Phụng Vụ - Mục Vụ
Dâng con trong đền thờ
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
07:48 09/10/2010
Dâng con trong đền thờ
Lần chuỗi kinh mân côi chục thứ bốn có lời ngắm nguyện: „Đức Bà dâng Chúa Giêsu trong đền thánh“
Tập tục đạo đức dâng con cho Thiên Chúa có ý nghĩa gì trong đời sống đức tin?
Đức tin nói với chúng ta:
Con cái là hoa qủa phúc lộc Trời cao ban cho cha mẹ. Tuy cha mẹ là người sinh thành nuôi dưỡng con mình.
Con cái không là sản phẩm do cha mẹ chế biến tạo thành. Nhưng sự sống, tính tình cùng hình hài thân xác của con cái là do Thiên Chúa sáng tạo thành.
Con cái tuy là giọt máu tình yêu thương của cha mẹ. Nhưng mầm sự sống trong dòng máu tình yêu thương của cha mẹ lại là hình ảnh giọt máu tình yêu thương của Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống của con người.
Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse ngày xưa đã không nhìn Chúa Giêsu là con riêng do mình tạo ra. Nên đã đem con mình vào đền thờ khấn nguyện tạ ơn dâng cho Thiên Chúa. Cử chỉ đạo đức này của Đức Mẹ nói lên lòng tin tưởng phó thác vào bàn tay Thiên Chúa. Vì đã nhận được ân đức qùa tặng từ nơi Thiên Chúa, cùng coi làm việc đạo đức này là bổn phận tất yếu của người đã lãnh nhận được ân phúc.
Lần thứ nhất, Thiên Thần Gabriel hiện đến truyền tin cho Đức Mẹ: Chúa Giêsu xuống thế làm người trong cung lòng Đức Mẹ. Và nói cùng Đức Mẹ: người con trong cung lòng bà sinh ra là đấng thánh cao cả.
Lúc đem con vào đền thờ dâng cho Thiên Chúa, Đức Mẹ lại nghe lời truyền tin thứ hai của Tiên Tri Simeon: Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel vấp ngã hay được vực dậy đứng lên. Cháu là dấu hiệu cho người đời chống báng. Còn chính bà một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua lòng bà!
Lòng vui mừng vì người con đã chào đời. Nhưng cũng có nhiều lo âu bối rối, nhất là khi nghe những lời truyền tin thứ hai về con mình và về đời mình.
Tuy vậy Đức Mẹ qua tập tục đạo đức đem dâng con cho Thiên Chúa trong đền thờ, thầm nói lên tâm tình phó thác vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa không chỉ riêng cho đời con mình, mà cho cả chính mình nữa.
Là cha mẹ, người Công giáo chúng ta, ai cũng vui mừng khi hay tin có con. Và mừng rỡ hơn nữa khi người con mở mắt chào đời mạnh khoẻ. Nhưng ngay từ khi hay tin sự sống hình hài thân xác người con bắt đầu thành hình trong cung lòng mẹ cha, ai cũng đọc kinh khấn nguyện xin ơn phù hộ cho người con tương lai. Đến khi người con ra đời, cha mẹ nào cũng hằng dâng lời tạ ơn cùng kêu xin khấn nguyện cho con mình trong suốt cả đời sống.
Ngày xưa khi còn thơ bé, chúng ta đã được cha mẹ bồng ẵm vào thánh đường xin cho được nhận lãnh Bí tích rửa tội, ánh sáng đức tin vào Thiên Chúa là hướng đi cho đời sống.
Ngày nay lớn lên trưởng thành lập gia đình, cha mẹ trẻ có con, họ cũng làm việc nối lửa đức tin cho con mình như thế.
Nếp sống đức tin này gói ghém tâm tình tạ ơn cùng phó thác vào bàn tay quan phòng Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh của đời sống gia đình.
Tâm tình tạ ơn dâng hiến hòa lẫn trong làn khói ánh nến lung linh và lời cầu xin thoát ra tự đáy tâm hồn niềm tin: „ Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.“
Tháng Kinh Mân Côi
Lần chuỗi kinh mân côi chục thứ bốn có lời ngắm nguyện: „Đức Bà dâng Chúa Giêsu trong đền thánh“
Tập tục đạo đức dâng con cho Thiên Chúa có ý nghĩa gì trong đời sống đức tin?
Đức tin nói với chúng ta:
Con cái là hoa qủa phúc lộc Trời cao ban cho cha mẹ. Tuy cha mẹ là người sinh thành nuôi dưỡng con mình.
Con cái không là sản phẩm do cha mẹ chế biến tạo thành. Nhưng sự sống, tính tình cùng hình hài thân xác của con cái là do Thiên Chúa sáng tạo thành.
Con cái tuy là giọt máu tình yêu thương của cha mẹ. Nhưng mầm sự sống trong dòng máu tình yêu thương của cha mẹ lại là hình ảnh giọt máu tình yêu thương của Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống của con người.
Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse ngày xưa đã không nhìn Chúa Giêsu là con riêng do mình tạo ra. Nên đã đem con mình vào đền thờ khấn nguyện tạ ơn dâng cho Thiên Chúa. Cử chỉ đạo đức này của Đức Mẹ nói lên lòng tin tưởng phó thác vào bàn tay Thiên Chúa. Vì đã nhận được ân đức qùa tặng từ nơi Thiên Chúa, cùng coi làm việc đạo đức này là bổn phận tất yếu của người đã lãnh nhận được ân phúc.
Lần thứ nhất, Thiên Thần Gabriel hiện đến truyền tin cho Đức Mẹ: Chúa Giêsu xuống thế làm người trong cung lòng Đức Mẹ. Và nói cùng Đức Mẹ: người con trong cung lòng bà sinh ra là đấng thánh cao cả.
Lúc đem con vào đền thờ dâng cho Thiên Chúa, Đức Mẹ lại nghe lời truyền tin thứ hai của Tiên Tri Simeon: Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel vấp ngã hay được vực dậy đứng lên. Cháu là dấu hiệu cho người đời chống báng. Còn chính bà một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua lòng bà!
Lòng vui mừng vì người con đã chào đời. Nhưng cũng có nhiều lo âu bối rối, nhất là khi nghe những lời truyền tin thứ hai về con mình và về đời mình.
Tuy vậy Đức Mẹ qua tập tục đạo đức đem dâng con cho Thiên Chúa trong đền thờ, thầm nói lên tâm tình phó thác vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa không chỉ riêng cho đời con mình, mà cho cả chính mình nữa.
Là cha mẹ, người Công giáo chúng ta, ai cũng vui mừng khi hay tin có con. Và mừng rỡ hơn nữa khi người con mở mắt chào đời mạnh khoẻ. Nhưng ngay từ khi hay tin sự sống hình hài thân xác người con bắt đầu thành hình trong cung lòng mẹ cha, ai cũng đọc kinh khấn nguyện xin ơn phù hộ cho người con tương lai. Đến khi người con ra đời, cha mẹ nào cũng hằng dâng lời tạ ơn cùng kêu xin khấn nguyện cho con mình trong suốt cả đời sống.
Ngày xưa khi còn thơ bé, chúng ta đã được cha mẹ bồng ẵm vào thánh đường xin cho được nhận lãnh Bí tích rửa tội, ánh sáng đức tin vào Thiên Chúa là hướng đi cho đời sống.
Ngày nay lớn lên trưởng thành lập gia đình, cha mẹ trẻ có con, họ cũng làm việc nối lửa đức tin cho con mình như thế.
Nếp sống đức tin này gói ghém tâm tình tạ ơn cùng phó thác vào bàn tay quan phòng Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh của đời sống gia đình.
Tâm tình tạ ơn dâng hiến hòa lẫn trong làn khói ánh nến lung linh và lời cầu xin thoát ra tự đáy tâm hồn niềm tin: „ Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.“
Tháng Kinh Mân Côi
Dòng chảy của tình yêu mở
Lm. Phêrô Hồng Phúc
07:52 09/10/2010
DÒNG CHẢY CỦA TÌNH YÊU MỞ
Có một bà người lương dân bị bệnh liệt, bà có một đức tin mạnh mẽ khác thường vì thầm nguyện trong lòng rằng dù chết bà cũng không đi đâu khác mà chỉ đến xin khấn ở đền Công giáo. Bà đã được khỏi bệnh và đi được cách lạ lùng. Bà ra đứng giữa đường và la lớn: “Đức Chúa Trời đã cứu tôi, tôi được làm con của Đức Chúa Trời”.
Câu chuyện hiện tại giúp ta hiểu trường hợp người ngoại giáo bị bệnh phong cùi đã được Chúa Giêsu chữa khỏi cùng với chín người Do thái khác, nhưng chỉ có một người ngoại này quay trở lại tạ ơn Thiên Chúa, đến nỗi Chúa Giêsu phải thốt lên: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?” (Lc 17, 17). Người ngoại bang tạ ơn Chúa vì họ cảm nghiệm sâu sắc ân huệ Chúa ban. Họ là người Dân ngoại chưa nhận biết Chúa, họ chẳng có công trạng gì để cậy dựa và có lý do gì để đòi hỏi…tất cả đều là tình thương và ân huệ Chúa ban vì thế lời tạ ơn của họ là từ đáy lòng chân thành và thốt lên trong đức tin vào Thiên Chúa, đức tin mà họ được chính Chúa Giêsu xác nhận: “Lòng tin của anh đã cứu chữa anh” (Lc 17,19). Người Do thái thì không thế. Vì họ nghĩ họ là Dân riêng của Chúa nên họ đáng hưởng ân huệ Chúa ban. Với lối cảm nghĩ này, ân huệ chỉ trở thành sự công bằng có trao có đổi và Chúa chữa lành vì họ đáng được như vậy. Việc họ không trở lại tạ ơn Thiên Chúa diễn tả lối suy nghĩ thiển cận trên đây.
Từ hai cách nhìn nhận vấn đề này, ta rút ra hệ luận: Thiên Chúa luôn yêu thương và đi bước trước với con người. Thánh Phaolô diễn tả: “Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5,8). Nhưng con người luôn lạm dụng tình yêu Thiên Chúa. Đó là thái độ vô ơn, tệ bạc và tự mãn. Thánh Augustino nhận xét: “Những kẻ tự mãn làm cho Chúa bất mãn rất nhiều, vì những ơn lành Chúa ban thì kẻ tự mãn coi là của họ”. Thái độ này dẫn đến lối hành xử không cần quay lại tạ ơn Thiên Chúa như trong trường hợp của chín người phong cùi Do thái trên. Điều đáng tiếc là số người vô ơn nhiều gấp chín lần số người biết ơn, và người vô ơn lại là người “trong nhà” nghĩa là người nhận được nhiều ơn hơn cả. Ý thức về vấn đề này, thánh Phaolô đưa ra lời khuyên cho mọi thời đại: “Anh em đừng mắc nợ gì ai; ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người thì đã chu toàn Lề Luật (Rm 13,8).
Nhìn vào gương Mẹ Maria, chúng ta thấy Mẹ “Vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét. (Lc 1, 39-40). Đó không phải là cuộc thăm viếng bình thường, nhưng đó là thái độ mau mắn lên đường để loan truyền ơn trọng đại của Chúa và cộng hưởng tâm tình với ai có lòng biết ơn để cùng hoà vang cung cảm tạ: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi” (Lc 1, 46-47). Thái độ mau mắn này dẫn đến ân huệ tiếp theo: “Từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Bởi Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả” (Lc 1, 48). Thiên Chúa không đòi hỏi lời tạ ơn như một hình thức “đóng thuế” vinh quang, nhưng để qua đó tràn trào ơn khác cho người có lòng biết ơn. Lòng biết ơn chính là dòng chảy của tình yêu mở, qua đó hai tấm lòng gặp nhau. Tình yêu đáp đền bằng tình yêu, lời tạ ơn là lời xin ơn đẹp nhất !.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Từ trên Thánh giá,
máu Chúa đã tuôn trào qua trái tim rộng mở.
Đó là một vết tử thương.
Nhưng đúng hơn lại là nguồn ơn cứu độ,
Là tình yêu tràn tuôn.
Những người nhận ra nguồn suối ơn phúc ấy
phải là người có đức tin và cảm nhận được ơn thánh Chúa.
Xin cho chúng con được ghi tên trong số ít những người đó,
Cũng như chỉ một người ngoại giáo đã biết trở về tạ ơn Chúa
trong Tin Mừng hôm nay.
Xin được Chúa xác nhận lại cho mỗi người chúng con rằng:
Lòng tin của con đã cứu con. Amen.
Có một bà người lương dân bị bệnh liệt, bà có một đức tin mạnh mẽ khác thường vì thầm nguyện trong lòng rằng dù chết bà cũng không đi đâu khác mà chỉ đến xin khấn ở đền Công giáo. Bà đã được khỏi bệnh và đi được cách lạ lùng. Bà ra đứng giữa đường và la lớn: “Đức Chúa Trời đã cứu tôi, tôi được làm con của Đức Chúa Trời”.
Câu chuyện hiện tại giúp ta hiểu trường hợp người ngoại giáo bị bệnh phong cùi đã được Chúa Giêsu chữa khỏi cùng với chín người Do thái khác, nhưng chỉ có một người ngoại này quay trở lại tạ ơn Thiên Chúa, đến nỗi Chúa Giêsu phải thốt lên: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?” (Lc 17, 17). Người ngoại bang tạ ơn Chúa vì họ cảm nghiệm sâu sắc ân huệ Chúa ban. Họ là người Dân ngoại chưa nhận biết Chúa, họ chẳng có công trạng gì để cậy dựa và có lý do gì để đòi hỏi…tất cả đều là tình thương và ân huệ Chúa ban vì thế lời tạ ơn của họ là từ đáy lòng chân thành và thốt lên trong đức tin vào Thiên Chúa, đức tin mà họ được chính Chúa Giêsu xác nhận: “Lòng tin của anh đã cứu chữa anh” (Lc 17,19). Người Do thái thì không thế. Vì họ nghĩ họ là Dân riêng của Chúa nên họ đáng hưởng ân huệ Chúa ban. Với lối cảm nghĩ này, ân huệ chỉ trở thành sự công bằng có trao có đổi và Chúa chữa lành vì họ đáng được như vậy. Việc họ không trở lại tạ ơn Thiên Chúa diễn tả lối suy nghĩ thiển cận trên đây.
Từ hai cách nhìn nhận vấn đề này, ta rút ra hệ luận: Thiên Chúa luôn yêu thương và đi bước trước với con người. Thánh Phaolô diễn tả: “Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5,8). Nhưng con người luôn lạm dụng tình yêu Thiên Chúa. Đó là thái độ vô ơn, tệ bạc và tự mãn. Thánh Augustino nhận xét: “Những kẻ tự mãn làm cho Chúa bất mãn rất nhiều, vì những ơn lành Chúa ban thì kẻ tự mãn coi là của họ”. Thái độ này dẫn đến lối hành xử không cần quay lại tạ ơn Thiên Chúa như trong trường hợp của chín người phong cùi Do thái trên. Điều đáng tiếc là số người vô ơn nhiều gấp chín lần số người biết ơn, và người vô ơn lại là người “trong nhà” nghĩa là người nhận được nhiều ơn hơn cả. Ý thức về vấn đề này, thánh Phaolô đưa ra lời khuyên cho mọi thời đại: “Anh em đừng mắc nợ gì ai; ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người thì đã chu toàn Lề Luật (Rm 13,8).
Nhìn vào gương Mẹ Maria, chúng ta thấy Mẹ “Vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét. (Lc 1, 39-40). Đó không phải là cuộc thăm viếng bình thường, nhưng đó là thái độ mau mắn lên đường để loan truyền ơn trọng đại của Chúa và cộng hưởng tâm tình với ai có lòng biết ơn để cùng hoà vang cung cảm tạ: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi” (Lc 1, 46-47). Thái độ mau mắn này dẫn đến ân huệ tiếp theo: “Từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Bởi Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả” (Lc 1, 48). Thiên Chúa không đòi hỏi lời tạ ơn như một hình thức “đóng thuế” vinh quang, nhưng để qua đó tràn trào ơn khác cho người có lòng biết ơn. Lòng biết ơn chính là dòng chảy của tình yêu mở, qua đó hai tấm lòng gặp nhau. Tình yêu đáp đền bằng tình yêu, lời tạ ơn là lời xin ơn đẹp nhất !.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Từ trên Thánh giá,
máu Chúa đã tuôn trào qua trái tim rộng mở.
Đó là một vết tử thương.
Nhưng đúng hơn lại là nguồn ơn cứu độ,
Là tình yêu tràn tuôn.
Những người nhận ra nguồn suối ơn phúc ấy
phải là người có đức tin và cảm nhận được ơn thánh Chúa.
Xin cho chúng con được ghi tên trong số ít những người đó,
Cũng như chỉ một người ngoại giáo đã biết trở về tạ ơn Chúa
trong Tin Mừng hôm nay.
Xin được Chúa xác nhận lại cho mỗi người chúng con rằng:
Lòng tin của con đã cứu con. Amen.
Thì ra ! Tôi đã nhận biết bao điều cao cả
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
08:38 09/10/2010
Thì ra ! Tôi đã nhận biết bao điều cao cả
Chúa nhật 28 tn c 2010
Dẫn nhập đầu lễ: Kính thưa cộng đoàn,
Sứ điệp lời Chúa hôm nay thật quá rõ để chúng ta có thể nhận ra nội dung lời giáo huấn của Chúa đó chính là LÒNG BIẾT ƠN.
Biết ơn như thái độ của ông tướng Naaman đối với tiên tri Êlisê và nhất là đối với Thiên Chúa khi ông được chữa lành bệnh phung cùi; hay như thái độ của một trong 10 người phung hủi đã trở lại cám ơn Chúa Giêsu sau khi được chữa lành…
Một đức tin chân thật và trưởng thành, một con người nhân bản đúng nghĩa, phải chăng là kẻ luôn biết khám phá muôn vạn hồng ân và bao nhiêu điều tốt lành mình nhận được từ nơi Thiên Chúa ngay trong cuộc sống đời thường.
Giờ đây, chúng ta hãy cùng sám hối tội lỗi vì bao nhiêu thái độ vô ơn để sẵn sàng dâng hy tế Tạ ơn, cám đội hồng ân vô biên của Thiên Chúa.
Chia sẻ Lời Chúa
Kính thưa cộng đoàn,
Trong cuộc sống đời thường, chúng ta thường dễ lãng quên hay không để ý đến biết bao điều kỳ diệu mà Thiên Chúa tặng ban; và vì thế, chúng ta đã trở thành những kẻ sống vô ơn đối với Thiên Chúa và đối với cuộc đời.
Câu chuyện hôm nay là một nhắc nhở cho ta điều đó.
Một đứa bé trai bị mù, ngồi bên lề đường, với một cái nón đặt gần chân nó. Nó dựng một tấm bảng có ghi như vầy: “Tôi bị mù, xin giúp tôi”. Trong cái nón của nó, lúc đó chỉ có thưa thớt một vài đồng bạc cắc.
Một người đàn ông đi qua. Ông ta thò tay vào túi, lấy ra vài đồng bạc rồi thả vào cái nón. Sau đó, ông với tay lấy cái bảng, xoay mặt sau ra phía trước và ghi một vài chữ lên đó. Ông để tấm bảng lại chỗ cũ để những ai qua lại có thể đọc được hàng chữ mới ông vừa viết lên đó.
Sau đó cái nón của đứa bé mù bắt đầu có nhiều tiền. Bây giờ, có nhiều người hơn hồi sáng cho tiền đứa bé mù này. Buổi chiều hôm ấy, người đàn ông đã đổi hàng chữ trên tấm bảng, quay trở lại tìm đứa bé để xem tình hình ra sao. Đứa bé mù nhận ra bước chân của người đàn ông này và hỏi: “Có phải chính ông đã đổi những hàng chữ trên tấm bảng này? Ông đã viết gì trên tấm bảng vậy?”
Người đàn ông bèn đáp: “Chú chỉ ghi ra sự thật mà thôi. Những gì chú ghi ra trên tấm bảng cũng giống như câu cháu đã ghi, nhưng chỉ theo một cách thức khác thôi”
Người đàn ông đã viết trên tấm bảng như sau: “Hôm nay là một ngày đẹp trời nhưng tôi không thấy được”.
(Tùng Trân sưu tầm và chuyển ngữ trên trang mang Phát Thanh Hy Vọng. http://phatthanhhyvong.com)
Cũng là một lời van xin bố thí. Nhưng hàng chữ của cậu bé mù “Tôi bị mù, xin giúp tôi”, và hàng chữ của người đàn ông “Hôm nay là một ngày đẹp trời nhưng tôi không thấy được” lại âm vang những ý nghĩa khác nhau.
Hàng chữ thứ nhất chỉ nói rằng đứa bé bị mù, vậy thôi. Nhưng hàng chữ thứ hai nói với mọi người rằng họ thật là may mắn bởi vì họ không bị mù. Chính điều đó đã đánh động lòng trắc ẩn đã khiến nhiều người bố thí nhiều hơn cho cậu bé mù.
Kính thưa quý cộng đoàn,
Giáo sư tâm lý Lee Ross nói: “Thế giới này có thể là một nơi tệ hại và tàn nhẫn – nhưng cùng một lúc, nó có thể là một thế giới phong phú và tuyệt vời. Cả hai sự thật đều đúng cả”
Trong khi đó Kinh Thánh vẫn nhắc nhở chúng ta: “Hãy vui mừng luôn mãi, cầu nguyện không ngừng, và tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh” (I Tx 5,16-18)
Sứ điệp phụng Vụ Chúa Nhật hôm nay muốn chúng ta hãy sáng tạo và thay đổi cách nhìn cũng như cách suy nghĩ. Hãy mở rộng tầm nhìn đức tin để nhận ra bao nhiêu điều kỳ diệu Chúa đã làm cho ta để không ngừng biết ngỡ ngàng trong thái độ tri ân cảm tạ.
v Ý nghĩa đó đã được khơi gợi từ trích đoạn sách Các Vua quyển thứ hai, tường thuật cho chúng ta câu chuyện vị lãnh tướng Naaman xứ Sy-ri đã tin tưởng vào lời sứ ngôn Êlisê dạy bảo đã thực hiện cuộc hành trình đi tắm ở dòng sông Gio-đan và được khỏi bệnh phong cùi. Nhờ hồng ân đặc biệt nầy, ông đã tin và cảm tạ Thiên Chúa. Vâng, đức tin luôn là cuộc hành trình như thế: cuộc hành trình của đáp trả tiếng gọi mời để nhận lãnh hồng ân và trở lại để tri ân cảm tạ.
v Và nhất là chúng ta sẽ càng xác tín hơn, khi bài Tin mừng hôm nay, thánh sử Luca tường thuật “hồng ân phép lạ chữa lành 10 người phung cùi của Chúa Giêsu”, đặc biệt với lời nhắc bảo của Ngài sau đó: “Không phải cả mười người đều được sạch sao ? Thế thì chín người kia đâu ? Sao không không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang nầy ?”.
Thế đấy, đức tin của chúng ta hôm nay vẫn là môt “đức tin” theo kiểu “đương nhiên”. Tôi giữ đạo như thế, tôi sống tốt như thế, tôi chăm chỉ làm ăn, học hành như thế…thì đương nhiên tôi được như thế, có gì đâu mà phải “tạ ơn, cám ơn”. Và hàng ngày, hàng tháng, hàng năm và có khi cả cuộc đời, có người vẫn không nhận ra được bao nhiêu hồng ân đã lãnh nhận để ngước mắt lên mà thân thưa một lời tạ ơn chân thành và hiếu thảo với Thiên Chúa, Đấng đã bao nhiêu lần gọi mời thân thương và ban tặng những hồng ân cao quí.
Đó cũng là cách trãi nghiệm của Ruth Benedict trong bài viết đọc thấy trong tuyển tập Bí mật tình yêu - First News và NXB Trẻ TPHCM
Khi tôi còn là học sinh tiểu học, cô giáo của tôi đã tập cho cả lớp một thói quen mà khi ấy chúng tôi chỉ xem nó đơn thuần như một trò chơi, đó là nói lên lòng biết ơn của mình.
Cứ vào giờ sinh hoạt lớp mỗi thứ sáu hàng tuần, thế nào cô cũng dành thời gian để hỏi mỗi đứa chúng tôi về bất cứ điều gì chúng tôi cảm thấy biết ơn.
Cả lớp rộn ràng hẳn lên vì ai cũng có ý kiến của riêng mình, và rồi òa ra cười trước những câu trả lời thú vị như: "Em biết ơn chiếc xe đạp của em!", "Em cảm ơn búp bê Shirley Temple của em!"; và nhiều lời biết ơn ngộ nghĩnh khác.
Khi đến lượt mình, cô giáo nhắm mắt lại và chậm rãi: "Tôi cảm ơn đôi mắt vì đã cho tôi nhìn thấy, cảm ơn đôi tai vì đã cho tôi nghe, cảm ơn đôi chân vì đã giúp tôi bước, cảm ơn những ngón tay đã giúp tôi cầm,… ". Lúc ấy, tất cả đám học sinh chúng tôi chỉ cảm thấy đó quả là một ý kiến rất đáng buồn cười. Đối với chúng tôi, những điều mình biết ơn phải là vật gì đó quý giá hay đặc biệt thú vị như bộ đồ chơi, chiếc áo mới,… chứ nào có phải những thứ hiển nhiên như cô giáo đã nói.
Nhưng càng lớn dần lên, tôi càng thấm thía lời cô. Đó là khi tôi thấy một em bé với đôi mắt mù lòa, thấy được đôi chân tật nguyền của bác cựu chiến binh ở cuối phố hay một lần thử qua cảm giác chính mình bị gãy tay. Những điều bình thường nhất ấy hóa ra lại là những gì quan trọng nhất mà chúng ta cần phải trân trọng và biết ơn. Hãy tập cảm ơn cuộc đời. Ngay cả khi bạn không có được mọi sự như ý mình muốn thì ít ra bạn cũng không đau ốm, tật nguyền, nhưng dù bạn có gặp vấn đề về sức khỏe như thế thì dẫu sao bạn vẫn còn đang sống trong cuộc đời này. Vì thế chúng ta phải biết ơn tất cả!
Cuộc sống đời thường đã là như thế; thì cuộc sống tâm linh, cuộc sống đức tin, có biết bao điều kỳ diệu mà Thiên Chúa đã làm cho ta:
- Thiên Chúa đã cho tôi được tái sinh qua dòng nước thanh tẩy
- Thiên Chúa dã ân ban 7 ân huệ của Chúa Thánh Thần qua nhiệm tích Thêm Sức.
- Thiên Chúa đã cho tôi được nuôi dưỡng bới chính Máu thịt của Con Một Ngài trong bí tích Thánh Thể.
- Thiên Chúa đã biết bao lần xoá hết tội lỗi và mặc cho linh hồn tôi tấm áo trắng tinh nhờ nhiệm tích Giải Tội.
- Thiên Chúa đã bao lần ban Lời Hằng Sống để hướng dẫn cuộc đời tôi tiến về đời sau…
Thì ra ! Tôi đã nhận biết bao điều cao cả !
v Và như nơi BĐ 2 hôm nay, để nhắc bảo đồ đệ là Giám Mục Ti-mô-thê đừng vội quên Thiên Chúa và hồng ân cao cả của Ngài, nhất là trong những khi gặp thử thách gian nan, Thánh Phaolô đã gở gắm cho chúng ta những lời đầy xác tín: “Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người. Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người…Nếu ta không trung tín, Người vẫn một lòng tín trung …”.
Tóm lại, sứ điệp Lời Chúa hôm nay muốn nói với chúng ta rằng: Thiên Chúa vẫn có đó để lắng nghe và thông cảm; nhất là vẫn luôn gọi mời, gõ cửa tâm hồn chúng ta, để sẵn sàng ban tặng hồng ân. Điều quan trọng là thái độ đức tin của chúng ta. Sống đức tin đích thực đó là biết mở lòng lắng nghe Lời Thiên Chúa và sẵn sàng đáp trả trong tin yêu phó thác. Một đức tin chân thành sẽ là con đường tất yếu đưa ta tới bến bờ hạnh phúc, như đã đưa viên tướng Sy-ri-a khỏi bệnh phong cúi, như đã đưa người hủi xứ Sa-ma-ri-a chẳng những khỏi bệnh thân xác mà còn được chữa lành cả tâm hồn; và hơn thế nữa, như “Chứng nhân Phao-lô”, tin tưởng, và trung thành làm chứng cho Đức Ki-tô, chúng ta sẽ được dự phần cuộc chiến thắng vinh quang của Đấng Phục sinh trong Vương quốc hằng sống.
Hơn lúc nào hết, trong tháng Mân Côi nầy, chúng ta hãy học cùng Đức Maria, Đấng đã ngỡ ngàng oà vỡ trước hồng ân bao la diệu kỳ của Thiên Chúa bằng lời kinh cảm tạ Magnificat mà suốt 2000 năm qua vẫn mãi vang vọng trong kinh nguyện tạ ơn của Dân chúa:
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi…Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả…”
Chúa nhật 28 tn c 2010
Dẫn nhập đầu lễ: Kính thưa cộng đoàn,
Sứ điệp lời Chúa hôm nay thật quá rõ để chúng ta có thể nhận ra nội dung lời giáo huấn của Chúa đó chính là LÒNG BIẾT ƠN.
Biết ơn như thái độ của ông tướng Naaman đối với tiên tri Êlisê và nhất là đối với Thiên Chúa khi ông được chữa lành bệnh phung cùi; hay như thái độ của một trong 10 người phung hủi đã trở lại cám ơn Chúa Giêsu sau khi được chữa lành…
Một đức tin chân thật và trưởng thành, một con người nhân bản đúng nghĩa, phải chăng là kẻ luôn biết khám phá muôn vạn hồng ân và bao nhiêu điều tốt lành mình nhận được từ nơi Thiên Chúa ngay trong cuộc sống đời thường.
Giờ đây, chúng ta hãy cùng sám hối tội lỗi vì bao nhiêu thái độ vô ơn để sẵn sàng dâng hy tế Tạ ơn, cám đội hồng ân vô biên của Thiên Chúa.
Chia sẻ Lời Chúa
Kính thưa cộng đoàn,
Trong cuộc sống đời thường, chúng ta thường dễ lãng quên hay không để ý đến biết bao điều kỳ diệu mà Thiên Chúa tặng ban; và vì thế, chúng ta đã trở thành những kẻ sống vô ơn đối với Thiên Chúa và đối với cuộc đời.
Câu chuyện hôm nay là một nhắc nhở cho ta điều đó.
Một đứa bé trai bị mù, ngồi bên lề đường, với một cái nón đặt gần chân nó. Nó dựng một tấm bảng có ghi như vầy: “Tôi bị mù, xin giúp tôi”. Trong cái nón của nó, lúc đó chỉ có thưa thớt một vài đồng bạc cắc.
Một người đàn ông đi qua. Ông ta thò tay vào túi, lấy ra vài đồng bạc rồi thả vào cái nón. Sau đó, ông với tay lấy cái bảng, xoay mặt sau ra phía trước và ghi một vài chữ lên đó. Ông để tấm bảng lại chỗ cũ để những ai qua lại có thể đọc được hàng chữ mới ông vừa viết lên đó.
Sau đó cái nón của đứa bé mù bắt đầu có nhiều tiền. Bây giờ, có nhiều người hơn hồi sáng cho tiền đứa bé mù này. Buổi chiều hôm ấy, người đàn ông đã đổi hàng chữ trên tấm bảng, quay trở lại tìm đứa bé để xem tình hình ra sao. Đứa bé mù nhận ra bước chân của người đàn ông này và hỏi: “Có phải chính ông đã đổi những hàng chữ trên tấm bảng này? Ông đã viết gì trên tấm bảng vậy?”
Người đàn ông bèn đáp: “Chú chỉ ghi ra sự thật mà thôi. Những gì chú ghi ra trên tấm bảng cũng giống như câu cháu đã ghi, nhưng chỉ theo một cách thức khác thôi”
Người đàn ông đã viết trên tấm bảng như sau: “Hôm nay là một ngày đẹp trời nhưng tôi không thấy được”.
(Tùng Trân sưu tầm và chuyển ngữ trên trang mang Phát Thanh Hy Vọng. http://phatthanhhyvong.com)
Cũng là một lời van xin bố thí. Nhưng hàng chữ của cậu bé mù “Tôi bị mù, xin giúp tôi”, và hàng chữ của người đàn ông “Hôm nay là một ngày đẹp trời nhưng tôi không thấy được” lại âm vang những ý nghĩa khác nhau.
Hàng chữ thứ nhất chỉ nói rằng đứa bé bị mù, vậy thôi. Nhưng hàng chữ thứ hai nói với mọi người rằng họ thật là may mắn bởi vì họ không bị mù. Chính điều đó đã đánh động lòng trắc ẩn đã khiến nhiều người bố thí nhiều hơn cho cậu bé mù.
Kính thưa quý cộng đoàn,
Giáo sư tâm lý Lee Ross nói: “Thế giới này có thể là một nơi tệ hại và tàn nhẫn – nhưng cùng một lúc, nó có thể là một thế giới phong phú và tuyệt vời. Cả hai sự thật đều đúng cả”
Trong khi đó Kinh Thánh vẫn nhắc nhở chúng ta: “Hãy vui mừng luôn mãi, cầu nguyện không ngừng, và tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh” (I Tx 5,16-18)
Sứ điệp phụng Vụ Chúa Nhật hôm nay muốn chúng ta hãy sáng tạo và thay đổi cách nhìn cũng như cách suy nghĩ. Hãy mở rộng tầm nhìn đức tin để nhận ra bao nhiêu điều kỳ diệu Chúa đã làm cho ta để không ngừng biết ngỡ ngàng trong thái độ tri ân cảm tạ.
v Ý nghĩa đó đã được khơi gợi từ trích đoạn sách Các Vua quyển thứ hai, tường thuật cho chúng ta câu chuyện vị lãnh tướng Naaman xứ Sy-ri đã tin tưởng vào lời sứ ngôn Êlisê dạy bảo đã thực hiện cuộc hành trình đi tắm ở dòng sông Gio-đan và được khỏi bệnh phong cùi. Nhờ hồng ân đặc biệt nầy, ông đã tin và cảm tạ Thiên Chúa. Vâng, đức tin luôn là cuộc hành trình như thế: cuộc hành trình của đáp trả tiếng gọi mời để nhận lãnh hồng ân và trở lại để tri ân cảm tạ.
v Và nhất là chúng ta sẽ càng xác tín hơn, khi bài Tin mừng hôm nay, thánh sử Luca tường thuật “hồng ân phép lạ chữa lành 10 người phung cùi của Chúa Giêsu”, đặc biệt với lời nhắc bảo của Ngài sau đó: “Không phải cả mười người đều được sạch sao ? Thế thì chín người kia đâu ? Sao không không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang nầy ?”.
Thế đấy, đức tin của chúng ta hôm nay vẫn là môt “đức tin” theo kiểu “đương nhiên”. Tôi giữ đạo như thế, tôi sống tốt như thế, tôi chăm chỉ làm ăn, học hành như thế…thì đương nhiên tôi được như thế, có gì đâu mà phải “tạ ơn, cám ơn”. Và hàng ngày, hàng tháng, hàng năm và có khi cả cuộc đời, có người vẫn không nhận ra được bao nhiêu hồng ân đã lãnh nhận để ngước mắt lên mà thân thưa một lời tạ ơn chân thành và hiếu thảo với Thiên Chúa, Đấng đã bao nhiêu lần gọi mời thân thương và ban tặng những hồng ân cao quí.
Đó cũng là cách trãi nghiệm của Ruth Benedict trong bài viết đọc thấy trong tuyển tập Bí mật tình yêu - First News và NXB Trẻ TPHCM
Khi tôi còn là học sinh tiểu học, cô giáo của tôi đã tập cho cả lớp một thói quen mà khi ấy chúng tôi chỉ xem nó đơn thuần như một trò chơi, đó là nói lên lòng biết ơn của mình.
Cứ vào giờ sinh hoạt lớp mỗi thứ sáu hàng tuần, thế nào cô cũng dành thời gian để hỏi mỗi đứa chúng tôi về bất cứ điều gì chúng tôi cảm thấy biết ơn.
Cả lớp rộn ràng hẳn lên vì ai cũng có ý kiến của riêng mình, và rồi òa ra cười trước những câu trả lời thú vị như: "Em biết ơn chiếc xe đạp của em!", "Em cảm ơn búp bê Shirley Temple của em!"; và nhiều lời biết ơn ngộ nghĩnh khác.
Khi đến lượt mình, cô giáo nhắm mắt lại và chậm rãi: "Tôi cảm ơn đôi mắt vì đã cho tôi nhìn thấy, cảm ơn đôi tai vì đã cho tôi nghe, cảm ơn đôi chân vì đã giúp tôi bước, cảm ơn những ngón tay đã giúp tôi cầm,… ". Lúc ấy, tất cả đám học sinh chúng tôi chỉ cảm thấy đó quả là một ý kiến rất đáng buồn cười. Đối với chúng tôi, những điều mình biết ơn phải là vật gì đó quý giá hay đặc biệt thú vị như bộ đồ chơi, chiếc áo mới,… chứ nào có phải những thứ hiển nhiên như cô giáo đã nói.
Nhưng càng lớn dần lên, tôi càng thấm thía lời cô. Đó là khi tôi thấy một em bé với đôi mắt mù lòa, thấy được đôi chân tật nguyền của bác cựu chiến binh ở cuối phố hay một lần thử qua cảm giác chính mình bị gãy tay. Những điều bình thường nhất ấy hóa ra lại là những gì quan trọng nhất mà chúng ta cần phải trân trọng và biết ơn. Hãy tập cảm ơn cuộc đời. Ngay cả khi bạn không có được mọi sự như ý mình muốn thì ít ra bạn cũng không đau ốm, tật nguyền, nhưng dù bạn có gặp vấn đề về sức khỏe như thế thì dẫu sao bạn vẫn còn đang sống trong cuộc đời này. Vì thế chúng ta phải biết ơn tất cả!
Cuộc sống đời thường đã là như thế; thì cuộc sống tâm linh, cuộc sống đức tin, có biết bao điều kỳ diệu mà Thiên Chúa đã làm cho ta:
- Thiên Chúa đã cho tôi được tái sinh qua dòng nước thanh tẩy
- Thiên Chúa dã ân ban 7 ân huệ của Chúa Thánh Thần qua nhiệm tích Thêm Sức.
- Thiên Chúa đã cho tôi được nuôi dưỡng bới chính Máu thịt của Con Một Ngài trong bí tích Thánh Thể.
- Thiên Chúa đã biết bao lần xoá hết tội lỗi và mặc cho linh hồn tôi tấm áo trắng tinh nhờ nhiệm tích Giải Tội.
- Thiên Chúa đã bao lần ban Lời Hằng Sống để hướng dẫn cuộc đời tôi tiến về đời sau…
Thì ra ! Tôi đã nhận biết bao điều cao cả !
v Và như nơi BĐ 2 hôm nay, để nhắc bảo đồ đệ là Giám Mục Ti-mô-thê đừng vội quên Thiên Chúa và hồng ân cao cả của Ngài, nhất là trong những khi gặp thử thách gian nan, Thánh Phaolô đã gở gắm cho chúng ta những lời đầy xác tín: “Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người. Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người…Nếu ta không trung tín, Người vẫn một lòng tín trung …”.
Tóm lại, sứ điệp Lời Chúa hôm nay muốn nói với chúng ta rằng: Thiên Chúa vẫn có đó để lắng nghe và thông cảm; nhất là vẫn luôn gọi mời, gõ cửa tâm hồn chúng ta, để sẵn sàng ban tặng hồng ân. Điều quan trọng là thái độ đức tin của chúng ta. Sống đức tin đích thực đó là biết mở lòng lắng nghe Lời Thiên Chúa và sẵn sàng đáp trả trong tin yêu phó thác. Một đức tin chân thành sẽ là con đường tất yếu đưa ta tới bến bờ hạnh phúc, như đã đưa viên tướng Sy-ri-a khỏi bệnh phong cúi, như đã đưa người hủi xứ Sa-ma-ri-a chẳng những khỏi bệnh thân xác mà còn được chữa lành cả tâm hồn; và hơn thế nữa, như “Chứng nhân Phao-lô”, tin tưởng, và trung thành làm chứng cho Đức Ki-tô, chúng ta sẽ được dự phần cuộc chiến thắng vinh quang của Đấng Phục sinh trong Vương quốc hằng sống.
Hơn lúc nào hết, trong tháng Mân Côi nầy, chúng ta hãy học cùng Đức Maria, Đấng đã ngỡ ngàng oà vỡ trước hồng ân bao la diệu kỳ của Thiên Chúa bằng lời kinh cảm tạ Magnificat mà suốt 2000 năm qua vẫn mãi vang vọng trong kinh nguyện tạ ơn của Dân chúa:
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi…Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả…”
Lời tạ ơn
Thanh Tâm
08:47 09/10/2010
Những ngày còn ngồi mài ghế nhà trường, cứ sáng sáng dự Thánh Lễ chung với anh em, thi thoảng đến phiên dọn bài hát cho Thánh Lễ. Chẳng hiểu sao tôi lại cứ thích chọn cái bài: “Lời tạ ơn con dâng lên Chúa khi nắng hồng vừa mới lên khi hoàng hôn đang xuống dần, xuống dần. Vì ngàn hồng ân như muôn lớp sóng … Xin dâng lên Ngài”.
Thật sự ra mà nói, mỗi ngày, mỗi ngày trong cuộc đời của con người là chuỗi ngày hồng ân. Chuyện quan trọng đó là người ta có nhận ra ơn để người ta cảm ơn người thi ân giáng phúc cho đời ta không mà thôi.
Không ai là một hòn đảo ! Con người sống trên cuộc đời luôn cần đến nhau, luôn cần có nhau ngay như sỏi đá kia cũng cần có nhau. Người này giúp người kia và người kia giúp người nọ để con người hoàn thành sứ mạng của đời mình. Những người có lòng thật sự khi giúp người khác thì họ chẳng mong nhận lại sự đáp trả nhưng với nghĩa cử của con người, lòng biết ơn không chỉ dừng lại ở chỗ xã giao nhưng còn nói lên cách xử sự là người của mình.
Nhận ơn từ con người còn phải nhớ ơn huống hồ chi ơn đó tự ơn trên. Nếu đó là ơn trên thì người ta còn phải biết ơn nhiều hơn và người ta đáp đền nhiều hơn.
Hôm nay, chúng ta được nghe lại câu chuyện của một con người đã nhận ơn từ trên xuống. Câu chuyện hôm nay nằm ở trong sách các Vua quyển thứ 2 và nằm trong chương 5.
Đọc câu chuyện này ta nên đọc từ đầu để hiểu rõ hơn câu chuyện, hôm nay, chúng ta chỉ nghe một đoạn trích nên cũng chưa hình dung ra hết được câu chuyện.
Chuyện là ngày xửa ngày xưa có một người tên là Naaman, tướng chỉ huy quân đội của vua Aram. Ông là người có thần thế và uy tín trước mặt Đức Chúa vì Đức Chúa đã dùng con người của ông để làm cho quân Aram chiến thắng. Dẫu thế nhưng Naaman lại mắc cái chứng bện phong hủi. Người giúp việc cho vợ của Naaman đã “mách nước” cho bà rằng phải nói với Naaman đến gặp vua để xin vua cho ông đi chữa bệnh phong hủi. Vua tức tối bảo là ông không có cầm quyền sinh tử để mà Naaman đến với vua để chữa khỏi bệnh.
Sau đó, Elisa biết vua Israel đã xé áo mình ra và Elisa sai người đến với vua để báo cho vua biết là có một ngôn sứ ở Israel. Sau đó sứ giả của ngôn sứ bảo Naaman đi dìm mình 7 lần ở sông Gioan thì da thịch sẽ trở nên như trẻ nhỏ. Nghe như vậy, Naaman nài ép Elisa nhận lễ phẩm nhưng Elisa không nhận.
Tiếc thay, Giekhadi là đệ tử của Elisa đã lén nhận lễ phẩm của Naaman. Câu chuyện được kết thúc rằng Giekhadi đã chịu chứng phung hủi từ Naaman.
Ta nhớ lại câu nói của Naaman với Elisa khi giằng co chuyện lễ phẩm sau khi Elisa hứa việc chữa khỏi phong cho Naaman. Naaman có nói một câu: “Ông Na-a-man nói: "Nếu ngài từ chối, thì xin cho phép tôi tớ ngài đây mang về một số đất vừa sức hai con lừa chở được, vì tôi tớ ngài sẽ không còn dâng lễ toàn thiêu và hy lễ cho thần nào khác ngoài Đức Chúa”.
Chuyện đã rõ về tâm tình, tấm lòng biết ơn của Naaman. Naaman khẳng định rằng ông không có dâng lễ toàn thiêu cho thần nào khác ngoài Đức Chúa vì lẽ ông đã nhận ơn từ Đức Chúa. Ông không phải là đền ơn Elisa, đền ơn Giekhadi nhưng là đền ơn, biết ơn với Đức Chúa là Chúa Thương đã chữa lành ông.
Tâm tình biết ơn của Naaman là tâm tình tuyệt vời. Nói thì dễ nhưng khi đối diện với thực tế thì hoàn toàn khác. Nhiều và rất nhiều người đã thụ ơn nhưng hình như đã vô ơn với người ban ơn cho mình.
Một bằng chứng hết sức cụ thể trong câu chuyện nhày hôm nay qua trang Tin mừng theo Thánh Luca. Thánh Luca hôm nay thuật lại chuyện Chúa Giêsu đang đi rao giảng Tin mừng. Đang đi qua biên giới giữa hai miền Samari và Galilê, vào làng kia thì có mười người phong hủi đến đón Chúa Giêsu và xin Chúa Giêsu chữa lành. Chúa Giêsu đã chữa lành cho họ khi nghe lời cầu xin của họ.
Thay vì chữa họ lành ngay tức khắc, Chúa Giêsu muốn thử thách lòng tin của họ. Cũng như ngày xưa, ngôn sứ Êlisa sai môn đệ nói với quan Naaman, người Siri rằng: "Quan hãy đi tắm ở sông Giođan bảy lần", Chúa Giêsu chỉ đáp lại bằng một câu đơn giản, như một lời hứa sẽ chữa lành: "Hãy đi trình diện với các tư tế. Thật vậy, vào thời đó, các thầy tư tế có quyền chẩn đoán bệnh phong cùi và công bố người mắc bệnh ấy là "không sạch ", thì họ cũng có quyền kiểm tra khi người ấy khỏi bệnh (Lv 14;3) và công bố chính thức người ấy được tái hội nhập vào cộng đoàn.
Khác với vị tướng lãnh Siri, lúc đầu đã từ chối thi hành điều người của Chúa truyền dạy, mười người phong cùi ở đây tức tốc thi hành, không mảy may chần chừ. Vậy "đang khi đi thì họ được sạch”. Một việc chữa bệnh từ xa, được Luca tường thuật cách hết sức kín đáo, làm nổi bật quyền năng của lời Chúa Giêsu nói.
Trước khi chữa lành, Chúa Giêsu đã “bày” cho họ là đi trình diện với các tư tế là mình được sạch bệnh để mình hòa nhập vào cộng đoàn vì lẽ những ai bị bệnh cùi thì bị cách ly khỏi cộng đoàn. Tất cả mười người đều được chữa lành nhưng kỳ lạ là duy nhất chỉ có một người trong nhóm của họ quay lại để cảm ơn Chúa Giêsu.
Hành động của người phong cùi duy nhất này đã gây nên sự ngạc nhiên với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu biết là Chúa Giêsu chữa cho đủ mười nhưng chỉ có một quay lại mà thôi.
Chúa Giêsu tỏ ra bất bình với chín người phong cùi kia vì họ đã không đến tôn vinh Thiên Chúa. Tạ ơn thì đã hẳn nhưng còn tôn vinh Chúa và lòng tin mới là chóp đỉnh của trình thuật chữa lành. Tất cả mười người phong cùi đều được khỏi bệnh thế nhưng chỉ có người Samaria biết ơn Chúa mới công bố là được cứu. Vậy thì ơn cứu độ con quan trọng hơn ơn chữa lành phần xác. Và đức tin trọn vẹn của người quay trở lại tạ ơn thì mạnh hơn lòng tin tưởng đã thúc đẩy mười người ra đi trình diện với tư tế ngay cả trước khi họ được lành bệnh. Việc lành bệnh chỉ mở ra ơn cứu độ toàn diện cho con người, nếu họ nhìn nhận sáng kiến nhưng không của Thiên Chúa đối với mình, và nếu họ đáp trả bằng cách dấn thân vào mối tương quan thực sự với Chúa Giêsu: như thế mới là đức tin trọn vẹn.
Câu chuyện mười người phong cùi được Chúa Giêsu chữa lành mà chỉ có một người trở lại tạ ơn, cũng chính là hình ảnh thường xảy ra với chúng ta, khi lâm cảnh túng cực, chúng ta biết tìm đến sự cầu nguyện: "Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi ". Chúa Giêsu tiếp đón mười người phong cùi đứng đàng xa lớn tiếng van xin người. Ngài sai họ đi trình diện với các tư tế và họ đón nhận lời Ngài với lòng tin. Họ được khỏi bệnh đang lúc đi đường. Nhưng họ mới đi được nửa con đường họ phải đi. Tất cả mười người đều được khỏi bệnh, nhưng chỉ một người duy nhất nghe được câu nói khiến anh khám phá ra Chúa Giêsu "Hãy đứng dậy, lòng tin của anh đã cứu anh". Anh đã biết quay trở lại con đường cũ. Con đường ấy đã dẫn anh đến lời tạ ơn.
Như vậy, có nhiều con đường dẫn đến Chúa Giêsu: có con đường đưa ta đến với người khi ta lâm cơn quẫn bách, và có con đường dẫn ta quay trở lại với Ngài để nhận biết Ngài. Rất nhiều kẻ chỉ đi con đường thứ nhất. Họ không bị khước từ và được hướng dẫn từ chuyến đi ấy. Đó mới là bước đầu. Thiên Chúa không keo kiệt khi ban ân huệ của Ngài: Ngài không cân đo lòng biết ơn của ta. Nên có nhưng kẻ tiến xa hơn và trở nên môn đệ. Họ được hưởng ân huệ quý giá hơn nhiều, đó là được mạc khải một đức tin cứu độ: "Lòng tin của anh đã cứu anh ". Họ cảm nhận được một điều gì đó thuộc về mầu nhiệm Chúa Giêsu; họ tiến vào mối quan hệ hỗ tương với Người, mối tương quan của lời tạ ơn.
Chúa Giêsu đã chữa lành nhiều người, đó là điều không thể hồ nghi. Mỗi trang sách Tin Mừng đều chứng thực điều đó. Ngoài ra, làm sao Chúa Giêsu có thể làm cho người ta tin phục mình là Đấng Mêsia, nếu Người đã không chữa bệnh? Vì đó là điều kiện cần thiết, phải có ở thời buổi của Người, điều mà người ta còn gặp thay nơi tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo thời nay. Vậy phải chăng Chúa Giêsu chỉ là người chữa bệnh? Chắc chắn không phải như vậy? Chúa Giêsu đến không phải để chữa bệnh, mà để cứu độ. Có thể nói rằng khi Người chữa bệnh là dấu chỉ người cứu độ. Ngài không nói: "Lòng tin của anh dã chữa anh lành ", nhưng nói: "Lòng tin của anh đã cứu anh ".
Nhớ lại lời kinh tiền tụng chung: “… Những lời tạ ơn của chúng con chẳng thêm gì cho Chúa nhưng mang lại cho chúng con ơn cứu độ đời đời …”.
Vâng ! Chúng ta có ta ơn Chúa hay không thì Chúa cũng chẳng được thêm gì cả vì Chúa vẫn là như thế, Thiên Chúa vẫn là một Thiên Chúa mãi mãi quyền năng và quyền phép vô cùng. Lời tạ ơn diễn tả niềm tin đó mới là chuyện quan trọng. Lời tạ ơn và lối diễn tả niềm tin sẽ mang lại cho chúng ta ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã hứa ban cho những ai tin cậy Ngài.
Nguyện xin Chúa mở lòng chúng ta để chúng ta thấy ân huệ của Chúa tuôn đổ trên cuộc đời chúng ta như Chúa đã tuôn đổ trên cuộc đời của Naaman và cuộc đời của người phong hủi biết tạ ơn sau khi Chúa chữa lành. Xin tạ ơn Chúa để được Chúa thương hơn và đáng được hưởng ơn cứu độ của Chúa hơn.
Thật sự ra mà nói, mỗi ngày, mỗi ngày trong cuộc đời của con người là chuỗi ngày hồng ân. Chuyện quan trọng đó là người ta có nhận ra ơn để người ta cảm ơn người thi ân giáng phúc cho đời ta không mà thôi.
Không ai là một hòn đảo ! Con người sống trên cuộc đời luôn cần đến nhau, luôn cần có nhau ngay như sỏi đá kia cũng cần có nhau. Người này giúp người kia và người kia giúp người nọ để con người hoàn thành sứ mạng của đời mình. Những người có lòng thật sự khi giúp người khác thì họ chẳng mong nhận lại sự đáp trả nhưng với nghĩa cử của con người, lòng biết ơn không chỉ dừng lại ở chỗ xã giao nhưng còn nói lên cách xử sự là người của mình.
Nhận ơn từ con người còn phải nhớ ơn huống hồ chi ơn đó tự ơn trên. Nếu đó là ơn trên thì người ta còn phải biết ơn nhiều hơn và người ta đáp đền nhiều hơn.
Hôm nay, chúng ta được nghe lại câu chuyện của một con người đã nhận ơn từ trên xuống. Câu chuyện hôm nay nằm ở trong sách các Vua quyển thứ 2 và nằm trong chương 5.
Đọc câu chuyện này ta nên đọc từ đầu để hiểu rõ hơn câu chuyện, hôm nay, chúng ta chỉ nghe một đoạn trích nên cũng chưa hình dung ra hết được câu chuyện.
Chuyện là ngày xửa ngày xưa có một người tên là Naaman, tướng chỉ huy quân đội của vua Aram. Ông là người có thần thế và uy tín trước mặt Đức Chúa vì Đức Chúa đã dùng con người của ông để làm cho quân Aram chiến thắng. Dẫu thế nhưng Naaman lại mắc cái chứng bện phong hủi. Người giúp việc cho vợ của Naaman đã “mách nước” cho bà rằng phải nói với Naaman đến gặp vua để xin vua cho ông đi chữa bệnh phong hủi. Vua tức tối bảo là ông không có cầm quyền sinh tử để mà Naaman đến với vua để chữa khỏi bệnh.
Sau đó, Elisa biết vua Israel đã xé áo mình ra và Elisa sai người đến với vua để báo cho vua biết là có một ngôn sứ ở Israel. Sau đó sứ giả của ngôn sứ bảo Naaman đi dìm mình 7 lần ở sông Gioan thì da thịch sẽ trở nên như trẻ nhỏ. Nghe như vậy, Naaman nài ép Elisa nhận lễ phẩm nhưng Elisa không nhận.
Tiếc thay, Giekhadi là đệ tử của Elisa đã lén nhận lễ phẩm của Naaman. Câu chuyện được kết thúc rằng Giekhadi đã chịu chứng phung hủi từ Naaman.
Ta nhớ lại câu nói của Naaman với Elisa khi giằng co chuyện lễ phẩm sau khi Elisa hứa việc chữa khỏi phong cho Naaman. Naaman có nói một câu: “Ông Na-a-man nói: "Nếu ngài từ chối, thì xin cho phép tôi tớ ngài đây mang về một số đất vừa sức hai con lừa chở được, vì tôi tớ ngài sẽ không còn dâng lễ toàn thiêu và hy lễ cho thần nào khác ngoài Đức Chúa”.
Chuyện đã rõ về tâm tình, tấm lòng biết ơn của Naaman. Naaman khẳng định rằng ông không có dâng lễ toàn thiêu cho thần nào khác ngoài Đức Chúa vì lẽ ông đã nhận ơn từ Đức Chúa. Ông không phải là đền ơn Elisa, đền ơn Giekhadi nhưng là đền ơn, biết ơn với Đức Chúa là Chúa Thương đã chữa lành ông.
Tâm tình biết ơn của Naaman là tâm tình tuyệt vời. Nói thì dễ nhưng khi đối diện với thực tế thì hoàn toàn khác. Nhiều và rất nhiều người đã thụ ơn nhưng hình như đã vô ơn với người ban ơn cho mình.
Một bằng chứng hết sức cụ thể trong câu chuyện nhày hôm nay qua trang Tin mừng theo Thánh Luca. Thánh Luca hôm nay thuật lại chuyện Chúa Giêsu đang đi rao giảng Tin mừng. Đang đi qua biên giới giữa hai miền Samari và Galilê, vào làng kia thì có mười người phong hủi đến đón Chúa Giêsu và xin Chúa Giêsu chữa lành. Chúa Giêsu đã chữa lành cho họ khi nghe lời cầu xin của họ.
Thay vì chữa họ lành ngay tức khắc, Chúa Giêsu muốn thử thách lòng tin của họ. Cũng như ngày xưa, ngôn sứ Êlisa sai môn đệ nói với quan Naaman, người Siri rằng: "Quan hãy đi tắm ở sông Giođan bảy lần", Chúa Giêsu chỉ đáp lại bằng một câu đơn giản, như một lời hứa sẽ chữa lành: "Hãy đi trình diện với các tư tế. Thật vậy, vào thời đó, các thầy tư tế có quyền chẩn đoán bệnh phong cùi và công bố người mắc bệnh ấy là "không sạch ", thì họ cũng có quyền kiểm tra khi người ấy khỏi bệnh (Lv 14;3) và công bố chính thức người ấy được tái hội nhập vào cộng đoàn.
Khác với vị tướng lãnh Siri, lúc đầu đã từ chối thi hành điều người của Chúa truyền dạy, mười người phong cùi ở đây tức tốc thi hành, không mảy may chần chừ. Vậy "đang khi đi thì họ được sạch”. Một việc chữa bệnh từ xa, được Luca tường thuật cách hết sức kín đáo, làm nổi bật quyền năng của lời Chúa Giêsu nói.
Trước khi chữa lành, Chúa Giêsu đã “bày” cho họ là đi trình diện với các tư tế là mình được sạch bệnh để mình hòa nhập vào cộng đoàn vì lẽ những ai bị bệnh cùi thì bị cách ly khỏi cộng đoàn. Tất cả mười người đều được chữa lành nhưng kỳ lạ là duy nhất chỉ có một người trong nhóm của họ quay lại để cảm ơn Chúa Giêsu.
Hành động của người phong cùi duy nhất này đã gây nên sự ngạc nhiên với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu biết là Chúa Giêsu chữa cho đủ mười nhưng chỉ có một quay lại mà thôi.
Chúa Giêsu tỏ ra bất bình với chín người phong cùi kia vì họ đã không đến tôn vinh Thiên Chúa. Tạ ơn thì đã hẳn nhưng còn tôn vinh Chúa và lòng tin mới là chóp đỉnh của trình thuật chữa lành. Tất cả mười người phong cùi đều được khỏi bệnh thế nhưng chỉ có người Samaria biết ơn Chúa mới công bố là được cứu. Vậy thì ơn cứu độ con quan trọng hơn ơn chữa lành phần xác. Và đức tin trọn vẹn của người quay trở lại tạ ơn thì mạnh hơn lòng tin tưởng đã thúc đẩy mười người ra đi trình diện với tư tế ngay cả trước khi họ được lành bệnh. Việc lành bệnh chỉ mở ra ơn cứu độ toàn diện cho con người, nếu họ nhìn nhận sáng kiến nhưng không của Thiên Chúa đối với mình, và nếu họ đáp trả bằng cách dấn thân vào mối tương quan thực sự với Chúa Giêsu: như thế mới là đức tin trọn vẹn.
Câu chuyện mười người phong cùi được Chúa Giêsu chữa lành mà chỉ có một người trở lại tạ ơn, cũng chính là hình ảnh thường xảy ra với chúng ta, khi lâm cảnh túng cực, chúng ta biết tìm đến sự cầu nguyện: "Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi ". Chúa Giêsu tiếp đón mười người phong cùi đứng đàng xa lớn tiếng van xin người. Ngài sai họ đi trình diện với các tư tế và họ đón nhận lời Ngài với lòng tin. Họ được khỏi bệnh đang lúc đi đường. Nhưng họ mới đi được nửa con đường họ phải đi. Tất cả mười người đều được khỏi bệnh, nhưng chỉ một người duy nhất nghe được câu nói khiến anh khám phá ra Chúa Giêsu "Hãy đứng dậy, lòng tin của anh đã cứu anh". Anh đã biết quay trở lại con đường cũ. Con đường ấy đã dẫn anh đến lời tạ ơn.
Như vậy, có nhiều con đường dẫn đến Chúa Giêsu: có con đường đưa ta đến với người khi ta lâm cơn quẫn bách, và có con đường dẫn ta quay trở lại với Ngài để nhận biết Ngài. Rất nhiều kẻ chỉ đi con đường thứ nhất. Họ không bị khước từ và được hướng dẫn từ chuyến đi ấy. Đó mới là bước đầu. Thiên Chúa không keo kiệt khi ban ân huệ của Ngài: Ngài không cân đo lòng biết ơn của ta. Nên có nhưng kẻ tiến xa hơn và trở nên môn đệ. Họ được hưởng ân huệ quý giá hơn nhiều, đó là được mạc khải một đức tin cứu độ: "Lòng tin của anh đã cứu anh ". Họ cảm nhận được một điều gì đó thuộc về mầu nhiệm Chúa Giêsu; họ tiến vào mối quan hệ hỗ tương với Người, mối tương quan của lời tạ ơn.
Chúa Giêsu đã chữa lành nhiều người, đó là điều không thể hồ nghi. Mỗi trang sách Tin Mừng đều chứng thực điều đó. Ngoài ra, làm sao Chúa Giêsu có thể làm cho người ta tin phục mình là Đấng Mêsia, nếu Người đã không chữa bệnh? Vì đó là điều kiện cần thiết, phải có ở thời buổi của Người, điều mà người ta còn gặp thay nơi tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo thời nay. Vậy phải chăng Chúa Giêsu chỉ là người chữa bệnh? Chắc chắn không phải như vậy? Chúa Giêsu đến không phải để chữa bệnh, mà để cứu độ. Có thể nói rằng khi Người chữa bệnh là dấu chỉ người cứu độ. Ngài không nói: "Lòng tin của anh dã chữa anh lành ", nhưng nói: "Lòng tin của anh đã cứu anh ".
Nhớ lại lời kinh tiền tụng chung: “… Những lời tạ ơn của chúng con chẳng thêm gì cho Chúa nhưng mang lại cho chúng con ơn cứu độ đời đời …”.
Vâng ! Chúng ta có ta ơn Chúa hay không thì Chúa cũng chẳng được thêm gì cả vì Chúa vẫn là như thế, Thiên Chúa vẫn là một Thiên Chúa mãi mãi quyền năng và quyền phép vô cùng. Lời tạ ơn diễn tả niềm tin đó mới là chuyện quan trọng. Lời tạ ơn và lối diễn tả niềm tin sẽ mang lại cho chúng ta ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã hứa ban cho những ai tin cậy Ngài.
Nguyện xin Chúa mở lòng chúng ta để chúng ta thấy ân huệ của Chúa tuôn đổ trên cuộc đời chúng ta như Chúa đã tuôn đổ trên cuộc đời của Naaman và cuộc đời của người phong hủi biết tạ ơn sau khi Chúa chữa lành. Xin tạ ơn Chúa để được Chúa thương hơn và đáng được hưởng ơn cứu độ của Chúa hơn.
Tôi bước đi như một chú lừa (1)
ĐHY Roger Etchegaray/ LM Điệp
09:03 09/10/2010
TÔI BƯỚC ĐI NHƯ MỘT CHÚ LỪA
Những “ Nháy Mắt” hướng lên Trời và rà quanh Mặt Đất
Tác giả: Hồng Y Roger Etchegaray, Nhà Xuất Bản Fayard: xuất bản ngày mùng 1 tháng giêng 2008, Chuyển ngữ: LM Giuse Ngô Mạnh Điệp
Lời Phi Lộ
Hai mươi năm qua rồi…cuốn sách này lộ diện … với một cái tựa không bình thường…có thể gây tò mò và cũng mang lại khá nhiều lợi ích cho một số đông độc giả.Đã hết từ lâu…nhưng cũng thường xuyên được yêu cầu in lại…và Nhà Xuất bản Fayard đã làm công việc ấy với cùng một kiểu dáng, hình thức…nhưng lại chứa đựng một nội dung được đổi mới cách sâu xa.Thời gian “mật ngọt” với bà con người Marseilles trong những năm đầu đời Giám Mục của mình…chiếm một không gian kha khá…trong cuốn sách…và được phong phú hơn lên nhiều với trải nghiệm được là người Roma bên cạnh Đức Giáo Hoàng Gioan –Phaolô II trong sứ mệnh phục vụ các dân tộc trên khắp hoàn vũ.
Không phải là lối hành văn của những “Hồi Ký”…trong tập sách này…nhưng là một thể văn hoàn toàn khác…và cũng mênh mang giọng kể lể, rộng hơn…và – dưới hình thức những lời chứng – là giọng văn gói ghém trọn vẹn sự trải nghiệm cuộc sống dài lâu mà Thiên Chúa đã ban cho tôi cái hồng ân là được sống hết mình vì vinh quang của Người và vì công việc phục vụ nhiều mặt trong Giáo Hội của Người.Đây chẳng qua chỉ là một lớp kính vạn hoa dọi lại những cái “nháy mắt” – đôi khi ma mãnh - những “cái nháy mắt” hướng về Trời và rà quanh Mặt Đất…từ đó lộ ra mối ưu tư duy nhất của tôi là trở thành một “kẻ đồng lõa” cả với Thiên Chúa lẫn với con người.Thật là điên cuồng sự việc Thiên Chúa ẩn mình giữa chúng ta!Người thu mình lại đàng sau những Lời Hằng Sống mà Người nắm giữ chiếc chìa khóa để mở…để rồi… - đàng sau tất cả những dữ kiện khác nhau - …Người đánh dấu cho con đường chúng ta phải đi…
Tập sách này…căn bản là một tập sách tôn giáo…và - dù là những thoáng nhìn và những sơ lược – thì nó cũng chỉ ích lợi khi được đọc và được suy gẫm với một mức lượng thích ứng: hai đến bốn trang mỗi lần…Tuy nhiên nó cũng không đến nỗi gây nhàm chán lắm đâu…ngược lại…tôi hy vọng…nó cũng gây ngứa…nghẹn… trong họng… như chất rượu bung ra…từ cổ họng một người anh em “ ham hố ” trong vùng Basque …và dĩ nhiên là để chúc sức khoẻ với chiếc ly trên tay: sức khoẻ cho Trời và sức khoẻ cho Đất !
I - Tôi bước đi…như một chú lừa…
Phải…như giống thú…mà một cuốn tự điển Kinh Thánh đã miêu tả thế này: “Giống lừa đất Palestine rất mạnh, chịu nắng khá tốt, ăn đủ mọi thứ gai góc; mấy cái móng đặc biệt…cho nó có những bước đi vững chắc…và nuôi nó cũng không tốn kém bao nhiêu…Nhưng… tật xấu duy nhất của chúng là… cứng đầu và lười biếng. ”
Tôi bước đi…như con lừa ở Giêrusalem…mà Đấng Cứu Thế – ngày Lễ Lá – đã chọn làm vật cưỡi…cho cuộc khải hoàn hoà bình…vào Thành Thánh. Tôi không biết gì nhiều lắm…nhưng tôi biết là tôi mang trên lưng mình Đức Kytô…và tôi lấy làm hãnh diện về điều đó còn hơn cả chuyện mình là một người dân Vùng Basque nữa…Tôi mang Ngài trên lưng…nhưng Ngài mới là Người điều khiển tôi…Tôi biết Ngài đưa tôi vào Nước Ngài – nơi tôi không ngớt được nghỉ ngơi trong những đồng cỏ xanh tươi.
Tôi bước đi – từng bước một – qua những nẻo dốc cheo leo, xa những con đường dành cho xe cộ …mà tốc độ…làm mù mịt bụi bặm…khiến không thể nhìn ra cả vật cưỡi lẫn người trên lưng…Khi tôi vấp một cục đá…chắc chắn là Thầy…cũng nhảy dựng lên…nhưng không khi nào thấy Ngài phiền trách chi…Thật là tuyệt… Ngài quá dễ thương và khá kiên nhẫn đối với tôi: Ngài để cho tôi đủ thời gian để …hí lên…chào mừng cô nàng lừa cái…mê hoặc của Balaam, đủ thời gian để mơ màng giữa một cánh đồng đầy hoa oải hương, và có thể quên đi mất… là tôi … đang mang Ngài trên lưng mình…
Tôi bước đi…lặng lẽ…Hiểu nổi nhau…mà không cần lời diễn tả…là chuyện…hiếm…Vả lại…ngay cả khi Ngài thầm thì vào tai tôi…thì tôi cũng không nghe ra thứ gì với thứ gì….Chỉ có một LỜI thôi…Lời mà tôi hiểu là có vẻ như Ngài chỉ muốn dành cho riêng tôi…và tôi muốn làm chứng về Lời rất thật đó: đó là “Ach của Ta thì êm ái…và gánh của Ta…thì nhẹ nhàng”(Mt 11, 30).Đúng như “đức tin” của một “ con vật”…khi…tôi nhẹ nhàng mang Mẹ Ngài trên lưng đi về Behtléem một buổi chiều mùa Giáng Sinh: “Bà nhẹ tênh…và chỉ lo lắng đến “Tương Lai” trong dạ mình.” Jules Supervielle – nhà thơ bạn của những chú lừa – viết như thế !
Tôi bước đi…trong niềm vui…Khi tôi muốn cất tiếng ngợi khen Ngài…tôi hí lên loạn xà ngầu…và tôi lỗi nhịp lung tung…Ngài – lúc đó – Ngài cười vang thoải mái…tiếng cười làm… cho những lối mòn…thành sàn nhảy vũ trường…và đôi móng tôi… thành đôi giày khiêu vũ nhẹ như gió…Những ngày như thế – tôi xin thề với bạn – là những ngày “đạt” hơn cả…
Tôi bước đi…bước đi…như một chú lừa mang Đức Kytô trên lưng…
II- Những lá thư ngỏ…
Thư gửi Adong
Xin chào Ngài – Cụ “Tổ” kính yêu !
Xin Ngài tha lỗi … vì đã thân thưa với Ngài cách gần gũi như thế mặc dù tôi không được biết Ngài. Nhưng điều rõ ràng nhất trong lịch sử đời Ngài…đó là nó cũng đã trở nên lịch sử của đời tôi…bởi vì chúng ta cùng bị trói buộc vào chung một chiến thuyền…đợi chờ một Adong thứ hai đến…để vớt chúng ta lên trên con tàu cứu chuộc. Nói cho đúng ra…thì khi nhìn vào tôi…tôi nhận ra Ngài: tên của Ngài có nghĩa là con người ở trên mặt đất, con người thuộc về đất, một thứ đất sét màu đỏ quạch. Trên trần Nhà Nguyện Sixtine, vào buổi sáng ngày thứ bảy của công cuộc tạo dựng, ngón tay trỏ của Thiên Chúa Tạo Hóa đã đánh thức chàng thanh niên khôi ngô ấy là Ngài … bất chấp những dấu vết của căn tính thú vật…mà Ngài phải khổ sở lắm mới ngoi lên nổi.
Xin tha thứ vì đã viết cho Ngài một bức thư ngỏ…Điều đó quả thực không nghiêm túc mấy…nhưng từ khi Ngài bị đuổi khỏi Địa Đàng, không ai biết được địa chỉ của Ngài nữa. Origène đã rất phong phú trong tưởng tượng của Ong khi cho rằng thân xác Ngài được nghỉ yên ngay tại nơi Đức Kytô bị treo trên Thánh Giá, và các họa sĩ thời cổ đại đã trồng cây Thánh Giá ngay trên “trốt” Ngài…ở đỉnh Sọ ! Tôi thì tôi thích lý luận của thánh Augustinô hơn: “Thủa xưa…gom lại ở một chỗ…thì Adong hôm nay…lại phân tán đi khắp mặt đất: trong khi “bẻ”chính bản thân mình ra…Ngài đã làm cho đầy mặt địa cầu những “mảnh vụn” của mình.”…
Thủa hồng hoang…Ngài đã sống một sự thâm tình duy nhất với Thiên Chúa. Xin hãy nói với chúng tôi về thời gian đẹp đẽ mà Thiên Chúa tản bộ với Ngài trong gió chiều hiu hiu thổi. (St 3, 8). Nếu giả như tường thuật này được một anh chàng thị dân thành Phocée ( những người xâm chiếm Marseilles trước đây: chú thích của ND) trước tác…thì …chắc chắn là sẽ có chuyện… nghi ngờ Thiên Chúa chơi trò “quăng qua ném lại”(trò chơi cầu của miền Bắc Pháp: chú thích của ND) với Ngài rồi !
Thì dĩ nhiên là Ngài đã gục ngã ngay sau đó …nhưng xin Ngài hãy yên tâm…chắc chắn là tôi không đặt vấn đề về cái tội tổ tông…mà tất cả con người đều bị “dính chấu” ngay từ thủa còn ngo nghue…trong một ôm những khăn và tã trắng bung như lông cừu…Hoàn tòan không hề có ý muốn làm phật lòng Ngài đâu…nhưng tôi cũng muốn thân thưa rằng: Đấng mà người ta gọi là “Adong mới”, Đức Kytô, “Trưởng Tử của mọi thụ tạo”(Col 1, 15-20), Đấng ấy có trước Ngài từ thiên thu… Tình Yêu của Đấng ấy – vốn là Tạo Hoá trước khi là Cứu Chúa – đã đến trước cái tội phạm trứ danh của Ngài lâu lắm rồi. Và cũng thật là hay để biết rằng chúng ta đã từng liên đới với nhau trong ân sủng trước khi vương vấn với nhau trong lỗi phạm.
Chúng ta hát vang trong đêm Vọng Phục Sinh “ Oi tội của Adong – tội thực sự vô cùng cần thiết – tội ấy đã bị tiêu huỷ trong cái chết của Đức Kytô ! Oi tội hồng phúc đã mang đến cho chúng ta Đấng Cứu Chuộc !” Vì thế cho nên mãi mãi tôi xin được cám ơn Ngài, bởi vì con người của ơn cứu chuộc còn tuyệt hơn con người của buổi sáng tạo rất nhiều.
Thư gửi tiên tri Elia
Thánh tiên tri Elia, tại sao tôi lại nghĩ ngay đến Ngài… khi lao trở lại với công việc nhỉ ? Ngài chẳng phải là con người của “màn” cuối, của “hồi” cuối rồi sao – con người mà sứ vụ là đóng lại lịch sử sao? Cái bóng của Ngài lảng vảng trong nhiều trang Tin Mừng…như dấu chỉ của sự hoàn tất thời của Đấng Cứu Thế: từ Gioan Tẩy Giả (Lc 1,17) đến Đức Kytô trên Thánh Giá (Mt 27,47-49) ngang qua Thabor (Mc 9,4).
Ngài đã từng mê hoặc những con người của thời đại Ngài… đến độ… ngay từ sau tiên tri Malakia ( 3, 22 – 24), tất cả các thế hệ đợi trông ngày Ngài trở lại để chuẩn bị đường cho Đấng Cứu Thế…vào thời sau cùng. Những người Hồi Giáo tin rằng hằng năm, “rất tươi trẻ”, Ngài hành hương đến Thánh Địa La Mecque…Những người Do Thái “nhìn” thấy Ngài “lang thang” hết thôn làng này đến thôn làng khác, hết phiên chợ này đến phiên chợ khác…để an ủi những người nghèo khổ…và mỗi ngày shabbat, người cha gia đình nhắc nhở đến Ngài: “Phúc thay kẻ nào đã có dịp cúi chào Ngài !Phúc thay kẻ nào được Elia đáp lại lời chào của mình”.
Lạy tiên tri Elia – Đấng đã tung ra một cuộc thách đấu có một không hai với 450 tiên tri của Baal trên đỉnh Carmel…xin hãy làm cho tôi trở nên chứng nhân mãnh liệt và gan dạ của Đấng Tuyệt Đối trong một thế giới đâm rễ mong manh trong lòng đất hỗn tạp này…
Lạy Ngài – Đấng vẫn nghĩ rằng chỉ còn một mình mình…trung thành với Thiên Chúa, xin hãy giúp tôi nghe được lời của Thiên Chúa đã làm cho Ngài khám phá ra “ số dư tồn bảy ngàn người đã nhất định không quỳ gối trước Baal” (Rm 11,4).
Ngài – “hoàn toàn giống chúng tôi” (Giac 5,17) – Ngài đã thấm thía nỗi hãi sợ, niềm thất vọng – Ngài đã gục đầu ngủ dưới gốc một cây kim tước quạnh hiu…và đã thốt lên lời than thở rất người: ”Không thể ! Chúa ơi ! Con không thể…nữa!”…Xin hãy đưa tôi đến với vị sứ thần – Đấng đã tái phục hồi sức mạnh cho Ngài…để Ngài leo lên đỉnh Horeb, ngọn núi của Thiên Chúa.
Ngài là Đấng – khi quăng cho Elisêô cái áo choàng, Ngài đã trao cho Ong “thần khí” Ngài – Xin cũng hãy trùm phủ tôi với tấm áo choàng ấy của Ngài…và tôi sẽ lại lên đường…dưới ánh mặt trời chói chang…
Xin đừng, thưa Ngài, xin đừng trả lời tôi. Đơn giản chỉ xin Ngài gửi cho tôi tấm áo choàng của Ngài qua đường bưu điện tốc hành ! Và xin cám ơn Ngài trước !
Tôi ký một lần cả ba tên Thánh tôi nhận ngày Rửa Tội: Roger – Maria – Elia !!!
Thư gửi tiên tri Yôna
Không phải chỉ có chuyện con cá voi trong tập sách của Ngài – một trong những tập sách mỏng nhất trong Bộ Kinh Thánh – tập sách giống như một bức tranh dài hay một vở kịch ba hồi: Yôna hay một Con Người giữa biển – Yôna hay cuộc Sám Hối gay gắt của dân thành Ninivê – Yôna hay Khi một con sâu cắn chết cây đu đủ…
Đã có ai biết Ngài rõ chưa, tiên tri Yôna ? Bẳn tính và phản kháng, nạn nhân chứ không là anh hùng, luôn luôn ở giòng ngược, miễn cưỡng mà vâng lời Thiên Chúa, là tay hòa giải chẳng đặng đừng, ngán ngẩm với những thành công của chính mình…Không thể hiểu nổi Ngài, tiên tri Yôna ạ ! Và lại càng không thể hiểu nổi khi Chúa Giêsu lấy câu chuyện không giống ai của Ngài…để làm dấu chỉ: dấu chỉ duy nhất…làm chứng cho Người đối với thế hệ đồng thời với Người. (Mt 12,38-42; 16,1-4; Lc 11, 29 – 32).
Giữa những chuyến phiêu lưu kỳ cục của Ngài trong cái bối cảnh kỳ diệu mà Thiên Chúa tự cho thấy Người là Đấng rất hài hước…Ngài cho chúng tôi thấy khó khăn biết bao để có thể thoát ra khỏi cái chủ nghĩa cá nhân của mình…và cái khuynh hướng có những cái nhìn thiên kiến cũng như in trí của chúng ta…Dễ quá mà cái chuyện có thể cắt đôi thế giới này ra làm hai: Giêrusalem…thánh…một bên…và Ninivê…ngoại đạo…bên kia ! Làm sao dám tin việc Thiên Chúa có thể dàn trải lòng xót thương của Người trên tất cả ? Hơn nữa ai có thể bảo rằng đâu là những người tốt và đâu là những người xấu ? Ai là kẻ dám nghĩ đến chuyện chiếm đoạt Tin Mừng cho một phe phái, cho một giáo đoàn ? Yôna ! “Ngài có lý để mà nổi nóng không ?” (4,4).Thiên Chúa là Thiên Chúa của mọi người !
Thay vì – giống như Ngài – chúng tôi ngồi lại ở vành đai…để nhìn xem điều gì sẽ xảy ra…trên quê hương mình… - Thay vì chúng tôi ôm lấy cái gốc đu đủ của mình – gốc đu đủ uặt èo như phận một bông hồng…chỉ tồn tại “một sáng một chiều” – thì tại sao chúng tôi lại không bảo nhau để cùng có được lòng cảm thương như Thiên Chúa đối với “cái thành lớn lao ấy – thành chứa cả trên một trăm hai chục ngàn người không đủ khả năng để phân biệt nổi tay phải, tay trái của mình !” (4,11).Mỗi người chúng ta đều là “người chăm sóc” của anh em mình, người “chăm sóc” của tất cả mọi người.
Yôna ! Tôi không tìm cách để phục hồi không biết là “thứ …gì”… cho Ngài lúc này đâu, nếu Ngài …đã không bao giờ hiện hữu…Tôi chỉ làm vinh vang cho Ngài…bằng cách sống thế nào đó…để như có một Yôna…nơi mỗi con người chúng tôi…Hãy…thú nhận đi các bạn…Thú nhận rằng có ai không là một Yôna cho một ai đó…hay cho một nhóm nào đó ??? Và kẻ nào dám bảo rằng mình không là một Yôna…bị mửa ra trên bờ biển ??? Như… chỉ việc ấy thôi…cũng đủ để làm cho những cơn bão của chúng ta qua đi…Thật sự mà nói: Thiên Chúa không bao giờ thực hiện loại phép lạ như thế đâu, phải không hỡi Ngài… tiên tri Yôna ???
Thư gửi Cụ Già Syméon
Hy vọng Cụ sẽ là người trao đổi thư từ thường xuyên với tôi…Ngay cả khi chung quanh tôi – vì lịch sự – không một ai dám gán cho tôi cái tĩnh tự “già”…nhưng tôi biết là tôi già…và đó là sự thật…Còn Cụ, ngược lại, Cụ vẫn được xem là đã thành “Cụ”…nhưng Tin Mừng lại nhẹ nhàng ghi rằng: “Ở Giêrusalem…có một người tên là Syméon” (Lc 2, 25).
Dù gì gì đi chăng nữa…thì trong Phòng Nguyện của tôi ở Roma…tôi có để một cái đầu thật đẹp và đáng kính của Cụ bên cạnh tượng Đức Trinh Nữ của lòng dịu hiền. Một bà Mẹ bồng ẵm đứa con của mình: một việc rất ư tự nhiên…thế mà Cụ…lại ngất ngư xuất thần với trẻ bé Giêsu…trong vòng tay ẵm của mình. Cụ đã được Thánh Thần báo trước là sẽ không chết…khi chưa nhìn thấy Đấng Cứu Thế: duyên số tuyệt diệu…đã gắn kết “hai cuộc xuất thần” ấy…để làm rung lên trong trái tim luôn luôn trẻ trung của Cụ - vì mãi mãi ở trong tình trạng đợi chờ - lời kinh Nunc dimitis vốn có cái âm điệu nhẹ nhàng của buổi chiều mặt trời lặn…và buổi sáng mặt trời chói chang…
Tất cả các buổi chiều trong năm, Giáo Hội mời gọi dâng lại trong giờ Kinh Tối thánh thi Cụ đã từng đọc khi xưa…và tôi – trong riêng tư của mình – càng ngày tôi càng thấm thía hơn lời kinh nguyện ấy: ”Giờ đây, lạy Chúa, xin để tôi tớ Người ra đi trong bình an, vì chính mắt tôi đã nhìn thấy Ơn Cứu Độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Israel dân Người.”(Lc 2, 29 – 32). Không biết đến bao giờ…tôi mới thực sự hát lên thánh thi Nunc dimitis của tôi…nhưng với Lời Kinh ấy của Cụ – Cụ Syméon – xin hãy dạy tôi biết…đừng bao giờ bằng lòng và quen dần với việc bồng ẵm Hài Nhi mỗi ngày…nhưng khám phá ra Người… ngày mai…đẹp hơn hôm nay nhiều…
Và thưa Cụ, nếu Cụ có dịp gặp Cụ Bà Nữ Tiên Tri Anna ( người mà tuổi tác được xác định khá rõ: 84 tuổi !)…thì xin Cụ thay chúng tôi để cám ơn Cụ Bà Nữ Tiên Tri ấy…vì Bà đã công khai hóa cuộc gặp gỡ rạng ngời giữa Cụ với Hài Nhi và cha mẹ Người tại Đền Thờ: Bà Cụ thuộc hàng các Thánh Nữ của buổi sáng Phục Sinh.
Cụ Syméon, Cụ là Vị Thánh của tuổi xế chiều.
Thư gửi một bác Biệt Phái nào đó…
Bác Biệt Phái tội nghiệp ! Quả là Bác…bị bôi bác…cách công khai…trong thế giới người kytô hữu…
Bản án của Bác…kéo dài trong hầu hết các thánh đường…Và làm sao mà không nao núng cho được với những cáo trạng mà Đức Giêsu nêu lên cả chuỗi rất ư ấn tượng…để mà cảnh cáo: “Khốn cho các ngươi, Biệt Phái và Luật Sĩ giả hình !”…(nhất là trong Mt 23)? Với một nhân chứng quyền lực như thế…thì – qua các thời đại – người ta rất dễ để đi đến kết luận là tất cả các Biệt Phái đều giả hình…Vì như vậy đó…mà người ta vẫn duy trì tình trạng bài do thái…và sự xúc phạm luân lý…càng làm tổn thương người do thái hơn nữa…khi họ được thừa nhận là những người thừa kế sự nghiệp tinh thần của cha ông họ…
Thẳng thắn mà nói …thì chính các tác giả Tin Mừng…là những tay tỏ ra cay nghiệt đối với Bác…đến độ gần như bất công…khi tổng quát hóa những chuyện như thế này với một thái độ gần như là cực đoan. Có lẽ cũng phải nhìn thấy trong đó nét phản chiếu những lần đụng độ giữa các cộng đoàn kytô hữu và do thái ở một giai đoạn mà do thái giáo còn đang ở dưới quyền các Bác – những Biệt Phái. Lên án cả khối những Biệt Phái…nghĩa là bất công đối với những người bạn chân chính của Chúa Giêsu như Nicôđêmô (xx Gio 3,2; 7, 50-51; 19, 30 ), như Simon – người mời Ngài dự tiệc (Lc 7, 36). Tông đồ Phaolô đã từng tự hào với cái căn cước Biệt Phái của mình (Cv 23, 6; 26, 3 ) và tất cả những gì Ong đón nhận được trong nền giáo dục của Biệt Phái “dưới chân Gamaliel” (Cv 22,3).
Đức Giêsu đã lên án “chủ nghĩa Biệt Phái”…nghĩa là mối nguy hiểm luôn đe doạ tất cả tinh thần tôn giáo khi nó gắn bó chuyện kiếm tìm Thiên Chúa vào việc đạt được những kết quả duy nhờ vào việc áp dụng Lề Luật. Chúng tôi nợ Bác cái ý tưởng về một dân tộc duy nhất – “dân tư tế” – ý tưởng đòi buộc mỗi người phải có một đời sống phục vụ trong những tương quan cá nhân với nhau…Những tương quan giúp dần dần nhận ra khuôn mặt của Thiên Chúa.Chúng tôi nợ Bác ý nghĩa của một Lời của Thiên Chúa được đón nhận và giải thích theo truyền thống sống động.Chúng tôi nợ Bác một sự nhẹ nhàng đầy hoan lạc đối với Lề Luật – thứ Lề Luật hoàn toàn không áp đặt đối với con người – nhưng cơ cấu hoá hiện hữu thường ngày của họ (xx TV 118).
Bác Biệt Phái thân ái !
Tôi cầu nguyện cho Bác…ngay dưới góc cuối ngôi thánh đường…theo gương anh chàng thu thuế nọ…
Tôi cầu nguyện cho Bác…trong thinh lặng của căn phòng tôi ở…
Tôi có thể đoan chắc với Bác rằng: Đức Giêsu rất yêu Bác !
Thư gửi Yuđa,
Tôi ngại ngần khi viết cho Anh…vì sợ những người quanh tôi hiểu lầm. Tôi nghĩ rằng: hằng năm – vào Tuần Thánh – chắc là Anh phải mệt mỏi lắm với những giòng viết nhục mạ Anh. Quả thế, Tin Mừng không khoan nhượng với Anh. Gioan xem Anh như “một tên cướp” (Gio 12,6)…và chính Chúa Giêsu cũng than thở: “tốt hơn là kẻ ấy đừng sinh ra!”(Mc 14, 21). Nếu tôi có viết cho Anh…thì đơn giản chỉ vì Anh là người anh em của tôi…và tôi chưa có thể thấu suốt hết được nỗi niềm bí ẩn nơi Anh. Đồng thời – trong mọi khoảnh khắc – tôi bất chợt thấy mình đặt ra với Đức Kytô cũng một câu hỏi mà các Tông Đồ đã từng đặt ra trước đây…khi Ngài thông báo về Anh…nhưng không đích danh…rằng: một trong Nhóm sẽ phản bội Ngài: “Có phải con không, Thầy ?”
Yuđa ! Anh là ai…khi – cũng như các Tông Đồ khác - Anh đã bỏ mọi sự mà đi theo Chúa Giêsu ? Anh tưởng rằng Chúa Giêsu sẽ chọn Anh và gìn giữ Anh như sứ gỉa loan báo Tin Mừng…khi Ngài đã coi Anh như một tên gian phi bất khả chữa lành…sao ? Nếu Anh quá ham hố tiền bạc như thế…thì làm sao Anh có thể sống ba năm khố rách áo ôm…với Thầy – Đấng “không có cả chỗ để mà đặt đầu xuống nữa !”(Mt 8,20) ? Làm sao Chúa Giêsu –trong buổi chiều Tiệc Ly – đã dám cúi xuống rửa chân cho Anh bằng đôi tay mà ngày mai sẽ bị đinh ghim vào cây gỗ do sự xảo trá của Anh ? Tại sao Anh lại phản bội cách thê thảm như thế… bởi vì Anh không cần phải bán Người Bạn của Anh như vậy để kiếm lấy một nắm tiền keng…trong khi Anh vẫn còn có thể tiếp tục “rút ruột” cái túi đựng tiền chung của cả Nhóm Mười Hai cơ mà ? Nói cho tôi hay đi Yuđa: Anh có phải là một mắt xích không thể thiếu trong cái guồng máy của Công Trình Cứu Chuộc không – khi Anh nghe những lời này: “ Điều gì con phải làm…thì hãy làm đi !”(Gio 13, 27) Hãy nói đi Yuđa: Anh đã thật sự bị phạt đời đời chưa ? Tất cả vấn đề về sự dữ, về tiền định và tự do, về phán xét và cứu độ…đều được cương lên đến cực điểm…do sự sống và cái chết của Anh đó !
Nhất là … Anh đã không là nạn nhân của sự cô độc nơi chính mình đấy ư ? Anh không có được cái may mắn của Phêrô…khi – sau ba lần chối Chúa – lão ta đã bắt gặp đựơc ánh mắt nhìn của Chúa Giêsu…để rồi cay đắng khóc than cho lỗi phạm của mình. Anh đã không nghe thấy tiếng gà gáy…Không ai giúp Anh để Anh có thể khóc. Anh đơn độc một mình…và “bấy giờ là đêm tối”(Gio 13,30) …hay đúng hơn là Satan đã nhập vào Anh (Gio 13,27)…và Anh không thể hòa hợp được nữa với Người Bạn Đường ghê gớm của mình…Anh đã để quá ít thời gian để tởm lợm Satan…hơn là để xoay lưng với Chúa Giêsu…và mau mắn hơn sự thiện, sự dữ sẽ rất sớm làm Anh không thể chịu đựng nổi…Thế nhưng Anh Yuđa tội nghiệp: trong nỗi đơn độc lạnh tanh ấy của mình, sao Anh không để cho câu nói cuối của Chúa Giêsu nói với Anh ngân lên trong lòng Anh – câu nói đầy tin tưởng của ngày đầu tiên gặp gỡ, câu nói tha thiết có thể xé rách không gian tối tăm của nỗi niềm thất vọng trong Anh: “Bạn của Ta !”(Mt 26, 50 ). Anh có còn nghe thấy câu nói ấy không: “Bạn của Ta!” ?
Anh – kẻ đã muốn tự mình trì kéo mình ra khỏi sự hiện hữu của chính mình khi tự treo mình lên trên một nhánh cây - Anh có biết rằng…nếu buông mình vào trong vòng tay của Thiên Chúa…Anh sẽ trở thành con mồi của Tình Yêu vô biên của Người không ? Bởi vì chính Đấng đã từng công bố sẽ không để mất bất cứ một ai trong những người đã được trao cho Ngài “ trừ đứa con hư hỏng” (Gio 17, 12 ) – Đấng ấy …từ rất cao…trên Thánh Giá…đã nài xin ơn tha thứ của Chúa Cha xuống trên tất cả mọi con người.(Lc 23, 34). Với lời kinh cao cả ấy, Chúa Giêsu khép lại phiên tòa dành cho tất cả những kẻ trọng tội, Ngài bác bỏ cái chuyện công lý theo quan niệm của con người: từ đây…chỉ còn lại lòng xót thương của Thiên Chúa. Giáo Hội vẫn giữ nguyên và răn dạy về giáo lý nhiệm mầu của hỏa ngục…nhưng Giáo Hội cấm ngặt việc nêu đích danh một ai đó…là đang bị cầm giữ trong hỏa ngục.
Đó cũng là lý do, Anh Yuđa ạ, lý do để tôi gửi lá thư này theo …kiểu thư lưu trữ và ký gửi…vì không biết Anh đang ở đâu lúc này mà gửi đến…Tôi chợt nhớ tới vở kịch Pagnol viết về Anh và … với cái câu hỏi khá là phiền phức: ”Yuđa lúc này có ở trong hỏa ngục không ?”, tác giả đã soạn sẵn cho Chúa Giêsu câu trả lời “Ta không thể trả lời câu hỏi ấy của quý vị được … bởi vì - nếu trả lời - Ta e rằng con người sẽ lạm dụng lòng từ nhân của Ta !”
Vĩnh biệt Anh, Anh Yuđa !
Thư gửi Anh Trộm Lành: vị khách đầu tiên của Thiên Đàng
“Anh Trộm Lành !” – Tôi thích được gọi Anh như thế…giống như mọi người vẫn gọi Anh cách rất thân tình như vậy…thay vì…cái tên lạ hoắc…mà người ta nhắc đến trong những tập lịch của các nhà thông thái: Dismas ! Khi nói đến “Người Trộm Lành “…người ta biết là chỉ có … Anh mà thôi: không ai lầm hay lộn được ! Anh chính là một trong hai tên bất lương cùng bị treo với Chúa Giêsu…Người ta nghĩ là Anh được treo phía tay hữu của Ngài…chắc là để cho nó phú hợp với cảnh Phán Xét cuối cùng đấy mà. ( Mt 25, 34).
Cũng chẳng cần biết đến cái lý lịch tư pháp của Anh làm gì…Có thể Anh là …tên cướp đã trấn lột người khách trong dụ ngôn Chúa kể…là đang trên đường đi từ Giêrusalem xuống Giêricô. Điều rất rõ ràng (Mt 27,44)…là Anh…loay hoay giữa những lời nguyền rủa và phạm thượng mà đám đông lăng xăng trên đỉnh Sọ đã…quăng vào mặt Đấng Công Chính !!!
Chia sẻ đi chứ – Anh Bạn – chia sẻ xem làm thế nào mà Anh quăng ngay đi được cái thái độ mai mỉa của mình…để ngỏ lời với người bạn đồng lõa của mình…bằng cái giọng điệu của một nhà giảng thuyết Dòng Biển Đức như thế…để rồi Anh trở thành Tông Đồ ngay trong “môi trường những kẻ gian phi” như vậy ? Nhất là xin hãy chia sẻ xem làm thế nào mà Anh có thể có ngay được cuộc đối thoại vừa thâm tình, vừa công khai, vừa nhẹ nhàng và vừa quyết liệt đến thế ? Một cú một thôi…mà người ta nghe ngay được lời khẩn nài từ trong tim của một con người tội nhân và lời thầm thĩ từ trong tim của Vị Thiên Chúa Cứu Chuộc.(Lc 23, 39 – 43).
“Giêsu !”…Anh…gọi Ngài bằng cái tên cúng cơm: cái tên duy nhất có thể mang lại ơn cứu độ. “Xin Ngài hãy nhớ đến tôi…khi Ngài trở lại…trong vinh quang.” Lời khẩn nài của con người khốn khổ…chỉ dám cầu xin một ý tưởng…là nhớ đến thôi…chứ không dám đòi hỏi một chỗ nào đó trong “Vương Triều”…và lại càng không dám mơ đến một chỗ ưu ái…như Giacôbê và Gioan…
“Này Anh ! Ngay hôm nay…Anh sẽ ở trong thiên đàng với Tôi.” Ai mà dám cả gan để thêu dệt những lời như thế – những lời vượt trên tất cả mọi ước mong, những lời được công bố với một giọng điệu long trọng và thân tình trong một xác quyết làm yên tâm ? “Ngay hôm nay” và “với Tôi”: nghĩa là trước Phục Sinh…và trước cả việc xuống thăm và giải thoát…cách khá huyền nhiệm…trong âm phủ…Nếu Lời này…có gây phiền phức cho các nhà chú giải và thần học gia…thì lại là một Lời…không cho phép chúng ta được thất vọng vì bất cứ chuyện gì xảy ra !!! “Ngay hôm nay!”: Nói liền…Làm liền… - y như thời hồng hoang – Lời của Thiên Chúa luôn có sức sáng tạo, luôn mang lại hiệu quả…Tình Yêu của Thiên Chúa thiêu cháy những giai đoạn mà chúng ta nghĩ rằng phải sắp đặt cho Người…
Anh Bạn Trộm Lành ! – Anh là người thợ của giờ cuối cùng…và có khi ở ngay vào cái…lúc “bảy giờ sau ngọ!”…- Anh: người khách đầu tiên của thiên đàng…và là người khách do chính Chúa Giêsu long trọng công bố…Xin hãy chia sẻ với tôi xem: Anh đã làm như thế nào ? Bởi vì tôi muốn bắt chước Anh…Rất có thể cũng chỉ cần tôi nhận ra tôi…cũng là một tên trộm…thôi chăng !!!
“Lạy Chúa Giêsu ! Xin nhớ đến con!”
Những “ Nháy Mắt” hướng lên Trời và rà quanh Mặt Đất
Tác giả: Hồng Y Roger Etchegaray, Nhà Xuất Bản Fayard: xuất bản ngày mùng 1 tháng giêng 2008, Chuyển ngữ: LM Giuse Ngô Mạnh Điệp
Lời Phi Lộ
Hai mươi năm qua rồi…cuốn sách này lộ diện … với một cái tựa không bình thường…có thể gây tò mò và cũng mang lại khá nhiều lợi ích cho một số đông độc giả.Đã hết từ lâu…nhưng cũng thường xuyên được yêu cầu in lại…và Nhà Xuất bản Fayard đã làm công việc ấy với cùng một kiểu dáng, hình thức…nhưng lại chứa đựng một nội dung được đổi mới cách sâu xa.Thời gian “mật ngọt” với bà con người Marseilles trong những năm đầu đời Giám Mục của mình…chiếm một không gian kha khá…trong cuốn sách…và được phong phú hơn lên nhiều với trải nghiệm được là người Roma bên cạnh Đức Giáo Hoàng Gioan –Phaolô II trong sứ mệnh phục vụ các dân tộc trên khắp hoàn vũ.
Không phải là lối hành văn của những “Hồi Ký”…trong tập sách này…nhưng là một thể văn hoàn toàn khác…và cũng mênh mang giọng kể lể, rộng hơn…và – dưới hình thức những lời chứng – là giọng văn gói ghém trọn vẹn sự trải nghiệm cuộc sống dài lâu mà Thiên Chúa đã ban cho tôi cái hồng ân là được sống hết mình vì vinh quang của Người và vì công việc phục vụ nhiều mặt trong Giáo Hội của Người.Đây chẳng qua chỉ là một lớp kính vạn hoa dọi lại những cái “nháy mắt” – đôi khi ma mãnh - những “cái nháy mắt” hướng về Trời và rà quanh Mặt Đất…từ đó lộ ra mối ưu tư duy nhất của tôi là trở thành một “kẻ đồng lõa” cả với Thiên Chúa lẫn với con người.Thật là điên cuồng sự việc Thiên Chúa ẩn mình giữa chúng ta!Người thu mình lại đàng sau những Lời Hằng Sống mà Người nắm giữ chiếc chìa khóa để mở…để rồi… - đàng sau tất cả những dữ kiện khác nhau - …Người đánh dấu cho con đường chúng ta phải đi…
Tập sách này…căn bản là một tập sách tôn giáo…và - dù là những thoáng nhìn và những sơ lược – thì nó cũng chỉ ích lợi khi được đọc và được suy gẫm với một mức lượng thích ứng: hai đến bốn trang mỗi lần…Tuy nhiên nó cũng không đến nỗi gây nhàm chán lắm đâu…ngược lại…tôi hy vọng…nó cũng gây ngứa…nghẹn… trong họng… như chất rượu bung ra…từ cổ họng một người anh em “ ham hố ” trong vùng Basque …và dĩ nhiên là để chúc sức khoẻ với chiếc ly trên tay: sức khoẻ cho Trời và sức khoẻ cho Đất !
I - Tôi bước đi…như một chú lừa…
Phải…như giống thú…mà một cuốn tự điển Kinh Thánh đã miêu tả thế này: “Giống lừa đất Palestine rất mạnh, chịu nắng khá tốt, ăn đủ mọi thứ gai góc; mấy cái móng đặc biệt…cho nó có những bước đi vững chắc…và nuôi nó cũng không tốn kém bao nhiêu…Nhưng… tật xấu duy nhất của chúng là… cứng đầu và lười biếng. ”
Tôi bước đi…như con lừa ở Giêrusalem…mà Đấng Cứu Thế – ngày Lễ Lá – đã chọn làm vật cưỡi…cho cuộc khải hoàn hoà bình…vào Thành Thánh. Tôi không biết gì nhiều lắm…nhưng tôi biết là tôi mang trên lưng mình Đức Kytô…và tôi lấy làm hãnh diện về điều đó còn hơn cả chuyện mình là một người dân Vùng Basque nữa…Tôi mang Ngài trên lưng…nhưng Ngài mới là Người điều khiển tôi…Tôi biết Ngài đưa tôi vào Nước Ngài – nơi tôi không ngớt được nghỉ ngơi trong những đồng cỏ xanh tươi.
Tôi bước đi – từng bước một – qua những nẻo dốc cheo leo, xa những con đường dành cho xe cộ …mà tốc độ…làm mù mịt bụi bặm…khiến không thể nhìn ra cả vật cưỡi lẫn người trên lưng…Khi tôi vấp một cục đá…chắc chắn là Thầy…cũng nhảy dựng lên…nhưng không khi nào thấy Ngài phiền trách chi…Thật là tuyệt… Ngài quá dễ thương và khá kiên nhẫn đối với tôi: Ngài để cho tôi đủ thời gian để …hí lên…chào mừng cô nàng lừa cái…mê hoặc của Balaam, đủ thời gian để mơ màng giữa một cánh đồng đầy hoa oải hương, và có thể quên đi mất… là tôi … đang mang Ngài trên lưng mình…
Tôi bước đi…lặng lẽ…Hiểu nổi nhau…mà không cần lời diễn tả…là chuyện…hiếm…Vả lại…ngay cả khi Ngài thầm thì vào tai tôi…thì tôi cũng không nghe ra thứ gì với thứ gì….Chỉ có một LỜI thôi…Lời mà tôi hiểu là có vẻ như Ngài chỉ muốn dành cho riêng tôi…và tôi muốn làm chứng về Lời rất thật đó: đó là “Ach của Ta thì êm ái…và gánh của Ta…thì nhẹ nhàng”(Mt 11, 30).Đúng như “đức tin” của một “ con vật”…khi…tôi nhẹ nhàng mang Mẹ Ngài trên lưng đi về Behtléem một buổi chiều mùa Giáng Sinh: “Bà nhẹ tênh…và chỉ lo lắng đến “Tương Lai” trong dạ mình.” Jules Supervielle – nhà thơ bạn của những chú lừa – viết như thế !
Tôi bước đi…trong niềm vui…Khi tôi muốn cất tiếng ngợi khen Ngài…tôi hí lên loạn xà ngầu…và tôi lỗi nhịp lung tung…Ngài – lúc đó – Ngài cười vang thoải mái…tiếng cười làm… cho những lối mòn…thành sàn nhảy vũ trường…và đôi móng tôi… thành đôi giày khiêu vũ nhẹ như gió…Những ngày như thế – tôi xin thề với bạn – là những ngày “đạt” hơn cả…
Tôi bước đi…bước đi…như một chú lừa mang Đức Kytô trên lưng…
II- Những lá thư ngỏ…
Thư gửi Adong
Xin chào Ngài – Cụ “Tổ” kính yêu !
Xin Ngài tha lỗi … vì đã thân thưa với Ngài cách gần gũi như thế mặc dù tôi không được biết Ngài. Nhưng điều rõ ràng nhất trong lịch sử đời Ngài…đó là nó cũng đã trở nên lịch sử của đời tôi…bởi vì chúng ta cùng bị trói buộc vào chung một chiến thuyền…đợi chờ một Adong thứ hai đến…để vớt chúng ta lên trên con tàu cứu chuộc. Nói cho đúng ra…thì khi nhìn vào tôi…tôi nhận ra Ngài: tên của Ngài có nghĩa là con người ở trên mặt đất, con người thuộc về đất, một thứ đất sét màu đỏ quạch. Trên trần Nhà Nguyện Sixtine, vào buổi sáng ngày thứ bảy của công cuộc tạo dựng, ngón tay trỏ của Thiên Chúa Tạo Hóa đã đánh thức chàng thanh niên khôi ngô ấy là Ngài … bất chấp những dấu vết của căn tính thú vật…mà Ngài phải khổ sở lắm mới ngoi lên nổi.
Xin tha thứ vì đã viết cho Ngài một bức thư ngỏ…Điều đó quả thực không nghiêm túc mấy…nhưng từ khi Ngài bị đuổi khỏi Địa Đàng, không ai biết được địa chỉ của Ngài nữa. Origène đã rất phong phú trong tưởng tượng của Ong khi cho rằng thân xác Ngài được nghỉ yên ngay tại nơi Đức Kytô bị treo trên Thánh Giá, và các họa sĩ thời cổ đại đã trồng cây Thánh Giá ngay trên “trốt” Ngài…ở đỉnh Sọ ! Tôi thì tôi thích lý luận của thánh Augustinô hơn: “Thủa xưa…gom lại ở một chỗ…thì Adong hôm nay…lại phân tán đi khắp mặt đất: trong khi “bẻ”chính bản thân mình ra…Ngài đã làm cho đầy mặt địa cầu những “mảnh vụn” của mình.”…
Thủa hồng hoang…Ngài đã sống một sự thâm tình duy nhất với Thiên Chúa. Xin hãy nói với chúng tôi về thời gian đẹp đẽ mà Thiên Chúa tản bộ với Ngài trong gió chiều hiu hiu thổi. (St 3, 8). Nếu giả như tường thuật này được một anh chàng thị dân thành Phocée ( những người xâm chiếm Marseilles trước đây: chú thích của ND) trước tác…thì …chắc chắn là sẽ có chuyện… nghi ngờ Thiên Chúa chơi trò “quăng qua ném lại”(trò chơi cầu của miền Bắc Pháp: chú thích của ND) với Ngài rồi !
Thì dĩ nhiên là Ngài đã gục ngã ngay sau đó …nhưng xin Ngài hãy yên tâm…chắc chắn là tôi không đặt vấn đề về cái tội tổ tông…mà tất cả con người đều bị “dính chấu” ngay từ thủa còn ngo nghue…trong một ôm những khăn và tã trắng bung như lông cừu…Hoàn tòan không hề có ý muốn làm phật lòng Ngài đâu…nhưng tôi cũng muốn thân thưa rằng: Đấng mà người ta gọi là “Adong mới”, Đức Kytô, “Trưởng Tử của mọi thụ tạo”(Col 1, 15-20), Đấng ấy có trước Ngài từ thiên thu… Tình Yêu của Đấng ấy – vốn là Tạo Hoá trước khi là Cứu Chúa – đã đến trước cái tội phạm trứ danh của Ngài lâu lắm rồi. Và cũng thật là hay để biết rằng chúng ta đã từng liên đới với nhau trong ân sủng trước khi vương vấn với nhau trong lỗi phạm.
Chúng ta hát vang trong đêm Vọng Phục Sinh “ Oi tội của Adong – tội thực sự vô cùng cần thiết – tội ấy đã bị tiêu huỷ trong cái chết của Đức Kytô ! Oi tội hồng phúc đã mang đến cho chúng ta Đấng Cứu Chuộc !” Vì thế cho nên mãi mãi tôi xin được cám ơn Ngài, bởi vì con người của ơn cứu chuộc còn tuyệt hơn con người của buổi sáng tạo rất nhiều.
Thư gửi tiên tri Elia
Thánh tiên tri Elia, tại sao tôi lại nghĩ ngay đến Ngài… khi lao trở lại với công việc nhỉ ? Ngài chẳng phải là con người của “màn” cuối, của “hồi” cuối rồi sao – con người mà sứ vụ là đóng lại lịch sử sao? Cái bóng của Ngài lảng vảng trong nhiều trang Tin Mừng…như dấu chỉ của sự hoàn tất thời của Đấng Cứu Thế: từ Gioan Tẩy Giả (Lc 1,17) đến Đức Kytô trên Thánh Giá (Mt 27,47-49) ngang qua Thabor (Mc 9,4).
Ngài đã từng mê hoặc những con người của thời đại Ngài… đến độ… ngay từ sau tiên tri Malakia ( 3, 22 – 24), tất cả các thế hệ đợi trông ngày Ngài trở lại để chuẩn bị đường cho Đấng Cứu Thế…vào thời sau cùng. Những người Hồi Giáo tin rằng hằng năm, “rất tươi trẻ”, Ngài hành hương đến Thánh Địa La Mecque…Những người Do Thái “nhìn” thấy Ngài “lang thang” hết thôn làng này đến thôn làng khác, hết phiên chợ này đến phiên chợ khác…để an ủi những người nghèo khổ…và mỗi ngày shabbat, người cha gia đình nhắc nhở đến Ngài: “Phúc thay kẻ nào đã có dịp cúi chào Ngài !Phúc thay kẻ nào được Elia đáp lại lời chào của mình”.
Lạy tiên tri Elia – Đấng đã tung ra một cuộc thách đấu có một không hai với 450 tiên tri của Baal trên đỉnh Carmel…xin hãy làm cho tôi trở nên chứng nhân mãnh liệt và gan dạ của Đấng Tuyệt Đối trong một thế giới đâm rễ mong manh trong lòng đất hỗn tạp này…
Lạy Ngài – Đấng vẫn nghĩ rằng chỉ còn một mình mình…trung thành với Thiên Chúa, xin hãy giúp tôi nghe được lời của Thiên Chúa đã làm cho Ngài khám phá ra “ số dư tồn bảy ngàn người đã nhất định không quỳ gối trước Baal” (Rm 11,4).
Ngài – “hoàn toàn giống chúng tôi” (Giac 5,17) – Ngài đã thấm thía nỗi hãi sợ, niềm thất vọng – Ngài đã gục đầu ngủ dưới gốc một cây kim tước quạnh hiu…và đã thốt lên lời than thở rất người: ”Không thể ! Chúa ơi ! Con không thể…nữa!”…Xin hãy đưa tôi đến với vị sứ thần – Đấng đã tái phục hồi sức mạnh cho Ngài…để Ngài leo lên đỉnh Horeb, ngọn núi của Thiên Chúa.
Ngài là Đấng – khi quăng cho Elisêô cái áo choàng, Ngài đã trao cho Ong “thần khí” Ngài – Xin cũng hãy trùm phủ tôi với tấm áo choàng ấy của Ngài…và tôi sẽ lại lên đường…dưới ánh mặt trời chói chang…
Xin đừng, thưa Ngài, xin đừng trả lời tôi. Đơn giản chỉ xin Ngài gửi cho tôi tấm áo choàng của Ngài qua đường bưu điện tốc hành ! Và xin cám ơn Ngài trước !
Tôi ký một lần cả ba tên Thánh tôi nhận ngày Rửa Tội: Roger – Maria – Elia !!!
Thư gửi tiên tri Yôna
Không phải chỉ có chuyện con cá voi trong tập sách của Ngài – một trong những tập sách mỏng nhất trong Bộ Kinh Thánh – tập sách giống như một bức tranh dài hay một vở kịch ba hồi: Yôna hay một Con Người giữa biển – Yôna hay cuộc Sám Hối gay gắt của dân thành Ninivê – Yôna hay Khi một con sâu cắn chết cây đu đủ…
Đã có ai biết Ngài rõ chưa, tiên tri Yôna ? Bẳn tính và phản kháng, nạn nhân chứ không là anh hùng, luôn luôn ở giòng ngược, miễn cưỡng mà vâng lời Thiên Chúa, là tay hòa giải chẳng đặng đừng, ngán ngẩm với những thành công của chính mình…Không thể hiểu nổi Ngài, tiên tri Yôna ạ ! Và lại càng không thể hiểu nổi khi Chúa Giêsu lấy câu chuyện không giống ai của Ngài…để làm dấu chỉ: dấu chỉ duy nhất…làm chứng cho Người đối với thế hệ đồng thời với Người. (Mt 12,38-42; 16,1-4; Lc 11, 29 – 32).
Giữa những chuyến phiêu lưu kỳ cục của Ngài trong cái bối cảnh kỳ diệu mà Thiên Chúa tự cho thấy Người là Đấng rất hài hước…Ngài cho chúng tôi thấy khó khăn biết bao để có thể thoát ra khỏi cái chủ nghĩa cá nhân của mình…và cái khuynh hướng có những cái nhìn thiên kiến cũng như in trí của chúng ta…Dễ quá mà cái chuyện có thể cắt đôi thế giới này ra làm hai: Giêrusalem…thánh…một bên…và Ninivê…ngoại đạo…bên kia ! Làm sao dám tin việc Thiên Chúa có thể dàn trải lòng xót thương của Người trên tất cả ? Hơn nữa ai có thể bảo rằng đâu là những người tốt và đâu là những người xấu ? Ai là kẻ dám nghĩ đến chuyện chiếm đoạt Tin Mừng cho một phe phái, cho một giáo đoàn ? Yôna ! “Ngài có lý để mà nổi nóng không ?” (4,4).Thiên Chúa là Thiên Chúa của mọi người !
Thay vì – giống như Ngài – chúng tôi ngồi lại ở vành đai…để nhìn xem điều gì sẽ xảy ra…trên quê hương mình… - Thay vì chúng tôi ôm lấy cái gốc đu đủ của mình – gốc đu đủ uặt èo như phận một bông hồng…chỉ tồn tại “một sáng một chiều” – thì tại sao chúng tôi lại không bảo nhau để cùng có được lòng cảm thương như Thiên Chúa đối với “cái thành lớn lao ấy – thành chứa cả trên một trăm hai chục ngàn người không đủ khả năng để phân biệt nổi tay phải, tay trái của mình !” (4,11).Mỗi người chúng ta đều là “người chăm sóc” của anh em mình, người “chăm sóc” của tất cả mọi người.
Yôna ! Tôi không tìm cách để phục hồi không biết là “thứ …gì”… cho Ngài lúc này đâu, nếu Ngài …đã không bao giờ hiện hữu…Tôi chỉ làm vinh vang cho Ngài…bằng cách sống thế nào đó…để như có một Yôna…nơi mỗi con người chúng tôi…Hãy…thú nhận đi các bạn…Thú nhận rằng có ai không là một Yôna cho một ai đó…hay cho một nhóm nào đó ??? Và kẻ nào dám bảo rằng mình không là một Yôna…bị mửa ra trên bờ biển ??? Như… chỉ việc ấy thôi…cũng đủ để làm cho những cơn bão của chúng ta qua đi…Thật sự mà nói: Thiên Chúa không bao giờ thực hiện loại phép lạ như thế đâu, phải không hỡi Ngài… tiên tri Yôna ???
Thư gửi Cụ Già Syméon
Hy vọng Cụ sẽ là người trao đổi thư từ thường xuyên với tôi…Ngay cả khi chung quanh tôi – vì lịch sự – không một ai dám gán cho tôi cái tĩnh tự “già”…nhưng tôi biết là tôi già…và đó là sự thật…Còn Cụ, ngược lại, Cụ vẫn được xem là đã thành “Cụ”…nhưng Tin Mừng lại nhẹ nhàng ghi rằng: “Ở Giêrusalem…có một người tên là Syméon” (Lc 2, 25).
Dù gì gì đi chăng nữa…thì trong Phòng Nguyện của tôi ở Roma…tôi có để một cái đầu thật đẹp và đáng kính của Cụ bên cạnh tượng Đức Trinh Nữ của lòng dịu hiền. Một bà Mẹ bồng ẵm đứa con của mình: một việc rất ư tự nhiên…thế mà Cụ…lại ngất ngư xuất thần với trẻ bé Giêsu…trong vòng tay ẵm của mình. Cụ đã được Thánh Thần báo trước là sẽ không chết…khi chưa nhìn thấy Đấng Cứu Thế: duyên số tuyệt diệu…đã gắn kết “hai cuộc xuất thần” ấy…để làm rung lên trong trái tim luôn luôn trẻ trung của Cụ - vì mãi mãi ở trong tình trạng đợi chờ - lời kinh Nunc dimitis vốn có cái âm điệu nhẹ nhàng của buổi chiều mặt trời lặn…và buổi sáng mặt trời chói chang…
Tất cả các buổi chiều trong năm, Giáo Hội mời gọi dâng lại trong giờ Kinh Tối thánh thi Cụ đã từng đọc khi xưa…và tôi – trong riêng tư của mình – càng ngày tôi càng thấm thía hơn lời kinh nguyện ấy: ”Giờ đây, lạy Chúa, xin để tôi tớ Người ra đi trong bình an, vì chính mắt tôi đã nhìn thấy Ơn Cứu Độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Israel dân Người.”(Lc 2, 29 – 32). Không biết đến bao giờ…tôi mới thực sự hát lên thánh thi Nunc dimitis của tôi…nhưng với Lời Kinh ấy của Cụ – Cụ Syméon – xin hãy dạy tôi biết…đừng bao giờ bằng lòng và quen dần với việc bồng ẵm Hài Nhi mỗi ngày…nhưng khám phá ra Người… ngày mai…đẹp hơn hôm nay nhiều…
Và thưa Cụ, nếu Cụ có dịp gặp Cụ Bà Nữ Tiên Tri Anna ( người mà tuổi tác được xác định khá rõ: 84 tuổi !)…thì xin Cụ thay chúng tôi để cám ơn Cụ Bà Nữ Tiên Tri ấy…vì Bà đã công khai hóa cuộc gặp gỡ rạng ngời giữa Cụ với Hài Nhi và cha mẹ Người tại Đền Thờ: Bà Cụ thuộc hàng các Thánh Nữ của buổi sáng Phục Sinh.
Cụ Syméon, Cụ là Vị Thánh của tuổi xế chiều.
Thư gửi một bác Biệt Phái nào đó…
Bác Biệt Phái tội nghiệp ! Quả là Bác…bị bôi bác…cách công khai…trong thế giới người kytô hữu…
Bản án của Bác…kéo dài trong hầu hết các thánh đường…Và làm sao mà không nao núng cho được với những cáo trạng mà Đức Giêsu nêu lên cả chuỗi rất ư ấn tượng…để mà cảnh cáo: “Khốn cho các ngươi, Biệt Phái và Luật Sĩ giả hình !”…(nhất là trong Mt 23)? Với một nhân chứng quyền lực như thế…thì – qua các thời đại – người ta rất dễ để đi đến kết luận là tất cả các Biệt Phái đều giả hình…Vì như vậy đó…mà người ta vẫn duy trì tình trạng bài do thái…và sự xúc phạm luân lý…càng làm tổn thương người do thái hơn nữa…khi họ được thừa nhận là những người thừa kế sự nghiệp tinh thần của cha ông họ…
Thẳng thắn mà nói …thì chính các tác giả Tin Mừng…là những tay tỏ ra cay nghiệt đối với Bác…đến độ gần như bất công…khi tổng quát hóa những chuyện như thế này với một thái độ gần như là cực đoan. Có lẽ cũng phải nhìn thấy trong đó nét phản chiếu những lần đụng độ giữa các cộng đoàn kytô hữu và do thái ở một giai đoạn mà do thái giáo còn đang ở dưới quyền các Bác – những Biệt Phái. Lên án cả khối những Biệt Phái…nghĩa là bất công đối với những người bạn chân chính của Chúa Giêsu như Nicôđêmô (xx Gio 3,2; 7, 50-51; 19, 30 ), như Simon – người mời Ngài dự tiệc (Lc 7, 36). Tông đồ Phaolô đã từng tự hào với cái căn cước Biệt Phái của mình (Cv 23, 6; 26, 3 ) và tất cả những gì Ong đón nhận được trong nền giáo dục của Biệt Phái “dưới chân Gamaliel” (Cv 22,3).
Đức Giêsu đã lên án “chủ nghĩa Biệt Phái”…nghĩa là mối nguy hiểm luôn đe doạ tất cả tinh thần tôn giáo khi nó gắn bó chuyện kiếm tìm Thiên Chúa vào việc đạt được những kết quả duy nhờ vào việc áp dụng Lề Luật. Chúng tôi nợ Bác cái ý tưởng về một dân tộc duy nhất – “dân tư tế” – ý tưởng đòi buộc mỗi người phải có một đời sống phục vụ trong những tương quan cá nhân với nhau…Những tương quan giúp dần dần nhận ra khuôn mặt của Thiên Chúa.Chúng tôi nợ Bác ý nghĩa của một Lời của Thiên Chúa được đón nhận và giải thích theo truyền thống sống động.Chúng tôi nợ Bác một sự nhẹ nhàng đầy hoan lạc đối với Lề Luật – thứ Lề Luật hoàn toàn không áp đặt đối với con người – nhưng cơ cấu hoá hiện hữu thường ngày của họ (xx TV 118).
Bác Biệt Phái thân ái !
Tôi cầu nguyện cho Bác…ngay dưới góc cuối ngôi thánh đường…theo gương anh chàng thu thuế nọ…
Tôi cầu nguyện cho Bác…trong thinh lặng của căn phòng tôi ở…
Tôi có thể đoan chắc với Bác rằng: Đức Giêsu rất yêu Bác !
Thư gửi Yuđa,
Tôi ngại ngần khi viết cho Anh…vì sợ những người quanh tôi hiểu lầm. Tôi nghĩ rằng: hằng năm – vào Tuần Thánh – chắc là Anh phải mệt mỏi lắm với những giòng viết nhục mạ Anh. Quả thế, Tin Mừng không khoan nhượng với Anh. Gioan xem Anh như “một tên cướp” (Gio 12,6)…và chính Chúa Giêsu cũng than thở: “tốt hơn là kẻ ấy đừng sinh ra!”(Mc 14, 21). Nếu tôi có viết cho Anh…thì đơn giản chỉ vì Anh là người anh em của tôi…và tôi chưa có thể thấu suốt hết được nỗi niềm bí ẩn nơi Anh. Đồng thời – trong mọi khoảnh khắc – tôi bất chợt thấy mình đặt ra với Đức Kytô cũng một câu hỏi mà các Tông Đồ đã từng đặt ra trước đây…khi Ngài thông báo về Anh…nhưng không đích danh…rằng: một trong Nhóm sẽ phản bội Ngài: “Có phải con không, Thầy ?”
Yuđa ! Anh là ai…khi – cũng như các Tông Đồ khác - Anh đã bỏ mọi sự mà đi theo Chúa Giêsu ? Anh tưởng rằng Chúa Giêsu sẽ chọn Anh và gìn giữ Anh như sứ gỉa loan báo Tin Mừng…khi Ngài đã coi Anh như một tên gian phi bất khả chữa lành…sao ? Nếu Anh quá ham hố tiền bạc như thế…thì làm sao Anh có thể sống ba năm khố rách áo ôm…với Thầy – Đấng “không có cả chỗ để mà đặt đầu xuống nữa !”(Mt 8,20) ? Làm sao Chúa Giêsu –trong buổi chiều Tiệc Ly – đã dám cúi xuống rửa chân cho Anh bằng đôi tay mà ngày mai sẽ bị đinh ghim vào cây gỗ do sự xảo trá của Anh ? Tại sao Anh lại phản bội cách thê thảm như thế… bởi vì Anh không cần phải bán Người Bạn của Anh như vậy để kiếm lấy một nắm tiền keng…trong khi Anh vẫn còn có thể tiếp tục “rút ruột” cái túi đựng tiền chung của cả Nhóm Mười Hai cơ mà ? Nói cho tôi hay đi Yuđa: Anh có phải là một mắt xích không thể thiếu trong cái guồng máy của Công Trình Cứu Chuộc không – khi Anh nghe những lời này: “ Điều gì con phải làm…thì hãy làm đi !”(Gio 13, 27) Hãy nói đi Yuđa: Anh đã thật sự bị phạt đời đời chưa ? Tất cả vấn đề về sự dữ, về tiền định và tự do, về phán xét và cứu độ…đều được cương lên đến cực điểm…do sự sống và cái chết của Anh đó !
Nhất là … Anh đã không là nạn nhân của sự cô độc nơi chính mình đấy ư ? Anh không có được cái may mắn của Phêrô…khi – sau ba lần chối Chúa – lão ta đã bắt gặp đựơc ánh mắt nhìn của Chúa Giêsu…để rồi cay đắng khóc than cho lỗi phạm của mình. Anh đã không nghe thấy tiếng gà gáy…Không ai giúp Anh để Anh có thể khóc. Anh đơn độc một mình…và “bấy giờ là đêm tối”(Gio 13,30) …hay đúng hơn là Satan đã nhập vào Anh (Gio 13,27)…và Anh không thể hòa hợp được nữa với Người Bạn Đường ghê gớm của mình…Anh đã để quá ít thời gian để tởm lợm Satan…hơn là để xoay lưng với Chúa Giêsu…và mau mắn hơn sự thiện, sự dữ sẽ rất sớm làm Anh không thể chịu đựng nổi…Thế nhưng Anh Yuđa tội nghiệp: trong nỗi đơn độc lạnh tanh ấy của mình, sao Anh không để cho câu nói cuối của Chúa Giêsu nói với Anh ngân lên trong lòng Anh – câu nói đầy tin tưởng của ngày đầu tiên gặp gỡ, câu nói tha thiết có thể xé rách không gian tối tăm của nỗi niềm thất vọng trong Anh: “Bạn của Ta !”(Mt 26, 50 ). Anh có còn nghe thấy câu nói ấy không: “Bạn của Ta!” ?
Anh – kẻ đã muốn tự mình trì kéo mình ra khỏi sự hiện hữu của chính mình khi tự treo mình lên trên một nhánh cây - Anh có biết rằng…nếu buông mình vào trong vòng tay của Thiên Chúa…Anh sẽ trở thành con mồi của Tình Yêu vô biên của Người không ? Bởi vì chính Đấng đã từng công bố sẽ không để mất bất cứ một ai trong những người đã được trao cho Ngài “ trừ đứa con hư hỏng” (Gio 17, 12 ) – Đấng ấy …từ rất cao…trên Thánh Giá…đã nài xin ơn tha thứ của Chúa Cha xuống trên tất cả mọi con người.(Lc 23, 34). Với lời kinh cao cả ấy, Chúa Giêsu khép lại phiên tòa dành cho tất cả những kẻ trọng tội, Ngài bác bỏ cái chuyện công lý theo quan niệm của con người: từ đây…chỉ còn lại lòng xót thương của Thiên Chúa. Giáo Hội vẫn giữ nguyên và răn dạy về giáo lý nhiệm mầu của hỏa ngục…nhưng Giáo Hội cấm ngặt việc nêu đích danh một ai đó…là đang bị cầm giữ trong hỏa ngục.
Đó cũng là lý do, Anh Yuđa ạ, lý do để tôi gửi lá thư này theo …kiểu thư lưu trữ và ký gửi…vì không biết Anh đang ở đâu lúc này mà gửi đến…Tôi chợt nhớ tới vở kịch Pagnol viết về Anh và … với cái câu hỏi khá là phiền phức: ”Yuđa lúc này có ở trong hỏa ngục không ?”, tác giả đã soạn sẵn cho Chúa Giêsu câu trả lời “Ta không thể trả lời câu hỏi ấy của quý vị được … bởi vì - nếu trả lời - Ta e rằng con người sẽ lạm dụng lòng từ nhân của Ta !”
Vĩnh biệt Anh, Anh Yuđa !
Thư gửi Anh Trộm Lành: vị khách đầu tiên của Thiên Đàng
“Anh Trộm Lành !” – Tôi thích được gọi Anh như thế…giống như mọi người vẫn gọi Anh cách rất thân tình như vậy…thay vì…cái tên lạ hoắc…mà người ta nhắc đến trong những tập lịch của các nhà thông thái: Dismas ! Khi nói đến “Người Trộm Lành “…người ta biết là chỉ có … Anh mà thôi: không ai lầm hay lộn được ! Anh chính là một trong hai tên bất lương cùng bị treo với Chúa Giêsu…Người ta nghĩ là Anh được treo phía tay hữu của Ngài…chắc là để cho nó phú hợp với cảnh Phán Xét cuối cùng đấy mà. ( Mt 25, 34).
Cũng chẳng cần biết đến cái lý lịch tư pháp của Anh làm gì…Có thể Anh là …tên cướp đã trấn lột người khách trong dụ ngôn Chúa kể…là đang trên đường đi từ Giêrusalem xuống Giêricô. Điều rất rõ ràng (Mt 27,44)…là Anh…loay hoay giữa những lời nguyền rủa và phạm thượng mà đám đông lăng xăng trên đỉnh Sọ đã…quăng vào mặt Đấng Công Chính !!!
Chia sẻ đi chứ – Anh Bạn – chia sẻ xem làm thế nào mà Anh quăng ngay đi được cái thái độ mai mỉa của mình…để ngỏ lời với người bạn đồng lõa của mình…bằng cái giọng điệu của một nhà giảng thuyết Dòng Biển Đức như thế…để rồi Anh trở thành Tông Đồ ngay trong “môi trường những kẻ gian phi” như vậy ? Nhất là xin hãy chia sẻ xem làm thế nào mà Anh có thể có ngay được cuộc đối thoại vừa thâm tình, vừa công khai, vừa nhẹ nhàng và vừa quyết liệt đến thế ? Một cú một thôi…mà người ta nghe ngay được lời khẩn nài từ trong tim của một con người tội nhân và lời thầm thĩ từ trong tim của Vị Thiên Chúa Cứu Chuộc.(Lc 23, 39 – 43).
“Giêsu !”…Anh…gọi Ngài bằng cái tên cúng cơm: cái tên duy nhất có thể mang lại ơn cứu độ. “Xin Ngài hãy nhớ đến tôi…khi Ngài trở lại…trong vinh quang.” Lời khẩn nài của con người khốn khổ…chỉ dám cầu xin một ý tưởng…là nhớ đến thôi…chứ không dám đòi hỏi một chỗ nào đó trong “Vương Triều”…và lại càng không dám mơ đến một chỗ ưu ái…như Giacôbê và Gioan…
“Này Anh ! Ngay hôm nay…Anh sẽ ở trong thiên đàng với Tôi.” Ai mà dám cả gan để thêu dệt những lời như thế – những lời vượt trên tất cả mọi ước mong, những lời được công bố với một giọng điệu long trọng và thân tình trong một xác quyết làm yên tâm ? “Ngay hôm nay” và “với Tôi”: nghĩa là trước Phục Sinh…và trước cả việc xuống thăm và giải thoát…cách khá huyền nhiệm…trong âm phủ…Nếu Lời này…có gây phiền phức cho các nhà chú giải và thần học gia…thì lại là một Lời…không cho phép chúng ta được thất vọng vì bất cứ chuyện gì xảy ra !!! “Ngay hôm nay!”: Nói liền…Làm liền… - y như thời hồng hoang – Lời của Thiên Chúa luôn có sức sáng tạo, luôn mang lại hiệu quả…Tình Yêu của Thiên Chúa thiêu cháy những giai đoạn mà chúng ta nghĩ rằng phải sắp đặt cho Người…
Anh Bạn Trộm Lành ! – Anh là người thợ của giờ cuối cùng…và có khi ở ngay vào cái…lúc “bảy giờ sau ngọ!”…- Anh: người khách đầu tiên của thiên đàng…và là người khách do chính Chúa Giêsu long trọng công bố…Xin hãy chia sẻ với tôi xem: Anh đã làm như thế nào ? Bởi vì tôi muốn bắt chước Anh…Rất có thể cũng chỉ cần tôi nhận ra tôi…cũng là một tên trộm…thôi chăng !!!
“Lạy Chúa Giêsu ! Xin nhớ đến con!”
'Top Ten' người cùi
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
18:24 09/10/2010
Chúa Nhật 28 Thường niên C
(Bài chia sẻ cho các em Thiếu Nhi)
Chúa Giêsu cùng các môn đệ đang trên đường rao giảng Tin mừng, Ngài ngang qua biên giới giữa hai miền Samari và Galilê, bỗng xuất hiện một đám người cùi: 1,2,3,4,5,…10. Có đến mười người kìa (“top ten”)! Quần áo thì tả tơi, tóc tai rối tung, mình mẩy thì đỏ lòm và hôi hám… Có người 3 năm rồi chưa tắm; có người bị cụt ngón tay cái, có người thì cụt bàn chân phải; có người thì bị mất cái cằm, có người thì bị mất cái mũi... Trông họ thật đáng thương, đáng thương vì nỗi đau thể xác và nhất là nỗi đau tinh thần mà họ phải chịu thật là khủng khiếp. Họ bị xã hội phân biệt, cô lập và loại trừ. Bị người thân, bạn bè xa lánh. Đau khổ hơn nữa là người ta vẫn coi họ là những kẻ ô uế tội lỗi công khai, tội lỗi ngập đầu ngập cổ mới bị “dính” căn bệnh quái ác này.
Thế các em đã thấy người cùi bao giờ chưa ? Ngày nay bệnh phong cùi có thể chữa được, nếu được phát hiện sớm; còn ngày xưa thì bệnh phong cùi là một trong tứ chứng nan y: các bác sĩ, các thầy thuốc bó tay.com.
“Top ten” người cùi này đứng từ đàng xa. Họ phải đứng cách xa bao nhiêu thì luật không nói rõ, nhưng có một truyền thống cho biết khi chiều gió thổi xuôi từ người cùi tới người lành, thì người cùi phải đứng cách xa bốn mươi lăm mét. Điều đó phần nào nói lên sự cô lập khủng khiếp mà người cùi phải chịu trong đời sống. Họ đón gặp Chúa Giêsu và xin Người cứu chữa họ. Khi trông thấy Chúa Giêsu, cả mười dù không ai bảo ai, nhưng đồng loạt cất tiếng lớn tiếng kêu van: “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi”.
Thế Chúa Giêsu có chữa lành cho họ ngay tức khắc không ? Không. Chúa truyền cho họ đi trình diện thầy tư tế vì theo luật Môisen chỉ có các tư tế mới có quyền xác nhận người đã được lành bệnh và cho hoà nhập lại cộng đoàn. Họ có nghe theo lời Chúa Giêsu truyền không ? Có. Họ lên đường ngay, không chần chừ, không do dự. Họ lên đường vì vâng theo lời Chúa truyền, và rồi đang đi thì họ thấy mình được lành bệnh. Người này nhìn xuống thấy bàn chân mình tự nhiên liền lại, người kia đưa tay ra thấy tay mình đã lành lặn, người nọ soi gương thấy cái mũi của mình bây giờ sao đẹp quá, đẹp hơn cả khi chưa bị cùi….
Nói chung cả mười người đều được lành sạch và vui mừng hết biết, vui mừng đến độ họ vừa đi vừa nhảy, nhảy điệu Lambađa. Tuy nhiên điều khác biệt là ở chổ chín người vốn là người Do thái, dân riêng của Chúa đã không quay lại cám ơn và tôn vinh Thiên Chúa, nhưng chỉ có một người (tỉ lệ 1/10) mà người đó lại là người Samari, tức là người ngoại giáo. Anh bị khinh dể trước mắt người Do thái, nhưng lại có lòng biết ơn sâu xa. Thể hiện ở chổ chẳng những anh nhận ra ơn huệ Chúa ban cho anh là ơn nhưng không, anh không xứng đáng chút nào. Anh còn biết bày tỏ cách chân thành bằng việc quay trở lại nói lời tạ ơn Thiên Chúa, và bằng hành động sấp mình bái lạy trước Chúa Giêsu. Đây là một cử chỉ qui phục Thiên Chúa, và chỉ có một mình anh được phúc lắng nghe Chúa Giêsu tuyên bố: "Đức tin con đã cứu con". Chính lòng biết ơn đã đưa anh đến thật gần Chúa Giêsu, và nhận ra Người là Đấng Cứu Thế. Nói cách khác, nếu nhờ lòng tin mà anh được chữa lành bệnh tật thể xác, tức bệnh phong cùi, thì nhờ lòng biết ơn chân thành mà anh còn được Chúa cứu chữa cả phần linh hồn. Như thế, anh nhận được không phải 1 mà là 2 phép lạ. Trái lại, 9 người Dothái thì coi ơn được chữa lành là chuyện đương nhiên mà họ đáng được hưởng, nên họ không cần trở lại cám ơn, và cũng chính vì thái độ vô ơn đó mà họ bỏ lỡ cơ hội lãnh nhận hồng ân cứu độ.
Cuộc sống là một chuỗi những ân huệ nối tiếp theo nhau. Những ân huệ này đan xen với những ân huệ khác. Có những ơn do nơi Thiên Chúa, và cũng có những ơn đến từ con người. Vậy nếu cuộc sống là lãnh nhận thì người ta sẽ như thế nào nếu không hề biết nói hai tiếng “cám ơn”, hoặc chẳng bao giờ bày tỏ tấm lòng tri ân ! Ai không biết cám ơn trong những việc nhỏ thì cũng không biết cám ơn trong những việc lớn. Vì thế cần phải tập cám ơn trong từng việc nhỏ.
Một đứa trẻ mới bập bẹ tập nói trong một gia đình có giáo dục, thì tiếng "cám ơn" luôn nằm sẵn trên môi. Một người có nhân cách thực sự là một người có lòng biết ơn. Lòng biết ơn là nét cao đẹp nhất của con người. Biết ơn là nhận ra thân phận bất toàn của mình. Biết ơn là ý thức về tình liên đới với người khác. Biết ơn là thể hiện niềm tin vào Thiên Chúa yêu thương và quan phòng. Vì thế, lòng biết ơn chính là bông hoa rực rỡ, điểm tô cho cuộc sống con người. Một tiếng nói "cám ơn" với tất cả chân thành, một cử chỉ, một hành động biết ơn sâu xa sẽ làm cho chúng ta nên người hơn, và thể hiện niềm tin sâu sắc hơn.
Để kết thúc cha xin kể cho các em nghe câu chuyện về cách thức thể hiện lòng biết ơn sau đây:
Trong một chuyến bay từ Rôma về New York, Đức Tổng Giám mục Fulton Sheen chăm chú nhìn cô tiếp viên hàng không đang đi lại phục vụ quí khách. Thấy cử chỉ lạ của Đức Tổng, cô tiếp viên mạnh dạn đến gần và hỏi:
- Thưa Đức cha, có chuyện gì mà Đức cha lại nhìn con như thế?
Ngài mỉm cười đáp:
- Vì đôi mắt của con rất đẹp!
- Vậy con phải làm gì để cám ơn Chúa đây?
- Con ạ! Chúa đã lấy tất cả sắc đẹp của những người phong cùi ở Trại Cùi Di Linh mà đem tặng cho con. Vậy con hãy đến đó chăm sóc cho họ mà đền đáp ơn Chúa.
Quả thật, chỉ ít lâu sau người ta đã thấy cô tiếp viên xinh đẹp này ngày đêm tận tụy băng bó những vết thương lở loét cho các bệnh nhân phong cùi, tại Trại Cùi Di Linh dưới lớp áo dòng nữ tu.
Một cách thế thể hiện lòng biết ơn trên tuyệt vời ! Giờ đây, các em cùng với cha, chúng ta hãy dâng lên Chúa tâm tình tri ân bằng lời nguyện chân thành này nhé !
Lạy Chúa, suốt cuộc đời chúng con ngụp lặn trong đại dương ân huệ của Chúa, suốt đời chúng con được tắm mát trong dòng suối ân tình của cha mẹ và của mọi người. Xin giúp con biết đón nhận và quí trọng những hồng ân mà Chúa và mọi người đã thương ban cho chúng con với tâm hồn tri ân, nhất là xin cho trọn cuộc đời chúng con trở thành bài ca ngợi khen Chúa hôm nay và mãi mãi. Amen.
(Bài chia sẻ cho các em Thiếu Nhi)
Chúa Giêsu cùng các môn đệ đang trên đường rao giảng Tin mừng, Ngài ngang qua biên giới giữa hai miền Samari và Galilê, bỗng xuất hiện một đám người cùi: 1,2,3,4,5,…10. Có đến mười người kìa (“top ten”)! Quần áo thì tả tơi, tóc tai rối tung, mình mẩy thì đỏ lòm và hôi hám… Có người 3 năm rồi chưa tắm; có người bị cụt ngón tay cái, có người thì cụt bàn chân phải; có người thì bị mất cái cằm, có người thì bị mất cái mũi... Trông họ thật đáng thương, đáng thương vì nỗi đau thể xác và nhất là nỗi đau tinh thần mà họ phải chịu thật là khủng khiếp. Họ bị xã hội phân biệt, cô lập và loại trừ. Bị người thân, bạn bè xa lánh. Đau khổ hơn nữa là người ta vẫn coi họ là những kẻ ô uế tội lỗi công khai, tội lỗi ngập đầu ngập cổ mới bị “dính” căn bệnh quái ác này.
Thế các em đã thấy người cùi bao giờ chưa ? Ngày nay bệnh phong cùi có thể chữa được, nếu được phát hiện sớm; còn ngày xưa thì bệnh phong cùi là một trong tứ chứng nan y: các bác sĩ, các thầy thuốc bó tay.com.
“Top ten” người cùi này đứng từ đàng xa. Họ phải đứng cách xa bao nhiêu thì luật không nói rõ, nhưng có một truyền thống cho biết khi chiều gió thổi xuôi từ người cùi tới người lành, thì người cùi phải đứng cách xa bốn mươi lăm mét. Điều đó phần nào nói lên sự cô lập khủng khiếp mà người cùi phải chịu trong đời sống. Họ đón gặp Chúa Giêsu và xin Người cứu chữa họ. Khi trông thấy Chúa Giêsu, cả mười dù không ai bảo ai, nhưng đồng loạt cất tiếng lớn tiếng kêu van: “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi”.
Thế Chúa Giêsu có chữa lành cho họ ngay tức khắc không ? Không. Chúa truyền cho họ đi trình diện thầy tư tế vì theo luật Môisen chỉ có các tư tế mới có quyền xác nhận người đã được lành bệnh và cho hoà nhập lại cộng đoàn. Họ có nghe theo lời Chúa Giêsu truyền không ? Có. Họ lên đường ngay, không chần chừ, không do dự. Họ lên đường vì vâng theo lời Chúa truyền, và rồi đang đi thì họ thấy mình được lành bệnh. Người này nhìn xuống thấy bàn chân mình tự nhiên liền lại, người kia đưa tay ra thấy tay mình đã lành lặn, người nọ soi gương thấy cái mũi của mình bây giờ sao đẹp quá, đẹp hơn cả khi chưa bị cùi….
Nói chung cả mười người đều được lành sạch và vui mừng hết biết, vui mừng đến độ họ vừa đi vừa nhảy, nhảy điệu Lambađa. Tuy nhiên điều khác biệt là ở chổ chín người vốn là người Do thái, dân riêng của Chúa đã không quay lại cám ơn và tôn vinh Thiên Chúa, nhưng chỉ có một người (tỉ lệ 1/10) mà người đó lại là người Samari, tức là người ngoại giáo. Anh bị khinh dể trước mắt người Do thái, nhưng lại có lòng biết ơn sâu xa. Thể hiện ở chổ chẳng những anh nhận ra ơn huệ Chúa ban cho anh là ơn nhưng không, anh không xứng đáng chút nào. Anh còn biết bày tỏ cách chân thành bằng việc quay trở lại nói lời tạ ơn Thiên Chúa, và bằng hành động sấp mình bái lạy trước Chúa Giêsu. Đây là một cử chỉ qui phục Thiên Chúa, và chỉ có một mình anh được phúc lắng nghe Chúa Giêsu tuyên bố: "Đức tin con đã cứu con". Chính lòng biết ơn đã đưa anh đến thật gần Chúa Giêsu, và nhận ra Người là Đấng Cứu Thế. Nói cách khác, nếu nhờ lòng tin mà anh được chữa lành bệnh tật thể xác, tức bệnh phong cùi, thì nhờ lòng biết ơn chân thành mà anh còn được Chúa cứu chữa cả phần linh hồn. Như thế, anh nhận được không phải 1 mà là 2 phép lạ. Trái lại, 9 người Dothái thì coi ơn được chữa lành là chuyện đương nhiên mà họ đáng được hưởng, nên họ không cần trở lại cám ơn, và cũng chính vì thái độ vô ơn đó mà họ bỏ lỡ cơ hội lãnh nhận hồng ân cứu độ.
Cuộc sống là một chuỗi những ân huệ nối tiếp theo nhau. Những ân huệ này đan xen với những ân huệ khác. Có những ơn do nơi Thiên Chúa, và cũng có những ơn đến từ con người. Vậy nếu cuộc sống là lãnh nhận thì người ta sẽ như thế nào nếu không hề biết nói hai tiếng “cám ơn”, hoặc chẳng bao giờ bày tỏ tấm lòng tri ân ! Ai không biết cám ơn trong những việc nhỏ thì cũng không biết cám ơn trong những việc lớn. Vì thế cần phải tập cám ơn trong từng việc nhỏ.
Một đứa trẻ mới bập bẹ tập nói trong một gia đình có giáo dục, thì tiếng "cám ơn" luôn nằm sẵn trên môi. Một người có nhân cách thực sự là một người có lòng biết ơn. Lòng biết ơn là nét cao đẹp nhất của con người. Biết ơn là nhận ra thân phận bất toàn của mình. Biết ơn là ý thức về tình liên đới với người khác. Biết ơn là thể hiện niềm tin vào Thiên Chúa yêu thương và quan phòng. Vì thế, lòng biết ơn chính là bông hoa rực rỡ, điểm tô cho cuộc sống con người. Một tiếng nói "cám ơn" với tất cả chân thành, một cử chỉ, một hành động biết ơn sâu xa sẽ làm cho chúng ta nên người hơn, và thể hiện niềm tin sâu sắc hơn.
Để kết thúc cha xin kể cho các em nghe câu chuyện về cách thức thể hiện lòng biết ơn sau đây:
Trong một chuyến bay từ Rôma về New York, Đức Tổng Giám mục Fulton Sheen chăm chú nhìn cô tiếp viên hàng không đang đi lại phục vụ quí khách. Thấy cử chỉ lạ của Đức Tổng, cô tiếp viên mạnh dạn đến gần và hỏi:
- Thưa Đức cha, có chuyện gì mà Đức cha lại nhìn con như thế?
Ngài mỉm cười đáp:
- Vì đôi mắt của con rất đẹp!
- Vậy con phải làm gì để cám ơn Chúa đây?
- Con ạ! Chúa đã lấy tất cả sắc đẹp của những người phong cùi ở Trại Cùi Di Linh mà đem tặng cho con. Vậy con hãy đến đó chăm sóc cho họ mà đền đáp ơn Chúa.
Quả thật, chỉ ít lâu sau người ta đã thấy cô tiếp viên xinh đẹp này ngày đêm tận tụy băng bó những vết thương lở loét cho các bệnh nhân phong cùi, tại Trại Cùi Di Linh dưới lớp áo dòng nữ tu.
Một cách thế thể hiện lòng biết ơn trên tuyệt vời ! Giờ đây, các em cùng với cha, chúng ta hãy dâng lên Chúa tâm tình tri ân bằng lời nguyện chân thành này nhé !
Lạy Chúa, suốt cuộc đời chúng con ngụp lặn trong đại dương ân huệ của Chúa, suốt đời chúng con được tắm mát trong dòng suối ân tình của cha mẹ và của mọi người. Xin giúp con biết đón nhận và quí trọng những hồng ân mà Chúa và mọi người đã thương ban cho chúng con với tâm hồn tri ân, nhất là xin cho trọn cuộc đời chúng con trở thành bài ca ngợi khen Chúa hôm nay và mãi mãi. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Canh thức mừng Thánh Mary MacKillop
Vũ Văn An
00:48 09/10/2010
Ngày 17 tháng 10, Chân Phúc Mary MacKillop, người Úc đầu tiên, sẽ được Giáo Hội chính thức tôn phong hiển thánh. Để mừng vui nhân ngày trọng đại này, vào đêm vọng lễ Phong Thánh cho Chân Phúc, 16 tháng 10, Giáo hội Úc sẽ có buổi canh thức chính thức dưới sự chủ tọa của Đức Tổng Giám Mục Wilson, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc, tại Đại Giảng Đường Conciliazione, Rôma. Chúng tôi xin chuyển ngữ nội dung buổi canh thức này:
Tấu khúc ngắn của Didgeridoo
Lời Mẹ Mary MacKillop (qua hệ thống âm thanh) “Hãy nhớ ta chỉ là người lữ hành trên đời. Với ý nghĩ đó luôn trong tâm trí, các thử thách hàng ngày trong đời ta sẽ trở nên êm ái xiết bao” (Viết cho Flora, tháng 11 năm 1866).
Didgeridoo tiếp tục trình diễn
Rước Sách Thánh lên lễ đài
Đi đầu đoàn rước là người thổ dân và sau đó là người thuộc các nền văn hóa khác.
Tất cả cộng đoàn cùng đứng hát bài:
Hymn: Unless a Grain of Wheat
Refrain: Unless a grain of wheat shall fall upon the ground and die.
It remains but a single grain with no life.
1. If you remain in me and my word lives in you,
then you will be my disciples. R/
2. Those who love me are loved by my Father;
We shall be with them and dwell in them. R/
3. Peace I leave with you, my peace I give to you;
peace which the world cannot give is my gift. R/
(Text: John 12:24; Bernadette Farrell, b. 1957, Tune: Bernadette Farrell, b. 1957; ©
1983, Bernadette Farrell, published by OCP Publications)
(Điệp khúc: Nếu hạt lúa không rơi xuống đất và chết đi, nó mãi vẫn chỉ là hạt lúa đơn độc không có sự sống.
1. Nếu các con ở trong Ta và Lời Ta sống trong các con, các con sẽ là môn đệ Ta. Điệp khúc/
2. Ai yêu mến Ta sẽ được Cha Ta yêu mến; Chúng Ta sẽ ở với họ và cư ngụ trong họ. Điệp khúc/
3. Ta để lại bình anh cho các con, Ta ban bình an của Ta cho các con; bình an mà thế gian không thể ban thì Ta ban cho các con. Điệp khúc/)
(Trích Phúc Âm Gioan 12:24; tác giả: Bernadette Farrell)
Chào mừng: Đức Tổng Giám Mục Wilson
Bình anh của Chúa ở cùng anh chị em
Tất cả: Và ở cùng Cha
Cầu nguyện: Đức Tổng Giám Mục Wilson
Chúng ta hãy cầu nguyện
Lạy Thiên Chúa mến yêu, được nâng lên giữa chúng con là Chúa Giêsu chịu đóng đinh như dấu chỉ tình yêu bền vững của Chúa, và là bảo chứng ơn Chúa cứu độ. Xin Chúa ban ơn chữa lành và sự sống đời đời cho những ai ngước nhìn thánh giá với đức tin như chân phúc Mary MacKillop ái nữ Chúa từng làm. Chúng con cầu xin điều ấy vì Chúa chúng con là Chúa Giêsu Kitô, Con Chúa, Đấng hằng sống hằng trị cùng Chúa và Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng.
Amen.
Những người rước Sách Thánh lên lễ đài trở về chỗ ngồi của mình trong đại giảng đường.
Phụng Vụ Lời Chúa
Sách Thánh (Bản NRSV) được công bố từ Bục Đọc Sách
Lời của Chân Phúc Mary MacKillop được đọc từ bục gần thánh giá
Mọi người ngồi
Lời Chúa 1
Lúc ấy Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người, ‘Ai muốn trở thành môn đệ của Thầy, thì hãy từ bỏ mình, vác thánh giá hàng ngày mà theo Thầy. Vì ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất nó; còn ai mất mạng sống mình vì Thầy thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Luca 9:23-24).
Lời Chân Phúc Mary MacKillop 1
Thánh giá là phần phúc của con, nó là sự nghỉ ngơi và điểm tựa dịu ngọt của con. Con không thể hạnh phúc nếu không có thánh giá của mình. Con sẽ không bao giờ từ bỏ nó để đổi lấy mọi điều thế gian có thể hiến cho. Với Thánh Giá, con tràn trề hạnh phúc, không có Thánh Giá, con như người lạc lõng. (gửi cho mẹ ngày 26 tháng 2 năm 1872).
Suy niệm (qua loa phóng thanh)
Từ lúc còn nhỏ, Chân Phúc Maria đã chịu nhiều khổ cực trong đời, vì gia đình, vì sức khỏe yếu kém và vì người khác. Tình yêu Chúa Giêsu của Chân Phúc đã dẫn Bà đến chỗ nhìn nhận những khổ cực ấy như ơn phúc của Chúa và nhờ thế, Bà đã ôm lấy cây Thánh Giá ấy hàng ngày.
Im lặng
Đơn ca điệp khúc:
It is in love that God now leads us,
it is with love that God reproves us,
and it is through love that God lets us see love in all.
© 2010, Christopher Willcock; word Jenny O’Brien based on words of Mary
MacKillop
(Chính trong tình yêu, Thiên Chúa dẫn dắt ta,
Chính bằng tình yêu, Thiên Chúa quở trách ta,
Và qua tình yêu, Thiên Chúa cho ta thấy tình yêu nơi mọi người)
Lời Chúa 2:
Quay lại các môn đệ, Chúa Giêsu nói: ‘Mọi sự đã được Cha Thầy trao cho Thầy; và không ai biết Con ngoại trừ Cha, và không ai biết Cha ngoại trừ Con và những người được Con chọn để mạc khải về Người. Hãy đến với Thầy, tất cả những ai mệt mỏi và đang mang nặng, Thầy sẽ cho các con nghỉ ngơi. Hãy mang lấy ách của Thầy và hãy học hỏi nơi Thầy; vì thấy dịu dàng và khiêm nhường trong lòng, và chúng con sẽ được nghỉ ngơi trong tâm hồn. Vì ách của Thầy thì êm ái, và gánh của Thầy thì nhẹ nhàng’ (Mt 11:27-30)
Lời Chân Phúc Mary MacKillop 2:
Nỗi lo lắng duy nhất của tôi là sợ mình sa phạm trong các buồn khổ và nhục mạ Người có thể đặt để trên tôi. Với các tôi tớ trung thành của Chúa, tôi không thể nói tôi yêu mến sự nhục mạ, nhưng tôi biết chắc nó có ích cho tôi, nên nếu Người gửi tới cho tôi, tôi sẽ biết ơn Người. Tôi hết lòng mong ước được trở nên bất cứ điều gì như ý Chúa muốn cho tôi (Tháng 12 năm 1898).
Suy niệm
Chân Phúc Maria thường phải đối diện với nhiều quyết định khó khăn và đôi khi bị nhục mạ và phiền não công khai, vì chính mình hay vì các nữ tu của mình. Bà cầu nguyện liên lỉ để được lòng can đảm chấp nhận mọi thử thách, coi chúng như lời mời gọi chia sẻ các đau khổ của Chúa Kitô.
Ca đoàn hát điệp khúc:
It is in love that God now leads us,
it is with love that God reproves us,
and it is through love that God lets us see love in all.
(© 2010, Christopher Willcock; word Jenny O’Brien based on words of Mary
MacKillop)
(Chính trong tình yêu, Thiên Chúa dẫn dắt ta,
Chính bằng tình yêu, Thiên Chúa quở trách ta,
Và qua tình yêu, Thiên Chúa cho ta thấy tình yêu nơi mọi người)
Lời Chúa 3:
Chúa Giêsu nhìn các môn đệ và nói: hãy thương xót như Cha các con là Đấng Thương Xót. Đừng phán xét, để các con không bị phán xét; đừng kết án, để các con không bị kết án. Hãy tha thứ để các con được tha thứ; hãy cho đi để các con được nhận lãnh. Người ta sẽ đổ vào lòng các con một đấu đủ lượng, được dằn được lắc, đầy tràn; vì các con cho đấu nào, các con sẽ nhận được đấu ấy. (Luca 6:36-38).
Lời Chân Phúc Mary MacKillop 3:
Tôi cảm thấy một nỗi đau đặc biệt khi nghe nói một thánh giá nào đó đã đến với ta từ bàn tay một người tốt lành. Theo tôi, thánh giá ấy càng làm ta gần Chúa hơn, chứ không bao giờ làm tôi nghĩ xấu về người ấy. Tôi chỉ thấy bàn tay Chúa dùng các dụng cụ ấy để thanh tẩy con cái của Người, và do đó, ta phải cầu nguyện cho những người như trên, coi họ như các ân nhân lớn lao của ta (Tháng 11 năm 1866).
Suy Niệm:
Chân phúc Maria từng kinh qua nhiều khắc khoải và thống khổ vì bị những người bà coi là bạn hiểu lầm và phản bội. Nhờ liên lỉ tập chú vào Thánh Giá, Chân Phúc đã có thể coi mọi nghịch cảnh như món quà Chúa gửi và do đó biết cảm tạ và cầu nguyện cho những người chống lại mình.
Mọi người cùng hát điệp khúc:
It is in love that God now leads us,
it is with love that God reproves us,
and it is through love that God lets us see love in all.
© 2010, Christopher Willcock; word Jenny O’Brien based on words of Mary
MacKillop
(Chính trong tình yêu, Thiên Chúa dẫn dắt ta,
Chính bằng tình yêu, Thiên Chúa quở trách ta,
Và qua tình yêu, Thiên Chúa cho ta thấy tình yêu nơi mọi người)
Lời Chúa 4:
Ðược quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Chúa Giêsu trở về miền Galilê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận. Người giảng dạy trong các hội đường của họ, và được mọi người tôn vinh. Rồi Chúa Giêsu đến Nadarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sabát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:
Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa. (Luca 4: 16 – 19).
Lời Chân Phúc Mary MacKillop 4:
Ta hãy xin Thánh Giuse bầu cử để ta có được tình yêu sốt sắng và quảng đại đối với Chúa Giêsu, một tình yêu sẽ làm ta giống như Người… Một tình yêu,… sẽ làm ta sung sướng được phục vụ Người nơi người nghèo, và nơi người bé nhỏ bị bỏ rơi, một tình yêu sẽ dạy ta biết kiên nhẫn với các lỗi lầm của họ, và biết yêu thương tìm cách giúp họ thắng vượt các lỗi lầm ấy. Tình yêu Chúa Kitô đó không thể có trong tâm hồn ta nếu nó không giúp ta sống trong tình bác ái và yêu thương hoàn hảo. (Thư gửi Các Nữ Tu ngày 19 tháng 3 năm 1893)
Suy niệm
Tình yêu của Chân Phúc Maria đối với Chúa Kitô phong phú đến độ nó giúp bà nhận ra sự đau khổ của Chúa Kitô nơi người nghèo, người bệnh, người bị áp bức và cô đơn. Và do đó, được thúc đẩy bởi lòng cảm thương trìu mến và tinh thần thánh quan thầy Giuse, Chân Phúc Maria luôn quảng đại và quên mình phục vụ tất cả những ai cần đến và thúc giục các chị em của mình cùng làm như thế.
Mọi người cùng hát điệp khúc:
It is in love that God now leads us,
it is with love that God reproves us,
and it is through love that God lets us see love in all.
(© 2010, Christopher Willcock; word Jenny O’Brien based on words of Mary
MacKillop).
(Chính trong tình yêu, Thiên Chúa dẫn dắt ta,
Chính bằng tình yêu, Thiên Chúa quở trách ta,
Và qua tình yêu, Thiên Chúa cho ta thấy tình yêu nơi mọi người)
Tôn kính Lời Chúa và Thánh Giá
Kèn Didgeridoo.
Những người rước Sách Thánh lúc đầu giờ đây lại tiến lên lễ đài.
Các nhóm đã được chỉ định cũng tiến lên để tỏ lòng tôn kính Thánh Giá và Lời Chúa: Trước nhất là người Thổ Dân và Maori; sau là người Pêru, Đông Timor, Việt Nam, người có gia đình, người cao niên, người trẻ, các Nữ Tu. Sau đó, tất cả đứng bên Thánh Giá.
Khi đoàn rước tiến lên, cộng đoàn ca bài:If I could tell the love of God
1. If I could tell the love of God
I’d sing of one my heart enjoys,
of one who whispers, warm and calm,
of one whose tender touch persists.
If I could tell the love of God
I’d sing of beauty rarely seen,
of shadow gums and stringy bark,
of track and water hard to find.
2. If I could tell the love of God
I’d sing of women seen as fools
because, in Joseph’s hidden way,
they crossed an empty land with trust.
If I could tell the love of God
I’d sing of women working hard,
receiving bits of broken bread,
and poor enough to serve the poor.
3. If I could tell the love of God
I’d sing of Christ who chose the Cross.
His wisdom brings the mighty down;
his strength uplifts the stable’s child.
If I could tell the love of God
I’d sing of Christ who chose the Cross.
His justice mends a broken world,
his mercy turns the grave around.
If I could tell the love of God,
If I could tell the love of God.
© 1995 Noel Rowe and Christopher Willcock
(Nếu tôi biết kể tình yêu Thiên Chúa
1. Nếu tôi biết kể tình yêu Thiên Chúa
Tôi sẽ hát về một người tôi đang tận hưởng
Một người thỏ thẻ, ấm áp và thanh thản
Một người đụng tới tôi êm ái nhưng tôi nhớ mãi.
Nếu tôi biết kể tình yêu Thiên Chúa
Tôi sẽ ca ngợi vẻ đẹp ít thấy,
Ca ngợi cây bạch đàn nhiều bóng râm và những vỏ cây có thớ,
Ca ngợi con đường mòn và nguồn nước hiếm hoi.
2. Nếu tôi biết kể tình yêu Thiên Chúa
Tôi sẽ ca ngợi những người đàn bà bị coi là ngu dại,
vì theo gương bí nhiệm của Giuse,
họ đã tin tưởng băng qua mảnh đất trống.
Nếu tôi biết kể tình yêu Thiên Chúa
Tôi sẽ ca ngợi những người đàn bà làm việc cực nhọc,
Mà chỉ nhận được ít vụn bánh mì,
Và nghèo đủ để có thể phục vụ người nghèo.
3. Nếu tôi biết kể tình yêu Thiên Chúa
Tôi sẽ ca ngợi Đức Kitô, Đấng đã chọn Thánh Giá.
Sự khôn ngoan của Người hạ bệ kẻ quyền uy;
Sức mạnh của Người nâng cao bé thơ chuồng bò.
Nếu tôi biết kể tình yêu Thiên Chúa
Tôi sẽ ca ngợi Đức Kitô, Đấng đã chọn Thánh Giá.
Công lý của Người đã hàn gắn thế giới tan hoang,
Lòng thương xót của Người đã làm mồ chôn chuyển hướng.
Nếu tôi biết kể tình yêu Thiên Chúa
Nếu tôi biết kể tình yêu Thiên Chúa).
Từ bục đọc phía gần thánh giá:
‘Ta đừng từ chối điều gì đối với tình yêu Chúa. Người đã hạ mình và chịu khổ vì ta.Ta hãy hân hoan cho Người thấy ta sẵn sàng chịu đựng bất cứ điều gì Người đoái thương yêu cầu’ (Gửi Các Nữ Tu: ngày 18 tháng 9 năm 1906)
Từ bục đọc Sách Thánh, một phụ nữ Pêru tuyên đọc bằng tiếng Tây Ban Nha và từ bục bên kia, một phụ nữ Đông Timor tuyên đọc bằng tiếng Tetum (tiếng Anh chiếu trên màn hình).
‘Nhiều phụ nữ hiện diện tại nơi đóng đinh, đứng xa xa mà nhìn, họ cũng chính là các phụ nữ đã theo Chúa Giêsu từ Galilê và chăm sóc Người’ (Mátthêu 27:55-56)
Im lặng
Từ bục đọc Sách Thánh (cũng cùng một giọng nói nhưng bằng tiếng Anh):
Sau ngày Sabát, vào rạng đông ngày thứ nhất trong tuần, Maria Mađalêna và bà Maria khác đi ra mồ. Thiên thần nói với các bà: ‘Các bà đừng sợ; tôi biết các bà đang tìm kiếm Chúa Giêsu, Đấng đã bị đóng đinh. Người không có ở đây; vì Người đã sống lại như Người đã nói. Các bà hãy tới mà coi nơi Người nằm. Rồi hãy mau đi nói cho các môn đệ của Người hay’ (Mátthêu 28:1, 5-7a)
Mọi người vẫn tiếp tục đứng cạnh Thánh Giá
Nữ Tu Anne Derwin: Chúng ta hãy đứng lên và cầu xin để nhờ lời cầu bầu của Chân Phúc Maria MacKillop, cả chúng ta nữa cũng được can đảm trung thành với Thánh Giá và Lời Chúa trong hành trình cuộc sống hàng ngày của ta.
Kinh Cầu Chân Phúc Maria MacKillop (hát)
Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
Lạy Chúa, xin thương xót chúng con
Lạy Chúa Kitô, xin thương xót chúng con
Lạy Chúa Kitô, xin thương xót chúng con
Lạy Chúa, xin thương xót chúng con
Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
Lạy Chúa Kitô, xin thương nghe chúng con
Lạy Chúa Kitô, xin đoái thương nghe chúng con.
Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên mọi sự, xin thương xót chúng con
Đức Chúa Con là Đấng cứu chuộc trần gian, xin thương xót chúng con
Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật, xin thương xót chúng con
Ba Ngôi thánh thiện là một Đức Chúa Trời, xin thương xót chúng con
Rất thánh Đức Mẹ Maria, cầu cho chúng con
Thánh Giuse, cầu cho chúng con
Thánh Gioan Baotixita, cầu cho chúng con
Chân Phúc Maria Thánh Giá, cầu cho chúng con
Để chúng con trung thành với thánh ý Chúa, cầu cho chúng con
Để chúng con tin tưởng vào sự chăm sóc yêu thương của Chúa, cầu cho chúng con
Để chúng con biết lòng thương xót của Chúa, cầu cho chúng con
Để chúng con đáp lại Chúa Thánh Thần, cầu cho chúng con
Để chúng con sùng kính Trái Tim Chúa Giêsu, cầu cho chúng con
Để chúng con chấp nhận Thánh Giá trong cuộc sống, cầu cho chúng con
Để chúng con tha thứ tất cả những ai xúc phạm tới chúng con, cầu cho chúng con
Để chúng con bênh vực nhân phẩm, cầu cho chúng con
Lạy Chân Phúc Maria MacKillop xin cầu bầu cho chúng con
Trên hành trình đời sống xin hãy tới hộ giúp chúng con
Lạy Chân Phúc Maria Thánh Giá, xin cầu cho chúng con
Biết sống đơn sơ, xin cầu cho chúng con.
Biết phục vụ người bị bỏ quên, xin cầu cho chúng con.
Biết dạy dỗ những người bé nhỏ của Chúa, xin cầu cho chúng con.
Biết đứng về phía người cô thế, xin cầu cho chúng con.
Biết phục vụ với lòng cảm thương, xin cầu cho chúng con.
Lạy Chân Phúc Maria MacKillop xin cho chúng con lòng hăng say của ngài
Để chúng con biết đáp ứng mọi người thiếu thốn.
Lạy Chân Phúc Maria Thánh Giá, xin đồng hành với chúng con.
Lạy quà phúc Chúa gửi cho chúng con hôm nay, xin đồng hành với chúng con.
Lạy chứng nhân Phúc Âm, xin đồng hành với chúng con.
Lạy Đấng Hành Hương trên đời, xin đồng hành với chúng con.
Lạy Đấng an ủi người bệnh và người lâm chung, xin đồng hành với chúng con.
Lạy sức mạnh cho mọi người mệt mỏi, xin đồng hành với chúng con.
Lạy Đấng lãnh đạo bằng gương sáng, xin đồng hành với chúng con.
Lạy Đấng luôn mở lòng cho Thánh Nhan Chúa, xin đồng hành với chúng con.
Lạy Đấng chuyên chăm cầu nguyện và đầy lòng can đảm, xin đồng hành với chúng con.
Lạy Chân Phúc Maria MacKillop xin luôn nhắc nhở chúng con
chúng con chỉ là lữ khách ở đời này.
Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa Hằng Sống, xin nhận lời chúng con cầu nguyện.
Lạy Chúa Kitô xin thương nghe chúng con, Lạy Chúa Kitô, xin thương nghe chúng con.
Lạy Chúa Giêsu xin nhận lời chúng con cầu nguyện, lạy Chúa Giêsu xin nhận lời chúng con cầu nguyện.
(Lời: Therese McGarry rsj & Monica Barlow rsj. Music: Joseph Dryzga © 2007 Trustees of the Sisters of St Joseph of the Sacred Heart)
Cầu nguyện cho dân
Đức Tổng Giám Mục Wilson:
Chúng ta hãy cúi đầu, cầu xin Chúa chúc lành.
Im lặng
Lạy Chúa nhân hậu, nhờ quyền lực ơn thánh Chúa, xin ban cho dân Chúa được nghị lực và sức mạnh khi họ hân hoan mong đợi lễ phong thánh của Chân Phúc Maria MacKillop. Xin cho họ được trung thành với Chúa trong cầu nguyện và tận tụy với nhau trong công việc bác ái. Xin Chúa ban điều ấy nhờ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con.
Tất cả: Amen.
Đức Tổng Giám Mục Wilson: Xin Thiên Chúa toàn năng ban phúc lành cho anh chị em, nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.
Tất cả: Amen.
Nữ Tu Anne Derwin: Chúng ta hãy rời nơi đây với lòng mong chờ và phấn khích đầy cầu nguyện trong khi mong đợi buổi cử hành hân hoan vào ngày mai.
Thánh ca sau cùng: From Penola’s Plains
1. Loving God, we give you thanks this day as gladly we rejoice,
that a woman’s life should so proclaim a love that heard your voice.
Now inspired by her example, may we strive to seek your face,
so that in our rugged homeland the poor will find a place.
Here with Mary of the Cross we pray your truth may guide our way,
that our open hearts may hear your call to follow you each day.
2. Let our praise now fill this joyful space as loudly we proclaim
that in Mary’s life we see the faith that glorifies your name.
For her heart knew your compassion at the plight of children poor.
So she mustered all her courage and saw her future call.
Trusting firm in you she ventured forth, her eyes upon your cross.
From Penola’s plains to all the world, her arms reached out in love.
3. Holy Spirit gift of live divine, with you we dare to dream.
may your wisdom come to lead us on where justice reigns supreme.
Now may Mary’s love inspire us, and the cross still lead us on.
Give us hearts that never waver ‘til victory is won.
Let our lives show forth your tender love, compassion warm and bold.
Help us bring Good News to all the world, your Spirit-Love unfold.
(Text, © 2009, Michael Herry fms and Geoffrey Cox.
Music: Gustav Holst (1874-1934) adapted by Michael Herry).
(Từ Đồng Bằng Penola
1. Lạy Chúa yêu thương, hôm nay, chúng con cảm tạ Chúa khi hân hoan vui mừng,
Vì đời sống một phụ nữ đã tuyên xưng một tình yêu biết nghe tiếng Chúa.
Giờ đây, nhờ cảm hứng gương sáng của ngài, chúng con cố gắng tìm kiếm thánh nhan Chúa, để trong đất tổ chông gai, người nghèo tìm được nơi ở.
Tại đây, cùng với Maria Thánh Giá, chúng con cầu xin chân lý Chúa soi dẫn đường chúng con đi,
để trái tim rộng mở của chúng con nghe được tiếng Chúa mời gọi chúng con theo Chúa mỗi ngày.
2. Giờ đây, xin cho lời ca tụng của chúng con tràn đầy chốn hân hoan này khi chúng con cất tiếng tuyên xưng: trong đời sống Maria MacKillop, chúng con nhìn thấy niềm tin tôn vinh Danh Chúa.
Vì trái tim bà biết rõ lòng xót thương Chúa đối với số phận con cái nghèo khổ.
Nên bà đã tập trung mọi can đảm và nhận ra ơn gọi tương lai của mình.
Tin tưởng vững chắc vào Chúa, bà đã mạnh bạo lên đường, dõi mắt vào Thánh Giá Chúa.
Từ đồng bằng Penola tới khắp thế giới, cánh tay bà yêu thương vươn tới.
3. Lạy Chúa Thánh Thần, hồng ân Thiên Chúa hằng sống, với Chúa, chúng con dám mơ ước.
Ước chi khôn ngoan của Chúa đến hướng dẫn chúng con tới nơi công lý ngự trị.
Giờ đây, xin tình yêu của Maria cảm hứng chúng con, và Thánh Giá luôn dẫn dắt chúng con lên đường.
Xin ban cho chúng con trái tim không bao giờ giao động cho đến ngày toàn thắng.
Xin cho cuộc sống chúng con chiếu rõi tình yêu dịu dàng của Chúa, lòng cảm thương ấm áp và mạnh bạo của Chúa.
Xin giúp chúng con đem Tin Mừng tới khắp thế gian, giãi bày Thánh Thần Tình Yêu của Chúa).
Tấu khúc ngắn của Didgeridoo
Lời Mẹ Mary MacKillop (qua hệ thống âm thanh) “Hãy nhớ ta chỉ là người lữ hành trên đời. Với ý nghĩ đó luôn trong tâm trí, các thử thách hàng ngày trong đời ta sẽ trở nên êm ái xiết bao” (Viết cho Flora, tháng 11 năm 1866).
Didgeridoo tiếp tục trình diễn
Rước Sách Thánh lên lễ đài
Đi đầu đoàn rước là người thổ dân và sau đó là người thuộc các nền văn hóa khác.
Tất cả cộng đoàn cùng đứng hát bài:
Hymn: Unless a Grain of Wheat
Refrain: Unless a grain of wheat shall fall upon the ground and die.
It remains but a single grain with no life.
1. If you remain in me and my word lives in you,
then you will be my disciples. R/
2. Those who love me are loved by my Father;
We shall be with them and dwell in them. R/
3. Peace I leave with you, my peace I give to you;
peace which the world cannot give is my gift. R/
(Text: John 12:24; Bernadette Farrell, b. 1957, Tune: Bernadette Farrell, b. 1957; ©
1983, Bernadette Farrell, published by OCP Publications)
(Điệp khúc: Nếu hạt lúa không rơi xuống đất và chết đi, nó mãi vẫn chỉ là hạt lúa đơn độc không có sự sống.
1. Nếu các con ở trong Ta và Lời Ta sống trong các con, các con sẽ là môn đệ Ta. Điệp khúc/
2. Ai yêu mến Ta sẽ được Cha Ta yêu mến; Chúng Ta sẽ ở với họ và cư ngụ trong họ. Điệp khúc/
3. Ta để lại bình anh cho các con, Ta ban bình an của Ta cho các con; bình an mà thế gian không thể ban thì Ta ban cho các con. Điệp khúc/)
(Trích Phúc Âm Gioan 12:24; tác giả: Bernadette Farrell)
Chào mừng: Đức Tổng Giám Mục Wilson
Bình anh của Chúa ở cùng anh chị em
Tất cả: Và ở cùng Cha
Cầu nguyện: Đức Tổng Giám Mục Wilson
Chúng ta hãy cầu nguyện
Lạy Thiên Chúa mến yêu, được nâng lên giữa chúng con là Chúa Giêsu chịu đóng đinh như dấu chỉ tình yêu bền vững của Chúa, và là bảo chứng ơn Chúa cứu độ. Xin Chúa ban ơn chữa lành và sự sống đời đời cho những ai ngước nhìn thánh giá với đức tin như chân phúc Mary MacKillop ái nữ Chúa từng làm. Chúng con cầu xin điều ấy vì Chúa chúng con là Chúa Giêsu Kitô, Con Chúa, Đấng hằng sống hằng trị cùng Chúa và Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng.
Amen.
Những người rước Sách Thánh lên lễ đài trở về chỗ ngồi của mình trong đại giảng đường.
Phụng Vụ Lời Chúa
Sách Thánh (Bản NRSV) được công bố từ Bục Đọc Sách
Lời của Chân Phúc Mary MacKillop được đọc từ bục gần thánh giá
Mọi người ngồi
Lời Chúa 1
Lúc ấy Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người, ‘Ai muốn trở thành môn đệ của Thầy, thì hãy từ bỏ mình, vác thánh giá hàng ngày mà theo Thầy. Vì ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất nó; còn ai mất mạng sống mình vì Thầy thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Luca 9:23-24).
Lời Chân Phúc Mary MacKillop 1
Thánh giá là phần phúc của con, nó là sự nghỉ ngơi và điểm tựa dịu ngọt của con. Con không thể hạnh phúc nếu không có thánh giá của mình. Con sẽ không bao giờ từ bỏ nó để đổi lấy mọi điều thế gian có thể hiến cho. Với Thánh Giá, con tràn trề hạnh phúc, không có Thánh Giá, con như người lạc lõng. (gửi cho mẹ ngày 26 tháng 2 năm 1872).
Suy niệm (qua loa phóng thanh)
Từ lúc còn nhỏ, Chân Phúc Maria đã chịu nhiều khổ cực trong đời, vì gia đình, vì sức khỏe yếu kém và vì người khác. Tình yêu Chúa Giêsu của Chân Phúc đã dẫn Bà đến chỗ nhìn nhận những khổ cực ấy như ơn phúc của Chúa và nhờ thế, Bà đã ôm lấy cây Thánh Giá ấy hàng ngày.
Im lặng
Đơn ca điệp khúc:
It is in love that God now leads us,
it is with love that God reproves us,
and it is through love that God lets us see love in all.
© 2010, Christopher Willcock; word Jenny O’Brien based on words of Mary
MacKillop
(Chính trong tình yêu, Thiên Chúa dẫn dắt ta,
Chính bằng tình yêu, Thiên Chúa quở trách ta,
Và qua tình yêu, Thiên Chúa cho ta thấy tình yêu nơi mọi người)
Lời Chúa 2:
Quay lại các môn đệ, Chúa Giêsu nói: ‘Mọi sự đã được Cha Thầy trao cho Thầy; và không ai biết Con ngoại trừ Cha, và không ai biết Cha ngoại trừ Con và những người được Con chọn để mạc khải về Người. Hãy đến với Thầy, tất cả những ai mệt mỏi và đang mang nặng, Thầy sẽ cho các con nghỉ ngơi. Hãy mang lấy ách của Thầy và hãy học hỏi nơi Thầy; vì thấy dịu dàng và khiêm nhường trong lòng, và chúng con sẽ được nghỉ ngơi trong tâm hồn. Vì ách của Thầy thì êm ái, và gánh của Thầy thì nhẹ nhàng’ (Mt 11:27-30)
Lời Chân Phúc Mary MacKillop 2:
Nỗi lo lắng duy nhất của tôi là sợ mình sa phạm trong các buồn khổ và nhục mạ Người có thể đặt để trên tôi. Với các tôi tớ trung thành của Chúa, tôi không thể nói tôi yêu mến sự nhục mạ, nhưng tôi biết chắc nó có ích cho tôi, nên nếu Người gửi tới cho tôi, tôi sẽ biết ơn Người. Tôi hết lòng mong ước được trở nên bất cứ điều gì như ý Chúa muốn cho tôi (Tháng 12 năm 1898).
Suy niệm
Chân Phúc Maria thường phải đối diện với nhiều quyết định khó khăn và đôi khi bị nhục mạ và phiền não công khai, vì chính mình hay vì các nữ tu của mình. Bà cầu nguyện liên lỉ để được lòng can đảm chấp nhận mọi thử thách, coi chúng như lời mời gọi chia sẻ các đau khổ của Chúa Kitô.
Ca đoàn hát điệp khúc:
It is in love that God now leads us,
it is with love that God reproves us,
and it is through love that God lets us see love in all.
(© 2010, Christopher Willcock; word Jenny O’Brien based on words of Mary
MacKillop)
(Chính trong tình yêu, Thiên Chúa dẫn dắt ta,
Chính bằng tình yêu, Thiên Chúa quở trách ta,
Và qua tình yêu, Thiên Chúa cho ta thấy tình yêu nơi mọi người)
Lời Chúa 3:
Chúa Giêsu nhìn các môn đệ và nói: hãy thương xót như Cha các con là Đấng Thương Xót. Đừng phán xét, để các con không bị phán xét; đừng kết án, để các con không bị kết án. Hãy tha thứ để các con được tha thứ; hãy cho đi để các con được nhận lãnh. Người ta sẽ đổ vào lòng các con một đấu đủ lượng, được dằn được lắc, đầy tràn; vì các con cho đấu nào, các con sẽ nhận được đấu ấy. (Luca 6:36-38).
Lời Chân Phúc Mary MacKillop 3:
Tôi cảm thấy một nỗi đau đặc biệt khi nghe nói một thánh giá nào đó đã đến với ta từ bàn tay một người tốt lành. Theo tôi, thánh giá ấy càng làm ta gần Chúa hơn, chứ không bao giờ làm tôi nghĩ xấu về người ấy. Tôi chỉ thấy bàn tay Chúa dùng các dụng cụ ấy để thanh tẩy con cái của Người, và do đó, ta phải cầu nguyện cho những người như trên, coi họ như các ân nhân lớn lao của ta (Tháng 11 năm 1866).
Suy Niệm:
Chân phúc Maria từng kinh qua nhiều khắc khoải và thống khổ vì bị những người bà coi là bạn hiểu lầm và phản bội. Nhờ liên lỉ tập chú vào Thánh Giá, Chân Phúc đã có thể coi mọi nghịch cảnh như món quà Chúa gửi và do đó biết cảm tạ và cầu nguyện cho những người chống lại mình.
Mọi người cùng hát điệp khúc:
It is in love that God now leads us,
it is with love that God reproves us,
and it is through love that God lets us see love in all.
© 2010, Christopher Willcock; word Jenny O’Brien based on words of Mary
MacKillop
(Chính trong tình yêu, Thiên Chúa dẫn dắt ta,
Chính bằng tình yêu, Thiên Chúa quở trách ta,
Và qua tình yêu, Thiên Chúa cho ta thấy tình yêu nơi mọi người)
Lời Chúa 4:
Ðược quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Chúa Giêsu trở về miền Galilê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận. Người giảng dạy trong các hội đường của họ, và được mọi người tôn vinh. Rồi Chúa Giêsu đến Nadarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sabát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:
Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa. (Luca 4: 16 – 19).
Lời Chân Phúc Mary MacKillop 4:
Ta hãy xin Thánh Giuse bầu cử để ta có được tình yêu sốt sắng và quảng đại đối với Chúa Giêsu, một tình yêu sẽ làm ta giống như Người… Một tình yêu,… sẽ làm ta sung sướng được phục vụ Người nơi người nghèo, và nơi người bé nhỏ bị bỏ rơi, một tình yêu sẽ dạy ta biết kiên nhẫn với các lỗi lầm của họ, và biết yêu thương tìm cách giúp họ thắng vượt các lỗi lầm ấy. Tình yêu Chúa Kitô đó không thể có trong tâm hồn ta nếu nó không giúp ta sống trong tình bác ái và yêu thương hoàn hảo. (Thư gửi Các Nữ Tu ngày 19 tháng 3 năm 1893)
Suy niệm
Tình yêu của Chân Phúc Maria đối với Chúa Kitô phong phú đến độ nó giúp bà nhận ra sự đau khổ của Chúa Kitô nơi người nghèo, người bệnh, người bị áp bức và cô đơn. Và do đó, được thúc đẩy bởi lòng cảm thương trìu mến và tinh thần thánh quan thầy Giuse, Chân Phúc Maria luôn quảng đại và quên mình phục vụ tất cả những ai cần đến và thúc giục các chị em của mình cùng làm như thế.
Mọi người cùng hát điệp khúc:
It is in love that God now leads us,
it is with love that God reproves us,
and it is through love that God lets us see love in all.
(© 2010, Christopher Willcock; word Jenny O’Brien based on words of Mary
MacKillop).
(Chính trong tình yêu, Thiên Chúa dẫn dắt ta,
Chính bằng tình yêu, Thiên Chúa quở trách ta,
Và qua tình yêu, Thiên Chúa cho ta thấy tình yêu nơi mọi người)
Tôn kính Lời Chúa và Thánh Giá
Kèn Didgeridoo.
Những người rước Sách Thánh lúc đầu giờ đây lại tiến lên lễ đài.
Các nhóm đã được chỉ định cũng tiến lên để tỏ lòng tôn kính Thánh Giá và Lời Chúa: Trước nhất là người Thổ Dân và Maori; sau là người Pêru, Đông Timor, Việt Nam, người có gia đình, người cao niên, người trẻ, các Nữ Tu. Sau đó, tất cả đứng bên Thánh Giá.
Khi đoàn rước tiến lên, cộng đoàn ca bài:If I could tell the love of God
1. If I could tell the love of God
I’d sing of one my heart enjoys,
of one who whispers, warm and calm,
of one whose tender touch persists.
If I could tell the love of God
I’d sing of beauty rarely seen,
of shadow gums and stringy bark,
of track and water hard to find.
2. If I could tell the love of God
I’d sing of women seen as fools
because, in Joseph’s hidden way,
they crossed an empty land with trust.
If I could tell the love of God
I’d sing of women working hard,
receiving bits of broken bread,
and poor enough to serve the poor.
3. If I could tell the love of God
I’d sing of Christ who chose the Cross.
His wisdom brings the mighty down;
his strength uplifts the stable’s child.
If I could tell the love of God
I’d sing of Christ who chose the Cross.
His justice mends a broken world,
his mercy turns the grave around.
If I could tell the love of God,
If I could tell the love of God.
© 1995 Noel Rowe and Christopher Willcock
(Nếu tôi biết kể tình yêu Thiên Chúa
1. Nếu tôi biết kể tình yêu Thiên Chúa
Tôi sẽ hát về một người tôi đang tận hưởng
Một người thỏ thẻ, ấm áp và thanh thản
Một người đụng tới tôi êm ái nhưng tôi nhớ mãi.
Nếu tôi biết kể tình yêu Thiên Chúa
Tôi sẽ ca ngợi vẻ đẹp ít thấy,
Ca ngợi cây bạch đàn nhiều bóng râm và những vỏ cây có thớ,
Ca ngợi con đường mòn và nguồn nước hiếm hoi.
2. Nếu tôi biết kể tình yêu Thiên Chúa
Tôi sẽ ca ngợi những người đàn bà bị coi là ngu dại,
vì theo gương bí nhiệm của Giuse,
họ đã tin tưởng băng qua mảnh đất trống.
Nếu tôi biết kể tình yêu Thiên Chúa
Tôi sẽ ca ngợi những người đàn bà làm việc cực nhọc,
Mà chỉ nhận được ít vụn bánh mì,
Và nghèo đủ để có thể phục vụ người nghèo.
3. Nếu tôi biết kể tình yêu Thiên Chúa
Tôi sẽ ca ngợi Đức Kitô, Đấng đã chọn Thánh Giá.
Sự khôn ngoan của Người hạ bệ kẻ quyền uy;
Sức mạnh của Người nâng cao bé thơ chuồng bò.
Nếu tôi biết kể tình yêu Thiên Chúa
Tôi sẽ ca ngợi Đức Kitô, Đấng đã chọn Thánh Giá.
Công lý của Người đã hàn gắn thế giới tan hoang,
Lòng thương xót của Người đã làm mồ chôn chuyển hướng.
Nếu tôi biết kể tình yêu Thiên Chúa
Nếu tôi biết kể tình yêu Thiên Chúa).
Từ bục đọc phía gần thánh giá:
‘Ta đừng từ chối điều gì đối với tình yêu Chúa. Người đã hạ mình và chịu khổ vì ta.Ta hãy hân hoan cho Người thấy ta sẵn sàng chịu đựng bất cứ điều gì Người đoái thương yêu cầu’ (Gửi Các Nữ Tu: ngày 18 tháng 9 năm 1906)
Từ bục đọc Sách Thánh, một phụ nữ Pêru tuyên đọc bằng tiếng Tây Ban Nha và từ bục bên kia, một phụ nữ Đông Timor tuyên đọc bằng tiếng Tetum (tiếng Anh chiếu trên màn hình).
‘Nhiều phụ nữ hiện diện tại nơi đóng đinh, đứng xa xa mà nhìn, họ cũng chính là các phụ nữ đã theo Chúa Giêsu từ Galilê và chăm sóc Người’ (Mátthêu 27:55-56)
Im lặng
Từ bục đọc Sách Thánh (cũng cùng một giọng nói nhưng bằng tiếng Anh):
Sau ngày Sabát, vào rạng đông ngày thứ nhất trong tuần, Maria Mađalêna và bà Maria khác đi ra mồ. Thiên thần nói với các bà: ‘Các bà đừng sợ; tôi biết các bà đang tìm kiếm Chúa Giêsu, Đấng đã bị đóng đinh. Người không có ở đây; vì Người đã sống lại như Người đã nói. Các bà hãy tới mà coi nơi Người nằm. Rồi hãy mau đi nói cho các môn đệ của Người hay’ (Mátthêu 28:1, 5-7a)
Mọi người vẫn tiếp tục đứng cạnh Thánh Giá
Nữ Tu Anne Derwin: Chúng ta hãy đứng lên và cầu xin để nhờ lời cầu bầu của Chân Phúc Maria MacKillop, cả chúng ta nữa cũng được can đảm trung thành với Thánh Giá và Lời Chúa trong hành trình cuộc sống hàng ngày của ta.
Kinh Cầu Chân Phúc Maria MacKillop (hát)
Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
Lạy Chúa, xin thương xót chúng con
Lạy Chúa Kitô, xin thương xót chúng con
Lạy Chúa Kitô, xin thương xót chúng con
Lạy Chúa, xin thương xót chúng con
Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
Lạy Chúa Kitô, xin thương nghe chúng con
Lạy Chúa Kitô, xin đoái thương nghe chúng con.
Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên mọi sự, xin thương xót chúng con
Đức Chúa Con là Đấng cứu chuộc trần gian, xin thương xót chúng con
Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật, xin thương xót chúng con
Ba Ngôi thánh thiện là một Đức Chúa Trời, xin thương xót chúng con
Rất thánh Đức Mẹ Maria, cầu cho chúng con
Thánh Giuse, cầu cho chúng con
Thánh Gioan Baotixita, cầu cho chúng con
Chân Phúc Maria Thánh Giá, cầu cho chúng con
Để chúng con trung thành với thánh ý Chúa, cầu cho chúng con
Để chúng con tin tưởng vào sự chăm sóc yêu thương của Chúa, cầu cho chúng con
Để chúng con biết lòng thương xót của Chúa, cầu cho chúng con
Để chúng con đáp lại Chúa Thánh Thần, cầu cho chúng con
Để chúng con sùng kính Trái Tim Chúa Giêsu, cầu cho chúng con
Để chúng con chấp nhận Thánh Giá trong cuộc sống, cầu cho chúng con
Để chúng con tha thứ tất cả những ai xúc phạm tới chúng con, cầu cho chúng con
Để chúng con bênh vực nhân phẩm, cầu cho chúng con
Lạy Chân Phúc Maria MacKillop xin cầu bầu cho chúng con
Trên hành trình đời sống xin hãy tới hộ giúp chúng con
Lạy Chân Phúc Maria Thánh Giá, xin cầu cho chúng con
Biết sống đơn sơ, xin cầu cho chúng con.
Biết phục vụ người bị bỏ quên, xin cầu cho chúng con.
Biết dạy dỗ những người bé nhỏ của Chúa, xin cầu cho chúng con.
Biết đứng về phía người cô thế, xin cầu cho chúng con.
Biết phục vụ với lòng cảm thương, xin cầu cho chúng con.
Lạy Chân Phúc Maria MacKillop xin cho chúng con lòng hăng say của ngài
Để chúng con biết đáp ứng mọi người thiếu thốn.
Lạy Chân Phúc Maria Thánh Giá, xin đồng hành với chúng con.
Lạy quà phúc Chúa gửi cho chúng con hôm nay, xin đồng hành với chúng con.
Lạy chứng nhân Phúc Âm, xin đồng hành với chúng con.
Lạy Đấng Hành Hương trên đời, xin đồng hành với chúng con.
Lạy Đấng an ủi người bệnh và người lâm chung, xin đồng hành với chúng con.
Lạy sức mạnh cho mọi người mệt mỏi, xin đồng hành với chúng con.
Lạy Đấng lãnh đạo bằng gương sáng, xin đồng hành với chúng con.
Lạy Đấng luôn mở lòng cho Thánh Nhan Chúa, xin đồng hành với chúng con.
Lạy Đấng chuyên chăm cầu nguyện và đầy lòng can đảm, xin đồng hành với chúng con.
Lạy Chân Phúc Maria MacKillop xin luôn nhắc nhở chúng con
chúng con chỉ là lữ khách ở đời này.
Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa Hằng Sống, xin nhận lời chúng con cầu nguyện.
Lạy Chúa Kitô xin thương nghe chúng con, Lạy Chúa Kitô, xin thương nghe chúng con.
Lạy Chúa Giêsu xin nhận lời chúng con cầu nguyện, lạy Chúa Giêsu xin nhận lời chúng con cầu nguyện.
(Lời: Therese McGarry rsj & Monica Barlow rsj. Music: Joseph Dryzga © 2007 Trustees of the Sisters of St Joseph of the Sacred Heart)
Cầu nguyện cho dân
Đức Tổng Giám Mục Wilson:
Chúng ta hãy cúi đầu, cầu xin Chúa chúc lành.
Im lặng
Lạy Chúa nhân hậu, nhờ quyền lực ơn thánh Chúa, xin ban cho dân Chúa được nghị lực và sức mạnh khi họ hân hoan mong đợi lễ phong thánh của Chân Phúc Maria MacKillop. Xin cho họ được trung thành với Chúa trong cầu nguyện và tận tụy với nhau trong công việc bác ái. Xin Chúa ban điều ấy nhờ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con.
Tất cả: Amen.
Đức Tổng Giám Mục Wilson: Xin Thiên Chúa toàn năng ban phúc lành cho anh chị em, nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.
Tất cả: Amen.
Nữ Tu Anne Derwin: Chúng ta hãy rời nơi đây với lòng mong chờ và phấn khích đầy cầu nguyện trong khi mong đợi buổi cử hành hân hoan vào ngày mai.
Thánh ca sau cùng: From Penola’s Plains
1. Loving God, we give you thanks this day as gladly we rejoice,
that a woman’s life should so proclaim a love that heard your voice.
Now inspired by her example, may we strive to seek your face,
so that in our rugged homeland the poor will find a place.
Here with Mary of the Cross we pray your truth may guide our way,
that our open hearts may hear your call to follow you each day.
2. Let our praise now fill this joyful space as loudly we proclaim
that in Mary’s life we see the faith that glorifies your name.
For her heart knew your compassion at the plight of children poor.
So she mustered all her courage and saw her future call.
Trusting firm in you she ventured forth, her eyes upon your cross.
From Penola’s plains to all the world, her arms reached out in love.
3. Holy Spirit gift of live divine, with you we dare to dream.
may your wisdom come to lead us on where justice reigns supreme.
Now may Mary’s love inspire us, and the cross still lead us on.
Give us hearts that never waver ‘til victory is won.
Let our lives show forth your tender love, compassion warm and bold.
Help us bring Good News to all the world, your Spirit-Love unfold.
(Text, © 2009, Michael Herry fms and Geoffrey Cox.
Music: Gustav Holst (1874-1934) adapted by Michael Herry).
(Từ Đồng Bằng Penola
1. Lạy Chúa yêu thương, hôm nay, chúng con cảm tạ Chúa khi hân hoan vui mừng,
Vì đời sống một phụ nữ đã tuyên xưng một tình yêu biết nghe tiếng Chúa.
Giờ đây, nhờ cảm hứng gương sáng của ngài, chúng con cố gắng tìm kiếm thánh nhan Chúa, để trong đất tổ chông gai, người nghèo tìm được nơi ở.
Tại đây, cùng với Maria Thánh Giá, chúng con cầu xin chân lý Chúa soi dẫn đường chúng con đi,
để trái tim rộng mở của chúng con nghe được tiếng Chúa mời gọi chúng con theo Chúa mỗi ngày.
2. Giờ đây, xin cho lời ca tụng của chúng con tràn đầy chốn hân hoan này khi chúng con cất tiếng tuyên xưng: trong đời sống Maria MacKillop, chúng con nhìn thấy niềm tin tôn vinh Danh Chúa.
Vì trái tim bà biết rõ lòng xót thương Chúa đối với số phận con cái nghèo khổ.
Nên bà đã tập trung mọi can đảm và nhận ra ơn gọi tương lai của mình.
Tin tưởng vững chắc vào Chúa, bà đã mạnh bạo lên đường, dõi mắt vào Thánh Giá Chúa.
Từ đồng bằng Penola tới khắp thế giới, cánh tay bà yêu thương vươn tới.
3. Lạy Chúa Thánh Thần, hồng ân Thiên Chúa hằng sống, với Chúa, chúng con dám mơ ước.
Ước chi khôn ngoan của Chúa đến hướng dẫn chúng con tới nơi công lý ngự trị.
Giờ đây, xin tình yêu của Maria cảm hứng chúng con, và Thánh Giá luôn dẫn dắt chúng con lên đường.
Xin ban cho chúng con trái tim không bao giờ giao động cho đến ngày toàn thắng.
Xin cho cuộc sống chúng con chiếu rõi tình yêu dịu dàng của Chúa, lòng cảm thương ấm áp và mạnh bạo của Chúa.
Xin giúp chúng con đem Tin Mừng tới khắp thế gian, giãi bày Thánh Thần Tình Yêu của Chúa).
Người Công giáo đang thua trận trên các bộ máy tìm kiếm (search engines)
Phụng Nghi
08:24 09/10/2010
Ngày nay, khi một người có trình độ trung bình thắc mắc về một vấn đề gì, chỗ đầu tiên người đó thường đến hỏi là ở đâu? Google.com. Hay nói theo kiểu bình dân là: “Hỏi ông Gù”. Google là khởi đầu cho gần như mọi cuộc hành trình trong đời.
Người ta ai cũng có những câu hỏi – rất nhiều câu hỏi (Google.com mỗi ngày nhận được hàng tỷ câu hỏi). Đó là nơi người ta, ít nhất là khởi đầu, tìm kiếm những câu trả lời. Mà họ không chỉ tìm kiếm cách thức nấu ăn, những chuyện tiếu lâm vui cười, triệu chứng bệnh tật, giờ chiếu các bộ phim. Quả nhiều khi họ kiếm tìm những câu trả lời cho các vấn nạn sâu xa của đời người.
Tin vui là Giáo hội Công giáo có những câu trả lời cho những điều họ đang tìm hiểu. Tin buồn là những bộ máy tìm kiếm, chẳng hạn như Google.com, còn chưa hoàn toàn biết đến điều đó. Đây là lỗi của chúng ta.
Chẳng hạn, nếu bạn đánh “What do Christians believe (Người Kitô giáo tin điều gì?)” vào Google.com, thì trong 10 kết quả đầu tiên không thấy có gì là Công giáo hết. Một số có tính thân thiện với Công giáo (một số không), nhưng tuyệt nhiên không có kết quả nào trình bầy rõ rệt và chính xác quan điểm của Công giáo.
Bây giờ, nói đúng ra là vì chúng ta thường dùng từ “Catholic (Công giáo)” thay vì “Christian (Kitô giáo)” trong các tài liệu trên mạng. Nhưng người có trình độ trung bình có đánh như thế khi tìm kiếm?
Cách nào chăng nữa, cả khi thay vào đó, bạn tìm kiếm “What do Catholics believe (Người Công giáo tin điều gì)”, thì kết quả cũng chẳng sáng sủa hơn. Đúng vậy, kết quả tìm được là chỉ có một ít trang mạng xuất sắc trình bầy tốt đẹp về đức tin Công giáo. Nhưng cũng còn một số coi bộ… không gây ấn tượng. Mà cũng còn dẫn đến một số địa điểm bài bác Công giáo nữa. Dĩ nhiên, điều đó khó có thể tránh được trong một bộ máy tìm kiếm, nhưng kiểu tìm kiếm như thế nên hiện ra những gì tốt đẹp nhất trong những điều tốt đẹp nhất của chúng ta. Và chúng ta nên có nhiều hơn là chỉ mấy hiển thị mạnh mẽ xuất sắc.
Bạn sẽ thấy là trang mạng của Tòa thánh Vatican không hiển thị trong cả hai câu hỏi nói trên…, và ngay cả trong 10 trang đầu tiên của những kết quả tìm kiếm (chúng tôi không đủ nhẫn nại để đào sâu vào những trang kế tiếp nữa). Thật không may khi ai đó tìm hiểu xem người Công giáo/người Kitô giáo tin điều gì lại không được dẫn đến trang mạng của giới chức có thẩm quyền nhất trên địa cầu này (là Tòa thánh Vatican) trong 10 trang đầu của kết quả tìm kiếm!
Một tìm kiếm khác: “Is there a God (Có một đấng Thiên Chúa chăng)”. Kết quả: Một nửa hữu thần. Một nửa vô thần. Mạng Công giáo: Zero.
Một tìm kiếm khác nữa: “Who is Jesus (Chúa Giêsu là ai)”. Kết quả: Một trang mạng Lutheran. Một trang mạng đạo Mormon. Nhiều trang mạng Evangelical/Fundamentalist (Giáo thuyết Cơ bản). Mạng Công giáo: Zero. Người Mormon lại còn mua các liên kết được bảo trợ (sponsored links) cho những tìm kiếm này. Việc đó đủ thấy họ tận lực giảng đạo tới đâu.
Dù sao chăng nữa, các kết quả Google đưa ra không phải những yếu tố tối thượng. Nhưng chúng khá là quan trọng vào thời buổi này. Chúng ta có rất nhiều nội dung Công giáo tốt đẹp trên mạng. Chỉ cần trau chuốt lại đôi chút, sắp xếp, trình bày và chia sẻ cách nào đó cho người tìm kiếm dễ thấy được, đặc biệt là khi có quá nhiều những điều làm ta lãng trí quanh đó đang làm tốt đẹp những chuyện này hơn hẳn chúng ta.
Cải tiến một khía cạnh trong các nỗ lực phúc âm hóa quả thực có thể tạo ra những kết quả lớn lao hơn chúng ta tưởng.
Nguồn: Matthew Warner/National Catholic Register
Người ta ai cũng có những câu hỏi – rất nhiều câu hỏi (Google.com mỗi ngày nhận được hàng tỷ câu hỏi). Đó là nơi người ta, ít nhất là khởi đầu, tìm kiếm những câu trả lời. Mà họ không chỉ tìm kiếm cách thức nấu ăn, những chuyện tiếu lâm vui cười, triệu chứng bệnh tật, giờ chiếu các bộ phim. Quả nhiều khi họ kiếm tìm những câu trả lời cho các vấn nạn sâu xa của đời người.
Tin vui là Giáo hội Công giáo có những câu trả lời cho những điều họ đang tìm hiểu. Tin buồn là những bộ máy tìm kiếm, chẳng hạn như Google.com, còn chưa hoàn toàn biết đến điều đó. Đây là lỗi của chúng ta.
Chẳng hạn, nếu bạn đánh “What do Christians believe (Người Kitô giáo tin điều gì?)” vào Google.com, thì trong 10 kết quả đầu tiên không thấy có gì là Công giáo hết. Một số có tính thân thiện với Công giáo (một số không), nhưng tuyệt nhiên không có kết quả nào trình bầy rõ rệt và chính xác quan điểm của Công giáo.
Bây giờ, nói đúng ra là vì chúng ta thường dùng từ “Catholic (Công giáo)” thay vì “Christian (Kitô giáo)” trong các tài liệu trên mạng. Nhưng người có trình độ trung bình có đánh như thế khi tìm kiếm?
Cách nào chăng nữa, cả khi thay vào đó, bạn tìm kiếm “What do Catholics believe (Người Công giáo tin điều gì)”, thì kết quả cũng chẳng sáng sủa hơn. Đúng vậy, kết quả tìm được là chỉ có một ít trang mạng xuất sắc trình bầy tốt đẹp về đức tin Công giáo. Nhưng cũng còn một số coi bộ… không gây ấn tượng. Mà cũng còn dẫn đến một số địa điểm bài bác Công giáo nữa. Dĩ nhiên, điều đó khó có thể tránh được trong một bộ máy tìm kiếm, nhưng kiểu tìm kiếm như thế nên hiện ra những gì tốt đẹp nhất trong những điều tốt đẹp nhất của chúng ta. Và chúng ta nên có nhiều hơn là chỉ mấy hiển thị mạnh mẽ xuất sắc.
Bạn sẽ thấy là trang mạng của Tòa thánh Vatican không hiển thị trong cả hai câu hỏi nói trên…, và ngay cả trong 10 trang đầu tiên của những kết quả tìm kiếm (chúng tôi không đủ nhẫn nại để đào sâu vào những trang kế tiếp nữa). Thật không may khi ai đó tìm hiểu xem người Công giáo/người Kitô giáo tin điều gì lại không được dẫn đến trang mạng của giới chức có thẩm quyền nhất trên địa cầu này (là Tòa thánh Vatican) trong 10 trang đầu của kết quả tìm kiếm!
Một tìm kiếm khác: “Is there a God (Có một đấng Thiên Chúa chăng)”. Kết quả: Một nửa hữu thần. Một nửa vô thần. Mạng Công giáo: Zero.
Một tìm kiếm khác nữa: “Who is Jesus (Chúa Giêsu là ai)”. Kết quả: Một trang mạng Lutheran. Một trang mạng đạo Mormon. Nhiều trang mạng Evangelical/Fundamentalist (Giáo thuyết Cơ bản). Mạng Công giáo: Zero. Người Mormon lại còn mua các liên kết được bảo trợ (sponsored links) cho những tìm kiếm này. Việc đó đủ thấy họ tận lực giảng đạo tới đâu.
Dù sao chăng nữa, các kết quả Google đưa ra không phải những yếu tố tối thượng. Nhưng chúng khá là quan trọng vào thời buổi này. Chúng ta có rất nhiều nội dung Công giáo tốt đẹp trên mạng. Chỉ cần trau chuốt lại đôi chút, sắp xếp, trình bày và chia sẻ cách nào đó cho người tìm kiếm dễ thấy được, đặc biệt là khi có quá nhiều những điều làm ta lãng trí quanh đó đang làm tốt đẹp những chuyện này hơn hẳn chúng ta.
Cải tiến một khía cạnh trong các nỗ lực phúc âm hóa quả thực có thể tạo ra những kết quả lớn lao hơn chúng ta tưởng.
Nguồn: Matthew Warner/National Catholic Register
Đức Thánh Cha kêu gọi kiểm chứng việc áp dụng giáo luật đông phương
LM Trần Đức Anh OP
17:22 09/10/2010
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các Giáo Hội Công Giáo Đông phương kiểm điểm việc áp dụng bộ giáo luật đông phương đồng thời đẩy mạnh việc bảo tồn gia sản truyền thống của mình.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 9-10-2010, dành cho 400 tham dự viên hội nghị quốc tế nhân dịp kỷ niệm 20 năm Đức Gioan Phaolô 2 ban hành bộ giáo luật Công Giáo Đông phương. Hiện diện tại buổi tiếp kiến có đông đảo các vị Thượng Phụ, TGM trưởng, các GM và đại diện các Giáo Hội Kitô khác, nhân dịp các vị về Roma tham dự Thượng HĐGM Trung Đông bắt đầu từ chúa nhật 10-10-2010. Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nói:
”Việc kỷ niệm 20 năm này không những là một buổi tưởng niệm để duy trì ký ức, nhưng còn là cơ hội để tất cả các Giáo Hội Công Giáo Đông phương tự quản kiểm điểm xem Bộ giáo luật có hiệu lực thế nào đối với tất cả các Giáo Hội Công Giáo Đông phương và được áp dụng ra sao trong đời sống thường nhật của các Giáo Hội này; các Giáo Hội Đông phương đã ban hành luật riêng cho mình thế nào, để ý tới bộ giáo luật Công Giáo Đông phương cũng như các qui định của Công đồng chung Vatican 2”.
ĐTC đề cao Bộ giáo luật Công Giáo Đông phương như một văn kiện giá trị để bảo tồn và phát huy nghi lễ của mỗi giáo hội, được hiểu như một ”gia sản phụng vụ, thần học, tu đức và kỷ luật.. Các khoản trong bộ giáo luật này khích lệ tất cả các Giáo Hội Đông phương bảo tồn căn tính của mình, vừa là đông phương vừa là Công Giáo. Khi duy trì niềm hiệp thông Công Giáo, các Giáo Hội Công Giáo Đông phương không hề muốn từ bỏ lòng trung thành với truyền thống của mình.. Vì thế, tất cả các Giáo Hội Công Giáo Đông phương đều có nghĩa vụ bảo tồn gia sản kỷ luật chung và nuôi dưỡng các truyền thống riêng của mình, là điều phong phú đối với toàn thể Giáo Hội”.
Sau cùng, ĐTC nói rằng: ”Trong khuôn khổ sự dấn thân hiên nay của Giáo Hội tái truyền giảng Tin Mừng, giáo luật như một trật tự đặc biệt và không thể thiếu được trong hành trình của Giáo Hội, sẽ góp phần hữu hiệu vào đời sống và sứ mạng của Giáo Hội trên thế giới nếu tất cả mọi thành phần dân Chúa biết giải thích luật một cách khôn ngoan và trung thành áp dụng”.
Hội nghị về Bộ giáo luật Công Giáo Đông phương khai diễn hôm 8-10 vừa qua. Trong số các thuyết trình viên có ĐHY Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, Đức TGM Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô và Đức TGM Francesco Coccopalmerio Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản luật.
Bộ giáo luật Công Giáo Đông phương được công bố ngày 18-10 năm 1990 và bắt đầu có hiệu lực từ 1-10 năm 1991, liên quan đến 23 Giáo Hội Công Giáo Đông phương tự quản thuộc 5 nghi lễ chính. Bộ luật này có 1.546 điều khoản và được coi là một văn kiện đề cao tầm quan trọng của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương giữa lòng Giáo Hội hoàn vũ (SD 9-10, KNA 8-10-2010)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 9-10-2010, dành cho 400 tham dự viên hội nghị quốc tế nhân dịp kỷ niệm 20 năm Đức Gioan Phaolô 2 ban hành bộ giáo luật Công Giáo Đông phương. Hiện diện tại buổi tiếp kiến có đông đảo các vị Thượng Phụ, TGM trưởng, các GM và đại diện các Giáo Hội Kitô khác, nhân dịp các vị về Roma tham dự Thượng HĐGM Trung Đông bắt đầu từ chúa nhật 10-10-2010. Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nói:
”Việc kỷ niệm 20 năm này không những là một buổi tưởng niệm để duy trì ký ức, nhưng còn là cơ hội để tất cả các Giáo Hội Công Giáo Đông phương tự quản kiểm điểm xem Bộ giáo luật có hiệu lực thế nào đối với tất cả các Giáo Hội Công Giáo Đông phương và được áp dụng ra sao trong đời sống thường nhật của các Giáo Hội này; các Giáo Hội Đông phương đã ban hành luật riêng cho mình thế nào, để ý tới bộ giáo luật Công Giáo Đông phương cũng như các qui định của Công đồng chung Vatican 2”.
ĐTC đề cao Bộ giáo luật Công Giáo Đông phương như một văn kiện giá trị để bảo tồn và phát huy nghi lễ của mỗi giáo hội, được hiểu như một ”gia sản phụng vụ, thần học, tu đức và kỷ luật.. Các khoản trong bộ giáo luật này khích lệ tất cả các Giáo Hội Đông phương bảo tồn căn tính của mình, vừa là đông phương vừa là Công Giáo. Khi duy trì niềm hiệp thông Công Giáo, các Giáo Hội Công Giáo Đông phương không hề muốn từ bỏ lòng trung thành với truyền thống của mình.. Vì thế, tất cả các Giáo Hội Công Giáo Đông phương đều có nghĩa vụ bảo tồn gia sản kỷ luật chung và nuôi dưỡng các truyền thống riêng của mình, là điều phong phú đối với toàn thể Giáo Hội”.
Sau cùng, ĐTC nói rằng: ”Trong khuôn khổ sự dấn thân hiên nay của Giáo Hội tái truyền giảng Tin Mừng, giáo luật như một trật tự đặc biệt và không thể thiếu được trong hành trình của Giáo Hội, sẽ góp phần hữu hiệu vào đời sống và sứ mạng của Giáo Hội trên thế giới nếu tất cả mọi thành phần dân Chúa biết giải thích luật một cách khôn ngoan và trung thành áp dụng”.
Hội nghị về Bộ giáo luật Công Giáo Đông phương khai diễn hôm 8-10 vừa qua. Trong số các thuyết trình viên có ĐHY Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, Đức TGM Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô và Đức TGM Francesco Coccopalmerio Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản luật.
Bộ giáo luật Công Giáo Đông phương được công bố ngày 18-10 năm 1990 và bắt đầu có hiệu lực từ 1-10 năm 1991, liên quan đến 23 Giáo Hội Công Giáo Đông phương tự quản thuộc 5 nghi lễ chính. Bộ luật này có 1.546 điều khoản và được coi là một văn kiện đề cao tầm quan trọng của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương giữa lòng Giáo Hội hoàn vũ (SD 9-10, KNA 8-10-2010)
Tổng Thống Iran mời gọi Đức Thánh Cha hợp tác để chống sự bất khoan dung
Bùi Hữu Thư
17:46 09/10/2010
VATICAN (CNS) – Tổng Thống Iran Mahmoud Ahmadinejad nói với Đức Thánh Cha Benedict XVI là ông muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Vatican trong nỗ lực ngăn chặn những hành động bất khoan dung về tôn giáo và sự đổ vỡ của gia đình.
Cơ quan truyền thông Iran báo cáo: Ông Tổng Thống cũng kêu gọi các tôn giáo quốc tế hợp tác để chống lại hiện tượng tục hóa và chủ nghĩa vật chất.
Lời kêu gọi này được trao gửi trong một lá thư do Phó Tổng Thống Iran Sayyed Mohammad-Reza Mir-Tajeddini, phụ trách các vấn đề Quốc Hội, trao cho Đức Thánh Cha trong một buổi tiếp kiến ngắn ngày 6 tháng 10 tại Vatican.
Linh Mục Dòng Tên Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh xác nhận với cơ quan thông tấn Catholic News Service ngày 7 tháng 10 là lá thư được trao cho Đức Thánh Cha, chứa đựng nội dung đã được các cơ quan truyền thông Iran phổ biến.
Theo báo cáo này, lá thư khen ngợi Đức Thánh Cha và Vatican vì đã chỉ trích một chánh xứ Hoa Kỳ khi ông đe dọa sẽ đốt các cuốn kinh Koran ngày 11 tháng 9.
Tổng thống Iran than phiền về việc người ta coi thường các giáo huấn tôn giáo, ông nói, xuất xứ từ các ý thức hệ như “hiện tượng tục hóa, chủ nghĩa nhân bản Tây Phương quá khích, và khuynh hướng quá lo lắng cho cuộc sống vật chất ngày càng gia tăng của con người."
Ông nói: “Những ý thức hệ này ngày càng gia tăng, và đã dọn đường cho sự suy đồi của xã hội nhân loại.”
Lá thư của ông viết: "Do đó, sự hợp tác chặt chẽ và trao đổi giữa các tôn giáo thiêng liêng để ngăn chặn những phong trào phá hoại này là điều hết sức cần thiết.”
Ông Ahmadinejad kêu gọi các tín hữu các tôn giáo, lãnh đạo các nỗ lực để “thiết lập công bình, loại trừ sự đàn áp và vượt thắng các sinh hoạt kỳ thị."
Ông cũng nói với Đức Thánh Cha là Iran sẵn sàng hợp tác nhiều hơn với Vatican trong các nỗ lực ngăn chặn các hành động xúc phạn thần thánh, sự bành trướng việc bất khoan dung tôn giáo và việc hủy hoại sự quân bình của gia đình.
Cơ quan truyền thông Iran báo cáo: Ông Tổng Thống cũng kêu gọi các tôn giáo quốc tế hợp tác để chống lại hiện tượng tục hóa và chủ nghĩa vật chất.
Lời kêu gọi này được trao gửi trong một lá thư do Phó Tổng Thống Iran Sayyed Mohammad-Reza Mir-Tajeddini, phụ trách các vấn đề Quốc Hội, trao cho Đức Thánh Cha trong một buổi tiếp kiến ngắn ngày 6 tháng 10 tại Vatican.
Linh Mục Dòng Tên Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh xác nhận với cơ quan thông tấn Catholic News Service ngày 7 tháng 10 là lá thư được trao cho Đức Thánh Cha, chứa đựng nội dung đã được các cơ quan truyền thông Iran phổ biến.
Theo báo cáo này, lá thư khen ngợi Đức Thánh Cha và Vatican vì đã chỉ trích một chánh xứ Hoa Kỳ khi ông đe dọa sẽ đốt các cuốn kinh Koran ngày 11 tháng 9.
Tổng thống Iran than phiền về việc người ta coi thường các giáo huấn tôn giáo, ông nói, xuất xứ từ các ý thức hệ như “hiện tượng tục hóa, chủ nghĩa nhân bản Tây Phương quá khích, và khuynh hướng quá lo lắng cho cuộc sống vật chất ngày càng gia tăng của con người."
Ông nói: “Những ý thức hệ này ngày càng gia tăng, và đã dọn đường cho sự suy đồi của xã hội nhân loại.”
Lá thư của ông viết: "Do đó, sự hợp tác chặt chẽ và trao đổi giữa các tôn giáo thiêng liêng để ngăn chặn những phong trào phá hoại này là điều hết sức cần thiết.”
Ông Ahmadinejad kêu gọi các tín hữu các tôn giáo, lãnh đạo các nỗ lực để “thiết lập công bình, loại trừ sự đàn áp và vượt thắng các sinh hoạt kỳ thị."
Ông cũng nói với Đức Thánh Cha là Iran sẵn sàng hợp tác nhiều hơn với Vatican trong các nỗ lực ngăn chặn các hành động xúc phạn thần thánh, sự bành trướng việc bất khoan dung tôn giáo và việc hủy hoại sự quân bình của gia đình.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Tạ ơn và khánh thành Nhà sinh hoạt Tỉnh dòng Đức Mẹ Mân Côi - Chí Hòa
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
08:43 09/10/2010
TỈNH DÒNG CON ĐỨC MẸ MÂN CÔI – CHÍ HÒA – VIỆT NAM
SAIGÒN - nhờ hồng ân Thiên Chúa và lời chuyển cầu của Mẹ Maria Mân Côi, sáng thứ bảy vào lúc 09h30 ngày 09 tháng 10 năm 2010, tại Tỉnh Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi – Chí Hòa – Việt Nam (Số 94 Bành Văn Trân, Phường 7, Quận Tân Bình). Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục Giáo phận Phan Thiết chủ tế Thánh Lễ Tạ Ơn và Khánh Thành Nhà Sinh Hoạt. Cùng 63 Linh mục Triều và Dòng đồng tế. Ngoài ra còn có sự hiện quý tu sĩ nam nữ, quý vị ân nhân và quý quan khách.
Xem hình ảnh
Trước thánh lễ, đoàn đồng tế, quý tu sĩ nam nữ và quý khách từ trong nhà nguyện tiến ra phía sân trước, tầng trệt của nhà nguyện và nhà sinh hoạt, Đức Cha Giuse cắt băng khánh thành để khai mở ngôi nhà mới, trong tiếng vỗ tay hân hoan vui mừng của cộng đoàn, và những quả bong bóng đủ màu sắc bay lên bầu trời như báo hiệu tin vui được loan báo khắp nơi.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse chia sẽ với cộng đoàn việc ký thác các chương trình hoạt động bằng lời kinh Mân Côi trong ánh sáng Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ. Kinh Mân Côi trong nhãn giới Mầu Nhiệm hé mở sức sống cho Giáo Hội theo dòng lịch sử hôm qua, hôm nay và kéo dài mãi cho đến ngàn sau. Mọi tín hữu gắn bó với Mẹ Maria đều được gắn kết với Đức Giêsu qua sự gắn bó với sự sống mà Thiên Chúa dành cho con cái Ngài. Kinh Mân Côi trong nhãn giới Hiệp Thông khởi đi từ tâm tình gẫm suy, nối kết giữa Mầu nhiệm sự sống và hành trình của con người trong suy tư đến lối ngõ hành động. Trong nhãn giới Sứ Vụ, với tư cách các thành viên của Giáo Hội, mình chia sẻ niềm vui Tin Mừng với những người chung quanh, để trao gửi Hồng Ân đã được lãnh nhận, tiếp tục sống tinh thần sứ vụ của mỗi người tín hữu.
Cử hành lễ mừng Đức Mẹ Mân Côi với Tỉnh Dòng chị em Con Đức Mẹ Mân Côi Chí Hòa cũng là niềm vui chia sẻ, là niềm hiệp thông cảm tạ hồng ân Chúa. Một nếp nhà khang trang, một ngôi nguyện đường sẽ được thánh hiến vào ngày mai gắn bó với tâm tình tạ ơn. Công trình này là tâm huyết của Tỉnh dòng, cũng có sự đóng góp của những tấm lòng xa gần, để đạt được nhiều thành quả trong hoạt động theo linh đạo, sứ vụ của Dòng.
Đức Cha Giuse cũng chia sẽ những tâm tình qua lá thư của Hội Đồng Giám mục Việt Nam gửi cộng đoàn dân Chúa sau Đại hội lần thứ 11. Các Đức Giám mục xin mọi thành phần dân Chúa bằng kinh Mân Côi hãy cầu nguyện để đem lại hiệu quả tích cực cho Giáo Hội Việt Nam.
Sau kinh Tin Kính, Đức Cha chủ tế đã long trọng cử hành nghi thức làm phép nhà sinh hoạt. Kế tiếp, cộng đoàn tiếp tục thánh lễ với phần phụng vụ Thánh Thể trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.
Cuối thánh lễ, chị Bề trên Giám Tỉnh có đôi lời tri ân với Đức Cha, quý Cha, quý vị ân nhân và toàn thể cộng đoàn.
Nguyện xin Thiên Chúa tuôn tràn hồng phúc trên tất cả những ai đã góp phần vào việc xây cất ngôi nhà nguyện này.
LỊCH SỬ NGUYỆN ĐƯỜNG MÂN CÔI
Năm 1954, Hội Dòng đi vào bước ngoặt lịch sự mới: một số chị em đã phải để lại chiếc nôi ấm áp của Mẹ Dòng để đi đến một phương trời mà dường như chưa ai xác định rõ là ở đâu! Trong niềm tin yêu phó thác cho Thiên Chúa quan phòng, chị em không chùm bước. Và rồi, Thiên Chúa đã ra tay can thiệp đúng lúc! Dưới sự dẫn dắt của Cha Bề trên Giuse Phạm Châu Diên, cùng với sự ưu ái giúp đỡ của bà con miền xứ lạ, chị em được định cư tại vùng đất Chí Hòa do Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Thiên làm quản xứ.
Nếu ai đã từng ở vùng đất này từ năm 1954 đến nay, có lẽ đều biết đến ngôi nhà nguyện nhỏ bé giản dị của Tu Viện, thuộc Giáo xứ Chí Hòa, Giáo phận Sài Gòn. Gần nửa thế kỷ, ngôi nhà nguyện này đã gắn bó với chị em Mân Côi trong các giờ phụng vụ, kinh nguyện hằng ngày. Không chỉ cho chị em Mân Côi, nhưng một số giáo hữu lân cận và các đoàn thể cũng chọn làm nơi cầu nguyện, tĩnh tâm của họ.
Ngôi nhà nguyện đầu tiên của Tu Viện được hình thành năm 1957, với chất liệu gỗ thô sơ. Trong thời buổi khó khăn của bước đầu khai cơ lập nghiệp nơi đất khách quê người, sự hiện diện của ngôi nhà nguyện đầu tiên này như muốn chứng thực: Chúa là lẽ sống và là nguồn năng lực cho mọi sinh hoạt trong đời dâng hiến của chị em Mân Côi.
Vạn sự khởi đầu nan, nhưng nhờ vào tình thương Thiên Chúa qua sự bảo trợ của Mẹ Maria, chị em đã vượt qua những thử thách để sống còn và lớn lên. Càng ngày hạt giống ơn gọi Mân Côi càng bén rễ sâu và trổ sinh hoa trái. Sau hơn 10 năm hiện diện trên vùng đất Chí Hòa, số nhân sự đã tăng lên đáng kể. Do vậy, sức chứa của ngôi nhà nguyện hiện tại đang bị hư hại nhiều do mối mọt đục khoét.
Năm 1966, trước nhu cầu cấp bách này, Cha Bề trên Phêrô Vũ Đình Trác đã khởi công xây dựng ngôi nhà nguyện thứ hai. Xuất phát từ lòng nhiệt thành lo việc nhà Chúa nên đa phần các chị em trong Dòng đã hợp sức chung lực cùng với sự giúp đỡ của các ân nhân để hoàn tất ngôi nhà nguyện mới này. Ròng rã suốt một năm, năm 1967, ngôi nhà nguyện mới bằng gạch xi măng được hình thành thay cho ngôi nhà nguyện cũ bằng gỗ, cũng với kiểu dáng giản dị mang nét đặc trưng củ một Tu viện.
Có nhà nguyện mới, chị em Mân Côi an vui sớm tối nguyện cầu. Bao ý nguyện lời kinh đã hun đúc cho chị em thêm lòng hăng say và trung thành phụng sự Chúa, phục vụ Giáo Hội theo sứ mạng của Dòng. Từng thế hệ tiếp nối nhau, chị em luôn ý thức trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn ngôi nhà nguyện trong khả năng cho phép. Tính đến năm 2008, ngôi nhà nguyện trải qua 41 năm với bốn lần tu sửa. Nhưng đã đến lúc việc sửa chữa cũng không còn công hiệu, các nhà chuyên môn xây dựng đã báo động sự xuống cấp trầm trọng của ngôi nhà nguyện này.
Ngày 05.10.2008, Tỉnh Dòng Mân Côi Việt Nam nhờ sự tiếp tay giúp đỡ của các vị ân nhân xa gần nên đã tiến hành khởi công xây dựng ngôi nhà nguyện hiện nay với mong muốn đáp ứng nhu cầu tâm linh, một nhu cầu tối cần trong đời dâng hiến của chị em Mân Côi.
Như vậy, 56 năm hiện diện trên vùng đất Chí Hòa, cùng với những thăng trầm của đất nước, lịch sử nhà nguyện Tu Viện Mân Côi từng ngày được viết cụ thể bằng đời sống kết hợp với Chúa trong các giờ phụng vụ, kinh nguyện chung cũng như riêng của từng chị em Mân Côi. Điều này cho thấy: dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, sự hiện diện của ngôi nhà nguyện luôn là điểm tựa tâm linh giúp chị em Mân Côi hoàn thành lịch sử đời mình trong lịch sử cứu độ.
ĐÔI NÉT VỀ TỈNH DÒNG TRUYỀN TIN VIỆT NAM
Dưới tác động của Chúa Thánh Thần và trong chiều hướng canh tân Hội Dòng, ngày 03.10.2003, Tổng hội XVIII đã mở ra một giai đoạn mới cho Hội Dòng qua việc thay đổi cơ cấu quản trị của Dòng gồm Ban Tổng Quản Trị Trung Ương và hai Tỉnh Dòng: Tỉnh Dòng Truyền Tin - Việt Nam và Nữ Vương Hòa Bình Hoa Kỳ.
Ngày 11.10.2003, Công hội Tỉnh đầu tiên của Tỉnh Dòng Truyền Tin đã bầu chọn Ban Quản trị mới cho nhiệm khóa 2003-2008.
Cùng với Ban Quản trị, mọi chị em trong Tỉnh Dòng đã nhanh chóng ổn định mọi sinh hoạt theo cơ cấu mới và đề ra những dự phóng tương lai giúp chị em nâng cao đời sống thêng liêng, tri thức, khả năng hoạt động tông đồ và củng cố nhân sự cũng như cơ sở vật chất của các cộng đoàn nhằm thăng tiến đời sống chị em và đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng của thời đại.
Ngày 08.09.2006, kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Dòng. Tỉnh Dòng dành trọn 3 năm học hỏi và đào sâu linh đạo Dòng, ôn lại tinh thần Đấng Sáng lập, đồng thời khám phá nguồn gia sản phong phú do Đức Cha Tổ phụ và các chị tiên khởi để lại.
Ngày 01.05.2008 Công hội Tỉnh lần II bầu chọn Ban Quản trị Tỉnh Dòng nhiệm khóa 2008-2012. Cuốn Quy chế Tỉnh Dòng chính thức ra mắt chị em. Một luồng gió mới thổi vào Tỉnh Dòng, mang theo sức sống năng động của Chúa Thánh Thần được thể hiện qua mọi sinh hoạt trong đời thánh hiến của chị em Mân Côi.
Ngày 05.10.2008, Lễ trọng thể kính Đức Mẹ Mân Côi cũng là ngày đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng nguyện đường của Tỉnh Dòng. Công trình được trao phó cho Mẹ Maria Mân Côi, Bề Trên tối cao của Hội Dòng.
Ngày 10.10.2010, Lễ Cung hiến Nguyện đường Tỉnh Dòng. Công trình xây dựng sau 2 năm đã hoàn thành tốt đẹp và được hiến dâng cho Thiên Chúa, dâng kính Mẹ Mân Côi. Chị em và các ân nhân hân hoan bước vào ngôi nhà nguyện mới chung lời tạ ơn Chúa, Đấng đã biến ước mơ của chị em thành hiện thực.
Dưới sự dẫn dắt của Mẹ Mân Côi, Tỉnh Dòng luôn trung thành với ý hướng ban đầu của Đấng Sáng lập và mạnh dạn bước đi trong hoàn cảnh phát triển đa dạng của xã hội. Bên cạnh việc mở rộng địa bàn hoạt động tông đồ, thực hiện những công trình xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất để chị em có môi trường sinh sống và phục vụ cách hiệu quả hơn, Tỉnh Dòng đặc biệt đầu tư vào những công trình xây dựng tinh thần, luôn ý thức việc xây dựng lâu dài nội tâm và huấn luyện con người phải là vấn đề ưu tiên và trên hết. Con đường phía trước rộng mở, những bước chân của người thợ gặt lành nghề hay còn đang chậm chững vẫn luôn là những bước gieo niềm hy vọng, an bình và vui tươi của Chúa đến với mọi người.
Theo nhịp độ thời gian, Tỉnh Dòng không ngừng lớn lên trong bàn tay yêu thương quan phòng của Thiên Chúa và trong sự che chở của Mẹ Maria Mân Côi. Tỉnh Dòng Truyền Tin Việt Nam cho đến năm 2010, có 30 cộng đoàn phục vụ trong 10 Giáo phận với con số thành viên gồm: 196 khấn trọn, 57 khấn tạm, 36 Tập sinh, 17 Thỉnh sinh và 88 Đệ tử.
SAIGÒN - nhờ hồng ân Thiên Chúa và lời chuyển cầu của Mẹ Maria Mân Côi, sáng thứ bảy vào lúc 09h30 ngày 09 tháng 10 năm 2010, tại Tỉnh Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi – Chí Hòa – Việt Nam (Số 94 Bành Văn Trân, Phường 7, Quận Tân Bình). Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục Giáo phận Phan Thiết chủ tế Thánh Lễ Tạ Ơn và Khánh Thành Nhà Sinh Hoạt. Cùng 63 Linh mục Triều và Dòng đồng tế. Ngoài ra còn có sự hiện quý tu sĩ nam nữ, quý vị ân nhân và quý quan khách.
Xem hình ảnh
Trước thánh lễ, đoàn đồng tế, quý tu sĩ nam nữ và quý khách từ trong nhà nguyện tiến ra phía sân trước, tầng trệt của nhà nguyện và nhà sinh hoạt, Đức Cha Giuse cắt băng khánh thành để khai mở ngôi nhà mới, trong tiếng vỗ tay hân hoan vui mừng của cộng đoàn, và những quả bong bóng đủ màu sắc bay lên bầu trời như báo hiệu tin vui được loan báo khắp nơi.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse chia sẽ với cộng đoàn việc ký thác các chương trình hoạt động bằng lời kinh Mân Côi trong ánh sáng Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ. Kinh Mân Côi trong nhãn giới Mầu Nhiệm hé mở sức sống cho Giáo Hội theo dòng lịch sử hôm qua, hôm nay và kéo dài mãi cho đến ngàn sau. Mọi tín hữu gắn bó với Mẹ Maria đều được gắn kết với Đức Giêsu qua sự gắn bó với sự sống mà Thiên Chúa dành cho con cái Ngài. Kinh Mân Côi trong nhãn giới Hiệp Thông khởi đi từ tâm tình gẫm suy, nối kết giữa Mầu nhiệm sự sống và hành trình của con người trong suy tư đến lối ngõ hành động. Trong nhãn giới Sứ Vụ, với tư cách các thành viên của Giáo Hội, mình chia sẻ niềm vui Tin Mừng với những người chung quanh, để trao gửi Hồng Ân đã được lãnh nhận, tiếp tục sống tinh thần sứ vụ của mỗi người tín hữu.
Cử hành lễ mừng Đức Mẹ Mân Côi với Tỉnh Dòng chị em Con Đức Mẹ Mân Côi Chí Hòa cũng là niềm vui chia sẻ, là niềm hiệp thông cảm tạ hồng ân Chúa. Một nếp nhà khang trang, một ngôi nguyện đường sẽ được thánh hiến vào ngày mai gắn bó với tâm tình tạ ơn. Công trình này là tâm huyết của Tỉnh dòng, cũng có sự đóng góp của những tấm lòng xa gần, để đạt được nhiều thành quả trong hoạt động theo linh đạo, sứ vụ của Dòng.
Đức Cha Giuse cũng chia sẽ những tâm tình qua lá thư của Hội Đồng Giám mục Việt Nam gửi cộng đoàn dân Chúa sau Đại hội lần thứ 11. Các Đức Giám mục xin mọi thành phần dân Chúa bằng kinh Mân Côi hãy cầu nguyện để đem lại hiệu quả tích cực cho Giáo Hội Việt Nam.
Sau kinh Tin Kính, Đức Cha chủ tế đã long trọng cử hành nghi thức làm phép nhà sinh hoạt. Kế tiếp, cộng đoàn tiếp tục thánh lễ với phần phụng vụ Thánh Thể trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.
Cuối thánh lễ, chị Bề trên Giám Tỉnh có đôi lời tri ân với Đức Cha, quý Cha, quý vị ân nhân và toàn thể cộng đoàn.
Nguyện xin Thiên Chúa tuôn tràn hồng phúc trên tất cả những ai đã góp phần vào việc xây cất ngôi nhà nguyện này.
LỊCH SỬ NGUYỆN ĐƯỜNG MÂN CÔI
Năm 1954, Hội Dòng đi vào bước ngoặt lịch sự mới: một số chị em đã phải để lại chiếc nôi ấm áp của Mẹ Dòng để đi đến một phương trời mà dường như chưa ai xác định rõ là ở đâu! Trong niềm tin yêu phó thác cho Thiên Chúa quan phòng, chị em không chùm bước. Và rồi, Thiên Chúa đã ra tay can thiệp đúng lúc! Dưới sự dẫn dắt của Cha Bề trên Giuse Phạm Châu Diên, cùng với sự ưu ái giúp đỡ của bà con miền xứ lạ, chị em được định cư tại vùng đất Chí Hòa do Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Thiên làm quản xứ.
Nếu ai đã từng ở vùng đất này từ năm 1954 đến nay, có lẽ đều biết đến ngôi nhà nguyện nhỏ bé giản dị của Tu Viện, thuộc Giáo xứ Chí Hòa, Giáo phận Sài Gòn. Gần nửa thế kỷ, ngôi nhà nguyện này đã gắn bó với chị em Mân Côi trong các giờ phụng vụ, kinh nguyện hằng ngày. Không chỉ cho chị em Mân Côi, nhưng một số giáo hữu lân cận và các đoàn thể cũng chọn làm nơi cầu nguyện, tĩnh tâm của họ.
Ngôi nhà nguyện đầu tiên của Tu Viện được hình thành năm 1957, với chất liệu gỗ thô sơ. Trong thời buổi khó khăn của bước đầu khai cơ lập nghiệp nơi đất khách quê người, sự hiện diện của ngôi nhà nguyện đầu tiên này như muốn chứng thực: Chúa là lẽ sống và là nguồn năng lực cho mọi sinh hoạt trong đời dâng hiến của chị em Mân Côi.
Vạn sự khởi đầu nan, nhưng nhờ vào tình thương Thiên Chúa qua sự bảo trợ của Mẹ Maria, chị em đã vượt qua những thử thách để sống còn và lớn lên. Càng ngày hạt giống ơn gọi Mân Côi càng bén rễ sâu và trổ sinh hoa trái. Sau hơn 10 năm hiện diện trên vùng đất Chí Hòa, số nhân sự đã tăng lên đáng kể. Do vậy, sức chứa của ngôi nhà nguyện hiện tại đang bị hư hại nhiều do mối mọt đục khoét.
Năm 1966, trước nhu cầu cấp bách này, Cha Bề trên Phêrô Vũ Đình Trác đã khởi công xây dựng ngôi nhà nguyện thứ hai. Xuất phát từ lòng nhiệt thành lo việc nhà Chúa nên đa phần các chị em trong Dòng đã hợp sức chung lực cùng với sự giúp đỡ của các ân nhân để hoàn tất ngôi nhà nguyện mới này. Ròng rã suốt một năm, năm 1967, ngôi nhà nguyện mới bằng gạch xi măng được hình thành thay cho ngôi nhà nguyện cũ bằng gỗ, cũng với kiểu dáng giản dị mang nét đặc trưng củ một Tu viện.
Có nhà nguyện mới, chị em Mân Côi an vui sớm tối nguyện cầu. Bao ý nguyện lời kinh đã hun đúc cho chị em thêm lòng hăng say và trung thành phụng sự Chúa, phục vụ Giáo Hội theo sứ mạng của Dòng. Từng thế hệ tiếp nối nhau, chị em luôn ý thức trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn ngôi nhà nguyện trong khả năng cho phép. Tính đến năm 2008, ngôi nhà nguyện trải qua 41 năm với bốn lần tu sửa. Nhưng đã đến lúc việc sửa chữa cũng không còn công hiệu, các nhà chuyên môn xây dựng đã báo động sự xuống cấp trầm trọng của ngôi nhà nguyện này.
Ngày 05.10.2008, Tỉnh Dòng Mân Côi Việt Nam nhờ sự tiếp tay giúp đỡ của các vị ân nhân xa gần nên đã tiến hành khởi công xây dựng ngôi nhà nguyện hiện nay với mong muốn đáp ứng nhu cầu tâm linh, một nhu cầu tối cần trong đời dâng hiến của chị em Mân Côi.
Như vậy, 56 năm hiện diện trên vùng đất Chí Hòa, cùng với những thăng trầm của đất nước, lịch sử nhà nguyện Tu Viện Mân Côi từng ngày được viết cụ thể bằng đời sống kết hợp với Chúa trong các giờ phụng vụ, kinh nguyện chung cũng như riêng của từng chị em Mân Côi. Điều này cho thấy: dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, sự hiện diện của ngôi nhà nguyện luôn là điểm tựa tâm linh giúp chị em Mân Côi hoàn thành lịch sử đời mình trong lịch sử cứu độ.
ĐÔI NÉT VỀ TỈNH DÒNG TRUYỀN TIN VIỆT NAM
Dưới tác động của Chúa Thánh Thần và trong chiều hướng canh tân Hội Dòng, ngày 03.10.2003, Tổng hội XVIII đã mở ra một giai đoạn mới cho Hội Dòng qua việc thay đổi cơ cấu quản trị của Dòng gồm Ban Tổng Quản Trị Trung Ương và hai Tỉnh Dòng: Tỉnh Dòng Truyền Tin - Việt Nam và Nữ Vương Hòa Bình Hoa Kỳ.
Ngày 11.10.2003, Công hội Tỉnh đầu tiên của Tỉnh Dòng Truyền Tin đã bầu chọn Ban Quản trị mới cho nhiệm khóa 2003-2008.
Cùng với Ban Quản trị, mọi chị em trong Tỉnh Dòng đã nhanh chóng ổn định mọi sinh hoạt theo cơ cấu mới và đề ra những dự phóng tương lai giúp chị em nâng cao đời sống thêng liêng, tri thức, khả năng hoạt động tông đồ và củng cố nhân sự cũng như cơ sở vật chất của các cộng đoàn nhằm thăng tiến đời sống chị em và đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng của thời đại.
Ngày 08.09.2006, kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Dòng. Tỉnh Dòng dành trọn 3 năm học hỏi và đào sâu linh đạo Dòng, ôn lại tinh thần Đấng Sáng lập, đồng thời khám phá nguồn gia sản phong phú do Đức Cha Tổ phụ và các chị tiên khởi để lại.
Ngày 01.05.2008 Công hội Tỉnh lần II bầu chọn Ban Quản trị Tỉnh Dòng nhiệm khóa 2008-2012. Cuốn Quy chế Tỉnh Dòng chính thức ra mắt chị em. Một luồng gió mới thổi vào Tỉnh Dòng, mang theo sức sống năng động của Chúa Thánh Thần được thể hiện qua mọi sinh hoạt trong đời thánh hiến của chị em Mân Côi.
Ngày 05.10.2008, Lễ trọng thể kính Đức Mẹ Mân Côi cũng là ngày đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng nguyện đường của Tỉnh Dòng. Công trình được trao phó cho Mẹ Maria Mân Côi, Bề Trên tối cao của Hội Dòng.
Ngày 10.10.2010, Lễ Cung hiến Nguyện đường Tỉnh Dòng. Công trình xây dựng sau 2 năm đã hoàn thành tốt đẹp và được hiến dâng cho Thiên Chúa, dâng kính Mẹ Mân Côi. Chị em và các ân nhân hân hoan bước vào ngôi nhà nguyện mới chung lời tạ ơn Chúa, Đấng đã biến ước mơ của chị em thành hiện thực.
Dưới sự dẫn dắt của Mẹ Mân Côi, Tỉnh Dòng luôn trung thành với ý hướng ban đầu của Đấng Sáng lập và mạnh dạn bước đi trong hoàn cảnh phát triển đa dạng của xã hội. Bên cạnh việc mở rộng địa bàn hoạt động tông đồ, thực hiện những công trình xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất để chị em có môi trường sinh sống và phục vụ cách hiệu quả hơn, Tỉnh Dòng đặc biệt đầu tư vào những công trình xây dựng tinh thần, luôn ý thức việc xây dựng lâu dài nội tâm và huấn luyện con người phải là vấn đề ưu tiên và trên hết. Con đường phía trước rộng mở, những bước chân của người thợ gặt lành nghề hay còn đang chậm chững vẫn luôn là những bước gieo niềm hy vọng, an bình và vui tươi của Chúa đến với mọi người.
Theo nhịp độ thời gian, Tỉnh Dòng không ngừng lớn lên trong bàn tay yêu thương quan phòng của Thiên Chúa và trong sự che chở của Mẹ Maria Mân Côi. Tỉnh Dòng Truyền Tin Việt Nam cho đến năm 2010, có 30 cộng đoàn phục vụ trong 10 Giáo phận với con số thành viên gồm: 196 khấn trọn, 57 khấn tạm, 36 Tập sinh, 17 Thỉnh sinh và 88 Đệ tử.
Chương trình Hành hương Trung Tâm Thánh Mẫu Tapao tháng 10
TT Tapao
08:55 09/10/2010
BAN ĐIỀU HÀNH TRUNG TÂM THÁNH MẪU TÀPAO
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH HÀNH HƯƠNG THÁNG 10/2010 NHƯ SAU:
I-TỐI NGÀY 12/10/2010:
CUNG NGHINH VÀ DIỄN NGUYỆN – “ĐỒNG HÀNH VỀ BÊN MẸ”
A. CUNG NGHINH ĐỨC MẸ TÀPAO
- 18 giờ 00: Ổn định trật tự tại Quảng trường Thánh Mẫu Tàpao
- 18 giờ 30: Kiệu Đức Mẹ-Khởi hành từ Văn Phòng Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao (Cổng chính) đến Lễ Đài Quảng Trường (Rước kiệu Đức Mẹ chung quanh quảng trường)
- 18 giờ 50: Nghi thức tôn vinh Đức Mẹ tại Lễ Đài.
B. DIỄN NGUYỆN ĐỒNG HÀNH VỀ BÊN MẸ
- 19 giờ 00: Đức Cha Giuse tuyên bố khai mạc
- 19 giờ 05: Diễn nguyện
Phần I: Ngợi ca Thiên chức Linh mục Mừng kỷ niệm Ngân Khánh Linh mục (1985 – 2010) của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống – Giám Mục GP Phan Thiết.
Phần II: Hướng về Năm Thánh 2010
“TÔN VINH THIÊN CHÚA”
Phần III: Dâng Kính Mẹ Mân Côi
- 21 giờ 00: Đức Cha Giuse ban huấn từ và phép lành Toàn xá Năm Thánh 2010 - Kết thúc đêm cung nghinh và diễn nguyện.
II – SÁNG NGÀY 13/10/2010:
THÁNH LỄ ĐỒNG TẾ TẠI QUẢNG TRƯỜNG TRUNG TÂM THÁNH MẪU TÀPAO
06 giờ 30: Giờ Khấn
06 giờ 50: Tập hát Cộng Đoàn
07 giờ 00: Thánh Lễ Đồng Tế
08 giờ 30: Kết thúc Thánh Lễ.
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH HÀNH HƯƠNG THÁNG 10/2010 NHƯ SAU:
I-TỐI NGÀY 12/10/2010:
CUNG NGHINH VÀ DIỄN NGUYỆN – “ĐỒNG HÀNH VỀ BÊN MẸ”
A. CUNG NGHINH ĐỨC MẸ TÀPAO
- 18 giờ 00: Ổn định trật tự tại Quảng trường Thánh Mẫu Tàpao
- 18 giờ 30: Kiệu Đức Mẹ-Khởi hành từ Văn Phòng Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao (Cổng chính) đến Lễ Đài Quảng Trường (Rước kiệu Đức Mẹ chung quanh quảng trường)
- 18 giờ 50: Nghi thức tôn vinh Đức Mẹ tại Lễ Đài.
B. DIỄN NGUYỆN ĐỒNG HÀNH VỀ BÊN MẸ
- 19 giờ 00: Đức Cha Giuse tuyên bố khai mạc
- 19 giờ 05: Diễn nguyện
Phần I: Ngợi ca Thiên chức Linh mục Mừng kỷ niệm Ngân Khánh Linh mục (1985 – 2010) của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống – Giám Mục GP Phan Thiết.
Phần II: Hướng về Năm Thánh 2010
“TÔN VINH THIÊN CHÚA”
Phần III: Dâng Kính Mẹ Mân Côi
- 21 giờ 00: Đức Cha Giuse ban huấn từ và phép lành Toàn xá Năm Thánh 2010 - Kết thúc đêm cung nghinh và diễn nguyện.
II – SÁNG NGÀY 13/10/2010:
THÁNH LỄ ĐỒNG TẾ TẠI QUẢNG TRƯỜNG TRUNG TÂM THÁNH MẪU TÀPAO
06 giờ 30: Giờ Khấn
06 giờ 50: Tập hát Cộng Đoàn
07 giờ 00: Thánh Lễ Đồng Tế
08 giờ 30: Kết thúc Thánh Lễ.
Thánh lễ ban phép thêm sức tại giáo xứ Vinh sơn Saigòn
Nguyễn Quang Ngọc
09:09 09/10/2010
SAIGÒN, vào lúc 17h00 thứ bảy ngày 09 tháng 10 năm 2010, Giáo xứ Vinh Sơn hạt Phú Thọ vui mừng được đón tiếp Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục Giáo phận Phan Thiết về thăm, ban Bí Tích Thêm Sức và Rước Lễ Trọng Thể cho các em thiếu nhi trong xứ. Cùng đồng tế có sự hiện diện Cha Giuse Phạm Bá Lãm Hạt Trưởng Hạt Phú Thọ và quý Cha khách.
Xem hình ảnh
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng, với sự tham dự đông đảo của quý phụ huynh và toàn thể cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Vinh Sơn.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã chia sẽ khi chúng ta chịu phép rửa tội khi còn bé, thì chúng ta đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần rồi, nhưng khi chúng ta càng lớn lên, đứng trước cuộc đời có nhiều thử thách, có nhiều cám dỗ, thì chúng ta phải đón nhận thêm ơn Chúa Thánh Thần, để đủ sức đối phó chống đỡ lại các cơn cám dỗ, và phân biệt được cái thiện, cái ác, nhất là chúng ta phải làm chứng tỏ được Tin mừng Chúa trong cuộc đời.
Sau lời nguyện hiệp lễ, một vị đại diện Hội Đồng Mục Vụ nói lời cảm ơn Đức Cha, các Cha đồng tế và đồng thời chúc mừng nhân ngày kỷ niệm mừng ngân khánh 25 Linh mục của Đức Cha. Và kính dâng Đức Cha, quý Cha những bó hoa tươi thắm với tấm lòng đơn sơ nhỏ bé của cộng đoàn Giáo xứ Vinh Sơn.
Nguyện cầu cho các em Thêm Sức và Rước Lễ Trọng Thể, được ơn trung thành với Hồng ân Thánh Thần mà các em lãnh nhận hôm nay, để trở thành chứng nhân Tin Mừng, góp phần xây dựng Giáo xứ và Hội Thánh.
Xem hình ảnh
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng, với sự tham dự đông đảo của quý phụ huynh và toàn thể cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Vinh Sơn.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã chia sẽ khi chúng ta chịu phép rửa tội khi còn bé, thì chúng ta đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần rồi, nhưng khi chúng ta càng lớn lên, đứng trước cuộc đời có nhiều thử thách, có nhiều cám dỗ, thì chúng ta phải đón nhận thêm ơn Chúa Thánh Thần, để đủ sức đối phó chống đỡ lại các cơn cám dỗ, và phân biệt được cái thiện, cái ác, nhất là chúng ta phải làm chứng tỏ được Tin mừng Chúa trong cuộc đời.
Sau lời nguyện hiệp lễ, một vị đại diện Hội Đồng Mục Vụ nói lời cảm ơn Đức Cha, các Cha đồng tế và đồng thời chúc mừng nhân ngày kỷ niệm mừng ngân khánh 25 Linh mục của Đức Cha. Và kính dâng Đức Cha, quý Cha những bó hoa tươi thắm với tấm lòng đơn sơ nhỏ bé của cộng đoàn Giáo xứ Vinh Sơn.
Nguyện cầu cho các em Thêm Sức và Rước Lễ Trọng Thể, được ơn trung thành với Hồng ân Thánh Thần mà các em lãnh nhận hôm nay, để trở thành chứng nhân Tin Mừng, góp phần xây dựng Giáo xứ và Hội Thánh.
Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney mừng lễ bổng mạng
Diệp Hải Dung
17:16 09/10/2010
SYDNEY - Sáng thứ Bảy 9.10.2010, Curia Nữ Vương Mân Côi Tổng Giáo Phận Sydney đã cử hành Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Mân Côi Bổn Mạng Curia tại nhà thờ St Therese Lakemba.
Sau phần đền tạ với chuỗi Mân Côi Mùa Mừng. Cha FX Nguyễn Văn Tuyết bắt đầu bài huấn từ với đề tài: Tại Sao Chúa đáp trả những lời cầu nguyện của chúng ta quá chậm? Trong huấn từ cha nhắc rằng Chúa không vội vàng nhưng rất đúng giờ và rằng chậm trễ không có nghĩa là Thiên Chúa từ chối lời cầu xin của chúng ta. Hãy kiên nhẫn.
Xem hình ảnh
Cao điểm của ngày bổn mạng là Thánh lễ do Cha FX Nguyễn Văn Tuyết, Cha Mai Đào Hiền Cựu Linh giám và Cha Hà Ngọc Đoài cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Trong bài giảng Cha Tuyết kết hiệp 4 mầu nhiệm của mùa Vui, Thương, Mừng và Sáng của Chuỗi Mân Côi một cách linh động và đưa đến ý nghĩa rằng các mầu niệm của chuổi Mân Côi cho thấy Đức Maria là mẫu mực cho đời sống của mọi Kitô hữu, một đời sống gắn bó với ý định của Thiên Chúa được tác động mạnh mẽ bởi tiếng xin vâng. Cha đưa ra thách đố: mừng bổn mạng chúng ta thử suy nghĩ xem những gì đang thách thức chúng ta hôm nay? Sống trong một xã hội nơi mà những giá trị luân lý đang bị sụp đổ; nơi mà đức tin ngày càng bị thờ ơ và lãnh đạm. Chúng ta có nên trở lại với niềm tin để lần hạt mân côi để tìm cho chúng ta một nơi trú ẩn trong trái tim vẹn sạch Đức mẹ hay không? Cha khuyên anh chị em Legio hãy cố gắng để khám phá các chặng đường của các Mầu Nhiệm Chúa Kitô trong chuổi mân côi để các mầu nhiệm này trở thành những chặng đường đời của mỗi người.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Đinh Kiên Giang Phó Chủ tịch Kế Hoạch CĐCGVN Sydney lên ngỏ lời chúc mừng bổn và ông cũng ngỏ lời cảm ơn về những sự trợ giúp mà Legio Mariae đã dành cho Cộng Đồng trong nhiều năm tháng qua. Kế tiếp ông Lý Ngọc Thuyên Trưởng Curia lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng. Sau Thánh lễ, mọi người qua bên hội trường của nhà thờ tham dự tiệc liên hoan và chương trình văn nghệ do cây nhà lá vườn
Sau phần đền tạ với chuỗi Mân Côi Mùa Mừng. Cha FX Nguyễn Văn Tuyết bắt đầu bài huấn từ với đề tài: Tại Sao Chúa đáp trả những lời cầu nguyện của chúng ta quá chậm? Trong huấn từ cha nhắc rằng Chúa không vội vàng nhưng rất đúng giờ và rằng chậm trễ không có nghĩa là Thiên Chúa từ chối lời cầu xin của chúng ta. Hãy kiên nhẫn.
Xem hình ảnh
Cao điểm của ngày bổn mạng là Thánh lễ do Cha FX Nguyễn Văn Tuyết, Cha Mai Đào Hiền Cựu Linh giám và Cha Hà Ngọc Đoài cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Trong bài giảng Cha Tuyết kết hiệp 4 mầu nhiệm của mùa Vui, Thương, Mừng và Sáng của Chuỗi Mân Côi một cách linh động và đưa đến ý nghĩa rằng các mầu niệm của chuổi Mân Côi cho thấy Đức Maria là mẫu mực cho đời sống của mọi Kitô hữu, một đời sống gắn bó với ý định của Thiên Chúa được tác động mạnh mẽ bởi tiếng xin vâng. Cha đưa ra thách đố: mừng bổn mạng chúng ta thử suy nghĩ xem những gì đang thách thức chúng ta hôm nay? Sống trong một xã hội nơi mà những giá trị luân lý đang bị sụp đổ; nơi mà đức tin ngày càng bị thờ ơ và lãnh đạm. Chúng ta có nên trở lại với niềm tin để lần hạt mân côi để tìm cho chúng ta một nơi trú ẩn trong trái tim vẹn sạch Đức mẹ hay không? Cha khuyên anh chị em Legio hãy cố gắng để khám phá các chặng đường của các Mầu Nhiệm Chúa Kitô trong chuổi mân côi để các mầu nhiệm này trở thành những chặng đường đời của mỗi người.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Đinh Kiên Giang Phó Chủ tịch Kế Hoạch CĐCGVN Sydney lên ngỏ lời chúc mừng bổn và ông cũng ngỏ lời cảm ơn về những sự trợ giúp mà Legio Mariae đã dành cho Cộng Đồng trong nhiều năm tháng qua. Kế tiếp ông Lý Ngọc Thuyên Trưởng Curia lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng. Sau Thánh lễ, mọi người qua bên hội trường của nhà thờ tham dự tiệc liên hoan và chương trình văn nghệ do cây nhà lá vườn
Caritas Việt Nam trợ giúp nạn nhân bão lụt Miền Trung
VP Caritas Việt Nam
17:19 09/10/2010
SAIGÒN - Uỷ Ban Bác ái Xã hội-Caritas Việt Nam đã quyết định cứu trợ khẩn cấp giúp nạn nhân đợt lũ lụt tháng 10 này ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An thuộc Giáo phận Vinh số tiền 400 triệu đồng VN, trích từ Quỹ Dự phòng Thiên tai thu ngày Thứ Sáu Tuần Thánh hằng năm của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Giáo phận Xuân Lộc cũng gửi đến các nạn nhân vùng lũ ở Giáo phận Vinh 100 triệu đồng VN.
Văn phòng Caritas Trung ương cũng xin Văn phòng Caritas Vinh theo sát tình hình và báo cáo kịp thời cho Văn phòng Trung ương để kịp thời thông báo cho toàn thể gia đình Caritas Việt Nam.
Văn phòng Caritas Trung ương cũng xin Văn phòng Caritas Vinh theo sát tình hình và báo cáo kịp thời cho Văn phòng Trung ương để kịp thời thông báo cho toàn thể gia đình Caritas Việt Nam.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Quê Hương và Chủ Nghĩa
Nguyễn Quốc Chánh
08:51 09/10/2010
Chủ nghiã dạy em, thù hận hờn căm
Chủ nghiã dạy em, độc ác bất nhân
Chủ nghiã dạy em, lọc lừa xảo trá
Chủ nghiã dạy em, dối gian trăm ngả
Chủ nghiã dạy em, bội phản vong ân
Chủ nghiã dạy em, giết chết lương tâm
Chủ nghiã dạy em, vô thần đấu tố
Chủ nghiã mù, rước voi dày mả Tổ
Chủ nghiã ngu, thờ đồ tể ngoại bang
Chủ nghiã bưng bô, xây dựng thiên đàng
Chủ nghiã lừa em, những con bò sữa
Chủ nghiã bất lương, ma cô nhà chứa
Chủ nghiã tú bà, dụ dỗ thơ ngây
Chủ nghiã cò mồi, vơ vét luôn tay
Chủ nghiã cai thầu, bán buôn Tổ-Quốc
Chủ nghiã lưỡi câu, móc mồi dân tộc
Chủ nghiã bịp lừa, bánh vẽ tự do
Chủ nghiã cá ươn, tư tưởng vong nô
Chủ nghiã chết đi, Quê Hương vẫn sống
Ai nhân danh hạnh phúc
Thứ hạnh phúc ngục tù
Ai nhân danh dân chủ
Thứ dân chủ si ngu
Ai nhân danh chân lý
Thứ chân lý đui mù
Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam!
Sự thật đó có làm em đau nhói ?
Vẫn chập chờn lượn bay bầy quạ đói
Chồn cáo kia có rình rập trước sau
Ngẩng mặt cao và đừng sợ đớn đau
Đứng lên em bằng tâm hồn biển động.
Em đứng lên như đại dương dậy sóng
Tiếng sét thần tuổi trẻ nổ ầm vang
Những tượng hình, chủ nghiã, phải tiêu tan
Cây Dân-Chủ bừng lên ngàn sức sống,
Em bây giờ khôn lớn
Mắt rực lửa yêu thương,
Biết đâu là sự thật
Em tìm thấy con đường.
Tự-Do sẽ nở hoa
Trên quê hương khốn khó
Anh như con ngựa già
Vẫn cúi đầu kiên nhẫn
Đốt những đám cỏ khô
Dọn đường cho em đi làm lịch sử.
Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh sinh năm 1958 ở Bạc Liêu, hiện sống tại Sài Gòn.
Tác giả của nhiều tập thơ như Ðêm mặt trời mọc, Khí hậu đồ vật và Của căn cước ẩn dụ, và Ê, tao đây.
Thơ của ông đã được nhiều tác giả dịch ra tiếng Anh.
Trong bài phỏng vấn dành cho nhà văn Vi Ký, nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh nhận xét về đảng Cộng Sản:
“Ðảng Cộng sản thắng Tây và Mỹ bằng máu của dân tộc, bằng vũ khí của Nga và Tàu,
rồi nộp “độc lập dân tộc” cho cộng sản Tàu và Nga.
Ai chỉ ra tình trạng thế chấp và bán đứng đó đều bị cho là phản động.
Kẻ phản động có thể gây tai họa cho Ðảng nhưng lại là phúc của dân. Những ai vì Ðảng sẽ kết án kẻ phản động,
còn những ai vì con người thì sẽ hoan hô kẻ phản động. Hãy nhớ câu nói lịch sử của ông Nguyễn Văn Thiệu:
“Ðừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”.
Gửi tuổi trẻ Việt Nam
Em hãy ngồi xuống đây
Anh kể câu chuyện này
Trên cánh đồng cỏ cháy
Ngậm ngùi như khói bay
Con ngựa già một đời
Chưa thấy được ngày vui
Mắt mỏi mòn trông đợi
Những mầm cỏ xanh tươi.
Đã bao nhiêu năm rồi
Hướng nhìn về xa xôi
Tâm tư đau nhức nhối
Cuộc đời vẫn nổi trôi
Em nhìn về tương lai
Cố dấu tiếng thở dài
Mắt dường như ngấn lệ
Có phải vì khói cay?
Em thấy đó, trên đường đi không đến,
Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghêng ngang
Những con thú người nhảy múa kiêu căng
Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã.
Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ.
Chủ nghiã dạy em, độc ác bất nhân
Chủ nghiã dạy em, lọc lừa xảo trá
Chủ nghiã dạy em, dối gian trăm ngả
Chủ nghiã dạy em, bội phản vong ân
Chủ nghiã dạy em, giết chết lương tâm
Chủ nghiã dạy em, vô thần đấu tố
Chủ nghiã mù, rước voi dày mả Tổ
Chủ nghiã ngu, thờ đồ tể ngoại bang
Chủ nghiã bưng bô, xây dựng thiên đàng
Chủ nghiã lừa em, những con bò sữa
Chủ nghiã bất lương, ma cô nhà chứa
Chủ nghiã tú bà, dụ dỗ thơ ngây
Chủ nghiã cò mồi, vơ vét luôn tay
Chủ nghiã cai thầu, bán buôn Tổ-Quốc
Chủ nghiã lưỡi câu, móc mồi dân tộc
Chủ nghiã bịp lừa, bánh vẽ tự do
Chủ nghiã cá ươn, tư tưởng vong nô
Chủ nghiã chết đi, Quê Hương vẫn sống
Ai nhân danh hạnh phúc
Thứ hạnh phúc ngục tù
Ai nhân danh dân chủ
Thứ dân chủ si ngu
Ai nhân danh chân lý
Thứ chân lý đui mù
Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam!
Sự thật đó có làm em đau nhói ?
Vẫn chập chờn lượn bay bầy quạ đói
Chồn cáo kia có rình rập trước sau
Ngẩng mặt cao và đừng sợ đớn đau
Đứng lên em bằng tâm hồn biển động.
Em đứng lên như đại dương dậy sóng
Tiếng sét thần tuổi trẻ nổ ầm vang
Những tượng hình, chủ nghiã, phải tiêu tan
Cây Dân-Chủ bừng lên ngàn sức sống,
Em bây giờ khôn lớn
Mắt rực lửa yêu thương,
Biết đâu là sự thật
Em tìm thấy con đường.
Tự-Do sẽ nở hoa
Trên quê hương khốn khó
Anh như con ngựa già
Vẫn cúi đầu kiên nhẫn
Đốt những đám cỏ khô
Dọn đường cho em đi làm lịch sử.
Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh sinh năm 1958 ở Bạc Liêu, hiện sống tại Sài Gòn.
Tác giả của nhiều tập thơ như Ðêm mặt trời mọc, Khí hậu đồ vật và Của căn cước ẩn dụ, và Ê, tao đây.
Thơ của ông đã được nhiều tác giả dịch ra tiếng Anh.
Trong bài phỏng vấn dành cho nhà văn Vi Ký, nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh nhận xét về đảng Cộng Sản:
“Ðảng Cộng sản thắng Tây và Mỹ bằng máu của dân tộc, bằng vũ khí của Nga và Tàu,
rồi nộp “độc lập dân tộc” cho cộng sản Tàu và Nga.
Ai chỉ ra tình trạng thế chấp và bán đứng đó đều bị cho là phản động.
Kẻ phản động có thể gây tai họa cho Ðảng nhưng lại là phúc của dân. Những ai vì Ðảng sẽ kết án kẻ phản động,
còn những ai vì con người thì sẽ hoan hô kẻ phản động. Hãy nhớ câu nói lịch sử của ông Nguyễn Văn Thiệu:
“Ðừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”.
Gửi tuổi trẻ Việt Nam
Em hãy ngồi xuống đây
Anh kể câu chuyện này
Trên cánh đồng cỏ cháy
Ngậm ngùi như khói bay
Con ngựa già một đời
Chưa thấy được ngày vui
Mắt mỏi mòn trông đợi
Những mầm cỏ xanh tươi.
Đã bao nhiêu năm rồi
Hướng nhìn về xa xôi
Tâm tư đau nhức nhối
Cuộc đời vẫn nổi trôi
Em nhìn về tương lai
Cố dấu tiếng thở dài
Mắt dường như ngấn lệ
Có phải vì khói cay?
Em thấy đó, trên đường đi không đến,
Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghêng ngang
Những con thú người nhảy múa kiêu căng
Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã.
Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cải tổ hưu bổng tại Pháp
Hà Minh Thảo
15:32 09/10/2010
CẢI TỔ HƯU BỔNG TẠI PHÁP
Từ ngày 07.09 đến 02.10.2010, tức chưa đầy một tháng, tại các thành phố lớn nước Pháp, đã có những cuộc tuần hành trên đường phố đã ba lần. Mỗi lần huy động khoảng 3 triệu người, theo các nghiệp đoàn tổ chức biểu tình, hay chừng gần một triệu, theo cảnh sát. Thiết tưởng, chúng ta cần nên hiểu: công nhân hay công chức đình công và đi biểu tình không phải để chơi, mà là một sự hy sinh vì phải bị mất những ngày lương. Đôi khi, đồng bào Việt chúng ta đi du lịch từ quốc nội hay các nước khác đến Pháp cho rằng người dân tại đây ‘thích’ biểu tình. Sự thật có đúng như vậy hay không, chúng tôi cố gắng trình bày cách tính hiện tại và sự cải tổ hưu bổng lần này (cách tính không thay đổi) để mỗi người tự có cái nhìn đúng hơn về quyền đình công và biểu tình của người dân Pháp.
I. LỊCH SỬ HƯU BỔNG TẠI PHÁP.
Từ thời Trung cổ, người Pháp đã có những sự liên đới giữa các thế hệ trong nghề nghiệp, không cần đến sự giúp đở của nhà vua. Vua dùng quỹ triều đình trả tiền hưu cho công chức, trợ cấp bác ái cho những người lớn tuổi nghèo. Quỹ hưu bổng đầu tiên được thành lập năm 1768. Những người tham gia Quỹ phải góp từ 1,25 % đến 2,5 % tiền lương của mình.
Bảo hiểm Hưu (l’Assurance Retraite) hiện nay được hình thành cùng lúc với An ninh Xã hội (Sécurité Sociale, gọi tắt Sécu) và là thành phần (nhánh = branche) của An ninh xã hội vào ngày 04.10.1946. An ninh Xã hội Pháp có 3 nhánh: maladie (bệnh, sinh sản, tàn phế, tử tuất), vieillesse et veuvage (hưu, góa bụa), famille (trợ cấp gia đình, gia cư, khuyết tật…) và accidents du travail et maladies professionnelles (tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp). Vào thời điểm này, tuổi pháp định đi hưu đã được ấn định là 65 tuổi bởi luật ngày 05.04.1910, mặc dù, lúc đó, tuổi thọ (espérance de vie) trung bình người Pháp chỉ là 50. Bởi thế, các nghiệp đoàn (syndicats) đã cho rằng người ta không có thời gian để hưởng hưu bổng.
Khi trở thành Tổng thống năm 1981, ông Francois Mitterrand, thực thi lời hứa khi tranh cử, giảm tuổi pháp định đi hưu từ 65 xuống 60 tuổi với lý do để người lớn tuổi đi hưu, nhường chổ làm cho người trẻ hầu giảm thiểu số người thất nghiệp. Kết quả: số người thất nghiệp vẫn tăng và ngân sách Quỹ Hưu bổng bắt đầu khiếm hụt và tăng nhanh từ đó.
Đặc điểm của chế độ hưu bổng ở Pháp là Retraite par répartition (phân bổ) tức tiền góp quỹ Bảo hiểm Hưu trích từ lương (trong xí nghiệp tư, người lãnh lương đóng 6,65% lương và chủ 9,9% lương đó) dùng để trả hưu bổng ngay cho những hưu viên. Chế độ khác là Retraite par capitalisation (tích lũy vốn) tức dùng tiền để dành ngày trước chi trả cho những hưu viên hôm nay. Đó là hình thức giống như bảo hiểm nhân thọ (assurance-vie).
II. CÁCH TÍNH HƯU BỔNG HIỆN NAY (tháng 10.2010).
Để lãnh hưu bổng từ ngày 01.10.2010, Jean phải được sinh một ngày trong tháng 09.1950. Thí dụ ngày 15.
A. Hưu bổng căn bản (Retraite de base) được tính dựa theo các yếu tố sau:
1. Thời gian bảo hiểm (durée d’assurance hay durée de cotisation),
tính theo thời gian có trích lương để góp vào Quỹ (tính bằng tam cá nguyệt hay quý, trimestre). Đi hưu trước ngày 31.12.2008, tức sinh năm 1948 thì cần có 160 tam cá nguyệt (40 năm), nhưng, sau đó, tăng lên 164 tam cá nguyệt (41 năm) bởi quyết định của liên bộ ngày 07.07.2008. Việc tăng tiệm tiến mỗi năm một tam cá nguyệt: 2009 (tức thế hệ sinh năm 1949) phải có 161 tam cá nguyệt góp vào Quỹ, 2010: 162, 2011: 163 và từ 2012 trở đi cần 164 tam cá nguyệt.
Trong thí dụ của chúng ta, người đi hưu sinh năm 1950 cần phải hội đủ 162 tam cá nguyệt. Ngoài những tam cá nguyệt có đi làm việc (activité) có góp vào Quỹ gọi là périodes cotisées, còn có những périodes assimilées (đồng hóa như thất nghiệp có ghi tên tại sở tìm việc, huấn nghệ, bệnh, sinh sản) và những périodes équivalentes (Thời gian làm việc trong những điều kiện đặc biệt được chấp nhận như những tam cá nguyệt đã làm việc tại Việt-Nam).
Mỗi người con có làm tờ ‘Déclaration sur l’honneur’ chứng nhận đã được mẹ nuôi dưỡng từ khi được sinh ra cho đến 16 tuổi thì bà mẹ được ‘xã hội’ thưởng 8 tam cá nguyệt (2 năm). Ngoài ra, những bà mẹ nuôi dưỡng từ 3 con trở lên và gia đình có lợi tức thấp thì Quỹ trợ cấp gia đình (Caisses d'Allocations Familiales) phát tiền Complément familial thì có thể được Quỹ này đóng thế tiền góp vào Quỹ Bảo hiểm Hưu.
2. Lương căn bản (Salaire de base)
bao gồm tổng số lương brut trước khi bị trừ các khoản đóng góp, tiền phụ cấp khi đi huấn nghiệp và tiền bồi thường bệnh, sinh sản, tai nạn, gọi chung là indemnités journalières. Các số tiền này được cập nhật hóa với hệ số lạm phát hàng năm trong thời gian 162 tam cá nguyệt đó. Tổng cộng 25 năm có lương cao nhất (meilleures années de salaires) dưới mức trần (plafond) Sécurité Sociale mỗi năm, rồi chia cho 25 để có mức lương trung bình cho một năm. Trong thí dụ của Jean, Lương căn bản được tính là 10.000 euros/năm.
3. Tỷ suất hưu bổng (taux de retraite) thay đổi theo tổng số tam cá nguyệt có được.
Tỷ suất tối đa là 50% của Lương căn bản.
Tổng số tam cá nguyệt có góp vào Quỹ và đồng hóa là 162, đúng như số tam cá nguyệt bắt buộc là 162, mới được đi hưu vào ngày đầu (01) của tháng sau ngày sinh. Jean sinh ngày 15.09.1950 thì ngày đi hưu là 01.10.2010, với tỷ suất 50%.
Nếu đến khi đủ 60 tuổi, nhưng không đủ số tam cá nguyệt bắt buộc thì ngày đi hưu bị dời lại cho tới khi đủ số. Nếu đến khi 65 tuổi, số tam cá nguyệt bắt buộc dù không đủ 162 (cho năm sinh 1950) có thể đi hưu, nhưng tỷ suất hưu bổng bị giảm sụt bởi một hệ số giảm (décote) cho mỗi tam cá nguyệt thiếu. Ngược lại, những người đã hội đủ số Hưu bổng, nhưng không muốn tiếp tục làm việc thì tỷ suất hưu bổng được tăng bởi một hệ số tăng (surcote).
4. Thời gian tham chiếu (durée de référence).
Hưu bổng được tính theo tỷ lệ thời gian thuộc từng chế độ hưu bổng. Thí dụ: Paul, sinh năm 1950, làm nghề thủ công (artisan) trong 5 năm đầu, sau đó, đã trở thành công nhân (salarié) trong 35,5 năm. Paul tổng cộng được 162 tam cá nguyệt bắt buộc, nhưng chỉ đóng cho chế độ tổng quát (régime général) có 35,5 năm tức 142 tam cá nguyệt. Do đó, régime général chỉ chịu trả 142/162 hưu bổng cho Paul, còn 20/162 Paul phải đòi bên régime des artisans.
Cũng vậy, trường hợp người Việt chúng ta, các tam cá nguyệt làm bên Việt-Nam không được régime général chấp thuận tính thời gian tham chiếu để trả hưu bổng.
Trong thí dụ của Jean, 162 tam cá nguyệt của Jean đều thuộc régime général.
5. Tính hưu bổng căn bản hàng tháng của Jean.
Hưu bổng căn bản/tháng: 10000/12 x 50% x 162/162 = 416,67 euros.
Nếu người hưu có từ 3 con trở lên được tăng thêm 10% hưu bổng căn bản (không bị tính thuế lợi tức).
B. Hưu bổng bổ sung (Retraite complémentaire)
được tính theo tiền lương, thời gian làm việc và tỷ suất đóng góp quỹ chế độ hưu bổng bổ sung. Hàng năm, quỹ hưu bổng bổ sung gởi cho người đóng góp quỹ một bảng xác định số điểm (points) thủ đắc trong năm đó, bằng cách chia số tiền đóng góp (cotisations) chia cho tiền lương tham chiếu (salaire de référence), định bởi các quỹ hưu bổng bổ sung Arrco (Association pour le Régime de Retraite Complémentaire des salariés) và Agirc (Association Générale des Institutions de Retraite des Cadres). Đến khi đi hưu, chúng ta tổng cộng tất cả các số điểm thủ đắc trọn đời. Sau đó, nhân số điểm đó trị giá mỗi điểm để có số tiền hưu bổng bổ sung mỗi tam cá nguyệt.
Trong thí dụ, chúng ta xem như Jean được hưởng hưu bổng bổ sung 600 euros mỗi tam cá nguyệt tức 200 euros/tháng.
Nếu người hưu có từ 3 con trở lên được tăng thêm 5% hưu bổng bổ sung từ ngày 01.01.1999 (không bị tính thuế lợi tức).
C. Trợ cấp liên đới người cao tuổi (allocation de solidarité aux personnes âgées).
Sau khi tổng cộng số hưu bổng (căn bản và bổ sung) cùng các lợi tức khác còn dưới 708,95 euros mỗi tháng thì quỹ Bảo hiểm Hưu trợ cấp số sai biệt.
Trong thí dụ của chúng ta, Jean lãnh hưu bổng (căn bản và bổ sung) là:
416,67 + 200 = 616,67 euros.
Số tiền trợ cấp liên đới người cao tuổi sẽ là: 708.95 – 616,67 = 92,28 euros.
Ghi chú: Tiền hưu bổng (căn bản và bổ sung) là một quyền (droit) người hưu được hưởng do sự đóng góp của mình và chủ. Do đó, nếu người hưu đến sống tại nước khác ngoài Pháp, quỹ Bảo hiểm Hưu vẫn tiếp tục gởi trả. Tiền trợ cấp liên đới người cao tuổi chỉ là một trợ giúp (aide) để tạm đủ sống tại Pháp, nên không còn được tiếp tục giúp. Hơn nữa, số tiền trợ cấp đã lãnh có thể bị đòi lại từ gia tài để lại nếu từ 39.000 euros trở lên sau khi qua đời.
III. CẢI TỔ HƯU BỔNG TRONG TƯƠNG LAI.
Hội đồng định hướng hưu bổng (Conseil d'orientation des retraites, COR), trong báo cáo ngày 14.04.2010, nêu lên những tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 để trang trải các số chi tiêu cho hưu bổng do số người thất nghiệp tăng nhanh đã làm giảm số tiền đóng vào quỹ bảo hiểm.
Ngày 13.07.2010, Dự luật Cải tổ hưu bổng được Chính phủ đệ nạp tại Quốc hội. Trong đó, chánh phủ cho biết:
- chế độ hưu bổng bằng phân bổ (répartition) đang bị đe dọa bởi sự gia tăng người lớn tuổi (15,5 triệu người hưu ngày hôm nay sẽ tăng lên 18 triệu năm 2030 và 23 triệu năm 2050). Tuổi thọ đã tăng trong 15 năm qua, kể từ năm 1950. Năm 1960, 4 người làm việc trong khi có 1 hưu viên; hiện nay, chỉ còn 1,7 người góp quỹ Bảo hiểm hưu bổng tương đương với 1 người hưu; và chỉ 1,5 vào năm 2050.
- cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đào sâu sự thâm hụt ngân quỹ Bảo hiểm này: năm 2007, số bách phân thâm hụt 1,6% Tổng sản lượng quốc nội dự trù cho năm 2030 sẽ xảy ra trong năm 2010 (32,3 tỷ euros, trung bình 2.000 euros mỗi hưu viên). Nếu không có sự cải tổ, tình hình sẽ trầm trọng thêm số thâm hụt tăng cao: 42,3 tỷ euros vào năm 2018 và trên 42,3 tỷ năm 2030.
Do đó, cần thiết sớm phải có giải pháp để tái lập sự thăng bằng ngân quỹ Bảo hiểm hưu bổng là dần dần nâng cao:
a. tuổi đi hưu pháp định từ 60 lên 62 năm: mỗi thế hệ tuổi tăng 4 tháng cho đến đúng 62 tuổi vào năm 2018 (sinh năm 1956). Nếu dự luật được thông qua tại hai viện Lập pháp và được Tổng thống ban hành thành luật thì những người sinh 6 tháng đầu năm 1951 đi hưu lúc 60 tuổi và những ai sinh trong 6 tháng cuối năm 1951 phải đi hưu ở tuổi 60 và 4 tháng (từ 01.11.2011), với điều kiện phải có 163 tam cá nguyệt qui định (40 năm 9 tháng);
b. tuổi đi hưu với bất cứ số tam cá nguyệt là bao nhiêu từ 65 lên 67 năm kể từ ngày 01.11.2016, mỗi năm tăng 4 tháng, đến đúng 67 tuổi vào năm 2023 (sinh năm 1956).
c. thời gian bảo hiểm: dự luật chỉ dự trù 41 năm và 3 tháng (165 tam cá nguyệt) cho những ai sinh năm 2013.
IV. SỰ DÂN CHỦ TRONG TIẾN TRÌNH LẬP PHÁP.
A. Tại Quốc hội.
Ngày 15.09.2010, lúc 15 giờ, các dân biểu phe đa số muốn tiến hành việc đầu phiếu để dự luật phải được thông qua ngay trong chiều này. Nhưng các dân biểu đối lập lớn tiếng đòi dân biểu Bernard Accoyer, Chủ tịch Quốc hội, từ chức vì không cho họ tiếp tục phát biểu, buộc Quốc hội phải làm ‘đúng đơn đặt hàng của Hành pháp. Cuộc đầu phiếu vẫn tiến hành với kết quả: 329 phiếu thuận và 233 phiếu chống. Dự luật được thông qua.
‘Dự luật được thông qua’ là điều hợp lý vì Thủ tướng phải được Tổng thống bổ nhiệm là người thuộc phe đa số tại Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội cho rằng: các đề nghị tu chỉnh của phe đối lập không thể chấp nhận mà chỉ nhằm kéo giờ vô ích.
B. Tại Thượng nghị viện.
Tại đây, đảng UMP (Union pour un mouvement populaire, Liên minh vì Phong trào Nhân dân) không có đa số tuyệt đối và thời gian thảo luận không bị giới hạn. Các phiên họp thảo luận đã bắt từ ngày 05.10.2010 và hy vọng sẽ thông qua trể nhất vào ngày 23.10.2010.
Nếu hai viện Lập pháp biểu quyết dự luật có những điều khoản khác nhau thì một Ủy ban hổn hợp hai viện được thành lập để có một bản thống nhất. Bản này phải được hai viện biểu quyết lần thứ hai. Sau đó, dự luật chỉ được Tổng thống ký ban hành khi không ai nhờ sự can thiệp của Hội đồng Hiến pháp (Conseil constitutionnel).
C. Các cuộc đình công và biểu tình.
Để chuẩn bị dự luật, Thủ tướng Francois Fillon, Tổng trưởng Lao động Eric Woerth và Bộ trưởng Công vụ Georges Tron đã tiếp các đại diện những nghiệp đoàn chủ và công nhân để trình bày công cuộc cải tổ hưu bổng. Các nghiệp đoàn công nhân, vì phải bảo vệ quyền lợi các công nhân mà dự luật sẽ làm giảm bớt quyền lợi của họ, trong khi chính họ là nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 và bị cho nghỉ việc. Đây thật sự là những bất công khi những người trách nhiệm khủng hoảng không chịu sự trừng trị.
Không được những người cầm quyền Hành và Lập pháp nghe, các nghiệp đoàn công nhân yêu cầu những thành viên của mình đình công và xuống đường là những quyền được Hiến pháp thừa nhận. Những cuộc đình công và biểu tình đã có đem lại những kết quả tuy không lớn. Pháp là một quốc gia dân chủ, giới cầm quyền không thể bất chấp tiếng la của người dân vì người dân sẽ trừng trị bằng ‘lá phiếu’ trong những cuộc bầu cử trong tương lai, cho nên vài tu chính án đã được đệ trình, thông qua và được ghi vào dự luật như:
1.- được đi hưu lúc 60 tuổi những công nhân bị vô năng thể lực (incapacité physique) vì rủi ro nghề nghiệp trước dự trù trong dự luật 20%, nay xuống 10% (20% thì có khoảng 10.000 người được hưởng, nay 10% thì 30.000 người được hưởng).
2.- cho phép các bà mẹ có từ 3 con trở lên, sinh ra từ năm 1951 đến 1955 – thế hệ đầu tiên bị ảnh hưởng bởi sự cải tổ - được nhận hưu bổng ở tuổi 65 không bị ‘décote’ vì đã ngưng việc để nuôi một đứa con. 130.000 bà mẹ sẽ được hưởng lợi nhờ sự tu chính này.
3.- cho phép cha mẹ được hưu bổng ở tuổi 65 không bị ‘décote’ vì có con bị khuyết tật nặng luôn cần sự hiện diện của một trong hai người (cha hay mẹ).
Các cuộc đình công và biểu tình vẫn còn tiếp diễn như các nghiệp đoàn đã loan báo. Ngày thứ ba 12.10.2010, nhiều cuộc đình công có thể kéo dài như xe lửa, bus, gaz, điện… và ngày thứ bảy 16.10.2010.
V. DỰ TRÙ TĂNG THU CHO QUỸ HƯU BỔNG.
Để xoa dịu những ‘nạn nhân’ của sự cải tổ này, Chính phủ hứa tận thu thêm 3,7 tỷ euros hàng năm các nguồn thu mới từ những người có lợi tức cao, lợi tức do nguồn vốn và các xí nghiệp:
- Mức thuế lợi tức cao nhất tăng từ 40% lên 41% sẽ giúp quỹ 230 triệu euros;
- Cổ phần cho nhân viên (stock-options) phải trả thế cao hơn và phần đóng góp xã hội (contribution sociale) cũng tăng (10% lên 14%). Hy vọng giúp quỹ 70 triệu euros;
- Thuế trả trước (crédit-d’impôt) trên cổ tức không được hoàn trả nữa giúp quỹ 645 triệu euros năm 2011;
- Tăng số thu khoán (prélèvements forfaitaires) trên lợi tức do vốn và tài sản 1% để thu được 265 triệu euros năm 2011;
- Lợi ích từ việc bán cổ phiếu và trái phiếu sẽ được tính thuế thu nhập bất kể số lượng vốn bán sẽ mang lại 180 triệu euros năm 2011.
Từ ngày 07.09 đến 02.10.2010, tức chưa đầy một tháng, tại các thành phố lớn nước Pháp, đã có những cuộc tuần hành trên đường phố đã ba lần. Mỗi lần huy động khoảng 3 triệu người, theo các nghiệp đoàn tổ chức biểu tình, hay chừng gần một triệu, theo cảnh sát. Thiết tưởng, chúng ta cần nên hiểu: công nhân hay công chức đình công và đi biểu tình không phải để chơi, mà là một sự hy sinh vì phải bị mất những ngày lương. Đôi khi, đồng bào Việt chúng ta đi du lịch từ quốc nội hay các nước khác đến Pháp cho rằng người dân tại đây ‘thích’ biểu tình. Sự thật có đúng như vậy hay không, chúng tôi cố gắng trình bày cách tính hiện tại và sự cải tổ hưu bổng lần này (cách tính không thay đổi) để mỗi người tự có cái nhìn đúng hơn về quyền đình công và biểu tình của người dân Pháp.
I. LỊCH SỬ HƯU BỔNG TẠI PHÁP.
Từ thời Trung cổ, người Pháp đã có những sự liên đới giữa các thế hệ trong nghề nghiệp, không cần đến sự giúp đở của nhà vua. Vua dùng quỹ triều đình trả tiền hưu cho công chức, trợ cấp bác ái cho những người lớn tuổi nghèo. Quỹ hưu bổng đầu tiên được thành lập năm 1768. Những người tham gia Quỹ phải góp từ 1,25 % đến 2,5 % tiền lương của mình.
Bảo hiểm Hưu (l’Assurance Retraite) hiện nay được hình thành cùng lúc với An ninh Xã hội (Sécurité Sociale, gọi tắt Sécu) và là thành phần (nhánh = branche) của An ninh xã hội vào ngày 04.10.1946. An ninh Xã hội Pháp có 3 nhánh: maladie (bệnh, sinh sản, tàn phế, tử tuất), vieillesse et veuvage (hưu, góa bụa), famille (trợ cấp gia đình, gia cư, khuyết tật…) và accidents du travail et maladies professionnelles (tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp). Vào thời điểm này, tuổi pháp định đi hưu đã được ấn định là 65 tuổi bởi luật ngày 05.04.1910, mặc dù, lúc đó, tuổi thọ (espérance de vie) trung bình người Pháp chỉ là 50. Bởi thế, các nghiệp đoàn (syndicats) đã cho rằng người ta không có thời gian để hưởng hưu bổng.
Khi trở thành Tổng thống năm 1981, ông Francois Mitterrand, thực thi lời hứa khi tranh cử, giảm tuổi pháp định đi hưu từ 65 xuống 60 tuổi với lý do để người lớn tuổi đi hưu, nhường chổ làm cho người trẻ hầu giảm thiểu số người thất nghiệp. Kết quả: số người thất nghiệp vẫn tăng và ngân sách Quỹ Hưu bổng bắt đầu khiếm hụt và tăng nhanh từ đó.
Đặc điểm của chế độ hưu bổng ở Pháp là Retraite par répartition (phân bổ) tức tiền góp quỹ Bảo hiểm Hưu trích từ lương (trong xí nghiệp tư, người lãnh lương đóng 6,65% lương và chủ 9,9% lương đó) dùng để trả hưu bổng ngay cho những hưu viên. Chế độ khác là Retraite par capitalisation (tích lũy vốn) tức dùng tiền để dành ngày trước chi trả cho những hưu viên hôm nay. Đó là hình thức giống như bảo hiểm nhân thọ (assurance-vie).
II. CÁCH TÍNH HƯU BỔNG HIỆN NAY (tháng 10.2010).
Để lãnh hưu bổng từ ngày 01.10.2010, Jean phải được sinh một ngày trong tháng 09.1950. Thí dụ ngày 15.
A. Hưu bổng căn bản (Retraite de base) được tính dựa theo các yếu tố sau:
1. Thời gian bảo hiểm (durée d’assurance hay durée de cotisation),
tính theo thời gian có trích lương để góp vào Quỹ (tính bằng tam cá nguyệt hay quý, trimestre). Đi hưu trước ngày 31.12.2008, tức sinh năm 1948 thì cần có 160 tam cá nguyệt (40 năm), nhưng, sau đó, tăng lên 164 tam cá nguyệt (41 năm) bởi quyết định của liên bộ ngày 07.07.2008. Việc tăng tiệm tiến mỗi năm một tam cá nguyệt: 2009 (tức thế hệ sinh năm 1949) phải có 161 tam cá nguyệt góp vào Quỹ, 2010: 162, 2011: 163 và từ 2012 trở đi cần 164 tam cá nguyệt.
Trong thí dụ của chúng ta, người đi hưu sinh năm 1950 cần phải hội đủ 162 tam cá nguyệt. Ngoài những tam cá nguyệt có đi làm việc (activité) có góp vào Quỹ gọi là périodes cotisées, còn có những périodes assimilées (đồng hóa như thất nghiệp có ghi tên tại sở tìm việc, huấn nghệ, bệnh, sinh sản) và những périodes équivalentes (Thời gian làm việc trong những điều kiện đặc biệt được chấp nhận như những tam cá nguyệt đã làm việc tại Việt-Nam).
Mỗi người con có làm tờ ‘Déclaration sur l’honneur’ chứng nhận đã được mẹ nuôi dưỡng từ khi được sinh ra cho đến 16 tuổi thì bà mẹ được ‘xã hội’ thưởng 8 tam cá nguyệt (2 năm). Ngoài ra, những bà mẹ nuôi dưỡng từ 3 con trở lên và gia đình có lợi tức thấp thì Quỹ trợ cấp gia đình (Caisses d'Allocations Familiales) phát tiền Complément familial thì có thể được Quỹ này đóng thế tiền góp vào Quỹ Bảo hiểm Hưu.
2. Lương căn bản (Salaire de base)
bao gồm tổng số lương brut trước khi bị trừ các khoản đóng góp, tiền phụ cấp khi đi huấn nghiệp và tiền bồi thường bệnh, sinh sản, tai nạn, gọi chung là indemnités journalières. Các số tiền này được cập nhật hóa với hệ số lạm phát hàng năm trong thời gian 162 tam cá nguyệt đó. Tổng cộng 25 năm có lương cao nhất (meilleures années de salaires) dưới mức trần (plafond) Sécurité Sociale mỗi năm, rồi chia cho 25 để có mức lương trung bình cho một năm. Trong thí dụ của Jean, Lương căn bản được tính là 10.000 euros/năm.
3. Tỷ suất hưu bổng (taux de retraite) thay đổi theo tổng số tam cá nguyệt có được.
Tỷ suất tối đa là 50% của Lương căn bản.
Tổng số tam cá nguyệt có góp vào Quỹ và đồng hóa là 162, đúng như số tam cá nguyệt bắt buộc là 162, mới được đi hưu vào ngày đầu (01) của tháng sau ngày sinh. Jean sinh ngày 15.09.1950 thì ngày đi hưu là 01.10.2010, với tỷ suất 50%.
Nếu đến khi đủ 60 tuổi, nhưng không đủ số tam cá nguyệt bắt buộc thì ngày đi hưu bị dời lại cho tới khi đủ số. Nếu đến khi 65 tuổi, số tam cá nguyệt bắt buộc dù không đủ 162 (cho năm sinh 1950) có thể đi hưu, nhưng tỷ suất hưu bổng bị giảm sụt bởi một hệ số giảm (décote) cho mỗi tam cá nguyệt thiếu. Ngược lại, những người đã hội đủ số Hưu bổng, nhưng không muốn tiếp tục làm việc thì tỷ suất hưu bổng được tăng bởi một hệ số tăng (surcote).
4. Thời gian tham chiếu (durée de référence).
Hưu bổng được tính theo tỷ lệ thời gian thuộc từng chế độ hưu bổng. Thí dụ: Paul, sinh năm 1950, làm nghề thủ công (artisan) trong 5 năm đầu, sau đó, đã trở thành công nhân (salarié) trong 35,5 năm. Paul tổng cộng được 162 tam cá nguyệt bắt buộc, nhưng chỉ đóng cho chế độ tổng quát (régime général) có 35,5 năm tức 142 tam cá nguyệt. Do đó, régime général chỉ chịu trả 142/162 hưu bổng cho Paul, còn 20/162 Paul phải đòi bên régime des artisans.
Cũng vậy, trường hợp người Việt chúng ta, các tam cá nguyệt làm bên Việt-Nam không được régime général chấp thuận tính thời gian tham chiếu để trả hưu bổng.
Trong thí dụ của Jean, 162 tam cá nguyệt của Jean đều thuộc régime général.
5. Tính hưu bổng căn bản hàng tháng của Jean.
Hưu bổng căn bản/tháng: 10000/12 x 50% x 162/162 = 416,67 euros.
Nếu người hưu có từ 3 con trở lên được tăng thêm 10% hưu bổng căn bản (không bị tính thuế lợi tức).
B. Hưu bổng bổ sung (Retraite complémentaire)
được tính theo tiền lương, thời gian làm việc và tỷ suất đóng góp quỹ chế độ hưu bổng bổ sung. Hàng năm, quỹ hưu bổng bổ sung gởi cho người đóng góp quỹ một bảng xác định số điểm (points) thủ đắc trong năm đó, bằng cách chia số tiền đóng góp (cotisations) chia cho tiền lương tham chiếu (salaire de référence), định bởi các quỹ hưu bổng bổ sung Arrco (Association pour le Régime de Retraite Complémentaire des salariés) và Agirc (Association Générale des Institutions de Retraite des Cadres). Đến khi đi hưu, chúng ta tổng cộng tất cả các số điểm thủ đắc trọn đời. Sau đó, nhân số điểm đó trị giá mỗi điểm để có số tiền hưu bổng bổ sung mỗi tam cá nguyệt.
Trong thí dụ, chúng ta xem như Jean được hưởng hưu bổng bổ sung 600 euros mỗi tam cá nguyệt tức 200 euros/tháng.
Nếu người hưu có từ 3 con trở lên được tăng thêm 5% hưu bổng bổ sung từ ngày 01.01.1999 (không bị tính thuế lợi tức).
C. Trợ cấp liên đới người cao tuổi (allocation de solidarité aux personnes âgées).
Sau khi tổng cộng số hưu bổng (căn bản và bổ sung) cùng các lợi tức khác còn dưới 708,95 euros mỗi tháng thì quỹ Bảo hiểm Hưu trợ cấp số sai biệt.
Trong thí dụ của chúng ta, Jean lãnh hưu bổng (căn bản và bổ sung) là:
416,67 + 200 = 616,67 euros.
Số tiền trợ cấp liên đới người cao tuổi sẽ là: 708.95 – 616,67 = 92,28 euros.
Ghi chú: Tiền hưu bổng (căn bản và bổ sung) là một quyền (droit) người hưu được hưởng do sự đóng góp của mình và chủ. Do đó, nếu người hưu đến sống tại nước khác ngoài Pháp, quỹ Bảo hiểm Hưu vẫn tiếp tục gởi trả. Tiền trợ cấp liên đới người cao tuổi chỉ là một trợ giúp (aide) để tạm đủ sống tại Pháp, nên không còn được tiếp tục giúp. Hơn nữa, số tiền trợ cấp đã lãnh có thể bị đòi lại từ gia tài để lại nếu từ 39.000 euros trở lên sau khi qua đời.
III. CẢI TỔ HƯU BỔNG TRONG TƯƠNG LAI.
Hội đồng định hướng hưu bổng (Conseil d'orientation des retraites, COR), trong báo cáo ngày 14.04.2010, nêu lên những tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 để trang trải các số chi tiêu cho hưu bổng do số người thất nghiệp tăng nhanh đã làm giảm số tiền đóng vào quỹ bảo hiểm.
Ngày 13.07.2010, Dự luật Cải tổ hưu bổng được Chính phủ đệ nạp tại Quốc hội. Trong đó, chánh phủ cho biết:
- chế độ hưu bổng bằng phân bổ (répartition) đang bị đe dọa bởi sự gia tăng người lớn tuổi (15,5 triệu người hưu ngày hôm nay sẽ tăng lên 18 triệu năm 2030 và 23 triệu năm 2050). Tuổi thọ đã tăng trong 15 năm qua, kể từ năm 1950. Năm 1960, 4 người làm việc trong khi có 1 hưu viên; hiện nay, chỉ còn 1,7 người góp quỹ Bảo hiểm hưu bổng tương đương với 1 người hưu; và chỉ 1,5 vào năm 2050.
- cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đào sâu sự thâm hụt ngân quỹ Bảo hiểm này: năm 2007, số bách phân thâm hụt 1,6% Tổng sản lượng quốc nội dự trù cho năm 2030 sẽ xảy ra trong năm 2010 (32,3 tỷ euros, trung bình 2.000 euros mỗi hưu viên). Nếu không có sự cải tổ, tình hình sẽ trầm trọng thêm số thâm hụt tăng cao: 42,3 tỷ euros vào năm 2018 và trên 42,3 tỷ năm 2030.
Do đó, cần thiết sớm phải có giải pháp để tái lập sự thăng bằng ngân quỹ Bảo hiểm hưu bổng là dần dần nâng cao:
a. tuổi đi hưu pháp định từ 60 lên 62 năm: mỗi thế hệ tuổi tăng 4 tháng cho đến đúng 62 tuổi vào năm 2018 (sinh năm 1956). Nếu dự luật được thông qua tại hai viện Lập pháp và được Tổng thống ban hành thành luật thì những người sinh 6 tháng đầu năm 1951 đi hưu lúc 60 tuổi và những ai sinh trong 6 tháng cuối năm 1951 phải đi hưu ở tuổi 60 và 4 tháng (từ 01.11.2011), với điều kiện phải có 163 tam cá nguyệt qui định (40 năm 9 tháng);
b. tuổi đi hưu với bất cứ số tam cá nguyệt là bao nhiêu từ 65 lên 67 năm kể từ ngày 01.11.2016, mỗi năm tăng 4 tháng, đến đúng 67 tuổi vào năm 2023 (sinh năm 1956).
c. thời gian bảo hiểm: dự luật chỉ dự trù 41 năm và 3 tháng (165 tam cá nguyệt) cho những ai sinh năm 2013.
IV. SỰ DÂN CHỦ TRONG TIẾN TRÌNH LẬP PHÁP.
A. Tại Quốc hội.
Ngày 15.09.2010, lúc 15 giờ, các dân biểu phe đa số muốn tiến hành việc đầu phiếu để dự luật phải được thông qua ngay trong chiều này. Nhưng các dân biểu đối lập lớn tiếng đòi dân biểu Bernard Accoyer, Chủ tịch Quốc hội, từ chức vì không cho họ tiếp tục phát biểu, buộc Quốc hội phải làm ‘đúng đơn đặt hàng của Hành pháp. Cuộc đầu phiếu vẫn tiến hành với kết quả: 329 phiếu thuận và 233 phiếu chống. Dự luật được thông qua.
‘Dự luật được thông qua’ là điều hợp lý vì Thủ tướng phải được Tổng thống bổ nhiệm là người thuộc phe đa số tại Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội cho rằng: các đề nghị tu chỉnh của phe đối lập không thể chấp nhận mà chỉ nhằm kéo giờ vô ích.
B. Tại Thượng nghị viện.
Tại đây, đảng UMP (Union pour un mouvement populaire, Liên minh vì Phong trào Nhân dân) không có đa số tuyệt đối và thời gian thảo luận không bị giới hạn. Các phiên họp thảo luận đã bắt từ ngày 05.10.2010 và hy vọng sẽ thông qua trể nhất vào ngày 23.10.2010.
Nếu hai viện Lập pháp biểu quyết dự luật có những điều khoản khác nhau thì một Ủy ban hổn hợp hai viện được thành lập để có một bản thống nhất. Bản này phải được hai viện biểu quyết lần thứ hai. Sau đó, dự luật chỉ được Tổng thống ký ban hành khi không ai nhờ sự can thiệp của Hội đồng Hiến pháp (Conseil constitutionnel).
C. Các cuộc đình công và biểu tình.
Để chuẩn bị dự luật, Thủ tướng Francois Fillon, Tổng trưởng Lao động Eric Woerth và Bộ trưởng Công vụ Georges Tron đã tiếp các đại diện những nghiệp đoàn chủ và công nhân để trình bày công cuộc cải tổ hưu bổng. Các nghiệp đoàn công nhân, vì phải bảo vệ quyền lợi các công nhân mà dự luật sẽ làm giảm bớt quyền lợi của họ, trong khi chính họ là nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 và bị cho nghỉ việc. Đây thật sự là những bất công khi những người trách nhiệm khủng hoảng không chịu sự trừng trị.
Không được những người cầm quyền Hành và Lập pháp nghe, các nghiệp đoàn công nhân yêu cầu những thành viên của mình đình công và xuống đường là những quyền được Hiến pháp thừa nhận. Những cuộc đình công và biểu tình đã có đem lại những kết quả tuy không lớn. Pháp là một quốc gia dân chủ, giới cầm quyền không thể bất chấp tiếng la của người dân vì người dân sẽ trừng trị bằng ‘lá phiếu’ trong những cuộc bầu cử trong tương lai, cho nên vài tu chính án đã được đệ trình, thông qua và được ghi vào dự luật như:
1.- được đi hưu lúc 60 tuổi những công nhân bị vô năng thể lực (incapacité physique) vì rủi ro nghề nghiệp trước dự trù trong dự luật 20%, nay xuống 10% (20% thì có khoảng 10.000 người được hưởng, nay 10% thì 30.000 người được hưởng).
2.- cho phép các bà mẹ có từ 3 con trở lên, sinh ra từ năm 1951 đến 1955 – thế hệ đầu tiên bị ảnh hưởng bởi sự cải tổ - được nhận hưu bổng ở tuổi 65 không bị ‘décote’ vì đã ngưng việc để nuôi một đứa con. 130.000 bà mẹ sẽ được hưởng lợi nhờ sự tu chính này.
3.- cho phép cha mẹ được hưu bổng ở tuổi 65 không bị ‘décote’ vì có con bị khuyết tật nặng luôn cần sự hiện diện của một trong hai người (cha hay mẹ).
Các cuộc đình công và biểu tình vẫn còn tiếp diễn như các nghiệp đoàn đã loan báo. Ngày thứ ba 12.10.2010, nhiều cuộc đình công có thể kéo dài như xe lửa, bus, gaz, điện… và ngày thứ bảy 16.10.2010.
V. DỰ TRÙ TĂNG THU CHO QUỸ HƯU BỔNG.
Để xoa dịu những ‘nạn nhân’ của sự cải tổ này, Chính phủ hứa tận thu thêm 3,7 tỷ euros hàng năm các nguồn thu mới từ những người có lợi tức cao, lợi tức do nguồn vốn và các xí nghiệp:
- Mức thuế lợi tức cao nhất tăng từ 40% lên 41% sẽ giúp quỹ 230 triệu euros;
- Cổ phần cho nhân viên (stock-options) phải trả thế cao hơn và phần đóng góp xã hội (contribution sociale) cũng tăng (10% lên 14%). Hy vọng giúp quỹ 70 triệu euros;
- Thuế trả trước (crédit-d’impôt) trên cổ tức không được hoàn trả nữa giúp quỹ 645 triệu euros năm 2011;
- Tăng số thu khoán (prélèvements forfaitaires) trên lợi tức do vốn và tài sản 1% để thu được 265 triệu euros năm 2011;
- Lợi ích từ việc bán cổ phiếu và trái phiếu sẽ được tính thuế thu nhập bất kể số lượng vốn bán sẽ mang lại 180 triệu euros năm 2011.
Văn Hóa
Thu ban mai
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:57 09/10/2010
Tôi đi giữa mùa thu lá vàng rụng,
Ánh vầng đông lay khẽ bóng đêm tàn,
Tiếng chim líu lo ca hát trên cành,
Những ngọn cỏ uống sương sa đầy bụng.
Mấy lùm cây chợt bừng tỉnh giấc mộng,
Khẽ vươn vai đón nhận ánh bình minh,
Làn gió nhẹ đan quyện màu lá xinh,
Dáng mỏng manh bay trên bầu trời rộng.
Làn sương mai e thẹn lúc ẩn hiện
Như vẫn còn tiếc nuối cuộc chia tay
Cứ muốn mộng mơ giữa cả ban ngày
Cho cuộc đời thi vị đủ cung điệu.
Ánh nắng vàng nơi mùa thu huyền diệu,
Tỏa lan hơi ấm cho cõi nhân gian
Nhuộm thiên nhiên thêm nhan sắc vẹn toàn
Thôi thúc ta tìm về Chân Thiện Mỹ!
Ánh vầng đông lay khẽ bóng đêm tàn,
Tiếng chim líu lo ca hát trên cành,
Những ngọn cỏ uống sương sa đầy bụng.
Mấy lùm cây chợt bừng tỉnh giấc mộng,
Khẽ vươn vai đón nhận ánh bình minh,
Làn gió nhẹ đan quyện màu lá xinh,
Dáng mỏng manh bay trên bầu trời rộng.
Làn sương mai e thẹn lúc ẩn hiện
Như vẫn còn tiếc nuối cuộc chia tay
Cứ muốn mộng mơ giữa cả ban ngày
Cho cuộc đời thi vị đủ cung điệu.
Ánh nắng vàng nơi mùa thu huyền diệu,
Tỏa lan hơi ấm cho cõi nhân gian
Nhuộm thiên nhiên thêm nhan sắc vẹn toàn
Thôi thúc ta tìm về Chân Thiện Mỹ!