Ngày 14-10-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 15/10: Chúa Giêsu dùng bữa với người Pha-ri-sêu – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
01:07 14/10/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,

Khi ấy, Đức Giê-su đang nói, thì có một ông Pha-ri-sêu mời Người đến nhà dùng bữa. Tới nơi, Người liền vào bàn ăn. Thấy vậy, ông Pha-ri-sêu lấy làm lạ vì Người không rửa tay trước bữa ăn. Nhưng Chúa nói với ông ấy rằng: “Này, nhóm Pha-ri-sêu các người, bên ngoài chén đĩa, thì các người rửa sạch, nhưng bên trong các người thì đầy những chuyện cướp bóc, gian tà. Thật là ngốc ! Đấng làm ra cái bên ngoài lại đã không làm ra cái bên trong sao? Tốt hơn, hãy bố thí những gì ở bên trong, thì bấy giờ mọi sự sẽ trở nên trong sạch cho các người.”

Đó là lời Chúa
 
Tôn giáo trang điểm
Lm. Minh Anh
16:07 14/10/2024
TÔN GIÁO TRANG ĐIỂM
“Bên ngoài chén đĩa, thì các người rửa sạch, nhưng bên trong các người thì đầy những chuyện cướp bóc, gian tà!”.

“Những người theo ‘tôn giáo trang điểm’ chú trọng vẻ bề ngoài. Họ giả vờ xuất hiện theo một cách thức ‘vui mắt’ nào đó, đang khi bên trong - như Chúa Giêsu nói - là những ngôi mộ đầy xương người chết và mọi thứ ô uế!” - Phanxicô.

Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng hôm nay tường thuật việc Chúa Giêsu ‘bóc trần’ một người biệt phái mời Ngài dùng bữa. Ông này trách Ngài không rửa tay trước khi ăn; Ngài cho ông biết, ông giả hình! Với Đức Phanxicô, ông là người theo ‘tôn giáo trang điểm!’.

“Bên ngoài chén đĩa, thì các người rửa sạch, nhưng bên trong thì đầy những chuyện cướp bóc, gian tà!”. Qua đó, Ngài muốn nói, luật có mục đích giải thoát con người - khỏi các thần ngoại và ách nô lệ tội lỗi - để con người có thể thờ phượng Thiên Chúa. Nhưng với những người Pharisêu, lề luật, các tập tục và các quy định bổ sung tự nó đã trở thành mục đích; vì thế, nó trở nên gánh nặng. Nó đã bị cắt xén và tách khỏi Đấng mà nó hướng đến. Phaolô mạnh mẽ cảnh báo, “Anh em tìm sự công chính trong Lề Luật, là anh em đoạn tuyệt với Đức Kitô và mất hết ân sủng!” - bài đọc một.

Ngày nay, Giáo Hội có đủ luật lệ, tập tục và các quy định khiến những người Pharisêu khắt khe nhất - và cả chúng ta - tự hào. Thế nhưng, mối nguy ở chỗ, chúng được tuân thủ một cách chặt chẽ đến nỗi chúng ta không còn nhìn thấy Đấng mà chúng giải thoát để chúng ta tôn thờ. Tuân theo chúng một cách mù quáng, chúng ta không cho phép trái tim và tâm trí mình được giáo dục và hình thành bởi chúng. Kết thúc bằng việc ‘lau sạch bên ngoài’ các thứ, chúng ta dừng lại ở đó mà không nhận ra tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa; chúng ta không để tình yêu đó thanh tẩy trái tim mình, trái tim của một người đang ‘cải đạo’ để theo ‘tôn giáo trang điểm’.

Cái bẫy thứ hai ở một thái cực khác: tự cho mình một lối thoát dễ dàng bằng cách cho rằng, “Điều quan trọng là tấm lòng của tôi! Nếu trái tim tôi đặt đúng chỗ, tôi không cần lo lắng về tất cả những quy tắc này và những thứ tương tự!”. Với thái độ lỏng lẻo, chúng ta dễ dàng cho phép mình khinh suất lề luật hầu cốt làm sao được thoải mái. “Tôi biết hôm nay là Chúa Nhật, tôi phải đi lễ; nhưng đây là kỳ nghỉ! Chúa biết tôi là người tốt!”. Tuy nhiên, trong Thánh Lễ Chúa Nhật, chúng ta nhận được bao ân sủng cần thiết để trở thành “người tốt!”. Luật giữ ngày Chúa Nhật và bất kỳ quy định nào của Giáo Hội đều có mục đích dẫn chúng ta đến với Chúa.

Anh Chị em,

“Bên ngoài chén đĩa, thì các người rửa sạch, nhưng bên trong các người thì đầy những chuyện cướp bóc, gian tà!”. “Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho mình luôn tỉnh táo và sáng suốt để không bao giờ mệt mỏi chống lại ‘chủ nghĩa vị kỷ’ khi đi theo tôn giáo ‘nệ luật’ này; và rằng, chúng ta không bao giờ mệt mỏi khi từ chối tôn giáo của vẻ bề ngoài, tôn giáo của sự giả vờ, ‘tôn giáo trang điểm!’. Thay vào đó, chúng ta cam kết tiến hành “thầm lặng, làm điều thiện”; và như thế - một cách tự do - chúng ta đã tự do nhận được sự tự do nội tâm của mình!” - Phanxicô.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con chạy theo ‘thời trang tôn giáo’; vì như thế, con sẽ đoạn tuyệt với Đức Kitô và mất hết ân sủng!”, Amen.

( Tgp. Huế)
 
Hãy ra đi mời gọi mọi người vào
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
18:09 14/10/2024
SUY NIỆM KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO
(Is 2, 1-5; 1 Tm 2, 4 - 6; Mc 16, 15-20)
Hãy ra đi mời gọi mọi người vào

Truyền giáo không phải là điều gì mới mẻ, cũng không phải là việc thích thì làm, mà là lệnh truyền của Chúa Giêsu cho các tông đồ và những đấng kế vị. Lệnh truyền này không chi dành riêng cho các Tồng đồ, cho hàng Giáo sĩ và Tu sĩ mà là cho hết mọi người Kitô hữu chúng ta, vì mục đích đầu tiên của Giáo hội khi được Chúa Giêsu thiết lập là truyền giáo.
Giáo hội tự bản chất là truyền giáo.

Nếu như Isaia con trai Amót được thị kiến: “Các dân nước sẽ đổ xô về núi Chúa... trong ngày sau hết” (x. Is 2, 1-5). Thánh Phaolô cho người con tình thần của mình biết: “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu rỗi” (x.1 Tm 2, 4 – 6). Cả bốn sách Tin Mừng đều nêu bật ý nghĩa của việc truyền giáo, nội dung sứ vụ mà Chúa Giêsu trao cho Giáo hội chứng tỏ bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Chính Chúa Giêsu Phục sinh đã nói với các tông đồ nơi Phòng Tiệc Ly như sau: “Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con” (Ga 20,21). Đến lượt Chúa Con cũng sai Giáo Hội ra đi cho đến tận cùng trái đất. Ðây là sứ điệp duy nhất phát xuất từ Thiên Chúa gửi đến hết mọi người ngõ hầu họ được cứu chuộc và trở nên con cái Thiên Chúa.

Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô nói : “Không ai được ngưng nghỉ việc này, vì là bổn phẩn khẩn thiết của ngày hôm nay”. Đức cố Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh: Sứ vụ truyền giáo là “bổn phận của toàn thể Giáo hội”, vốn “tự bản chất là thừa sai” (Ad gentes, 2). Trích dẫn lời Đức Phaolô VI, ngài tiếp: “Giáo Hội hiện hữu để truyền giáo, để giảng thuyết và giáo huấn, để làm máng chuyển quà tặng của các ân sủng, để hoà giải các tội nhân với Thiên Chúa, để trường tồn hy lễ của Chúa Kitô trong Thánh Lễ, đó là việc tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh vinh hiển của Người”.

Truyền giáo là bổn phận chính yếu của người Kitô hữu

Tất cả những người đã chịu phép rửa tội phải thi hành nhiệm vụ truyền giáo. Điều này không có ý nói họ phải đi thật xa. Những nơi nào có họ, họ phải truyền giáo, vì chính Chúa Giêsu yêu cầu: “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảngTin Mừng cho mọi tạo vật” (Mc 16, 15). Thánh Phaolô kêu lên : “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9, 16).

Truyền giáo không phải là một thứ thêm vào cho đời sống Giáo Hội nhưng là tâm điểm của đức tin Kitô giáo. Truyền giáo là bổn phận chính yếu của mọi người Kitô hữu.

Chúng ta được mời gọi phải truyền giáo, bởi vì, đây là ý muốn của Thiên Chúa, Người muốn cho mọi người nhận biết chân lý và được cứu độ nhờ việc tin vào Đức Giêsu Kitô (x. 1 Tm 2,4). Hoạt động truyền giáo nhằm phục vụ chương trình cứu độ của Thiên Chúa, đồng thời cũng nhằm phục vụ con người.

Công Đồng Vatican II trong Hiến Chế Ad Gentes cho rằng: “Bản chất Giáo Hội là truyền giáo.” (AG, 2.) Giáo Hội được thành lập để truyền giáo.

Hãy ra đi mời gọi mọi người vào

Trong sứ điệp cho Ngày Thế giới Truyền giáo 20/10/2024, với chủ đề « Hãy đi ra và mời gọi tất cả mọi người vào tiệc cưới », Đức Phanxicô mời gọi mỗi Kitô hữu cùng nhau làm nên một Giáo hội hiệp hành - truyền giáo, đi ra và dấn thân, trong hoàn cảnh sống của mình, cho việc loan báo Tin Mừng : "Tất cả chúng ta, những người đã được rửa tội, hãy sẵn sàng bắt đầu lại, mỗi người tùy theo hoàn cảnh sống của mình, để phát động một phong trào truyền giáo mới, như vào buổi bình minh của Kitô giáo!". Ngài cũng không quên nhắc nhớ đây là một sứ mạng cho "tất cả mọi người", "khẩn trương nhưng cũng hết sức tôn trọng và tử tế. Sứ mạng mang Tin Mừng đến với mọi thụ tạo nhất thiết phải mang phong cách của Đấng được loan báo … luôn luôn với sự gần gũi, trắc ẩn và dịu dàng". Luôn trong ý thức rằng "trong khi thế giới đề nghị những "bàn tiệc" khác nhau về hưởng thụ, phúc lợi ích kỷ, tích lũy, chủ nghĩa cá nhân, thì Tin Mừng kêu gọi mọi người đến với bàn tiệc của Thiên Chúa, nơi ngự trị niềm vui, sự chia sẻ, công lý, tình huynh đệ, trong sự hiệp thông với Thiên Chúa và với người khác".

Hồi Đồng Giám Mục Việt Nam sau Hội nghị thường niên kỳ II năm 2024 tại Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao Giáo phận Phan Thiết, từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 9 năm 2024, đã đưa ra định hướng mục vụ cho Hội Thánh tại Việt Nam trong năm 2025, là năm “Cùng nhau loan báo Tin Mừng”. Khi lặp lại lệnh Chúa Giêsu truyền và ý của Thánh Công đồng Va-ti-ca-nô II, các ngài xác định : Loan báo Tin Mừng là lệnh truyền của Đấng Cứu thế : “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19).;“Tự bản tính, Hội Thánh lữ hành là truyền giáo” (Ad gentes 2). Đồng thời đưa ra những hướng dẫn thực hành sau :

1. Hành hương cầu nguyện lãnh bí tích Hòa giải.
2. Loan báo Tin Mừng từ gia đình.

Mỗi cá nhân, mỗi gia đình hãy nhiệt thành sống và làm chứng cho Tin Mừng. Đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục đức tin cho người trẻ. Sống bác ái với anh chị em thuộc các tín ngưỡng, tôn giáo khác. Nỗ lực giao hòa, tha thứ, tha “nợ” cho nhau.

3. Khuyến khích sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số cách sáng tạo và hữu hiệu để loan báo Tin Mừng.
4. Khơi dậy ý thức truyền giáo nơi các cộng đoàn anh chị em di dân.
5. Chia sẻ ơn gọi thừa sai.

Lạy Mẹ Maria, Ngôi Sao truyền giáo, xin cầu thay nguyện giúp cho Hội Thánh được thêm đông số và ngày càng thêm nhiều con cái. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phiếu bầu của người Công Giáo có quan trọng vào năm 2024 không?
Vũ Văn An
13:24 14/10/2024

Trên The Catholic Thing, ngày 14 tháng 10 năm 2024, George J. Marlin cho hay: Sau khi Kamala Harris từ chối lời mời tham dự Bữa tối Al Smith nổi tiếng do Tổng giám mục New York, Hồng Y Timothy Dolan, tổ chức, chuyên gia bình luận Joe Concha cho rằng Harris "rõ ràng không quan tâm đến việc làm mất lòng [các cử tri Công Giáo]".

Harris là ứng cử viên tổng thống đầu tiên của đảng Dân chủ bỏ qua sự kiện này kể từ Walter Mondale năm 1984. Quyết định đó gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng một sự kiện từ thiện tôn vinh thống đốc đảng Dân chủ của New York Alfred E. Smith (1873-1944), người Công Giáo đầu tiên được đề cử vào chức vụ ứng cử viên tổng thống, không phải là diễn đàn quan trọng đối với những người theo chủ nghĩa cực tả đã tiếp quản đảng của Roosevelt, Truman và Kennedy.

Sự việc tình cờ này đặt ra một câu hỏi quan trọng. Phiếu bầu của người Công Giáo còn quan trọng nữa không? Phó Tổng thống Harris dường như nghĩ rằng không.

Trong suốt phần lớn thế kỷ 20, một phiếu bầu thống nhất của người Công Giáo có ý nghĩa đối với đảng Dân chủ. Ví dụ, vào năm 1960, nếu những người Công Giáo không ra sức ủng hộ J.F. Kennedy ở Chicago, Newark, Philadelphia, Detroit và St. Louis, ông sẽ thua ở các tiểu bang tranh chấp quyết liệt là Illinois, New Jersey, Pennsylvania, Michigan và Missouri – và Richard Nixon sẽ thắng.

Vào cuối những năm 1960, cơ cấu chính trị Công Giáo bắt đầu thay đổi. Sự thay đổi này là do ngày càng có nhiều quan chức Dân chủ chỉ trích hơn là ủng hộ các nguyên tắc đạo đức của cử tri Công Giáo và Giáo hội của họ. Do đó, phiếu bầu của người Công Giáo đóng vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử của Nixon năm 1972 và của Ronald Reagan vào năm 1980 và 1984.

Tuy nhiên, trong thế kỷ 21, ảnh hưởng của con cháu những người nhập cư Công Giáo từ Châu Âu và Ireland đã suy giảm. Các thành viên của "Thế hệ vĩ đại nhất" đang nhanh chóng suy yếu. Vào tháng 8 năm 1945 khi chiến tranh kết thúc, có 16 triệu người Mỹ mặc quân phục: 35 phần trăm là người Công Giáo. Ngày nay, có ít hơn 50,000 Cựu chiến binh Thế chiến II.

Ảnh qua Wikipedia


Cha tôi, John Marlin, là một trong những cựu chiến binh trẻ tuổi nhất. Ông gia nhập Thủy quân lục chiến năm 17 tuổi vào năm 1944, được trao tặng Huân chương Trái tim tím, trở thành cảnh sát của New York và là một đảng viên Cộng hòa trọn đời. Ông qua đời vào ngày 25 tháng 9 ở tuổi 97.

Cựu chiến binh Chiến tranh Triều Tiên đang chết với tốc độ 1,000 người mỗi ngày và lính Mỹ ở Việt Nam đang chết với tốc độ 500 người mỗi ngày.

Sự ra đi của những người Công Giáo "thịt và khoai tây" này, như Hồng Y Dolan đã gọi họ, đã có tác động đáng kể đến kết quả bầu cử và thăm dò dư luận.

Vậy, điều gì sẽ xảy ra với phiếu bầu của người Công Giáo vào năm 2024?

Một cuộc thăm dò của EWTN/Real Clear Politics, được công bố vào tháng 8, chỉ ra rằng 50 phần trăm người Công Giáo có kế hoạch bỏ phiếu cho Harris trong khi 43 phần trăm ủng hộ Trump. Người Công Giáo nữ ủng hộ Harris hơn Trump với tỷ lệ 56 phần trăm so với 37 phần trăm. Tỷ lệ phiếu bầu của nam giới Công Giáo dành cho Trump là 49 phần trăm so với 43 phần trăm.

Bốn mươi chín phần trăm người gốc Tây Ban Nha thích Harris với 30 phần trăm nghiêng về Trump.

Cuộc thăm dò của EWTN được theo dõi cùng với các cuộc khảo sát toàn quốc khác, một phần vì nó mang tính chung chung. Nói cách khác, nó không phân biệt giữa những người Công Giáo đã rửa tội và những người Công Giáo thực hành.

Hãy lấy trường hợp của Tổng thống Joe Biden, người tự hào là một người Công Giáo đeo tràng hạt. Đức Hồng Y Wilton Hồng Y Gregory, Tổng giám mục Washington D.C., đã nhận xét vào Chúa Nhật Phục sinh rằng Biden là một "Người Công Giáo tự do". Ý của ngài là Biden tuân thủ các giáo lý Công Giáo mà ông thích và từ chối những giáo lý mà ông thấy bất tiện về mặt bản thân hoặc chính trị. "Người Công Giáo tự do" Biden ủng hộ phá thai - ngay cả ở lúc sinh ra - và hôn nhân đồng tính.

Sự khác biệt giữa những cử tri Công Giáo đi nhà thờ và những cử tri Công Giáo không thực hành là vấn đề quan trọng. Sau đây là một số ví dụ tại sao.

Dewey v. Truman của Norman Rockwell [The Saturday Evening Post, ngày 30 tháng 10 năm 1948]


Năm 2000, George W. Bush đã giành chiến thắng với sự ủng hộ của 57 phần trăm người Công Giáo thực hành, nhưng chỉ có 49 phần trăm số phiếu bầu chung của người Công Giáo. Trong cuộc đua tranh cử năm 2004, Bush, chạy đua với một người Công Giáo đã rửa tội, John Kerry, đã nhận được 52 phần trăm số phiếu bầu chung của người Công Giáo. Đối với những người Công Giáo theo chủ nghĩa truyền thống, một cuộc thăm dò của Pew cho thấy ông đã nhận được 76 phần trăm số phiếu bầu của họ, phá kỷ lục.

Trong hai cuộc bầu cử đó, gần như hòa nhau, những người Công Giáo thực hành đã mang lại biên độ chiến thắng.

Hình ảnh qua Wikipedia


Và điều đó có thể xảy ra một lần nữa trong năm nay.

Một cuộc khảo sát vào tháng 9 của Trung tâm nghiên cứu Pew đã đi sâu hơn vào chi tiết về những người Công Giáo trong năm bầu cử này. Số phiếu bầu chung của người Công Giáo là 52 phần trăm cho Trump, 47 phần trăm cho Harris. Người Công Giáo da trắng phá vỡ 61 phần trăm của Trump, 38 phần trăm của Harris. Người Công Giáo gốc Tây Ban Nha là 34 phần trăm cho Trump, 65 phần trăm cho Harris.

Phiếu bầu của người Công Giáo da trắng đi nhà thờ ủng hộ Trump (65 phần trăm) hơn Harris (34 phần trăm). Thật không may, Pew đã không khảo sát những người Công Giáo gốc Tây Ban Nha đang hành nghề.

Tóm lại là mặc dù số lượng người Công Giáo đang hành nghề đang giảm, nhưng họ vẫn quan trọng vào năm 2024 – mặc dù đó có thể là "Lễ hoan hô cuối cùng".

Trong một cuộc đua tổng thống cạnh tranh gay gắt, mọi phiếu bầu đều có giá trị, đặc biệt là ở các tiểu bang dao động Rust Belt là Pennsylvania, Wisconsin và Michigan.

Trong thời kỳ suy thoái cao các quận kinh tế ở các tiểu bang đã mất việc làm sản xuất lao động chân tay vào tay Mexico và Trung Quốc, vẫn còn nhiều người Công Giáo thực hành, mặc dù là người cao tuổi. Độ tuổi trung bình của dân số ở nhiều quận đó là 50; trên toàn quốc là 38.

Những người Công Giáo đó đã đưa Trump lên vị trí hàng đầu vào năm 2016 và gần như làm được điều đó một lần nữa vào năm 2020.

Đối với người gốc Tây Ban Nha, những người tuân theo giáo lý của Giáo hội có thể đưa Trump về đích ở các tiểu bang Arizona và Nevada.

Số phiếu bầu của những người Công Giáo đi nhà thờ Pennsylvania ở các quận Rust Belt và các quận ngoại ô xung quanh Philadelphia và Pittsburgh có thể quyết định ai sẽ sống trong Nhà Trắng vào tháng 1.

Cuộc đua giành vị trí thượng nghị sĩ Hoa Kỳ tại Pensylvania có thể ảnh hưởng đến kết quả của cuộc đua tổng thống. "Người Công Giáo Cafeteria" đương nhiệm Bob Casey Jr. đang đấu tranh cho cuộc sống chính trị của mình. Mặc dù ông đã từ bỏ các giáo lý Công Giáo về phá thai và các vấn đề khác, ông vẫn khai thác ký ức về người cha quá cố của mình, Thống đốc Robert Casey Sr., người được phong trào ủng hộ sự sống tôn kính.

Trong cuộc đua giành chức tổng thống năm nay, nếu 9 phần trăm dân số là người Công Giáo đi nhà thờ tham gia bỏ phiếu ở các tiểu bang chưa chắc chắn, họ có thể được ghi nhận công lao trong việc đẩy ứng cử viên cánh tả cấp tiến Kamala Harris trở về môi trường chính trị tự nhiên của bà: California.
 
Thượng Hội đồng và Trí tưởng tượng Công Giáo
Vũ Văn An
14:12 14/10/2024

Robert Royal, ngày 14 tháng 10 năm 2024 viết rằng: Một người bạn thông minh, chúng ta hãy gọi anh ấy là Randall Smith, vừa mời tôi quay lại Hoa Kỳ để tham dự một hội nghị tại Notre Dame về "trí tưởng tượng Công Giáo": "Tôi nghĩ rằng sẽ không có trí tưởng tượng nào đáng để viết về tại Thượng Hội đồng." Tôi không hoàn toàn bất đồng. Nhưng - bất chấp quang cảnh quan liêu khó chịu - tôi cũng không hoàn toàn đồng ý. Khi Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Rôma, Công Giáo và Tông truyền, định chế tinh thần và đạo đức trung tâm của phương Tây và toàn bộ thế giới Kitô giáo, tham gia vào một hoạt động có phạm vi này, mặc dù tầm thường theo nhiều cách, nhưng nó có tác động thực sự. Và không chỉ trong Giáo hội. Mặc dù trong trường hợp này, tôi nghĩ, chủ yếu không phải là những tác động được những người tổ chức Thượng Hội đồng - và có thể là chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô - đã nghĩ đến.

Một trong những điểm yếu dễ thấy của Thượng Hội đồng chính là thiếu trí tưởng tượng Công Giáo. Tôi ngày càng quan tâm đến chủ đề đó - và rất vui khi được phát biểu tại hội nghị khai mạc chương trình MFA do một cộng tác viên khác của bổn báo, James Matthew Wilson, sáng lập tại Đại học St. Thomas của Giáo sư Smith, vì thế giới đang trong tình trạng tự sát về mặt văn hóa. Và nếu không có một số nỗ lực văn hóa mới và mạnh mẽ - mà tôi nghĩ chỉ có Giáo hội mới có cơ hội cung cấp - chúng ta sẽ tiếp tục tiến tới ngày tận thế phản văn hóa.

Bên cạnh đó, ở Rome, thật khó để bỏ qua sức mạnh tuyệt đối của trí tưởng tượng Công Giáo giữa sự hiện diện đồ sộ của các nhà thờ, tượng, tranh vẽ, tranh ghép mà bạn thấy ở khắp mọi nơi. Và điều đó luôn có cách kích thích trí tưởng tượng.

Ngược lại, các đại biểu của thượng hội đồng tuần này được lên lịch thảo luận về "mô-đun" trên "Các nẻo đường". Nếu chính từ "mô-đun" - một thuật ngữ được đưa vào các nghiên cứu nhân văn vào những năm 1970 để làm cho chúng có vẻ hiện đại và khoa học hơn - không khiến bạn chán nản, sau nửa thế kỷ, về tình trạng của Giáo hội, tôi không biết phải nói gì.

Và trong trường hợp bạn nghĩ rằng điều đó không có gì là sai, thì có bốn phần trong "mô-đun" này mà các đại biểu sẽ được hướng dẫn cẩn thận trong vài ngày tới:

Một việc đào tạo chung và toàn diện
Sự phân định của Giáo hội đối với sứ mệnh
Quy trình ra quyết định
Minh bạch, trách nhiệm giải trình và đánh giá.

Những khái niệm trừu tượng này nghe có vẻ không khác gì những hướng dẫn của chính phủ mà giáo viên, quản trị viên, quan chức liên bang và tiểu bang, và mọi người khác trong thế giới chính trị phình to của chúng ta buộc phải dành thời gian cho mỗi ngày ở Châu Âu và Châu Mỹ.

Thật khó tin rằng những người tổ chức thượng hội đồng và chính giáo hoàng, bất kể hy vọng của họ là gì, đã nhận được điều này - phần mở đầu của mô-đun "Các nẻo đường" - từ một ủy ban soạn thảo mà không gửi trả lại:

“Giáo hội đồng nghị là một Giáo hội có mối quan hệ trong đó các động lực liên ngã tạo cấu trúc cho cuộc sống của một cộng đồng hướng đến sứ mệnh, mà cuộc sống của nó diễn ra trong bối cảnh ngày càng phức tạp. Cách tiếp cận được đề xuất ở đây không tách biệt mà nắm bắt được mối liên hệ giữa các trải nghiệm, cho phép chúng ta học hỏi từ thực tại, được đọc lại dưới ánh sáng của Lời Chúa, từ Truyền thống, từ các nhân chứng tiên tri, và cũng phản ảnh những sai lầm đã mắc phải”.

Phiên họp khai mạc Công đồng Trent năm 1545 của Nicolò Dorigati, 1711 [Museo Diocesano Tridentino, Trento, Ý]


Có lẽ tất cả chúng ta đều đồng ý rằng học hỏi từ thực tại và tôn giáo của chúng ta không phải là một ý tưởng tồi. Đối với phần còn lại, bài học mà thượng hội đồng có thể đang dạy cho Giáo hội là - vô tình - một bài học hay. Cụ thể là, nếu đây là loại ngôn ngữ mà bạn nghĩ sẽ dẫn đến "sự phân định trong Chúa Thánh Thần" và làm phẳng Giáo hội "hình kim tự tháp" (Đức Hồng Y Hollerich) thành một Giáo hội đồng nghị hơn, thì rất nhiều người mà bạn được cho là sẽ lắng nghe sẽ có phản ứng khá mạnh mẽ.

Và có một hy vọng rất hiện thực là những khái niệm trừu tượng sẽ đơn giản biến mất và tập chú vào thực tại của những gì còn lại sẽ là thành tựu thực sự, nếu có, của tính đồng nghị.

Bởi vì rõ ràng là ngay cả một số người đam mê đồng nghị cũng buộc phải tìm ra những điều tốt đẹp nghịch lý đến từ quá trình này, vì những thay đổi tiến bộ đối với phụ nữ, LGBT và phần còn lại của danh sách mong muốn sẽ không xuất hiện ngay bây giờ, hoặc có lẽ là không bao giờ. Như một đại biểu đã nói (theo một nguồn tin của Dòng Tên Hoa Kỳ), "Có vẻ như thay vì chơi một trò chơi, chúng ta chỉ tập trung vào trại huấn luyện. Thay vì viết nhật ký về sứ mệnh, có vẻ như chúng ta đang viết một cuốn sổ tay huấn luyện. Nhưng chúng ta nên khám phá lại vẻ đẹp của việc chơi một trận bóng đá, chứ không phải ở trại huấn luyện liên tục."

Người ta cảm thấy hơi tiếc cho phần lớn các đại biểu, những người có vẻ là một nhóm người Công Giáo đàng hoàng, bị buộc phải nói quá thường xuyên về cùng một số ít ý tưởng và thuật ngữ chính, khi điều thực sự cần thiết là phải ra ngoài và làm những gì họ đã gần như đồng ý chung cần phải làm: tham gia nhiều hơn vào các hoạt động bản thân với những người khác ở mọi bình diện, đặc biệt chú ý đến việc đào tạo và giáo dục trẻ em, và ý thức mới về việc trở thành những nhà truyền giáo, ngay cả những người giáo dân, một "giáo hội trong sứ mệnh".

Nhưng đó không hoàn toàn y như nhau khi nói về việc là “một Giáo hội đồng nghị trong sứ mệnh” và là những nhà truyền giáo. Các đại biểu dường như thường có ý nói đến vế sau, mặc dù họ nói vế trước, có lẽ vì chúng ta đang ở trong một triều giáo hoàng của nỗi sợ hãi giáo hội. Nơi mà hoạt động truyền giáo trực tiếp bị kỳ thị là “cải đạo”.

Tuy nhiên, ngay cả khi lặp lại một phạm vi hẹp các chủ đề, đôi khi vẫn xuất hiện một điều gì đó vững chắc – một điều gì đó nghịch lý – ví dụ như trong cuộc họp báo hôm nay, Paolo Ruffini, người phát ngôn của Thượng hội đồng, đã tóm tắt các “cuộc can thiệp” đã diễn ra trong vài ngày qua. Hầu hết chỉ là những gì bạn mong đợi. Nhưng ông cũng đề cập rằng một điểm đã nảy sinh – một điều rất cần thiết trong những năm gần đây – rằng luật giáo hội, các quy tắc nội bộ chi phối Giáo hội, không nên chỉ được coi là hạn chế, mà thực tế là sự bảo vệ chống lại chủ nghĩa giáo sĩ trị.

Trong thế giới nói tiếng Anh, chúng ta sẽ gọi đây là hệ thống luật pháp chứ không phải con người. Điều này có vẻ như đi ngược lại với tất cả sự nhấn mạnh liên ngã trong thượng hội đồng, nhưng thực sự đã phát hiện ra một điểm quan trọng, và không chỉ đối với luật giáo hội. Luật có thể là "một con lừa - một thằng ngốc" như Dickens đã nói một cách hùng hồn trong Oliver Twist. Nhưng nếu không có luật, chúng ta sẽ phụ thuộc vào những người ở nhiều chức vụ khác nhau. Luật tốt, các thông lệ tốt, các kỷ luật tốt thực sự là giải thoát, công cụ của công lý, một điều cần thiết tuyệt đối không thể coi nhẹ.

Có thể không có nhiều trí tưởng tượng của người Công Giáo trong hội trường của thượng hội đồng. Nhưng khi những hiểu biết sâu sắc như vậy nảy sinh, thì có một sự kiểm tra thực tại đang diễn ra, chính là vì không có chút không thực tại nào trong các thủ tục chính thức. Đây có vẻ hơi nghịch lý, nhưng việc thiếu trí tưởng tượng thực sự có thể khiến một số đại biểu của hội đồng nghĩ ra những suy nghĩ mới.
 
Chương trình các nghi lễ phụng vụ của Đức Thánh Cha vào tháng 11 và đầu tháng 12
Thanh Quảng sdb
15:12 14/10/2024
Chương trình các nghi lễ phụng vụ của Đức Thánh Cha vào tháng 11 và đầu tháng 12

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự năm Thánh lễ trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến giữa tháng 12, theo lịch trình do Văn phòng Lễ nghi Phụng vụ của Đức Thánh Cha công bố.

(Tin Vatican)

Văn phòng Lễ nghi Phụng vụ của Đức Thánh Cha công bố lịch trình các buổi lễ phụng vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô từ tháng 11 đến giữa tháng 12.

Thánh lễ đầu tiên của Đức Thánh Cha trong khoảng thời gian này là Thánh lễ cầu nguyện cho các Hồng Y và Giám mục đã qua đời trong năm, sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 11 lúc 11 giờ sáng tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.

Vào ngày 17 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ tám, năm nay có chủ đề là "Lời cầu nguyện của người nghèo kêu thấu tới Thiên Chúa". Thánh lễ sẽ diễn ra lúc 10 giờ sáng tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.

Vào ngày lễ trọng Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ trụ, 24 tháng 11, Ngày Giới trẻ Thế giới cấp giáo phận sẽ được cử hành, theo quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Sáng hôm đó, Đức Thánh Cha sẽ chủ trì Thánh lễ lúc 9:30 sáng tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.

Thánh Lễ đầu tiên trong tháng 12 sẽ diễn ra vào thứ Bảy, ngày 7 tháng 12, cho lễ khai mạc Công nghị thường kỳ để phong chức Hồng Y cho 21 vị vào lúc 4 giờ chiều, tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.

Ngày hôm sau, ngày 8 tháng 12, Lễ trọng kính Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ trì Thánh lễ lúc 9:30 sáng với các Hồng Y mới và Hồng Y đoàn.

Và theo truyền thống, cùng ngày lúc 4 giờ chiều, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự nghi lễ tôn kính Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội theo truyền thống tại Quảng trường Tây Ban Nha ở Roma.

Vào ngày 12 tháng 12, Lễ Đức Mẹ Guadalupe, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô lúc 6 giờ chiều.
 
Đức Hồng Y Zuppi sẽ đi Moscow với tư cách là đặc phái viên của Giáo hoàng để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Ukraine
Thanh Quảng sdb
15:22 14/10/2024
Đức Hồng Y Zuppi sẽ đi Moscow với tư cách là đặc phái viên của Giáo hoàng để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Ukraine

Đức Hồng Y người Ý Matteo Zuppi bắt đầu chuyến thăm Moscow như một phần trong sứ mệnh được Đức Giáo Hoàng Phanxicô giao phó cho ngài để tìm kiếm con đường hòa bình cho Ukraine và tạo điều kiện cho việc đoàn tụ trẻ em Ukraine với gia đình của các em và trao đổi tù binh chiến tranh.

(Tin Vatican - Devin Watkins)

Để theo đuổi hòa bình cho Ukraine, đặc phái viên của Đức Giáo Hoàng bắt đầu chuyến thăm thứ hai của mình tới Moscow, thủ đô của Nga, vào thứ Hai (14/10/2024).

Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm Đức Hồng Y Matteo Maria Zuppi, Tổng giám mục Bologna và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, làm đặc phái viên của mình vào tháng 6 năm 2023.

Theo ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, chuyến thăm của Đức Hồng Y Zuppi nằm trong sứ mệnh là đặc phái viên của Giáo hoàng.

Vị Hồng Y sinh ra ở Ý này sẽ gặp gỡ các nhà chức trách Nga và "đánh giá những nỗ lực để tạo điều kiện cho việc đoàn tụ trẻ em Ukraine với gia đình của các em và trao đổi tù binh, với mục đích dẫn tới nền hòa bình mà nhiều người mong đợi", ông Bruni cho biết.

Các chuyến thăm trước đây như một phần của sứ mệnh hòa bình mà ĐHY đã thực hiện:

Đức Hồng Y Zuppi bắt đầu sứ mệnh hòa bình của mình bằng chuyến thăm Ukraine vào ngày 5-6 tháng 6 năm 2023, nơi ngài gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky và một số quan chức cấp cao khác

Sau đó, Đức Hồng Y đã đến Nga vào ngày 28-30 tháng 6 năm 2023, gặp Đức Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill, cũng như các quan chức chính phủ, bao gồm Yuri Ushakov, Trợ lý của Tổng thống Liên bang Nga về các vấn đề chính sách đối ngoại, và Maria Lvova-Belova, Ủy viên của Tổng thống Liên bang Nga về quyền trẻ em.

Vào ngày 17-19 tháng 7 năm 2023, ĐHY đã đến Washington, D.C. và gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, chuyển cho ông một lá thư của Giáo hoàng.

Đức Hồng Y Zuppi cũng đã đến thăm Bắc Kinh vào ngày 13-15 tháng 9 năm 2023, gặp ông Li Hui, Đại diện đặc biệt của Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu tại Bộ Ngoại giao.
 
Phản ứng của Tin Lành so với Công Giáo đối với cuộc chiến Israel-Hamas.
Vũ Văn An
17:44 14/10/2024

Peter Wolfgang, trên trang mạng của CatholicCulture ngày 04 tháng 10 năm 2024, có bài viết so sánh thái độ của Tin lành và Công Giáo đối với cuộc chiến tranh giữa Israel và Hamas hiện nay:



Thứ Hai tuần tới, ngày 7 tháng 10, đánh dấu kỷ niệm một năm kể từ cuộc tấn công khủng bố vào Israel của nhóm khủng bố Hamas. Chính cuộc tấn công này đã khởi đầu cho Chiến tranh Israel-Gaza.

Có vấn đề nào trong đời sống công cộng của chúng ta căng thẳng hơn Chiến tranh Israel-Gaza không? Ý tôi là, đối với người Công Giáo. Chúng ta đều biết những người Công Giáo trung thành có lập trường như thế nào về vấn đề phá thai. Nhưng Israel-Gaza? Chúng ta ở khắp mọi nơi. Đây là một vấn đề nan giải đến mức một chuyên gia viết bài cho Công Giáo sẽ được khuyên không nên đề cập đến chủ đề này, trừ khi anh ta có chuyên môn về vấn đề này.

Tôi không có chuyên môn nào như vậy. Và dù sao thì tôi cũng sẽ viết về nó. Tôi như vậy đấy.

Khi xem xét các sự kiện của năm ngoái, tôi thấy có ba phản ứng riêng biệt của Ki-tô giáo: một phản ứng của Tin Lành, một phản ứng của Công Giáo và phản ứng của tôi.

Phản ứng của Tin Lành là dễ mô tả nhất. Họ ủng hộ Israel đến cùng, không hỏi han gì, hết chuyện.

Theo quan điểm Công Giáo của tôi, những người Tin lành thường có vẻ như đánh đồng sai lầm nhà nước Israel hiện đại với vương quốc Israel trong Kinh thánh. Nhưng thực tế không phải vậy. Thay vào đó, họ "coi Israel hiện đại là sự ứng nghiệm của lời tiên tri trong Kinh thánh, tin rằng Chúa đang tập hợp họ trở về quê hương trong khi họ vẫn chưa tin vào Chúa Giêsu là Đấng cứu thế của họ", như một người bạn Tin lành đã từng giải thích. Anh ấy nói với tôi:

“Những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái theo nhiều giáo phái khác nhau tin rằng Chúa sẽ thực sự thực hiện những lời hứa mà Người đã hứa với Israel như một dân tộc, trong khi những người Công Giáo Rôma và nhiều người Tin lành có xu hướng coi những lời hứa đó là thiêng liêng và/hoặc áp dụng chúng vào Giáo hội. “Trong khi Giáo Hội Công Giáo tin vào Kẻ chống Chúa và một phiên tòa cuối cùng (Sách Giáo lý, các số 675—677), những người Tin lành có nhiều khả năng tin vào tính nghĩa đen của giai đoạn bảy năm trong tương lai trước khi Chúa Kitô tái lâm, trong đó người Do Thái và Ki-tô giáo bị đàn áp. Kinh thánh được đề cập ở đây bao gồm nhiều lời nhắc tới người Do Thái ở trên đất này và thậm chí vận hành hệ thống Đền thờ của họ trước khi Chúa Giêsu trở lại. Đó là lý do tại sao nhiều người theo đạo Tin lành coi sự tồn tại của Israel hiện đại là sự ứng nghiệm cực kỳ quan trọng của lời tiên tri.”

Người Công Giáo, như người bạn Tin lành của tôi nói, nói chung không áp dụng cụ thể lời tiên tri trong Kinh thánh vào các sự kiện hiện tại. Tôi không biết có lý do thần học Công Giáo rõ ràng nào để ủng hộ Israel. Trên thực tế, các bình luận rõ ràng của Công Giáo mà tôi đã thấy về Chiến tranh Israel-Gaza có xu hướng đi theo hướng khác.

Bài khai tâm hay nhất về vấn đề này là “Chống lại chủ nghĩa Sion Công Giáo”, một bài báo trên tạp chí Crisis của Matthew Tsakanikas, một giáo sư tại Christendom College. Tiến sĩ Tsakanikas viết rằng “Rõ ràng là Chúa không bao giờ muốn xây dựng Đền thờ thứ ba trên trái đất”. “Ki-tô giáo đã trở thành sự ứng nghiệm của Giao ước Sinai.” Ông lập luận rằng Vatican đã chấp nhận một cách không chính thức Chủ nghĩa Xi-on ban đầu, “một phong trào thế tục của dân tộc Do Thái”, nhưng việc Israel chuyển đổi thành một “nhà nước đức tin” đã thay đổi phương trình.

Chắc chắn, có hai vấn đề khác nhau đang diễn ra ở đây. Sự tồn tại của chính Israel và Chiến tranh Israel-Gaza. Nhưng cả hai đều rất gắn bó với nhau. Trong khi những người Tin lành liên hệ Israel hiện đại với Kinh thánh, thì những người Công Giáo lại cảm thấy có mối quan hệ mật thiết hơn với các Ki-tô hữu Palestine ở Đất Thánh, nhiều người trong số họ theo đạo Công Giáo. Hãy xem bài viết "Các Ki-tô hữu Palestine bị đe dọa" của Sean Fitzpatrick và, chỉ trong tuần này, bài viết "Sự ủng hộ vô điều kiện của Hoa Kỳ dành cho Israel: Một chính sách sai lầm" của Cha Mario Alexis Portella.

Tôi đánh giá cao quan điểm thần học sâu sắc và hoàn cầu của những người đồng Công Giáo, những quan điểm thường không có trong các nguồn thiên hữu khác ở Hoa Kỳ. Và tôi không đồng ý với các giả định thần học hỗ trợ cho sự ủng hộ của những người Tin lành dành cho Israel.

Tuy nhiên, tôi vẫn ủng hộ Israel. Không phải "hoàn toàn, không cần hỏi, hết chuyện". Nhưng cuối cùng thì, đúng vậy, tôi ủng hộ Israel và chống lại kẻ thù của họ. Đây là lý do tại sao.

Luận lý diệt chủng của việc "phi thực dân hóa"

Đầu tiên, về chính nhà nước Israel. Tôi xin lưu ý ở đây rằng cha tôi là người Do Thái Ashkenazi. Mẹ tôi thì không. Và tôi theo đạo Công Giáo. Điều đó khiến tôi...hoàn toàn không phải người Do Thái. Ít nhất là không phải trong mắt người Do Thái. Nhưng còn kẻ thù của người Do Thái thì sao? "Mischling" là thuật ngữ miệt thị của Đức Quốc xã dành cho một người như tôi, một "người Do Thái lai cấp độ một". Những người ghét người Do Thái cũng ghét tôi. Tôi hiểu toàn bộ bài thơ của Martin Niemöller ("Đầu tiên họ đến..."). Chúng ta nên lên tiếng chống lại sự thù hận nói chung chứ không chỉ khi nó đến vì chúng ta. Nhưng như một người Do Thái, tôi cảm thấy những gì họ cảm thấy. Vào ngày 7 tháng 10, nó đến vì chúng tôi.

Chính những cảm xúc tương tự đã làm nảy sinh nhà nước Israel hiện đại ngay từ đầu. Một cảm thức cho rằng, dưới mắt những người Ngoại giáo, không có thứ gì như, chẳng hạn, một người Do Thái Đức hay một người Do Thái Áo. Họ chỉ nhìn thấy người Do Thái, người khác, chứ không phải một người trong số họ. Và người Do Thái, do đó, cần một nhà nước của riêng họ. Lương tâm tội lỗi của phương Tây, khiến họ chấp nhận sự thành lập hiện đại của Israel, là hoàn toàn xứng đáng… đặc biệt là sau thảm họa diệt chủng Holocaust.

Thứ hai, về Chiến tranh Israel-Gaza, người ta không cần phải là người Do Thái để hiểu rằng nó đến với chúng ta. Tất cả chúng ta. Kẻ thù của Israel là kẻ thù của chúng ta. Hãy xem xét Najma Sharif, một cây bút của Teen Vogue, người đã tweet tán thành các cuộc tấn công vào ngày 7 tháng 10: "Các bạn nghĩ phi thực dân hóa có nghĩa là gì? rung cảm? bài báo? bài luận? kẻ thua cuộc." Tweet của ông đã được thích 100,000 lần trong hai ngày đầu tiên.

Sau đó, hãy xem xét Thống đốc Connecticut Ned Lamont, người đã nói để đáp lại cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine vào ngày 10 tháng 1: "Họ có quyền phản đối. Nhưng tôi sẽ nói với bạn điều khác. Sẽ không ai lắng nghe họ trừ khi họ bắt đầu bằng sự thật rằng họ thừa nhận và lên án cuộc tấn công diệt chủng tàn bạo vào ngày 7 tháng 10 và những gì nó đã gây ra cho tất cả những thường dân vô tội đó.

Vậy tại sao họ không làm vậy? Hãy đọc lại tweet. Bởi vì ngày 7 tháng 10 là ngày mà họ thực sự muốn nói đến khi nói đến “phi thực dân hóa”.

Tôi không thấy những người biểu tình chống Israel là những người tốt bụng chỉ muốn bảo vệ những người Palestine vô tội khỏi bị tổn hại thêm nữa. Tôi thấy những người theo chủ nghĩa Marx biến dạng muốn làm với người Mỹ những gì Hamas đã làm với người Israel vào ngày 7 tháng 10.

Đối với tôi, đây chính là cốt lõi của Lý thuyết Chủng tộc Có Phê phán. Và “sự công nhận đất đai”. Và những cuộc tấn công nửa vời thiếu hiểu biết về mặt lịch sử vào Christopher Columbus. Và dự án 1619. Và cứ thế tiếp diễn.

Những hệ tư tưởng này, đang lan truyền nhanh chóng, nhìn nhận mọi hoạt động của con người qua lăng kính của kẻ áp bức so với người bị áp bức. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Khi cả một nhóm người, theo chính bản sắc của họ, được cho là mang một loại tội lỗi đổ máu vĩnh cửu nào đó?

Mục tiêu là làm mất tính hợp pháp của chính sự hiện diện của chúng ta trên lục địa này. “Hoa Kỳ rời khỏi Trung Mỹ” là một câu nói của phe cánh tả vào những năm 1980. Thỉnh thoảng, một người theo chủ nghĩa cánh tả sẽ nói đùa “Hoa Kỳ cũng rời khỏi Bắc Mỹ”. Họ không đùa nữa.

Không có gì trong số này là phủ nhận nỗi đau khổ của những người khác, dù là khi Israel mới thành lập hay trong cuộc chiến hiện tại. Chúng ta có thể và nên lên án những hành vi vi phạm các nguyên tắc Chiến tranh chính nghĩa. Hay đúng hơn là, tương đương với Do Thái, “Sự trong sạch của vũ khí”.

Nhưng cuối cùng, tôi đã có một ý tưởng khá hay về việc ai muốn chúng tôi chết và ai thì không. Ai sẽ nhảy múa trên đường phố vào ngày 11/9 và ai sẽ không. Những kẻ đã gây ra tội ác ngày 7 tháng 10 sẽ làm điều tương tự với bạn và tôi, nếu họ có thể. Và với những người thân yêu của chúng ta nữa. Thật vậy, các hệ tư tưởng mà tôi đã đề cập ở trên đã chuẩn bị cho chúng ta điều đó. Chúng ta đã nếm trải điều đó lần đầu tiên trong bản tuyên ngôn của kẻ xả súng ở trường học Nashville. Có thể sẽ còn nhiều hơn nữa.

Tất cả đều là một phần của cùng một điều, một cuộc chiến chống lại nền văn minh của chúng ta. Chúng ta cần hiểu điều này. Và chúng ta cần ủng hộ Israel, mục tiêu đầu tiên—nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng—của cuộc chiến.
 
VietCatholic TV
Sợ F-16, UAV, Nga dời máy bay sang Belarus. Tòa án: Phụ nữ mới 24 mật báo Ukraine, mất cả trăm T-90
VietCatholic Media
02:58 14/10/2024


1. Nga có thể đã di chuyển máy bay phản lực MiG-31 đến Belarus để tránh các cuộc không kích của Ukraine

Hai máy bay phản lực MiG-31K của Nga đã được chuyển đến Belarus vào tuần này, có khả năng báo hiệu những nỗ lực của Nga nhằm bảo vệ chiến đấu cơ của mình trong bối cảnh Ukraine gia tăng các cuộc tấn công vào các căn cứ không quân của Nga.

Những chiếc máy bay phản lực này đã không được nhìn thấy ở Belarus kể từ tháng 4 năm 2023. Tuy nhiên, vào ngày 10 tháng 10, một máy bay MiG-31, có khả năng mang hỏa tiễn đạn đạo Kinzhal, đã hạ cánh xuống phi trường Machulishchy của Belarus, theo sau là một chiếc máy bay phản lực thứ hai, theo nhóm giám sát Hajun của Belarus.

Lần di chuyển cuối cùng được ghi nhận của các máy bay phản lực là vào lúc 3:10 chiều giờ địa phương ngày 10 tháng 10, khi cả hai máy bay cất cánh từ phi trường. Vị trí hiện tại của chúng không được biết, mặc dù chúng có thể vẫn ở Belarus, nhóm này nói với tờ Kyiv Independent.

Sự xuất hiện bất ngờ này đã làm dấy lên nhiều suy đoán từ các quan chức Ukraine và chuyên gia quân sự.

Peter Layton, nghiên cứu viên cộng tác tại RUSI, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện Griffith Á Châu và cựu sĩ quan Không quân Úc, cho biết một lý do có thể khiến Nga chuyển các máy bay phản lực này đến Belarus là vì Nga đang cố gắng bảo vệ chúng sau các cuộc không kích thành công của Ukraine vào các phi trường của Nga.

“Chỉ có một số lượng hạn chế MiG-31 – việc giữ chúng an toàn là rất quan trọng,” Layton nói với tờ Kyiv Independent.

“MiG-31 có thể đóng quân tại Belarus, sau đó bay vào không phận Nga để phóng vũ khí, rồi sau đó quay trở lại Belarus, nơi chúng được coi là an toàn hơn.”

Vào thời điểm bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, Nga được cho là có 12 chiếc MiG-31 đang hoạt động. Tuy nhiên, các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vào căn cứ không quân Savasleyka của Nga vào ngày 16 tháng 8 đã phá hủy ít nhất một chiếc MiG-31 và có thể làm hỏng một chiếc khác, một nguồn tin tình báo quân sự nói với tờ Kyiv Independent.

Hai cuộc tấn công khác cũng nhằm vào MiG-31, bao gồm cuộc tấn công vào Savasleyka vào ngày 13 tháng 8 làm hư hại một máy bay phản lực, và cuộc tấn công vào ngày 15 tháng 5 tại phi trường Belbek ở Crimea bị tạm chiếm làm hư hại hoặc phá hủy hai chiếc MiG-31.

[Kyiv Independent: Russia may have moved MiG-31 jets to Belarus to evade Ukrainian strikes]

2. Putin hoang tưởng gửi một phụ nữ, 24 tuổi, đến quần đảo lao tù trong 12 năm sau khi cô bị buộc tội bán bí mật xe tăng của Putin cho Ukraine

Kẻ bạo chúa hung dữ Vladinimir Putin đã đưa một người phụ nữ 24 tuổi đến trại lao động khổ sai sau khi cô bị buộc tội bán bí mật cho Ukraine.

Viktoria Mukhametova đã bị đưa đến trại giam để thi hành án tù kéo dài trong 12 năm rưỡi sau khi cô bị buộc tội trao cho Kyiv bản thiết kế xe tăng của Nga.

Chính quyền Nga đã chỉ trích cô vì tội phản quốc, làm gián điệp và bán bí mật từ nhà máy xe tăng nơi cô làm việc.

Cô bị cáo buộc đã gửi bản thiết kế xe tăng của Putin - trong số đó có gần 9.000 chiếc đã bị mất ở Ukraine - với giá 980 bảng Anh hay 1280 Mỹ Kim.

Trong phiên tòa diễn ra hôm Thứ Bẩy, 12 Tháng Mười, khi bị quan toà hỏi cô cần tiền để làm gì, cô trả lời: “Để sống chứ để làm gì?”

Viktoria cũng bị phạt 2.400 bảng Anh vì những tội danh linh tinh khác.

Chồng cô cũng làm việc tại nhà máy Uralvagonzavod rộng lớn ở Nizhny Tagil và giống như cô, anh đã bị cảnh sát Putin bắt giữ một cách tàn bạo.

Anh phải đối mặt với cáo buộc phản quốc tương tự vì chuyển giao bí mật cho Ukraine và phải đối mặt với một phiên tòa xét xử riêng.

Khi bị bắt, các nhân viên FSB đã quật hai vợ chồng xuống đất và quỳ gối đè lên cổ của họ.

Viktoria không biểu lộ cảm xúc rõ ràng khi bị kết tội phản quốc và bị tuyên án tù cho đến năm 2037.

Các phương tiện truyền thông Nga cho biết hai vợ chồng Viktoria có thể không phải hành động vì tiền. Các tài khoản mạng xã hội của họ cho thấy hai vợ chồng đã mất nhiều người thân trong chiến tranh. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông ở Thủ đô Kyiv cho rằng Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, đã tiếp xúc với họ sau khi nhận ra rằng họ là những người phản chiến, quyết liệt chống lại cuộc xâm lược của Vladimir Putin.

Nước Nga hiện đang bị ám ảnh bởi cơn sốt gián điệp - với các quan chức hoang tưởng của Putin lo sợ trước bóng tối khi cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.

Đầu năm nay, Nga đã kết án phóng viên Evan Gershkovich của tờ Wall Street Journal về tội danh gián điệp hoàn toàn bịa đặt.

Họ cáo buộc anh ta thu thập thông tin bí mật về cùng một công ty quốc phòng nơi Viktoria làm việc.

Sau đó, anh cuối cùng đã được giải thoát khỏi nanh vuốt của tên bạo chúa trong một cuộc trao đổi tù nhân.

Putin được nhìn thấy ở nhà máy vào hôm Thứ Sáu, 11 Tháng Mười - nơi sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 - cùng với hai viên chức đứng sau ông, mang theo chiếc cặp hạt nhân và một tấm khiên chống đạn có thể gập lại.

Nhà máy này cũng tái sử dụng những chiếc xe tăng rỉ sét, ọp ẹp từ thời Liên Xô để sử dụng trong cuộc chiến chống lại Ukraine.

Chi tiết về những bí mật mà Mukhametova được cho là đã chuyển cho Ukraine không được tiết lộ.

3. Các công tố viên mở cuộc điều tra về cáo buộc Nga hành quyết 9 tù binh chiến tranh ở tỉnh Kursk

Hôm Thứ Hai, 14 Tháng Mười, Tổng công tố Ukraine Andriy Kostin cho biết văn phòng của ông đã mở một cuộc điều tra sau khi quân đội Nga được cho là đã bắn chín binh sĩ Ukraine đầu hàng ở Tỉnh Kursk trong cuộc phản công mới nhất của Nga hôm 10 Tháng Mười.

“Việc giết tù binh chiến tranh là hành vi vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva và là tội ác quốc tế. Một vụ án hình sự đã được mở về hành vi vi phạm luật pháp và phong tục chiến tranh kết hợp với tội giết người có chủ đích”, Kostin nói.

“Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để xác định và truy tố tất cả những kẻ chịu trách nhiệm về tội ác mà kẻ xâm lược đã gây ra cho Ukraine và người dân Ukraine.”

Nhóm giám sát cộng đồng Deepstate đưa tin vào ngày 13 tháng 10, trích dẫn nguồn tin từ Lữ đoàn xe tăng số 1 của Ukraine, vụ nổ súng được cho là xảy ra vào ngày 10 tháng 10.

Bộ trưởng Ngoại giao Andrii Sybiga đã đăng trên X vào ngày 13 tháng 10, kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động ngay lập tức bằng cách ban hành lệnh bắt giữ những kẻ hành quyết người Nga, tăng cường lệnh trừng phạt và yêu cầu tiếp cận các địa điểm giam giữ.

“Việc Nga đối xử tệ bạc với tù binh chiến tranh Ukraine là hành động man rợ tuyệt đối, vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế, luật pháp và phong tục chiến tranh. Các vụ hành quyết đang diễn ra thường xuyên hơn, 95% tù binh chiến tranh phải chịu tra tấn theo Liên Hiệp Quốc, bị từ chối các nhu cầu cơ bản và quyền tiếp cận”, ông viết.

Obudsman Dmytro Lubinets của Ukraine cho biết ông đã gửi thông tin về các vụ hành quyết ở Kursk lên Liên Hiệp Quốc và Hội Hồng Thập Tự quốc tế.

Số vụ hành quyết tập thể của người Nga đối với tù nhân chiến tranh Ukraine đã tăng mạnh trong năm qua.

Một đại diện cao cấp của Văn phòng Tổng công tố cho biết trên truyền hình quốc gia vào ngày 4 tháng 10 rằng Kyiv biết có 93 tù binh chiến tranh Ukraine đã bị lính Nga hành quyết ngay trên chiến trường trong suốt cuộc chiến tranh toàn diện.

Bom dẫn đường trên không là loại đạn dược dẫn đường chính xác có tầm bắn ngắn hơn hỏa tiễn, nhưng giá thành sản xuất rẻ hơn nhiều. Vũ khí được phóng từ máy bay trong lãnh thổ Nga, ngoài phạm vi phòng không của Ukraine.

Trong một video đăng trên Telegram, Zelenskiy cho biết Nga cũng đã phóng hơn 40 hỏa tiễn và 400 máy bay điều khiển từ xa chiến đấu các loại.

“Không quốc gia nào nên trải qua những thử thách như vậy một mình. Các đối tác của chúng tôi có cơ hội cung cấp số lượng và phẩm chất cần thiết của các hệ thống phòng không, đưa ra quyết định về phạm vi đủ của chúng tôi và bảo đảm cung cấp hỗ trợ quốc phòng kịp thời cho binh lính của chúng tôi”, Zelenskiy nói.

“Chúng ta không nên lãng phí thời gian - chúng ta phải đưa ra tín hiệu quyết tâm cần thiết.”

[Kyiv Independent: Prosecutors open investigation into alleged killing of 9 POWs by Russians in Kursk Oblast]

4. Người dẫn chương trình truyền hình Nga nói rằng đất nước sẽ “ổn thôi” nếu Putin bất đắc kỳ tử

Một nhân vật truyền thông nổi tiếng của Nga tuyên bố rằng đất nước này “chắc chắn sẽ chiến thắng” trong cuộc chiến tranh Ukraine, và bối cảnh chính trị của nước này phần lớn sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự ra đi của Putin.

“Hãy tưởng tượng đến một kịch bản tệ nhất—kịch bản nguy kịch nhất, cầu trời đừng xảy ra,” Vladimir Solovyov phát biểu trong chương trình phát sóng hôm thứ Thứ Bẩy, 12 Tháng Mười, được chia sẻ bởi kênh truyền thông chống Điện Cẩm Linh, Russian Media Monitor. Solovyov khẳng định như đinh đóng cột rằng “sự liên tục của chính phủ ở Nga được bảo đảm.”

Russian Media Monitor đăng các đoạn clip được dịch mà họ coi là tuyên truyền từ phương tiện truyền thông nhà nước Nga. Solovyov được biết đến rộng rãi với vai trò là người dẫn chương trình Buổi tối với Vladimir Solovyov, một chương trình trò chuyện do kênh truyền hình nhà nước Russia-1 phát sóng, có sự góp mặt của các nhân vật chính trị và nhà bình luận nổi tiếng, cũng như sự ủng hộ thẳng thắn của ông dành cho Tổng thống Putin.

Bình luận của ông, dường như ám chỉ đến sự sụp đổ của Putin, được đưa ra vào cuối một bài chỉ trích ngắn gọn nhưng sâu rộng về mùa bão ở Mỹ, cuộc chiến ở Ukraine và kế hoạch được cho là của phương Tây nhằm lật đổ nước Nga.

“Tất nhiên là tôi thực sự lo lắng cho người Mỹ—vâng, đúng thế,” người dẫn chương trình nói. “Cơn bão không còn mạnh hay đáng sợ nữa mặc dù mọi người đều lo lắng.”

Ông tiếp tục chế giễu người dân Florida, những người đã kể lại thiệt hại do cơn bão Milton gây ra trên mạng xã hội, một trong những cơn bão mạnh nhất tại Hoa Kỳ trong ký ức gần đây, đổ bộ vào tiểu bang này chưa đầy hai tuần sau cơn bão Helene.

“Đó là vấn đề của họ, bão thường xảy ra ở đó. Đó là sự thật,” Solovyov nói.

Theo một cách có vẻ không phù hợp, người dẫn chương trình đã đột ngột chuyển từ thời tiết sang chủ đề chiến tranh, cụ thể hơn là những gì Putin gọi là Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.

“Tất cả các cuộc chiến tranh đều kết thúc tại bàn đàm phán phải không?” Solovyov nói. “Chúng tôi biết nhiều cuộc chiến tranh kết thúc bằng sự hủy diệt hoàn toàn của phía bên kia.”

Sau đó, ông lập luận rằng Ukraine không có quyền hoặc khả năng giữ lại một số vùng lãnh thổ bao gồm Crimea, Donbas, Zaporizhzhia và khu vực Kherson.

Trong thời kỹ kỳ Liên Xô, thực hiện tham vọng thôn tính lâu dài, người Nga đã di dân sang miền Đông Ukraine, nơi có nhiều mỏ và các ngành kỹ nghệ phát triển.

Solovoyov tuyên bố: “Ukraine nghĩ rằng với dân số 30 triệu người, họ có thể xâm lược các vùng lãnh thổ nơi 8 đến 10 triệu người Nga sinh sống và nắm giữ các vùng lãnh thổ này, cùng với những người dân ghét họ - những người không hề coi mình có cùng nền văn hóa với họ, những người không còn cùng đức tin và những người nói một ngôn ngữ khác”, trước khi tuyên bố rằng Ukraine hy vọng “xâm lược Nga ở một mức độ nhất định - đến mức mà nhà nước Nga sẽ biến mất”.

Solovyov kết thúc chương trình phát sóng bằng việc thảo luận về kế hoạch của phương Tây nhằm đánh bại Nga, mà ông cho biết sẽ bao gồm một “thất bại chính trị” tiếp theo là “sự sụp đổ về mặt quân sự”.

Không nêu đích danh tổng thống Nga, Solovyov cho biết cả Nga và các hoạt động quân sự của nước này tại Ukraine sẽ vẫn tồn tại sau một “sự thay đổi” trong bối cảnh chính trị của đất nước này, và rằng Nga “chắc chắn sẽ chiến thắng trong cuộc chiến này”.

Ông ta nói: “Hãy tưởng tượng đến một kịch bản tệ nhất—kịch bản nguy kịch nhất, cầu trời đừng xảy ra. Nhưng dù thế đi nữa, sự liên tục của chính phủ ở Nga được bảo đảm. Cả một thế hệ lãnh đạo đã được nuôi dưỡng ở Nga sẽ lên nắm quyền ở Nga. Những nhà lãnh đạo này rất chuyên nghiệp và yêu nước, họ là những người có tinh thần đồng đội cao độ.”

[Newsweek: Russian TV Host Says Country Will Be 'Just Fine' if Putin Dies]

5. Podolyak nói Zelenskiy sẽ công khai tiết lộ ‘kế hoạch chiến thắng’ trong những ngày tới

Hôm Chúa Nhật, 13 Tháng Mười, Cố vấn Văn phòng Tổng thống Mykhailo Podolyak cho biết Tổng thống Volodymyr Zelenskiy sẽ công khai tiết lộ “kế hoạch chiến thắng” của mình với người dân Ukraine “trong vài ngày nữa”.

Kế hoạch chiến thắng năm điểm của Zelenskiy bao gồm các thành phần quân sự và ngoại giao, bao gồm lời mời Ukraine gia nhập NATO, nhưng các chi tiết đầy đủ về khuôn khổ hòa bình vẫn chưa được công bố. Mục tiêu của kế hoạch là củng cố vị thế đàm phán trong tương lai của Ukraine và thúc đẩy Nga tạo ra một nền hòa bình công bằng.

Zelenskiy đã trình bày kế hoạch chiến thắng với nhiều nhà lãnh đạo phương Tây, bao gồm Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, cùng nhiều người khác.

“Những điểm chính đã rõ ràng, nhưng Tổng thống Zelenskiy sẽ bổ sung thêm các chi tiết nêu rõ loại chương trình gây sức ép đó là gì, tại sao nó quan trọng và tại sao nó song song với công thức hòa bình, Podolyak phát biểu trên chương trình truyền hình quốc gia, Ukrainska Pravda đưa tin.

Andriy Yermak, nhà lãnh đạo Văn phòng Tổng thống, cho biết vào ngày 29 tháng 9 rằng kế hoạch sẽ được trình bày cho người dân Ukraine mà không có một số chi tiết “nhạy cảm” để ngăn chặn thông tin bị rò rỉ sang Nga.

“Mọi thứ được công khai không chỉ được nghe thấy ở đất nước chúng ta mà còn được nghe thấy bởi đối phương. Đó là lý do tại sao một số chi tiết của kế hoạch này được giữ kín”, Yermak nói.

Zelenskiy cho biết kế hoạch này được thiết kế để thúc đẩy Putin ký kết một thỏa thuận hòa bình công bằng bằng cách tăng cường hỏa lực cho Ukraine, bao gồm cả việc yêu cầu thêm vũ khí và dỡ bỏ các hạn chế đối với các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn tầm xa - giúp Ukraine chiếm ưu thế sau hai năm rưỡi kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện.

“Điều quan trọng là phải hiểu chúng ta sẽ làm gì ở mỗi giai đoạn của cuộc chiến. Tôi nghĩ rằng tổng thống sẽ trình bày khá hiệu quả”, Podolyak kết luận.

[Kyiv Independent: Zelensky to publicly unveil 'victory plan' in coming days, Podolyak says]

6. Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine thảo luận về các mốc thời gian cung cấp khoản vay 35 tỷ euro với nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha cho biết ông đã có cuộc điện đàm với Josep Borrell, Đại diện cao cấp về chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu, trong đó họ thảo luận về các mốc thời gian cung cấp cho Ukraine 35 tỷ euro thông qua các tài sản bị đóng băng tại Nga.

Sybiha lưu ý rằng ông đã có “một cuộc điện thoại hiệu quả” với Borrell trước cuộc họp sắp tới của Hội đồng Ngoại giao vào ngày 14 tháng 10, cuộc họp mà ông được mời tham dự.

“Chúng tôi đã thảo luận về tiến triển cụ thể trong việc cung cấp 35 tỷ euro cho Ukraine thông qua việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga và các bước chung tiếp theo khác.”

Vấn đề liên quan đến thỏa thuận của Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu cung cấp cho Ukraine gói hỗ trợ tài chính vĩ mô lên tới 35 tỷ euro. Đây sẽ là một phần của khoản vay từ G7, sẽ sử dụng lợi nhuận từ các tài sản bị đóng băng của Nga.

Để Hoa Kỳ tham gia khoản vay, điều quan trọng đối với Liên Hiệp Âu Châu là gia hạn thời gian xem xét và gia hạn các lệnh trừng phạt áp dụng đối với Nga - để bảo đảm chắc chắn hơn rằng các lệnh trừng phạt này sẽ vẫn có hiệu lực và lợi nhuận từ các tài sản bị đóng băng sẽ tiếp tục được chuyển vào để trả nợ.

Trong khi dó, Hung Gia Lợi liên tục đe dọa sẽ chặn quyết định này trong Liên Hiệp Âu Châu cho đến khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, qua đó dừng toàn bộ sáng kiến này.

[Ukrainska Pravda: Ukrainian Foreign Minister discusses progress in provision of €35 billion loan with EU chief diplomat]

7. Iran cho biết mối quan hệ với Nga đang “mạnh mẽ hơn từng ngày”

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian cho biết quan hệ Iran-Nga đang “ngày càng mạnh mẽ hơn” khi ông gặp Putin lần đầu tiên hôm Thứ Sáu, 11 Tháng Mười, theo hãng thông tấn Nga TASS.

Tại thủ đô Ashgabat của Turkmenistan, Putin đã gặp Pezeshkian, một cựu bác sĩ phẫu thuật tim chuyển sang làm chính trị gia được bầu vào tháng 7. Cuộc họp của họ tập trung vào việc thảo luận về “các vấn đề song phương” cũng như “tình hình ở Trung Đông”, theo trợ lý của Điện Cẩm Linh Yury Ushakov.

Pezeshkian nói về mối quan hệ giữa hai nước: “Mối quan hệ Iran-Nga là chiến lược và chân thành. Sự hợp tác của chúng tôi ngày càng mạnh mẽ hơn trong các lĩnh vực kinh tế và văn hóa.”

Cuộc họp ngày 11 tháng 10 diễn ra sau khi căng thẳng giữa Iran và Israel gia tăng. Israel đe dọa sẽ trả đũa “bằng vũ lực” sau các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Iran vào Israel hồi đầu tháng này, và có những lo ngại về quan hệ quân sự giữa hai nước, khi Ngoại trưởng Antony Blinken cáo buộc Iran gửi hỏa tiễn đạn đạo đến Nga để sử dụng ở Ukraine.

Nói về mối quan hệ giữa Nga và Iran, Putin trả lời TASS, “Chúng tôi đang tích cực hợp tác trên trường quốc tế và đánh giá của chúng tôi về các sự kiện hiện tại trên thế giới thường rất chính xác”.

Trong các cuộc thảo luận trước đây với Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin, Pezeshkian cho biết ông cũng hy vọng tăng cường quan hệ Nga-Iran để cùng nhau chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Tổng thống Iran cũng nhấn mạnh rằng ông muốn ký một hiệp ước đối tác với Mạc Tư Khoa tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS, sẽ được tổ chức trong năm nay từ ngày 22 đến 24 tháng 10 tại Kazan, Nga. Hội nghị quan hệ quốc tế thường niên này được điều hành bởi các nhà lãnh đạo của các quốc gia bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Putin đã phê duyệt dự thảo hiệp ước hợp tác vào ngày 18 tháng 9 và đầu tháng này, đại sứ Iran tại Mạc Tư Khoa cho biết văn bản này đã sẵn sàng để ký.

Hiệp ước đối tác chiến lược, trước đó đã được Putin và cựu tổng thống Iran Ebrahim Raisi đồng thanh và ký kết, đã bị đình trệ khi Raisi thiệt mạng trong một vụ tai nạn trực thăng vào tháng 5.

Về việc củng cố quan hệ giữa hai quốc gia, Putin cho biết, theo trang web của Tổng thống Nga: “Xét đến ý nguyện của Lãnh tụ tối cao của Cách mạng Hồi giáo, chúng ta phải bảo đảm rằng quan hệ của chúng ta sẽ được cải thiện và trở nên mạnh mẽ hơn trong tương lai. Chúng ta có nhiều cơ hội để đạt được mục tiêu này, và chúng ta có nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau trong những nỗ lực này. Chúng ta chia sẻ những tầm nhìn tương tự, và có nhiều điểm tương đồng về vị thế quốc tế của chúng ta.”

Cuộc gặp giữa Pezeshkian và Putin diễn ra sau lịch sử quan hệ Nga-Iran bền chặt. Iran bị cáo buộc cung cấp hỏa tiễn cho Nga để sử dụng trong cuộc chiến chống lại Ukraine, mặc dù Iran đã phủ nhận việc cung cấp vũ khí cho Điện Cẩm Linh.

Theo Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, mối quan hệ quân sự giữa Iran và Nga đã được cải thiện đáng kể từ năm 2015, khi Mạc Tư Khoa và Tehran hợp tác hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, là người đang phải đối mặt với nguy cơ bị lật đổ, và mối quan hệ giữa hai nước càng được củng cố hơn nữa sau khi Putin xâm lược Ukraine năm 2022.

Nga được cho là đã tuyên bố sẽ đền đáp Iran vì sự hỗ trợ mà nước này cho là đã thực hiện trong cuộc chiến tranh Ukraine bằng cách cung cấp cho nước này chiến đấu cơ Su-35 và các hệ thống phòng không tiên tiến.

Hai quốc gia này cũng được cho là đã hợp tác về các vấn đề an ninh mạng liên quan đến tình báo Hoa Kỳ và Nga được cho là đã bán cho Iran các thiết bị nghe lén, thiết bị chụp ảnh tiên tiến và máy phát hiện nói dối vào năm 2023.

Nga và Iran cũng có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ vì theo Giải pháp Thương mại Tích hợp Thế giới, Nga đã trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Iran nhờ các lệnh trừng phạt kinh tế.

[Newsweek: Iran Says Relationship With Russia Is 'Stronger by the Day']

8. Bộ trưởng Quốc phòng xác nhận thêm cam kết về vũ khí, sản xuất vũ khí sau chuyến thăm nước ngoài

Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov báo cáo vào ngày 13 tháng 10 rằng một cuộc họp với các đối tác quốc phòng phương Tây đã mang lại “kết quả cụ thể” cho Ukraine.

Umerov đã đến thăm các đối tác từ Pháp, Anh, Ý và Đức trong phái đoàn do Tổng thống Volodymyr Zelenskiy dẫn đầu.

Umerov cho biết qua Telegram: “Cả bốn quốc gia đều xác nhận rằng khoản đầu tư vào tổ hợp công nghiệp-quốc phòng của Ukraine sẽ tăng lên”.

Theo thông báo, Vương quốc Anh đã cam kết cung cấp thêm vũ khí tầm xa, hệ thống pháo binh và hệ thống robot, trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thảo luận về khả năng mở một trung tâm đào tạo cho người điều khiển máy bay điều khiển từ xa tại Pháp.

Umerov cho biết các tài sản bị đóng băng của Nga sẽ được sử dụng để tài trợ cho nhu cầu quốc phòng của Ukraine.

Umerov cho biết: “Chúng tôi đã thảo luận về các bước cụ thể để tăng sản lượng vũ khí — cả ở Ukraine và thông qua việc thành lập liên doanh với các đối tác Âu Châu của chúng tôi”.

“Điều này sẽ giúp sản xuất được thiết bị, vũ khí và đạn dược cho Lực lượng Phòng vệ theo một hình thức hợp tác hoàn toàn mới.”

Hiện nay, Kyiv đặt mục tiêu trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực quốc phòng, nhưng với nền kinh tế kiệt quệ vì chiến tranh, họ cần đầu tư nước ngoài và quan hệ đối tác để đạt được mục tiêu này.

Theo ước tính của chính phủ, Ukraine có khả năng sản xuất vũ khí và thiết bị trị giá khoảng 20 tỷ đô la, nhưng ngân sách nhà nước chỉ có thể tài trợ khoảng 6 tỷ đô la.

Các công ty nước ngoài ngày càng có nhiều thỏa thuận hợp tác sản xuất vũ khí tại Ukraine, bao gồm 155 quả đạn pháo, đạn dược tự hành và hóa chất đặc biệt.

Đầu tháng này, Zelenskiy nhấn mạnh rằng Ukraine đã tăng sản lượng đạn dược trong nước theo cấp số nhân trong hai năm qua và đã thử nghiệm thành công hỏa tiễn đạn đạo của riêng mình.

“Chỉ riêng trong nửa đầu năm nay, Ukraine đã sản xuất lượng đạn pháo và đạn cối nhiều gấp 25 lần so với cả năm 2022”, Zelenskiy cho biết.

[Kyiv Independent: Defense minister confirms more weapons pledges, arms production after foreign visit]

9. Zelenskiy tố cáo Bắc Hàn đang gửi nhân sự tới lực lượng Nga

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố rằng Bắc Hàn không chỉ cung cấp vũ khí cho Nga mà còn cung cấp nhân sự cho lực lượng quân sự của nước này. Ông kêu gọi các đối tác của Ukraine tăng cường hỗ trợ. Tổng thống cho biết như trên trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Chúa Nhật, 13 Tháng Mười.

Ông nói: “Chúng ta thấy một liên minh ngày càng tăng giữa Nga và các chế độ như Bắc Hàn. Đây không còn chỉ là việc chuyển giao vũ khí. Thực ra là việc chuyển giao người từ Bắc Hàn cho lực lượng quân sự xâm lược.”

“Rõ ràng, trong hoàn cảnh như vậy, mối quan hệ của chúng ta với các đối tác cần phải phát triển hơn nữa. Tuyến đầu cần được hỗ trợ nhiều hơn.”

Khi chúng ta nói về việc cung cấp cho Ukraine khả năng tầm xa lớn hơn và nguồn cung cấp quyết định hơn cho lực lượng của chúng ta, thì đó không chỉ là danh sách các thiết bị quân sự. Đó là về việc tăng áp lực lên kẻ xâm lược – áp lực sẽ mạnh hơn những gì Nga có thể giải quyết. Và đó là về việc ngăn chặn một cuộc chiến tranh thậm chí còn lớn hơn nữa.”

Các nhà phân tích từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh, trích dẫn The Washington Post, đã báo cáo rằng quân đội Bắc Hàn đã chiến đấu ở Ukraine. Ngoài ra, hàng ngàn quân đội Bắc Hàn đang được huấn luyện tại Nga và có thể được triển khai ra tiền tuyến trong tương lai.

[Ukrainska Pravda: Zelenskyy: North Korea is sending personnel to Russian forces]

10. Tổng thư ký NATO sẽ đến thăm trụ sở của Liên minh để cung cấp hỗ trợ cho Ukraine

Tổng thư ký NATO Mark Rutte sẽ đến Đức vào thứ Hai, ngày 14 tháng 10 để thăm trụ sở của NSATU hay còn gọi là cơ quan Hỗ trợ an ninh và đào tạo của NATO cho Ukraine.

Rutte sẽ đến Mons, Bỉ trước, nơi ông sẽ đến thăm Bộ tư lệnh tối cao của NATO tại Âu Châu. Ông sẽ gặp Tổng tư lệnh tối cao của NATO tại Âu Châu, gọi tắt là SACEUR, Tướng Christopher Cavoli và các sĩ quan cao cấp khác.

Vào cuối ngày, Rutte sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius tại Wiesbaden và thăm trụ sở chỉ huy của NSATU.

Mục đích của cơ quan mới này là cung cấp hỗ trợ an ninh dài hạn cho Ukraine, bảo đảm hỗ trợ tăng cường, có thể dự đoán và phối hợp.

Cơ cấu mới sẽ điều phối cả nỗ lực hỗ trợ và đào tạo cho Ukraine.

NATO đã làm rõ rằng cơ quan hỗ trợ và đào tạo mới này dành cho Ukraine sẽ không thay thế Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine (định dạng Ramstein).

[Ukrainska Pravda: NATO Secretary General to visit Alliance's headquarters for providing assistance to Ukraine]

11. Zelenskiy: Nga đã thả 900 quả bom dẫn đường xuống Ukraine trong tuần này

Nga đã thả khoảng 900 quả bom dẫn đường xuống Ukraine chỉ trong bảy ngày. Tổng thống Zelenskiy cho biết như trên trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Chúa Nhật, 13 Tháng Mười.

Ngoài bom, Nga còn phóng 40 hỏa tiễn và 400 máy bay điều khiển từ xa tấn công các loại.

Ông nói: “Không quốc gia nào phải chịu đựng những thử thách như vậy một mình. Các đối tác của chúng tôi có khả năng cung cấp số lượng và phẩm chất cần thiết của các hệ thống phòng không, đưa ra quyết định về khả năng tầm xa đầy đủ của chúng tôi và bảo đảm cung cấp kịp thời viện trợ phòng thủ cho quân đội của chúng tôi. Không được lãng phí thời gian – phải gửi đi một tín hiệu rõ ràng về quyết tâm.

Chúng tôi đang làm việc không mệt mỏi để bảo đảm phương tiện giúp Ukraine đáp trả toàn diện hành động khủng bố của Nga.”

[Ukrainska Pravda: Zelenskyy: Russia dropped 900 guided bombs on Ukraine this week – video]
 
Tu-134 Nga trúng đạn, chìm trong lửa. Vụ mưu sát cựu TT Trump lần thứ 3. Nghi phạm Vem Miller là ai?
VietCatholic Media
15:07 14/10/2024


1. Máy bay vận tải Tu-134 của Nga bốc cháy cách Ukraine hơn 1.000 km, tình báo quân sự tuyên bố

Một máy bay vận tải quân sự Tu-134 của Nga đã bị đốt cháy tại một phi trường quân sự ở Tỉnh Orenburg vào đêm Chúa Nhật, 13 Tháng Mười, cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR đưa tin.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Hai, 14 Tháng Mười, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết: “Những máy bay Liên Xô như vậy thường được sử dụng để chuyên chở lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga”.

Ông cho biết chiếc máy bay thuộc Trung đoàn vận tải hàng không quân sự số 117 của Quân đội Nga đã bị cháy rụi tại phi trường quân sự Orenburg-2.

Sân bay này nằm cách thành phố Orenburg của Nga 6 km, hay về phía tây nam. Thành phố này nằm cách tiền tuyến ở Ukraine khoảng 1.250 km, và cách biên giới Nga-Kazakhstan 90 km về phía bắc.

Đại Úy Yusov đã chia sẻ đoạn phim về vụ cháy mà không nhận trách nhiệm về vụ việc.

Ông cho biết thêm: “Mọi tội ác chống lại người dân Ukraine đều sẽ bị trừng phạt thích đáng”.

Ukraine đã thực hiện một số cuộc tấn công vào các căn cứ không quân nhằm mục đích làm suy yếu Lực lượng Không quân Nga hùng mạnh hơn.

Sân bay quân sự Khanskaya của Nga tại Cộng hòa Adygea đã bị tấn công vào tuần trước, Bộ Tổng tham mưu Ukraine xác nhận. Trong cuộc tấn công, 57 chiến đấu cơ, máy bay huấn luyện và trực thăng đã có mặt tại phi trường, một số đã bị phá hủy. Chính xác là bao nhiêu vẫn còn đang được làm rõ.

[Kyiv Independent: Russian Tu-134 transport aircraft set ablaze over 1,000 km from Ukraine, military intelligence claims]

2. Phải chăng âm mưu ám sát cựu Tổng thống Trump vừa bị đập tan? Người đàn ông Las Vegas bị bắt vì mang theo vũ khí trái phép bên ngoài cuộc vận động bầu cử của cựu Tổng thống Trump ở Coachella

Theo Sở Cảnh sát Quận Riverside, California, một người đàn ông đã bị bắt tại trạm kiểm soát bên ngoài cuộc vận động tranh cử của cựu tổng thống Donald Trump tại Coachella vào tối thứ Bảy vì tội tàng trữ trái phép hai khẩu súng đã nạp đạn.

Sở cảnh sát Quận Riverside đã bắt giữ Vem Miller, 49 tuổi, đến từ Las Vegas vào tối thứ Bảy, trước khi Ông Trump đến cuộc vận động bầu cử. Cảnh sát trưởng Chad Bianco cho biết như trên vào hôm Chúa Nhật, 13 Tháng Mười. Bianco cho biết sau khi điều tra thêm, Miller bị phát hiện sở hữu trái phép một khẩu súng ngắn, một khẩu súng lục và một băng đạn lớn cho khẩu súng lục trong xe của mình.

Chiếc SUV màu đen mà Miller lái cũng không được ghi danh và sử dụng biển số giả làm theo kiểu thủ công; theo Bianco, cảnh sát còn phát hiện giấy phép lái xe và hộ chiếu giả mang tên khác nhau.

Miller đã bị bắt giữ nhưng được tại ngoại sau chưa đầy 24 giờ sau khi bị bắt. Bianco cho biết cuộc điều tra của Sở Cảnh sát trưởng đã hoàn tất và họ đang tích cực làm việc với Sở Mật vụ và FBI “để bảo đảm người đó được theo dõi”.

Không rõ Miller có ý định làm hại Ông Trump hay bất kỳ ai khác không, nhưng Bianco cho biết ông nghĩ điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. “Nếu bạn hỏi tôi ngay lúc này, tôi có lẽ nghĩ rằng đã có những phụ tá ngăn chặn được vụ ám sát thứ ba”, Bianco nói khi bị thúc ép trong một cuộc họp báo vào Chúa Nhật. Sau đó, ông nhắc lại: “Tôi thực sự tin rằng chúng tôi đã ngăn chặn được một vụ ám sát khác và đó chỉ là nhờ nỗ lực của chúng tôi trong việc ngăn chặn những loại người đó”.

Văn phòng Cảnh sát trưởng cho biết sự việc này không ảnh hưởng đến sự an toàn của những người tham dự hoặc cựu Tổng thống Trump.

“Theo quan điểm của tôi, theo quan điểm của một cơ quan thực thi pháp luật của tiểu bang, các cáo buộc về vũ khí là lý do chúng tôi bắt giữ và lập hồ sơ anh ta,” Bianco cho biết trong một cuộc họp báo. “Bất kỳ điều gì xa hơn sẽ đến từ chính quyền liên bang. Và, thành thật mà nói, tôi không biết liệu chúng tôi có tham gia vào đó hay không.”

Ngay sau những bình luận của Bianco tại buổi họp báo, Luật sư Hoa Kỳ Martin Estrada từ Quận Trung tâm California đã đưa ra tuyên bố cho biết Văn phòng Luật sư Hoa Kỳ, Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ và FBI đã biết về vụ bắt giữ.

“Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ đánh giá rằng vụ việc không ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ và cựu Tổng thống Trump không gặp bất kỳ nguy hiểm nào”, họ viết trong một tuyên bố. “Mặc dù không có vụ bắt giữ liên bang nào được thực hiện tại thời điểm này, nhưng cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành”.

Bianco cho biết Miller được phép lái xe vào chu vi bên ngoài sau khi nói với chính quyền rằng anh ta là một nhà báo. Tại một trạm kiểm soát bên ngoài chu vi bên trong, Bianco cho biết các nhân viên an ninh đã tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng hơn và nhận thấy “những điều bất thường” từ Miller và chiếc xe của anh ta, dẫn đến cuộc điều tra sâu hơn. Đây là lúc họ phát hiện ra các vũ khí bất hợp pháp và bắt giữ Miller.

Trong buổi họp báo, Bianco nhắc lại rằng cuộc điều tra về một vụ ám sát sẽ được tiến hành ở cấp liên bang, không phải cấp tiểu bang: “Nếu họ có thể chứng minh được đó là một vụ ám sát - và tôi không nói là họ sẽ có thể - thì bất cứ điều gì như thế đều sẽ thuộc thẩm quyền liên bang.”

Cảnh sát trưởng cũng lưu ý rằng ông đã tham dự cuộc vận động bầu cử ở Coachella cùng gia đình, ở hàng ghế VIP. Ông Trump đã nhắc đến tên Bianco trong cuộc vận động bầu cử như một cử chỉ biết ơn.

Bianco cũng trả lời các câu hỏi về Miller, người đã nói với các phóng viên khác sau khi được thả rằng ông rất sốc khi bị bắt và ông là ủng hộ viên của Ông Trump.

“Tôi không quan tâm ông ta thuộc đảng phái chính trị nào,” Bianco nói. “Thành thật mà nói, tôi nghĩ rằng đó là điều ngu ngốc nhất trên thế giới mà chúng tôi phải dán nhãn một cái gì đó cho điều đó và chúng tôi dán nhãn nó là chính trị. Ông ta là một kẻ điên.”

[Politico: Las Vegas man arrested with illegal firearms outside Trump Coachella rally]

3. Tờ Washington Post đưa tin việc Nga sử dụng trái phép các thiết bị đầu cuối Starlink đã đẩy nhanh sự sụp đổ của Vuhledar

Lực lượng Nga đang sử dụng hàng loạt thiết bị đầu cuối internet Starlink chợ đen ở tiền tuyến tại Ukraine, góp phần vào việc giành thêm lãnh thổ, tờ Washington Post, đưa tin hôm Chúa Nhật, 13 Tháng Mười.

Công ty SpaceX của Elon Musk bắt đầu cung cấp các thiết bị đầu cuối Starlink cho Ukraine ngay sau cuộc xâm lược toàn diện, mang lại cho Kyiv lợi thế chiến trường quan trọng. Mặc dù SpaceX không bán các đơn vị cho Nga trực tiếp, nhưng quân đội Nga ở Ukraine vẫn tiếp tục có được các thiết bị đầu cuối Starlink thông qua các chuỗi cung ứng và trung gian mờ ám.

Sự phổ biến các thiết bị đầu cuối Starlink trong quân đội Nga ở tiền tuyến đã góp phần vào những thắng lợi gần đây của Mạc Tư Khoa trên chiến trường, bao gồm việc chiếm được Vuhledar ở Tỉnh Donetsk, tờ Washington Post đưa tin, trích dẫn lời của một số binh lính và sĩ quan quân đội Ukraine.

“Họ đã áp đảo chúng tôi,” một sĩ quan thuộc Lữ đoàn cơ giới số 72, một trong những đơn vị bảo vệ Vuhledar, nói với tờ Washington Post.

Vị sĩ quan này cho biết việc Nga tiếp cận Starlink là yếu tố chính dẫn đến việc mất thành phố, cùng với tình trạng thiếu hụt vũ khí và nhân sự.

Một chỉ huy trung đội máy bay điều khiển từ xa thuộc Lữ đoàn cơ giới số 93 cho biết mặc dù các thiết bị đầu cuối Starlink của Ukraine trước đây mang lại cho họ lợi thế về mặt công nghệ so với lực lượng Nga, nhưng lợi thế đó hiện đã không còn nữa.

“Trước đây, quân Nga không thể kiểm soát một số hoạt động di chuyển, điều động, pháo binh, bộ binh của mình”, ông nói.

Khi Ukraine chặn được các cuộc truyền tin vô tuyến của Nga, họ quan sát thấy binh lính thường xuyên cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc sai cho chỉ huy của họ, chỉ huy trung đội cho biết. Điều đó giờ đã thay đổi.

“Bây giờ tình hình của Nga đã được cải thiện và thật không may, đó là những gì đang xảy ra trên quy mô lớn”, ông nói.

Wall Street Journal tiết lộ cách thị trường chợ đen cung cấp cho quân đội Nga Starlink

Starlink cho phép truyền thông nhanh hơn, an toàn hơn và do đó trở nên không thể thiếu đối với khả năng truyền thông trên chiến trường của Ukraine. Sự phụ thuộc trước đây của Nga vào truyền thông vô tuyến khiến lực lượng lớn hơn, được trang bị tốt hơn gặp bất lợi.

Ngũ Giác Đài, đơn vị hỗ trợ tài chính cho quân đội Ukraine truy cập Starlink, đã tuyên bố vào tháng 5 năm 2024 rằng họ đang nỗ lực ngăn chặn quân đội Nga sử dụng các thiết bị đầu cuối này ở Ukraine.

Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách Chính sách Không gian John Plumb cho biết vào ngày 9 tháng 5 rằng Hoa Kỳ đã “tham gia sâu rộng vào việc hợp tác với chính phủ Ukraine và SpaceX để chống lại việc Nga sử dụng trái phép các thiết bị đầu cuối Starlink”.

Bất chấp những bảo đảm này, việc sử dụng Starlink vẫn tiếp tục mở rộng trên khắp các tuyến của Nga trong năm nay, tờ Washington Post đưa tin. Quân đội Ukraine gần thành phố tiền tuyến Pokrovsk đang bị bao vây cho biết họ bắt đầu nhìn thấy Starlink ở các vị trí của Nga từ tháng trước.

Một chỉ huy tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn cơ giới độc lập số 47 cho biết quyền truy cập Starlink của Nga đã giúp họ tiến về Pokrovsk và cần phải làm nhiều hơn nữa để chống lại việc Nga sử dụng thiết bị này.

“Đó là thứ giết chết chúng tôi,” ông nói.

Stacie Pettyjohn, giám đốc chương trình quốc phòng của Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới, nói với tờ Washington Post rằng việc vô hiệu hóa các thiết bị đầu cuối của Nga đã trở nên khó khăn một phần do sự thay đổi chiến tuyến.

“Lực lượng Ukraine hiện đang ở Nga. Vậy chính xác thì tiền tuyến ở đâu?” bà nói.

“ Nếu có một ranh giới được vạch ra về nơi nào hiệu quả và nơi nào không, về cơ bản bạn đang cố định vị trí tiền tuyến và ngăn chặn người Ukraine tấn công.”

Việc truy cập Starlink của quân đội Ukraine đã từng bị gián đoạn trước đây, đặc biệt là trong cuộc tấn công mùa xuân của Nga vào Tỉnh Kharkiv và khi quân đội Ukraine tiến hành cuộc tấn công vào Tỉnh Kursk vào tháng 8.

Musk đã phủ nhận việc bán bất kỳ thiết bị Starlink nào cho Nga và nói rằng Starlink sẽ không kết nối với bất kỳ thiết bị nào ở đó. Tuy nhiên, binh lính Nga vẫn tiếp tục có được thiết bị thông qua chuỗi cung ứng chợ đen mạnh mẽ.

Theo phân tích của tờ Washington Post về một số trang web của Nga bán thiết bị quân sự, các thiết bị đầu cuối Starlink thường được bán qua Telegram và được vận chuyển đến tiền tuyến qua Mạc Tư Khoa. Phần lớn các thiết bị đầu cuối đến từ Âu Châu và được vận chuyển qua Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, với cảnh báo rằng không kích hoạt thiết bị ở Nga.

Để kích hoạt thiết bị đầu cuối, người dùng cần có số điện thoại, địa chỉ email và tài khoản ngân hàng nước ngoài.

Tymofii, một phi công lái máy bay điều khiển từ xa thuộc Lữ đoàn cơ giới độc lập số 47, cho biết lực lượng Nga dường như không thiếu thiết bị đầu cuối Starlink.

“Họ có rất nhiều thứ. … Họ sử dụng chúng giống như chúng tôi vậy,” ông nói.

[Kyiv Independent: Russia's illegal use of Starlink terminals hastened fall of Vuhledar, WP reports]

4. Quân đội Nga đã bắt giữ chín người điều khiển máy bay điều khiển từ xa của Ukraine, lột quần áo họ và sau đó thảm sát

Sau khi lực lượng hùng mạnh của Ukraine với khoảng chục tiểu đoàn tấn công xuyên biên giới vào Tỉnh Kursk của Nga hôm 6 tháng 8, nhanh chóng chiếm giữ 1300 km vuông của tỉnh này, Putin đã ra hạn cho quân đội của mình đến ngày 1 tháng 10 phải đẩy lùi quân Ukraine.

Người Nga đã bỏ lỡ thời hạn, nhưng không phải vì thiếu cố gắng. Và không phải vì thiếu sự tàn bạo.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Hai, 14 Tháng Mười, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết một cuộc phản công gần đây của Nga ở rìa phía tây của đơn vị tiền phương Ukraine, do Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 155 của Nga phụ trách, đã không đi được xa—nhưng đã đi đủ xa để vượt qua một nhóm điều khiển UAV Ukraine gần một công sự của Nga do Ukraine chiếm được bên ngoài thị trấn Leonidovo.

Khu vực này do Tiểu đoàn Biệt Động Quân 33 và Lữ đoàn cơ giới số 41 của quân đội Ukraine trấn đóng. Nhóm điều khiển UAV Ukraine là các thanh niên tình nguyện viên, không phải là các quân nhân chuyên nghiệp.

Ngay sau khi bắt được chín người Ukraine, người Nga được cho là đã lột sạch quần áo của họ, buộc họ nằm sấp xuống đất—và sau đó bắn vào đầu họ, giết chết cả chín người. Hình ảnh từ máy bay điều khiển từ xa trên cao, do nhóm phân tích Deep State của Ukraine thu thập được và đăng trực tuyến vào Chúa Nhật, đã xác nhận vụ hành quyết hàng loạt này. Chính người Nga cũng ghi lại cận cảnh vụ hành quyết và hả hê tung lên mạng xã hội.

“Những hành động như vậy là sự vi phạm nghiêm trọng công ước Geneva về việc đối xử với tù nhân chiến tranh!” Đại Úy Yusov lưu ý.

Đây không phải là một sự việc đơn lẻ. Vào ngày 7 tháng 10, ủy viên nhân quyền Ukraine Dmytro Lyubinets đã thông báo rằng chính quyền Ukraine đang điều tra vụ hành quyết gần đây đối với ba tù nhân chiến tranh Ukraine tại Donetsk, miền đông Ukraine. Theo Yuri Bilousov, điều tra viên tội phạm chiến tranh quốc gia của Ukraine, lực lượng Nga đã giết ít nhất 93 tù binh chiến tranh Ukraine trên chiến trường trước hai vụ việc gần đây nhất.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington, DC đã báo cáo rằng họ quan sát thấy “xu hướng lạm dụng rộng rãi hơn của Nga đối với tù binh chiến tranh Ukraine trên nhiều lĩnh vực khác nhau của mặt trận, dường như được các chỉ huy Nga cho phép, nếu không muốn nói là ra lệnh một cách rõ ràng, hay ít nhất là ngó lơ không trừng phạt”.

Bỏ qua những khiếm khuyết về mặt đạo đức rõ ràng của các chỉ huy Nga ra lệnh hoặc bỏ qua việc giết hại tù nhân Ukraine, các vụ hành quyết chắc chắn sẽ phản tác dụng với người Nga. Trong suốt chiều dài lịch sử, việc một bên hành quyết những người lính bị bắt trong một cuộc xung đột đã thúc đẩy bên kia hành quyết tù nhân để trả thù.

Chỉ là một trong vô số ví dụ từ những năm cuối của Thế chiến II, những người lính Đức tiến gần Bastogne, Bỉ trong Trận Bulge năm 1944 đã tràn vào một bệnh viện dã chiến thuộc Sư đoàn Dù 101 của Quân đội Hoa Kỳ. Người Đức đã giết nhiều người Mỹ bị thương mà họ tìm thấy ở đó—bằng cách cắt cổ họng những người đàn ông đang bất lực nằm trên giường bệnh.

Khi biết về hành động tàn bạo này, Trung đoàn Bộ binh Glider 327 của Quân đội Hoa Kỳ đã xác định được đơn vị Đức chịu trách nhiệm và phản công. “Họ không bắt bất cứ tù binh Đức. Tất cả sĩ quan và binh lính Đức bị bắn chết hết”, Justin Harris viết trong luận án năm 2009.

Khi hành quyết các tù nhân Ukraine, quân đội Nga chỉ làm tăng thêm nỗi kinh hoàng của một cuộc chiến vốn đã khủng khiếp—và gần như bảo đảm rằng những hành động tàn bạo mà họ gây ra cuối cùng cũng sẽ xảy đến với họ.

[Forbes: Russian Troops Captured Nine Ukrainian Drone Operators, Stripped Them And Then Murdered Them]

5. ISW cáo buộc các chỉ huy Nga khuyến khích hành quyết tù nhân chiến tranh Ukraine

Các nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW chỉ ra sự gia tăng các vụ hành quyết tù nhân chiến tranh Ukraine, điều này được các chỉ huy Nga dung túng và khuyến khích, và trong một số trường hợp đã trực tiếp ra lệnh cho thuộc cấp.

Quân đội Nga gần đây đã hành quyết chín người điều khiển UAV Ukraine tại Tỉnh Kursk, trong bối cảnh các vụ hành quyết tương tự của quân đội Nga đang leo thang trên khắp chiến trường.

Dự án phân tích DeepState Map của Ukraine đưa tin vào ngày 13 tháng 10 rằng lực lượng Nga đã hành quyết chín người điều khiển UAV Ukraine này gần làng Zeleny Shlyakh, Tỉnh Kursk, vào ngày 10 tháng 10.

Những người điều khiển máy bay điều khiển từ xa của Ukraine không phải là quân nhân chuyên nghiệp nhưng là các tình nguyện viên đã bất ngờ chạm trán với lực lượng Nga. Họ bị Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến 155 của Nga bắt làm tù binh chiến tranh.

Lính Nga đã tước vũ khí của họ, lột quần áo và thảm sát họ. Tất cả các diễn biến này được người Nga ghi lại và hả hê tung lên mạng xã hội, cho thấy đây là một vụ hành quyết có chủ đích.

Hôm Chúa Nhật, 13 Tháng Mười, Thanh tra viên Nhân quyền Ukraine Dmytro Lubinets đã lên án các vụ hành quyết là vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva về Đối xử với tù binh chiến tranh. Lubinets cũng thông báo rằng ông đã gửi thư liên quan đến vụ việc tới Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là UN và Hội Hồng Thập Tự quốc tế, gọi tắt là ICRC.

Văn phòng Công tố Ukraine cũng tuyên bố rằng họ đã mở cuộc điều tra về các báo cáo hành quyết vào cùng ngày.

Ông nói: “Chúng tôi gần đây đã quan sát thấy sự gia tăng các vụ việc trong đó lực lượng Nga hành quyết tù binh chiến tranh Ukraine trên khắp chiến trường, và các chỉ huy Nga có thể đang dung túng, khuyến khích hoặc trực tiếp ra lệnh hành quyết tù binh chiến tranh Ukraine.”

Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho biết họ tiếp tục theo dõi các cảnh quay và báo cáo về việc quân nhân Nga hành quyết tù binh chiến tranh Ukraine và đã quan sát thấy xu hướng rộng hơn về việc Nga ngược đãi tù binh chiến tranh Ukraine trên nhiều khu vực khác nhau của mặt trận, dường như được các chỉ huy người Nga cho phép, nếu không muốn nói là ra lệnh một cách rõ ràng.

Các blogger quân sự Nga phần lớn ca ngợi vụ hành quyết tù binh chiến tranh Ukraine, tái khẳng định các vụ hành quyết như một chuẩn mực có thể biện minh được và ca ngợi tội ác chiến tranh trong cộng đồng cực đoan dân tộc chủ nghĩa Nga nói chung.

“Nhiều blogger quân sự Nga không chỉ biện minh mà còn ca ngợi việc Nga hành quyết tù binh chiến tranh khi tuyên bố rằng những vụ hành quyết này là xứng đáng hoặc những vụ hành quyết như vậy là một khía cạnh phổ biến của chiến tranh.”

Họ thường xuyên ca ngợi những hành động tàn bạo và man rợ của Nga ở Ukraine kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu, một xu hướng có khả năng thúc đẩy việc hành quyết có hệ thống các tù binh chiến tranh Ukraine.

Lực lượng Nga gần đây đã nối lại các cuộc tấn công chiến thuật vào biên giới của tỉnh Donetsk và Zaporizhzhia và đã đạt được những thành quả chiến thuật trong các cuộc tấn công cục bộ, nhưng cho đến nay hoạt động này dường như không phải là một phần của nỗ lực tấn công lớn hơn của Nga ở phía tây tỉnh Donetsk.

Lực lượng Ukraine gần đây đã giành lại được các vị trí đã mất gần Selydove, và lực lượng Nga gần đây đã tiến gần Toretsk, thành phố Donetsk và Velyka Novosilka.

[Ukrainska Pravda: Russian commanders encourage executions of Ukrainian prisoners of war – ISW]

6. Estonia đang cân nhắc mua thiết bị quốc phòng từ Ukraine

Hôm Thứ Hai, 14 Tháng Mười, truyền thông địa phương Estonia cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur đang xem xét khả năng mua thiết bị quốc phòng từ Ukraine.

Thiết quân luật của Ukraine cấm xuất khẩu thiết bị quốc phòng, nhưng Pevkur cho biết có thể lách được những hạn chế này nếu cả hai nước đạt được thỏa thuận có lợi cho cả hai bên.

Theo hãng truyền thông ERR của Estonia, Pevkur cho biết một thỏa thuận như thế này có thể giúp Ukraine tăng sản lượng quốc phòng.

“Nếu chúng tôi nhận được sự đồng ý từ chính phủ Ukraine thì tất nhiên điều này có thể thực hiện được”, Pevkur nói.

“Chúng ta cần hiểu ở đây rằng điều này chỉ có thể được thực hiện theo cách mà nếu chúng ta mua, thì Ukraine sẽ nhận được nhiều tiền hơn. Và họ sẽ có thể sản xuất nhiều hơn cho quân đội của họ.”

Kyiv đã mở rộng sản xuất quốc phòng trong hai năm qua và đặt mục tiêu trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực quốc phòng. Theo ước tính của chính phủ, Ukraine hiện có khả năng sản xuất vũ khí và thiết bị trị giá khoảng 20 tỷ đô la, nhưng ngân sách nhà nước chỉ có thể tài trợ khoảng 6 tỷ đô la.

Pevkur cho biết nếu Tallinn và Kyiv đạt được thỏa thuận mua sắm quốc phòng, Estonia sẽ chỉ mua những thiết bị mà nước này cần cấp bách nhất.

Bộ trưởng Quốc phòng Estonia cho biết: “Tất nhiên, hỏa tiễn tầm xa rất thú vị đối với chúng tôi”.

“Có nhiều lựa chọn khác nhau. Tất nhiên, chúng ta không thể nói chi tiết, nhưng trước hết, chúng ta sẽ xem xét những hệ thống có thể ảnh hưởng đến đối phương ở tầm xa.”

Pevkur sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov tại Brussels vào tuần tới và cũng có kế hoạch thăm Ukraine trong tương lai gần.

Estonia và Ukraine đã ký một thỏa thuận an ninh song phương có thời hạn 10 năm vào ngày 26 tháng 6. Thỏa thuận quy định rằng Estonia sẽ cung cấp cho Ukraine viện trợ quốc phòng trị giá hơn 100 triệu euro, hay 107 triệu đô la, trong năm nay và sẽ phân bổ ít nhất 0,25% tổng sản phẩm quốc nội, gọi tắt là GDP hàng năm cho hỗ trợ quân sự trong giai đoạn 2024–2027.

Kyiv và Tallinn cũng sẽ khởi động “đối thoại chiến lược” thường xuyên và tăng cường hợp tác quân sự-công nghiệp.

[Kyiv Independent: Estonia considering buying defense equipment from Ukraine, official says]

7. 161 cuộc giao tranh đã diễn ra trên giới tuyến trong ngày qua, phần lớn là ở mặt trận Kurakhove

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Hai, 14 Tháng Mười, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết trong ngày qua, đã có 161 cuộc giao tranh diễn ra dọc theo giới tuyến, phần lớn là ở mặt trận Pokrovsk và Kurakhove. Trên mặt trận Kharkiv, giao tranh ngắn ngủi đã diễn ra gần Starytsia.

Theo Chuẩn tướng Oleksii Hromov, quân đội Nga đã tiến hành 19 cuộc tấn công vào mặt trận Lyman. Ba cuộc giao tranh đã diễn ra trên mặt trận Kramatorsk gần khu vực Chasiv Yar

Quân đội Nga đã tiến hành bốn cuộc tấn công vào thị trấn Toretsk nhưng đều bị Quân phòng thủ Ukraine đẩy lùi.

Trong 24 giờ qua, 1260 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến, cùng với 4 xe tăng, 19 xe thiết giáp, 11 hệ thống pháo, và 38 xe chuyển quân và nhiên liệu.

[Ukrainska Pravda: 161 combat clashes took place on line of contact over one day, most of them on Kurakhove front – Ukraine's General Staff]

8. Truyền thông cho biết Tổng thống Biden sẽ thăm Đức vào ngày 18 tháng 10, hội nghị thượng đỉnh Ramstein vẫn bị hoãn

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ thăm Đức vào ngày 18 tháng 10 sau khi chuyến đi trước đó bị hoãn lại do cơn bão Milton ở Vịnh Mexico, theo các bản tin truyền thông công bố ngày 13 tháng 10.

Tổng thống Biden sẽ gặp Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và Thủ tướng Olaf Scholz trong chuyến thăm của mình, theo cơ quan truyền thông Der Spiegel của Đức. Các nhà lãnh đạo dự kiến sẽ thảo luận về các cuộc chiến ở Ukraine và Trung Đông.

Tổng thống Biden được cho là sẽ triệu tập một cuộc họp cấp lãnh đạo của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine, còn được gọi là hội nghị thượng đỉnh Ramstein, tại Đức vào ngày 12 tháng 10. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy dự kiến sẽ trình bày kế hoạch chiến thắng của mình trong cuộc họp.

Chuyến thăm bị trì hoãn và hội nghị thượng đỉnh bị hoãn lại để Tổng thống Biden có thời gian giám sát công tác ứng phó khẩn cấp sau cơn bão Milton.

Theo tờ Der Spiegel, chuyến đi Đức, ban đầu được lên kế hoạch là chuyến thăm cấp nhà nước chính thức với tiệc chiêu đãi và các sự kiện trang trọng trước khi tổng thống mới của Hoa Kỳ được bầu vào tháng 11, hiện đã được thu hẹp lại chủ yếu thành các sự kiện làm việc.

Chương trình nghị sự bị thu hẹp có thể gây ra sự chậm trễ hơn nữa cho hội nghị thượng đỉnh Ramstein, nơi các đối tác quốc phòng dự kiến sẽ thảo luận về viện trợ bổ sung cho Ukraine. Chưa có ngày mới nào cho hội nghị thượng đỉnh được công bố.

Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine là nhóm do Hoa Kỳ đứng đầu bao gồm hơn 50 quốc gia, bao gồm tất cả 32 thành viên NATO, họp tại Căn cứ không quân Ramstein của Hoa Kỳ ở Đức. Cuộc họp Ramstein gần đây nhất vào ngày 6 tháng 9 là cuộc họp thứ 24 của nhóm kể từ khi thành lập vào tháng 4 năm 2022.

[Kyiv Independent: Media: Biden to visit Germany on Oct. 18, Ramstein summit remains postponed]

9. Vem Miller là ai? Người đàn ông bị bắt với khẩu súng đã nạp đạn bên ngoài cuộc vận động bầu cử của cựu Tổng thống Trump

Chính quyền địa phương đã xác định người đàn ông bị bắt giữ với hai khẩu súng đã nạp đạn tại một cuộc vận động bầu cử do cựu tổng thống Donald Trump tổ chức ở Nam California vào tối thứ Bảy là Vem Miller.

Miller, một cư dân 49 tuổi của Las Vegas, đang lái chiếc SUV màu đen tại một trạm kiểm soát bên ngoài cuộc vận động tranh cử của Ông Trump ở Coachella thì cảnh sát Quận Riverside phát hiện anh ta tàng trữ trái phép một khẩu súng ngắn, một khẩu súng lục đã lên đạn và một băng đạn dung lượng lớn.

Chính quyền cho biết nghi phạm đã bị bắt giữ mà không có sự việc đáng tiếc nào xảy ra và bị giam giữ tại một trung tâm giam giữ ở Indio gần đó. Vụ bắt giữ Miller diễn ra vào khoảng 5 giờ chiều giờ địa phương khi cuộc vận động của Ông Trump dự kiến bắt đầu.

Miller đã được tại ngoại khỏi trại giam với số tiền bảo lãnh là 5.000 đô la, các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin. Telegram đưa tin rằng anh ta sẽ phải ra hầu tòa vào tháng Giêng.

Văn phòng cảnh sát trưởng cho biết vụ việc “không ảnh hưởng đến sự an toàn” của Ông Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa, hoặc những người tham gia cuộc vận động bầu cử. Newsweek đã liên hệ với chiến dịch của Ông Trump qua email để xin bình luận vào Chúa Nhật.

Chad Bianco, Cảnh sát trưởng Quận Riverside và là người ủng hộ Ông Trump, nói với Southern California News Group vào Chúa Nhật rằng chính quyền “có lẽ đã ngăn chặn được một vụ ám sát khác”.

Ông Trump đã trở thành nạn nhân của hai vụ ám sát trong vài tháng qua. Ryan Routh đã bị bắt vào ngày 15 tháng 9 sau khi bị phát hiện có súng tại Ông Trump International Golf Club, nơi cựu tổng thống đang chơi golf. Routh không bao giờ bắn Ông Trump, nhưng các mật vụ đã bắn anh ta khi anh ta chĩa súng trường về phía sân golf West Palm Beach ở Florida.

Vào ngày 13 tháng 7, Ông Trump đã bị trúng một viên đạn xuyên qua tai phải tại một cuộc vận động tranh cử ngoài trời ở Butler, Pennsylvania, do tay súng 20 tuổi, Thomas Matthew Crooks, bắn từ một mái nhà gần đó. Crooks sau đó đã bị một tay súng bắn tỉa của Sở Mật vụ tiêu diệt.

Bianco cho biết Miller đã trình thẻ VIP và thẻ báo chí giả tại trạm kiểm soát, khiến các nhà chức trách cảnh giác. “Chúng khác nhau đến mức khiến các cảnh sát viên phải báo động”, Bianco nói.

Các phương tiện truyền thông địa phương cho biết Miller là một đảng viên Cộng hòa đã ghi danh. Ông có bằng thạc sĩ của UCLA và đã vận động tranh cử vào hội đồng tiểu bang Nevada vào năm 2022, nhưng đã thua trong cuộc bầu cử sơ bộ, theo tờ báo địa phương The Press-Enterprise.

Bianco cho biết ông là thành viên của một nhóm chống chính phủ thiên hữu và coi mình là một công dân có chủ quyền, một người không tin rằng họ phải tuân theo luật pháp của chính phủ trừ khi họ đồng ý với chúng.

Trong khi đó, Miller nói với Southern California News Group vào hôm Chúa Nhật, 13 Tháng Mười, rằng ông “bị sốc” khi bị bắt và bị buộc tội cố gắng làm hại cựu tổng thống mà ông ủng hộ.

Miller cho biết ông đã tham gia cuộc vận động bầu cử ở California bằng “giấy thông hành đặc biệt” do một cộng sự của Đảng Cộng hòa cấp cho ông và ông chưa bao giờ gặp rắc rối khi tham dự các cuộc vận động bầu cử của Ông Trump ở Nevada với vũ khí trong cốp xe. Ông cho biết ông nghĩ luật pháp sẽ giống như vậy ở California.

Bianco nói về vụ việc hôm thứ Bảy: “Tôi nghĩ rằng điều đó sẽ không xảy ra ở Quận Riverside. Chúng tôi không có cùng vấn đề bệnh hoạn và các cuộc vận động bầu cử bạo lực như ở Los Angeles. Chúng tôi tốt hơn thế. Hãy hình dung xem.”

Cảnh sát trưởng khen ngợi các thuộc cấp của mình, những người đã làm việc trong cái nóng của sa mạc, nhiệt độ lên tới gần 100 độ F hay 38 độ C vào ngày hôm đó. “Tôi vô cùng tự hào về nỗ lực về mặt tinh thần và thể chất mà các nhân viên của chúng tôi đã thể hiện trong suốt cả ngày”, Bianco nói.

Cơ quan Mật vụ cho biết trong một tuyên bố: “Sự việc không ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ. Cơ quan Mật vụ xin gửi lời cảm ơn đến các nhân viên cảnh sát và đối tác địa phương đã hỗ trợ bảo vệ các sự kiện đêm qua.”

Cảnh sát trưởng Bianco đã cung cấp thêm thông tin chi tiết về vụ bắt giữ Vem Miller và những tình tiết xung quanh vụ việc trong một cuộc họp báo theo lịch trình.

Theo Bianco, cảnh sát nhận thấy xe của Miller có biển số giả, tự chế, điều này thúc đẩy cuộc điều tra sâu hơn. Khi khám xét xe, Bianco mô tả là “khá lộn xộn”, cảnh sát phát hiện nhiều hộ chiếu và giấy phép lái xe có tên khác nhau. Cảnh sát trưởng cũng lưu ý rằng xe chưa được ghi danh.

“Tôi có lẽ đã có những nhân viên ngăn chặn vụ ám sát thứ ba”, Bianco nói, nhấn mạnh thêm rằng vụ việc là một cuộc tấn công vào mạng sống của Ông Trump. Sau đó, cảnh sát trưởng gọi Miller là một “kẻ điên” chính trị và nói rằng ông không “kịch tính” khi mô tả hành động của Miller.

Bianco cũng đề cập rằng văn phòng của ông đang hợp tác chặt chẽ với FBI và Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ về vụ án này, cho thấy sự tham gia của cơ quan thực thi pháp luật liên bang vào cuộc điều tra.

Miller, một ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, đã tranh cử vào Đại hội đồng Tiểu bang Nevada, Quận 13 trong chu kỳ bầu cử năm 2022 theo báo cáo từ Văn phòng Tài chính Chiến dịch Aurora của Bộ trưởng Ngoại giao Nevada.

[Newsweek: Who Is Vem Miller? Man Arrested With Loaded Gun Outside Trump Rally]
 
Diễn biến bi thảm: LM bị cướp, giáo phận chia buồn. TT Zelenskiy triều yết ĐTC. Giáo Hội tại Iran
VietCatholic Media
18:15 14/10/2024


1. Linh mục Công Giáo người Togo đang thi hành chức vụ tại Cameroon bị bắn chết, Tổng giáo phận Yaoundé chia buồn với gia quyến

Cha Christophe Badjogou Komla, một linh mục Công Giáo người Togo được thụ phong tại Giáo phận Công Giáo Yagoua của Cameroon, đã bị những tên tội phạm bắn chết vào đêm thứ Hai, ngày 7 tháng 10 tại Tổng giáo phận Công Giáo Yaoundé ở quốc gia Trung Phi này.

Vụ tấn công chết người được cho là xảy ra vào khoảng 7:30 tối, trước trụ sở của Dòng Truyền giáo Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ, gọi tắt là CICM tại Mvolyé, gần thủ đô Yaoundé của Cameroon.

Cha Komla, người từng là Linh mục Giáo xứ Thánh Phêrô và Phaolô Zouzoui thuộc Giáo phận Yagoua, được tường trình đã bị những kẻ tấn công bắn ba phát. Hai cá nhân đi xe máy đã cố giật túi của ngài và nổ súng khi ngài đến gần cổng CICM. Ngài đã lên lịch đi Ý.

Trong một tuyên bố được đưa ra vào thứ Ba, ngày 8 tháng 10, Đức Tổng Giám Mục Jean Mbarga, Giám mục địa phương của Tổng giáo phận Yaoundé, bày tỏ “nỗi buồn sâu sắc” sau sự ra đi của Cha Komla và cho biết ngài hiệp nhất với Đức Giám Mục Barthélemy Yaouda Hourgo và dân Chúa tại Giáo phận Yagoua.

“Trong thời khắc đau buồn này, Tổng giáo phận Yaoundé xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình Cha Christophe, bạn bè của ngài và các tín hữu của Giáo phận Yagoua,” Đức Tổng Giám Mục Mbarga cho biết.

Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Cameroon mời gọi mọi người “cầu nguyện cho linh hồn ngài, để ngài được sớm hưởng kiến thánh nhan Chúa”.

“Chính quyền đã được thông báo và đang tích cực điều tra chi tiết về vụ giết người này”, Đức Giám Mục địa phương của Yaoundé cho biết, và nói thêm, “Tổng giáo phận Yaoundé lên án mạnh mẽ mọi hình thức tấn công bạo lực và giết người, đồng thời nhắc nhở công chúng rằng mọi mạng sống con người đều thiêng liêng và bất khả xâm phạm.


Source:ACIAfrica

2. Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Zelenskiy trao đổi quà tặng tượng trưng tại cuộc họp ở Vatican

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao đổi những món quà tượng trưng trong chuyến công du Âu Châu của tổng thống Ukraine vào tuần này.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Zelenskiy đã gặp riêng trong 35 phút tại Sala della Biblioteca. Sau các cuộc thảo luận và phần giới thiệu phái đoàn Ukraine, Đức Giáo Hoàng đã tặng Zelenskiy một tấm bảng đồng có hình bông hoa và dòng chữ “Hòa bình là một bông hoa mong manh”.

Đổi lại, Tổng thống Zelenskiy tặng Đức Thánh Cha Phanxicô một bức tranh sơn dầu có tựa đề “Cuộc thảm sát Bucha. Câu chuyện về Marichka”. Bucha, một vùng ngoại ô phía tây bắc Kyiv, đã bị lực lượng của Putin xâm lược ngay sau khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022. Các quan chức Ukraine cho biết quân đội Nga đã giết chết hàng trăm thường dân ở đó.

Sau đó vào thứ sáu, Tổng thống Zelenskiy đã có cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cùng với Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao Vatican phụ trách quan hệ với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

“Các cuộc thảo luận tập trung vào tình hình chiến tranh và tình hình nhân đạo ở Ukraine, cũng như những cách thức chấm dứt chiến tranh, hướng tới hòa bình công bằng và ổn định ở đất nước này”, Vatican cho biết trong một tuyên bố sau cuộc gặp giữa Zelenskiy và Đức Giáo Hoàng.

Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến tranh với Ukraine, Đức Thánh Cha Phanxicô và Zelenskiy đã duy trì liên lạc liên tục thông qua một loạt các chuyến thăm, thư từ và cuộc gọi điện thoại. Đức Thánh Cha Phanxicô liên tục kêu gọi chấm dứt chiến tranh, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trao đổi tù nhân và ủng hộ giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.

Vào tháng 3, Đức Giáo Hoàng đã khiến các nhà lãnh đạo Ukraine tức giận khi ông nói rằng Kyiv nên có lòng dũng cảm “cầm cờ trắng” khi đàm phán chấm dứt chiến tranh, là điều mà một số người Ukraine hiểu là họ nên đầu hàng.

Zelenskiy hiện đang thúc đẩy ngoại giao khắp Âu Châu, đưa ra một “kế hoạch chiến thắng” mà ông cho là được thiết kế để “tạo ra các điều kiện phù hợp cho một kết thúc công bằng cho cuộc chiến” với Nga. Đề xuất này được lên kế hoạch chia sẻ trong một hội nghị thượng đỉnh đã lên kế hoạch với Tổng thống Joe Biden, nhưng sự kiện này đã bị hủy do Bão Milton.

Hôm thứ năm, Zelenskiy đã gặp các nhà lãnh đạo chủ chốt của Âu Châu, bao gồm Thủ tướng Anh Keir Starmer tại Luân Đôn, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris và Thủ tướng Ý Giorgia Meloni tại Rôma.

Các quan chức Anh như Bộ trưởng Quốc phòng John Healey và Đô đốc Quân đội Tony Radakin đã tham dự cuộc họp với Starmer tại Luân Đôn. Starmer mô tả phiên họp này là cơ hội để “xem xét kế hoạch, để nói chi tiết hơn”.

[Newsweek: Pope Francis and Zelensky Exchange Symbolic Gifts at Vatican Meeting]

3. Đức Hồng Y Lopez Romero than phiền về Tuyên ngôn “Fiducia supplicans”

Trong cuộc họp báo hôm mùng 05 tháng Mười vừa qua, Đức Hồng Y Cristóbal López Romero, người Tây Ban Nha, Giám mục Giáo phận Rabat, bên Maroc, đã tự hỏi: Tại sao Tuyên ngôn “Fiducia supplicans” của Bộ Giáo lý đức tin, cho phép chúc lành cho các cặp đồng phái, đã không tiến hành qua một tiến trình “đồng nghị” thảo luận và phân định trước khi công bố.

Đức Hồng Y nói: “Văn kiện này không xuất phát từ Thượng Hội đồng Giám mục, nhưng là từ Bộ Giáo lý đức tin, mà các giám mục chúng tôi không biết là sẽ được ban hành và cũng không được tham khảo ý kiến”.

Đức Hồng Y López cũng phê bình các giám mục Phi châu, Nam Sahara, đã từ khước văn kiện này. Ngài nói: “Hội đồng Giám mục chúng tôi đã ra một tuyên ngôn khác, vì chúng tôi không được tôn trọng trong tiến trình tham khảo ý kiến trên bình diện đại lục Phi châu. Đại lục Phi châu đã nói mà không lắng nghe chúng tôi mà chúng tôi ở Phi châu”.

Hội đồng Giám mục Bắc Phi, gọi tắt là CERNA, có lẽ chỉ có khoảng 50.000 tín hữu thuộc các nước như Algéri, Maroc, Tunisi, Libya và Tây Sahara, đa số là người gốc Âu châu, kể cả các giám mục và linh mục. Con số này đang suy giảm, trong khi đó Liên Hội đồng Giám mục Phi châu và Madagascar, gọi tắt là SECAM, đại diện cho khoảng 222 triệu tín hữu Công Giáo và con số này đang gia tăng mạnh. Các giám mục Phi châu đã từ khước chấp nhận Tuyên ngôn Fiducia supplicans: Đức Hồng Y Chủ tịch Ambongo, Tổng giám mục Kinshasa, thủ đô Congo Dân chủ, cũng thuộc Hội đồng Hồng Y Cố vấn của Đức Thánh Cha, hồi đó đã cấp tốc bay về Roma gặp Đức Thánh Cha để trình bày vấn đề, và Đức Thánh Cha đã chấp nhận sự khác biệt văn hóa và truyền thống của Phi châu.

4. Nhân dịp bổ nhiệm tân Hồng Y Iran, tìm hiểu Giáo Hội Công Giáo ở nước này

Xét về bất cứ khía cạnh nào, giám mục của thủ đô Iran là một lựa chọn từ vùng ngoại vi của Giáo hội. Iran không phải là trung tâm của Công Giáo. Trên thực tế, đây là một trong những quốc gia ít người theo Công Giáo nhất trên thế giới, với người Công Giáo chỉ chiếm chưa đến 1% dân số.

Giáo Hội Công Giáo ở Iran như thế nào?

Sau đây là 7 điều cần biết:

Thực tế có ba Giáo Hội Công Giáo hiện diện ở Iran.

Giáo hội lớn nhất là Giáo Hội Công Giáo Can-đê, cử hành phụng vụ bằng tiếng Aram.

Giáo Hội Công Giáo Armenia cũng hiện diện ở đất nước này. Cả Giáo Hội Công Giáo Armenia và Can-đê đều hiệp thông hoàn toàn với Tòa thánh.

Giáo hội Latinh ở Iran cực kỳ bé nhỏ. Hầu hết người Công Giáo Latinh ở nước này là người nước ngoài.

Theo số liệu thống kê của Vatican, chỉ có 5 linh mục trên toàn quốc vào năm 2020 và 9,000 người Công Giáo đã được rửa tội.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ước tính có 21,000 người Công Giáo Rôma ở Iran vào năm 2022.

Con số chính xác về Giáo Hội Công Giáo ở Iran có thể khó xác định. Một lý do là tình hình bất ổn ở quốc gia này đã dẫn đến tình trạng di cư đáng kể, nghĩa là số lượng có thể thay đổi rất nhiều từ năm này sang năm khác.

Ngoài ra, việc cải đạo từ quốc giáo là Hồi giáo sang Kitô giáo là bất hợp pháp và những người gia nhập Giáo Hội Công Giáo thường làm như vậy một cách lặng lẽ để tránh sự chú ý và trừng phạt của chính phủ.

Iran luôn được coi là một trong những quốc gia tồi tệ nhất trên thế giới đối với các Kitô hữu. Các Kitô hữu ở Iran phải đối diện với sự bách hại nghiêm trọng.

Trong khi các Kitô hữu được chính phủ chính thức công nhận là một nhóm tôn giáo thiểu số và được phép thờ phượng, thì các nhà thờ của họ lại bị giám sát chặt chẽ và quyền của họ bị hạn chế rất nhiều. Việc làm xáo trộn Kinh thánh bằng tiếng Ba Tư địa phương là bất hợp pháp, cũng như bất cứ hình thức cải đạo nào.

Các nhóm nhân quyền cho biết chính phủ có tiền sử bắt giữ hoặc hành quyết những người theo đạo thiểu số và người biểu tình, buộc tội họ phạm các tội bao gồm báng bổ, “thù địch với Chúa”, tuyên truyền chống chế độ hoặc vi phạm quy định nghiêm ngặt về trang phục Hồi giáo của đất nước.

Năm 2021, Iran đã không gia hạn thị thực cho một nữ tu 75 tuổi đã sống ở đất nước này hàng thập niên, chăm sóc những người mắc bệnh phong và giáo dục trẻ mồ côi và người tị nạn.

Bà và người nữ tu 77 tuổi sống cùng bà là những nữ tu cuối cùng còn lại trong khu vực. Vatican News lưu ý rằng họ đã không thể thực hiện các thừa tác vụ của mình trong vài năm trước đó để tránh vi phạm luật nghiêm ngặt của đất nước chống lại việc cải đạo.

Tổng giáo phận Tehran–Isfahan (trước đây gọi là Tổng giáo phận Isfahan) đã dành nhiều thời gian trống tòa hơn là thời gian nó được một giám mục giám sát trong thế kỷ trước.

Giáo phận này đã bị trống tòa từ khi kết thúc Thế chiến thứ nhất năm 1918 cho đến khi Tổng giám mục Kevin Barden, O.P. được bổ nhiệm vào năm 1974. Barden đã bị trục xuất khỏi Iran trong cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1980. Sau hai năm, rõ ràng là ngài không có cơ hội trở về nước, và ngài đã từ chức.

Tòa giám mục này sau đó bị bỏ trống cho đến khi người kế nhiệm ngài, Tổng giám mục Ignazio Bedini, S.D.B., được bổ nhiệm vào năm 1989. Sau khi Bedini nghỉ hưu vào năm 2014, tổng giáo phận được điều hành bởi một giám quản tông tòa cho đến khi Mathieu được bổ nhiệm làm tổng giám mục vào năm 2021.

Trong khi Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran vào năm 1980, Tòa thánh vẫn duy trì quan hệ ngoại giao đầy đủ với quốc gia này kể từ năm 1954.

Các nhà quan sát cho rằng Vatican có thể muốn sử dụng ảnh hưởng của mình để đóng vai trò là người hòa giải trong các cuộc xung đột với Iran và giúp bảo vệ các Kitô hữu ở Li Băng gần đó.

Các đại diện của Vatican tại Tehran bao gồm Tổng giám mục gây tranh cãi Annibale Bugnini, người đã giám sát việc cải cách Nghi lễ Rôma sau Công đồng Vatican II. Sau khi có tin đồn bất hòa với Đức Phao-lô VI, Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm ngài làm đại sứ tông tòa tại Iran vào năm 1976, một chức vụ mà Bugnini giữ cho đến khi ngài qua đời sáu năm sau đó.

Người Công Giáo Iran có thể là những người sùng đạo nhất trên thế giới.

Mặc dù số lượng người Công Giáo ở đất nước này khá thưa thớt, nhưng vẫn có sáu nhà thờ chính tòa khác nhau ở Iran.

Tỷ lệ nhà thờ chính tòa/tín hữu ấn tượng đó là do có ba Giáo Hội Công Giáo độc lập khác nhau hiện diện ở đất nước này. Có bốn giáo phận Công Giáo Can-đê, cũng như một giáo phận Công Giáo Armenia và một tổng giáo phận Công Giáo Latinh, mỗi giáo phận đều có nhà thờ chính tòa riêng.

4. Thờ ơ là vô trách nhiệm

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “Indifference Is Irresponsible”, nghĩa là “Thờ ơ là vô trách nhiệm”.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

Tôi có thể hiểu được tại sao nhiều người Mỹ có vẻ chán nản về các vấn đề thế giới. Mọi thứ thực sự là một mớ hỗn độn.

Tuy nhiên, điều tôi không thể hiểu được là cử tri xem ra đang thờ ơ đối với tình trạng hỗn loạn toàn cầu: sự thờ ơ thể hiện ở thất bại của quốc gia chúng ta trong việc yêu cầu những nhà lãnh đạo tương lai của chúng ta giải quyết tình trạng hỗn loạn mới của thế giới một cách nghiêm chỉnh, thay vì thốt ra những câu nói sáo rỗng và những khẩu hiệu mỉa mai (“chiến tranh bất tận”, “chủ nghĩa phiêu lưu”, “cảnh sát toàn cầu”, v.v.). Điều này là vô trách nhiệm về mặt chính trị và, tôi có thể nói, là vô trách nhiệm cả về mặt đạo đức. Lời răn của Chúa trong Luca 12:48 - “Ai đã được ban cho nhiều, thì sẽ bị đòi hỏi nhiều” - chủ yếu được nói với chúng ta như những cá nhân. Nhưng không thể xem là kéo dài văn bản Kinh thánh một cách quá đáng, khi gợi ý rằng điều đó cũng áp dụng cho quốc gia giàu có nhất, hùng mạnh nhất trên hành tinh.

Dù chúng ta có thích hay không, các đồng minh của chúng ta trên khắp thế giới đều trông chờ vào sự lãnh đạo của chúng ta, cũng như những kẻ muốn làm hại chúng ta trông chờ nơi chúng ta những dấu chỉ của sự yếu đuối. Đúng vậy, có thể nói rằng nước Mỹ đã gánh chịu nhiều hơn phần chia sẻ hợp lý của mình về gánh nặng tài chính và con người trong vai trò lãnh đạo một thế giới hậu Chiến tranh Lạnh. Nhưng liệu thế giới có trở thành một nơi an toàn hơn cho tất cả mọi người, kể cả chúng ta, nếu ẩn dụ của thế kỷ 21 về vai trò toàn cầu của nước Mỹ là Đại thảm họa Afghanistan - trong đó chúng ta đã bỏ rơi đồng minh và bỏ mặc phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan cho lòng thương xót của Taliban cực kỳ ghét phụ nữ? Liệu thế giới có an toàn hơn nếu chúng ta từ bỏ Ukraine cho nước Nga của Putin và Đài Loan cho Trung Quốc của Tập Cận Bình, bằng chính sách cố ý hay bằng những hành động vô trách nhiệm? Một Iran có vũ khí hạt nhân có khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn không?

Có vẻ như rất khó có thể xảy ra.

Trong một khoảnh khắc hiếm hoi của sự nghiêm chỉnh lưỡng đảng, Quốc hội đã thành lập Ủy ban Chiến lược Quốc phòng Quốc gia vào năm 2022, với tám thành viên là người Mỹ xuất sắc, giàu kinh nghiệm từ cả hai đảng. Báo cáo mới công bố của Ủy ban, nói một cách nhẹ nhàng, là đáng cảnh tỉnh—đối với bất kỳ công dân chu đáo nào. Điểm cốt lõi của tài liệu dài này có thể được tìm thấy trong đoạn đầu tiên của bản tóm tắt:

Những mối đe dọa mà Hoa Kỳ phải đối mặt là những mối đe dọa nghiêm trọng nhất và thách thức nhất mà quốc gia này từng gặp phải kể từ năm 1945 và bao gồm cả khả năng xảy ra chiến tranh lớn trong tương lai gần. Lần cuối cùng Hoa Kỳ tham gia một cuộc xung đột toàn cầu là trong Thế chiến II, kết thúc cách đây gần 80 năm. Lần cuối cùng quốc gia này chuẩn bị cho một cuộc chiến như vậy là trong Chiến tranh Lạnh, kết thúc cách đây 35 năm. Ngày nay, chúng ta không chuẩn bị.

Báo cáo tiếp tục đưa ra những lời chỉ trích gay gắt đối với Bộ Quốc phòng (“Ủy ban nhận thấy rằng các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu và phát triển (R&D) và hệ thống mua sắm phức tạp, sự phụ thuộc vào thiết bị quân sự đã có từ nhiều thập niên và văn hóa tránh rủi ro của Bộ Quốc phòng... không phù hợp với môi trường chiến lược hiện nay”). Tôi không lo lắng về tình hình tại Ngũ Giác Đài, vì các vị tổng thống và Quốc hội sẵn sàng giải quyết các vấn đề ở đó. Điều khiến tôi lo lắng hơn cả là văn hóa thờ ơ về các vấn đề thế giới trong công chúng nói chung. Bởi vì nếu không có cam kết công khai bền vững về việc sử dụng sức mạnh cứng và mềm của Hoa Kỳ trong việc định hình một môi trường quốc tế an toàn, thì sẽ không có tổng thống và Quốc hội nào thực hiện hành động quyết đoán cần thiết để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới khác.

Trong cuốn sách đầu tiên trong bộ sử sáu tập của mình, The Second World War, Winston Churchill đã kể lại cuộc trò chuyện của ông với Tổng thống Franklin Roosevelt, ngay sau biến cố Trân Châu Cảng và lời tuyên chiến của Đức đã đưa Hoa Kỳ vào cuộc chiến đó một cách công khai. Roosevelt, người luôn chú ý đến quan hệ công chúng, đã tìm kiếm những gợi ý về việc nên gọi cuộc chiến này là gì và đã hỏi quan điểm của thủ tướng Anh. Churchill đã trả lời ngay lập tức, “Cuộc chiến không cần thiết”. Đó không phải là một biệt danh hấp dẫn mà người Mỹ (hoặc bất kỳ ai khác) có thể nhiệt tình ủng hộ. Tuy nhiên, điều đó là sự thật.

Việc Anh và Pháp từ chối tin vào lời Hitler, đặc biệt là về ý định địa chính trị của ông ta, đã góp phần gây ra Thế chiến II ở Âu Châu. Sự thờ ơ của công chúng và chính trị Hoa Kỳ đối với những gì đang diễn ra trên lục địa đó từ năm 1933 trở đi cũng vậy. Ngày nay, chúng ta có đang ở trong cùng một trạng thái phủ nhận, vô tư hay thờ ơ như thế không? Putin đã nói rõ rằng ông ta có ý định đảo ngược phán quyết của lịch sử trong Chiến tranh Lạnh, coi Ukraine chỉ là một món khai vị hay antipasto. Tập Cận Bình đã nói rõ rằng ông có ý định đáp trả những gì ông coi là “Thế kỷ nhục nhã” của Trung Quốc bằng cách biến nhà nước toàn trị của mình thành bá chủ thế giới. Các giáo sĩ Hồi giáo Iran coi trọng viễn cảnh về ngày tận thế của người Shiite, ngay cả khi những người theo chủ nghĩa thế tục trong Bộ Ngoại giao và các bộ ngoại giao khác coi họ là những kẻ viển vông thời trung cổ.

Việc phớt lờ những thực tế này là hành vi vô trách nhiệm nghiêm trọng về mặt đạo đức và chính trị, vì nó khiến một thảm họa, có sức tàn phá chưa từng có, có khả năng xảy ra cao hơn.