Phụng Vụ - Mục Vụ
Lòng biết ơn
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:37 06/10/2010
Chúa Nhật 28 thường niên C
Đọc Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay, tôi cảm thấy thật buồn về thái độ vô ơn của chín người được ơn. Trong số mười người phong hủi được Chúa Giêsu chữa lành, chỉ có một người quay trở lại để tạ ơn. Mười người được ơn, chỉ có một người biết ơn. Tỷ lệ một phần mười. Một tỷ lệ quá thấp. Như vậy, kẻ vô ơn thì thật nhiều, còn người biết ơn có lẽ thật ít. Người biết ơn ấy lại là người ngoại đạo.
Chúa Giêsu hỏi người ngoại giáo: "Không phải tất cả mười người đều được lành sạch cả sao ? còn chín người kia đâu ? không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa mà chỉ có người ngoại bang này ?”. Chúa Giêsu buồn không phải vì bị phụ ơn mà vì trong số mười người chỉ có một người hiểu biết tình trạng thiêng liêng của mình trước mặt Thiên Chúa.
Trong cuốn sách "Nói với chính mình" Đức Cha Bùi Tuần có viết: Tôi rất thích chó vì chó biết ơn. Dầu chỉ nhận được một cục xương, chó cũng tỏ vẻ biết ơn. Chủ đi đâu về, chó cũng vẫy đuôi mừng rỡ. Trong khi đó, con người vô ơn lại là chuyện bình thường.
Chuyện phiếm 7 “Hai chữ cám ơn”, Gã Siêu xót xa: Một tác giả nào đó đã viết: Một sự kiện làm chúng ta phải ngạc nhiên không ít, đó là một số người Việt Nam từ nước ngoài trở về thăm quê hương đã đưa ra nhận xét như sau. Dầu có cố gắng che dấu đến đâu cái tông tích Việt kiều của mình, họ vẫn cứ bị lộ ra. Và oái oăm thay, cái tông tích ấy được thể hiện không phải qua cách mua sắm tiêu xài, hay là phục sức, mà gắn liền với một chi tiết rất tầm thường. Người ta nhận ra họ bởi vì họ là những người luôn miệng nói lên hai tiếng “cám ơn”. Nếu quả thực hai tiếng cám ơn đã trở thành quí hiếm trên môi miệng người Việt Nam hiện nay, thì phải chăng đó là một lời báo động đáng lo ngại. Đó có thể là dấu chỉ của sự khô cạn tình người trong xã hội Việt Nam chúng ta. Khi ơn nghĩa đã bị chối bỏ, thì dĩ nhiên sự ràng buộc về tình người cũng trở thành mong manh. Và khi tình người bị chối bỏ, thì nhiều lãnh vực khác cũng sẽ bị lung lay và sụp đổ.
Sở dĩ như vậy là vì những người Việt Nam sống ở nước ngoài tiếp xúc thường xuyên với người phương tây, nên cũng lây nhiễm phần nào nét đẹp văn hóa của họ. Đúng thế, những tiếng vốn được người phương tây xử dụng nhiều nhất là “xin lỗi” và “cám ơn”. Dân Pháp thì luôn miệng nói “pardon” và “merci”. Còn dân Ăng lê thì động một tí là “sorry” và “thank you”. Thói quen tốt đẹp này có được là do sự giáo dục từ trong gia đình. Có người đã tổng kết được mười mấy chữ quan trọng trong việc giáo dục trẻ em ở phương tây, đó là cám ơn, chào ông bà, xin lỗi, phiền ông bà, tạm biệt, xin mời…Trong đó đứng đầu là hai tiếng “cám ơn”, Như vậy, họ đã dạy cho con em biết cảm động, không được thờ ơ nhìn sự giúp đỡ và làm ơn của người khác.Từ đó, gã suy ra rằng lòng biết ơn và tình yêu mến luôn đi song song và tỷ lệ thuận với nhau. Lòng biết ơn sẽ sinh ra tình yêu mến và tình yêu mến lại sinh ra lòng biết ơn.(dunglac.org).
Tác giả Nguyễn Văn Tuấn, trong bài “Văn hóa cám ơn” viết chua chát: Cám ơn và xin lỗi đôi khi trở thành một đề tài xã hội. Khoảng 2 năm trước đây, viết trên báo Tuổi Trẻ, một người Hàn Quốc đang làm việc tại Việt Nam “phàn nàn” rằng người Việt Nam ít nói xin lỗi. Tiếp theo đó là một thư khác của bạn đọc người Việt chỉ ra rằng chẳng những ít nói xin lỗi, mà người Việt còn ít nói cám ơn. Điều này có vẻ mâu thuẫn với truyền thống đạo lý của người Việt, vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo, ghi ơn tiền nhân. Nhưng có lẽ trong cuộc sống bề bộn của thời thực dụng kinh tế, không ít người Việt, trong đó có cả những quan chức, quên nói lời cám ơn. Và, sự thiếu sót này có thể ảnh hưởng đến quốc thể và gây ấn tượng không đẹp ở người nước ngoài về người Việt. Câu chuyện mà tôi sắp kể sau đây còn cho thấy hình như trong một số quan chức, thể hiện sự tri ân vẫn còn khá khó khăn. Anh là một kỹ sư người Đức, do cơ duyên nào đó, lấy vợ Việt Nam và quê vợ ở một làng nghèo thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Có lẽ để làm một nghĩa cử đẹp cho quê vợ, anh về Đức quyên tiền, và đem số tiền đó về quê vợ xây một bệnh xá cho người dân nghèo. Người dân trong làng ai cũng nhớ anh ta trực tiếp chỉ huy việc xây dựng, rất quan tâm đến chất lượng đến nổi cẩn thận gõ từng viên gạch để đánh giá xem thật hay dỏm. Kết quả là một bệnh xá khang trang và có chất lượng cao. Đến ngày khai mạc, các quan chức trong làng đua nhau cám ơn Đảng và Nhà nước, nhưng không có đến một lời cám ơn chàng rể người Đức dù anh có mặt trong buổi lễ khánh thành bệnh xá. (saigonecho.com).
Vô ơn chẳng làm cho người ban ơn thiệt thòi mà chỉ làm cho tâm hồn kẻ chịu ơn thêm chật hẹp. Đúng như John Hery Jowett đã viết: "Sống vô ơn là một cuộc đời trống vắng tình yêu và không cảm xúc. Có hy vọng mà không có tri ân là sự thiếu hụt của một nhận thức tinh tế. Lòng tin mà thiếu niềm tri ân là một lòng tin không có nghị lực. Tất cả những nhân đức bị tách biệt khỏi lòng biết ơn đều trở nên tàn tật khập khiễng trên con đường thiêng liêng".
Văn hóa cám ơn được thể hiện trong xã hội văn minh. Mọi người luôn nói cám ơn mỗi khi được người khác giúp đỡ, dù chỉ là nhỏ bé thôi. Hai tiếng cám ơn làm ấm lòng người nghe. Hai tiếng cám ơn làm tăng thêm giá trị của người nói. Người biết nói tiếng cám ơn được đánh giá là người văn hoá, văn minh.
Chúa Giêsu xem trọng lòng biết ơn cũng là vì ích lợi của kẻ được ơn mà thôi. Người Samari trở lại tạ ơn Chúa đã ban cho anh ơn phần xác. Chúa lại ban thêm cho anh ơn phần hồn nữa: "Ðứng dậy về đi ! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh". Như thế, cám ơn lại là cơ hội để nhận được thêm ơn.
Sống trên đời này mọi người cần biết ơn nhau. Biết ơn là thái độ cần thiết cần phải có đối với người ban ơn. Trong cuộc sống, tiếng "cám ơn", "xin lỗi" luôn có sẵn trên môi miệng những người có giáo dục, lịch sự, lễ độ. Lòng biết ơn, tiếng cám ơn phát xuất từ tấm lòng chân thành luôn làm vui lòng mọi người. Chính lòng biết ơn Thiên Chúa, biết ơn cha mẹ là nền tảng cho mọi thứ biết ơn khác.
Có hai thứ chịu ơn: vật chất và tinh thần.
Vật chất thì có thể tính bằng con số, đo lường bằng mức độ như một cây vàng, một ngàn đồng, một sào đất... Tất cả những thứ ấy đều có thể trả được.
Chịu ơn về tinh thần thì khó định nghĩa rõ ràng để trả ơn. Khi một người thất vọng, chán chường, cô đơn, đau khổ, bệnh tật... nếu có được một chút lửa ấm tình thương nâng đỡ sẻ chia giúp cho người đó ra khỏi đêm tối, tìm lại ánh sáng, niềm vui, bình an, hy vọng, thì lòng biết ơn đó là mãi mãi.Kẻ nghĩ rằng trả ơn là xong, không cần biết ơn nữa, đó là một tâm hồn nghèo nàn.
Thật là dễ nếu cảm ơn những điều tốt đẹp. Nhưng cuộc sống bao giờ cũng tạo cơ hội mới cho mọi người cảm ơn cả những thứ chưa hoàn hảo nữa. Suy nghĩ luôn có thể chuyển tiêu cực thành tích cực. Nếu bạn biết cách biết ơn những thứ rắc rối của bạn thì chúng có thể giúp ích nhiều cho bạn!
Bạn thân mến.
Hãy cảm ơn vì bạn chưa có tất cả những thứ bạn muốn. Vì nếu bạn có rồi thì bạn còn có gì để trông chờ và hy vọng nữa đâu.
Hãy cảm ơn vì còn nhiều điều bạn chưa biết. Vì nếu bạn biết hết rồi thì bạn chẳng còn gì để học hỏi nữa sao?
Hãy cảm ơn những lúc khó khăn. Vì nếu không có một lúc khó khăn thì liệu bạn có trưởng thành được không?
Hãy cảm ơn vì bạn còn có những nhược điểm. Vì nếu không còn nhược điểm gì thì bạn sẽ chẳng còn cơ hội để tiến bộ, để cải thiện bản thân.
Hãy cảm ơn những thử thách. Vì nếu không có thử thách nào thì liệu cái gì có thể xây dựng nên sức mạnh và cá tính của bạn?
Hãy cảm ơn những lỗi lầm bạn đã có. Vì nếu bạn không có lỗi lầm gì thì cái gì sẽ dạy cho bạn những bài học đáng giá như thế đây?
Hãy cảm ơn những khi bạn mệt mỏi. Vì nếu bạn không khi nào mệt mỏi tức là bạn không làm việc gì hay sao?
Suốt cuộc đời, bạn và tôi đều mang ơn rất nhiều. Cám ơn về tất cả, tri ân về tất cả. Bắt đầu mầm sống trong lòng mẹ, nơi ngôi nhà ấm cúng, thầm kín đầu tiên đó, tôi được mẹ lấy máu thịt nuôi dưỡng lớn dần từng ngày.Từ ngày đó tôi đã chịu ơn rồi. Tôi vào đời với tiếng khóc như biểu tượng sự yếu đuối và cần đến mọi người. Rồi tôi lớn lên nhờ dòng sữa mẹ, nhờ hơi ấm, nhờ những bàn tay nuôi nấng dẫn dắt. Công cha, nghĩa mẹ, thầy cô giáo dục. Vào đời, tôi cần tình yêu, cần tình bạn, cần thông cảm. Cuộc đời được dệt nên bằng những ơn nghĩa nối tiếp nhau. Sự sống là ân ban cao cả nhất, thiêng liêng nhất mà tôi được đón nhận từ Thiên Chúa. Ngài tạo thành tôi và còn ban Con Một của Ngài chịu chết thập giá để cứu chuộc và ban cho tôi Sự Sống Mới.
Nói đến trả ơn, chỉ có thể trả ơn người, chứ không bao giờ trả ơn Chúa được. Hôm nay tôi nghèo, có người giúp tôi. Thời gian sau, có thể khá hơn tôi có dịp trả ơn. Nhưng với Chúa thì bao giờ tôi cũng nghèo, cũng túng thiếu. Chúa chẳng cần gì để tôi có thể trả ơn, vì mọi sự đều đến từ Chúa. Tôi chỉ có thể biết ơn Ngài bằng thái độ yêu quý những gì Ngài ban tặng. Tặng vật lớn nhất là sự sống và lời mời gọi làm con của Ngài. Bởi đó phải yêu quý sự sống của mình, yêu bản thân mình, yêu con người và yêu cuộc đời. Ghét bỏ chính mình, không yêu người là sự vô ơn đối với người ban tặng. Mọi sự đều đến từ Thiên Chúa. Ngài sắp xếp hoà điệu để con người tham gia vào chương trình đón nhận ân sủng Ngài trao tặng. Những gì tôi đón nhận từ tha nhân cũng là ơn Chúa, nên lòng biết ơn đối với tha nhân cũng chính là lòng biết ơn đối với Chúa.
Mỗi sáng khi vừa thứa dậy, tâm tình đầu tiên là tôi Tạ Ơn Chúa, dâng một ngày mới cho Chúa. Cùng cộng đoàn hiệp dâng Thánh Lễ chung lời Tạ Ơn Chúa, một ngày mới tràn đầy bình an và ơn thánh.
Tạ ơn để đón nhận thêm ơn lành cho cuộc sống, lời Kinh Tiền Tụng số IV trong Sách Lễ Rôma: "Thật ra, Chúa không cần chúng con ca tụng, nhưng được tạ ơn Chúa lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Chúa, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời".
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn sống tâm tình biết ơn, biết ơn Chúa, biết ơn người để cuộc đời chúng con là bài ca tri ân tình thương của Chúa.Amen.
Đọc Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay, tôi cảm thấy thật buồn về thái độ vô ơn của chín người được ơn. Trong số mười người phong hủi được Chúa Giêsu chữa lành, chỉ có một người quay trở lại để tạ ơn. Mười người được ơn, chỉ có một người biết ơn. Tỷ lệ một phần mười. Một tỷ lệ quá thấp. Như vậy, kẻ vô ơn thì thật nhiều, còn người biết ơn có lẽ thật ít. Người biết ơn ấy lại là người ngoại đạo.
Chúa Giêsu hỏi người ngoại giáo: "Không phải tất cả mười người đều được lành sạch cả sao ? còn chín người kia đâu ? không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa mà chỉ có người ngoại bang này ?”. Chúa Giêsu buồn không phải vì bị phụ ơn mà vì trong số mười người chỉ có một người hiểu biết tình trạng thiêng liêng của mình trước mặt Thiên Chúa.
Trong cuốn sách "Nói với chính mình" Đức Cha Bùi Tuần có viết: Tôi rất thích chó vì chó biết ơn. Dầu chỉ nhận được một cục xương, chó cũng tỏ vẻ biết ơn. Chủ đi đâu về, chó cũng vẫy đuôi mừng rỡ. Trong khi đó, con người vô ơn lại là chuyện bình thường.
Chuyện phiếm 7 “Hai chữ cám ơn”, Gã Siêu xót xa: Một tác giả nào đó đã viết: Một sự kiện làm chúng ta phải ngạc nhiên không ít, đó là một số người Việt Nam từ nước ngoài trở về thăm quê hương đã đưa ra nhận xét như sau. Dầu có cố gắng che dấu đến đâu cái tông tích Việt kiều của mình, họ vẫn cứ bị lộ ra. Và oái oăm thay, cái tông tích ấy được thể hiện không phải qua cách mua sắm tiêu xài, hay là phục sức, mà gắn liền với một chi tiết rất tầm thường. Người ta nhận ra họ bởi vì họ là những người luôn miệng nói lên hai tiếng “cám ơn”. Nếu quả thực hai tiếng cám ơn đã trở thành quí hiếm trên môi miệng người Việt Nam hiện nay, thì phải chăng đó là một lời báo động đáng lo ngại. Đó có thể là dấu chỉ của sự khô cạn tình người trong xã hội Việt Nam chúng ta. Khi ơn nghĩa đã bị chối bỏ, thì dĩ nhiên sự ràng buộc về tình người cũng trở thành mong manh. Và khi tình người bị chối bỏ, thì nhiều lãnh vực khác cũng sẽ bị lung lay và sụp đổ.
Sở dĩ như vậy là vì những người Việt Nam sống ở nước ngoài tiếp xúc thường xuyên với người phương tây, nên cũng lây nhiễm phần nào nét đẹp văn hóa của họ. Đúng thế, những tiếng vốn được người phương tây xử dụng nhiều nhất là “xin lỗi” và “cám ơn”. Dân Pháp thì luôn miệng nói “pardon” và “merci”. Còn dân Ăng lê thì động một tí là “sorry” và “thank you”. Thói quen tốt đẹp này có được là do sự giáo dục từ trong gia đình. Có người đã tổng kết được mười mấy chữ quan trọng trong việc giáo dục trẻ em ở phương tây, đó là cám ơn, chào ông bà, xin lỗi, phiền ông bà, tạm biệt, xin mời…Trong đó đứng đầu là hai tiếng “cám ơn”, Như vậy, họ đã dạy cho con em biết cảm động, không được thờ ơ nhìn sự giúp đỡ và làm ơn của người khác.Từ đó, gã suy ra rằng lòng biết ơn và tình yêu mến luôn đi song song và tỷ lệ thuận với nhau. Lòng biết ơn sẽ sinh ra tình yêu mến và tình yêu mến lại sinh ra lòng biết ơn.(dunglac.org).
Tác giả Nguyễn Văn Tuấn, trong bài “Văn hóa cám ơn” viết chua chát: Cám ơn và xin lỗi đôi khi trở thành một đề tài xã hội. Khoảng 2 năm trước đây, viết trên báo Tuổi Trẻ, một người Hàn Quốc đang làm việc tại Việt Nam “phàn nàn” rằng người Việt Nam ít nói xin lỗi. Tiếp theo đó là một thư khác của bạn đọc người Việt chỉ ra rằng chẳng những ít nói xin lỗi, mà người Việt còn ít nói cám ơn. Điều này có vẻ mâu thuẫn với truyền thống đạo lý của người Việt, vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo, ghi ơn tiền nhân. Nhưng có lẽ trong cuộc sống bề bộn của thời thực dụng kinh tế, không ít người Việt, trong đó có cả những quan chức, quên nói lời cám ơn. Và, sự thiếu sót này có thể ảnh hưởng đến quốc thể và gây ấn tượng không đẹp ở người nước ngoài về người Việt. Câu chuyện mà tôi sắp kể sau đây còn cho thấy hình như trong một số quan chức, thể hiện sự tri ân vẫn còn khá khó khăn. Anh là một kỹ sư người Đức, do cơ duyên nào đó, lấy vợ Việt Nam và quê vợ ở một làng nghèo thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Có lẽ để làm một nghĩa cử đẹp cho quê vợ, anh về Đức quyên tiền, và đem số tiền đó về quê vợ xây một bệnh xá cho người dân nghèo. Người dân trong làng ai cũng nhớ anh ta trực tiếp chỉ huy việc xây dựng, rất quan tâm đến chất lượng đến nổi cẩn thận gõ từng viên gạch để đánh giá xem thật hay dỏm. Kết quả là một bệnh xá khang trang và có chất lượng cao. Đến ngày khai mạc, các quan chức trong làng đua nhau cám ơn Đảng và Nhà nước, nhưng không có đến một lời cám ơn chàng rể người Đức dù anh có mặt trong buổi lễ khánh thành bệnh xá. (saigonecho.com).
Vô ơn chẳng làm cho người ban ơn thiệt thòi mà chỉ làm cho tâm hồn kẻ chịu ơn thêm chật hẹp. Đúng như John Hery Jowett đã viết: "Sống vô ơn là một cuộc đời trống vắng tình yêu và không cảm xúc. Có hy vọng mà không có tri ân là sự thiếu hụt của một nhận thức tinh tế. Lòng tin mà thiếu niềm tri ân là một lòng tin không có nghị lực. Tất cả những nhân đức bị tách biệt khỏi lòng biết ơn đều trở nên tàn tật khập khiễng trên con đường thiêng liêng".
Văn hóa cám ơn được thể hiện trong xã hội văn minh. Mọi người luôn nói cám ơn mỗi khi được người khác giúp đỡ, dù chỉ là nhỏ bé thôi. Hai tiếng cám ơn làm ấm lòng người nghe. Hai tiếng cám ơn làm tăng thêm giá trị của người nói. Người biết nói tiếng cám ơn được đánh giá là người văn hoá, văn minh.
Chúa Giêsu xem trọng lòng biết ơn cũng là vì ích lợi của kẻ được ơn mà thôi. Người Samari trở lại tạ ơn Chúa đã ban cho anh ơn phần xác. Chúa lại ban thêm cho anh ơn phần hồn nữa: "Ðứng dậy về đi ! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh". Như thế, cám ơn lại là cơ hội để nhận được thêm ơn.
Sống trên đời này mọi người cần biết ơn nhau. Biết ơn là thái độ cần thiết cần phải có đối với người ban ơn. Trong cuộc sống, tiếng "cám ơn", "xin lỗi" luôn có sẵn trên môi miệng những người có giáo dục, lịch sự, lễ độ. Lòng biết ơn, tiếng cám ơn phát xuất từ tấm lòng chân thành luôn làm vui lòng mọi người. Chính lòng biết ơn Thiên Chúa, biết ơn cha mẹ là nền tảng cho mọi thứ biết ơn khác.
Có hai thứ chịu ơn: vật chất và tinh thần.
Vật chất thì có thể tính bằng con số, đo lường bằng mức độ như một cây vàng, một ngàn đồng, một sào đất... Tất cả những thứ ấy đều có thể trả được.
Chịu ơn về tinh thần thì khó định nghĩa rõ ràng để trả ơn. Khi một người thất vọng, chán chường, cô đơn, đau khổ, bệnh tật... nếu có được một chút lửa ấm tình thương nâng đỡ sẻ chia giúp cho người đó ra khỏi đêm tối, tìm lại ánh sáng, niềm vui, bình an, hy vọng, thì lòng biết ơn đó là mãi mãi.Kẻ nghĩ rằng trả ơn là xong, không cần biết ơn nữa, đó là một tâm hồn nghèo nàn.
Thật là dễ nếu cảm ơn những điều tốt đẹp. Nhưng cuộc sống bao giờ cũng tạo cơ hội mới cho mọi người cảm ơn cả những thứ chưa hoàn hảo nữa. Suy nghĩ luôn có thể chuyển tiêu cực thành tích cực. Nếu bạn biết cách biết ơn những thứ rắc rối của bạn thì chúng có thể giúp ích nhiều cho bạn!
Bạn thân mến.
Hãy cảm ơn vì bạn chưa có tất cả những thứ bạn muốn. Vì nếu bạn có rồi thì bạn còn có gì để trông chờ và hy vọng nữa đâu.
Hãy cảm ơn vì còn nhiều điều bạn chưa biết. Vì nếu bạn biết hết rồi thì bạn chẳng còn gì để học hỏi nữa sao?
Hãy cảm ơn những lúc khó khăn. Vì nếu không có một lúc khó khăn thì liệu bạn có trưởng thành được không?
Hãy cảm ơn vì bạn còn có những nhược điểm. Vì nếu không còn nhược điểm gì thì bạn sẽ chẳng còn cơ hội để tiến bộ, để cải thiện bản thân.
Hãy cảm ơn những thử thách. Vì nếu không có thử thách nào thì liệu cái gì có thể xây dựng nên sức mạnh và cá tính của bạn?
Hãy cảm ơn những lỗi lầm bạn đã có. Vì nếu bạn không có lỗi lầm gì thì cái gì sẽ dạy cho bạn những bài học đáng giá như thế đây?
Hãy cảm ơn những khi bạn mệt mỏi. Vì nếu bạn không khi nào mệt mỏi tức là bạn không làm việc gì hay sao?
Suốt cuộc đời, bạn và tôi đều mang ơn rất nhiều. Cám ơn về tất cả, tri ân về tất cả. Bắt đầu mầm sống trong lòng mẹ, nơi ngôi nhà ấm cúng, thầm kín đầu tiên đó, tôi được mẹ lấy máu thịt nuôi dưỡng lớn dần từng ngày.Từ ngày đó tôi đã chịu ơn rồi. Tôi vào đời với tiếng khóc như biểu tượng sự yếu đuối và cần đến mọi người. Rồi tôi lớn lên nhờ dòng sữa mẹ, nhờ hơi ấm, nhờ những bàn tay nuôi nấng dẫn dắt. Công cha, nghĩa mẹ, thầy cô giáo dục. Vào đời, tôi cần tình yêu, cần tình bạn, cần thông cảm. Cuộc đời được dệt nên bằng những ơn nghĩa nối tiếp nhau. Sự sống là ân ban cao cả nhất, thiêng liêng nhất mà tôi được đón nhận từ Thiên Chúa. Ngài tạo thành tôi và còn ban Con Một của Ngài chịu chết thập giá để cứu chuộc và ban cho tôi Sự Sống Mới.
Nói đến trả ơn, chỉ có thể trả ơn người, chứ không bao giờ trả ơn Chúa được. Hôm nay tôi nghèo, có người giúp tôi. Thời gian sau, có thể khá hơn tôi có dịp trả ơn. Nhưng với Chúa thì bao giờ tôi cũng nghèo, cũng túng thiếu. Chúa chẳng cần gì để tôi có thể trả ơn, vì mọi sự đều đến từ Chúa. Tôi chỉ có thể biết ơn Ngài bằng thái độ yêu quý những gì Ngài ban tặng. Tặng vật lớn nhất là sự sống và lời mời gọi làm con của Ngài. Bởi đó phải yêu quý sự sống của mình, yêu bản thân mình, yêu con người và yêu cuộc đời. Ghét bỏ chính mình, không yêu người là sự vô ơn đối với người ban tặng. Mọi sự đều đến từ Thiên Chúa. Ngài sắp xếp hoà điệu để con người tham gia vào chương trình đón nhận ân sủng Ngài trao tặng. Những gì tôi đón nhận từ tha nhân cũng là ơn Chúa, nên lòng biết ơn đối với tha nhân cũng chính là lòng biết ơn đối với Chúa.
Mỗi sáng khi vừa thứa dậy, tâm tình đầu tiên là tôi Tạ Ơn Chúa, dâng một ngày mới cho Chúa. Cùng cộng đoàn hiệp dâng Thánh Lễ chung lời Tạ Ơn Chúa, một ngày mới tràn đầy bình an và ơn thánh.
Tạ ơn để đón nhận thêm ơn lành cho cuộc sống, lời Kinh Tiền Tụng số IV trong Sách Lễ Rôma: "Thật ra, Chúa không cần chúng con ca tụng, nhưng được tạ ơn Chúa lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Chúa, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời".
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn sống tâm tình biết ơn, biết ơn Chúa, biết ơn người để cuộc đời chúng con là bài ca tri ân tình thương của Chúa.Amen.
Lòng biết ơn
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:09 06/10/2010
Lạy Thiên Chúa, chúng con xin tạ ơn Ngài,
tạ ơn Ngài và cầu khẩn Thánh Danh,
kỳ công Ngài, chúng con xin kể lại (Tv.75:2).
Truyện kể, ngày kia Chúa mở đại hội “Trăm Hoa Đua Nở”. Qui tụ đại biểu của mọi loài hoa trên trái đất. Rừng hoa tươi thắm muôn mầu khoe sắc trước nhan Thiên Chúa. Các đại biểu hoa gặp nhau tay bắt mặt mừng, dâng lời chúc tụng ngợi khen danh Chúa và chào thăm nhau. Duy chỉ có hai loài hoa không thèm giáp mặt, đó là Hoa Thi Ơn và Hoa Nhớ Ơn. Quả thực ở đời lắm kẻ thi ơn nhưng ít kẻ nhớ ơn.
1. Tạ Ơn Thiên Chúa
Ca dao dậy rằng: Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn là một nhân đức. Đời của chúng ta là cả một chuỗi những ngày chịu ơn. Từ những ơn căn bản của sự sống tới những ơn được bao dung nâng đỡ. Càng biết ơn, chúng ta càng sống làm người hơn. Nhiều người làm ơn cho tha nhân nhưng không mong phải đền đáp ân tình. Tuy nhiên những người nhận ơn và mang ơn cần có thái độ biết ơn. Chúa Giêsu dùng thí dụ để dạy chúng ta về lòng biết ơn. Chúa đã chữa lành cho 10 người phong cùi, nhưng chỉ có một người ngoại giáo trở lại tạ ơn Chúa. Thánh Luca viết: Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn. Anh ta lại là người Samaria (Lc.17:15-16). Lòng biết ơn của người ngoại giáo là bài học cho mỗi người chúng ta. Chúng ta có thường xuyên dâng lời cảm tạ Chúa vì muôn ơn lành Ngài ban? Chúa không đòi chúng ta phải trở lại tạ ơn nhưng Chúa vẫn mong chờ. Đức Giêsu mới nói: "Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu?(Lc 17:17).Chúa đang hỏi chúng ta đó.
Dưới thời Quân Chủ, Vua được gọi là Thiên Tử, có nghĩa là con của Trời. Hằng năm vua đại diện cho dân chúng lập đàn cúng tế Trời Đất cầu độ cho đất nước thái bình an lạc. Mang thân phận con người, ai ai cũng hướng về trời cao cầu xin khấn vái. Người ta nói trời cao có mắt. Trước sân nhà, người ta lập bàn thờ đặt hoa trái cúng vái tứ phương. Cầu cho mưa thuận gió hòa. Những người có niềm tin đơn sơ không được học biết về Thiên Chúa, họ cũng vẫn hướng lên trời để cầu trời khấn phật. Mọi sự vạn vần trong vũ trụ đã bày tỏ uy quyền của Trời cao, trời mưa, trời gió, trời bão, trời sấm và trời sét. Ông Trời có quyền uy giáng phúc cũng như giáng họa cho tạo vật. Ngày rằm thì người ta lập bàn thờ, nhang hương cúng vái tứ phương. Những người lương dân luôn tỏ lòng thành kính với Thần Phật. Hằng tháng họ luôn luôn sửa soạn mâm hoa quả, chén cơm, bát chè cúng vái để tỏ lòng biết ơn trời đất.
Chúng ta là loài thụ tạo, có nghĩa là chúng ta được lãnh nhận và được trao ban sự sống. Trời ban cho chúng ta tất cả từ hơi thở sự sống, từ khả năng đón nhận âm thanh, ánh sáng và từ nguồn lương thực dưỡng nuôi và mọi nhu cầu của cuộc sống. Từng giây từng phút chúng ta thụ ơn của Đấng Tạo Thành. Chúng ta đã làm gì để đền đáp những ơn mà Ngài đã ban tặng cho ta. Có mấy khi chúng ta để tâm ngước nhìn lên trời cao mà cảm tạ hồng ân Chúa ban. Chúa ban cho chúng ta một tuần 7 ngày, mỗi ngày có 24 giờ, vậy mà chúng ta vẫn còn tiếc xót dâng lại cho Chúa một vài giờ mỗi tuần để cùng ca tụng, ngợi khen và cảm tạ Chúa. Đôi khi chúng ta nói rằng tôi cầu nguyện riêng cũng được rồi, nhưng thực tế chỉ là một vài lời cầu xin ơn thiêng riêng cho mình. Chúng ta thử nghĩ, nếu một ai đó cho chúng ta một món qùa dù rất nhỏ, chúng ta sẽ vui vẻ nhận lãnh và cám ơn rối rít. Thiên Chúa quan phòng sự sống của chúng ta từng giây từng phút, thì chúng ta làm như mình được quyền hưởng mà không cần mang ơn. Mỗi người hãy dừng lại đôi phút dâng Chúa lời cảm tạ.
2. Tri Ân Giáo Hội
Giáo hội đã lãnh nhận kho tàng mặc khải để tuyền đạt lại cho mọi thế hệ. Sự mặc khải giúp chúng ta học biết về Thiên Chúa. Chúng ta có tín ngưỡng là tâm hồn của chúng ta đã đang được mở ra với một vũ trụ hữu thần. Chúng ta có niềm tin vào Thiên Chúa hiện hữu, Đấng là đầu và là cùng đích của mọi loài thọ tạo. Niềm tin này thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của cuộc sống con người. Trong Giáo Hội, chúng ta được tháp nhập vào nhiệm thể của Chúa Kitô và thông phần ân sủng siêu nhiên. Qua Giáo Hội, chúng ta được sinh ra lại làm con Chúa. Được lãnh nhận các Bí Tích như những ân lộc nuôi dưỡng tâm hồn. Là những người Kitô hữu, chúng ta rất hạnh phúc, vì được nâng lên địa vị làm con Chúa và được hứa ban thưởng phần phúc thiên đàng. Chúng ta được học biết về Chúa, về Giáo Hội, về con người và về mọi loài thụ tạo. Giáo hội khai mở cho chúng ta bước vào một thế giới sống động và trật tự được quan phòng. Mọi vật đã có quả phải có nhân, gọi là nguyên lý nhân quả. Nhìn vũ trụ bao la nhưng vẫn bị giới hạn trong không gian và thời gian, chúng ta biết có Đấng Hằng Hữu. Biết Ngài để yêu mến và cảm tạ ân huệ mà Ngài đã đặt để trong tâm hồn mỗi người.
Giáo hội qua bao thời đã và đang mang tin mừng cứu độ đi khắp thế gian cho mọi người. Niềm tin vào Thiên Chúa là một món qùa vô giá như một kho tàng châu báu bị chôn vùi, người kia tìm được đem bán tất cả gia tài để mua cho được. Chúa Giêsu phán: Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy (Mt. 13:44). Lãnh nhận hồng ân cứu độ, chúng ta cám ơn tất cả những vị đã hy sinh đổ máu đào cũng như hy sinh cuộc đời để xây dựng và truyền thụ niềm tin. Cha ông tổ tiên là những người đã lãnh nhận đức tin, khai mở cho con cháu một nguồn sống đích thực. Trải qua thăng trầm, cha ông đã sống vững vàng và tiếp tục truyền rao Tin Mừng Cứu Độ qua mọi thời đại. Chúng ta luôn luôn có những tâm tình biết ơn các đấng bậc tiền nhân và cùng xây dựng Giáo Hội trần thế với anh chị em mỗi ngày một thánh thiện và yêu thương.
3. Biết Ơn Xã Hội
Chúng ta sinh ra có quê cha đất tổ, có nơi chôn nhau cắt rốn và có truyền thống văn hóa. Chúng ta được nhào nắn nên người trong hoàn cảnh xã hội với biết bao điều tốt lành. Chúng ta được hưởng phúc lợi của xã hội về mọi mặt trong đó có tín ngưỡng, văn hóa, an ninh, công ăn việc làm, có đất dụng võ, có trường để học và có nơi để tiến thân. Tiền nhân đã phải phấn đấu để dựng nước, xây nhà dành độc lập cho quê hương xứ sở. Bao anh hùng đã ngã ngục dưới làn bom, súng đạn để dành giữ mảnh đất thân yêu. Bao hy sinh của những bàn tay lao động phát quang từ những đồi núi hay cánh đồng hoang sơ xình lầy trở thành những mảnh đất mầu mỡ và phì nhiêu. Các vị đã khai sông, mở đường và xây dựng những thành phố xinh đẹp và tiện nghi. Khi ra đời là chúng ta đã có sẵn tất cả, nhưng chẳng mấy khi chúng ta nghĩ đến những công khó của các bậc tiền nhân để biết ơn.
Người ta thường nói: Quan nhất thời, dân vạn đại. Đúng thế, thời nào cũng cần có những người đứng ra lo việc nước và việc công. Không phải lúc nào đất nước cũng có những anh hùng oanh liệt dám xả thân vì dân vì nước. Chúng ta phải chấp nhận thói đời cũng như chấp nhận con người dù tốt hay xấu. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải có tâm tình biết ơn tất cả mọi người đã góp công góp sức xây dựng xã hội văn minh và giầu mạnh. Rất may mắn, chúng ta đang được sống trong hoàn cảnh văn minh hiện đại. Chỉ khoảng ba hay bốn thập niên trước, con người con hạn chế về vấn đề di chuyển, đi lại, thông tin và sử dụng các kỹ thuật cao như máy điện toán các loại, GPS Navigation System, Cellphone, Iphone. MP3, Ipad, Ipod, Texbook… Kỹ thuật văn minh đã đưa con người sát lại gần nhau nhiều hơn. Chúng ta cần nhớ và biết ơn mọi thành viên đã góp phần vào tất cả những phúc lộc mà chúng ta đang được hưởng.
4. Đền Ơn Cha Mẹ
Ơn sinh thành dưỡng dục. Công cha nghĩa mẹ như trời biển. Con cái phải biết thảo hiếu và tôn kính ông bà cha mẹ. Qua cha mẹ, chúng ta được hiện hữu vào đời. Con vật sinh ra chỉ cần ngọ ngoạy một chút là có thể đứng lên đi theo mẹ kiếm mồi. Còn con người bé nhỏ cần sự chăm dẵm của mẹ cha và những người khác. Từng ly từng tí, từng giây từng phút mới phát triển và lớn lên. Học nằm, học ngồi, học lẫy, học bò, học đi học đứng, học ăn học nói và cái gì cũng phải học. Đây là những tháng ngày đẹp nhất của cuộc đời bên lòng mẹ. Rồi cho dù con có biết đi biết chạy, cha mẹ vẫn phải để mắt dõi trông. Cha mẹ mong con khôn lớn từng ngày, từng đêm. Đếm từng năm tháng khi con bước đến trường, mong ngày con ra trường. Có công ăn việc làm ổn định. Cha mẹ chờ mong ngày con thành lập gia thất, sinh con đẻ cái. Chưa hết, cha mẹ vẫn còn muốn ấp ủ con như gà mẹ ủ ấp con dưới cánh. Tình cha mẹ là thế đó! Cha mẹ không đòi con phải trả nghĩa ân tình nhưng cha mẹ mong con giữ giây liên kết gia đình tình mẹ tình cha.
Người mà chúng ta mang ơn nhiều nhất đó là những người ruột thịt trong gia đình. Vợ chồng ân tình nghĩa nặng. Vợ chồng xây dựng hạnh phúc gia đình và yêu thương cuốn cuộn bên nhau từng giây phút. Vợ chồng phải biết ơn nhau vì đã đem lại hạnh phúc và ý nghĩa cuộc đời cho nhau. Cha mẹ hiền lành để đức cho con. Phận làm con, chúng ta phải báo hiếu và tôn kính mẹ cha. Con cái có thể quên cha mẹ nhưng cha mẹ luôn nhắc nhớ yêu thương con cái. Đôi khi cha mẹ tỏ ra khó chịu, nói rằng lìa con nhưng đóng cửa phòng, cha mẹ nghẹn ngào trong nước mắt tuôn rơi. Con cái đừng làm buồn lòng cha mẹ. Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Chẳng bao giờ chúng ta có thể đền đáp cân xứng công cha nghĩa mẹ. Đời của chúng ta qủa là một chuỗi những sự chịu ơn. Chúng ta có thể đáp trả với lòng thành, với sự hiếu thảo và biết ơn công đức sinh thành dưỡng dục. Người biết tu tâm dưỡng tánh, phải biết tri ân và báo đền ân đức.
5. Biết Ơn Ân Sư
Thầy cô khai mở tri thức. Thầy cô dạy chúng ta biết đọc biết viết. Câu ca dao thường nói: Không thầy đố mày làm nên. Trường học dạy chúng ta hỉểu biết khoa học, văn học, toán học, đạo đức học và càng học tâm trí chúng ta càng mở mang hiểu biết thế giới bên ngoài. Công trình nghiên cứu và hiểu biết của biết bao nhiêu các bậc cha ông hay đàn anh đi trước ghi nhận và lưu truyền lại. Họ đã truyền thụ lại cho chúng ta kho tàng cả mấy ngàn năm khám phá, phát minh và suy tư. Tất cả những kiến thức đã được gom nhặt từ các nền văn hóa trên thế giới. Đã có những vị tiền bối dành cả đời nghiên cứu, viết lách, tìm tòi để làm thành những cuốn tự điển dịch nghĩa giúp chúng ta học hiểu được những ngôn ngữ văn minh. Và qua sự giao lưu, chúng ta đã có một kho tàng văn hóa riêng cho chính xứ sở mình. Chúng ta đừng bao giờ quên ân tình cha ông để lại qua nền văn hóa.
Có lẽ chúng ta không nhớ hết được những người đã từng dậy dỗ chúng ta. Quan niệm Á Đông: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Như thế ai cũng có thể là thầy dậy của chúng ta. Không chỉ những các cha, các thầy, các dì, các cô mà cả những em trẻ cũng có thể trở thành thầy dạy. Chúng ta có thể học trực tiếp trong trường học nhưng phần lớn những kinh nghiệm chúng ta học trong trường đời. Chúng ta có thể học từ sách vở, học từ truyền thanh, truyền hình, học từ mạng lưới và từ mọi nguồn. Nếu chúng ta nối mạng, chúng ta sẽ đi vào một kho tàng vô giá về tất cả mọi môn học ở đời. Có nhiều người thầy ẩn mặt, chúng ta không hề biết nhưng chúng ta đã được hấp thụ biết bao kiến thức phổ thông từ họ. Khi học biết được những kiến thức ở đời, chúng ta mới nhận ra rằng sự hiểu biết của chúng ta thật khiêm tốn và chúng ta cần mang ơn tất cả mọi người.
6. Báo Ân Những Người Đồng Hành
Trên thế giới có trên sáu tỷ người. Chúng ta đã gặp gỡ và quen biết được bao nhiêu người. Con số rất giới hạn vì mỗi người chúng ta chỉ sống trong khoảng một thời gian và một không gian nào đó. Xã hội thay đổi, người sinh, kẻ tử cứ tiếp nối nhau mà sống. Ai trong chúng ta cũng đã cùng đồng hành với nhiều người khác trên các chuyến tàu, chuyến xe, chuyến máy bay hay cùng tham dự những buổi đại hội, hành hương hay các cuộc họp mặt chung. Chúng ta đã tìm thấy niềm vui, sự ủi an và nâng đỡ nhau khi an bình cũng như khi gặp khó khăn. Chúng ta không biết nhiều về người khác nhưng chung ta cùng chung một kiếp người, chung một hướng đi, chung một niềm tin hay cùng chung một mục đích. Chúng ta luôn có lý do để biết ơn và cầu nguyện cho nhau.
Không phải lúc nào chúng ta cũng có anh chị em ruột thịt ở bên mình. Cần kết bạn và sống thân với láng giềng: Bán anh em xa, mua láng giềng gần. Khi tắt lửa tối đèn hoặc khi hữu sự, chúng ta vẫn cần có nhau. Người ta gọi là tình làng xóm. Chính những người này đồng hành thật sự với chúng ta trong cảnh sống đời thường. Chúng ta nên hỏi han và quan tâm một chút về những người láng giềng. Họ chính là tai mắt cho sự an toàn của khu xóm. Không ai có thể lường trước được những gì sẽ xảy ra trong đời sống nên chúng ta cũng nên chọn một vài người thân cận tin tưởng để gởi gắm. Mỗi chuyến đi hè về, một chút qùa quê nội hay quê ngoại hay một chút qùa quê hương như những tâm tình biết ơn và gây thiện cảm.
7. Cám Ơn Anh Chị Em
Anh chị em như thể tay chân nên đùm bọc thương yêu và giúp đỡ nhau. Chị ngã em nâng. Những gia đình càng đông con càng hạnh phúc. Anh chị em trong gia đình cùng chia sẻ vui buồn sướng khổ. Vì khi gặp gian nan, đau khổ, có người bên cạnh chia xẻ và nâng đỡi ủi an. Khi có dịp vui mừng, anh chị em đoàn tụ liên hoan. Tục ngữ dạy rằng: Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Đây là một sự nâng đỡ vô hình nhiều khi chúng ta không nhận ra hồng ân đó. Anh chị em một nhà đã được cưu mang cùng chung một cung dạ, cùng chung nôi, hưởng một nguồn sữa mẹ, cùng được ẵm bế và dưỡng nuôi trong một mái ấm gia đình. Anh chị em cùng học chữ yêu thương ba ba, má má. Cùng được ấp ủ trong vòng tay hiền mẫu. Anh chị em được lớn lên và trưởng thành bên nhau. Anh chị em đã học được những kinh nghiệm đầu tiên của cuộc sống qua những nhu cầu chén nước, bát cơm, ganh tị nhau từng cái kẹo và miếng bánh. Thân thương lắm! Chúng ta phải biết ơn lẫn nhau.
Có biết bao nhiêu câu truyện anh chị em đã bị mất tình mất nghĩa chỉ vì ham lợi. Có nhiều câu truyện xảy ra thường ngày, khi khó khăn anh chị em đùm bọc, giúp đỡ nhau nhưng khi có tí vốn và có của ăn của để là bắt đầu gây gỗ. Anh chị em chung nhau mở công ty, mở tiệm nhưng rồi chẳng bao lâu tiền bạc và lòng tham đã che mất sự thiện ban đầu. Khi đã ổn đinh công ăn việc làm, anh chị em bắt đầu tính cái lời, cái lợi cho riêng mình thế là gây xích mích tình anh chị em. Dĩ nhiên trong anh chị em có những người nhanh nhẹn, khôn ngoan và giỏi giang hơn nên dễ bị gây khó. Bởi vậy trong anh chị em hay với bất cứ bạn bè, chúng ta hãy luôn nhớ câu: Tiền bạc sòng phảng, tình nghĩa bền lâu. Đã là anh chị em ruột thịt thì nên yêu thương nhau. Chúng ta đừng lạm dụng nhau để làm lợi cho riêng mình nhưng biết ơn nhau trong cách cư xử.
8. Đền Ơn Bạn Bè
Sống trên đời, ai cũng có những người bạn. Bạn học chung trường, chung lớp, bạn chúng lý tưởng và chung hướng. Có những người bạn cùng làm việc, cùng cộng tác, cùng tranh đấu và cùng sống chết với nhau. Bạn bè bổ túc cho nhau: Học thầy không tày học bạn. Chúng ta học hỏi rất nhiều nơi các người bạn. Có những người bạn chỉ quen trong một thời gian ngắn nhưng nên tình nên nghĩa. Bạn chân thành giúp nhau vươn lên trong cuộc sống. Cha mẹ thầy cô thường dạy hãy chọn bạn mà chơi. Đúng vậy: Gần mực thì đen, gần đèn thị rạng. Ra trường đời, chúng ta gặp không biết bao nhiêu người nhưng không phải ai cũng có thể trở thành bạn. Những người bạn chân tình là những người bạn không lạm dụng nhau để mưu lợi cho mình. Thành công ở đời do bạn hữu thật nhiều. Ngày nay sự liên kết bạn bè còn rộng rãi hơn qua các hệ thống kỹ thuật tân tiến.
Người ta thường nói: Giầu vì bạn, sang vì vợ. Không ai là một hòn đảo. Chúng ta sống là cùng sống và lữ hành với người khác. Trong tất cả mọi thành công trên đời, chúng ta phải có sự trợ lực của bạn bè. Bạn bè giúp nhau khi hưng thịnh cũng như khi gặp suy thoái hoạn nạn. Tình huynh đệ quý hóa lắm, đừng khi nào để mất tình nghĩa bạn bè. Chúng ta phải mang ơn các bạn hữu rất nhiều. Bạn hữu mang lại ý nghĩa cho nhau trong cuộc sống. Cùng chia sẻ khi vui khi buồn trong mọi biến cố của cuộc đời. Họ có thể chia nhau chén trà chén rượu hay tâm sự nỗi buồn phiền trong cuộc sống. Đừng bao giờ quên ơn bạn. Chúng ta có nhiều cách để biết ơn như qua sự thăm viếng, hỏi han, gọi phôn, thơ từ và liên lạc. Bạn bè thăm hỏi chúc mừng hay chia buồn với nhau trong mọi trạng huống trong cuộc sống.
9. Cám Ơn Mọi Người
Uống nước nhớ nguồn. Chúng ta được hiện hữu giữa thế giới là một ơn trọng đại. Chúng ta còn được mọi người chung quanh bao bọc chở che. Được mọi người nâng đỡ dìu dắt và dạy bảo chúng ta nên người. Chúng ta phải học cách làm người sao cho xứng danh nghĩa là dũng nhân. Một con người biết rung cảm với sự bén nhạy của trái tim. Biết nhường, biết kính, biết cảm và biết ơn. Sự biết ơn là một chiếc cầu nối thông thương giữa người với người. Làm người nên biết ân nghĩa chí tình với mọi người, đặc biệt các ân nhân và thân nhân. Có qua có lại mới toại lòng nhau. Sống ở đời cũng cần có: Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại. Chúng ta nên ân nghĩa báo đền cho xứng hợp danh phận con người.
Chúng ta nuôi chó, mèo, chim chóc và các loại súc vật. Nếu chúng ta để ý quan sát, mỗi khi gặp gỡ hay cho những con vật ăn uống, nó vẫy đuôi mừng chạy theo quấn quit hoặc ca hát líu lo. Đó chính là những biểu lộ cám ơn theo cảm xúc bản năng. Con người chúng ta hơn con vật bội phần. Chúng ta phải luôn sống trong tâm tình tri ân và biết ơn mọi người. Đặc biệt những người đã góp phần làm giầu cho sự hiện hữu của chúng ta. Ví biết rằng càng có tâm tình biết ơn, chúng ta càng trở nên người hơn.
Như một lời kết, cho đến khi nào chúng ta không còn nhận ơn, khi đó chúng ta không phải trả ơn và biết ơn. Cuộc đời chúng ta được ôm ấp trong tình yêu thương của Thiên Chúa và của mọi người. Hai chữ “cám ơn” sẽ được ghi lòng tạc dạ. Biết dâng lời tạ ơn Chúa và cám ơn con người, chúng ta sẽ sống xứng đáng với danh hiệu là con Thiên Chúa và dòng dõi của cha ông tổ tiên. Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa, bây giờ và mãi mãi. Thánh vịnh 118 đã diễn tả: Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương (Tv 118:1)
tạ ơn Ngài và cầu khẩn Thánh Danh,
kỳ công Ngài, chúng con xin kể lại (Tv.75:2).
Truyện kể, ngày kia Chúa mở đại hội “Trăm Hoa Đua Nở”. Qui tụ đại biểu của mọi loài hoa trên trái đất. Rừng hoa tươi thắm muôn mầu khoe sắc trước nhan Thiên Chúa. Các đại biểu hoa gặp nhau tay bắt mặt mừng, dâng lời chúc tụng ngợi khen danh Chúa và chào thăm nhau. Duy chỉ có hai loài hoa không thèm giáp mặt, đó là Hoa Thi Ơn và Hoa Nhớ Ơn. Quả thực ở đời lắm kẻ thi ơn nhưng ít kẻ nhớ ơn.
1. Tạ Ơn Thiên Chúa
Ca dao dậy rằng: Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn là một nhân đức. Đời của chúng ta là cả một chuỗi những ngày chịu ơn. Từ những ơn căn bản của sự sống tới những ơn được bao dung nâng đỡ. Càng biết ơn, chúng ta càng sống làm người hơn. Nhiều người làm ơn cho tha nhân nhưng không mong phải đền đáp ân tình. Tuy nhiên những người nhận ơn và mang ơn cần có thái độ biết ơn. Chúa Giêsu dùng thí dụ để dạy chúng ta về lòng biết ơn. Chúa đã chữa lành cho 10 người phong cùi, nhưng chỉ có một người ngoại giáo trở lại tạ ơn Chúa. Thánh Luca viết: Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn. Anh ta lại là người Samaria (Lc.17:15-16). Lòng biết ơn của người ngoại giáo là bài học cho mỗi người chúng ta. Chúng ta có thường xuyên dâng lời cảm tạ Chúa vì muôn ơn lành Ngài ban? Chúa không đòi chúng ta phải trở lại tạ ơn nhưng Chúa vẫn mong chờ. Đức Giêsu mới nói: "Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu?(Lc 17:17).Chúa đang hỏi chúng ta đó.
Dưới thời Quân Chủ, Vua được gọi là Thiên Tử, có nghĩa là con của Trời. Hằng năm vua đại diện cho dân chúng lập đàn cúng tế Trời Đất cầu độ cho đất nước thái bình an lạc. Mang thân phận con người, ai ai cũng hướng về trời cao cầu xin khấn vái. Người ta nói trời cao có mắt. Trước sân nhà, người ta lập bàn thờ đặt hoa trái cúng vái tứ phương. Cầu cho mưa thuận gió hòa. Những người có niềm tin đơn sơ không được học biết về Thiên Chúa, họ cũng vẫn hướng lên trời để cầu trời khấn phật. Mọi sự vạn vần trong vũ trụ đã bày tỏ uy quyền của Trời cao, trời mưa, trời gió, trời bão, trời sấm và trời sét. Ông Trời có quyền uy giáng phúc cũng như giáng họa cho tạo vật. Ngày rằm thì người ta lập bàn thờ, nhang hương cúng vái tứ phương. Những người lương dân luôn tỏ lòng thành kính với Thần Phật. Hằng tháng họ luôn luôn sửa soạn mâm hoa quả, chén cơm, bát chè cúng vái để tỏ lòng biết ơn trời đất.
Chúng ta là loài thụ tạo, có nghĩa là chúng ta được lãnh nhận và được trao ban sự sống. Trời ban cho chúng ta tất cả từ hơi thở sự sống, từ khả năng đón nhận âm thanh, ánh sáng và từ nguồn lương thực dưỡng nuôi và mọi nhu cầu của cuộc sống. Từng giây từng phút chúng ta thụ ơn của Đấng Tạo Thành. Chúng ta đã làm gì để đền đáp những ơn mà Ngài đã ban tặng cho ta. Có mấy khi chúng ta để tâm ngước nhìn lên trời cao mà cảm tạ hồng ân Chúa ban. Chúa ban cho chúng ta một tuần 7 ngày, mỗi ngày có 24 giờ, vậy mà chúng ta vẫn còn tiếc xót dâng lại cho Chúa một vài giờ mỗi tuần để cùng ca tụng, ngợi khen và cảm tạ Chúa. Đôi khi chúng ta nói rằng tôi cầu nguyện riêng cũng được rồi, nhưng thực tế chỉ là một vài lời cầu xin ơn thiêng riêng cho mình. Chúng ta thử nghĩ, nếu một ai đó cho chúng ta một món qùa dù rất nhỏ, chúng ta sẽ vui vẻ nhận lãnh và cám ơn rối rít. Thiên Chúa quan phòng sự sống của chúng ta từng giây từng phút, thì chúng ta làm như mình được quyền hưởng mà không cần mang ơn. Mỗi người hãy dừng lại đôi phút dâng Chúa lời cảm tạ.
2. Tri Ân Giáo Hội
Giáo hội đã lãnh nhận kho tàng mặc khải để tuyền đạt lại cho mọi thế hệ. Sự mặc khải giúp chúng ta học biết về Thiên Chúa. Chúng ta có tín ngưỡng là tâm hồn của chúng ta đã đang được mở ra với một vũ trụ hữu thần. Chúng ta có niềm tin vào Thiên Chúa hiện hữu, Đấng là đầu và là cùng đích của mọi loài thọ tạo. Niềm tin này thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của cuộc sống con người. Trong Giáo Hội, chúng ta được tháp nhập vào nhiệm thể của Chúa Kitô và thông phần ân sủng siêu nhiên. Qua Giáo Hội, chúng ta được sinh ra lại làm con Chúa. Được lãnh nhận các Bí Tích như những ân lộc nuôi dưỡng tâm hồn. Là những người Kitô hữu, chúng ta rất hạnh phúc, vì được nâng lên địa vị làm con Chúa và được hứa ban thưởng phần phúc thiên đàng. Chúng ta được học biết về Chúa, về Giáo Hội, về con người và về mọi loài thụ tạo. Giáo hội khai mở cho chúng ta bước vào một thế giới sống động và trật tự được quan phòng. Mọi vật đã có quả phải có nhân, gọi là nguyên lý nhân quả. Nhìn vũ trụ bao la nhưng vẫn bị giới hạn trong không gian và thời gian, chúng ta biết có Đấng Hằng Hữu. Biết Ngài để yêu mến và cảm tạ ân huệ mà Ngài đã đặt để trong tâm hồn mỗi người.
Giáo hội qua bao thời đã và đang mang tin mừng cứu độ đi khắp thế gian cho mọi người. Niềm tin vào Thiên Chúa là một món qùa vô giá như một kho tàng châu báu bị chôn vùi, người kia tìm được đem bán tất cả gia tài để mua cho được. Chúa Giêsu phán: Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy (Mt. 13:44). Lãnh nhận hồng ân cứu độ, chúng ta cám ơn tất cả những vị đã hy sinh đổ máu đào cũng như hy sinh cuộc đời để xây dựng và truyền thụ niềm tin. Cha ông tổ tiên là những người đã lãnh nhận đức tin, khai mở cho con cháu một nguồn sống đích thực. Trải qua thăng trầm, cha ông đã sống vững vàng và tiếp tục truyền rao Tin Mừng Cứu Độ qua mọi thời đại. Chúng ta luôn luôn có những tâm tình biết ơn các đấng bậc tiền nhân và cùng xây dựng Giáo Hội trần thế với anh chị em mỗi ngày một thánh thiện và yêu thương.
3. Biết Ơn Xã Hội
Chúng ta sinh ra có quê cha đất tổ, có nơi chôn nhau cắt rốn và có truyền thống văn hóa. Chúng ta được nhào nắn nên người trong hoàn cảnh xã hội với biết bao điều tốt lành. Chúng ta được hưởng phúc lợi của xã hội về mọi mặt trong đó có tín ngưỡng, văn hóa, an ninh, công ăn việc làm, có đất dụng võ, có trường để học và có nơi để tiến thân. Tiền nhân đã phải phấn đấu để dựng nước, xây nhà dành độc lập cho quê hương xứ sở. Bao anh hùng đã ngã ngục dưới làn bom, súng đạn để dành giữ mảnh đất thân yêu. Bao hy sinh của những bàn tay lao động phát quang từ những đồi núi hay cánh đồng hoang sơ xình lầy trở thành những mảnh đất mầu mỡ và phì nhiêu. Các vị đã khai sông, mở đường và xây dựng những thành phố xinh đẹp và tiện nghi. Khi ra đời là chúng ta đã có sẵn tất cả, nhưng chẳng mấy khi chúng ta nghĩ đến những công khó của các bậc tiền nhân để biết ơn.
Người ta thường nói: Quan nhất thời, dân vạn đại. Đúng thế, thời nào cũng cần có những người đứng ra lo việc nước và việc công. Không phải lúc nào đất nước cũng có những anh hùng oanh liệt dám xả thân vì dân vì nước. Chúng ta phải chấp nhận thói đời cũng như chấp nhận con người dù tốt hay xấu. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải có tâm tình biết ơn tất cả mọi người đã góp công góp sức xây dựng xã hội văn minh và giầu mạnh. Rất may mắn, chúng ta đang được sống trong hoàn cảnh văn minh hiện đại. Chỉ khoảng ba hay bốn thập niên trước, con người con hạn chế về vấn đề di chuyển, đi lại, thông tin và sử dụng các kỹ thuật cao như máy điện toán các loại, GPS Navigation System, Cellphone, Iphone. MP3, Ipad, Ipod, Texbook… Kỹ thuật văn minh đã đưa con người sát lại gần nhau nhiều hơn. Chúng ta cần nhớ và biết ơn mọi thành viên đã góp phần vào tất cả những phúc lộc mà chúng ta đang được hưởng.
4. Đền Ơn Cha Mẹ
Ơn sinh thành dưỡng dục. Công cha nghĩa mẹ như trời biển. Con cái phải biết thảo hiếu và tôn kính ông bà cha mẹ. Qua cha mẹ, chúng ta được hiện hữu vào đời. Con vật sinh ra chỉ cần ngọ ngoạy một chút là có thể đứng lên đi theo mẹ kiếm mồi. Còn con người bé nhỏ cần sự chăm dẵm của mẹ cha và những người khác. Từng ly từng tí, từng giây từng phút mới phát triển và lớn lên. Học nằm, học ngồi, học lẫy, học bò, học đi học đứng, học ăn học nói và cái gì cũng phải học. Đây là những tháng ngày đẹp nhất của cuộc đời bên lòng mẹ. Rồi cho dù con có biết đi biết chạy, cha mẹ vẫn phải để mắt dõi trông. Cha mẹ mong con khôn lớn từng ngày, từng đêm. Đếm từng năm tháng khi con bước đến trường, mong ngày con ra trường. Có công ăn việc làm ổn định. Cha mẹ chờ mong ngày con thành lập gia thất, sinh con đẻ cái. Chưa hết, cha mẹ vẫn còn muốn ấp ủ con như gà mẹ ủ ấp con dưới cánh. Tình cha mẹ là thế đó! Cha mẹ không đòi con phải trả nghĩa ân tình nhưng cha mẹ mong con giữ giây liên kết gia đình tình mẹ tình cha.
Người mà chúng ta mang ơn nhiều nhất đó là những người ruột thịt trong gia đình. Vợ chồng ân tình nghĩa nặng. Vợ chồng xây dựng hạnh phúc gia đình và yêu thương cuốn cuộn bên nhau từng giây phút. Vợ chồng phải biết ơn nhau vì đã đem lại hạnh phúc và ý nghĩa cuộc đời cho nhau. Cha mẹ hiền lành để đức cho con. Phận làm con, chúng ta phải báo hiếu và tôn kính mẹ cha. Con cái có thể quên cha mẹ nhưng cha mẹ luôn nhắc nhớ yêu thương con cái. Đôi khi cha mẹ tỏ ra khó chịu, nói rằng lìa con nhưng đóng cửa phòng, cha mẹ nghẹn ngào trong nước mắt tuôn rơi. Con cái đừng làm buồn lòng cha mẹ. Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Chẳng bao giờ chúng ta có thể đền đáp cân xứng công cha nghĩa mẹ. Đời của chúng ta qủa là một chuỗi những sự chịu ơn. Chúng ta có thể đáp trả với lòng thành, với sự hiếu thảo và biết ơn công đức sinh thành dưỡng dục. Người biết tu tâm dưỡng tánh, phải biết tri ân và báo đền ân đức.
5. Biết Ơn Ân Sư
Thầy cô khai mở tri thức. Thầy cô dạy chúng ta biết đọc biết viết. Câu ca dao thường nói: Không thầy đố mày làm nên. Trường học dạy chúng ta hỉểu biết khoa học, văn học, toán học, đạo đức học và càng học tâm trí chúng ta càng mở mang hiểu biết thế giới bên ngoài. Công trình nghiên cứu và hiểu biết của biết bao nhiêu các bậc cha ông hay đàn anh đi trước ghi nhận và lưu truyền lại. Họ đã truyền thụ lại cho chúng ta kho tàng cả mấy ngàn năm khám phá, phát minh và suy tư. Tất cả những kiến thức đã được gom nhặt từ các nền văn hóa trên thế giới. Đã có những vị tiền bối dành cả đời nghiên cứu, viết lách, tìm tòi để làm thành những cuốn tự điển dịch nghĩa giúp chúng ta học hiểu được những ngôn ngữ văn minh. Và qua sự giao lưu, chúng ta đã có một kho tàng văn hóa riêng cho chính xứ sở mình. Chúng ta đừng bao giờ quên ân tình cha ông để lại qua nền văn hóa.
Có lẽ chúng ta không nhớ hết được những người đã từng dậy dỗ chúng ta. Quan niệm Á Đông: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Như thế ai cũng có thể là thầy dậy của chúng ta. Không chỉ những các cha, các thầy, các dì, các cô mà cả những em trẻ cũng có thể trở thành thầy dạy. Chúng ta có thể học trực tiếp trong trường học nhưng phần lớn những kinh nghiệm chúng ta học trong trường đời. Chúng ta có thể học từ sách vở, học từ truyền thanh, truyền hình, học từ mạng lưới và từ mọi nguồn. Nếu chúng ta nối mạng, chúng ta sẽ đi vào một kho tàng vô giá về tất cả mọi môn học ở đời. Có nhiều người thầy ẩn mặt, chúng ta không hề biết nhưng chúng ta đã được hấp thụ biết bao kiến thức phổ thông từ họ. Khi học biết được những kiến thức ở đời, chúng ta mới nhận ra rằng sự hiểu biết của chúng ta thật khiêm tốn và chúng ta cần mang ơn tất cả mọi người.
6. Báo Ân Những Người Đồng Hành
Trên thế giới có trên sáu tỷ người. Chúng ta đã gặp gỡ và quen biết được bao nhiêu người. Con số rất giới hạn vì mỗi người chúng ta chỉ sống trong khoảng một thời gian và một không gian nào đó. Xã hội thay đổi, người sinh, kẻ tử cứ tiếp nối nhau mà sống. Ai trong chúng ta cũng đã cùng đồng hành với nhiều người khác trên các chuyến tàu, chuyến xe, chuyến máy bay hay cùng tham dự những buổi đại hội, hành hương hay các cuộc họp mặt chung. Chúng ta đã tìm thấy niềm vui, sự ủi an và nâng đỡ nhau khi an bình cũng như khi gặp khó khăn. Chúng ta không biết nhiều về người khác nhưng chung ta cùng chung một kiếp người, chung một hướng đi, chung một niềm tin hay cùng chung một mục đích. Chúng ta luôn có lý do để biết ơn và cầu nguyện cho nhau.
Không phải lúc nào chúng ta cũng có anh chị em ruột thịt ở bên mình. Cần kết bạn và sống thân với láng giềng: Bán anh em xa, mua láng giềng gần. Khi tắt lửa tối đèn hoặc khi hữu sự, chúng ta vẫn cần có nhau. Người ta gọi là tình làng xóm. Chính những người này đồng hành thật sự với chúng ta trong cảnh sống đời thường. Chúng ta nên hỏi han và quan tâm một chút về những người láng giềng. Họ chính là tai mắt cho sự an toàn của khu xóm. Không ai có thể lường trước được những gì sẽ xảy ra trong đời sống nên chúng ta cũng nên chọn một vài người thân cận tin tưởng để gởi gắm. Mỗi chuyến đi hè về, một chút qùa quê nội hay quê ngoại hay một chút qùa quê hương như những tâm tình biết ơn và gây thiện cảm.
7. Cám Ơn Anh Chị Em
Anh chị em như thể tay chân nên đùm bọc thương yêu và giúp đỡ nhau. Chị ngã em nâng. Những gia đình càng đông con càng hạnh phúc. Anh chị em trong gia đình cùng chia sẻ vui buồn sướng khổ. Vì khi gặp gian nan, đau khổ, có người bên cạnh chia xẻ và nâng đỡi ủi an. Khi có dịp vui mừng, anh chị em đoàn tụ liên hoan. Tục ngữ dạy rằng: Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Đây là một sự nâng đỡ vô hình nhiều khi chúng ta không nhận ra hồng ân đó. Anh chị em một nhà đã được cưu mang cùng chung một cung dạ, cùng chung nôi, hưởng một nguồn sữa mẹ, cùng được ẵm bế và dưỡng nuôi trong một mái ấm gia đình. Anh chị em cùng học chữ yêu thương ba ba, má má. Cùng được ấp ủ trong vòng tay hiền mẫu. Anh chị em được lớn lên và trưởng thành bên nhau. Anh chị em đã học được những kinh nghiệm đầu tiên của cuộc sống qua những nhu cầu chén nước, bát cơm, ganh tị nhau từng cái kẹo và miếng bánh. Thân thương lắm! Chúng ta phải biết ơn lẫn nhau.
Có biết bao nhiêu câu truyện anh chị em đã bị mất tình mất nghĩa chỉ vì ham lợi. Có nhiều câu truyện xảy ra thường ngày, khi khó khăn anh chị em đùm bọc, giúp đỡ nhau nhưng khi có tí vốn và có của ăn của để là bắt đầu gây gỗ. Anh chị em chung nhau mở công ty, mở tiệm nhưng rồi chẳng bao lâu tiền bạc và lòng tham đã che mất sự thiện ban đầu. Khi đã ổn đinh công ăn việc làm, anh chị em bắt đầu tính cái lời, cái lợi cho riêng mình thế là gây xích mích tình anh chị em. Dĩ nhiên trong anh chị em có những người nhanh nhẹn, khôn ngoan và giỏi giang hơn nên dễ bị gây khó. Bởi vậy trong anh chị em hay với bất cứ bạn bè, chúng ta hãy luôn nhớ câu: Tiền bạc sòng phảng, tình nghĩa bền lâu. Đã là anh chị em ruột thịt thì nên yêu thương nhau. Chúng ta đừng lạm dụng nhau để làm lợi cho riêng mình nhưng biết ơn nhau trong cách cư xử.
8. Đền Ơn Bạn Bè
Sống trên đời, ai cũng có những người bạn. Bạn học chung trường, chung lớp, bạn chúng lý tưởng và chung hướng. Có những người bạn cùng làm việc, cùng cộng tác, cùng tranh đấu và cùng sống chết với nhau. Bạn bè bổ túc cho nhau: Học thầy không tày học bạn. Chúng ta học hỏi rất nhiều nơi các người bạn. Có những người bạn chỉ quen trong một thời gian ngắn nhưng nên tình nên nghĩa. Bạn chân thành giúp nhau vươn lên trong cuộc sống. Cha mẹ thầy cô thường dạy hãy chọn bạn mà chơi. Đúng vậy: Gần mực thì đen, gần đèn thị rạng. Ra trường đời, chúng ta gặp không biết bao nhiêu người nhưng không phải ai cũng có thể trở thành bạn. Những người bạn chân tình là những người bạn không lạm dụng nhau để mưu lợi cho mình. Thành công ở đời do bạn hữu thật nhiều. Ngày nay sự liên kết bạn bè còn rộng rãi hơn qua các hệ thống kỹ thuật tân tiến.
Người ta thường nói: Giầu vì bạn, sang vì vợ. Không ai là một hòn đảo. Chúng ta sống là cùng sống và lữ hành với người khác. Trong tất cả mọi thành công trên đời, chúng ta phải có sự trợ lực của bạn bè. Bạn bè giúp nhau khi hưng thịnh cũng như khi gặp suy thoái hoạn nạn. Tình huynh đệ quý hóa lắm, đừng khi nào để mất tình nghĩa bạn bè. Chúng ta phải mang ơn các bạn hữu rất nhiều. Bạn hữu mang lại ý nghĩa cho nhau trong cuộc sống. Cùng chia sẻ khi vui khi buồn trong mọi biến cố của cuộc đời. Họ có thể chia nhau chén trà chén rượu hay tâm sự nỗi buồn phiền trong cuộc sống. Đừng bao giờ quên ơn bạn. Chúng ta có nhiều cách để biết ơn như qua sự thăm viếng, hỏi han, gọi phôn, thơ từ và liên lạc. Bạn bè thăm hỏi chúc mừng hay chia buồn với nhau trong mọi trạng huống trong cuộc sống.
9. Cám Ơn Mọi Người
Uống nước nhớ nguồn. Chúng ta được hiện hữu giữa thế giới là một ơn trọng đại. Chúng ta còn được mọi người chung quanh bao bọc chở che. Được mọi người nâng đỡ dìu dắt và dạy bảo chúng ta nên người. Chúng ta phải học cách làm người sao cho xứng danh nghĩa là dũng nhân. Một con người biết rung cảm với sự bén nhạy của trái tim. Biết nhường, biết kính, biết cảm và biết ơn. Sự biết ơn là một chiếc cầu nối thông thương giữa người với người. Làm người nên biết ân nghĩa chí tình với mọi người, đặc biệt các ân nhân và thân nhân. Có qua có lại mới toại lòng nhau. Sống ở đời cũng cần có: Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại. Chúng ta nên ân nghĩa báo đền cho xứng hợp danh phận con người.
Chúng ta nuôi chó, mèo, chim chóc và các loại súc vật. Nếu chúng ta để ý quan sát, mỗi khi gặp gỡ hay cho những con vật ăn uống, nó vẫy đuôi mừng chạy theo quấn quit hoặc ca hát líu lo. Đó chính là những biểu lộ cám ơn theo cảm xúc bản năng. Con người chúng ta hơn con vật bội phần. Chúng ta phải luôn sống trong tâm tình tri ân và biết ơn mọi người. Đặc biệt những người đã góp phần làm giầu cho sự hiện hữu của chúng ta. Ví biết rằng càng có tâm tình biết ơn, chúng ta càng trở nên người hơn.
Như một lời kết, cho đến khi nào chúng ta không còn nhận ơn, khi đó chúng ta không phải trả ơn và biết ơn. Cuộc đời chúng ta được ôm ấp trong tình yêu thương của Thiên Chúa và của mọi người. Hai chữ “cám ơn” sẽ được ghi lòng tạc dạ. Biết dâng lời tạ ơn Chúa và cám ơn con người, chúng ta sẽ sống xứng đáng với danh hiệu là con Thiên Chúa và dòng dõi của cha ông tổ tiên. Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa, bây giờ và mãi mãi. Thánh vịnh 118 đã diễn tả: Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương (Tv 118:1)
Một cái nhìn về các Tông Đồ
+ GM GB Bùi Tuần
10:18 06/10/2010
Trong tháng 10 này, các giám mục tại Việt Nam được quan tâm một cách đặc biệt. Bởi vì Đại hội Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được tổ chức vào một thời điểm quan trọng có nhiều vấn đề bức xúc trong Đạo ngoài Đời. Nhiều cái nhìn khác nhau sẽ làm nảy sinh ra nhiều tính toán khác nhau.
Tình thế rất phức tạp. Suy đoán dễ sai lầm. Vì thế, nên bình tĩnh dựa vào một nền tảng chắc chắn, để nhìn và để ước mơ nơi các người kế vị các thánh tông đồ.
Nền tảng chắc chắn sẽ tìm trong Phúc Âm. Ở đây, xin trích Phúc Âm thánh Marcô.
"Rồi Chúa Giêsu lên núi, và gọi đến Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người."Người lập Nhóm Mười Hai. Để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng với quyền trừ quỷ" (Mc 3,13-15).
Cách chọn nhóm Mười Hai
Chúa Giêsu đã chọn nhóm Mười Hai cách nào?
Thưa một cách trang trọng.
Trang trọng trước hết ở chỗ Chúa Giêsu tách 12 người Chúa chọn ra khỏi đám đông. Phúc Âm tả đám đông đó thế này: "Từ miền Galilê, người ta lũ lượt đi theo Người. Và từ miền Giuđê, từ Giêrusalem, từ xứ Samaria, từ vùng bên kia sông Giođan và vùng phụ cận hai thành Tia và Xiđon, người ta lũ lượt đến với Người" (Mc 3,7-8).
Đám đông như vừa kể được hiểu là rất nhiệt tình, từ khắp nơi, gồm nhiều khác biệt. Đám đông ấy rất xô bồ. Họ là một số nhiều phức tạp. Có thể số đông ấy là mấy ngàn người. Từ đám đông ấy, Chúa tách ra 12 người. Chúa tách ra một nhóm rất nhỏ. Họ là "những kẻ Người muốn" (Mc 3,13). Họ được tách ra từ đám đông và trước mặt đám đông. Đó là một cử chỉ trang trọng.
Trang trọng đó được thêm lên bởi một cử chỉ trang trọng khác, đó là Người gọi tên từng người được chọn "Và các ông đến với Người" (Mc 3,13). Các ông đến với Chúa, tức là các ông bước ra khỏi đám đông, đến với Chúa và đứng ở cạnh bên Chúa.
Mục đích Chúa chọn Nhóm Mười Hai
Chúa Giêsu chọn Nhóm Mười Hai đó, vì mục đích gì?
Phúc Âm nói rõ vì hai mục đích:
- "để các ông ở với Người".
- "để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ" (Mc 3,14).
Mục đích thứ nhất là "để các ông ở với Người".
Ở với Chúa không chỉ là hiệp thông với Chúa bằng trí khôn, mà là sống thân mật bên cạnh Người. Như những người bạn, như những người đồng hành, như những người chia sẻ mọi thăng trầm cuộc sống của Chúa, như những người cảm thông được mọi ý định của Chúa.
"Ở với Chúa" một cách thân mật như thế sẽ không chỉ nhấn mạnh đến những gì Chúa dạy, mà còn quan tâm đến nếp sống thường ngày của Chúa. Như cách Người sống khó nghèo, cách Người nguyện cầu tín thác, cách Người phục vụ với tấm lòng hiền lành khiêm nhường, yêu thương tha thứ.
Tất cả cuộc sống "ở với Chúa" sẽ là một kinh nghiệm bản thân, riêng tư, sống động. Chính kinh nghiệm ấy sẽ được các tông đồ rao giảng.
Mục đích thứ hai là để "Người sai các ông đi rao giảng" (Mc 3,14).
Mục đích thứ hai này gồm hai chi tiết, đó là "để được sai đi" và "đi rao giảng".
Được Chúa sai đi có nghĩa là sáng kiến việc đi rao giảng là do chính Chúa. Chúa sai đi đâu, đi lúc nào, cách nào, phải do chính Chúa.
Rao giảng chủ yếu là rao giảng Đức Kitô, là Đấng mà các ngài đã có kinh nghiệm bản thân. Rao giảng về Nước Thiên Chúa, mà các ngài đã cảm nhận một cách sâu sắc trong suốt đời mình.
Rao giảng Đức Kitô như thế chính là làm chứng về Đức Kitô. Làm chứng bằng kinh nghiệm bản thân của mình.
Làm chứng về Đức Kitô một cách đích thực như thế sẽ kèm theo "việc trừ quỷ" (Mc 3,14).
Việc trừ quỷ, mà Phúc Âm thánh Marcô ghi liền với việc rao giảng, phải hiểu là mọi phấn đấu để xua đuổi tội lỗi.
Các tông đồ Chúa Giêsu gắn liền việc rao giảng với việc phấn đấu chống lại mọi sự ác.
Nhìn vào các Đấng kế vị Nhóm Mười Hai
Trên đây là một thoáng nhìn về Nhóm Mười Hai được Chúa Giêsu thiết lập. Nhóm Mười Hai này được gọi là 12 tông đồ. Kế vị các tông đồ là các giám mục. Các ngài hiệp thông chặt chẽ với Đức Giáo Hoàng, là Đấng đại diện Chúa Giêsu. Các ngài được chọn một cách đặc biệt, để làm việc theo những chức vụ được cắt đặt. Dù với chức vụ nào, các giám mục vẫn luôn muốn mình là những người làm chứng về Đức Kitô và cho Đức Kitô.
Chứng của các ngài chủ yếu rút ra từ Phúc Âm và kinh nghiệm được sống với Chúa Giêsu. Rao giảng của các ngài luôn tập trung vào Đức Kitô. Sự kết hợp với Chúa Giêsu trên thánh giá chính là sức mạnh đẩy lùi tội lỗi và góp phần làm cho Nước Thiên Chúa được lan rộng vào các tâm hồn. Các ngài thành thực nói như thánh Phaolô: "Ước chi tôi đừng khoe mình về một điều gì khác, ngoại trừ về thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" (Gl 6,11).
Làm chứng về Đức Kitô trong những hoàn cảnh thuận lợi vẫn không luôn dễ dàng. Làm chứng về Đức Kitô trong những hoàn cảnh bi đát càng rất khó khăn và đòi nhiều khiêm tốn.
Xưa, trước khi bước vào con đường tử nạn, Đức Kitô đã sợ hãi, toát mồ hôi máu ra. Người đã cầu nguyện thảm thiết với Đức Chúa Cha: "Cha ơi, Cha có thể làm được mọi sự. Xin cho con khỏi uống chén này. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha" (Mc 14,36).
Chúa Giêsu đã là như thế. Các tông đồ của Người nhiều khi cũng sẽ phải nguyện cầu như vậy. Các ngài cũng sẽ làm chứng về Đức Kitô bằng sự từ bỏ mình dấn thân vào mầu nhiệm thập giá.
Xin hãy cầu nguyện nhiều cho các ngài. Xin hãy cùng các ngài nói lời tín thác: "Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn con trong tay Cha" (Lc 23,46). Theo gương Chúa Giêsu, các ngài muốn sống và chết như một của lễ bình an và khiêm nhường trong công trình cứu độ của Chúa Giêsu.
Tình thế rất phức tạp. Suy đoán dễ sai lầm. Vì thế, nên bình tĩnh dựa vào một nền tảng chắc chắn, để nhìn và để ước mơ nơi các người kế vị các thánh tông đồ.
Nền tảng chắc chắn sẽ tìm trong Phúc Âm. Ở đây, xin trích Phúc Âm thánh Marcô.
"Rồi Chúa Giêsu lên núi, và gọi đến Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người."Người lập Nhóm Mười Hai. Để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng với quyền trừ quỷ" (Mc 3,13-15).
Cách chọn nhóm Mười Hai
Chúa Giêsu đã chọn nhóm Mười Hai cách nào?
Thưa một cách trang trọng.
Trang trọng trước hết ở chỗ Chúa Giêsu tách 12 người Chúa chọn ra khỏi đám đông. Phúc Âm tả đám đông đó thế này: "Từ miền Galilê, người ta lũ lượt đi theo Người. Và từ miền Giuđê, từ Giêrusalem, từ xứ Samaria, từ vùng bên kia sông Giođan và vùng phụ cận hai thành Tia và Xiđon, người ta lũ lượt đến với Người" (Mc 3,7-8).
Đám đông như vừa kể được hiểu là rất nhiệt tình, từ khắp nơi, gồm nhiều khác biệt. Đám đông ấy rất xô bồ. Họ là một số nhiều phức tạp. Có thể số đông ấy là mấy ngàn người. Từ đám đông ấy, Chúa tách ra 12 người. Chúa tách ra một nhóm rất nhỏ. Họ là "những kẻ Người muốn" (Mc 3,13). Họ được tách ra từ đám đông và trước mặt đám đông. Đó là một cử chỉ trang trọng.
Trang trọng đó được thêm lên bởi một cử chỉ trang trọng khác, đó là Người gọi tên từng người được chọn "Và các ông đến với Người" (Mc 3,13). Các ông đến với Chúa, tức là các ông bước ra khỏi đám đông, đến với Chúa và đứng ở cạnh bên Chúa.
Mục đích Chúa chọn Nhóm Mười Hai
Chúa Giêsu chọn Nhóm Mười Hai đó, vì mục đích gì?
Phúc Âm nói rõ vì hai mục đích:
- "để các ông ở với Người".
- "để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ" (Mc 3,14).
Mục đích thứ nhất là "để các ông ở với Người".
Ở với Chúa không chỉ là hiệp thông với Chúa bằng trí khôn, mà là sống thân mật bên cạnh Người. Như những người bạn, như những người đồng hành, như những người chia sẻ mọi thăng trầm cuộc sống của Chúa, như những người cảm thông được mọi ý định của Chúa.
"Ở với Chúa" một cách thân mật như thế sẽ không chỉ nhấn mạnh đến những gì Chúa dạy, mà còn quan tâm đến nếp sống thường ngày của Chúa. Như cách Người sống khó nghèo, cách Người nguyện cầu tín thác, cách Người phục vụ với tấm lòng hiền lành khiêm nhường, yêu thương tha thứ.
Tất cả cuộc sống "ở với Chúa" sẽ là một kinh nghiệm bản thân, riêng tư, sống động. Chính kinh nghiệm ấy sẽ được các tông đồ rao giảng.
Mục đích thứ hai là để "Người sai các ông đi rao giảng" (Mc 3,14).
Mục đích thứ hai này gồm hai chi tiết, đó là "để được sai đi" và "đi rao giảng".
Được Chúa sai đi có nghĩa là sáng kiến việc đi rao giảng là do chính Chúa. Chúa sai đi đâu, đi lúc nào, cách nào, phải do chính Chúa.
Rao giảng chủ yếu là rao giảng Đức Kitô, là Đấng mà các ngài đã có kinh nghiệm bản thân. Rao giảng về Nước Thiên Chúa, mà các ngài đã cảm nhận một cách sâu sắc trong suốt đời mình.
Rao giảng Đức Kitô như thế chính là làm chứng về Đức Kitô. Làm chứng bằng kinh nghiệm bản thân của mình.
Làm chứng về Đức Kitô một cách đích thực như thế sẽ kèm theo "việc trừ quỷ" (Mc 3,14).
Việc trừ quỷ, mà Phúc Âm thánh Marcô ghi liền với việc rao giảng, phải hiểu là mọi phấn đấu để xua đuổi tội lỗi.
Các tông đồ Chúa Giêsu gắn liền việc rao giảng với việc phấn đấu chống lại mọi sự ác.
Nhìn vào các Đấng kế vị Nhóm Mười Hai
Trên đây là một thoáng nhìn về Nhóm Mười Hai được Chúa Giêsu thiết lập. Nhóm Mười Hai này được gọi là 12 tông đồ. Kế vị các tông đồ là các giám mục. Các ngài hiệp thông chặt chẽ với Đức Giáo Hoàng, là Đấng đại diện Chúa Giêsu. Các ngài được chọn một cách đặc biệt, để làm việc theo những chức vụ được cắt đặt. Dù với chức vụ nào, các giám mục vẫn luôn muốn mình là những người làm chứng về Đức Kitô và cho Đức Kitô.
Chứng của các ngài chủ yếu rút ra từ Phúc Âm và kinh nghiệm được sống với Chúa Giêsu. Rao giảng của các ngài luôn tập trung vào Đức Kitô. Sự kết hợp với Chúa Giêsu trên thánh giá chính là sức mạnh đẩy lùi tội lỗi và góp phần làm cho Nước Thiên Chúa được lan rộng vào các tâm hồn. Các ngài thành thực nói như thánh Phaolô: "Ước chi tôi đừng khoe mình về một điều gì khác, ngoại trừ về thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" (Gl 6,11).
Làm chứng về Đức Kitô trong những hoàn cảnh thuận lợi vẫn không luôn dễ dàng. Làm chứng về Đức Kitô trong những hoàn cảnh bi đát càng rất khó khăn và đòi nhiều khiêm tốn.
Xưa, trước khi bước vào con đường tử nạn, Đức Kitô đã sợ hãi, toát mồ hôi máu ra. Người đã cầu nguyện thảm thiết với Đức Chúa Cha: "Cha ơi, Cha có thể làm được mọi sự. Xin cho con khỏi uống chén này. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha" (Mc 14,36).
Chúa Giêsu đã là như thế. Các tông đồ của Người nhiều khi cũng sẽ phải nguyện cầu như vậy. Các ngài cũng sẽ làm chứng về Đức Kitô bằng sự từ bỏ mình dấn thân vào mầu nhiệm thập giá.
Xin hãy cầu nguyện nhiều cho các ngài. Xin hãy cùng các ngài nói lời tín thác: "Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn con trong tay Cha" (Lc 23,46). Theo gương Chúa Giêsu, các ngài muốn sống và chết như một của lễ bình an và khiêm nhường trong công trình cứu độ của Chúa Giêsu.
Tại sao có sự dữ, sự đau khổ trong trần gian này?
LM. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
10:29 06/10/2010
Hỏi: Xin Cha giải thích tại sao Chúa lại để sự dữ, sự đau khổ hoành hành trong trần gian này, và ý nghĩa của những đau khổ và sự dữ đó?
Trả lời: Sự dữ (evil) và đau khổ là những thực tế hiển nhiên trong cuộc sống con người trên trần thế này. Ở khắp mọi nơi và mọi thời đại, con người luôn gặp phải những tai ương như bệnh tật, nghèo đói, bất công, oán thù, ghen ghét, đau khổ tinh thần và thể xác, chiến tranh, thiên tai: bão lụt, động đất, sóng thần (Tsunami) và nhất là chết chóc, đau thương…
Có điều nghich lý và khó hiểu là tại sao những kẻ bất lương gian ác, làm những việc vô đạo, vô luân như bóc lột, lường đảo, mở sòng bài, nhà điếm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, sản xuất phim ảnh dâm ô, bạo động, giết người…lại phát đạt, giầu sang, khoẻ mạnh, trong khi quá nhiều người lương thiện, đạo đức, bác ái lại nghèo khó, bệnh hoạn, và nhiều khi còn gặp những tai hoạ bất ngờ?
Cụ thể, một xe buýt chở giáo dân Houston đi dự Đại Hội Thánh Mẫu ở Cảrthage, Missouri tháng 8 năm 2008 đã gặp đại nạn khiến hàng chục người chết và bị thương nặng, gây đau khổ lớn lao cho các gia đình nạn nhân; trong khi các xe hoặc phi cơ chở người đi đánh bạc hàng ngày ở Lousiana, Baloxi, Las Vagas hay ở Cancun (Mexico) chưa hề gặp tai nạn tương tự!
Đứng trước thực tế này, nhiều người đã tự hỏi: có Thiên Chúa cực tốt cực lành hay không, và nếu có, thì tại sao Người lại để cho những sự dữ đó xẩy ra và làm khổ cho người ngay lành như vậy?
Để trả lời cho vấn nạn này, trước hết, là người tín hữu Chúa Kitô, chúng ta phải tin chắc chắn có Thiên Chúa là tình thương, công bằng và vô cùng tốt lành.
Tuy nhiên, tại sao có sự dữ, có đau khổ trong trần gian này, thì không ai có thể hiểu thấu lý do được.
Thánh Augustinô (354-430) đã cố tìm hiểu lý do tại sao có những sự dữ nói trên, nhưng ngài cũng không tìm được và đành thú nhận như sau:
“Tôi cố tìm xem do đâu mà có sự ác và tôi đã không thấy được câu giải đáp.” (x. Confessions.7:7,11).
Thánh Phaolô cũng phải nhìn nhận sự dữ là một bí nhiệm không ai hiểu được: “Thật vậy mầu nhiệm của sự gian ác đang hoành hành.” (2 Tx 2,7)
Dầu vậy, dù sự dữ là một bí nhiệm (mystery), nhưng qua đức tin và nhờ giáo lý và Kinh Thánh chỉ dẫn, chúng ta có thể tạm hiểu lý do vì sao có sự dữ, sự đau khổ trên trần thế này như sau:
Trước tiên, sự dữ là hậu qủa của tội lỗi, của việc con người tự do chọn lựa đi đường sai trái như Thánh Phaolô đã viết: “Chẳng có ai có lương tri, chẳng có ai kiếm tìm Thiên Chúa. Người người đã lià xa chính lộ chỉ biết theo nhau làm chuyện suy đồi; chẳng có một ai làm điều thiện, dẫu một người cũng không.” (Rm 3:11-12).
Giáo lý của Giáo Hội cũng dạy rằng: “Sự thật thì họ (các thiên thần và loài người) đã phạm tội, do đó mà sự dữ về luân lý đã đi vào thế gian, tai hại không thể lường được so với sự ác thể lý. Thiên Chúa không hề là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp của sự dữ này. Tuy nhiên Ngài cho phép xảy ra vì tôn trọng tự do của các tạo vật Ngài đã dựng nên, và một cách bí nhiệm, Ngài biết lấy điều thiện ra từ sự ác.” (x.SGLGHCG, số 311)
Nói rõ hơn, vì con người đã sử dụng lý trí và ý chí tự do (intelligence and free will) của mình để làm điều sai trái nên sự dữ, sự đau khổ phải là hậu quả tất nhiên của ý muốn tự do mà con người đã và đang sử dụng để làm những điều gian ác, nghịch với Chương trình và Ý muốn của Thiên Chúa, Đấng luôn mong muốn cho con người được hạnh phúc. Thiên Chúa biết sự dữ làm khổ mọi người trên trần gian này, nhưng Ngài đã không can thiệp để ngăn cản vì trước hết, Ngài phải tôn trọng ý muốn tự do mà Ngài đã ban cho khi tạo dựng con người khác biệt với mọi tạo vật khác.
Chính vì con người có lý trí để hiểu biết và có tự do để lựa chọn nên quá nhiều người đã chọn lựa những cách sống đưa lại những hậu quả khốc hại cho mình và cho người khác. Cụ thể, có những người muốn tự do lái xe theo ý riêng của mình, bất chấp luật lệ lưu thông, nên đã gây ra biết bao tai họa cho chính họ và cho bao nhiêu người vô tội khác hàng ngày trên các đường phố, xa lộ ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam, nơi xảy ra tai nạn lưu thông nhiều nhất thế giới!
Tự do ly dị và phá thai đã đưa đến hậu quả phá vỡ hạnh phúc gia đình, chấn thương tâm lý cho người mẹ và gây đau khổ cho vợ chồng và con cái. Tự do hút thuốc, sử dụng ma tuý và rượu mạnh đưa đến ung thư và bao bệnh tật liên hệ khác. Tự do cờ bạc đỏ đen đưa đến phá sản, tội lỗi và đau khổ cho biết bao cá nhân và gia đình.
Đặc biệt, vì tham vọng chính trị, quyền hành và giầu sang nên những thế lực cầm quyền ở khắp nơi đã và đang tạo ra thù nghich, chia rẽ, bạo động, khủng bố và nhất là chiến tranh đã sát hại bao triệu con người từ xưa đến nay...
Như thế, đau khổ và mọi sự dữ là hậu qủa của những chọn lựa sai lầm, mù quáng của con người gây ra cho chính mình và cho người khác là nạn nhân trong đó có biết bao người lành, vô tội.
Dầu vậy, đau khổ và sự khó cũng được xem như là những phương thế hữu hiệu mà Thiên Chúa đã dùng để thử thách và tôi luyện những tôi tớ trung tín được Người ưu tuyển như Abraham, Tobia và nhất là Giop, người hiền đức mà phải chịu biết bao đau khổ khi Thiên Chúa tha phép cho Satan hành hạ ông để mong lôi kéo ông ra khỏi tình yêu của Chúa.Những đau khổ lớn lao mà ông đã phải chiu là: con cái bỗng chốc bị thiên tai lăn ra chết hết, tài sản kếch xù phút chốc cũng tiêu tan và cuối cùng bản thân ông còn bị chứng ung nhọt đau đớn từ bàn chân lên đến đỉnh đầu. Nhưng ông không một lời than trách Chúa. Ngược lại ông còn ca ngợi Chúa như sau:
“Thân trần truồng sinh ra từ lòng mẹ
Tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng
Đức Chúa đã ban cho, Đức Chúa lại lấy đi
Xin chúc tụng danh Đức Chúa (G 1:21)
Chính vì lòng kiên trung yêu mến Thiên Chúa hết lòng trước moi khốn khó, thử thách lớn lao nên ông Giop đã được Thiên Chúa khen ngợi, đền bù lại gấp đôi tài sản ông đã mất, lại cho ông sinh được bảy con trai và ba gái xinh đẹp và sống thọ thêm 145 năm nữa!(G 42: 10-16)
Thánh Phêrô cũng dạy rằng những đau khổ mà chúng ta phải chịu trong cuộc sống trên trần thế này là những thử thách nhằm tin luyện đức tin và lòng mến Chúa của mỗi người tín hữu chúng ta:
“Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là những thứ quý hơn vàng gấp bội.Vàng là của phù vân mà còn phải chịu thử lửa.Nhờ thế, khi Đức Kitô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi và đem lại vinh quang, danh dự. Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa được giáp mặt mà lòng vẫn kính tin…” (1Pr 1: 6-8)
Mặt khác, một điều khó hiểu nữa là tại sao những kẻ gian ác, vô nhân, vô học, vô đạo ở khắp nơi trên thế giới lại có thể chiếm được địa vị cầm quyền để bách hại nhân dân chẳng may rơi vào lưới cai trị khắc nghiệt của họ, trong khi những người tài đức thì không được trọng dụng, không có cơ may để cai trị và phục vụ cho công bình, bác ái tự do và dân chủ thực sự như lòng người mong muốn ?
Tại sao Thiên Chúa không tiêu diệt ngay những kẻ gian ác này cho vơi đi nỗi thống khổ của biết bao triệu người không may phải sống dưới ách cai trị độc ác của chúng?
Để trả lời cho câu hỏi này, dụ ngôn Cỏ lùng trong Tin Mừng Thánh Mathêu phần nào cho ta biết lý do vì sao Chúa vẫn để cho kẻ dữ, kẻ gian ác sống chung hay cai trị người lành. Những kẻ dữ đó được ví như đám cỏ lùng mọc chen lẫn với những cây lúa tốt tượng trưng cho những người ngay lành, lương thiện ở khắp nơi trên thế giới.
Nhưng đến mùa gặt, tức ngày sau hết, chủ ruộng sẽ bảo thợ gặt: “ hãy gom cỏ lùng lại,bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho ta.” (Mt 13:30)
Sau hết, Kinh Thánh cũng soi sáng thêm cho ta hiểu lý do vì sao có sự dữ, kẻ ác sống lẫn với người lành để từ thực tế này Thiên Chúa có thể biến sự dữ thành sự lành lớn lao hơn. Đó là trường hợp ông Giuse, con Ông Giacóp, bị các anh toan giết rồi bán cho lái buôn đem sang Ai Cập (x St 37). Nhưng Thiên Chúa đã biến sự dữ này thành sự thiện to lớn hơn sau đó khi Giuse cứu cả gia đình dòng họ sang Ai Cập thoát nạn đói đang hoành hành bên quê hương. Như thế, chính Thiên Chúa đã cứu gia đình ông Giacóp qua tay Giuse nhân sự độc ác của các anh như Giuse đã nói với họ: “Không phải các anh đã gửi em đến đây nhưng là Thiên Chúa. Người đã đặt em làm cha của Pharaô, làm chúa tất cả triều đình và làm tể tướng trên khắp cõi Ai Cập.” (St 45:8).
Trong tinh thần đó và và quan trọng hơn hết, là chính Chúa Giêsu đã biến sự dữ, những đau khổ mà Người đã vô cớ phải chịu vì âm mưu độc ác của bọn biệt phái, luật sĩ, kỳ mục và trưởng tế Do Thái thành sự lành lớn lao nhất là cứu cho cả nhân loại khỏi chết vì tội và được hy vọng sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa trong Nước Trời.
Đây chính là điều mà Giuse đã nói với các anh của ông khi các người này đến xin lỗi ông về tội định ám hại ông trước kia: “Các anh định làm điều ác cho em nhưng Thiên Chúa lại định cho nó thành điều tốt, để thực hiện điều xẩy ra hôm nay, là cứu sống một dân đông đảo.” (xSt 50:20)
Bọn luật sĩ và trưởng tế Do Thái đánh đập và đóng đanh Chúa Giêsu, Người lành vô tội, nhưng Thiên Chúa đã biến sự dữ, sự bất công này thành “suối ơn cứu chuộc” cho muôn dân, vì “Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.” (Col, 1:20)
Như thế, tình thương yêu tha thứ và bản chất thiện hảo của Thiên Chúa vẫn lớn hơn mọi sự dữ, độc ác nhất của con người trên trần thế này
Tóm lại, sự dữ, sự đau khổ là điều không ai mong muốn, không ai hiểu thấu lý do, nhưng không ai tránh được trong cuộc sống này. Nó quả là một bí nhiệm.
Tuy nhiên sự kiện Chúa Giêsu không tránh âm mưu độc ác của con người và vui lòng chịu đau khổ thập giá để cứu chuộc nhân loại đã cho ta thấy giá trị cứu độ của sự đau khổ và khôn ngoan của Thiên Chúa khác với khôn ngoan của loài người.
Chúa Giêsu không tự ý đi tìm thập giá để vác.Trong đêm bị nộp vì Giuđa phản bội, Người đã xin với Chúa Cha “ cho con khỏi uống chén này. Nhưng xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha”. (Lc 22:42)
Như thế, chúng ta cũng không được kiêu căng muốn lập công với Chúa bằng cách đi tìm đau khổ để chịu, như đau ốm không cần thuốc men, lười biếng không muốn đi làm để được nghèo khó, hay không thận trọng khi lái xe để gây ra tai nạn cho mình và cho người khác.v.v. Nếu cố ý làm những việc này thì không những là phạm tội trông cậy Chúa cách mù quáng mà còn không được công phúc gì nữa.
Nói khác đi, chúng ta phải hết sức xa tránh mọi nguy cơ gây đau khổ cho mình và cho người khác, nhất là phải xa tránh tội lỗi vì đây chính là nguyên nhân của mọi sự dữ và đau khổ cho con người.
Nhưng khi những đau khổ, sự dữ, sự khó xẩy ra ngoài ý muốn và đề phòng của ta, thì phải chăng đó là những “thập giá” mà Chúa Giêsu muốn chúng ta vác chung với Chúa như Người đã nói với các môn đệ xưa kia: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” (Mt 16:24)
Ước mong những lời giải đáp trên đây thoả mãn phần nào thắc mắc về lý do tồn tại của sự dữ, sự đau khổ và ý nghĩa của những sự dữ này trong đời sống con người trên trần thế.
Trả lời: Sự dữ (evil) và đau khổ là những thực tế hiển nhiên trong cuộc sống con người trên trần thế này. Ở khắp mọi nơi và mọi thời đại, con người luôn gặp phải những tai ương như bệnh tật, nghèo đói, bất công, oán thù, ghen ghét, đau khổ tinh thần và thể xác, chiến tranh, thiên tai: bão lụt, động đất, sóng thần (Tsunami) và nhất là chết chóc, đau thương…
Có điều nghich lý và khó hiểu là tại sao những kẻ bất lương gian ác, làm những việc vô đạo, vô luân như bóc lột, lường đảo, mở sòng bài, nhà điếm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, sản xuất phim ảnh dâm ô, bạo động, giết người…lại phát đạt, giầu sang, khoẻ mạnh, trong khi quá nhiều người lương thiện, đạo đức, bác ái lại nghèo khó, bệnh hoạn, và nhiều khi còn gặp những tai hoạ bất ngờ?
Cụ thể, một xe buýt chở giáo dân Houston đi dự Đại Hội Thánh Mẫu ở Cảrthage, Missouri tháng 8 năm 2008 đã gặp đại nạn khiến hàng chục người chết và bị thương nặng, gây đau khổ lớn lao cho các gia đình nạn nhân; trong khi các xe hoặc phi cơ chở người đi đánh bạc hàng ngày ở Lousiana, Baloxi, Las Vagas hay ở Cancun (Mexico) chưa hề gặp tai nạn tương tự!
Đứng trước thực tế này, nhiều người đã tự hỏi: có Thiên Chúa cực tốt cực lành hay không, và nếu có, thì tại sao Người lại để cho những sự dữ đó xẩy ra và làm khổ cho người ngay lành như vậy?
Để trả lời cho vấn nạn này, trước hết, là người tín hữu Chúa Kitô, chúng ta phải tin chắc chắn có Thiên Chúa là tình thương, công bằng và vô cùng tốt lành.
Tuy nhiên, tại sao có sự dữ, có đau khổ trong trần gian này, thì không ai có thể hiểu thấu lý do được.
Thánh Augustinô (354-430) đã cố tìm hiểu lý do tại sao có những sự dữ nói trên, nhưng ngài cũng không tìm được và đành thú nhận như sau:
“Tôi cố tìm xem do đâu mà có sự ác và tôi đã không thấy được câu giải đáp.” (x. Confessions.7:7,11).
Thánh Phaolô cũng phải nhìn nhận sự dữ là một bí nhiệm không ai hiểu được: “Thật vậy mầu nhiệm của sự gian ác đang hoành hành.” (2 Tx 2,7)
Dầu vậy, dù sự dữ là một bí nhiệm (mystery), nhưng qua đức tin và nhờ giáo lý và Kinh Thánh chỉ dẫn, chúng ta có thể tạm hiểu lý do vì sao có sự dữ, sự đau khổ trên trần thế này như sau:
Trước tiên, sự dữ là hậu qủa của tội lỗi, của việc con người tự do chọn lựa đi đường sai trái như Thánh Phaolô đã viết: “Chẳng có ai có lương tri, chẳng có ai kiếm tìm Thiên Chúa. Người người đã lià xa chính lộ chỉ biết theo nhau làm chuyện suy đồi; chẳng có một ai làm điều thiện, dẫu một người cũng không.” (Rm 3:11-12).
Giáo lý của Giáo Hội cũng dạy rằng: “Sự thật thì họ (các thiên thần và loài người) đã phạm tội, do đó mà sự dữ về luân lý đã đi vào thế gian, tai hại không thể lường được so với sự ác thể lý. Thiên Chúa không hề là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp của sự dữ này. Tuy nhiên Ngài cho phép xảy ra vì tôn trọng tự do của các tạo vật Ngài đã dựng nên, và một cách bí nhiệm, Ngài biết lấy điều thiện ra từ sự ác.” (x.SGLGHCG, số 311)
Nói rõ hơn, vì con người đã sử dụng lý trí và ý chí tự do (intelligence and free will) của mình để làm điều sai trái nên sự dữ, sự đau khổ phải là hậu quả tất nhiên của ý muốn tự do mà con người đã và đang sử dụng để làm những điều gian ác, nghịch với Chương trình và Ý muốn của Thiên Chúa, Đấng luôn mong muốn cho con người được hạnh phúc. Thiên Chúa biết sự dữ làm khổ mọi người trên trần gian này, nhưng Ngài đã không can thiệp để ngăn cản vì trước hết, Ngài phải tôn trọng ý muốn tự do mà Ngài đã ban cho khi tạo dựng con người khác biệt với mọi tạo vật khác.
Chính vì con người có lý trí để hiểu biết và có tự do để lựa chọn nên quá nhiều người đã chọn lựa những cách sống đưa lại những hậu quả khốc hại cho mình và cho người khác. Cụ thể, có những người muốn tự do lái xe theo ý riêng của mình, bất chấp luật lệ lưu thông, nên đã gây ra biết bao tai họa cho chính họ và cho bao nhiêu người vô tội khác hàng ngày trên các đường phố, xa lộ ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam, nơi xảy ra tai nạn lưu thông nhiều nhất thế giới!
Tự do ly dị và phá thai đã đưa đến hậu quả phá vỡ hạnh phúc gia đình, chấn thương tâm lý cho người mẹ và gây đau khổ cho vợ chồng và con cái. Tự do hút thuốc, sử dụng ma tuý và rượu mạnh đưa đến ung thư và bao bệnh tật liên hệ khác. Tự do cờ bạc đỏ đen đưa đến phá sản, tội lỗi và đau khổ cho biết bao cá nhân và gia đình.
Đặc biệt, vì tham vọng chính trị, quyền hành và giầu sang nên những thế lực cầm quyền ở khắp nơi đã và đang tạo ra thù nghich, chia rẽ, bạo động, khủng bố và nhất là chiến tranh đã sát hại bao triệu con người từ xưa đến nay...
Như thế, đau khổ và mọi sự dữ là hậu qủa của những chọn lựa sai lầm, mù quáng của con người gây ra cho chính mình và cho người khác là nạn nhân trong đó có biết bao người lành, vô tội.
Dầu vậy, đau khổ và sự khó cũng được xem như là những phương thế hữu hiệu mà Thiên Chúa đã dùng để thử thách và tôi luyện những tôi tớ trung tín được Người ưu tuyển như Abraham, Tobia và nhất là Giop, người hiền đức mà phải chịu biết bao đau khổ khi Thiên Chúa tha phép cho Satan hành hạ ông để mong lôi kéo ông ra khỏi tình yêu của Chúa.Những đau khổ lớn lao mà ông đã phải chiu là: con cái bỗng chốc bị thiên tai lăn ra chết hết, tài sản kếch xù phút chốc cũng tiêu tan và cuối cùng bản thân ông còn bị chứng ung nhọt đau đớn từ bàn chân lên đến đỉnh đầu. Nhưng ông không một lời than trách Chúa. Ngược lại ông còn ca ngợi Chúa như sau:
“Thân trần truồng sinh ra từ lòng mẹ
Tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng
Đức Chúa đã ban cho, Đức Chúa lại lấy đi
Xin chúc tụng danh Đức Chúa (G 1:21)
Chính vì lòng kiên trung yêu mến Thiên Chúa hết lòng trước moi khốn khó, thử thách lớn lao nên ông Giop đã được Thiên Chúa khen ngợi, đền bù lại gấp đôi tài sản ông đã mất, lại cho ông sinh được bảy con trai và ba gái xinh đẹp và sống thọ thêm 145 năm nữa!(G 42: 10-16)
Thánh Phêrô cũng dạy rằng những đau khổ mà chúng ta phải chịu trong cuộc sống trên trần thế này là những thử thách nhằm tin luyện đức tin và lòng mến Chúa của mỗi người tín hữu chúng ta:
“Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là những thứ quý hơn vàng gấp bội.Vàng là của phù vân mà còn phải chịu thử lửa.Nhờ thế, khi Đức Kitô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi và đem lại vinh quang, danh dự. Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa được giáp mặt mà lòng vẫn kính tin…” (1Pr 1: 6-8)
Mặt khác, một điều khó hiểu nữa là tại sao những kẻ gian ác, vô nhân, vô học, vô đạo ở khắp nơi trên thế giới lại có thể chiếm được địa vị cầm quyền để bách hại nhân dân chẳng may rơi vào lưới cai trị khắc nghiệt của họ, trong khi những người tài đức thì không được trọng dụng, không có cơ may để cai trị và phục vụ cho công bình, bác ái tự do và dân chủ thực sự như lòng người mong muốn ?
Tại sao Thiên Chúa không tiêu diệt ngay những kẻ gian ác này cho vơi đi nỗi thống khổ của biết bao triệu người không may phải sống dưới ách cai trị độc ác của chúng?
Để trả lời cho câu hỏi này, dụ ngôn Cỏ lùng trong Tin Mừng Thánh Mathêu phần nào cho ta biết lý do vì sao Chúa vẫn để cho kẻ dữ, kẻ gian ác sống chung hay cai trị người lành. Những kẻ dữ đó được ví như đám cỏ lùng mọc chen lẫn với những cây lúa tốt tượng trưng cho những người ngay lành, lương thiện ở khắp nơi trên thế giới.
Nhưng đến mùa gặt, tức ngày sau hết, chủ ruộng sẽ bảo thợ gặt: “ hãy gom cỏ lùng lại,bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho ta.” (Mt 13:30)
Sau hết, Kinh Thánh cũng soi sáng thêm cho ta hiểu lý do vì sao có sự dữ, kẻ ác sống lẫn với người lành để từ thực tế này Thiên Chúa có thể biến sự dữ thành sự lành lớn lao hơn. Đó là trường hợp ông Giuse, con Ông Giacóp, bị các anh toan giết rồi bán cho lái buôn đem sang Ai Cập (x St 37). Nhưng Thiên Chúa đã biến sự dữ này thành sự thiện to lớn hơn sau đó khi Giuse cứu cả gia đình dòng họ sang Ai Cập thoát nạn đói đang hoành hành bên quê hương. Như thế, chính Thiên Chúa đã cứu gia đình ông Giacóp qua tay Giuse nhân sự độc ác của các anh như Giuse đã nói với họ: “Không phải các anh đã gửi em đến đây nhưng là Thiên Chúa. Người đã đặt em làm cha của Pharaô, làm chúa tất cả triều đình và làm tể tướng trên khắp cõi Ai Cập.” (St 45:8).
Trong tinh thần đó và và quan trọng hơn hết, là chính Chúa Giêsu đã biến sự dữ, những đau khổ mà Người đã vô cớ phải chịu vì âm mưu độc ác của bọn biệt phái, luật sĩ, kỳ mục và trưởng tế Do Thái thành sự lành lớn lao nhất là cứu cho cả nhân loại khỏi chết vì tội và được hy vọng sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa trong Nước Trời.
Đây chính là điều mà Giuse đã nói với các anh của ông khi các người này đến xin lỗi ông về tội định ám hại ông trước kia: “Các anh định làm điều ác cho em nhưng Thiên Chúa lại định cho nó thành điều tốt, để thực hiện điều xẩy ra hôm nay, là cứu sống một dân đông đảo.” (xSt 50:20)
Bọn luật sĩ và trưởng tế Do Thái đánh đập và đóng đanh Chúa Giêsu, Người lành vô tội, nhưng Thiên Chúa đã biến sự dữ, sự bất công này thành “suối ơn cứu chuộc” cho muôn dân, vì “Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.” (Col, 1:20)
Như thế, tình thương yêu tha thứ và bản chất thiện hảo của Thiên Chúa vẫn lớn hơn mọi sự dữ, độc ác nhất của con người trên trần thế này
Tóm lại, sự dữ, sự đau khổ là điều không ai mong muốn, không ai hiểu thấu lý do, nhưng không ai tránh được trong cuộc sống này. Nó quả là một bí nhiệm.
Tuy nhiên sự kiện Chúa Giêsu không tránh âm mưu độc ác của con người và vui lòng chịu đau khổ thập giá để cứu chuộc nhân loại đã cho ta thấy giá trị cứu độ của sự đau khổ và khôn ngoan của Thiên Chúa khác với khôn ngoan của loài người.
Chúa Giêsu không tự ý đi tìm thập giá để vác.Trong đêm bị nộp vì Giuđa phản bội, Người đã xin với Chúa Cha “ cho con khỏi uống chén này. Nhưng xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha”. (Lc 22:42)
Như thế, chúng ta cũng không được kiêu căng muốn lập công với Chúa bằng cách đi tìm đau khổ để chịu, như đau ốm không cần thuốc men, lười biếng không muốn đi làm để được nghèo khó, hay không thận trọng khi lái xe để gây ra tai nạn cho mình và cho người khác.v.v. Nếu cố ý làm những việc này thì không những là phạm tội trông cậy Chúa cách mù quáng mà còn không được công phúc gì nữa.
Nói khác đi, chúng ta phải hết sức xa tránh mọi nguy cơ gây đau khổ cho mình và cho người khác, nhất là phải xa tránh tội lỗi vì đây chính là nguyên nhân của mọi sự dữ và đau khổ cho con người.
Nhưng khi những đau khổ, sự dữ, sự khó xẩy ra ngoài ý muốn và đề phòng của ta, thì phải chăng đó là những “thập giá” mà Chúa Giêsu muốn chúng ta vác chung với Chúa như Người đã nói với các môn đệ xưa kia: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” (Mt 16:24)
Ước mong những lời giải đáp trên đây thoả mãn phần nào thắc mắc về lý do tồn tại của sự dữ, sự đau khổ và ý nghĩa của những sự dữ này trong đời sống con người trên trần thế.
Nhờ ơn, biết ơn, đền ơn
Pm. Cao Huy Hoàng
11:53 06/10/2010
Suy Niệm Chúa Nhật 28 (Lc 17,11-19)
Nhờ ơn
Từ “nhơn” do chữ “nhờ ơn” mà thành.
Là người, ai cũng nhờ ơn:
- ơn Cha Mẹ sinh thành dưỡng dục trong suốt một cuộc đời lam lũ nghèo khó;
- ơn giáo hội qua các bí tích để tôi được gọi là Thiên Chúa là Cha, và tôi là nghĩa tử của Ngài;
- ơn Thầy cô miệt mài hun đúc tôi từ chữ đến nghĩa, từ học đến hành;
- ơn người thân- bà con, anh em- thương yêu đùm bọc nâng niu giúp đỡ;
- ơn người dưng nước lã cho tôi nghĩa tình quê hương, nhân loại;
- ơn người đạo đức mỗi ngày cầu nguyện hy sinh cho mọi người, trong đó có tôi, được bình an;
- ơn người lành cho tôi bao bài học phải giữ;
- ơn kẻ dữ cho tôi bao bài học phải tránh;
- ơn người trung tín, ơn người phản bội, ơn người yêu, ơn người ghét, ơn người dối trá, ơn người thành thật, ơn người có đạo, ơn người vô thần, ơn người cho vay, ơn người đòi nợ, ơn người mắng nhiếc sỉ nhục, ơn người an ủi cảm thông, ơn ốm đau bệnh tật, ơn tai nạn bất ngờ, kể cả sự chết…
Làm sao kể hết những ơn lộc mà tôi đã nhận được qua những con người, những biến cố. Vì thế, có thể nói, mỗi người quanh tôi, gần tôi, xa tôi, người biết tôi, chưa biết tôi, người ở Texas, người ở Cali, người ở tận châu Phi, có người ở Sài gòn, có người Hà Nội…có người giàu có, cũng có người nghèo khó… tất cả đều là ân nhân của tôi một cách nào đó.
Mỗi người trở nên một phần trong cuộc sống của nhau, không thể thiếu.
Mỗi biến cố cũng vậy, dù tốt hay xấu, dù có lợi hay không có lợi, tôi cũng nhận được một ơn đặc biệt. “Thất bại là mẹ thành công”. Chẳng hạn, nếu không có một cái nhìn mới mẻ dưới ánh sáng đức tin, thì tôi không thể chấp nhận sự thua thiệt, cảnh tang thương hay thất bại là một ân huệ. Và đợi đến lúc tôi cảm nghiệm được rằng: tôi đã nhờ ơn đau khổ mà thành nhơn, thì tôi không còn đủ thời gian để xin lỗi những đau khổ vì đã nặng lời trách móc.
Vì thế, tôi muốn xác tín rằng: mỗi con người đang là cánh tay của Thiên Chúa nối dài để thi ân; mỗi biến cố là công cụ, là phương cách Chúa đã dùng để ban ơn cho tôi, cho mọi người.
Quả thật đời sống con người cần có nhau để tô đẹp cho nhau và cho cuộc đời, như có người nói:
“Nói với lá rằng hoa chưa đẹp nhất,
nếu không chen vào giữa lá nhung xanh,
nói với anh rằng em chưa đẹp nhất,
nếu không chen vào giữa trái tim anh”.
Hoa đẹp nhờ có lá, tôi đẹp nhờ có người xấu. Tôi biết tôi giàu nhờ có người nghèo quanh tôi. Tôi biết tôi mạnh khỏe nhờ có người đau yếu…
Hãy mở lòng ra để đón nhận nhau, chấp nhận nhờ ơn nhau, như một người cần có trái tim để sống.
Bác Trần Duy Nhiên trong thư gửi các cháu mổ tim có đoạn “một trái tim bị mổ, ngàn trái tim mở ra, ngàn trái tim mở ra, vì có Một Trái Tim đã mở toang ra vì yêu nhân loại”.
Vâng, sống trong cuộc sống là sống với, sống vì, sống cho người khác sống. Tôi có thể cảm nhận trái tim tôi đập được là nhờ trái tim của nhiều người khác.Vâng, tất cả chúng ta đang “nhờ ơn” mà thành “nhơn”.
Nguồn ơn ấy, chính là sự quan phòng tuyệt vời của Thiên Chúa tình yêu.
Biết ơn
Biết mình cần “nhờ ơn” người khác là một điều đã khó; biết ơn người khác lại là một điều khó hơn. Để biết ơn, phải cảm nhận được ơn mình đã nhận. Và đối với tín hữu của Chúa, để cảm nhận được ân huệ của Thiên Chúa qua các biến cố, qua tha nhân, nhất thiết người thọ ơn phải có lòng khiêm tốn sâu xa và một đức tin chân thành mà sâu sắc.
Tướng Naaman trong sách các vua 5,14-17 và mười người phung hủi trong Tin Mừng Lc 17,11-14, quả thật đã có một lòng khiêm tốn sâu thẳm, nên mới có được một niềm xác tín vững chắc để nghe lời của Tiên tri Elise mà đi dìm mình bảy lần trong sông Giodan, cũng như nghe lời Đức Giêsu mà đi trình diện các tư tế.
Cả một đất nước Aram không có con sông nào sạch sao và chắc gì sông Giodan sạch bằng? Hoặc có thầy thuốc nào bảo chỉ cần đi trình diện với ông nầy ông kia thì sẽ được khỏi bệnh?
Quả là một điều lý trí không thể chấp nhận được. Nhưng điều lý trí không chấp nhận được ấy lại là đức tin.
Như vậy sự khiêm tốn ở đây chính là bằng lòng hy sinh lý trí, hy sinh cái suy luận theo tài năng hiểu biết của mình, để đón nhận điều sẽ xảy ra với lòng tin tưởng tuyệt đối. Việc chấp nhận dìm mình trong song Giodan của Naaman cũng như chuyện chấp nhận thực hiện điều trái ý, chấp nhận điều chẳng lành trong cuộc đời, không dễ dàng tí nào đối với người không có đức tin.
Việc chấp nhận đến với Giodan còn mang một ý nghĩa khác, là chấp nhận đến với Đất Nước của Thiên Chúa, đến với Giáo Hội.
Cũng vậy, “đi trình diện với các tư tế” trong trình thuật Luca 17,11-19 cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận đến với những người của Thiên Chúa, trong Giáo Hội. Và khi đến, phải khiêm tốn và xác tín rằng, tôi đến là tôi sẽ được nhận ơn.
“Trong khi đi trình diện với các tư tế, họ đã được sạch phung hủi”. Điểm nầy, tôi liên tưởng đến người có lòng khao khát được sạch những vết phung hủi của tâm hồn do tội lỗi, trên đường đi đến tòa cáo giải với lòng khiêm tốn và đức tin, thiết nghĩ, họ đã được sạch tội rồi nếu họ chết khi chưa kịp xưng thú các tội.
Chấp nhận dìm mình trong dòng sông Giodan hay đến với Đức Giêsu để nhận được ơn sự sống đòi hỏi một đức tin cao nhất, như Thánh Phaolô xác quyết: “Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người. Nếu ta cùng kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người” (2Tm 2,11-12)
Rất tiếc, vẫn còn có nhiều người luôn tuyên bố: “Từ nhỏ đến giờ tôi chẳng nhờ ơn ai cả, tôi tự lập mà nên”. Có người không chấp nhận nhờ vả vì sĩ diện, một cách tránh né do lòng kiêu ngạo. Mà không chấp nhận nhờ ơn thì làm gì nói đến chuyện biết ơn.
Ngay cả đối với sự hiện hữu tốt đẹp của chính mình trên trần gian, có người theo chủ nghĩa duy vật vô thần không đủ khiêm tốn để chấp nhận đó là một ơn huệ, còn to tiếng phủ nhận; và cho là một việc tự nhiên do chuyện giải trí của cha mẹ mà có! Thế thì làm gì có lòng biết ơn ai! Rồi từ đó, kéo theo một thế hệ con cháu vô ơn với trời đất, với tổ tiên, với nòi giống. Cái chủ nghĩa duy vật dạy cho họ cuộc sống con người bắt đầu từ con vật, sống và lớn lên như con vật, rồi chết đi như con vật.
Và khái niệm đó đóng khung lý trí của họ mà họ xem như một chân lý. Họ không thể khiêm tốn hy sinh cái lý trí què quặt ấy để đón nhận ánh sáng của đức tin. Họ không chấp nhận dìm mình trong dòng sông cứu rỗi mà người của Thiên Chúa giới thiệu. Họ cố tình không biết những ơn cao trọng mà dòng sông cứu rỗi mang lại. Chẳng trách gì mà họ không những không khiêm tốn đến với Chúa Giêsu mà còn không muốn ai đến với Ngài.
Rất tiếc hơn nữa, những con cái của Chúa cũng không thiếu những con người vô ơn như vậy. Khi cuộc sống vất vả, đau yếu, bệnh tật, nghèo túng thì sốt sằng tìm đến Chúa để kêu la cầu cứu; đến khi có của ăn của để, nhà cao cửa rộng, phương tiện tiện nghi đầy đủ thì xem tất cả những gì mình có là do sức mình, rồi tỏ ra bất cần đến Thiên Chúa nữa, bất cần đến ơn cao trọng hơn cả là ơn cứu rỗi, tự gieo mình vào một cuộc sống mỗi ngày thêm sa đọa. Chúa Giêsu nói: “không phải cả mười người đều được sạch cả sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?”(Lc.17,17-18)
Với tôi, bài học của tướng Naaman và mười người phung hủi, cho thấy sự cần thiết của lòng khiêm tốn, của một đức tin vững chắc để đón nhận và biết ơn Thiên Chúa đang tràn lan trong đời mình qua mọi người và qua mọi biến cố.
Hãy khiêm tốn đến với dòng sông Bí tích, dòng sông Giodan ngày xưa, và dòng sông của Đức Giêsu hôm nay, trong dó có dòng sông của bí tích hòa giải với xác tín chính Chúa Giêsu cũng đang nói với ta “Đức tin con đã chữa con” mọi thứ bệnh trầm kha nhất của tâm hồn. Và rồi, hãy thể hiện lòng biết ơn cách cụ thể qua việc đền đáp công ơn của Người.
Đền ơn
Đối với người Việt Nam, có thể nói có lòng biết ơn là đã đủ sống với đạo làm người, vì có những ơn Trời ban mà con người không bao giờ đáp đền cho cân xứng.
Với chúng ta, sống tâm tình biết ơn, thiết nghĩ, là chưa đủ. Phải thiết thực đáp đền ơn Chúa bằng việc thờ phượng tôn vinh Thiên Chúa cho xứng đáng. Biết việc đền ơn không phải là lễ vật như “món quà” của Naaman dâng cho Thiên Chúa qua Elise. Naaman đã chọn cách đền ơn bằng việc “chở một ít đất ở Giodan về mà lập bàn thờ Thiên Chúa trên đất ấy”.(2V 5,15-17). Cũng như người Samari “thấy mình được khỏi, liền quay trở lại mà lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn” (Lc 17,15-16).
Như vậy, đáp đền ơn Thiên Chúa là tôn vinh Thiên Chúa bằng cách:
- sống trọn tình con thảo trong niềm tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa quan phòng, tin tưởng vào Chúa Giêsu và Giáo Hội của Ngài: “hãy trình diện với các tư tế”.
Về điểm nầy, tôi không đồng tình với quan điểm “Giêsu-Yes”, “Giáo Hội- No”. Vì như thế là chúng ta tự mâu thuẫn với đức tin của mình. Chúng ta đã nhận muôn ơn Chúa qua Giáo Hội. Phủ nhận Giáo hội cũng chính là phủ nhận đức tin vào Thiên Chúa. Ta vẫn tuyên tín “ tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền” kia mà. Hãy tin tưởng vào Giáo Hội của Chúa. Không vì một vài phần tử bội tín hoặc phá phách trong giáo hội mà ta phủ nhận sự thánh thiện của Giáo Hội, rồi trở thành người vô ơn một cách oan uổng. Hãy tin tưởng Giáo Hội.
- sống và trở nên nguồn sống cho tha nhân - nguồn sống ấy có thể là một nụ cười, một niềm vui, một chia sẻ như làm cánh tay nối dài của Thiên Chúa. Ta vẫn thường nhận ơn của một người và không bao giờ đáp trả nổi, nhưng ta lại thi ân cho người khác như một nghĩa cử đền đáp cho người mình đã nhận. Hãy sống chứng nhân tôn vinh thờ phượng Chúa bằng đức bác ái.
Để kết
Tôi có nghe các em mổ tim nhờ Hội Bác ái Phanxicô hỗ trợ- sau khi mổ tim thành công, hát mấy câu trọn vẹn ba ý nghĩa: nhờ ơn, biết ơn và đền ơn, như sau:
“Em có một trái tim nhưng là trái tim của nhiều người
Em sống nhờ trái tim, nhờ tình yêu thương người mọi nơi
Em suốt đời biết ơn người cho em sự sống nầy
Sẽ sống và sẻ chia tình yêu thương cho muôn người.”
Lạy Chúa xin cho chúng con lòng khiêm tốn và đức tin vững chắc, để đón nhận tất cả là hồng ân Chúa. Và xin cho chúng con biết sẻ chia sự sống cho tha nhân. A men.
Nhờ ơn
Từ “nhơn” do chữ “nhờ ơn” mà thành.
Là người, ai cũng nhờ ơn:
- ơn Cha Mẹ sinh thành dưỡng dục trong suốt một cuộc đời lam lũ nghèo khó;
- ơn giáo hội qua các bí tích để tôi được gọi là Thiên Chúa là Cha, và tôi là nghĩa tử của Ngài;
- ơn Thầy cô miệt mài hun đúc tôi từ chữ đến nghĩa, từ học đến hành;
- ơn người thân- bà con, anh em- thương yêu đùm bọc nâng niu giúp đỡ;
- ơn người dưng nước lã cho tôi nghĩa tình quê hương, nhân loại;
- ơn người đạo đức mỗi ngày cầu nguyện hy sinh cho mọi người, trong đó có tôi, được bình an;
- ơn người lành cho tôi bao bài học phải giữ;
- ơn kẻ dữ cho tôi bao bài học phải tránh;
- ơn người trung tín, ơn người phản bội, ơn người yêu, ơn người ghét, ơn người dối trá, ơn người thành thật, ơn người có đạo, ơn người vô thần, ơn người cho vay, ơn người đòi nợ, ơn người mắng nhiếc sỉ nhục, ơn người an ủi cảm thông, ơn ốm đau bệnh tật, ơn tai nạn bất ngờ, kể cả sự chết…
Làm sao kể hết những ơn lộc mà tôi đã nhận được qua những con người, những biến cố. Vì thế, có thể nói, mỗi người quanh tôi, gần tôi, xa tôi, người biết tôi, chưa biết tôi, người ở Texas, người ở Cali, người ở tận châu Phi, có người ở Sài gòn, có người Hà Nội…có người giàu có, cũng có người nghèo khó… tất cả đều là ân nhân của tôi một cách nào đó.
Mỗi người trở nên một phần trong cuộc sống của nhau, không thể thiếu.
Mỗi biến cố cũng vậy, dù tốt hay xấu, dù có lợi hay không có lợi, tôi cũng nhận được một ơn đặc biệt. “Thất bại là mẹ thành công”. Chẳng hạn, nếu không có một cái nhìn mới mẻ dưới ánh sáng đức tin, thì tôi không thể chấp nhận sự thua thiệt, cảnh tang thương hay thất bại là một ân huệ. Và đợi đến lúc tôi cảm nghiệm được rằng: tôi đã nhờ ơn đau khổ mà thành nhơn, thì tôi không còn đủ thời gian để xin lỗi những đau khổ vì đã nặng lời trách móc.
Vì thế, tôi muốn xác tín rằng: mỗi con người đang là cánh tay của Thiên Chúa nối dài để thi ân; mỗi biến cố là công cụ, là phương cách Chúa đã dùng để ban ơn cho tôi, cho mọi người.
Quả thật đời sống con người cần có nhau để tô đẹp cho nhau và cho cuộc đời, như có người nói:
“Nói với lá rằng hoa chưa đẹp nhất,
nếu không chen vào giữa lá nhung xanh,
nói với anh rằng em chưa đẹp nhất,
nếu không chen vào giữa trái tim anh”.
Hoa đẹp nhờ có lá, tôi đẹp nhờ có người xấu. Tôi biết tôi giàu nhờ có người nghèo quanh tôi. Tôi biết tôi mạnh khỏe nhờ có người đau yếu…
Hãy mở lòng ra để đón nhận nhau, chấp nhận nhờ ơn nhau, như một người cần có trái tim để sống.
Bác Trần Duy Nhiên trong thư gửi các cháu mổ tim có đoạn “một trái tim bị mổ, ngàn trái tim mở ra, ngàn trái tim mở ra, vì có Một Trái Tim đã mở toang ra vì yêu nhân loại”.
Vâng, sống trong cuộc sống là sống với, sống vì, sống cho người khác sống. Tôi có thể cảm nhận trái tim tôi đập được là nhờ trái tim của nhiều người khác.Vâng, tất cả chúng ta đang “nhờ ơn” mà thành “nhơn”.
Nguồn ơn ấy, chính là sự quan phòng tuyệt vời của Thiên Chúa tình yêu.
Biết ơn
Biết mình cần “nhờ ơn” người khác là một điều đã khó; biết ơn người khác lại là một điều khó hơn. Để biết ơn, phải cảm nhận được ơn mình đã nhận. Và đối với tín hữu của Chúa, để cảm nhận được ân huệ của Thiên Chúa qua các biến cố, qua tha nhân, nhất thiết người thọ ơn phải có lòng khiêm tốn sâu xa và một đức tin chân thành mà sâu sắc.
Tướng Naaman trong sách các vua 5,14-17 và mười người phung hủi trong Tin Mừng Lc 17,11-14, quả thật đã có một lòng khiêm tốn sâu thẳm, nên mới có được một niềm xác tín vững chắc để nghe lời của Tiên tri Elise mà đi dìm mình bảy lần trong sông Giodan, cũng như nghe lời Đức Giêsu mà đi trình diện các tư tế.
Cả một đất nước Aram không có con sông nào sạch sao và chắc gì sông Giodan sạch bằng? Hoặc có thầy thuốc nào bảo chỉ cần đi trình diện với ông nầy ông kia thì sẽ được khỏi bệnh?
Quả là một điều lý trí không thể chấp nhận được. Nhưng điều lý trí không chấp nhận được ấy lại là đức tin.
Như vậy sự khiêm tốn ở đây chính là bằng lòng hy sinh lý trí, hy sinh cái suy luận theo tài năng hiểu biết của mình, để đón nhận điều sẽ xảy ra với lòng tin tưởng tuyệt đối. Việc chấp nhận dìm mình trong song Giodan của Naaman cũng như chuyện chấp nhận thực hiện điều trái ý, chấp nhận điều chẳng lành trong cuộc đời, không dễ dàng tí nào đối với người không có đức tin.
Việc chấp nhận đến với Giodan còn mang một ý nghĩa khác, là chấp nhận đến với Đất Nước của Thiên Chúa, đến với Giáo Hội.
Cũng vậy, “đi trình diện với các tư tế” trong trình thuật Luca 17,11-19 cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận đến với những người của Thiên Chúa, trong Giáo Hội. Và khi đến, phải khiêm tốn và xác tín rằng, tôi đến là tôi sẽ được nhận ơn.
“Trong khi đi trình diện với các tư tế, họ đã được sạch phung hủi”. Điểm nầy, tôi liên tưởng đến người có lòng khao khát được sạch những vết phung hủi của tâm hồn do tội lỗi, trên đường đi đến tòa cáo giải với lòng khiêm tốn và đức tin, thiết nghĩ, họ đã được sạch tội rồi nếu họ chết khi chưa kịp xưng thú các tội.
Chấp nhận dìm mình trong dòng sông Giodan hay đến với Đức Giêsu để nhận được ơn sự sống đòi hỏi một đức tin cao nhất, như Thánh Phaolô xác quyết: “Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người. Nếu ta cùng kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người” (2Tm 2,11-12)
Rất tiếc, vẫn còn có nhiều người luôn tuyên bố: “Từ nhỏ đến giờ tôi chẳng nhờ ơn ai cả, tôi tự lập mà nên”. Có người không chấp nhận nhờ vả vì sĩ diện, một cách tránh né do lòng kiêu ngạo. Mà không chấp nhận nhờ ơn thì làm gì nói đến chuyện biết ơn.
Ngay cả đối với sự hiện hữu tốt đẹp của chính mình trên trần gian, có người theo chủ nghĩa duy vật vô thần không đủ khiêm tốn để chấp nhận đó là một ơn huệ, còn to tiếng phủ nhận; và cho là một việc tự nhiên do chuyện giải trí của cha mẹ mà có! Thế thì làm gì có lòng biết ơn ai! Rồi từ đó, kéo theo một thế hệ con cháu vô ơn với trời đất, với tổ tiên, với nòi giống. Cái chủ nghĩa duy vật dạy cho họ cuộc sống con người bắt đầu từ con vật, sống và lớn lên như con vật, rồi chết đi như con vật.
Và khái niệm đó đóng khung lý trí của họ mà họ xem như một chân lý. Họ không thể khiêm tốn hy sinh cái lý trí què quặt ấy để đón nhận ánh sáng của đức tin. Họ không chấp nhận dìm mình trong dòng sông cứu rỗi mà người của Thiên Chúa giới thiệu. Họ cố tình không biết những ơn cao trọng mà dòng sông cứu rỗi mang lại. Chẳng trách gì mà họ không những không khiêm tốn đến với Chúa Giêsu mà còn không muốn ai đến với Ngài.
Rất tiếc hơn nữa, những con cái của Chúa cũng không thiếu những con người vô ơn như vậy. Khi cuộc sống vất vả, đau yếu, bệnh tật, nghèo túng thì sốt sằng tìm đến Chúa để kêu la cầu cứu; đến khi có của ăn của để, nhà cao cửa rộng, phương tiện tiện nghi đầy đủ thì xem tất cả những gì mình có là do sức mình, rồi tỏ ra bất cần đến Thiên Chúa nữa, bất cần đến ơn cao trọng hơn cả là ơn cứu rỗi, tự gieo mình vào một cuộc sống mỗi ngày thêm sa đọa. Chúa Giêsu nói: “không phải cả mười người đều được sạch cả sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?”(Lc.17,17-18)
Với tôi, bài học của tướng Naaman và mười người phung hủi, cho thấy sự cần thiết của lòng khiêm tốn, của một đức tin vững chắc để đón nhận và biết ơn Thiên Chúa đang tràn lan trong đời mình qua mọi người và qua mọi biến cố.
Hãy khiêm tốn đến với dòng sông Bí tích, dòng sông Giodan ngày xưa, và dòng sông của Đức Giêsu hôm nay, trong dó có dòng sông của bí tích hòa giải với xác tín chính Chúa Giêsu cũng đang nói với ta “Đức tin con đã chữa con” mọi thứ bệnh trầm kha nhất của tâm hồn. Và rồi, hãy thể hiện lòng biết ơn cách cụ thể qua việc đền đáp công ơn của Người.
Đền ơn
Đối với người Việt Nam, có thể nói có lòng biết ơn là đã đủ sống với đạo làm người, vì có những ơn Trời ban mà con người không bao giờ đáp đền cho cân xứng.
Với chúng ta, sống tâm tình biết ơn, thiết nghĩ, là chưa đủ. Phải thiết thực đáp đền ơn Chúa bằng việc thờ phượng tôn vinh Thiên Chúa cho xứng đáng. Biết việc đền ơn không phải là lễ vật như “món quà” của Naaman dâng cho Thiên Chúa qua Elise. Naaman đã chọn cách đền ơn bằng việc “chở một ít đất ở Giodan về mà lập bàn thờ Thiên Chúa trên đất ấy”.(2V 5,15-17). Cũng như người Samari “thấy mình được khỏi, liền quay trở lại mà lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn” (Lc 17,15-16).
Như vậy, đáp đền ơn Thiên Chúa là tôn vinh Thiên Chúa bằng cách:
- sống trọn tình con thảo trong niềm tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa quan phòng, tin tưởng vào Chúa Giêsu và Giáo Hội của Ngài: “hãy trình diện với các tư tế”.
Về điểm nầy, tôi không đồng tình với quan điểm “Giêsu-Yes”, “Giáo Hội- No”. Vì như thế là chúng ta tự mâu thuẫn với đức tin của mình. Chúng ta đã nhận muôn ơn Chúa qua Giáo Hội. Phủ nhận Giáo hội cũng chính là phủ nhận đức tin vào Thiên Chúa. Ta vẫn tuyên tín “ tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền” kia mà. Hãy tin tưởng vào Giáo Hội của Chúa. Không vì một vài phần tử bội tín hoặc phá phách trong giáo hội mà ta phủ nhận sự thánh thiện của Giáo Hội, rồi trở thành người vô ơn một cách oan uổng. Hãy tin tưởng Giáo Hội.
- sống và trở nên nguồn sống cho tha nhân - nguồn sống ấy có thể là một nụ cười, một niềm vui, một chia sẻ như làm cánh tay nối dài của Thiên Chúa. Ta vẫn thường nhận ơn của một người và không bao giờ đáp trả nổi, nhưng ta lại thi ân cho người khác như một nghĩa cử đền đáp cho người mình đã nhận. Hãy sống chứng nhân tôn vinh thờ phượng Chúa bằng đức bác ái.
Để kết
Tôi có nghe các em mổ tim nhờ Hội Bác ái Phanxicô hỗ trợ- sau khi mổ tim thành công, hát mấy câu trọn vẹn ba ý nghĩa: nhờ ơn, biết ơn và đền ơn, như sau:
“Em có một trái tim nhưng là trái tim của nhiều người
Em sống nhờ trái tim, nhờ tình yêu thương người mọi nơi
Em suốt đời biết ơn người cho em sự sống nầy
Sẽ sống và sẻ chia tình yêu thương cho muôn người.”
Lạy Chúa xin cho chúng con lòng khiêm tốn và đức tin vững chắc, để đón nhận tất cả là hồng ân Chúa. Và xin cho chúng con biết sẻ chia sự sống cho tha nhân. A men.
Audio: Tội lỗi, hệ lụy và ân xá (Phần II)
Lm. Nguyễn Tầm Thường
15:50 06/10/2010
Thể hiện lòng biết ơn
Giuse Đinh Lập Liễm
18:38 06/10/2010
CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN C
+++
A. DẪN NHẬP
Người ta hay nói: ”Hữu sự vái tứ phương, vô sự đồng hương không mất”. Câu nói ấy có ý chỉ trích thói vô ơn của nhiều người. Theo thói thường, người ta chỉ muốn nhận chứ không muốn cho đi. Nếu nhận được một ân huệ nào của ngưới khác thì dễ quên đối với vị ân nhân, còn khi mình làm ơn cho ai thì nhớ rất dai và muốn người ta phải thể hiện lòng biết ơn đó. Bài Tin mừng hôm nay cho biết Đức Giêsu đã chữa lành cho mười người phong cùi mà chỉ có một người dân ngoại Samaria trở lại ca tụng hồng ân Thiên Chúa, còn chín người Do thái kia bỏ đi luôn không nghĩ gì đến hồng ân đã lãnh nhận. Những người này không tỏ lòng biết ơn vì nghĩ mình là người Do thái nên có quyền đòi hỏi Chúa thi ân. Họ là những người vô ơn.
Người đời thường nói: ”Uống nước nhớ nguồn” hay “An quả nhớ kẻ trồng cây”. Biết ơn là một chuyện xem ra rất bình thường nhưng cũng là một bổn phận mà ít người làm trọn. Ngày nay người ta ít dùng hai tiếng “cám ơn”, người ta rất hà tiện trong việc dùng hai tiếng đó. Ngạn ngữ Pháp có câu: ”Lòng biết ơn là trí nhớ của trái tim”, vì con tim cảm nghiệm được điều tốt người khác làm cho mình, nên người biết ơn người khác phải là người đạo đức, có văn hóa, có giáo dục. Vì vậy, chúng ta có thể nói: biết ơn là một việc khó, và thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể lại càng khó hơn.
Cuộc đời của chúng ta được đan dệt bằng những hồng ân của Thiên Chúa. Thánh Phaolô nói:”Tất cả là hồng ân”. Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu cũng nói như thế. Đối với người chịu ơn thì phải tỏ lòng biết ơn đối với người làm ơn. Đối với Thiên Chúa, lời cảm tạ của chúng ta không cần thiết vì nó chẳng thêm gì cho Chúa, nhưng nó lại cần thiết cho chúng ta vì đem lại lợi ích cho chúng ta. Chúng ta phải có tâm tình tạ ơn Chúa như ông Naaman đối với tiên tri Elisê và người phong cùi Samaria đối với Chúa. Cách thể hiện lòng biết ơn của chúng ta đối với Chúa không gì tốt hơn là Thánh Thể và Thánh lễ, vì Thánh Thể và Thánh lễ đều là tạ ơn. Đi tham dự Thánh lễ là đi tạ ơn Chúa. Ngoài ra, tinh thần biết ơn ấy còn phải được thể hiện bằng sự chia sẻ với những người khác về tinh thần cũng như vật chất.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: 2V 5,14-17
Ông Naaman là tổng tư lệnh quân đội Syria bị mắc bệnh phong cùi. Nghe tin bên Israel có ông Elisê có thể chữa được, nên ông đã đến xin tiên tri Elisê chữa cho ông.
Tiên tri Elisê bảo ông hãy xuống sống Giorđan tắm 7 lần thì khỏi. Ông thấy đây là phương pháp quá tầm thường và nước sông ở đây cũng không hơn gì nuớc sông ở xứ sở mình. Lúc đầu ông không chịu, nhưng do một người hầu gái thuyết phục, ông đã đi tắm 7 lần và sau đó ông được khỏi bệnh cùi.
Sau khi khỏi bệnh, ông Naaman muốn tạ ơn tiên tri Elisê nhưng ông nhất định từ chối, vì ông muốn quan chỉ cám tạ ơn Thiên Chúa mà thôi.
+ Bài đọc 2: 2Tm 2,8-13
Lúc đó, thánh Phaolô đang bị giam cầm tại Rôma lần thứ hai. Ngài viết cho Timôthêô những lời di huấn: hãy chịu đau khổ và chết với Đức Kitô để được cùng sống lại và hiển trị với Ngài. Còn riêng với thánh Phaolô, mặc dầu đang chịu khổ sở vì bị giam trong tù, nhưng vẫn ca tụng Thiên Chúa và quyết tâm trung kiên với Ngài.
+ Bài Tin mừng: Lc 17,11-19
Chúng ta có thể chia bài Tin mừng thành ba đoạn nhỏ:
a) Nhận biết phận mình: Mười người phong cùi đến với Đức Giêsu xin Ngài cứu chữa. Nhận biết phận mình là những người bị xã hội loại bỏ nên không dám đến gần Đức Giêsu mà chỉ “đứng đàng xa” mà kêu xin.
b. Đức Giêsu thử thách họ: Ngài không chữa cho họ ngay mà chỉ bảo họ: ”Hãy đi trình diện với các tư tế”. Nếu có đức tin thì họ sẽ đi ngay và sẽ được khỏi. Trường hợp này họ có đức tin vì đang đi trên đường thì họ được khỏi.
c) Kết quả: Mười người đều được khỏi bệnh: 9 người cùi Do thái không trở lại tạ ơn vì họ đã quen được ơn Chúa nên coi đó là việc bình thường. Còn người cùi xứ Samaria trở lại tạ ơn vì nghĩ rằng mình không xứng đáng được ơn, thế mà lại được.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Tâm tình biết ơn
I. CHỮA LÀNH MƯỜI NGƯỜI PHONG CÙI
1. Hoàn cảnh:
Trên đường tiến về Giêrusalem, nơi Đức Giêsu thực hiện công trình cứu độ bằng việc chịu thương khó, chịu chết và sống lại. Thánh Luca thuật lại cho chúng ta một biến cố xẩy ra trong cuộc hành trình lên Giêrusalem, đồng thời cũng là một phép lạ: Chúa chữa lành mười người phong cùi ở biên giới Samaria và Galilêa.
2. Mười người phong cùi xin cứu giúp
Bệnh phong cùi vẫn được giới y học cho là phát sinh từ Ai cập truyền qua Palestine, An độ rồi hai đế quốc La Hy. Sau đó truyền sang Au châu. Phong cùi là một bệnh nan y nhơ nhớp, người bệnh phải sống cách biệt với người lành và vì thế họ không được ở trong thành, chỉ được sống ở những làng mạc chung quanh thành. Vì thế, trước khi vào Giêrusalem. Đức Giêsu đi qua làng thì gặp mười người phong cùi.
Phong cùi là một bệnh khó trị, ai cũng ghê tởm và run sợ nếu mắc phải bệnh này. Vào thời Đức Giêsu, nó còn khoác vào người bệnh nỗi nhục nhã trong tâm hồn vì người ta cho rằng họ là những người bị Thiên Chúa phạt. Những người mắc bệnh cùi bị ruồng bỏ. Luật của Maisen thật là hà khắc nhằm tránh dịch bệnh lan truyền: người mắc bệnh phong cùi phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu và kêu lên: ”Ô uế ! Ô uế !”. Không cần phải nói thêm rằng họ đương nhiên bị cấm đến ở những nơi dân cư và hoàn toàn bị đuổi ra khỏi những nơi thờ phượng.
Mười người phong cùi này sống chung với nhau lẫn lộn cả Samaria và Do thái, không còn phân biệt như trong các cộng đồng của họ ở trước. Họ sống vui vẻ hòa hợp. Chính đau khổ đã đưa con người đến tình liên đới nhân loại. Khi họ bị loại ra khỏi xã hội con người, họ đã trở thành một xã hội đầy tình người hơn.
Theo luật Maisen, họ không được đến gần, phải đứng đàng xa mà kêu xin: ”Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi”. Đức Giêsu không chữa lành họ tức khắc mà chỉ bảo họ hãy đi trình diện với các tư tế. Những người phong cùi phải đến trình diện thầy tư tế, không phải để được khỏi bệnh nhưng để xác nhận là đã khỏi bệnh. Ở đây ra lệnh cho người bệnh đi trình diện khi chưa khỏi bệnh là để thử luyện lòng tin của họ, vì theo luật khi khỏi bệnh mới đi trình diện các thầy tư tế.
3. Đức Giêsu đã chữa lành họ
Để được khỏi bệnh, Đức Giêsu đòi hỏi phải có lòng tin. Những người cùi này đã tỏ bầy lòng tin vào Đức Giêsu khi họ tuyên xưng Đức Giêsu là Thầy và xin Ngài thương xót, đồng thời họ cũng đã tỏ lòng tin ấy bằng hành động: vâng lời Chúa đi trình diện ngay với các vị tư tế mà không chờ một hành động gì khác để chữa bệnh. Việc này cũng làm cho chúng ta nghĩ đến thử thách lòng tin mà tiên tri Elisê bắt ông Naaman, người gốc Syria phải chịu khi yêu cầu ông này phải tự mình thực hiện một biện pháp… điều này làm ông ta nổi giận. Vì thế, hiệu quả của lòng tin ấy làm họ thấy mình được khỏi bệnh trên đường đi trình diện theo Luật.
4. Lời tạ ơn sau khi được lành
Trong khi đi trình diện, cả mười người đều được lành sạch. Chúng ta nhận thấy trong khi 9 người tiếp tục đi “trình diện với các tư tế”, thì riêng có một người, thay vì vâng lệnh Chúa và Luật dạy, “liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa”. Thật ngạc nhiên, chỉ đến lúc này, lúc mà cách xử sự của anh đã gây ấn tượng tốt nơi chúng ta, thì chúng ta mới biết anh thuộc dòng tộc nào: anh là người Samaria. Đối với anh, tuy đã khỏi bệnh cùi, nhưng vẫn phải mang thân phận của người bị khinh khi vì lạc đạo, nên không có vấn đề đi đến đền thờ… hơn nữa, anh đã gặp Đấng Thiên Sai trên đường, Đấng vừa cứu chữa anh, như rồi đây ta sẽ thấy: chính nơi Đức Giêsu mà ta tôn vinh Thiên Chúa.
Cử chỉ anh làm là một cử chỉ trong phụng vụ,”anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn”. Anh nghĩ chắc hẳn đó là cách tuyên xưng công khai Đức Giêsu là người gần gũi với Thiên Chúa. Roland Meynet chú giải: ”Người Samaria vừa khỏi bệnh đã kết hợp Thiên Chúa với Đức Giêsu trong cùng một lời ngợi khen và tạ ơn. Ơn cứu độ vừa đón nhận được anh công bố cho mọi người biết, đó là công trình của Thiên Chúa và của Đức Giêsu. Lòng tin của anh không phân biệt hai Đấng ấy, và anh sấp mình dưới chân Đấng đã làm cho anh nên sạch, như sấp mình dưới chân Đức Chúa” (Fiches dominicales C, tr 328-329).
“Chớ thì không phải cả mười người được lành sao” ? Đức Giêsu đợi tất cả mọi người đến tôn vinh Thiên chúa qua trung gian của Ngài. Những người Do thái không tỏ lòng biết ơn, vì nghĩ mình là người Do thái nên có quyền đòi hỏi Chúa thi ân. Ở đây Chúa có ý ám chỉ đến người Do thái, đến riêng các biệt phái, luật sĩ là những người ỷ lại vào danh nghĩa (con cái Israel) dân riêng của Chúa, mà tự phụ kiêu căng, khép kín không tin nhận vào quyền năng của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô. Đang khi ấy chỉ có người dân ngoại là người Samaria đã tỏ bày lòng biết ơn bằng cách trở lại tôn vinh Thiên Chúa.
II. HAI TIẾNG “CÁM ƠN” TRONG ĐỜI THƯỜNG
1. Biết ơn, một chuyện bình thường
Trên bình diện con người thì biết ơn rất ư là chuyện bình thường. Khi chịu ơn ai thì tỏ lòng biết ơn qua một hình thức nào đó hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp vì người ta thường nói:
Uống nước nhớ nguồn
Hoặc
An quả nhớ kẻ trồng cây,
An cơm nhớ kẻ đâm, say, giã, sàng.
Thế nên lòng biết ơn thường là “có đi có lại”. Dĩ nhiên cũng có người chỉ muốn cho đi mà không muốn nhận lại, dù chỉ là lời cám ơn. Nhưng quả là hiếm !
Ngày nay, hai tiếng “cám ơn” hình như càng ngày càng thiếu vắng trong cuộc sống hiện nay. Chúng ta ngày hôm nay, ngần ngại khi phải nói tiếng “cám ơn”. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy hai tiếng “cám ơn” hình như bớt dần đi với tuổi tác. Càng lớn tuổi, người ta càng khó nói tiếng “cám ơn”. Nhưng nếu chỉ hai tiếng “cám ơn” mà chúng ta không nói được, thì cho thấy tình trạng luân lý của xã hội đang tuột dốc một cách nguy hiểm.
2. Biết ơn, là trí nhớ của trái tim
Người Pháp có câu ngạn ngữ: ”Lòng biết ơn là trí nhớ của trái tim”. Vì con tim cảm nghiệm được điều tốt người khác đã làm cho mình, nên người biết ơn người khác phải là người đạo đức, có văn hóa, và có giáo dục. Thi sĩ người Anh, Samuel Johnson, đã nói rằng: ”Lòng biết ơn là một hoa trái của công trình rèn luyện cao quí, bạn không tìm thấy nó ở những kẻ thô lỗ”.
Còn Chu Văn, tác giả Chuyện Tử Tế thì chia sẻ với chúng ta: ”Một tiếng nói cám ơn với tất cả thành thật, một cử chỉ biết ơn đối với những ai đã làm ơn cho chúng ta cách này hay cách khác, một thái độ như thế không những làm cho chúng ta được nên người hơn, mà là thể hiện của một niềm tin sâu sắc nữa. Có lẽ không gì tử tế bằng khi hai tiếng cám ơn luôn được thốt lên với tất cả chân thành và trân trọng”.
Công ai một chút chớ quên,
Phiền ai một chút để bên cạnh lòng.
Truyện: Anh lính biết ơn.
Kurt Emmerich, một bác sĩ giải phẫu trong quân đội của Đức, đã kể câu chuyện sau đây về một kinh nghiệm ông đã trải qua ở biên giới Nga sô. Hàng ngàn thương binh đã được ông giải phẫu tại bệnh viện dã chiến, nhưng chỉ có một trường hợp làm ông không bao giờ quên. Người lính trẻ đó được đưa vào bệnh viện với một khuôn mặt bị vỡ tan nát. Bác sĩ phải làm việc rất nhiều ngày để sửa lại khuôn mặt của anh với tất cả nỗ lực có thể được qua hàng loạt những phẫu thuật cấy và ghép da.
Trong lần giải phẫu cuối cùng, bác sĩ đã phải khâu nối kết toàn thể các phần còn lại với nhau ở khóe miệng của bệnh nhân. Những y tá phụ đã giúp cho anh thương binh ngồi lên. Vì thuốc tê chung quanh miệng bệnh nhân vẫn còn hiệu quả, nên bác sĩ nói với anh, “Bây giờ công việc đã hoàn tất, chúng tôi muốn nghe anh phát biểu một điều gì với môi miệng mới của anh”.
Anh thương binh trẻ từ từ cử động những bắp thịt quanh miệng một cách rất cẩn thận, và rồi với nụ cười mỉm chi đầu tiên của anh, miệng anh uốn theo những chữ: ”Cám ơn”(Nguyễn văn Thái, Sống Lời Chúa… năm C, tr 343).
3. Biết ơn là một việc khó
Đừng tưởng việc biết ơn, nhớ ơn, biết nói lời cám ơn là một chuyện dễ dàng, không mấy khó khăn. Nếu nghĩ như thế là lầm vừa chưa biết cám ơn bao giờ vì qua cách sống của mỗi người và qua thực tế như bài Tin mừng hôm nay trình bầy cho chúng ta thấy rằng: nhận ơn thì ai cũng muốn, còn nhớ ơn lại rất ít người làm hoặc cho ai cái gì người ta nhớ rất dai, còn khi nhận được cái gì thì lại quên mau chóng. Như thế, chỉ những ai có tâm hồn đạo đức, một lòng trí trong sáng mới có thể biết ơn ân nhân của mình cách đúng đắn.
Nếu biết năng dùng hai tiếng “cám ơn” thì nó cũng sẽ giúp người ta rất nhiều:
- Khi ta cám ơn ai, người đó sẽ hài lòng, và lần sau họ sẽ sằn sàng giúp ta nữa.
- Nghe ta nói cám ơn, lòng người ta vui, mặt người ta sáng, người ta sẽ làm việc vui vẻ hơn.
Hai tiếng “cám ơn” khi được thốt ra bởi những người lớn hơn thì càng sinh hiệu quả nhiều hơn. Chẳng hạn cha mẹ cám ơn con cái, thầy cô cám ơn các em học trò, chủ cám ơn tớ…
Nhưng tại sao người ta cám ơn “người dưng” hơn là cám ơn người nhà”(Frank Mihalic).
4. Làm ơn đừng nhớ, chịu ơn đừng quên
Bài đọc 1 đưa ra cho chúng ta một hình ảnh rất đẹp: Tướng của Syria là Naaman bầy tỏ lòng biết ơn của mình đối với tiên tri Elisê một cách cụ thể bằng lễ vật mà ông tha thiết xin tiên tri nhận cho. Còn Elisê thì kiên quyết từ chối, mặc dù lễ vật ấy chắc chắn sẽ giúp ngài sống đỡ thiếu thốn, và nhất là – theo cách suy nghĩ bình thường của người đời – có thể tạo cho ngài nhiều phương tiện hơn để thi hành sứ mạng của mình.
Cả hai thái độ tốt đẹp trên có thể làm chúng ta suy nghĩ và xét lại thái độ của chúng ta khi chịu ơn ai hoặc làm ơn cho ai. Thông thường người ta có tâm lý hay quên hoặc không nhận ra những điều tốt người khác làm cho mình, nhưng lại dễ nhớ những gì tốt đẹp mình làm được cho người khác. Không những thế, mình còn mong họ nhớ ơn và trả ơn mình. Nếu họ vô tình quên ơn, thì ta buồn phiền, oán trách, thậm chí sẵn sàng lên tiếng chê bai:
Những người phụ nghĩa quên công,
Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm.
Truyện: Không ai cám ơn tôi cả.
Cách đây đã lâu, một con tầu bị đắm vì giông bão trong vùng Ngũ Đại Hồ, Hoa kỳ. Những toán cấp cứu được phái đến giúp đỡ, trong đó có một nhóm sinh viên của trường Northwestern University ở Chicago. Một sinh viên trẻ tuổi, tên là Edward Spencer, đã cứu được 16 người từ con tầu đang bị chìm. Anh làm việc hăng say cho đến khi gần kiệt sức. Khi được phỏng vấn, anh còn lúng túng e ngại vì sợ rằng vẫn chưa làm hết sức mình: ”Tôi đã làm việc hết sức chưa ? Quý vị có nghĩ rằng tôi đã làm việc hết mình không”?
Nhiều năm sau đó, trong buổi họp mặt của các cựu sinh viên, một thuyết trình viên đã nhắc lại hành động anh hùng này. Bỗng nhiên có một người la lớn rằng Edward Spencer đang hiện diện ở đây. Thế là Spencer được mời lên bàn cử tọa. Bây giờ ông đã già, tóc bạc, buớc lên bục đài giữa tiếng hoan hô vỗ tay của khán giả. Thuyết trình viên hỏi ông: ”Trong biến cố đó, sự kiện nào đáng ông ghi nhớ nhất” ? Ông cụ bèn trả lời:”Chỉ có một điều này làm tôi nhớ mãi, khoảng 16 hay 17 người đã được tôi cứu vớt, không một người nào đã cám ơn tôi cả”.
5. Biết ơn là thái độ sống căn bản
Thái độ biết ơn Thiên Chúa là một thái độ căn bản của các tạo vật và chỉ con người mới ý thức và nói lên được hai tiếng cám ơn. Trong Cựu ước, dân Israel đã dâng các lễ vật đầu mùa để cám ơn Thiên Chúa (Đnl 26, 1-10). Trong Tân ước, một hành động cảm ơn trọn vẹn và xứng đáng nhất là phép Thánh Thể thường được gọi là Lễ Tạ Ơn. Sách Talmud nói:”Một ngày kia khi mọi lời nguyện sẽ im bặt trên môi miệng con người, ngoại trừ kinh nguyện tạ ơn”.
Thánh Bênađo đã nói:”Anh em, tôi xin anh em điều này là hãy xa tránh một nết xấu lớn lao là sự vô ơn. Chớ gì đời ta là một đời sống, một lời cám ơn liên lỉ. Chúng ta đừng cảm ơn suông bằng môi bằng miệng, nhưng bằng các việc làm và bằng chân lý của đời ta: đừng nói cám ơn, nhưng hãy thực hành việc cám ơn. Đó là điều mà Chúa mọi ơn lành đòi hỏi chúng ta”.
III. THỂ HIỆN TÂM TÌNH BIẾT ƠN
1. Tất cả đều là hồng ân
Cuộc sống là một chuỗi những ân huệ nối tiếp nhau. Những ân huệ này đan xen với những ân huệ khác. Có những ơn do nơi Thiên Chúa, và cũng có những ơn đến từ con người. Vậy nếu cuộc sống là lãnh nhận thì người ta sẽ như thế nào nếu không hề biết nói hai tiếng “cám ơn”, hoặc chẳng bao giơ bầy tỏ tấm lòng tri ân.
Chúa cho con đôi mắt, con nhìn bao kỳ công,
Chúa cho con đôi tai, con nghe đủ âm thanh,
Chúa cho con đôi môi, con hé mở nụ cười,
Chúa cho con hai tay, bưng chén cơm, cầm bút,
Chúa cho con đôi chân, dẫn con khắp nẻo đường,
Chúa cho con khối óc, phân biệt điều thực hư,
Những điều con có đó, tưởng tầm thường nhưng thật vĩ đại, thật cao cả.
Mà đã lần nào con nhớ đến những thứ ấy để cám ơn Chúa.
Chắc đợi đến khi mắt mù, tai điếc, chân què, con mới nhận ra những thứ ấy thật cao quí.
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con nhiều điều. Nhưng xin ban cho chúng con một điều nữa là cho chúng con biết luôn nhận ra những ân huệ Chúa mà không ngừng cảm tạ tri ân.
Amen. (Hosanna).
Truyện: Hồng ân Chúa quá nhiều.
Có một người cha trong gia đình đã ghi lại câu chuyện và những ý nghĩ sau đây: Một đêm kia, trong lúc đang đọc báo, tôi nghe đứa con gái bé nhỏ của tôi nói: ”Bố ơi, con sẽ đếm sao trên trời có bao nhiêu ngôi sao nhé”. Sau đó, tôi nghe giọng nói êm đềm của con tôi bắt đầu đếm 1,2,3,4… Rồi tôi chăm chú vào việc đọc báo, không để ý đến tiếng con tôi đếm các ngôi sao nữa. Đến khi đọc xong bài báo, tôi chú ý lắng tai và nghe tiếng nó vẫn tiếp tục đếm 123,124,125… Đến đây nó bỗng ngừng lại, không đếm nữa, rồi quay sang nói với tôi: ”Bố ơi, con không dè trên trời lại có nhiều sao đến thế”. Nghe con gái nhận xét như vậy, tôi chợt nhớ là thỉnh thoảng tôi cũng âm thầm nói với Chúa: ”Chúa ơi, để con thử đếm xem con đã nhận lãnh bao nhiêu ơn lành Chúa đã ban”, và càng đếm, trái tim tôi hình như càng cảm thấy thổn thức, không phải vì âu sầu mà vì bị quá nhiều hồng ân Chúa đè nặng. Rồi tôi cũng thường phải thốt lên như con gái tôi: ”Lạy Chúa, con không dè đời con lại có quá nhiều hồng ân của Chúa đến thế”(Phạm văn Phượng).
2. Có nhiều cách tỏ lòng biết ơn
Tâm tình biết ơn thường được gói ghém trong hai tiếng “Cám ơn”. Cám ơn không những là một bổn phận mà còn là một nhân đức bởi vì người ta rất hà tiện trong việc cám ơn. Người ta có muôn vàn cách để cám ơn. Có rất nhiều chuyện mà người ta không thể cám ơn bằng tiền bạc được, người ta có thể cám ơn bằng nụ cười, một thoáng quan tâm, một tiếng cám ơn. Những ngưởi bán hoa đã viết một biểu ngữ trước quầy hàng của họ thế này:”Hãy diễn tả tâm tình của bạn bằng những bông hoa”. Cũng vậy, chúng ta phải diễn tả tâm tình của mình ra nhờ những cái gì khác hơn là tiền bạc, hoặc cả tiền trà nước, đó là lời cám ơn. Có cả một nghệ thuật bầy tỏ lòng tri ân mà chúng ta phải tập để biết sử dụng hợp thời, đúng lúc và tinh tế khéo léo.
3. Hãy tạ ơn Chúa về mọi sự trong cuộc đời
Về việc thể hiện lòng biết ơn đối với Thiên Chúa. Thiên Chúa không cần những lời cám ơn của chúng ta, nhưng chúng ta cần cám ơn Thiên Chúa. Điều ấy nhắc chúng ta rằng mọi việc mà chúng ta có đều do Thiên Chúa ban cho. Cám ơn Thiên Chúa về điều xẩy đến cho chúng ta là việc dễ dàng. Nhưng chúng ta cố gắng biết ơn về trọn cả cuộc đời mình: điều xấu cũng như điều tốt, những niềm vui và nỗi buồn, những thành công và thất bại. Đó không phải là một việc dễ dàng. Chúng ta chỉ thực sự gọi mình là những người có lòng biết ơn khi chúng ta có thể nói lời cám ơn về mọi việc đã đưa chúng ta đến giây phút này. Loại tri ân này làm chúng ta có khả năng cải tạo toàn bộ quá khứ của chúng ta và coi nó như là con đường cụ thể trong đó Thiên Chúa dẫn dắt chúng ta đến giây phút này.
4. Cám ơn Chúa trong Thánh Lễ
Ngay từ ban đầu khi thành lập Giáo hội, các tín hữu đã qui tụ nhau lại hằng tuần để cử hành tiệc “Thánh Thể” (Cv 2,42). Chữ Eucharistia – “Thánh Thể” dịch từ tiếng Hy lạp “Eucharistos”, có nghĩa là “Biết ơn – Tạ ơn”. Vì thế ngay từ hồi Giáo hội sơ khai, người Kitô giáo đã ý thức về nhu cầu tạ ơn Thiên Chúa, và họ nhận thức rằng một cách tốt nhất để tạ ơn là việc dâng lễ. Khi mọi người tín hũu thời Giáo hội sơ khai đi dâng lễ, cái ý nghĩ và tâm tình của họ dựa trên cái ý niệm tạ ơn. Thánh lễ, theo tiếng Hy lạp, có nghĩa là tạ ơn. Vậy đi lễ là đi tạ ơn Thiên Chúa.
Trong Thánh lễ, ta dâng lời cảm tạ Thiên Chúa bằng lời tạ ơn và tâm tình biết ơn. Bằng một biểu hiệu tạ ơn và biết ơn, ta dâng lên Thiên Chúa bánh rượu là do kết quả của sức lao công hằng ngày, được trở thành Mình và Máu thánh Chúa do lời truyền phép của Linh mục tế lễ. Do đó lễ vật tạ ơn của ta được hiệp nhất với Mình Máu Thánh Chúa Kitô dâng lên Thiên Chúa làm của lễ đền tội, ca tụng và cảm tạ.
Để kết thúc, chúng ta có thể nói rằng Chúa không cần chúng ta phải cảm ơn nhưng lại cần cho chúng ta, bởi vì việc đó có lợi cho chúng ta như kinh Tiền tụng Thánh Thể IV đã nói:”Lạy Cha chí thánh là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Cha mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo và sinh ơn cứu độ cho chúng con nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Thật ra, Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng được ca tụng Cha lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Cha, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con”.
Truyện: Cám ơn.
Thi sĩ Lamartine, người Pháp có kể lại một giai thoại như sau: một hôm ông tình cờ đi qua một khu rừng, ông nghe có một âm thanh kỳ lạ: cứ sau một tiếng búa đập vào đá lại vang lên một tiếng cám ơn ! Đến gần nơi phát ra âm thanh, thi sĩ mới nhìn thấy một người thợ đá đang miệt mài làm việc. Cứ mỗi lần gõ búa vào phiến đá, ông lại thốt ra hai tiếng “cám ơn”.
Thi sĩ nấn ná đến hỏi chuyện, ngưởi thợ đá mới giải thích: ”Tôi tạ ơn Chúa” ! Ngạc nhiên về lòng tin của một người mà cuộc sống hẳn phải lam lũ, lầm than hơn nhiều người, thi sĩ bảo:
- Giả như bác được giầu có thì tôi hiểu tại sao bác không ngừng thốt lên hai tiếng “cám ơn”. Đàng này Thiên Chúa chỉ nghĩ đến bác có mỗi một lần duy nhất, đó là lúc Ngài tạo nên bác. Sau đó Ngài ban cho bác có mỗi cái búa này để rồi không ngó ngàng gì tới bác nữa, thế thì tại sao bác lại mỏi miệng cám ơn Ngài ?
- Ông nghĩ rằng Chúa chỉ nghĩ đến tôi có một lần thôi sao ?
- Dĩ nhiên – Lamartine thách thức – Chúa chỉ nghĩ đến bác có một lần thôi !
Người thợ đá nghèo, nhưng đầy lòng tin, náo nức thốt lên:
- Tôi nghĩ điều đó không có gì đáng ngạc nhiên cả. Ông hãy nghĩ rằng Thiên Chúa đã đoái thương nghĩ đến một người thợ đá thấp hèn như tôi, và chỉ một lần thôi, vậy không đủ cho tôi cám ơn Ngài sao ? Vậy, cám ơn Chúa, cám ơn Chúa !
Nói xong, người thợ đá đã bỏ mặc cho ông thi sĩ đứng đó và tiếp tục điệp khúc quen thuộc của ông: vừa đập đá vừa cám ơn Chúa.
“Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
Chớ khá quên mọi ân huệ của Người” (Tv 103,2)
+++
A. DẪN NHẬP
Người ta hay nói: ”Hữu sự vái tứ phương, vô sự đồng hương không mất”. Câu nói ấy có ý chỉ trích thói vô ơn của nhiều người. Theo thói thường, người ta chỉ muốn nhận chứ không muốn cho đi. Nếu nhận được một ân huệ nào của ngưới khác thì dễ quên đối với vị ân nhân, còn khi mình làm ơn cho ai thì nhớ rất dai và muốn người ta phải thể hiện lòng biết ơn đó. Bài Tin mừng hôm nay cho biết Đức Giêsu đã chữa lành cho mười người phong cùi mà chỉ có một người dân ngoại Samaria trở lại ca tụng hồng ân Thiên Chúa, còn chín người Do thái kia bỏ đi luôn không nghĩ gì đến hồng ân đã lãnh nhận. Những người này không tỏ lòng biết ơn vì nghĩ mình là người Do thái nên có quyền đòi hỏi Chúa thi ân. Họ là những người vô ơn.
Người đời thường nói: ”Uống nước nhớ nguồn” hay “An quả nhớ kẻ trồng cây”. Biết ơn là một chuyện xem ra rất bình thường nhưng cũng là một bổn phận mà ít người làm trọn. Ngày nay người ta ít dùng hai tiếng “cám ơn”, người ta rất hà tiện trong việc dùng hai tiếng đó. Ngạn ngữ Pháp có câu: ”Lòng biết ơn là trí nhớ của trái tim”, vì con tim cảm nghiệm được điều tốt người khác làm cho mình, nên người biết ơn người khác phải là người đạo đức, có văn hóa, có giáo dục. Vì vậy, chúng ta có thể nói: biết ơn là một việc khó, và thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể lại càng khó hơn.
Cuộc đời của chúng ta được đan dệt bằng những hồng ân của Thiên Chúa. Thánh Phaolô nói:”Tất cả là hồng ân”. Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu cũng nói như thế. Đối với người chịu ơn thì phải tỏ lòng biết ơn đối với người làm ơn. Đối với Thiên Chúa, lời cảm tạ của chúng ta không cần thiết vì nó chẳng thêm gì cho Chúa, nhưng nó lại cần thiết cho chúng ta vì đem lại lợi ích cho chúng ta. Chúng ta phải có tâm tình tạ ơn Chúa như ông Naaman đối với tiên tri Elisê và người phong cùi Samaria đối với Chúa. Cách thể hiện lòng biết ơn của chúng ta đối với Chúa không gì tốt hơn là Thánh Thể và Thánh lễ, vì Thánh Thể và Thánh lễ đều là tạ ơn. Đi tham dự Thánh lễ là đi tạ ơn Chúa. Ngoài ra, tinh thần biết ơn ấy còn phải được thể hiện bằng sự chia sẻ với những người khác về tinh thần cũng như vật chất.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: 2V 5,14-17
Ông Naaman là tổng tư lệnh quân đội Syria bị mắc bệnh phong cùi. Nghe tin bên Israel có ông Elisê có thể chữa được, nên ông đã đến xin tiên tri Elisê chữa cho ông.
Tiên tri Elisê bảo ông hãy xuống sống Giorđan tắm 7 lần thì khỏi. Ông thấy đây là phương pháp quá tầm thường và nước sông ở đây cũng không hơn gì nuớc sông ở xứ sở mình. Lúc đầu ông không chịu, nhưng do một người hầu gái thuyết phục, ông đã đi tắm 7 lần và sau đó ông được khỏi bệnh cùi.
Sau khi khỏi bệnh, ông Naaman muốn tạ ơn tiên tri Elisê nhưng ông nhất định từ chối, vì ông muốn quan chỉ cám tạ ơn Thiên Chúa mà thôi.
+ Bài đọc 2: 2Tm 2,8-13
Lúc đó, thánh Phaolô đang bị giam cầm tại Rôma lần thứ hai. Ngài viết cho Timôthêô những lời di huấn: hãy chịu đau khổ và chết với Đức Kitô để được cùng sống lại và hiển trị với Ngài. Còn riêng với thánh Phaolô, mặc dầu đang chịu khổ sở vì bị giam trong tù, nhưng vẫn ca tụng Thiên Chúa và quyết tâm trung kiên với Ngài.
+ Bài Tin mừng: Lc 17,11-19
Chúng ta có thể chia bài Tin mừng thành ba đoạn nhỏ:
a) Nhận biết phận mình: Mười người phong cùi đến với Đức Giêsu xin Ngài cứu chữa. Nhận biết phận mình là những người bị xã hội loại bỏ nên không dám đến gần Đức Giêsu mà chỉ “đứng đàng xa” mà kêu xin.
b. Đức Giêsu thử thách họ: Ngài không chữa cho họ ngay mà chỉ bảo họ: ”Hãy đi trình diện với các tư tế”. Nếu có đức tin thì họ sẽ đi ngay và sẽ được khỏi. Trường hợp này họ có đức tin vì đang đi trên đường thì họ được khỏi.
c) Kết quả: Mười người đều được khỏi bệnh: 9 người cùi Do thái không trở lại tạ ơn vì họ đã quen được ơn Chúa nên coi đó là việc bình thường. Còn người cùi xứ Samaria trở lại tạ ơn vì nghĩ rằng mình không xứng đáng được ơn, thế mà lại được.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Tâm tình biết ơn
I. CHỮA LÀNH MƯỜI NGƯỜI PHONG CÙI
1. Hoàn cảnh:
Trên đường tiến về Giêrusalem, nơi Đức Giêsu thực hiện công trình cứu độ bằng việc chịu thương khó, chịu chết và sống lại. Thánh Luca thuật lại cho chúng ta một biến cố xẩy ra trong cuộc hành trình lên Giêrusalem, đồng thời cũng là một phép lạ: Chúa chữa lành mười người phong cùi ở biên giới Samaria và Galilêa.
2. Mười người phong cùi xin cứu giúp
Bệnh phong cùi vẫn được giới y học cho là phát sinh từ Ai cập truyền qua Palestine, An độ rồi hai đế quốc La Hy. Sau đó truyền sang Au châu. Phong cùi là một bệnh nan y nhơ nhớp, người bệnh phải sống cách biệt với người lành và vì thế họ không được ở trong thành, chỉ được sống ở những làng mạc chung quanh thành. Vì thế, trước khi vào Giêrusalem. Đức Giêsu đi qua làng thì gặp mười người phong cùi.
Phong cùi là một bệnh khó trị, ai cũng ghê tởm và run sợ nếu mắc phải bệnh này. Vào thời Đức Giêsu, nó còn khoác vào người bệnh nỗi nhục nhã trong tâm hồn vì người ta cho rằng họ là những người bị Thiên Chúa phạt. Những người mắc bệnh cùi bị ruồng bỏ. Luật của Maisen thật là hà khắc nhằm tránh dịch bệnh lan truyền: người mắc bệnh phong cùi phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu và kêu lên: ”Ô uế ! Ô uế !”. Không cần phải nói thêm rằng họ đương nhiên bị cấm đến ở những nơi dân cư và hoàn toàn bị đuổi ra khỏi những nơi thờ phượng.
Mười người phong cùi này sống chung với nhau lẫn lộn cả Samaria và Do thái, không còn phân biệt như trong các cộng đồng của họ ở trước. Họ sống vui vẻ hòa hợp. Chính đau khổ đã đưa con người đến tình liên đới nhân loại. Khi họ bị loại ra khỏi xã hội con người, họ đã trở thành một xã hội đầy tình người hơn.
Theo luật Maisen, họ không được đến gần, phải đứng đàng xa mà kêu xin: ”Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi”. Đức Giêsu không chữa lành họ tức khắc mà chỉ bảo họ hãy đi trình diện với các tư tế. Những người phong cùi phải đến trình diện thầy tư tế, không phải để được khỏi bệnh nhưng để xác nhận là đã khỏi bệnh. Ở đây ra lệnh cho người bệnh đi trình diện khi chưa khỏi bệnh là để thử luyện lòng tin của họ, vì theo luật khi khỏi bệnh mới đi trình diện các thầy tư tế.
3. Đức Giêsu đã chữa lành họ
Để được khỏi bệnh, Đức Giêsu đòi hỏi phải có lòng tin. Những người cùi này đã tỏ bầy lòng tin vào Đức Giêsu khi họ tuyên xưng Đức Giêsu là Thầy và xin Ngài thương xót, đồng thời họ cũng đã tỏ lòng tin ấy bằng hành động: vâng lời Chúa đi trình diện ngay với các vị tư tế mà không chờ một hành động gì khác để chữa bệnh. Việc này cũng làm cho chúng ta nghĩ đến thử thách lòng tin mà tiên tri Elisê bắt ông Naaman, người gốc Syria phải chịu khi yêu cầu ông này phải tự mình thực hiện một biện pháp… điều này làm ông ta nổi giận. Vì thế, hiệu quả của lòng tin ấy làm họ thấy mình được khỏi bệnh trên đường đi trình diện theo Luật.
4. Lời tạ ơn sau khi được lành
Trong khi đi trình diện, cả mười người đều được lành sạch. Chúng ta nhận thấy trong khi 9 người tiếp tục đi “trình diện với các tư tế”, thì riêng có một người, thay vì vâng lệnh Chúa và Luật dạy, “liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa”. Thật ngạc nhiên, chỉ đến lúc này, lúc mà cách xử sự của anh đã gây ấn tượng tốt nơi chúng ta, thì chúng ta mới biết anh thuộc dòng tộc nào: anh là người Samaria. Đối với anh, tuy đã khỏi bệnh cùi, nhưng vẫn phải mang thân phận của người bị khinh khi vì lạc đạo, nên không có vấn đề đi đến đền thờ… hơn nữa, anh đã gặp Đấng Thiên Sai trên đường, Đấng vừa cứu chữa anh, như rồi đây ta sẽ thấy: chính nơi Đức Giêsu mà ta tôn vinh Thiên Chúa.
Cử chỉ anh làm là một cử chỉ trong phụng vụ,”anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn”. Anh nghĩ chắc hẳn đó là cách tuyên xưng công khai Đức Giêsu là người gần gũi với Thiên Chúa. Roland Meynet chú giải: ”Người Samaria vừa khỏi bệnh đã kết hợp Thiên Chúa với Đức Giêsu trong cùng một lời ngợi khen và tạ ơn. Ơn cứu độ vừa đón nhận được anh công bố cho mọi người biết, đó là công trình của Thiên Chúa và của Đức Giêsu. Lòng tin của anh không phân biệt hai Đấng ấy, và anh sấp mình dưới chân Đấng đã làm cho anh nên sạch, như sấp mình dưới chân Đức Chúa” (Fiches dominicales C, tr 328-329).
“Chớ thì không phải cả mười người được lành sao” ? Đức Giêsu đợi tất cả mọi người đến tôn vinh Thiên chúa qua trung gian của Ngài. Những người Do thái không tỏ lòng biết ơn, vì nghĩ mình là người Do thái nên có quyền đòi hỏi Chúa thi ân. Ở đây Chúa có ý ám chỉ đến người Do thái, đến riêng các biệt phái, luật sĩ là những người ỷ lại vào danh nghĩa (con cái Israel) dân riêng của Chúa, mà tự phụ kiêu căng, khép kín không tin nhận vào quyền năng của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô. Đang khi ấy chỉ có người dân ngoại là người Samaria đã tỏ bày lòng biết ơn bằng cách trở lại tôn vinh Thiên Chúa.
II. HAI TIẾNG “CÁM ƠN” TRONG ĐỜI THƯỜNG
1. Biết ơn, một chuyện bình thường
Trên bình diện con người thì biết ơn rất ư là chuyện bình thường. Khi chịu ơn ai thì tỏ lòng biết ơn qua một hình thức nào đó hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp vì người ta thường nói:
Uống nước nhớ nguồn
Hoặc
An quả nhớ kẻ trồng cây,
An cơm nhớ kẻ đâm, say, giã, sàng.
Thế nên lòng biết ơn thường là “có đi có lại”. Dĩ nhiên cũng có người chỉ muốn cho đi mà không muốn nhận lại, dù chỉ là lời cám ơn. Nhưng quả là hiếm !
Ngày nay, hai tiếng “cám ơn” hình như càng ngày càng thiếu vắng trong cuộc sống hiện nay. Chúng ta ngày hôm nay, ngần ngại khi phải nói tiếng “cám ơn”. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy hai tiếng “cám ơn” hình như bớt dần đi với tuổi tác. Càng lớn tuổi, người ta càng khó nói tiếng “cám ơn”. Nhưng nếu chỉ hai tiếng “cám ơn” mà chúng ta không nói được, thì cho thấy tình trạng luân lý của xã hội đang tuột dốc một cách nguy hiểm.
2. Biết ơn, là trí nhớ của trái tim
Người Pháp có câu ngạn ngữ: ”Lòng biết ơn là trí nhớ của trái tim”. Vì con tim cảm nghiệm được điều tốt người khác đã làm cho mình, nên người biết ơn người khác phải là người đạo đức, có văn hóa, và có giáo dục. Thi sĩ người Anh, Samuel Johnson, đã nói rằng: ”Lòng biết ơn là một hoa trái của công trình rèn luyện cao quí, bạn không tìm thấy nó ở những kẻ thô lỗ”.
Còn Chu Văn, tác giả Chuyện Tử Tế thì chia sẻ với chúng ta: ”Một tiếng nói cám ơn với tất cả thành thật, một cử chỉ biết ơn đối với những ai đã làm ơn cho chúng ta cách này hay cách khác, một thái độ như thế không những làm cho chúng ta được nên người hơn, mà là thể hiện của một niềm tin sâu sắc nữa. Có lẽ không gì tử tế bằng khi hai tiếng cám ơn luôn được thốt lên với tất cả chân thành và trân trọng”.
Công ai một chút chớ quên,
Phiền ai một chút để bên cạnh lòng.
Truyện: Anh lính biết ơn.
Kurt Emmerich, một bác sĩ giải phẫu trong quân đội của Đức, đã kể câu chuyện sau đây về một kinh nghiệm ông đã trải qua ở biên giới Nga sô. Hàng ngàn thương binh đã được ông giải phẫu tại bệnh viện dã chiến, nhưng chỉ có một trường hợp làm ông không bao giờ quên. Người lính trẻ đó được đưa vào bệnh viện với một khuôn mặt bị vỡ tan nát. Bác sĩ phải làm việc rất nhiều ngày để sửa lại khuôn mặt của anh với tất cả nỗ lực có thể được qua hàng loạt những phẫu thuật cấy và ghép da.
Trong lần giải phẫu cuối cùng, bác sĩ đã phải khâu nối kết toàn thể các phần còn lại với nhau ở khóe miệng của bệnh nhân. Những y tá phụ đã giúp cho anh thương binh ngồi lên. Vì thuốc tê chung quanh miệng bệnh nhân vẫn còn hiệu quả, nên bác sĩ nói với anh, “Bây giờ công việc đã hoàn tất, chúng tôi muốn nghe anh phát biểu một điều gì với môi miệng mới của anh”.
Anh thương binh trẻ từ từ cử động những bắp thịt quanh miệng một cách rất cẩn thận, và rồi với nụ cười mỉm chi đầu tiên của anh, miệng anh uốn theo những chữ: ”Cám ơn”(Nguyễn văn Thái, Sống Lời Chúa… năm C, tr 343).
3. Biết ơn là một việc khó
Đừng tưởng việc biết ơn, nhớ ơn, biết nói lời cám ơn là một chuyện dễ dàng, không mấy khó khăn. Nếu nghĩ như thế là lầm vừa chưa biết cám ơn bao giờ vì qua cách sống của mỗi người và qua thực tế như bài Tin mừng hôm nay trình bầy cho chúng ta thấy rằng: nhận ơn thì ai cũng muốn, còn nhớ ơn lại rất ít người làm hoặc cho ai cái gì người ta nhớ rất dai, còn khi nhận được cái gì thì lại quên mau chóng. Như thế, chỉ những ai có tâm hồn đạo đức, một lòng trí trong sáng mới có thể biết ơn ân nhân của mình cách đúng đắn.
Nếu biết năng dùng hai tiếng “cám ơn” thì nó cũng sẽ giúp người ta rất nhiều:
- Khi ta cám ơn ai, người đó sẽ hài lòng, và lần sau họ sẽ sằn sàng giúp ta nữa.
- Nghe ta nói cám ơn, lòng người ta vui, mặt người ta sáng, người ta sẽ làm việc vui vẻ hơn.
Hai tiếng “cám ơn” khi được thốt ra bởi những người lớn hơn thì càng sinh hiệu quả nhiều hơn. Chẳng hạn cha mẹ cám ơn con cái, thầy cô cám ơn các em học trò, chủ cám ơn tớ…
Nhưng tại sao người ta cám ơn “người dưng” hơn là cám ơn người nhà”(Frank Mihalic).
4. Làm ơn đừng nhớ, chịu ơn đừng quên
Bài đọc 1 đưa ra cho chúng ta một hình ảnh rất đẹp: Tướng của Syria là Naaman bầy tỏ lòng biết ơn của mình đối với tiên tri Elisê một cách cụ thể bằng lễ vật mà ông tha thiết xin tiên tri nhận cho. Còn Elisê thì kiên quyết từ chối, mặc dù lễ vật ấy chắc chắn sẽ giúp ngài sống đỡ thiếu thốn, và nhất là – theo cách suy nghĩ bình thường của người đời – có thể tạo cho ngài nhiều phương tiện hơn để thi hành sứ mạng của mình.
Cả hai thái độ tốt đẹp trên có thể làm chúng ta suy nghĩ và xét lại thái độ của chúng ta khi chịu ơn ai hoặc làm ơn cho ai. Thông thường người ta có tâm lý hay quên hoặc không nhận ra những điều tốt người khác làm cho mình, nhưng lại dễ nhớ những gì tốt đẹp mình làm được cho người khác. Không những thế, mình còn mong họ nhớ ơn và trả ơn mình. Nếu họ vô tình quên ơn, thì ta buồn phiền, oán trách, thậm chí sẵn sàng lên tiếng chê bai:
Những người phụ nghĩa quên công,
Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm.
Truyện: Không ai cám ơn tôi cả.
Cách đây đã lâu, một con tầu bị đắm vì giông bão trong vùng Ngũ Đại Hồ, Hoa kỳ. Những toán cấp cứu được phái đến giúp đỡ, trong đó có một nhóm sinh viên của trường Northwestern University ở Chicago. Một sinh viên trẻ tuổi, tên là Edward Spencer, đã cứu được 16 người từ con tầu đang bị chìm. Anh làm việc hăng say cho đến khi gần kiệt sức. Khi được phỏng vấn, anh còn lúng túng e ngại vì sợ rằng vẫn chưa làm hết sức mình: ”Tôi đã làm việc hết sức chưa ? Quý vị có nghĩ rằng tôi đã làm việc hết mình không”?
Nhiều năm sau đó, trong buổi họp mặt của các cựu sinh viên, một thuyết trình viên đã nhắc lại hành động anh hùng này. Bỗng nhiên có một người la lớn rằng Edward Spencer đang hiện diện ở đây. Thế là Spencer được mời lên bàn cử tọa. Bây giờ ông đã già, tóc bạc, buớc lên bục đài giữa tiếng hoan hô vỗ tay của khán giả. Thuyết trình viên hỏi ông: ”Trong biến cố đó, sự kiện nào đáng ông ghi nhớ nhất” ? Ông cụ bèn trả lời:”Chỉ có một điều này làm tôi nhớ mãi, khoảng 16 hay 17 người đã được tôi cứu vớt, không một người nào đã cám ơn tôi cả”.
5. Biết ơn là thái độ sống căn bản
Thái độ biết ơn Thiên Chúa là một thái độ căn bản của các tạo vật và chỉ con người mới ý thức và nói lên được hai tiếng cám ơn. Trong Cựu ước, dân Israel đã dâng các lễ vật đầu mùa để cám ơn Thiên Chúa (Đnl 26, 1-10). Trong Tân ước, một hành động cảm ơn trọn vẹn và xứng đáng nhất là phép Thánh Thể thường được gọi là Lễ Tạ Ơn. Sách Talmud nói:”Một ngày kia khi mọi lời nguyện sẽ im bặt trên môi miệng con người, ngoại trừ kinh nguyện tạ ơn”.
Thánh Bênađo đã nói:”Anh em, tôi xin anh em điều này là hãy xa tránh một nết xấu lớn lao là sự vô ơn. Chớ gì đời ta là một đời sống, một lời cám ơn liên lỉ. Chúng ta đừng cảm ơn suông bằng môi bằng miệng, nhưng bằng các việc làm và bằng chân lý của đời ta: đừng nói cám ơn, nhưng hãy thực hành việc cám ơn. Đó là điều mà Chúa mọi ơn lành đòi hỏi chúng ta”.
III. THỂ HIỆN TÂM TÌNH BIẾT ƠN
1. Tất cả đều là hồng ân
Cuộc sống là một chuỗi những ân huệ nối tiếp nhau. Những ân huệ này đan xen với những ân huệ khác. Có những ơn do nơi Thiên Chúa, và cũng có những ơn đến từ con người. Vậy nếu cuộc sống là lãnh nhận thì người ta sẽ như thế nào nếu không hề biết nói hai tiếng “cám ơn”, hoặc chẳng bao giơ bầy tỏ tấm lòng tri ân.
Chúa cho con đôi mắt, con nhìn bao kỳ công,
Chúa cho con đôi tai, con nghe đủ âm thanh,
Chúa cho con đôi môi, con hé mở nụ cười,
Chúa cho con hai tay, bưng chén cơm, cầm bút,
Chúa cho con đôi chân, dẫn con khắp nẻo đường,
Chúa cho con khối óc, phân biệt điều thực hư,
Những điều con có đó, tưởng tầm thường nhưng thật vĩ đại, thật cao cả.
Mà đã lần nào con nhớ đến những thứ ấy để cám ơn Chúa.
Chắc đợi đến khi mắt mù, tai điếc, chân què, con mới nhận ra những thứ ấy thật cao quí.
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con nhiều điều. Nhưng xin ban cho chúng con một điều nữa là cho chúng con biết luôn nhận ra những ân huệ Chúa mà không ngừng cảm tạ tri ân.
Amen. (Hosanna).
Truyện: Hồng ân Chúa quá nhiều.
Có một người cha trong gia đình đã ghi lại câu chuyện và những ý nghĩ sau đây: Một đêm kia, trong lúc đang đọc báo, tôi nghe đứa con gái bé nhỏ của tôi nói: ”Bố ơi, con sẽ đếm sao trên trời có bao nhiêu ngôi sao nhé”. Sau đó, tôi nghe giọng nói êm đềm của con tôi bắt đầu đếm 1,2,3,4… Rồi tôi chăm chú vào việc đọc báo, không để ý đến tiếng con tôi đếm các ngôi sao nữa. Đến khi đọc xong bài báo, tôi chú ý lắng tai và nghe tiếng nó vẫn tiếp tục đếm 123,124,125… Đến đây nó bỗng ngừng lại, không đếm nữa, rồi quay sang nói với tôi: ”Bố ơi, con không dè trên trời lại có nhiều sao đến thế”. Nghe con gái nhận xét như vậy, tôi chợt nhớ là thỉnh thoảng tôi cũng âm thầm nói với Chúa: ”Chúa ơi, để con thử đếm xem con đã nhận lãnh bao nhiêu ơn lành Chúa đã ban”, và càng đếm, trái tim tôi hình như càng cảm thấy thổn thức, không phải vì âu sầu mà vì bị quá nhiều hồng ân Chúa đè nặng. Rồi tôi cũng thường phải thốt lên như con gái tôi: ”Lạy Chúa, con không dè đời con lại có quá nhiều hồng ân của Chúa đến thế”(Phạm văn Phượng).
2. Có nhiều cách tỏ lòng biết ơn
Tâm tình biết ơn thường được gói ghém trong hai tiếng “Cám ơn”. Cám ơn không những là một bổn phận mà còn là một nhân đức bởi vì người ta rất hà tiện trong việc cám ơn. Người ta có muôn vàn cách để cám ơn. Có rất nhiều chuyện mà người ta không thể cám ơn bằng tiền bạc được, người ta có thể cám ơn bằng nụ cười, một thoáng quan tâm, một tiếng cám ơn. Những ngưởi bán hoa đã viết một biểu ngữ trước quầy hàng của họ thế này:”Hãy diễn tả tâm tình của bạn bằng những bông hoa”. Cũng vậy, chúng ta phải diễn tả tâm tình của mình ra nhờ những cái gì khác hơn là tiền bạc, hoặc cả tiền trà nước, đó là lời cám ơn. Có cả một nghệ thuật bầy tỏ lòng tri ân mà chúng ta phải tập để biết sử dụng hợp thời, đúng lúc và tinh tế khéo léo.
3. Hãy tạ ơn Chúa về mọi sự trong cuộc đời
Về việc thể hiện lòng biết ơn đối với Thiên Chúa. Thiên Chúa không cần những lời cám ơn của chúng ta, nhưng chúng ta cần cám ơn Thiên Chúa. Điều ấy nhắc chúng ta rằng mọi việc mà chúng ta có đều do Thiên Chúa ban cho. Cám ơn Thiên Chúa về điều xẩy đến cho chúng ta là việc dễ dàng. Nhưng chúng ta cố gắng biết ơn về trọn cả cuộc đời mình: điều xấu cũng như điều tốt, những niềm vui và nỗi buồn, những thành công và thất bại. Đó không phải là một việc dễ dàng. Chúng ta chỉ thực sự gọi mình là những người có lòng biết ơn khi chúng ta có thể nói lời cám ơn về mọi việc đã đưa chúng ta đến giây phút này. Loại tri ân này làm chúng ta có khả năng cải tạo toàn bộ quá khứ của chúng ta và coi nó như là con đường cụ thể trong đó Thiên Chúa dẫn dắt chúng ta đến giây phút này.
4. Cám ơn Chúa trong Thánh Lễ
Ngay từ ban đầu khi thành lập Giáo hội, các tín hữu đã qui tụ nhau lại hằng tuần để cử hành tiệc “Thánh Thể” (Cv 2,42). Chữ Eucharistia – “Thánh Thể” dịch từ tiếng Hy lạp “Eucharistos”, có nghĩa là “Biết ơn – Tạ ơn”. Vì thế ngay từ hồi Giáo hội sơ khai, người Kitô giáo đã ý thức về nhu cầu tạ ơn Thiên Chúa, và họ nhận thức rằng một cách tốt nhất để tạ ơn là việc dâng lễ. Khi mọi người tín hũu thời Giáo hội sơ khai đi dâng lễ, cái ý nghĩ và tâm tình của họ dựa trên cái ý niệm tạ ơn. Thánh lễ, theo tiếng Hy lạp, có nghĩa là tạ ơn. Vậy đi lễ là đi tạ ơn Thiên Chúa.
Trong Thánh lễ, ta dâng lời cảm tạ Thiên Chúa bằng lời tạ ơn và tâm tình biết ơn. Bằng một biểu hiệu tạ ơn và biết ơn, ta dâng lên Thiên Chúa bánh rượu là do kết quả của sức lao công hằng ngày, được trở thành Mình và Máu thánh Chúa do lời truyền phép của Linh mục tế lễ. Do đó lễ vật tạ ơn của ta được hiệp nhất với Mình Máu Thánh Chúa Kitô dâng lên Thiên Chúa làm của lễ đền tội, ca tụng và cảm tạ.
Để kết thúc, chúng ta có thể nói rằng Chúa không cần chúng ta phải cảm ơn nhưng lại cần cho chúng ta, bởi vì việc đó có lợi cho chúng ta như kinh Tiền tụng Thánh Thể IV đã nói:”Lạy Cha chí thánh là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Cha mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo và sinh ơn cứu độ cho chúng con nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Thật ra, Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng được ca tụng Cha lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Cha, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con”.
Truyện: Cám ơn.
Thi sĩ Lamartine, người Pháp có kể lại một giai thoại như sau: một hôm ông tình cờ đi qua một khu rừng, ông nghe có một âm thanh kỳ lạ: cứ sau một tiếng búa đập vào đá lại vang lên một tiếng cám ơn ! Đến gần nơi phát ra âm thanh, thi sĩ mới nhìn thấy một người thợ đá đang miệt mài làm việc. Cứ mỗi lần gõ búa vào phiến đá, ông lại thốt ra hai tiếng “cám ơn”.
Thi sĩ nấn ná đến hỏi chuyện, ngưởi thợ đá mới giải thích: ”Tôi tạ ơn Chúa” ! Ngạc nhiên về lòng tin của một người mà cuộc sống hẳn phải lam lũ, lầm than hơn nhiều người, thi sĩ bảo:
- Giả như bác được giầu có thì tôi hiểu tại sao bác không ngừng thốt lên hai tiếng “cám ơn”. Đàng này Thiên Chúa chỉ nghĩ đến bác có mỗi một lần duy nhất, đó là lúc Ngài tạo nên bác. Sau đó Ngài ban cho bác có mỗi cái búa này để rồi không ngó ngàng gì tới bác nữa, thế thì tại sao bác lại mỏi miệng cám ơn Ngài ?
- Ông nghĩ rằng Chúa chỉ nghĩ đến tôi có một lần thôi sao ?
- Dĩ nhiên – Lamartine thách thức – Chúa chỉ nghĩ đến bác có một lần thôi !
Người thợ đá nghèo, nhưng đầy lòng tin, náo nức thốt lên:
- Tôi nghĩ điều đó không có gì đáng ngạc nhiên cả. Ông hãy nghĩ rằng Thiên Chúa đã đoái thương nghĩ đến một người thợ đá thấp hèn như tôi, và chỉ một lần thôi, vậy không đủ cho tôi cám ơn Ngài sao ? Vậy, cám ơn Chúa, cám ơn Chúa !
Nói xong, người thợ đá đã bỏ mặc cho ông thi sĩ đứng đó và tiếp tục điệp khúc quen thuộc của ông: vừa đập đá vừa cám ơn Chúa.
“Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
Chớ khá quên mọi ân huệ của Người” (Tv 103,2)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:53 06/10/2010
TAY SAI﹝爪牙﹞
Ý nghĩa ban đầu của “tay sai” chỉ là “cái móng của con chim”, khi mới dùng thì nó ví như vị võ tướng anh hùng, về sau thì nói về những người có người hoặc dũng sĩ giúp đỡ. Ví dụ: Cầu Phủ thời xuân thu tận tâm tận lực giúp đỡ quốc vương trị nước, do đó được kinh thư tôn trọng gọi “anh hùng của quốc vương”. Ban Cố cũng đã tán dương Trần Thang là “tướng lĩnh của chiến thắng, anh hung của quốc gia, không thể không coi trọng ông ta”.
Nhưng, về sau, chữ “anh hùng” này dần dần mất đi ý nghĩa khen ngợi tán dương của nó, trái lại biến thành câu nói thấp hèn, ví dụ: Trương Thang đời Hán triều chấp pháp rất là nghiêm khắc, hơn nữa không công bằng thì vẫn cứ không công bằng, lại thêm có bụng dạ hay nghi ngờ, nhưng tiếng tăm lại vang xa. Mà những quan lại tàn khốc ấy của triều đình vẫn cứ là những tay sai tâm huyết của ông ta.
(Sử ký, Khốc lại liệt truyện)
Suy tư:
Tay sai thì có nhiều loại: loại chuyên nịnh chủ như chó cụp đuôi khi thấy chủ về; loại như kẻ trộm rình rình mò mò để hại người theo ý chủ; lại có loại hình như không có đầu óc không có con tim, hể nghe lệnh của chủ thì thi hành ngay mà không suy nghĩ việc làm ấy tốt hay xấu, hại người hay giúp người…
Dù là tay sai hay thừa lệnh cấp trên, thì cũng phải có một đầu óc biết suy nghĩ và một con tim để biết xúc động trước nỗi khốn khổ của người khác.
Tay sai cũng có nghĩa là giúp ông chủ một tay để làm chuyện sai trái, chuyện xấu, bởi vì lâu nay chưa hề nghe ai nói “làm tay sai” là làm chuyện tốt cả, hoặc không ai nói “làm tay đúng” cả. Ha ha ha…
Ai hiểu thì hiểu.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Ý nghĩa ban đầu của “tay sai” chỉ là “cái móng của con chim”, khi mới dùng thì nó ví như vị võ tướng anh hùng, về sau thì nói về những người có người hoặc dũng sĩ giúp đỡ. Ví dụ: Cầu Phủ thời xuân thu tận tâm tận lực giúp đỡ quốc vương trị nước, do đó được kinh thư tôn trọng gọi “anh hùng của quốc vương”. Ban Cố cũng đã tán dương Trần Thang là “tướng lĩnh của chiến thắng, anh hung của quốc gia, không thể không coi trọng ông ta”.
Nhưng, về sau, chữ “anh hùng” này dần dần mất đi ý nghĩa khen ngợi tán dương của nó, trái lại biến thành câu nói thấp hèn, ví dụ: Trương Thang đời Hán triều chấp pháp rất là nghiêm khắc, hơn nữa không công bằng thì vẫn cứ không công bằng, lại thêm có bụng dạ hay nghi ngờ, nhưng tiếng tăm lại vang xa. Mà những quan lại tàn khốc ấy của triều đình vẫn cứ là những tay sai tâm huyết của ông ta.
(Sử ký, Khốc lại liệt truyện)
Suy tư:
Tay sai thì có nhiều loại: loại chuyên nịnh chủ như chó cụp đuôi khi thấy chủ về; loại như kẻ trộm rình rình mò mò để hại người theo ý chủ; lại có loại hình như không có đầu óc không có con tim, hể nghe lệnh của chủ thì thi hành ngay mà không suy nghĩ việc làm ấy tốt hay xấu, hại người hay giúp người…
Dù là tay sai hay thừa lệnh cấp trên, thì cũng phải có một đầu óc biết suy nghĩ và một con tim để biết xúc động trước nỗi khốn khổ của người khác.
Tay sai cũng có nghĩa là giúp ông chủ một tay để làm chuyện sai trái, chuyện xấu, bởi vì lâu nay chưa hề nghe ai nói “làm tay sai” là làm chuyện tốt cả, hoặc không ai nói “làm tay đúng” cả. Ha ha ha…
Ai hiểu thì hiểu.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:54 06/10/2010
N2T |
4. Phàm người luôn gìn giữ hành vi chân chính, thì có thể được bình an với mọi người.
(Thánh Francis Assisi)Niềm tin sẽ cứu chúng ta
Lm Jude Siciliano OP
21:53 06/10/2010
CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN -C
2 Vua 5: 14-17; Thánh Vịnh 98; 2 Tm 2: 8-13; Luca 17:11-19
Bài đọc 1 hôm nay trích trong Sách Các Vua quyển thứ hai, đây chỉ là một phần câu chuyện về ông Na-a-man, người bị mắc bệnh phong hủi. (thật đáng tiếc khi chúng ta không được nghe toàn bộ câu chuyện này. Tôi chắc chắn nếu chỉ nghe phần trích đọc trong ngày hôm nay, người nghe sẽ cảm thấy mù mờ, khó hiểu – “Thế đầu đuôi câu chuyện là như thế nào?”). Ông Na-a-man là thuộc hạ thân cận của một ông vua ngoại quốc, nghe biết ngôn sứ Ê-li-sa, người Ít-ra-en có khả năng chữa bệnh phi thường. Cùng với đoàn tuỳ tùng, ông đã đến xin ngôn sứ cứu chữa. Ngôn sứ Ê-li-sa nói với ông hãy đi tắm bảy lần ở sông Gio-đan. Thoạt nhiên, ông cảm thấy bực bội khi phải hạ mình đi tắm ở sông Gio-đan – một con sông rất bình thường, ông nói rằng, ở Sy-ri-a chúng tôi chẳng có những con sông tốt hơn con sông này sao! Nhưng các tôi tớ đã khuyên ông hay thử làm theo lời dặn của vị ngôn sứ xem, cho nên ông đã làm theo lời chỉ dẫn của ngôn sứ Ê-li-sa. Bài đọc một hôm nay chỉ tường thuật cho chúng ta biết phần cuối câu chuyện, phần kết quả – bệnh phong hủi của ông Na-a-man đã được chữa lành. Tuy nhiên không phải người phong hủi nào cũng được ngôn sứ Ê-li-sa cứu chữa đâu.
Na-a-man là một vị anh hùng trong quân đội của vua A-ram (nay thuộc Sy-ri-a), là kẻ thù của dân Ít-ra-en. Ông đã đánh bại dân Ít-ra-en và làm nhục họ trong chiến trận. Hãy tưởng tượng xem, câu chuyện này đã khiến cho những người bại trận Ít-ra-en kinh ngạc như thế nào; một kẻ xâm lược ngoại bang lại được Thiên Chúa Ít-ra-en chữa lành! Tuy nhiên, họ cảm thấy phấn khởi khi nghe câu trả lời của ông Na-a-man về việc chữa lành này. Lời đó nghe chừng như là lời tuyên xưng cua một người Ít-ra-en trung tín: “Nay tôi biết rằng: trên khắp mặt đất, không đâu có Thiên Chúa, ngoại trừ ở Ít-ra-en”. Quả đó là một sự đền đáp xứng đáng cho niềm tin của chính vị lãnh đạo quân đội này, kẻ đã đánh bại nước Ít-ra-en nhỏ bé! Hoá ra ông Na-a-man còn cảm thấy một sự chữa lành sâu xa hơn nhiều so với việc được chữa lành thân xác. “Hành vi dìm mình xuống nước” trong dòng sông Gio-đan và kết quả được lành bệnh đã giúp mở con mắt đức tin cho ông Na-a-man. “Hình ảnh dìm mình xuống nước” – chẳng phải là dấu chỉ chúng ta đã làm khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, nguồn gốc của sự thanh sạch tâm hồn và thể xác đó sao?
Thiên Chúa đã hành động một cách lạ lùng nơi cuộc đời một kẻ ngoại giáo, hơn nữa còn là kẻ thù của dân Người. Thiên Chúa đã đi bước trước để người ta có cơ hội nhận ra và nhận biết các dấu chỉ của Người như ông Na-a-man đã nhận biết; hoặc người ta sẽ làm lơ và bỏ qua coi đó như là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Chúng ta không thể đóng khung hoạt động của Thiên Chúa trong bất cứ một tôn giáo hay theo một cách thức tôn thờ nào. Thiên Chúa mà Kinh thánh mô tả hoạt động bên ngoài mọi khuôn khổ khiến chúng ta phải sửng sốt mà thán phục và ca ngợi Người. Chúng ta thấy Thiên Chúa cao cả biết chừng nào, còn chúng ta lại quá nhỏ bé và hẹp hòi, nhiều lần chúng ta đến với Thiên Chúa chỉ để xin những đặc quyền đặc lợi, bởi chúng ta vẫn còn thuộc về một thứ tôn giáo phàm tục hay một thứ tôn giáo khác với thứ tôn giáo Thiên Chúa muốn mặc khải cho chúng ta.
Có thể chúng ta đã hiểu lý do tại sao bài đọc một được chọn đọc vào ngày hôm nay; nó dẫn đưa chúng ta đến với bài Tin mừng. Chuyện người phong hủi dường như được nhắc đến nhiều trong các câu chuyện Tin mừng. Bởi vì, những tác hại mà bệnh phong hủi để lại trên khuôn mặt hoặc tay chân của người mắc bệnh là khủng khiếp biết chừng nào, lúc đầu những người mắc bệnh này bị bỏ rơi và rồi họ bị loại ra khỏi đời sống của cộng đồng. Họ bị đuổi ra khỏi thành thị và làng mạc, họ phải sống cuộc đời chốn chui chốn nhủi. Không biết tục lệ này có từ bao giờ mà bất cứ một vết trầy xước nào trên da cũng sẽ bị liệt vào bệnh phong và nạn nhân phải chịu cảnh sống cô lập. Người ta không những coi bệnh phong hủi là bệnh dễ lây lan, mà còn cho rằng căn bệnh này là một hình phạt đối với những người tội lỗi. Vì thế, bất cứ ai đi ngang qua người mắc bệnh phong hủi, đều bị coi là đã nhiễm uế (mắc tội). Sự đau khổ của người phong hủi tăng lên gấp đôi khi: họ bị trục xuất khỏi xã hội và bị dán nhãn tội nhân.
Giả như một người bị mắc bệnh phong hủi, một căn bệnh thuộc về thể lý và họ phải chịu hậu quả là sống cách ly khỏi xã hội, thì điều đó khiến họ khao khát được chữa trị đến mức nào. Nhưng việc chữa khỏi bệnh phong hủi mà bài đọc một và bài Tin mừng hôm này kể, chỉ là một sự chữa lành bên ngoài. Chúng ta cần một sự chữa lành nơi thẳm sâu tâm hồn; sự chữa lành này không chỉ cần thiết đối với những người bệnh phong hôm nay, mà còn cần thiết đối với mỗi người chúng ta nữa.
Câu chuyện Tin mừng hôm nay kể, những người phong hủi tìm gặp Đức Giêsu ngay trên con đường dẫn vào thành phố. Quý vị có hình dung thấy họ đang túm tụm với nhau, đứng cách xa Đức Giêsu và những khách bộ hành cùng đi với Ngài không? Tại sao họ phải đứng cách xa như vậy, để rồi phải la thật to lên: “Lạy Thầy Giêsu! Xin dủ lòng thương chúng tôi!” Đức Giêsu không những thấy một khoảng cách về mặt địa lý, nhưng Ngài còn thấy khoảng cách về mặt tinh thần nơi tâm hồn họ. Phải chăng, ngoài bệnh phong hủi ra họ còn đang tự trách mình về một tội lỗi nào đó liên quan đến căn bệnh này của họ? Có phải họ đã chấp nhận quan niệm chung cho rằng căn bệnh của họ là dấu chỉ Thiên Chúa chừng phạt không ? Cho nên, họ cảm thấy bị ức chế và bị Thiên Chúa bỏ rơi không?
Có thể chúng ta không đồng tình với việc cho rằng những người mắc chứng bệnh làm dị dạng thân xác hay sắp chết là bị Thiên Chúa trừng phạt, thế các bạn có chú ý đến thái độ người ta nói chuyện và đối xử với những người bệnh phong này không? Họ đã la to lên khi nói chuyện với những người phong hủi này; họ nói lòng vòng và coi những người bệnh phong này như nhân vật thứ ba, tức là xem họ không hề hiện hữu, đang khi họ vẫn đang sống sờ sờ đó. Dường như sự yếu đuối làm cho người ta suy nghĩ kém chín chắn và trưởng thành. Có phải bất cứ ai đã từng bị phân biệt đối xử giống như những người phong hủi khi xưa, cũng sẽ tự hỏi tại sao Thiên Chúa lại trừng phạt họ? Họ có cảm thấy mình là những người vô gia cư qua những gì đang xảy ra chung quanh cuộc sống họ không?
Đức Giêsu nhìn thấy những người phong hủi và nghe thấy tiếng kêu cứu của họ. Ngài đề nghị họ hãy đến trình diện với các vị tư tế, bởi đó là cách giúp họ được xác nhận lành bệnh và được trở lại với đời sống cộng đồng. Vì thế họ đã đi đến các vị tư tế.
Câu chuyện có những yếu tố bất thường. Làm thế nào một người phong hủi Sa-ma-ri-a lại sống giữa những người phong hủi Do thái. Họ đã xung khắc với nhau cả hàng trăm năm khiến phải xây lên một bức tường cao để ngăn cản sự xung khắc này. Phải chăng nỗi đau chung đã liên kết họ lại với nhau? Cho dù thực tế có là gì đi nữa, đâu là điều khác biệt khiến họ đang cùng nhau chia sẻ cảnh ngộ đau khổ này? Người ta vẫn từng nói, “Tất cả chúng ta đều khóc ra nước mắt”. Bất cứ điều gì, dù trong bối cảnh, tình trạng kinh tế, nền giáo dục, hay thuộc đất nước nào đi nữa.., chúng ta đều nhận thấy một thực tế là chúng ta đang liên đới với nhau bởi vì ai trong chúng ta khóc mà chẳng có nước mắt – và chúng ta cũng cần được “chữa sạch” chứ?
Những người phong hủi trong bài Tin mừng hôm nay không được chữa lành ngay lập tức. Họ vẫn còn mắc bệnh khi rời Đức Giêsu. Chúng ta biết họ chỉ được sạch khi đang trên đường đến trình diện các tư tế. Điều gì đã xảy ra khi họ ở cách xa Đức Giêsu như vậy; họ đâu nhìn thấy Ngài. Tôi tự hỏi không biết họ có thắc mắc điều gì đang xảy ra với họ không? Họ có tin rằng Thiên Chúa đã chữa lành cho họ không? Còn những vị tư tế trong Đền thờ chỉ là người chứng nhận họ sạch bệnh, để họ có thể trở về sống như một con người bình thường không? Tất nhhiên, đã có người nhận ra điều đó. Anh biết điều gì đã xảy cho anh; anh biết Đức Giêsu chính là tác nhân chữa lành căn bệnh của anh. Sự hiểu biết và nhận thức này dẫn đưa anh trở lại với Đức Giêsu.
Chúng ta có thể kết luận gì từ câu chuyện? Có lẽ chúng ta cũng nhận thấy mình cần được chữa lành, không chỉ trong đời sống thể xác, nhưng còn trong đời sống tinh thần và thiêng liêng nữa. Việc chữa lành này không diễn ra trong chốc lát, nhưng đi với chúng ta suốt cả cuộc đời. Tương tự như những người phong hủi hôm nay, trong cuộc hành trình, chúng ta không thấy Đức Giêsu hiện điện với mình – chúng ta không thấy Ngài bằng con mắt trần tục. Nhưng trong niềm tin Ngài cho chúng ta biết Ngài đang ở đó bên cạnh chúng ta và sẽ chữa lành cho chúng ta. Ngài đang dõi theo từng bước đường chúng ta đi. Với sự giúp đỡ rất đắc lực từ phía gia đình, bạn bè, các chuyên gia, thầy cô giáo, … Họ sẽ từng bước giúp chúng ta nhận ra sự chữa lành và đổi mới này, phải chăng đó là con đường mà hầu hết chúng ta sẽ phải đi tới?
Đức Giêsu nói với người phong hủi và cũng là để nói với từng người chúng ta: niềm tin sẽ cứu chúng ta. Niềm tin sẽ thấy điều mà con mắt không thể thấy. Trong cuộc hành trình của mình, chúng ta sẽ nhận được những dấu chỉ cho biết Ngài đang hiện diện với chúng ta, và Ngài sẽ chữa lành cho chúng ta. Một số người muốn thấy những sự kiện phi thường xảy ra. Họ cầu nguyện để xin chữa lành một nỗi đau khổ nào đó – bệnh tật, xin sự tha thứ, xin được gia tăng trong đời sống thiêng liêng, hay được sáng suốt, thông minh. Tất cả những lời cầu xin này chỉ duy mình Thiên Chúa mới có thể đáp ứng. Và họ muốn những sự việc ấy xảy ra cách bất ngờ, tỏ tường nhưng kỳ lạ.
Hầu hết chúng ta không nhận được những chữa lành hiển nhiên và ngay lập tức đâu, điều đó chẳng có gì là ngạc nhiên cả. Nhưng cũng giống như những người phong hủi của bài Tin mừng hôm nay, chúng ta se cầu xin Chúa ban cho chúng ta những điều cần thiết trong suốt cuộc đời của mình. Chúng ta cứ tiếp tục cùng nhau thực hiện cuộc hành trình của mình, và trên cuộc hành trình ấy, giống như người Sa-ma-ri- a hôm nay, chúng ta cũng sẽ nhận ra những thay đổi nơi cuộc đời của mình. Chúng ta sẽ lớn lên trong sự khôn ngoan và niềm tin; những tổn thương trong quá khứ đã được chữa lành,…Chúng ta không còn là con người như trước đây nữa, chúng ta biết mình đã được đổi mới. Chúng ta đang trưởng thành hơn theo từng bước đi của cuộc đời; chúng ta đang trong tiến trình tiến lên. Nhưng khi lên đường, chúng ta hãy đặt tin tưởng vào điều Đức Giêsu nói hôm nay: “Đứng dậy về đi, niềm tin của anh đã cứu chữa anh.”
Ngay từ lúc khởi đầu cuộc hành trình của mình, chúng ta đã đón nhận được ân sủng chữa lành của Thiên Chúa. Vì vậy, mỗi tuần chúng ta hãy trở lại đây, trong tâm tình tôn thờ và cảm tạ Thiên Chúa, Đấng là nguồn mạch mọi ân sủng. Lúc đầu Lễ, chúng ta đã dừng lại trong giây lát để nhìn nhận thân phận yếu đuối của mình mà cầu xin lòng thương xót của Thiên Chúa và của anh chị em. Giờ đây, chúng hãy lại một lần nữa xác nhận rằng điều chúng ta cần là lòng thương xót của Chúa và của anh chị em mình. Chúng ta sẽ được chữa lành khi chúng ta đang cùng nhau đi trên con đường ấy.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò Vấp
2 Vua 5: 14-17; Thánh Vịnh 98; 2 Tm 2: 8-13; Luca 17:11-19
Bài đọc 1 hôm nay trích trong Sách Các Vua quyển thứ hai, đây chỉ là một phần câu chuyện về ông Na-a-man, người bị mắc bệnh phong hủi. (thật đáng tiếc khi chúng ta không được nghe toàn bộ câu chuyện này. Tôi chắc chắn nếu chỉ nghe phần trích đọc trong ngày hôm nay, người nghe sẽ cảm thấy mù mờ, khó hiểu – “Thế đầu đuôi câu chuyện là như thế nào?”). Ông Na-a-man là thuộc hạ thân cận của một ông vua ngoại quốc, nghe biết ngôn sứ Ê-li-sa, người Ít-ra-en có khả năng chữa bệnh phi thường. Cùng với đoàn tuỳ tùng, ông đã đến xin ngôn sứ cứu chữa. Ngôn sứ Ê-li-sa nói với ông hãy đi tắm bảy lần ở sông Gio-đan. Thoạt nhiên, ông cảm thấy bực bội khi phải hạ mình đi tắm ở sông Gio-đan – một con sông rất bình thường, ông nói rằng, ở Sy-ri-a chúng tôi chẳng có những con sông tốt hơn con sông này sao! Nhưng các tôi tớ đã khuyên ông hay thử làm theo lời dặn của vị ngôn sứ xem, cho nên ông đã làm theo lời chỉ dẫn của ngôn sứ Ê-li-sa. Bài đọc một hôm nay chỉ tường thuật cho chúng ta biết phần cuối câu chuyện, phần kết quả – bệnh phong hủi của ông Na-a-man đã được chữa lành. Tuy nhiên không phải người phong hủi nào cũng được ngôn sứ Ê-li-sa cứu chữa đâu.
Na-a-man là một vị anh hùng trong quân đội của vua A-ram (nay thuộc Sy-ri-a), là kẻ thù của dân Ít-ra-en. Ông đã đánh bại dân Ít-ra-en và làm nhục họ trong chiến trận. Hãy tưởng tượng xem, câu chuyện này đã khiến cho những người bại trận Ít-ra-en kinh ngạc như thế nào; một kẻ xâm lược ngoại bang lại được Thiên Chúa Ít-ra-en chữa lành! Tuy nhiên, họ cảm thấy phấn khởi khi nghe câu trả lời của ông Na-a-man về việc chữa lành này. Lời đó nghe chừng như là lời tuyên xưng cua một người Ít-ra-en trung tín: “Nay tôi biết rằng: trên khắp mặt đất, không đâu có Thiên Chúa, ngoại trừ ở Ít-ra-en”. Quả đó là một sự đền đáp xứng đáng cho niềm tin của chính vị lãnh đạo quân đội này, kẻ đã đánh bại nước Ít-ra-en nhỏ bé! Hoá ra ông Na-a-man còn cảm thấy một sự chữa lành sâu xa hơn nhiều so với việc được chữa lành thân xác. “Hành vi dìm mình xuống nước” trong dòng sông Gio-đan và kết quả được lành bệnh đã giúp mở con mắt đức tin cho ông Na-a-man. “Hình ảnh dìm mình xuống nước” – chẳng phải là dấu chỉ chúng ta đã làm khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, nguồn gốc của sự thanh sạch tâm hồn và thể xác đó sao?
Thiên Chúa đã hành động một cách lạ lùng nơi cuộc đời một kẻ ngoại giáo, hơn nữa còn là kẻ thù của dân Người. Thiên Chúa đã đi bước trước để người ta có cơ hội nhận ra và nhận biết các dấu chỉ của Người như ông Na-a-man đã nhận biết; hoặc người ta sẽ làm lơ và bỏ qua coi đó như là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Chúng ta không thể đóng khung hoạt động của Thiên Chúa trong bất cứ một tôn giáo hay theo một cách thức tôn thờ nào. Thiên Chúa mà Kinh thánh mô tả hoạt động bên ngoài mọi khuôn khổ khiến chúng ta phải sửng sốt mà thán phục và ca ngợi Người. Chúng ta thấy Thiên Chúa cao cả biết chừng nào, còn chúng ta lại quá nhỏ bé và hẹp hòi, nhiều lần chúng ta đến với Thiên Chúa chỉ để xin những đặc quyền đặc lợi, bởi chúng ta vẫn còn thuộc về một thứ tôn giáo phàm tục hay một thứ tôn giáo khác với thứ tôn giáo Thiên Chúa muốn mặc khải cho chúng ta.
Có thể chúng ta đã hiểu lý do tại sao bài đọc một được chọn đọc vào ngày hôm nay; nó dẫn đưa chúng ta đến với bài Tin mừng. Chuyện người phong hủi dường như được nhắc đến nhiều trong các câu chuyện Tin mừng. Bởi vì, những tác hại mà bệnh phong hủi để lại trên khuôn mặt hoặc tay chân của người mắc bệnh là khủng khiếp biết chừng nào, lúc đầu những người mắc bệnh này bị bỏ rơi và rồi họ bị loại ra khỏi đời sống của cộng đồng. Họ bị đuổi ra khỏi thành thị và làng mạc, họ phải sống cuộc đời chốn chui chốn nhủi. Không biết tục lệ này có từ bao giờ mà bất cứ một vết trầy xước nào trên da cũng sẽ bị liệt vào bệnh phong và nạn nhân phải chịu cảnh sống cô lập. Người ta không những coi bệnh phong hủi là bệnh dễ lây lan, mà còn cho rằng căn bệnh này là một hình phạt đối với những người tội lỗi. Vì thế, bất cứ ai đi ngang qua người mắc bệnh phong hủi, đều bị coi là đã nhiễm uế (mắc tội). Sự đau khổ của người phong hủi tăng lên gấp đôi khi: họ bị trục xuất khỏi xã hội và bị dán nhãn tội nhân.
Giả như một người bị mắc bệnh phong hủi, một căn bệnh thuộc về thể lý và họ phải chịu hậu quả là sống cách ly khỏi xã hội, thì điều đó khiến họ khao khát được chữa trị đến mức nào. Nhưng việc chữa khỏi bệnh phong hủi mà bài đọc một và bài Tin mừng hôm này kể, chỉ là một sự chữa lành bên ngoài. Chúng ta cần một sự chữa lành nơi thẳm sâu tâm hồn; sự chữa lành này không chỉ cần thiết đối với những người bệnh phong hôm nay, mà còn cần thiết đối với mỗi người chúng ta nữa.
Câu chuyện Tin mừng hôm nay kể, những người phong hủi tìm gặp Đức Giêsu ngay trên con đường dẫn vào thành phố. Quý vị có hình dung thấy họ đang túm tụm với nhau, đứng cách xa Đức Giêsu và những khách bộ hành cùng đi với Ngài không? Tại sao họ phải đứng cách xa như vậy, để rồi phải la thật to lên: “Lạy Thầy Giêsu! Xin dủ lòng thương chúng tôi!” Đức Giêsu không những thấy một khoảng cách về mặt địa lý, nhưng Ngài còn thấy khoảng cách về mặt tinh thần nơi tâm hồn họ. Phải chăng, ngoài bệnh phong hủi ra họ còn đang tự trách mình về một tội lỗi nào đó liên quan đến căn bệnh này của họ? Có phải họ đã chấp nhận quan niệm chung cho rằng căn bệnh của họ là dấu chỉ Thiên Chúa chừng phạt không ? Cho nên, họ cảm thấy bị ức chế và bị Thiên Chúa bỏ rơi không?
Có thể chúng ta không đồng tình với việc cho rằng những người mắc chứng bệnh làm dị dạng thân xác hay sắp chết là bị Thiên Chúa trừng phạt, thế các bạn có chú ý đến thái độ người ta nói chuyện và đối xử với những người bệnh phong này không? Họ đã la to lên khi nói chuyện với những người phong hủi này; họ nói lòng vòng và coi những người bệnh phong này như nhân vật thứ ba, tức là xem họ không hề hiện hữu, đang khi họ vẫn đang sống sờ sờ đó. Dường như sự yếu đuối làm cho người ta suy nghĩ kém chín chắn và trưởng thành. Có phải bất cứ ai đã từng bị phân biệt đối xử giống như những người phong hủi khi xưa, cũng sẽ tự hỏi tại sao Thiên Chúa lại trừng phạt họ? Họ có cảm thấy mình là những người vô gia cư qua những gì đang xảy ra chung quanh cuộc sống họ không?
Đức Giêsu nhìn thấy những người phong hủi và nghe thấy tiếng kêu cứu của họ. Ngài đề nghị họ hãy đến trình diện với các vị tư tế, bởi đó là cách giúp họ được xác nhận lành bệnh và được trở lại với đời sống cộng đồng. Vì thế họ đã đi đến các vị tư tế.
Câu chuyện có những yếu tố bất thường. Làm thế nào một người phong hủi Sa-ma-ri-a lại sống giữa những người phong hủi Do thái. Họ đã xung khắc với nhau cả hàng trăm năm khiến phải xây lên một bức tường cao để ngăn cản sự xung khắc này. Phải chăng nỗi đau chung đã liên kết họ lại với nhau? Cho dù thực tế có là gì đi nữa, đâu là điều khác biệt khiến họ đang cùng nhau chia sẻ cảnh ngộ đau khổ này? Người ta vẫn từng nói, “Tất cả chúng ta đều khóc ra nước mắt”. Bất cứ điều gì, dù trong bối cảnh, tình trạng kinh tế, nền giáo dục, hay thuộc đất nước nào đi nữa.., chúng ta đều nhận thấy một thực tế là chúng ta đang liên đới với nhau bởi vì ai trong chúng ta khóc mà chẳng có nước mắt – và chúng ta cũng cần được “chữa sạch” chứ?
Những người phong hủi trong bài Tin mừng hôm nay không được chữa lành ngay lập tức. Họ vẫn còn mắc bệnh khi rời Đức Giêsu. Chúng ta biết họ chỉ được sạch khi đang trên đường đến trình diện các tư tế. Điều gì đã xảy ra khi họ ở cách xa Đức Giêsu như vậy; họ đâu nhìn thấy Ngài. Tôi tự hỏi không biết họ có thắc mắc điều gì đang xảy ra với họ không? Họ có tin rằng Thiên Chúa đã chữa lành cho họ không? Còn những vị tư tế trong Đền thờ chỉ là người chứng nhận họ sạch bệnh, để họ có thể trở về sống như một con người bình thường không? Tất nhhiên, đã có người nhận ra điều đó. Anh biết điều gì đã xảy cho anh; anh biết Đức Giêsu chính là tác nhân chữa lành căn bệnh của anh. Sự hiểu biết và nhận thức này dẫn đưa anh trở lại với Đức Giêsu.
Chúng ta có thể kết luận gì từ câu chuyện? Có lẽ chúng ta cũng nhận thấy mình cần được chữa lành, không chỉ trong đời sống thể xác, nhưng còn trong đời sống tinh thần và thiêng liêng nữa. Việc chữa lành này không diễn ra trong chốc lát, nhưng đi với chúng ta suốt cả cuộc đời. Tương tự như những người phong hủi hôm nay, trong cuộc hành trình, chúng ta không thấy Đức Giêsu hiện điện với mình – chúng ta không thấy Ngài bằng con mắt trần tục. Nhưng trong niềm tin Ngài cho chúng ta biết Ngài đang ở đó bên cạnh chúng ta và sẽ chữa lành cho chúng ta. Ngài đang dõi theo từng bước đường chúng ta đi. Với sự giúp đỡ rất đắc lực từ phía gia đình, bạn bè, các chuyên gia, thầy cô giáo, … Họ sẽ từng bước giúp chúng ta nhận ra sự chữa lành và đổi mới này, phải chăng đó là con đường mà hầu hết chúng ta sẽ phải đi tới?
Đức Giêsu nói với người phong hủi và cũng là để nói với từng người chúng ta: niềm tin sẽ cứu chúng ta. Niềm tin sẽ thấy điều mà con mắt không thể thấy. Trong cuộc hành trình của mình, chúng ta sẽ nhận được những dấu chỉ cho biết Ngài đang hiện diện với chúng ta, và Ngài sẽ chữa lành cho chúng ta. Một số người muốn thấy những sự kiện phi thường xảy ra. Họ cầu nguyện để xin chữa lành một nỗi đau khổ nào đó – bệnh tật, xin sự tha thứ, xin được gia tăng trong đời sống thiêng liêng, hay được sáng suốt, thông minh. Tất cả những lời cầu xin này chỉ duy mình Thiên Chúa mới có thể đáp ứng. Và họ muốn những sự việc ấy xảy ra cách bất ngờ, tỏ tường nhưng kỳ lạ.
Hầu hết chúng ta không nhận được những chữa lành hiển nhiên và ngay lập tức đâu, điều đó chẳng có gì là ngạc nhiên cả. Nhưng cũng giống như những người phong hủi của bài Tin mừng hôm nay, chúng ta se cầu xin Chúa ban cho chúng ta những điều cần thiết trong suốt cuộc đời của mình. Chúng ta cứ tiếp tục cùng nhau thực hiện cuộc hành trình của mình, và trên cuộc hành trình ấy, giống như người Sa-ma-ri- a hôm nay, chúng ta cũng sẽ nhận ra những thay đổi nơi cuộc đời của mình. Chúng ta sẽ lớn lên trong sự khôn ngoan và niềm tin; những tổn thương trong quá khứ đã được chữa lành,…Chúng ta không còn là con người như trước đây nữa, chúng ta biết mình đã được đổi mới. Chúng ta đang trưởng thành hơn theo từng bước đi của cuộc đời; chúng ta đang trong tiến trình tiến lên. Nhưng khi lên đường, chúng ta hãy đặt tin tưởng vào điều Đức Giêsu nói hôm nay: “Đứng dậy về đi, niềm tin của anh đã cứu chữa anh.”
Ngay từ lúc khởi đầu cuộc hành trình của mình, chúng ta đã đón nhận được ân sủng chữa lành của Thiên Chúa. Vì vậy, mỗi tuần chúng ta hãy trở lại đây, trong tâm tình tôn thờ và cảm tạ Thiên Chúa, Đấng là nguồn mạch mọi ân sủng. Lúc đầu Lễ, chúng ta đã dừng lại trong giây lát để nhìn nhận thân phận yếu đuối của mình mà cầu xin lòng thương xót của Thiên Chúa và của anh chị em. Giờ đây, chúng hãy lại một lần nữa xác nhận rằng điều chúng ta cần là lòng thương xót của Chúa và của anh chị em mình. Chúng ta sẽ được chữa lành khi chúng ta đang cùng nhau đi trên con đường ấy.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò Vấp
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mở tiến trình tuyên phong chân phước cho Hồng y Nguyễn văn Thuận
Phụng Nghi
06:05 06/10/2010
ROME (Zenit.org).- Tháng 10 này sẽ khai mạc tiến trình cấp giáo phận để tuyên phong chân phước cho Người Tôi tá của Chúa là Đức Hồng y Nguyễn văn Thuận (1928-2002).
Nghi lễ khai mạc long trọng cuộc điều tra cấp giáo phận về cuộc đời, các nhân đức và tiếng tăm thánh đức của cố hồng y sẽ được tổ chức vào ngày 22 tháng 10 sắp tới, ba năm sau khi Tòa thánh tuyên bố mở án phong chân phước.
Vị hồng y người Việt nam này đã phục vụ trong chức vụ phó chủ tịch Hội đồng giáo hoàng về Công lý và Hòa bình năm 1994, và là chủ tịch Hội đồng từ 1998 đến 2002.
Trước đó, ngài đã bị giam cầm suốt 13 năm trong trại cải tạo Cộng sản tại Việt nam. Năm 1998, ngài được phóng thích và bị ép buộc phải sống lưu vong. Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đón tiếp ngài tới Vatican và tín nhiệm ngài trong các trách vụ tại Giáo triều Roma.
Nghi lễ khai mạc cuộc điều tra cấp giáo phận sẽ tổ chức vào buổi trưa ngày nói trên tại Sảnh đường Hòa giải trong điện Lateran ở Roma.
Chủ sự nghi lễ là Hồng y Agostino Vallini, đại diện Đức giáo hoàng tại Giáo phận Roma, và Hồng y Peter Turkson, đương nhiệm Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình.
Một bản thông cáo từ hội đồng giáo hoàng cho hay sẽ tổ chức một loạt các chương trình để tưởng niệm đức hồng y và đề cao nhân đức thánh thiện của ngài, cùng hợp tác với Tổ chức Thánh Matthêu và Tổ chức Hồng y Phanxicô Nguyễn văn Thuận ở Mỹ.
Cũng vào ngày 22 tháng 10, Hồng y Turkson sẽ chủ sự buổi chầu Thánh thể để tưởng nhớ Người Tôi tá của Chúa tại nhà thờ Santa Maria della Scala ở Roma, thánh đường này là hiệu tòa giám mục của người. Tham dự nghi lễ này sẽ có các nhân viên giáo triều, các hồng y, giám mục, thân nhân, thân hữu và những người đã có cơ may được biết đức hồng y khi người còn tại thế.
Các giải thưởng
Thêm nữa, các Giải thưởng Nguyễn Văn Thuận năm thứ ba, tài trợ do Tổ chức Thánh Matthêu thuộc Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, sẽ được phát tại trường Đại học Lateran thuộc phủ Giáo hoàng.
Năm nay, bức tượng nhỏ Thánh Matthêu, tượng trưng cho giải thưởng, sẽ được trao tặng cho Juan Somavia, Tổng giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế.
“Giải thưởng Nguyễn Văn Thuận – Đoàn kết và Phát triển” dành để công nhận các tổ chức, các hiệp hội và cá nhân đã thực hiện những dự án, những công trình nhân đạo trong các nước đang phát triển nhằm bảo vệ nhân quyền qua hành động đề cao và triển dương các nguyên lý Tin Mửng, theo đường hướng của học thuyết xã hội của Giáo hội.
Các giải này năm nay sẽ được trao tặng Tổng giám mục Giuseppe Molinari giáo phận L'Aquila (Ý); cho Linh mục Marcelo Rossi (Ba tây); cho tổ chức Thánh Camille vì các công trình thực hiện tại Burundi; và cho các cộng đoàn Nữ tử Bác ái Thánh Vincent de Paul tại Haiti.
Kết thúc ngày phát giải sẽ là buổi trình tấu âm nhạc để vinh danh Hồng y Nguyễn Văn Thuận tại đại giáo đường Thánh Antôn ở Roma.
Nghi lễ khai mạc long trọng cuộc điều tra cấp giáo phận về cuộc đời, các nhân đức và tiếng tăm thánh đức của cố hồng y sẽ được tổ chức vào ngày 22 tháng 10 sắp tới, ba năm sau khi Tòa thánh tuyên bố mở án phong chân phước.
Vị hồng y người Việt nam này đã phục vụ trong chức vụ phó chủ tịch Hội đồng giáo hoàng về Công lý và Hòa bình năm 1994, và là chủ tịch Hội đồng từ 1998 đến 2002.
Trước đó, ngài đã bị giam cầm suốt 13 năm trong trại cải tạo Cộng sản tại Việt nam. Năm 1998, ngài được phóng thích và bị ép buộc phải sống lưu vong. Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đón tiếp ngài tới Vatican và tín nhiệm ngài trong các trách vụ tại Giáo triều Roma.
Nghi lễ khai mạc cuộc điều tra cấp giáo phận sẽ tổ chức vào buổi trưa ngày nói trên tại Sảnh đường Hòa giải trong điện Lateran ở Roma.
Chủ sự nghi lễ là Hồng y Agostino Vallini, đại diện Đức giáo hoàng tại Giáo phận Roma, và Hồng y Peter Turkson, đương nhiệm Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình.
Một bản thông cáo từ hội đồng giáo hoàng cho hay sẽ tổ chức một loạt các chương trình để tưởng niệm đức hồng y và đề cao nhân đức thánh thiện của ngài, cùng hợp tác với Tổ chức Thánh Matthêu và Tổ chức Hồng y Phanxicô Nguyễn văn Thuận ở Mỹ.
Cũng vào ngày 22 tháng 10, Hồng y Turkson sẽ chủ sự buổi chầu Thánh thể để tưởng nhớ Người Tôi tá của Chúa tại nhà thờ Santa Maria della Scala ở Roma, thánh đường này là hiệu tòa giám mục của người. Tham dự nghi lễ này sẽ có các nhân viên giáo triều, các hồng y, giám mục, thân nhân, thân hữu và những người đã có cơ may được biết đức hồng y khi người còn tại thế.
Các giải thưởng
Thêm nữa, các Giải thưởng Nguyễn Văn Thuận năm thứ ba, tài trợ do Tổ chức Thánh Matthêu thuộc Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, sẽ được phát tại trường Đại học Lateran thuộc phủ Giáo hoàng.
Năm nay, bức tượng nhỏ Thánh Matthêu, tượng trưng cho giải thưởng, sẽ được trao tặng cho Juan Somavia, Tổng giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế.
“Giải thưởng Nguyễn Văn Thuận – Đoàn kết và Phát triển” dành để công nhận các tổ chức, các hiệp hội và cá nhân đã thực hiện những dự án, những công trình nhân đạo trong các nước đang phát triển nhằm bảo vệ nhân quyền qua hành động đề cao và triển dương các nguyên lý Tin Mửng, theo đường hướng của học thuyết xã hội của Giáo hội.
Các giải này năm nay sẽ được trao tặng Tổng giám mục Giuseppe Molinari giáo phận L'Aquila (Ý); cho Linh mục Marcelo Rossi (Ba tây); cho tổ chức Thánh Camille vì các công trình thực hiện tại Burundi; và cho các cộng đoàn Nữ tử Bác ái Thánh Vincent de Paul tại Haiti.
Kết thúc ngày phát giải sẽ là buổi trình tấu âm nhạc để vinh danh Hồng y Nguyễn Văn Thuận tại đại giáo đường Thánh Antôn ở Roma.
Báo chí Công giáo giúp đào tạo đức tin
Phụng Nghi
06:48 06/10/2010
ROME (Zenit.org).- Khi căn tính Công giáo của giáo dân yếu đi và trình độ huấn luyện sa sút, thì tình trạng đọc sách báo Công giáo cũng yếu đi và sút giảm.
Đó là lời của Gregory Erlandson, chủ tịch nhà xuất bản Our Sunday Visitor, phát biểu tại Hội nghị Báo chí Công giáo do Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội tổ chức tại Rome tuần này. Hội nghị kéo dài 4 ngày, sẽ kết thúc vào ngày thứ Năm với cuộc triều yết Đức giáo hoàng Benedict XVI.
Khoảng 230 nhà truyền thông đại diện cho 85 quốc gia tham dự hội nghị này, gồm các vị giám đốc hoặc đại diện báo in hay báo Công giáo trên mạng, các giám mục, linh mục thành viên các ủy ban hay tổ chức giáo hội phụ trách truyền thông, các giáo sư đại học.
Trong bài diễn từ, Erlandson, người đã hoạt động trong ngành báo chí Công giáo suốt 30 năm, mô tả những khó khăn báo chí Công giáo ở Hoa kỳ gặp phải, tuy vẫn còn “quả thực cần yếu.”
Ông cho biết tại Hoa kỳ nay có khoảng 300 cơ sở in ấn Công giáo, trong đó có 4 tuần san lớn. Ngoài ra còn có báo của các giáo phận, hơn 100 tạp chí và bản tin, các báo chí phát hành bằng tiếng Spanish hoặc các ngôn ngữ khác, một hệ thống truyền hình lớn là EWTN, 160 đài phát thanh Công giáo và hàng chục nhà xuất bản sách Công giáo.
“Nhưng nhìn bề ngoài đó, ta có thể nhầm. Hầu hết các cơ quan phát hành Công giáo đang bị áp lực lớn về tài chánh, và những báo chí không do giáo phận sở hữu thường trên đà đi xuống.”
Ông chỉ ra một số thách đố ông nghĩ là đặc biệt đối với báo chí Công giáo: “1- kém dần hiểu biết về đức tin, 2- càng ngày càng không tín nhiệm các cơ chế, 3- giảm sút căn tính Công giáo.”
Yếu tố thứ nhất ảnh hưởng đến thế hệ trẻ: “Chúng ta nay có hai thế hệ người Công giáo, cả hai đều kém học hỏi giáo lý cho đức tin của mình, và thường không “hiểu ngữ vựng Công giáo hoặc các khái niệm Công giáo.”
Về vấn đề bất tín nhiệm các cơ chế, Erlandson nói khuynh hướng này đặc biệt phổ biến ở Hoa kỳ và đó là một “thúc đẩy vượt quá căn tính tôn giáo” và được “truyền thông thế tục chia sẻ.”
Căn tính
Hai yếu tố đầu dẫn đến yếu tố thứ ba: “Căn tính Công giáo của giáo hữu nay đang bị xói mòn.”
Ông giải thích: “Thiếu hiểu biết đức tin lại dẫn đến thiếu khả năng phân biệt đâu thực là điều cốt yếu về đức tin. Điều này cũng có nghĩa là ít thúc đẩy đi tìm sách báo có căn tính Công giáo.”
Về mặt tích cực, ông tường trình rằng hiện diện của Công giáo trên Internet khá lớn và vươn tới được một lớp khán giả lớn lao, và ông nói thêm: “Điều rất quan trọng là thông tin người ta nhận được có phẩm chất tốt, nhưng phương tiện giám sát mà Giáo hội hành xử trên truyền thông truyền thống không thực hiện tốt đối với truyền thông mới. Không có tính khả tín về biên tập và cơ chế, nguy cơ sẽ có những tiếng nói nhiều như thời tháp Babel tự nhận mình là Công giáo.”
Ông cũng đưa ra nhận xét là cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục gần đây trong Giáo hội đã đưa Giáo hội tới chỗ thay đổi cách thức truyền thông: “Các nhà lãnh đạo Giáo hội càng ngày càng nhận thức rằng hầu hết con chiên đã lấy tin tức về chính Giáo hội mình từ truyền thông thế tục, và truyền thông đó thường là nguồn tin không đáng tin cậy.”
“Tôi hy vọng các nhà lãnh đạo Giáo hội thấy rằng nếu họ coi trọng truyền thông của chính mình, và nếu họ để cho chúng trong sáng và chân thực, họ sẽ được lòng tin về lâu về dài. Tuy nhiên, để thực hiện tốt điều này, có nghĩa là phải thay đổi mục tiêu truyền thông của một cơ cấu thường coi nhiệm vụ trước nhất là tự bảo vệ chính mình khỏi bị những tin xấu.”
Ông cũng nhấn mạnh rằng có một thế hệ mới trong giới báo chí Công giáo “hiểu được vai trò họ phải đóng trong việc triển dương căn tính Công giáo.”
Để kết luận ông nói: “Điều đó không có nghĩa là trở thành những người tuyên truyền thuần túy, nhưng có nghĩa là trở thành những người cộng tác với Giáo hội, xác nhận rằng đưa tin chuyên nghiệp, những yếu tố vững chắc và các tường trình đặc biệt, có thể giúp đào tạo đức tin cho các khán thính giá Công giáo.”
Đó là lời của Gregory Erlandson, chủ tịch nhà xuất bản Our Sunday Visitor, phát biểu tại Hội nghị Báo chí Công giáo do Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội tổ chức tại Rome tuần này. Hội nghị kéo dài 4 ngày, sẽ kết thúc vào ngày thứ Năm với cuộc triều yết Đức giáo hoàng Benedict XVI.
Khoảng 230 nhà truyền thông đại diện cho 85 quốc gia tham dự hội nghị này, gồm các vị giám đốc hoặc đại diện báo in hay báo Công giáo trên mạng, các giám mục, linh mục thành viên các ủy ban hay tổ chức giáo hội phụ trách truyền thông, các giáo sư đại học.
Trong bài diễn từ, Erlandson, người đã hoạt động trong ngành báo chí Công giáo suốt 30 năm, mô tả những khó khăn báo chí Công giáo ở Hoa kỳ gặp phải, tuy vẫn còn “quả thực cần yếu.”
Ông cho biết tại Hoa kỳ nay có khoảng 300 cơ sở in ấn Công giáo, trong đó có 4 tuần san lớn. Ngoài ra còn có báo của các giáo phận, hơn 100 tạp chí và bản tin, các báo chí phát hành bằng tiếng Spanish hoặc các ngôn ngữ khác, một hệ thống truyền hình lớn là EWTN, 160 đài phát thanh Công giáo và hàng chục nhà xuất bản sách Công giáo.
“Nhưng nhìn bề ngoài đó, ta có thể nhầm. Hầu hết các cơ quan phát hành Công giáo đang bị áp lực lớn về tài chánh, và những báo chí không do giáo phận sở hữu thường trên đà đi xuống.”
Greg Erlandson |
Yếu tố thứ nhất ảnh hưởng đến thế hệ trẻ: “Chúng ta nay có hai thế hệ người Công giáo, cả hai đều kém học hỏi giáo lý cho đức tin của mình, và thường không “hiểu ngữ vựng Công giáo hoặc các khái niệm Công giáo.”
Về vấn đề bất tín nhiệm các cơ chế, Erlandson nói khuynh hướng này đặc biệt phổ biến ở Hoa kỳ và đó là một “thúc đẩy vượt quá căn tính tôn giáo” và được “truyền thông thế tục chia sẻ.”
Căn tính
Hai yếu tố đầu dẫn đến yếu tố thứ ba: “Căn tính Công giáo của giáo hữu nay đang bị xói mòn.”
Ông giải thích: “Thiếu hiểu biết đức tin lại dẫn đến thiếu khả năng phân biệt đâu thực là điều cốt yếu về đức tin. Điều này cũng có nghĩa là ít thúc đẩy đi tìm sách báo có căn tính Công giáo.”
Về mặt tích cực, ông tường trình rằng hiện diện của Công giáo trên Internet khá lớn và vươn tới được một lớp khán giả lớn lao, và ông nói thêm: “Điều rất quan trọng là thông tin người ta nhận được có phẩm chất tốt, nhưng phương tiện giám sát mà Giáo hội hành xử trên truyền thông truyền thống không thực hiện tốt đối với truyền thông mới. Không có tính khả tín về biên tập và cơ chế, nguy cơ sẽ có những tiếng nói nhiều như thời tháp Babel tự nhận mình là Công giáo.”
Ông cũng đưa ra nhận xét là cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục gần đây trong Giáo hội đã đưa Giáo hội tới chỗ thay đổi cách thức truyền thông: “Các nhà lãnh đạo Giáo hội càng ngày càng nhận thức rằng hầu hết con chiên đã lấy tin tức về chính Giáo hội mình từ truyền thông thế tục, và truyền thông đó thường là nguồn tin không đáng tin cậy.”
“Tôi hy vọng các nhà lãnh đạo Giáo hội thấy rằng nếu họ coi trọng truyền thông của chính mình, và nếu họ để cho chúng trong sáng và chân thực, họ sẽ được lòng tin về lâu về dài. Tuy nhiên, để thực hiện tốt điều này, có nghĩa là phải thay đổi mục tiêu truyền thông của một cơ cấu thường coi nhiệm vụ trước nhất là tự bảo vệ chính mình khỏi bị những tin xấu.”
Ông cũng nhấn mạnh rằng có một thế hệ mới trong giới báo chí Công giáo “hiểu được vai trò họ phải đóng trong việc triển dương căn tính Công giáo.”
Để kết luận ông nói: “Điều đó không có nghĩa là trở thành những người tuyên truyền thuần túy, nhưng có nghĩa là trở thành những người cộng tác với Giáo hội, xác nhận rằng đưa tin chuyên nghiệp, những yếu tố vững chắc và các tường trình đặc biệt, có thể giúp đào tạo đức tin cho các khán thính giá Công giáo.”
Họp báo tại Vatican: Truyền thông Công Giáo được hiệu triệu thúc đẩy quảng bá cho WYD Madrid.
Nguyễn Việt Nam
09:28 06/10/2010
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI coi ngày Quốc Tế Giới Trẻ là “một đáp trả tiên tri cho sự cấp bách giáo dục của thời hậu hiện đại” - Đức Hồng Y Stansilaw Rylko, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo Dân đã nói như trên trong cuộc họp báo tại Vatican hôm 6/10 về ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid sẽ diễn ra tháng 8 năm tới.
Cùng tham dự với Đức Hồng Y Stansilaw Rylko còn có Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela, Tổng Giám Mục Madrid, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha; Đức Cha Josef Clemens, tổng thư ký Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo Dân; Đức Cha Cesar Franco Martinez, Giám Mục phụ tá Madrid và là tổng điều hợp viên ngày Quốc Tế Giới Trẻ Madrid 2011, và cô Maria de Jaureguizar, phó giám đốc Ủy Ban Truyền Thông ngày Quốc Tế Giới Trẻ.
Trong cuộc họp báo Đức Hồng Y Stansilaw Rylko nhấn mạnh đến việc “Đức Thánh Cha đã đặt nặng sự kiện là ngày Quốc Tế Giới Trẻ không thể bị giản lược như là một dịp lễ hội. Sự chuẩn bị cho biến cố trọng đại này cũng như những lưu ý mục vụ đóng một phần quyết định. Những cử hành và chính biến cố này đóng vai trò xúc tác cho tiến trình giáo dục. Theo nghĩa đó, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI coi ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một đáp trả tiên tri cho sự cấp bách giáo dục của thời hậu hiện đại”.
Về phần mình, Đức Hồng Y Rouco Varela nhận định rằng “Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một lời mời gọi minh nhiên gởi đến xã hội Tây Ban Nha để lôi kéo họ đến với Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài.. Nếu chúng ta cách nào đó có thể lột tả được vẻ đẹp của đức tin, nhiều người trẻ và cả những người không còn trẻ nữa sẽ tự hào khám phá hay tái khám phá ưu thế chưa được đánh giá đúng mức của việc trở thành người Công Giáo, cũng như trách nhiệm chuyển hóa thế giới chúng ta thành một nơi tốt đẹp hơn cho mọi người”.
Đức Hồng Y Varela bày tỏ lòng biết ơn với hàng ngàn thanh niên Tây Ban Nha và thế giới đã tình nguyện làm việc ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho ngày Quốc Tế Giới Trẻ sẽ diễn ra từ 16-21 tháng Tám năm tới. Nhiều gia đình Tây Ban Nha đã mở rộng cửa đón tiếp các bạn trẻ. Ngài cũng cám ơn các ân nhân bảo trợ cho biến cố này.
Ngài đặc biệt cám ơn “bầu khí hợp tác tích cực tồn tại từ khởi đầu của các viên chức chính quyền Tây Ban Nha”.
Đức Cha Clemens đã phân tích Thông Điệp của Đức Thánh Cha cho ngày Quốc Tế Giới Trẻ, ghi nhận những cảm nhận của Đức Thánh Cha khi tham dự các dịp WYD tại Cologne và tại Sydney.
Đức Cha Cesar Franco Martinez ghi nhận rằng ngày nay trong xã hội Tây Ban Nha và có lẽ ở các xã hội Tây phương khác tình trạng cũng không khả quan hơn là: "Xã hội chúng ta đang chứng kiến một sự sa sút trong việc thực hành đức tin nơi người trẻ. Những con số chính thức cho thấy không tới 10% thanh niên dưới 25 tuổi thực hành đạo trong đó 48.1% tuyên bố mình không có đạo nghĩa nữa”.
Đức Hồng Y Stansilaw Rylko bày tỏ hy vọng rằng các phương tiện truyền thông Công Giáo sẽ giúp đẩy mạnh việc quảng bá cho WYD Madrid.
Đức Hồng Y Stansilaw Rylko |
Trong cuộc họp báo Đức Hồng Y Stansilaw Rylko nhấn mạnh đến việc “Đức Thánh Cha đã đặt nặng sự kiện là ngày Quốc Tế Giới Trẻ không thể bị giản lược như là một dịp lễ hội. Sự chuẩn bị cho biến cố trọng đại này cũng như những lưu ý mục vụ đóng một phần quyết định. Những cử hành và chính biến cố này đóng vai trò xúc tác cho tiến trình giáo dục. Theo nghĩa đó, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI coi ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một đáp trả tiên tri cho sự cấp bách giáo dục của thời hậu hiện đại”.
Về phần mình, Đức Hồng Y Rouco Varela nhận định rằng “Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một lời mời gọi minh nhiên gởi đến xã hội Tây Ban Nha để lôi kéo họ đến với Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài.. Nếu chúng ta cách nào đó có thể lột tả được vẻ đẹp của đức tin, nhiều người trẻ và cả những người không còn trẻ nữa sẽ tự hào khám phá hay tái khám phá ưu thế chưa được đánh giá đúng mức của việc trở thành người Công Giáo, cũng như trách nhiệm chuyển hóa thế giới chúng ta thành một nơi tốt đẹp hơn cho mọi người”.
Đức Hồng Y Varela bày tỏ lòng biết ơn với hàng ngàn thanh niên Tây Ban Nha và thế giới đã tình nguyện làm việc ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho ngày Quốc Tế Giới Trẻ sẽ diễn ra từ 16-21 tháng Tám năm tới. Nhiều gia đình Tây Ban Nha đã mở rộng cửa đón tiếp các bạn trẻ. Ngài cũng cám ơn các ân nhân bảo trợ cho biến cố này.
Ngài đặc biệt cám ơn “bầu khí hợp tác tích cực tồn tại từ khởi đầu của các viên chức chính quyền Tây Ban Nha”.
Đức Cha Clemens đã phân tích Thông Điệp của Đức Thánh Cha cho ngày Quốc Tế Giới Trẻ, ghi nhận những cảm nhận của Đức Thánh Cha khi tham dự các dịp WYD tại Cologne và tại Sydney.
Đức Cha Cesar Franco Martinez ghi nhận rằng ngày nay trong xã hội Tây Ban Nha và có lẽ ở các xã hội Tây phương khác tình trạng cũng không khả quan hơn là: "Xã hội chúng ta đang chứng kiến một sự sa sút trong việc thực hành đức tin nơi người trẻ. Những con số chính thức cho thấy không tới 10% thanh niên dưới 25 tuổi thực hành đạo trong đó 48.1% tuyên bố mình không có đạo nghĩa nữa”.
Đức Hồng Y Stansilaw Rylko bày tỏ hy vọng rằng các phương tiện truyền thông Công Giáo sẽ giúp đẩy mạnh việc quảng bá cho WYD Madrid.
Top Stories
Plenary Assembly of the Vietnamese Catholic Bishops Conference
J.B. An Dang
08:36 06/10/2010
Bishops in their first day of the Plenary Assembly |
The explosion at My Dinh stadium |
Bishops chose the Monday Oct. 4, the feast of Saint Francis of Assisi, to begin their meeting which lasts to Oct. 8.
Among other things, bishops have discussed on the agenda of the General Assembly of People of God from Nov. 21 to Nov. 25, 2010 in Saigon and the closing ceremony of the Jubilee Year on Jan. 6 at the Marian shrine of La Vang, Hue.
The Plenary Gathering has largely devoted to discussion of proposals, suggestions, and even criticisms from priests who attended recent assemblies in Hanoi, Hue and Saigon.
There have been concerns for restoring unity pertaining to the whole Church, faithful and clergy alike after turmoils following the removal of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi in April this year. During recent months, a number of bishops have been publicly criticised by priests and lay people on Web sites run by Vietnamese Catholics, “an unprecedented phenomenon in the history of the Church in Vietnam,” said Bishop Joseph Nguyen Chi Linh, vice President of the Vietnamese Episcopal conference.
Catholics have expressed their concerns on the “great silence” of bishops on social injustice, and on the widespread social acceptance of abortion and other immoral acts, as well as their weak resistance against the ongoing persecutions against Catholic faithful, and unending demands of the atheist government on Church’s properties and land.
Another major issue concerns Vietnamese bishops is the inefficiency in missionary. Recent statistics show that although Catholicism is relatively common in Vietnam and the Church has a strong group of active lay faithful, in recent decades, the growth of Catholics has fallen behind population growth. In 2007 Catholics were about 6,087,700 out of a total 85,154,900 inhabitants, about 7.15%. A decline compared to 7.2% in 1933 and 7.6% in 1939.
The principal reason remains the oppressive policy of the Government towards the Church. In many areas of the Central Highlands and northern mountainous provinces, pastoral activities have been hampered by government bureaucracy and increasing ill-treatment. In these areas, missionary activity is always described as "an offence against national security" and local officials make no effort to hide their hostility towards the Church.
On the very first day of their meeting, two delegates of The Committee for Religious Affairs of the Vietnamese Communist Party took turn to “pay a visit” to bishops, a move seen by many as “extraordinary”.
During their visits, government officials asked the bishops to join them in “The 1,000th anniversary of Thang Long – Hanoi festival” held from Oct. 1 to Oct.10, a celebration largely condemned by Vietnamese people as a waste of tax payers’ money. State media give an estimate of more than 4 billion US dollars for the cost of the festival hold despite floods that devastated large areas of central Vietnam over recent days.
In Ha Tinh alone, the heavy rains and rising waters have inundated at least 8400 hectares of crops while damaging nearly 27,000 houses, the provincial flood and storm control department said. The death toll from floods has reached at least 26 meanwhile thousands of cars and trucks were stuck on the main national Highway 1 which had been damaged.
Two bishops were reportedly designated to attend the festival.
A shocking report from Hanoi informs that at least three people were killed and 10 were wounded on Wednesday after an explosion rocked the national stadium of My Dinh in Hanoi, one of the sites of the festival, at 11:30 AM. Investigations have revealed that buildings, vehicles and other assets that were within about hundreds of meters from the stadium were severely damaged due to the explosion of containers fully packed with fireworks and explosives.
Vietnam: Début des travaux de la 11ème assemblée de la Conférence épiscopale au centre pastoral de Saigon
Eglises d'Asie
10:12 06/10/2010
Comme l’avait fait remarquer un communiqué officiel paru il y a quelques jours (1), tous les trois ans, les assises des évêques catholiques du Vietnam revêtent une grande solennité. Ainsi que l’exigent les statuts de la Conférence, les activités des années précédentes sont passées en revue et un nouveau bureau y est élu. Mais, cette année, d’autres raisons sont venues s’ajouter aux précédentes. ..
... pour donner encore plus de relief à l’assemblée de la Conférence épiscopale qui vient d’entamer ses travaux à Saigon le 5 octobre 2010 (ils dureront toute la semaine), au Centre pastoral de l’archidiocèse.
En effet, l’Année sainte en cours, destinée à commémorer les 350 années d’histoire de l’Eglise dans le pays ainsi que les 50 ans de l’établissement de la hiérarchie, approche de son sommet, à savoir « la Grande Assemblée du peuple de Dieu » qui aura lieu en décembre à Saigon.
Par ailleurs, des événements importants ont marqué l’histoire de l’Eglise au Vietnam ces trois dernières années. Un certain nombre de conflits entre diverses communautés catholiques du Nord et du Sud et l’Etat, la démission de l’archevêque de Hanoï, mal acceptée par divers milieux catholiques: autant d’événements qui ont amené une certaine tension dans l’ensemble de la communauté catholique au Vietnam et dont il sera sans doute question au cours de cette assemblée.
A la veille du premier jour de cette réunion, le communiqué publié sur le site de la Conférence épiscopale (2) notait que les évêques des 26 diocèses du pays étaient déjà présents sur les lieux. Leur nombre exact était même précisé, à savoir 33 évêques, auxquels il faut ajouter un prêtre administrateur du diocèse de Dalat où Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, actuel archevêque de Hanoi, n’a pas été encore remplacé. Cependant, il semble que l’ancien archevêque de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, qui est le secrétaire en titre de la Conférence, ne participe pas à cette assemblée, aucune mention n’ayant été faite de lui. Lors de cette veillée, le président de la Conférence épiscopale, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, a rappelé les circonstances particulières dans lesquelles se déroulait l’assemblée, tandis que l’adjoint au secrétaire de la Conférence, Mgr Joseph Vo Duc Minh, a énuméré les diverses questions prévues au programme de l’assemblée.
Comme à l’accoutumée, dans la matinée du premier jour de la session, une délégation composée de membres du Bureau gouvernemental et du service régional des Affaires religieuses est venue présenter ses vœux à l’assemblée (3). Dans son intervention, Nguyên Thanh Xuân, représentant le bureau gouvernemental, a exposé aux évêques ce qu’il a appelé « un changement » du point de vue du gouvernement sur les religions. Désormais, a-t-il dit, les autorités considèrent que la religion est un besoin légitime et durable d’une grande partie de la population et qu’elle contribue activement à la culture du pays.
En réalité, ce changement de théorie date de 1990. C’est à cette époque que la doctrine marxiste-léniniste du dépérissement nécessaire de la religion a été abandonnée pour être remplacée par une conception faisant de la religion un élément à part entière de la culture nationale. Cette transformation de la doctrine avait été entérinée au cours d’un plénum du Comité central du Parti.
Le président de la Conférence épiscopale, dans sa réponse, a annoncé que, lors des festivités du millénaire de la capitale – qui viennent d’être lancées –, la Conférence épiscopale serait représentée par deux de ses évêques, Mgr Joseph Dang Duc Ngan, évêque de Lang Son, et Mgr Jean-Marie Vu Tât, évêque auxiliaire de Hung Hoa, récemment nommé.
Deux sujets principaux ont fait l’objet des travaux des évêques pendant le restant de cette première journée. Les trois provinces ecclésiastiques du Vietnam ont présenté leur compte rendu des rencontres de prêtres organisées au cours de l’année dans le cadre de l’année sacerdotale, lesquelles ont été particulièrement suivies. Pour la province ecclésiastique de Saigon, il a fallu en organiser deux (l’une à Saigon, l’autre à Xuân Lôc), chacune d’entre elles rassemblant 600 prêtres. Les travaux des évêques ont ensuite porté sur l’organisation de la Grande Assemblée du peuple de Dieu au Vietnam. Il y a été question de son organisation et surtout de l’élaboration d’un instrument de travail (instrumentum laboris) du type de celui qui est utilisé pour la préparation des synodes (4).
1.Voir sur le site de la Conférence épiscopale: http://hdgmvietnam.org/hoi-dong-giam-muc-viet-nam-dai-hoi-lan-thu-xi/2212.63.8.aspx
2.http://hdgmvietnam.org/nhat-ky-dai-hoi-lan-thu-xi-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-04–08102010-1/2225.63.8.aspx
3.http://hdgmvietnam.org/ban-ton-giao-chinh-phu-den-tham-va-chuc-mung-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-nhan-dai-hoi-lan-thu-xi/2227.63.8.aspx
4.http://hdgmvietnam.org/nhat-ky-dai-hoi-lan-thu-xi-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-04–08102010-2/2228.63.8.aspx
(Source: Eglises d'Asie, 6 octobre 2010)
... pour donner encore plus de relief à l’assemblée de la Conférence épiscopale qui vient d’entamer ses travaux à Saigon le 5 octobre 2010 (ils dureront toute la semaine), au Centre pastoral de l’archidiocèse.
En effet, l’Année sainte en cours, destinée à commémorer les 350 années d’histoire de l’Eglise dans le pays ainsi que les 50 ans de l’établissement de la hiérarchie, approche de son sommet, à savoir « la Grande Assemblée du peuple de Dieu » qui aura lieu en décembre à Saigon.
Par ailleurs, des événements importants ont marqué l’histoire de l’Eglise au Vietnam ces trois dernières années. Un certain nombre de conflits entre diverses communautés catholiques du Nord et du Sud et l’Etat, la démission de l’archevêque de Hanoï, mal acceptée par divers milieux catholiques: autant d’événements qui ont amené une certaine tension dans l’ensemble de la communauté catholique au Vietnam et dont il sera sans doute question au cours de cette assemblée.
A la veille du premier jour de cette réunion, le communiqué publié sur le site de la Conférence épiscopale (2) notait que les évêques des 26 diocèses du pays étaient déjà présents sur les lieux. Leur nombre exact était même précisé, à savoir 33 évêques, auxquels il faut ajouter un prêtre administrateur du diocèse de Dalat où Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, actuel archevêque de Hanoi, n’a pas été encore remplacé. Cependant, il semble que l’ancien archevêque de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, qui est le secrétaire en titre de la Conférence, ne participe pas à cette assemblée, aucune mention n’ayant été faite de lui. Lors de cette veillée, le président de la Conférence épiscopale, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, a rappelé les circonstances particulières dans lesquelles se déroulait l’assemblée, tandis que l’adjoint au secrétaire de la Conférence, Mgr Joseph Vo Duc Minh, a énuméré les diverses questions prévues au programme de l’assemblée.
Comme à l’accoutumée, dans la matinée du premier jour de la session, une délégation composée de membres du Bureau gouvernemental et du service régional des Affaires religieuses est venue présenter ses vœux à l’assemblée (3). Dans son intervention, Nguyên Thanh Xuân, représentant le bureau gouvernemental, a exposé aux évêques ce qu’il a appelé « un changement » du point de vue du gouvernement sur les religions. Désormais, a-t-il dit, les autorités considèrent que la religion est un besoin légitime et durable d’une grande partie de la population et qu’elle contribue activement à la culture du pays.
En réalité, ce changement de théorie date de 1990. C’est à cette époque que la doctrine marxiste-léniniste du dépérissement nécessaire de la religion a été abandonnée pour être remplacée par une conception faisant de la religion un élément à part entière de la culture nationale. Cette transformation de la doctrine avait été entérinée au cours d’un plénum du Comité central du Parti.
Le président de la Conférence épiscopale, dans sa réponse, a annoncé que, lors des festivités du millénaire de la capitale – qui viennent d’être lancées –, la Conférence épiscopale serait représentée par deux de ses évêques, Mgr Joseph Dang Duc Ngan, évêque de Lang Son, et Mgr Jean-Marie Vu Tât, évêque auxiliaire de Hung Hoa, récemment nommé.
Deux sujets principaux ont fait l’objet des travaux des évêques pendant le restant de cette première journée. Les trois provinces ecclésiastiques du Vietnam ont présenté leur compte rendu des rencontres de prêtres organisées au cours de l’année dans le cadre de l’année sacerdotale, lesquelles ont été particulièrement suivies. Pour la province ecclésiastique de Saigon, il a fallu en organiser deux (l’une à Saigon, l’autre à Xuân Lôc), chacune d’entre elles rassemblant 600 prêtres. Les travaux des évêques ont ensuite porté sur l’organisation de la Grande Assemblée du peuple de Dieu au Vietnam. Il y a été question de son organisation et surtout de l’élaboration d’un instrument de travail (instrumentum laboris) du type de celui qui est utilisé pour la préparation des synodes (4).
1.Voir sur le site de la Conférence épiscopale: http://hdgmvietnam.org/hoi-dong-giam-muc-viet-nam-dai-hoi-lan-thu-xi/2212.63.8.aspx
2.http://hdgmvietnam.org/nhat-ky-dai-hoi-lan-thu-xi-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-04–08102010-1/2225.63.8.aspx
3.http://hdgmvietnam.org/ban-ton-giao-chinh-phu-den-tham-va-chuc-mung-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-nhan-dai-hoi-lan-thu-xi/2227.63.8.aspx
4.http://hdgmvietnam.org/nhat-ky-dai-hoi-lan-thu-xi-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-04–08102010-2/2228.63.8.aspx
(Source: Eglises d'Asie, 6 octobre 2010)
Synod priorities: Christians must remain in the Middle East, with a mission
Asia-News
10:22 06/10/2010
With only a few days to go until the assembly of bishops from the Middle East, the region is dominated by tensions between Sunnis and Shiites; stalemate between Israelis and Palestinians, persecution especially in Egypt. The Synod will also be able to make proposals for politics. But most of all it must reawaken the duty and mission of Christians in the Middle East: the freedom and right to offer witness to God's love in front of Jews and Muslims.
Beirut (AsiaNews) – With only a few days to go to the opening of the Synod of Bishops for the Middle East (October 10 to 24), the Vatican Press Office has published the list of invitees. Among them, invited as an expert, Fr. Samir Khalil Samir, a great friend and collaborator of AsiaNews. We asked him about the expectations aroused by the Synod.
Just as the Synod is about to begin, there is a growing tension in the region, both in Iran and in the relationship between Israelis and Palestinians. Will all this affect the Synod? The preparatory documents very explicitly state that the political situation and the Israeli-Palestinian conflict affects the lives of Christians with regards their economic prospects, emigration and their freedom.
Inter-Islamic conflict between Sunnis and Shiites
On closer inspection it is obvious that underlying the current tension in the Middle East is a troubling inter-Islamic conflict, namely the relationship between Sunnis and Shiites. The whole crux of the problem is concentrated on the UN’s international tribunal which is expected to publish the results of its investigation into the assassination of the late Lebanese Prime Minister Rafik Hariri by the end of December.
Apparently, Hezbollah appears to have had an active role in the assassination. And since Hezbollah is armed, even by the Lebanese army, it is threatening conflict. On the other hand, throughout the Arab Muslim world, no one wants to start a war, or a serious confrontation with Iran. Behind Hezbollah is, in fact, Iran. The problem therefore does not relate primarily to Christians, but Muslims against Muslims. And this gives Christians and Lebanon as a whole a breathing space.
Meanwhile, Syria is, as has become its tradition, batting for both teams: it is distancing itself from Hezbollah, making increasing overtures to the Saudi king, but then, as has been the case in recent days, putting Lebanese who do not belong to Hezbollah on trial for the assassination of Hariri.
For this very reason I hope that the situation will prove to be one of empty threats aimed at emerging strongest in the relationship between Sunnis and Shiites. Everyone is afraid, but nobody wants a war, moreover, it would be an internal affair of Islam, which would divide and weaken all involved.
The Israeli-Palestinian question
There is also a lot of ambiguity surrounding the Israeli-Palestinian issue. Israel on the one hand, will not accept a moratorium on settlements, and on the other, even among Israeli hawks, there are some who admit the possibility of a Palestinian state. This is the most reasonable proposal. Of course there are still some pressing issues to be resolved: Jerusalem, water, the return of Palestinian refugees, Israeli settlers in the West Bank.
If we really want peace, then we should at least put some principles on paper and then put them into practice: two states with clear borders. Unfortunately, Israel has never accepted the border issue, while on the Palestinian side there are still those who reject the very existence of Israel. The decision for two states is the most reasonable, while leaving some issues still under discussion: Jerusalem, some boundaries. Lately there have even been some who speak of a one state solution bringing together Israelis and Palestinians, but for now I think it is difficult, if not utopian. How far the two leaderships are prepared to walk along this path, I do not know. Are the two peoples able to overcome their religious and historical passion in favour of a political realism that takes all aspects into account? I do not know, only history will tell.
The Synod, however, from this point of view, can only offer the most realistic solution: the reasonable, taking into account the circumstances of the Israelis and the Palestinians. Currently it seems that the Arab countries are the most willing to take this step, the Palestinians will have to follow them because without the Arab countries, Palestine can not exist. But if Israel does not decide to stop the settlements, everything will go down the drain! I hope that on both the Palestinian side and Israeli side there are politicians with enough good sense, aided by the international community, to take action.
Staying, because we have a mission to carry out
Above all the Synod must serve to enhance awareness of the mission of Christians in the Middle East. Until now, many bishops have spoken about the situation of Christians from emigration and the emptying of the churches, to the violence, as inevitable. But Benedict XVI, during his trip to the Holy Land in May 2009, started to say that the task of Christians is to "stay" in the Middle East because they have a mission to carry out.
Certainly the problems between Christians and Muslims in this region are many and widespread. This is evident in Egypt. Here there is tension and conflict between Copts and Muslims everyday. In recent times there has been a sustained media attack against Anba Bishoi, the patriarchal vicar. The bishop apparently said that in the early Koran, the Gospel and Islamic faith had a lot in common, that the diverging aspects were later additions to this original version of the Koran. I do not know if the bishop really said these things, which in any case, pertain to the realms of scholasticism. But the accusation has become a pretext for street demonstrations. When basically what he says (or apparently said) shows the bishop’s desire for dialogue and sharing with Islam.
This illustrates an extremely tense situation between Christians and Muslims. But it is not the case in Lebanon, Syria, and Palestine. In Iraq it depends on the moment and often the persecution of Christians is a result of power struggle between Sunnis and Shiites.
However does the plight of Christians depend on politics and on this alone? Of course politics is what decides the orientation of any nation and is crucial for a small minority, as is the Christian minority. We note, however, that the Christian minorities in the Middle East can not be compared to Muslim minorities in Europe. These have been in Europe for several generations: Christians were in the Middle East before Islam, they are the region’s indigenous peoples.
A mission of love
The Pope’s discourses in the Holy Land and the preparatory document for the Synod seem to say to Christians: "stay until the very end." And above all, stay for a "reason": for a mission. Recently in meeting some Lebanese Christians, I saw that they pose themselves the question of mission.
The Church of Korea, a country with nearly two centuries of Christianity, sends 700 missionaries out into the world. This is highly significant for us Middle Eastern Churches with thousands of years of tradition. The Korean missionaries - including Protestants - are commonplace in Iraq, Egypt, and in other realities of the Middle East. Missionary awareness must be reassessed in the churches of the Middle East.
It should be clear that we must remain in this region on a mission of love: to help the local people discover the gospel of Jesus Christ, who is the most amazing thing to save the life of a human being, freeing people from every weight. This is not a question of proselytism, but a matter of justice; even Muslims are entitled to know the Gospel, as Christians have a right to know the Koran.
The Synod must spell this out clearly: do not be afraid, stay in the Middle East, but remain to proclaim the beauty of the gospel.
Days ago I was flying back to Beirut. The man sitting next to me wanted to talk to me at all costs, and so we talked for over two hours. He is a Sunni Muslim doctor from northern Lebanon and he wanted to know the meaning of the Christian Trinity. I explained that the meaning of the Trinity is that God is love. The message of the gospel is that God is not only the Almighty, the tremendous God who demands retribution, who crushes evil. God is love and sharing. And since we are created in His image, we also live in love and mercy. And my interlocutor told me that it would be nice if Christians spoke about this more clearly, because it would be to the benefit of the faithful of all religions.
The Synod will be effective to the extent that we implement it. A text - such as the one that will come out from the Synod – does not a revolution make. Rather it suggests to the Christians of this region that they must remain because they have a message to share. Maybe some believe they have no choice but to leave. But even in the West, this Christian will have the same mission.
This mission gives true meaning to life.
The support of the Church universal a service to all
In this mission we will be helped by other communities, the universal Church. Among those invited to the Synod, there are members of several organizations working for Christians in the Middle East: Aid to the Church in Need, Missio, Œuvre d'Orient, the Neocatechumenal Way, the Focolare movement, Sant'Egidio, Caritas, Communion and Liberation, etc.. ..
Their testimony is important. Caritas, Aid to the Church in Need, and others, come without being presumptuous and support the Church, but not exclusively. The Caritas in Lebanon or Egypt or Jordan, help Christians and Muslims equally. Several Muslims have entered the executive board of these associations. The Knights of Malta in Lebanon, open clinics in Shia, Sunni, Maronite villages, Catholic nuns are loved by Christians and Muslims because they welcome everyone with love. Catholic universities have a good percentage of Muslims students, often supported by grants offered by Catholics.
The Church bears witness that it does not belong to a sect, but to a worldwide community that seeks not power but service. Even the Vatican, which is often seen as a power, it is actually an ethical, political, charitable service for the churches and the world. I must say that in the Muslim world, there is not a similar openness: instead there is increasing closure, increasingly strong proselytism. The Church is an institution at the service of man.
Conclusion
In conclusion, the Synod's message to Christians is: we want to remain in the region to create together with Muslims, with anyone, a society for man. We are not a foreign body, but we belong to this land and we have something specific to offer, to build a more peaceful and more humane society.
To those among Catholics, including bishops, who say: These are beautiful words, but then what?. .. I answer, the words will bear fruit if we make them flourish. We are the actors that can make the words of the Synod a reality.
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Synod-priorities:-Christians-must-remain-in-the-Middle-East,-with-a-mission-19644.html)
Beirut (AsiaNews) – With only a few days to go to the opening of the Synod of Bishops for the Middle East (October 10 to 24), the Vatican Press Office has published the list of invitees. Among them, invited as an expert, Fr. Samir Khalil Samir, a great friend and collaborator of AsiaNews. We asked him about the expectations aroused by the Synod.
Just as the Synod is about to begin, there is a growing tension in the region, both in Iran and in the relationship between Israelis and Palestinians. Will all this affect the Synod? The preparatory documents very explicitly state that the political situation and the Israeli-Palestinian conflict affects the lives of Christians with regards their economic prospects, emigration and their freedom.
Inter-Islamic conflict between Sunnis and Shiites
On closer inspection it is obvious that underlying the current tension in the Middle East is a troubling inter-Islamic conflict, namely the relationship between Sunnis and Shiites. The whole crux of the problem is concentrated on the UN’s international tribunal which is expected to publish the results of its investigation into the assassination of the late Lebanese Prime Minister Rafik Hariri by the end of December.
Apparently, Hezbollah appears to have had an active role in the assassination. And since Hezbollah is armed, even by the Lebanese army, it is threatening conflict. On the other hand, throughout the Arab Muslim world, no one wants to start a war, or a serious confrontation with Iran. Behind Hezbollah is, in fact, Iran. The problem therefore does not relate primarily to Christians, but Muslims against Muslims. And this gives Christians and Lebanon as a whole a breathing space.
Meanwhile, Syria is, as has become its tradition, batting for both teams: it is distancing itself from Hezbollah, making increasing overtures to the Saudi king, but then, as has been the case in recent days, putting Lebanese who do not belong to Hezbollah on trial for the assassination of Hariri.
For this very reason I hope that the situation will prove to be one of empty threats aimed at emerging strongest in the relationship between Sunnis and Shiites. Everyone is afraid, but nobody wants a war, moreover, it would be an internal affair of Islam, which would divide and weaken all involved.
The Israeli-Palestinian question
There is also a lot of ambiguity surrounding the Israeli-Palestinian issue. Israel on the one hand, will not accept a moratorium on settlements, and on the other, even among Israeli hawks, there are some who admit the possibility of a Palestinian state. This is the most reasonable proposal. Of course there are still some pressing issues to be resolved: Jerusalem, water, the return of Palestinian refugees, Israeli settlers in the West Bank.
If we really want peace, then we should at least put some principles on paper and then put them into practice: two states with clear borders. Unfortunately, Israel has never accepted the border issue, while on the Palestinian side there are still those who reject the very existence of Israel. The decision for two states is the most reasonable, while leaving some issues still under discussion: Jerusalem, some boundaries. Lately there have even been some who speak of a one state solution bringing together Israelis and Palestinians, but for now I think it is difficult, if not utopian. How far the two leaderships are prepared to walk along this path, I do not know. Are the two peoples able to overcome their religious and historical passion in favour of a political realism that takes all aspects into account? I do not know, only history will tell.
The Synod, however, from this point of view, can only offer the most realistic solution: the reasonable, taking into account the circumstances of the Israelis and the Palestinians. Currently it seems that the Arab countries are the most willing to take this step, the Palestinians will have to follow them because without the Arab countries, Palestine can not exist. But if Israel does not decide to stop the settlements, everything will go down the drain! I hope that on both the Palestinian side and Israeli side there are politicians with enough good sense, aided by the international community, to take action.
Staying, because we have a mission to carry out
Above all the Synod must serve to enhance awareness of the mission of Christians in the Middle East. Until now, many bishops have spoken about the situation of Christians from emigration and the emptying of the churches, to the violence, as inevitable. But Benedict XVI, during his trip to the Holy Land in May 2009, started to say that the task of Christians is to "stay" in the Middle East because they have a mission to carry out.
Certainly the problems between Christians and Muslims in this region are many and widespread. This is evident in Egypt. Here there is tension and conflict between Copts and Muslims everyday. In recent times there has been a sustained media attack against Anba Bishoi, the patriarchal vicar. The bishop apparently said that in the early Koran, the Gospel and Islamic faith had a lot in common, that the diverging aspects were later additions to this original version of the Koran. I do not know if the bishop really said these things, which in any case, pertain to the realms of scholasticism. But the accusation has become a pretext for street demonstrations. When basically what he says (or apparently said) shows the bishop’s desire for dialogue and sharing with Islam.
This illustrates an extremely tense situation between Christians and Muslims. But it is not the case in Lebanon, Syria, and Palestine. In Iraq it depends on the moment and often the persecution of Christians is a result of power struggle between Sunnis and Shiites.
However does the plight of Christians depend on politics and on this alone? Of course politics is what decides the orientation of any nation and is crucial for a small minority, as is the Christian minority. We note, however, that the Christian minorities in the Middle East can not be compared to Muslim minorities in Europe. These have been in Europe for several generations: Christians were in the Middle East before Islam, they are the region’s indigenous peoples.
A mission of love
The Pope’s discourses in the Holy Land and the preparatory document for the Synod seem to say to Christians: "stay until the very end." And above all, stay for a "reason": for a mission. Recently in meeting some Lebanese Christians, I saw that they pose themselves the question of mission.
The Church of Korea, a country with nearly two centuries of Christianity, sends 700 missionaries out into the world. This is highly significant for us Middle Eastern Churches with thousands of years of tradition. The Korean missionaries - including Protestants - are commonplace in Iraq, Egypt, and in other realities of the Middle East. Missionary awareness must be reassessed in the churches of the Middle East.
It should be clear that we must remain in this region on a mission of love: to help the local people discover the gospel of Jesus Christ, who is the most amazing thing to save the life of a human being, freeing people from every weight. This is not a question of proselytism, but a matter of justice; even Muslims are entitled to know the Gospel, as Christians have a right to know the Koran.
The Synod must spell this out clearly: do not be afraid, stay in the Middle East, but remain to proclaim the beauty of the gospel.
Days ago I was flying back to Beirut. The man sitting next to me wanted to talk to me at all costs, and so we talked for over two hours. He is a Sunni Muslim doctor from northern Lebanon and he wanted to know the meaning of the Christian Trinity. I explained that the meaning of the Trinity is that God is love. The message of the gospel is that God is not only the Almighty, the tremendous God who demands retribution, who crushes evil. God is love and sharing. And since we are created in His image, we also live in love and mercy. And my interlocutor told me that it would be nice if Christians spoke about this more clearly, because it would be to the benefit of the faithful of all religions.
The Synod will be effective to the extent that we implement it. A text - such as the one that will come out from the Synod – does not a revolution make. Rather it suggests to the Christians of this region that they must remain because they have a message to share. Maybe some believe they have no choice but to leave. But even in the West, this Christian will have the same mission.
This mission gives true meaning to life.
The support of the Church universal a service to all
In this mission we will be helped by other communities, the universal Church. Among those invited to the Synod, there are members of several organizations working for Christians in the Middle East: Aid to the Church in Need, Missio, Œuvre d'Orient, the Neocatechumenal Way, the Focolare movement, Sant'Egidio, Caritas, Communion and Liberation, etc.. ..
Their testimony is important. Caritas, Aid to the Church in Need, and others, come without being presumptuous and support the Church, but not exclusively. The Caritas in Lebanon or Egypt or Jordan, help Christians and Muslims equally. Several Muslims have entered the executive board of these associations. The Knights of Malta in Lebanon, open clinics in Shia, Sunni, Maronite villages, Catholic nuns are loved by Christians and Muslims because they welcome everyone with love. Catholic universities have a good percentage of Muslims students, often supported by grants offered by Catholics.
The Church bears witness that it does not belong to a sect, but to a worldwide community that seeks not power but service. Even the Vatican, which is often seen as a power, it is actually an ethical, political, charitable service for the churches and the world. I must say that in the Muslim world, there is not a similar openness: instead there is increasing closure, increasingly strong proselytism. The Church is an institution at the service of man.
Conclusion
In conclusion, the Synod's message to Christians is: we want to remain in the region to create together with Muslims, with anyone, a society for man. We are not a foreign body, but we belong to this land and we have something specific to offer, to build a more peaceful and more humane society.
To those among Catholics, including bishops, who say: These are beautiful words, but then what?. .. I answer, the words will bear fruit if we make them flourish. We are the actors that can make the words of the Synod a reality.
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Synod-priorities:-Christians-must-remain-in-the-Middle-East,-with-a-mission-19644.html)
Vatican spokesman urges credibility, transparency in response to controversy
Catholic News Agency
16:07 06/10/2010
Rome, Italy, Oct 6, 2010 / 12:49 pm (CNA/EWTN News).- In being truthful, transparent and loyal, the Church will be able to renew and purify itself from moral problems, Fr. Federico Lombardi said as he listed the Church's priorities for responding to controversy at a conference on Tuesday.
The Vatican's spokesman, Fr. Federico Lombardi, addressed the Pontifical Council for Social Communication's Catholic Press Congress on Tuesday afternoon. His address was delivered as part of a series of presentations made by panel members who examined the topic "Ecclesial Communion and Controversies. Freedom of Expression and the Truth of the Church."
After describing some of the ways the Holy See's communications operations have adapted to a faster, more diverse and highly globalized news environment, he asserted that a strong grasp of the "correct 'hierarchy' of themes" is necessary for understanding the place of the different debates within the Church.
Topping the list of "essential priorities" for the Church, he explained, are matters relating to "God and the religious dimension of man (faith as a friend of reason), Jesus Christ who reveals to us the true face of God (God is love), and ecumenism as loyalty to the command of Christ."
The final two priorities of Church communication, Fr. Lombardi said, are "the dialogue between religions to feed the transcendent dimension of life (and) the commitment to translating the faith into works of charity and solidarity for the construction of an integral development."
This sequence of themes offers a "positive, substantial and rich message" in today's context, which is marked by the loss of "essential points of reference" in society. These priorities also serve as a "counter-current in the secularized world," observed Fr. Lombardi.
In this context where the Church is often "unarmed," he underscored the importance of focusing on these central themes, "on which converge the serious attentions of the Catholic press and of secular communications concerned for the destiny of the person and of humanity."
Fr. Lombardi said that beyond this "central content," the "credibility of the messenger," whether a person or an institution, is also "essential."
Posing the two most recent Popes as examples of this credibility, he noted that institutionally, as a result of cases of sexual abuse, there has been "a great loss of faith in the Church - in part justified, in part caused by the negative and partial presentation of the problems."
These damages, he added in reference to Benedict XVI's words, can be "compensated by a 'good' if the direction of profound purification and renewal is continued so that this wound is overcome in a stable way.
“One of the dimensions of 'overcoming'," he explained, "is the veracity, the transparency, the loyalty to see and confront the moral problems of the institution."
Noting the heightened public sensitivity to issues of "sex and money," he said that "a credible Church in the face of the world is a poor and honest Church in the use of assets, capable of accounting for such use, integrated loyally and legally in the network of economic and financial relationships, without anything to hide."
The Vatican's "bank," the Institute for Works of Religion (IOR), has been under investigation by Italian authorities since last month after it was seen that several transactions between IOR accounts at different international banks did not follow standard European procedures.
Fr. Lombardi assured everyone that he is certain of the "upright intentions" of those in charge of the Vatican's economic institutions, but ceded that there is still some work to be done to show the public the "correctness" of these operations.
The Vatican's spokesman, Fr. Federico Lombardi, addressed the Pontifical Council for Social Communication's Catholic Press Congress on Tuesday afternoon. His address was delivered as part of a series of presentations made by panel members who examined the topic "Ecclesial Communion and Controversies. Freedom of Expression and the Truth of the Church."
After describing some of the ways the Holy See's communications operations have adapted to a faster, more diverse and highly globalized news environment, he asserted that a strong grasp of the "correct 'hierarchy' of themes" is necessary for understanding the place of the different debates within the Church.
Topping the list of "essential priorities" for the Church, he explained, are matters relating to "God and the religious dimension of man (faith as a friend of reason), Jesus Christ who reveals to us the true face of God (God is love), and ecumenism as loyalty to the command of Christ."
The final two priorities of Church communication, Fr. Lombardi said, are "the dialogue between religions to feed the transcendent dimension of life (and) the commitment to translating the faith into works of charity and solidarity for the construction of an integral development."
This sequence of themes offers a "positive, substantial and rich message" in today's context, which is marked by the loss of "essential points of reference" in society. These priorities also serve as a "counter-current in the secularized world," observed Fr. Lombardi.
In this context where the Church is often "unarmed," he underscored the importance of focusing on these central themes, "on which converge the serious attentions of the Catholic press and of secular communications concerned for the destiny of the person and of humanity."
Fr. Lombardi said that beyond this "central content," the "credibility of the messenger," whether a person or an institution, is also "essential."
Posing the two most recent Popes as examples of this credibility, he noted that institutionally, as a result of cases of sexual abuse, there has been "a great loss of faith in the Church - in part justified, in part caused by the negative and partial presentation of the problems."
These damages, he added in reference to Benedict XVI's words, can be "compensated by a 'good' if the direction of profound purification and renewal is continued so that this wound is overcome in a stable way.
“One of the dimensions of 'overcoming'," he explained, "is the veracity, the transparency, the loyalty to see and confront the moral problems of the institution."
Noting the heightened public sensitivity to issues of "sex and money," he said that "a credible Church in the face of the world is a poor and honest Church in the use of assets, capable of accounting for such use, integrated loyally and legally in the network of economic and financial relationships, without anything to hide."
The Vatican's "bank," the Institute for Works of Religion (IOR), has been under investigation by Italian authorities since last month after it was seen that several transactions between IOR accounts at different international banks did not follow standard European procedures.
Fr. Lombardi assured everyone that he is certain of the "upright intentions" of those in charge of the Vatican's economic institutions, but ceded that there is still some work to be done to show the public the "correctness" of these operations.
Vietnamese bishops face criticism from loyal Catholic activists
Catholic World News
16:13 06/10/2010
The Catholic bishops of Vietnam discussed the criticism they have encountered among lay Catholics during a meeting of the episcopal conference this week. Bishop Joseph Nguyen Chi Linh, the vice President of the episcopal conference, said that the public criticism is “an unprecedented phenomenon in the history of the Church in Vietnam.”
Catholic activists in Vietnam have questioned the bishops for their unwillingness to adopt a confrontational attitude toward the nation’s government, particularly on issues such as abortion and on the government’s seizure of property from the Church. The criticism escalated in April of this year, when Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet resigned from his post as Archbishop of Hanoi. Lay Catholics feared that the archbishop was removed at the demand of the Vietnamese government. (Although his resignation was attributed to health reasons, he has shown no sign of serious medical problems.)
Faced with steady opposition from the Communist government, the Catholic Church has seen a slower rate of growth in membership in recent years. The Vatican has been negotiating quietly with the government, to end restrictions on Church activities and move toward resumption of diplomatic relations between Vietnam and the Holy See.
Catholic activists in Vietnam have questioned the bishops for their unwillingness to adopt a confrontational attitude toward the nation’s government, particularly on issues such as abortion and on the government’s seizure of property from the Church. The criticism escalated in April of this year, when Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet resigned from his post as Archbishop of Hanoi. Lay Catholics feared that the archbishop was removed at the demand of the Vietnamese government. (Although his resignation was attributed to health reasons, he has shown no sign of serious medical problems.)
Faced with steady opposition from the Communist government, the Catholic Church has seen a slower rate of growth in membership in recent years. The Vatican has been negotiating quietly with the government, to end restrictions on Church activities and move toward resumption of diplomatic relations between Vietnam and the Holy See.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam mừng lễ cha thánh
Nguyễn Trọng Đa
08:32 06/10/2010
SAIGON - Sáng ngày thứ hai 4-10-2010, Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam, Tu viện Phanxicô Đakao và Giáo xứ Phanxicô Đakao mừng lễ cha thánh Phanxicô, Đấng sáng lập Dòng Nhất, Dòng Nhì Clara và Dòng Phan Sinh tại Thế (tức là Dòng Ba). Tham dự thánh lễ trong buổi sáng đẹp trời, có khoảng 600 anh chị em thuộc đủ màu áo, từ nâu, đen, trắng đến màu xám, màu lam của nhiều Dòng tu nam nữ, anh chị em Phan Sinh tại thế, anh chị em Cựu Phan sinh (cựu chủng sinh Dòng Phanxicô) và giáo dân tại Thành phố.
Xem hình ảnh
Sân nhà thờ càng lúc càng đông người. Tiếng chào nhau và nói chuyện cười đùa vui vẻ, toát lên tinh thần Phan sinh đơn sơ dễ mến. Đúng 9g, thánh lễ giỗ Tổ bắt đầu do cha Phanxicô Xavier Vũ Phan Long, Giám tỉnh, chủ sự và giảng lễ. Đoàn đồng tế khoảng 27 linh mục, trong đó có cha Tổng đại diện Tổng Giáo phận và một số linh mục triều. Ca đoàn các thầy Học viện Phanxicô phụ trách hát lễ, thay vì ca đoàn Quê Hương của cha nhạc sĩ Xuân Thảo hát lễ như các năm trước.
Mở đầu bài giảng với chủ đề “Con đường thánh Phanxicô đặc biệt ra sao đối với chúng ta”, cha chủ tế nói: “Mỗi khi tự hỏi con đường của cha thánh Phanxicô đặc biệt ở chỗ nào, dường như chúng ta lại được đưa tới tận con người của ngài, để rồi thấy con đường của ngài đặc biệt, bởi vì bản thân ngài đặc biệt. Thật ra, mỗi kiểu sống thiêng liêng đều chỉ là một cố gắng đón nhận nghiêm túc và sống chân thành hơn Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô; linh đạo Phan sinh cũng không phải là một luật trừ. Nhưng có điều gì đó nơi thánh Phanxicô và nơi cách thức ngài sống Tin Mừng khiến ngài có một sức thu hút không sao cưỡng lại. Ngài dám sống Tin Mừng theo cách mà bất cứ ai trong chúng ta cũng muốn sống. Ngài yêu mến Đức Giêsu theo cách bất cứ ai cũng muốn yêu mến. Chỉ có điều ngài thì làm, chúng ta thì chỉ muốn làm! Thế là ngài cho thấy được Thiên Chúa thật sự rất đáng yêu và yêu thương Thiên Chúa thì đời chúng ta vui lắm; còn chúng ta thì không !”
Cha nói tiếp: “Còn thêm một điều quan trọng nữa. Thánh Phanxicô không bị lừa dối bởi những cái mặt nạ tôi đang đeo, ngài biết và ngài yêu thương chính con người tôi. Ngài làm cho tôi cảm thấy tôi được yêu thương; ngài làm cho tôi cảm thấy tôi có giá trị, tôi có khả năng tạo niềm vui, tôi cũng đáng quan tâm, và tôi cũng đầy tiềm năng. Ngài tác động được như thế trên chúng ta, Người Nghèo Bé Nhỏ thành Assisi ấy, và đó là lý do vì sao rất nhiều người coi ngài như là cái mẫu về hình ảnh mà họ cũng có thể trở thành. Bất cứ ai đến với thánh Phanxicô, đều thấy ngài là một người bạn và một người anh có khả năng chỉ cho biết sống cho ra người là sống thế nào, sống là nhắm tới điều gì, điều gì là giá trị thật.”
“Nói ra những điều này, chúng ta cảm thấy lãng mạn quá, và quả thật, lãng mạn lắm đấy, nếu như không để ý đến những yêu cầu ngài gửi đến cho chúng ta. Điều này na ná như người ta nghĩ đến lòng nhân hậu của người cha trong Tin Mừng Lc: người cha đón cả đứa con đi hoang lẫn đưa con đàng hoàng, nhưng lại quên mất các đòi hỏi sau đó. Vậy ta không thể nào thấy mình có liên hệ huyết thống với cha thánh Phanxicô mà lại không thấy là phải nhìn lại đời sống mình và thay đổi một điều gì đó. Nói vô phép, có khi chúng ta lý luận vòng vo về Đức Giêsu, rồi bỏ lơ Người luôn, bởi vì Đức Giêsu còn có những nét cao xa hơn chúng ta. Còn Phanxicô thì là người giống như chúng ta. Ngài sống thế nào, chúng ta cũng có thể trở thành như thế. Và chính thách đố của đời sống ngài lại thu hút chúng ta. Chúng ta có cảm tưởng là Người Nghèo Assisi đã đi đúng đường, còn chúng ta thì đi sai đường!”
“Phanxicô hiểu và sống sự hòa giải mà Đức Giêsu đã kiến tạo được giữa chúng ta và Thiên Chúa, giữa chúng ta và các thọ tạo, giữa chúng ta với chính mình. Suốt đời, ngài chọn sự hòa giải này, cộng tác vào sự hòa giải này. Phanxicô trở nên một với Thiên Chúa qua một tiến trình khó khăn, đó là cũng cố gắng trở nên một với chính mình ngài và nên một với muôn loài thọ tạo. Và ngài đã làm điều đó theo con đường duy nhất, cách thức duy nhất ngài biết: bước theo dấu chân của Đức Giêsu, và sẵn sàng thực hiện bất cứ điều gì Đức Giêsu đã thực hiện.”
“Con người độc đáo ấy lại không bao giờ đi theo sáng kiến riêng; sáng kiến là của Thiên Chúa. Chính Chúa dẫn ngài đến với người phong cùi, chính Chúa ban cho ngài có anh em, chính Chúa nói với ngài qua Phúc Âm. Do đó, không bao giờ thấy được một Phanxicô đứng trước mặt người khác, vỗ ngực mà nói rằng: A! Điều đó là do sáng kiến của tôi đấy!”
“Bất cứ lúc nào Phanxicô cũng sẵn sàng đi đến bất cứ nơi nào Chúa dẫn ngài đến, đó là những nơi và những lúc, biết được, là chúng ta căng thẳng ngay, cưỡng lại, lý luận quanh co. Sự căng thẳng trong đời sống chúng ta thường do chúng ta kéo trì lại chuyển động của con tim chúng ta, kềm lại xu hướng bột phát của chúng ta là sẵn sàng đi theo con đường và bước theo Thiên Chúa đến nơi nào Người dẫn chúng ta. Bởi vì chúng ta sợ, chúng ta đứng với những người đang sợ, trong khi Phanxicô thì chẳng sợ gì, ngài cứ đi tới trên con đường đáng sợ, trên đó ngài gặp tất cả các thọ tạo đã có lúc tưởng là kẻ thù, thật ra lại là những người bạn nhờ sự hòa giải Đức Kitô đã thực hiện. Thật vậy, con đường Phanxicô theo là con đường đưa tới hiệp thông với những kẻ mà ta nghĩ là thù địch. Đó là con đường học lại cách sống với con sư tử và con rắn đang nằm trong tim và trong những khu rừng đen tối là cuộc sống chung quanh chúng ta. Con đường này đáng sợ vì bắt ta phải sống thật con người mình, chứ không chấp nhận những thứ mặt nạ anh hùng.”
Kết thúc bài giảng, cha chủ tế nói: “Điều hoàn toàn có một không hai nơi cha thánh Phanxicô, đó là ngài thật sự làm điều chúng ta chỉ muốn làm thôi, và ngài làm cách đơn sơ và hồn nhiên, khiến chúng ta biết rằng chúng ta cũng đã có thể làm như thế, nếu chúng ta bắt tay vào. Hôm nay thế giới vẫn cần những Phanxicô dám sống, dám làm, hơn là chỉ nói và ước muốn.”
Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha chủ tế đã cám ơn cha Tổng Đại diện, các Dòng tu nam nữ, các hội đoàn, ông bà cố của các linh mục, tu sĩ trong Tỉnh dòng, cha chánh xứ giáo xứ Phanxicô, Ban Hành giáo của Giáo xứ, và tất cả những người đã đến tham dự Thánh lễ và góp phần tích cực vào việc tổ chức trọng thể ngày giỗ Tổ. Đặc biệt cha cám ơn ca đoàn các thầy Học viện Phanxicô đã hát “rất khỏe”, giúp cộng đồng thêm sốt sắng cầu nguyện. Cộng đoàn phụng vụ cùng hát bài thân thương Kinh Hòa Bình của cha Kim Long phổ nhạc, để kết thúc Thánh lễ.
Mọi người xuống sân, nhận mỗi người một phần quà như là lộc của cha Thánh trong ngày lễ, và chia tay nhau ra về.
Trước đó ngày chủ nhật 3-10, giáo xứ Phanxicô đã tổ chức lễ thánh bổn mạng Phanxicô. Cuối thánh lễ cha xứ Giuse Phạm Văn Bình nói rằng ở Việt Nam chưa có một tục tốt đẹp trong ngày lễ thánh Phanxicô như ở các nước, đó là ban phép lành cho các con vật giáo dân mang tới. Tuy nhiên, nhân lễ này, Giáo xứ phóng sinh một số chim như để nói lên tình thương đối với mọi tạo vật của cha thánh. Cha xứ mở lồng chim cầm trên tay, từng con chim lần lượt bay ra, nhưng cũng có con cứ tìm đường mãi mà lâu mới ra được, trước sự vỗ tay nồng nhiệt của công đoàn dự thánh lễ, Buổi tối, lúc 19g15’, diễn ra đêm văn nghệ giáo xứ, với sự góp mặt của các cây nhà lá vườn và một số ca sĩ Công giáo nổi tiếng thánh phố.
Chủ nhật tới, 10-10, anh chị em Cựu Phan Sinh sẽ mừng giỗ Tổ, lễ cha thánh Phanxicô, tại Học viện Phanxicô, quân 9. Đây là dịp thường lệ hàng năm để anh chị em gặp gỡ nhau, mừng lễ cha Thánh, và nói lên lòng biết ơn Tỉnh Dòng vì quãng đời niên thiếu của mình được các cha các thầy của Dòng huấn luyện và dạy dỗ chu đáo.
Được biết hiện nay Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam có 218 cha và thầy, trong đó có 15 tập sinh.
Xem hình ảnh
Sân nhà thờ càng lúc càng đông người. Tiếng chào nhau và nói chuyện cười đùa vui vẻ, toát lên tinh thần Phan sinh đơn sơ dễ mến. Đúng 9g, thánh lễ giỗ Tổ bắt đầu do cha Phanxicô Xavier Vũ Phan Long, Giám tỉnh, chủ sự và giảng lễ. Đoàn đồng tế khoảng 27 linh mục, trong đó có cha Tổng đại diện Tổng Giáo phận và một số linh mục triều. Ca đoàn các thầy Học viện Phanxicô phụ trách hát lễ, thay vì ca đoàn Quê Hương của cha nhạc sĩ Xuân Thảo hát lễ như các năm trước.
Mở đầu bài giảng với chủ đề “Con đường thánh Phanxicô đặc biệt ra sao đối với chúng ta”, cha chủ tế nói: “Mỗi khi tự hỏi con đường của cha thánh Phanxicô đặc biệt ở chỗ nào, dường như chúng ta lại được đưa tới tận con người của ngài, để rồi thấy con đường của ngài đặc biệt, bởi vì bản thân ngài đặc biệt. Thật ra, mỗi kiểu sống thiêng liêng đều chỉ là một cố gắng đón nhận nghiêm túc và sống chân thành hơn Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô; linh đạo Phan sinh cũng không phải là một luật trừ. Nhưng có điều gì đó nơi thánh Phanxicô và nơi cách thức ngài sống Tin Mừng khiến ngài có một sức thu hút không sao cưỡng lại. Ngài dám sống Tin Mừng theo cách mà bất cứ ai trong chúng ta cũng muốn sống. Ngài yêu mến Đức Giêsu theo cách bất cứ ai cũng muốn yêu mến. Chỉ có điều ngài thì làm, chúng ta thì chỉ muốn làm! Thế là ngài cho thấy được Thiên Chúa thật sự rất đáng yêu và yêu thương Thiên Chúa thì đời chúng ta vui lắm; còn chúng ta thì không !”
Cha nói tiếp: “Còn thêm một điều quan trọng nữa. Thánh Phanxicô không bị lừa dối bởi những cái mặt nạ tôi đang đeo, ngài biết và ngài yêu thương chính con người tôi. Ngài làm cho tôi cảm thấy tôi được yêu thương; ngài làm cho tôi cảm thấy tôi có giá trị, tôi có khả năng tạo niềm vui, tôi cũng đáng quan tâm, và tôi cũng đầy tiềm năng. Ngài tác động được như thế trên chúng ta, Người Nghèo Bé Nhỏ thành Assisi ấy, và đó là lý do vì sao rất nhiều người coi ngài như là cái mẫu về hình ảnh mà họ cũng có thể trở thành. Bất cứ ai đến với thánh Phanxicô, đều thấy ngài là một người bạn và một người anh có khả năng chỉ cho biết sống cho ra người là sống thế nào, sống là nhắm tới điều gì, điều gì là giá trị thật.”
“Nói ra những điều này, chúng ta cảm thấy lãng mạn quá, và quả thật, lãng mạn lắm đấy, nếu như không để ý đến những yêu cầu ngài gửi đến cho chúng ta. Điều này na ná như người ta nghĩ đến lòng nhân hậu của người cha trong Tin Mừng Lc: người cha đón cả đứa con đi hoang lẫn đưa con đàng hoàng, nhưng lại quên mất các đòi hỏi sau đó. Vậy ta không thể nào thấy mình có liên hệ huyết thống với cha thánh Phanxicô mà lại không thấy là phải nhìn lại đời sống mình và thay đổi một điều gì đó. Nói vô phép, có khi chúng ta lý luận vòng vo về Đức Giêsu, rồi bỏ lơ Người luôn, bởi vì Đức Giêsu còn có những nét cao xa hơn chúng ta. Còn Phanxicô thì là người giống như chúng ta. Ngài sống thế nào, chúng ta cũng có thể trở thành như thế. Và chính thách đố của đời sống ngài lại thu hút chúng ta. Chúng ta có cảm tưởng là Người Nghèo Assisi đã đi đúng đường, còn chúng ta thì đi sai đường!”
“Phanxicô hiểu và sống sự hòa giải mà Đức Giêsu đã kiến tạo được giữa chúng ta và Thiên Chúa, giữa chúng ta và các thọ tạo, giữa chúng ta với chính mình. Suốt đời, ngài chọn sự hòa giải này, cộng tác vào sự hòa giải này. Phanxicô trở nên một với Thiên Chúa qua một tiến trình khó khăn, đó là cũng cố gắng trở nên một với chính mình ngài và nên một với muôn loài thọ tạo. Và ngài đã làm điều đó theo con đường duy nhất, cách thức duy nhất ngài biết: bước theo dấu chân của Đức Giêsu, và sẵn sàng thực hiện bất cứ điều gì Đức Giêsu đã thực hiện.”
“Con người độc đáo ấy lại không bao giờ đi theo sáng kiến riêng; sáng kiến là của Thiên Chúa. Chính Chúa dẫn ngài đến với người phong cùi, chính Chúa ban cho ngài có anh em, chính Chúa nói với ngài qua Phúc Âm. Do đó, không bao giờ thấy được một Phanxicô đứng trước mặt người khác, vỗ ngực mà nói rằng: A! Điều đó là do sáng kiến của tôi đấy!”
“Bất cứ lúc nào Phanxicô cũng sẵn sàng đi đến bất cứ nơi nào Chúa dẫn ngài đến, đó là những nơi và những lúc, biết được, là chúng ta căng thẳng ngay, cưỡng lại, lý luận quanh co. Sự căng thẳng trong đời sống chúng ta thường do chúng ta kéo trì lại chuyển động của con tim chúng ta, kềm lại xu hướng bột phát của chúng ta là sẵn sàng đi theo con đường và bước theo Thiên Chúa đến nơi nào Người dẫn chúng ta. Bởi vì chúng ta sợ, chúng ta đứng với những người đang sợ, trong khi Phanxicô thì chẳng sợ gì, ngài cứ đi tới trên con đường đáng sợ, trên đó ngài gặp tất cả các thọ tạo đã có lúc tưởng là kẻ thù, thật ra lại là những người bạn nhờ sự hòa giải Đức Kitô đã thực hiện. Thật vậy, con đường Phanxicô theo là con đường đưa tới hiệp thông với những kẻ mà ta nghĩ là thù địch. Đó là con đường học lại cách sống với con sư tử và con rắn đang nằm trong tim và trong những khu rừng đen tối là cuộc sống chung quanh chúng ta. Con đường này đáng sợ vì bắt ta phải sống thật con người mình, chứ không chấp nhận những thứ mặt nạ anh hùng.”
Kết thúc bài giảng, cha chủ tế nói: “Điều hoàn toàn có một không hai nơi cha thánh Phanxicô, đó là ngài thật sự làm điều chúng ta chỉ muốn làm thôi, và ngài làm cách đơn sơ và hồn nhiên, khiến chúng ta biết rằng chúng ta cũng đã có thể làm như thế, nếu chúng ta bắt tay vào. Hôm nay thế giới vẫn cần những Phanxicô dám sống, dám làm, hơn là chỉ nói và ước muốn.”
Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha chủ tế đã cám ơn cha Tổng Đại diện, các Dòng tu nam nữ, các hội đoàn, ông bà cố của các linh mục, tu sĩ trong Tỉnh dòng, cha chánh xứ giáo xứ Phanxicô, Ban Hành giáo của Giáo xứ, và tất cả những người đã đến tham dự Thánh lễ và góp phần tích cực vào việc tổ chức trọng thể ngày giỗ Tổ. Đặc biệt cha cám ơn ca đoàn các thầy Học viện Phanxicô đã hát “rất khỏe”, giúp cộng đồng thêm sốt sắng cầu nguyện. Cộng đoàn phụng vụ cùng hát bài thân thương Kinh Hòa Bình của cha Kim Long phổ nhạc, để kết thúc Thánh lễ.
Mọi người xuống sân, nhận mỗi người một phần quà như là lộc của cha Thánh trong ngày lễ, và chia tay nhau ra về.
Trước đó ngày chủ nhật 3-10, giáo xứ Phanxicô đã tổ chức lễ thánh bổn mạng Phanxicô. Cuối thánh lễ cha xứ Giuse Phạm Văn Bình nói rằng ở Việt Nam chưa có một tục tốt đẹp trong ngày lễ thánh Phanxicô như ở các nước, đó là ban phép lành cho các con vật giáo dân mang tới. Tuy nhiên, nhân lễ này, Giáo xứ phóng sinh một số chim như để nói lên tình thương đối với mọi tạo vật của cha thánh. Cha xứ mở lồng chim cầm trên tay, từng con chim lần lượt bay ra, nhưng cũng có con cứ tìm đường mãi mà lâu mới ra được, trước sự vỗ tay nồng nhiệt của công đoàn dự thánh lễ, Buổi tối, lúc 19g15’, diễn ra đêm văn nghệ giáo xứ, với sự góp mặt của các cây nhà lá vườn và một số ca sĩ Công giáo nổi tiếng thánh phố.
Chủ nhật tới, 10-10, anh chị em Cựu Phan Sinh sẽ mừng giỗ Tổ, lễ cha thánh Phanxicô, tại Học viện Phanxicô, quân 9. Đây là dịp thường lệ hàng năm để anh chị em gặp gỡ nhau, mừng lễ cha Thánh, và nói lên lòng biết ơn Tỉnh Dòng vì quãng đời niên thiếu của mình được các cha các thầy của Dòng huấn luyện và dạy dỗ chu đáo.
Được biết hiện nay Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam có 218 cha và thầy, trong đó có 15 tập sinh.
Hội Mân Côi giáo họ Định Quán mừng lễ Quan Thầy
Gioan Đình Sơn
08:39 06/10/2010
Hôm nay, ngày 3 tháng 10 năm 2010, Hội Mân Côi giáo họ Định Quán- Giáo xứ La Phù đã có nhiều chương trình thiết thực và ý nghĩa để mừng ngày lễ bổn mạng của Hội.
Từ sáng sớm đã thấp thoáng những tà áo dài thướt tha tiến về khu vực nhà thờ giáo họ. Nhiều chị mặc dù đi làm xa như: Hà Nội, Thường Tín… nhưng vẫn thu xếp công việc để về dự ngày lễ quan thầy.
Vào hồi 8 giờ 30 phút, các chị bắt đầu tĩnh tâm và dọn mình xưng tội. Dịp tĩnh tâm lần này, thầy xứ Gioan đã giúp các chị tìm hiểu về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của Kinh Mân Côi. Sau đó, thầy trình bày về hành trình đức tin của Đức Maria được nói đến trong Tin Mừng: Nếu đọc Tin Mừng, ta thấy hành trình đức tin của Mẹ không hề bằng phẳng, êm xuôi, dễ dàng. Vì yêu thương, Thiên Chúa đã thanh luyện Mẹ để Tin và bước theo Chúa.
- Cuộc thanh luyện thứ nhất: Thiên Chúa mời gọi Mẹ bỏ chương trình riêng để sống theo chương trình của Thiên Chúa.
- Cuộc thanh luyện thứ hai: Thiên Chúa đã gửi đến cuộc đời Mẹ nhiều khổ đau. Đầu tiên là Mẹ bị Thánh Giuse nghi ngờ, kế đến là chịu nỗi bần cùng khi sinh hạ con trai, tiếp đên là trốn Vua Hêrôđê khi con còn qúa nhỏ.
- Cuộc thanh luyện thứ ba: Đức Maria bị rứt lìa khỏi Chúa Giêsu, đứa con quý giá hơn chính mạng sống của Mẹ.
Qua việc ôn lại hành trình đức tin cuả Mẹ, mỗi người hãy nhìn gương Mẹ và học theo Mẹ đã chiến thắng chính bản thân, vượt qua những gian nan thử thách để đạt tới đích điểm của hành trình đức tin.
Đến 10 giờ, cha xứ Ant Trần Công Ý đã dâng Thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho Hội Mân Côi của giáo họ Định Quán. Sau Thánh lễ, cha xứ và quan khách cùng chung với Hội Mân Côi bằng bữa tiệc tại nhà khách của giáo họ.
15 giờ cùng ngày, Đại hội Hội Mân Côi lần thứ IV được khai mạc bằng việc cầu xin Chúa Thánh Thần. Ba năm một nhiện kì, Đại hội lần này kết thúc nhiệm kì III và bầu Ban điều hành mới cho nhiệm kì IV (2010- 2013).
Sau bản báo cáo của chị trưởng hội về hoạt động của hội sau 3 năm là phần đóng góp ý kiến xây dựng của đại diện các hội đoàn trong giáo họ. Sau đó, chị thư kí tuyên bố lại bản quy ước của Hội Mân Côi giáo họ Định Quán do cha xứ Ant đã lập và kí duyệt vào ngày 20 tháng 5 năm 2002.
Cuối cùng là phần tổng kết đại hội và giới thiệu 3 thành viên trong Ban chấp hành mới: trưởng hội, phó hội và thư kí. Chị trưởng hội thay mặt Ban chấp hành mới có lời cảm ơn mọi người và ước mong mọi thành viên trong hội sẽ tích cực hơn nữa trong những công việc sắp tới của giáo họ cũng như của hội.
Kết thúc ngày lễ quan thầy của các chị bằng một giờ Chầu Thánh Thể vào hồi 18 giờ 30 phút cùng ngày. Trong giờ Chầu tạ ơn, các chị đã xin lỗi Chúa về những việc chưa thực hiện được trong nhiệm kì qua và cũng quyết tâm noi gương Đức Maria và năng lần Chuỗi Mân Côi trong nhiệm kì tới.
Nguyện chúc Hội Mân Côi giáo họ Định Quán luôn sẵn sàng lên đường với Mẹ, Đấng quan thầy và cũng là Đấng bảo hộ cho các chị.
Từ sáng sớm đã thấp thoáng những tà áo dài thướt tha tiến về khu vực nhà thờ giáo họ. Nhiều chị mặc dù đi làm xa như: Hà Nội, Thường Tín… nhưng vẫn thu xếp công việc để về dự ngày lễ quan thầy.
Vào hồi 8 giờ 30 phút, các chị bắt đầu tĩnh tâm và dọn mình xưng tội. Dịp tĩnh tâm lần này, thầy xứ Gioan đã giúp các chị tìm hiểu về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của Kinh Mân Côi. Sau đó, thầy trình bày về hành trình đức tin của Đức Maria được nói đến trong Tin Mừng: Nếu đọc Tin Mừng, ta thấy hành trình đức tin của Mẹ không hề bằng phẳng, êm xuôi, dễ dàng. Vì yêu thương, Thiên Chúa đã thanh luyện Mẹ để Tin và bước theo Chúa.
- Cuộc thanh luyện thứ nhất: Thiên Chúa mời gọi Mẹ bỏ chương trình riêng để sống theo chương trình của Thiên Chúa.
- Cuộc thanh luyện thứ hai: Thiên Chúa đã gửi đến cuộc đời Mẹ nhiều khổ đau. Đầu tiên là Mẹ bị Thánh Giuse nghi ngờ, kế đến là chịu nỗi bần cùng khi sinh hạ con trai, tiếp đên là trốn Vua Hêrôđê khi con còn qúa nhỏ.
- Cuộc thanh luyện thứ ba: Đức Maria bị rứt lìa khỏi Chúa Giêsu, đứa con quý giá hơn chính mạng sống của Mẹ.
Qua việc ôn lại hành trình đức tin cuả Mẹ, mỗi người hãy nhìn gương Mẹ và học theo Mẹ đã chiến thắng chính bản thân, vượt qua những gian nan thử thách để đạt tới đích điểm của hành trình đức tin.
Đến 10 giờ, cha xứ Ant Trần Công Ý đã dâng Thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho Hội Mân Côi của giáo họ Định Quán. Sau Thánh lễ, cha xứ và quan khách cùng chung với Hội Mân Côi bằng bữa tiệc tại nhà khách của giáo họ.
15 giờ cùng ngày, Đại hội Hội Mân Côi lần thứ IV được khai mạc bằng việc cầu xin Chúa Thánh Thần. Ba năm một nhiện kì, Đại hội lần này kết thúc nhiệm kì III và bầu Ban điều hành mới cho nhiệm kì IV (2010- 2013).
Sau bản báo cáo của chị trưởng hội về hoạt động của hội sau 3 năm là phần đóng góp ý kiến xây dựng của đại diện các hội đoàn trong giáo họ. Sau đó, chị thư kí tuyên bố lại bản quy ước của Hội Mân Côi giáo họ Định Quán do cha xứ Ant đã lập và kí duyệt vào ngày 20 tháng 5 năm 2002.
Cuối cùng là phần tổng kết đại hội và giới thiệu 3 thành viên trong Ban chấp hành mới: trưởng hội, phó hội và thư kí. Chị trưởng hội thay mặt Ban chấp hành mới có lời cảm ơn mọi người và ước mong mọi thành viên trong hội sẽ tích cực hơn nữa trong những công việc sắp tới của giáo họ cũng như của hội.
Kết thúc ngày lễ quan thầy của các chị bằng một giờ Chầu Thánh Thể vào hồi 18 giờ 30 phút cùng ngày. Trong giờ Chầu tạ ơn, các chị đã xin lỗi Chúa về những việc chưa thực hiện được trong nhiệm kì qua và cũng quyết tâm noi gương Đức Maria và năng lần Chuỗi Mân Côi trong nhiệm kì tới.
Nguyện chúc Hội Mân Côi giáo họ Định Quán luôn sẵn sàng lên đường với Mẹ, Đấng quan thầy và cũng là Đấng bảo hộ cho các chị.
Chủng sinh Hà Nội tĩnh tâm
Gioan Đình Sơn
08:43 06/10/2010
HÀ NỘI Trong hai ngày mồng 4 và 5 tháng 10, anh em chủng sinh giáo phận Hà Nội khóa 2005 tĩnh tâm tại giáo xứ Gò Mu- Hòa Bình. Cùng đồng hành với anh em có cha Tôma Nguyễn Xuân Thủy- đặc trách ơn gọi của giáo phận và cha Giuse Nguyễn Đức Long, Chính xứ Gò Mu.
Khóa 2005 hiện nay có 37 anh em thuộc 8 giáo phận, 7 anh em thuộc giáo phận Hà Nội. Như tin đã đưa, năm nay là năm tập vụ của khóa này nên tất cả các thầy được phân công đến nhiều nơi trong giáo phận của mình để học hành mục vụ, đó là các xứ: Nam Định, Vĩnh Trị, Mường Riệc, Gò Mu, La Phù, Bái Vàng và một thầy giúp tại Chủng viện.
Theo lịch trình, mỗi tháng anh em chủng sinh Hà Nội sẽ tĩnh tâm một lần. Dịp tĩnh tâm này nhằm giúp anh em gặp nhau để chia sẻ những công việc thường nhật, những ưu tư và những băn khoan trong năm tập vụ. Cũng trong dịp này giúp anh em có thời gian riêng cho chính mình để “nhìn lại”, gặp gỡ Chúa cách đặc biệt mong múc nơi Ngài những gì cần thiết cho đời sống và công việc tông
đồ.
16 giờ ngày 4 tập trung về giáo xứ Gò Mu, trước khi bước vào chương trình tĩnh tâm, anh em đã chào cha xứ Gò Mu. Từ chiều đến tối anh em có nhiều chương trình ý nghĩa và bổ ích; tham dự Thánh lễ với bà con dân tộc Mường miền sơn cước, gặp gỡ chia sẻ với nhau sau một tháng đi tập vụ, cũng như những chia sẻ kinh nghiệm truyền giáo của cha xứ Gò Mu nơi đồng bào Dân tộc tại Hòa Bình.
Sáng ngày mồng 5, anh em lại có dịp gặp gỡ và chia sẻ với bà con ở đây trong Thánh lễ tạ ơn tại một họ lẻ nhỏ bé. Họ đạo này không có nhà thờ nên cha xứ phải làm lễ tại một tư gia. Đến 8 giờ 30 phút, cha Tôma Nguyễn Xuân Thủy giảng tĩnh tâm cho anh em. Trong bài giảng ngài đã định hướng anh em trong năm tập vụ và sứ mạng đi làm tông đồ cho Chúa. Cha Tôma nhấn mạnh đến gương của Thánh Phaolô; Thánh nhân đã bị Chúa Kitô chiếm đoạt nên mọi hành động và suy nghĩ đều quy về Chúa Kitô…
Từ gương của Thánh nhân cũng như những kinh nghiệm mục vụ, cha giáo đã chia sẻ với anh em nhiều điều thiết yếu để giúp anh em thực thi tốt hơn trong năm tập vụ. Sau đó anh em dọn mình đón nhận Bí Tích Hòa Giải.
Đến 11 giờ, cha đặc trách và anh em Chầu Mình Thánh Chúa một giờ tại nhà thờ và kết thúc tĩnh tâm bằng bữa cơm thân mật cùng cha xứ.
Theo lịch trình, mỗi tháng anh em chủng sinh Hà Nội sẽ tĩnh tâm một lần. Dịp tĩnh tâm này nhằm giúp anh em gặp nhau để chia sẻ những công việc thường nhật, những ưu tư và những băn khoan trong năm tập vụ. Cũng trong dịp này giúp anh em có thời gian riêng cho chính mình để “nhìn lại”, gặp gỡ Chúa cách đặc biệt mong múc nơi Ngài những gì cần thiết cho đời sống và công việc tông
đồ.
16 giờ ngày 4 tập trung về giáo xứ Gò Mu, trước khi bước vào chương trình tĩnh tâm, anh em đã chào cha xứ Gò Mu. Từ chiều đến tối anh em có nhiều chương trình ý nghĩa và bổ ích; tham dự Thánh lễ với bà con dân tộc Mường miền sơn cước, gặp gỡ chia sẻ với nhau sau một tháng đi tập vụ, cũng như những chia sẻ kinh nghiệm truyền giáo của cha xứ Gò Mu nơi đồng bào Dân tộc tại Hòa Bình.
Sáng ngày mồng 5, anh em lại có dịp gặp gỡ và chia sẻ với bà con ở đây trong Thánh lễ tạ ơn tại một họ lẻ nhỏ bé. Họ đạo này không có nhà thờ nên cha xứ phải làm lễ tại một tư gia. Đến 8 giờ 30 phút, cha Tôma Nguyễn Xuân Thủy giảng tĩnh tâm cho anh em. Trong bài giảng ngài đã định hướng anh em trong năm tập vụ và sứ mạng đi làm tông đồ cho Chúa. Cha Tôma nhấn mạnh đến gương của Thánh Phaolô; Thánh nhân đã bị Chúa Kitô chiếm đoạt nên mọi hành động và suy nghĩ đều quy về Chúa Kitô…
Từ gương của Thánh nhân cũng như những kinh nghiệm mục vụ, cha giáo đã chia sẻ với anh em nhiều điều thiết yếu để giúp anh em thực thi tốt hơn trong năm tập vụ. Sau đó anh em dọn mình đón nhận Bí Tích Hòa Giải.
Đến 11 giờ, cha đặc trách và anh em Chầu Mình Thánh Chúa một giờ tại nhà thờ và kết thúc tĩnh tâm bằng bữa cơm thân mật cùng cha xứ.
Thăm Bùi Ngõa mùa nước nổi
Antôn Trần Đức Hà
10:32 06/10/2010
Từng đoàn xe đạp mang trên mình những sợi rơm vàng óng, chất cao nghi ngút len lỏi đến tận thôn làng hạ huyện Nghi Lộc mỗi độ giáp hạt “tháng ba ngày tám” về. Thứ hàng hóa đặc biệt, ít người biết đến mang thương hiệu hẳn hoi mà có thời cha già Lợi thường đùa vui là sản phẩm “made in Bùi Ngõa”. ..
Từ câu chuyện về sợi rơm vàng, chúng tôi tìm về Bùi Ngõa trong tuần chầu lượt giáo xứ. Tiếp xúc với ông trùm xứ Giuse Nguyễn Văn Bảo mới thấy cảm nghiệm hết những vất vả, đắng cay trong kiếp sống mưu sinh của bà con nơi xứ sở chiêm trũng Hưng Nguyên này.
Là xứ đạo phía tây Tòa Giám mục Xã Đoài; xét về mặt địa lý, đây là giáo xứ gần trung tâm Giáo phận nhất. Kể cả giáo họ Bùi Chu thuộc xứ Xã Đoài, tỷ lệ giáo dân chiếm gần 65% dân số xã Hưng Trung. Là vùng quê thuần nông, tất cả đều trông chờ vào hạt lúa, củ khoai. Ông Bảo kể cứ đến vụ gặt, người dân trong xứ lại tất bật, hối hả trong công tác thu hoạch. Tất cả sản phẩm nông nghiệp đều được chắt chiu, tận dụng tối đa. Không như những nơi khác thường sử dụng máy đập lúa hay gặt đập liên hiệp, bà con nơi đây vẫn giữ lại chiếc máy tuốt môtơ vừa tiết kiệm vừa cho ra những sợi rơm “giữ lại được chất xơ, chất ngọt mà trâu bò ưa thích”.
Rơm được phơi vào những ngày khô nắng đến khi vàng óng thì được đem xây thành những cây rơm. Khi mùa giáp hạt đến, rơm trở thành thức ăn khoái khẩu với trâu bò. Người dân trong xứ lại lên đường, mỗi xe rơm nếu được giá cũng kiếm được khoảng 13-15.000đ. Nếu gặp may làm được vài chuyến cũng có ít tiền tiêu.
Do sống trong địa bàn trũng nước, nơi đây thường xuyên phải đối diện với cảnh ngập lụt khi mùa mưa bão đến. Năm 2010 này là năm Bùi Ngõa chịu nhiều thiệt hại so với các năm.
- “Năm nay trận lụt do cơn bão số 3 gây ra làm chúng tôi điêu đứng chú à. Toàn bộ diện tích nông nghiệp coi như mất trắng”. Đang miên man dòng suy nghĩ về những mùa vụ trước đây, ông Bảo bất chợt nhìn về hiện tại.
Thời điểm lũ về, cánh đồng đang bắt đầu trổ đòng. Nước ngập xăm xắp, cây lúa phơi giữa đồng nước hàng mấy ngày liền. Chỉ có một số ít hộ gia đình may mắn gieo trồng sớm hơn thì vớt vát được một ít lúa nhưng cũng chỉ để về chăn nuôi. “Hạt lúa đã như thế, rơm cũng thối hết”, ông Bảo cho biết.
Tháng tám này, mưa rả rích không lúc ngớt, nhất là trong tuần chầu lượt. Khu vườn nhà xứ trồng cam, chanh, ngô cũng đã lấp xấp nước. Cha xứ Gioan Nguyễn Phương Hướng cho biết có hôm nước ngập cả đến tận sân, lên tận nhà thờ. Nhìn về cánh đồng giáo họ Thanh Phong, Ngã Ba trắng xóa những nước không thoát kịp ra sông.
Nam Linh, một người con giáo xứ Trang Nứa láng giềng trong bài “Kêu cầu Mẹ” đã khắc họa đậm nét hình ảnh của những người dân trên đất chiêm trũng quê hương Hưng Nguyên của ông. Lời bài hát có đoạn. ..“Mẹ có thấy đoàn con ngày ngày đêm dầm mưa dãi nắng, đời vất vả lầm than, mà quanh năm sống trong nghèo nàn” nghe sao thật đúng với cảnh sống của bà con giáo dân nơi đây.
Làng trên xóm dưới bàn tán nhau về cảnh mất mùa. Không có thu hoạch, có lẽ phải tiếp tục hành trình lên phố cửu vạn qua ngày. Trong làng cũng có nghề mây tre đan nhưng do ảnh hưởng xấu của nền kinh tế thế giới, sản phẩm của người dân làm ra cũng không mang lại thu nhập bao nhiêu.
Lao động cật lực nhưng khổ vẫn hoàn khổ, anh chị em giáo dân nơi đây đang trông chờ vào dự án khai thông dòng chảy dòng kênh Sắt bằng việc xây thêm cây cầu mới cách cầu Phương Tích cũ chừng 1km. Nếu công trình hoàn thành, việc tiêu úng cho các địa phương Hưng Yên, Hưng Trung, Nghi Diên, Nghi Hoa. v.v... sẽ dễ dàng hơn và tình hình ngập lụt cũng được cải thiện.
Từ câu chuyện về sợi rơm vàng, chúng tôi tìm về Bùi Ngõa trong tuần chầu lượt giáo xứ. Tiếp xúc với ông trùm xứ Giuse Nguyễn Văn Bảo mới thấy cảm nghiệm hết những vất vả, đắng cay trong kiếp sống mưu sinh của bà con nơi xứ sở chiêm trũng Hưng Nguyên này.
Là xứ đạo phía tây Tòa Giám mục Xã Đoài; xét về mặt địa lý, đây là giáo xứ gần trung tâm Giáo phận nhất. Kể cả giáo họ Bùi Chu thuộc xứ Xã Đoài, tỷ lệ giáo dân chiếm gần 65% dân số xã Hưng Trung. Là vùng quê thuần nông, tất cả đều trông chờ vào hạt lúa, củ khoai. Ông Bảo kể cứ đến vụ gặt, người dân trong xứ lại tất bật, hối hả trong công tác thu hoạch. Tất cả sản phẩm nông nghiệp đều được chắt chiu, tận dụng tối đa. Không như những nơi khác thường sử dụng máy đập lúa hay gặt đập liên hiệp, bà con nơi đây vẫn giữ lại chiếc máy tuốt môtơ vừa tiết kiệm vừa cho ra những sợi rơm “giữ lại được chất xơ, chất ngọt mà trâu bò ưa thích”.
Rơm được phơi vào những ngày khô nắng đến khi vàng óng thì được đem xây thành những cây rơm. Khi mùa giáp hạt đến, rơm trở thành thức ăn khoái khẩu với trâu bò. Người dân trong xứ lại lên đường, mỗi xe rơm nếu được giá cũng kiếm được khoảng 13-15.000đ. Nếu gặp may làm được vài chuyến cũng có ít tiền tiêu.
Do sống trong địa bàn trũng nước, nơi đây thường xuyên phải đối diện với cảnh ngập lụt khi mùa mưa bão đến. Năm 2010 này là năm Bùi Ngõa chịu nhiều thiệt hại so với các năm.
- “Năm nay trận lụt do cơn bão số 3 gây ra làm chúng tôi điêu đứng chú à. Toàn bộ diện tích nông nghiệp coi như mất trắng”. Đang miên man dòng suy nghĩ về những mùa vụ trước đây, ông Bảo bất chợt nhìn về hiện tại.
Thời điểm lũ về, cánh đồng đang bắt đầu trổ đòng. Nước ngập xăm xắp, cây lúa phơi giữa đồng nước hàng mấy ngày liền. Chỉ có một số ít hộ gia đình may mắn gieo trồng sớm hơn thì vớt vát được một ít lúa nhưng cũng chỉ để về chăn nuôi. “Hạt lúa đã như thế, rơm cũng thối hết”, ông Bảo cho biết.
Tháng tám này, mưa rả rích không lúc ngớt, nhất là trong tuần chầu lượt. Khu vườn nhà xứ trồng cam, chanh, ngô cũng đã lấp xấp nước. Cha xứ Gioan Nguyễn Phương Hướng cho biết có hôm nước ngập cả đến tận sân, lên tận nhà thờ. Nhìn về cánh đồng giáo họ Thanh Phong, Ngã Ba trắng xóa những nước không thoát kịp ra sông.
Nam Linh, một người con giáo xứ Trang Nứa láng giềng trong bài “Kêu cầu Mẹ” đã khắc họa đậm nét hình ảnh của những người dân trên đất chiêm trũng quê hương Hưng Nguyên của ông. Lời bài hát có đoạn. ..“Mẹ có thấy đoàn con ngày ngày đêm dầm mưa dãi nắng, đời vất vả lầm than, mà quanh năm sống trong nghèo nàn” nghe sao thật đúng với cảnh sống của bà con giáo dân nơi đây.
Làng trên xóm dưới bàn tán nhau về cảnh mất mùa. Không có thu hoạch, có lẽ phải tiếp tục hành trình lên phố cửu vạn qua ngày. Trong làng cũng có nghề mây tre đan nhưng do ảnh hưởng xấu của nền kinh tế thế giới, sản phẩm của người dân làm ra cũng không mang lại thu nhập bao nhiêu.
Lao động cật lực nhưng khổ vẫn hoàn khổ, anh chị em giáo dân nơi đây đang trông chờ vào dự án khai thông dòng chảy dòng kênh Sắt bằng việc xây thêm cây cầu mới cách cầu Phương Tích cũ chừng 1km. Nếu công trình hoàn thành, việc tiêu úng cho các địa phương Hưng Yên, Hưng Trung, Nghi Diên, Nghi Hoa. v.v... sẽ dễ dàng hơn và tình hình ngập lụt cũng được cải thiện.
Giáo phận Vinh: Hàng vạn giáo dân Hà Tĩnh và Quảng Bình bị bủa vây trong cơn lũ dữ
Antôn Trần Đức Hà
10:48 06/10/2010
VINH - Trong mấy ngày vừa qua (1.10-5.10), các trận mưa lớn đã gây ra ngập lụt trên diện rộng các tỉnh Bắc Trung Bộ. Giáo phận Vinh nằm trọn trong khu vực này và lũ đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho hàng chục nghìn giáo dân, nặng nhất là giáo dân tại hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình hiện vẫn đang bị cơn lũ dữ bủa vây. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, tính đến chiều ngày 5.10.2010, cơn lũ đã cướp đi sinh mạng của 27 người, hàng chục nghìn nhà dân bị ngập, cuốn trôi.
Tại Hà Tĩnh, Ngàn Sâu là giáo hạt chịu thiệt hại nặng nề nhất. Giáo hạt bao gồm 14 giáo xứ, thuộc huyện miền núi Hương Khê. Mưa với cường độ lớn trong những ngày qua đã gây ngập lụt toàn huyện với 15/22 xã bị nước nhấn chìm.
Đây là huyện có tỉ lệ giáo dân đông đảo (29.072 giáo dân) và phân bố dàn trải ở hầu hết các xã. Trong email của linh mục Lâm Văn Hân gửi về đã thông báo tình hình tại giáo xứ Tri Bản, nơi mưa lũ đã làm ngập khoảng 160 nóc nhà với 800 giáo dân, hầu hết đang sống trong cảnh lênh đênh màn trời chiếu đất trên triền núi, cạnh các con đường.
Tình hình các giáo xứ vùng trũng Hương Khê và ven sông Ngàn Sâu như Thổ Hoàng, Vạn Căn, Thọ Vực, Kẻ Vang, Ninh Cường, Thịnh Lạc... càng khốn đốn hơn. Nước lũ từ trên ngàn đổ về cuồn cuồn nhưng đây là khu vực nằm ở các thung lũng, xung quanh là núi bao bọc nên tất cả đều bị cô lập đường bộ, chỉ có một số vùng dùng thuyền, đò mới tiếp cận được. Hầu hết các hộ giáo dân ở đây đều bị nước cuốn trôi nhiều vật dụng trong nhà, gia súc, gia cầm.
Giáo dân xứ Tràng Lưu - quê hương Đức Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên - nhiều người buộc phải di chuyển bằng đò trong dòng nước chảy xiết để đến trung tâm huyện lỵ mua mỳ tôm và các nhu yếu phẩm cần thiết.
Đáng ngại nhất trong những ngày qua là nguy cơ vỡ đập thủy điện Hố Hô được xây dựng trên đất Tuyên Hóa, Quảng Bình nhưng ảnh hưởng đến lưu vực sông Ngàn Sâu. Do hệ thống xả lũ trục trặc nên nước dâng cao, vượt qua đập tràn xả nước ào ạt gây nguy cơ vỡ đập. Nếu hệ thống đập thủy điện này vỡ sẽ gây ra một hậu quả vô cùng khủng khiếp đối với xứ Vĩnh Hội nằm không xa chân đập. Giáo dân các họ đạo Lộc Giang, Tân Dừa, Phú Lễ, Vân Sơn và một số họ thuộc Tràng Lưu đã được nhận lệnh sơ tán lên núi do lo ngại đập vỡ.
Hình ảnh bên trái là giáo xứ Kinh Nhuận, bên bờ sông Gianh, thuộc hạt Minh Cầm, Giáo phận Vinh (xã Cảnh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) bị ngập lụt (xã Cảnh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) ghi được trong những ngày đầu cơn hồng thủy 3.10.2010.
Tại cửa biển giáo xứ Trung Nghĩa, chiếc tàu ông Nguyễn Hùng Thích làm chủ và 6 thuyền viên đã bị mất liên lạc ở vị trí cách đất liền 7 hải lý. Đêm ngày mồng 4, rạng sáng ngày 5-10, mưa to lại gây lũ lớn và nhận chìm 5 xã của huyện Cẩm Xuyên thuộc các xứ đạo Vạn Thành, giáo hạt Cẩm Xuyên.
Tính đến sáng ngày 05/10, một linh mục vùng lũ Hà Tĩnh điện thoại cho biết tình hình nước lũ vẫn đang chưa được cải thiện do trời đang tiếp tục mưa to.
Tại Quảng Bình, đôi bờ sông Gianh tan hoang trong cơn lũ dữ. Giáo dân Công giáo Quảng Bình sống chủ yếu tại lưu vực con sông này nên chịu thiệt hại càng nặng nề gấp bội.
Xuôi từ thượng nguồn xuống, hầu hết các giáo xứ Đá Nện, Kim Lũ, Tân Hội, Minh Cầm, Phù Kinh, Kinh Nhuận đều bị nước đổ về gây ngập lụt nặng nề ngay từ những ngày đầu tiên. Giáo xứ Đá Nện bị chia cắt, họ Đồng Tre và Đình Sơn bị cô lập hoàn toàn, 4 giáo dân thiệt mạng bị lũ cuốn trôi, đến 80% hộ gia đình bị ngập nước kể từ chiều ngày 2.10. Ngày 4/10, lượng mưa đo được tại giáo xứ Minh Cầm (xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa) được đài khí tượng xem là lớn nhất trong cả nước. Tại xã Cảnh Hóa nơi có giáo xứ Kinh Nhuận cạnh sông Gianh cũng bị nước cuốn trôi nhiều nhà, địa điểm này được chính quyền đặt làm trạm chỉ huy tiền phương chống lũ. Cả vùng Minh Cầm, Kinh Nhuận, Phù Kinh là rốn lũ của khu vực Tây Bắc Quảng Bình. Linh mục Trần Văn Thành, chính xứ Kinh Nhuận cho biết trời vẫn còn mưa to, gió lớn nên tình hình rất nguy hiểm, do ảnh hưởng của triều cường nên nước tiếp tục dâng có thể gây ra thiệt hại tính mạng giáo dân. Ngài buộc phải di chuyển bà con ở vùng thấp về tầng 2 nhà xứ và các vùng đất cao hơn.
Hiện có khoảng gần 19.000 giáo dân giáo hạt Minh Cầm đang cầm cự với lũ đang rút dần ở phía thượng nguồn trong ngày 5.10.
Cồn bãi sông Gianh là nơi cư trú của giáo dân Liên Hòa, Cồn Sẻ, Cồn Nâm, Giáp Tam, Văn Phú.v.v. thuộc hai hạt Hướng Phương và Hòa Ninh. 9 xã Nam Quảng Trạch nơi giáo dân các xứ đạo này đang sinh sống không thể tiếp cận. Chỉ biết được một thông tin ngắn gọn là đã có một tàu đánh cá xứ Cồn Sẻ đã bị chìm, một thuyền viên tử nạn. Các lực lượng cứu hộ không thể ứng cứu được vùng này đành phó mặc số phận của 1,5 vạn dân trong cơn lũ dữ, có nhà đã ngập tận nóc trong dòng nước chảy xiết. Tình hình các giáo xứ nói trên đáng quan ngại nhất tại Quảng Bình. Điện thoại của các linh mục thuộc các giáo xứ này đều nằm trong tình trạng không thể liên lạc do hết pin, mất sóng.
Ngay cả vùng Hướng Phương là vùng cao ráo ít bị lũ lụt thì nay cũng đã tràn ngập nước băng đồng, đường sá, nhà cửa. Tiếp xúc qua điện thoại với linh mục quản hạt Giuse Hoàng Thái Lân lúc 20h30’ ngày 5.10.2010, Ngài cho biết các họ đạo ven sông như Phú Ninh, Thanh Sơn nước dâng cao, người dân nông nghiệp lâu ngày không chuẩn bị thuyền bè nên rất bị động trong di chuyển. Nhà xứ đã dùng máy nổ phát điện để phương tiện thông tin liên lạc được đảm bảo.
Riêng giáo xứ Đan Sa và Nhân Thọ tại thị trấn Ba Đồn, trận lũ này được nhiều cụ già nhìn nhận là chưa từng chứng kiến trong lịch sử hàng chục năm gần đây. Các linh mục khóa VII họp lớp đã bị kẹt lại tại nhà xứ Đan Sa, mới trở về tới nhà lúc 1h sáng nay 6.10.2010. Riêng giáo xứ Tân Mỹ nằm ở cửa sông Gianh đang phải gồng mình đối phó với dòng nước ào ạt đổ về biển, nhiều tàu bè trong xứ bị hư hại.
Giáo hạt Đồng Troóc cũng chịu nhiều thiệt hại trong cơn lũ vừa qua do nằm ở thượng nguồn Son. Tuyến đường chính từ đường mòn đi vào động Phong Nha - Kẻ Bàng đến các giáo xứ Chày, Yên Giang, Hà Lời có đoạn ngập sâu 3-4m. Tại xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh nơi có giáo xứ Bình Thôn đã bị cô lập từ tối hôm qua.
Tính đến chiều nay 5.10, nước lũ đã dâng trắng khắp 6/7 huyện ở Quảng Bình, với hơn 35.000 hộ dân bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp tới hàng chục vạn giáo dân đang sống tại đây.
Tại Nghệ An, nhiều làng mạc Công giáo cũng đã ngập nước ít nhiều, nhất là một số giáo xứ thuộc Đồng Tháp, Bùi Ngõa...
Giáo phận Vinh đã nhanh chóng hành động để giúp đỡ bà con giáo dân Hà Tĩnh và Quảng Bình trong cơn khốn khó. Sáng ngày 4.10.2010, Đức Cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cùng với Caritas Giáo phận kết hợp với Doanh nhân Công giáo Phạm Anh Tuấn (Khánh sạn Đức Tài – Hương Khê) cứu trợ hàng trăm thùng mì tại giáo xứ Ninh Cường. Sáng ngày 5.10.2010, nhân viên Caritas Giáo phận đã lên đường từ Tòa Giám mục vào Quảng Bình nhưng buộc phải dừng lại dưới chân đèo Ngang do đoạn đường từ đây đi vào tắc nghẽn.
Riêng Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp hiện đang tham dự Đại hội lần thứ XI của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên gọi điện theo dõi tình hình Giáo phận.
Trong sáng nay 6.10.2010, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Vinh, Giám đốc Caritas Giáo phận Vinh đang cùng các thành viên Ban tiếp tục tiến hành công tác cứu trợ cho các địa phương thiệt hại nặng, bước đầu là lương thực phẩm, nhu yếu phẩm, thuốc men. Tin tức thiệt hại cụ thể sẽ được tiếp tục cập nhật trong thời gian tới.
Mọi sự chia sẻ với Giáo phận, xin liên hệ: LM Giám đốc Caritas Giáo phận Vinh, Điện thoại: 0933.181.654; Email: caritasvinh@gmail.com
Tại Hà Tĩnh, Ngàn Sâu là giáo hạt chịu thiệt hại nặng nề nhất. Giáo hạt bao gồm 14 giáo xứ, thuộc huyện miền núi Hương Khê. Mưa với cường độ lớn trong những ngày qua đã gây ngập lụt toàn huyện với 15/22 xã bị nước nhấn chìm.
Đây là huyện có tỉ lệ giáo dân đông đảo (29.072 giáo dân) và phân bố dàn trải ở hầu hết các xã. Trong email của linh mục Lâm Văn Hân gửi về đã thông báo tình hình tại giáo xứ Tri Bản, nơi mưa lũ đã làm ngập khoảng 160 nóc nhà với 800 giáo dân, hầu hết đang sống trong cảnh lênh đênh màn trời chiếu đất trên triền núi, cạnh các con đường.
Tình hình các giáo xứ vùng trũng Hương Khê và ven sông Ngàn Sâu như Thổ Hoàng, Vạn Căn, Thọ Vực, Kẻ Vang, Ninh Cường, Thịnh Lạc... càng khốn đốn hơn. Nước lũ từ trên ngàn đổ về cuồn cuồn nhưng đây là khu vực nằm ở các thung lũng, xung quanh là núi bao bọc nên tất cả đều bị cô lập đường bộ, chỉ có một số vùng dùng thuyền, đò mới tiếp cận được. Hầu hết các hộ giáo dân ở đây đều bị nước cuốn trôi nhiều vật dụng trong nhà, gia súc, gia cầm.
Giáo dân xứ Tràng Lưu - quê hương Đức Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên - nhiều người buộc phải di chuyển bằng đò trong dòng nước chảy xiết để đến trung tâm huyện lỵ mua mỳ tôm và các nhu yếu phẩm cần thiết.
Đáng ngại nhất trong những ngày qua là nguy cơ vỡ đập thủy điện Hố Hô được xây dựng trên đất Tuyên Hóa, Quảng Bình nhưng ảnh hưởng đến lưu vực sông Ngàn Sâu. Do hệ thống xả lũ trục trặc nên nước dâng cao, vượt qua đập tràn xả nước ào ạt gây nguy cơ vỡ đập. Nếu hệ thống đập thủy điện này vỡ sẽ gây ra một hậu quả vô cùng khủng khiếp đối với xứ Vĩnh Hội nằm không xa chân đập. Giáo dân các họ đạo Lộc Giang, Tân Dừa, Phú Lễ, Vân Sơn và một số họ thuộc Tràng Lưu đã được nhận lệnh sơ tán lên núi do lo ngại đập vỡ.
Tại cửa biển giáo xứ Trung Nghĩa, chiếc tàu ông Nguyễn Hùng Thích làm chủ và 6 thuyền viên đã bị mất liên lạc ở vị trí cách đất liền 7 hải lý. Đêm ngày mồng 4, rạng sáng ngày 5-10, mưa to lại gây lũ lớn và nhận chìm 5 xã của huyện Cẩm Xuyên thuộc các xứ đạo Vạn Thành, giáo hạt Cẩm Xuyên.
Tính đến sáng ngày 05/10, một linh mục vùng lũ Hà Tĩnh điện thoại cho biết tình hình nước lũ vẫn đang chưa được cải thiện do trời đang tiếp tục mưa to.
Tại Quảng Bình, đôi bờ sông Gianh tan hoang trong cơn lũ dữ. Giáo dân Công giáo Quảng Bình sống chủ yếu tại lưu vực con sông này nên chịu thiệt hại càng nặng nề gấp bội.
Xuôi từ thượng nguồn xuống, hầu hết các giáo xứ Đá Nện, Kim Lũ, Tân Hội, Minh Cầm, Phù Kinh, Kinh Nhuận đều bị nước đổ về gây ngập lụt nặng nề ngay từ những ngày đầu tiên. Giáo xứ Đá Nện bị chia cắt, họ Đồng Tre và Đình Sơn bị cô lập hoàn toàn, 4 giáo dân thiệt mạng bị lũ cuốn trôi, đến 80% hộ gia đình bị ngập nước kể từ chiều ngày 2.10. Ngày 4/10, lượng mưa đo được tại giáo xứ Minh Cầm (xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa) được đài khí tượng xem là lớn nhất trong cả nước. Tại xã Cảnh Hóa nơi có giáo xứ Kinh Nhuận cạnh sông Gianh cũng bị nước cuốn trôi nhiều nhà, địa điểm này được chính quyền đặt làm trạm chỉ huy tiền phương chống lũ. Cả vùng Minh Cầm, Kinh Nhuận, Phù Kinh là rốn lũ của khu vực Tây Bắc Quảng Bình. Linh mục Trần Văn Thành, chính xứ Kinh Nhuận cho biết trời vẫn còn mưa to, gió lớn nên tình hình rất nguy hiểm, do ảnh hưởng của triều cường nên nước tiếp tục dâng có thể gây ra thiệt hại tính mạng giáo dân. Ngài buộc phải di chuyển bà con ở vùng thấp về tầng 2 nhà xứ và các vùng đất cao hơn.
Hiện có khoảng gần 19.000 giáo dân giáo hạt Minh Cầm đang cầm cự với lũ đang rút dần ở phía thượng nguồn trong ngày 5.10.
Cồn bãi sông Gianh là nơi cư trú của giáo dân Liên Hòa, Cồn Sẻ, Cồn Nâm, Giáp Tam, Văn Phú.v.v. thuộc hai hạt Hướng Phương và Hòa Ninh. 9 xã Nam Quảng Trạch nơi giáo dân các xứ đạo này đang sinh sống không thể tiếp cận. Chỉ biết được một thông tin ngắn gọn là đã có một tàu đánh cá xứ Cồn Sẻ đã bị chìm, một thuyền viên tử nạn. Các lực lượng cứu hộ không thể ứng cứu được vùng này đành phó mặc số phận của 1,5 vạn dân trong cơn lũ dữ, có nhà đã ngập tận nóc trong dòng nước chảy xiết. Tình hình các giáo xứ nói trên đáng quan ngại nhất tại Quảng Bình. Điện thoại của các linh mục thuộc các giáo xứ này đều nằm trong tình trạng không thể liên lạc do hết pin, mất sóng.
Ngay cả vùng Hướng Phương là vùng cao ráo ít bị lũ lụt thì nay cũng đã tràn ngập nước băng đồng, đường sá, nhà cửa. Tiếp xúc qua điện thoại với linh mục quản hạt Giuse Hoàng Thái Lân lúc 20h30’ ngày 5.10.2010, Ngài cho biết các họ đạo ven sông như Phú Ninh, Thanh Sơn nước dâng cao, người dân nông nghiệp lâu ngày không chuẩn bị thuyền bè nên rất bị động trong di chuyển. Nhà xứ đã dùng máy nổ phát điện để phương tiện thông tin liên lạc được đảm bảo.
Riêng giáo xứ Đan Sa và Nhân Thọ tại thị trấn Ba Đồn, trận lũ này được nhiều cụ già nhìn nhận là chưa từng chứng kiến trong lịch sử hàng chục năm gần đây. Các linh mục khóa VII họp lớp đã bị kẹt lại tại nhà xứ Đan Sa, mới trở về tới nhà lúc 1h sáng nay 6.10.2010. Riêng giáo xứ Tân Mỹ nằm ở cửa sông Gianh đang phải gồng mình đối phó với dòng nước ào ạt đổ về biển, nhiều tàu bè trong xứ bị hư hại.
Giáo hạt Đồng Troóc cũng chịu nhiều thiệt hại trong cơn lũ vừa qua do nằm ở thượng nguồn Son. Tuyến đường chính từ đường mòn đi vào động Phong Nha - Kẻ Bàng đến các giáo xứ Chày, Yên Giang, Hà Lời có đoạn ngập sâu 3-4m. Tại xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh nơi có giáo xứ Bình Thôn đã bị cô lập từ tối hôm qua.
Tính đến chiều nay 5.10, nước lũ đã dâng trắng khắp 6/7 huyện ở Quảng Bình, với hơn 35.000 hộ dân bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp tới hàng chục vạn giáo dân đang sống tại đây.
Tại Nghệ An, nhiều làng mạc Công giáo cũng đã ngập nước ít nhiều, nhất là một số giáo xứ thuộc Đồng Tháp, Bùi Ngõa...
Giáo phận Vinh đã nhanh chóng hành động để giúp đỡ bà con giáo dân Hà Tĩnh và Quảng Bình trong cơn khốn khó. Sáng ngày 4.10.2010, Đức Cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cùng với Caritas Giáo phận kết hợp với Doanh nhân Công giáo Phạm Anh Tuấn (Khánh sạn Đức Tài – Hương Khê) cứu trợ hàng trăm thùng mì tại giáo xứ Ninh Cường. Sáng ngày 5.10.2010, nhân viên Caritas Giáo phận đã lên đường từ Tòa Giám mục vào Quảng Bình nhưng buộc phải dừng lại dưới chân đèo Ngang do đoạn đường từ đây đi vào tắc nghẽn.
Riêng Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp hiện đang tham dự Đại hội lần thứ XI của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên gọi điện theo dõi tình hình Giáo phận.
Trong sáng nay 6.10.2010, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Vinh, Giám đốc Caritas Giáo phận Vinh đang cùng các thành viên Ban tiếp tục tiến hành công tác cứu trợ cho các địa phương thiệt hại nặng, bước đầu là lương thực phẩm, nhu yếu phẩm, thuốc men. Tin tức thiệt hại cụ thể sẽ được tiếp tục cập nhật trong thời gian tới.
Mọi sự chia sẻ với Giáo phận, xin liên hệ: LM Giám đốc Caritas Giáo phận Vinh, Điện thoại: 0933.181.654; Email: caritasvinh@gmail.com
Sinh viên Công Giáo Cụm Thánh Tâm về dự lễ Đức Mẹ Mân Côi và Họp mặt đầu năm tại Dòng Thánh Tâm
Phan Tấn Hồ
11:58 06/10/2010
HUẾ - Nhằm giúp cho Sinh Viên Công Giáo tại Huế (SVCGTH) trưởng thành sống Đạo nơi môi trường mới và có khả năng định hướng sự nghiệp trong ánh sáng Đức Tin, năm nay, Quí Cha, quí Thầy, quí Soeurs trong Ban đặc trách Sinh viên Công Giáo tại Huế (SVCGTH) đã thống nhất về phương thức chăm sóc mục vụ dành cho ba Cụm SVCG thuộc ba giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Phủ Cam và Bến Ngự (x. Thư trình về Mục Vụ Sinh Viên Công Giáo tại Huế - Niên khoá 2010 - 2011) Thư trình.
Hình ảnh sinh hoạt
Hôm nay, đến ngày hẹn, 3-10-2010, Chúa Nhật Lễ Đức Mẹ Mân Côi, dù mưa lũ lớn ngập một số con đường tại Thành Phố Huế, hơn 300 sinh viên Công Giáo thuộc Giáo phận Vinh và nhiều Giáo Phận khác đã nô nức tìm về Dòng Thánh Tâm để họp mặt Cụm Thánh Tâm đầu Niên Khóa.
Hiện diện đồng hành với SVCG Cụm Thánh Tâm sáng nay có Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, ĐTSVCG TGP Huế, Cha Gioan Nguyễn Đức Tuân, một LM gốc GP Vinh, Cha Bênêđictô Ngô Văn Hài, ĐTSVCG Hạt Thành Phố, Thầy Vinh Sơn Phạm Văn Nghiệp Dòng Thánh Tâm, hai Nữ tu Maria Võ Thị Thu Hường và Matta Văn Thị Kim Phượng Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng, Đặc trách SVCG Cụm Thánh Tâm.
Sau khi giới thiệu và cám ơn Ban Đặc Trách SVCG CỤM TT, cha ĐTSVCG TGP Huế đã thông báo cho tập thể SVCG Cụm TT về sự nâng đỡ vật chất và tinh thần của một số quý Cha - là Cha Đại và Cha Tâm - cũng như của một số cựu SVCG thuộc GP Vinh - là anh Toản, Anh Hoa, Anh Cường - trong tiếng vỗ tay reo mừng của toàn thể SV hiện diện.
Thánh Lễ Mừng Mẹ Mân Côi
Vì Cha Tổng Quyền và Quý Cha Dòng Thánh Tâm bận việc không thể hiện diện, nên Thánh Lễ mừng Kính Mẹ Mân Côi hôm nay được Cha Antôn đồng tế cùng với hai cha Gioan Nguyễn Đức Tuân và Cha Ben. Ngô Văn Hài. SVCG Cụm TT đã rất tri ân Cha Ben. Ngô Văn Hài, ĐTSVCG Hạt TP về bài Chia sẻ thật dí dỏm và sâu sắc: Kễ lại câu chuyện gặp gỡ trên toa xe lửa giữa Nhà Bác Học Louis Pasteur và một sinh viên trẻ, Cha ĐTSVCG Hạt TP muốn lưu ý các bạn SVCG hãy biết sống khiêm tốn hơn trong lãnh vực tri thức nơi môi trường Đại Học cũng như sống Đạo giữa lòng Giáo Hội. Điều đáng mừng là SVCG Cụm TT xem ra khá trưởng thành trong trách nhiệm điều hành các sinh họat Cụm. Phần Phụng Ca, Lời nguyện Tín hữu và Dâng lễ vật đều do chính anh chị em sinh viên đảm nhận với lòng sốt mến đơn thành.
Giờ cơm đến rồi: Nhờ sự nâng đỡ của Quý Cha và Quý cựu SVCG thuộc GP Vinh, SVCG Cụm TT đã có được một bửa cơm trưa chan hòa tình huynh đệ theo Nhóm Vùng Miền là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và nhóm các Giáo Phận khác để sinh hoạt và cử người đại diện cho nhóm. Dĩ nhiên, cùng quê sẽ dễ quen nhau, biết nhau và dễ nâng đỡ lẫn nhau hơn trong đời sinh viên xa gia đình xa Giáo xứ mẹ...
Sinh Hoạt Nhóm. Bầu Trưởng Phó Nhóm
Trong giờ sinh hoạt Nhóm, các sinh viên đã bầu ra đại diện sinh viên thuộc các Nhóm theo Giáo phận. Sau đó trưởng Nhóm đứng ra điều hành Nhóm sinh hoạt và thảo luận nhanh một số vấn đề cần làm ngay của Nhóm.
Danh sách sinh viên đại diện Nhóm:
Nhóm Nghệ An: Trưởng: Ga. B. Hồ Văn Uyên. Phó: Vũ Viết Việt. Thư Ký: Nguyễn Thị Hồng.
Nhóm Hà Tĩnh: Trưởng: Lê Trọng Tiến. Phó: Phạm Thị Loan. Thư Ký: Lê Xuân Thỏa.
Nhóm Quảng Bình: Trưởng: Giuse Dương Thành Đô. Phó: Phêrô Trần Xuân Thỏa. Thư Ký: Maria Hồ Thị Thu Hà.
Nhóm Các GP Khác: Trưởng: Giuse Nguyễn Văn Tâm (Ninh Bình). Phó: Đa Minh Cao Văn Đương (Nam Định). Thư Ký: Catarina Hoàng Thị Vang (Thanh Hóa).
Sinh Hoạt Cụm. Bầu Trưởng, Phó Cụm
Đến phần Sinh Họat Cụm, CĐTSVCG TGP Huế đã đề nghị mỗi Nhóm cử một Đại diện vào trong cơ cấu Cụm. Cử tọa cũng đã đồng ý về tư cách đại diện luân phiên của các Nhóm trong trách nhiệm điều hành Cụm khởi đầu từ NK 2010-2011, theo thứ tự như sau:
Trưởng: Ga. B. Hồ Văn Uyên (Nghệ An). Phó: Phêrô Trần Xuân Thỏa (Hà Tĩnh). Thủ Quỹ: Phạm Thị Loan (Quảnh Bình). Thư Ký: Catarina Hoàng Thị Vang (Thanh Hóa)
Vì thời gian hạn chế, nên việc đề cử đặc trách các Ban Phụng Vụ, Ca Đoàn, MC, Thể thao, Trang trí sẽ do Ban điều hành sinh viên mới cùng với các Trưởng Phó của các Nhóm, đề đạt lên trong lần sinh hoạt sắp đến của Ban Điều Hành Sinh Viên.
Chầu Thánh Thể với Cộng Đoàn Dòng Thánh Tâm
Sau những giờ sinh hoạt sôi động, đượm chất Thắp Sáng Tin Yêu của SVCGTH, đúng 14g00 chiều, anh em sinh viên đã lên Nhà Nguyện của Dòng cùng hát Kinh Chiều và Chầu Thánh Thể với quí cha, quí thầy Dòng Thánh Tâm do Cha Đặc trách Antôn chủ sự.
Cuối giờ Chầu Thánh Thể, mọi người cùng hướng về bên Mẹ, cất tiếng ca vang lời ngợi ca Mẹ Maria Mân Côi, với tâm tình tạ ơn sâu thẳm của lòng mình.
SVCG Cụm TT giao lưu bóng đá với quý chú Đệ Tử Thánh Tâm
Kết thúc ngày họp mặt đầu NK mới, để nối chặt thêm tình huynh đệ cọng tác, SVCG Cụm TT đã có một trận giao lưu bóng đá với các chú Đệ Tử Thánh Tâm tại sân bóng đá Trường Quốc Học Huế. Dưới sự cầm cân nãy mực của tổ trọng tài Đệ Tử với Sinh Viên, một trận thư hùng đúng nghĩa giữa hai đội đã diễn ra đầy kịch tính từ khi khai trận cho đến hết giờ, với tỉ số hòa 3 đều. Đúng là một trận túc cầu được giới yêu bóng đá của SVCG và các fans hâm mộ bóng đá Thành Huế kỳ vọng, đã diễn ra như mong đợi.
Trên đường về, mọi người không thôi bàn tán những pha bóng đẹp của cầu thủ hai bên, cùng với tỉ số hòa rất cao mà hai đội bóng đem lại. Cứ thế, giữa dòng đời xuôi ngược, bóng dáng của mấy chú Đệ Tử Thánh Tâm và các Sinh Viên Công Giáo tại Huế, lan tỏa muôn phương.
Hình ảnh sinh hoạt
Hôm nay, đến ngày hẹn, 3-10-2010, Chúa Nhật Lễ Đức Mẹ Mân Côi, dù mưa lũ lớn ngập một số con đường tại Thành Phố Huế, hơn 300 sinh viên Công Giáo thuộc Giáo phận Vinh và nhiều Giáo Phận khác đã nô nức tìm về Dòng Thánh Tâm để họp mặt Cụm Thánh Tâm đầu Niên Khóa.
Hiện diện đồng hành với SVCG Cụm Thánh Tâm sáng nay có Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, ĐTSVCG TGP Huế, Cha Gioan Nguyễn Đức Tuân, một LM gốc GP Vinh, Cha Bênêđictô Ngô Văn Hài, ĐTSVCG Hạt Thành Phố, Thầy Vinh Sơn Phạm Văn Nghiệp Dòng Thánh Tâm, hai Nữ tu Maria Võ Thị Thu Hường và Matta Văn Thị Kim Phượng Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng, Đặc trách SVCG Cụm Thánh Tâm.
Sau khi giới thiệu và cám ơn Ban Đặc Trách SVCG CỤM TT, cha ĐTSVCG TGP Huế đã thông báo cho tập thể SVCG Cụm TT về sự nâng đỡ vật chất và tinh thần của một số quý Cha - là Cha Đại và Cha Tâm - cũng như của một số cựu SVCG thuộc GP Vinh - là anh Toản, Anh Hoa, Anh Cường - trong tiếng vỗ tay reo mừng của toàn thể SV hiện diện.
Thánh Lễ Mừng Mẹ Mân Côi
Vì Cha Tổng Quyền và Quý Cha Dòng Thánh Tâm bận việc không thể hiện diện, nên Thánh Lễ mừng Kính Mẹ Mân Côi hôm nay được Cha Antôn đồng tế cùng với hai cha Gioan Nguyễn Đức Tuân và Cha Ben. Ngô Văn Hài. SVCG Cụm TT đã rất tri ân Cha Ben. Ngô Văn Hài, ĐTSVCG Hạt TP về bài Chia sẻ thật dí dỏm và sâu sắc: Kễ lại câu chuyện gặp gỡ trên toa xe lửa giữa Nhà Bác Học Louis Pasteur và một sinh viên trẻ, Cha ĐTSVCG Hạt TP muốn lưu ý các bạn SVCG hãy biết sống khiêm tốn hơn trong lãnh vực tri thức nơi môi trường Đại Học cũng như sống Đạo giữa lòng Giáo Hội. Điều đáng mừng là SVCG Cụm TT xem ra khá trưởng thành trong trách nhiệm điều hành các sinh họat Cụm. Phần Phụng Ca, Lời nguyện Tín hữu và Dâng lễ vật đều do chính anh chị em sinh viên đảm nhận với lòng sốt mến đơn thành.
Giờ cơm đến rồi: Nhờ sự nâng đỡ của Quý Cha và Quý cựu SVCG thuộc GP Vinh, SVCG Cụm TT đã có được một bửa cơm trưa chan hòa tình huynh đệ theo Nhóm Vùng Miền là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và nhóm các Giáo Phận khác để sinh hoạt và cử người đại diện cho nhóm. Dĩ nhiên, cùng quê sẽ dễ quen nhau, biết nhau và dễ nâng đỡ lẫn nhau hơn trong đời sinh viên xa gia đình xa Giáo xứ mẹ...
Sinh Hoạt Nhóm. Bầu Trưởng Phó Nhóm
Trong giờ sinh hoạt Nhóm, các sinh viên đã bầu ra đại diện sinh viên thuộc các Nhóm theo Giáo phận. Sau đó trưởng Nhóm đứng ra điều hành Nhóm sinh hoạt và thảo luận nhanh một số vấn đề cần làm ngay của Nhóm.
Danh sách sinh viên đại diện Nhóm:
Nhóm Nghệ An: Trưởng: Ga. B. Hồ Văn Uyên. Phó: Vũ Viết Việt. Thư Ký: Nguyễn Thị Hồng.
Nhóm Hà Tĩnh: Trưởng: Lê Trọng Tiến. Phó: Phạm Thị Loan. Thư Ký: Lê Xuân Thỏa.
Nhóm Quảng Bình: Trưởng: Giuse Dương Thành Đô. Phó: Phêrô Trần Xuân Thỏa. Thư Ký: Maria Hồ Thị Thu Hà.
Nhóm Các GP Khác: Trưởng: Giuse Nguyễn Văn Tâm (Ninh Bình). Phó: Đa Minh Cao Văn Đương (Nam Định). Thư Ký: Catarina Hoàng Thị Vang (Thanh Hóa).
Sinh Hoạt Cụm. Bầu Trưởng, Phó Cụm
Đến phần Sinh Họat Cụm, CĐTSVCG TGP Huế đã đề nghị mỗi Nhóm cử một Đại diện vào trong cơ cấu Cụm. Cử tọa cũng đã đồng ý về tư cách đại diện luân phiên của các Nhóm trong trách nhiệm điều hành Cụm khởi đầu từ NK 2010-2011, theo thứ tự như sau:
Trưởng: Ga. B. Hồ Văn Uyên (Nghệ An). Phó: Phêrô Trần Xuân Thỏa (Hà Tĩnh). Thủ Quỹ: Phạm Thị Loan (Quảnh Bình). Thư Ký: Catarina Hoàng Thị Vang (Thanh Hóa)
Vì thời gian hạn chế, nên việc đề cử đặc trách các Ban Phụng Vụ, Ca Đoàn, MC, Thể thao, Trang trí sẽ do Ban điều hành sinh viên mới cùng với các Trưởng Phó của các Nhóm, đề đạt lên trong lần sinh hoạt sắp đến của Ban Điều Hành Sinh Viên.
Chầu Thánh Thể với Cộng Đoàn Dòng Thánh Tâm
Sau những giờ sinh hoạt sôi động, đượm chất Thắp Sáng Tin Yêu của SVCGTH, đúng 14g00 chiều, anh em sinh viên đã lên Nhà Nguyện của Dòng cùng hát Kinh Chiều và Chầu Thánh Thể với quí cha, quí thầy Dòng Thánh Tâm do Cha Đặc trách Antôn chủ sự.
Cuối giờ Chầu Thánh Thể, mọi người cùng hướng về bên Mẹ, cất tiếng ca vang lời ngợi ca Mẹ Maria Mân Côi, với tâm tình tạ ơn sâu thẳm của lòng mình.
SVCG Cụm TT giao lưu bóng đá với quý chú Đệ Tử Thánh Tâm
Kết thúc ngày họp mặt đầu NK mới, để nối chặt thêm tình huynh đệ cọng tác, SVCG Cụm TT đã có một trận giao lưu bóng đá với các chú Đệ Tử Thánh Tâm tại sân bóng đá Trường Quốc Học Huế. Dưới sự cầm cân nãy mực của tổ trọng tài Đệ Tử với Sinh Viên, một trận thư hùng đúng nghĩa giữa hai đội đã diễn ra đầy kịch tính từ khi khai trận cho đến hết giờ, với tỉ số hòa 3 đều. Đúng là một trận túc cầu được giới yêu bóng đá của SVCG và các fans hâm mộ bóng đá Thành Huế kỳ vọng, đã diễn ra như mong đợi.
Trên đường về, mọi người không thôi bàn tán những pha bóng đẹp của cầu thủ hai bên, cùng với tỉ số hòa rất cao mà hai đội bóng đem lại. Cứ thế, giữa dòng đời xuôi ngược, bóng dáng của mấy chú Đệ Tử Thánh Tâm và các Sinh Viên Công Giáo tại Huế, lan tỏa muôn phương.
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Liên Đoàn CGVNHK mời gọi cầu nguyện và học hỏi dịp mở án phong Chân phước Hồng y Nguyễn Văn Thuận
Lm Giuse Nguyễn Thanh Liêm
08:45 06/10/2010
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ Mời Gọi Cầu Nguyện và Học Hỏi
Dịp Mở Án Phong Chân Phước Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận
Kính thưa quý Đức Ông, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ
và Cộng Đồng Dân Chúa ở Hoa Kỳ,
Được tin vui từ Tòa Thánh Vatican qua thông cáo của Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình vào ngày 1-10-2010 vừa qua cho biết ngày 22-10-2010 tới đây Giáo Phận Roma sẽ chính thức mở án điều tra phong Chân Phước cho Đức cố HY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Thông cáo cho biết: “Sẽ có khóa long trọng mở đầu cuộc điều tra cấp giáo phận về cuộc đời, các nhân đức và hương thơm thánh thiện của vị Tôi tớ Chúa Đức Hồng Y người Việt Nam Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, từng là Phó Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình từ năm 1994, rồi là Chủ Tịch từ ngày 24 tháng 6 năm 1998 tới 16 tháng 9 năm 2002”.
Chúng con mời gọi mọi Giáo Xứ, Cộng Đoàn Việt Nam tại Hoa Kỳ cùng dâng Thánh Lễ Tạ Ơn trong ngày 22-10-2010 này. Đồng thời, tùy theo hoàn cảnh của địa phương, tổ chức những buổi cầu nguyện và học hỏi về cuộc đời, nhân cách sống Công Giáo, Thánh Thiện và Bác Ái của Đức Cố Hồng Y yêu mến của Giáo Hội Việt Nam chúng ta và cũng của Giáo Hội Hoàn Vũ.
Chúng ta cùng hiệp thông với Tòa Thánh trong các chương trình diễn ra mừng biến cố này.
Thông cáo cho biết, “Theo Giáo Luật lễ nghi sẽ diễn ra lúc 12 giờ tại Phòng Hòa Giải của Dinh Laterano ở Roma. Sau bài thánh ca mở đầu là phần đọc biên bản. Tiếp đến là phần phát biểu của Đức HY Agostino Vallini Giám Quản Roma, và Đức HY Peter Turkson, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình”. Thông cáo cũng cho hay, dịp này Tổ chức Thánh Mátthêu tưởng nhớ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận và tổ chức Đức Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận Hoa Kỳ cũng có các chương trình đặc biệt. Lúc 8g30 sáng ngày 22 tháng 10 sẽ có Thánh Lễ do Đức HY Peter Turkson chủ sự tại nhà thờ Santa Maria della Scala, nhà thờ hiệu tòa của Đức cố Hồng Y. Lúc 10g30 sẽ có lễ trao Giải Thưởng Đức HY Nguyễn Văn Thuận tại Đại Học Giáo Hoàng Laterano. Năm nay tượng Thánh Mátthêu sẽ được trao cho Bác Sĩ Juan Somavia, Tổng Giám đốc tổ chức Lao Động Quốc Tế. Giải Thưởng Đức HY Nguyễn Văn Thuận trao cho Đức Giám Mục Giuseppe Molinari, L'Aquila, LM Marcelo Rossi, người Brasil, Tổ Chức Saint Camille tại Burundi và các Cộng Đoàn Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn tại Haiti.Vào ban chiều sẽ có buổi hòa nhạc chứng từ giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật được gợi hứng bởi Đức Hồng Y tựa đề “Chứng Nhân Hy Vọng”.
Xin vào xem các website: liendoanconggiao.net, vietcatholic.org và các link có những tài liệu, bài vở, và hình ảnh về cuộc đời Đức cố Hồng Y.
Rất thân mến,
Chủ Tịch LĐCGVNHK
Dịp Mở Án Phong Chân Phước Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận
Kính thưa quý Đức Ông, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ
và Cộng Đồng Dân Chúa ở Hoa Kỳ,
Được tin vui từ Tòa Thánh Vatican qua thông cáo của Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình vào ngày 1-10-2010 vừa qua cho biết ngày 22-10-2010 tới đây Giáo Phận Roma sẽ chính thức mở án điều tra phong Chân Phước cho Đức cố HY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Thông cáo cho biết: “Sẽ có khóa long trọng mở đầu cuộc điều tra cấp giáo phận về cuộc đời, các nhân đức và hương thơm thánh thiện của vị Tôi tớ Chúa Đức Hồng Y người Việt Nam Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, từng là Phó Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình từ năm 1994, rồi là Chủ Tịch từ ngày 24 tháng 6 năm 1998 tới 16 tháng 9 năm 2002”.
Chúng con mời gọi mọi Giáo Xứ, Cộng Đoàn Việt Nam tại Hoa Kỳ cùng dâng Thánh Lễ Tạ Ơn trong ngày 22-10-2010 này. Đồng thời, tùy theo hoàn cảnh của địa phương, tổ chức những buổi cầu nguyện và học hỏi về cuộc đời, nhân cách sống Công Giáo, Thánh Thiện và Bác Ái của Đức Cố Hồng Y yêu mến của Giáo Hội Việt Nam chúng ta và cũng của Giáo Hội Hoàn Vũ.
Chúng ta cùng hiệp thông với Tòa Thánh trong các chương trình diễn ra mừng biến cố này.
Thông cáo cho biết, “Theo Giáo Luật lễ nghi sẽ diễn ra lúc 12 giờ tại Phòng Hòa Giải của Dinh Laterano ở Roma. Sau bài thánh ca mở đầu là phần đọc biên bản. Tiếp đến là phần phát biểu của Đức HY Agostino Vallini Giám Quản Roma, và Đức HY Peter Turkson, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình”. Thông cáo cũng cho hay, dịp này Tổ chức Thánh Mátthêu tưởng nhớ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận và tổ chức Đức Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận Hoa Kỳ cũng có các chương trình đặc biệt. Lúc 8g30 sáng ngày 22 tháng 10 sẽ có Thánh Lễ do Đức HY Peter Turkson chủ sự tại nhà thờ Santa Maria della Scala, nhà thờ hiệu tòa của Đức cố Hồng Y. Lúc 10g30 sẽ có lễ trao Giải Thưởng Đức HY Nguyễn Văn Thuận tại Đại Học Giáo Hoàng Laterano. Năm nay tượng Thánh Mátthêu sẽ được trao cho Bác Sĩ Juan Somavia, Tổng Giám đốc tổ chức Lao Động Quốc Tế. Giải Thưởng Đức HY Nguyễn Văn Thuận trao cho Đức Giám Mục Giuseppe Molinari, L'Aquila, LM Marcelo Rossi, người Brasil, Tổ Chức Saint Camille tại Burundi và các Cộng Đoàn Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn tại Haiti.Vào ban chiều sẽ có buổi hòa nhạc chứng từ giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật được gợi hứng bởi Đức Hồng Y tựa đề “Chứng Nhân Hy Vọng”.
Xin vào xem các website: liendoanconggiao.net, vietcatholic.org và các link có những tài liệu, bài vở, và hình ảnh về cuộc đời Đức cố Hồng Y.
Rất thân mến,
Chủ Tịch LĐCGVNHK
Tài Liệu - Sưu Khảo
Mười nguyên tắc của học thuyết xã hội Công Giáo
Vũ Văn An
00:10 06/10/2010
Nguyên tắc, một khi được nội tâm hóa, chắc chắn sẽ dẫn tới một điều gì đó. Chúng thúc đẩy ta hành động, suy nghĩ, lựa chọn. Người có nguyên tắc luôn có một thế đứng, biết mình từ đâu tới và sẽ đi về đâu. Nguyên tắc luôn dẫn người có nó đến một chỗ nào đó, vì một mục tiêu nào đó, làm một điều gì đó, hay nhất định không làm điều gì đó.
Tháng 6 năm 1998, khi cho công bố tài liệu "Sharing Catholic Social Teaching: Challenges and Directions--Reflections of the U.S. Catholic Bishops", một tài liệu mời gọi người Công Giáo Hoa Kỳ chú ý tới sự hiện hữu của các nguyên tắc xã hội Công Giáo, các giám mục Hoa Kỳ cho hay: “Rất nhiều người Công Giáo không quen thuộc với các nguyên tắc này” và “không hiểu một cách thỏa đáng rằng giáo huấn xã hội của Giáo Hội chính là một phần yếu tính của đức tin Công Giáo”.
Thiển nghĩ, nhận định trên không chỉ đúng cho người Công Giáo Hoa Kỳ, mà còn đúng cho mọi người Công Giáo nói chung, trong đó, có người Công Giáo Việt Nam. Theo linh mục William J. Byron S.J., cựu chủ tịch Đại Học Công Giáo America, và là giáo sư môn Trách Nhiệm Xã Hội Của Kinh Doanh tại Đại Học Georgetown, thì lý do của hiện tượng đáng buồn ấy chính là: các nguyên tắc làm căn bản cho học thuyết xã hội Công Giáo đã không được phát biểu một cách rành mạch và được cô đọng một cách tiện dụng. Nó không được “đóng gói” một cách gọn gàng cho mục tiêu giáo lý như Mười Giới Răn hay Bẩy Bí Tích. Trong khi hầu như người Công Giáo nào cũng có thể thuộc lòng vanh vách Tám Mối Phúc Thật và liệt kê ngon lành đủ bốn nhân đức chính, nhưng ít ai có thể trả lời được câu hỏi sau: các nguyên tắc xã hội Công Giáo nào được công nhận là thành phần cốt yếu của đức tin? Chỉ khi nào họ trả lời một cách thuộc lòng câu hỏi ấy, họ mới có thể hành động đúng và có ý thức về phương diện xã hội.
Linh mục Byron cũng nhận định thêm rằng: nói đến học thuyết xã hội, nhiều người chỉ nghĩ tới phương diện kinh tế. Thực ra, không hẳn thế, học thuyết xã hội đụng tới nhiều vấn đề khác nữa như gia đình, tôn giáo, xã hội, chính trị, kỹ thuật, giải trí, văn hóa… Chính vì thế, dựa vào các tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về học thuyết xã hội Công Giáo, linh mục Byron (1) đã gạn lọc ra mười nguyên tắc sau đây:
1. Nguyên tắc nhân phẩm
“Mọi hữu thể nhân bản đều được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và được Chúa Giêsu Kitô cứu chuộc và do đó, họ vô giá và đáng được tôn trọng như là thành viên trong gia đình nhân loại” (Reflections, p.1).
Đấy là nguyên tắc nền tảng của giáo huấn xã hội Công Giáo. Mọi người, bất luận nòi giống, phái tính, tuổi tác, quốc tịch, tôn giáo, xu hướng tính dục, địa vị việc làm hay kinh tế, sức khỏe, trí khôn, thành tựu hay bất cứ đặc điểm cá biệt nào khác, đều đáng được kính trọng. Không phải vì họ làm được điều này điều nọ hay vì họ là ông nọ bà kia; mà chỉ vì họ là người, nên họ có phẩm giá. Dưới cái nhìn Công Giáo, chính vì phẩm giá này, con người không bao giờ là một phương tiện, mà luôn là một cùng đích.
Học thuyết xã hội Công Giáo mở cửa với con người nhân bản, nhưng nó không đóng cửa ở đấy. Cá nhân có phẩm giá, nhưng chủ nghĩa cá nhân không có chỗ đứng trong học thuyết xã hội Công Giáo. Nguyên tắc nhân phẩm đem lại cho con người quyền thuộc về một cộng đồng. Cộng đồng ấy chính là gia đình nhân loại.
2. Nguyên tắc tôn trọng sự sống nhân bản
"Mọi người, từ lúc được tượng thai cho tới lúc chết tự nhiên, đều có phẩm giá nội tại và quyền được sống phù hợp với phẩm giá ấy” (Reflections, pp. 1-2).
Sự sống nhân bản, ở mọi giai đoạn phát triển và thoái hóa, đều qúy giá và do đó đáng được bảo vệ và tôn trọng. Trực tiếp tấn công sự sống của người vô tội luôn luôn là điều xấu. Truyền thống Công Giáo vẫn coi tính thánh thiêng của sự sống con người là thành phần của bất cứ quan điểm luân lý nào của một xã hội công bình và tốt đẹp.
3. Nguyên tắc hiệp hội
"Truyền thống của chúng ta tuyên xưng rằng con người không chỉ thánh thiêng mà còn có tính xã hội nữa. Phương cách ta tổ chức xã hội về kinh tế, chính trị, luật pháp và chính sách trực tiếp có ảnh hưởng tới nhân phẩm và khả năng phát triển của cá nhân trong cộng đồng” (Reflections, p.4).
Đơn vị căn bản của xã hội là gia đình; nên cần phải luôn luôn bảo vệ sự ổn định của đơn vị này, không bao giờ được phá hoại nó. Nhờ liên hiệp với người khác trong gia đình và trong các định chế xã hội khác, là những định chế nhằm cổ vũ sự phát triển, bảo vệ phẩm giá, phát huy thiện ích chung, con người mới đạt được sự thành toàn của mình.
4. Nguyên tắc tham gia
"Chúng ta tin rằng con người có quyền và bổn phận phải tham gia vào xã hội, cùng nhau mưu cầu thiện ích chung và phúc lợi cho mọi người, nhất là người nghèo và cô thế” (Reflections, p.5).
Không có sự tham gia, người ta không thể thể hiện được các phúc lợi dành cho cá nhân xuyên qua các định chế xã hội. Con người nhân bản có quyền tham gia vào bất cứ định chế nào được coi là thiết yếu cho việc thành toàn của họ về phương diện nhân bản. Nguyên tắc này áp dụng đặc biệt vào các điều kiện liên quan tới việc làm. “Việc làm không phải chỉ là một cách kiếm sống đặc biệt; nó thực sự là một hình thức liên tục tham gia vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Nếu người ta muốn bảo vệ phẩm giá của việc làm, thì họ phải bảo vệ các quyền căn bản của công nhân, tức quyền có việc làm tạo ra của cải, quyền có lương bổng xứng đáng và công bằng, quyền được tổ chức và gia nhập công đoàn, quyền tư hữu, và quyền có sáng kiến kinh tế” (Reflections, p.5).
5. Nguyên tắc ưu tiên chọn người nghèo và người cô thế
"Trong một xã hội bị phân hóa trầm trọng giữa giầu và nghèo, truyền thống của ta vốn nhắc nhớ câu truyện về ngày phán xét chung (Mt 25:31-46) và dạy ta đặt nhu cầu người nghèo và người cô thế lên hàng đầu” (Reflections, p.5).
Tại sao thế? Vì thiện ích chung, tức thiện ích của xã hội như một toàn thể, đòi hỏi điều ấy. Ngược với giầu có và quyền thế là nghèo nàn và bất lực. Nếu muốn cho thiện ích chung thắng thế, thì việc ưu tiên bảo vệ phải hướng về những người cô thế và nghèo khổ. Nếu không, sự cân bằng cần có để giữ cho xã hội tồn tại sẽ bị bẻ gẫy, rất có hại cho mọi người.
6. Nguyên tắc liên đới
"Giáo huấn xã hội Công Giáo tuyên bố rằng chúng ta là những người trông nom anh chị em ta, bất cứ họ sinh sống ở đâu. Chúng ta là một gia đình nhân loại… Học thực hành nhân đức liên đới là học biết rằng việc ‘yêu người lân cận của ta’ có chiều kích hoàn cầu trong một thế giới liên lập” (Reflections, p.5).
Nguyên tắc liên đới có chức năng như một phạm trù luân lý dẫn tới các chọn lựa giúp ta phát huy và bảo vệ thiện ích chung.
7. Nguyên tắc quản lý
"Truyền thống Công Giáo nhấn mạnh rằng ta tỏ lòng kính trọng Đấng Hóa Công bằng cách quản lý tốt công trình tạo dựng của Người” (Reflections, p. 6).
Người quản lý là người trông nom, quản trị, chứ không phải chủ nhân. Trong một thời đại mỗi ngày người ta càng ý thức hơn về môi trường vật lý, truyền thống của ta mời gọi ta phải có một cảm thức trách nhiệm luân lý đối với việc bảo vệ môi trường: đất trồng ngũ cốc, đất trồng cỏ, đất trồng rừng, không khí, nguồn nước, nguồn khoáng sản và các nguồn dự trữ thiên nhiên khác. Trách nhiệm quản lý cũng đòi ta phải lưu ý tới việc sử dụng các tài năng bản thân, lưu tâm tới sức khoẻ bản thân cũng như việc sử dụng của cải bản thân.
8. Nguyên tắc phụ đới
Nguyên tắc này liên quan tới “các trách nhiệm và giới hạn của chính quyền, và vai trò thiết yếu của các cơ quan tự nguyện” (Reflections, p.6).
Nguyên tắc phụ đới đặt giới hạn đặc thù cho chính phủ bằng cách nhấn mạnh rằng các tổ chức ở bình diện cao hơn không nên thực hiện bất cứ chức năng nào có thể được một tổ chức ở bình diện thấp hơn thực hiện một cách có hiệu quả và có hiệu năng, nhờ những con người cá thể hay từng nhóm sống gần gũi với các vấn đề ấy hơn. Các chính phủ áp bức luôn vi phạm nguyên tắc phụ đới này; các chính phủ quá cường điệu (overactive) cũng thường vi phạm nguyên tắc này.
Tất cả 8 nguyên tắc trên đều được rút ra từ tài liệu tương đối ngắn "Reflections of the U.S. Catholic Bishops," đã kể trên đây. Ngoài ra, kèm theo tài liệu này, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ có cho công bố bản "Summary Report of the Task Force on Catholic Social Teaching and Catholic Education". Tài liệu đính kèm này đưa ra thêm 2 nguyên tắc nữa. Đó là:
9. Nguyên tắc bình đẳng
"Sự bình đẳng của mọi người phát sinh từ phẩm giá có tính yếu tính của họ… Dù các dị biệt về tài năng là một phần trong kế hoạch của Thiên Chúa, nhưng việc kỳ thị có tính xã hội và văn hóa trong các quyền căn bản… không phù hợp với kế sách của Người” ("Summary," pp. 23-4).
Cư sử bình đẳng với những người bình đẳng chính là một cách định nghĩa công lý mà truyền thống vẫn coi có nghĩa là phải trả cho mỗi người phần của họ đáng được. Nằm dưới ý niệm bình đẳng là nguyên tắc phải lẽ (fairness); một trong những thúc đẩy luân lý sớm nhất được con người nhân bản đang phát triển cảm nhận chính là cảm thức về điều “phải lẽ” và không “phải lẽ”.
10. Nguyên tắc thiện ích chung
"Thiện ích chung (common good) được hiểu là các điều kiện xã hội giúp người ta vươn tới các tiềm năng nhân bản đầy đủ của họ và thể hiện được nhân phẩm của họ” ("Summary," p. 25).
Các điều kiện xã hội này giả thiết phải có sự “tôn trọng con người”, “phúc lợi và sự phát triển của nhóm về phương diện xã hội” và việc duy trì thẩm quyền công cộng nhằm gìn giữ “hòa bình và an ninh”. Ngày nay, “trong thời đại liên lập có tính hoàn cầu”, nguyên tắc thiện ích chung có ý nói tới “nhu cầu cần có các cơ cấu quốc tế có khả năng cổ vũ sự phát triển có tính công chính toàn bộ gia đình nhân loại, bất luận các biên giới miền và quốc gia”. Điều gì tạo nên ích chung là vấn đề vẫn còn đang tranh cãi. Tuy nhiên, nếu người ta vô tình đối với ích chung, thì đó là dấu hiệu xã hội ấy đang đi xuống, cần được giúp đỡ. Khi cảm thức về cộng đoàn mai một đi, thì quan tâm đối với ích chung cũng đi xuống. Một quan tâm có tính cộng đoàn thực sự chính là đối cực của chủ nghĩa duy cá nhân quá khích, một chủ nghĩa, cũng giống như tính vị kỷ vô độ trong các tương quan liên bản vị, sẽ phá sập sự cân bằng, sự hòa hợp và hòa bình giữa các nhóm, các lân bang hàng xóm, các miền và các quốc gia với nhau.
Đối với cả hai văn kiện trên, người ta có thể thêm nguyên tắc công lý và nguyên tắc tư hữu và điều các văn kiện này gọi là “đích điểm phổ quát của của cải” (universal destination of goods). Điều này có nghĩa: trong ý định của Thiên Chúa, mọi của cải trên thế giới đều được dành cho mọi người hưởng dùng. Tuy nhiên, cả hai nguyên tắc này đều đã được hàm nghĩa sẵn trong các nguyên tắc vừa liệt kê.
Thực ra, các hạn từ thể tài, chủ đề hay nguyên tắc vốn được nhiều người dùng lẫn lộn với nhau. Hạn từ giá trị cũng thế, nó thường được dùng lẫn lộn với hạn từ nguyên tắc. Nhưng nguyên tắc hàm nghĩa dẫn tới một điều gì, trong khi giá trị thường thúc đẩy người ta hành động một cách nhất quán với những gì họ trân quí coi như có giá trị, với những gì họ cho là đáng thì giờ, tiền bạc hay tài năng của họ. Tuy nhiên, cả hai đều không dẫn người ta tới đâu nếu chỉ là những ý tưởng trừu tượng, được tô vẽ trên giấy, không được con người nhân bản nội tâm hóa và ấp ủ trong tâm hồn. Khuyến khích việc nội tâm hóa các nguyên tắc này là một thách đố sư phạm lớn lao. Để dễ dàng cho diễn trình nội tâm hóa ấy, cần nhấn mạnh tới mười nguyên tắc ngắn gọn về con người nhân bản, sự sống nhân bản, hiệp hội, tham gia, ưu tiên chọn người nghèo, liên đới, quản lý, phụ đới, bình đẳng và ích chung. Nhiều người còn có sáng kiến dùng các vần đầu của các chữ trên tạo ra một từ duy nhất dễ nhớ mà có nghĩa. Nhiều người khác liên tưởng các nguyên tắc này với những nhân vật thời danh trong Giáo Hội như Dorothy Day, Đức Hồng Y Joseph Bernerdin, Mẹ Têrêxa… Khi khai triển các nguyên tắc này, nhiều người trích dẫn các bậc trí giả vĩ đại của Giáo Hội như Thánh Kim Khẩu, Thánh Ambrôsiô, Thánh Tôma Tiến Sĩ hay các nhà tư tưởng Công Giáo gần đây. Làm thế nào, để người tín hữu thuộc lòng chúng cũng như họ từng thuộc lòng các Kinh Tin Kính hay Lạy Cha, Kính Mừng…
(1) Ten Building Blocks of Catholic Social Teaching, America, Oct. 31, 1998
Tháng 6 năm 1998, khi cho công bố tài liệu "Sharing Catholic Social Teaching: Challenges and Directions--Reflections of the U.S. Catholic Bishops", một tài liệu mời gọi người Công Giáo Hoa Kỳ chú ý tới sự hiện hữu của các nguyên tắc xã hội Công Giáo, các giám mục Hoa Kỳ cho hay: “Rất nhiều người Công Giáo không quen thuộc với các nguyên tắc này” và “không hiểu một cách thỏa đáng rằng giáo huấn xã hội của Giáo Hội chính là một phần yếu tính của đức tin Công Giáo”.
Thiển nghĩ, nhận định trên không chỉ đúng cho người Công Giáo Hoa Kỳ, mà còn đúng cho mọi người Công Giáo nói chung, trong đó, có người Công Giáo Việt Nam. Theo linh mục William J. Byron S.J., cựu chủ tịch Đại Học Công Giáo America, và là giáo sư môn Trách Nhiệm Xã Hội Của Kinh Doanh tại Đại Học Georgetown, thì lý do của hiện tượng đáng buồn ấy chính là: các nguyên tắc làm căn bản cho học thuyết xã hội Công Giáo đã không được phát biểu một cách rành mạch và được cô đọng một cách tiện dụng. Nó không được “đóng gói” một cách gọn gàng cho mục tiêu giáo lý như Mười Giới Răn hay Bẩy Bí Tích. Trong khi hầu như người Công Giáo nào cũng có thể thuộc lòng vanh vách Tám Mối Phúc Thật và liệt kê ngon lành đủ bốn nhân đức chính, nhưng ít ai có thể trả lời được câu hỏi sau: các nguyên tắc xã hội Công Giáo nào được công nhận là thành phần cốt yếu của đức tin? Chỉ khi nào họ trả lời một cách thuộc lòng câu hỏi ấy, họ mới có thể hành động đúng và có ý thức về phương diện xã hội.
Linh mục Byron cũng nhận định thêm rằng: nói đến học thuyết xã hội, nhiều người chỉ nghĩ tới phương diện kinh tế. Thực ra, không hẳn thế, học thuyết xã hội đụng tới nhiều vấn đề khác nữa như gia đình, tôn giáo, xã hội, chính trị, kỹ thuật, giải trí, văn hóa… Chính vì thế, dựa vào các tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về học thuyết xã hội Công Giáo, linh mục Byron (1) đã gạn lọc ra mười nguyên tắc sau đây:
1. Nguyên tắc nhân phẩm
“Mọi hữu thể nhân bản đều được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và được Chúa Giêsu Kitô cứu chuộc và do đó, họ vô giá và đáng được tôn trọng như là thành viên trong gia đình nhân loại” (Reflections, p.1).
Đấy là nguyên tắc nền tảng của giáo huấn xã hội Công Giáo. Mọi người, bất luận nòi giống, phái tính, tuổi tác, quốc tịch, tôn giáo, xu hướng tính dục, địa vị việc làm hay kinh tế, sức khỏe, trí khôn, thành tựu hay bất cứ đặc điểm cá biệt nào khác, đều đáng được kính trọng. Không phải vì họ làm được điều này điều nọ hay vì họ là ông nọ bà kia; mà chỉ vì họ là người, nên họ có phẩm giá. Dưới cái nhìn Công Giáo, chính vì phẩm giá này, con người không bao giờ là một phương tiện, mà luôn là một cùng đích.
Học thuyết xã hội Công Giáo mở cửa với con người nhân bản, nhưng nó không đóng cửa ở đấy. Cá nhân có phẩm giá, nhưng chủ nghĩa cá nhân không có chỗ đứng trong học thuyết xã hội Công Giáo. Nguyên tắc nhân phẩm đem lại cho con người quyền thuộc về một cộng đồng. Cộng đồng ấy chính là gia đình nhân loại.
2. Nguyên tắc tôn trọng sự sống nhân bản
"Mọi người, từ lúc được tượng thai cho tới lúc chết tự nhiên, đều có phẩm giá nội tại và quyền được sống phù hợp với phẩm giá ấy” (Reflections, pp. 1-2).
Sự sống nhân bản, ở mọi giai đoạn phát triển và thoái hóa, đều qúy giá và do đó đáng được bảo vệ và tôn trọng. Trực tiếp tấn công sự sống của người vô tội luôn luôn là điều xấu. Truyền thống Công Giáo vẫn coi tính thánh thiêng của sự sống con người là thành phần của bất cứ quan điểm luân lý nào của một xã hội công bình và tốt đẹp.
3. Nguyên tắc hiệp hội
"Truyền thống của chúng ta tuyên xưng rằng con người không chỉ thánh thiêng mà còn có tính xã hội nữa. Phương cách ta tổ chức xã hội về kinh tế, chính trị, luật pháp và chính sách trực tiếp có ảnh hưởng tới nhân phẩm và khả năng phát triển của cá nhân trong cộng đồng” (Reflections, p.4).
Đơn vị căn bản của xã hội là gia đình; nên cần phải luôn luôn bảo vệ sự ổn định của đơn vị này, không bao giờ được phá hoại nó. Nhờ liên hiệp với người khác trong gia đình và trong các định chế xã hội khác, là những định chế nhằm cổ vũ sự phát triển, bảo vệ phẩm giá, phát huy thiện ích chung, con người mới đạt được sự thành toàn của mình.
4. Nguyên tắc tham gia
"Chúng ta tin rằng con người có quyền và bổn phận phải tham gia vào xã hội, cùng nhau mưu cầu thiện ích chung và phúc lợi cho mọi người, nhất là người nghèo và cô thế” (Reflections, p.5).
Không có sự tham gia, người ta không thể thể hiện được các phúc lợi dành cho cá nhân xuyên qua các định chế xã hội. Con người nhân bản có quyền tham gia vào bất cứ định chế nào được coi là thiết yếu cho việc thành toàn của họ về phương diện nhân bản. Nguyên tắc này áp dụng đặc biệt vào các điều kiện liên quan tới việc làm. “Việc làm không phải chỉ là một cách kiếm sống đặc biệt; nó thực sự là một hình thức liên tục tham gia vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Nếu người ta muốn bảo vệ phẩm giá của việc làm, thì họ phải bảo vệ các quyền căn bản của công nhân, tức quyền có việc làm tạo ra của cải, quyền có lương bổng xứng đáng và công bằng, quyền được tổ chức và gia nhập công đoàn, quyền tư hữu, và quyền có sáng kiến kinh tế” (Reflections, p.5).
5. Nguyên tắc ưu tiên chọn người nghèo và người cô thế
"Trong một xã hội bị phân hóa trầm trọng giữa giầu và nghèo, truyền thống của ta vốn nhắc nhớ câu truyện về ngày phán xét chung (Mt 25:31-46) và dạy ta đặt nhu cầu người nghèo và người cô thế lên hàng đầu” (Reflections, p.5).
Tại sao thế? Vì thiện ích chung, tức thiện ích của xã hội như một toàn thể, đòi hỏi điều ấy. Ngược với giầu có và quyền thế là nghèo nàn và bất lực. Nếu muốn cho thiện ích chung thắng thế, thì việc ưu tiên bảo vệ phải hướng về những người cô thế và nghèo khổ. Nếu không, sự cân bằng cần có để giữ cho xã hội tồn tại sẽ bị bẻ gẫy, rất có hại cho mọi người.
6. Nguyên tắc liên đới
"Giáo huấn xã hội Công Giáo tuyên bố rằng chúng ta là những người trông nom anh chị em ta, bất cứ họ sinh sống ở đâu. Chúng ta là một gia đình nhân loại… Học thực hành nhân đức liên đới là học biết rằng việc ‘yêu người lân cận của ta’ có chiều kích hoàn cầu trong một thế giới liên lập” (Reflections, p.5).
Nguyên tắc liên đới có chức năng như một phạm trù luân lý dẫn tới các chọn lựa giúp ta phát huy và bảo vệ thiện ích chung.
7. Nguyên tắc quản lý
"Truyền thống Công Giáo nhấn mạnh rằng ta tỏ lòng kính trọng Đấng Hóa Công bằng cách quản lý tốt công trình tạo dựng của Người” (Reflections, p. 6).
Người quản lý là người trông nom, quản trị, chứ không phải chủ nhân. Trong một thời đại mỗi ngày người ta càng ý thức hơn về môi trường vật lý, truyền thống của ta mời gọi ta phải có một cảm thức trách nhiệm luân lý đối với việc bảo vệ môi trường: đất trồng ngũ cốc, đất trồng cỏ, đất trồng rừng, không khí, nguồn nước, nguồn khoáng sản và các nguồn dự trữ thiên nhiên khác. Trách nhiệm quản lý cũng đòi ta phải lưu ý tới việc sử dụng các tài năng bản thân, lưu tâm tới sức khoẻ bản thân cũng như việc sử dụng của cải bản thân.
8. Nguyên tắc phụ đới
Nguyên tắc này liên quan tới “các trách nhiệm và giới hạn của chính quyền, và vai trò thiết yếu của các cơ quan tự nguyện” (Reflections, p.6).
Nguyên tắc phụ đới đặt giới hạn đặc thù cho chính phủ bằng cách nhấn mạnh rằng các tổ chức ở bình diện cao hơn không nên thực hiện bất cứ chức năng nào có thể được một tổ chức ở bình diện thấp hơn thực hiện một cách có hiệu quả và có hiệu năng, nhờ những con người cá thể hay từng nhóm sống gần gũi với các vấn đề ấy hơn. Các chính phủ áp bức luôn vi phạm nguyên tắc phụ đới này; các chính phủ quá cường điệu (overactive) cũng thường vi phạm nguyên tắc này.
Tất cả 8 nguyên tắc trên đều được rút ra từ tài liệu tương đối ngắn "Reflections of the U.S. Catholic Bishops," đã kể trên đây. Ngoài ra, kèm theo tài liệu này, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ có cho công bố bản "Summary Report of the Task Force on Catholic Social Teaching and Catholic Education". Tài liệu đính kèm này đưa ra thêm 2 nguyên tắc nữa. Đó là:
9. Nguyên tắc bình đẳng
"Sự bình đẳng của mọi người phát sinh từ phẩm giá có tính yếu tính của họ… Dù các dị biệt về tài năng là một phần trong kế hoạch của Thiên Chúa, nhưng việc kỳ thị có tính xã hội và văn hóa trong các quyền căn bản… không phù hợp với kế sách của Người” ("Summary," pp. 23-4).
Cư sử bình đẳng với những người bình đẳng chính là một cách định nghĩa công lý mà truyền thống vẫn coi có nghĩa là phải trả cho mỗi người phần của họ đáng được. Nằm dưới ý niệm bình đẳng là nguyên tắc phải lẽ (fairness); một trong những thúc đẩy luân lý sớm nhất được con người nhân bản đang phát triển cảm nhận chính là cảm thức về điều “phải lẽ” và không “phải lẽ”.
10. Nguyên tắc thiện ích chung
"Thiện ích chung (common good) được hiểu là các điều kiện xã hội giúp người ta vươn tới các tiềm năng nhân bản đầy đủ của họ và thể hiện được nhân phẩm của họ” ("Summary," p. 25).
Các điều kiện xã hội này giả thiết phải có sự “tôn trọng con người”, “phúc lợi và sự phát triển của nhóm về phương diện xã hội” và việc duy trì thẩm quyền công cộng nhằm gìn giữ “hòa bình và an ninh”. Ngày nay, “trong thời đại liên lập có tính hoàn cầu”, nguyên tắc thiện ích chung có ý nói tới “nhu cầu cần có các cơ cấu quốc tế có khả năng cổ vũ sự phát triển có tính công chính toàn bộ gia đình nhân loại, bất luận các biên giới miền và quốc gia”. Điều gì tạo nên ích chung là vấn đề vẫn còn đang tranh cãi. Tuy nhiên, nếu người ta vô tình đối với ích chung, thì đó là dấu hiệu xã hội ấy đang đi xuống, cần được giúp đỡ. Khi cảm thức về cộng đoàn mai một đi, thì quan tâm đối với ích chung cũng đi xuống. Một quan tâm có tính cộng đoàn thực sự chính là đối cực của chủ nghĩa duy cá nhân quá khích, một chủ nghĩa, cũng giống như tính vị kỷ vô độ trong các tương quan liên bản vị, sẽ phá sập sự cân bằng, sự hòa hợp và hòa bình giữa các nhóm, các lân bang hàng xóm, các miền và các quốc gia với nhau.
Đối với cả hai văn kiện trên, người ta có thể thêm nguyên tắc công lý và nguyên tắc tư hữu và điều các văn kiện này gọi là “đích điểm phổ quát của của cải” (universal destination of goods). Điều này có nghĩa: trong ý định của Thiên Chúa, mọi của cải trên thế giới đều được dành cho mọi người hưởng dùng. Tuy nhiên, cả hai nguyên tắc này đều đã được hàm nghĩa sẵn trong các nguyên tắc vừa liệt kê.
Thực ra, các hạn từ thể tài, chủ đề hay nguyên tắc vốn được nhiều người dùng lẫn lộn với nhau. Hạn từ giá trị cũng thế, nó thường được dùng lẫn lộn với hạn từ nguyên tắc. Nhưng nguyên tắc hàm nghĩa dẫn tới một điều gì, trong khi giá trị thường thúc đẩy người ta hành động một cách nhất quán với những gì họ trân quí coi như có giá trị, với những gì họ cho là đáng thì giờ, tiền bạc hay tài năng của họ. Tuy nhiên, cả hai đều không dẫn người ta tới đâu nếu chỉ là những ý tưởng trừu tượng, được tô vẽ trên giấy, không được con người nhân bản nội tâm hóa và ấp ủ trong tâm hồn. Khuyến khích việc nội tâm hóa các nguyên tắc này là một thách đố sư phạm lớn lao. Để dễ dàng cho diễn trình nội tâm hóa ấy, cần nhấn mạnh tới mười nguyên tắc ngắn gọn về con người nhân bản, sự sống nhân bản, hiệp hội, tham gia, ưu tiên chọn người nghèo, liên đới, quản lý, phụ đới, bình đẳng và ích chung. Nhiều người còn có sáng kiến dùng các vần đầu của các chữ trên tạo ra một từ duy nhất dễ nhớ mà có nghĩa. Nhiều người khác liên tưởng các nguyên tắc này với những nhân vật thời danh trong Giáo Hội như Dorothy Day, Đức Hồng Y Joseph Bernerdin, Mẹ Têrêxa… Khi khai triển các nguyên tắc này, nhiều người trích dẫn các bậc trí giả vĩ đại của Giáo Hội như Thánh Kim Khẩu, Thánh Ambrôsiô, Thánh Tôma Tiến Sĩ hay các nhà tư tưởng Công Giáo gần đây. Làm thế nào, để người tín hữu thuộc lòng chúng cũng như họ từng thuộc lòng các Kinh Tin Kính hay Lạy Cha, Kính Mừng…
(1) Ten Building Blocks of Catholic Social Teaching, America, Oct. 31, 1998
Văn Hóa
Tiến sĩ tuổi thơ: Mừng thánh Têrêxa Hài Đồng
Hiền Lâm
10:38 06/10/2010
TIẾN SĨ TUỔI THƠ
(mừng thánh Têrêxa HĐGS).
Tôi mãi ngỡ ngàng trong mơ mộng
Trước tình yêu Chúa thật mênh mông:
Này “cô thiếu nữ” ngày xưa ấy
Nay làm Tiến Sĩ khắp muôn phương.
Không một văn bằng hoặc huy chương,
Không thi cao học… kỷ lục trường,
Không một phát minh thời đại mới…
Mà nên tiến sĩ, thật phi thường !
Chỉ có con đường nên bé nhỏ,
Nụ cười tươi mãi nét ngây thơ,
Với tình yêu Chúa, hồn say đắm
Ôm cả đất trời trong biển mơ.
Nay hưởng cõi trời ôi vinh dự !
Đăng quang Tiến Sĩ thật cao vinh
Thắt chặt duyên nồng bên Thiên Tử
Hoa hồng thắm mãi sắc băng trinh.
(mừng thánh Têrêxa HĐGS).
Tôi mãi ngỡ ngàng trong mơ mộng
Trước tình yêu Chúa thật mênh mông:
Này “cô thiếu nữ” ngày xưa ấy
Nay làm Tiến Sĩ khắp muôn phương.
Không một văn bằng hoặc huy chương,
Không thi cao học… kỷ lục trường,
Không một phát minh thời đại mới…
Mà nên tiến sĩ, thật phi thường !
Chỉ có con đường nên bé nhỏ,
Nụ cười tươi mãi nét ngây thơ,
Với tình yêu Chúa, hồn say đắm
Ôm cả đất trời trong biển mơ.
Nay hưởng cõi trời ôi vinh dự !
Đăng quang Tiến Sĩ thật cao vinh
Thắt chặt duyên nồng bên Thiên Tử
Hoa hồng thắm mãi sắc băng trinh.