Phụng Vụ - Mục Vụ
Của Xê-da trà lại cho Xê-da - Của Thiên Chúa trả lại cho Thiên Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:30 15/10/2017
Chúa Nhật XXIX Thường Niên, năm A
Mt 22,15-21
Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Chúa đến trần gian để rao giảng Nước Trời và đem lại hạnh phúc cho con người bằng tình thương vô biên của Ngài. Tuy nhiên, vì không đi theo đường hướng của những nhà lãnh đạo tôn giáo lúc đó, đặc biệt là những người Pharisêu, bè phái Hêrôđê và nhiều nhóm khác, nên họ chống đối, căm thù Chúa Giêsu. Họ cho rằng Chúa đi ngược lại với chủ trương, đường hướng của họ. Do đó, họ tìm nhiều cơ hội để gài bẫy, nhằm tố cáo và bắt Ngài. Câu chuyện về việc nộp thuế cho Xê-da nói lên tính cách nham hiểm, độc ác của họ…
Tin Mừng của thánh Matthêu hôm nay đưa ra một câu chuyện rất thực tế, nhưng là một câu chuyện đầy nham hiểm, sâu độc của những người Do Thái chống đối Chúa Giêsu. Họ muốn khử trừ Ngài ra khỏi xã hội, đặc biệt họ muốn tìm cơ hội ngàn vàng để bắt Ngài và giết Ngài cho hả lòng căm tức của họ. Họ nói về vấn đề thuế.
Đất nước nào, Quốc gia nào cũng có những qui định của luật pháp để nhân dân đóng thuế. Do đó, thuế là nghĩa vụ, trách nhiệm và bổn phận của mọi công dân phải hoàn thành. Đưa ra vấn đề nộp thuế không phải nhóm Pharisêu và bè phái Hêrôđê thương gì Chúa. Họ giăng cái bẫy để có cơ hội tố cáo Chúa Giêsu và khử trừ Chúa Giêsu.
Do Thái lúc đó đang bị người La Mã đô hộ. Nên, nếu Chúa nói đóng thuế, những người chống đối Chúa sẽ tố cáo Ngài phản quốc, tiếp tục nối giáo cho giặc đô hộ thêm nước Do Thái. Nhưng, nói đừng đóng thuế, họ sẽ tố cáo Ngài xúi giục dân chúng chống lại người La Mã và muốn lật đổ Đế quốc Roma. Nói đóng và không đóng thuế cũng là một tội đối với họ. Cái bẫy họ giăng ra quả quá thâm độc.
Tuy nhiên, Chúa thấu suốt lòng dạ nham hiểm, ác độc của họ, do đó, Ngài nói đem cho Ngài xem một đồng bạc. Ngài hỏi họ :” Hình và đồng tiền này là của ai ? “. Họ nói:” Đồng tiền này và hình này là của Xê-da “. Chúa Giêsu liền nói :” Của Xê-da hãy trả cho Xê-da.Của Thiên Chúa hãy trả lại cho Thiên Chúa “ ( Mt 22, 21 ).
Trong đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu đã không dấu diếm, tuy Ngài là Thiên Chúa, nhưng khi nhập thể làm người, Ngài đã nhận thế quyền của Xê-da, bởi vì hình trên đồng tiền là hình của Xê-da. Tuy nhiên, Xê-da hay Philatô hoặc vua Hêrôđê cũng chẳng có quyền gì trên Ngài, nếu Cha của Ngài từ trời cao không ban quyền ấy cho họ ( Ga 19, 11 ).
Quan điểm, chủ trương của Chúa Giêsu quả rất rõ ràng. Ngài không dạy con người làm sai, làm xằng, làm bậy. Khi biết rõ hình trên đồng tiền là hình của Xê-da, Chúa đã cho thấy “ nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm đóng thuế của mọi công dân trong bất cứ nước nào, quốc gia nào là hoàn toàn chính đáng. Không ai được trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm này.
Chúa nói hãy trả lại cho Xê-da quyền hành, địa vị, danh vọng, uy thế Hoàng đế mong manh, chóng qua đi của ông ta. Bởi vì ai “ đành mất mạng sống mình vì chân lý, vì Chúa thì sẽ tìm lại được sự sống vĩnh cửu, sự sống đời đời “.
Trả lại cho Thiên Chúa hình ảnh của Ngài, vì Ngài là Đấng công minh, chính trực, nhân lành giầu lòng yêu thương và tha thứ. Hình ảnh của Thiên Chúa sẽ mãi mãi trường tồn vì Ngài là Đấng tự hữu.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con hiểu được rằng chúng con được Thiên Chúa dựng nên, sau này chúng con sẽ về với Ngài là Đấng vĩnh cửu. Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Tại sao quốc gia nào, nước nào cũng có luật đóng thuế ?
2.Tại sao Chúa lại nói :” Của Xê-da tra về cho Xê-da.Của Thiên Chúa trả về cho Thiên Chúa ?
3.Quan điểm của Chúa về vấn đề thuế ?
Mt 22,15-21
Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Chúa đến trần gian để rao giảng Nước Trời và đem lại hạnh phúc cho con người bằng tình thương vô biên của Ngài. Tuy nhiên, vì không đi theo đường hướng của những nhà lãnh đạo tôn giáo lúc đó, đặc biệt là những người Pharisêu, bè phái Hêrôđê và nhiều nhóm khác, nên họ chống đối, căm thù Chúa Giêsu. Họ cho rằng Chúa đi ngược lại với chủ trương, đường hướng của họ. Do đó, họ tìm nhiều cơ hội để gài bẫy, nhằm tố cáo và bắt Ngài. Câu chuyện về việc nộp thuế cho Xê-da nói lên tính cách nham hiểm, độc ác của họ…
Tin Mừng của thánh Matthêu hôm nay đưa ra một câu chuyện rất thực tế, nhưng là một câu chuyện đầy nham hiểm, sâu độc của những người Do Thái chống đối Chúa Giêsu. Họ muốn khử trừ Ngài ra khỏi xã hội, đặc biệt họ muốn tìm cơ hội ngàn vàng để bắt Ngài và giết Ngài cho hả lòng căm tức của họ. Họ nói về vấn đề thuế.
Đất nước nào, Quốc gia nào cũng có những qui định của luật pháp để nhân dân đóng thuế. Do đó, thuế là nghĩa vụ, trách nhiệm và bổn phận của mọi công dân phải hoàn thành. Đưa ra vấn đề nộp thuế không phải nhóm Pharisêu và bè phái Hêrôđê thương gì Chúa. Họ giăng cái bẫy để có cơ hội tố cáo Chúa Giêsu và khử trừ Chúa Giêsu.
Do Thái lúc đó đang bị người La Mã đô hộ. Nên, nếu Chúa nói đóng thuế, những người chống đối Chúa sẽ tố cáo Ngài phản quốc, tiếp tục nối giáo cho giặc đô hộ thêm nước Do Thái. Nhưng, nói đừng đóng thuế, họ sẽ tố cáo Ngài xúi giục dân chúng chống lại người La Mã và muốn lật đổ Đế quốc Roma. Nói đóng và không đóng thuế cũng là một tội đối với họ. Cái bẫy họ giăng ra quả quá thâm độc.
Tuy nhiên, Chúa thấu suốt lòng dạ nham hiểm, ác độc của họ, do đó, Ngài nói đem cho Ngài xem một đồng bạc. Ngài hỏi họ :” Hình và đồng tiền này là của ai ? “. Họ nói:” Đồng tiền này và hình này là của Xê-da “. Chúa Giêsu liền nói :” Của Xê-da hãy trả cho Xê-da.Của Thiên Chúa hãy trả lại cho Thiên Chúa “ ( Mt 22, 21 ).
Trong đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu đã không dấu diếm, tuy Ngài là Thiên Chúa, nhưng khi nhập thể làm người, Ngài đã nhận thế quyền của Xê-da, bởi vì hình trên đồng tiền là hình của Xê-da. Tuy nhiên, Xê-da hay Philatô hoặc vua Hêrôđê cũng chẳng có quyền gì trên Ngài, nếu Cha của Ngài từ trời cao không ban quyền ấy cho họ ( Ga 19, 11 ).
Quan điểm, chủ trương của Chúa Giêsu quả rất rõ ràng. Ngài không dạy con người làm sai, làm xằng, làm bậy. Khi biết rõ hình trên đồng tiền là hình của Xê-da, Chúa đã cho thấy “ nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm đóng thuế của mọi công dân trong bất cứ nước nào, quốc gia nào là hoàn toàn chính đáng. Không ai được trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm này.
Chúa nói hãy trả lại cho Xê-da quyền hành, địa vị, danh vọng, uy thế Hoàng đế mong manh, chóng qua đi của ông ta. Bởi vì ai “ đành mất mạng sống mình vì chân lý, vì Chúa thì sẽ tìm lại được sự sống vĩnh cửu, sự sống đời đời “.
Trả lại cho Thiên Chúa hình ảnh của Ngài, vì Ngài là Đấng công minh, chính trực, nhân lành giầu lòng yêu thương và tha thứ. Hình ảnh của Thiên Chúa sẽ mãi mãi trường tồn vì Ngài là Đấng tự hữu.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con hiểu được rằng chúng con được Thiên Chúa dựng nên, sau này chúng con sẽ về với Ngài là Đấng vĩnh cửu. Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Tại sao quốc gia nào, nước nào cũng có luật đóng thuế ?
2.Tại sao Chúa lại nói :” Của Xê-da tra về cho Xê-da.Của Thiên Chúa trả về cho Thiên Chúa ?
3.Quan điểm của Chúa về vấn đề thuế ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo xứ Ottoway Nam Úc cử hành Thánh Lễ và Rước Kiệu kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima 13 tháng 10
Jos. Vĩnh SA
12:37 15/10/2017
Giáo xứ Thánh Maximilian Kolbe - Nam Úc cử hành thánh lễ tạ ơn, rước kiệu, kết thúc 6 tháng tôn sùng Đức Mẹ, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima ngày 13 tháng 10
Cách đây đúng 100 năm, vào ngày 13.10.1917 tại một miền quê nghèo xa xôi hẻo lánh ở nước Bồ Đào Nha, Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã từ trời cao hiện ra lần sau cùng với biến cố mặt trời múa với ba trẻ là Lucia, Francisco và Jacinta và trên 10 ngàn người chứng kiến hiện tượng lạ trong ngày đặc biệt này. Đức Mẹ đã truyền đạt cho ba trẻ và gởi đến cho nhân loại một thông điệp với ba mệnh lệnh:
-Hãy ăn năn đền tội
-Hãy siêng năng lần hạt Mân Côi
-Hãy tôn sùng Trái tim Vô nhiễm của Mẹ.
Với lòng kính mến Đức Trinh Nữ Maria, Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, và cũng để nhận lãnh ơn toàn xá trong dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra. Vào lúc 6.30pm chiều ngày 13.10.2017, giáo xứ Thánh Maximilian Kolbe Ottoway-Nam Úc, đã long trọng cử hành thánh lễ, chầu thánh thể, lần chuỗi Mân Côi và tiễn Mẹ Fatima để kết thúc chương trình 6 tháng liên tục tổ chức những thánh lễ, nghi thức phụng vụ giúp cho mọi tín hữu có cơ hội lãnh nhận ơn toàn xá.
Được quảng bá rộng rãi trên những phương tiện truyền thông địa phương và qua lời kêu gọi của cha Chánh xứ mà ngày Thứ sáu 13/10/2017 đã quy tụ đông đảo mọi tín hữu từ 3 cộng đồng sắc tộc chính là Ba Lan, Việt Nam và cộng đồng bản địa cư ngụ trong giáo xứ Ottoway và các vùng lân cận đến tham dự.
Buổi chiều mùa xuân Nam Úc nắng đẹp, các tín hữu đến tham dự đã lần lượt quy tụ về nhà thờ giáo xứ Ottoway với cảnh trí nhộn nhịp khác thường: biểu ngữ, cờ, hoa cùng với những bước chân hân hoan của đoàn người từ muôn phương tụ về.
Thánh lễ tạ ơn được bắt đầu với bài ca nhập lễ bằng tiếng Việt do ca đoàn Saint Patrick ca vang đón chào vị Chủ tế và phụng đoàn tiến lên bàn thờ.
Thánh lễ được diễn ra trong bầu khí thánh thiện, với khoảng trên 350 người tham dự, thật sốt sắng, bằng 3 ngôn ngữ có đông giáo dân hiện diện là: English, Việt Nam và Ba Lan.
Trong phần chia sẻ lời Chúa, qua bài tin mừng của Thánh Luca (11.15-26) cha chủ tế đã diễn giải ý nghĩa của bài tin mừng hôm nay: “Đức Giê-su là hiện thân của Thiên Chúa trên trần gian. Ngài biểu lộ quyền năng cứu thoát và tình yêu thương của Thiên Chúa qua lời rao giảng và các phép lạ Ngài làm. Việc Chúa trừ quỷ cho thấy: Ngài đến phá đổ quyền thống trị của Sa-tan để thiết lập vương quốc của Thiên Chúa. Qua bài chia sẻ, cha chủ tế nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra, Ngài cũng đề cập đến mỗi biến cố Đức Mẹ hiện ra đều mang một dấu chỉ và để lại ấn tượng kỳ diệu nơi mỗi người. Đức Mẹ muốn chúng ta tỏ lòng tôn sùng Thiên Chúa qua việc hoán cải đời sống và lần hạt Mân côi mỗi ngày một cách sốt sắng. Như vậy mới đem lại lợi ích hồn xác cho chúng ta và cầu nguyện cho hòa bình thế giới.”
Trong thánh lễ, những bài thánh ca thật sốt sáng, những lời nguyện tín hữu và những kinh nguyện phụng vụ đối đáp bằng 3 ngôn ngữ như cùng hoà chung một nhip yêu thương và kính tôn vô biên của cộng đoàn tham dự trong một bầu khí linh thiêng, kết hợp trong bí tích thánh thể nhiệm mầu.
Trong thánh lễ cha chủ tế đã làm phép tượng mẹ Fatima cho việc tôn vinh Đức Mẹ đến các gia đình và 200 lá cờ Đức Mẹ (cầm tay) do hội ái mộ cha Trương Bửu Diệp và một thân hữu từ bên VN gửi qua, trao tặng cho các tín hữu tham dự cầm tay khi đi rước kiệu và đem về nhà như một kỷ niệm với mẹ Fatima.
Cũng nhân dịp này cha chánh xứ đã đại diện giáo xứ Ottoway ngỏ lời cảm ơn ông bà hiệp sĩ Nguyễn Văn Tư & Kim Cương. Ngài đã trao tặng một “huân chương” Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II, vì ông bà đã cho mượn tượng lớn Đức Mẹ Fatima để tại nhà thờ trong suốt 6 tháng qua và dùng trong các cuộc rước trọng thể.
Sau thánh lễ là giờ chầu Thánh Thể, cha chủ tế đặt Mình Thánh Chúa trong mặt nhật hào quang trước sự chiêm ngưỡng sùng bái của bao tâm hồn thánh thiện luôn hướng tìm một tình yêu và sự tha thứ của trái tim nhân lành của Chúa Giêsu thánh thể.
Lồng trong giờ chầu thánh thể là tràng kinh Mân Côi năm chục mùa thương thật sốt sáng. Cộng đoàn cầu nguyện như đắm chìm trong những mầu nhiệm Mân Côi, để suy niệm về cuộc thương khó của Chúa qua từng chục kinh như lời Đức Mẹ nhắn nhủ: Hãy siêng năng lần hạt Mân côi và tôn sùng trái tim Mẹ. Kết thúc giờ chầu là phép lành thánh thể được ban phát cho mọi tín hữu với tâm tình thống hối ăn năn và ước mong ơn tha thứ để đón nhận ơn toàn xá.
Điểm đặc sắc trong dịp này cũng nhân tháng hoa kính Đức Mẹ theo truyền thống Việt Nam. Đoàn dâng hoa của sắc tộc Việt Nam đã dâng lên Mẹ những đóa hoa tươi thắm qua vũ điệu “dâng hoa kính Me” thật ngoạn mục, giúp cho những tín hữu tham dự thêm lòng sốt mến và nhất là những sắc tộc bạn say sưa chiêm ngưỡng và khen ngợi.
Sau thánh lễ tạ ơn là cuộc rước kiệu cung nghinh Mẹ Fatima. Tiếng trống khẩu vang lên rộn rã hòa lẫn với bài ca tụng Mẹ Fatima ngân vang báo hiệu giờ khởi hành rước kiệu bắt đầu.
Thứ tự đoàn rước bao gồm: Thánh Giá nến cao, cộng đoàn tín hữu cầm cờ Đức Mẹ trên tay, đoàn rước biểu tượng trành chuỗi Rosary (cộng đoàn Ba Lan), đội dâng hoa VN. Cha chủ sự (Fr. Marek) và phụng đoàn. Sau cùng là Kiệu Đức Mẹ và ca đoàn Saint Patrick.
Cuộc rước lần lượt theo thứ tự và nhịp nhàng khởi đi từ nhà thờ, quanh khuôn viên thánh đường, tiến sang hội trường Thánh giáo hoàng Gioan Phalô II.
Tại nơi đây, kiệu Đức Mẹ Fatima được an vị trên lễ đài chính, cha chủ sự và đoàn dâng hoa đăt những bình hoa tươi dưới chân Đức Mẹ để mọi người có thể chụp những tấm hình kỷ niệm cho mình và gia đình trong một dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima .
XEM HÌNH
Cha Chủ sự làm phép của ăn và bắt đầu buổi tiệc liên hoan cho khoảng 300 người tham dự. Những thức ăn thuần tuý Việt Nam được thiết đãi, với sự đóng góp công sức của nhiều người trong giáo xứ. Đặc biệt phải kể đến sự góp phần ẩm thực của Hội Ái Mộ Cha Trương Bửu Diệp, hội bạn Thái Hà và những ân nhân người Việt đã rộng tay ủng hộ, góp phần tạo nên một bữa tiệc liên hoan thật ấm cúng, đậm đà và tràn đầy ý nghĩa yêu thương . Thánh lễ tạ ơn và rước kiệu kết thúc vào lúc 10.00pm cùng ngày trong niềm hân hoan và mến nhớ của mọi người tham dự.
Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản Hoa Kỳ nhìn nhận sự sống bắt đầu từ lúc thụ thai và kết thúc lúc chết tự nhiên
Vũ Văn An
16:37 15/10/2017
Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản Hoa Kỳ (HHS) vừa cho công bố dự thảo Kế Hoạch Chiến Lược cho thời kỳ 2018-2022, và với việc thêm vài từ ngữ nhỏ nhoi, người ta đủ thấy sẽ có sự thay đổi lớn lao.
Thực vậy, trước đây, văn kiện này thường nói như sau trong phần dẫn nhập của nó:
“Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản chu toàn sứ mệnh của mình qua các chương trình và sáng kiến bao trùm một phổ hệ các hoạt động phổ quát, nhằm phục vụ người dân Hoa Kỳ ở mọi giai đoạn của đời họ”.
Ấn bản mới nay viết như sau:
“Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản chu toàn sứ mệnh của mình qua các chương trình và sáng kiến bao trùm một phổ hệ các oạt động phổ quát, nhằm phục vụ và bảo vệ người dân Hoa Kỳ ở mọi giai đoạn của đời họ, bắt đầu ở lúc thụ thai”.
Sự thay đổi có thể chỉ là 9 chữ được in đậm trên đây, nhưng ý nghĩa của nó thì rất sâu xa. Nó có nghĩa: Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản của Hoa Kỳ biết và chấp nhận sự thật này là sự sống bắt đầu ở lúc thụ thai. Các nhà tranh đấu cho sự sống từng nói như thế hàng nhiều thập niên qua, các nhà khoa học từng chứng minh như thế, còn những người ủng hộ phá thai thì bác bỏ nó và hết lòng làm ngơ nó, nhưng nó là sự thật: sự thật là sự sống bắt đầu lúc một sự sống mới được tạo ra, nghĩa là lúc trứng thụ tinh. Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản nay cam kết bảo vệ các sự sống này.
Thêm vào đó, mục tiêu chiến lược đầu tiên của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản là “cải tổ, củng cố và hiện đại hóa Việc Chăm Sóc Y Tế Quốc Gia”. Trong đoạn nhập đề, Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản nói rõ ràng rằng mình có sứ mệnh cải thiện việc chăm sóc y tế tại HIệp Chúng Quốc cho mọi người Hoa Kỳ, kể cả những người còn trong bụng mẹ. Nó viết:
“Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản cam kết cải tổ, củng cố và hiện đại hóa hệ thống chăm sóc y tế quốc gia. Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản tìm cách cải thiện kết quả việc chăm sóc y tế cho những người chúng tôi phục vụ, bằng cách cổ vũ việc có thể trả tiền được (affordability)và quân bình hóa chi tiêu lớn hơn, củng cố phẩm chất chăm sóc y tế và an toàn cho bệnh nhân, cải thiện quyền lui tới và mở rộng các lựa chọn, cũng như đầu tư vào lực lượng chăm sóc y tế. Trong khi nói tới những người chúng tôi phục vụ như các người thụ hưởng, ghi danh, bệnh nhân, hay người tiêu thụ, mục tiêu tối hậu của chúng tôi là cải thiện kết quả chăm sóc y tế cho mọi người, kể cả các trẻ em chưa sinh, khắp các khung cảnh chăm sóc y tế”.
Điều đáng lưu ý nữa là mục tiêu chiến lược thứ ba. Mục tiêu này nói rằng: Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản sẽ hết sức “củng cố phúc lợi kinh tế và xã hội của người Hoa Kỳ trong suốt cuộc sống của họ”. Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản cho biết rõ không những sự sống bắt đầu lúc thụ thai, mà nó chỉ chấm dứt vào lúc “chết tự nhiên”:
“Một thành tố cốt lõi của sứ mệnh Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản là sự tận tụy của chúng tôi trong việc phục vụ người Hoa Kỳ từ lúc thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên, nhưng đặc biệt các cá nhân và dân số đang gặp nguy cơ cao đối với các thách đố thuộc phúc lợi kinh tế và xã hội, qua các dịch vụ nhân bản hữu hiệu”.
Các thay đổi trên là các động thái được hoan nghênh đối với những ai đang cổ vũ cho việc bảo vệ các trẻ em chưa sinh trong một xứ sở nơi những con chim ưng chưa sinh còn có nhiều quyền lợi hơn các em. Đây là một bước tiến nhỏ, nhưng là một bước tiến đúng hướng, biết nhìn nhận rằng sự sống đang hiện diện trong bụng mẹ.
Các chứng minh khoa học về khởi đầu sự sống
Trên đây chúng tôi nói rằng các nhà khoa học đã chứng minh sự sống bắt đầu từ lúc thụ thai. Thực vậy, trong lần xuất bản mới nhất cuốn The Developing Human: Clinically Oriented Embryology (Con Người Đang Phát Triển: Phôi Thai Học Theo Hướng Lâm Sàng), các giáo sư Keith Moore, TVN Persaud, và Mark Torchia đã cung cấp nhiều ánh sáng mới có ý nghĩa cho việc phát triển của con người nhân bản, và họ không ngại bàn đến việc lúc nào sự sống con người bắt đầu. Đây là sáu trích dẫn có ý nghĩa về sự phát triển của bào thai:
“Sự phát triển của con người là một diễn trình liên tục bắt đầu từ lúc một nõan bào (oocyte) của một người đàn bà được thụ tinh bởi tinh trùng của một người đàn ông”.
“Sự phát triển của con người bắt đầu lúc thụ tinh khi một tinh trùng kết hợp với một noãn bào để tạo nên một tế bào duy nhất, tức hợp tử (zygote)”.
“Mọi cấu trúc chính ở bên ngoài và bên trong đều đã được thiết dựng trong khoảng từ 4 tới 8 tuần lễ”.
“Các nụ bàn tay đã có thể nhận thấy vào ngày 26 hay 27 trông như những chỗ nhỏ phồng lên ở ngoại bì bụng và bên thân thể (ventrolateral body walls)”.
“Các phôi thai 6 tuần đã cho thấy các cử động tự phát, như sự co giật của thân mình và phát triển tứ chi”.
“Đến cuối tuần thứ 8, phôi thai đã có các đặc điểm rõ rệt của người rồi; tuy nhiên, đầu vẫn còn lớn một cách bất cân xứng, chiếm gần một nửa phôi thai”.
Các trích dẫn trên cho thấy mọi con người nhân bản đều là một nhân vị độc đáo, sống động từ những giai đoạn sớm sủa nhất. James Bopp đã mạnh mẽ tóm lược sự bắt đầu của sự sống trong cuốn Human Life and Health Care Ethics, Vol. 2 (Sự Sống Con Người và Đạo Đức Học Chăm Sóc Y Tế, Cuốn 2) như sau:
“Tế bào thứ nhất của sự sống mới và độc đáo của con người bắt đầu hiện hữu ở giây phút thụ thai (thụ tinh) khi một tinh trùng sống động của người cha kết hợp với một trứng sống động của người mẹ. Chính bằng cách này, sự sống nhân bản đã được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ nọ. Nhờ một môi trường và kết cấu di truyền thích hợp, tế bào đơn nhất này sau đó đã phát sinh ra hàng ngàn tỷ các tế bào chuyên biệt và được tích hợp tạo thành các cơ cấu và chức năng của từng cơ thể cá nhân của con người.
“Mọi con người nhân bản hiện sống ngày nay và, như đã nhờ khoa học mà biết được, mọi con người nhân bản từng hiện hữu, đều bắt đầu sự hiện hữu độc đáo của họ theo cách này, nghĩa là như một tế bào. Nếu tế bào thứ nhất này hay bất cứ cấu hình tế bào tiếp sau đó mà mất đi, thì cá nhân sẽ chết, không còn hiện hữu theo lối sinh vật nữa. Đối với định luật này, không hề có trường hợp trừ nào được biết đến xưa nay trong lãnh vực sinh vật học nhân bản”.
Sau đây là một số trích dẫn khác lấy từ các chuyên gia y khoa hay các sách giáo khoa về việc phát triển của bào thai, cho thấy sự sống con người bắt đầu vào lúc thụ tinh.
“Chu kỳ sự sống của loài có vú bắt đầu khi một tinh trùng nhập vào một trứng” [Okada et al., NATURE 463:554 (Jan. 28, 2010)]
“Thụ tinh là diễn trình qua đó, các giao tử đơn bội nam và nữ (tinh trùng và trứng) kết hợp để sản xuất ra một cá nhân khác biệt về di truyền” [Signorelli et al., CELL TISSUE RES. 349(3):765 (Mar. 20, 2012)]
“Ống dẫn trứng hay ống Fallopian là vùng giải phẫu học nơi mọi sự sống mới bắt đầu ở các loài có vú. Sau một hành trình dài, các tinh trùng gặp trứng tại một nơi đặc biệt trong ống dẫn trứng gọi là bóng vòi buồng trứng (ampulla), và việc thụ tinh diễn ra” [Coy et al., REPRODUCTION 144(6):649 (Oct. 1, 2012)]
“Thụ tinh, tức việc kết hợp của các giao tử để sản xuất ra các sinh vật mới, là cao điểm của nhiều diễn trình điều hợp tế bào tinh tế” [Marcello et al., ADV. EXP. BIOL. 757:321 (2013)].
Thực vậy, trước đây, văn kiện này thường nói như sau trong phần dẫn nhập của nó:
“Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản chu toàn sứ mệnh của mình qua các chương trình và sáng kiến bao trùm một phổ hệ các hoạt động phổ quát, nhằm phục vụ người dân Hoa Kỳ ở mọi giai đoạn của đời họ”.
Ấn bản mới nay viết như sau:
“Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản chu toàn sứ mệnh của mình qua các chương trình và sáng kiến bao trùm một phổ hệ các oạt động phổ quát, nhằm phục vụ và bảo vệ người dân Hoa Kỳ ở mọi giai đoạn của đời họ, bắt đầu ở lúc thụ thai”.
Sự thay đổi có thể chỉ là 9 chữ được in đậm trên đây, nhưng ý nghĩa của nó thì rất sâu xa. Nó có nghĩa: Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản của Hoa Kỳ biết và chấp nhận sự thật này là sự sống bắt đầu ở lúc thụ thai. Các nhà tranh đấu cho sự sống từng nói như thế hàng nhiều thập niên qua, các nhà khoa học từng chứng minh như thế, còn những người ủng hộ phá thai thì bác bỏ nó và hết lòng làm ngơ nó, nhưng nó là sự thật: sự thật là sự sống bắt đầu lúc một sự sống mới được tạo ra, nghĩa là lúc trứng thụ tinh. Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản nay cam kết bảo vệ các sự sống này.
Thêm vào đó, mục tiêu chiến lược đầu tiên của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản là “cải tổ, củng cố và hiện đại hóa Việc Chăm Sóc Y Tế Quốc Gia”. Trong đoạn nhập đề, Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản nói rõ ràng rằng mình có sứ mệnh cải thiện việc chăm sóc y tế tại HIệp Chúng Quốc cho mọi người Hoa Kỳ, kể cả những người còn trong bụng mẹ. Nó viết:
“Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản cam kết cải tổ, củng cố và hiện đại hóa hệ thống chăm sóc y tế quốc gia. Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản tìm cách cải thiện kết quả việc chăm sóc y tế cho những người chúng tôi phục vụ, bằng cách cổ vũ việc có thể trả tiền được (affordability)và quân bình hóa chi tiêu lớn hơn, củng cố phẩm chất chăm sóc y tế và an toàn cho bệnh nhân, cải thiện quyền lui tới và mở rộng các lựa chọn, cũng như đầu tư vào lực lượng chăm sóc y tế. Trong khi nói tới những người chúng tôi phục vụ như các người thụ hưởng, ghi danh, bệnh nhân, hay người tiêu thụ, mục tiêu tối hậu của chúng tôi là cải thiện kết quả chăm sóc y tế cho mọi người, kể cả các trẻ em chưa sinh, khắp các khung cảnh chăm sóc y tế”.
Điều đáng lưu ý nữa là mục tiêu chiến lược thứ ba. Mục tiêu này nói rằng: Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản sẽ hết sức “củng cố phúc lợi kinh tế và xã hội của người Hoa Kỳ trong suốt cuộc sống của họ”. Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản cho biết rõ không những sự sống bắt đầu lúc thụ thai, mà nó chỉ chấm dứt vào lúc “chết tự nhiên”:
“Một thành tố cốt lõi của sứ mệnh Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản là sự tận tụy của chúng tôi trong việc phục vụ người Hoa Kỳ từ lúc thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên, nhưng đặc biệt các cá nhân và dân số đang gặp nguy cơ cao đối với các thách đố thuộc phúc lợi kinh tế và xã hội, qua các dịch vụ nhân bản hữu hiệu”.
Các thay đổi trên là các động thái được hoan nghênh đối với những ai đang cổ vũ cho việc bảo vệ các trẻ em chưa sinh trong một xứ sở nơi những con chim ưng chưa sinh còn có nhiều quyền lợi hơn các em. Đây là một bước tiến nhỏ, nhưng là một bước tiến đúng hướng, biết nhìn nhận rằng sự sống đang hiện diện trong bụng mẹ.
Các chứng minh khoa học về khởi đầu sự sống
Trên đây chúng tôi nói rằng các nhà khoa học đã chứng minh sự sống bắt đầu từ lúc thụ thai. Thực vậy, trong lần xuất bản mới nhất cuốn The Developing Human: Clinically Oriented Embryology (Con Người Đang Phát Triển: Phôi Thai Học Theo Hướng Lâm Sàng), các giáo sư Keith Moore, TVN Persaud, và Mark Torchia đã cung cấp nhiều ánh sáng mới có ý nghĩa cho việc phát triển của con người nhân bản, và họ không ngại bàn đến việc lúc nào sự sống con người bắt đầu. Đây là sáu trích dẫn có ý nghĩa về sự phát triển của bào thai:
“Sự phát triển của con người là một diễn trình liên tục bắt đầu từ lúc một nõan bào (oocyte) của một người đàn bà được thụ tinh bởi tinh trùng của một người đàn ông”.
“Sự phát triển của con người bắt đầu lúc thụ tinh khi một tinh trùng kết hợp với một noãn bào để tạo nên một tế bào duy nhất, tức hợp tử (zygote)”.
“Mọi cấu trúc chính ở bên ngoài và bên trong đều đã được thiết dựng trong khoảng từ 4 tới 8 tuần lễ”.
“Các nụ bàn tay đã có thể nhận thấy vào ngày 26 hay 27 trông như những chỗ nhỏ phồng lên ở ngoại bì bụng và bên thân thể (ventrolateral body walls)”.
“Các phôi thai 6 tuần đã cho thấy các cử động tự phát, như sự co giật của thân mình và phát triển tứ chi”.
“Đến cuối tuần thứ 8, phôi thai đã có các đặc điểm rõ rệt của người rồi; tuy nhiên, đầu vẫn còn lớn một cách bất cân xứng, chiếm gần một nửa phôi thai”.
Các trích dẫn trên cho thấy mọi con người nhân bản đều là một nhân vị độc đáo, sống động từ những giai đoạn sớm sủa nhất. James Bopp đã mạnh mẽ tóm lược sự bắt đầu của sự sống trong cuốn Human Life and Health Care Ethics, Vol. 2 (Sự Sống Con Người và Đạo Đức Học Chăm Sóc Y Tế, Cuốn 2) như sau:
“Tế bào thứ nhất của sự sống mới và độc đáo của con người bắt đầu hiện hữu ở giây phút thụ thai (thụ tinh) khi một tinh trùng sống động của người cha kết hợp với một trứng sống động của người mẹ. Chính bằng cách này, sự sống nhân bản đã được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ nọ. Nhờ một môi trường và kết cấu di truyền thích hợp, tế bào đơn nhất này sau đó đã phát sinh ra hàng ngàn tỷ các tế bào chuyên biệt và được tích hợp tạo thành các cơ cấu và chức năng của từng cơ thể cá nhân của con người.
“Mọi con người nhân bản hiện sống ngày nay và, như đã nhờ khoa học mà biết được, mọi con người nhân bản từng hiện hữu, đều bắt đầu sự hiện hữu độc đáo của họ theo cách này, nghĩa là như một tế bào. Nếu tế bào thứ nhất này hay bất cứ cấu hình tế bào tiếp sau đó mà mất đi, thì cá nhân sẽ chết, không còn hiện hữu theo lối sinh vật nữa. Đối với định luật này, không hề có trường hợp trừ nào được biết đến xưa nay trong lãnh vực sinh vật học nhân bản”.
Sau đây là một số trích dẫn khác lấy từ các chuyên gia y khoa hay các sách giáo khoa về việc phát triển của bào thai, cho thấy sự sống con người bắt đầu vào lúc thụ tinh.
“Chu kỳ sự sống của loài có vú bắt đầu khi một tinh trùng nhập vào một trứng” [Okada et al., NATURE 463:554 (Jan. 28, 2010)]
“Thụ tinh là diễn trình qua đó, các giao tử đơn bội nam và nữ (tinh trùng và trứng) kết hợp để sản xuất ra một cá nhân khác biệt về di truyền” [Signorelli et al., CELL TISSUE RES. 349(3):765 (Mar. 20, 2012)]
“Ống dẫn trứng hay ống Fallopian là vùng giải phẫu học nơi mọi sự sống mới bắt đầu ở các loài có vú. Sau một hành trình dài, các tinh trùng gặp trứng tại một nơi đặc biệt trong ống dẫn trứng gọi là bóng vòi buồng trứng (ampulla), và việc thụ tinh diễn ra” [Coy et al., REPRODUCTION 144(6):649 (Oct. 1, 2012)]
“Thụ tinh, tức việc kết hợp của các giao tử để sản xuất ra các sinh vật mới, là cao điểm của nhiều diễn trình điều hợp tế bào tinh tế” [Marcello et al., ADV. EXP. BIOL. 757:321 (2013)].
Đại Hoả ở Bắc California gây nhiều tử vong, Toà Thánh gửi thư phân ưu.
Trần Mạnh Trác
20:16 15/10/2017
"Trước những mất mát bi thảm về nhân mạng và những tàn phá tài sản do cháy rừng ở California, Đức Thánh Cha xin gửi tới quí bạn tình đoàn kết chân thành và lời cầu nguyện cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ này ", theo lá thư đề ngày 13 tháng 10 với chữ ký của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin.
Gửi tới Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco và Đức Tổng Giám Mục José Gomez của Los Angeles, lá thư bày tỏ sự gần gũi của Đức Giáo Hoàng với "những người đang đau buồn vì sự mất mát cuả những người thân yêu và những người đang lo lắng vì người nhà đang còn mất tích."
Bức thư ca ngợi các quan chức dân sự và các nhân viên khẩn cấp đang làm việc để dập tắt ngọn lửa và giúp đỡ các nạn nhân, và ban phép lành Toà Thánh cho họ.
Được biết đã xảy ra 17 vụ cháy rừng khác nhau ở miền bắc California, đám cháy đã trở nên tồi tệ hơn vì điều kiện thời tiết khô hạn và gió thổi không ngừng, đã tàn phá ít nhất 100.000 mẫu đất và giết chết ít nhất 31 người kể từ đầu tuần. Hàng ngàn người đã phải di dời, nhiều nhà cửa và cơ sở kinh doanh bị phá hủy.
Theo tờ Los Angeles Times, có khoảng 2.834 ngôi nhà đã bị phá hủy ở thành phố Santa Rosa mà thôi, là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó có khoảng 400.000 feet vuông (38000 m2) diện tích thương mại cũng bị cháy rụi chỉ còn lại một đống tro tàn.
Phần lớn khu vực của Giáo phận Santa Rosa đang bị bắt buộc phải di tản, kể cả toà giám mục và văn phòng công tác Công Giáo địa phương.
Trong một thông điệp ngày 10 tháng 10, Đức cha Robert Vasa cuả Giáo phận Santa Rosa viết: "cảm giác tuyệt vọng là điều hiện ra rõ rệt" giữa các cư dân. "Khi có người hỏi, họ có thể cung cấp giúp đỡ thế nào, tôi đã trả lời rằng tôi thực sự chưa biết. Tôi chỉ biết rằng lời cầu nguyện là nguồn an ủi và là sự giúp đỡ lớn lao nhất. "
Đức Giám Mục đã cầu nguyện riêng cho những người có người thân thiệt mạng trong đám cháy, "để an ủi (quí bạn) và để cho những người thân quá cố (cuả quí bạn) được an ngơi trong chốn vĩnh hằng. Lòng chúng tôi mở ra tất cả với các bạn. "
Ngài nói: "Đồng thời, chúng tôi cũng ghi nhận những cảm giác mất mát và đau khổ của những người đã mất nhà cửa, chỗ kinh doanh hay nơi làm việc. "Chúng tôi cầu nguyện rằng quí bạn không mất niềm hy vọng, cũng không quên về sự hiện diện của Thiên Chúa và về sự tốt lành tối hậu. Xin quí bạn biết rằng trái tim của toàn bộ cộng đồng, mặc dù không thể cảm thấy những gì bạn đang cảm thấy, và cũng không đổi ngược được những gì đã mất đi, nhưng vẫn đang mở ra tất cả với quí bạn. "
Đức cha Vasa cũng cám ơn các nhân viên cứu hỏa và cảnh sát, những người dân California và từ khắp nơi trong nước đã gửi lời đề nghị giúp đỡ.
Các Giám Mục Hoa Kỳ khen ngợi những quy định mới về bảo vệ tự do tôn giáo của Bộ Tư Pháp.
Giuse Thẩm Nguyễn
20:48 15/10/2017
Đức Tổng Giám Mục William E. Lori của Baltimore, Chủ Tịch Ủy Ban Tự Do tôn Giáo đã công bố rằng những chỉ thị của Bộ Tư Pháp tái khẳng định luật bảo vệ tự do tôn giáo cho các tôn giáo quyền hành đạo theo niềm tin tôn giáo của mình.
“Chỉ thị này cũng tái khẳng định rằng chính quyền không bao giờ được loại trừ các tổ chức tôn giáo ra khỏi việc cạnh tranh bình đẳng trong các lãnh vực tài trợ hay hợp đồng của chính quyền, và các cơ sở tôn giáo cũng không bao giờ bị bắt buộc phải thay đổi đặc tính của tôn giáo mình để có thể tham gia vào những chương trình trên.”
“Chúng tôi ghi nhận và đánh giá cao việc làm sáng tỏ những vấn đề này của Bộ Trưởng Tư Pháp nhằm bảo vệ quyền tự của các tôn giáo trong việc phục vụ những người nghèo, bao gồm những người vô gia cư, di dân, người tỵ nạn và các học sinh học tại các trường Công Giáo.”
“Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ là Jeff Sessions đã đưa ra chỉ thị này vào ngày 06 tháng Mười sau khi một pháp lệnh được ban hành đòi hỏi có “hướng dẫn giải thích về quyền bảo vệ tự do tôn giáo theo luật liên bang.” Tài liệu này nhấn mạnh đến những vấn đề liên quan đến tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ và chỉ ra tầm quan trọng của tự do tôn giáo trong nước, cũng như những luật hiện nay và những luật trước đây nhằm bảo vệ quyền căn bản của con người.
Trong bản ghi nhớ, tài liệu này ghi nhận rằng quyền tự do tôn giáo “không chỉ là quyền cho người có đức tin hay thực hành tôn giáo tại một nơi thánh thiêng, nhưng cũng bao gồm sự tuân giữ và thực hành tôn giáo.” Bản chỉ thị cũng tái khằng định một cách rộng lớn hơn thế nào là quyền tự do tôn giáo mà quyền ấy đã bị ép buộc bởi chính quyền Obama trước đây nhằm cố ý giới hạn ý nghĩa của cụm từ “quyền tự do thờ phượng.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Tin lạ: Nhiều trẻ em Ấn Giáo ở Ấn Độ thấy Chuá và Đức Mẹ hiện ra.
Xavier Nguyễn Đông
21:19 15/10/2017
Nơi các cuộc hiện ra là nhà thờ Thánh Ambrose cạnh trường tiểu học ở Edavanakkad, phía Tây Nam bang Kerala, cách thành phố Kochi 16 dặm tây bắc. Nhà thờ và ngôi trường học trực thuộc Tổng giáo phận Verapoly. Các cuộc hiện ra đã xảy ra ít nhất là hai lần.
Cha phó xứ là cha Merton D'Silva cho biết rằng thẩm quyền toà tổng giám mục đã chỉ thị "chờ và xem" trước khi can thiệp, theo tin cuả tờ báo Matters India Reports.
Tờ báo Matters đã kể lại những cuộc hiện ra dựa trên những thông báo nôi bộ của vị linh mục giáo xứ, cha Mathew D'Cunha.
Các cuộc hiện ra bắt đầu ngày 28 tháng 9 khi một em học sinh theo Ấn Độ giáo tên là Krishnaveda, đi đến nhà thờ để cầu nguyện cho cái tai đang bị đau nhức. Em rẩy nước thánh trên tai. Rồi sau đó nói với các học sinh khác rằng ngay lập tức cái tai hết bệnh.
Khi một số em bỏ học để đến nhà thờ, chúng nhìn lên và thấy trên bầu trời hiện ra hình ảnh Chúa Kitô đang bị đánh đòn. Chúng niệm tên của Chúa Giêsu và tiếp tục đi vào nhà thờ để cảm ơn Thiên Chúa đã chữa lành tai cho cô gái.
Em gái Công Giáo duy nhất trong số đó, tên là Ambrosiya, tình nguyện hướng dẫn các em khác đọc kinh Mân Côi. Tuy nhiên, em không thuộc câu kinh mầu nhiệm Sự Sáng cuả ngày thứ năm cho nên đã đi ra để tìm kiếm một giáo viên xin giúp. Khi người giáo viên tới vào khoảng 1:45g chiều thì đã thấy các trẻ em đang chăm chú cầu nguyện rồi.
Một em gái, tên là Anusree, nói với vị giáo viên rằng Đức Nữ Trinh đang đứng ở dưới bàn thờ. Chúng báo cáo có mùi của hoa nhài. Nhân vật hiện ra nói với các em tiến lại gần hơn, nhưng một em gái tên là Sivany đã sinh ra sợ hãi, và nói em muốn đi ra.
Trong khi nhười giáo viên dẫn các em ra khỏi nhà thờ, các em cho biết nhân vật hiện ra đã đi theo và gọi các em trở lại. Người giáo viên đã gọi thêm các giáo viên khác, trong khi một số em khác đi gặp cha phó D'Silva.
Khi Cha D'Silva tháp tùng các em trở lại nhà thờ, các em cho biết vẫn nhìn thấy Đức Trinh Nữ Maria đứng ở dưới bàn thờ. Những người lớn thì không thể nhìn thấy bất cứ điều gì.
Theo các em, ĐM hứa giúp các em trong việc học tập và hứa gửi đến Chúa Thánh thần. ĐM cũng hứa sẽ đưa chúng về thiên đàng.
Khi tin tức về cuộc hiện ra lan ra, nhiều người bắt đầu tụ tập đến nhà thờ.
Ngày 3 tháng 10, một đám đông lớn đã đến đọc kinh Mân Côi trong nhà thờ cùng với các em. Sau một thời gian, tất cả mọi người đều ngửi thấy mùi hương thơm hoa nhài. Còn các em thì nói chúng lại thấy Đức Trinh Nữ Maria nữa.
Một linh mục yêu cầu các em chỉ ra vị trí chính xác cuả ĐM. Những người lớn thì thấy có một bóng sáng và vị linh mục nói rằng ngài cảm thấy có ai đó vỗ nhẹ vào đầu của mình.
Nhiều người trong cộng đoàn cho biết họ đã nhận được ơn ăn năn hối cải trong khi cầu nguyện.
Giáo xứ đã lên nhiều chương trình cầu nguyện, mới nhất là một đêm canh thức vào ngày 12 tháng 10 vừa qua.
Top Stories
The Speech Of Archbishop Joseph Nguyen Chi Linh On The Opening Day Of The Academic Year 2017-2018
Joseph Nguyễn Chí Linh
08:38 15/10/2017
The Speech Of Archbishop Joseph Nguyen Chi Linh On The Opening Day Of The Academic Year 2017-2018
Dear Honored Guests,
As the President of Catholic Bishops Conference of Viet Nam (CBCV), I am assigned to greet you all, the guests of the opening ceremony of the academic year 2017-2018 of the Catholic Institute of Viet Nam (CIV) .
I welcome Archbishop Savio Hon Tai-fai, Secretary of the Congregation for the Evangelization of Peoples with the love of the Church in Viet Nam for the Holy See.
I welcome Archbishop Leopoldo Girelli, with love and gratitude to the Papal Representative who accompanies the Church in Viet Nam.
I welcome Cardinal Peter, Archbishops, and Bishops who belong to the CBCV in the brotherhood of the Bishops’ collegiality.
Especially, I welcome Bishop Joseph Dinh Duc Dao of Xuan Loc Diocese, who has been assigned as the Rector of the CIV by the CBCV.
In the extended unity of the Church, I welcome all Rectors of Seminaries, as well as Superiors of Religious Orders and Institutes who contribute to the education of future priests and religious men and women for service to the Church.
Especially, I welcome and thank Mr. Peter Tran Dai Hai, vice president and the CEO of Education Corporation of Nguyen Hoang Group and Ms Teresa Hoang Nguyen Thu Thao, the General Manager of Hong Bang International University.
I would like to express my gratitude to the benefactors who in their own ways support the CBCV to make the Project of CIV come true.
I send my greetings to all who are present for the Opening Ceremony of the CIV: the CEOs and managers of companies, and leaders of communities. I hope that this event opens for us a future perspective as we all expect.
Dear members of the Hierarchy of the Catholic Church and Honored guests,
The CIV started a trial year on September 14, 2016. The Institute does not have its own campus, the Bishop Rector asked permission to use the office building of CBCV, 72/12 Tran Quoc Toan Street, Ward 8, District 3, Ho Chi Minh City, for all teaching and studying activities.
Today, the opening day of the academic year 2017-2018 does not take place at the office building of the CBCV but in another borrowed place. It is questioned why the Institute does not wait until it has its own campus to start its operation. They may not know that there is no answer to the question of when the Institute will have its own campus. In the current situation of Viet Nam, especially in cities, it is not easy to find a convenient place for the needs of the Institute. Until now, the CIV might be called “invisible institute” because it does not have its own address nor a planned campus.
According to Vatican II, education is one of the highest priorities of the Church. Besides teaching the faith to the laity, the Church wants to contribute to enhancing the lives of people and contribute to the societies where it serves.
The Archbishop Paul Bui Van Doc, the Former President of CBCV, in his speech at the Announcement of the establishment CIV, August 6, 2015, said: “Education is the key for the Church and freedom in education is an important tool for missionaries to society.”
For this mission, the Catholic Church around the world eagerly participates in education. In the United States, the Catholic Church has up to 200 universities, colleges, and institutes of which the University of Notre Dame and Georgetown University are on the list of the top one hundred good schools all over the world.
In Viet Nam, for a long time, the Catholic Church has been concerned about the educational ministries. Before 1975, in Southern Viet Nam, the Catholic Church owned thousands of schools of different kinds. According to the Catholic statistics in 1974, the Catholic Church had 1,122 elementary schools, 93 high schools, and 3 universities (Da Lat, Minh Duc and La San); 48 hospitals, 58 orphanages, as well as many charitable organizations. There were even vocational-training schools, technological schools, schools for the deaf and blind, and schools for poor students regardless of religion or political affiliation.
Those institutions no longer exist. According to the government in Viet Nam, on August 6, 2015, the CIV is allowed to open, but it is limited to a Theological Institute for priests, seminarians and religious men and women. The desire of the CBCV in the Pastoral letter of 2010 is to contribute to the improvement of the country in all areas. CBCV officially asked the government “to open the door for members of religions and people of good will to participate in education and health care,” that means to allow the Catholic Church to be able to open schools in the spirit of the Church and as the developed countries around the world have done.
No one knows when this dream will come true. In positive way we are not stuck. In the CIV opening day in 2016, Archbishop Paul Bui Van Doc appreciated the public policy of openness of the government of Viet Nam in recent years. In this way, we hope that today is a historical point that closes a long period in which the Church in Viet Nam stopped providing general education.
The road has a lot of challenges ahead. The establishment and opening ceremony of the CIV today opens an opportunity for religions in general, especially for the Catholic Church in Viet Nam.
Today we celebrate the Feast of the Exultation of the Holy Cross. The Cross is not a symbol of humiliation, suffering, and dead end but is an inevitable way to reach the glory of resurrection. All glory must go through the dialectical rule: “all beginnings are challenging.” It is also is a historical road. It’s the road of the Catholic Church through 20 centuries. It’s a mission road for each of us. It’s also the road of hope of the CIV.
Finally, I would like to send best wishes to each one of those who contribute to building the future of our nation, our people, the Catholic Church and the CIV. Wishing the Administrators, Faculty, and students a blessed opening day and a new academic year full of spiritual fruits.
Thank you!
Joseph Nguyen Chi Linh
Archbishop of Hue Archdiocese
President of CBCV
Chancelor of CIV
Dear Honored Guests,
As the President of Catholic Bishops Conference of Viet Nam (CBCV), I am assigned to greet you all, the guests of the opening ceremony of the academic year 2017-2018 of the Catholic Institute of Viet Nam (CIV) .
I welcome Archbishop Savio Hon Tai-fai, Secretary of the Congregation for the Evangelization of Peoples with the love of the Church in Viet Nam for the Holy See.
I welcome Archbishop Leopoldo Girelli, with love and gratitude to the Papal Representative who accompanies the Church in Viet Nam.
I welcome Cardinal Peter, Archbishops, and Bishops who belong to the CBCV in the brotherhood of the Bishops’ collegiality.
Especially, I welcome Bishop Joseph Dinh Duc Dao of Xuan Loc Diocese, who has been assigned as the Rector of the CIV by the CBCV.
In the extended unity of the Church, I welcome all Rectors of Seminaries, as well as Superiors of Religious Orders and Institutes who contribute to the education of future priests and religious men and women for service to the Church.
Especially, I welcome and thank Mr. Peter Tran Dai Hai, vice president and the CEO of Education Corporation of Nguyen Hoang Group and Ms Teresa Hoang Nguyen Thu Thao, the General Manager of Hong Bang International University.
I would like to express my gratitude to the benefactors who in their own ways support the CBCV to make the Project of CIV come true.
I send my greetings to all who are present for the Opening Ceremony of the CIV: the CEOs and managers of companies, and leaders of communities. I hope that this event opens for us a future perspective as we all expect.
Dear members of the Hierarchy of the Catholic Church and Honored guests,
The CIV started a trial year on September 14, 2016. The Institute does not have its own campus, the Bishop Rector asked permission to use the office building of CBCV, 72/12 Tran Quoc Toan Street, Ward 8, District 3, Ho Chi Minh City, for all teaching and studying activities.
Today, the opening day of the academic year 2017-2018 does not take place at the office building of the CBCV but in another borrowed place. It is questioned why the Institute does not wait until it has its own campus to start its operation. They may not know that there is no answer to the question of when the Institute will have its own campus. In the current situation of Viet Nam, especially in cities, it is not easy to find a convenient place for the needs of the Institute. Until now, the CIV might be called “invisible institute” because it does not have its own address nor a planned campus.
According to Vatican II, education is one of the highest priorities of the Church. Besides teaching the faith to the laity, the Church wants to contribute to enhancing the lives of people and contribute to the societies where it serves.
The Archbishop Paul Bui Van Doc, the Former President of CBCV, in his speech at the Announcement of the establishment CIV, August 6, 2015, said: “Education is the key for the Church and freedom in education is an important tool for missionaries to society.”
For this mission, the Catholic Church around the world eagerly participates in education. In the United States, the Catholic Church has up to 200 universities, colleges, and institutes of which the University of Notre Dame and Georgetown University are on the list of the top one hundred good schools all over the world.
In Viet Nam, for a long time, the Catholic Church has been concerned about the educational ministries. Before 1975, in Southern Viet Nam, the Catholic Church owned thousands of schools of different kinds. According to the Catholic statistics in 1974, the Catholic Church had 1,122 elementary schools, 93 high schools, and 3 universities (Da Lat, Minh Duc and La San); 48 hospitals, 58 orphanages, as well as many charitable organizations. There were even vocational-training schools, technological schools, schools for the deaf and blind, and schools for poor students regardless of religion or political affiliation.
Those institutions no longer exist. According to the government in Viet Nam, on August 6, 2015, the CIV is allowed to open, but it is limited to a Theological Institute for priests, seminarians and religious men and women. The desire of the CBCV in the Pastoral letter of 2010 is to contribute to the improvement of the country in all areas. CBCV officially asked the government “to open the door for members of religions and people of good will to participate in education and health care,” that means to allow the Catholic Church to be able to open schools in the spirit of the Church and as the developed countries around the world have done.
No one knows when this dream will come true. In positive way we are not stuck. In the CIV opening day in 2016, Archbishop Paul Bui Van Doc appreciated the public policy of openness of the government of Viet Nam in recent years. In this way, we hope that today is a historical point that closes a long period in which the Church in Viet Nam stopped providing general education.
The road has a lot of challenges ahead. The establishment and opening ceremony of the CIV today opens an opportunity for religions in general, especially for the Catholic Church in Viet Nam.
Today we celebrate the Feast of the Exultation of the Holy Cross. The Cross is not a symbol of humiliation, suffering, and dead end but is an inevitable way to reach the glory of resurrection. All glory must go through the dialectical rule: “all beginnings are challenging.” It is also is a historical road. It’s the road of the Catholic Church through 20 centuries. It’s a mission road for each of us. It’s also the road of hope of the CIV.
Finally, I would like to send best wishes to each one of those who contribute to building the future of our nation, our people, the Catholic Church and the CIV. Wishing the Administrators, Faculty, and students a blessed opening day and a new academic year full of spiritual fruits.
Thank you!
Joseph Nguyen Chi Linh
Archbishop of Hue Archdiocese
President of CBCV
Chancelor of CIV
The Speech Of Bishop Joseph Dinh Duc Dao, Rector Of The Catholic Institute Of Viet Nam On The Opening Day Of The Academic Year 2017-2018
+ Joseph Dinh Duc Dao
08:43 15/10/2017
Greetings to:
- Your Excellency, Archbishop Savio Hon Tai-fai, Secretary of the Congregation for the Evangelization of Peoples;
- Your Excellency, Archbishop Leopoldo Girelli, the non-residential Papal Representative for Viet Nam and the current Apostolic Nuncio to Israel;
- Your Excellency, Archbishop Joseph Nguyen Chi Linh, President of the Catholic Bishops’ Conference of Viet Nam (CBCV) and Chancellor of the Catholic Institute of Viet Nam (CIV);
- Your Eminence, Cardinal Peter, and Your Excellencies;
- Mr. Tran Tan Hung, Deputy Head Government Committee for Religious Affairs, responsible for the activities in Southern Viet Nam;
- General Vicars, Monsignors, and Rectors of Seminaries and Institutes; Superiors of Religious Orders and Congregations;
- Honored Guests;
- Priests, Brothers and Sisters, Faculty, and Staff of the CIV;
- Priests, Brothers and Students of the CIV.
After many years of concern, preparation and a trial year, today I joyfully present the Catholic Institute of Viet Nam to our Bishops, Catholics, benefactors and honored guests.
These are priests, religious men and women, and lay faithful who passed the entrance test and have become the first students of the first academic year, 2017-2018, of the CIV:
During the first year of the Baccalaureate in Sacred Theology (S.T.B.) Program, 40 religious men and women and members of the lay faithful were enrolled.
During the preparation year for the Licentiate in Sacred Theology (S.T.L.) Program, 10 priests and religious men were enrolled.
During the first year of the S.T.L. Programs in Biblical Theology and Dogmatic Theology, 18 priests and religious men were enrolled.
The total enrollment of the first academic year of the CIV was 68 students.
During my speech at the Opening Ceremony for the One Year Preparation Program of CIV on the Feast of the Exultation of the Holy Cross on September 14, 2016, I presented a brief history and perspective of the CIV. Today I would like to focus on two main points:
- The characteristics of the CIV, and
- The introduction of the Faculty and the Administration Team of the CIV.
1. Typical Characteristics
Whereas the Theological Institute is recognized by Holy See, the CIV has a structure and programs in accord with the rules of the Congregation for Catholic Education. The special feature of the CIV is its spirit that results in a trust and enthusiasm that directs all the activities of the CIV.
The first highlighted point is to find God’s wisdom
Teaching and studying at the CIV brings to the Institute its own desire to seek God’s wisdom and to pass it on to others.
Sincerely I learned about her, and ungrudgingly do I share—her riches I do not hide away; for she is an unfailing treasure; those who gain this treasure win the friendship of God, being commended by the gifts that come from her discipline. (Wis 7:13-14)
While applying scientific methods that are suitable to study and research at a theological institute, the students of CIV are guided to seek God’s wisdom. The theological views that are studied are the efforts of many generations that seek the wisdom of God.
For Jews demand signs and Greeks look for wisdom, but we proclaim Christ crucified, a stumbling block to Jews and foolishness to Gentiles, but to those who are called, Jews and Greeks alike, Christ the power of God and the wisdom of God. For the foolishness of God is wiser than human wisdom, and the weakness of God is stronger than human strength. (1 Cor 1:22-25).
In this pespective, CIV is a faith community of disciples attracted by the One who loved mankind so much that He became man, suffered, died, and rose again, so that human beings may have eternal life. This group of disciples is able to say as the Prophet Jeremiah’s prayer:
O Lord, You have deceived me and I was deceived; You have overcome me and prevailed. I have become a laughingstock all day long; everyone mocks me. (Jer 20:7).
The Spirit of Unity
The second highlighted point of CIV is the spirit of unity, capable of gathering different elements, to make them complement each other and to enrich all. The spirit of unity is a hidden nature of CIV because the Institute is a project of CBCV for the Chuch in Viet Nam; and the improvement of institute is the result of the collaboration of dioceses, religious orders, priests, brothers and sisters and lay faithful.
2. Introduction of the Personnel of CIV
A good idea is just a theory and a great plan is only a dream unless someone acts on them. The people who make the CIV project come true are the administrators, professors, all members of the Support Team, the Secretariat, the Library, the Financial Department whom today I would like to introduce to the Bishops, Superiors, guests, benefactors, students of CIV.
- Fr. Anthony Nguyen Cao Sieu, SJ, is the Head of Academic Department which plans the programs and selects professors; Father Anthony is also the Head of Support Team which includes two groups namely the Academic Support and Daily Life Support.
- Fr. James Do Huu Nghia, OP, is the Director of the Library.
- Fr. Joseph Ta Huy Hoang, Sai Gon Archdiocese, is the Head of Language Department; Fr. Joseph is also the Head of the Financial Department which includes three groups: fund raising, organizing, and accounting.
- Fr. Vincent Nguyen Cao Dung, SCJ, is the Head of Secretariat.
3. Gratitude
I would like to express my gratitude to the Bishops of CBCV and Superiors of Religious Orders, especially to Bishops and Superiors who have allowed priests, brothers and sisters to participate in all activities of CIV.
I would like to thank the Education Corporation of Nguyen Hoang Group and all benefactors who have supported or will support CIV in the future.
Finally, I would like to thank the Organizing Team, especially:
- The Pastor of Hang Xanh Parish and all members of this Parish,
- Fr. Joseph Dinh Van Huan, the Head of Liturgy Committee in Xuan Loc Diocese,
- Congregation of the Handmaids of Jesus the Priest,
- The Dominican Sisters of Rosa de Lima,
- The Congregation of the Lovers of the Holy Cross of Go Vap,
- The Daughters of Mary of the Rosary of Chi Hoa,
- Congregation of the Lovers of the Holy Cross of Thu Thiem,
- The Orientation Community of Thanh Da,
- The Communication Committees of Sai Gon Archdiocese and Xuan Loc Diocese,
- Sound and Light Team.
+ Joseph Dinh Duc Dao
Bishop of Xuan Loc Diocese
President of CCE
Rector of CIV
- Your Excellency, Archbishop Savio Hon Tai-fai, Secretary of the Congregation for the Evangelization of Peoples;
- Your Excellency, Archbishop Leopoldo Girelli, the non-residential Papal Representative for Viet Nam and the current Apostolic Nuncio to Israel;
- Your Excellency, Archbishop Joseph Nguyen Chi Linh, President of the Catholic Bishops’ Conference of Viet Nam (CBCV) and Chancellor of the Catholic Institute of Viet Nam (CIV);
- Your Eminence, Cardinal Peter, and Your Excellencies;
- Mr. Tran Tan Hung, Deputy Head Government Committee for Religious Affairs, responsible for the activities in Southern Viet Nam;
- General Vicars, Monsignors, and Rectors of Seminaries and Institutes; Superiors of Religious Orders and Congregations;
- Honored Guests;
- Priests, Brothers and Sisters, Faculty, and Staff of the CIV;
- Priests, Brothers and Students of the CIV.
After many years of concern, preparation and a trial year, today I joyfully present the Catholic Institute of Viet Nam to our Bishops, Catholics, benefactors and honored guests.
These are priests, religious men and women, and lay faithful who passed the entrance test and have become the first students of the first academic year, 2017-2018, of the CIV:
During the first year of the Baccalaureate in Sacred Theology (S.T.B.) Program, 40 religious men and women and members of the lay faithful were enrolled.
During the preparation year for the Licentiate in Sacred Theology (S.T.L.) Program, 10 priests and religious men were enrolled.
During the first year of the S.T.L. Programs in Biblical Theology and Dogmatic Theology, 18 priests and religious men were enrolled.
The total enrollment of the first academic year of the CIV was 68 students.
During my speech at the Opening Ceremony for the One Year Preparation Program of CIV on the Feast of the Exultation of the Holy Cross on September 14, 2016, I presented a brief history and perspective of the CIV. Today I would like to focus on two main points:
- The characteristics of the CIV, and
- The introduction of the Faculty and the Administration Team of the CIV.
1. Typical Characteristics
Whereas the Theological Institute is recognized by Holy See, the CIV has a structure and programs in accord with the rules of the Congregation for Catholic Education. The special feature of the CIV is its spirit that results in a trust and enthusiasm that directs all the activities of the CIV.
The first highlighted point is to find God’s wisdom
Teaching and studying at the CIV brings to the Institute its own desire to seek God’s wisdom and to pass it on to others.
Sincerely I learned about her, and ungrudgingly do I share—her riches I do not hide away; for she is an unfailing treasure; those who gain this treasure win the friendship of God, being commended by the gifts that come from her discipline. (Wis 7:13-14)
While applying scientific methods that are suitable to study and research at a theological institute, the students of CIV are guided to seek God’s wisdom. The theological views that are studied are the efforts of many generations that seek the wisdom of God.
For Jews demand signs and Greeks look for wisdom, but we proclaim Christ crucified, a stumbling block to Jews and foolishness to Gentiles, but to those who are called, Jews and Greeks alike, Christ the power of God and the wisdom of God. For the foolishness of God is wiser than human wisdom, and the weakness of God is stronger than human strength. (1 Cor 1:22-25).
In this pespective, CIV is a faith community of disciples attracted by the One who loved mankind so much that He became man, suffered, died, and rose again, so that human beings may have eternal life. This group of disciples is able to say as the Prophet Jeremiah’s prayer:
O Lord, You have deceived me and I was deceived; You have overcome me and prevailed. I have become a laughingstock all day long; everyone mocks me. (Jer 20:7).
The Spirit of Unity
The second highlighted point of CIV is the spirit of unity, capable of gathering different elements, to make them complement each other and to enrich all. The spirit of unity is a hidden nature of CIV because the Institute is a project of CBCV for the Chuch in Viet Nam; and the improvement of institute is the result of the collaboration of dioceses, religious orders, priests, brothers and sisters and lay faithful.
2. Introduction of the Personnel of CIV
A good idea is just a theory and a great plan is only a dream unless someone acts on them. The people who make the CIV project come true are the administrators, professors, all members of the Support Team, the Secretariat, the Library, the Financial Department whom today I would like to introduce to the Bishops, Superiors, guests, benefactors, students of CIV.
- Fr. Anthony Nguyen Cao Sieu, SJ, is the Head of Academic Department which plans the programs and selects professors; Father Anthony is also the Head of Support Team which includes two groups namely the Academic Support and Daily Life Support.
- Fr. James Do Huu Nghia, OP, is the Director of the Library.
- Fr. Joseph Ta Huy Hoang, Sai Gon Archdiocese, is the Head of Language Department; Fr. Joseph is also the Head of the Financial Department which includes three groups: fund raising, organizing, and accounting.
- Fr. Vincent Nguyen Cao Dung, SCJ, is the Head of Secretariat.
3. Gratitude
I would like to express my gratitude to the Bishops of CBCV and Superiors of Religious Orders, especially to Bishops and Superiors who have allowed priests, brothers and sisters to participate in all activities of CIV.
I would like to thank the Education Corporation of Nguyen Hoang Group and all benefactors who have supported or will support CIV in the future.
Finally, I would like to thank the Organizing Team, especially:
- The Pastor of Hang Xanh Parish and all members of this Parish,
- Fr. Joseph Dinh Van Huan, the Head of Liturgy Committee in Xuan Loc Diocese,
- Congregation of the Handmaids of Jesus the Priest,
- The Dominican Sisters of Rosa de Lima,
- The Congregation of the Lovers of the Holy Cross of Go Vap,
- The Daughters of Mary of the Rosary of Chi Hoa,
- Congregation of the Lovers of the Holy Cross of Thu Thiem,
- The Orientation Community of Thanh Da,
- The Communication Committees of Sai Gon Archdiocese and Xuan Loc Diocese,
- Sound and Light Team.
+ Joseph Dinh Duc Dao
Bishop of Xuan Loc Diocese
President of CCE
Rector of CIV
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bổn Mạng Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney
Diệp Hải Dung.
08:22 15/10/2017
Sáng thứ Bảy 14/10/2017, các anh chị em hội viên Legio Mariae hoạt động cũng như tán trợ đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba Sydney tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng Curia Nữ Vương Mân Côi Tổng Giáo Phận Sydney.
Kiệu Thánh tượng Đức Mẹ được đặt trong khuôn viên trường học nhà thờ. Cha Paul Văn Chi Linh hướng chào mừng tất cả mọi người và điều hành cuộc rước kiệu Thánh tượng Đức Mẹ qua bên nhà thờ dâng giờ kinh nguyện và Cha Paul Văn Chi thuyết giảng về “Giá Trị Kinh Mân Côi”
Xem Hình
Sau giờ giải lao đại diện 12 Tiểu đội của các Giáo Đoàn dâng lên Mẹ 12 đóa Hoa Thiêng tượng trưng cho 12 Ngôi Sao trong sách Khải Huyền nói về Mẹ Maria, qua tâm tình cầu nguyện Kinh Mân Côi dâng lên Mẹ và Thánh lễ Tạ Ơn gồm có quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Đặng Đình Nên và Cha Bùi Quang Đạo cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi đã nói về tháng 10 là tháng Mân Côi kính Đức Mẹ và Cha đã dẫn chứng một vài mẫu truyện về sự giá trị và sức mạnh của kinh Mân Côi đã cứu hàng ngàn hàng vạn người đã đọc kinh Mân Côi và cầu nguyện và hôm nay quân binh Legio Mariae chúng ta mừng kính Bổn Mạng chúng ta hãy luôn vâng nhớ và thực hiện mệnh lệnh của Mẹ tại Fatima đã nhắn nhủ chúng ta “Ăn Năn Cải Thiện Đời Sống – Năng Lần Hạt Mân Côi – Tôn sùng mẫu tâm Mẹ..”
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Thành Thái thay mặt Ban Thường Vụ CĐCGVN Sydney lên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng và cảm ơn về những sự trợ giúp mà Legio Mariae đã dành cho Cộng Đồng trong nhiều năm tháng qua. Kế tiếp ông Hà Pi Liến Trưởng Curia TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng. Đặc biệt cám ơn Ca đoàn Trẻ Legio Cabramatta đã giúp cho Thánh lễ thêm phần long trong sốt sắng và cám ơn quý ân nhân đã trợ giúp cho Legio Mariae mừng Bổn Mạng hôm nay.
Sau Thánh lễ, mọi người qua bên hội trường của nhà thờ tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
Kiệu Thánh tượng Đức Mẹ được đặt trong khuôn viên trường học nhà thờ. Cha Paul Văn Chi Linh hướng chào mừng tất cả mọi người và điều hành cuộc rước kiệu Thánh tượng Đức Mẹ qua bên nhà thờ dâng giờ kinh nguyện và Cha Paul Văn Chi thuyết giảng về “Giá Trị Kinh Mân Côi”
Xem Hình
Sau giờ giải lao đại diện 12 Tiểu đội của các Giáo Đoàn dâng lên Mẹ 12 đóa Hoa Thiêng tượng trưng cho 12 Ngôi Sao trong sách Khải Huyền nói về Mẹ Maria, qua tâm tình cầu nguyện Kinh Mân Côi dâng lên Mẹ và Thánh lễ Tạ Ơn gồm có quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Đặng Đình Nên và Cha Bùi Quang Đạo cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi đã nói về tháng 10 là tháng Mân Côi kính Đức Mẹ và Cha đã dẫn chứng một vài mẫu truyện về sự giá trị và sức mạnh của kinh Mân Côi đã cứu hàng ngàn hàng vạn người đã đọc kinh Mân Côi và cầu nguyện và hôm nay quân binh Legio Mariae chúng ta mừng kính Bổn Mạng chúng ta hãy luôn vâng nhớ và thực hiện mệnh lệnh của Mẹ tại Fatima đã nhắn nhủ chúng ta “Ăn Năn Cải Thiện Đời Sống – Năng Lần Hạt Mân Côi – Tôn sùng mẫu tâm Mẹ..”
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Thành Thái thay mặt Ban Thường Vụ CĐCGVN Sydney lên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng và cảm ơn về những sự trợ giúp mà Legio Mariae đã dành cho Cộng Đồng trong nhiều năm tháng qua. Kế tiếp ông Hà Pi Liến Trưởng Curia TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng. Đặc biệt cám ơn Ca đoàn Trẻ Legio Cabramatta đã giúp cho Thánh lễ thêm phần long trong sốt sắng và cám ơn quý ân nhân đã trợ giúp cho Legio Mariae mừng Bổn Mạng hôm nay.
Sau Thánh lễ, mọi người qua bên hội trường của nhà thờ tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
Thánh Lễ và Rước Kiệu kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima tại Ottoway
Jos. Vĩnh
16:42 15/10/2017
Giáo xứ Thánh Maximilian Kolbe - Nam Úc cử hành thánh lễ tạ ơn, rước kiệu, kết thúc 6 tháng tôn sùng Đức Mẹ, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima ngày 13 tháng 10
Cách đây đúng 100 năm, vào ngày 13.10.1917 tại một miền quê nghèo xa xôi hẻo lánh ở nước Bồ Đào Nha, Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã từ trời cao hiện ra lần sau cùng với biến cố mặt trời múa với ba trẻ là Lucia, Francisco và Jacinta và trên 10 ngàn người chứng kiến hiện tượng lạ trong ngày đặc biệt này. Đức Mẹ đã truyền đạt cho ba trẻ và gởi đến cho nhân loại một thông điệp với ba mệnh lệnh:
-Hãy ăn năn đền tội
-Hãy siêng năng lần hạt Mân Côi
-Hãy tôn sùng Trái tim Vô nhiễm của Mẹ.
Với lòng kính mến Đức Trinh Nữ Maria, Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, và cũng để nhận lãnh ơn toàn xá trong dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra. Vào lúc 6.30pm chiều ngày 13.10.2017, giáo xứ Thánh Maximilian Kolbe Ottoway-Nam Úc, đã long trọng cử hành thánh lễ, chầu thánh thể, lần chuỗi Mân Côi và tiễn Mẹ Fatima để kết thúc chương trình 6 tháng liên tục tổ chức những thánh lễ, nghi thức phụng vụ giúp cho mọi tín hữu có cơ hội lãnh nhận ơn toàn xá.
Được quảng bá rộng rãi trên những phương tiện truyền thông địa phương và qua lời kêu gọi của cha Chánh xứ mà ngày Thứ sáu 13/10/2017 đã quy tụ đông đảo mọi tín hữu từ 3 cộng đồng sắc tộc chính là Ba Lan, Việt Nam và cộng đồng bản địa cư ngụ trong giáo xứ Ottoway và các vùng lân cận đến tham dự.
Buổi chiều mùa xuân Nam Úc nắng đẹp, các tín hữu đến tham dự đã lần lượt quy tụ về nhà thờ giáo xứ Ottoway với cảnh trí nhộn nhịp khác thường: biểu ngữ, cờ, hoa cùng với những bước chân hân hoan của đoàn người từ muôn phương tụ về.
Thánh lễ tạ ơn được bắt đầu với bài ca nhập lễ bằng tiếng Việt do ca đoàn Saint Patrick ca vang đón chào vị Chủ tế và phụng đoàn tiến lên bàn thờ.
Thánh lễ được diễn ra trong bầu khí thánh thiện, với khoảng trên 350 người tham dự, thật sốt sắng, bằng 3 ngôn ngữ có đông giáo dân hiện diện là: English, Việt Nam và Ba Lan.
Trong phần chia sẻ lời Chúa, qua bài tin mừng của Thánh Luca (11.15-26) cha chủ tế đã diễn giải ý nghĩa của bài tin mừng hôm nay: “Đức Giê-su là hiện thân của Thiên Chúa trên trần gian. Ngài biểu lộ quyền năng cứu thoát và tình yêu thương của Thiên Chúa qua lời rao giảng và các phép lạ Ngài làm. Việc Chúa trừ quỷ cho thấy: Ngài đến phá đổ quyền thống trị của Sa-tan để thiết lập vương quốc của Thiên Chúa. Qua bài chia sẻ, cha chủ tế nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra, Ngài cũng đề cập đến mỗi biến cố Đức Mẹ hiện ra đều mang một dấu chỉ và để lại ấn tượng kỳ diệu nơi mỗi người. Đức Mẹ muốn chúng ta tỏ lòng tôn sùng Thiên Chúa qua việc hoán cải đời sống và lần hạt Mân côi mỗi ngày một cách sốt sắng. Như vậy mới đem lại lợi ích hồn xác cho chúng ta và cầu nguyện cho hòa bình thế giới.”
Trong thánh lễ, những bài thánh ca thật sốt sáng, những lời nguyện tín hữu và những kinh nguyện phụng vụ đối đáp bằng 3 ngôn ngữ như cùng hoà chung một nhip yêu thương và kính tôn vô biên của cộng đoàn tham dự trong một bầu khí linh thiêng, kết hợp trong bí tích thánh thể nhiệm mầu.
Trong thánh lễ cha chủ tế đã làm phép tượng mẹ Fatima cho việc tôn vinh Đức Mẹ đến các gia đình và 200 lá cờ Đức Mẹ (cầm tay) do hội ái mộ cha Trương Bửu Diệp và một thân hữu từ bên VN gửi qua, trao tặng cho các tín hữu tham dự cầm tay khi đi rước kiệu và đem về nhà như một kỷ niệm với mẹ Fatima.
Cũng nhân dịp này cha chánh xứ đã đại diện giáo xứ Ottoway ngỏ lời cảm ơn ông bà hiệp sĩ Nguyễn Văn Tư & Kim Cương. Ngài đã trao tặng một “huân chương” Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II, vì ông bà đã cho mượn tượng lớn Đức Mẹ Fatima để tại nhà thờ trong suốt 6 tháng qua và dùng trong các cuộc rước trọng thể.
Sau thánh lễ là giờ chầu Thánh Thể, cha chủ tế đặt Mình Thánh Chúa trong mặt nhật hào quang trước sự chiêm ngưỡng sùng bái của bao tâm hồn thánh thiện luôn hướng tìm một tình yêu và sự tha thứ của trái tim nhân lành của Chúa Giêsu thánh thể.
Lồng trong giờ chầu thánh thể là tràng kinh Mân Côi năm chục mùa thương thật sốt sáng. Cộng đoàn cầu nguyện như đắm chìm trong những mầu nhiệm Mân Côi, để suy niệm về cuộc thương khó của Chúa qua từng chục kinh như lời Đức Mẹ nhắn nhủ: Hãy siêng năng lần hạt Mân côi và tôn sùng trái tim Mẹ. Kết thúc giờ chầu là phép lành thánh thể được ban phát cho mọi tín hữu với tâm tình thống hối ăn năn và ước mong ơn tha thứ để đón nhận ơn toàn xá.
Điểm đặc sắc trong dịp này cũng nhân tháng hoa kính Đức Mẹ theo truyền thống Việt Nam. Đoàn dâng hoa của sắc tộc Việt Nam đã dâng lên Mẹ những đóa hoa tươi thắm qua vũ điệu “dâng hoa kính Me” thật ngoạn mục, giúp cho những tín hữu tham dự thêm lòng sốt mến và nhất là những sắc tộc bạn say sưa chiêm ngưỡng và khen ngợi.
Sau thánh lễ tạ ơn là cuộc rước kiệu cung nghinh Mẹ Fatima. Tiếng trống khẩu vang lên rộn rã hòa lẫn với bài ca tụng Mẹ Fatima ngân vang báo hiệu giờ khởi hành rước kiệu bắt đầu.
Thứ tự đoàn rước bao gồm: Thánh Giá nến cao, cộng đoàn tín hữu cầm cờ Đức Mẹ trên tay, đoàn rước biểu tượng trành chuỗi Rosary (cộng đoàn Ba Lan), đội dâng hoa VN. Cha chủ sự (Fr. Marek) và phụng đoàn. Sau cùng là Kiệu Đức Mẹ và ca đoàn Saint Patrick.
Cuộc rước lần lượt theo thứ tự và nhịp nhàng khởi đi từ nhà thờ, quanh khuôn viên thánh đường, tiến sang hội trường Thánh giáo hoàng Gioan Phalô II.
Tại nơi đây, kiệu Đức Mẹ Fatima được an vị trên lễ đài chính, cha chủ sự và đoàn dâng hoa đăt những bình hoa tươi dưới chân Đức Mẹ để mọi người có thể chụp những tấm hình kỷ niệm cho mình và gia đình trong một dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima .
XEM HÌNH
https://photos.google.com/share/AF1QipNznTnI4piBA1HTyKNmZq0hbwsjIFkHgJ-DQVM7oxBMgDtmz2S5eWJNKeukYZ7RaQ?key=X2xBLXhxUFpXcU0ta0hPalgtU0JndGxVc21pSTdR
Cha Chủ sự làm phép của ăn và bắt đầu buổi tiệc liên hoan cho khoảng 300 người tham dự. Những thức ăn thuần tuý Việt Nam được thiết đãi, với sự đóng góp công sức của nhiều người trong giáo xứ. Đặc biệt phải kể đến sự góp phần ẩm thực của Hội Ái Mộ Cha Trương Bửu Diệp, hội bạn Thái Hà và những ân nhân người Việt đã rộng tay ủng hộ, góp phần tạo nên một bữa tiệc liên hoan thật ấm cúng, đậm đà và tràn đầy ý nghĩa yêu thương .
Thánh lễ tạ ơn và rước kiệu kết thúc vào lúc 10.00pm cùng ngày trong niềm hân hoan và mến nhớ của mọi người tham dự.
Giáo Đoàn Đức Mẹ Fatima Miller Sydney Mừng Bổn Mạng
Diệp Hải Dung.
20:39 15/10/2017
Sáng Chúa Nhật 15/10/2017 các Hội đoàn Đoàn thể của Giáo đoàn và quý quan khách Úc Việt đã đến nhà thờ St. Therese Miller Sydney tham dự Lễ mừng kính Đức Mẹ Fatima Quan Thầy của Giáo đoàn, Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.
Xem Hình
Mọi người tập trung tại khuôn viên nhà thờ. Cha Paulino Kolio Chính xứ xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ Fatima và cùng với quý Cha cung nghinh rước kiệu Thánh tượng Đức Mẹ vào Thánh đường, tất cả mọi Giáo dân sốt sắng và nghiêm trang trong cuộc kiệu dâng lên Đức Mẹ những kinh Mân Côi nguyện xin Mẹ chúc lành cho Gia Đình cho Giáo Đoàn.
Kiệu Thánh tượng Đức Mẹ về đến trước cửa nhà thờ, các em Thiếu Nhi Thánh Thể dâng lên Mẹ vũ khúc Ngàn Hoa Dâng Mẹ rất ngoạn mục và đặc sắc sau đó kiệu Thánh tượng Đức Mẹ tiến vào an vị trên cung thánh nhà thờ. Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Đặc trách Giáo Đoàn Miller ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và giới thiệu quý Cha Chính xứ Paulino Kolio, Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Đặng Đình Nên, Cha Bùi Quang Đạo và Cha Khách tham dự và cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng Bổn Mạng.
Trong bài giảng Cha Nguyễn Văn Tuyết nói về sức mạnh nhiệm mầu của kinh Mân Côi, dựa vào tông huấn Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II để đưa đến kết luận là Kinh Mân Côi luôn thích hợp cho mọi thời đại.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Paulino Kolio Chính xứ Miller lên ngỏ lời chúc mừng Lễ bổn mạng của Giáo đoàn và Cha cám ơn sự đóng góp của mọi người trong Giáo đoàn những năm tháng qua, đặc biệt Cha khen ngợi Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam rất có lòng sùng kính Đức Mẹ.
Kế tiếp Anh Trần Anh Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Lể Quan Thầy của Giáo đoàn, Ca đoàn và Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và nhân cơ hội trong ngày Lễ mừng Bổn Mạng của Giáo Đoàn hôm nay.
Sau cùng anh Đường Phước Lộc Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Miller lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng, đặc biệt là quý vị ân nhân đã góp công góp của trợ giúp cho Giáo đoàn tổ chức ngày Lễ bổn mạng hôm nay được mọi sự tốt đẹp hoàn mỹ.
Sau khi kết thúc Thánh lễ mọi người ở lại tham dự buổi liên hoan tại khuôn viên của nhà thờ và thưởng thức văn nghệ giúp vui do Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi trình diễn với những tiết mục Ca, Múa rất đậm tình quê hương và kết thúc bế mạc vào lúc 1.30pm
Diệp Hải Dung
Xem Hình
Mọi người tập trung tại khuôn viên nhà thờ. Cha Paulino Kolio Chính xứ xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ Fatima và cùng với quý Cha cung nghinh rước kiệu Thánh tượng Đức Mẹ vào Thánh đường, tất cả mọi Giáo dân sốt sắng và nghiêm trang trong cuộc kiệu dâng lên Đức Mẹ những kinh Mân Côi nguyện xin Mẹ chúc lành cho Gia Đình cho Giáo Đoàn.
Kiệu Thánh tượng Đức Mẹ về đến trước cửa nhà thờ, các em Thiếu Nhi Thánh Thể dâng lên Mẹ vũ khúc Ngàn Hoa Dâng Mẹ rất ngoạn mục và đặc sắc sau đó kiệu Thánh tượng Đức Mẹ tiến vào an vị trên cung thánh nhà thờ. Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Đặc trách Giáo Đoàn Miller ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và giới thiệu quý Cha Chính xứ Paulino Kolio, Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Đặng Đình Nên, Cha Bùi Quang Đạo và Cha Khách tham dự và cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng Bổn Mạng.
Trong bài giảng Cha Nguyễn Văn Tuyết nói về sức mạnh nhiệm mầu của kinh Mân Côi, dựa vào tông huấn Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II để đưa đến kết luận là Kinh Mân Côi luôn thích hợp cho mọi thời đại.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Paulino Kolio Chính xứ Miller lên ngỏ lời chúc mừng Lễ bổn mạng của Giáo đoàn và Cha cám ơn sự đóng góp của mọi người trong Giáo đoàn những năm tháng qua, đặc biệt Cha khen ngợi Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam rất có lòng sùng kính Đức Mẹ.
Kế tiếp Anh Trần Anh Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Lể Quan Thầy của Giáo đoàn, Ca đoàn và Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và nhân cơ hội trong ngày Lễ mừng Bổn Mạng của Giáo Đoàn hôm nay.
Sau cùng anh Đường Phước Lộc Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Miller lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng, đặc biệt là quý vị ân nhân đã góp công góp của trợ giúp cho Giáo đoàn tổ chức ngày Lễ bổn mạng hôm nay được mọi sự tốt đẹp hoàn mỹ.
Sau khi kết thúc Thánh lễ mọi người ở lại tham dự buổi liên hoan tại khuôn viên của nhà thờ và thưởng thức văn nghệ giúp vui do Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi trình diễn với những tiết mục Ca, Múa rất đậm tình quê hương và kết thúc bế mạc vào lúc 1.30pm
Diệp Hải Dung
Thông Báo
Nghi lễ an táng Đức ông Phêrô Nguyễn Đức Tiến
Trung tâm CGVN Orange
13:29 15/10/2017
Thứ Tư, ngày 18 tháng 10: Thánh Lễ vào lúc 9:00 sáng tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam của Giáo Phận Orange.
Sau đó linh cữu sẽ được quàn tại Trung Tâm Công Giáo suốt ngày Thứ Tư, từ 9:00 giờ sáng đến 9:00 giờ tối.
Vào lúc 6:00 giờ chiều cùng ngày sẽ có thêm một Thánh Lễ được cử hành cũng tại TTCG.
Thứ Năm, ngày 19 tháng 10, linh cữu sẽ được quàn tại Nhà Thờ St. Barbara từ 3:00 giờ chiều
và sau đó sẽ là Thánh Lễ Vọng An Táng vào lúc 6:00 giờ chiều, cũng tại Nhà Thờ St. Barbara.
Thứ Sáu, ngày 20 tháng 10: Thánh lễ An Táng lúc 10:00 giờ sáng tại Nhà Thờ St. Barbara,
và sau đó linh cữu sẽ được an nghỉ tại Nghĩa Trang Chúa Chiên Lành (Good Shephard Cemetery).