Phụng Vụ - Mục Vụ
Đối thoại Truyền Tin
Sr. Lm Giuse Nguyễn Hữu An
00:41 05/10/2008
ĐỐI THOẠI TRUYỀN TIN
Thiên Sứ Gabriel truyền tin cho Đức Maria là một cuộc đối thoại. Các nhà chú giải đã chia ra ba sườn chính về thể văn mà thánh Luca sử dụng trong cuộc đối thoại của khung cảnh Truyền Tin.
Thể văn báo tin việc sinh hạ:
Thiên sứ hiện ra – Phản ứng của người được thị kiến là sợ hãi - Lời loan báo về việc thụ thai và sinh hạ, đặt tên cho con trẻ, tương lai của con trẻ – Chất vấn: làm thế nào được? – Thiên sứ khẳng định điều loan báo với một dấu hiệu.
Ví dụ như: báo tin về sự sinh ra của Isaac (St 17), Samson (Tl 13,1-23), Samuel (1Sm 1), Gioan Tẩy Giả (Lc 1,5-25).
Nội dung sứ điệp là là loan báo về việc Thiên Chúa can thiệp lạ thường nơi một phụ nữ sinh sinh ra một người con làm vị cứu tinh dân tộc.
Thể văn kêu gọi vào một sứ mạng:
Thiên sứ hiện ra – Ơn gọi sứ mạng – Giải thích và dấu hiệu – Kết luận.
Ví dụ: Maisen (Xh 3,1-12), Geđeon ( Tl 6,11-23)
Thiên sứ hiện ra trực tiếp cho người được Chúa gọi.
Thể văn giao ước, hay lập lại giao ước
Một người trung gian như Ngôn Sứ, Vua, Tư Tế trình bày ý định của Thiên Chúa và toàn dân đáp lại “Chúng tôi sẽ thực hành điều Ngài dạy” (Xh 19,7; 24,3-7; Er 10,12; Nkm 5,12). Cả ba thể văn bổ túc cho nhau diễn tả sắc thái độc đáo có một không hai trong lịch sử qua biến cố Truyền Tin.
Để thấy được sự trang trọng, độc đáo của cuộc đối thoại Truyền Tin, cần so sánh khung cảnh truyền tin của Thiên sứ Gabriel cho Ông Zacaria và cho Đức Maria.
Về địa điểm: Thiên sứ hiện ra với Zacaria ở đền thờ Giêrusalem, trung tâm tôn giáo của Israel, giữa làn khói hương nghi ngút. Với Đức Maria, Thiên sứ đến gặp Mẹ tại Nazareth, một thôn làng chẳng mấy ai biết đến (Ga1,46; 7,41). Nazareth thuộc miền đất Galilê, gần vùng dân ngoại (Is 8,23; Mt 4,14).
Về nhân vật: Zacaria là tư tế thuộc giòng Abia, Isave thuộc giòng Aaron. Cả hai ông bà thuộc thành phần có địa vị xã hội. Hai ông bà tuân giữ lề luật chu đáo (Lc 1,6). Họ tượng trưng cho người công chính theo Cựu ước. Còn Maria chỉ là một thôn nữ tầm thường, một người nghèo của Giavê.
Đi vào nội dung đối thoại thì hoàn toàn đảo ngược.
- Thái độ của Thiên sứ:
* Với Zacaria: Thiên sứ coi mình như chủ nhà. Giọng nói Thiên sứ như ra lệnh, thị oai. Thiên sứ phạt Zacaria khi ông tỏ dấu nghi ngờ. * Với Maria: Thiên sứ là khách, đi đến nhà của Maria, một làng quê hẻo lánh. Thiên sứ tỏ vẻ kính cẩn vì nhìn thấy nới thôn nữ mộc mạc dáng vẻ oai nghi của “Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng”
- Công trạng và ân huệ
* Với Zacaria: Thiên sứ bảo rằng: Lời cầu nguyện của ông đã được Chúa chấp nhận, vợ ông sẽ thụ thai (Lc 1,13). Như vậy tất cả đều dựa trên công trạng phúc đức của con người, đúng theo hình ảnh Cựu ước.
* Với Đức Maria: tất cả đều là An huệ của Chúa. Thiên sứ chào Maria là “người được Thiên Chúa yêu thương chiếu cố” (Lc 1,28), tất cả đều là ân huệ và tình thương của Chúa.
- Kết quả: Zacaria bị quở trách vì “không chịu tin vào Lời Chúa” (Lc 1.20). Maria được ca ngợi vì “đã tin rằng Lời Chúa sẽ thực hiện” ( Lc 1,45.38). Isave được cưu mang Gioan “sẽ làm lớn trước mặt Chúa” (Lc 1,15). Maria cưu mang “Con Đấng Tối Cao” (Lc 1,32); “Con Thiên Chúa” (Lc 1,35).
Lắng nghe cuộc đối thoại giữa Thiên Sứ và Đức Maria, ta thầy rằng: công cuộc vĩ đại của Thiên Chúa là cứu chuộc nhân loại, thiết lập Nước Trời được bắt đầu một cách rất âm thầm. Một cuộc đối thoại Truyền Tin tại một làng quê, giữa Thiên Sứ với một thôn nữ chẳng mấy người biết. Chúa Giêsu đã diễn tả sự khởi đầu bé nhỏ nhưng thành quả lại lớn lao qua dụ ngôn hạt cải: “Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng” (Mc 4,31-32). Thiên Chúa thường khởi sự những việc hết sức lớn lao bằng những việc hết sức bé nhỏ, với những con người cũng hết sức nhỏ bé. Như thế người ta mới thấy quyền năng của Ngài, mới thấy Ngài là một Thiên Chúa vĩ đại: “Những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh”(1Cr 1,27).
Lắng nghe cuộc đối thoại giữa Thiên Sứ và Maria, ta thấy Thiên Chúa chọn những ai sống đẹp lòng Ngài. Maria đã được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế để cộng tác với Ngài trong công trình cứu độ. Ngài chọn Maria vì Ngài muốn chọn, theo sự tự do của Ngài (x. Rm 9,12.16), và cũng vì Maria đẹp lòng Thiên Chúa. Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc đón nhận. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ân huệ nhưng không của Chúa, nhưng cũng vì Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận. Thiên sứ nói với Đức Maria: “Quyền năng của Đấng tối cao sẽ bao trùm lên bà, vì thế Đấng Thánh con của bà sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc.1, 35). Tiếng quan trọng ở trong câu đó là “bao trùm lên” hay “bao phủ lên”. Lều tạm nơi dân Do Thái để hòm Giao Ước. Câu Xh 40,34 nói rằng bao lâu đám mây còn bao phủ lều tạm thì “lều tạm có Thiên Chúa hiện diện”. Việc Luca chọn và dùng từ “bao trùm lên” có ý nghĩa thâm sâu. Luca so sánh thân thế Đức Maria với lều tạm nơi đặt Hòm Giao Ước của Thiên Chúa. Luca so sánh cung lòng Đức Maria nơi Đức Giêsu sẽ tới cư ngụ với Hòm Giao Ước nơi đặt hai phiến đá có ghi 10 điều răn của Thiên Chúa. Như vậy nghĩa là khi quyền năng của Thiên Chúa bao trùm lên Đức Maria, thì có “Thiên Chúa hiện diện” trong Mẹ. Nhưng sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đức Maria thì vô cùng phong phú hơn sự hiện diện của Ngài trong “lều tạm”. Sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Đức Maria chính là sự hiện của Đức Giêsu bằng xương bằng thịt.
Lắng nghe cuộc đối thoại giữa Thiên Sứ và Maria, ta thấy Đức Maria đã tự do đáp tiếng “Xin vâng”. Trong Hiến Chế Lumen Gentium số 56, Công Đồng Vatican II đã giải thích ý nghĩa quan trọng của câu chuyện Truyền Tin và sự ưng thuận tự do của Đức Maria: “Các thánh Giáo Phụ đã nghĩ rất đúng rằng: Thiên Chúa đã không thu dụng Đức Maria một cách thụ động, nhưng đã để Ngài tự do cộng tác vào việc cứu rỗi nhân loại, nhờ lòng tin và sự vâng phục của Ngài. Thực vậy, Thánh Irênê nói: “Chính Ngài, nhờ vâng phục, đã trở thành nguyên nhân ơn cứu độ cho bản thân Mẹ và cho toàn thể nhân loại”. Và cùng với thánh Irênê còn có rất nhiều thánh Giáo Phụ thời xưa cũng không ngần ngại giảng dạy rằng: “Nút dây đã bị thắt lại do sự bất tuân phục của bà Evà, nay được gỡ ra nhờ sự vâng phục của Đức Maria; điều mà trinh nữ Evà đã buộc lại bởi cứng lòng tin, thì Trinh Nữ Maria đã tháo ra nhờ lòng tin”. Và so sánh với Evà, các Giáo phụ gọi Đức Maria là “Mẹ các sinh linh” và thường quả quyết rằng: “Bởi Evà đã có sự chết, thì nhờ Maria lại được sống”. Trong Sứ điệp Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Lần Thứ 18 năm 2002, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói với giới trẻ rằng: Trong biến cố Truyền Tin, Đức Maria trao ban bản tính nhân loại cho Con Thiên Chúa trong cung lòng Mẹ với lời tự do chấp nhận: “Này tôi là tôi tớ Chúa”. Dưới chân Thánh Giá, nơi thánh Gioan, Đức Maria đón nhận toàn thể nhân loại vào tâm hồn mình: “Hỡi bà, này là con bà”. Là Mẹ Thiên Chúa ngay từ lúc đầu tiên của biến cố Nhập Thể, Mẹ đã trở thành Mẹ loài người trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu, Con Mẹ.
Cuộc đối thoại Truyền Tin là khoảnh khắc Thiên Chúa “bật mí” cái bí mật từ ngàn đời. Thiên Chúa đã yêu thương con người đến nỗi muốn trở thành một con người giữa nhân loại. Và Thiên Chúa đã chọn Mẹ Maria là để Ngài sai Con Một Ngài đến giữa chúng ta, thực hiện chương trình cứu độ của Ngài đối với trần gian. Giây phút Mẹ tự do đáp lời “Xin vâng” là khởi đầu bình mình ơn cứu độ cho thế nhân.
Mẹ Maria đã đáp “Xin vâng” không chỉ một lần mà còn nhiều lần trong đời. Mẹ Maria mãi mãi là tấm gương cho chúng ta soi trong cuộc đối thoại lắng nghe Lời Chúa và đáp trả Lời Chúa. Thiên Chúa đã chứng tỏ nơi Mẹ điều không thể để trở nên điều có thể. Vì “cái gì cũng có thể đối với người có lòng tin” (Mc 9,23). x
Thiên Sứ Gabriel truyền tin cho Đức Maria là một cuộc đối thoại. Các nhà chú giải đã chia ra ba sườn chính về thể văn mà thánh Luca sử dụng trong cuộc đối thoại của khung cảnh Truyền Tin.
Thể văn báo tin việc sinh hạ:
Thiên sứ hiện ra – Phản ứng của người được thị kiến là sợ hãi - Lời loan báo về việc thụ thai và sinh hạ, đặt tên cho con trẻ, tương lai của con trẻ – Chất vấn: làm thế nào được? – Thiên sứ khẳng định điều loan báo với một dấu hiệu.
Ví dụ như: báo tin về sự sinh ra của Isaac (St 17), Samson (Tl 13,1-23), Samuel (1Sm 1), Gioan Tẩy Giả (Lc 1,5-25).
Nội dung sứ điệp là là loan báo về việc Thiên Chúa can thiệp lạ thường nơi một phụ nữ sinh sinh ra một người con làm vị cứu tinh dân tộc.
Thể văn kêu gọi vào một sứ mạng:
Thiên sứ hiện ra – Ơn gọi sứ mạng – Giải thích và dấu hiệu – Kết luận.
Ví dụ: Maisen (Xh 3,1-12), Geđeon ( Tl 6,11-23)
Thiên sứ hiện ra trực tiếp cho người được Chúa gọi.
Thể văn giao ước, hay lập lại giao ước
Một người trung gian như Ngôn Sứ, Vua, Tư Tế trình bày ý định của Thiên Chúa và toàn dân đáp lại “Chúng tôi sẽ thực hành điều Ngài dạy” (Xh 19,7; 24,3-7; Er 10,12; Nkm 5,12). Cả ba thể văn bổ túc cho nhau diễn tả sắc thái độc đáo có một không hai trong lịch sử qua biến cố Truyền Tin.
Để thấy được sự trang trọng, độc đáo của cuộc đối thoại Truyền Tin, cần so sánh khung cảnh truyền tin của Thiên sứ Gabriel cho Ông Zacaria và cho Đức Maria.
Về địa điểm: Thiên sứ hiện ra với Zacaria ở đền thờ Giêrusalem, trung tâm tôn giáo của Israel, giữa làn khói hương nghi ngút. Với Đức Maria, Thiên sứ đến gặp Mẹ tại Nazareth, một thôn làng chẳng mấy ai biết đến (Ga1,46; 7,41). Nazareth thuộc miền đất Galilê, gần vùng dân ngoại (Is 8,23; Mt 4,14).
Về nhân vật: Zacaria là tư tế thuộc giòng Abia, Isave thuộc giòng Aaron. Cả hai ông bà thuộc thành phần có địa vị xã hội. Hai ông bà tuân giữ lề luật chu đáo (Lc 1,6). Họ tượng trưng cho người công chính theo Cựu ước. Còn Maria chỉ là một thôn nữ tầm thường, một người nghèo của Giavê.
Đi vào nội dung đối thoại thì hoàn toàn đảo ngược.
- Thái độ của Thiên sứ:
* Với Zacaria: Thiên sứ coi mình như chủ nhà. Giọng nói Thiên sứ như ra lệnh, thị oai. Thiên sứ phạt Zacaria khi ông tỏ dấu nghi ngờ. * Với Maria: Thiên sứ là khách, đi đến nhà của Maria, một làng quê hẻo lánh. Thiên sứ tỏ vẻ kính cẩn vì nhìn thấy nới thôn nữ mộc mạc dáng vẻ oai nghi của “Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng”
- Công trạng và ân huệ
* Với Zacaria: Thiên sứ bảo rằng: Lời cầu nguyện của ông đã được Chúa chấp nhận, vợ ông sẽ thụ thai (Lc 1,13). Như vậy tất cả đều dựa trên công trạng phúc đức của con người, đúng theo hình ảnh Cựu ước.
* Với Đức Maria: tất cả đều là An huệ của Chúa. Thiên sứ chào Maria là “người được Thiên Chúa yêu thương chiếu cố” (Lc 1,28), tất cả đều là ân huệ và tình thương của Chúa.
- Kết quả: Zacaria bị quở trách vì “không chịu tin vào Lời Chúa” (Lc 1.20). Maria được ca ngợi vì “đã tin rằng Lời Chúa sẽ thực hiện” ( Lc 1,45.38). Isave được cưu mang Gioan “sẽ làm lớn trước mặt Chúa” (Lc 1,15). Maria cưu mang “Con Đấng Tối Cao” (Lc 1,32); “Con Thiên Chúa” (Lc 1,35).
Lắng nghe cuộc đối thoại giữa Thiên Sứ và Đức Maria, ta thầy rằng: công cuộc vĩ đại của Thiên Chúa là cứu chuộc nhân loại, thiết lập Nước Trời được bắt đầu một cách rất âm thầm. Một cuộc đối thoại Truyền Tin tại một làng quê, giữa Thiên Sứ với một thôn nữ chẳng mấy người biết. Chúa Giêsu đã diễn tả sự khởi đầu bé nhỏ nhưng thành quả lại lớn lao qua dụ ngôn hạt cải: “Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng” (Mc 4,31-32). Thiên Chúa thường khởi sự những việc hết sức lớn lao bằng những việc hết sức bé nhỏ, với những con người cũng hết sức nhỏ bé. Như thế người ta mới thấy quyền năng của Ngài, mới thấy Ngài là một Thiên Chúa vĩ đại: “Những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh”(1Cr 1,27).
Lắng nghe cuộc đối thoại giữa Thiên Sứ và Maria, ta thấy Thiên Chúa chọn những ai sống đẹp lòng Ngài. Maria đã được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế để cộng tác với Ngài trong công trình cứu độ. Ngài chọn Maria vì Ngài muốn chọn, theo sự tự do của Ngài (x. Rm 9,12.16), và cũng vì Maria đẹp lòng Thiên Chúa. Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc đón nhận. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ân huệ nhưng không của Chúa, nhưng cũng vì Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận. Thiên sứ nói với Đức Maria: “Quyền năng của Đấng tối cao sẽ bao trùm lên bà, vì thế Đấng Thánh con của bà sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc.1, 35). Tiếng quan trọng ở trong câu đó là “bao trùm lên” hay “bao phủ lên”. Lều tạm nơi dân Do Thái để hòm Giao Ước. Câu Xh 40,34 nói rằng bao lâu đám mây còn bao phủ lều tạm thì “lều tạm có Thiên Chúa hiện diện”. Việc Luca chọn và dùng từ “bao trùm lên” có ý nghĩa thâm sâu. Luca so sánh thân thế Đức Maria với lều tạm nơi đặt Hòm Giao Ước của Thiên Chúa. Luca so sánh cung lòng Đức Maria nơi Đức Giêsu sẽ tới cư ngụ với Hòm Giao Ước nơi đặt hai phiến đá có ghi 10 điều răn của Thiên Chúa. Như vậy nghĩa là khi quyền năng của Thiên Chúa bao trùm lên Đức Maria, thì có “Thiên Chúa hiện diện” trong Mẹ. Nhưng sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đức Maria thì vô cùng phong phú hơn sự hiện diện của Ngài trong “lều tạm”. Sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Đức Maria chính là sự hiện của Đức Giêsu bằng xương bằng thịt.
Lắng nghe cuộc đối thoại giữa Thiên Sứ và Maria, ta thấy Đức Maria đã tự do đáp tiếng “Xin vâng”. Trong Hiến Chế Lumen Gentium số 56, Công Đồng Vatican II đã giải thích ý nghĩa quan trọng của câu chuyện Truyền Tin và sự ưng thuận tự do của Đức Maria: “Các thánh Giáo Phụ đã nghĩ rất đúng rằng: Thiên Chúa đã không thu dụng Đức Maria một cách thụ động, nhưng đã để Ngài tự do cộng tác vào việc cứu rỗi nhân loại, nhờ lòng tin và sự vâng phục của Ngài. Thực vậy, Thánh Irênê nói: “Chính Ngài, nhờ vâng phục, đã trở thành nguyên nhân ơn cứu độ cho bản thân Mẹ và cho toàn thể nhân loại”. Và cùng với thánh Irênê còn có rất nhiều thánh Giáo Phụ thời xưa cũng không ngần ngại giảng dạy rằng: “Nút dây đã bị thắt lại do sự bất tuân phục của bà Evà, nay được gỡ ra nhờ sự vâng phục của Đức Maria; điều mà trinh nữ Evà đã buộc lại bởi cứng lòng tin, thì Trinh Nữ Maria đã tháo ra nhờ lòng tin”. Và so sánh với Evà, các Giáo phụ gọi Đức Maria là “Mẹ các sinh linh” và thường quả quyết rằng: “Bởi Evà đã có sự chết, thì nhờ Maria lại được sống”. Trong Sứ điệp Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Lần Thứ 18 năm 2002, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói với giới trẻ rằng: Trong biến cố Truyền Tin, Đức Maria trao ban bản tính nhân loại cho Con Thiên Chúa trong cung lòng Mẹ với lời tự do chấp nhận: “Này tôi là tôi tớ Chúa”. Dưới chân Thánh Giá, nơi thánh Gioan, Đức Maria đón nhận toàn thể nhân loại vào tâm hồn mình: “Hỡi bà, này là con bà”. Là Mẹ Thiên Chúa ngay từ lúc đầu tiên của biến cố Nhập Thể, Mẹ đã trở thành Mẹ loài người trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu, Con Mẹ.
Cuộc đối thoại Truyền Tin là khoảnh khắc Thiên Chúa “bật mí” cái bí mật từ ngàn đời. Thiên Chúa đã yêu thương con người đến nỗi muốn trở thành một con người giữa nhân loại. Và Thiên Chúa đã chọn Mẹ Maria là để Ngài sai Con Một Ngài đến giữa chúng ta, thực hiện chương trình cứu độ của Ngài đối với trần gian. Giây phút Mẹ tự do đáp lời “Xin vâng” là khởi đầu bình mình ơn cứu độ cho thế nhân.
Mẹ Maria đã đáp “Xin vâng” không chỉ một lần mà còn nhiều lần trong đời. Mẹ Maria mãi mãi là tấm gương cho chúng ta soi trong cuộc đối thoại lắng nghe Lời Chúa và đáp trả Lời Chúa. Thiên Chúa đã chứng tỏ nơi Mẹ điều không thể để trở nên điều có thể. Vì “cái gì cũng có thể đối với người có lòng tin” (Mc 9,23). x
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
01:43 05/10/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (51)
501. Hiệu lực của Kinh Mân Côi
“Từ khi Đức Mẹ ban cho Kinh Mân Côi một hiệu lực trọng đại, thì không còn giải pháp nào, dầu vật chất, dầu tinh thần, dầu quốc gia, dầu quốc tế, có thể địch lại được.” (Lời của chị Luxia sau khi được Đức Mẹ hiện ra tại Fatima)
502. Lời Đức Mẹ Fatima khi hiện ra lần thứ ba (13/7/1917)
“Nếu người ta nghe lời Mẹ kêu mời, thì nước Nga sẽ ăn năn trở lại và sẽ có hòa bình; chẳng vậy, nước Nga sẽ tiếp tục truyền bá sự lầm lạc của mình ra khắp thế giới, gây nhiều chiến tranh và bắt bớ Hội Thánh. Nhiều kẻ lành sẽ bị người ta giết chết. Đức Giáo Hoàng sẽ phải đau đớn. Nhiều quốc gia lâm vào cảnh tang thương, thậm chí, có mấy nước sẽ bị tiêu diệt.”
503. Tràng Chuỗi Mân Côi và đời tôi
1. Mỗi ngày, tôi lần một chuỗi. Cầu xin mẹ cho tôi đừng yếu đuối. Cầu xin Mẹ ban bình an cho những người tôi thân ái. Cầu xin Mẹ cho tội nhân mau ăn năn chừa cãi. Cầu xin Mẹ cho những ai chưa biết Chúa được tin Chúa muôn đời.
2. Mỗi người có một tràng chuỗi vì lời Mẹ khuyên ta lần tràng chuỗi; vì gương Mẹ khi hiện ta, tay Mẹ cầm tràng chuỗi; vì khi lần, ta như được bàn tay Mẹ dìu dắt; và khi chết, tràng chuỗi quấn lấy đôi tay ta, đưa về trời.
3. Hỡi Mẹ Chúa Trời cao quý! Mẹ yêu con hơn trăng tròn, khôn ví. Mẹ yêu con dẫu con đầy tội lỗi. Mẹ yêu con, Mẹ mong chờ con thống hối. Mẹ yêu con, Mẹ nhận lấy con làm con yêu của Mẹ.
4. Khi Mẹ đứng kề thập giá, Mẹ dạy con luôn mạnh tin sắt đá. Mẹ dạy con không bao giờ xiêu ngã. Mẹ dạy con luôn cậy trông, không nao núng, khi đau thương và tái tê vây bọc lấy con tư bề.
5. Khi đời con chiều bóng xế, hồn con vui vì được lìa dương thế. Hồn con vui được gặp Mẹ yêu dấu. Hồn con vui, vui nỗi mừng ai thấu vì muôn đời, hạnh phúc con được hưởng cùng Mẹ bên ngai Chúa Trời.
504. Đức Tin của Đức Mẹ
Đức tin là nhân đức nổi bật nhất trong cuộc đời của Đức Mẹ.
Bà thánh Isave lớn tiếng ngợi khen đức tin của Đức Mẹ.
Giáo Hội tuyên xưng Đức Mẹ là Mẹ của các tín hữu, nghĩa là Mẹ của các kẻ tin.
Thánh phụ Augustinô quả quyết chính do đức tin mà Đức Mẹ đã sinh ra Đấng Cứu Thế: “Ngài thụ thai Con Thiên Chúa bằng đức tin và Ngài sinh hạ Con Thiên Chúa cũng bằng đức tin.”
505. Ad Jesum per Mariam!
Thánh Louis-Marie Grignon de Monfort chọn khẩu hiệu cho đời sống mục vụ và loan báo Tin Mừng của mình: “Ad Jesum per Mariam!” (Đến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria!)
Ngài nói: “Chúa đã muốn đến với chúng ta qua Mẹ Maria, thì Chúa cũng muốn chúng ta đến với Ngài qua Mẹ Maria.”
506. Muốn sông yên tâm: đừng hại ai hết!
Ăn ngủ sao ngon được, một người ngày đêm trù mưu tính kế hại người ta?
Hại người ta thì tự nhiên sợ trả thù.
Sống trong sự sợ hãi thì của ăn hằng bữa là áy náy, lo âu, xao xuyến.
Một bạo Chúa cầm tù, đổ máu hàng vạn sinh linh, ngồi trên ngai vàng, có phải ngồi trên than lửa không? Bạn nhớ lại kiếp sống của Néron, Tần Thuỷ Hoàng, Hitler đi.
Chateaubriand nói: “Con cọp giết người rồi ngủ ngon. Người ta giết người rồi thao thức.”
Chẳng những thao thức mà còn ngất ngư như xác mượn hồn. Cain giết em là Abel, rồi chạy trốn Thượng Đế như điên!
Làm sao vui được ở người hại kẻ khác. Tâm hồn của họ là mồi ngon của thắc mắc, nghi ngờ, hồi hộp.
Một trong những điều kiện cột trụ để sống yên tâm, là thực hiện quy tắc thứ nhất nầy của bất cứ nền luân lý nào: không hại ai hết. (Nên Thân Với Đời)
507. Đừng bao giờ nuôi lòng thù hận!
Sự thù hận là một trong những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ nhất. Nó như ngọn lửa, khi bùng cháy lên, sẽ có khuynh hướng thiêu đốt mọi thứ tiếp xúc với nó. Vì thế, khi chúng ta nuôi dưỡng sự hân thù, tác hại trước hết là bản thân chúng ta, chứ không phải kẻ thù của ta.
Bạn có thể tự mình phân tích những kinh nghiệm tự thân để thấy được tác hại của sự hận thù. Tâm trạng chúng ta trở nên nóng nảy, bồn chồn. Chúng ta không một phút nào được thanh thản, yên ổn, bởi vì sự hận thù bao giờ cũng đi kèm theo sự căm tức, giận dữ.
Dân gian thể hiện ý nghĩa nầy trong một so sánh giản đơn nhưng vô cùng chính xác, cụ thể: “Nóng mất ngon, giận mất khôn.”
Nói cách khác, thù hận làm chúng ta mất đi sự sáng suốt trong tâm trí, và vì thế mà dễ dàng tiếp tục sa lầy vào những khuynh hướng, quyết định sai lầm khác. (Hạnh Phúc Khắp Quanh Ta)
508. Cơ hội để chiến đấu hết mình
Đừng sợ hãi khi bạn phải đối đầu với một đối thủ mạnh hơn, mà hãy vui mừng vì bạn đã có cơ hội để chiến đấu hết mình. (Những Giá Trị Vĩnh Hằng)
509. Làm thế nào để thoát khỏi nghèo khổ và có được sự giàu có
Rất nghiều người giàu có đều không có xuất thân danh giá, cũng không có gia đình có tiềm lực về tài chánh, hay có thiên tư đặc biệt gì, thậm chí, họ đã từng vật lộn với sự nghèo khổ để sinh tồn. Tuy nhiên, họ có ý chí, dám mạo hiểm, điều đó giúp họ thoát khỏi nghèo khổ và có được sự giàu có. (50 Điều Quan Trọng Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn)
510. Khi lựa chọn lập nghiệp, bạn phải đương đầu với muôn vàn khó khăn.
Lập nghiệp là rất khó. Thành công sẽ không thuộc về những ai thích an nhàn hưởng lạc.
Đặc biệt, khi công ty bắt đầu hoạt động, công việc chất đống như núi, khó khăn nhiều vô kể cũng làm cho bạn “sứt đầu mẻ trán.” Lúc nầy, mọi sự chuẩn bị về tâm lý là không thừa.
Nếu bạn lựa chọn lập nghiệp, thì cũng đồng nghĩa với việc lựa chọn một trách nhiệm, một cam kết, và cũng có nghĩa là bạn đang treo trên đầu thanh kiếm Samoclis. (36 Kế Thành Công Trong Kinh Doanh)
501. Hiệu lực của Kinh Mân Côi
“Từ khi Đức Mẹ ban cho Kinh Mân Côi một hiệu lực trọng đại, thì không còn giải pháp nào, dầu vật chất, dầu tinh thần, dầu quốc gia, dầu quốc tế, có thể địch lại được.” (Lời của chị Luxia sau khi được Đức Mẹ hiện ra tại Fatima)
502. Lời Đức Mẹ Fatima khi hiện ra lần thứ ba (13/7/1917)
“Nếu người ta nghe lời Mẹ kêu mời, thì nước Nga sẽ ăn năn trở lại và sẽ có hòa bình; chẳng vậy, nước Nga sẽ tiếp tục truyền bá sự lầm lạc của mình ra khắp thế giới, gây nhiều chiến tranh và bắt bớ Hội Thánh. Nhiều kẻ lành sẽ bị người ta giết chết. Đức Giáo Hoàng sẽ phải đau đớn. Nhiều quốc gia lâm vào cảnh tang thương, thậm chí, có mấy nước sẽ bị tiêu diệt.”
503. Tràng Chuỗi Mân Côi và đời tôi
1. Mỗi ngày, tôi lần một chuỗi. Cầu xin mẹ cho tôi đừng yếu đuối. Cầu xin Mẹ ban bình an cho những người tôi thân ái. Cầu xin Mẹ cho tội nhân mau ăn năn chừa cãi. Cầu xin Mẹ cho những ai chưa biết Chúa được tin Chúa muôn đời.
2. Mỗi người có một tràng chuỗi vì lời Mẹ khuyên ta lần tràng chuỗi; vì gương Mẹ khi hiện ta, tay Mẹ cầm tràng chuỗi; vì khi lần, ta như được bàn tay Mẹ dìu dắt; và khi chết, tràng chuỗi quấn lấy đôi tay ta, đưa về trời.
3. Hỡi Mẹ Chúa Trời cao quý! Mẹ yêu con hơn trăng tròn, khôn ví. Mẹ yêu con dẫu con đầy tội lỗi. Mẹ yêu con, Mẹ mong chờ con thống hối. Mẹ yêu con, Mẹ nhận lấy con làm con yêu của Mẹ.
4. Khi Mẹ đứng kề thập giá, Mẹ dạy con luôn mạnh tin sắt đá. Mẹ dạy con không bao giờ xiêu ngã. Mẹ dạy con luôn cậy trông, không nao núng, khi đau thương và tái tê vây bọc lấy con tư bề.
5. Khi đời con chiều bóng xế, hồn con vui vì được lìa dương thế. Hồn con vui được gặp Mẹ yêu dấu. Hồn con vui, vui nỗi mừng ai thấu vì muôn đời, hạnh phúc con được hưởng cùng Mẹ bên ngai Chúa Trời.
504. Đức Tin của Đức Mẹ
Đức tin là nhân đức nổi bật nhất trong cuộc đời của Đức Mẹ.
Bà thánh Isave lớn tiếng ngợi khen đức tin của Đức Mẹ.
Giáo Hội tuyên xưng Đức Mẹ là Mẹ của các tín hữu, nghĩa là Mẹ của các kẻ tin.
Thánh phụ Augustinô quả quyết chính do đức tin mà Đức Mẹ đã sinh ra Đấng Cứu Thế: “Ngài thụ thai Con Thiên Chúa bằng đức tin và Ngài sinh hạ Con Thiên Chúa cũng bằng đức tin.”
505. Ad Jesum per Mariam!
Thánh Louis-Marie Grignon de Monfort chọn khẩu hiệu cho đời sống mục vụ và loan báo Tin Mừng của mình: “Ad Jesum per Mariam!” (Đến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria!)
Ngài nói: “Chúa đã muốn đến với chúng ta qua Mẹ Maria, thì Chúa cũng muốn chúng ta đến với Ngài qua Mẹ Maria.”
506. Muốn sông yên tâm: đừng hại ai hết!
Ăn ngủ sao ngon được, một người ngày đêm trù mưu tính kế hại người ta?
Hại người ta thì tự nhiên sợ trả thù.
Sống trong sự sợ hãi thì của ăn hằng bữa là áy náy, lo âu, xao xuyến.
Một bạo Chúa cầm tù, đổ máu hàng vạn sinh linh, ngồi trên ngai vàng, có phải ngồi trên than lửa không? Bạn nhớ lại kiếp sống của Néron, Tần Thuỷ Hoàng, Hitler đi.
Chateaubriand nói: “Con cọp giết người rồi ngủ ngon. Người ta giết người rồi thao thức.”
Chẳng những thao thức mà còn ngất ngư như xác mượn hồn. Cain giết em là Abel, rồi chạy trốn Thượng Đế như điên!
Làm sao vui được ở người hại kẻ khác. Tâm hồn của họ là mồi ngon của thắc mắc, nghi ngờ, hồi hộp.
Một trong những điều kiện cột trụ để sống yên tâm, là thực hiện quy tắc thứ nhất nầy của bất cứ nền luân lý nào: không hại ai hết. (Nên Thân Với Đời)
507. Đừng bao giờ nuôi lòng thù hận!
Sự thù hận là một trong những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ nhất. Nó như ngọn lửa, khi bùng cháy lên, sẽ có khuynh hướng thiêu đốt mọi thứ tiếp xúc với nó. Vì thế, khi chúng ta nuôi dưỡng sự hân thù, tác hại trước hết là bản thân chúng ta, chứ không phải kẻ thù của ta.
Bạn có thể tự mình phân tích những kinh nghiệm tự thân để thấy được tác hại của sự hận thù. Tâm trạng chúng ta trở nên nóng nảy, bồn chồn. Chúng ta không một phút nào được thanh thản, yên ổn, bởi vì sự hận thù bao giờ cũng đi kèm theo sự căm tức, giận dữ.
Dân gian thể hiện ý nghĩa nầy trong một so sánh giản đơn nhưng vô cùng chính xác, cụ thể: “Nóng mất ngon, giận mất khôn.”
Nói cách khác, thù hận làm chúng ta mất đi sự sáng suốt trong tâm trí, và vì thế mà dễ dàng tiếp tục sa lầy vào những khuynh hướng, quyết định sai lầm khác. (Hạnh Phúc Khắp Quanh Ta)
508. Cơ hội để chiến đấu hết mình
Đừng sợ hãi khi bạn phải đối đầu với một đối thủ mạnh hơn, mà hãy vui mừng vì bạn đã có cơ hội để chiến đấu hết mình. (Những Giá Trị Vĩnh Hằng)
509. Làm thế nào để thoát khỏi nghèo khổ và có được sự giàu có
Rất nghiều người giàu có đều không có xuất thân danh giá, cũng không có gia đình có tiềm lực về tài chánh, hay có thiên tư đặc biệt gì, thậm chí, họ đã từng vật lộn với sự nghèo khổ để sinh tồn. Tuy nhiên, họ có ý chí, dám mạo hiểm, điều đó giúp họ thoát khỏi nghèo khổ và có được sự giàu có. (50 Điều Quan Trọng Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn)
510. Khi lựa chọn lập nghiệp, bạn phải đương đầu với muôn vàn khó khăn.
Lập nghiệp là rất khó. Thành công sẽ không thuộc về những ai thích an nhàn hưởng lạc.
Đặc biệt, khi công ty bắt đầu hoạt động, công việc chất đống như núi, khó khăn nhiều vô kể cũng làm cho bạn “sứt đầu mẻ trán.” Lúc nầy, mọi sự chuẩn bị về tâm lý là không thừa.
Nếu bạn lựa chọn lập nghiệp, thì cũng đồng nghĩa với việc lựa chọn một trách nhiệm, một cam kết, và cũng có nghĩa là bạn đang treo trên đầu thanh kiếm Samoclis. (36 Kế Thành Công Trong Kinh Doanh)
Đường Lối Chúa
Lm Vũđình Tường
05:01 05/10/2008
Đường lối Chúa khôn ngoan, cao siêu hơn gấp hàng vạn ngàn lần so với cách suy nghĩ nông cạn, lí luận bình thường của con người. Để nhận biết sự khác biệt thâm sâu giữa lối suy nghĩ của con người và suy nghĩ Thiên Chúa tiên tri Isaiah mượn hình ảnh trời xanh cao thẳm cho thấy khoảng cách khác biệt giữa suy nghĩ của loài người và suy nghĩ của Thiên Chúa. Tiên tri Isaiah sống 764 năm trước Chúa Giáng Sinh mặc khải sự khác biệt này qua sấm ngôn
Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi. Đường lối của các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối của các ngươi. Tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng của các ngươi chừng ấy Is 55,8
Một cái nhìn khác nữa về sự khôn ngoan của Thiên Chúa khi tiên tri Samuel đưa ra hai cái nhìn khác nhau. Con người chỉ có khả năng nhìn thoáng qua bên ngoài, hoặc nếu nhận xét kĩ càng cũng chỉ có thể nhìn dấu chỉ bề ngoài để đoán sự việc bên trong. Thiên Chúa không nhìn bề ngoài nhận xét. Thiên Chúa nhìn thấu rõ từ trong con người nên nhận định của Chúa không phải là đoán mà chính là nhìn rõ con người nội tâm, con người toàn diện từ trong ra ngoài. Samuel sống khoảng 650 trước Chúa Giáng Sinh diễn tả cách nhìn của Thiên Chúa qua câu nói đơn giản.
Thiên Chúa không nhìn theo kiểu phàm nhân. Phàm nhân chỉ thấy điều mắt thấy, còn Đức Chúa thấy tận đáy lòng 1Sm 16,7
Sách Giảng Viên lẫn tiên tri Mica đều có cái nhìn chung về kiến thức nhỏ hẹp, giới hạn nông cạn của con người. Cả hai đều tin vào một Thiên Chúa làm chủ công trình tạo hoá do tay Chúa làm ra. Chúa phán một lời thì mọi sự đều thành hiện thực trước mắt chúng ta.Cả hai đều xác nhận bàn tay Chúa hiện diện trong mọi giây phút của việc tạo thành vũ trụ, Chúa điều khiển, ban sức sống, bảo vệ công trình do Chúa tạo thành. Con người đang mò mẫm tìm tòi, học hỏi hiểu thêm về vũ trụ, vật chất quanh ta. Ngoài ra không thể nào hiểu thấu chương trình cứu độ của Chúa.
Con người không thể nào hiểu hết ý nghĩa công trình Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử Ecc 3,11.
Chúng nào có biết chương trình của Đức Chúa, cũng chẳng hiểu ý định của Người Mica 4,12.
Thánh Phaolô tông đồ, cột trụ, tông đồ dân ngoại, tường thành vững chắc của Giáo Hội và là thầy dậy của muôn dân, trong thư gởi tín hữu thành Rôma 11,33 cũng khiêm nhường xác nhận cái khôn ngoan của loài người chỉ bằng hạt muối bỏ vào lòng đại dương, như hạt sương mau tan trong nắng, như hạt cát tung bay trong sa mạc.
Sự giầu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào. Quyết định của Người ai dò cho thấu. Đường lối của Người ai theo dõi được.
Đường lối Chúa cao siêu hơn cả trí óc ta có thể tưởng tượng. Chương trình tạo dựng của Ngài kì diệu vượt trên mọi trí khôn cộng lại, ngay cả những gì Ngài đã tạo ra đối với ta vẫn còn xa lạ, huyền bí. Môn khoa học giả tưởng đưa con người đến chân trời vô định; tuy thế cũng chưa kì diệu bằng một li so với cấu trúc của thái dương hệ con người đang mong mỏi học hỏi tìm kiếm.
Chỉ việc đơn giản như Ngài rửa chân cho các môn đệ trong bữa Tiệc Ly các Tông Đồ đã không hiểu được ý nghĩa thâm sâu của việc đó.
Chúa rửa chân cho các môn đệ trở thành đề tài nghiên cứu cho nhiều học giả kinh thánh bởi việc rửa chân liên quan đến phục vụ, việc bác ái, hành động của yêu thương.
Gần đây chỉ một lời tuyên bố ngắn gọn của một vị lãnh đạo tôn giáo gây nên cả một làn sóng phản ứng, phân tích, phê bình, khen chê. Điều kì lạ là những bình phẩm đến từ một nhà nước vừa kị tôn giáo, vừa độc quyền ngành truyền thông. Bình phẩm, chỉ trích, trách móc, vu cáo mạ lị tôn giáo có phản ứng ngược khó lường. Có lẽ đây là cách truyền giáo hữu hiệu nhất vì lập lờ pha trộn tình yêu Chúa với tình yêu quê hương, dân tộc. Ít nhiều hai nguồn tình yêu đó như những hạt giống được cơ quan tuyên truyền gieo vãi. Sẽ có hạt rơi vào đất sỏi khô, hạt rơi bên vệ đường, hạt rơi vào đất tốt sinh hoa kết trái gấp trăm. Việc Chúa làm suy sao cho thấu. Khi tuyên truyền người ta gieo cả hai loại hạt giống, đề cao một hạt và hạ thấp một hạt. Người nghe tự do chọn lựa, người gieo vãi không kiểm soát được. Khi hạt giống buông khỏi tầm tay người gieo vãi mất quyền điều khiển hạt giống. Hạt đó lệ thuộc vào thiên nhiên. Thiên Chúa làm chủ thiên nhiên vì do Ngài dựng nên.
Hạt giống đức tin đã gieo vào, hạt đó không bao giờ chết. Hạt có thể bị ngộp, chậm lớn, èo ọt nhưng hạt đó luôn âm ỉ sống, luôn chờ cơ hội thuân tiện để vươn lên. Trong xã hội vô thần có nhân chứng đức tin. Nhân chứng đức tin này lại do chính tay người vô thần gieo vãi.
Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên tảng đá góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kì diệu trước mắt chúng ta Mat 21,42
Người thợ nhiều kinh nghiệm xây cất, thuộc về ngành chuyên môn cộng với bao kiến thức học hỏi loại bỏ tảng đá, cho nó là vô dụng, bị đào thải, không dùng vào việc chi. Thiên Chúa biến tảng đá loại bỏ thành tảng đá góc. Không việc gì quá khó với Chúa. Tảng đá Chúa còn không muốn loại bỏ nói chi đến con người mang hình ảnh Chúa. Trong tay Chúa tất cả đều hữu dụng.
Việc Thầy làm các con không hiểu nhưng sau này các con sẽ hiểu. Jn 13,7
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi. Đường lối của các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối của các ngươi. Tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng của các ngươi chừng ấy Is 55,8
Một cái nhìn khác nữa về sự khôn ngoan của Thiên Chúa khi tiên tri Samuel đưa ra hai cái nhìn khác nhau. Con người chỉ có khả năng nhìn thoáng qua bên ngoài, hoặc nếu nhận xét kĩ càng cũng chỉ có thể nhìn dấu chỉ bề ngoài để đoán sự việc bên trong. Thiên Chúa không nhìn bề ngoài nhận xét. Thiên Chúa nhìn thấu rõ từ trong con người nên nhận định của Chúa không phải là đoán mà chính là nhìn rõ con người nội tâm, con người toàn diện từ trong ra ngoài. Samuel sống khoảng 650 trước Chúa Giáng Sinh diễn tả cách nhìn của Thiên Chúa qua câu nói đơn giản.
Thiên Chúa không nhìn theo kiểu phàm nhân. Phàm nhân chỉ thấy điều mắt thấy, còn Đức Chúa thấy tận đáy lòng 1Sm 16,7
Sách Giảng Viên lẫn tiên tri Mica đều có cái nhìn chung về kiến thức nhỏ hẹp, giới hạn nông cạn của con người. Cả hai đều tin vào một Thiên Chúa làm chủ công trình tạo hoá do tay Chúa làm ra. Chúa phán một lời thì mọi sự đều thành hiện thực trước mắt chúng ta.Cả hai đều xác nhận bàn tay Chúa hiện diện trong mọi giây phút của việc tạo thành vũ trụ, Chúa điều khiển, ban sức sống, bảo vệ công trình do Chúa tạo thành. Con người đang mò mẫm tìm tòi, học hỏi hiểu thêm về vũ trụ, vật chất quanh ta. Ngoài ra không thể nào hiểu thấu chương trình cứu độ của Chúa.
Con người không thể nào hiểu hết ý nghĩa công trình Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử Ecc 3,11.
Chúng nào có biết chương trình của Đức Chúa, cũng chẳng hiểu ý định của Người Mica 4,12.
Thánh Phaolô tông đồ, cột trụ, tông đồ dân ngoại, tường thành vững chắc của Giáo Hội và là thầy dậy của muôn dân, trong thư gởi tín hữu thành Rôma 11,33 cũng khiêm nhường xác nhận cái khôn ngoan của loài người chỉ bằng hạt muối bỏ vào lòng đại dương, như hạt sương mau tan trong nắng, như hạt cát tung bay trong sa mạc.
Sự giầu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào. Quyết định của Người ai dò cho thấu. Đường lối của Người ai theo dõi được.
Đường lối Chúa cao siêu hơn cả trí óc ta có thể tưởng tượng. Chương trình tạo dựng của Ngài kì diệu vượt trên mọi trí khôn cộng lại, ngay cả những gì Ngài đã tạo ra đối với ta vẫn còn xa lạ, huyền bí. Môn khoa học giả tưởng đưa con người đến chân trời vô định; tuy thế cũng chưa kì diệu bằng một li so với cấu trúc của thái dương hệ con người đang mong mỏi học hỏi tìm kiếm.
Chỉ việc đơn giản như Ngài rửa chân cho các môn đệ trong bữa Tiệc Ly các Tông Đồ đã không hiểu được ý nghĩa thâm sâu của việc đó.
Chúa rửa chân cho các môn đệ trở thành đề tài nghiên cứu cho nhiều học giả kinh thánh bởi việc rửa chân liên quan đến phục vụ, việc bác ái, hành động của yêu thương.
Gần đây chỉ một lời tuyên bố ngắn gọn của một vị lãnh đạo tôn giáo gây nên cả một làn sóng phản ứng, phân tích, phê bình, khen chê. Điều kì lạ là những bình phẩm đến từ một nhà nước vừa kị tôn giáo, vừa độc quyền ngành truyền thông. Bình phẩm, chỉ trích, trách móc, vu cáo mạ lị tôn giáo có phản ứng ngược khó lường. Có lẽ đây là cách truyền giáo hữu hiệu nhất vì lập lờ pha trộn tình yêu Chúa với tình yêu quê hương, dân tộc. Ít nhiều hai nguồn tình yêu đó như những hạt giống được cơ quan tuyên truyền gieo vãi. Sẽ có hạt rơi vào đất sỏi khô, hạt rơi bên vệ đường, hạt rơi vào đất tốt sinh hoa kết trái gấp trăm. Việc Chúa làm suy sao cho thấu. Khi tuyên truyền người ta gieo cả hai loại hạt giống, đề cao một hạt và hạ thấp một hạt. Người nghe tự do chọn lựa, người gieo vãi không kiểm soát được. Khi hạt giống buông khỏi tầm tay người gieo vãi mất quyền điều khiển hạt giống. Hạt đó lệ thuộc vào thiên nhiên. Thiên Chúa làm chủ thiên nhiên vì do Ngài dựng nên.
Hạt giống đức tin đã gieo vào, hạt đó không bao giờ chết. Hạt có thể bị ngộp, chậm lớn, èo ọt nhưng hạt đó luôn âm ỉ sống, luôn chờ cơ hội thuân tiện để vươn lên. Trong xã hội vô thần có nhân chứng đức tin. Nhân chứng đức tin này lại do chính tay người vô thần gieo vãi.
Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên tảng đá góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kì diệu trước mắt chúng ta Mat 21,42
Người thợ nhiều kinh nghiệm xây cất, thuộc về ngành chuyên môn cộng với bao kiến thức học hỏi loại bỏ tảng đá, cho nó là vô dụng, bị đào thải, không dùng vào việc chi. Thiên Chúa biến tảng đá loại bỏ thành tảng đá góc. Không việc gì quá khó với Chúa. Tảng đá Chúa còn không muốn loại bỏ nói chi đến con người mang hình ảnh Chúa. Trong tay Chúa tất cả đều hữu dụng.
Việc Thầy làm các con không hiểu nhưng sau này các con sẽ hiểu. Jn 13,7
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Giải thích Tin Mừng Chúa Nhật : Vườn nho và những hoa quả.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
07:54 05/10/2008
ROME (Zenit.org).- Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, là vị giảng Phủ Giáo Hoàng, đã giải thích những bài đọc Chúa Nhật 27 Thường Niên. Bối cảnh trực tiếp về dụ ngôn những tá điền sát nhân của vườn nho là tương quan giữa Thiên Chúa và dân Israel. Thiên Chúa đã gởi đến dân Israel các tiên tri trước và sau đó chính Con của Người.
Nhưng tương tự với tất cả các dụ ngôn của Chúa Giêsu, truyện này có một sự chân thật nào đó. Trong tương quan giữa Thiên Chúa và dân Israel, có phát họa lịch sử tương quan của Thiên Chúa với toàn thể nhân loại. Chúa Giêsu lấy lại và tiếp tục lời than của Thiên Chúa trong Isaiah, mà chúng ta nghe trong bài đọc thứ nhất. Chính ở đó chúng ta gặp được chìa khóa cho dụ ngôn và giọng nói của nó. Tại sao Chúa “trồng một vườn nho” và những “hoa quả “ nào được trông đợi, mà Chúa sẽ đến tìm?
Ở đây dụ ngôn không tương ứng với thực tại. Những con người không trồng những vườn nho và chịu khó chăm sóc vườn nho vì thương yêu vườn nho, nhưng vì lợi ích của họ. Thiên Chúa thì khác. Người dựng nên con người và lập giao ước với họ, không phải vì chính lợi ích cho Thiên Chúa, những vì lợi ích cho con người, do tình yêu mà thôi. Những hoa quả được trông đợi từ con người là tình yêu của Thiên Chúa và sự công bình đới với những kẻ bị áp bức: tất cả mọi sự là vì lợi ích cho con người, không phài cho Chúa.
Dụ ngôn này của Chúa Giêsu có liên quan khủng khiếp với châu Âu, và nói chung với thế giới Kitô hữu. Trong bối cảnh này, cũng vậy, chúng ta phải nói rằng Chúa Giêsu đã “bị quăng ra ngoài vườn nho,” bị quăng ra ngoài một văn hóa tự xưng là hậu-Kitô hữu, hay là có khi phản-Kitô hữu. Những lời nói của những tá điền vườn nho vang dội, nếu không trong những lời nói ít nhất trong những việc làm, của xã hội tục hóa chúng ta ngày nay: “Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài của nó!”
Bây giờ không ai muốn nghe nói về những gốc rễ Kitô hữu, về gia sản Kitô hữu của châu Âu. Nhân loại tục hóa muốn làm người thừa tự, làm ông chủ. Sartre đặt tuyên ngôn khủng khiếp này trong miệng của một trong những đặc điểm của ông: “Không có gì trên trời, không tốt cũng không xấu, không có ai có thể ra lệnh cho tôi. […] Tôi là một con người, và mỗi người phải tìm ra con đường cho mình.”
Điều tôi mới phác họa là một sự áp dụng “broadband –có chiều rộng” của dụ ngôn. Nhưng những dụ ngôn của Chúa Giêsu hầu như luôn luôn có một sự áp dụng “có chiều hẹp” hơn, một sự áp dụng cho cá nhân: những dụ ngôn đó áp dụng cho mỗi cá nhân, không hẳn cho nhân loại hay là dân Kitô Giáo nói chung. Chúng ta được mời tự hỏi: Số phận nào tôi đã chuẩn bị cho Chúa Kitô trong sự sống của tôi? Tôi đáp trả cách nào cho tình yêu vô biên của Chúa cho tôi? Tôi đã tình cờ quăng Người ra ngoài nhà tôi, ngoài sự sống của tôi; nghĩa là tôi đã quên và không biết Chúa Kitô, chăng?
Tôi nhớ môt ngày kia tôi đang nghe dụ ngôn này trong Thánh lễ khi đó tôi đang lo ra thật sự. Lúc đó tới những tiếng của ông chủ vườn nho: “Chúng sẽ nễ con Ta.” Tôi nhảy dựng lên, và tôi hiểu những lời này chỉ về tôi cách riêng trong lúc này. Cha trên trời sắp sai Con của Người đến với tôi trong bí tích mình và máu Người. Tôi có hiểu tầm quan trọng của lúc cao trọng này không? Tôi có sẵn sàng đón tiếp Người với sự sùng kính, sự sùng kính mà Cha mong đợi? Những lời này thình lình làm tôi mất hết những ý nghĩ giông dài.
Có một cảm giác hối tiếc, ảo tưởng trong dụ ngôn. Đó chắc không phải là một truyện với một kết thúc may mắn ! Nhưng trong những chiều sâu của nó dụ ngôn nói với chúng ta về tình yêu vô biên Chúa yêu dân Người và mọi tạo vật. Đó là một tình yêu mà, cả qua những biến cố thay đổi mất và được lại, luôn luôn sẽ chiến thắng và có tiếng nói cuôi cùng.
Những sự loại trừ của Thiên Chúa không bao giờ dứt khoát. Đó là những sự loại bỏ có tính sư phạm. Cả sự loại bỏ dân Israel, vang dội cách quanh co qua những lời Chúa Kitô –“Nước Thiên Chúa sẽ lấy đi, không cho các ông nữa mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi”—là thuộc loại này, như Isaiah diễn tả trong bài đọc thứ nhất. Chúng ta thấy sự nguy hiểm này cũng đe dọa dân Kitô Giáo, hay là ít ra phần lớn dân ấy.
Thánh Phaolô viết trong thơ Người gởi cho tín hữu Roma: “Phải chăng Thiên Chùa đã ruồng bỏ dân Người? Không phải thế! Chính tôi đây cũng là người Israel, thuộc dòng dõi Abraham, thuộc chi tộc Benjamin. Thiên Chúa không ruồng bỏ dân Người, dân mà Người đã biết từ trước. … Phải chăng dân Israel đã vấp đến mức phải ngã quỵ? Không phải thế! Nhưng vì họ sa ngã mà Thiên Chúa cho các dân ngoại hưởng ơn cứu độ, khiến họ phải ganh tị…. Nếu vì họ bị gạt qua một bên mà thế giới được hoà giải với Thiên Chúa, thì việc họ được thu nhận lại là gì, nếu không phải là từ cõi chết bước vào cõi sống?” (Romans 11:1 passim)
Trong ngày 29/9. các anh em chúng ta đã cử hành Năm Mới với lễ Rosh Hashanah. Tôi muốn nhân dịp này cống hiến những cầu chúc của tôi vì hoà bình và thịnh vượng. Với Tông Đồ Phaolo tôi xin “hoà bình xuống trên dân Israel của Thiên Chúa.”
Nhưng tương tự với tất cả các dụ ngôn của Chúa Giêsu, truyện này có một sự chân thật nào đó. Trong tương quan giữa Thiên Chúa và dân Israel, có phát họa lịch sử tương quan của Thiên Chúa với toàn thể nhân loại. Chúa Giêsu lấy lại và tiếp tục lời than của Thiên Chúa trong Isaiah, mà chúng ta nghe trong bài đọc thứ nhất. Chính ở đó chúng ta gặp được chìa khóa cho dụ ngôn và giọng nói của nó. Tại sao Chúa “trồng một vườn nho” và những “hoa quả “ nào được trông đợi, mà Chúa sẽ đến tìm?
Ở đây dụ ngôn không tương ứng với thực tại. Những con người không trồng những vườn nho và chịu khó chăm sóc vườn nho vì thương yêu vườn nho, nhưng vì lợi ích của họ. Thiên Chúa thì khác. Người dựng nên con người và lập giao ước với họ, không phải vì chính lợi ích cho Thiên Chúa, những vì lợi ích cho con người, do tình yêu mà thôi. Những hoa quả được trông đợi từ con người là tình yêu của Thiên Chúa và sự công bình đới với những kẻ bị áp bức: tất cả mọi sự là vì lợi ích cho con người, không phài cho Chúa.
Dụ ngôn này của Chúa Giêsu có liên quan khủng khiếp với châu Âu, và nói chung với thế giới Kitô hữu. Trong bối cảnh này, cũng vậy, chúng ta phải nói rằng Chúa Giêsu đã “bị quăng ra ngoài vườn nho,” bị quăng ra ngoài một văn hóa tự xưng là hậu-Kitô hữu, hay là có khi phản-Kitô hữu. Những lời nói của những tá điền vườn nho vang dội, nếu không trong những lời nói ít nhất trong những việc làm, của xã hội tục hóa chúng ta ngày nay: “Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài của nó!”
Bây giờ không ai muốn nghe nói về những gốc rễ Kitô hữu, về gia sản Kitô hữu của châu Âu. Nhân loại tục hóa muốn làm người thừa tự, làm ông chủ. Sartre đặt tuyên ngôn khủng khiếp này trong miệng của một trong những đặc điểm của ông: “Không có gì trên trời, không tốt cũng không xấu, không có ai có thể ra lệnh cho tôi. […] Tôi là một con người, và mỗi người phải tìm ra con đường cho mình.”
Điều tôi mới phác họa là một sự áp dụng “broadband –có chiều rộng” của dụ ngôn. Nhưng những dụ ngôn của Chúa Giêsu hầu như luôn luôn có một sự áp dụng “có chiều hẹp” hơn, một sự áp dụng cho cá nhân: những dụ ngôn đó áp dụng cho mỗi cá nhân, không hẳn cho nhân loại hay là dân Kitô Giáo nói chung. Chúng ta được mời tự hỏi: Số phận nào tôi đã chuẩn bị cho Chúa Kitô trong sự sống của tôi? Tôi đáp trả cách nào cho tình yêu vô biên của Chúa cho tôi? Tôi đã tình cờ quăng Người ra ngoài nhà tôi, ngoài sự sống của tôi; nghĩa là tôi đã quên và không biết Chúa Kitô, chăng?
Tôi nhớ môt ngày kia tôi đang nghe dụ ngôn này trong Thánh lễ khi đó tôi đang lo ra thật sự. Lúc đó tới những tiếng của ông chủ vườn nho: “Chúng sẽ nễ con Ta.” Tôi nhảy dựng lên, và tôi hiểu những lời này chỉ về tôi cách riêng trong lúc này. Cha trên trời sắp sai Con của Người đến với tôi trong bí tích mình và máu Người. Tôi có hiểu tầm quan trọng của lúc cao trọng này không? Tôi có sẵn sàng đón tiếp Người với sự sùng kính, sự sùng kính mà Cha mong đợi? Những lời này thình lình làm tôi mất hết những ý nghĩ giông dài.
Có một cảm giác hối tiếc, ảo tưởng trong dụ ngôn. Đó chắc không phải là một truyện với một kết thúc may mắn ! Nhưng trong những chiều sâu của nó dụ ngôn nói với chúng ta về tình yêu vô biên Chúa yêu dân Người và mọi tạo vật. Đó là một tình yêu mà, cả qua những biến cố thay đổi mất và được lại, luôn luôn sẽ chiến thắng và có tiếng nói cuôi cùng.
Những sự loại trừ của Thiên Chúa không bao giờ dứt khoát. Đó là những sự loại bỏ có tính sư phạm. Cả sự loại bỏ dân Israel, vang dội cách quanh co qua những lời Chúa Kitô –“Nước Thiên Chúa sẽ lấy đi, không cho các ông nữa mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi”—là thuộc loại này, như Isaiah diễn tả trong bài đọc thứ nhất. Chúng ta thấy sự nguy hiểm này cũng đe dọa dân Kitô Giáo, hay là ít ra phần lớn dân ấy.
Thánh Phaolô viết trong thơ Người gởi cho tín hữu Roma: “Phải chăng Thiên Chùa đã ruồng bỏ dân Người? Không phải thế! Chính tôi đây cũng là người Israel, thuộc dòng dõi Abraham, thuộc chi tộc Benjamin. Thiên Chúa không ruồng bỏ dân Người, dân mà Người đã biết từ trước. … Phải chăng dân Israel đã vấp đến mức phải ngã quỵ? Không phải thế! Nhưng vì họ sa ngã mà Thiên Chúa cho các dân ngoại hưởng ơn cứu độ, khiến họ phải ganh tị…. Nếu vì họ bị gạt qua một bên mà thế giới được hoà giải với Thiên Chúa, thì việc họ được thu nhận lại là gì, nếu không phải là từ cõi chết bước vào cõi sống?” (Romans 11:1 passim)
Trong ngày 29/9. các anh em chúng ta đã cử hành Năm Mới với lễ Rosh Hashanah. Tôi muốn nhân dịp này cống hiến những cầu chúc của tôi vì hoà bình và thịnh vượng. Với Tông Đồ Phaolo tôi xin “hoà bình xuống trên dân Israel của Thiên Chúa.”
Giải đáp phụng vụ: Cả hai tay lúc nâng cao bánh thánh
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
08:50 05/10/2008
Nói thêm về các Bí Tích và Ý Chỉ
ROME- Giải đáp của cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.
Lúc truyền phép bánh trong Thánh Lễ, có buộc linh mục cầm bánh nâng lên với hai tay, không? Tại nhà thờ chúng con, linh mục nâng bánh lên bằng một tay thôi trong một cách hững hờ. Điều này làm cho con gần như bất mãn, vì con chỉ có thể nghĩ rằng điều này gởi tới một sứ điệp bất kính cho cộng đồng nhà thờ. Con muốn biết ý nghĩ của cha về vấn đề này.—k.S., Frankfurt, Germany
Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma không có nói chi tiết về nghi thức này. Những qui tắc phụng vụ và luật chữ đỏ xung quanh việc truyền phép trong sách lễ, cũng không quyết định minh nhiên linh mục phải cầm bánh hai tay. Luật chữ đỏ như sau:
Trong những công thức [truyền phép] sau đây, những lời Chúa phải được đọc rõ ràng và dõng dạc, vì bản tánh những lời này đòi hỏi.
“2. Linh mục cầm lấy bánh và, và nâng lên khỏi bàn thờ một chút, đọc tiếp:
“3 Linh mục bái đầu một chút [và nói “Hãy nhận lấy sự này” v.v.]
“4. Ngài cầm bánh đã truyền phép, nâng lên cho cộng đoàn thấy, rồi lại đặt xuống trên đĩa thánh, và cuối mình sâu thờ lạy.
“5. Sau đó, Linh mục đọc tiếp: [Cùng một thể thức ấy” v.v..]
“6. Linh mục cầm chén thánh và, nâng lên khỏi bàn hờ một chút và đọc tiếp:
“7. Linh mục hơi cúi mình [nói “Hãy nhận lấy sự này” v.v.]
“8. Linh mục nâng chén thánh lên cho cộng đoàn thấy, rồi lại đặt xuống khăn thánh, và cúi mình sâu thờ lạy.”
Nếu chúng ta hạn chế mình theo một sự giải thích tối thiểu các chữ đỏ, chúng ta phải nói không có luật buộc nhặc phải cầm bánh thánh trong hai tay.
Tuy nhiên, những qui tắc phụng vụ của lễ nghi bình thường, dầu không còn diễn tả chi tiết mỗi cử chỉ, có khuynh hướng giả định sự liên tục trong thực hành lâu đời. Như vậy có nhiều lý do để chấp nhận rằng khi chỉ nói linh mục “cầm lấy bánh,” nhà làm luật giả thiết rằng linh mục sẽ làm vậy với hai tay như buộc trong hình thức bất thường của nghi thức Roma.
Chắc chắn đó là thực hành tự nhiên nhất và điều đó được theo bởi đa số áp đảo linh mục khắp thế gíơi. Cầm bánh và chén lễ trên hai tay cho khỏi mỏi mệt, chỉ sự tôn kính và sự điềm tỉnh lớn hơn khi thực hiện nghi thức này. Như đọc giả chúng tôi chỉ rõ, cầm bánh thánh bằng một tay có thể gợi lên một ấn tượng uể oải về phía linh mục đối với Thánh Thể.
Đàng khác thực hành này hoàn toàn được thanh minh khi một linh mục bị ngăn trở về mặt thể lý, như trường hợp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II cầm bánh thánh bằng một tay khi ngài không thể kiểm soát hai tay. Trong một trường hợp như thế sự thiếu thẩm mỹ được bù trừ hơn nữa bởi lòng sốt sắng của linh mục trong thừa tác vụ mang tính giáo dục của ngài và sự nuôi dưỡng các tín hữu.
Sau cùng, điều quan trọng là nhớ rằng hơn hết chúng ta đang ở trước một sự truyền phép dưới dạng kể truyện về những biến cố cứu độ chớ không trước một kịch câm kể truyện lịch sử hay là một thảm kịch. Do đó điều không đúng về mặt phụng vụ là linh mục thêm những cử điệu kịch tính không được diễn tả trong luật chữ đỏ và không có nền tảng trong thực hành truyền thống của Giáo Hội.
Một số thực hành len lỏi vào trong phụng vụ, như việc bẻ bánh đang khi tường thuật hành động bẻ bánh của Chúa, đã bị cấm hẳn trong huấn thị “Redemptionis Sacramentum.”
Những thực hành khác, tuy không được nhắc tới cách riêng biệt cũng khuất phục một logic thúc đẩy sự cấm này. Ví dụ, một số linh mục có thói quen làm một cử điệu đưa bánh và chén lễ tới trước các tín hữu và nói “Hãy nhận lấy sự này, hỡi tất cả anh chị em.” Sư thêm một cử điệu kịch tính như thế không được biện minh từ quan niệm những chữ đỏ và có khuynh hướng làm chia trí hoàn toàn.
Tuy nhiên,, hơn hết, hành động này có xu hướng phá vỡ bốn hành động bữa Tiệc Ly mà Giáo Hội đã đặt tại những lúc khác nhau khi cử hành Thánh Thể. Bốn lúc này được diễn tả cách ngắn gọn bởi (bây giờ là giám Mục) Peter J. ELLiott trong những “ Lễ Nghi của Nghi Thức Roma Hiện Nay,” (chú thích cuối trang 59).
“ (1) Sự chuẩn bị các lễ phẩm (Ngưởi cầm lấy), (2)Kinh nguyện Thánh Thể (Người chúc phúc hay tạ ơn), và sau đó (3) sự bẻ bánh (Người bẻ), và sau cùng (4) sự hiệp thông (Người ban).”
Vì lẽ này Tôi tưởng chúng ta có thể khẳng định rằng sự chừng mực đặc điểm của nghi lễ Roma và sư thiếu cái khiếu kịch tính là dựa trên thần học và cảm giác tốt mục vụ.
Tiếp: Chứng thích tình dục với trẻ em và sự Phong chức
Sau cột báo trước của chúng tôi về sự thành phép của bí tích truyền chức liên quan với ý chỉ đúng, một đọc giả đã gợi ý một vấn đề rộng hơn. Anh ấy viết:
“Một trong những emails hỏi-thưa cuối cùng của cha, đề cập ý chỉ của một bí tích vì nó ảnh hưởng tới hiệu năng của bí tích. Con có câu hỏi này vì nó liên quan tới việc Cho Rước Lễ những con nít và những trẻ em chưa cò thể hiểu thấu đáo về bí tích Thánh Thể.
“Cha đã công bố: “Khi Giáo Hội nói về ý chỉ đúng liên quan tới sự thành phép bí tích, sự đòi buộc thật sự tối thiểu. Điều này cơ bản có nghia là người ban bí tích và kẻ nhận bí tích muốn ban và nhận bí tích như Giáo Hội hiểu điều ấy.
“Không buộc hiểu trọn vẹn bí tích về mặt thần học, cũng không cần ước muốn tất cả hiệu quả riêng biệt của bí ích. Như vậy theo lý thuyết một phi-Kitô hữu có thể rửa tội thành phép một người nếu chỉ có ý ban điều những Kitô hữu ban khi họ thực hiện lễ nghi này.
“Quan niệm thật sự đơn giản này khó mà làm cho một bí tích không thành sự từ quan điểm ý chỉ. Điều đó đòi hỏi lúc cử hành người ban bí tích hay là người nhận bí tích trong trí khôn chống đối hay khước từ điều họ xem ra nhận lãnh bên ngoài.’
“Câu hỏi của con là: Tại sao điều này không liên quan tới con nít và trẻ con về việc Rước Lễ? Xem ra có một sự không nhất quán trong thực hành phép rửa tội con nít và trong việc không -thực hành sự Rước Lể con nít. Con biết điếu ấy được thực hành tại phương Tây cho tới Công Đồng Trent, tới lúc này điều đó được chính thức thay đổi. Con cũng thấy phương Đông (bao gòm các người Công Giáo phương Đông cũng như các người Chính Thống Giáo phương Đông) vẫn còn cho trẻ nhỏ Rước Lễ. Xin cha giải thích. Cũng vậy, theo ý cha, thực hành này sẽ thay đổi tại phương Tây chăng?”
Một câu trả lời trọn vẹn cho câu hỏi này đòi hỏi một luận thuyết phát triển đầy đủ, nhưng tôi thiết nghĩ rằng thay vì sự không nhất quán chúng ta có thể nói đến những sự nhấn mạnh thần học khác nhau có nguồn gốc trong những thực hành mục vụ khác nhau.
Trước hết, tôi xin nói rằng lý do thực hành phương Tây hoản lại sự cho Rước Lễ cho đến tuổi khôn, là cơ bản dựa trên một quyết định mục vụ.
Tôi không tin rằng có thể đưa ra những vấn nạn thần học lành mạnh cho sự thực hành của phương Đông là ban tất cả ba bí tích gia nhập cho những trẻ em, và điều đó hoàn toàn rõ ràng từ viễn cảnh thần học bí tích phương Đông. Trên thực tế điều sẽ không nhất quán cho Giáo Hội phương Đông nếu ra sức chấp nhận thực hành của phương Tây vì sự gia nhập liên kết thân mật với quan niệm phương Đông về Giáo Hội và về ý nghĩa một người Kitô hữu là gì.
Thực hành Latinh hiện giờ đã phát triển trên nhiều thế kỷ và do đó đã được gắn trong não trạng các mục tử và các tín hữu cũng như đã được mã hoá trong luật. Như vậy, đang khi tôi tin rằng trên lý thuyết không có lý do tại sao Gíao Hội Latinh không thể chấp nhận thực hành phương Đông, thì sự có lẽ xảy ra như vậy là hiếm có.
Một sự thay đổi như thế sẽ đòi hỏi những sự điều chỉnh thâm sâu trong một số giả định cơ bản mục vụ, thiêng liêng và xã hội, nhiều giả định đã được chứng minh có giá trị lớn tong sự đem các linh hồn tới gần Chúa hơn qua bao thế kỷ.
Giữa những lý do tại sao việc cho em nhỏ Rước Lễ đã biến mất khỏi Giáo Hội phương Tây, là sự tiếp cận khác biệt đối với bí tích thêm sức. Tại Phương Tây, sự ước muốn giữ giám mục như thừa tác viên bình thường của bí tích này dẫn tới chỗ phân cách bí tích thêm sức khỏi bí tích rửa tội.
Qua nhiều thế kỷ sự Rước Lễ lần đầu chung chung còn được ban sau thêm sức do một sự hoãn lại trong bí tích này. Cho tới thời đại Đưc Giáo hoàng Pius X hầu hết trẻ em rước lễ lần đầu lúc 12 tuổi. Sau khi Đức thánh giáo Hoàng hạ tuổi Rước lễ xuống còn 7 tuổi, nhiều trẻ nhỏ hơn đã được bắt đầu cho rước Lễ trước khi chịu thêm sức.
Một lý do khác là sự giảm chung trong việc Rước Lễ. Con số những kẻ rước lễ đều đều bắt đầu giảm lối thế kỷ thứ bốn và không bắt đầu cải thiện cho tới thế kỷ 17. Khó mà nghĩ tới việc cho trẻ nhỏ Rước Lễ khi cha mẹ chúng chỉ rước một năm một lần.
Một lý do thực tế là sự biến mất, tại phương Tây, của việc Rước Lễ dưới hai hình, gần như không thể ban Thánh Thể cho trẻ nhỏ không khả năng ăn thức ăn cứng. Sự Rước Lễ dưới hai hình không bao giờ giảm sút khỏi Kitô Giáo Phương Đông và được ban cho con nít mới sinh dưới hình rượu.
Đó là một số mạng lưới phức tạp các nguyên nhân đã dẫn tới thực hành hiện nay. Những lý do như cần bảo đảm sự hiểu biết đủ về mầu nhiệm người ta phải rước là có cơ sở, hợp lý và có giá trị trong bối cảnh kinh nghiệm sống của Giáo Hội Latinh. Nhưng những lý do đó là thực tế và mục vụ hơn là những luận cứ giáo lý.
ROME- Giải đáp của cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.
Lúc truyền phép bánh trong Thánh Lễ, có buộc linh mục cầm bánh nâng lên với hai tay, không? Tại nhà thờ chúng con, linh mục nâng bánh lên bằng một tay thôi trong một cách hững hờ. Điều này làm cho con gần như bất mãn, vì con chỉ có thể nghĩ rằng điều này gởi tới một sứ điệp bất kính cho cộng đồng nhà thờ. Con muốn biết ý nghĩ của cha về vấn đề này.—k.S., Frankfurt, Germany
Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma không có nói chi tiết về nghi thức này. Những qui tắc phụng vụ và luật chữ đỏ xung quanh việc truyền phép trong sách lễ, cũng không quyết định minh nhiên linh mục phải cầm bánh hai tay. Luật chữ đỏ như sau:
Trong những công thức [truyền phép] sau đây, những lời Chúa phải được đọc rõ ràng và dõng dạc, vì bản tánh những lời này đòi hỏi.
“2. Linh mục cầm lấy bánh và, và nâng lên khỏi bàn thờ một chút, đọc tiếp:
“3 Linh mục bái đầu một chút [và nói “Hãy nhận lấy sự này” v.v.]
“4. Ngài cầm bánh đã truyền phép, nâng lên cho cộng đoàn thấy, rồi lại đặt xuống trên đĩa thánh, và cuối mình sâu thờ lạy.
“5. Sau đó, Linh mục đọc tiếp: [Cùng một thể thức ấy” v.v..]
“6. Linh mục cầm chén thánh và, nâng lên khỏi bàn hờ một chút và đọc tiếp:
“7. Linh mục hơi cúi mình [nói “Hãy nhận lấy sự này” v.v.]
“8. Linh mục nâng chén thánh lên cho cộng đoàn thấy, rồi lại đặt xuống khăn thánh, và cúi mình sâu thờ lạy.”
Nếu chúng ta hạn chế mình theo một sự giải thích tối thiểu các chữ đỏ, chúng ta phải nói không có luật buộc nhặc phải cầm bánh thánh trong hai tay.
Tuy nhiên, những qui tắc phụng vụ của lễ nghi bình thường, dầu không còn diễn tả chi tiết mỗi cử chỉ, có khuynh hướng giả định sự liên tục trong thực hành lâu đời. Như vậy có nhiều lý do để chấp nhận rằng khi chỉ nói linh mục “cầm lấy bánh,” nhà làm luật giả thiết rằng linh mục sẽ làm vậy với hai tay như buộc trong hình thức bất thường của nghi thức Roma.
Chắc chắn đó là thực hành tự nhiên nhất và điều đó được theo bởi đa số áp đảo linh mục khắp thế gíơi. Cầm bánh và chén lễ trên hai tay cho khỏi mỏi mệt, chỉ sự tôn kính và sự điềm tỉnh lớn hơn khi thực hiện nghi thức này. Như đọc giả chúng tôi chỉ rõ, cầm bánh thánh bằng một tay có thể gợi lên một ấn tượng uể oải về phía linh mục đối với Thánh Thể.
Đàng khác thực hành này hoàn toàn được thanh minh khi một linh mục bị ngăn trở về mặt thể lý, như trường hợp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II cầm bánh thánh bằng một tay khi ngài không thể kiểm soát hai tay. Trong một trường hợp như thế sự thiếu thẩm mỹ được bù trừ hơn nữa bởi lòng sốt sắng của linh mục trong thừa tác vụ mang tính giáo dục của ngài và sự nuôi dưỡng các tín hữu.
Sau cùng, điều quan trọng là nhớ rằng hơn hết chúng ta đang ở trước một sự truyền phép dưới dạng kể truyện về những biến cố cứu độ chớ không trước một kịch câm kể truyện lịch sử hay là một thảm kịch. Do đó điều không đúng về mặt phụng vụ là linh mục thêm những cử điệu kịch tính không được diễn tả trong luật chữ đỏ và không có nền tảng trong thực hành truyền thống của Giáo Hội.
Một số thực hành len lỏi vào trong phụng vụ, như việc bẻ bánh đang khi tường thuật hành động bẻ bánh của Chúa, đã bị cấm hẳn trong huấn thị “Redemptionis Sacramentum.”
Những thực hành khác, tuy không được nhắc tới cách riêng biệt cũng khuất phục một logic thúc đẩy sự cấm này. Ví dụ, một số linh mục có thói quen làm một cử điệu đưa bánh và chén lễ tới trước các tín hữu và nói “Hãy nhận lấy sự này, hỡi tất cả anh chị em.” Sư thêm một cử điệu kịch tính như thế không được biện minh từ quan niệm những chữ đỏ và có khuynh hướng làm chia trí hoàn toàn.
Tuy nhiên,, hơn hết, hành động này có xu hướng phá vỡ bốn hành động bữa Tiệc Ly mà Giáo Hội đã đặt tại những lúc khác nhau khi cử hành Thánh Thể. Bốn lúc này được diễn tả cách ngắn gọn bởi (bây giờ là giám Mục) Peter J. ELLiott trong những “ Lễ Nghi của Nghi Thức Roma Hiện Nay,” (chú thích cuối trang 59).
“ (1) Sự chuẩn bị các lễ phẩm (Ngưởi cầm lấy), (2)Kinh nguyện Thánh Thể (Người chúc phúc hay tạ ơn), và sau đó (3) sự bẻ bánh (Người bẻ), và sau cùng (4) sự hiệp thông (Người ban).”
Vì lẽ này Tôi tưởng chúng ta có thể khẳng định rằng sự chừng mực đặc điểm của nghi lễ Roma và sư thiếu cái khiếu kịch tính là dựa trên thần học và cảm giác tốt mục vụ.
Tiếp: Chứng thích tình dục với trẻ em và sự Phong chức
Sau cột báo trước của chúng tôi về sự thành phép của bí tích truyền chức liên quan với ý chỉ đúng, một đọc giả đã gợi ý một vấn đề rộng hơn. Anh ấy viết:
“Một trong những emails hỏi-thưa cuối cùng của cha, đề cập ý chỉ của một bí tích vì nó ảnh hưởng tới hiệu năng của bí tích. Con có câu hỏi này vì nó liên quan tới việc Cho Rước Lễ những con nít và những trẻ em chưa cò thể hiểu thấu đáo về bí tích Thánh Thể.
“Cha đã công bố: “Khi Giáo Hội nói về ý chỉ đúng liên quan tới sự thành phép bí tích, sự đòi buộc thật sự tối thiểu. Điều này cơ bản có nghia là người ban bí tích và kẻ nhận bí tích muốn ban và nhận bí tích như Giáo Hội hiểu điều ấy.
“Không buộc hiểu trọn vẹn bí tích về mặt thần học, cũng không cần ước muốn tất cả hiệu quả riêng biệt của bí ích. Như vậy theo lý thuyết một phi-Kitô hữu có thể rửa tội thành phép một người nếu chỉ có ý ban điều những Kitô hữu ban khi họ thực hiện lễ nghi này.
“Quan niệm thật sự đơn giản này khó mà làm cho một bí tích không thành sự từ quan điểm ý chỉ. Điều đó đòi hỏi lúc cử hành người ban bí tích hay là người nhận bí tích trong trí khôn chống đối hay khước từ điều họ xem ra nhận lãnh bên ngoài.’
“Câu hỏi của con là: Tại sao điều này không liên quan tới con nít và trẻ con về việc Rước Lễ? Xem ra có một sự không nhất quán trong thực hành phép rửa tội con nít và trong việc không -thực hành sự Rước Lể con nít. Con biết điếu ấy được thực hành tại phương Tây cho tới Công Đồng Trent, tới lúc này điều đó được chính thức thay đổi. Con cũng thấy phương Đông (bao gòm các người Công Giáo phương Đông cũng như các người Chính Thống Giáo phương Đông) vẫn còn cho trẻ nhỏ Rước Lễ. Xin cha giải thích. Cũng vậy, theo ý cha, thực hành này sẽ thay đổi tại phương Tây chăng?”
Một câu trả lời trọn vẹn cho câu hỏi này đòi hỏi một luận thuyết phát triển đầy đủ, nhưng tôi thiết nghĩ rằng thay vì sự không nhất quán chúng ta có thể nói đến những sự nhấn mạnh thần học khác nhau có nguồn gốc trong những thực hành mục vụ khác nhau.
Trước hết, tôi xin nói rằng lý do thực hành phương Tây hoản lại sự cho Rước Lễ cho đến tuổi khôn, là cơ bản dựa trên một quyết định mục vụ.
Tôi không tin rằng có thể đưa ra những vấn nạn thần học lành mạnh cho sự thực hành của phương Đông là ban tất cả ba bí tích gia nhập cho những trẻ em, và điều đó hoàn toàn rõ ràng từ viễn cảnh thần học bí tích phương Đông. Trên thực tế điều sẽ không nhất quán cho Giáo Hội phương Đông nếu ra sức chấp nhận thực hành của phương Tây vì sự gia nhập liên kết thân mật với quan niệm phương Đông về Giáo Hội và về ý nghĩa một người Kitô hữu là gì.
Thực hành Latinh hiện giờ đã phát triển trên nhiều thế kỷ và do đó đã được gắn trong não trạng các mục tử và các tín hữu cũng như đã được mã hoá trong luật. Như vậy, đang khi tôi tin rằng trên lý thuyết không có lý do tại sao Gíao Hội Latinh không thể chấp nhận thực hành phương Đông, thì sự có lẽ xảy ra như vậy là hiếm có.
Một sự thay đổi như thế sẽ đòi hỏi những sự điều chỉnh thâm sâu trong một số giả định cơ bản mục vụ, thiêng liêng và xã hội, nhiều giả định đã được chứng minh có giá trị lớn tong sự đem các linh hồn tới gần Chúa hơn qua bao thế kỷ.
Giữa những lý do tại sao việc cho em nhỏ Rước Lễ đã biến mất khỏi Giáo Hội phương Tây, là sự tiếp cận khác biệt đối với bí tích thêm sức. Tại Phương Tây, sự ước muốn giữ giám mục như thừa tác viên bình thường của bí tích này dẫn tới chỗ phân cách bí tích thêm sức khỏi bí tích rửa tội.
Qua nhiều thế kỷ sự Rước Lễ lần đầu chung chung còn được ban sau thêm sức do một sự hoãn lại trong bí tích này. Cho tới thời đại Đưc Giáo hoàng Pius X hầu hết trẻ em rước lễ lần đầu lúc 12 tuổi. Sau khi Đức thánh giáo Hoàng hạ tuổi Rước lễ xuống còn 7 tuổi, nhiều trẻ nhỏ hơn đã được bắt đầu cho rước Lễ trước khi chịu thêm sức.
Một lý do khác là sự giảm chung trong việc Rước Lễ. Con số những kẻ rước lễ đều đều bắt đầu giảm lối thế kỷ thứ bốn và không bắt đầu cải thiện cho tới thế kỷ 17. Khó mà nghĩ tới việc cho trẻ nhỏ Rước Lễ khi cha mẹ chúng chỉ rước một năm một lần.
Một lý do thực tế là sự biến mất, tại phương Tây, của việc Rước Lễ dưới hai hình, gần như không thể ban Thánh Thể cho trẻ nhỏ không khả năng ăn thức ăn cứng. Sự Rước Lễ dưới hai hình không bao giờ giảm sút khỏi Kitô Giáo Phương Đông và được ban cho con nít mới sinh dưới hình rượu.
Đó là một số mạng lưới phức tạp các nguyên nhân đã dẫn tới thực hành hiện nay. Những lý do như cần bảo đảm sự hiểu biết đủ về mầu nhiệm người ta phải rước là có cơ sở, hợp lý và có giá trị trong bối cảnh kinh nghiệm sống của Giáo Hội Latinh. Nhưng những lý do đó là thực tế và mục vụ hơn là những luận cứ giáo lý.
Giáo dục truyền thông
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
08:56 05/10/2008
GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG.
Tôi đọc trên Vietcatholic.net (Thứ Bảy 04/10/2008) bài viết “Ngay từ bé đã được dạy cho biết giả dối. Bạn nghĩ sao về bài báo này?” (Tiền Phong): Mời các bạn xem "Thiếu niên tiền phong" số 79(9-2008) trang 3, mục "câu chuyện thứ tư", tựa đề " Ông ấy có còn xứng đáng". Bài viết đầu độc ngay cả đầu óc tuổi thiếu nhi.
Đọc liên tiếp thêm 3 bài nữa: “Bên Trong Luỹ Tre Làng” của tác giả Trùng Dương, bài “Cảm nghĩ về bài viết trên báo TNTP” của Têrêxa, một học sinh Công giáo Hà Nội và bài “Truyền thông hầm chông” tác giả Đỗ Thái Nhiên, tôi cùng thao thức với tác giả Trùng Dương “Điều tôi nghĩ là nhân loại đi tìm sự thật, cái tích cực chứ không ai tìm sự gian trá. Thế nên, việc đọc lại “Quan điểm của Hội Đồng Giám Mục” (25.9.2008 họp tại Xuân Lộc) là cách thức nhắc nhở chúng ta trong việc giáo dục con cháu trong gia đình. Đó sẽ là cách thức chúng ta loại trừ những hạt cỏ lùng gian trá, đồng thời trồng vào lòng con em chúng ta tính chân thật; bởi lẽ “Truyền thông là cội nguồn của cảm thông và hợp tác, của hòa bình và công lý” ( Đỗ Thái Nhiên).
Giáo dục truyền thông, đạo đức truyền thông là những vấn đề quan trọng đang đựơc Giáo Hội Công Giáo rất quan tâm, đặc biệt là trong giáo dục giới trẻ “Giáo dục truyền thông đòi hỏi việc huấn luyện trẻ em sử dụng tự do của chúng. Trẻ em phải được tiếp cận với những gì thật đẹp đẽ và đạo đức” (INTER MIRIFICA, số 2).
Một vài hướng dẫn của Giáo hội về giáo dục truyền thông.
Thế kỷ XXI được mệnh danh là thời đại văn minh trí tuệ hay kỷ nguyên toàn cầu hoá. Nhờ toàn cầu hoá thông tin, cộng đồng nhân loại xích lại gần nhau hơn và cùng chung nhịp đập con tim như chưa từng thấy. Do những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin nên thế giới hôm nay là một thế giới đa diện về truyền thông. Thời hiện đại với những xa lộ thông tin. Truyền hình, phim ảnh, điện thoại di động, internet…tràn ngập không chỉ chốn đô thị mà cả miền nông thôn vùng sâu vùng xa.
Có những thành quả lớn lao mà ngành truyền thông mang lại cho cuộc sống con người nhưng cũng có vô vàn cái xấu đã len lõi và làm băng hoại các thế hệ trẻ. Giáo hội luôn ưu tư về trách nhiệm giáo dục thanh thiếu niên cần phải biết sử dụng các phương tiện truyền thông trong những nẻo đường chân thiện mỹ.
Trước những chuyển biến khoa học thời hậu Thế Chiến, đặc biệt về mặt truyền thông, Công Đồng Vatican 2 đã công bố Sắc Lệnh về các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội “INTER MIRIFICA”. Ngay lời mở đầu có đoạn nhận định: “…trổi vượt hơn cả là những phương tiện tự bản tính không những có thể liên hệ và ảnh hưởng tới từng người, mà còn chính đến đại chúng và toàn thể xã hội nhân loại như: báo chí, điện ảnh, phát thanh, vô tuyến truyền hình và những thứ khác tương tự..”(IM, 1). Sắc lệnh “INTER MIRIFICA” đựơc coi là văn kiện tiên phong liên quan đến các nghành Truyền Thông, mở ra một cái nhìn tương đối mang tính đối thoại với nhân loại và ngỏ lời muốn dấn thân cộng tác với xã hội. Văn kiện này làm nền cho các văn kiện sau này của Giáo hội về mặt Truyền Thông, khi mà Internet trở nên một lãnh vực vạn năng như hiện nay.
Sắc lệnh mời gọi: “Mọi con cái Giáo hội phải đồng tâm hiệp lực, chẳng những không ngần ngại mà phải hết sức hăng say, sử dụng ngay những phương tiện Truyền thông xã hội một cách đắc lực vào các công việc Tông Đồ khác nhau tuỳ theo những đòi hỏi cụ thể của hoàn cảnh và thời gian..”(IM,13)
Năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêđictô đã chọn chủ đề cho sứ điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông Lần Thứ 41 là: Trẻ em và truyền thông, một thách đố cho giáo dục.
Sứ điệp phân tích về mối tương quan: Trẻ em, phương tiện truyền thông và giáo dục. Sứ điệp còn nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của cha mẹ, giáo xứ, nhà trường, và Giáo hội trong việc huấn luyện thiếu nhi biết sử dụng các phương tiện truyền thông.
Giáo dục các em sử dụng các phương tiện truyền thông thích hợp là cần thiết về văn hoá đạo đức và tinh thần của trẻ em. Cha mẹ, Giáo hội và nhà trường có trách nhiệm giáo dục các em biết phân biệt các phương tiện truyền thông. Cha mẹ đóng vai trò quan trọng nhất (số 2).
Giáo dục truyền thông đòi hỏi việc huấn luyện trẻ em sử dụng tự do của chúng. Trẻ em phải được tiếp cận với những gì thật đẹp đẽ và đạo đức. Cần phải giới thiệu những tác phẩm văn học cổ điển, những hình thức nghệ thuật tốt đẹp và âm nhạc có tính cách hướng thượng cho trẻ em (số 2).
Đây là một nghĩa vụ cam go đối với giáo dục truyền thông vì trẻ em khi mà chúng đi quá sự tự do, sẽ có nguy cơ truy tìm lạc thú và những kinh nghiệm mới. Đây là gông cùm chứ không phải là tự do (số 2).
Báo tuổi trẻ cuối tuần(17.12.2007) có bài viết: “Lợi nhuận và lương tâm” của tác giả P.T.Kim Liên, phản ánh một thực trạng thật đáng lo ngại thời nay.
Game online là một trò chơi hấp dẫn đối với mọi lứa tuổi. Và đây cũng chính là nỗi lo của các bậc phụ huynh.
Theo tôi, không riêng gì phụ huynh học sinh, đây cũng chính là nỗi lo của xã hội, của những người quan tâm đến thế hệ trẻ. Phải làm sao để có thể giảm bớt cường độ chơi game online, làm sao để có thể lôi kéo các em ra khỏi thế giới ảo trở về với công việc đời thường, làm sao trả lại cho các em trí óc minh mẫn để có thể tiếp thu tốt bài học, thấy được mục đích để đi tới?
Chúng ta không thể ngăn chặn các game thủ. Cha mẹ không ngăn được con cái. Thầy cô không ngăn được học sinh. Chúng ta đành bất lực nhìn các em phung phí tiền của và sức khoẻ vào game online.
Mọi người đã mừng khi thấy Nhà nước can thiệp. Qui định hạn chế giờ chơi đã phần nào làm cho cha mẹ và thầy cô an tâm. Thế nhưng mới đây, trò chơi "Võ lâm truyền kỳ" lại tạo ra một không khí sôi động mới trong các game thủ khi vừa mở ra một trương trình mới. Đó là việc các game thủ phải đăng ký một tài khoản hoàn toàn mới, và ra sức "luyện công" sao cho từ ngày bắt đầu là 1-12-2006 đến hết ngày 28-1-2007 các game thủ đạt được cấp độ 100, khi đó phần thưởng sẽ là một con "Phi vân thần mã", một con ngựa với những tính năng tuyệt vời mà các game thủ không thể có bằng cách mua hay chơi trong điều kiện bình thường. Thế thì các game thủ sẽ ra sức tham gia chương trình đặc biệt này để có được phần thưởng.
Điều tôi muốn nói ở đây là điều kiện chơi hết sức khó khăn. Thế mà trong khoảng 58 ngày ( 1-12-2006 đến 28-1-2007 ), các game thủ phải đạt tới cấp độ 100. Vậy các em sẽ chơi như thế nào? Ngày đêm miệt mài “ luyện công” chăng? Mà thời gian này lại chính là thời điểm chuẩn bị ôn tập và thi học kỳ 1 của năm học.
Tại sao trò chơi “võ lâm truyền kỳ” lai có một chương trình khuyến mãi như thế? Những người làm chủ trò chơi này có ý nghĩ gì đến các em học sinh không, hay họ chỉ cần lợi nhuận mà bỏ hết mọi điều?
Trong số 3 của Sứ điệp Truyền Thông, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: bất cứ khuynh hướng sản xuất những chương trình và những sản phẩm, bao gồm những phim hoạt hình và những trò chơi băng hình, nhân danh giải trí để để cao bạo lực và mô tả những hành vi chống xã hội hay sự tầm thường hoá tính dục con người đều là một sự thối tha, và càng đáng nguyền rủa hơn hết khi những chương trình này nhắm vào thanh thiếu niên. Với những kẻ đó “thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà xô xuống biển, còn lợi cho nó” (Lc 17,2).
Trước bao nhiêu là thách đố hiện nay do ảnh hưởng công nghệ thông tin, những người có trách nhiệm cần suy nghĩ về thao thức của Đức Thánh Cha: mong ước chân thành của các bậc cha mẹ thầy cô giáo muốn giáo dục trẻ em trong những nẻo đường chân thiện mỹ chỉ có thể được nâng đỡ bởi kỹ nghệ truyền thông nếu nó đề cao phẩm giá căn bản của con người, giá trị đích thực của hôn nhân và đời sống gia đình, những thành quả và mục tiêu tích cực của nhân loại. Vì thế, không chỉ các bậc cha mẹ và thầy cô giáo mà cả những ai có ý thức trách nhiệm dân sự cũng thấy một nhu cầu đặc biệt có ích và thậm chí cấp bách là truyền thông phải gắn bó với việc đào tạo có hiệu quả, và với những tiêu chuẩn đạo đức (số 3).
Sắc lệnh “INTER MIRIFICA” căn dặn: “…để khỏi làm hại hơn là làm ích cho các tâm hồn, các hoạt động truyền thông phải tuyệt đối tuân theo luật luân lý, nhất là nếu đề cập đến những vấn đề đòi hỏi phải được kính trọng tương xứng, hay đề cập đến những gì dễ khích động dục vọng xấu xa của con người đã mang vết tội tổ tông” (IM,7)
Riêng đối với giới trẻ và phụ huynh, Sắc Lệnh bày tỏ mối quan tâm đặc biệt: “Phải lo tập cho quen điều độ và kỷ luật trong việc dùng những phương tiện này. Ngoài ra họ cũng phải cố gắng thấu hiểu sâu xa hơn những điều họ thấy, nghe và đọc…Còn bậc phụ huynh thì phải nhớ mình có bổn phận tận tâm coi sóc kẻo những thứ trái nghịch với Đức Tin, trái thuần phong mỹ tục lọt vào ngưỡng cửa gia đình…” (IM,10).
Ngày nay, giáo xứ và trường học của Giáo hội cần phải trên tuyến đầu của giáo dục truyền thông. Trên tất cả, Giáo hội ao ước chia sẽ một viễn kiến về phẩm giá nhân loại là trọng tâm của mọi truyền thông xứng đáng của loài người “Khi nhìn với đôi mắt của Chúa Kitô, tôi có thể trao cho tha nhân nhiều hơn những nhu cầu bề ngoài của họ; tôi có thể trao cho họ ánh mắt yêu thương mà họ thèm khát” (Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, số 18). Đức Thánh Cha định hướng cho công cuộc giáo dục trẻ em trong lãnh vực Truyền thông là cần phải theo gương Chúa Kitô, Đấng “ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng” (Mc 10,16).(số 4).
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục là sự nghiệp của toàn thể mọi người. Gia đình và giáo xứ có vai trò thật quan trọng. Phát huy cách toàn diện khả năng trí tuệ của con người, đòi hỏi phải quan tâm và chú tâm phát huy khả năng phân tích và tổng hợp, khả năng phán đoán và nhận định, khả năng sáng tạo và nhìn xa trông rộng, khả năng lựa chọn và quyết định thực hành điều chân thiện mỹ. Tất cả những khả năng đó tạo nên nền tảng vững chắc cho việc xây dựng một nhân cách vẹn toàn và trưởng thành cho con người hôm nay. Do đó, bậc phụ huynh không thể phó mặc việc giáo dục con em cho nhà trường ngày nay. Các gia đình và giáo xứ hãy quan tâm và quyết tâm góp phần phát triển con người toàn diện về mọi mặt thể chất và trí tuệ, tinh thần và tâm linh, giúp các em ngày càng lớn lên càng nên người tốt, người chân chính và trung thực, người hữu ích cho gia đình, cho quê hương đất nước và cho Giáo hội. Đó cũng là góp phần phát triển vững bền xã hội và nâng cao nền văn hoá và đạo đức của Dân tộc Việt nam trong tiến trình toàn cầu hoá hôm nay. (x. Thư mục vụ mùa khai trường năm học 2006-2007 của Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn).
Trong “Thư Năm Học 2008-2009 gửi Sinh viên- Học sinh Công giáo Giáo phận Kontum”(VietCatholic News Thứ Năm 28/08/2008), Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám Mục Giáo Phận Kontum đã quan tâm đặc biệt đến giáo dục truyền thông.
Nơi số 2, “việc sử dụng internet”, Ngài viết: Cha cũng không bỏ qua mà không nhắc tới việc sử dụng máy vi tính và internet. Cha biết có những nước, chẳng hạn như Thái Lan, đã lên chương trình trang bị vi tính cho cả các em tiểu học. Tốt lắm! Cha cũng mong sao người trẻ các con cũng sớm được hưởng chế độ như thế! Nhưng vi tính và internet cũng như con dao sắc, không biết sử dụng đúng đắn sẽ mau chóng trở thành nạn nhân. Tâm hồn non trẻ các con sớm bị ô nhiễm và băng hoại. Dó đó, với hiện tình hôm nay, cha cầu mong các con được hướng dẫn dùng vi tính và internet vào việc học tập theo mức độ tuổi các con, thay vì lao đầu vào đó để sao nhãng việc học như nhiều nơi đã và đang phá hủy “tuổi trẻ” của các con.
Riêng các gia đình Công Giáo cũng như các gia đình mở dịch vụ internet, cha cầu mong:
(1)- Các cha mẹ đặt để máy vi tính tại những phòng chung, những nơi có người qua lại, có thời gian biểu học trên máy vi tính và cài đặt chương trình hợp lý nhất.
(2)- Các vị mở dịch vụ internet, không mở gần trường và cũng không chấp nhận để các học sinh lao đầu vào các thứ trò chơi bạo lực hoặc dâm ô, càng không mở vào các giờ học tập. Các cha xứ và các bậc cha anh sẽ khai triển vấn đề này với các con và với các nhà giáo dục cùng toàn xã hội hôm nay.
Lm Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô trong bài viết “Giáo dục nhằm tạo nên con người như thế nào?” đã nói đến mục đích của giáo dục là nhằm tạo nên: Trước hết đó là một con người chủ động, năng động, có khả năng phát triển, làm phong phú mình không ngừng nhờ sự tự do, nhờ óc tò mò, thích học hỏi, sáng tạo, thích nỗ lực và biết tự suy nghĩ. Thứ đến là một con người phát triển hài hòa, cân đối: trí tuệ và con tim, vừa có tri thức vừa giàu tình cảm; vừa có lý tưởng ("tò mò trước những gì là cao đẹp và lớn lao") vừa thực tế ("tìm được công việc nuôi sống mình"); vừa phát triển và khẳng định mình nhưng đồng thời lại biết cởi mở và đến với người khác, với cộng đồng… Ông Sarkozy, Tổng thống Pháp nhấn mạnh cách riêng tới CÁI ĐẸP, tới văn hóa, nghệ thuật, thi ca, "cũng như bất kỳ hình thái nghệ thuật nào khác biết thể hiện con người..."; ông viết: "Con em chúng ta phải được gặp gỡ các nhà văn, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, nghệ nhân, kỹ sư, doanh nhân để nghe những người này chia sẻ tình yêu dành cho cái đẹp, sự thật, sự tìm tòi phát hiện và sáng tạo."(nguoitinhuu.com).
Ước mong một Năm Học Mới, thanh thiếu niên đựơc học hỏi những cái đẹp, cái hay, cái thật, cái lành mạnh trong sáng, nhờ đó các em đạt được những thành quả tốt đẹp, góp phần “làm cho các con nên người hơn, nên người con Chúa, nên người anh em với nhau hơn”. (Thư ĐGM GPKontum).
Bài Giáo Lý mới VI của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô: Luôn luôn Làm theo Chân Lý của Tin Mừng
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
10:18 05/10/2008
Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI trong buổi triều yết ngày thứ tư mùng 1/10/2008 tại quảng trường Thánh Phêrô. ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý dành cho khuôn mặt và tư tưởng của Thánh Phaolô.
Anh Chị em thân mến,
Lòng kính trọng và mến phục đối với Nhóm Mười Hai mà Thánh Phaolô đã luôn nuôi dưỡng, không bị giảm đi khi ngài thẳng thằn bảo vệ chân lý của Tin Mừng, và Tin Mừng không là gì khác hơn Đức Chúa Giêsu Kitô, là Chúa. Hôm nay chúng ta muốn ngừng lại ở hai biến cố chứng tỏ sự mến phục này, và đồng thời, cũng chứng tỏ sự tự do mà Thánh Tông Đồ nói với Thánh Phêrô (Kêpha) và các Tông Đồ khác: là biến cố gọi là Công Đồng Giêrusalem và biến cố xảy ra ở Antiôkia tại Syria, mà ngài nhắc đến trong thư gửi tín hữu Galatê (x. Gal 2:1-10; 2:11-14).
Mỗi công đồng và Thượng Hội Đồng Giám Mục của Hội Thánh là một “biến cố của Chúa Thánh Thần” và thu gồm mọi ước vọng của toàn thể Dân Thiên Chúa. Những ai được tham dự Công Đồng Vaticanô II đã cảm nghiệm được điều này cách riêng. Vì thế mà Thánh Luca trong khi cho chúng ta biết tin tức về công đồng đầu tiên của Hội Thánh, xảy ra tại Giêrusalem, đã giới thiệu bức thư các Tông Đồ gửi cho các cộng đồng Kitô Hữu ở nước ngoài trong hoàn cảnh ấy thế này: “Đây là quyết định của Chúa Thánh Thần và của chúng tôi (Cv 15:28). Chúa Thánh Thần, là Đấng hoạt động trong toàn thể Hội Thánh, nắm tay các Tông Đồ mà hướng dẫn các ngài trong giờ phút phải theo những đường hướng mới hay hoàn thành các đồ án của các ngài. Chúa Thánh Thần là người thợ chính trong việc xây dựng Hội Thánh.
Tuy nhiên, cuộc hội họp ở Giêrusalem đã xảy ra trong lúc có sự căng thẳng không nhỏ trong cộng đồng đầu tiên. Sự căng thẳng này liên quan đến việc trả lời vấn nạn là đây có phải là cơ hội để đòi hỏi các dân ngoại trở lại cùng Đức Chúa Giêsu Kitô, là Chúa, phải cắt bì hay để cho họ được tự do không phải giữ luật Môsê, nghĩa là, không phải giữ các điều luật cần thiết để thành một người công chính, tuân phục lề luật, và trên hết, không phải giữ các luật lệ liên quan đến các nghi thức thanh tẩy, các thức ăn trong sạch và không trong sạch, cùng ngày Sabat.
Thánh Phaolô trong Thư gửi tín hữu Galatê 2:1-10 cũng đề cập đến cuộc họp ở Giêrusalem: Mười bốn năm sau cuộc gặp gỡ của ngài với Đấng Phục Sinh trên đường đi Đamascô – chúng ta đang ở hậu bán thập niên 40 – Thánh Phaolô rời Antiôkia của Syria cùng với Thánh Barnaba, và có Titô, là cộng sự viên trung tín của ngài, có lẽ gốc Hy lạp, đã không bị bắt buộc phải cắt bì khi gia nhập Hội Thánh. Trong trường hợp này, Thánh Phaolô trình với Nhóm Mười Hai, được coi là những bậc vị vọng, Tin Mừng về sự tự do không lệ thuộc vào lề luật của ngài (x. Gal 2:6).
Trong ánh sáng của cuộc gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh của ngài, ngài đã hiểu rằng qua việc chuyển sang Tin Mừng của Đức Chúa Giêsu Kitô, Dân Ngoại không còn cần phải chịu cắt bì, giữ luật về thực phẩm và ngày Sabat, như dấu chỉ của sự công chính: Đức Kitô là sự công chính của chúng ta, và “công chính” là tất cả những gì làm theo Người. Các dấu hiệu khác không còn cần thiết nữa để trở nên công chính. Trong Thư gửi tín hữu Galatê, với một ít lời, ngài đã nói về sự phát triển trong hội nghị: Ngài nhắc lại cách hăng say rằng Tin Mừng tự do khỏi lề luật được các Thánh Giacôbê, Kêpha và Gioan, “là những cột trụ”, chấp thuận, là những vị đã đưa tay phải ra cho ngài và Thánh Barnaba như dấu hiệu hiệp thông trong hội thánh trong Đức Kitô (Gal 2:9).
Như chúng ta đã lưu ý, nếu đối với Thánh Luca, Công Đồng Giêrusalem diễn tả hành động của Chúa Thánh Thần, thì đối với Thánh Phaolô, Công Đồng này nhìn nhận cách dứt khoát sự tự do, được chia sẻ bởi tất cả những ai được tham gia: sự tự do khỏi những bó buộc phát xuất từ việc cắt bì và Lề Luật. Đó là sự tự do mà "Đức Kitô đã giải thoát cho chúng ta cho chúng ta được tự do", và chúng ta đừng mang lấy ách nô lệ một lần nữa (x. Gal 5:1). Hai hình thức mà Thánh Phaolô và Thánh Luca diễn tả Hội Nghị tại Giêrusalem kết hợp với nhau trong hành động giải phóng của Chúa Thánh Thần, bởi vì “nơi nào có Thánh Thần của Chúa thì nơi ấy có tự do”, như ngài nói trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô (x. 3:17).
Vì tất cả những điều ấy, như chúng ta thấy rõ trong các Thư của Thánh Phaolô, sự tự do của Kitô hữu không bao giờ đồng hóa với quyền hay ý muốn tự do muốn làm gì thì làm. Nó được thực hành theo Đức Kitô, và như thế, trong việc thật sự phục vụ con người, trước hết, là những người nghèo túng nhất. Vì lý do đó, Thánh Phaolô tường trình về việc kết thúc hội nghị bằng việc nhắc lại điều mà các Tông Đồ đề nghị với ngài: “Chỉ một điều này là chúng ta phải nhớ đến những người nghèo khó, là điều mà tôi vẫn tha thiết thực hiện” (Gal 2:10).
Mỗi Công Đồng đều được phát sinh từ Hội Thánh và trở về với Hội Thánh: Trong trường hợp này Công Đồng trở về với việc lưu tâm đến người nghèo, là điều mà Thánh Phaolô ghi chú trong các Thư của ngài, trước hết là những người trong Hội Thánh tại Giêrusalem. Trong việc lưu tâm đến người nghèo, được minh chứng cách đặc biệt trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô (x. 8-9) và trong kết luận của Thư gửi tín hữu Rôma (x. 15), Thánh Phaolô chứng tỏ lòng trung thành của ngài đối với quyết định đã được trưởng thành trong hội nghị.
Đương nhiên là chúng ta chưa hoàn toàn hiểu được ý nghĩa mà Thánh Phaolô và các cộng đoàn của ngài gán cho việc quyên góp giúp đỡ người nghèo ở Giêrusalem. Đó là một sáng kiến hoàn toàn mới trong toàn cảnh của các sinh hoạt tôn giáo. Đó không phải là điều bắt buộc, nhưng tự do và bộc phát. Tất cả các giáo đoàn được Thánh Phaolô thành lập ở Tây Phương đều tham gia vào việc quyên góp này. Số tiền thu góp được diễn tả là món nợ mà các cộng đoàn này thiếu đối với Hội Thánh mẹ ở Palestine, mà từ đó họ đã nhận được ân sủng của Tin Mừng mà không gì có thể diễn tả nổi. Giá trị mà Thánh Phaolô quy cho cử chỉ tham gia này thật quá cao quý đến nỗi ngài ít khi gọi đó là “quyên góp”: Nhưng cử chỉ đó đúng hơn là “phục vụ”, “phúc lành”, “yêu thương”, “ân sủng”, và ngay cả “phụng vụ” (2 Cor 9).
Đặc biệt đáng ngạc nhiên là từ cuối cùng; từ này tặng cho việc quyên góp tiền ngay cả một giá trị đáng kính: Một đằng, đó là một cử chỉ phụng vụ hay “phục vụ”, mà mỗi cộng đồng dâng lên Thiên Chúa, và đằng khác, đó là một cử chỉ yêu thương được thực thi vì lợi ích của dân chúng. Yêu thương người nghèo và phụng vụ dành cho Thiên Chúa đi chung với nhau; yêu thương người nghèo là phụng vụ. Hai bình diện này được trình bày trong mỗi cuộc cử hành phụng vụ và trong Hội Thánh, mà tự bản tính chống lại việc phân tách việc phụng tự ra khỏi đời sống, đức tin ra khỏi việc làm, cầu nguyện ra khỏi đức ái đối với anh em. Như thế Công Đồng Giêrusalem được lập ra để giải quyết thắc mắc là phải đối xử thế nào với các lương dân đến đón nhận Đức Tin, bằng cách chọn lựa sự tụ do không phải chịu cắt bì và tuân theo những điều bị áp đặt bởi lề luật, và Công Đồng kết luận với ưu tư mục vụ được đặt ở trọng tâm của Đức Tin vào Đức Chúa Giêsu Kitô và yêu thương người nghèo ở Giêrusalem và toàn thể Hội Thánh.
Đoạn thứ nhì là biến cố mà ai cũng biết xảy ra tại Antiokia ở Syria, là điều giúp chúng ta hiểu sự tự do nội tại mà Thánh Phaolô vui hưởng. Một người phải có hành vi thế nào trong những dịp rước lễ (hiệp thông) ở bàn tiệc Thánh giữa các tín hữu gốc Do Thái và những tín hữu gốc Dân Ngoại? Ở đây Thánh Phaolô cho chúng ta thấy trung điểm khác của việc giữ luật Môsê: việc phân biệt giữa những thực phẩm trong sạch và không trong sạch, là điều gây ra sự chia rẽ trầm trọng giữa những người giữ luật Do Thái và Dân Ngoại. Thoạt đầu ông Kêpha, tức là Thánh Phêrô, ngồi cùng bàn với cà hai, nhưng khi có một số Kitô hữu liên quan đến Thánh Giacôbê, “người Anh Em của Chúa”, đến (Gal 1:19), Thánh Phêrô đã bắt đầu tránh tiếp xúc với Dân Ngoại ở bàn, để không làm cớ phạm tội cho những người tiếp tục giữ luật về sự trong sạch của thức ăn. Và Thánh Baranaba cũng đồng ý với sự chọn lựa này. Việc chọn lựa ấy đã chia rẽ cách trầm trọng các Kitô hữu xuất thân từ giới được cắt bì và các Kitô hữu xuất thân từ Dân Ngoại.
Hành vi này, thực sự đe dọa sự hợp nhất và tự do của Hội Thánh, làm cho Thánh Phaolô phản ứng mạnh mẽ, đến độ ngài kết án Thánh Phêrô và những người khác là giả hình. “Nếu ông, một người Do Thái, mà sống như một người Dân Ngoại, và không như một người Do Thái, thì làm sao ông lại buộc Dân Ngoại phải sống như người Do Thái được?” (Gal 2:14). Trên thực tế, một đàng thì ưu tư của Thánh Phaolô khác với ưu tư của Thánh Phêrô và Branabas: Đối với những vị sau, việc tách biệt ra khỏi dân ngoại là một cách để dạy về việc tránh làm cớ cho những tín hữu gốc Do Thái bị vấp phạm. Còn đối với Thánh Phaolô, nó tạo nên nguy cơ hiểu lầm ơn cứu độ phổ quát trong Đức Kitô được ban cho Dân Ngoại cũng như cho người Do Thái. Nếu người ta được nên công chính chỉ nhờ Đức Tin vào Đức Kitô, nhờ việc làm theo Người, chứ không cần làm theo Lề Luật, thì tại sao lại còn phải giữ luật về thức ăn trong sạch trong khi tham dự bàn tiệc? Chắc chắn rằng quan niệm của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô khác nhau: đối với vị trước, không muốn mất những người Do Thái đã đi theo Tin Mừng, đối với vị sau, không muốn làm giảm giá trị cứu độ của việc Đức Kitô chết cho tất cả các tín hữu.
Điều thích thú đáng chú ý là vài năm sau đó khi viết cho các Kitô hữu Rôma, (khoảng giữa thập niên 50), Thánh Phaolô tự thấy mình phải đương đầu với một trường hợp tương tự, và ngài đã yêu cầu những ngưởi có đức tin hơn rằng họ đừng ăn thực phẩm không trong sạch để khỏi làm mất những người yếu [đức tin] hay làm cớ cho họ vấp phạm. “Tốt nhất là đừng ăn thịt, uống rượu, và tránh những gì có thể gây cớ cho anh em mình vấp ngã” (Rom 14:21). Sự việc xảy ra tại Antiokia chứng tỏ rằng đó là bài học cho cả Thánh Phêrô lẫn Thánh Phaolô. Chỉ có việc đối thoại cách chân thành, mở lòng ra cho chân lý của Tin Mừng, có thể hướng dẫn đường đi của Hội Thánh: “Vì Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rom 14:17).
Đó là một bài học mà chúng ta cũng cần phải học: Với những đặc sủng khác biệt được Thiên Chúa trao phó cho Thánh Phêrô và Phaolô, chúng ta hãy để Chúa Thánh Thần hướng dẫn tất cả chúng ta, cố gắng sống trong tự do được quy hướng trong Đức Tin vào Đức Kitô và được thể hiện bằng việc phục vụ anh em. Điều cần thiết là càng ngày càng nên giống Đức Kitô. Chính nhờ cách này mà một người thật sự được tự do, bằng cách này mà trung tâm sâu thẳm nhất của lề luật được diễn tả nơi chúng ta: đó là kính mến Thiên Chúa và yêu mến tha nhân. Chúng ta hãy cầu xin Chúa dạy chúng ta chia sẻ những tình cảm của Người, học cùng Người sự tự do chân chính và tình yêu Phúc Âm bao bọc tất cả mọi người.
****
Anh Chị em thân mến,
Lòng kính trọng và mến phục đối với Nhóm Mười Hai mà Thánh Phaolô đã luôn nuôi dưỡng, không bị giảm đi khi ngài thẳng thằn bảo vệ chân lý của Tin Mừng, và Tin Mừng không là gì khác hơn Đức Chúa Giêsu Kitô, là Chúa. Hôm nay chúng ta muốn ngừng lại ở hai biến cố chứng tỏ sự mến phục này, và đồng thời, cũng chứng tỏ sự tự do mà Thánh Tông Đồ nói với Thánh Phêrô (Kêpha) và các Tông Đồ khác: là biến cố gọi là Công Đồng Giêrusalem và biến cố xảy ra ở Antiôkia tại Syria, mà ngài nhắc đến trong thư gửi tín hữu Galatê (x. Gal 2:1-10; 2:11-14).
Mỗi công đồng và Thượng Hội Đồng Giám Mục của Hội Thánh là một “biến cố của Chúa Thánh Thần” và thu gồm mọi ước vọng của toàn thể Dân Thiên Chúa. Những ai được tham dự Công Đồng Vaticanô II đã cảm nghiệm được điều này cách riêng. Vì thế mà Thánh Luca trong khi cho chúng ta biết tin tức về công đồng đầu tiên của Hội Thánh, xảy ra tại Giêrusalem, đã giới thiệu bức thư các Tông Đồ gửi cho các cộng đồng Kitô Hữu ở nước ngoài trong hoàn cảnh ấy thế này: “Đây là quyết định của Chúa Thánh Thần và của chúng tôi (Cv 15:28). Chúa Thánh Thần, là Đấng hoạt động trong toàn thể Hội Thánh, nắm tay các Tông Đồ mà hướng dẫn các ngài trong giờ phút phải theo những đường hướng mới hay hoàn thành các đồ án của các ngài. Chúa Thánh Thần là người thợ chính trong việc xây dựng Hội Thánh.
Tuy nhiên, cuộc hội họp ở Giêrusalem đã xảy ra trong lúc có sự căng thẳng không nhỏ trong cộng đồng đầu tiên. Sự căng thẳng này liên quan đến việc trả lời vấn nạn là đây có phải là cơ hội để đòi hỏi các dân ngoại trở lại cùng Đức Chúa Giêsu Kitô, là Chúa, phải cắt bì hay để cho họ được tự do không phải giữ luật Môsê, nghĩa là, không phải giữ các điều luật cần thiết để thành một người công chính, tuân phục lề luật, và trên hết, không phải giữ các luật lệ liên quan đến các nghi thức thanh tẩy, các thức ăn trong sạch và không trong sạch, cùng ngày Sabat.
Thánh Phaolô trong Thư gửi tín hữu Galatê 2:1-10 cũng đề cập đến cuộc họp ở Giêrusalem: Mười bốn năm sau cuộc gặp gỡ của ngài với Đấng Phục Sinh trên đường đi Đamascô – chúng ta đang ở hậu bán thập niên 40 – Thánh Phaolô rời Antiôkia của Syria cùng với Thánh Barnaba, và có Titô, là cộng sự viên trung tín của ngài, có lẽ gốc Hy lạp, đã không bị bắt buộc phải cắt bì khi gia nhập Hội Thánh. Trong trường hợp này, Thánh Phaolô trình với Nhóm Mười Hai, được coi là những bậc vị vọng, Tin Mừng về sự tự do không lệ thuộc vào lề luật của ngài (x. Gal 2:6).
Trong ánh sáng của cuộc gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh của ngài, ngài đã hiểu rằng qua việc chuyển sang Tin Mừng của Đức Chúa Giêsu Kitô, Dân Ngoại không còn cần phải chịu cắt bì, giữ luật về thực phẩm và ngày Sabat, như dấu chỉ của sự công chính: Đức Kitô là sự công chính của chúng ta, và “công chính” là tất cả những gì làm theo Người. Các dấu hiệu khác không còn cần thiết nữa để trở nên công chính. Trong Thư gửi tín hữu Galatê, với một ít lời, ngài đã nói về sự phát triển trong hội nghị: Ngài nhắc lại cách hăng say rằng Tin Mừng tự do khỏi lề luật được các Thánh Giacôbê, Kêpha và Gioan, “là những cột trụ”, chấp thuận, là những vị đã đưa tay phải ra cho ngài và Thánh Barnaba như dấu hiệu hiệp thông trong hội thánh trong Đức Kitô (Gal 2:9).
Như chúng ta đã lưu ý, nếu đối với Thánh Luca, Công Đồng Giêrusalem diễn tả hành động của Chúa Thánh Thần, thì đối với Thánh Phaolô, Công Đồng này nhìn nhận cách dứt khoát sự tự do, được chia sẻ bởi tất cả những ai được tham gia: sự tự do khỏi những bó buộc phát xuất từ việc cắt bì và Lề Luật. Đó là sự tự do mà "Đức Kitô đã giải thoát cho chúng ta cho chúng ta được tự do", và chúng ta đừng mang lấy ách nô lệ một lần nữa (x. Gal 5:1). Hai hình thức mà Thánh Phaolô và Thánh Luca diễn tả Hội Nghị tại Giêrusalem kết hợp với nhau trong hành động giải phóng của Chúa Thánh Thần, bởi vì “nơi nào có Thánh Thần của Chúa thì nơi ấy có tự do”, như ngài nói trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô (x. 3:17).
Vì tất cả những điều ấy, như chúng ta thấy rõ trong các Thư của Thánh Phaolô, sự tự do của Kitô hữu không bao giờ đồng hóa với quyền hay ý muốn tự do muốn làm gì thì làm. Nó được thực hành theo Đức Kitô, và như thế, trong việc thật sự phục vụ con người, trước hết, là những người nghèo túng nhất. Vì lý do đó, Thánh Phaolô tường trình về việc kết thúc hội nghị bằng việc nhắc lại điều mà các Tông Đồ đề nghị với ngài: “Chỉ một điều này là chúng ta phải nhớ đến những người nghèo khó, là điều mà tôi vẫn tha thiết thực hiện” (Gal 2:10).
Mỗi Công Đồng đều được phát sinh từ Hội Thánh và trở về với Hội Thánh: Trong trường hợp này Công Đồng trở về với việc lưu tâm đến người nghèo, là điều mà Thánh Phaolô ghi chú trong các Thư của ngài, trước hết là những người trong Hội Thánh tại Giêrusalem. Trong việc lưu tâm đến người nghèo, được minh chứng cách đặc biệt trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô (x. 8-9) và trong kết luận của Thư gửi tín hữu Rôma (x. 15), Thánh Phaolô chứng tỏ lòng trung thành của ngài đối với quyết định đã được trưởng thành trong hội nghị.
Đương nhiên là chúng ta chưa hoàn toàn hiểu được ý nghĩa mà Thánh Phaolô và các cộng đoàn của ngài gán cho việc quyên góp giúp đỡ người nghèo ở Giêrusalem. Đó là một sáng kiến hoàn toàn mới trong toàn cảnh của các sinh hoạt tôn giáo. Đó không phải là điều bắt buộc, nhưng tự do và bộc phát. Tất cả các giáo đoàn được Thánh Phaolô thành lập ở Tây Phương đều tham gia vào việc quyên góp này. Số tiền thu góp được diễn tả là món nợ mà các cộng đoàn này thiếu đối với Hội Thánh mẹ ở Palestine, mà từ đó họ đã nhận được ân sủng của Tin Mừng mà không gì có thể diễn tả nổi. Giá trị mà Thánh Phaolô quy cho cử chỉ tham gia này thật quá cao quý đến nỗi ngài ít khi gọi đó là “quyên góp”: Nhưng cử chỉ đó đúng hơn là “phục vụ”, “phúc lành”, “yêu thương”, “ân sủng”, và ngay cả “phụng vụ” (2 Cor 9).
Đặc biệt đáng ngạc nhiên là từ cuối cùng; từ này tặng cho việc quyên góp tiền ngay cả một giá trị đáng kính: Một đằng, đó là một cử chỉ phụng vụ hay “phục vụ”, mà mỗi cộng đồng dâng lên Thiên Chúa, và đằng khác, đó là một cử chỉ yêu thương được thực thi vì lợi ích của dân chúng. Yêu thương người nghèo và phụng vụ dành cho Thiên Chúa đi chung với nhau; yêu thương người nghèo là phụng vụ. Hai bình diện này được trình bày trong mỗi cuộc cử hành phụng vụ và trong Hội Thánh, mà tự bản tính chống lại việc phân tách việc phụng tự ra khỏi đời sống, đức tin ra khỏi việc làm, cầu nguyện ra khỏi đức ái đối với anh em. Như thế Công Đồng Giêrusalem được lập ra để giải quyết thắc mắc là phải đối xử thế nào với các lương dân đến đón nhận Đức Tin, bằng cách chọn lựa sự tụ do không phải chịu cắt bì và tuân theo những điều bị áp đặt bởi lề luật, và Công Đồng kết luận với ưu tư mục vụ được đặt ở trọng tâm của Đức Tin vào Đức Chúa Giêsu Kitô và yêu thương người nghèo ở Giêrusalem và toàn thể Hội Thánh.
Đoạn thứ nhì là biến cố mà ai cũng biết xảy ra tại Antiokia ở Syria, là điều giúp chúng ta hiểu sự tự do nội tại mà Thánh Phaolô vui hưởng. Một người phải có hành vi thế nào trong những dịp rước lễ (hiệp thông) ở bàn tiệc Thánh giữa các tín hữu gốc Do Thái và những tín hữu gốc Dân Ngoại? Ở đây Thánh Phaolô cho chúng ta thấy trung điểm khác của việc giữ luật Môsê: việc phân biệt giữa những thực phẩm trong sạch và không trong sạch, là điều gây ra sự chia rẽ trầm trọng giữa những người giữ luật Do Thái và Dân Ngoại. Thoạt đầu ông Kêpha, tức là Thánh Phêrô, ngồi cùng bàn với cà hai, nhưng khi có một số Kitô hữu liên quan đến Thánh Giacôbê, “người Anh Em của Chúa”, đến (Gal 1:19), Thánh Phêrô đã bắt đầu tránh tiếp xúc với Dân Ngoại ở bàn, để không làm cớ phạm tội cho những người tiếp tục giữ luật về sự trong sạch của thức ăn. Và Thánh Baranaba cũng đồng ý với sự chọn lựa này. Việc chọn lựa ấy đã chia rẽ cách trầm trọng các Kitô hữu xuất thân từ giới được cắt bì và các Kitô hữu xuất thân từ Dân Ngoại.
Hành vi này, thực sự đe dọa sự hợp nhất và tự do của Hội Thánh, làm cho Thánh Phaolô phản ứng mạnh mẽ, đến độ ngài kết án Thánh Phêrô và những người khác là giả hình. “Nếu ông, một người Do Thái, mà sống như một người Dân Ngoại, và không như một người Do Thái, thì làm sao ông lại buộc Dân Ngoại phải sống như người Do Thái được?” (Gal 2:14). Trên thực tế, một đàng thì ưu tư của Thánh Phaolô khác với ưu tư của Thánh Phêrô và Branabas: Đối với những vị sau, việc tách biệt ra khỏi dân ngoại là một cách để dạy về việc tránh làm cớ cho những tín hữu gốc Do Thái bị vấp phạm. Còn đối với Thánh Phaolô, nó tạo nên nguy cơ hiểu lầm ơn cứu độ phổ quát trong Đức Kitô được ban cho Dân Ngoại cũng như cho người Do Thái. Nếu người ta được nên công chính chỉ nhờ Đức Tin vào Đức Kitô, nhờ việc làm theo Người, chứ không cần làm theo Lề Luật, thì tại sao lại còn phải giữ luật về thức ăn trong sạch trong khi tham dự bàn tiệc? Chắc chắn rằng quan niệm của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô khác nhau: đối với vị trước, không muốn mất những người Do Thái đã đi theo Tin Mừng, đối với vị sau, không muốn làm giảm giá trị cứu độ của việc Đức Kitô chết cho tất cả các tín hữu.
Điều thích thú đáng chú ý là vài năm sau đó khi viết cho các Kitô hữu Rôma, (khoảng giữa thập niên 50), Thánh Phaolô tự thấy mình phải đương đầu với một trường hợp tương tự, và ngài đã yêu cầu những ngưởi có đức tin hơn rằng họ đừng ăn thực phẩm không trong sạch để khỏi làm mất những người yếu [đức tin] hay làm cớ cho họ vấp phạm. “Tốt nhất là đừng ăn thịt, uống rượu, và tránh những gì có thể gây cớ cho anh em mình vấp ngã” (Rom 14:21). Sự việc xảy ra tại Antiokia chứng tỏ rằng đó là bài học cho cả Thánh Phêrô lẫn Thánh Phaolô. Chỉ có việc đối thoại cách chân thành, mở lòng ra cho chân lý của Tin Mừng, có thể hướng dẫn đường đi của Hội Thánh: “Vì Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rom 14:17).
Đó là một bài học mà chúng ta cũng cần phải học: Với những đặc sủng khác biệt được Thiên Chúa trao phó cho Thánh Phêrô và Phaolô, chúng ta hãy để Chúa Thánh Thần hướng dẫn tất cả chúng ta, cố gắng sống trong tự do được quy hướng trong Đức Tin vào Đức Kitô và được thể hiện bằng việc phục vụ anh em. Điều cần thiết là càng ngày càng nên giống Đức Kitô. Chính nhờ cách này mà một người thật sự được tự do, bằng cách này mà trung tâm sâu thẳm nhất của lề luật được diễn tả nơi chúng ta: đó là kính mến Thiên Chúa và yêu mến tha nhân. Chúng ta hãy cầu xin Chúa dạy chúng ta chia sẻ những tình cảm của Người, học cùng Người sự tự do chân chính và tình yêu Phúc Âm bao bọc tất cả mọi người.
Con đường Damas
Lê Đình Thông
15:33 05/10/2008
CON ĐƯỜNG DAMAS
(Cv 22,5-16)
Đường Damas: Saolô bách hại,
Gây bao nhiêu sai trái oán than.
Từ trời ánh sáng chói chan,
‘‘Vì sao ngươi lại bắt càn cả Ta ?’’
Saolô ngã, lòng tà khiếp sợ,
Dẫn quân binh bắt bớ bao lần.
Mà nay thái độ phân vân,
Sấp mình thờ lạy, ân cần khấn van:
‘‘Ngài là ai chứa chan ánh sáng,
Khiến bao nhiêu linh tráng cải tà ?’’
‘‘Giêsu Danh Thánh là Ta.’’
Nhiều phen bách hại bôn ba cũng đành.
‘‘Hãy đứng dậy vào thành bước tới,
‘‘Ta chỉ cho đường mới phải đi.’’
Đoàn người nghe tiếng oai nghi,
Mà không thấy được những gì diễn ra.
Tuy mở mắt, mắt tà chẳng thấy,
Suốt ba ngày chống gậy nhịn ăn.
Saolô thống hối ăn năn,
Chúa liền cứu chữa chứng nhân Nước Trời.
Chúa viếng thăm một người sống đạo:
Thăm Saolô bắt đạo hành hình.
‘‘Vì sao Chúa lại thương tình ?’’
‘‘Saolô làm được chương trình cứu dân.’’
‘‘Con cứ đi vì Danh Thánh Chúa,
Kẻ ác thù sửa chữa canh tân.
Đem ơn cứu độ muôn dân.
Ngàn muôn thế hệ phúc ân hải hà.
Người môn đệ vào nhà khiếm thị,
‘‘Chúa sai tôi chữa trị mù lòa’’.
Saolô cảm thấy an hòa,
Thánh Linh ban xuống đóa hoa xác hồn.
Ông đứng dậy kính tôn trông cậy,
Lãnh ơn thiêng Thánh Tẩy xác hồn,
Loan truyền Nước Chúa Chí tôn,
Tông Đồ Công Vụ linh hồn Thánh Thư.
Do Thái muốn diệt trừ nhân chứng,
Saolô liền xuống thúng cuốn trôi.
Đến nơi Thánh Địa thành đô,
Ngài cùng các Thánh Tông Đồ hiệp thông
Lòng nhân đức cậy trông sống động,
Thánh Phaolô hoạt động tông đồ.
Một tay tạo dựng cơ đồ,
Lưu truyền Tân Ước: Tông Đồ Giáo Dân.
Thiên niên kỷ hai ngàn đổi mới,
Thánh Phaolô vun sới cơ đồ.
Mỗi người là một Phaolô,
Theo đường Damas mấp mô sửa mình.
(Paris, ngày 4-10-2008, Lễ Thánh Phanxicô)
(Cv 22,5-16)
Đường Damas: Saolô bách hại,
Gây bao nhiêu sai trái oán than.
Từ trời ánh sáng chói chan,
‘‘Vì sao ngươi lại bắt càn cả Ta ?’’
Saolô ngã, lòng tà khiếp sợ,
Dẫn quân binh bắt bớ bao lần.
Mà nay thái độ phân vân,
Sấp mình thờ lạy, ân cần khấn van:
‘‘Ngài là ai chứa chan ánh sáng,
Khiến bao nhiêu linh tráng cải tà ?’’
‘‘Giêsu Danh Thánh là Ta.’’
Nhiều phen bách hại bôn ba cũng đành.
‘‘Hãy đứng dậy vào thành bước tới,
‘‘Ta chỉ cho đường mới phải đi.’’
Đoàn người nghe tiếng oai nghi,
Mà không thấy được những gì diễn ra.
Tuy mở mắt, mắt tà chẳng thấy,
Suốt ba ngày chống gậy nhịn ăn.
Saolô thống hối ăn năn,
Chúa liền cứu chữa chứng nhân Nước Trời.
Chúa viếng thăm một người sống đạo:
Thăm Saolô bắt đạo hành hình.
‘‘Vì sao Chúa lại thương tình ?’’
‘‘Saolô làm được chương trình cứu dân.’’
‘‘Con cứ đi vì Danh Thánh Chúa,
Kẻ ác thù sửa chữa canh tân.
Đem ơn cứu độ muôn dân.
Ngàn muôn thế hệ phúc ân hải hà.
Người môn đệ vào nhà khiếm thị,
‘‘Chúa sai tôi chữa trị mù lòa’’.
Saolô cảm thấy an hòa,
Thánh Linh ban xuống đóa hoa xác hồn.
Ông đứng dậy kính tôn trông cậy,
Lãnh ơn thiêng Thánh Tẩy xác hồn,
Loan truyền Nước Chúa Chí tôn,
Tông Đồ Công Vụ linh hồn Thánh Thư.
Do Thái muốn diệt trừ nhân chứng,
Saolô liền xuống thúng cuốn trôi.
Đến nơi Thánh Địa thành đô,
Ngài cùng các Thánh Tông Đồ hiệp thông
Lòng nhân đức cậy trông sống động,
Thánh Phaolô hoạt động tông đồ.
Một tay tạo dựng cơ đồ,
Lưu truyền Tân Ước: Tông Đồ Giáo Dân.
Thiên niên kỷ hai ngàn đổi mới,
Thánh Phaolô vun sới cơ đồ.
Mỗi người là một Phaolô,
Theo đường Damas mấp mô sửa mình.
(Paris, ngày 4-10-2008, Lễ Thánh Phanxicô)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:04 05/10/2008
TIN ĐỒN
Có một đệ tử thừa nhận rằng anh ta có truyền đi một tin đồn xấu.
Sư phụ không chút dung tình nói: “Nếu chỉ là truyền đi, thì cũng chẳng to lớn gì, chỉ sợ rằng con khó tránh khỏi thêm muối thêm giấm vào.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Bình thường thì sư phụ rất nhẹ nhàng khuyên bảo, rất thông cảm và rất kiên nhẫn với những đệ tử của mình, nhưng sư phụ không dung tình khi nghe một đệ tự nói mình đã loan đi một tin đồn.
Tin đồn là một tin chưa được kiểm chứng, chỉ nghe người này nói đi người kia nói lại mà thôi, cho nên nó chỉ có 1% sự thật, còn lại 99% thì phải mắt thấy tai nghe mới có thể tin được.
Có những tin thật 100% nhưng qua miệng người này đến miệng người kia thì sự thật chỉ còn lại 1% mà thôi, bởi vì khi một lời nói qua tai người thứ hai thì thêm một chút “muối”, qua tai người thứ ba thì thêm một chút “giấm”, và cứ như thế khi đến tai mình thì tin tức đã hoàn toàn là muối và giấm mất rồi...
Loan đi tin thất thiệt là không những làm mất uy tín của mình, mà còn làm tổn thương đến tâm hồn người khác.
Người Ki-tô hữu thì luôn thực hành lời dạy của Chúa Giê-su: “Nhưng hễ có thì phải nói có, không thì phải nói không, thêm thắt điều gì là do ác quỷ.” (Mt 5, 37)
N2T |
Có một đệ tử thừa nhận rằng anh ta có truyền đi một tin đồn xấu.
Sư phụ không chút dung tình nói: “Nếu chỉ là truyền đi, thì cũng chẳng to lớn gì, chỉ sợ rằng con khó tránh khỏi thêm muối thêm giấm vào.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Bình thường thì sư phụ rất nhẹ nhàng khuyên bảo, rất thông cảm và rất kiên nhẫn với những đệ tử của mình, nhưng sư phụ không dung tình khi nghe một đệ tự nói mình đã loan đi một tin đồn.
Tin đồn là một tin chưa được kiểm chứng, chỉ nghe người này nói đi người kia nói lại mà thôi, cho nên nó chỉ có 1% sự thật, còn lại 99% thì phải mắt thấy tai nghe mới có thể tin được.
Có những tin thật 100% nhưng qua miệng người này đến miệng người kia thì sự thật chỉ còn lại 1% mà thôi, bởi vì khi một lời nói qua tai người thứ hai thì thêm một chút “muối”, qua tai người thứ ba thì thêm một chút “giấm”, và cứ như thế khi đến tai mình thì tin tức đã hoàn toàn là muối và giấm mất rồi...
Loan đi tin thất thiệt là không những làm mất uy tín của mình, mà còn làm tổn thương đến tâm hồn người khác.
Người Ki-tô hữu thì luôn thực hành lời dạy của Chúa Giê-su: “Nhưng hễ có thì phải nói có, không thì phải nói không, thêm thắt điều gì là do ác quỷ.” (Mt 5, 37)
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:05 05/10/2008
N2T |
6. Khi cầu nguyện mà cố ý nghĩ bậy bạ lung tung thì có tội, và phá hoại công hiệu của cầu nguyện.
(Thánh Thomas Aquinas)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một Thượng Hội Đồng ngoại thường
Vũ Văn An
04:05 05/10/2008
Một Thượng Hội Đồng Ngoại Thường
Thực ra phiên họp lần thứ 12 diễn ra tạ Nhà Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành hôm nay, Chúa nhật, mồng 5 tháng 10, là phiên họp thường lệ của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới. Tuy nhiên, sự hiện diện của một giáo sĩ Do Thái (rabbi), của Đức Thượng Phụ Chính Thống Constantinople và của số phụ nữ kỷ lục đã làm nó trở thành ngoại thường. Thượng Hội Đồng (THĐ) này sẽ kéo dài tới ngày 26 cùng tháng với chủ đề “Lời Chúa trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội”.
Trong cuộc họp báo gần đây, Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, tổng thư ký Thượng Hội Đồng, cho biết một vài nét mới mẻ của lần họp này:
Shear Yashuv Cohen, Giáo sĩ trưởng của Haifa và là đồng chủ tịch uỷ ban song phương Do Thái và Công Giáo, sẽ đọc diễn văn trước toàn thể THĐ vào hôm thứ hai. Sau bài diễn văn của ông, Đức Hồng Y Albert Vanhoye sẽ nói về Dân Do Thái và Sách Thánh của họ trong Thánh Kinh Kitô Giáo, một chủ đề đã được Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh nghiên cứu. Đức HY Vanhoye là thư ký của Ủy Ban này lúc Ủy Ban công bố kết quả nghiên cứu vào năm 2001. Lúc ấy Đức HY Ratzinger là Chủ Tịch Ủy Ban.
Cả hai bài nói chuyện trên sẽ được Đài Truyền Hình Vatican phát sóng, và đây là điều mới mẻ thứ hai. Thượng phụ Chính Thống Giáo của Constatinople, Bartholomew I, sẽ cùng Đức Bênêđíctô XVI chủ toạ buổi Kinh Chiều và cử hành Lời Chúa. Ngài sẽ nói truyện với THĐ chừng nửa giờ, sau đó là bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng.
Hai mươi lăm phụ nữ sẽ đóng góp tài uyên bác của họ cho THĐ, trong đó sáu người là chuyên viên còn 19 người kia là dự thính viên. Đa số các chuyên viên đều là giáo sư Thánh Kinh trong khi một số dự thính viên là bề trên các tu hội hay đại diện các phong trào trong Giáo Hội.
Một điều mới lạ nữa là việc dành nhiều thì giờ hơn cho các buổi thảo luận công khai, một điều từng đã được gia tăng vào năm 2005 tại thượng hội đồng về Phép Thánh Thể. Các can thiệp có chuẩn bị sẽ giới hạn trong 5 phút, dành nhiều giờ hơn cho các thảo luận công khai vừa nói.
Giống THĐ trước đó, cuộc họp tháng Mười này cũng thiếu một điều: đó là sự vắng bóng các giám mục Trung Hoa Lục Địa. Linh mục Dòng Tên, Cha Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí Vatican, tường trình rằng không thể đạt được thoả hiệp với nhà cầm quyền Trung Hoa để các giám mục của họ được phép tham dự. Trong THĐ lần trước, Vatican đã mời bốn giám mục Trung Hoa, tất cả đều không được phép tham dự. Ghế của họ tại THĐ vẫn để trống.
Phúc âm Gioan và Thư Do Thái
Đức Hồng Y Albert Vanhoye, Dòng Tên, cựu viện trưởng Viện Giáo Hoàng về Thánh Kinh ở Rôma và trước đây là thư ký của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh mới đây có dành cho hãng tin Zenit một cuộc phỏng vấn. Ngài vốn là giáo sư tại Viện Thánh Kinh từ năm 1963. Từ năm 1998, Ngài phụ trách môn chú giải Tân Ước qua các khóa giảng về Thư Do Thái và các thư của Thánh Phaolô nói chung. Ngài cũng giảng dậy về phương pháp luận, thần học Thánh Kinh và các buổi hội thảo về các Phúc Âm, các Thư Tân Ước, và Sách Khải Huyền. Ngài cũng tham dự vào việc soạn thảo các tài liệu cho Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh như tài liệu “Giải Thích Thánh Kinh Trong Giáo Hội” (1993) và “Dân Do Thái và Sách Thánh của họ trong Thánh Kinh Kitô Giáo” (2001).
Được hỏi lý do nào khiến ngài chú tâm nghiên cứu Thánh Kinh, Đức HY Vanhoye cho hay: Lời Chúa lôi cuốn ngài từ lúc còn bé và đã được tăng cường và thâm hậu lúc ngài học thần học. Khi sắp sửa thụ phong linh mục, ngài khám phá thấy mình say mê phúc âm Thánh Gioan. Một lý do khiến ngài thích nghiên cứu Thánh Kinh là vì khả năng Hy Ngữ của mình. Ngài vốn dạy Hy Ngữ cổ điển cho các tu sĩ dòng Tên để họ lấy các cấp bằng chuyên môn tại Đại Học Sorbonne ở Paris. Nhờ thế, ngài có thể nghiên cứu bản văn cả Tân Ước lẫn Cựu Ước trực tiếp bằng Hy Ngữ.
Đối với phúc âm Thánh Gioan, ngài rất thích chủ đề đức tin của phúc âm này, một chủ đề hết sức căn bản. Vì đối với Thánh Gioan, đức tin hệ ở việc tin vào Con Thiên Chúa. Niềm tin ấy không hệ ở việc gắn bó với một chân lý mạc khải, mà là gắn bó với một con người, một ngôi vị. Ngôi vị ấy chính là Con Thiên Chúa, Đấng luôn thực hiện công việc của Chúa Cha, luôn kết hợp với Chúa Cha và mời gọi ta thực hiện công trình của Người.
Thế còn Thư Do Thái? Ngài cho hay: có một số bài báo do kết quả công trình nghiên cứu trên về phúc âm Thánh Gioan. Nhưng sau đó, vì nhiệm vụ giảng dạy, ngài không tiếp tục nghiên cứu được nữa. Thay vào đó, ngài khám phá ra nhiều điều thích thú trong Thư Do Thái. Bởi thế, lợi dụng hàng năm có mấy tháng rảnh, ngài bèn chuẩn bị một luận án về Thư này, một Thư đến lúc đó ít được nghiên cứu.
Thế là ngài chú tâm nghiên cứu Thư Do Thái, và khám phá thấy nó hết sức sâu sắc, là một tổng hợp tuyện diệu về Kitô học theo cái nhìn tư tế. Ngài luôn ca ngợi sự sâu sắc của Thư này, một thư trên thực tế vốn là một bài giảng, trong đó, mầu nhiệm Chúa Kitô được trình bầy dưới mọi chiều kích của nó, từ chiều kích cao nhất Kitô Con Thiên Chúa, vẻ chói lọi của vinh quang Thiên Chúa, hoạ ảnh bản thể của Người, tới Kitô anh em chúng ta, Đấng mang lấy mọi thảm hại của ta, tự hạ mình xuống hàng tội nhân án tử để đem tình yêu đến cho ta và mở cho ta con đường lên với Thiên Chúa.
Bản văn đức tin và bản văn lịch sử
Đối với ĐGY Vanhoye, phải có đức tin mới học hỏi được Thánh Kinh, vì Thánh Kinh vốn là bản văn của đức tin. Muốn tiếp nhận nó cách nghiêm chỉnh và sâu sắc, ta cần phải đi vào dòng suối đã sản sinh ra nó. Nhưng mặt khác, Thánh Kinh cũng là một sách có tính sử học chứ không hoàn toàn lý thuyết. Nó là mạc khải bằng sự việc, với nhiều biến cố; nó là một thực tại hiện sinh thuộc lịch sử cần được nhìn nhận như thế.
Đối với các khó khăn trong lãnh vực giải thích, Đức Hồng Y Vanhoye cho hay: Sách Thánh chủ yếu nói về việc nhận biết Chúa Kitô, lên đồng hình đồng dạng với Người, khám phá mọi chiều kích trong mầu nhiệm của Người. Có một mối liên kết hết sức chặt chẽ giữa việc nghiên cứu có tính chú giải, việc thâm cứu đức tin và đời sống thiêng liêng. Vì những điều ấy, ngài không bao giờ do dự trong việc dấn thân nghiên cứu, dồn hết cố gắng và khả năng vào việc nghiên cứu Thánh Kinh vốn có tầm quan trọng chủ yếu đối với đời sống Giáo Hội.
Đối với ngài, Phúc âm Gioan nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa việc làm của Chúa Giêsu và việc làm của Chúa Cha: việc làm của Người là do chính Chúa Cha ban cho: “Cha Ta tiếp tục làm việc và Ta cũng thế” (Ga5:17). Đây quả là một chủ đề để thâm hậu hóa cuộc sống thiêng liêng, không những theo nghĩa tư duy mà còn theo nghĩa thực hành nữa. Như Chúa Cha đã trao công việc của mình cho Chúa Giêsu thế nào, Chúa Giêsu cũng trao việc của Người cho chúng ta như vậy. Điều ấy đã nuôi dưỡng ta vì ta thấy ta phải luôn thực hiện công việc của Chúa Kitô với Chúa Kitô. Mà muốn làm công việc của Chúa Kitô cùng với Chúa Kitô, điều cần thiết là phải kết hợp với trái tim Chúa Kitô để công việc của Người không phải là công việc hành chánh cần phải làm với một thái độ hờ hững, nhưng là một công việc của tình yêu. Đây là một xu hướng tốt đẹp, sâu sắc và nhiều đòi hỏi hướng dẫn ta trong việc học hỏi Lời Chúa. Chúa Kitô là tác giả, ta chỉ là người phụ tá. Nhưng người phụ tá này phải cần mẫn vì Chúa Kitô đang làm một công việc quan trọng và tốt đẹp. Cần có thái độ đó khi đụng tới Thánh Kinh.
Hai điều quan trọng
Theo ĐHY Vanhoye, muốn cho Thánh Kinh trở thành chủ yếu trong cuộc sống thiêng liêng của tín hữu, họ cần hai điều. Trước nhất, cần có trợ huấn cụ trong tay giúp họ ở vào thế tốt đẹp để có thể tiếp nhận Thánh Kinh. Thứ hai, họ cần phải suy niệm bản văn Thánh Kinh. Cám ơn Chúa, cả hai điều đó đều hiện diện đầy đủ trong Giáo Hội và từ Công Đồng Vatican II tới nay, chúng mỗi ngày mỗi được tăng tiến hơn. Tuy nhiên, vẫn còn cần nhiều cố gắng để tăng tiến hơn nữa. Một mặt, cần phải giáo dục tín hữu biết cách tiếp nhận Lời Chúa một cách hoàn toàn không những chỉ trong trí mà còn trong tâm và nhất là trong đời họ nữa. Mặt khác, để việc giáo dục đó thực sự hữu hiệu, tín hữu cần phải biết suy niệm Lời Chúa, suy đi nghĩ lại, tư duy sâu sắc. Nhờ hế, cuộc sống họ sẽ được sức mạnh của Lời ấy biến đổi từ từ.
(Còn tiếp)
Thực ra phiên họp lần thứ 12 diễn ra tạ Nhà Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành hôm nay, Chúa nhật, mồng 5 tháng 10, là phiên họp thường lệ của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới. Tuy nhiên, sự hiện diện của một giáo sĩ Do Thái (rabbi), của Đức Thượng Phụ Chính Thống Constantinople và của số phụ nữ kỷ lục đã làm nó trở thành ngoại thường. Thượng Hội Đồng (THĐ) này sẽ kéo dài tới ngày 26 cùng tháng với chủ đề “Lời Chúa trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội”.
Trong cuộc họp báo gần đây, Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, tổng thư ký Thượng Hội Đồng, cho biết một vài nét mới mẻ của lần họp này:
Shear Yashuv Cohen, Giáo sĩ trưởng của Haifa và là đồng chủ tịch uỷ ban song phương Do Thái và Công Giáo, sẽ đọc diễn văn trước toàn thể THĐ vào hôm thứ hai. Sau bài diễn văn của ông, Đức Hồng Y Albert Vanhoye sẽ nói về Dân Do Thái và Sách Thánh của họ trong Thánh Kinh Kitô Giáo, một chủ đề đã được Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh nghiên cứu. Đức HY Vanhoye là thư ký của Ủy Ban này lúc Ủy Ban công bố kết quả nghiên cứu vào năm 2001. Lúc ấy Đức HY Ratzinger là Chủ Tịch Ủy Ban.
Cả hai bài nói chuyện trên sẽ được Đài Truyền Hình Vatican phát sóng, và đây là điều mới mẻ thứ hai. Thượng phụ Chính Thống Giáo của Constatinople, Bartholomew I, sẽ cùng Đức Bênêđíctô XVI chủ toạ buổi Kinh Chiều và cử hành Lời Chúa. Ngài sẽ nói truyện với THĐ chừng nửa giờ, sau đó là bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng.
Hai mươi lăm phụ nữ sẽ đóng góp tài uyên bác của họ cho THĐ, trong đó sáu người là chuyên viên còn 19 người kia là dự thính viên. Đa số các chuyên viên đều là giáo sư Thánh Kinh trong khi một số dự thính viên là bề trên các tu hội hay đại diện các phong trào trong Giáo Hội.
Một điều mới lạ nữa là việc dành nhiều thì giờ hơn cho các buổi thảo luận công khai, một điều từng đã được gia tăng vào năm 2005 tại thượng hội đồng về Phép Thánh Thể. Các can thiệp có chuẩn bị sẽ giới hạn trong 5 phút, dành nhiều giờ hơn cho các thảo luận công khai vừa nói.
Giống THĐ trước đó, cuộc họp tháng Mười này cũng thiếu một điều: đó là sự vắng bóng các giám mục Trung Hoa Lục Địa. Linh mục Dòng Tên, Cha Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí Vatican, tường trình rằng không thể đạt được thoả hiệp với nhà cầm quyền Trung Hoa để các giám mục của họ được phép tham dự. Trong THĐ lần trước, Vatican đã mời bốn giám mục Trung Hoa, tất cả đều không được phép tham dự. Ghế của họ tại THĐ vẫn để trống.
Phúc âm Gioan và Thư Do Thái
Đức Hồng Y Albert Vanhoye, Dòng Tên, cựu viện trưởng Viện Giáo Hoàng về Thánh Kinh ở Rôma và trước đây là thư ký của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh mới đây có dành cho hãng tin Zenit một cuộc phỏng vấn. Ngài vốn là giáo sư tại Viện Thánh Kinh từ năm 1963. Từ năm 1998, Ngài phụ trách môn chú giải Tân Ước qua các khóa giảng về Thư Do Thái và các thư của Thánh Phaolô nói chung. Ngài cũng giảng dậy về phương pháp luận, thần học Thánh Kinh và các buổi hội thảo về các Phúc Âm, các Thư Tân Ước, và Sách Khải Huyền. Ngài cũng tham dự vào việc soạn thảo các tài liệu cho Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh như tài liệu “Giải Thích Thánh Kinh Trong Giáo Hội” (1993) và “Dân Do Thái và Sách Thánh của họ trong Thánh Kinh Kitô Giáo” (2001).
Được hỏi lý do nào khiến ngài chú tâm nghiên cứu Thánh Kinh, Đức HY Vanhoye cho hay: Lời Chúa lôi cuốn ngài từ lúc còn bé và đã được tăng cường và thâm hậu lúc ngài học thần học. Khi sắp sửa thụ phong linh mục, ngài khám phá thấy mình say mê phúc âm Thánh Gioan. Một lý do khiến ngài thích nghiên cứu Thánh Kinh là vì khả năng Hy Ngữ của mình. Ngài vốn dạy Hy Ngữ cổ điển cho các tu sĩ dòng Tên để họ lấy các cấp bằng chuyên môn tại Đại Học Sorbonne ở Paris. Nhờ thế, ngài có thể nghiên cứu bản văn cả Tân Ước lẫn Cựu Ước trực tiếp bằng Hy Ngữ.
Đối với phúc âm Thánh Gioan, ngài rất thích chủ đề đức tin của phúc âm này, một chủ đề hết sức căn bản. Vì đối với Thánh Gioan, đức tin hệ ở việc tin vào Con Thiên Chúa. Niềm tin ấy không hệ ở việc gắn bó với một chân lý mạc khải, mà là gắn bó với một con người, một ngôi vị. Ngôi vị ấy chính là Con Thiên Chúa, Đấng luôn thực hiện công việc của Chúa Cha, luôn kết hợp với Chúa Cha và mời gọi ta thực hiện công trình của Người.
Thế còn Thư Do Thái? Ngài cho hay: có một số bài báo do kết quả công trình nghiên cứu trên về phúc âm Thánh Gioan. Nhưng sau đó, vì nhiệm vụ giảng dạy, ngài không tiếp tục nghiên cứu được nữa. Thay vào đó, ngài khám phá ra nhiều điều thích thú trong Thư Do Thái. Bởi thế, lợi dụng hàng năm có mấy tháng rảnh, ngài bèn chuẩn bị một luận án về Thư này, một Thư đến lúc đó ít được nghiên cứu.
Thế là ngài chú tâm nghiên cứu Thư Do Thái, và khám phá thấy nó hết sức sâu sắc, là một tổng hợp tuyện diệu về Kitô học theo cái nhìn tư tế. Ngài luôn ca ngợi sự sâu sắc của Thư này, một thư trên thực tế vốn là một bài giảng, trong đó, mầu nhiệm Chúa Kitô được trình bầy dưới mọi chiều kích của nó, từ chiều kích cao nhất Kitô Con Thiên Chúa, vẻ chói lọi của vinh quang Thiên Chúa, hoạ ảnh bản thể của Người, tới Kitô anh em chúng ta, Đấng mang lấy mọi thảm hại của ta, tự hạ mình xuống hàng tội nhân án tử để đem tình yêu đến cho ta và mở cho ta con đường lên với Thiên Chúa.
Bản văn đức tin và bản văn lịch sử
Đối với ĐGY Vanhoye, phải có đức tin mới học hỏi được Thánh Kinh, vì Thánh Kinh vốn là bản văn của đức tin. Muốn tiếp nhận nó cách nghiêm chỉnh và sâu sắc, ta cần phải đi vào dòng suối đã sản sinh ra nó. Nhưng mặt khác, Thánh Kinh cũng là một sách có tính sử học chứ không hoàn toàn lý thuyết. Nó là mạc khải bằng sự việc, với nhiều biến cố; nó là một thực tại hiện sinh thuộc lịch sử cần được nhìn nhận như thế.
Đối với các khó khăn trong lãnh vực giải thích, Đức Hồng Y Vanhoye cho hay: Sách Thánh chủ yếu nói về việc nhận biết Chúa Kitô, lên đồng hình đồng dạng với Người, khám phá mọi chiều kích trong mầu nhiệm của Người. Có một mối liên kết hết sức chặt chẽ giữa việc nghiên cứu có tính chú giải, việc thâm cứu đức tin và đời sống thiêng liêng. Vì những điều ấy, ngài không bao giờ do dự trong việc dấn thân nghiên cứu, dồn hết cố gắng và khả năng vào việc nghiên cứu Thánh Kinh vốn có tầm quan trọng chủ yếu đối với đời sống Giáo Hội.
Đối với ngài, Phúc âm Gioan nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa việc làm của Chúa Giêsu và việc làm của Chúa Cha: việc làm của Người là do chính Chúa Cha ban cho: “Cha Ta tiếp tục làm việc và Ta cũng thế” (Ga5:17). Đây quả là một chủ đề để thâm hậu hóa cuộc sống thiêng liêng, không những theo nghĩa tư duy mà còn theo nghĩa thực hành nữa. Như Chúa Cha đã trao công việc của mình cho Chúa Giêsu thế nào, Chúa Giêsu cũng trao việc của Người cho chúng ta như vậy. Điều ấy đã nuôi dưỡng ta vì ta thấy ta phải luôn thực hiện công việc của Chúa Kitô với Chúa Kitô. Mà muốn làm công việc của Chúa Kitô cùng với Chúa Kitô, điều cần thiết là phải kết hợp với trái tim Chúa Kitô để công việc của Người không phải là công việc hành chánh cần phải làm với một thái độ hờ hững, nhưng là một công việc của tình yêu. Đây là một xu hướng tốt đẹp, sâu sắc và nhiều đòi hỏi hướng dẫn ta trong việc học hỏi Lời Chúa. Chúa Kitô là tác giả, ta chỉ là người phụ tá. Nhưng người phụ tá này phải cần mẫn vì Chúa Kitô đang làm một công việc quan trọng và tốt đẹp. Cần có thái độ đó khi đụng tới Thánh Kinh.
Hai điều quan trọng
Theo ĐHY Vanhoye, muốn cho Thánh Kinh trở thành chủ yếu trong cuộc sống thiêng liêng của tín hữu, họ cần hai điều. Trước nhất, cần có trợ huấn cụ trong tay giúp họ ở vào thế tốt đẹp để có thể tiếp nhận Thánh Kinh. Thứ hai, họ cần phải suy niệm bản văn Thánh Kinh. Cám ơn Chúa, cả hai điều đó đều hiện diện đầy đủ trong Giáo Hội và từ Công Đồng Vatican II tới nay, chúng mỗi ngày mỗi được tăng tiến hơn. Tuy nhiên, vẫn còn cần nhiều cố gắng để tăng tiến hơn nữa. Một mặt, cần phải giáo dục tín hữu biết cách tiếp nhận Lời Chúa một cách hoàn toàn không những chỉ trong trí mà còn trong tâm và nhất là trong đời họ nữa. Mặt khác, để việc giáo dục đó thực sự hữu hiệu, tín hữu cần phải biết suy niệm Lời Chúa, suy đi nghĩ lại, tư duy sâu sắc. Nhờ hế, cuộc sống họ sẽ được sức mạnh của Lời ấy biến đổi từ từ.
(Còn tiếp)
Đức Gioan Phaolô I được xem như thày dạy đức khiêm nhượng
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
08:04 05/10/2008
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhớ lại di sản thiêng liêng của Đức Gioan Phaolô I
CASTEL GANDOLFO (Zenit. Org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói mặc dầu Đức Gioan Phaolô I lên ngôi Giáo Hoàng chỉ có 33 ngày, ngài đã để lại một di sản thiêng liêng lớn lao.
Đức Giáo Hoàng nói điều này khi ngài suy niệm về các bài đọc từ phụng vụ hôm Chúa Nhật 28/9 trước lúc đọc Kinh Truyền Tin với những đoàn người qui tụ trong sân nhà nghỉ hè giáo hoàng tại Castel Gandolfo.
Ngài ghi nhận rằng dụ ngôn Tin Mừng được phụng vụ đề nghị “dạy chúng ta rằng đức khiêm nhượng là thiết yếu để đón nhận ân huệ cứu rỗi.”
Dụ ngôn--từ Thánh Matthêu—nói về hai người con trai được cha của họ xin đi làm việc trong vườn nho của ông. Một trong hai người con nói vâng, nhưng không đi; người kia từ chối, nhưng sau đó thay đổi ý và đã đi.
“Với dụ ngôn này Chúa Giêsu nhấn mạnh sự yêu thương của Người đối với những kẻ tội lỗi trở lại,” Đức Thánh Cha nói.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng bài đọc từ Thư gởi các tín hữu Philipphê cũng kêu gọi đến đức khiêm nhượng. “Đừng làm gì chỉ vì ganh tị hay hư danh,” Thánh Phaolô viết, “ nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình.”
“Khi suy niệm về những lời kinh thánh này,” ngài nói, “tôi liền ngjhĩ tới Đức Gioan Phaolô I, hôm nay kỷ niệm lần thứ 30 ngày qua đời của ngài.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI lưu ý rằng Gioan Phaolô I--được tiếng là “Giáo Hoàng cười”—đã lấy “đức Khiêm Nhượng “ làm khẩu hiệu của ngài: “một lời duy nhất tổng hợp điều cần thiết trong sự sống Kitô hữu và chỉ rõ nhân đức cần thiết cho những người được kêu gọi phục vụ uy quyền trong Giáo Hội.”
Nhân đức thiết yếu
Đức Thánh Cha đã ghi chú rằng vị tiền nhiệm của ngài, kẻ đã chết 33 ngày sau khi được bàu Giáo Hoàng năm 1978, đã nói trong một của bốn buổi tiếp kiến chung của ngài: “Tôi xin giới thiệu một nhân đức rất được Chúa yêu thích. Người đã nói, ‘Hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhượng trong lòng.’- Cho dầu anh em đã làm những điều cao cả, hãy nói: “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng.’ Ngược lại, xu hướng trong tất cả chúng ta là làm ngược lại đúng hơn: khoe khoang.”
“Đức khiêm nhượng có thể được xem là di sản thiêng liêng của ngài ”.
“Tính đơn sơ của ngài,” Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “là một chiếc xe chở giáo huấn vững chắc và phong phú mà, nhờ ân huệ của một trí nhớ bất thường và nền văn hoá cao, ngài đã trang điểm bằng nhiều qui chiếu tới các văn sĩ giáo hội và thế tục.”
“Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã gọi Đức Gioan Phaolô I là “một giáo lý viên vô song.”
“Chúng ta phải cảm giác mìinh là nhỏ trước Thiên Chúa,” Đức Gioan Phaolô I đã nói. “ Tôi không xấu hổ thấy mình như một đứa bé trước mặt mẹ nó; người ta tin nơi mẹ mình; tôi tin nơi Chúa, trong những gì Người đã mạc khải cho tôi.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã giải thích: “Những lời này để lộ ra tất cả chiều rộng đức tin của ngài.
“Khi chúng ta cảm tạ Chúa đã ban ngài cho Giáo Hội và cho thế giới, chúng ta hãy quí trọng gương của ngài, bằng cách nỗ lực trau giồi đức khiêm nhượng của ngài, nhơn đức cho ngài khả năng nói chuyện với mọi người, cách rêng những người bé mọn và những kẻ được gọi là xa lạ.”
CASTEL GANDOLFO (Zenit. Org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói mặc dầu Đức Gioan Phaolô I lên ngôi Giáo Hoàng chỉ có 33 ngày, ngài đã để lại một di sản thiêng liêng lớn lao.
Đức Giáo Hoàng nói điều này khi ngài suy niệm về các bài đọc từ phụng vụ hôm Chúa Nhật 28/9 trước lúc đọc Kinh Truyền Tin với những đoàn người qui tụ trong sân nhà nghỉ hè giáo hoàng tại Castel Gandolfo.
Ngài ghi nhận rằng dụ ngôn Tin Mừng được phụng vụ đề nghị “dạy chúng ta rằng đức khiêm nhượng là thiết yếu để đón nhận ân huệ cứu rỗi.”
Dụ ngôn--từ Thánh Matthêu—nói về hai người con trai được cha của họ xin đi làm việc trong vườn nho của ông. Một trong hai người con nói vâng, nhưng không đi; người kia từ chối, nhưng sau đó thay đổi ý và đã đi.
“Với dụ ngôn này Chúa Giêsu nhấn mạnh sự yêu thương của Người đối với những kẻ tội lỗi trở lại,” Đức Thánh Cha nói.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng bài đọc từ Thư gởi các tín hữu Philipphê cũng kêu gọi đến đức khiêm nhượng. “Đừng làm gì chỉ vì ganh tị hay hư danh,” Thánh Phaolô viết, “ nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình.”
“Khi suy niệm về những lời kinh thánh này,” ngài nói, “tôi liền ngjhĩ tới Đức Gioan Phaolô I, hôm nay kỷ niệm lần thứ 30 ngày qua đời của ngài.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI lưu ý rằng Gioan Phaolô I--được tiếng là “Giáo Hoàng cười”—đã lấy “đức Khiêm Nhượng “ làm khẩu hiệu của ngài: “một lời duy nhất tổng hợp điều cần thiết trong sự sống Kitô hữu và chỉ rõ nhân đức cần thiết cho những người được kêu gọi phục vụ uy quyền trong Giáo Hội.”
Nhân đức thiết yếu
Đức Thánh Cha đã ghi chú rằng vị tiền nhiệm của ngài, kẻ đã chết 33 ngày sau khi được bàu Giáo Hoàng năm 1978, đã nói trong một của bốn buổi tiếp kiến chung của ngài: “Tôi xin giới thiệu một nhân đức rất được Chúa yêu thích. Người đã nói, ‘Hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhượng trong lòng.’- Cho dầu anh em đã làm những điều cao cả, hãy nói: “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng.’ Ngược lại, xu hướng trong tất cả chúng ta là làm ngược lại đúng hơn: khoe khoang.”
“Đức khiêm nhượng có thể được xem là di sản thiêng liêng của ngài ”.
“Tính đơn sơ của ngài,” Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “là một chiếc xe chở giáo huấn vững chắc và phong phú mà, nhờ ân huệ của một trí nhớ bất thường và nền văn hoá cao, ngài đã trang điểm bằng nhiều qui chiếu tới các văn sĩ giáo hội và thế tục.”
“Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã gọi Đức Gioan Phaolô I là “một giáo lý viên vô song.”
“Chúng ta phải cảm giác mìinh là nhỏ trước Thiên Chúa,” Đức Gioan Phaolô I đã nói. “ Tôi không xấu hổ thấy mình như một đứa bé trước mặt mẹ nó; người ta tin nơi mẹ mình; tôi tin nơi Chúa, trong những gì Người đã mạc khải cho tôi.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã giải thích: “Những lời này để lộ ra tất cả chiều rộng đức tin của ngài.
“Khi chúng ta cảm tạ Chúa đã ban ngài cho Giáo Hội và cho thế giới, chúng ta hãy quí trọng gương của ngài, bằng cách nỗ lực trau giồi đức khiêm nhượng của ngài, nhơn đức cho ngài khả năng nói chuyện với mọi người, cách rêng những người bé mọn và những kẻ được gọi là xa lạ.”
Đức Giáo Hoàng tán thưởng đức tin trong những quốc gia hậu cộng sản.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
08:14 05/10/2008
”Ngài khuyến các Giám Mục giữ ngọn lửa sống động”.
VATICAN ( Zenit.org). Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khích lệ các giám chức từ các xứ nguyên cộng sản giữ ngọn lửa đức tin sống động trong các cộng đoàn bé nhỏ của mình.
Đức Giáo hoàng đưa ra lời kêu gọi này khi ngài tiếp kiến riêng các giám chức từ Kazakhstan và Trung Á, đến Rôma thực hiện cuộc thăm viếng theo Giáo Luật thông lệ mỗi 5 năm.
Trong những bài phát biểu bằng tiếng Ý và tiếng Nga, Đức Thánh Cha ngõ lời với các giám chức từ Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan Tajikistan và Turkmenistan. Ngài mời các giám mục tỏ lòng biết ơn vì nạn khủng bố cộng sản đã không dập tắt đức tin của dân Chúa, nhờ những “hy sinh nhiệt tình của các linh mục, các tu sĩ và giáo dân.”
Ngài tiếp tục thừa nhận rằng các giám chức thường chăm sóc những cộng đoàn Công Giáo rất nhỏ. Tại Kyrgyzstan, ví dụ, những thống kê năm 2004 chi cho biết 500 người Công Gíao trong khu quản trị tông toà. Khu truuyền giáo “sui juris”-(tự quản) Turmenistan chỉ báo cáo 50 người Công Giáo trong năm đó.
Như vậy, Đức Thánh Cha kêu mời các giám chức hãy để Chúa Thánh Thần hướng dẫn mình và theo kinh nghiệm đã qua của mình.
“Chư huynh hãy tiếp tục giáo dục mỗi người biết nghe lời Chúa và nuôi dưỡng lòng sùng kinh Đức Maria và tình yêu đối với Thánh Thể, cách riêng trong giới trẻ,” ngài nói. “Hãy khích lệ các gia đình lần chuỗi Mân Côi. Hãy kiên nhẫn và can đảm tìm kiếm những con đường và những cách thức mới làm việc tông đồ, quan tâm hiện đại hóa nhửng con đường và những cách thức đó theo những đòi hỏi ngày nay, lưu ý đến ngôn ngữ và văn hóa của những tín hữu phó thác cho chư huynh chăm sóc.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tiếp tục đề cao tầm quan trọng tuyệt đối của sự hiệp nhất trong những tình huống khác nhau đối mặt các giám mục. Ngài khuyến khích sự hiệp nhất giữa các giám chức và các linh mục, các tu sĩ và giáo dân, và trong chính các cộng đoàn. Sự hiệp nhất như thế sẽ làm cho những cố gắng tông đồ nên hiệu nghiệm hơn, Đức Giáo hoàng bảo đảm.
Quay sự chú ý của ngài về tai hoạ ngày càng gia tăng của nạn khủng bố trong một số lãnh vực các giám chức phục vụ, Đức Thánh Cha khẳng định rằng luật pháp phải chống đối việc sử dụng khủng bố. “Tuy nhiên”, ngài nói, “quyền lực của luật pháp không bao giờ cổ võ sự thiếu công lý, sự thực thi tự do tôn giáo cũng không thể bị hạn chế, bởi vì sự tuyên xưng tự do đức tin của mình là một luật nhân bản được thừa nhận là cơ bản và phổ quát.”
Đức Thánh Cha nhắc rằng Giáo Hội là người đầu tiên cổ võ quyền tự do tôn giáo, bởi vì không bao giờ Giáo Hội áp đặt, nhưng chỉ đề nghị, đức tin.
Giáo Hội biết, ngài nói, “sự trở lại là hoa quả mầu nhiệm của Chúa Thánh Thần thực hiện. Đức tin là một ân huệ và một việc làm của Thiên Chúa, và do đó loại trừ bất cứ hình thức chiêu mộ nào cưỡng bách, cám dỗ hay là lôi cuốn dân chúng theo đức tin bằng sự lừa đảo.”
“ Một người có thể cởi mở cho đức tin sau khi suy xét chín chắn và trách nhiệm, và phải có khả năng thực hiện với ao ước thân mật trong tự do. Điều này làm lợi không những cho cá nhân, mà còn cho toàn thể xã hội, bởi vì sự tuân giữ trung thành lề luật Chúa giúp xây dựng một hình thưc chung sống đúng và hiệp nhất hơn.”
VATICAN ( Zenit.org). Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khích lệ các giám chức từ các xứ nguyên cộng sản giữ ngọn lửa đức tin sống động trong các cộng đoàn bé nhỏ của mình.
Đức Giáo hoàng đưa ra lời kêu gọi này khi ngài tiếp kiến riêng các giám chức từ Kazakhstan và Trung Á, đến Rôma thực hiện cuộc thăm viếng theo Giáo Luật thông lệ mỗi 5 năm.
Trong những bài phát biểu bằng tiếng Ý và tiếng Nga, Đức Thánh Cha ngõ lời với các giám chức từ Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan Tajikistan và Turkmenistan. Ngài mời các giám mục tỏ lòng biết ơn vì nạn khủng bố cộng sản đã không dập tắt đức tin của dân Chúa, nhờ những “hy sinh nhiệt tình của các linh mục, các tu sĩ và giáo dân.”
Ngài tiếp tục thừa nhận rằng các giám chức thường chăm sóc những cộng đoàn Công Giáo rất nhỏ. Tại Kyrgyzstan, ví dụ, những thống kê năm 2004 chi cho biết 500 người Công Gíao trong khu quản trị tông toà. Khu truuyền giáo “sui juris”-(tự quản) Turmenistan chỉ báo cáo 50 người Công Giáo trong năm đó.
Như vậy, Đức Thánh Cha kêu mời các giám chức hãy để Chúa Thánh Thần hướng dẫn mình và theo kinh nghiệm đã qua của mình.
“Chư huynh hãy tiếp tục giáo dục mỗi người biết nghe lời Chúa và nuôi dưỡng lòng sùng kinh Đức Maria và tình yêu đối với Thánh Thể, cách riêng trong giới trẻ,” ngài nói. “Hãy khích lệ các gia đình lần chuỗi Mân Côi. Hãy kiên nhẫn và can đảm tìm kiếm những con đường và những cách thức mới làm việc tông đồ, quan tâm hiện đại hóa nhửng con đường và những cách thức đó theo những đòi hỏi ngày nay, lưu ý đến ngôn ngữ và văn hóa của những tín hữu phó thác cho chư huynh chăm sóc.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tiếp tục đề cao tầm quan trọng tuyệt đối của sự hiệp nhất trong những tình huống khác nhau đối mặt các giám mục. Ngài khuyến khích sự hiệp nhất giữa các giám chức và các linh mục, các tu sĩ và giáo dân, và trong chính các cộng đoàn. Sự hiệp nhất như thế sẽ làm cho những cố gắng tông đồ nên hiệu nghiệm hơn, Đức Giáo hoàng bảo đảm.
Quay sự chú ý của ngài về tai hoạ ngày càng gia tăng của nạn khủng bố trong một số lãnh vực các giám chức phục vụ, Đức Thánh Cha khẳng định rằng luật pháp phải chống đối việc sử dụng khủng bố. “Tuy nhiên”, ngài nói, “quyền lực của luật pháp không bao giờ cổ võ sự thiếu công lý, sự thực thi tự do tôn giáo cũng không thể bị hạn chế, bởi vì sự tuyên xưng tự do đức tin của mình là một luật nhân bản được thừa nhận là cơ bản và phổ quát.”
Đức Thánh Cha nhắc rằng Giáo Hội là người đầu tiên cổ võ quyền tự do tôn giáo, bởi vì không bao giờ Giáo Hội áp đặt, nhưng chỉ đề nghị, đức tin.
Giáo Hội biết, ngài nói, “sự trở lại là hoa quả mầu nhiệm của Chúa Thánh Thần thực hiện. Đức tin là một ân huệ và một việc làm của Thiên Chúa, và do đó loại trừ bất cứ hình thức chiêu mộ nào cưỡng bách, cám dỗ hay là lôi cuốn dân chúng theo đức tin bằng sự lừa đảo.”
“ Một người có thể cởi mở cho đức tin sau khi suy xét chín chắn và trách nhiệm, và phải có khả năng thực hiện với ao ước thân mật trong tự do. Điều này làm lợi không những cho cá nhân, mà còn cho toàn thể xã hội, bởi vì sự tuân giữ trung thành lề luật Chúa giúp xây dựng một hình thưc chung sống đúng và hiệp nhất hơn.”
Phát biểu của Đức Giáo Hoàng với Tân Đại Sứ Czech.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
08:21 05/10/2008
“Tin Mừng thúc giục người có đức tin hiến mình trong phục v ụ tình yêu”.
CASTEL GANDOLFO (Zenit.org).-Phát biểu của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khi nhận ủy nhiệm thư tân Đại sứ Czech bên cạnh Tòa thánh, Pavel Visalik. Buổi tiếp kiến xảy ra tại Castel Gandolfo.
* * *
Thưa ngài Đại Sứ
Tôi vui mừng tiếp nhận ngài hôm nay khi ngài trình bày Ủy Nhiệm Thư chỉ định ngài làm Đại Sứ Bất Thường và Toàn Quyền Nước Cộng Hoà Czech. Tôi cám on những lời tốt lành của Đại Sứ khi đại sứ bắt đầu sứ vụ Chính Phủ ngài giao phó cho ngài. Xin ngài tỏ bày những lời chào kính trọng của tôi với Ngài Vaclav Klaus, Tổng Thống nước Cộng Hòa, bảo đảm với Tổng Thổng về những lời cầu nguyện của tôi cho hạnh phúc của toàn dân xứ sở của Đại Sứ.
Thưa Đại Sứ, tôi đánh giá tầm quan trọng đại sứ đã gán cho ảnh hưởng của Kitô Giáo trên di sản văn hóa phong phú của quốc gia ngài, và cách riêng vai trò Tin Mừng đã thực hiện trong việc mang lại hy vọng cho dân Czech trong những thời gian bị áp chế. Hy vọng thật sự là sứ điệp bất tận Giáo Hội cống hiến cho mọi thế hệ và thúc đẩy mọi thế hệ tham gia công tác toàn cầu tạo dựng những ràn buộc hoà bình và thiện chí giữa mọi dân tộc. Giáo Hội làm như vậy một cách đặc biệt bằng sinh hoạt ngoại giao của mình, qua sinh hoạt đó Giáo hội nâng cao phẩm gía con người được an bài cho môt sự sống hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau.
Quốc gia của ngài, được củng cố nhờ cảm giác liên đới đã cho phép nó can đảm ngóc lên từ sự sụp đỗ của chủ nghĩa độc tài, cũng muốn đóng góp cho hạnh phúc gia đình nhân loại, bằng cách nâng cao sự hợp tác quốc tế trong trận chiến chống bạo lực, nạn đói, cảnh nghèo và những sự dữ xã hội khác.
Những con đường mới ảnh hưởng sẽ sớm mở ra cho xứ sở của ngài khi nó chuẩn bị nhận lãnh chức Chủ Tịch Hội Đồng Liên Hiệp châu Âu năm tới. Tôi tin tưởng rằng nhờ đặt ra những mục tiêu rõ ràng và dễ dàng hóa sự dấn thân của tất cả các Nước thành viên, danh dự đặt biệt chức chủ tịch Hội Đồng trong vòng sáu tháng sẽ cho phép Cọng Hòa Czech thực thi việc lãnh đạo vững mạnh trong sự cố gắng chia sẻ dung hoà sự hiệp nhất và sự khác biệt, chủ quyền quôc gia và sinh hoạt chung, và sự phát triển kinh tế và sự công bình xã hội khắp lục địa.
Giáo Hội rất ý thức về nhiều thách đố đối mặt châu Âu, nhất là lúc các quốc gia thành viên ao ước xây dựng một cộng đồng quốc tế bền vững hơn cho các thế hệ tương lai. Muốn phát triển, các nhà lãnh đạo được kêu gọi thừa nhận hạnh phúc con người không thể hoàn thiện qua những cấu trúc mà thôi hay là bởi một giai tầng đơn thuần đời sống xã hội và chính trị (x. “Spe Salvi,” 24). Sự thực hiện một nền văn hóa đích thực xứng với ơn gọi cao thượng của con người đòi hỏi sự cộng tác hài hoà của các gia đình, các cộng đồng giáo hội, các trường học, các doanh nghiệp, các tổ chức cộng đồng và những thể chế chính phủ. Thay vì là những mục tiêu tự nó, những hữu thể này là những cấu trúc được tổ chức nhằm phục vụ mọi người, và liên kết trọn vẹn với nhau trong khi theo đuổi mục tiêu chung (x. “Centesimus Annus,” 13)
Vì lẽ này, tất cả những phúc lợi xã hội khi Giáo Hội được quyền thực thi nhiệm vụ quản lý trên nhữrng của cải vật chất và thiêng liêng đòi hỏi thừa tác vụ Giáo Hội (x. “Gaudium et Spes,” 88). Trong quốc gia của ngài, có những dấu phát triển trong lãnh vực này, nhưng phải làm nhiều hơn nữa.
Tôi tin tưởng rằng những Ủy Ban đặc biệt do Chính Phủ và Quốc Hội của ngài đựng nên hầu giải quyết những vấn đề nổi bật liên quan tài sản giáo hội, sẽ tiến triển cách lương thiện, trung thành, và công nhận đích thực về khả năng của Giáo Hội trong việc góp phần vào hạnh phúc nước Cọng Hòa. Cách riêng, tôi hy vọng những quan sát như thế sẽ được giữ trong cái nhìn sáng tỏ khi một giải pháp được tìm kiếm liên hệ với tương lai của Nhà Thờ Chánh Toà Prague, đứng như một chứng nhân sống động cho di sản văn hóa và tôn giáo phong phú của đất nước ngài, và chứng kiến sự chung sống hài hòa của Giáo Hội và Quốc Gia
Do chính bản tính của nó, Tin Mừng thúc đẩy người có đức tin hiến mình trong việc phục vụ thương yêu đối với anh chị em của họ không phân biệt và không tính công (x. Lk 10: 25-37). Tình yêu là sự phát biểu bên ngoài của đức tin nâng đỡ cộng đồng tín hữu và trao quyền cho họ nên những dấu chỉ hy vọng cho thế giới (x. Jn 13:35). Một gương của đức bác ái khả kiến này sáng chói qua công việc của Caritas, mà những nhân viên hằng ngày dấn thân trong một dãy rộng rãi những phục vụ xã hội trong xứ sở ngài. Điều này hiển nhiên cách đặc biệt trong việc phục vụ nó cống hiến cho những phụ nữ có mang, những kẻ vô gia cư, những kẻ khuyết tật, và những kẻ bị cầm tù.
Sự phối hợp giữa Caritas Nước Cọng Hoà Czech và các Bộ Y Tế, Lao Động và những Việc Xã hội của Chính Phủ, chứng tỏ những hoa quả tiềm năng có thể phát sinh từ sự cọng tác chặc chẽ giữa Nhà Nước và các cơ quan Giáo Hội (x. Deus Caritas Est, 30). Tôi muốn biểu dương ở đây tiềm năng định hình to lớn cho giới trẻ, sự tham gia của giới trẻ trong những sáng kiến này dạy họ rằng tình liên đới đích thực không những là hệ tại cung cấp những của cải vật chất mà còn biết hiến mình nữa (x. Lk 17:33).
Hơn nữa, vì Cọng Hòa Czech tìm kiếm bành trướng những con đường tham gia trong nhiệm vụ hình thành một cộng đồng quớc tế cố kết và hợp tác hơn, chúng ta không quên nhiều công dân Czech đã phục vụ ở hải ngoại trong sự phát triển dài hạn và trong những dự án dưới sự ủng hộ của Caritas và những tô chức nhân đạo khác. Tôi chân thành khích lệ những cố gắng của họ và tán thưởng lòng quảng đại của tất cả nhữrng công dân của ngài, những kẻ tìm cách sáng tạo những phương thế hầu phục vụ công ích trong quốc gia ngài và khắp thế giới nữa.
Trước khi kết thúc, thưa ngài, cho phép tôi bày tỏ những phân ưu chân tình của tôi với ngài và những công dân của ngài về cái chết thê thảm của Mr Ivo Zd’arek, Đại sứ Cọng Hoà Czech tại Pakistan, ngài là một của những nạn chân bị giết trong vụ tấn công mới đây tại Islamabad. Tôi cầu nguyện hằng ngày để chấm dứt những hành vi xâm lược như thế, và tôi khích lệ tất cả những ai dấn thân trong ngành ngoại giao hiến mình nhiệt tình hơn nữa hầu mang lại hoà bình và bảo đảm an ninh khắp thế giới.
Khi ngài bắt đầu việc phục vụ của ngài, thưa ngài Đại Sứ, tôi trải dài những lời cầu chúc chân tình hầu sứ vụ quan trọng được giao phó cho ngài sẽ được kết qủa. Xin ngài biết cho rằng những cơ quan Giáo triều Roma sẵn sàng giúp đỡ ngài trong việc hoàn thành nhiệm vụ của ngài. Khi xin ngài bảo đảm dân chúng nước Cọng Hòa Czech về những kinh nguyện và sự quí trọng của tôi, tôi cầu xin cho họ được dồi dào phúc lành Thiên Chúa và xin phó thác họ cho sự quan phòng đầy tỉnh yêu của Thiên Chúa Toàn năng.
CASTEL GANDOLFO (Zenit.org).-Phát biểu của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khi nhận ủy nhiệm thư tân Đại sứ Czech bên cạnh Tòa thánh, Pavel Visalik. Buổi tiếp kiến xảy ra tại Castel Gandolfo.
* * *
Thưa ngài Đại Sứ
Tôi vui mừng tiếp nhận ngài hôm nay khi ngài trình bày Ủy Nhiệm Thư chỉ định ngài làm Đại Sứ Bất Thường và Toàn Quyền Nước Cộng Hoà Czech. Tôi cám on những lời tốt lành của Đại Sứ khi đại sứ bắt đầu sứ vụ Chính Phủ ngài giao phó cho ngài. Xin ngài tỏ bày những lời chào kính trọng của tôi với Ngài Vaclav Klaus, Tổng Thống nước Cộng Hòa, bảo đảm với Tổng Thổng về những lời cầu nguyện của tôi cho hạnh phúc của toàn dân xứ sở của Đại Sứ.
Thưa Đại Sứ, tôi đánh giá tầm quan trọng đại sứ đã gán cho ảnh hưởng của Kitô Giáo trên di sản văn hóa phong phú của quốc gia ngài, và cách riêng vai trò Tin Mừng đã thực hiện trong việc mang lại hy vọng cho dân Czech trong những thời gian bị áp chế. Hy vọng thật sự là sứ điệp bất tận Giáo Hội cống hiến cho mọi thế hệ và thúc đẩy mọi thế hệ tham gia công tác toàn cầu tạo dựng những ràn buộc hoà bình và thiện chí giữa mọi dân tộc. Giáo Hội làm như vậy một cách đặc biệt bằng sinh hoạt ngoại giao của mình, qua sinh hoạt đó Giáo hội nâng cao phẩm gía con người được an bài cho môt sự sống hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau.
Quốc gia của ngài, được củng cố nhờ cảm giác liên đới đã cho phép nó can đảm ngóc lên từ sự sụp đỗ của chủ nghĩa độc tài, cũng muốn đóng góp cho hạnh phúc gia đình nhân loại, bằng cách nâng cao sự hợp tác quốc tế trong trận chiến chống bạo lực, nạn đói, cảnh nghèo và những sự dữ xã hội khác.
Những con đường mới ảnh hưởng sẽ sớm mở ra cho xứ sở của ngài khi nó chuẩn bị nhận lãnh chức Chủ Tịch Hội Đồng Liên Hiệp châu Âu năm tới. Tôi tin tưởng rằng nhờ đặt ra những mục tiêu rõ ràng và dễ dàng hóa sự dấn thân của tất cả các Nước thành viên, danh dự đặt biệt chức chủ tịch Hội Đồng trong vòng sáu tháng sẽ cho phép Cọng Hòa Czech thực thi việc lãnh đạo vững mạnh trong sự cố gắng chia sẻ dung hoà sự hiệp nhất và sự khác biệt, chủ quyền quôc gia và sinh hoạt chung, và sự phát triển kinh tế và sự công bình xã hội khắp lục địa.
Giáo Hội rất ý thức về nhiều thách đố đối mặt châu Âu, nhất là lúc các quốc gia thành viên ao ước xây dựng một cộng đồng quốc tế bền vững hơn cho các thế hệ tương lai. Muốn phát triển, các nhà lãnh đạo được kêu gọi thừa nhận hạnh phúc con người không thể hoàn thiện qua những cấu trúc mà thôi hay là bởi một giai tầng đơn thuần đời sống xã hội và chính trị (x. “Spe Salvi,” 24). Sự thực hiện một nền văn hóa đích thực xứng với ơn gọi cao thượng của con người đòi hỏi sự cộng tác hài hoà của các gia đình, các cộng đồng giáo hội, các trường học, các doanh nghiệp, các tổ chức cộng đồng và những thể chế chính phủ. Thay vì là những mục tiêu tự nó, những hữu thể này là những cấu trúc được tổ chức nhằm phục vụ mọi người, và liên kết trọn vẹn với nhau trong khi theo đuổi mục tiêu chung (x. “Centesimus Annus,” 13)
Vì lẽ này, tất cả những phúc lợi xã hội khi Giáo Hội được quyền thực thi nhiệm vụ quản lý trên nhữrng của cải vật chất và thiêng liêng đòi hỏi thừa tác vụ Giáo Hội (x. “Gaudium et Spes,” 88). Trong quốc gia của ngài, có những dấu phát triển trong lãnh vực này, nhưng phải làm nhiều hơn nữa.
Tôi tin tưởng rằng những Ủy Ban đặc biệt do Chính Phủ và Quốc Hội của ngài đựng nên hầu giải quyết những vấn đề nổi bật liên quan tài sản giáo hội, sẽ tiến triển cách lương thiện, trung thành, và công nhận đích thực về khả năng của Giáo Hội trong việc góp phần vào hạnh phúc nước Cọng Hòa. Cách riêng, tôi hy vọng những quan sát như thế sẽ được giữ trong cái nhìn sáng tỏ khi một giải pháp được tìm kiếm liên hệ với tương lai của Nhà Thờ Chánh Toà Prague, đứng như một chứng nhân sống động cho di sản văn hóa và tôn giáo phong phú của đất nước ngài, và chứng kiến sự chung sống hài hòa của Giáo Hội và Quốc Gia
Do chính bản tính của nó, Tin Mừng thúc đẩy người có đức tin hiến mình trong việc phục vụ thương yêu đối với anh chị em của họ không phân biệt và không tính công (x. Lk 10: 25-37). Tình yêu là sự phát biểu bên ngoài của đức tin nâng đỡ cộng đồng tín hữu và trao quyền cho họ nên những dấu chỉ hy vọng cho thế giới (x. Jn 13:35). Một gương của đức bác ái khả kiến này sáng chói qua công việc của Caritas, mà những nhân viên hằng ngày dấn thân trong một dãy rộng rãi những phục vụ xã hội trong xứ sở ngài. Điều này hiển nhiên cách đặc biệt trong việc phục vụ nó cống hiến cho những phụ nữ có mang, những kẻ vô gia cư, những kẻ khuyết tật, và những kẻ bị cầm tù.
Sự phối hợp giữa Caritas Nước Cọng Hoà Czech và các Bộ Y Tế, Lao Động và những Việc Xã hội của Chính Phủ, chứng tỏ những hoa quả tiềm năng có thể phát sinh từ sự cọng tác chặc chẽ giữa Nhà Nước và các cơ quan Giáo Hội (x. Deus Caritas Est, 30). Tôi muốn biểu dương ở đây tiềm năng định hình to lớn cho giới trẻ, sự tham gia của giới trẻ trong những sáng kiến này dạy họ rằng tình liên đới đích thực không những là hệ tại cung cấp những của cải vật chất mà còn biết hiến mình nữa (x. Lk 17:33).
Hơn nữa, vì Cọng Hòa Czech tìm kiếm bành trướng những con đường tham gia trong nhiệm vụ hình thành một cộng đồng quớc tế cố kết và hợp tác hơn, chúng ta không quên nhiều công dân Czech đã phục vụ ở hải ngoại trong sự phát triển dài hạn và trong những dự án dưới sự ủng hộ của Caritas và những tô chức nhân đạo khác. Tôi chân thành khích lệ những cố gắng của họ và tán thưởng lòng quảng đại của tất cả nhữrng công dân của ngài, những kẻ tìm cách sáng tạo những phương thế hầu phục vụ công ích trong quốc gia ngài và khắp thế giới nữa.
Trước khi kết thúc, thưa ngài, cho phép tôi bày tỏ những phân ưu chân tình của tôi với ngài và những công dân của ngài về cái chết thê thảm của Mr Ivo Zd’arek, Đại sứ Cọng Hoà Czech tại Pakistan, ngài là một của những nạn chân bị giết trong vụ tấn công mới đây tại Islamabad. Tôi cầu nguyện hằng ngày để chấm dứt những hành vi xâm lược như thế, và tôi khích lệ tất cả những ai dấn thân trong ngành ngoại giao hiến mình nhiệt tình hơn nữa hầu mang lại hoà bình và bảo đảm an ninh khắp thế giới.
Khi ngài bắt đầu việc phục vụ của ngài, thưa ngài Đại Sứ, tôi trải dài những lời cầu chúc chân tình hầu sứ vụ quan trọng được giao phó cho ngài sẽ được kết qủa. Xin ngài biết cho rằng những cơ quan Giáo triều Roma sẵn sàng giúp đỡ ngài trong việc hoàn thành nhiệm vụ của ngài. Khi xin ngài bảo đảm dân chúng nước Cọng Hòa Czech về những kinh nguyện và sự quí trọng của tôi, tôi cầu xin cho họ được dồi dào phúc lành Thiên Chúa và xin phó thác họ cho sự quan phòng đầy tỉnh yêu của Thiên Chúa Toàn năng.
Xung đột giữa Phaolô và Phêrô đã dạy nên sự đối thoại
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
08:34 05/10/2008
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI giải thích các Tông Đồ nhìn 2 viễn cảnh khác nhau
VATICAN (Zenit.org).-Tương quan giữa các thánh Phêrô và Phaolô đã giúp hai tông đồ học được chỉ có sự đối thoại chân tình, mở ra cho chân lý Chúa Kitô, có thể hướng dẫn con đường đi của Giáo Hội.
Đức Giáo Hoàng đã khẳng định điều này hôm nay trong buổi tiếp kiến chung Thứ Tư hàng tuần 1/10 tại Quảng Trường thánh Phêrô, trong đó ngài tiếp tục với loạt giáo lý về Tông Đồ Phaolô. Giáo Hội đã cử hành suốt tháng Sáu Năm Thánh Phaolô, đánh dấu kỷ niệm 2000 năm sinh nhật của vị Tông Đồ.
Đức Thánh Cha nói về hai cuộc gặp gở chính giữa Phaolô và Phêrô: lần thứ nhất tại Công Đồng Jerusalem và sau đó trong cuộc gặp gở nổi tiếng nơi Phaolô khiển trách Đức Giáo Hoàng thứ nhất.
Về tình tiết thứ hai, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã giải thích rằng những viễn cảnh của hai tông đồ thì khác biệt, dầu cả hai tha thiết bênh vực đức tin của các tín hữu.
Việc xảy ra nẫy lên trên vấn đề phải làm gì khi các Kitô hữu gốc Do Thái và dân ngoại chia sẻ cùng một bàn.
Đức Giáo Hoàng nhắc lại rằng lúc đầu, “Phêrô, ngồi bàn với cả hai, nhưng khi có một số Kitô hữu liên kết với James tới […] Phêrô bắt đầu tránh tiếp xúc tại bàn với dân ngoại, hầu không làm gương xấu cho những kẻ [gốc Do thái] vẫn tiếp tục giữ những luật liên quan với sư tinh sạch thức ăn. […] Sự lựa chọn này chia rẽ thâm sâu những Kitô hữu đến từ phép cắt bì và những kẻ đến từ dân ngoại.”
Những quan tâm
Đức Thánh Cha đã ghi nhận rằng quyết định của Phêrô “đã gây nên một phản ứng bốc lửa từ Phaolô, kẻ tới chỗ cáo Phêrô và những kẻ còn lại về sự giả hình.”
Nhưng, Đức Thánh Cha nói rõ, trên thực tế “những mối quan tâm của Phaolô, một bên, và Phêrô và Barnabas bên kia, thì khác biệt.”
Ngài giải thích: “Đối với Phêrô, sự phân cách những người dân ngoại biểu thị một cách thức dạy và tránh làm gương xấu cho những tín hữu đến từ Do Thái Giáo. Đối với Phaolô thì lại khác, đó là nguy cơ của một sự hiểu lầm về sự cứu rỗi phổ quát trong Chúa Kitô được cống hiến cho dân ngoại cũng như cho người Do Thái.
“Nếu sự công chính hóa được mang lại chỉ nhờ đức tin vào Chúa Kitô, nhờ sự tuân theo Người, mà không cần đến luật, thì còn ý nghĩa gì nữa việc giữ những luật về sự tinh sạch thức ăn khi tham gia tại bàn?”
Như vậy, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI bình luận, xem ra Phêrô và Phêrô chỉ có những viễn cảnh khác biệt: “Đối với Phêrô, không làm mất những người Do Thái đã ôm ấp Tin Mừng, đối với Phaolô, không làm giảm gía giá trị cứu rỗi của sự chết của Chúa Kitô cho mọi kẻ tin.”
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng đã nhắc rằng Phaolô nên để sau này mới đối mặt cũng tình trạng khó xử này, và tán thưởng một viễn cảnh tượng tự với viễn cảnh mình đã chê trách.
Đức Thánh Cha đã nhắc lại “Khi viết cho các Kitô hữu Roma một vài năm sau--lối giữa thập niên những năm 50—Phaolô sẽ đụng phải một tình huống tương tự và người sẽ xin những kẻ mạnh rằng đừng ăn những thức ăn không sạch hầu không làm mất những kẻ yếu hay gây gương xấu cho họ.”
Một bài học
Như vậy, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kết luận, biến cố Antiochia “tự chứng tỏ là một bài học cho cả hai Phêrô và Phaolô. Chỉ sự đối thoại chân tình, mở ra cho chân lý Tin Mừng, có thể hướng dẫn con đường của Giáo Hội.”
Và, ngài khẳng định, cũng một bài học này cần phải học ngày nay: “Với những đặc sủng khác biệt được giao phó cho Phêrô và Phaolô, chúng ta hãy để Thánh Thần hướng dẫn chúng ta, bằng cách cố gắng sống trong tự do gặp được hướng đi trong đức tin vào Chúa Kitô và được tỏ hiện trong việc phục vụ anh em chúng ta.
“Điều thiết yếu là sống phù hợp hơn mãi với Chúa Kitô. Chính trong cách này mà người ta thật sự được tự do, trong cách này hạt nhân thâm sâu nhất của luật được diễn tả trong chúng ta: tình yêu Thiên Chúa và tha nhân. Chúng ta hãy xin Chúa dạy chúng ta chia sẻ những tâm tình của Người, học từ Người sự tự do thật và tình yêu tin mừng ôm ấp mọi người.”
VATICAN (Zenit.org).-Tương quan giữa các thánh Phêrô và Phaolô đã giúp hai tông đồ học được chỉ có sự đối thoại chân tình, mở ra cho chân lý Chúa Kitô, có thể hướng dẫn con đường đi của Giáo Hội.
Đức Giáo Hoàng đã khẳng định điều này hôm nay trong buổi tiếp kiến chung Thứ Tư hàng tuần 1/10 tại Quảng Trường thánh Phêrô, trong đó ngài tiếp tục với loạt giáo lý về Tông Đồ Phaolô. Giáo Hội đã cử hành suốt tháng Sáu Năm Thánh Phaolô, đánh dấu kỷ niệm 2000 năm sinh nhật của vị Tông Đồ.
Đức Thánh Cha nói về hai cuộc gặp gở chính giữa Phaolô và Phêrô: lần thứ nhất tại Công Đồng Jerusalem và sau đó trong cuộc gặp gở nổi tiếng nơi Phaolô khiển trách Đức Giáo Hoàng thứ nhất.
Về tình tiết thứ hai, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã giải thích rằng những viễn cảnh của hai tông đồ thì khác biệt, dầu cả hai tha thiết bênh vực đức tin của các tín hữu.
Việc xảy ra nẫy lên trên vấn đề phải làm gì khi các Kitô hữu gốc Do Thái và dân ngoại chia sẻ cùng một bàn.
Đức Giáo Hoàng nhắc lại rằng lúc đầu, “Phêrô, ngồi bàn với cả hai, nhưng khi có một số Kitô hữu liên kết với James tới […] Phêrô bắt đầu tránh tiếp xúc tại bàn với dân ngoại, hầu không làm gương xấu cho những kẻ [gốc Do thái] vẫn tiếp tục giữ những luật liên quan với sư tinh sạch thức ăn. […] Sự lựa chọn này chia rẽ thâm sâu những Kitô hữu đến từ phép cắt bì và những kẻ đến từ dân ngoại.”
Những quan tâm
Đức Thánh Cha đã ghi nhận rằng quyết định của Phêrô “đã gây nên một phản ứng bốc lửa từ Phaolô, kẻ tới chỗ cáo Phêrô và những kẻ còn lại về sự giả hình.”
Nhưng, Đức Thánh Cha nói rõ, trên thực tế “những mối quan tâm của Phaolô, một bên, và Phêrô và Barnabas bên kia, thì khác biệt.”
Ngài giải thích: “Đối với Phêrô, sự phân cách những người dân ngoại biểu thị một cách thức dạy và tránh làm gương xấu cho những tín hữu đến từ Do Thái Giáo. Đối với Phaolô thì lại khác, đó là nguy cơ của một sự hiểu lầm về sự cứu rỗi phổ quát trong Chúa Kitô được cống hiến cho dân ngoại cũng như cho người Do Thái.
“Nếu sự công chính hóa được mang lại chỉ nhờ đức tin vào Chúa Kitô, nhờ sự tuân theo Người, mà không cần đến luật, thì còn ý nghĩa gì nữa việc giữ những luật về sự tinh sạch thức ăn khi tham gia tại bàn?”
Như vậy, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI bình luận, xem ra Phêrô và Phêrô chỉ có những viễn cảnh khác biệt: “Đối với Phêrô, không làm mất những người Do Thái đã ôm ấp Tin Mừng, đối với Phaolô, không làm giảm gía giá trị cứu rỗi của sự chết của Chúa Kitô cho mọi kẻ tin.”
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng đã nhắc rằng Phaolô nên để sau này mới đối mặt cũng tình trạng khó xử này, và tán thưởng một viễn cảnh tượng tự với viễn cảnh mình đã chê trách.
Đức Thánh Cha đã nhắc lại “Khi viết cho các Kitô hữu Roma một vài năm sau--lối giữa thập niên những năm 50—Phaolô sẽ đụng phải một tình huống tương tự và người sẽ xin những kẻ mạnh rằng đừng ăn những thức ăn không sạch hầu không làm mất những kẻ yếu hay gây gương xấu cho họ.”
Một bài học
Như vậy, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kết luận, biến cố Antiochia “tự chứng tỏ là một bài học cho cả hai Phêrô và Phaolô. Chỉ sự đối thoại chân tình, mở ra cho chân lý Tin Mừng, có thể hướng dẫn con đường của Giáo Hội.”
Và, ngài khẳng định, cũng một bài học này cần phải học ngày nay: “Với những đặc sủng khác biệt được giao phó cho Phêrô và Phaolô, chúng ta hãy để Thánh Thần hướng dẫn chúng ta, bằng cách cố gắng sống trong tự do gặp được hướng đi trong đức tin vào Chúa Kitô và được tỏ hiện trong việc phục vụ anh em chúng ta.
“Điều thiết yếu là sống phù hợp hơn mãi với Chúa Kitô. Chính trong cách này mà người ta thật sự được tự do, trong cách này hạt nhân thâm sâu nhất của luật được diễn tả trong chúng ta: tình yêu Thiên Chúa và tha nhân. Chúng ta hãy xin Chúa dạy chúng ta chia sẻ những tâm tình của Người, học từ Người sự tự do thật và tình yêu tin mừng ôm ấp mọi người.”
Giáo Dục Công Giáo là một quyền lợi.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
08:57 05/10/2008
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định nền giáo dục ấy góp phần cho công ích xã hội.
CASTEL GANDOLFO (Zenit.irg).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói các trường học Công Giáo là một sự biểu thị cụ thể về quyền tự do giáo dục.
Đức Giáo Hoàng đã diễn tả sự xác tín này hôm 25/9 trong một bài phát biểu trong lâu đài tông tòa tại Castel Gandolfo trước những đại biểu các trung tâm giáo dục Công Giáo Italia, họ đang tham gia trong một cuộc hợp mặt do Trung Tâm Học Vấn hội đồng giám mục Italian tổ chức cho càc Trường Công giáo.
“Trường học Công Giáo là một biểu thị quyền mọi người công dân được tự do giáo dục, và nhiệm vụ tương ứng về tình liên đới trong việc xây dựng xã hội dân sự,” Đức Giáo Hoàng nói, ngài trích một văn kiện của hàng giám mục Italia.
“Để được chọn lựa và được đánh giá, điều cần thiết là trường học Công Giáo phải được công nhận vì mục đích sự phạm của nó; điều cần thiết là có một ý thức đầy đủ không những về căn tính giáo hội và sự chú trọng văn hóa của nó, mà còn về ý nghĩa dân sự của nó nữa,” ngài giải thích. Điều này “không được xem như là sư bảo vệ một quyền lợi riêng tư, nhưng như là một sự đóng góp quí báu cho việc xây dựng công ích của toàn thể xã hội.”
Về việc này, Đức Thánh Cha kêu gọi sự bình đẳng giữa những trường học nhà nước và Công Giáo, “để cho cha mẹ có quyền tự do lựa chọn trường học mà họ muốn.”
“Điều đã trở nên hiển nhiên là trong một số vùng Italy việc chọn các trường Công Giáo ngày càng gia tăng, sánh với các thập niên truớc, mặc dầu sự kiện các tình huống khó khăn và cả gay go tồn tại,” ngài ghi nhận.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kết luận trường học Công Giáo có một vai trò quan trọng, vì đó là khí cụ thuộc “sứ vụ cứu rỗi của Giáo Hội” trong đó “sự hiệp nhất chặc chẻ được hoàn thành giữa sự công bố đức tin và sự thăng tiến con người.”
CASTEL GANDOLFO (Zenit.irg).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói các trường học Công Giáo là một sự biểu thị cụ thể về quyền tự do giáo dục.
Đức Giáo Hoàng đã diễn tả sự xác tín này hôm 25/9 trong một bài phát biểu trong lâu đài tông tòa tại Castel Gandolfo trước những đại biểu các trung tâm giáo dục Công Giáo Italia, họ đang tham gia trong một cuộc hợp mặt do Trung Tâm Học Vấn hội đồng giám mục Italian tổ chức cho càc Trường Công giáo.
“Trường học Công Giáo là một biểu thị quyền mọi người công dân được tự do giáo dục, và nhiệm vụ tương ứng về tình liên đới trong việc xây dựng xã hội dân sự,” Đức Giáo Hoàng nói, ngài trích một văn kiện của hàng giám mục Italia.
“Để được chọn lựa và được đánh giá, điều cần thiết là trường học Công Giáo phải được công nhận vì mục đích sự phạm của nó; điều cần thiết là có một ý thức đầy đủ không những về căn tính giáo hội và sự chú trọng văn hóa của nó, mà còn về ý nghĩa dân sự của nó nữa,” ngài giải thích. Điều này “không được xem như là sư bảo vệ một quyền lợi riêng tư, nhưng như là một sự đóng góp quí báu cho việc xây dựng công ích của toàn thể xã hội.”
Về việc này, Đức Thánh Cha kêu gọi sự bình đẳng giữa những trường học nhà nước và Công Giáo, “để cho cha mẹ có quyền tự do lựa chọn trường học mà họ muốn.”
“Điều đã trở nên hiển nhiên là trong một số vùng Italy việc chọn các trường Công Giáo ngày càng gia tăng, sánh với các thập niên truớc, mặc dầu sự kiện các tình huống khó khăn và cả gay go tồn tại,” ngài ghi nhận.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kết luận trường học Công Giáo có một vai trò quan trọng, vì đó là khí cụ thuộc “sứ vụ cứu rỗi của Giáo Hội” trong đó “sự hiệp nhất chặc chẻ được hoàn thành giữa sự công bố đức tin và sự thăng tiến con người.”
Khai mạc Thượng hội đồng Giám mục bàn về Lời Chúa
Bình Hòa
20:52 05/10/2008
Khai mạc Thượng hội đồng Giám mục bàn về Lời Chúa
Vào lúc 9 giỡ rưỡi sáng chúa nhựt hôm qua, đức thánh cha đã chủ sự Thánh lễ tại đền thờ thánh Phaolô ngoại thành để khai mạc khóa họp thường lệ lần thứ 9 của Thượng hội đồng giám mục, bàn về Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội. Đây là lần đầu tiên mà Thượng hội đồng giám mục được khai mạc tại đền thánh Phaolô, và có lý do của nó: một đàng vì chúng ta đang trong năm thánh kỷ niệm 2000 năm sinh nhật của ngài, và đàng khác, vị thánh tông đồ đã hiến trót cuộc đời cho việc rao giảng Lời Chúa, và trở nên tấm gương cho Giáo hội. Cùng đồng tế với đức Bênêđictô XVI là các nghị phụ và các cộng sự viên: 52 hồng y, 14 giám mục thuộc các Giáo hội Đông phương, 45 tổng giám mục, 130 giám mục, 85 linh mục (gồm các nghị phụ cũng như các chuyên viên). Các lời nguyện và bài đọc Sách thánh trích từ bài lễ chúa nhựt XXVII Thường niên. Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ rưỡi, và đức thánh cha trở về Vatican để chủ sự buổi đọc kinh Truyền tin. Trong bài huấn dụ, ngài đã giải thích ý nghĩa của cơ quan Thượng hội đồng giám mục, được thành lập năm 1965, nhằm thắt chặt sự thông hiệp giữa hàng giám mục thế giới với vị kế nhiệm thánh Phêrô, qua việc thông tin và bàn luận về những vấn đề quan trọng của Giáo hội. Bên thềm phiên họp lần này bàn về Lời Chúa, Đức Thánh Cha cũng nói đến một dự án do đài truyền hình RAI của Italia khởi xưóng với nhan đề “đọc Kinh Thánh ngày đêm”, bắt đầu từ 7 giờ chiều chúa nhựt hôm qua, với chương đầu tiên của sách Sáng thế do chính ngài đọc, và kéo dài trong vòng 139 giờ, cho đến 1 giờ 25 trưa thứ bảy sắp tới, với sự tham gia của gần 1200 người, thuộc 50 quốc gia. Nhờ đài truyền hình, truyền thanh cũng như internet, Kinh thánh sẽ được mang đến các gia đình.
Trước hết, chúng tôi xin dịch nguyên văn bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin, và tiếp đến, chúng tôi sẽ tóm lược bài giảng Thánh lễ.
Anh chị em thân mến
Sáng nay, với Thánh lễ tại đền thánh Phaolô ngoại thành, khóa họp thường lệ lần thứ Chín cua Thượng hội đồng Giám mục đã được khai mạc. Thượng hội đồng sẽ tiếp diễn ở Vatican trong vòng 3 tuần lễ, bàn về đề tài: “Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội”. Anh chị em đã biết giá trị và chức năng của Thượng hội đồng các giám mục, gồm các đại biểu của toàn thể hàng giám mục, và được triệu tập để mang lại cho vị kế nhiệm thánh Phêrô sự trợ giúp hữu hiệu, qua việc biểu lộ và củng cố dây thông hiệp của Giáo hội. Đây là một cơ quan quan trọng, do vị tiền nhiệm của tôi là đức Phaolô VI thiết lập vào tháng 9 năm 1965 (Tự sắc Apostolica sollicitudo), trong giai đoạn chót của công đồng Vaticanô II, nhằm thực thi một quyết nghị hàm chứa trong sắc lệnh về tác vụ Giám mục (Christus Dominus, số 5). Mục tiêu của Thượng hội đồng giám mục là: cỗ võ sự hợp nhất và hợp tác giữa giáo hoàng và các giám mục trên khắp thế giới; cung cấp những thông tin trực tiếp và chính xác về tình hình và những vấn đề của Giáo hội; đẩy mạnh sự hoà hợp về đạo lý và hoạt động mục vụ; đối diện với những đề tài có tầm quan trọng và hiện đại. Những chức năng này được phối hợp nhờ Văn phòng Tổng thư ký, đặt dưới sự điều hành trực tiếp của giám mục Rôma.
Chiều kích “Hội đồng” là một yếu tố cấu thành của Giáo hội, được quy tụ từ khắp mọi dân tộc và văn hóa để trở nên một trong Chúa Kitô, và đi theo Người là “đường, sự thật, sự sống” (Ga 14,6). Thực vậy, danh từ synodos gốc hy lạp gồm bởi giới từ syn (nghĩa là cùng nhau) và odos (nghĩa là đường), gợi lên ý tưởng là “cùng đi, đồng hành”, và đây là kinh nghiệm của Dân Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ. Ở khóa họp thường lệ khai diễn hôm nay, sau khi đón nhận ý kiến của nhiều người, tôi đã chọn đề tài “Lời Chúa” để đào sâu trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội, dưới viễn tuợng mục vụ. Công cuộc chuẩn bị đã được tham gia rất là sâu rộng từ các Giáo hội điạ phương trên khắp thế giới. Họ đã gửi những góp ý về Văn phòng Tổng thư ký, và Văn phòng đã soạn thảo Tài liệu làm việc, dụa theo đó, 253 nghị phụ (51 Phi châu, 62 Mỹ châu, 41 Á châu, 90 Âu châu, 9 Đại dương châu) sẽ trao đổi ý kiến, với sự góp phần của nhiều chuyên viên và dự thính viên, nam nữ, cũng như những “đại biểu huynh đệ” của các Giáo hội và vài thượng khách.
Anh chị em thân mến, tôi xin mời tất cả hãy nâng đỡ các công việc của Thượng hội đồng bằng lời cầu nguyện, cách riêng qua việc nài xin sự chuyển cầu của đức Trinh nữ Maria, người môn sinh tuyệt hảo của Lời Chúa.
Như đã nói trên, các bài đọc Sách Thánh của Thánh lễ khai mạc Thượng hội đồng được trích từ bài lễ chúa nhựt 27 mùa Thường niên, với bài Phúc âm thuật lại dụ ngôn về những tá điền bất nhân. Phần chính của bài giảng đã dựa trên dụ ngôn đó. Trước hết, khi nghĩ đến những tá điền đã giết hại các kẻ được ông chủ sai đến để thu lượm kết quả, Đức Thánh Cha tự hỏi: phải chăng điều này cũng đang xảy ra vào thời đại chúng ta, khi con người không những không đếm xỉa đến luật lệ của Thiên Chúa, mà còn muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi đời sống? Chúng ta đang chứng kiến nhiều quốc gia trước đây nổi bật về nếp sống đạo và phong phú ơn thiên triệu, nhưng ngày nay đã trở nên nguội lạnh. Hơn thế nữa, có những người tuyên bố “Thượng đế đã chết rồi” và họ tự phong mình làm “Thượng đế”, làm bá chủ định mạng và thế giới, tự ý tung hoành, muốn làm bất cứ điều gì theo sở thích. Tuy nhiên, khi con người loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời, thì liệu nó có được hạnh phúc hơn không? Khi con người tự xưng làm chủ vận mệnh và lịch sử, thì liệu họ có kiến tạo được một thế giới tự do, công lý hoà bình không? Hay là ngược lại, thế giới này đang ở dưới sự thống trị của bạo lực, ích kỷ, bóc lột.
Dù sao, sứ điệp của bài Phúc âm mang lại một tia hy vọng: vườn nho sẽ không bị huỷ diệt. Thiên Chúa không bỏ rơi vườn nho của mình. Ngài để cho các tá điến bất chính bị cuốn trôi theo ý đồ đen tối của chúng, nhưng Ngài đã gọi những người khác trung thành để vào vườn nho của mình. Chúa Giêsu là ví mình là “cây nho đích thực”, và ban cho những ai tháp nhập vào với mình được hưởng sự sống dồi dào. Người đã bị sát hại, nhưng Người đã sống lại: sự ác không phải là lời cuối cùng, nhưng chính Đức Kitô mới là lời hằng sống. Giáo hội có trọng trách rao giảng Tin mừng đó, theo gưong thánh Phaolô. Dĩ nhiên, trước đó, các tín hữu phải tự cảnh giác, làm sao để cho Lời Chúa phát sinh hoa trái trong cuộc sống của mình, qua việc chăm chú lắng nghe Lời Chúa và để cho Lời Chúa biến đổi cuộc sống của mình. Kế đó, Giáo hội cần phải rao truyền Lời Chúa cho thế gới hôm nay, khi mà còn biết ban dân tộc chưa biết Chúa Kitô.
Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha cũng nêu bật rằng các tín hữu cần được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa cũng như bởi Mình Thánh Chúa, như công đồng Vaticanô II đã viết. Xin Đức Mẹ Maria giúp cho chúng ta biết lưu giữ Lời Chúa nhờ việc suy niệm trong tâm hồn.
Vào lúc 9 giỡ rưỡi sáng chúa nhựt hôm qua, đức thánh cha đã chủ sự Thánh lễ tại đền thờ thánh Phaolô ngoại thành để khai mạc khóa họp thường lệ lần thứ 9 của Thượng hội đồng giám mục, bàn về Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội. Đây là lần đầu tiên mà Thượng hội đồng giám mục được khai mạc tại đền thánh Phaolô, và có lý do của nó: một đàng vì chúng ta đang trong năm thánh kỷ niệm 2000 năm sinh nhật của ngài, và đàng khác, vị thánh tông đồ đã hiến trót cuộc đời cho việc rao giảng Lời Chúa, và trở nên tấm gương cho Giáo hội. Cùng đồng tế với đức Bênêđictô XVI là các nghị phụ và các cộng sự viên: 52 hồng y, 14 giám mục thuộc các Giáo hội Đông phương, 45 tổng giám mục, 130 giám mục, 85 linh mục (gồm các nghị phụ cũng như các chuyên viên). Các lời nguyện và bài đọc Sách thánh trích từ bài lễ chúa nhựt XXVII Thường niên. Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ rưỡi, và đức thánh cha trở về Vatican để chủ sự buổi đọc kinh Truyền tin. Trong bài huấn dụ, ngài đã giải thích ý nghĩa của cơ quan Thượng hội đồng giám mục, được thành lập năm 1965, nhằm thắt chặt sự thông hiệp giữa hàng giám mục thế giới với vị kế nhiệm thánh Phêrô, qua việc thông tin và bàn luận về những vấn đề quan trọng của Giáo hội. Bên thềm phiên họp lần này bàn về Lời Chúa, Đức Thánh Cha cũng nói đến một dự án do đài truyền hình RAI của Italia khởi xưóng với nhan đề “đọc Kinh Thánh ngày đêm”, bắt đầu từ 7 giờ chiều chúa nhựt hôm qua, với chương đầu tiên của sách Sáng thế do chính ngài đọc, và kéo dài trong vòng 139 giờ, cho đến 1 giờ 25 trưa thứ bảy sắp tới, với sự tham gia của gần 1200 người, thuộc 50 quốc gia. Nhờ đài truyền hình, truyền thanh cũng như internet, Kinh thánh sẽ được mang đến các gia đình.
Trước hết, chúng tôi xin dịch nguyên văn bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin, và tiếp đến, chúng tôi sẽ tóm lược bài giảng Thánh lễ.
Anh chị em thân mến
Sáng nay, với Thánh lễ tại đền thánh Phaolô ngoại thành, khóa họp thường lệ lần thứ Chín cua Thượng hội đồng Giám mục đã được khai mạc. Thượng hội đồng sẽ tiếp diễn ở Vatican trong vòng 3 tuần lễ, bàn về đề tài: “Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội”. Anh chị em đã biết giá trị và chức năng của Thượng hội đồng các giám mục, gồm các đại biểu của toàn thể hàng giám mục, và được triệu tập để mang lại cho vị kế nhiệm thánh Phêrô sự trợ giúp hữu hiệu, qua việc biểu lộ và củng cố dây thông hiệp của Giáo hội. Đây là một cơ quan quan trọng, do vị tiền nhiệm của tôi là đức Phaolô VI thiết lập vào tháng 9 năm 1965 (Tự sắc Apostolica sollicitudo), trong giai đoạn chót của công đồng Vaticanô II, nhằm thực thi một quyết nghị hàm chứa trong sắc lệnh về tác vụ Giám mục (Christus Dominus, số 5). Mục tiêu của Thượng hội đồng giám mục là: cỗ võ sự hợp nhất và hợp tác giữa giáo hoàng và các giám mục trên khắp thế giới; cung cấp những thông tin trực tiếp và chính xác về tình hình và những vấn đề của Giáo hội; đẩy mạnh sự hoà hợp về đạo lý và hoạt động mục vụ; đối diện với những đề tài có tầm quan trọng và hiện đại. Những chức năng này được phối hợp nhờ Văn phòng Tổng thư ký, đặt dưới sự điều hành trực tiếp của giám mục Rôma.
Chiều kích “Hội đồng” là một yếu tố cấu thành của Giáo hội, được quy tụ từ khắp mọi dân tộc và văn hóa để trở nên một trong Chúa Kitô, và đi theo Người là “đường, sự thật, sự sống” (Ga 14,6). Thực vậy, danh từ synodos gốc hy lạp gồm bởi giới từ syn (nghĩa là cùng nhau) và odos (nghĩa là đường), gợi lên ý tưởng là “cùng đi, đồng hành”, và đây là kinh nghiệm của Dân Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ. Ở khóa họp thường lệ khai diễn hôm nay, sau khi đón nhận ý kiến của nhiều người, tôi đã chọn đề tài “Lời Chúa” để đào sâu trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội, dưới viễn tuợng mục vụ. Công cuộc chuẩn bị đã được tham gia rất là sâu rộng từ các Giáo hội điạ phương trên khắp thế giới. Họ đã gửi những góp ý về Văn phòng Tổng thư ký, và Văn phòng đã soạn thảo Tài liệu làm việc, dụa theo đó, 253 nghị phụ (51 Phi châu, 62 Mỹ châu, 41 Á châu, 90 Âu châu, 9 Đại dương châu) sẽ trao đổi ý kiến, với sự góp phần của nhiều chuyên viên và dự thính viên, nam nữ, cũng như những “đại biểu huynh đệ” của các Giáo hội và vài thượng khách.
Anh chị em thân mến, tôi xin mời tất cả hãy nâng đỡ các công việc của Thượng hội đồng bằng lời cầu nguyện, cách riêng qua việc nài xin sự chuyển cầu của đức Trinh nữ Maria, người môn sinh tuyệt hảo của Lời Chúa.
Như đã nói trên, các bài đọc Sách Thánh của Thánh lễ khai mạc Thượng hội đồng được trích từ bài lễ chúa nhựt 27 mùa Thường niên, với bài Phúc âm thuật lại dụ ngôn về những tá điền bất nhân. Phần chính của bài giảng đã dựa trên dụ ngôn đó. Trước hết, khi nghĩ đến những tá điền đã giết hại các kẻ được ông chủ sai đến để thu lượm kết quả, Đức Thánh Cha tự hỏi: phải chăng điều này cũng đang xảy ra vào thời đại chúng ta, khi con người không những không đếm xỉa đến luật lệ của Thiên Chúa, mà còn muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi đời sống? Chúng ta đang chứng kiến nhiều quốc gia trước đây nổi bật về nếp sống đạo và phong phú ơn thiên triệu, nhưng ngày nay đã trở nên nguội lạnh. Hơn thế nữa, có những người tuyên bố “Thượng đế đã chết rồi” và họ tự phong mình làm “Thượng đế”, làm bá chủ định mạng và thế giới, tự ý tung hoành, muốn làm bất cứ điều gì theo sở thích. Tuy nhiên, khi con người loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời, thì liệu nó có được hạnh phúc hơn không? Khi con người tự xưng làm chủ vận mệnh và lịch sử, thì liệu họ có kiến tạo được một thế giới tự do, công lý hoà bình không? Hay là ngược lại, thế giới này đang ở dưới sự thống trị của bạo lực, ích kỷ, bóc lột.
Dù sao, sứ điệp của bài Phúc âm mang lại một tia hy vọng: vườn nho sẽ không bị huỷ diệt. Thiên Chúa không bỏ rơi vườn nho của mình. Ngài để cho các tá điến bất chính bị cuốn trôi theo ý đồ đen tối của chúng, nhưng Ngài đã gọi những người khác trung thành để vào vườn nho của mình. Chúa Giêsu là ví mình là “cây nho đích thực”, và ban cho những ai tháp nhập vào với mình được hưởng sự sống dồi dào. Người đã bị sát hại, nhưng Người đã sống lại: sự ác không phải là lời cuối cùng, nhưng chính Đức Kitô mới là lời hằng sống. Giáo hội có trọng trách rao giảng Tin mừng đó, theo gưong thánh Phaolô. Dĩ nhiên, trước đó, các tín hữu phải tự cảnh giác, làm sao để cho Lời Chúa phát sinh hoa trái trong cuộc sống của mình, qua việc chăm chú lắng nghe Lời Chúa và để cho Lời Chúa biến đổi cuộc sống của mình. Kế đó, Giáo hội cần phải rao truyền Lời Chúa cho thế gới hôm nay, khi mà còn biết ban dân tộc chưa biết Chúa Kitô.
Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha cũng nêu bật rằng các tín hữu cần được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa cũng như bởi Mình Thánh Chúa, như công đồng Vaticanô II đã viết. Xin Đức Mẹ Maria giúp cho chúng ta biết lưu giữ Lời Chúa nhờ việc suy niệm trong tâm hồn.
Một Thượng Hội Đồng ngoại thường (2)
Vũ Văn An
21:28 05/10/2008
Một Thượng Hội Đồng ngoại thường (tiếp theo)
Đọc Lời Chúa và Bài Giảng
Một phương thế để đạt được mục đích trên là phương thức “đọc Lời Chúa” (lectio divina) được chính Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI khuyến cáo. Đây hiển nhiên là một phương pháp nghiêm túc để đi vào Thánh Kinh. Điều chủ yếu phải nói ngay, khi dùng phương pháp này, là cần phải thêm bước cuối cùng tức đem nó áp dụng vào cuộc sống, chứ không nên dừng lại ở việc chăm chú suy niệm bản văn mà thôi, cần phải bổ túc việc ấy bằng cố gắng áp dụng việc suy niệm ấy vào cuộc sống hàng ngày của ta, cố gắng thực sự tiếp nhận Lời Chúa vào chính cuộc sống của người tín hữu, làm Lời Chúa không những chỉ hiện diện mà còn hoạt động nữa.
Phương pháp đọc Lời Chúa này trước nhất giúp ta chú ý tới chính bản văn Thánh Kinh, sau đó mới đến việc suy niệm là việc nhiều khi không liên hệ gì tới bản văn nữa. “Lectio divina” bắt đầu với việc “lectio” (đọc) đúng nghĩa và đúng phép, nghĩa là đọc cách chăm chú. Sau đó, mới suy niệm, ráng nhìn ra mối liên hệ của nó với hoàn cảnh hiện sống của ta, và tiến tới trạng thái chiêm niệm, kết hợp với Chúa…Và nhất là kéo dài diễn trình ‘đọc’ ấy vào việc biến đổi cuộc sống, hoàn cảnh sống kia.
Một phương thức khác giúp tín hữu thâm hậu hóa Lời Chúa là các bài giảng (homily). Theo Đức Hồng Y Vanhoye, các bài giảng này phải là hoa trái của việc đọc Lời Chúa vừa đề cập ở trên. Điều ấy có nghĩa, các bài giảng phải giúp tín hữu tiếp xúc một cách cụ thể với Lời Chúa, giải thích rõ ràng ý nghĩa cận kề của nó và thúc giục họ đem ra áp dụng vào cuộc sống, vào việc thể hiện ý nghĩa kia. Tóm lại bài giảng phải cẩn trọng bắt đầu bằng bản văn và áp dụng bản văn ấy vào cuộc sống thiêng liêng.
Cần phải nói rằng trong các bài giảng, ta nên dùng gương các vị thánh. Các vị này góp phần rất lớn giúp tín hữu nắm được các khía cạnh chủ yếu của bản văn Thánh Kinh, những khía cạnh đôi khi rất xa vời. Các ngài giữ vai trò làm cho các bản văn Thánh Kinh trở nên có liên quan trực tiếp với tín hữu. Như khi Chúa Giêsu đề cập tới tuổi thơ thiêng liêng chẳng hạn: “Các con sẽ không vào được Nước Thiên Đàng, nếu không trở nên như trẻ thơ” (Mt 18:3), thì gương thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu sẽ giúp ta hiểu rất thấu đáo nguyên tắc bất hủ ấy.
Hay khi nói đến đức ái đối với người nghèo, thì Mẹ Têrêxa thành Calcutta là một mẫu gương giúp ta hiểu đức ái đối với người thiếu thốn phải như thế nào, phải mở lòng ra với đức ái này ra sao nếu muốn kết hợp với Chúa Kitô. Mẹ là người vốn liên kết chặt chẽ giữa việc cầu nguyện, việc kết hợp với Chúa Giêsu và việc bác ái. Cuộc sống của Mẹ được nuôi dưỡng bằng việc cầu nguyện sâu sắc, bằng cuộc sống thiêng liêng nhiều đòi hỏi và đôi khi đầy đau đớn. Thành thử, gương các thánh rất có ích, tuy nhiên gương sáng này phải có liên hệ tới bản văn Thánh Kinh, vì các thánh vốn là các chứng nhân cho bản văn Sách Thánh.
Chương trình đọc Thánh Kinh
Đối với tín hữu giáo dân, Đức Hồng Y Vanhoye đề nghị một chương trình đọc Lời Chúa như sau: trước nhất họ nên bắt đầu với các Phúc Âm, nghiền ngẫm, suy niệm, cầu nguyện với các Phúc Âm, rồi đem chúng áp dụng vào cuộc sống. Rồi vì Phúc Âm thường nhắc tới Cựu Ước. Qủa tình như thế, vì Chúa Giêsu chính là Đấng Được Xức Dầu đã được Thiên Chúa hứa ban. Về phương diện này, họ nên đọc các sách tiên tri, nói về Đấng Được Xức Dầu ấy.
Các Thánh Vịnh rất hữu ích, giúp chúng ta cầu nguyện, nhưng phải nói ngay chúng không luôn luôn có tinh thần Phúc Âm. Theo ĐHY Vanhoye, ở đây, ta cần phải phân biệt rõ. Vì một số Thánh Vịnh đầy những lời nguyền rủa kẻ thù, thật khác xa với lời khuyên của Chúa Giêsu, khuyên ta yêu cả kẻ thù nữa và cầu nguyện cho họ. Thành thử, các tín hữu cần có các trợ huấn cụ biết trình bầy bản văn phù hợp với trình độ hiểu biết của người tín hữu, phù hợp với khả năng hiểu và sống của họ.
Trong các Phúc Âm, ta thấy có sự khác biệt giữa các Phúc Âm Nhất Lãm và Phúc Âm Thánh Gioan. Người tín hữu giáo dân nên đọc Phúc Âm Thánh Máccô trước nhất, vì nó khá sống động, thuật lại các phép lạ một cách hết sức chi tiết… Phúc âm Thánh Matthêu thì giầu giáo huấn nhiều hơn, nên ta cần lui tới với Phúc Âm này để nhận được tinh thần phúc âm cách đầy đủ hơn. Còn Phúc Âm Thánh Gioan thì đi xâu một cách kỳ diệu hơn vào mầu nhiệm đức tin. Nên ta cần suy niệm Phúc Âm này nhiều hơn để nắm vững thế nào là tin và yêu Chúa Kitô. Phúc Âm Thánh Luca là phúc âm nói về việc làm môn đệ, cũng là một Phúc Âm đọc rất lý thú.
Các Giờ Kinh Phụng Vụ
Nhiều giáo sĩ trẻ thấy các Thánh Vịnh có vẻ không ăn nhập bao nhiêu với cuộc sống thực tế của họ, cho nên, nhiều lúc họ thấy Các Giờ Kinh Phụng Vụ không mấy hấp dẫn. Theo ĐHY Vanhoye, thực ra các Thánh Vịnh rất phong phú đối với cuộc sống thiêng liêng, với đủ tâm thức thờ lạy, tin tưởng phó thác nơi Chúa, kết hợp với Người trong cầu nguyện và cả trong đời sống nữa. Có rất nhiều khát vọng thiêng liêng hết sức tươi đẹp và mạnh mẽ trong các Thánh Vịnh. Thánh Ambrose từng nói rằng: Thánh Vịnh là sách tóm lược toàn bộ Cựu Ước, vì ta thấy có Thánh Vịnh lịch sử, có Thánh Vịnh khôn ngoan, lại có cả Thánh Vịnh hoan hô lề luật của Thiên Chúa…
Sau Công Đồng Vatican II, việc áp dụng các Thánh Vịnh vào sinh hoạt Kitô giáo đã được dễ dàng hơn nhờ việc loại bỏ những điều quá xa với Phúc Âm.Theo ý kiến ĐHY Vanhoye, đó là điều tốt vì người Kitô hữu không thể nào lại muốn cho con cái những người bách hại mình phải bị nghiền nát dưới đất như bài Thánh Vịnh thời lưu đầy bên Babylon từng hát. Thánh Vịnh này diễn tả một tấm tình âu yếm nồng nàn thiết tha đối với Giêrusalem, nhưng lại kết thúc bằng những lời ước mong tàn bạo nhất đối với kẻ thù. Về phương diện tiếp nhận Lời Chúa, quả là thích hợp và hưu ích khi ta bỏ đi những điều mà chính Chúa Giêsu từng đã cải tổ, sửa chữa.
Bối cảnh Đại Kết
Đức Hồng Y Vanhoye cho hay ngài từng tham gia vào bản dịch đại kết Thánh Kinh sang tiếng Pháp, một công việc hết sức có hiệu quả do chính Công Đồng Vatican II gợi hứng. Ai cũng nhận rằng Thánh Kinh thực sự là nơi gặp gỡ của hiệp nhất. Lẽ dĩ nhiên, có những đoạn văn làm dịp cho nhiều dị biệt lớn lao về ý kiến. Nhưng bên cạnh đó, có biết bao điều chung với nhau và ta nên lợi dụng những điểm chung ấy. THĐ lần này nhấn mạnh rất nhiều tới khía cạnh đại kết này. Đã đành chủ trương “sola scriptura” (chỉ có thánh kinh mà thôi) của Thệ Phản không hoàn toàn phù hợp với Thánh Truyền, nhưng khuynh hướng của người Công Giáo ít chịu dựa vào Thánh Kinh để suy niệm, để chú ý tới các tín điều và các niềm sùng kính cũng không đúng bao nhiêu. Điều ấy cho thấy việc chú tâm vào Lời Chúa chắc chắn sẽ là mối liên kết mạnh mẽ giúp chúng ta tiến lại gần nhau hơn, để chấp nhận nhau dễ dàng hơn.
Vai trò của chú giải
Cần phải tránh việc biến Thánh Kinh thành đối tượng đơn thuần của nghiên cứu mà bỏ qua cuộc sống thiêng liêng cũng như khiến chân lý đức tin thành nghi vấn. Theo ĐHY Vanhoye, muốn thế, ta cần phải suy niệm bản văn Thánh Kinh với một thái độ đức tin và cầu nguyện. Nhà chú giải không thể dừng lại ở việc nghiên cứu bản văn mà thôi. Họ cần phải suy niệm các bản văn đó trong một bầu khí kết hợp nên một với Chúa Kitô, tìm kiếm Người, ý thức rằng chỉ có Người mới giúp ta nắm được hết nét phong phú sâu sắc của Sách Thánh mà thôi, chỉ có Người mới hoàn toàn khai mở tâm trí để ta hiểu Sách Thánh, như Phúc Âm Thánh Luca đã nói ở phần kết thúc. Bởi vậy, theo ĐHY, thuốc chữa bệng chú giải để chú giải là cầu nguyện, hiểu như việc suy niệm để tìm cách kết hợp với Chúa Kitô, chào đón ánh sáng của Người, tiếp nhận tình yêu của Người. Chỉ có thế, ta mới tránh được thái độ duy lý và khô cứng, vốn là trở ngại cho cuộc sống của người tín hữu.
Người ta không rõ liệu THĐ có gây tác động gì đối với việc nghiên cứu chú giải theo nghĩa mục vụ hay không. Chắc chắn nó có tiến vào việc cắt nghĩa bản văn Thánh Kinh, còn khoa chú giải thì vốn là một khoa nghiên cứu khoa học có chiều sâu, đứng trên quan điểm không hẳn là mục vụ cách trực tiếp. Tại THĐ này, ta có quyền chờ mong nhiều dấu chỉ cho thấy mình sẽ đạt được một hiểu biết lớn hơn về Thánh Kinh, một hội nhập Thánh Kinh lớn hơn vào đời sống các cộng đồng Kitô Giáo và vào đời sống thiêng liêng của người ta.
Thành phần cơ cấu của Giáo Hội
Sau khi chủ tọa Thánh Lễ Khai Mạc THĐ tại Nhà Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, và trước khi đọc kinh truyền tin tại Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô ở Vatican, Đức Bênêđíctô XVI cho hay: “Thượng Hội Đồng là thành phần cơ cấu của Giáo Hội…Các ngài từ mọi dân tộc và mọi nền văn hóa cùng tới với nhau để nên một trong Chúa Kitô, họ cùng nhau tiến bước theo chân Đấng từng phán: ‘Ta là đường, là sự thật và là sự sống’”. Đức Thánh Cha giải thích hạn từ ‘sýnodos’ của tiếng Hy lạp gồm tiền giới từ ‘syn’ có nghĩa là ‘với’ và ‘odòs’ có nghĩa là đường, lối đi. Ngài nói rằng điều ấy “cho thấy ý niệm ‘cùng đi một con đường với nhau’, và quả thật đó chính là kinh nghiệm của Dân Chúa trong lịch sử cứu rỗi của họ”.
Đức Giáo Hoàng cũng đề cập tới “giá trị và chức năng” của cuộc họp lần này: “THĐ Giám Mục nhằm mục tiêu: để cổ vũ sự kết hợp và hợp tác thân mật giữa Đức Giáo Hoàng và các giám mục trên khắp thế giới, để đưa lại các tín liệu trực tiếp và chính xác về tình thế và các vấn đề trong Giáo Hội, để cổ vũ sự nhất trí về học lý và hành động mục vụ cũng như để xem sét các chủ đề hết sức quan trọng và liên hệ đến thời nay.
Đức GH cho hay: “Các nhiệm vụ khác nhau trên được một văn phòng thư ký thường trực điều hợp. Văn phòng này làm việc dưới sự tùy thuộc trực tiếp và tức khắc vào thẩm quyền của Giám Mục Rôma (ĐGH)”. Ngài cho hay chủ đề Thánh Kinh sẽ được bàn luận bởi 253 nghị phụ: 51 vị từ Phi Châu, 62 vị từ Mỹ Châu, 41 vị từ Á Châu, 90 vị từ Âu Châu và 9 vị từ Đại Dương Châu, cũng như “khá nhiều chuyên viên và dự thính viên, cả nữ giới lẫn nam giới, ‘các đại biểu anh em’ đại diện các giáo hội và cộng đồng Kitô giáo khác, và một số khách đặc biệt”. Ngài nói thêm: “Cha kêu gọi anh chị em hỗ trợ việc làm của THĐ bằng lời cầu nguyện nhất là khẩn thiết xin Đức Mẹ Maria Đồng Trinh cầu bầu, Người vốn là môn đệ hoàn hảo của Lời Chúa”
Đọc Lời Chúa và Bài Giảng
Một phương thế để đạt được mục đích trên là phương thức “đọc Lời Chúa” (lectio divina) được chính Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI khuyến cáo. Đây hiển nhiên là một phương pháp nghiêm túc để đi vào Thánh Kinh. Điều chủ yếu phải nói ngay, khi dùng phương pháp này, là cần phải thêm bước cuối cùng tức đem nó áp dụng vào cuộc sống, chứ không nên dừng lại ở việc chăm chú suy niệm bản văn mà thôi, cần phải bổ túc việc ấy bằng cố gắng áp dụng việc suy niệm ấy vào cuộc sống hàng ngày của ta, cố gắng thực sự tiếp nhận Lời Chúa vào chính cuộc sống của người tín hữu, làm Lời Chúa không những chỉ hiện diện mà còn hoạt động nữa.
Phương pháp đọc Lời Chúa này trước nhất giúp ta chú ý tới chính bản văn Thánh Kinh, sau đó mới đến việc suy niệm là việc nhiều khi không liên hệ gì tới bản văn nữa. “Lectio divina” bắt đầu với việc “lectio” (đọc) đúng nghĩa và đúng phép, nghĩa là đọc cách chăm chú. Sau đó, mới suy niệm, ráng nhìn ra mối liên hệ của nó với hoàn cảnh hiện sống của ta, và tiến tới trạng thái chiêm niệm, kết hợp với Chúa…Và nhất là kéo dài diễn trình ‘đọc’ ấy vào việc biến đổi cuộc sống, hoàn cảnh sống kia.
Một phương thức khác giúp tín hữu thâm hậu hóa Lời Chúa là các bài giảng (homily). Theo Đức Hồng Y Vanhoye, các bài giảng này phải là hoa trái của việc đọc Lời Chúa vừa đề cập ở trên. Điều ấy có nghĩa, các bài giảng phải giúp tín hữu tiếp xúc một cách cụ thể với Lời Chúa, giải thích rõ ràng ý nghĩa cận kề của nó và thúc giục họ đem ra áp dụng vào cuộc sống, vào việc thể hiện ý nghĩa kia. Tóm lại bài giảng phải cẩn trọng bắt đầu bằng bản văn và áp dụng bản văn ấy vào cuộc sống thiêng liêng.
Cần phải nói rằng trong các bài giảng, ta nên dùng gương các vị thánh. Các vị này góp phần rất lớn giúp tín hữu nắm được các khía cạnh chủ yếu của bản văn Thánh Kinh, những khía cạnh đôi khi rất xa vời. Các ngài giữ vai trò làm cho các bản văn Thánh Kinh trở nên có liên quan trực tiếp với tín hữu. Như khi Chúa Giêsu đề cập tới tuổi thơ thiêng liêng chẳng hạn: “Các con sẽ không vào được Nước Thiên Đàng, nếu không trở nên như trẻ thơ” (Mt 18:3), thì gương thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu sẽ giúp ta hiểu rất thấu đáo nguyên tắc bất hủ ấy.
Hay khi nói đến đức ái đối với người nghèo, thì Mẹ Têrêxa thành Calcutta là một mẫu gương giúp ta hiểu đức ái đối với người thiếu thốn phải như thế nào, phải mở lòng ra với đức ái này ra sao nếu muốn kết hợp với Chúa Kitô. Mẹ là người vốn liên kết chặt chẽ giữa việc cầu nguyện, việc kết hợp với Chúa Giêsu và việc bác ái. Cuộc sống của Mẹ được nuôi dưỡng bằng việc cầu nguyện sâu sắc, bằng cuộc sống thiêng liêng nhiều đòi hỏi và đôi khi đầy đau đớn. Thành thử, gương các thánh rất có ích, tuy nhiên gương sáng này phải có liên hệ tới bản văn Thánh Kinh, vì các thánh vốn là các chứng nhân cho bản văn Sách Thánh.
Chương trình đọc Thánh Kinh
Đối với tín hữu giáo dân, Đức Hồng Y Vanhoye đề nghị một chương trình đọc Lời Chúa như sau: trước nhất họ nên bắt đầu với các Phúc Âm, nghiền ngẫm, suy niệm, cầu nguyện với các Phúc Âm, rồi đem chúng áp dụng vào cuộc sống. Rồi vì Phúc Âm thường nhắc tới Cựu Ước. Qủa tình như thế, vì Chúa Giêsu chính là Đấng Được Xức Dầu đã được Thiên Chúa hứa ban. Về phương diện này, họ nên đọc các sách tiên tri, nói về Đấng Được Xức Dầu ấy.
Các Thánh Vịnh rất hữu ích, giúp chúng ta cầu nguyện, nhưng phải nói ngay chúng không luôn luôn có tinh thần Phúc Âm. Theo ĐHY Vanhoye, ở đây, ta cần phải phân biệt rõ. Vì một số Thánh Vịnh đầy những lời nguyền rủa kẻ thù, thật khác xa với lời khuyên của Chúa Giêsu, khuyên ta yêu cả kẻ thù nữa và cầu nguyện cho họ. Thành thử, các tín hữu cần có các trợ huấn cụ biết trình bầy bản văn phù hợp với trình độ hiểu biết của người tín hữu, phù hợp với khả năng hiểu và sống của họ.
Trong các Phúc Âm, ta thấy có sự khác biệt giữa các Phúc Âm Nhất Lãm và Phúc Âm Thánh Gioan. Người tín hữu giáo dân nên đọc Phúc Âm Thánh Máccô trước nhất, vì nó khá sống động, thuật lại các phép lạ một cách hết sức chi tiết… Phúc âm Thánh Matthêu thì giầu giáo huấn nhiều hơn, nên ta cần lui tới với Phúc Âm này để nhận được tinh thần phúc âm cách đầy đủ hơn. Còn Phúc Âm Thánh Gioan thì đi xâu một cách kỳ diệu hơn vào mầu nhiệm đức tin. Nên ta cần suy niệm Phúc Âm này nhiều hơn để nắm vững thế nào là tin và yêu Chúa Kitô. Phúc Âm Thánh Luca là phúc âm nói về việc làm môn đệ, cũng là một Phúc Âm đọc rất lý thú.
Các Giờ Kinh Phụng Vụ
Nhiều giáo sĩ trẻ thấy các Thánh Vịnh có vẻ không ăn nhập bao nhiêu với cuộc sống thực tế của họ, cho nên, nhiều lúc họ thấy Các Giờ Kinh Phụng Vụ không mấy hấp dẫn. Theo ĐHY Vanhoye, thực ra các Thánh Vịnh rất phong phú đối với cuộc sống thiêng liêng, với đủ tâm thức thờ lạy, tin tưởng phó thác nơi Chúa, kết hợp với Người trong cầu nguyện và cả trong đời sống nữa. Có rất nhiều khát vọng thiêng liêng hết sức tươi đẹp và mạnh mẽ trong các Thánh Vịnh. Thánh Ambrose từng nói rằng: Thánh Vịnh là sách tóm lược toàn bộ Cựu Ước, vì ta thấy có Thánh Vịnh lịch sử, có Thánh Vịnh khôn ngoan, lại có cả Thánh Vịnh hoan hô lề luật của Thiên Chúa…
Sau Công Đồng Vatican II, việc áp dụng các Thánh Vịnh vào sinh hoạt Kitô giáo đã được dễ dàng hơn nhờ việc loại bỏ những điều quá xa với Phúc Âm.Theo ý kiến ĐHY Vanhoye, đó là điều tốt vì người Kitô hữu không thể nào lại muốn cho con cái những người bách hại mình phải bị nghiền nát dưới đất như bài Thánh Vịnh thời lưu đầy bên Babylon từng hát. Thánh Vịnh này diễn tả một tấm tình âu yếm nồng nàn thiết tha đối với Giêrusalem, nhưng lại kết thúc bằng những lời ước mong tàn bạo nhất đối với kẻ thù. Về phương diện tiếp nhận Lời Chúa, quả là thích hợp và hưu ích khi ta bỏ đi những điều mà chính Chúa Giêsu từng đã cải tổ, sửa chữa.
Bối cảnh Đại Kết
Đức Hồng Y Vanhoye cho hay ngài từng tham gia vào bản dịch đại kết Thánh Kinh sang tiếng Pháp, một công việc hết sức có hiệu quả do chính Công Đồng Vatican II gợi hứng. Ai cũng nhận rằng Thánh Kinh thực sự là nơi gặp gỡ của hiệp nhất. Lẽ dĩ nhiên, có những đoạn văn làm dịp cho nhiều dị biệt lớn lao về ý kiến. Nhưng bên cạnh đó, có biết bao điều chung với nhau và ta nên lợi dụng những điểm chung ấy. THĐ lần này nhấn mạnh rất nhiều tới khía cạnh đại kết này. Đã đành chủ trương “sola scriptura” (chỉ có thánh kinh mà thôi) của Thệ Phản không hoàn toàn phù hợp với Thánh Truyền, nhưng khuynh hướng của người Công Giáo ít chịu dựa vào Thánh Kinh để suy niệm, để chú ý tới các tín điều và các niềm sùng kính cũng không đúng bao nhiêu. Điều ấy cho thấy việc chú tâm vào Lời Chúa chắc chắn sẽ là mối liên kết mạnh mẽ giúp chúng ta tiến lại gần nhau hơn, để chấp nhận nhau dễ dàng hơn.
Vai trò của chú giải
Cần phải tránh việc biến Thánh Kinh thành đối tượng đơn thuần của nghiên cứu mà bỏ qua cuộc sống thiêng liêng cũng như khiến chân lý đức tin thành nghi vấn. Theo ĐHY Vanhoye, muốn thế, ta cần phải suy niệm bản văn Thánh Kinh với một thái độ đức tin và cầu nguyện. Nhà chú giải không thể dừng lại ở việc nghiên cứu bản văn mà thôi. Họ cần phải suy niệm các bản văn đó trong một bầu khí kết hợp nên một với Chúa Kitô, tìm kiếm Người, ý thức rằng chỉ có Người mới giúp ta nắm được hết nét phong phú sâu sắc của Sách Thánh mà thôi, chỉ có Người mới hoàn toàn khai mở tâm trí để ta hiểu Sách Thánh, như Phúc Âm Thánh Luca đã nói ở phần kết thúc. Bởi vậy, theo ĐHY, thuốc chữa bệng chú giải để chú giải là cầu nguyện, hiểu như việc suy niệm để tìm cách kết hợp với Chúa Kitô, chào đón ánh sáng của Người, tiếp nhận tình yêu của Người. Chỉ có thế, ta mới tránh được thái độ duy lý và khô cứng, vốn là trở ngại cho cuộc sống của người tín hữu.
Người ta không rõ liệu THĐ có gây tác động gì đối với việc nghiên cứu chú giải theo nghĩa mục vụ hay không. Chắc chắn nó có tiến vào việc cắt nghĩa bản văn Thánh Kinh, còn khoa chú giải thì vốn là một khoa nghiên cứu khoa học có chiều sâu, đứng trên quan điểm không hẳn là mục vụ cách trực tiếp. Tại THĐ này, ta có quyền chờ mong nhiều dấu chỉ cho thấy mình sẽ đạt được một hiểu biết lớn hơn về Thánh Kinh, một hội nhập Thánh Kinh lớn hơn vào đời sống các cộng đồng Kitô Giáo và vào đời sống thiêng liêng của người ta.
Thành phần cơ cấu của Giáo Hội
Sau khi chủ tọa Thánh Lễ Khai Mạc THĐ tại Nhà Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, và trước khi đọc kinh truyền tin tại Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô ở Vatican, Đức Bênêđíctô XVI cho hay: “Thượng Hội Đồng là thành phần cơ cấu của Giáo Hội…Các ngài từ mọi dân tộc và mọi nền văn hóa cùng tới với nhau để nên một trong Chúa Kitô, họ cùng nhau tiến bước theo chân Đấng từng phán: ‘Ta là đường, là sự thật và là sự sống’”. Đức Thánh Cha giải thích hạn từ ‘sýnodos’ của tiếng Hy lạp gồm tiền giới từ ‘syn’ có nghĩa là ‘với’ và ‘odòs’ có nghĩa là đường, lối đi. Ngài nói rằng điều ấy “cho thấy ý niệm ‘cùng đi một con đường với nhau’, và quả thật đó chính là kinh nghiệm của Dân Chúa trong lịch sử cứu rỗi của họ”.
Đức Giáo Hoàng cũng đề cập tới “giá trị và chức năng” của cuộc họp lần này: “THĐ Giám Mục nhằm mục tiêu: để cổ vũ sự kết hợp và hợp tác thân mật giữa Đức Giáo Hoàng và các giám mục trên khắp thế giới, để đưa lại các tín liệu trực tiếp và chính xác về tình thế và các vấn đề trong Giáo Hội, để cổ vũ sự nhất trí về học lý và hành động mục vụ cũng như để xem sét các chủ đề hết sức quan trọng và liên hệ đến thời nay.
Đức GH cho hay: “Các nhiệm vụ khác nhau trên được một văn phòng thư ký thường trực điều hợp. Văn phòng này làm việc dưới sự tùy thuộc trực tiếp và tức khắc vào thẩm quyền của Giám Mục Rôma (ĐGH)”. Ngài cho hay chủ đề Thánh Kinh sẽ được bàn luận bởi 253 nghị phụ: 51 vị từ Phi Châu, 62 vị từ Mỹ Châu, 41 vị từ Á Châu, 90 vị từ Âu Châu và 9 vị từ Đại Dương Châu, cũng như “khá nhiều chuyên viên và dự thính viên, cả nữ giới lẫn nam giới, ‘các đại biểu anh em’ đại diện các giáo hội và cộng đồng Kitô giáo khác, và một số khách đặc biệt”. Ngài nói thêm: “Cha kêu gọi anh chị em hỗ trợ việc làm của THĐ bằng lời cầu nguyện nhất là khẩn thiết xin Đức Mẹ Maria Đồng Trinh cầu bầu, Người vốn là môn đệ hoàn hảo của Lời Chúa”
Top Stories
Vietnam must free Catholics: Rights group
AFP
07:00 05/10/2008
Hanoi - Communist Vietnam should free Catholics arrested for holding peaceful prayer vigils and hold police and others accountable for attacking parishioners, a US-based human rights group said.
At least eight Hanoi parishioners had been arrested since mid-August when Catholics started their latest round of protests for the return of church lands confiscated by the state since the 1950s, said Human Rights Watch (HRW).
The group said authorities had used tear gas and electric batons to disband protesters and that "hundreds of unidentified thugs, some in the blue shirts of the Communist Youth League" had harassed and spat at parishioners.
"This is the harshest crackdown on Catholics in Vietnam in decades," said Elaine Pearson, deputy Asia director of Human Rights Watch.
"Sadly, religious repression and violent crackdowns by the Vietnamese authorities against peaceful protesters are nothing new."
The New York-based group also urged the government "to end the harassment, threats and restrictions on the movement of the Archbishop of Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet," who has been at the centre of the protests.
The government was running "an intense smear campaign against Archbishop Kiet" in the state-controlled media, accusing him of illegal and unpatriotic acts by instigating the prayer vigils, HRW said.
The government has in recent weeks sought to end the disputes by building public parks at the two disputed Hanoi sites, the Vatican’s former embassy near Hanoi’s main St. Joseph Cathedral, and the Thai Ha Redemptorist church.
Last week Prime Minister Nguyen Tan Dung met Catholic bishops and warned them the government would not tolerate the mass vigils in which Catholics had broken the law and illegally entered the disputed properties.
Vietnam, a unified communist country since the war ended in 1975, has Southeast Asia’s largest Catholic community after the Philippines - at least six million out of a population of 86 million.
Religious activity remains under state control, but Hanoi’s relations with the Catholic Church had improved, leading to Dung making a landmark visit to the Vatican in 2007, before the recent wave of protests.
HRW’s Pearson said: "The government should support religious tolerance and peaceful assembly instead of using the media to vilify religious leaders and paint peaceful religious protesters as a menace to the public."
At least eight Hanoi parishioners had been arrested since mid-August when Catholics started their latest round of protests for the return of church lands confiscated by the state since the 1950s, said Human Rights Watch (HRW).
The group said authorities had used tear gas and electric batons to disband protesters and that "hundreds of unidentified thugs, some in the blue shirts of the Communist Youth League" had harassed and spat at parishioners.
"This is the harshest crackdown on Catholics in Vietnam in decades," said Elaine Pearson, deputy Asia director of Human Rights Watch.
"Sadly, religious repression and violent crackdowns by the Vietnamese authorities against peaceful protesters are nothing new."
The New York-based group also urged the government "to end the harassment, threats and restrictions on the movement of the Archbishop of Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet," who has been at the centre of the protests.
The government was running "an intense smear campaign against Archbishop Kiet" in the state-controlled media, accusing him of illegal and unpatriotic acts by instigating the prayer vigils, HRW said.
The government has in recent weeks sought to end the disputes by building public parks at the two disputed Hanoi sites, the Vatican’s former embassy near Hanoi’s main St. Joseph Cathedral, and the Thai Ha Redemptorist church.
Last week Prime Minister Nguyen Tan Dung met Catholic bishops and warned them the government would not tolerate the mass vigils in which Catholics had broken the law and illegally entered the disputed properties.
Vietnam, a unified communist country since the war ended in 1975, has Southeast Asia’s largest Catholic community after the Philippines - at least six million out of a population of 86 million.
Religious activity remains under state control, but Hanoi’s relations with the Catholic Church had improved, leading to Dung making a landmark visit to the Vatican in 2007, before the recent wave of protests.
HRW’s Pearson said: "The government should support religious tolerance and peaceful assembly instead of using the media to vilify religious leaders and paint peaceful religious protesters as a menace to the public."
Thousands of Vietnamese Catholics protest in Sydney
Thuy Dung
08:40 05/10/2008
Vietnamese Catholics in Australia held prayer vigils on weekend to pray for the Church in Vietnam and protested what they described as the harshest crackdown on Catholics in Vietnam in decades.
In Sydney, Catholics, Buddhists and representatives of other religious groups led thousands of people in a prayer vigil for the Catholics of Hanoi, and called upon the Vietnamese government to put an end to the persecution against them.
More than 2,000 people at the prayer vigil at Caramatta’s St. Sacred Heart church on Friday night were joined by numerous political representatives, like Senator David Clarke, Councilman Nhan Tran, Candidate for Assemblywoman Dai Le, and other members of various Sydney’s organisations including Venerable Thich Phuoc Dat of The Vietnamese Buddhist Phuc Hue temple.
Vietnamese priests in Sydney’s archdiocese concelebrating in the Mass were joined by Fr. Krystof Chwalek, a Polish priest; Fr. Tomas, an Italian priest; and Fr. Nguyen Van Hung, a Vietnamese priest from Taiwan.
Attendances could see on giant screens the images of an overt persecution that Hanoi Catholics have been suffered: churches ransacked, the former nunciature in Hanoi bulldozed, a peaceful religious procession ruined by tear gas, Catholic protestors beaten by police with stun gun, Catholic leadership false denounced on state media, pro-government thugs yelling death threats against Hanoi Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet who has since Sep. 19 been under virtual house arrested.
They also could hear the voice of Fr. Peter Nguyen Van Khai from Hanoi Redemptorist Monastery, a site that has been one of the focal targets of pro-government thugs recently.
Fr. Nguyen Khoa Toan, PP, the priest-in-charge of Vietnamse Catholic Chaplaincy in Sydney, in his sermon, reiterated the viewpoint of the Vietnam Conference of Catholic Bishops that “Politics is not in the Church’s functionalities, yet we cannot stand aside from society.” Because, “the joy and hope, sorrow and worry of the Vietnamese people are also the joy and hope, sorrow and worry of all Vietnamese Catholic faithful.” In that spirit, Catholic in Sydney gathered "to pray for their brothers and sisters in their homeland, and to denounce human rights violations by the Vietnam government against its own people."
At the end of the Mass, protestors stood hours in front of the statue of Mother of Divine Love chanting hymns, singing Rosary, and praying.
According to Fr. Paul Van Chi Chu, the coordinator of the prayer vigil, “not only in Sydney, Vietnamese Catholics in Perth, Adelaide, Brisbane and other states hold similar vigils to pray for the Church in Vietnam and to report to the Australian Community and the International Community about the critical situation concerning persecution against the Catholic clergy and faithful by the Vietnamese Communist government.”
For the updated situation of Hanoi Archdiocese, “at this hour," he reported, "numerous Catholics are still being detained indefinitely in jail, the Archbishop of Hanoi and several leaders of the Redemptorist Congregation in Hanoi have been subjects of a governmental campaign of public defamation and humiliation."
In addition, “Church's properties including buildings and religious items have been vandalised or ransacked in broad daylight, not to mention the priests and the pacific demonstrators are being harassed daily by vicious thugs who would stop at nothing to terrorise and to insult these innocent victims under the government's instruction. The Catholic Church in Vietnam as a whole is now the subject of Vietnam government’s persecution by definition,” he insisted.
Fr. Anthony Nguyen Huu Quang of Melbourne, the Director of People of God in Australia, told VietCatholic News that a prayer vigil would be held at Federation Square (at the corner of Swanston and Flinders Sts) on next Friday evening of Oct. 10.
More than 2,000 people at the prayer vigil at Caramatta’s St. Sacred Heart church on Friday night were joined by numerous political representatives, like Senator David Clarke, Councilman Nhan Tran, Candidate for Assemblywoman Dai Le, and other members of various Sydney’s organisations including Venerable Thich Phuoc Dat of The Vietnamese Buddhist Phuc Hue temple.
Vietnamese priests in Sydney’s archdiocese concelebrating in the Mass were joined by Fr. Krystof Chwalek, a Polish priest; Fr. Tomas, an Italian priest; and Fr. Nguyen Van Hung, a Vietnamese priest from Taiwan.
Attendances could see on giant screens the images of an overt persecution that Hanoi Catholics have been suffered: churches ransacked, the former nunciature in Hanoi bulldozed, a peaceful religious procession ruined by tear gas, Catholic protestors beaten by police with stun gun, Catholic leadership false denounced on state media, pro-government thugs yelling death threats against Hanoi Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet who has since Sep. 19 been under virtual house arrested.
They also could hear the voice of Fr. Peter Nguyen Van Khai from Hanoi Redemptorist Monastery, a site that has been one of the focal targets of pro-government thugs recently.
Fr. Nguyen Khoa Toan, PP, the priest-in-charge of Vietnamse Catholic Chaplaincy in Sydney, in his sermon, reiterated the viewpoint of the Vietnam Conference of Catholic Bishops that “Politics is not in the Church’s functionalities, yet we cannot stand aside from society.” Because, “the joy and hope, sorrow and worry of the Vietnamese people are also the joy and hope, sorrow and worry of all Vietnamese Catholic faithful.” In that spirit, Catholic in Sydney gathered "to pray for their brothers and sisters in their homeland, and to denounce human rights violations by the Vietnam government against its own people."
At the end of the Mass, protestors stood hours in front of the statue of Mother of Divine Love chanting hymns, singing Rosary, and praying.
According to Fr. Paul Van Chi Chu, the coordinator of the prayer vigil, “not only in Sydney, Vietnamese Catholics in Perth, Adelaide, Brisbane and other states hold similar vigils to pray for the Church in Vietnam and to report to the Australian Community and the International Community about the critical situation concerning persecution against the Catholic clergy and faithful by the Vietnamese Communist government.”
For the updated situation of Hanoi Archdiocese, “at this hour," he reported, "numerous Catholics are still being detained indefinitely in jail, the Archbishop of Hanoi and several leaders of the Redemptorist Congregation in Hanoi have been subjects of a governmental campaign of public defamation and humiliation."
In addition, “Church's properties including buildings and religious items have been vandalised or ransacked in broad daylight, not to mention the priests and the pacific demonstrators are being harassed daily by vicious thugs who would stop at nothing to terrorise and to insult these innocent victims under the government's instruction. The Catholic Church in Vietnam as a whole is now the subject of Vietnam government’s persecution by definition,” he insisted.
Fr. Anthony Nguyen Huu Quang of Melbourne, the Director of People of God in Australia, told VietCatholic News that a prayer vigil would be held at Federation Square (at the corner of Swanston and Flinders Sts) on next Friday evening of Oct. 10.
USCCB express solidarity with the Church in Vietnam and support Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet
+ Bishop Thomas G. Wenski
19:42 05/10/2008
October 1, 2008
The Most Reverend Peter Nguyen Van Nhon
Bishop of Da Lat, Vietnam
President, Vietnam Conference of Catholic Bishops
Toa Giam Muc
9 Nguyn Thai Hoc
Tp. Da Lat, Vietnam
Your Excellency:
I was deeply saddened to learn of the escalation in tension between the Church and Vietnamese local authorities as bulldozers arrived at the site of the building formerly occupied by the Apostolic Nunciature in Hanoi. This turn of events is all the more worrisome given what appeared to have been an agreement reached in February to resolve such disputes over property and land in a peaceful manner through dialogue. Certainly when Monsignor Parolin headed a Vatican delegation to Vietnam in June 2008, there had been talk of “gradual restoration to ecclesiastical use of properties previously nationalized.” This recent unilateral action by the Vietnamese government is in direct contravention to those earlier discussions.
As Chairman of the Committee on International Peace and Justice of the United States Conference of Catholic Bishops, I want to express our solidarity with the Church in Vietnam in this difficult time. We fully support your Conference’s statement of September 25, 2008 which calls on the Government of Vietnam to enter into “frank, open and sincere dialogue, in peace and mutual respect” to resolve these land and property issues. We also strongly support your decision to stand in solidarity with Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet who has been falsely accused of inciting riots by the local authorities.
You, your brother bishops and the faithful of the Church in Vietnam are in our thoughts and prayers. Praying that the Lord will continue to give you strength and grace in this trying time, I remain,
Fraternally yours in Christ,
Most Reverend Thomas G. Wenski
Bishop of Orlando
Chairman, Committee on International Justice and Peace
Tin Giáo Hội Việt Nam
Một chuyên về thăm quê hương Thầy Thánh Thanh tại Nộn Khê, Phát Diệm
Teresa Avila Thùy Chi
17:50 05/10/2008
HÀ NỘI - Trong các tập hình về các thánh Tử Đạo Giáo phận Phát Diệm có lẽ tập hình Thầy Thánh Thanh quê quán ở họ Nộn Khê thuộc Giáo phận Phát Diệm là ghi dấu trong lòng tôi nhiều kỉ niệm và gần gũi với tôi nhất.
Tậo hình về nhà thờ họ Nộn Khê và Thầy Thánh Thanh
Nhà thờ họ Nộn Khê là Đền kính Thầy Thánh Thanh, nay thuộc xứ Quảng Phúc, Giáo phận Phát Diệm. Nhà thờ họ Nộn Khê cách TGM Phát Diệm 11km.
Thầy giảng Gioan Baptixita Đinh văn Thanh sinh năm 1796 trong gia đình ngoại giáo làng Nộn Khê. Năm Thầy Thánh Thanh 18 tuổi, Thầy được ơn Chúa soi sáng đã gặp các cha Thừa Sai đi giảng Đạo ở xứ Hảo Nho qua làng Nộn Khê, Thầy tìm hiểu và tin theo.
Kể từ ngày Thầy Thánh Thanh tìm hiểu Đạo, trong làng Nộn Khê đã có nhiều người theo Đạo, giáo dân xây dựng thành giáo họ Nộn Khê, họ hợp nhau xây một nhà thờ nhỏ để thờ phượng Chúa. Trong đời tông đồ mục vụ Thầy Thánh Thanh giúp Cha Thánh Khoan, nguyên Chính xứ Phúc Nhạc trông coi trại bò Đông Biên trong 23 năm. Ngày 24.8.1837 Thầy bị bắt cùng với Cha Thánh Khoan và Thầy Thánh Hiếu. Và cuối cùng Thầy Thánh Thanh chịu tử Đạo 28.4.1840 thời vua Minh Mạng.
Sở dĩ tôi cảm thấy gần gũi với Thầy bởi vì chính tôi cũng là người lương mới nhập đạo Chúa các đây ít năm, nên tôi hiểu hơn hoàn cảnh cùng những khó khăn của thầy khi Thầy còn sinh thời. Tôi đồng cảm với Thầy Thánh cảm thương sâu sắc khi đọc tiểu sử của Thầy Thánh được biết sự quyết tâm theo Đạo của Thầy đã bị gia tộc dòng họ Đinh làng Nộn Khê khước từ. Người trong làng cho biết tên của Thầy Thánh không được có trong Bia Gia tộc dòng họ.
Nhưng ngày nay, hàng năm, cứ đến ngày 28.4 lễ kính Thầy Thánh Thanh, gia tộc dòng họ Đinh từ khắp nơi về tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ họ Nộn Khê. Trên tháp Nhà thờ họ Nộn Khê có đặt tượng Thầy Thánh Thanh, và trong nhà thờ có Bàn thờ Thày Thánh G.B. Đinh văn Thanh. Các cửa sổ Nhà thờ cũng có những họa tiết kể lại tích theo Đạo và Tử Đạo của Thầy Thánh Thanh.
Ngày nay một phần hài cốt Thầy Thánh Thanh kính tại Đền Thánh Phúc Nhạc và một phần hài cốt kính tại Nhà thờ họ Nộn Khê, quê hương của Thầy.
Tại Nộn Khê ngày nay còn có Bàn thờ gia tiên dòng tộc họ Đinh trong Nhà thờ tổ dòng họ. Cụ Đinh Tất Đắc (đời thứ 5 với Thầy Thánh Thanh), người trưởng dòng họ còn sống ở đây và trông coi Nhà thờ tổ dòng họ Đinh làng Nộn Khê. Hiện tại cũng có Miếu thờ là nơi đặt bia gia tộc dòng họ Đinh. Còn có quả chuông cổ trên bàn thờ gia tiên dòng tộc họ Đinh nữa.
Họ đạo Nộn Khê có thời đã được Đức Ông Thiều coi sóc, và Nhà thờ được xây mới lại.
Chuyến hành trình của tôi từ Hà nội về thăm quê hương Thầy Thánh Thanh kể ra cũng có nhiều thử thách và kỉ niệm. Vào tháng 5 năm 2004, tôi được mời tới xứ Quảng Phúc trong chương trình chia sẻ với giới trẻ giáo phận hai ngày. Ngày hôm sau, tôi thức dậy rất sớm và đi tham quan cảnh đồng quê Nộn Khê, nhìn xa xa thấy có Nhà thờ. Tôi theo hướng đó đi tới, và được biết đó là Nhà thờ họ Nộn Khê. Đường vào Nhà thờ là đường làng nhỏ và nhiều ngã rẽ. Xung quanh Nhà thờ là nhà dân ngay sát gần, chỉ cách một đường rước kiệu. Nhà thờ không mở cửa nên tôi đứng ở sân dưới chân tượng Thầy Thánh cầu nguyện. Tôi đi ba vòng quanh Nhà thờ để đọc xem tích chuyện kể Thầy Thánh theo Đạo và Tử Đạo, khi đó tôi thầm hứa với Thầy là khi có dịp con sẽ về viếng Thầy trong nhà thờ.
Năm 2005 tôi có về Phát Diệm nhưng lại vội đi ngay, lòng tôi nhớ về Thầy Thánh và xin khất với Thầy Thánh một dịp khác sẽ trở lại.
Ngày 25.10.2007 tôi về Phát Diệm chia sẻ với giới trẻ giáo xứ Chính Toà và nhận lời mời của cha Hồng Phúc dự lễ Chầu lượt xứ Trì Chính. Trong ngày lễ Chầu, tôi có dịp gặp cha Hoàng chính xứ Quảng Phúc. Ngay chiều hôm đó tôi về thăm Quảng Phúc và cũng để nhớ đường đi. Vì đi đông người nên tôi đã không thể sang viếng nhà thờ họ quê hương Thầy Thánh Thanh được. Một lần nữa tôi lại xin khất với ngài mà trong lòng thấy buồn lắm.
Phải tới tháng 3 năm 2008 tôi mới dành riêng thời gian về viếng Nhà thờ kính Thầy Thánh Thanh. Tôi đi tới hai vòng quanh làng Nộn Khê mà không thể tìm ra ngõ rẽ vào Nhà thờ. Tôi có cảm tưởng này và thầm thì với Thầy là: Chả lẽ Thầy Thánh giận con, hờn dỗi con vì bao lần con thất hẹn! Con cầu nguyện và xin lỗi Thầy Thánh Thanh, con nài nỉ xin Thầy cho con vào Nhà thờ viếng Thầy". Tôi vừa dứt câu nài nỉ thì tôi thấy có một bà cụ đang đi tới, tôi liền hỏi cụ đường vào Nhà thờ. Bà cụ phúc hậu đã chỉ tận nơi cho tôi. Tôi cảm ơn bà và trong lòng vui mừng tạ ơn Thầy Thánh Thanh.
Bây giờ, mỗi khi về Phát Diệm, tôi nhớ tới Thầy Thánh Thanh và như được ở gần Thầy Thánh, vui và trò chuyện với Thầy. Khi tôi đang thực hiện tập hình Thầy Thánh Thanh thì thấy tâm hồn mình bình an cách kỳ diệu, tôi thấy trong lòng rất vui sướng và thảnh thơi.
Tậo hình về nhà thờ họ Nộn Khê và Thầy Thánh Thanh
Nhà thờ họ Nộn Khê là Đền kính Thầy Thánh Thanh, nay thuộc xứ Quảng Phúc, Giáo phận Phát Diệm. Nhà thờ họ Nộn Khê cách TGM Phát Diệm 11km.
Thầy giảng Gioan Baptixita Đinh văn Thanh sinh năm 1796 trong gia đình ngoại giáo làng Nộn Khê. Năm Thầy Thánh Thanh 18 tuổi, Thầy được ơn Chúa soi sáng đã gặp các cha Thừa Sai đi giảng Đạo ở xứ Hảo Nho qua làng Nộn Khê, Thầy tìm hiểu và tin theo.
Kể từ ngày Thầy Thánh Thanh tìm hiểu Đạo, trong làng Nộn Khê đã có nhiều người theo Đạo, giáo dân xây dựng thành giáo họ Nộn Khê, họ hợp nhau xây một nhà thờ nhỏ để thờ phượng Chúa. Trong đời tông đồ mục vụ Thầy Thánh Thanh giúp Cha Thánh Khoan, nguyên Chính xứ Phúc Nhạc trông coi trại bò Đông Biên trong 23 năm. Ngày 24.8.1837 Thầy bị bắt cùng với Cha Thánh Khoan và Thầy Thánh Hiếu. Và cuối cùng Thầy Thánh Thanh chịu tử Đạo 28.4.1840 thời vua Minh Mạng.
Sở dĩ tôi cảm thấy gần gũi với Thầy bởi vì chính tôi cũng là người lương mới nhập đạo Chúa các đây ít năm, nên tôi hiểu hơn hoàn cảnh cùng những khó khăn của thầy khi Thầy còn sinh thời. Tôi đồng cảm với Thầy Thánh cảm thương sâu sắc khi đọc tiểu sử của Thầy Thánh được biết sự quyết tâm theo Đạo của Thầy đã bị gia tộc dòng họ Đinh làng Nộn Khê khước từ. Người trong làng cho biết tên của Thầy Thánh không được có trong Bia Gia tộc dòng họ.
Nhưng ngày nay, hàng năm, cứ đến ngày 28.4 lễ kính Thầy Thánh Thanh, gia tộc dòng họ Đinh từ khắp nơi về tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ họ Nộn Khê. Trên tháp Nhà thờ họ Nộn Khê có đặt tượng Thầy Thánh Thanh, và trong nhà thờ có Bàn thờ Thày Thánh G.B. Đinh văn Thanh. Các cửa sổ Nhà thờ cũng có những họa tiết kể lại tích theo Đạo và Tử Đạo của Thầy Thánh Thanh.
Ngày nay một phần hài cốt Thầy Thánh Thanh kính tại Đền Thánh Phúc Nhạc và một phần hài cốt kính tại Nhà thờ họ Nộn Khê, quê hương của Thầy.
Tại Nộn Khê ngày nay còn có Bàn thờ gia tiên dòng tộc họ Đinh trong Nhà thờ tổ dòng họ. Cụ Đinh Tất Đắc (đời thứ 5 với Thầy Thánh Thanh), người trưởng dòng họ còn sống ở đây và trông coi Nhà thờ tổ dòng họ Đinh làng Nộn Khê. Hiện tại cũng có Miếu thờ là nơi đặt bia gia tộc dòng họ Đinh. Còn có quả chuông cổ trên bàn thờ gia tiên dòng tộc họ Đinh nữa.
Họ đạo Nộn Khê có thời đã được Đức Ông Thiều coi sóc, và Nhà thờ được xây mới lại.
Chuyến hành trình của tôi từ Hà nội về thăm quê hương Thầy Thánh Thanh kể ra cũng có nhiều thử thách và kỉ niệm. Vào tháng 5 năm 2004, tôi được mời tới xứ Quảng Phúc trong chương trình chia sẻ với giới trẻ giáo phận hai ngày. Ngày hôm sau, tôi thức dậy rất sớm và đi tham quan cảnh đồng quê Nộn Khê, nhìn xa xa thấy có Nhà thờ. Tôi theo hướng đó đi tới, và được biết đó là Nhà thờ họ Nộn Khê. Đường vào Nhà thờ là đường làng nhỏ và nhiều ngã rẽ. Xung quanh Nhà thờ là nhà dân ngay sát gần, chỉ cách một đường rước kiệu. Nhà thờ không mở cửa nên tôi đứng ở sân dưới chân tượng Thầy Thánh cầu nguyện. Tôi đi ba vòng quanh Nhà thờ để đọc xem tích chuyện kể Thầy Thánh theo Đạo và Tử Đạo, khi đó tôi thầm hứa với Thầy là khi có dịp con sẽ về viếng Thầy trong nhà thờ.
Năm 2005 tôi có về Phát Diệm nhưng lại vội đi ngay, lòng tôi nhớ về Thầy Thánh và xin khất với Thầy Thánh một dịp khác sẽ trở lại.
Ngày 25.10.2007 tôi về Phát Diệm chia sẻ với giới trẻ giáo xứ Chính Toà và nhận lời mời của cha Hồng Phúc dự lễ Chầu lượt xứ Trì Chính. Trong ngày lễ Chầu, tôi có dịp gặp cha Hoàng chính xứ Quảng Phúc. Ngay chiều hôm đó tôi về thăm Quảng Phúc và cũng để nhớ đường đi. Vì đi đông người nên tôi đã không thể sang viếng nhà thờ họ quê hương Thầy Thánh Thanh được. Một lần nữa tôi lại xin khất với ngài mà trong lòng thấy buồn lắm.
Phải tới tháng 3 năm 2008 tôi mới dành riêng thời gian về viếng Nhà thờ kính Thầy Thánh Thanh. Tôi đi tới hai vòng quanh làng Nộn Khê mà không thể tìm ra ngõ rẽ vào Nhà thờ. Tôi có cảm tưởng này và thầm thì với Thầy là: Chả lẽ Thầy Thánh giận con, hờn dỗi con vì bao lần con thất hẹn! Con cầu nguyện và xin lỗi Thầy Thánh Thanh, con nài nỉ xin Thầy cho con vào Nhà thờ viếng Thầy". Tôi vừa dứt câu nài nỉ thì tôi thấy có một bà cụ đang đi tới, tôi liền hỏi cụ đường vào Nhà thờ. Bà cụ phúc hậu đã chỉ tận nơi cho tôi. Tôi cảm ơn bà và trong lòng vui mừng tạ ơn Thầy Thánh Thanh.
Bây giờ, mỗi khi về Phát Diệm, tôi nhớ tới Thầy Thánh Thanh và như được ở gần Thầy Thánh, vui và trò chuyện với Thầy. Khi tôi đang thực hiện tập hình Thầy Thánh Thanh thì thấy tâm hồn mình bình an cách kỳ diệu, tôi thấy trong lòng rất vui sướng và thảnh thơi.
Trời Thu Bắc Ninh: hoan ca chờ đón ngày Lễ tấn phong Tân Giám Mục
Fx. Đại Nguyên
20:06 05/10/2008
BẮC NINH - Có lời bài hát “Ôi mùa thu, mùa thu Hà nội”. Tác giả ca ngợi vẻ đẹp trời phú cho đất Hà Thành. Trong suốt cả năm, bầu trời đẹp nhất là vào mùa thu. Bầu ít mây, xanh thẳm một màu; tiết trời mùa này cũng không nóng quá mà cũng chưa lạnh. Mùa này Miền Bắc cũng là mùa có nhiều thứ hoa quả.
Mùa thu Miền bắc Việt nam tuyệt vời, mùa thu của Giáo phận Bắc ninh năm nay còn đẹp hơn hết các mùa thu từ trước tới nay. Kể từ ngày Đức cố Giám mục Giuse Nguyễn Quang Tuyến qua đời, Giáo phận Bắc ninh bơ vơ như đàn chiên không người chăn dắt, như đàn con thiếu bóng dáng cha mẹ. Được Đức Tổng Giám Mục Hà nội Giuse Ngô Quang Kiệt yêu thương dìu dắt. Đúng như lời Ngài đã nói khi nhận làm giám quản Giáo phận: “Chỉ giám quản theo thời gian chứ không phải giám quan trong công việc và bổn phận”. Trong thời gian làm giám quản, Ngài đã dành toàn tâm, toàn lực và tình thương cho Giáo phận. Dầu vậy, mỗi người vẫn cảm thấy có một cái gì hẫng hụt.
Ngày 04 tháng 08 năm 2008, niềm vui như vỡ oà trong mọi con tim của mỗi người con trong giáo phận Bắc ninh. Chúa đã đoái thương nhận lời, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã đặt Cha Cosma Hoàng Văn Đạt làm giám mục của Giáo phận Bắc ninh. Mọi tiếng chuông khắp các nhà thờ trong giáo phận đổ vang đón mừng tin vui đó.
14 giờ ngày 05 tháng 08 năm 2008 tôi có mặt tại Toà Giám Mục Bắc ninh. Bầu trời thu xưa nay vẫn êm đềm nhưng hôm nay ở Toà Giám Mục Bắc ninh không tuân theo quy luật đó. Bầu khí trong Toà Giám Mục nhộn nhịp, phía trên lễ đài ban Âm thanh, ánh sáng; ban Trang trí; Phía trước cửa và trong sân Toà Giám Mục ban Ẩm thực… đang hoàn thiện những công việc còn lại. Phía cổng vào, những chiếc xe to nhỏ đang nối đuôi nhau tiến vào, ban Tiếp tân đang vất vả đón đưa khách đi nhận phòng. Bước chân người qua kẻ lại, tiếng cười tiếng nói hoà quện tiếng nhạc du dương của các bài ca dâng hiến thật là một bản hoà tấu tuyệt vời.
19 giờ 15 phút lễ nghi tuyên xưng đức tin của Đức Tân Giám Mục được bắt đầu. Đoàn rước các linh mục và Đức Tân Giám mục tiến từ cửa Toà Giám Mục ra Nhà thờ Chính toà giữa tiếng kèn đồng hoành tráng. Đến cửa nhà thờ, Cha xứ nhà thờ chính toà dâng lên Đức Tân Giám Mục cây Thánh Giá. Ngài hôn Thánh Giá và trao lại cho Cha xứ. Cha xứ trao cho Ngài bình nước phép. Ngài rảy nước phép trên dân chúng và tiến vào nhà thờ cùng đoàn rước.
Trước khi vào cử hành thánh lễ, Ngài cử hành nghi lễ nhận ngai toà. Sau đó một vị trong Ban Cố Vấn trao Sắc của Toà Thánh cho linh mục thư ký đọc tại giảng đài. Khi kết thúc mọi người thưa tạ ơn và tràng pháo tay vang dạy như phá vỡ không gian yên tĩnh của mùa thu. Đức Tân Giám Mục đọc lời tuyên xưng đức tin và kết thúc nghi thức tuyên xưng đức tin bằng việc các linh mục, nam nữ tu sỹ, cộng đồng giáo dân bày tỏ lòng vâng phục.
Trong bài giảng, Đức Tân Giám Mục nói đến tình thương của người chủ vườn nho thật là bao la, rộng lớn. Ngài chậm giận lại giàu tình thương… Ngài nói đến vườn nho rộng lớn là Giáo Hội. Ngài cũng nhắc đến vườn nho cụ thể là Giáo Phận Bắc ninh. Bổn phận mỗi người chúng ta cần phải làm cho vườn nho đó phì nhiêu, sinh hoa kết quả dồi dào.
Kết thúc thánh lễ, trước khi ban phép lành, Ngài mượn lời của Thánh Augustinô để nói lên tâm tình của Ngài: Vì anh em tôi là người Kitô tốt; cho anh em tôi làm giám mục.
Ngày 7.10.2008 tới đây sẽ là Lễ Tấn Phong Tân Giám mục giáo phận Bắc Ninh, mọi con tim, mọi thành phần dân Chúa không những chỉ nguyên ở Bắc Ninh đang mong chờ, mà cả toàn thể Giáo hội Việt Nam đều mừng rỡ hân hoan với giáo phận Bắc Ninh. Đây sẽ là ngày hội lớn của giáo phận được hân hạnh tiếp đón các Giám mục Việt Nam, linh mục tu sĩ nam nữ và toàn thể người Công giáo về dự lễ và càu nguyện chung với nhau.
Mùa thu Miền bắc Việt nam tuyệt vời, mùa thu của Giáo phận Bắc ninh năm nay còn đẹp hơn hết các mùa thu từ trước tới nay. Kể từ ngày Đức cố Giám mục Giuse Nguyễn Quang Tuyến qua đời, Giáo phận Bắc ninh bơ vơ như đàn chiên không người chăn dắt, như đàn con thiếu bóng dáng cha mẹ. Được Đức Tổng Giám Mục Hà nội Giuse Ngô Quang Kiệt yêu thương dìu dắt. Đúng như lời Ngài đã nói khi nhận làm giám quản Giáo phận: “Chỉ giám quản theo thời gian chứ không phải giám quan trong công việc và bổn phận”. Trong thời gian làm giám quản, Ngài đã dành toàn tâm, toàn lực và tình thương cho Giáo phận. Dầu vậy, mỗi người vẫn cảm thấy có một cái gì hẫng hụt.
Ngày 04 tháng 08 năm 2008, niềm vui như vỡ oà trong mọi con tim của mỗi người con trong giáo phận Bắc ninh. Chúa đã đoái thương nhận lời, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã đặt Cha Cosma Hoàng Văn Đạt làm giám mục của Giáo phận Bắc ninh. Mọi tiếng chuông khắp các nhà thờ trong giáo phận đổ vang đón mừng tin vui đó.
14 giờ ngày 05 tháng 08 năm 2008 tôi có mặt tại Toà Giám Mục Bắc ninh. Bầu trời thu xưa nay vẫn êm đềm nhưng hôm nay ở Toà Giám Mục Bắc ninh không tuân theo quy luật đó. Bầu khí trong Toà Giám Mục nhộn nhịp, phía trên lễ đài ban Âm thanh, ánh sáng; ban Trang trí; Phía trước cửa và trong sân Toà Giám Mục ban Ẩm thực… đang hoàn thiện những công việc còn lại. Phía cổng vào, những chiếc xe to nhỏ đang nối đuôi nhau tiến vào, ban Tiếp tân đang vất vả đón đưa khách đi nhận phòng. Bước chân người qua kẻ lại, tiếng cười tiếng nói hoà quện tiếng nhạc du dương của các bài ca dâng hiến thật là một bản hoà tấu tuyệt vời.
19 giờ 15 phút lễ nghi tuyên xưng đức tin của Đức Tân Giám Mục được bắt đầu. Đoàn rước các linh mục và Đức Tân Giám mục tiến từ cửa Toà Giám Mục ra Nhà thờ Chính toà giữa tiếng kèn đồng hoành tráng. Đến cửa nhà thờ, Cha xứ nhà thờ chính toà dâng lên Đức Tân Giám Mục cây Thánh Giá. Ngài hôn Thánh Giá và trao lại cho Cha xứ. Cha xứ trao cho Ngài bình nước phép. Ngài rảy nước phép trên dân chúng và tiến vào nhà thờ cùng đoàn rước.
Trước khi vào cử hành thánh lễ, Ngài cử hành nghi lễ nhận ngai toà. Sau đó một vị trong Ban Cố Vấn trao Sắc của Toà Thánh cho linh mục thư ký đọc tại giảng đài. Khi kết thúc mọi người thưa tạ ơn và tràng pháo tay vang dạy như phá vỡ không gian yên tĩnh của mùa thu. Đức Tân Giám Mục đọc lời tuyên xưng đức tin và kết thúc nghi thức tuyên xưng đức tin bằng việc các linh mục, nam nữ tu sỹ, cộng đồng giáo dân bày tỏ lòng vâng phục.
Trong bài giảng, Đức Tân Giám Mục nói đến tình thương của người chủ vườn nho thật là bao la, rộng lớn. Ngài chậm giận lại giàu tình thương… Ngài nói đến vườn nho rộng lớn là Giáo Hội. Ngài cũng nhắc đến vườn nho cụ thể là Giáo Phận Bắc ninh. Bổn phận mỗi người chúng ta cần phải làm cho vườn nho đó phì nhiêu, sinh hoa kết quả dồi dào.
Kết thúc thánh lễ, trước khi ban phép lành, Ngài mượn lời của Thánh Augustinô để nói lên tâm tình của Ngài: Vì anh em tôi là người Kitô tốt; cho anh em tôi làm giám mục.
Ngày 7.10.2008 tới đây sẽ là Lễ Tấn Phong Tân Giám mục giáo phận Bắc Ninh, mọi con tim, mọi thành phần dân Chúa không những chỉ nguyên ở Bắc Ninh đang mong chờ, mà cả toàn thể Giáo hội Việt Nam đều mừng rỡ hân hoan với giáo phận Bắc Ninh. Đây sẽ là ngày hội lớn của giáo phận được hân hạnh tiếp đón các Giám mục Việt Nam, linh mục tu sĩ nam nữ và toàn thể người Công giáo về dự lễ và càu nguyện chung với nhau.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tổ chức Quốc Tế Nhân Quyền lên án Việt Nam đàn áp người Công Giáo tàn khốc
Nguyễn Việt Nam
00:21 05/10/2008
Tổ chức Quốc Tế Nhân Quyền lên án Việt Nam đàn áp người Công Giáo tàn khốc nhất trong thập niên qua
Tổ chức Quốc Tế Nhân Quyền tại New York đưa ra thông cáo báo chí hôm Thứ Bẩy 4/10/2008 yêu cầu Việt Nam phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện những người Công Giáo bị bắt giam.
Thông Tấn Xã UPI cho biết Phó Giám Đốc vụ Á Châu bà Elaine Pearson cáo buộc trong thông cáo báo chí là những người Công Giáo đã bị đàn áp vì niềm tin của họ.
Bà tố cáo trước công luận thế giới chính quyền Việt Nam đã tấn công những cuộc cầu nguyện hòa bình tại nhiều thành phố mà tiêu biểu nhất là tại Hà Nội hôm 28/8 vừa qua.
Bà cũng tố cáo chế độ Hà Nội đã sử dụng hơi cay tấn công những linh mục và giáo dân Công Giáo. Theo bà Pearson:
“Đây là cuộc đàn áp người Công Giáo tại Việt Nam tàn khốc nhất trong những thập niên qua. Đáng buồn là những vụ đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam nhắm vào những người biểu tình ôn hòa là điều không mới lạ gì.”
“Nhà cầm quyền cần phải khoan dung tôn giáo và nương tay với những cuộc biểu tình ôn hòa thay vì dùng hệ thống truyền thông để lăng nhục các nhà lãnh đạo tôn giáo và mô tả những người biểu tình ôn hòa của các tôn giáo như là mối họa của xã hội.”
Tổ chức Quốc Tế Nhân Quyền tại New York đưa ra thông cáo báo chí hôm Thứ Bẩy 4/10/2008 yêu cầu Việt Nam phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện những người Công Giáo bị bắt giam.
Thông Tấn Xã UPI cho biết Phó Giám Đốc vụ Á Châu bà Elaine Pearson cáo buộc trong thông cáo báo chí là những người Công Giáo đã bị đàn áp vì niềm tin của họ.
Bà tố cáo trước công luận thế giới chính quyền Việt Nam đã tấn công những cuộc cầu nguyện hòa bình tại nhiều thành phố mà tiêu biểu nhất là tại Hà Nội hôm 28/8 vừa qua.
Bà cũng tố cáo chế độ Hà Nội đã sử dụng hơi cay tấn công những linh mục và giáo dân Công Giáo. Theo bà Pearson:
“Đây là cuộc đàn áp người Công Giáo tại Việt Nam tàn khốc nhất trong những thập niên qua. Đáng buồn là những vụ đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam nhắm vào những người biểu tình ôn hòa là điều không mới lạ gì.”
“Nhà cầm quyền cần phải khoan dung tôn giáo và nương tay với những cuộc biểu tình ôn hòa thay vì dùng hệ thống truyền thông để lăng nhục các nhà lãnh đạo tôn giáo và mô tả những người biểu tình ôn hòa của các tôn giáo như là mối họa của xã hội.”
Cộng Đồng CGVN TGP Philadelphia hiệp thông cùng Đức TGM Hà Nội
Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí
00:55 05/10/2008
Đương nhiên chống cộng
Mai Ly
01:12 05/10/2008
Đương nhiên chống cộng
Như nhiều người dân tại NSW, Thanh vẫn thường gọi nhà thờ giáo xứ Sacred Heart là nhà thờ Cabramatta theo tên gọi của vùng đông người Việt Nam nhất tại Úc. Tối nay, Thứ Sáu 3/10/2008, nhà thờ Cabramatta đông hơn mọi khi, có đến 5 ngàn người, tràn luôn ra ngoài sân, ai cũng đăm chiêu hướng về Thái Hà. Thanh thấy trên cung thánh, ngoài bàn thờ đặt ở giữa như thường lệ để dâng thánh lễ, còn có bàn thờ tổ quốc uy nghi, nổi bật với tấm bản đồ Việt Nam màu vàng ba sọc đỏ, được bao bọc bởi hai lá cờ Việt và Úc.
Mỗi người được phát cho một cây nến và một cái chụp bằng giấy có ghi những câu quen thuộc như "Bình an dưới thế cho người lòng ngay", "Chúa là tình yêu", "Lạy Thần Khí Chúa, xin hướng dẫn con", v.v... Có lúc cả nhà thờ tắt đèn, chỉ có các ngọn nến lung linh của mỗi người đưa lên đưa xuống theo hướng dẫn. Không khí trang nghiêm, tôn kính, thánh thiện. Ngoài những hình ảnh về Thái Hà được chiếu trong phần dương ảnh đêm nay, Thanh còn nhớ lại những hình, những đoạn phim mà Thanh đã theo dõi hằng ngày suốt mây tuần qua trên màn ảnh vi tính về các buổi lễ cầu nguyện tại Thái Hà, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn và nhiều nơi khác trên quê hương Việt Nam, mà lòng lâng lâng. Thanh tưởng chừng như đang được đứng cạnh người dân Thái Hà thân thương, dâng lên Thiên Chúa những lời ca, lời kinh thành tâm nhất.
Câu chia sẻ của linh mục Nguyễn Khoa Toàn, Trưởng Ban Tuyên Úy, chủ lễ hôm nay, đã đánh động Thanh, đại ý như sau: "Không người Việt Nam công giáo nào có quyền làm ngơ trước sự bách hại của người dân trong nước. Giáo dân Thái Hà không phải chỉ đòi mảnh đất mà là đòi sự thật, đòi công lý, tự do, công bằng trên quê hương. Đức bác ái của người công giáo không phải chỉ là giúp đỡ người thiếu thốn có cơm ăn áo mặc, mà còn phải giúp cho họ được một cuộc sống có nhân phẩm, mà điều này, người dân Việt Nam trong nước không có, khi nào còn trị vì một nhà cầm quyền gian manh như hiện nay."
Thanh thấy như mình đang tham dự vào một cái gì đó thiêng liêng lắm, làm như hồn thiêng sông núi đang độ trì cho dân tộc Việt Nam. Cuộc chiến không phải chỉ giữa những con người, một bên thiện, một bên ác, như trong mọi cuộc chiến, mà là đang có các đấng linh thiêng, có ông bà tổ tiên Việt Nam đang giúp đỡ cho dòng dõi Việt tộc thoát khỏi giờ phút nguy khốn mà ma quỷ đang tung hoành.
Những bài thánh ca rất quen thuộc được cả nhà thờ vang hát, hát thật lớn, hát như chưa bao giờ được hát. Tiếng hát vang dội từ những lồng ngực căng phồng tin yêu và hiệp thông.
Các bài thánh ca đêm nay thật thấm thía vô cùng. Đó là những bài hát rất quen thuộc, được hát qua bao thế hệ, từ thời ông bà của Thanh cho đến cha mẹ Thanh và bây giờ Thanh và các bạn cũng thuộc nằm lòng.
Chúa là tình yêu, Người đã đến cứu thế giới khỏi chốn lưu đầy..... Người đã chết trong đau thương để ta sống bình an... Ngài hằng mong chờ luôn mời gọi người người sống yêu thương nhau, để tình yêu Ngài mãi tràn lan trong tình chúng ta yêu nhau sống vui an bình.
Có ai ngờ đâu, sau gần năm ngàn năm dựng nước và giữ nước, bây giờ người Việt Nam lại phải sống kiếp lưu đầy ngay trên chính quê hương mình? Kẻ đầy đọa dân mình lại cũng chính là người Việt Nam.
Nhìn ra nước ngoài mà buồn. Người trong nước bị bưng bít, bị truyền thông hướng dẫn một chiều, bị miếng cơm manh áo chiếm ngự cuộc sống. Vì cần một cuộc sống tạm ổn, nhiều người phải nghe và làm theo những gì nhà nước nói, và vẫn có nhiều người, để "thăng tiến" vẫn còn phải "phấn đấu" để thành "đối tượng đoàn", đối tượng đảng". Nắm được quyền hành, nhà nước mặc sức hành hạ dân. Viễn ảnh "mọi người sống yêu thương nhau" chỉ là một giấc mơ không tưởng khi người ta đang phải đạp nhau mà sống.
Người dân Thái Hà nổi bật trong làn sóng người dân bị đảng và nhà nước làm khuất phục. Họ đương đầu với bạo quyền, chỉ với một hy vọng duy nhất: một quê hương có tự do, công bằng. Họ bất chấp những thiệt hại thấy rõ trước mắt, từ vật chất đến tinh thần trong cuộc sống mỗi ngày của họ. Họ vẫn kiên cường hát bài Kinh Hòa Bình mà Thanh được cùng góp tiếng đêm nay:
"Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.... để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng".
Người dân mình cần được vực lại niềm tin, chưa nói đến niềm hãnh diện là người Việt Nam. Vậy mà nhà nước là một phường dối trá.
Tâm tình hiệp thông này là của những người Việt Nam xa xứ nhưng luôn hướng về đất nước, quy tụ với nhau để cùng chia sẻ sức mạnh cho nhau trong cuộc chiến giữa thiện và ác này:
"Giờ gặp lại đây trên vùng đất lạ, ôi sao là nhớ quê nhà xa xăm"
nhất là khi quê nhà đó đang bị vùi dập bởi những đòn dối trá của một đảng cướp.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ Nhị đã nói một câu để đời: "Các con đừng sợ". Tâm tình này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong buổi lễ đêm nay.
"Chúa là mục tử người dẫn lối chỉ đường cho con đi. Đi trong tay Chúa nào con thiếu chi con sợ chi. .. Người dẫn dắt con lần theo chính lối, cho con đi tới, vì danh Chúa con không lạc vướng. Tối tăm con sợ chi vì có Chúa với con cùng tiến bước. Cánh tay Ngài đưa, gậy Ngài dẫn yên lòng."
Bầu không khí nghiêm trang và thành tín tràn ngập mọi con tim tham dự, từng giây, từng phút suốt buổi lễ.
Có một bài ca muôn thuở trong tim người công giáo Việt Nam, tưởng chừng như phải đổi lời khi tắt tiếng súng trên quê hương cách đây hơn 30 năm, nay lại vang dội, nguyên dạng:
Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám chiến tranh điêu tàn
Mẹ hãy giang tay ban phúc bình an, đưa VN qua phút nguy nan.
bởi vì trời vẫn u ám, và chiến tranh vẫn dai dẳng, cuộc chiến giữa thiện và ác đang tiếp diễn ngày càng nguy kịch với một bên đầy quyền lực và một bên thì không có đến một tấc sắt.
Sự kiện Thái Hà đang làm nức lòng mỗi người dân Việt. Cuộc đòi tài sản của giáo phận Hànội nổ ra từ ngày 18-12-2007 lan xuống Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, qua Hà Đông, vào Quảng Trị, Nha Trang, Đà Lạt, Sàigòn xuống Vĩnh Long, làm thành phong trào lớn rộng khắp nước. Nhiều người đã mở mắt ra rồi vì thấy được sự dối trá quá lộ liễu của bầy lang sói, sự tàn ác của kẻ vừa ăn cướp vừa la làng, đã cướp được của – là mảnh đất thuộc về Giáo hội công giáo - lại còn buộc tội chủ nhân đủ điều. À mà đâu có ai là chủ nhân đất đai ngoài kẻ cầm quyền? Vậy có nghĩa là kẻ cầm quyền có toàn quyền hại dân. Và như vậy thì tại sao người dân lại phải tiếp tục cuộc sống đọa đầy, bất công này?
Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Nổi dậy ư? Họng súng kề bên thì còn ai dám ngọ nguậy?
Nhưng lần này thì không. Giáo dân Thái Hà đã có Giám Mục Ngô Quang Kiệt đưa mình ra hứng chịu mọi đòn chí tử. Người dân Thái Hà đang được sự hậu thuẫn của toàn dân Việt trong và ngoài nước.
Thanh mường tượng ra một hình ảnh phấn khởi cho cuộc chiến. Đó là: các nhà thờ trong nước đổ những hồi chuông quy tụ, hiệp thông cầu nguyện, bất chấp mọi cấm đoán. Người dân Việt, không phân biệt tôn giáo cùng về tụ tập trong tinh thần con dân một nhà.
Còn họng súng? Thanh nhìn các anh chị công an, quân đội trên màn ảnh vi tính và chỉ thấy rằng các anh chị cũng là người Việt máu đỏ da vàng, cũng khát khao một cuộc sống yên vui như mọi người Việt khác. Trong thâm tâm, chắc hẳn các anh chị cũng chán ngấy cái tập đoàn lãnh đạo dối trá và man rợ mà các anh chị phải theo lệnh để đàn áp dân lành chỉ vì tập đoàn lãnh đạo này đang trả lương cho các anh chị. Nhưng công tâm mà nói, các anh chị không thể tiếp tục kéo lê cuộc sống vô nghĩa đi làm tôi mọi cho một chủ thuyết tà thần. Các bài thánh ca đêm nay đã khẳng định:
Mẹ rất nhân từ, quốc gia Việt Nam rất lầm than. Dân chúng điêu linh gia đình tan hoang. Tà thuyết mê lòng, chiến tranh càng tai ác tàn hung. Mong thấy con đường dìu tới thanh bình.
Mẹ rất nhân từ, quốc gia VN rất thành tâm... Ôi Maria, Mẹ thương giơ tay uy quyền cho giang sơn con toàn an, và cho dân nước thoát cơn cùng khốn.....
Không riêng tu sĩ, giáo dân Thái Hà và Hànội, mà hầu hết các Giám Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân của những Giáo Phận Miền Bắc cùng đổ về Thái Hà để bày tỏ thái độ quyết liệt, sẵn sàng vào tù và tử vì đạo để đòi hỏi công lý và nói lên sự thật. Nhà nước đã sử dụng tới ngón đòn đê tiện là thuê bọn lưu manh, du đãng hành hung, nhục mạ các tu sĩ và giáo dân đang chuyên tâm cầu nguyện, trước sự canh chừng của công an nhà nước.
Cái đòn này, một người dân bình thường cũng thấy nó đê tiện.
Các anh chị công an, quân đội, mà không ngưng tay đàn áp dân lành, còn bênh vực bọn lưu manh côn đồ thì con cháu các anh chị cũng sẽ mê muội trong tà thuyết này, và "cái phút" nguy nan, cái "cơn cùng khốn" dài đã hơn 60 năm này của đất nước sẽ còn kéo dài VÌ CHÍNH CÁC ANH CHỊ.
Vậy thì tại sao không hàng loạt ngưng tay và quay ngược mũi súng, bảo vệ người dân? Lúc đó các cuộc cầu nguyện sẽ không còn bạo lực và kẻ phải đầu hàng trước sức mạnh của toàn dân, toàn quân, chính là kẻ đang cầm quyền, đại diện cho ma lực quỷ quái đang tàn phá quê hương.
Bây giờ bóng tối đang che phủ và lấn áp ánh sáng, nhưng cuối cùng thì sự thật và công lý sẽ chiến thắng, quyền lực của thế gian chẳng thể nào trấn áp được lòng dân khi toàn dân, toàn quân cùng nổi dậy.
Chúng ta không thể tiếp tục là nạn nhân của một nhà nước hại dân và chỉ làm lợi cho cái đảng Cộng Sản của họ.
Chúng ta không để bị lường gạt thêm nữa, vì ai nghe và làm tay sai cho Cộng Sản, người đó đang bán cả tương lai mình và con cháu mình lún sâu vào tội lỗi.
Thanh tưởng tượng một tình huống trong tầm tay rằng: Tất cả người dân đều một lòng đứng lên chống nhà nước. Nhà nước sẽ phải đưa quân ra dẹp. Và quân thì lại đều buông súng quay ra bênh vực người dân.
"Anh em hãy tỉnh thức, vì ma qủy thù địch anh em! Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự!".
Văng vẳng tiếng chia sẻ đêm nay của Ông Giang Văn Hoan, Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại tiểu bang NSW, nói đến chuyện đương nhiên chống cộng của giáo đoàn Cabramatta và niềm mong ước rằng sự kiên trì tranh đấu của người dân Thái Hà đang trở thành một bước ngoặc hiên ngang cho cuộc chiến hiện nay để mở ra một trang sử mới cho dân tộc.
Mọi người chúng ta cùng đương nhiên chống cộng. Chống tà thuyết đó và chống những người còn quyết tâm theo nó để hại dân. Còn những ai đang lỡ theo vì miếng cơm manh áo, thì hãy ngưng tay, cùng toàn dân trong và ngoài nước dứt điểm "phút nguy nan" này của dân tộc.
Đây là cơ hội để nước VN dứt điểm với CS để cùng nắm tay nhau xây dựng cuộc sống mới, an bình cho người dân.
Còn chần chờ gì nữa?
Đây là vận hội cho đất nước.
Cứu Thái Hà là cứu mọi tôn giáo.
Nhất định không nhượng bộ là cứu được cả đất nước thoát khỏi hiện tại đen tối của dân tộc Việt Nam.
Sydney, 3/10/2008
Như nhiều người dân tại NSW, Thanh vẫn thường gọi nhà thờ giáo xứ Sacred Heart là nhà thờ Cabramatta theo tên gọi của vùng đông người Việt Nam nhất tại Úc. Tối nay, Thứ Sáu 3/10/2008, nhà thờ Cabramatta đông hơn mọi khi, có đến 5 ngàn người, tràn luôn ra ngoài sân, ai cũng đăm chiêu hướng về Thái Hà. Thanh thấy trên cung thánh, ngoài bàn thờ đặt ở giữa như thường lệ để dâng thánh lễ, còn có bàn thờ tổ quốc uy nghi, nổi bật với tấm bản đồ Việt Nam màu vàng ba sọc đỏ, được bao bọc bởi hai lá cờ Việt và Úc.
Mỗi người được phát cho một cây nến và một cái chụp bằng giấy có ghi những câu quen thuộc như "Bình an dưới thế cho người lòng ngay", "Chúa là tình yêu", "Lạy Thần Khí Chúa, xin hướng dẫn con", v.v... Có lúc cả nhà thờ tắt đèn, chỉ có các ngọn nến lung linh của mỗi người đưa lên đưa xuống theo hướng dẫn. Không khí trang nghiêm, tôn kính, thánh thiện. Ngoài những hình ảnh về Thái Hà được chiếu trong phần dương ảnh đêm nay, Thanh còn nhớ lại những hình, những đoạn phim mà Thanh đã theo dõi hằng ngày suốt mây tuần qua trên màn ảnh vi tính về các buổi lễ cầu nguyện tại Thái Hà, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn và nhiều nơi khác trên quê hương Việt Nam, mà lòng lâng lâng. Thanh tưởng chừng như đang được đứng cạnh người dân Thái Hà thân thương, dâng lên Thiên Chúa những lời ca, lời kinh thành tâm nhất.
Câu chia sẻ của linh mục Nguyễn Khoa Toàn, Trưởng Ban Tuyên Úy, chủ lễ hôm nay, đã đánh động Thanh, đại ý như sau: "Không người Việt Nam công giáo nào có quyền làm ngơ trước sự bách hại của người dân trong nước. Giáo dân Thái Hà không phải chỉ đòi mảnh đất mà là đòi sự thật, đòi công lý, tự do, công bằng trên quê hương. Đức bác ái của người công giáo không phải chỉ là giúp đỡ người thiếu thốn có cơm ăn áo mặc, mà còn phải giúp cho họ được một cuộc sống có nhân phẩm, mà điều này, người dân Việt Nam trong nước không có, khi nào còn trị vì một nhà cầm quyền gian manh như hiện nay."
Thanh thấy như mình đang tham dự vào một cái gì đó thiêng liêng lắm, làm như hồn thiêng sông núi đang độ trì cho dân tộc Việt Nam. Cuộc chiến không phải chỉ giữa những con người, một bên thiện, một bên ác, như trong mọi cuộc chiến, mà là đang có các đấng linh thiêng, có ông bà tổ tiên Việt Nam đang giúp đỡ cho dòng dõi Việt tộc thoát khỏi giờ phút nguy khốn mà ma quỷ đang tung hoành.
Những bài thánh ca rất quen thuộc được cả nhà thờ vang hát, hát thật lớn, hát như chưa bao giờ được hát. Tiếng hát vang dội từ những lồng ngực căng phồng tin yêu và hiệp thông.
Các bài thánh ca đêm nay thật thấm thía vô cùng. Đó là những bài hát rất quen thuộc, được hát qua bao thế hệ, từ thời ông bà của Thanh cho đến cha mẹ Thanh và bây giờ Thanh và các bạn cũng thuộc nằm lòng.
Chúa là tình yêu, Người đã đến cứu thế giới khỏi chốn lưu đầy..... Người đã chết trong đau thương để ta sống bình an... Ngài hằng mong chờ luôn mời gọi người người sống yêu thương nhau, để tình yêu Ngài mãi tràn lan trong tình chúng ta yêu nhau sống vui an bình.
Có ai ngờ đâu, sau gần năm ngàn năm dựng nước và giữ nước, bây giờ người Việt Nam lại phải sống kiếp lưu đầy ngay trên chính quê hương mình? Kẻ đầy đọa dân mình lại cũng chính là người Việt Nam.
Nhìn ra nước ngoài mà buồn. Người trong nước bị bưng bít, bị truyền thông hướng dẫn một chiều, bị miếng cơm manh áo chiếm ngự cuộc sống. Vì cần một cuộc sống tạm ổn, nhiều người phải nghe và làm theo những gì nhà nước nói, và vẫn có nhiều người, để "thăng tiến" vẫn còn phải "phấn đấu" để thành "đối tượng đoàn", đối tượng đảng". Nắm được quyền hành, nhà nước mặc sức hành hạ dân. Viễn ảnh "mọi người sống yêu thương nhau" chỉ là một giấc mơ không tưởng khi người ta đang phải đạp nhau mà sống.
Người dân Thái Hà nổi bật trong làn sóng người dân bị đảng và nhà nước làm khuất phục. Họ đương đầu với bạo quyền, chỉ với một hy vọng duy nhất: một quê hương có tự do, công bằng. Họ bất chấp những thiệt hại thấy rõ trước mắt, từ vật chất đến tinh thần trong cuộc sống mỗi ngày của họ. Họ vẫn kiên cường hát bài Kinh Hòa Bình mà Thanh được cùng góp tiếng đêm nay:
"Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.... để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng".
Người dân mình cần được vực lại niềm tin, chưa nói đến niềm hãnh diện là người Việt Nam. Vậy mà nhà nước là một phường dối trá.
Tâm tình hiệp thông này là của những người Việt Nam xa xứ nhưng luôn hướng về đất nước, quy tụ với nhau để cùng chia sẻ sức mạnh cho nhau trong cuộc chiến giữa thiện và ác này:
"Giờ gặp lại đây trên vùng đất lạ, ôi sao là nhớ quê nhà xa xăm"
nhất là khi quê nhà đó đang bị vùi dập bởi những đòn dối trá của một đảng cướp.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ Nhị đã nói một câu để đời: "Các con đừng sợ". Tâm tình này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong buổi lễ đêm nay.
"Chúa là mục tử người dẫn lối chỉ đường cho con đi. Đi trong tay Chúa nào con thiếu chi con sợ chi. .. Người dẫn dắt con lần theo chính lối, cho con đi tới, vì danh Chúa con không lạc vướng. Tối tăm con sợ chi vì có Chúa với con cùng tiến bước. Cánh tay Ngài đưa, gậy Ngài dẫn yên lòng."
Bầu không khí nghiêm trang và thành tín tràn ngập mọi con tim tham dự, từng giây, từng phút suốt buổi lễ.
Có một bài ca muôn thuở trong tim người công giáo Việt Nam, tưởng chừng như phải đổi lời khi tắt tiếng súng trên quê hương cách đây hơn 30 năm, nay lại vang dội, nguyên dạng:
Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám chiến tranh điêu tàn
Mẹ hãy giang tay ban phúc bình an, đưa VN qua phút nguy nan.
bởi vì trời vẫn u ám, và chiến tranh vẫn dai dẳng, cuộc chiến giữa thiện và ác đang tiếp diễn ngày càng nguy kịch với một bên đầy quyền lực và một bên thì không có đến một tấc sắt.
Sự kiện Thái Hà đang làm nức lòng mỗi người dân Việt. Cuộc đòi tài sản của giáo phận Hànội nổ ra từ ngày 18-12-2007 lan xuống Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, qua Hà Đông, vào Quảng Trị, Nha Trang, Đà Lạt, Sàigòn xuống Vĩnh Long, làm thành phong trào lớn rộng khắp nước. Nhiều người đã mở mắt ra rồi vì thấy được sự dối trá quá lộ liễu của bầy lang sói, sự tàn ác của kẻ vừa ăn cướp vừa la làng, đã cướp được của – là mảnh đất thuộc về Giáo hội công giáo - lại còn buộc tội chủ nhân đủ điều. À mà đâu có ai là chủ nhân đất đai ngoài kẻ cầm quyền? Vậy có nghĩa là kẻ cầm quyền có toàn quyền hại dân. Và như vậy thì tại sao người dân lại phải tiếp tục cuộc sống đọa đầy, bất công này?
Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Nổi dậy ư? Họng súng kề bên thì còn ai dám ngọ nguậy?
Nhưng lần này thì không. Giáo dân Thái Hà đã có Giám Mục Ngô Quang Kiệt đưa mình ra hứng chịu mọi đòn chí tử. Người dân Thái Hà đang được sự hậu thuẫn của toàn dân Việt trong và ngoài nước.
Thanh mường tượng ra một hình ảnh phấn khởi cho cuộc chiến. Đó là: các nhà thờ trong nước đổ những hồi chuông quy tụ, hiệp thông cầu nguyện, bất chấp mọi cấm đoán. Người dân Việt, không phân biệt tôn giáo cùng về tụ tập trong tinh thần con dân một nhà.
Còn họng súng? Thanh nhìn các anh chị công an, quân đội trên màn ảnh vi tính và chỉ thấy rằng các anh chị cũng là người Việt máu đỏ da vàng, cũng khát khao một cuộc sống yên vui như mọi người Việt khác. Trong thâm tâm, chắc hẳn các anh chị cũng chán ngấy cái tập đoàn lãnh đạo dối trá và man rợ mà các anh chị phải theo lệnh để đàn áp dân lành chỉ vì tập đoàn lãnh đạo này đang trả lương cho các anh chị. Nhưng công tâm mà nói, các anh chị không thể tiếp tục kéo lê cuộc sống vô nghĩa đi làm tôi mọi cho một chủ thuyết tà thần. Các bài thánh ca đêm nay đã khẳng định:
Mẹ rất nhân từ, quốc gia Việt Nam rất lầm than. Dân chúng điêu linh gia đình tan hoang. Tà thuyết mê lòng, chiến tranh càng tai ác tàn hung. Mong thấy con đường dìu tới thanh bình.
Mẹ rất nhân từ, quốc gia VN rất thành tâm... Ôi Maria, Mẹ thương giơ tay uy quyền cho giang sơn con toàn an, và cho dân nước thoát cơn cùng khốn.....
Không riêng tu sĩ, giáo dân Thái Hà và Hànội, mà hầu hết các Giám Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân của những Giáo Phận Miền Bắc cùng đổ về Thái Hà để bày tỏ thái độ quyết liệt, sẵn sàng vào tù và tử vì đạo để đòi hỏi công lý và nói lên sự thật. Nhà nước đã sử dụng tới ngón đòn đê tiện là thuê bọn lưu manh, du đãng hành hung, nhục mạ các tu sĩ và giáo dân đang chuyên tâm cầu nguyện, trước sự canh chừng của công an nhà nước.
Cái đòn này, một người dân bình thường cũng thấy nó đê tiện.
Các anh chị công an, quân đội, mà không ngưng tay đàn áp dân lành, còn bênh vực bọn lưu manh côn đồ thì con cháu các anh chị cũng sẽ mê muội trong tà thuyết này, và "cái phút" nguy nan, cái "cơn cùng khốn" dài đã hơn 60 năm này của đất nước sẽ còn kéo dài VÌ CHÍNH CÁC ANH CHỊ.
Vậy thì tại sao không hàng loạt ngưng tay và quay ngược mũi súng, bảo vệ người dân? Lúc đó các cuộc cầu nguyện sẽ không còn bạo lực và kẻ phải đầu hàng trước sức mạnh của toàn dân, toàn quân, chính là kẻ đang cầm quyền, đại diện cho ma lực quỷ quái đang tàn phá quê hương.
Bây giờ bóng tối đang che phủ và lấn áp ánh sáng, nhưng cuối cùng thì sự thật và công lý sẽ chiến thắng, quyền lực của thế gian chẳng thể nào trấn áp được lòng dân khi toàn dân, toàn quân cùng nổi dậy.
Chúng ta không thể tiếp tục là nạn nhân của một nhà nước hại dân và chỉ làm lợi cho cái đảng Cộng Sản của họ.
Chúng ta không để bị lường gạt thêm nữa, vì ai nghe và làm tay sai cho Cộng Sản, người đó đang bán cả tương lai mình và con cháu mình lún sâu vào tội lỗi.
Thanh tưởng tượng một tình huống trong tầm tay rằng: Tất cả người dân đều một lòng đứng lên chống nhà nước. Nhà nước sẽ phải đưa quân ra dẹp. Và quân thì lại đều buông súng quay ra bênh vực người dân.
"Anh em hãy tỉnh thức, vì ma qủy thù địch anh em! Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự!".
Văng vẳng tiếng chia sẻ đêm nay của Ông Giang Văn Hoan, Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại tiểu bang NSW, nói đến chuyện đương nhiên chống cộng của giáo đoàn Cabramatta và niềm mong ước rằng sự kiên trì tranh đấu của người dân Thái Hà đang trở thành một bước ngoặc hiên ngang cho cuộc chiến hiện nay để mở ra một trang sử mới cho dân tộc.
Mọi người chúng ta cùng đương nhiên chống cộng. Chống tà thuyết đó và chống những người còn quyết tâm theo nó để hại dân. Còn những ai đang lỡ theo vì miếng cơm manh áo, thì hãy ngưng tay, cùng toàn dân trong và ngoài nước dứt điểm "phút nguy nan" này của dân tộc.
Đây là cơ hội để nước VN dứt điểm với CS để cùng nắm tay nhau xây dựng cuộc sống mới, an bình cho người dân.
Còn chần chờ gì nữa?
Đây là vận hội cho đất nước.
Cứu Thái Hà là cứu mọi tôn giáo.
Nhất định không nhượng bộ là cứu được cả đất nước thoát khỏi hiện tại đen tối của dân tộc Việt Nam.
Sydney, 3/10/2008
Giáo xứ Thái Lạc (Gp Xuân Lộc) thắp nến cầu nguyện cho Công Lý & Hòa Bình
Lình Thành
01:40 05/10/2008
ĐỒNG NAI - Thánh lễ chiều nay (4.10.2008), cha xứ Fanxicô Xavie Bùi Quang Thụy – linh mục chính xứ Thái lạc thuộc giáo phận Xuân Lộc, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, đã hiệp dâng thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Mân Côi, nhân ngày lễ bảo trợ của giáo xứ.
Trước giờ lễ, cơn mưa dày kéo đến, mưa rất nặng hạt, thiết tưởng rất ít giáo dân đi tham dự thánh lễ chiều nay. Thế nhưng, chỉ sau hồi chuông hiệu lần 2 được ít phút thì cơn mưa to dứt hẳn. Trả lại bầu trời quang đãng và thêm nhiều luồng gió mát. Trong lúc này, không ít nhiều người được cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Maria đang dành cho giáo xứ, cho mọi người.
Trong bài giảng, cha xứ nhấn mạnh đến Chuỗi Kinh Mân Côi – là một khí cụ cầu nguyện đơn sơ, chân thành nhưng hữu hiệu nhất. Hơn thế, nguồn kinh Mân Côi chính là lời kinh tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa, với Mẹ. Và qua nhiều biến cố, Kinh Mân Côi là khí cụ đem lại nhiều chiến thắng trong lĩnh vực cầu nguyện. Thêm vào đó, ngài khích lệ từng gia đình, từng cá nhân trong và ngòai giáo xứ hãy năng lần Chuỗi Mân Côi, để cầu nguyện cho chính bản thân, cho gia đình, nhưng cách riêng cho Giáo Hội Việt Nam đang gặp những cảnh khó khăn hiện nay.
Sau thánh lễ, mọi người cùng tiến ra phía cuối nhà thờ trước đền Đức Mẹ Mân Côi, trên tay cầm cây nến cháy sáng. Trước khi cầu nguyện, cha xứ diễn giải thêm những ơn ích, cùng những điều mà Đức Maria đã hứa cho những ai năng lần Chuỗi Mân Côi. Ngài kêu mời mỗi tín hữu trong giáo xứ nhỏ bé, cùng hướng về Đức Maria, để cùng hiệp thông với Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, các linh mục tu sỹ Dòng Chúa Cứu Thế, và bà con giáo dân TGP Hà Nội đang ngày đêm cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình.
Ngài nhắc nhở ánh nến trên tay của từng người đang biểu hiện cho niềm tin Kitô giáo của người Kitô hữu phải luôn được thắp sáng, và cháy sáng mãi trong xã hội này. Hãy thắp sáng đức tin, tình yêu thương, sự công bằng và chân lý để con người có thể tìm gặp được Hòa Bình trong cuộc sống, trong chính tâm hồn.
Cũng trong ngày này, Giáo hội toàn cầu mừng kính thánh Fanxicô Assizi (hay còn gọi là Fanxicô Khó Khăn) Vị Thánh đã luôn sống triệt để với Tin Mừng để tìm kiếm Hòa Bình cho bản thân, cho thế giới. Lời Kinh Hòa Bình được vang lên, như nhắc lại tâm niệm sống của thánh nhân hầu giúp cho người kitô hữu bước theo và cảm nghiệm về sự Hòa Bình của thế giới, của đất nước và của chính mình.
Kết thúc nghi thức cầu nguyện, ai cũng dõi tâm hướng về TGP Hà Nội, để cầu nguyện cho ĐTGM Giuse, vì ngài chính là ánh sáng khơi dậy của sự tìm kiếm Công Lý và Hòa Bình cho Giáo Hội Việt Nam.
Thái Lạc, 4/10/2008
Trước giờ lễ, cơn mưa dày kéo đến, mưa rất nặng hạt, thiết tưởng rất ít giáo dân đi tham dự thánh lễ chiều nay. Thế nhưng, chỉ sau hồi chuông hiệu lần 2 được ít phút thì cơn mưa to dứt hẳn. Trả lại bầu trời quang đãng và thêm nhiều luồng gió mát. Trong lúc này, không ít nhiều người được cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Maria đang dành cho giáo xứ, cho mọi người.
Trong bài giảng, cha xứ nhấn mạnh đến Chuỗi Kinh Mân Côi – là một khí cụ cầu nguyện đơn sơ, chân thành nhưng hữu hiệu nhất. Hơn thế, nguồn kinh Mân Côi chính là lời kinh tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa, với Mẹ. Và qua nhiều biến cố, Kinh Mân Côi là khí cụ đem lại nhiều chiến thắng trong lĩnh vực cầu nguyện. Thêm vào đó, ngài khích lệ từng gia đình, từng cá nhân trong và ngòai giáo xứ hãy năng lần Chuỗi Mân Côi, để cầu nguyện cho chính bản thân, cho gia đình, nhưng cách riêng cho Giáo Hội Việt Nam đang gặp những cảnh khó khăn hiện nay.
Sau thánh lễ, mọi người cùng tiến ra phía cuối nhà thờ trước đền Đức Mẹ Mân Côi, trên tay cầm cây nến cháy sáng. Trước khi cầu nguyện, cha xứ diễn giải thêm những ơn ích, cùng những điều mà Đức Maria đã hứa cho những ai năng lần Chuỗi Mân Côi. Ngài kêu mời mỗi tín hữu trong giáo xứ nhỏ bé, cùng hướng về Đức Maria, để cùng hiệp thông với Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, các linh mục tu sỹ Dòng Chúa Cứu Thế, và bà con giáo dân TGP Hà Nội đang ngày đêm cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình.
Ngài nhắc nhở ánh nến trên tay của từng người đang biểu hiện cho niềm tin Kitô giáo của người Kitô hữu phải luôn được thắp sáng, và cháy sáng mãi trong xã hội này. Hãy thắp sáng đức tin, tình yêu thương, sự công bằng và chân lý để con người có thể tìm gặp được Hòa Bình trong cuộc sống, trong chính tâm hồn.
Cũng trong ngày này, Giáo hội toàn cầu mừng kính thánh Fanxicô Assizi (hay còn gọi là Fanxicô Khó Khăn) Vị Thánh đã luôn sống triệt để với Tin Mừng để tìm kiếm Hòa Bình cho bản thân, cho thế giới. Lời Kinh Hòa Bình được vang lên, như nhắc lại tâm niệm sống của thánh nhân hầu giúp cho người kitô hữu bước theo và cảm nghiệm về sự Hòa Bình của thế giới, của đất nước và của chính mình.
Kết thúc nghi thức cầu nguyện, ai cũng dõi tâm hướng về TGP Hà Nội, để cầu nguyện cho ĐTGM Giuse, vì ngài chính là ánh sáng khơi dậy của sự tìm kiếm Công Lý và Hòa Bình cho Giáo Hội Việt Nam.
Thái Lạc, 4/10/2008
Sám hối thầm lặng của một nhà báo
Đặng Ái Quốc
02:05 05/10/2008
SÁM HỐI THẦM LẶNG CỦA MỘT NHÀ BÁO
Tôi xin phép không dài dòng để phân tích trong cuộc đối đầu giữa giáo hội Công giáo Việt Nam với chế độ Hà Nội, xoay quanh sự kiện Thái Hà & tòa Khâm Sứ, chân lý thuộc về phía nào. Vì tôi tin, bất luận ai nếu KHÁT KHAO SỰ THẬT thì không thể không tự tìm kiếm trên các website, với những chứng lý được đưa ra, để tự mình rút ra kết luận. Nếu bó rọ đầu óc chỉ đọc, chỉ xem báo chí trong nước thì không tài nào tìm được. Tôi cũng tin, trí thức đúng là trí thức thì không thể chấp nhận những thông tin một chiều, được bào chế sẵn bởi hội đồng thầy lang băm của Ban Tuyên giáo trung ương đàng CSVN (mà về mặt chuyên môn nghề thuốc cũng lắm sự đáng ngờ, vì vốn dĩ hội đồng được cơ cấu hồng hơn là chuyên). Chỉ cần biết đặt vài câu hỏi: tại sao Nhà nước XHCN Hà Nội không dám công khai đăng tải trên báo chí những chứng lý từ phía giáo hội Công giáo Việt Nam, để bàn dân thiên hạ rộng đường dư luận? tại sao, gọi là tranh chấp, Nhà nước XHCN Hà Nội không dám đưa vụ việc ra tòa án (với sự có mặt của giới truyền thông quốc tế), theo yêu cầu của giáo hội Công giáo Việt Nam, để phân xử trắng đen? Biết hỏi là đã có thể ngờ ngợ về màn kịch độc diễn đang ra rả diễn ra trên màn ảnh nhỏ, trên các mặt báo nội địa. Biết hỏi, tôi nghĩ, là phẩm chất tự trọng của người trí thức.
Giờ đây, sự kiện Thái Hà & tòa Khâm Sứ đang mang một tầm vóc mới: đòi sự thật, đòi công bằng. Hàng ngàn người dân Việt đã dám đối mặt với chế độ bạo quyền, dám vượt-qua-sợ-hãi. Sao? Không sợ hãi ư? Đó là điều khó tin được trong thể chế cộng sản. Hơn nửa thế kỷ đằng đẵng, đồng bào Việt Nam của tôi cứ lầm lũi mà sống, nói đúng hơn là “tồn tại”, sống không ra sống. Người dân bị tước đoạt quyền sống. Đang mưu sinh, đột ngột tai họa từ trên rơi xuống, chính quyền các cấp hoặc trung ương hoặc địa phương giở ra những trò “qui hoạch”, đền bù bằng món tiền còi cọc hoặc cướp trắng dưới chiêu bài “sở hữu toàn dân”, đẩy đồng bào của tôi ra đường. Công an đe nẹt, chính quyền hù doạ, và thế là không ít đồng bào tôi riu ríu chấp nhận, sợ hãi, sống vật vờ, và chờ chết.
Sao? Không sợ hãi ư? Hàng ngàn người dân Việt hiền hòa nhưng không chấp nhận hèn nhát, đã có mặt ở Thái Hà để lên tiếng, trong tinh thần bất bạo động. Điều đó đã làm rúng động tâm can, phá vỡ sự sợ hãi đè nặng, làm giật mình lương tâm. Trong đó có bạn tôi, một nhà báo…
& 2 &
Tôi đưa bạn tôi đến dự đêm thắp nến cầu nguyện tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế. Người bạn muốn hình dung về không gian tâm linh nào giúp vượt thắng sự sợ hãi. Thế rồi, một sự việc xảy ra đối với người bạn. Một cô gái nhận ra anh nhà báo, cô lắp bắp hỏi, “Anh …anh cũng đến đây hả”, với sự e dè tột độ. Vài người gần đó nghe chuyện, đưa mắt nhìn. Cũng may, cô gái đó bỏ đi. Cũng may, chỉ vài người biết. Tại sao người ta lại nhìn tôi với ánh mắt dè chừng …, anh bạn nhà báo sau đó buồn rầu nói với tôi trong quán nước mà chúng tôi ghé lại khi đêm thắp nến cầu nguyện đã dứt. Tại sao họ tỏ thái độ ngờ vực tôi, tôi có phải là công an đâu, người bạn tôi thốt lên, tôi cảm thấy đau vì nhận ra trong ánh mắt e dè của dân một sự khinh bỉ giấu kín.
Tôi không biết giải thích ra sao để người bạn bớt “sốc”. Bạn tôi là một người thầm lặng, không giống với cánh nhà báo ầm ào, họ khoái ăn to nói lớn nhưng … khi gặp phải “vấn đề nhạy cảm chính trị” thì ngay lập tức kín miệng như bưng hoặc thay đổi thái độ, để thủ thân hoặc tệ hơn là kiếm chác.
Dòng người ở Thái Hà nằm trong một khung cảnh trỗi dậy của nhu cầu về sự thật bị bức hại, trên toàn cõi đất nước Việt Nam hôm nay. Người dân xuống đường khiếu kiện vì bị tước mất quyền tư hữu đất đai một cách sỗ sàng, tức bị tước quyền sống, lúc nổ ra ở Hà Nội, lúc nổ ra ở Sài Gòn, lúc bùng lên tại Cà Mau …, trong đó có không ít bà mẹ từng nuôi giấu cán bộ cộng sản dưới hầm thời chiến tranh. Mặc mưa to gió lớn quất vào tấm thân còm cõi, mẹ vẫn đội sớ biểu tình. Vừa khóc vừa giận, không ít bà mẹ bảo nếu biết tụi bây (nhà cầm quyền) trở mặt như vầy thì hồi đó tao đậy nắp hầm cho tụi bây chết ngộp cho rồi. Sự phản bội, nhẫn tâm như muối chà xát vào ruột của mẹ già. Trước nỗi đau tím ruột tím gan đó, trên báo chí nội địa, ta thấy gì? “Có kẻ thù xúi giục…”. Nói, viết như thế là bất hiếu đối với mẹ, là hỗn xược, khinh miệt đối với dân.
Bạn tôi kể, trong hồi ký cuối đời của nhà văn Nguyễn Khải – một “cán bộ viết văn” đã tỉnh ngộ viết như sau: “Trong nửa thế kỷ sống dưới sự lãnh đạo của một Đảng theo học thuyết Mác Lê, tôi luôn luôn được nhắc nhở phải tôn trọng quần chúng, sức mạnh của quần chúng có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử và số phận của nhiều cá nhân. Nhưng cũng thật trớ trêu, không có một chế độ cộng hoà nào ở thế kỷ 20 lại dám coi thường quần chúng như tại các nước xã hội chủ nghĩa.” Còn luật sư Nguyễn Mạnh Tường vạch trần, “Người ta (nhà cầm quyền cộng sản) tự cho phép làm những việc không thể tưởng tượng được, bách hại dã man, điên rồ bỉ ổi. Không ai dám nhìn vào bên trong cái hỏa ngục, trong đó diễn ra những tội ác chỉ có trong thời kỳ thế mạt, làm mất hết nhân phẩm, nhân tính” .
Báo chí trong nước từng có những lúc đua nhau tôn vinh nhà văn Nguyễn Khải trước những sản phẩm văn học “đi đúng một lề”, nhưng hiện nay vờ quên đi, không dám nhắc đến hồi ký cuối đời của nhà văn. Một sự dối trá trước người đọc. Bạn tôi nhắc đến lời phát biểu trước đây của ông Trần Quốc Thuận, đại biểu Quốc hội: “Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống. Nói dối hằng ngày nên thành thói quen”.
Nói dối leo lẻo, đi kèm với sự xúc xiểm. Khi thượng tọa Thích Quảng Độ hiên ngang đứng giữa vòng vây của công an, để chia sẻ nỗi đau mất đất mất nhà của dân, lúc ấy báo chí nói gì? Chỉ rặt giọng điệu xúc xiểm, “có kẻ thù xúi giục” . Khi giám mục Ngô Quang Kiệt dõng dạc lên tiếng trước mặt chính quyền Hà Nội, để bảo vệ quyền tuyên xưng đức tin, tự do tín ngưỡng (quyền, chứ không phải ân huệ xin-cho), lúc ấy báo chí nói gì? Chỉ rặt giọng điệu xúc xiểm, “có kẻ thù khích động” .
Viết báo, làm báo như thế - người bạn nhà báo nói – nhục lắm.
& 3 &
Hàng ngàn người dân Việt đòi hỏi sự thật tại Thái Hà & tòa Khâm Sứ: họ tiếp nối tâm huyết của một Nguyễn Trường Tộ - trí thức Công giáo dám lên tiếng trước triều đình nhà Nguyễn hủ lậu. Nguyễn Trường Tộ đã “thua”, nếu nhìn với cặp mắt thiển cận, vị kỷ cá nhân. Nhưng tinh thần Nguyễn Trường Tộ đã chiến thắng ngạo nghễ, được ghi vào lịch sử Việt Nam. Cũng may một thời chúng ta có những người viết sử tử tế, họ không “phân biệt lý lịch”, “khoanh vùng” Nguyễn Trường Tộ rằng ông là người Công giáo để xúc xiểm đó chỉ là cuộc tranh chấp giữa giáo dân Công giáo với chế độ cầm quyền. Trên hết, Nguyễn Trường Tộ là một người yêu nước nhiệt thành, yêu nước đớn đau trước cơ đồ đất nước đang rơi dần vào chỗ suy vong.
Trí thức chân chính thì không phân biệt thượng tọa Thích Quảng Độ là đấu tranh vì quyền lợi nội bộ của Phật giáo Việt Nam thống nhất. Trí thức chân chính thì không phân biệt giám mục Ngô Quang Kiệt lên tiếng vì quyền lợi nội bộ của Công giáo Việt Nam. Sự phân biệt, trong một sự vô tình nhất (ở đây loại trừ sự cố ý vì a dua theo nhà cầm quyền), sẽ vô tình mắc lỡm rơi vào sự biện hộ cho bạo quyền. Thượng tọa Thích Quảng Độ, giám mục Ngô Quang Kiệt - cả hai vị lên tiếng vì lòng từ bi, vì sự bác ái. Cho hàng triệu dân đen bị tước đoạt nhân quyền.
Nói được lời tử tế như ông Trần Quốc Thuận là hiếm, sám hối tử tế như nhà văn Nguyễn Khải là hiếm. Tử tế trong tác nghiệp báo chí càng hiếm: người bạn của tôi bảo, có lẽ … cũng có vài tờ báo nào đó trong hơn 600 cơ quan báo chí hiện nay dám “luồn lách” để không đăng tin bài xúc xiểm. Thế nhưng, ăn làm sao, nói làm sao với lương tâm khi chẳng may – bạn tôi bứt rứt – nếu phải sống trong một tờ báo mà ở đó, người ta cung cấp những viên độc dược tin tức (theo toa thuốc của hội đồng lang băm tuyên giáo trung ương đảng CS)?
Màn đêm nặng trịch phủ xuống. Chúng tôi chia tay.
Mới gần đây, tôi được biết người bạn nhà báo vừa làm đơn nghỉ việc ở tờ báo nọ. Bạn tôi là nhà báo thầm lặng, nên tôi xin không nêu danh tính ra đây. Vậy là …người bạn nhà báo bắt đầu một chặng đường kiếm sống rất gian nan, khi trở về với đời sống đầy gập ghềnh của dân, khi từ khước những bổng lộc mà cánh báo chí “chính thống đi theo một lề” vẫn thường được ban phát.
Tôi chỉ muốn nói với người bạn: trong dòng chảy thầm lặng hiện nay của đồng bào Việt Nam, còn nhiều lắm những người biết sống tử tế với lương tâm của chính mình. Bạn đừng nên nhọc lòng trước những lý lẽ quàng xiên của chính quyền, vì hai lẽ: 1/ đây là thời đại, nói như nhà văn Nguyễn Khải, “kẻ vô luân nói chuyện đạo đức, tên ăn cắp dạy dỗ phải bảo vệ của công” , 2/ tất cả sự dối trá của bạo quyền sẽ tan vỡ ngay, nếu đất nước này có được tự do ngôn luận.
Nói đâu xa, nhà nước XHCN Hà Nội yêu cầu giám mục Ngô Quang Kiệt, trước đó là thượng tọa Thích Quảng Độ và một số nhà đấu tranh dân chủ là “không được vi phạm pháp luật” … Trong khi đó, thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố “Cấm báo chí tư nhân” , ăn nói vi phạm Hiến pháp cỡ đó, vi phạm trắng trợn, ai xử lý? Kẻ ngồi xổm trên luật, ăn cướp luật, biến luật thành mớ giấy lộn thì lại dạy dỗ người khác phải bảo vệ luật. Còn hơn một tấn hài kịch.
Chỉ thương cho đồng bào tôi không thể cười mà phải ứa máu và nước mắt, phải chịu đựng tấn tuồng lố bịch kéo dài hơn nửa thế kỷ đằng đẵng. Tôi cũng phải sám hối vì những lúc không dũng cảm sống cho ra con người, sám hối như người bạn nhà báo thầm lặng …
Tôi xin phép không dài dòng để phân tích trong cuộc đối đầu giữa giáo hội Công giáo Việt Nam với chế độ Hà Nội, xoay quanh sự kiện Thái Hà & tòa Khâm Sứ, chân lý thuộc về phía nào. Vì tôi tin, bất luận ai nếu KHÁT KHAO SỰ THẬT thì không thể không tự tìm kiếm trên các website, với những chứng lý được đưa ra, để tự mình rút ra kết luận. Nếu bó rọ đầu óc chỉ đọc, chỉ xem báo chí trong nước thì không tài nào tìm được. Tôi cũng tin, trí thức đúng là trí thức thì không thể chấp nhận những thông tin một chiều, được bào chế sẵn bởi hội đồng thầy lang băm của Ban Tuyên giáo trung ương đàng CSVN (mà về mặt chuyên môn nghề thuốc cũng lắm sự đáng ngờ, vì vốn dĩ hội đồng được cơ cấu hồng hơn là chuyên). Chỉ cần biết đặt vài câu hỏi: tại sao Nhà nước XHCN Hà Nội không dám công khai đăng tải trên báo chí những chứng lý từ phía giáo hội Công giáo Việt Nam, để bàn dân thiên hạ rộng đường dư luận? tại sao, gọi là tranh chấp, Nhà nước XHCN Hà Nội không dám đưa vụ việc ra tòa án (với sự có mặt của giới truyền thông quốc tế), theo yêu cầu của giáo hội Công giáo Việt Nam, để phân xử trắng đen? Biết hỏi là đã có thể ngờ ngợ về màn kịch độc diễn đang ra rả diễn ra trên màn ảnh nhỏ, trên các mặt báo nội địa. Biết hỏi, tôi nghĩ, là phẩm chất tự trọng của người trí thức.
Giờ đây, sự kiện Thái Hà & tòa Khâm Sứ đang mang một tầm vóc mới: đòi sự thật, đòi công bằng. Hàng ngàn người dân Việt đã dám đối mặt với chế độ bạo quyền, dám vượt-qua-sợ-hãi. Sao? Không sợ hãi ư? Đó là điều khó tin được trong thể chế cộng sản. Hơn nửa thế kỷ đằng đẵng, đồng bào Việt Nam của tôi cứ lầm lũi mà sống, nói đúng hơn là “tồn tại”, sống không ra sống. Người dân bị tước đoạt quyền sống. Đang mưu sinh, đột ngột tai họa từ trên rơi xuống, chính quyền các cấp hoặc trung ương hoặc địa phương giở ra những trò “qui hoạch”, đền bù bằng món tiền còi cọc hoặc cướp trắng dưới chiêu bài “sở hữu toàn dân”, đẩy đồng bào của tôi ra đường. Công an đe nẹt, chính quyền hù doạ, và thế là không ít đồng bào tôi riu ríu chấp nhận, sợ hãi, sống vật vờ, và chờ chết.
Sao? Không sợ hãi ư? Hàng ngàn người dân Việt hiền hòa nhưng không chấp nhận hèn nhát, đã có mặt ở Thái Hà để lên tiếng, trong tinh thần bất bạo động. Điều đó đã làm rúng động tâm can, phá vỡ sự sợ hãi đè nặng, làm giật mình lương tâm. Trong đó có bạn tôi, một nhà báo…
& 2 &
Tôi đưa bạn tôi đến dự đêm thắp nến cầu nguyện tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế. Người bạn muốn hình dung về không gian tâm linh nào giúp vượt thắng sự sợ hãi. Thế rồi, một sự việc xảy ra đối với người bạn. Một cô gái nhận ra anh nhà báo, cô lắp bắp hỏi, “Anh …anh cũng đến đây hả”, với sự e dè tột độ. Vài người gần đó nghe chuyện, đưa mắt nhìn. Cũng may, cô gái đó bỏ đi. Cũng may, chỉ vài người biết. Tại sao người ta lại nhìn tôi với ánh mắt dè chừng …, anh bạn nhà báo sau đó buồn rầu nói với tôi trong quán nước mà chúng tôi ghé lại khi đêm thắp nến cầu nguyện đã dứt. Tại sao họ tỏ thái độ ngờ vực tôi, tôi có phải là công an đâu, người bạn tôi thốt lên, tôi cảm thấy đau vì nhận ra trong ánh mắt e dè của dân một sự khinh bỉ giấu kín.
Tôi không biết giải thích ra sao để người bạn bớt “sốc”. Bạn tôi là một người thầm lặng, không giống với cánh nhà báo ầm ào, họ khoái ăn to nói lớn nhưng … khi gặp phải “vấn đề nhạy cảm chính trị” thì ngay lập tức kín miệng như bưng hoặc thay đổi thái độ, để thủ thân hoặc tệ hơn là kiếm chác.
Dòng người ở Thái Hà nằm trong một khung cảnh trỗi dậy của nhu cầu về sự thật bị bức hại, trên toàn cõi đất nước Việt Nam hôm nay. Người dân xuống đường khiếu kiện vì bị tước mất quyền tư hữu đất đai một cách sỗ sàng, tức bị tước quyền sống, lúc nổ ra ở Hà Nội, lúc nổ ra ở Sài Gòn, lúc bùng lên tại Cà Mau …, trong đó có không ít bà mẹ từng nuôi giấu cán bộ cộng sản dưới hầm thời chiến tranh. Mặc mưa to gió lớn quất vào tấm thân còm cõi, mẹ vẫn đội sớ biểu tình. Vừa khóc vừa giận, không ít bà mẹ bảo nếu biết tụi bây (nhà cầm quyền) trở mặt như vầy thì hồi đó tao đậy nắp hầm cho tụi bây chết ngộp cho rồi. Sự phản bội, nhẫn tâm như muối chà xát vào ruột của mẹ già. Trước nỗi đau tím ruột tím gan đó, trên báo chí nội địa, ta thấy gì? “Có kẻ thù xúi giục…”. Nói, viết như thế là bất hiếu đối với mẹ, là hỗn xược, khinh miệt đối với dân.
Bạn tôi kể, trong hồi ký cuối đời của nhà văn Nguyễn Khải – một “cán bộ viết văn” đã tỉnh ngộ viết như sau: “Trong nửa thế kỷ sống dưới sự lãnh đạo của một Đảng theo học thuyết Mác Lê, tôi luôn luôn được nhắc nhở phải tôn trọng quần chúng, sức mạnh của quần chúng có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử và số phận của nhiều cá nhân. Nhưng cũng thật trớ trêu, không có một chế độ cộng hoà nào ở thế kỷ 20 lại dám coi thường quần chúng như tại các nước xã hội chủ nghĩa.” Còn luật sư Nguyễn Mạnh Tường vạch trần, “Người ta (nhà cầm quyền cộng sản) tự cho phép làm những việc không thể tưởng tượng được, bách hại dã man, điên rồ bỉ ổi. Không ai dám nhìn vào bên trong cái hỏa ngục, trong đó diễn ra những tội ác chỉ có trong thời kỳ thế mạt, làm mất hết nhân phẩm, nhân tính” .
Báo chí trong nước từng có những lúc đua nhau tôn vinh nhà văn Nguyễn Khải trước những sản phẩm văn học “đi đúng một lề”, nhưng hiện nay vờ quên đi, không dám nhắc đến hồi ký cuối đời của nhà văn. Một sự dối trá trước người đọc. Bạn tôi nhắc đến lời phát biểu trước đây của ông Trần Quốc Thuận, đại biểu Quốc hội: “Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống. Nói dối hằng ngày nên thành thói quen”.
Nói dối leo lẻo, đi kèm với sự xúc xiểm. Khi thượng tọa Thích Quảng Độ hiên ngang đứng giữa vòng vây của công an, để chia sẻ nỗi đau mất đất mất nhà của dân, lúc ấy báo chí nói gì? Chỉ rặt giọng điệu xúc xiểm, “có kẻ thù xúi giục” . Khi giám mục Ngô Quang Kiệt dõng dạc lên tiếng trước mặt chính quyền Hà Nội, để bảo vệ quyền tuyên xưng đức tin, tự do tín ngưỡng (quyền, chứ không phải ân huệ xin-cho), lúc ấy báo chí nói gì? Chỉ rặt giọng điệu xúc xiểm, “có kẻ thù khích động” .
Viết báo, làm báo như thế - người bạn nhà báo nói – nhục lắm.
& 3 &
Hàng ngàn người dân Việt đòi hỏi sự thật tại Thái Hà & tòa Khâm Sứ: họ tiếp nối tâm huyết của một Nguyễn Trường Tộ - trí thức Công giáo dám lên tiếng trước triều đình nhà Nguyễn hủ lậu. Nguyễn Trường Tộ đã “thua”, nếu nhìn với cặp mắt thiển cận, vị kỷ cá nhân. Nhưng tinh thần Nguyễn Trường Tộ đã chiến thắng ngạo nghễ, được ghi vào lịch sử Việt Nam. Cũng may một thời chúng ta có những người viết sử tử tế, họ không “phân biệt lý lịch”, “khoanh vùng” Nguyễn Trường Tộ rằng ông là người Công giáo để xúc xiểm đó chỉ là cuộc tranh chấp giữa giáo dân Công giáo với chế độ cầm quyền. Trên hết, Nguyễn Trường Tộ là một người yêu nước nhiệt thành, yêu nước đớn đau trước cơ đồ đất nước đang rơi dần vào chỗ suy vong.
Trí thức chân chính thì không phân biệt thượng tọa Thích Quảng Độ là đấu tranh vì quyền lợi nội bộ của Phật giáo Việt Nam thống nhất. Trí thức chân chính thì không phân biệt giám mục Ngô Quang Kiệt lên tiếng vì quyền lợi nội bộ của Công giáo Việt Nam. Sự phân biệt, trong một sự vô tình nhất (ở đây loại trừ sự cố ý vì a dua theo nhà cầm quyền), sẽ vô tình mắc lỡm rơi vào sự biện hộ cho bạo quyền. Thượng tọa Thích Quảng Độ, giám mục Ngô Quang Kiệt - cả hai vị lên tiếng vì lòng từ bi, vì sự bác ái. Cho hàng triệu dân đen bị tước đoạt nhân quyền.
Nói được lời tử tế như ông Trần Quốc Thuận là hiếm, sám hối tử tế như nhà văn Nguyễn Khải là hiếm. Tử tế trong tác nghiệp báo chí càng hiếm: người bạn của tôi bảo, có lẽ … cũng có vài tờ báo nào đó trong hơn 600 cơ quan báo chí hiện nay dám “luồn lách” để không đăng tin bài xúc xiểm. Thế nhưng, ăn làm sao, nói làm sao với lương tâm khi chẳng may – bạn tôi bứt rứt – nếu phải sống trong một tờ báo mà ở đó, người ta cung cấp những viên độc dược tin tức (theo toa thuốc của hội đồng lang băm tuyên giáo trung ương đảng CS)?
Màn đêm nặng trịch phủ xuống. Chúng tôi chia tay.
Mới gần đây, tôi được biết người bạn nhà báo vừa làm đơn nghỉ việc ở tờ báo nọ. Bạn tôi là nhà báo thầm lặng, nên tôi xin không nêu danh tính ra đây. Vậy là …người bạn nhà báo bắt đầu một chặng đường kiếm sống rất gian nan, khi trở về với đời sống đầy gập ghềnh của dân, khi từ khước những bổng lộc mà cánh báo chí “chính thống đi theo một lề” vẫn thường được ban phát.
Tôi chỉ muốn nói với người bạn: trong dòng chảy thầm lặng hiện nay của đồng bào Việt Nam, còn nhiều lắm những người biết sống tử tế với lương tâm của chính mình. Bạn đừng nên nhọc lòng trước những lý lẽ quàng xiên của chính quyền, vì hai lẽ: 1/ đây là thời đại, nói như nhà văn Nguyễn Khải, “kẻ vô luân nói chuyện đạo đức, tên ăn cắp dạy dỗ phải bảo vệ của công” , 2/ tất cả sự dối trá của bạo quyền sẽ tan vỡ ngay, nếu đất nước này có được tự do ngôn luận.
Nói đâu xa, nhà nước XHCN Hà Nội yêu cầu giám mục Ngô Quang Kiệt, trước đó là thượng tọa Thích Quảng Độ và một số nhà đấu tranh dân chủ là “không được vi phạm pháp luật” … Trong khi đó, thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố “Cấm báo chí tư nhân” , ăn nói vi phạm Hiến pháp cỡ đó, vi phạm trắng trợn, ai xử lý? Kẻ ngồi xổm trên luật, ăn cướp luật, biến luật thành mớ giấy lộn thì lại dạy dỗ người khác phải bảo vệ luật. Còn hơn một tấn hài kịch.
Chỉ thương cho đồng bào tôi không thể cười mà phải ứa máu và nước mắt, phải chịu đựng tấn tuồng lố bịch kéo dài hơn nửa thế kỷ đằng đẵng. Tôi cũng phải sám hối vì những lúc không dũng cảm sống cho ra con người, sám hối như người bạn nhà báo thầm lặng …
Nhận diện thủ đoạn đê hèn
Lê Đạo
02:34 05/10/2008
THỦ ĐOẠN ĐÊ HÈN
Thủ đoạn là cách làm khôn khéo, thường là xảo trá, chỉ cốt sao cho đạt được mục đích riêng của mình. Đê hèn là thấp kém và hèn hạ đến mức đáng khinh bỉ (Từ điển tiếng Việt 1997 – Trang 297 & 926). Như thế thủ đoạn đê hèn là cách làm việc xảo trá, chỉ nhắm đạt bằng được mục đích riêng, bất chấp phương pháp một cách hèn hạ đáng khinh bỉ.
1) Thủ đoạn đê hèn từ cổ chí kim:
Chuyện xưa kể rằng: Có bà Hoàng Hậu bên Trung Hoa, một lần Vua nhập thêm cung phi, và rất sủng ái nữ Phi mới này. Hoàng Hậu thấy vậy cũng tỏ ra quí mến tân Phi lắm, lúc nào cũng ở bên chăm sóc, dạy bảo khiến Vua cũng đẹp lòng. Rồi khi riêng có hai người Hậu mới nói với Phi: Hoàng Thượng rất quí mến em, nhưng có ý hơi chê cái mũi em không hợp khuôn mặt đẹp như hoa của em. Nên mai em cùng chị vào yết triều, lúc đến chầu, em hãy lấy tay che khéo cái mũi đi cho vừa ý Hoàng Thượng. Rồi Hậu đi gặp đám thị vệ mà dặn rằng: Ngày mai lúc ta vào yết triều với Hoàng Thượng, hễ Hoàng Thượng quát to lên điều gì, bọn bay phải làm theo ngay, tao trọng thưởng. Đến sáng hôm sau, Hậu cùng Phi vào chầu buổi yết triều. Hậu ngồi cạnh Vua, Phi ngồi bên dưới phía bên phải, tay lúc nào cũng che khéo cái mũi. Đến gần hết buổi, lấy làm lạ Vua mới quay sang hỏi Hậu rằng: Sao tân Phi cứ lấy tay che mũi vậy? Hậu rỉ tai Vua: Là vì tân Phi có ý chê mùi của Hoàng Thượng hơi nặng đấy ạ! Hoàng Thượng giận tím mặt quát to lên rằng: Con phi này láo quá, dám chê ta nặng mùi à? Dám bưng mũi không ngửi à? không muốn ngửi thì xẻo mũi đi! Đám thị vệ tức khắc làm theo lời Vua để lĩnh thưởng từ Hậu. Xong xuôi mọi việc người ta mới tỉnh ngộ rằng: Hoá ra Hậu ghen với Phi nên sắp đặt mọi chuyện một cách tuần tự, logic với nhau một cách đáng sợ, và đạt được kết quả mỹ mãn. Bao nhiêu cử chỉ quí mến Phi trước đây hoá ra là để loại trừ Phi – Đúng là bậc thầy của thủ đoạn đê hèn.
Giờ xin trở lại với vụ việc đòi tài sản đòi công lý của Tổng Giáo Phận Hà Nội, có bao nhiêu là thủ đoạn được nhà nước cộng sản đem ra thử nghiệm, thi hành. Nhưng cuối cùng chỉ nhắm đến một mục đích: "Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 1-7-1991" – Đó là nói theo ngôn từ luật pháp của cộng sản, còn nói đơn giản là: Không trả lại tài sản, không trả lại công lý.
Trong sự kiện TGP-HN có rất nhiều bài viết nói đến, hay dùng từ thủ đoạn đê hèn, nhiều đến mức ai cũng mặc nhiên thừa nhận, mà không cần thống kê. Nhưng có điều đặc biệt là quan chức cộng sản, truyền thông cộng sản, trong khi mạ lị tu sĩ, giáo dân Công Giáo, không nhắc tới cụm từ thủ đoạn đê hèn. Có lẽ họ không gán nổi nhóm từ này cho Công Giáo? Hay có khi nó muốn độc tài, độc quyền, độc chiếm nhóm từ này cũng nên?
Thủ đoạn đê hèn của người cộng sản tập chung vào hai cơ quan, với hai nhóm hành vi 1/ Công an dùng bạo lực, dùng lưu manh - 2/ Truyền thông làm giả thông tin vu cáo bôi nhọ nói lấy được.
Công an cộng sản là cơ quan đầu tiên bị cáo giác sử dụng các thủ đoạn đê hèn: Mặc thường phục trà trộn trong đám đông để lén lút xịt hơi cay vào giáo dân, dùng lời nói hành động khiêu khích để giáo dân bạo động, đổ chất bẩn lên bệ thờ có tượng thánh, dùng đám lưu manh côn đồ tấn công bạo hành bằng cả lời nói lẫn hành động vào giáo dân và tu sĩ.
Truyền thông của cộng sản là cơ quan thứ hai của cộng sản bị cả thế giới cáo giác là dùng thủ đoạn đê hèn khi cắt xén lời nói chân thành của Đức TGM Hà Nội với mục đích bôi nhọ cá nhân Đức TGM và kích động những kẻ lưu manh, xu thời theo cộng sản. Rồi sau đó có cả một chiến dịch ngụy tạo chứng cứ, làm giả phóng sự, trình chiếu nhiều lần trên toàn quốc lu loa vu cáo, mạ lị toàn bộ giáo hội Công Giáo.
Những thủ đoạn này người cộng sản làm vội vàng, "nham nhở" đến mức những người Công Giáo chẳng có chuyên môn gì về điều tra, về báo chí, mà họ cũng ghi được hình, bắt được quả tang. Không hiểu là vì "non kém" về nghiệp vụ hay vì cộng sản coi thường tất cả, họ "ngồi sổm" lên dư luận, coi đó như hình thức khẳng định quyền lực.???
Rất nhiều bài viết kèm theo dùng nhóm từ thủ đoạn đê hèn lột mặt cộng sản là phán đoán về hai phe của cộng sản: Phe cấp tiến – có vẻ như muốn giải quyết vấn đề bằng thương lượng; Phe bảo thủ – có vẻ như muốn dùng bạo lực để khẳng định quyền lực bác bỏ mọi đòi hỏi. Có người còn lo lắng cho đám cộng sản họ gọi là cấp tiến, sợ rằng nhóm này bị đám cộng sản bảo thủ làm cho tuyệt chủng. Lấy ai là người bảo vệ cho những người dân tay không đấu tranh bất bạo động??? Người ta lo lắng cho những người dân tay cầm ngọn nến cầu nguyện mong công lý bao nhiêu, thì người ta lo lắng cho ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (đứng đầu phe cấp tiến cộng sản (?)) bị phe bảo thủ lột chức bấy nhiêu. Thật lạ cho cách suy luận của người dân nước Việt (?).
2) Sâu chuỗi hành vi để nhận diện thủ đoạn:
Vậy tại sao ông thủ tướng một quốc gia lại đi hứa lèo với Vatican - một siêu quốc gia về một mảnh đất vài ngàn mét vuông? Lời hứa không phải là cho mảnh đất, mà là trả lại thôi. Mảnh đất rõ ràng gốc tích là của "Hương hoả" người công giáo để lại cho nhau.??? Là nghĩa làm sao? Chúng ta hãy sâu chuỗi các hành vi của đám cộng sản cuối cùng còn sót lại trong thế giới văn minh này, xem thử nó có tuần tự không? có logic đáng sợ không?
Khởi đầu của sự kiện là ngày 15.12.2007: Siêu thi điện tử Nguyễn Kim khai trương trung tâm mua sắm tại số 10B Tràng Thi Hà Nội. Trung tâm mua sắm này rộng hơn 5000m2 trưng bày hàng, nhưng không có chỗ để xe cho khách. Thấy khu đất liền kề là Toà Khâm Sứ bỏ hoang cho cỏ dại mọc, họ xin thuê lại làm nơi để xe cho khách. Toà TGM Hà Nội thấy vậy liền liên hệ với quan chức quận Hoàn Kiếm và quan chức Hà Nội để hỏi về việc giải quyết đơn đề nghị trả lại tài sản. Không có câu trả lời nào. Mà quan chức cộng sản còn bắn tin về việc họ chuẩn bị khởi công xây dựng toà nhà trung tâm thương mại tại văn phòng tại Toà Khâm Sứ. Việc cho thuê để xe, chỉ là hợp đồng thời vụ.
Rất trùng hợp, lúc đó ở Thái Hà các quan chức có cổ phần trong khu đất DCCT với cái tên "Công ty cổ phần may Chiến thắng" cũng rục rịch chuẩn bị khởi công xây toà nhà hỗn hợp: dịch vụ, thương mại, văn phòng, căn hộ cao cấp. Trong khi đó nhà Dòng mòn mỏi khiếu kiện 12 năm nay, chỉ được trả lời bằng những lời nói, công văn với căn cứ thì lờ mờ, còn kết luận thì rất rõ: Không trả. Các thầy dòng không có chuyên môn luật pháp mới mang đi hỏi luật sư. Mọi thứ vẫn còn phải tranh luận. Nhưng có một điều rất sáng rõ là: Chưa có kết luận cuối cùng, đất lại là đất của tổ chức tôn giáo, không thể khởi công xây dựng cái gì trên đó được.
Quan chức cộng sản có cổ phần -- có quyền lợi trực tiếp trên hai khu đất -- rất tức tối và bắt đầu sốt ruột. Càng chậm khởi công càng thiệt hại, họ tìm cách ra dấu đe dọa các tu sĩ, định hành xử theo lối của kẻ ăn cướp tiêu thụ của gian. Nhưng thực chất đám quan chức này là nạn nhân của đám quan chức trước mà thôi. Họ là người mua lại sau cùng, trước đây, khu đất này là của một nhóm quan chức khác, khi thấy khó nuốt, họ đã lừa bán cho đám đi sau này. Kẻ ăn ốc người đổ vỏ. Đám bị lừa bán lại này đến thúc ép đám đã bán nhờ can thiệp. Đương nhiên người "đồng chí" bán đất kia lảng tránh, và khuyên cứ từ từ, thời điểm đang nhạy cảm.
Thế là đám quan tham mua hớ này nổi khùng làm tới để vụ việc vỡ ra, đến đâu thì đến... Rồi các diễn biến trên khu nhà đất Tòa Khâm, DCCT Thái Hà như mọi người được chứng kiến. Thực chất để vụ việc vỡ ra đến mức phải bỏ miếng ăn đến tận mồm của "phe cộng sản" thành vườn hoa, là việc cực chẳng đã. Biết đâu trong nội bộ cộng sản chẳng có một vụ "Chỉnh lý" các đồng chí cộng sản đã có hành vi mua bán đất đai, hợp thức xây dựng thiếu "Kỹ năng" làm giảm uy tín vốn đã eo hẹp của đảng (?).
Chót ném lao, bây giờ phải theo lao. Thời điểm dầu năm 2008 ở Tòa Khâm Sứ rất căng thẳng. Cộng sản Hà Nội đã ra tối hậu thư cho TTGM mà chẳng ăn thua. Trong khi sắp đến ngày ông Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ. Để vụ việc diễn tiến, thì nguy hiểm, đàn áp giải tán thì chắc chắn Tổng Thống Mỹ sẽ huỷ cuộc gặp – Như thế thì nhục! Ông Nguyễn Tấn Dũng đến tận TTGM-HN gặp TGM Ngô Quang Kiệt, ra tận hiện trường, nhẫn nhục nghe TGM chỉ tay nói thẳng vào mặt. Việc chưa từng có từ thời Hồ Chí Minh về được Hà Nội đến giờ.
Rồi cộng sản liên lạc với Vatican – Không biết nó nói gì, hứa những gì??? Vatican vì lịch sự ngoại giao mà chưa cho công bố. Nhưng ai cũng biết không thể nói lòng vòng với Vatican mà được. Thực tế Vatican đã có văn bản can thiệp thế là chuyến đi của ông Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ được diễn ra. Thậm chí Tổng Thống Mỹ còn khen ông Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam có tiến bộ về tự do tôn giáo.
Tại sao ngày 19.09.2008 cộng sản lại quyết định ra tay đàn áp đồng loạt Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, nuốt lời hứa?
Thứ nhất, trước đây Việt cộng nhận thức được thái độ của Vatican muốn mềm mỏng và nắm vững được thái độ này của Vatican, nên họ chẳng còn sợ thế lực nào khác của Công giáo. Lần trước đang lúc cao trào mạnh nhữ vũ bão mà chỉ cần có một cái thư là mọi sự phảng lặng như tờ... xong ngay.
Thứ hai ông Dũng đã qua được Mỹ, coi như đã qua được sông, đạt được mục đích riêng. Người cộng sản vốn xưa nay vẫn thế, ngay cả hành xử trong nội bộ đồng chí với nhau họ còn làm thế: Trung Cộng phản lại Nga Xô sau khi đã nhờ Nga Xô trang bị vũ khí, cơ khí hoá nền kinh tế. Việt cộng phản lại Trung Cộng sau khi đã nhận viện trợ cho công cuộc bình định toàn cõi Việt Nam.
Thứ ba, nước Mỹ sắp có Tổng Thống mới. Việt cộng sẽ tìm cách xây hình ảnh với Tổng Thống mới. Những chuyện cũ với tổng thống cũ cứ cho qua.
Thứ bốn, nước Mỹ đang có một chương trình XX với cộng sản Việt Nam, trong ngắn hạn chưa thể mạnh tay với Việt cộng (?).
Thứ năm, có thể có một loạt thay đổi các vị trí yếu nhân của Việt cộng. Đây là thay đổi trong dự kiến từ trước. Nhưng việc thay đổi này sẽ được Việt cộng tung hoả mù ra dư luận là xử lý phần tử bảo thủ trong đảng, đẩy mạnh bước tiến của phe cấp tiến. Như thế nhân dân lại được vài viên thuốc an thần. Ông Nguyễn Tấn Dũng lại bù được việc nuốt lời hứa.
Khi sự việc đang lúc dầu sôi lửa bỏng, TTGM-HN làm đơn lên tận thủ tướng, chủ tịch nước. Ông Nguyễn Tấn Dũng im lặng, đến một cái phiếu đã nhận đơn, TTGM-HN cũng không được! Khi mọi việc xong suôi ông Dũng xuất hiện và đón tiếp đại diện HĐGMVN rồi nói những câu như "Cầm nắm cát ném vào bụi dậm" - Thế nào cũng trúng. Tuy thế mà truyền thông cộng sản cũng không cho một lời nào của ông Dũng lọt ra ngoài. Mà cô phát thanh viên xinh đẹp nói hộ ông Dũng từ đầu đến cuối. Trong khi cơ chế quản lý hình ảnh, lời nói của cộng sản người ta được biết: đến các doanh gia gặp mặt thủ tướng muốn có ảnh lưu niện cũng phải được thủ tướng đồng ý. Hình ảnh nào trong số các hình đã chụp phát cho doanh gia cũng phải được thủ tướng đồng ý.
3) Có phải mấy tay công an, mấy thằng lưu manh, mấy phóng viên bất lương là những kẻ có thủ đoạn đê hèn?
Trong những ngày qua, phóng viên Việt cộng người thì dùng bút danh, kẻ thì thậm chí dùng hỗn danh "Nhóm phóng viên nội chính" để làm tài liệu giả, ngụy thông tin, thuê cả "Cái Bang" để làm phóng sự bịa đặt rồi đưa tin trên báo, phát phóng sự trên truyền hình. Làm cho người Công Giáo, truyền thông Công Giáo có biết bao nhiêu bài phản đối chỉ trích. Rồi chỉ tận tay, day tận mặt mà nói về lương tâm, về đạo đức.
Nhiều người kể chuyện quả báo có thực mà những kẻ có tên là công an Việt nam đã từng "dựng tóc gáy". Hy vọng đánh động lương tâm may chăng còn sót của lính tráng tướng tá công an cộng sản?
Có người còn ra lời khuyên nhủ với mấy kẻ lưu manh, đừng làm những việc thất đức do công an thuê và hãy nghĩ đến luân hồi quả báo. Dù nghiện hút, dù sida sắp chết cũng đừng giúp công an gây đau khổ cho người vô tội.
Rồi thì nhắn nhủ mấy tay thương binh bị lợi dụng, mấy ông thương binh chột mắt là hãy sáng ra, hãy nhìn xem anh được cái gì? Mấy quan tham cộng sản không một ngày ra trận họ đang hưởng cái gì?
Phóng viên bất lương, nhóm thanh niên lưu manh nghiện hút, mấy ông thương binh, hay anh lính tẩy công an tay cầm bình xịt hơi cay. Thực ra họ làm theo lệnh, theo chỉ đạo, theo chủ trương. Nhận thức và nhân cách của họ đã bị nền giáo dục vô luân cộng sản làm hỏng – Ở góc độ nào đó, họ cũng là nạn nhân của chế độ cộng sản. Tự họ không thể có các thủ đoạn đê hèn ít ra là trong vụ việc này.
Như thế, nếu nhìn nhận vấn đề dừng lại ở mấy kẻ thực hành, có lẽ là chưa nhắm trúng đích. Bởi những kẻ này chẳng qua cũng chỉ là mấy tay "Hoạn quan" mong làm có thưởng. Hay tên vua ngu muội nghe lời đàn bà mà thôi. Hãy nhìn lại lịch sử để thấy được kẻ có thủ đoạn đê hèn là HẬU.
Thủ đoạn là cách làm khôn khéo, thường là xảo trá, chỉ cốt sao cho đạt được mục đích riêng của mình. Đê hèn là thấp kém và hèn hạ đến mức đáng khinh bỉ (Từ điển tiếng Việt 1997 – Trang 297 & 926). Như thế thủ đoạn đê hèn là cách làm việc xảo trá, chỉ nhắm đạt bằng được mục đích riêng, bất chấp phương pháp một cách hèn hạ đáng khinh bỉ.
1) Thủ đoạn đê hèn từ cổ chí kim:
Chuyện xưa kể rằng: Có bà Hoàng Hậu bên Trung Hoa, một lần Vua nhập thêm cung phi, và rất sủng ái nữ Phi mới này. Hoàng Hậu thấy vậy cũng tỏ ra quí mến tân Phi lắm, lúc nào cũng ở bên chăm sóc, dạy bảo khiến Vua cũng đẹp lòng. Rồi khi riêng có hai người Hậu mới nói với Phi: Hoàng Thượng rất quí mến em, nhưng có ý hơi chê cái mũi em không hợp khuôn mặt đẹp như hoa của em. Nên mai em cùng chị vào yết triều, lúc đến chầu, em hãy lấy tay che khéo cái mũi đi cho vừa ý Hoàng Thượng. Rồi Hậu đi gặp đám thị vệ mà dặn rằng: Ngày mai lúc ta vào yết triều với Hoàng Thượng, hễ Hoàng Thượng quát to lên điều gì, bọn bay phải làm theo ngay, tao trọng thưởng. Đến sáng hôm sau, Hậu cùng Phi vào chầu buổi yết triều. Hậu ngồi cạnh Vua, Phi ngồi bên dưới phía bên phải, tay lúc nào cũng che khéo cái mũi. Đến gần hết buổi, lấy làm lạ Vua mới quay sang hỏi Hậu rằng: Sao tân Phi cứ lấy tay che mũi vậy? Hậu rỉ tai Vua: Là vì tân Phi có ý chê mùi của Hoàng Thượng hơi nặng đấy ạ! Hoàng Thượng giận tím mặt quát to lên rằng: Con phi này láo quá, dám chê ta nặng mùi à? Dám bưng mũi không ngửi à? không muốn ngửi thì xẻo mũi đi! Đám thị vệ tức khắc làm theo lời Vua để lĩnh thưởng từ Hậu. Xong xuôi mọi việc người ta mới tỉnh ngộ rằng: Hoá ra Hậu ghen với Phi nên sắp đặt mọi chuyện một cách tuần tự, logic với nhau một cách đáng sợ, và đạt được kết quả mỹ mãn. Bao nhiêu cử chỉ quí mến Phi trước đây hoá ra là để loại trừ Phi – Đúng là bậc thầy của thủ đoạn đê hèn.
Giờ xin trở lại với vụ việc đòi tài sản đòi công lý của Tổng Giáo Phận Hà Nội, có bao nhiêu là thủ đoạn được nhà nước cộng sản đem ra thử nghiệm, thi hành. Nhưng cuối cùng chỉ nhắm đến một mục đích: "Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 1-7-1991" – Đó là nói theo ngôn từ luật pháp của cộng sản, còn nói đơn giản là: Không trả lại tài sản, không trả lại công lý.
Trong sự kiện TGP-HN có rất nhiều bài viết nói đến, hay dùng từ thủ đoạn đê hèn, nhiều đến mức ai cũng mặc nhiên thừa nhận, mà không cần thống kê. Nhưng có điều đặc biệt là quan chức cộng sản, truyền thông cộng sản, trong khi mạ lị tu sĩ, giáo dân Công Giáo, không nhắc tới cụm từ thủ đoạn đê hèn. Có lẽ họ không gán nổi nhóm từ này cho Công Giáo? Hay có khi nó muốn độc tài, độc quyền, độc chiếm nhóm từ này cũng nên?
Thủ đoạn đê hèn của người cộng sản tập chung vào hai cơ quan, với hai nhóm hành vi 1/ Công an dùng bạo lực, dùng lưu manh - 2/ Truyền thông làm giả thông tin vu cáo bôi nhọ nói lấy được.
Công an cộng sản là cơ quan đầu tiên bị cáo giác sử dụng các thủ đoạn đê hèn: Mặc thường phục trà trộn trong đám đông để lén lút xịt hơi cay vào giáo dân, dùng lời nói hành động khiêu khích để giáo dân bạo động, đổ chất bẩn lên bệ thờ có tượng thánh, dùng đám lưu manh côn đồ tấn công bạo hành bằng cả lời nói lẫn hành động vào giáo dân và tu sĩ.
Truyền thông của cộng sản là cơ quan thứ hai của cộng sản bị cả thế giới cáo giác là dùng thủ đoạn đê hèn khi cắt xén lời nói chân thành của Đức TGM Hà Nội với mục đích bôi nhọ cá nhân Đức TGM và kích động những kẻ lưu manh, xu thời theo cộng sản. Rồi sau đó có cả một chiến dịch ngụy tạo chứng cứ, làm giả phóng sự, trình chiếu nhiều lần trên toàn quốc lu loa vu cáo, mạ lị toàn bộ giáo hội Công Giáo.
Những thủ đoạn này người cộng sản làm vội vàng, "nham nhở" đến mức những người Công Giáo chẳng có chuyên môn gì về điều tra, về báo chí, mà họ cũng ghi được hình, bắt được quả tang. Không hiểu là vì "non kém" về nghiệp vụ hay vì cộng sản coi thường tất cả, họ "ngồi sổm" lên dư luận, coi đó như hình thức khẳng định quyền lực.???
Rất nhiều bài viết kèm theo dùng nhóm từ thủ đoạn đê hèn lột mặt cộng sản là phán đoán về hai phe của cộng sản: Phe cấp tiến – có vẻ như muốn giải quyết vấn đề bằng thương lượng; Phe bảo thủ – có vẻ như muốn dùng bạo lực để khẳng định quyền lực bác bỏ mọi đòi hỏi. Có người còn lo lắng cho đám cộng sản họ gọi là cấp tiến, sợ rằng nhóm này bị đám cộng sản bảo thủ làm cho tuyệt chủng. Lấy ai là người bảo vệ cho những người dân tay không đấu tranh bất bạo động??? Người ta lo lắng cho những người dân tay cầm ngọn nến cầu nguyện mong công lý bao nhiêu, thì người ta lo lắng cho ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (đứng đầu phe cấp tiến cộng sản (?)) bị phe bảo thủ lột chức bấy nhiêu. Thật lạ cho cách suy luận của người dân nước Việt (?).
2) Sâu chuỗi hành vi để nhận diện thủ đoạn:
Vậy tại sao ông thủ tướng một quốc gia lại đi hứa lèo với Vatican - một siêu quốc gia về một mảnh đất vài ngàn mét vuông? Lời hứa không phải là cho mảnh đất, mà là trả lại thôi. Mảnh đất rõ ràng gốc tích là của "Hương hoả" người công giáo để lại cho nhau.??? Là nghĩa làm sao? Chúng ta hãy sâu chuỗi các hành vi của đám cộng sản cuối cùng còn sót lại trong thế giới văn minh này, xem thử nó có tuần tự không? có logic đáng sợ không?
Khởi đầu của sự kiện là ngày 15.12.2007: Siêu thi điện tử Nguyễn Kim khai trương trung tâm mua sắm tại số 10B Tràng Thi Hà Nội. Trung tâm mua sắm này rộng hơn 5000m2 trưng bày hàng, nhưng không có chỗ để xe cho khách. Thấy khu đất liền kề là Toà Khâm Sứ bỏ hoang cho cỏ dại mọc, họ xin thuê lại làm nơi để xe cho khách. Toà TGM Hà Nội thấy vậy liền liên hệ với quan chức quận Hoàn Kiếm và quan chức Hà Nội để hỏi về việc giải quyết đơn đề nghị trả lại tài sản. Không có câu trả lời nào. Mà quan chức cộng sản còn bắn tin về việc họ chuẩn bị khởi công xây dựng toà nhà trung tâm thương mại tại văn phòng tại Toà Khâm Sứ. Việc cho thuê để xe, chỉ là hợp đồng thời vụ.
Rất trùng hợp, lúc đó ở Thái Hà các quan chức có cổ phần trong khu đất DCCT với cái tên "Công ty cổ phần may Chiến thắng" cũng rục rịch chuẩn bị khởi công xây toà nhà hỗn hợp: dịch vụ, thương mại, văn phòng, căn hộ cao cấp. Trong khi đó nhà Dòng mòn mỏi khiếu kiện 12 năm nay, chỉ được trả lời bằng những lời nói, công văn với căn cứ thì lờ mờ, còn kết luận thì rất rõ: Không trả. Các thầy dòng không có chuyên môn luật pháp mới mang đi hỏi luật sư. Mọi thứ vẫn còn phải tranh luận. Nhưng có một điều rất sáng rõ là: Chưa có kết luận cuối cùng, đất lại là đất của tổ chức tôn giáo, không thể khởi công xây dựng cái gì trên đó được.
Quan chức cộng sản có cổ phần -- có quyền lợi trực tiếp trên hai khu đất -- rất tức tối và bắt đầu sốt ruột. Càng chậm khởi công càng thiệt hại, họ tìm cách ra dấu đe dọa các tu sĩ, định hành xử theo lối của kẻ ăn cướp tiêu thụ của gian. Nhưng thực chất đám quan chức này là nạn nhân của đám quan chức trước mà thôi. Họ là người mua lại sau cùng, trước đây, khu đất này là của một nhóm quan chức khác, khi thấy khó nuốt, họ đã lừa bán cho đám đi sau này. Kẻ ăn ốc người đổ vỏ. Đám bị lừa bán lại này đến thúc ép đám đã bán nhờ can thiệp. Đương nhiên người "đồng chí" bán đất kia lảng tránh, và khuyên cứ từ từ, thời điểm đang nhạy cảm.
Thế là đám quan tham mua hớ này nổi khùng làm tới để vụ việc vỡ ra, đến đâu thì đến... Rồi các diễn biến trên khu nhà đất Tòa Khâm, DCCT Thái Hà như mọi người được chứng kiến. Thực chất để vụ việc vỡ ra đến mức phải bỏ miếng ăn đến tận mồm của "phe cộng sản" thành vườn hoa, là việc cực chẳng đã. Biết đâu trong nội bộ cộng sản chẳng có một vụ "Chỉnh lý" các đồng chí cộng sản đã có hành vi mua bán đất đai, hợp thức xây dựng thiếu "Kỹ năng" làm giảm uy tín vốn đã eo hẹp của đảng (?).
Chót ném lao, bây giờ phải theo lao. Thời điểm dầu năm 2008 ở Tòa Khâm Sứ rất căng thẳng. Cộng sản Hà Nội đã ra tối hậu thư cho TTGM mà chẳng ăn thua. Trong khi sắp đến ngày ông Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ. Để vụ việc diễn tiến, thì nguy hiểm, đàn áp giải tán thì chắc chắn Tổng Thống Mỹ sẽ huỷ cuộc gặp – Như thế thì nhục! Ông Nguyễn Tấn Dũng đến tận TTGM-HN gặp TGM Ngô Quang Kiệt, ra tận hiện trường, nhẫn nhục nghe TGM chỉ tay nói thẳng vào mặt. Việc chưa từng có từ thời Hồ Chí Minh về được Hà Nội đến giờ.
Rồi cộng sản liên lạc với Vatican – Không biết nó nói gì, hứa những gì??? Vatican vì lịch sự ngoại giao mà chưa cho công bố. Nhưng ai cũng biết không thể nói lòng vòng với Vatican mà được. Thực tế Vatican đã có văn bản can thiệp thế là chuyến đi của ông Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ được diễn ra. Thậm chí Tổng Thống Mỹ còn khen ông Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam có tiến bộ về tự do tôn giáo.
Tại sao ngày 19.09.2008 cộng sản lại quyết định ra tay đàn áp đồng loạt Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, nuốt lời hứa?
Thứ nhất, trước đây Việt cộng nhận thức được thái độ của Vatican muốn mềm mỏng và nắm vững được thái độ này của Vatican, nên họ chẳng còn sợ thế lực nào khác của Công giáo. Lần trước đang lúc cao trào mạnh nhữ vũ bão mà chỉ cần có một cái thư là mọi sự phảng lặng như tờ... xong ngay.
Thứ hai ông Dũng đã qua được Mỹ, coi như đã qua được sông, đạt được mục đích riêng. Người cộng sản vốn xưa nay vẫn thế, ngay cả hành xử trong nội bộ đồng chí với nhau họ còn làm thế: Trung Cộng phản lại Nga Xô sau khi đã nhờ Nga Xô trang bị vũ khí, cơ khí hoá nền kinh tế. Việt cộng phản lại Trung Cộng sau khi đã nhận viện trợ cho công cuộc bình định toàn cõi Việt Nam.
Thứ ba, nước Mỹ sắp có Tổng Thống mới. Việt cộng sẽ tìm cách xây hình ảnh với Tổng Thống mới. Những chuyện cũ với tổng thống cũ cứ cho qua.
Thứ bốn, nước Mỹ đang có một chương trình XX với cộng sản Việt Nam, trong ngắn hạn chưa thể mạnh tay với Việt cộng (?).
Thứ năm, có thể có một loạt thay đổi các vị trí yếu nhân của Việt cộng. Đây là thay đổi trong dự kiến từ trước. Nhưng việc thay đổi này sẽ được Việt cộng tung hoả mù ra dư luận là xử lý phần tử bảo thủ trong đảng, đẩy mạnh bước tiến của phe cấp tiến. Như thế nhân dân lại được vài viên thuốc an thần. Ông Nguyễn Tấn Dũng lại bù được việc nuốt lời hứa.
Khi sự việc đang lúc dầu sôi lửa bỏng, TTGM-HN làm đơn lên tận thủ tướng, chủ tịch nước. Ông Nguyễn Tấn Dũng im lặng, đến một cái phiếu đã nhận đơn, TTGM-HN cũng không được! Khi mọi việc xong suôi ông Dũng xuất hiện và đón tiếp đại diện HĐGMVN rồi nói những câu như "Cầm nắm cát ném vào bụi dậm" - Thế nào cũng trúng. Tuy thế mà truyền thông cộng sản cũng không cho một lời nào của ông Dũng lọt ra ngoài. Mà cô phát thanh viên xinh đẹp nói hộ ông Dũng từ đầu đến cuối. Trong khi cơ chế quản lý hình ảnh, lời nói của cộng sản người ta được biết: đến các doanh gia gặp mặt thủ tướng muốn có ảnh lưu niện cũng phải được thủ tướng đồng ý. Hình ảnh nào trong số các hình đã chụp phát cho doanh gia cũng phải được thủ tướng đồng ý.
3) Có phải mấy tay công an, mấy thằng lưu manh, mấy phóng viên bất lương là những kẻ có thủ đoạn đê hèn?
Trong những ngày qua, phóng viên Việt cộng người thì dùng bút danh, kẻ thì thậm chí dùng hỗn danh "Nhóm phóng viên nội chính" để làm tài liệu giả, ngụy thông tin, thuê cả "Cái Bang" để làm phóng sự bịa đặt rồi đưa tin trên báo, phát phóng sự trên truyền hình. Làm cho người Công Giáo, truyền thông Công Giáo có biết bao nhiêu bài phản đối chỉ trích. Rồi chỉ tận tay, day tận mặt mà nói về lương tâm, về đạo đức.
Nhiều người kể chuyện quả báo có thực mà những kẻ có tên là công an Việt nam đã từng "dựng tóc gáy". Hy vọng đánh động lương tâm may chăng còn sót của lính tráng tướng tá công an cộng sản?
Có người còn ra lời khuyên nhủ với mấy kẻ lưu manh, đừng làm những việc thất đức do công an thuê và hãy nghĩ đến luân hồi quả báo. Dù nghiện hút, dù sida sắp chết cũng đừng giúp công an gây đau khổ cho người vô tội.
Rồi thì nhắn nhủ mấy tay thương binh bị lợi dụng, mấy ông thương binh chột mắt là hãy sáng ra, hãy nhìn xem anh được cái gì? Mấy quan tham cộng sản không một ngày ra trận họ đang hưởng cái gì?
Phóng viên bất lương, nhóm thanh niên lưu manh nghiện hút, mấy ông thương binh, hay anh lính tẩy công an tay cầm bình xịt hơi cay. Thực ra họ làm theo lệnh, theo chỉ đạo, theo chủ trương. Nhận thức và nhân cách của họ đã bị nền giáo dục vô luân cộng sản làm hỏng – Ở góc độ nào đó, họ cũng là nạn nhân của chế độ cộng sản. Tự họ không thể có các thủ đoạn đê hèn ít ra là trong vụ việc này.
Như thế, nếu nhìn nhận vấn đề dừng lại ở mấy kẻ thực hành, có lẽ là chưa nhắm trúng đích. Bởi những kẻ này chẳng qua cũng chỉ là mấy tay "Hoạn quan" mong làm có thưởng. Hay tên vua ngu muội nghe lời đàn bà mà thôi. Hãy nhìn lại lịch sử để thấy được kẻ có thủ đoạn đê hèn là HẬU.
Đêm Thắp Nến tại San Jose: Tuyên cáo yểm trợ giáo dân Thái Hà và Tòa TGM Hà Nội
Ban Tổ Chức
08:48 05/10/2008
TUYÊN CÁO CỦA BAN TỔ CHỨC VÀ TOÀN THỂ ĐỒNG HƯƠNG
TRONG ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN ĐÒI CÔNG LÝ VÀ NHÂN QUYỀN
CHO VIỆT NAM CŨNG NHƯ YỂM TRỢ VÀ HIỆP THÔNG
VỚI GIÁO DÂN GIÁO XỨ THÁI HÀ VÀ TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀNỘI
Trong thời gian vừa qua, đồng bào công giáo thuộc Giáo xứ Thái Hà và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đã kiên trì thực hiện những buổi cầu nguyện trong ôn hòa, bất bạo động để đòi hỏi cho công lý và nhân quyền được tôn trọng.
Tuy nhiên, trước những đòi hỏi chính đáng đó, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không những đã không biết lắng nghe mà lại còn dùng đủ mọi thủ đoạn, bạo lực nhằm trấn áp vu khống và xuyên tạc sự thật.
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã huy động lực lượng công an chìm nỗi bất ngở bao vây ngăn chặn và phá hoại khu vực Toà Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà, ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của Giáo hội, đàn áp khủng bố dã man và cầm tù nhiều giáo dân, bất chấp dư luận và luật pháp do chính họ đặt ra.
Trước các hành vi bạo ngược đó của tập đoàn cộng sản Hà-Nội, và để bầy tỏ tâm tình hiệp thông và hỗ trợ giáo dân Thái Hà và Toà Tổng Giám Mục Hà-Nội. Ban Tổ chức cùng toàn thể đồng hương tỵ nạn cộng sản, không phân biệt tôn giáo, chính kiến, tham dự Đêm Thắp Nến cầu Nguyện để yểm trợ và Hiệp thông với giáo dân Giáo xứ Thái Hà và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội tối hôm nay, Thứ bẩy ngày mồng 4 tháng 10 năm 2008 tại Thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ, long trọng tuyên cáo rằng:
- 1.-/Triệt để ủng hộ giáo dân và giáo sĩ giáo xứ Thái Hà và Toà Tổng Giám Mục Hà-Nội trong cuộc đấu tranh cho công lý và nhân quyền.
- 2.-/Cực lực lên án tập đoàn cộng sản Việt Nam dùng bạo lực đàn áp dã man và thô bạo cuộc cầu nguyện ôn hòa đòi hỏi công lý và nhân quyền của giáo dân Thái hà và Toà Tổng giám Mục Hà nội.
- 3.-/Đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản trả tự do ngay cho nhửng người bị bắt bớ giam cầm vì tranh đấu bất bạo động đòi hỏi công lý và nhân quyền; trả lại tài sản đã cưỡng chiếm của các tôn giáo.
- 4.-Tố cáo trước công luận trong và ngoài nước những hành động gian xảo và thô bạo ngược của nhà câm quyền cộng sản Việt Nam khi phải đối đầu với những đòi hỏi chính đáng cuả người dân.
Làm tại Thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ ngày mồng 4 tháng 10 năm 2008.
Ban Tổ chức và toàn thể đồng hương tham dự đêm Thắp Nến Cầu Nguyện và Yểm trợ Giáo dân Giáo xứ Thái hà và Toà Tổng Giám Mục Hà Nội.
TRONG ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN ĐÒI CÔNG LÝ VÀ NHÂN QUYỀN
CHO VIỆT NAM CŨNG NHƯ YỂM TRỢ VÀ HIỆP THÔNG
VỚI GIÁO DÂN GIÁO XỨ THÁI HÀ VÀ TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀNỘI
Trong thời gian vừa qua, đồng bào công giáo thuộc Giáo xứ Thái Hà và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đã kiên trì thực hiện những buổi cầu nguyện trong ôn hòa, bất bạo động để đòi hỏi cho công lý và nhân quyền được tôn trọng.
Tuy nhiên, trước những đòi hỏi chính đáng đó, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không những đã không biết lắng nghe mà lại còn dùng đủ mọi thủ đoạn, bạo lực nhằm trấn áp vu khống và xuyên tạc sự thật.
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã huy động lực lượng công an chìm nỗi bất ngở bao vây ngăn chặn và phá hoại khu vực Toà Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà, ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của Giáo hội, đàn áp khủng bố dã man và cầm tù nhiều giáo dân, bất chấp dư luận và luật pháp do chính họ đặt ra.
Trước các hành vi bạo ngược đó của tập đoàn cộng sản Hà-Nội, và để bầy tỏ tâm tình hiệp thông và hỗ trợ giáo dân Thái Hà và Toà Tổng Giám Mục Hà-Nội. Ban Tổ chức cùng toàn thể đồng hương tỵ nạn cộng sản, không phân biệt tôn giáo, chính kiến, tham dự Đêm Thắp Nến cầu Nguyện để yểm trợ và Hiệp thông với giáo dân Giáo xứ Thái Hà và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội tối hôm nay, Thứ bẩy ngày mồng 4 tháng 10 năm 2008 tại Thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ, long trọng tuyên cáo rằng:
- 1.-/Triệt để ủng hộ giáo dân và giáo sĩ giáo xứ Thái Hà và Toà Tổng Giám Mục Hà-Nội trong cuộc đấu tranh cho công lý và nhân quyền.
- 2.-/Cực lực lên án tập đoàn cộng sản Việt Nam dùng bạo lực đàn áp dã man và thô bạo cuộc cầu nguyện ôn hòa đòi hỏi công lý và nhân quyền của giáo dân Thái hà và Toà Tổng giám Mục Hà nội.
- 3.-/Đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản trả tự do ngay cho nhửng người bị bắt bớ giam cầm vì tranh đấu bất bạo động đòi hỏi công lý và nhân quyền; trả lại tài sản đã cưỡng chiếm của các tôn giáo.
- 4.-Tố cáo trước công luận trong và ngoài nước những hành động gian xảo và thô bạo ngược của nhà câm quyền cộng sản Việt Nam khi phải đối đầu với những đòi hỏi chính đáng cuả người dân.
Làm tại Thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ ngày mồng 4 tháng 10 năm 2008.
Ban Tổ chức và toàn thể đồng hương tham dự đêm Thắp Nến Cầu Nguyện và Yểm trợ Giáo dân Giáo xứ Thái hà và Toà Tổng Giám Mục Hà Nội.
Trái đắng nở thành vườn hoa
Bảo Giang
15:05 05/10/2008
Trái đắng nở thành vườn hoa
Bảo Giang
Ngày nay, từ bắc chí nam, từ hang cùng ngõ hẻm của thôn quê đến thành thị, mọi người mọi lớp tuổi đều noí và bàn bạc với nhau về câu chuyện “Nuốt không được phải nhả ra”.
Tại sao lại có chuyện nuốt không được, phải nhả ra ấy?
Dễ hiểu thôi, câu chuyện là thế này. Nhà nước và hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của nhà nước ta muốn nuốt trửng hai khu đất của Tòa Giám Mục Hà Nội (khu vực cho Tòa Khâm Sứ mượn) và Linh Địa Đức Bà của Thái Hà vào quy hoạch chia Lô, chia phần cho nhau. Nhưng làm không được thì phải nhả ra.
- Anh nói chuyện lạ đời, có cái gì gian ác nhất trên trần đời này mà nhà nước Việt cộng ta không làm được?
- Trời bất dung gian, bác ạ. Nhà nưóc Việt cộng ta làm cái gì cũng được, nhưng sau khi chiếm đoạt và tự ý viết số 42 cho cái nhà ấy vào năm 1959, đến nay, nhà nước ta lại không tìm ra, hoặc không thể làm ra cái bằng khoán gỉa để chứng minh khu đất và toà nhà người ta quen gọi là Toà Khâm Sứ có chủ quyền là Tòa Khâm Sứ. Trái lạ, mọi người đều biết, đó là khu đất của Tòa Giám Mục đúng như lời vị Tổng Giám Mục ở đó từng công bố. “Đất ấy chẳng phải của tây, cũng chẳng phải của tàu, nhưng là của Tòa Giám Mục Hà Nội.”
- Có giấy tờ gì chứng minh hợp pháp…. kể cả việc hợp pháp luật của nhà nước ta hay không?
- Dĩ nhiên là có rồi.
A. Lịch sử khu đất thuộc toà Giám Mục Hà Nội.
Năm 1883, Tổng Đốc Hà Nội Nguyễn Hữu Độ đã cấp quyền sở hữu một khu đất bỏ hoang lâu năm do chiến tranh và không người chăm sóc cho Giám Mục Puginier đang cai quản Hà Nội để xây nhà thờ và cơ sở cho Tòa Giám Mục Hà Nội. Việc cấp phát này đã trải qua những thủ tục sau:
• Chính vị Tổng Đốc này đã không tìm ra các thừa kế bất động sản của tháp Báo Thiên đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá. Và đây là những niên đại còn được ghi nhận. Năm 1434 vua Lê Thái Tông cho dựng lại chùa nhưng không dựng lại tháp. Sang thời hậu Lê, chùa bị đổ nát hoang tàn nên nhà vua đã cho dùng nền tháp làm pháp trường xử các tử tù, hay cho họp chợ quanh đó. Đến năm 1547 thì chùa đã bỏ hoang hoàn toàn.
• Vì nhu cầu sinh hoạt của tôn giáo và Giám Mục Puginier có lời thỉnh cầu. nhưng ông Bonnal, lúc bấy giờ là Công Sứ Pháp Hà Nội đã từ chối lời yều cầu xin cấp đất xây Nhà Thờ Lớn (Saint-Joseph) lấy lý do là ông không có thẩm quyền. thực vậy:
· Bắc kỳ tuy là xứ bảo hộ của Pháp, nhưng vẫn do quan chức của triều đình Huế quản trị hành chánh.
• Khi được cấp chủ quyền, khu đất này là một khu liền lạc, không hề bị chia cắt hay chia thành những phần nhỏ riêng biệt., và không có bất cứ một tranh chấp chủ quyền nào ngay từ trước khi được cấp Phát chi Giám Mục Puginier
Như thế, sự kiện nền đất chùa Báo Thiên có liên quan tới Bất Động Sản nay thuộc quyền sở hữu thuộc Tòa TGM Hà Nội cũng chỉ có tính cách dấu vết lịch sử về bất động sản, giống như việc đổi chủ của bất cứ bất động sản nào tại Việt nam hay trên thế giới. Nó không mang một ý nghĩa, bên này đè bên kia, hoặc là chiếm đoạt của nhau.
Theo đó, việc thủ đắc bất động sản số 40 phố Nhà Chung của GM Puginier từ vị Tổng Đốc Hà Nội Nguyễn Hữu Độ là hoàn toàn hợp pháp. Và tài sản này là bất khả trưng dụng theo luật dân sự của Việt Nam.
Bộ Luật Dân Sự Việt nam, Luật số 33/2005/QH11 cũng đề cập đến quyền sở hữu như sau:
• Điều 246: Quyền sở hưũ có thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định của toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
Vị Tổng Đốc Hà Nội lúc bấy giờ là ông Nguyễn Hữu Độ, đại diện Triều Đình Huế cấp quyền sở hữu chủ cho GM Puginier, quản trị giáo xứ Hà nội là đúng pháp luật, đã xác lập chủ quyền của Toà Giám Mục Hà Nội.
Rồi tài sản nàỳ được bảo quản và kế truyền liên tục qua các vị Giám mục khác nhau kể từ 1883 cho tới nay. Từ năm 2007 là TGM Ngô Quang Kiệt. Các cơ sở của Giáo Khu Hà Nội xây dựng trên khu đất này gồm có Nhà Thờ Lớn, khu toà Giám Mục, trường học và các khu nhà riêng biệt làm nơi hội họp và sinh hoạt của Giáo Phận. Tất cả những cơ sở này đều có chung một địa chỉ, số 40 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
B. Sự liên hệ giữa Khâm Sứ Tòa Thánh và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội.
Việc Tòa Giám Mục cho Đức Khâm Sứ mượn một toà nhà trên khu đất của mình cùng dễ hiểu. Bởi vì không thể một sớm một chiều có thể tìm ra địa điểm và xây dựng xong một cơ sở có tầm vóc.
Theo quyết định này, toà nhà trống bên cạnh Toà Giám Mục được dùng làm tòa Khâm Sứ. Nhưng Tòa Khâm Sứ không có chủ quyền trên căn nhà cũng như là khu đất có căn nhà ấy. Bởi vì người ở thuê, vẫn là người ở thuê. Không bao giờ người ở thuê có thể trở thành sở hữu chủ được. Hơn thế, không có giấy xin tách hộ từ Tòa Giám Mục Hà Nội hay giấy xin xác nhận chủ quyền bất động sản từ Tòa Khâm Sứ.
Nhưng chuyện chẳng may cho Việt Nam và cho toà Giám Mục là sau thờì kỳ chiến tranh, Việt Nam bị chia đôi theo hiệp định Geneve năm 1954. Do biến cố này, rất nhiều người, lương cũng như giáo đã bỏ miền bắc để di cư vào nam tìm tự do vì Hồ chí Minh đã phản bội kháng chiến và thiết lập chế độ cộng sản trên toàn miền bắc. Cộng sản theo đuổi chính sách tam vô: vô gia đình, vô tôn giáo và vô tổ quốc. Và để thực hiện chính sách vô tôn giáo này. Hà nội đã ra lệnh cắt đứt ngoại giao với Vatican và trục xuât Đức Khâm Sứ và các cộng sự ra khỏi nước (1959).
Trong lúc say men chiến thắng vì đã trục xuất đưọc Đức Khâm Sứ và chiếm được căn nhà cũng như thu dọn từ nồi niêu xong chảo, chén dĩa, đũa bát của tòa Khâm Sứ còn để lại, những kẻ chiếm đóng lúc ấy, liền lấy con số 42 để gắn lên cái toà nhà này. Sau đó xây bít bức tường ô nhục ngàn cách tòa nhà với Tòa Giám Mục như là một chứng minh là toà nhà này có một khu đất riêng biệt và là tài sản thuộc về Tòa Khâm Sứ nên chúng đến kiểm tra và thu hồi khu đất, toà nhà này từ tay ngoại nhân về cho dân. Thực tế, dây chỉ là trò gian manh của những kẻ cướp có súng đạn và có quyền lực ở trong tay mà thôi. Bởi lẽ, cho đến hôm nay, người ta không thể tìm ở đâu ra và chính nhà nước Việt cộng cũng không thể làm gỉa nổi cái sổ đỏ (giấy chủ quyền bất động sản) bao gồm tòa nhà và khu đất số 42 tự gắn vào là có chủ sở hữu riêng biệt thuộc Tòa Khâm Sứ trưóc ngày bị chiếm đóng vào năm 1959.
Đó là lý do tại sao, hơn mười lăm năm qua, toà Giám Mục Hà Nội không ngừng làm đơn đòi lại khu đất và toà nhà bị quận Hoàn Kiếm chiếm dụng một cách bất hợp pháp này.
Và cho đến trườc lễ Giáng sinh 2007, việc đòi đất, đòi nhà, đòi công lý và đòi dẹp bỏ bức tường ô nhục kia càng lúc càng lớn mạnh. Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã khởi xướng phong trào cầu nguyện trong hòa bình, tạo lại niềm tin và sự hiệp nhất nơi lòng giáo hội càng lúc càng bừng sáng. Để đến hôm nay, không phải chỉ riêng ở trong nước, mà tất cả mọi người khắp năm châu đều chung lòng với Hà Nội trong bài ca đòi lại công lý từ cái nhà nước vô pháp vô cương này.
Đó là một phần lịch sử về bất động sản của Toà Giám Mục Hà Nội có liên hệ đến toà Khâm Sứ. Tuy nhiên, Luật pháp và Công Lý chỉ biểu lộ gíá trị nơi con người và xã hội biết tôn trọng luân lý. Nó không bao giờ được thể hiện dưới một chế độ bạo tàn vô đạo lý như chế độ cộng sản mà Việt cộng đang áp chế trên phần đất Việt Nam. Đó là lý do giải thích tại sao, rạng sáng ngày 19/9/2008, Nhà nước với hàng hàng lớp lớp công an, mật vụ, chó nghiệp vụ đã đến bao vây toà Giám Mục, và phong toả toàn bộ khu vực rồi giải phóng mặt bằng khu đất của Toà Giám Mục, trên đó có toà nhà cho Đức Khâm Sứ Dooley mượn để làm toà khâm sứ và chuyển đổi khu vực này sang một trang khác. Trang chiếm đoạt bằng bạo lực…
Sự kiện hiển nhiên là thế, nên chuyện mất, được khu đất của Toà Giám Mục ngày này không phải là gía trị một khu đất và một khu nhà, Nhưng chính là sự kiện cảnh tình người dân Việt Nam là: Nền luân lý dạo đức, công lý của xã hội Việt Nam đã bị chà đạp và phá hủy dưới thời Việt cộng. Ở đó, ngươi ta không tìm ra một cán cộng, nhớn hoặc nhỏ, trong cái guồng máy nhà nước ấy còn nhân tính. Trái lại chỉ thấy tính tàn bạo ác độc của đảng thể hiện mọi nơi và mọi lúc.
Như thế, cuộc đứng lên đời công lý này cũng không phải là cuộc thua, mất của Tòa Giám Mục Hà Nội. Bởi lẽ, vai trò của đức Tổng Giám Mục cũng như hàng ngũ giáo sĩ và giáo dân ở Hà Nội trong thời gian vừa qua đã rực sáng và làm trỗi dậy khát vọng đi tìm chân lý, an bình, không phải cho riêng mình, nhưng là cho dân tộc Việt. Và chính những tấm lòng dũng cảm vì nền luân lý và đạo đức vì xã hội ấy đã cho thế giới nhìn rõ bộ mặt thật gian ác của cộng sản trước sau vẫn như một là: không có cách nhìn, cách suy nghĩ của con người bình thường.
Riêng về sự kiện vật chất của cuộc tranh đấu thì ngày nay ai cũng biết rằng: Cuộc Cầu Nguyện đòi hỏi Công Lý ấy đã đem lại một chiến thắng vật chất thật sự. Bởi vì, Việt cộng nuốt không trôi phần đất của Tòa Giám Mục Hà Nội, đất của Thái Hà trong ý đồ quy hoạch chia lô buôn bán, chia phần cho nhau. Nên họ phải nhả ra trong cái bánh vẽ là lập "vườn hoa tạ lỗi" để hòng lừa bịp nhân dân Việt Nam nhẹ dạ mà thôi. Bởi lẽ ai không biết, trái đắng ấy qúa đắng. Người ta nuốt vào người là phải chết. Nên đành nhả ra, để sống thêm được ngày nào thì hay ngày đó thôi. Vì nếu, họ thực sự muốn làm “ vườn hoa công cộng” cho dân thì tại sao không tu bổ và làm cho hoành tráng công viên Đông Đa ở gần đó, để dân ta được ngửa mặt lên theo vua Quang Trung Nguyễn Huệ, thay vì phải đi trong cái thế cúi đầu như hôm nay. Nên bánh vẽ vẫn là bánh vẽ thôi.
Theo đó, sự thật vẫn là: Tuy là đã làm “vườn hoa tạ lỗi” ấy, cũng đừng quên rằng: Công Lý vĩnh viễn là công lý. Công Lý không buông tha kẻ vô đạo đức. Kẻ cướp sau 20 năm chưa kết án, không có nghĩa là vô tội.
Bảo Giang
Ngày nay, từ bắc chí nam, từ hang cùng ngõ hẻm của thôn quê đến thành thị, mọi người mọi lớp tuổi đều noí và bàn bạc với nhau về câu chuyện “Nuốt không được phải nhả ra”.
Tại sao lại có chuyện nuốt không được, phải nhả ra ấy?
Dễ hiểu thôi, câu chuyện là thế này. Nhà nước và hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của nhà nước ta muốn nuốt trửng hai khu đất của Tòa Giám Mục Hà Nội (khu vực cho Tòa Khâm Sứ mượn) và Linh Địa Đức Bà của Thái Hà vào quy hoạch chia Lô, chia phần cho nhau. Nhưng làm không được thì phải nhả ra.
- Anh nói chuyện lạ đời, có cái gì gian ác nhất trên trần đời này mà nhà nước Việt cộng ta không làm được?
- Trời bất dung gian, bác ạ. Nhà nưóc Việt cộng ta làm cái gì cũng được, nhưng sau khi chiếm đoạt và tự ý viết số 42 cho cái nhà ấy vào năm 1959, đến nay, nhà nước ta lại không tìm ra, hoặc không thể làm ra cái bằng khoán gỉa để chứng minh khu đất và toà nhà người ta quen gọi là Toà Khâm Sứ có chủ quyền là Tòa Khâm Sứ. Trái lạ, mọi người đều biết, đó là khu đất của Tòa Giám Mục đúng như lời vị Tổng Giám Mục ở đó từng công bố. “Đất ấy chẳng phải của tây, cũng chẳng phải của tàu, nhưng là của Tòa Giám Mục Hà Nội.”
- Có giấy tờ gì chứng minh hợp pháp…. kể cả việc hợp pháp luật của nhà nước ta hay không?
- Dĩ nhiên là có rồi.
A. Lịch sử khu đất thuộc toà Giám Mục Hà Nội.
Năm 1883, Tổng Đốc Hà Nội Nguyễn Hữu Độ đã cấp quyền sở hữu một khu đất bỏ hoang lâu năm do chiến tranh và không người chăm sóc cho Giám Mục Puginier đang cai quản Hà Nội để xây nhà thờ và cơ sở cho Tòa Giám Mục Hà Nội. Việc cấp phát này đã trải qua những thủ tục sau:
• Chính vị Tổng Đốc này đã không tìm ra các thừa kế bất động sản của tháp Báo Thiên đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá. Và đây là những niên đại còn được ghi nhận. Năm 1434 vua Lê Thái Tông cho dựng lại chùa nhưng không dựng lại tháp. Sang thời hậu Lê, chùa bị đổ nát hoang tàn nên nhà vua đã cho dùng nền tháp làm pháp trường xử các tử tù, hay cho họp chợ quanh đó. Đến năm 1547 thì chùa đã bỏ hoang hoàn toàn.
• Vì nhu cầu sinh hoạt của tôn giáo và Giám Mục Puginier có lời thỉnh cầu. nhưng ông Bonnal, lúc bấy giờ là Công Sứ Pháp Hà Nội đã từ chối lời yều cầu xin cấp đất xây Nhà Thờ Lớn (Saint-Joseph) lấy lý do là ông không có thẩm quyền. thực vậy:
· Bắc kỳ tuy là xứ bảo hộ của Pháp, nhưng vẫn do quan chức của triều đình Huế quản trị hành chánh.
• Khi được cấp chủ quyền, khu đất này là một khu liền lạc, không hề bị chia cắt hay chia thành những phần nhỏ riêng biệt., và không có bất cứ một tranh chấp chủ quyền nào ngay từ trước khi được cấp Phát chi Giám Mục Puginier
Như thế, sự kiện nền đất chùa Báo Thiên có liên quan tới Bất Động Sản nay thuộc quyền sở hữu thuộc Tòa TGM Hà Nội cũng chỉ có tính cách dấu vết lịch sử về bất động sản, giống như việc đổi chủ của bất cứ bất động sản nào tại Việt nam hay trên thế giới. Nó không mang một ý nghĩa, bên này đè bên kia, hoặc là chiếm đoạt của nhau.
Theo đó, việc thủ đắc bất động sản số 40 phố Nhà Chung của GM Puginier từ vị Tổng Đốc Hà Nội Nguyễn Hữu Độ là hoàn toàn hợp pháp. Và tài sản này là bất khả trưng dụng theo luật dân sự của Việt Nam.
Bộ Luật Dân Sự Việt nam, Luật số 33/2005/QH11 cũng đề cập đến quyền sở hữu như sau:
• Điều 246: Quyền sở hưũ có thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định của toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
Vị Tổng Đốc Hà Nội lúc bấy giờ là ông Nguyễn Hữu Độ, đại diện Triều Đình Huế cấp quyền sở hữu chủ cho GM Puginier, quản trị giáo xứ Hà nội là đúng pháp luật, đã xác lập chủ quyền của Toà Giám Mục Hà Nội.
Rồi tài sản nàỳ được bảo quản và kế truyền liên tục qua các vị Giám mục khác nhau kể từ 1883 cho tới nay. Từ năm 2007 là TGM Ngô Quang Kiệt. Các cơ sở của Giáo Khu Hà Nội xây dựng trên khu đất này gồm có Nhà Thờ Lớn, khu toà Giám Mục, trường học và các khu nhà riêng biệt làm nơi hội họp và sinh hoạt của Giáo Phận. Tất cả những cơ sở này đều có chung một địa chỉ, số 40 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
B. Sự liên hệ giữa Khâm Sứ Tòa Thánh và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội.
- Năm 1923, ĐGH cử Đức cha Lécroart, Dòng Tên, làm Khâm sai sang kinh lược Giáo hội Việt Nam.
- Năm 1925, ĐGH Piô XI lập Toà Khâm sứ Đông Dương và Thái Lan, trụ sở đặt tại Kinh đô Huế. Ngài cử Đức cha Constantino Ayuti (1876-1928 ) làm Khâm sứ.
- Năm 1928 ĐGH Piô XI cử Đức cha Columban Dreyer làm Khâm sứ kế vị Đức cha Constantino Ayuti.
- Năm 1937 Đức cha Antonin Drapier, người Pháp, OP, làm Khâm sứ thay Đức cha Columban Dreyer.
- Năm 1950 ĐGH Piô XII đặt Đức cha John Dooley, người Ái Nhĩ Lan làm Khâm sứ.
Việc Tòa Giám Mục cho Đức Khâm Sứ mượn một toà nhà trên khu đất của mình cùng dễ hiểu. Bởi vì không thể một sớm một chiều có thể tìm ra địa điểm và xây dựng xong một cơ sở có tầm vóc.
Theo quyết định này, toà nhà trống bên cạnh Toà Giám Mục được dùng làm tòa Khâm Sứ. Nhưng Tòa Khâm Sứ không có chủ quyền trên căn nhà cũng như là khu đất có căn nhà ấy. Bởi vì người ở thuê, vẫn là người ở thuê. Không bao giờ người ở thuê có thể trở thành sở hữu chủ được. Hơn thế, không có giấy xin tách hộ từ Tòa Giám Mục Hà Nội hay giấy xin xác nhận chủ quyền bất động sản từ Tòa Khâm Sứ.
Nhưng chuyện chẳng may cho Việt Nam và cho toà Giám Mục là sau thờì kỳ chiến tranh, Việt Nam bị chia đôi theo hiệp định Geneve năm 1954. Do biến cố này, rất nhiều người, lương cũng như giáo đã bỏ miền bắc để di cư vào nam tìm tự do vì Hồ chí Minh đã phản bội kháng chiến và thiết lập chế độ cộng sản trên toàn miền bắc. Cộng sản theo đuổi chính sách tam vô: vô gia đình, vô tôn giáo và vô tổ quốc. Và để thực hiện chính sách vô tôn giáo này. Hà nội đã ra lệnh cắt đứt ngoại giao với Vatican và trục xuât Đức Khâm Sứ và các cộng sự ra khỏi nước (1959).
Trong lúc say men chiến thắng vì đã trục xuất đưọc Đức Khâm Sứ và chiếm được căn nhà cũng như thu dọn từ nồi niêu xong chảo, chén dĩa, đũa bát của tòa Khâm Sứ còn để lại, những kẻ chiếm đóng lúc ấy, liền lấy con số 42 để gắn lên cái toà nhà này. Sau đó xây bít bức tường ô nhục ngàn cách tòa nhà với Tòa Giám Mục như là một chứng minh là toà nhà này có một khu đất riêng biệt và là tài sản thuộc về Tòa Khâm Sứ nên chúng đến kiểm tra và thu hồi khu đất, toà nhà này từ tay ngoại nhân về cho dân. Thực tế, dây chỉ là trò gian manh của những kẻ cướp có súng đạn và có quyền lực ở trong tay mà thôi. Bởi lẽ, cho đến hôm nay, người ta không thể tìm ở đâu ra và chính nhà nước Việt cộng cũng không thể làm gỉa nổi cái sổ đỏ (giấy chủ quyền bất động sản) bao gồm tòa nhà và khu đất số 42 tự gắn vào là có chủ sở hữu riêng biệt thuộc Tòa Khâm Sứ trưóc ngày bị chiếm đóng vào năm 1959.
Đó là lý do tại sao, hơn mười lăm năm qua, toà Giám Mục Hà Nội không ngừng làm đơn đòi lại khu đất và toà nhà bị quận Hoàn Kiếm chiếm dụng một cách bất hợp pháp này.
Và cho đến trườc lễ Giáng sinh 2007, việc đòi đất, đòi nhà, đòi công lý và đòi dẹp bỏ bức tường ô nhục kia càng lúc càng lớn mạnh. Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã khởi xướng phong trào cầu nguyện trong hòa bình, tạo lại niềm tin và sự hiệp nhất nơi lòng giáo hội càng lúc càng bừng sáng. Để đến hôm nay, không phải chỉ riêng ở trong nước, mà tất cả mọi người khắp năm châu đều chung lòng với Hà Nội trong bài ca đòi lại công lý từ cái nhà nước vô pháp vô cương này.
Đó là một phần lịch sử về bất động sản của Toà Giám Mục Hà Nội có liên hệ đến toà Khâm Sứ. Tuy nhiên, Luật pháp và Công Lý chỉ biểu lộ gíá trị nơi con người và xã hội biết tôn trọng luân lý. Nó không bao giờ được thể hiện dưới một chế độ bạo tàn vô đạo lý như chế độ cộng sản mà Việt cộng đang áp chế trên phần đất Việt Nam. Đó là lý do giải thích tại sao, rạng sáng ngày 19/9/2008, Nhà nước với hàng hàng lớp lớp công an, mật vụ, chó nghiệp vụ đã đến bao vây toà Giám Mục, và phong toả toàn bộ khu vực rồi giải phóng mặt bằng khu đất của Toà Giám Mục, trên đó có toà nhà cho Đức Khâm Sứ Dooley mượn để làm toà khâm sứ và chuyển đổi khu vực này sang một trang khác. Trang chiếm đoạt bằng bạo lực…
Sự kiện hiển nhiên là thế, nên chuyện mất, được khu đất của Toà Giám Mục ngày này không phải là gía trị một khu đất và một khu nhà, Nhưng chính là sự kiện cảnh tình người dân Việt Nam là: Nền luân lý dạo đức, công lý của xã hội Việt Nam đã bị chà đạp và phá hủy dưới thời Việt cộng. Ở đó, ngươi ta không tìm ra một cán cộng, nhớn hoặc nhỏ, trong cái guồng máy nhà nước ấy còn nhân tính. Trái lại chỉ thấy tính tàn bạo ác độc của đảng thể hiện mọi nơi và mọi lúc.
Như thế, cuộc đứng lên đời công lý này cũng không phải là cuộc thua, mất của Tòa Giám Mục Hà Nội. Bởi lẽ, vai trò của đức Tổng Giám Mục cũng như hàng ngũ giáo sĩ và giáo dân ở Hà Nội trong thời gian vừa qua đã rực sáng và làm trỗi dậy khát vọng đi tìm chân lý, an bình, không phải cho riêng mình, nhưng là cho dân tộc Việt. Và chính những tấm lòng dũng cảm vì nền luân lý và đạo đức vì xã hội ấy đã cho thế giới nhìn rõ bộ mặt thật gian ác của cộng sản trước sau vẫn như một là: không có cách nhìn, cách suy nghĩ của con người bình thường.
Riêng về sự kiện vật chất của cuộc tranh đấu thì ngày nay ai cũng biết rằng: Cuộc Cầu Nguyện đòi hỏi Công Lý ấy đã đem lại một chiến thắng vật chất thật sự. Bởi vì, Việt cộng nuốt không trôi phần đất của Tòa Giám Mục Hà Nội, đất của Thái Hà trong ý đồ quy hoạch chia lô buôn bán, chia phần cho nhau. Nên họ phải nhả ra trong cái bánh vẽ là lập "vườn hoa tạ lỗi" để hòng lừa bịp nhân dân Việt Nam nhẹ dạ mà thôi. Bởi lẽ ai không biết, trái đắng ấy qúa đắng. Người ta nuốt vào người là phải chết. Nên đành nhả ra, để sống thêm được ngày nào thì hay ngày đó thôi. Vì nếu, họ thực sự muốn làm “ vườn hoa công cộng” cho dân thì tại sao không tu bổ và làm cho hoành tráng công viên Đông Đa ở gần đó, để dân ta được ngửa mặt lên theo vua Quang Trung Nguyễn Huệ, thay vì phải đi trong cái thế cúi đầu như hôm nay. Nên bánh vẽ vẫn là bánh vẽ thôi.
Theo đó, sự thật vẫn là: Tuy là đã làm “vườn hoa tạ lỗi” ấy, cũng đừng quên rằng: Công Lý vĩnh viễn là công lý. Công Lý không buông tha kẻ vô đạo đức. Kẻ cướp sau 20 năm chưa kết án, không có nghĩa là vô tội.
Giáo dục Truyền thông
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
15:40 05/10/2008
GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG
Tôi đọc trên Vietcatholic.net (Thứ Bảy 04/10/2008) bài viết “Ngay từ bé đã được dạy cho biết giả dối. Bạn nghĩ sao về bài báo này?” (Tiền Phong): Mời các bạn xem "Thiếu niên tiền phong" số 79(9-2008) trang 3, mục "câu chuyện thứ tư", tựa đề "Ông ấy có còn xứng đáng". Bài viết đầu độc ngay cả đầu óc tuổi thiếu nhi.
Đọc liên tiếp thêm 3 bài nữa: “Bên Trong Luỹ Tre Làng” của tác giả Trùng Dương, bài “Cảm nghĩ về bài viết trên báo TNTP” của Têrêxa, một học sinh Công giáo Hà Nội và bài “Truyền thông hầm chông” tác giả Đỗ Thái Nhiên, tôi cùng thao thức với tác giả Trùng Dương “Điều tôi nghĩ là nhân loại đi tìm sự thật, cái tích cực chứ không ai tìm sự gian trá. Thế nên, việc đọc lại “Quan điểm của Hội Đồng Giám Mục” (25.9.2008 họp tại Xuân Lộc) là cách thức nhắc nhở chúng ta trong việc giáo dục con cháu trong gia đình. Đó sẽ là cách thức chúng ta loại trừ những hạt cỏ lùng gian trá, đồng thời trồng vào lòng con em chúng ta tính chân thật; bởi lẽ “Truyền thông là cội nguồn của cảm thông và hợp tác, của hòa bình và công lý” ( Đỗ Thái Nhiên).
Giáo dục truyền thông, đạo đức truyền thông là những vấn đề quan trọng đang đựơc Giáo Hội Công Giáo rất quan tâm, đặc biệt là trong giáo dục giới trẻ “Giáo dục truyền thông đòi hỏi việc huấn luyện trẻ em sử dụng tự do của chúng. Trẻ em phải được tiếp cận với những gì thật đẹp đẽ và đạo đức” (INTER MIRIFICA, số 2).
Một vài hướng dẫn của Giáo hội về giáo dục truyền thông.
Thế kỷ XXI được mệnh danh là thời đại văn minh trí tuệ hay kỷ nguyên toàn cầu hoá. Nhờ toàn cầu hoá thông tin, cộng đồng nhân loại xích lại gần nhau hơn và cùng chung nhịp đập con tim như chưa từng thấy. Do những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin nên thế giới hôm nay là một thế giới đa diện về truyền thông. Thời hiện đại với những xa lộ thông tin. Truyền hình, phim ảnh, điện thoại di động, internet…tràn ngập không chỉ chốn đô thị mà cả miền nông thôn vùng sâu vùng xa.
Có những thành quả lớn lao mà ngành truyền thông mang lại cho cuộc sống con người nhưng cũng có vô vàn cái xấu đã len lõi và làm băng hoại các thế hệ trẻ. Giáo hội luôn ưu tư về trách nhiệm giáo dục thanh thiếu niên cần phải biết sử dụng các phương tiện truyền thông trong những nẻo đường chân thiện mỹ.
Trước những chuyển biến khoa học thời hậu Thế Chiến, đặc biệt về mặt truyền thông, Công Đồng Vatican 2 đã công bố Sắc Lệnh về các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội “INTER MIRIFICA”. Ngay lời mở đầu có đoạn nhận định: “…trổi vượt hơn cả là những phương tiện tự bản tính không những có thể liên hệ và ảnh hưởng tới từng người, mà còn chính đến đại chúng và toàn thể xã hội nhân loại như: báo chí, điện ảnh, phát thanh, vô tuyến truyền hình và những thứ khác tương tự..” (IM, 1). Sắc lệnh “INTER MIRIFICA” đựơc coi là văn kiện tiên phong liên quan đến các nghành Truyền Thông, mở ra một cái nhìn tương đối mang tính đối thoại với nhân loại và ngỏ lời muốn dấn thân cộng tác với xã hội. Văn kiện này làm nền cho các văn kiện sau này của Giáo hội về mặt Truyền Thông, khi mà Internet trở nên một lãnh vực vạn năng như hiện nay.
Sắc lệnh mời gọi: “Mọi con cái Giáo hội phải đồng tâm hiệp lực, chẳng những không ngần ngại mà phải hết sức hăng say, sử dụng ngay những phương tiện Truyền thông xã hội một cách đắc lực vào các công việc Tông Đồ khác nhau tuỳ theo những đòi hỏi cụ thể của hoàn cảnh và thời gian..” (IM,13)
Năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêđictô đã chọn chủ đề cho sứ điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông Lần Thứ 41 là: Trẻ em và truyền thông, một thách đố cho giáo dục.
Sứ điệp phân tích về mối tương quan: Trẻ em, phương tiện truyền thông và giáo dục. Sứ điệp còn nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của cha mẹ, giáo xứ, nhà trường, và Giáo hội trong việc huấn luyện thiếu nhi biết sử dụng các phương tiện truyền thông.
Giáo dục các em sử dụng các phương tiện truyền thông thích hợp là cần thiết về văn hoá đạo đức và tinh thần của trẻ em. Cha mẹ, Giáo hội và nhà trường có trách nhiệm giáo dục các em biết phân biệt các phương tiện truyền thông. Cha mẹ đóng vai trò quan trọng nhất (số 2).
Giáo dục truyền thông đòi hỏi việc huấn luyện trẻ em sử dụng tự do của chúng. Trẻ em phải được tiếp cận với những gì thật đẹp đẽ và đạo đức. Cần phải giới thiệu những tác phẩm văn học cổ điển, những hình thức nghệ thuật tốt đẹp và âm nhạc có tính cách hướng thượng cho trẻ em (số 2).
Đây là một nghĩa vụ cam go đối với giáo dục truyền thông vì trẻ em khi mà chúng đi quá sự tự do, sẽ có nguy cơ truy tìm lạc thú và những kinh nghiệm mới. Đây là gông cùm chứ không phải là tự do (số 2).
Báo tuổi trẻ cuối tuần (17.12.2007) có bài viết: “Lợi nhuận và lương tâm” của tác giả P.T.Kim Liên, phản ánh một thực trạng thật đáng lo ngại thời nay.
Game onlinelà một trò chơi hấp dẫn đối với mọi lứa tuổi. Và đây cũng chính là nỗi lo của các bậc phụ huynh.
Theo tôi, không riêng gì phụ huynh học sinh, đây cũng chính là nỗi lo của xã hội, của những người quan tâm đến thế hệ trẻ. Phải làm sao dể có thể giảm bớt cường độ chơi game online, làm sao để có thể lôi kéo các em ra khởi thế giới ảo trở về với công việc đời thường, làm sao trả lại cho các em trí óc minh mẫn để có thể tiếp thu tốt bài học, thấy được mục đích để đi tới?
Chúng ta không thể ngăn chặn các game thủ. Cha mẹ không ngăn được con cái. Thầy cô không ngăn được học sinh. Chúng ta đành bất lực nhìn các em phung phí tiền của và sức khoẻ vào game online.
Mọi người đã mừng khi thấy Nhà nước can thiệp. Qui định hạn chế giờ chơi đã phần nào làm cho cha mẹ và thầy cô an tâm. Thế nhưng mới đây, trò chơi "Võ lâm truyền kỳ" lại tạo ra một không khí sôi động mới trong các game thủ khi vừa mở ra một trương trình mới. Đo ùlà việc các game thủ phải đăng ký một tài khoản hoàn toàn mới, và ra sức "luyện công" sao cho từ ngày bắt đầu là 1-12-2006 đến hết ngày 28-1-2007 các game thủ đạt được cấp độ 100, khi đó phần thưởng sẽ là một con "Phi vân thần mã", một con ngựa với những tính năng tuyệt vời mà các game thủ không thể có bằng cách mua hay chơi trong điều kiện bình thường. Thế thì các game thủ sẽ ra sức tham gia chương trình đặc biệt này để có được phần thưởng.
Điều tôi muốn nói ở đây là điều kiện chơi hết sức khó khăn. Thế mà trong khoảng 58 ngày ( 1-12-2006 đến 28-1-2007 ), các game thủ phải đạt tới cấp độ 100. Vậy các em sẽ chơi như thế nào? Ngày đêm miệt mài “ luyện công” chăng? Mà thời gian này lại chính là thời điểm chuẩn bị ôn tập và thi học kỳ 1 của năm học.
Tại sao trò chơi “võ lâm truyền kỳ” lai có một chương trình khuyến mãi như thế? Những người làm chủ trò chơi này có ý nghĩ gì đến các em học sinh không, hay họ chỉ cần lợi nhuận mà bỏ hết mọi điều?
Trong số 3 của Sứ điệp Truyền Thông, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: bất cứ khuynh hướng sản xuất những chương trình và những sản phẩm, bao gồm những phim hoạt hình và những trò chơi băng hình, nhân danh giải trí để để cao bạo lực và mô tả những hành vi chống xã hội hay sự tầm thường hoá tính dục con người đều là một sự thối tha, và càng đáng nguyền rủa hơn hết khi những chương trình này nhắm vào thanh thiếu niên. Với những kẻ đó “thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà xô xuống biển, còn lợi cho nó” (Lc 17,2).
Trước bao nhiêu là thách đố hiện nay do ảnh hưởng công nghệ thông tin, những người có trách nhiệm cần suy nghĩ về thao thức của Đức Thánh Cha: mong ước chân thành của các bậc cha mẹ thầy cô giáo muốn giáo dục trẻ em trong những nẻo đường chân thiện mỹ chỉ có thể được nâng đỡ bởi kỹ nghệ truyền thông nếu nó đề cao phẩm giá căn bản của con người, giá trị đích thực của hôn nhân và đời sống gia đình, những thành quả và mục tiêu tích cực của nhân loại. Vì thế, không chỉ các bậc cha mẹ và thầy cô giáo mà cả những ai có ý thức trách nhiệm dân sự cũng thấy một nhu cầu đặc biệt có ích và thậm chí cấp bách là truyền thông phải gắn bó với việc đào tạo có hiệu quả, và với những tiêu chuẩn đạo đức (số 3).
Sắc lệnh “INTER MIRIFICA” căn dặn: “…để khỏi làm hại hơn là làm ích cho các tâm hồn, các hoạt động truyền thông phải tuyệt đối tuân theo luật luân lý, nhất là nếu đề cập đến những vấn đề đòi hỏi phải được kính trọng tương xứng, hay đề cập đến những gì dễ khích động dục vọng xấu xa của con người đã mang vết tội tổ tông” (IM,7)
Riêng đối với giới trẻ và phụ huynh, Sắc Lệnh bày tỏ mối quan tâm đặc biệt: “Phải lo tập cho quen điều độ và kỷ luật trong việc dùng những phương tiện này. Ngoài ra họ cũng phải cố gắng thấu hiểu sâu xa hơn những điều họ thấy, nghe và đọc…Còn bậc phụ huynh thì phải nhớ mình có bổn phận tận tâm coi sóc kẻo những thứ trái nghịch với Đức Tin, trái thuần phong mỹ tục lọt vào ngưỡng cửa gia đình…” (IM,10).
Ngày nay, giáo xứ và trường học của Giáo hội cần phải trên tuyến đầu của giáo dục truyền thông. Trên tất cả, Giáo hội ao ước chia sẽ một viễn kiến về phẩm giá nhân loại là trọng tâm của mọi truyền thông xứng đáng của loài người “Khi nhìn với đôi mắt của Chúa Kitô, tôi có thể trao cho tha nhân nhiều hơn những nhu cầu bề ngoài của họ; tôi có thể trao cho họ ánh mắt yêu thương mà họ thèm khát” (Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, số 18). Đức Thánh Cha định hướng cho công cuộc giáo dục trẻ em trong lãnh vực Truyền thông là cần phải theo gương Chúa Kitô, Đấng “ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng” (Mc 10,16).(số 4).
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục là sự nghiệp của toàn thể mọi người. Gia đình và giáo xứ có vai trò thật quan trọng. Phát huy cách toàn diện khả năng trí tuệ của con người, đòi hỏi phải quan tâm và chú tâm phát huy khả năng phân tích và tổng hợp, khả năng phán đoán và nhận định, khả năng sáng tạo và nhìn xa trông rộng, khả năng lựa chọn và quyết định thực hành điều chân thiện mỹ. Tất cả những khả năng đó tạo nên nền tảng vững chắc cho việc xây dựng một nhân cách vẹn toàn và trưởng thành cho con người hôm nay. Do đó, bậc phụ huynh không thể phó mặc việc giáo dục con em cho nhà trường ngày nay. Các gia đình và giáo xứ hãy quan tâm và quyết tâm góp phần phát triển con người toàn diện về mọi mặt thể chất và trí tuệ, tinh thần và tâm linh, giúp các em ngày càng lớn lên càng nên người tốt, người chân chính và trung thực, người hữu ích cho gia đình, cho quê hương đất nước và cho Giáo hội. Đó cũng là góp phần phát triển vững bền xã hội và nâng cao nền văn hoá và đạo đức của Dân tộc Việt nam trong tiến trình toàn cầu hoá hôm nay. (x. Thư mục vụ mùa khai trường năm học 2006-2007 của Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn).
Trong “Thư Năm Học 2008-2009 gửi Sinh viên- Học sinh Công giáo Giáo phận Kontum”(VietCatholic News Thứ Năm 28/08/2008), Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám Mục Giáo Phận Kontum đã quan tâm đặc biệt đến giáo dục truyền thông.
Nơi số 2, “việc sử dụng interne”, Ngài viết: Cha cũng không bỏ qua mà không nhắc tới việc sử dụng máy vi tính và internet. Cha biết có những nước, chẳng hạn như Thái Lan, đã lên chương trình trang bị vi tính cho cả các em tiểu học. Tốt lắm! Cha cũng mong sao người trẻ các con cũng sớm được hưởng chế độ như thế! Nhưng vi tính và internet cũng như con dao sắc, không biết sử dụng đúng đắn sẽ mau chóng trở thành nạn nhân. Tâm hồn non trẻ các con sớm bị ô nhiễm và băng hoại. Dó đó, với hiện tình hôm nay, cha cầu mong các con được hướng dẫn dùng vi tính và internet vào việc học tập theo mức độ tuổi các con, thay vì lao đầu vào đó để sao nhãng việc học như nhiều nơi đã và đang phá hủy “tuổi trẻ” của các con.
Riêng các gia đình Công Giáo cũng như các gia đình mở dịch vụ internet, cha cầu mong:
(1)- Các cha mẹ đặt để máy vi tính tại những phòng chung, những nơi có người qua lại, có thời gian biểu học trên máy vi tính và cài đặt chương trình hợp lý nhất.
(2)- Các vị mở dịch vụ internet, không mở gần trường và cũng không chấp nhận để các học sinh lao đầu vào các thứ trò chơi bạo lực hoặc dâm ô, càng không mở vào các giờ học tập. Các cha xứ và các bậc cha anh sẽ khai triển vấn đề này với các con và với các nhà giáo dục cùng toàn xã hội hôm nay.
Lm Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô trong bài viết “Giáo dục nhằm tạo nên con người như thế nào?” đã nói đến mục đích của giáo dục là nhằm tạo nên: Trước hết đó là một con người chủ động, năng động, có khả năng phát triển, làm phong phú mình không ngừng nhờ sự tự do, nhờ óc tò mò, thích học hỏi, sáng tạo, thích nỗ lực và biết tự suy nghĩ. Thứ đến là một con người phát triển hài hòa, cân đối: trí tuệ và con tim, vừa có tri thức vừa giàu tình cảm; vừa có lý tưởng ("tò mò trước những gì là cao đẹp và lớn lao") vừa thực tế ("tìm được công việc nuôi sống mình"); vừa phát triển và khẳng định mình nhưng đồng thời lại biết cởi mở và đến với người khác, với cộng đồng… Ông Sarkozy, Tổng thống Pháp nhấn mạnh cách riêng tới CÁI ĐẸP, tới văn hóa, nghệ thuật, thi ca, "cũng như bất kỳ hình thái nghệ thuật nào khác biết thể hiện con người..."; ông viết: "Con em chúng ta phải được gặp gỡ các nhà văn, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, nghệ nhân, kỹ sư, doanh nhân để nghe những người này chia sẻ tình yêu dành cho cái đẹp, sự thật, sự tìm tòi phát hiện và sáng tạo." (nguoitinhuu.com).
Ước mong một Năm Học Mới, thanh thiếu niên đựơc học hỏi những cái đẹp, cái hay, cái thật, cái lành mạnh trong sáng, nhờ đó các em đạt được những thành quả tốt đẹp, góp phần “làm cho các con nên người hơn, nên người con Chúa, nên người anh em với nhau hơn” . (Thư ĐGM GPKontum).
Tôi đọc trên Vietcatholic.net (Thứ Bảy 04/10/2008) bài viết “Ngay từ bé đã được dạy cho biết giả dối. Bạn nghĩ sao về bài báo này?” (Tiền Phong): Mời các bạn xem "Thiếu niên tiền phong" số 79(9-2008) trang 3, mục "câu chuyện thứ tư", tựa đề "Ông ấy có còn xứng đáng". Bài viết đầu độc ngay cả đầu óc tuổi thiếu nhi.
Đọc liên tiếp thêm 3 bài nữa: “Bên Trong Luỹ Tre Làng” của tác giả Trùng Dương, bài “Cảm nghĩ về bài viết trên báo TNTP” của Têrêxa, một học sinh Công giáo Hà Nội và bài “Truyền thông hầm chông” tác giả Đỗ Thái Nhiên, tôi cùng thao thức với tác giả Trùng Dương “Điều tôi nghĩ là nhân loại đi tìm sự thật, cái tích cực chứ không ai tìm sự gian trá. Thế nên, việc đọc lại “Quan điểm của Hội Đồng Giám Mục” (25.9.2008 họp tại Xuân Lộc) là cách thức nhắc nhở chúng ta trong việc giáo dục con cháu trong gia đình. Đó sẽ là cách thức chúng ta loại trừ những hạt cỏ lùng gian trá, đồng thời trồng vào lòng con em chúng ta tính chân thật; bởi lẽ “Truyền thông là cội nguồn của cảm thông và hợp tác, của hòa bình và công lý” ( Đỗ Thái Nhiên).
Giáo dục truyền thông, đạo đức truyền thông là những vấn đề quan trọng đang đựơc Giáo Hội Công Giáo rất quan tâm, đặc biệt là trong giáo dục giới trẻ “Giáo dục truyền thông đòi hỏi việc huấn luyện trẻ em sử dụng tự do của chúng. Trẻ em phải được tiếp cận với những gì thật đẹp đẽ và đạo đức” (INTER MIRIFICA, số 2).
Một vài hướng dẫn của Giáo hội về giáo dục truyền thông.
Thế kỷ XXI được mệnh danh là thời đại văn minh trí tuệ hay kỷ nguyên toàn cầu hoá. Nhờ toàn cầu hoá thông tin, cộng đồng nhân loại xích lại gần nhau hơn và cùng chung nhịp đập con tim như chưa từng thấy. Do những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin nên thế giới hôm nay là một thế giới đa diện về truyền thông. Thời hiện đại với những xa lộ thông tin. Truyền hình, phim ảnh, điện thoại di động, internet…tràn ngập không chỉ chốn đô thị mà cả miền nông thôn vùng sâu vùng xa.
Có những thành quả lớn lao mà ngành truyền thông mang lại cho cuộc sống con người nhưng cũng có vô vàn cái xấu đã len lõi và làm băng hoại các thế hệ trẻ. Giáo hội luôn ưu tư về trách nhiệm giáo dục thanh thiếu niên cần phải biết sử dụng các phương tiện truyền thông trong những nẻo đường chân thiện mỹ.
Trước những chuyển biến khoa học thời hậu Thế Chiến, đặc biệt về mặt truyền thông, Công Đồng Vatican 2 đã công bố Sắc Lệnh về các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội “INTER MIRIFICA”. Ngay lời mở đầu có đoạn nhận định: “…trổi vượt hơn cả là những phương tiện tự bản tính không những có thể liên hệ và ảnh hưởng tới từng người, mà còn chính đến đại chúng và toàn thể xã hội nhân loại như: báo chí, điện ảnh, phát thanh, vô tuyến truyền hình và những thứ khác tương tự..” (IM, 1). Sắc lệnh “INTER MIRIFICA” đựơc coi là văn kiện tiên phong liên quan đến các nghành Truyền Thông, mở ra một cái nhìn tương đối mang tính đối thoại với nhân loại và ngỏ lời muốn dấn thân cộng tác với xã hội. Văn kiện này làm nền cho các văn kiện sau này của Giáo hội về mặt Truyền Thông, khi mà Internet trở nên một lãnh vực vạn năng như hiện nay.
Sắc lệnh mời gọi: “Mọi con cái Giáo hội phải đồng tâm hiệp lực, chẳng những không ngần ngại mà phải hết sức hăng say, sử dụng ngay những phương tiện Truyền thông xã hội một cách đắc lực vào các công việc Tông Đồ khác nhau tuỳ theo những đòi hỏi cụ thể của hoàn cảnh và thời gian..” (IM,13)
Năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêđictô đã chọn chủ đề cho sứ điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông Lần Thứ 41 là: Trẻ em và truyền thông, một thách đố cho giáo dục.
Sứ điệp phân tích về mối tương quan: Trẻ em, phương tiện truyền thông và giáo dục. Sứ điệp còn nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của cha mẹ, giáo xứ, nhà trường, và Giáo hội trong việc huấn luyện thiếu nhi biết sử dụng các phương tiện truyền thông.
Giáo dục các em sử dụng các phương tiện truyền thông thích hợp là cần thiết về văn hoá đạo đức và tinh thần của trẻ em. Cha mẹ, Giáo hội và nhà trường có trách nhiệm giáo dục các em biết phân biệt các phương tiện truyền thông. Cha mẹ đóng vai trò quan trọng nhất (số 2).
Giáo dục truyền thông đòi hỏi việc huấn luyện trẻ em sử dụng tự do của chúng. Trẻ em phải được tiếp cận với những gì thật đẹp đẽ và đạo đức. Cần phải giới thiệu những tác phẩm văn học cổ điển, những hình thức nghệ thuật tốt đẹp và âm nhạc có tính cách hướng thượng cho trẻ em (số 2).
Đây là một nghĩa vụ cam go đối với giáo dục truyền thông vì trẻ em khi mà chúng đi quá sự tự do, sẽ có nguy cơ truy tìm lạc thú và những kinh nghiệm mới. Đây là gông cùm chứ không phải là tự do (số 2).
Báo tuổi trẻ cuối tuần (17.12.2007) có bài viết: “Lợi nhuận và lương tâm” của tác giả P.T.Kim Liên, phản ánh một thực trạng thật đáng lo ngại thời nay.
Game onlinelà một trò chơi hấp dẫn đối với mọi lứa tuổi. Và đây cũng chính là nỗi lo của các bậc phụ huynh.
Theo tôi, không riêng gì phụ huynh học sinh, đây cũng chính là nỗi lo của xã hội, của những người quan tâm đến thế hệ trẻ. Phải làm sao dể có thể giảm bớt cường độ chơi game online, làm sao để có thể lôi kéo các em ra khởi thế giới ảo trở về với công việc đời thường, làm sao trả lại cho các em trí óc minh mẫn để có thể tiếp thu tốt bài học, thấy được mục đích để đi tới?
Chúng ta không thể ngăn chặn các game thủ. Cha mẹ không ngăn được con cái. Thầy cô không ngăn được học sinh. Chúng ta đành bất lực nhìn các em phung phí tiền của và sức khoẻ vào game online.
Mọi người đã mừng khi thấy Nhà nước can thiệp. Qui định hạn chế giờ chơi đã phần nào làm cho cha mẹ và thầy cô an tâm. Thế nhưng mới đây, trò chơi "Võ lâm truyền kỳ" lại tạo ra một không khí sôi động mới trong các game thủ khi vừa mở ra một trương trình mới. Đo ùlà việc các game thủ phải đăng ký một tài khoản hoàn toàn mới, và ra sức "luyện công" sao cho từ ngày bắt đầu là 1-12-2006 đến hết ngày 28-1-2007 các game thủ đạt được cấp độ 100, khi đó phần thưởng sẽ là một con "Phi vân thần mã", một con ngựa với những tính năng tuyệt vời mà các game thủ không thể có bằng cách mua hay chơi trong điều kiện bình thường. Thế thì các game thủ sẽ ra sức tham gia chương trình đặc biệt này để có được phần thưởng.
Điều tôi muốn nói ở đây là điều kiện chơi hết sức khó khăn. Thế mà trong khoảng 58 ngày ( 1-12-2006 đến 28-1-2007 ), các game thủ phải đạt tới cấp độ 100. Vậy các em sẽ chơi như thế nào? Ngày đêm miệt mài “ luyện công” chăng? Mà thời gian này lại chính là thời điểm chuẩn bị ôn tập và thi học kỳ 1 của năm học.
Tại sao trò chơi “võ lâm truyền kỳ” lai có một chương trình khuyến mãi như thế? Những người làm chủ trò chơi này có ý nghĩ gì đến các em học sinh không, hay họ chỉ cần lợi nhuận mà bỏ hết mọi điều?
Trong số 3 của Sứ điệp Truyền Thông, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: bất cứ khuynh hướng sản xuất những chương trình và những sản phẩm, bao gồm những phim hoạt hình và những trò chơi băng hình, nhân danh giải trí để để cao bạo lực và mô tả những hành vi chống xã hội hay sự tầm thường hoá tính dục con người đều là một sự thối tha, và càng đáng nguyền rủa hơn hết khi những chương trình này nhắm vào thanh thiếu niên. Với những kẻ đó “thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà xô xuống biển, còn lợi cho nó” (Lc 17,2).
Trước bao nhiêu là thách đố hiện nay do ảnh hưởng công nghệ thông tin, những người có trách nhiệm cần suy nghĩ về thao thức của Đức Thánh Cha: mong ước chân thành của các bậc cha mẹ thầy cô giáo muốn giáo dục trẻ em trong những nẻo đường chân thiện mỹ chỉ có thể được nâng đỡ bởi kỹ nghệ truyền thông nếu nó đề cao phẩm giá căn bản của con người, giá trị đích thực của hôn nhân và đời sống gia đình, những thành quả và mục tiêu tích cực của nhân loại. Vì thế, không chỉ các bậc cha mẹ và thầy cô giáo mà cả những ai có ý thức trách nhiệm dân sự cũng thấy một nhu cầu đặc biệt có ích và thậm chí cấp bách là truyền thông phải gắn bó với việc đào tạo có hiệu quả, và với những tiêu chuẩn đạo đức (số 3).
Sắc lệnh “INTER MIRIFICA” căn dặn: “…để khỏi làm hại hơn là làm ích cho các tâm hồn, các hoạt động truyền thông phải tuyệt đối tuân theo luật luân lý, nhất là nếu đề cập đến những vấn đề đòi hỏi phải được kính trọng tương xứng, hay đề cập đến những gì dễ khích động dục vọng xấu xa của con người đã mang vết tội tổ tông” (IM,7)
Riêng đối với giới trẻ và phụ huynh, Sắc Lệnh bày tỏ mối quan tâm đặc biệt: “Phải lo tập cho quen điều độ và kỷ luật trong việc dùng những phương tiện này. Ngoài ra họ cũng phải cố gắng thấu hiểu sâu xa hơn những điều họ thấy, nghe và đọc…Còn bậc phụ huynh thì phải nhớ mình có bổn phận tận tâm coi sóc kẻo những thứ trái nghịch với Đức Tin, trái thuần phong mỹ tục lọt vào ngưỡng cửa gia đình…” (IM,10).
Ngày nay, giáo xứ và trường học của Giáo hội cần phải trên tuyến đầu của giáo dục truyền thông. Trên tất cả, Giáo hội ao ước chia sẽ một viễn kiến về phẩm giá nhân loại là trọng tâm của mọi truyền thông xứng đáng của loài người “Khi nhìn với đôi mắt của Chúa Kitô, tôi có thể trao cho tha nhân nhiều hơn những nhu cầu bề ngoài của họ; tôi có thể trao cho họ ánh mắt yêu thương mà họ thèm khát” (Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, số 18). Đức Thánh Cha định hướng cho công cuộc giáo dục trẻ em trong lãnh vực Truyền thông là cần phải theo gương Chúa Kitô, Đấng “ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng” (Mc 10,16).(số 4).
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục là sự nghiệp của toàn thể mọi người. Gia đình và giáo xứ có vai trò thật quan trọng. Phát huy cách toàn diện khả năng trí tuệ của con người, đòi hỏi phải quan tâm và chú tâm phát huy khả năng phân tích và tổng hợp, khả năng phán đoán và nhận định, khả năng sáng tạo và nhìn xa trông rộng, khả năng lựa chọn và quyết định thực hành điều chân thiện mỹ. Tất cả những khả năng đó tạo nên nền tảng vững chắc cho việc xây dựng một nhân cách vẹn toàn và trưởng thành cho con người hôm nay. Do đó, bậc phụ huynh không thể phó mặc việc giáo dục con em cho nhà trường ngày nay. Các gia đình và giáo xứ hãy quan tâm và quyết tâm góp phần phát triển con người toàn diện về mọi mặt thể chất và trí tuệ, tinh thần và tâm linh, giúp các em ngày càng lớn lên càng nên người tốt, người chân chính và trung thực, người hữu ích cho gia đình, cho quê hương đất nước và cho Giáo hội. Đó cũng là góp phần phát triển vững bền xã hội và nâng cao nền văn hoá và đạo đức của Dân tộc Việt nam trong tiến trình toàn cầu hoá hôm nay. (x. Thư mục vụ mùa khai trường năm học 2006-2007 của Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn).
Trong “Thư Năm Học 2008-2009 gửi Sinh viên- Học sinh Công giáo Giáo phận Kontum”(VietCatholic News Thứ Năm 28/08/2008), Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám Mục Giáo Phận Kontum đã quan tâm đặc biệt đến giáo dục truyền thông.
Nơi số 2, “việc sử dụng interne”, Ngài viết: Cha cũng không bỏ qua mà không nhắc tới việc sử dụng máy vi tính và internet. Cha biết có những nước, chẳng hạn như Thái Lan, đã lên chương trình trang bị vi tính cho cả các em tiểu học. Tốt lắm! Cha cũng mong sao người trẻ các con cũng sớm được hưởng chế độ như thế! Nhưng vi tính và internet cũng như con dao sắc, không biết sử dụng đúng đắn sẽ mau chóng trở thành nạn nhân. Tâm hồn non trẻ các con sớm bị ô nhiễm và băng hoại. Dó đó, với hiện tình hôm nay, cha cầu mong các con được hướng dẫn dùng vi tính và internet vào việc học tập theo mức độ tuổi các con, thay vì lao đầu vào đó để sao nhãng việc học như nhiều nơi đã và đang phá hủy “tuổi trẻ” của các con.
Riêng các gia đình Công Giáo cũng như các gia đình mở dịch vụ internet, cha cầu mong:
(1)- Các cha mẹ đặt để máy vi tính tại những phòng chung, những nơi có người qua lại, có thời gian biểu học trên máy vi tính và cài đặt chương trình hợp lý nhất.
(2)- Các vị mở dịch vụ internet, không mở gần trường và cũng không chấp nhận để các học sinh lao đầu vào các thứ trò chơi bạo lực hoặc dâm ô, càng không mở vào các giờ học tập. Các cha xứ và các bậc cha anh sẽ khai triển vấn đề này với các con và với các nhà giáo dục cùng toàn xã hội hôm nay.
Lm Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô trong bài viết “Giáo dục nhằm tạo nên con người như thế nào?” đã nói đến mục đích của giáo dục là nhằm tạo nên: Trước hết đó là một con người chủ động, năng động, có khả năng phát triển, làm phong phú mình không ngừng nhờ sự tự do, nhờ óc tò mò, thích học hỏi, sáng tạo, thích nỗ lực và biết tự suy nghĩ. Thứ đến là một con người phát triển hài hòa, cân đối: trí tuệ và con tim, vừa có tri thức vừa giàu tình cảm; vừa có lý tưởng ("tò mò trước những gì là cao đẹp và lớn lao") vừa thực tế ("tìm được công việc nuôi sống mình"); vừa phát triển và khẳng định mình nhưng đồng thời lại biết cởi mở và đến với người khác, với cộng đồng… Ông Sarkozy, Tổng thống Pháp nhấn mạnh cách riêng tới CÁI ĐẸP, tới văn hóa, nghệ thuật, thi ca, "cũng như bất kỳ hình thái nghệ thuật nào khác biết thể hiện con người..."; ông viết: "Con em chúng ta phải được gặp gỡ các nhà văn, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, nghệ nhân, kỹ sư, doanh nhân để nghe những người này chia sẻ tình yêu dành cho cái đẹp, sự thật, sự tìm tòi phát hiện và sáng tạo." (nguoitinhuu.com).
Ước mong một Năm Học Mới, thanh thiếu niên đựơc học hỏi những cái đẹp, cái hay, cái thật, cái lành mạnh trong sáng, nhờ đó các em đạt được những thành quả tốt đẹp, góp phần “làm cho các con nên người hơn, nên người con Chúa, nên người anh em với nhau hơn” . (Thư ĐGM GPKontum).
Thiếu Nhi Giáo Xứ Cồn Cả, Giáo Phận Vinh chầu Thánh Thể cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình
Anthony Trung Thành
16:49 05/10/2008
VINH - Sau một thời gian học hỏi, hôm nay vào Chúa Nhật Lễ Mẹ Mân Côi, 300 em thiếu nhi thuộc Giáo xứ Cồn Cả được gia nhập phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Trong số 300 em, có 150 em gia nhập nghành Ấu với châm ngôn sống là "Ngoan", 100 em tiến lên nghành Thiếu với châm ngôn sống la "Hy sinh", 50 em tiến lên nghành Nghĩa với châm ngôn sống là "Chinh Phục".
Hình ảnh 300 thiếu nhi cầu nguyện
Nghi thức long trọng được diễn ra trong thánh lễ Kính Đức Mẹ Mân Côi tại nhà thờ Giáo họ Vĩnh Giang, xứ Cồn Cả. Trong bài giảng Cha xứ đề cập đến lợi ích của việc lần hạt Mân Côi và kêu gọi thiếu nhi siêng năng lần hạt như lời Đức Mẹ nhắn nhủ để cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình. Cha xứ cũng đề cập đến nhiệm vụ của các em thiếu nhi Thánh Thể là sống đúng châm ngôn sống của mình đã chọn và năng thăm viếng Chúa Giêsu Thánh Thế.
Sau kinh tin kính, Cha xứ làm phép cờ và khăn, rồi lần lượt tiếp nhận lời tuyên hứa của các em. Thật cảm động khi các em đọc lời tuyên hứa rằng:
Mỗi sáng dâng ngày cho Chúa theo ý Đức Giáo Hoàng;
Mỗi ngày làm một việc hy sinh vì long mến Chúa;
Mỗi tối kiểm điểm ngày sống với Chúa bằng việc ghi bó hoa thiên;
Siêng năng đọc và học hỏi Lời Chúa;
Chu toàn bổn phận trong tinh thần của Chúa;
…
Cám tạ Chúa vì từ nay Giáo Xứ Cồn Cả có một đội ngũ đông đảo các em thiếu nhi dám dấn thân sống "NGOAN", chấp nhận "HY SINH" và biết "CHINH PHỤC" vì Chúa Giêsu Thánh Thể.
Sau thánh lễ, các em đã dành một giờ chầu Thánh Thể sốt sắng để cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình nhất là cầu nguyện đặc biệt cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt và qúi cha DCCT, giáo dân Giáo xứ Thái Hà.
Mong thay nhờ những hy sinh và những lời cầu nguyện đơn sơ của các em Sự Thật liên quan đến Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt và Giáo xứ Thái Hà được mọi người biết đến !
Hình ảnh 300 thiếu nhi cầu nguyện
Nghi thức long trọng được diễn ra trong thánh lễ Kính Đức Mẹ Mân Côi tại nhà thờ Giáo họ Vĩnh Giang, xứ Cồn Cả. Trong bài giảng Cha xứ đề cập đến lợi ích của việc lần hạt Mân Côi và kêu gọi thiếu nhi siêng năng lần hạt như lời Đức Mẹ nhắn nhủ để cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình. Cha xứ cũng đề cập đến nhiệm vụ của các em thiếu nhi Thánh Thể là sống đúng châm ngôn sống của mình đã chọn và năng thăm viếng Chúa Giêsu Thánh Thế.
Sau kinh tin kính, Cha xứ làm phép cờ và khăn, rồi lần lượt tiếp nhận lời tuyên hứa của các em. Thật cảm động khi các em đọc lời tuyên hứa rằng:
Mỗi sáng dâng ngày cho Chúa theo ý Đức Giáo Hoàng;
Mỗi ngày làm một việc hy sinh vì long mến Chúa;
Mỗi tối kiểm điểm ngày sống với Chúa bằng việc ghi bó hoa thiên;
Siêng năng đọc và học hỏi Lời Chúa;
Chu toàn bổn phận trong tinh thần của Chúa;
…
Cám tạ Chúa vì từ nay Giáo Xứ Cồn Cả có một đội ngũ đông đảo các em thiếu nhi dám dấn thân sống "NGOAN", chấp nhận "HY SINH" và biết "CHINH PHỤC" vì Chúa Giêsu Thánh Thể.
Sau thánh lễ, các em đã dành một giờ chầu Thánh Thể sốt sắng để cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình nhất là cầu nguyện đặc biệt cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt và qúi cha DCCT, giáo dân Giáo xứ Thái Hà.
Mong thay nhờ những hy sinh và những lời cầu nguyện đơn sơ của các em Sự Thật liên quan đến Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt và Giáo xứ Thái Hà được mọi người biết đến !
Dư âm về Thái Hà và Tòa Khâm Sứ
Pv VietCatholic
18:47 05/10/2008
THÁNH GIÁ BỊ MẤT
Thập giá mất con đâu có tiếc,
Chỉ ước mong họ biết yêu thương.
Bỏ đi lòng dạ ghen tương,
Để không thù oán, chẳng vương giận hờn.
Cầu cho họ được ơn trở lại,
Từ nay không làm hại một ai.
Nhưng luôn nghĩ đến tương lai,
Dựng xây đất nước ngày mai an bình.
Cõi lòng họ đầy tình nhân ái,
Bởi nhờ luôn gieo vãi tình thương.
Quê hương chẳng khác Thiên đường.
Khi người dân Viêt luôn thường yêu nhau.
Mọi đau khổ sẽ mau tan biến,
Khi mọi người thực hiện công bình.
Chính nhờ sống trọn chữ tinh,
Với cùng Thiên Chúa đệ huynh mọi người.
(Bài thơ trên do Thiên Triệu sáng tác)
Người Công giáo ở Việt nam được thông tin ra sao?
Cả tuần qua, chúng tôi làm cuộc thăm dò dư luận về sự kiện Thái Hà và Tòa Khâm Sứ ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi đến Thanh Hóa, Nghệ An, qua Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và lên Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, rồi về Hưng Hóa. Bây giờ nhắc đến Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, thì từ trẻ tới già, cả người ngoài Công Giáo, rất nhiều người cũng đã biết đến. Riêng người Công giáo Việt Nam ở các giáo phận miền Bắc thì hàu như không ai mà không biết, vì các linh mục quản nhiệm đã trình bầy diễn tiến xẩy ra ở Tòa Khâm Sứ và Thái hà ra sao, nhất nữa tin tức những người Công giáo rỉ tai nhau cho biết về những tin tức mà báo đài nhà cầm quyền không đăng tải...
Hầu hết các linh mục và một số giáo dân ở các tỉnh chúng tôi ghé thăm, cho biết, những ngày nóng bỏng ở Tòa Khâm Sứ và Thái Hà, công an cấp tỉnh và huyện đã trực tiếp gặp các linh mục chính xứ và ban hành giáo các giáo xứ, yêu cầu không cho giáo dân về Hà Nội cầu nguyện. Nhiều linh mục đã khẳng định dứt khoát với công an: “Ngăn cản người dân đi cầu nguyện thì chẳng khác nào xui chúng tôi vi phạm quyền tự do tôn giáo và vi phạm quyền đi lại mà Hiến Pháp và Pháp Luật Việt Nam đã quy định!”.
Một số giáo dân cho biết, khi xem truyền hình nói về Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, nhiều ông bố bức xúc, lấy búa đập luôn tivi nhà mình để những đứa con không còn bị “đầu độc” bởi những thông tin dối trá, phản giáo dục của truyền thông nhà nước.
Nhiều dân thường thì đặt vấn đề: “Chẳng lẽ một người có học như cụ Kiệt lại chỉ có nói vỏn vẹn một câu ngắn gọn trong một cuộc họp quan trọng cấp thành phố như truyền hình nhà nước đã đưa tin!” Từ chỗ nghi ngờ đài báo nhà nước, rất nhiều người đã tìm đến các gia đình công giáo để tìm hiểu vấn đề. Ngay cả một số công an địa phương cũng tìm đến các gia đình công giáo để được nghe toàn bộ nội dung lời phát biểu của Đức Tổng Kiệt (Hầu hết các gia đình công giáo ở Thánh Hòa, Nghệ An, Thái Bình, Bùi Chu, Phát Diệm, Hà Nam, Nam Định và Hưng Hóa… đều có được những văn bản và đĩa ghi âm toàn bộ lời phát biểu của Đức Tổng Kiệt trong cuộc họp với lãnh đạo thành phố Hà Nội). Nghe xong đoạn ghi âm, có anh công an cấp cơ sở đã thốt lên: “Vậy mà bấy nay, tụi tôi cứ cắm đầu cắm cổ làm theo chỉ thị từ trên, chẳng biết phân biệt đúng sai gì cả!”
Các vùng nông thôn miền Bắc đang vào mùa gặt hè thu. Ban ngày họ ra đồng thu lượm những gánh lúa vàng, ban tối họ quy tụ nơi các thánh đường, lần chuỗi mân côi, cầu nguyện cho Đức Tổng của họ, cũng đồng hành với công cuộc tìm kiếm công lý và sự thật của giáo dân giáo xứ Thái Hà.
Phi truyền thông:
Một độc giả tên là Quốc Bình viết tâm sự với chúng tôi như sau: Chế độ cộng sản lèo lái phương tiện truyền thông như một «người thầy» bất lương quy tụ tất cả những sự xấu xa và nham hiểm nhằm phục vụ ý đồ bất minh và bất hảo của mình. Thật là uổng công nếu như khán thính giả muốn kiếm tìm sự thật từ loại thông tin bầy đặt của Nhà nước. Người dân dưới chế độ bị đưa vào một ma hồn trận bát quái mà người cộng sản tiếp tục ngày này qua ngày khác để bóp méo sự thật. Tuy nhiên những người tinh ý và tỉnh táo đều biết được bộ mặt gian dối của truyền thông cộng sản. Cứ xem truyền thông nước cộng sản Trung hoa vĩ đại thì biết!
Mới đây, trong dịp thế vận hội, cộng sản Trung Hoa đã lừa được thế giới qua lễ khai mạc thế vận hội bằng cách đưa một em bé gái xinh xắn hát nhép lại giọng hát của một bé gái khác vốn có ngoại hình không được dễ coi cho lắm. Cũng trong kỳ thế vận hội này, cộng sản Trung Quốc đã «cống hiến» cho khán giả thế giới màn trình diễn pháo bông ảo như thiệt. Để ngụy biện cho sự dối trá này, chủ tịch thế vận hội Bắch Kinh 2008 cho rằng Trung Quốc muốn giới thiệu cho thế giới một bộ mặt đầy thiện cảm. Lợi bất cập hại khi khán thính giả biết được sự thật này đều khinh thường trước trò «cờ gian bạc lận» diễn ra như cơm bữa trong một chế độ đề cao sự giả dối.
... Công bằng mà nói không phải chỉ khi diễn ra biến cố Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà mới có chuyện ăn không nói có này đâu. Trước đây đã có quá nhiều nhiều người than phiền về việc các bài viết của mình khi đăng báo bị cắt xén và thêm bớt một cách trắng trợn. Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn cũng đã bày tỏ bức xúc này, vì nó gây ra hậu quả không nhỏ chút nào như những nghi kỵ và mất niềm tin tưởng lẫn nhau.
Kết quả của thứ truyền thông lệch lạc này như những quái thai chẳng giống ai hết. Nguy hiểm hơn nữa là sự gieo rắc nghi ngờ và gây chia rẽ giữa các thành phần dân tộc một cách đáng sợ. Các nền luân thường đạo lý bị sói mòn tiếp tay cho sự dối trá thừa cơ lộng hành. Đã đến lúc mọi người phải có quyền được biết sự thật, được viết sự thật, được nói lên sự thật và được rộng rãi bàn luận về sự thật gắn liền với ngữ cảnh và bản chất của sự việc từ những góc nhìn khác nhau một cách hêt sức khách quan của một lương tâm ngay chính không bị lương tháng chi phối và làm cho mê muội.
Đầu độc giới trẻ bằng lừa đối
Bạn Trần Trung Nghĩa đưa nhận định của mình về bài viết trên Thiếu Niên Tiền Phong như sau: Ai cũng biết bản chất của Cộng sản là gian dối, xảo quyệt. Chỉ tội cho những thế hệ trẻ, sinh ra và lớn lên trong bầu khí Cộng sản, bị đầu độc ngay từ những giây phút đầu tiên, tâm hồn bị tiêm nhiễm những dối trá tự khi hãy còn non nớt. Tôi rất thông cảm với những người đang cộng tác với chế độ Cộng sản gian ác. Thật ra, chính các bạn cũng là những nạn nhân đáng thương trong giai đọan đen tối của lịch sử Việt Nam. Chính các bạn cũng mang trong tâm hồn mình thứ nọc độc của Cộng sản tự bao giờ. Và hôm nay, đến lượt các bạn lại truyền cái nọc độc ấy vào tâm hồn trong trắng của các em thiếu nhi!
Tuy nhiên, sự thông cảm dầu chân thành cũng không miễn cho tôi khỏi trách các bạn: Những người đã không đếm xỉa gì đến lương tâm tự nhiên, quên mất nhân tính của mình, chỉ vì chút lợi lộc trước mắt mà cam tâm làm nô lệ cho tội ác. Các bạn cũng thừa biết mình đang hủy hoại cả 1 thế hệ tương lai của đất nước, nhân lọai, thế nhưng các bạn vẫn nhắm mắt, thản nhiên, bất chấp lẽ phải, bất cần lợi ích xã hội Quê hương!
Suy nghĩ thế nào là tùy các bạn. Tuy nhiên, nhân bài báo đầu độc thiếu nhi trên "Thiến Niên Tiền Phong", tôi xin nhắc các bạn một điều: Những người Công Giáo, họ đã quen sống theo sự thật ngay từ nhỏ, nên rất dị ứng với sự gian trá. Nếu các bạn muốn chống họ mà dùng cái sở trường gian xảo của mình thì phản tác dụng rồi. Xin suy nghĩ lại, tính tóan lại để khỏi làm trò cười cho thiên hạ mà thôi...
Người viết báo cho Nhà nước không trưởng thành và không trách nhiệm:
Chị Hạnh Nguyên viết như sau: Tôi không hề sửng sốt, khi đọc bài báo của Tác giả Thành Long Báo TNTP trong câu chuyện "Ông có còn xứng đáng không?". Bởi vì tác giả của bài viết, dựng nên một câu chuyện hề quá trơ trẻn, một kịch bản không có thật, một bài báo viết như vậy mà đưa lên giáo dục học sinh. Dùng hình tượng hai đứa trẻ nói chuyện với nhau, để bêu xấu một nhân cách con người, cho dù người đó có tệ hại gì đi nữa củng không nên, đằng này lại là một con người cao cấp nhất trong lĩnh vực Công Giáo, thì lời nói thốt ra càng phải cẩn trọng hơn nữa.
Có thể nói rằng, tác giả bài viết, là cách viết của một đứa bé đầu óc chưa trưởng thành tác giả vô tình đã bộc lộ cho mọi người biết rằng: Chưa bao giờ có nhũng đứa trẻ biết dùng những lời lẻ văn chương của một người lớn, lồng vào bài viết như vậy, có thể nói rằng tác giả bị lòi cái đuôi của mình ra, làm trò hề, cho mọi người phải phì cười.
Tác giả nên nhớ rằng: Ngay từ ghế nhà trường viêc giáo dục học hành của các cháu, các thầy cô chỉ dạy và học vào các môn học chuyên, còn các môn dạy giáo dục, và học về làm người mặc dù có, nhưng rất hạn chế, nên môi trường, các em chưa đủ, điều kiện đào tạo để trưởng thành. Chính vì vì vậy, cho dù có là sự thật đúng như các em đã nói qua câu chuyện Ông có còn xứng đáng không? Tôi và mọi người sẽ không trách các em đâu, bởi vì các em còn quá nhỏ (ngay cả người lớn còn dại dột kia mà)
Tôi mong rằng: Sau này khi lớn lên các em có đủ kiến thức, nhận định được sự việc, sự thật Công bằng và công lý, lòng các em sẽ kiên định rỏ ràng. Các em sẻ nhìn thẳng vào mặt những người lợi dụng các em, bằng cặp mắt sắc bén, sẽ chửi thẳng vào mặt người đã, đã tác động đến các em, đã lợi dụng các em, lúc đấy tác giả biết thế nào là cảm thấy, xấu hổ và nhục nhả, khi thấy hậu quả do mình dựng nên trong lúc nhất thời thiếu suy nghỉ. Tác giả nên nhớ rằng: Sự thật là sự thật, song chân lý đó sẽ không bao giờ thay đổi. Riêng tôi, tôi cầu nguyện cho tác giả Thanh Long, cho những đứa bé đó ơn Chúa Thánh Thần soi sáng.
Công Đinh Phan có bài Vè tân thời như sau:
Việt Nam có lắm tân thời,
Tân thời bán nước, tân thời tham ô.
Tham ô nhất định được no,
Không no thì chả tham ô làm gì.
Thế còn bán nước sao kìa?
Món hàng rất đắt lo gì không no!
Mấy tên bán nước mặt mo,
Kể tên chúng nhé, kính thưa đồng bào!
Một Nanh đức Mộng đi đầu,
Thêm tay Tróng Phụ theo hầu chẳng sai.
Quan to Túng Dẫn sánh vai,
Thêm tên Triết tiệt cùng loài với nhau!
. .........
Tham ô, bán nước cùng một lò,
Thầy của bọn chúng tên cáo già.
Nhập bầy Mao-ít, Lê-Nin-Nít,
Nhân dân sẽ quẳng chúng ra bờ!
Hà Nội 4/10/08
Thập giá mất con đâu có tiếc,
Chỉ ước mong họ biết yêu thương.
Bỏ đi lòng dạ ghen tương,
Để không thù oán, chẳng vương giận hờn.
Cầu cho họ được ơn trở lại,
Từ nay không làm hại một ai.
Nhưng luôn nghĩ đến tương lai,
Dựng xây đất nước ngày mai an bình.
Cõi lòng họ đầy tình nhân ái,
Bởi nhờ luôn gieo vãi tình thương.
Quê hương chẳng khác Thiên đường.
Khi người dân Viêt luôn thường yêu nhau.
Mọi đau khổ sẽ mau tan biến,
Khi mọi người thực hiện công bình.
Chính nhờ sống trọn chữ tinh,
Với cùng Thiên Chúa đệ huynh mọi người.
(Bài thơ trên do Thiên Triệu sáng tác)
Người Công giáo ở Việt nam được thông tin ra sao?
Cả tuần qua, chúng tôi làm cuộc thăm dò dư luận về sự kiện Thái Hà và Tòa Khâm Sứ ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi đến Thanh Hóa, Nghệ An, qua Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và lên Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, rồi về Hưng Hóa. Bây giờ nhắc đến Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, thì từ trẻ tới già, cả người ngoài Công Giáo, rất nhiều người cũng đã biết đến. Riêng người Công giáo Việt Nam ở các giáo phận miền Bắc thì hàu như không ai mà không biết, vì các linh mục quản nhiệm đã trình bầy diễn tiến xẩy ra ở Tòa Khâm Sứ và Thái hà ra sao, nhất nữa tin tức những người Công giáo rỉ tai nhau cho biết về những tin tức mà báo đài nhà cầm quyền không đăng tải...
Hầu hết các linh mục và một số giáo dân ở các tỉnh chúng tôi ghé thăm, cho biết, những ngày nóng bỏng ở Tòa Khâm Sứ và Thái Hà, công an cấp tỉnh và huyện đã trực tiếp gặp các linh mục chính xứ và ban hành giáo các giáo xứ, yêu cầu không cho giáo dân về Hà Nội cầu nguyện. Nhiều linh mục đã khẳng định dứt khoát với công an: “Ngăn cản người dân đi cầu nguyện thì chẳng khác nào xui chúng tôi vi phạm quyền tự do tôn giáo và vi phạm quyền đi lại mà Hiến Pháp và Pháp Luật Việt Nam đã quy định!”.
Một số giáo dân cho biết, khi xem truyền hình nói về Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, nhiều ông bố bức xúc, lấy búa đập luôn tivi nhà mình để những đứa con không còn bị “đầu độc” bởi những thông tin dối trá, phản giáo dục của truyền thông nhà nước.
Nhiều dân thường thì đặt vấn đề: “Chẳng lẽ một người có học như cụ Kiệt lại chỉ có nói vỏn vẹn một câu ngắn gọn trong một cuộc họp quan trọng cấp thành phố như truyền hình nhà nước đã đưa tin!” Từ chỗ nghi ngờ đài báo nhà nước, rất nhiều người đã tìm đến các gia đình công giáo để tìm hiểu vấn đề. Ngay cả một số công an địa phương cũng tìm đến các gia đình công giáo để được nghe toàn bộ nội dung lời phát biểu của Đức Tổng Kiệt (Hầu hết các gia đình công giáo ở Thánh Hòa, Nghệ An, Thái Bình, Bùi Chu, Phát Diệm, Hà Nam, Nam Định và Hưng Hóa… đều có được những văn bản và đĩa ghi âm toàn bộ lời phát biểu của Đức Tổng Kiệt trong cuộc họp với lãnh đạo thành phố Hà Nội). Nghe xong đoạn ghi âm, có anh công an cấp cơ sở đã thốt lên: “Vậy mà bấy nay, tụi tôi cứ cắm đầu cắm cổ làm theo chỉ thị từ trên, chẳng biết phân biệt đúng sai gì cả!”
Các vùng nông thôn miền Bắc đang vào mùa gặt hè thu. Ban ngày họ ra đồng thu lượm những gánh lúa vàng, ban tối họ quy tụ nơi các thánh đường, lần chuỗi mân côi, cầu nguyện cho Đức Tổng của họ, cũng đồng hành với công cuộc tìm kiếm công lý và sự thật của giáo dân giáo xứ Thái Hà.
Phi truyền thông:
Một độc giả tên là Quốc Bình viết tâm sự với chúng tôi như sau: Chế độ cộng sản lèo lái phương tiện truyền thông như một «người thầy» bất lương quy tụ tất cả những sự xấu xa và nham hiểm nhằm phục vụ ý đồ bất minh và bất hảo của mình. Thật là uổng công nếu như khán thính giả muốn kiếm tìm sự thật từ loại thông tin bầy đặt của Nhà nước. Người dân dưới chế độ bị đưa vào một ma hồn trận bát quái mà người cộng sản tiếp tục ngày này qua ngày khác để bóp méo sự thật. Tuy nhiên những người tinh ý và tỉnh táo đều biết được bộ mặt gian dối của truyền thông cộng sản. Cứ xem truyền thông nước cộng sản Trung hoa vĩ đại thì biết!
Mới đây, trong dịp thế vận hội, cộng sản Trung Hoa đã lừa được thế giới qua lễ khai mạc thế vận hội bằng cách đưa một em bé gái xinh xắn hát nhép lại giọng hát của một bé gái khác vốn có ngoại hình không được dễ coi cho lắm. Cũng trong kỳ thế vận hội này, cộng sản Trung Quốc đã «cống hiến» cho khán giả thế giới màn trình diễn pháo bông ảo như thiệt. Để ngụy biện cho sự dối trá này, chủ tịch thế vận hội Bắch Kinh 2008 cho rằng Trung Quốc muốn giới thiệu cho thế giới một bộ mặt đầy thiện cảm. Lợi bất cập hại khi khán thính giả biết được sự thật này đều khinh thường trước trò «cờ gian bạc lận» diễn ra như cơm bữa trong một chế độ đề cao sự giả dối.
... Công bằng mà nói không phải chỉ khi diễn ra biến cố Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà mới có chuyện ăn không nói có này đâu. Trước đây đã có quá nhiều nhiều người than phiền về việc các bài viết của mình khi đăng báo bị cắt xén và thêm bớt một cách trắng trợn. Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn cũng đã bày tỏ bức xúc này, vì nó gây ra hậu quả không nhỏ chút nào như những nghi kỵ và mất niềm tin tưởng lẫn nhau.
Kết quả của thứ truyền thông lệch lạc này như những quái thai chẳng giống ai hết. Nguy hiểm hơn nữa là sự gieo rắc nghi ngờ và gây chia rẽ giữa các thành phần dân tộc một cách đáng sợ. Các nền luân thường đạo lý bị sói mòn tiếp tay cho sự dối trá thừa cơ lộng hành. Đã đến lúc mọi người phải có quyền được biết sự thật, được viết sự thật, được nói lên sự thật và được rộng rãi bàn luận về sự thật gắn liền với ngữ cảnh và bản chất của sự việc từ những góc nhìn khác nhau một cách hêt sức khách quan của một lương tâm ngay chính không bị lương tháng chi phối và làm cho mê muội.
Đầu độc giới trẻ bằng lừa đối
Bạn Trần Trung Nghĩa đưa nhận định của mình về bài viết trên Thiếu Niên Tiền Phong như sau: Ai cũng biết bản chất của Cộng sản là gian dối, xảo quyệt. Chỉ tội cho những thế hệ trẻ, sinh ra và lớn lên trong bầu khí Cộng sản, bị đầu độc ngay từ những giây phút đầu tiên, tâm hồn bị tiêm nhiễm những dối trá tự khi hãy còn non nớt. Tôi rất thông cảm với những người đang cộng tác với chế độ Cộng sản gian ác. Thật ra, chính các bạn cũng là những nạn nhân đáng thương trong giai đọan đen tối của lịch sử Việt Nam. Chính các bạn cũng mang trong tâm hồn mình thứ nọc độc của Cộng sản tự bao giờ. Và hôm nay, đến lượt các bạn lại truyền cái nọc độc ấy vào tâm hồn trong trắng của các em thiếu nhi!
Tuy nhiên, sự thông cảm dầu chân thành cũng không miễn cho tôi khỏi trách các bạn: Những người đã không đếm xỉa gì đến lương tâm tự nhiên, quên mất nhân tính của mình, chỉ vì chút lợi lộc trước mắt mà cam tâm làm nô lệ cho tội ác. Các bạn cũng thừa biết mình đang hủy hoại cả 1 thế hệ tương lai của đất nước, nhân lọai, thế nhưng các bạn vẫn nhắm mắt, thản nhiên, bất chấp lẽ phải, bất cần lợi ích xã hội Quê hương!
Suy nghĩ thế nào là tùy các bạn. Tuy nhiên, nhân bài báo đầu độc thiếu nhi trên "Thiến Niên Tiền Phong", tôi xin nhắc các bạn một điều: Những người Công Giáo, họ đã quen sống theo sự thật ngay từ nhỏ, nên rất dị ứng với sự gian trá. Nếu các bạn muốn chống họ mà dùng cái sở trường gian xảo của mình thì phản tác dụng rồi. Xin suy nghĩ lại, tính tóan lại để khỏi làm trò cười cho thiên hạ mà thôi...
Người viết báo cho Nhà nước không trưởng thành và không trách nhiệm:
Chị Hạnh Nguyên viết như sau: Tôi không hề sửng sốt, khi đọc bài báo của Tác giả Thành Long Báo TNTP trong câu chuyện "Ông có còn xứng đáng không?". Bởi vì tác giả của bài viết, dựng nên một câu chuyện hề quá trơ trẻn, một kịch bản không có thật, một bài báo viết như vậy mà đưa lên giáo dục học sinh. Dùng hình tượng hai đứa trẻ nói chuyện với nhau, để bêu xấu một nhân cách con người, cho dù người đó có tệ hại gì đi nữa củng không nên, đằng này lại là một con người cao cấp nhất trong lĩnh vực Công Giáo, thì lời nói thốt ra càng phải cẩn trọng hơn nữa.
Có thể nói rằng, tác giả bài viết, là cách viết của một đứa bé đầu óc chưa trưởng thành tác giả vô tình đã bộc lộ cho mọi người biết rằng: Chưa bao giờ có nhũng đứa trẻ biết dùng những lời lẻ văn chương của một người lớn, lồng vào bài viết như vậy, có thể nói rằng tác giả bị lòi cái đuôi của mình ra, làm trò hề, cho mọi người phải phì cười.
Tác giả nên nhớ rằng: Ngay từ ghế nhà trường viêc giáo dục học hành của các cháu, các thầy cô chỉ dạy và học vào các môn học chuyên, còn các môn dạy giáo dục, và học về làm người mặc dù có, nhưng rất hạn chế, nên môi trường, các em chưa đủ, điều kiện đào tạo để trưởng thành. Chính vì vì vậy, cho dù có là sự thật đúng như các em đã nói qua câu chuyện Ông có còn xứng đáng không? Tôi và mọi người sẽ không trách các em đâu, bởi vì các em còn quá nhỏ (ngay cả người lớn còn dại dột kia mà)
Tôi mong rằng: Sau này khi lớn lên các em có đủ kiến thức, nhận định được sự việc, sự thật Công bằng và công lý, lòng các em sẽ kiên định rỏ ràng. Các em sẻ nhìn thẳng vào mặt những người lợi dụng các em, bằng cặp mắt sắc bén, sẽ chửi thẳng vào mặt người đã, đã tác động đến các em, đã lợi dụng các em, lúc đấy tác giả biết thế nào là cảm thấy, xấu hổ và nhục nhả, khi thấy hậu quả do mình dựng nên trong lúc nhất thời thiếu suy nghỉ. Tác giả nên nhớ rằng: Sự thật là sự thật, song chân lý đó sẽ không bao giờ thay đổi. Riêng tôi, tôi cầu nguyện cho tác giả Thanh Long, cho những đứa bé đó ơn Chúa Thánh Thần soi sáng.
Công Đinh Phan có bài Vè tân thời như sau:
Việt Nam có lắm tân thời,
Tân thời bán nước, tân thời tham ô.
Tham ô nhất định được no,
Không no thì chả tham ô làm gì.
Thế còn bán nước sao kìa?
Món hàng rất đắt lo gì không no!
Mấy tên bán nước mặt mo,
Kể tên chúng nhé, kính thưa đồng bào!
Một Nanh đức Mộng đi đầu,
Thêm tay Tróng Phụ theo hầu chẳng sai.
Quan to Túng Dẫn sánh vai,
Thêm tên Triết tiệt cùng loài với nhau!
. .........
Tham ô, bán nước cùng một lò,
Thầy của bọn chúng tên cáo già.
Nhập bầy Mao-ít, Lê-Nin-Nít,
Nhân dân sẽ quẳng chúng ra bờ!
Hà Nội 4/10/08
Đôi điều suy tư về vai trò của người công giáo Việt Nam trong tình hình hiện nay
Khánh Vân
18:52 05/10/2008
Vụ việc Thái Hà và Toà Khâm Sứ trong thời gian vừa qua không chỉ đơn thuần là việc đòi lại đất cho Giáo Hội mà còn là việc đòi lại công lý cho người dân. Việc xử lý của chính quyền Hà Nội bên ngoài thì rêu rao rằng “Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân” nhưng thực chất bên trong là để phục vụ cho lợi ích của giai cấp lãnh đạo, vì quyền lợi cá nhân. Và nhằm giữ lấy vai trò thống trị của mình, những người lãnh đạo nhà nước đã không từ bất cứ thủ đoạn nào, kể cả việc phản lại lợi ích của nhân dân, chà đạp lên quyền tự do dân chủ của con người để chiếm lấy vị trí độc tôn của mình trên chính trường quốc gia.
Bản chất xấu xa ấy dù đã cố che đậy, giấu diếm bằng nhiều thủ đoạn bịp bợm, xảo trá nhưng như ông cha ta thường nói: “giấu đầu hở đuôi”. Người dân phần lớn đã hiểu và thấy bất bình, chán ghét cái mô hình XHCN được tô vẽ bằng những ngôn từ hết sức đẹp đẽ như: đó là một chế độ xã hội “không có người bóc lột người”, “mọi người đều bình đẳng”, “xây dựng một thế giới đại đồng”... nhưng thực chất thì đầy rẫy những bất công, bỉ ổi, dối trá...
Người dân đa số sống trong cảnh nghèo hèn, khổ cực, bị áp bức, bị bóc lột; cán bộ thì tham nhũng, hách dịch, cửa quyền, quan liêu. .. Đó không chỉ là “sự tha hoá, biến chất trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên” như Đại Hội Đảng lần thứ 10 đã nhận định, mà đó là sự suy đồi nghiêm trọng về đạo đức, nhân cách, lối sống của cả một hệ thống cơ chế từ trên xuống dưới. Nếu dùng một từ ngữ nào thật phù hợp để gọi tên cho chế độ xã hội này, thì có lẽ, cụm từ mà cách đây hơn hai ngàn năm, chúa Giê-Su đã dùng để gọi những kẻ đạo đức giả hình và độc ác là “những mồ mả tô vôi” thích hợp hơn cả, bên ngoài thì đẹp đẽ nhưng bên trong thì xấu xa, thối nát.
Như trên đã nói, cuộc đấu tranh của giáo dân, các linh mục, giám mục ở Thái Hà, Toà Khâm Sứ nói riêng và của cộng đoàn người công giáo Việt Nam nói chung vượt qua ranh giới của một cuộc đòi đất bình thường mà đó là cuộc đấu tranh đòi công lí, đòi thực hiện nhân quyền. Qua cuộc đấu tranh đó, chỉ rõ những bất công mà người dân phải chịu đựng, những phi lí đang tồn tại trong xã hội hiện nay. Thế nhưng, tại sao cuộc đấu tranh đó lại không được sự ủng hộ của phần đông những người ngoại giáo đang chiếm một số lượng đông đảo trên đất nước ta?
Tôi còn nhớ, khi vụ việc Thái Hà đưa lên Ti vi trong những tin tức thời sự nóng hổi, có người ngoại giáo đã nổi xung “Giáo dân muốn ăn cướp đất à?”. Khi câu nói của TGM Ngô Quang Kiệt bị cắt xén, đưa lên truyền hình để công kích, nhục mạ Người, có người bảo tôi “Sao ông cha ấy lại ăn nói như vậy chị nhỉ? Em nghe mà thấy hết sức phẫn nộ”. Còn sinh viên ngoại giáo thì cho rằng câu nói của TGM đã gây sự phản cảm cho nhiều người trong số họ. ..
Đi tìm nguyên nhân cho vấn đề này, thiết tưởng, lá “thư chia sẻ của một cán bộ nhà nước” kí tên là HTH trên VietCatholic News ( thứ Hai 22/09/2008 ) đã nói rất khách quan và sâu sắc. Tác giả đã chỉ ra những lí do cơ bản như: Nhà nước nắm một hệ thống hùng hậu cơ quan thông tin đại chúng nên người dân không có điều kiện tiếp cận thông tin đa chiều, đa số người dân Việt Nam không có thiện cảm với người Công Giáo do không có điều kiên tiếp xúc và bị hệ thống tuyên truyền Nhà Nước nhồi sọ liên tục hàng mấy chục năm về những điều xấu của người Công Giáo..., cơ quan thông tin Nhà Nước đã thành công trong việc tách riêng cộng đồng Công Giáo, tạo cảm giác yêu sách của họ như là yêu sách của một nhóm quyền lợi nào đó xa rời nhân dân, liên quan mật thiết với ngoại bang...
Tác giả HTH đã chỉ ra cái nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự kì thị của người ngoại giáo với người Công giáo trong xã hội chúng ta. Có thể xem đó là những nguyên nhân khách quan. Bên cạnh đó, theo tôi, một nguyên nhân chủ quan không kém phần quan trọng, đó chính là cách sống của người Công Giáo Việt Nam. Người ngoại giáo hiểu về đạo Công giáo không phải qua Kinh Thánh, qua các Lề luật, các điều răn... mà là qua cách sống của người Công Giáo. Chính cách sống đó diễn tả khuôn mặt của Đức Ki-Tô, của Giáo Hội ở trần gian. Liệu cách sống của người Công giáo hiện nay có giới thiệu được khuôn mặt Tình Yêu của Thiên Chúa cho mọi người? Hay là giới thiệu một khuôn mặt méo mó về Người? Trong cuộc sống của người Công giáo, có sự tồn tại của ganh ghét, đố kị, hiềm thù lẫn nhau trong chính cộng đồng người Công giáo với nhau; có những gia đình Công giáo đã đánh mất thuần phong mỹ tục, nền nếp gia phong; có những đứa con bất hiếu, đối xử tệ bạc với cha mẹ mình; có những người cha, người mẹ làm gương mù, gương xấu cho con cái như bất hoà bất thuận, chửi mắng lẫn nhau...; có những người cha bê tha rượu chè, đánh đập vợ con...; có những người làm những việc vi phạm đức công bằng trong xã hội...
Rõ ràng, cộng với những nguyên nhân khách quan trên, cái nguyên nhân chủ quan đó góp phần tạo thêm một khoảng cách trong sự hiểu biết, đồng cảm của người ngoại giáo với người Công giáo, khiến cho con đường đi đến Công lý của chúng ta gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Nó làm cho cuộc đấu tranh của chúng ta thiếu đi sự đoàn kết dân tộc - một yếu tố mà nếu không có chắc chắn sẽ khó đi đến thành công.
“Thiên Chúa là Tình Yêu. Thiên Chúa là Đấng Chân Thật ”. Đó là gương mặt Thiên Chúa mà người Công giáo phải có nhiệm vụ giới thiệu về Người. Yêu thương là tha thứ. Yêu thương là hi sinh. Nhưng không có nghĩa là nhẫn nhục, là im lặng trước những bất công, những điều vô lí. Lên tiếng để đấu tranh cho Công Lý, đó cũng là hi sinh, đó chính là biểu hiện của tình yêu thương. Vậy, cách sống của người Công giáo chúng ta phải như thế nào để người ngoại giáo họ hiểu, họ tin vào việc làm của người Công giáo và họ nhận thức được rằng người Công giáo có đấu tranh cũng vì một mục đích, một lý tưởng cao đẹp.
Bản chất xấu xa ấy dù đã cố che đậy, giấu diếm bằng nhiều thủ đoạn bịp bợm, xảo trá nhưng như ông cha ta thường nói: “giấu đầu hở đuôi”. Người dân phần lớn đã hiểu và thấy bất bình, chán ghét cái mô hình XHCN được tô vẽ bằng những ngôn từ hết sức đẹp đẽ như: đó là một chế độ xã hội “không có người bóc lột người”, “mọi người đều bình đẳng”, “xây dựng một thế giới đại đồng”... nhưng thực chất thì đầy rẫy những bất công, bỉ ổi, dối trá...
Người dân đa số sống trong cảnh nghèo hèn, khổ cực, bị áp bức, bị bóc lột; cán bộ thì tham nhũng, hách dịch, cửa quyền, quan liêu. .. Đó không chỉ là “sự tha hoá, biến chất trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên” như Đại Hội Đảng lần thứ 10 đã nhận định, mà đó là sự suy đồi nghiêm trọng về đạo đức, nhân cách, lối sống của cả một hệ thống cơ chế từ trên xuống dưới. Nếu dùng một từ ngữ nào thật phù hợp để gọi tên cho chế độ xã hội này, thì có lẽ, cụm từ mà cách đây hơn hai ngàn năm, chúa Giê-Su đã dùng để gọi những kẻ đạo đức giả hình và độc ác là “những mồ mả tô vôi” thích hợp hơn cả, bên ngoài thì đẹp đẽ nhưng bên trong thì xấu xa, thối nát.
Như trên đã nói, cuộc đấu tranh của giáo dân, các linh mục, giám mục ở Thái Hà, Toà Khâm Sứ nói riêng và của cộng đoàn người công giáo Việt Nam nói chung vượt qua ranh giới của một cuộc đòi đất bình thường mà đó là cuộc đấu tranh đòi công lí, đòi thực hiện nhân quyền. Qua cuộc đấu tranh đó, chỉ rõ những bất công mà người dân phải chịu đựng, những phi lí đang tồn tại trong xã hội hiện nay. Thế nhưng, tại sao cuộc đấu tranh đó lại không được sự ủng hộ của phần đông những người ngoại giáo đang chiếm một số lượng đông đảo trên đất nước ta?
Tôi còn nhớ, khi vụ việc Thái Hà đưa lên Ti vi trong những tin tức thời sự nóng hổi, có người ngoại giáo đã nổi xung “Giáo dân muốn ăn cướp đất à?”. Khi câu nói của TGM Ngô Quang Kiệt bị cắt xén, đưa lên truyền hình để công kích, nhục mạ Người, có người bảo tôi “Sao ông cha ấy lại ăn nói như vậy chị nhỉ? Em nghe mà thấy hết sức phẫn nộ”. Còn sinh viên ngoại giáo thì cho rằng câu nói của TGM đã gây sự phản cảm cho nhiều người trong số họ. ..
Đi tìm nguyên nhân cho vấn đề này, thiết tưởng, lá “thư chia sẻ của một cán bộ nhà nước” kí tên là HTH trên VietCatholic News ( thứ Hai 22/09/2008 ) đã nói rất khách quan và sâu sắc. Tác giả đã chỉ ra những lí do cơ bản như: Nhà nước nắm một hệ thống hùng hậu cơ quan thông tin đại chúng nên người dân không có điều kiện tiếp cận thông tin đa chiều, đa số người dân Việt Nam không có thiện cảm với người Công Giáo do không có điều kiên tiếp xúc và bị hệ thống tuyên truyền Nhà Nước nhồi sọ liên tục hàng mấy chục năm về những điều xấu của người Công Giáo..., cơ quan thông tin Nhà Nước đã thành công trong việc tách riêng cộng đồng Công Giáo, tạo cảm giác yêu sách của họ như là yêu sách của một nhóm quyền lợi nào đó xa rời nhân dân, liên quan mật thiết với ngoại bang...
Tác giả HTH đã chỉ ra cái nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự kì thị của người ngoại giáo với người Công giáo trong xã hội chúng ta. Có thể xem đó là những nguyên nhân khách quan. Bên cạnh đó, theo tôi, một nguyên nhân chủ quan không kém phần quan trọng, đó chính là cách sống của người Công Giáo Việt Nam. Người ngoại giáo hiểu về đạo Công giáo không phải qua Kinh Thánh, qua các Lề luật, các điều răn... mà là qua cách sống của người Công Giáo. Chính cách sống đó diễn tả khuôn mặt của Đức Ki-Tô, của Giáo Hội ở trần gian. Liệu cách sống của người Công giáo hiện nay có giới thiệu được khuôn mặt Tình Yêu của Thiên Chúa cho mọi người? Hay là giới thiệu một khuôn mặt méo mó về Người? Trong cuộc sống của người Công giáo, có sự tồn tại của ganh ghét, đố kị, hiềm thù lẫn nhau trong chính cộng đồng người Công giáo với nhau; có những gia đình Công giáo đã đánh mất thuần phong mỹ tục, nền nếp gia phong; có những đứa con bất hiếu, đối xử tệ bạc với cha mẹ mình; có những người cha, người mẹ làm gương mù, gương xấu cho con cái như bất hoà bất thuận, chửi mắng lẫn nhau...; có những người cha bê tha rượu chè, đánh đập vợ con...; có những người làm những việc vi phạm đức công bằng trong xã hội...
Rõ ràng, cộng với những nguyên nhân khách quan trên, cái nguyên nhân chủ quan đó góp phần tạo thêm một khoảng cách trong sự hiểu biết, đồng cảm của người ngoại giáo với người Công giáo, khiến cho con đường đi đến Công lý của chúng ta gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Nó làm cho cuộc đấu tranh của chúng ta thiếu đi sự đoàn kết dân tộc - một yếu tố mà nếu không có chắc chắn sẽ khó đi đến thành công.
“Thiên Chúa là Tình Yêu. Thiên Chúa là Đấng Chân Thật ”. Đó là gương mặt Thiên Chúa mà người Công giáo phải có nhiệm vụ giới thiệu về Người. Yêu thương là tha thứ. Yêu thương là hi sinh. Nhưng không có nghĩa là nhẫn nhục, là im lặng trước những bất công, những điều vô lí. Lên tiếng để đấu tranh cho Công Lý, đó cũng là hi sinh, đó chính là biểu hiện của tình yêu thương. Vậy, cách sống của người Công giáo chúng ta phải như thế nào để người ngoại giáo họ hiểu, họ tin vào việc làm của người Công giáo và họ nhận thức được rằng người Công giáo có đấu tranh cũng vì một mục đích, một lý tưởng cao đẹp.
Liên Đoàn CGVN tại Đức thắp nến cầu nguyện cho công lý và hoà bình tại Việt Nam.
Rosa Đức Quốc
18:56 05/10/2008
STUTTGART, Đức quốc - Hôm 3-10-2008 là ngày Lễ Đức vui mừng đất nước thống nhất cách đây gần hai thập niên, sau khi cộng sản Đông Đức sụp đổ. Nhân dịp nghỉ lễ, Liên Đoàn Công giáo Việt Nam đã tổ chức tại thành phố Stuttgart, thủ phủ của tiiểu bang Baden-Württemberg một buổi thắp nến và Thánh Lễ mục đích cầu nguyện cho công lý và hoà bình tại Việt Nam.
Xem hình ảnh Lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình
Ngay từ buổi sáng trời đã đổ mưa, mưa tầm tã làm cho ban tổ chức buồn và lo ngại không biết trời xấu thế này chắc đồng hương sẽ nằm nhà không tham dự được nên chỉ biết thầm cầu nguyện xin Đức Mẹ cứu giúp để cho mưa tạnh gió hoà. Có lẽ cảm thông được nỗi lòng của những người trong ban tổ chức, của con chiên nên đến khoảng 12 giờ trưa thì ngừng mưa và bầu trời trở nên quang đãng. Ánh nắng chan hoà đã mang lại vui mừng và phấn khởi cho ban tổ chức.
Mặc dầu thư mời thông báo là buổi thắp nến bắt đầu từ 14 giờ, nhưng 13giờ30 chúng tôi đến nhà thờ và điều làm chúng tôi mừng hơn nữa là tại đây đã có rất đông người hiện diện. Chào hỏi nhau thì biết được tham dự viên đến từ khắp nơi trên nước Đức, có người ở cách xa 200- 300 km đã đi bằng xe lửa về Stuttgart, chúng tôi có gặp cụ bà năm nay tuy đã 82 tuổi nhưng đã ngồi xe hơi 9 tiếng ( cách Stuttgart khoảng 800km ) cũng có mặt. Cảm động và thán phục sự nhiệt tình của cụ bà nên chúng tôi có hỏi: Động lực nào đã thúc đẩy Bà tới đây ? Cụ Bà trả lời: Tôi được các Anh cho đi chung xe, và nhất là tôi tới đây để cùng hiệp thông, cầu nguyện với Giáo Hội Việt Nam thì tôi đi… Điểm đặc biệt chúng tôi nhận thấy trong buổi cầu nguyện hôm nay, là có rất nhiều vị từ xa đến, nhiều tư vấn là những vị cựu chủ tịch Liên Đoàn CGVN tại Đức và nhiều vị không cùng công giáo đã về Stuttgart tham dự để cùng hiệp thông trong buổi cầu nguyện.
Giờ cầu nguyện được khai mạc đúng 14 giờ 30 sau phần chào mừng quý cha và quan khách của ông Nguyễn xuân Lộc, đại diện ban tổ chức. Mọi người được xem những hình ảnh từ tòa Khâm Sứ, Giáo Xứ Thái Hòa, hình ảnh những công an, những chó dữ dã man đàn áp giáo dân, với những hàng rào kẽm gai phong toả Giáo Xứ. .... đã gây xúc động rất nhiều đến các tín hữu về Stuttgart tham dự buổi cầu nguyện.
Sau phần xem hình ảnh là giờ cầu nguyện cho công lý và hòa bình Việt Nam. Cộng đồng Dân Chúa cất cao tiếng hát những lời khẩn cầu thắm thiết qua bài hát kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô Xaviê:
"Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa...
Xin hãy dạy con tìm yêu mến người, hơn được người mến yêu…
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ...
Ôi Thần Linh Thánh Ái, xin mở rộng lòng con.
Xin thương ban xuống những ai đầy lòng thiện chí: Ơn An Bình"
đã đưa bao tâm hồn mọi người tiến gần đến bàn thánh hơn nữa.
Cha chủ tế lấy lửa từ cây nến Phục Sinh, chuyển đến các giáo dân, mỗi người đốt một cây nến dâng lên bàn thờ. Hàng trăm ngọn nến lung linh sáng rực đã được dâng lên Mẹ Maria thật cảm động. Những lời nguyện, lời kinh, bài ca vang để chúc tụng tôn vinh, tâm sự với Mẹ, tha thiết xin Mẹ Maria đoái thương đến Quê Hương, Dân tộc và Giáo hội VN:
“ Mẹ rất nhân từ! Quốc gia Việt Nam rất lầm than. Dân chúng điêu linh, gia đình tan hoang. Tà thuyết mê lòng…
Ôi Maria! Mẹ thương giơ tay uy quyền cho giang sơn con toàn an, và cho dân nước bớt cơn cùng khốn. Ôi Maria!…”
Tiếp theo, mọi người cùng đọc kinh dâng Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam, cho Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Đúng 15 giờ Thánh Lễ cầu nguyện cho công lý và hoà bình tại VN do cha Stephanô Bùi thượng Lưu, Giáo xứ các thánh tử đạo VN vùng Rottenburg-Stuttgart chủ tế, cùng đồng tế có cha Giuse Lê văn Thắng đến từ Hoà Lan và cha Gioan Baotixita Đinh xuân Minh đến từ Darmstadt.
Đoàn rước với Thánh Giá Chúa giữa hai hàng nến cao được bắt đầu với ba vị bô lão, Ban Tư vấn, Ban Chấp Hành Liên Đoàn Công Giáo VN tại Đức, Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, các em giúp lễ và các cha từ từ tiến ra. Những hồi chiêng trống được đánh lên vang vọng trong nhà thờ, thúc dục mọi người cùng tiến tới bàn thờ.
Ca đoàn bắt đầu Thánh Lễ bằng bài hát rất hùng hồn, đó là: Bài ca ngàn trùng.
Trong Thánh Lễ, ngoài phần chia sẻ lời Chúa của Cha Stêphanô Bùi thượng Lưu, còn có phần lời nguyện giáo dân cộng đoàn đã dâng lên Chúa những lời cầu xin tha thiết, xin Chúa và Đức Mẹ ban phước lành cho quê hương Việt Nam sớm thoát khỏi ách cai trị bạo tàn của đảng cộng sản vô thần, để toàn thể dân tộc VN cùng nhau xây dựng đất nước trên nền tảng tự do, công bằng, bác ái, dân chủ và nhân quyền.
Tất cả mọi người đã cầu nguyện cho hàng giáo sĩ, các Linh Mục, đặc biệt Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô quang Kiệt được đầy ơn khôn ngoan, dũng cảm để dẫn dắt con thuyền Giáo Hội VN.
Thánh Lễ được chấm dứt bằng bài hát: Mẹ rất nhân từ. Toàn thể giáo dân xin Mẹ Maria hãy
đoái thương ban ơn cho dân tộc Việt Nam để cho dân và con chiên của Chúa bớt cơn cùng khốn.
Cuối lễ, Ông Nguyễn văn Rị đại diện Liên Đoàn cám ơn Cha Xứ, các Cha, ca đoàn, các em giúp lễ, đặc biệt tri ân Hội Đồng Gíao Xứ và Cộng Đoàn Stuttgart. Đồng thời xin chân thành cám ơn anh Đình Đức, người đã làm bàn thờ Tổ Quốc rất đẹp cũng như những bàn tay đã âm thầm đóng góp để thánh lễ hôm nay đầy đủ và thành công tốt đẹp. Sau Thánh Lễ, ban tổ chức đã mời tất cả tham dự viên về hội trường để cùng nhau chia xẻ bữa ăn thân mật và tham dự hội thảo. Xin chân thành cám ơn các gia đình thuộc Cộng Đoàn Reutlingen, Stuttgart và Tüttlingen đã bỏ công sức nấu những món ăn thật đậm đà tình tự quê hương. Tại đây mọi người cũng đã sốt sắng ký tên vào thỉnh nguyện thư để gởi đến Bà Thủ Tướng Merkel và Hội Đồng Giám Mục Đức, nhờ can thiệp và giúp đỡ qua việc chính quyền Hà Nội và công an dã man đàn áp giáo dân thuộc Giáo Xứ Thái Hà
Khi đến hội trường, chúng tôi thấy bàn ghế đã sắp sẵn, mọi người vào chỗ ngồi và bắt đầu bài hát: Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên đường….chiếu tiếp những hình ảnh đang xảy ra tại Toà Khâm Sứ Việt Nam, GX Thái Hà và nguyên văn bài phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô quang Kiệt trong cuộc họp với UBND thành phố Hà Nội ngày 20-09-08.
Cha Xứ đã có đôi lời mở đầu cho phần hội thảo sau đó Cha Đinh xuân Minh cũng đóng góp ý kiến. Nhiều tham dự viên đã nêu ra những thắc mắc, những ý kiến rất thực tế làm cho buổi thảo luận sôi nổi và linh động, kéo dài gần một tiếng.
Buổi thắp nến và thánh lễ cầu nguyện cho VN đã chấm dứt lúc 19 giờ cùng ngày với bài hát: Lời ca vang cánh đồng bên muôn hoa tươi hồng, tim tôi rộn lên niềm vui...... đã thành công rất tốt đẹp. Một lần nữa xin hết lòng cám ơn quý vị trong ban Chấp Hành, quý vị Tư Vấn và Đại biểu Liên Đoàn CGVN tại Đức, cha chủ tế Stephanô Bùi thượng Lưu, cha Giuse Lê văn Thắng, Hoà Lan và cha Gioan Baotixita Đinh xuân Minh, quý cha trong hội đồng Tuyên Uý Ban Mục vụ, ca đoàn và giáo dân giáo xứ Các Thánh Tử Đạo VN vùng Rottenburg-Stuttgart đã tích cực đóng góp cho Thánh Lễ được trang trọng và sốt sắng. Qua Thánh Lễ ngày hôm nay nhiều người đã cảm nghiệm hơn nữa sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống qua lời cầu nguyện, tin tưởng rằng qua lời bầu cử của Mẹ Maria La Vang Quê Hương VN sẽ sớm có một Mùa Xuân thực sự, một Mùa Xuân thanh bình và no ấm trong Tự Do Dân Chủ và Công Lý.
Xem hình ảnh Lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình
Ngay từ buổi sáng trời đã đổ mưa, mưa tầm tã làm cho ban tổ chức buồn và lo ngại không biết trời xấu thế này chắc đồng hương sẽ nằm nhà không tham dự được nên chỉ biết thầm cầu nguyện xin Đức Mẹ cứu giúp để cho mưa tạnh gió hoà. Có lẽ cảm thông được nỗi lòng của những người trong ban tổ chức, của con chiên nên đến khoảng 12 giờ trưa thì ngừng mưa và bầu trời trở nên quang đãng. Ánh nắng chan hoà đã mang lại vui mừng và phấn khởi cho ban tổ chức.
Mặc dầu thư mời thông báo là buổi thắp nến bắt đầu từ 14 giờ, nhưng 13giờ30 chúng tôi đến nhà thờ và điều làm chúng tôi mừng hơn nữa là tại đây đã có rất đông người hiện diện. Chào hỏi nhau thì biết được tham dự viên đến từ khắp nơi trên nước Đức, có người ở cách xa 200- 300 km đã đi bằng xe lửa về Stuttgart, chúng tôi có gặp cụ bà năm nay tuy đã 82 tuổi nhưng đã ngồi xe hơi 9 tiếng ( cách Stuttgart khoảng 800km ) cũng có mặt. Cảm động và thán phục sự nhiệt tình của cụ bà nên chúng tôi có hỏi: Động lực nào đã thúc đẩy Bà tới đây ? Cụ Bà trả lời: Tôi được các Anh cho đi chung xe, và nhất là tôi tới đây để cùng hiệp thông, cầu nguyện với Giáo Hội Việt Nam thì tôi đi… Điểm đặc biệt chúng tôi nhận thấy trong buổi cầu nguyện hôm nay, là có rất nhiều vị từ xa đến, nhiều tư vấn là những vị cựu chủ tịch Liên Đoàn CGVN tại Đức và nhiều vị không cùng công giáo đã về Stuttgart tham dự để cùng hiệp thông trong buổi cầu nguyện.
Giờ cầu nguyện được khai mạc đúng 14 giờ 30 sau phần chào mừng quý cha và quan khách của ông Nguyễn xuân Lộc, đại diện ban tổ chức. Mọi người được xem những hình ảnh từ tòa Khâm Sứ, Giáo Xứ Thái Hòa, hình ảnh những công an, những chó dữ dã man đàn áp giáo dân, với những hàng rào kẽm gai phong toả Giáo Xứ. .... đã gây xúc động rất nhiều đến các tín hữu về Stuttgart tham dự buổi cầu nguyện.
Sau phần xem hình ảnh là giờ cầu nguyện cho công lý và hòa bình Việt Nam. Cộng đồng Dân Chúa cất cao tiếng hát những lời khẩn cầu thắm thiết qua bài hát kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô Xaviê:
"Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa...
Xin hãy dạy con tìm yêu mến người, hơn được người mến yêu…
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ...
Ôi Thần Linh Thánh Ái, xin mở rộng lòng con.
Xin thương ban xuống những ai đầy lòng thiện chí: Ơn An Bình"
đã đưa bao tâm hồn mọi người tiến gần đến bàn thánh hơn nữa.
Cha chủ tế lấy lửa từ cây nến Phục Sinh, chuyển đến các giáo dân, mỗi người đốt một cây nến dâng lên bàn thờ. Hàng trăm ngọn nến lung linh sáng rực đã được dâng lên Mẹ Maria thật cảm động. Những lời nguyện, lời kinh, bài ca vang để chúc tụng tôn vinh, tâm sự với Mẹ, tha thiết xin Mẹ Maria đoái thương đến Quê Hương, Dân tộc và Giáo hội VN:
“ Mẹ rất nhân từ! Quốc gia Việt Nam rất lầm than. Dân chúng điêu linh, gia đình tan hoang. Tà thuyết mê lòng…
Ôi Maria! Mẹ thương giơ tay uy quyền cho giang sơn con toàn an, và cho dân nước bớt cơn cùng khốn. Ôi Maria!…”
Tiếp theo, mọi người cùng đọc kinh dâng Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam, cho Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Đúng 15 giờ Thánh Lễ cầu nguyện cho công lý và hoà bình tại VN do cha Stephanô Bùi thượng Lưu, Giáo xứ các thánh tử đạo VN vùng Rottenburg-Stuttgart chủ tế, cùng đồng tế có cha Giuse Lê văn Thắng đến từ Hoà Lan và cha Gioan Baotixita Đinh xuân Minh đến từ Darmstadt.
Đoàn rước với Thánh Giá Chúa giữa hai hàng nến cao được bắt đầu với ba vị bô lão, Ban Tư vấn, Ban Chấp Hành Liên Đoàn Công Giáo VN tại Đức, Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, các em giúp lễ và các cha từ từ tiến ra. Những hồi chiêng trống được đánh lên vang vọng trong nhà thờ, thúc dục mọi người cùng tiến tới bàn thờ.
Ca đoàn bắt đầu Thánh Lễ bằng bài hát rất hùng hồn, đó là: Bài ca ngàn trùng.
Trong Thánh Lễ, ngoài phần chia sẻ lời Chúa của Cha Stêphanô Bùi thượng Lưu, còn có phần lời nguyện giáo dân cộng đoàn đã dâng lên Chúa những lời cầu xin tha thiết, xin Chúa và Đức Mẹ ban phước lành cho quê hương Việt Nam sớm thoát khỏi ách cai trị bạo tàn của đảng cộng sản vô thần, để toàn thể dân tộc VN cùng nhau xây dựng đất nước trên nền tảng tự do, công bằng, bác ái, dân chủ và nhân quyền.
Tất cả mọi người đã cầu nguyện cho hàng giáo sĩ, các Linh Mục, đặc biệt Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô quang Kiệt được đầy ơn khôn ngoan, dũng cảm để dẫn dắt con thuyền Giáo Hội VN.
Thánh Lễ được chấm dứt bằng bài hát: Mẹ rất nhân từ. Toàn thể giáo dân xin Mẹ Maria hãy
đoái thương ban ơn cho dân tộc Việt Nam để cho dân và con chiên của Chúa bớt cơn cùng khốn.
Cuối lễ, Ông Nguyễn văn Rị đại diện Liên Đoàn cám ơn Cha Xứ, các Cha, ca đoàn, các em giúp lễ, đặc biệt tri ân Hội Đồng Gíao Xứ và Cộng Đoàn Stuttgart. Đồng thời xin chân thành cám ơn anh Đình Đức, người đã làm bàn thờ Tổ Quốc rất đẹp cũng như những bàn tay đã âm thầm đóng góp để thánh lễ hôm nay đầy đủ và thành công tốt đẹp. Sau Thánh Lễ, ban tổ chức đã mời tất cả tham dự viên về hội trường để cùng nhau chia xẻ bữa ăn thân mật và tham dự hội thảo. Xin chân thành cám ơn các gia đình thuộc Cộng Đoàn Reutlingen, Stuttgart và Tüttlingen đã bỏ công sức nấu những món ăn thật đậm đà tình tự quê hương. Tại đây mọi người cũng đã sốt sắng ký tên vào thỉnh nguyện thư để gởi đến Bà Thủ Tướng Merkel và Hội Đồng Giám Mục Đức, nhờ can thiệp và giúp đỡ qua việc chính quyền Hà Nội và công an dã man đàn áp giáo dân thuộc Giáo Xứ Thái Hà
Khi đến hội trường, chúng tôi thấy bàn ghế đã sắp sẵn, mọi người vào chỗ ngồi và bắt đầu bài hát: Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên đường….chiếu tiếp những hình ảnh đang xảy ra tại Toà Khâm Sứ Việt Nam, GX Thái Hà và nguyên văn bài phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô quang Kiệt trong cuộc họp với UBND thành phố Hà Nội ngày 20-09-08.
Cha Xứ đã có đôi lời mở đầu cho phần hội thảo sau đó Cha Đinh xuân Minh cũng đóng góp ý kiến. Nhiều tham dự viên đã nêu ra những thắc mắc, những ý kiến rất thực tế làm cho buổi thảo luận sôi nổi và linh động, kéo dài gần một tiếng.
Buổi thắp nến và thánh lễ cầu nguyện cho VN đã chấm dứt lúc 19 giờ cùng ngày với bài hát: Lời ca vang cánh đồng bên muôn hoa tươi hồng, tim tôi rộn lên niềm vui...... đã thành công rất tốt đẹp. Một lần nữa xin hết lòng cám ơn quý vị trong ban Chấp Hành, quý vị Tư Vấn và Đại biểu Liên Đoàn CGVN tại Đức, cha chủ tế Stephanô Bùi thượng Lưu, cha Giuse Lê văn Thắng, Hoà Lan và cha Gioan Baotixita Đinh xuân Minh, quý cha trong hội đồng Tuyên Uý Ban Mục vụ, ca đoàn và giáo dân giáo xứ Các Thánh Tử Đạo VN vùng Rottenburg-Stuttgart đã tích cực đóng góp cho Thánh Lễ được trang trọng và sốt sắng. Qua Thánh Lễ ngày hôm nay nhiều người đã cảm nghiệm hơn nữa sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống qua lời cầu nguyện, tin tưởng rằng qua lời bầu cử của Mẹ Maria La Vang Quê Hương VN sẽ sớm có một Mùa Xuân thực sự, một Mùa Xuân thanh bình và no ấm trong Tự Do Dân Chủ và Công Lý.
Thái Hà: Những buổi cầu nguyện cho công lý và sự thật vẫn được duy trì
Pv VietCatholic
19:00 05/10/2008
Thái Hà – Chúng tôi có mặt tại Thái Hà lúc 18h (5/10). Người tuốn về đây vẫn đông chưa từng thấy. Trong nhà thờ và toàn bộ khuôn viên Tu viện dường như không còn chỗ trống. Thánh lễ thứ 5 trong ngày bắt đầu. Hỏi một số giáo dân đang tham dự thánh lễ, chúng tôi được biết, thánh lễ này dành riêng cho giới học sinh, sinh viên từ các trường đại học trong thành phố Hà Nội. Ước chừng lúc này có tới 2000 người.
Cuối thánh lễ, mọi người lại kéo ra trước hang đá Đức Mẹ thắp nến cầu nguyện. Những lời kinh mân côi râm ran cả một khoảng trời.
Chỉ sau lễ thứ 5 chừng 40 phút, một thánh lễ nữa trong ngày Chúa Nhật được tổ chức. Được biết đây là thánh lễ dành cho những người ngoại tỉnh đang làm việc trong thành phố Hà Nội. Số người tham dự đông hơn hẳn so với thánh lễ lúc 18h. Người ngồi tràn lên cả tầng hai của Tu viện. Một linh mục trong Tu viện cho biết, đây là thánh lễ đông người tham dự nhất trong ngày. Những người lao động đến giờ này mới được rảnh để tham dự thánh lễ và cầu nguyện. Theo lệ thường, kể từ ngày các ngõ ngách
dẫn ra linh địa bị ngăn chặn, sau mỗi thánh lễ, giáo dân vẫn tiếp tục thắp nến cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ Ban Ơn đặt trước hang đá trong khuôn viên Tu viện. Mấy cụ bà canh giữ linh địa trước đây tâm sự: “Dù không được cầu nguyện ở linh địa nữa, nhưng các buổi cầu nguyện của chúng tôi vẫn được duy trì cho tới khi công lý và sự thật được sáng tỏ”.
Chúng tôi rời Thái Hà lúc 22h15, một số các bạn trẻ và mấy cụ già vẫn đang đứng trước hang đá Đức Mẹ cầu nguyện dưới những ánh nến lung linh. Trên linh địa lúc này đèn điện sáng choang. Nhưng những ngõ ngách dẫn ra linh địa vẫn có hàng rào song sắt chặn lối. Giáo dân ở đây bây giờ gọi linh địa là công viên Đức Bà Thái Hà.
Cuối thánh lễ, mọi người lại kéo ra trước hang đá Đức Mẹ thắp nến cầu nguyện. Những lời kinh mân côi râm ran cả một khoảng trời.
Chỉ sau lễ thứ 5 chừng 40 phút, một thánh lễ nữa trong ngày Chúa Nhật được tổ chức. Được biết đây là thánh lễ dành cho những người ngoại tỉnh đang làm việc trong thành phố Hà Nội. Số người tham dự đông hơn hẳn so với thánh lễ lúc 18h. Người ngồi tràn lên cả tầng hai của Tu viện. Một linh mục trong Tu viện cho biết, đây là thánh lễ đông người tham dự nhất trong ngày. Những người lao động đến giờ này mới được rảnh để tham dự thánh lễ và cầu nguyện. Theo lệ thường, kể từ ngày các ngõ ngách
dẫn ra linh địa bị ngăn chặn, sau mỗi thánh lễ, giáo dân vẫn tiếp tục thắp nến cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ Ban Ơn đặt trước hang đá trong khuôn viên Tu viện. Mấy cụ bà canh giữ linh địa trước đây tâm sự: “Dù không được cầu nguyện ở linh địa nữa, nhưng các buổi cầu nguyện của chúng tôi vẫn được duy trì cho tới khi công lý và sự thật được sáng tỏ”.
Chúng tôi rời Thái Hà lúc 22h15, một số các bạn trẻ và mấy cụ già vẫn đang đứng trước hang đá Đức Mẹ cầu nguyện dưới những ánh nến lung linh. Trên linh địa lúc này đèn điện sáng choang. Nhưng những ngõ ngách dẫn ra linh địa vẫn có hàng rào song sắt chặn lối. Giáo dân ở đây bây giờ gọi linh địa là công viên Đức Bà Thái Hà.
Natasha! Hãy tha thứ cho anh
Maria Ngọc
19:29 05/10/2008
Natasha! Hãy tha thứ cho anh
Đây là chuyện có thật của một nhân viên mật vụ Nga dưới thời Cộng Sản. Chuyện anh đã được dịch ra 15 ngôn ngữ trên thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau đọc lại để thấy có những chuyện ngày xưa, cũng giống chuyện ngày nay.
Từ trên bong tầu Sergie nhìn xuống dưới, mặt biển đen ngòm một màu đen thăm thẳm. Hơi nước lạnh bốc lên làm anh rùng mình, nước lạnh hơn mức anh đã dự trù, biển Canada quá lạnh, vì nó là nước đá. Nếu than nhiệt anh không đủ ấm, anh sẽ chết. Nhưng dù chết anh cũng phải phóng xuống...
... Đế quốc Xô Viết trong thời cực thịnh, đã dang cánh diều hâu bao phủ phần lớn Âu Châu, gieo rắc lá cờ nhuộm máu đến khắp mọi nơi trên thế giới. Với mũi lao là Hồng Quân sẵn sàng xuyên qua biên giới bất kỳ nước nào. Với tấm khiên là cơ quan mật vụ KGB bảo vệ chế độ. Cơ quan này là cơ quan quyền lực nhất của nước Nga, tuy trên hiến pháp nó chỉ là mõt trong nhiều cơ quan của nhà nước. KGB ngoài nhiệm vụ khám phá bất kỳ một âm mưu nào nhằm lật đổ chế độ, nó còn phải tiêu diệt tất cả những cá nhân phe nhóm đoàn thể nào không có lợi cho chế độ.
Để 100% đạt trọn vẹn mục đích, KGB đã tìm và huấn luyện cán bộ theo một phương thức hết sức tàn độc: lựa từ các trại mồ côi, các em nhi đồng không cha không mẹ, trí óc còn non nớt đem về dạy kinh điển Mác Lê từ nhỏ, dạy trên đời này chỉ có đảng là đúng, là chân lý tối thượng, biến các en thành một người máy, giao cho các em cái búa cái liềm và một cái đầu kiêu căng với quyền lực thừa mứa, đi chém giết, thẳng tay chém giết tất cả những gì không đi chung đường với đảng.
Đối tượng để đảng tiêu diệt thì nhiều lắm, đảng có rất nhiều kẻ thù, ngoài đế quốc Mỹ, các nước tư bản chuyên bóc lột nhân dân lao động, bọn xét lại, v.v... Nhưng kẻ thù mà đảng đặt lên trên hết đảng phải tiêu diệt cho bằng hết, đảng phải động viên các nhân viên xuất sắc nhất để đánh gục. Đó là bọn tín đồ Kitô giáo.
Bọn này không có bom nguyên tử, không có Hồng Quân, không có tàu ngầm nguyên tử Lenin, v.v... Chúng chỉ có quyển Kinh Thánh mà chúng tin cho đến cùng. Chúng còn dụ dổ những người nhẹ dạ khác theo chúng. Bọn này là bọn cuồng tín, nhất định không chấp nhận vô thần, dù chết chúng cũng không bỏ đạo.
Sergie Khourdakop là mẫu người Cộng Sản lý tưởng. Mồ côi cha mẹ năm lên bốn. Ở trong viện mồ côi là ''cháu Lenin''. Đi học làm trưởng đoàn thiếu nhi quàng khăn đỏ.
Vào Học viện Hải quân Xô Viết, làm thủ lãnh đoàn thanh niên CS, dạy Mác Lê cho 1200 sinh viên sĩ quan hải quân. Bây giờ Sergie đã là "con Lenin". Gia nhập toán cảnh sát đặc biệt, quyết dơ cao búa liềm đập nát đầu những kẻ chống đối Cách Mạng.
Vào thập niên 1970, CS mạnh hơn bao giờ hết. Ở Phi Châu lần lượt Angola, Ethiopia, Libia hát Quốc tế ca. Ở Châu Mỹ, qua trạm xuất khẩu Cuba, El Sanvado, Chile, Bolivia đứng dưới bóng cờ đỏ búa liềm. Ở Á châu, Afganistan, Việt, Miên, Lào rơi v ào tay CS. Ngày đó không ai dám tiên đoán CS sẽ sụp đổ trong thế kỷ này, nếu không muốn nói thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của CS.
Trên đỉnh cao quyền lực bấy giờ là Brejenev. Ở một triền sóng nhỏ hơn, một thanh niên tuy còn ở xa Moscow nhưng có một giáng dấp rất giống vị cha già lông mày chổi xể là Sergie Kourdacop. Công việc thường xuyên của Sergie là nhận chỉ thị trưực tiếp từ Azarov, trưởng khối mật vụ tỉnh Kamchatka, trong đó cho biết ngày giờ, địa điểm mà nhóm tín đồ sẽ cầu nguyện.
Nhiệm vụ của nhóm Sergie là sẽ đến để đàn áp nhóm tín đồ này. Ở Nga, trên hiến pháp có ghi quyền tự do tín ngưỡng, nhưng đó chỉ dùng đến khi đi ăn nói, vay nợ với Tây Phương mà thôi.
Trên thực tế, người dân Nga không được phép hành đạo, họ không được đi nhà thờ, không được tụ tập nhau lại để cầu nguyện, hay làm bất cứ nghi thức tôn giáo gì, không được giữ Kinh Thánh, vi phạm tội rất nặng, ngay cả sao chép lại Kinh Thánh cũng bị kể là trọng tội. Nhưng càng cấm đoán người dân Nga càng theo đạo đông. Càng bị bách hại họ càng trung thành với Chúa.
Họ lén lút tụ tập nhau lại để đọc kinh, đọc sách thánh, hát Thánh ca và dạy Giáo lý cho những người mới theo đạo.
Hôm nay, Sergie đi đến trụ sở Sở Cảnh sát đặc biệt, toán hành động đặc biệt của anh đã có mặt. Trùm KGB Anzarov vào đề:
- Chiều nay bọn tín đồ sẽ tổ chức một buổi lễ rửa tội, chúng là bọn nguy hiểm nhất cho chế độ, nhà nước có thể đóng cửa nhà thờ của bọn chúng, nhưng cái nguy hiểm nhất trong con người chúng nó là đức tin. Tôi cũng như các tổ KGB khác đã nhận lệnh từ đồng chí Brejne phải tiêu diệt bọn chúng.
Tất cả xúm quanh cái bàn tròn trên trải tấm bản đồ. Từ đây đến đó 20 phút. Chỗ sẽ làm lễ rửa tội là một con sông, chung quanh có đồi núi và một cánh rừng thưa.
Sergie chỉ vào một điểm trên bản đồ.
- Mình sẽ giấu xe ở đây, tất cả sẽ mai phục trong cánh rừng thưa, trừ hai đồng chí trừ bị lội qua sông trước, mai phục bên kia sông đề phòng bọn chúng tẩu thóat lối này.
Sergie ban lệnh một lần nữa, anh có thói quen cẩn thận coi lại từng sự việc. Những ngày tháng trong trại mồ côi phải tranh đấu cho anh biết không có sự cẩn thận nào là vô ích. Toán hành động đặc biệt lên đường.
Lễ rửa tội diễn ra bên bờ sông làng Elizovo tỉnh Petropaviovsk. Khoảng 20 tín đồ tụ tập bên bờ sông hát Thánh Ca, một số người mặc áo dài trắng lội xuống nước cùng với vị linh mục, tất cả lộ nét xúc động và chân thành trên khuôn mặt, không ai biết tai họa đang giáng xuống.
Sergie dơ cây ma trắc ra hiệu. Mười bốn tên cảnh sát đặc biệt nhào vào đám con chiên ngoan đạo. Trong vòng năm phút tất cả chỉ còn thấy máu và những tiếng rên rỉ. Một bà cụ gìa vừa kêu lên "Lạy Chúa tôi" liền bị ngay một quả đấm thôi sơn của vô địch quyền anh Siberia vào ngay miệng. Bà cụ đã chết ba ngày sau đó. Một thiếu nữ trẻ bị đánh rách tai, máu tuôn xối xả. Còn vị linh mục, xác ông chìm xuống nước, máu loang đỏ. trận bố ráp kết thúc giản dị không ngờ.
Đám tín đồ còn lại bị tách làm hai, nam riêng, nữ riêng. Đám thiếu nữ bị toán cảnh sát đặc biệt hãm hiếp, họ kêu la với những tiếng khóc xé lòng. Đã nghe tiếng khóc này trong đời thì không thể nào quên được. Nó còn hơn tiếng khóc của bà mẹ mất con, tiếng khóc này có thể là tức tưởi, có thể là gào khóc điên cuồng đòi lại cái đã mất. Nhưng tiếng khóc của những thiếu nữ này là khóc để giữ lại cái đang mất, cái đó có thể là sự trong trắng, có thể là cuộc đời, có thể là sinh mạng mình, có thể là tất cả. Những cái đó phải bảo vệ, và vũ khí bảo vệ nó chỉ là tiếng khóc. Tiếng khóc này là tất cả khả năng sinh tồn của một người thiếu nữ đứng trước sự tàn nhẫn của con người và cuả cuộc đời. Không bút mực nào diễn tả đủ được.
Đám đàn ông thanh niên bị trói ngồi gục đầu. Sau khi thỏa mãn, đám cảnh sát đẩy tất cả lên xe, các cô gái vẫn còn lõa thể gục xuống như một tầu lá úa.
Đến trụ sở cảnh sát, các cô này lại bị đẩy vào phòng giam những tên say rượu, ở Nga dân chúng uống rượu rất nhiều, phòng giam đông nhất vẫn là những tên say rượu. Những người thiếu nữ bất hạnh này bị hiếp tàn bạo suốt đêm. Người nhỏ nhất là Nina Rudenco 16 tuổi, em không bao giờ hồi phục lại được.
Sau khi thi hành xong công tác, mỗi tên được lãnh 25 rúp, trong khi lương của một sinh viên sĩ quan hải quân chỉ được 7 rúp một tháng. Tất cả kéo nhau đi đổ rượu Voska tới sáng.
Sergie và toán cảnh sát đặc biệt thực hiện trên 150 lần công tác, lần nào cũng thành công, mà không thành công sao được, khi mà bọn tín đồ đều không chống cự, chỉ biết khóc và cầu nguyện, "cầu nguyện mà làm gì, Chúa làm gì có, có thì đã cứu chúng mày".
Sergie và toán cảnh sát đặc biệt bây giờ được lên hàng đồng chí, không còn ở "giai cấp" con Lenin, tiếp tục công tác, tiếp tục đi nhậu. Cho đến một ngày, Sergie gặp Natasha Zhdanova.
Người thiếu nữ Bạch Nga gốc Ukraine này có mái tóc mầu hung như men rượu, đôi mắt trong xanh như để thu hồn người đối diên vào vùng biển Địa trung hải ấy, làn da trắng mịn màng, khuôn mặt đẹp như trong tranh của các danh họa thời Phục Hưng, thân hình tuyệt mỹ như các người mẫu Tây Phương.
Sergie gặp nàng trong đám tín đồ.
Điểm tập họp của các tín đồ tối hôm đó là là tầng hầm của một căn nhà cũ kỹ nằm giữa đồng. Toán hành động đặc biệt đã đổ đến từ buổi chiều, từ xa họ dùng ống nhòm quan sát. Lác đác từng người đến. Khi trời sẫm tối, Pavlov, toán viên của Sergie đề nghị làm sớm về còn đi nhậu, nhưng Sergie đợi thêm 10 phút, không thấy ai nữa mới ra lệnh xung phong.
Cả bọn tràn vào và một màn tập đấm bao cát lại tiếp tục. Có thằng cha gìa bị đấm gẫy quai hàm, máu me đầy mặt nhưng vẫn ôm khư khư quyển Kinh Thánh trước ngực. Sau cùng Sergie phải bồi cho một đá, có tiếng xương sườn gãy, thằng cha gìa rú lên một tiếng đau đớn ngã vật xuống sàn, bấy giờ quyển sách mới rơi ra. Sergie hừ lên một tiếng kinh bỉ, chùi máu dính trên quyển sách vào xác ông gìa rồi mén vào thùng chiến lợi phẩm.
Bổng có tiếng reo hò làm Sergie quay lại, toán anh đang túm lấy một thiếu nữ đẹp như tượng cẩm thạch, dù đang co rúm người lại vì sợ hãi, người thiếu nữ này vẫn đẹp hơn bất kỳ người đàn bà đẹp nhất nào trên trái đất.
Qua ngày hôm sau, anh vẫn còn bị hình ảnh Natasha, tên người thiếu nữ đẹp tuyệt trần kia ám ảnh. Hình ảnh sau cùng mà anh còn nhớ là Victor, vô địch đô vật, hai tay nâng Natasha lên khỏi đầu, dừng lại vài giây rồi bất ngờ ném mạnh nàng vào tường. Thân hình nàng dội lại và nằm bất động trên sàn nhà. Một sàn nhà đầy máu. "Ước gì mình gặp nàng ở chỗ khác" Sergie lẩm bẩm, anh lắc đầu cố xua đuổi hình ảnh đóa hoa bị dập vùi tả tơi ra khỏi anh.
Một tuần sau, toán anh nhận được lệnh công tác và bất ngờ lại gặp Natasha trong đám tín đồ. Tự nhiên Sergie nổi điên, quay qua Victor anh nói:
- Đồng chí không làm nó quên được Chúa thì hôm nay để tôi, tôi sẽ làm nó nhớ đời.
Ba người xúm lại lột hết quần áo Natasha ra, nàng hoàn toàn trần truồng.
Hai người đè nàng nằm úp trên cái bàn gỗ, Sergie dùng hai bàn tay võ sĩ cuả mình đánh liên tiếp vào cái mông trần trụi cuả nàng. Anh đánh như điên, mông nàng đã sưng lên, đỏ bầm. Natasha cắn chặt môi cố không rên la, răng nàng cắn chặt đến nỗi máu rỉ ra hai bên mép, Sergie càng điên tiết, càng nện những cú như trời dáng. Sau cùng chịu không nổi Natasha bật khóc. Đến khi hai cổ tay rã rời, Sergie dừng lại, hai bàn tay anh đầy máu, mông của Natasha chỉ còn là hai tảng thịt bày nhày đẫm máu. Nàng đã bất tỉnh tự bao giờ.
Một tuần sau, toán hành động đặc biệt của Sergie lại lên đường. Anh lấy làm lạ, hình như càng bị đàn áp, người ta theo Chúa càng đông. Công tác liên miên, đã nhiều lần Sergie đã phải từ chối bớt công tác vì làm không xuể. Tiền thì đứa nào cũng ham, công tác lại không nguy hiểm, nhưng sức người có hạn.
Đến nơi cả bọn nhào xuống, tông cửa vào. Và thật bất ngờ, trong đám tín đồ đang cầu nguyện lại có Natasha. Nàng vẫn còn xanh, người gầy hơn trước, đang đứng vịn cạnh bàn như người ốm mới dậy.
Alex trong toán cảnh sát bước tới, mặt đầy thù hận, nó dơ cao cây ma trắc định bổ xuống đầu nàng. Lãnh cú này, Natasha sẽ không còn dậy được nữa. Bất ngờ Victor bước tới chắn giữa Alex và Natasha.
- Không ai được đụng tới người con gái này.
Alex hét lên:
- Tránh ra, mày muốn giữ làm của riêng hả?
- Không, đừng nói bậy. Nàng có một cái gì mà mình không có. Không đứa nào được đụng tới nàng, tao cảnh cáo.
Alex đứng thở như con bò mộng. Victor cũng dơ cao cây ma trắc sẵn sàng tử chiến. Sergie đứng đó mà lạ lùng quá đỗi. Cái gì đã làm một thằng vũ phu bậc nhất là thằng Victor thay đổi, chính nó là thằng sau mỗi chuyến công tác luôn luôn than phiền bọn tín đồ không có đứa nào ra hồn để cho nó nâng cao tay nghề. Bây giờ chính nó là thằng bảo vệ Natasha người của bọn đức tin. Sergie biết mình không can thiệp là có rắc rối to. Anh gọi Alex:
- Alex tụi nó đang trốn kìa.
Alex quay lại và bỏ con mồi. Victor hạ cây ma trắc xuống đứng thở. Sergie hất đầu ra dấu, Natasha cúi đầu chạy biến sau cánh cửa.
***
Hôm đó Sergie làm việc uể oải như người bịnh, kết quả không lấy gì khích lệ. Nó làm cho có lệ, đám đàn em hốt được ai thì đẩy lên xe chạy thẳng về ty. Sergie ôm thùng chiến lợi phẩm toàn Kinh Thánh của bọn tín đồ, đa số chép bằng tay. Nó thảy từng xấp giấy vào thùng phuy, nốc rượu nhìn ngọn lửa bốc lên.
Nốc ngụm rượu cuối, chưa đã ghiền, nó sai thằng Victor đi kiếm thêm rượu. Ngồi buồn buồn nó lật mấy trang Kinh Thanh viết tay ra đọc, đó là đoạn viết về việc cầu nguyện, một người nào đã viết lại bằng trí nhớ. Càng đọc tim nó càng đập mạnh, đó là những lời rất chân thành mà một người gian ác không thể nào viết ra được.
Chợt có tiếng chân của thằng Victor về tới, nó xé vội hai trang nhét vào túi quần rồi bình thản đón lấy chai rượu tu ừng ực.
Tối hôm đó đi xuống tàu, nằm dài trên giường, cẩn thận khóa cửa, quan sát mọi kẽ hở. Yên tâm nó lôi tờ Kinh Thánh ra đọc.
Đó là đoạn Chúa Giêsu dạy cho một người cầu nguyện, đưa lòng mình lên với Thượng Đế để thấy mọi người là anh em, hãy tha thứ cho những người làm hại mình. Càng đọc Sergie càng bị những dòng chữ cuốn hút. Đây là những điều làm cho con người trở nên chân thiện mỹ. Không có điều nào chống lại nhân dân. Thốt nhiên Sergie thấy đầu mình mở ra, một luồng không khí mới mẻ tràn ngập tâm hồn. Thế ra mình đã lầm từ bao lâu nay. Không cầm lòng được Sergie la lên: "Đúng rồi, đây là điều Natasha có mà mình không có". Sergie thấy choáng váng, ngực như bị một tảng đá đè nặng, đầu nhức như búa bổ. Điều nó mới khám phá ra quá mới, quá mạnh. Vượt quá sức chịu đựng của thân xác nó, dù là thân xác của một võ sĩ, bay giờ cũng thành vô dụng.
Hôm sau xin nghỉ phép hai tuần, Sergie định vượt biên qua ngã Hungari, nhưng biên giới về phía Nga được canh gác quá kỹ. Không phải để bắt người từ Hung trốn sang Nga mà trái lại. Anh quay về hướng Thổ nhĩ Kỳ nhưng sau một đêm nằm ở biên giới Nga-Thổ anh phải bỏ ý định của mình vì giống như biên giới Hung, bộ đội canh gác dày đặc nhất vẫn là Nga.
Hết hai tuần phép, Sergie trở lại nhiệm sở mà lòng như có nồi nước đang sôi. Trùm mật vụ Arazov đón anh với nụ cười tươi. Một núi công tác đang chờ.
Đêm đó, Sergie cố làm tròn nhiệm vụ, anh không muốn bị nghi ngờ. Con mồi của anh là một bà già, tóc điểm sưong, mặt nhàu nát vì những khổ đau chồng chất từ ngày lá cờ đỏ cắm trên đền thờ Thánh Peter, bao nhiêu tai họa đã dáng xuống trên bà và gia đình nhỏ bé đơn sơ như tổ chim non. Chồng chết con đi tù. Mỗi một nếp nhăn trên khuôn mặt bà là một nhát chém trong tim. Khuôn mặt bà như tấm bản đồ Nga, nhàu nát tả tơi chỉ còn đôi mắt nhỏ là còn tinh anh, còn sức sống.
Sergie dơ cao cây ma trắc trên đỉnh đầu người đàn bà bất hạnh. Người mẹ Nga vẫn đứng thẳng, mắt nhìn thẳng vào mặt Sergie, hai tay chắp lại, bà cất cao tiếng cầu nguyện xin Chúa tha tội cho Sergie. Cây ma trắc bổ xuống, nhưng có một bàn tay nắm chặt tay Sergie bẻ ngược ra sau. Cổ tay anh đau như bị trặc. Sergie giựt mình quay lại.
Phía sau anh không có một ai, Sergie nhìn quanh quất, nhìn lại cổ tay còn nhức buốt cuả mình, bất giác một luồng khí lạnh chạy dọc theo xương sống.
Chính là Chúa đang hiện diện nơi đây. Sergie cắm đầu chạy một mạch ra khỏi căn nhà nguyện, vừa chạy vừa la, anh băng mình vào dêm tối. Khi định thần lại, Sergie thấy mình dang phủ phục trước bậc thềm của ngôi nhà thờ bỏ hoang, bên trong là kho chất than củi của cưả hàng chất đốt. Nước mắt ứa ra, anh thì thầm xin Chúa tha tội.
Sergie xin ra khỏi nghành công an đặc biệt, anh lấy cớ phải hoàn tất chương trình học của Hải quân. Anh từ chối ân huệ của trùm mật vụ cho anh thăng cấp vượt cấp, được về học trường KGB nơi đào tạo những người nắm vận mạng nước Nga trong tương lai.
Trùm Arazov rất ngạc nhiên, con cáo gìa này đánh hơi có mùi lạ. Con đường công danh của một thằng mồ côi đang mở rộng trước mắt, tại sao nó lại từ chối. Nhưng duyệt xét lại từng dấu chấm phết trong hồ sơ lý lịch của Sergie, tất cả quá trình công tác hắn không tìm ra được bất kỳ sai phạm nào.
Trong nhật ký công tác và bảng đánh gía, Sergie hầu như luôn luôn đứng đầu bảng, xếp lớn đã phê nó là người cộng sản lý tưởng nhất từ trước đến nay. Một hạt kim cuơng trên vương niệm của những người cộng sản. Xếp lớn, xếp nhỏ đã phê như thế thì làm sao mà lầm được. Cuối cùng Arazov kết luận tính khí của những thằng mới lớn nó vậy, đừng ép nó, để một thời gian rồi đâu lại vào đó. Xếp tạm hài lòng với "tâm lý biện chứng pháp" của mình và đồng ý để Sergie xuống tàu ra khơi. Chiếc tàu của Sergie ngụy trang thành tầu đành cá hoạt động ngoài khơi hải phận Hoa Kỳ. Đó là một trạm chuyển vận tin tức giữa căn cứ hải quân Hắc Hải và các gián điệp Nga hoạt động trong nội địa Hoa Kỳ.
Đã một lần anh tính nhảy xuống biển vào ban đêm để bơi vào đất liền. Lúc đó tàu anh chỉ cách thành phố Los Angeles 12 hải lý, nhưng bản tin trên hệ thống mật mã đã khiến anh hủy bỏ ý định.
Bản tin cho biết thủy thủ Nga Kurdika sau khi đào thoát sang Hoa Kỳ đã bị trao trả lại cho Nga và Hoa Kỳ cũng đã đồng ý sẽ giao lại bất kỳ người Nga nào đào thoát xin tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ. Không thể trông cậy vào Hoa Kỳ bây giờ gần đây nhất chỉ còn Canada.
Hôm sau Sergie nhận được điện anh sẽ được chuyển qua một ''tàu đánh cá''. Anh sẽ được bàn giao ngay trên mặt biển. Con tàu Elagin sau khi nhận anh, sẽ quay mũi lên hướng Bắc ở đó tin tức cho hay Hoa Kỳ sắp thí nghiệm hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử.
Ngoài những lúc bận rộn trong phòng truyền tin, Sergie dành hết thì giờ vào việc tập thể dục. Anh theo những chương trình tập luyện gian khổ. Đám sĩ quan trên tàu hỏi anh muốn đoạt huy chương vàng trong kỳ Thế vận hội sắp tới. Anh chỉ cười, anh biết mình phải làm gì.
Biển động, bão đổ đến với từng cơn sóng to như tòa nhà nhiều tầng, con tàu gầm rú nặng nề lướt trên mặt biển. Kỹ sư cơ khí phải túc trực 24/24 tại phòng máy. Bão đã qua ngày thứ ba và tin khí tượng cho biết thời tiết sẽ khả quan hơn trong những ngày sắp tới.
Ngay đêm đó Sergie nhận được lệnh chuẩn bị bàn giao để trở về Nga. Một chức vụ và một công việc quan trọng đang chờ đợi anh. Con cáo già đã cho anh tự do sáu tháng qua, bây giờ anh phải trở về để thành lớp kem trên chiếc bánh bông lan của cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Soviet.
Bây giờ mặt biển vẫn đen ngòm, bầu trời hết mây xám thì đến mưa. Chung quanh chỉ còn thấy hết núi nước lạnh như băng này đổ xuống là đến núi nước đá khác tiếp theo.
Tàu đi như ông già say rượu. Sergie biết mình phải quyết định. Đêm nay hoặc là không bao giờ.
* * *
Sergie phóng mình xuống nước, nước lạnh hơn mức anh dự trù. Anh cố gắng nhoài người ra xa, càng xa con tầu càng tốt. Anh bơi hướng về phía ánh đèn của đất liền, nhưng trời đổ sương mù xuống mặt biển. Bây giờ anh không còn thấy bất kỳ vật gì ở cách xa anh vài mét. Anh chỉ còn thấy con sóng nào ở gần anh nhất mà thôi, vì trước khi sóng đổ xuống, những bọt nước vỡ tung trên đầu sóng thành một màu trắng xóa rồi vụt tan biến, mất tích giữa lòng đại dương đang nổi cơn thịnh nộ.
Chung quanh anh bây giờ là núi nước tiếp theo núi nước đổ xuống. Trong đời anh chưa thấy nước ở đâu nhiều như vậy. Sergie biết mình chỉ chịu được tối đa là ba tiếng ngâm mình dưới nước mà thôi. Ba tiếng là tổng số của sức lực, sức liều và ý chí đào thoát, không hơn.
Chung quanh vẫn là biển và sóng nước, toàn một màu đen. Anh nhắm một hướng bơi theo linh tính dù trước đây anh đã nghiên cứu chiều của dòng nước để có thể tính ra hướng bơi vào đất liền, nhưng bây giờ tất cả không giúp được gì cho anh, chung quanh vẫn là sóng vây phủ tứ bề. Trời đầy sương mù, đặc hơn lúc trưóc, anh như một người mù không thấy gì trước mặt. Vẫn tiếp tục bơi theo linh tính, anh cũng không giám giảm tốc độ, sợ thân nhiệt không đủ ấm. Nhìn đồng hồ dạ quang đeo tay anh biết mình đã bơi được hơn hai tiếng. Một ngọn sóng nhấc anh khỏi mặt biển, bất ngờ một khối đá đen hiện ra ngay trước mắt, Sergie reo lên mừng rỡ, nước ọc vào miệng, anh đã vào đến bờ, thì ra sóng đã đẩy anh đi. Một ngọn sóng nữa đẩy anh lên cao trở lại, Sergie mở lớn mắt nhìn cho rõ, lần này tim anh như thắt lại. Đó không phải là tảng đá gần bờ mà là con tàu Elagin mà anh muốn từ bỏ.
Sergie thấy bao nhiêu sức lực biến mất hết, tay chân anh trở nên nặng nề, ngực như có phiến đá ngàn cân đè lên khiến anh thở thật khó khăn. Anh dã bơi hơn hai tiếng để về chốn cũ bây giờ bắt đầu lại từ đầu anh không còn đủ sức. Anh cũng không muốn trở lại con tàu dù anh có thể nói bị trượt ngã, chắc chắn không ai nghi ngờ, nhưng con tàu bây giờ tượng trưng cho CS Soviet, một thứ mà anh không còn chút gì tha thiết trên đời. Anh không muốn đặt chân lên đó lần nữa. Hai tay đã giảm tốc độ, chân trở nên nặng nề. Anh nghĩ nếu mình phải chết thì cũng vừa với tội đã bách hại những người Công Giáo tại Nga. Nhưng anh không muốn chết bây giờ. Anh nghĩ đến Chúa, anh muốn cầu nguyện nhưng không biết phải bắt đầu như thế nào. Anh nói thầm: "Chúa ơi, con không biết cầu nguyện, con chỉ muốn nói với Chúa là con không muốn chết khi gần đến xứ tự do như bây giờ, xin giúp con."
Bất ngờ anh thấy có một sức mạnh chạy dọc toàn thân anh, anh không còn thấy lạnh, tay chân linh hoạt hẳn lên. Anh cảm nhận được Chúa đang ở bên anh cũng như lần anh đi chuyến công tác bắt đạo lần cuối cùng. Nhưng lần này Chúa ở cùng phe anh. Anh nhắm mắt lại bơi thẳng vào bờ.
Cuộc đời Sergie thay đổi hẳn, sau bao dằng co, cuối cùng chính phủ Canada chấp thuận cho anh quy chế tỵ nạn. Không phải tốt lành gì mà chính phủ Canada chấp nhận anh, trước đó Canada đã tính trả anh lại cho Nga nhưng bị quốc hội phản đối nên đành cho anh ở lại.
Anh được nhận vào trường sửa vô tuyến, nghề cũ của anh, công việc bảo đảm và hứa hẹn một gia đình ấm cúng. Nhưng Sergie đã hiến mình cho một sứ mạng mới, anh phải đi khắp thế giới nói cho moị người biết sự thật về đạo Công Giáo tại Nga, về những đàn áp tinh vi, dã man tàn bạo có bài bản do trung ương đảng CS Nga phát động. Anh đã đến các nhà thờ, các buổi lễ để nói chuyện. Các đài phát thanh, đài truyền hình đã phỏng vấn anh. Chuyện anh được mọi người biết đến. KGB đã hai lần gửi người đến hăm dọa: "im cái miệng mày lại, nếu không cuối cùng mày sẽ gặp tai nạn". Đã là KGB, Sergie biết cái gì đang chờ đón mình, nhưng anh không thể làm khác được. Anh như một người mới từ bỏ chỗ tối để bước vào chỗ sáng, từ nay anh phải đốt đuốc lên để xua tan sự tối tăm. Anh không thể làm khác được. Đời anh, anh coi như bỏ, sống là để thực hiện sứ mạng cao cả, cứu dân Nga khỏi bàn tay tàn bạo của người CS và chỉ có điều đó mới đáng để anh làm. KGB hay cái gì nữa cũng thế thôi.
Sergie đã viết lại chuyện thật đời mình, nguyên tác bằng tiếng Nga. Anh viết: "Tâm hồn của dân tộc vĩ đại Nga chưa chết và sẽ không bao giờ chết. Những tâm hồn như Natasha và hàng triệu người như nàng một ngày kia sẽ đứng dậy thắp sáng ngọn nến đức tin trên khắp nước Nga".
Trang cuối cùng của quyển tự chuyện anh viết rất cảm động:
"Với bà Litovchenco, người đàn bà bán thân bất toại vợ của đạo trưởng linh mục Chính thống giáo đã bị chúng tôi sát hại bên bờ sông Elizovo, tôi muốn thưa rằng: tôi hết sức ân hận, vô cùng ân hận, thưa bà. Với Nina Rudenko người thiếu nữ xinh đẹp thơ ngây đã bị người của tôi huỷ hoại cuộc đời, tôi muốn dâng lời cầu xin - cô Nina xin hãy vui lòng tha thứ cho tôi. Và với Natasha, người đã bị tôi đánh đập dã man và sẵn sàng chịu thêm nữa để bảo vệ đức tin của mình, tôi muốn nói - Em Natasha, phần lớn nhờ có em mà cuộc đời anh thay đổi, để ngày nay anh được làm người anh của em trong Chúa Giêsu. Một cuộc đời mới đang mở ra trước mắt anh. Chúa đã ban cho anh sự tha thứ của người. Anh hy vọng phần em cũng sẽ ban cho anh sự tha thứ của riêng em. Dù em đang ở đâu, anh cũng muốn nói cùng em, cám ơn em nhé Natasha! Không bao giờ, vâng không bao giờ, anh quên em".
Tự truyện của Sergie đã được dịch ra 15 thứ tiếng trên thế giới, bản tiếng Mỹ là “Natasha, forgive me” Publisher: Harper Collins Publishers, bản tiếng Việt là của nhà văn Nhị Lang với tựa đề "Lời nguyện cầu". Ông đã dịch rất công phu. Đây không phải là một bản dịch thuần tùy mà là một tác phẩm văn chương mà người dịch đã để tâm hồn mình vào đó.
Đế quốc Nga với hàng trăm ngàn nhân viên KGB, với hàng triệu Hồng Quân, với lực lượng quân sự cồng kềnh nhất trên thế giới, với một hệ thống truyền thông độc quyền tập trung chủ yếu để đánh đạo Công Giáo. Với một viện nghiên cứu Thánh Kinh hẳn hòi để đổ những gì dơ bẩn nhất bằng ngôn ngữ của một người vô học đến ngôn ngữ của một nhà bác học vào những người Kyto Giáo. Những người này vũ khí tự vệ chỉ là. .. lời cầu nguyện.
Nghe như chuyện phong thần, chính Sergie cũng còn phải ngạc nhiên, chỉ có biết cầu Chúa, đồ ngu ngốc. Chúa nào chống lại được với dùi cui, mật vụ. Một bọn khùng.
Ngày 1 tháng 1 năm 1973, Sergie chết vì "tai nạn". Con dơi KGB đã không buông tha anh. Năm đó Sergie mới 22 tuổi.
1990 đảng CS Nga bị giải tán, Liên Bang Soviet sụp đổ, thành phố mang tên người sáng lập CS Leningrad được đổi tên thành Thành Phố Peterburg.
***
Trở lại VN, giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ. CSVN không mạnh hơn CS Nga, chỉ là đàn "cháu" của Lenin thôi. Sau khi dùng công an dùi cui, hơi cay… không xong, bây giờ dùng "tuyệt chiêu" đầu gấu. Những tưởng "tuyệt chiêu" này sẽ giữ vững được chế độ. Thật là sai lầm.
Những bậc minh quân trị nước đều lấy nhân nghĩa đạo đức làm gốc để trị vì thiên hạ. Không ai lấy đầu gấu làm sách lược an dân. Đầu gấu VN cũng không mạnh hơn đầu gấu Soviet và chuyện gì xảy đến mọi người đã rõ. Khi chúng ta biết rằng Cha của chúng ta là Thiên Chúa, Người vận hành và điều khiển 6 tỷ người trên trái đất, không kể đến vũ trụ, thì chúng ta kể cả toàn đảng CS chỉ là hạt cát, là tro bụi trên trái đất này.
Đòi chống lại Thượng Đế, đó là chuyện ngu ngốc cho những con người "ếch ngồi đáy giếng, đỉnh cao trí tuệ". Một cơn Tsunami đủ quét sạch 6 nước. Chúa có thể làm hơn vậy. Từ ngày có Tân Ước, bao nhiêu triều đại đã qua đi, hòn đá của Chúa vẫn tồn tại. Vũ khí hữu hiệu nhất của chúng ta là Lời Cầu Nguyện, cầu nguyện bằng trái tim chân thành với Chúa, Chúng ta hãy nhìn gương của những tín hữu Nga, dù bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu tàn bạo họ vẫn không ngã lòng, vẫn giữ đức tin, vẫn không đầu hàng, kể cả khi không còn Linh mục, Giám Mục, Trưởng lão… họ vẫn tự động tụ tập đọc kinh cầu nguyện. Hãy thầm thĩ cầu nguyện với Chúa, Người sẽ không bao giờ bỏ chúng ta cũng như đã làm cho nước Nga trở lại.
Đây là chuyện có thật của một nhân viên mật vụ Nga dưới thời Cộng Sản. Chuyện anh đã được dịch ra 15 ngôn ngữ trên thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau đọc lại để thấy có những chuyện ngày xưa, cũng giống chuyện ngày nay.
Từ trên bong tầu Sergie nhìn xuống dưới, mặt biển đen ngòm một màu đen thăm thẳm. Hơi nước lạnh bốc lên làm anh rùng mình, nước lạnh hơn mức anh đã dự trù, biển Canada quá lạnh, vì nó là nước đá. Nếu than nhiệt anh không đủ ấm, anh sẽ chết. Nhưng dù chết anh cũng phải phóng xuống...
... Đế quốc Xô Viết trong thời cực thịnh, đã dang cánh diều hâu bao phủ phần lớn Âu Châu, gieo rắc lá cờ nhuộm máu đến khắp mọi nơi trên thế giới. Với mũi lao là Hồng Quân sẵn sàng xuyên qua biên giới bất kỳ nước nào. Với tấm khiên là cơ quan mật vụ KGB bảo vệ chế độ. Cơ quan này là cơ quan quyền lực nhất của nước Nga, tuy trên hiến pháp nó chỉ là mõt trong nhiều cơ quan của nhà nước. KGB ngoài nhiệm vụ khám phá bất kỳ một âm mưu nào nhằm lật đổ chế độ, nó còn phải tiêu diệt tất cả những cá nhân phe nhóm đoàn thể nào không có lợi cho chế độ.
Để 100% đạt trọn vẹn mục đích, KGB đã tìm và huấn luyện cán bộ theo một phương thức hết sức tàn độc: lựa từ các trại mồ côi, các em nhi đồng không cha không mẹ, trí óc còn non nớt đem về dạy kinh điển Mác Lê từ nhỏ, dạy trên đời này chỉ có đảng là đúng, là chân lý tối thượng, biến các en thành một người máy, giao cho các em cái búa cái liềm và một cái đầu kiêu căng với quyền lực thừa mứa, đi chém giết, thẳng tay chém giết tất cả những gì không đi chung đường với đảng.
Đối tượng để đảng tiêu diệt thì nhiều lắm, đảng có rất nhiều kẻ thù, ngoài đế quốc Mỹ, các nước tư bản chuyên bóc lột nhân dân lao động, bọn xét lại, v.v... Nhưng kẻ thù mà đảng đặt lên trên hết đảng phải tiêu diệt cho bằng hết, đảng phải động viên các nhân viên xuất sắc nhất để đánh gục. Đó là bọn tín đồ Kitô giáo.
Bọn này không có bom nguyên tử, không có Hồng Quân, không có tàu ngầm nguyên tử Lenin, v.v... Chúng chỉ có quyển Kinh Thánh mà chúng tin cho đến cùng. Chúng còn dụ dổ những người nhẹ dạ khác theo chúng. Bọn này là bọn cuồng tín, nhất định không chấp nhận vô thần, dù chết chúng cũng không bỏ đạo.
Sergie Khourdakop là mẫu người Cộng Sản lý tưởng. Mồ côi cha mẹ năm lên bốn. Ở trong viện mồ côi là ''cháu Lenin''. Đi học làm trưởng đoàn thiếu nhi quàng khăn đỏ.
Vào Học viện Hải quân Xô Viết, làm thủ lãnh đoàn thanh niên CS, dạy Mác Lê cho 1200 sinh viên sĩ quan hải quân. Bây giờ Sergie đã là "con Lenin". Gia nhập toán cảnh sát đặc biệt, quyết dơ cao búa liềm đập nát đầu những kẻ chống đối Cách Mạng.
Vào thập niên 1970, CS mạnh hơn bao giờ hết. Ở Phi Châu lần lượt Angola, Ethiopia, Libia hát Quốc tế ca. Ở Châu Mỹ, qua trạm xuất khẩu Cuba, El Sanvado, Chile, Bolivia đứng dưới bóng cờ đỏ búa liềm. Ở Á châu, Afganistan, Việt, Miên, Lào rơi v ào tay CS. Ngày đó không ai dám tiên đoán CS sẽ sụp đổ trong thế kỷ này, nếu không muốn nói thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của CS.
Trên đỉnh cao quyền lực bấy giờ là Brejenev. Ở một triền sóng nhỏ hơn, một thanh niên tuy còn ở xa Moscow nhưng có một giáng dấp rất giống vị cha già lông mày chổi xể là Sergie Kourdacop. Công việc thường xuyên của Sergie là nhận chỉ thị trưực tiếp từ Azarov, trưởng khối mật vụ tỉnh Kamchatka, trong đó cho biết ngày giờ, địa điểm mà nhóm tín đồ sẽ cầu nguyện.
Nhiệm vụ của nhóm Sergie là sẽ đến để đàn áp nhóm tín đồ này. Ở Nga, trên hiến pháp có ghi quyền tự do tín ngưỡng, nhưng đó chỉ dùng đến khi đi ăn nói, vay nợ với Tây Phương mà thôi.
Trên thực tế, người dân Nga không được phép hành đạo, họ không được đi nhà thờ, không được tụ tập nhau lại để cầu nguyện, hay làm bất cứ nghi thức tôn giáo gì, không được giữ Kinh Thánh, vi phạm tội rất nặng, ngay cả sao chép lại Kinh Thánh cũng bị kể là trọng tội. Nhưng càng cấm đoán người dân Nga càng theo đạo đông. Càng bị bách hại họ càng trung thành với Chúa.
Họ lén lút tụ tập nhau lại để đọc kinh, đọc sách thánh, hát Thánh ca và dạy Giáo lý cho những người mới theo đạo.
Hôm nay, Sergie đi đến trụ sở Sở Cảnh sát đặc biệt, toán hành động đặc biệt của anh đã có mặt. Trùm KGB Anzarov vào đề:
- Chiều nay bọn tín đồ sẽ tổ chức một buổi lễ rửa tội, chúng là bọn nguy hiểm nhất cho chế độ, nhà nước có thể đóng cửa nhà thờ của bọn chúng, nhưng cái nguy hiểm nhất trong con người chúng nó là đức tin. Tôi cũng như các tổ KGB khác đã nhận lệnh từ đồng chí Brejne phải tiêu diệt bọn chúng.
Tất cả xúm quanh cái bàn tròn trên trải tấm bản đồ. Từ đây đến đó 20 phút. Chỗ sẽ làm lễ rửa tội là một con sông, chung quanh có đồi núi và một cánh rừng thưa.
Sergie chỉ vào một điểm trên bản đồ.
- Mình sẽ giấu xe ở đây, tất cả sẽ mai phục trong cánh rừng thưa, trừ hai đồng chí trừ bị lội qua sông trước, mai phục bên kia sông đề phòng bọn chúng tẩu thóat lối này.
Sergie ban lệnh một lần nữa, anh có thói quen cẩn thận coi lại từng sự việc. Những ngày tháng trong trại mồ côi phải tranh đấu cho anh biết không có sự cẩn thận nào là vô ích. Toán hành động đặc biệt lên đường.
Lễ rửa tội diễn ra bên bờ sông làng Elizovo tỉnh Petropaviovsk. Khoảng 20 tín đồ tụ tập bên bờ sông hát Thánh Ca, một số người mặc áo dài trắng lội xuống nước cùng với vị linh mục, tất cả lộ nét xúc động và chân thành trên khuôn mặt, không ai biết tai họa đang giáng xuống.
Sergie dơ cây ma trắc ra hiệu. Mười bốn tên cảnh sát đặc biệt nhào vào đám con chiên ngoan đạo. Trong vòng năm phút tất cả chỉ còn thấy máu và những tiếng rên rỉ. Một bà cụ gìa vừa kêu lên "Lạy Chúa tôi" liền bị ngay một quả đấm thôi sơn của vô địch quyền anh Siberia vào ngay miệng. Bà cụ đã chết ba ngày sau đó. Một thiếu nữ trẻ bị đánh rách tai, máu tuôn xối xả. Còn vị linh mục, xác ông chìm xuống nước, máu loang đỏ. trận bố ráp kết thúc giản dị không ngờ.
Đám tín đồ còn lại bị tách làm hai, nam riêng, nữ riêng. Đám thiếu nữ bị toán cảnh sát đặc biệt hãm hiếp, họ kêu la với những tiếng khóc xé lòng. Đã nghe tiếng khóc này trong đời thì không thể nào quên được. Nó còn hơn tiếng khóc của bà mẹ mất con, tiếng khóc này có thể là tức tưởi, có thể là gào khóc điên cuồng đòi lại cái đã mất. Nhưng tiếng khóc của những thiếu nữ này là khóc để giữ lại cái đang mất, cái đó có thể là sự trong trắng, có thể là cuộc đời, có thể là sinh mạng mình, có thể là tất cả. Những cái đó phải bảo vệ, và vũ khí bảo vệ nó chỉ là tiếng khóc. Tiếng khóc này là tất cả khả năng sinh tồn của một người thiếu nữ đứng trước sự tàn nhẫn của con người và cuả cuộc đời. Không bút mực nào diễn tả đủ được.
Đám đàn ông thanh niên bị trói ngồi gục đầu. Sau khi thỏa mãn, đám cảnh sát đẩy tất cả lên xe, các cô gái vẫn còn lõa thể gục xuống như một tầu lá úa.
Đến trụ sở cảnh sát, các cô này lại bị đẩy vào phòng giam những tên say rượu, ở Nga dân chúng uống rượu rất nhiều, phòng giam đông nhất vẫn là những tên say rượu. Những người thiếu nữ bất hạnh này bị hiếp tàn bạo suốt đêm. Người nhỏ nhất là Nina Rudenco 16 tuổi, em không bao giờ hồi phục lại được.
Sau khi thi hành xong công tác, mỗi tên được lãnh 25 rúp, trong khi lương của một sinh viên sĩ quan hải quân chỉ được 7 rúp một tháng. Tất cả kéo nhau đi đổ rượu Voska tới sáng.
Sergie và toán cảnh sát đặc biệt thực hiện trên 150 lần công tác, lần nào cũng thành công, mà không thành công sao được, khi mà bọn tín đồ đều không chống cự, chỉ biết khóc và cầu nguyện, "cầu nguyện mà làm gì, Chúa làm gì có, có thì đã cứu chúng mày".
Sergie và toán cảnh sát đặc biệt bây giờ được lên hàng đồng chí, không còn ở "giai cấp" con Lenin, tiếp tục công tác, tiếp tục đi nhậu. Cho đến một ngày, Sergie gặp Natasha Zhdanova.
Người thiếu nữ Bạch Nga gốc Ukraine này có mái tóc mầu hung như men rượu, đôi mắt trong xanh như để thu hồn người đối diên vào vùng biển Địa trung hải ấy, làn da trắng mịn màng, khuôn mặt đẹp như trong tranh của các danh họa thời Phục Hưng, thân hình tuyệt mỹ như các người mẫu Tây Phương.
Sergie gặp nàng trong đám tín đồ.
Điểm tập họp của các tín đồ tối hôm đó là là tầng hầm của một căn nhà cũ kỹ nằm giữa đồng. Toán hành động đặc biệt đã đổ đến từ buổi chiều, từ xa họ dùng ống nhòm quan sát. Lác đác từng người đến. Khi trời sẫm tối, Pavlov, toán viên của Sergie đề nghị làm sớm về còn đi nhậu, nhưng Sergie đợi thêm 10 phút, không thấy ai nữa mới ra lệnh xung phong.
Cả bọn tràn vào và một màn tập đấm bao cát lại tiếp tục. Có thằng cha gìa bị đấm gẫy quai hàm, máu me đầy mặt nhưng vẫn ôm khư khư quyển Kinh Thánh trước ngực. Sau cùng Sergie phải bồi cho một đá, có tiếng xương sườn gãy, thằng cha gìa rú lên một tiếng đau đớn ngã vật xuống sàn, bấy giờ quyển sách mới rơi ra. Sergie hừ lên một tiếng kinh bỉ, chùi máu dính trên quyển sách vào xác ông gìa rồi mén vào thùng chiến lợi phẩm.
Bổng có tiếng reo hò làm Sergie quay lại, toán anh đang túm lấy một thiếu nữ đẹp như tượng cẩm thạch, dù đang co rúm người lại vì sợ hãi, người thiếu nữ này vẫn đẹp hơn bất kỳ người đàn bà đẹp nhất nào trên trái đất.
Qua ngày hôm sau, anh vẫn còn bị hình ảnh Natasha, tên người thiếu nữ đẹp tuyệt trần kia ám ảnh. Hình ảnh sau cùng mà anh còn nhớ là Victor, vô địch đô vật, hai tay nâng Natasha lên khỏi đầu, dừng lại vài giây rồi bất ngờ ném mạnh nàng vào tường. Thân hình nàng dội lại và nằm bất động trên sàn nhà. Một sàn nhà đầy máu. "Ước gì mình gặp nàng ở chỗ khác" Sergie lẩm bẩm, anh lắc đầu cố xua đuổi hình ảnh đóa hoa bị dập vùi tả tơi ra khỏi anh.
Một tuần sau, toán anh nhận được lệnh công tác và bất ngờ lại gặp Natasha trong đám tín đồ. Tự nhiên Sergie nổi điên, quay qua Victor anh nói:
- Đồng chí không làm nó quên được Chúa thì hôm nay để tôi, tôi sẽ làm nó nhớ đời.
Ba người xúm lại lột hết quần áo Natasha ra, nàng hoàn toàn trần truồng.
Hai người đè nàng nằm úp trên cái bàn gỗ, Sergie dùng hai bàn tay võ sĩ cuả mình đánh liên tiếp vào cái mông trần trụi cuả nàng. Anh đánh như điên, mông nàng đã sưng lên, đỏ bầm. Natasha cắn chặt môi cố không rên la, răng nàng cắn chặt đến nỗi máu rỉ ra hai bên mép, Sergie càng điên tiết, càng nện những cú như trời dáng. Sau cùng chịu không nổi Natasha bật khóc. Đến khi hai cổ tay rã rời, Sergie dừng lại, hai bàn tay anh đầy máu, mông của Natasha chỉ còn là hai tảng thịt bày nhày đẫm máu. Nàng đã bất tỉnh tự bao giờ.
Một tuần sau, toán hành động đặc biệt của Sergie lại lên đường. Anh lấy làm lạ, hình như càng bị đàn áp, người ta theo Chúa càng đông. Công tác liên miên, đã nhiều lần Sergie đã phải từ chối bớt công tác vì làm không xuể. Tiền thì đứa nào cũng ham, công tác lại không nguy hiểm, nhưng sức người có hạn.
Đến nơi cả bọn nhào xuống, tông cửa vào. Và thật bất ngờ, trong đám tín đồ đang cầu nguyện lại có Natasha. Nàng vẫn còn xanh, người gầy hơn trước, đang đứng vịn cạnh bàn như người ốm mới dậy.
Alex trong toán cảnh sát bước tới, mặt đầy thù hận, nó dơ cao cây ma trắc định bổ xuống đầu nàng. Lãnh cú này, Natasha sẽ không còn dậy được nữa. Bất ngờ Victor bước tới chắn giữa Alex và Natasha.
- Không ai được đụng tới người con gái này.
Alex hét lên:
- Tránh ra, mày muốn giữ làm của riêng hả?
- Không, đừng nói bậy. Nàng có một cái gì mà mình không có. Không đứa nào được đụng tới nàng, tao cảnh cáo.
Alex đứng thở như con bò mộng. Victor cũng dơ cao cây ma trắc sẵn sàng tử chiến. Sergie đứng đó mà lạ lùng quá đỗi. Cái gì đã làm một thằng vũ phu bậc nhất là thằng Victor thay đổi, chính nó là thằng sau mỗi chuyến công tác luôn luôn than phiền bọn tín đồ không có đứa nào ra hồn để cho nó nâng cao tay nghề. Bây giờ chính nó là thằng bảo vệ Natasha người của bọn đức tin. Sergie biết mình không can thiệp là có rắc rối to. Anh gọi Alex:
- Alex tụi nó đang trốn kìa.
Alex quay lại và bỏ con mồi. Victor hạ cây ma trắc xuống đứng thở. Sergie hất đầu ra dấu, Natasha cúi đầu chạy biến sau cánh cửa.
***
Hôm đó Sergie làm việc uể oải như người bịnh, kết quả không lấy gì khích lệ. Nó làm cho có lệ, đám đàn em hốt được ai thì đẩy lên xe chạy thẳng về ty. Sergie ôm thùng chiến lợi phẩm toàn Kinh Thánh của bọn tín đồ, đa số chép bằng tay. Nó thảy từng xấp giấy vào thùng phuy, nốc rượu nhìn ngọn lửa bốc lên.
Nốc ngụm rượu cuối, chưa đã ghiền, nó sai thằng Victor đi kiếm thêm rượu. Ngồi buồn buồn nó lật mấy trang Kinh Thanh viết tay ra đọc, đó là đoạn viết về việc cầu nguyện, một người nào đã viết lại bằng trí nhớ. Càng đọc tim nó càng đập mạnh, đó là những lời rất chân thành mà một người gian ác không thể nào viết ra được.
Chợt có tiếng chân của thằng Victor về tới, nó xé vội hai trang nhét vào túi quần rồi bình thản đón lấy chai rượu tu ừng ực.
Tối hôm đó đi xuống tàu, nằm dài trên giường, cẩn thận khóa cửa, quan sát mọi kẽ hở. Yên tâm nó lôi tờ Kinh Thánh ra đọc.
Đó là đoạn Chúa Giêsu dạy cho một người cầu nguyện, đưa lòng mình lên với Thượng Đế để thấy mọi người là anh em, hãy tha thứ cho những người làm hại mình. Càng đọc Sergie càng bị những dòng chữ cuốn hút. Đây là những điều làm cho con người trở nên chân thiện mỹ. Không có điều nào chống lại nhân dân. Thốt nhiên Sergie thấy đầu mình mở ra, một luồng không khí mới mẻ tràn ngập tâm hồn. Thế ra mình đã lầm từ bao lâu nay. Không cầm lòng được Sergie la lên: "Đúng rồi, đây là điều Natasha có mà mình không có". Sergie thấy choáng váng, ngực như bị một tảng đá đè nặng, đầu nhức như búa bổ. Điều nó mới khám phá ra quá mới, quá mạnh. Vượt quá sức chịu đựng của thân xác nó, dù là thân xác của một võ sĩ, bay giờ cũng thành vô dụng.
Hôm sau xin nghỉ phép hai tuần, Sergie định vượt biên qua ngã Hungari, nhưng biên giới về phía Nga được canh gác quá kỹ. Không phải để bắt người từ Hung trốn sang Nga mà trái lại. Anh quay về hướng Thổ nhĩ Kỳ nhưng sau một đêm nằm ở biên giới Nga-Thổ anh phải bỏ ý định của mình vì giống như biên giới Hung, bộ đội canh gác dày đặc nhất vẫn là Nga.
Hết hai tuần phép, Sergie trở lại nhiệm sở mà lòng như có nồi nước đang sôi. Trùm mật vụ Arazov đón anh với nụ cười tươi. Một núi công tác đang chờ.
Đêm đó, Sergie cố làm tròn nhiệm vụ, anh không muốn bị nghi ngờ. Con mồi của anh là một bà già, tóc điểm sưong, mặt nhàu nát vì những khổ đau chồng chất từ ngày lá cờ đỏ cắm trên đền thờ Thánh Peter, bao nhiêu tai họa đã dáng xuống trên bà và gia đình nhỏ bé đơn sơ như tổ chim non. Chồng chết con đi tù. Mỗi một nếp nhăn trên khuôn mặt bà là một nhát chém trong tim. Khuôn mặt bà như tấm bản đồ Nga, nhàu nát tả tơi chỉ còn đôi mắt nhỏ là còn tinh anh, còn sức sống.
Sergie dơ cao cây ma trắc trên đỉnh đầu người đàn bà bất hạnh. Người mẹ Nga vẫn đứng thẳng, mắt nhìn thẳng vào mặt Sergie, hai tay chắp lại, bà cất cao tiếng cầu nguyện xin Chúa tha tội cho Sergie. Cây ma trắc bổ xuống, nhưng có một bàn tay nắm chặt tay Sergie bẻ ngược ra sau. Cổ tay anh đau như bị trặc. Sergie giựt mình quay lại.
Phía sau anh không có một ai, Sergie nhìn quanh quất, nhìn lại cổ tay còn nhức buốt cuả mình, bất giác một luồng khí lạnh chạy dọc theo xương sống.
Chính là Chúa đang hiện diện nơi đây. Sergie cắm đầu chạy một mạch ra khỏi căn nhà nguyện, vừa chạy vừa la, anh băng mình vào dêm tối. Khi định thần lại, Sergie thấy mình dang phủ phục trước bậc thềm của ngôi nhà thờ bỏ hoang, bên trong là kho chất than củi của cưả hàng chất đốt. Nước mắt ứa ra, anh thì thầm xin Chúa tha tội.
Sergie xin ra khỏi nghành công an đặc biệt, anh lấy cớ phải hoàn tất chương trình học của Hải quân. Anh từ chối ân huệ của trùm mật vụ cho anh thăng cấp vượt cấp, được về học trường KGB nơi đào tạo những người nắm vận mạng nước Nga trong tương lai.
Trùm Arazov rất ngạc nhiên, con cáo gìa này đánh hơi có mùi lạ. Con đường công danh của một thằng mồ côi đang mở rộng trước mắt, tại sao nó lại từ chối. Nhưng duyệt xét lại từng dấu chấm phết trong hồ sơ lý lịch của Sergie, tất cả quá trình công tác hắn không tìm ra được bất kỳ sai phạm nào.
Trong nhật ký công tác và bảng đánh gía, Sergie hầu như luôn luôn đứng đầu bảng, xếp lớn đã phê nó là người cộng sản lý tưởng nhất từ trước đến nay. Một hạt kim cuơng trên vương niệm của những người cộng sản. Xếp lớn, xếp nhỏ đã phê như thế thì làm sao mà lầm được. Cuối cùng Arazov kết luận tính khí của những thằng mới lớn nó vậy, đừng ép nó, để một thời gian rồi đâu lại vào đó. Xếp tạm hài lòng với "tâm lý biện chứng pháp" của mình và đồng ý để Sergie xuống tàu ra khơi. Chiếc tàu của Sergie ngụy trang thành tầu đành cá hoạt động ngoài khơi hải phận Hoa Kỳ. Đó là một trạm chuyển vận tin tức giữa căn cứ hải quân Hắc Hải và các gián điệp Nga hoạt động trong nội địa Hoa Kỳ.
Đã một lần anh tính nhảy xuống biển vào ban đêm để bơi vào đất liền. Lúc đó tàu anh chỉ cách thành phố Los Angeles 12 hải lý, nhưng bản tin trên hệ thống mật mã đã khiến anh hủy bỏ ý định.
Bản tin cho biết thủy thủ Nga Kurdika sau khi đào thoát sang Hoa Kỳ đã bị trao trả lại cho Nga và Hoa Kỳ cũng đã đồng ý sẽ giao lại bất kỳ người Nga nào đào thoát xin tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ. Không thể trông cậy vào Hoa Kỳ bây giờ gần đây nhất chỉ còn Canada.
Hôm sau Sergie nhận được điện anh sẽ được chuyển qua một ''tàu đánh cá''. Anh sẽ được bàn giao ngay trên mặt biển. Con tàu Elagin sau khi nhận anh, sẽ quay mũi lên hướng Bắc ở đó tin tức cho hay Hoa Kỳ sắp thí nghiệm hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử.
Ngoài những lúc bận rộn trong phòng truyền tin, Sergie dành hết thì giờ vào việc tập thể dục. Anh theo những chương trình tập luyện gian khổ. Đám sĩ quan trên tàu hỏi anh muốn đoạt huy chương vàng trong kỳ Thế vận hội sắp tới. Anh chỉ cười, anh biết mình phải làm gì.
Biển động, bão đổ đến với từng cơn sóng to như tòa nhà nhiều tầng, con tàu gầm rú nặng nề lướt trên mặt biển. Kỹ sư cơ khí phải túc trực 24/24 tại phòng máy. Bão đã qua ngày thứ ba và tin khí tượng cho biết thời tiết sẽ khả quan hơn trong những ngày sắp tới.
Ngay đêm đó Sergie nhận được lệnh chuẩn bị bàn giao để trở về Nga. Một chức vụ và một công việc quan trọng đang chờ đợi anh. Con cáo già đã cho anh tự do sáu tháng qua, bây giờ anh phải trở về để thành lớp kem trên chiếc bánh bông lan của cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Soviet.
Bây giờ mặt biển vẫn đen ngòm, bầu trời hết mây xám thì đến mưa. Chung quanh chỉ còn thấy hết núi nước lạnh như băng này đổ xuống là đến núi nước đá khác tiếp theo.
Tàu đi như ông già say rượu. Sergie biết mình phải quyết định. Đêm nay hoặc là không bao giờ.
* * *
Sergie phóng mình xuống nước, nước lạnh hơn mức anh dự trù. Anh cố gắng nhoài người ra xa, càng xa con tầu càng tốt. Anh bơi hướng về phía ánh đèn của đất liền, nhưng trời đổ sương mù xuống mặt biển. Bây giờ anh không còn thấy bất kỳ vật gì ở cách xa anh vài mét. Anh chỉ còn thấy con sóng nào ở gần anh nhất mà thôi, vì trước khi sóng đổ xuống, những bọt nước vỡ tung trên đầu sóng thành một màu trắng xóa rồi vụt tan biến, mất tích giữa lòng đại dương đang nổi cơn thịnh nộ.
Chung quanh anh bây giờ là núi nước tiếp theo núi nước đổ xuống. Trong đời anh chưa thấy nước ở đâu nhiều như vậy. Sergie biết mình chỉ chịu được tối đa là ba tiếng ngâm mình dưới nước mà thôi. Ba tiếng là tổng số của sức lực, sức liều và ý chí đào thoát, không hơn.
Chung quanh vẫn là biển và sóng nước, toàn một màu đen. Anh nhắm một hướng bơi theo linh tính dù trước đây anh đã nghiên cứu chiều của dòng nước để có thể tính ra hướng bơi vào đất liền, nhưng bây giờ tất cả không giúp được gì cho anh, chung quanh vẫn là sóng vây phủ tứ bề. Trời đầy sương mù, đặc hơn lúc trưóc, anh như một người mù không thấy gì trước mặt. Vẫn tiếp tục bơi theo linh tính, anh cũng không giám giảm tốc độ, sợ thân nhiệt không đủ ấm. Nhìn đồng hồ dạ quang đeo tay anh biết mình đã bơi được hơn hai tiếng. Một ngọn sóng nhấc anh khỏi mặt biển, bất ngờ một khối đá đen hiện ra ngay trước mắt, Sergie reo lên mừng rỡ, nước ọc vào miệng, anh đã vào đến bờ, thì ra sóng đã đẩy anh đi. Một ngọn sóng nữa đẩy anh lên cao trở lại, Sergie mở lớn mắt nhìn cho rõ, lần này tim anh như thắt lại. Đó không phải là tảng đá gần bờ mà là con tàu Elagin mà anh muốn từ bỏ.
Sergie thấy bao nhiêu sức lực biến mất hết, tay chân anh trở nên nặng nề, ngực như có phiến đá ngàn cân đè lên khiến anh thở thật khó khăn. Anh dã bơi hơn hai tiếng để về chốn cũ bây giờ bắt đầu lại từ đầu anh không còn đủ sức. Anh cũng không muốn trở lại con tàu dù anh có thể nói bị trượt ngã, chắc chắn không ai nghi ngờ, nhưng con tàu bây giờ tượng trưng cho CS Soviet, một thứ mà anh không còn chút gì tha thiết trên đời. Anh không muốn đặt chân lên đó lần nữa. Hai tay đã giảm tốc độ, chân trở nên nặng nề. Anh nghĩ nếu mình phải chết thì cũng vừa với tội đã bách hại những người Công Giáo tại Nga. Nhưng anh không muốn chết bây giờ. Anh nghĩ đến Chúa, anh muốn cầu nguyện nhưng không biết phải bắt đầu như thế nào. Anh nói thầm: "Chúa ơi, con không biết cầu nguyện, con chỉ muốn nói với Chúa là con không muốn chết khi gần đến xứ tự do như bây giờ, xin giúp con."
Bất ngờ anh thấy có một sức mạnh chạy dọc toàn thân anh, anh không còn thấy lạnh, tay chân linh hoạt hẳn lên. Anh cảm nhận được Chúa đang ở bên anh cũng như lần anh đi chuyến công tác bắt đạo lần cuối cùng. Nhưng lần này Chúa ở cùng phe anh. Anh nhắm mắt lại bơi thẳng vào bờ.
Cuộc đời Sergie thay đổi hẳn, sau bao dằng co, cuối cùng chính phủ Canada chấp thuận cho anh quy chế tỵ nạn. Không phải tốt lành gì mà chính phủ Canada chấp nhận anh, trước đó Canada đã tính trả anh lại cho Nga nhưng bị quốc hội phản đối nên đành cho anh ở lại.
Anh được nhận vào trường sửa vô tuyến, nghề cũ của anh, công việc bảo đảm và hứa hẹn một gia đình ấm cúng. Nhưng Sergie đã hiến mình cho một sứ mạng mới, anh phải đi khắp thế giới nói cho moị người biết sự thật về đạo Công Giáo tại Nga, về những đàn áp tinh vi, dã man tàn bạo có bài bản do trung ương đảng CS Nga phát động. Anh đã đến các nhà thờ, các buổi lễ để nói chuyện. Các đài phát thanh, đài truyền hình đã phỏng vấn anh. Chuyện anh được mọi người biết đến. KGB đã hai lần gửi người đến hăm dọa: "im cái miệng mày lại, nếu không cuối cùng mày sẽ gặp tai nạn". Đã là KGB, Sergie biết cái gì đang chờ đón mình, nhưng anh không thể làm khác được. Anh như một người mới từ bỏ chỗ tối để bước vào chỗ sáng, từ nay anh phải đốt đuốc lên để xua tan sự tối tăm. Anh không thể làm khác được. Đời anh, anh coi như bỏ, sống là để thực hiện sứ mạng cao cả, cứu dân Nga khỏi bàn tay tàn bạo của người CS và chỉ có điều đó mới đáng để anh làm. KGB hay cái gì nữa cũng thế thôi.
Sergie đã viết lại chuyện thật đời mình, nguyên tác bằng tiếng Nga. Anh viết: "Tâm hồn của dân tộc vĩ đại Nga chưa chết và sẽ không bao giờ chết. Những tâm hồn như Natasha và hàng triệu người như nàng một ngày kia sẽ đứng dậy thắp sáng ngọn nến đức tin trên khắp nước Nga".
Trang cuối cùng của quyển tự chuyện anh viết rất cảm động:
"Với bà Litovchenco, người đàn bà bán thân bất toại vợ của đạo trưởng linh mục Chính thống giáo đã bị chúng tôi sát hại bên bờ sông Elizovo, tôi muốn thưa rằng: tôi hết sức ân hận, vô cùng ân hận, thưa bà. Với Nina Rudenko người thiếu nữ xinh đẹp thơ ngây đã bị người của tôi huỷ hoại cuộc đời, tôi muốn dâng lời cầu xin - cô Nina xin hãy vui lòng tha thứ cho tôi. Và với Natasha, người đã bị tôi đánh đập dã man và sẵn sàng chịu thêm nữa để bảo vệ đức tin của mình, tôi muốn nói - Em Natasha, phần lớn nhờ có em mà cuộc đời anh thay đổi, để ngày nay anh được làm người anh của em trong Chúa Giêsu. Một cuộc đời mới đang mở ra trước mắt anh. Chúa đã ban cho anh sự tha thứ của người. Anh hy vọng phần em cũng sẽ ban cho anh sự tha thứ của riêng em. Dù em đang ở đâu, anh cũng muốn nói cùng em, cám ơn em nhé Natasha! Không bao giờ, vâng không bao giờ, anh quên em".
Tự truyện của Sergie đã được dịch ra 15 thứ tiếng trên thế giới, bản tiếng Mỹ là “Natasha, forgive me” Publisher: Harper Collins Publishers, bản tiếng Việt là của nhà văn Nhị Lang với tựa đề "Lời nguyện cầu". Ông đã dịch rất công phu. Đây không phải là một bản dịch thuần tùy mà là một tác phẩm văn chương mà người dịch đã để tâm hồn mình vào đó.
Đế quốc Nga với hàng trăm ngàn nhân viên KGB, với hàng triệu Hồng Quân, với lực lượng quân sự cồng kềnh nhất trên thế giới, với một hệ thống truyền thông độc quyền tập trung chủ yếu để đánh đạo Công Giáo. Với một viện nghiên cứu Thánh Kinh hẳn hòi để đổ những gì dơ bẩn nhất bằng ngôn ngữ của một người vô học đến ngôn ngữ của một nhà bác học vào những người Kyto Giáo. Những người này vũ khí tự vệ chỉ là. .. lời cầu nguyện.
Nghe như chuyện phong thần, chính Sergie cũng còn phải ngạc nhiên, chỉ có biết cầu Chúa, đồ ngu ngốc. Chúa nào chống lại được với dùi cui, mật vụ. Một bọn khùng.
Ngày 1 tháng 1 năm 1973, Sergie chết vì "tai nạn". Con dơi KGB đã không buông tha anh. Năm đó Sergie mới 22 tuổi.
1990 đảng CS Nga bị giải tán, Liên Bang Soviet sụp đổ, thành phố mang tên người sáng lập CS Leningrad được đổi tên thành Thành Phố Peterburg.
***
Trở lại VN, giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ. CSVN không mạnh hơn CS Nga, chỉ là đàn "cháu" của Lenin thôi. Sau khi dùng công an dùi cui, hơi cay… không xong, bây giờ dùng "tuyệt chiêu" đầu gấu. Những tưởng "tuyệt chiêu" này sẽ giữ vững được chế độ. Thật là sai lầm.
Những bậc minh quân trị nước đều lấy nhân nghĩa đạo đức làm gốc để trị vì thiên hạ. Không ai lấy đầu gấu làm sách lược an dân. Đầu gấu VN cũng không mạnh hơn đầu gấu Soviet và chuyện gì xảy đến mọi người đã rõ. Khi chúng ta biết rằng Cha của chúng ta là Thiên Chúa, Người vận hành và điều khiển 6 tỷ người trên trái đất, không kể đến vũ trụ, thì chúng ta kể cả toàn đảng CS chỉ là hạt cát, là tro bụi trên trái đất này.
Đòi chống lại Thượng Đế, đó là chuyện ngu ngốc cho những con người "ếch ngồi đáy giếng, đỉnh cao trí tuệ". Một cơn Tsunami đủ quét sạch 6 nước. Chúa có thể làm hơn vậy. Từ ngày có Tân Ước, bao nhiêu triều đại đã qua đi, hòn đá của Chúa vẫn tồn tại. Vũ khí hữu hiệu nhất của chúng ta là Lời Cầu Nguyện, cầu nguyện bằng trái tim chân thành với Chúa, Chúng ta hãy nhìn gương của những tín hữu Nga, dù bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu tàn bạo họ vẫn không ngã lòng, vẫn giữ đức tin, vẫn không đầu hàng, kể cả khi không còn Linh mục, Giám Mục, Trưởng lão… họ vẫn tự động tụ tập đọc kinh cầu nguyện. Hãy thầm thĩ cầu nguyện với Chúa, Người sẽ không bao giờ bỏ chúng ta cũng như đã làm cho nước Nga trở lại.
Thư của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ hiệp thông và ủng hộ lập trường của HĐGM Việt Nam
+ GM Thomas G. Wenski
19:40 05/10/2008
Ngày 1 tháng 10 năm 2008
Kính gửi: Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Giám mục Đà lạt, chủ tịch HĐGM Việt nam
Tòa giám mục
9 Nguyễn Thái Học
Tp. Đà lạt Việtnam
Thưa Đức Cha
Tôi rất lấy làm buồn khi biết rằng có sự leo thang căng thẳng giữa Giáo hội và chính quyền điạ phương Việt nam, khi xe ủi đất kéo đến điạ điểm trưóc đây là Toà Khâm Sứ ở Hà nội. Diễn biến này càng gây quan ngại cho thoả thuận đã đạt được hồi tháng Hai về cách giải quyết những tranh tụng về tài sản và đất đai bằng đối thoại hoà bình. Chắc chắn khi Đức ông Parolin dẫn đầu phái đoàn Vatican đến VN hồi tháng 6 năm 2008, đã có thảo luận việc dần dần hoàn trả cho Giáo hội quyền xử dụng những tài sản trước đây đã bị quốc hữu hoá. Hành động đơn phương vừa rồi của chính phủ Việt Nam là trực tiếp đi ngược lại những điều trước đây đã thỏa thuận.
Với cương vị chủ tịch Uỷ ban lo về Công lý và Hoà bình quốc tế thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, tôi muốn diễn tả tình liên đới với giáo hội VN trong thời điểm khó khăn này. Tôi hoàn toàn ủng hộ bản tuyên bố ngày 25 tháng 9 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã kêu gọi chính phủ Việt Nam “đối thoại chân thành cởi mở và thẳng thắn trong hoà bình và tôn trọng lẫn nhau” để giải quyết các vấn nạn về đất đai và tài sản. Tôi cũng mạnh mẽ ủng hộ quyết định của Đức cha đã đứng lên tỏ tình liên đới với Đức TGM Ngô Quang Kiệt người bị chinh quyền điạ phương vu cáo là khuấy động gây bất ổn.
Chúng tôi luôn nghĩ đến và cầu nguyện cho Đức cha, các anh em Giám mục, và giáo dân VN. Nguyện xin tất cả luôn được Chúa ban sức mạnh và ân sủng trong thời kỳ thử thách này.
Thân ái trong Chúa Kitô
Giám mục Thomas G. Wenski, GM Orlando
Chủ tịch Uỷ ban về Công lý và Hoà Bình Quốc tế
Thư của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ hiệp thông và ủng hộ lập trường của HĐGM Việt Nam
+ GM Thomas G. Wenski
22:01 05/10/2008
3211 Fourth Sreet NE. •Washington DC 20017-1194 • 202541-3160
Website: WWW.USCCB.ORG/JJHD (Hội Đồng Giám Mục HK) •Fax 202-541-3339
Ngày 1 tháng 10 năm 2008
Kính gửi: Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Giám mục Đà lạt, chủ tịch HĐGM Việt nam
Tòa giám mục
9 Nguyễn Thái Học
Tp. Đà lạt Việtnam
Thưa Đức Cha
Tôi rất lấy làm buồn khi biết rằng có sự leo thang căng thẳng giữa Giáo hội và chính quyền điạ phương Việt nam, khi xe ủi đất kéo đến điạ điểm trưóc đây là Toà Khâm Sứ ở Hà nội. Diễn biến này càng gây quan ngại cho thoả thuận đã đạt được hồi tháng Hai về cách giải quyết những tranh tụng về tài sản và đất đai bằng đối thoại hoà bình. Chắc chắn khi Đức ông Parolin dẫn đầu phái đoàn Vatican đến VN hồi tháng 6 năm 2008, đã có thảo luận việc dần dần hoàn trả cho Giáo hội quyền xử dụng những tài sản trước đây đã bị quốc hữu hoá. Hành động đơn phương vừa rồi của chính phủ VN là trực tiếp đi ngược lại những điều trước đây đã thỏa thuận.
Với cương vị chủ tịch Uỷ ban lo về Công lý và Hoà bình quốc tế thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, tôi muốn diễn tả tình liên đới với giáo hội VN trong thời điểm khó khăn này. Tôi hoàn toàn ủng hộ bản tuyên bố ngày 25 tháng 9 của Hội Đồng Giám Mục VN đã kêu gọi chính phủ VN “đối thoại chân thành cởi mở và thẳng thắn trong hoà bình và tôn trọng lẫn nhau” để giải quyết các vấn nạn về đất đai và tài sản. Tôi cũng mạnh mẽ ủng hộ quyết định của Đức cha đã đứng lên tỏ tình liên đới với Đức TGM Ngô Quang Kiệt người bị chinh quyền điạ phương vu cáo là khuấy động gây bất ổn.
Chúng tôi luôn nghĩ đến và cầu nguyện cho Đức cha, các anh em Giám mục, và giáo dân VN. Nguyện xin tất cả luôn được Chúa ban sức mạnh và ân sủng trong thời kỳ thử thách này.
Thân ái trong Chúa Kitô
Giám mục Thomas G. Wenski, GM Orlando
Chủ tịch Uỷ ban về Công lý và Hoà Bình Quốc tế
Bức tâm thư gởi Đảng và những Người yên mến Sự Thật
Lê Thị Thanh Thảo
22:33 05/10/2008
LTS: Chúng tôi nhận được bức thư sau đây của một số du học sinh đang học tại Australia. Thư mở đầu như sau: Cháu chào các Cô Chú và Cha làm ở đài VietCatholic. Cháu là Lê Thị Thanh Thảo cùng các bạn là Dung, Trâm Anh, Lan Thanh và Thùy Dung. Chúng cháu gồm 5 bạn đang học đại học ở Úc. Chỉ có mình cháu là không phải đạo Thiên Chúa còn 4 bạn khác là đạo Thiên Chúa. Vì bị quá bức xúc với Nhà nước nên chúng cháu viết bức thư này. Chúng cháu muốn gởi để đăng cho cho mọi người cùng đọc, nhưng gởi mà không thấy đăng. Chúng cháu gởi nhiều nơi lắm nhưng cũng chẳng thấy chỗ nào đăng... Vậy bây giờ cháu xin gởi lại và xin Cô Chú và Cha đăng giùm cho mọi người cùng đọc tâm tư của chúng cháu để góp tiếng nói với những người tốt. Kính chúc Cô Chú và Cha luôn mạnh khoẻ. Lê Thị Thanh Thảo - du học sinh tại Úc.
Bức tâm thư gởi Đảng và những Người yên mến Sự Thật
CHÚNG CHÁU TIẾP TỤC NÓI SỰ THẬT
Kính gởi:
- Những cán bộ UBND Thành Phố Hà Nội – Đảng Cộng Sản Việt Nam
-Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt cùng tất cả mọi người yêu mến Sự Thật
Chúng cháu là một nhóm sinh viên đang du học ở nước ngoài. Ngày nào chúng cháu cũng theo dõi tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng để biết về tình hình phát triển của quê hương mình. Trong khi theo dõi như thế, chúng cháu mới biết tin về vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà. Nhờ được đọc nhiều nguồn tin khác nhau, chúng cháu đã hiểu rõ vấn đề hơn. Chúng cháu cảm thấy rất buồn rầu về thái độ vô liêm sỉ của những cán bộ UBND thành phố Hà Nội - Đảng Cộng Sản Việt Nam đối xử với người dân nói chung và Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt nói riêng.
Chúng cháu cực lực phản đối cách hành xử vô văn hóa và vô nhân đạo của chính quyền Hà Nội trong việc xử lý vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà cùng những vụ việc khác tương tự. Chẳng lẽ Đảng Cộng Sản Việt Nam không còn ai tài ba hơn, không còn ai học cao hiểu rộng hơn, không còn ai cao thượng hơn để lãnh đạo và giải quyết các yêu cầu của người dân cách hợp lý hợp tình và thuận lòng người sao? Chúng cháu hoàn toàn thông cảm và ủng hộ Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Nhiều sinh viên nước ngoài được chúng cháu thông tin cũng đều ủng hộ Ngài.
Mỗi một dịp hè, chúng cháu cũng có tâm trạng xấu hổ và nhục nhã khi cầm Passport Việt Nam đi các nước khác. Chúng cháu cũng bị soi, bị rọi, bị chiếu… như Giám Mục đã phát biểu. Những bạn bè nước ngoài của chúng cháu pass một hồi lâu chúng cháu mới được. Đó là sự thật mà Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã nói với tất cả thiện chí của ngài. Thế mà sự thật đó lại bị báo đài trong nước cắt xén và xuyên tạc.
Đất nước Việt nam cần nhiều con người can đảm nói lên sự thật như Giám Mục cùng những người khác đã làm. Chúng cháu rất trân trọng những vị này hơn nhiều cán bộ nhà nước. Và sau khi về nước, chúng cháu sẽ tiếp tục nói sự thật như vậy.
Bây giờ chúng cháu đủ khôn lớn để nhận định rằng báo chí Việt Nam không còn là công cụ của nhân dân mà chỉ là công cụ của một phe đảng, một băng nhóm nào đó thôi. Nó không còn phục vụ lợi ích của nhân dân nữa mà chỉ phục vụ cho lợi ích của bọn cầm quyền. Vì thế chúng cháu không còn tin vào báo chí Việt Nam như xưa nữa. Chúng cháu tự hỏi: ngày nay có lẽ Đảng không còn lấy dân làm gốc nữa mà chỉ cậy dựa vào sự tham lam, ích kỷ, gian dối và ngu dốt của các cán bộ đảng viên? Nếu làm như vậy, chắc chắn tuổi đời của Đảng sẽ không thọ được bao lâu nữa mà sẽ tự diệt vong trong nay mai.
Giới trẻ chúng cháu mãi mãi ủng hộ những người nói sự thật để xây dựng đất nước, cho dù sự thật đó làm “mất mặt” Đảng. Nếu Đảng áp bức người này, sẽ có người khác đứng lên. Đảng hãy xem lại danh sách những người nói sự thật bị Đảng bắt đã dài chưa? Những người đang nói và sẽ nói còn dài hơn danh sách ấy nhiều! Muốn đất nước thịnh vượng, dân chúng sống trong hạnh phúc, Đảng cần có những con người liêm chính hơn, cao thượng hơn, hiểu biết hơn để có khả năng lắng nghe sự thật mà người dân tỏ bày. Đảng cần có những người can đảm hơn để lãnh đạo đất nước theo Sự thật. Bọn tiểu nhân không thể làm được điều đó!
Sau đây chúng cháu xin gởi một bài hát bằng tiếng Anh (có lời đính kèm) do một người bạn nước ngoài tặng để ủng hộ tinh thần Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt và tất cả những ai đang thay mặt cho người dân nói lên tiếng nói chân thật. Chúng cháu ước ao bài hát này được dịch ra và phổ nhạc Việt Nam để nhiều người cùng hát. Quý vị nào có thể, xin cùng cộng tác với chúng cháu. Xin cảm ơn.
Lê Thị Thanh Thảo - du học sinh tại Úc
thaothanh3@gmail.com
WHO WILL SPEAK?
(Speaker: Dean Pakele – Solo: Joe Carter, Pemela Warrick-Smith)
Xin nghe bài nhạc này
The world that the Church must serve is the world of the poor.
Persecution of the Church is the result of defending the poor.
My life has been threatened many times.
I have to confess that, as a Christian, I do not believe in death without resurrection.
If they kill me, I will rise again in the Salvadoran people.
(Oscar Romero – Archbishop of El Salvador).
Who will speak for the poor and the broken?
Who will speak for the peoples oppressed?
Who will speak so their voice will be heart?
Oh, who will speak if you don’t?
Who will speak if you don’t?
Who will speak if you don’t?
Who will speak so their voice will be heart?
Oh, who will speak if you don’t?
Who will speak for the ones who are voiceless?
Speak the truth in the places of power?
Who will speak so their voice will be heard?
Oh, who will speak if you don’t?
Who will speak for the children of violence?
Who will speak for the women abused?
Who will speak so their voice will be heard?
Oh, who will speak if you don’t?
Who will speak for the shunned and the outcast?
Who will speak for all people with AIDS?
Who will speak so their voice will be heard?
Oh, who will speak if you don’t?
Who will work for the thousands of homeless?
Who will work in the ghettos and streets?
Who will work so their voice will be heard?
Oh, who will work if you don’t?
Who will care for the plants and the creatures?
Who will care for the land and the sea?
Who will work so their voice will be heard?
Oh, who will work if you don’t?
Bức tâm thư gởi Đảng và những Người yên mến Sự Thật
CHÚNG CHÁU TIẾP TỤC NÓI SỰ THẬT
Kính gởi:
- Những cán bộ UBND Thành Phố Hà Nội – Đảng Cộng Sản Việt Nam
-Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt cùng tất cả mọi người yêu mến Sự Thật
Chúng cháu là một nhóm sinh viên đang du học ở nước ngoài. Ngày nào chúng cháu cũng theo dõi tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng để biết về tình hình phát triển của quê hương mình. Trong khi theo dõi như thế, chúng cháu mới biết tin về vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà. Nhờ được đọc nhiều nguồn tin khác nhau, chúng cháu đã hiểu rõ vấn đề hơn. Chúng cháu cảm thấy rất buồn rầu về thái độ vô liêm sỉ của những cán bộ UBND thành phố Hà Nội - Đảng Cộng Sản Việt Nam đối xử với người dân nói chung và Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt nói riêng.
Chúng cháu cực lực phản đối cách hành xử vô văn hóa và vô nhân đạo của chính quyền Hà Nội trong việc xử lý vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà cùng những vụ việc khác tương tự. Chẳng lẽ Đảng Cộng Sản Việt Nam không còn ai tài ba hơn, không còn ai học cao hiểu rộng hơn, không còn ai cao thượng hơn để lãnh đạo và giải quyết các yêu cầu của người dân cách hợp lý hợp tình và thuận lòng người sao? Chúng cháu hoàn toàn thông cảm và ủng hộ Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Nhiều sinh viên nước ngoài được chúng cháu thông tin cũng đều ủng hộ Ngài.
Mỗi một dịp hè, chúng cháu cũng có tâm trạng xấu hổ và nhục nhã khi cầm Passport Việt Nam đi các nước khác. Chúng cháu cũng bị soi, bị rọi, bị chiếu… như Giám Mục đã phát biểu. Những bạn bè nước ngoài của chúng cháu pass một hồi lâu chúng cháu mới được. Đó là sự thật mà Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã nói với tất cả thiện chí của ngài. Thế mà sự thật đó lại bị báo đài trong nước cắt xén và xuyên tạc.
Đất nước Việt nam cần nhiều con người can đảm nói lên sự thật như Giám Mục cùng những người khác đã làm. Chúng cháu rất trân trọng những vị này hơn nhiều cán bộ nhà nước. Và sau khi về nước, chúng cháu sẽ tiếp tục nói sự thật như vậy.
Bây giờ chúng cháu đủ khôn lớn để nhận định rằng báo chí Việt Nam không còn là công cụ của nhân dân mà chỉ là công cụ của một phe đảng, một băng nhóm nào đó thôi. Nó không còn phục vụ lợi ích của nhân dân nữa mà chỉ phục vụ cho lợi ích của bọn cầm quyền. Vì thế chúng cháu không còn tin vào báo chí Việt Nam như xưa nữa. Chúng cháu tự hỏi: ngày nay có lẽ Đảng không còn lấy dân làm gốc nữa mà chỉ cậy dựa vào sự tham lam, ích kỷ, gian dối và ngu dốt của các cán bộ đảng viên? Nếu làm như vậy, chắc chắn tuổi đời của Đảng sẽ không thọ được bao lâu nữa mà sẽ tự diệt vong trong nay mai.
Giới trẻ chúng cháu mãi mãi ủng hộ những người nói sự thật để xây dựng đất nước, cho dù sự thật đó làm “mất mặt” Đảng. Nếu Đảng áp bức người này, sẽ có người khác đứng lên. Đảng hãy xem lại danh sách những người nói sự thật bị Đảng bắt đã dài chưa? Những người đang nói và sẽ nói còn dài hơn danh sách ấy nhiều! Muốn đất nước thịnh vượng, dân chúng sống trong hạnh phúc, Đảng cần có những con người liêm chính hơn, cao thượng hơn, hiểu biết hơn để có khả năng lắng nghe sự thật mà người dân tỏ bày. Đảng cần có những người can đảm hơn để lãnh đạo đất nước theo Sự thật. Bọn tiểu nhân không thể làm được điều đó!
Sau đây chúng cháu xin gởi một bài hát bằng tiếng Anh (có lời đính kèm) do một người bạn nước ngoài tặng để ủng hộ tinh thần Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt và tất cả những ai đang thay mặt cho người dân nói lên tiếng nói chân thật. Chúng cháu ước ao bài hát này được dịch ra và phổ nhạc Việt Nam để nhiều người cùng hát. Quý vị nào có thể, xin cùng cộng tác với chúng cháu. Xin cảm ơn.
Lê Thị Thanh Thảo - du học sinh tại Úc
thaothanh3@gmail.com
WHO WILL SPEAK?
(Speaker: Dean Pakele – Solo: Joe Carter, Pemela Warrick-Smith)
Xin nghe bài nhạc này
The world that the Church must serve is the world of the poor.
Persecution of the Church is the result of defending the poor.
My life has been threatened many times.
I have to confess that, as a Christian, I do not believe in death without resurrection.
If they kill me, I will rise again in the Salvadoran people.
(Oscar Romero – Archbishop of El Salvador).
Who will speak for the poor and the broken?
Who will speak for the peoples oppressed?
Who will speak so their voice will be heart?
Oh, who will speak if you don’t?
Who will speak if you don’t?
Who will speak if you don’t?
Who will speak so their voice will be heart?
Oh, who will speak if you don’t?
Who will speak for the ones who are voiceless?
Speak the truth in the places of power?
Who will speak so their voice will be heard?
Oh, who will speak if you don’t?
Who will speak for the children of violence?
Who will speak for the women abused?
Who will speak so their voice will be heard?
Oh, who will speak if you don’t?
Who will speak for the shunned and the outcast?
Who will speak for all people with AIDS?
Who will speak so their voice will be heard?
Oh, who will speak if you don’t?
Who will work for the thousands of homeless?
Who will work in the ghettos and streets?
Who will work so their voice will be heard?
Oh, who will work if you don’t?
Who will care for the plants and the creatures?
Who will care for the land and the sea?
Who will work so their voice will be heard?
Oh, who will work if you don’t?
Sám hối không có đặc tính thầm lặng
Lê Đạo
22:48 05/10/2008
SÁM HỐI KHÔNG CÓ ĐẶC TÍNH THẦM LẶNG
Cắn rứt (lương tâm) là rày vò day dứt, không để cho yên (Từ điển tiếng Việt 1997 – Trang 114). Sám hối là ăn năn, hối hận về tội lỗi của mình (Từ điển tiếng Việt 1997 – Trang 814). Cải tà qui chính là bỏ con đường phi nghĩa, trở về con đường chính nghĩa (Từ điển tiếng Việt 1997 – Trang 101). Như vậy, khi người ta suy tư, băn khoăn về tính đúng sai của một việc làm nào đó thì gọi là cắn rứt - cắn rứt lương tâm. Khi người ta đã phát hiện ra sai lầm về hành vi, công khai dứt khoát thừa nhận và hối hận về sai lầm đó thì gọi là sám hối. Khi người ta hành động bỏ hẳn những việc làm sai trái, thay vào đó là những việc làm đúng đắn thì gọi là cải tà qui chính.
Ở góc độ mong muốn của toàn xã hội, rõ ràng người ta mong muốn sự cải tà qui chính. Song với sự sám hối, người ta vẫn trân trọng. Với sự cắn rứt lương tâm, người ta khuyến khích, có vẫn hơn không. Các hành vi sai lầm càng gây hậu quả lớn bao nhiêu, càng cần sự cải tà qui chính bấy nhiêu. Chỉ có sự cải tà qui chính, mới chấm dứt được hậu quả, mới xoa dịu được nỗi đau, mới hồi sinh được sự sống. Cắn rứt và sám hối, nếu vĩnh viễn dừng lại ở đó, xã hội chẳng được lợi gì, chỉ như bức tranh trường phái siêu tưởng dành cho một số ít người xem hiểu được. Hay là bích họa mầu mè dùng để trang trí mà thôi.
Thật là nực cười khi gần đây người ta cho lên mặt báo tổ hợp từ "Sám hối thầm lặng". Đã sám hối lại còn thầm lặng? "Sám hối thầm lặng" nói cho đúng nó là tình trạng cắn rứt lương tâm mà thôi, chưa phải sám hối, trường hợp này người cắn rứt lương tâm không xứng đáng được sử dụng từ sám hối. Mặt khác, sám hối mà thầm lặng thì bao giờ đến được cải tà qui chính? Bao giờ xã hội được nhờ? Có phải đây là dấu ấn buồn của xã hội mà bàn tay vấy máu của cộng sản in lên? Cái gì cũng úp úp - mở mở, cũng bí mật thầm lặng? Một hành vi có thể nói là cao đẹp như sám hối cũng phải thầm lặng? Hay đây là sự nhầm lẫn về khái niệm? Nếu là sự nhầm lẫn về khái niệm thì lại càng đáng buồn, vì hiểu đúng, làm đúng, mà còn gian nan chưa thành công … Phương chi hiểu nhầm, hiểu sai về khái niệm thì bao giờ đến được chân lý? Thương thay cho nước Việt, dân tộc Việt, người Việt.
Có lẽ lịch sử đau thương nhất của dân tộc Việt Nam là lịch sử những năm của thế kỷ 20. Khi mà nhân loại có trong tay những thứ học thuyết, lý luận, những thứ vũ khí có khả năng gây xung đột, gây sát thương lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Khi học thuyết cộng sản, được những người vô sản mang về Việt Nam, có lẽ bản thân họ không thể hình dung được hậu quả của nó lại tàn khốc đến thế với dân tộc Việt.
Từ khi người cộng sản lên nắm quyền tại Việt Nam, có đến 6 cuộc chiến tranh sảy ra: 1) Cuộc chiến ngắn ngủi với Pháp+Nhật để giành quyền thành lập nhà nước độc lập. 2) Cuộc trường kỳ kháng chiến 9 năm với Pháp. 3) Cuộc chiến 20 năm giữa người Việt tự do (có người Mỹ hỗ trợ) với người Việt cộng sản (có Tầu + Nga giúp đỡ). 4) Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam với những đồng chí cộng sản Khơ-me-đỏ. 5) Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc với đồng chí cộng sản Trung Quốc. 6) Và một cuộc chiến tranh chúng tôi cho là còn tàn khốc hơn cả các cuộc chiến tranh nêu trên cộng lại, nó lúc âm thầm, lúc dữ dội, sảy ra trên nền tất cả các cuộc chiến nêu trên: Cuộc chiến giữa người cộng sản Việt Nam với tất cả số còn lại của dân tộc Việt Nam … Nói như trên vẫn chưa hết. Không ai có thể đảm bảo được rằng nước Việt Nam đã hết chiến tranh. Nhất là khi người cộng sản vẫn khư khư cái học thuyết, khư khư những thủ đoạn mà người ta đã phải tự tay vứt bỏ ngay tại nơi "Nhà nước cộng sản đầu tiên ra đời - Nơi thành trì XHCN"…
Xin không thống kê về hậu quả của những cuộc chiến tranh nêu trên trong bài viết này, nhưng ai cũng biết rằng nó rất thảm khốc. Nhân mạng phải là hàng triệu. Tiền bạc phải hàng nghàn tỉ USD. Giá trị cơ hội thì không thể thống kê phân tích hết được. Đến nỗi kẻ chiến thắng cũng tả tơi. Cả thế giới nhìn ái ngại… Bất cứ một cuộc chiến nào rồi cũng kết thúc, và nhu cầu hàn gắn, nhu cầu sám hối tự nó sẽ hình thành trong tâm thức của từng người. Nhu cầu sám hối các tội, lỗi xuất phát từ nguồn gốc chiến tranh, từ các chính sách sai lầm của người cộng sản là lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Nó không phụ thuộc vào ý chí của người cộng sản.
Từ trong cuộc chiến đi ra, người dân nước Việt lại phải đối mặt với đủ loại khổ đau như những thảm hoạ. Trong đó một thảm hoạ còn nguy hại hơn chiến tranh đó là thảm hoạ cộng sản. Bởi cộng sản sau khi nắm quyền thì lộ rõ bộ mặt gian ác tìm cách xoá bỏ mọi tôn giáo – Là nơi đào luyện lương tâm, xây dựng thăng tiến nhân cách. Nó cho thi hành chính sách còn đốn mạt hơn là giết các tu sĩ, giết các giáo dân: Cho xây dựng những "Hợp tác xã tôn giáo" – "Nhà máy sản xuất tu sĩ" – "Lễ hội làng văn hoá tôn giáo" – "Trung tâm họp mặt vui chơi tôn giáo"… Với mục đích làm cho các tôn giáo không còn nội dung, chỉ có những hình thức bề ngoài, tu sĩ, giáo dân không còn sức mạnh bảo vệ đạo pháp, bảo vệ công lý.
Phải nói dù không chiến thắng được trong cuộc chiến tiêu diệt các tôn giáo ở Việt Nam nhưng cộng sản đã thành công phần nào: Số lượng người có đạo bỏ đạo trong suốt thời kì cộng sản nắm quyền tăng lên so với thời Phong Kiến-Thực Dân. Lòng đạo đức của con người nhiều nơi nhiều lúc giảm xuống. Số người theo các tệ nạn dị đoan tăng lên… Trong khi nền giáo dục của cộng sản thì giả dối, đầy rẫy những gương mù gương xấu từ nhà trường ra đến xã hội, vào cả trong tế bào nhỏ nhất là gia đình. Từ đó gây nên một tình trạng suy thoái lương tâm con người chưa từng thấy… Trước cộng sản, người dân Việt ai cũng có tôn giáo, không Công Giáo thì Phật Giáo, Nho Giáo, Hồi Giáo, Hoà Hảo, Cao Đài… Nhưng khi cộng sản về nắm quyền thì con số người không tôn giáo tăng vọt, theo ước tính ở Việt Nam hiện nay, chỉ có khoảng 16 triệu người theo các tôn giáo mà thôi. Trong số này có một lượng không nhỏ là theo tập quán, không được hay không có điều kiện được học hành đào tạo về giáo lý tôn giáo của họ… Chính vì những lý do trên, mà gây ra biết bao hệ lụy về lương tâm con người. Gây ra cảnh không biết, không hiểu đúng các khái niệm về lương tâm, về đạo đức. Đã không hiểu đúng thì hành động làm sao đúng?
Nói đến giáo dục, giáo dục lương tâm trong nền giáo dục của cộng sản thì thật thảm hại. Nói cách ngắn gọn là: Một nền giáo dục xây trên nền móng của một chủ thuyết cướp bóc vô luân. Nói đến sự sám hối của người cộng sản cũng lắm điều khó hiểu. Thử khảo sát một đảng viên - nhà văn làm công tác văn hoá tuyên truyền cuối đời sám hối - Đại tá, đảng viên cộng sản nhà văn Nguyễn Khải trong tuỳ bút cuối cùng của ông "Đi tìm cái tôi đã mất":
Đọc những dòng gọi là lời "Tâm huyết" cuối cùng của Nguyễn Khải, chỉ thấy sự trách móc, ông ta trách móc chủ nghĩa cộng sản, trách móc người cộng sản. Nhưng ông ta quên mất cả đời ông ta đã theo cộng sản và chính sự có mặt của ông ta trong cái băng đảng vô luân đó, đã tạo ra sức mạnh ma quỉ, gây không biết bao đau khổ cho người dân lương thiện... Ông ta chửi cộng sản (?). Nhưng chửi rủa cộng sản, cũng là chuyện thường tình vì cộng sản vô luân (Súc vật không có luân). Trong đời người, ai chẳng có lúc đánh chó chửi mèo? Ngay cả những tên cộng sản "Gộc" đang nắm giữ quyền lực, họ cũng từng không chỉ 1 lần chửi cộng sản, vì có lúc họ cũng là nạn nhân của cái chủ thuyết gớm ghiếc mà họ thờ. Trách móc, chửi bới cộng sản có phải là sám hối? Nó chẳng qua chỉ là sự bật ra từ trong bức bí... Một phản xạ vô điều kiện.
Cắn rứt lương tâm, là một dấu hiệu đó là con người, loài vật không có lương tâm để cắn rứt – Cho nên nó đáng quí. Nhưng từ cắn dứt đến sám hối là một đoạn đường dài, đối với cá nhân có khi hết cả đời người, đối với một nhóm, một băng đảng có khi hàng trăm năm. Rồi từ sám hối đến hành động cải tà quy chính còn xa hơn, xa đến mức các thế hệ người phải kế tiếp nhau mà làm mới được. Nói theo cách của người cộng sản: Chúng ta mới đi được những bước đầu tiên, của giai đoạn đầu tiên, trong tiến trình đầu tiên, trên con đường đến với CNXH. Ôi sao mà mịt mùng sự sám hối của người cộng sản?
Xin hãy sám hối! Xin hãy cải tà qui chính! Xin hãy hành động trong minh bạch! Xin đừng chần chừ, lập lờ hay bí mật… Ai đó xin đừng cho dân tộc Việt từng chịu bao đau khổ "Ăn chiếc bánh vẽ" về một sự sám hối, chờ một sự sám hối… Mà mang thêm tội với tổ tiên.
Cắn rứt (lương tâm) là rày vò day dứt, không để cho yên (Từ điển tiếng Việt 1997 – Trang 114). Sám hối là ăn năn, hối hận về tội lỗi của mình (Từ điển tiếng Việt 1997 – Trang 814). Cải tà qui chính là bỏ con đường phi nghĩa, trở về con đường chính nghĩa (Từ điển tiếng Việt 1997 – Trang 101). Như vậy, khi người ta suy tư, băn khoăn về tính đúng sai của một việc làm nào đó thì gọi là cắn rứt - cắn rứt lương tâm. Khi người ta đã phát hiện ra sai lầm về hành vi, công khai dứt khoát thừa nhận và hối hận về sai lầm đó thì gọi là sám hối. Khi người ta hành động bỏ hẳn những việc làm sai trái, thay vào đó là những việc làm đúng đắn thì gọi là cải tà qui chính.
Ở góc độ mong muốn của toàn xã hội, rõ ràng người ta mong muốn sự cải tà qui chính. Song với sự sám hối, người ta vẫn trân trọng. Với sự cắn rứt lương tâm, người ta khuyến khích, có vẫn hơn không. Các hành vi sai lầm càng gây hậu quả lớn bao nhiêu, càng cần sự cải tà qui chính bấy nhiêu. Chỉ có sự cải tà qui chính, mới chấm dứt được hậu quả, mới xoa dịu được nỗi đau, mới hồi sinh được sự sống. Cắn rứt và sám hối, nếu vĩnh viễn dừng lại ở đó, xã hội chẳng được lợi gì, chỉ như bức tranh trường phái siêu tưởng dành cho một số ít người xem hiểu được. Hay là bích họa mầu mè dùng để trang trí mà thôi.
Thật là nực cười khi gần đây người ta cho lên mặt báo tổ hợp từ "Sám hối thầm lặng". Đã sám hối lại còn thầm lặng? "Sám hối thầm lặng" nói cho đúng nó là tình trạng cắn rứt lương tâm mà thôi, chưa phải sám hối, trường hợp này người cắn rứt lương tâm không xứng đáng được sử dụng từ sám hối. Mặt khác, sám hối mà thầm lặng thì bao giờ đến được cải tà qui chính? Bao giờ xã hội được nhờ? Có phải đây là dấu ấn buồn của xã hội mà bàn tay vấy máu của cộng sản in lên? Cái gì cũng úp úp - mở mở, cũng bí mật thầm lặng? Một hành vi có thể nói là cao đẹp như sám hối cũng phải thầm lặng? Hay đây là sự nhầm lẫn về khái niệm? Nếu là sự nhầm lẫn về khái niệm thì lại càng đáng buồn, vì hiểu đúng, làm đúng, mà còn gian nan chưa thành công … Phương chi hiểu nhầm, hiểu sai về khái niệm thì bao giờ đến được chân lý? Thương thay cho nước Việt, dân tộc Việt, người Việt.
Có lẽ lịch sử đau thương nhất của dân tộc Việt Nam là lịch sử những năm của thế kỷ 20. Khi mà nhân loại có trong tay những thứ học thuyết, lý luận, những thứ vũ khí có khả năng gây xung đột, gây sát thương lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Khi học thuyết cộng sản, được những người vô sản mang về Việt Nam, có lẽ bản thân họ không thể hình dung được hậu quả của nó lại tàn khốc đến thế với dân tộc Việt.
Từ khi người cộng sản lên nắm quyền tại Việt Nam, có đến 6 cuộc chiến tranh sảy ra: 1) Cuộc chiến ngắn ngủi với Pháp+Nhật để giành quyền thành lập nhà nước độc lập. 2) Cuộc trường kỳ kháng chiến 9 năm với Pháp. 3) Cuộc chiến 20 năm giữa người Việt tự do (có người Mỹ hỗ trợ) với người Việt cộng sản (có Tầu + Nga giúp đỡ). 4) Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam với những đồng chí cộng sản Khơ-me-đỏ. 5) Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc với đồng chí cộng sản Trung Quốc. 6) Và một cuộc chiến tranh chúng tôi cho là còn tàn khốc hơn cả các cuộc chiến tranh nêu trên cộng lại, nó lúc âm thầm, lúc dữ dội, sảy ra trên nền tất cả các cuộc chiến nêu trên: Cuộc chiến giữa người cộng sản Việt Nam với tất cả số còn lại của dân tộc Việt Nam … Nói như trên vẫn chưa hết. Không ai có thể đảm bảo được rằng nước Việt Nam đã hết chiến tranh. Nhất là khi người cộng sản vẫn khư khư cái học thuyết, khư khư những thủ đoạn mà người ta đã phải tự tay vứt bỏ ngay tại nơi "Nhà nước cộng sản đầu tiên ra đời - Nơi thành trì XHCN"…
Xin không thống kê về hậu quả của những cuộc chiến tranh nêu trên trong bài viết này, nhưng ai cũng biết rằng nó rất thảm khốc. Nhân mạng phải là hàng triệu. Tiền bạc phải hàng nghàn tỉ USD. Giá trị cơ hội thì không thể thống kê phân tích hết được. Đến nỗi kẻ chiến thắng cũng tả tơi. Cả thế giới nhìn ái ngại… Bất cứ một cuộc chiến nào rồi cũng kết thúc, và nhu cầu hàn gắn, nhu cầu sám hối tự nó sẽ hình thành trong tâm thức của từng người. Nhu cầu sám hối các tội, lỗi xuất phát từ nguồn gốc chiến tranh, từ các chính sách sai lầm của người cộng sản là lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Nó không phụ thuộc vào ý chí của người cộng sản.
Từ trong cuộc chiến đi ra, người dân nước Việt lại phải đối mặt với đủ loại khổ đau như những thảm hoạ. Trong đó một thảm hoạ còn nguy hại hơn chiến tranh đó là thảm hoạ cộng sản. Bởi cộng sản sau khi nắm quyền thì lộ rõ bộ mặt gian ác tìm cách xoá bỏ mọi tôn giáo – Là nơi đào luyện lương tâm, xây dựng thăng tiến nhân cách. Nó cho thi hành chính sách còn đốn mạt hơn là giết các tu sĩ, giết các giáo dân: Cho xây dựng những "Hợp tác xã tôn giáo" – "Nhà máy sản xuất tu sĩ" – "Lễ hội làng văn hoá tôn giáo" – "Trung tâm họp mặt vui chơi tôn giáo"… Với mục đích làm cho các tôn giáo không còn nội dung, chỉ có những hình thức bề ngoài, tu sĩ, giáo dân không còn sức mạnh bảo vệ đạo pháp, bảo vệ công lý.
Phải nói dù không chiến thắng được trong cuộc chiến tiêu diệt các tôn giáo ở Việt Nam nhưng cộng sản đã thành công phần nào: Số lượng người có đạo bỏ đạo trong suốt thời kì cộng sản nắm quyền tăng lên so với thời Phong Kiến-Thực Dân. Lòng đạo đức của con người nhiều nơi nhiều lúc giảm xuống. Số người theo các tệ nạn dị đoan tăng lên… Trong khi nền giáo dục của cộng sản thì giả dối, đầy rẫy những gương mù gương xấu từ nhà trường ra đến xã hội, vào cả trong tế bào nhỏ nhất là gia đình. Từ đó gây nên một tình trạng suy thoái lương tâm con người chưa từng thấy… Trước cộng sản, người dân Việt ai cũng có tôn giáo, không Công Giáo thì Phật Giáo, Nho Giáo, Hồi Giáo, Hoà Hảo, Cao Đài… Nhưng khi cộng sản về nắm quyền thì con số người không tôn giáo tăng vọt, theo ước tính ở Việt Nam hiện nay, chỉ có khoảng 16 triệu người theo các tôn giáo mà thôi. Trong số này có một lượng không nhỏ là theo tập quán, không được hay không có điều kiện được học hành đào tạo về giáo lý tôn giáo của họ… Chính vì những lý do trên, mà gây ra biết bao hệ lụy về lương tâm con người. Gây ra cảnh không biết, không hiểu đúng các khái niệm về lương tâm, về đạo đức. Đã không hiểu đúng thì hành động làm sao đúng?
Nói đến giáo dục, giáo dục lương tâm trong nền giáo dục của cộng sản thì thật thảm hại. Nói cách ngắn gọn là: Một nền giáo dục xây trên nền móng của một chủ thuyết cướp bóc vô luân. Nói đến sự sám hối của người cộng sản cũng lắm điều khó hiểu. Thử khảo sát một đảng viên - nhà văn làm công tác văn hoá tuyên truyền cuối đời sám hối - Đại tá, đảng viên cộng sản nhà văn Nguyễn Khải trong tuỳ bút cuối cùng của ông "Đi tìm cái tôi đã mất":
Đọc những dòng gọi là lời "Tâm huyết" cuối cùng của Nguyễn Khải, chỉ thấy sự trách móc, ông ta trách móc chủ nghĩa cộng sản, trách móc người cộng sản. Nhưng ông ta quên mất cả đời ông ta đã theo cộng sản và chính sự có mặt của ông ta trong cái băng đảng vô luân đó, đã tạo ra sức mạnh ma quỉ, gây không biết bao đau khổ cho người dân lương thiện... Ông ta chửi cộng sản (?). Nhưng chửi rủa cộng sản, cũng là chuyện thường tình vì cộng sản vô luân (Súc vật không có luân). Trong đời người, ai chẳng có lúc đánh chó chửi mèo? Ngay cả những tên cộng sản "Gộc" đang nắm giữ quyền lực, họ cũng từng không chỉ 1 lần chửi cộng sản, vì có lúc họ cũng là nạn nhân của cái chủ thuyết gớm ghiếc mà họ thờ. Trách móc, chửi bới cộng sản có phải là sám hối? Nó chẳng qua chỉ là sự bật ra từ trong bức bí... Một phản xạ vô điều kiện.
Cắn rứt lương tâm, là một dấu hiệu đó là con người, loài vật không có lương tâm để cắn rứt – Cho nên nó đáng quí. Nhưng từ cắn dứt đến sám hối là một đoạn đường dài, đối với cá nhân có khi hết cả đời người, đối với một nhóm, một băng đảng có khi hàng trăm năm. Rồi từ sám hối đến hành động cải tà quy chính còn xa hơn, xa đến mức các thế hệ người phải kế tiếp nhau mà làm mới được. Nói theo cách của người cộng sản: Chúng ta mới đi được những bước đầu tiên, của giai đoạn đầu tiên, trong tiến trình đầu tiên, trên con đường đến với CNXH. Ôi sao mà mịt mùng sự sám hối của người cộng sản?
Xin hãy sám hối! Xin hãy cải tà qui chính! Xin hãy hành động trong minh bạch! Xin đừng chần chừ, lập lờ hay bí mật… Ai đó xin đừng cho dân tộc Việt từng chịu bao đau khổ "Ăn chiếc bánh vẽ" về một sự sám hối, chờ một sự sám hối… Mà mang thêm tội với tổ tiên.