32. Tiền tài phú quý của thế gian thì giống như cây sậy.
(Thánh Antoninus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người viết một bài thơ lấy chủ đề là “vịnh mắt kính” như sau: “Sợi dây dài cột hai tai (1) , như cầu bắc ngang mũi”.
Có người coi xong thì tiếp lời, hỏi:
- “Cả ngày kéo sợi dây ngắn bên tai, vậy thì lúc nào tháo bỏ cái gông trên mũi?”
(Tiếu tiếu lục)
Suy tư 80:
Người bị cận thị thì mang kính cận, người bị viễn thị thì mang kính viễn, người già thì mang kính lão, đó là chuyện phải làm để bảo vệ sức khỏe của con mắt. Nhưng có những người không bị cận thị, không bị viễn thị cũng không bị lão hóa, mà vẫn cứ thích mang kính cho ra vẽ ta đây là con nhà trí thức, và hậu quả là có người đôi mắt tinh anh thành đôi mắt...mờ ảo, nhìn chập choạng.
Cái kính đeo mắt thì chỉ có hai cái gọng và hai cái tròng mà thôi, không phải mang nó vào là làm cho con người ta có tri thức, không phải mang nó vào là ai cũng phải nể mình...
Muốn có tri thức, muốn người khác nể mình thì tự mình phải rèn luyện học tập văn hóa và nhân cách, bằng không thì cái mắt kính ấy sẽ là “cái gông” làm hại nhân cách của mình đấy !
(1) Thời xưa dùng sợi dây để làm gọng kính.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
PHÚC ÂM: Lc 11, 37-41
“Hãy bố thí, thì mọi sự sẽ nên trong sạch cho các ông”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, lúc Chúa Giêsu còn đang nói, thì có một người biệt phái mời Người dùng bữa tại nhà ông. Người đi vào và ngồi bàn ăn. Nhưng người biệt phái ngạc nhiên, nghĩ trong lòng rằng tại sao Người không rửa tay trước khi dùng bữa. Bấy giờ Chúa phán cùng ông ấy rằng: “Này các ông, những người biệt phái, các ông lau rửa bên ngoài chén đĩa, nhưng nội tâm các ông đầy tham lam và gian ác. Hỡi những kẻ ngu dại, chớ thì Đấng đã tạo thành cái bên ngoài, lại chẳng tạo thành cả cái bên trong sao? Hãy đem những cái bên trong ra mà bố thí, thì mọi sự sẽ nên trong sạch cho các ông”.
Đó là lời Chúa.
“Khốn cho các ngươi nữa, hỡi các nhà thông luật! Các người chất lên vai kẻ khác những gánh nặng không thể gánh nổi, còn chính các ngươi, thì dù một ngón tay cũng không đụng vào”(Lc 11,46). Những lời lẽ gay gắt trên đây của Chúa Giêsu là nhắm đến giới kinh sư hay còn gọi là luật sĩ Do Thái giáo thời bấy giờ. Họ là những ai? Thưa là những vị thông thuộc Thánh Kinh đang nắm giữ nhiều vai vị cao trong Do Thái giáo. Họ đúng thật là các chuyên gia Kinh Thánh và đảm nhận vai trò giảng dạy dân chúng. Trong Giáo Hội Công Giáo thì có thể xem tương đương như những thần học gia và các giám mục vốn được gọi là đấng “làm thầy dạy chân lý”. Xin có vài thiển ý về lời phê phán nghiêm khắc của Chúa Cứu Thế.
Chân lý xét như là chính nó (cái thực, điều đúng) thì trong sáng và khách quan. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy do bởi sự khác nhau của các cách thế tiếp cận chân lý và lối trình bày diễn giải chân lý vì thế nhiều khi hóa thành rối rắm, bất nhất và dễ xa rời sự thật. Chuyện ngụ ngôn về các ông mù sờ voi là một đan cử. Những bản tường thuật các sự kiện trên thông tin quê nhà Việt Nam cũng cho thấy điều này chẳng hạn như chuyện “gạt tay trúng má, giơ chân chạm người…”.
Chước cám dỗ của tổ tiên xưa mà Thánh Kinh trình bày qua câu chuyện “Sáng thế” mãi còn đó với nhân loại mọi thời. Tội của Ađam-Evà không phải là muốn tìm hiểu chân lý, phân biệt điều đúng sai, phải trái, vì đây là điều chính đáng và phải đạo, đạo làm người. Tội của hai ông bà là muốn tự mình khẳng định chân lý theo quan điểm (góc nhìn) của mình và dĩ nhiên trên các tiêu chí chủ quan của mình. Và như thế cách mặc nhiên tổ tiên loài người tự cho mình là chủ của chân lý. Chước cám dỗ này càng tinh vi hơn khi ẩn nấp trong các kiểu cách diễn giải chân lý và áp dụng chân lý vào các hoàn cảnh cụ thể.
Sự sai lầm của nhiều nhà tiến sĩ luật thời Chúa Giêsu là ở điểm này. Việc giải thích hay cách áp dụng chân lý chỉ là những phương thế phục vụ chân lý thế nhưng nhiều khi vì quá chi li nên không chỉ đi lệch xa trọng tâm chân lý mà còn vô tình hay hữu ý đặt chúng trên cả chân lý. Chúa Giêsu đã từng lên án các tiến sĩ luật bấy giờ vì họ đã đề cao truyền thống là luật lệ của họ mà bỏ qua lề luật của Thiên Chúa vốn là chính chân lý (x.Mc 7,1-13). Đây là tình trạng mà Chúa Giêsu gọi là: “gạn lọc con muỗi nhưng lại nuốt con lạc đà” (Mt 23,24).
Khi diễn giải chân lý cách quá chi ly và vẽ vời quá chi tiết các kiểu áp dụng chân lý thì chúng ta sẽ dễ rơi vào chước cám dỗ làm những điều ấy vì “lợi ích của bản thân hay của tập thể mình”. “Lợi ích nhóm” là cụm từ đang phổ thông hiện nay nói về tình trạng nhiều người nắm quyền ra các cơ chế, luật lệ thường là có lợi cho tập thể của họ hơn là để phục vụ người dân. Chúa Giêsu đã mình nhiên vạch trần sự sai trái của nhiều tiến sĩ luật: “Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ dẫn đường đui mù! Vì các ngươi nói rằng: Ai lấy đền thờ mà thề, thì không có giá trị gì, nhưng ai lấy vàng trong đền thờ mà thề, thì mắc lời thề. Hỡi kẻ ngu ngốc và đui mù, chớ thì vàng hay là đền thờ thánh hoá vàng, cái nào trọng hơn? Các ngươi còn bảo rằng: Ai lấy bàn thờ mà thề, thì không giá trị gì, nhưng ai lấy của lễ để trên bàn thờ mà thề, thì mắc lời thề. Hỡi những kẻ đui mù, chớ thì của lễ hay là bàn thờ thánh hoá của lễ, cái nào trọng hơn? (Mt 23,16-19). Đã là người thì ít nhiều cũng có khi thất hứa, lỗi lời thề. Lấy vàng, lấy của lễ mà thề thì khi sai lỗi thì phải dâng của lễ, dâng vàng mà đền tạ. Thế là những người đặt ra lề luật được hưởng lợi một cách hợp luật!
Phải chăng việc diễn giải chân lý cách chi ly và việc vẽ với đủ thứ trong các luật lệ và lễ nghi tôn giáo đã, đang tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức? Xã hội càng phát triển thì các mối tương quan càng đa dạng vì thế cần có thêm nhiều cơ chế luật lệ để điều hòa. Tuy nhiên chước cám dỗ luôn còn và có đó vì ma quỷ không hề biết nghỉ ngơi. Một vị giáo sư Kinh Thánh chuyên về môn chú giải các thư thánh Phaolô hóm hĩnh với các chủng sinh đang học rằng: nếu thánh Phaolô sống lại liệu ngài có nhận ra các bức thư của ngài khi đã qua lăng kính của nhiều nhà chú giải không? Một chủng sinh dí dỏm lại: “Thưa cha giáo nếu thánh Phaolô cùng học với chúng con đây không biết ngài thi có đủ điểm trung bình không hè?” Và nếu trở lại thì chính Chúa Giêsu có nhận ra cung cách sống đức tin mà Người đã truyền cho các tông đồ và môn đệ năm xưa chăng? (x.Lc 18,8)
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
33. Con không thể đồng thời vừa chọn thế gian vừa chọn Thiên Chúa, bởi vì cả hai trong tư tưởng, ý nguyện và hành động đều trái ngược nhau.
(Thánh John Vianney)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thái Chỉ Sam thích tự gọi mình là “thái tử 太子” (1).
Có lần nọ, anh ta làm một bài thơ và mời Uông Dụng Phu bình luận, họ Uông coi xong thì nói:
- “Bài thơ này chẳng qua là một bài thơ ép dầu”.
Thái Chỉ Sam rất bực mình, nói:
- “Đó là ‘Triệu Minh văn tuyển’, là văn thể tài chính thống, sao lại nói là ép dầu?
Họ Uông trả lời:
- “Không dùng hạt cải dầu 菜子 (2) để ép dầu thì lấy gì mà ép chứ?”
(Tiếu tiếu lục)
Suy tư 81:
Con người ta –ngoại trừ thánh nhân- thì ai cũng thích mình có cái danh, cái tiếng để đời; ai cũng thích người khác biết đến tên mình, cho nên có những người dùng mọi thủ đoạn –kể cả thủ đoạn tàn nhẫn- để cho mọi người biết đến tên của mình.
Người có tài năng thì giống như cây kim để trong bao vải –không phải bao bằng hợp kim- thì lâu ngày người ta cũng sẽ biết đến, cần gì phải ép buộc người khác phải biết đến tài năng của mình qua bài thơ, bởi vì “hữu xạ tự nhiên hương” mà.
Người Ki-tô hữu –như thánh Phao-lô nói- là các thánh (3) thì chắc chắn là không tham lam danh vọng tiếng tăm ở đời này, bởi vì họ biết rằng, cái nên làm ở đời này là việc lành phúc đức, cho nên họ dùng cái tài năng mà Thiên Chúa ban cho để làm sáng danh Ngài, và phục vụ xã hội trong công bằng yêu thương, đó chính là cái mà họ dành ở đời này, tức là dành cho được Đức Chúa Giê-su làm lẽ sống trong cuộc đời của mình vậy !
(1) Thời xưa, văn chương đạo đức đều gọi người con trai tài giỏi là nam tử.
(2) Chữ “hạt cải dầu 菜子” và “thái tử 太子” phát âm theo tiếng Hoa thì giống nhau, đồng âm khác nghĩa.
(3) 2 Cr 1, 1b.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
THAY VÌ GIẢI THOÁT, NÓ TRÓI BUỘC
“Thật là ngốc!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật khó để tưởng tượng Chúa Giêsu gọi ai đó là ngốc, nhưng “Thật là ngốc!”, chính xác là những gì Ngài đã nói với người Pharisêu trong Tin Mừng hôm nay! Tại sao? Vì Ngài thấy, ở người biệt phái này, lề luật ‘thay vì giải thoát, nó trói buộc’, và trở nên chiếc bẫy mà kẻ thi hành nó rơi vào!
Cạm bẫy thứ hai, chúng ta có thể rơi vào một thái cực khác. Đó là dễ dãi với bản thân khi cho rằng, “Nếu trái tim tôi đặt đúng chỗ, tôi không cần phải lo lắng về tất cả những quy tắc này và những điều tương tự!”. Với một thái độ lỏng lẻo, chúng ta cho phép mình coi nhẹ những lề luật mà thực sự, nó sẽ giải thoát chúng ta. “Tôi biết hôm nay là Chúa Nhật, tôi phải đi lễ; nhưng đó là kỳ nghỉ! Chỉ Chúa mới biết tôi là người tốt!”. Vậy mà, chính trong Thánh Lễ Chúa Nhật, chúng ta nhận được những ân sủng cần thiết để trở thành “người tốt” đó!
Phaolô cũng đã tố cáo thái độ biệt phái này một cách mạnh mẽ trong thư Rôma hôm nay. Ngài gọi họ là “Những con người cầm giữ chân lý của Thiên Chúa trong đường tà”. Và thật thú vị, lời lẽ của Phaolô còn quyết liệt hơn cả Chúa Giêsu, “Họ đã lầm lạc trong những hư tưởng của họ, tâm trạng ngu muội của họ đã ra mù tối. Họ tự khoe là khôn ngoan, nhưng đã hoá ra điên dại!”.
Thế kỷ 18, thế giới biết đến Jean-Jacques Rousseau, một triết gia người Pháp, với lối sống hợm hĩnh của ông. Sự lừa dối được nhìn thấy một cách sinh động suốt đời ông. Ông tuyên bố, “Trước ngai Thiên Chúa, nào ai dám nói, ‘Tôi tốt hơn Rousseau!’”. Trước khi chết, ông tự hào, “Ôi hạnh phúc! Một người không có lý do gì để hối hận hay tự trách mình!”. Sau đó, ông cầu nguyện, “Lạy Chúa, tôi trả lại linh hồn trong sáng cho Ngài như khi nó xuất phát từ Ngài; hãy để nó chung phần hạnh phúc với Ngài!”. Trong các tác phẩm, ông chủ trương ngoại tình và tự tử; và hơn 20 năm sống trong sự phô trương, hầu hết những đứa con của ông được sinh ra ngoài giá thú và lớn lên từ nhà trẻ mồ côi. Ông được biết đến như một người xấu tính, bội bạc, đạo đức giả và báng bổ!
Anh Chị em,
“Thật là ngốc!”. Hẳn Chúa Giêsu cũng sẽ nói với Jean-Jacques Rousseau như thế. Không ai trong chúng ta muốn nghe những lời này. Tuy nhiên, hãy thử lắng nghe, đừng để mình cảm thấy bị xúc phạm! Đó là những lời yêu thương thiết thực của Chúa Giêsu. Hãy khiêm tốn cho phép mình hưởng lợi từ những lời quở trách thực lòng này. Chúa Giêsu muốn chúng ta làm sạch chiếc cốc tâm hồn mình từ bên trong, đó là biến đổi nội tâm hoàn toàn. Hãy để những lời này tiết lộ cho chúng ta những gì cần đổi thay. Có thể đó là lòng kiêu hãnh vốn đã làm chệch hướng các thực hành nội tâm và cách giữ luật Chúa nơi chúng ta, ‘thay vì giải thoát, nó trói buộc’ chúng ta, trói buộc tha nhân; có lẽ nó đã khiến chúng ta mù quáng hoặc quá dễ dãi trước những tội lỗi cần phải thú nhận. Hãy nghe cho được những lời này, và mắt tâm hồn chúng ta sẽ mở ra với những gì cần biến đổi. Đừng ngoảnh mặt làm ngơ; hãy cởi mở, khiêm tốn và lắng nghe! Nhờ đó, với những người công chính, chúng ta có thể cùng “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa” như lời Thánh Vịnh đáp ca!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con dám để Chúa quở trách, hầu con biết sống luật Chúa. Bấy giờ, ‘thay vì trói buộc, nó sẽ giải thoát con’, hướng con đến chỗ thờ phượng Chúa một cách tinh tuyền”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tình hình dịch bệnh tại Úc đột nhiên trở nên nghiêm trọng. Trong một diễn biến hết sức đáng quan ngại, New South Wales cho biết trong số 7 người chết vì coronavirus trong 24 giờ của ngày 13 tháng 9, có một người chưa chích mũi nào, 2 người đã chích một mũi và 4 người đã chích hai mũi. Lý do của sự kiện ngược đời này có thể là cơ thể chưa kịp tạo ra các kháng thể cần thiết, hoặc những người đã tiêm mà vẫn chết là do bị chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.
Điều quý vị và anh chị em cần nhớ là dù đã tiêm đủ hai mũi vẫn phải hết sức cẩn thận. Không nên ra đường nếu không thực sự cần thiết.
Bộ Y Tế Úc Đại Lợi quyết định chích ngay mũi thứ ba từ ngày 11 tháng 10, cho những ai có vấn đề liên quan đến chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.
Dưới đây là toàn văn thông báo của Bộ Y Tế Úc.
Tiêm tăng cường cho người Úc bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng
Ngay từ bây giờ, những người Úc bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng sẽ được cung cấp nếu muốn một liều vắc xin COVID-19 thứ ba để tăng cường khả năng bảo vệ chống lại COVID-19 của họ lên mức cao nhất.
Điều này tuân theo lời khuyên từ Nhóm Cố vấn Kỹ thuật Úc về Tiêm chủng, gọi tắt là ATAGI, và các chuyên gia sức khỏe và tiêm chủng hàng đầu khác.
Bộ trưởng Bộ Y tế và Chăm sóc Người cao tuổi, Greg Hunt, cho biết nghiên cứu cho thấy một số người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng có thể cần đến liều vắc xin COVID-19 thứ ba để tối đa hóa khả năng bảo vệ.
“Những người Úc bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng có thể bị giảm phản ứng miễn dịch với việc chủng ngừa COVID-19 và có nhiều nguy cơ nếu nhiễm nghiêm trọng COVID-19. Một liều tăng cường bổ sung cho nhóm đặc thù này sẽ bảo đảm họ tiếp tục được bảo vệ,” Bộ trưởng Hunt nói.
“Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình của bạn bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, chúng tôi khuyến khích bạn liên hệ với bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ chuyên khoa để thảo luận xem liệu có cần thêm một liều nữa hay không.”
Dự kiến có khoảng 500,000 người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng ở Úc và có thể cần đến liều vắc xin thứ ba trong những tháng tới. Điều này bao gồm những người đang được điều trị tích cực đối với bệnh ung thư, suy nội tạng hoặc đang được điều trị bằng một loạt các liệu pháp gây ức chế miễn dịch hoặc sinh học.
Khoảng thời gian khuyến cáo cho liều thứ ba là từ hai đến sáu tháng sau liều vắc-xin thứ hai. Lời khuyên của ATAGI là vắc xin mRNA (Pfizer hoặc Moderna) là lựa chọn ưu tiên cho liều thứ ba.
Quan trọng là, những người Úc bị suy giảm miễn dịch ở mức độ nhẹ đến trung bình hiện không được ATAGI khuyến cáo tiêm liều thứ ba trong giai đoạn này.
Mặc dù vắc-xin là biện pháp bảo vệ tốt nhất của chúng ta chống lại COVID-19, nhưng người dân Úc được nhắc nhở tiếp tục thực hiện các biện pháp an toàn khác để giảm nguy cơ nhiễm vi-rút. Giữ khoảng cách xã hội, rửa tay, đeo khẩu trang và tuân theo các biện pháp y tế công cộng khác tiếp tục là quan trọng đối với an toàn công cộng.
Chính phủ hy vọng sẽ nhận được lời khuyên từ Cơ quan Quản lý Sản phẩm Điều trị và ATAGI trong những tuần tới về việc quản lý các liều tăng cường cho người dân nói chung. Lời khuyên về liều tăng cường sẽ được công khai trong thời gian sớm nhất.
Với hơn 151 triệu vắc xin Pfizer, Novavax và Moderna đã được bảo đảm cung cấp cho tương lai, Úc đã chuẩn bị tốt để cung cấp các liều tăng cường nếu chúng được các chuyên gia y tế khuyến nghị.
Vào tháng 10, chúng ta đã có đủ liều để cung cấp cho mọi người Úc một lần chủng ngừa liều thứ nhất hoặc thứ hai. Khoảng hai triệu lượt tiêm chủng hiện đang được thực hiện mỗi tuần ở Úc. Cho đến nay, gần 82% dân số trên 16 tuổi đã được tiêm một liều vắc xin và hơn 60% được tiêm chủng đầy đủ.
Source:Health Department Australia
Đức Tổng Giám Mục San Francisco cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây, phá thai là một “thực hành của những kẻ thờ Satan”.
“Khi chúng ta hình dung xem đâu là ý nghĩa trong việc cứ bốn trường hợp mang thai ở đất nước chúng ta thì có một trường hợp phá thai, chúng ta sẽ thấy mình đang ở trong sự kìm kẹp của ma quỷ,” Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone nói với EWTN Pro-Life Weekly hôm 7 tháng 10.
Đức Tổng Giám Mục đã xuất hiện trong chương trình để nói về chiến dịch “Bông hồng và chuỗi hạt Mân Côi cho Nancy Pelosi” do Viện Benedict XVI tổ chức. Chiến dịch mời gọi những người Công Giáo cầu nguyện và ăn chay cho sự hoán cải của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, người ủng hộ luật phá thai, bao gồm cả Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ. Đối với mỗi người ghi danh, chiến dịch sẽ gửi một bông hồng cho Đảng Dân chủ California.
Đức Tổng Giám Mục đã đề cập đến quan điểm của bà Pelosi, và thách thức những người đánh đồng việc phá thai với chăm sóc sức khỏe.
Ngài nói: “Đó là một loại khác trong số những màn khói mà họ sử dụng. Màn khói của sự lựa chọn, màn khói của chăm sóc sức khỏe, sự lựa chọn sinh sản, v.v.”
Để làm ví dụ, ngài chỉ vào nhóm Đền thờ Satan, gần đây đã chỉ trích luật cấm phá thai mới của Texas trong đó đe dọa trừng phạt những ai tham gia vào phẫu thuật phá thai sau khi tim thai được phát hiện; và cho phép các công dân tư nhân thưa kiện để thực thi lệnh cấm này.
Nhóm Đền thờ Satan đã lên án luật này “với lý do đó là sự vi phạm quyền tự do tôn giáo của họ,” Đức Tổng Giám Mục nói. “Họ cần được tiếp cận với việc phá thai để thực hiện các nghi lễ của mình. Đó là một thực hành satanic”.
Trên trang web của mình, Nhóm Đền thờ Satan tuyên bố bảy nguyên lý, bao gồm “Cơ thể của một người là bất khả xâm phạm, chỉ tùy thuộc vào ý muốn của riêng người đó.”
Nhóm cũng tuyên bố rằng họ không tin vào “sự tồn tại của ma quỷ và các lực lượng siêu nhiên.” Thay vào đó, nó lập luận, “Đón nhận danh xưng Satan là chấp nhận sự tìm hiểu lý trí được loại bỏ khỏi chủ nghĩa siêu nhiên và những mê tín dựa trên truyền thống cổ xưa.” Đồng thời, các thành viên của nó đã tham gia vào các hoạt động chế nhạo Chúa Kitô, từ việc tạo ra một “Snaketivity” vào dịp Giáng sinh đến việc cử hành thánh lễ đen với chủ đích xúc phạm bí tích Thánh Thể. Trong tiếng Anh từ “Nativity” được dùng chỉ cảnh Giáng Sinh. “Snaketivity” là cảnh rắn chào đời, với ý xúc xiểm. Tại một số thành phố ở Hoa Kỳ nơi trưng bày cảnh Chúa Giáng Sinh, nhóm Đền thờ Satan đã thành công trong việc đặt bên cạnh một bức tượng cảnh rắn chào đời của chúng. Tòa nhà chính phủ tại Illinois là một ví dụ.
Để chống phá thai, Đức Tổng Giám Mục kêu gọi cầu nguyện và ăn chay.
Ngài kết luận: “Chúng ta cần cầu nguyện và ăn chay nếu chúng ta muốn giữ hy vọng rằng Chúa sẽ chúc phúc cho chúng ta trong việc biến đất nước của chúng ta trở lại với một nền văn hóa của cuộc sống.
Source:Catholic News Agency
Một tòa án liên bang vào tối thứ Sáu đã ra phán quyết cho phép luật của bang Texas, hạn chế việc phá thai sau khi phát hiện thấy tim thai, có hiệu lực trở lại trong bối cảnh tòa án đang tranh chấp.
Một hội đồng gồm ba thẩm phán của Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ số 5 đã đưa ra phán quyết của mình vào ngày 8 tháng 10, hủy bỏ quyết định ngày 6 tháng 10 của một tòa án cấp dưới. Tờ New York Times đưa tin, ít nhất sáu phòng khám phá thai ở Texas đã tiếp tục hoạt động phá thai sau phán quyết ngày 6 tháng 10, thu hút sự chỉ trích mạnh mẽ từ các nhóm ủng hộ sự sống.
Luật của Texas, được thiết kế để thực thi thông qua các vụ kiện riêng, cấm phá thai sau khi phát hiện thấy tim thai, trừ trường hợp cấp cứu y tế.
Luật, có hiệu lực lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 9, trao giải thưởng ít nhất 10,000 đô la cho các vụ kiện thành công chống lại những người thực hiện hoặc “hỗ trợ và tiếp tay” cho việc phá thai bất hợp pháp; nhưng phụ nữ phá thai không thể bị kiện theo luật này.
Phán quyết ngày 6 tháng 10 đã cấm Texas thực hiện các hành động như bồi thường thiệt hại cho các vụ kiện thành công hoặc thi hành các bản án trong những trường hợp như vậy. Bộ trưởng Tư Pháp Texas Ken Paxton đã kháng cáo phán quyết đó.
Nhóm ủng hộ sự sống Susan B. Anthony List đã ca ngợi phán quyết hôm thứ Sáu.
“Chúng tôi rất vui vì Tòa Phúc Thẩm Vòng 5 đã khôi phục Đạo luật Heartbeat trong khi các vụ kiện tụng vẫn tiếp tục. Mỗi ngày luật này có hiệu lực, những đứa trẻ chưa sinh với tim đập đều được cứu sống và các bà mẹ được bảo vệ “, Marjorie Dannenfelser, Chủ tịch SBA List cho biết trong một tuyên bố hôm 9 tháng 10.
Các nhà lãnh đạo Pro-life đã chỉ ra rằng cơ quan lập pháp bang Texas gần đây đã tăng phúc lợi công cộng cho các bà mẹ có thu nhập thấp, mở rộng phạm vi bảo hiểm Medicaid cho các bà mẹ mới sinh và 100 triệu đô la tài trợ hàng năm cho chương trình hỗ trợ các phụ nữ không muốn phá thai.
Cùng với nguồn tài trợ bổ sung dành cho các bà mẹ có nhu cầu, “Đạo luật Nhịp tim phản ánh ý chí rõ ràng của người dân Texas là vừa bảo vệ những đứa trẻ chưa chào đời theo luật pháp vừa cung cấp hỗ trợ nhân ái cho phụ nữ và gia đình,” Dannenfelser nói.
Tổng thống Joe Biden - một người Công Giáo - đã gọi đạo luật này là “một cuộc tấn công chưa từng có đối với quyền hiến định của phụ nữ,” và hứa sẽ nỗ lực “toàn chính phủ” để duy trì việc phá thai ở Texas.
Ông chỉ đạo các cơ quan liên bang, bao gồm Bộ Tư pháp, xem xét những hành động nào có thể được thực hiện “để bảo đảm rằng phụ nữ ở Texas được tiếp cận với các phương pháp phá thai an toàn và hợp pháp khi được Roe bảo vệ”.
Theo chỉ thị của Biden, Bộ Tư pháp “khẩn trương tìm hiểu tất cả các lựa chọn để thách thức” luật mới của Texas và “bảo vệ các quyền hiến định của phụ nữ và những người khác, bao gồm quyền tiếp cận phá thai,” Bộ trưởng Tư Pháp Merrick Garland cho biết trong một tuyên bố hôm 6 tháng 9.
Source:Catholic News Agency
Hôm thứ Bẩy 9 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục về tính đồng nghị. Ngài bày tỏ mong muốn rằng đó là một trải nghiệm mà mọi người trong Giáo Hội đều tham gia hơn là một thực hành giới hạn trong giới “tinh hoa”.
Đức Giáo Hoàng cũng cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn các cuộc thảo luận, do đó ngăn cản Giáo Hội Công Giáo “trở thành một 'viện bảo tàng', đẹp đẽ nhưng câm lặng, với nhiều quá khứ và ít tương lai.” Bên cạnh những nhận xét đã chuẩn bị của mình, Đức Thánh Cha đã ứng khẩu lưu ý rằng Thượng Hội đồng không phải là quốc hội cũng không phải là một cuộc thăm dò ý kiến.
“Thượng Hội đồng là một thời khắc của Giáo hội, và nhân vật chính là Chúa Thánh Thần. Nếu không có Thần Khí, sẽ không có Thượng Hội Đồng”, ngài nói, kêu gọi sự hiệp nhất, trên hết là giữa các giám mục với nhau.
Đức Phanxicô cũng mời những người có mặt thừa nhận sự thất vọng và thiếu kiên nhẫn của nhiều nhân viên mục vụ, “các thành viên của các cơ quan tham vấn giáo phận và giáo xứ và phụ nữ, những người thường xuyên ở ngoài rìa,” và thúc giục đối thoại giữa các linh mục và giáo dân, nói rằng ngài nhấn mạnh điều này bởi vì đôi khi, các linh mục trở thành “người theo chủ nghĩa tinh hoa” và trở thành “quan thầy của các doanh trại.”
Đức Thánh Cha đưa ra lập trường trên hôm 9 tháng 10, khi ngài khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục với chủ đề “Hướng đến một Giáo Hội Đồng Nghị: hiệp thông, tham gia và truyền giáo.”
Trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha đã đề cập đến cả ba cơ hội và ba rủi ro mà quá trình này có thể gặp phải.
Ngài bắt đầu bằng cách nói rằng đây là một cơ hội để tiến tới một Giáo Hội đồng nghị về mặt cấu trúc, “Một quảng trường mở, nơi tất cả mọi người có thể cảm thấy như ở nhà và dự phần.”
Đức Thánh Cha cho biết, Thượng Hội đồng tạo cơ hội cho Hội thánh trở thành “một tổ chức lắng nghe”, gạt bỏ thói quen sang một bên và giải phóng khỏi các mối quan tâm mục vụ thông thường: “Lắng nghe Thánh Linh trong sự tôn thờ và cầu nguyện, lắng nghe anh chị em của chúng ta nói về hy vọng của họ và về những khủng hoảng đức tin hiện diện ở những nơi khác nhau trên thế giới, về nhu cầu của một đời sống mục vụ đổi mới và về những tín hiệu mà chúng ta đang nhận được từ những người cụ thể”.
Hội thánh có cơ hội trở thành một trong những “sự gần gũi”, không chỉ bằng lời nói mà còn bằng sự hiện diện trong xã hội và thế giới, đắm mình trong những vấn đề thời hiện đại, băng bó vết thương và chữa lành những trái tim tan vỡ bằng dầu xoa dịu của Thiên Chúa”.
Rủi ro mà Thượng hội đồng về tính đồng nghị có thể gặp phải
Trong bài phát biểu hôm 9 tháng 10, Đức Phanxicô cũng cảnh báo rằng Thượng Hội đồng về tính đồng nghị cũng có một loạt rủi ro: chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa trí thức và tính tự mãn.
Đức Giáo Hoàng đã định nghĩa điều đầu tiên là nguy cơ Thượng Hội Đồng này trở thành một sự kiện có vẻ là phi thường nhưng không dẫn đến sự phân định hoặc hợp tác tốt hơn với công việc của Thiên Chúa trong lịch sử.
“Nếu chúng ta muốn nói về một Giáo Hội đồng nghị, chúng ta không thể chỉ thỏa mãn với vẻ bề ngoài; chúng ta cần nội dung, phương tiện và cấu trúc có thể tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại và tương tác trong dân Chúa, đặc biệt là giữa các linh mục và giáo dân”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng để điều này xảy ra, cần phải thay đổi “tầm nhìn quá thẳng đứng, méo mó và phiến diện về Giáo Hội, chức vụ linh mục, vai trò của giáo dân, trách nhiệm của giáo hội, vai trò quản trị, v.v.”.
Đức Phanxicô cũng cho biết Thượng Hội đồng có thể trở thành một “nhóm nghiên cứu” đưa ra những cách tiếp cận trừu tượng đối với các vấn đề của Giáo hội và các tệ nạn trên thế giới. Sẽ có những người nói về những điều bình thường nhưng không có cái nhìn sâu sắc thực tế, làm hạ giảm toàn bộ quá trình thành “những chia rẽ ý thức hệ vô ích nhuốm màu phe phái, xa rời thực tại của Dân thánh Thiên Chúa”.
Cuối cùng, Thượng Hội đồng có nguy cơ trở nên tự mãn, dựa vào cách mọi việc luôn được thực hiện, mà ngài coi là một thái độ độc địa, áp dụng các giải pháp cũ cho các vấn đề mới, trong khi Thượng Hội đồng được kêu gọi trở thành một tiến trình liên quan đến các Giáo hội địa phương trong các giai đoạn khác nhau và từ dưới lên.
Phát biểu của Đức Thánh Cha được đưa ra khi ngài khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục kéo dài từ 2021 đến 2023 tại Hội trường Thượng Hội đồng, với khoảng 300 người từ khắp nơi trên thế giới tham dự, bao gồm các Hồng Y và giám mục, các tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Bối cảnh diễn ra Thượng hội đồng về tính đồng nghị
Tính đồng nghị đã là một thuật ngữ được bàn tán sôi nổi trong triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô, nhưng khái niệm này vẫn còn tương đối ít được biết đến đối với những người Công Giáo bình thường. Đây là lý do tại sao một phần lớn của tài liệu chuẩn bị được phát hành vào tháng trước tập trung vào việc giải thích quá trình và nguồn gốc thần học của thuật ngữ đó.
Quá trình này mở ra chỉ vài ngày sau khi Pháp công bố một báo cáo độc lập về lịch sử lạm dụng của hàng giáo sĩ cho thấy hơn 330,000 người bị các giới chức Giáo hội lạm dụng. Trước lời phát biểu khai mạc của Đức Giáo Hoàng, là lời phát biểu của một phụ nữ, cô Christina Inogés-Sanz, đến từ Tây Ban Nha, là người đã đưa ra một suy tư về Thượng Hội Đồng này, và cô ấy đã không dè dặt. Cô nói rằng “Chúng ta đã làm hại nhiều người, và chúng ta đã làm hại chính chúng ta. Trong nhiều thế kỷ, chúng ta đã dựa vào cái tôi của chúng ta nhiều hơn là vào Lời Chúa. Từ lâu, chúng ta đã quên rằng, bất cứ khi nào chúng ta không để Ngài đi bên cạnh, chúng ta sẽ không thể đi đúng hướng”.
Cô nói thêm: “Việc sửa chữa sai lầm, cầu xin sự tha thứ cho những tội ác đã gây ra và học cách khiêm tốn là điều lành mạnh. Chắc chắn chúng ta sẽ trải qua những giây phút đau đớn, nhưng nỗi đau là một phần của tình yêu. Và chúng ta cảm thấy bị tổn thương bởi Giáo Hội vì chúng ta yêu mến Giáo Hội”.
Theo cô, sự trung tín có thể đòi hỏi phải có những thay đổi, và trung thành với lời kêu gọi của Chúa Kitô thậm chí có thể dẫn đến “một cuộc cách mạng”.
Thượng Hội đồng Giám mục sẽ họp lại vào tháng 10 năm 2023, nhưng trong thời gian chờ đợi, sẽ có các cuộc họp ở cấp giáo phận, cấp quốc gia và cấp lục địa, trước khi tiến đến phòng họp của Thượng Hội Đồng Giám mục thế giới.
Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, tổng tường trình viên của cuộc họp, cho biết Thượng Hội Đồng “là một thách đố lớn, nơi mọi người đều có thể tham gia, đặc biệt là những người nghèo nhất, không có tiếng nói, những người ở ngoại vi.”
Trong bài phát biểu của mình, Đức Hồng Y Hollerich thú nhận rằng ngài không biết mình sẽ viết gì trong tài liệu cuối cùng của Thượng hội đồng: “Các trang trống không, anh chị em có thể điền vào chúng,” ngài nói. “Điều duy nhất tôi có thể nói là tôi sẽ không làm điều đó một mình.”
Source:Crux
Hôm thứ Sáu, Đức Tổng Giám Mục Francisco Cerro Chaves của Toledo đã xin lỗi về việc lợi dụng nhà thờ chính tòa của thành phố trong một video ca nhạc, trong đó có những cảnh khiêu vũ gợi cảm, dâm dật trên cung thánh nhà thờ.
Đức Tổng Giám Mục nói ngài “hoàn toàn không biết về sự tồn tại của dự án này, nội dung của nó và kết quả cuối cùng.” Ngài cho biết như trên trong tuyên bố ngày 8 tháng 10, đồng thời nói thêm rằng ngài “vô cùng lấy làm tiếc về sự kiện này và không tán thành những hình ảnh được ghi lại” trong nhà thờ.
Tangana, ca sĩ nhạc ráp người Tây Ban Nha đã phát hành một video âm nhạc cho bài hát “Ateo”, nghĩa là Người vô thần vào ngày 7 tháng 10, được thực hiện với ca sĩ người Á Căn Đình Nathy Peluso. Trong video, cả hai thực hiện những vũ điệu gợi dục và khiêu khích bên trong thánh đường.
Cha Juan Miguel Ferrer Grenesche, cha sở của nhà thờ, đã biện minh vào ngày 8 tháng 10 về việc ghi video âm nhạc trong không gian linh thiêng.
Theo Cha Ferrer Grenesche, “video trình bày câu chuyện về sự hoán cải nhờ tình người. Lời ca của bài hát này như sau: ‘Tôi là một người vô thần, nhưng bây giờ tôi tin rằng, bởi vì một phép lạ như thế nên Ngài đã phải từ trên trời xuống thế’”.
Ngoài ra, Cha Ferrer Grenesche còn chỉ trích “một số thái độ không khoan dung, trái ngược với sự hiểu biết và đón nhận Giáo hội, như được thể hiện trong các cảnh cuối cùng của video.”
Trái với thái độ hằn học của Cha Ferrer Grenesche, Đức Tổng Giám Mục Toledo “khiêm tốn và chân thành cầu xin sự tha thứ từ tất cả các tín hữu giáo dân, những người thánh hiến và các linh mục, những người đã cảm thấy bị tổn thương một cách chính đáng vì việc sử dụng sai địa điểm linh thiêng này.”
“Kể từ thời điểm này, tổng giáo phận sẽ làm việc để xem xét quy trình đã tuân theo để ngăn chặn điều tương tự xảy ra một lần nữa,” tuyên bố cho biết thêm.
Ngài kết luận: “Để làm được điều này, một quy trình sẽ được thiết lập ngay lập tức cho các trường hợp ai đó muốn ghi hình để phát sóng công cộng tại bất kỳ nhà thờ nào trong tổng giáo phận.”
Source:Catholic News Agency
(CNA: Paul Haring)
Đức Thánh Cha Phanxicô chủ trì cuộc họp với các đại diện của các Hội đồng Giám mục từ khắp nơi trên thế giới tại Vatican ngày 9 tháng 10 năm 2021. Cuộc họp diễn ra khi Vatican khởi động tiến trình dẫn đến cuộc họp của Thượng hội đồng Giám mục thế giới vào năm 2023.
ROME - hôm thứ Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức khai mở một quy trình tham vấn toàn cầu kéo dài hai năm, đó là một phần của Thượng hội đồng Giám mục mà những người tham gia hy vọng sẽ giúp thay đổi hoàn toàn cách thức Giáo Hội Công Giáo đưa ra các quyết định.
Carmen Peña Garcia, người Tây Ban Nha là một tham dự viên của Thượng hội đồng, nói với Crux: “Kỳ vọng của tôi là một cách làm việc mới, cho phép chúng ta thấy tính đồng nghị đang hoạt động ở mọi cấp độ của Giáo hội.”
“Không nên rút gọn Thượng hội đồng vào thời điểm, hai ba năm, bởi vì Thượng hội đồng là lời kêu gọi đồng trách nhiệm và đồng tham gia của toàn thể dân Chúa vào đời sống và sứ mệnh của Giáo hội, qua Bí tích rửa tội".
Trong năm tới, một cuộc tham vấn sẽ được triển khai ở cấp giáo xứ, với việc các tín hữu được mời tham gia vào các buổi đối thoại. Vào tháng Ba, sẽ có thời gian cho một cuộc họp cấp giáo phận và quốc gia, tiếp theo là một cuộc họp cấp lục địa, về nguyên tắc, quá trình này kết thúc vào tháng 10 năm 2023, với một cuộc họp chung của Thượng Hội đồng Giám mục, sẽ diễn ra ở Rôma vào Tháng Mười.
Vào thứ Bảy, những người có mặt chủ yếu là giáo dân, linh mục và tu sĩ, với một số quốc gia thậm chí không có giám mục trong Thượng hội đồng. Đây là điều văn phòng Thượng Hội đồng Vatican yêu cầu các lục địa cử đại diện, chứ không phải từng quốc gia riêng lẻ, trong số các lý do khác do các hạn chế của COVID-19 đối với việc đi lại.
LIÊN QUAN: Đức Thánh Cha khai mạc Thượng hội đồng làm nổi bật tính cộng đồng như là một ý niệm 'tinh hoa' mới.
Một số tham dự viên đã miệt mài qua một quá trình kéo dài nhiều tháng để được bay về Rome, như trường hợp của bà Susan Pascoe đến từ Úc. Tất cả các giám mục thuộc vùng nam bán cầu (Down Under) hiện đang tham dự Hội đồng Toàn thể cấp quốc gia, phiên họp đầu tiên của hội đồng này đã được tổ chức trong tuần này, vì vậy không ai có thể tới tham dự. Khi về nước, bà Pascoe sẽ phải cách ly hai tuần tại một khách sạn.
Vì vậy, tôi hy vọng những người Công Giáo khác sẽ đáp lại lời mời của Đức Thánh Cha mà tham gia”.
Bà Peña Garcia cho biết, đây là một lời mời gọi tất cả mọi người đã rửa tội hãy tham gia vì “Giáo hội muốn đối thoại với thế giới. Tôi nghĩ chúng ta phải khuyến khích mọi người tham gia, vì bạn không chỉ nhận được tiếng nói đóng góp thông thường, mà với trọn vẹn ý chí tự do tham dự!”
Bà Peña Garcia kêu gọi mọi người “hãy đừng sợ hãi”. Bà nói: “Chúng ta phải lắng nghe, nhưng các nguyên tắc và niềm tin sẽ không thay đổi.
Một thành viên khác của ủy ban thần học của Thượng Hội đồng, là anh Rafael Luciani, một người giáo dân Venezuela, hiện là giáo sư tại Trường Cao đẳng Boston, lập luận rằng trong bối cảnh hiện tại, Thượng hội đồng có hai thành phần chính: Nó được kêu gọi trong tình trạng khủng hoảng và cần phải cải cách, và nó không phải là thượng hội đồng về bất kỳ một chủ đề nào mà là về chính Giáo hội.
Ông nói với Thông tấn xã Crux: “Tính thống nhất là bản chất và bản sắc của Giáo hội, là chiều kích xác định sự tồn tại và vận hành của Giáo hội. “Việc tái cấu hình ảnh Giáo hội đang bị đe dọa, khi nói đến cách chúng ta liên hệ với nhau như những sinh thể trong giáo hội, các động lực giao tiếp như đối thoại, lắng nghe và phân định, và các cơ cấu Giáo hội phải đáp ứng với trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đòi hỏi cao hơn bao giờ hết.”
Agatha Lydia Natania, đến từ Indonesia và là thành viên của giới trẻ của Thượng Hội đồng, nói đôi khi tiếng nói của những người trẻ không được lắng nghe trong Giáo hội...
“Tôi thực sự hy vọng những người trẻ không chỉ được lắng nghe mà còn thực sự được trở thành một phần của quá trình,” cô nói với các ký giả vào thứ Bảy 9/10/2021, vào cuối phiên họp khai mạc. “Chúng tôi có khả năng, và cũng có sáng kiến, khi nói đến việc gắn kết mọi người lại với nhau. Có quá nhiều người trẻ rời bỏ Giáo hội vì họ cảm thấy Giáo hội không lắng nghe họ.”
Bà nói, Thượng hội đồng là một công cụ quan trọng để truyền đạt ý chí của những người trẻ nói lên suy nghĩ của họ, đặc biệt ở cấp địa phương.
Tác giả người Anh Austen Ivereigh, người viết tiểu sử Đức Thánh Cha và là một trong những giáo dân tham gia phiên họp đầu tiên của thượng hội đồng, cho biết có một "khoảng cách rất lớn" giữa nhiệm vụ phía trước và "sự sẵn sàng của chúng ta đối với Giáo hội." Ông tin rằng đây là “sự kiện lớn nhất và biến đổi nhất trong đời tôi, ít nhất là từ Công đồng Vatican II. Nó có thể là cuộc tham vấn lớn nhất trong lịch sử loài người. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng rất ít người Công Giáo thậm chí còn chưa nhận thức được điều đó, và các giám mục hầu hết đều thụ động."
Thực tế là hầu hết vẫn chưa biết phải hành sử ra sao, Ivereigh nói với Crux, đây có thể là điều mà mọi người mong đợi, bởi vì Giáo hội ngày nay không phải là thượng hội đồng và có rất ít kinh nghiệm về những gì tiến trình đòi hỏi bên ngoài các dòng tu.
“Tôi nghĩ rằng đó sẽ là một khởi đầu chậm chạp, với rất nhiều sự không chắc chắn và những kỳ vọng sai lầm,” ông nói. “Nhưng tôi nghĩ dân Chúa sẽ bắt đầu ý thức về điều đó, Chúa Thánh Thần sẽ hoạt động và tác động...”
Theo tin Zenit, ấn bản tiếng Pháp, cuối tuần qua, Đức Giáo Hoàng Phanxico đã chính thức khai mạc Thượng Hội Đồng về Tính Đồng nghị, một diễn trình sẽ kéo dài tới năm 2023 và với sự tham dự của mọi thành phần dân Chúa khắp năm châu, thậm chí, của cả những “con lừa” như ví von của chính Đức Phanxicô nhân nói đến câu chuyện Balaam trong Kinh Thánh.
Trong buổi tiếp kiến ngày 9 tháng 10, tại Đại sảnh Phaolô VI trong nội thành Vatican, khoảng 300 tham dự viên đến từ khắp năm châu, gồm các Hồng Y, giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân trong đó có 20 đại biểu trẻ, Đức Giáo Hoàng nói rằng để chữa trị “nỗi đau khổ của nhiều người” ta cần một Thượng Hội Đồng bao gồm mọi thành phần dân Chúa.
Trước nhất là nỗi đau khổ của những người cảm thấy mình bị cho ra rìa. Ngài nói, “Cần phải quan sát các bất đồng và nỗi đau khổ của nhiều lao công mục vụ, của nhiều cơ chế tham dự vào các giáo phận và giáo xứ, của nhiều phụ nữ vẫn còn đôi khi đứng bên lề. Tất cả phải được tham gia: đây là một dấn thân không thể thiếu vào Giáo Hội!”
Đức Phanxicô nhắc nhớ suy tư của nhà thần học Pháp, chuyên viên Vatican II, Cha Yves Congar, mong có “một Giáo Hội khác” (xem Vraie et fausse réforme dans l’Eglise, Milan, 1994, 1939).
Đức Giáo Hoàng cho rằng ta phải khiêm nhường và can đảm trong việc xây dựng bằng được “Giáo Hội khác” ấy, một Giáo Hội cởi mở đối với sự mới mẻ mà Thiên Chúa vốn gợi ý cho chúng ta. Hãy luôn cầu xin Chúa Thánh Thần và hết lòng lắng nghe Người một cách khiêm nhu, cùng nhau bước đi như ý Người muốn, Người là Đấng sáng tạo ra hiệp thông và sứ mệnh.
Đức Phanxicô khẩn khoản “Lạy Chúa Thánh Thần, xin Chúa ngự đến. Chúa là Đấng đã kích thích các ngôn ngữ mới lạ và đã đặt lời lẽ lên môi miệng chúng con, xin gìn giữ chúng con đừng trở nên một Giáo Hội bảo tàng, đẹp đẽ nhưng câm lặng, có quá khứ vĩ đại nhưng ít có tương lai. Xin Chúa ngự đến giữa chúng con, để trong trải nghiệm đồng nghị, chúng con đừng để mình mất hứng khởi, đừng làm loãng sức mạnh tiên tri, đừng rơi vào những cuộc tranh luận vô ích. Lạy Thần khí yêu thương, xin Chúa hãy mở lòng chúng con để nghe thấy tiếng Chúa! Lạy Thần khí thánh thiện, xin Chúa hãy đến đổi mới dân thánh thiện và trung thành của Thiên Chúa! Lạy Thần khí Tạo dựng, xin Chúa hãy đến đổi mới bộ mặt trái đất!”.
Theo Catholic World News, trong bài diễn văn trên, Đức Giáo Hoàng nói rằng Thượng Hội Đồng có:
• Ba “chữ chủ chốt”: hiệp thông, tham dự, và sai đi
• Ba nguy cơ: chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa duy trí thức, và tính tự mãn
• Ít nhất 3 cơ hội:
- “Hướng tới một Giáo Hội Đồng Nghị không phải thỉnh thoảng mà là trong cơ cấu”
- “Cơ hội trở thành một Giáo Hội biết lắng nghe... lắng nghe Chúa Thánh Thần trong thờ lạy và cầu nguyện”
- “Cơ hội trở nên một Giáo Hội gần gũi”.
Ngày hôm sau, 10 tháng 10, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Đức Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ đại trào và suy gẫm về Thượng Hội Đồng dưới ánh sáng bài đọc Tin Mừng (Mc 10:17-30).
Ngài giảng, “Cử hành Thượng Hội Đồng có nghĩa bước đi trên cùng một con đường, cùng nhau bước đi. Ta hãy nhìn vào Chúa Giêsu. Trước nhất, Người gặp người thanh niên giầu có ngay trên đường; sau đó, Người lắng nghe câu hỏi của anh ta, và sau cùng, Người giúp anh biện phân phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời. Gặp gỡ, lắng nghe và biện phân”.
Đức Phanxicô nói thêm rằng lời Chúa “hướng dẫn Thượng Hội Đồng, ngăn cản Thượng Hội Đồng trở thành một hội nghị Giáo Hội, một nhóm nghiên cứu hay một cuộc tụ tập chính trị, một quốc hội, mà đúng hơn phải là một biến cố tràn đầy ơn thánh, một diễn trình hàn gắn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn”.
Ngài nhấn mạnh rằng “Trong những ngày này, Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta, như Người từng kêu gọi người thanh niên giầu có trong Tin Mừng, hãy đổ hết mình ra, giải thoát mình khỏi những gì thuộc thế gian, kể cả những mô hình mục vụ chỉ biết nhìn vào mình và cũ mòn; và tự hỏi Thiên Chúa muốn nói gì với mình vào lúc này. Và chiều hướng Người muốn dẫn dắt mình đi theo”.
Tựa đề trên là của Inés San Martín, trên tạp chí Crux, ngày 11 tháng 10, 2021. Theo cô, dù có thể ít ai thuộc thế giới Công Giáo để ý, hôm Thứ Bẩy, ngày 9 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chính thức khai mạc diễn trình tham khảo kéo dài 2 năm của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tính Đồng Nghị, một diễn trình được các tham dự viên hy vọng sẽ thay đổi triệt để cung cách Giáo Hội Công Giáo đưa ra các quyết định.
Một người Tây Ban Nha, cô Carmen Peña Garcia, tham gia Thượng hội đồng, nói với Crux, “Kỳ vọng của tôi là một cách làm việc mới được thực hiện, giúp chúng ta thấy tính đồng nghị được đem ra sống ở mọi bình diện của Giáo hội”.
Cô nói thêm, “Không nên rút gọn Thượng hội đồng vào thời điểm này, vào hai năm này, vì tính đồng nghị là lời kêu gọi cùng gánh trách nhiệm và cùng tham gia của toàn thể dân Chúa vào đời sống và sứ mệnh của Giáo hội, với phép rửa tội là thẻ gia nhập".
Trong năm tới, một cuộc tham khảo sẽ được phát động ở bình diện giáo xứ, với việc các tín hữu được mời tham gia vào các buổi đối thoại. Vào tháng Ba, sẽ có thời gian dành cho các cuộc hội họp cấp giáo phận và quốc gia, tiếp theo là các cuộc hội họp cấp lục địa, trên nguyên tắc, diễn trình này sẽ kết thúc vào tháng 10 năm 2023, với cuộc hội họp khoáng đại của Thượng Hội đồng Giám mục, diễn ra ở Rôma.
Vào thứ Bảy, các người hiện diện chủ yếu là giáo dân, linh mục và tu sĩ, với một số quốc gia thậm chí không có giám mục nào tại Hội trường của Thượng hội đồng. Sở dĩ như vậy là bởi vì văn phòng Thượng Hội đồng ở Vatican đã yêu cầu các lục địa cử đại diện, chứ không phải từng quốc gia riêng rẽ, phần lớn do các hạn chế của COVID-19 đối với việc đi lại.
Một số tham dự viên đã phải thực hiện cả một diễn trình kéo dài nhiều tháng mới được chính phủ cho phép bay tới Rôma, như trường hợp của nữ giáo dân Susan Pascoe đến từ Úc. Tất cả các giám mục từ Úc Châu hiện đang tham dự Công đồng Toàn thể cấp quốc gia, mà phiên họp đầu tiên cũng được tổ chức trong tuần này, vì vậy không vị nào qua Rôma được. Khi trở về, Pascoe sẽ phải cách ly trong một khách sạn trong hai tuần.
Là thành viên của Ủy ban Phương pháp của Thượng hội đồng, người đã làm việc cho cả Giáo hội Úc và chính phủ Úc, bà nói với Crux rằng bà đánh giá cao “tính chân chính của diễn trình. Tôi thấy rất hy vọng ở diễn trình này, và tôi tin tưởng vào nó. Vì vậy, tôi hy vọng những người Công Giáo khác sẽ đáp ứng lời Đức Giáo Hoàng mời họ tham gia”.
Peña Garcia cho biết, một lời mời đã được gửi tới mọi người đã rửa tội tham gia, nhưng lời mời này không chỉ ngỏ với họ, vì “Giáo hội cũng muốn đối thoại với thế giới. Tôi nghĩ chúng ta phải khuyến khích mọi người tham gia, để bạn không những chỉ nhận được tiếng nói của những người hoài nghi thông thường, mà còn là của những người có ý chí tự do nữa!”
Ngỏ lời với những người hoài nghi diễn trình này, vì họ sợ nó sẽ kết thúc ở chỗ tất cả những gì Giáo hội dạy cũng đều có thể đem ra bàn cãi, Peña Garcia thúc giục họ “đừng sợ hãi”.
Cô nói: “Chúng ta phải lắng nghe, nhưng các nguyên tắc và kho tàng đức tin sẽ không thay đổi”.
Một thành viên khác của ủy ban thần học của Thượng Hội đồng, giáo dân Rafael Luciani, người Venezuela hiện là giáo sư tại Trường Cao đẳng Boston, lập luận rằng trong bối cảnh hiện tại, Thượng hội đồng có hai thành tố chính: Nó được triệu tập trong tình trạng khủng hoảng và cần phải cải cách, và nó không phải là thượng hội đồng về bất cứ một chủ đề nào mà là về chính Giáo hội”.
Ông nói với Crux: “Tính đồng nghị là yếu tính và bản sắc của Giáo hội, đó là chiều kích cấu thành để định nghĩa sự hiện hữu và việc điều hành Giáo hội. Việc tái cấu hình Giáo hội có nhiều quan hệ ở đây, khi đụng đến việc chúng ta phải liên hệ với nhau ra sao như những hữu thể của giáo hội, các động lực truyền thông như đối thoại, lắng nghe và biện phân, và cách các cơ cấu Giáo hội phải đáp ứng với trách nhiệm giải trình ra sao trong bối cảnh ngày một đòi hỏi cao hơn bao giờ hết”.
Agatha Lydia Natania, đến từ Indonesia và là thành viên của ngành thanh niên của Thượng Hội đồng, nói rằng đôi khi tiếng nói của những người trẻ không được lắng nghe trong Giáo hội hoặc bị phá hoại ngầm.
Cô nói với các nhà báo vào hôm thứ Bảy, cuối phiên khai mạc, “Tôi thực sự hy vọng rằng những người trẻ tuổi sẽ không những được lắng nghe mà còn thực sự được trở thành một phần của diễn trình. Chúng tôi có năng lực, và cũng có óc sáng tạo, khi nói đến việc đem mọi người lại với nhau. Có quá nhiều người trẻ đang rời bỏ Giáo hội vì họ cảm thấy định chế không lắng nghe họ”.
Cô nói, Thượng hội đồng là một công cụ quan trọng để vận động người trẻ chịu nói lên suy nghĩ của họ, đặc biệt là ở bình diện địa phương.
Tác giả người Anh, Austen Ivereigh, người viết tiểu sử của Đức Giáo Hoàng và là một trong những giáo dân tham gia phiên họp đầu tiên của thượng hội đồng, cho biết có một "hố phân cách rất lớn" giữa sự to lớn của nhiệm vụ phía trước và "sự sẵn sàng của chúng ta đối với nó trong tư cách một Giáo hội". Ông tin chắc rằng đây có thể là “biến cố lớn nhất và có tính biến đổi nhất trong đời tôi, ít nhất kể từ Công đồng Vatican II. Nó có thể là cuộc thao diễn tham khảo lớn nhất trong lịch sử loài người. Tuy nhiên, tôi nghĩ rất ít người Công Giáo nhận thức được điều đó, và các giám mục hầu hết đều khá im lìm [đối với nó]".
Ivereigh nói với Crux, sự kiện hầu hết vẫn chưa biết về nó là điều dễ hiểu, bởi vì Giáo hội hiện nay không có tính đồng nghị và có rất ít kinh nghiệm về việc diễn trình này bao hàm những gì ngoài các dòng tu.
Ông nói, “Tôi nghĩ rằng nó sẽ là một khởi đầu chậm chạp, với rất nhiều điều không chắc chắn và những kỳ vọng sai lầm. Nhưng tôi nghĩ dân Chúa sẽ bắt đầu ý thức về điều đó, Chúa Thánh Thần sẽ can dự vào đó, và nó sẽ đột ngột cất cánh”.
- Alo cha nghe nè.
+ Cha ơi! Con được về rồi ạ. Nay con gọi để cám ơn cha.
- Hihi. Vui quá. Cha chúc mừng. Ráng giữ sức khỏe cho tốt nha.
+ Dạ. Con thực sự biết ơn cha, các thầy, các bác sĩ với mọi người nhiều lắm…
- Ừ về nhà là tốt rồi. Cha tạ ơn Chúa với gia đình nha. Cha cũng vui lắm!
+ Dạ, cha ơi…
- Sao đó con?
Cảm thấy bạn ấy muốn nói thêm điều gì, tôi mở lời để bạn chia sẻ, và thinh lặng lắng nghe. Rồi với giọng xúc động, bạn ấy kể với tôi:
"Con vẫn còn nhớ, chiều hôm đó, xe đưa con từ dưới Vĩnh Cửu lên bệnh viện số 7 ở Biên Hòa. Đường cũng xa, con bị say xe, nên rất mệt mỏi. Con vừa mệt, mà lòng cũng vừa lo vừa sợ. Là công nhân làm xa nhà, con bị nhiễm bệnh gia đình cũng không biết. Sợ ba mẹ ở dưới quê lo lắng, cho nên con đã giấu không cho gia đình biết. Khi một thân một mình đặt chân vào bệnh viện, con lo sợ rồi suy nghĩ đủ thứ chuyện tiêu cực. Con rất mất bình an. Vậy mà, hôm đó, con thực sự rất bất ngờ. Con không ngờ ở giữa một bệnh viện dã chiến toàn là F0, lại có một linh mục!"
Nghe bạn kể đến đó, tôi cười khà khà tiếp lời bạn : "Ừ, cha cũng đâu ngờ là có ngày mình vào bệnh viện, và sống giữa các anh chị em mang ‘nick-name’ là ‘ép ô’ đâu. Cha hoàn toàn không hề ngờ. Hihi".
Bạn ấy cũng cười khoái chí, và tiếp tục kể :
"Dạ. Ngay khi con bước xuống xe để làm thủ tục nhập viện, cũng đúng vào lúc cha nói trên loa để nhắc nhở mọi người, rồi thông báo là có cha, có các thầy và các thiện nguyện viên của Giáo phận Xuân Lộc mới về đây, để cùng với các y bác sĩ giúp đỡ mọi người. Thực sự lúc đó con mừng muốn khóc. Con không hề nghĩ là trong bệnh viện dã chiến có các cha các thầy. Và lúc đó con cảm thấy lòng tràn đầy hy vọng, và rất bình an".
Bạn ấy còn nói thêm rằng: "Thực sự là sau đó con cảm thấy khỏe hẳn".
Khi nghe bạn ấy tâm sự, từng câu từng chữ rất chân thành, khiến trái tim tôi đan xen nhiều dòng cảm xúc. Thấy thương đồng bào, khi hằng ngày, vẫn là những nỗi lo này đang làm khổ bao nhiêu anh chị em: lo lắng vì đã bị nhiễm bệnh, lo lắng vì rồi không biết sẽ ra sao; nỗi lo của bản thân; nỗi lo của người nhà… Những lo lắng khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng. Hằng ngày, cùng với anh em phục vụ, chúng tôi chỉ mong mình chia sẻ một chút gánh nặng với các y bác sĩ, góp một đôi tay chăm sóc các bệnh nhân. Thỉnh thoảng cầm micrô, mở loa, nhắc các bệnh nhân giữ vệ sinh, tuân thủ các quy định cho tốt, sống lạc quan, liên đới chia sẻ với nhau; mỗi tuần vài lần qua thăm và động viên tinh thần cho mọi người; lâu lâu mang lại niềm vui các em nhỏ bằng một ít bánh kẹo mà các mạnh thường quân gửi vào,... Tất cả, chỉ ước mong tạo một bầu khí an vui lạc quan để các bệnh nhân có một tinh thần thật tốt mà dưỡng bệnh. Tôi hoàn toàn không dám nghĩ rằng chỉ cần sự hiện diện của mình, trong tư cách là một Linh mục, đã là một sự “nâng đỡ tinh thần” rất lớn cho nhiều người, đặc biệt là các tín hữu Công Giáo.
“Tạ ơn Chúa, đã cho chúng con, được là những khí cụ để Chúa xoa dịu những nỗi lo cho anh chị em con. Tạ ơn Chúa, đã cho chúng con, được là một dấu chỉ để mang lại sự bình an cho các bệnh nhân”. Vừa nghe bạn ấy kể trên điện thoại, tôi vừa thầm thĩ thưa với Chúa đôi tâm tình cầu nguyện nho nhỏ ấy. Và lòng tôi trào dâng một niềm hạnh phúc thiêng liêng sâu lắng.
Giọng bạn ấy vẫn vang vang trên điện thoại :
“Mấy năm qua, vì công việc, và cũng vì cuộc sống của con gặp đôi chút khó khăn, con đã khô khan với Chúa, và thậm chí không dám đến nhà thờ. Không phải vì con sợ Chúa đâu cha. Con muốn đến nhà thờ lắm. Con thèm cảm giác được quỳ trong nhà thờ cầu nguyện lắm. Nhưng con cảm thấy có tội, nên con không dám đến.
Con rất muốn chia sẻ để cha hướng dẫn. Ban đầu con không dám gọi điện thoại cho cha đâu, vì con sợ. Nhưng thầy Ph. trực điện thoại, nói với con là cứ gọi đi, cha giúp cho. Mãi mấy hôm sau con mới dám gọi.”
Một công việc mà tôi rất vui khi được thực hiện trong bệnh viện dã chiến, đó là được lắng nghe và chia sẻ với những người đang gặp thử thách về đức tin. Một số trường hợp thì thầy phụ trách trực điện thoại sẽ giúp cho các bệnh nhân. Một số trường hợp khác, thầy ấy sẽ chuyển qua cho tôi. Thầy nói : "Vấn đề này, để cha nói sẽ rõ hơn". "Dạ vâng, đại ca", tôi thường đùa với thầy như vậy. Trong gian truân và bệnh tật, các bệnh nhân được Chúa thôi thúc. Tôi đã cảm thấy rất xúc động, khi được ban Bí tích Hòa giải cho anh chị em ngay trong giữa bệnh viện dã chiến. Đối với những người không thể lãnh nhận Bí tích này vì một ngăn trở nào đó, thì tôi cũng cố gắng giúp họ tìm đến với Chúa trong cầu nguyện và sám hối. Mỗi khi chia sẻ với họ, tôi không làm gì nhiều. Tôi chỉ lắng nghe, đồng cảm, và nói với họ về Lòng Thương Xót của Chúa. Lòng Thương Xót ấy sẽ tha thứ tất cả, và hy vọng tất cả. Chỉ có Lòng Thương Xót Chúa, mới thực sự mang lại bình an cho cuộc đời. Cứ vậy, với niềm xác tín đơn sơ, tôi nhắc nhớ các bệnh nhân giữ vững niềm tin vào Chúa. Bạn trẻ đang nói chuyện qua điện thoại với tôi cũng là một trường hợp như vậy. Tôi cũng đã từng dành nhiều giờ để nghe bạn giãi bày, và đã khích lệ bạn vững tin vào tình yêu của Chúa.
Lúc này, tôi vẫn đang nghe điện thoại, bạn ấy vẫn đang kể:
“Thực sự thì hồi đó, sau khi trao đổi với cha xong, con thấy lòng mình nhẹ hơn rất nhiều. Con đã tìm lại được bình an. Bây giờ con chỉ muốn khi hết dịch, là sẽ đến nhà thờ ngay, và sẽ không sống xa Chúa nữa. Con tin, Chúa an bài cho con, và Người đang dẫn dắt con…"
Chiều hôm ấy, tôi lại tiếp tục đóng vai một người bạn, để anh chị em tôi được trải lòng. Tôi hạnh phúc vì điều đó.
Cuộc điện thoại của bạn hôm ấy, đối với tôi, là một món quà tuyệt vời. Cũng giống như tất cả những thiện nguyện viên Công Giáo khác tham gia tuyến đầu, niềm vui của tôi là sự bình an của các bệnh nhân. Sự bình an không chỉ nơi thể xác, mà còn trong tâm hồn. Chỉ cần sẻ chia được điều gì đó với các bệnh nhân, dù là rất nhỏ, thì đối với chúng tôi, đó đã là một niềm hạnh phúc thực sự. Đúng như tâm tình của Mẹ Têrêsa Calcutta năm xưa: những việc nhỏ, nhưng với tình yêu lớn, đều là những việc phi thường, và làm nên những điều phi thường. Những điều phi thường ở đây, là niềm hạnh phúc sâu xa, trong chính những điều bình dị.
Ngước mắt nhìn về một nơi xa xa, thấp thoáng trong lòng tôi, bóng hình của anh chị em tôi - các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các thầy chủng sinh, các bạn trẻ, giáo lý viên,… đang hy sinh không quản ngại nơi tuyến đầu. Mang trong mình tình yêu của Chúa, mỗi người trong công tác phục vụ riêng của mình, đang trao gửi đến các bệnh nhân chính Chúa. Sự hiện diện âm thầm của các thiện nguyện viên bên các bệnh nhân, như một nhịp cầu cho sự hiện diện của Lòng Thương Xót Chúa giữa nơi bệnh viện dã chiến. Từ sự bất ngờ khi gặp một thiện nguyện viên Công Giáo trong bệnh viện, đến một hành trình tìm lại được bình an nơi chính Thiên Chúa, có thể nói đó là một món quà tuyệt vời mà chúng tôi đang trao tặng cho các anh chị em bị mắc covid. Chúng tôi luôn xác tín: chính Chúa đang dẫn dắt cuộc đời họ, chính Chúa sẽ mang lại bình an cho họ; và chúng tôi, các thiện nguyện viên Công Giáo, là những khí cụ tình yêu nhỏ bé trong tay Người, giữa những lắng lo và khổ đau của anh chị em…
Lạy Chúa, xin hãy dùng chúng con như khí cụ bình an của Chúa, cho anh chị em, cho quê hương, cho đồng bào con... Amen.
Nguồn: giaophanxuanloc.net
Xem Hình
Thánh lễ tạ ơn mừng kỷ niệm 100 thành lập hội Legio Mariae trên toàn thế giới được cử hành lúc 11 giờ sáng. Đúng 11 giờ, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn gồm các vị đại diện của các tiểu đội Hội Legio Mariae cầm cờ hiệu của tiểu đội mình cùng với linh mục đoàn cung nghinh Thánh Giá và rước Đức Mẹ tiến lên cung thánh theo tiếng hát của Ca Đoàn. Cha chánh xứ chủ tế Thánh Lễ, cha Trần Hữu Lân, cha Phạm Hoàng Trung và cha Dũng đồng tế Thánh Lễ.
Mở đầu Thánh lễ, cha chủ tế nói: giáo xứ hân hoan chào đón các hội viên Legio Mariae trong các tiểu đội của Curia Mẹ Thiên Chúa từ các nơi trong khắp Tổng Giáo Phận Seattle về giáo xứ hôm nay nhân dịp mừng kỷ niệm 100 năm thành lập Đạo Binh Đức Mẹ trên toàn thế giới, xin chào mừng quý sơ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện. Xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau (tiếng vỗ tay vang dội lkéo dài khá lâu.)
Cha chủ tế phụ trách giảng lễ. Trong bài giảng ngài đề cập đến việc Hội Đạo Binh Đức Mẹ được thành lập: Ông Frank Duff, người Ái Nhỉ Lan là vị sáng lập Đoàn thể giáo dân này vào ngày 7 tháng 9 năm 1921. Cách đây 100 năm, ông Duff đã tập hợp một nhóm nhỏ tín hữu ở Dublin, thuộc Ailen (Aí Nhỉ Lan), để xác tín tầm quan trọng của việc giáo dân tham gia vào đời sống và sứ vụ của Giáo hội. Ông giải thích: “Vai trò của giáo dân là truyền bá Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô dưới sự bảo vệ của Đức Maria”. Do đó, mục đích của Legio Mariæ mang tính lưỡng diện: sự trưởng thành và phát triển tâm linh của các hội viên, làm chứng và phục vụ cho Vương quốc của Thiên Chúa. Nhìn vào lịch sử của Legio Mariæ, người ta có thể nhận thấy lịch sử ấy phản ánh trung thực lời mời gọi của Đức Maria trong Tin mừng theo Thánh Luca. Biến cố Truyền Tin mà trước hết và quan trọng nhất là lời mời gọi của Thiên Chúa về một vị ngôn sứ. Cha giảng lễ kết luận: Hội Đạo Binh Đức Mẹ là cánh tay nối dài của linh mục trong công tác mang Tin mừng ơn cứu độ cho nhiều người.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Thánh Thể. Trước khi kết thúc Thánh Lễ, cha chủ tế đã cùng với quý linh mục đồng tế chúc mừng toàn thể Hội Viên Legio Mariae có mặt cũng như trên trực tuyến. Cuối Thánh Lễ cha chánh xứ đã mời gọi toàn thể cộng đoàn dân Chúa tham dự buổi tiệc gây quỹ xây dựng nhà thờ mới được tổ chức ngay sau Thánh Lễ tại khu vực ngoài trời trước Trung Tâm Giáo Dục Đức Tin.
Sau Thánh Lễ, đông đảo giáo dân đã tiến về phía lều hội được dựng lên trong khu vực Trung Tâm Giáo Dục Đức Tin để tổ chức Buổi Tiệc Gây Quỹ quan trọng này và theo đề nghị của Tòa Giám Mục vì tình hình dịch bệnh nên tổ chức ngoài trời do lượng người khá đông đảo. Hơn 500 người đã hiện diện trong buổi gây quỹ với chủ đề : TƯƠNG LAI ĐẦY HY VỌNG.
Thời tiết ngoài trời hôm nay nơi xứ cao nguyên tình xanh khá dễ chịu, trời lại dứt cơn mưa sau những ngày mưa dầm nơi cái xứ vốn là mưa nhiều, ngồi trong lều hội của buổi tiệc cũng tương đối khá ấm áp. Đúng 1 giờ 30, MC Nam Lộc xuất hiện ngõ lời chào mừng quan khách hiện diện trong buổi tiệc gây quỹ và trân trọng mời cha chánh xứ lên lễ đài để khai mạc Buổi Tiệc. Cha chánh xứ Đào Xuân Thành đã tiến lên sân khấu ngõ lời chào mừng toàn thể quý giáo hữu trong và ngoài giáo xứ cũng như quý đồng hương đã hiện diện trong buổi gây quỹ xây dựng nhà thờ mới hôm nay với lời cảm ơn trân trọng. Ngài đã có phút cầu nguyện và ban phép lành cho buổi tiệc và tuyên bố khai mạc buổi tiệc gây quỹ với tiếng vỗ tay vang dội trong Lều Hội Buổi Tiệc. Chương văn nghệ khai mạc buổi tiệc là những vũ khúc tuyệt vời của các em Thiếu Nhi Thánh Thể và đoàn vũ Ca Đoàn Tin Yêu khá điêu luyện. MC Nam Lộc khá linh động cổ động gây quỹ với sự cộng tác tuyệt vời của ca sĩ Hà Thanh Xuân và nhiều ca sĩ điạ phương cộng tác đã tăng thêm phần sinh động cho buổi gây quỹ. Buổi tiệc gây quỹ mới diễn ra hơn nửa tiếng đồng hồ thì số tiền ủng hộ đã được ban tổ chức công bố với con số lên tới hơn 6 trăm ngàn. Có vị đã ủng hộ số tiền 250 ngàn, một con số khá bất ngờ, có vị ủng hộ 44 ngàn. Buổi gây quỹ khá sinh động.
Trong dịp gây quỹ này, có nhóm Thương Gia đã ủng hộ một chiếc xe Lexus GS300 đời 2021 cho tiệc gây quỹ. Ban Tổ chức đã mời gọi quý vị nào ủng hộ 5 ngàn thì sẽ được tặng một vé để dự cuộc xổ số trúng chiếc xe này. Lời mời gọi này đã có hàng trăm người ủng hộ 5 ngàn. Đến giờ phút mãn tiệc thì số tiền ủng hộ đã được báo cáo với con số hơn 9 trăm ngàn cộng với tiền hứa lên đến hơn 1 triệu ba trăm ngàn. Tất cả tiền hứa sẽ đóng góp trước tháng 3 năm 2022 để có thể khởi công xây dựng. Đây là kết quả của một sự hiệp nhất trong cộng đoàn dân Chúa Việt Nam quyết tâm có được ngôi thánh đường khang trang nơi cao nguyên tình xanh này. Cuối cùng chiếc xe Luxus Gs 300 đời 2021 lại về tay bà già đã ủng hộ 5 ngàn trúng thưởng. Buổi tiệc kết thúc vào khoảng hơn 4 giờ chiều. Mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý.
II.
Nếu chúng ta cố gắng mô tả bản chất của đàn ông và đàn bà như cách chúng ta hiểu thông thường, một mặt, chúng ta sẽ thấy lời giải thích rõ ràng về những gì lời Thiên Chúa nói với chúng ta; mặt khác, lời của Thiên Chúa chỉ là một hướng dẫn cho cuộc sống. Trong đó, chúng ta lại tìm thấy dấu vết của trật tự ban đầu của tạo dựng, của sa ngã và cứu chuộc.
Nhờ ơn gọi nguyên thủy từ Thiên Chúa, người đàn ông được kêu gọi làm chủ thế giới tạo dựng. Do đó, thân xác và linh hồn họ được trang bị để chiến đấu và chinh phục nó, để hiểu nó và nhờ kiến thức biến nó thành của riêng mình, sở hữu và tận hưởng nó, và cuối cùng, theo một nghĩa nào đó, biến nó thành sự tạo dựng của chính mình qua hoạt động có mục đích. Nhưng, tất nhiên, bản chất của người đàn ông có giới hạn, cũng như tất cả mọi thứ được tạo dựng; những giới hạn của họ có nguồn gốc từ tình trạng ban sơ do tội nguyên tổ gây ra; kết quả là hữu thể nhân bản không có quyền lãnh chúa trên trái đất như dự định đầu tiên. Nếu tham vọng muốn có kiến thức còn mạnh mẽ trong họ và nếu họ dùng hết sức lực của họ để thỏa mãn tham vọng này, thì càng ngày họ càng buộc phải từ bỏ việc sở hữu và hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc sống; và, ngoài ra, khả năng sáng tạo của họ sẽ bị suy giảm. Nếu mục tiêu cuộc đời họ là sở hữu và thỏa mãn, họ sẽ ít có khả năng đạt được sự hiểu biết thuần túy không vụ lợi và ít có khả năng hoạt động sáng tạo. Nhưng nếu họ hoàn toàn bằng lòng với việc biến đổi một phạm vi nhỏ bằng hoạt động sáng tạo của chính mình (như một nông dân, nghệ sĩ, viên chức chính phủ, v.v.), thì kiến thức trừu tượng và sự hưởng thụ của cải vật chất của cuộc sống sẽ ít quan trọng hơn.
Và chúng ta liên tục được nhắc nhở rằng thành tựu đơn nhất càng hoàn hảo thì phạm vi của nó càng bị hạn chế. Sự hoàn hảo chỉ có thể đạt được qua tính phiến diện (onesidedness) và sự suy giảm của các phẩm tính kia.
Nhưng ngoài ra, với bản chất sa ngã của con người, nỗ lực một chiều để đạt được sự hoàn hảo dễ dàng trở thành một khát vọng đồi trụy ngay trong chính nó; tham vọng của chúng ta muốn có kiến thức không tôn trọng những giới hạn được đặt trên nó mà đúng hơn, tìm cách, bằng sức mạnh, vượt qua những giới hạn này; sự hiểu biết của con người thậm chí không nắm được điều mà về bản chất không bị che giấu đối với nó, vì nó không chịu phục tùng quy luật của sự vật; thay vào đó, nó tìm cách làm chủ chúng một cách võ đoán hoặc cho phép sự rõ ràng của viễn kiến tâm linh của nó bị che lấp bởi những ham muốn và dục vọng. Tương tự như vậy, sự suy tàn quyền thống trị của con người được thấy rõ khi chúng ta xem xét mối liên hệ của họ với sự phong phú tự nhiên của trái đất: thay vì tôn kính hân hoan trong thế giới tạo dựng, thay vì mong muốn bảo tồn và phát triển nó, con người tìm cách khai thác nó một cách tham lam, đến mức tiêu hủy hoặc chiếm hữu một cách vô cảm, không hiểu làm thế nào để tận dụng hoặc tận hưởng nó. Liên quan đến vấn đề này là việc hạ giá của nghệ thuật sáng tạo qua việc bóp méo và biếm họa đầy bạo lực các hình ảnh tự nhiên.
Sự suy thoái của vương quyền thành quyền lực tàn bạo cũng đúng trong mối liên hệ của người nam với người nữ. Theo trật tự ban đầu, nàng được giao cho chàng như một người bạn đồng hành và trợ giúp. Do đó, nếu nàng đứng về phía chàng trong quyền lãnh chúa trên trái đất, nàng hẳn được phú bẩm những ơn phúc tương tự —hiểu biết, tận hưởng và sáng tạo. Tuy nhiên, thông thường, nàng ít được phú bẩm những ơn phúc này và do đó, ít có nguy cơ đánh mất bản thân chỉ vì tính phiến diện. Nhờ thế, nàng sẽ có thể phục vụ người đàn ông trong bổn phận hỗ tương của họ; nàng bảo vệ người đàn ông khỏi tính phiến diện tự nhiên của chàng bằng sự phát triển hài hòa của chính nàng. Nhưng mối liên hệ của hai giới kể từ khi Sa ngã đã trở thành mối liên hệ tàn bạo chủ nhân và nô lệ. Thành thử, những ơn phúc tự nhiên của phụ nữ và sự phát triển tốt nhất có thể của chúng không còn được xem xét nữa; đúng hơn, người đàn ông sử dụng nàng như một phương tiện để đạt được các mục đích của riêng họ trong việc thực hiện công việc của họ hoặc để làm dịu sự thèm muốn của họ. Tuy nhiên, có thể dễ dàng xảy ra việc này: kẻ chuyên quyền trở thành nô lệ cho dục vọng của mình và do đó trở thành một nô lệ của kẻ nô lệ phải thỏa mãn họ.
Liên hệ thoái hóa giữa nam và nữ được truyền qua liên hệ thoái hóa của họ với con cái. Khởi nguyên, việc chăm sóc liên quan đến sinh sản được chỉ định chung cho họ. Giống như cả hai đều được định hướng để khôi phục các thiên bẩm [predispositions] khác nhau của họ, cũng theo cách đó, và theo cách mạnh mẽ nhất, mỗi người phải bù đắp cho người kia các thiếu sót cố hữu của họ trong tư cách cha mẹ. Một mặt, bản chất chưa huần thục của đứa trẻ cần được chăm sóc, che chở và hướng dẫn trong việc phát triển các khả năng của nó. Vì mối dây ràng buộc chặt chẽ về thể xác giữa đứa trẻ và người mẹ, vì xu hướng chuyên biệt của người phụ nữ là thông cảm và phục vụ cuộc sống khác, cũng như ý thức sâu sắc hơn của họ về cách phát triển các khả năng của đứa trẻ, nên phần chính của việc giáo dục đứa trẻ được giao cho người phụ nữ. Mặt khác, họ cần sự bảo vệ của đàn ông để thực hiện các bổn phận của họ; tuy nhiên, động lực mạnh mẽ hơn và tiềm năng thành tựu của người đàn ông khiến chàng có trách nhiệm hướng dẫn đứa trẻ phát huy hết những tiềm năng đặc thù của nó, “làm điều tốt”. Và, cuối cùng, do bổn phận làm chủ mọi tạo vật, chàng chịu trách nhiệm chăm sóc tạo vật cao quý nhất của tất cả các tạo vật. Hơn nữa, cũng như đàn ông và đàn bà được tạo dựng để bổ túc cho nhau thế nào, thì các thế hệ kế tiếp cũng được kêu gọi để chu toàn cùng một chức năng như thế. Mỗi thế hệ, do đó, được kêu gọi đạt được một điều gì đó mới mẻ và có tính cách cá nhân; nền giáo dục cần nghiêm túc xem xét sự cần thiết phải phát triển các yếu tố mới mẻ và độc đáo trong từng thế hệ mới. Do đó, chức phận làm cha xuất hiện như một lời kêu gọi nguyên thủy của con người được qui cho họ cùng với ơn gọi đặc biệt của họ. Một mặt, khuynh hướng trốn tránh nghĩa vụ làm cha của họ là một dấu hiệu của sự suy đồi; ở bình diện thấp nhất, điều này tự bộc lộ trong liên hệ tình dục chỉ để thỏa mãn ham muốn tình dục mà thôi chứ không quan tâm đến con cái; ở bình diện cao hơn, họ có thể đảm nhận tốt các nghĩa vụ vật chất của mình nhưng có lẽ họ hoàn toàn không quan tâm đến bổn phận chia sẻ việc đào tạo đứa trẻ. Mặt khác, có nguy cơ xảy ra việc thực hiện tàn bạo các đặc quyền của tư cách làm cha, vốn giới hạn tư cách làm mẹ vào việc chăm sóc thể chất mà thôi và tước đi các chức năng cao hơn của nó và hơn thế nữa, có thể đàn áp một cách có thẩm quyền các khát vọng độc đáo của đàn hậu duệ mới.
Tất cả những khiếm khuyết trong bản chất người đàn ông khiến họ thất bại trong thiên chức nguyên thủy của họ đều bắt nguồn từ mối liên hệ lệch lạc với Thiên Chúa. Con người có thể hoàn thành ơn gọi cao quý nhất của họ, là trở thành hình ảnh của Thiên Chúa chỉ khi họ tìm cách phát triển các khả năng của họ bằng cách khiêm tốn tùng phục sự hướng dẫn của Thiên Chúa. Là hình ảnh hữu hạn của đức khôn ngoan, sự tốt lành và quyền năng của Thiên Chúa có nghĩa là con người phải tìm cách biết từ bên trong mô thức và các giới hạn do Thiên Chúa quy định, vui hưởng một cách biết ơn sự vinh hiển của Thiên Chúa như được biểu lộ trong các tạo vật của Thiên Chúa, giúp hoàn thiện tạo thế trong một hành vi nhân bản tự do như ý định của Thiên Chúa. Câu non serviam [tôi không phục vụ] của con người ngỏ với Thiên Chúa, đến lượt nó, tạo ra mối liên hệ biến thái của họ với tất cả các tạo vật.
Chúng ta có sự song hành chính xác trong bản chất của phụ nữ. Theo trật tự dự kiến từ khởi đầu, vị trí của họ là ở bên cạnh người đàn ông để làm chủ trái đất và chăm sóc con cái. Nhưng thân xác và linh hồn họ được tạo ra ít để chiến đấu và chinh phục hơn là để nâng niu, bảo vệ và gìn giữ. Trong thái độ cặp ba đối với thế giới - biết nó, tận hưởng nó, để hình thành nó một cách sáng tạo - thái độ thứ hai làm họ quan tâm trực tiếp nhiều nhất: có vẻ họ có khả năng hơn người đàn ông trong việc cảm thấy niềm vui tôn kính hơn nơi các tạo vật; hơn nữa, niềm vui đó đòi hỏi một kiểu tri nhận đặc thù về điều tốt, khác với kiểu tri nhận thuần lý ở chỗ là một chức năng tâm linh cố hữu và là một chức năng đặc biệt của nữ giới. Hiển nhiên, phẩm tính này có liên quan đến sứ mệnh làm mẹ của người phụ nữ, bao gồm sự hiểu biết về toàn bộ hữu thể và các giá trị chuyên biệt. Nó giúp họ hiểu và cổ vũ sự phát triển hữu cơ, số phận đặc biệt, cá thể của mỗi hửu thể sống động. Ý thức được nhu cầu của hữu thể sống động không những mang lại lợi ích cho hậu thế của họ mà còn cho mọi tạo vật nữa. Nó đặc biệt có lợi cho người đàn ông trong việc khiến nàng trở thành người bạn đồng hành và trợ giúp biết đánh giá cao các khát vọng của chàng. Mối liên hệ bổ túc cho nhau của người nam và người nữ xuất hiện rõ ràng trong trật tự nguyên thủy của tự nhiên: ơn gọi đệ nhất đẳng của người đàn ông dường như là ơn gọi của người cai trị và ơn gọi làm cha là ơn gọi đệ nhị đẳng (không phụ thuộc vào ơn gọi làm người cai trị của họ nhưng là một phần không thể thiếu của nó); ơn gọi đệ nhất đẳng của người phụ nữ là làm mẹ: vai trò người cai trị của nàng chỉ là ơn goi đệ nhị đẳng và được bao gồm cách nào đó trong ơn gọi làm mẹ của nàng.
Người phụ nữ chia sẻ với người đàn ông những khả năng hiểu, tận hưởng và hành động; nhưng nàng cũng chia sẻ cùng một thèm khát suy đồi muốn sở hữu mọi sự bằng bạo lực, một mong muốn làm sai lệch, bóp méo và hủy hoại. Tuy nhiên, cuộc Sa ngã ảnh hưởng đến đàn ông và đàn bà cách khác nhau; điều này trở nên rõ ràng khi khảo sát ý nghĩa và định hướng khác nhau của ba chức năng (hiểu biết, tận hưởng và sáng tạo) trong toàn bộ nhân cách và toàn bộ cuộc sống của người nam và người nữ. Ta đã đề cập đến việc, vì thiên bẩm của họ, phụ nữ được bảo vệ tốt hơn nam giới khỏi tính phiến diện và khỏi việc mất nhân tính. Mặt khác, tính một chiều mà họ giáp mặt là một tính một chiều đặc biệt nguy hiểm. Suy nghĩ trừu tượng và hành động sáng tạo ít được họ quan tâm hơn là việc sở hữu và tận hưởng cuộc sống tốt đẹp. Vì vậy, mối nguy hiểm là ở chỗ nàng sẽ chỉ dấn thân vào điều đó và chỉ điều đó mà thôi. Và giờ đây, thêm vào đó, niềm vui tôn kính của nàng đối với những sự vật của thế giới này có thể biến chất thành lòng tham, một mặt dẫn họ đến việc lo lắng nhặt nhạnh tham lam và tích trữ những thứ mà nàng không dùng đến; và mặt khác, rơi vào một cuộc sống vô tâm, nhàn rỗi đầy nhục dục.
Điều này dẫn đến một mối liên hệ thoái hóa với người đàn ông: vốn bị đe dọa bởi nhu cầu thống trị của người đàn ông, sự đồng hành tự do của nàng ở bên cạnh chàng sẽ càng bị nàng làm cho suy yếu hơn nữa trong việc chiều theo các ham muốn của chính nàng. Mặt khác, sự lo lắng của nàng để bảo vệ tài sản của mình có thể khiến nàng cố gắng thống trị đàn ông. Và các trường hợp tương tự có thể được nhìn thấy trong mối liên hệ với con cái. Người phụ nữ sống cuộc sống chỉ dựa trên sự buông thả bản thân sẽ cố gắng trốn tránh nghĩa vụ làm mẹ giống như một người đàn ông có định hướng tương tự sẽ trốn tránh nghĩa vụ làm cha của mình. Tất nhiên, nàng có thể bị ngăn ngừa khỏi điều này nhờ động lực có tính bản năng muốn có con. Người phụ nữ lảng vảng lo lắng về con cái như thể chúng là tài sản của riêng mình sẽ cố gắng bằng mọi cách ràng buộc chúng với mình, thậm chí bằng cách hết sức loại bỏ quyền của người cha. Nàng sẽ cố gắng hạn chế quyền tự do phát triển của con cái; nàng sẽ kiểm tra sự phát triển của chúng và phá hủy hạnh phúc của họ thay vì phục vụ người đàn ông, con cái và mọi tạo vật theo cách yêu thương tôn kính nhằm cổ vũ việc đào tạo tự nhiên của họ vì vinh quang Thiên Chúa và qua đó phát huy hạnh phúc tự nhiên của họ.
Căn nguyên của điều ác, một lần nữa, hệ ở mối liên hệ đồi trụy của nàng với Thiên Chúa. Vì người phụ nữ nổi loạn chống lại Thiên Chúa vào lúc có cuộc Sa Ngã và đồng thời chiếm ưu thế trên người đàn ông bằng cách quyến rũ chàng, nên hình phạt của nàng là tùng phục quyền thống trị của người đàn ông. Vì tội lỗi mà nàng đã khuyến khích chàng phạm rất có thể là tội nhục dục, nên người phụ nữ càng phải đối diện với nguy cơ trở thành xác thịt hoàn toàn. Và khi điều này xảy ra, nàng luôn một lần nữa trở thành kẻ quyến rũ xấu xa, trong khi nghịch lý thay, Chúa đã ra lệnh một cách đặc biệt cho nàng chống lại cái ác.
Còn tiếp
Chúa Nhật 10 tháng 10, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 28 Mùa Quanh Năm, bài Tin Mừng tường thuật với chúng ta cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người thanh niên giàu có.
“Ngươi hãy đi bán tất cả gia tài rồi đến theo Ta”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy Chúa Giêsu vừa lên đường, thì một người chạy lại quỳ gối trước Người và hỏi: “Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được hưởng sống đời đời?” Chúa Giêsu trả lời: “Sao ngươi gọi Ta là nhân lành? Chẳng có ai là nhân lành, trừ một mình Thiên Chúa. Ngươi đã biết các giới răn: đừng ngoại tình, đừng giết người, đừng trộm cắp, đừng làm chứng gian, đừng lường gạt; hãy thảo kính cha mẹ”. Người ấy thưa: “Lạy Thầy, những điều đó tôi đã giữ từ thuở nhỏ”. Bấy giờ Chúa Giêsu chăm chú nhìn người ấy và đem lòng thương mà bảo rằng: “Ngươi chỉ thiếu một điều, là ngươi hãy đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người nghèo khó và ngươi sẽ có một kho báu trên trời, rồi đến theo Ta”. Nhưng người ấy nghe những lời đó, thì sụ nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải. Lúc đó Chúa Giêsu nhìn chung quanh và bảo các môn đệ rằng: “Những người giàu có vào nước Thiên Chúa khó biết bao!” Các môn đệ kinh ngạc vì những lời đó. Nhưng Chúa Giêsu lại nói tiếp và bảo các ông rằng: “Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà vào nước Thiên Chúa biết bao! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước Thiên Chúa”. Các ông càng kinh ngạc hỏi nhau rằng: “Như vậy thì ai có thể được cứu độ?” Chúa Giêsu chăm chú nhìn các ông, và nói: “Ðối với loài người thì không thể được, nhưng không phải đối với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa làm được mọi sự”. Phêrô thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Ðây chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy”. Chúa Giêsu trả lời rằng: “Thầy bảo thật các con, chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đồng ruộng vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ lại không được gấp trăm ở đời này về nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái và ruộng nương, cùng với sự bắt bớ, và ở đời sau được sự sống vĩnh cửu. Nhưng có nhiều kẻ trước nhất sẽ nên rốt hết, và những kẻ rốt hết sẽ nên trước nhất”.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Phụng vụ hôm nay trình bày với chúng ta cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và một người “có nhiều của cải” (Mc 10,22), và là người đã đi vào lịch sử với danh xưng “người thanh niên giàu có” (x. Mt 19:20-22). Chúng ta không biết tên của anh ấy. Tin Mừng Máccô thực sự chỉ nói về anh ta như “một người đàn ông”, mà không đề cập đến tuổi tác hay tên của anh ta. Điều đó cho thấy rằng tất cả chúng ta có thể nhìn thấy chính mình trong người đàn ông này, như thể trong một tấm gương. Trên thực tế, cuộc gặp gỡ của anh ta với Chúa Giêsu cho phép chúng ta thử thách đức tin của mình. Đọc điều này, tôi tự kiểm tra đức tin của mình.
Người đàn ông bắt đầu bằng một câu hỏi: “Tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?” (câu 17). Chú ý những động từ anh ấy sử dụng: “phải làm” - “hưởng”. Đây là đức tính tôn giáo của anh ta: một bổn phận, một việc phải làm như thế nào để đạt được; Tôi làm điều gì đó để có được thứ mình cần”. Nhưng đây là một mối quan hệ thương mại với Chúa, một mối quan hệ có qua có lại. Nhưng, đức tin không phải là một nghi lễ máy móc, lạnh lùng, là một thứ “phải làm để được điều này điều kia”. Đức tin là một vấn đề về tự do và tình yêu. Đây là bài kiểm tra đầu tiên: đối với tôi đức tin là gì? Nếu nó chủ yếu là nghĩa vụ hoặc một con bài mặc cả, chúng ta đang đi chệch hướng, bởi vì ơn cứu rỗi là một món quà chứ không phải một nghĩa vụ, nó là nhưng không và không thể mua được. Điều đầu tiên cần làm là giải phóng chúng ta khỏi một đức tin thương mại và máy móc, điều này ám chỉ hình ảnh sai lầm về một vị thần kế toán và kiểm soát, không phải là một người cha. Và rất thường xuyên trong cuộc sống, chúng ta kinh nghiệm mối quan hệ “thương mại” này của đức tin: Tôi làm điều này, để Chúa sẽ ban cho tôi điều kia.
Trong bước thứ hai, Chúa Giêsu giúp người đàn ông này bằng cách đưa ra cho anh ta khuôn mặt thật của Thiên Chúa. Thật vậy, bản văn nói, “Chúa Giêsu chăm chú nhìn người ấy và đem lòng thương” (câu 21): đây là Thiên Chúa! Đây là nơi đức tin được sinh ra và tái sinh: không phải từ nghĩa vụ, không phải từ việc phải làm hoặc phải trả, mà là từ cái nhìn yêu thương được chào đón. Bằng cách này, đời sống Kitô Hữu trở nên đẹp đẽ, nếu nó không dựa trên khả năng và kế hoạch của chúng ta; nhưng dựa trên cái nhìn của Chúa. Niềm tin của anh chị em, niềm tin của tôi có mệt mỏi không? Anh chị em có muốn phục hồi nó không? Hãy tìm cái nhìn của Chúa: ngồi chầu thánh thể, cho phép mình được tha tội khi xưng tội, đứng trước Đấng bị đóng đinh. Tóm lại, hãy để bản thân mình được Chúa yêu. Đây là điểm khởi đầu của đức tin: để mình được yêu thương bởi Người, bởi Cha.
Sau câu hỏi và cái nhìn là - là bước thứ ba và cuối cùng - một lời mời từ Chúa Giêsu, người nói: “Ngươi chỉ thiếu một điều”. Người đàn ông giàu có đó thiếu gì? Thưa: Thiếu sự cho đi, thiếu sự nhưng không. “Hãy đi, bán những gì anh có và cho người nghèo” (câu 21). Nó có lẽ cũng là những gì chúng ta đang thiếu. Thông thường, chúng ta chỉ làm chiếu lệ ở mức tối thiểu, trong khi Chúa Giêsu mời gọi chúng ta làm tối đa có thể. Đã bao nhiêu lần chúng ta hài lòng với việc làm bổn phận của mình – giữ các giới luật, một vài lời cầu nguyện, và nhiều điều tương tự - trong khi Thiên Chúa, Đấng ban sự sống, yêu cầu chúng ta một động lực cho sự sống! Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy rõ đoạn văn này từ bổn phận đến việc trao ban; Chúa Giêsu bắt đầu bằng cách nhắc lại các Điều Răn: “Đừng giết người, đừng ngoại tình, đừng trộm cắp….”, V.v. (câu 19) và đưa ra một đề nghị tích cực: “hãy đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người nghèo khó và ngươi sẽ có một kho báu trên trời, rồi đến theo Ta!” (xem câu 21). Đức tin không thể bị giới hạn ở cụm từ “đừng”, bởi vì đời sống Kitô Hữu là “xin vâng”, là lời “xin vâng” của tình yêu.
Anh chị em thân mến, một đức tin mà không cho đi, một đức tin thiếu sự nhưng không là một đức tin không trọn vẹn. Chúng ta có thể so sánh nó với thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng vẫn thiếu hương vị, hoặc một trò chơi được nhiều người chơi, nhưng không có mục tiêu: không, nó không ngon, nó thiếu “muối”. Cuối cùng, một đức tin không trao ban, thiếu sự nhưng không, thiếu các việc bác ái, khiến chúng ta buồn rầu: giống như người đàn ông bị “sụ nét mặt” và trở về nhà “sầu thảm”, mặc dù anh ta đã được Chúa Giêsu yêu thương nhìn tận mắt. Ngày nay, chúng ta có thể tự hỏi: “Đức tin của tôi ở điểm nào? Tôi có trải nghiệm nó như một điều gì đó máy móc, giống như mối quan hệ vì nghĩa vụ hoặc vì lợi ích với Thiên Chúa không? Tôi có nhớ nuôi dưỡng đức tin bằng cách để mình được Chúa Giêsu nhìn và yêu thương không? Hãy để mình được Chúa Giêsu nhìn và yêu thương; hãy để Chúa Giêsu nhìn chúng ta, yêu thương chúng ta. Và, khi bị Ngài thu hút, tôi có đáp lại một cách thoải mái, hào phóng, bằng cả trái tim mình không?”.
Xin cho Đức Trinh Nữ Maria, người đã nói tiếng “xin vâng” hoàn toàn với Thiên Chúa, một tiếng “xin vâng” không có “nhưng nhị” gì cả - thật không dễ dàng để nói “xin vâng” mà không đi kèm với tiếng “nhưng”: Đức Mẹ đã làm điều đó, một tiếng “xin vâng” mà không “nhưng nhị” gì cả - cầu xin cho chúng ta biết tìm kiếm vẻ đẹp của việc biến cuộc sống thành một món quà.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, một lần nữa, tôi có được niềm vui khi loan báo việc công bố các Chân phước mới. Hôm qua, María Lorenza Longo, một người vợ và là một người mẹ sống vào thế kỷ 16, đã được phong chân phước ở Naples. Là một góa phụ, bà đã thành lập Bệnh viện dành cho những người mắc bệnh hiểm nghèo và dòng Chị em khó nghèo Capuchin của thánh Clara ở Naples. Một người phụ nữ có đức tin cao cả và một đời sống cầu nguyện mãnh liệt.
Sơ ấy đã làm tất cả những gì có thể vì nhu cầu của người nghèo và những người đau khổ. Cũng trong ngày hôm nay, tại Tropea, Calabria, Cha Francesco Mottola, người sáng lập Dòng Thánh Tâm, qua đời năm 1969, đã được phong chân phước. Là một mục tử nhiệt thành và là người loan báo Tin Mừng không mệt mỏi, ngài là một chứng nhân gương mẫu của chức linh mục sống bác ái và chiêm niệm. Chúng ta hãy hoan nghênh những Chân Phước mới này!
Hôm nay, nhân Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới, tôi muốn tưởng nhớ những anh chị em của chúng ta bị ảnh hưởng bởi rối loạn tâm thần và cả những nạn nhân của nạn tự tử, thường là những người trẻ tuổi. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và cho gia đình của họ, để họ không bị bỏ lại một mình hoặc bị phân biệt đối xử, nhưng được chào đón và hỗ trợ.
Tôi chào tất cả các bạn, những người Rôma và những người hành hương đến từ các quốc gia khác: các gia đình, các nhóm, hiệp hội và cá nhân tín hữu. Đặc biệt, tôi chào các tín hữu của Bussolengo và Novoli; các trẻ em mới được thêm sức của các giáo xứ Phục sinh ở Rôma và Collerativa del Sole ở Corbetta. Tôi cũng thấy rằng có những người từ Montella, và tôi chào đón họ... Với hình ảnh của Nữ tu Bernadette, chúng ta hãy cầu nguyện cho việc phong thánh nhanh chóng cho sơ ấy.
Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Holy See Press Office
1. Biến thể của biến thể. Tình hình dịch bệnh tại Úc trở nên nghiêm trọng. Nửa triệu dân được yêu cầu chích mũi thứ ba.
Tình hình dịch bệnh tại Úc đột nhiên trở nên nghiêm trọng. Trong một diễn biến hết sức đáng quan ngại, New South Wales cho biết trong số 7 người chết vì coronavirus trong 24 giờ của ngày 13 tháng 9, có một người chưa chích mũi nào, 2 người đã chích một mũi và 4 người đã chích hai mũi. Lý do của sự kiện ngược đời này có thể là cơ thể chưa kịp tạo ra các kháng thể cần thiết, hoặc những người đã tiêm mà vẫn chết là do bị chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.
Điều quý vị và anh chị em cần nhớ là dù đã tiêm đủ hai mũi vẫn phải hết sức cẩn thận. Không nên ra đường nếu không thực sự cần thiết.
Bộ Y Tế Úc Đại Lợi quyết định chích ngay mũi thứ ba từ ngày 11 tháng 10, cho những ai có vấn đề liên quan đến chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.
Dưới đây là toàn văn thông báo của Bộ Y Tế Úc.
Tiêm tăng cường cho người Úc bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng
Ngay từ bây giờ, những người Úc bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng sẽ được cung cấp nếu muốn một liều vắc xin COVID-19 thứ ba để tăng cường khả năng bảo vệ chống lại COVID-19 của họ lên mức cao nhất.
Điều này tuân theo lời khuyên từ Nhóm Cố vấn Kỹ thuật Úc về Tiêm chủng, gọi tắt là ATAGI, và các chuyên gia sức khỏe và tiêm chủng hàng đầu khác.
Bộ trưởng Bộ Y tế và Chăm sóc Người cao tuổi, Greg Hunt, cho biết nghiên cứu cho thấy một số người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng có thể cần đến liều vắc xin COVID-19 thứ ba để tối đa hóa khả năng bảo vệ.
“Những người Úc bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng có thể bị giảm phản ứng miễn dịch với việc chủng ngừa COVID-19 và có nhiều nguy cơ nếu nhiễm nghiêm trọng COVID-19. Một liều tăng cường bổ sung cho nhóm đặc thù này sẽ bảo đảm họ tiếp tục được bảo vệ,” Bộ trưởng Hunt nói.
“Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình của bạn bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, chúng tôi khuyến khích bạn liên hệ với bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ chuyên khoa để thảo luận xem liệu có cần thêm một liều nữa hay không.”
Dự kiến có khoảng 500,000 người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng ở Úc và có thể cần đến liều vắc xin thứ ba trong những tháng tới. Điều này bao gồm những người đang được điều trị tích cực đối với bệnh ung thư, suy nội tạng hoặc đang được điều trị bằng một loạt các liệu pháp gây ức chế miễn dịch hoặc sinh học.
Khoảng thời gian khuyến cáo cho liều thứ ba là từ hai đến sáu tháng sau liều vắc-xin thứ hai. Lời khuyên của ATAGI là vắc xin mRNA (Pfizer hoặc Moderna) là lựa chọn ưu tiên cho liều thứ ba.
Quan trọng là, những người Úc bị suy giảm miễn dịch ở mức độ nhẹ đến trung bình hiện không được ATAGI khuyến cáo tiêm liều thứ ba trong giai đoạn này.
Mặc dù vắc-xin là biện pháp bảo vệ tốt nhất của chúng ta chống lại COVID-19, nhưng người dân Úc được nhắc nhở tiếp tục thực hiện các biện pháp an toàn khác để giảm nguy cơ nhiễm vi-rút. Giữ khoảng cách xã hội, rửa tay, đeo khẩu trang và tuân theo các biện pháp y tế công cộng khác tiếp tục là quan trọng đối với an toàn công cộng.
Chính phủ hy vọng sẽ nhận được lời khuyên từ Cơ quan Quản lý Sản phẩm Điều trị và ATAGI trong những tuần tới về việc quản lý các liều tăng cường cho người dân nói chung. Lời khuyên về liều tăng cường sẽ được công khai trong thời gian sớm nhất.
Với hơn 151 triệu vắc xin Pfizer, Novavax và Moderna đã được bảo đảm cung cấp cho tương lai, Úc đã chuẩn bị tốt để cung cấp các liều tăng cường nếu chúng được các chuyên gia y tế khuyến nghị.
Vào tháng 10, chúng ta đã có đủ liều để cung cấp cho mọi người Úc một lần chủng ngừa liều thứ nhất hoặc thứ hai. Khoảng hai triệu lượt tiêm chủng hiện đang được thực hiện mỗi tuần ở Úc. Cho đến nay, gần 82% dân số trên 16 tuổi đã được tiêm một liều vắc xin và hơn 60% được tiêm chủng đầy đủ.
Source:Health Department Australia
2. Đức Tổng Giám Mục Cordileone thảo luận về sự ủng hộ của những người tôn thờ Sa tan đối với việc phá thai
Đức Tổng Giám Mục San Francisco cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây, phá thai là một “thực hành của những kẻ thờ Satan”.
“Khi chúng ta hình dung xem đâu là ý nghĩa trong việc cứ bốn trường hợp mang thai ở đất nước chúng ta thì có một trường hợp phá thai, chúng ta sẽ thấy mình đang ở trong sự kìm kẹp của ma quỷ,” Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone nói với EWTN Pro-Life Weekly hôm 7 tháng 10.
Đức Tổng Giám Mục đã xuất hiện trong chương trình để nói về chiến dịch “Bông hồng và chuỗi hạt Mân Côi cho Nancy Pelosi” do Viện Benedict XVI tổ chức. Chiến dịch mời gọi những người Công Giáo cầu nguyện và ăn chay cho sự hoán cải của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, người ủng hộ luật phá thai, bao gồm cả Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ. Đối với mỗi người ghi danh, chiến dịch sẽ gửi một bông hồng cho Đảng Dân chủ California.
Đức Tổng Giám Mục đã đề cập đến quan điểm của bà Pelosi, và thách thức những người đánh đồng việc phá thai với chăm sóc sức khỏe.
Ngài nói: “Đó là một loại khác trong số những màn khói mà họ sử dụng. Màn khói của sự lựa chọn, màn khói của chăm sóc sức khỏe, sự lựa chọn sinh sản, v.v.”
Để làm ví dụ, ngài chỉ vào nhóm Đền thờ Satan, gần đây đã chỉ trích luật cấm phá thai mới của Texas trong đó đe dọa trừng phạt những ai tham gia vào phẫu thuật phá thai sau khi tim thai được phát hiện; và cho phép các công dân tư nhân thưa kiện để thực thi lệnh cấm này.
Nhóm Đền thờ Satan đã lên án luật này “với lý do đó là sự vi phạm quyền tự do tôn giáo của họ,” Đức Tổng Giám Mục nói. “Họ cần được tiếp cận với việc phá thai để thực hiện các nghi lễ của mình. Đó là một thực hành satanic”.
Trên trang web của mình, Nhóm Đền thờ Satan tuyên bố bảy nguyên lý, bao gồm “Cơ thể của một người là bất khả xâm phạm, chỉ tùy thuộc vào ý muốn của riêng người đó.”
Nhóm cũng tuyên bố rằng họ không tin vào “sự tồn tại của ma quỷ và các lực lượng siêu nhiên.” Thay vào đó, nó lập luận, “Đón nhận danh xưng Satan là chấp nhận sự tìm hiểu lý trí được loại bỏ khỏi chủ nghĩa siêu nhiên và những mê tín dựa trên truyền thống cổ xưa.” Đồng thời, các thành viên của nó đã tham gia vào các hoạt động chế nhạo Chúa Kitô, từ việc tạo ra một “Snaketivity” vào dịp Giáng sinh đến việc cử hành thánh lễ đen với chủ đích xúc phạm bí tích Thánh Thể. Trong tiếng Anh từ “Nativity” được dùng chỉ cảnh Giáng Sinh. “Snaketivity” là cảnh rắn chào đời, với ý xúc xiểm. Tại một số thành phố ở Hoa Kỳ nơi trưng bày cảnh Chúa Giáng Sinh, nhóm Đền thờ Satan đã thành công trong việc đặt bên cạnh một bức tượng cảnh rắn chào đời của chúng. Tòa nhà chính phủ tại Illinois là một ví dụ.
Để chống phá thai, Đức Tổng Giám Mục kêu gọi cầu nguyện và ăn chay.
Ngài kết luận: “Chúng ta cần cầu nguyện và ăn chay nếu chúng ta muốn giữ hy vọng rằng Chúa sẽ chúc phúc cho chúng ta trong việc biến đất nước của chúng ta trở lại với một nền văn hóa của cuộc sống.
Source:Catholic News Agency
3. Luật cấm phá thai sau khi thai nhi có “nhịp tim” của Texas tạm thời được khôi phục trong bối cảnh tranh chấp pháp lý
Một tòa án liên bang vào tối thứ Sáu đã ra phán quyết cho phép luật của bang Texas, hạn chế việc phá thai sau khi phát hiện thấy tim thai, có hiệu lực trở lại trong bối cảnh tòa án đang tranh chấp.
Một hội đồng gồm ba thẩm phán của Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ số 5 đã đưa ra phán quyết của mình vào ngày 8 tháng 10, hủy bỏ quyết định ngày 6 tháng 10 của một tòa án cấp dưới. Tờ New York Times đưa tin, ít nhất sáu phòng khám phá thai ở Texas đã tiếp tục hoạt động phá thai sau phán quyết ngày 6 tháng 10, thu hút sự chỉ trích mạnh mẽ từ các nhóm ủng hộ sự sống.
Luật của Texas, được thiết kế để thực thi thông qua các vụ kiện riêng, cấm phá thai sau khi phát hiện thấy tim thai, trừ trường hợp cấp cứu y tế.
Luật, có hiệu lực lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 9, trao giải thưởng ít nhất 10,000 đô la cho các vụ kiện thành công chống lại những người thực hiện hoặc “hỗ trợ và tiếp tay” cho việc phá thai bất hợp pháp; nhưng phụ nữ phá thai không thể bị kiện theo luật này.
Phán quyết ngày 6 tháng 10 đã cấm Texas thực hiện các hành động như bồi thường thiệt hại cho các vụ kiện thành công hoặc thi hành các bản án trong những trường hợp như vậy. Bộ trưởng Tư Pháp Texas Ken Paxton đã kháng cáo phán quyết đó.
Nhóm ủng hộ sự sống Susan B. Anthony List đã ca ngợi phán quyết hôm thứ Sáu.
“Chúng tôi rất vui vì Tòa Phúc Thẩm Vòng 5 đã khôi phục Đạo luật Heartbeat trong khi các vụ kiện tụng vẫn tiếp tục. Mỗi ngày luật này có hiệu lực, những đứa trẻ chưa sinh với tim đập đều được cứu sống và các bà mẹ được bảo vệ “, Marjorie Dannenfelser, Chủ tịch SBA List cho biết trong một tuyên bố hôm 9 tháng 10.
Các nhà lãnh đạo Pro-life đã chỉ ra rằng cơ quan lập pháp bang Texas gần đây đã tăng phúc lợi công cộng cho các bà mẹ có thu nhập thấp, mở rộng phạm vi bảo hiểm Medicaid cho các bà mẹ mới sinh và 100 triệu đô la tài trợ hàng năm cho chương trình hỗ trợ các phụ nữ không muốn phá thai.
Cùng với nguồn tài trợ bổ sung dành cho các bà mẹ có nhu cầu, “Đạo luật Nhịp tim phản ánh ý chí rõ ràng của người dân Texas là vừa bảo vệ những đứa trẻ chưa chào đời theo luật pháp vừa cung cấp hỗ trợ nhân ái cho phụ nữ và gia đình,” Dannenfelser nói.
Tổng thống Joe Biden - một người Công Giáo - đã gọi đạo luật này là “một cuộc tấn công chưa từng có đối với quyền hiến định của phụ nữ,” và hứa sẽ nỗ lực “toàn chính phủ” để duy trì việc phá thai ở Texas.
Ông chỉ đạo các cơ quan liên bang, bao gồm Bộ Tư pháp, xem xét những hành động nào có thể được thực hiện “để bảo đảm rằng phụ nữ ở Texas được tiếp cận với các phương pháp phá thai an toàn và hợp pháp khi được Roe bảo vệ”.
Theo chỉ thị của Biden, Bộ Tư pháp “khẩn trương tìm hiểu tất cả các lựa chọn để thách thức” luật mới của Texas và “bảo vệ các quyền hiến định của phụ nữ và những người khác, bao gồm quyền tiếp cận phá thai,” Bộ trưởng Tư Pháp Merrick Garland cho biết trong một tuyên bố hôm 6 tháng 9.
Source:Catholic News Agency
1. Đức Thánh Cha khai mạc Thượng hội đồng về tính đồng nghị
Hôm thứ Bẩy 9 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục về tính đồng nghị. Ngài bày tỏ mong muốn rằng đó là một trải nghiệm mà mọi người trong Giáo Hội đều tham gia hơn là một thực hành giới hạn trong giới “tinh hoa”.
Đức Giáo Hoàng cũng cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn các cuộc thảo luận, do đó ngăn cản Giáo Hội Công Giáo “trở thành một 'viện bảo tàng', đẹp đẽ nhưng câm lặng, với nhiều quá khứ và ít tương lai.” Bên cạnh những nhận xét đã chuẩn bị của mình, Đức Thánh Cha đã ứng khẩu lưu ý rằng Thượng Hội đồng không phải là quốc hội cũng không phải là một cuộc thăm dò ý kiến.
“Thượng Hội đồng là một thời khắc của Giáo hội, và nhân vật chính là Chúa Thánh Thần. Nếu không có Thần Khí, sẽ không có Thượng Hội Đồng”, ngài nói, kêu gọi sự hiệp nhất, trên hết là giữa các giám mục với nhau.
Đức Phanxicô cũng mời những người có mặt thừa nhận sự thất vọng và thiếu kiên nhẫn của nhiều nhân viên mục vụ, “các thành viên của các cơ quan tham vấn giáo phận và giáo xứ và phụ nữ, những người thường xuyên ở ngoài rìa,” và thúc giục đối thoại giữa các linh mục và giáo dân, nói rằng ngài nhấn mạnh điều này bởi vì đôi khi, các linh mục trở thành “người theo chủ nghĩa tinh hoa” và trở thành “quan thầy của các doanh trại.”
Đức Thánh Cha đưa ra lập trường trên hôm 9 tháng 10, khi ngài khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục với chủ đề “Hướng đến một Giáo Hội Đồng Nghị: hiệp thông, tham gia và truyền giáo.”
Trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha đã đề cập đến cả ba cơ hội và ba rủi ro mà quá trình này có thể gặp phải.
Ngài bắt đầu bằng cách nói rằng đây là một cơ hội để tiến tới một Giáo Hội đồng nghị về mặt cấu trúc, “Một quảng trường mở, nơi tất cả mọi người có thể cảm thấy như ở nhà và dự phần.”
Đức Thánh Cha cho biết, Thượng Hội đồng tạo cơ hội cho Hội thánh trở thành “một tổ chức lắng nghe”, gạt bỏ thói quen sang một bên và giải phóng khỏi các mối quan tâm mục vụ thông thường: “Lắng nghe Thánh Linh trong sự tôn thờ và cầu nguyện, lắng nghe anh chị em của chúng ta nói về hy vọng của họ và về những khủng hoảng đức tin hiện diện ở những nơi khác nhau trên thế giới, về nhu cầu của một đời sống mục vụ đổi mới và về những tín hiệu mà chúng ta đang nhận được từ những người cụ thể”.
Hội thánh có cơ hội trở thành một trong những “sự gần gũi”, không chỉ bằng lời nói mà còn bằng sự hiện diện trong xã hội và thế giới, đắm mình trong những vấn đề thời hiện đại, băng bó vết thương và chữa lành những trái tim tan vỡ bằng dầu xoa dịu của Thiên Chúa”.
Rủi ro mà Thượng hội đồng về tính đồng nghị có thể gặp phải
Trong bài phát biểu hôm 9 tháng 10, Đức Phanxicô cũng cảnh báo rằng Thượng Hội đồng về tính đồng nghị cũng có một loạt rủi ro: chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa trí thức và tính tự mãn.
Đức Giáo Hoàng đã định nghĩa điều đầu tiên là nguy cơ Thượng Hội Đồng này trở thành một sự kiện có vẻ là phi thường nhưng không dẫn đến sự phân định hoặc hợp tác tốt hơn với công việc của Thiên Chúa trong lịch sử.
“Nếu chúng ta muốn nói về một Giáo Hội đồng nghị, chúng ta không thể chỉ thỏa mãn với vẻ bề ngoài; chúng ta cần nội dung, phương tiện và cấu trúc có thể tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại và tương tác trong dân Chúa, đặc biệt là giữa các linh mục và giáo dân”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng để điều này xảy ra, cần phải thay đổi “tầm nhìn quá thẳng đứng, méo mó và phiến diện về Giáo Hội, chức vụ linh mục, vai trò của giáo dân, trách nhiệm của giáo hội, vai trò quản trị, v.v.”.
Đức Phanxicô cũng cho biết Thượng Hội đồng có thể trở thành một “nhóm nghiên cứu” đưa ra những cách tiếp cận trừu tượng đối với các vấn đề của Giáo hội và các tệ nạn trên thế giới. Sẽ có những người nói về những điều bình thường nhưng không có cái nhìn sâu sắc thực tế, làm hạ giảm toàn bộ quá trình thành “những chia rẽ ý thức hệ vô ích nhuốm màu phe phái, xa rời thực tại của Dân thánh Thiên Chúa”.
Cuối cùng, Thượng Hội đồng có nguy cơ trở nên tự mãn, dựa vào cách mọi việc luôn được thực hiện, mà ngài coi là một thái độ độc địa, áp dụng các giải pháp cũ cho các vấn đề mới, trong khi Thượng Hội đồng được kêu gọi trở thành một tiến trình liên quan đến các Giáo hội địa phương trong các giai đoạn khác nhau và từ dưới lên.
Phát biểu của Đức Thánh Cha được đưa ra khi ngài khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục kéo dài từ 2021 đến 2023 tại Hội trường Thượng Hội đồng, với khoảng 300 người từ khắp nơi trên thế giới tham dự, bao gồm các Hồng Y và giám mục, các tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Bối cảnh diễn ra Thượng hội đồng về tính đồng nghị
Tính đồng nghị đã là một thuật ngữ được bàn tán sôi nổi trong triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô, nhưng khái niệm này vẫn còn tương đối ít được biết đến đối với những người Công Giáo bình thường. Đây là lý do tại sao một phần lớn của tài liệu chuẩn bị được phát hành vào tháng trước tập trung vào việc giải thích quá trình và nguồn gốc thần học của thuật ngữ đó.
Quá trình này mở ra chỉ vài ngày sau khi Pháp công bố một báo cáo độc lập về lịch sử lạm dụng của hàng giáo sĩ cho thấy hơn 330,000 người bị các giới chức Giáo hội lạm dụng. Trước lời phát biểu khai mạc của Đức Giáo Hoàng, là lời phát biểu của một phụ nữ, cô Christina Inogés-Sanz, đến từ Tây Ban Nha, là người đã đưa ra một suy tư về Thượng Hội Đồng này, và cô ấy đã không dè dặt. Cô nói rằng “Chúng ta đã làm hại nhiều người, và chúng ta đã làm hại chính chúng ta. Trong nhiều thế kỷ, chúng ta đã dựa vào cái tôi của chúng ta nhiều hơn là vào Lời Chúa. Từ lâu, chúng ta đã quên rằng, bất cứ khi nào chúng ta không để Ngài đi bên cạnh, chúng ta sẽ không thể đi đúng hướng”.
Cô nói thêm: “Việc sửa chữa sai lầm, cầu xin sự tha thứ cho những tội ác đã gây ra và học cách khiêm tốn là điều lành mạnh. Chắc chắn chúng ta sẽ trải qua những giây phút đau đớn, nhưng nỗi đau là một phần của tình yêu. Và chúng ta cảm thấy bị tổn thương bởi Giáo Hội vì chúng ta yêu mến Giáo Hội”.
Theo cô, sự trung tín có thể đòi hỏi phải có những thay đổi, và trung thành với lời kêu gọi của Chúa Kitô thậm chí có thể dẫn đến “một cuộc cách mạng”.
Thượng Hội đồng Giám mục sẽ họp lại vào tháng 10 năm 2023, nhưng trong thời gian chờ đợi, sẽ có các cuộc họp ở cấp giáo phận, cấp quốc gia và cấp lục địa, trước khi tiến đến phòng họp của Thượng Hội Đồng Giám mục thế giới.
Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, tổng tường trình viên của cuộc họp, cho biết Thượng Hội Đồng “là một thách đố lớn, nơi mọi người đều có thể tham gia, đặc biệt là những người nghèo nhất, không có tiếng nói, những người ở ngoại vi.”
Trong bài phát biểu của mình, Đức Hồng Y Hollerich thú nhận rằng ngài không biết mình sẽ viết gì trong tài liệu cuối cùng của Thượng hội đồng: “Các trang trống không, anh chị em có thể điền vào chúng,” ngài nói. “Điều duy nhất tôi có thể nói là tôi sẽ không làm điều đó một mình.”
Source:Crux
2. Đức Tổng Giám Mục xin lỗi vì nhà thờ được cho mượn quay video ca nhạc với những cảnh nhảy múa dâm dật trên cung thánh
Hôm thứ Sáu, Đức Tổng Giám Mục Francisco Cerro Chaves của Toledo đã xin lỗi về việc lợi dụng nhà thờ chính tòa của thành phố trong một video ca nhạc, trong đó có những cảnh khiêu vũ gợi cảm, dâm dật trên cung thánh nhà thờ.
Đức Tổng Giám Mục nói ngài “hoàn toàn không biết về sự tồn tại của dự án này, nội dung của nó và kết quả cuối cùng.” Ngài cho biết như trên trong tuyên bố ngày 8 tháng 10, đồng thời nói thêm rằng ngài “vô cùng lấy làm tiếc về sự kiện này và không tán thành những hình ảnh được ghi lại” trong nhà thờ.
Tangana, ca sĩ nhạc ráp người Tây Ban Nha đã phát hành một video âm nhạc cho bài hát “Ateo”, nghĩa là Người vô thần vào ngày 7 tháng 10, được thực hiện với ca sĩ người Á Căn Đình Nathy Peluso. Trong video, cả hai thực hiện những vũ điệu gợi dục và khiêu khích bên trong thánh đường.
Cha Juan Miguel Ferrer Grenesche, cha sở của nhà thờ, đã biện minh vào ngày 8 tháng 10 về việc ghi video âm nhạc trong không gian linh thiêng.
Theo Cha Ferrer Grenesche, “video trình bày câu chuyện về sự hoán cải nhờ tình người. Lời ca của bài hát này như sau: ‘Tôi là một người vô thần, nhưng bây giờ tôi tin rằng, bởi vì một phép lạ như thế nên Ngài đã phải từ trên trời xuống thế’”.
Ngoài ra, Cha Ferrer Grenesche còn chỉ trích “một số thái độ không khoan dung, trái ngược với sự hiểu biết và đón nhận Giáo hội, như được thể hiện trong các cảnh cuối cùng của video.”
Trái với thái độ hằn học của Cha Ferrer Grenesche, Đức Tổng Giám Mục Toledo “khiêm tốn và chân thành cầu xin sự tha thứ từ tất cả các tín hữu giáo dân, những người thánh hiến và các linh mục, những người đã cảm thấy bị tổn thương một cách chính đáng vì việc sử dụng sai địa điểm linh thiêng này.”
“Kể từ thời điểm này, tổng giáo phận sẽ làm việc để xem xét quy trình đã tuân theo để ngăn chặn điều tương tự xảy ra một lần nữa,” tuyên bố cho biết thêm.
Ngài kết luận: “Để làm được điều này, một quy trình sẽ được thiết lập ngay lập tức cho các trường hợp ai đó muốn ghi hình để phát sóng công cộng tại bất kỳ nhà thờ nào trong tổng giáo phận.”
Source:Catholic News Agency