Ngày 06-10-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:21 06/10/2014
NÓI DỐI DẠY NÓI DỐI
N2T

Có một bà mẹ, bởi vì muốn dạy con làm người nói năng phải thành thật, nên bà nói với con trai:
- “Này con, tiên vàn đừng bao giờ nói dối nhé ! Người nói dối cái mũi sẽ biến dài ra giống như cái mũi của con rối vậy”.
Thật ra, khi nói với đứa con như thế, không phải là bà đang nói dối đó hay sao ?
(Trích trong "Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn")

Suy tư:
Chuyện “hù dọa” con cái khi chúng còn nhỏ thì chắc là bà mẹ nào cũng có, chẳng hạn khi chúng khóc nhè thì dọa là có ông kẹ, khi chúng không thèm ngủ trưa thì dọa có bà chằn, hoặc khi chúng không muốn đi nhà trẻ thì dọa cô giáo sẽ bỏ đói.v.v... và nhiều chuyện “hù dọa” khác nữa, và có những người lớn đến bây giờ nhớ lại lời hù dọa của cha mẹ khi mình còn nhỏ mà tức cười, chứ không trách cha mẹ nói dối.
Khi nào thì nói dối dạy nói dối ?
Thưa, những lúc này:
- Khi cha mẹ dạy con cái phải thương yêu giúp đỡ nhau, nhưng cha mẹ thì ngày nào cũng lớn tiếng chửi mắng nhau: nói dối dạy nói dối.
- Khi cha mẹ khuyên con cái phải đi lễ nhà thờ, nhưng cha mẹ thì vẫn cứ ngủ cho đến giờ đi làm: nói dối dạy nói dối
- Khi cha mẹ dạy con cái nói năng lễ độ với mọi người, nhưng cha thì cứ dùng tiếng “lạ” để nói chuyện, còn mẹ thì cứ nguýt bên này liếc bên kia khi giận hờn ai đó: nói dối dạy nói dối.
Đó là những việc nói dối dạy nói dối mà cha mẹ không để ý, hoặc cứ cho mình là cha mẹ nên muốn nói gì thì nói, không những phản giáo dục mà còn có lỗi trước mặt Thiên Chúa và con cái mình.
Nói dối là tội to lắm, nhưng làm gương xấu (nói dối dạy nói dối) thì tội càng to lớn hơn.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viet suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:23 06/10/2014
N2T

4. Tình yêu là sảng khoái nhất, thành thực nhất, nhiệt thành nhất, ôn hòa nhất, cương nghị anh dũng kiên cường nhất.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Chân dung Thánh sử Luca
Trầm Thiên Thu
22:27 06/10/2014
Thánh Luca (Hy ngữ: Λουκᾶς, Loukás) là một trong 4 tác giả Phúc Âm, lễ kính ngày 18-10. Thánh Luca sinh tại Bithynia, là dân Hy Lạp cổ đại, thuộc thành phố Antiôkia ở Syria cổ. Các giáo phụ thời Giáo Hội sơ khai nói rằng ngài là tác giả của Phúc Âm theo Thánh Luca và sách Công vụ Tông đồ, mới đầu chỉ là tác phẩm văn chương bình thường. Về sau, quyền tác giả của Thánh Luca được tái xác nhận bởi các vị uy tín của Kitô giáo như Thánh Giêrônimô và Eusêbiô (Jerome và Eusebius), mặc dù các học giả (đời và đạo) vẫn đồng ý về việc thiếu chứng cớ xác thực về tác giả.

Trong Tân ước, Thánh Luca chỉ được nhắc tới vài lần, và được Thánh Phaolô gọi là “thầy thuốc” trong thư gởi giáo đoàn Côlôxe. Như vậy, ngài được coi là thầy thuốc và môn đệ của Thánh Phaolô. Được các Kitô hữu thời sơ khai coi là thánh, ngài được coi là vị tử đạo mặc dù các chứng cớ khác nhau.

Giáo Hội Công Giáo tôn kính Thánh Luca là Thánh sử, và một số giáo phái lớn tôn kính ngài là bổn mạng các họa sĩ, y bác sĩ, học sinh sinh viên, người bán thịt.

Trong thư gởi Philêmôn, Thánh Phaolô có nhắc tới các cộng sự viên là Mác-cô, A-rít-ta-khô, Đê-ma và Lu-ca (câu 24). Thánh Luca cũng được nói tới trong Cl 4:14 và 2 Tm 4:11. Tài liệu khác về Thánh Luca có niên đại từ thế kỷ II, nhưng về sau được xác định là cuối thế kỷ IV, có ghi trong lời mở đầu của Phúc Âm theo Thánh Luca. Tuy nhiên, Helmut Koester nói rằng phần sau (chỉ có trong bản gốc Hy ngữ) có thể được biên soạn hồi cuối thế kỷ II.

Thánh Luca không là người Do Thái, nghĩa là không được cắt bì. Là người Hy Lạp nên ngài viết Phúc Âm bằng Hy ngữ. Khác với ý kiến của Thánh Êpiphaniô, Thánh Luca không thể ở trong số 72 môn đệ (Lc 10:1-9), vì ngài nói rõ rằng ngài chưa hề gặp mặt Đức Kitô (x. Lc 1:1-4). Như vậy, khá lạ khi Giáo Hội cho chúng ta nghe đoạn Tin Mừng trong lễ Thánh Luca lại nói về việc Chúa Giêsu sai 72 môn đệ, đi theo từng cặp. Hơn nữa, Thánh Luca không được Chúa Giêsu hoán cải, mà được Thánh Phaolô hoán cải sau khi Chúa Giêsu về trời.

Rất có thể Thánh Luca học nghề thuốc ở Tarsus, trường y cạnh tranh với Alexandria và Athens, và là trường y lớn nhất Hy Lạp cổ đại. Có thể Thánh Luca đã gặp Thánh Phaolô vào thời điểm này.

Không ai biết Thánh Luca là người mới theo Do Thái hoặc trực tiếp gia nhập Kitô giáo, nhưng chúng ta biết rằng ngài có kiến thức uyên bác về Cựu ước. Hơn nữa, rõ ràng Thánh Luca không chỉ biết Thánh Phaolô, mà còn biết nhiều Tông đồ và các môn đệ. Chính ngài đã chứng minh điều đó, khi ngài soan thảo Phúc Âm, ngài đã “cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự” (Lc 1:3) với các nhân chứng biết rõ cuộc đời Chúa Giêsu. Trong các nhân chứng đó không chỉ có một mình Thánh Phaolô mà còn nhiều người khác.

Còn nữa, Thánh Phaolô thường kết hợp Thánh Luca với Thánh Máccô. Chúng ta biết rằng Thánh Máccô là người gần gũi với Thánh Phêrô, do đó chúng ta có thể nói rằng Thánh Luca cũng quen thân với Thánh Phêrô và các Tông đồ khác.

Phúc Âm theo Thánh Luca dài hơn các Phúc Âm khác – mặc dù Phúc Âm theo Thánh Matthêu nhiều chương hơn. Phúc Âm theo Thánh Luca có nhiều câu và nhiều từ hơn, dĩ nhiên số chữ tính theo bản gốc bằng Hy ngữ. Trong các sách Tân ước, Phúc Âm theo Thánh Luca dài nhất – với 19.482 chữ, và sách Công vụ dài thứ nhì – với 18.451 chữ. Hai cuốn này dài bằng tất cả các thư của Thánh Phaolô cộng lại.

Thánh Luca giúp Thánh Phaolô nhiều trong khi thực hiện sứ vụ. Khi bị tù ở Rôma, Thánh Phaolô rất tin tưởng và quý mến Thánh Luca nê đã căn dặn Thánh Timôthê: “Chỉ còn một mình anh Lu-ca ở với tôi. Anh hãy đem anh Mác-cô đi với anh, vì anh ấy rất hữu ích cho công việc phục vụ của tôi” (2 Tm 4:11). Người ta tin rằng, sau khi Thánh Phaolô qua đời, Thánh Luca rao giảng Phúc Âm tại Ý, Gaul (Galát), Dalmatia, Macedon, và có thể cả ở Ai Cập.

Một số Giáo phụ cho rằng Thánh Luca chịu tử đạo, có thể bị đóng đinh vào cây ô-liu ở Elaea, thuộc Peloponnesus gần Achaia. Cách hiểu này có từ Thánh Hippolytus. Các Thánh Gregory Nazianzen, Paulinus, và Gaudentius thành Grescia cũng nói rằng Thánh Luca chịu tử đạo. Mặt khác, nhiều người khác (kể cả Thánh Bede và nhiều vị tử đạo) chỉ nói rằng “Thánh Luca chịu đau khổ nhiều vì đức tin và chết già ở Bithynia”.

Thánh Luca sống độc thân để phục vụ Thiên Chúa, không vợ không con, đầy Thần Khí Chúa, và qua đời lúc 84 tuổi. Thi hài ngài được đưa tới Constantinople và an táng tại Nhà thờ Các Tông Đồ, nhà thờ này do Hoàng đế Constantine xây dựng. Đầu ngài được đưa tới Rôma, đặt tại Tu viện Thánh Anrê. Các phần khác được đặt tại Tu viện Grecian trên Núi Athos.

Sau cuộc Thập Tự Chinh, thánh tích Thánh Luca được chuyển tới Nhà thờ Padua, và nghiên cứu khoa học năm 1992 đã xác nhận là chính xác. Chiếc xương sườn (gần trái tím) được đưa trở về Hy Lạp và lưu giữ tại Thebes. Ngoài ra, Thánh Luca là một họa sĩ. Ngài đã có các bức họa đầu tiên vẽ Đức Mẹ, Chúa Giêsu, Thánh Phêrô và Thánh Phaolô. Người ta còn cho rằng hình Đức Mẹ Vladimir 9Đức Mẹ Đen Czestochowa – Black Madonna of Czestochowa) được vẽ theo các hình có chữ viết của chính Thánh Luca.

Thánh Luca cũng được coi là tác giả của bức họa “acheiropoieta” (tượng không có tay). Hình Đấng Cứu Thế này được đặt tại một nhà nguyện đặc biệt ở trên Lầu Thánh (Holy Stairs) gần Đền thờ Latêranô ở Rôma, cũng gọi là Uronica. Truyền thống cho rằng Thánh Luca khởi sự làm tượng, nhưng được các thiên thần hoàn tất.

Tại sao Thánh Luca có biểu tượng là Con Bò? (Thánh Matthêu có biểu tượng là Người, Thánh Máccô có biểu tượng là Sư Tử, Thánh Gioan có biểu tượng là Đại Bàng). Bốn con vật này xuất xứ từ sách Ngôn sứ Êdêkien và Khải Huyền. Thánh Luca có biểu tượng là Con Bò xuất hiện từ thời các Giáo phụ, với hai lý do.

Thứ nhất, Phúc Âm theo Thánh Luca bắt đầu với Tư tế Dacaria và cuộc truyền tin về Thánh Gioan tẩy Giả. Của lễ dâng trong Đền Thờ là con bê hoặc con bò, điều này phù hợp để lấy Con Bò làm biểu tượng của Thánh Luca.

Hơn nữa, Thánh Luca biểu hiện chức tư tế của Đức Kitô rõ nét nhất trong các Phúc Âm. Việc sử dụng hình tượng con bò nhắc nhớ lễ hy sinh được các tư tế thời Cựu ước và thể hiện chức tư tế đời đời của Chúa Giêsu.

Thứ nhì, Thánh Luca có biểu tượng là Con Bò vì con bò nỗ lực lao động, đó là biểu tượng của việc rao giảng Phúc Âm: “Anh (em) không được bịt mõm con bò đang đạp lúa” (Đnl 25:4) và “Đừng bịt mõm con bò đang đạp lúa, làm thợ thì đáng được trả công” (1 Tm 5:18). Thánh Luca là người làm việc nhiều trong việc rao giảng Phúc Âm, đặc biệt là giúp đỡ Thánh Phaolô. Do đó, biểu tượng Con Bò thể hiện sức lao động của con bò trong Phúc Âm và sự chịu đau khổ vì danh Đức Giêsu Kitô.

(Tổng hợp và chuyển ngữ)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng Hội Đồng về Gia Đình dưới mắt Báo Time: giáo dân trước, giám mục sau
Vũ Văn An
05:16 06/10/2014
Mười giờ sáng Chúa Nhật thứ 27 Mùa Thường Niên, Đức Phanxicô đã chủ tọa Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô nhân dịp khai mạc Phiên Nhóm Tòan Thể Đặc Biệt Lần Thứ Ba của THĐ Giám Mục thế giới về chủ đề “Các Thách Đố Mục Vụ Đối Với Gia Đình Trong Bối Cảnh Phúc Âm Hóa”.

Sau phần công bố Tin Mừng, Đức Phanxicô đã giảng lễ với trọng điểm “THĐ không nhằm bàn thảo các ý tưởng đẹp đẽ và khôn khéo, hay để xem ai thông minh hơn. Mà là để nuôi dưỡng và chăm sóc vườn nho của Chúa, giúp thực hiện giấc mơ của Người, kế hoạch yêu thương của Người dành cho dân Người”.

Ngài bảo giấc mơ của Chúa chính là dân của Người, dân mà Người vun trồng, nuôi dưỡng bằng một tình yêu đầy kiên nhẫn và trung thành như người nông phu chăm sóc vườn nho của mình, để họ trở thành một dân thánh, một dân đem lại nhiều hoa trái công lý dồi dào.

Ấy thế nhưng, trong Tin Mừng hôm nay, chính các nông dân đã làm hỏng giấc mơ của Thiên Chúa. Các nông dân này chính là các “thượng phẩm và kỳ lão”, những người Thiên Chúa đặc biệt ưu ái ủy nhiệm “giấc mơ” của Người cho họ chăm dưỡng và “bảo vệ khỏi thú ngoài đồng”. Nhưng họ đã bất cần “ông chủ”, chiếm lấy vườn nho và mặc tình muốn sử dụng nó ra sao tùy ý. Và do đó, họ đã ngăn cản Thiên Chúa không thực hiện được giấc mơ dành cho dân Người đã chọn.

Chẳng qua do lòng tham mà ra cả. Ngài bảo vì “lòng tham tiền bạc và quyền lực… các mục tử xấu xa đã đặt những gánh nặng không thể nào chịu đựng được lên vai người khác, những gánh nặng mà chính họ không hề đụng một ngón tay để di chuyển” (xem Mt 23:4).

“Chúng ta, trong THĐ giám mục, cũng thế”. Lời của Đức Phanxicô, tiếp liền sau nhận định trên, cũng đủ làm các nghị phụ hiểu hết ý hướng của ngài muốn gì ở THĐ đặc biệt lần này.

Lời của ngài tiếp nối cùng một mô thức tư duy như đã thấy hôm trước tại quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, trong đêm canh thức cầu nguyện cho THĐ. Elizabeth Dias, viết cho tờ Time, nhận định rằng: người ta rất dễ có định kiến cho rằng THĐ Đặc Biệt về Gia Đình chỉ là chuyện hoàn toàn có tính chính trị của Giáo Hội Công Giáo. Thế giới thích chú ý tới những tranh luận mới nhất về ly dị và tái hôn, canh cải thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu, và vị Hồng Y nào có lập trường nào về các vấn đề đang tranh cãi về hôn nhân. Nhưng thực ra, một điều gì đó âm thầm hơn, sâu sắc hơn, và ít hiển nhiên một cách tức khắc hơn đang diễn ra: một cuộc canh tân thiêng liêng mà Đức GH Phanxicô hy vọng sẽ phát huy được nơi các nhà lãnh đạo Giáo Hội và giáo dân của các ngài.

Cái dòng thiêng liêng chẩy ngầm bên dưới này, dù âm thầm, vẫn hiện diện một cách mạnh mẽ trong các hành động cuối tuần này của Đức Thánh Cha. Tối Thứ Bẩy, trước khi THĐ chính thức khai mạc và khi mặt trời mầu hồng đang dần khuất phía sau Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Đức GH Phanxicô mời gọi giáo dân tụ họp tại công trường cầu nguyện cho các cuộc thảo luận kéo dài 2 tuần lễ của THĐ. Ca đoàn hát một bài thánh ca khi hàng chục ngàn giáo dân lục tục kéo nhau tới, ai cũng im lặng, phần lớn có gia đình đi theo. Khi hoàng hôn rơi xuống và mặt trăng ló dạng, mọi người thắp nến, và hàng ngàn đốm sáng phủ đầy công trường. Vieni Santo Spirito, vieni, Xin Hãy Đến, Lạy Chúa Thánh Thần, Xin Hãy Đến, giáo dân cùng hợp ca với ca đoàn, họ hát đi hát lại khúc hát này. Đức Phanxicô thì xin Người “thổi trên việc làm của THĐ, thổi trên Giáo Hội và trên toàn thể nhân loại. Xin Người cởi bỏ mọi dây trói đang ngăn cản người ta gặp gỡ nhau, xin Người chữa lành các vết thương đang chẩy máu, xin Người làm rực sáng lại niềm hy vọng”.

Buổi cầu nguyện trên là một bằng chứng nữa cho thấy niềm xác tín này: bất cứ thay đổi thực chất nào trong Giáo Hội cũng phải khởi đầu với cầu nguyện và phải nhớ tới chính con người giáo dân. Họ, những con người này, những gia đình này mới chính là lý do khiến Đức Phanxicô triệu tập THĐ đặc biệt này trước nhất. Đây là lần thứ ba một THĐ đặc biệt như thế được một vị giáo hoàng triệu tập kể từ ngày định chế này được thiết lập năm 1965.

Đám đông đông đến độ Đức Phanxicô chắc chắn không thể thấy hết các chi tiết: con nít nghịch ngợm với các cây nến và nhiễu chất sáp thành hình trên mặt công trường, các bà mẹ nựng con đang khóc, cháu trai đang giúp bà ngồi vào ghế, cặp thiếu niên đang tự chụp hình, nhưng đây mới là những người đang trải nghiệm các vấn đề về gia đình và hôn nhân một cách mà các giáo sĩ, những người độc thân, hiếm khi trải nghiệm. Ngài cho họ hay họ là những người hàng đầu hiện diện trong tâm trí ngài khi THĐ khai mạc.

Đức Phanxicô cũng nhắc để các vị giám mục nhớ rằng giáo dân hiện diện trong tâm trí ngài trước nhất. Phần lớn các nhà lãnh đạo Giáo Hội có mặt trong buổi canh thức trên mới tới Rôma sau khi đã chuẩn bị cho THĐ cả một năm nay bằng cách thăm dò cộng đồng của mình về cuộc sống gia đình hiện đại, để đưa ra thảo luận trong hai tuần tới. Giờ đây, Đức Phanxicô đang đứng trước các ngài, và việc đầu tiên ngài làm là hội họp các ngài lại để gặp gỡ giáo dân và các đốm sáng của họ. Chỉ sau khi buổi lễ hoàn tất, ngài mới chào hỏi các vị Hồng Y, từng vị một. Sứ điệp trong buổi phụng vụ về các ưu tiên của ngài và cũng là ưu tiên của các vị, khó có ai không lưu ý.

Nếu buổi cầu nguyện tối Thứ Bẩy của Đức Thánh Cha nhắm vào giáo dân, thì Thánh Lễ Chúa Nhật của ngài nhắm vào các vị giám mục. Bên trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, đứng dưới tháp vòm Michelangelo và trên mộ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã giảng một bài giảng xoáy vào vai trò các vị giám mục như ta đã thấy.

Ý hướng của ngài hết sức rõ rệt. Cuộc họp lần này không phải là lúc để các vị giám mục tự nổi đình đám mà là lúc tập chú vào giáo dân và những điều giáo dân cần. Đây là lúc, như chính lời ngài nói, là khai triển “các kế hoạch tương hợp với giấc mơ của Thiên Chúa là đào tạo một dân thánh của riêng Người và sản sinh hoa trái cho nước Thiên Chúa”.

Hai tuần lễ tới sẽ cho ta biết nhiều điều. Đức Phanxicô đang điều khiển một triều đình trung cổ cuối cùng của thế giới, một triều đình đôi lúc xem ra như muốn trở về với bi hài kịch trung học và trò chơi quyền lực. Nhưng các thời khắc thiêng liêng lên khuôn cho buổi khai mạc THĐ là một nhắc nhớ cụ thể rằng Đức Phanxicô mục tử là người ra lệnh. Ngài là người xông hương quanh bàn thờ trong buổi lễ đại trào, ngài là người cử hành Thánh Thể, và ngài là người ấn định phải đặt nhấn mạnh tối hậu ở chỗ nào. Ngài là người ngồi trên tòa Phêrô. Các giám mục tới đây theo yêu cầu của ngài. Cung giọng ngài dóng lên mới là điều quan trọng.
 
Phiên họp đầu tiên Thượng Hội Đồng về Gia Đình
VietCatholic Network
07:44 06/10/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
253 tham dự viên đến từ 5 châu, trong đó có 191 nghị phụ có quyền phát biểu và bỏ phiếu, đã bắt đầu phiên họp đầu tiên vào sáng Thứ Hai 6 tháng 10 tại Hội Trường Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các đại biểu tham dự Thượng Hội Đồng về gia đình hãy phát biểu một cách tự do những suy nghĩ của mình trong các phiên họp. Ngài muốn tất cả các ý kiến được đưa ra thảo luận một cách công khai.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Đây là một yêu cầu cơ bản: hãy nói thẳng thắn. Anh em đừng nói: Tôi không thể nói điều này, nếu tôi nói ra họ sẽ nghĩ xấu về tôi. Hãy nói tự do tất cả mọi thứ anh em tin là đúng. Sau công nghị Hồng Y vào cuối tháng Hai năm nay trong đó chúng ta cũng đã bàn về gia đình, một Hồng Y đã viết như sau: "Thật đáng tiếc! Một số Hồng Y đã không dám nói một số điều vì tôn trọng Đức Giáo Hoàng, họ nghĩ rằng có lẽ Đức Giáo Hoàng không nghĩ như thế. Như vậy không ổn đâu".

Ngoài ra để các Nghị Phụ có thể nói thẳng thắn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã yêu cầu các Nghị Phụ lắng nghe ý kiến người khác một cách cởi mở và chăm chú.

Ngài nói:

"Đồng thời, chúng ta phải lắng nghe với lòng khiêm nhường và đón nhận lời của anh em chúng ta với một trái tim rộng mở. Với hai thái độ này, ta thực hành tính chất nghị hội".

Trong buổi sáng thứ Hai, một số chuyên gia là các giáo dân và các cặp vợ chồng đã được mời phát biểu. Tổng cộng có 16 chuyên gia và 13 đôi vợ chồng. Họ đề xuất các biện pháp để đối diện với những thách thức khác nhau như việc chuẩn bị cho hôn nhân, tình trạng những cặp sống chung ngoài hôn nhân, sự tham gia mục vụ của các cặp vợ chồng ly dị, giáo dục trẻ em, bạo lực gia đình và chế độ đa thê.
 
Thượng Hội Đồng về Gia Đình, ngày khai mạc
Vũ Văn An
20:45 06/10/2014
Sau Thánh Lễ khai mạc tại Nhà Thờ Thánh Phêrô ngày 5 tháng Mười, hôm qua, 6 tháng Mười, THĐ về gia đình đã bước vào ngày họp khoáng đại đầu tiên. Nhân dip này, Đức Phanxicô thúc giục các vị giám mục và các tham dự viên khác “mạnh dạn lên tiếng”, tuy nhiên vị diễn giả chính lại có một cung giọng thận trọng, khi nhấn mạnh rằng chủ điểm tranh luận không phải là tín lý mà là việc thực hành tín lý.

Thực vậy Đức HY Péter Erdo, tường trình viên của THĐ, nghĩa là vị khai mạc các cuộc thảo luận và tổng kết chúng cuối cùng, cho rằng “Tại THĐ này, điều đem ra bàn… không phải là các vấn đề tín lý, mà là các vấn đề thực hành”. Dù thế, Đức HY Erdo vẫn nhấn mạnh rằng THĐ sẽ là một cuộc tranh luận tự do và công khai.

Dù thời ký tiền THĐ có nhiều điều qua tiếng lại một cách công khai giữa các vị Hồng Y và giám mục về vấn đề liệu có nên cho phép người CG ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ hay không, một số nghị phụ bác bỏ việc có chia rẽ trong THĐ.

Đức HY André Vingt-Trois của TGP Paris, trong một cuộc họp báo của Vatican, cho hay: “Không hề có tranh chấp. Trong bầu khí sôi động lúc này, có nhiều điều qua lại, nhưng tôi không định nghĩa chúng như một cuộc tranh cãi thực sự giữa các vị giám mục”.



Trong diễn văn mở đầu, Đức HY Erdo không đưa ra bất cứ tiên đoán nào về việc cuộc tranh luận liên quan tới người CG ly dị và tái hôn dân sự sẽ được giải quyết ra sao, nhưng ngài cho hay: bất cứ xẩy ra điều gì, giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân hiểu như một cam kết mãn đời sẽ không thay đổi.

Ngài nói thế này: “giáo huấn về tính bất khả tiêu của hôn nhân đúng nghĩa sẽ không được đặt thành nghi vấn. THĐ đúng nghĩa chủ yếu không phải là nơi để thâm hậu hóa suy tư thần học, mà đúng hơn, để nói về các khả thể mục vụ”.

Liên quan tới những thay đổi có thể có về thực hành, Đức HY Erdo hé mở khả thể đơn giản hóa thủ tục vô hiệu, tức việc Giáo Hội tuyên bố rằng một cuộc hôn nhân không thành sự vì một ngăn trở nào đó lúc kết hôn, và với lời tuyên bố này, tín hữu được phép tái hôn.

Một cách chuyên biệt, Đức HY Erdo hé cho thấy ý niệm có thể ban án vô hiệu bằng thủ tục hành chánh vắn tắt hơn thủ tục hiện nay của tòa án Giáo Hội. Trong một nhận định với các nhà báo, Đức HY Erdo nói rằng sở dĩ ngài nói đến khả thể chuyên biệt này trong diễn văn mở đầu là vì các câu trả lời của một số hội đồng giám mục khắp thế giới nhận được trước khi THĐ khai mạc đều ít nhiều gợi ý theo chiều hướng này, nhằm kêu gọi một diễn tình tuyên bố vô hiệu đơn giản hơn; chiều hướng này được sự hỗ trợ rộng rãi của các giám mục.

Cũng nên biết: tháng rồi, Tòa Thánh đã công bố việc thiết lập ra một ủy ban mới nhằm duyệt xét thủ tục tuyên bố vô hiệu, một thủ tục bị nhiều người chỉ trích là “ly dị theo lối Công Giáo”. Một số tín hữu từng kinh qua thủ tục này cho hay nó quá dài dòng, cồng kềnh, và quá đi vào đời tư qua các tín liệu bản thân bị nó đòi hỏi.

Đức Phanxicô nhiều lần kêu gọi Giáo Hội phải nhân từ hơn trong việc xử lý các người đang sống trong các hoàn cảnh bị Giáo Hội coi là ‘bất hợp lệ’, nhưng Đức HY Erdo tỏ ra thận trọng khi nhấn mạnh rằng nhân từ không có nghĩa ném luật lệ về hôn nhân ra khỏi cửa sổ.

Ngài cho hay: “trong trường hợp hôn nhân bí tích đã hoàn hợp, cuộc hôn nhân thứ hai, sau khi ly dị, không thể được Giáo Hội thừa nhận”.

Trong diễn văn của mình, Đức HY Erdo nhìn nhận rằng sứ điệp của Chúa Kitô liên quan đến ơn gọi của người ta và của gia đình không “dễ chấp nhận, vì nó đòi hỏi, buộc người ta phải hồi tâm”. Nhưng, ngài nói thêm, “niềm vui Tin Mừng tràn ngập trái tim và trọn bộ cuộc sống của những ai cảm thấy trống rỗng và cô đơn trong tâm hồn”.

Trong lời nhận định mở đầu vắn vỏi của mình, Đức Phanxicô thúc giục 184 giám mục và 69 tham dự viên khác trong đó có các linh mục, tham vấn giáo dân, và nữ tu, đừng lo lắng về những gì người khác, kể cả chính ngài, nghĩ về những gì họ cần nói.

Ngài khuyên: “anh chị em hãy nói một cách rõ ràng. Trong Chúa, anh chị em hãy nói mọi điều, không cần dè dặt theo lối con người. Đồng thời, nên khiêm tốn lắng nghe và hoan nghênh với một tâm hồn cởi mở những gì anh chị em khác phát biểu”.



Đức Phanxicô tâm sự rằng sau cuộc gặp gỡ các vị Hồng Y hồi tháng Hai để chuẩn bị cho THĐ này, một vị Hồng Y viết cho ngài một bức thư nói rằng “điều quá tệ là một số Hồng Y không có can đảm nói lên ý nghĩ của mình” vì sợ Đức Giáo Hoàng có ý nghĩ khác. Ngài bảo: lần này, sẽ không hề có sự cấm kỵ này.

John L. Allen Jr., phụ tá chủ bút của Crux, cho rằng chức vụ tường trình viên THĐ của Đức HY Erdo là một chức vụ quan trọng, vì ba vị giáo hoàng gần đây nhất của ta từng là tường trình viên của THĐ.

Có thể nói, trong diễn văn mở đầu, Đức HY Erdo đã ấn định nghị trình cho THĐ: không bàn tới các vấn đề tín lý, nhưng mở cửa cho các thay đổi về thực hành như đơn giản hóa thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu.

Dĩ nhiên, không hẳn lúc nào THĐ cũng theo những gì vị tường trình viên nói lúc khởi đầu. Nhưng điều Đức HY Erdo phát biểu hôm nay cũng cho thấy những gì một trong những người có nhiệm vụ lèo lái THĐ “dám nghĩ” và “dám nói lên”.

Vị HY 62 tuổi người Hung Gia Lợi này vốn có tiếng là người mạnh mẽ bênh vực giáo huấn của Giáo Hội. Được huấn luyện trong ngành giáo luật, Đức HYERdo tiến rất nhanh trong hàng lãnh đạo Giáo Hội. Năm 2001, lúc mới chỉ là 1 GM phụ tá và trước khi đầy 50 tuổi, ngài đã được bầu là Chủ Tịch Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu rồi. Năm 2006, ngài lại được bầu một lần nữa vào chức vụ này.

Năm 2002, ngài được cử làm TGM đệ nhất tòa của Hung Gia Lợi lúc mới có 50 tuổi và được thăng Hồng Y một năm sau. Lúc 52 tuổi, ngài là vị Hồng Y trẻ nhất tham dự cơ mật viện bầu Đức Bênêđíctô XVI năm 2005.

Đức HY Erdo đại diện một Giáo Hội vốn bị bách hại thời Xô Viết, được biểu tượng nơi Đức HY József Mindszenty, người từng bị tra tấn và kết án chung thân bởi chính phủ Cộng Sản, nên phải tỵ nạn tại Tòa Đại Sứ HK suốt 15 năm và đã chết trong cảnh lưu đầy tại Vienna năm 1975. Đầu năm nay, Đức HY Erdo đã thuyết phục được Chính Phủ Hung Gia Lợi chịu chính thức bãi bỏ vụ án chống lại vị tiền nhiệm của ngài, một vụ án có từ năm1949.

Năm 2011, ngài được đề cử làm thành viên của hội đồng Hồng Y và giám mục giám sát Bộ Phận Thứ Hai của Phủ Quốc Vụ Khanh phụ trách các liên hệ ngoại giao. Cùng năm, ngài được Vatican phái qua điều tra Đại Học Công Giáo Peru vì bị tố cáo là khinh thường giáo huấn và kỷ luật Giáo Hội.

Ngài được coi là bảo thủ về nhiều vấn đề, nhưng cũng là một nhân vật có tinh thần mục vụ cao, thực tiễn nắm được những điều nòng cốt ở bình diện “bán lẻ”. Trong THĐ năm 2012 về Tân Phúc Âm Hóa, các vị giám mục rất lưu ý tới sáng kiến “đại phúc đô thị” của ngài: các giáo dân tới thăm viếng mọi gia đình Công Giáo tại một giáo xứ Budapest và mời gọi họ trở lại với Giáo Hội.

Đức HY Erdo có thể là người tạo được sự đồng tâm nhất trí cho THĐ, một phần vì ngài có liên hê mạnh mẽ với thế giới đang phát triển. Trong tư cách chủ tịch các hội đồng giám mục Âu Châu, ngài có nhiều nối kết với các giám mục Châu Phi, cụ thể là tổ chức hội nghị hai năm một lần thay đổi giữa Âu Châu và Phi Châu. Ngài cũng là người phối trí các kế hoạch hỗ trợ các Giáo Hội tại các quốc gia đang mở mang, nhờ thế được khá nhiều Hồng Y và giám mục trong vùng biết đến. Đối với người Mỹ, Đức HY Erdo cũng không hẳn là người xa lạ: ngài đã được học bổng trong các năm 1995 và 1996 để học tại ĐH California tại Berkeley.

Tưởng cũng nên biết, phòng báo chí của Tòa Thánh vừa gửi đi một “tweet” nhấn mạnh một trong các trọng điểm của Đức HY Erdo, đó là “những người ly dị và tái hôn dân sự vẫn thuộc về Giáo Hội (i.e. không bị tuyệt thông). Họ cần và có quyền nhận được sự chăm sóc của các mục tử của họ”.

Tự do thảo luận

Dù thế, làm sao quên được vị Tổng Thư Ký của THĐ, Đức HY Lorenzo Baldisseri. Ngay ngày đầu tiên, ngài cũng lên tiếng kêu gọi tự do thảo luận.

Trong diễn văn hôm nay, ngài nhắc lại các khai triển diễn ra từ THĐ năm 2012 về phúc âm hóa và việc chuẩn bị cho THĐ lần này. Ngài cho biết: giai đoan chuẩn bị có đặc điểm của “một tinh thần tự do và chân thành rất đáng ước ao. Sự tự do phát biểu rộng rãi này cũng phải lên đặc điểm cho cuộc hội họp này của THĐ, vì phát biểu xác tín của mình luôn là điều tích cực miễn là được nói lên một cách tôn trọng, đầy yêu thương và xây dựng”.

Ngài tiếp tục nói rằng “tất cả chúng ta đều ý thức rằng trong tự do, hiệp thông huynh đệ được lớn lên, thảo luận được phong phú hóa và các chọn lựa mục vụ thích đáng nhất liên quan tới gia đình được đơn cử. Thực vậy, điều quan trọng là người ta được phát biểu một cách không sợ hãi hay bị nghi ngờ. Cảm thấy mình được tự do phát biểu điều mình tin hay điều mình nghi ngờ chính là điều phân biệt con người nhân bản với các tạo vật khác và làm họ trở thành người có trách nhiệm đối với Thiên Chúa và người khác”.

Ngài nói thêm: “thành thử, việc thảo luận tại THĐ phải được cởi mở. Khi nẩy sinh các khác biệt, các tham dự viên trong các vai trò khác nhau của mình được kêu gọi đừng quá nhấn mạnh tới quan tâm của mình hay quan điểm riêng mà phải tìm sự thật, một sự thật vốn không phải là một ý niệm trừu tượng hay là thành quả của suy đoán triết lý hay thần học, mà là chính con người Chúa Kitô, Đấng Thiên Chúa làm người, một người sinh ra trong thời gian, và là Con Chúa Cha: ‘Ta là đường, là sự thật và là sự sống’ (Ga 14:6). Người là khởi điểm. Người rao giảng Tin Mừng đầu tiên chính là Chúa Giêsu, Đấng tới cùng đi với ta và được biết đến qua lời nói và dấu chỉ của Người và cuối cùng với chứng tá Đời Sống Người”.

Đức HY Baldisseri cho biết: THĐ lần này khác với THĐ trước đây: thay vì trình lên Đức Thánh Cha một bản các đề nghị, THĐ lần này sẽ bỏ phiếu cho một văn kiện kết thúc và văn kiện đúc kết này (Relatio Synodi) sẽ được trình lên cho Đức Thánh Cha xem sét.

Ngài kết luận: “tôi cầu xin để cuộc Tập Họp lần này của THĐ trở thành nơi ưu tuyển của tình hợp đoàn nhằm công bố Tin Mừng bằng cách đồng hành và để nó thấm nhiễm được thái độ cởi mở đối với Chúa Thánh Thần bằng một phương thức, một lối sống và làm chứng bảo đảm được sự thống nhất trong đa dạng và tính tông đồ trong tính Công Giáo”.

Đức HY Baldisseri, nhân dịp này, cho biết nghị trình tổng quát của tuần này. Mỗi ngày, THĐ sẽ có hai phiên họp, mỗi phiên về một chủ đề tổng quát. Ngày 6 và 7 sẽ tập chú vào việc hiểu biết và tiếp nhận các giáo huấn của GH về đời sống gia đình trong các giáo xứ. Ngày có thể có tranh cãi gay gắt có lẽ sẽ là thứ Tư, với buổi sáng bàn về “các thách đố mục vụ của Gia Đình” và nhất là buổi chiều bàn về “Các Hoàn Cảnh Mục Vụ Khó Khăn”.
 
Top Stories
Vinh: libération d’un jeune militant catholique arrêté en 2011
Eglises d'Asie
11:15 06/10/2014
Au cours des derniers mois de l’année 2011, dix-sept jeunes militants chrétiens (seize catholiques et un protestant) des diocèses de Vinh et de Thanh Hoa avaient été appréhendés, puis jugés et condamnés à diverses peines de prison pour propagande antigouvernementale. Quelques-uns d’entre eux avaient été libérés à la fin de l’année dernière et au début 2014. Une nouvelle libération vient d’être annoncée le 2 octobre 2014 par Radio Free Asia (en langue vietnamienne). Le prisonnier de conscience Dâu Van Duong vient en effet d’être relâché avant d’avoir achevé la totalité de sa peine. Il a rejoint sa famille dans la commune de Nam Loc, district de Nam Dan, province du Nghê An.

Le jeune catholique, aujourd’hui âgé de 26 ans, a été libéré quatre mois avant l’expiration de sa peine. Arrêté au mois d’août 2011, il avait été condamné à trois ans et demi de prison ferme lors du procès en appel qui avait été jugé le 26 septembre 2012. Comme les autres jeunes militants arrêtés à cette époque et la plupart des dissidents, il avait été accusé de propagande contre l’Etat, crime sanctionné par l’article 88 du Code pénal vietnamien.

Lors de l’annonce de sa libération, le jeune catholique purgeait sa peine dans le camp n° 5, situé dans la province de Thanh Hoa. Les autorités pénitentiaires sont venues l’avertir que sa « rééducation » était achevée et qu’il pourrait rentrer chez lui. Le motif invoqué n’a pas convaincu l’intéressé, qui reste persuadé qu’il ne s’agit pas de la vraie raison de sa mise en liberté.

Dâu Van Duong a également rapporté à Radio Free Asia qu’il avait subi de mauvais traitements dans son premier lieu d’internement, le camp de Nghi Kim. Deux de ces codétenus, prisonniers de droit commun, avec la permission des autorités responsables de la prison, sont venus le frapper toute une nuit, de 10 heures du soir à 4 heures du matin. Le jeune prisonnier a affirmé avoir pu surmonter ses souffrances grâce à la prière. Plus tard, dans le camp n° 5, le jeune militant a pu rencontrer certains de ses camarades arrêtés en même temps que lui en 2011. Ils éraient enfermés dans les mêmes locaux que les drogués, les assassins et les autres prisonniers de droit commun. Dans cette seconde prison, le détenu n’a pas eu à subir de mauvais traitements physiques. Cependant, il a porté plainte auprès des responsables pour des injures proférées par les gardiens. La Bible qu’il avait réussie à se procurer lui a été confisquée. Elle ne lui a été rendue qu’après une grève de la faim de dix jours.

Entre le mois d’août et le mois de décembre 2011, dix-sept jeunes chrétiens (seize catholiques et un protestant) avaient été arrêtés. Pour ce faire, les policiers avaient agi en infraction totale avec les procédures prévues par la loi. La plupart de ces jeunes étaient fortement engagés dans des activités religieuses et sociales, souvent dans le cadre paroissial ou diocésain. Certains, par patriotisme, avaient participé à des manifestations contre l’hégémonie chinoise. Un premier procès avait eu lieu, pour trois d’entre eux, au mois de mai 2012. Les quatorze autres avaient été jugés au mois de janvier 2013 et condamnés à plus de 80 ans de prison au total. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 6 octobre 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ba ngày Hội Chợ Thu Yêu Thương tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Houston, TX
JB Vượng Đức
09:51 06/10/2014
Houston, Texas, ngày 05/10/2014

Ba Ngày Hội Chợ Mùa Thu Yêu Thương Tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Thành Phố Houston Hoa Kỳ.

Thứ Sáu (3/10) Thứ Bảy (4/10) và Chúa Nhật (5/10/2014)

Ngày 05/10/2014

Giáo xứ Đức Mẹ La Vang tại Houston sau 28 năm trong tư cách là Giáo xứ thể nhân Việt Nam đầu tiên mang tên Mẹ La Vang tại Hoa Kỳ.

Vì sao? Vì tên của Mẹ La Vang mà Cộng đoàn người Việt Công Giáo tại Houston Texas năm 1985 đã nhận, và chỉ sau 1 năm đã được nâng lên Giáo xứ tiếp nối đời quý Cha: Cha Giuse Phạm Văn Tuynh, cha Vincentê Nguyễn Hữu Dụ (qua vãng), cha Anthony Đào Quang Chính, cha Đaminh Trịnh Thế Huy và hiện nay người tiếp tục sứ mạng gìn giữ và phát triển Giáo xứ là cha JB Nguyễn Đức Vượng chánh xứ thứ 5.

Để có được 3 ngôi thánh đường lớn nhỏ, 2 khu vực Hội trường và một Linh Đài Đức Mẹ La Vang, tất cả nằm trong khuôn viên là 24 mẫu đất. Sự sống còn, và có được như hôm nay đều do không những đóng góp lớn nhỏ của từng người, từng gia đình, mà còn hàng năm ngay từ năm 1986 các Hội đoàn đã đi sang Missouri “Đại Hội Thánh Mẫu” (11 tiếng lái xe) để bán hàng hàng chục năm với quán ăn tên là “Ngỡ Ngàng”.

Vì đường sá xa xôi, cách đây 18 năm và năm nay là năm thứ 19 Giáo xứ vẫn thường tổ chức Hội Chợ Mùa Thu Yêu Thương tại xứ nhà. Trong 3 ngày. Từ ngày 3 thứ Sáu đến ngày 5 Chúa Nhật tháng 10/2014. Việc tổ chức cho 3 ngày của Hội Chợ Thu Yêu Thương đã được Cộng đồng Người Việt nhiều nơi đến tham dự như Virginia, Washington, California, Florida, Atlanta, Dallas và những Giáo xứ, những Cộng đoàn Công Giáo trong tổng Giáo Phận cùng những người lương dân từ vùng phụ cận, người người tuốn về như chảy hội lên đền.

Hội chợ mang tên Mùa Thu Yêu Thương của Giáo xứ sau một mùa hè nóng nảy. Có người cho rằng Houston nóng vì cửa “Hỏa ngục bị hở”, Nóng thật nóng, nhưng càng nóng thì mọi người trong ngoài Giáo xứ lại càng hăng say để lo cho kỳ Hội Chợ, mọi người trong và ngoài xứ, các tôn giáo khác hay cộng đồng Người Việt cùng về đây để hưởng một đầu mùa Thu thật mát mẻ, cùng ăn, cùng uống, nghe nhạc và các thiếu nhi được chơi những trò chơi thật hấp dẫn, nhất là được chia sẻ tình huynh đệ lương giáo.

Đúng như thế, từ lớn tới nhỏ, từ cha đến con, từ hội đồng mục vụ, hội đồng tài chánh đến mỗi hội đoàn, ca đoàn, gia tộc và còn bao nhiêu người thiện nguyện viên từ xa tới hay không cùng tôn giáo đến giúp đỡ bất cứ việc gì cho Giáo xứ.

Hôm nay, thứ Sáu thời tiết thuận lợi, sau một tuần lễ cầu nguyện cho Hội Chợ, lúc 1 giờ sáng trời đã nổi cơn sấm chớp và mưa tưởng chừng như kéo dài suốt cả ngày, nhưng rồi từ 7 giờ sáng, ánh nắng nhẹ nhàng chiếu xuống đã làm cho mọi người đang sợ hãi đã mở cờ cho niềm vui và cảm tạ Thiên Chúa, quý Cha đã cám ơn người Mẹ tên La Vang đã bầu cử cho nên thời tiết thật đẹp chưa từng có.

Tất cả mọi sự đã được chuẩn bị, các gian hàng thức ăn, trò chơi, khu vực chăm sóc sức khoẻ và nhất là chương trình văn nghệ kéo dài 3 ngày đã được anh chị em trong các ban ngành chuẩn bị thật chu đáo, những thông tin vé số bán được bao nhiêu đã liên tục được công bố làm cho lòng người luôn đặt niềm hy vọng sẽ lãnh được giải thưởng là một chiếc xe Van, Caravan trong hội chợ này.

Thánh lễ lúc 6 giờ chiều ngày thứ Sáu, cha xứ đã dâng tại Linh đài Đức Mẹ La Vang để tạ ơn Chúa qua lời bầu cử của Đức Mẹ không những cho thời tiết mà còn cầu nguyện cho sự bình an và niềm vui đến cho mọi người đồng thời xin Chúa chúc lành, trả công bội hậu cho các Vị Ân Nhân đã bỏ mồ hôi, tài khéo, sức lực, thời gian và tài chánh, hy sinh phục vụ cho Hội Chợ này.

Đúng là một buổi tối của “Để niềm vui của Thầy và Anh Chị Em nên trọn vẹn” (Ga 15,11). Con số người tham dự hơn hẳn các năm trước, các chỗ đậu xe chật kín và người tham dự đã phải ngồi ngoài trời để theo dõi chương trình văn nghệ đêm nay.

Đúng 7 giờ chiều, ngay sau Thánh lễ, đoàn múa lân và trống với màu áo đỏ tươi, hai giây pháo cả chục thước đã được treo cao lên 2 càng của xe Forlift, cả ngàn người đã vây quanh tượng đài Đức Mẹ La Vang (đã được dựng tại đây từ năm 1986), những em thiếu niên đang cầm trên tay một giải đỏ để chuẩn bị nghi thức khai mạc Hội chợ. Vâng, giờ đã điểm, những lời hiệu triệu vang lên của 2 MC Hoàng Michel và Khánh Dư đã mời Cha Xứ, Cha Phó, Ban Tổ Chức trong giây lát phá vỡ không gian chờ đợi để đi vào Hội Chợ Mùa Thu Yêu Thương 2014.

Sau khi xem, nghe những tràng pháo và đoàn Lân nhẩy múa, thì mọi người đã được hướng dẫn vào trung tâm có tên là Nhà Lều, kể cả một cái lều lớn được thuê, sức chứa của trung tâm này lên hơn 2000 chỗ.

Được hai MC tiếp tục giới thiệu, ông Nguyễn Tài, chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ và là trưởng Ban Tổ Chức, giới thiệu Bà Trần Thị Đỗ chủ tịch Hội Đồng Tài Chánh công bố kế quả vé số đã bán và tài chánh đã được nhận từ tay những vị bảo trợ. Cha Phó Trần Thiên Ân đã nhân cơ hội này nói lên niềm tri ân đến Ban Văn Nghệ, quý ca sĩ đến từ xa Cali, Dallas Houston. Cuối cùng cha xứ JB Nguyễn Đức Vượng đã dâng lên Mẹ Maria bài hát “Bên Mẹ La Vang Con Sẽ Bình An “để cầu nguyện cho sự hợp nhất sự bình an và tình huynh đệ đến với mọi người.

Sau đó, Ông trưởng ban Tổ Chức công bố chương trình văn nghệ được bắt đầu, Dàn Trống La Vang do 25 em thiếu nhi ( 25 cái trống lớn nhỏ mang hai mầu Xanh và trắng ) đã hết tâm và sức đánh 3 điệu trống khác nhau làm mọi người bừng lên niềm vui cho lễ hội.

Đêm nay các ca sĩ Hoàng Phong, Phượng Hoàng, Ngọc Tiên, Quốc Dũng, Nguyễn Giang, Thi Ngân, Ban nhạc Intimate Dream Band Cháu Bé Minh Kỳ với những điệu trống nhuần nhuyễn giúp cho người người vang lên những tràng pháo tay nhiệt liệt thán phục. Và rồi, với hai giọng ca làm nức lòng người nghe đó là Cha phó Thiên Ân và ca sĩ Ý Lan” Và Con Tim Đã Vui Trở Lại”. Phần lớn Ý Lan đã đưa dẫn mọi người đến niềm vui khôn tả, cám ơn Trời, cám ơn Người và say sưa với giọng hát cả bảy bài liên tiếp với Ban Nhạc The Ocean Houston. Những luyến nhớ còn đó, hơn 11 giờ đêm khí hậu mát mẻ,thức ăn thật ngon, Bia Bud Light thật lạnh, những người muốn ở lại vẫn muốn ở để hàn huyên những tâm tình ngọt lịm từ những khúc ca và một đêm vui tuyệt vời.

Từ thứ Sáu 03/10/2014 đến 9 giờ tối Chúa Nhật ngày 05/10/2014.

1. Các chương trình văn nghệ với các ca sĩ Ý Lan, Ánh Minh, Justin Nguyễn, Quốc Khanh, Như Ý, Mai Thiên Vân, Phượng Hoàng, Lilian, Henry Chúc, Hoàng Phong, Nguyên Giang, Ngọc Tiên, Hồng Diễm, Thu Ngọc, Vũ Anh, Quốc Dũng, Thy Ngân….

2. Những MC ngọt ngào như Bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh, Michelle Hoàng, Anh Dũng, Khánh Dư và Uyên My. Ban nhạc The Ocean Band, Tay trống tý hon Ngô Minh Kỳ và Intinate Dream Band. Lavang’s Got Talent: Thi tài năng trẻ.

3. Các quán thức ăn: Dê rựa Mận, Dồi dê, Tiết Canh dê,, Bê thui, Heo rừng xào lăn, Lòng heo, Phá lấu, Cháo lòng, Hủ tiếu nam vang, Bánh canh giò heo, Bún bò, Bún mọc, Phở, Bún măng, Gỏi vịt, Gỏi hến, Bánh xèo, Bánh cuốn tráng tay, Cơm sườn, Bún thịt nướng…

4. Tráng miệng: Chè ba mầu, Bánh lọt, Sương sa hột lựu,, Đậu trắng, Bà ba, Táo xoạn, Thưng, Khoai mì trộn dừa, Xôi lá dứa, Xôi sầu riêng, Bánh cam, Bánh Tiêu, Sinh tố, Sữa đậu nành, Nước mát…

5. Các gian trò chơi: Backboard Bounce / Bounce ball into basket. Phi Tieu / Bong Bóng, Bắn Súng.Tạt Lon. Thảy Cổ Thảy cổ Chai: Ném Banh through holes. Shuffle Board. Bắn Tên, Gold Fish.. 3 Blind Mice. Bên ngoài trời. Jumping. Obstacle course

6. Vé số với lô độc đắc chiếc xe Minivan Caravan 2014. Hạng nhất: 2 vé khứ hồi Cancun 5 ngày. Hạng nhì: TV 52” Samsung. Hạng ba: Smartphone Notes Samsung. 10 lô an ủi: Trị giá 100$ cho mỗi lô (Gift certificate).

7. Cùng đi Hội Chợ, cũng là lúc tham dự các Thánh Lễ của Chúa Nhật đầu tháng 10 (tháng kính Đức Mẹ) có dâng hoa sau các Thánh Lễ, năm nay vẫn có thánh lễ bình thường của ngày Chúa Nhật: 6 giờ chiều thứ Bảy, 7 giờ 30 sáng Chúa Nhật, 9 giờ, 10 giờ 45, 6 giờ chiều và 9 giờ tối.

Ngày thứ Bảy 4/10/2014, Bắt đầu sau thánh lễ sáng lúc 8 giờ 30, cộng đoàn được mời gọi tiếp tục cầu nguyện cho niềm vui luôn trọn vẹn. Mặc dầu quý Hội Đoàn đã mệt nhoài với một đêm vật lộn với sự tiếp đón, buôn bán và cung cấp thức ăn và nhất là thu dọn cho sạch đẹp chờ một ngày mai đến. Nhưng sức mạnh của người Mẹ trong bài Hát Về Bên Mẹ La Vang ” Đây Mẹ La Vang tay nắm tay mang con cái Việt Nam còn đó” Anh Chị Em tiếp tục hành trình phục vụ cho muôn người.

Một buổi tối chưa từng thấy, có một cha từ Việt Nam đến nói rằng, “ Con chưa bao giờ nhìn, gặp được một Hội Chợ có quy củ, bình an và hợp nhất như tại đây. Vâng, từ ban an ninh với 24 cảnh sát địa phương và Ban An Ninh Giáo xứ kết hợp xít xao để không xẩy ra một sự cố nào cho khách đến tham dự. Một Ban Tổ Chức rất chặt chẽ để phân chia công tác cho từng ban ngành đoàn thể cho đến những thiện nguyện viên... mà chắc nơi chúng con tại Việt Nam chưa làm nổi”.

Tất cả các ngả đường những hàng xe, 4 bãi đậu xe mỗi bãi là 2 mẫu đều chật kín chưa kể các lề đường. Sáng hôm nay thứ bảy có một vị hảo tâm đến cung cấp thêm 25 cái bàn và ban trật tự đã đi tất cả các nơi trong ngoài nhà thờ, hội trường để sắp xếp cho một buổi tối thứ bảy trên 2500 người đến ăn uống, lắng nghe và tiếp tục chuyện trò những câu chuyện còn dang dở hôm qua; hay vì quý mến Giáo xứ đã trở lại ngồi cùng bàn đã ngồi. Chương trình văn nghệ rất hay từ những bài hát mà quý ca sĩ đã phục vụ, một vở kịch về tình Mẹ rất đánh động đến lòng người, ngoài những tiếng hát, ảo thuật hay kịch nghệ thì ca sĩ Mai Thiên Vân đã đưa nhiều người ru hồn trong tình Chúa và tình yêu. Một đêm ai cũng tấm tắc ngợi ca ơn Chúa, một đêm đầy tình người, một đêm ghi ấn tượng cho những người từ xa đến hay cả những người trong ban tổ chức” Chưa bao giờ có được Hội Chợ đông và vui như năm nay!”.

Cổng khu vực Giáo xứ đã được đóng lại sau 12 giờ 30, còn lại chỉ là những phu quét hội trường, nhà lều, đó là cha xứ, cha phó cùng những người thiện nguyện viên trong xứ cũng như những người đến từ xa cùng dọn, cùng lau cho một ngày mới sắp ló dạng.

Ngày Chúa Nhật (5/10/2014). Các thánh lễ đã được cử hành thường lệ, mọi người từ khắp nơi đến tham dự và sau lễ được quý cha mời ghé lại Nhà Lều để cùng nhau ăn uống và thi đua nhân tài ca hát. Đặc biệt trong thánh lễ 9 giờ, cha xứ đã dâng, có ý cầu nguyện cho những vị ân nhân đã từng giúp góp và nhất là những ai đã vì những dịp hội Chợ, nay đã qua đời, được cha xướng tên trong thánh lễ. Cũng thế, sau lễ trước khi ban phép lành, cha chào đón những người ở xa và công bố một tin vui về số tiền thu được trong 2 đêm thứ sáu và thứ bảy. Được mời sang Nhà Lều, những bạn trẻ, thanh niên, cụ già đã từng tập luyện từ gia đình bằng Karaokê giờ đây tha hồ trình diễn nhất là các bạn trong các ca đoàn vừa bán hàng quán vừa thay nhau lên sân khấu để trình diễn những nhạc phẩm thật hay không khác gì những ca sĩ.

Buổi chiều đến những diễn tiến thật nhộn nhịp rầm rập đến từ xa và cộng thêm hơn 700 người từ thánh lễ 6 giờ chiều ùa vào tiếp tục ăn uống nên có những hàng quán đã không còn thức ăn để bán.

Tối nay, tối văn nghệ đặc sắc với sự có mặt của ca sĩ Quốc Khanh, Như Ý, Thúy Vi, Henri Chúc với những bản nhạc thật vui nhộn, những nhịp múa và trống lân của các em đã làm nổI bật sự cộng tác của các bạn trẻ với người lớn qua bản vũ múa trăm trứng làm cho mọi người đều nán lại thật đông không muốn ra về.

Chương trình văn nghệ được xen kẽ bằng những lô vé số an ủi, nhất, nhì, ba và cuối cùng cha xứ được mời lên lựa một cuống vé có số trúng một chiếc xe Van Caravan đời 2014 (lô độc đắc). Trước khi rút số, cha xứ hỏi xem có ai muốn trúng giơ tay lên, có nhiều người giơ tay lên, cha xứ hỏi thêm một lần cho bên không muốn trúng, ai không muốn trúng, đã có nhiều người giơ tay lên, thế là ngài cảm ơn cả hai bên. Bên muốn trúng thì cha cầu mong cho được trúng để chở ông bà nội ngoại vợ chồng con cháu đến với thánh đường học Việt ngữ, Giáo lý và dâng thánh lễ. Còn những người không muốn trúng ngài nói lời cám ơn vì đã muốn góp phần mua vé số này như là quà tặng cho Giáo xứ, mọi người đều vỗ tay.

Ngay sau khi công bố lô độc đắc, bà chủ tịch hội đồng tài chánh đã công bố số tiền thu được. Ông trưởng ban tổ chức cám ơn Chúa tri ân nhau và hẹn gặp lại sang năm vào ngày giờ này. Cha xứ cùng với mọi người hát bài “Bên Mẹ La Vang Con Sẽ Bình An” để kết thúc chương trình trong trang trọng và biết ơn.

Thời tiết tốt, người người đông đúc, ai ai cũng hân hoan cám tạ ơn Chúa, Mẹ Maria Thánh Cả Giuse vì “làm bởi ta, cho bời Chúa”.

Hình ảnh dưới đây do ông Joseph Ký Nguyễn thực hiện:

https://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157647977466507

Tường trình hình ảnh ngày bế mạc do BS Ánh Đỗ, MD. và Joseph Ký Nguyễn cung cấp:

https://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157648031080750
 
Giáo Đoàn Đức Mẹ Fatima Miller Sydney Mừng Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
08:41 06/10/2014
Giáo Đoàn Đức Mẹ Fatima Miller Sydney Mừng Bổn Mạng

Sáng Chúa Nhật 05/10/2014 các Hội đoàn Đoàn thể trong Giáo đoàn và quý quan khách Úc Việt đã đến nhà thờ St. Therese Miller Sydney tham dự Lễ mừng kính Đức Mẹ Fatima Quan Thầy của Giáo đoàn, Ca đoàn, Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Mọi người tập trung tại khuôn viên nhà thờ. Cha Chính xứ Paulino Kolio xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ Fatima và cùng với quý Cha cung nghinh rước kiệu Thánh tượng Đức Mẹ vào Thánh đường.

Xem Hình

Tất cả mọi Giáo dân sốt sắng và nghiêm trang trong cuộc kiệu dâng lên Đức Mẹ chuỗi kinh Mân Côi Mùa Vui để nguyện xin Mẹ chúc lành cho Gia Đình, cho Giáo đoàn và Cộng Đồng. Sau khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ tiến vào Thánh đường và an vị trên cung thánh. Quý Cha, quý Ban Mục Vụ và Đoàn Thể dâng lên Đức Mẹ cành Hoa để mừng kính ngày Bổn Mạng.

Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Đặc trách Giáo đoàn ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và Cha giới sự thiệu hiện diện của quý cha Chính xứ Paulino Kolio, Cha Tuyên úy Trưởng Dương Than Liêm, Cha Đặng Đình Nên và Cha Nguyễn Hoàng Dương cùng hiệp dâng Thánh lễ.

Trong bài giảng Cha Nguyễn Văn Tuyết nhắc đến lịch sử biến cố hiện ra của Đức Mẹ tại Fatima Bồ Đào Nha 1917 và ý nghĩa của tràng hạt mân côi và thách thức mọi người hãy lần hạt Mân Côi như là khí cụ liên kết mọi người gia đình được gần gũi hơn trong ơn nghĩa Chúa.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, đoàn diễn nguyện do các em Thiếu Nhi Thánh Thể dâng lên Đức Mẹ vũ khúc Ave Maria với tâm tình tạ ơn của các em. Sau đó Cha Paulino Kolio Chính xứ Miller lên ngỏ lời chúc mừng Lễ bổn mạng của Giáo đoàn và Cha khen các em Thiếu Nhi vũ rất đẹp trong vũ khúc Ave Maria, và Ca đoàn Fatima hát hay và cám ơn sự đóng góp của mọi người trong Giáo đoàn những năm tháng qua. Kế tiếp Anh Hoàng Đức Tính Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Lễ Quan Thầy của Giáo đoàn, Ca đoàn và Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và sau cùng ông Phạm Ngọc Vinh Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Miller lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng, đặc biệt quý vị ân nhân đã góp công góp công của trợ giúp cho Giáo đoàn tổ chức ngày Lễ bổn mạng hôm nay được mọi sự tốt đẹp hoàn mỹ.

Sau khi kết thúc Thánh lễ mọi người ở lại tham dự buổi liên hoan trong Hội Trường của nhà thờ và thưởng thức văn nghệ giúp vui do Ca đoàn đảm trách trình diễn.

Diệp Hải Dung
 
Khóa III ĐCV Vinh Thanh mừng lễ bổn mạng
Lm. Paul Nguyễn Đức Vĩnh
08:56 06/10/2014
KHÓA III ĐẠI CHỦNG VIỆN VINH THANH

Mừng lễ thánh Tê-rê-xa Bổn mạng và kỷ niệm 15 năm hồng ân Linh mục 3/ 10/ 1999 – 3/ 10/ 2014

GXTNO-Trong tâm tình tạ ơn Chúa với 15 năm hồng ân linh mục, cựu chủng sinh khóa III Đại chủng viện Vinh – Thanh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm và mừng lễ thánh Tê-rê-xa của khóa, ngày 3/ 10/ 2014 tại giáo xứ Đồng Vông, giáo phận Vinh.

Xem Hình

Trong sứ điệp gửi toàn thể dân Chúa nhân ngày ơn gọi năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Không có ơn gọi nào được sinh ra chỉ cho riêng mình hay sống cho chính mình. Ơn gọi triển nở từ con tim Thiên Chúa và đâm hoa kết trái trong mảnh đất tốt của dân trung tín với Chúa và từ những cảm nghiệm của tình huynh đệ. Chẳng phải là Đức Giêsu đã từng nói: “Cứ dấu này mà người ta sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy, là anh em hãy yêu thương nhau” (Ga 13, 35) hay sao?”. Đây cũng chính là phương châm mà linh mục khóa III Đại chủng viện Vinh - Thanh chọn làm đề tài chính cho cuộc hội lần này. Đồng thời, luồn ghép linh đạo của thánh Tê-rê-xa Bổn mạng khi ngài khẳng định: “Ơn gọi của tôi chính là tình yêu”.

Khởi đi từ những ý tưởng đó, đúng 15h00, ngày 3/ 10/ 2014 chương trình được diễn ra tại giáo xứ Đồng Vông (xã Nghi Xá, Nghi Lộc, Nghệ an, gần Khu công nghiệp Nam Cấm), hạt Cửa lò, Giáo phận Vinh. Từ những ngày vào trường khóa có tất cả 26 anh em của hai Giáo phận Vinh (18) và Thanh Hoá (8). Mãn khóa ngày 31 tháng 5 năm 1999 và có 22 anh em lãnh chức linh mục.

Một trong những sự kiện đáng nhớ là ngày 3/ 10/ 1999, Đức cố Giám mục Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp trao ban thừa tác vụ linh mục tại nhà thờ chính toà Xã Đoài cho 15 anh em thuộc giáo phận Vinh. Còn 7 anh em thuộc Giáo phận Thanh Hoá sau đó ít lâu cũng được thụ phong linh mục tại nhà thờ chính toà Thanh Hóa do Đức cố Giám mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm.

Trong số 22 anh em linh mục của khóa III thì nay chỉ con 18 vị đương làm mục vụ, có 4 vị đã được Chúa gọi về, đó là: các cha Giuse Vũ Văn Dũng (xứ Mỹ Điện - Thanh Hoá), Phêrô Phan Văn Huề (xứ Mỹ Khánh - Vinh), Giuse Phạm Minh Đức và Gioan Trần Thanh Lan (xứ Trung Nghĩa - Vinh). Trong dịp này có 6 anh em vì lí do sức khỏe hoặc vì quá xa cách về địa lí không về tham dự được. Hiện diện trong ngày gặp mặt này có 10 anh em linh mục của Vinh, (kế cả Đức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Viên cùng khóa) và 2 anh em linh mục của Thanh Hóa, đã có cuộc hội ngộ bên nhau đầy ý nghĩa khi tuổi linh mục tròn 15. Đây là dịp để anh em ôn lại những kỷ niệm vui buồn thời còn ngồi trên ghế nhà trường, nhất là nhìn nhận hồng ân tận hiến của đời linh mục. Điệp ý tâm tình của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô: “Không có ơn gọi nào được sinh ra chỉ cho riêng mình hay sống cho chính mình. Ơn gọi triển nở từ con tim Thiên Chúa và đâm hoa kết trái trong mảnh đất tốt của dân trung tín với Chúa, và từ những cảm nghiệm của tình huynh đệ…”. Đúng vậy, linh mục là của Chúa, của Giáo Hội chứ không của riêng ai. Đây là dịp thuận tiện để anh em ngồi lại chia sẻ cho nhau về kinh nghiệm mục vụ của từng giáo xứ. Với 15năm hoạt động mục vụ không biết mỏi trong sứ vụ của mình đã được Chúa và Giáo Hội giáo phó, anh em cảm thấy vui mừng vì những thành quả đã làm được và cả những điều còn thao thức bỏ ngỏ. Nhưng điều rất quan trọng trong dịp gặp gỡ này là vừa để củng cố tình huynh đệ linh mục cùng khóa giữa hai giáo phận, vừa giúp nhau đứng vững trong ơn gọi linh mục. Để được điều đó, anh em cần phải sống tình huynh đệ chân thành, vì chỉ khi nào sống thân hữu với nhau mới hiểu nhau và giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh “chị ngã em nâng” là thế đó.

Sau cuộc hội ngộ là bữa tiệc liên hoan đầy cao lương mĩ vị, đậm tình Chúa, mặn tình người. Thời gian như một giòng chảy không ngưng nghỉ, thấm thoát 15 năm hồng ân linh mục trôi qua. Hôm nay nhiều anh em tóc đã điểm sương, da đã đổi màu và sức khỏe có phần chửng lại. Vậy mà sự chênh lệch về tuổi tác không làm giảm đi hình ảnh đẹp như ‘cha – con’ học với nhau của hơn 20 năm về trước.

Đúng 19h30 thánh lễ Tạ Ơn và mừng Bổn mạng được diễn ra rất trang trọng và sốt sắng. Chia sẻ trong thánh lễ này cha Phê-rô Nguyễn Văn Vinh đề cập đến sức mạnh của tình yêu qua tấm gương chị thánh Tê-rê-xa, chỉ có tình yêu chân thành mới đơn giản hóa được tất cả mọi vấn đề. Ngày nay người ta ưa thích những gì đơn giản nhất. Vậy thì con đường nên thánh ngày hôm nay của thời đại chúng ta cũng phải đơn giản hóa bằng việc học sự khiêm nhường, trẻ thơ, phó thác vào Chúa như thánh nhân… Cộng đoàn giáo xứ Đồng Vông rất thân thiện và chân thành trong việc đón tiếp. Tuy dịp này cộng đoàn đang tái thiết công trình Nhà thờ xứ, nhưng vẫn hoàn toàn chủ động và tổ chức thành công đại lễ này. Đức Cha Phê-rô đã thay lời cho quý cha cám ơn chân thành tới quý xứ và cầu chúc quý xứ phát huy sức mạnh với gần 1500 con tim đồng tâm hiệp lực với cha quản xứ Gioan BT Nguyễn Minh Tường để ngôi nhà Chúa sớm hoàn thành và được đưa vào sử dụng.

Trước khi lĩnh phép lành cuối lễ ông Phao-lô Hoàng Định thay lời cho cộng đoàn nói lên lòng cảm mến và vinh dự khi được đăng cai tổ chức đại lễ này, xem đây là một hồng ân vô cùng to lớn cho giáo xứ. Đức Cha chủ lễ đã ban phép lành trọng thể cho cộng đoàn và những tấm hình được ghi lại để hoàn thành bộ sưu tập ảnh truyền thống của khóa.

Xin hết lòng tạ ơn Chúa và tri ân mọi người đã đồng hành với quý cha trong suốt 15 năm qua. Xin tiếp tục cầu nguyện thêm nữa để quý cha luôn là sứ giả Tin mừng của Chúa và Giáo Hội trong thời đại. Nguyện xin Chúa, Mẹ Maria và thánh nữ Tê-rê-xa Quan thầy luôn đồng hành với quý cha, để từ hôm nay quý cha lại bước vào giai đoạn mới của năm mục vụ thứ 16 đầy chông gai và thách đố đang chờ ở phía trước. Chúc quý cha tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả to đẹp về mục vụ trong Năm Phúc Âm hóa đời sống gia đình này.

Lm. Paul Nguyễn Đức Vĩnh
 
Giáo xứ Bột Đà GP Vinh cầu nguyện cho công lý hòa bình
GX Bột Đà
08:40 06/10/2014
Giáo xứ Bột Đà thánh lễ cầu nguyện cho công lý hòa bình

Hưởng ứng lời mời gọi của Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (UB CL&HB HĐGM VN), và văn thư của Ban công lý và hòa bình giáo phận Vinh, sáng nay, 06 tháng 10 năm 2014, tại thánh đường giáo xứ Bột Đà, Cha quản xứ, HĐMV giáo xứ và toàn thể bà con trong toàn giáo xứ đã long trọng khai mạc Chương trình cầu nguyện theo tinh thần “Tiếp tục thực hiện sứ điệp Fatima cho Hòa bình và Công lý”.

Xem Hình

Ngay từ sáng sớm, các giáo họ đã tập trung về sân trường Phêrô Hoàng Khanh. Có những giáo họ ở cách xa trung tâm giáo xứ hơn 20 km như Yên Lạc, Đại Đồng cũng đáp lời kêu gọi của Bề trên giáo phận và cha quản xứ về đây tham dự buổi lễ đặc biệt này. Các giáo họ xếp đội hình theo đơn vị họ mình làm thành đoàn rước nhập lễ long trọng và nghiêm trang tiến vào thánh đường.

Trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại, con người đã chứng kiến bao cảnh chết chóc, tang thương, loạn lạc do chiến tranh gây ra. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, các cuộc chiến tranh vẫn đang hoành hoành trên khắp thế giới: cuộc chiến giữa Israen và Palestin vẫn chưa có hồi kết. cuộc nội chiến ở Ukraina và phe li khai thân Nga. Các cuộc nội chiến ở các nước Irắc, Apganixtan…. Nguy hiểm hơn nữa là việc xuất hiện nhóm Hồi giáo Isis cực đoan, nhóm này đã giết hại hàng trăm nghìn người Công Giáo và chúng còn tuyên bố sẽ tiếp tục thi hành những chính sách tàn bạo đối với người Công Giáo và những người dân vô tội.

Đối với đất nước Việt Nam thân yên của chúng ta, nguy cơ chiến tranh có thể xẩy ra bất cứ lúc nào khi Trung Quốc đang thực hiện những cuộc gây hấn trên Biển Đông nhằm thực hiện tham vọng đánh chiếm toàn bộ 2 quần đạo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, cũng như chiếm trọn toàn bộ biển Đông để không chế các nước Asêan và các nước Bắc Á…

Trong cuộc sống thường ngày, mỗi người cũng đang đối mắt với nhiều tình trạng như mất bình an trong tâm hồn, bình an trong cuộc sông gia đình và trong chính cuộc sống của họ.

Chính vì vậy, khát vọng hòa bình là một khát vọng lớn nhất của con người.

Trong lời khai mạc, cha chủ tế đã hoan nghênh tình thần của bà con giáo xứ trong sự vâng phục Bề trên và các người có trách nhiệm khi trở về trung tâm giáo xứ trong ngày lễ cầu nguyện hôm nay. Ngài cũng nhấn mạnh thêm rằng chúng ta về đây không phải để biểu dương lực lượng mà là để hiệp nhất nên một với nhau trong lời cầu nguyện trong thánh ý Thiên Chúa.

Trong phần quảng diễn Lời Chúa, với gợi hứng từ kinh cầu cho hòa bình: Xin Chúa ban cho chúng con được ơn hòa bình trong tâm hồn, hòa bình trong gia đình, hòa bình trong tổ quốc và hòa bình giữa các dân tộc. Cha An tôn một lần nữa lại nhấn mạnh đến ước vọng lớn nhất của mỗi con người là được sống hòa bình, được hưởng một sự bình an thực sự ngay chính trong tâm hôn của mình. Cha cũng kêu gọi mỗi người, mỗi gia đình hãy biết sống làm sao để tạo cho mình, cho gia đình mình một cuộc sống bình an. Rồi từ đó, chúng ta sẽ dần làm cho cuộc sống của mỗi người xung quanh được bình an và tạo lập một nền hòa bình thực sự.

Điểm qua những tình hình của thế giới và của đất nước Việt Nam, cha quản xứ cũng kêu gọi mỗi người tiếp tục hi sinh hơn nữa trong lời cầu nguyện cũng như trong các việc bác ái hằng ngày để qua đây góp những hi sinh nhỏ dâng lên Thiên Chúa trong lời cầu nguyện cho sứ Điệp Fatima.

Tình thần của buổi lễ sáng nay sẽ được tiếp tục nối dài trong các giờ Chầu Thánh Thể tại các giáo họ và trong các giờ kinh Mân Côi hàng ngày của cộng đoàn và các gia đinh.

Ước mong rằng những hi sinh nhỏ bé của chúng con sẽ được Thiên Chúa chấp nhận như của lễ ban chiều.

Sau thánh lễ sáng nay, các giáo họ sẽ tiếp tục tổ chức những giờ chầu Thánh Thể tại các giáo họ để sứ điệp Fatima tiếp tục được thực hiện trên khắp thế giới.
 
Thư Mục Vụ: Tràng hạt Mân Côi - Trường học Tin Cậy Mến
+TGM Phaolô Bùi Văn Đọc
11:46 06/10/2014
THƯ MỤC TỬ SỐ 2 - THÁNG 10/2014
(TRÀNG HẠ T MẦN CÔI, TRƯỜNG HỌC TIN CẬY MẾN)


Kính gởi anh em linh mục,
các nam nữ tu sĩ, chủng sinh,
và toàn thể anh chị em giáo dân.

Anh chị em thân mến,

1. Chúng ta bước vào tháng Mân Côi, rất quan trọng đối lòng đạo đức bình dân trong Giáo Hội Chúa Kitô tại Việt Nam. Tôi muốn nhân cơ hội này ngỏ lời với anh chị em về ý nghĩa sâu xa và đặc tính thực tế của việc lần hạt Mân Côi. Với ước mong từ này về sau, anh chị sẽ thực hành tốt hơn việc đạo đức được ưa chuộng và rất hữu ích cho đời sống đạo của chúng ta.

Tất cả chúng ta đều là những tín hữu kitô, những người tin vào Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Niềm tin ấy là một hồng ân, không phải ai cũng có, mà chỉ những người được Chúa ban cho và mờ lòng đón nhận. Là một hồng ân rất lớn, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho chúng ta, như lời sứ thần Gabriel chào Đức Mẹ: “Mừng vui lên hởi đấng đầy ân sủng!” (Lc 1,28). Hay lời của bà Elisabeth nói với Mẹ: “Em thật có phúc vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45).

Đức tin ấy được ban cho ta nhờ Chúa Thánh Thần, vì chính Thánh Thần khơi dậy đức tin nơi chúng ta như lời thư 1 Côrintô: “Không ai có thế nói Đức Giêsu là Chúa, nếu người ấy không ở trong Thần Khí ” (lCr 12,3). Chúa Thánh Thần không chỉ khơi dậy đức tin nơi chúng ta một lần duy nhất, rồi bỏ đó, nhưng Ngài không ngừng khơi dậy và nuôi dưỡng đức tin của chúng ta bằng nhiều cách thức khác nhau.

2. Một trong những cách mà Ngài ưa thích là tràng hạt mân côi của Mẹ Maria, vì đó là cách mà người tín hữu dễ thực hành để cộng tác với ơn Chúa. Nhờ cách này mà những mầu nhiệm chính trong Đạo của Chúa Giêsu được khơi dậy trong lòng chúng ta để chúng ta tin, những nét chính yếu của cuộc đời và con người Chúa Giêsu được giới thiệu để chúng ta chiêm ngắm cùng với Mẹ Maria. Nhờ tràng hạt mân côi đức tin không những được khơi dậy, mà còn ‘được củng cố’ vững bền nơi tâm hồn chúng ta. Các mầu nhiệm đức tin được tuần tự nhắc lại ở mỗi đầu chục kinh kính mừng, sẽ thấm dần vào tâm hồn nhờ các kinh kính mừng như những nốt nhạc đệm linh thiêng đưa các mầu nhiệm của Chúa Giêsu vào trong tâm trí chúng ta.

Các mầu nhiệm ấy là Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô được thu gọn, là nội dung tóm tắt của Lời Chúa, có kèm theo ánh sáng và sức mạnh của tác giả là Chúa Thánh Thần, sẽ nuôi dưỡng đức tin của chúng ta cách tốt đẹp và sâu xa nhất. Sau khi đã hướng chúng ta đến chiêm ngắm mầu nhiệm, Giáo Hội còn dạy cách thực hành đức tin, gợi ý cho chúng ta cầu xin những điều hết sức đơn sơ nhưng cơ bản, như “xin ơn khiêm nhường, yêu người, khó nghèo”.Cuốicùng chúng ta cũng đươc Chúa Thánh Thân thúc giục truyền bá đức tin, cùng với Mẹ Maria và các kitô hữu khác, loan báo Tin Mừng cứu độ của Chúa Giêsu Kitô cho mọi người.

3. Tràng hạt mân côi của Mẹ Maria không những là trường học đức tin, mà còn là trường học lòng mến. Mặc dù bên ngoài có vẻ như hướng về Mẹ Maria, thực sự việc lần hạt mân côi hướng lòng chúng ta đến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria. Cùng với Mẹ Maria, chúng ta dâng trái tim và lòng trí chúng ta cho Chúa Giêsu, ước ao chiêm ngắm và kết hợp với Người. Kinh nghiệm cho ta thấy rằng vừa cầm xâu chuỗi và bắt đầu lần hạt, ta đã được “thêm lòng yêu mến Chúa” rồi. cầm tràng hạt mà lòng ta nghĩ tới Chúa và gắn bó với Chúa, thì đã đạt mục tiêu của đời sống kitô hữu. Có gì tuyệt diệu bằng!

Chúng ta nên biết rằng giới răn thứ nhất “yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, hết trí khôn” (Mt 22,37) là điều quan trọng nhất trong kitô giáo và cũng là điều khó nhất. Mẹ Maria là người đã đạt đến tuyệt đỉnh của tình yêu sẽ giúp ta, chỉ cách cho ta. Có ai yêu mến Chúa bằng Mẹ Maria? Lòng mến Chúa của chúng ta làm cho Đức Mẹ vui sướng. Mẹ cầu xin cùng Chúa Thánh Thần cho ta. Và chỉ có Chúa Thánh Thần, Đấng vừa là Tình yêu của Thiên Chúa, vừa là ‘ơn thông hiệp’, mới có thể gắn bó chúng ta với Chúa Giêsu, để chúng ta cùng với Chúa Giêsu gắn bó với Chúa Cha trên trời.

Tràng hạt mân côi còn là trường học đức ái dành cho tha nhân. Chính tràng hạt mân côi sẽ giúp chúng ta noi gương bác ái của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, giúp ta đạt ước nguyện sâu xa của người kitô hữu biểu lộ trong kinh hoà bình của thánh Phanxicô: đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.

4. Lần hạt mân côi đều đặn cũng là một cách nuôi dưỡng niềm hy vọng kitô giáo. Chúng ta tập trông cậy vào Chúa, tập tin tưởng vào Chúa nhờ thường xuyên tiếp xúc với Chúa. Tràng hạt mân côi của Mẹ Maria sẽ giúp chúng ta kiên trì, và như lời Chúa nói, "ai kiên nhẫn đến cùng sẽ được cứu rỗi”, được giải thoát khỏi ách nô ]ệ ma quỷ, thế gian và xác thịt, đạt tới sự sống viên mãn đời đời trong Ba Ngôi Thiên Chúa.

Cầm tràng hạt mà lòng hướng về Mẹ Maria, tâm hồn của chúng ta sẽ được bình an, vì Mẹ là ‘Nữ Vương ban sự bình an’, Mẹ sẽ giúp cho chúng ta phó thác mọi sự vào trong tay Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót. Kinh mân côi vừa là kinh nguyện của người nhỏ bé, hèn mọn, yếu đuối nhất, vừa là kinh nguyện của tâm hồn chiêm niệm sâu xa nhất.

5. Anh chị em thân mến, tôi được Tòa Thánh mời sang Rôma để tham dự Thượng Hội Đồng ngoại thường của các Giám mục thế giới về Đời sống gia đình đang gặp nhiều thử thách nghiêm trọng. Thượng Hội Đông cần lời cầu nguyện của anh chị em. Đức Thánh Cha và các Giám mục chúng tôi cần lời cầu nguyện của anh chị em. Khi lần hạt mân côi, anh chị em hãy thương cầu nguyện cho tôi, người mục tử còn rất nhiều thiếu sót của anh chị em.

Kính chào anh chị em.

+TGM Phaolô Bùi Văn Đọc
 
Giáo Xứ Ngọc Đồng: Thánh Lễ Kỷ Niệm 60 Năm Thành Lập Và Khánh Thành Nhà Xứ
Pet. Đinh Phương, OP.
20:35 06/10/2014
Giáo Xứ Ngọc Đồng: Thánh Lễ Kỷ Niệm 60 Năm Thành Lập Và Khánh Thành Nhà Xứ

WĐM (06-10-2014) – Trong niềm cảm tạ Thiên Chúa đã thương ban cho cộng đoàn Giáo xứ suốt một hành trình 60 năm, cũng như tri ân đến các vị chủ chăn của Giáo phận, Giáo xứ và các vị tiền nhân đã dày công góp sức để có được cộng đoàn phát triển như ngày hôm nay; Vào lúc 09g30’ ngày 05-10-2014, tại Giáo xứ Ngọc Đồng, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, đã chủ sự nghi thức làm phép và cắt băng khánh thành nhà xứ; đồng thời khai mạc năm thánh mừng Kim Khánh Giáo phận Xuân Lộc tại Giáo xứ; cũng như long trọng cử hành Thánh lễ Đức Maria Mân Côi, Bổn mạng Giáo xứ và kỷ niệm 60 năm thành lập.

Xem Hình

Cùng đồng tế với Đức Cha Đaminh, có sự hiện diện của Cha Vinhsơn Hà Viễn Lự, OP., Phụ tá Bề trên Tổng Quyền Dòng Đaminh, đặc trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; Quý Cha Bề trên; Quý Cha Quản Hạt; Quý Cha nguyên chánh xứ, Quý Cha văn phòng Tòa Giám Mục; Quý Cha Đồng Hương và Quý Cha khách. Bên cạnh đó, hiệp dâng trong thánh lễ, còn có sự tham dự của Quý Bề trên các Hội Dòng; Quý Tu sĩ nam nữ và đông đảo cộng đoàn dân chúa.

Trước đó, lúc 09g00', Đức Cha Đaminh đã chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành và làm phép ngôi nhà xứ mới của Giáo xứ, được xây dựng nhân dịp kỷ niệm dấu ấn lịch sử đặc biệt này.

Trước khi tiến vào Thánh đường, Đức Cha Đaminh chủ sự nghi thức khai mạc Năm Thánh, mừng Kim Khánh thành lập Giáo phận Xuân Lộc.

Ngỏ lời với cộng đoàn trước Thánh lễ, Đức Cha Đaminh nhắc đến biến cố hành trình đức tin của Abraham, được nối tiếp với lời thưa xin vâng của Đức Maria trong biến cố Truyền Tin; hành trình đức tin đó vẫn được tiếp nối và thể hiện nơi cộng đoàn Giáo phận 50 năm qua, cũng như Giáo xứ Ngọc Đồng suốt chặng đường 60 hình thành và phát triển.

Trong bài chia sẻ, Đức Cha Đaminh khai triển ý nghĩa của việc cử hành Năm Thánh. Qua đó, Năm Thánh không chỉ là việc cử hành qua những nghi lễ bên ngoài, nhưng cần thiết là một sự “dừng chân” để: (1). Thánh hóa chính bản thân mỗi người và trong gia đình, (2). Hiện thực hóa cách cụ thể sự hiệp nhất trong cộng đoàn (Giáo xứ, Giáo phận và xã hội) qua mối dây bác ái và yêu thương, (3). Thánh hóa và tôn trọng thiên nhiên (môi trường xã hội).

Bên cạnh đó, Đức Cha cũng nói đến một sự trùng hợp khi Giáo xứ cử hành lễ kính Đức Maria Mân Côi và kỷ niệm 60 năm hình thành và phát triển cũng vào dịp toàn thể Giáo phận Xuân Lộc bước vào Năm Thánh mừng Kim Khánh thành lập; điều này thật hết sức ý nghĩa khi các bài đọc phụng vụ trong Sách Thánh đều nói đến “đức tin” trong dòng lịch sử cứu độ. Hành trình 50 năm của Giáo phận cũng như 60 năm của Giáo xứ Ngọc Đồng đều nói lên niềm tin vào Thiên Chúa. Niềm tin của anh chị em trong Giáo xứ đã đặt dưới sự bảo trợ của Đức Maria ngay khi hình thành, và cho đến hôm nay đã phát triển thành một cộng đoàn phát triển mạnh mẽ, đầy sức sống, và đó cũng như là một lời chứng sống động hữu hiệu cho niềm tin mà anh chị em cộng đoàn Giáo xứ thể hiện bằng chính đời sống của mình.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, vị dại diện Ban Hành Giáo có lời tri ân đến Quý Đức Cha Giáo phận Xuân Lộc; Quý Cha Bề Trên, Quý Cha và Quý Thầy thuộc Tỉnh Dòng Đaminh Việt Nam đã đồng hành, nâng đỡ và xây dựng Giáo xứ Ngọc Đồng suốt chặng đường 60 năm qua.

Để tỏ lòng yêu mến của vị mục tử Giáo phận, Đức Cha Đaminh đã chúc mừng Cha chánh xứ và cộng đoàn dân chúa Giáo xứ Ngọc Đồng qua bó hoa tươi thắm, cũng như lời nhắn nhủ cộng đoàn gắn kết, yêu thương để xứng đáng trở thành cộng đoàn đức tin của Thiên Chúa, của Giáo phận và của những anh chị em khác nữa.

Thánh lễ kết thúc với phép lành Tòa Thánh ban ơn toàn xá.

Nhằm ghi dấu cách đặc biệt dịp kỷ niệm bước đường 60 năm hình thành và phát triển, ngoài ngôi nhà xứ mới xây dựng khang trang, Giáo xứ Ngọc Đồng còn chính thức ra mắt wbesite của Giáo xứ trên hệ thống truyền thông tại địa chỉ: http://www.giaoxungocdong.com/
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lần Hạt Mân Côi
Joseph Ngọc Phạm
20:30 06/10/2014
LẦN HẠT MÂN CÔI
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Mùa hoa lòng muôn triệu đóa nở tươi
Tháng "Mân Côi" yêu mến Mẹ mỉm cười
Dâng bất tận cho đời đang thánh hiến.
(Trích thơ của Trầm Hương Thơ)