Phụng Vụ - Mục Vụ
''Ngươi hãy đi bán tất cả gia tài rồi đến theo Ta''
Tuyết Mai
07:29 11/10/2009
Chúa Giêsu nhìn chung quanh và bảo các môn đệ rằng: "Những người giàu có vào nước Thiên Chúa khó biết bao!" Các môn đệ kinh ngạc vì những lời đó. Nhưng Chúa Giêsu lại nói tiếp và bảo các ông rằng: "Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà vào nước Thiên Chúa biết bao! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước Thiên Chúa". Các ông càng kinh ngạc hỏi nhau rằng: "Như vậy thì ai có thể được cứu độ?" Chúa Giêsu chăm chú nhìn các ông, và nói: "Đối với loài người thì không thể được, nhưng không phải đối với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa làm được mọi sự".
Lậy Thiên Chúa Nhân Lành của toàn thể nhân loại của chúng con ơi! Quả thật thì ai có thể vào được Nước Thiên Chúa, khi mà tất cả chúng con đây có cái túi tham không đáy! Thế mà Chúa lại bảo chúng con hãy về mà bán hết của cải để cho người nghèo rồi đi theo Chúa, để được Nước Thiên Đàng ư!?? Giả sử như Chúa cho tất cả chúng con được dịp mà lên Nước Chúa một lần thôi, để nhìn thấy được tất cả sự gì mà trần gian này không có, thì có thể, con chỉ nói là có thể thôi nhé! Để chúng con trở về trần gian mà đắn đo mà suy nghĩ lại xem, có đáng để chúng con đem hết của cải mà cho người nghèo, ngộ nhỡ của mất mà tật thì mang, hay không hở Chúa của chúng con. Từ một con người bần hèn nghèo khổ, từ là một con người lem luốc sống một cuộc đời với cầy sâu cuốc bẫm, chịu theo chủ mà học tất cả những mánh lới, có đến 10 lá gan, ra tù vào khám không biết bao nhiêu lần, chỉ cần một lần trúng mánh làm ăn mà nay leo lên được một địa vị không nhỏ. Từ một người làm công mang cái thân ở đợ để kiếm cơm, nay con cũng có người làm công giúp việc hầu hạ suốt từ sáng cho đến tối, được lên chức ông, được đè cổ lại thiên hạ để trả thù đời, mà Chúa lại bảo con bán hết của cải để đánh đổi cho được Nước Thiên Chúa ư!??? Chúa ơi! Tuổi đời con còn sống dài lắm Chúa ạ! Con đã muốn chết đâu! Con còn chưa được hưởng thụ hết những gì con muốn cơ mà! Bởi có phải Chúa là Thiên Chúa, nên Chúa không thể nào hiểu hết được lòng tham của con người chúng con đâu Chúa ạ!
Quả thật tình trong thời buổi gạo châu củi quế, chúng con không biết thế nào là đúng và thế nào là sai nữa Chúa ơi! Có những điều chúng con biết chúng con làm thì rất là sai, nhưng lòng người gian ác và luôn gian xảo của chúng con thì luôn luôn tìm cớ để không cảm thấy việc mình làm là phạm tội là làm lỗi mất đức công bằng. Điều cần nhất mà chúng con muốn biết là Chúa xét tội chúng con ra làm sao!?? Con cho Chúa một thí dụ thôi nhé! Giả sử tội hay ăn cắp vặt trong bất cứ một nơi nào mà chúng con đến hay có mặt như: trong quán ăn, trong sở làm, mấy thùng bán báo tự động bỏ tiền vào để lấy báo,. .... Trong mấy quán ăn của Mỹ khi mà họ bỏ trên bàn những lọ tiêu, muối, giấy, hoặc trên kệ nào là ống hút, đường, sữa kem, thì chúng con cứ thế mà tự tiện lấy bỏ vào bóp hay túi sách, mà không nghĩ rằng mình đang ăn cắp của chung??? Trong sở làm mà hễ có gì xài chung thì cũng sẽ bị ăn cắp như giấy chùi tay, giấy đi cầu, muỗng nỉa, ly uống nước,.... Ngay cả những thùng báo khi bỏ 25 xu vào để lấy 1 tờ báo, thì chúng con cũng lấy ít nhất là 3,4,5 tờ để về bán lại??? Lậy Chúa những tội ăn cắp vặt vẵn này, chúng con chẳng ai nghĩ đó là tội ăn cắp cả! Nhưng trong thâm tâm chúng con biết đích thị đó là tội ăn cắp, nhưng nghĩ rằng ai mà chẳng thế!?? Có làm hại ai đâu!?? Vào nhà thờ có gì mà lấy được thì cứ lấy thí dụ như sách Thánh Ca chẳng hạn. Hễ có lấy mang về thì bảo lòng là mình mượn, chừng nào muốn trả thì chỉ việc đem lại nhà thờ mà trả thì xong, Chúa nào trách cứ việc mình làm??? Chúng con lại chẳng ai thèm hiểu cho rằng, sự việc ăn cắp này đã làm hại rất nhiều cho những người tiêu thụ, bởi chủ quán, chủ tiệm, chủ shopping, họ không bao giờ chịu lỗ cả! Cho nên hàng hóa càng bị thất thoát càng bị hao hụt thì chủ chỉ việc tăng giá hàng hóa lên để bồi đắp lại số hàng hóa bị thất thoát do những người mang cái bệnh ăn cắp vặt như chúng con đây!
Lậy Chúa, có những sự việc mà gai con mắt, biết là lỗi đức công bằng, nhưng chúng con vẫn phải làm là vì sao thưa Chúa!? Sở dĩ cả một ngân quỹ thật khổng lồ của chính phủ Mỹ nay bị thâm thủng và bị thất thiệt một cách rất trầm trọng là vì sao!? Có phải trong đó có rất nhiều thành phần sống gian dối, lợi dụng, và làm thâm thủng ngân sách của cả một nước Mỹ không??? Giầu có, mạnh khoẻ, có khả năng đi du lịch hàng năm, thế thì vì cớ gì để khai cho được bị khùng, để đổi bác sĩ khai bệnh tùm lum, để chỉ được hai bữa cơm chăng?? Không khùng thì khai cho khùng để lấy thuốc rồi bán rẻ lại hoặc không uống, mất đi biết bao nhiêu tiền của chính phủ, trong khi một người bệnh thật thì không được tiêu chuẩn vì ngân quỹ không còn, bởi những con người tham lam này! và rồi lại giúp cho những con người mà có tài chỉ vẽ họ ham được sống ăn trên ngồi trước. Lậy Chúa, khi nào những con người này mới hiểu được rằng, chẳng những mình mang cái tội lỗi đức công bằng, mà còn phá hoại cả một nguồn cơ cấu của cả một quốc gia, mà chính họ là một con sâu vô cùng bẩn thỉu là thành phần gây tai hại chung cho tất cả mọi người???
Lậy Chúa Giêsu Ngài là Đấng Nhân Lành! Có phải nếu chúng con tất cả đều có trái tim giống Chúa có nghĩa cho nhiều hơn là nhận, luôn thương cảm, luôn xót xa, giữ 10 Điều Răn, và không tham lam, thì con nghĩ chẳng có ai mà có của dư để chất đống chất đầy Chúa nhỉ! Nếu chúng con không có lòng tham thì ai cũng có nhà, ai cũng sống trong no đủ, trong hạnh phúc Chúa trao ban. Được như thế thì quả gia đình nào cũng có hạnh phúc, niềm vui, gia đình, họ hàng, hàng xóm, láng giềng, và chẳng một ai bị đói bị thiếu thốn, bị bỏ rơi, bị cô đơn, bị chai đá vì thiếu tình yêu của đồng loại trao cho nhau.
Thưa có phải lòng tham của chúng con đã và sẽ đưa chúng con đến sự diệt vong và đến tận sâu thẳm của Hỏa Ngục, nơi mà những tiếng than khóc ấy sẽ muôn đời không còn có hy vọng để thấy được Ánh Sáng và Sự Sống muôn đời, vĩnh cửu, trên Nước Hằng Sống. Xin Chúa Giêsu cho chúng con biết tìm thời giờ để tìm kiếm Chúa và Nước Hằng Sống của Chúa, khi mà chúng con hiện giờ còn có thể thở được, khi mà chúng con hiện giờ còn có sức khoẻ Chúa ban, còn có gia đình, còn có người thân thương, và còn có thể đi đây đi đó mang khả năng của mình cách riêng, để đến cùng những anh chị em đang có nhu cầu, đang cần đến chúng con, nhất là những anh chị em đã và đang mất hết trong trận bão vừa qua. Giúp người là tự giúp mình và linh hồn của mình không bị sa hỏa ngục đời đời, phải không thưa Chúa!?? Amen.
Lậy Thiên Chúa Nhân Lành của toàn thể nhân loại của chúng con ơi! Quả thật thì ai có thể vào được Nước Thiên Chúa, khi mà tất cả chúng con đây có cái túi tham không đáy! Thế mà Chúa lại bảo chúng con hãy về mà bán hết của cải để cho người nghèo rồi đi theo Chúa, để được Nước Thiên Đàng ư!?? Giả sử như Chúa cho tất cả chúng con được dịp mà lên Nước Chúa một lần thôi, để nhìn thấy được tất cả sự gì mà trần gian này không có, thì có thể, con chỉ nói là có thể thôi nhé! Để chúng con trở về trần gian mà đắn đo mà suy nghĩ lại xem, có đáng để chúng con đem hết của cải mà cho người nghèo, ngộ nhỡ của mất mà tật thì mang, hay không hở Chúa của chúng con. Từ một con người bần hèn nghèo khổ, từ là một con người lem luốc sống một cuộc đời với cầy sâu cuốc bẫm, chịu theo chủ mà học tất cả những mánh lới, có đến 10 lá gan, ra tù vào khám không biết bao nhiêu lần, chỉ cần một lần trúng mánh làm ăn mà nay leo lên được một địa vị không nhỏ. Từ một người làm công mang cái thân ở đợ để kiếm cơm, nay con cũng có người làm công giúp việc hầu hạ suốt từ sáng cho đến tối, được lên chức ông, được đè cổ lại thiên hạ để trả thù đời, mà Chúa lại bảo con bán hết của cải để đánh đổi cho được Nước Thiên Chúa ư!??? Chúa ơi! Tuổi đời con còn sống dài lắm Chúa ạ! Con đã muốn chết đâu! Con còn chưa được hưởng thụ hết những gì con muốn cơ mà! Bởi có phải Chúa là Thiên Chúa, nên Chúa không thể nào hiểu hết được lòng tham của con người chúng con đâu Chúa ạ!
Quả thật tình trong thời buổi gạo châu củi quế, chúng con không biết thế nào là đúng và thế nào là sai nữa Chúa ơi! Có những điều chúng con biết chúng con làm thì rất là sai, nhưng lòng người gian ác và luôn gian xảo của chúng con thì luôn luôn tìm cớ để không cảm thấy việc mình làm là phạm tội là làm lỗi mất đức công bằng. Điều cần nhất mà chúng con muốn biết là Chúa xét tội chúng con ra làm sao!?? Con cho Chúa một thí dụ thôi nhé! Giả sử tội hay ăn cắp vặt trong bất cứ một nơi nào mà chúng con đến hay có mặt như: trong quán ăn, trong sở làm, mấy thùng bán báo tự động bỏ tiền vào để lấy báo,. .... Trong mấy quán ăn của Mỹ khi mà họ bỏ trên bàn những lọ tiêu, muối, giấy, hoặc trên kệ nào là ống hút, đường, sữa kem, thì chúng con cứ thế mà tự tiện lấy bỏ vào bóp hay túi sách, mà không nghĩ rằng mình đang ăn cắp của chung??? Trong sở làm mà hễ có gì xài chung thì cũng sẽ bị ăn cắp như giấy chùi tay, giấy đi cầu, muỗng nỉa, ly uống nước,.... Ngay cả những thùng báo khi bỏ 25 xu vào để lấy 1 tờ báo, thì chúng con cũng lấy ít nhất là 3,4,5 tờ để về bán lại??? Lậy Chúa những tội ăn cắp vặt vẵn này, chúng con chẳng ai nghĩ đó là tội ăn cắp cả! Nhưng trong thâm tâm chúng con biết đích thị đó là tội ăn cắp, nhưng nghĩ rằng ai mà chẳng thế!?? Có làm hại ai đâu!?? Vào nhà thờ có gì mà lấy được thì cứ lấy thí dụ như sách Thánh Ca chẳng hạn. Hễ có lấy mang về thì bảo lòng là mình mượn, chừng nào muốn trả thì chỉ việc đem lại nhà thờ mà trả thì xong, Chúa nào trách cứ việc mình làm??? Chúng con lại chẳng ai thèm hiểu cho rằng, sự việc ăn cắp này đã làm hại rất nhiều cho những người tiêu thụ, bởi chủ quán, chủ tiệm, chủ shopping, họ không bao giờ chịu lỗ cả! Cho nên hàng hóa càng bị thất thoát càng bị hao hụt thì chủ chỉ việc tăng giá hàng hóa lên để bồi đắp lại số hàng hóa bị thất thoát do những người mang cái bệnh ăn cắp vặt như chúng con đây!
Lậy Chúa, có những sự việc mà gai con mắt, biết là lỗi đức công bằng, nhưng chúng con vẫn phải làm là vì sao thưa Chúa!? Sở dĩ cả một ngân quỹ thật khổng lồ của chính phủ Mỹ nay bị thâm thủng và bị thất thiệt một cách rất trầm trọng là vì sao!? Có phải trong đó có rất nhiều thành phần sống gian dối, lợi dụng, và làm thâm thủng ngân sách của cả một nước Mỹ không??? Giầu có, mạnh khoẻ, có khả năng đi du lịch hàng năm, thế thì vì cớ gì để khai cho được bị khùng, để đổi bác sĩ khai bệnh tùm lum, để chỉ được hai bữa cơm chăng?? Không khùng thì khai cho khùng để lấy thuốc rồi bán rẻ lại hoặc không uống, mất đi biết bao nhiêu tiền của chính phủ, trong khi một người bệnh thật thì không được tiêu chuẩn vì ngân quỹ không còn, bởi những con người tham lam này! và rồi lại giúp cho những con người mà có tài chỉ vẽ họ ham được sống ăn trên ngồi trước. Lậy Chúa, khi nào những con người này mới hiểu được rằng, chẳng những mình mang cái tội lỗi đức công bằng, mà còn phá hoại cả một nguồn cơ cấu của cả một quốc gia, mà chính họ là một con sâu vô cùng bẩn thỉu là thành phần gây tai hại chung cho tất cả mọi người???
Lậy Chúa Giêsu Ngài là Đấng Nhân Lành! Có phải nếu chúng con tất cả đều có trái tim giống Chúa có nghĩa cho nhiều hơn là nhận, luôn thương cảm, luôn xót xa, giữ 10 Điều Răn, và không tham lam, thì con nghĩ chẳng có ai mà có của dư để chất đống chất đầy Chúa nhỉ! Nếu chúng con không có lòng tham thì ai cũng có nhà, ai cũng sống trong no đủ, trong hạnh phúc Chúa trao ban. Được như thế thì quả gia đình nào cũng có hạnh phúc, niềm vui, gia đình, họ hàng, hàng xóm, láng giềng, và chẳng một ai bị đói bị thiếu thốn, bị bỏ rơi, bị cô đơn, bị chai đá vì thiếu tình yêu của đồng loại trao cho nhau.
Thưa có phải lòng tham của chúng con đã và sẽ đưa chúng con đến sự diệt vong và đến tận sâu thẳm của Hỏa Ngục, nơi mà những tiếng than khóc ấy sẽ muôn đời không còn có hy vọng để thấy được Ánh Sáng và Sự Sống muôn đời, vĩnh cửu, trên Nước Hằng Sống. Xin Chúa Giêsu cho chúng con biết tìm thời giờ để tìm kiếm Chúa và Nước Hằng Sống của Chúa, khi mà chúng con hiện giờ còn có thể thở được, khi mà chúng con hiện giờ còn có sức khoẻ Chúa ban, còn có gia đình, còn có người thân thương, và còn có thể đi đây đi đó mang khả năng của mình cách riêng, để đến cùng những anh chị em đang có nhu cầu, đang cần đến chúng con, nhất là những anh chị em đã và đang mất hết trong trận bão vừa qua. Giúp người là tự giúp mình và linh hồn của mình không bị sa hỏa ngục đời đời, phải không thưa Chúa!?? Amen.
Trăn trở
Lm Minh Anh
07:31 11/10/2009
Chúa Nhật XXVIII thường niên B
Trong tác phẩm văn học Le Petit Prince, Saint Exupéry kể rằng: “Khi Hoàng Tử Bé đến trái đất, người đầu tiên mà cậu gặp là một cụ già làm nghề đốt đèn. Một công việc thật ý nghĩa và dễ thương, cụ đốt đèn thắp sáng địa cầu mỗi tối và tắt đèn mỗi sớm mai khi mặt trời lên. Thế nhưng, vừa gặp cậu bé hoàng tử, cụ thở dài: “Công việc của tôi nay thật kinh khủng. Ngày trước mọi việc hợp lý hơn. Mỗi tối tôi đốt đèn và suốt đêm được ngủ nghỉ, mỗi sáng tôi thắp đèn và cả ngày được thư thái. Ngày trước trái đất quay chậm, bây giờ nó quay ngày một nhanh”. Cậu bé hỏi: “Yêu cầu của công việc vẫn không thay đổi sao?”. Cụ đáp: “Đó là bi kịch, hành tinh này quay ngày càng nhanh mà yêu cầu của công việc vẫn không thay đổi. Sự việc trở nên tồi tệ, đến nỗi cứ nửa giờ, hành tinh quay hết một vòng và như thế, ngày cũng như đêm, tôi không có một chốc nghỉ ngơi, …tôi phải đốt đèn và tắt đèn liên lỉ”.
Các bạn trẻ thân mến,
Phải, bất cứ nơi đâu, nhịp sống hôm nay xem ra quá vội vã. Những bước chân bách bộ ngày càng trở nên hiếm hoi và dường như mỗi khi ra đường, người ta đâm đầu chạy. Vậy thử hỏi, có bao giờ chúng ta dừng lại để đặt một câu hỏi tương tự như câu hỏi của người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay?
“Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời?”.
Trăn trở của người thanh niên có phải là trăn trở của mỗi chúng ta không? Cái thao thức mang chiều kích vĩnh cửu nơi anh có bao giờ xuất hiện trong ngày sống của chúng ta không? Vì rằng, ngày mỗi ngày, dù ở đấng bậc nào, là cha mẹ, là giáo viên, là công chức, là mục tử, là sinh viên, học sinh…tất cả chúng ta đều được mời gọi vươn lên, hướng lên, và tiến lên ở một cấp độ cao hơn, nhanh hơn và xa hơn trong tình yêu.
“Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời?”.
Để có thể đặt ra câu hỏi ấy, hẳn người thanh niên kia phải suy nghĩ, phải trằn trọc nhiều đêm. Để có thể thốt lên cái thao thức mang tính vĩnh cửu ấy, hẳn người bạn trẻ đó phải lặng yên khắc khoải nhiều ngày. Anh phải nhiều lần rút lui khỏi cái huyên náo động đạc thường ngày để đắm mình trong tĩnh mịch hầu có thể gặp gỡ chính mình, gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng mà anh tin khả dĩ có thể cho anh cái khả năng hướng thượng đó, một khả năng hướng tới tận sự sống đời đời. “Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời?”
Đức Giêsu trả lời anh: “chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ làm chứng gian, hãy thảo kính cha mẹ”. Người bạn trẻ chân thành trả lời: “Những điều đó tôi đã giữ từ tấm bé”. Và Đức Giêsu đem lòng yêu mến, thỏ thẻ cùng anh, “anh chỉ còn thiếu một điều…” “chỉ một điều mà thôi”, nghĩa là Ngài muốn anh tiến xa hơn.
Vâng, nếu có những lối đi yên tỉnh thì cũng có những ngõ vắng xôn xao, nếu có những đường làng quạnh hiu thì cũng có những đại lộ rộn rã. Trong việc cầu tiến, đúng hơn, trong tình yêu cũng thế, tình yêu có cả những đại lộ thênh thang lẫn những lối mòn chật hẹp.
“Chớ giết người, chớ ngoại tỉnh, chớ làm chứng gian”, đó là những luật cũ. Đó là những đại lộ thênh thang, ai cũng thấy, ai cũng biết và dễ chấp nhận. Nhưng tế nhị hơn, đòi hỏi hơn, khi ai giận anh em, ai bảo anh em mình là “Bờm”, thì đáng bị tòa án luận phạt; hay ai nhìn người nữ mà ước ao phạm tội, đã phạm tội trong lòng rồi… đó là những lối mòn chật hẹp, những lối mòn tình yêu để bất cứ ai muốn vươn lên cao hơn, nhanh hơn, xa hơn, hãy cố mà giữ lấy.
Đức Giêsu đề nghị cho anh một lối hẹp: “Anh chỉ còn thiếu một điều là hãy về bán tất cả những gì anh có rồi đến mà theo tôi”. Ôi, chỉ có Ngài mới có khả năng nhìn thấy sợi tơ hồng nghiệt ngã vốn đang cuốn chặt đôi cánh đời anh khiến anh không thể bay lên. Sợi tơ đó chính là của cải.
Với người thanh niên là của cải, với chúng ta, có thể là một điều gì khác. Có thể đó là những cơn khát quyền lực, danh vọng, tiền tài. Có thể đó là những đam mê xác thịt đang kéo chúng ta lệt đệt sát đất. Có thể đó là những tham sân si, những xung năng nung nấu tiềm ẩn bên trong khiến chúng ta chỉ biết sống cho mình mà quên mất tất cả, quên mất đạo làm người, quên mất đạo làm con, quên cả nhân phẩm, quên cả linh hồn… Cũng có thể đó là những mối hiềm khích chúng ta chưa thể vượt qua, chưa thể tha thứ… Đó chính là những sợi tơ hồng buộc chặt không cho chim bằng chắp cánh bay cao.
Vậy thì phải làm sao?
Thưa, chúng ta phải khôn ngoan chọn lựa mỗi ngày, khôn ngoan như bài đọc thứ nhất nói, “Cùng với Đức Khôn Ngoan, mọi sự tốt lành đã đến với tôi”. Vì sống là chọn lựa, chọn lựa là hy sinh, hy sinh là chết đi. Chọn lựa điều này tức là chết đi cho điều kia. Chọn lựa vươn cao, chọn lựa chết đi cho la đà lệt đệt. Vậy, hãy để cho Lời Chúa, Lời của Đấng Khôn Ngoan soi dọi mỗi ngày, dẫu Lời Chúa sắc bén như gươm hai lưỡi thấu suốt tâm hồn và dò xét tâm can như bài đọc Do Thái nhắc nhở. Và nhất là hãy biết lặng thinh để lắng nghe tiếng của Đấng Khôn Ngoan trong cầu nguyện và chiêm ngắm. Lặng thinh đích thực không phải là vắng tiếng động nhưng là tràn đầy sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa, qua đó chúng ta biết được đâu là sợi tơ hồng đang trói buộc mình. Lặng thinh chính là một khoảng trời hạ xuống với con người và chỉ ở đó, người ta mới nghe đựợc điều cốt yếu, vì lời nói thuộc về thời gian, lặng thinh mới thuộc vĩnh cửu, cho nên, ai không biết lắng nghe, sẽ không biết mình mất mát những gì.
“Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời?”.
Chúng ta có thể cầu nguyện: Lạy Chúa, là Đấng biết rõ cái gót Achille của con, tức là cái điểm yếu nhất nơi mỗi chúng con, xin cho con ngày hôm nay, biết đặt cho mình câu hỏi quan trọng đó và nghe được tiếng Chúa đáp lại. Chớ gì Chúa sẽ chỉ cho con biết được ít nữa một điều mà con đang thiếu. Và lạy Chúa, chỉ có Chúa mới có khả năng cởi bỏ sợi hồng oan nghiệt đang siết chặt đôi cánh tuổi xuân, để con có thể chắp cánh bay cao hơn, nhanh hơn và xa hơn. Amen.
Trong tác phẩm văn học Le Petit Prince, Saint Exupéry kể rằng: “Khi Hoàng Tử Bé đến trái đất, người đầu tiên mà cậu gặp là một cụ già làm nghề đốt đèn. Một công việc thật ý nghĩa và dễ thương, cụ đốt đèn thắp sáng địa cầu mỗi tối và tắt đèn mỗi sớm mai khi mặt trời lên. Thế nhưng, vừa gặp cậu bé hoàng tử, cụ thở dài: “Công việc của tôi nay thật kinh khủng. Ngày trước mọi việc hợp lý hơn. Mỗi tối tôi đốt đèn và suốt đêm được ngủ nghỉ, mỗi sáng tôi thắp đèn và cả ngày được thư thái. Ngày trước trái đất quay chậm, bây giờ nó quay ngày một nhanh”. Cậu bé hỏi: “Yêu cầu của công việc vẫn không thay đổi sao?”. Cụ đáp: “Đó là bi kịch, hành tinh này quay ngày càng nhanh mà yêu cầu của công việc vẫn không thay đổi. Sự việc trở nên tồi tệ, đến nỗi cứ nửa giờ, hành tinh quay hết một vòng và như thế, ngày cũng như đêm, tôi không có một chốc nghỉ ngơi, …tôi phải đốt đèn và tắt đèn liên lỉ”.
Các bạn trẻ thân mến,
Phải, bất cứ nơi đâu, nhịp sống hôm nay xem ra quá vội vã. Những bước chân bách bộ ngày càng trở nên hiếm hoi và dường như mỗi khi ra đường, người ta đâm đầu chạy. Vậy thử hỏi, có bao giờ chúng ta dừng lại để đặt một câu hỏi tương tự như câu hỏi của người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay?
“Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời?”.
Trăn trở của người thanh niên có phải là trăn trở của mỗi chúng ta không? Cái thao thức mang chiều kích vĩnh cửu nơi anh có bao giờ xuất hiện trong ngày sống của chúng ta không? Vì rằng, ngày mỗi ngày, dù ở đấng bậc nào, là cha mẹ, là giáo viên, là công chức, là mục tử, là sinh viên, học sinh…tất cả chúng ta đều được mời gọi vươn lên, hướng lên, và tiến lên ở một cấp độ cao hơn, nhanh hơn và xa hơn trong tình yêu.
“Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời?”.
Để có thể đặt ra câu hỏi ấy, hẳn người thanh niên kia phải suy nghĩ, phải trằn trọc nhiều đêm. Để có thể thốt lên cái thao thức mang tính vĩnh cửu ấy, hẳn người bạn trẻ đó phải lặng yên khắc khoải nhiều ngày. Anh phải nhiều lần rút lui khỏi cái huyên náo động đạc thường ngày để đắm mình trong tĩnh mịch hầu có thể gặp gỡ chính mình, gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng mà anh tin khả dĩ có thể cho anh cái khả năng hướng thượng đó, một khả năng hướng tới tận sự sống đời đời. “Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời?”
Đức Giêsu trả lời anh: “chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ làm chứng gian, hãy thảo kính cha mẹ”. Người bạn trẻ chân thành trả lời: “Những điều đó tôi đã giữ từ tấm bé”. Và Đức Giêsu đem lòng yêu mến, thỏ thẻ cùng anh, “anh chỉ còn thiếu một điều…” “chỉ một điều mà thôi”, nghĩa là Ngài muốn anh tiến xa hơn.
Vâng, nếu có những lối đi yên tỉnh thì cũng có những ngõ vắng xôn xao, nếu có những đường làng quạnh hiu thì cũng có những đại lộ rộn rã. Trong việc cầu tiến, đúng hơn, trong tình yêu cũng thế, tình yêu có cả những đại lộ thênh thang lẫn những lối mòn chật hẹp.
“Chớ giết người, chớ ngoại tỉnh, chớ làm chứng gian”, đó là những luật cũ. Đó là những đại lộ thênh thang, ai cũng thấy, ai cũng biết và dễ chấp nhận. Nhưng tế nhị hơn, đòi hỏi hơn, khi ai giận anh em, ai bảo anh em mình là “Bờm”, thì đáng bị tòa án luận phạt; hay ai nhìn người nữ mà ước ao phạm tội, đã phạm tội trong lòng rồi… đó là những lối mòn chật hẹp, những lối mòn tình yêu để bất cứ ai muốn vươn lên cao hơn, nhanh hơn, xa hơn, hãy cố mà giữ lấy.
Đức Giêsu đề nghị cho anh một lối hẹp: “Anh chỉ còn thiếu một điều là hãy về bán tất cả những gì anh có rồi đến mà theo tôi”. Ôi, chỉ có Ngài mới có khả năng nhìn thấy sợi tơ hồng nghiệt ngã vốn đang cuốn chặt đôi cánh đời anh khiến anh không thể bay lên. Sợi tơ đó chính là của cải.
Với người thanh niên là của cải, với chúng ta, có thể là một điều gì khác. Có thể đó là những cơn khát quyền lực, danh vọng, tiền tài. Có thể đó là những đam mê xác thịt đang kéo chúng ta lệt đệt sát đất. Có thể đó là những tham sân si, những xung năng nung nấu tiềm ẩn bên trong khiến chúng ta chỉ biết sống cho mình mà quên mất tất cả, quên mất đạo làm người, quên mất đạo làm con, quên cả nhân phẩm, quên cả linh hồn… Cũng có thể đó là những mối hiềm khích chúng ta chưa thể vượt qua, chưa thể tha thứ… Đó chính là những sợi tơ hồng buộc chặt không cho chim bằng chắp cánh bay cao.
Vậy thì phải làm sao?
Thưa, chúng ta phải khôn ngoan chọn lựa mỗi ngày, khôn ngoan như bài đọc thứ nhất nói, “Cùng với Đức Khôn Ngoan, mọi sự tốt lành đã đến với tôi”. Vì sống là chọn lựa, chọn lựa là hy sinh, hy sinh là chết đi. Chọn lựa điều này tức là chết đi cho điều kia. Chọn lựa vươn cao, chọn lựa chết đi cho la đà lệt đệt. Vậy, hãy để cho Lời Chúa, Lời của Đấng Khôn Ngoan soi dọi mỗi ngày, dẫu Lời Chúa sắc bén như gươm hai lưỡi thấu suốt tâm hồn và dò xét tâm can như bài đọc Do Thái nhắc nhở. Và nhất là hãy biết lặng thinh để lắng nghe tiếng của Đấng Khôn Ngoan trong cầu nguyện và chiêm ngắm. Lặng thinh đích thực không phải là vắng tiếng động nhưng là tràn đầy sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa, qua đó chúng ta biết được đâu là sợi tơ hồng đang trói buộc mình. Lặng thinh chính là một khoảng trời hạ xuống với con người và chỉ ở đó, người ta mới nghe đựợc điều cốt yếu, vì lời nói thuộc về thời gian, lặng thinh mới thuộc vĩnh cửu, cho nên, ai không biết lắng nghe, sẽ không biết mình mất mát những gì.
“Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời?”.
Chúng ta có thể cầu nguyện: Lạy Chúa, là Đấng biết rõ cái gót Achille của con, tức là cái điểm yếu nhất nơi mỗi chúng con, xin cho con ngày hôm nay, biết đặt cho mình câu hỏi quan trọng đó và nghe được tiếng Chúa đáp lại. Chớ gì Chúa sẽ chỉ cho con biết được ít nữa một điều mà con đang thiếu. Và lạy Chúa, chỉ có Chúa mới có khả năng cởi bỏ sợi hồng oan nghiệt đang siết chặt đôi cánh tuổi xuân, để con có thể chắp cánh bay cao hơn, nhanh hơn và xa hơn. Amen.
Sự nghiệp chóng qua - cơ nghiệp đời đời
Anmai, CSsR
07:36 11/10/2009
CHÚA NHẬT 28 Thường niên B
Ít nhiều gì trong chúng ta cũng đã được nghe hay cũng được biết về tác phẩm “Ở trọ” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát thật ngắn ngủi. Bài hát ấy chỉ có 5 đoạn nho nhỏ mà thôi. Mở đầu bài hát ấy, Trịnh Công Sơn viết:
Con chim ở đậu cành tre
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời (Ở trọ - Trịnh Công Sơn)
Ông đã mượn hình ảnh hết sức thực tế, hết sức mộc mạc, hết sức dễ thương để nói về phận của con chim, phận của con cá và phận của con người. Ai ai trong chúng ta cũng biết con chim đậu ở cành tre ấy nhưng đâu biết khi nào nó bị bắn, bị bẫy. Con cá cũng vậy, ở trong khe nước nguồn thật đấy nhưng nó đâu biết được nó “thọ” được bao năm ? Còn con người, dù cho có được một trăm năm đi chăng nữa thì cũng đi về chốn xa xăm cuối trời. Vậy thì, cuộc đời này chỉ là tạm, là bợ mà thôi. Sự nghiệp của con người ở đời này thật mau qua và chóng tàn còn cơ nghiệp đời đời của con người thì mãi mãi là vĩnh cửu.
Sự nghiệp của con người: Thường thì con người vẫn chạy, vẫn đặt sự nghiệp đời mình ở vật chất, ở tiền tài và danh vọng còn cơ nghiệp đời đời của con người là khác, là đặt để trong lòng bàn tay của Thiên Chúa. Con người vẫn được mời gọi để chọn lựa, để sống cái sự nghiệp chóng qua hay cái cơ nghiệp đời đời.
Cuộc đời này mau qua chóng tàn thật để rồi hơn nhau ở cái chỗ khôn ngoan để chọn lựa cho mình lối sống, lối hành xử với những cái sự nghiệp chóng qua. Sẽ có những người cứ đi tìm cho mình đầy túi tiền và ngược lại, có những người đi tìm sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Bằng chứng đi tìm sự khôn ngoan của Thiên Chúa chúng ta vừa được nghe tác giả sách Khôn Ngoan thuật lại:
Vậy tôi nguyện xin, và Thiên Chúa đã ban cho tôi sự hiểu biết.
Tôi kêu cầu, và thần khí Đức Khôn Ngoan đã đến với tôi.
Đức Khôn Ngoan, tôi đã quý trọng
còn hơn cả vương trượng, ngai vàng.
Tôi không coi của cải là gì so với Đức Khôn Ngoan.
Đối với tôi, trân châu bảo ngọc
chẳng sánh được với Đức Khôn Ngoan,
vì vàng trên cả thế giới, so với Đức Khôn Ngoan,
cũng chỉ là cát bụi,
và bạc, so với Đức Khôn Ngoan, cũng kể như bùn đất.
Tôi đã ham chuộng Đức Khôn Ngoan hơn sức khoẻ và sắc đẹp,
đã quý Đức Khôn Ngoan hơn ánh sáng,
vì vẻ rực rỡ của Đức Khôn Ngoan chẳng bao giờ tàn lụi.
Nhưng cùng với Đức Khôn Ngoan, mọi sự tốt lành đã đến với tôi.
Nhờ tay Đức Khôn Ngoan, của cải quá nhiều không đếm xuể. (Kn 7, 7-11)
Tác giả đã nói với mọi người rằng của cải chẳng là gì cả so với Đức Khôn Ngoan. Tất cả cũng chỉ là cát bụi mà thôi. Ngay cả sức khoẻ và sắc đẹp là cái mà con người ta cứ mãi miết đi tìm nhưng cũng chẳng bằng Đức Khôn Ngoan. Đức Khôn Ngoan đem đến cho con người mọi sự tốt lành và cái tốt lành ấy không bao giờ tàn lụi. Tốt lành ấy phải chăng là cơ nghiệp đời đời mà Chúa đã hứa dành cho những ai bỏ vật chất, bỏ tất cả mọi sự để chọn Chúa.
Trang Tin mừng mà chúng ta vừa nghe Thánh Maccô thuật lại cho chúng ta biết về cái sự nghiệp chóng qua và cái cơ nghiệp đời đời của con người. Trang Tin mừng này, thánh ký đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau để biên soạn lại thành một trình thuật xoay quanh chủ đề về thái độ phải có đối với của cải vật chất nếu họ muốn trung thành theo chân Chúa Giêsu.
Xét về kết cấu văn chương, trình thuật này chia ra làm 3 tiểu khúc liên kết nhau:
-Câu 17-22: cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu và người giàu có.
- 23-27: cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và các môn đệ về sự giàu sang như một trở ngại cho việc thừa hưởng Nước Thiên Chúa.
-Câu 28-31: phần thưởng của những kẻ theo Chúa Giêsu.
Quả thực, trong tư cách là Đấng Thiên sai cứu độ, Chúa Giêsu mời gọi mọi người đến lãnh nhận ơn cứu độ trong Nước Thiên Chúa. Tuy nhiên, khác với quan niệm đã lỗi thời của người Do Thái, điều kiện mà Người đưa ra không phải là sự chu toàn trọn lề luật song còn là một cái gì hơn thế. Đó chính là dám khước từ tất cả để đi theo Người, là chấp nhận vác khổ mình bước theo Người bất chấp khổ đau thử thách hay quyến rũ. Tuy nhiên đó cũng chính là con đường đưa dẫn đến sự sống, đến hạnh phúc cứu độ của Nước Thiên Chúa.
Nhằm lúc Người đi đườn, có người chạy lại quì xuống bái lạy Người mà hỏi: lạy Thầy tốt lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm cơ nghiệp ? Nhưng Chúa Giêsu nói với người ấy: sao ngươi nói ta tốt lành? Không có ai tốt lành trừ phi có một Thiên Chúa? (C. 17-18)
Sự sống đời đời - Làm cơ nghiệp
Trong truyền thống Do Thái, hạn từ sự sống đời đời ám chỉ cuộc sống với Thiên Chúa. Ngữ vựng làm cơ nghiệp vốn là một hạn từ chuyên môn của truyền thống Cựu ước ám chỉ tới sự sở hữu một miền đất Chúa ban.
Như vậy vấn nạn người giàu có nhằm tới liên hệ đến điều kiện để được vào Nước Thiên Chúa, được hưởng hạnh phúc cứu độ. Đó là bận tâm hàng đầu của người Do Thái thời ấy, và trong nhãn quan thần học của Maccô, vấn đề được nêu lên ở đây liên hệ trực tiếp tới bất cứ ai chọn tin theo Chúa Giêsu. Vì chưng mục đích cuộc sống của họ chính là hạnh phúc cứu độ mà Thiên Chúa muốn trao ban cho họ.
Vấn đề đặt ra ở đây là c. 18: "Chúa Giêsu nói với người ấy: sao ngươi nói Ta tốt lành? Không có ai tốt lành trừ phi có mình Thiên Chúa"
Chúng ta hiểu thế nào về câu đó?
Người giàu có gọi Chúa Giêsu là Thầy tốt lành: cách xưng hô như thế trái với thông lệ của người Do Thái. Đối với một nhân vật đáng kính, một bậc thầy như một Rabbi chẳng hạn, họ chỉ sử dụng tên gọi didaskale. Vì chưng, trong truyền thống của họ, ngữ vựng tốt lành dành riêng cho duy mình Thiên Chúa thánh thiện: "Hãy cảm tạ Giavê vì Ngài tốt lành vì ơn Ngài miên man vạn đại" (Tv 118,1).
Thế nhưng, Chúa Giêsu không phải là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa sao?
Như đã nhiều lần ghi nhận và ở đây cũng thế, chúng ta không được quên lối hành văn riêng biệt và độc đáo của Marcô nhằm mang chở một sứ điệp thần học nổi bật nơi từng mạch văn. Vậy ý nhắm thần học của Maccô ở đây là gì?
Như trong lối hành văn quen thuộc của thánh ký, Chúa Giêsu đã hơn một lần đưa ra vấn nạn khởi từ ý nghĩ của những kẻ nghĩ về Người. Đây cũng là ghi nhận mà Victorê Antiôkia từ xa xưa đã gợi nhắc. Chúa Giêsu sử dụng chính những lời của kẻ đối thoại nhằm đưa họ lên một sứ điệp cao vượt hơn. Trong mạch văn ở đây, người giàu có đã đến với Chúa Giêsu như đến với một Rabbi nhân loại. Chắc hẳn ông ta muốn tìm kiếm sự giải đáp nơi Chúa Giêsu theo như cách thế nơi các Rabbi Do Thái khác. Bởi vậy, khi phủ nhận lời ca tụng thái quá của ông, không phải Người muốn phủ nhận bản tính thần linh của Người. Song le, Người muốn lưu ý thính giả phải biết hướng đôi mắt nhìn lên xa hơn vượt trên một thứ tốt lành nhân loại thuần túy, phải hướng nhìn về sự tốt lành tuyệt đối là Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa tốt lành mới ban cho họ hạnh phúc vĩnh cửu làm gia nghiệp.
Ngươi thiếu một điều:
Đối với Chúa Giêsu, anh ta thiếu một điều gì để có một kho tàng trên trời, nghĩa là để có được hạnh phúc vĩnh cửu.
Khi Chúa Giêsu mời gọi một ai theo Người, Người muốn điều gì ở họ ? Có phải đó là sự tốt lành của họ hay là ước muốn hạnh phúc của họ không ? Người muốn con người toàn diện. Đó là điều mà Người đòi hỏi khi mời gọi các môn đệ vác khổ giá theo Người, và cũng là điều duy nhất mà Người đòi hỏi bất cứ ai, như trường hợp kẻ giàu có này. Trong nhãn quan thần học Maccô, yêu sách này ngõ cho tất cả mọi Kitô hữu không trừ ai dù ở hoàn cảnh nào. Vì chưng, những ai muốn trở thành môn đệ của Người, họ phải hiến dâng toàn vẹn con người của họ cho Người, họ phải lựa chọn dứt khoát Người là bậc thang giá trị tuyệt đối vược trên các thứ hấp dẫn khác như của cải, danh vọng dù họ ở trong hoàn cảnh hay bậc sống nào. Nếu không, họ cũng sẽ rơi vào thảm trạng của người giàu có đang được nói tới ở đây, là "buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của" (c. 22). Anh ta đã quay lưng lại với Chúa Giêsu và đã lựa chọn của cải. Anh ta đã trân trọng của cải hơn Người, mà lý ra anh ta phải biết lựa chọn, vì chỉ có người mới đem lại cho anh sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp. Chỉ có Người là thực sự kho tàng vô tận của hạnh phúc, của ơn cứu độ cho con người.
Qua bài học của người giàu có, người môn đệ của Chúa Giêsu được mời gọi dứt khoát lựa chọn Người vượt trên mọi giá trị khác. Người môn đệ theo Chúa Giêsu không thể làm tôi 2 chủ: hoặc Người hoặc Manmon (x. Mt 6,24; Lc 16,13).
Trên thực tế, như trường hợp người giàu có cũng cho thấy người ta có nguy cơ lựa chọn sự giàu sang, của cải và gạt bỏ Thiên Chúa. Tiền bạc dễ làm cho người ta thành ích kỷ, kiêu căng và bất công. Đối với Do Thái giáo, những cám dỗ đó không phải là chuyện xa lạ. Lồng kết vào trong nhãn quan thần học Maccô, tiền bạc giàu sang có thể tạo nguy cơ cho ơn cứu độ mà Chúa Giêsu muốn trao ban, khiến họ tích trữ cho mình những kho tàng và không biết làm giàu nơi Thiên Chúa (Lc 16,21). Như người giàu có kia, vì lầm tưởng giàu sang là hạnh phúc đích thực, nên họ lựa chọn của cải và quay lưng lại với Chúa Giêsu, với lời mời gọi theo Người.
Những ai chọn theo Đức Kitô sẽ không quên rằng: bao lâu còn sống trong cuộc đời trần thế, họ còn phải vác khổ giá theo Người. Phần thưởng đích thực, hạnh phúc vĩnh cửu chỉ đạt được một cách vẹn toàn ở đời sau. Đó cũng chính là lúc có sự đổi thay căn gốc: bỏ cái sự nghiệp chóng qua mà tìm lấy cái cơ nghiệp đời đời.
Ít nhiều gì trong chúng ta cũng đã được nghe hay cũng được biết về tác phẩm “Ở trọ” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát thật ngắn ngủi. Bài hát ấy chỉ có 5 đoạn nho nhỏ mà thôi. Mở đầu bài hát ấy, Trịnh Công Sơn viết:
Con chim ở đậu cành tre
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời (Ở trọ - Trịnh Công Sơn)
Ông đã mượn hình ảnh hết sức thực tế, hết sức mộc mạc, hết sức dễ thương để nói về phận của con chim, phận của con cá và phận của con người. Ai ai trong chúng ta cũng biết con chim đậu ở cành tre ấy nhưng đâu biết khi nào nó bị bắn, bị bẫy. Con cá cũng vậy, ở trong khe nước nguồn thật đấy nhưng nó đâu biết được nó “thọ” được bao năm ? Còn con người, dù cho có được một trăm năm đi chăng nữa thì cũng đi về chốn xa xăm cuối trời. Vậy thì, cuộc đời này chỉ là tạm, là bợ mà thôi. Sự nghiệp của con người ở đời này thật mau qua và chóng tàn còn cơ nghiệp đời đời của con người thì mãi mãi là vĩnh cửu.
Sự nghiệp của con người: Thường thì con người vẫn chạy, vẫn đặt sự nghiệp đời mình ở vật chất, ở tiền tài và danh vọng còn cơ nghiệp đời đời của con người là khác, là đặt để trong lòng bàn tay của Thiên Chúa. Con người vẫn được mời gọi để chọn lựa, để sống cái sự nghiệp chóng qua hay cái cơ nghiệp đời đời.
Cuộc đời này mau qua chóng tàn thật để rồi hơn nhau ở cái chỗ khôn ngoan để chọn lựa cho mình lối sống, lối hành xử với những cái sự nghiệp chóng qua. Sẽ có những người cứ đi tìm cho mình đầy túi tiền và ngược lại, có những người đi tìm sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Bằng chứng đi tìm sự khôn ngoan của Thiên Chúa chúng ta vừa được nghe tác giả sách Khôn Ngoan thuật lại:
Vậy tôi nguyện xin, và Thiên Chúa đã ban cho tôi sự hiểu biết.
Tôi kêu cầu, và thần khí Đức Khôn Ngoan đã đến với tôi.
Đức Khôn Ngoan, tôi đã quý trọng
còn hơn cả vương trượng, ngai vàng.
Tôi không coi của cải là gì so với Đức Khôn Ngoan.
Đối với tôi, trân châu bảo ngọc
chẳng sánh được với Đức Khôn Ngoan,
vì vàng trên cả thế giới, so với Đức Khôn Ngoan,
cũng chỉ là cát bụi,
và bạc, so với Đức Khôn Ngoan, cũng kể như bùn đất.
Tôi đã ham chuộng Đức Khôn Ngoan hơn sức khoẻ và sắc đẹp,
đã quý Đức Khôn Ngoan hơn ánh sáng,
vì vẻ rực rỡ của Đức Khôn Ngoan chẳng bao giờ tàn lụi.
Nhưng cùng với Đức Khôn Ngoan, mọi sự tốt lành đã đến với tôi.
Nhờ tay Đức Khôn Ngoan, của cải quá nhiều không đếm xuể. (Kn 7, 7-11)
Tác giả đã nói với mọi người rằng của cải chẳng là gì cả so với Đức Khôn Ngoan. Tất cả cũng chỉ là cát bụi mà thôi. Ngay cả sức khoẻ và sắc đẹp là cái mà con người ta cứ mãi miết đi tìm nhưng cũng chẳng bằng Đức Khôn Ngoan. Đức Khôn Ngoan đem đến cho con người mọi sự tốt lành và cái tốt lành ấy không bao giờ tàn lụi. Tốt lành ấy phải chăng là cơ nghiệp đời đời mà Chúa đã hứa dành cho những ai bỏ vật chất, bỏ tất cả mọi sự để chọn Chúa.
Trang Tin mừng mà chúng ta vừa nghe Thánh Maccô thuật lại cho chúng ta biết về cái sự nghiệp chóng qua và cái cơ nghiệp đời đời của con người. Trang Tin mừng này, thánh ký đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau để biên soạn lại thành một trình thuật xoay quanh chủ đề về thái độ phải có đối với của cải vật chất nếu họ muốn trung thành theo chân Chúa Giêsu.
Xét về kết cấu văn chương, trình thuật này chia ra làm 3 tiểu khúc liên kết nhau:
-Câu 17-22: cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu và người giàu có.
- 23-27: cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và các môn đệ về sự giàu sang như một trở ngại cho việc thừa hưởng Nước Thiên Chúa.
-Câu 28-31: phần thưởng của những kẻ theo Chúa Giêsu.
Quả thực, trong tư cách là Đấng Thiên sai cứu độ, Chúa Giêsu mời gọi mọi người đến lãnh nhận ơn cứu độ trong Nước Thiên Chúa. Tuy nhiên, khác với quan niệm đã lỗi thời của người Do Thái, điều kiện mà Người đưa ra không phải là sự chu toàn trọn lề luật song còn là một cái gì hơn thế. Đó chính là dám khước từ tất cả để đi theo Người, là chấp nhận vác khổ mình bước theo Người bất chấp khổ đau thử thách hay quyến rũ. Tuy nhiên đó cũng chính là con đường đưa dẫn đến sự sống, đến hạnh phúc cứu độ của Nước Thiên Chúa.
Nhằm lúc Người đi đườn, có người chạy lại quì xuống bái lạy Người mà hỏi: lạy Thầy tốt lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm cơ nghiệp ? Nhưng Chúa Giêsu nói với người ấy: sao ngươi nói ta tốt lành? Không có ai tốt lành trừ phi có một Thiên Chúa? (C. 17-18)
Sự sống đời đời - Làm cơ nghiệp
Trong truyền thống Do Thái, hạn từ sự sống đời đời ám chỉ cuộc sống với Thiên Chúa. Ngữ vựng làm cơ nghiệp vốn là một hạn từ chuyên môn của truyền thống Cựu ước ám chỉ tới sự sở hữu một miền đất Chúa ban.
Như vậy vấn nạn người giàu có nhằm tới liên hệ đến điều kiện để được vào Nước Thiên Chúa, được hưởng hạnh phúc cứu độ. Đó là bận tâm hàng đầu của người Do Thái thời ấy, và trong nhãn quan thần học của Maccô, vấn đề được nêu lên ở đây liên hệ trực tiếp tới bất cứ ai chọn tin theo Chúa Giêsu. Vì chưng mục đích cuộc sống của họ chính là hạnh phúc cứu độ mà Thiên Chúa muốn trao ban cho họ.
Vấn đề đặt ra ở đây là c. 18: "Chúa Giêsu nói với người ấy: sao ngươi nói Ta tốt lành? Không có ai tốt lành trừ phi có mình Thiên Chúa"
Chúng ta hiểu thế nào về câu đó?
Người giàu có gọi Chúa Giêsu là Thầy tốt lành: cách xưng hô như thế trái với thông lệ của người Do Thái. Đối với một nhân vật đáng kính, một bậc thầy như một Rabbi chẳng hạn, họ chỉ sử dụng tên gọi didaskale. Vì chưng, trong truyền thống của họ, ngữ vựng tốt lành dành riêng cho duy mình Thiên Chúa thánh thiện: "Hãy cảm tạ Giavê vì Ngài tốt lành vì ơn Ngài miên man vạn đại" (Tv 118,1).
Thế nhưng, Chúa Giêsu không phải là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa sao?
Như đã nhiều lần ghi nhận và ở đây cũng thế, chúng ta không được quên lối hành văn riêng biệt và độc đáo của Marcô nhằm mang chở một sứ điệp thần học nổi bật nơi từng mạch văn. Vậy ý nhắm thần học của Maccô ở đây là gì?
Như trong lối hành văn quen thuộc của thánh ký, Chúa Giêsu đã hơn một lần đưa ra vấn nạn khởi từ ý nghĩ của những kẻ nghĩ về Người. Đây cũng là ghi nhận mà Victorê Antiôkia từ xa xưa đã gợi nhắc. Chúa Giêsu sử dụng chính những lời của kẻ đối thoại nhằm đưa họ lên một sứ điệp cao vượt hơn. Trong mạch văn ở đây, người giàu có đã đến với Chúa Giêsu như đến với một Rabbi nhân loại. Chắc hẳn ông ta muốn tìm kiếm sự giải đáp nơi Chúa Giêsu theo như cách thế nơi các Rabbi Do Thái khác. Bởi vậy, khi phủ nhận lời ca tụng thái quá của ông, không phải Người muốn phủ nhận bản tính thần linh của Người. Song le, Người muốn lưu ý thính giả phải biết hướng đôi mắt nhìn lên xa hơn vượt trên một thứ tốt lành nhân loại thuần túy, phải hướng nhìn về sự tốt lành tuyệt đối là Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa tốt lành mới ban cho họ hạnh phúc vĩnh cửu làm gia nghiệp.
Ngươi thiếu một điều:
Đối với Chúa Giêsu, anh ta thiếu một điều gì để có một kho tàng trên trời, nghĩa là để có được hạnh phúc vĩnh cửu.
Khi Chúa Giêsu mời gọi một ai theo Người, Người muốn điều gì ở họ ? Có phải đó là sự tốt lành của họ hay là ước muốn hạnh phúc của họ không ? Người muốn con người toàn diện. Đó là điều mà Người đòi hỏi khi mời gọi các môn đệ vác khổ giá theo Người, và cũng là điều duy nhất mà Người đòi hỏi bất cứ ai, như trường hợp kẻ giàu có này. Trong nhãn quan thần học Maccô, yêu sách này ngõ cho tất cả mọi Kitô hữu không trừ ai dù ở hoàn cảnh nào. Vì chưng, những ai muốn trở thành môn đệ của Người, họ phải hiến dâng toàn vẹn con người của họ cho Người, họ phải lựa chọn dứt khoát Người là bậc thang giá trị tuyệt đối vược trên các thứ hấp dẫn khác như của cải, danh vọng dù họ ở trong hoàn cảnh hay bậc sống nào. Nếu không, họ cũng sẽ rơi vào thảm trạng của người giàu có đang được nói tới ở đây, là "buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của" (c. 22). Anh ta đã quay lưng lại với Chúa Giêsu và đã lựa chọn của cải. Anh ta đã trân trọng của cải hơn Người, mà lý ra anh ta phải biết lựa chọn, vì chỉ có người mới đem lại cho anh sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp. Chỉ có Người là thực sự kho tàng vô tận của hạnh phúc, của ơn cứu độ cho con người.
Qua bài học của người giàu có, người môn đệ của Chúa Giêsu được mời gọi dứt khoát lựa chọn Người vượt trên mọi giá trị khác. Người môn đệ theo Chúa Giêsu không thể làm tôi 2 chủ: hoặc Người hoặc Manmon (x. Mt 6,24; Lc 16,13).
Trên thực tế, như trường hợp người giàu có cũng cho thấy người ta có nguy cơ lựa chọn sự giàu sang, của cải và gạt bỏ Thiên Chúa. Tiền bạc dễ làm cho người ta thành ích kỷ, kiêu căng và bất công. Đối với Do Thái giáo, những cám dỗ đó không phải là chuyện xa lạ. Lồng kết vào trong nhãn quan thần học Maccô, tiền bạc giàu sang có thể tạo nguy cơ cho ơn cứu độ mà Chúa Giêsu muốn trao ban, khiến họ tích trữ cho mình những kho tàng và không biết làm giàu nơi Thiên Chúa (Lc 16,21). Như người giàu có kia, vì lầm tưởng giàu sang là hạnh phúc đích thực, nên họ lựa chọn của cải và quay lưng lại với Chúa Giêsu, với lời mời gọi theo Người.
Những ai chọn theo Đức Kitô sẽ không quên rằng: bao lâu còn sống trong cuộc đời trần thế, họ còn phải vác khổ giá theo Người. Phần thưởng đích thực, hạnh phúc vĩnh cửu chỉ đạt được một cách vẹn toàn ở đời sau. Đó cũng chính là lúc có sự đổi thay căn gốc: bỏ cái sự nghiệp chóng qua mà tìm lấy cái cơ nghiệp đời đời.
Nhổ đinh
Tuyết Mai Texas
07:38 11/10/2009
Vì cái tôi
Tôi xô ngã Thánh Giá Người
Người nằm dài trên thân gỗ
Máu vẫn còn tươi loang lỗ
Lòng tôi như tơ rối bời bời
Nín lặng một hồi…
Nỗi đau lòng tôi thôi thúc
Tôi nhổ cái đinh của tôi
Đã đóng bên tay phải Người
Cái đinh biếng lười làm việc lành phúc đức
Cái đinh giả hình tâm hư khẩu thực
Cái đinh chân tình kiểu mã tô vôi
Tôi nhổ cái đinh của tôi
Đã đóng bên tay trái Người
Cái đinh hư đời han gỉ màu gian ác
Cái đinh tham lam phù dung dục lạc
Cái đinh tà đạo trong cõi lòng tôi
Tôi nhổ cái đinh của tôi
Đã đóng trên đôi chân Người
Cái đinh cấm vận, tẩy chay, đóng cửa
Cái đinh nhốt tù Lời Tình muôn thủa
Cái đinh bất cần Ai đến cho ai
Bất thần, Người ngồi dậy, vươn vai
Tay chắp, cúi đầu tạ ơn Cha chí thánh
Đã thương tôi, người con hoang, can đảm
Dám nhổ đinh trên thân Người,
Để tìm lại niềm vui…
Tôi xô ngã Thánh Giá Người
Người nằm dài trên thân gỗ
Máu vẫn còn tươi loang lỗ
Lòng tôi như tơ rối bời bời
Nín lặng một hồi…
Nỗi đau lòng tôi thôi thúc
Tôi nhổ cái đinh của tôi
Đã đóng bên tay phải Người
Cái đinh biếng lười làm việc lành phúc đức
Cái đinh giả hình tâm hư khẩu thực
Cái đinh chân tình kiểu mã tô vôi
Tôi nhổ cái đinh của tôi
Đã đóng bên tay trái Người
Cái đinh hư đời han gỉ màu gian ác
Cái đinh tham lam phù dung dục lạc
Cái đinh tà đạo trong cõi lòng tôi
Tôi nhổ cái đinh của tôi
Đã đóng trên đôi chân Người
Cái đinh cấm vận, tẩy chay, đóng cửa
Cái đinh nhốt tù Lời Tình muôn thủa
Cái đinh bất cần Ai đến cho ai
Bất thần, Người ngồi dậy, vươn vai
Tay chắp, cúi đầu tạ ơn Cha chí thánh
Đã thương tôi, người con hoang, can đảm
Dám nhổ đinh trên thân Người,
Để tìm lại niềm vui…
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:27 11/10/2009
CĂN NHÀ LÝ TƯỞNG NHẤT
Có một người bận bịu phác họa cho mình một căn nhà, anh ta hy vọng cần phải làm ngôi nhà thật tinh xảo, vừa ấm áp vừa thoáng gió nhất trong nhân gian.
Có người nọ tìm đến anh ta và nhờ anh ta giúp đỡ, bởi vì thế giới xảy ra hỏa hoạn, nhưng anh ta chỉ có hứng thú với căn nhà mới trong tương lai của mình mà thôi.
Cuối cùng anh ta cũng phác họa xong căn nhà, nhưng lại phát hiện không có một hành tinh nào để có thể đặt căn nhà rất tinh xảo đẹp đẽ của anh ta.
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Có những người trẻ hôm nay phác họa cuộc sống của mình phải như ông hoàng bà hậu, nên không từ chối mọi thủ đoạn nào, kể cả việc bán mình để sống đua đòi như ông hoàng bà hậu.
Có những minh tinh màn bạc phác họa mình phải trở thành người nổi tiếng trong trời đất, thế là chụp hình khỏa thân, cố ý làm những việc “xì căng đan” để được đăng báo lên truyền hình, thế là những người hâm mộ chân chính không còn là số nhiều nữa...
Có những người Ki-tô hữu phác họa cho mình một cuộc sống phù hợp với tinh thần Phúc Âm, nhưng trong thực tế thì cuộc sống của họ không có mấy người chấp nhận, vì họ sống như sống trên mây trên gió, quá lý tưởng và xa rời thực tế...
Có một vài linh mục trẻ khi còn học trong chủng viện thì phác họa cho đời linh mục mục tử của mình rất đẹp và rất lý tưởng, nhưng khi được làm cha sở thì bị giáo dân phàn nàn chê trách và không cộng tác, bởi vì những phác họa lý tưởng trước đây của ngài đang bị vật chất, kiêu ngạo và hưởng thụ dìm xuống trong vũng bùn thế gian...
Phác họa cuộc sống theo tinh thần Phúc Âm mà không thực tế hoàn cảnh với cuộc sống của mình và mọi người, thì chẳng khác gì phác họa ngôi nhà rất đẹp rất lý tưởng mà không thể xây dựng được nơi hành tinh nào cả.
Đáng buồn thật.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người bận bịu phác họa cho mình một căn nhà, anh ta hy vọng cần phải làm ngôi nhà thật tinh xảo, vừa ấm áp vừa thoáng gió nhất trong nhân gian.
Có người nọ tìm đến anh ta và nhờ anh ta giúp đỡ, bởi vì thế giới xảy ra hỏa hoạn, nhưng anh ta chỉ có hứng thú với căn nhà mới trong tương lai của mình mà thôi.
Cuối cùng anh ta cũng phác họa xong căn nhà, nhưng lại phát hiện không có một hành tinh nào để có thể đặt căn nhà rất tinh xảo đẹp đẽ của anh ta.
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Có những người trẻ hôm nay phác họa cuộc sống của mình phải như ông hoàng bà hậu, nên không từ chối mọi thủ đoạn nào, kể cả việc bán mình để sống đua đòi như ông hoàng bà hậu.
Có những minh tinh màn bạc phác họa mình phải trở thành người nổi tiếng trong trời đất, thế là chụp hình khỏa thân, cố ý làm những việc “xì căng đan” để được đăng báo lên truyền hình, thế là những người hâm mộ chân chính không còn là số nhiều nữa...
Có những người Ki-tô hữu phác họa cho mình một cuộc sống phù hợp với tinh thần Phúc Âm, nhưng trong thực tế thì cuộc sống của họ không có mấy người chấp nhận, vì họ sống như sống trên mây trên gió, quá lý tưởng và xa rời thực tế...
Có một vài linh mục trẻ khi còn học trong chủng viện thì phác họa cho đời linh mục mục tử của mình rất đẹp và rất lý tưởng, nhưng khi được làm cha sở thì bị giáo dân phàn nàn chê trách và không cộng tác, bởi vì những phác họa lý tưởng trước đây của ngài đang bị vật chất, kiêu ngạo và hưởng thụ dìm xuống trong vũng bùn thế gian...
Phác họa cuộc sống theo tinh thần Phúc Âm mà không thực tế hoàn cảnh với cuộc sống của mình và mọi người, thì chẳng khác gì phác họa ngôi nhà rất đẹp rất lý tưởng mà không thể xây dựng được nơi hành tinh nào cả.
Đáng buồn thật.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:28 11/10/2009
N2T |
80. Chúng ta đều là những người yếu đuối, nhưng con nên nghĩ rằng không có ai yếu đuối hơn con.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:29 11/10/2009
N2T |
252. Vận dụng năng lực mới của tư tưởng.
Tôi tớ của mọi người
Đinh Lập Liễm
21:38 11/10/2009
CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN B
TÔI TỚ CỦA MỌI NGƯỜI
+++
A. DẪN NHẬP
Theo tâm lý chung của loài người, ai cũng muốn được giầu sang phú quí, muốn có địa vị cao, thích ăn trên ngồi trước, muốn được người ta hầu hạ… Nhưng những tiêu chuẩn đó không nhất thiết là của Chúa. Tham vọng lo liệu của những con trai ông Giêbêđê là Giacôbê và Gioan đã là dịp để Đức Giêsu nói rõ: sự cao trong đích thực ở tại cái gì ?
Đức Giêsu không đáp ứng lời cầu xin của hai anh em Giacôbê và Gioan vì nó không thích hợp với đường lối của Ngài. Nhân dịp này Ngài dạy cho các ông là môn đệ đặc biệt của Ngài, và cũng là cho chúng ta một bài học: Sự cao trọng không cốt ở danh dự, giầu có, chức quyền danh vọng hay sức mạnh… nhưng ở tại sự phục vụ tha nhân. Chính vì vậy, Ngài mới nói: ”Ai muốn làm lớn phải làm tôi tớ mọi người”. Lời giáo huấn này đi ngược lại với lối hành xử của người đời, buộc chúng ta phải động não !
Đức Giêsu là vị Thượng Tế có thế giá, luôn chuyển cầu cho chúng ta trước tòa Thiên Chúa. Ngài cũng đã trải qua những đau khổ trong đời sống trần thế, đồng thời cũng hé mở cho chúng ta thấy được vinh quang của Ngài sau này khi đã sống lại. Mọi Kitô hữu đều có chức năng tư tế phổ quát, nên cũng phải sống và làm chứng bằng đời sống phục vụ.Và nếu cần, họ cũng phải sẵn sàng hiến mạng sống để chứng tỏ sự trung thực của đời sống phục vụ của mình. Yêu thương là phục vụ, càng phục vụ, tình yêu càng dồi dào thắm thiết.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 53,10-11
Hai câu trong bài đọc 1 là một trích đoạn của Bài Ca thứ tư về Người Tôi Trung của Isaia. Cho mãi đến thời Giêrêmia, tư tưởng tôn giáo Do thái mới nhận biết một mối liên hệ giữa việc đền tội với những đau khổ của người công chính bị bách hại. Người công chính đây là Người Tôi Trung hiến mạng sống của mình để chuộc tội cho dân Người. Cái chết của Người sẽ là khởi điểm của vinh quang Người và là suối nguồn của mọi ơn phúc cho những người khác.
Khi suy tư về những đoạn văn như đoạn văn này, các Kitô hữu tiên khởi đã đi đến một sự hiểu biết về những đau khổ và cái chết của Đức Giêsu.
+ Bài đọc 2: Dt 4,14-16
Đức Giêsu là vị Linh mục Thượng phẩm tuyệt hảo của chúng ta. Thánh Phaolô kêu mời chúng ta hãy vững tâm đến với Ngài để được tiến đến cùng Chúa Cha. Ngài về trời để làm trung gian cho chúng ta. Chính Ngài đã có kinh nghiệm bản thân về những thử thách, những đau khổ mà chúng ta đang phải chịu. Do đó, Ngài dễ dàng thông cảm với những yếu đuối của chúng ta, Ngài nâng đỡ chúng ta và cầu bầu cho chúng ta trước tòa Chúa Cha.
+ Bài Tin mừng: Mc 10,35-46
Lần thứ ba Đức Giêsu loan báo cuộc Thương Khó sắp tới của Ngài cho các môn đệ, nhưng xem ra các ông chẳng hiểu gì. Họ vẫn còn giữ nguyên quan niệm của người Do thái là chờ đợi một nước vinh quang trần thế theo nghĩa chính trị.
Họ chỉ nghĩ đến địa vị trong nước mà Đức Giêsu sắp lập. Họ lo bàn cãi và tranh luận với nhau, lo chiếm cho mình một chỗ cao hơn trong vương quốc tương lai. Nhưng Đức Giêsu đã dạy cho các ông một bài học: ở trong vương quốc của Ngài sự cao trọng thực sự không cốt ở trong uy thế và danh dự, nhưng ở trong sự phục vụ tha nhân đến tột cùng, nếu cần: ”Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”.
Những lời nói này của Đức Giêsu có liên quan đến tất cả chúng ta. Nó làm xẹp đi những tham vọng, tính kiêu căng và những mơ ước quyền thế của chúng ta. Phục vụ là đòi hỏi của tình yêu. Phục vụ là con đường duy nhất của sự cao trọng đích thực.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Trở nên tôi tớ mọi người
I. AI CŨNG THÍCH QUYỀN CAO CHỨC TRỌNG
1. Tâm lý người đời.
Ngày nay trên khắp thế giới, hầu hết các nước đều có cuộc bầu cử vào quốc hội, bầu Tổng thống hay một chức vụ tại một địa phương nào đó. Bất cứ ai ra tranh cử cũng tỏ ra mình có tài năng, xứng đáng lãnh nhận chức vụ, càng lên cao càng tốt. Thời nào và ở đâu cũng có những người tranh nhau làm lớn để lấy quyền hành áp chế dân, bắt dân phục vụ mình. Đó là lý do người đời tranh nhau địa vị trong xã hội.
Người ta tìm kiếm quyền bính vì những lý do khác nhau. Một số người thích có quyền lực đi chung với quyền bính: nó làm cho người ta cảm thấy quan trọng. Những người khác thích uy thế mà nó đem lại. Những người khác nữa thích được trả lương cao. Tất cả những lý do ấy đều có một điểm chung – quyền bính được xem như cơ hội để thăng tiến bản thân.
2. Tâm lý các môn đệ Chúa.
Mặc dầu đã đi theo Chúa gần ba năm, nhưng các môn đệ cũng chưa lãnh hội giáo lý của Ngài được bao nhiêu. Ngay sau lần thứ ba Đức Giêsu loan báo cho các môn đệ sự Thương Khó của Ngài: “Nào chúng ta lên Giêrusalem… Con Người sẽ bị nộp cho các Thượng tế. Họ sẽ lên án tử Người. Họ sẽ nhạo báng Người, sẽ khạc nhổ vào Người, sẽ đánh đòn và giết Người”(10,32-34), các ông cũng không quan tâm đến lời loan báo ấy, có lẽ chẳng hiểu gì, hơn nữa đầu óc các ông còn đang mơ tưởng đến vương quốc Đức Giêsu sắp lập. Như vậy có nghĩa là vào lúc Đức Giêsu “chọn chỗ chót” thì các ông lại cố “đua nhau” chiếm chỗ tốt hơn: Họ vẫn còn mơ mộng về Đấng Cứu Thế vinh quang của dân tộc. Đấng Cứu Thế đối với họ, đó là Đấng chiến thắng hiển hách, sẽ dùng quyền lực của mình điều khiển mọi sự.
Riêng trường hợp đối với Giacôbê và Gioan, theo tục lệ tự nhiên trong nhiều nền văn minh phương Đông, họ cho là tự nhiên khi sử dụng đặc quyền của người trong họ: vì là anh em bà con với Đức Giêsu, họ đến xin người bà con “dòng họ” được tham dự vào vào sự thành công của một thành viên trong gia tộc như người ta thường nói: ”Một người làm quan, cả họ được nhờ”(Tục ngữ).
Có lẽ vì vậy mà hai anh em Giacôbê và Gioan đã lợi dụng người anh em bà con để được thăng tiến, được hưởng đặc quyền đặc lợi, được tiến cử. Các ông đã xin: ”Khi Thầy ngự trên ngai vinh hiển, xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy”{Mc 10,37).
Lời thỉnh nguyện này đã nói lên tham vọng của hai ông là muốn tham dự vào quyền điều hành trong vinh quang của Đức Giêsu. Thứ “vinh quang” mà các ông xin là vinh quang theo kiểu trần thế vì các ông tin Đức Giêsu sẽ lập nước Israel ở trần gian, chứ không phải vinh quang của Đức Giêsu sau khi tử nạn và phục sinh.
Đức Giêsu trả lời ngay: ”Các con không biết điều các con xin”. Khi nói câu này, Đức Giêsu mốn tỏ ra cho các ông biết lời thỉnh cầu của các ông thật là ngây ngô vì các ông chưa hiểu gì về việc tử nạn và phục sinh mà Ngài đã loan báo đến lần thứ ba này. Cho nên Ngài hỏi tiếp:”Các con có thể uống chén đắng Thầy sắp uống và chịu cùng một phép rửa Thầy sắp chịu không”? Nói như vậy có nghĩa là chấp nhận đau khổ và sự chết. Chúa có ý nói đến cuộc tử nạn của Ngài trên Thập giá. Chẳng hiểu gì, các ông thưa đại đi: ”Thưa được”.
Chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm hai từ “chén đắng” và “phép rửa”.
Trong Cựu ước, “Chén” đôi khi người ta nói đến chén chúc tụng, nhưng thường là nói về chén đắng để diễn tả những đau đớn trước khi chết. Lúc hấp hối, Đức Giêsu đã xin Chúa Cha cất chén đắng cho Người, nhưng cũng nói tiếp: ”Nhưng đừng theo ý Con, cứ theo ý Cha”.
Còn “phép rửa” trong bí tích rửa tội, toàn thân được dìm xuống nước, tượng trưng cho việc “chìm đắm” trong cái chết trước khi “chỗi dậy” trong đời sống mới. Trong cuộc khổ nạn, Đức Giêsu sẽ trải qua một phép rửa thật sự. Người sẽ bị dìm xuống làn nước chết, trước khi chỗi dậy vào ngày thứ ba (Fiches dominicales, tr 304).
Câu “Thưa được” đã đưa Giacôbê và Gioan đến cái chết. Sự việc xẩy ra: ông Giacôbê đã bị vua Hêrôđê Agrippa giết năm 44, Gioan chết trong tuổi già cuối thế kỷ I. Nhưng ông đã bị bỏ vào vạc dầu sôi ở cửa Latinh. Ông thoát chết được do phép lạ Chúa làm. Sau đó bị phát lưu ở đảo Patmos trong cảnh “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”, sống cũng như chết. Như vậy lời Chúa đã được thực hiện đúng.
II. BÀI HỌC CỦA ĐỨC GIÊSU
1. Khát vọng của người đời
Từ 2000 năm trước, Đức Giêsu đã cho thấy: những thủ lãnh các nước lấy quyền sai khiến dân như ông chủ. Ông chủ thời xưa là người đầy quyền lực muốn bắt đầy tớ làm gì, đầy tớ phải làm theo, dù cực nhọc, khốn khổ đến đâu cũng không được từ chối. Nhiều nơi, đầy tớ bị coi như nô lệ, chủ cho sống thì sống, muốn giết thì giết. Vì thế, Đức Giêsu nói: ”Các con biết: những người được coi là thủ lãnh thì cai trị dân như những bạo chúa, những người làm lớn thì lấy quyền mà áp chế dân”(Mc 10,42).
Tuy thế, có những loại quyền bính khác nhau. Jean Vanier phân biệt hai loại quyền bính: một quyền bình áp đặt, thống trị và điều khiển; và một quyền bính đồng hành, lắng nghe, giải phóng, phân quyền làm cho người dân tự tin và kêu gọi họ ý thức về những trách nhiệm của mình.
Còn có một loại quyền bính thứ ba thinh lặng, yêu thương và ẩn giấu – quyền bính yêu thương nhưng không dùng quyền lực, xây dựng lòng tín thác và đôi khi chờ đợi đêm ngày trong nỗi lo âu. Cha mẹ đôi khi phải chờ đợi suốt đêm trường mong sao đứa con mình lầm đường lạc lối trở về…
2. Tiêu chuẩn của công dân Nước Trời
Giáo huấn mới của Đức Giêsu là sự đảo nghịch của Tin mừng. Khi nói với các tông đồ, cũng như với những người chịu trách nhiệm về các cộng đoàn Kitô hữu có mặt lúc đó hay trong tương lai. Đức Giêsu nêu lên một luật đối trọng với cách thế mà các xã hội dân sự chủ trương về quyền hành: ”Những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai trị dân”. Điều luật này chống lại lòng ham muốn thống trị, như Giacôbê và Gioan và mười tông đồ còn lại. Điều luật này không chỉ là một điều luật bình thường, mà Đức Giêsu coi nó là Hiến chế cho các cộng đồng môn đệ Người: mỗi người là đầy tớ mọi người (J. Delorme).
Đây là một đảo lộn tận gốc, một lý thuyết cách mạng bắt đầu một mối tương quan mới giữa người với người: ”Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em”.
Đối với Đức Giêsu, chức quyền là để phục vụ. Chức quyền cũng như tiền bạc, tự nó không xấu. Bất cứ nhóm nào cũng cần có một người phụ trách. Nhưng theo ý Chúa, phụ trách trước hết không phải là một địa vị thống trị hưởng lợi, hưởng uy thế, mà là một địa vị để phục vụ nhiều hơn: ”Con Người đến không phải được phục vụ, nhưng là để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người”(Mc 10,45).
Người lãnh đạo trong Hội thánh là “đầy tớ”. Trong các văn kiện, Đức Giáo hoàng thường dùng danh hiệu “Servus servorum”: đầy tớ của các đầy tớ. Những chức vụ có vai trò đặc biệt chỉ nên gọi là thừa tác hay trợ tá theo đúng nghĩa của chữ Latinh “Minister” là tôi tớ, hoặc tiếng Hy lạp “Diakonos”: đầy tớ và “Doulos” là nô lệ.
Trong các vị lãnh đạo trong Hội thánh cũng phải có phẩm trật như người ta nói: ”Kim chỉ phải có đầu”(tục ngữ), cần phải có một người đứng đầu điều khiển một cộng đoàn, chứ không thể có cảnh “cá đối bằng đầu”(tục ngữ) mà mọi việc được xuôi lọt, vì sẽ không ai muốn phục tùng ai. Điều quan trọng mà Đức Giêsu muốn nhấn mạnh: không phải là hủy bỏ chức vụ của những người đứng đầu, chức vụ của những người lãnh đạo, nhưng đừng dùng địa vị và quyền bính của mình để áp bức người khác.
Truyện: Đức Hồng y Roncalli
Một hôm Đức Hồng y Roncalli vừa trên xe bước xuống. Ngài mới đi xa về. Phái đoàn tòa giám mục ra đón. Mọi người ngạc nhiên trên vai áo Hồng y có vướng mấy cộng rơm đồng quê. Ai hỏi ngài cũng cười xòa vui vẻ, nhưng mấy nhân viên phụ tá trên xe đều hiểu chuyện. Chiếc xe của Đức Hồng y đang từ hướng Bắc xuống miền Nam qua vùng đồng ruộng. Giữa đường một chiếc xe bò chở rơm sa hố. Người đánh xe gắng sức đẩy phụ nhưng xe không nhúc nhích. Đức Hồng y cho xe dừng lại, xắn tay áo hò dô ta đẩy phụ, và chiếc xe rơm sa lầy lại chuyển bánh tiếp tục lên đường.
Những cọng rơm trên vai Đức Hồng y đối với ngài chỉ cười xòa cho qua. Nhưng thực sự tỏ rõ cho chúng ta một Hồng y không quản ngại khó khăn hay sợ bẩn chiếc áo dòng sang trọng.
Sau này lên ngôi Giáo hoàng, Đức Gioan 23 vẫn tiếp tục nếp sống bình dị phục vụ.
III. QUYẾT TÂM CỦA CHÚNG TA
Chúng ta có quyền tự do chấp nhận hay từ chối lời dạy của Chúa là trở nên tôi tớ của mọi người, nhưng chúng ta phải chịu trách nhiệm về quyết định đó vì hậu qủa của nó sẽ khôn lường. Hãy chọn con đường đúng mà đi.
1. Hai hướng đi trước mắt
Con người chúng ta, trong mọi hoàn cảnh, cứ bị dẫn đến những ngã ba đường: nghĩa là trước mắt ta luôn có hai ngả mà ta phải chọn một. Hai ngả đó thường dẫn đến hai chiều khác nhau; một hướng vị kỷ và một hướng vị tha.
Hướng vị kỷ có một sức mạnh tự nhiên lôi cuốn ta vào, nó khiến ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, hạnh phúc hay đau khổ của mình, quyền lợi hay trách nhiệm của mình. Nói chung, nó thu hút ta vào chính bản thân ta. Hầu hết mọi người, trong hầu hết mọi trường hợp, đều bị lôi cuốn vào ngả này.
Còn hướng vị tha rất ít khi lôi cuốn ta, nhưng lương tâm ta lại thúc đẩy ta, đôi khi còn ép buộc ta bước vào. Nó đòi hỏi ta phải quên bản thân, quên những gì liên quan tới bản thân, để nghĩ đến người khác, đến đám đông bên ngoài ta, đến hạnh phúc hay đau khổ của họ. Dù đi vào hướng nào, thì sau khi đi một đoạn đường nữa, ta sẽ lại đến một ngã ba khác, cũng với hai hướng vị kỷ và vị tha trước mặt. Mỗi lần gặp ngã ba đó là mỗi lần ta phải lựa chọn hướng đi cho mình (JKN).
2. Phải chọn một hướng đi
Đối với những người theo Chúa, hai hướng ấy vẫn luôn luôn mở ra đòi buộc họ chọn lựa mỗi lần họ phải quyết định để hành động.
* Chọn hướng vị kỷ: hướng vị kỷ sẽ cám dỗ họ lợi dụng con đường theo Chúa như một phương tiện để tiến thân, để bước vào vinh quang trần thế, với quyền lực, danh vọng, tiền bạc trong tay, là những thứ mà Giáo hội cũng như xã hội cống hiến cho họ, mong họ dùng chúng để phục vụ Thiên Chúa, Giáo hội và mọi người. Nhưng họ lại dùng chúng cho mục đích vị kỷ của mình, mặc dù trên danh nghĩa vẫn là để phục vụ Thiên Chúa, Giáo hội và tha nhân.
Truyện: Hòn đá vấp ngã
Một hôm, khách qua đường gặp một triết gia nổi tiếng người Hy lạp. Ông ta đứng ở góc đường và cười nắc nẻ một cách đắc chí. Ai cũng tưởng ông là người điên nên không thèm để ý.
Sau cùng, có một người đánh bạo đến gần và hỏi:
- Vì lý do gì ông cười như vậy ?
Ông ta trả lời:
- Ông có thấy cục đá nằm giữa đường kia không ? Từ sáng tới giờ không biết bao nhiêu người đã vấp ngã vì hòn đá đó, và họ bực mình chửi bới. Thế nhưng, không có một ai cúi xuống nhặt hòn đá vứt khỏi lối đi để người khác khỏi bị vấp ngã.
* Chọn hướng vị tha: Còn hướng vị tha sẽ khiến người theo Chúa coi việc theo Chúa như một phương cách hữu hiệu nhất để phụng sự Thiên Chúa, nhân loại, quê hương và tha nhân. Họ không quan tâm hay mong muốn chuyện thăng tiến bản thân, không bao giờ coi đó như một mục đích phải đạt tới trong cuộc đời. Nếu họ được giao địa vị, trách nhiệm, với những phương tiện hữu hiệu trong tay, họ sẽ lợi dụng tất cả những thứ ấy để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Điều họ quan tâm là: con người được hạnh phúc, và qua đó Thiên Chúa được vinh danh.
Chúng ta không bao giờ quên được những gương phục vụ một cách xả kỷ vô vị lợi như thánh Đamien tông đồ người hủi, thánh Maximilianô Kolbê xin chết thay cho một vị trung úy trẻ trong trại tập trung Đức quốc xã, các vị khác như Ozanam, chân phước Têrêsa Calcutta…
3. Xem lại con đường đang đi
Đức Giêsu không nài ép chúng ta làm môn đệ Ngài, Ngài chỉ kêu mời chúng ta với tinh thần tự nguyện. Ngày nay chúng ta còn mang cái tâm trạng của các tông đồ ngày xưa khi Đức Giêsu chưa đi vào cuộc tử nạn và phục sinh không ? Lời mời gọi của Đức Kitô hôm nay có giá trị đặc biệt để chúng ta xét lại thái độ của mình. Chúng ta lượng định thế nào về các thành công và tầm vóc quan trọng trong nội bộ Hội thánh, và ngoài xã hội ? Chúng ta trân trọng những ai và khinh miệt kẻ nào ? Cứ như cái nhìn của Tin mừng hôm nay, thì kẻ “vĩ đại” là người phục vụ kẻ khác. Nó mở mắt cho chúng ta thấy được tấm lòng “vĩ đại” trong nếp sống thường nhật chung quanh mình như người cha hy sinh, các bà mẹ chung thủy, dịu dàng, những người hiền lành khiêm nhường chất phác phục vụ không cần tiếng khen, không cần phần thưởng, cũng không cần lời cám ơn…
Phục vụ là một nhân đức gần gũi với đức bác ái. Nhân đức phục vụ bắt nguồn từ lòng yêu mến tha nhân. Như vậy quyền thế và phục vụ không xung khắc nhau, vì ai có nhiều quyền và quyền lớn thì có khả năng phục vụ nhiều hơn. Phục phụ phải là cái dấu chỉ của người môn đệ đích thực của Chúa Kitô. Hơn nữa, chính khi phục vụ tha nhân là lúc người ta tìm lại được chính mình vì “chính khi hiến thân, là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình, là lúc gặp lại bản thân”. Chính khi phục vụ tha nhân là lúc chúng ta tìm được hạnh phúc nhự thi sĩ Tagore người An độ đã viết:
Nằm ngủ, tôi mơ thấy đời sống toàn là Niềm vui và Hạnh phúc.
Tỉnh dậy tôi nhận ra sống là Phục vụ
Tôi dấn thân Phục vụ và tôi khám phá ra rằng Phục vụ là Hạnh phúc.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
TÔI TỚ CỦA MỌI NGƯỜI
+++
A. DẪN NHẬP
Theo tâm lý chung của loài người, ai cũng muốn được giầu sang phú quí, muốn có địa vị cao, thích ăn trên ngồi trước, muốn được người ta hầu hạ… Nhưng những tiêu chuẩn đó không nhất thiết là của Chúa. Tham vọng lo liệu của những con trai ông Giêbêđê là Giacôbê và Gioan đã là dịp để Đức Giêsu nói rõ: sự cao trong đích thực ở tại cái gì ?
Đức Giêsu không đáp ứng lời cầu xin của hai anh em Giacôbê và Gioan vì nó không thích hợp với đường lối của Ngài. Nhân dịp này Ngài dạy cho các ông là môn đệ đặc biệt của Ngài, và cũng là cho chúng ta một bài học: Sự cao trọng không cốt ở danh dự, giầu có, chức quyền danh vọng hay sức mạnh… nhưng ở tại sự phục vụ tha nhân. Chính vì vậy, Ngài mới nói: ”Ai muốn làm lớn phải làm tôi tớ mọi người”. Lời giáo huấn này đi ngược lại với lối hành xử của người đời, buộc chúng ta phải động não !
Đức Giêsu là vị Thượng Tế có thế giá, luôn chuyển cầu cho chúng ta trước tòa Thiên Chúa. Ngài cũng đã trải qua những đau khổ trong đời sống trần thế, đồng thời cũng hé mở cho chúng ta thấy được vinh quang của Ngài sau này khi đã sống lại. Mọi Kitô hữu đều có chức năng tư tế phổ quát, nên cũng phải sống và làm chứng bằng đời sống phục vụ.Và nếu cần, họ cũng phải sẵn sàng hiến mạng sống để chứng tỏ sự trung thực của đời sống phục vụ của mình. Yêu thương là phục vụ, càng phục vụ, tình yêu càng dồi dào thắm thiết.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 53,10-11
Hai câu trong bài đọc 1 là một trích đoạn của Bài Ca thứ tư về Người Tôi Trung của Isaia. Cho mãi đến thời Giêrêmia, tư tưởng tôn giáo Do thái mới nhận biết một mối liên hệ giữa việc đền tội với những đau khổ của người công chính bị bách hại. Người công chính đây là Người Tôi Trung hiến mạng sống của mình để chuộc tội cho dân Người. Cái chết của Người sẽ là khởi điểm của vinh quang Người và là suối nguồn của mọi ơn phúc cho những người khác.
Khi suy tư về những đoạn văn như đoạn văn này, các Kitô hữu tiên khởi đã đi đến một sự hiểu biết về những đau khổ và cái chết của Đức Giêsu.
+ Bài đọc 2: Dt 4,14-16
Đức Giêsu là vị Linh mục Thượng phẩm tuyệt hảo của chúng ta. Thánh Phaolô kêu mời chúng ta hãy vững tâm đến với Ngài để được tiến đến cùng Chúa Cha. Ngài về trời để làm trung gian cho chúng ta. Chính Ngài đã có kinh nghiệm bản thân về những thử thách, những đau khổ mà chúng ta đang phải chịu. Do đó, Ngài dễ dàng thông cảm với những yếu đuối của chúng ta, Ngài nâng đỡ chúng ta và cầu bầu cho chúng ta trước tòa Chúa Cha.
+ Bài Tin mừng: Mc 10,35-46
Lần thứ ba Đức Giêsu loan báo cuộc Thương Khó sắp tới của Ngài cho các môn đệ, nhưng xem ra các ông chẳng hiểu gì. Họ vẫn còn giữ nguyên quan niệm của người Do thái là chờ đợi một nước vinh quang trần thế theo nghĩa chính trị.
Họ chỉ nghĩ đến địa vị trong nước mà Đức Giêsu sắp lập. Họ lo bàn cãi và tranh luận với nhau, lo chiếm cho mình một chỗ cao hơn trong vương quốc tương lai. Nhưng Đức Giêsu đã dạy cho các ông một bài học: ở trong vương quốc của Ngài sự cao trọng thực sự không cốt ở trong uy thế và danh dự, nhưng ở trong sự phục vụ tha nhân đến tột cùng, nếu cần: ”Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”.
Những lời nói này của Đức Giêsu có liên quan đến tất cả chúng ta. Nó làm xẹp đi những tham vọng, tính kiêu căng và những mơ ước quyền thế của chúng ta. Phục vụ là đòi hỏi của tình yêu. Phục vụ là con đường duy nhất của sự cao trọng đích thực.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Trở nên tôi tớ mọi người
I. AI CŨNG THÍCH QUYỀN CAO CHỨC TRỌNG
1. Tâm lý người đời.
Ngày nay trên khắp thế giới, hầu hết các nước đều có cuộc bầu cử vào quốc hội, bầu Tổng thống hay một chức vụ tại một địa phương nào đó. Bất cứ ai ra tranh cử cũng tỏ ra mình có tài năng, xứng đáng lãnh nhận chức vụ, càng lên cao càng tốt. Thời nào và ở đâu cũng có những người tranh nhau làm lớn để lấy quyền hành áp chế dân, bắt dân phục vụ mình. Đó là lý do người đời tranh nhau địa vị trong xã hội.
Người ta tìm kiếm quyền bính vì những lý do khác nhau. Một số người thích có quyền lực đi chung với quyền bính: nó làm cho người ta cảm thấy quan trọng. Những người khác thích uy thế mà nó đem lại. Những người khác nữa thích được trả lương cao. Tất cả những lý do ấy đều có một điểm chung – quyền bính được xem như cơ hội để thăng tiến bản thân.
2. Tâm lý các môn đệ Chúa.
Mặc dầu đã đi theo Chúa gần ba năm, nhưng các môn đệ cũng chưa lãnh hội giáo lý của Ngài được bao nhiêu. Ngay sau lần thứ ba Đức Giêsu loan báo cho các môn đệ sự Thương Khó của Ngài: “Nào chúng ta lên Giêrusalem… Con Người sẽ bị nộp cho các Thượng tế. Họ sẽ lên án tử Người. Họ sẽ nhạo báng Người, sẽ khạc nhổ vào Người, sẽ đánh đòn và giết Người”(10,32-34), các ông cũng không quan tâm đến lời loan báo ấy, có lẽ chẳng hiểu gì, hơn nữa đầu óc các ông còn đang mơ tưởng đến vương quốc Đức Giêsu sắp lập. Như vậy có nghĩa là vào lúc Đức Giêsu “chọn chỗ chót” thì các ông lại cố “đua nhau” chiếm chỗ tốt hơn: Họ vẫn còn mơ mộng về Đấng Cứu Thế vinh quang của dân tộc. Đấng Cứu Thế đối với họ, đó là Đấng chiến thắng hiển hách, sẽ dùng quyền lực của mình điều khiển mọi sự.
Riêng trường hợp đối với Giacôbê và Gioan, theo tục lệ tự nhiên trong nhiều nền văn minh phương Đông, họ cho là tự nhiên khi sử dụng đặc quyền của người trong họ: vì là anh em bà con với Đức Giêsu, họ đến xin người bà con “dòng họ” được tham dự vào vào sự thành công của một thành viên trong gia tộc như người ta thường nói: ”Một người làm quan, cả họ được nhờ”(Tục ngữ).
Có lẽ vì vậy mà hai anh em Giacôbê và Gioan đã lợi dụng người anh em bà con để được thăng tiến, được hưởng đặc quyền đặc lợi, được tiến cử. Các ông đã xin: ”Khi Thầy ngự trên ngai vinh hiển, xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy”{Mc 10,37).
Lời thỉnh nguyện này đã nói lên tham vọng của hai ông là muốn tham dự vào quyền điều hành trong vinh quang của Đức Giêsu. Thứ “vinh quang” mà các ông xin là vinh quang theo kiểu trần thế vì các ông tin Đức Giêsu sẽ lập nước Israel ở trần gian, chứ không phải vinh quang của Đức Giêsu sau khi tử nạn và phục sinh.
Đức Giêsu trả lời ngay: ”Các con không biết điều các con xin”. Khi nói câu này, Đức Giêsu mốn tỏ ra cho các ông biết lời thỉnh cầu của các ông thật là ngây ngô vì các ông chưa hiểu gì về việc tử nạn và phục sinh mà Ngài đã loan báo đến lần thứ ba này. Cho nên Ngài hỏi tiếp:”Các con có thể uống chén đắng Thầy sắp uống và chịu cùng một phép rửa Thầy sắp chịu không”? Nói như vậy có nghĩa là chấp nhận đau khổ và sự chết. Chúa có ý nói đến cuộc tử nạn của Ngài trên Thập giá. Chẳng hiểu gì, các ông thưa đại đi: ”Thưa được”.
Chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm hai từ “chén đắng” và “phép rửa”.
Trong Cựu ước, “Chén” đôi khi người ta nói đến chén chúc tụng, nhưng thường là nói về chén đắng để diễn tả những đau đớn trước khi chết. Lúc hấp hối, Đức Giêsu đã xin Chúa Cha cất chén đắng cho Người, nhưng cũng nói tiếp: ”Nhưng đừng theo ý Con, cứ theo ý Cha”.
Còn “phép rửa” trong bí tích rửa tội, toàn thân được dìm xuống nước, tượng trưng cho việc “chìm đắm” trong cái chết trước khi “chỗi dậy” trong đời sống mới. Trong cuộc khổ nạn, Đức Giêsu sẽ trải qua một phép rửa thật sự. Người sẽ bị dìm xuống làn nước chết, trước khi chỗi dậy vào ngày thứ ba (Fiches dominicales, tr 304).
Câu “Thưa được” đã đưa Giacôbê và Gioan đến cái chết. Sự việc xẩy ra: ông Giacôbê đã bị vua Hêrôđê Agrippa giết năm 44, Gioan chết trong tuổi già cuối thế kỷ I. Nhưng ông đã bị bỏ vào vạc dầu sôi ở cửa Latinh. Ông thoát chết được do phép lạ Chúa làm. Sau đó bị phát lưu ở đảo Patmos trong cảnh “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”, sống cũng như chết. Như vậy lời Chúa đã được thực hiện đúng.
II. BÀI HỌC CỦA ĐỨC GIÊSU
1. Khát vọng của người đời
Từ 2000 năm trước, Đức Giêsu đã cho thấy: những thủ lãnh các nước lấy quyền sai khiến dân như ông chủ. Ông chủ thời xưa là người đầy quyền lực muốn bắt đầy tớ làm gì, đầy tớ phải làm theo, dù cực nhọc, khốn khổ đến đâu cũng không được từ chối. Nhiều nơi, đầy tớ bị coi như nô lệ, chủ cho sống thì sống, muốn giết thì giết. Vì thế, Đức Giêsu nói: ”Các con biết: những người được coi là thủ lãnh thì cai trị dân như những bạo chúa, những người làm lớn thì lấy quyền mà áp chế dân”(Mc 10,42).
Tuy thế, có những loại quyền bính khác nhau. Jean Vanier phân biệt hai loại quyền bính: một quyền bình áp đặt, thống trị và điều khiển; và một quyền bính đồng hành, lắng nghe, giải phóng, phân quyền làm cho người dân tự tin và kêu gọi họ ý thức về những trách nhiệm của mình.
Còn có một loại quyền bính thứ ba thinh lặng, yêu thương và ẩn giấu – quyền bính yêu thương nhưng không dùng quyền lực, xây dựng lòng tín thác và đôi khi chờ đợi đêm ngày trong nỗi lo âu. Cha mẹ đôi khi phải chờ đợi suốt đêm trường mong sao đứa con mình lầm đường lạc lối trở về…
2. Tiêu chuẩn của công dân Nước Trời
Giáo huấn mới của Đức Giêsu là sự đảo nghịch của Tin mừng. Khi nói với các tông đồ, cũng như với những người chịu trách nhiệm về các cộng đoàn Kitô hữu có mặt lúc đó hay trong tương lai. Đức Giêsu nêu lên một luật đối trọng với cách thế mà các xã hội dân sự chủ trương về quyền hành: ”Những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai trị dân”. Điều luật này chống lại lòng ham muốn thống trị, như Giacôbê và Gioan và mười tông đồ còn lại. Điều luật này không chỉ là một điều luật bình thường, mà Đức Giêsu coi nó là Hiến chế cho các cộng đồng môn đệ Người: mỗi người là đầy tớ mọi người (J. Delorme).
Đây là một đảo lộn tận gốc, một lý thuyết cách mạng bắt đầu một mối tương quan mới giữa người với người: ”Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em”.
Đối với Đức Giêsu, chức quyền là để phục vụ. Chức quyền cũng như tiền bạc, tự nó không xấu. Bất cứ nhóm nào cũng cần có một người phụ trách. Nhưng theo ý Chúa, phụ trách trước hết không phải là một địa vị thống trị hưởng lợi, hưởng uy thế, mà là một địa vị để phục vụ nhiều hơn: ”Con Người đến không phải được phục vụ, nhưng là để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người”(Mc 10,45).
Người lãnh đạo trong Hội thánh là “đầy tớ”. Trong các văn kiện, Đức Giáo hoàng thường dùng danh hiệu “Servus servorum”: đầy tớ của các đầy tớ. Những chức vụ có vai trò đặc biệt chỉ nên gọi là thừa tác hay trợ tá theo đúng nghĩa của chữ Latinh “Minister” là tôi tớ, hoặc tiếng Hy lạp “Diakonos”: đầy tớ và “Doulos” là nô lệ.
Trong các vị lãnh đạo trong Hội thánh cũng phải có phẩm trật như người ta nói: ”Kim chỉ phải có đầu”(tục ngữ), cần phải có một người đứng đầu điều khiển một cộng đoàn, chứ không thể có cảnh “cá đối bằng đầu”(tục ngữ) mà mọi việc được xuôi lọt, vì sẽ không ai muốn phục tùng ai. Điều quan trọng mà Đức Giêsu muốn nhấn mạnh: không phải là hủy bỏ chức vụ của những người đứng đầu, chức vụ của những người lãnh đạo, nhưng đừng dùng địa vị và quyền bính của mình để áp bức người khác.
Truyện: Đức Hồng y Roncalli
Một hôm Đức Hồng y Roncalli vừa trên xe bước xuống. Ngài mới đi xa về. Phái đoàn tòa giám mục ra đón. Mọi người ngạc nhiên trên vai áo Hồng y có vướng mấy cộng rơm đồng quê. Ai hỏi ngài cũng cười xòa vui vẻ, nhưng mấy nhân viên phụ tá trên xe đều hiểu chuyện. Chiếc xe của Đức Hồng y đang từ hướng Bắc xuống miền Nam qua vùng đồng ruộng. Giữa đường một chiếc xe bò chở rơm sa hố. Người đánh xe gắng sức đẩy phụ nhưng xe không nhúc nhích. Đức Hồng y cho xe dừng lại, xắn tay áo hò dô ta đẩy phụ, và chiếc xe rơm sa lầy lại chuyển bánh tiếp tục lên đường.
Những cọng rơm trên vai Đức Hồng y đối với ngài chỉ cười xòa cho qua. Nhưng thực sự tỏ rõ cho chúng ta một Hồng y không quản ngại khó khăn hay sợ bẩn chiếc áo dòng sang trọng.
Sau này lên ngôi Giáo hoàng, Đức Gioan 23 vẫn tiếp tục nếp sống bình dị phục vụ.
III. QUYẾT TÂM CỦA CHÚNG TA
Chúng ta có quyền tự do chấp nhận hay từ chối lời dạy của Chúa là trở nên tôi tớ của mọi người, nhưng chúng ta phải chịu trách nhiệm về quyết định đó vì hậu qủa của nó sẽ khôn lường. Hãy chọn con đường đúng mà đi.
1. Hai hướng đi trước mắt
Con người chúng ta, trong mọi hoàn cảnh, cứ bị dẫn đến những ngã ba đường: nghĩa là trước mắt ta luôn có hai ngả mà ta phải chọn một. Hai ngả đó thường dẫn đến hai chiều khác nhau; một hướng vị kỷ và một hướng vị tha.
Hướng vị kỷ có một sức mạnh tự nhiên lôi cuốn ta vào, nó khiến ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, hạnh phúc hay đau khổ của mình, quyền lợi hay trách nhiệm của mình. Nói chung, nó thu hút ta vào chính bản thân ta. Hầu hết mọi người, trong hầu hết mọi trường hợp, đều bị lôi cuốn vào ngả này.
Còn hướng vị tha rất ít khi lôi cuốn ta, nhưng lương tâm ta lại thúc đẩy ta, đôi khi còn ép buộc ta bước vào. Nó đòi hỏi ta phải quên bản thân, quên những gì liên quan tới bản thân, để nghĩ đến người khác, đến đám đông bên ngoài ta, đến hạnh phúc hay đau khổ của họ. Dù đi vào hướng nào, thì sau khi đi một đoạn đường nữa, ta sẽ lại đến một ngã ba khác, cũng với hai hướng vị kỷ và vị tha trước mặt. Mỗi lần gặp ngã ba đó là mỗi lần ta phải lựa chọn hướng đi cho mình (JKN).
2. Phải chọn một hướng đi
Đối với những người theo Chúa, hai hướng ấy vẫn luôn luôn mở ra đòi buộc họ chọn lựa mỗi lần họ phải quyết định để hành động.
* Chọn hướng vị kỷ: hướng vị kỷ sẽ cám dỗ họ lợi dụng con đường theo Chúa như một phương tiện để tiến thân, để bước vào vinh quang trần thế, với quyền lực, danh vọng, tiền bạc trong tay, là những thứ mà Giáo hội cũng như xã hội cống hiến cho họ, mong họ dùng chúng để phục vụ Thiên Chúa, Giáo hội và mọi người. Nhưng họ lại dùng chúng cho mục đích vị kỷ của mình, mặc dù trên danh nghĩa vẫn là để phục vụ Thiên Chúa, Giáo hội và tha nhân.
Truyện: Hòn đá vấp ngã
Một hôm, khách qua đường gặp một triết gia nổi tiếng người Hy lạp. Ông ta đứng ở góc đường và cười nắc nẻ một cách đắc chí. Ai cũng tưởng ông là người điên nên không thèm để ý.
Sau cùng, có một người đánh bạo đến gần và hỏi:
- Vì lý do gì ông cười như vậy ?
Ông ta trả lời:
- Ông có thấy cục đá nằm giữa đường kia không ? Từ sáng tới giờ không biết bao nhiêu người đã vấp ngã vì hòn đá đó, và họ bực mình chửi bới. Thế nhưng, không có một ai cúi xuống nhặt hòn đá vứt khỏi lối đi để người khác khỏi bị vấp ngã.
* Chọn hướng vị tha: Còn hướng vị tha sẽ khiến người theo Chúa coi việc theo Chúa như một phương cách hữu hiệu nhất để phụng sự Thiên Chúa, nhân loại, quê hương và tha nhân. Họ không quan tâm hay mong muốn chuyện thăng tiến bản thân, không bao giờ coi đó như một mục đích phải đạt tới trong cuộc đời. Nếu họ được giao địa vị, trách nhiệm, với những phương tiện hữu hiệu trong tay, họ sẽ lợi dụng tất cả những thứ ấy để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Điều họ quan tâm là: con người được hạnh phúc, và qua đó Thiên Chúa được vinh danh.
Chúng ta không bao giờ quên được những gương phục vụ một cách xả kỷ vô vị lợi như thánh Đamien tông đồ người hủi, thánh Maximilianô Kolbê xin chết thay cho một vị trung úy trẻ trong trại tập trung Đức quốc xã, các vị khác như Ozanam, chân phước Têrêsa Calcutta…
3. Xem lại con đường đang đi
Đức Giêsu không nài ép chúng ta làm môn đệ Ngài, Ngài chỉ kêu mời chúng ta với tinh thần tự nguyện. Ngày nay chúng ta còn mang cái tâm trạng của các tông đồ ngày xưa khi Đức Giêsu chưa đi vào cuộc tử nạn và phục sinh không ? Lời mời gọi của Đức Kitô hôm nay có giá trị đặc biệt để chúng ta xét lại thái độ của mình. Chúng ta lượng định thế nào về các thành công và tầm vóc quan trọng trong nội bộ Hội thánh, và ngoài xã hội ? Chúng ta trân trọng những ai và khinh miệt kẻ nào ? Cứ như cái nhìn của Tin mừng hôm nay, thì kẻ “vĩ đại” là người phục vụ kẻ khác. Nó mở mắt cho chúng ta thấy được tấm lòng “vĩ đại” trong nếp sống thường nhật chung quanh mình như người cha hy sinh, các bà mẹ chung thủy, dịu dàng, những người hiền lành khiêm nhường chất phác phục vụ không cần tiếng khen, không cần phần thưởng, cũng không cần lời cám ơn…
Phục vụ là một nhân đức gần gũi với đức bác ái. Nhân đức phục vụ bắt nguồn từ lòng yêu mến tha nhân. Như vậy quyền thế và phục vụ không xung khắc nhau, vì ai có nhiều quyền và quyền lớn thì có khả năng phục vụ nhiều hơn. Phục phụ phải là cái dấu chỉ của người môn đệ đích thực của Chúa Kitô. Hơn nữa, chính khi phục vụ tha nhân là lúc người ta tìm lại được chính mình vì “chính khi hiến thân, là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình, là lúc gặp lại bản thân”. Chính khi phục vụ tha nhân là lúc chúng ta tìm được hạnh phúc nhự thi sĩ Tagore người An độ đã viết:
Nằm ngủ, tôi mơ thấy đời sống toàn là Niềm vui và Hạnh phúc.
Tỉnh dậy tôi nhận ra sống là Phục vụ
Tôi dấn thân Phục vụ và tôi khám phá ra rằng Phục vụ là Hạnh phúc.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các nữ tu Công giáo cứu sống hơn 300 trẻ em khỏi nạn sóng thần ở Samoa
Peter Nguyễn Minh Trung
07:32 11/10/2009
APPIA, SOMOA (CNA) - Các nữ tu Công giáo người Úc đã cứu được 320 học sinh tiểu học ở một trường tại Samoa khi trận sóng thần ập đến. Họ di chuyển lũ trẻ tới nơi an toàn sau khi cảm nhận được địa chấn từ cơn động đất.
Nữ tu Doris Barbero, dòng Salesian, giảng dạy tại trường tiểu học St. Joseph ở một làng ven biển tại phía Tây Nam Samoa. Đây là ngôi trường được Hiệp hội Thừa sai Úc tài trợ.
Vào ngày 29-09-2009, sơ Doris cùng hai sơ khác và 11 giáo viên đã cảm nhận được sự rung lắc dữ dội của cơn động đất ngay lúc đang giảng bài. Và hành động đầu tiên của họ là tiến hành di tản các học sinh ra khỏi khu vực đó và đến một nơi khác cao hơn.
Tiếp đó là những cơn dư chấn liên tục và cảnh báo sóng thần được phát lên.
Sơ Doris qua cuộc điện đàm với tờ Tổng Giáo Phận Sydney cho biết rằng: "Lúc ấy, chúng tôi nhận ra là mình có rất ít thời gian để di tản lũ trẻ khỏi trường. Nhìn qua ngọn đồi phía sau, chúng tôi thấy nước biển đang dâng lên cao hơn phần đất liền."
Ngay lập tức, sơ Doris và các cộng sự viên đã cho toàn bộ học sinh trường trèo lên phía trên đồi. Tất cả bọn trẻ nằm trong độ tuổi từ 4 đến 15. Cứ thế, các đứa lớn giúp những đứa nhỏ đang trong tâm trạng hoảng loạn trèo lên cao.
Tất cả đều trong tình trạng hỗn loạn ở trên đồi mãi đến ngày hôm sau. Mặc dù đã thoát chết, nhiều người trong số họ không biết được số phận của người thân và gia đình mình.
Hiện sơ Doris có ý muốn gây quỹ để xây dựng một trung tâm cứu nạn sóng thần trên ngọn đồi cao đằng sau trường, với mục đích biến đây thành nơi dành cho những trường hợp khẩn cấp khi sóng thần ập đến trong tương lai.
Các linh mục Paulino, Tui Kolio và Tie Tie người Samoa đã cử hành một thánh lễ đặc biệt tại Nhà thờ St. Theresa ở Sydney hôm thứ sáu qua để tưởng niệm những nạn nhân bị chết và mất tích trong cơn sóng thần.
Nữ tu Doris Barbero, dòng Salesian, giảng dạy tại trường tiểu học St. Joseph ở một làng ven biển tại phía Tây Nam Samoa. Đây là ngôi trường được Hiệp hội Thừa sai Úc tài trợ.
Vào ngày 29-09-2009, sơ Doris cùng hai sơ khác và 11 giáo viên đã cảm nhận được sự rung lắc dữ dội của cơn động đất ngay lúc đang giảng bài. Và hành động đầu tiên của họ là tiến hành di tản các học sinh ra khỏi khu vực đó và đến một nơi khác cao hơn.
Tiếp đó là những cơn dư chấn liên tục và cảnh báo sóng thần được phát lên.
Sơ Doris qua cuộc điện đàm với tờ Tổng Giáo Phận Sydney cho biết rằng: "Lúc ấy, chúng tôi nhận ra là mình có rất ít thời gian để di tản lũ trẻ khỏi trường. Nhìn qua ngọn đồi phía sau, chúng tôi thấy nước biển đang dâng lên cao hơn phần đất liền."
Ngay lập tức, sơ Doris và các cộng sự viên đã cho toàn bộ học sinh trường trèo lên phía trên đồi. Tất cả bọn trẻ nằm trong độ tuổi từ 4 đến 15. Cứ thế, các đứa lớn giúp những đứa nhỏ đang trong tâm trạng hoảng loạn trèo lên cao.
Tất cả đều trong tình trạng hỗn loạn ở trên đồi mãi đến ngày hôm sau. Mặc dù đã thoát chết, nhiều người trong số họ không biết được số phận của người thân và gia đình mình.
Hiện sơ Doris có ý muốn gây quỹ để xây dựng một trung tâm cứu nạn sóng thần trên ngọn đồi cao đằng sau trường, với mục đích biến đây thành nơi dành cho những trường hợp khẩn cấp khi sóng thần ập đến trong tương lai.
Các linh mục Paulino, Tui Kolio và Tie Tie người Samoa đã cử hành một thánh lễ đặc biệt tại Nhà thờ St. Theresa ở Sydney hôm thứ sáu qua để tưởng niệm những nạn nhân bị chết và mất tích trong cơn sóng thần.
Chúa, chứ không phải Obama, sẽ mang hòa bình đến cho vùng Trung Đông
Peter Nguyễn Minh Trung
07:33 11/10/2009
AMMAN, JORDAN (CNA) - Đức Tổng Giám Mục Selim Sayegh của Jordan nói rằng hòa bình đích thực cho vùng Trung Đông xung đột triền miên đến từ Thiên Chúa, chứ không phải đến từ Obama hay các nhà lãnh đạo Israel và Palestine.
Đức cha Sayegh, với 27 năm làm Giám mục phụ tá tại Jordan, đã nói về hoàn cảnh khó khăn của những Kitô hữu vùng Trung Đông, đặc biệt là tại Iraq, phải gánh chịu. Họ đang dần rời bỏ nhà cửa để tìm đến nơi khác sinh sống.
Bên cạnh đó, vị Giám mục đặt câu hỏi tại sao không chỉ có người Kitô hữu mới đang rời bỏ nhà cửa, nhưng cả những người Hồi giáo cũng vậy? Ngài cho biết: "Tất cả họ đều hy vọng tìm kiếm hòa bình...Chí ít là họ muốn con cái mình được sống trong yên bình. Một khi hòa bình được thiết lập ở những quốc gia này, sẽ không còn ai nghĩ đến chuyện phải rời bỏ nhà cửa nữa."
Đức cha Sayegh mô tả tại sao đất nước là một trong những quốc gia giàu dầu mỏ nhất thế giới như Iraq lại có số người dân phải ra đi quá nhiều? Câu trả lời vì họ không có niềm hy vọng, niềm xác tín vào một nền hòa bình đích thực.
Khi các Kitô hữu ở Iraq tản mác, họ đến Jordan hoặc Syria để tạm trú. Nhưng hầu hết tất cả số Kitô hữu này đều không có dự định lập cư tại Jordan, họ chỉ sống tạm nơi đây trong khi chờ xin visa vào Hoa Kỳ, Châu Âu hoặc Úc.
Đức Giám Mục cho biết đó là một tình trạng đáng thất vọng. Ngài cũng nói rằng nhiều người dân Iraq được giáo dục và có kinh tế khá giả hơn số dân nghèo trong nước họ, nhưng khi ra đi, những người này cũng trong tình trạng tay trắng.
Đức cha Sayegh nói những người Công giáo khắp thế giới có thể giúp cải thiện tình hình tại Trung Đông qua việc cầu nguyện cho hòa bình.
Ngài nhấn mạnh: "Cầu nguyện cho hòa bình bởi vì hòa bình đích thực xuất phát từ Thiên Chúa là Vua Hòa Bình, chứ không đến từ Obama, từ Netanyahu hay Abu Mazen."
Suy tư về vai trò của người Kitô giáo trong tiến trình hòa bình Trung Đông, Đức cha Sayegh nói mọi người được mời gọi để sống đức tin, làm chứng cho công bằng và sự thật, cùng nhau kiến tạo một cộng đồng hòa bình. Ngài chia sẻ: "Đó là lý do tại sao mỗi ngày Giáo hội đều hiệp ý cầu nguyện cho hòa bình. Vì chính Chúa là Đấng duy nhất có thể thay đổi mọi con tim và đưa chúng ta chạm tay tới đích hòa bình."
Đức cha Sayegh, với 27 năm làm Giám mục phụ tá tại Jordan, đã nói về hoàn cảnh khó khăn của những Kitô hữu vùng Trung Đông, đặc biệt là tại Iraq, phải gánh chịu. Họ đang dần rời bỏ nhà cửa để tìm đến nơi khác sinh sống.
Bên cạnh đó, vị Giám mục đặt câu hỏi tại sao không chỉ có người Kitô hữu mới đang rời bỏ nhà cửa, nhưng cả những người Hồi giáo cũng vậy? Ngài cho biết: "Tất cả họ đều hy vọng tìm kiếm hòa bình...Chí ít là họ muốn con cái mình được sống trong yên bình. Một khi hòa bình được thiết lập ở những quốc gia này, sẽ không còn ai nghĩ đến chuyện phải rời bỏ nhà cửa nữa."
Đức cha Sayegh mô tả tại sao đất nước là một trong những quốc gia giàu dầu mỏ nhất thế giới như Iraq lại có số người dân phải ra đi quá nhiều? Câu trả lời vì họ không có niềm hy vọng, niềm xác tín vào một nền hòa bình đích thực.
Khi các Kitô hữu ở Iraq tản mác, họ đến Jordan hoặc Syria để tạm trú. Nhưng hầu hết tất cả số Kitô hữu này đều không có dự định lập cư tại Jordan, họ chỉ sống tạm nơi đây trong khi chờ xin visa vào Hoa Kỳ, Châu Âu hoặc Úc.
Đức Giám Mục cho biết đó là một tình trạng đáng thất vọng. Ngài cũng nói rằng nhiều người dân Iraq được giáo dục và có kinh tế khá giả hơn số dân nghèo trong nước họ, nhưng khi ra đi, những người này cũng trong tình trạng tay trắng.
Đức cha Sayegh nói những người Công giáo khắp thế giới có thể giúp cải thiện tình hình tại Trung Đông qua việc cầu nguyện cho hòa bình.
Ngài nhấn mạnh: "Cầu nguyện cho hòa bình bởi vì hòa bình đích thực xuất phát từ Thiên Chúa là Vua Hòa Bình, chứ không đến từ Obama, từ Netanyahu hay Abu Mazen."
Suy tư về vai trò của người Kitô giáo trong tiến trình hòa bình Trung Đông, Đức cha Sayegh nói mọi người được mời gọi để sống đức tin, làm chứng cho công bằng và sự thật, cùng nhau kiến tạo một cộng đồng hòa bình. Ngài chia sẻ: "Đó là lý do tại sao mỗi ngày Giáo hội đều hiệp ý cầu nguyện cho hòa bình. Vì chính Chúa là Đấng duy nhất có thể thay đổi mọi con tim và đưa chúng ta chạm tay tới đích hòa bình."
Thánh lễ phong thánh cho năm chân phước
Bình Hòa
11:40 11/10/2009
VATICAN - Sáng chúa nhựt hôm qua, Đức Thánh Cha đã chủ sự lễ nghi phong thánh lần thứ hai trong năm 2009, dành cho 5 chân phước:
- Zygmunt Szczesny Felinski, giám mục, người Ba lan, sáng lập dòng các nữ tu Phan-sinh gia đình Đức Mẹ Maria (1822-1895),
- Francíco Coll y Guitart, linh mục dòng Đaminh, người Tây-ban-nha, sáng lập dòng nữ tu Đaminh kính Đức Mẹ Truyền tin (1812-1875),
- Jozef Damiaan De Veuster, linh mục dòng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, người Bỉ (1840-1899) được mệnh danh là tông đồ người hủi,
- Rafael Arnaiz Baron, tu sĩ dòng Trappist, người Tây-ban-nha (1911-1938),
- Marie de la Croix (Jeanne) Jugan, nữ tu người Pháp (1792-1879), sáng lập dòng Tiểu muội của người nghèo.
Mỗi vị thánh có một đặc trưng. Vị giám mục đứng đầu danh sách thuộc dòng dõi quý tộc Ba lan, khi còn là thanh niên đã từng theo học tại Moscova và Paris, đã tham gia phong trào giải phóng quốc gia, nhưng sau đó anh từ bỏ gia đình để đi tu làm linh mục. Người đã thành lập một lưu xá dành cho người nghèo và một dòng nữ mang danh là “gia đình Đức Mẹ” với lý tưởng phục vụ những trẻ mồ côi và người nghèo không có gia đình. Đuợc bổ làm giám mục Varsavia, người cho mở cửa tất cả các nhà thờ trước đây đã bị quân Nga đóng cửa, và vì thế đã bị phát lưu sang Siberia. Vị thánh thứ hai là một tu sĩ dòng Đaminh, nhưng sau khi khấn dòng thì buộc lòng phải rời tu viện do những sắc luật giải tán dòng tu tại Tây ban nha. Tuy vậy, cha vẫn tiếp tục ơn gọi giảng thuyết lưu động và truyền bá kinh Mân côi, và thành lập một dòng nữ tu để chăm sóc các thiếu nữ nghèo túng. Vị thánh thứ ba, cha Đamien người Bỉ, đã xin bề trên đi sang đảo Molokai (Hawai) để phục vụ các người phong cùi bị xã hội ruồng bỏ. Người đã chăm sóc họ, cất nhà, đào giếng, xây trại cô nhi và bệnh xá cho họ. Sau 11 năm phục vụ và chung sống, cha mắc bệnh và qua đời khi mới được 49 tuổi. Vị thánh thứ tư là người trẻ nhất xét về tuổi tác cũng như về thời đại, bởi vì qua đời năm 1938 lúc 27 tuổi. Nguyên là một sinh viên ngành kiến trúc ở Madrid, anh nghe tiếng Chúa gọi, dâng mình trong dòng Xitô nhặt phép, nhưng sau 4 tháng thì bị bệnh phải ra về, rồi đến khi lành bệnh thì lại trở vào nhà dòng; cứ như thế 4 lần cho đến lúc lìa trần. Ngược lại, thánh nữ Jeanne Jugan hưởng thọ 87 tuổi, được gọi là bà mẹ của những người nghèo: một người đã nếm cảnh nghèo khi còn nhỏ, và được ơn gọi phục vụ người nghèo với việc thành lập dòng tiểu muội của những người nghèo.
Vì là lễ phong thánh cho năm chân phước thuộc nhiều quốc tịch và dòng tu khác nhau, cho nên số các khách hành hương rất đông. Về phía các phái đoàn chính phủ, nổi bật nhất là quốc vương và hoàng hậu nước Bỉ, quê hương của thánh Đamian. Tổng thống Hoa kỳ cũng gửi điện văn chức mùng vị thánh được biết nhiều ở miền Hawai. Chính phủ Pháp cử Thủ tướng đến tham dự thánh lễ. Đồng tế với đức thánh cha là 30 vị Hồng y và giám mục thuộc các giáo phận Ba lan, Tây ban nha, Pháp, Bỉ, Hoa kỳ, cùng với 20 linh mục bề trên của các dòng Trappist, Đaminh,Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria.
Lẽ ra Thánh lễ được cử hành tại quảng trường thánh Phêrô, nhưng vì lý do thời tiết, nên được dời vào trong đền thờ, và sau Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã tiến ra trước thềm đền thờ để chào các đoàn hành hương và xướng kinh Truyền tin.
Dựa theo các bài đọc Sách Thánh của chúa nhật XXVIII Thường niên, đức Bênêđictô XVI đã áp dụng vào cuộc đời các tân hiển thánh. Bằng cách này hay cách khác, các ngài đã thực hành lời mời gọi của Chúa Giêsu với người thanh niên “hãy về bán những tài sản của anh, rồi đến đây theo tôi”; các ngài đã nói được như thánh Phêrô: “này đây. chúng con đã bỏ tất cả để đi theo Thầy” (Mc 10,28).
Thánh Zygmunt là một chứng nhân của đức tin và lòng bác ái mục tử trong giai đoạn gian truân của quốc gia và giáo hội tại Balan. Người đã quan tâm đến cuộc thăng tiến tinh thần của các tín hữu, giúp đỡ các người nghèo và cô nhi. Trong cương vị làm tổng giám mục Varsavia, người đã cổ động một cuộc canh tân đời sống tâm linh cho các tín hữu. Trước cuộc nổi dậy năm 1863 chống lại quân Nga, người đã cảnh giác về cuộc đổ máu vô ích. Đến khi xảy ra cuộc nổi dậy và kéo theo những cuộc đàn áp, Người đã đứng ra bảo vệ những người bị bắt bớ. Do lệnh Nga hoàng, Người phải lưu đày 20 năm xa cách giáo phận. Trong mọi hoàn cảnh, người giữ vững lòng tin vào Chúa Quan phòng và cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin gìn giữ chúng con không phải là khỏi những lo âu của đời này … nhưng xin tăng thêm tình yêu trong tâm hồn chúng con, và xin giúp chúng con giữ niềm tín thác vào lòng nhân từ của Chúa”
Thánh Francisco Coll đã mang ra thực hành lời của thư gửi người Hipri “Lời Chúa thì sống động và hữu hiệu” (Dt 4,12). Thánh nhân đã dấn thân phục vụ Lời Chúa, rảo qua khắp các thành phố và làng mạc, giúp cho mọi người được gặp gỡ Chúa, nhờ học biết cầu nguyện và lãnh nhận bí tích. Lời giảng của cha có sức thu hút bởi vì cha đã truyền đạt điều mà mình đã sống trong tâm hồn, đó là lòng mến Chúa Kitô và trao phó cuộc đời để phục vụ ơn cứu độ.
Thánh Đamien rời quê hương khi lên 23 tuổi, để đi rao giảng Lời Chúa ở Hawai. Hoạt động truyền giáo đạt đến cao điểm ở nơi lòng bác ái. Cha đã tìm đến những người phong hủi, bị bỏ rơi để phục vụ họ, dám hiến mạng cho họ. Kẻ phục vụ Lời Chúa trở thành người đầy tớ đau khổ, mắc bệnh với các bệnh nhân trong 4 năm cuối của cuộc đời. Để theo Chúa Kitô, không những cha đã rời bỏ quê hương, mà khước từ cả sức khoẻ của mình nữa.
Khác với người thanh niên đã chần chứ trước lời mời gọi của Chúa Giêsu, thánh Rafael đã dám từ bỏ đời sống sung túc để đi theo Chúa vô điều kiện. Trong nhật ký, anh viết rằng, khi gõ cửa đan viện, anh chưa biết cách cầu nguyện; nhưng chỉ trong vài năm, anh đã tiến đến những bậc cao của đời sống tâm linh. Anh để lại cho các bạn trẻ tấm gương của một thanh niên thích sống cho lý tưởng, đặc biệt cho tình yêu. Đối với anh “tình yêu là tất cả”, và trước khi chết, anh viết lời nguyện sau: “Xin cất con về với Chúa, và xin ban Chúa cho thế gian”.
Thánh Jeanne Jugan thì đưa chúng ta hướng đến những ngươi cao tuổi mà chị đã phục vụ cách vui tươi, hiền hậu và khiêm tốn. Hơn thế nữa, chị đã sống mầu nhiệm tình yêu bằng cách chấp nhận sự tối tăm và tước đoạt cho đến lúc qua đời. Sứ điệp của chị rất thích thời, nhắc nhớ chúng ta đến bao nhiêu người già lão sống trong cảnh bị bỏ rơi, và cần những tâm hồn biết đón tiếp.
Kết luận, Đức Thánh Cha đã dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vi hồng ân thánh thiện ban cho Giáo hội qua các vị hiển thánh, và ước mong rằng chúng ta biết bắt chước các ngài để cho cuộc đời chúng ta trở nên bài ca ngợi khen Chúa.
- Zygmunt Szczesny Felinski, giám mục, người Ba lan, sáng lập dòng các nữ tu Phan-sinh gia đình Đức Mẹ Maria (1822-1895),
- Francíco Coll y Guitart, linh mục dòng Đaminh, người Tây-ban-nha, sáng lập dòng nữ tu Đaminh kính Đức Mẹ Truyền tin (1812-1875),
- Jozef Damiaan De Veuster, linh mục dòng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, người Bỉ (1840-1899) được mệnh danh là tông đồ người hủi,
- Rafael Arnaiz Baron, tu sĩ dòng Trappist, người Tây-ban-nha (1911-1938),
- Marie de la Croix (Jeanne) Jugan, nữ tu người Pháp (1792-1879), sáng lập dòng Tiểu muội của người nghèo.
Mỗi vị thánh có một đặc trưng. Vị giám mục đứng đầu danh sách thuộc dòng dõi quý tộc Ba lan, khi còn là thanh niên đã từng theo học tại Moscova và Paris, đã tham gia phong trào giải phóng quốc gia, nhưng sau đó anh từ bỏ gia đình để đi tu làm linh mục. Người đã thành lập một lưu xá dành cho người nghèo và một dòng nữ mang danh là “gia đình Đức Mẹ” với lý tưởng phục vụ những trẻ mồ côi và người nghèo không có gia đình. Đuợc bổ làm giám mục Varsavia, người cho mở cửa tất cả các nhà thờ trước đây đã bị quân Nga đóng cửa, và vì thế đã bị phát lưu sang Siberia. Vị thánh thứ hai là một tu sĩ dòng Đaminh, nhưng sau khi khấn dòng thì buộc lòng phải rời tu viện do những sắc luật giải tán dòng tu tại Tây ban nha. Tuy vậy, cha vẫn tiếp tục ơn gọi giảng thuyết lưu động và truyền bá kinh Mân côi, và thành lập một dòng nữ tu để chăm sóc các thiếu nữ nghèo túng. Vị thánh thứ ba, cha Đamien người Bỉ, đã xin bề trên đi sang đảo Molokai (Hawai) để phục vụ các người phong cùi bị xã hội ruồng bỏ. Người đã chăm sóc họ, cất nhà, đào giếng, xây trại cô nhi và bệnh xá cho họ. Sau 11 năm phục vụ và chung sống, cha mắc bệnh và qua đời khi mới được 49 tuổi. Vị thánh thứ tư là người trẻ nhất xét về tuổi tác cũng như về thời đại, bởi vì qua đời năm 1938 lúc 27 tuổi. Nguyên là một sinh viên ngành kiến trúc ở Madrid, anh nghe tiếng Chúa gọi, dâng mình trong dòng Xitô nhặt phép, nhưng sau 4 tháng thì bị bệnh phải ra về, rồi đến khi lành bệnh thì lại trở vào nhà dòng; cứ như thế 4 lần cho đến lúc lìa trần. Ngược lại, thánh nữ Jeanne Jugan hưởng thọ 87 tuổi, được gọi là bà mẹ của những người nghèo: một người đã nếm cảnh nghèo khi còn nhỏ, và được ơn gọi phục vụ người nghèo với việc thành lập dòng tiểu muội của những người nghèo.
Vì là lễ phong thánh cho năm chân phước thuộc nhiều quốc tịch và dòng tu khác nhau, cho nên số các khách hành hương rất đông. Về phía các phái đoàn chính phủ, nổi bật nhất là quốc vương và hoàng hậu nước Bỉ, quê hương của thánh Đamian. Tổng thống Hoa kỳ cũng gửi điện văn chức mùng vị thánh được biết nhiều ở miền Hawai. Chính phủ Pháp cử Thủ tướng đến tham dự thánh lễ. Đồng tế với đức thánh cha là 30 vị Hồng y và giám mục thuộc các giáo phận Ba lan, Tây ban nha, Pháp, Bỉ, Hoa kỳ, cùng với 20 linh mục bề trên của các dòng Trappist, Đaminh,Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria.
Lẽ ra Thánh lễ được cử hành tại quảng trường thánh Phêrô, nhưng vì lý do thời tiết, nên được dời vào trong đền thờ, và sau Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã tiến ra trước thềm đền thờ để chào các đoàn hành hương và xướng kinh Truyền tin.
Dựa theo các bài đọc Sách Thánh của chúa nhật XXVIII Thường niên, đức Bênêđictô XVI đã áp dụng vào cuộc đời các tân hiển thánh. Bằng cách này hay cách khác, các ngài đã thực hành lời mời gọi của Chúa Giêsu với người thanh niên “hãy về bán những tài sản của anh, rồi đến đây theo tôi”; các ngài đã nói được như thánh Phêrô: “này đây. chúng con đã bỏ tất cả để đi theo Thầy” (Mc 10,28).
Thánh Zygmunt là một chứng nhân của đức tin và lòng bác ái mục tử trong giai đoạn gian truân của quốc gia và giáo hội tại Balan. Người đã quan tâm đến cuộc thăng tiến tinh thần của các tín hữu, giúp đỡ các người nghèo và cô nhi. Trong cương vị làm tổng giám mục Varsavia, người đã cổ động một cuộc canh tân đời sống tâm linh cho các tín hữu. Trước cuộc nổi dậy năm 1863 chống lại quân Nga, người đã cảnh giác về cuộc đổ máu vô ích. Đến khi xảy ra cuộc nổi dậy và kéo theo những cuộc đàn áp, Người đã đứng ra bảo vệ những người bị bắt bớ. Do lệnh Nga hoàng, Người phải lưu đày 20 năm xa cách giáo phận. Trong mọi hoàn cảnh, người giữ vững lòng tin vào Chúa Quan phòng và cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin gìn giữ chúng con không phải là khỏi những lo âu của đời này … nhưng xin tăng thêm tình yêu trong tâm hồn chúng con, và xin giúp chúng con giữ niềm tín thác vào lòng nhân từ của Chúa”
Thánh Francisco Coll đã mang ra thực hành lời của thư gửi người Hipri “Lời Chúa thì sống động và hữu hiệu” (Dt 4,12). Thánh nhân đã dấn thân phục vụ Lời Chúa, rảo qua khắp các thành phố và làng mạc, giúp cho mọi người được gặp gỡ Chúa, nhờ học biết cầu nguyện và lãnh nhận bí tích. Lời giảng của cha có sức thu hút bởi vì cha đã truyền đạt điều mà mình đã sống trong tâm hồn, đó là lòng mến Chúa Kitô và trao phó cuộc đời để phục vụ ơn cứu độ.
Thánh Đamien rời quê hương khi lên 23 tuổi, để đi rao giảng Lời Chúa ở Hawai. Hoạt động truyền giáo đạt đến cao điểm ở nơi lòng bác ái. Cha đã tìm đến những người phong hủi, bị bỏ rơi để phục vụ họ, dám hiến mạng cho họ. Kẻ phục vụ Lời Chúa trở thành người đầy tớ đau khổ, mắc bệnh với các bệnh nhân trong 4 năm cuối của cuộc đời. Để theo Chúa Kitô, không những cha đã rời bỏ quê hương, mà khước từ cả sức khoẻ của mình nữa.
Khác với người thanh niên đã chần chứ trước lời mời gọi của Chúa Giêsu, thánh Rafael đã dám từ bỏ đời sống sung túc để đi theo Chúa vô điều kiện. Trong nhật ký, anh viết rằng, khi gõ cửa đan viện, anh chưa biết cách cầu nguyện; nhưng chỉ trong vài năm, anh đã tiến đến những bậc cao của đời sống tâm linh. Anh để lại cho các bạn trẻ tấm gương của một thanh niên thích sống cho lý tưởng, đặc biệt cho tình yêu. Đối với anh “tình yêu là tất cả”, và trước khi chết, anh viết lời nguyện sau: “Xin cất con về với Chúa, và xin ban Chúa cho thế gian”.
Thánh Jeanne Jugan thì đưa chúng ta hướng đến những ngươi cao tuổi mà chị đã phục vụ cách vui tươi, hiền hậu và khiêm tốn. Hơn thế nữa, chị đã sống mầu nhiệm tình yêu bằng cách chấp nhận sự tối tăm và tước đoạt cho đến lúc qua đời. Sứ điệp của chị rất thích thời, nhắc nhớ chúng ta đến bao nhiêu người già lão sống trong cảnh bị bỏ rơi, và cần những tâm hồn biết đón tiếp.
Kết luận, Đức Thánh Cha đã dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vi hồng ân thánh thiện ban cho Giáo hội qua các vị hiển thánh, và ước mong rằng chúng ta biết bắt chước các ngài để cho cuộc đời chúng ta trở nên bài ca ngợi khen Chúa.
Các thực tế tại Giáo Hội Châu Phi
Vũ Văn An
22:13 11/10/2009
Ngày 5 tháng Mười vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Châu Phi, đã đọc một bản tường trình trước Thượng Hội Đồng, trong đó, ngài đưa ra nhiều chi tiết về tình hình Giáo Hội tại Châu Phi. Theo bản tường trình này, tỷ lệ giữa số người Công Giáo Châu Phi và tổng số dân Châu Phi hiện nay là 17.5% (164,925,000 / 943,743,000), cao hơn tỷ lệ giữa số người Công Giáo thế giới và tổng số dân số thế giới là 17.3% (1,146,656,000 / 6,617,097,000) và dĩ nhiên cao hơn tỷ lệ 14.6% của năm 1994, tức năm có Thượng Hội Đồng về Châu Phi lần đầu tiên. Con số ơn gọi cũng đã gia tăng đáng kể: từ năm 1994 tới năm 2007, con số các lãnh thổ giáo hội tăng 16.21%, con số các giám mục tăng 28.07%, con số linh mục tăng 49.09%, con số các tru sĩ tăng 11.40%, con số các phó tế vĩnh viễn tăng 23.61%, con số tu sĩ các tu hội đời tăng 48.20%, con số nhà truyền giáo giáo dân tăng 94.36%, con số các giáo lý viên tăng 33.31%, con số các chủng sinh tăng 44.40%...
Tuy nhiên, con số thống kê không nói hết được năng động tính vĩ đại trong việc phúc âm hóa tại lục địa Châu Phi: nhiều người đã dấn thân một cách quảng đại và toàn diện vào công tác mục vụ đến độ đã anh dũng hy sinh mạng sống mình vì nó. Ngoài cố gắng phúc âm hóa, Giáo Hội Châu Phi đã tích cực can dự vào nhiều công trình bác ái, y tế, giáo dục và muôn vàn các sáng kiến khác nhằm phát huy con người, kể cả các công trình giúp đỡ nạn nhân bệnh AIDS, qua sự phối hợp của Caritas, của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình. Hiện nay, Giáo Hội Công Giáo Châu Phi đang hiện diện tại 1,074 bệnh viện, 5,373 bệnh xá, 186 trại phong cùi, 753 nhà dành cho người già và khuyết tật, 979 viện mồ côi, 1,997 trung tâm giữ trẻ ban ngày, 1,590 trung tâm huấn đạo về hôn nhân, 2,947 trung tâm phục hồi và 1,279 các cơ sở chăm lo sức khỏe khác.
Theo các dữ liệu của cơ quan UNAIDS, 26% các cơ sở trực tiếp can dự vào việc điều trị AIDS trên thế giới là do các cơ quan Công Giáo điều khiển.
Về giáo dục, hiện có 12,496 trường mầm non (pre-school) với 1,266,444 học sinh; 33,263 trường tiểu học với 14,061,806 học sinh; 9,838 trường trung học với 3,738,238 học sinh. Về bậc cao đẳng Công Giáo, hiện có 54,362 sinh viên ghi danh; ngoài ra còn có 76,432 sinh viên theo học các môn khác nhau do các Đại Học Công Giáo bảo trợ.
Tuy nhiên, để chuẩn bị cho tương lai của Giáo Hội tại lục địa Phi Châu, một lục địa, trên bình diện hòa bình, đang kinh qua nhiều bất ổn về chính trị, kinh tế và xã hội, Đức Gioan Phaolô II đã quyết định mở Thượng Hội Đồng lần thứ hai về Châu Phi.
Chính ngài đã liệt kê một số các khó khăn như: tranh chấp vũ trang, nạn nghèo đói và bệnh tật kinh niên nhất là AIDS, tham nhũng và cảm thức bất an ở khắp mọi vùng. Theo ngài, các tín hữu phải cùng mọi người thiện chí cùng đến với nhau để kiến tạo một xã hội phồn vinh và ổn định, qua đó bảo đảm một tương lai tươi sáng cho các thế hệ đang đến. Muốn đạt được điều này, ngài thiết tha mong mỏi các giám mục Châu Phi phải đẩy mạnh hơn nữa việc thâm hậu hóa các thành quả đã thâu thập được về phương diện thiêng liêng, cũng như phát triển hàng ngũ giáo sĩ và giáo dân cả về phương diện nhân bản lẫn phương diện Kitô giáo.
Các quyết định và đường hướng cho Thượng Hội Đồng lần thứ hai về Châu Phi trên đã được vị kế nhiệm là Bênêđíctô XVI tiếp tục với niềm tin tưởng rằng: “nó sẽ mang thêm thúc đẩy cho công trình phúc âm hóa, hoà giải và phát triển Giáo Hội cũng như thăng tiến việc hòa giải và nền hòa bình trên lục địa Châu Phi”.
Kỷ luật làm việc
Và Thượng Hội Đồng đã chính thức khai mạc vào tuần qua tại Vatican. Theo Đức Tổng Giám Mục Eterovic, để các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng diễn ra êm thắm, có quy định là các phát biểu phải qui chiếu vào cấu trúc của Tài Liệu Làm Việc (Instrumentum laboris). Thông thường, các phát biểu này sẽ được công bố. Nhưng nếu nghị phụ nào không muốn bản tóm tắt các lời phát biểu của mình được công bố, thì phải thông báo cho văn phòng tổng thư ký. Các phát biểu và đề nghị nên hướng vào việc canh tân đời sống Giáo Hội cũng như các hoạt động mục vụ của Giáo Hội trong lãnh vực phúc âm hóa và phát huy nhân bản, nhất là các khía cạnh hòa giải, công lý và hòa bình.
Về các quí khách được mời, Đức Tổng Giám Mục Eterovic đặc biệt nhắc tới Ông Jacque Diouf, tổng giám đốc cơ quan FAO (Thực Phẩm và Canh Nông) của Liên Hiệp Quốc sẽ tới trình bày các cố gắng của cơ quan ông trong việc bảo đảm việc phân phối lương thực tại Châu Phi. Điều ấy nói lên thái độ nghiêm chỉnh của Thượng Hội Đồng đối với việc phát triển toàn diện con người, trong đó có những nhu cầu căn bản đệ nhất đối với Châu Phi.
Tuy nhiên, các vị giám mục Châu Phi không hẳn chỉ quan tâm tới cái bụng của mình cũng như của anh em đồng bào và đồng đạo của mình mà thôi. Quan tâm của các vị ít nhất cũng bao la như chính lục địa của các vị và cũng khẩn thiết như lục địa ấy. Được sự thúc giục của vị tổng thư ký Thượng Hội Đồng muốn mọi người cởi mở đối với việc hòa giải, vốn được coi là phong vũ biểu đo chiều sâu công cuộc phúc âm hóa trong đời sống cá nhân, gia đình, cộng đoàn, quốc gia và tại mỗi giáo hội đặc thù Châu Phi, các giám mục của lục địa này đã không ngần ngại đề cập đến những khía cạnh hết sức thực tiễn của thảm trạng Châu Phi, hay nói như vị tổng thư ký Thượng Hội Đồng “các thực tại phức tạp của lục địa này”.
Theo thông tín viên Jesús Colina của hãng tin Zenit, một trong các thực tại phức tạp đó đã được các vị giám mục Châu Phi chính thức nêu ra tại Thượng Hội Đồng: như nhân công bị đối xử như nô lệ và các thiếu nữ rời bỏ các tu hội để trở thành gái điếm.
Vì tính tế nhị của vấn đề, các thông tín viên quốc tế chỉ tường trình nội dung các phát biểu mà không nêu đích danh các vị phát biểu. Phần lớn các phát biểu này được đưa ra trong các buổi thảo luận tự do, một dịp để các nghị phụ thoải mái đề cập tới nhiều vấn đề nóng bỏng khác nhau.
Theo Đức Cha Joseph Bato'ora Ballong Wen Mewuda, phát ngôn viên Thượng Hội Đồng đại diện cho các vị giám mục nói tiếng Pháp, đã tiết lộ một số nội dung vô danh trên do 23 nghị phụ nêu ra vào hôm thứ Ba tuần trước. Đức cha cho biết: Đức Thánh Cha không tham dự buổi thảo luận này vì ngài bận chuẩn bị cho bài giáo lý của buổi triều kiến chung vào ngày hôm sau.
Vấn đề được thảo luận nhiều nhất chính là tình huống của giới trẻ Châu Phi ngày nay, quan trọng hơn cả là làm thế nào tiếp cận được họ, lớp người hiện là nạn nhân của các nhóm cực đoan. Ngoài ra, các nghị phụ Châu Phi cũng tỏ ý quan ngại về hiện tượng người trẻ Châu Phi ào ạt ra ngoại quốc, nhất là Phương Tây, để tìm kiếm một đời sống tốt hơn.
Vì tình huống ấy, các nghị phụ Châu Phi đề nghị một kế hoạch chuẩn bị cho các người trẻ có ý định di dân, giúp họ có thể đương đầu với các nền văn hóa và não trạng khác, cũng như cung cấp cho họ các tư liệu cần thiết về học thuyết xã hội Công Giáo.
Sa lưới
Tuy có vị giám mục cho rằng tình huống trên có thể có tính tích cực vì nhờ thế đôi khi người trẻ khám phá hay tái khám phá được đức tin tại các xứ các em di dân tới. Tuy nhiên, phần lớn các vị giám mục tỏ ý lo ngại đối với số phận người trẻ Châu Phi tại các xứ Phương Tây, nhất là các thiếu nữ Công Giáo. Một nghị phụ cho biết một số thiếu nữ này, vì tò mò muốn tìm hiểu ơn gọi, nên đã rời quê hương đi Âu Châu mong gặp được lối sống tu trì thích hợp với mình tại đó. Có nhiều trường hợp, các em phải rời bỏ cộng đoàn tu trì mới vì nó không thích hợp với mình và do đó lâm vào tình thế đơn côi trên xứ lạ, làm mồi cho những mạng lưới đĩ điếm tại đó.
Theo Đức Cha Ben Mewuda, để đương đầu với thảm trạng trên, hội đồng giám mục tại Công Hòa Dân Chủ Congo đã ban hành các chỉ dẫn buộc các thiếu nữ muốn đi tu phải chọn một tu hội hiện có mặt tại xứ sở của mình. Nhờ thế, họ sẽ luôn nối kết với quê hương mình một khi quyết định rời bỏ con đường tu học. Tại nhiều quốc gia khác thuộc Châu Phi, các vị giám mục cũng khuyến khích phương thức ấy nhưng không bắt buộc.
Một số nghị phụ không tiếc lời chỉ trích các tổ chức phi chính phủ: tuy họ có tiếng trong thế giới Phương Tây, nhưng trên thực tế chỉ là những tuyến đầu cho điều được các ngài gọi là “nghị trình dấu mặt và bí mật”. Các tổ chức này xâm lăng Châu Phi dưới chiêu bài viện trợ nhân đạo, nhưng trên thực tế, điều họ nhắm chỉ là cổ vũ cho các ý thức hệ.
Đức cha Wen Mewuda cho biết thêm: Các giám mục không minh nhiên nhằm lột mặt nạ các ý thức hệ này, nhưng theo ngài, các giám mục có ý nói tới một số tổ chức đứng ra che chở cho giáo phái (cults), hay các tổ chức cổ vũ phá thai dưới chiêu bài “sức khỏe sinh sản”. Một nghị phụ nhắc tới một tường trình trên tờ “Jeune Afrique” (Châu Phi Trẻ) cho hay: khá nhiều các lãnh tụ của các giáo phái này đã trở thành cố vấn cho các chính khách Châu Phi và cho cả các tổng thống nữa. Việc này rõ ràng góp phần đưa ra những chính sách sai lầm, tai hại.
Ít nhất cũng có 4 nghị phụ lớn tiếng yêu cầu Thượng Hội Đồng lên tiếng phản kháng các lạm dụng của các công ty đa quốc trong việc bóc lột các tài nguyên khóang sản và rừng của Châu Phi cũng như làm độc nguồn nước, gây thiệt hại lớn lao cho dân chúng địa phương. Các ngài cho hay: tại một số khu vực, khi các công ty đa quốc trên tới, họ chỉ biết khai thác các tài nguyên chứ không hề làm gì để giúp dân sở tại. Các ngài không chỉ mong phải tố cáo các công ty đa quốc trên mà còn phải tố cáo các chính khách địa phương đã cho phép các công ty này du nhập mà không xem sét các tai hại người Châu Phi phải hứng chịu vì họ. Các nghị phụ cũng nhắc tới các công ty Trung Quốc hiện càng ngày càng xâm lấn lục địa trong các dự án xây cất xa lộ và các công trình công cộng khác, với các nhân viên từ chính quốc trong các điều kiện làm việc gần giống như nô lệ.
Theo trình bày của Đức Hồng Y Turkson, tổng thuyết trình viên của Thượng Hội Đồng, thì Giáo Hội Châu Phi đang giáp mặt với nhiều thách đố: đa số phần phía bắc xích đạo, sự hiện diện của Giáo Hội kể như không có (Giáo Hội chỉ phồn thịnh ở phía nam Sahara); lòng trung thành và dấn thân của một giáo sĩ và tu sĩ đối với ơn gọi đang sa sút; con số giáo dân chạy theo các phong trào tôn giáo và giáo phái khác đang gia tăng; nhiều thanh niên qua các nước khac, lúc về trở thành người không Công Giáo. […] Hôn nhân và gia đình đang chịu nhiều áp lực bắt phải tái định nghĩa về bản chất lẫn chức năng với nhiều hình thức thay thế mất hết các đặc tính căn bản như cam kết suốt đời, dị tính luyến ái và mục đích truyền sinh; một nền luân lý hoàn cầu kỳ dị đang được đề nghị liên quan tới hôn nhân, gia đình, tính dục, phá thai, ngừa thai, cũng như kỹ thuật di truyền; Châu Phi đang trở thành đường chuyên chở ma túy giữa Nam Mỹ và Âu Châu, và chính Châu Phi cũng đang trở thành người tiêu thụ mạnh của ma túy, một tệ nạn đang làm cạn dần vốn liếng nhân bản, chỉ thua di dân, tranh chấp và bệnh tật (HIV-AIDS và sốt rét); bên cạnh việc buôn bán vũ khí và chính sách phiêu liêu chính trị, Châu Phi còn là nạn nhân của buôn bán vũ khí: các tay buôn vũ khí quốc tế đang dùng Châu Phi làm đường chuyên chở đủ thứ vũ khí nhất là vũ khí quy ước…
Cái nhìn lạc quan
Tuy nhiên, đọc kỹ hai bài tường trình đầu tiên của Đức Tổng Giám Mục Eterovic, và của Đức Hồng Y Turkson, nét nổi bật vẫn là cái nhìn lạc quan về tương lai Châu Phi nói chung và tương lai Giáo Hội tại đó nói riêng.
Theo Đức Hồng Y Tổng Thuyết Trình Viên, trong những năm gần đây, Giáo Hội Châu Phi càng ngày càng cống hiến cho Giáo Hội hoàn vũ các đóng góp quan trọng: nhiều thành viên Châu Phi của các tu hội truyền giáo đã chiếm giữ các chức vụ và vai trò lãnh đạo: thành viên hội đồng, phụ tá và bề trên cả; các giáo hội địa phương đã dấn thân vào các dự án kinh tế và phát sinh thu nhập để đảm bảo tự tức tự cường như ngân hàng, hiệp hội tín dụng, công ty bảo hiểm, địa ốc và tiệm buôn; gia tăng đáng kể về cơ cấu và định chế (chủng viện, đại học Công Giáo, viện cao đẳng, trung tâm tu nghiệp cho tu sĩ, giáo lý viên và giáo dân, các trường phúc âm hóa) cũng như tăng tiến con số các chuyên viên và nhân viên nghiên cứu trong các lãnh vực đức tin, truyền giáo, văn hóa, hội nhập, lịch sử, phúc âm hóa và giáo lý.
Đức Hồng Y cho biết thêm: dù cả Giáo Họi lẫn lục địa Châu Phi chưa ra khỏi rừng rậm, nhưng vẫn có quyền vui mừng về những thành quả của mình và bắt đầu có thể bác bỏ các tổng quát hóa có tính vơ đũa cả nắm (stereotypical) về các tranh chấp, nạn đói, tham nhũng và cai trị dở của mình. Bốn mươi tám quốc gia tạo nên khu vực Hạ Sahara cho thấy nhiều dị biệt thuộc tình hình giáo hội, việc cai trị và đời sống kinh tế xã hội. Trong 48 quốc gia này, chỉ có 4 quốc gia: Somalia, Sudan, Niger và một phần Cộng Hòa Nhân Dân Congo là đang có chiến tranh; trong đó, ít nhất, 2 quốc gia cũng đang chịu một cuộc chiến do thế lực ngoại lai can thiệp, đó là Sudan và Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Người ta có thể nói hiện Châu Phi đang có ít chiến tranh hơn Á Châu. Càng ngày, những kẻ gây chiến và tội ác chiến tranh càng bị tố giác, buộc phải chịu trách nhiệm về tội ác và bị đem ra xét xử. Một viên chức của Cộng Hòa Dân Chủ Congo đã bị kết án, Charles Taylor của Liberia đang ra trước tòa án quốc tế.
Tuy xét chung, Châu Phi bị liệt vào hàng thứ mười trong nền kinh tế hoàn cầu, nhưng nó là thị trường thế giới lớn thứ nhì sau Trung Quốc. Như thế, nó đáng được coi là lục địa của cơ may, như nhận định của hội nghị G-8 vừa qua. Điều ấy cũng đúng đối với con người Châu Phi. Người ta hy vọng rằng việc mưu cầu hòa giải, công lý và hòa bình, một việc đã trở nên đặc trưng Kitô giáo nhờ gốc gác yêu thương và nhân ái của chúng, sẽ phục hoạt được tính toàn bộ cho gia đình Giáo Hội tại lục địa này, và gia đình này, trong tư cách là muối cho đời và ánh sáng cho thế gian, sẽ chữa lành “mọi trái tim nhân bản đang bị thương tích, nơi ẩn nấp sau cùng của mọi nguyên nhân gây bất ổn cho lục địa Châu Phi”. Nhờ thế, lục địa và mọi lãnh hải của nó sẽ hiểu ra mọi cơ may và ơn phúc do Thiên Chúa ban tặng.
Theo Đức Hồng Y Turkson, sự thật là Châu Phi bị truyền thông quốc tế làm méo mó quá lâu rồi với đủ mọi thứ rác rưởi của nhân loại, nay đã đến giờ phải “sang số” đòi lại công đạo cho Châu Phi, phải lấy tình yêu nói lên sự thật về Châu Phi, cổ vũ sự phát triển cho lục địa này để đem lại phồn vinh cho nó, và nhờ thế góp phần vào phúc lợi cho toàn thế giới. Các quốc gia G-8 và nói chung mọi quốc gia trên thế giới nên yêu thương Châu Phi trong sự thật.
Tuy nhiên, con số thống kê không nói hết được năng động tính vĩ đại trong việc phúc âm hóa tại lục địa Châu Phi: nhiều người đã dấn thân một cách quảng đại và toàn diện vào công tác mục vụ đến độ đã anh dũng hy sinh mạng sống mình vì nó. Ngoài cố gắng phúc âm hóa, Giáo Hội Châu Phi đã tích cực can dự vào nhiều công trình bác ái, y tế, giáo dục và muôn vàn các sáng kiến khác nhằm phát huy con người, kể cả các công trình giúp đỡ nạn nhân bệnh AIDS, qua sự phối hợp của Caritas, của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình. Hiện nay, Giáo Hội Công Giáo Châu Phi đang hiện diện tại 1,074 bệnh viện, 5,373 bệnh xá, 186 trại phong cùi, 753 nhà dành cho người già và khuyết tật, 979 viện mồ côi, 1,997 trung tâm giữ trẻ ban ngày, 1,590 trung tâm huấn đạo về hôn nhân, 2,947 trung tâm phục hồi và 1,279 các cơ sở chăm lo sức khỏe khác.
Theo các dữ liệu của cơ quan UNAIDS, 26% các cơ sở trực tiếp can dự vào việc điều trị AIDS trên thế giới là do các cơ quan Công Giáo điều khiển.
Về giáo dục, hiện có 12,496 trường mầm non (pre-school) với 1,266,444 học sinh; 33,263 trường tiểu học với 14,061,806 học sinh; 9,838 trường trung học với 3,738,238 học sinh. Về bậc cao đẳng Công Giáo, hiện có 54,362 sinh viên ghi danh; ngoài ra còn có 76,432 sinh viên theo học các môn khác nhau do các Đại Học Công Giáo bảo trợ.
Tuy nhiên, để chuẩn bị cho tương lai của Giáo Hội tại lục địa Phi Châu, một lục địa, trên bình diện hòa bình, đang kinh qua nhiều bất ổn về chính trị, kinh tế và xã hội, Đức Gioan Phaolô II đã quyết định mở Thượng Hội Đồng lần thứ hai về Châu Phi.
Chính ngài đã liệt kê một số các khó khăn như: tranh chấp vũ trang, nạn nghèo đói và bệnh tật kinh niên nhất là AIDS, tham nhũng và cảm thức bất an ở khắp mọi vùng. Theo ngài, các tín hữu phải cùng mọi người thiện chí cùng đến với nhau để kiến tạo một xã hội phồn vinh và ổn định, qua đó bảo đảm một tương lai tươi sáng cho các thế hệ đang đến. Muốn đạt được điều này, ngài thiết tha mong mỏi các giám mục Châu Phi phải đẩy mạnh hơn nữa việc thâm hậu hóa các thành quả đã thâu thập được về phương diện thiêng liêng, cũng như phát triển hàng ngũ giáo sĩ và giáo dân cả về phương diện nhân bản lẫn phương diện Kitô giáo.
Các quyết định và đường hướng cho Thượng Hội Đồng lần thứ hai về Châu Phi trên đã được vị kế nhiệm là Bênêđíctô XVI tiếp tục với niềm tin tưởng rằng: “nó sẽ mang thêm thúc đẩy cho công trình phúc âm hóa, hoà giải và phát triển Giáo Hội cũng như thăng tiến việc hòa giải và nền hòa bình trên lục địa Châu Phi”.
Kỷ luật làm việc
Và Thượng Hội Đồng đã chính thức khai mạc vào tuần qua tại Vatican. Theo Đức Tổng Giám Mục Eterovic, để các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng diễn ra êm thắm, có quy định là các phát biểu phải qui chiếu vào cấu trúc của Tài Liệu Làm Việc (Instrumentum laboris). Thông thường, các phát biểu này sẽ được công bố. Nhưng nếu nghị phụ nào không muốn bản tóm tắt các lời phát biểu của mình được công bố, thì phải thông báo cho văn phòng tổng thư ký. Các phát biểu và đề nghị nên hướng vào việc canh tân đời sống Giáo Hội cũng như các hoạt động mục vụ của Giáo Hội trong lãnh vực phúc âm hóa và phát huy nhân bản, nhất là các khía cạnh hòa giải, công lý và hòa bình.
Về các quí khách được mời, Đức Tổng Giám Mục Eterovic đặc biệt nhắc tới Ông Jacque Diouf, tổng giám đốc cơ quan FAO (Thực Phẩm và Canh Nông) của Liên Hiệp Quốc sẽ tới trình bày các cố gắng của cơ quan ông trong việc bảo đảm việc phân phối lương thực tại Châu Phi. Điều ấy nói lên thái độ nghiêm chỉnh của Thượng Hội Đồng đối với việc phát triển toàn diện con người, trong đó có những nhu cầu căn bản đệ nhất đối với Châu Phi.
Tuy nhiên, các vị giám mục Châu Phi không hẳn chỉ quan tâm tới cái bụng của mình cũng như của anh em đồng bào và đồng đạo của mình mà thôi. Quan tâm của các vị ít nhất cũng bao la như chính lục địa của các vị và cũng khẩn thiết như lục địa ấy. Được sự thúc giục của vị tổng thư ký Thượng Hội Đồng muốn mọi người cởi mở đối với việc hòa giải, vốn được coi là phong vũ biểu đo chiều sâu công cuộc phúc âm hóa trong đời sống cá nhân, gia đình, cộng đoàn, quốc gia và tại mỗi giáo hội đặc thù Châu Phi, các giám mục của lục địa này đã không ngần ngại đề cập đến những khía cạnh hết sức thực tiễn của thảm trạng Châu Phi, hay nói như vị tổng thư ký Thượng Hội Đồng “các thực tại phức tạp của lục địa này”.
Theo thông tín viên Jesús Colina của hãng tin Zenit, một trong các thực tại phức tạp đó đã được các vị giám mục Châu Phi chính thức nêu ra tại Thượng Hội Đồng: như nhân công bị đối xử như nô lệ và các thiếu nữ rời bỏ các tu hội để trở thành gái điếm.
Vì tính tế nhị của vấn đề, các thông tín viên quốc tế chỉ tường trình nội dung các phát biểu mà không nêu đích danh các vị phát biểu. Phần lớn các phát biểu này được đưa ra trong các buổi thảo luận tự do, một dịp để các nghị phụ thoải mái đề cập tới nhiều vấn đề nóng bỏng khác nhau.
Theo Đức Cha Joseph Bato'ora Ballong Wen Mewuda, phát ngôn viên Thượng Hội Đồng đại diện cho các vị giám mục nói tiếng Pháp, đã tiết lộ một số nội dung vô danh trên do 23 nghị phụ nêu ra vào hôm thứ Ba tuần trước. Đức cha cho biết: Đức Thánh Cha không tham dự buổi thảo luận này vì ngài bận chuẩn bị cho bài giáo lý của buổi triều kiến chung vào ngày hôm sau.
Vấn đề được thảo luận nhiều nhất chính là tình huống của giới trẻ Châu Phi ngày nay, quan trọng hơn cả là làm thế nào tiếp cận được họ, lớp người hiện là nạn nhân của các nhóm cực đoan. Ngoài ra, các nghị phụ Châu Phi cũng tỏ ý quan ngại về hiện tượng người trẻ Châu Phi ào ạt ra ngoại quốc, nhất là Phương Tây, để tìm kiếm một đời sống tốt hơn.
Vì tình huống ấy, các nghị phụ Châu Phi đề nghị một kế hoạch chuẩn bị cho các người trẻ có ý định di dân, giúp họ có thể đương đầu với các nền văn hóa và não trạng khác, cũng như cung cấp cho họ các tư liệu cần thiết về học thuyết xã hội Công Giáo.
Sa lưới
Tuy có vị giám mục cho rằng tình huống trên có thể có tính tích cực vì nhờ thế đôi khi người trẻ khám phá hay tái khám phá được đức tin tại các xứ các em di dân tới. Tuy nhiên, phần lớn các vị giám mục tỏ ý lo ngại đối với số phận người trẻ Châu Phi tại các xứ Phương Tây, nhất là các thiếu nữ Công Giáo. Một nghị phụ cho biết một số thiếu nữ này, vì tò mò muốn tìm hiểu ơn gọi, nên đã rời quê hương đi Âu Châu mong gặp được lối sống tu trì thích hợp với mình tại đó. Có nhiều trường hợp, các em phải rời bỏ cộng đoàn tu trì mới vì nó không thích hợp với mình và do đó lâm vào tình thế đơn côi trên xứ lạ, làm mồi cho những mạng lưới đĩ điếm tại đó.
Theo Đức Cha Ben Mewuda, để đương đầu với thảm trạng trên, hội đồng giám mục tại Công Hòa Dân Chủ Congo đã ban hành các chỉ dẫn buộc các thiếu nữ muốn đi tu phải chọn một tu hội hiện có mặt tại xứ sở của mình. Nhờ thế, họ sẽ luôn nối kết với quê hương mình một khi quyết định rời bỏ con đường tu học. Tại nhiều quốc gia khác thuộc Châu Phi, các vị giám mục cũng khuyến khích phương thức ấy nhưng không bắt buộc.
Một số nghị phụ không tiếc lời chỉ trích các tổ chức phi chính phủ: tuy họ có tiếng trong thế giới Phương Tây, nhưng trên thực tế chỉ là những tuyến đầu cho điều được các ngài gọi là “nghị trình dấu mặt và bí mật”. Các tổ chức này xâm lăng Châu Phi dưới chiêu bài viện trợ nhân đạo, nhưng trên thực tế, điều họ nhắm chỉ là cổ vũ cho các ý thức hệ.
Đức cha Wen Mewuda cho biết thêm: Các giám mục không minh nhiên nhằm lột mặt nạ các ý thức hệ này, nhưng theo ngài, các giám mục có ý nói tới một số tổ chức đứng ra che chở cho giáo phái (cults), hay các tổ chức cổ vũ phá thai dưới chiêu bài “sức khỏe sinh sản”. Một nghị phụ nhắc tới một tường trình trên tờ “Jeune Afrique” (Châu Phi Trẻ) cho hay: khá nhiều các lãnh tụ của các giáo phái này đã trở thành cố vấn cho các chính khách Châu Phi và cho cả các tổng thống nữa. Việc này rõ ràng góp phần đưa ra những chính sách sai lầm, tai hại.
Ít nhất cũng có 4 nghị phụ lớn tiếng yêu cầu Thượng Hội Đồng lên tiếng phản kháng các lạm dụng của các công ty đa quốc trong việc bóc lột các tài nguyên khóang sản và rừng của Châu Phi cũng như làm độc nguồn nước, gây thiệt hại lớn lao cho dân chúng địa phương. Các ngài cho hay: tại một số khu vực, khi các công ty đa quốc trên tới, họ chỉ biết khai thác các tài nguyên chứ không hề làm gì để giúp dân sở tại. Các ngài không chỉ mong phải tố cáo các công ty đa quốc trên mà còn phải tố cáo các chính khách địa phương đã cho phép các công ty này du nhập mà không xem sét các tai hại người Châu Phi phải hứng chịu vì họ. Các nghị phụ cũng nhắc tới các công ty Trung Quốc hiện càng ngày càng xâm lấn lục địa trong các dự án xây cất xa lộ và các công trình công cộng khác, với các nhân viên từ chính quốc trong các điều kiện làm việc gần giống như nô lệ.
Theo trình bày của Đức Hồng Y Turkson, tổng thuyết trình viên của Thượng Hội Đồng, thì Giáo Hội Châu Phi đang giáp mặt với nhiều thách đố: đa số phần phía bắc xích đạo, sự hiện diện của Giáo Hội kể như không có (Giáo Hội chỉ phồn thịnh ở phía nam Sahara); lòng trung thành và dấn thân của một giáo sĩ và tu sĩ đối với ơn gọi đang sa sút; con số giáo dân chạy theo các phong trào tôn giáo và giáo phái khác đang gia tăng; nhiều thanh niên qua các nước khac, lúc về trở thành người không Công Giáo. […] Hôn nhân và gia đình đang chịu nhiều áp lực bắt phải tái định nghĩa về bản chất lẫn chức năng với nhiều hình thức thay thế mất hết các đặc tính căn bản như cam kết suốt đời, dị tính luyến ái và mục đích truyền sinh; một nền luân lý hoàn cầu kỳ dị đang được đề nghị liên quan tới hôn nhân, gia đình, tính dục, phá thai, ngừa thai, cũng như kỹ thuật di truyền; Châu Phi đang trở thành đường chuyên chở ma túy giữa Nam Mỹ và Âu Châu, và chính Châu Phi cũng đang trở thành người tiêu thụ mạnh của ma túy, một tệ nạn đang làm cạn dần vốn liếng nhân bản, chỉ thua di dân, tranh chấp và bệnh tật (HIV-AIDS và sốt rét); bên cạnh việc buôn bán vũ khí và chính sách phiêu liêu chính trị, Châu Phi còn là nạn nhân của buôn bán vũ khí: các tay buôn vũ khí quốc tế đang dùng Châu Phi làm đường chuyên chở đủ thứ vũ khí nhất là vũ khí quy ước…
Cái nhìn lạc quan
Tuy nhiên, đọc kỹ hai bài tường trình đầu tiên của Đức Tổng Giám Mục Eterovic, và của Đức Hồng Y Turkson, nét nổi bật vẫn là cái nhìn lạc quan về tương lai Châu Phi nói chung và tương lai Giáo Hội tại đó nói riêng.
Theo Đức Hồng Y Tổng Thuyết Trình Viên, trong những năm gần đây, Giáo Hội Châu Phi càng ngày càng cống hiến cho Giáo Hội hoàn vũ các đóng góp quan trọng: nhiều thành viên Châu Phi của các tu hội truyền giáo đã chiếm giữ các chức vụ và vai trò lãnh đạo: thành viên hội đồng, phụ tá và bề trên cả; các giáo hội địa phương đã dấn thân vào các dự án kinh tế và phát sinh thu nhập để đảm bảo tự tức tự cường như ngân hàng, hiệp hội tín dụng, công ty bảo hiểm, địa ốc và tiệm buôn; gia tăng đáng kể về cơ cấu và định chế (chủng viện, đại học Công Giáo, viện cao đẳng, trung tâm tu nghiệp cho tu sĩ, giáo lý viên và giáo dân, các trường phúc âm hóa) cũng như tăng tiến con số các chuyên viên và nhân viên nghiên cứu trong các lãnh vực đức tin, truyền giáo, văn hóa, hội nhập, lịch sử, phúc âm hóa và giáo lý.
Đức Hồng Y cho biết thêm: dù cả Giáo Họi lẫn lục địa Châu Phi chưa ra khỏi rừng rậm, nhưng vẫn có quyền vui mừng về những thành quả của mình và bắt đầu có thể bác bỏ các tổng quát hóa có tính vơ đũa cả nắm (stereotypical) về các tranh chấp, nạn đói, tham nhũng và cai trị dở của mình. Bốn mươi tám quốc gia tạo nên khu vực Hạ Sahara cho thấy nhiều dị biệt thuộc tình hình giáo hội, việc cai trị và đời sống kinh tế xã hội. Trong 48 quốc gia này, chỉ có 4 quốc gia: Somalia, Sudan, Niger và một phần Cộng Hòa Nhân Dân Congo là đang có chiến tranh; trong đó, ít nhất, 2 quốc gia cũng đang chịu một cuộc chiến do thế lực ngoại lai can thiệp, đó là Sudan và Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Người ta có thể nói hiện Châu Phi đang có ít chiến tranh hơn Á Châu. Càng ngày, những kẻ gây chiến và tội ác chiến tranh càng bị tố giác, buộc phải chịu trách nhiệm về tội ác và bị đem ra xét xử. Một viên chức của Cộng Hòa Dân Chủ Congo đã bị kết án, Charles Taylor của Liberia đang ra trước tòa án quốc tế.
Tuy xét chung, Châu Phi bị liệt vào hàng thứ mười trong nền kinh tế hoàn cầu, nhưng nó là thị trường thế giới lớn thứ nhì sau Trung Quốc. Như thế, nó đáng được coi là lục địa của cơ may, như nhận định của hội nghị G-8 vừa qua. Điều ấy cũng đúng đối với con người Châu Phi. Người ta hy vọng rằng việc mưu cầu hòa giải, công lý và hòa bình, một việc đã trở nên đặc trưng Kitô giáo nhờ gốc gác yêu thương và nhân ái của chúng, sẽ phục hoạt được tính toàn bộ cho gia đình Giáo Hội tại lục địa này, và gia đình này, trong tư cách là muối cho đời và ánh sáng cho thế gian, sẽ chữa lành “mọi trái tim nhân bản đang bị thương tích, nơi ẩn nấp sau cùng của mọi nguyên nhân gây bất ổn cho lục địa Châu Phi”. Nhờ thế, lục địa và mọi lãnh hải của nó sẽ hiểu ra mọi cơ may và ơn phúc do Thiên Chúa ban tặng.
Theo Đức Hồng Y Turkson, sự thật là Châu Phi bị truyền thông quốc tế làm méo mó quá lâu rồi với đủ mọi thứ rác rưởi của nhân loại, nay đã đến giờ phải “sang số” đòi lại công đạo cho Châu Phi, phải lấy tình yêu nói lên sự thật về Châu Phi, cổ vũ sự phát triển cho lục địa này để đem lại phồn vinh cho nó, và nhờ thế góp phần vào phúc lợi cho toàn thế giới. Các quốc gia G-8 và nói chung mọi quốc gia trên thế giới nên yêu thương Châu Phi trong sự thật.
Top Stories
Amid outright persecutions, the Church in Vietnam to celebrate Holy Year 2010
J.B. An Dang
07:32 11/10/2009
Bishops at the ordination ceremony |
Newly ordained Bishop Thomas Vu Dinh Hieu |
Faithful at the ordination ceremony |
Bishops from 26 archdioceses and dioceses in Vietnam gathered in Xuan Loc for their Annual General Assembly from 5-10 October to discuss in details the situation of their archdioceses and dioceses, and to plan the celebration of the Jubilee Year 2010. All bishops in Vietnam attended the Assembly except Archbishop Ngo Quang Kiet of Hanoi and Bishop Emmanuel Le Phong Thuan of Can Tho. They were reportedly so sick to attend the weeklong meeting.
In a pastoral letter sent to Catholics in Vietnam at the conclusion of their meeting, prelates explained that the year 2010 was chosen to commemorate with gratitude Vietnamese Martyrs whose blood with that of so many other Gospel witnesses made the Church in Vietnam fruitful. “The year 2010 marks 350 years the establishment of the two Apostolic Dioceses of North and South Vietnam (1659-2009), and 50 years of the institution of Catholic Hierarchy in Vietnam,” bishops said.
For bishops, the celebration of the Jubilee Year 2010 is “a good time to retrospect in order to thank God, to listen to lessons from history; to discuss the present situation of the Church: its advantages and its challenges; and to look ahead with a resolution to build up a Church discerning and obeying God's will”
The bishops’ pastoral letter announced in details ceremonials of the Jubilee beginning with the Opening Ceremony at So Kien, Hanoi on Nov. 24, 2009 on the Feast of the Vietnamese Martyrs, and concluding with the Closing Ceremony on Jan. 6, 2011 on the Feast of the Epiphany at La Vang National Sacred Marian Centre.
State media have reported the Jubilee Year of the Church in 2010 as “a favor at the mercy of the government’s kindness” urging Catholics not to protest but obey without questions decrees of local authorities on land issues.
In addition, since the end of bishops’ Ad Limina visit in June this Year, there have been rumors relating to a potential visit of Pope Benedict XVI to Vietnam. These rumors were initiated by some state media outlets at a critical time where tensions between the Church and the State had boiled over due to a series of crackdowns against Catholics. The Assembly Meeting Minutes signed by Bishop Vo Duc Minh, Coadjutor Bishop of Nha Trang, Vice Secretary of the Conference, however, practically dismissed the rumors: Bishops did not discuss anything relating to such a visit.
Apart from discussions on ceremonials of the Jubilee, bishops discussed at length on other issues including recent land disputes against the government that have caused escalating tensions and, at times, outright persecutions.
In particular, facing unwavering confrontations against Vietnam government on land issues, bishops decided to establish a Legal Consultant Committee led by Bishop Thomas Nguyen Van Tram of Ba Ria diocese. Some legal experts Catholic and non-Catholic alike were expected to join in the committee.
Bishops also approved the long-awaited Jrai and Bahna translation of the Roman Missal, and a petition to the Congregation for the Causes of Saints for the start of canonical procedure for causes of beatification for Bishop Francois Pallu (1626-1684) and Bishop Lambert de la Motte (1624-1679).
The meeting was an opporunity for prelates to appeal urgent help for victims of Typhoon Ketsana and Typhoon Parma. The later hit Vietnam on Sunday Oct. 11 while the latest figures put the total number of dead from the first typhoon at 163, plus 108 missing and 600 wounded. Another 600,000 people fled their homes for safer ground. Hundreds of thousands of people in Vietnamese central provinces hit by typhoon Ketsana are facing the risk of infectious diseases.
On Saturday Oct. 10, 31 bishops attending the Annual General Assembly celebrated the ordination of Bishop Thomas Vu Dinh Hieu, the new auxiliary bishop of Xuan Loc. 600 priests and 15,000 faithful participated in the colorful ceremony.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Biên bản Hội nghị Thường niên Kỳ II/2009 của Hội đồng Giám mục Việt Nam
+ GM Giuse Võ Đức Minh
05:55 11/10/2009
Lễ bế mạc Năm Thánh Phan Sinh
Nguyễn Trọng Đa
07:41 11/10/2009
Sáng Chúa Nhật 4-10, trong thời tiết khá mát dịu nhờ cơn mưa rạng sáng, tại khuôn viên Giáo xứ thánh Phanxicô Đa Kao, quận 1, Tỉnh Dòng Phanxicô tổ chức lễ bế mạc Năm Thánh Phan Sinh, đồng thời mừng 800 năm ngày thành lập Hội Dòng Anh Em Hèn Mọn, và 80 năm khai sinh Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam.
Từ mấy ngày trước, mọi việc chuẩn bị đi vào những bước cuối cùng, người lo trang hoàng nhà thờ, người lo tổ chức địa điểm triển lãm nghệ thuật, người lo âm thanh ánh sáng, và các buổi tổng dượt văn nghệ diễn ra thật chu đáo...Đặc biệt ngày 2-10, anh em tu sĩ Phanxicô ở Pleiku, Gia Lai, đã đưa một đội văn nghệ hùng hậu, khoảng 50 người, với đủ thứ nhạc cụ dân tộc núi rừng Tây Nguyên, để tham dự lễ mừng. Ngòai ra còn có sự tham dự của đội văn nghệ của bà con dân tộc Koho, Lâm Đồng.
Sáng ngày lễ chính, anh chị em đại gia đình Phan Sinh đã tề tựu thật đông ở sân nhà thờ, với đủ màu cờ sắc áo, đông nhất là màu áo nâu của anh chị em Phan Sinh tại thế đến từ Nha Trang, Cam Ranh, Đà Lạt, Đăk Lăk, Phan Thiết, Hàm Tân, Bà Rịa Vũng tàu, Tây Ninh, Phú Cường, Mỹ Tho... Tại sân nhà thờ được che bằng một chiếc dù thật lớn, có hai màn hình tivi lớn, để ai không vào được nhà thờ, xem văn nghệ và tham dự thánh lễ qua màn hình.
Đúng 8g sáng, buổi diễn nguyện bắt đầu khai mạc trong nhà thờ. Trong hàng ghế quan khách, chúng tôi thấy nhiều bề trên các Dòng tu nam nữ, quý khách đạo và đời, đại diện của Dòng Anh Em Hèn Mọn Viện tu, Dòng Nhất OFM, Dòng Nhì Clara, Nữ Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ (FMM), Phan Sinh Tại thế, Giới trẻ PSTT, Hội Cựu Phan sinh... Dàn hợp ca của các thầy Học Viện Phanxicô mở đầu, giúp mọi người vui vẻ thoải mái hoà nhập vào tinh thần sống đơn sơ tươi vui của thánh Phanxicô ngày xưa. Lần lượt các tiết mục vũ ca nhạc kịch của các thành phần đại gia đình Phan Sinh đã làm khán giả vỗ tay tán thưởng kéo dài. Đặc biệt các tiết mục múa hát theo nhịp cồng chiêng và các nhạc cụ Tây Nguyên khác đã tạo nên nét đặc sắc của ngày lễ. Tiết mục kịch của các anh em Cựu Phan Sinh diễn tả được nếp sống đời thường của một số anh em, nhưng vẫn nói lên được lối sống đạo giữa đời của anh em, cũng như cách thức anh em giữ liên lạc thân thiết với các cha các thầy dòng Nhất.
Kết thúc phần diễn nguyện, ca đoàn Quê hương với khoảng 100 ca viên dưới sự điều khiển của linh mục nhạc sĩ Xuân Thảo, đã hợp xướng “Trường ca các tạo vật”, sáng tác của nhạc sư Hải Linh và nhạc sĩ Xuân Thảo. Đây là lần đầu tiên “Trường ca các tạo vật” được trình diễn trọn bộ, với sự phụ họa các loại dàn dân tộc Việt Nam của một số giáo viên âm nhạc dân tộc. Trong 30 phút, ca đoàn Quê hương đã làm nức lòng người nghe, các ca viên như hòa một nhịp giúp khán giả như nghe được tiếng “Chị Nước chảy quý hóa và trinh trong”, Anh Gió, Không khí và Mây trời, tiếng gió thổi vi vu, xôn xao, thấy anh Mặt trời “đẹp và tỏa sáng rạng ngời”, chị Mặt trăng và muôn sao “lung linh cao quý và diễm lệ”, Mẹ Đất “nâng niu dìu dắt”, “phúc thay người trong giờ chị Chết tới, thánh ý Chúa một mực tuân theo”, và sau cùng tất cả thụ tạo “hãy tạ ơn và phụng sự Chúa với trọn lòng khiêm hạ”.
Buổi diễn nguyện chấm dứt lúc 10g, vượt quá dự tính 15 phút. Sau đó, mọi người xuống sân nhà thờ. Cha P.X. Vũ Phan Long, Giám tỉnh Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam, và cha Phó Giám tỉnh Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, cắt băng khai mạc cuộc triển lãm nghệ thuật. Ai nấy có dịp xem các tác phẩm nghệ thuật của đại gia đình Phan sinh, và sinh hoạt của mỗi cộng đoàn dòng Phanxicô, được trình bày đầy tính nghệ thuật và thật hấp dẫn.
Đúng 11g, thánh lễ đồng tế bế mạc Năm thánh Phan sinh bắt đầu, với khỏang 40 linh mục, do Hồng y Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ tế. Trong bài giảng, ngài khen ngợi và cám ơn anh em Phanxicô đã tận tình phục vụ tổng giáo phận Thành phố HCM và đất nước Việt Nam. Với mọi người dự lễ, ngài nhắc nhở “Sống Mầu nhiệm Vượt Qua và Mầu nhiệm Thánh Thể”. Ngài nói: “Qua thái độ tự nguyện bước đi trên con đường thập giá dẫn đến Phục Sinh cũng như qua hành vi tự hiến tế cùng tự hạ làm tấm bánh bẻ ra vì sự sống cùng sự phát triển của nhân loại, Chúa Giêsu mời gọi các tín hữu bước đi trên con đường tình yêu cứu độ của Ngài, để cùng Ngài và nhờ Thánh Thần của Ngài vượt qua tình trạng tội lỗi cùng lối sống theo văn hoá sự chết, đồng thời tiến đến phát huy nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương, tiến đến sự phát triển toàn vẹn và sự sống dồi dào. Mỗi cử hành Thánh lễ có nhằm xây dựng cộng đoàn tín hữu thành gia đình Chúa, có cùng một lòng tin một lòng mến đối với Chúa Giêsu Thánh Thể, có giúp người tham dự sống và lớn lên trong chân lý và trong tình thương của Chúa Giêsu Thánh Thể không?”. Ca đoàn Quê Hương phụ trách hát lễ, dưới sự chỉ huy của nhạc sĩ Hương Vĩnh và có nhóm nhạc dân tộc phụ đệm.
Sau thánh lễ, mọi người được mời vào sân tu viện để cùng nhau ăn trưa theo lối tự phục vụ. Mỗi người cầm cái dĩa và muỗng, đi đến các bàn đặt giữa sân và trong nhà ăn để lấy cơm, xôi, thức ăn, nước uống Coca Cola tùy thích. Mọi người vui vẻ ăn uống và trò chuyện, hòa đồng thật tự nhiên, không còn phân biệt cha, thầy, soeur, giáo dân nào nữa.
Mọi người chia tay nhau ra về trong vui vẻ, nhưng vẫn có phần luyến tiếc, vì chưa đủ giờ xem hết các tác phẩm trưng bày, cũng như ảnh sinh họat của mỗi nhà Dòng. Xin hẹn dịp khác vậy. Ai nấy thầm khen ban tổ chức cuộc lễ sáng ngày 4-10, đặc biệt cha chánh xứ thánh Phanxicô Giuse Phạm Văn Bình, Hội đồng mục vụ và các ban ngành của giáo xứ, đã khéo lo khéo liệu, để mọi việc đều xuôi chảy, ai nấy đều hài lòng. Cám ơn Dòng Phanxicô, kính chúc Dòng ở Việt Nam ngày càng thăng tiến về mọi mặt, để lễ kỷ niệm 80 năm ngày khai sinh Dòng ở Việt Nam sẽ trở thành điểm khởi đầu mới rất có ý nghĩa cho Dòng trong sứ mạng Loan báo Tin Mừng, tại quê hương Việt nam này trong tương lai.
Mời xem ảnh Diễn nguyện bế mạc Năm thánh Phan Sinh:
http://ofmvn.org/index.php?option=com_content&view=article&id=608:dien-nguyen-04102009-tai-dakao&catid=20:hinh-anh&Itemid=19
Mời xem ảnh Triển lãm nghệ thuật Phan Sinh:
http://ofmvn.org/index.php?option=com_content&view=article&id=610:trien-lam-nghe-thuat-han-sinh-04102009-ti-tu-vin-akao&catid=20:hinh-anh&Itemid=19
Mời xem ảnh Thánh lễ bế mạc Năm thánh Phan Sinh:
http://ofmvn.org/index.php?option=com_content&view=article&id=609:thanh-le-be-mac-nam-thanh-phan-sinh-04102009-tai-dakao&catid=20:hinh-anh&Itemid=19#
Từ mấy ngày trước, mọi việc chuẩn bị đi vào những bước cuối cùng, người lo trang hoàng nhà thờ, người lo tổ chức địa điểm triển lãm nghệ thuật, người lo âm thanh ánh sáng, và các buổi tổng dượt văn nghệ diễn ra thật chu đáo...Đặc biệt ngày 2-10, anh em tu sĩ Phanxicô ở Pleiku, Gia Lai, đã đưa một đội văn nghệ hùng hậu, khoảng 50 người, với đủ thứ nhạc cụ dân tộc núi rừng Tây Nguyên, để tham dự lễ mừng. Ngòai ra còn có sự tham dự của đội văn nghệ của bà con dân tộc Koho, Lâm Đồng.
Sáng ngày lễ chính, anh chị em đại gia đình Phan Sinh đã tề tựu thật đông ở sân nhà thờ, với đủ màu cờ sắc áo, đông nhất là màu áo nâu của anh chị em Phan Sinh tại thế đến từ Nha Trang, Cam Ranh, Đà Lạt, Đăk Lăk, Phan Thiết, Hàm Tân, Bà Rịa Vũng tàu, Tây Ninh, Phú Cường, Mỹ Tho... Tại sân nhà thờ được che bằng một chiếc dù thật lớn, có hai màn hình tivi lớn, để ai không vào được nhà thờ, xem văn nghệ và tham dự thánh lễ qua màn hình.
Đúng 8g sáng, buổi diễn nguyện bắt đầu khai mạc trong nhà thờ. Trong hàng ghế quan khách, chúng tôi thấy nhiều bề trên các Dòng tu nam nữ, quý khách đạo và đời, đại diện của Dòng Anh Em Hèn Mọn Viện tu, Dòng Nhất OFM, Dòng Nhì Clara, Nữ Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ (FMM), Phan Sinh Tại thế, Giới trẻ PSTT, Hội Cựu Phan sinh... Dàn hợp ca của các thầy Học Viện Phanxicô mở đầu, giúp mọi người vui vẻ thoải mái hoà nhập vào tinh thần sống đơn sơ tươi vui của thánh Phanxicô ngày xưa. Lần lượt các tiết mục vũ ca nhạc kịch của các thành phần đại gia đình Phan Sinh đã làm khán giả vỗ tay tán thưởng kéo dài. Đặc biệt các tiết mục múa hát theo nhịp cồng chiêng và các nhạc cụ Tây Nguyên khác đã tạo nên nét đặc sắc của ngày lễ. Tiết mục kịch của các anh em Cựu Phan Sinh diễn tả được nếp sống đời thường của một số anh em, nhưng vẫn nói lên được lối sống đạo giữa đời của anh em, cũng như cách thức anh em giữ liên lạc thân thiết với các cha các thầy dòng Nhất.
Buổi diễn nguyện chấm dứt lúc 10g, vượt quá dự tính 15 phút. Sau đó, mọi người xuống sân nhà thờ. Cha P.X. Vũ Phan Long, Giám tỉnh Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam, và cha Phó Giám tỉnh Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, cắt băng khai mạc cuộc triển lãm nghệ thuật. Ai nấy có dịp xem các tác phẩm nghệ thuật của đại gia đình Phan sinh, và sinh hoạt của mỗi cộng đoàn dòng Phanxicô, được trình bày đầy tính nghệ thuật và thật hấp dẫn.
Đúng 11g, thánh lễ đồng tế bế mạc Năm thánh Phan sinh bắt đầu, với khỏang 40 linh mục, do Hồng y Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ tế. Trong bài giảng, ngài khen ngợi và cám ơn anh em Phanxicô đã tận tình phục vụ tổng giáo phận Thành phố HCM và đất nước Việt Nam. Với mọi người dự lễ, ngài nhắc nhở “Sống Mầu nhiệm Vượt Qua và Mầu nhiệm Thánh Thể”. Ngài nói: “Qua thái độ tự nguyện bước đi trên con đường thập giá dẫn đến Phục Sinh cũng như qua hành vi tự hiến tế cùng tự hạ làm tấm bánh bẻ ra vì sự sống cùng sự phát triển của nhân loại, Chúa Giêsu mời gọi các tín hữu bước đi trên con đường tình yêu cứu độ của Ngài, để cùng Ngài và nhờ Thánh Thần của Ngài vượt qua tình trạng tội lỗi cùng lối sống theo văn hoá sự chết, đồng thời tiến đến phát huy nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương, tiến đến sự phát triển toàn vẹn và sự sống dồi dào. Mỗi cử hành Thánh lễ có nhằm xây dựng cộng đoàn tín hữu thành gia đình Chúa, có cùng một lòng tin một lòng mến đối với Chúa Giêsu Thánh Thể, có giúp người tham dự sống và lớn lên trong chân lý và trong tình thương của Chúa Giêsu Thánh Thể không?”. Ca đoàn Quê Hương phụ trách hát lễ, dưới sự chỉ huy của nhạc sĩ Hương Vĩnh và có nhóm nhạc dân tộc phụ đệm.
Sau thánh lễ, mọi người được mời vào sân tu viện để cùng nhau ăn trưa theo lối tự phục vụ. Mỗi người cầm cái dĩa và muỗng, đi đến các bàn đặt giữa sân và trong nhà ăn để lấy cơm, xôi, thức ăn, nước uống Coca Cola tùy thích. Mọi người vui vẻ ăn uống và trò chuyện, hòa đồng thật tự nhiên, không còn phân biệt cha, thầy, soeur, giáo dân nào nữa.
Mọi người chia tay nhau ra về trong vui vẻ, nhưng vẫn có phần luyến tiếc, vì chưa đủ giờ xem hết các tác phẩm trưng bày, cũng như ảnh sinh họat của mỗi nhà Dòng. Xin hẹn dịp khác vậy. Ai nấy thầm khen ban tổ chức cuộc lễ sáng ngày 4-10, đặc biệt cha chánh xứ thánh Phanxicô Giuse Phạm Văn Bình, Hội đồng mục vụ và các ban ngành của giáo xứ, đã khéo lo khéo liệu, để mọi việc đều xuôi chảy, ai nấy đều hài lòng. Cám ơn Dòng Phanxicô, kính chúc Dòng ở Việt Nam ngày càng thăng tiến về mọi mặt, để lễ kỷ niệm 80 năm ngày khai sinh Dòng ở Việt Nam sẽ trở thành điểm khởi đầu mới rất có ý nghĩa cho Dòng trong sứ mạng Loan báo Tin Mừng, tại quê hương Việt nam này trong tương lai.
Mời xem ảnh Diễn nguyện bế mạc Năm thánh Phan Sinh:
http://ofmvn.org/index.php?option=com_content&view=article&id=608:dien-nguyen-04102009-tai-dakao&catid=20:hinh-anh&Itemid=19
Mời xem ảnh Triển lãm nghệ thuật Phan Sinh:
http://ofmvn.org/index.php?option=com_content&view=article&id=610:trien-lam-nghe-thuat-han-sinh-04102009-ti-tu-vin-akao&catid=20:hinh-anh&Itemid=19
Mời xem ảnh Thánh lễ bế mạc Năm thánh Phan Sinh:
http://ofmvn.org/index.php?option=com_content&view=article&id=609:thanh-le-be-mac-nam-thanh-phan-sinh-04102009-tai-dakao&catid=20:hinh-anh&Itemid=19#
Chủng sinh Vinh-Thanh với hoạt động bác ái tại giáo xứ Nhân Hoà
Fx Chu Trung Nam
07:44 11/10/2009
Nhóm hoạt động bác ái của chủng sinh Vinh Thanh đã ghé thăm được hơn mười hộ gia đình tại giáo xứ có hoàn cảnh khó khăn.Trong đó có những trường hợp mang bệnh hiểm nghèo, đùi mù và tàn tật. Anh em đã đến tặng quà, chia sẽ, động viên và an ủi với hoàn cảnh khó khăn của họ.
Tuy những món quà mà nhóm chủng sinh mang tới không lớn lao nhưng được gặp quý thầy và chia sẽ với các thầy về đời sống hoàn cảnh của họ, nhiều người đã rất xúc động và cảm kích.
Hy vọng những việc làm tuy nhỏ bé của anh em chủng sinh Vinh-Thanh nhưng đem lại niềm an ủi lớn cho những người nghèo, bệnh tật tại giáo xứ Nhân Hoà mà anh em đã viếng thăm.
Sau cơn bão số 9: Đoàn cứu trợ giáo phận Đà Nẵng tới thăm giáo xứ Xuân Thạnh
Paul Maria
07:54 11/10/2009
ĐÀ NẴNG - Hôm nay, Chúa nhật 11/10/2009, theo chương trình đã định, chúng tôi trong Đoàn Cứu trợ của Giáo xứ Chính Toà, Gx Thanh Đức và Gx Thanh Bình thuộc giáo phận Đà Nẵng lên đường về Giáo xứ Xuân Thạnh, Hạt Trà Kiệu, để chia sẻ tấm lòng với bà con nơi đây sau cơn bão số 9.
-->Hình ảnh chuyến thăm cứu trợ tại Xuân Thạnh
Giáo xứ Xuân Thạnh nằm cách thành phố Đà Nẵng chừng 40 cây số về phía Nam, thuộc tỉnh Quảng Nam. Chăm sóc Giáo xứ là Cha GB. Hồ Thái Sơn.
Những hình ảnh tan thương còn vương lại trên những ngọn cây, những trụ điện, những mái nhà hoang tàn suốt chặng đường đập vào mắt chúng tôi... làm chúng tôi nhớ lại các bài viết trên các trang mạng về sự tàn phá của cơn bão số 9, về nước lũ từ nguồn đổ về và nhất là nước do đập thuỷ điện A Vương xả lũ vào các ngày 29, 30/09/2009 trong lúc bão ập đến, làm lòng chúng tôi xốn xang niềm thương giận.
Chúng tôi đến Xuân Thạnh lúc 06 giờ 50. Cha Quản xứ và HĐGX dành cho chúng tôi sự đón tiếp chân thành và nồng hậu. Đặc biệt chúng tôi được cùng đông đảo bà con Giáo dân hiệp dâng Thánh lễ lúc 7 giờ 00 do Cha Xứ GB. Hồ Thái Sơn chủ sự. Thánh lễ thật sốt sắng và cảm động. Nghe giọng nói trầm buồn của Cha xứ, nhìn những khuôn mặt hằn những vết nhăn lo lắng của Giáo dân, chúng tôi mới cảm nhận hết thế nào là nỗi bất hạnh mà bà con gánh chịu hầu như cả cuộc đời và nhất là trong những ngày bão lụt vừa qua.
Sau Thánh lễ, những món quà tình nghĩa được Đoàn chia sẻ với bà con. Tổng cộng 350 phần quà. Vì địa bàn Giáo xứ quá rộng, Giáo dân lại ở cách xa Nhà thờ, rải rác trong 15 Giáo họ, nên Ban Đại Diện các Giáo họ nhận về phân phát lại cho bà con.
Trong ít giờ ngắn ngủi, chúng tôi chia nhau thăm hỏi bà con tình hình thiệt hại do bão lụt vừa qua và "tham quan" ngôi Thánh đường của Giáo xứ. Ôi, sự nghèo khó, thiếu thốn khó có thể diễn tả được. Ước mong một phép mầu và tấm lòng quảng đại của tất cả mọi người... để Thánh đường nơi đây xứng đáng là nơi Thiên Chúa ngự, và Tín hữu Xứ này "yên lòng yên trí thờ Chúa chu toàn".
-->Hình ảnh chuyến thăm cứu trợ tại Xuân Thạnh
Giáo xứ Xuân Thạnh nằm cách thành phố Đà Nẵng chừng 40 cây số về phía Nam, thuộc tỉnh Quảng Nam. Chăm sóc Giáo xứ là Cha GB. Hồ Thái Sơn.
Những hình ảnh tan thương còn vương lại trên những ngọn cây, những trụ điện, những mái nhà hoang tàn suốt chặng đường đập vào mắt chúng tôi... làm chúng tôi nhớ lại các bài viết trên các trang mạng về sự tàn phá của cơn bão số 9, về nước lũ từ nguồn đổ về và nhất là nước do đập thuỷ điện A Vương xả lũ vào các ngày 29, 30/09/2009 trong lúc bão ập đến, làm lòng chúng tôi xốn xang niềm thương giận.
Chúng tôi đến Xuân Thạnh lúc 06 giờ 50. Cha Quản xứ và HĐGX dành cho chúng tôi sự đón tiếp chân thành và nồng hậu. Đặc biệt chúng tôi được cùng đông đảo bà con Giáo dân hiệp dâng Thánh lễ lúc 7 giờ 00 do Cha Xứ GB. Hồ Thái Sơn chủ sự. Thánh lễ thật sốt sắng và cảm động. Nghe giọng nói trầm buồn của Cha xứ, nhìn những khuôn mặt hằn những vết nhăn lo lắng của Giáo dân, chúng tôi mới cảm nhận hết thế nào là nỗi bất hạnh mà bà con gánh chịu hầu như cả cuộc đời và nhất là trong những ngày bão lụt vừa qua.
Sau Thánh lễ, những món quà tình nghĩa được Đoàn chia sẻ với bà con. Tổng cộng 350 phần quà. Vì địa bàn Giáo xứ quá rộng, Giáo dân lại ở cách xa Nhà thờ, rải rác trong 15 Giáo họ, nên Ban Đại Diện các Giáo họ nhận về phân phát lại cho bà con.
Trong ít giờ ngắn ngủi, chúng tôi chia nhau thăm hỏi bà con tình hình thiệt hại do bão lụt vừa qua và "tham quan" ngôi Thánh đường của Giáo xứ. Ôi, sự nghèo khó, thiếu thốn khó có thể diễn tả được. Ước mong một phép mầu và tấm lòng quảng đại của tất cả mọi người... để Thánh đường nơi đây xứng đáng là nơi Thiên Chúa ngự, và Tín hữu Xứ này "yên lòng yên trí thờ Chúa chu toàn".
Khai giảng Giáo lý niên học mới tại giáo xứ chính tòa Phủ Cam
Trương Trí
07:58 11/10/2009
HUẾ - Sáng chủ nhật 11.10.2009,thánh lễ khai mạc năm học giáo lý niên khóa 2009-2010 diễn ra trọng thể tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam-Huế,với sự hiện diện của cha quản xứ Antôn Dương Quỳnh,cha phó đặc trách giáo lý F.X.Nguyễn Văn Thương,Ban thường vụ Hội đồng giáo xứ.
Hình ảnh Khai giảng Giáo lý
Mở đầu thánh lễ,cha chủ tế phó xứ Bênêđitô Ngô Văn Hài dâng lời cầu nguyện,xin Chúa Thánh Thần ban ơn và soi sáng cho các giáo lý viên và các em giáo lý sinh, để các em ngày càng nhận biết sâu sắc tầm mức quan trọng của việc dạy và học giáo lý,hầu cũng cố đức tin một cách vững bền hơn.Đặc biệt cầu nguyện cho các anh chị giáo lý viên,đã không quản ngại vất vả với công việc gia đình nặng nhọc, dành thì giờ quý báu để dạy giáo lý cho các em.
Sau thánh lễ,đại diện phòng Giáo lý đã thay mặt cho các em giáo lý sinh nói lời cảm cha quản xứ,hai cha phó và Hội đồng giáo xứ đã dành mọi điều kiện thuận lợi nhất để các em các em có thể học giáo lý một cách dễ dàng,giúp các em ngày một cũng cố đức tin, đồng thời xin hứa sẽ đem hết sức mình để dạy dổ các em có một căn bản giáo lý hội thánh vững chắc.
Giáo xứ chính tòa Phủ Cam có trên 1300 em học giáo lý,được chia thành 5 cấp với 36 lớp học.Được sự nhiệt tình chăm sóc dạy dổ của 118 giáo lý viên đã được cấp chứng chỉ, trong đó có 1 sư huynh dòng Lasan,16 thầy Đại chủng viện Xuân Bích,19 nữ tu Hội dòng Mến Thánh Giá Huế.Đặc biệt với sự thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở của các cha quản xứ và phó xứ cũng như Hội đồng giáo xứ,nhờ đó các em thấy được sự chú trọng và quan tâm đến việc học và dạy giáo lý,nền tảng của Đức tin và cũng là sự phát triển của giáo xứ trong tương lai.Tuy nhiên,điều ưu tư và trăn trở nhất của các cha và hội đồng giáo xứ là có phòng học đàng hoàng cho các em.Toàn giáo xứ chỉ có 12 phòng học, trong lúc đó lại có 36 lớp giáo lý,giáo xứ phải trưng dụng hết tất cả mọi nơi kể cả trong nhà thờ,để các em có thể ngồi học giáo lý.Tội nghiệp nhất là vào mùa mưa gió,khi thấy các em phải chịu gió và lạnh.
Kết thúc thánh lễ,các em được các giáo lý viên nhận vào theo từng lớp học,một năm học bắt đầu.
Hình ảnh Khai giảng Giáo lý
Mở đầu thánh lễ,cha chủ tế phó xứ Bênêđitô Ngô Văn Hài dâng lời cầu nguyện,xin Chúa Thánh Thần ban ơn và soi sáng cho các giáo lý viên và các em giáo lý sinh, để các em ngày càng nhận biết sâu sắc tầm mức quan trọng của việc dạy và học giáo lý,hầu cũng cố đức tin một cách vững bền hơn.Đặc biệt cầu nguyện cho các anh chị giáo lý viên,đã không quản ngại vất vả với công việc gia đình nặng nhọc, dành thì giờ quý báu để dạy giáo lý cho các em.
Sau thánh lễ,đại diện phòng Giáo lý đã thay mặt cho các em giáo lý sinh nói lời cảm cha quản xứ,hai cha phó và Hội đồng giáo xứ đã dành mọi điều kiện thuận lợi nhất để các em các em có thể học giáo lý một cách dễ dàng,giúp các em ngày một cũng cố đức tin, đồng thời xin hứa sẽ đem hết sức mình để dạy dổ các em có một căn bản giáo lý hội thánh vững chắc.
Giáo xứ chính tòa Phủ Cam có trên 1300 em học giáo lý,được chia thành 5 cấp với 36 lớp học.Được sự nhiệt tình chăm sóc dạy dổ của 118 giáo lý viên đã được cấp chứng chỉ, trong đó có 1 sư huynh dòng Lasan,16 thầy Đại chủng viện Xuân Bích,19 nữ tu Hội dòng Mến Thánh Giá Huế.Đặc biệt với sự thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở của các cha quản xứ và phó xứ cũng như Hội đồng giáo xứ,nhờ đó các em thấy được sự chú trọng và quan tâm đến việc học và dạy giáo lý,nền tảng của Đức tin và cũng là sự phát triển của giáo xứ trong tương lai.Tuy nhiên,điều ưu tư và trăn trở nhất của các cha và hội đồng giáo xứ là có phòng học đàng hoàng cho các em.Toàn giáo xứ chỉ có 12 phòng học, trong lúc đó lại có 36 lớp giáo lý,giáo xứ phải trưng dụng hết tất cả mọi nơi kể cả trong nhà thờ,để các em có thể ngồi học giáo lý.Tội nghiệp nhất là vào mùa mưa gió,khi thấy các em phải chịu gió và lạnh.
Kết thúc thánh lễ,các em được các giáo lý viên nhận vào theo từng lớp học,một năm học bắt đầu.
Lễ Thêm Sức tại giáo xứ Nhượng Nghĩa, giáo phận Đà Nẵng
Tôma Trương Văn Ân
08:04 11/10/2009
ĐÀ NẴNG, Sáng Chúa nhật 11 / 10 / 2009, giáo xứ Nhượng Nghĩa giáo phận Đà Nẵng, hân hoan đón ĐGM giáo phận Giu Se Châu Ngoc Tri đến thăm Mục Vụ và ban Phép Thêm Sức cho 34 em trong giáo xứ.
Hình ảnh Lễ Thêm Sức
Hôm nay là ngày trọng đại của các em, ngày hạnh phúc của gia đình các em và toàn thể giáo xứ, mọi người dâng lên Chúa lời ca tụng: “ Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến và xin canh tân bộ mặt trái đất “ ( Tv 103 )
Đức Giám Mục xức dầu An Tín Bí Tích Thêm Sức, Bảy Hồng An Chúa Thánh Thần tuôn tràn dồi dào xuống tâm hồn các em nói riêng và mọi người, giúp người Tín Hữu sống Đức Tin, can đảm làm chứng rao giảng Đức Tin và trung thành với Chúa đến trọn đời.
Trong lời Giáo Huấn, ĐGM nhắc nhở mọi người phải luôn cầu xin ơn Chúa Thánh Thần trước lúc làm việc, kể cả mọi công việc học hành, việc làm thường nhật trong xã hội, để nhờ có Ơn Chúa, công việc thật sự tốt đẹp, dù gặp bao gian lao thử thách, Ngài không bỏ chúng ta dù có lúc chúng ta phản bội Ngài, nhưng yêu thương nâng đỡ, nhắc nhở canh tân để biết đổi mới trở về.
ĐGM cũng nhắc lại biến cố Chúa Thành Thần hiện xuống trên các Thánh Tông Đồ, đã biến đổi các ông từ những con người nhút nhát sợ sệt co cụm sau cuộc Tử Nạn Chúa Giê Su, thành những con người nhiệt tình hiên ngang rao giảng Tin Mừng Phục Sinh làm phát triển Giáo Hội. Chúng ta là Dòng Dõi Tông Đồ, chúng ta cũng nhận Lệnh Truyền “ Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con … “ để chúng ta cùng cộng tác với Chúa Thánh Thần trong đời sống, trong học hành, trong cư xử với mọi người, không dùng sức mạnh nhưng dùng gương sáng, lời chân thành, nhân ái thánh thiện, tôn trọng công bằng, góp phần thay đổi bộ mặt trái đất này, để Công Trình Tạo Dựng được viên mãn.
ĐGM cũng ví các em chịu Phép Thêm Sức, như những máng chuyển ơn Chúa đến với giáo xứ, mỗi gia đình và mọi người.
Với tâm tình biết ơn, Vị Đại Diện giáo xứ đã cám ơn Chúa, cám ơm ĐGM, Cha Quản Xứ, Quý Nữ Tu, Quý anh chị Giáo Lý Viên, và mọi người cùng cộng tác để các em được lãnh nhận An Tín Chúa Thánh Thần, đồng thời cũng nói lên tinh thần hiệp thông cộng tác đắc lực với giáo hội trong mọi hoàn cảnh, cầu xin ơn Chúa, ban dư tràn Thần Khí khôn ngoan và suy biết, Thần Khí lo liệu và sức mạnh, để ĐGM chăn dắt Giáo Phận ngày càng mở mang hơn trong Chân Lý và Sự Thật.
Hình ảnh Lễ Thêm Sức
Hôm nay là ngày trọng đại của các em, ngày hạnh phúc của gia đình các em và toàn thể giáo xứ, mọi người dâng lên Chúa lời ca tụng: “ Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến và xin canh tân bộ mặt trái đất “ ( Tv 103 )
Đức Giám Mục xức dầu An Tín Bí Tích Thêm Sức, Bảy Hồng An Chúa Thánh Thần tuôn tràn dồi dào xuống tâm hồn các em nói riêng và mọi người, giúp người Tín Hữu sống Đức Tin, can đảm làm chứng rao giảng Đức Tin và trung thành với Chúa đến trọn đời.
Trong lời Giáo Huấn, ĐGM nhắc nhở mọi người phải luôn cầu xin ơn Chúa Thánh Thần trước lúc làm việc, kể cả mọi công việc học hành, việc làm thường nhật trong xã hội, để nhờ có Ơn Chúa, công việc thật sự tốt đẹp, dù gặp bao gian lao thử thách, Ngài không bỏ chúng ta dù có lúc chúng ta phản bội Ngài, nhưng yêu thương nâng đỡ, nhắc nhở canh tân để biết đổi mới trở về.
ĐGM cũng nhắc lại biến cố Chúa Thành Thần hiện xuống trên các Thánh Tông Đồ, đã biến đổi các ông từ những con người nhút nhát sợ sệt co cụm sau cuộc Tử Nạn Chúa Giê Su, thành những con người nhiệt tình hiên ngang rao giảng Tin Mừng Phục Sinh làm phát triển Giáo Hội. Chúng ta là Dòng Dõi Tông Đồ, chúng ta cũng nhận Lệnh Truyền “ Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con … “ để chúng ta cùng cộng tác với Chúa Thánh Thần trong đời sống, trong học hành, trong cư xử với mọi người, không dùng sức mạnh nhưng dùng gương sáng, lời chân thành, nhân ái thánh thiện, tôn trọng công bằng, góp phần thay đổi bộ mặt trái đất này, để Công Trình Tạo Dựng được viên mãn.
ĐGM cũng ví các em chịu Phép Thêm Sức, như những máng chuyển ơn Chúa đến với giáo xứ, mỗi gia đình và mọi người.
Với tâm tình biết ơn, Vị Đại Diện giáo xứ đã cám ơn Chúa, cám ơm ĐGM, Cha Quản Xứ, Quý Nữ Tu, Quý anh chị Giáo Lý Viên, và mọi người cùng cộng tác để các em được lãnh nhận An Tín Chúa Thánh Thần, đồng thời cũng nói lên tinh thần hiệp thông cộng tác đắc lực với giáo hội trong mọi hoàn cảnh, cầu xin ơn Chúa, ban dư tràn Thần Khí khôn ngoan và suy biết, Thần Khí lo liệu và sức mạnh, để ĐGM chăn dắt Giáo Phận ngày càng mở mang hơn trong Chân Lý và Sự Thật.
Giáo Đoàn Đức Mẹ Fatima Miller Sydney mừng Lễ Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
08:18 11/10/2009
SYDNEY - Sáng Chúa Nhật 11/10/2008 các Hội đoàn Đoàn thể của Giáo đoàn và quý quan khách Úc Việt đã đến nhà thờ St. Therese Miller Sydney tham dự Lễ mừng kính Đức Mẹ Fatima Quan Thầy của Giáo đoàn, Ca đoàn, Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Chi Hội Các Bà Mẹ Công Giáo. Mọi người tập trung tại khuôn viên nhà thờ và Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn cùng với quý Cha cung nghinh kiệu Thánh tượng Đức Mẹ vào Thánh đường, tất cả mọi Giáo dân sốt sắng và nghiêm trang trong cuộc kiệu dâng lên Đức Mẹ chuỗi kinh Mân Côi Mùa Vui để nguyện xin Mẹ chúc lành cho Gia Đình, cho Giáo đoàn và Cộng Đồng.
Hình ảnh CĐ Đức Mẹ Fatima Miller mừng Bổn mạng
Sau khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ tiến vào Thánh đường và an vị trên cung thánh, Cha Tuyên uý Trưởng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và giới thiệu quý Cha Canut Nguyễn Thái Hoạch, Cha Chính xứ Paulino Kolio, Cha Phó xứ Jude Nicholas, Cha Thiện từ VN và Thầy Phó Tế Đặng Đình Nên tham dự và cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng Bổn Mạng.
Trong bài giảng Cha Tuyên uý Trưởng đã nói về bài Phúc Âm hôm nay so sánh sự giàu có của cải và sự khôn ngoan, mà Chúa Giêsu đã nói với người nhà giàu “Ngươi hãy bán hết tất cả gia tài đem bố thí cho người nghèo khó và ngươi sẽ có một kho báu trên trời, rồi đến theo Ta..” (Mc. 10: 17-30) Cha khuyên nhủ mọi người dù giàu hay nghèo nên cầu nguyện để xin Thiên Chúa soi sáng ban ơn biết chọn lưa sự khôn ngoan hầu làm đẹp lòng Thiên Chúa. Bài giảng chấm dứt Ca đoàn dâng Lễ Vật với nghi thức Thánh Vũ rất trang trọng và đặc sắc.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Paulino Kolio Chính xứ Miller lên ngỏ lời chúc mừng Lễ bổn mạng của Giáo đoàn và Cha cám ơn sự đóng góp của mọi người trong Giáo đoàn những năm tháng qua, đặc biệt Cha khen ngợi Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam có Đức Tin mạnh và tiến triển trong Giáo Hội. Kế tiếp Ông Hoàng Đức Tính Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Lể Quan Thầy của Giáo đoàn và sau cùng ông Nguyễn Văn Đáng Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Miller lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng, đặc biệt là quý vị ân nhân đã góp công góp của trợ giúp cho Giáo đoàn tổ chức ngày Lễ bổn mạng hôm nay được mọi sự tốt đẹp hoàn mỹ.
Sau khi kết thúc Thánh lễ mọi người ở lại tham dự buổi liên hoan trong Hội Trường của nhà thờ do Chi Hội Các Bà Mẹ Công Giáo và Legio Mariae trợ giúp ẩm thực và thưởng thức văn nghệ giúp vui do Ca đoàn và Thiếu Nhi trình diễn với những tiết mục Ca, Múa rất đậm tình quê hương. Đặc biệt Cha Tuyên uý Trưỏng Nguyễn Khoa Toàn cũng giúp vui văn nghệ hát cùng với các em Thiếu Nhi. Ngoài ra còn có phần xổ số may mắn gây quỹ giúp Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể có phương tiện tham dự Trại Nắng Hồng ở Tiểu bang Tây Úc vào đầu năm 2010.
Hình ảnh CĐ Đức Mẹ Fatima Miller mừng Bổn mạng
Sau khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ tiến vào Thánh đường và an vị trên cung thánh, Cha Tuyên uý Trưởng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và giới thiệu quý Cha Canut Nguyễn Thái Hoạch, Cha Chính xứ Paulino Kolio, Cha Phó xứ Jude Nicholas, Cha Thiện từ VN và Thầy Phó Tế Đặng Đình Nên tham dự và cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng Bổn Mạng.
Trong bài giảng Cha Tuyên uý Trưởng đã nói về bài Phúc Âm hôm nay so sánh sự giàu có của cải và sự khôn ngoan, mà Chúa Giêsu đã nói với người nhà giàu “Ngươi hãy bán hết tất cả gia tài đem bố thí cho người nghèo khó và ngươi sẽ có một kho báu trên trời, rồi đến theo Ta..” (Mc. 10: 17-30) Cha khuyên nhủ mọi người dù giàu hay nghèo nên cầu nguyện để xin Thiên Chúa soi sáng ban ơn biết chọn lưa sự khôn ngoan hầu làm đẹp lòng Thiên Chúa. Bài giảng chấm dứt Ca đoàn dâng Lễ Vật với nghi thức Thánh Vũ rất trang trọng và đặc sắc.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Paulino Kolio Chính xứ Miller lên ngỏ lời chúc mừng Lễ bổn mạng của Giáo đoàn và Cha cám ơn sự đóng góp của mọi người trong Giáo đoàn những năm tháng qua, đặc biệt Cha khen ngợi Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam có Đức Tin mạnh và tiến triển trong Giáo Hội. Kế tiếp Ông Hoàng Đức Tính Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Lể Quan Thầy của Giáo đoàn và sau cùng ông Nguyễn Văn Đáng Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Miller lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng, đặc biệt là quý vị ân nhân đã góp công góp của trợ giúp cho Giáo đoàn tổ chức ngày Lễ bổn mạng hôm nay được mọi sự tốt đẹp hoàn mỹ.
Sau khi kết thúc Thánh lễ mọi người ở lại tham dự buổi liên hoan trong Hội Trường của nhà thờ do Chi Hội Các Bà Mẹ Công Giáo và Legio Mariae trợ giúp ẩm thực và thưởng thức văn nghệ giúp vui do Ca đoàn và Thiếu Nhi trình diễn với những tiết mục Ca, Múa rất đậm tình quê hương. Đặc biệt Cha Tuyên uý Trưỏng Nguyễn Khoa Toàn cũng giúp vui văn nghệ hát cùng với các em Thiếu Nhi. Ngoài ra còn có phần xổ số may mắn gây quỹ giúp Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể có phương tiện tham dự Trại Nắng Hồng ở Tiểu bang Tây Úc vào đầu năm 2010.
Giết trâu tế Trời
nay Gum
12:23 11/10/2009
Chiều ngày 10/10/2009, tại Pleikly, đã diễn ra nghi lễ giết trâu tế Trời. Đây là một nghi thức tôn giáo bản địa diễn tả việc đền tội thay. Do nhiều người không biết đã gọi đó là Lễ hội đâm trâu và dẫn đến nhiều bình luận phiến diện. Nhân dịp này, chúng tôi xin cung cấp lại bài viết: “Giết Trâu tế Trời” của Nay Gum CSsR đã viết từ năm 2005. rất hy vọng bài viết này sẽ thêm tư liệu cho những ai muốn tìm hiểu sâu xa hơn về văn hóa bản địa.
Giết trâu tế Trời
Chiều 31 tháng 7 năm 2005 vừa qua, tại Trung tâm truyền giáo Pleichuet, giáo phận Kontum có giết trâu tế Trời. Trước đó có người cho rằng giết trâu theo cách đâm trâu trước mặt mọi người là man rợ, dã man. Có người còn đặt vấn đề mạnh mẻ hơn rằng chúng ta Kitô hóa Jarai hay để Jarai hóa Kitô chúng ta ?
Sau khi lễ giết trâu tế Trời kết thúc, vấn đề này vẫn đang được bàn luận. Tôi muốn nhân cơ hội này cung cấp thêm thông tin về việc Giết Trâu Tế Trời (Trum gơbau/kơbau) này và một vài suy nghĩ cá nhân về Tin Mừng Hóa văn hóa.
LỄ TẾ JARAI
Người Jarai cũng như người thuộc các sắc tộc thiểu số Tây Nguyên miền Trung Việt Nam thường xuyên có những nghi lễ cúng tế và khấn vái.
Cách riêng người Jarai, khi vào rừng trước khi đốn một cây mang về làm nhà, họ khấn vái xin thần rừng cho một cây mang về làm chổ nương thân. Vái xong mới chặt cây mang về. Trước khi gieo trồng mang gà ra cúng, xin Trời chúc phúc rồi mới trồng tỉa. Nói vài câu với con sông trước khi lấy nước, nói vài câu trước khi hái một trái rừng gọi là xin phép thần (Yang). Trong tâm tưởng họ nghĩ rằng cái không phải của mình khi muốn dùng phải xin. Nếu không xin mà cứ lấy là kle dop (ăn cắp), mà ăn cắp thì không phải là ăn cắp của thần sông thần cây, mà là ăn cắp của Ơi Adai - cách gọi khác: Ơi Du - (Ông Trời). Như vậy là đã ngă sat, ngă cha - làm việc xấu, làm việc bậy bạ – là phạm tội. Mà phạm tội là phạm đến Trời, con người không thể tự tha tội cho mình, nên phải nhờ người phai Yang (cúng Thần), để được Thần tha thứ.
Người Jarai thường dùng gà (mơnu ), heo (un / abui) và trâu (gơbau) để tế lễ. Nhỏ nhỏ theo kiểu ăn cắp vặt, xin cầu phúc thì cúng con gà. Vừa vừa như xin tẩy uế để hết bệnh, chúc lành cho vợ chồng mới cưới thì dùng heo cũng được. Nhưng những việc hệ trọng, ành hưởng đến cả làng cả dòng tộc thì buộc phải cúng trâu.
GIẾT TRÂU TẾ TRỜI
Đối với những người có nhiều của, đối với những làng giàu có, việc cúng trâu không khó, có nhiều khi chỉ việc nho nhỏ, nhưng gia chủ (pô sang) muốn cúng trâu thì cứ việc. Nhưng thông thường, việc Giết Trâu Tế Trời luôn luôn liên quan đến chuyện tẩy uế rộng rãi.
Có ba trường hợp gần như là bắt buộc phải tế trâu:
- người mắc tội loạn luân phải Giết Trâu Tế Trời, vì tội loạn luân sẽ làm Ơi Adai nổi giận và hậu quả là cả làng có thể bị tiêu diệt bởi bị nhuốc nhơ ô uế.
- sau một trận chiến trở về phải Giết Trâu Tế Trời, vì các chiến binh đã hạ xác người, cho dù đó là kẻ thù đi nữa thì họ đã bị máu người làm cho nhiễm uế.
- sau khi làm xong ngôi nhà chung (sang rông)phải Giết Trâu Tế Trời, vì trong quá trình làm nhà, có thể có những người ô uế chưa được boah (chưa được tẩy uế) lên làm hay đến chơi, và nhất là những vật liệu sử dụng có thể đang ở trong tình trạng cần tẩy uế.
… Ngoài ba trường hợp này, có thể còn nhiều trường hợp khác, mà người viết chưa được tường.
Như vậy việc Giết Trâu Tế Trời không phải là một lễ hội vui, mà là một lễ nghi thuần tuý tôn giáo. Nó gần và liên quan trực tiếp đến Ông Trời, và do vậy, theo tập tục của người Jarai việc này cũng phải làm công khai cho bàn dân thiên hạ được tỏ tường và hiệp thông, chứ không được làm cách chùng lén. Nhờ vậy dân chúng được tẩy uế và biết rõ mình được tẩy uế. Tức là biết mình không còn bị chết do tội lỗi và ô uế của mình hay của đồng loại nữa, mà đã được cứu sống nhờ có con trâu chết thay.
Đọc sách Lêvi, chúng ta cũng thấy trong truyền thống Cựu Ước đòi buộc công khai như vậy: “Tư tế sẽ dẫn bò tơ đến cửa Trướng Tao Phùng trước nhà Đức Chúa, ngài sẽ ấn tay trên đầu bò tơ và tế sát nó trước nha Đức Chúa” (Lv 4,4 xem thêm 4,14-15 …).
CÁCH GIẾT TRÂU TẾ TRỜI
Sau khi cả làng đã thống nhất với nhau việc Giết Trâu Tế Trời, trước ngày hành lễ hai lần bảy ngày, vào một buổi chiều sẽ có người đi báo cho cả làng biết trâu tế thần đã được mang về làng. Trâu được nuôi riêng ở một nơi trong làng và có người chịu trách nhiệm nuôi, chứ không được thả rong như những con trâu khác trong làng.
Tại nơi diễn ra lễ Giết Trâu Tế Trời, người trong làng sẽ dựng lên một gông ga. Đến giờ định, bao giờ cũng là buổi chiều, trâu được dẫn đến và buộc dây vào gông ga. Pô phai yang - người cúng tế - sẽ buah gông ga bằng ia hơchih. Ching chiêng nổi lên “ting ting tìng ting; ting ting tìng ting…) những người đánh ching chiêng vây quanh con trâu, làm con trâu mất phương hướng. Sau đó một người sẽ chặt nhượng hai chân sau con trâu, rồi dùng dao đâm thẳng vào tim trâu, và chỉ 3 đến 5 phút sau trâu sẽ lăn ra chết. Sau đó trâu được mang đi xẻ thịt, đầu, gan và một ít phần thịt hai bên sóng lưng trâu sẽ được dùng cúng thần.
Sau cúng tế, trâu được chia phần cho thầy cúng, cho đội ching, cho gia chủ và cho cả làng. Lúc thịt trâu đã được phân chia mới đến mừng hội, tức là ăn mừng. Ăn mừng Ông Trời đã thương nhận của lễ và cho mình sống.
Một lễ nghi tôn giáo bản địa rất đáng kính trọng như vậy tại sao lại bị dị nghị và miệt thị như thế ?
GIẢ ĐỊNH MỘT VÀI NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIỂU SAI Ý NGHĨA LỄ GIẾT TRÂU TẾ TRỜI
Một thời gian dài sau 1975, những nét đặc trung tôn giáo và văn hóa của các dân tộc thiểu số bị coi là nhảm nhí, mê tín và lạc hậu. Ngay những người Jarai được đưa đi học ở các trường ngoài Hà nội và Trung Quốc trong thời chiến khi thời bình trở lại cũng họa lại những cách miệt thị văn hóa dân tộc của mình. Chỉ độ 10 đến 15 năm trở lại đây, vấn đề tôn giáo và văn hóa của các sắc tộc thiểu số mới được nghiên cứu và bắt đầu được trân trọng trong xã hội.
Nhà nước với các phương tiện truyền thông đại chúng yểm trợ đã biến việc Giết Trâu Tế Trời trở thành lễ hội đâm trâu. Tức là loại bỏ hoàn toàn yếu tố tôn giáo chỉ còn lại yếu tố vui chơi, nên dẫn đến các lễ hội thiếu hồn, thiết chất sống. Chính những người dân tộc thiểu số tham dự các lễ hội ấy bảo chỉ có múa (soang) là vui, còn lại … Nhận xét như vậy tuy chưa toàn diện nhưng cũng phản ánh một phần giá trị thật. Vì yếu tính của việc Giết Trâu Tế Trời không còn, nên việc đâm trâu là trò đùa trước mặt bàn quan thiên hạ thì quả là có vấn đề đúng như nhiều người đã nói, hoặc còn nói thêm việc đó đang cổ vũ cho bạo lực, máu me cũng hoàn toàn đúng. Nhưng việc Giết Trâu Tế Trời của người Jarai không phải là lễ hội đâm trâu như Nhà nước đã bỏ tiền tỉ để tổ chức.
Cách đây gần hai năm, tôi có được xem một cuốn băng video của một Hội truyền giáo đã từng truyền giáo ở Việt Nam, trong đó có hai điều làm cho tôi đau lòng và khó hiểu. Trong một căn nhà, người sắc tộc thiểu số đang hướng về một vài biểu tượng tâm linh, có vẻ như đang cầu cúng rất thành kính. Một nhà thừa sai bước vào một cách dạn dĩ giựt bỏ hết những biểu tượng ấy trước những ánh mắt khiếp sợ của dân chúng, rồi ngài treo lên cây Thánh Giá ngay nơi người thiểu số đã treo biểu tượng tôn giáo của họ. Rồi sang cảnh đâm trâu. Cả trường đoạn dài đó nối với đoạn mở đầu và những đoạn kế tiếp nói lên sự dấn thân gian khổ của các thừa sai khi đến truyền giáo cho các dân tộc man di mọi rợ.
Quả là đau lòng và khó hiểu khi mình nói những anh chị em các sắc tộc thiểu số là con cùng Một Cha với mình, nhưng mình chỉ thấy họ là man di mọi rợ. Hình ảnh CHA nơi họ đâu?
Quả là đau lòng và khó hiểu khi chúng ta đã sống gần xong 5 năm đầu của thế kỷ 21 rồi, mà những tư tưởng miệt thị tín ngưỡng dân gian nơi những người mình đến truyền giáo vẫn là vấn đề nghiêm trọng.
TẠM KẾT
Thiên Chúa tôn vinh những người Công Giáo trên quê hương Việt Nam này, và cũng tôn vinh những người con của Đất Việt này chưa nhận Ngài là Cha khi chúc phúc cho rất nhiều người ngoại giáo làm việc lành phúc đức. Thiên Chúa vẫn đang có chương trình cứu độ cho từng người và từng dân tộc. Vết thương, vì là người ngoại quốc không hiểu tận tường cội nguồn tâm linh và văn hóa Việt, một số ít thừa sai đã xem việc thờ cúng ông bà tổ tiên là mê tín, và coi những vĩ nhân trong một số tôn giáo khác là Xatan, đến nay vẫn chưa lành, chưa nguôi trong lòng từng người Công Giáo nói riêng và người Việt nói chung.
Đến lượt chúng ta là người Việt trên đất Việt, liệu chúng ta có tiếp tục làm vết thương đó trở nên dữ dội hơn nơi các anh chị em thuộc các sắc tộc thiểu số của mình không ?
Chúa Yêsu từ muôn thuở cho đến muôn đời Ngài là Thiên Chúa - đó là bản Thiên Tính của Người - Còn nhân tính của Ngài thì hoàn toàn gắn chặt với sắc tộc Do-thái. Chính Chúa Cha đã gieo hạt giống Tin Mừng Yêsu vào đất Israel và dự liêu cho nó lan tỏa khắp mọi nơi mọi chốn, cho mọi loài thụ tạo hưởng nhờ ơn cứu độ từ đó. Trong mọi giáo huấn của Chúa Yêsu, Ngài luôn bảo chính Cha là người gieo giống, Cha là chủ ruộng vườn. Còn chúng ta chỉ là người đi thu hoạch, gạch lúa mang về mà thôi. Như vậy tại sao mình lại bỉu môi châm chọc và tỏ ra không chấp nhận với cách lãnh nhận ơn tha thứ từ Thiên Chúa của tổ tiên người Jarai mà mình đang được sai đến?
Ngày 2.9.2005
Giết trâu tế Trời
Chiều 31 tháng 7 năm 2005 vừa qua, tại Trung tâm truyền giáo Pleichuet, giáo phận Kontum có giết trâu tế Trời. Trước đó có người cho rằng giết trâu theo cách đâm trâu trước mặt mọi người là man rợ, dã man. Có người còn đặt vấn đề mạnh mẻ hơn rằng chúng ta Kitô hóa Jarai hay để Jarai hóa Kitô chúng ta ?
Sau khi lễ giết trâu tế Trời kết thúc, vấn đề này vẫn đang được bàn luận. Tôi muốn nhân cơ hội này cung cấp thêm thông tin về việc Giết Trâu Tế Trời (Trum gơbau/kơbau) này và một vài suy nghĩ cá nhân về Tin Mừng Hóa văn hóa.
LỄ TẾ JARAI
Người Jarai cũng như người thuộc các sắc tộc thiểu số Tây Nguyên miền Trung Việt Nam thường xuyên có những nghi lễ cúng tế và khấn vái.
Cách riêng người Jarai, khi vào rừng trước khi đốn một cây mang về làm nhà, họ khấn vái xin thần rừng cho một cây mang về làm chổ nương thân. Vái xong mới chặt cây mang về. Trước khi gieo trồng mang gà ra cúng, xin Trời chúc phúc rồi mới trồng tỉa. Nói vài câu với con sông trước khi lấy nước, nói vài câu trước khi hái một trái rừng gọi là xin phép thần (Yang). Trong tâm tưởng họ nghĩ rằng cái không phải của mình khi muốn dùng phải xin. Nếu không xin mà cứ lấy là kle dop (ăn cắp), mà ăn cắp thì không phải là ăn cắp của thần sông thần cây, mà là ăn cắp của Ơi Adai - cách gọi khác: Ơi Du - (Ông Trời). Như vậy là đã ngă sat, ngă cha - làm việc xấu, làm việc bậy bạ – là phạm tội. Mà phạm tội là phạm đến Trời, con người không thể tự tha tội cho mình, nên phải nhờ người phai Yang (cúng Thần), để được Thần tha thứ.
Người Jarai thường dùng gà (mơnu ), heo (un / abui) và trâu (gơbau) để tế lễ. Nhỏ nhỏ theo kiểu ăn cắp vặt, xin cầu phúc thì cúng con gà. Vừa vừa như xin tẩy uế để hết bệnh, chúc lành cho vợ chồng mới cưới thì dùng heo cũng được. Nhưng những việc hệ trọng, ành hưởng đến cả làng cả dòng tộc thì buộc phải cúng trâu.
GIẾT TRÂU TẾ TRỜI
Đối với những người có nhiều của, đối với những làng giàu có, việc cúng trâu không khó, có nhiều khi chỉ việc nho nhỏ, nhưng gia chủ (pô sang) muốn cúng trâu thì cứ việc. Nhưng thông thường, việc Giết Trâu Tế Trời luôn luôn liên quan đến chuyện tẩy uế rộng rãi.
Có ba trường hợp gần như là bắt buộc phải tế trâu:
- người mắc tội loạn luân phải Giết Trâu Tế Trời, vì tội loạn luân sẽ làm Ơi Adai nổi giận và hậu quả là cả làng có thể bị tiêu diệt bởi bị nhuốc nhơ ô uế.
- sau một trận chiến trở về phải Giết Trâu Tế Trời, vì các chiến binh đã hạ xác người, cho dù đó là kẻ thù đi nữa thì họ đã bị máu người làm cho nhiễm uế.
- sau khi làm xong ngôi nhà chung (sang rông)phải Giết Trâu Tế Trời, vì trong quá trình làm nhà, có thể có những người ô uế chưa được boah (chưa được tẩy uế) lên làm hay đến chơi, và nhất là những vật liệu sử dụng có thể đang ở trong tình trạng cần tẩy uế.
… Ngoài ba trường hợp này, có thể còn nhiều trường hợp khác, mà người viết chưa được tường.
Như vậy việc Giết Trâu Tế Trời không phải là một lễ hội vui, mà là một lễ nghi thuần tuý tôn giáo. Nó gần và liên quan trực tiếp đến Ông Trời, và do vậy, theo tập tục của người Jarai việc này cũng phải làm công khai cho bàn dân thiên hạ được tỏ tường và hiệp thông, chứ không được làm cách chùng lén. Nhờ vậy dân chúng được tẩy uế và biết rõ mình được tẩy uế. Tức là biết mình không còn bị chết do tội lỗi và ô uế của mình hay của đồng loại nữa, mà đã được cứu sống nhờ có con trâu chết thay.
Đọc sách Lêvi, chúng ta cũng thấy trong truyền thống Cựu Ước đòi buộc công khai như vậy: “Tư tế sẽ dẫn bò tơ đến cửa Trướng Tao Phùng trước nhà Đức Chúa, ngài sẽ ấn tay trên đầu bò tơ và tế sát nó trước nha Đức Chúa” (Lv 4,4 xem thêm 4,14-15 …).
CÁCH GIẾT TRÂU TẾ TRỜI
Sau khi cả làng đã thống nhất với nhau việc Giết Trâu Tế Trời, trước ngày hành lễ hai lần bảy ngày, vào một buổi chiều sẽ có người đi báo cho cả làng biết trâu tế thần đã được mang về làng. Trâu được nuôi riêng ở một nơi trong làng và có người chịu trách nhiệm nuôi, chứ không được thả rong như những con trâu khác trong làng.
Tại nơi diễn ra lễ Giết Trâu Tế Trời, người trong làng sẽ dựng lên một gông ga. Đến giờ định, bao giờ cũng là buổi chiều, trâu được dẫn đến và buộc dây vào gông ga. Pô phai yang - người cúng tế - sẽ buah gông ga bằng ia hơchih. Ching chiêng nổi lên “ting ting tìng ting; ting ting tìng ting…) những người đánh ching chiêng vây quanh con trâu, làm con trâu mất phương hướng. Sau đó một người sẽ chặt nhượng hai chân sau con trâu, rồi dùng dao đâm thẳng vào tim trâu, và chỉ 3 đến 5 phút sau trâu sẽ lăn ra chết. Sau đó trâu được mang đi xẻ thịt, đầu, gan và một ít phần thịt hai bên sóng lưng trâu sẽ được dùng cúng thần.
Sau cúng tế, trâu được chia phần cho thầy cúng, cho đội ching, cho gia chủ và cho cả làng. Lúc thịt trâu đã được phân chia mới đến mừng hội, tức là ăn mừng. Ăn mừng Ông Trời đã thương nhận của lễ và cho mình sống.
Một lễ nghi tôn giáo bản địa rất đáng kính trọng như vậy tại sao lại bị dị nghị và miệt thị như thế ?
GIẢ ĐỊNH MỘT VÀI NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIỂU SAI Ý NGHĨA LỄ GIẾT TRÂU TẾ TRỜI
Một thời gian dài sau 1975, những nét đặc trung tôn giáo và văn hóa của các dân tộc thiểu số bị coi là nhảm nhí, mê tín và lạc hậu. Ngay những người Jarai được đưa đi học ở các trường ngoài Hà nội và Trung Quốc trong thời chiến khi thời bình trở lại cũng họa lại những cách miệt thị văn hóa dân tộc của mình. Chỉ độ 10 đến 15 năm trở lại đây, vấn đề tôn giáo và văn hóa của các sắc tộc thiểu số mới được nghiên cứu và bắt đầu được trân trọng trong xã hội.
Nhà nước với các phương tiện truyền thông đại chúng yểm trợ đã biến việc Giết Trâu Tế Trời trở thành lễ hội đâm trâu. Tức là loại bỏ hoàn toàn yếu tố tôn giáo chỉ còn lại yếu tố vui chơi, nên dẫn đến các lễ hội thiếu hồn, thiết chất sống. Chính những người dân tộc thiểu số tham dự các lễ hội ấy bảo chỉ có múa (soang) là vui, còn lại … Nhận xét như vậy tuy chưa toàn diện nhưng cũng phản ánh một phần giá trị thật. Vì yếu tính của việc Giết Trâu Tế Trời không còn, nên việc đâm trâu là trò đùa trước mặt bàn quan thiên hạ thì quả là có vấn đề đúng như nhiều người đã nói, hoặc còn nói thêm việc đó đang cổ vũ cho bạo lực, máu me cũng hoàn toàn đúng. Nhưng việc Giết Trâu Tế Trời của người Jarai không phải là lễ hội đâm trâu như Nhà nước đã bỏ tiền tỉ để tổ chức.
Cách đây gần hai năm, tôi có được xem một cuốn băng video của một Hội truyền giáo đã từng truyền giáo ở Việt Nam, trong đó có hai điều làm cho tôi đau lòng và khó hiểu. Trong một căn nhà, người sắc tộc thiểu số đang hướng về một vài biểu tượng tâm linh, có vẻ như đang cầu cúng rất thành kính. Một nhà thừa sai bước vào một cách dạn dĩ giựt bỏ hết những biểu tượng ấy trước những ánh mắt khiếp sợ của dân chúng, rồi ngài treo lên cây Thánh Giá ngay nơi người thiểu số đã treo biểu tượng tôn giáo của họ. Rồi sang cảnh đâm trâu. Cả trường đoạn dài đó nối với đoạn mở đầu và những đoạn kế tiếp nói lên sự dấn thân gian khổ của các thừa sai khi đến truyền giáo cho các dân tộc man di mọi rợ.
Quả là đau lòng và khó hiểu khi mình nói những anh chị em các sắc tộc thiểu số là con cùng Một Cha với mình, nhưng mình chỉ thấy họ là man di mọi rợ. Hình ảnh CHA nơi họ đâu?
Quả là đau lòng và khó hiểu khi chúng ta đã sống gần xong 5 năm đầu của thế kỷ 21 rồi, mà những tư tưởng miệt thị tín ngưỡng dân gian nơi những người mình đến truyền giáo vẫn là vấn đề nghiêm trọng.
TẠM KẾT
Thiên Chúa tôn vinh những người Công Giáo trên quê hương Việt Nam này, và cũng tôn vinh những người con của Đất Việt này chưa nhận Ngài là Cha khi chúc phúc cho rất nhiều người ngoại giáo làm việc lành phúc đức. Thiên Chúa vẫn đang có chương trình cứu độ cho từng người và từng dân tộc. Vết thương, vì là người ngoại quốc không hiểu tận tường cội nguồn tâm linh và văn hóa Việt, một số ít thừa sai đã xem việc thờ cúng ông bà tổ tiên là mê tín, và coi những vĩ nhân trong một số tôn giáo khác là Xatan, đến nay vẫn chưa lành, chưa nguôi trong lòng từng người Công Giáo nói riêng và người Việt nói chung.
Đến lượt chúng ta là người Việt trên đất Việt, liệu chúng ta có tiếp tục làm vết thương đó trở nên dữ dội hơn nơi các anh chị em thuộc các sắc tộc thiểu số của mình không ?
Chúa Yêsu từ muôn thuở cho đến muôn đời Ngài là Thiên Chúa - đó là bản Thiên Tính của Người - Còn nhân tính của Ngài thì hoàn toàn gắn chặt với sắc tộc Do-thái. Chính Chúa Cha đã gieo hạt giống Tin Mừng Yêsu vào đất Israel và dự liêu cho nó lan tỏa khắp mọi nơi mọi chốn, cho mọi loài thụ tạo hưởng nhờ ơn cứu độ từ đó. Trong mọi giáo huấn của Chúa Yêsu, Ngài luôn bảo chính Cha là người gieo giống, Cha là chủ ruộng vườn. Còn chúng ta chỉ là người đi thu hoạch, gạch lúa mang về mà thôi. Như vậy tại sao mình lại bỉu môi châm chọc và tỏ ra không chấp nhận với cách lãnh nhận ơn tha thứ từ Thiên Chúa của tổ tiên người Jarai mà mình đang được sai đến?
Ngày 2.9.2005
Thánh Lễ Tạ Ơn sau khi Tuyên Khấn Trọn Đời của một nữ tu Việt Nam ở Nam Úc
Jos. Vĩnh SA
18:25 11/10/2009
Sr. Duyên với ngọn nến Tuyên Khấn |
Hình ảnh lễ Tạ Ơn
Thì hôm nay, lúc 5 giờ sáng tinh sương, Chúa Nhật ngày 11/10/09. Mọi người thân nhân trong gia đình, bạn bè và khách mời của Soeur Mỹ Duyên đã tụ tập tại nhà ông bà Cố để chuẩn bị lên xe bus đi Port Augusta tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn được cử hành vào lúc 10 giờ 30 phút sáng, tại nhà thờ All Saints Church, Port Augusta, do Dòng Mercy và cộng đồng giáo xứ nơi Sr. Duyên đang phục vụ tổ chức.
Từ thành phố Adelaide đi lên Port Augusta, quãng đường dài trên 300 cây số. Mặc dù phải thức dậy thật sớm từ lúc 4 giờ sáng, nhưng mọi người vẫn phấn khởi lên đường,
Thánh lễ sáng nay do Cha Paul J Bourke chánh xứ All Saints Church, kiêm quản hạt giáo hạt Port Augusta chủ tế, được cử hành bằng song ngữ Anh -Việt. Phần phụng vụ dành riêng cho thân nhân và các học sinh của Sr. Duyên phụ trách.
Bài chia sẻ lời Chúa được Sơ Claudette bề trên Nhà Port Augusta, Dòng Mercy của Sơ Duyên quảng diễn. Soeur đã tóm tắt đời sống trong tinh thần sống phúc âm và lược qua cuộc hành trình ơn gọi của Sr. Duyên đến ngày hôm nay trước cộng đoàn giáo xứ.
Sơ Anna Mỹ Duyên đã được rất nhiều người trong xứ đạo, cũng như các phụ huynh và học sinh, nơi trường học mà Sơ đang phục vụ thương yêu và quí mến. Bao nhiêu người đã chuẩn bị từ lâu và chờ đợi được tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn của Sơ Duyên. Ngày Lễ Khấn Trọn Đời của Sơ Duyên, họ muốn đến tham dự, nhưng vì đường xá xôi, không thể đi được. Hơn nữa đối với các em học sinh bé nhỏ của Sr. Duyên thì càng khó khăn hơn. Thánh Lễ Khấn Trọn Đời của Sr. Duyên trước đây, được tổ chức vào một buổi tối tại thành phố Adelaide thủ phủ tiểu bang Nam Úc, cách xa nơi trường học của các em trên 300 cây số, nên các em không thể đến tham dự được.
Sau thánh lễ Tạ Ơn, mọi người được mời ở lại dùng bữa ăn trưa thân mật do giáo xứ All Saints Church, Nhà Dòng và gia đình Sơ Duyên cùng hợp tác khỏan đãi.
Chấm dứt bữa ăn trưa, phái đoàn đã được một anh thanh niên đang làm việc cho Hội Đồng Thành Phố Augusta, hướng dẫn đi tham quan chung quanh thành phố và hải cảng.
Trước khi lên đường về lại Adelaide, chúng tôi đã ghé thăm nhà Dòng Sister of Mercy Port Augusta, một Cộng Đoàn nhỏ của Dòng, nơi Sơ Mỹ Duyên đang cư trú.
Được biết thành phố cảng Port Augusta có khoảng gần 60,000 dân cư, người dân nơi đây sinh sống bằng nhiều ngành nghề, đa phần là nông trại và hầm mỏ. Có khoảng 15 người Việt định cư và làm thương mại, mở lò làm bánh mì tại đây.
Ngay kế bên thành phố, phía bên kia chân núi có một trung tâm huấn luyện quân sự lớn của quân đội Hoàng Gia Úc. Nếu chúng ta lái xe băng qua cầu trên bến cảng, nối liền trục lộ chính, quốc lộ 1 đi Whyalla và sang Perth, Tây Úc thì chúng ta sẽ nghe được những tiếng đại bác, súng nổ ầm ầm của trung tâm huấn luyện quân sự, đang tập trận..
Thành Phố cảng Port Augusta đang càng ngày càng phát triển và mỗi năm cư dân tăng lên khoảng 1,000 người.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Từ Leipzig đến Thái Hà
Đinh Vinh Phúc
09:04 11/10/2009
20 năm về trước, nước Đức thu hút sự chú ý của người Âu Châu.
Ngày mồng 9 tháng mười năm đó, bỗng dưng có tin là 70 ngàn người cầm nến, đọc kinh, ra cửa nhà thờ thánh Nicolas ở Leipzig (Nicolaïkirche). Họ thản nhiên đi lại trên phố phường, không bị nao núng vì Egon Krenz, đứng đầu đảng cộng sản sau Erich Honnecker, đã đe dọa sẽ phản ứng như quân đội Trung Quốc ở Thiên An Môn. Nhưng cảnh sát của Stasi lại có thái độ thân thiện. Từ đó làn sóng biểu tình lại rầm rộ thêm, có lúc tới 320 ngàn người sau 2 tuần lễ vùng dậy.
Nước vỡ bờ. Chúng tôi là dân chúng.Wir sind das Wolf. Chúng tôi muốn tự do, tự do bình thường như người dân của chúng tôi bên kia tường Berlin. Chúng tôi nói lên lời yêu cầu từ đáy lòng, không phải ngoại bang giật dây. Lý luận đơn sơ như vậy, mà sức thuyết phục thì vô biên. Một tháng sau, đến lượt người Berlin phất cờ.
Người cộng sản đã nghĩ ra nhiều thủ đoạn đối phó, nhưng họ không mường tường được sự xuất hiện của những đoàn người nhu mì, tay cầm nến, miệng đọc kinh. Cầu nguyện cho tự đo! Hành động như vậy thật là đi ngược với lịch sử tiến bộ của nhân loại. Quê hương của Karl Marx đã đón nhận lý thuyết vô tôn giáo. Một nửa dân số Đông Đức đã đoạn tuyệt với quá khứ, bằng cách từ chối vào nhà thờ chịu phép thánh tẩy. Vô đạo như vậy mà lại bỏ ra đọc kinh, dưới sự hướng dẫn của một mục sư, Christian Führer, thì thật là không bình thường. Nhưng có gì bình thường hơn khát vọng tự do, mà lời cầu kinh du dương, lời ca tha thiết trong thánh đường, biểu lộ ra mãnh liệt như những luồng gió từ bốn phương trời ập lại. Tâm hồn người Đức thật sâu thẳm. Chỉ có những bản nhạc râm rì, hùng tráng của Bach mới cho ta một ý niệm đầy đủ. Ta nghe những điệu hát thánh thót, trìu mến của tụi thiếu niêm từ lòng đất bay vút lên trời, ta cảm thấy sức mầu nhiệm tiềm tàng trong cuộc sống của con người. Đó là khía cạnh thiêng liêng của trời, đất và nhân loại. Người Đức đã minh chứng cho sự thật đó, định mệnh của họ gắn liền với số phận của chúng ta.
20 năm về trước, tôi miệt mài theo dõi trào lưu trí thức bên Đức, xem họ phản ứng thế nào trước thời cuộc. Nhưng Christa Wolf cũng như Habermas đã không tìm một thái độ dứt khoát. Bỏ hẳn Karl Marx thì họ không đành lòng, như phải bước ra khỏi nhà cha mẹ. Mà vô ích nếu tìm cách hàn gắng cái lưới trải dài nhưng mong manh của một học thuyết Đức có một thời thích dùng những phạm trù vĩ đại vì hiếu thắng hơn là vì nhu cầu của nhân loại. Fichte, Hieidegger, hay Bultmann là những người ý thức tới dân tộc tính của nước Đức, và có lẽ họ dễ để ý đến người Do Thái, người tự cho dân tộc mình đã được trời chọn lựa. Nhưng vì một lẽ bí ẩn nào mà gìớì trí thức bên Đức không nhận ra nơi Karl Marx bộ mặt của người Do Thái. Có thể đó là một khuyết điểm lớn. Ý tưởng về lịch sử nhân loại theo một hướng đi, một finalité, không có trong Aristode, Cicéron, Descrates hay Kant. Nhưng nó là một tín điều của Marx.
Khổng học dựa vào kinh dịch chỉ nhìn thời gian luôn biến hoá, nhưng không có đi tới một kết thúc nào. Marx thì trái lại. Lịch sử loài ngườì sẽ đến một thiên đàng không có bóc lột. Viễn cảnh huy hoàng đó làm nhiều trí thức mê mẩn, thực ra dựa theo các huyền thuyết Do Thái.
Theo truyền thống Do Thái, ta đang chờ đợi thời an bình của vị Cứu Thế mà các tiên tri đã từng loan báo. Marx thay ý niệm đấng cứu thế bằng giai cấp vô sản. Với sự thành hình của một xã hội tuyệt hảo, hoàn toàn ra ngoài các mâu thuẫn kinh tế. Vô sản là vị cứu tinh toàn vũ, là mẫu chốt của thời gian. Chữ Cứu thế hay Cứu tinh gọi là Messiah, dịch thành Christos, Christus. Christ, Messie. Dân Do Thái ngay từ đầu coi Đức Giêsu là một cứu tinh mạo danh. Vị cứu thế đích thực chưa tới, nhưng chắc chắn sẽ tới.
Thay vì ngồi đó mà mong chờ, Marx khuyên ta hãy đi vào thực tiễn, tranh đấu cho tương lai, cho sự cứu rỗi tất yếu của giai cấp vô sản, vị cứu tinh mới. Phải là người sống trong truyền thống Do Thái như Marx mới sáng tạo ra một huyền thoại vô căn cứ như vậy nhưng đầy hấp dẫn. Chứng tỏ nhân loại sống một phần vì tưởng tuợng. Mỗi thời có huyền thoại riêng.
Người Đức có truyền thống triết học. Ho có đủ thời gian để đối chiếu sự thật trông thấy được với những uớc mơ hão huyền. Phải có những thúc đẩy huyền diệu lắm mới làm người Đức tìm lại thánh đường. Tìm lại trong chính tâm hồn mình sức mạnh cần thiết để tự vệ trước bạo lực.
Ngày nay người Việt Nam cũng mang tâm trạng tương tựa. Thái Hà cũng rập theo gót chân của Leipzig. Cũng là lòng tin của dân chúng. Cũng là cử chỉ bình thường của người tín hữu. Còn về ý nghiã lịch sử của các cuộc vận động thiêng liêng này, mà người Mác xít coi là duy tâm, ta hãy chờ thời gian để đo lường.
Paris 9-10- 2009
Ngày mồng 9 tháng mười năm đó, bỗng dưng có tin là 70 ngàn người cầm nến, đọc kinh, ra cửa nhà thờ thánh Nicolas ở Leipzig (Nicolaïkirche). Họ thản nhiên đi lại trên phố phường, không bị nao núng vì Egon Krenz, đứng đầu đảng cộng sản sau Erich Honnecker, đã đe dọa sẽ phản ứng như quân đội Trung Quốc ở Thiên An Môn. Nhưng cảnh sát của Stasi lại có thái độ thân thiện. Từ đó làn sóng biểu tình lại rầm rộ thêm, có lúc tới 320 ngàn người sau 2 tuần lễ vùng dậy.
Nước vỡ bờ. Chúng tôi là dân chúng.Wir sind das Wolf. Chúng tôi muốn tự do, tự do bình thường như người dân của chúng tôi bên kia tường Berlin. Chúng tôi nói lên lời yêu cầu từ đáy lòng, không phải ngoại bang giật dây. Lý luận đơn sơ như vậy, mà sức thuyết phục thì vô biên. Một tháng sau, đến lượt người Berlin phất cờ.
Người cộng sản đã nghĩ ra nhiều thủ đoạn đối phó, nhưng họ không mường tường được sự xuất hiện của những đoàn người nhu mì, tay cầm nến, miệng đọc kinh. Cầu nguyện cho tự đo! Hành động như vậy thật là đi ngược với lịch sử tiến bộ của nhân loại. Quê hương của Karl Marx đã đón nhận lý thuyết vô tôn giáo. Một nửa dân số Đông Đức đã đoạn tuyệt với quá khứ, bằng cách từ chối vào nhà thờ chịu phép thánh tẩy. Vô đạo như vậy mà lại bỏ ra đọc kinh, dưới sự hướng dẫn của một mục sư, Christian Führer, thì thật là không bình thường. Nhưng có gì bình thường hơn khát vọng tự do, mà lời cầu kinh du dương, lời ca tha thiết trong thánh đường, biểu lộ ra mãnh liệt như những luồng gió từ bốn phương trời ập lại. Tâm hồn người Đức thật sâu thẳm. Chỉ có những bản nhạc râm rì, hùng tráng của Bach mới cho ta một ý niệm đầy đủ. Ta nghe những điệu hát thánh thót, trìu mến của tụi thiếu niêm từ lòng đất bay vút lên trời, ta cảm thấy sức mầu nhiệm tiềm tàng trong cuộc sống của con người. Đó là khía cạnh thiêng liêng của trời, đất và nhân loại. Người Đức đã minh chứng cho sự thật đó, định mệnh của họ gắn liền với số phận của chúng ta.
20 năm về trước, tôi miệt mài theo dõi trào lưu trí thức bên Đức, xem họ phản ứng thế nào trước thời cuộc. Nhưng Christa Wolf cũng như Habermas đã không tìm một thái độ dứt khoát. Bỏ hẳn Karl Marx thì họ không đành lòng, như phải bước ra khỏi nhà cha mẹ. Mà vô ích nếu tìm cách hàn gắng cái lưới trải dài nhưng mong manh của một học thuyết Đức có một thời thích dùng những phạm trù vĩ đại vì hiếu thắng hơn là vì nhu cầu của nhân loại. Fichte, Hieidegger, hay Bultmann là những người ý thức tới dân tộc tính của nước Đức, và có lẽ họ dễ để ý đến người Do Thái, người tự cho dân tộc mình đã được trời chọn lựa. Nhưng vì một lẽ bí ẩn nào mà gìớì trí thức bên Đức không nhận ra nơi Karl Marx bộ mặt của người Do Thái. Có thể đó là một khuyết điểm lớn. Ý tưởng về lịch sử nhân loại theo một hướng đi, một finalité, không có trong Aristode, Cicéron, Descrates hay Kant. Nhưng nó là một tín điều của Marx.
Khổng học dựa vào kinh dịch chỉ nhìn thời gian luôn biến hoá, nhưng không có đi tới một kết thúc nào. Marx thì trái lại. Lịch sử loài ngườì sẽ đến một thiên đàng không có bóc lột. Viễn cảnh huy hoàng đó làm nhiều trí thức mê mẩn, thực ra dựa theo các huyền thuyết Do Thái.
Theo truyền thống Do Thái, ta đang chờ đợi thời an bình của vị Cứu Thế mà các tiên tri đã từng loan báo. Marx thay ý niệm đấng cứu thế bằng giai cấp vô sản. Với sự thành hình của một xã hội tuyệt hảo, hoàn toàn ra ngoài các mâu thuẫn kinh tế. Vô sản là vị cứu tinh toàn vũ, là mẫu chốt của thời gian. Chữ Cứu thế hay Cứu tinh gọi là Messiah, dịch thành Christos, Christus. Christ, Messie. Dân Do Thái ngay từ đầu coi Đức Giêsu là một cứu tinh mạo danh. Vị cứu thế đích thực chưa tới, nhưng chắc chắn sẽ tới.
Thay vì ngồi đó mà mong chờ, Marx khuyên ta hãy đi vào thực tiễn, tranh đấu cho tương lai, cho sự cứu rỗi tất yếu của giai cấp vô sản, vị cứu tinh mới. Phải là người sống trong truyền thống Do Thái như Marx mới sáng tạo ra một huyền thoại vô căn cứ như vậy nhưng đầy hấp dẫn. Chứng tỏ nhân loại sống một phần vì tưởng tuợng. Mỗi thời có huyền thoại riêng.
Người Đức có truyền thống triết học. Ho có đủ thời gian để đối chiếu sự thật trông thấy được với những uớc mơ hão huyền. Phải có những thúc đẩy huyền diệu lắm mới làm người Đức tìm lại thánh đường. Tìm lại trong chính tâm hồn mình sức mạnh cần thiết để tự vệ trước bạo lực.
Ngày nay người Việt Nam cũng mang tâm trạng tương tựa. Thái Hà cũng rập theo gót chân của Leipzig. Cũng là lòng tin của dân chúng. Cũng là cử chỉ bình thường của người tín hữu. Còn về ý nghiã lịch sử của các cuộc vận động thiêng liêng này, mà người Mác xít coi là duy tâm, ta hãy chờ thời gian để đo lường.
Paris 9-10- 2009
Hồi Ký: Câu chuyện về một thời: Ba chủng viện: Hoàng Nguyên, Kẻ Non, Vĩnh Trị phải triệt hạ 1857-1858
+GM. Phaolô Lê Đắc Trọng
13:12 11/10/2009
Hồi Ký: Câu chuyện về một thời: Ba chủng viện: Hoàng Nguyên, Kẻ Non, Vĩnh Trị phải triệt hạ 1857-1858
(Trích một đoạn, Đoạn 8 trong Truyện Cố Thánh Vê-na)
Cố Ven không muốn nghỉ, chỉ muốn đi làm phúc liên, các họ đạo sợ hãi không dám rước. Song Ngài đi làm phúc họ Hoàng Nguyên, Lảnh Trì, Bút Đông, đoạn về nhà trường Hoàng Nguyên nghỉ. Độ ấy Ngài và Cố Đông là Bề Trên nhà trường sai một người đem những thư tây xuống Nam Định, cậy những lái buôn Tàu có cửa hàng ở đấy gửi sang cho Cố giữ việc ở Hương Cảng như đã quen xưa nay. Chẳng may, người mang thư ấy bị bắt cùng phải giải nộp cho quan Nam Định. Quan tra tấn dữ lắm cho nên nó xưng ra những làng Hoàng Nguyên, Kẻ Non, Kẻ Vĩnh, có Nhà Chung, Nhà Trường và có Trưởng đạo Tây ở đấy nữa.
Vì vậy tối ngày 10 tháng 05 có kẻ đưa tin cho Cố Đông và Cố Ven rằng: “Quan Hà Nội đem quân xuống vây bọc Nhà Trường đã đến nửa đường rồi”. Cố Đông truyền cho Nhà Trường phải chạy cả đồ, cả người ngay trong đêm hôm ấy, chỉ để xác nhà không. Học trò chạy đồ gửi nhà bổn đạo ngoài làng rồi đi. Cố Đông và Cố Ven cùng lo trốn.
Sáng sớm ngày mai, quân quan và phu hai ba Tổng, hơn 2000 người đến vây bọc làng Hoàng Nguyên. Chúng nó đã chắc sẽ bắt được hết mọi người Nhà Trường. Song chỉ bắt được có hai Chú và một Bõ mù canh cổng, hai chị em con nhà Sãi, còn về của cải thì không lấy được gì!
Quan quân không bắt được gì thì nổi giận, bèn kéo nhau vây bọc Bái Đô, Bái Vàng, Đồng Tứ, Chằm Thượng, Chằm Hạ, Cổ Liêu, song chỉ bắt được một thày già sáu tên là Tư đã 70 tuổi và 9 người học trò đang chạy ngoài đồng. Nó đóng gông bấy nhiêu người giải về Hà Nội. Ông già Tư phải giam cùng chết rũ tù, còn những người kia không chịu đạp ảnh thì phải lưu đầy Tuyên Quang, Thái Nguyên. Các quan đốt Nhà Trường, chặt các luỹ tre, cùng giao vườn đất đồng điền của Nhà Trường cho kẻ ngoại nhận cày cấy nộp thuế, còn nhà thờ Hoàng Nguyên và những nhà thờ các làng nó đã vây bọc thì nó dỡ xuống hết.
Ngày 15 tháng ấy, các quan vây bọc làng Kẻ Non, lấy hết đồ vật của cải. Đoạn phá đốt Nhà Trường, cắm lấy vườn đất ruộng nương của nhà trường phát cho kẻ ngoại nhận canh tác. Đức Cha Khiêm và cả Nhà Trường chạy được hết. Các quan chỉ bắt được có một chú học trò và mấy người bổn đạo mà thôi.
Ngày 19 tháng ấy, Nhà Trường cùng Nhà Chung Vĩnh Trị phải phá. Làng Kẻ Vĩnh đi đạo từ đời vua Vĩnh Thịnh nhà Lê (Vua Dụ Tông năm 1750) đến năm Cảnh Hưng 1765 Đức Cha Bêtrandô lập Nhà Chung, Nhà Tràng ở đấy. Vì làng ấy trung độ, ở chính giữa địa phận Tây. Địa thế rộng rãi, đường thuỷ bộ cả Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hoá, tiếp giáp Ninh Bình thông ra Sông Cái, dễ ẩn, dễ chạy lúc cấm cách. Cũng vì xã ấy toàn tòng đạo, và dân cứng cát táo bạo, có lòng mến đạo, mến các Đấng, và có công chịu khó giúp các Đấng lúc ngặt nghèo khốn khó.
Vì vậy các Đấng các Bậc có lòng thương làng Kẻ Vĩnh cách riêng. Năm Tự Đức thập niên, khi Cụ Tịnh phải bắt vừa xong, thì quan đem 200 quân có ý phá Nhà Chung, Nhà Trường. Song dân đút bạc, thì quan chỉ phá Đạo Đường, còn bốn chiếc Đạo Quán thì để lại, và Nhà Chung, Nhà Trường ba phần thì dỡ xuống một, còn hai phần thì để nguyên. Cho nên khi quan đi rồi, thỉnh thoảng Đức Cha Liêu còn lai vãng.
Đến tháng Tư năm sau, các quan bắt được thư Đức Cha Liêu gửi về Tây, thì quan Nam Định là Nguyễn Đình Tân là người ghét và phá đạo, giết nhiều người, dân gọi ông là con hùm con cọp, đem quân vây bọc làng Vĩnh Trị, bắt được sách kinh sách đạo, đồ đạo nhiều lắm. Lấy của cải phá phách Nhà Chung, Nhà Trường, triệt hạ các đạo quản, bắt 37 người dân giải về tỉnh Nam Định, rồi chẳng những là buộc tội cho dân Vĩnh Trị là che giấu các Đạo Trưởng đã lâu năm, lại gọi làng ấy là đại đô nhà đạo, là chốn các Đạo Trưởng các đạo đồ tụ hội giảng đạo tụng kinh, tích trữ lúa thóc tiền bạc, và còn vu cho dân Vĩnh Trị đã biết Đạo Trưởng Liêu, Đạo Trưởng Thế gửi tờ xin Tây đánh An Nam, cứu chữa bổn đạo, mà chẳng tố giác với vua quan, cho nên làm án cho dân Vĩnh Trị là “Âm thông ngoại quốc mống lòng khởi ngụy với triều đình”.
Tóm lại, án quan thượng Tân làm như sau: “Chánh phó lý trưởng và hai người đầu mục phải giảo quyết, 23 người bất khẳng quá khoá thập tự phải phát lưu, 10 người xuất giáo thì phạt 100 trượng rồi tha về, còn bao nhiêu người xã ấy, đàn ông, đàn bà phải tháp nhập các dân vô tòng Giatô đạo quản thúc”.
Điền thổ thì chia ra, giao các xã phụ cận nhận canh thu thuế, còn xã hiệu Vĩnh Trị thì bỏ đi cho hẳn, chẳng còn có xã ấy nữa. Quan Thượng Tân đệ án này vào kinh mà vua châu phê rồi, gửi ra Nam Định.
Tiếng Nhà Chung, Nhà Trường cùng làng Kẻ Vĩnh phải phá tan khốn nạn làm vậy, thì răn dạy khắp cả mọi nơi như tiếng sấm sét, những kẻ có đạo nghe thấy thì giật mình, sợ hãi kinh khiếp. Giáo dân lo sợ chẳng khỏi bao lâu mình sẽ phải phá như làm vậy. Các Cố, các Cụ cùng những người nhà Đức Chúa Trời, đã ở, đã học lâu năm trong Nhà Trường Kẻ Vĩnh, vui vẻ sầm uất dường ấy, thì lo buồn thương tiếc là dường nào!
Nhất là dân Kẻ Vĩnh phải bỏ quê cha đất tổ, mồ mả của ông bà cha mẹ, mà phiêu lưu đến đất quê người, cổ thì mang gông, con thì tay bồng tay dắt, mẹ nào con ấy phải giải đi như lũ tù phạm, vừa đi vừa khóc thật là thảm thiết đắng cay! Song dân không ngã lòng, một trông cậy Chúa lòng lành phép tắc sẽ thương đến dân Vĩnh Trị như xưa đã thương dân Israel phải chịu lưu đầy sang Babylon và lại được về bản quán vậy.
Về sau có người dân Vĩnh Trị làm bài thơ than khóc Vĩnh Trị như sau:
“ớ cha! ớ mẹ! ớ trời ơi!
Vĩnh đường cảnh sắc thật là vui
Phong ba một trận liền tan tác
Nam Bắc đôi phương cũng ngậm ngùi
Nhớ đến ngày xưa sa nước mắt
Trông về đất tổ đổ mồ hôi
Đã hay: Khi bỉ còn khi thái
Đến vận hanh, gia cảnh lại hồi”.
(Trích một đoạn, Đoạn 8 trong Truyện Cố Thánh Vê-na)
Cố Ven không muốn nghỉ, chỉ muốn đi làm phúc liên, các họ đạo sợ hãi không dám rước. Song Ngài đi làm phúc họ Hoàng Nguyên, Lảnh Trì, Bút Đông, đoạn về nhà trường Hoàng Nguyên nghỉ. Độ ấy Ngài và Cố Đông là Bề Trên nhà trường sai một người đem những thư tây xuống Nam Định, cậy những lái buôn Tàu có cửa hàng ở đấy gửi sang cho Cố giữ việc ở Hương Cảng như đã quen xưa nay. Chẳng may, người mang thư ấy bị bắt cùng phải giải nộp cho quan Nam Định. Quan tra tấn dữ lắm cho nên nó xưng ra những làng Hoàng Nguyên, Kẻ Non, Kẻ Vĩnh, có Nhà Chung, Nhà Trường và có Trưởng đạo Tây ở đấy nữa.
Vì vậy tối ngày 10 tháng 05 có kẻ đưa tin cho Cố Đông và Cố Ven rằng: “Quan Hà Nội đem quân xuống vây bọc Nhà Trường đã đến nửa đường rồi”. Cố Đông truyền cho Nhà Trường phải chạy cả đồ, cả người ngay trong đêm hôm ấy, chỉ để xác nhà không. Học trò chạy đồ gửi nhà bổn đạo ngoài làng rồi đi. Cố Đông và Cố Ven cùng lo trốn.
Sáng sớm ngày mai, quân quan và phu hai ba Tổng, hơn 2000 người đến vây bọc làng Hoàng Nguyên. Chúng nó đã chắc sẽ bắt được hết mọi người Nhà Trường. Song chỉ bắt được có hai Chú và một Bõ mù canh cổng, hai chị em con nhà Sãi, còn về của cải thì không lấy được gì!
Quan quân không bắt được gì thì nổi giận, bèn kéo nhau vây bọc Bái Đô, Bái Vàng, Đồng Tứ, Chằm Thượng, Chằm Hạ, Cổ Liêu, song chỉ bắt được một thày già sáu tên là Tư đã 70 tuổi và 9 người học trò đang chạy ngoài đồng. Nó đóng gông bấy nhiêu người giải về Hà Nội. Ông già Tư phải giam cùng chết rũ tù, còn những người kia không chịu đạp ảnh thì phải lưu đầy Tuyên Quang, Thái Nguyên. Các quan đốt Nhà Trường, chặt các luỹ tre, cùng giao vườn đất đồng điền của Nhà Trường cho kẻ ngoại nhận cày cấy nộp thuế, còn nhà thờ Hoàng Nguyên và những nhà thờ các làng nó đã vây bọc thì nó dỡ xuống hết.
Ngày 15 tháng ấy, các quan vây bọc làng Kẻ Non, lấy hết đồ vật của cải. Đoạn phá đốt Nhà Trường, cắm lấy vườn đất ruộng nương của nhà trường phát cho kẻ ngoại nhận canh tác. Đức Cha Khiêm và cả Nhà Trường chạy được hết. Các quan chỉ bắt được có một chú học trò và mấy người bổn đạo mà thôi.
Ngày 19 tháng ấy, Nhà Trường cùng Nhà Chung Vĩnh Trị phải phá. Làng Kẻ Vĩnh đi đạo từ đời vua Vĩnh Thịnh nhà Lê (Vua Dụ Tông năm 1750) đến năm Cảnh Hưng 1765 Đức Cha Bêtrandô lập Nhà Chung, Nhà Tràng ở đấy. Vì làng ấy trung độ, ở chính giữa địa phận Tây. Địa thế rộng rãi, đường thuỷ bộ cả Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hoá, tiếp giáp Ninh Bình thông ra Sông Cái, dễ ẩn, dễ chạy lúc cấm cách. Cũng vì xã ấy toàn tòng đạo, và dân cứng cát táo bạo, có lòng mến đạo, mến các Đấng, và có công chịu khó giúp các Đấng lúc ngặt nghèo khốn khó.
Vì vậy các Đấng các Bậc có lòng thương làng Kẻ Vĩnh cách riêng. Năm Tự Đức thập niên, khi Cụ Tịnh phải bắt vừa xong, thì quan đem 200 quân có ý phá Nhà Chung, Nhà Trường. Song dân đút bạc, thì quan chỉ phá Đạo Đường, còn bốn chiếc Đạo Quán thì để lại, và Nhà Chung, Nhà Trường ba phần thì dỡ xuống một, còn hai phần thì để nguyên. Cho nên khi quan đi rồi, thỉnh thoảng Đức Cha Liêu còn lai vãng.
Đến tháng Tư năm sau, các quan bắt được thư Đức Cha Liêu gửi về Tây, thì quan Nam Định là Nguyễn Đình Tân là người ghét và phá đạo, giết nhiều người, dân gọi ông là con hùm con cọp, đem quân vây bọc làng Vĩnh Trị, bắt được sách kinh sách đạo, đồ đạo nhiều lắm. Lấy của cải phá phách Nhà Chung, Nhà Trường, triệt hạ các đạo quản, bắt 37 người dân giải về tỉnh Nam Định, rồi chẳng những là buộc tội cho dân Vĩnh Trị là che giấu các Đạo Trưởng đã lâu năm, lại gọi làng ấy là đại đô nhà đạo, là chốn các Đạo Trưởng các đạo đồ tụ hội giảng đạo tụng kinh, tích trữ lúa thóc tiền bạc, và còn vu cho dân Vĩnh Trị đã biết Đạo Trưởng Liêu, Đạo Trưởng Thế gửi tờ xin Tây đánh An Nam, cứu chữa bổn đạo, mà chẳng tố giác với vua quan, cho nên làm án cho dân Vĩnh Trị là “Âm thông ngoại quốc mống lòng khởi ngụy với triều đình”.
Tóm lại, án quan thượng Tân làm như sau: “Chánh phó lý trưởng và hai người đầu mục phải giảo quyết, 23 người bất khẳng quá khoá thập tự phải phát lưu, 10 người xuất giáo thì phạt 100 trượng rồi tha về, còn bao nhiêu người xã ấy, đàn ông, đàn bà phải tháp nhập các dân vô tòng Giatô đạo quản thúc”.
Điền thổ thì chia ra, giao các xã phụ cận nhận canh thu thuế, còn xã hiệu Vĩnh Trị thì bỏ đi cho hẳn, chẳng còn có xã ấy nữa. Quan Thượng Tân đệ án này vào kinh mà vua châu phê rồi, gửi ra Nam Định.
Tiếng Nhà Chung, Nhà Trường cùng làng Kẻ Vĩnh phải phá tan khốn nạn làm vậy, thì răn dạy khắp cả mọi nơi như tiếng sấm sét, những kẻ có đạo nghe thấy thì giật mình, sợ hãi kinh khiếp. Giáo dân lo sợ chẳng khỏi bao lâu mình sẽ phải phá như làm vậy. Các Cố, các Cụ cùng những người nhà Đức Chúa Trời, đã ở, đã học lâu năm trong Nhà Trường Kẻ Vĩnh, vui vẻ sầm uất dường ấy, thì lo buồn thương tiếc là dường nào!
Nhất là dân Kẻ Vĩnh phải bỏ quê cha đất tổ, mồ mả của ông bà cha mẹ, mà phiêu lưu đến đất quê người, cổ thì mang gông, con thì tay bồng tay dắt, mẹ nào con ấy phải giải đi như lũ tù phạm, vừa đi vừa khóc thật là thảm thiết đắng cay! Song dân không ngã lòng, một trông cậy Chúa lòng lành phép tắc sẽ thương đến dân Vĩnh Trị như xưa đã thương dân Israel phải chịu lưu đầy sang Babylon và lại được về bản quán vậy.
Về sau có người dân Vĩnh Trị làm bài thơ than khóc Vĩnh Trị như sau:
“ớ cha! ớ mẹ! ớ trời ơi!
Vĩnh đường cảnh sắc thật là vui
Phong ba một trận liền tan tác
Nam Bắc đôi phương cũng ngậm ngùi
Nhớ đến ngày xưa sa nước mắt
Trông về đất tổ đổ mồ hôi
Đã hay: Khi bỉ còn khi thái
Đến vận hanh, gia cảnh lại hồi”.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hành Trình Tiệp Khắc-Nga-Lộ Đức-Paris
Lm. Paul Văn Chi
04:45 11/10/2009
HÀNH TRÌNH TIỆP KHẮC-NGA-LỘ ĐỨC-PARIS.
THỦ ĐÔ PRAGUE TIỆP KHẮC.
Chúng tôi đi Praha - thủ đô của Cộng hoà Tiệp Khắc/ Séc (Czech Republic), vì nghe nói Praha là một đô thị đẹp nhất của Âu châu, như nhiều sách hướng dẩn du lịch khẳng định như vậy. Tiệp Khắc là tên tiếng Việt của Czechslovakia. Thành phố Praha có khoảng 1,2 triệu dân. Thành phố này được xây dựng từ nửa sau thế kỷ thứ 10, chưa từng bị chiến tranh tàn phá nên còn nguyên vẹn những kiến trúc nguyên thủy. Trên diện tích 500 km2 ở độ cao 177m đến 391m so với mặt biển nhìn xuống sông Vltava, Praha được mệnh danh là “thành phố nạm vàng” hay “thành phố 100 ngọn tháp” với nhiều tu viện, giáo đường theo kiểu Roman và Gothic cùng nhiều ngôi nhà cổ. Praha có tất cả 347 tháp, là thành phố du lịch thu hút rất nhiều du khách cả khi còn thuộc khối Cộng sản. Trước đây thì du khách phần đông là những sinh viên học sinh nhưng sau cuộc “cách mạng nhung” 1989 thì số du khách tăng vọt mỗi năm lên đến khoãng 20 triệu, và đặc biệt mùa Thu là mùa mà thu hút những cặp tình nhân đến với Praha vào những ngày cuối tuần.Từ thế kỷ thứ 9, một lâu đài tên Praha đã được xây trên 45 hécta bãi bồi gần cầu Manesuw bây giờ và đến thế kỷ thứ 10, một pháo đài được xây dựng. Praha đã có từ năm 965 và một thương gia Ả Rập, Ibrahim Ibu Yakub đã viết ca ngợi vẻ đẹp và sự buôn bán sần uất của Praha. Trào vua Wenceslas I đã cho xây những tường thành (1700m) quanh thị trấn cổ Praha, lúc ấy rộng 140 hécta, với nhiều ngôi nhà cổ kiểu Roman quí tộc mà ngày nay vẫn còn mà tầng trệt là những quán rượu. Quận 2 của Praha cũng có tường thành bao bọc, được vua Charles IV nới rộng gấp đôi từ năm 1360, như khu Hungry Wall trên đồi Petrin. Quận 3 được xây từ năm 1320 thời vua John Luxembourg và vua Charles IV, con của John, mở rộng hơn. Quận 4 cũng được vua Charles IV xây từ năm 1348 và được gọi là Praha mới với diện tích 360 hécta với 3500m tường thành, lớn hơn Paris, nhỏ hơn Roma. Các khu phố được thiết kế vuông vức bên những quảng trường lớn như quảng trường Charles rộng 80.500m2 và nhiều tu viện, nhà thờ rải rác. Mỗi bên bờ sông Vltava là 2 thị trấn, mỗi thị trấn có tòa thị sảnh và huy hiệu riêng với tường thành bao bọc và chỉ hợp nhất từ năm 1784 với vua Joseph. Một vài thắng cảnh nổi tiếng của Praha mà đoàn chúng tôi thăm viếng:
a. Lâu đài Praha: Hoàng cung này được vua Vladislav Jagellon xây từ năm 1492 -1502, thường tổ chức những lễ nghi chính thức; kể cả việc bầu cử và tấn phong Tổng thống. Trong khu này còn có nhà thờ Chư Thánh, do KTS Peter Parler xây, kế bên là nhà thờ Thánh George. Tu viện nữ tu Benadictine là 1 trong những tu viện lâu đời nhất vào thế kỷ 10 nằm trong khu này và nay là viện bảo tàng hội họa quốc gia. Đáng kể nhất là cung điện thứ 3 là phần cổ kính nhất (xây từ thế kỷ thứ 9).
b. Nhà thờ Praha: Nơi đây, vương miện của vua Tiệp được cất giữ tại nhà nguyện St Wencaslas và nhiều ông vua Tiệp cũng an nghĩ tại đây.
c. Phủ Tổng Thống là 1 trong những lâu đài cổ trên đồi Stranov. Du khách chỉ được xem một phần lâu đài, phần bên kia là nơi làm việc của Tổng thống và bộ tham mưu. Trước cửa lâu đài, 2 lính gác mặc quần áo hiệp sĩ cầm kiếm đứng gác im lìm y như bên Anh, cứ 30 phút đổi gác.
Praha, thành phố vàng của châu Âu, hàng năm đón cả chục triệu lượt khách du lịch về đây tham quan. Một trong những địa chỉ không thể bỏ qua ở thành phố trăm ngọn tháp này là chiếc cầu nối giữa phố cổ Staré Město (Old Town) và khu Malá Strana ở phía bên kia bờ sông Vitara.
Đoàn chúng tôi đến Praha vào một ngày tháng Bảy, và đi thăm Cây Cầu Trữ Tình. Tên cầu được gắn liền với tên của vị hoàng đế Charles IV. Được xây dựng năm 1357 theo kiến trúc gothic của kiến trúc sư Petr Parler, người xây dựng nhà thờ St.Vitus vĩ đại trong khuôn viên lâu đài. Cầu Charles được làm hoàn toàn bằng đá.Theo truyền thuyết, khi xây dựng cầu họ đã cho thêm lòng đỏ trứng vào vữa để nó thêm chắc chắn. Do đó, cây cầu vẫn đứng vững sau hơn 650 năm trải qua bao mùa mưa lũ, kể cả trận lũ lớn nhất trong lịch sử 500 năm gần đây, năm 2002.
Cầu Charles không phải là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Vltava ở Praha. Tại địa điểm mà nó hiện tọa lạc, cầu Judith đã đứng đó từ năm 1172-1342 thì bị sụp xuống sông sau một trận lụt. Nhưng hiện tại Charles vẫn là cầu đá lâu đời nhất châu Âu còn được sử dụng.Cầu dài 520m, rộng 9m, hai đầu cầu phía hai bờ sông là tháp Staroměstská ở phía phố cổ và tháp Malostranská ở phía Malá Strana. Dọc hai thành cầu là 30 bức tượng mang kiến trúc barocque được dựng lên từ thế kỷ 17. Phần lớn những tượng hiện được đặt trên cầu là những bản copy, những bức tượng gốc được trưng bày ở Bảo tàng Lapidarium. Bức tượng nổi tiếng nhất trên cây cầu này có lẽ là bức tượng thánh John of Nepomuk. Thánh Nepomuk là cha xứ và phó tổng giám mục Praha. Trên cương vị này ông đã không đồng tình với vua Vaclave IV trong việc cử người cho chức danh tu viện trưởng vùng Kladruby. Vì lý do đó ông bị bắt, tra tấn và bị thả trôi sông đến chết. 400 năm sau khi chết, (1729), Ngài được Đức Giáo hoàng Benedict XIII phong thánh và được người đời mến mộ.Truyền thuyết kể rằng vua Vaclave cho bắt cha xứ John of Nepomuk vì muốn biết vợ ông đã xưng tội như thế nào. Tất nhiên Nepomuk không tiết lộ nên bị tra tấn, bị giết và ném xuống sông. Ngày nay Thánh Nepomuk được dựng tượng khắp nơi. Ngài là Vị Thánh bảo hộ của những cây cầu, của các cha xứ, của sự bảo mật xưng tội và của cả Bohemia. Có lẽ vì lẽ đó mà ai đi qua cây cầu này cũng đều sờ tay vào bức tượng để cầu may mắn và mong một ngày sẽ trở lại Praha.
Cầu Charles là một cây cầu đẹp, lãng mạn bậc nhất, do đó, các đôi tình nhân hay vợ chồng mới cưới đua nhau đến đây chụp ảnh kỷ niệm. Cầu chỉ dành cho người đi bộ và cũng như mọi lần cây cầu vẫn ngày đêm nhộn nhịp du khách, các quầy bán quà lưu niệm và những nghệ sĩ đường phố. Họ đàn, hát, vẽ và tất nhiên là không thể thiếu những nghệ sĩ diễn kịch rối. Trong khung cảnh lãng mạn như thế du khách có thể bỏ tiền mua đủ thứ mà bình thường chắc cũng chẳng mấy khi để ý tới.
Đặc biệt nhất là khi chính mình được hưởng những giây phút ngọt ngào trên cây cầu, khi chúng tôi đồng hành với mọi người, tay trong tay lang thang từ đầu cầu bên này đến đầu cầu bên, thỉnh thoảng dừng lại cùng nhau thưởng thức lâu đài Praha và cả thành phố lung linh soi bóng xuống dòng sông Vltava.
Và chúng tôi cùng nhau chạm một lần vào tượng Thánh Nepomuk để cầu mong hạnh phúc, may mắn và hẹn ngày trở lại Praha cũng như trở lại cây cầu này.
d. Quảng trường "con gà trống" là nơi chúng tôi nghe gà trống gáy vào những lúc điểm giờ từ chiếc đồng hồ lớn (Astronomical clock) đặt trên tòa nhà Town Hall ở giữa quảng trường. Không chỉ vậy, du khách còn được ngắm những cô gái zigane ngồi đánh bím tóc cho nhau trong khi nghe hòa nhạc hay xem xiếc rong như ngày xưa.
Sau đó, chúng tôi đến thăm tu viện St George, tháp Vysehrad Citadel gần Corinthia Towers Hotel (cao 200 m) và Quốc Hội. Cách đó 500m là nhà thờ St Peter và St Paul. Đi thêm 2 km là rạp hát quốc gia (National Theatre) và Charles Square, gần đó là Metro station Vysehrad. Đoàn thăm viếng Vương cung thánh đường St. Vitus (St. Vituskatedralen) được xây cất ròng rã trong 580 năm và lâu đài Hradcany (Prague Castle) là 2 thắng tích nổi danh.
Praha còn có tháp chuông cổ Orloi, Cung điện mùa hè hoàng gia Tiệp "Belle villa" (tòa nhà đẹp nhất thời phục hưng, xây từ năm 1538, với đài phun nước ngay giữa cung điện là đài phun nước đẹp nhất Praha) và những di tích của các triều đại Bohemia - Charles - Hapsburg -Rudolf II, như cầu Charles xưa nhất Praha và cầu Juditin Most, cầu đá lớn thứ 2 ở Trung Âu. Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như trường đại học Charles, được xây từ năm 1348, Bảo tàng quốc gia, National Gallery, hay thánh đường Do Thái Jerusalem Synagogue, được xây từ 1906 -1907 bởi Wilhelm Stiassny/ Bratislava, hoặc Milunić và Gehry's Dancing House. Praha có một cộng đồng Do Thái rất đông và lâu đời. Praha ở trung tâm châu Âu nên đây là vị trí thuận lợi cho giao thương và du lịch. Từ trên đỉnh đồi Stranov nhìn xuống Praha với dòng sông Vltava mới thấy Praha là một bức tranh tuyệt đẹp. Hàng chục cầu đá, biết bao tượng đài, các khu phố cổ với nhiều tầng cao thấp bên những biệt thự nằm cheo leo bên sườn đồi và những con đường uốn lượn quanh những thung lũng xanh. Praha có sinh hoạt văn hóa rất phong phú, những nhà hát thành phố, nhà nhạc kịch quốc gia, Nationalteatre, các nhà thờ St. Nicholaus church cung ứng nhiều buổi trình diễn nhạc kịch opera, hòa nhạc và còn rất nhiều những bảo tàng viện ở Praha. Phương tiện di chuyển công cộng của Praha gồm có xe buýt, xe tram, xe lửa rất thuận tiện và rẻ tiền.
Đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam ở Tiệp gồm những du học sinh và công nhân thuộc diện trao đổi lao động nay được thường trú ở Tiệp, khoảng gần 100,000 người. Bên cạnh đó còn có những người từ Việt Nam xin sang kinh doanh. Đoàn chúng tôi viếng một trong những khu doanh nghiệp của người Việt là khu chợ SAPA ở Libuse. Đây là khu chợ bán sỉ, quần áo, giày dép và các thứ linh tinh nhập từ các nơi khác rồi phân phối cho bạn hàng người Tiệp lẫn Việt. Trong khu chợ này có những hàng quán bán thức ăn Việt Nam, giống như một Little Saigon ở California thu nhỏ.Nơi này còn được gọi là “Tiểu Hà Nội-Little Hanoi.” Tại đâycó đủ thứ hết: bánh cuốn, cơm tấm, tiết canh, cháo lòng, bún chả, thịt nướng, nghe nói có cả thịt “cầy”, cà phê Trung Nguyên, nhiều thứ khác nữa. Có những tiệm làm đẹp cho các cô, như tiệm uốn tóc, làm móng tay, cho thuê áo/trang điểm cô dâu. Đủ thứ dịch vụ, từ tiệm băng nhạc, sách báo, dịch vụ dạy lái xe, dạy vi tính, dạy tiếng Tiệp, tiếng Hoa… đến du lịch, giấy tờ. Đó là một chút sinh hoạt của một khu kinh doanh lớn nhưng cũng tìm thấy rải rác những tiệm ăn hoặc cửa hàng bán quần áo do người Việt Nam làm chủ. Nhiều nhà hàng Tàu Bắc Kinh mà trong menu cũng có chả giò, phở, hủ tiếu, cháo... Ăn uống ở đây rất rẻ so với giá sinh hoạt ở Tây/Bắc Âu và có lẽ rẻ hơn cả ở Mỹ nữa. Xe buýt đi về hướng khu phố cổ Staré Mesto, rẽ vào con đường lớn Wilsonova, vượt qua sông Vltava đi về hướng Prague Castle, rồi từ đây theo hướng Bắc mà rời khỏi thủ đô Prague. Càng xa ngoại ô, nhà cửa càng thưa vắng, chỉ còn những căn nhà nhỏ cô đơn, trơ trọi giữa cánh đồng. Một lúc sau đó thì chỉ là núi đồi thoai thoải, kéo dài xa tắp ngút ngàn tới tận chân trời. Con đường số 7 này có từ xa xưa, có lẽ đến hàng ngàn năm rồi, nó chạy theo hướng Tây Bắc nối Prague đến thị trấn từng là đế đô Chomutov gần biên giới Ðức mà rặng núi Krusne là biên giới thiên nhiên giữa Tiệp và Ðức.
PETERSBURG VÀ MOSCOW- NGA
Đoàn chúng tôi viếng thăm Petersburg, vùng cực Bắc của quả địa cầu gần Phần Lan, đoàn chúng tôi chứng kiến những đêm dài không ngủ vì mặt trời vẫn toả sáng đặc biệt của vùng Bắc Bán cầu này. Petersburg còn là Thủ đô của Vua Chúa Nga Sô. Với nhiều Bảo Tàng Viện. Thăm viếng các di tích lịch sử từ thời Sa Hoàng đến thời kỳ Cộng Sản chiếm đóng. Đoàn thăm viếng các tranh vẽ của Leonardo da Vinci, Rembrandt, Picasso. Sau đò, Hành Trình Niềm Tin đi xe lửa về Moscow. Thăm viếng Quảng Trưởng Đỏ với Điện Cẩm Linh, trung ương của thế giới Cộng Sản xưa kia. Thăm viếng các di sản văn hoá của Nga Sô và thời kỳ Cộng Sản Đông Âu.
Nước Nga là quốc gia rộng nhất thế giới trải dài từ miền đông châu Âu, qua trên phía bắc châu Á, sang đến bờ Thái Bình Dương. Phần lớn đất đai Nga là các đồng bằng rộng lớn, ở cả châu Âu và châu Á. Các đồng bằng này chủ yếu là thảo nguyên về phía nam và rừng rậm về phía bắc, với các tundra (lãnh nguyên) dọc theo bờ biển phía bắc. Các dãy núi chủ yếu nằm ở biên giới phía nam, chẳng hạn như Caucasus (ở đây có đỉnh Elbrus, là điểm cao nhất thuộc Nga và châu Âu với cao độ 5.633 m) và dãy Altai, cũng như ở phần phía đông, chẳng hạn như dãy Verkhoyansk hoặc các núi lửa trên Kamchatka. Dãy Ural, là một dãy núi chạy theo hướng bắc-nam, tạo ra sự phân chia cơ bản giữa châu Âu và châu Á cũng là một dãy núi nổi tiếng. Nga có đường bờ biển dài trên 37.000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương, cũng như dọc theo các biển mang tính trong nội địa ít hay nhiều như Baltic, biển Đen và biển Caspi.
Thủ đô: Moscow-Maxcơva
Dân số: 143.782.338 người
Ngôn ngữ: Tiếng Nga
Tiền tệ: Đồng Rub
Tỷ giá: 01 Rub = 0,0349 Đôla Mỹ
Khí hậu: Khí hậu thay đổi từ mát mẻ dọc theo bờ biển Đen cho đến lạnh giá ở Siberia.
Từ miền Nam tới Trung và kéo lên phía Bắc, trong thành phố hay mênh mang thảo nguyên, thiên nhiên dường như chỉ bao trùm một làn khí nhẹ, trong và hòa trộn đủ hương vị của đất trời. Đã xa rồi thời của những luống cây nông trang trong các trang sách của Mirkhain
Solokhop, cũng đã lùi vào lịch sử những bó lúa được nàng Emilia nặng nhọc vác trên vai, rung rinh theo bước chân trên tấm ván gỗ chênh vênh thời chiến tranh vệ quốc, song trong tâm trí chúng tôi, mùi oải hương, ngải và mùi đất vỡ hoang bốc hơi nghi ngút vẫn như lẩn quất xung quanh.
Tất cả nhưng ai đã từng biết tới đất nước rộng mênh mông này đều có thể khẳng định về vẻ đẹp không gì sánh nổi của mùa thu. Mỗi khoảnh khắc nhẹ như hơi thở, một thời điểm giao mùa nhanh như cánh chim câu lướt trên quảng trường, đất trời bồng đói khác đến kỳ diệu. Chỉ trong một đêm tháng 10, có lẽ cũng chỉ trong một vài giây, con người bước ra khỏi cửa bỗng sẽ bắt gặp lá vàng rụng đầy trên các thảm cỏ, còn hai bên đường ngoại ô, phóng tầm mắt xa tít tắp, nơi nào cũng bao bọc một mầu vàng xanh. Chưa thể nhuộm vàng ngay một lúc, người hoạ sĩ thiên nhiên đành pha trộn hai sắc vàng - xanh vào nhau để tô điểm những cánh rừng.
Rừng ờ Nga bao bọc quanh thành phố, dù đó là Moscow, St. Petersburg hay Riga… Ngay cả trong thành phố, xen lẫn những khối nhà đá xám nặng nề là hàng cây thẳng tắp, thiên đường của chim câu, chim sẻ, quạ đen, quạ khoang… Cũng vào bình minh, nhưng trong mùa hạ chúng cãi cọ điếc tai, nhưng khi tiết trời đã chớm thu, dường như giọng cãi vã của bầy chim bỗng như nhẹ hơn, êm tai hơn. Hoặc chúng cũng lo sợ về tấm chăn tuyết vĩ đại mùa đông sắm trùm lên cảnh vật mà bớt cãi vã, mải miết đi tìm nơi trú ẩn? Cũng đâu chỉ bầy chim đông vô kể đó, mà bước chân người cũng như ngập ngừng hơn trong mùa thu.
Trên các đại lộ dọc ngang Moscow, xe hơi vẫn nối nhau tạo thành dòng rì rầm bất tận, còn trên hè đường, trên đồi Lênin, khoảng trời trước Đai học Lômônôxốp bỗng vụt cao vời vợi bởi hàng cây hai bên như vươn thẳng lên và thảm lá trên cỏ bỗng dầy hơn. Đất nước đã trải qua những đổi thay chóng mặt, song bước chân người thiếu phụ ôm chó vẫn như cách đây hàng chục năm. Hai bên đường, hình như lúc nào cũng đầy ắp nét lãng mạn của những thiếu phụ ôm chó bông và váy thiếu nữ tung bay trước gió. Mùa thu, tiết trời chưa giá lạnh, và tà váy của thiếu nữ Nga vẫn còn bay trong một góc công viên.
Lớp trẻ nước Nga ngày nay vẫn xứng đáng được coi là tầng lớp tiên phong của đất nước, và tính khí vui nhộn của những chàng trai cô gái mắt xanh, mắt nâu, mắt đen huyền vẫn không hề suy giảm sau một thay đổi trong Viện Duma Quốc gia. Trong công viên, người Nga thích tới ngồi trên ghế gỗ, đọc sách và ngẫm nghĩ. Thật khó ai lý giải nổi vẻ buồn phảng phất trong ánh mắt sâu thẳm của người phụ nữ Nga. Họ đã từng buồn như vậy trong biết bao năm? Vẻ sâu thẳm trong cặp mắt Nga từ xưa tới nay cũng hút hồn người hệt như sắc vàng lá vương vãi trên mỗi thảm cỏ quanh thành phố.
Đoàn Hành Hương dạo bước trong công viên của Cung điện Mùa Thu, chúng tôi đã gặp réo rắt trong không gian tiếng saxophone của người đàn ông đơn độc. Ông đơn độc trong khoảng đất trống đơn độc trong tiếng kèn bởi thính giả duy nhất lúc đó chỉ là một thiếu nữ suy tư trên ghế. Ngay cả khi đã rời xa, tiếng saxophone vẫn như níu kéo bước chân, để thảm lá dưới chân vàng hơn và hồ nước trong cánh rừng nhỏ lặng lẽ hơn. Mặc dầu vậy, nhưng trái tim nước Nga vẫn rung theo nhịp dịu dàng của thiên nhiên tươi đẹp.
Trong cánh rừng ven ngoại ô St. Petersburg, nơi nắng chiều xiên qua hàng ngàn thân cây tạo thành tấm đan ánh sáng tràn trề trên thảm cỏ, những bà mẹ trẻ đã đặt đứa con của mình vào dòng lá vàng, đệm lá dầy như bàn tay thiên nhiên nâng đỡ bầy trẻ. Cùng trong rừng - nắng - vàng - xiên, đám thanh niên ồn ào tìm lá cài lên tóc, lá vàng tạo nên hàng trăm vương miện rực rỡ tô điểm vầng trán trong trẻo.
Đôi nét về thiên nhiên Nga
Ðến với nước Nga, đoàn chúng tôi thấy thiên nhiên đất nước này sẽ khiến cho bạn luôn có cảm giác ngây ngất như trước sự hùng vĩ, mênh mang, đa dạng, huyền diệu và pha lẫn một nỗi buồn bi tráng, dịu ngọt... Bắt đầu từ tháng Tư, mùa xuân của đất nước này đã về, cây cối lá mọc xanh dần, trong các mảnh vườn, bãi cỏ, những bông hoa cuống ngắn giống như cúc dại, mọc từng đôi nở bừng. Khoảng 10 ngày đầu tháng Năm là kỳ đẹp nhất của mùa xuân.
Nắng sậm vàng, ấm áp, nắng và đất trời dường như thôi thúc cỏ mọc xanh mướt và nếu bạn vào bất cứ khu rừng nào ở ngoại ô các thành phố lớn Moscow, Saint Peterburg, hay ở nông thôn, bạn sẽ thấy sức sống thiên nhiên thật vĩ đại: bạch dương, thông, phong, tùng... khoác áo mới và đung đưa hát trong gió nhẹ, những bông hoa linh lan trắng muốt khoe sắc tinh khiết, hoa bướm mỏng mảnh nhiều màu, hoa bồ công anh vàng rực... tất cả dệt thành một tấm thảm kỳ diệu. Các nhà ga xe lửa như Belorutskaia, Kurxkai, Abramsevo ở Moscow, ga ở Tula, ở St Petersburg, Saratov... bắt đầu đông đúc và trong số đó du khách đến với nước Nga rất đông.
Từ tháng Sáu đến hết tháng Tám, mùa hè ngự trị. Mùa hè có hoa tầm xuân dại nhiều màu nở rộ, các bà cụ Nga rất thích hái hoa này về ướp chè để uống cho thơm. Mùa hè ở Nga nóng vừa phải, nhưng thỉnh thoảng cũng có những ngày hơn 30 độ C. Đoàn chúng tôi đi du ngoạn trên sông Moscow, Vonga...
Levintan thì dùng cây cọ vẽ nên bức “Mùa Thu Vàng” bất tử. Tháng Mười có vài tuần lá vàng rực, sáng bừng khắp những nơi có cây cối. Mùa Thu Nga là mùa của thi ca, mùa của tình yêu. Sau khi chiêm ngưỡng cảnh mùa thu vang để hãy dành một giây lát ngước lên nhìn trời ngắm những đàn chim di cư đang bay ngang về vùng khí hậu ấm để tránh mùa đông Nga đang tới gần. Ðứng trước thiên nhiên Nga, con người ta, nhất là những người con người có tâm hồn nhạy cảm bạn rất dễ xuất khẩu thành thơ.
St Petersburg.
Thành phố St Petersburg xinh đẹp nằm cạnh vịnh Phần Lan thuộc biển Ban-tích này hiện có 5 triệu dân. Trước năm 1918, St. Petersburg là thủ đô của nước Nga được Pierre Ðại đế, vị vua nổi tiếng trong lịch sử nước Nga xây dựng vào năm 1703. Ðến nay, nó vừa tròn 300 năm tuổi. Với tuổi đời đó, St. Petersburg mang trên mình sức nặng của lịch sử, văn hóa và cả những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Mỗi năm, thành phố phương Bắc này có đến 8 tháng mùa đông. Vì thế, nếu bạn tới đây vào cuối tháng 5, đôi khi bạn vẫn được thưởng thức những trận tuyết đổ nhẹ vào tháng của mùa hè, song bạn cũng vẫn nhìn thấy những cây sồi, cây phong đứng đầy trên những lối đi hoặc trong các công viên đẹp như những khu rừng giữa phố chỉ vừa kịp khoác lên mình chiếc áo choàng xanh nõn của mùa xuân. Màu xanh mượt mà của lá vừa mới nhú đẹp đến nao lòng. Tháng 5 cũng là tháng bắt đầu của những đêm trắng ở St. Petersburg.
Ðêm trắng, White Nights, tại nước Nga đêm trắng là hiện tượng kỳ lạ diễn ra vào mùa hè ở nước Nga, đặc biệt là St. Petersburg. Vào những lúc như vậy, đến tận nửa đêm ánh sáng mới tắt và 4 giờ sáng lại bừng lên. Hàng ngàn người Nga, hàng trăm ngàn du khách đã thức suốt đêm, đổ ra đường để vui chơi và chiêm ngưỡng cảnh tượng độc đáo này, những đêm trắng kỳ diệu, khách du lịch như đi lạc vào một thế giới hoàn toàn khác lạ, thực thực hư hư. Và họ thức suốt đêm để tận hưởng những khoảnh khắc kỳ diệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho nước Nga. Đoàn chúng tôi đi thuyền trên sông Nê-va, thức trắng với đêm trắng tại St Petersburg, nhìn ngắm ánh nắng vàng nhạt vương trên mái vòm bằng vàng của nhà thờ Thánh Isaac ở phía bên kia sông. Nhà thờ Thánh Isaac là một bảo tàng kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng của St. Petersburg. Ðây là nhà thờ cao thứ 4 trên thế giới với độ cao từ chân đến đỉnh tháp là 101m.
Nhà thờ được coi là bảo tàng kiến trúc và hội họa lớn của nhân loại với khoảng 3.000 bức họa được làm bằng cách ghép từng mảnh đá nhỏ vào với nhau, với mái vòm được dát bằng vàng thật, ước lượng khoảng gần 100kg ở độ cao gần 100m, với 112 cây cột lớn, cao vút rất điển hình của kiến trúc châu Âu thế kỷ 18-19. Peterholf, Bảo tàng Cung điện Mùa Hè và Hermintage, Bảo tàng Cung điện Mùa Ðông, cũng là những bảo tàng nổi tiếng vì những bộ sưu tập hội họa vĩ đại và những nét kiến trúc tuyệt vời được tạo nên bởi bàn tay và khối óc của con người. Ở cung điện Mùa Ðông, chỉ những bức tượng tạc bằng đá đặt trước các cửa phòng thế này thôi cũng đã cho thấy nét tinh xảo của người làm ra nó. Không như Cung điện Mùa Ðông nằm trong nội ô, Cung điện Mùa Hè nằm ở ngoại ô Tây Nam của thành phố.
Cung điện được xây dựng năm 1721, 18 năm sau khi thành phố St. Petersburg ra đời. Có người bảo Cung điện Mùa Hè có bóng dáng của Cung điện Versaille ở Pháp. Còn người Nga tự hào cho rằng Cung điện Mùa Hè của mình đẹp hơn Cung điện Versaille vì Cung điện Mùa Hè có nhiều đài phun nước lộng lẫy. Một vài nét gọi là phác họa. Vẻ đẹp St. Petersburg quả thật còn nhiều. Ðể nói cho hết, thật không dễ. Cung điện mùa Ðông được hoàn thành năm 1762 là nơi trị vì đất nước Nga của các triều đại vua chúa. Ngày nay được đổi thành Viện bảo tàng Hermitage, trong đó cất giữ những bộ sưu tập tranh vô cùng quí giá. Viện Smolny do Nữ hoàng Catherine xây năm 1700 để làm trường nội trú cho con em giới quý tộc.
Khi Cách mạng tháng Mười thành công, nơi đây là trụ sở chính phủ Xô-viết đầu tiên. St. Petersburg có hai công viên lớn và đẹp nhất nhì thế giới, đó là Công viên Hoàng gia, Palace Square, được xây dựng năm 1905, như một biểu trưng của vương triều Nga. Nhưng chính nơi đây đã xảy ra biến cố Ngày Chủ nhật đẫm máu, Bloody Sunday, khi hàng ngàn công nhân biểu tình dâng kiến nghị với Nga Hoàng Nicolas II đã bị binh sĩ nổ súng, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng vô sản 1917.
Công viên tháng Chạp, Decembrists Square, là công viên lớn thứ nhì ở St. Petersburg, được đặt tên theo biến cố xảy ra ngày 14-12-1825. Một nhóm sĩ quan theo chủ nghĩa cải lương đã tụ tập tại đây dự định lật đổ Sa Hoàng Nicolas II, nhưng thất bại. Hầu hết họ đã bị thủ tiêu hoặc bị đi đày. Pháo đài Peter và Paul xây năm 1703 với thánh đường cùng tên, bên trong là nơi chôn cất thi hài các Sa hoàng. Cột trụ Alexandre, The Alexander Column, được dựng vào năm 1833 như khải hoàn môn cho chiến thắng Napoleon (1812). Ðược vẽ bởi Auguste de Montferrand, bằng đá vùng Karelia trong hai năm.
Bộ Tư lệnh Hải quân, The Admiralty, xây dựng năm 1823, do Andreyan Zakharov thực hiện Tượng Peter vĩ đại, Peter the Great Statue, hay còn gọi là Tượng Ðồng Kỵ Sĩ, The Bronze Horseman, do điêu khắc gia người Pháp Etienne Falconet tạo mẫu. Năm 1833, nhà thơ vĩ đại Puskin đã làm tượng đồng này trở nên bất tử khi viết bài thơ “The Bronze Horseman.” Và còn rất nhiều, như nhà hát Mariinskim, viện đại học St. Petersburg. Hơn nữa, St. Petersburg đã là niềm cảm hứng sáng tác cho các văn thi sĩ như Aleksandr Pushkin, Fyodor Dostoyevsky, Ivan Turgenev, Nicolai Gogol. Bạn phải mất cả ngày để thăm hàng trăm gian phòng trưng bày những tác phẩm hội họa, điêu khắc nổi tiếng để cảm nhận về một nước Nga hùng mạnh với ánh hào quang văn minh vẫn còn lấp lánh.
Sau khi được chiêm ngưỡng thành phố thành phố St Petersburg tuyệt vời với Đêm Trắng tại đây, đoàn chúng tôi lên xe lửa tốc hành hạng business di chuyển về Moscow xinh đẹp với khoảng cách 600 km. Đoàn chúng tôi xuống mê cung dưới lòng đất “Moscow Metrol” hay tàu điện ngầm Metro. Tới Moscow, đoàn chúng tôi du ngoạn trong hệ thống tàu điện ngầm hiện đại và nổi tiếng nhất thế giới. Đoàn chúng tôi bước vào thang máy đi sâu xuống lòng đất có khi sâu tới 70 mét, người ta có cảm giác như đang đi vào tận trung tâm lòng đất. Chúng tôi tham quan hết những địa điểm nổi tiếng một cách dễ dàng bằng hệ thống tàu điện ngầm.
Hệ thống metro Moscow được xem là đẹp nhất thế giới. Hàng loạt các nhà ga của nó thực sự là những cung điện ngầm dưới đất. Tham gia tạo lập và trang trí cho chúng, có những hoạ sỹ và nhà điêu khắc nổi tiếng của Liên bang Xô-viết cũ, trong số đó, có các tên tuổi đã lừng danh như Pavel Korin, Alecsandr Deineka, Vera Mukhina. Bạn nên đặc biệt lưu ý rằng, việc xây dựng hệ thống metro đã không bị ngừng trệ, ngay cả trong những tháng năm ác liệt của Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai.
Hôm nay, dưới nền thành phố Moscow đã có cả một thành phố ngầm khổng lồ, với 11 tuyến đường. Ông Ðmitri Gaev đã cung cấp mấy số liệu thú vị mới nhất: 170 nhà ga, 276 km, đó là chặng dài đường metro, trong những ngày làm việc, thủ đô ngầm dưới đất Moscow chuyên chở từ 8.5 đến 9 triệu lượt người trong ngày. Vào những ngày cuối năm 2004 khi trận bão tuyết xảy đến lưu lượng vận chuyển của metro trong một ngày đêm lên tới 10 triệu lượt người. Metro Moscow được coi là ưu việt nhất trong các đường metro trên thế giới về độ an toàn và tần xuất các chuyến tàu, đặc biệt vào những giờ cao điểm.
Theo cách nhìn hệ thống điều khiển giao thông, thì có thể khẳng định metro của Moscow là độc đáo nhất, không có gì tương tự trên thế giới. Ðộc đáo về hệ thống bảo vệ trật tự công cộng, độc đáo về di chuyển nhanh. Khoảng cách giữa các đoàn tàu chỉ có 80 giây, ngắt quãng ngắn như vậy giữa các chuyến tàu đến và đi, thì ngoài Moscow, không ở đâu có được. Nó không đơn giản là phương tiện giao thông phổ biến, mà còn là công trình văn hóa - khoa học - nghệ thuật độc đáo và là niềm tự hào của mỗi người dân Nga. Ga metro đầu tiên của Nga được khởi công vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX (1929-1933), nghĩa là cách đây hơn 70 năm.
Do có hệ thống thông gió tốt, bản thân tàu chạy đã thông gió rất mạnh, lại sâu trong lòng đất nên mùa hè trong metro rất mát, còn mùa đông thì ấm áp. Metro Nga là sự kết hợp một cách hài hòa giữa hiện đại và cổ kính, và không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các tour du lịch của Nga đều dành chương trình đi tham quan các ga metro. Hầu như ngày nào người ta cũng bắt gặp du khách chụp ảnh, quay video và miệng luôn thì thào thán phục. Trước hết, mỗi ga metro thực sự là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo mang tính lịch sử và rất... Nga.
Bàn tay, khối óc của các nhà bác học, kỹ sư, công nhân và cả nghệ nhân Nga đã tạo nên nhiều công trình nghệ thuật về kiến trúc. Những bức họa khổng lồ trên trần ga, các pho tượng, biểu tượng, hoa văn, họa tiết cả cổ kính lẫn hiện đại, đan xen cùng màu sắc hài hòa. Người ta có cảm tưởng đây là một góc của bảo tàng nghệ thuật chứ không phải công trình giao thông công cộng. 163 ga là 163 kiến trúc khác nhau và mang rõ nét từng chặng đường lịch sử hào hùng của nước Nga và Liên bang Xô Viết trước đây, đặc biệt lịch sử cận, hiện đại: Puskinskaia, Komsomolskaia, Park-Kultur, Cách mạng Tháng Mười, Thư viện Lenin...
Các quầy sách, báo, tạp chí và quầy hoa tươi càng làm cho metro thêm phần đẹp rực rỡ. Có thể nói rằng tàu điện ngầm là phương tiện công cộng sạch nhất ở Nga. Người ta thường xuyên lau chùi, quét dọn, không bao giờ thấy rác hay bụi bặm ở đây. Ðể giữ được sự sạch, đẹp như thế, ngoài công sức của các nhân viên phục vụ, còn phụ thuộc vào ý thức cao của hành khách. Người ta ví rằng trúng xổ số độc đắc còn dễ hơn bắt được ai đó hút thuốc lá khi bắt đầu vào cửa Metro. Bắt đầu từ nhà ga xây dựng đầu tiên ngay trên mặt đất trước khi xuống tàu điện ngầm bạn cũng được chiêm ngưỡng tu viện Zagorsk và rửa tội bằng dòng suối linh thiêng Zagorskdu.
Quảng trường Đỏ là trung tâm văn hóa và chính trị đã trải qua nhiều mốc lịch sử, cho đến nay nó vẫn đứng sừng sững và nguy nga giữa thủ đô của nước Nga. Chữ "Đỏ" ở đây đã xuất hiện từ thế kỷ 16 và trong tiếng Nga cổ, chữ Đỏ có nghĩa là Đẹp...
Quảng trường Đỏ là trung tâm văn hóa và chính trị đã trải qua nhiều mốc lịch sử, cho đến nay nó vẫn đứng sừng sững và nguy nga giữa thủ đô của nước Nga. Chữ "Đỏ" ở đây đã xuất hiện từ thế kỷ 16 và trong tiếng Nga cổ, chữ Đỏ có nghĩa là Đẹp. Sở dĩ có tên như vậy là vì nó nằm ngay trước một Đại giáo đường có kiến trúc đẹp nhất nước Nga.
Đại giáo đường này được xây dựng từ thế kỷ 16. Nga Hoàng đã cho thiết kế 8 đỉnh tháp để tượng trưng cho 8 cuộc chiến thắng lớn của quân Nga và cũng là lúc thoát khỏi ách đô hộ hơn 300 năm về trước. Bên cạnh Quảng trường Đỏ là một bức tường cao sừng sững của điện Kremlin cũng được xây dựng từ thế kỷ 16. Còn phải kể đến ông tổ đã xây dựng tòa thành đầu tiên ở vị trí này hơn 850 năm trước là Penkaruki. Nhưng tòa thành ngày nay không phải được xây dựng từ thời đó, mà được xây dựng lần thứ 3 toàn bằng gạch đỏ.
Còn tòa thành xây dựng đầu tiên là bằng gỗ, lần thứ hai là bằng đá trắng... nhưng đã bị tàn phá. Điện Kremlin cũng là một pháo đài kiên cố và còn là nơi dừng chân của Nga Hoàng khi đến Moscow. Từ khi giành được cách mạng, Điện Kremlin vừa là nơi làm việc của các lãnh đạo cấp cao, vừa là nơi đón tiếp, gặp gỡ đối ngoại. Cho đến nay, Kremlin vẫn còn nguyên vẹn từ những nghi thức cũ cho tới nguyên hình của bên trong Cung điện.
Còn trong Viện Bảo tàng của Hoàng gia, du khách có thể chiêm ngưỡng những cỗ xe ngựa lớn bằng vàng, những bộ quần áo nạm kim cương và muôn vàn những tạo vật làm bằng vàng và đá quý của Đế chế Nga trước đây. Trong Cung điện, du khách có thể nhìn thấy chiếc "chuông vua" cao như một toà nhà 3-4 tầng, thật là một kỳ quan của nghệ thuật đúc đồng từ thế kỷ 16-17. Bên cạnh "chuông vua" còn có một "tháp chuông" với khoảng vài chục quả chuông lớn nhỏ đang ngân vang hàng ngày hàng giờ như bao thế kỷ trước đây.
Có rất nhiều "cổ pháo" được đúc với những hoa văn tinh vi, bởi vì trước đây Kremlin như một toà thành vững chắc cho nên vẫn còn những "pháo đài", những đài quan sát, những giếng hút nước ngay trong Thành. Phía dưới chân Thành có những đường hầm thông thẳng ra sông Moscow và có một toà Đại giáo đường Đấng Cứu thế để đề phòng khi có giặc bao vây. Người ta còn đồn rằng trong những đường hầm này còn cất giấu cả một thư viện đồ sộ của Nga hoàng Ivan và hiện nay người ta vẫn đang tìm kiếm kho báu này.
Văn phòng làm việc của Tổng thống Nga Putin cũng nằm trong khuôn viên của Điện Kremlin. Du khách không được vào bên trong phòng làm việc của Tổng thống, nhưng ai cũng có thể đứng từ phía ngoài để ngắm nhìn. Trước đây trong Cung điện này Chính phủ đã cho xây thêm một công trình, đó là "Cung Đại hội", nơi diễn ra các kỳ Đại hội Đảng của Đảng Cộng sản Liên Xô. Đến nay "Cung Đại hội" này vẫn tồn tại nhưng đã bị rạn nứt một vài chỗ. Thế mới biết công trình xưa của ông cha thật kiên cố và vững chắc, mà Điện Kremlin là một trong những công trình vĩ đại - một kỳ quan - một pháo đài vững chắc "bất khả xâm phạm" của nước Nga.
Từ giã nước Nga, Hành Trình Niềm Tin cùng Mẹ trên chuyến máy bay về Lộ Đức qua ngả Paris. Hành Hương Hành Trình Niềm Tin cùng Mẹ dâng Thánh lễ tại Hang Lộ Đức, nơi Mẹ hiện ra với Thánh Bernadette ngày 11 tháng 2 năm 1858. Có dịp tắm suối Lộ Đức và cầu nguyện tại đây với trung tâm của nhiếu phép lạ do Mẹ Lộ Đức yêu thương con cái loài người. Theo sử liệu, Lộ Đức, một thành phố nằm gần dãy núi Pyréneé nước Pháp, dân số khoảng 17,425,000 người. Mỗi năm có tới 2,000,000 người đến đây hành hương. Đức Mẹ hiện ra tại đây với Bernadette từ ngày 11.2.1858 đến ngày 16.7.1858 tất cả 18 lần. Sứ điệp của Mẹ tại đây kêu gọi nhân loại siêng năng lần hạt và làm việc đền tội thay cho các tội nhân. Theo văn phòng Y tế Lộ Đức, có tới 1200 phép lạ xảy ra tại Lộ Đức. Trong một buổi rước kiệu Đức Mẹ Lộ Đức Vĩ đại, đoàn chúng tôi đã cùng cả 100,000 người đọc kinh Mân Côi bằng tiếng Việt Nam, để cầu nguyện cho quê hương Việt Nam.
Sau đó, Hành Trình Niềm Tin tiến về Paris, Kinh Thành Ánh Sáng của thế giới. Đoàn thăm viếng Tháp Eiffel nổi tiếng, Giòng sông Sein muôn thuở.Đoàn cùng nhau thưởng ngoạn du lịch trên sông Sein bằng Bateaux Mouche, với nhiều di tích như Bảo Tàng Viện Le Louvre, Đại Học Sorbonne, Các Cung Điện Vua Chúa của nước Pháp, nơi chôn cất Hoàng Đế Napoléon. Đoàn thưởng ngoạn Paris by night với Arc de Triomphe, Champs Elysées nổi tiếng, công trường Concorde chứng kiến những lịch sử thăng trầm của Nước Pháp. Đoàn chúng tôi lên núi Mont Martre và dâng lễ tại Nhà Thờ Sacré Coeur Thánh Tâm, kỷ niệm những đau thương mất mát của nhân loại sau những trận thế chiến. Mont Martre, một khung cảnh vĩ đại nhìn về toàn thành phố Paris với lịch sử oai hùng. Đoàn viếng thăm Nhà Thờ Đức Bà của “Thằng Gù” và thưởng ngoạn những kỹ thuật và mỹ thuật xây dựng tinh xảo từ thời Trung Cổ. Hành Trình Niềm Tin thăm viếng hành hương kính nhớ Thánh Vincent de Paul với trái tim nguyên vẹn của Ngài và kính viếng Thánh Nữ Catherine Labouré với xác còn nguyên vẹn. Kính viếng các di tích của các Thánh Tử Đạo Việt Nam anh hùng tại đây với nhiều di tích lịch sử như gông cùm, hình ảnh, xương Thánh của các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Những di tích nhu chén lễ, giây thừng hành hình, gươm đao chém Đầu các Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam anh dũng...Tất cả như làm sống lại thời Tử Đạo, làm chúng tôi thật xúc động.Đoàn cùng nhau lên tháp Eiffel với niềm mong đợi tột cùng.Đoàn lên tới tầng cao nhất của Tháp cao tới gần 300 mét.
Tháp EIFFEL cao 320 mét được xây dựng vào năm 1889, làm toàn bằng sắt, do kỹ sư Eiffel kiến trúc, để kỷ niệm cho cuộc hội chợ lớn tại Paris. Tháp này nặng 8090 tấn, có 1792 bậc lên.
So sánh Tháp Eiffel với những tháp cao nhất trên thế giới.
1. Tháp CN Tower Toronto Canada cao 553m.
2. Ostankino Tower Moscow cao 540m
3. Sears Tower Chicago USA cao 476m
4. Twin Tower New York USA cao 448m
5. Empire State Building New York USA cao 443m
6. Tokyo Tower Japan cao 333m
7. Eiffel Tower France cao 320m
8. Sydney Tower Australia cao 308m
9. Transco Tower Houston USA cao 277m
10. Donauturm Holland cao 252m
Sau 33 ngày đêm Hành Hương Hành Trình Niềm Tin theo với 33 năm hoạt động của Chúa Giêsu, Đoàn Hành Trình Niềm Tin trở về Hoa Kỳ USA Los Angeles, để cùng nhau tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Hiền Maria cho những chuỗi ngày xa quê hương Việt Nam, nhưng được hưởng sự tư do an bình.Giờ đây,mọi người đã về với gia đình, nhưng hồng ân và tình thương của Chúa, của Mẹ Hiền Maria, và tình thương đại gia đình hành hương vẫn còn trào dâng trong mỗi trái tim, để cùng nhau sống và thắp sáng Niêm Tin trong cuộc sống, và chia sẻ Tin Yêu cho mọi người, với những hồng ân đã lãnh nhận.
TẠ ƠN CHÚA,
TẠ ƠN MẸ HIỀN MARIA,
CÁM ƠN MỌI NGƯỜI.
TẤT CẢ LÀ TẠ ƠN.
Linh Mục Paul Văn Chi.
HÀNH HƯƠNG HÀNH TRÌNH NIỀM TIN 2009.
THỦ ĐÔ PRAGUE TIỆP KHẮC.
Chúng tôi đi Praha - thủ đô của Cộng hoà Tiệp Khắc/ Séc (Czech Republic), vì nghe nói Praha là một đô thị đẹp nhất của Âu châu, như nhiều sách hướng dẩn du lịch khẳng định như vậy. Tiệp Khắc là tên tiếng Việt của Czechslovakia. Thành phố Praha có khoảng 1,2 triệu dân. Thành phố này được xây dựng từ nửa sau thế kỷ thứ 10, chưa từng bị chiến tranh tàn phá nên còn nguyên vẹn những kiến trúc nguyên thủy. Trên diện tích 500 km2 ở độ cao 177m đến 391m so với mặt biển nhìn xuống sông Vltava, Praha được mệnh danh là “thành phố nạm vàng” hay “thành phố 100 ngọn tháp” với nhiều tu viện, giáo đường theo kiểu Roman và Gothic cùng nhiều ngôi nhà cổ. Praha có tất cả 347 tháp, là thành phố du lịch thu hút rất nhiều du khách cả khi còn thuộc khối Cộng sản. Trước đây thì du khách phần đông là những sinh viên học sinh nhưng sau cuộc “cách mạng nhung” 1989 thì số du khách tăng vọt mỗi năm lên đến khoãng 20 triệu, và đặc biệt mùa Thu là mùa mà thu hút những cặp tình nhân đến với Praha vào những ngày cuối tuần.Từ thế kỷ thứ 9, một lâu đài tên Praha đã được xây trên 45 hécta bãi bồi gần cầu Manesuw bây giờ và đến thế kỷ thứ 10, một pháo đài được xây dựng. Praha đã có từ năm 965 và một thương gia Ả Rập, Ibrahim Ibu Yakub đã viết ca ngợi vẻ đẹp và sự buôn bán sần uất của Praha. Trào vua Wenceslas I đã cho xây những tường thành (1700m) quanh thị trấn cổ Praha, lúc ấy rộng 140 hécta, với nhiều ngôi nhà cổ kiểu Roman quí tộc mà ngày nay vẫn còn mà tầng trệt là những quán rượu. Quận 2 của Praha cũng có tường thành bao bọc, được vua Charles IV nới rộng gấp đôi từ năm 1360, như khu Hungry Wall trên đồi Petrin. Quận 3 được xây từ năm 1320 thời vua John Luxembourg và vua Charles IV, con của John, mở rộng hơn. Quận 4 cũng được vua Charles IV xây từ năm 1348 và được gọi là Praha mới với diện tích 360 hécta với 3500m tường thành, lớn hơn Paris, nhỏ hơn Roma. Các khu phố được thiết kế vuông vức bên những quảng trường lớn như quảng trường Charles rộng 80.500m2 và nhiều tu viện, nhà thờ rải rác. Mỗi bên bờ sông Vltava là 2 thị trấn, mỗi thị trấn có tòa thị sảnh và huy hiệu riêng với tường thành bao bọc và chỉ hợp nhất từ năm 1784 với vua Joseph. Một vài thắng cảnh nổi tiếng của Praha mà đoàn chúng tôi thăm viếng:
a. Lâu đài Praha: Hoàng cung này được vua Vladislav Jagellon xây từ năm 1492 -1502, thường tổ chức những lễ nghi chính thức; kể cả việc bầu cử và tấn phong Tổng thống. Trong khu này còn có nhà thờ Chư Thánh, do KTS Peter Parler xây, kế bên là nhà thờ Thánh George. Tu viện nữ tu Benadictine là 1 trong những tu viện lâu đời nhất vào thế kỷ 10 nằm trong khu này và nay là viện bảo tàng hội họa quốc gia. Đáng kể nhất là cung điện thứ 3 là phần cổ kính nhất (xây từ thế kỷ thứ 9).
b. Nhà thờ Praha: Nơi đây, vương miện của vua Tiệp được cất giữ tại nhà nguyện St Wencaslas và nhiều ông vua Tiệp cũng an nghĩ tại đây.
c. Phủ Tổng Thống là 1 trong những lâu đài cổ trên đồi Stranov. Du khách chỉ được xem một phần lâu đài, phần bên kia là nơi làm việc của Tổng thống và bộ tham mưu. Trước cửa lâu đài, 2 lính gác mặc quần áo hiệp sĩ cầm kiếm đứng gác im lìm y như bên Anh, cứ 30 phút đổi gác.
Praha, thành phố vàng của châu Âu, hàng năm đón cả chục triệu lượt khách du lịch về đây tham quan. Một trong những địa chỉ không thể bỏ qua ở thành phố trăm ngọn tháp này là chiếc cầu nối giữa phố cổ Staré Město (Old Town) và khu Malá Strana ở phía bên kia bờ sông Vitara.
Đoàn chúng tôi đến Praha vào một ngày tháng Bảy, và đi thăm Cây Cầu Trữ Tình. Tên cầu được gắn liền với tên của vị hoàng đế Charles IV. Được xây dựng năm 1357 theo kiến trúc gothic của kiến trúc sư Petr Parler, người xây dựng nhà thờ St.Vitus vĩ đại trong khuôn viên lâu đài. Cầu Charles được làm hoàn toàn bằng đá.Theo truyền thuyết, khi xây dựng cầu họ đã cho thêm lòng đỏ trứng vào vữa để nó thêm chắc chắn. Do đó, cây cầu vẫn đứng vững sau hơn 650 năm trải qua bao mùa mưa lũ, kể cả trận lũ lớn nhất trong lịch sử 500 năm gần đây, năm 2002.
Cầu Charles tuyệt vời. |
Tòa tháp ở đầu cầu nổi bật giữa các công trình mái đỏ của thành phố cổ Praha |
Cầu Charles là một cây cầu đẹp, lãng mạn bậc nhất, do đó, các đôi tình nhân hay vợ chồng mới cưới đua nhau đến đây chụp ảnh kỷ niệm. Cầu chỉ dành cho người đi bộ và cũng như mọi lần cây cầu vẫn ngày đêm nhộn nhịp du khách, các quầy bán quà lưu niệm và những nghệ sĩ đường phố. Họ đàn, hát, vẽ và tất nhiên là không thể thiếu những nghệ sĩ diễn kịch rối. Trong khung cảnh lãng mạn như thế du khách có thể bỏ tiền mua đủ thứ mà bình thường chắc cũng chẳng mấy khi để ý tới.
Đặc biệt nhất là khi chính mình được hưởng những giây phút ngọt ngào trên cây cầu, khi chúng tôi đồng hành với mọi người, tay trong tay lang thang từ đầu cầu bên này đến đầu cầu bên, thỉnh thoảng dừng lại cùng nhau thưởng thức lâu đài Praha và cả thành phố lung linh soi bóng xuống dòng sông Vltava.
Và chúng tôi cùng nhau chạm một lần vào tượng Thánh Nepomuk để cầu mong hạnh phúc, may mắn và hẹn ngày trở lại Praha cũng như trở lại cây cầu này.
d. Quảng trường "con gà trống" là nơi chúng tôi nghe gà trống gáy vào những lúc điểm giờ từ chiếc đồng hồ lớn (Astronomical clock) đặt trên tòa nhà Town Hall ở giữa quảng trường. Không chỉ vậy, du khách còn được ngắm những cô gái zigane ngồi đánh bím tóc cho nhau trong khi nghe hòa nhạc hay xem xiếc rong như ngày xưa.
Sau đó, chúng tôi đến thăm tu viện St George, tháp Vysehrad Citadel gần Corinthia Towers Hotel (cao 200 m) và Quốc Hội. Cách đó 500m là nhà thờ St Peter và St Paul. Đi thêm 2 km là rạp hát quốc gia (National Theatre) và Charles Square, gần đó là Metro station Vysehrad. Đoàn thăm viếng Vương cung thánh đường St. Vitus (St. Vituskatedralen) được xây cất ròng rã trong 580 năm và lâu đài Hradcany (Prague Castle) là 2 thắng tích nổi danh.
Praha còn có tháp chuông cổ Orloi, Cung điện mùa hè hoàng gia Tiệp "Belle villa" (tòa nhà đẹp nhất thời phục hưng, xây từ năm 1538, với đài phun nước ngay giữa cung điện là đài phun nước đẹp nhất Praha) và những di tích của các triều đại Bohemia - Charles - Hapsburg -Rudolf II, như cầu Charles xưa nhất Praha và cầu Juditin Most, cầu đá lớn thứ 2 ở Trung Âu. Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như trường đại học Charles, được xây từ năm 1348, Bảo tàng quốc gia, National Gallery, hay thánh đường Do Thái Jerusalem Synagogue, được xây từ 1906 -1907 bởi Wilhelm Stiassny/ Bratislava, hoặc Milunić và Gehry's Dancing House. Praha có một cộng đồng Do Thái rất đông và lâu đời. Praha ở trung tâm châu Âu nên đây là vị trí thuận lợi cho giao thương và du lịch. Từ trên đỉnh đồi Stranov nhìn xuống Praha với dòng sông Vltava mới thấy Praha là một bức tranh tuyệt đẹp. Hàng chục cầu đá, biết bao tượng đài, các khu phố cổ với nhiều tầng cao thấp bên những biệt thự nằm cheo leo bên sườn đồi và những con đường uốn lượn quanh những thung lũng xanh. Praha có sinh hoạt văn hóa rất phong phú, những nhà hát thành phố, nhà nhạc kịch quốc gia, Nationalteatre, các nhà thờ St. Nicholaus church cung ứng nhiều buổi trình diễn nhạc kịch opera, hòa nhạc và còn rất nhiều những bảo tàng viện ở Praha. Phương tiện di chuyển công cộng của Praha gồm có xe buýt, xe tram, xe lửa rất thuận tiện và rẻ tiền.
Đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam ở Tiệp gồm những du học sinh và công nhân thuộc diện trao đổi lao động nay được thường trú ở Tiệp, khoảng gần 100,000 người. Bên cạnh đó còn có những người từ Việt Nam xin sang kinh doanh. Đoàn chúng tôi viếng một trong những khu doanh nghiệp của người Việt là khu chợ SAPA ở Libuse. Đây là khu chợ bán sỉ, quần áo, giày dép và các thứ linh tinh nhập từ các nơi khác rồi phân phối cho bạn hàng người Tiệp lẫn Việt. Trong khu chợ này có những hàng quán bán thức ăn Việt Nam, giống như một Little Saigon ở California thu nhỏ.Nơi này còn được gọi là “Tiểu Hà Nội-Little Hanoi.” Tại đâycó đủ thứ hết: bánh cuốn, cơm tấm, tiết canh, cháo lòng, bún chả, thịt nướng, nghe nói có cả thịt “cầy”, cà phê Trung Nguyên, nhiều thứ khác nữa. Có những tiệm làm đẹp cho các cô, như tiệm uốn tóc, làm móng tay, cho thuê áo/trang điểm cô dâu. Đủ thứ dịch vụ, từ tiệm băng nhạc, sách báo, dịch vụ dạy lái xe, dạy vi tính, dạy tiếng Tiệp, tiếng Hoa… đến du lịch, giấy tờ. Đó là một chút sinh hoạt của một khu kinh doanh lớn nhưng cũng tìm thấy rải rác những tiệm ăn hoặc cửa hàng bán quần áo do người Việt Nam làm chủ. Nhiều nhà hàng Tàu Bắc Kinh mà trong menu cũng có chả giò, phở, hủ tiếu, cháo... Ăn uống ở đây rất rẻ so với giá sinh hoạt ở Tây/Bắc Âu và có lẽ rẻ hơn cả ở Mỹ nữa. Xe buýt đi về hướng khu phố cổ Staré Mesto, rẽ vào con đường lớn Wilsonova, vượt qua sông Vltava đi về hướng Prague Castle, rồi từ đây theo hướng Bắc mà rời khỏi thủ đô Prague. Càng xa ngoại ô, nhà cửa càng thưa vắng, chỉ còn những căn nhà nhỏ cô đơn, trơ trọi giữa cánh đồng. Một lúc sau đó thì chỉ là núi đồi thoai thoải, kéo dài xa tắp ngút ngàn tới tận chân trời. Con đường số 7 này có từ xa xưa, có lẽ đến hàng ngàn năm rồi, nó chạy theo hướng Tây Bắc nối Prague đến thị trấn từng là đế đô Chomutov gần biên giới Ðức mà rặng núi Krusne là biên giới thiên nhiên giữa Tiệp và Ðức.
PETERSBURG VÀ MOSCOW- NGA
Đoàn chúng tôi viếng thăm Petersburg, vùng cực Bắc của quả địa cầu gần Phần Lan, đoàn chúng tôi chứng kiến những đêm dài không ngủ vì mặt trời vẫn toả sáng đặc biệt của vùng Bắc Bán cầu này. Petersburg còn là Thủ đô của Vua Chúa Nga Sô. Với nhiều Bảo Tàng Viện. Thăm viếng các di tích lịch sử từ thời Sa Hoàng đến thời kỳ Cộng Sản chiếm đóng. Đoàn thăm viếng các tranh vẽ của Leonardo da Vinci, Rembrandt, Picasso. Sau đò, Hành Trình Niềm Tin đi xe lửa về Moscow. Thăm viếng Quảng Trưởng Đỏ với Điện Cẩm Linh, trung ương của thế giới Cộng Sản xưa kia. Thăm viếng các di sản văn hoá của Nga Sô và thời kỳ Cộng Sản Đông Âu.
Nước Nga là quốc gia rộng nhất thế giới trải dài từ miền đông châu Âu, qua trên phía bắc châu Á, sang đến bờ Thái Bình Dương. Phần lớn đất đai Nga là các đồng bằng rộng lớn, ở cả châu Âu và châu Á. Các đồng bằng này chủ yếu là thảo nguyên về phía nam và rừng rậm về phía bắc, với các tundra (lãnh nguyên) dọc theo bờ biển phía bắc. Các dãy núi chủ yếu nằm ở biên giới phía nam, chẳng hạn như Caucasus (ở đây có đỉnh Elbrus, là điểm cao nhất thuộc Nga và châu Âu với cao độ 5.633 m) và dãy Altai, cũng như ở phần phía đông, chẳng hạn như dãy Verkhoyansk hoặc các núi lửa trên Kamchatka. Dãy Ural, là một dãy núi chạy theo hướng bắc-nam, tạo ra sự phân chia cơ bản giữa châu Âu và châu Á cũng là một dãy núi nổi tiếng. Nga có đường bờ biển dài trên 37.000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương, cũng như dọc theo các biển mang tính trong nội địa ít hay nhiều như Baltic, biển Đen và biển Caspi.
Thủ đô: Moscow-Maxcơva
Dân số: 143.782.338 người
Ngôn ngữ: Tiếng Nga
Tiền tệ: Đồng Rub
Tỷ giá: 01 Rub = 0,0349 Đôla Mỹ
Khí hậu: Khí hậu thay đổi từ mát mẻ dọc theo bờ biển Đen cho đến lạnh giá ở Siberia.
Từ miền Nam tới Trung và kéo lên phía Bắc, trong thành phố hay mênh mang thảo nguyên, thiên nhiên dường như chỉ bao trùm một làn khí nhẹ, trong và hòa trộn đủ hương vị của đất trời. Đã xa rồi thời của những luống cây nông trang trong các trang sách của Mirkhain
Solokhop, cũng đã lùi vào lịch sử những bó lúa được nàng Emilia nặng nhọc vác trên vai, rung rinh theo bước chân trên tấm ván gỗ chênh vênh thời chiến tranh vệ quốc, song trong tâm trí chúng tôi, mùi oải hương, ngải và mùi đất vỡ hoang bốc hơi nghi ngút vẫn như lẩn quất xung quanh.
Tất cả nhưng ai đã từng biết tới đất nước rộng mênh mông này đều có thể khẳng định về vẻ đẹp không gì sánh nổi của mùa thu. Mỗi khoảnh khắc nhẹ như hơi thở, một thời điểm giao mùa nhanh như cánh chim câu lướt trên quảng trường, đất trời bồng đói khác đến kỳ diệu. Chỉ trong một đêm tháng 10, có lẽ cũng chỉ trong một vài giây, con người bước ra khỏi cửa bỗng sẽ bắt gặp lá vàng rụng đầy trên các thảm cỏ, còn hai bên đường ngoại ô, phóng tầm mắt xa tít tắp, nơi nào cũng bao bọc một mầu vàng xanh. Chưa thể nhuộm vàng ngay một lúc, người hoạ sĩ thiên nhiên đành pha trộn hai sắc vàng - xanh vào nhau để tô điểm những cánh rừng.
Rừng ờ Nga bao bọc quanh thành phố, dù đó là Moscow, St. Petersburg hay Riga… Ngay cả trong thành phố, xen lẫn những khối nhà đá xám nặng nề là hàng cây thẳng tắp, thiên đường của chim câu, chim sẻ, quạ đen, quạ khoang… Cũng vào bình minh, nhưng trong mùa hạ chúng cãi cọ điếc tai, nhưng khi tiết trời đã chớm thu, dường như giọng cãi vã của bầy chim bỗng như nhẹ hơn, êm tai hơn. Hoặc chúng cũng lo sợ về tấm chăn tuyết vĩ đại mùa đông sắm trùm lên cảnh vật mà bớt cãi vã, mải miết đi tìm nơi trú ẩn? Cũng đâu chỉ bầy chim đông vô kể đó, mà bước chân người cũng như ngập ngừng hơn trong mùa thu.
Trên các đại lộ dọc ngang Moscow, xe hơi vẫn nối nhau tạo thành dòng rì rầm bất tận, còn trên hè đường, trên đồi Lênin, khoảng trời trước Đai học Lômônôxốp bỗng vụt cao vời vợi bởi hàng cây hai bên như vươn thẳng lên và thảm lá trên cỏ bỗng dầy hơn. Đất nước đã trải qua những đổi thay chóng mặt, song bước chân người thiếu phụ ôm chó vẫn như cách đây hàng chục năm. Hai bên đường, hình như lúc nào cũng đầy ắp nét lãng mạn của những thiếu phụ ôm chó bông và váy thiếu nữ tung bay trước gió. Mùa thu, tiết trời chưa giá lạnh, và tà váy của thiếu nữ Nga vẫn còn bay trong một góc công viên.
Lớp trẻ nước Nga ngày nay vẫn xứng đáng được coi là tầng lớp tiên phong của đất nước, và tính khí vui nhộn của những chàng trai cô gái mắt xanh, mắt nâu, mắt đen huyền vẫn không hề suy giảm sau một thay đổi trong Viện Duma Quốc gia. Trong công viên, người Nga thích tới ngồi trên ghế gỗ, đọc sách và ngẫm nghĩ. Thật khó ai lý giải nổi vẻ buồn phảng phất trong ánh mắt sâu thẳm của người phụ nữ Nga. Họ đã từng buồn như vậy trong biết bao năm? Vẻ sâu thẳm trong cặp mắt Nga từ xưa tới nay cũng hút hồn người hệt như sắc vàng lá vương vãi trên mỗi thảm cỏ quanh thành phố.
Đoàn Hành Hương dạo bước trong công viên của Cung điện Mùa Thu, chúng tôi đã gặp réo rắt trong không gian tiếng saxophone của người đàn ông đơn độc. Ông đơn độc trong khoảng đất trống đơn độc trong tiếng kèn bởi thính giả duy nhất lúc đó chỉ là một thiếu nữ suy tư trên ghế. Ngay cả khi đã rời xa, tiếng saxophone vẫn như níu kéo bước chân, để thảm lá dưới chân vàng hơn và hồ nước trong cánh rừng nhỏ lặng lẽ hơn. Mặc dầu vậy, nhưng trái tim nước Nga vẫn rung theo nhịp dịu dàng của thiên nhiên tươi đẹp.
Trong cánh rừng ven ngoại ô St. Petersburg, nơi nắng chiều xiên qua hàng ngàn thân cây tạo thành tấm đan ánh sáng tràn trề trên thảm cỏ, những bà mẹ trẻ đã đặt đứa con của mình vào dòng lá vàng, đệm lá dầy như bàn tay thiên nhiên nâng đỡ bầy trẻ. Cùng trong rừng - nắng - vàng - xiên, đám thanh niên ồn ào tìm lá cài lên tóc, lá vàng tạo nên hàng trăm vương miện rực rỡ tô điểm vầng trán trong trẻo.
Đôi nét về thiên nhiên Nga
Ðến với nước Nga, đoàn chúng tôi thấy thiên nhiên đất nước này sẽ khiến cho bạn luôn có cảm giác ngây ngất như trước sự hùng vĩ, mênh mang, đa dạng, huyền diệu và pha lẫn một nỗi buồn bi tráng, dịu ngọt... Bắt đầu từ tháng Tư, mùa xuân của đất nước này đã về, cây cối lá mọc xanh dần, trong các mảnh vườn, bãi cỏ, những bông hoa cuống ngắn giống như cúc dại, mọc từng đôi nở bừng. Khoảng 10 ngày đầu tháng Năm là kỳ đẹp nhất của mùa xuân.
Nắng sậm vàng, ấm áp, nắng và đất trời dường như thôi thúc cỏ mọc xanh mướt và nếu bạn vào bất cứ khu rừng nào ở ngoại ô các thành phố lớn Moscow, Saint Peterburg, hay ở nông thôn, bạn sẽ thấy sức sống thiên nhiên thật vĩ đại: bạch dương, thông, phong, tùng... khoác áo mới và đung đưa hát trong gió nhẹ, những bông hoa linh lan trắng muốt khoe sắc tinh khiết, hoa bướm mỏng mảnh nhiều màu, hoa bồ công anh vàng rực... tất cả dệt thành một tấm thảm kỳ diệu. Các nhà ga xe lửa như Belorutskaia, Kurxkai, Abramsevo ở Moscow, ga ở Tula, ở St Petersburg, Saratov... bắt đầu đông đúc và trong số đó du khách đến với nước Nga rất đông.
Từ tháng Sáu đến hết tháng Tám, mùa hè ngự trị. Mùa hè có hoa tầm xuân dại nhiều màu nở rộ, các bà cụ Nga rất thích hái hoa này về ướp chè để uống cho thơm. Mùa hè ở Nga nóng vừa phải, nhưng thỉnh thoảng cũng có những ngày hơn 30 độ C. Đoàn chúng tôi đi du ngoạn trên sông Moscow, Vonga...
Levintan thì dùng cây cọ vẽ nên bức “Mùa Thu Vàng” bất tử. Tháng Mười có vài tuần lá vàng rực, sáng bừng khắp những nơi có cây cối. Mùa Thu Nga là mùa của thi ca, mùa của tình yêu. Sau khi chiêm ngưỡng cảnh mùa thu vang để hãy dành một giây lát ngước lên nhìn trời ngắm những đàn chim di cư đang bay ngang về vùng khí hậu ấm để tránh mùa đông Nga đang tới gần. Ðứng trước thiên nhiên Nga, con người ta, nhất là những người con người có tâm hồn nhạy cảm bạn rất dễ xuất khẩu thành thơ.
St Petersburg.
Thành phố St Petersburg xinh đẹp nằm cạnh vịnh Phần Lan thuộc biển Ban-tích này hiện có 5 triệu dân. Trước năm 1918, St. Petersburg là thủ đô của nước Nga được Pierre Ðại đế, vị vua nổi tiếng trong lịch sử nước Nga xây dựng vào năm 1703. Ðến nay, nó vừa tròn 300 năm tuổi. Với tuổi đời đó, St. Petersburg mang trên mình sức nặng của lịch sử, văn hóa và cả những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Mỗi năm, thành phố phương Bắc này có đến 8 tháng mùa đông. Vì thế, nếu bạn tới đây vào cuối tháng 5, đôi khi bạn vẫn được thưởng thức những trận tuyết đổ nhẹ vào tháng của mùa hè, song bạn cũng vẫn nhìn thấy những cây sồi, cây phong đứng đầy trên những lối đi hoặc trong các công viên đẹp như những khu rừng giữa phố chỉ vừa kịp khoác lên mình chiếc áo choàng xanh nõn của mùa xuân. Màu xanh mượt mà của lá vừa mới nhú đẹp đến nao lòng. Tháng 5 cũng là tháng bắt đầu của những đêm trắng ở St. Petersburg.
Ðêm trắng, White Nights, tại nước Nga đêm trắng là hiện tượng kỳ lạ diễn ra vào mùa hè ở nước Nga, đặc biệt là St. Petersburg. Vào những lúc như vậy, đến tận nửa đêm ánh sáng mới tắt và 4 giờ sáng lại bừng lên. Hàng ngàn người Nga, hàng trăm ngàn du khách đã thức suốt đêm, đổ ra đường để vui chơi và chiêm ngưỡng cảnh tượng độc đáo này, những đêm trắng kỳ diệu, khách du lịch như đi lạc vào một thế giới hoàn toàn khác lạ, thực thực hư hư. Và họ thức suốt đêm để tận hưởng những khoảnh khắc kỳ diệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho nước Nga. Đoàn chúng tôi đi thuyền trên sông Nê-va, thức trắng với đêm trắng tại St Petersburg, nhìn ngắm ánh nắng vàng nhạt vương trên mái vòm bằng vàng của nhà thờ Thánh Isaac ở phía bên kia sông. Nhà thờ Thánh Isaac là một bảo tàng kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng của St. Petersburg. Ðây là nhà thờ cao thứ 4 trên thế giới với độ cao từ chân đến đỉnh tháp là 101m.
Nhà thờ được coi là bảo tàng kiến trúc và hội họa lớn của nhân loại với khoảng 3.000 bức họa được làm bằng cách ghép từng mảnh đá nhỏ vào với nhau, với mái vòm được dát bằng vàng thật, ước lượng khoảng gần 100kg ở độ cao gần 100m, với 112 cây cột lớn, cao vút rất điển hình của kiến trúc châu Âu thế kỷ 18-19. Peterholf, Bảo tàng Cung điện Mùa Hè và Hermintage, Bảo tàng Cung điện Mùa Ðông, cũng là những bảo tàng nổi tiếng vì những bộ sưu tập hội họa vĩ đại và những nét kiến trúc tuyệt vời được tạo nên bởi bàn tay và khối óc của con người. Ở cung điện Mùa Ðông, chỉ những bức tượng tạc bằng đá đặt trước các cửa phòng thế này thôi cũng đã cho thấy nét tinh xảo của người làm ra nó. Không như Cung điện Mùa Ðông nằm trong nội ô, Cung điện Mùa Hè nằm ở ngoại ô Tây Nam của thành phố.
Cung điện được xây dựng năm 1721, 18 năm sau khi thành phố St. Petersburg ra đời. Có người bảo Cung điện Mùa Hè có bóng dáng của Cung điện Versaille ở Pháp. Còn người Nga tự hào cho rằng Cung điện Mùa Hè của mình đẹp hơn Cung điện Versaille vì Cung điện Mùa Hè có nhiều đài phun nước lộng lẫy. Một vài nét gọi là phác họa. Vẻ đẹp St. Petersburg quả thật còn nhiều. Ðể nói cho hết, thật không dễ. Cung điện mùa Ðông được hoàn thành năm 1762 là nơi trị vì đất nước Nga của các triều đại vua chúa. Ngày nay được đổi thành Viện bảo tàng Hermitage, trong đó cất giữ những bộ sưu tập tranh vô cùng quí giá. Viện Smolny do Nữ hoàng Catherine xây năm 1700 để làm trường nội trú cho con em giới quý tộc.
Khi Cách mạng tháng Mười thành công, nơi đây là trụ sở chính phủ Xô-viết đầu tiên. St. Petersburg có hai công viên lớn và đẹp nhất nhì thế giới, đó là Công viên Hoàng gia, Palace Square, được xây dựng năm 1905, như một biểu trưng của vương triều Nga. Nhưng chính nơi đây đã xảy ra biến cố Ngày Chủ nhật đẫm máu, Bloody Sunday, khi hàng ngàn công nhân biểu tình dâng kiến nghị với Nga Hoàng Nicolas II đã bị binh sĩ nổ súng, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng vô sản 1917.
Công viên tháng Chạp, Decembrists Square, là công viên lớn thứ nhì ở St. Petersburg, được đặt tên theo biến cố xảy ra ngày 14-12-1825. Một nhóm sĩ quan theo chủ nghĩa cải lương đã tụ tập tại đây dự định lật đổ Sa Hoàng Nicolas II, nhưng thất bại. Hầu hết họ đã bị thủ tiêu hoặc bị đi đày. Pháo đài Peter và Paul xây năm 1703 với thánh đường cùng tên, bên trong là nơi chôn cất thi hài các Sa hoàng. Cột trụ Alexandre, The Alexander Column, được dựng vào năm 1833 như khải hoàn môn cho chiến thắng Napoleon (1812). Ðược vẽ bởi Auguste de Montferrand, bằng đá vùng Karelia trong hai năm.
Bộ Tư lệnh Hải quân, The Admiralty, xây dựng năm 1823, do Andreyan Zakharov thực hiện Tượng Peter vĩ đại, Peter the Great Statue, hay còn gọi là Tượng Ðồng Kỵ Sĩ, The Bronze Horseman, do điêu khắc gia người Pháp Etienne Falconet tạo mẫu. Năm 1833, nhà thơ vĩ đại Puskin đã làm tượng đồng này trở nên bất tử khi viết bài thơ “The Bronze Horseman.” Và còn rất nhiều, như nhà hát Mariinskim, viện đại học St. Petersburg. Hơn nữa, St. Petersburg đã là niềm cảm hứng sáng tác cho các văn thi sĩ như Aleksandr Pushkin, Fyodor Dostoyevsky, Ivan Turgenev, Nicolai Gogol. Bạn phải mất cả ngày để thăm hàng trăm gian phòng trưng bày những tác phẩm hội họa, điêu khắc nổi tiếng để cảm nhận về một nước Nga hùng mạnh với ánh hào quang văn minh vẫn còn lấp lánh.
Moscow và Đất nước Nga tươi đẹp. |
Hệ thống metro Moscow được xem là đẹp nhất thế giới. Hàng loạt các nhà ga của nó thực sự là những cung điện ngầm dưới đất. Tham gia tạo lập và trang trí cho chúng, có những hoạ sỹ và nhà điêu khắc nổi tiếng của Liên bang Xô-viết cũ, trong số đó, có các tên tuổi đã lừng danh như Pavel Korin, Alecsandr Deineka, Vera Mukhina. Bạn nên đặc biệt lưu ý rằng, việc xây dựng hệ thống metro đã không bị ngừng trệ, ngay cả trong những tháng năm ác liệt của Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai.
Hôm nay, dưới nền thành phố Moscow đã có cả một thành phố ngầm khổng lồ, với 11 tuyến đường. Ông Ðmitri Gaev đã cung cấp mấy số liệu thú vị mới nhất: 170 nhà ga, 276 km, đó là chặng dài đường metro, trong những ngày làm việc, thủ đô ngầm dưới đất Moscow chuyên chở từ 8.5 đến 9 triệu lượt người trong ngày. Vào những ngày cuối năm 2004 khi trận bão tuyết xảy đến lưu lượng vận chuyển của metro trong một ngày đêm lên tới 10 triệu lượt người. Metro Moscow được coi là ưu việt nhất trong các đường metro trên thế giới về độ an toàn và tần xuất các chuyến tàu, đặc biệt vào những giờ cao điểm.
Theo cách nhìn hệ thống điều khiển giao thông, thì có thể khẳng định metro của Moscow là độc đáo nhất, không có gì tương tự trên thế giới. Ðộc đáo về hệ thống bảo vệ trật tự công cộng, độc đáo về di chuyển nhanh. Khoảng cách giữa các đoàn tàu chỉ có 80 giây, ngắt quãng ngắn như vậy giữa các chuyến tàu đến và đi, thì ngoài Moscow, không ở đâu có được. Nó không đơn giản là phương tiện giao thông phổ biến, mà còn là công trình văn hóa - khoa học - nghệ thuật độc đáo và là niềm tự hào của mỗi người dân Nga. Ga metro đầu tiên của Nga được khởi công vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX (1929-1933), nghĩa là cách đây hơn 70 năm.
Do có hệ thống thông gió tốt, bản thân tàu chạy đã thông gió rất mạnh, lại sâu trong lòng đất nên mùa hè trong metro rất mát, còn mùa đông thì ấm áp. Metro Nga là sự kết hợp một cách hài hòa giữa hiện đại và cổ kính, và không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các tour du lịch của Nga đều dành chương trình đi tham quan các ga metro. Hầu như ngày nào người ta cũng bắt gặp du khách chụp ảnh, quay video và miệng luôn thì thào thán phục. Trước hết, mỗi ga metro thực sự là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo mang tính lịch sử và rất... Nga.
Bàn tay, khối óc của các nhà bác học, kỹ sư, công nhân và cả nghệ nhân Nga đã tạo nên nhiều công trình nghệ thuật về kiến trúc. Những bức họa khổng lồ trên trần ga, các pho tượng, biểu tượng, hoa văn, họa tiết cả cổ kính lẫn hiện đại, đan xen cùng màu sắc hài hòa. Người ta có cảm tưởng đây là một góc của bảo tàng nghệ thuật chứ không phải công trình giao thông công cộng. 163 ga là 163 kiến trúc khác nhau và mang rõ nét từng chặng đường lịch sử hào hùng của nước Nga và Liên bang Xô Viết trước đây, đặc biệt lịch sử cận, hiện đại: Puskinskaia, Komsomolskaia, Park-Kultur, Cách mạng Tháng Mười, Thư viện Lenin...
Các quầy sách, báo, tạp chí và quầy hoa tươi càng làm cho metro thêm phần đẹp rực rỡ. Có thể nói rằng tàu điện ngầm là phương tiện công cộng sạch nhất ở Nga. Người ta thường xuyên lau chùi, quét dọn, không bao giờ thấy rác hay bụi bặm ở đây. Ðể giữ được sự sạch, đẹp như thế, ngoài công sức của các nhân viên phục vụ, còn phụ thuộc vào ý thức cao của hành khách. Người ta ví rằng trúng xổ số độc đắc còn dễ hơn bắt được ai đó hút thuốc lá khi bắt đầu vào cửa Metro. Bắt đầu từ nhà ga xây dựng đầu tiên ngay trên mặt đất trước khi xuống tàu điện ngầm bạn cũng được chiêm ngưỡng tu viện Zagorsk và rửa tội bằng dòng suối linh thiêng Zagorskdu.
Điện Kremlin - Một pháo đài vững chắc. |
Quảng trường Đỏ là trung tâm văn hóa và chính trị đã trải qua nhiều mốc lịch sử, cho đến nay nó vẫn đứng sừng sững và nguy nga giữa thủ đô của nước Nga. Chữ "Đỏ" ở đây đã xuất hiện từ thế kỷ 16 và trong tiếng Nga cổ, chữ Đỏ có nghĩa là Đẹp. Sở dĩ có tên như vậy là vì nó nằm ngay trước một Đại giáo đường có kiến trúc đẹp nhất nước Nga.
Đại giáo đường này được xây dựng từ thế kỷ 16. Nga Hoàng đã cho thiết kế 8 đỉnh tháp để tượng trưng cho 8 cuộc chiến thắng lớn của quân Nga và cũng là lúc thoát khỏi ách đô hộ hơn 300 năm về trước. Bên cạnh Quảng trường Đỏ là một bức tường cao sừng sững của điện Kremlin cũng được xây dựng từ thế kỷ 16. Còn phải kể đến ông tổ đã xây dựng tòa thành đầu tiên ở vị trí này hơn 850 năm trước là Penkaruki. Nhưng tòa thành ngày nay không phải được xây dựng từ thời đó, mà được xây dựng lần thứ 3 toàn bằng gạch đỏ.
Còn tòa thành xây dựng đầu tiên là bằng gỗ, lần thứ hai là bằng đá trắng... nhưng đã bị tàn phá. Điện Kremlin cũng là một pháo đài kiên cố và còn là nơi dừng chân của Nga Hoàng khi đến Moscow. Từ khi giành được cách mạng, Điện Kremlin vừa là nơi làm việc của các lãnh đạo cấp cao, vừa là nơi đón tiếp, gặp gỡ đối ngoại. Cho đến nay, Kremlin vẫn còn nguyên vẹn từ những nghi thức cũ cho tới nguyên hình của bên trong Cung điện.
Còn trong Viện Bảo tàng của Hoàng gia, du khách có thể chiêm ngưỡng những cỗ xe ngựa lớn bằng vàng, những bộ quần áo nạm kim cương và muôn vàn những tạo vật làm bằng vàng và đá quý của Đế chế Nga trước đây. Trong Cung điện, du khách có thể nhìn thấy chiếc "chuông vua" cao như một toà nhà 3-4 tầng, thật là một kỳ quan của nghệ thuật đúc đồng từ thế kỷ 16-17. Bên cạnh "chuông vua" còn có một "tháp chuông" với khoảng vài chục quả chuông lớn nhỏ đang ngân vang hàng ngày hàng giờ như bao thế kỷ trước đây.
Có rất nhiều "cổ pháo" được đúc với những hoa văn tinh vi, bởi vì trước đây Kremlin như một toà thành vững chắc cho nên vẫn còn những "pháo đài", những đài quan sát, những giếng hút nước ngay trong Thành. Phía dưới chân Thành có những đường hầm thông thẳng ra sông Moscow và có một toà Đại giáo đường Đấng Cứu thế để đề phòng khi có giặc bao vây. Người ta còn đồn rằng trong những đường hầm này còn cất giấu cả một thư viện đồ sộ của Nga hoàng Ivan và hiện nay người ta vẫn đang tìm kiếm kho báu này.
Văn phòng làm việc của Tổng thống Nga Putin cũng nằm trong khuôn viên của Điện Kremlin. Du khách không được vào bên trong phòng làm việc của Tổng thống, nhưng ai cũng có thể đứng từ phía ngoài để ngắm nhìn. Trước đây trong Cung điện này Chính phủ đã cho xây thêm một công trình, đó là "Cung Đại hội", nơi diễn ra các kỳ Đại hội Đảng của Đảng Cộng sản Liên Xô. Đến nay "Cung Đại hội" này vẫn tồn tại nhưng đã bị rạn nứt một vài chỗ. Thế mới biết công trình xưa của ông cha thật kiên cố và vững chắc, mà Điện Kremlin là một trong những công trình vĩ đại - một kỳ quan - một pháo đài vững chắc "bất khả xâm phạm" của nước Nga.
Từ giã nước Nga, Hành Trình Niềm Tin cùng Mẹ trên chuyến máy bay về Lộ Đức qua ngả Paris. Hành Hương Hành Trình Niềm Tin cùng Mẹ dâng Thánh lễ tại Hang Lộ Đức, nơi Mẹ hiện ra với Thánh Bernadette ngày 11 tháng 2 năm 1858. Có dịp tắm suối Lộ Đức và cầu nguyện tại đây với trung tâm của nhiếu phép lạ do Mẹ Lộ Đức yêu thương con cái loài người. Theo sử liệu, Lộ Đức, một thành phố nằm gần dãy núi Pyréneé nước Pháp, dân số khoảng 17,425,000 người. Mỗi năm có tới 2,000,000 người đến đây hành hương. Đức Mẹ hiện ra tại đây với Bernadette từ ngày 11.2.1858 đến ngày 16.7.1858 tất cả 18 lần. Sứ điệp của Mẹ tại đây kêu gọi nhân loại siêng năng lần hạt và làm việc đền tội thay cho các tội nhân. Theo văn phòng Y tế Lộ Đức, có tới 1200 phép lạ xảy ra tại Lộ Đức. Trong một buổi rước kiệu Đức Mẹ Lộ Đức Vĩ đại, đoàn chúng tôi đã cùng cả 100,000 người đọc kinh Mân Côi bằng tiếng Việt Nam, để cầu nguyện cho quê hương Việt Nam.
Sau đó, Hành Trình Niềm Tin tiến về Paris, Kinh Thành Ánh Sáng của thế giới. Đoàn thăm viếng Tháp Eiffel nổi tiếng, Giòng sông Sein muôn thuở.Đoàn cùng nhau thưởng ngoạn du lịch trên sông Sein bằng Bateaux Mouche, với nhiều di tích như Bảo Tàng Viện Le Louvre, Đại Học Sorbonne, Các Cung Điện Vua Chúa của nước Pháp, nơi chôn cất Hoàng Đế Napoléon. Đoàn thưởng ngoạn Paris by night với Arc de Triomphe, Champs Elysées nổi tiếng, công trường Concorde chứng kiến những lịch sử thăng trầm của Nước Pháp. Đoàn chúng tôi lên núi Mont Martre và dâng lễ tại Nhà Thờ Sacré Coeur Thánh Tâm, kỷ niệm những đau thương mất mát của nhân loại sau những trận thế chiến. Mont Martre, một khung cảnh vĩ đại nhìn về toàn thành phố Paris với lịch sử oai hùng. Đoàn viếng thăm Nhà Thờ Đức Bà của “Thằng Gù” và thưởng ngoạn những kỹ thuật và mỹ thuật xây dựng tinh xảo từ thời Trung Cổ. Hành Trình Niềm Tin thăm viếng hành hương kính nhớ Thánh Vincent de Paul với trái tim nguyên vẹn của Ngài và kính viếng Thánh Nữ Catherine Labouré với xác còn nguyên vẹn. Kính viếng các di tích của các Thánh Tử Đạo Việt Nam anh hùng tại đây với nhiều di tích lịch sử như gông cùm, hình ảnh, xương Thánh của các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Những di tích nhu chén lễ, giây thừng hành hình, gươm đao chém Đầu các Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam anh dũng...Tất cả như làm sống lại thời Tử Đạo, làm chúng tôi thật xúc động.Đoàn cùng nhau lên tháp Eiffel với niềm mong đợi tột cùng.Đoàn lên tới tầng cao nhất của Tháp cao tới gần 300 mét.
Tháp EIFFEL cao 320 mét được xây dựng vào năm 1889, làm toàn bằng sắt, do kỹ sư Eiffel kiến trúc, để kỷ niệm cho cuộc hội chợ lớn tại Paris. Tháp này nặng 8090 tấn, có 1792 bậc lên.
So sánh Tháp Eiffel với những tháp cao nhất trên thế giới.
1. Tháp CN Tower Toronto Canada cao 553m.
2. Ostankino Tower Moscow cao 540m
3. Sears Tower Chicago USA cao 476m
4. Twin Tower New York USA cao 448m
5. Empire State Building New York USA cao 443m
6. Tokyo Tower Japan cao 333m
7. Eiffel Tower France cao 320m
8. Sydney Tower Australia cao 308m
9. Transco Tower Houston USA cao 277m
10. Donauturm Holland cao 252m
Sau 33 ngày đêm Hành Hương Hành Trình Niềm Tin theo với 33 năm hoạt động của Chúa Giêsu, Đoàn Hành Trình Niềm Tin trở về Hoa Kỳ USA Los Angeles, để cùng nhau tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Hiền Maria cho những chuỗi ngày xa quê hương Việt Nam, nhưng được hưởng sự tư do an bình.Giờ đây,mọi người đã về với gia đình, nhưng hồng ân và tình thương của Chúa, của Mẹ Hiền Maria, và tình thương đại gia đình hành hương vẫn còn trào dâng trong mỗi trái tim, để cùng nhau sống và thắp sáng Niêm Tin trong cuộc sống, và chia sẻ Tin Yêu cho mọi người, với những hồng ân đã lãnh nhận.
TẠ ƠN CHÚA,
TẠ ƠN MẸ HIỀN MARIA,
CÁM ƠN MỌI NGƯỜI.
TẤT CẢ LÀ TẠ ƠN.
Linh Mục Paul Văn Chi.
HÀNH HƯƠNG HÀNH TRÌNH NIỀM TIN 2009.
Tin Đáng Chú Ý
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma gặp Dân biểu Cao Quang Ánh và khen ngợi Cộng Đồng Việt Tị Nạn
Ts. Nguyễn Đình Thắng
00:35 11/10/2009
WASHINGTON DC - Ngày 10 tháng 10, 2009 - Tại buổi ăn trưa ngày hôm qua với anh bạn hiện làm Giám Đốc Điều Hành của Uỷ Ban Nhân Quyền Tom Lantos của Quốc Hội Hoa Kỳ, tôi tình cờ được anh kể về lời khen ngợi của Đức Đạt-Lai Lạt-Mạ dành cho cộng đồng Việt tị nạn và lời khuyên của ngài cho dân tộc Việt Nam.
Anh cho biết lời khen này được chuyển đến Dân Biểu Cao Quang Ánh tại buổi đón tiếp ngày 6 tháng 10 ở Hoa Thịnh Đốn với Uỷ Ban Nhân Quyền Tom Lantos.
“Người Việt tị nạn chịu khó hợp quần với nhau, chịu khó học hỏi để thăng tiến trong xã hội mới mà vẫn duy trì được nền văn hoá truyền thống của mình. Đó là tấm gương mà người Tây Tạng ở hải ngoại cần noi theo,” Đức Đat-Lai Lạt-Ma nói, theo lời anh bạn này kể lại.
Tò mò, tôi hỏi thăm DB Cao Quang Ánh thì được biết thêm là sau lời khen ngợi, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma nhắn nhủ DB Ánh:
“Ông cần dõng dạc lên tiếng cho cộng đồng của Ông ở cấp quốc gia và quốc tế không chỉ như một vị dân biểu Mỹ mà là một vị dân biểu Mỹ gốc Việt.”
Tại buổi tiếp xúc trang trọng và đầy xúc cảm ấy, DB Ánh kể lại chính cuộc đời tị nạn của mình và những nỗ lực của Ông tại Quốc Hội nhằm tranh đấu cho tự do tôn giáo ở Việt Nam. Cũng giống như Đức Đa Lai Lạt Ma, DB Ánh phải rời bỏ quê hương, một đất nước nằm dưới chế độ cộng sản, nơi mà tự do tôn giáo và quyền làm người bị chà đạp hàng ngày. DB Ánh nêu lên tình trạng ở Thái Hà, Tam Toà, Bát Nhã, và những vị phạm khác nữa về tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khuyên nhủ cộng đồng Việt tị nạn, qua DB Ánh, đừng nản chí, đừng bỏ cuộc: “dù đang có nhiều khó khăn, tự do sẽ đến.”
Sau đó Đức Đạt-Lai Lạt-Ma nói về sự quan trọng của tính đa dạng văn hoá nhằm tạo nên một xã hội dung dị và nhân đạo và choàng cho DB Ánh tấm khăn choàng Tây Tạng làm kỷ niệm.
Trước đó, Uỷ Ban Nhân Quyền Tom Lantos đã trao cho Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giải thưởng Nhân Quyền Tom Lantos, một giải thưởng cao quý. Tại buổi trao giải thưởng có bà quả phụ Annette Lantos, vợ của DB Tom Lantos. Cùng tham dự còn có nữ Dân Biểu Nancy Pelosi, Chủ Tịch Hạ Viện; Dân Biểu Howard Berman, Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Quyền Tom Lantos; Thượng Nghị Sĩ John McCain; và nhiều thành viên của Quốc Hội.
Điều trùng hợp hi hữu là chính DB Lantos cũng là một người tị nạn cộng sản đến từ Hung Gia Lợi. Khi sinh tiền, DB Lantos là một trong những kiện tướng cho nhân quyền ở Quốc Hội Hoa Kỳ.
Cuộc đón tiếp vị lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng nói lên mối quan tâm của Quốc Hội Hoa Kỳ về tình hình ở Tây Tạng và sự yểm trợ của dân tộc Hoa Kỳ dành cho nguyện vọng tự chủ của dân tộc Tây Tạng. Đáng tiếc là chính Tổng Thống Obama, vì áp lực của Trung Cộng, đã không đón tiếp Đức Đa Lai Lạt Ma.
Hoá ra, do tình cờ mà tôi biết được là Đức Đạt-Lai Lạt-Ma có quan tâm và theo dõi cuộc đấu tranh của cộng đồng Việt tị nạn cho nền tự do tôn giáo ở quê nhà. Tôi muốn chia sẻ điều này với mọi người Việt trên thế giới và ở Việt Nam trong hoàn cảnh của cuộc đàn áp tôn giáo ngày càng leo thang ở trong nước.
(Nguồn: www.vietnamexodus.org)
DB Cao Quang Ánh gặp Đức Đạt-Lai Lạt-Ma (ảnh Quốc Hội Hoa Kỳ) |
“Người Việt tị nạn chịu khó hợp quần với nhau, chịu khó học hỏi để thăng tiến trong xã hội mới mà vẫn duy trì được nền văn hoá truyền thống của mình. Đó là tấm gương mà người Tây Tạng ở hải ngoại cần noi theo,” Đức Đat-Lai Lạt-Ma nói, theo lời anh bạn này kể lại.
Tò mò, tôi hỏi thăm DB Cao Quang Ánh thì được biết thêm là sau lời khen ngợi, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma nhắn nhủ DB Ánh:
“Ông cần dõng dạc lên tiếng cho cộng đồng của Ông ở cấp quốc gia và quốc tế không chỉ như một vị dân biểu Mỹ mà là một vị dân biểu Mỹ gốc Việt.”
Tại buổi tiếp xúc trang trọng và đầy xúc cảm ấy, DB Ánh kể lại chính cuộc đời tị nạn của mình và những nỗ lực của Ông tại Quốc Hội nhằm tranh đấu cho tự do tôn giáo ở Việt Nam. Cũng giống như Đức Đa Lai Lạt Ma, DB Ánh phải rời bỏ quê hương, một đất nước nằm dưới chế độ cộng sản, nơi mà tự do tôn giáo và quyền làm người bị chà đạp hàng ngày. DB Ánh nêu lên tình trạng ở Thái Hà, Tam Toà, Bát Nhã, và những vị phạm khác nữa về tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khuyên nhủ cộng đồng Việt tị nạn, qua DB Ánh, đừng nản chí, đừng bỏ cuộc: “dù đang có nhiều khó khăn, tự do sẽ đến.”
Sau đó Đức Đạt-Lai Lạt-Ma nói về sự quan trọng của tính đa dạng văn hoá nhằm tạo nên một xã hội dung dị và nhân đạo và choàng cho DB Ánh tấm khăn choàng Tây Tạng làm kỷ niệm.
Trước đó, Uỷ Ban Nhân Quyền Tom Lantos đã trao cho Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giải thưởng Nhân Quyền Tom Lantos, một giải thưởng cao quý. Tại buổi trao giải thưởng có bà quả phụ Annette Lantos, vợ của DB Tom Lantos. Cùng tham dự còn có nữ Dân Biểu Nancy Pelosi, Chủ Tịch Hạ Viện; Dân Biểu Howard Berman, Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Quyền Tom Lantos; Thượng Nghị Sĩ John McCain; và nhiều thành viên của Quốc Hội.
Điều trùng hợp hi hữu là chính DB Lantos cũng là một người tị nạn cộng sản đến từ Hung Gia Lợi. Khi sinh tiền, DB Lantos là một trong những kiện tướng cho nhân quyền ở Quốc Hội Hoa Kỳ.
Cuộc đón tiếp vị lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng nói lên mối quan tâm của Quốc Hội Hoa Kỳ về tình hình ở Tây Tạng và sự yểm trợ của dân tộc Hoa Kỳ dành cho nguyện vọng tự chủ của dân tộc Tây Tạng. Đáng tiếc là chính Tổng Thống Obama, vì áp lực của Trung Cộng, đã không đón tiếp Đức Đa Lai Lạt Ma.
Hoá ra, do tình cờ mà tôi biết được là Đức Đạt-Lai Lạt-Ma có quan tâm và theo dõi cuộc đấu tranh của cộng đồng Việt tị nạn cho nền tự do tôn giáo ở quê nhà. Tôi muốn chia sẻ điều này với mọi người Việt trên thế giới và ở Việt Nam trong hoàn cảnh của cuộc đàn áp tôn giáo ngày càng leo thang ở trong nước.
(Nguồn: www.vietnamexodus.org)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Lá Thu
Josephhoa Phạm
22:20 11/10/2009
LÁ THU
Ảnh của Josephhoa Phạm
Rồi bỗng chiều nao lá đổi màu
Theo làn gió thoảng lá rơi mau
Lá rơi sắc lá khô, vàng, héo
Như kiếp con người có khác đâu
(Trích thơ của SC)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Oil Of Catechumens - Orders, Anglican
Nguyễn Trọng Đa
04:32 11/10/2009
Oil Of Catechumens
Dầu dự tòng. Là một trong ba loại dầu thánh để cử hành các bí tích. Dầu này được dùng trong nghi thức Rửa tội, do đó nó mang tên này, dự tòng là người sắp lãnh nhận bí tích Rửa tội. dầu cũng dùng trong việc cung hiến thánh đường, cung hiến bàn thờ, truyền chức linh mục, và đã được dùng trong các lễ đăng quang của các vua Công giáo.
Oil Of Saints
Dầu các thánh. Là chất dầu được tin là chảy ra từ thánh tích hoặc nơi an táng một số vị thánh; cũng là dầu được thắp trong các đèn ở đền thánh các vị, và nước có thể được lấy từ giếng gần mộ các vị. Các dầu này, được tín hữu sử dụng, được cho là có thể chữa lành bệnh tật. Trong số các dầu nổi tiếng có dầu của: 1. Thánh Walburga, nữ đan viện trưởng ở Heidenheim, Bavaria, qua đời năm 780. Thi hài của ngài được đưa về Eichstadt, Bavaria, ngày 1-5-870. Năm 893, dầu được phát hiện chảy ra đều dặn từ thánh tích ngài, nay được đặt ở Eichstadt; 2. thánh Menas, dầu đến từ một giếng thánh tại Mareotis, trong sa mạc Libya, gần đền thánh quốc gia dâng kính Ngài; 3. đền thánh dâng kính thánh Nicholas thành Myra, và dầu chảy ra từ thánh tích của Ngài ở Bari, Ý.
Oil Of The Sick
Dầu bệnh nhân. Là dầu ôliu được giám mục một giáo phận làm phép để dùng cho bí tích xức dầu bệnh nhân. Thường được viết tắt là O.I. (oleum infirmorum, dầu bệnh nhân) trên vỏ lọ chứa dầu mà linh mục sử dụng. Cho đến năm 1874, khi Đức Giáo hòang Phaolô VI công bố Nghi thức Xức dầu mới, dầu ôliu được qui định là dùng cho việc cử hành bí tích Xức dầu thành sự. Điều này không còn cần thiết nữa. Bất kỳ dầu từ cây thực vật nào cũng được phép sử dụng trong khi cấp bách, và việc làm phép dầu do Giám mục, theo yêu cầu bình thường, có thể được trao cho một linh mục có thẩm quyền, và khi cấp bách, cho bất cứ linh mục nào.
Oil Stock
Bình dầu thánh. Là hộp kim loại dài có ba ngăn, mỗi ngăn ghi tên loại dầu để vào đó.
Old Age
Tuổi già, cao niên. Là tuổi mà một người được hưởng một số đặc quyền trong luật Giáo hội và hoặc trở thành chủ thể của một số hạn chế theo luật. Đây là một sự phát triển tương đối mới trong Giáo hội Công giáo như là kết quả của tuổi thọ gia tăng trên khắp thế giới. Hiện giờ tuổi tác ảnh hưởng đến nhiệm kỳ làm việc của các Giám mục, Hồng y và mục tử. Hiện nay bí tích xức dầu bệnh nhân cũng có thể ban cho “các người cao niên yếu về sức khỏe, mặc dầu họ không có triệu chứng bệnh nguy hiểm.”
Old Law
Luật cũ. Thường được biết đến bằng nhiều cách gọi, chẳng hạn các sách Cựu Ước, Giao ước Cũ, hoặc hệ thống luật Moses (Mô-sê). Là các nghi thức tôn giáo, định chế, luật lệ và phong tục truyền thống của người Do thái trước khi Chúa Giêsu Kitô giáng sinh.
Old Testament
Cựu Ước. Là từ ngữ mô tả thời kỳ từ nguồn gốc loài người cho đến Chúa Kitô; cũng là mặc khải nguyên sơ, tổ phụ và ngôn sứ; và là Giao Ước cũ của Đức Chúa với người dân Do Thái. Nhưng nói chung Cựu Ước có nghĩa là bộ sách mà Giáo hội Công giáo tin là được Chúa linh hứng cho viết ra, và không phải là các sách Tân Ước. Theo thứ tự, các sách của Cựu Ước là: sách Sáng thế (St), Xuất hành (Xh), Lêvi (Lv), Dân số (Ds), Đệ Nhị luật (Đnl), Gio-duê (Gd), Thủ lãnh (Tl, Thẩm phán), Rút (R), I và II Sa-mu-en (Sm), I và II Các Vua (V), I và II Sử Biên Niên (Sb), Ét-ra (Er), Nơ-khe-mi-a (Nkm), Tô-bi-a (Tb), Giu-đi-tha (Gđt), Ét-te (Et), I và II Ma-ca-bê (Mcb), Gióp (G), Thánh vịnh (Tv), Châm ngôn (Cn), Giảng viên (Gv, Ecclesiastes), I-sai-a (Is), Giê-rê-mi-a (Gr), Ai ca (Ac), Ba-rúc (Br), Ê-dê-ki-en (Ed), Đa-ni-en (Đn), Hô-sê (Hs), Giô-en (Ge), A-mốt (Am), Ô-va-di-a (Ôv), Giô-na (Gn), Mi-kha (Mk), Na-khum (Nk), Kha-ba-cúc (Kb), Xô-phô-ni-a (Xp), Khác-gai (Kg), Da-ca-ri-a (Dcr), và Ma-la-khi (Ml).
Oleum Catechumenorum
Oleum catechumenorum (O.C.), Dầu dự tòng.
Oleum Infirmorum
Oleum Infirmorum (O.I.), Dầu bệnh nhân.
Olive Branch
Nhánh ôliu. Là biểu tượng phổ quát của hòa bình. Đây là một dấu hiệu hòa giải giữa Chúa và con người, với hình vẽ nhánh ôliu được chim câu mang về con tàu ông Noah (Nô-ê) sau trận Hồng thủy.
Olivetans
Dòng Oliver. Là Dòng Đức Bà Núi Oliver, một nhánh của Dòng Biển Đức do thánh Bernard Tolomei thành lập năm 1313 ở Núi Oliveto gần Siena, Ý. Tu sĩ Dòng tuân giữ luật thánh Biển Đức một cách nghiêm nhặt, trong trong một thời gian dài họ kiêng rượu nho hoàn toàn. Cũng có Dòng nữ tu Olivetan, có trụ sở ở Thụy Sĩ.
Omega
Chữ Omega. Là mẫu tự thứ 24 và là mẫu tự cuối cùng trong bảng chữ cái Hi Lạp. Chữ được dùng trong kinh thánh là Alpha và Omega (Kh 21:6), trong đó Chúa Kitô tự xem mình như là Khởi nguyên và Tận cùng. Chúa là Omega (Tận cùng) của vũ trụ như là số mệnh của loài người, và là sự hoàn thành sau cùng của mọi thụ tạo. (Từ nguyên Hi Lạp omega, chữ O lớn (dài), chữ cuối cùng của bảng chữ cái.)
Omen
Điềm báo, triệu chứng. Là cơ may nào xảy ra hoặc một sự việc được xem như một dấu hiệu báo trước. Nếu dấu hiệu được báo trong giấc mơ, nó được gọi là báo mộng. Thật là sai về luân lý khi xem trọng điềm báo và hướng cuộc đời mình theo các điềm báo, trừ ra trong các trường hợp đặc biệt khi có bằng chứng rõ ràng là có sự can thiệp của Chúa. (Từ nguyên Latinh omen, điềm báo.)
Omission
Bỏ quên, bỏ sót, thiếu sót. Là sự bỏ quên cố ý hoặc sự từ chối tích cực để làm một việc lành mà lương tâm thúc giục phải làm. Sự bỏ quên như thế là có tội về luân lý, và mục độ nặng nhẹ tùy thuộc vào tầm quan trọng của việc cần phải làm, vào ý muốn của người ấy, và vào các hoàn cảnh của sự việc.
Omn
Omn, Omnes, omnibus--tất cả, cho tất cả, bởi tất cả.
Omnipotence
Toàn năng. Là quyền năng tối cao của Chúa. Chúa có thể làm bất cứ sự gì không phủ nhận bản tính của Chúa, hoặc sự gì là không mâu thuẫn với Chúa. Bởi vì Chúa là Đấng hiện hữu vô cùng, Chúa cũng là vô biên trong quyền năng của Chúa. (Từ nguyên Latinh omnis, tất cả + potentia, sức mạnh: omnipotens, toàn năng.)
Omophorion
Dây pallium của nghi lễ Hi Lạp. Là một lễ phục của nghi lễ Hi Lạp, tương đương với dây pallium trong Giáo hội Roma. Là một dây rộng thường làm bằng tơ lụa hoặc nhung, được trang trí bằng nhiều hình thánh giá, khoác chung quanh cổ, lên vai và ngực. Dây được mang bởi các giám mục và tổng giám mục Byzantine, Armenian, và Coptic. Nguyên thủy dây này được làm bằng len, tượng trưng cho bổn phận của giám mục là người chăn đòan chiên tín hữu của mình.
Omri
Omri, vua Om-ri. Là Vua Israel từ năm 885 đến năm 874 trước Công nguyên. Ông là tổng chỉ huy quân độ, lên ngôi vua khi phế truất cách nhanh chóng Vua Zimri (Dim-ri, làm Vua chỉ bảy ngày). Có lẽ sự nghiệp đáng chú ý nhất của vua Omri là dời kinh đô từ Tirzah (Tia-xa) về một ngọn đồi tên là Samaria (Sa-ma-ri, I V 16:16). Các công trình phòng thủ đáng sợ do ông lập ra thật là vững vàng trong nhiều năm sau đó. Qua việc khôn ngoan cho thái tử Ahab (A-kháp) kết hôn với Jezebel (I-de-ven), và cho công chúa Athaliah cưới vua Jehoram (Gia-róp-am), ông củng cố liên minh có lợi với Tyre (Tia) và Judah (Giu-đa). Trong sách I Vua (V), ông bị thậm tệ nêu ra như là người “làm điều dữ trái mắt ĐỨC CHÚA và còn ăn ở tệ hơn tất cả các tiên đế" (I V 16:25). Ngôn sứ Micah (Mi-kha, Mk) chứng minh điều này: “Người ta theo các thói tục của Om-ri. . . các ngươi sẽ phải chuốc lấy nỗi nhục của dân Ta" (Mk 6:16).
Onan
Onan, ông Ô-nan. Là con trai của ông Judah (Giu-đa) và bà Shua (Su-a). Khi anh của Onan là Er (E) qua đời, ông Judah ra lệnh cho Onan cưới chị dâu là Tamar (Ta-ma), là sinh con để nối dõi cho anh mình, theo luật về anh em chồng (Đnl 25:5-6). Onan cưới chị dâu nhưng khi ăn ở với chị dâu thì cho tinh rơi xuống đất. Để trừng phạt Onan, Đức Chúa khiến Onan chết (St 38:8-10). Trong cách dùng từ ngữ hiện nay, hư dâm (onanism) được hiểu là ngừa thai hoặc thủ dâm. (Từ nguyên Do thái cổ Onan.)
Onanism
Hư dâm, giao hợp nửa chừng. Là từ ngữ thần học, hiểu là sự ngừa thai. Từ ngữ này phát sinh từ tên của ông Onan (Ô-nan), con trai của tổ phụ Judah (Giu-đa). Khi ông Judah yêu cầu Onan cưới vợ góa của anh trai, để duy trì dòng dõi của anh, Onan cưới chị dâu, nhưng khi giao hợp, Onan cho xuất tinh ra ngoài để chị không thụ thai. “Hành động của Onan không đẹp lòng ĐỨC CHÚA, nên Người cũng khiến cậu chết” (St 38:8-10). Các từ ngữ phổ thông đồng nghĩa với hư dâm là: kiểm soát sinh sản, ngừa thai, sinh đẻ có kế hoạch, và thuyết Malthus Mới.
One
Một, duy nhất. Là toàn thể và không thể phân chia tự bản tính, và khác với hữu thể khác hay phân biệt với hữu thể khác. Chỉ có Chúa là tuyệt đối duy nhất, bởi vì Chúa không có các thành phần hoặc phần cấu tạo, và vì là Đấng Tạo thành vũ trụ, Chúa hoàn toàn không giống với thế giới mà Ngài đã tạo ra. (Từ nguyên Latinh unus, một.)
Onesimus
Onesimus, ông Ô-nê-xi-mô. Là một nô lệ chạy trốn khỏi chủ mình là ông Philemon (Phi-lê-môn). Ông gặp thánh Phaolô và trở lại đạo. Điều này được kể lại trong Thư gửi ông Philemon (Plm), một thư viết tay cho thấy khía cạnh nhân ái và từ tâm trong nhân cách của của thánh Phaolô. Phaolô xin ông Philemon (người cũng có lẽ do thánh Phaolô rửa tội) tỏ một thái độ Kitô giáo với người nô lệ hoán cải, thậm chí ngài nói sẵn sàng trả nợ mà Onesimus đã mắc (có thể là các vật có giá trị bị mất) (Plm 1:8-21). Phaolô kết thúc lời van xin bằng cách diễn tả sự tin cậy đối với ông Philemon “Tôi biết rằng anh sẽ còn làm hơn những gì tôi xin nữa" (Plm 21). Người ta kể rằng ông Onesimus không chỉ được tha thứ, mà còn được trả tự do hoàn toàn nữa. (Từ nguyên Hi Lạp onesimos, có lợi, có ích.)
Ontogenesis
Phát sinh cá thể, phát triển cá thể. Là sự phát triển của một sinh vật, để phân biệt với sự gia tăng của lòai vật ấy. Áp dụng vào con người, đây là lịch sử tiến triển của mỗi người, với tư cách là một cá nhân. (Từ nguyên Hi Lạp ontos, hữu thể + genesis, nguồn gốc.)
Ontologism
Thuyết bản thể, trực thể luận, duy hữu thể. Là một thuyết chủ trương rằng mỗi người có một thấu thị trực giác về Chúa, và thấu thị này là nguồn và là nền tảng cho mọi tri thức của con người. Phát sinh với hiện tượng thần nghiệm của thuyết Plato, thuyết này được Marsilio Ficino (1433-99) nêu ra đầu tiên, sau đó được tổ chức có hệ thống bởi Nicolas Malebranche (1638-1715), và được Vincenzo Gioberti (1801- 52) khai triển. Thuyết bị Bộ Thẩm tra lên án năm 1861 là sai lạc dưới triều Đức Giáo hoàng Piô IX.
Ontology
Hữu thể học. Là khoa học về hữu thể. Trong triết học kinh viện, khoa này là tương đương với siêu hình học, hoặc ít là một nhánh của siêu hình học bàn bạc về triết học của thực tại. (Từ nguyên Hi Lạp ontos, hữu thể + logia, khoa học, tri thức.)
Open Placement
Sự sắp đặt mở. Là tập quán trong một số Dòng tu cho phép các thành viên quyết định về công tác hoặc việc tông đồ của họ, với sự chấp thuận chính thức của bề trên nhưng không tùy thuộc thật sự vào quyền của bề trên.
Operating Grace
Ơn hoạt động. Tương đương với ơn phòng ngừa hay ơn dự phòng, ơn này đi trước sự đồng ý tự do của ý chí, hoặc đi kèm ý chí trong thực thi một hành động. Tư tưởng về làm việc lành tự gợi ý hành động mà không có nỗ lực về phía con người, như là một xung năng vô tình.
Operative Habit
Tập quán hoạt động. Là một khuynh hướng, hoặc phú bẩm hoặc thủ đắc, mà qua đó một khả năng con người trở nên thành thạo trong hoạt động. Do đó mọi nhân đức (và tật xấu) là các tập quán hành động, để phân biệt với tập quán thuộc hữu thể tính của ơn thánh hóa.
Opinion
Ý kiến, dư luận, quan điểm. Là sự đồng ý của một lập trường có thể có, mà không chắc chắn lọai trừ sự mâu thuẫn của nó như là không đúng. Cũng là sự kết luận dựa vào bằng chứng khả dĩ nhưng không chắc chắn. (Từ nguyên Latinh opinio, từ chữ opinari, suy nghĩ.)
Opportunity
Cơ hội, dịp tốt, thời cơ. Trong luân lý, là mặt tích cực của nhân quyền trao cho con người sự tự do làm điều gì, trái với sự miễn trừ, vốn là sự tự do để làm điều gì đó.
Oppression Of The Poor
Áp bức người nghèo. Một trong những tội kêu lên tận trời xin trả thù, nhắc nhớ lại việc dân Do Thái bị áp bức ở Ai Cập “Con cái Ít-ra-en rên siết trong cảnh nô lệ. Họ ta thán, và tiếng họ kêu từ cảnh nô lệ đã thấu tới Thiên Chúa" (Xh 2:23).
Optatam Totius
Sắc lệnh Optatam Totius. Sắc lệnh của Công đồng chung Vatican II về đào tạo linh mục. Sắc lệnh nhắm đến việc canh tân tòan thể Giáo hội, vốn “phần lớn tùy thuộc việc thi hành chức vụ Linh Mục đã được Thần Linh Chúa Kitô thúc đẩy.” Sắc lệnh tập trung vào việc chăm sóc các ơn gọi tốt, chú ý nhiều hơn đến huấn luyện đường thiêng liêng, xem lại các môn học, chuẩn bị công tác mục vụ, và tiếp tục học tập sau khi đã được truyền chức linh mục. Sự quan tâm đặc biệt là giúp đào tạo linh mục như thế nào để cảm thức của họ về Giáo hội sẽ diễn tả vào sự gắn bó khiêm hạ và hiếu thảo với Vị Đại diện của Chúa Kitô, và sau khi truyền chức, vào sự cộng tác trung thành với các giám mục và sống hài hòa với các anh em linh mục khác (ngày 28-10-1965).
Optima Interpres Legum
Optima Interpres Legum. Người giải thích luật giỏi nhất, tập tục. Từ ngữ dùng để nói về tập tục, như là sự bình luận chính xác nhất về cách thức luật Giáo hội được hiểu như thế nào.
Optimism
Chủ nghĩa lạc quan, sự lạc quan. Là quan điểm cho rằng ý muốn ngay lành luôn thắng điều dữ, và rằng có nhiều sự lành trong thế giới hơn là sự dữ, và rằng thế giới là chủ yếu tốt lành. Nhiều tiền đề được nêu ra để ủng hộ chủ nghĩa lạc quan. Thiên Chúa, là Đấng chí thiện, được nghĩ rằng đã sáng tạo một thế giới tốt nhất có thể được. Các phát triển của khoa học hiện đại đã cổ vũ khái niệm tiến hóa phổ quát; sự gì hiện hữu là tốt lành và mọi sự thay đổi là sự tiến bộ chắc chắn xảy ra. Về tình cảm, những người chủ trương lạc quan là người chỉ nhìn các khía cạnh vui vẻ và thỏa mãn của cuộc sống, trong khi không nhìn đến khía cạnh không vừa ý. (Từ nguyên Latinh optimus, tốt nhất.)
Optional Celibacy
Đời sống độc thân tùy chọn. Là đường lối được một số giới Công giáo bênh vực, nhằm làm thay đổi tập quán từ nhiều thế kỷ qua về đời sống độc thân bắt buộc, cho linh mục trong nghi lễ Latinh của Giáo hội Công giáo. Mặc dầu đường lối này được cổ vũ mạnh mẽ trước Công đồng chung Vatican II, Công đồng chung đã tái khẳng định truyền thống của Giáo hội về luật độc thân bắt buộc cho giáo sĩ, và Công đồng tuyên bố rằng “chắc hẳn nếu càng có nhiều người trong thế giới ngày nay nghĩ rằng sự chế dục hoàn toàn không thể có được, thì các Linh Mục càng phải hiệp cùng với Giáo Hội mà khiêm nhượng và kiên nhẫn hơn nữa để cầu xin ơn trung thành, vì Chúa không bao giờ từ chối những người kêu xin” (Sắc Lệnh về Chức Vụ và Ðời Sống các Linh Mục, III, 16).
Optional Memorial
Lễ nhớ tùy ý. Là một ngày lễ trong phụng vụ duyệt lại; linh mục có thể tùy chọn lễ nhớ này khi cử hành thánh lễ, và những ai đọc Phụng vụ các Giờ Kinh cũng có thể tùy chọn để đọc về lễ nhớ này. Niên lịch Roma mới có 95 lễ nhớ tùy ý. Đó là các ngày lễ kính các thánh, mà Giáo hội khuyến khích tín hữu kính nhớ, nhưng không quy định dâng lễ nhớ cách bắt buộc.
Opus Dei
Opus Dei, Thần vụ, công việc cho Chúa. Là danh từ mà Dòng Biển Đức dùng để gọi Thần vụ, hay Thần tụng, nhằm diễn tả ý nghĩa rằng cầu nguyện là trách nhiệm đầu tiên của con người đối với Chúa.
Opus Dei
Hội Opus Dei. Là một hội của các tín hữu Công giáo dấn thân vào công tác tông đồ và sống đời hoàn thiện Kitô giáo trong thế giới. Tuy nhiên, họ không từ bỏ môi trường xã hội và tiếp tục sống nghề nghiệp của mình. Được thành lập tại Madrid (Tây Ban Nha) ngày 2-10-1928, bởi Đức Ông José María Escriva de Balaguer (đã được phong thánh), hội nhận được sự chuẩn y sau cùng của Tòa thánh ngày 16-6-1950. Tên chính thức đầy đủ của hội là Societas Sacerdotalis Sanctae Crucis (Tu Hội Linh Mục Thánh giá), có trụ sở tại Roma, Ý. Có hai nhánh của hội Opus Dei, một dành cho nam và một dành cho nữ, nhưng hai nhánh độc lập với nhau như hai tổ chức riêng, chỉ thống nhất trong con người của vị Giám Quản chung. Nhánh phụ nữ được thành lập năm 1930. Một tổng công hội, gồm người của nhiều quốc gia, trợ giúp vị Giám quản trong việc điều hành hội. Các linh mục thuộc về Hội Opus Dei và thành viên của Hội Opus Dei được truyền chức linh mục. Những người đã kết hôn cũng có thể thuộc về Hội Opus Dei, tự hiến sống đời hoàn thiện Kitô giáo trong bậc sống của mình. Các cộng tác viên, không là thành viên chính thức của Hội, giúp đỡ trong nhiều công tác tông đồ khác nhau.
O.R.
O.R., Office of Readings, Kinh sách.
Or
Or, Oratio--cầu nguyện, kinh.
Orate Fratres
Orate Fratres, “Anh chị em hãy cầu nguyện”. Là lời mở đầu của kinh nguyện, nói với tín hữu sau khi Dâng lễ trong thánh lễ: “Anh chị em hãy cầu nguyện, để hy lễ của tôi cũng là của anh chị em, được Thiên Chúa là Cha toàn năng chấp nhận.” Câu đáp của tín hữu nhấn mạnh sự khác biệt và sự giống nhau giữa hy lễ của linh mục trên bàn thờ và hy lễ của các tín hữu.
Oratio Imperata
Oratio Imperata, Lời nguyện buộc đọc. Là lời cầu nguyện theo ý chỉ đặc biệt, ngoài lời cầu nguyện được qui định theo nghi thức, mà Đức Giáo hòang hoặc vị Giám mục giáo phận có thể yêu cầu đọc trong Thánh lễ, chẳng hạn cầu cho hòa bình.
Oration
Tổng nguyện. Là lời nguyện phụng vụ, đặc biệt trong Thánh lễ, và thường được đồng hóa với lời nguyện đầu lễ, được đọc trước bài đọc Kinh thánh. Nói chung, tổng nguyện là lời kinh chính thức để ca tụng và xin ơn, được thưa với Chúa, Đức Mẹ, các thiên thần hoặc các thánh.
Oratorians
Tu sĩ Dòng Oratory. Dòng này do thánh Philip Neri thành lập năm 1564 và được Đức Giáo hòang Phaolô V phê chuẩn năm 1612. Đây là Hội Dòng các linh mục triều, là một tu hội có đời sống chung. Qua nhiều năm tháng, tu hội có nhiều cộng đoàn độc lập, và sau cùng tạo nên một liên hiệp vào năm 1942. Thành viên là các linh mục và tu huynh sống đời sống chung, nhưng không có lời khấn công khai. Bề trên được bầu cứ ba năm một lần. Mục đích của Dòng là cổ vũ sự phát triển thiêng liêng và văn hóa qua công tác mục vụ, rao giảng và dạy dỗ, nhất là cho sinh viên học sinh và giới trẻ.
Oratorio
Oratorio, nhạc phẩm Ôratô. Là một bài ca dài kiểu kịch nghệ dành cho đơn ca, hợp ca và dàn nhạc đệm, nội dung thường dựa vào một trình thuật trong Kinh thánh.
Oratory
Nhà nguyện, nguyện đường. Là một địa điểm cầu nguyện khác với nhà thờ giáo xứ, được giáo quyền cho phép để cử hành Thánh lễ và làm việc đạo đức tại đó. Nhà nguyện có thể là công cộng, bán công cộng hoặc tư riêng và không nhằm sử dụng cho đại chúng.
Ord
Ord, Ordo, ordinatio, ordinarius--trật tự, Giáo lịch, phong chức, bản quyền.
Order
Trật tự, thứ tự, Dòng tu, chức thánh, phẩm, nghi thức, giai cấp, hội. Là sự sắp xếp các vật có phương pháp; Dòng tu, là một tố chức gồm nhiều người, liên kết với nhau bằng sự ràng buộc chung và sống theo qui định tôn giáo hay xã hội; là một thứ bậc trong thừa tác vụ Kitô giáo; là phẩm ca đoàn trong các phẩm thiên thần; là một phụng hội hay một hội; là hình thức quy định cho buổi phụng vụ, chẳng hạn Lễ quy; là một nhóm người cùng công việc, cùng nghề nghiệp, hay cùng hội. (Từ nguyên Latinh ordo, thứ tự, bậc, hàng.)
Order, Religious
Dòng tu. Là một Hội Dòng nam hay nữ, trong đó ít nhất một số người có lời khấn trọng về khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục.
Orders, Anglican
Các chức thánh Anh giáo. Vấn đề hiệu lực tính của việc truyền chức linh mục Anh giáo đã được Đức Giáo hòang Lêo XIII bác bỏ trong văn kiện Apostolicae Curae (ngày 13-9-1896). Việc truyền chức này được tuyên bố là “vô hiệu lực tuyệt đối và vô giá trị hoàn toàn”, dựa vào nền tảng là thiếu mô thức trong nghi lễ và thiếu ý hướng nơi thừa tác viên. Trong trường hợp Roma không đưa ra tuyên bố này, các chức thánh Anh giáo vẫn bị xem là vô hiệu lực trong thực hành, bởi vì các giáo sĩ Anh giáo được yêu cầu phải lãnh chức linh mục lại sau khi họ gia nhập Công giáo. Kể từ tuyên bố của Đức Giáo hòang Lêo XIII, rất ít người Anh giáo được truyền chức linh mục bởi các giám chức Chính thống giáo và các giám chức khác, vì chức thánh của các giám chức này được Roma xem là có hiệu lực. Tuy nhiên, quy định hiện nay của Giáo hội Giám chế (Episcopal) tại Mỹ (và nơi khác) đưa ra hai hình thức truyền chức thánh, tùy theo sự chọn lựa của ứng viên và của Giám mục; một hình thức là dành cho chức linh mục và một dành cho thừa tác vụ không linh mục.