lâu đời cũng phải nể sợ cho dù thuộc bất kỳ Đảng phái nào. Bà cũng có một người con vừa mới được điều động sang Iraq với cấp bậc Hạ Sĩ (Private - E2) thuộc ngành Bộ Binh, và một đứa bé trai bị hội chứng nhiễm sắc thể (Down Syndrome). Bà là người theo Đạo Tin Lành thủ cựu truyền thống.
Xét về 6 Vấn Đề Đạo Đức Luân Lý Nền Tảng của Giáo Hội Công Giáo như đã đề cập ở Mục E ở trên, thì 2 ứng cử viên này thể hiện đúng 90% so với những giảng dạy của Giáo Hội.
John McCain đã bỏ phiếu chống dự luật cho phép Phá Thai là Roe vs. Wade. Về vấn đề Cấm Phá Thai Bán Phần (Partial Birth Abortion Ban) tức Phá Thai vào Tháng thứ 5 của chu kỳ mang thai, thì Ông đã bỏ phiếu ủng hộ đạo luật này. Về việc bảo vệ cho các trẻ em vẫn còn sống sót sau khi bị Phá Bỏ không thành thì Ông đã bỏ phiếu ủng hộ việc chăm sóc sức khỏe y tế và việc bảo vệ cần thiết cho những trẻ em này. Ông đã bỏ phiếu ủng hộ Tu Chánh Án Hyde, vốn ngăn cấm việc dùng tiền thuế của người dân để tài trợ cho việc Phá Thai thông qua chương trình Medicaid; và Ông cũng đã liên tục bỏ phiếu chống lại việc chính phủ liên bang dùng tiền thuế của người dân để tài trợ cho việc Phá Thai. Ông đã bỏ phiếu ủng hộ một đạo luật nhằm đòi hỏi những người thực hiện việc Phá Thai phải thông báo cho người cha/người mẹ của em gái ở tuổi vị thành niên biết trước khi thực hiện việc Phá Thai, nếu như em gái đó sang một tiểu bang khác để thực hiện chuyện Phá Thai.
Về việc bảo vệ Hôn Nhân truyền thống, Ông đã bỏ phiếu chống lại Nghị Quyết ủng hộ Hôn Nhân Đồng Tính vào năm 2006.
Về việc Nghiên Cứu Tế Bào Gốc, Ông ủng hộ cho Đạo Luật này vào năm 2007.
Về việc Ngừa Thai, Ông cũng đã bỏ phiếu chống lại việc chính phủ tài trợ cho các chương trình về Ngừa Thai hay hạn chế sinh sản.
Kể từ khi Bà được John McCain chọn vào chức vụ Phó Tổng Thống để cùng với Ông chạy đua vào Tòa Bạch Ốc, giới trào lưu trần tục tự do cùng giới truyền thông khát máu, đầy cực đoan và phóng túng đã không ngớt lên tiếng tấn công Bà, chúng gán cho Bà rất nhiều loại nhãn hiệu miệt thị và kém văn hóa khác nhau; giới phụ nữ đặc biệt ở New York vốn theo đường lối cực kỳ phóng đãng, đã không ngớt chửi rủa Bà, và hãng truyền hình CBS dưới sự dẫn dắt của Katie Couric - một người mạnh mẽ phò Dân Chủ, chủ soái thực hiện việc tấn công Bà; và trên NBC, Bà trở thành đề tài để chúng trêu cười rất nham nhỡ.
Phải nói rằng Bà là một người phụ nữ rất mạnh mẽ và can trường, mặc cho sự tấn công tàn ác của quỷ dữ, Bà chẳng hề để cho những chuyện đó chi phối Lương Tâm, lời nói, cách suy nghĩ và hành động của Bà. Bà đả thẳng thừng tuyên bố rằng: Bà ra tranh cử và thắng tại Tòa Bạch Ốc không phải là để tìm sự dịu ngọt hay ưu ái của giới truyền thông, mà là để phục vụ cho dân chúng Hoa Kỳ, và cải tổ lại bộ máy quyền lực thối rửa ở Washington. Sẽ rất là thú vị khi Bà có dịp đối đầu với Nancy Pelosi và dẹp tan mọi tư tưởng quyền lực bệnh hoạn của Bà Phát Ngôn Viên Hạ Viện, vốn rủi thay cũng là một người Công Giáo thoái hóa!
Nói về việc công khai lên tiếng ủng hộ mạnh nhất dành cho Bà Palin, ngoài sự ủng hộ trong nội bộ của Đảng Cộng Hòa, và giới phụ nữ, phải kể đến là sự ủng hộ của vị Giáo Sĩ Do Thái Chính Thống nổi tiếng, Rabbi Yehuda Levin, người đại diện cho cộng đoàn gốc Do Thái theo khuynh hướng thủ cựu truyền thống. Chính Rabbi Levin đã gọi Bà là một "hồng ân của Thiên Chúa" (a gift from God) cho đất nước Hoa Kỳ, và Ông đã không ngớt lời nguyền rủa hệ thống truyền thông Do Thái, vốn theo đường lối chủ trương và phóng khoáng giống như Đảng Dân Chủ vậy.
Không những thế mà chính Ông Ed Koch, cựu Thị Trưởng của New York và cũng là người cực lực ủng hộ cho giới Đồng Tính Luyến Ái đã phải thốt lên rằng: "Thống Đốc Palin đã làm Ông sợ hú vía luôn" (Governor Palin scares the hell of me).
Và Rabbi Levin đã mạnh miệng nói rằng: "Hãy tiến lên, Thống Đốc Palin! Hãy cứ làm sáng danh cho một nghị trình của Thiên Chúa bằng cách đem trở lại những chuẩn tắc đúng đắn lâu đời!"
(You go, Governor Palin! keep championing a Godly agenda of a return to millennia-old standards of decency).
Và chúng ta cũng thừa biết, John McCain càng gần gũi và chịu ảnh hưởng của các tư tưởng truyền thống và thủ cựu lâu đời bao nhiêu, thì khuynh hướng hành động của Ông càng sát nút hơn với những giảng dạy của Giáo Hội, Đức Tin và Lương Tâm Công Giáo của chúng ta!
+ Đảng Dân Chủ với Barack Hussein Obama và Joseph Biden:
Khỏi phải nói nhiều về 2 ứng cử viên này vì chúng ta, ai cũng biết đến họ. Thế nhưng có những điều mà người Công Giáo chúng ta chưa hề biết rõ về thân thế và lai lịch của 2 ứng cử viên này!
Barack Hussein Obama là người gốc Châu Phi Kenya. Thưở nhỏ, Ông là một thanh niên da đen du đảng khét tiếng. Tối ngày chỉ biết quây quần với ma tuý, sự thù hận, và việc đầu độc các thanh niên trẻ tuổi cùng lứa. Khi trưởng thành, Ông vào trường Luật ở Harvard, và trở thành Luật Sư. Ông được bầu chọn vào Thượng Viện vào ngày 11/2/2004. Ông đã có gia đình và 2 con.
Joe Biden được bầu vào Thượng Viện vào ngày 11/7/1972. Ông là người hoạt động rất lâu trong Thượng Viện trên cả John McCain. Là một người Công Giáo, thế nhưng rủi thay, Ông lại để đức tin và tín ngưỡng Công Giáo của Ông sang một bên để hành động cổ võ cho các chương trình và chính sách hoàn toàn đi ngược lại với những giảng dạy đạo đức và luân lý truyền thống của Giáo Hội.
Trong những năm hoạt động trong tư cách là Thượng Nghị Sĩ, cả 2 ứng cử viên này là người khét tiếng theo đường lối phóng khoáng nhất, hơn cả Thượng Nghị Sĩ Ted Kennedy của tiểu bang Massachusett - một điều mà người Công Giáo Mỹ theo dòng chính chưa hề biết. Hai Ông này điên cuồng hổ trợ cho việc Phá Thai, việc Trợ Tử, Hôn Nhân Đồng Tính, Nhân Giống Người, việc Ngừa Thai, và việc Nghiên Cứu Tế Bào Gốc. Có thể nói không ngoa rằng, thành tích bầu cử của hai ứng cử viên này hoàn toàn Đi Ngược Lại 100% so với những giảng dạy về luân lý và đạo đức truyền thống của Giáo Hội và Đức Tin Công Giáo.
Riêng về Obama, Ông là người theo đường lối khuynh tả khét tiếng. Nếu bình tĩnh suy xét và phân tích thật kỹ những câu nói, hay những câu hứa suôn mang tính chất sáo rỗng của Ông ta, thì chúng ta thừa biết Ông dựa trên cung cách phân tích và suy nghĩ theo kiểu của ba Ông Tổ Cộng Sản là Marxít, Lênin và Angel. Ông là bạn rất thân với William Ayers - vị lãnh đạo của Nhóm Khủng Bố Cực Đoan Nhất có tên là Weatherman Underground. Nhóm này đã đánh bom rất nhiều các tòa nhà của chính phủ, bao gồm luôn cả Ngũ Giác Đài, giết chết vô số thường dân và cảnh sát vô tội.
Chính Obama đã công khai lên tiếng rất nhiều lần để bảo vệ cho người bạn thân nhất của mình là Ayers.
Không những chỉ có thế mà Obama còn nhận được sự ủng hộ lớn của vị lãnh đạo nhóm Quốc Gia Hồi Giáo (Nation of Islam) là Ông Louis Farrakhan, một Nhóm Khủng Bố ngấm ngầm đang hoạt động tại Hoa Kỳ, và thế giới.
Khi giả bộ cải sang Kitô Giáo, vì mục đích chánh trị của Hồi Giáo, Obama lại là người bạn rất thân của Ông Mục Sư Jeremiah Wright - một Nhóm Tin Lành da đen rất căm phẫn và rất hận thù với giới người Mỹ da trắng.
Trong khi Ahmadinejad - vị lãnh tụ của Irăn, luôn miệng đe dọa xóa sổ Do Thái ra khỏi bản đồ của thế giới, mà chính phủ Bush đã không có đủ nguồn lực để ủng hộ cho Do Thái, thì Obama lại là người đồng ý ngồi xuống nói chuyện ngang hàng và vô điều kiện với Iran.
Nếu có dịp sang vùng Trung Đông như Afganistan và Iraq, thì ai nấy cũng đều nhận biết rằng: hằng ngày trên các đài truyền hình, truyền thanh và báo chí bằng tiếng Ả Rập, họ đều không ngớt khen ngợi và ca tụng Obama. Người dân tại đây ví Obama của Hoa Kỳ như là một "Allah" mới của thế giới Hồi Giáo - một thế giới Hồi Giáo cực đoan muốn khai chiến và xóa sổ toàn bộ Do Thái Giáo và Kitô Giáo trên khắp hoàn vũ.
Có một nhóm binh sĩ trẻ người Hoa Kỳ, sau khi trở về lại Hoa Kỳ để nghỉ sức trong 1 tháng rồi quay trở lại Afganistan, đã nói với người viết như thế này: nếu có dịp dọ hỏi bất kỳ người gốc Trung Đông nào, có bộ râu dài, và tóc che kín mặt, hay các phụ nữ đầu đội kín khăn của Đạo Hồi ở New York, tức những người mà khi nhìn vào chúng ta đã cảm thấy ghê sợ rồi, và hỏi người đó chọn ai làm Tổng Thống Hoa Kỳ, thì câu trả lời sẽ là Obama.
Do đó, chẳng phải lý do ngẫu nhiên khi tạp chí The New Yorker cho đăng hình Obama và Vợ của Ông ta lên hàng đầu (như đính kèm ở trên), với hình là cờ Mỹ bị đốt cháy, và trên bàn thờ có hình của Osama bin Laden, người mà quân đội Mỹ ở Afganistan đang ra sức truy nã gắt gao trước khi kết thúc thể chế của chính phủ Bush. Chỉ tiếc rằng, tấm hình chưa được đăng lâu phải đành bỏ xuống, vì sức mạnh kinh khủng của nhóm tội lỗi và suy đồi ở Hoa Kỳ.
** Còn Ông Joe Biden thì sao?
Gần đây, trang web LifeSiteNews.com đã không ngừng phát hành ra các bản tin nói về ứng cử viên này, mà người viết xin được phép tóm lượt lại như sau:
Thế là một lần nữa, sau Nancy Pelosi, người dám phán rằng: "Cả Giáo Hội cũng chưa hề biết khi nào sự sống mới được bắt đầu," rồi sau đó lại tự sáng chế ra "thuyết thần học về Phá Thai," thì nay tới lượt Joe Biden - cũng là một người Công Giáo, đã lên tiếng phỉ báng Công Giáo và đức tin Công Giáo của chính mình và mọi người Công Giáo chân chính khác nơi quãng trường công cộng.
ĐTGM Burke |
ĐGM Joseph Joseph Martino của Giáo Phận Scranton; ĐTGM Charles Chaput của TGP Denver, CO; ĐGM James Conley và ĐGM Robeert Morlino của Giáo Phận Madison ở Wisconsin; ĐTGM Donald Wuerl của TGP Washington, DC; ĐGM Edward Slattery của Giáo Phận Tulsa, OK; ĐHY Justin Rigali của TGP Philadelphia, PA; ĐGM William Lori của Giáo Phận Bridgeport, CT; ĐGM Fran Malooly của Giáo Phận Wilmington, DL; ĐGM Samuel Aquila của Giáo Phận Fargo, ND; ĐGM Gregory Aymond của Giáo Phận Austin, TX; ĐGM R. Walker Nickless của Giáo Phận Sioux City, IA; ĐGM Paul Coakley của Giáo Phận Salina, KS; và ĐHY Sean O'Malley của TGP Boston, MA.
Chính Đức Tân Giám Mục của Giáo Phận Wilmington, DL của Joe Biden là ĐGM W. Francis Malooly đã mạnh mẽ lên tiếng vạ tuyệt thông Joe Biden, thế nhưng Ông này vẫn không sợ và coi thường quyền bính của vị Giám Mục địa phận. Thử hỏi, một người Công Giáo dám ngang nhiên coi thường vị Chủ Chăn của mình, có xứng đáng để trở thành Phó Tổng Thống của đất nước Hoa Kỳ không? Thật khó nghĩ và khó tưởng tượng ra được điều này....!
Chính Đức Tổng Giám Mục Raymon Burke, Trưởng Tòa Án Tối Cao của Tòa Thánh Vaticăn, đã lên tiếng gọi Đảng Dân Chủ chính là "Đảng của Sự Chết" (Party of Death) khi Ngài lên tiếng với tờ báo bằng tiếng Ý vào ngày 27 tháng 9 là tờ Avvenire.
Và Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann và Đức Giám Mục Robert Finn của tiểu bang Kansas cũng đã lên tiếng kêu gọi tất cả mọi cử tri Công Giáo đừng bỏ phiếu cho các ứng cử viên của Đảng Dân Chủ - một Đảng chống lại sự sống một cách khét tiếng!
Nói tóm lại, Ông Obama thì thuộc về quân khủng bố chống lại Hoa Kỳ, còn Ông Biden lại là người Công Giáo chống phá lại Đạo Công Giáo, và nếu gộp tên của 2 Ông này lại sẽ thành Osama Bin Laden - một người Hồi Giáo cực lực và điên cuồng chống lại Hoa Kỳ và Đạo Kitô Giáo trên khắp thế giới! Phải chăng đây chính là tiên đoán cho một thời kỳ xấu của đất nước Hoa Kỳ? Phải chăng nước Mỹ sắp bị xóa sổ?
Giới người Mỹ thuộc dòng chính đang dõi theo liệu cuộc hôn nhân của Obama và Biden sẽ tồn tại tới đâu? Vì ai cũng biết Obama chọn Biden chỉ là cái cớ làm bình phong, che đậy cho tư tưởng Hồi Giáo chống Tây Phương của Obama; còn Joe Biden tự bản thân là một "attack dog" (con chó tấn công) rất gờm và đáng sợ. Ông có bản tính và lời nói rất đanh thép và hung hãn. Chính Ông đã lên án cực lực chính sách của Obama trong vòng bầu cử sơ bộ, và tính tình của Biden và Obama hoàn toàn khác nhau, thế nhưng lại cùng đứng chung một xuồng để phá đổ đất nước Hoa Kỳ. Phải chăng Ngày Tận Thế đã sắp đến?
+ Đảng Chủ Nghĩa Tự Do với Robert Barr và Wayne Root:
Bob Barr nguyên là Dân Biểu thuộc Đảng Cộng Hòa trước đây (1994-2002), nhưng vì bất mãn quyền lực nên tự tách ra một mình, và trong cuộc tranh cử này, Ông lại lập ra Đảng Chủ Nghĩa Tự Do. Ông là Luật Sư có tài, và là người dân gốc Smyrna của tiểu bang Georgia. Trong thời gian ở Ha Viện, Ông có lập trường chống lại chuyện Phá Thai, và chống lại chuyện định nghĩa trở lại về Hôn Nhân Truyền Thống.
Khả năng thắng cử của Ông rất thấp vì người Mỹ không để ý và biết nhiều đến Ông. Do đó, việc bỏ phiếu cho Ông, cũng đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho Đảng Dân Chủ thắng được Tòa Bạch Ốc mà thôi!
+ Đảng Xanh với Cynthia McKinney và Rosa Clemente:
Cynthia McKinney nguyên là Dân Biểu (1992-2007) đại diện cho khu người da đen ở vùng Decatur và quận Fulton thuộc tiểu bang Georgia. Bà là người Công Giáo, nhưng ly dị chồng. Bà này nổi tiếng là "lu manh" và "côn đồ" khi đã dám cả gan tát vào mặt viên cảnh sát trẻ ở Washington, D.C. khi bị người cảnh sát này chặn lại vì Bà đã lái xe trái phép. Giải thích cho hành động đánh người cẩu thả và tùy tiện này, Bà tự cho mình là "Bà nội" của thiên hạ, khi lạm dụng chức quyền để hành xử cá nhân.
Tuy là người Công Giáo, nhưng Bà lại là nữ đệ tử trung thành của Nancy Pelosi khi cả hai còn ở Hạ Viện để tiêu diệt Sự Sống, ủng hộ cho Hôn Nhân Đồng Tính, ủng hộ cho việc Ngừa Thai, việc Nghiên Cứu Tế Bào Gốc, việc Nhân Giống Người, và Cái Chết Êm Ái.
Bỏ phiếu cho Đảng của Bà cũng đồng nghĩa với việc tạo cơ hội thắng thế cho Đảng Dân Chủ, và cũng đồng nghĩa đến việc tự động rút phép thông công của chúng ta ra khỏi Giáo Hội và Đức Tin Công Giáo!
+ Đảng Hiến Pháp với Charles Baldwin và Darrell Castle:
Chuck Baldwin là người đến từ Pensacola, Florida. Ông là người gốc Tin Lành. Đảng của Ông chống lại chuyện Phá Thai, và Ông ít có cơ hội thắng cử và chẳng có ai biết về Ông cả. Do đó, việc bỏ phiếu cho Ông, cũng đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho Đảng Dân Chủ thắng được Tòa Bạch Ốc mà thôi!
+ Đảng Độc Lập với Ralph Nader và Matt Gonzalez:
Ralph Nader - đúng là "con sâu làm rầu nồi canh" của Đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử Tổng Thống 2004 khi John Kerry bị vị đương kim Tổng Thống George W. Bush đánh bại một cách dễ dàng!
Lần này Ông ra tranh cử không phải với Đảng Xanh (Đảng của môi trường) nhưng nay lại là Đảng Độc Lập. Ông là người Kitô Giáo đến từ tiểu bang Connecticut. Ông tốt nghiệp Luật Sư từ trường Luật Harvard, giống như Obama. Rất khó biết về quan điểm của Ông là gì trước những vấn đề giảng dạy nền tảng của Giáo Hội Công Giáo chúng ta về mặt luân lý và đạo đức truyền thống. Do đó, việc bỏ phiếu cho Ông, cũng đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho Đảng Dân Chủ thắng được Tòa Bạch Ốc mà thôi!
N. Lời Kết:
Trách nhiệm về đạo đức và luân lý của riêng tôi, và của VietCatholic nói chung, coi như đã hoàn tất - Chúng tôi đã chu toàn trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa để gióng lên tiếng nói của Sự Thật, của Lương Tâm, và của Đức Tin Công Giáo; phần còn lại là ở nơi Quý Vị độc giả, hãy hiệp sức với chúng tôi để làm hoán đổi con tim, tâm trí, Lương Tâm và hành động của thế giới này, để đến Ngày Cánh Chung, khi diện đối trước mặt Thiên Chúa, chúng ta không còn hối hận, tiếc nuối, hay ăn năn gì nữa, vì chúng ta đã cùng nhau làm hết mình rồi. Nổ lực nho nhỏ nhưng làm nó với tấm lòng thành, như Mẹ Têrêsa đã từng nói, sẽ xứng đáng được Thiên Chúa nhìn ngó, chúc phúc và ban mọi ơn phúc lộc cho chúng ta
Xin kính chào tạm biệt Quý Vị ở quê nhà! Từ một nơi xa thẳm và đầy hiểm nguy, mọi tâm tình xin thành kính gởi lại và xin Quý Vị hãy nhớ nguyện cầu luôn cho các anh-chị-em binh sĩ của chúng tôi đang ở vùng chiến tuyến!
T.B.: Các Tài Liệu được người viết sử dụng trong Bài Viết này gồm:
- Forming Consciences for Faithful Citizenship 2008 by USCCB
- Moral Principles for Catholic Voters by Kansas Catholic Conference of Bishops
- Voting with a Clear Conscience 2006 by Father Frank Pavone, MEV - Director of Priests for Life
- Voter's Guide for Serious Catholics 2006 by Catholic Answers Action
- Battling for America's Soul by the American Society for the Defense of Tradition, Family & Property (TFP)
- LifeSiteNews.com
- Catholic Digest (October 2008)
- Pro-Life Articles
- Vatican Website at www.vatican.va
- Sacred Scripture
Thông Báo
Phân Ưu: Cha giáo Phêrô Chu Quang Tào qua đời
Học trò lớp Khai Phá Hải Ngoại
09:26 03/10/2008
PHÂN ƯU
CHÚNG CON NHỮNG HỌC TRÒ
NHẬN ĐƯỢC TIN TỪ VP TÒA GIÁM MỤC LONG XUYÊN
BÁO TIN
CHA GIÁO PHÊRÔ VERÔNA CHU QUANG TÀO
ĐÃ ĐƯỢC GỌI VỀ NHÀ CHÚA
VÀO LÚC 14g00 THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 10 NĂM 2008.
HƯỞNG THỌ 66 TUỔI.
THÁNH LỄ AN TÁNG SẼ ĐƯỢC
ĐỨC CHA GIUSE TRẦN XUÂN TIẾU CỬ HÀNH
VÀO LÚC 10g00 THỨ BẢY, NGÀY 04 THÁNG 10 NĂM 2008,
TẠI NHÀ THỜ AN BÌNH, GIÁO XỨ GÒ QUAO,
KIÊN GIANG.
Chúng con các học trò
của Thầy Phêrô Verôna Chu Quang Tào xin Thành Kính Phân Ưu
với Giáo Phận Long Xuyên và Gia Đình của Cha Phêrô Verôna Chu Quang Tào.
Nguyện xin Thiên Chúa Toàn Năng qua sự bầu cử của Mẹ La Vang
sớm đưa Linh Hồn Cha Phêrô Verôna Chu Quang Tào về hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Quốc.
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Các Học Trò Của Cha Giáo Phêrô – Lớp Khai Phá Tại Hải Ngoại.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Xây Tổ Ấm
Dominic Đức Nguyễn
00:09 03/10/2008
XÂY TỔ ẤM
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Cá khôn tìm vực, trai lành chọn đôi.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền