Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:26 07/10/2015
37. DÊ ĐẠP VƯỜN RAU.
Có một người quanh năm ăn rau xanh, ngày nọ đột nhiên nếm được thịt dê, tối ngủ thì nằm mơ và nghe thấy thần ngũ tạng trong bụng nói:
- “Dê đã đạp nát vườn rau rồi !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 37:
Khi quân giải phóng chiếm miền nam thì đưa những người ở thành phố đi kinh tế mới, trong đó cũng có những người Ki-tô hữu, họ ở trong rừng quanh năm suốt tháng không thấy nhà thờ, không được tham dự các bí tích, ngay các thánh lễ trọng như lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh cũng không được tham dự, trong lòng họ thầm ao ước: nếu được ở gần nhà thờ thì ngày nào cũng đi dự thánh lễ, sẽ giữ đạo sốt sắng và tham dự các sinh hoạt nhà thờ.v.v...
Đến khi về thành phố làm ăn sinh sống, nhà ở cạnh nhà thờ, đi lễ được vài ba tháng thì nghỉ “chơi” với Chúa Mẹ, “bai bai” nhà thờ, lòng đạo của họ lại trở về với thời “hoang sơ” như hồi ở vùng kinh tế mới. Thế mới biết, Thánh Gia-cô-bê tông đồ nói rất đúng là đức tin không việc làm là đức tin chết, mà xét cho cùng thì vẫn có việc làm đấy chứ, nhưng họ không muốn làm đó thôi: đi dự thánh lễ, đi sinh hoạt ở nhà thờ, tham gia các hội đoàn của giáo xứ, đi quét dọn làm vệ sinh nhà thờ, đi cắm hoa ở nhà thờ.v.v...cũng là những việc làm của đức tin, hay nói cách khác, cũng là việc tuyên xưng đức tin của mình trong cuộc sống vậy.
Đó chính là những việc làm của đức tin để bảo đảm cho sự sống đời đời mà buổi tối ngủ không phải sợ...chết thình lình, không phải sợ ngủ rồi ngủ luôn mãi mãi khi chưa lãnh nhận các bí tích...
“Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” (Gc 2, 17)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có một người quanh năm ăn rau xanh, ngày nọ đột nhiên nếm được thịt dê, tối ngủ thì nằm mơ và nghe thấy thần ngũ tạng trong bụng nói:
- “Dê đã đạp nát vườn rau rồi !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 37:
Khi quân giải phóng chiếm miền nam thì đưa những người ở thành phố đi kinh tế mới, trong đó cũng có những người Ki-tô hữu, họ ở trong rừng quanh năm suốt tháng không thấy nhà thờ, không được tham dự các bí tích, ngay các thánh lễ trọng như lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh cũng không được tham dự, trong lòng họ thầm ao ước: nếu được ở gần nhà thờ thì ngày nào cũng đi dự thánh lễ, sẽ giữ đạo sốt sắng và tham dự các sinh hoạt nhà thờ.v.v...
Đến khi về thành phố làm ăn sinh sống, nhà ở cạnh nhà thờ, đi lễ được vài ba tháng thì nghỉ “chơi” với Chúa Mẹ, “bai bai” nhà thờ, lòng đạo của họ lại trở về với thời “hoang sơ” như hồi ở vùng kinh tế mới. Thế mới biết, Thánh Gia-cô-bê tông đồ nói rất đúng là đức tin không việc làm là đức tin chết, mà xét cho cùng thì vẫn có việc làm đấy chứ, nhưng họ không muốn làm đó thôi: đi dự thánh lễ, đi sinh hoạt ở nhà thờ, tham gia các hội đoàn của giáo xứ, đi quét dọn làm vệ sinh nhà thờ, đi cắm hoa ở nhà thờ.v.v...cũng là những việc làm của đức tin, hay nói cách khác, cũng là việc tuyên xưng đức tin của mình trong cuộc sống vậy.
Đó chính là những việc làm của đức tin để bảo đảm cho sự sống đời đời mà buổi tối ngủ không phải sợ...chết thình lình, không phải sợ ngủ rồi ngủ luôn mãi mãi khi chưa lãnh nhận các bí tích...
“Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” (Gc 2, 17)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Hãy tìm kiếm Nước Trời
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:51 07/10/2015
Chúa Nhật XXVIII THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 10, 17-30
HÃY TÌM KIẾM NƯỚC TRỜI
Câu chuyện chàng thanh niên giầu có mà thánh Máccô thánh sử thuật nay hôm nay thật sự đã làm cho nhiều người suy nghĩ. Đây là một dụ ngôn rất ấn tượng, làm động não nhiều người. Chàng thanh niên giầu có này cứ tưởng đã giữ moi điều luật các ngôn sứ nói và các giới răn Chúa truyền là đã hoàn thành trách nhiệm và đã đạt được Nước Thiên Chúa.Tuy nhiên, có một điều chàng thanh niên này không dám làm hay nói cách nôm na hơn, chàng ta còn bám víu lấy của cải, danh vọng, giầu sang phú quí mà không dám làm theo đề nghị của Chúa Giêsu là đi về bán hết của cải phân chia cho người nghèo khó và đi theo Chúa…
Đọc câu chuyện này, chúng ta rất thương tình đối với chàng thanh niên này, nhưng chúng ta cũng rất ngạc nhiên, xem ra khó chịu, khó hiểu vì chàng thanh niên chỉ còn có một bước nữa : thắng lòng ham muốn của mình, vượt lên cao hơn của cải chóng qua ở đời này để làm một điều là để hai bàn tay mình trong trắng, trơn tru, với con tim mở rộng để lắng nghe lời của Chúa và thực thi ý Chúa…Đúng, chàng thành niên giầu có ở đây đã làm được những điều thật đáng khen ngợi mà rất ít người đã làm được như chàng ta, nhưng có điều lòng tham tiền bạc, của cải vật chất đã bóp nghẹt con tim của chàng, bởi vì tình yêu của chàng thanh niên chưa đủ mạnh để làm được điều Chúa Giêsu đề nghị, hướng dẫn …Thực tế, chàng thanh niên giầu này chưa cảm nghiệm sâu xa lời thánh Phaolô gửi tín hữu Roma 7, 15 khi Ngài viết :” Điều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm “. Thánh Phaolô giải thích, đó là tội lỗi, sự dữ trong ta, thúc đẩy ta làm điều không nên làm, còn nếu ta tin tưởng phó thác vào Chúa thì chính Ngài sẽ giải thoát chúng ta…Thánh Gioan định nghĩa Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình yêu thúc bách chúng ta làm điều thiện, điều tốt. Yêu Chúa sẽ khiến chúng ta yêu mến anh em và không làm ngơ trước những nhu cầu khẩn thiết của anh chị em, của đồng bào mình.
Vâng, theo Chúa là trở nên tay không, trở nên trong trắng nhưng thực tế lại trở nên giầu có vì con người biết chia sẻ, biết cảm thông với những khó khăn, thử thách của con người. Theo Chúa lại trở nên giầu có vì coi anh em là huynh đệ, là con chung một Cha, là ra khỏi sự ích kỷ, tự mãn của lòng tham con người để đi vào bốn bể là anh em. Theo Chúa là mở ra lòng trao hiến, để biết phân chia những gì mình có, những gì mình coi là của cải mong manh, chóng qua ở đời này. Theo Chúa là mở toang cánh cửa cõi lòng, con tim để đón nhận anh em, đặc biêt là đón nhận những anh chị em nghèo, để chia sẻ, giúp đỡ họ với tấm lòng quảng đại của mình. Chúa Giêsu đã nói :” Con lạc đà chui qua lỗ kim, còn dễ hơn người giầu có vào Nước Trời “. Câu nói xem ra mỉa mai, nhưng thực tế là để diễn tả việc làm rất khó khăn, đòi hỏi con người phải có sức mạnh ở trên cao như lời thánh Phaolô đã viết :” Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi “. Phải có ơn Chúa, Phaolô mới vượt thắng được những cam go thử thách đã làm Ngài hầu như không thể chịu đựng nổi. Theo Chúa để mất đi những gì thế gian coi là quí hóa như vợ con, ruộng vườn, nhà cửa, vật chất, của cải theo như thế gian đong đếm, coi trọng. Theo Chúa để được lại gấp trăm ngay từ đời này, và nhất là được sự sống đời đời.
Phaolô đã bỏ tất cả sự nghiệp cùng với danh vọng khi bị ngã ngựa ở Đamas, tuy nhiên Phaolô đã trở nên tông đồ kiên cường và nhiệt tâm cho dân ngoại, đã được Chúa cho lãnh triều thiên Nước Trời.Phêrô cũng vậy, khi Ông bỏ nghề đánh cả ở biển hô Galilê, Chúa lại cho Ông trở nên ngư phủ đánh lưới người. Khi Ông bỏ vợ, gia đình, con cái để đi theo Chúa, Chúa đã đặt Ngài làm đầu Hội Thánh,. Các Tông đồ khác cũng vậy, theo Chúa,các Ông đã được gấp trăm ở đời và được Chúa làm gia nghiệp. Do đó, theo Chúa chúng ta được lại rất nhiều và được Nước Trời, được chính Đức Giêsu ( Pl 3, 8 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết vươn cao hơn để chúng con biết nhạy cảm trước nỗi đau khổ của kẻ khác và biết chia sẻ, cảm thông với những kẻ khó nghèo vv…Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Anh nhà giầu đã thưa với Chúa Giêsu thế nào ?
2.Chúa Giêsu có buồn khi anh nhà giầu không dám làm theo đề nghị của Chúa không ?
3.Theo Chúa là gì ?
4.Của cải, vật chất có tồn tại không ?
5.Theo Chúa sẽ được những gì ?
Mc 10, 17-30
HÃY TÌM KIẾM NƯỚC TRỜI
Câu chuyện chàng thanh niên giầu có mà thánh Máccô thánh sử thuật nay hôm nay thật sự đã làm cho nhiều người suy nghĩ. Đây là một dụ ngôn rất ấn tượng, làm động não nhiều người. Chàng thanh niên giầu có này cứ tưởng đã giữ moi điều luật các ngôn sứ nói và các giới răn Chúa truyền là đã hoàn thành trách nhiệm và đã đạt được Nước Thiên Chúa.Tuy nhiên, có một điều chàng thanh niên này không dám làm hay nói cách nôm na hơn, chàng ta còn bám víu lấy của cải, danh vọng, giầu sang phú quí mà không dám làm theo đề nghị của Chúa Giêsu là đi về bán hết của cải phân chia cho người nghèo khó và đi theo Chúa…
Đọc câu chuyện này, chúng ta rất thương tình đối với chàng thanh niên này, nhưng chúng ta cũng rất ngạc nhiên, xem ra khó chịu, khó hiểu vì chàng thanh niên chỉ còn có một bước nữa : thắng lòng ham muốn của mình, vượt lên cao hơn của cải chóng qua ở đời này để làm một điều là để hai bàn tay mình trong trắng, trơn tru, với con tim mở rộng để lắng nghe lời của Chúa và thực thi ý Chúa…Đúng, chàng thành niên giầu có ở đây đã làm được những điều thật đáng khen ngợi mà rất ít người đã làm được như chàng ta, nhưng có điều lòng tham tiền bạc, của cải vật chất đã bóp nghẹt con tim của chàng, bởi vì tình yêu của chàng thanh niên chưa đủ mạnh để làm được điều Chúa Giêsu đề nghị, hướng dẫn …Thực tế, chàng thanh niên giầu này chưa cảm nghiệm sâu xa lời thánh Phaolô gửi tín hữu Roma 7, 15 khi Ngài viết :” Điều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm “. Thánh Phaolô giải thích, đó là tội lỗi, sự dữ trong ta, thúc đẩy ta làm điều không nên làm, còn nếu ta tin tưởng phó thác vào Chúa thì chính Ngài sẽ giải thoát chúng ta…Thánh Gioan định nghĩa Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình yêu thúc bách chúng ta làm điều thiện, điều tốt. Yêu Chúa sẽ khiến chúng ta yêu mến anh em và không làm ngơ trước những nhu cầu khẩn thiết của anh chị em, của đồng bào mình.
Vâng, theo Chúa là trở nên tay không, trở nên trong trắng nhưng thực tế lại trở nên giầu có vì con người biết chia sẻ, biết cảm thông với những khó khăn, thử thách của con người. Theo Chúa lại trở nên giầu có vì coi anh em là huynh đệ, là con chung một Cha, là ra khỏi sự ích kỷ, tự mãn của lòng tham con người để đi vào bốn bể là anh em. Theo Chúa là mở ra lòng trao hiến, để biết phân chia những gì mình có, những gì mình coi là của cải mong manh, chóng qua ở đời này. Theo Chúa là mở toang cánh cửa cõi lòng, con tim để đón nhận anh em, đặc biêt là đón nhận những anh chị em nghèo, để chia sẻ, giúp đỡ họ với tấm lòng quảng đại của mình. Chúa Giêsu đã nói :” Con lạc đà chui qua lỗ kim, còn dễ hơn người giầu có vào Nước Trời “. Câu nói xem ra mỉa mai, nhưng thực tế là để diễn tả việc làm rất khó khăn, đòi hỏi con người phải có sức mạnh ở trên cao như lời thánh Phaolô đã viết :” Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi “. Phải có ơn Chúa, Phaolô mới vượt thắng được những cam go thử thách đã làm Ngài hầu như không thể chịu đựng nổi. Theo Chúa để mất đi những gì thế gian coi là quí hóa như vợ con, ruộng vườn, nhà cửa, vật chất, của cải theo như thế gian đong đếm, coi trọng. Theo Chúa để được lại gấp trăm ngay từ đời này, và nhất là được sự sống đời đời.
Phaolô đã bỏ tất cả sự nghiệp cùng với danh vọng khi bị ngã ngựa ở Đamas, tuy nhiên Phaolô đã trở nên tông đồ kiên cường và nhiệt tâm cho dân ngoại, đã được Chúa cho lãnh triều thiên Nước Trời.Phêrô cũng vậy, khi Ông bỏ nghề đánh cả ở biển hô Galilê, Chúa lại cho Ông trở nên ngư phủ đánh lưới người. Khi Ông bỏ vợ, gia đình, con cái để đi theo Chúa, Chúa đã đặt Ngài làm đầu Hội Thánh,. Các Tông đồ khác cũng vậy, theo Chúa,các Ông đã được gấp trăm ở đời và được Chúa làm gia nghiệp. Do đó, theo Chúa chúng ta được lại rất nhiều và được Nước Trời, được chính Đức Giêsu ( Pl 3, 8 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết vươn cao hơn để chúng con biết nhạy cảm trước nỗi đau khổ của kẻ khác và biết chia sẻ, cảm thông với những kẻ khó nghèo vv…Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Anh nhà giầu đã thưa với Chúa Giêsu thế nào ?
2.Chúa Giêsu có buồn khi anh nhà giầu không dám làm theo đề nghị của Chúa không ?
3.Theo Chúa là gì ?
4.Của cải, vật chất có tồn tại không ?
5.Theo Chúa sẽ được những gì ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày họp thứ hai của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình kỳ thứ 14.
VietCatholic Network
14:36 07/10/2015
Các nghị phụ đang chuẩn bị ổn định vị trí của mình để bắt đầu cuộc họp.
Chúng tôi xin nhắc lại là tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình kỳ này có 270 vị gồm 42 nghị phụ tham dự do chức vụ. Trong đó có 25 vị đứng đầu các cơ quan trung ương Tòa Thánh, 2 vị là Tổng thư ký và Phó Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục, 15 vị thủ lãnh các công nghị của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương; rồi đến 183 vị được các Giáo Hội địa phương bầu lên, trong đó có Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, là Tổng Giám Mục Sàigòn, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Phó Xuân Lộc); bên cạnh đó còn có 45 vị do chính Đức Thánh Cha bổ nhiệm.
Ngoài ra có 14 đại biểu của các Giáo Hội Kitô Anh em, như Chính Thống, Tin Lành, Anh giáo.
Thêm vào đó có 24 chuyên gia và 51 dự thính viên. Có 18 đôi vợ chồng tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình kỳ thứ 14 này.
Thành ra , tổng số những người có quyền phát biểu ý kiến trong Thượng Hội Đồng Giám Mục lần này lên đến 318 người.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Thánh Cha làm dấu bắt đầu buổi họp.
Sau một kinh nguyện ngắn, giờ đây các tham dự viên đang hát bài Veni Creator Spiritus – Cầu xin Chúa Thánh Thần.
Sau đó các vị đã đọc kinh giờ ba. Chúng tôi phải dài dòng một chút để muốn nói với quý vị và anh chị em là bầu khí trong Thượng Hội Đồng Giám Mục là một bầu khí nguyện cầu, thanh thản chứ không phải là căng thẳng, tranh cãi, bất đồng quyết liệt như các phương tiện truyền thông thế tục loan tải.
Trên bàn chủ tọa từ trái sang phải chúng tôi nhận thấy có
Đức Tổng Giám Mục Bruno Forte của tổng giáo phận Chieti-Vasto, Ý là Thư Ký đặc biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình.
Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris bên Pháp
Đức Cha Fabio Fabene, Phó Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục.
Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục.
Đức Thánh Cha Phanxicô.
Rồi đến các vị Hồng Y thừa ủy là
Đức Hồng Y Peter Erdo, Tổng Giám Mục Esztergom-Budapest
Đức Hồng Y Luis Antonio G. Tagle, tổng giám mục Manila, Philippines
Đức Hồng Y Raymundo Damasceno Assis, Tổng Giám Mục Aparecida, Brazil
Hồng Y Wilfrid Napier OFM, tổng giám mục Durban, Nam Phi
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục đang trình bày các tiến trình và phương pháp làm việc, cũng như các yếu tố mới của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình lần này
Tiếp theo bài phát biểu của Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Đức Thánh Cha đã đọc một diễn từ ngắn nhắc nhở các nghị phụ tham chiếu ba văn kiện chính thức là bài diễn văn khai mạc và bài diễn văn bế mạc Thượng Hội Đồng đặc biệt năm 2014 của ngài và Tường Trình sau cùng (Relatio Synodi) của Thượng Hội Đồng kỳ đó vì theo Đức Thánh Cha Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình kỳ này là phần tiếp theo của công nghị diễn ra hồi năm ngoái.
Ngài đặc biệt nhấn mạnh rằng việc thảo luận vấn đề cho người ly dị tái hôn rước lễ không phải là chủ đề duy nhất của Thượng Hội Đồng, mà chỉ là một trong nhiều ưu tiên của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình.
Tổng cộng đã có khoảng 70 phát biểu bằng tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức và tiếng Bồ Đào Nha. Các vấn đề di dân, nghèo đói, nhân dụng, chiến tranh và vấn đề tỵ nạn đã được nhấn mạnh trong ngày họp thứ hai. Các vấn đề bạo hành trong gia đình, bạo hành trong Giáo Hội, và lạm dụng tình dục cũng đã được nói tới.
Chiều thứ Ba, các tham dự viên tại Thượng Hội Đồng về gia đình đã chia từng nhóm thảo luận nhỏ theo ngôn ngữ, sau một ngày rưỡi được nghe các bài trình bầy tại các phiên họp toàn thể.
Khó có thể tóm lược 72 bài đóng góp của các tham dự viên trong 24 giờ qua. Nhưng theo Radio Vatican, ta có thể phân biệt được hai cách các nhà lãnh đạo này của Giáo Hội đang suy tư về các thách đố của gia đình ngày nay. (Thượng Hội Đồng: Ngày thứ hai, 6 tháng Mười, 2015 - Vũ Văn An)
Phương thức đầu có tính triết lý, khởi đi từ Thánh Kinh và tín lý, để tìm ra các giải pháp cho các vấn đề trong nền văn hóa thế tục hiện đang đe dọa các niềm tin và truyền thống Công Giáo. Một vị giám mục cảnh báo rằng nếu ta mở cửa cho não trạng thế tục này, thì sói rừng sẽ ập vào.
Phương thức thứ hai do nhiều vị giám mục khác đề xuất là khởi đi từ các thay đổi sâu xa đang diễn ra trong xã hội để tìm hiểu xem Giáo Hội có thể dùng Thánh Kinh và Thánh Truyền ra sao để vẫn còn liên hệ tới đời sống của người thời nay. Không sống trong sợ hãi đối với một nền văn hóa thù nghịch và vô thượng đế, nhưng đúng hơn là can dự vào nó, đề xuất Tin Vui Phúc Âm cho bất cứ ai đang tìm ý nghĩa đời người.
Từ quan điểm vừa nói, phần trình bầy có tính dẫn nhập của Đức Hồng Y Peter Erdo vào hôm thứ Hai có thể được coi là bài trình bầy sắc sảo và cổ điển về giáo huấn gia đình của Giáo Hội. Tuy nhiên, như Đức Tổng Giám Mục Paul-André Durocher, nguyên chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Canada, từng nói, đây chỉ là một mảnh của câu đố khó giải mà thôi. Đúng hơn, thay vì là lời sau cùng đối với các giám mục, đây mới chỉ là một khởi điểm, để từ đó, các nhóm nhỏ theo ngôn ngữ bắt đầu thảo luận. Chính trong khung cảnh nhỏ hơn, nhưng nhiều tương tác hơn này, mọi tham dự viên, kể cả các giáo dân nam nữ, kể luôn các đại biểu không phải là Công Giáo, có thể chia sẻ cung cách duy trì giáo huấn Giáo Hội trong khi vẫn tiếp xúc được với đời sống thực của người ta. Hoặc nói theo ngôn ngữ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: làm cách nào trở thành một Giáo Hội biết mở rộng cửa, không dính chặt vào phòng áo lễ mà là đi ra ngoài phố khiến tay mình ra dơ bẩn.
Về ngữ vựng, rất nhiều diễn giả đã nói về việc sử dụng những ngôn từ không làm những người đang khát khao được nghe lời Chúa cảm thấy xa lạ. Một vài tham dự viên cảnh cáo cách mạnh mẽ chống thứ ngôn ngữ loại trừ, nhất là khi nói về những người đang sống trong các cuộc hôn nhân thứ hai hay trong các liên hệ đồng tính. Dù ta dễ nhất trí đối với việc sử dụng ngôn từ nhậy cảm và bao gồm để nói về các nạn nhân của bạo lực, về người nghèo hay những người bị hắt hủi khác, ta vẫn chưa tìm được sự đồng thuận đối với ngôn từ được dùng để mô tả những người đồng tính, coi họ như thành phần của chính gia đình ta, như anh chị em của chính ta.
Bạo lực chống phụ nữ cũng là một chủ đề nóng bỏng khác được một số nghị phụ Thượng Hội Đồng nêu lên. Một trong các vị này trưng dẫn những con số thống kê khiến ta giật mình, cho thấy tới một phần ba phụ nữ trên thế giới đang là nạn nhân của bạo hành trong gia đình. Ngài kêu gọi Thượng Hội Đồng dùng những lời lẽ mạnh mẽ nhất để nhấn mạnh rằng không bao giờ được dùng Thánh Kinh để biện minh cho việc thống trị của đàn ông hay cho việc bạo hành đối với phụ nữ. Ngài cũng đề nghị rằng Giáo Hội nên chứng tỏ là mình nghiêm túc trong việc khai mở một vai trò lớn hơn cho phụ nữ trong Giáo Hội và tại các Giáo Hội địa phương hay trong việc cho phép các giáo dân nam nữ được giảng trong các Thánh Lễ, làm nổi bật sự thống nhất giữa lời Chúa và cuộc sống hàng ngày của họ.
Nếu tất cả những điều trên xem ra hơi có tính áp đảo hoặc đôi chút lạc ra ngoài các tiêu chí chặt chẽ của Tài Liệu Làm Việc, thì một tham dự viên cho ta một hình ảnh khá hữu ích: đôi khi cứ dựa vào hệ thống chỉ dẫn của vệ tinh để lái xe, nhưng gặp một chỗ chặn đường, thì làm sao đi. Lúc ấy, ta lại phải tin vào kỹ thuật mới để đi theo một nẻo đường khác với nẻo đường cũ để đến đích mà thôi.
Chúng tôi xin nhắc lại là tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình kỳ này có 270 vị gồm 42 nghị phụ tham dự do chức vụ. Trong đó có 25 vị đứng đầu các cơ quan trung ương Tòa Thánh, 2 vị là Tổng thư ký và Phó Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục, 15 vị thủ lãnh các công nghị của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương; rồi đến 183 vị được các Giáo Hội địa phương bầu lên, trong đó có Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, là Tổng Giám Mục Sàigòn, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Phó Xuân Lộc); bên cạnh đó còn có 45 vị do chính Đức Thánh Cha bổ nhiệm.
Ngoài ra có 14 đại biểu của các Giáo Hội Kitô Anh em, như Chính Thống, Tin Lành, Anh giáo.
Thêm vào đó có 24 chuyên gia và 51 dự thính viên. Có 18 đôi vợ chồng tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình kỳ thứ 14 này.
Thành ra , tổng số những người có quyền phát biểu ý kiến trong Thượng Hội Đồng Giám Mục lần này lên đến 318 người.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Thánh Cha làm dấu bắt đầu buổi họp.
Sau một kinh nguyện ngắn, giờ đây các tham dự viên đang hát bài Veni Creator Spiritus – Cầu xin Chúa Thánh Thần.
Sau đó các vị đã đọc kinh giờ ba. Chúng tôi phải dài dòng một chút để muốn nói với quý vị và anh chị em là bầu khí trong Thượng Hội Đồng Giám Mục là một bầu khí nguyện cầu, thanh thản chứ không phải là căng thẳng, tranh cãi, bất đồng quyết liệt như các phương tiện truyền thông thế tục loan tải.
Trên bàn chủ tọa từ trái sang phải chúng tôi nhận thấy có
Đức Tổng Giám Mục Bruno Forte của tổng giáo phận Chieti-Vasto, Ý là Thư Ký đặc biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình.
Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris bên Pháp
Đức Cha Fabio Fabene, Phó Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục.
Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục.
Đức Thánh Cha Phanxicô.
Rồi đến các vị Hồng Y thừa ủy là
Đức Hồng Y Peter Erdo, Tổng Giám Mục Esztergom-Budapest
Đức Hồng Y Luis Antonio G. Tagle, tổng giám mục Manila, Philippines
Đức Hồng Y Raymundo Damasceno Assis, Tổng Giám Mục Aparecida, Brazil
Hồng Y Wilfrid Napier OFM, tổng giám mục Durban, Nam Phi
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục đang trình bày các tiến trình và phương pháp làm việc, cũng như các yếu tố mới của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình lần này
Tiếp theo bài phát biểu của Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Đức Thánh Cha đã đọc một diễn từ ngắn nhắc nhở các nghị phụ tham chiếu ba văn kiện chính thức là bài diễn văn khai mạc và bài diễn văn bế mạc Thượng Hội Đồng đặc biệt năm 2014 của ngài và Tường Trình sau cùng (Relatio Synodi) của Thượng Hội Đồng kỳ đó vì theo Đức Thánh Cha Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình kỳ này là phần tiếp theo của công nghị diễn ra hồi năm ngoái.
Ngài đặc biệt nhấn mạnh rằng việc thảo luận vấn đề cho người ly dị tái hôn rước lễ không phải là chủ đề duy nhất của Thượng Hội Đồng, mà chỉ là một trong nhiều ưu tiên của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình.
Tổng cộng đã có khoảng 70 phát biểu bằng tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức và tiếng Bồ Đào Nha. Các vấn đề di dân, nghèo đói, nhân dụng, chiến tranh và vấn đề tỵ nạn đã được nhấn mạnh trong ngày họp thứ hai. Các vấn đề bạo hành trong gia đình, bạo hành trong Giáo Hội, và lạm dụng tình dục cũng đã được nói tới.
Chiều thứ Ba, các tham dự viên tại Thượng Hội Đồng về gia đình đã chia từng nhóm thảo luận nhỏ theo ngôn ngữ, sau một ngày rưỡi được nghe các bài trình bầy tại các phiên họp toàn thể.
Khó có thể tóm lược 72 bài đóng góp của các tham dự viên trong 24 giờ qua. Nhưng theo Radio Vatican, ta có thể phân biệt được hai cách các nhà lãnh đạo này của Giáo Hội đang suy tư về các thách đố của gia đình ngày nay. (Thượng Hội Đồng: Ngày thứ hai, 6 tháng Mười, 2015 - Vũ Văn An)
Phương thức đầu có tính triết lý, khởi đi từ Thánh Kinh và tín lý, để tìm ra các giải pháp cho các vấn đề trong nền văn hóa thế tục hiện đang đe dọa các niềm tin và truyền thống Công Giáo. Một vị giám mục cảnh báo rằng nếu ta mở cửa cho não trạng thế tục này, thì sói rừng sẽ ập vào.
Phương thức thứ hai do nhiều vị giám mục khác đề xuất là khởi đi từ các thay đổi sâu xa đang diễn ra trong xã hội để tìm hiểu xem Giáo Hội có thể dùng Thánh Kinh và Thánh Truyền ra sao để vẫn còn liên hệ tới đời sống của người thời nay. Không sống trong sợ hãi đối với một nền văn hóa thù nghịch và vô thượng đế, nhưng đúng hơn là can dự vào nó, đề xuất Tin Vui Phúc Âm cho bất cứ ai đang tìm ý nghĩa đời người.
Từ quan điểm vừa nói, phần trình bầy có tính dẫn nhập của Đức Hồng Y Peter Erdo vào hôm thứ Hai có thể được coi là bài trình bầy sắc sảo và cổ điển về giáo huấn gia đình của Giáo Hội. Tuy nhiên, như Đức Tổng Giám Mục Paul-André Durocher, nguyên chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Canada, từng nói, đây chỉ là một mảnh của câu đố khó giải mà thôi. Đúng hơn, thay vì là lời sau cùng đối với các giám mục, đây mới chỉ là một khởi điểm, để từ đó, các nhóm nhỏ theo ngôn ngữ bắt đầu thảo luận. Chính trong khung cảnh nhỏ hơn, nhưng nhiều tương tác hơn này, mọi tham dự viên, kể cả các giáo dân nam nữ, kể luôn các đại biểu không phải là Công Giáo, có thể chia sẻ cung cách duy trì giáo huấn Giáo Hội trong khi vẫn tiếp xúc được với đời sống thực của người ta. Hoặc nói theo ngôn ngữ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: làm cách nào trở thành một Giáo Hội biết mở rộng cửa, không dính chặt vào phòng áo lễ mà là đi ra ngoài phố khiến tay mình ra dơ bẩn.
Về ngữ vựng, rất nhiều diễn giả đã nói về việc sử dụng những ngôn từ không làm những người đang khát khao được nghe lời Chúa cảm thấy xa lạ. Một vài tham dự viên cảnh cáo cách mạnh mẽ chống thứ ngôn ngữ loại trừ, nhất là khi nói về những người đang sống trong các cuộc hôn nhân thứ hai hay trong các liên hệ đồng tính. Dù ta dễ nhất trí đối với việc sử dụng ngôn từ nhậy cảm và bao gồm để nói về các nạn nhân của bạo lực, về người nghèo hay những người bị hắt hủi khác, ta vẫn chưa tìm được sự đồng thuận đối với ngôn từ được dùng để mô tả những người đồng tính, coi họ như thành phần của chính gia đình ta, như anh chị em của chính ta.
Bạo lực chống phụ nữ cũng là một chủ đề nóng bỏng khác được một số nghị phụ Thượng Hội Đồng nêu lên. Một trong các vị này trưng dẫn những con số thống kê khiến ta giật mình, cho thấy tới một phần ba phụ nữ trên thế giới đang là nạn nhân của bạo hành trong gia đình. Ngài kêu gọi Thượng Hội Đồng dùng những lời lẽ mạnh mẽ nhất để nhấn mạnh rằng không bao giờ được dùng Thánh Kinh để biện minh cho việc thống trị của đàn ông hay cho việc bạo hành đối với phụ nữ. Ngài cũng đề nghị rằng Giáo Hội nên chứng tỏ là mình nghiêm túc trong việc khai mở một vai trò lớn hơn cho phụ nữ trong Giáo Hội và tại các Giáo Hội địa phương hay trong việc cho phép các giáo dân nam nữ được giảng trong các Thánh Lễ, làm nổi bật sự thống nhất giữa lời Chúa và cuộc sống hàng ngày của họ.
Nếu tất cả những điều trên xem ra hơi có tính áp đảo hoặc đôi chút lạc ra ngoài các tiêu chí chặt chẽ của Tài Liệu Làm Việc, thì một tham dự viên cho ta một hình ảnh khá hữu ích: đôi khi cứ dựa vào hệ thống chỉ dẫn của vệ tinh để lái xe, nhưng gặp một chỗ chặn đường, thì làm sao đi. Lúc ấy, ta lại phải tin vào kỹ thuật mới để đi theo một nẻo đường khác với nẻo đường cũ để đến đích mà thôi.
Thượng Hội Đồng: ngày thứ ba, 7 tháng Mười, 2015
Vũ Văn An
14:56 07/10/2015
Theo Đài Phát Thanh Vatican, tại cuộc họp báo hôm nay, Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã thông báo rằng các nghị phụ Thượng Hội Đồng đã bầu các vị chủ tịch và điều hợp viên cho các nhóm nhỏ của mình. Mười ba nhóm nhỏ đã được phân chia theo ngôn ngữ. Các nhóm bắt đầu làm việc vào sáng thứ Tư về phần thứ nhất của Tài Liệu Làm Việc, là phần nói về bối cảnh trong đó gia đình hiện đại đang sống.
Linh Mục Dòng Tên, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Federico Lombardi, được sự tham gia của các Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia, Laurent Ulrich của Lille, và Salvador Piñeiro García-Calderón của Ayacucho o Huamanga ở Peru. Cha Lombardi mời một số nghị phụ làm khách cho các buổi họp báo hàng ngày.
Đức Tổng Giám Mục García-Calderón cho biết các nghị phụ đã trao đổi quan điểm và ý kiến với nhau trong nhóm nói tiếng Tây Ban Nha của ngài. Các ngài trao đổi trong bầu khí huynh đệ và các vị giám mục “suy nghĩ như nhau về nhiều vấn đề”.
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput trình bầy một vài suy tư về Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới ở Philadelphia gần đây. Ngài nói rằng ngài không biết chắc về tác động của Cuộc Gặp Gỡ đối với Thượng Hội Đồng, nhưng ngài biết rõ nó “có một tác động đối với Đức Thánh Cha và tác động lớn đối với tôi”. Ngài cho biết: những người tới Philadelphia, dù được các giáo phận của họ đề cử, đã cử hành “điều được Giáo Hội hiểu về đời sống gia đình”. Đức Tổng Giám Mục nói rằng tại Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới người ta vỗ tay vang dội khi được nghe những điều Giáo Hội xưa nay vốn dạy. “Chúng ta phải củng cố chín mươi chín con chiên khi đi tìm một con chiên lạc” ngài nói thế.
Đức Tổng Giám Mục Chaput cho hay: điều tốt đẹp là có được các thành viên không bỏ phiếu trong nhóm làm việc, nhất là các phụ nữ, họ giúp các giám mục đạt được cái hiểu tốt hơn về đời sống gia đình.
Đức Tổng Giám Mục Ulrich giải thích rằng nhóm của ngài gồm những người nói cùng một ngôn ngữ nhưng rất khác nhau về phương diện văn hóa. “Chỉ vì chúng tôi nói cùng một ngôn ngữ không có nghĩa chúng tôi tìm được nhất trí và do đó, chúng tôi phải thảo luận và hòa hợp”. Đức Tổng Giám Mục Ulrich nói them rằng ngài thấy bầu khí trong nhóm rất thuận lợi để làm việc.
Đức Tổng Giám Mục Chaput cho biết: vấn đề ngôn ngữ nêu lên một số vấn đề.Theo ngài, bản dịch chính thức từ tiếng Ý sang tiếng Anh cần phải nghiên cứu cẩn thận để các giám mục biết chắc là mình nắm được tâm tư của văn bản gốc tiếng Ý. Ngài nói: “hiện có những vấn đề nghiêm trọng mà chúng tôi không hiểu, đó là vấn đề. Chúng tôi không thể bỏ phiếu nếu không hiểu mình bỏ phiếu cho điều gì”.
Nhiều câu hỏi được nêu lên về việc Thượng Hội Đồng sử dụng ra sao thứ ngôn từ nhậy cảm hơn khi nói về những người đồng tính chẳng hạn. Đức Tổng Giám Mục García-Calderón cho biết: cần phải nói ngôn từ của yêu thương. Đức Tổng Giám Mục Chaput nói them: ngài không biết phải nói ngôn từ này ra sao nhưng Đức Thánh Cha cần thận trọng. “Ngôn ngữ là một vấn đề lớn, không phải chỉ nhậy cảm đối với thế giới mà còn phải nhậy cảm đối với Tin Mừng và sự thật của Tin Mừng và chúng ta cần thận trọng trong ngôn từ ta dùng để bảo vệ cả hai”.
Cha Lombardi cho biết: các góp ý của các vị giáo phẩm tại Thượng Hội Đồng không được Phòng Báo Chí phân phát. Một số vị cho đăng các góp ý của mình trên blog và các trang mạng khác và đó là sự khôn ngoan riêng của các vị. Ngài nói rằng các góp ý của các cặp vợ chồng tại Thượng Hội Đồng sẽ được công bố cho các phương tiện truyền thông.
Đức Tổng Giám Mục Chaput nói thêm: ngài chưa bao giờ có mặt tại một hội nghị mà ở đó lại không có những nhóm vận động hậu trường cho một hướng đi nhất định nào đó. “tôi xin bảo đảm với qúy bạn là việc này vẫn đang có. Đó là điều xẩy ra khi những con người nhân bản họp hành với nhau. Chúng ta không nên chướng tai gai mắt hay ngạc nhiên về việc này, miễn là nó diễn ra cách ngay thẳng và trung thực, chứ đừng theo cách ăn thua, đúng hơn phải nhằm sự thực”
Linh Mục Dòng Tên, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Federico Lombardi, được sự tham gia của các Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia, Laurent Ulrich của Lille, và Salvador Piñeiro García-Calderón của Ayacucho o Huamanga ở Peru. Cha Lombardi mời một số nghị phụ làm khách cho các buổi họp báo hàng ngày.
Đức Tổng Giám Mục García-Calderón cho biết các nghị phụ đã trao đổi quan điểm và ý kiến với nhau trong nhóm nói tiếng Tây Ban Nha của ngài. Các ngài trao đổi trong bầu khí huynh đệ và các vị giám mục “suy nghĩ như nhau về nhiều vấn đề”.
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput trình bầy một vài suy tư về Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới ở Philadelphia gần đây. Ngài nói rằng ngài không biết chắc về tác động của Cuộc Gặp Gỡ đối với Thượng Hội Đồng, nhưng ngài biết rõ nó “có một tác động đối với Đức Thánh Cha và tác động lớn đối với tôi”. Ngài cho biết: những người tới Philadelphia, dù được các giáo phận của họ đề cử, đã cử hành “điều được Giáo Hội hiểu về đời sống gia đình”. Đức Tổng Giám Mục nói rằng tại Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới người ta vỗ tay vang dội khi được nghe những điều Giáo Hội xưa nay vốn dạy. “Chúng ta phải củng cố chín mươi chín con chiên khi đi tìm một con chiên lạc” ngài nói thế.
Đức Tổng Giám Mục Chaput cho hay: điều tốt đẹp là có được các thành viên không bỏ phiếu trong nhóm làm việc, nhất là các phụ nữ, họ giúp các giám mục đạt được cái hiểu tốt hơn về đời sống gia đình.
Đức Tổng Giám Mục Ulrich giải thích rằng nhóm của ngài gồm những người nói cùng một ngôn ngữ nhưng rất khác nhau về phương diện văn hóa. “Chỉ vì chúng tôi nói cùng một ngôn ngữ không có nghĩa chúng tôi tìm được nhất trí và do đó, chúng tôi phải thảo luận và hòa hợp”. Đức Tổng Giám Mục Ulrich nói them rằng ngài thấy bầu khí trong nhóm rất thuận lợi để làm việc.
Đức Tổng Giám Mục Chaput cho biết: vấn đề ngôn ngữ nêu lên một số vấn đề.Theo ngài, bản dịch chính thức từ tiếng Ý sang tiếng Anh cần phải nghiên cứu cẩn thận để các giám mục biết chắc là mình nắm được tâm tư của văn bản gốc tiếng Ý. Ngài nói: “hiện có những vấn đề nghiêm trọng mà chúng tôi không hiểu, đó là vấn đề. Chúng tôi không thể bỏ phiếu nếu không hiểu mình bỏ phiếu cho điều gì”.
Nhiều câu hỏi được nêu lên về việc Thượng Hội Đồng sử dụng ra sao thứ ngôn từ nhậy cảm hơn khi nói về những người đồng tính chẳng hạn. Đức Tổng Giám Mục García-Calderón cho biết: cần phải nói ngôn từ của yêu thương. Đức Tổng Giám Mục Chaput nói them: ngài không biết phải nói ngôn từ này ra sao nhưng Đức Thánh Cha cần thận trọng. “Ngôn ngữ là một vấn đề lớn, không phải chỉ nhậy cảm đối với thế giới mà còn phải nhậy cảm đối với Tin Mừng và sự thật của Tin Mừng và chúng ta cần thận trọng trong ngôn từ ta dùng để bảo vệ cả hai”.
Cha Lombardi cho biết: các góp ý của các vị giáo phẩm tại Thượng Hội Đồng không được Phòng Báo Chí phân phát. Một số vị cho đăng các góp ý của mình trên blog và các trang mạng khác và đó là sự khôn ngoan riêng của các vị. Ngài nói rằng các góp ý của các cặp vợ chồng tại Thượng Hội Đồng sẽ được công bố cho các phương tiện truyền thông.
Đức Tổng Giám Mục Chaput nói thêm: ngài chưa bao giờ có mặt tại một hội nghị mà ở đó lại không có những nhóm vận động hậu trường cho một hướng đi nhất định nào đó. “tôi xin bảo đảm với qúy bạn là việc này vẫn đang có. Đó là điều xẩy ra khi những con người nhân bản họp hành với nhau. Chúng ta không nên chướng tai gai mắt hay ngạc nhiên về việc này, miễn là nó diễn ra cách ngay thẳng và trung thực, chứ đừng theo cách ăn thua, đúng hơn phải nhằm sự thực”
Nhiều cơ quan thi hành luật pháp Hoa Kỳ công khai trưng bày hàng chữ “ Chúng tôi tin tưởng vào Thiên Chúa”.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:06 07/10/2015
Nhiều Cơ Quan Thi Hành Luật Pháp phớt lờ các nhà phê bình – công khai trưng bày hay dán hàng chữ “ Chúng tôi tin tưởng vào Thiên Chúa”.(In God We Trust)
Trong những tháng gần đây, rất nhiều cơ quan thi hành luật phát đã dán hoặc treo câu phương châm “Chúng tôi tin tưởng vào Thiên Chúa” trên các xe cảnh sát tuần tra, gây lên sự quan ngại trong giới phê bình.
Theo một tường trình mới đây trên tờ New York Times, rất nhiều cảnh sát đã tự bỏ tiền mua và dán câu phương châm này trên các xe tuần tra của họ.
“Nếu tôi dùng tiền của mình để mua câu phương châm và câu này cũng có trên là cờ của tiểu bang, thì tôi có thể trưng bày câu phương châm ấy trên xe tuần tra của tôi,” Cảnh sát tuần tra, Johnny Moats, thuộc quận hạt Polk, người đã viết thư cho cảnh sát Georgia để ủng hộ việc đặt câu phương châm này trên các xe của cơ quan công lực đã nói như thế. “Hầu như mỗi ngày, tôi đều nhận được điện thoại của các cảnh sát tuần tra khác và nói rằng ‘Tôi đã làm xong rồi, hay bạn có thể gởi cho tôi bức hình xe tuần tra của bạn có gắn câu phương châm không ?’
Nhưng việc phô bày câu phương châm này đã bị chỉ chích dữ dội, theo đài truyền hình Fox 7 ở Austin, Texas thì Trụ Sở Cảnh Sát Chidress là một trong 57 sở cảnh sát đã nhận được thư khiếu nại của cái gọi là Nhóm Quyền Tự DoTôn Giáo có trụ sở ở Winconsin , yêu cầu tháo bỏ bảng phô bày mang tính tôn giáo này.
“Chúng tôi lấy làm quan ngại từ phía những người không tín ngưỡng trong những cộng đồng nhỏ bé hơn, nơi đó họ cảm thấy bị xúc phạm,” Cô Annie Laurie Gaylor, người cầm đầu nhóm Quyền Tự Do Tôn Giáo nói với đài truyền hình Fox 7 như vậy. “Những tuần tra viên và cảnh sát này nghĩ rằng họ nghe theo lời hướng dẫn của Chúa hơn là luật công dân của chúng ta và điều này làm chúng tôi sợ hãi.”
Cảnh Sát Trưởng của Sở Cảnh Sát Childress là Andrian Garcia đã gởi văn thư trả lời tới các nhóm chống đối và đăng trên phương tiện truyền thông xã hội. Vị cảnh sát bảo các nhóm chống đối rằng “ hãy đi chỗ khác chơi.”
Theo báo New York Times thì hiện tượng này đang tăng dần. Cảnh sát viên và trụ sở cảnh sát bắt đầu phô bày những bảng châm ngôn, trong khi nhóm Quyền Tự Do Tôn Giáo cho rằng việc trưng bày châm ngôn là vi hiến và cần chấm dứt. Cuộc tranh chấp gây chú ý và càng lúc càng nhiều cơ quan thi hành luật pháp tham gia.
Nhóm Quyền Tự Do Tôn Giáo đã vô tình làm cho việc trưng bày phương châm lan rộng ra. Cô Gaylor thú nhận “Tôi không nghĩ chúng ta có thể làm được gì,”
Nguồn gốc của phương châm “In God We Trust”
“Chúng tôi tin tưởng nơi Thiên Chúa” là câu châm ngôn của quốc gia Hoa Kỳ, được sinh ra và gắn bó mật thiết với bản quốc ca của Hoa Kỳ “The Star-Spangled Banner” được sáng tác vào năm 1814 bởi Francis Scott Key và chính thức được quốc hội thông qua và trở thành quốc ca Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 3 năm 1931 dưới thời Tổng Thống Herbert Hoover. Chính trong lời ca của bài quốc ca cũng nhắc tới câu châm ngôn này. Câu này đã được khắc trên đá, trên tường của những tòa nhà thuộc cơ quan công quyền, nó còn được in trên tiền giấy và đúc trên tiền cắc lưu hành qua khắp nơi. Câu châm ngôn này cũng được khắc vào trong tim và được thốt lên từ miệng của hàng triệu người Mỹ yêu chuộng tự do. Khi một vị Tổng Thống hay một vị quan chức chính quyền nhậm chức, theo truyền thống họ đặt tay trên Thánh Kinh để tuyên thệ và trung thành với châm ngôn quốc gia “Chúng tôi tin tưởng vào Thiên Chúa.”
Những người Việt Nam khi mới đặt chân tới ngưỡng cửa Đại Học Cộng Đồng đều được học bài học đầu tiên này. Người Mỹ đến vùng đất này không phải vì lý do kinh tế, nhưng vì lý do tín ngưỡng. Niềm tin của họ bi bách hại và họ đến đây để được tự do sống với niềm tin của mình. Hằng năm, họ tạ ơn Thiên Chúa qua lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), họ tổ chức mừng đại lễ Chúa Giáng Sinh (Christmass), họ kỷ niệm ngày Chúa chịu chết và sống lại bằng Lễ Phục Sinh (Easter)…
Qua thời gian, giữa một cái xã hội càng ngày càng xuống dốc về luân lý, có những kẻ vô thần đã muốn xóa bỏ câu châm ngôn đó nơi công cộng và cùng với chính sách mị dân của các viên chức dân cử, chúng đã thực hiện được vài yêu sách như chúng muốn.
Hôm nay phong trào dán, trưng bày câu phương châm trên các xe cảnh sát chỉ là sự về nguồn. Khi mà những nhân viên cảnh sát không chắc là mình có thể trở về nhà an bình sau một ngày công tác, thì họ còn biết trông cậy vào ai bây giờ… dĩ nhiên chỉ có Thiên Chúa mới chính là câu trả lời cho tất cả những vấn nạn trong đời họ.
Theo một tường trình mới đây trên tờ New York Times, rất nhiều cảnh sát đã tự bỏ tiền mua và dán câu phương châm này trên các xe tuần tra của họ.
“Nếu tôi dùng tiền của mình để mua câu phương châm và câu này cũng có trên là cờ của tiểu bang, thì tôi có thể trưng bày câu phương châm ấy trên xe tuần tra của tôi,” Cảnh sát tuần tra, Johnny Moats, thuộc quận hạt Polk, người đã viết thư cho cảnh sát Georgia để ủng hộ việc đặt câu phương châm này trên các xe của cơ quan công lực đã nói như thế. “Hầu như mỗi ngày, tôi đều nhận được điện thoại của các cảnh sát tuần tra khác và nói rằng ‘Tôi đã làm xong rồi, hay bạn có thể gởi cho tôi bức hình xe tuần tra của bạn có gắn câu phương châm không ?’
Nhưng việc phô bày câu phương châm này đã bị chỉ chích dữ dội, theo đài truyền hình Fox 7 ở Austin, Texas thì Trụ Sở Cảnh Sát Chidress là một trong 57 sở cảnh sát đã nhận được thư khiếu nại của cái gọi là Nhóm Quyền Tự DoTôn Giáo có trụ sở ở Winconsin , yêu cầu tháo bỏ bảng phô bày mang tính tôn giáo này.
“Chúng tôi lấy làm quan ngại từ phía những người không tín ngưỡng trong những cộng đồng nhỏ bé hơn, nơi đó họ cảm thấy bị xúc phạm,” Cô Annie Laurie Gaylor, người cầm đầu nhóm Quyền Tự Do Tôn Giáo nói với đài truyền hình Fox 7 như vậy. “Những tuần tra viên và cảnh sát này nghĩ rằng họ nghe theo lời hướng dẫn của Chúa hơn là luật công dân của chúng ta và điều này làm chúng tôi sợ hãi.”
Cảnh Sát Trưởng của Sở Cảnh Sát Childress là Andrian Garcia đã gởi văn thư trả lời tới các nhóm chống đối và đăng trên phương tiện truyền thông xã hội. Vị cảnh sát bảo các nhóm chống đối rằng “ hãy đi chỗ khác chơi.”
Theo báo New York Times thì hiện tượng này đang tăng dần. Cảnh sát viên và trụ sở cảnh sát bắt đầu phô bày những bảng châm ngôn, trong khi nhóm Quyền Tự Do Tôn Giáo cho rằng việc trưng bày châm ngôn là vi hiến và cần chấm dứt. Cuộc tranh chấp gây chú ý và càng lúc càng nhiều cơ quan thi hành luật pháp tham gia.
Nhóm Quyền Tự Do Tôn Giáo đã vô tình làm cho việc trưng bày phương châm lan rộng ra. Cô Gaylor thú nhận “Tôi không nghĩ chúng ta có thể làm được gì,”
Nguồn gốc của phương châm “In God We Trust”
“Chúng tôi tin tưởng nơi Thiên Chúa” là câu châm ngôn của quốc gia Hoa Kỳ, được sinh ra và gắn bó mật thiết với bản quốc ca của Hoa Kỳ “The Star-Spangled Banner” được sáng tác vào năm 1814 bởi Francis Scott Key và chính thức được quốc hội thông qua và trở thành quốc ca Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 3 năm 1931 dưới thời Tổng Thống Herbert Hoover. Chính trong lời ca của bài quốc ca cũng nhắc tới câu châm ngôn này. Câu này đã được khắc trên đá, trên tường của những tòa nhà thuộc cơ quan công quyền, nó còn được in trên tiền giấy và đúc trên tiền cắc lưu hành qua khắp nơi. Câu châm ngôn này cũng được khắc vào trong tim và được thốt lên từ miệng của hàng triệu người Mỹ yêu chuộng tự do. Khi một vị Tổng Thống hay một vị quan chức chính quyền nhậm chức, theo truyền thống họ đặt tay trên Thánh Kinh để tuyên thệ và trung thành với châm ngôn quốc gia “Chúng tôi tin tưởng vào Thiên Chúa.”
Những người Việt Nam khi mới đặt chân tới ngưỡng cửa Đại Học Cộng Đồng đều được học bài học đầu tiên này. Người Mỹ đến vùng đất này không phải vì lý do kinh tế, nhưng vì lý do tín ngưỡng. Niềm tin của họ bi bách hại và họ đến đây để được tự do sống với niềm tin của mình. Hằng năm, họ tạ ơn Thiên Chúa qua lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), họ tổ chức mừng đại lễ Chúa Giáng Sinh (Christmass), họ kỷ niệm ngày Chúa chịu chết và sống lại bằng Lễ Phục Sinh (Easter)…
Qua thời gian, giữa một cái xã hội càng ngày càng xuống dốc về luân lý, có những kẻ vô thần đã muốn xóa bỏ câu châm ngôn đó nơi công cộng và cùng với chính sách mị dân của các viên chức dân cử, chúng đã thực hiện được vài yêu sách như chúng muốn.
Hôm nay phong trào dán, trưng bày câu phương châm trên các xe cảnh sát chỉ là sự về nguồn. Khi mà những nhân viên cảnh sát không chắc là mình có thể trở về nhà an bình sau một ngày công tác, thì họ còn biết trông cậy vào ai bây giờ… dĩ nhiên chỉ có Thiên Chúa mới chính là câu trả lời cho tất cả những vấn nạn trong đời họ.
Hôn nhân: chứng nhân hy vọng, góp ý của Đức Tổng Giám Mục Chaput
Vũ Văn An
16:44 07/10/2015
Ngày 7 tháng Mười, tại Thượng Hội Đồng, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia, tường trình viên Nhóm D nói tiếng Anh, đã góp ý như sau:
Thưa các hiền huynh,
Tài Liệu Làm Việc dường như muốn trình bầy với ta hai quan điểm trái ngược nhau: nỗi thất vọng mục vụ và niềm cương quyết hy vọng. Khi Chúa Giêsu trải nghiệm nỗi thất vọng mục vụ của các Tông Đồ, Người nhắc nhở các vị rằng đối với con người một điều gì đó có thể là không thể, nhưng đối với Thiên Chúa, mọi điều đều có thể.
Khi làm chủ thiên nhiên để phát triển con người, con người nhân bản chúng ta đã làm đại dương và không khí ta thở bị thương tích. Chúng ta đã chuốc độc thân xác con người bằng các phương tiện ngừa thai. Và chúng ta đã chật vật để hiểu được chính tính dục của ta. Nhân danh sự thành toàn cá nhân, ta đã hết sức bận bịu tạo ra một tháp Babel độc tài mới nhằm nuôi dưỡng các dục vọng của ta nhưng để bỏ đói linh hồn.
Các đoạn từ 7 tới 10 của Tài Liệu Làm Việc đã làm một việc tốt là mô tả thân phận gia đình ngày nay. Nhưng nói chung, bản văn phát sinh một nỗi vô vọng tinh tế. Việc này dẫn tới một tinh thần thỏa hiệp đối với một số khuôn mẫu sống tội lỗi và giản lược các sự thật Kitô Giáo về hôn nhân và tính dục chỉ còn là các lý tưởng tươi đẹp, một điều sau đó sẽ dẫn tới việc từ bỏ sứ mệnh cứu chuộc của Giáo Hội.
Việc làm của Thượng Hội Đồng này cần chứng tỏ một niềm tin hơn nữa vào lời Thiên Chúa, vào sức mạnh biến đổi của ơn thánh, và khả năng con người có thể sống thực điều Giáo Hội tin. Và nó cũng nên tuyên dương tính anh hùng của những người phối ngẫu bị bỏ rơi mà vẫn trung thành với các lời tuyên hứa của mình và với giáo huấn của Giáo Hội.
George Bernanos từng nói rằng đức hy vọng là “thất vọng bị vượt qua”. Chúng ta không có lý do gì để thất vọng. Chúng ta có mọi lý do để hy vọng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thấy điều này ở Philadelphia. Gần 900,000 người đã đứng chật các đường phố tham dự Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng nhằm kết thúc Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới.
Họ có mặt ở đó vì họ yêu mến Đức Giáo Hoàng, nhưng cũng vì họ tin vào hôn nhân. Họ tin vào gia đình. Và họ đói khát, muốn được nuôi dưỡng bằng của ăn chân thực từ Vị Đại Diện của Chúa Kitô.
Chúng ta cần kêu gọi dân chúng kiên vững trong ơn thánh và tin tưởng vào sự cao cả mà Thiên Chúa đã có ý dành cho họ, chứ đừng củng cố họ trong các lầm lạc của họ. Hôn nhân là hiện thân của niềm hy vọng Kitô Giáo, một niềm hy vọng đã thành thịt xương và được vĩnh viễn đóng ấn trong tình yêu của một người đàn ông và một người đàn bà.
Thượng Hội Đồng này cần giảng dạy sự thật trên một cách rõ ràng hơn với một niềm say mê triệt để đối với Thánh Giá và Phục Sinh.
Thưa các hiền huynh,
Tài Liệu Làm Việc dường như muốn trình bầy với ta hai quan điểm trái ngược nhau: nỗi thất vọng mục vụ và niềm cương quyết hy vọng. Khi Chúa Giêsu trải nghiệm nỗi thất vọng mục vụ của các Tông Đồ, Người nhắc nhở các vị rằng đối với con người một điều gì đó có thể là không thể, nhưng đối với Thiên Chúa, mọi điều đều có thể.
Khi làm chủ thiên nhiên để phát triển con người, con người nhân bản chúng ta đã làm đại dương và không khí ta thở bị thương tích. Chúng ta đã chuốc độc thân xác con người bằng các phương tiện ngừa thai. Và chúng ta đã chật vật để hiểu được chính tính dục của ta. Nhân danh sự thành toàn cá nhân, ta đã hết sức bận bịu tạo ra một tháp Babel độc tài mới nhằm nuôi dưỡng các dục vọng của ta nhưng để bỏ đói linh hồn.
Các đoạn từ 7 tới 10 của Tài Liệu Làm Việc đã làm một việc tốt là mô tả thân phận gia đình ngày nay. Nhưng nói chung, bản văn phát sinh một nỗi vô vọng tinh tế. Việc này dẫn tới một tinh thần thỏa hiệp đối với một số khuôn mẫu sống tội lỗi và giản lược các sự thật Kitô Giáo về hôn nhân và tính dục chỉ còn là các lý tưởng tươi đẹp, một điều sau đó sẽ dẫn tới việc từ bỏ sứ mệnh cứu chuộc của Giáo Hội.
Việc làm của Thượng Hội Đồng này cần chứng tỏ một niềm tin hơn nữa vào lời Thiên Chúa, vào sức mạnh biến đổi của ơn thánh, và khả năng con người có thể sống thực điều Giáo Hội tin. Và nó cũng nên tuyên dương tính anh hùng của những người phối ngẫu bị bỏ rơi mà vẫn trung thành với các lời tuyên hứa của mình và với giáo huấn của Giáo Hội.
George Bernanos từng nói rằng đức hy vọng là “thất vọng bị vượt qua”. Chúng ta không có lý do gì để thất vọng. Chúng ta có mọi lý do để hy vọng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thấy điều này ở Philadelphia. Gần 900,000 người đã đứng chật các đường phố tham dự Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng nhằm kết thúc Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới.
Họ có mặt ở đó vì họ yêu mến Đức Giáo Hoàng, nhưng cũng vì họ tin vào hôn nhân. Họ tin vào gia đình. Và họ đói khát, muốn được nuôi dưỡng bằng của ăn chân thực từ Vị Đại Diện của Chúa Kitô.
Chúng ta cần kêu gọi dân chúng kiên vững trong ơn thánh và tin tưởng vào sự cao cả mà Thiên Chúa đã có ý dành cho họ, chứ đừng củng cố họ trong các lầm lạc của họ. Hôn nhân là hiện thân của niềm hy vọng Kitô Giáo, một niềm hy vọng đã thành thịt xương và được vĩnh viễn đóng ấn trong tình yêu của một người đàn ông và một người đàn bà.
Thượng Hội Đồng này cần giảng dạy sự thật trên một cách rõ ràng hơn với một niềm say mê triệt để đối với Thánh Giá và Phục Sinh.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Những bổ nhiệm Giám Mục mới cho Giáo Hội Việt Nam
Đặng Tự Do
05:54 07/10/2015
Trưa thứ Tư, 07 tháng 10, Phòng Báo chí Toà Thánh đã công bố 3 quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến hàng giáo phẩm Việt Nam.
1- Đức Thánh Cha đã chấp thuận đơn xin nghỉ hưu của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh theo điều 401 triệt 1 của Bộ Giáo luật.
2- Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm linh mục Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, hiện là chính xứ giáo xứ Phương Nghĩa - giáo phận Kontum, làm Giám mục giáo phận Kontum, Việt Nam.
3- Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm linh mục Phêrô Huỳnh Văn Hai, hiện là Phó Giám đốc và giáo sư triết học tại Đại chủng viện Cần Thơ, làm Giám Mục giáo phận Vĩnh Long, Việt Nam.
Rinuncia del Vescovo di Kontum (Viêt Nam) e nomina del successore
Il Santo Padre Francesco ha accettato la rinuncia al governo pastorale della diocesi di Kontum (Viêt Nam), presentata da S.E. Mons. Michael Hoăng Đúc Oanh, in conformità al can. 401 § 1 del Codice di Diritto Canonico.
Il Papa ha nominato Vescovo della diocesi di Kontum (Viêt Nam) il Rev.do Luy Gonzaga Nguyễn Hùng Vị.
Rev.do Luy Gonzaga Nguyễn Hùng Vị
Il Rev.do Rev.do Luy Gonzaga Nguyễn Hùng Vị è nato il 18 agosto 1952 ad Hà Nội. Dal 1963 al 1968, ha ricevuto la formazione sacerdotale nel Seminario minore della diocesi di Kontum e, poi, dal 1969 al 1973, ha frequentato il Seminario minore di Đà Lạt. Dal 1973 al 1977 è stato alunno del Pontificio Collegio San Pio X di Đà Lạt. Successivamente, dal 1977 al 1990, ha prestato servizio nella parrocchia di Bình Cang, nella diocesi di Nha Trang, in attesa di ottenere il permesso governativo per l’ordinazione sacerdotale.
È stato ordinato sacerdote il 7 aprile 1990 a Nha Trang, e incardinato nella diocesi di Kontum.
Dopo l’ordinazione sacerdotale ha svolto i seguenti incarichi: 1990-1993: Vicario parrocchiale di Bình Cang, Nha Trang; 1993-2006: Direttore del Seminario minore di Kontum, ad Hochiminh City; 2006-2008: Studi presso l’Institut Catholique de Paris, Francia, dove ha conseguito la Licenza in Liturgia; 2008-2009: Segretario dell’ufficio episcopale di Kontum,
Dal 2009 è Parroco di Phương Nghĩa, Kontum.
[01648-IT.01]
Nomina del Vescovo di Vinh Long (Viêt Nam)
Il Santo Padre ha nominato Vescovo della diocesi di Vinh Long, in Viêt Nam, il Rev. do Peter Huỳnh Văn Hai, Vice-Rettore e docente di Filosofia presso il Seminario maggiore di Can Tho.
Rev.do Peter Huỳnh Văn Hai
Il Rev.do Peter Huỳnh Văn Hai, è nato il 18 maggio 1954 a Bến Tre, diocesi di Vĩnh Long. Nel 1966 è entrato nel Seminario minore di Vinh Long e qualche anno dopo nel Seminario maggiore San Sulpizio di Vinh Long. Nel 1978 è ritornato in famiglia a causa delle circostanze storico-politiche. Nel 1991 è rientrato nel Seminario di Vinh Long, per completare la formazione.
È stato ordinato sacerdote il 31 agosto 1994, incardinato nella diocesi di Vinh Long.
Dopo l’ordinazione sacerdotale ha svolto i seguenti incarichi: 1994-2004: Studi presso l’Institut Catholique de Paris, in Francia, ottenendo il Dottorato in Filosofia; 2004-2008: Responsabile per le vocazioni della diocesi di Vĩnh Long; dal 2008: Docente di Filosofia nel Seminario maggiore di Cần Thơ e nel Seminario maggiore di Hochiminh City.
Dal 2012 è Vice-Rettore del Seminario maggiore di Cần Thơ.
1- Đức Thánh Cha đã chấp thuận đơn xin nghỉ hưu của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh theo điều 401 triệt 1 của Bộ Giáo luật.
2- Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm linh mục Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, hiện là chính xứ giáo xứ Phương Nghĩa - giáo phận Kontum, làm Giám mục giáo phận Kontum, Việt Nam.
3- Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm linh mục Phêrô Huỳnh Văn Hai, hiện là Phó Giám đốc và giáo sư triết học tại Đại chủng viện Cần Thơ, làm Giám Mục giáo phận Vĩnh Long, Việt Nam.
Rinuncia del Vescovo di Kontum (Viêt Nam) e nomina del successore
Il Santo Padre Francesco ha accettato la rinuncia al governo pastorale della diocesi di Kontum (Viêt Nam), presentata da S.E. Mons. Michael Hoăng Đúc Oanh, in conformità al can. 401 § 1 del Codice di Diritto Canonico.
Il Papa ha nominato Vescovo della diocesi di Kontum (Viêt Nam) il Rev.do Luy Gonzaga Nguyễn Hùng Vị.
Rev.do Luy Gonzaga Nguyễn Hùng Vị
Il Rev.do Rev.do Luy Gonzaga Nguyễn Hùng Vị è nato il 18 agosto 1952 ad Hà Nội. Dal 1963 al 1968, ha ricevuto la formazione sacerdotale nel Seminario minore della diocesi di Kontum e, poi, dal 1969 al 1973, ha frequentato il Seminario minore di Đà Lạt. Dal 1973 al 1977 è stato alunno del Pontificio Collegio San Pio X di Đà Lạt. Successivamente, dal 1977 al 1990, ha prestato servizio nella parrocchia di Bình Cang, nella diocesi di Nha Trang, in attesa di ottenere il permesso governativo per l’ordinazione sacerdotale.
È stato ordinato sacerdote il 7 aprile 1990 a Nha Trang, e incardinato nella diocesi di Kontum.
Dopo l’ordinazione sacerdotale ha svolto i seguenti incarichi: 1990-1993: Vicario parrocchiale di Bình Cang, Nha Trang; 1993-2006: Direttore del Seminario minore di Kontum, ad Hochiminh City; 2006-2008: Studi presso l’Institut Catholique de Paris, Francia, dove ha conseguito la Licenza in Liturgia; 2008-2009: Segretario dell’ufficio episcopale di Kontum,
Dal 2009 è Parroco di Phương Nghĩa, Kontum.
[01648-IT.01]
Nomina del Vescovo di Vinh Long (Viêt Nam)
Il Santo Padre ha nominato Vescovo della diocesi di Vinh Long, in Viêt Nam, il Rev. do Peter Huỳnh Văn Hai, Vice-Rettore e docente di Filosofia presso il Seminario maggiore di Can Tho.
Rev.do Peter Huỳnh Văn Hai
Il Rev.do Peter Huỳnh Văn Hai, è nato il 18 maggio 1954 a Bến Tre, diocesi di Vĩnh Long. Nel 1966 è entrato nel Seminario minore di Vinh Long e qualche anno dopo nel Seminario maggiore San Sulpizio di Vinh Long. Nel 1978 è ritornato in famiglia a causa delle circostanze storico-politiche. Nel 1991 è rientrato nel Seminario di Vinh Long, per completare la formazione.
È stato ordinato sacerdote il 31 agosto 1994, incardinato nella diocesi di Vinh Long.
Dopo l’ordinazione sacerdotale ha svolto i seguenti incarichi: 1994-2004: Studi presso l’Institut Catholique de Paris, in Francia, ottenendo il Dottorato in Filosofia; 2004-2008: Responsabile per le vocazioni della diocesi di Vĩnh Long; dal 2008: Docente di Filosofia nel Seminario maggiore di Cần Thơ e nel Seminario maggiore di Hochiminh City.
Dal 2012 è Vice-Rettore del Seminario maggiore di Cần Thơ.
Chương trình Trường Ca Thánh Đa Minh
Maria Vũ Loan
06:15 07/10/2015
Được sự cho phép của cha Giuse Phạm Hưng Thịnh OP, Bề trên chánh xứ Mai Khôi, Sài Gòn, vào lúc 19 giờ 30 ngày 06/10/2015, tại nhà thờ Mai Khôi (44 Tú Xương, quận 3, Sài Gòn) đã có một chương trình Trường Ca Thánh Đa Minh của tác giả tiến sĩ nhạc sĩ Vũ Đình Ân, với hợp xướng 4 giọng do ca đoàn Thiên Thanh trình bày và phần đệm Piano.
Xem Hình
Lý do tổ chức đêm trường ca này khá đặc biệt: Năm 2016, dòng Đa Minh sẽ mừng kỷ niệm 800 năm ĐGH Hônôriô III đã châu phê thành lập Dòng (1216 – 2016). Đây là cột mốc quan trọng trong lịch sử dòng Đa Minh. Để ghi nhớ biến cố quan trọng này, Gia Đình Đa Minh trên khắp thế giới sẽ tổ chức nhiều sinh hoạt phụng vụ, văn hóa và nghệ thuật từ cấp Trung ương đến Tỉnh dòng và khu vực.
Ngoài ra, sẽ có những cuộc hành hương về cội nguồn của dòng vào đầu tháng 7 năm 2016 từ Caleruega đến Osma, Prouille, Carcassonne, Toulouse, Siena, Bologna, Roma. Riêng Châu Á – Thái Bình Dương sẽ tổ chức vào đầu tháng 10 năm 2015 tại Manila (Philippines); và Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam trong năm 2016 cũng có nhiều chương trình để mừng sự kiện đặc biệt này.
Bản Trường Ca Thánh Đa Minh do nhạc sĩ Vũ Đình Ân sáng tác đề cao con người, gia sản tinh thần và linh đạo của thánh Đa Minh, cũng như ảnh hưởng của ngài trong Giáo Hội.
Tham dự buổi ra mắt Trường Ca Thánh Đa Minh này, có LM nhạc sư Kim Long, LM Vinh Sơn Phạm Trung Thành CSsR, LM Tiến Lộc, LM Nguyễn Duy (TTK Ủy Ban Thánh Nhạc), LM Đinh Châu Trân OP, LM Dom. Phạm Minh Thủy (chánh xứ Tân Thành), LM Đỗ Tuấn Linh OP (linh hướng ca đoàn Thiên Thanh), quí thân hữu, quí Sơ và cộng đoàn giáo dân Mai Khôi.
Mở đầu chương trình, cha Tiến Lộc giới thiệu vài nét về tiến sĩ, nhạc sĩ Vũ Đình Ân. Ông đã sáng tác 9 trường ca (chưa kể trường ca cha Trương Bửu Diệp và cha thánh Đa Minh). Ông gửi hai trường ca về Truyện Kiều và Lục Vân Tiên sang trường Đại học Ấn Độ và được hai tiến sĩ người Ấn và ba vị ở Việt Nam, thẩm định, đánh giá và công nhận nhạc sĩ đã bảo vệ luận án tiến sĩ về trường ca thành công.
Tiếp theo, trong bầu khí ấm cúng và trang trọng, hai MC Minh Quân và Diễm Quỳnh giới thiệu với người tham dự ba chương của Bản Trường Ca với lời dẫn xúc tích, ngọt ngào.
Chương I mang tên Đuốc Sáng Trần Gian, gồm đoạn 1 nói về người tôi trung của Chúa (giới thiệu tổng quát về thánh Đa Minh, người lữ hành không mệt mỏi, mang Tin Mừng đến cho nhiều người. Từ Tây Ban Nha đến Pháp và Italia, đâu đâu cũng thấy in đậm bước chân của Ngài). Đoạn 2 nói về Điềm Lạ Chúa Trao (giới thiệu Bà Cố thánh Đa Minh nằm mơ thấy mình cho chào đời một con chó ngậm bó đuốc đang cháy sáng. Đó là giấc mơ về ngôi sao chiếu sáng chói lòa trên đầu con trẻ Đa Minh và ngọn đuốc mang lửa đến khắp thế giới). Đoạn 3 là Ơn Gọi Theo Chúa (Giới thiệu thánh Đa Minh năm 1194 từ giã gia đình lúc 7 tuổi để theo ơn gọi tu trì và thụ phong linh mục khi tuổi đời còn khá trẻ).
Chương II diễn tả giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của vị thánh nên có tên là Đời Sống Thánh Hiến; gồm ba đoạn: Đoạn 1 là Dòng Tu Giảng Thuyết (Giới thiệu thánh Đa Minh thành lập Dòng truyền giáo. Ngày 22/8/1216 đã trở thành ngày trọng đại của dòng khi được Đức Giáo Hoàng Honorius chuẩn y là Dòng Anh Em Giảng Thuyết, với đặc sủng “Truyền giáo nơi các trường đại học”).
Đoạn 2 diễn tả Lòng Thương Xót Những Người Lạc Giáo Albi (Giới thiệu thánh Đa Minh luôn cầu nguyện và thương xót những người lạc giáo, chỉ mong họ sớm quay về cùng Thiên Chúa với đường lối ôn hòa, đối thoại và yêu thương). Đoạn 3 là hát về Kinh Mân Côi Nhiệm Màu (Giới thiệu Kinh Mân Côi là một phương cách cầu nguyện riêng của thánh Đa Minh và đã trở thành một vũ khí thiêng liêng, để bảo vệ Giáo Hội).
Chương III như là kim chỉ nam cho những ai muốn bước theo con đường thánh Đa Minh đã chọn, đó là Linh Đạo Của Thánh Đa Minh. Chương này cũng có ba đoạn: Đoạn 1 là Rao Giảng Tin Mừng (Giới thiệu Thánh Đa Minh luôn tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, hăng say rao giảng Tin Mừng những nơi Ngài đến. Ngài nói: “Tất cả những gì gặp thấy trên đường rao giảng đều là phương tiện ca tụng Chúa, để chiêm niệm và chia sẻ chiêm niệm đó cho tha nhân”). Đoạn 2 có tên là Dấu Ấn Phi Thường (Giới thiệu những phép lạ của thánh Đa Minh; những phép lạ có được do tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa). Đoạn 3 là Kinh Năm Thánh của Dòng Đa Minh(dành cho cộng đoàn hát chung. Với những lời mở đầu: Lạy Thiên Chúa là cha giàu lòng thương xót. Chúa đã kêu gọi tôi tớ Ngài là thánh Đa Minh. Cất bước trong hành trình đức tin và rao giảng Tin Mừng ân sủng của Chúa. Nay chúng con vui mừng cử hành Năm Thánh của Dòng...).
Với phần trình bày của ca đoàn Thiên Thanh (giáo xứ Đa Minh Ba Chuông), phần đệm Piano của Nam Thụy, Organ1 Nguyễn Văn Bông, Organ 2 Nguyễn Trọng Nam, giọng ca Xuân Trường và Hoàng Kim lĩnh xướng và hòa âm chỉ huy dàn nhạc của tiến sĩ, nhạc sĩ Vũ Đình Ân, tất cả những người tham dự được thưởng thức trọn vẹn Bản Trường Ca về một vị thánh được nhiều thế hệ biết đến.
Chúng tôi được biết thêm Bản Trường Ca này được nhạc sĩ Vũ Đình Ân ấp ủ nhiều ngày tháng và được cha chánh xứ Giuse Phạm Hưng Thịnh động viên khuyến khích, giúp đỡ vật chất và tinh thần để lần đầu tiên giới thiệu với gia đình Đa Minh Việt Nam và công đoàn dân Chúa.
Để có được Bản Trường Ca nhiều cung bậc cảm xúc, nhạc sĩ Vũ Đình Ân đã tham khảo tài liệu “Hành trình tâm linh với thánh Đa Minh”, trao đổi với cha Giuse Phan Tất Thành OP, cha Phanxico X. Đào Trung Hiệu OP, cha Giuse Lưu Công Chỉnh OP, cha Giuse Phạm Hưng Thịnh OP gợi ý sáng tác, nữ tu Maria Đinh Thị Sáng OP cho biết về những dấu ấn phi thường của thánh Đa Minh.
Kết thúc chương III, cha Giuse chánh xứ Mai Khôi đã cảm ơn và trao tặng họa phẩm thánh Đa Minh của Dominiart cho nhạc sĩ trong niềm vui, ý nghĩa và thân thiện.
Trước khi bài hát Laudare (nhạc sĩ Hàn Thư Sinh dịch lời Việt) được cất lên để kết thúc đêm nhạc, cha Bề trên Giám tỉnh dòng Đa Minh Giuse Nguyễn Đức Hòa đã lên chia sẻ suy tư và niềm vui trước một đêm hát về thánh Đa Minh nhiều giai điệu cảm xúc. Cha cho biết chuẩn bị đi Philipines để dự sự kiện này dành cho vùng Châu Á - Thái Bình Dương (như đã nói ở trên). Sau đó, cha ban phép lành cho cộng đoàn tham dự.
Thật là một đêm Bản Trường Ca được vang lên để chào mừng sự kiện mang tính lịch sử 800 năm thành lập của dòng Đa Minh (1216 – 2016), đồng thời khắc họa dấu tích ân sủng và phần phúc của dòng Đa Minh trong quá trình truyền giáo tại Việt Nam (1550 – 2015), và kế thừa, phát huy di sản Đức Tin - Văn Hóa 50 năm của Tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam (1965 – 2015).
Xem Hình
Lý do tổ chức đêm trường ca này khá đặc biệt: Năm 2016, dòng Đa Minh sẽ mừng kỷ niệm 800 năm ĐGH Hônôriô III đã châu phê thành lập Dòng (1216 – 2016). Đây là cột mốc quan trọng trong lịch sử dòng Đa Minh. Để ghi nhớ biến cố quan trọng này, Gia Đình Đa Minh trên khắp thế giới sẽ tổ chức nhiều sinh hoạt phụng vụ, văn hóa và nghệ thuật từ cấp Trung ương đến Tỉnh dòng và khu vực.
Ngoài ra, sẽ có những cuộc hành hương về cội nguồn của dòng vào đầu tháng 7 năm 2016 từ Caleruega đến Osma, Prouille, Carcassonne, Toulouse, Siena, Bologna, Roma. Riêng Châu Á – Thái Bình Dương sẽ tổ chức vào đầu tháng 10 năm 2015 tại Manila (Philippines); và Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam trong năm 2016 cũng có nhiều chương trình để mừng sự kiện đặc biệt này.
Bản Trường Ca Thánh Đa Minh do nhạc sĩ Vũ Đình Ân sáng tác đề cao con người, gia sản tinh thần và linh đạo của thánh Đa Minh, cũng như ảnh hưởng của ngài trong Giáo Hội.
Tham dự buổi ra mắt Trường Ca Thánh Đa Minh này, có LM nhạc sư Kim Long, LM Vinh Sơn Phạm Trung Thành CSsR, LM Tiến Lộc, LM Nguyễn Duy (TTK Ủy Ban Thánh Nhạc), LM Đinh Châu Trân OP, LM Dom. Phạm Minh Thủy (chánh xứ Tân Thành), LM Đỗ Tuấn Linh OP (linh hướng ca đoàn Thiên Thanh), quí thân hữu, quí Sơ và cộng đoàn giáo dân Mai Khôi.
Mở đầu chương trình, cha Tiến Lộc giới thiệu vài nét về tiến sĩ, nhạc sĩ Vũ Đình Ân. Ông đã sáng tác 9 trường ca (chưa kể trường ca cha Trương Bửu Diệp và cha thánh Đa Minh). Ông gửi hai trường ca về Truyện Kiều và Lục Vân Tiên sang trường Đại học Ấn Độ và được hai tiến sĩ người Ấn và ba vị ở Việt Nam, thẩm định, đánh giá và công nhận nhạc sĩ đã bảo vệ luận án tiến sĩ về trường ca thành công.
Tiếp theo, trong bầu khí ấm cúng và trang trọng, hai MC Minh Quân và Diễm Quỳnh giới thiệu với người tham dự ba chương của Bản Trường Ca với lời dẫn xúc tích, ngọt ngào.
Chương I mang tên Đuốc Sáng Trần Gian, gồm đoạn 1 nói về người tôi trung của Chúa (giới thiệu tổng quát về thánh Đa Minh, người lữ hành không mệt mỏi, mang Tin Mừng đến cho nhiều người. Từ Tây Ban Nha đến Pháp và Italia, đâu đâu cũng thấy in đậm bước chân của Ngài). Đoạn 2 nói về Điềm Lạ Chúa Trao (giới thiệu Bà Cố thánh Đa Minh nằm mơ thấy mình cho chào đời một con chó ngậm bó đuốc đang cháy sáng. Đó là giấc mơ về ngôi sao chiếu sáng chói lòa trên đầu con trẻ Đa Minh và ngọn đuốc mang lửa đến khắp thế giới). Đoạn 3 là Ơn Gọi Theo Chúa (Giới thiệu thánh Đa Minh năm 1194 từ giã gia đình lúc 7 tuổi để theo ơn gọi tu trì và thụ phong linh mục khi tuổi đời còn khá trẻ).
Chương II diễn tả giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của vị thánh nên có tên là Đời Sống Thánh Hiến; gồm ba đoạn: Đoạn 1 là Dòng Tu Giảng Thuyết (Giới thiệu thánh Đa Minh thành lập Dòng truyền giáo. Ngày 22/8/1216 đã trở thành ngày trọng đại của dòng khi được Đức Giáo Hoàng Honorius chuẩn y là Dòng Anh Em Giảng Thuyết, với đặc sủng “Truyền giáo nơi các trường đại học”).
Đoạn 2 diễn tả Lòng Thương Xót Những Người Lạc Giáo Albi (Giới thiệu thánh Đa Minh luôn cầu nguyện và thương xót những người lạc giáo, chỉ mong họ sớm quay về cùng Thiên Chúa với đường lối ôn hòa, đối thoại và yêu thương). Đoạn 3 là hát về Kinh Mân Côi Nhiệm Màu (Giới thiệu Kinh Mân Côi là một phương cách cầu nguyện riêng của thánh Đa Minh và đã trở thành một vũ khí thiêng liêng, để bảo vệ Giáo Hội).
Chương III như là kim chỉ nam cho những ai muốn bước theo con đường thánh Đa Minh đã chọn, đó là Linh Đạo Của Thánh Đa Minh. Chương này cũng có ba đoạn: Đoạn 1 là Rao Giảng Tin Mừng (Giới thiệu Thánh Đa Minh luôn tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, hăng say rao giảng Tin Mừng những nơi Ngài đến. Ngài nói: “Tất cả những gì gặp thấy trên đường rao giảng đều là phương tiện ca tụng Chúa, để chiêm niệm và chia sẻ chiêm niệm đó cho tha nhân”). Đoạn 2 có tên là Dấu Ấn Phi Thường (Giới thiệu những phép lạ của thánh Đa Minh; những phép lạ có được do tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa). Đoạn 3 là Kinh Năm Thánh của Dòng Đa Minh(dành cho cộng đoàn hát chung. Với những lời mở đầu: Lạy Thiên Chúa là cha giàu lòng thương xót. Chúa đã kêu gọi tôi tớ Ngài là thánh Đa Minh. Cất bước trong hành trình đức tin và rao giảng Tin Mừng ân sủng của Chúa. Nay chúng con vui mừng cử hành Năm Thánh của Dòng...).
Với phần trình bày của ca đoàn Thiên Thanh (giáo xứ Đa Minh Ba Chuông), phần đệm Piano của Nam Thụy, Organ1 Nguyễn Văn Bông, Organ 2 Nguyễn Trọng Nam, giọng ca Xuân Trường và Hoàng Kim lĩnh xướng và hòa âm chỉ huy dàn nhạc của tiến sĩ, nhạc sĩ Vũ Đình Ân, tất cả những người tham dự được thưởng thức trọn vẹn Bản Trường Ca về một vị thánh được nhiều thế hệ biết đến.
Chúng tôi được biết thêm Bản Trường Ca này được nhạc sĩ Vũ Đình Ân ấp ủ nhiều ngày tháng và được cha chánh xứ Giuse Phạm Hưng Thịnh động viên khuyến khích, giúp đỡ vật chất và tinh thần để lần đầu tiên giới thiệu với gia đình Đa Minh Việt Nam và công đoàn dân Chúa.
Để có được Bản Trường Ca nhiều cung bậc cảm xúc, nhạc sĩ Vũ Đình Ân đã tham khảo tài liệu “Hành trình tâm linh với thánh Đa Minh”, trao đổi với cha Giuse Phan Tất Thành OP, cha Phanxico X. Đào Trung Hiệu OP, cha Giuse Lưu Công Chỉnh OP, cha Giuse Phạm Hưng Thịnh OP gợi ý sáng tác, nữ tu Maria Đinh Thị Sáng OP cho biết về những dấu ấn phi thường của thánh Đa Minh.
Kết thúc chương III, cha Giuse chánh xứ Mai Khôi đã cảm ơn và trao tặng họa phẩm thánh Đa Minh của Dominiart cho nhạc sĩ trong niềm vui, ý nghĩa và thân thiện.
Trước khi bài hát Laudare (nhạc sĩ Hàn Thư Sinh dịch lời Việt) được cất lên để kết thúc đêm nhạc, cha Bề trên Giám tỉnh dòng Đa Minh Giuse Nguyễn Đức Hòa đã lên chia sẻ suy tư và niềm vui trước một đêm hát về thánh Đa Minh nhiều giai điệu cảm xúc. Cha cho biết chuẩn bị đi Philipines để dự sự kiện này dành cho vùng Châu Á - Thái Bình Dương (như đã nói ở trên). Sau đó, cha ban phép lành cho cộng đoàn tham dự.
Thật là một đêm Bản Trường Ca được vang lên để chào mừng sự kiện mang tính lịch sử 800 năm thành lập của dòng Đa Minh (1216 – 2016), đồng thời khắc họa dấu tích ân sủng và phần phúc của dòng Đa Minh trong quá trình truyền giáo tại Việt Nam (1550 – 2015), và kế thừa, phát huy di sản Đức Tin - Văn Hóa 50 năm của Tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam (1965 – 2015).
Lễ sắc tộc Á Châu lần thứ 20 tại Houston Texas
Jos. Ký Nguyễn
07:11 07/10/2015
Lễ Sắc Tộc Á Châu năm thứ 20 tại Houston, Texas.
Đã 20 năm qua, các tín hữu công giáo sắc tộc Á Châu, sinh sống ở Houston và vùng phụ cận, đã cùng nhau dâng thánh lễ Tạ Ơn và để nối kết tình thân ái với nhau trong Chúa Kitô. Năm nay, thánh lễ được tổ chức tại Thánh Đường Ngôi Lời, một trong 4 giáo xứ Việt Nam tại Houston, TX.
Xem Hình
Tham dự thánh lễ hôm nay, chúng tôi thấy có CĐ Ấn Độ, CĐ Đại Hàn, CĐ Indonesia, CĐ Phi Luật Tân, CĐ, Trung Hoa, và CĐ Việt Nam. Chủ tế là ĐGM Phụ Tá, George A. Sheltz.
Sau thánh lễ, đến phần văn nghệ và thưởng thức các món ăn của mỗi Săc Tộc. Các màn vũ của mỗi Sắc Tộc thật vui đẹp và biểu diễn được nền văn hoá riêng của mình. Trong Tổng Giáo Phận Galveston-Houston, chúng tôi được biết, có 11 Giáo Xứ dâng thánh lễ hằng ngày bằng nhiều ngôn ngữ Á Châu khác nhau.
Jos. Ký Nguyễn
Đã 20 năm qua, các tín hữu công giáo sắc tộc Á Châu, sinh sống ở Houston và vùng phụ cận, đã cùng nhau dâng thánh lễ Tạ Ơn và để nối kết tình thân ái với nhau trong Chúa Kitô. Năm nay, thánh lễ được tổ chức tại Thánh Đường Ngôi Lời, một trong 4 giáo xứ Việt Nam tại Houston, TX.
Xem Hình
Tham dự thánh lễ hôm nay, chúng tôi thấy có CĐ Ấn Độ, CĐ Đại Hàn, CĐ Indonesia, CĐ Phi Luật Tân, CĐ, Trung Hoa, và CĐ Việt Nam. Chủ tế là ĐGM Phụ Tá, George A. Sheltz.
Sau thánh lễ, đến phần văn nghệ và thưởng thức các món ăn của mỗi Săc Tộc. Các màn vũ của mỗi Sắc Tộc thật vui đẹp và biểu diễn được nền văn hoá riêng của mình. Trong Tổng Giáo Phận Galveston-Houston, chúng tôi được biết, có 11 Giáo Xứ dâng thánh lễ hằng ngày bằng nhiều ngôn ngữ Á Châu khác nhau.
Jos. Ký Nguyễn
Tin thêm về Đức Thánh Cha bổ nhiệm tân Giám Mục Vĩnh Long và Kontum
G. Trần Đức Anh OP
07:34 07/10/2015
Tin thêm về Đức Thánh Cha bổ nhiệm tân Giám Mục Vĩnh Long và Kontum
VATICAN. Hôm 7-10-2015, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC đã bổ nhiệm 2 tân GM giáo phận Vĩnh Long và Kontum:
Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai làm Giám Mục chính tòa Vĩnh Long, cho đến nay ngài là Phó Giám Đốc kiêm Giáo sư Triết Học tại Đại chủng viện Cần Thơ.
ĐTC cũng nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của Đức GM giáo phận Kontum, Micae Hoàng Đức Oanh, và bổ nhiệm Cha Luy Gonzaga Nguyễn Hùng Vị làm tân GM chính tòa Kontum.
- Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai năm nay 61 tuổi, sinh ngày 18-5 năm 1954 tại Bến Tre, giáo phận Vĩnh Long, gia nhập tiểu chủng viện tại đây năm 1966 và vài năm sau đó lên Đại chủng viện Xuân Bích cũng tại Vĩnh Long.
Năm 1978, vì hoàn cảnh chính trị xã hội, thầy Phêrô Hai trở về gia đình. Mãi 13 năm sau đó, thầy mới được trở lại Đại chủng viện Vĩnh Long để hoàn tất học trình, rồi thụ phong Linh mục ngày 31-8 năm 1994 khi đã 40 tuổi.
Sau khi thụ phong, cha Phêrô Hai được gửi đi học tại Đại học Công Giáo Paris bên Pháp trong 10 năm, đã đậu tiến sĩ triết học.
Trở về nước năm 2004, cha Phêrô Hai đặc trách về ơn gọi trong giáo phận Vĩnh Long trong 4 năm, rồi từ năm 2008, cha làm giáo sư triết tại Đại chủng viện Cần thơ và Sàigòn.
Từ năm 2012, cha kiêm nhiệm chức vụ Phó Giám Đốc Đại chủng viện Cần Thơ.
Giáo phận Vĩnh Long hiện có 199.404 tín hữu Công Giáo trên tổng số gần 4 triệu dân cư, với 209 giáo xứ, 205 Linh Mục (trong đó có 26 LM dòng), 43 tu huynh, 732 nữ tu và 78 đại chủng sinh. Giáo phận này trống tòa từ 2 năm qua, sau khi Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân qua đời đột ngột ngày 17-8-2013.
- Đức Cha Nguyễn Hùng Vị năm nay 63 tuổi, sinh ngày 18-8-1952 tại Hà Nội, theo học tại tiểu chủng viện Kontum trong 5 năm, từ 1963 đến 1968, rồi tại tiểu chủng viện Đà Lạt từ năm 1969 đến 1973. Sau đó thầy Nguyễn Hùng Vị theo học tại Giáo Hoàng Học Viện Piô 10 Đà Lạt trong 4 năm, từ 1973 đến 1977. Trong khi chờ đợi Nhà Nước chấp thuận cho chịu chức Linh Mục, thầy Luy Vị phục vụ trong 13 năm trời tại giáo xứ Bình Cang, giáo phận Nha Trang, rồi thụ phong Linh Mục ngày 7 tháng 4 năm 1990 tại Nha Trang khi được 38 tuổi, và vẫn thuộc giáo phận Kontum.
Sau khi thụ phong, Cha Nguyễn Hùng Vị làm cha phó Bình Cang thêm 3 năm (1990-1993) trước khi được bổ nhiệm làm giám đốc tiểu chủng viện Kontum ở Sàigòn. Sau 13 năm (1993-2006), cha được gửi đi học tại Đại học Công Giáo Paris từ năm 2006. Năm 2008, cha Vị đậu cử nhân phụng vụ và trở về nước, làm thư ký tòa Giám Mục Kontum một năm (2008-2009) trước khi được bổ nhiệm làm cha sở Giáo Xứ Phương Nghĩa.
Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh năm nay 77 tuổi (23-10-1938), thụ phong Linh Mục năm 1968 và được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục ngày 24-6 năm 2003.
Giáo phận Kontum hiện có 300649 tín hữu Công Giáo trên tổng số 1 triệu 775 ngàn 200 dân cư, gồm 88 giáo xứ với 169 linh mục, trong đo có 50 Linh mục dòng, 15 tu huynh và 462 nữ tu, cùng với 79 đại chủng sinh (SD 7-10-2015)
G. Trần Đức Anh OP
VATICAN. Hôm 7-10-2015, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC đã bổ nhiệm 2 tân GM giáo phận Vĩnh Long và Kontum:
Tân Giám Mục Nguyễn Hùng Vị |
Tân Giám Mục Hùynh Văn Hai |
ĐTC cũng nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của Đức GM giáo phận Kontum, Micae Hoàng Đức Oanh, và bổ nhiệm Cha Luy Gonzaga Nguyễn Hùng Vị làm tân GM chính tòa Kontum.
- Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai năm nay 61 tuổi, sinh ngày 18-5 năm 1954 tại Bến Tre, giáo phận Vĩnh Long, gia nhập tiểu chủng viện tại đây năm 1966 và vài năm sau đó lên Đại chủng viện Xuân Bích cũng tại Vĩnh Long.
Năm 1978, vì hoàn cảnh chính trị xã hội, thầy Phêrô Hai trở về gia đình. Mãi 13 năm sau đó, thầy mới được trở lại Đại chủng viện Vĩnh Long để hoàn tất học trình, rồi thụ phong Linh mục ngày 31-8 năm 1994 khi đã 40 tuổi.
Sau khi thụ phong, cha Phêrô Hai được gửi đi học tại Đại học Công Giáo Paris bên Pháp trong 10 năm, đã đậu tiến sĩ triết học.
Trở về nước năm 2004, cha Phêrô Hai đặc trách về ơn gọi trong giáo phận Vĩnh Long trong 4 năm, rồi từ năm 2008, cha làm giáo sư triết tại Đại chủng viện Cần thơ và Sàigòn.
Từ năm 2012, cha kiêm nhiệm chức vụ Phó Giám Đốc Đại chủng viện Cần Thơ.
Giáo phận Vĩnh Long hiện có 199.404 tín hữu Công Giáo trên tổng số gần 4 triệu dân cư, với 209 giáo xứ, 205 Linh Mục (trong đó có 26 LM dòng), 43 tu huynh, 732 nữ tu và 78 đại chủng sinh. Giáo phận này trống tòa từ 2 năm qua, sau khi Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân qua đời đột ngột ngày 17-8-2013.
- Đức Cha Nguyễn Hùng Vị năm nay 63 tuổi, sinh ngày 18-8-1952 tại Hà Nội, theo học tại tiểu chủng viện Kontum trong 5 năm, từ 1963 đến 1968, rồi tại tiểu chủng viện Đà Lạt từ năm 1969 đến 1973. Sau đó thầy Nguyễn Hùng Vị theo học tại Giáo Hoàng Học Viện Piô 10 Đà Lạt trong 4 năm, từ 1973 đến 1977. Trong khi chờ đợi Nhà Nước chấp thuận cho chịu chức Linh Mục, thầy Luy Vị phục vụ trong 13 năm trời tại giáo xứ Bình Cang, giáo phận Nha Trang, rồi thụ phong Linh Mục ngày 7 tháng 4 năm 1990 tại Nha Trang khi được 38 tuổi, và vẫn thuộc giáo phận Kontum.
Sau khi thụ phong, Cha Nguyễn Hùng Vị làm cha phó Bình Cang thêm 3 năm (1990-1993) trước khi được bổ nhiệm làm giám đốc tiểu chủng viện Kontum ở Sàigòn. Sau 13 năm (1993-2006), cha được gửi đi học tại Đại học Công Giáo Paris từ năm 2006. Năm 2008, cha Vị đậu cử nhân phụng vụ và trở về nước, làm thư ký tòa Giám Mục Kontum một năm (2008-2009) trước khi được bổ nhiệm làm cha sở Giáo Xứ Phương Nghĩa.
Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh năm nay 77 tuổi (23-10-1938), thụ phong Linh Mục năm 1968 và được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục ngày 24-6 năm 2003.
Giáo phận Kontum hiện có 300649 tín hữu Công Giáo trên tổng số 1 triệu 775 ngàn 200 dân cư, gồm 88 giáo xứ với 169 linh mục, trong đo có 50 Linh mục dòng, 15 tu huynh và 462 nữ tu, cùng với 79 đại chủng sinh (SD 7-10-2015)
G. Trần Đức Anh OP
Đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre mừng kỷ niệm 65 năm Đức Mẹ lộ hình
Người La Mã Bến Tre
10:29 07/10/2015
ĐỀN ĐỨC MẸ LA MÃ BẾN TRE MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM ĐỨC MẸ LỘ HÌNH
Tỏ lòng tôn kính Mẹ, không chỉ giáo dân thuộc giáo phận Vĩnh Long trở về bên Mẹ trong ngày mừng kỷ niệm Mẹ lộ hình tại trung tâm hành hương La Mã Bến Tre của giáo phận mà còn có nhiều con cái của Mẹ từ nhiều nơi khác trở về nơi linh thánh này.
Xem Hình
Từ sáng sớm ngày mùng 6, trước ngày chính lễ đã có nhiều đoàn con cái Mẹ từ xa về.
Chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của con cái Mẹ từ Vũng Tàu, Bình Thuận … chiều tối đến chúng tôi thấy sự hiện diện của một nhóm anh chị em xa xứ tận bên trời Tây hẹn nhau về mừng Lễ Mẹ. Gần đến giờ cử hành Thánh Lễ chuẩn bị cho những người ở xa, trung tâm hành hương đón cộng đoàn giáo xứ từ xa đến như Đắc Lắc và gần như Sài Gòn. Đặc biệt có đoàn của cha chánh xứ giáo xứ Châu Sơn – giáo phận Buôn Ma Thuột và con cái của ngài.
Cha chánh xứ Châu Sơn “bật mí” cho cha quản nhiệm Đaminh Nguyễn Hữu Trung rằng cha là bạn học cùng lớp với cha giám quản Phêrô Dương Văn Thạnh. Cha chánh xứ Châu Sơn cảm ơn Dòng Chúa Cứu Thế cũng như các Cha đã tổ chức, đã tạo điều kiện để cộng đoàn dân Chúa đến đây Mừng Lễ Mẹ, cách riêng Cha được gặp Cha giám quản Phêrô trong tình thân của 2 cha đã nhận sứ vụ linh mục cách đây … 47 năm.
Chương trình kỷ niệm ngày Đức Mẹ lộ hình được chuẩn bị và tất cả đều sẵn sàng và moi sự xin phó thác cho Đức Mẹ La Mã Bến Tre.
20 g 00, xứ đoàn Kitô Vua – Thiếu nhi Thánh Thể - giáo xứ Kỳ Đồng bắt đầu giờ tĩnh nguyện để đưa mọi người cùng lắng đọng, trở về bên Chúa và bên Mẹ. Xứ đoàn cùng mọi người nhìn lên ảnh Mẹ, nhìn lên tình thương của Mẹ và sự quan phòng chở che của Mẹ.
Sau giờ tĩnh nguyện, đoàn đồng tế với cha chủ tế là cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung bước vào Thánh Lễ tạ ơn tối nay.
Trong bài chia sẻ, Cha Đaminh mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên Mẹ, đặc biệt với mối phúc khó nghèo mà cộng đoàn vừa nghe trong trang Tin Mừng. Cha mời gọi cộng đoàn cùng mở lòng ra, sống khó nghèo thật sự để được Thiên Chúa lấp đầy ân sủng như Mẹ.
Thánh Lễ kết thúc, nhiều người còn nán lại bên Mẹ đễ dâng lên Mẹ những tràng chuỗi Mân Côi thật dễ thương. Sau đó, mọi người đi vào giấc nghỉ đêm tại trung tâm hành hương của giáo phận Vĩnh Long này.
Tờ mờ sáng hôm sau, trung tâm hành hương bắt đầu đón tiếp con cái của Mẹ từ nhiều nơi đến.
Có lẽ đến sớm nhất đó là Cha Nguyễn Mễn – chánh xứ Năng Gù – giáo phận Long Xuyên. Trong tâm tình chia sẻ, Cha nghe biết Đức Mẹ La Mã Bến và Cha đến với Mẹ. Cha kể thêm rằng trong đoàn của Cha bỗng nhiên có đến … 5 xe.
8 giờ, cộng đoàn ổn định và bắt đầu chương cùng đi vào chương trình diễn nguyện của các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum. Hôm nay, các nữ tu cùng mời gọi cộng đoàn hướng lòng về Chúa và Mẹ trong chuỗi Mân Côi 5 sự Mừng.
9 giờ, cộng đoàn cùng hướng về Mẹ trong giờ hành hương. Hướng dẫn cộng đoàn trong giờ hành hương này là thầy phó tế Đaminh M. Nguyễn Vũ Phong
10 g 00, cộng đoàn cùng hướng về phía cuối lễ đài để đón đoàn đồng tế và bước vào Thánh Lễ tạ ơn nhân dịp mừng biến cố 65 năm Đức Mẹ lộ hình tại La Mã. Cộng đoàn cùng cất cao lời ca “Từ muôn phương ta về đây …” với tiếng hát của ca đoàn tổng hợp của giáo phận Vĩnh Long dưới sự điều động cũng như ca tưởng từ cha Phaolô Lê Văn Nhẫn – Chánh Xứ Cái Bông – Giáo phận Vĩnh Long.
Chủ tế Thánh Lễ hôm nay là Cha giám quản giáo phận Phêrô Dương Văn Thạnh. Cùng đồng tế với Cha Phêrô có Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích – Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, cha Tôma Trần Quốc Hùng – nguyên đặc trách Đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre) cha thư ký giáo phận, cha thư ký giáo phận, cha bề trên Nhà Vĩnh Long (DCCT), cha bề trên nhà Vũng Tàu (DCCT), quý cha trong và ngoài giáo phận.
Chia sẻ trong Thánh lễ hôm nay, Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương mời gọi cộng đoàn chiêm ngắm kinh Mân Côi và hiệu quả của lời Kinh Mân Côi. Đức Ông nói rằng ở nơi này nơi kia Đức Mẹ nói điều này điều kia như là lần hạt Mân Côi, cải thiện đời sống … Đức Mẹ La Mã Bến Tre hiện ra tuy không nói gì nhưng Mẹ vẫn nói với con Mẹ rằng hãy năng lần hạt Mân Côi. Điều đặc biệt và phải nói hết sức đặc biệt trong cuối bài chia sẻ là Đức Ông mời gọi cộng đoàn cùng hứa với Đức Mẹ là về nhà, mỗi gia đình cố gắng quy tụ với nhau cùng đọc kinh Mân Côi. (xin mời cộng đoàn xem video giảng)
Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung có đôi lời cảm ơn xin gửi đến trước nhất là cha giám quản giáo phận Phêrô Dương Văn Thạnh, Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, cha Giám Tỉnh, quý cha về trên, quý tu sĩ nam nữ … đã đến hiệp dâng Thánh lễ. Cha Đaminh đặc biệt ngỏi lời cảm ơn với vị tiền nhiệm của ngài là Cha Tôma Trần Quốc Hùng vì Cha đã bỏ biết bao công sức để gầy dựng nên trung tâm hành hương này, cha Phaolô Lê Văn Nhẫn và ca đoàn, dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum đã giúp cộng đoàn giờ diễn nguyện, dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn cùng cộng tác ở trung tâm này, quý anh ở họ đạo Ba Châu đã vất vả chuẩn bị cho lễ đài cũng như lều, cha Đaminh cũng không quên cảm ơn xứ đoàn Kitô Vua giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng cũng như tất cả mọi người đã đến đây hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho họ đạo, cho Trung Tâm.
Cha Đaminh cũng ngỏ lời rằng còn nhiều việc phải làm ở đây nhưng tất cả đều chờ đợi sự đồng ý của giáo phận vì đây là Trung Tâm Hành Hương của Giáo Phận và đặc biệt là sự “đồng ý” của Đức Mẹ. Cha ước mong mọi người cùng cộng tác để làm cho Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Mã của giáo phận Vĩnh Long ngày càng phát triển.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ, Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích long trọng công bố việc lãnh nhận ơn toàn xá nhân dịp mừng biến cố kỷ niệm 150 năm quảng bá lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Lễ xong, nhiều người nán lại cầu nguyện, xin ơn và chụp hình lưu niệm.
Sau đó mọi người nghỉ ngơi. 13 g, mọi người cùng quy tụ lại trong ngôi Thánh Đường nhỏ bé để chào tạm biệt Mẹ và hẹn nhau đến ngày 5 tháng 5 năm 2016 là ngày kỷ niệm vớt Đức Mẹ từ con rạch nhỏ ở Hưng Nhượng – Bầu Dơi – La Mã.
Tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ vì Chúa và Mẹ đã cho dịp kỷ niệm Lễ Mẹ La Mã Lộ hình được tốt đẹp.
Sau khi dọn dẹp tạm ổn, mọi người cũng ra về thì 14 g cơn mưa hồng ân đã tuôn đổ xuống thật bất nhờ. Vẫn tin rằng đây chính là sự quan phòng của Chúa và Mẹ.
Chào tạm biệt ngày 7 tháng 10 và hẹn nhau đến ngày 5 tháng 5 năm 2016, con cái của Mẹ lại đến mừng Mẹ được vớt lên cũng như đến để xin Mẹ những ơn lành cần thiết cho đời sống, đặc biệt là đời sống đức tin của con cái Mẹ.
7 tháng 10 - 2015
Người La Mã
Tỏ lòng tôn kính Mẹ, không chỉ giáo dân thuộc giáo phận Vĩnh Long trở về bên Mẹ trong ngày mừng kỷ niệm Mẹ lộ hình tại trung tâm hành hương La Mã Bến Tre của giáo phận mà còn có nhiều con cái của Mẹ từ nhiều nơi khác trở về nơi linh thánh này.
Xem Hình
Từ sáng sớm ngày mùng 6, trước ngày chính lễ đã có nhiều đoàn con cái Mẹ từ xa về.
Chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của con cái Mẹ từ Vũng Tàu, Bình Thuận … chiều tối đến chúng tôi thấy sự hiện diện của một nhóm anh chị em xa xứ tận bên trời Tây hẹn nhau về mừng Lễ Mẹ. Gần đến giờ cử hành Thánh Lễ chuẩn bị cho những người ở xa, trung tâm hành hương đón cộng đoàn giáo xứ từ xa đến như Đắc Lắc và gần như Sài Gòn. Đặc biệt có đoàn của cha chánh xứ giáo xứ Châu Sơn – giáo phận Buôn Ma Thuột và con cái của ngài.
Cha chánh xứ Châu Sơn “bật mí” cho cha quản nhiệm Đaminh Nguyễn Hữu Trung rằng cha là bạn học cùng lớp với cha giám quản Phêrô Dương Văn Thạnh. Cha chánh xứ Châu Sơn cảm ơn Dòng Chúa Cứu Thế cũng như các Cha đã tổ chức, đã tạo điều kiện để cộng đoàn dân Chúa đến đây Mừng Lễ Mẹ, cách riêng Cha được gặp Cha giám quản Phêrô trong tình thân của 2 cha đã nhận sứ vụ linh mục cách đây … 47 năm.
Chương trình kỷ niệm ngày Đức Mẹ lộ hình được chuẩn bị và tất cả đều sẵn sàng và moi sự xin phó thác cho Đức Mẹ La Mã Bến Tre.
20 g 00, xứ đoàn Kitô Vua – Thiếu nhi Thánh Thể - giáo xứ Kỳ Đồng bắt đầu giờ tĩnh nguyện để đưa mọi người cùng lắng đọng, trở về bên Chúa và bên Mẹ. Xứ đoàn cùng mọi người nhìn lên ảnh Mẹ, nhìn lên tình thương của Mẹ và sự quan phòng chở che của Mẹ.
Sau giờ tĩnh nguyện, đoàn đồng tế với cha chủ tế là cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung bước vào Thánh Lễ tạ ơn tối nay.
Trong bài chia sẻ, Cha Đaminh mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên Mẹ, đặc biệt với mối phúc khó nghèo mà cộng đoàn vừa nghe trong trang Tin Mừng. Cha mời gọi cộng đoàn cùng mở lòng ra, sống khó nghèo thật sự để được Thiên Chúa lấp đầy ân sủng như Mẹ.
Thánh Lễ kết thúc, nhiều người còn nán lại bên Mẹ đễ dâng lên Mẹ những tràng chuỗi Mân Côi thật dễ thương. Sau đó, mọi người đi vào giấc nghỉ đêm tại trung tâm hành hương của giáo phận Vĩnh Long này.
Tờ mờ sáng hôm sau, trung tâm hành hương bắt đầu đón tiếp con cái của Mẹ từ nhiều nơi đến.
Có lẽ đến sớm nhất đó là Cha Nguyễn Mễn – chánh xứ Năng Gù – giáo phận Long Xuyên. Trong tâm tình chia sẻ, Cha nghe biết Đức Mẹ La Mã Bến và Cha đến với Mẹ. Cha kể thêm rằng trong đoàn của Cha bỗng nhiên có đến … 5 xe.
8 giờ, cộng đoàn ổn định và bắt đầu chương cùng đi vào chương trình diễn nguyện của các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum. Hôm nay, các nữ tu cùng mời gọi cộng đoàn hướng lòng về Chúa và Mẹ trong chuỗi Mân Côi 5 sự Mừng.
9 giờ, cộng đoàn cùng hướng về Mẹ trong giờ hành hương. Hướng dẫn cộng đoàn trong giờ hành hương này là thầy phó tế Đaminh M. Nguyễn Vũ Phong
10 g 00, cộng đoàn cùng hướng về phía cuối lễ đài để đón đoàn đồng tế và bước vào Thánh Lễ tạ ơn nhân dịp mừng biến cố 65 năm Đức Mẹ lộ hình tại La Mã. Cộng đoàn cùng cất cao lời ca “Từ muôn phương ta về đây …” với tiếng hát của ca đoàn tổng hợp của giáo phận Vĩnh Long dưới sự điều động cũng như ca tưởng từ cha Phaolô Lê Văn Nhẫn – Chánh Xứ Cái Bông – Giáo phận Vĩnh Long.
Chủ tế Thánh Lễ hôm nay là Cha giám quản giáo phận Phêrô Dương Văn Thạnh. Cùng đồng tế với Cha Phêrô có Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích – Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, cha Tôma Trần Quốc Hùng – nguyên đặc trách Đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre) cha thư ký giáo phận, cha thư ký giáo phận, cha bề trên Nhà Vĩnh Long (DCCT), cha bề trên nhà Vũng Tàu (DCCT), quý cha trong và ngoài giáo phận.
Chia sẻ trong Thánh lễ hôm nay, Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương mời gọi cộng đoàn chiêm ngắm kinh Mân Côi và hiệu quả của lời Kinh Mân Côi. Đức Ông nói rằng ở nơi này nơi kia Đức Mẹ nói điều này điều kia như là lần hạt Mân Côi, cải thiện đời sống … Đức Mẹ La Mã Bến Tre hiện ra tuy không nói gì nhưng Mẹ vẫn nói với con Mẹ rằng hãy năng lần hạt Mân Côi. Điều đặc biệt và phải nói hết sức đặc biệt trong cuối bài chia sẻ là Đức Ông mời gọi cộng đoàn cùng hứa với Đức Mẹ là về nhà, mỗi gia đình cố gắng quy tụ với nhau cùng đọc kinh Mân Côi. (xin mời cộng đoàn xem video giảng)
Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung có đôi lời cảm ơn xin gửi đến trước nhất là cha giám quản giáo phận Phêrô Dương Văn Thạnh, Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, cha Giám Tỉnh, quý cha về trên, quý tu sĩ nam nữ … đã đến hiệp dâng Thánh lễ. Cha Đaminh đặc biệt ngỏi lời cảm ơn với vị tiền nhiệm của ngài là Cha Tôma Trần Quốc Hùng vì Cha đã bỏ biết bao công sức để gầy dựng nên trung tâm hành hương này, cha Phaolô Lê Văn Nhẫn và ca đoàn, dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum đã giúp cộng đoàn giờ diễn nguyện, dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn cùng cộng tác ở trung tâm này, quý anh ở họ đạo Ba Châu đã vất vả chuẩn bị cho lễ đài cũng như lều, cha Đaminh cũng không quên cảm ơn xứ đoàn Kitô Vua giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng cũng như tất cả mọi người đã đến đây hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho họ đạo, cho Trung Tâm.
Cha Đaminh cũng ngỏ lời rằng còn nhiều việc phải làm ở đây nhưng tất cả đều chờ đợi sự đồng ý của giáo phận vì đây là Trung Tâm Hành Hương của Giáo Phận và đặc biệt là sự “đồng ý” của Đức Mẹ. Cha ước mong mọi người cùng cộng tác để làm cho Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Mã của giáo phận Vĩnh Long ngày càng phát triển.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ, Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích long trọng công bố việc lãnh nhận ơn toàn xá nhân dịp mừng biến cố kỷ niệm 150 năm quảng bá lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Lễ xong, nhiều người nán lại cầu nguyện, xin ơn và chụp hình lưu niệm.
Sau đó mọi người nghỉ ngơi. 13 g, mọi người cùng quy tụ lại trong ngôi Thánh Đường nhỏ bé để chào tạm biệt Mẹ và hẹn nhau đến ngày 5 tháng 5 năm 2016 là ngày kỷ niệm vớt Đức Mẹ từ con rạch nhỏ ở Hưng Nhượng – Bầu Dơi – La Mã.
Tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ vì Chúa và Mẹ đã cho dịp kỷ niệm Lễ Mẹ La Mã Lộ hình được tốt đẹp.
Sau khi dọn dẹp tạm ổn, mọi người cũng ra về thì 14 g cơn mưa hồng ân đã tuôn đổ xuống thật bất nhờ. Vẫn tin rằng đây chính là sự quan phòng của Chúa và Mẹ.
Chào tạm biệt ngày 7 tháng 10 và hẹn nhau đến ngày 5 tháng 5 năm 2016, con cái của Mẹ lại đến mừng Mẹ được vớt lên cũng như đến để xin Mẹ những ơn lành cần thiết cho đời sống, đặc biệt là đời sống đức tin của con cái Mẹ.
7 tháng 10 - 2015
Người La Mã
Giáo xứ Nam Định rước kiệu tôn vinh Mẹ Mân Côi
Văn Nhất
15:56 07/10/2015
Giáo xứ Nam Định rước kiệu tôn vinh Mẹ Mân Côi
Hà nội - Chúa Nhật ngày 4 tháng 10 vừa qua, giáo xứ Nam Định đã long trọng rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ, khai mạc tháng Mân Côi.
Xem Hình
Khởi đầu là cuộc rước kiệu xung quanh khuôn viên Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình. Kết thúc cuộc rước, cha Phó Phanxico mời gọi cộng đoàn tôn vinh Mẹ Mân Côi qua bài hát “ Hoa mân côi ”. Cả cộng đoàn, người thì cầm chuỗi mân côi, người cầm kèn, trống, người cầm hoa lá, nến sáng cùng với hàng ngàn cánh tay đưa lên như hòa cùng một nhịp tim, một lòng dâng tiến Mẹ. Với tấm lòng chân thành, đơn sơ, yêu mến, phó thác, cậy trông của mỗi chúng ta dành nơi Mẹ như thế, chắc chắn sẽ được Mẹ nhận lời. Nhờ những cánh hoa mân côi, hoa lòng, chúng ta sẽ được nâng tâm hồn lên với Mẹ để Mẹ đón nhận và bầu chữa cho chúng ta.
Sau cuộc rước là thánh lễ tạ ơn do cha phó Phanxico Xavie Truyền Giáo chủ sự, cùng với sự hiện diện đông đủ của các hội đoàn của mọi thành phần dân Chúa. Đặc biệt sự hiệp nhất, hòa điệu của ba đội kèn, hai đội trống và gần hai trăm ca viên trong ca đoàn tổng hợp đã giúp cho thánh lễ thật trang trọng và sốt sáng.
Thánh lễ khép lại, mọi người ra về lòng tràn đầy niềm vui vì tin rằng mình luôn được Chúa yêu thương, luôn được Mẹ bầu cử. Mong sao, những việc tôn sùng Đức Mẹ của chúng ta sẽ dẫn đến việc noi gương Mẹ để sống cho đẹp lòng Thiên Chúa như Mẹ đã sống, để sau cuộc đời này, chúng ta được cùng Mẹ ca ngợi Thiên Chúa không ngừng trên Thiên Quốc.
Lạy Mẹ Mân Côi, xin đón nhận muôn vàn ý nguyện của chúng con dâng lên Mẹ, ước gì chúng con được đón nhận những ơn lành của Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ.
Jos. Văn Nhất
Hà nội - Chúa Nhật ngày 4 tháng 10 vừa qua, giáo xứ Nam Định đã long trọng rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ, khai mạc tháng Mân Côi.
Xem Hình
Khởi đầu là cuộc rước kiệu xung quanh khuôn viên Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình. Kết thúc cuộc rước, cha Phó Phanxico mời gọi cộng đoàn tôn vinh Mẹ Mân Côi qua bài hát “ Hoa mân côi ”. Cả cộng đoàn, người thì cầm chuỗi mân côi, người cầm kèn, trống, người cầm hoa lá, nến sáng cùng với hàng ngàn cánh tay đưa lên như hòa cùng một nhịp tim, một lòng dâng tiến Mẹ. Với tấm lòng chân thành, đơn sơ, yêu mến, phó thác, cậy trông của mỗi chúng ta dành nơi Mẹ như thế, chắc chắn sẽ được Mẹ nhận lời. Nhờ những cánh hoa mân côi, hoa lòng, chúng ta sẽ được nâng tâm hồn lên với Mẹ để Mẹ đón nhận và bầu chữa cho chúng ta.
Sau cuộc rước là thánh lễ tạ ơn do cha phó Phanxico Xavie Truyền Giáo chủ sự, cùng với sự hiện diện đông đủ của các hội đoàn của mọi thành phần dân Chúa. Đặc biệt sự hiệp nhất, hòa điệu của ba đội kèn, hai đội trống và gần hai trăm ca viên trong ca đoàn tổng hợp đã giúp cho thánh lễ thật trang trọng và sốt sáng.
Thánh lễ khép lại, mọi người ra về lòng tràn đầy niềm vui vì tin rằng mình luôn được Chúa yêu thương, luôn được Mẹ bầu cử. Mong sao, những việc tôn sùng Đức Mẹ của chúng ta sẽ dẫn đến việc noi gương Mẹ để sống cho đẹp lòng Thiên Chúa như Mẹ đã sống, để sau cuộc đời này, chúng ta được cùng Mẹ ca ngợi Thiên Chúa không ngừng trên Thiên Quốc.
Lạy Mẹ Mân Côi, xin đón nhận muôn vàn ý nguyện của chúng con dâng lên Mẹ, ước gì chúng con được đón nhận những ơn lành của Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ.
Jos. Văn Nhất
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sắc Thu Trên Ngàn
Vũ Đình Huyến, Lm
20:58 07/10/2015
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
Thu đã đến trên rừng cây lá xanh
Trải qua xuân, hạ lành nay biến đổi
Từ nơi đâu lạnh về mang gió thổi
Rừng lá phong đỏ ối cả hồng hoang.
(Trích thơ của Trầm Hương Thơ)