Phụng Vụ - Mục Vụ
Hiểu lầm
Lm Vũđình Tường
05:29 16/10/2009
Nghe lầm, hiểu lầm xảy ra cho mọi lứa tuổi, tầng lớp. Lắng nghe để học hỏi, cảm thông, nhận biết. Không nghe thì thôi, đã nghe thế nào cũng có lúc nghe sai, không thể tránh khỏi.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến thính giác. Mạnh khoẻ, tỉnh táo nghe chính xác hơn khi mệt mỏi, đau bệnh. Giọng quen thuộc dễ nắm bắt ý chính hơn giọng lạ.
Nói thong thả dễ hiểu hơn nói nhanh. Nói thẳng hễ hiểu hơn nói mánh hay dụ ngôn.
Trình bày vấn đề trong sáng, mạch lạc, khúc chiết giúp người nghe hiểu dễ hơn.
Nghe đề tài thông thường, quen thuộc dễ hiểu hơn đề tài phức tạp, xa lạ.
Đề tài trừu tượng, cần tưởng tượng, suy đoán, vượt quá trí hiểu dễ hiểu sai. Đây là vấn nạn, phức tạp cho cả người nghe lẫn người trình bày.
Các tông đồ nghe Chúa giảng Kinh Thánh lúc hiểu sai, lúc không rõ. Có trường hợp hiểu trái điều Chúa dậy vì giáo huấn của Chúa quá mới lạ, ngoài sức tưởng tượng của các ông. Hiểu lầm gây nên bởi định chế xã hội. Phần khác do giới hạn của trí khôn. Không phải tất cả lí luận hợp lí luôn đúng, phù hợp niềm tin. Niềm tin vượt lên trên khối óc. Đức tin non, yếu, thiếu chiều sâu dễ bị kẻ khác lợi dụng, lung lạc niềm tin.
Định chế xã hội
Cuộc sống mỗi người ảnh hưởng bởi các định chế xã hội, nơi sinh ra và lớn lên. Chúng bàng bạc trong cuộc sống, liên quan đến nếp sống, xã giao, phép lịch sự, cách ăn, nết uống và ngay cả trong thơ phú và âm nhạc. Một cách nào đó chúng ảnh hưởng đến cách nhìn, lối sống, suy nghĩ và nhận xét của con người.
Định chế xã hội vì thế hội đủ hai yếu tố: truyền thống và văn hóa. Văn hoá và truyền thống đóng vai trò nối kết giữa thế hệ hiện tại với quá khứ và tương lai. Truyền thống mang sức sống cho xã hội. Tự chúng không thể sống mà sống dựa, nhờ vào con người. Phán đoán dựa vào văn hoá và định chế xã hội làm nền tảng. Chúng giúp đưa ra nhận định, chọn lựa, phân biệt đúng sai, phải trái, nghe hay không, chấp nhận hay loại bỏ ý kiến, tư tưởng mới, bao gồm cả chọn lựa niềm tin.
Định chế xã hội và văn hoá đều là sản phẩm của con người. Sản phẩm con người chế tạo luôn ngầm chứa những bất toàn. Biết thế nhưng vẫn phải dựa vào chúng để nhận xét. Con người không còn chọn lựa nào tốt hơn. Chọn lựa, hướng dẫn trái nghịch với định kiến văn hoá đương thời sẽ gặp phải chống đối, kết án. Thay đổi những định kiến này hẳn không thể một sớm, một chiều, mà cần rất nhiều thời gian.
Giáo huấn của Đức Kitô bị chống đối, hiểu lầm, nhận những kết án gắt gao từ giới lãnh đạo đền thờ. Họ kết án Ngài phản lại truyền thống của tiền nhân vì giáo huấn của Chúa đưa ra điều mới lạ, giải thích trái với lối giải thích truyền thống.
Đường lối xã hội
Các tông đồ thường lầm lẫn giữa ánh sáng đức tin và hướng dẫn truyền thống. Theo truyền thống kẻ lãnh đạo có quyền hành trong tay, lắm lợi, nhiều lộc. Giacôbê và Gioan xin ngồi bên tay trái và tay phải Đức Kitô vì các ông muốn lợi danh.
Các tông đồ khác không hài lòng, cũng vì lợi danh, ghen tức. Chung lối suy nghĩ. Các ông tin là muốn chiến thắng phải dùng đến sức mạnh, quyền bính: mạnh được, yếu thua. Vì thế muốn chiến thắng phải chiến đấu, giành giật và ngay cả dùng thủ đoạn.
Đường lối Chúa
Đức Kitô đáp lại các Tông đồ bằng phương thức riêng của Ngài. Một phương thức khác lạ, trái ngược với khôn ngoan loài người. Phương thức mà loài người chê là dại dột. Đường lối tân thời, không theo khuôn mẫu định sẵn của xã hội gây nên hiểu lầm cho các tông đồ và những kẻ tin theo Đức Kitô.
‘Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người’. c.45
Hiến mạng sống làm giá chuộc không phải là cách tranh đấu của chính trị gia, của các lãnh tụ xã hội. Theo xã hội, hy sinh, làm giá chuộc cho người lãnh đạo bắt đầu từ kẻ nhỏ, dưới quyền. Người lãnh đạo nói là hy sinh thực ra là hưởng lợi. Đường lối Đức Kitô trái lại dậy hy sinh bắt đầu từ người lãnh đạo. Đứng mũi, chịu sào cho cả con tầu. Là người giữ cửa chuồng chiên bảo vệ đàn chiên. Đức Kitô thể hiện tình yêu thương bằng tự nguyện chết trên thập giá để biệu lộ tình Chúa yêu ta.
Phương thế lãnh đạo của Ngài là phục vụ, làm đầy tớ cho anh em.
Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em. Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. c.42
Đường Chúa đi
Tình thương, lòng mến thể hiện qua từng hơi thở mệt mỏi, từng bước chân vấp té, vai thập giá đè nặng, mắt đẫm lệ nhoà. Toàn thân run lên, oằn oại sau mỗi roi đòn quất mạnh của bọn lính canh. Trong hoàn cảnh đó mà vẫn trung tín, vẫn giữ trọn câu thề, vẫn thương mến, vẫn thứ tha và vẫn muốn phục vụ. Đó mới là yêu thương chân thành, lòng mến thiết tha. Ngoài cách đó ra khó tìm được cách nào khác vẹn toàn hơn, bộc lộ tấm lòng chân thành từ bên trong.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến thính giác. Mạnh khoẻ, tỉnh táo nghe chính xác hơn khi mệt mỏi, đau bệnh. Giọng quen thuộc dễ nắm bắt ý chính hơn giọng lạ.
Nói thong thả dễ hiểu hơn nói nhanh. Nói thẳng hễ hiểu hơn nói mánh hay dụ ngôn.
Trình bày vấn đề trong sáng, mạch lạc, khúc chiết giúp người nghe hiểu dễ hơn.
Nghe đề tài thông thường, quen thuộc dễ hiểu hơn đề tài phức tạp, xa lạ.
Đề tài trừu tượng, cần tưởng tượng, suy đoán, vượt quá trí hiểu dễ hiểu sai. Đây là vấn nạn, phức tạp cho cả người nghe lẫn người trình bày.
Các tông đồ nghe Chúa giảng Kinh Thánh lúc hiểu sai, lúc không rõ. Có trường hợp hiểu trái điều Chúa dậy vì giáo huấn của Chúa quá mới lạ, ngoài sức tưởng tượng của các ông. Hiểu lầm gây nên bởi định chế xã hội. Phần khác do giới hạn của trí khôn. Không phải tất cả lí luận hợp lí luôn đúng, phù hợp niềm tin. Niềm tin vượt lên trên khối óc. Đức tin non, yếu, thiếu chiều sâu dễ bị kẻ khác lợi dụng, lung lạc niềm tin.
Định chế xã hội
Cuộc sống mỗi người ảnh hưởng bởi các định chế xã hội, nơi sinh ra và lớn lên. Chúng bàng bạc trong cuộc sống, liên quan đến nếp sống, xã giao, phép lịch sự, cách ăn, nết uống và ngay cả trong thơ phú và âm nhạc. Một cách nào đó chúng ảnh hưởng đến cách nhìn, lối sống, suy nghĩ và nhận xét của con người.
Định chế xã hội và văn hoá đều là sản phẩm của con người. Sản phẩm con người chế tạo luôn ngầm chứa những bất toàn. Biết thế nhưng vẫn phải dựa vào chúng để nhận xét. Con người không còn chọn lựa nào tốt hơn. Chọn lựa, hướng dẫn trái nghịch với định kiến văn hoá đương thời sẽ gặp phải chống đối, kết án. Thay đổi những định kiến này hẳn không thể một sớm, một chiều, mà cần rất nhiều thời gian.
Giáo huấn của Đức Kitô bị chống đối, hiểu lầm, nhận những kết án gắt gao từ giới lãnh đạo đền thờ. Họ kết án Ngài phản lại truyền thống của tiền nhân vì giáo huấn của Chúa đưa ra điều mới lạ, giải thích trái với lối giải thích truyền thống.
Đường lối xã hội
Các tông đồ thường lầm lẫn giữa ánh sáng đức tin và hướng dẫn truyền thống. Theo truyền thống kẻ lãnh đạo có quyền hành trong tay, lắm lợi, nhiều lộc. Giacôbê và Gioan xin ngồi bên tay trái và tay phải Đức Kitô vì các ông muốn lợi danh.
Các tông đồ khác không hài lòng, cũng vì lợi danh, ghen tức. Chung lối suy nghĩ. Các ông tin là muốn chiến thắng phải dùng đến sức mạnh, quyền bính: mạnh được, yếu thua. Vì thế muốn chiến thắng phải chiến đấu, giành giật và ngay cả dùng thủ đoạn.
Đường lối Chúa
Đức Kitô đáp lại các Tông đồ bằng phương thức riêng của Ngài. Một phương thức khác lạ, trái ngược với khôn ngoan loài người. Phương thức mà loài người chê là dại dột. Đường lối tân thời, không theo khuôn mẫu định sẵn của xã hội gây nên hiểu lầm cho các tông đồ và những kẻ tin theo Đức Kitô.
‘Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người’. c.45
Phương thế lãnh đạo của Ngài là phục vụ, làm đầy tớ cho anh em.
Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em. Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. c.42
Đường Chúa đi
Tình thương, lòng mến thể hiện qua từng hơi thở mệt mỏi, từng bước chân vấp té, vai thập giá đè nặng, mắt đẫm lệ nhoà. Toàn thân run lên, oằn oại sau mỗi roi đòn quất mạnh của bọn lính canh. Trong hoàn cảnh đó mà vẫn trung tín, vẫn giữ trọn câu thề, vẫn thương mến, vẫn thứ tha và vẫn muốn phục vụ. Đó mới là yêu thương chân thành, lòng mến thiết tha. Ngoài cách đó ra khó tìm được cách nào khác vẹn toàn hơn, bộc lộ tấm lòng chân thành từ bên trong.
Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Từ ngày 16 đến 31.10.2009
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
06:24 16/10/2009
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH
Từ ngày 16-10 đến 31-10-2009
Ngày 16-10-09: Khi bạn xét đoán người khác, mà bạn cũng làm như họ, thì bạn tự kết án chính mình. (Rom 2, 1)
Tôi cũng không hơn gì người ngoại giáo, Lề Luật không cứu được tôi, vì tôi chỉ biết Luật không đủ, tôi còn phải thi hành Luật nữa.
Ngày 17-10-09: Hay là bạn coi thường lòng Chúa vô cùng nhân hậu, khoan dung, đại lượng, mà không nhận ra rằng: Thiên Chúa nhân hậu là để thúc giục bạn hối cải sao? (Rom 2, 4)
Phép Cắt bì chỉ có giá trị đối với Thiên Chúa là giữ tâm hồn ngay thẳng. Xin giúp con thấy lòng Chúa xót thương, để thật lòng sám hối.
Ngày 18-10-09: Thế nhưng lòng bạn chai đá không chịu hối cải, … cơn thịnh nộ của Thiên Chúa chồng chất trên đầu bạn. (Rom 2, 5)
Hối cải là thay đổi cách suy nghĩ hành động để… trở về với Chúa. Tôi quyết đoạn tuyệt với qúa khứ, để xứng đáng Chúa xót thương.
Ngày 19-10-09: Vì thế, khi đến với anh em, tôi thấy mình yếu kém, sợ sệt và run rẩy. (1 Cor 2, 3)
Đây là thái độ khiêm tốn và kính cẩn của Phaolô khi mới đến Côrintô. Xin cho con thấy nhỏ bé trước sự cao cả của Thiên Chúa.
Ngày 20-10-09: Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn; nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng của Thiên Chúa. (1 Cor 2, 4)
Thánh Phaolô luôn nhờ vào sức mạnh của Thánh Linh trong lúc giảng. Tôi tin tưởng vào Thần Khí dẫn dắt trong suy nghĩ hành động.
Ngày 21-10-09: Có vậy, đức tin của anh em mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm, nhưng dựa vào Thiên Chúa. (1Cor 2, 5)
Phaolô khước từ sự khôn khéo hấp dẫn, chỉ tin vào phàm tục. Tôi luôn dựa vào quyền năng của Thánh Linh trong khi truyền giảng.
Ngày 22-10-09: Chúa là Thần Khí, và ở đâu có Thần Khí của Thiên Chúa, thì ở đó có tự do. (2Cor 3, 17)
Thần Khí dạy tôi hiểu Kinh Thánh và cho tôi được tự do với chữ viết của Lề Luật.. Tôi lắng nghe tiếng Chúa nói trong mọi hoàn cảnh.
Ngày 23-10-09: Tất cả chúng ta, mặt không che màn, phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương, như vậy chúng ta được biến đổi…,do bởi tác động của Thiên Chúa là Thần Khí. (2Cor 3,18)
Thời ông Mô-sê không làm được; nhưng nay nhờ Đức Kitô có thể làm được, là con người chiêm ngắm, chiếu toả vinh quang của Chúa.
Ngày 24-10-09: Vì Thiên Chúa đoái thương giao cho chúng tôi công việc phục vụ, nên chúng tôi không sờn lòng nản chí. (2Cor 4, 1)
Cần mạnh dạn, không nhát sợ và kiên trì khi rao giảng Lời Chúa. Tôi quyết tâm không sợ khó khăn cho mình khi nói về Đức Kitô.
Ngày 25-10-09: Quả thế, không phàm nhân nào sẽ được nên công chính vì làm những gì luật dạy. (Gl 2, 16) - Luật dạy người ta sống cách lương thiện, nhưng không thể trở thành thụ tạo mới. Chỉ có tin vào Đức Kitô Đấng đã chết cho tội mới ban sự sống mới cho tôi.
Ngày 26-10-09: Tại vì Lề Luật mà tôi đã chết đối với Lề Luật, để sống cho Thiên Chúa…(Gl 2, 19) - Đức Kitô đã bị kết án phải chết chiếu theo Luật, chết bởi phán quyết của Luật vì nói là phá Đền Thờ. Tôi đã cùng chết với Đức Kitô là sống theo Luật của Thánh Thần.
Ngày 27-10-09: Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. (Gl 2, 20) - Nhờ đức tin đòi hỏi tôi quy hướng mọi hoạt động vào Đức Kitô. Vì thế tôi sẽ sống giống như Người.
Ngày 28-10-09: Thiên Chúa đã cho chúng ta cùng được sống lại và cùng ngự trị với Đức Giêsu Kitô trên cõi trời. (Ep 2, 6)
Khi chịu phép rửa bạn đã được liên kết với Chúa Giêsu trong ân sủng. Bạn được chia sẻ và cùng sống lại vinh quang với Người.
Ngày 29-10-09: Chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ, đây không phải là bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa. (Ep 2, 8) - Tôi luôn luôn tạ ơn cứu độ của Thiên Chúa đã ban nhưng không cho tôi, do lòng thương xót bao la của Người.
Ngày 30-10-09: Chúng ta là tác phẩm của Thiên Chúa, chúng ta được dựng nên trong Đức Giêsu Kitô, để sống mà thực hiện công trình tôt đẹp Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta. (Ep 2, 10)
Mọi người trong Giáo hội cũng như xã hội này, chính là công trình của Thiên Chúa dựng nên để phục vụ cho nhân loại. Tôi luôn tôn trọng, đón nhận và cùng hợp tác để xây dựng Nước Chúa ở trần gian.
Ngày 31-10-09: Trước kia anh em là dân ngoại trong thân xác, bị kẻ mệnh danh là “giới cắt bì”; nhưng cắt bì trong thân xác, do tay người phàm…(Ep 2, 11) - Theo Phaolô thì phép cắt bì của họ chỉ do loài người thực hiện, một hành động cắt xén bên ngoài, không có hành động bên trong(cắt bì tâm hồn) bởi Thiên Chúa. Chỉ có đức tin mới thật sự làm trọn mối liên hệ với Thiên Chúa.(x. Rom 2,28-29)
Phó tế: GB Nguyễn văn Định
Từ ngày 16-10 đến 31-10-2009
Ngày 16-10-09: Khi bạn xét đoán người khác, mà bạn cũng làm như họ, thì bạn tự kết án chính mình. (Rom 2, 1)
Tôi cũng không hơn gì người ngoại giáo, Lề Luật không cứu được tôi, vì tôi chỉ biết Luật không đủ, tôi còn phải thi hành Luật nữa.
Ngày 17-10-09: Hay là bạn coi thường lòng Chúa vô cùng nhân hậu, khoan dung, đại lượng, mà không nhận ra rằng: Thiên Chúa nhân hậu là để thúc giục bạn hối cải sao? (Rom 2, 4)
Phép Cắt bì chỉ có giá trị đối với Thiên Chúa là giữ tâm hồn ngay thẳng. Xin giúp con thấy lòng Chúa xót thương, để thật lòng sám hối.
Ngày 18-10-09: Thế nhưng lòng bạn chai đá không chịu hối cải, … cơn thịnh nộ của Thiên Chúa chồng chất trên đầu bạn. (Rom 2, 5)
Hối cải là thay đổi cách suy nghĩ hành động để… trở về với Chúa. Tôi quyết đoạn tuyệt với qúa khứ, để xứng đáng Chúa xót thương.
Ngày 19-10-09: Vì thế, khi đến với anh em, tôi thấy mình yếu kém, sợ sệt và run rẩy. (1 Cor 2, 3)
Đây là thái độ khiêm tốn và kính cẩn của Phaolô khi mới đến Côrintô. Xin cho con thấy nhỏ bé trước sự cao cả của Thiên Chúa.
Ngày 20-10-09: Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn; nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng của Thiên Chúa. (1 Cor 2, 4)
Thánh Phaolô luôn nhờ vào sức mạnh của Thánh Linh trong lúc giảng. Tôi tin tưởng vào Thần Khí dẫn dắt trong suy nghĩ hành động.
Ngày 21-10-09: Có vậy, đức tin của anh em mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm, nhưng dựa vào Thiên Chúa. (1Cor 2, 5)
Phaolô khước từ sự khôn khéo hấp dẫn, chỉ tin vào phàm tục. Tôi luôn dựa vào quyền năng của Thánh Linh trong khi truyền giảng.
Ngày 22-10-09: Chúa là Thần Khí, và ở đâu có Thần Khí của Thiên Chúa, thì ở đó có tự do. (2Cor 3, 17)
Thần Khí dạy tôi hiểu Kinh Thánh và cho tôi được tự do với chữ viết của Lề Luật.. Tôi lắng nghe tiếng Chúa nói trong mọi hoàn cảnh.
Ngày 23-10-09: Tất cả chúng ta, mặt không che màn, phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương, như vậy chúng ta được biến đổi…,do bởi tác động của Thiên Chúa là Thần Khí. (2Cor 3,18)
Thời ông Mô-sê không làm được; nhưng nay nhờ Đức Kitô có thể làm được, là con người chiêm ngắm, chiếu toả vinh quang của Chúa.
Ngày 24-10-09: Vì Thiên Chúa đoái thương giao cho chúng tôi công việc phục vụ, nên chúng tôi không sờn lòng nản chí. (2Cor 4, 1)
Cần mạnh dạn, không nhát sợ và kiên trì khi rao giảng Lời Chúa. Tôi quyết tâm không sợ khó khăn cho mình khi nói về Đức Kitô.
Ngày 25-10-09: Quả thế, không phàm nhân nào sẽ được nên công chính vì làm những gì luật dạy. (Gl 2, 16) - Luật dạy người ta sống cách lương thiện, nhưng không thể trở thành thụ tạo mới. Chỉ có tin vào Đức Kitô Đấng đã chết cho tội mới ban sự sống mới cho tôi.
Ngày 26-10-09: Tại vì Lề Luật mà tôi đã chết đối với Lề Luật, để sống cho Thiên Chúa…(Gl 2, 19) - Đức Kitô đã bị kết án phải chết chiếu theo Luật, chết bởi phán quyết của Luật vì nói là phá Đền Thờ. Tôi đã cùng chết với Đức Kitô là sống theo Luật của Thánh Thần.
Ngày 27-10-09: Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. (Gl 2, 20) - Nhờ đức tin đòi hỏi tôi quy hướng mọi hoạt động vào Đức Kitô. Vì thế tôi sẽ sống giống như Người.
Ngày 28-10-09: Thiên Chúa đã cho chúng ta cùng được sống lại và cùng ngự trị với Đức Giêsu Kitô trên cõi trời. (Ep 2, 6)
Khi chịu phép rửa bạn đã được liên kết với Chúa Giêsu trong ân sủng. Bạn được chia sẻ và cùng sống lại vinh quang với Người.
Ngày 29-10-09: Chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ, đây không phải là bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa. (Ep 2, 8) - Tôi luôn luôn tạ ơn cứu độ của Thiên Chúa đã ban nhưng không cho tôi, do lòng thương xót bao la của Người.
Ngày 30-10-09: Chúng ta là tác phẩm của Thiên Chúa, chúng ta được dựng nên trong Đức Giêsu Kitô, để sống mà thực hiện công trình tôt đẹp Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta. (Ep 2, 10)
Mọi người trong Giáo hội cũng như xã hội này, chính là công trình của Thiên Chúa dựng nên để phục vụ cho nhân loại. Tôi luôn tôn trọng, đón nhận và cùng hợp tác để xây dựng Nước Chúa ở trần gian.
Ngày 31-10-09: Trước kia anh em là dân ngoại trong thân xác, bị kẻ mệnh danh là “giới cắt bì”; nhưng cắt bì trong thân xác, do tay người phàm…(Ep 2, 11) - Theo Phaolô thì phép cắt bì của họ chỉ do loài người thực hiện, một hành động cắt xén bên ngoài, không có hành động bên trong(cắt bì tâm hồn) bởi Thiên Chúa. Chỉ có đức tin mới thật sự làm trọn mối liên hệ với Thiên Chúa.(x. Rom 2,28-29)
Phó tế: GB Nguyễn văn Định
Xin cho ai nhìn con... được trông thấy Đức Mẹ
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
07:44 16/10/2009
Một ngày tháng Năm năm 1945 một thiếu nữ diễm kiều quỳ nơi nhà nguyện Nữ Tu Kín Bác Ái. Cô gái quỳ thật nghiêm trang và cầu nguyện thật sốt sắng. Bỗng cô thì thầm:
- Thưa Đức Mẹ Bé Nhỏ của con, xin Mẹ ban cho con ơn gọi tu dòng!
Vừa cầu xong cô bỗng giật mình đánh thót một cái! Cô giơ ngón tay trỏ đặt trên môi trong dáng điệu hốt hoảng. Cô gái thì thầm:
- Chết rồi, nếu Đức Mẹ MARIA nhận lời mình xin thật thì sao?
Cô biết rõ Đức Chúa GIÊSU KITÔ không bao giờ từ chối điều gì với Đức Mẹ MARIA. Chúa ơi, làm sao bây giờ??? Nghĩ thế nhưng cô thiếu nữ mĩm cười duyên dáng. Cô tự nhủ:
- Không sao! Mình sẽ làm theo ý Đức Mẹ MARIA muốn. Như thế mình sẽ bình an. Trong tay Đức Mẹ là nơi nương náu vững vàng nhất.
Cô thiếu nữ trên là Maria Teresa González-Quevedo, ái nữ bác sĩ Callisto và bà Maria. Trong gia đình, mọi người âu yếm gọi cô bằng tên Teresita.
Teresita chào đời Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh 14-4-1930, tại thủ đô Madrid, nước Tây Ban Nha.. Teresita là con út trong gia đình có 3 con: 1 trai 2 gái. Cha mẹ Teresita là tín hữu Công Giáo có lòng đạo đức sâu xa và thuộc dòng tộc vừa sang giàu vừa trí thức. Đặc biệt phía gia đình ông Callisto có ba anh em đã can đảm đổ máu làm chứng cho Đức Tin Công Giáo trong thời nội chiến Tây Ban Nha: 1936-1939. Teresita còn có hai Bác là Linh Mục dòng Tên và Bà Cô là Bề Trên đan viện Kín Bác Ái.
Trong bầu khí vừa sang giàu vừa đạo đức Teresita lớn lên và tươi nở như đóa hoa. Cô gái thật hồn nhiên yêu đời. Đôi lúc trông thấy cô người ta có cảm tưởng trông thấy một thiên thần, bởi dáng vẻ ngây thơ trong trắng của cô. Teresita rất thẳng thắn, tốt bụng và thích cầu nguyện. Đôi mắt cô thường ngước nhìn ảnh thánh Đức Mẹ MARIA. Ngay từ thơ bé, ông Callisto đã dạy cho con gái yêu lời nguyện:
- Lạy Mẹ là Bà Chúa và là Mẹ con, con xin dâng hiến toàn thân con cho Mẹ, và để biểu lộ lòng con kính mến Mẹ, con xin dâng Mẹ ngày hôm nay: đôi mắt con, đôi tai con, miệng lưỡi con, trái tim con, thân xác con và trót mình con. Và vì con thuộc về Mẹ nên xin Mẹ gìn giữ bảo vệ con như vật sở hữu của Mẹ.
Lời nguyện trở thành lời cầu ưa thích nhất của Teresita. Cô bé đọc chung với Ba Mẹ rồi đọc riêng trước ảnh thánh Đức Mẹ MARIA.. Cô bé như biết hưởng nếm trước niềm hạnh phúc thật của thiên quốc.
Teresita thích chạy chơi suốt ngày không biết chán. Nhưng khi chiều đến đôi khi cô bé mệt nhừ. Theo thói quen lành thánh trong gia đình ông bà Callisto, mọi người lần hạt Mân Côi trước khi lên giường ngủ. Một hôm, bé Teresita nói với thân phụ:
- Ba à, con mệt và buồn ngủ quá, nên con không lần hạt Mân Côi được đâu!
Ông Callisto âu yếm nói với con:
- Không sao! Con đọc 3 Kinh Kính Mừng rồi lên giường ngủ bằng an.
Teresita sung sướng đọc 3 Kinh Kính Mừng rồi ngủ một giấc thần tiên!
Cứ thế Teresita hồn nhiên lớn lên trong bầu khí đầm ấm và thánh thiện của gia đình. Teresita rất thương yêu các trẻ em nghèo. Cô bé thường đem thức ăn phân phát cho chúng.
Năm 13 tuổi, Teresita ghi tên gia nhập Hội Con Đức Mẹ, quyết tâm sống theo gương mẫu Đức Mẹ MARIA, hoàn toàn tuân phục thánh ý THIÊN CHÚA và dấn thân mang Đức Chúa GIÊSU KITÔ cho người khác bằng chính đời sống và lời nói của mình. Ngày 13-12-1944 Teresita đọc lời dâng hiến trong Hội Con Đức Mẹ:
- Lạy Mẹ, con xin tận hiến cho Mẹ. Xin Mẹ nhận con làm con Mẹ. Xin Mẹ hướng dẫn bước con đi. Xin Mẹ che chở con khỏi kẻ thù. Xin Mẹ giúp con sống hoàn hảo cuộc sống đời này theo đúng chương trình của Chúa.
Từ đó, Teresita sống trong niềm vui, hạnh phúc tràn đầy. Như bao thiếu nữ con nhà giàu khác của thủ đô Madrid, Teresita rất thích mặc đẹp theo đúng thời trang, đọc sách giải trí và du lịch dạo chơi đây đó. Tuy nhiên, trong kín ẩn tâm hồn, Teresita biết rõ mình được Đức Mẹ MARIA yêu thương dẫn dắt cách riêng. Cô xin khắc trên mặt trái ảnh đeo Đức Mẹ MARIA của cô khẩu hiệu ”Lạy Mẹ, xin cho ai nhìn con được thấy Mẹ”.
Sau thời niên thiếu vui tươi và hạnh phúc, Teresita bắt đầu nghĩ đến chuyện dâng mình cho Chúa trong dòng Kín. Là con cưng của gia đình giàu có cô không khỏi gặp nhiều khó khăn và chống đối về phía gia đình, nhất là thân mẫu. Teresita chọn ngày Lễ Hiển Linh 7-1-1948 - tròn 18 tuổi - để bày tỏ ý định với thân phụ và gia đình.
Sau bữa ăn trưa ông Callisto vào phòng nghỉ. Teresita gõ cửa vào phòng Ba. Cô quỳ xuống trước mặt Ba, nắm lấy tay Ba và nói:
- Thưa Ba, con muốn xin phép Ba vào Nhà Kín.
Bác sĩ Callisto im lặng hồi lâu. Rồi ông cất tiếng nói:
- Teresita cưng, con có ý thức rõ điều con nói với Ba không??? Con ưa thích tự do, dạo chơi đây đó. Con có đông bạn bè và thích mặc đúng thời trang???
Teresita thưa:
- Ba à, con không còn thích mấy thứ đó nữa!
Ông Callisto nhấn mạnh:
- Nhưng con có hiểu là con bước vào cuộc sống đầy hy sinh khắc khổ không?
Teresita can đảm thưa:
- Con biết rõ và chính vì thế mà con muốn chọn cuộc sống này.
Ông Callisto hỏi câu cuối:
- Cha Giải Tội của con bảo sao?
Teresita đáp:
- Cha nói là con có ơn gọi Nhà Kín thật!
Ông Callisto im lặng. Rồi ông hỏi:
- Con dự định xin vào Nhà Kín khi nào?
Teresita thưa:
- Tháng Hai!
Nắm chặt tay đứa con gái cưng, ông Callisto kết thúc:
- Chúng ta cùng đi báo tin cho Mẹ con biết.
Ngay buổi chiều hôm ấy toàn gia đình nhà González-Quevedo biết tin cô Teresita chuẩn bị vào Nhà Kín. Không bao lâu sau toàn Madrid chuyền miệng nhau tin ái nữ bác sĩ Callisto sẽ gia nhập Đan Viện Kín.
Đúng ngày 23-2-1948, ông Callisto cùng con trai lớn đưa Teresita vào dòng. Nơi ngưỡng cửa đan viện, ông Callisto ôm hôn con và nói:
- Vĩnh biệt con cưng. Ba khuyên con hãy trở thành vị thánh!
Nước mắt lưng tròng nhưng dáng điệu quả quyết Teresita đáp:
- Vâng, con sẽ làm như lời Ba dạy!
Từ nay khởi hành những ngày trầm lặng và chiêm niệm. Teresita không sợ hãi cũng không do dự. Cô quyết định vào đây không phải chỉ để cứu linh hồn mình nhưng còn để cứu linh hồn anh chị em khác bằng lời cầu nguyện và đời sống chay tịnh. Sau hai ngày gia nhập đan viện Teresita bắt đầu ghi lại cố gắng và quyết tâm nên thánh. Cô viết:
- Trước hết, con muốn loại bỏ những gì không đẹp lòng Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Hôm nay là ngày đầu tiên con giặt đồ. Vừa giặt con vừa nghĩ đến Đức Mẹ. Ngày xưa Đức Mẹ MARIA từng giặt dũ chăm sóc áo mặc cho Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng. Con kết hiệp mật thiết với Đức Mẹ MARIA. . Mỗi ngày qua trong đan viện là một ngày hồng phúc. Con nghĩ sẽ được an bình trong giờ chết.
Thời gian trôi nhanh. Ngày lễ Sinh Nhật Đức Mẹ MARIA, Teresita lãnh tu phục dòng Kín và bắt đầu năm tập. Từ nay cô thiếu nữ giàu sang mỹ miều mang tên Maria Teresa Đức Chúa GIÊSU KITÔ.
Nhưng rồi thử thách xuất hiện. Tháng 5 năm 1949 Chị Maria Teresa bắt đầu bị ho dai dẵng và sức khoẻ yếu dần. Thì ra Chị bị sưng phổi. Ngay những ngày đầu liệt giường Chị Maria hiểu rằng từ đây Thánh Giá Đức Chúa GIÊSU KITÔ sẽ là bạn đồng hành. Trong thầm lặng và trong kinh nguyện Chị Maria Teresa kết hiệp với Đức Mẹ MARIA và dâng hiến từng ngày lên THIÊN CHÚA.
Một ngày Bác Linh Mục dòng Tên nói với Chị Maria Teresa:
- Bác nghĩ cháu không nên vào dòng quá trẻ!
Chị Maria Teresa đáp:
- Nhưng mà chúng ta phải dâng hiến THIÊN CHÚA tuổi xuân trong trắng!
Bác nhấn mạnh:
- Bác đồng ý! Tuy nhiên, Bác biết rằng cuộc sống dòng Kín quá khắc khổ đối với cháu!
Chị Maria Teresa nghiêm trang đáp lại:
- Cháu cũng biết rõ cháu không vào Nhà Kín để chơi dương cầm!
Chứng sưng phổi mỗi ngày một trầm trọng và các bác sĩ thấy rằng Chị Maria Teresa không thoát hiểm nguy. Bề Trên quyết định cho Chị tuyên khấn, như thế Chị Maria Teresa sẽ được diễm phúc trở thành nữ tu dòng Kín thực thụ.
Ngày 24-1-1950, Chị Maria Teresa chính thức tuyên khấn trên giường bệnh và 3 tháng sau - 8-4-1950 - cũng là Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, Chị Maria Teresa êm ái trút hơi thở cuối cùng sau khi nói lớn tiếng:
- Lạy Mẹ của con, xin Mẹ đến rước con mang con về Trời với Mẹ. . Lạy Mẹ xin hãy làm như ý Mẹ muốn. . Ôi đẹp quá!
4 năm sau khi Chị Maria Teresa qua đời - năm 1954 - tổng giáo phận Madrid mở án điều tra xin phong chân phước cho Chị. Tháng 6 năm 1983, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005) cho công bố sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của Chị và từ nay Chị được gọi là ”Đấng Đáng Kính”.
... "Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới, em là khu vườn cấm, là dòng suối canh phòng nghiêm mật, là giếng nước niêm phong, là địa đàng xanh non mầm thạch lựu đầy hoa thơm trái tốt: nào hoa móng, cam tùng, cam tùng với huỳnh khương, nào đinh hương, nhục quế với mọi thứ nhũ hương, nào mộc dược, lô hội cùng mọi thứ kỳ hương, dị thảo. Em là giếng nước giữa hoa viên, là hồ chứa nước nguồn từ dãy núi Libăng chảy xuống” (Sách Diễm Ca 4,12-15).
(Paolo Risso, ”Teresita”, Editrice Elle Di Ci, 1992)
- Thưa Đức Mẹ Bé Nhỏ của con, xin Mẹ ban cho con ơn gọi tu dòng!
- Chết rồi, nếu Đức Mẹ MARIA nhận lời mình xin thật thì sao?
Cô biết rõ Đức Chúa GIÊSU KITÔ không bao giờ từ chối điều gì với Đức Mẹ MARIA. Chúa ơi, làm sao bây giờ??? Nghĩ thế nhưng cô thiếu nữ mĩm cười duyên dáng. Cô tự nhủ:
- Không sao! Mình sẽ làm theo ý Đức Mẹ MARIA muốn. Như thế mình sẽ bình an. Trong tay Đức Mẹ là nơi nương náu vững vàng nhất.
Cô thiếu nữ trên là Maria Teresa González-Quevedo, ái nữ bác sĩ Callisto và bà Maria. Trong gia đình, mọi người âu yếm gọi cô bằng tên Teresita.
Teresita chào đời Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh 14-4-1930, tại thủ đô Madrid, nước Tây Ban Nha.. Teresita là con út trong gia đình có 3 con: 1 trai 2 gái. Cha mẹ Teresita là tín hữu Công Giáo có lòng đạo đức sâu xa và thuộc dòng tộc vừa sang giàu vừa trí thức. Đặc biệt phía gia đình ông Callisto có ba anh em đã can đảm đổ máu làm chứng cho Đức Tin Công Giáo trong thời nội chiến Tây Ban Nha: 1936-1939. Teresita còn có hai Bác là Linh Mục dòng Tên và Bà Cô là Bề Trên đan viện Kín Bác Ái.
Trong bầu khí vừa sang giàu vừa đạo đức Teresita lớn lên và tươi nở như đóa hoa. Cô gái thật hồn nhiên yêu đời. Đôi lúc trông thấy cô người ta có cảm tưởng trông thấy một thiên thần, bởi dáng vẻ ngây thơ trong trắng của cô. Teresita rất thẳng thắn, tốt bụng và thích cầu nguyện. Đôi mắt cô thường ngước nhìn ảnh thánh Đức Mẹ MARIA. Ngay từ thơ bé, ông Callisto đã dạy cho con gái yêu lời nguyện:
- Lạy Mẹ là Bà Chúa và là Mẹ con, con xin dâng hiến toàn thân con cho Mẹ, và để biểu lộ lòng con kính mến Mẹ, con xin dâng Mẹ ngày hôm nay: đôi mắt con, đôi tai con, miệng lưỡi con, trái tim con, thân xác con và trót mình con. Và vì con thuộc về Mẹ nên xin Mẹ gìn giữ bảo vệ con như vật sở hữu của Mẹ.
Lời nguyện trở thành lời cầu ưa thích nhất của Teresita. Cô bé đọc chung với Ba Mẹ rồi đọc riêng trước ảnh thánh Đức Mẹ MARIA.. Cô bé như biết hưởng nếm trước niềm hạnh phúc thật của thiên quốc.
Teresita thích chạy chơi suốt ngày không biết chán. Nhưng khi chiều đến đôi khi cô bé mệt nhừ. Theo thói quen lành thánh trong gia đình ông bà Callisto, mọi người lần hạt Mân Côi trước khi lên giường ngủ. Một hôm, bé Teresita nói với thân phụ:
- Ba à, con mệt và buồn ngủ quá, nên con không lần hạt Mân Côi được đâu!
Ông Callisto âu yếm nói với con:
- Không sao! Con đọc 3 Kinh Kính Mừng rồi lên giường ngủ bằng an.
Teresita sung sướng đọc 3 Kinh Kính Mừng rồi ngủ một giấc thần tiên!
Cứ thế Teresita hồn nhiên lớn lên trong bầu khí đầm ấm và thánh thiện của gia đình. Teresita rất thương yêu các trẻ em nghèo. Cô bé thường đem thức ăn phân phát cho chúng.
Năm 13 tuổi, Teresita ghi tên gia nhập Hội Con Đức Mẹ, quyết tâm sống theo gương mẫu Đức Mẹ MARIA, hoàn toàn tuân phục thánh ý THIÊN CHÚA và dấn thân mang Đức Chúa GIÊSU KITÔ cho người khác bằng chính đời sống và lời nói của mình. Ngày 13-12-1944 Teresita đọc lời dâng hiến trong Hội Con Đức Mẹ:
- Lạy Mẹ, con xin tận hiến cho Mẹ. Xin Mẹ nhận con làm con Mẹ. Xin Mẹ hướng dẫn bước con đi. Xin Mẹ che chở con khỏi kẻ thù. Xin Mẹ giúp con sống hoàn hảo cuộc sống đời này theo đúng chương trình của Chúa.
Sau thời niên thiếu vui tươi và hạnh phúc, Teresita bắt đầu nghĩ đến chuyện dâng mình cho Chúa trong dòng Kín. Là con cưng của gia đình giàu có cô không khỏi gặp nhiều khó khăn và chống đối về phía gia đình, nhất là thân mẫu. Teresita chọn ngày Lễ Hiển Linh 7-1-1948 - tròn 18 tuổi - để bày tỏ ý định với thân phụ và gia đình.
Sau bữa ăn trưa ông Callisto vào phòng nghỉ. Teresita gõ cửa vào phòng Ba. Cô quỳ xuống trước mặt Ba, nắm lấy tay Ba và nói:
- Thưa Ba, con muốn xin phép Ba vào Nhà Kín.
Bác sĩ Callisto im lặng hồi lâu. Rồi ông cất tiếng nói:
- Teresita cưng, con có ý thức rõ điều con nói với Ba không??? Con ưa thích tự do, dạo chơi đây đó. Con có đông bạn bè và thích mặc đúng thời trang???
Teresita thưa:
- Ba à, con không còn thích mấy thứ đó nữa!
Ông Callisto nhấn mạnh:
- Nhưng con có hiểu là con bước vào cuộc sống đầy hy sinh khắc khổ không?
Teresita can đảm thưa:
- Con biết rõ và chính vì thế mà con muốn chọn cuộc sống này.
Ông Callisto hỏi câu cuối:
- Cha Giải Tội của con bảo sao?
Teresita đáp:
- Cha nói là con có ơn gọi Nhà Kín thật!
Ông Callisto im lặng. Rồi ông hỏi:
- Con dự định xin vào Nhà Kín khi nào?
Teresita thưa:
- Tháng Hai!
Nắm chặt tay đứa con gái cưng, ông Callisto kết thúc:
- Chúng ta cùng đi báo tin cho Mẹ con biết.
Ngay buổi chiều hôm ấy toàn gia đình nhà González-Quevedo biết tin cô Teresita chuẩn bị vào Nhà Kín. Không bao lâu sau toàn Madrid chuyền miệng nhau tin ái nữ bác sĩ Callisto sẽ gia nhập Đan Viện Kín.
Đúng ngày 23-2-1948, ông Callisto cùng con trai lớn đưa Teresita vào dòng. Nơi ngưỡng cửa đan viện, ông Callisto ôm hôn con và nói:
- Vĩnh biệt con cưng. Ba khuyên con hãy trở thành vị thánh!
Nước mắt lưng tròng nhưng dáng điệu quả quyết Teresita đáp:
- Vâng, con sẽ làm như lời Ba dạy!
Từ nay khởi hành những ngày trầm lặng và chiêm niệm. Teresita không sợ hãi cũng không do dự. Cô quyết định vào đây không phải chỉ để cứu linh hồn mình nhưng còn để cứu linh hồn anh chị em khác bằng lời cầu nguyện và đời sống chay tịnh. Sau hai ngày gia nhập đan viện Teresita bắt đầu ghi lại cố gắng và quyết tâm nên thánh. Cô viết:
- Trước hết, con muốn loại bỏ những gì không đẹp lòng Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Hôm nay là ngày đầu tiên con giặt đồ. Vừa giặt con vừa nghĩ đến Đức Mẹ. Ngày xưa Đức Mẹ MARIA từng giặt dũ chăm sóc áo mặc cho Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng. Con kết hiệp mật thiết với Đức Mẹ MARIA. . Mỗi ngày qua trong đan viện là một ngày hồng phúc. Con nghĩ sẽ được an bình trong giờ chết.
Thời gian trôi nhanh. Ngày lễ Sinh Nhật Đức Mẹ MARIA, Teresita lãnh tu phục dòng Kín và bắt đầu năm tập. Từ nay cô thiếu nữ giàu sang mỹ miều mang tên Maria Teresa Đức Chúa GIÊSU KITÔ.
Nhưng rồi thử thách xuất hiện. Tháng 5 năm 1949 Chị Maria Teresa bắt đầu bị ho dai dẵng và sức khoẻ yếu dần. Thì ra Chị bị sưng phổi. Ngay những ngày đầu liệt giường Chị Maria hiểu rằng từ đây Thánh Giá Đức Chúa GIÊSU KITÔ sẽ là bạn đồng hành. Trong thầm lặng và trong kinh nguyện Chị Maria Teresa kết hiệp với Đức Mẹ MARIA và dâng hiến từng ngày lên THIÊN CHÚA.
Một ngày Bác Linh Mục dòng Tên nói với Chị Maria Teresa:
- Bác nghĩ cháu không nên vào dòng quá trẻ!
Chị Maria Teresa đáp:
- Nhưng mà chúng ta phải dâng hiến THIÊN CHÚA tuổi xuân trong trắng!
Bác nhấn mạnh:
- Bác đồng ý! Tuy nhiên, Bác biết rằng cuộc sống dòng Kín quá khắc khổ đối với cháu!
Chị Maria Teresa nghiêm trang đáp lại:
- Cháu cũng biết rõ cháu không vào Nhà Kín để chơi dương cầm!
Chứng sưng phổi mỗi ngày một trầm trọng và các bác sĩ thấy rằng Chị Maria Teresa không thoát hiểm nguy. Bề Trên quyết định cho Chị tuyên khấn, như thế Chị Maria Teresa sẽ được diễm phúc trở thành nữ tu dòng Kín thực thụ.
Ngày 24-1-1950, Chị Maria Teresa chính thức tuyên khấn trên giường bệnh và 3 tháng sau - 8-4-1950 - cũng là Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, Chị Maria Teresa êm ái trút hơi thở cuối cùng sau khi nói lớn tiếng:
- Lạy Mẹ của con, xin Mẹ đến rước con mang con về Trời với Mẹ. . Lạy Mẹ xin hãy làm như ý Mẹ muốn. . Ôi đẹp quá!
4 năm sau khi Chị Maria Teresa qua đời - năm 1954 - tổng giáo phận Madrid mở án điều tra xin phong chân phước cho Chị. Tháng 6 năm 1983, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005) cho công bố sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của Chị và từ nay Chị được gọi là ”Đấng Đáng Kính”.
... "Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới, em là khu vườn cấm, là dòng suối canh phòng nghiêm mật, là giếng nước niêm phong, là địa đàng xanh non mầm thạch lựu đầy hoa thơm trái tốt: nào hoa móng, cam tùng, cam tùng với huỳnh khương, nào đinh hương, nhục quế với mọi thứ nhũ hương, nào mộc dược, lô hội cùng mọi thứ kỳ hương, dị thảo. Em là giếng nước giữa hoa viên, là hồ chứa nước nguồn từ dãy núi Libăng chảy xuống” (Sách Diễm Ca 4,12-15).
(Paolo Risso, ”Teresita”, Editrice Elle Di Ci, 1992)
Tháng 10 và Fatima
+ GM JB. Bùi Tuần
07:46 16/10/2009
Trong Giáo Hội Việt Nam, tháng 10 là tháng kính Đức Mẹ cách đặc biệt. Đặc biệt ở việc lần chuỗi Mân Côi đều khắp. Đặc biệt còn ở chỗ sốt sắng nhớ về biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima.
Đức Mẹ hiện ra ở Fatima nhiều lần. Lần hiện ra sau cùng là vào ngày 13 tháng 10 năm 1917.
Ở Fatima, Đức Mẹ đã cho con cái Mẹ nhìn thấy một tình hình khủng khiếp. Nhưng đồng thời cũng đem lại cho đoàn con niềm hy vọng cứu rỗi. Những gì Đức Mẹ nhắn nhủ ở Fatima chỉ là nhắc lại những điều căn bản của Phúc Âm. Toà Thánh đã công nhận biến cố Fatima.
Trước tình hình thế giới hiện nay có khả năng bùng nổ nhiều bất ổn bất ngờ, tôi thiết nghĩ sự nhắc lại sứ điệp Fatima là điều hữu ích, cần làm.
Những gì tôi nhắc lại dưới đây về biến cố Fatima đều được rút ra từ tài liệu chính thức phát hành ở Fatima. Đó là tạp chí nói về hai Á thánh Phanxicô và Giaxinta, số tháng 9/2004. Tất nhiên đây là những thông tin, không buộc phải tin, nhưng nên tiếp thu suy gẫm.
Những cảnh khủng khiếp.
Theo tiết lộ của Lucia được viết ra trên giấy, để nộp cho Giáo quyền và đã được Toà Thánh cho phép công bố năm 2000, thì Đức Mẹ hiện ra tại Fatima đã cho ba trẻ thấy hai cảnh khủng khiếp này:
Một cảnh khủng khiếp xảy ra cho Hội Thánh ở thế gian này.
“Một Giám mục mặc y phục trắng (chúng con có cảm tưởng đó là Đức Giáo Hoàng) tiếp theo là nhiều giám mục khác, nhiều linh mục, nhiều tu sĩ nam nữ, trèo lên một ngọn núi hiểm trở. Trên ngọn núi ấy có một cây thánh giá lớn coi vẻ như làm bằng cây gỗ sến còn nguyên vỏ. Trước khi tới được thánh giá, Đức Thánh Cha phải đi qua một thành phố nửa hoang tàn, nửa hoảng sợ. Ngài bước đi thất thểu, mệt mỏi vì khổ đau buồn sầu. Ngài cầu nguyện cho những hồn người bỏ mạng nằm ngổn ngang trên đường. Khi tới đỉnh núi, Ngài quì xuống dưới cây thánh giá. Lập tức Ngài bị một đội lính bắn nhiều phát súng và cung tên vào Ngài.
Cùng chết như Ngài, là một số giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và nhiều giáo dân, đàn ông, đàn bà thuộc nhiều tầng lớp khác nhau.
Dưới hai cánh thánh giá, có hai thiên thần, mỗi vị cầm một chén thuỷ tinh hứng lấy máu các vị tử đạo, và rảy xuống trên các linh hồn đang đến gần Chúa”.
Trên đây là một cảnh khủng khiếp có thể đã, đang và sẽ xảy ra chỗ này nơi nọ, dưới nhiều hình thức độc ác khác nhau, do những động lực không nhất thiết giống nhau.
Thêm vào cảnh khủng khiếp trên đây xảy ra ở cõi đời này, là cảnh khủng khiếp xảy ra trong cõi đời sau. Đó là hoả ngục.
Trong thư Lucia viết cho Đức Cha giáo phận của chị, theo lệnh của Ngài, chị trình rõ: Ba trẻ đã được Đức Mẹ cho thấy cảnh hoả ngục.
“Chúng con thấy một biển lửa. Bị giữ trong đó là những quỷ và những hồn bọn bị kết án. Những hồn này hình người, màu đen. Họ lềnh bềnh trong biển lửa. Các ngọn lửa lúc tung họ lên, lúc ném họ xuống, giống như những tàn lửa giữa đám khói mù. Họ gào thét, rên xiết với những giọng đau đớn, thất vọng và sợ hãi... Còn các quỷ thì mang hình những thú vật dữ tợn, ghê tởm, đen như những cục than lửa đỏ”.
Thời gian ba trẻ xem thấy cảnh hoả ngục chỉ rất vắn, nhưng ba trẻ đã quá sợ. Nếu thị kiến kéo dài thêm, chắc ba trẻ sẽ chết, vì không chịu nổi cảnh khủng khiếp như vậy.
Những ngả đường để được cứu.
Cùng với sự cho thấy những cảnh khủng khiếp, Đức Mẹ cũng đã cho ba trẻ nhận ra những ngả đường được cứu khỏi những cảnh kinh khủng đó. Đức Mẹ nhấn mạnh đến ba ngả đường:
• Một là sám hối, đền tội.
• Hai là tôn sùng trái tim vô nhiễm Đức Mẹ.
• Ba là cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi.
Ở Fatima, Đức Mẹ nói rất vắn về ba ngả đường trên. Nhưng dần dần, sự thực hành đã được hướng dẫn. Thí dụ:
Khi sám hối, đền tội, con người cần ý thức về việc phạm tội của mình xúc phạm nặng nề đến Chúa và gây hại vô vàn cho chính mình. Cần dốc lòng sửa mình để đón nhận ơn tha thứ. Còn đền tạ thì không gì bằng thực thi bác ái hy sinh.
Khi tôn sùng trái tim vô nhiễm Đức Mẹ, con người cần tựa nương vào tình khiêm tốn “xin vâng” của Mẹ, để phát triển mình theo đúng hướng đi lên những giá trị trong sáng.
Khi cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi, con người sẽ nhớ mình cần được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, để được Chúa Giêsu và Đức Mẹ đồng hành với mình. Và như thế, dù trên những chặng đường khó khăn nhất, họ tin tưởng có ngày sẽ qua được chặng đường thánh giá, để được Phục sinh với Chúa Giêsu, trở về Nhà Cha giàu tình yêu thương xót.
Càng thực hành những gì Đức Mẹ dạy ở Fatima, người ta càng có cảm tưởng Đức Mẹ rất gần gũi mình, dù mình bé mọn, tội lỗi. Một cảm tưởng rất mạnh và rất rõ họ cảm nhận được, đó là mình không thể dửng dưng, quay lưng hoặc chạy trốn Đức Mẹ được.
Thiết tưởng, cảm nhận đó sẽ cứ mãi được tiếp tục, nhất là trong hoàn cảnh bi đát.
Chúng ta hãy khẩn cầu Mẹ cho chúng ta luôn biết khẩn cầu Mẹ. Nhất là khi chúng ta bị rơi vào guồng máy của nếp sống xa Phúc Âm, bị trói chặt vào vòng quay của nó, đồng thời nó lại tạo cho ta một ảo tưởng là mình đang được an toàn trong đạo đức.
Tình hình đang biến chuyển phức tạp. Xin Mẹ thương ban cho chúng ta ơn luôn biết khẩn cầu với Mẹ, biết luôn sống theo tinh thần sứ điệp mà Mẹ đã thương gởi đến từ Fatima. Thực ra Mẹ Fatima, một cách nào đó, đang ở bên ta.
Đức Mẹ hiện ra ở Fatima nhiều lần. Lần hiện ra sau cùng là vào ngày 13 tháng 10 năm 1917.
Ở Fatima, Đức Mẹ đã cho con cái Mẹ nhìn thấy một tình hình khủng khiếp. Nhưng đồng thời cũng đem lại cho đoàn con niềm hy vọng cứu rỗi. Những gì Đức Mẹ nhắn nhủ ở Fatima chỉ là nhắc lại những điều căn bản của Phúc Âm. Toà Thánh đã công nhận biến cố Fatima.
Trước tình hình thế giới hiện nay có khả năng bùng nổ nhiều bất ổn bất ngờ, tôi thiết nghĩ sự nhắc lại sứ điệp Fatima là điều hữu ích, cần làm.
Những gì tôi nhắc lại dưới đây về biến cố Fatima đều được rút ra từ tài liệu chính thức phát hành ở Fatima. Đó là tạp chí nói về hai Á thánh Phanxicô và Giaxinta, số tháng 9/2004. Tất nhiên đây là những thông tin, không buộc phải tin, nhưng nên tiếp thu suy gẫm.
Những cảnh khủng khiếp.
Theo tiết lộ của Lucia được viết ra trên giấy, để nộp cho Giáo quyền và đã được Toà Thánh cho phép công bố năm 2000, thì Đức Mẹ hiện ra tại Fatima đã cho ba trẻ thấy hai cảnh khủng khiếp này:
Một cảnh khủng khiếp xảy ra cho Hội Thánh ở thế gian này.
“Một Giám mục mặc y phục trắng (chúng con có cảm tưởng đó là Đức Giáo Hoàng) tiếp theo là nhiều giám mục khác, nhiều linh mục, nhiều tu sĩ nam nữ, trèo lên một ngọn núi hiểm trở. Trên ngọn núi ấy có một cây thánh giá lớn coi vẻ như làm bằng cây gỗ sến còn nguyên vỏ. Trước khi tới được thánh giá, Đức Thánh Cha phải đi qua một thành phố nửa hoang tàn, nửa hoảng sợ. Ngài bước đi thất thểu, mệt mỏi vì khổ đau buồn sầu. Ngài cầu nguyện cho những hồn người bỏ mạng nằm ngổn ngang trên đường. Khi tới đỉnh núi, Ngài quì xuống dưới cây thánh giá. Lập tức Ngài bị một đội lính bắn nhiều phát súng và cung tên vào Ngài.
Cùng chết như Ngài, là một số giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và nhiều giáo dân, đàn ông, đàn bà thuộc nhiều tầng lớp khác nhau.
Dưới hai cánh thánh giá, có hai thiên thần, mỗi vị cầm một chén thuỷ tinh hứng lấy máu các vị tử đạo, và rảy xuống trên các linh hồn đang đến gần Chúa”.
Trên đây là một cảnh khủng khiếp có thể đã, đang và sẽ xảy ra chỗ này nơi nọ, dưới nhiều hình thức độc ác khác nhau, do những động lực không nhất thiết giống nhau.
Thêm vào cảnh khủng khiếp trên đây xảy ra ở cõi đời này, là cảnh khủng khiếp xảy ra trong cõi đời sau. Đó là hoả ngục.
Trong thư Lucia viết cho Đức Cha giáo phận của chị, theo lệnh của Ngài, chị trình rõ: Ba trẻ đã được Đức Mẹ cho thấy cảnh hoả ngục.
“Chúng con thấy một biển lửa. Bị giữ trong đó là những quỷ và những hồn bọn bị kết án. Những hồn này hình người, màu đen. Họ lềnh bềnh trong biển lửa. Các ngọn lửa lúc tung họ lên, lúc ném họ xuống, giống như những tàn lửa giữa đám khói mù. Họ gào thét, rên xiết với những giọng đau đớn, thất vọng và sợ hãi... Còn các quỷ thì mang hình những thú vật dữ tợn, ghê tởm, đen như những cục than lửa đỏ”.
Thời gian ba trẻ xem thấy cảnh hoả ngục chỉ rất vắn, nhưng ba trẻ đã quá sợ. Nếu thị kiến kéo dài thêm, chắc ba trẻ sẽ chết, vì không chịu nổi cảnh khủng khiếp như vậy.
Những ngả đường để được cứu.
Cùng với sự cho thấy những cảnh khủng khiếp, Đức Mẹ cũng đã cho ba trẻ nhận ra những ngả đường được cứu khỏi những cảnh kinh khủng đó. Đức Mẹ nhấn mạnh đến ba ngả đường:
• Một là sám hối, đền tội.
• Hai là tôn sùng trái tim vô nhiễm Đức Mẹ.
• Ba là cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi.
Ở Fatima, Đức Mẹ nói rất vắn về ba ngả đường trên. Nhưng dần dần, sự thực hành đã được hướng dẫn. Thí dụ:
Khi sám hối, đền tội, con người cần ý thức về việc phạm tội của mình xúc phạm nặng nề đến Chúa và gây hại vô vàn cho chính mình. Cần dốc lòng sửa mình để đón nhận ơn tha thứ. Còn đền tạ thì không gì bằng thực thi bác ái hy sinh.
Khi tôn sùng trái tim vô nhiễm Đức Mẹ, con người cần tựa nương vào tình khiêm tốn “xin vâng” của Mẹ, để phát triển mình theo đúng hướng đi lên những giá trị trong sáng.
Khi cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi, con người sẽ nhớ mình cần được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, để được Chúa Giêsu và Đức Mẹ đồng hành với mình. Và như thế, dù trên những chặng đường khó khăn nhất, họ tin tưởng có ngày sẽ qua được chặng đường thánh giá, để được Phục sinh với Chúa Giêsu, trở về Nhà Cha giàu tình yêu thương xót.
Càng thực hành những gì Đức Mẹ dạy ở Fatima, người ta càng có cảm tưởng Đức Mẹ rất gần gũi mình, dù mình bé mọn, tội lỗi. Một cảm tưởng rất mạnh và rất rõ họ cảm nhận được, đó là mình không thể dửng dưng, quay lưng hoặc chạy trốn Đức Mẹ được.
Thiết tưởng, cảm nhận đó sẽ cứ mãi được tiếp tục, nhất là trong hoàn cảnh bi đát.
Chúng ta hãy khẩn cầu Mẹ cho chúng ta luôn biết khẩn cầu Mẹ. Nhất là khi chúng ta bị rơi vào guồng máy của nếp sống xa Phúc Âm, bị trói chặt vào vòng quay của nó, đồng thời nó lại tạo cho ta một ảo tưởng là mình đang được an toàn trong đạo đức.
Tình hình đang biến chuyển phức tạp. Xin Mẹ thương ban cho chúng ta ơn luôn biết khẩn cầu với Mẹ, biết luôn sống theo tinh thần sứ điệp mà Mẹ đã thương gởi đến từ Fatima. Thực ra Mẹ Fatima, một cách nào đó, đang ở bên ta.
Truyền giáo: ai cũng có thể làm được
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
09:22 16/10/2009
Nói đến việc truyền giáo, có lẽ chúng ta đã nghe nhiều. Và thường chúng ta nghĩ rằng đó là việc của các linh mục, các nam nữ tu sĩ, của tiểu ban truyền giáo, hay của một số người có ơn gọi đặc biệt như thánh Phaolô, thánh Phanxicô Xaviê,…. chứ chẳng phải là việc của mình. Tuy nhiên, truyền giáo là ơn gọi, là trách nhiệm gắn liền với mọi người Kitô hữu. Bao lâu còn là Kitô hữu thì bấy lâu còn phải loan báo Tin mừng. Có thể chúng ta không có khả năng lôi kéo, thuyết phục để cho người khác theo đạo, nhưng loan báo Tin mừng bằng chứng tá đời sống thì ai ai cũng có thể làm được. Vậy chứng tá cụ thể đó là gì ?
- Trước hết là chứng tá trong đời sống cầu nguyện hy sinh:
Đây là hoạt động đi đầu và không thể thiếu trong việc loan báo Tin mừng. Nhìn thấy gương chúng ta cầu nguyện, gương chúng ta hy sinh, người ta sẽ được đánh động, được cảm hoá. Nếu đời sống tâm linh của chúng ta được cắm rễ sâu trong đời sống cầu nguyện hy sinh, thì mọi việc ta làm đều có giá trị truyền giáo, đều có khả năng làm cho người khác nhận biết Chúa và đem lại rất nhiều lợi ích cho các linh hồn. Như vậy, ngồi ở nhà, chúng ta vẫn có thể truyền giáo. Về điểm này, thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu là mẫu gương tuyệt vời cho chúng ta noi theo. Ngài nói: “Dù cúi xuống nhặt một cây kim vì lòng yêu mến Chúa, tôi cũng có thể cứu được một linh hồn”.
Không ai có thể nói là tôi không có thì giờ để cầu nguyện. Không ai có thể nói là tôi không có cơ hội để hy sinh. Và để rèn luyện được nếp sống thấm nhuần tinh thần cầu nguyện hy sinh, có sức giới thiệu Đức Kitô cho người khác, thiết tưởng chúng ta có thể nhờ đến Chuỗi Kinh Mân Côi. Nhờ Mẹ dẫn chúng ta bước đi từng bước nhỏ trên đường vâng phục thánh ý Chúa và phục vụ các linh hồn.
- Thứ đến là chứng tá trong đời sống hiệp nhất yêu thương:
Truyền giáo bằng việc giảng dạy, bằng sách báo, bằng các lớp giáo lý, bằng các lễ nghi, bằng các hoạt động tôn giáo, thực tế là rất cần. Nhưng cách truyền giáo hữu hiệu nữa là chính nếp sống đạo đức nổi trội của chúng ta về sự hiệp nhất yêu thương: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ của Thầy là anh em hãy thương yêu nhau”. Tình yêu thương hiệp nhất ấy được thể hiện qua cách suy nghĩ, cách phán đoán, cách chọn lựa, cách đối xử, cách phản ứng, cách hiện diện, cách phục vụ nói năng, ăn uống, giải trí, cách dùng thời giờ, sức khoẻ, của cải, v.v…
Những dấu chỉ yêu thương hiệp nhất giữa mọi người trong gia đình, trong hội đoàn, trong giáo họ, giáo xứ là dấu chỉ loan báo Tin mừng hữu hiệu nhất, giá trị nhất. Ngược lại, nếu thiếu tình bác ái yêu thương thì những việc tông đồ truyền giáo sẽ phản tác dụng. Xin dẫn chứng:
Một cô gái ngoại giáo lấy người Công giáo, láng giềng, bà con thấy cô ta đẹp người đẹp nết, nên giục cô ta vào đạo. Cô ta trả lời: “Khi nào cháu thấy đạo Chúa hơn đạo Phật, cháu mới vào”. Tìm hiểu, người ta mới biết được bà mẹ chồng dù rất siêng năng đọc kinh, dự lễ, và đã từng bỏ ra gần cả một chục triệu bạc cùng với nhiều bà khác giúp cha sở đi Roma xin ơn Đức Giáo hoàng, nhưng bà đã từng sang giật nồi, lấy niêu của một bà hàng xóm nghèo chưa có tiền trả nợ cho bà. Cô dâu in trong lòng hình ảnh không tốt về mẹ chồng và về đạo. Bởi đó cô nhất quyết không theo đạo bao lâu chưa thấy người theo đạo sống tốt hơn.
Một khi tất cả nếp sống của chúng ta phảng phất hương thơm của tình hiệp nhất yêu thương thì dù ở đâu, nếp sống ấy cũng là truyền giáo.
- Sau nữa là chứng tá bằng lối sống có văn hóa, văn minh:
Ngày hôm nay, xã hội đang phải đối diện với biết bao tệ nạn, môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng, các giá trị đạo đức luân lý bị băng hoại. Chính vì thế nỗ lực của xã hội là xây dựng nếp sống lành mạnh, có văn hoá, văn minh. Đi đâu chúng ta cũng thấy có các bảng hiệu “khu phố văn hoá”, “thôn văn hoá, ấp văn hoá”…, lẽ nào chúng ta lại đứng ngoài, lẽ nào chúng ta lại không chung tay góp sức mình vào việc đó. Dĩ nhiên, nền văn hoá mà chúng ta phải xây dựng không phải là văn hóa sự chết, văn hoá tiêu diệt sự sống, mà là nền văn hóa bảo vệ và thăng tiến sự sống, sự sống ngay từ khi còn trong lòng mẹ. Nền văn minh mà chúng ta phải kiến tạo không phải là văn minh của nền khoa học kỷ thuật khô cứng hay của chủ nghĩa duy vật hưởng thụ cực đoan, mà là nền văn minh của tình thương, nền văn minh của lòng bao dung tha thứ.
Như mọi người khác, người Công giáo cũng đang hiện diện tại mọi môi trường xã hội hôm nay. Chúng ta cũng làm ăn sinh sống trong mọi lĩnh vực: kinh doanh, sản xuất, buôn bán… với mọi hoàn cảnh từ thương gia đến kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, công nhân viên. Cũng làm việc, cũng mưu sinh, nhưng chúng ta làm việc với tinh thần khác: tinh thần công bình bác ái và phục vụ hy sinh.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta luôn ý thức được sứ mạng truyền giáo bằng chứng tá của mình để ra sức sống tinh thần cầu nguyện hy sinh, yêu thương hiệp nhất, đồng thời nỗ lực xây dựng một cuộc sống tốt đạo đẹp đời hầu cho danh Chúa được ngày một cả sáng hơn. Amen.
- Trước hết là chứng tá trong đời sống cầu nguyện hy sinh:
Đây là hoạt động đi đầu và không thể thiếu trong việc loan báo Tin mừng. Nhìn thấy gương chúng ta cầu nguyện, gương chúng ta hy sinh, người ta sẽ được đánh động, được cảm hoá. Nếu đời sống tâm linh của chúng ta được cắm rễ sâu trong đời sống cầu nguyện hy sinh, thì mọi việc ta làm đều có giá trị truyền giáo, đều có khả năng làm cho người khác nhận biết Chúa và đem lại rất nhiều lợi ích cho các linh hồn. Như vậy, ngồi ở nhà, chúng ta vẫn có thể truyền giáo. Về điểm này, thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu là mẫu gương tuyệt vời cho chúng ta noi theo. Ngài nói: “Dù cúi xuống nhặt một cây kim vì lòng yêu mến Chúa, tôi cũng có thể cứu được một linh hồn”.
Không ai có thể nói là tôi không có thì giờ để cầu nguyện. Không ai có thể nói là tôi không có cơ hội để hy sinh. Và để rèn luyện được nếp sống thấm nhuần tinh thần cầu nguyện hy sinh, có sức giới thiệu Đức Kitô cho người khác, thiết tưởng chúng ta có thể nhờ đến Chuỗi Kinh Mân Côi. Nhờ Mẹ dẫn chúng ta bước đi từng bước nhỏ trên đường vâng phục thánh ý Chúa và phục vụ các linh hồn.
- Thứ đến là chứng tá trong đời sống hiệp nhất yêu thương:
Truyền giáo bằng việc giảng dạy, bằng sách báo, bằng các lớp giáo lý, bằng các lễ nghi, bằng các hoạt động tôn giáo, thực tế là rất cần. Nhưng cách truyền giáo hữu hiệu nữa là chính nếp sống đạo đức nổi trội của chúng ta về sự hiệp nhất yêu thương: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ của Thầy là anh em hãy thương yêu nhau”. Tình yêu thương hiệp nhất ấy được thể hiện qua cách suy nghĩ, cách phán đoán, cách chọn lựa, cách đối xử, cách phản ứng, cách hiện diện, cách phục vụ nói năng, ăn uống, giải trí, cách dùng thời giờ, sức khoẻ, của cải, v.v…
Những dấu chỉ yêu thương hiệp nhất giữa mọi người trong gia đình, trong hội đoàn, trong giáo họ, giáo xứ là dấu chỉ loan báo Tin mừng hữu hiệu nhất, giá trị nhất. Ngược lại, nếu thiếu tình bác ái yêu thương thì những việc tông đồ truyền giáo sẽ phản tác dụng. Xin dẫn chứng:
Một cô gái ngoại giáo lấy người Công giáo, láng giềng, bà con thấy cô ta đẹp người đẹp nết, nên giục cô ta vào đạo. Cô ta trả lời: “Khi nào cháu thấy đạo Chúa hơn đạo Phật, cháu mới vào”. Tìm hiểu, người ta mới biết được bà mẹ chồng dù rất siêng năng đọc kinh, dự lễ, và đã từng bỏ ra gần cả một chục triệu bạc cùng với nhiều bà khác giúp cha sở đi Roma xin ơn Đức Giáo hoàng, nhưng bà đã từng sang giật nồi, lấy niêu của một bà hàng xóm nghèo chưa có tiền trả nợ cho bà. Cô dâu in trong lòng hình ảnh không tốt về mẹ chồng và về đạo. Bởi đó cô nhất quyết không theo đạo bao lâu chưa thấy người theo đạo sống tốt hơn.
Một khi tất cả nếp sống của chúng ta phảng phất hương thơm của tình hiệp nhất yêu thương thì dù ở đâu, nếp sống ấy cũng là truyền giáo.
- Sau nữa là chứng tá bằng lối sống có văn hóa, văn minh:
Ngày hôm nay, xã hội đang phải đối diện với biết bao tệ nạn, môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng, các giá trị đạo đức luân lý bị băng hoại. Chính vì thế nỗ lực của xã hội là xây dựng nếp sống lành mạnh, có văn hoá, văn minh. Đi đâu chúng ta cũng thấy có các bảng hiệu “khu phố văn hoá”, “thôn văn hoá, ấp văn hoá”…, lẽ nào chúng ta lại đứng ngoài, lẽ nào chúng ta lại không chung tay góp sức mình vào việc đó. Dĩ nhiên, nền văn hoá mà chúng ta phải xây dựng không phải là văn hóa sự chết, văn hoá tiêu diệt sự sống, mà là nền văn hóa bảo vệ và thăng tiến sự sống, sự sống ngay từ khi còn trong lòng mẹ. Nền văn minh mà chúng ta phải kiến tạo không phải là văn minh của nền khoa học kỷ thuật khô cứng hay của chủ nghĩa duy vật hưởng thụ cực đoan, mà là nền văn minh của tình thương, nền văn minh của lòng bao dung tha thứ.
Như mọi người khác, người Công giáo cũng đang hiện diện tại mọi môi trường xã hội hôm nay. Chúng ta cũng làm ăn sinh sống trong mọi lĩnh vực: kinh doanh, sản xuất, buôn bán… với mọi hoàn cảnh từ thương gia đến kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, công nhân viên. Cũng làm việc, cũng mưu sinh, nhưng chúng ta làm việc với tinh thần khác: tinh thần công bình bác ái và phục vụ hy sinh.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta luôn ý thức được sứ mạng truyền giáo bằng chứng tá của mình để ra sức sống tinh thần cầu nguyện hy sinh, yêu thương hiệp nhất, đồng thời nỗ lực xây dựng một cuộc sống tốt đạo đẹp đời hầu cho danh Chúa được ngày một cả sáng hơn. Amen.
Đường Công Lý, Xin Mẹ Đi Cùng !
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
09:23 16/10/2009
Chiều buông nhẹ ánh thu vàng
Lời con thầm thĩ chứa chan “Kính mừng…”
Tháng ngày lê mải bước chân
Tìm về bên Mẹ lâng lâng nỗi niềm
Mẹ ơi, ngàn dặm bóng đêm
Phủ vây giăng khắp lối miền quê hương
Đoàn con Mẹ khóc thê lương
Đau niềm thế sự gạt lường dối gian
Ước mong ngày tháng bình an
Cùng đi với Mẹ trên đường Phúc Âm
Ước mong thoát cảnh giam cầm
Từ vòng lao cực mưu thâm ác thù
Gẫm suy đời Mẹ năm xưa
Ai nào sánh ví tờ vò đớn đau
Con đường thập giá nghìn dâu
Mẹ đã đi giữa dạt dào tin yêu
Nay cơn thử thách trăm chiều
Mẹ ơi, xin hãy dắt dìu con thơ
Kiên trung tiến thẳng bến bờ
Hoà bình – Công Lý đợi chờ, không xa !
Lời con thầm thĩ chứa chan “Kính mừng…”
Tháng ngày lê mải bước chân
Tìm về bên Mẹ lâng lâng nỗi niềm
Mẹ ơi, ngàn dặm bóng đêm
Phủ vây giăng khắp lối miền quê hương
Đoàn con Mẹ khóc thê lương
Đau niềm thế sự gạt lường dối gian
Ước mong ngày tháng bình an
Cùng đi với Mẹ trên đường Phúc Âm
Ước mong thoát cảnh giam cầm
Từ vòng lao cực mưu thâm ác thù
Gẫm suy đời Mẹ năm xưa
Ai nào sánh ví tờ vò đớn đau
Con đường thập giá nghìn dâu
Mẹ đã đi giữa dạt dào tin yêu
Nay cơn thử thách trăm chiều
Mẹ ơi, xin hãy dắt dìu con thơ
Kiên trung tiến thẳng bến bờ
Hoà bình – Công Lý đợi chờ, không xa !
Khao khát tìm gặp Chúa
Tuyết Mai
09:35 16/10/2009
Chúa Giêsu gọi các ông lại gần mà bảo: "Các con biết rằng những người được coi là lãnh tụ các nước, thì sai khiến dân chúng như ông chủ, và những người làm lớn thì lấy uy quyền mà trị dân. Còn các con không như thế. Trái lại, ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em. Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, thì hãy tự làm nô lệ cho mọi người. Vì chính Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người". (Mc 10, 35-45).
Bản tánh của con người thường tình thì luôn thích làm "Lớn", có nghĩa luôn thèm thuồng có được chức vị thật cao trong xã hội, càng cao càng tốt. Càng được nhiều người biết đến càng cảm thấy thỏa mãn và hạnh phúc, tuy dù sự tâng bốc của mọi người chung quanh mình có thật lòng hay giả, cũng không thấy là cần thiết. Bởi mình làm Lớn thì đương nhiên sẽ được mọi người phục dịch tối đa, vì ai làm dưới quyền hành của mình cũng phải bắt buộc e dè, né tránh tối đa, kẻo không vừa mất việc mà lại mang vạ vào thân cũng không chừng!? Trên đời tôi ít thấy ai có chức quyền, có tiền của giầu có bạc triệu hay bạc tỷ, có tiếng tăm, mà lại có lòng nhân từ bao giờ, nếu có thì là chuyện rất hiếm thấy. Thường thì chúng ta thấy những chuyện thật cảm động của những tấm lòng vàng là do từ những người thật nghèo khổ, biết chia sẻ cho nhau những thiếu thốn. Giúp nhau từ miếng ăn cho đến của ăn tinh thần.
Chuyện hai anh em Giacôbê và Gioan xin với Chúa Giêsu là: "Xin cho chúng con một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong vinh quang của Thầy", là chuyện đương nhiên và thật hữu lý thôi! Hai ông nghĩ rằng nếu mình khôn, xin riêng với Chúa Giêsu thì có thể mình sẽ được phần trước 10 ông kia, thì đó chỉ là chuyện khôn ngoan của con người trần gian, đâu có gì là xấu xa mà không xin với Chúa được. Chuyện hơn thiệt ai lại đem xin với Chúa trước mặt các ngài kia, thì đổ bể hết mà ai lại dại đến thế!?? Con người trần gian luôn quan trọng về cái ghế ngồi của mình lắm lắm! Tôi thấy hầu như ở đâu cũng tranh nhau về cái ghế ngồi, bởi có phải trong một cái bàn dài chúng ta nhìn vào thì sẽ biết ngay người ngồi làm chủ tọa đó là ai?? Có phải trông ông làm ra vẻ bệ vệ lắm không? Có phải trông ông lịch lãm nhất trong đám không? Có phải mọi người phải làm ra vẻ chăm chú để nghe những lời ông nói không? Được ngồi ghế danh dự ấy thì phải biết phe đảng, xu nịnh, xu thời, và tốn biết bao nhiêu tiền bạc mới được ngồi ghế danh dự và với chức vụ của mình. Hoặc đã tốn biết bao nhiêu tiền của để mướn người thanh toán kẻ ngồi ghế ấy trước để mình ngang nhiên chễm chệ tước đoạt chức vụ và ghế ngồi ấy! Thường ghế ngồi càng cao bao nhiêu thì càng tội lỗi nhiều, nên Chúa Giêsu biết trước được lòng dạ con người ra sao, nên mới khuyên bảo với tất cả các môn đệ của Người rằng: "Các con biết rằng những người được coi là lãnh tụ các nước, thì sai khiến dân chúng như ông chủ, và những người làm lớn thì lấy uy quyền mà trị dân. Còn các con không như thế. Trái lại, ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em. Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, thì hãy tự làm nô lệ cho mọi người. Vì chính Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người".
Bởi chính Chúa Giêsu là Con Một duy nhất của Thiên Chúa Cha mà còn xuống thế gian để phục vụ con người, chứ không phải để con người phục vụ Ngài, cho nên Ngài đã cúi xuống mà cởi giầy và lau chân cho các ông, và các ông đã cảm thấy rất áy náy khó chịu vô cùng khi Chúa Giêsu đã làm điều ấy cho các ông. Nếu những Lời vàng ngọc mà Chúa Giêsu dậy cho chúng ta ngày hôm nay, xin những ai có cái ghế ngồi cao (chỉ đáng dành cho Chúa ngồi), hãy bước xuống mà phục vụ mọi người, để chiếc ghế cao trọng hơn trên Nước Thiên Đàng, đang chờ đón tất cả mọi người chúng ta.
Nói về ghế ngồi trên trần gian này, rất nhiều khi tôi cảm thấy buồn cười và cay đắng thay cho cái tình đời, giữa con người đối xử với một con người, mà tình cảm chỉ là thứ nhẹ so với đồng tiền. Chúng ta thường nghe câu: "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn", bà chị tôi dậy tôi câu nói này mà tôi nhớ mãi, ngẫm nghĩ mãi mà tôi thấy thật đúng là: "nếu muốn dễ bề sai khiến ai thì cứ đấm vào miệng họ thì họ sẽ mắc quai và sau này không nói gì được". Tôi muốn nói giả dụ thôi, nhưng đây là sự thật 100% đấy thưa anh chị em. Có một anh kia có một ghế ngồi thật vững chắc trong một công ty, đương nhiên ngồi một mình thì không vững vàng cho nên anh cũng tìm người thích hạp với mình để cho có thế vững vàng hơn. Ghế của anh chẳng những vững vàng mà còn có tài lọt để tìm thêm cho đầy vào túi của anh. Cho nên muốn được cái dù của anh che thì nào là phải phụ anh trong tất cả mọi thứ, nào là công việc trong sở anh sẽ giúp cho làm thêm giờ phụ trội cho dù ngân khoản đang eo hẹp!? Mỗi một chiếc ghế ngồi trong công ty của anh là đều có giá cả đấy! Nên ghế ngồi của các ông bà trong công ty cũng khó xử lắm đấy! Bởi có giá nên ông hay bà tranh giành nhau vì ghế. Chửi nhau cũng vì chiếc ghế. Hình như chiếc ghế không tên ấy, nó lại có sức mạnh của đồng tiền mà hiện hẳn lên cái tên của mình?? Người bất tài làm biếng thì thường đi ngã sau để cho công việc của mình được lâu bền và làm sai cũng không bị ai khiển trách, hay ngược lại???
Ôi chiếc ghế vô tri nhưng gây bao nhiêu tội lỗi của những con người ngồi trên chiếc ghế ấy! Thường chiếc ghế cao trọng như thế rất hiếm do có người bầu cử để được ngồi. Phần đông có được do bởi là con ông cháu cha đã bỏ biết bao tiền bạc cho chiếc ghế ấy cho con cháu của họ! Để được ăn không ngồi rồi chỉ biết chỉ tay năm ngón? Để được ăn trên ngồi trước? Để được thụ hưởng mọi thứ mà không cần phải chịu một ngày cực khổ? Những ai có tiền của mà biết chạy chọt cho đúng chỗ thì dù có bị đi tù chung thân cũng được thả ra.
Lậy Chúa Giêsu! Hẳn Ngài biết quá rõ bản tánh nhu nhược, yếu đuối, tội lỗi, tham lam, ích kỷ, của con người chúng con nên Ngài mới dậy chúng con đây là trước hãy luôn khát khao tìm kiếm Tình Yêu của Thiên Chúa, mà Tình Yêu của Ngài là phải tha thiết sống cho tha nhân. Hãy bỏ cái Tôi của mình, là chiếc ghế, là quyền lợi, là tất cả những gì của thế gian. Hãy cúi xuống, hãy bỏ chiếc ghế tìm tư lợi riêng của mình, mà phục vụ anh chị em mình, như Chúa xuống thế làm người mục đích chỉ có thế. Xin cho chúng con được nên giống Chúa ngày một hơn, để Thiên Đàng là cùng đích Nơi chúng con tìm kiếm và mong mỏi khát khao để được đến, còn được Ngồi bên hữu của Ngài hay bên trái của Ngài, con xin dành cho những ai thật xứng đáng cho chiếc Ghế ấy! Amen.
Bản tánh của con người thường tình thì luôn thích làm "Lớn", có nghĩa luôn thèm thuồng có được chức vị thật cao trong xã hội, càng cao càng tốt. Càng được nhiều người biết đến càng cảm thấy thỏa mãn và hạnh phúc, tuy dù sự tâng bốc của mọi người chung quanh mình có thật lòng hay giả, cũng không thấy là cần thiết. Bởi mình làm Lớn thì đương nhiên sẽ được mọi người phục dịch tối đa, vì ai làm dưới quyền hành của mình cũng phải bắt buộc e dè, né tránh tối đa, kẻo không vừa mất việc mà lại mang vạ vào thân cũng không chừng!? Trên đời tôi ít thấy ai có chức quyền, có tiền của giầu có bạc triệu hay bạc tỷ, có tiếng tăm, mà lại có lòng nhân từ bao giờ, nếu có thì là chuyện rất hiếm thấy. Thường thì chúng ta thấy những chuyện thật cảm động của những tấm lòng vàng là do từ những người thật nghèo khổ, biết chia sẻ cho nhau những thiếu thốn. Giúp nhau từ miếng ăn cho đến của ăn tinh thần.
Chuyện hai anh em Giacôbê và Gioan xin với Chúa Giêsu là: "Xin cho chúng con một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong vinh quang của Thầy", là chuyện đương nhiên và thật hữu lý thôi! Hai ông nghĩ rằng nếu mình khôn, xin riêng với Chúa Giêsu thì có thể mình sẽ được phần trước 10 ông kia, thì đó chỉ là chuyện khôn ngoan của con người trần gian, đâu có gì là xấu xa mà không xin với Chúa được. Chuyện hơn thiệt ai lại đem xin với Chúa trước mặt các ngài kia, thì đổ bể hết mà ai lại dại đến thế!?? Con người trần gian luôn quan trọng về cái ghế ngồi của mình lắm lắm! Tôi thấy hầu như ở đâu cũng tranh nhau về cái ghế ngồi, bởi có phải trong một cái bàn dài chúng ta nhìn vào thì sẽ biết ngay người ngồi làm chủ tọa đó là ai?? Có phải trông ông làm ra vẻ bệ vệ lắm không? Có phải trông ông lịch lãm nhất trong đám không? Có phải mọi người phải làm ra vẻ chăm chú để nghe những lời ông nói không? Được ngồi ghế danh dự ấy thì phải biết phe đảng, xu nịnh, xu thời, và tốn biết bao nhiêu tiền bạc mới được ngồi ghế danh dự và với chức vụ của mình. Hoặc đã tốn biết bao nhiêu tiền của để mướn người thanh toán kẻ ngồi ghế ấy trước để mình ngang nhiên chễm chệ tước đoạt chức vụ và ghế ngồi ấy! Thường ghế ngồi càng cao bao nhiêu thì càng tội lỗi nhiều, nên Chúa Giêsu biết trước được lòng dạ con người ra sao, nên mới khuyên bảo với tất cả các môn đệ của Người rằng: "Các con biết rằng những người được coi là lãnh tụ các nước, thì sai khiến dân chúng như ông chủ, và những người làm lớn thì lấy uy quyền mà trị dân. Còn các con không như thế. Trái lại, ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em. Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, thì hãy tự làm nô lệ cho mọi người. Vì chính Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người".
Bởi chính Chúa Giêsu là Con Một duy nhất của Thiên Chúa Cha mà còn xuống thế gian để phục vụ con người, chứ không phải để con người phục vụ Ngài, cho nên Ngài đã cúi xuống mà cởi giầy và lau chân cho các ông, và các ông đã cảm thấy rất áy náy khó chịu vô cùng khi Chúa Giêsu đã làm điều ấy cho các ông. Nếu những Lời vàng ngọc mà Chúa Giêsu dậy cho chúng ta ngày hôm nay, xin những ai có cái ghế ngồi cao (chỉ đáng dành cho Chúa ngồi), hãy bước xuống mà phục vụ mọi người, để chiếc ghế cao trọng hơn trên Nước Thiên Đàng, đang chờ đón tất cả mọi người chúng ta.
Nói về ghế ngồi trên trần gian này, rất nhiều khi tôi cảm thấy buồn cười và cay đắng thay cho cái tình đời, giữa con người đối xử với một con người, mà tình cảm chỉ là thứ nhẹ so với đồng tiền. Chúng ta thường nghe câu: "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn", bà chị tôi dậy tôi câu nói này mà tôi nhớ mãi, ngẫm nghĩ mãi mà tôi thấy thật đúng là: "nếu muốn dễ bề sai khiến ai thì cứ đấm vào miệng họ thì họ sẽ mắc quai và sau này không nói gì được". Tôi muốn nói giả dụ thôi, nhưng đây là sự thật 100% đấy thưa anh chị em. Có một anh kia có một ghế ngồi thật vững chắc trong một công ty, đương nhiên ngồi một mình thì không vững vàng cho nên anh cũng tìm người thích hạp với mình để cho có thế vững vàng hơn. Ghế của anh chẳng những vững vàng mà còn có tài lọt để tìm thêm cho đầy vào túi của anh. Cho nên muốn được cái dù của anh che thì nào là phải phụ anh trong tất cả mọi thứ, nào là công việc trong sở anh sẽ giúp cho làm thêm giờ phụ trội cho dù ngân khoản đang eo hẹp!? Mỗi một chiếc ghế ngồi trong công ty của anh là đều có giá cả đấy! Nên ghế ngồi của các ông bà trong công ty cũng khó xử lắm đấy! Bởi có giá nên ông hay bà tranh giành nhau vì ghế. Chửi nhau cũng vì chiếc ghế. Hình như chiếc ghế không tên ấy, nó lại có sức mạnh của đồng tiền mà hiện hẳn lên cái tên của mình?? Người bất tài làm biếng thì thường đi ngã sau để cho công việc của mình được lâu bền và làm sai cũng không bị ai khiển trách, hay ngược lại???
Ôi chiếc ghế vô tri nhưng gây bao nhiêu tội lỗi của những con người ngồi trên chiếc ghế ấy! Thường chiếc ghế cao trọng như thế rất hiếm do có người bầu cử để được ngồi. Phần đông có được do bởi là con ông cháu cha đã bỏ biết bao tiền bạc cho chiếc ghế ấy cho con cháu của họ! Để được ăn không ngồi rồi chỉ biết chỉ tay năm ngón? Để được ăn trên ngồi trước? Để được thụ hưởng mọi thứ mà không cần phải chịu một ngày cực khổ? Những ai có tiền của mà biết chạy chọt cho đúng chỗ thì dù có bị đi tù chung thân cũng được thả ra.
Lậy Chúa Giêsu! Hẳn Ngài biết quá rõ bản tánh nhu nhược, yếu đuối, tội lỗi, tham lam, ích kỷ, của con người chúng con nên Ngài mới dậy chúng con đây là trước hãy luôn khát khao tìm kiếm Tình Yêu của Thiên Chúa, mà Tình Yêu của Ngài là phải tha thiết sống cho tha nhân. Hãy bỏ cái Tôi của mình, là chiếc ghế, là quyền lợi, là tất cả những gì của thế gian. Hãy cúi xuống, hãy bỏ chiếc ghế tìm tư lợi riêng của mình, mà phục vụ anh chị em mình, như Chúa xuống thế làm người mục đích chỉ có thế. Xin cho chúng con được nên giống Chúa ngày một hơn, để Thiên Đàng là cùng đích Nơi chúng con tìm kiếm và mong mỏi khát khao để được đến, còn được Ngồi bên hữu của Ngài hay bên trái của Ngài, con xin dành cho những ai thật xứng đáng cho chiếc Ghế ấy! Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:36 16/10/2009
ĐẠI SƯ VÀ BẦY SÓI
Mọi người phát hiện một bầy sói xuất hiện ở trong thôn làng, vị đại sư họ Thiệu tu hành gần đó sau khi được biết, thì mỗi buổi chiều lúc trời chạng vạng tối đều đi vào trong nghĩa địa của thôn làng để tĩnh tọa, bầy sói cũng không làm gì hại đến ông ta.
Người dân trong thôn làng rất là phấn khởi, mời đại sư truyền cho bí pháp để sau này tiện bề ứng phó.
Đại sư Thiệu nói:
- “Ta không dùng bí pháp gì cả, khi ta ngồi tĩnh tọa thì có mấy con sói vây quanh ta, chúng nó liếm đầu mũi của ta, nhưng vì ta giữ hơi thở đều đặn nên sói không cắn ta.”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Bình tĩnh chính là vũ khí lợi hại nhất của con người, người luôn bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh thì có thể giải quyết được nhiều vấn đề.
Dù bạn có võ công cao cường nhưng nếu không biết bình tĩnh thì cũng sẽ thành kẻ chiến bại; dù bạn có thông minh xuất chúng nhưng nếu không bình tĩnh thì cũng sẽ thất bại; nếu bạn luôn có tâm hồn hoang mang thì bạn sẽ nắm chắc phần thất bại và luôn thất vọng trong cuộc sống.
Đại sư cũng là con người, cũng biết sợ thú dữ, nhưng sự bình tĩnh đã làm cho đại sư thêm can đảm và tự tại giữa bầy sói.
Khiêm tốn làm cho người Ki-tô hữu bình tĩnh và mạnh mẽ hơn trong đời sống tâm linh của mình.
Ai hiểu được thì hiểu.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Mọi người phát hiện một bầy sói xuất hiện ở trong thôn làng, vị đại sư họ Thiệu tu hành gần đó sau khi được biết, thì mỗi buổi chiều lúc trời chạng vạng tối đều đi vào trong nghĩa địa của thôn làng để tĩnh tọa, bầy sói cũng không làm gì hại đến ông ta.
Người dân trong thôn làng rất là phấn khởi, mời đại sư truyền cho bí pháp để sau này tiện bề ứng phó.
Đại sư Thiệu nói:
- “Ta không dùng bí pháp gì cả, khi ta ngồi tĩnh tọa thì có mấy con sói vây quanh ta, chúng nó liếm đầu mũi của ta, nhưng vì ta giữ hơi thở đều đặn nên sói không cắn ta.”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Bình tĩnh chính là vũ khí lợi hại nhất của con người, người luôn bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh thì có thể giải quyết được nhiều vấn đề.
Dù bạn có võ công cao cường nhưng nếu không biết bình tĩnh thì cũng sẽ thành kẻ chiến bại; dù bạn có thông minh xuất chúng nhưng nếu không bình tĩnh thì cũng sẽ thất bại; nếu bạn luôn có tâm hồn hoang mang thì bạn sẽ nắm chắc phần thất bại và luôn thất vọng trong cuộc sống.
Đại sư cũng là con người, cũng biết sợ thú dữ, nhưng sự bình tĩnh đã làm cho đại sư thêm can đảm và tự tại giữa bầy sói.
Khiêm tốn làm cho người Ki-tô hữu bình tĩnh và mạnh mẽ hơn trong đời sống tâm linh của mình.
Ai hiểu được thì hiểu.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 29 B)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:38 16/10/2009
CHỦ NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mc 10, 35-45
“Con Người đến để hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”.
Bạn thân mến,
Có nhiều người chê trách hai anh em ông Giacôbê và Gioan khi họ xin được ngồi hai bên tả hữu của Chúa Giê-su, bởi vì các ông chưa làm được việc gì mà đã xin xỏ, cũng đúng thôi, vì theo quan niệm của người đời là phải có làm mới có ăn, có làm mới có hưởng, có làm mới có quyền lợi.
Nhưng nhìn xa hơn một chút nữa, cái nhìn của người có tâm hồn bao dung và cởi mở, thì hai anh em tông đồ này đã rất thành thật và can đảm khi nói lên ý nghĩ của mình là xin cho được ngồi hai bên cạnh Chúa. Các ngài đã nhìn thấy được tấm lòng bao dung của Chúa Giê-su –thầy của mình- và Chúa Giê-su không phải là một ông chủ keo kiệt hay một ông vua hà khắc, nhưng Ngài là một vị thầy rất nhân từ và hiểu rất rõ tâm hồn của các môn đệ nên Ngài không trách mắng, không chê trách và không nạt nộ vì lời xin ấy, nhưng Ngài rất tế nhị hỏi các môn đệ có uống được chén đắng của Ngài không, và hai ông đã trả lời không ấp úng: “Thưa được”, thì cũng chứng tỏ các ông là người dám đi theo và dám chết với Thầy của mình, và quả thật là như thế, nên các ngài rất đáng được Chúa thưởng công...
Có rất nhiều lần bạn và tôi đã làm để được thưởng công, làm để được tiếng khen, làm để được lòng cấp trên, nhưng tâm hồn thì không hoàn toàn yêu thích công việc, không thích bề trên, không thích ông chủ của mình; trước mặt mọi người bạn và tôi làm tốt, nhưng sau lưng họ thì hết chửi người này, nói xấu người kia, chúng ta chưa thành thật với mình và với anh em, và chúng ta cũng chưa có can đảm như hai anh em thánh Giacôbê và Gioan tông đồ đã thành thật nói lên ý muốn của mình, dù ý muốn ấy không phù hợp, bởi vì các ngài đã tin tưởng vào Thầy của mình là Đấng khoan dung và yêu thương.
Có rất nhiều lần bạn và tôi nạt nộ người dưới quyền vì họ xin quyền lợi; có rất nhiều lần bạn và tôi nạt nộ to tiếng với giáo dân vì họ xin xưng tội ngoài giờ quy định; và có rất nhiều lần chúng ta đuổi người giúp việc ra khỏi phòng, vì họ đã làm chúng ta giận dữ khi xin cho thằng con trai có thành tích bất hảo vào ban ca đoàn của giáo xứ.
Tại sao bạn và tôi giận dữ, tại sao bạn và tôi nạt nộ ? Thưa tại vì chúng ta chưa có tâm hồn bao dung và yêu thương, tại vì chúng ta chưa có tâm hồn biết thông cảm cho mỗi hoàn cảnh, và nhất là vì chúng ta chưa học được mơi Chúa Giê-su vị Thầy hiền lành và rất khiêm tốn.
Người dưới quyền xin quyền lợi, vì họ cảm thấy đáng được, người giáo dân xin xưng tội ngoài giờ quy định vì họ thấy lương tâm cắn rứt không bình an, người giúp việc xin cho con vào ca đoàn vì ông thấy vào ca đoàn có thể cảm hoá được con người của nó... tất cả mọi lời cầu xin đều có lí do của nó, phần chúng ta –những người có quyền- hãy học nơi Chúa Giê-su: bao dung và yêu thương.
Bạn thân mến,
Không những chỉ có hai anh em thánh Giacôbê và Gioan là xin xỏ Chúa mà thôi, mà ngay cả bạn và tôi nữa, chúng ta đã rất nhiều lần xin xỏ Chúa điều này điều nọ nhưng không làm việc, hoặc có làm thì chỉ để được tiếng tăm. Chúa Giê-su chỉ muốn chúng ta chia sẻ với Ngài chén đắng, tức là những hi sinh, những hiểu lầm và những đau khổ, còn những việc khác Ngài sẽ bù cho sau.
Xin xỏ với Chúa không có gì đáng xấu hổ cả, bởi vì chúng ta là con cái của Ngài, con cái mà xấu hổ khi xin xỏ với cha mẹ là làm nhục cha mẹ, là không tin tưởng và phụ lòng yêu thương của các ngài...
Cứ đơn sơ mà cầu xin với Chúa, và vui vẻ vâng phục khi được Chúa ban ơn lành hay gởi thánh giá cho chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Mc 10, 35-45
“Con Người đến để hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”.
Bạn thân mến,
Có nhiều người chê trách hai anh em ông Giacôbê và Gioan khi họ xin được ngồi hai bên tả hữu của Chúa Giê-su, bởi vì các ông chưa làm được việc gì mà đã xin xỏ, cũng đúng thôi, vì theo quan niệm của người đời là phải có làm mới có ăn, có làm mới có hưởng, có làm mới có quyền lợi.
Nhưng nhìn xa hơn một chút nữa, cái nhìn của người có tâm hồn bao dung và cởi mở, thì hai anh em tông đồ này đã rất thành thật và can đảm khi nói lên ý nghĩ của mình là xin cho được ngồi hai bên cạnh Chúa. Các ngài đã nhìn thấy được tấm lòng bao dung của Chúa Giê-su –thầy của mình- và Chúa Giê-su không phải là một ông chủ keo kiệt hay một ông vua hà khắc, nhưng Ngài là một vị thầy rất nhân từ và hiểu rất rõ tâm hồn của các môn đệ nên Ngài không trách mắng, không chê trách và không nạt nộ vì lời xin ấy, nhưng Ngài rất tế nhị hỏi các môn đệ có uống được chén đắng của Ngài không, và hai ông đã trả lời không ấp úng: “Thưa được”, thì cũng chứng tỏ các ông là người dám đi theo và dám chết với Thầy của mình, và quả thật là như thế, nên các ngài rất đáng được Chúa thưởng công...
Có rất nhiều lần bạn và tôi đã làm để được thưởng công, làm để được tiếng khen, làm để được lòng cấp trên, nhưng tâm hồn thì không hoàn toàn yêu thích công việc, không thích bề trên, không thích ông chủ của mình; trước mặt mọi người bạn và tôi làm tốt, nhưng sau lưng họ thì hết chửi người này, nói xấu người kia, chúng ta chưa thành thật với mình và với anh em, và chúng ta cũng chưa có can đảm như hai anh em thánh Giacôbê và Gioan tông đồ đã thành thật nói lên ý muốn của mình, dù ý muốn ấy không phù hợp, bởi vì các ngài đã tin tưởng vào Thầy của mình là Đấng khoan dung và yêu thương.
Có rất nhiều lần bạn và tôi nạt nộ người dưới quyền vì họ xin quyền lợi; có rất nhiều lần bạn và tôi nạt nộ to tiếng với giáo dân vì họ xin xưng tội ngoài giờ quy định; và có rất nhiều lần chúng ta đuổi người giúp việc ra khỏi phòng, vì họ đã làm chúng ta giận dữ khi xin cho thằng con trai có thành tích bất hảo vào ban ca đoàn của giáo xứ.
Tại sao bạn và tôi giận dữ, tại sao bạn và tôi nạt nộ ? Thưa tại vì chúng ta chưa có tâm hồn bao dung và yêu thương, tại vì chúng ta chưa có tâm hồn biết thông cảm cho mỗi hoàn cảnh, và nhất là vì chúng ta chưa học được mơi Chúa Giê-su vị Thầy hiền lành và rất khiêm tốn.
Người dưới quyền xin quyền lợi, vì họ cảm thấy đáng được, người giáo dân xin xưng tội ngoài giờ quy định vì họ thấy lương tâm cắn rứt không bình an, người giúp việc xin cho con vào ca đoàn vì ông thấy vào ca đoàn có thể cảm hoá được con người của nó... tất cả mọi lời cầu xin đều có lí do của nó, phần chúng ta –những người có quyền- hãy học nơi Chúa Giê-su: bao dung và yêu thương.
Bạn thân mến,
Không những chỉ có hai anh em thánh Giacôbê và Gioan là xin xỏ Chúa mà thôi, mà ngay cả bạn và tôi nữa, chúng ta đã rất nhiều lần xin xỏ Chúa điều này điều nọ nhưng không làm việc, hoặc có làm thì chỉ để được tiếng tăm. Chúa Giê-su chỉ muốn chúng ta chia sẻ với Ngài chén đắng, tức là những hi sinh, những hiểu lầm và những đau khổ, còn những việc khác Ngài sẽ bù cho sau.
Xin xỏ với Chúa không có gì đáng xấu hổ cả, bởi vì chúng ta là con cái của Ngài, con cái mà xấu hổ khi xin xỏ với cha mẹ là làm nhục cha mẹ, là không tin tưởng và phụ lòng yêu thương của các ngài...
Cứ đơn sơ mà cầu xin với Chúa, và vui vẻ vâng phục khi được Chúa ban ơn lành hay gởi thánh giá cho chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:41 16/10/2009
N2T |
85. Khiêm tốn là nền tảng của các nhân đức.
(Thánh Cyprian)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:43 16/10/2009
N2T |
257. Khởi đầu của vạn vật là sự thai nghén của sức hút thần kỳ, nó chỉ dẫn và giúp đỡ cuộc sống của chúng ta.
Chén đắng,chén ngọt
Anmai, CSsR
19:44 16/10/2009
Chúa Nhật 29 Thường niên B Chúa nhật truyền giáo (Is 53, 10-11; Dt 4,14-16; Mc 10, 35-45)
Chuyện hết sức thường tình củn con người ngày hôm nay được thánh Maccô thuật lại cho chúng ta. Chuyện hết sức thường tình đó là khi mình làm một chuyện gì đó thì mình đều mong có một mối lợi. Khi mình đã bỏ mọi sự để theo người nào đó thì tất nhiên có lợi mới theo chứ không ai mà cứ đi theo một cách không không được.
Câu chuyện này cũng được ghi lại một cách khá tương hợp trong Tin Mừng Matthêu (Mt 20,20-28). Tuy nhiên mỗi thánh ký biên soạn theo nhãn quan của mình. Chẳng hạn chúng ta có thể thấy một chi tiết khác biệt rõ nét nơi Matthêu sánh với Maccô, như sau: nơi Maccô chính Giacôbê và Gioan ngõ lời, đang khi đó nơi Matthêu, mẹ của họ đến xin với Chúa Giêsu cho các con. Sự kiện đó liên hệ đến cộng đoàn mà Matthêu muốn ngỏ.
Nếu so sánh với Luca và Gioan, chúng ta cũng có thể nhận thấy chi tiết này: câu 45 của Tin Mừng Maccô được miêu tả như là sứ điệp cho bản trình thuật: Con Người đến để hầu hạ và thí mạng sống. Cũng sứ điệp đó về sự hạ mình của Chúa Giêsu được thánh ký Luca lồng kết trong bối cảnh Tiệc ly (Lc 22,27) và Gioan đặt vào bối cảnh Rửa chân (Ga 13,3-10).
Vài ghi nhận sơ lược đó cũng đủ gợi nhắc lại cho chúng ta phong thái tự do trong việc biên soạn của mỗi thánh ký cũng như nhãn quan thần học riêng biệt nơi từng Tin Mừng.
Trở lại với bản văn Maccô, trình thuật này được chia ra làm 2 phần như sau:
Câu 35-40: Lời thỉnh cầu của Giacôbê và Gioan.
Câu 41-45: Bài học phục vụ theo gương Chúa Giêsu.
Khởi từ lời thỉnh cầu của 2 môn đệ, Chúa Giêsu ngỏ lời cho các môn đệ, và qua đó cho tất cả những ai chọn theo Người ở mọi thời, về nguy cơ của họ không thấu hiểu con đường phải bước theo Người. Đó là con đường ngang qua khổ đau cái chết rồi mới tới vinh quang. Họ phải noi gương Thầy họ biết khiêm tốn phục vụ cho ơn cứu rỗi của nhiều người đến mức độ dám hy sinh mạng sống. Đó mới thực sự là căn cước của những ai chọn theo Người.
Giacôbê và Gioan thưa Người: xin cho chúng con được ngồi, một người bên hữu, một người bên tả trong vinh quang của Thầy (c. 35-37).
Cách miêu tả như thế gợi nhắc ước mơ Thiên sai trần tục của người Do Thái. Họ chờ mong sự xuất hiện của Đấng Thiên sai để dẹp tan địch thù Roma và khai mở Nước vinh quang. Như thế lời thỉnh cầu của 2 môn đệ không phải chỉ liên hệ tới những chỗ ngồi danh dự nào đó, song nhằm đến sự chia sẻ quyền hành với vị vua cai trị.
Như thế, lời thỉnh cầu trên vén mở cho thấy ngay cả các môn đệ thân tín như Giacôbê và Gioan cũng không hiểu được khuôn mặt Thiên sai đích thực của Chúa Giêsu. Các môn đệ vẫn luôn có cám dỗ chờ mong sự thể hiện của một nước Thiên sai thuần trần tục và đậm nét chính trị "các ngươi không biết các ngươi xin gì" (c. 38a).
Trong nhãn quan thần học của các thánh ký nói chung và của Maccô nói riêng, vinh quang Thiên sai chỉ có được ngang qua khổ đau và cái chết của Đức Kitô.
Lồng kết vào bối cảnh Maccô, lời thỉnh cầu này trở nên cơ hội để Chúa Giêsu thanh luyện cái nhìn của các môn đệ Người ngõ hầu họ có thể dấn thân bước theo Người.
Chúa Giêsu nói với họ:. ..các ngươi có thể uống chén Ta uống và chịu thanh tẩy thứ thanh tẩy Ta phải chịu không? Họ nói với Người: thưa được. Chúa Giêsu bảo họ: chén Ta uống, các ngươi sẽ uống, thanh tẩy Ta chịu, các ngươi sẽ chịu, còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Ta, Ta không có quyền ban, nhưng là dành cho ai điều ấy đã được dọn ra (c. 38-40)
Chén: Trong Cựu ước hình ảnh này thường là biểu trưng của cơn thịnh nộ và án phạt mà Thiên Chúa giáng xuống trên dân bất tuân: "phải có chén nơi tay Giavê, Ngài rót ra cho chúng nốc đến cặn, chúng uống hết thảy những kẻ dữ trên trần (Tv 75,9; Is 51,17); chính là chén của khiếp kinh thất đảm (Ed 22,33): gợi nhắc 1 cách nào đó đến những khốn khổ mà con người phải chịu. Lồng kết vào truyền thống khổ nạn của Chúa Giêsu, hình ảnh này gợi nhắc khổ đau trong cuộc tử nạn (Mc 14,36) mà theo quan niệm truyền thống thì Đấng Thiên sai được miêu tả như người tôi tớ kề vai gánh vác khổ đau thay cho dân tội lỗi ngõ hầu thoát cơn thịnh nộ của Thiên Chúa.
Hình ảnh chén trở nên mộ biểu tượng rõ nét hơn khi được thánh ký sử dụng liên kết với hình ảnh thanh tẩy. Thanh tẩy là biểu tượng của sự khoắc khoải tột cùng của khổ đau: "vực này với vực kia, giữa tiếng thác của Ngài ầm vang, hết thẩy nước đổ sóng tràn ngập lút trên tôi" (Tv 42,8).
Nói một cách dễ hiểu hơn, chén và thanh tẩy được sử dụng nơi Maccô nhằm gợi nhắc cuộc khổ nạn gần kề của Chúa Giêsu: Người sẽ phải bị dìm sâu trong thống khổ. Chính viễn ảnh đen tối đó của cuộc khổ nạn cũng sẽ là phần số được chia sẻ cho các môn đệ: "chén Ta uống các ngươi sẽ uống, thanh tẩy ta chịu, các ngươi sẽ chịu (câu 39a) gợi nhắc lịch sử cụ thể của đời sống 2 môn đệ này. Giacôbê sẽ tử đạo vào năm 44 ở Giêrusalem (x. Cv 12,2). Và theo truyền thống Giáo hội, về sau Gioan cũng chết tử đạo như anh mình. Các môn đệ của Chúa Giêsu được mời gọi đi theo con đường khổ nạn của Người ngõ hầu được chia sẻ vinh quang phục sinh "còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Ta, Ta không có quyền ban, nhưng là dành cho ai điều ấy đã được dọn ra" (c. 44)
Con Người vẫn luôn có khuynh hướng tìm thống trị trên kẻ khác, y như cám dỗ tích trữ của cải tiền bạc, khiến họ không thể lựa chọn theo Chúa Giêsu khiêm tốn phục vụ ơn cứu độ cho nhân loại, đến mức của khổ đau và thập giá.
Tâm tư, suy nghĩ của hai môn đệ cũng là suy nghĩ của nhiều người trong chúng ta. Mấy ai trong cuộc đời này lại thích uống chén đắng ? Chẳng mấy ai trong cuộc đời này lại đi chê chén ngọt.
Khi đối diện với chén ngọt thì ai ai cũng sẵn sàng để uống chén đấy nhưng ngược lại, với chén đắng thì quả là khó. Điều ấy, Chúa Giêsu đã phải trải nghiệm một cách hết sức là giằng co. Trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu đã phải kêu xin thảm thiết với Chúa Cha để Chúa Cha cất khỏi Ngài chén đắng mà Cha gửi. Nếu như Chúa Giêsu không đi trọn con đường vâng phục thánh ý của Cha mà đi theo ý của mình thì việc cứu độ coi như là không không vậy. Và như Chúa Giêsu đã thưa với Cha là chính vì “cái giờ ấy” mà Chúa Giêsu mới có mặt.
Là con người, thoạt đầu hai môn đệ bị cái cám dỗ của thể xác, của con người chi phối để giành chỗ nhất chỗ nhì, để né chắng đắng và giành chén ngọt nhưng chúng ta nhìn lại hành trình cuộc đời của các môn đệ nói chung và hai môn đệ “xin xỏ” ngày hôm nay chúng ta đã biết rồi. Dần dần, ngày mỗi ngày theo Chúa, ở với Chúa nên không còn màng đến chuyện ghế nhất ghế nhì nữa nhưng tất cả chỉ dốc tâm vào lo cho công việc rao giảng Nước Trời mà thôi. Điều đáng ghi nhận, điều đáng nói ở đây là cuối đời, hầu như các môn đệ trong đó có hai cái ông “ham hố” này đã chết vì Thầy Chí Thánh của mình
Là môn đệ của Chúa, ngày mỗi ngày, người môn đệ cũng được mời gọi uống chén đắng như Thầy Chí Thánh Giêsu và cũng được mời gọi phải chết y như Thầy của mình vậy.
Hôm nay, ngày khánh nhật truyền giáo thì lời mời gọi ấy càng có tính cách khẩn thiết hơn. Lời mời gọi truyền giáo không dành riêng cho bất cứ một ai hay bất cứ một tổ chức, một cộng đoàn nào. Ai ai cũng được thôi thúc để sống sứ mạng truyền giáo sẵn có trong mình. Sống sứ mạng truyền giáo đó chính là vui vẻ để đón chén đắng mà Chúa Giêsu mời gọi.
Theo Chúa, có quá đáng chăng để mà nói đó là con đường chẳng mấy ai đi, con đường của sự từ bỏ, con đường của đau khổ, con đường của thập giá. Không phải tôi phải đi đến vùng truyền giáo, miền truyền giáo tôi mới có thể sống sứ mạng truyền giáo mà Chúa và Hội Thánh mời gọi. Ở bất cứ nơi đâu tôi cũng có thể sống được sứ mạng truyền giáo ấy nếu như tôi sống cái tinh thần đón nhận tất cả những đau khổ của cuộc đời này trong tin yêu và hạnh phúc và nhất là tôi can đảm đón nhận chén đắng mà Chúa gửi đến trong cuộc đời.
Và, chúng ta cũng nên nhớ cái quy luật muôn thuở đó là chén đắng của Chúa lúc nào cũng đắng cay nhưng sau khi trải qua cái đắng cay ấy ta sẽ được hưởng phúc vinh quang cùng với Chúa Giêsu. Chỉ những ai can đảm bước theo Thầy, vui vẻ uống chén mà Thầy đã uống thì cũng sẽ dự phần vinh phúc của Thầy.
Nguyện xin Chúa Chúa Giêsu, đấng đã can đảm đón nhận chén đắng của Chúa Cha giúp ta can đảm đón nhận những chén đắng mà Chúa trao phó cho cuộc đời mỗi người chúng ta.
Chuyện hết sức thường tình củn con người ngày hôm nay được thánh Maccô thuật lại cho chúng ta. Chuyện hết sức thường tình đó là khi mình làm một chuyện gì đó thì mình đều mong có một mối lợi. Khi mình đã bỏ mọi sự để theo người nào đó thì tất nhiên có lợi mới theo chứ không ai mà cứ đi theo một cách không không được.
Câu chuyện này cũng được ghi lại một cách khá tương hợp trong Tin Mừng Matthêu (Mt 20,20-28). Tuy nhiên mỗi thánh ký biên soạn theo nhãn quan của mình. Chẳng hạn chúng ta có thể thấy một chi tiết khác biệt rõ nét nơi Matthêu sánh với Maccô, như sau: nơi Maccô chính Giacôbê và Gioan ngõ lời, đang khi đó nơi Matthêu, mẹ của họ đến xin với Chúa Giêsu cho các con. Sự kiện đó liên hệ đến cộng đoàn mà Matthêu muốn ngỏ.
Nếu so sánh với Luca và Gioan, chúng ta cũng có thể nhận thấy chi tiết này: câu 45 của Tin Mừng Maccô được miêu tả như là sứ điệp cho bản trình thuật: Con Người đến để hầu hạ và thí mạng sống. Cũng sứ điệp đó về sự hạ mình của Chúa Giêsu được thánh ký Luca lồng kết trong bối cảnh Tiệc ly (Lc 22,27) và Gioan đặt vào bối cảnh Rửa chân (Ga 13,3-10).
Vài ghi nhận sơ lược đó cũng đủ gợi nhắc lại cho chúng ta phong thái tự do trong việc biên soạn của mỗi thánh ký cũng như nhãn quan thần học riêng biệt nơi từng Tin Mừng.
Trở lại với bản văn Maccô, trình thuật này được chia ra làm 2 phần như sau:
Câu 35-40: Lời thỉnh cầu của Giacôbê và Gioan.
Câu 41-45: Bài học phục vụ theo gương Chúa Giêsu.
Khởi từ lời thỉnh cầu của 2 môn đệ, Chúa Giêsu ngỏ lời cho các môn đệ, và qua đó cho tất cả những ai chọn theo Người ở mọi thời, về nguy cơ của họ không thấu hiểu con đường phải bước theo Người. Đó là con đường ngang qua khổ đau cái chết rồi mới tới vinh quang. Họ phải noi gương Thầy họ biết khiêm tốn phục vụ cho ơn cứu rỗi của nhiều người đến mức độ dám hy sinh mạng sống. Đó mới thực sự là căn cước của những ai chọn theo Người.
Giacôbê và Gioan thưa Người: xin cho chúng con được ngồi, một người bên hữu, một người bên tả trong vinh quang của Thầy (c. 35-37).
Cách miêu tả như thế gợi nhắc ước mơ Thiên sai trần tục của người Do Thái. Họ chờ mong sự xuất hiện của Đấng Thiên sai để dẹp tan địch thù Roma và khai mở Nước vinh quang. Như thế lời thỉnh cầu của 2 môn đệ không phải chỉ liên hệ tới những chỗ ngồi danh dự nào đó, song nhằm đến sự chia sẻ quyền hành với vị vua cai trị.
Như thế, lời thỉnh cầu trên vén mở cho thấy ngay cả các môn đệ thân tín như Giacôbê và Gioan cũng không hiểu được khuôn mặt Thiên sai đích thực của Chúa Giêsu. Các môn đệ vẫn luôn có cám dỗ chờ mong sự thể hiện của một nước Thiên sai thuần trần tục và đậm nét chính trị "các ngươi không biết các ngươi xin gì" (c. 38a).
Trong nhãn quan thần học của các thánh ký nói chung và của Maccô nói riêng, vinh quang Thiên sai chỉ có được ngang qua khổ đau và cái chết của Đức Kitô.
Lồng kết vào bối cảnh Maccô, lời thỉnh cầu này trở nên cơ hội để Chúa Giêsu thanh luyện cái nhìn của các môn đệ Người ngõ hầu họ có thể dấn thân bước theo Người.
Chúa Giêsu nói với họ:. ..các ngươi có thể uống chén Ta uống và chịu thanh tẩy thứ thanh tẩy Ta phải chịu không? Họ nói với Người: thưa được. Chúa Giêsu bảo họ: chén Ta uống, các ngươi sẽ uống, thanh tẩy Ta chịu, các ngươi sẽ chịu, còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Ta, Ta không có quyền ban, nhưng là dành cho ai điều ấy đã được dọn ra (c. 38-40)
Chén: Trong Cựu ước hình ảnh này thường là biểu trưng của cơn thịnh nộ và án phạt mà Thiên Chúa giáng xuống trên dân bất tuân: "phải có chén nơi tay Giavê, Ngài rót ra cho chúng nốc đến cặn, chúng uống hết thảy những kẻ dữ trên trần (Tv 75,9; Is 51,17); chính là chén của khiếp kinh thất đảm (Ed 22,33): gợi nhắc 1 cách nào đó đến những khốn khổ mà con người phải chịu. Lồng kết vào truyền thống khổ nạn của Chúa Giêsu, hình ảnh này gợi nhắc khổ đau trong cuộc tử nạn (Mc 14,36) mà theo quan niệm truyền thống thì Đấng Thiên sai được miêu tả như người tôi tớ kề vai gánh vác khổ đau thay cho dân tội lỗi ngõ hầu thoát cơn thịnh nộ của Thiên Chúa.
Hình ảnh chén trở nên mộ biểu tượng rõ nét hơn khi được thánh ký sử dụng liên kết với hình ảnh thanh tẩy. Thanh tẩy là biểu tượng của sự khoắc khoải tột cùng của khổ đau: "vực này với vực kia, giữa tiếng thác của Ngài ầm vang, hết thẩy nước đổ sóng tràn ngập lút trên tôi" (Tv 42,8).
Nói một cách dễ hiểu hơn, chén và thanh tẩy được sử dụng nơi Maccô nhằm gợi nhắc cuộc khổ nạn gần kề của Chúa Giêsu: Người sẽ phải bị dìm sâu trong thống khổ. Chính viễn ảnh đen tối đó của cuộc khổ nạn cũng sẽ là phần số được chia sẻ cho các môn đệ: "chén Ta uống các ngươi sẽ uống, thanh tẩy ta chịu, các ngươi sẽ chịu (câu 39a) gợi nhắc lịch sử cụ thể của đời sống 2 môn đệ này. Giacôbê sẽ tử đạo vào năm 44 ở Giêrusalem (x. Cv 12,2). Và theo truyền thống Giáo hội, về sau Gioan cũng chết tử đạo như anh mình. Các môn đệ của Chúa Giêsu được mời gọi đi theo con đường khổ nạn của Người ngõ hầu được chia sẻ vinh quang phục sinh "còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Ta, Ta không có quyền ban, nhưng là dành cho ai điều ấy đã được dọn ra" (c. 44)
Con Người vẫn luôn có khuynh hướng tìm thống trị trên kẻ khác, y như cám dỗ tích trữ của cải tiền bạc, khiến họ không thể lựa chọn theo Chúa Giêsu khiêm tốn phục vụ ơn cứu độ cho nhân loại, đến mức của khổ đau và thập giá.
Tâm tư, suy nghĩ của hai môn đệ cũng là suy nghĩ của nhiều người trong chúng ta. Mấy ai trong cuộc đời này lại thích uống chén đắng ? Chẳng mấy ai trong cuộc đời này lại đi chê chén ngọt.
Khi đối diện với chén ngọt thì ai ai cũng sẵn sàng để uống chén đấy nhưng ngược lại, với chén đắng thì quả là khó. Điều ấy, Chúa Giêsu đã phải trải nghiệm một cách hết sức là giằng co. Trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu đã phải kêu xin thảm thiết với Chúa Cha để Chúa Cha cất khỏi Ngài chén đắng mà Cha gửi. Nếu như Chúa Giêsu không đi trọn con đường vâng phục thánh ý của Cha mà đi theo ý của mình thì việc cứu độ coi như là không không vậy. Và như Chúa Giêsu đã thưa với Cha là chính vì “cái giờ ấy” mà Chúa Giêsu mới có mặt.
Là con người, thoạt đầu hai môn đệ bị cái cám dỗ của thể xác, của con người chi phối để giành chỗ nhất chỗ nhì, để né chắng đắng và giành chén ngọt nhưng chúng ta nhìn lại hành trình cuộc đời của các môn đệ nói chung và hai môn đệ “xin xỏ” ngày hôm nay chúng ta đã biết rồi. Dần dần, ngày mỗi ngày theo Chúa, ở với Chúa nên không còn màng đến chuyện ghế nhất ghế nhì nữa nhưng tất cả chỉ dốc tâm vào lo cho công việc rao giảng Nước Trời mà thôi. Điều đáng ghi nhận, điều đáng nói ở đây là cuối đời, hầu như các môn đệ trong đó có hai cái ông “ham hố” này đã chết vì Thầy Chí Thánh của mình
Là môn đệ của Chúa, ngày mỗi ngày, người môn đệ cũng được mời gọi uống chén đắng như Thầy Chí Thánh Giêsu và cũng được mời gọi phải chết y như Thầy của mình vậy.
Hôm nay, ngày khánh nhật truyền giáo thì lời mời gọi ấy càng có tính cách khẩn thiết hơn. Lời mời gọi truyền giáo không dành riêng cho bất cứ một ai hay bất cứ một tổ chức, một cộng đoàn nào. Ai ai cũng được thôi thúc để sống sứ mạng truyền giáo sẵn có trong mình. Sống sứ mạng truyền giáo đó chính là vui vẻ để đón chén đắng mà Chúa Giêsu mời gọi.
Theo Chúa, có quá đáng chăng để mà nói đó là con đường chẳng mấy ai đi, con đường của sự từ bỏ, con đường của đau khổ, con đường của thập giá. Không phải tôi phải đi đến vùng truyền giáo, miền truyền giáo tôi mới có thể sống sứ mạng truyền giáo mà Chúa và Hội Thánh mời gọi. Ở bất cứ nơi đâu tôi cũng có thể sống được sứ mạng truyền giáo ấy nếu như tôi sống cái tinh thần đón nhận tất cả những đau khổ của cuộc đời này trong tin yêu và hạnh phúc và nhất là tôi can đảm đón nhận chén đắng mà Chúa gửi đến trong cuộc đời.
Và, chúng ta cũng nên nhớ cái quy luật muôn thuở đó là chén đắng của Chúa lúc nào cũng đắng cay nhưng sau khi trải qua cái đắng cay ấy ta sẽ được hưởng phúc vinh quang cùng với Chúa Giêsu. Chỉ những ai can đảm bước theo Thầy, vui vẻ uống chén mà Thầy đã uống thì cũng sẽ dự phần vinh phúc của Thầy.
Nguyện xin Chúa Chúa Giêsu, đấng đã can đảm đón nhận chén đắng của Chúa Cha giúp ta can đảm đón nhận những chén đắng mà Chúa trao phó cho cuộc đời mỗi người chúng ta.
Chuỗi ngọc Mân Côi
A.P Mặc Trầm Cung
19:51 16/10/2009
Như đoàn tàu chạy trệch hướng đường ray.
Lao thẳng vực sâu tội lỗi, kiếp đọa đày,
Khoa học tiến bộ,
Phương tiện tối tân,
Cuộc sống hiện đại,
Đang tiếp tay hủy hoại con người trong lạc thú.
Danh vọng, tiền tài lòng tham lam tích tụ,
Thác loạn trần gian, lắm kẻ rao bán linh hồn.
Tâm trí lu mờ chọn quỷ dữ suy tôn,
Kiếp nô lệ, làm tay sai để ác thần thống trị.
Để thoát họa diệt vong Mẹ gọi mời liên lỉ,
Lộ Đức, Fatima, Mẹ thống thiết kêu xin.
Cứu nguy thế giới, hãy hiệp sức chân tình,
Ăn năn sám hối,
Tôn sùng Mẫu Tâm,
Siêng năng cầu nguyện bằng lời kinh Mân Côi trìu mến.
Lời kinh Mân Côi nồng nàn con dâng tiến,
Theo gót Chúa Giêsu và Mẹ,
đi vào lịch sử cứu độ trần gian.
Đưa nhân loại tối tăm, thấy ánh sáng thiên đàng,
Con đường Vâng Phục Thánh Ý,
là đường ngay nẻo chính,
kéo đoàn tàu nhân loại quay về cùng Thiên Chúa.
Lời kinh Mân Côi đổ tràn đầy mật sữa,
Khơi dậy trong con nguồn mạch sống đức tin.
Là khí giới tấn công, là thuẫn bảo vệ mình,
Chống lại cám dỗ,
xua đuổi quỷ ma,
Noi gương Mẹ, con cúi đầu tuân hành Thánh Ý.
Lời kinh Mân Côi: Bài tình ca tuyệt mỹ,
Xua tan những bất hòa, hằn gắn vết thương đau.
Chốn gia trang, hy sinh, sớm tối nguyện cầu,
Mẹ sẽ chiếu soi,
Hạnh phúc quay về,
Hồng ân Chúa tuôn trào lai láng.
Lời Kinh Mân Côi Vui – Thương – Mừng – Sáng,
Chuỗi ngọc trân châu thơm ngát cả vườn hồng.
Như ánh dương nồng chiếu sáng hừng đông,
Thiết tha con gọi Mẹ,
Maria – Nữ Vương Mân Côi,
Kính mừng Mẹ - Nữ Vương đầy ơn phúc.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Truyền giáo, ánh sáng của Chúa Kitô mang hy vọng đến cho thế giới
Nguyễn Hoàng Thương
06:27 16/10/2009
Truyền giáo, ánh sáng của Chúa Kitô mang hy vọng đến cho thế giới
Rôma (AsiaNews) - "Các dân tộc sẽ bước đi theo ánh sáng của Ngài": cụm từ này trong Sách Khải Huyền của Thánh Gioan là chủ đề cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo 2009, được cử hành vào ngày Chúa Nhật 18/10/2009. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã soạn thảo một sứ điệp mà trong đó ngài nhấn mạnh các yếu tố của sự dấn thân và sứ mạng của Giáo Hội mà "những thay đổi sâu rộng trong xã hội ngày nay khiến cho nó cấp thiết hơn bao giờ hết" (số 3).
Trước hết, có thể khẳng định rằng đó chính là sự dấn thân "hàng đầu", được thực hiện trong "lo âu" và "nhiệt tình", là lời kêu gọi để "soi dẫn mọi dân tộc bằng ánh sáng của Chúa Kitô" và "công bố Tin Mừng", để thực hiện sứ mạng đến với muôn dân, đến với những người không phải Kitô hữu, "ưu tiên của kế hoạch mục vụ" của chính Giáo Hội.
Những cách thức vốn không còn được quan tâm đến này, những lo sợ thiếu giáo sĩ, cơ cấu tổ chức nặng nề, và thậm chí (đôi khi) là những kết quả nghèo nàn, phải không còn là trở ngại. Hơn thế nữa, chúng nên định hướng tất cả chúng ta thông truyền hơn nữa "ánh sáng của Chúa Kitô vốn tỏa sáng trên khuôn mặt của Giáo Hội", cũng như nhận thức được rằng "Thiên Chúa là vĩ đại của mọi thành trì, được đồng hành... bởi các môn đệ của ngày nay".
Sự trỗi dậy của các tôn giáo ở nhiều xã hội một lần nữa bị chế ngự bởi nhà nước vô thần (Nga, Trung Quốc, Việt Nam,. ..) và sự lo âu của nhiều người trẻ các xã hội duy vật chất Tây Phương, minh chứng cho sự cấp bách trong sứ điệp của Đức Giáo Hoàng.
Một yếu tố khác được Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh là truyền giáo, bằng cách mang ánh sáng của Chúa Kitô cho thế giới, không chỉ là những kết quả đo lường sự tăng trưởng của Giáo Hội, mà còn là một ảnh hưởng tích cực lên mọi xã hội.
Trích từ Tông Huấn Evangelii Nuntiandi (Rao giảng Tin Mừng), Đức Thánh Cha cho hay rằng loan báo Tin Mừng "là việc phục vụ không chỉ cho cộng đoàn Kitô hữu, mà còn phục vụ cho tất cả nhân loại" (EN, 1). Giáo Hội giúp khôi phục "các thực tại tối hậu" bị con người đánh mất, để khám phá ra rằng cần có các nhu cầu tinh thần, cũng như cần những nhu cầu vật chất, nhưng chỉ bằng cách này "chúng ta mới hiểu đúng và xác thực hành trình lịch sử của nhân loại" (số 2).
Ngài cũng cho hay Giáo Hội "nhắm đến biến đổi thế giới qua việc công bố Tin Mừng yêu thuơng". Vì thế, Giáo Hội loan báo trở thành "sức mạnh cho công lý, hòa bình, tự do đích thực và tôn trọng phẩm giá của mỗi con người " (số 2); là men "của tiến bộ, huynh đệ, hiệp nhất và an bình" (số 3).
Người ta chỉ nhìn vào nhiều giáo hội ở Á Châu để nhận ra chân lý của những xác quyết này: rao giảng Tin Mừng phục hồi phẩm giá cho những người thiểu số bị áp bức, tạo ra sự phát triển giữa những người bị xã hội loại bỏ, hiệp nhất hơn trong xã hội, quan tâm đến nhu cầu của những người nghèo nhất, hòa giải xã hội. Một sự dấn thân vì công lý diễn ra tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam và Hàn Quốc. Nơi đó, họ cũng chia sẻ sự dấn thân vào tiến bộ của nhân loại.
Đức Thánh Cha nói thêm: "Sứ mạng của Giáo Hội là để 'lan truyền' đến tất cả các dân tộc bằng "niềm hy vọng ". Thật vậy, có vẻ như của toàn cầu hoá đã lan rộng hơn, các vấn đề khác liên kết với nó trở nên khó giải quyết.
Sự ích kỷ của các chính phủ (và các quốc gia) làm chậm đi các giải pháp. Việc công bố Tin Mừng, lưu ý đến con người cụ thể, luôn luôn có thể tìm thấy cách thức, làm cho chúng ta "can đảm cần cho việc tiếp tục sống và làm việc.... để đưa ánh sáng của Chúa vào thế giới" (Deus Caritas Est, 39).
Một điểm rất quan trọng trong sứ điệp này là Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc lại các nhà truyền giáo đã làm chứng "trong những hoàn cảnh của sự đàn áp, bằng những hình thức áp bức từ phân biệt đối xử trong xã hội đến tù đày, tra tấn và giết hại". Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng việc dự phần vào sứ mạng của Chúa Kitô có nghĩa là chia sẻ "số phận tương tự như Thầy mình". Tử đạo, đàn áp là những yếu tố của sứ mạng, không phải "những chướng ngại vật" hay rủi ro. Về điều này, ngài nhắc lại rằng ngay cả trong đau khổ, Giáo Hội "trở thành chứng nhân và người đồng hành của nhân loại này".
Tôi sẽ luôn nhớ những gì một cô gái từ Bắc Kinh nói với tôi, sau khi đọc một tường thuật của Tin Tức Á Châu về đàn áp các Kitô hữu tại các nước khác: "Trước tiên tôi nghĩ rằng tôi thật bất hạnh đã được sinh ra tại Trung Quốc. Giờ tôi thấy những gì anh chị em tôi trong đức tin trên thế giới làm, tôi nhận ra rằng sống tại Bắc Kinh là một sứ mạng".
Anh chị em thân mến, với với những bằng chứng mà chúng tôi đưa lên mỗi ngày trên trang web của chúng tôi và mỗi tháng trong tạp chí của chúng tôi, AsiaNews nhắm đến mục đích phục vụ sứ mạng của Giáo Hội, bằng cách nói về sự bách hại, nhưng cũng chia sẻ niềm hy vọng mà các Kitô hữu "lan truyền" trên thế giới, được đặt nền móng trên Tin Mừng.
Rôma (AsiaNews) - "Các dân tộc sẽ bước đi theo ánh sáng của Ngài": cụm từ này trong Sách Khải Huyền của Thánh Gioan là chủ đề cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo 2009, được cử hành vào ngày Chúa Nhật 18/10/2009. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã soạn thảo một sứ điệp mà trong đó ngài nhấn mạnh các yếu tố của sự dấn thân và sứ mạng của Giáo Hội mà "những thay đổi sâu rộng trong xã hội ngày nay khiến cho nó cấp thiết hơn bao giờ hết" (số 3).
Trước hết, có thể khẳng định rằng đó chính là sự dấn thân "hàng đầu", được thực hiện trong "lo âu" và "nhiệt tình", là lời kêu gọi để "soi dẫn mọi dân tộc bằng ánh sáng của Chúa Kitô" và "công bố Tin Mừng", để thực hiện sứ mạng đến với muôn dân, đến với những người không phải Kitô hữu, "ưu tiên của kế hoạch mục vụ" của chính Giáo Hội.
Những cách thức vốn không còn được quan tâm đến này, những lo sợ thiếu giáo sĩ, cơ cấu tổ chức nặng nề, và thậm chí (đôi khi) là những kết quả nghèo nàn, phải không còn là trở ngại. Hơn thế nữa, chúng nên định hướng tất cả chúng ta thông truyền hơn nữa "ánh sáng của Chúa Kitô vốn tỏa sáng trên khuôn mặt của Giáo Hội", cũng như nhận thức được rằng "Thiên Chúa là vĩ đại của mọi thành trì, được đồng hành... bởi các môn đệ của ngày nay".
Sự trỗi dậy của các tôn giáo ở nhiều xã hội một lần nữa bị chế ngự bởi nhà nước vô thần (Nga, Trung Quốc, Việt Nam,. ..) và sự lo âu của nhiều người trẻ các xã hội duy vật chất Tây Phương, minh chứng cho sự cấp bách trong sứ điệp của Đức Giáo Hoàng.
Một yếu tố khác được Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh là truyền giáo, bằng cách mang ánh sáng của Chúa Kitô cho thế giới, không chỉ là những kết quả đo lường sự tăng trưởng của Giáo Hội, mà còn là một ảnh hưởng tích cực lên mọi xã hội.
Trích từ Tông Huấn Evangelii Nuntiandi (Rao giảng Tin Mừng), Đức Thánh Cha cho hay rằng loan báo Tin Mừng "là việc phục vụ không chỉ cho cộng đoàn Kitô hữu, mà còn phục vụ cho tất cả nhân loại" (EN, 1). Giáo Hội giúp khôi phục "các thực tại tối hậu" bị con người đánh mất, để khám phá ra rằng cần có các nhu cầu tinh thần, cũng như cần những nhu cầu vật chất, nhưng chỉ bằng cách này "chúng ta mới hiểu đúng và xác thực hành trình lịch sử của nhân loại" (số 2).
Ngài cũng cho hay Giáo Hội "nhắm đến biến đổi thế giới qua việc công bố Tin Mừng yêu thuơng". Vì thế, Giáo Hội loan báo trở thành "sức mạnh cho công lý, hòa bình, tự do đích thực và tôn trọng phẩm giá của mỗi con người " (số 2); là men "của tiến bộ, huynh đệ, hiệp nhất và an bình" (số 3).
Người ta chỉ nhìn vào nhiều giáo hội ở Á Châu để nhận ra chân lý của những xác quyết này: rao giảng Tin Mừng phục hồi phẩm giá cho những người thiểu số bị áp bức, tạo ra sự phát triển giữa những người bị xã hội loại bỏ, hiệp nhất hơn trong xã hội, quan tâm đến nhu cầu của những người nghèo nhất, hòa giải xã hội. Một sự dấn thân vì công lý diễn ra tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam và Hàn Quốc. Nơi đó, họ cũng chia sẻ sự dấn thân vào tiến bộ của nhân loại.
Đức Thánh Cha nói thêm: "Sứ mạng của Giáo Hội là để 'lan truyền' đến tất cả các dân tộc bằng "niềm hy vọng ". Thật vậy, có vẻ như của toàn cầu hoá đã lan rộng hơn, các vấn đề khác liên kết với nó trở nên khó giải quyết.
Sự ích kỷ của các chính phủ (và các quốc gia) làm chậm đi các giải pháp. Việc công bố Tin Mừng, lưu ý đến con người cụ thể, luôn luôn có thể tìm thấy cách thức, làm cho chúng ta "can đảm cần cho việc tiếp tục sống và làm việc.... để đưa ánh sáng của Chúa vào thế giới" (Deus Caritas Est, 39).
Một điểm rất quan trọng trong sứ điệp này là Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc lại các nhà truyền giáo đã làm chứng "trong những hoàn cảnh của sự đàn áp, bằng những hình thức áp bức từ phân biệt đối xử trong xã hội đến tù đày, tra tấn và giết hại". Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng việc dự phần vào sứ mạng của Chúa Kitô có nghĩa là chia sẻ "số phận tương tự như Thầy mình". Tử đạo, đàn áp là những yếu tố của sứ mạng, không phải "những chướng ngại vật" hay rủi ro. Về điều này, ngài nhắc lại rằng ngay cả trong đau khổ, Giáo Hội "trở thành chứng nhân và người đồng hành của nhân loại này".
Tôi sẽ luôn nhớ những gì một cô gái từ Bắc Kinh nói với tôi, sau khi đọc một tường thuật của Tin Tức Á Châu về đàn áp các Kitô hữu tại các nước khác: "Trước tiên tôi nghĩ rằng tôi thật bất hạnh đã được sinh ra tại Trung Quốc. Giờ tôi thấy những gì anh chị em tôi trong đức tin trên thế giới làm, tôi nhận ra rằng sống tại Bắc Kinh là một sứ mạng".
Anh chị em thân mến, với với những bằng chứng mà chúng tôi đưa lên mỗi ngày trên trang web của chúng tôi và mỗi tháng trong tạp chí của chúng tôi, AsiaNews nhắm đến mục đích phục vụ sứ mạng của Giáo Hội, bằng cách nói về sự bách hại, nhưng cũng chia sẻ niềm hy vọng mà các Kitô hữu "lan truyền" trên thế giới, được đặt nền móng trên Tin Mừng.
Tòa Thánh công bố sách mới về đại kết
Nguyễn Hoàng Thương
06:36 16/10/2009
Tòa Thánh công bố sách mới về đại kết
Vatican (VIS) – Sáng hôm 15/10/2009, Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo, đã trình bày một cuốn sách mới về đại kết trong một cuộc họp báo được tổ chức tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh. Công trình có tựa đề "Thu Hoạch Thành Quả. Những khía cạnh căn bản của Đức tin Kitô giáo trong Đối thoại Đại Kết. Những Nhất Trí, Hội tụ và Khác Biệt mang tính Đai Kết" và mới được Nhà xuất bản "Continuum", London phát hành mới đây.
Đức Hồng y giải thích: "Cuốn sách này là kết quả của hai năm nỗ lực mạnh mẽ mà tôi và các viên chức Hội đồng Giáo Hoàng đã thực hiện với sự hợp tác của các với các cố vấn và các đối tác về đại kết của chúng tôi... Triển khai công việc, chúng tôi phân tích các cộng đoàn Tin Lành chính, vốn đã là những người đầu tiên thiết lập quan hệ với chúng ta sau Công Đồng Vatican II", và khảo cứu tình hình hiện nay "với nhãn qua cả đối với quá khứ và tương lai".
Trong cuộc họp báo, Đức Hồng y Kasper đã công bố một hội nghị chuyên đề, sẽ được tổ chức vào tháng hai năm 2010, trong đó, khởi điểm cho hội nghị sẽ được trích ra từ quyển sách, sẽ thảo luận về tương lai của đại kết Tây phương.
Vatican (VIS) – Sáng hôm 15/10/2009, Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo, đã trình bày một cuốn sách mới về đại kết trong một cuộc họp báo được tổ chức tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh. Công trình có tựa đề "Thu Hoạch Thành Quả. Những khía cạnh căn bản của Đức tin Kitô giáo trong Đối thoại Đại Kết. Những Nhất Trí, Hội tụ và Khác Biệt mang tính Đai Kết" và mới được Nhà xuất bản "Continuum", London phát hành mới đây.
Đức Hồng y giải thích: "Cuốn sách này là kết quả của hai năm nỗ lực mạnh mẽ mà tôi và các viên chức Hội đồng Giáo Hoàng đã thực hiện với sự hợp tác của các với các cố vấn và các đối tác về đại kết của chúng tôi... Triển khai công việc, chúng tôi phân tích các cộng đoàn Tin Lành chính, vốn đã là những người đầu tiên thiết lập quan hệ với chúng ta sau Công Đồng Vatican II", và khảo cứu tình hình hiện nay "với nhãn qua cả đối với quá khứ và tương lai".
Trong cuộc họp báo, Đức Hồng y Kasper đã công bố một hội nghị chuyên đề, sẽ được tổ chức vào tháng hai năm 2010, trong đó, khởi điểm cho hội nghị sẽ được trích ra từ quyển sách, sẽ thảo luận về tương lai của đại kết Tây phương.
Hội Đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) tuyên bố sẽ buộc lòng phải chống lại dự luật sức khỏe nếu không có cải thiện
Trần Mạnh Trác
08:06 16/10/2009
Washington (CNS) - Lặp lại lời một lá thư của ba vị giám mục gửi cho các thành viên của Quốc hội, các viên chức của Hội Đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) bày tỏ sự thất vọng rằng Ủy ban Tài chính Thượng viện đã thông qua dự luật cải cách y tế ngày 14 tháng 10 mà không giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh phí phá thai, quyền lương tâm, khả năng trả lệ phí và người nhập cư hợp pháp.
Đề xuất của Thượng nghị sĩ Dân Chủ Max Baucus, TB Montana, được gọi là Healthy America's Future Act of 2009, đã được thông qua Ủy ban Tài chính ngày 13 tháng 10 trong một cuộc bỏ phiếu 14 thuận – 9 chống, và trở thành phiên bản thứ năm được chấp thuận trong năm nay.
Các viên chức USCCB lặp lại lời tuyên bố của các giám mục trong một bức thư ngày 8 Tháng 10 rằng họ sẽ buộc lòng phải chống lại dự luật, nếu nó không giải quyết các vấn đề then chốt.
Cụ thể, họ cho biết dự luật cuối cùng phải bao gồm các chính sách chống tài trợ phá thai và hổ trợ quyền lương tâm; làm cho việc chăm sóc sức khỏe có "giá cả phải chăng giúp cho người nghèo và người dễ bị tổn thương"; và đáp ứng nhu cầu của người nhập cư hợp pháp và gia đình của họ.
Lá thư được ký bởi Đức Giám mục William F. Murphy của Rockville Centre, NY, Đức Hồng Y Justin Rigali cuả Philadelphia và Đức Giám mục John C. Wester của Salt Lake City, là những vị chủ tịch cuả uỷ ban Tư pháp và phát triển con người, cuả uỷ ban hoạt động Phò Sự Sống và cuả ủy ban Di Dân.
Bà Kathy Saile, giám đốc văn phòng phát triển xã hội cho biết rằng bà vẫn hy vọng "các vấn đề" trong các đề xuất khác nhau, đặc biệt là dự luật Baucus, vẫn "có thể được giải toả."
"Tuy nhiên, thời gian không còn nhiều và nếu những vấn đề then chốt không được giải quyết xong, thì hội đồng giám mục sẽ không có lựa chọn nào ngoài việc phải phản đối dự luật cuối cùng".
"Mục đích đang theo đuổi là giúp cho những người không có bảo hiểm có thể truy cập vào việc chăm sóc sức khỏe có chất lượng và hợp túi tiền, nhưng có nhiều nghi ngờ rằng dự luật này sẽ không đạt được mục tiêu đó."
Ông Kevin Appleby, giám đốc USCCB di cư và tị nạn, cho biết dự luật Baucus cũng "vấp ngã nặng nề" trước các mục tiêu nhằm "làm giảm đáng kể số lượng người không có bảo hiểm."
"Theo như những gì đã thông qua của Uỷ ban Tài chính, thì hàng triệu người nhập cư hợp pháp và gia đình của họ sẽ bị đặt ra ngoài hệ thống, và phải phụ thuộc vào phòng cấp cứu cho việc chăm sóc sức khoẻ của họ".
Ông Richard Doerflinger, phó giám đốc Ủy Ban hoạt động Phò Sự Sống, cho biết không có điều gì cuả kế hoạch mới thông qua "là phù hợp với các chính sách liên bang về phá thai và quyền lương tâm."
"Gần đây đã có một số nguồn tin gây hiểu nhầm, dự luật Baucus và các dự luật khác qui định các quỹ chi tiêu ở bên ngoài phạm vi của phần dự chi Labor/HHS hàng năm, và như vậy là không bị chi phối bởi luật Hyde nhằm ngăn ngừa nguồn tài trợ phá thai, những dự luật này cần thêm những quy định riêng đối với kinh phí như vậy."
Phát ngôn viên toà Bạch Ốc Robert Gibbs tuyên bố tại các cuộc họp báo ngày 7 và ngày 9 tháng 10 rằng "đã có một luật định ngăn cản việc sử dụng quỹ liên bang cho phá thai như vậy không cần thay đổi các dự luật chăm sóc sức khỏe."
Mặc dù ông không nêu rõ tên luật, ông Gibbs dường như đã đề cập đến tu chính án Hyde. Ban hành thành luật trong các hình thức khác nhau kể từ năm 1976 trên các dự chi Y tế và Nhân sự, để cấm dùng quĩ liên bang tài trợ cho phá thai, ngoại trừ trường hợp bị hãm hiếp, loạn luân và nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ.
Được hỏi cụ thể về tu chính án Hyde, ông Gibbs tránh né nói: "Một lần nữa, tôi nghĩ rằng pháp luật là đã rõ ràng."
Tuy nhiên, việc sửa đổi Hyde phải được thông qua mỗi năm và không bao gồm chi tiêu ngoài những điều khoản của HHS (Nhân sự). Các tổ chức Phò Sự Sống nói rằng, nếu không có từ ngữ cụ thể để cấm, thì pháp luật về chăm sóc sức khỏe có thể mở cửa tiền đóng thuế để sử dụng cho phá thai.
FactCheck.org, một dự án không đảng phái của trung tâm Chính sách Công cộng Annenberg của Đại học Pennsylvania, cho rằng, mặc dù các dự luật y tế cải cách hiện có tại Quốc hội "không dùng tiền liên bang để hỗ trợ bảo hiểm phá thai," họ "sẽ cho phép một 'chương trình bảo hiểm công cộng mới' để hổ trợ phá thai, cho dù ngôn ngữ có thêm vào dự luật để cấm sử dụng công quỹ để trả cho phá thai. "
Tại Hạ Viện, một sửa đổi do dân biểu Dân Chủ Lois Capps, Calif., đã được Ủy ban Năng lượng và Thương mại chấp thuận, có lệnh cấm việc sử dụng tiền công trả cho phá thai, ngoại trừ trong trường hợp bị hãm hiếp, loạn luân và nguy hiểm cho tính mạng của bà mẹ.
"Nhưng điều đó vẫn cho phép các chương trình công cộng trả chi phí phá thai, miễn là chương trình công cộng đó có đủ tiền thanh toán dùng tiền đóng góp của cá nhân hoặc cuả tư sở", như vậy theo ý kiến cuả FactCheck.org. "dự thảo Capps cũng vẫn cho phép mua các bảo hiểm tư nhân được trợ cấp liên bang.. . để bao phá thai."
Ca ngợi hành động của Uỷ ban Tài chính Thượng viện ngày 13 tháng 10, Tổng thống Barack Obama đã không đề cập đến phá thai, nhưng nói rằng "vẫn còn nhiều chi tiết quan trọng và bất đồng phải được làm việc trong vài tuần tới."
"Hơn bao giờ hết chúng ta đang đi gần tới việc cải cách y tế", Obama nói thêm. "Nhưng chúng ta vẫn chưa tới đó... . Bây giờ không phải là lúc để chúc mừng. Bây giờ là lúc để khai thác và làm việc nhiều hơn để điều này được thực hiện.."
Đề xuất của Thượng nghị sĩ Dân Chủ Max Baucus, TB Montana, được gọi là Healthy America's Future Act of 2009, đã được thông qua Ủy ban Tài chính ngày 13 tháng 10 trong một cuộc bỏ phiếu 14 thuận – 9 chống, và trở thành phiên bản thứ năm được chấp thuận trong năm nay.
Các viên chức USCCB lặp lại lời tuyên bố của các giám mục trong một bức thư ngày 8 Tháng 10 rằng họ sẽ buộc lòng phải chống lại dự luật, nếu nó không giải quyết các vấn đề then chốt.
Cụ thể, họ cho biết dự luật cuối cùng phải bao gồm các chính sách chống tài trợ phá thai và hổ trợ quyền lương tâm; làm cho việc chăm sóc sức khỏe có "giá cả phải chăng giúp cho người nghèo và người dễ bị tổn thương"; và đáp ứng nhu cầu của người nhập cư hợp pháp và gia đình của họ.
Lá thư được ký bởi Đức Giám mục William F. Murphy của Rockville Centre, NY, Đức Hồng Y Justin Rigali cuả Philadelphia và Đức Giám mục John C. Wester của Salt Lake City, là những vị chủ tịch cuả uỷ ban Tư pháp và phát triển con người, cuả uỷ ban hoạt động Phò Sự Sống và cuả ủy ban Di Dân.
Bà Kathy Saile, giám đốc văn phòng phát triển xã hội cho biết rằng bà vẫn hy vọng "các vấn đề" trong các đề xuất khác nhau, đặc biệt là dự luật Baucus, vẫn "có thể được giải toả."
"Tuy nhiên, thời gian không còn nhiều và nếu những vấn đề then chốt không được giải quyết xong, thì hội đồng giám mục sẽ không có lựa chọn nào ngoài việc phải phản đối dự luật cuối cùng".
"Mục đích đang theo đuổi là giúp cho những người không có bảo hiểm có thể truy cập vào việc chăm sóc sức khỏe có chất lượng và hợp túi tiền, nhưng có nhiều nghi ngờ rằng dự luật này sẽ không đạt được mục tiêu đó."
Ông Kevin Appleby, giám đốc USCCB di cư và tị nạn, cho biết dự luật Baucus cũng "vấp ngã nặng nề" trước các mục tiêu nhằm "làm giảm đáng kể số lượng người không có bảo hiểm."
"Theo như những gì đã thông qua của Uỷ ban Tài chính, thì hàng triệu người nhập cư hợp pháp và gia đình của họ sẽ bị đặt ra ngoài hệ thống, và phải phụ thuộc vào phòng cấp cứu cho việc chăm sóc sức khoẻ của họ".
Ông Richard Doerflinger, phó giám đốc Ủy Ban hoạt động Phò Sự Sống, cho biết không có điều gì cuả kế hoạch mới thông qua "là phù hợp với các chính sách liên bang về phá thai và quyền lương tâm."
"Gần đây đã có một số nguồn tin gây hiểu nhầm, dự luật Baucus và các dự luật khác qui định các quỹ chi tiêu ở bên ngoài phạm vi của phần dự chi Labor/HHS hàng năm, và như vậy là không bị chi phối bởi luật Hyde nhằm ngăn ngừa nguồn tài trợ phá thai, những dự luật này cần thêm những quy định riêng đối với kinh phí như vậy."
Phát ngôn viên toà Bạch Ốc Robert Gibbs tuyên bố tại các cuộc họp báo ngày 7 và ngày 9 tháng 10 rằng "đã có một luật định ngăn cản việc sử dụng quỹ liên bang cho phá thai như vậy không cần thay đổi các dự luật chăm sóc sức khỏe."
Mặc dù ông không nêu rõ tên luật, ông Gibbs dường như đã đề cập đến tu chính án Hyde. Ban hành thành luật trong các hình thức khác nhau kể từ năm 1976 trên các dự chi Y tế và Nhân sự, để cấm dùng quĩ liên bang tài trợ cho phá thai, ngoại trừ trường hợp bị hãm hiếp, loạn luân và nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ.
Được hỏi cụ thể về tu chính án Hyde, ông Gibbs tránh né nói: "Một lần nữa, tôi nghĩ rằng pháp luật là đã rõ ràng."
Tuy nhiên, việc sửa đổi Hyde phải được thông qua mỗi năm và không bao gồm chi tiêu ngoài những điều khoản của HHS (Nhân sự). Các tổ chức Phò Sự Sống nói rằng, nếu không có từ ngữ cụ thể để cấm, thì pháp luật về chăm sóc sức khỏe có thể mở cửa tiền đóng thuế để sử dụng cho phá thai.
FactCheck.org, một dự án không đảng phái của trung tâm Chính sách Công cộng Annenberg của Đại học Pennsylvania, cho rằng, mặc dù các dự luật y tế cải cách hiện có tại Quốc hội "không dùng tiền liên bang để hỗ trợ bảo hiểm phá thai," họ "sẽ cho phép một 'chương trình bảo hiểm công cộng mới' để hổ trợ phá thai, cho dù ngôn ngữ có thêm vào dự luật để cấm sử dụng công quỹ để trả cho phá thai. "
Tại Hạ Viện, một sửa đổi do dân biểu Dân Chủ Lois Capps, Calif., đã được Ủy ban Năng lượng và Thương mại chấp thuận, có lệnh cấm việc sử dụng tiền công trả cho phá thai, ngoại trừ trong trường hợp bị hãm hiếp, loạn luân và nguy hiểm cho tính mạng của bà mẹ.
"Nhưng điều đó vẫn cho phép các chương trình công cộng trả chi phí phá thai, miễn là chương trình công cộng đó có đủ tiền thanh toán dùng tiền đóng góp của cá nhân hoặc cuả tư sở", như vậy theo ý kiến cuả FactCheck.org. "dự thảo Capps cũng vẫn cho phép mua các bảo hiểm tư nhân được trợ cấp liên bang.. . để bao phá thai."
Ca ngợi hành động của Uỷ ban Tài chính Thượng viện ngày 13 tháng 10, Tổng thống Barack Obama đã không đề cập đến phá thai, nhưng nói rằng "vẫn còn nhiều chi tiết quan trọng và bất đồng phải được làm việc trong vài tuần tới."
"Hơn bao giờ hết chúng ta đang đi gần tới việc cải cách y tế", Obama nói thêm. "Nhưng chúng ta vẫn chưa tới đó... . Bây giờ không phải là lúc để chúc mừng. Bây giờ là lúc để khai thác và làm việc nhiều hơn để điều này được thực hiện.."
Hội đồng Giám mục Hoa kỳ sẽ bỏ phiếu về bản dịch Anh ngữ cuốn Sách Lễ Roma
Phụng Nghi
10:06 16/10/2009
Washington - Sau 6 năm làm việc miệt mài để hoàn chỉnh Ấn bản thứ 3 bản phiên dịch Anh ngữ cuốn Sách Lễ Roma, công tác đã gần đi tới chỗ hoàn tất, và 5 đề mục sẽ được đưa ra để Hội đồng Giám mục Hoa kỳ bỏ phiếu trong phiên họp từ ngày 16 đến 19 tháng 11 sắp tới tại Baltimore.
Các đề mục Phụng tự gồm có phần bỏ phiếu về các bản dịch trong cuốn Sách Xám (Gray Book, tức là bản thảo chung cục) của ICEL (International Committee for English in the Liturgy, Ủy ban Quốc tế về Anh ngữ trong Phụng vụ), Phần Riêng về Các Thánh, các Phần Chung, và Bản Phụ lục Sách Lễ Roma, cũng như các Phần Riêng dùng tại Hoa kỳ và các phần phóng tác Sách Lễ Roma dùng cho Hoa kỳ. Chấp thuận những đề mục đó cần phải có phiếu thuận của hai phần ba thành viên Giáo hội Latinh của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ và sau đó phải được sự chuẩn nhận từ Tòa thánh.
Phần Riêng về Các Thánh là tập hợp các lời nguyện đặc biệt dành riêng cho mỗi thánh nhân trong niên lịch phụng vụ toàn cầu. Các Phần Chung là tập hợp những lời nguyện phổ thông dành để mừng kính các vị thánh khác liệt kê trong Danh bộ các thánh tử đạo Roma (Roman Martyrology) nhưng không có tên trong niên lịch phụng vụ toàn cầu.
Năm 2002, ICEL khởi đầu công tác dịch thuật cuốn sách Lễ Roma mới (Missale Romanum). Bản phác thảo đầu, còn gọi là “Sách Xanh (Green Books) được chuyển đến các hội đồng giám mục những nước nói tiếng Anh năm 2004, và khởi đầu một tiến trình tham khảo rộng lớn. Thêm vào đó, Ủy ban Phụng tự thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ làm việc để duyệt xét các bản dịch và thêm vào những mục riêng cho Hoa kỳ, những phần này không có trong văn bản tiếng Latinh của Sách Lễ Roma.
Phát biểu của Đức ông Anthony Sherman, phó giám đốc Văn phòng Phụng tự thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ: “Năm đề mục này sẽ kết thúc công trình của các Giám mục Mỹ về Sách Lễ Roma. Giờ thì chúng tôi chờ đợi sự chấp thuận sau cùng của Tòa thánh trước khi bản tiếng Anh bắt đầu được sử dụng trong các giáo xứ khắp nước Mỹ. Một tiến trình giảng dậy giáo lý nay đang tiếp diễn, để mọi người sẵn sàng thực hiện khi chúng tôi có được văn bản chung cục từ Tòa thánh. Các linh mục cũng như giáo dân có thể tìm được những tài liệu giảng dậy giáo lý rất tốt được đưa lên trang mạng: (http://www.usccb.org/romanmissal/.”
Về bản dịch Phần Riêng dành cho Các Thánh, các Phần Chung, và phần Phụ lục Sách Lễ Roma, Đức ông Sherman cho biết rằng ICEL đã đáp ứng nhiều mối quan tâm đề ra trong thời gian cuốn Sách Xanh được đưa ra tham khảo, góp ý, và thứ tự các từ ngữ cũng như ngữ vựng đã được cải tiến trong một số trường hợp để giúp cho các lời nguyện phức tạp được sáng sủa.
Phần Phóng tác Sách Lễ Roma dành riêng cho Hoa kỳ gồm một số các phóng tác đã có trong cuốn Sacramentary hiện hành, nhưng cần được trình bầy lại trong văn bản mới. Phần này gồm hầu hết những thay đổi về lễ quy (tức là những chỉ dẫn cho vị chủ tế khi cử hành phụng tự, thường in bằng chữ đỏ, người Việt thường gọi là luật Chữ Đỏ) trong Mùa Chay, Thứ Sáu Tuần Thánh, Vọng Phục sinh và Chủ nhật Phục sinh. Phần phóng tác cũng đề nghị đưa vào Sách Lễ các Nghi thức Làm phép Dầu và Cung hiến Dầu Thánh cử hành trong Thánh lễ Truyền Dầu; những nghi thức này hiện được ghi trong cuốn Sacramentary. Một loạt những bản văn hiện đang ghi trong cuốn Sacramentary Supplement (2004) cũng sẽ mất đi vì những phụ lục này sẽ trở thành lỗi thời khi cuốn Sách Lễ Roma ấn bản thứ ba được phát hành.
Văn bản sau cùng của ấn bản thứ ba Sách Lễ Roma dành cho các Giáo phận Hoa kỳ phải gồm các lời nguyện và các công thức trong các lễ kính, lễ nhớ ghi trong Niên lịch Riêng của Hoa kỳ. Chúng đến từ nhiều nguồn khác nhau. Các lời nguyện và các bản dịch (khi nguyên bản không bằng Anh ngữ) đã được xem xét phù hợp với các nguyên tắc ghi trong Liturgiam Authenticam, và trong một số trường hợp được thay đổi, chẳng hạn như những lời nguyện đọc vào ngày Lễ Độc lập Hoa kỳ và ngày Lễ Tạ ơn (Thanksgiving Day).
Tham khảo về 5 đề tài phụng vụ chót đã được chuyển đến các vị giám mục ngay sau phiên họp của Ủy ban Hành chánh hồi tháng 9 vừa qua. Các thay đổi sẽ được Ủy ban Phụng tự tái xét duyệt vào cuối tháng 10, và bản phác thảo chót sẽ được trình lên hội đồng các giám mục vào tháng 11.
Sau đây là hai thí dụ nói lên một số khác biệt trong những câu hiện dùng trong thánh lễ sẽ được thay đổi theo bản dịch mới:
BẢN DỊCH HIỆN HÀNH
Priest: The Lord be with you.
People: And also with you.
Glory to God in the highest,
and peace to his people on earth.
Lord God, heavenly King,
almighty God and Father,
we worship you, we give you thanks, we praise you for your glory.
Lord Jesus Christ,
only Son of the Father,
Lord God, Lamb of God,
you take away the sin of the world:
have mercy on us;
you are seated at the right hand of the Father: receive our prayer.
For you alone are the Holy One,
you alone are the Lord,
you alone are the Most High, Jesus Christ, with the Holy Spirit,
in the glory of God the Father. Amen.
BẢN DỊCH MỚI
Priest: The Lord be with you.
People: And with your spirit.
Glory to God in the highest,
and on earth peace to people of good will. We praise you, we bless you, we adore you, we glorify you,
we give you thanks for your great glory,
Lord God, heavenly King,
O God, almighty Father.
Lord Jesus Christ, Only Begotten Son,
Lord God, Lamb of God,
Son of the Father,
you take away the sins of the world,
have mercy on us;
you take away the sins of the world, receive our prayer;
you are seated at the right hand of the Father, have mercy on us.
For you alone are the Holy One,
you alone are the Lord,
you alone are the Most High, Jesus Christ, with the Holy Spirit,
in the glory of God the Father. Amen.
Các đề mục Phụng tự gồm có phần bỏ phiếu về các bản dịch trong cuốn Sách Xám (Gray Book, tức là bản thảo chung cục) của ICEL (International Committee for English in the Liturgy, Ủy ban Quốc tế về Anh ngữ trong Phụng vụ), Phần Riêng về Các Thánh, các Phần Chung, và Bản Phụ lục Sách Lễ Roma, cũng như các Phần Riêng dùng tại Hoa kỳ và các phần phóng tác Sách Lễ Roma dùng cho Hoa kỳ. Chấp thuận những đề mục đó cần phải có phiếu thuận của hai phần ba thành viên Giáo hội Latinh của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ và sau đó phải được sự chuẩn nhận từ Tòa thánh.
Phần Riêng về Các Thánh là tập hợp các lời nguyện đặc biệt dành riêng cho mỗi thánh nhân trong niên lịch phụng vụ toàn cầu. Các Phần Chung là tập hợp những lời nguyện phổ thông dành để mừng kính các vị thánh khác liệt kê trong Danh bộ các thánh tử đạo Roma (Roman Martyrology) nhưng không có tên trong niên lịch phụng vụ toàn cầu.
Năm 2002, ICEL khởi đầu công tác dịch thuật cuốn sách Lễ Roma mới (Missale Romanum). Bản phác thảo đầu, còn gọi là “Sách Xanh (Green Books) được chuyển đến các hội đồng giám mục những nước nói tiếng Anh năm 2004, và khởi đầu một tiến trình tham khảo rộng lớn. Thêm vào đó, Ủy ban Phụng tự thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ làm việc để duyệt xét các bản dịch và thêm vào những mục riêng cho Hoa kỳ, những phần này không có trong văn bản tiếng Latinh của Sách Lễ Roma.
Phát biểu của Đức ông Anthony Sherman, phó giám đốc Văn phòng Phụng tự thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ: “Năm đề mục này sẽ kết thúc công trình của các Giám mục Mỹ về Sách Lễ Roma. Giờ thì chúng tôi chờ đợi sự chấp thuận sau cùng của Tòa thánh trước khi bản tiếng Anh bắt đầu được sử dụng trong các giáo xứ khắp nước Mỹ. Một tiến trình giảng dậy giáo lý nay đang tiếp diễn, để mọi người sẵn sàng thực hiện khi chúng tôi có được văn bản chung cục từ Tòa thánh. Các linh mục cũng như giáo dân có thể tìm được những tài liệu giảng dậy giáo lý rất tốt được đưa lên trang mạng: (http://www.usccb.org/romanmissal/.”
Về bản dịch Phần Riêng dành cho Các Thánh, các Phần Chung, và phần Phụ lục Sách Lễ Roma, Đức ông Sherman cho biết rằng ICEL đã đáp ứng nhiều mối quan tâm đề ra trong thời gian cuốn Sách Xanh được đưa ra tham khảo, góp ý, và thứ tự các từ ngữ cũng như ngữ vựng đã được cải tiến trong một số trường hợp để giúp cho các lời nguyện phức tạp được sáng sủa.
Phần Phóng tác Sách Lễ Roma dành riêng cho Hoa kỳ gồm một số các phóng tác đã có trong cuốn Sacramentary hiện hành, nhưng cần được trình bầy lại trong văn bản mới. Phần này gồm hầu hết những thay đổi về lễ quy (tức là những chỉ dẫn cho vị chủ tế khi cử hành phụng tự, thường in bằng chữ đỏ, người Việt thường gọi là luật Chữ Đỏ) trong Mùa Chay, Thứ Sáu Tuần Thánh, Vọng Phục sinh và Chủ nhật Phục sinh. Phần phóng tác cũng đề nghị đưa vào Sách Lễ các Nghi thức Làm phép Dầu và Cung hiến Dầu Thánh cử hành trong Thánh lễ Truyền Dầu; những nghi thức này hiện được ghi trong cuốn Sacramentary. Một loạt những bản văn hiện đang ghi trong cuốn Sacramentary Supplement (2004) cũng sẽ mất đi vì những phụ lục này sẽ trở thành lỗi thời khi cuốn Sách Lễ Roma ấn bản thứ ba được phát hành.
Văn bản sau cùng của ấn bản thứ ba Sách Lễ Roma dành cho các Giáo phận Hoa kỳ phải gồm các lời nguyện và các công thức trong các lễ kính, lễ nhớ ghi trong Niên lịch Riêng của Hoa kỳ. Chúng đến từ nhiều nguồn khác nhau. Các lời nguyện và các bản dịch (khi nguyên bản không bằng Anh ngữ) đã được xem xét phù hợp với các nguyên tắc ghi trong Liturgiam Authenticam, và trong một số trường hợp được thay đổi, chẳng hạn như những lời nguyện đọc vào ngày Lễ Độc lập Hoa kỳ và ngày Lễ Tạ ơn (Thanksgiving Day).
Tham khảo về 5 đề tài phụng vụ chót đã được chuyển đến các vị giám mục ngay sau phiên họp của Ủy ban Hành chánh hồi tháng 9 vừa qua. Các thay đổi sẽ được Ủy ban Phụng tự tái xét duyệt vào cuối tháng 10, và bản phác thảo chót sẽ được trình lên hội đồng các giám mục vào tháng 11.
Sau đây là hai thí dụ nói lên một số khác biệt trong những câu hiện dùng trong thánh lễ sẽ được thay đổi theo bản dịch mới:
BẢN DỊCH HIỆN HÀNH
Priest: The Lord be with you.
People: And also with you.
Glory to God in the highest,
and peace to his people on earth.
Lord God, heavenly King,
almighty God and Father,
we worship you, we give you thanks, we praise you for your glory.
Lord Jesus Christ,
only Son of the Father,
Lord God, Lamb of God,
you take away the sin of the world:
have mercy on us;
you are seated at the right hand of the Father: receive our prayer.
For you alone are the Holy One,
you alone are the Lord,
you alone are the Most High, Jesus Christ, with the Holy Spirit,
in the glory of God the Father. Amen.
BẢN DỊCH MỚI
Priest: The Lord be with you.
People: And with your spirit.
Glory to God in the highest,
and on earth peace to people of good will. We praise you, we bless you, we adore you, we glorify you,
we give you thanks for your great glory,
Lord God, heavenly King,
O God, almighty Father.
Lord Jesus Christ, Only Begotten Son,
Lord God, Lamb of God,
Son of the Father,
you take away the sins of the world,
have mercy on us;
you take away the sins of the world, receive our prayer;
you are seated at the right hand of the Father, have mercy on us.
For you alone are the Holy One,
you alone are the Lord,
you alone are the Most High, Jesus Christ, with the Holy Spirit,
in the glory of God the Father. Amen.
Chuyện vui khó tin nhưng có thực: Linh mục chơi Xì Phé để xây nhà thờ
Trần Mạnh Trác
11:28 16/10/2009
Bài này có thể gây hiểu lầm. Xin xem ghi chú ở cuối bài *.
Los Angeles, California, 15 Tháng 10 năm 2009 / 03:54 (CNA). - Một linh mục ở South Carolina đã tố ngược một ngôi sao bóng rổ NBA và hai tay poker chuyên nghiệp, kể cả vô địch thế giới Daniel Negreanu, để giành chiến thắng $ 100.000 trong một giải đấu poker và hội đủ điều kiện vào chung kết giải $ 1.000.000.
Cha Andrew Trapp, phó xứ St. Michael ở Garden City, SC, chơi PokerStars.net Million Dollar Challenge được tổ chức tại Los Angeles, California. Trong số các đối thủ của Cha có ngôi sao bóng rổ NBA đã về hưu John Salley, và cặp nhà nghề PokerStars.Net là Vanessa Rousso và Negreanu, Negreanu đã giật bốn chiến thắng vô địch thế giới về Bracelet Poker.
Fox News cho biết vị linh mục trẻ này có hỗn danh là "Cha Rambo" vì ngài mê thích paintball (bắn súng có đạn bằng sơn), ngài đã lần chuỗi cầu kinh trong khi đụng độ với tay chơi Salley. Cha Trapp đánh bại Salley và Rousso trước khi đánh bại Negreanu.
Trong trận chung kết của trò chơi Texas Hold’em, vị linh mục được san bài với hai con Bồi Chuồn và Tám Rô trong khi Negreanu có Sáu Bích và Năm Rô.
Bộ lật ba con bài đầu tiên là Tám Bích, Bốn Rô và Hai Chuồn. Như vậy thì vị linh mục có một cặp Tám, trong khi Negreanu có thể có Xuốt với bất kỳ Bảy hoặc Ba trong số hai con bài tiếp theo.
Cha Trapp đã không hổ thẹn với cái hỗn danh “Cha Rambo” khi ngài "tố hết" tất cả các con chip poker của mình lên đường kẻ.
"Tôi nghĩ Cha không nên làm điều đó", Negreanu nói với vị linh mục.
"Bạn thường dạy tôi là phải hiếu chiến mà, do đó, tôi phải cố gắng chứ," Cha Trapp trả lời.
"Cha đang tháu cáy phải không, Cha đâu có con Tám?" Negreanu hỏi. "Phải Cha đang có một cặp Tám không? Cha không cần trả lời đâu, tôi biết rõ tẩy cuả Cha mà... "
"Linh tính của tôi nói rằng tôi sẽ thắng", Negreanu tiếp tục. "Tôi đặt theo."
Vị linh mục một lần nữa đã lấy ra tràng hạt của ngài. Thẻ tiếp theo là một Bồi Cơ, thế là ngài có hai cặp.
Thẻ cuối cùng, Hai Rô, bảo đảm chiến thắng cho Cha Trapp.
"Đó là một trong những giây phút'Tạ ơn Chúa!'" vị linh mục đã tâm sự sau khi chiến thắng. Ngài cũng cảm ơn Negreanu đã dạy cho ngài cách chơi poker.
Cha Trapp nói rằng tất cả số tiền sẽ được sử dụng để xây nhà thờ mới cho giáo đoàn của ngài. Giáo xứ của ngài đang thiếu $ 1.500.000 trên đích gây quỹ.
Ngài cũng giải thích rằng ngài hy vọng mọi người đều biết là Công giáo không cấm việc đánh bạc có điều độ.
Đưa ra nhận định trong trang MySpace, Negreanu nói rằng PokerStars.net Million Dollar Challenge là "một cuộc chơi biểu diễn chứ không phải là một cuộc chơi nhà nghề" Vì tốc độ nhanh, luật chơi này có lợi cho những cầu thủ tài tử hơn là cho những cầu thủ chuyên nghiệp.
Cha Trapp sẽ chơi giải thưởng lớn của cuộc thi $ 1.000.000 vào tháng mười hai tới.
* Ghi chú cuả người dịch:
Đã có một số quan điểm bất bình về việc Cha Trapp chơi bài, sau đây là email trả lời cuả ngài:
“Hi y'all, Tôi là vị linh mục trong bài. Đây không phải là một bài viết rõ ràng lắm... vì nó không giải thích rằng đây chỉ là một Gameshow và rằng không có tiền bị đánh cá hoặc mất bất kỳ lúc nào. Ngoài ra, những việc làm cuả tôi không để giảng dạy về quan điểm của Giáo Hội về cờ bạc, mà là để chỉ ra rằng các linh mục có thể trẻ trung, bình thường, và vui vẻ với bạn bè và sở thích.”
Los Angeles, California, 15 Tháng 10 năm 2009 / 03:54 (CNA). - Một linh mục ở South Carolina đã tố ngược một ngôi sao bóng rổ NBA và hai tay poker chuyên nghiệp, kể cả vô địch thế giới Daniel Negreanu, để giành chiến thắng $ 100.000 trong một giải đấu poker và hội đủ điều kiện vào chung kết giải $ 1.000.000.
Cha Andrew Trapp, phó xứ St. Michael ở Garden City, SC, chơi PokerStars.net Million Dollar Challenge được tổ chức tại Los Angeles, California. Trong số các đối thủ của Cha có ngôi sao bóng rổ NBA đã về hưu John Salley, và cặp nhà nghề PokerStars.Net là Vanessa Rousso và Negreanu, Negreanu đã giật bốn chiến thắng vô địch thế giới về Bracelet Poker.
Fox News cho biết vị linh mục trẻ này có hỗn danh là "Cha Rambo" vì ngài mê thích paintball (bắn súng có đạn bằng sơn), ngài đã lần chuỗi cầu kinh trong khi đụng độ với tay chơi Salley. Cha Trapp đánh bại Salley và Rousso trước khi đánh bại Negreanu.
Trong trận chung kết của trò chơi Texas Hold’em, vị linh mục được san bài với hai con Bồi Chuồn và Tám Rô trong khi Negreanu có Sáu Bích và Năm Rô.
Bộ lật ba con bài đầu tiên là Tám Bích, Bốn Rô và Hai Chuồn. Như vậy thì vị linh mục có một cặp Tám, trong khi Negreanu có thể có Xuốt với bất kỳ Bảy hoặc Ba trong số hai con bài tiếp theo.
Cha Trapp đã không hổ thẹn với cái hỗn danh “Cha Rambo” khi ngài "tố hết" tất cả các con chip poker của mình lên đường kẻ.
"Tôi nghĩ Cha không nên làm điều đó", Negreanu nói với vị linh mục.
"Bạn thường dạy tôi là phải hiếu chiến mà, do đó, tôi phải cố gắng chứ," Cha Trapp trả lời.
"Cha đang tháu cáy phải không, Cha đâu có con Tám?" Negreanu hỏi. "Phải Cha đang có một cặp Tám không? Cha không cần trả lời đâu, tôi biết rõ tẩy cuả Cha mà... "
"Linh tính của tôi nói rằng tôi sẽ thắng", Negreanu tiếp tục. "Tôi đặt theo."
Vị linh mục một lần nữa đã lấy ra tràng hạt của ngài. Thẻ tiếp theo là một Bồi Cơ, thế là ngài có hai cặp.
Thẻ cuối cùng, Hai Rô, bảo đảm chiến thắng cho Cha Trapp.
"Đó là một trong những giây phút'Tạ ơn Chúa!'" vị linh mục đã tâm sự sau khi chiến thắng. Ngài cũng cảm ơn Negreanu đã dạy cho ngài cách chơi poker.
Cha Trapp nói rằng tất cả số tiền sẽ được sử dụng để xây nhà thờ mới cho giáo đoàn của ngài. Giáo xứ của ngài đang thiếu $ 1.500.000 trên đích gây quỹ.
Ngài cũng giải thích rằng ngài hy vọng mọi người đều biết là Công giáo không cấm việc đánh bạc có điều độ.
Đưa ra nhận định trong trang MySpace, Negreanu nói rằng PokerStars.net Million Dollar Challenge là "một cuộc chơi biểu diễn chứ không phải là một cuộc chơi nhà nghề" Vì tốc độ nhanh, luật chơi này có lợi cho những cầu thủ tài tử hơn là cho những cầu thủ chuyên nghiệp.
Cha Trapp sẽ chơi giải thưởng lớn của cuộc thi $ 1.000.000 vào tháng mười hai tới.
* Ghi chú cuả người dịch:
Đã có một số quan điểm bất bình về việc Cha Trapp chơi bài, sau đây là email trả lời cuả ngài:
“Hi y'all, Tôi là vị linh mục trong bài. Đây không phải là một bài viết rõ ràng lắm... vì nó không giải thích rằng đây chỉ là một Gameshow và rằng không có tiền bị đánh cá hoặc mất bất kỳ lúc nào. Ngoài ra, những việc làm cuả tôi không để giảng dạy về quan điểm của Giáo Hội về cờ bạc, mà là để chỉ ra rằng các linh mục có thể trẻ trung, bình thường, và vui vẻ với bạn bè và sở thích.”
Đức Thánh Cha than phiền về tình trạng canh nông thế giới đang trở thành bi thảm
Bùi Hữu Thư
18:16 16/10/2009
Điện văn của Đức Thánh Cha cho Ngày Thực Phẩm Quốc Tế năm 2009
Rôma, Ngày 16 tháng 10, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Nhân dịp Ngày Thực Phẩm Quốc Tế năm 2009 được tổ chức hôm nay, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã cầu chúc cho công việc đồng áng, “yếu tố căn bản của sự an toàn thực phẩm là phải có được những sự đầu tư và nguồn liệu đầy đủ.”
Trong một điện văn gửi cho ông Jacques Diouf, Giám Đốc Cơ Quan Thực Phẩm và Canh Nông của Liên Hiệp Quốc, Đức Thánh Cha đã mong ước rằng con người sẽ tránh “lạm dụng quá đáng các nguồn liệu thiên nhiên.”
Đức Thánh Cha khẳng định, “Sự khủng hoảng hiện thời, đang tác động không phân biệt trên toàn thể các lãnh vực kinh tế, có ảnh hưởng đặc biệt và lâu dài đến thế giới canh nông mà tình trạng đang trở nên bi đát. Khủng hoảng này đòi hỏi các chính quyền và các thành phần khác nhau của Cộng Đồng Quốc Tế hành sử các lựa chọn tiên quyết và hữu hiệu.”
Khi nhắc lại chủ đề được lựa chọn năm nay cho Ngày Thực Phẩm Quốc tế: “Đạt được an toàn thực phẩm trong thời kỳ khủng hoảng, và như một thành phần của toàn bộ sinh hoạt kinh tế.”
Ngài nhấn mạnh, “Muốn được như vậy việc canh nông phải được đầu tư và có đầy đủ các nguyên liệu.”
Đối với Đức Thánh Cha, nếu “các tài nguyên của tạo hóa theo bản chất, có giới hạn,” thì điều này đòi hỏi “những thái độ có trách nhiệm và có khả năng để giúp cho có sự an toàn đang tìm kiếm; ngoài ra, một sự hợp quần mật thiết và một tình thân hữu sáng suốt là những điều cần thiết.”
Đức Thánh Cha tiếp, “Do đó, việc thực hiện các mục tiêu này đòi hỏi một sự cải tổ các đường lối sống và cách suy nghĩ.”
Đức Thánh Cha đã mời gọi việc “bảo vệ các phương pháp canh tác thích hợp cho mỗi vùng, và phải tránh việc lạm dụng quá đáng các nguồn liệu thiên nhiên.”
Trong điện văn, Đức Thánh Cha cuối cùng cũng mời gọi sự duy trì “Các giá trị thích hợp cho thế giới tại các miền nông thôn và các quyền lợi căn bản của những ai làm việc đồng áng.”
Ngài kết luận, “Kinh nghiệm chứng tỏ rằng các giải pháp kỹ thuật, ngay cả những kỹ thuật tối tân nhất, vẫn thiếu sự hữu hiệu nếu không chú tâm trước hết đến con người, vì con người là kẻ thụ hưởng đầu tiên, trong mọi sinh hoạt về chiều kích thiêng liêng và vật chất.”
Rôma, Ngày 16 tháng 10, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Nhân dịp Ngày Thực Phẩm Quốc Tế năm 2009 được tổ chức hôm nay, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã cầu chúc cho công việc đồng áng, “yếu tố căn bản của sự an toàn thực phẩm là phải có được những sự đầu tư và nguồn liệu đầy đủ.”
Trong một điện văn gửi cho ông Jacques Diouf, Giám Đốc Cơ Quan Thực Phẩm và Canh Nông của Liên Hiệp Quốc, Đức Thánh Cha đã mong ước rằng con người sẽ tránh “lạm dụng quá đáng các nguồn liệu thiên nhiên.”
Đức Thánh Cha khẳng định, “Sự khủng hoảng hiện thời, đang tác động không phân biệt trên toàn thể các lãnh vực kinh tế, có ảnh hưởng đặc biệt và lâu dài đến thế giới canh nông mà tình trạng đang trở nên bi đát. Khủng hoảng này đòi hỏi các chính quyền và các thành phần khác nhau của Cộng Đồng Quốc Tế hành sử các lựa chọn tiên quyết và hữu hiệu.”
Khi nhắc lại chủ đề được lựa chọn năm nay cho Ngày Thực Phẩm Quốc tế: “Đạt được an toàn thực phẩm trong thời kỳ khủng hoảng, và như một thành phần của toàn bộ sinh hoạt kinh tế.”
Ngài nhấn mạnh, “Muốn được như vậy việc canh nông phải được đầu tư và có đầy đủ các nguyên liệu.”
Đối với Đức Thánh Cha, nếu “các tài nguyên của tạo hóa theo bản chất, có giới hạn,” thì điều này đòi hỏi “những thái độ có trách nhiệm và có khả năng để giúp cho có sự an toàn đang tìm kiếm; ngoài ra, một sự hợp quần mật thiết và một tình thân hữu sáng suốt là những điều cần thiết.”
Đức Thánh Cha tiếp, “Do đó, việc thực hiện các mục tiêu này đòi hỏi một sự cải tổ các đường lối sống và cách suy nghĩ.”
Đức Thánh Cha đã mời gọi việc “bảo vệ các phương pháp canh tác thích hợp cho mỗi vùng, và phải tránh việc lạm dụng quá đáng các nguồn liệu thiên nhiên.”
Trong điện văn, Đức Thánh Cha cuối cùng cũng mời gọi sự duy trì “Các giá trị thích hợp cho thế giới tại các miền nông thôn và các quyền lợi căn bản của những ai làm việc đồng áng.”
Ngài kết luận, “Kinh nghiệm chứng tỏ rằng các giải pháp kỹ thuật, ngay cả những kỹ thuật tối tân nhất, vẫn thiếu sự hữu hiệu nếu không chú tâm trước hết đến con người, vì con người là kẻ thụ hưởng đầu tiên, trong mọi sinh hoạt về chiều kích thiêng liêng và vật chất.”
Tòa Thánh và pháp trị
Vũ Văn An
22:38 16/10/2009
Pháp trị, cũng gọi là thượng tôn luật pháp, nghĩa là luật pháp ở trên mọi người và áp dụng cho mọi người. Bất kể là người cai trị hay người bị cai trị, không ai được đứng trên luật pháp, không ai được miễn trừ khỏi luật pháp và không ai được miễn trừ khỏi bị luật pháp áp dụng vào.
Pháp trị là phương châm tổng quát theo đó mọi quyết định phải dựa trên việc áp dụng các nguyên tắc hay luật lệ đã có, mà không có sự can thiệp của ý kiến riêng (discretion) đối với việc áp dụng các nguyên tắc hay luật lệ này. Phương châm này nhằm bảo vệ chống lại việc cai trị độc đoán. Độc đoán trong tiếng Anh là arbitrary, do nguyên ngữ Latinh arbiter có nghĩa là một phán đoán theo suy đoán của người trọng tài, chứ không theo tính tối thượng của luật pháp.
Pháp trị là một lý tưởng đã có từ xưa. Platông và Aristốt từng thảo luận về nó. Hãy nghe Platông: “Khi luật lệ bị lệ thuộc một thẩm quyền khác chứ không lệ thuộc chính thẩm quyền của nó, thì theo tôi, sự sụp đổ của nhà nước chẳng còn bao xa; nhưng nếu luật là ông chủ của chính phủ và chính phủ là nô lệ của nó, thì tình thế sẽ đầy hứa hẹn và con người sẽ hưởng được mọi ơn phúc mà các thần minh ban phát dư đầy cho quốc gia” (Cooper, John et al. Complete Works By Plato, trang 1402 (Hackett Publishing, 1997). Aristốt thì viết như sau: “luật pháp phải cai trị” và những người cầm quyền phải trở thành “đầy tớ của luật pháp” (Aristotle, Politics 3.16)
Ý niệm pháp trị (rule of law) cần được phân biệt với ý niệm cai trị bằng pháp luật (rule by law). Sự khác biệt là như thế này: với pháp trị, luật pháp là tối thượng, được dùng để khống chế việc lạm quyền. Trong khi với chính sách cai trị bằng luật, luật pháp chỉ là một dụng cụ trong tay chính phủ để đàn áp cho hợp pháp.
Trong Thánh Kinh, Sách Đanien từng nói tới pháp trị tại vương quốc Mêđi khi quả quyết rằng cả đến nhà vua cũng không thể tự ý thay đổi luật lệ mà chính ông đã ban hành trước đó: “Vua đáp lại rằng: ‘đúng vậy, chiếu theo luật không thể hủy bỏ của dân Mê-đi và Ba-tư thì đúng như vậy'” (Đn 6:13).
Tại Anh, năm 1215, Vua John cũng đã đặt mình và toàn thể các ông hoàng bà chúa và quan toà tương lai của nước Anh dưới quyền thượng tôn của luật pháp bằng cách ký ban hành Đại Hiến Chương (Magna Carta).
Sau đó, các tác giả đầu tiên tạo nền lý thuyết cho pháp trị phải kể tới Samuel Rutherford trong Lex, Rex (Luật, Vua) (1644) và John Locke trong cuốn Second Treatise of Government (Chuyên luận về chính quyền) (1690). Tác giả thứ ba chính là Montesquieu trong The Spirit of the Laws (Tinh thần của luật lệ) (1748).
Năm 1776, ý niệm không ai đứng trên luật pháp khá phổ thông thời lập quốc của Mỹ. Thomas Paine chẳng hạn từng viết trong cuốn Common Sense của ông rằng: “ở Mỹ, luật pháp là vua. Vì cũng như trong các chính phủ tuyệt đối, Vua là luật pháp thế nào, thì trong các nước tự do, luật pháp phải là vua như thế; và không thể có ông vua nào khác” (Lieberman, Jethro. A Practical Companion to the Constitution, trang 436 (University of California Press 2005)). Năm 1780, John Adams đã ghi nguyên tắc này vào hiến pháp Massachusetts, để thiết lập ra “một chính phủ pháp trị chứ không nhân trị”.
Phải nói ngay, dù hiện nay, quốc gia nào cũng tự hào là mình theo nguyên tắc pháp trị, nhưng thực ra, ngoài một số rất ít, phần đông các quốc gia chỉ dùng pháp luật, bất luận tốt xấu, để mà cai trị chứ không hẳn để luật pháp cai trị mình. Điển hình nhất là các nước Trung Hoa và Việt Nam. Do bước quá độ tiến sang kinh tế thị trường, họ đang huênh hoang thượng tôn pháp luật. Vì đối với các nhà đầu tư ngoại quốc, thượng tôn pháp luật là điều kiện tiên quyết của họ, song song với việc kiếm lời. Tuy nhiên, ai cũng đều công nhận, cái tinh thần thượng tôn pháp luật hiện nay của Trung Hoa và Việt Nam cùng lắm chỉ loanh quanh trong lãnh vực thương mãi, chưa bén mảng thò được một ngón chân nào vào bất cứ lãnh vực nào khác.
Ngay như Nhật Bản, với hàng thế kỷ qua, tuy có luật lệ nhưng các luật lệ này không phải là nguyên tắc tổ chức trung ương cho xã hội và không hề hạn chế thẩm quyền của chính phủ. Và dù đã bước vào thế kỷ 21, tỷ số các luật sư và thẩm phán tại nước này vẫn ít so với các nước Âu Châu hay Mỹ, và luật lệ tại Nhật vẫn duy trì khuynh hướng nghiêm khắc và tổng quát, chừa chỗ cho những giải thích tùy ý của các viên chức bàn giấy. Và mặc dù từ năm 1959, tại New Delhi, hội nghị các luật gia quốc tế từng đã đưa ra Tuyên Ngôn Delhi công bố nguyên tắc căn bản của pháp trị, 50 năm sau, pháp trị vẫn còn là một lý tưởng xa vời. Chính vì thế, ngày 15 tháng Mười vừa qua, đại diện của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc là Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore đã đọc một bài diễn văn quan trọng trước Đại Hội Đồng lần thứ 64 của cơ quan này, đề cập thẳng tới vấn đề pháp trị. Ngài nhấn mạnh tới nhu cầu phải có những luật lệ quốc tế hữu hiệu và công bằng, nhất là vì ngày nay chúng ta đang đương đầu với một nền kinh tế càng ngày càng hoàn cầu hóa hơn.
Ngài nói: “Cổ vũ pháp trị ở bình diện quốc tế đã trở nên một khí cụ càng ngày càng có tính sinh tử để đạt được các mục tiêu vốn được Hiến Chương Liên Hiệp Quốc đưa ra từ đầu”. Điều này càng đặc biệt đúng vì hiện nay “quá nhiều người đang bị loại ra ngoài các che chở và phúc lợi của pháp trị và cuộc khủng hoảng tài chánh hoàn cầu đang ảnh hưởng tới mọi miền”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Migliore, “dưới bất cứ luật lệ nào cĩng có một giá trị hay chân lý nền tảng cần phải duy trì, ngõ hầu nó có được ý nghĩa và mục tiêu chân thực”. Ngài nói thêm: “Nói tới pháp trị mà không bao gồm nhu cầu công lý sẽ không thỏa đáng và liều mình thay thế pháp trị bằng chính sách dùng pháp luật để cai trị… Luật pháp quốc tế vẫn còn rất quan trọng đối với lãnh vực hòa bình và an ninh, phát triển kinh tế và suy thoái môi trường”. Theo ngài, “tham nhũng tràn lan, tranh chấp quốc tế và quốc gia, khủng bố, bạo lực tính dục như phương thế gây chiến và các lạm dụng nhân quyền khác, cũng thường bị kéo dài và phát sinh do việc thiếu tuân hành nguyên tắc pháp trị công chính trên các bình diện khác nhau… Về phương diện này, các hiệp ước và quy tắc luật pháp quốc tế là điều chủ yếu để cổ xúy việc tôn trọng tốt hơn đối với pháp trị và để tạo nên tin tưởng nhiều hơn giữa các quốc gia”.
Về phương diện kinh tế, Đức TGM Migliore cho hay: “pháp trị ở bình diện quốc tế đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết… Bản chất liên kết của giao thương quốc tế không còn cho phép các quốc gia cá biệt tự kiểm soát và điều hòa nền kinh tế riêng của mình nữa, như cuộc khủng hoảng tài chánh gần đây đã chứng tỏ, thất bại không điều hòa đúng đắn chỉ một thị trường hay một hàng hóa đơn độc mà thôi cũng sẽ dẫn tới những hậu quả tàn hại khắp mặt địa cầu.
Đức Tổng Giám Mục kêu gọi phải cố gắng hơn nữa để cải tổ Liên Hiệp Quốc và các hệ thống tài chánh quốc tế để chúng có thể đóng một vai trò thích đáng trong việc điều hòa nền tài chánh một cách có trách nhiệm. Ngài kêu gọi thêm: “Chúng ta cũng phải hỗ trợ các cố gắng của các quốc gia và tổ chức quốc tế đang cùng nhau hợp tác để tạo ra một hệ thống pháp trị công chính cho việc giao thương sòng phẳng, biết tôn trọng phẩm giá nội tại của công nhân”. Đối với việc chuyển việc ra ngoại quốc, việc mà người ta quen gọi là tìm nguồn ở bên ngoài (outsourcing), Đức TGM tỏ ra dè dặt, ngài nói: “Trong một thị trường hòan cầu, điều tự nhận là tìm nguồn ở bên ngoài có thể dẫn tới đứt đoạn giữa trách nhiệm của công ty đối với công nhân, các nhà cung cấp, người tiêu thụ và môi trường. Chính vì lý do đó, pháp trị quốc gia và quốc tế không nên chỉ tập chú vào vấn đề xác định vai trò cho các thị trường mà còn phải xem sét quyền lợi của công nhân và cộng đồng”. Muốn hữu hiệu, nền pháp trị công chính đòi một nền quản trị tư pháp, có trách nhiệm điều hành các định chế và hỗ trợ xã hội và chính trị. Người ta đã chứng minh rằng: chỉ tập chú vào khía cạnh kỹ thuật và quản trị trong việc thực thi pháp trị sẽ không hữu hiệu và mãi mãi sẽ không hữu hiệu, vì ta phải bàn tới sự hỗ trợ của văn hóa nữa, một điều rất cần thiết để tôn trọng những người mà vì họ luật lệ đã được đưa ra. Về phương diện này, theo Đức TGM Migliore, Tòa Thánh và nhiều tổ chức khác đang nhất quyết hỗ trợ pháp trị trên bình diện quốc gia và quốc tế. Các định chế giáo dục của Tòa Thánh tại nhiều quốc gia trên thế giới đang cung cấp cho các cá nhân một nền giáo dục có giá trị về bản chất căn bản của luật lệ và các áp dụng của nó, nhằm nhổ tận gốc nạn tham nhũng ở khắp mọi nơi. Thêm vào đó, qua rất nhiều các tổ chức của Giáo Hội ở khắp nơi trên thế giới, nhiều người có nhiệt tâm đang hiện diện trong các trại giam cũng như nhà tù để đem lại sự trợ giúp về thể lý, tâm lý và tâm linh cho các tù nhân và cung cấp cho họ các kỹ năng cần thiết để họ trở thành các công dân có năng xuất, biết tôn trọng luật pháp.
Đức Tổng Giám Mục Migliore, trước khi dứt lời, nhắc đến nhu cầu cải tổ Liên HIệp Quốc và các cơ quan khác nhau của nó, vì điều này hết sức quan yếu đối với việc cổ vũ nền pháp trị trên bình diện quốc tế.
Pháp trị là phương châm tổng quát theo đó mọi quyết định phải dựa trên việc áp dụng các nguyên tắc hay luật lệ đã có, mà không có sự can thiệp của ý kiến riêng (discretion) đối với việc áp dụng các nguyên tắc hay luật lệ này. Phương châm này nhằm bảo vệ chống lại việc cai trị độc đoán. Độc đoán trong tiếng Anh là arbitrary, do nguyên ngữ Latinh arbiter có nghĩa là một phán đoán theo suy đoán của người trọng tài, chứ không theo tính tối thượng của luật pháp.
Pháp trị là một lý tưởng đã có từ xưa. Platông và Aristốt từng thảo luận về nó. Hãy nghe Platông: “Khi luật lệ bị lệ thuộc một thẩm quyền khác chứ không lệ thuộc chính thẩm quyền của nó, thì theo tôi, sự sụp đổ của nhà nước chẳng còn bao xa; nhưng nếu luật là ông chủ của chính phủ và chính phủ là nô lệ của nó, thì tình thế sẽ đầy hứa hẹn và con người sẽ hưởng được mọi ơn phúc mà các thần minh ban phát dư đầy cho quốc gia” (Cooper, John et al. Complete Works By Plato, trang 1402 (Hackett Publishing, 1997). Aristốt thì viết như sau: “luật pháp phải cai trị” và những người cầm quyền phải trở thành “đầy tớ của luật pháp” (Aristotle, Politics 3.16)
Ý niệm pháp trị (rule of law) cần được phân biệt với ý niệm cai trị bằng pháp luật (rule by law). Sự khác biệt là như thế này: với pháp trị, luật pháp là tối thượng, được dùng để khống chế việc lạm quyền. Trong khi với chính sách cai trị bằng luật, luật pháp chỉ là một dụng cụ trong tay chính phủ để đàn áp cho hợp pháp.
Trong Thánh Kinh, Sách Đanien từng nói tới pháp trị tại vương quốc Mêđi khi quả quyết rằng cả đến nhà vua cũng không thể tự ý thay đổi luật lệ mà chính ông đã ban hành trước đó: “Vua đáp lại rằng: ‘đúng vậy, chiếu theo luật không thể hủy bỏ của dân Mê-đi và Ba-tư thì đúng như vậy'” (Đn 6:13).
Tại Anh, năm 1215, Vua John cũng đã đặt mình và toàn thể các ông hoàng bà chúa và quan toà tương lai của nước Anh dưới quyền thượng tôn của luật pháp bằng cách ký ban hành Đại Hiến Chương (Magna Carta).
Sau đó, các tác giả đầu tiên tạo nền lý thuyết cho pháp trị phải kể tới Samuel Rutherford trong Lex, Rex (Luật, Vua) (1644) và John Locke trong cuốn Second Treatise of Government (Chuyên luận về chính quyền) (1690). Tác giả thứ ba chính là Montesquieu trong The Spirit of the Laws (Tinh thần của luật lệ) (1748).
Năm 1776, ý niệm không ai đứng trên luật pháp khá phổ thông thời lập quốc của Mỹ. Thomas Paine chẳng hạn từng viết trong cuốn Common Sense của ông rằng: “ở Mỹ, luật pháp là vua. Vì cũng như trong các chính phủ tuyệt đối, Vua là luật pháp thế nào, thì trong các nước tự do, luật pháp phải là vua như thế; và không thể có ông vua nào khác” (Lieberman, Jethro. A Practical Companion to the Constitution, trang 436 (University of California Press 2005)). Năm 1780, John Adams đã ghi nguyên tắc này vào hiến pháp Massachusetts, để thiết lập ra “một chính phủ pháp trị chứ không nhân trị”.
Phải nói ngay, dù hiện nay, quốc gia nào cũng tự hào là mình theo nguyên tắc pháp trị, nhưng thực ra, ngoài một số rất ít, phần đông các quốc gia chỉ dùng pháp luật, bất luận tốt xấu, để mà cai trị chứ không hẳn để luật pháp cai trị mình. Điển hình nhất là các nước Trung Hoa và Việt Nam. Do bước quá độ tiến sang kinh tế thị trường, họ đang huênh hoang thượng tôn pháp luật. Vì đối với các nhà đầu tư ngoại quốc, thượng tôn pháp luật là điều kiện tiên quyết của họ, song song với việc kiếm lời. Tuy nhiên, ai cũng đều công nhận, cái tinh thần thượng tôn pháp luật hiện nay của Trung Hoa và Việt Nam cùng lắm chỉ loanh quanh trong lãnh vực thương mãi, chưa bén mảng thò được một ngón chân nào vào bất cứ lãnh vực nào khác.
Ngay như Nhật Bản, với hàng thế kỷ qua, tuy có luật lệ nhưng các luật lệ này không phải là nguyên tắc tổ chức trung ương cho xã hội và không hề hạn chế thẩm quyền của chính phủ. Và dù đã bước vào thế kỷ 21, tỷ số các luật sư và thẩm phán tại nước này vẫn ít so với các nước Âu Châu hay Mỹ, và luật lệ tại Nhật vẫn duy trì khuynh hướng nghiêm khắc và tổng quát, chừa chỗ cho những giải thích tùy ý của các viên chức bàn giấy. Và mặc dù từ năm 1959, tại New Delhi, hội nghị các luật gia quốc tế từng đã đưa ra Tuyên Ngôn Delhi công bố nguyên tắc căn bản của pháp trị, 50 năm sau, pháp trị vẫn còn là một lý tưởng xa vời. Chính vì thế, ngày 15 tháng Mười vừa qua, đại diện của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc là Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore đã đọc một bài diễn văn quan trọng trước Đại Hội Đồng lần thứ 64 của cơ quan này, đề cập thẳng tới vấn đề pháp trị. Ngài nhấn mạnh tới nhu cầu phải có những luật lệ quốc tế hữu hiệu và công bằng, nhất là vì ngày nay chúng ta đang đương đầu với một nền kinh tế càng ngày càng hoàn cầu hóa hơn.
Ngài nói: “Cổ vũ pháp trị ở bình diện quốc tế đã trở nên một khí cụ càng ngày càng có tính sinh tử để đạt được các mục tiêu vốn được Hiến Chương Liên Hiệp Quốc đưa ra từ đầu”. Điều này càng đặc biệt đúng vì hiện nay “quá nhiều người đang bị loại ra ngoài các che chở và phúc lợi của pháp trị và cuộc khủng hoảng tài chánh hoàn cầu đang ảnh hưởng tới mọi miền”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Migliore, “dưới bất cứ luật lệ nào cĩng có một giá trị hay chân lý nền tảng cần phải duy trì, ngõ hầu nó có được ý nghĩa và mục tiêu chân thực”. Ngài nói thêm: “Nói tới pháp trị mà không bao gồm nhu cầu công lý sẽ không thỏa đáng và liều mình thay thế pháp trị bằng chính sách dùng pháp luật để cai trị… Luật pháp quốc tế vẫn còn rất quan trọng đối với lãnh vực hòa bình và an ninh, phát triển kinh tế và suy thoái môi trường”. Theo ngài, “tham nhũng tràn lan, tranh chấp quốc tế và quốc gia, khủng bố, bạo lực tính dục như phương thế gây chiến và các lạm dụng nhân quyền khác, cũng thường bị kéo dài và phát sinh do việc thiếu tuân hành nguyên tắc pháp trị công chính trên các bình diện khác nhau… Về phương diện này, các hiệp ước và quy tắc luật pháp quốc tế là điều chủ yếu để cổ xúy việc tôn trọng tốt hơn đối với pháp trị và để tạo nên tin tưởng nhiều hơn giữa các quốc gia”.
Về phương diện kinh tế, Đức TGM Migliore cho hay: “pháp trị ở bình diện quốc tế đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết… Bản chất liên kết của giao thương quốc tế không còn cho phép các quốc gia cá biệt tự kiểm soát và điều hòa nền kinh tế riêng của mình nữa, như cuộc khủng hoảng tài chánh gần đây đã chứng tỏ, thất bại không điều hòa đúng đắn chỉ một thị trường hay một hàng hóa đơn độc mà thôi cũng sẽ dẫn tới những hậu quả tàn hại khắp mặt địa cầu.
Đức Tổng Giám Mục kêu gọi phải cố gắng hơn nữa để cải tổ Liên Hiệp Quốc và các hệ thống tài chánh quốc tế để chúng có thể đóng một vai trò thích đáng trong việc điều hòa nền tài chánh một cách có trách nhiệm. Ngài kêu gọi thêm: “Chúng ta cũng phải hỗ trợ các cố gắng của các quốc gia và tổ chức quốc tế đang cùng nhau hợp tác để tạo ra một hệ thống pháp trị công chính cho việc giao thương sòng phẳng, biết tôn trọng phẩm giá nội tại của công nhân”. Đối với việc chuyển việc ra ngoại quốc, việc mà người ta quen gọi là tìm nguồn ở bên ngoài (outsourcing), Đức TGM tỏ ra dè dặt, ngài nói: “Trong một thị trường hòan cầu, điều tự nhận là tìm nguồn ở bên ngoài có thể dẫn tới đứt đoạn giữa trách nhiệm của công ty đối với công nhân, các nhà cung cấp, người tiêu thụ và môi trường. Chính vì lý do đó, pháp trị quốc gia và quốc tế không nên chỉ tập chú vào vấn đề xác định vai trò cho các thị trường mà còn phải xem sét quyền lợi của công nhân và cộng đồng”. Muốn hữu hiệu, nền pháp trị công chính đòi một nền quản trị tư pháp, có trách nhiệm điều hành các định chế và hỗ trợ xã hội và chính trị. Người ta đã chứng minh rằng: chỉ tập chú vào khía cạnh kỹ thuật và quản trị trong việc thực thi pháp trị sẽ không hữu hiệu và mãi mãi sẽ không hữu hiệu, vì ta phải bàn tới sự hỗ trợ của văn hóa nữa, một điều rất cần thiết để tôn trọng những người mà vì họ luật lệ đã được đưa ra. Về phương diện này, theo Đức TGM Migliore, Tòa Thánh và nhiều tổ chức khác đang nhất quyết hỗ trợ pháp trị trên bình diện quốc gia và quốc tế. Các định chế giáo dục của Tòa Thánh tại nhiều quốc gia trên thế giới đang cung cấp cho các cá nhân một nền giáo dục có giá trị về bản chất căn bản của luật lệ và các áp dụng của nó, nhằm nhổ tận gốc nạn tham nhũng ở khắp mọi nơi. Thêm vào đó, qua rất nhiều các tổ chức của Giáo Hội ở khắp nơi trên thế giới, nhiều người có nhiệt tâm đang hiện diện trong các trại giam cũng như nhà tù để đem lại sự trợ giúp về thể lý, tâm lý và tâm linh cho các tù nhân và cung cấp cho họ các kỹ năng cần thiết để họ trở thành các công dân có năng xuất, biết tôn trọng luật pháp.
Đức Tổng Giám Mục Migliore, trước khi dứt lời, nhắc đến nhu cầu cải tổ Liên HIệp Quốc và các cơ quan khác nhau của nó, vì điều này hết sức quan yếu đối với việc cổ vũ nền pháp trị trên bình diện quốc tế.
Top Stories
VIETNAM: Lettre de la Conférence des évêques du Vietnam: Proclamation de l’année sainte 2010
+ Mgr Pierre Nguyên Van Nhon
09:04 16/10/2009
VIETNAM:
Lettre de la Conférence des évêques du Vietnam à la communauté du peuple de Dieu
– Proclamation de l’année sainte 2010 –
Frères et sœurs,
L’année 2010 va nous rappeler des événements importants de l’histoire de l’Eglise au Vietnam: les 350 ans de la création des deux vicariats apostoliques du Tonkin et de la Cochinchine (1659-2009), et les 50 ans de l’établissement de la hiérarchie catholique au Vietnam (1960-2010). Ce sera pour nous l’occasion de nous remémorer notre passé pour en remercier le Seigneur et être attentif aux leçons de l’histoire. Nous examinerons notre présent pour y déchiffrer les opportunités qu’il nous offre et les défis qu’il nous lance. Nous nous tournerons aussi vers notre avenir pour, ensemble, renouveler notre vie et édifier l’Eglise conformément à la volonté du Seigneur. Par l’intermédiaire d’une lettre de la pénitencerie apostolique du 11 février 2009, notre Saint Père Benoît XVI a acquiescé à la requête de la Conférence épiscopale et nous a autorisé à ouvrir une année sainte particulière qui débutera le jour de la fête des saints martyrs du Vietnam, le 24 novembre 2009 et s’achèvera le jour de la fête de l’Epiphanie, le 6 janvier 2011.
2. L’inauguration solennelle de l’année sainte 2010 sera célébrée dans la paroisse de So Kiên, de l’archidiocèse de Hanoi, en la fête des saints martyrs du Vietnam, le 24 novembre 2009. Les saints martyrs ont témoigné de leur foi avec une telle générosité qu’ils ont sacrifié leur vie. Leur sang a fécondé le sol de notre patrie. Il est devenu la semence d’où ont jailli les nombreuses communautés de croyants du Vietnam. Ce choix du jour de la fête des martyrs nous invite à remercier le Seigneur pour le don de la foi que nous avons reçue et à exprimer notre reconnaissance à l’égard de nos anciens, nos bienfaiteurs, ces témoins qui ont semé et fait croître la plante de la foi dans notre patrie. Du même coup, prenant conscience de l’incomparable valeur du don de la foi, nous vivrons et témoignerons de l’Evangile et nous édifierons activement l’Eglise du Christ dans le cadre où le Seigneur nous a placés. La célébration commune de l’inauguration sera complétée, dans chaque diocèse, par des cérémonies particulières. Ainsi, tous les fidèles pourront y participer activement.
Au cours de l’année sainte, vous pourrez bénéficier de l’indulgence plénière aux occasions citées ci-dessous:
- lors de la participation aux fêtes dont la liste a été énumérée par ailleurs;
- lors de la participation aux messes solennelles présidées par l’évêque;
- lors des pèlerinages dans les lieux désignés par l’évêque du diocèse.
Les cérémonies de clôture de l’année sainte seront célébrées dans le sanctuaire de La Vang, dans l’archidiocèse de Huê, le jour de la fête de l’Epiphanie, le 6 janvier 2011. Le mystère de l’Epiphanie est celui de la révélation de Dieu aux nations. Que la clôture de l’année sainte ait lieu ce jour-là met en lumière la volonté de l’Eglise de réaliser la mission qui lui a été confiée, à savoir partager la joie de la foi avec ses frères, nos compatriotes, éclairer à la lumière de la foi les réalités de ce monde, contribuer avec ardeur à l’édification d’une société conforme à l’esprit de l’Evangile.
3. L’année 2010 est l’occasion pour nous d’approfondir notre connaissance de l’Eglise, qui est le mystère de la communion et de la mission. Nous enverrons aux diocèses, aux paroisses et aux communautés religieuses, des documents d’études au sujet de l’année sainte, de telle sorte que, tous ensemble, nous participions activement à l’étude de ce mystère de l’Eglise, non pas seulement pour acquérir un certain nombre de connaissances théoriques supplémentaires, mais pour que l’ensemble du peuple de Dieu participe à la vie de l’Eglise. Au cours de cette étude et de cette réflexion communes sur le mystère de l’Eglise, nous vous demandons, frères et sœurs, de faire part, avec courage et franchise, de vos opinions constructives. Vos contributions constitueront une matière nécessaire et abondante pour la grande assemblée du peuple de Dieu qui sera organisée dans l’archidiocèse de Hô Chi Minh-Ville, du 21 au 25 novembre 2010. Elle rassemblera les représentants de toutes les composantes du peuple de Dieu, qui, avec la hiérarchie, prieront, méditeront, échangeront sur l’édification de l’Eglise du Christ dans notre patrie, une Eglise faite de communion et de participation, une Eglise présente à l’homme, une Eglise désireuse d’accomplir la mission d’amour et de service du Christ dans le milieu où elle vit.
4. Au cours de cette année sainte, essayons ensemble d’édifier une Eglise sur le modèle de la communion et de la participation. Par nature, l’Eglise est communion puisqu’elle trouve son origine dans le mystère de la Trinité. La Trinité est à la fois la source, le modèle et la finalité de la communion dans l’Eglise. C’est pourquoi celle-ci est appelée le peuple de Dieu, le corps du Christ, le temple de l’Esprit Saint. Pour la même raison, nous sommes invités à construire l’Eglise, non pas par des moyens et des calculs propres aux hommes de ce monde, mais, avant tout, en cultivant notre profonde union avec le Seigneur dans notre vie spirituelle. L’année sainte devrait être une occasion propice au renouvellement de la vie de chacun d’entre nous, grâce à l’écoute attentive de la parole de Dieu, à une prière assidue, à la participation aux sacrements et plus particulièrement à celui de l’eucharistie.
Grâce à notre union au Seigneur, nous serons en communion entre nous dans l’amour et la vérité, qui se sont révélés en leur intégralité dans le Christ. Cette communion entraînera toutes les composantes du peuple de Dieu à participer activement à la vie de l’Eglise, en mettant en œuvre les charismes que Dieu leur a accordés, selon leur vocation et leur genre de vie. Pour développer l’esprit de communion au sein de l’Eglise, le pape Benoît XVI nous a appelés à porter une attention particulière à un certain nombre de domaines. Avant tout, nous devons nous préoccuper de l’éducation de la foi et de l’élévation du niveau culturel de tous les membres du peuple de Dieu. Ensuite, il nous est nécessaire de redonner un nouvel essor à l’exercice de la charité, qui reste toujours la caractéristique essentielle de l’Eglise du Christ. Il nous faudra encore accorder un soin tout particulier à la jeunesse, surtout aux jeunes de nos campagnes, qui, aujourd’hui, s’agglutinent dans les grandes villes pour y poursuivre leurs études et trouver un emploi.
5. Ce courant de la charité nous pousse également à contribuer à l’édification de la société de ce monde. Le pape Benoît XVI nous a rappelé que la mission essentielle de l’Eglise était l’annonce de l’Evangile du Christ. C’est en accomplissant cette mission que l’Eglise contribue au développement de l’homme, non seulement sur le plan humain et spirituel mais aussi sur le plan social. C’est pourquoi lorsque vous édifiez votre vie sur la base des valeurs évangéliques comme la charité, la droiture et le respect du bien commun, vous êtes alors un bon citoyen participant activement à l’édification d’une société juste, solidaire et équitable. A travers vous, l’Eglise apporte sa part au développement intégral de l’homme et de la société dans un esprit de dialogue véritable, de saine collaboration et de respect mutuel.
En fin de compte, l’année sainte 2010 va constituer une force susceptible de nous faire partager la joie de notre foi avec tous les membres de la nation vietnamienne. Pour réaliser cet objectif, il nous faut réveiller en nous le don de la foi que nous avons reçu, mais qui, à cause de circonstances objectives ou subjectives s’est altéré, a été oublié ou encore s’est totalement perdu. Il convient encore de renouveler nos méthodes d’évangélisation pour répondre aux fortes transformations de notre époque. Cependant, nous devons nous souvenir que le témoignage de notre vie reste l’élément le plus concret et le plus convaincant au sein du témoignage rendu à l’Evangile et de la présentation de Dieu aux autres. Par ailleurs, ce que notre œuvre missionnaire exige de plus essentiel, c’est la collaboration étroite de tous les membres du peuple de Dieu, la collaboration des diocèses les uns avec les autres, la collaboration des diocèses avec les congrégations religieuses.
Frères et sœurs, nous célébrons l’année sainte 2010 pour rendre grâce, pour nous repentir, nous renouveler et nous réconcilier. Nous croyons que si nous entrons dans l’année sainte avec l’esprit et l’attitude que nous avons décrits, celle-ci apportera d’excellents fruits à tous, à chacune des familles, à chacune des communautés, à l’ensemble de l’Eglise du Vietnam.
L’ouverture officielle de l’année sainte est toute proche. Nous sollicitons de vous une prière spéciale pour l’Eglise du Vietnam. Plus concrètement, nous proposons à tout le peuple de Dieu de participer à une neuvaine de prières (du 15 au 23 novembre 2009) pour que toutes les activités de l’année sainte se déroulent au mieux et apportent beaucoup de fruits spirituels à chacun.
Par l’intercession de la Vierge Marie, de saint Joseph et des saints martyrs du Vietnam, nous demandons à Dieu ne vous bénir.
Fait à Xuan Lôc, le 9 octobre 2009,
pour la Conférence épiscopale,
le président: Mgr Pierre Nguyên Van Nhon
le vice-secrétaire: Mgr Joseph Vo Duc Minh.
(traduction par Eglises d'Asie, 16 octobre 2009)
Lettre de la Conférence des évêques du Vietnam à la communauté du peuple de Dieu
– Proclamation de l’année sainte 2010 –
Frères et sœurs,
L’année 2010 va nous rappeler des événements importants de l’histoire de l’Eglise au Vietnam: les 350 ans de la création des deux vicariats apostoliques du Tonkin et de la Cochinchine (1659-2009), et les 50 ans de l’établissement de la hiérarchie catholique au Vietnam (1960-2010). Ce sera pour nous l’occasion de nous remémorer notre passé pour en remercier le Seigneur et être attentif aux leçons de l’histoire. Nous examinerons notre présent pour y déchiffrer les opportunités qu’il nous offre et les défis qu’il nous lance. Nous nous tournerons aussi vers notre avenir pour, ensemble, renouveler notre vie et édifier l’Eglise conformément à la volonté du Seigneur. Par l’intermédiaire d’une lettre de la pénitencerie apostolique du 11 février 2009, notre Saint Père Benoît XVI a acquiescé à la requête de la Conférence épiscopale et nous a autorisé à ouvrir une année sainte particulière qui débutera le jour de la fête des saints martyrs du Vietnam, le 24 novembre 2009 et s’achèvera le jour de la fête de l’Epiphanie, le 6 janvier 2011.
2. L’inauguration solennelle de l’année sainte 2010 sera célébrée dans la paroisse de So Kiên, de l’archidiocèse de Hanoi, en la fête des saints martyrs du Vietnam, le 24 novembre 2009. Les saints martyrs ont témoigné de leur foi avec une telle générosité qu’ils ont sacrifié leur vie. Leur sang a fécondé le sol de notre patrie. Il est devenu la semence d’où ont jailli les nombreuses communautés de croyants du Vietnam. Ce choix du jour de la fête des martyrs nous invite à remercier le Seigneur pour le don de la foi que nous avons reçue et à exprimer notre reconnaissance à l’égard de nos anciens, nos bienfaiteurs, ces témoins qui ont semé et fait croître la plante de la foi dans notre patrie. Du même coup, prenant conscience de l’incomparable valeur du don de la foi, nous vivrons et témoignerons de l’Evangile et nous édifierons activement l’Eglise du Christ dans le cadre où le Seigneur nous a placés. La célébration commune de l’inauguration sera complétée, dans chaque diocèse, par des cérémonies particulières. Ainsi, tous les fidèles pourront y participer activement.
Au cours de l’année sainte, vous pourrez bénéficier de l’indulgence plénière aux occasions citées ci-dessous:
- lors de la participation aux fêtes dont la liste a été énumérée par ailleurs;
- lors de la participation aux messes solennelles présidées par l’évêque;
- lors des pèlerinages dans les lieux désignés par l’évêque du diocèse.
Les cérémonies de clôture de l’année sainte seront célébrées dans le sanctuaire de La Vang, dans l’archidiocèse de Huê, le jour de la fête de l’Epiphanie, le 6 janvier 2011. Le mystère de l’Epiphanie est celui de la révélation de Dieu aux nations. Que la clôture de l’année sainte ait lieu ce jour-là met en lumière la volonté de l’Eglise de réaliser la mission qui lui a été confiée, à savoir partager la joie de la foi avec ses frères, nos compatriotes, éclairer à la lumière de la foi les réalités de ce monde, contribuer avec ardeur à l’édification d’une société conforme à l’esprit de l’Evangile.
3. L’année 2010 est l’occasion pour nous d’approfondir notre connaissance de l’Eglise, qui est le mystère de la communion et de la mission. Nous enverrons aux diocèses, aux paroisses et aux communautés religieuses, des documents d’études au sujet de l’année sainte, de telle sorte que, tous ensemble, nous participions activement à l’étude de ce mystère de l’Eglise, non pas seulement pour acquérir un certain nombre de connaissances théoriques supplémentaires, mais pour que l’ensemble du peuple de Dieu participe à la vie de l’Eglise. Au cours de cette étude et de cette réflexion communes sur le mystère de l’Eglise, nous vous demandons, frères et sœurs, de faire part, avec courage et franchise, de vos opinions constructives. Vos contributions constitueront une matière nécessaire et abondante pour la grande assemblée du peuple de Dieu qui sera organisée dans l’archidiocèse de Hô Chi Minh-Ville, du 21 au 25 novembre 2010. Elle rassemblera les représentants de toutes les composantes du peuple de Dieu, qui, avec la hiérarchie, prieront, méditeront, échangeront sur l’édification de l’Eglise du Christ dans notre patrie, une Eglise faite de communion et de participation, une Eglise présente à l’homme, une Eglise désireuse d’accomplir la mission d’amour et de service du Christ dans le milieu où elle vit.
4. Au cours de cette année sainte, essayons ensemble d’édifier une Eglise sur le modèle de la communion et de la participation. Par nature, l’Eglise est communion puisqu’elle trouve son origine dans le mystère de la Trinité. La Trinité est à la fois la source, le modèle et la finalité de la communion dans l’Eglise. C’est pourquoi celle-ci est appelée le peuple de Dieu, le corps du Christ, le temple de l’Esprit Saint. Pour la même raison, nous sommes invités à construire l’Eglise, non pas par des moyens et des calculs propres aux hommes de ce monde, mais, avant tout, en cultivant notre profonde union avec le Seigneur dans notre vie spirituelle. L’année sainte devrait être une occasion propice au renouvellement de la vie de chacun d’entre nous, grâce à l’écoute attentive de la parole de Dieu, à une prière assidue, à la participation aux sacrements et plus particulièrement à celui de l’eucharistie.
Grâce à notre union au Seigneur, nous serons en communion entre nous dans l’amour et la vérité, qui se sont révélés en leur intégralité dans le Christ. Cette communion entraînera toutes les composantes du peuple de Dieu à participer activement à la vie de l’Eglise, en mettant en œuvre les charismes que Dieu leur a accordés, selon leur vocation et leur genre de vie. Pour développer l’esprit de communion au sein de l’Eglise, le pape Benoît XVI nous a appelés à porter une attention particulière à un certain nombre de domaines. Avant tout, nous devons nous préoccuper de l’éducation de la foi et de l’élévation du niveau culturel de tous les membres du peuple de Dieu. Ensuite, il nous est nécessaire de redonner un nouvel essor à l’exercice de la charité, qui reste toujours la caractéristique essentielle de l’Eglise du Christ. Il nous faudra encore accorder un soin tout particulier à la jeunesse, surtout aux jeunes de nos campagnes, qui, aujourd’hui, s’agglutinent dans les grandes villes pour y poursuivre leurs études et trouver un emploi.
5. Ce courant de la charité nous pousse également à contribuer à l’édification de la société de ce monde. Le pape Benoît XVI nous a rappelé que la mission essentielle de l’Eglise était l’annonce de l’Evangile du Christ. C’est en accomplissant cette mission que l’Eglise contribue au développement de l’homme, non seulement sur le plan humain et spirituel mais aussi sur le plan social. C’est pourquoi lorsque vous édifiez votre vie sur la base des valeurs évangéliques comme la charité, la droiture et le respect du bien commun, vous êtes alors un bon citoyen participant activement à l’édification d’une société juste, solidaire et équitable. A travers vous, l’Eglise apporte sa part au développement intégral de l’homme et de la société dans un esprit de dialogue véritable, de saine collaboration et de respect mutuel.
En fin de compte, l’année sainte 2010 va constituer une force susceptible de nous faire partager la joie de notre foi avec tous les membres de la nation vietnamienne. Pour réaliser cet objectif, il nous faut réveiller en nous le don de la foi que nous avons reçu, mais qui, à cause de circonstances objectives ou subjectives s’est altéré, a été oublié ou encore s’est totalement perdu. Il convient encore de renouveler nos méthodes d’évangélisation pour répondre aux fortes transformations de notre époque. Cependant, nous devons nous souvenir que le témoignage de notre vie reste l’élément le plus concret et le plus convaincant au sein du témoignage rendu à l’Evangile et de la présentation de Dieu aux autres. Par ailleurs, ce que notre œuvre missionnaire exige de plus essentiel, c’est la collaboration étroite de tous les membres du peuple de Dieu, la collaboration des diocèses les uns avec les autres, la collaboration des diocèses avec les congrégations religieuses.
Frères et sœurs, nous célébrons l’année sainte 2010 pour rendre grâce, pour nous repentir, nous renouveler et nous réconcilier. Nous croyons que si nous entrons dans l’année sainte avec l’esprit et l’attitude que nous avons décrits, celle-ci apportera d’excellents fruits à tous, à chacune des familles, à chacune des communautés, à l’ensemble de l’Eglise du Vietnam.
L’ouverture officielle de l’année sainte est toute proche. Nous sollicitons de vous une prière spéciale pour l’Eglise du Vietnam. Plus concrètement, nous proposons à tout le peuple de Dieu de participer à une neuvaine de prières (du 15 au 23 novembre 2009) pour que toutes les activités de l’année sainte se déroulent au mieux et apportent beaucoup de fruits spirituels à chacun.
Par l’intercession de la Vierge Marie, de saint Joseph et des saints martyrs du Vietnam, nous demandons à Dieu ne vous bénir.
Fait à Xuan Lôc, le 9 octobre 2009,
pour la Conférence épiscopale,
le président: Mgr Pierre Nguyên Van Nhon
le vice-secrétaire: Mgr Joseph Vo Duc Minh.
(traduction par Eglises d'Asie, 16 octobre 2009)
VIETNAM: Réunie en assemblée, la Conférence épiscopale a minutieusement préparé le programme de l’année sainte 2010
Eglises d'Asie
09:05 16/10/2009
Dès l’ouverture de la deuxième assemblée annuelle de la Conférence épiscopale, le 5 octobre dernier, dans les locaux de l’évêché de Xuân Lôc, il avait été annoncé que les travaux des évêques auraient pour objet principal la préparation de l’année sainte 2010. Le procès-verbal des travaux publié par Mgr Vo Duc Minh, le 10 octobre, jour de la clôture de l’assemblée, confirme que les évêques ne se sont guère éloignés du programme fixé. Seuls quelques autres sujets ont été traités, comme l’organisation de Caritas Vietnam en relation avec les secours à apporter aux sinistrés du typhon Ketsana, le programme d’études et de formation des prêtres, l’état d’un certain nombre de traductions liturgiques en cours, la demande d’ouverture du procès de béatification de Mgr François Pallu et Mgr Lambert de la Motte, avec bien entendu les comptes-rendus annuels de chacun des diocèses et des commissions. Les affaires conflictuelles qui ont marqué l’année écoulée, certaines questions brûlantes posées par la société d’aujourd’hui n’apparaissent pas dans les comptes-rendus publiés sur le site officiel de la Conférence. L’année dernière, elles avaient donné lieu à un très important document, publié, le 25 septembre 2008, à l’issue de l’assemblée annuelle et intitulé: « Point de vue de la Conférence épiscopale sur un certain nombre de problèmes posés par la situation actuelle » (1).
Au cours de ces quelques jours de réunion, les évêques ont méticuleusement préparé le programme détaillé de l’année sainte. On en connaît aujourd’hui son déroulement avec une grande précision. Dans une lettre commune envoyée aux catholiques du Vietnam (2), les évêques leur ont présenté le déroulement de cette année avec ses principaux points forts, l’ouverture dans une paroisse de l’archidiocèse de Hanoi, So Kiên, la grande assemblée du peuple de Dieu à Hô Chi Minh-Ville et la clôture, le jour de l’Epiphanie 2011, au sanctuaire marial de La Vang.
Ces grands rendez-vous ont déjà été activement préparés. L’évêque auxiliaire de Hanoi, en l’absence de l’archevêque (3), l’archevêque de Huê ont exposé les grandes lignes de l’organisation des cérémonies d’ouverture et de clôture dans leurs archidiocèses respectifs. Les frais engagés ont aussi été évoqués. On a appris que, lors de l’inauguration, une torche serait allumée, symbolisant le feu que le Christ est venu apporter en ce monde. Elle restera allumée toute l’année sainte. Le cardinal-archevêque de Saigon, qui est aussi président du comité organisateur de l’année sainte, a informé ses confrères des problèmes d’ordre général posés par la grande assemblée de Dieu qui se déroulera à Saigon, du nombre de participants estimés, des personnalités invitées. Son évêque auxiliaire a expliqué aux évêques le fonctionnement de la grande assemblée de Dieu, qui, a-t-il dit, a pris pour modèle le synode des évêques. Un schéma (lineamenta) sera mis à la disposition de tous les membres du peuple de Dieu, qui, pendant un an, se réuniront, étudieront et débattront. L’ensemble des opinions issues de ce travail formera un document de travail (instrumentum laboris), qui servira de base aux débats et aux décisions des 200 représentants des 26 diocèses réunis dans la grande assemblée du peuple de Dieu.
L’assemblée a aussi dressé un bilan provisoire de l’énorme travail accompli dans les diocèses et les commissions. Il dénote le souci de la hiérarchie vietnamienne de faire participer l’ensemble du peuple de Dieu, à tous les niveaux, non seulement à la célébration de cette année sainte, mais aussi à sa préparation, en particulier à celle de la grande assemblée du peuple de Dieu. Mgr Joseph Vu Duy Thông, nouvel évêque de Phan Thiet et responsable de la Commission de la culture, a fait état des diverses études sur l’histoire de l’Eglise du Vietnam, particulièrement sur les cinquante dernières années, écrites et publiées ces derniers mois, comme documents d’études pour l’année sainte (4). De nombreux autres documents de travail ont été rédigés et diffusés parmi les fidèles pour les éclairer et servir de référence à leur réflexion.
Avant de se séparer, l’assemblée a fixé la date de sa prochaine réunion. Elle aura lieu le 10 avril 2010.
(1) Voir EDA 492
(2) Cette lettre est traduite en annexe de cette dépêche (voir ci-dessous 'Pour approfondir - Vietnam').
(3) Voir EDA 515.
(4) On pourra trouver, sur le site de la Conférence épiscopale du Vietnam, les comptes-rendus des cinq journées de l’assemblée, ainsi que les divers documents issus de ses travaux (http://hdgmvietnam.org/)
(Eglises d'Asie, 16 octobre 2009)
Au cours de ces quelques jours de réunion, les évêques ont méticuleusement préparé le programme détaillé de l’année sainte. On en connaît aujourd’hui son déroulement avec une grande précision. Dans une lettre commune envoyée aux catholiques du Vietnam (2), les évêques leur ont présenté le déroulement de cette année avec ses principaux points forts, l’ouverture dans une paroisse de l’archidiocèse de Hanoi, So Kiên, la grande assemblée du peuple de Dieu à Hô Chi Minh-Ville et la clôture, le jour de l’Epiphanie 2011, au sanctuaire marial de La Vang.
Ces grands rendez-vous ont déjà été activement préparés. L’évêque auxiliaire de Hanoi, en l’absence de l’archevêque (3), l’archevêque de Huê ont exposé les grandes lignes de l’organisation des cérémonies d’ouverture et de clôture dans leurs archidiocèses respectifs. Les frais engagés ont aussi été évoqués. On a appris que, lors de l’inauguration, une torche serait allumée, symbolisant le feu que le Christ est venu apporter en ce monde. Elle restera allumée toute l’année sainte. Le cardinal-archevêque de Saigon, qui est aussi président du comité organisateur de l’année sainte, a informé ses confrères des problèmes d’ordre général posés par la grande assemblée de Dieu qui se déroulera à Saigon, du nombre de participants estimés, des personnalités invitées. Son évêque auxiliaire a expliqué aux évêques le fonctionnement de la grande assemblée de Dieu, qui, a-t-il dit, a pris pour modèle le synode des évêques. Un schéma (lineamenta) sera mis à la disposition de tous les membres du peuple de Dieu, qui, pendant un an, se réuniront, étudieront et débattront. L’ensemble des opinions issues de ce travail formera un document de travail (instrumentum laboris), qui servira de base aux débats et aux décisions des 200 représentants des 26 diocèses réunis dans la grande assemblée du peuple de Dieu.
L’assemblée a aussi dressé un bilan provisoire de l’énorme travail accompli dans les diocèses et les commissions. Il dénote le souci de la hiérarchie vietnamienne de faire participer l’ensemble du peuple de Dieu, à tous les niveaux, non seulement à la célébration de cette année sainte, mais aussi à sa préparation, en particulier à celle de la grande assemblée du peuple de Dieu. Mgr Joseph Vu Duy Thông, nouvel évêque de Phan Thiet et responsable de la Commission de la culture, a fait état des diverses études sur l’histoire de l’Eglise du Vietnam, particulièrement sur les cinquante dernières années, écrites et publiées ces derniers mois, comme documents d’études pour l’année sainte (4). De nombreux autres documents de travail ont été rédigés et diffusés parmi les fidèles pour les éclairer et servir de référence à leur réflexion.
Avant de se séparer, l’assemblée a fixé la date de sa prochaine réunion. Elle aura lieu le 10 avril 2010.
(1) Voir EDA 492
(2) Cette lettre est traduite en annexe de cette dépêche (voir ci-dessous 'Pour approfondir - Vietnam').
(3) Voir EDA 515.
(4) On pourra trouver, sur le site de la Conférence épiscopale du Vietnam, les comptes-rendus des cinq journées de l’assemblée, ainsi que les divers documents issus de ses travaux (http://hdgmvietnam.org/)
(Eglises d'Asie, 16 octobre 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tạ ơn và mừng kỷ niệm Bách Chu Niên Thánh đường giáo xứ Mỹ Động Hải Phòng
Dom. Nguyễn Văn Cương
00:39 16/10/2009
HẢI PHÒNG - Mỹ động, ngày lễ kính Thánh Têrêsa Avila, 15 tháng 10 năm 2009 quan thày Giáo xứ, kỉ niệm bách chu niên ngôi Thánh đường Giáo xứ 1909 - 2009.
Trong những ngày qua, miền Bắc và miền Trung đang chịu sự tàn phá rất nặng nề bởi cơn bão số 9 và 10 nối tiếp nhau, mãi đến đêm qua trời vẫn còn mưa to gió lớn. Sáng nay trời bỗng nhiên hửng nắng tạo điều kiện tốt để bà con tín hữu Mỹ Động khắp nơi trở về với gia đình Giáo xứ, nơi quê cha đất tổ nhân dịp kỉ niệm ngôi Thánh đường vừa tròn 100 tuổi cùng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì tình thương Ngài luôn đồng hành trong mọi biến cố thăng trầm của lịch sử Giáo xứ mẹ.
Cùng đồng tế với Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải Phòng trong Thánh lễ tạ ơn có 20 linh mục trong Giáo phận và một linh mục gốc quê hương Mỹ Động đang phục vụ tại miền Nam.
Nhân dịp này Đức Giám mục đã nhân danh Đức Thánh Cha ban phép lành Toà thánh với ơn toàn xá cho cộng đoàn Giáo xứ và những người tham dự có lòng sám hối xưng tội rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
Theo các vị tiền nhân kể lại, Giáo xứ Mỹ Động được hình thành vào cuối thế kỷ 18 do các vị tiền bối từ vùng Nam Định di cư về đây, nơi mảnh đất linh thiêng này lập Giáo xứ với ngôi nhà thờ bằng gỗ mua lại của giáo họ Thuỷ Giang, Giáo xứ Liễu Dinh. Sang đầu thế kỷ 19 số tín hữu ngày một đông, ngôi nhà thờ bằng gỗ lợp lá dường như ngày càng thu hẹp lại. Nhờ lòng hảo tâm của quí vi ân nhân ở họ Cửa Cấm, Hải Phòng: ông bà Phêrô Lê Văn Lại và Maria Vũ Thị Trại cùng người em Gái của ông bà đã công đức tiền của xây dựng lên ngôi Thánh đường như chúng ta có ngày nay.
Ngôi thánh đường này do Cha Đông, người Tây Ban Nha khởi công xây dựng và hoàn thành năm 1909 trong niềm vui khôn tả của tiền nhân. Sau khi khánh thành được vài năm Cha Đông được Bề trên Giáo phận chuyển đi làm mục vụ Giáo xứ khác và Ngài sai Cha Chiểu cũng người Tây Ban Nha về coi sóc Giáo xứ. Nối tiếp cha Đông, cha Chiểu thiết lập toà chính và hai bên sơn son thếp vàng nguy nga tráng lệ với kỹ thuật chạm trổ rất công phu và tinh tế. Đồng thời ngài cũng đặt mua ba quả chuông từ nước Pháp xa xôi. Kể từ đó tiếng chuông từ nơi Thánh đường luôn ngân nga sớm chiều nhắc bảo mọi người tín hữu trong Giáo xứ tôn thờ Thiên Chúa, sống bác ái yêu thương, và cũng tiếng chuông được ngân lên trong biến cố sinh tử của mỗi tín hữu như muốn chia vui sẻ buồn với cộng đoàn dân xứ Mỹ Động.
Thời kỳ này tinh sống đạo và cơ sở vật chất của Giáo xứ phát triển rất sầm uất đến nỗi Đức Cha Liêm đã tin tưởng chuyển trường thần học về tại Giáo xứ và cử cha Alcazar làm giám đốc.
Kế tiếp cha Chiểu là các cha, cha già Nhân, cha Già Trọng, cha Già Tuyên.
Với biến cố lịch sử năm 1954, cha già Tuyên cùng 2/3 tín hữu tản cư vào Nam với hi vọng tạm trú vài năm, đợi khi đất nước hoà bình thống nhất lại trở về. Sau biến cố lịch sử này Giáo xứ chỉ còn lại 1/3 tín hữu, nhà thờ vắng tanh vắng teo dân làng hoang tàn xơ xác, đoàn chiên bơ vơ không người chăn dắt bảo vệ. Kể từ đây đoàn chiên còn sót lại chỉ biết đoàn kết đùm bọc lẫn nhau giữ gìn đức tin tinh tuyền, và cùng nhau bảo vệ truyền thống đức tin cha ông để lại trước đầy rẫy những khó khăn thử thách dưới sự hướng dẫn của các cha quản nhiệm từ xa: cha già Hoan từ Xâm Bồ, cha Đaminh Phạm Quang Phước từ xứ Hải Dương, cha Antôn Nguyễn Văn Uy từ Liễu Dinh, cùng với sự cộng tác nhiệt thành của các Ban Hành giáo qua các thời kỳ nối tiếp nhau.
Nhờ Hồng ân Thiên Chúa, vào dịp lễ Thánh Têrêsa Avila quan thày Giáo xứ năm 1988, Đức cố Giám mục Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương đã sai cha Giuse Vũ Văn Thiên về làm chính xứ Mỹ Động kiêm các giáo xứ Đồng Xá, Nghĩa Xuyên và Thắng Yên. Từ khi về nhận Giáo xứ, Cha xứ không ngừng củng cố đoàn chiên, ngài thiết lập các hội đoàn và tận tuỵ nuôi dưỡng đời sống đức tin của các tín hữu đã 34 năm vắng bóng Mục tử.
Vì lợi ích của giáo phận Đức Giám mục Giáo phận cử cha xứ Giuse Vũ Văn Thiên đi du học. Và ngay sau đó ngày 11 tháng 8 năm 1994 Bề trên Giáo phận đã bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Xuân Đài làm chính xứ Mỹ Động và quản nhiệm Giáo xứ Thắng Yên, Kim Bịch, Mạn Nhuế, Mức Cầu và Đáp Khê. Ngài nối tiếp sứ mạng chăn dắt đoàn chiên, xây dựng thêm cơ sở vật chất, thiết lập đền tưởng niệm các anh hùng tử đạo, nơi có hài cốt 16 anh hùng tử đạo của Giáo xứ, nhà thư viện, nhà xứ mới, đóng mới ghế nhà thờ, và hôm nay ngài lo lắng tổ chức Thánh lễ mừng bách chu niên thánh đường Giáo xứ.
Hôm nay những người con quê hương Mỹ Động đang ở tại quê hương hay ở bất cứ nơi đâu tụ họp nơi Thánh đường thân thương, chật hẹp nhưng rất gần gũi này để đồng tâm dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn. Tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài đã cho chúng ta được sinh ra làm người trên cõi đời này, và trong nơi nhà thờ này chúng ta được sinh ra làm con cái Chúa và sống trong Giáo hội qua bí tích thanh tẩy. Tạ ơn Thiên Chúa vì trong mọi biến cố thăng trầm Ngài vẫn động hành và can thiệp để mọi tín hữu nơi đây, mọi thời, từ khi thành lập Giáo xứ cho đến nay luôn giữ vững đức tin và trung thành với Giáo Hội.
Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa, vì đã cho chúng ta có một quê hương để tự hào là được làm con quê hương Mỹ Động, nơi đã sản sinh ra 16 anh hùng tử đạo; nơi đang đóng góp cho giáo hội 6 người con làm linh mục trong đó 2 linh mục đang phục vụ ở ngoại quốc, 1 linh mục ở miền Nam và 3 đang phục vụ tại Giáo phận nhà; và đã đóng góp 3 nữ tu cho dòng Tiểu muội Chúa Giêsu.
Xin cám ơn các bậc tiền nhân, đặc biệt các anh hùng tử đạo của Giáo xứ. Xin Chúa ban thưởng muôn ơn trên trời cho các Đấng bậc và quí vị ân nhân.
Ước mong qua phép lành của Đức Thánh Cha từ Toà thánh chúng ta lãnh nhận nhân dịp trọng đại hôm nay, như bảo chứng muôn ơn lành của Thiên Chúa để mọi thành phần Giáo xứ ngày càng triển nở trong đời sống đức tin, yêu mến xây dựng quê hương đất nước và trung thành với Thiên Chúa và Giáo Hội.
Cùng đồng tế với Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải Phòng trong Thánh lễ tạ ơn có 20 linh mục trong Giáo phận và một linh mục gốc quê hương Mỹ Động đang phục vụ tại miền Nam.
Nhân dịp này Đức Giám mục đã nhân danh Đức Thánh Cha ban phép lành Toà thánh với ơn toàn xá cho cộng đoàn Giáo xứ và những người tham dự có lòng sám hối xưng tội rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
Theo các vị tiền nhân kể lại, Giáo xứ Mỹ Động được hình thành vào cuối thế kỷ 18 do các vị tiền bối từ vùng Nam Định di cư về đây, nơi mảnh đất linh thiêng này lập Giáo xứ với ngôi nhà thờ bằng gỗ mua lại của giáo họ Thuỷ Giang, Giáo xứ Liễu Dinh. Sang đầu thế kỷ 19 số tín hữu ngày một đông, ngôi nhà thờ bằng gỗ lợp lá dường như ngày càng thu hẹp lại. Nhờ lòng hảo tâm của quí vi ân nhân ở họ Cửa Cấm, Hải Phòng: ông bà Phêrô Lê Văn Lại và Maria Vũ Thị Trại cùng người em Gái của ông bà đã công đức tiền của xây dựng lên ngôi Thánh đường như chúng ta có ngày nay.
Ngôi thánh đường này do Cha Đông, người Tây Ban Nha khởi công xây dựng và hoàn thành năm 1909 trong niềm vui khôn tả của tiền nhân. Sau khi khánh thành được vài năm Cha Đông được Bề trên Giáo phận chuyển đi làm mục vụ Giáo xứ khác và Ngài sai Cha Chiểu cũng người Tây Ban Nha về coi sóc Giáo xứ. Nối tiếp cha Đông, cha Chiểu thiết lập toà chính và hai bên sơn son thếp vàng nguy nga tráng lệ với kỹ thuật chạm trổ rất công phu và tinh tế. Đồng thời ngài cũng đặt mua ba quả chuông từ nước Pháp xa xôi. Kể từ đó tiếng chuông từ nơi Thánh đường luôn ngân nga sớm chiều nhắc bảo mọi người tín hữu trong Giáo xứ tôn thờ Thiên Chúa, sống bác ái yêu thương, và cũng tiếng chuông được ngân lên trong biến cố sinh tử của mỗi tín hữu như muốn chia vui sẻ buồn với cộng đoàn dân xứ Mỹ Động.
Thời kỳ này tinh sống đạo và cơ sở vật chất của Giáo xứ phát triển rất sầm uất đến nỗi Đức Cha Liêm đã tin tưởng chuyển trường thần học về tại Giáo xứ và cử cha Alcazar làm giám đốc.
Kế tiếp cha Chiểu là các cha, cha già Nhân, cha Già Trọng, cha Già Tuyên.
Với biến cố lịch sử năm 1954, cha già Tuyên cùng 2/3 tín hữu tản cư vào Nam với hi vọng tạm trú vài năm, đợi khi đất nước hoà bình thống nhất lại trở về. Sau biến cố lịch sử này Giáo xứ chỉ còn lại 1/3 tín hữu, nhà thờ vắng tanh vắng teo dân làng hoang tàn xơ xác, đoàn chiên bơ vơ không người chăn dắt bảo vệ. Kể từ đây đoàn chiên còn sót lại chỉ biết đoàn kết đùm bọc lẫn nhau giữ gìn đức tin tinh tuyền, và cùng nhau bảo vệ truyền thống đức tin cha ông để lại trước đầy rẫy những khó khăn thử thách dưới sự hướng dẫn của các cha quản nhiệm từ xa: cha già Hoan từ Xâm Bồ, cha Đaminh Phạm Quang Phước từ xứ Hải Dương, cha Antôn Nguyễn Văn Uy từ Liễu Dinh, cùng với sự cộng tác nhiệt thành của các Ban Hành giáo qua các thời kỳ nối tiếp nhau.
Nhờ Hồng ân Thiên Chúa, vào dịp lễ Thánh Têrêsa Avila quan thày Giáo xứ năm 1988, Đức cố Giám mục Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương đã sai cha Giuse Vũ Văn Thiên về làm chính xứ Mỹ Động kiêm các giáo xứ Đồng Xá, Nghĩa Xuyên và Thắng Yên. Từ khi về nhận Giáo xứ, Cha xứ không ngừng củng cố đoàn chiên, ngài thiết lập các hội đoàn và tận tuỵ nuôi dưỡng đời sống đức tin của các tín hữu đã 34 năm vắng bóng Mục tử.
Vì lợi ích của giáo phận Đức Giám mục Giáo phận cử cha xứ Giuse Vũ Văn Thiên đi du học. Và ngay sau đó ngày 11 tháng 8 năm 1994 Bề trên Giáo phận đã bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Xuân Đài làm chính xứ Mỹ Động và quản nhiệm Giáo xứ Thắng Yên, Kim Bịch, Mạn Nhuế, Mức Cầu và Đáp Khê. Ngài nối tiếp sứ mạng chăn dắt đoàn chiên, xây dựng thêm cơ sở vật chất, thiết lập đền tưởng niệm các anh hùng tử đạo, nơi có hài cốt 16 anh hùng tử đạo của Giáo xứ, nhà thư viện, nhà xứ mới, đóng mới ghế nhà thờ, và hôm nay ngài lo lắng tổ chức Thánh lễ mừng bách chu niên thánh đường Giáo xứ.
Hôm nay những người con quê hương Mỹ Động đang ở tại quê hương hay ở bất cứ nơi đâu tụ họp nơi Thánh đường thân thương, chật hẹp nhưng rất gần gũi này để đồng tâm dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn. Tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài đã cho chúng ta được sinh ra làm người trên cõi đời này, và trong nơi nhà thờ này chúng ta được sinh ra làm con cái Chúa và sống trong Giáo hội qua bí tích thanh tẩy. Tạ ơn Thiên Chúa vì trong mọi biến cố thăng trầm Ngài vẫn động hành và can thiệp để mọi tín hữu nơi đây, mọi thời, từ khi thành lập Giáo xứ cho đến nay luôn giữ vững đức tin và trung thành với Giáo Hội.
Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa, vì đã cho chúng ta có một quê hương để tự hào là được làm con quê hương Mỹ Động, nơi đã sản sinh ra 16 anh hùng tử đạo; nơi đang đóng góp cho giáo hội 6 người con làm linh mục trong đó 2 linh mục đang phục vụ ở ngoại quốc, 1 linh mục ở miền Nam và 3 đang phục vụ tại Giáo phận nhà; và đã đóng góp 3 nữ tu cho dòng Tiểu muội Chúa Giêsu.
Xin cám ơn các bậc tiền nhân, đặc biệt các anh hùng tử đạo của Giáo xứ. Xin Chúa ban thưởng muôn ơn trên trời cho các Đấng bậc và quí vị ân nhân.
Ước mong qua phép lành của Đức Thánh Cha từ Toà thánh chúng ta lãnh nhận nhân dịp trọng đại hôm nay, như bảo chứng muôn ơn lành của Thiên Chúa để mọi thành phần Giáo xứ ngày càng triển nở trong đời sống đức tin, yêu mến xây dựng quê hương đất nước và trung thành với Thiên Chúa và Giáo Hội.
Têrêxa Avila - một tâm hồn nhậy cảm
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:21 16/10/2009
PHAN THIẾT - Ngày 16.10, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống lần đầu đến thăm Cộng đoàn Cát minh Hiệp Đức. Cộng đoàn là chi nhánh của Đan viện Biển Đức Sài gòn. Đức cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi đã mời gọi các Nữ tu Dòng Kín về Phan thiết lập cộng đoàn từ hơn mười năm qua. Lắm gian lao, nhiều vất vả mới có được cơ sở như hôm nay. Với khuôn viên rộng 2,5ha, vườn cây ao cá, kín cổng cao tường, nơi đây thật lý tưởng để sống đời chiêm niệm.
Nhân ngày lễ kính Thánh Têrêxa Avila, bổn mạng Cộng đoàn, Đức cha dâng lễ đồng tế với các cha trong giáo hạt Hàm thuận nam.
Giảng trong thánh lễ, Ngài chia sẽ tính cách nhạy cảm của tâm hồn Thánh Têrêxa. Trong kho tàng truyện kể về đời thánh nữ Têrêxa Avila, có một trruyện được nhiều tác giả nhắc đến, vừa như một điển hình đời sống thiêng liêng, vừa như một tính cách rất riêng của thánh nữ. Đó là truyện “hèn chi Chúa có ít bạn”. Chắc nhiều người đã biết ? Truyện kể: trong lần xuất thần, thánh nữ nhìn thấy tình trạng tội lỗi con người xúc phạm đến Chúa ghê gớm quá, nặng nề quá. Thế là thánh nữ buồn bã vật vã ba ngày liên tiếp không ăn không uống. Cuối ngày thứ ba, Chúa Giêsu hiện ra dáng vẻ dịu hiền, an ủi bằng cách trao cho thánh nữ một miếng bánh và một ly nước. Nhưng thánh nữ làm mặt giận chối từ. Chúa Giêsu dỗ dành: “con không biết rằng Cha thường đối xử với bạn bè bằng cách gởi cho họ Thánh Giá sao?” và thánh nữ trả lời: “hèn chi Chúa có ít bạn”. Vâng, chỉ với mẫu truyện đó thôi, có lẽ người ta cũng nhận ra tính cách của Têrêxa Avila. Đó là sự nhạy cảm.
Nhạy cảm trước tình yêu bao la của Thiên Chúa: Đọc phúc âm, ai trong chúng ta cũng biết định nghĩa nổi tiếng của thánh Gioan “ Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8), nhưng để cảm nghiệm thế nào là sức nặng của định nghĩa vắn gọn và tầm cở này, đó là chuyện không chỉ dừng lại trong ngôn từ sách vở một thời, mà còn cần đến cả một đời dẫn bước kiếm tìm, thậm chí vào sinh ra tử nữa kìa. Thánh Gioan tông đồ được Chúa Giêsu yêu dấu, nên từ cảm nhận tới cảm nghiệm có thể là vắn gọn như chính định nghĩa về Thiên Chúa của ông, nhưng với Têrêxa Avila lại là cả một sự vật lộn giữa sóng gió cuộc đời vừa hoạt động để kiếm tiền, vừa chiêm niệm để chiêm ngưỡng. Trên bức tượng ” Ecce Homo – này là người” (Ga 19,5) trình bày Chúa Giêsu vì yêu thương loài người mà chịu khổ nạn, để nên tình yêu lớn nhất của người dám chết vì người mình yêu, Têrêxa đã gặp được “tiếng sét ái tình” vào năm 1545, để nghiệm ra rằng: nếu Chúa vì yêu con người mà chịu khổ, thì con người cũng phải làm sao đáp lại cho cân xứng với tình yêu của Chúa dành cho mình. Và thế là khởi đi từ sự nhạy cảm trong nhận thức ấy, thánh nữ đã tìm ra nẻo đi của riêng mình là ” lấy tình yêu đáp trả tình yêu”, và cứ thế, như ngọn lửa một khi đã bừng lên thì không có gì có thể dập tắt được nữa, thánh nữ làm tất cả mọi sự do tình yêu thúc đẩy và dâng hiến tất cả cho tình yêu. Chả thế mà người ta vẫn bảo: đường nên thánh của Têrêxa là con đường: “ bốc lửa”: lửa chiêm niệm tìm ra ý Chúa mãnh liệt đến độ thường xuyên xuất thần mỗi khi cầu nguyện, và lửa yêu thương tìm gặp gỡ Chúa khít khao như lòng với lòng đến nỗi có cảm tưởng rằng cuộc đối thoại giữa thánh nữ với Chúa không khác chi những lời gần gũi giữa cánh bạn bè, của người bạn dành cho bạn mình.
Nhạy cảm trước tội lỗi của con người Một khi đã coi “phải làm sao cho xứng với tình yêu của Chúa” như một hướng sống, một hướng nên thánh, một hướng cải cách đời tu, thì tâm hồn Têrêxa bỗng trở nên nhạy cảm vô cùng trước những gì được xem là không xứng với tình yêu ấy, trong đó tội lỗi là điều đáng buồn nhất, không phải vì nó xúc phạm tới Thiên Chúa tối cao cho bằng nó phản bội lại Thiên Chúa tình yêu, Đấng đã làm tất cả vì con người và cho con người. Phản bội trong chính trường được xem là mưu mô. Phản bội trong thương trường được coi là mánh mung. Nhưng phản bội trong tình trường, dù là tình Chúa hay tình người đi nữa, cũng vẫn là điều đáng buồn nhất. Chính Chúa Giêsu đã buồn rầu hỏi Giuđa trong vườn Cây Dầu là “ anh lấy cái hôn mà nộp con người sao?” (Lc 22, 48) vì Giuđa là kẻ phản bội. Và trong truyện “ hèn chi Chúa có ít bạn” kể trên, Têrêxa buồn bã những ba ngày liền, không phải vì tội mình mà là vì tội tình của người khác, đã cho thấy một con tim nhạy cảm, không rỗi hơi thương vay khóc mướn, mà chỉ vì tê tái quặn đau thấy người ta phản bội tình yêu của Chúa, còn mình trong tư cách là bạn tâm giao lại chẳng có cách nào mà can ngăn. Rõ ràng, Têrêxa là một tâm hồn nhạy cảm. Từ nhảy cảm ngây ngất trước tình thương xót khôn cùng của Chúa, một tình yêu dám từ bỏ “lá ngọc cành vàng” để đành đoạn ôm lấy “ phận cỏ mình rơm” cho rặm bụng một đời cứu thế, Têrêxa tự nhiên nhảy cảm khổ đau trước sự khốn cùng của tội lỗi nhân sinh, tội bạc tình, một thứ tội làm tê dại cõi lòng. Hóa ra, ai càng nhạy cảm với tình thương xót của tấm lòng Thiên Chúa, càng nhạy cảm hơn trước sự khốn cùng của tội lỗi con người.
Nhạy cảm trước đường nên thánh là đường Thánh Giá. Đã có lần Chúa Giêsu bảo “ không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám thí mạng sống vì bạn hữu” (Ga 15,13), để rồi từ đó trở thành quy luật của muôn đời cho những ai dám gá đời mình cho tình yêu Thiên Chúa hoặc mon men muốn nên bạn hữu của Ngài. Vâng, “ yêu ai yêu cả đường đi”. Yêu Chúa cũng yêu cả con đường Chúa đi năm xưa là đường Thánh Giá, không phải là “mười bốn chặng đường” ngắn ngủi êm ả dễ chịu trong giáo đường, mà là những cảnh đời thường lặp đi lặp lại mỗi ngày, ở đó ý Chúa như búa đập trên ý mình và ý mình như kình chống lại ý Chúa. Nếu “ yêu là chết ở trong lòng một ít”, thì yêu Chúa cũng là phải chết đi ít một trong ý riêng để ý Chúa được thể hiện từng ngày. Như lương thực hằng ngày của “ Kinh Lạy Cha” mà người theo Chúa phải làm quen dần dần từ những bước chập chững đầu tiên cho đến khi thuần thục để có thể hiên ngang tiến tới trên đường trọn hảo. Đó là đường tình yêu. Mênh mông tình Chúa, mong manh tình người, nên cũng là đường Thánh Giá, đường thương khó. Đó, “ yêu Chúa” nói và hát thì dễ nhưng khi dấn bước vào, người ta mới thấy những nỗi đa đoan vất vả không bao giờ hết, mà chỉ có những tâm hồn nhảy cảm mới có thể dự đoán và an tâm bước đều. Chú chúng ta kì lắm. Người yêu những kẻ đóng đinh Người và tha thứ cho họ dễ dàng, nhưng Người lại đóng đinh những kẻ Người yêu và tặng những kẻ yêu Người cây Thánh Giá, không chỉ một lần mà xem ra còn dai dẳng hoài hoài trong đời. Bằng một tâm hồn nhảy cảm thánh đức, Têrêxa đã hiểu đó là lộ trình nên thánh cho bất cứ ai chọn đi theo Chúa.
Tóm lại, ba nét nhạy cảm: với tình yêu vô biên của Thiên Chúa, với tội lỗi thấp hèn của nhân loại và với bước đường Thánh Giá, hy vọng đã có một phần nào phác vẽ lên cách đơn giản chân dung của một vị thánh lớn, Thánh Têrêxa mẹ, vị anh thư cải cách dòng Cát Minh thế kỉ XVI tại Tây Ban Nha, vị Tiến sĩ đã để lại cho Hội Thánh bí quyết chinh phục đỉnh cao tình yêu Thiên Chúa, và cũng còn là vị thánh thân thương có một tâm hồn nhạy cảm phi thường muốn đem tình yêu Thiên Chúa nhân rộng đến hết mọi người. Xin nhờ lời chuyển cầu của Ngài, cho cộng đoàn Cát Minh và cho những ai chân thành yêu mến thánh nữ, được luôn nhảy cảm bền bỉ khơi lên ánh lửa yêu mến trước tình yêu Chúa, để đến khi Chúa muốn, Người sẽ cho biến thành những đám cháy kì diệu có khả năng thiêu hủy tội lỗi, thanh tẩy tâm hồn và lôi cuốn người ta đến với tình yêu thánh hóa, cho dẫu trước mắt vẫn còn ngổn ngang những Thánh Giá của mùa xây dựng, nhưng trong lòng đã nóng bừng hy vọng. Mong rằng câu nói “ hèn chi Chúa có ít bạn” không phải là một chân lý bất biến, nhưng là một câu nói đang chờ sự đáp ứng, để mỗi khi mọi người đều trở nên nhạy cảm quan tâm trở nên bạn hữu của Chúa, thì thay vì ba ngày buồn bã, có lẽ Têrêxa Avila sẽ có nhiều lần ba ngày vui vẻ vì ngỡ ngàng thấy Chúa luôn có nhiều bạn mới. Ơn gọi Dòng Cát Minh là một ân huệ của Chúa Thánh Thần. Các nữ đan sĩ sống kết hiệp thân tình với Thiên Chúa trong tình thân hữu với Đức Kitô và sự mật thiết với Đức Maria. Cầu nguyện và chiêm niệm các thực tại thần linh. Thực hành các lời khuyên Phúc Âm. Cộng đoàn huynh đệ nhỏ, được thiết lập trên nền tảng cô tịch, nguyện gẫm và khó nghèo triệt để. Do vậy, việc tông đồ của Dòng Cát Minh là thuần tuý chiêm niệm hệ tại ở cầu nguyện và hy sinh với Giáo Hội và cho Giáo Hội, không có các hình thức hoạt động bên ngoài. Đúng theo lý tưởng Mẹ Thánh Têrêsa, Đấng cải tổ Dòng, các nữ đan sĩ sống đời chiêm niệm hướng về Giáo Hội trong sự hài hoà giữa bầu khí cô tịch và thinh lặng, lấy lòng mến Chúa làm trung tâm và lấy tình bác ái huynh đệ hiệp với sự từ bỏ quảng đại theo tinh thần Phúc Âm làm quy luật.
Đôi nét lịch sử - Đời sống đan sĩ có nguồn gốc từ thời tiên tri Êlia sống trên núi Carmel (Năm 854 trước Công Nguyên) - Đến năm 1247, Đức Giáo Hoàng Innocente IV đã phê chuẩn quy luật tiên khởi Dòng Đức Trinh Nữ Maria Núi Cát Minh. - Sau cơn dịch, tiếp đến chiến tranh đói kém tại Châu Au năm 1347, sức khoẻ con người suy yếu, dần dà đời sống tinh thần trong Đan viện cũng lỏng lẻo, nên các đan sĩ đã sống theo Luật Dòng Cát Minh giảm chế. - Đến thời Thánh Têrêsa vào thế kỷ XV, vì muốn hoàn toàn thuộc về Chúa và sống cho Ngài, để cầu nguyện cho hàng Giáo phẩm đã thoái hoá và chống lại nhóm ly khai, nên Thánh Têrêsa đã cùng một số chị em say mê lý tưởng tu kín đi thành lập Dòng Cát Minh Cải Tổ đầu tiên tại thành Avila ngày 24 tháng 8 năm 1562.Đến năm 1585, nhóm Cải tổ đã tách ra thành Tỉnh Dòng tự trị với tên: “L’Ordre Des Carmes Déchaussées” (OCD) - Năm 1604: Dòng Cát Minh cải tổ được thành lập tại Pháp. - Carmel Lisieux (Pháp) đã lập Dòng Cát Minh Sài Gòn là Đan viện Cát Minh đầu tiên tại Việt Nam năm 1861, do Mẹ Philomène de L‘ Immaculée Conception. - Sau đó, Dòng Cát Minh Sài Gòn đi lập Dòng Cát Minh Hà Nội (1895). - Dòng Cát Minh Hà Nội lập Dòng Cát Minh Huế (1909) và Dòng Cát Minh Bùi Chu (1923) - Dòng Cát Minh Huế lập Carmel Jalo Iloilo (1923) ở Philippines, Carmel Cholet (1925) ở Pháp và Dòng Cát Minh Thanh Hóa (1929) tức là Dòng Cát Minh Nha Trang bây giờ. - Tháng 04/1975, hoàn cảnh đất nước đang biến động. Các Dòng tu ở Huế đều di tản vào Nam để tránh bom đạn. Dòng Cát Minh Huế cũng vào Sàigòn và định cư tại Giáo xứ Bình Triệu. Vì thế, Dòng được gọi là “Đan viện Cát Minh Huế – Bình Triệu”. Nhờ hồng ân Chúa, ơn gọi ngày càng phát triển theo dòng thời gian. Năm 1996, Đan viện có gần 40 nữ tu. - Ngày 17-04-1996, Mẹ Bề Trên M.Thérèse Consolata đã đưa 12 nữ tu trở về Huế để tái thiết Đan viện Huế. Trong thời gian này, Đan viện đã nhận thêm nhiều ơn gọi. - Tháng 3 năm 1998, khi Đan viện Cát Minh Huế đã ổn định, Toà Thánh gởi sắc chỉ công nhận Đan viện Cát Minh Bình Triệu được chính thức thiết lập qua sự chấp thuận của Đức Tổng Giam Mục Sài gòn - ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn. Từ nay, Đan viện Cát Minh Huế và Cát Minh Bình Triệu là hai đan viện khác nhau.
Vẻ đẹp chiêm niệm
Thánh Kinh luôn ca tụng vẻ đẹp núi Cát Minh, nơi tiên tri Êlia đã chiến đấu bảo vệ niềm tin của dân Israel đối với Thiên Chúa hằng sống. Ở đó, bên dòng suối mang tên của Vị Tiên Tri, bắt đầu từ thế kỷ XII trở đi, một số đan sĩ đã đến lập Dòng và xây cất một nguyện đường kính nhớ Mẹ Thiên Chúa và đã xin Giáo Chủ Giêrusalem một quy luật để sống. Chính vì thế mà họ được gọi là đan sĩ Dòng Đức Trinh Nữ Maria Núi Cát Minh. Các đan sĩ này đã chọn Đức Maria làm quan thầy, chẳng những cho thánh đường mà còn cho cả cộng đoàn, coi Người như Mẹ và gương mẫu hướng dẫn đời sống tu trì. Lễ này được cử hành đó đây từ thế kỷ XIV, lần hồi đã lan rộng ra cả Dòng ở khắp nơi như biểu hiện lòng tri ân của con cái trong Dòng về bao phúc lộc mà Mẹ Thiên Chúa đã ban cho gia đình Cát Minh của Người. Ngoài lễ kính Đức Mẹ Núi Cát Minh là lễ chung cho cả Hội Dòng, mỗi Đan viện còn có một Thánh Quan Thầy riêng: Đan viện Sài Gòn: Thánh Cả Giuse Đan viện Bình Triệu: Đức Mẹ Núi Cát Minh Đan viện Nha Trang: Chúa Kitô Vua Đan viện Huế: Mẹ Thánh Têrêsa
Nhờ sự hiệp nhất trong bác ái, các nữ đan sĩ luôn sống vui tươi và bình an trong Tình Yêu Chúa. Mỗi ngày sống kết hiệp thâm sâu hơn với Thiên Chúa trong tình thân hữu với Đức Kitô và Mẹ Maria. Cuộc sống hàng ngày thầm lặng đơn sơ bé nhỏ. Đời sống cầu nguyện chiêm niệm và hy sinh được nối kết với một tình yêu lớn lao dành cho Thiên Chúa, Giáo Hội và các linh hồn. Sống đời đan tu, thầm lặng mà sâu lắng trong chiêm niệm và hy sinh.
Giảng trong thánh lễ, Ngài chia sẽ tính cách nhạy cảm của tâm hồn Thánh Têrêxa. Trong kho tàng truyện kể về đời thánh nữ Têrêxa Avila, có một trruyện được nhiều tác giả nhắc đến, vừa như một điển hình đời sống thiêng liêng, vừa như một tính cách rất riêng của thánh nữ. Đó là truyện “hèn chi Chúa có ít bạn”. Chắc nhiều người đã biết ? Truyện kể: trong lần xuất thần, thánh nữ nhìn thấy tình trạng tội lỗi con người xúc phạm đến Chúa ghê gớm quá, nặng nề quá. Thế là thánh nữ buồn bã vật vã ba ngày liên tiếp không ăn không uống. Cuối ngày thứ ba, Chúa Giêsu hiện ra dáng vẻ dịu hiền, an ủi bằng cách trao cho thánh nữ một miếng bánh và một ly nước. Nhưng thánh nữ làm mặt giận chối từ. Chúa Giêsu dỗ dành: “con không biết rằng Cha thường đối xử với bạn bè bằng cách gởi cho họ Thánh Giá sao?” và thánh nữ trả lời: “hèn chi Chúa có ít bạn”. Vâng, chỉ với mẫu truyện đó thôi, có lẽ người ta cũng nhận ra tính cách của Têrêxa Avila. Đó là sự nhạy cảm.
Nhạy cảm trước tình yêu bao la của Thiên Chúa: Đọc phúc âm, ai trong chúng ta cũng biết định nghĩa nổi tiếng của thánh Gioan “ Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8), nhưng để cảm nghiệm thế nào là sức nặng của định nghĩa vắn gọn và tầm cở này, đó là chuyện không chỉ dừng lại trong ngôn từ sách vở một thời, mà còn cần đến cả một đời dẫn bước kiếm tìm, thậm chí vào sinh ra tử nữa kìa. Thánh Gioan tông đồ được Chúa Giêsu yêu dấu, nên từ cảm nhận tới cảm nghiệm có thể là vắn gọn như chính định nghĩa về Thiên Chúa của ông, nhưng với Têrêxa Avila lại là cả một sự vật lộn giữa sóng gió cuộc đời vừa hoạt động để kiếm tiền, vừa chiêm niệm để chiêm ngưỡng. Trên bức tượng ” Ecce Homo – này là người” (Ga 19,5) trình bày Chúa Giêsu vì yêu thương loài người mà chịu khổ nạn, để nên tình yêu lớn nhất của người dám chết vì người mình yêu, Têrêxa đã gặp được “tiếng sét ái tình” vào năm 1545, để nghiệm ra rằng: nếu Chúa vì yêu con người mà chịu khổ, thì con người cũng phải làm sao đáp lại cho cân xứng với tình yêu của Chúa dành cho mình. Và thế là khởi đi từ sự nhạy cảm trong nhận thức ấy, thánh nữ đã tìm ra nẻo đi của riêng mình là ” lấy tình yêu đáp trả tình yêu”, và cứ thế, như ngọn lửa một khi đã bừng lên thì không có gì có thể dập tắt được nữa, thánh nữ làm tất cả mọi sự do tình yêu thúc đẩy và dâng hiến tất cả cho tình yêu. Chả thế mà người ta vẫn bảo: đường nên thánh của Têrêxa là con đường: “ bốc lửa”: lửa chiêm niệm tìm ra ý Chúa mãnh liệt đến độ thường xuyên xuất thần mỗi khi cầu nguyện, và lửa yêu thương tìm gặp gỡ Chúa khít khao như lòng với lòng đến nỗi có cảm tưởng rằng cuộc đối thoại giữa thánh nữ với Chúa không khác chi những lời gần gũi giữa cánh bạn bè, của người bạn dành cho bạn mình.
Nhạy cảm trước tội lỗi của con người Một khi đã coi “phải làm sao cho xứng với tình yêu của Chúa” như một hướng sống, một hướng nên thánh, một hướng cải cách đời tu, thì tâm hồn Têrêxa bỗng trở nên nhạy cảm vô cùng trước những gì được xem là không xứng với tình yêu ấy, trong đó tội lỗi là điều đáng buồn nhất, không phải vì nó xúc phạm tới Thiên Chúa tối cao cho bằng nó phản bội lại Thiên Chúa tình yêu, Đấng đã làm tất cả vì con người và cho con người. Phản bội trong chính trường được xem là mưu mô. Phản bội trong thương trường được coi là mánh mung. Nhưng phản bội trong tình trường, dù là tình Chúa hay tình người đi nữa, cũng vẫn là điều đáng buồn nhất. Chính Chúa Giêsu đã buồn rầu hỏi Giuđa trong vườn Cây Dầu là “ anh lấy cái hôn mà nộp con người sao?” (Lc 22, 48) vì Giuđa là kẻ phản bội. Và trong truyện “ hèn chi Chúa có ít bạn” kể trên, Têrêxa buồn bã những ba ngày liền, không phải vì tội mình mà là vì tội tình của người khác, đã cho thấy một con tim nhạy cảm, không rỗi hơi thương vay khóc mướn, mà chỉ vì tê tái quặn đau thấy người ta phản bội tình yêu của Chúa, còn mình trong tư cách là bạn tâm giao lại chẳng có cách nào mà can ngăn. Rõ ràng, Têrêxa là một tâm hồn nhạy cảm. Từ nhảy cảm ngây ngất trước tình thương xót khôn cùng của Chúa, một tình yêu dám từ bỏ “lá ngọc cành vàng” để đành đoạn ôm lấy “ phận cỏ mình rơm” cho rặm bụng một đời cứu thế, Têrêxa tự nhiên nhảy cảm khổ đau trước sự khốn cùng của tội lỗi nhân sinh, tội bạc tình, một thứ tội làm tê dại cõi lòng. Hóa ra, ai càng nhạy cảm với tình thương xót của tấm lòng Thiên Chúa, càng nhạy cảm hơn trước sự khốn cùng của tội lỗi con người.
Nhạy cảm trước đường nên thánh là đường Thánh Giá. Đã có lần Chúa Giêsu bảo “ không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám thí mạng sống vì bạn hữu” (Ga 15,13), để rồi từ đó trở thành quy luật của muôn đời cho những ai dám gá đời mình cho tình yêu Thiên Chúa hoặc mon men muốn nên bạn hữu của Ngài. Vâng, “ yêu ai yêu cả đường đi”. Yêu Chúa cũng yêu cả con đường Chúa đi năm xưa là đường Thánh Giá, không phải là “mười bốn chặng đường” ngắn ngủi êm ả dễ chịu trong giáo đường, mà là những cảnh đời thường lặp đi lặp lại mỗi ngày, ở đó ý Chúa như búa đập trên ý mình và ý mình như kình chống lại ý Chúa. Nếu “ yêu là chết ở trong lòng một ít”, thì yêu Chúa cũng là phải chết đi ít một trong ý riêng để ý Chúa được thể hiện từng ngày. Như lương thực hằng ngày của “ Kinh Lạy Cha” mà người theo Chúa phải làm quen dần dần từ những bước chập chững đầu tiên cho đến khi thuần thục để có thể hiên ngang tiến tới trên đường trọn hảo. Đó là đường tình yêu. Mênh mông tình Chúa, mong manh tình người, nên cũng là đường Thánh Giá, đường thương khó. Đó, “ yêu Chúa” nói và hát thì dễ nhưng khi dấn bước vào, người ta mới thấy những nỗi đa đoan vất vả không bao giờ hết, mà chỉ có những tâm hồn nhảy cảm mới có thể dự đoán và an tâm bước đều. Chú chúng ta kì lắm. Người yêu những kẻ đóng đinh Người và tha thứ cho họ dễ dàng, nhưng Người lại đóng đinh những kẻ Người yêu và tặng những kẻ yêu Người cây Thánh Giá, không chỉ một lần mà xem ra còn dai dẳng hoài hoài trong đời. Bằng một tâm hồn nhảy cảm thánh đức, Têrêxa đã hiểu đó là lộ trình nên thánh cho bất cứ ai chọn đi theo Chúa.
Tóm lại, ba nét nhạy cảm: với tình yêu vô biên của Thiên Chúa, với tội lỗi thấp hèn của nhân loại và với bước đường Thánh Giá, hy vọng đã có một phần nào phác vẽ lên cách đơn giản chân dung của một vị thánh lớn, Thánh Têrêxa mẹ, vị anh thư cải cách dòng Cát Minh thế kỉ XVI tại Tây Ban Nha, vị Tiến sĩ đã để lại cho Hội Thánh bí quyết chinh phục đỉnh cao tình yêu Thiên Chúa, và cũng còn là vị thánh thân thương có một tâm hồn nhạy cảm phi thường muốn đem tình yêu Thiên Chúa nhân rộng đến hết mọi người. Xin nhờ lời chuyển cầu của Ngài, cho cộng đoàn Cát Minh và cho những ai chân thành yêu mến thánh nữ, được luôn nhảy cảm bền bỉ khơi lên ánh lửa yêu mến trước tình yêu Chúa, để đến khi Chúa muốn, Người sẽ cho biến thành những đám cháy kì diệu có khả năng thiêu hủy tội lỗi, thanh tẩy tâm hồn và lôi cuốn người ta đến với tình yêu thánh hóa, cho dẫu trước mắt vẫn còn ngổn ngang những Thánh Giá của mùa xây dựng, nhưng trong lòng đã nóng bừng hy vọng. Mong rằng câu nói “ hèn chi Chúa có ít bạn” không phải là một chân lý bất biến, nhưng là một câu nói đang chờ sự đáp ứng, để mỗi khi mọi người đều trở nên nhạy cảm quan tâm trở nên bạn hữu của Chúa, thì thay vì ba ngày buồn bã, có lẽ Têrêxa Avila sẽ có nhiều lần ba ngày vui vẻ vì ngỡ ngàng thấy Chúa luôn có nhiều bạn mới. Ơn gọi Dòng Cát Minh là một ân huệ của Chúa Thánh Thần. Các nữ đan sĩ sống kết hiệp thân tình với Thiên Chúa trong tình thân hữu với Đức Kitô và sự mật thiết với Đức Maria. Cầu nguyện và chiêm niệm các thực tại thần linh. Thực hành các lời khuyên Phúc Âm. Cộng đoàn huynh đệ nhỏ, được thiết lập trên nền tảng cô tịch, nguyện gẫm và khó nghèo triệt để. Do vậy, việc tông đồ của Dòng Cát Minh là thuần tuý chiêm niệm hệ tại ở cầu nguyện và hy sinh với Giáo Hội và cho Giáo Hội, không có các hình thức hoạt động bên ngoài. Đúng theo lý tưởng Mẹ Thánh Têrêsa, Đấng cải tổ Dòng, các nữ đan sĩ sống đời chiêm niệm hướng về Giáo Hội trong sự hài hoà giữa bầu khí cô tịch và thinh lặng, lấy lòng mến Chúa làm trung tâm và lấy tình bác ái huynh đệ hiệp với sự từ bỏ quảng đại theo tinh thần Phúc Âm làm quy luật.
Đôi nét lịch sử - Đời sống đan sĩ có nguồn gốc từ thời tiên tri Êlia sống trên núi Carmel (Năm 854 trước Công Nguyên) - Đến năm 1247, Đức Giáo Hoàng Innocente IV đã phê chuẩn quy luật tiên khởi Dòng Đức Trinh Nữ Maria Núi Cát Minh. - Sau cơn dịch, tiếp đến chiến tranh đói kém tại Châu Au năm 1347, sức khoẻ con người suy yếu, dần dà đời sống tinh thần trong Đan viện cũng lỏng lẻo, nên các đan sĩ đã sống theo Luật Dòng Cát Minh giảm chế. - Đến thời Thánh Têrêsa vào thế kỷ XV, vì muốn hoàn toàn thuộc về Chúa và sống cho Ngài, để cầu nguyện cho hàng Giáo phẩm đã thoái hoá và chống lại nhóm ly khai, nên Thánh Têrêsa đã cùng một số chị em say mê lý tưởng tu kín đi thành lập Dòng Cát Minh Cải Tổ đầu tiên tại thành Avila ngày 24 tháng 8 năm 1562.Đến năm 1585, nhóm Cải tổ đã tách ra thành Tỉnh Dòng tự trị với tên: “L’Ordre Des Carmes Déchaussées” (OCD) - Năm 1604: Dòng Cát Minh cải tổ được thành lập tại Pháp. - Carmel Lisieux (Pháp) đã lập Dòng Cát Minh Sài Gòn là Đan viện Cát Minh đầu tiên tại Việt Nam năm 1861, do Mẹ Philomène de L‘ Immaculée Conception. - Sau đó, Dòng Cát Minh Sài Gòn đi lập Dòng Cát Minh Hà Nội (1895). - Dòng Cát Minh Hà Nội lập Dòng Cát Minh Huế (1909) và Dòng Cát Minh Bùi Chu (1923) - Dòng Cát Minh Huế lập Carmel Jalo Iloilo (1923) ở Philippines, Carmel Cholet (1925) ở Pháp và Dòng Cát Minh Thanh Hóa (1929) tức là Dòng Cát Minh Nha Trang bây giờ. - Tháng 04/1975, hoàn cảnh đất nước đang biến động. Các Dòng tu ở Huế đều di tản vào Nam để tránh bom đạn. Dòng Cát Minh Huế cũng vào Sàigòn và định cư tại Giáo xứ Bình Triệu. Vì thế, Dòng được gọi là “Đan viện Cát Minh Huế – Bình Triệu”. Nhờ hồng ân Chúa, ơn gọi ngày càng phát triển theo dòng thời gian. Năm 1996, Đan viện có gần 40 nữ tu. - Ngày 17-04-1996, Mẹ Bề Trên M.Thérèse Consolata đã đưa 12 nữ tu trở về Huế để tái thiết Đan viện Huế. Trong thời gian này, Đan viện đã nhận thêm nhiều ơn gọi. - Tháng 3 năm 1998, khi Đan viện Cát Minh Huế đã ổn định, Toà Thánh gởi sắc chỉ công nhận Đan viện Cát Minh Bình Triệu được chính thức thiết lập qua sự chấp thuận của Đức Tổng Giam Mục Sài gòn - ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn. Từ nay, Đan viện Cát Minh Huế và Cát Minh Bình Triệu là hai đan viện khác nhau.
Vẻ đẹp chiêm niệm
Thánh Kinh luôn ca tụng vẻ đẹp núi Cát Minh, nơi tiên tri Êlia đã chiến đấu bảo vệ niềm tin của dân Israel đối với Thiên Chúa hằng sống. Ở đó, bên dòng suối mang tên của Vị Tiên Tri, bắt đầu từ thế kỷ XII trở đi, một số đan sĩ đã đến lập Dòng và xây cất một nguyện đường kính nhớ Mẹ Thiên Chúa và đã xin Giáo Chủ Giêrusalem một quy luật để sống. Chính vì thế mà họ được gọi là đan sĩ Dòng Đức Trinh Nữ Maria Núi Cát Minh. Các đan sĩ này đã chọn Đức Maria làm quan thầy, chẳng những cho thánh đường mà còn cho cả cộng đoàn, coi Người như Mẹ và gương mẫu hướng dẫn đời sống tu trì. Lễ này được cử hành đó đây từ thế kỷ XIV, lần hồi đã lan rộng ra cả Dòng ở khắp nơi như biểu hiện lòng tri ân của con cái trong Dòng về bao phúc lộc mà Mẹ Thiên Chúa đã ban cho gia đình Cát Minh của Người. Ngoài lễ kính Đức Mẹ Núi Cát Minh là lễ chung cho cả Hội Dòng, mỗi Đan viện còn có một Thánh Quan Thầy riêng: Đan viện Sài Gòn: Thánh Cả Giuse Đan viện Bình Triệu: Đức Mẹ Núi Cát Minh Đan viện Nha Trang: Chúa Kitô Vua Đan viện Huế: Mẹ Thánh Têrêsa
Nhờ sự hiệp nhất trong bác ái, các nữ đan sĩ luôn sống vui tươi và bình an trong Tình Yêu Chúa. Mỗi ngày sống kết hiệp thâm sâu hơn với Thiên Chúa trong tình thân hữu với Đức Kitô và Mẹ Maria. Cuộc sống hàng ngày thầm lặng đơn sơ bé nhỏ. Đời sống cầu nguyện chiêm niệm và hy sinh được nối kết với một tình yêu lớn lao dành cho Thiên Chúa, Giáo Hội và các linh hồn. Sống đời đan tu, thầm lặng mà sâu lắng trong chiêm niệm và hy sinh.
Hoạt động chăm sóc người neo đơn của các Anh Chị Em nhóm Thiện Nguyện Lazarô Huế
Trương Trí
10:11 16/10/2009
HUẾ - Càng ngày số người cao tuổi càng tăng, trong đó có một số đông các cụ chỉ đơn độc một mình, không có con cháu hoặc con cháu ở xa không có điều kiện chăm sóc. Thậm chí có một số cụ đã mù lòa, thế nhưng hàng ngày các cụ vẫn phải tự mình lo xoay sở miếng cơm, tự dọn dẹp nhà cửa, nói nhà cửa nhưng thật ra chỉ là những túp lều lụp xụp, tất cả mọi sinh hoạt của các cụ chỉ gói gọn trên một chiếc giường con.
Chúng tôi đã nhiều lần được theo chân các anh chị thiện nguyện đi thăm những cụ già neo đơn, mù lòa, không người chăm sóc, những người tâm thần bại liệt. Hàng tuần các anh chị đều đặn 2-3 lần đến thăm nom, chăm sóc các cụ. Mặc dù mù lòa nhưng các cụ vẫn rất chính xác nhận ra từng người, dù chỉ một vài lần ghé thăm.
Cụ Võ thị Cầm đã 109 tuổi ở thôn Nhất Tây, huyện Phong Điền, con đều là người lương, rất vui mừng khi chúng tôi đến thăm, mặc dù cụ vẫn ở với con cái. Cụ Trần thị Thông 85 tuổi, cô độc trong căn lều được lợp vừa tranh vừa tôn, khi chúng tôi vừa vào nhà và lên tiếng, cụ đã nhận ra từng người, mặc dù có người đã mấy tháng mới ghé về thăm cụ một lần. Cụ cho biết cũng may mắn có các anh các chị trong hội Lazarô thường xuyên đến chăm sóc, giúp đở công việc giặt rửa, dọn dẹp nhà cửa. Các cụ hầu hết là những người cô đơn, hầu như ít có ai quan tâm đến, cũng không có ai có thì giờ để ngồi chuyện trò tâm sự, các cụ là những người nghèo khổ tận cùng của xã hội. Do đó, khi có người quan tâm đến và chuyện trò, các cụ rất mát lòng.
Cụ Thông kể cách đây mấy tháng, có thầy An ghé thăm, ngồi nói chuyện với cụ cả buổi, bây giờ nếu gặp lại thầy An nghe giọng là cụ biết ngay. Anh Lê thanh An 26 tuổi, bị tâm thần và bại liệt bẩm sinh, suốt ngày chỉ nằm huơ tay huơ chân trên giường, không nói năng gì được, thế mà vẫn vui cười khi chúng tôi đến, nhất là được chị Trần thị Bích Lương, một tình nguyện viên ngồi đút từng muỗng cháo thì có vẻ rất hạnh phúc.
Những việc làm của các anh chị thiện nguyện Lazarô thật lặng lẻ, đòi hỏi sự nhiệt tình vô vụ lợi, ngoài ra còn đòi hỏi ở các anh chị một tâm hồn yêu thương quãng đại. Chính vì thế trên toàn tổng giáo phận Huế chỉ mới có 14 giáo xứ được các cha sở lập được nhóm Lazarô, phục vụ chăm sóc cho 138 cụ già. Hiện nay còn rất nhiều giáo xứ có nhiều cụ già neo đơn rất cần sự chăm sóc, nhưng để tìm ra được những anh chị tình nguyện một cách tận tâm thật là nan giải, do đó các cha sở vẫn chưa thành lập được nhóm Lazarô.
Cụ Võ thị Cầm đã 109 tuổi ở thôn Nhất Tây, huyện Phong Điền, con đều là người lương, rất vui mừng khi chúng tôi đến thăm, mặc dù cụ vẫn ở với con cái. Cụ Trần thị Thông 85 tuổi, cô độc trong căn lều được lợp vừa tranh vừa tôn, khi chúng tôi vừa vào nhà và lên tiếng, cụ đã nhận ra từng người, mặc dù có người đã mấy tháng mới ghé về thăm cụ một lần. Cụ cho biết cũng may mắn có các anh các chị trong hội Lazarô thường xuyên đến chăm sóc, giúp đở công việc giặt rửa, dọn dẹp nhà cửa. Các cụ hầu hết là những người cô đơn, hầu như ít có ai quan tâm đến, cũng không có ai có thì giờ để ngồi chuyện trò tâm sự, các cụ là những người nghèo khổ tận cùng của xã hội. Do đó, khi có người quan tâm đến và chuyện trò, các cụ rất mát lòng.
Cụ Thông kể cách đây mấy tháng, có thầy An ghé thăm, ngồi nói chuyện với cụ cả buổi, bây giờ nếu gặp lại thầy An nghe giọng là cụ biết ngay. Anh Lê thanh An 26 tuổi, bị tâm thần và bại liệt bẩm sinh, suốt ngày chỉ nằm huơ tay huơ chân trên giường, không nói năng gì được, thế mà vẫn vui cười khi chúng tôi đến, nhất là được chị Trần thị Bích Lương, một tình nguyện viên ngồi đút từng muỗng cháo thì có vẻ rất hạnh phúc.
Những việc làm của các anh chị thiện nguyện Lazarô thật lặng lẻ, đòi hỏi sự nhiệt tình vô vụ lợi, ngoài ra còn đòi hỏi ở các anh chị một tâm hồn yêu thương quãng đại. Chính vì thế trên toàn tổng giáo phận Huế chỉ mới có 14 giáo xứ được các cha sở lập được nhóm Lazarô, phục vụ chăm sóc cho 138 cụ già. Hiện nay còn rất nhiều giáo xứ có nhiều cụ già neo đơn rất cần sự chăm sóc, nhưng để tìm ra được những anh chị tình nguyện một cách tận tâm thật là nan giải, do đó các cha sở vẫn chưa thành lập được nhóm Lazarô.
Người Á Kiều cầu nguyện và Đi Bộ Thiện Nghĩa gây quỹ từ thiện giúp người nghèo khó tại Chicago
Đoàn Nhân Ái
10:35 16/10/2009
Sau thánh lễ Chúa Nhật tại nhà thờ Lakeview, một số người Công Giáo Á Kiều đã tiến bước tới công viên Montrose cạnh biển hồ Michigan để tham dự chương trình Đi Bộ Thiện Nghĩa gây quỹ từ thiện giúp người nghèo khó. Trong bài giảng hôm nay, Cha Samuel Cunningham nhắc nhở mọi người ý nghĩa của sự cầu nguyện, tinh thần bác ái, và nghĩa cử giúp người. Mọi người đã sốt sắng hát bài thánh ca “Lead Me, Lord,” tạm dịch là “Chúa ơi, xin hướng dẫn con đi” của nhạc sĩ John Becker.
Sau thánh lễ Chúa Nhật tại nhà thờ Lakeview, một số người Công Giáo Á Kiều đã tiến bước tới công viên Montrose cạnh biển hồ Michigan để tham dự chương trình đi bộ gây quỹ từ thiện giúp người nghèo khó.
Năm nay Huynh Trưởng Nghĩa Sinh phụ trách điều hợp nghi thức Thượng kỳ Khai mạc và chương trình Đi Bộ Thiện Nghĩa. Bốn cơ quan chính thức bảo trợ cho chương trình năm nay là: 1/ Khan Foundation - Cơ quan nầy trách nhiệm về xin phép xử dụng công viên, thiết trí khán đài, trang bị hệ thống âm thanh và lều trại. 2/ Clemente Community Academy of Chicago - Cơ quan nầy đã gởi ban nghi lễ (ROTC cadets) đến giúp đỡ BTC. 3/ Nghia Sinh Int’l, Inc. - Cơ quan nầy đã gởi các Thiện Nghĩa viên đến giúp Ban Tổ Chức điều hợp chường trình lễ Thượng kỳ và nghi thức Khai mạc, phụ trách chụp hình và thu hình, cung cấp phương tiện di chuyển (xe van), mời gọi cộng đồng tham dự chương trình Đi Bộ Thiện Nghĩa. 4/ Giáo xứ Lakeview Chicago - Là nơi thờ phượng tôn nghiêm, cầu nguyện sốt mến, và giáo dân dự lễ Chúa nhật.
Sau nghi lễ chào quốc kỳ, nữ ca sĩ Thúy Ái, một thiện nghĩa viên kỳ cựu của Ban Thánh Ca LTO Nghĩa Sinh đã trang trọng hát bài quốc ca, với sự hợp tác của Ban Nghi Lễ TTGD Clemente Community Academy, các Hướng Đạo Sinh Á Kiều Chicago, và ban nhac Khan Foundation. Trên 1100 người Mỹ và Á Kiều trang nghiêm tham dự nghi thức thượng kỳ khai mạc chương trình hoạt động thiện nghĩa hôm nay.
Cùng với đại diên chính quyền, the Hon. Elane Nekritz, Ban Nghi Lễ Clemente Community Academy và đại diện BTC, Dr. Eboo Patel, Huynh Trưởng Nghĩa Sinh đã tham dự Lễ Cắt Băng khai mạc chương trình Đi Bộ Thiện Nghĩa 2009, nhằm cổ võ dự án chống nghèo đói trên thế giới – “Ending Global Poverty” và kêu gọi hợp tác phát huy giáo dục khắp mọi nơi – “Partnership Walk for Education.”
Cùng với đại diên chính quyền và đại diện BTC, Huynh Trưởng Nghĩa Sinh đã tham dự Lễ Cắt Băng khai mạc chương trình Đi Bộ Thiện Nghĩa 2009.
Tiếp theo chương trình Đi Bộ Thiện Nghĩa là phần trình diễn văn nghệ của thanh niên thiếu nữ Hoa Kỳ và Á Kiều, trong đó có Vũ khúc Trung Hoa, Vũ điệu Nam Dương, Vui nhịp Âu Châu và màn Thể diễn Phi Châu.
Quí khách đến tham dự chăm chú theo dõi các mục trình diễn văn hóa và cổ võ những mầm non trẻ thi thố tài năng điêu luyên và nghệ thuật tuyệt vời.
Đại diện BTC đã trao tặng Bằng Tri Ân đến PĐ Nghĩa Sinh Chicago đã hết lòng hợp tác tổ chức ngày Đi Bộ Thiện Nghĩa thành công về phẩm cũng như lượng: Trên 1 ngàn 1 trăm người tham dự và đã quyên góp được 25 ngàn MK. Số tiền nầy được chuyển giao cho Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế để chuyển giúp những người nghèo khó, cơ cực và gặp thiên tai. Một số sinh viên VN tốt nghiệp đại học, hiện đang phục vụ tại các cơ quan y tế, xã hội, giáo dục, công nghệ, kỹ nghệ, kinh doanh tại Chicago đã đến thăm thầy và các bạn cùng lớp ngày xưa, nay là bác sĩ, kỹ sư, doanh nhân trong một bữa cơm chiều thân ái trước khi trở về nhà.
Sau kinh nguyện và tham dự chương trình Đi Bộ Thiện Nghĩa 2009, mọi người hân hoan ra về vì đã được vui sống một ngày ý nghĩa. Ước mong nhiều người sẽ có cơ hội dùng thời giờ rảnh rỗi ngày thứ bảy, chủ nhật và lễ nghỉ để trau dồi kiến thức văn hóa, xã hội, và làm việc từ thiện, bác ái như lời cha ông đã khuyên dạy chúng ta xưa nay:
Người trồng cây hạnh người chơi,
Ta trồng cây đức để đời về sau.
Thánh lễ Tạ Ơn của tân linh mục tại Giáo xứ Vĩnh Hòa, Sài gòn
Lê Hoàng Vũ
20:34 16/10/2009
SAIGÒN - Vào lúc 5 giờ 30 chiều ngày 16 10. 2009 tân linh mục Gioakim Đỗ Sĩ Hùng thuộc Dòng Ngôi Lời –Thánh Giuse, Gíáo phận Nha Trang vừa được lãnh tác vụ hôm 17.9.2009 đã về dâng thánh lễ tạ ơn tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, giáo phận Sài gòn. Cùng đồng tế với tân linh mục có cha chánh xứ Vĩnh Hòa GB. Vũ Mạnh Hùng, cha nghĩa phụ Giuse Trần Văn Lộc, và sự hiện diện của bà con thân nhân tân linh mục cùng đông đảo cộng đoàn trong giáo xứ.
Hình ảnh lễ Tạ Ơn
Trước khi bước vào thánh lễ, cha chánh xứ Vĩnh Hòa giới thiệu với cộng động đoàn tân linh mục Gioakim Đỗ Sĩ Hùng là người Quảng Trị, cha là nghĩa tử của của cha Giuse Trần Văn Lộc, ngài rất thân thiết với giáo xứ Vĩnh Hòa trong những năm qua. Cha Giuse Trần Văn Lộc thường xuyên giúp mục vụ tại giáo xứ Vĩnh Hòa, luôn đồng hành với giáo xứ trong mọi biến cố lớn nhỏ.
Giảng trong thánh lễ, tân linh mục Gioakim Đỗ Sĩ Hùng chia sẻ với cộng đoàn cảm nghiệm của mình về tình thương của Thiên Chúa qua vòng tay bao bọc tình nghĩa của tất cả mọi người. Cụ thể nhất là ngay tại lúc này đây, ngài đã được mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ đón nhận như người nhà của mình. Dù đây là lần đầu tiên ngài đến với giáo xứ nhưng đã được đón tiếp rất ưu ái. Giáo xứ Vĩnh Hòa nổi tiếng cả miền Nam với một công trình nhà thớ đá độc đáo. Chúng ta tự hảo về ngôi nhà thờ đá của giáo xứ, và đồng thời cũng tự hào về đời sống đức tin của chúng ta. Đức tin nối kết chúng ta lại với nhau trong Chúa. Có được ngôi nhà thờ khang trang như hôm nay là nhờ sự đồng lòng của mọi người trong giáo xứ, cùng với cha chánh xứ gầy dựng giáo xứ trong niềm tin, trong tình hiệp nhất, và tình yêu thương. Đó là một nếp sống của một giáo xứ mở, có lòng hiếu khách, sẳn sàng đón nhận mọi người mà không phân biệt một ai thuộc giáo xứ nào, miễn là họ đến vì làm sáng Danh Chúa và Tin Mừng Chúa Kitô mà thôi. Cha cầu chúc cho mọi người trong giáo xứ Vĩnh Hòa luôn được bình an, luôn vững tin để làm chứng cho Tin Mùng của Chúa trong thời đại hôm nay.
Trước khi kết thúc thánh lễ, ông Chủ tịch HĐMVGX Vình Hòa đã có vài lời chúc mừng tân linh mục. Sau đó, tân linh mục Gioakim Đỗ Sĩ Hùng và linh mục nghĩa phụ Giuse Trần Văn Lộc đã nói về những nét đẹp nơi cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa.
Hình ảnh lễ Tạ Ơn
Trước khi bước vào thánh lễ, cha chánh xứ Vĩnh Hòa giới thiệu với cộng động đoàn tân linh mục Gioakim Đỗ Sĩ Hùng là người Quảng Trị, cha là nghĩa tử của của cha Giuse Trần Văn Lộc, ngài rất thân thiết với giáo xứ Vĩnh Hòa trong những năm qua. Cha Giuse Trần Văn Lộc thường xuyên giúp mục vụ tại giáo xứ Vĩnh Hòa, luôn đồng hành với giáo xứ trong mọi biến cố lớn nhỏ.
Giảng trong thánh lễ, tân linh mục Gioakim Đỗ Sĩ Hùng chia sẻ với cộng đoàn cảm nghiệm của mình về tình thương của Thiên Chúa qua vòng tay bao bọc tình nghĩa của tất cả mọi người. Cụ thể nhất là ngay tại lúc này đây, ngài đã được mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ đón nhận như người nhà của mình. Dù đây là lần đầu tiên ngài đến với giáo xứ nhưng đã được đón tiếp rất ưu ái. Giáo xứ Vĩnh Hòa nổi tiếng cả miền Nam với một công trình nhà thớ đá độc đáo. Chúng ta tự hảo về ngôi nhà thờ đá của giáo xứ, và đồng thời cũng tự hào về đời sống đức tin của chúng ta. Đức tin nối kết chúng ta lại với nhau trong Chúa. Có được ngôi nhà thờ khang trang như hôm nay là nhờ sự đồng lòng của mọi người trong giáo xứ, cùng với cha chánh xứ gầy dựng giáo xứ trong niềm tin, trong tình hiệp nhất, và tình yêu thương. Đó là một nếp sống của một giáo xứ mở, có lòng hiếu khách, sẳn sàng đón nhận mọi người mà không phân biệt một ai thuộc giáo xứ nào, miễn là họ đến vì làm sáng Danh Chúa và Tin Mừng Chúa Kitô mà thôi. Cha cầu chúc cho mọi người trong giáo xứ Vĩnh Hòa luôn được bình an, luôn vững tin để làm chứng cho Tin Mùng của Chúa trong thời đại hôm nay.
Trước khi kết thúc thánh lễ, ông Chủ tịch HĐMVGX Vình Hòa đã có vài lời chúc mừng tân linh mục. Sau đó, tân linh mục Gioakim Đỗ Sĩ Hùng và linh mục nghĩa phụ Giuse Trần Văn Lộc đã nói về những nét đẹp nơi cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa.
Giới thiệu Dòng La San Việt Nam
SH Giacôbê Lê Vinh Nhựt
20:48 16/10/2009
DÒNG LA SAN
Dòng Sư Huynh Trường Kitô hay còn gọi là Dòng La San do Thánh Gioan La San (St. Jean Baptist de La Salle) thành lập năm 1682 tại Pháp.
Dòng La San là một hội dòng quốc tế với khoảng 5400 Sư Huynh, hiện diện tại 80 quốc gia trên thế giới, phục vụ chủ yếu trong lãnh vực giáo dục, cách riêng tại các trường học.
Mục đích của Dòng là đem lại cho giới trẻ, đặc biệt giới trẻ nghèo một nền giáo dục nhân bản và Kitô.
Tên gọi Sư Huynh (Frère, Brother) vừa nói lên bản chất độc đáo của ơn gọi La San, vừa cho thấy sứ mạng giáo dục của ơn gọi này. Nghĩa là, một tu sĩ La San vừa là thầy dạy (sư) cũng là anh em với nhau (huynh), đồng thời là anh lớn đối với các học sinh mình.
Vì nhận ra dấu chỉ đặc thù của ơn gọi, nên từ thời Đấng Sáng Lập đến nay, Sư Huynh La San là tu sĩ giáo dân không lãnh nhận thừa tác vụ linh mục.
Qua hơn 140 năm hiện diện tại Việt Nam, Dòng La San đã phục vụ rất nhiều thế hệ giới trẻ và đã cống hiến nhiều nhân tài cho xã hội và Giáo Hội Việt Nam.
Các bạn trẻ: Hãy đến mà xem và ở lại với chúng tôi, để được Chúa Kitô sai đi đem mầm sống cho Giáo Hội và quê hương Việt Nam, Chúa Kitô đang mời bạn. . . . trở thành SƯ HUYNH LA SAN.
Địa chỉ liên hệ:
Văn Phòng Giám Tỉnh
53B Nguyễn Du, Q1, Tp Hồ Chí Minh
(08) 38 299 134
Văn Phòng Mục Vụ Ơn Gọi
SH Giacôbê Lê Vinh Nhựt
(08) 3 8251 896
levinhnhut@yahoo.com
website http://www.lsvn.info/
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tệ như ngôn sứ
LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
06:00 16/10/2009
Đôi lời giải thích
Tiếp theo sau bài viết của linh mục Nguyễn Hồng Giáo OFM đăng tải trên Vietcatholic ngày 29-09-2009, mang tựa đề “Lạy Chúa, chúng con không biết ăn nói!” , tôi đã viết bài, “Cứ phải nói, dù không biết nói” , cũng đăng tải trên VietCatholic ngày 02-10-2009. Vì cả hai anh em chúng tôi cùng là tu sĩ Dòng Phan-xi-cô, nên có người đã lấy câu tục ngữ Việt Nam để nhắc khéo tôi: “Gà cùng một mẹ… chớ hoài đá nhau!” Là anh em cùng Dòng, chúng tôi yêu mến tôn trọng nhau, nhưng dựa vào nguyên tắc hiệp nhất trong đa dạng, chúng tôi chấp nhận nhau khác biệt để bổ túc cho nhau. Chỉ cách đây mấy hôm, chúng tôi gặp nhau vẫn vui vẻ trò chuyện. Nay bài “Tiên tri Giô-na bướng bỉnh” đăng tải trên Vietcatholic ngày 15-10-2009, cũng của cha Giáo, lại gợi hứng cho tôi viết bài này. Từ câu chuyện Giô-na mà người Ki-tô hữu nào đọc Kinh Thánh cũng biết, chúng ta có thể có nhiều cách nhìn khác nhau, không phải để loại trừ, nhưng bổ túc cho nhau.
Để những độc giả không thuộc lòng câu chuyện Giô-na khỏi mất công mở Sách Thánh, tôi xin nhắc lại:
Đại khái câu chuyện Giô-na
Giô-na là một nhân vật sống vào thế kỷ VIII trước Đức Giê-su, nhưng cuốn sách mang tên ông chỉ được viết vào lối thế kỷ V. Câu chuyện đại khái như sau: Chúa sai ngôn sứ Giô-na đến thành Ni-ni-vê cảnh cáo dân thành về tội ác của họ. Nhưng thay vì đi Ni-ni-vê như Chúa dạy, vị ngôn sứ đã xuống tàu đi về một hướng khác, chắc không ngoài mục đích để khỏi phải nói Lời Chúa. Thình lình phong ba bão táp nổi lên dữ dội. Người trong tàu bắt thăm xem ai là người có tội khiến cho trời đất trút cơn thịnh nộ lên mọi người như thế. Thăm bốc ra, trúng phải Giô-na. Ông liền thú tội, và ngay sau đó xin người ta quẳng ông xuống biển. Cực chẳng đã, thuỷ thủ nghe lời. Nhưng Giô-na vừa xuống nước, thì một con cá khổng lồ đã nuốt chửng vị ngôn sứ. Ông ở trong đó ba ngày ba đêm, có đủ thì giờ làm một bài thơ không ăn nhằm gì với người đang ở trong bụng cá hết. Sau đó con cá nhả ông trên bãi biển. Lần này thì cực chẳng đã ông vâng lệnh Chúa đi Ni-ni-vê cho họ biết tội của họ đã kêu thấu trời, và nội bốn mươi ngày nữa, Chúa sẽ huỷ diệt hết cả thành. Thế là từ vua chúa đến thứ dân, từ người đến vật, đều nghe lời ngôn sứ mà ăn năn đền tội, nên Chúa đã thương, không phạt như lời Giô-na đã cảnh cáo. Bấy giờ Giô-na buồn chán, vì thấy việc Chúa làm không đi đôi với lời Chúa đã dạy mình nói. Ông bực tức đi ra ngoại thành tìm một nơi vắng vẻ cho khuây khoả. Lúc ấy Chúa cho một cây thầu dầu mọc lên nơi Giô-na nằm ngủ để che cho mát. Nhưng khi ông tỉnh dậy thì cây thầu dầu đã bị một con sâu cắn chết. Đang lúc ông bực mình thì Chúa giải thích cho ông rõ là cây thầu dầu kia, ông không mất công chăm nom vun xới, thế mà nay nó chết đi cũng làm ông buồn, thì làm sao Chúa không xót dạ đau lòng khi thấy hơn một trăm ngàn con dân Ni-ni-vê gặp tai ương hoạn nạn, làm sao Chúa không chạnh lòng thương xót khi thấy dân thành đã thực tình sám hối ăn năn! Đại khái câu chuyện Giô-na là như thế.
Các nhân vật trong câu chuyện Giô-na
Trong câu chuyện này, tất cả các nhân vật đều đáng mến đáng yêu, từ cảnh thiên nhiên đến con người, ngay cả thú vật nữa. Chẳng hạn, khi phong ba bão táp nổi lên, thì biển cả thật đáng kinh đáng sợ, nhưng vừa khi thuỷ thủ quẳng Giô-na xuống biển, thì sóng yên biển lặng như tờ. Còn con cá khổng lồ, nếu có nuốt chửng vị ngôn sứ, chỉ là để cứu sống ông, và không những thế, lại còn đem ông tới nơi Chúa muốn. Cây thầu dầu trước khi bị một con sâu cắn chết, thì đã tạo bóng mát cho Giô-na khỏi bị nóng bức mùa hè thiêu đốt. Còn vua chúa cũng như con dân thành Ni-ni-vê, thì vừa nghe lời cảnh cáo của Giô-na đã vội vàng ăn năn sám hối, không chần chừ một giây. Như thế, từ người đến vật, đến cảnh thiên nhiên, tất cả đều dễ thương dễ mến trong cuốn sách này.
Riêng ngôn sứ Giô-na
Trừ một nhân vật: một tín hữu Do-thái, một vị ngôn sứ Chúa đã chọn, đó là Giô-na. Trước hết, khi Chúa dạy ông phải tới Ni-ni-vê thì ông đã không tuân lệnh. Được giao sứ mạng cao cả là đi nói lời Chúa, ông đã tìm đường lẩn trốn. Ông xuống tàu, không phải để đến nơi Thiên Chúa đã chỉ, nhưng là để đến một nơi khác. Cuối cùng, cực chẳng đã, ông đã tới Ni-ni-vê kêu mời dân chúng nghe lời cảnh cáo của Chúa. Nhưng khi dân chúng ăn năn trở lại, và vì đó, Chúa không còn phạt Ni-ni-vê như lời Người đã cảnh cáo, thì Giô-na nổi giận, thay vì mừng vui vì người tội lỗi đã nghe lời ngôn sứ. Khi ông ngồi dưới nắng hè, mà Chúa cho một cây thầu dầu mọc lên đem lại cho ông bóng mát, ông không nói được một lời cảm ơn. Nhưng vừa khi một con sâu cắn chết cây thầu dầu, thì ông đã buông lời trách móc đến nỗi xin Chúa cho mình chết cho rồi. Như thế, ở đây ngôn sứ không phải là người đã làm gương tốt cho dân Chúa, không phải là người đứng về phe người có tội để cảm tạ khi thấy Chúa khoan dung, cũng không phải là người đứng về phe Chúa để nhanh nhẩu hăng say đi rao giảng lời Chúa, và phấn khởi mừng vui khi thấy tội nhân ăn năn trở lại. Đối diện với con dân thành Ni-ni-vê đã mau mắn nghe lời Chúa cảnh cáo mà ăn năn đền tội, từ bậc vua chúa đến kẻ thứ dân, không chỉ con người mà cả đến súc vật đều nhịn ăn nhịn uống để tỏ lòng sám hối, thì ngôn sứ Giô-na là kẻ bất tuân lệnh Chúa, tìm cách để khỏi chu toàn sứ mệnh của mình. Đối diện với một Thiên Chúa giàu lòng xót thương, ngôn sứ Giô-na chỉ là một con người nhỏ nhoi ti tiện, trước sau chỉ quan tâm đến bản thân mình. Thật ra thì trước mặt Thiên Chúa, Giô-na hay là ai đi nữa, cũng chỉ là những con người phàm hèn tội lỗi mà thôi. Nhưng điều đáng nói là trong câu chuyện Giô-na, từ thiên nhiên như biển cả, từ vật đến người, kể cả những người đã từng khiến Thiên Chúa nổi cơn thịnh nộ, đều tỏ ra dễ thương dễ mến, ngoại trừ một con người, lẽ ra phải tốt lành nhất, gương mẫu nhất, là ngôn sứ Giô-na, cuối cùng lại xuất hiện như nhân vật tầm thường nhất, nếu không nói là tệ hại nhất.
Kết luận
Được bài cha Nguyễn Hồng Giáo thúc đẩy, tôi đã đọc lại câu chuyện Giô-na, và khám phá ra tính thời sự của câu chuyện. Thời sự không ở chỗ lời Chúa được công bố để đem đến một sự thay đổi cho cái xã hội đang băng hoại mục nát từng ngày như chúng ta đang chứng kiến, nhưng thời sự ở chỗ những người có trách nhiệm cao nhất lẽ ra phải mạnh dạn lấy lời Chúa để thức tỉnh, để răn đe, thì đã đành tâm ngủ vùi, ngay giữa lúc phong ba bão táp. Đọc các thông tin liên quan đến đại hội các Giám mục vừa qua tại Xuân Lộc, tôi thầm nghĩ: Bao lâu Giô-na chưa bị ném xuống biển, thì lời Chúa vẫn còn bị chôn chặt trong tâm trí Giô-na, thay vì được công bố. Vậy thì bao lâu các thuỷ thủ chưa ném Giô-na xuống biển, để rồi ông lại được một con cá mập cứu sống, và sau đó chịu đi công bố lời Chúa, ta hãy kiên tâm chờ, và đừng để mất niềm hy vọng là cuối cùng lời Chúa sẽ được công bố, đem ơn cứu độ đến cho mọi người.
Sài-gòn, ngày 16 tháng 10 năm 2009
pascaltinh@gmail.com
Tiếp theo sau bài viết của linh mục Nguyễn Hồng Giáo OFM đăng tải trên Vietcatholic ngày 29-09-2009, mang tựa đề “Lạy Chúa, chúng con không biết ăn nói!” , tôi đã viết bài, “Cứ phải nói, dù không biết nói” , cũng đăng tải trên VietCatholic ngày 02-10-2009. Vì cả hai anh em chúng tôi cùng là tu sĩ Dòng Phan-xi-cô, nên có người đã lấy câu tục ngữ Việt Nam để nhắc khéo tôi: “Gà cùng một mẹ… chớ hoài đá nhau!” Là anh em cùng Dòng, chúng tôi yêu mến tôn trọng nhau, nhưng dựa vào nguyên tắc hiệp nhất trong đa dạng, chúng tôi chấp nhận nhau khác biệt để bổ túc cho nhau. Chỉ cách đây mấy hôm, chúng tôi gặp nhau vẫn vui vẻ trò chuyện. Nay bài “Tiên tri Giô-na bướng bỉnh” đăng tải trên Vietcatholic ngày 15-10-2009, cũng của cha Giáo, lại gợi hứng cho tôi viết bài này. Từ câu chuyện Giô-na mà người Ki-tô hữu nào đọc Kinh Thánh cũng biết, chúng ta có thể có nhiều cách nhìn khác nhau, không phải để loại trừ, nhưng bổ túc cho nhau.
Để những độc giả không thuộc lòng câu chuyện Giô-na khỏi mất công mở Sách Thánh, tôi xin nhắc lại:
Đại khái câu chuyện Giô-na
Giô-na là một nhân vật sống vào thế kỷ VIII trước Đức Giê-su, nhưng cuốn sách mang tên ông chỉ được viết vào lối thế kỷ V. Câu chuyện đại khái như sau: Chúa sai ngôn sứ Giô-na đến thành Ni-ni-vê cảnh cáo dân thành về tội ác của họ. Nhưng thay vì đi Ni-ni-vê như Chúa dạy, vị ngôn sứ đã xuống tàu đi về một hướng khác, chắc không ngoài mục đích để khỏi phải nói Lời Chúa. Thình lình phong ba bão táp nổi lên dữ dội. Người trong tàu bắt thăm xem ai là người có tội khiến cho trời đất trút cơn thịnh nộ lên mọi người như thế. Thăm bốc ra, trúng phải Giô-na. Ông liền thú tội, và ngay sau đó xin người ta quẳng ông xuống biển. Cực chẳng đã, thuỷ thủ nghe lời. Nhưng Giô-na vừa xuống nước, thì một con cá khổng lồ đã nuốt chửng vị ngôn sứ. Ông ở trong đó ba ngày ba đêm, có đủ thì giờ làm một bài thơ không ăn nhằm gì với người đang ở trong bụng cá hết. Sau đó con cá nhả ông trên bãi biển. Lần này thì cực chẳng đã ông vâng lệnh Chúa đi Ni-ni-vê cho họ biết tội của họ đã kêu thấu trời, và nội bốn mươi ngày nữa, Chúa sẽ huỷ diệt hết cả thành. Thế là từ vua chúa đến thứ dân, từ người đến vật, đều nghe lời ngôn sứ mà ăn năn đền tội, nên Chúa đã thương, không phạt như lời Giô-na đã cảnh cáo. Bấy giờ Giô-na buồn chán, vì thấy việc Chúa làm không đi đôi với lời Chúa đã dạy mình nói. Ông bực tức đi ra ngoại thành tìm một nơi vắng vẻ cho khuây khoả. Lúc ấy Chúa cho một cây thầu dầu mọc lên nơi Giô-na nằm ngủ để che cho mát. Nhưng khi ông tỉnh dậy thì cây thầu dầu đã bị một con sâu cắn chết. Đang lúc ông bực mình thì Chúa giải thích cho ông rõ là cây thầu dầu kia, ông không mất công chăm nom vun xới, thế mà nay nó chết đi cũng làm ông buồn, thì làm sao Chúa không xót dạ đau lòng khi thấy hơn một trăm ngàn con dân Ni-ni-vê gặp tai ương hoạn nạn, làm sao Chúa không chạnh lòng thương xót khi thấy dân thành đã thực tình sám hối ăn năn! Đại khái câu chuyện Giô-na là như thế.
Các nhân vật trong câu chuyện Giô-na
Trong câu chuyện này, tất cả các nhân vật đều đáng mến đáng yêu, từ cảnh thiên nhiên đến con người, ngay cả thú vật nữa. Chẳng hạn, khi phong ba bão táp nổi lên, thì biển cả thật đáng kinh đáng sợ, nhưng vừa khi thuỷ thủ quẳng Giô-na xuống biển, thì sóng yên biển lặng như tờ. Còn con cá khổng lồ, nếu có nuốt chửng vị ngôn sứ, chỉ là để cứu sống ông, và không những thế, lại còn đem ông tới nơi Chúa muốn. Cây thầu dầu trước khi bị một con sâu cắn chết, thì đã tạo bóng mát cho Giô-na khỏi bị nóng bức mùa hè thiêu đốt. Còn vua chúa cũng như con dân thành Ni-ni-vê, thì vừa nghe lời cảnh cáo của Giô-na đã vội vàng ăn năn sám hối, không chần chừ một giây. Như thế, từ người đến vật, đến cảnh thiên nhiên, tất cả đều dễ thương dễ mến trong cuốn sách này.
Riêng ngôn sứ Giô-na
Trừ một nhân vật: một tín hữu Do-thái, một vị ngôn sứ Chúa đã chọn, đó là Giô-na. Trước hết, khi Chúa dạy ông phải tới Ni-ni-vê thì ông đã không tuân lệnh. Được giao sứ mạng cao cả là đi nói lời Chúa, ông đã tìm đường lẩn trốn. Ông xuống tàu, không phải để đến nơi Thiên Chúa đã chỉ, nhưng là để đến một nơi khác. Cuối cùng, cực chẳng đã, ông đã tới Ni-ni-vê kêu mời dân chúng nghe lời cảnh cáo của Chúa. Nhưng khi dân chúng ăn năn trở lại, và vì đó, Chúa không còn phạt Ni-ni-vê như lời Người đã cảnh cáo, thì Giô-na nổi giận, thay vì mừng vui vì người tội lỗi đã nghe lời ngôn sứ. Khi ông ngồi dưới nắng hè, mà Chúa cho một cây thầu dầu mọc lên đem lại cho ông bóng mát, ông không nói được một lời cảm ơn. Nhưng vừa khi một con sâu cắn chết cây thầu dầu, thì ông đã buông lời trách móc đến nỗi xin Chúa cho mình chết cho rồi. Như thế, ở đây ngôn sứ không phải là người đã làm gương tốt cho dân Chúa, không phải là người đứng về phe người có tội để cảm tạ khi thấy Chúa khoan dung, cũng không phải là người đứng về phe Chúa để nhanh nhẩu hăng say đi rao giảng lời Chúa, và phấn khởi mừng vui khi thấy tội nhân ăn năn trở lại. Đối diện với con dân thành Ni-ni-vê đã mau mắn nghe lời Chúa cảnh cáo mà ăn năn đền tội, từ bậc vua chúa đến kẻ thứ dân, không chỉ con người mà cả đến súc vật đều nhịn ăn nhịn uống để tỏ lòng sám hối, thì ngôn sứ Giô-na là kẻ bất tuân lệnh Chúa, tìm cách để khỏi chu toàn sứ mệnh của mình. Đối diện với một Thiên Chúa giàu lòng xót thương, ngôn sứ Giô-na chỉ là một con người nhỏ nhoi ti tiện, trước sau chỉ quan tâm đến bản thân mình. Thật ra thì trước mặt Thiên Chúa, Giô-na hay là ai đi nữa, cũng chỉ là những con người phàm hèn tội lỗi mà thôi. Nhưng điều đáng nói là trong câu chuyện Giô-na, từ thiên nhiên như biển cả, từ vật đến người, kể cả những người đã từng khiến Thiên Chúa nổi cơn thịnh nộ, đều tỏ ra dễ thương dễ mến, ngoại trừ một con người, lẽ ra phải tốt lành nhất, gương mẫu nhất, là ngôn sứ Giô-na, cuối cùng lại xuất hiện như nhân vật tầm thường nhất, nếu không nói là tệ hại nhất.
Kết luận
Được bài cha Nguyễn Hồng Giáo thúc đẩy, tôi đã đọc lại câu chuyện Giô-na, và khám phá ra tính thời sự của câu chuyện. Thời sự không ở chỗ lời Chúa được công bố để đem đến một sự thay đổi cho cái xã hội đang băng hoại mục nát từng ngày như chúng ta đang chứng kiến, nhưng thời sự ở chỗ những người có trách nhiệm cao nhất lẽ ra phải mạnh dạn lấy lời Chúa để thức tỉnh, để răn đe, thì đã đành tâm ngủ vùi, ngay giữa lúc phong ba bão táp. Đọc các thông tin liên quan đến đại hội các Giám mục vừa qua tại Xuân Lộc, tôi thầm nghĩ: Bao lâu Giô-na chưa bị ném xuống biển, thì lời Chúa vẫn còn bị chôn chặt trong tâm trí Giô-na, thay vì được công bố. Vậy thì bao lâu các thuỷ thủ chưa ném Giô-na xuống biển, để rồi ông lại được một con cá mập cứu sống, và sau đó chịu đi công bố lời Chúa, ta hãy kiên tâm chờ, và đừng để mất niềm hy vọng là cuối cùng lời Chúa sẽ được công bố, đem ơn cứu độ đến cho mọi người.
Sài-gòn, ngày 16 tháng 10 năm 2009
pascaltinh@gmail.com
SOS: Lực lượng chính quyền tập trung nhân lực và xe cộ dự định chiếm thêm đất nhà thờ Loan Lý
PV Loan Lý
10:48 16/10/2009
LĂNG CÔ - Tin khẩn báo từ Giáo Xứ Loan Lý vừa nhận được lúc 9 giờ 30 sáng ngày 16 tháng 10 năm 2009 (giờ Chicago) cho hay là đêm nay tức là thứ Sáu ngày 16 năm 2009 (giờ Lăng cô, Việt nam), CSVN đang tập trung lực lượng và dự định chiếm đất Nhà Thờ Loan Lý. Họ đang đem trở lại số nhân lực và xe cộ như lần trước. Sau vụ Loan Lý “thành công” trong việc chiếm đoạt trường Giáo Lý, bây giờ CSVN tiếp tục kế hoạch xâm lăng của mình vào đất sân sau Nhà Thờ Loan Lý, từ Nhà Thờ đến bãi biển.
Giáo dân Giáo Xứ Loan Lý đang trong tình trạng báo động và thức tĩnh để đối diện với sự xâm chiếm này của chính quyền CSVN. Theo dự đoán là vào nữa đêm nay tức là khoảng vài tiếng đồng hồ nữa! Giáo dân Giáo Xứ Loan Lý thiết tha kêu gọi mọi người đấu tranh cho công lý và sự thật cùng hiệp thông, cầu nguyện và cùng lên tiếng với họ để bảo vệ đất của Giáo Xứ, mồ hồi và xương máu của cha ông họ.
Giáo dân Giáo Xứ Loan Lý đang trong tình trạng báo động và thức tĩnh để đối diện với sự xâm chiếm này của chính quyền CSVN. Theo dự đoán là vào nữa đêm nay tức là khoảng vài tiếng đồng hồ nữa! Giáo dân Giáo Xứ Loan Lý thiết tha kêu gọi mọi người đấu tranh cho công lý và sự thật cùng hiệp thông, cầu nguyện và cùng lên tiếng với họ để bảo vệ đất của Giáo Xứ, mồ hồi và xương máu của cha ông họ.
CSVN ngày càng hống hách đàn áp mọi tiếng nói bất chấp công luận quốc tế và trong nước
Đỗ Hữu Nghiêm
21:18 16/10/2009
Điều nguy hại nhất cho đất nước là chính quyền Cộng sản Việt Nam hiện nay thiếu trí thức và đạo đức đủ để có khả năng phán đoán khôn ngoan, biện chứng, uyển chuyển, ngay chính và lương thiện để phân biệt được thế nào là ngay chính và gian dối, thế nào là đúng sai, thế nào là lợi hại trong mọi quyết dịnh thi hành về đối ngoại và đối nội.
Ta không cấn minh chứng qua tất cả những việc mà chính quyền Việt Nam đã và đang làm mới đây, mà chỉ cần nhắc lại một số sự kiện tiêu biểu:
-Vụ Bát Nhã với Phật Giáo tại Cao nguyên Lâm Đồng
-Vụ Tam Tòa ở Quảng Bình,
-Vụ Loan Lý ở Thừa Thiên
-Vụ Thái Hà Hà Nội
-Vụ Toà Khâm Sứ tại Hà Nội
-Vụ Mục Sư Nguyễn Công Chính ở vùng Cao Nguyên Ban Mê Thuột
-Các Vụ khiếu nại của dân oan ở nông thôn và thành thị tại Nam Trung Bắc Việt Nam
-Mới nhất là các vụ xét xử 8 nhà đấu tranh cho tự do dân chủ mới đây
-Cuối cùng là thái độ ứng xử của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có vẻ đe dọa và khinh bỉ tổ chức IDS.
Thái độ đó chứng tỏ chính quyền xem thường các thành phần nhân dân của mình, trong đó có các tôn giáo, các nhà trí thức đã được đào tạo công phu trong và ngoài nước. Tiêu biểu là mấy nhà trí thức như Đỗ Nam Hải, Lê Đức Trọng, Nguyễn Tiến Trung. Chính chế độ đã tạo điều kiện để gây dựng về chuyên môn và đạo đức nhân bản và yêu nước cho những chuyên gia đó và họ đã tình nguyện trở về phục vụ đất nước. Nhưng họ đã bị chính quyền Cộng Sản trong nước bạc đãi, nghi kị và tìm cách cô lập loại bỏ, kết án họ là gây rối an ninh, tuyên truyền chống phá nhà nước. Chính quyền Cộng sản Việt ngụy biện về qquyền con ngưới đặc thù, trong khi Việt Nam là thành viên chấp nhân gia nhập tổ chức Liên Hiệp quốc theo cách hiểu về mọi văn kiện Liên Hiệp quốc của mọi thành viên Liên Hiệp quốc, Họ đã lượn lẹo xử dụng mọi thủ đọan gian manh qua các lực lượng công an, báo chí, truyền thanh, truyền hình đế trấn áp mọi thành phần bất đồng chính kiến.
Oakland, ngày 16.10.2009
Ta không cấn minh chứng qua tất cả những việc mà chính quyền Việt Nam đã và đang làm mới đây, mà chỉ cần nhắc lại một số sự kiện tiêu biểu:
-Vụ Bát Nhã với Phật Giáo tại Cao nguyên Lâm Đồng
-Vụ Tam Tòa ở Quảng Bình,
-Vụ Loan Lý ở Thừa Thiên
-Vụ Thái Hà Hà Nội
-Vụ Toà Khâm Sứ tại Hà Nội
-Vụ Mục Sư Nguyễn Công Chính ở vùng Cao Nguyên Ban Mê Thuột
-Các Vụ khiếu nại của dân oan ở nông thôn và thành thị tại Nam Trung Bắc Việt Nam
-Mới nhất là các vụ xét xử 8 nhà đấu tranh cho tự do dân chủ mới đây
-Cuối cùng là thái độ ứng xử của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có vẻ đe dọa và khinh bỉ tổ chức IDS.
Thái độ đó chứng tỏ chính quyền xem thường các thành phần nhân dân của mình, trong đó có các tôn giáo, các nhà trí thức đã được đào tạo công phu trong và ngoài nước. Tiêu biểu là mấy nhà trí thức như Đỗ Nam Hải, Lê Đức Trọng, Nguyễn Tiến Trung. Chính chế độ đã tạo điều kiện để gây dựng về chuyên môn và đạo đức nhân bản và yêu nước cho những chuyên gia đó và họ đã tình nguyện trở về phục vụ đất nước. Nhưng họ đã bị chính quyền Cộng Sản trong nước bạc đãi, nghi kị và tìm cách cô lập loại bỏ, kết án họ là gây rối an ninh, tuyên truyền chống phá nhà nước. Chính quyền Cộng sản Việt ngụy biện về qquyền con ngưới đặc thù, trong khi Việt Nam là thành viên chấp nhân gia nhập tổ chức Liên Hiệp quốc theo cách hiểu về mọi văn kiện Liên Hiệp quốc của mọi thành viên Liên Hiệp quốc, Họ đã lượn lẹo xử dụng mọi thủ đọan gian manh qua các lực lượng công an, báo chí, truyền thanh, truyền hình đế trấn áp mọi thành phần bất đồng chính kiến.
Oakland, ngày 16.10.2009
Những diễn biến mới tại khu vực thuộc đất Giáo xứ và Nhà Thờ Loan Lý
PV Loan Lý
22:16 16/10/2009
Giáo dân Loan lý đang đối chất với chính quyền địa phương sáng nay ngày 16 tháng 9 năm 2009 (xem hình), Ông Nguyễn tiến Dũng, phụ trưởng đồn công an thị trấn Lăng cô, người mà đêm chiếm trường đã ra tay đánh rất nhiều phụ nữ giáo dân Loan Lý.
Trong giây phút này, khi những dòng nhắn tin này đang được viết, thì CSVN đang tập họp lực lượng, như họ đã làm lần trước cướp trường, giờ họ đang chuẩn bị để cướp phần đất này của Giáo xứ Loan Lý, phần đất từ sau Nhà Thờ ra biển.
Tin cho hay là các phương tiện thông tin lien lạc, điện thoại và mạng internet đã bị cắt. Hiện giờ không ai liên lạc được với giáo dân Loan lý.
Giáo dân Loan Lý khẩn trương báo tin và thiết tha kêu gọi mọi người yêu chuộng công lý và sự thật, hãy lên tiếng bên vực họ. Làm sao để chúng ta ngăn cản được việc cướp đất này của CSVN. Ai có thể nói lên tiếng nói cho họ! SOS!
Mấy ngày hôm nay giáo dân đến san bằng các đồi cát và dọn sạch các cây cối phía sau sân Nhà Thờ để cho các em có nơi sinh hoạt, vui chơi và học giáo lý, vì trường học và sân trường đã bị cướp đi. Họ làm việc thật hăng say và thiện nguyện.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Cầu
Đặng Đức Cương
22:07 16/10/2009
BÊN CẦU
Ảnh của Đặng Đức Cương
Áo em có ướp ca dao ?
Hai tà khép mở đường vào cõi thơ
Giấu lòng giữa những sợi tơ
Thấy em lẫn nắng phất phơ bên đời..
(Trích thơ của Lê Hân)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền