Ngày 18-10-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 19/10: Liên đới Tỉnh Thức – Phục Vụ – Lm. Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
02:28 18/10/2022


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy hiểu biết điều này, là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, ắt sẽ tỉnh thức, không để nó đào ngạch nhà mình. Cho nên các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến".

Phêrô thưa Người rằng: "Lạy Thầy, Thầy nói dụ ngôn đó chỉ về chúng con hay về mọi người?" Chúa phán: "Vậy con nghĩ ai là người quản lý trung tín khôn ngoan mà chủ đã đặt coi sóc gia nhân mình, để đến giờ phân phát phần lúa thóc cho họ? Phúc cho đầy tớ đó, khi chủ về, thấy nó đang làm như vậy. Thầy bảo thật các con, chủ sẽ đặt người đó trông coi tất cả gia sản mình. Nhưng nếu đầy tớ ấy nghĩ trong lòng rằng: 'Chủ tôi về muộn', nên đánh đập tớ trai tớ gái, ăn uống say sưa: chủ người đầy tớ ấy sẽ về vào ngày nó không ngờ, vào giờ nó không biết, chủ sẽ loại trừ nó, và bắt nó chung số phận với những kẻ bất trung. Nhưng đầy tớ nào đã biết ý chủ mình mà không chuẩn bị sẵn sàng, và không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. Còn đầy tớ nào không biết ý chủ mình mà làm những sự đáng trừng phạt, thì sẽ bị đòn ít hơn. Vì người ta đã ban cho ai nhiều, thì sẽ đòi lại kẻ ấy nhiều, và đã giao phó cho ai nhiều, thì sẽ đòi kẻ ấy nhiều hơn".

Đó là lời Chúa
 
Người Pharisêu và người thu thuế
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:14 18/10/2022

CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN
NGƯỜI PHARISÊU VÀ NGƯỜI THU THUẾ
Hc 35,15b-17.20-22a; 2 Tm 4,6-8.16-18; Lc 18,9,14

Tin Mừng Chúa Nhật này là dụ ngôn về người Pharisêu và người thu thuế. Câu đầu tiên giới thiệu về hai nhân vật: “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisêu, còn người kia làm nghề thu thuế.”

Câu cuối mô tả về kết quả của cả hai nhân vật này: “Người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; con người kia thì không.”

Khi vào đền thờ, dẫu thuộc về cấp bậc tôn giáo và địa vị xã hội khác nhau, cả hai nhân vật quả thực rất giống nhau. Nhưng khi ra khỏi đền thờ, họ trở thành những người hoàn toàn khác nhau. Một người ‘được nên công chính,’ nghĩa là được tha thứ, được hòa giải với Thiên Chúa; còn người kia thì vẫn như cũ, và có lẽ tình trạng của ông còn tệ hơn trước Thiên Chúa. Một người nhận được ơn cứu độ, người kia thì không.

Hai người đã làm gì trong khi cầu nguyện ở đền thờ mà đưa đến kết quả như thế? Chúa Giêsu giải thích cho chúng ta điều này khi nói về cách thức cầu nguyện của hai người.

1- Thái độ của người Pharisêu

Trước hết, người Pharisêu cầu nguyện như sau: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con.”

Chúng ta cần phân tích lời cầu nguyện của người Pharisêu. Ông bắt đầu nói: “Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa.” Khởi đầu rất tốt. Ông cầu nguyện bằng cách tạ ơn Chúa, đây là một điều rất tốt đẹp. Nhưng tại sao người Pharisêu tạ ơn Thiên Chúa? Có phải vì ơn Thiên Chúa không? Hoàn toàn không!

Vây, người Pharisêu đã làm gì? Có thể nói rằng ông này là người chỉ dựa vào việc giữ luật để đánh giá những gì xung quanh mình theo thước đo này: ai là công chính và ai là bất chính, ai tốt và ai xấu. Ông tự cho mình là người không như những kẻ khác, tham lam, bất chính, ngoại tình; ông ăn chay hai lần một tuần và đóng thuế thập phân. Ông tự vẽ chân dung, tự cho mình là công chính nhờ việc làm của mình. Vì thế, ông cho mình là hơn người và xứng đáng.

Nhưng người Pharisêu lại quên một điều quan trọng, một giới răn quan trọng đó là yêu mến tha nhân như chính mình. Đó là tình yêu đối với người thân cận. Lòng bác ái không có chỗ trong lý tưởng hoàn hảo của người Pharisêu, nên ông khinh miệt người khác là những người tham lam, bất chính, và ngoại tình. Dẫu ông biết rất rõ rằng yêu người thân cận như chính mình là luật quan trọng nhất trong các giới răn (x. Lc 10,25tt).

Người Pharisêu có thái độ sai lầm vì một lý do còn nghiêm trọng hơn. Ông tự đảo lộn vị trí giữa mình và Thiên Chúa. Ông tự coi Thiên Chúa như chủ nợ và ông là một con nợ. Ông đã làm những việc tốt lành và bây giờ ông đến với Thiên Chúa để đòi lại những gì ông phải được hoàn lại. Thiên Chúa phải làm gì trong hoàn cảnh này? Người không làm gì khác hơn là phải giao lại món hàng cho con nợ. Đây là một quan niệm méo mó của người Pharisêu về Thiên Chúa.

2- Thái độ của người thu thuế

Giờ đây, chúng ta chuyển sang thái độ của người thu thuế:
“Còn người thu thuế thì đứng ở đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.”

Người này chỉ đến trước nhan Thiên Chúa, không dám so sánh với người khác như người Pharisêu đã làm, nhưng chỉ một mình với Thiên Chúa. Ông không dám tiến lên cao, vì ý thức mình không dám tới gần Thiên Chúa và cũng không dám ngước mặt lên trời nữa. Ông đấm ngực ăn năn tội. Từ trái tim, ông thốt ra một lời cầu nguyện rất ngắn, nhưng là lời cầu phát xuất từ một tấm lòng hoán cải và khiêm tốn: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội!”

Qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn nói đến hai hạng người quan niệm khác nhau về ơn cứu độ. Người Pharisêu là đại diện cho những người cho rằng mình sẽ được cứu độ chỉ nhờ vào việc mình làm; người thu thuế là đại diện cho những người quan niệm rằng ơn cứu độ là hồng ân và quà tặng nhưng không của Thiên Chúa.

Thánh Phaolô là một ví dụ điển hình cho hai quan niệm này. Trước khi chưa gặp Đức Giêsu, Phaolô là một người Pharisêu rất trung thành với lề luật, nhưng sau khi gặp Đức Kitô, ngài coi sự công chính nhờ việc tuân giữ lề luật là thua thiệt và rác rưởi so với sự thánh thiện đến từ đức tin vào Chúa Kitô (Pl 3,5-9).

3- Thái độ của chúng ta

Hai hình thức quan niệm về ơn cứu độ vẫn còn hiện diện và phổ biến trong đời sống đạo của người Kitô hữu hôm nay. Nhiều người hôm nay vẫn còn quan niệm ơn cứu độ như là thành quả cá nhân đạt được nhờ việc giữ luật, khổ chết và hiểu biết của mình. Kitô giáo dạy rằng ơn cứu độ là hồng ân nhưng không của Thiên Chúa. Dĩ nhiên, đức tin này đòi hỏi những nỗ lực cá nhân để tuân giữ các giới răn, như là sự đáp trả đối với ân sủng Thiên Chúa.

Giờ đây, chúng ta liên hệ đến đời sống mỗi người. Có lẽ người ta rất dễ đồng hóa người thu thuế với những người Kitô hữu và người Pharisêu với những người khác. Sự khác biệt ở đây rất tế nhị. Ngay cả giữa những người Kitô hữu, có một số người thuộc loại người Pharisêu, những người khác lại thuộc người thu thuế. Nơi chúng ta không ai hoàn toàn là người Pharisêu và không ai hoàn toàn là người thu thuế. Ít hay nhiều chúng ta có một phần của người Pharisêu và một phần của người thu thuế. Nhiều khi chúng ta hành xử vừa như người Pharisêu, vừa như người thu thuế.

Ngày nay, nhiều người đến tòa xưng tội như thế này: “Con không có ăn cắp, không có giết người, không có làm điều xấu cho bất cứ ai.” Khi nói như thế, chúng ta đã rơi vào thái độ của người Pharisêu. Chúng ta tự tha thứ cho mình và cũng chẳng cần xin ơn tha thứ của Thiên Chúa.

Một mặt, chúng ta học nơi người Pharisêu là không gian tham, bất chính và ngoại tình, cố gắng giữ các giới răn của Thiên Chúa trong đời sống mình.

Mặt khác, chúng ta học nơi người thu thuế về thái độ khiêm tốn khi đối diện trước Thiên Chúa. Lời cầu nguyện của người thu thuế rất đơn giản nhưng rất hiệu quả: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” Con người luôn có tội. Thiên Chúa luôn thương xót. Một lời cầu nguyện như thế đầy sự khiêm tốn và tin tưởng sẽ đi thẳng tới trái tim của Thiên Chúa. Như thế tại sao chúng ta không lặp lại những lời đó mỗi khi chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa? Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Truyền giáo, Sứ mạng của mỗi người Kitô hữu
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:16 18/10/2022
CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN

KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO

TRUYỀN GIÁO, SỨ MẠNG CỦA MỖI NGƯỜI KITÔ HỮU

Hc 35,12-14.16-182 Tm 4,6-8.16-18 Lc 18,9-14

Hôm nay cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta cử hành khánh nhật truyền giáo. Qua thánh lễ này, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta ý thức về sứ vụ truyền giáo của mỗi Kitô hữu là loan báo Tin Mừng cho mọi người.

1- Lý do phải truyền giáo

Quả thế, truyền giáo là bổn phận chính yếu của người Kitô hữu. Bởi lẽ, truyền giáo là lệnh truyền của Chúa Giêsu: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin và chịu Phép Rửa sẽ được cứu độ” (Mc 16,15-16; x. Mt 28,19-20).

Tại sao chúng ta phải truyền giáo? Chúng ta được mời gọi phải truyền giáo, bởi vì, Thiên Chúa muốn cho mọi người nhận biết chân lý và được cứu độ nhờ việc tin vào Đức Giêsu Kitô (x. 1 Tm 2,4). Chúng ta may mắn được nhận biết Chúa Kitô và tin vào Người. Hồng ân này cần phải được chia sẻ cho người khác để họ cũng nhận biết và tin vào Chúa Kitô như chúng ta.

Công Đồng Vaticanô II trong Hiến Chế Ad Gentes nói rằng: “Bản chất Giáo Hội là truyền giáo.” Giáo Hội được thành lập để truyền giáo. Từ hơn hai mươi thế kỷ qua, Giáo Hội luôn cố gắng thực hiện lệnh truyền của Chúa Giêsu, nhờ đó, Tin Mừng được phổ biến rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Giáo Hội bắt đầu từ một nhóm người rất nhỏ bé, nay đã trở thành một đại gia đình rộng lớn và phát triển mạnh mẽ khắp mọi nơi và mọi dân tộc.

Trong bối cảnh hiện nay, Giáo Hội càng phải tích cực hơn nữa để tiếp tục sứ vụ này. Có thể nói rằng đây là thời điểm mới của truyền giáo. Chúng ta cần phải ra đi để loan báo Tin Mừng cho những người xung quanh chúng ta.

Khi xem xét và nhận định về tình hình của thế giới hôm nay, trong Thông điệp Niềm Vui Tin Mừng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói tới ba đối tượng mà chúng ta phải hướng tới để loan báo Tin Mừng.

2- Đối tượng của truyền giáo

Đối tượng thứ nhất đó là những người đã được rửa tội và đang thực hành niềm tin của mình một cách bình thường. Đối tượng này là mỗi người trong cộng đoàn giáo xứ, trong gia đình chúng ta. Mỗi người cần phải tiếp tục Tin Mừng hóa bản thân bằng việc lắng nghe Lời Chúa, nội tâm hóa các giá trị Tin Mừng, thực hành Lời Chúa, nhờ đó chúng ta trở thành những người Kitô hữu đích thực, những người đượm chất Tin Mừng, chứ không phải chỉ là những Kitô hữu trên danh nghĩa. Từ việc Tin Mừng hóa bản thân, chúng ta có thể Tin Mừng hóa gia đình, giáo xứ và môi trường sống. Có thể nói đây là phạm vi mục vụ thông thường.

Đối tượng thứ hai cần được tân Phúc Âm hóa là những người Kitô hữu đã được rửa tội, nhưng nay không còn thực hành niềm tin, không đến nhà thờ nữa, và đã rời bỏ Giáo Hội. Nếu nhìn vào bức tranh truyền giáo của thế giới, những đối tượng này phần lớn thuộc các nước ở châu Âu, châu Mỹ và châu Úc. Ở đó, có rất nhiều người Công Giáo nhưng chỉ trên danh nghĩa, họ không còn sống niềm tin của mình. Có thể nói rằng cánh đồng truyền giáo cho những đối tượng này thật bao la bát ngát. Những người này cần được tiếp tục tái truyền giáo, nhờ đó họ trở lại sống niềm tin của mình.

Đối tượng thứ ba là những người chưa biết Chúa Kitô và Tin Mừng, họ là những người không có tôn giáo nào cả, hoặc thuộc về một tôn giáo nào đó, nhưng chưa nhận biết Tin Mừng và chưa tin vào Chúa Kitô, họ là những người lương dân sống bên cạnh hay trong cộng đoàn. Chúng ta chỉ cần nhìn vào nước Việt Nam, trong số 100 người, chỉ có 8 người là Công Giáo. Như thế, phần lớn là những người chưa biết Tin Mừng Chúa Giêsu. Chúng ta được mời gọi đến với những người này, để truyền giáo cho họ.

3- Cách thức truyền giáo

Vậy làm sao chúng ta có thể truyền giáo cho con người hôm nay? Để trả lời câu hỏi này, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói đến ba cách thức truyền giáo: thứ nhất là cử hành phụng vụ. Nghĩa là truyền giáo bằng việc cử hành các bí tích, đọc kinh, cầu nguyện hằng này. Bởi lẽ, dân Chúa được hình thành nhờ việc cử hành và tham dự các bí tích. Mỗi người được mời gọi mỗi ngày, mỗi Chúa Nhật đến tham dự thánh lễ, đọc kinh cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa. Qua việc tham dự phụng vụ, chúng ta sống thân tình với Chúa Kitô, nhờ đó, chúng ta được Lời Chúa và Thánh Thể nuôi dưỡng. Một người Kitô hữu đích thực là một người siêng năng tham dự các bí tích. Không thể là Kitô hữu nếu ngày Chúa Nhật họ không đến nhà thờ.

Cách thức thứ hai là rao giảng Tin Mừng. Chúa Giêsu đã truyền cho các Tông Đồ: “Hãy ra đi rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.” Truyền giáo là loan báo Lời Chúa. Ngày hôm nay chúng ta cần phải ra đi và chia sẻ Tin Mừng cho những người xung quanh chúng ta. Trong mỗi cuộc gặp gỡ, chúng ta có thể chia sẻ kinh nghiệm đức tin của mình cho họ. Chúng ta có thể kể chuyện về Thiên Chúa cho người khác nghe. Chúng ta có thể làm được điều này trong mọi hoàn cảnh, khi gặp gỡ, khi điện thoại, khi thăm viếng, khi đi đường, khi ở nhà hoặc khi làm việc. Tất cả là cơ hội để chúng ta rao giảng Lời Chúa, nói chuyện về Chúa cho người khác.

Cách thức thứ ba là làm chứng bằng đời sống bác ái. Truyền giáo bằng những việc làm cụ thể, bằng chính đời sống bác ái. Chúng ta đến thăm viếng những người già, người nghèo, người đau khổ, người bị bỏ rơi trong xã hội. Chúng ta giúp đỡ họ, an ủi họ. Qua những việc làm cụ thể, họ nhận ra chúng ta là môn đệ Chúa Kitô. Bởi vì, lời nói lung lay, gương lành lôi cuốn. Những hành vi bác ái cụ thể là những bài giảng hùng hồn nhất về Thiên Chúa. Đây là cách thức truyền giáo hiệu quả.

Như thế, trong cả ba cách thức trên, chúng ta đều có thể áp dụng để truyền giáo. Chúng ta hãy mạnh dạn truyền giáo, đừng sợ hãi, đừng ngần ngại, bởi vì, có Chúa Thánh Thần đồng hành và nâng đỡ chúng ta như Người đã đến trong ngày lễ Ngũ Tuần (x. Cv 2,10-20). Nhờ sức mạnh Chúa Thánh Thần, từ những người nhát đảm, sợ sệt, họ trở thành những người mạnh mẽ, can đảm và hăng say loan báo Tin Mừng, họ có những quyền năng như chữa lành bệnh tật, trừ quỷ, làm phép lạ… (x. Mc 16,15-20). Tất cả là nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Bởi vì Chúa Thánh Thần là tác nhân chính của công cuộc loan báo Tin Mừng.

Chúng ta được mời gọi hãy mở tâm trí ra và để cho Chúa Thánh Thần biến đổi, nhờ đó chúng ta trở thành những người nhiệt tâm rao giảng Tin Mừng cho những người xung quanh. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An

http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Xin thương xót con
Lm. Thái Nguyên
16:08 18/10/2022


XIN THƯƠNG XÓT CON

Chúa Nhật 30 Thường Niên năm C: Lc 18, 9-14

Suy niệm

Trong bài đọc thứ nhất, chúng ta nghe một câu rất quan trọng là “Chúa nhậm lời kêu xin của kẻ nghèo hèn” (Hc 35,12-14.16-18). Đây là chủ đề chính của đoạn sách Huấn ca này và cũng là của toàn bộ Thánh Kinh: Trong Cựu Ước, Thiên Chúa luôn bênh vực những người nghèo hèn yếu đuối. Trong Tân Ước, Chúa Giêsu tỏ ra yêu thương những người bé nhỏ khiêm nhu, đặc biệt những người bị xã hội coi khinh và loại trừ. Trong thư thứ nhất của thánh Phêrô, ngài cũng đã khẳng định thật mạnh mẽ khi nói: “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (1 Pr 5, 5).

Hôm nay khi nói về sự kiêu ngạo và khiêm nhường, Đức Giêsu đưa ra một dụ ngôn thật sống động về hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisêu được coi là công chính, còn người kia làm nghề thu thuế bị coi là kẻ tội lỗi. Người Pharisêu đứng thẳng cầu nguyện rằng:“Xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác, tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia”. Sau khi trình bày cho Chúa thấy đời sống tốt lành của mình, ông còn cho Chúa thấy sự đạo đức của mình: “Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con”. Lời cầu nguyện của ông xem ra hết sức chân thành, một lời nguyện thật đẹp từ một đời sống quá đẹp. Hiếm ai có được đời sống thiện hảo như ông.

Thế nhưng Đức Giêsu lại đưa ra một kết luận khiến những người nghe và cả chúng ta cũng chưng hửng, vì ông ra về mà không còn công chính. Đang khi đó người thu thuế nhìn nhận hết những tội lỗi của mình thì lại nên công chính. Tại sao lại có sự nghịch lý như vậy?

Ngay từ đầu bài Tin Mừng này, thánh Luca đã nói rõ là Đức Giêsu kể dụ ngôn này nhằm vào một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác. Người Pharisêu lên đền thờ cầu nguyện nhưng thực ra là để khoe khoang công trạng và thành tích của mình. Ông thưa chuyện với Chúa nhưng thực ra là ông đang độc thoại một mình. Ông "tạ ơn Chúa" nhưng thực ra là ông muốn Chúa hãy biết ơn ông. Bảng liệt kê công đức của ông không có gì sai, ông thật là người đáng khen, không có gì để chê trách, một tín đồ trung thành với lề luật, một mẫu gương trong đời sống đạo.

Chỉ tiếc là người Pharisêu đã tự nâng mình lên nên đã bị hạ xuống. Cái tôi của ông quá lớn đến nỗi ông chỉ hướng về mình mà không còn hướng về Chúa; công trạng của ông quá nhiều đến nỗi ông chỉ nhìn thấy tài năng của mình mà không thấy ân ban; đức độ của ông quá cao đến nỗi thấy người khác quá thấp. Sự sai lầm này khiến ông từ một người công chính trở thành kẻ bất chính.

Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Người này chỉ biết cúi đầu nhận tội lỗi mình và cậy trông vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Sự chân thật và khiêm nhường khiến người thu thuế từ một kẻ bất chính trở thành người công chính. Quả thật, "Một người tội lỗi ý thức thân phận tội lỗi của mình còn tốt hơn một vị thánh ý thức mình là thánh" (Yiddish).

Điều này cho ta thấy, điểm yếu nhất của con người là lòng kiêu hãnh. Không lạ gì mà sự thật bị bóp méo và những gì tốt lành cũng bị biến dạng. Chỉ có sự khiêm tốn và lòng kính trọng tha nhân mới tạo cho ta một đời sống chân chính. Ngoài ra, điều sai lầm trầm trọng của người Pharisêu khi cầu nguyện là chỉ qui hướng về mình, lấy mình làm trung tâm, thấy mình là quan trọng, đời sống ông quá đầy đặn đến nỗi Thiên Chúa trở nên thừa. Chúa chỉ còn là bình phong cho ông tô vẻ bản thân, và người khác chỉ là bệ chân để cho ông tỏa sáng.

Thật ra, tội lỗi hay công đức đều có thể làm ta khép lại hay mở ra. Ðiều quan trọng là thấy mình luôn cần đến Chúa. Làm sao ta tận dụng mọi năng lực Chúa ban mà vẫn hoàn toàn phó thác cho Chúa định liệu. Chúng ta được nên công chính do lòng thương xót của Chúa chứ không phải do công lao hay đức độ của mình. Chúng ta có làm được điều gì tốt lành và hữu ích cho cuộc sống cũng là do ơn Chúa ban. Đang khi đó có biết bao việc gây buồn phiền và tai hại cho người mà nhiều khi ta đâu có thấy hết. Chỉ với những tâm tình đó, ta mới biết cầu nguyện bằng những lời lẽ chân thành và khiêm tốn của người thu thuế: "Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi".

Cầu nguyện

Lạy Chúa!

Xem ra con luôn dễ tự hào,

cũng do bản tính thích làm cao,

cho rằng chỉ mình là độc đáo,

nhưng rồi thực tế chẳng ra sao.

Cũng giống như người Pha-ri-sêu,

cứ tưởng mình là người đạo đức,

khi làm được một ít việc lành,

chưa gì mà đem ra so sánh,

thấy mình tốt hơn người bên cạnh,

thế là lên mặt để khinh chê.

Có thể anh ta là người tốt,

nhưng vì kiêu căng và ngạo mạn,

nên bao công đức cũng tiêu tan,

cuối cùng lại còn mang thêm tội.

Con có làm được điều gì đó,

cũng chỉ là nhờ ơn Chúa thôi,

giống như dụng cụ trong tay chủ,

chỉ vô dụng nếu không được dùng,

điều quan trọng là sống tín trung,

sống ung dung nhưng không tự mãn,

Con biết mình cát bụi mọn hèn,

thân con như sỏi đá ươn hèn,

nếu con có gì đáng tự hào,

thì niềm tự hào là chính Chúa,

Đấng đã khai mở cuộc đời con,

và làm triển nở cho nên trọn.

Cho con canh tân lại chính mình,

bớt đi những thói xấu hư hèn,

giảm đi những điều gây hư hại,

loại trừ những thứ khiến hư thân,

một đời luôn sốt sắng chuyên cần,

hết lòng yêu Chúa và tha nhân. Amen.

1. Cùng lên đền thờ cầu nguyện, nhưng một kẻ kiêu căng, một kẻ khiêm nhường.

Xem ra bên ngoài thì người biệt phái là người công chính. Nhưng khi anh ta khoe khoang công trạng của mình và kể tội của người khác thì anh ta trở thành bất chính. Đang khi đó người thu thuế khiêm nhường nhận biết mình tội lỗi hư hèn, thấy mình chẳng làm được gì tốt, chỉ biết thống hối và kêu cầu Chúa thương xót. Anh ta đã được tha thứ tất cả để bắt đầu lại cuộc sống mới. Từ kẻ bất chính anh ta đã trở nên người công chính.

Chúng ta có thể cũng giống người biệt phái, khi ý thức về tội lỗi của người khác nhưng lại không ý thức về tội lỗi của chính mình. Chúng ta lo nói về tội của người khác mà quên tội của mình. Ta có đầy khiếm khuyết nhưng lại hay đi bới móc và xét đoán anh chị em mình.

Nhiều khi ta đến tòa cáo giải với một bảng liệt kê các tội đã phạm. Các tội ấy không khác nhau mấy từ lần xưng tội này đến lần xưng tội khác. Xưng xong rồi ra về và mọi sự đều trở lại y như cũ. Việc xưng tội không giúp ta cải thiện con người bao nhiêu. Tại sao? Vì chúng ta xưng tội mà không ý thức thân phận tội lỗi đáng ghê tởm của mình, nên có lòng thống hối sâu xa, không quyết tâm chừa tội, cũng không cảm nhận về lòng thương xót Chúa.

2. Hai người cùng cầu nguyện nhưng hai hướng khác nhau.

Người biệt phái hướng về bản thân mình và khinh chê người khác “…con không như kẻ khác, tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia". Đồng thời để khoe khoang công trạng lớn lao của mình: "Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con". Còn lòng trí người thu thuế thì chỉ biết hướng về Chúa: "Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi".

Sai lầm trầm trọng của ông Pharisêu bắt đầu từ câu này: “Vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình hoặc, như tên thu thuế kia” (Lc, 8,11).

Người thu thuế nhận mình lầm rỗi, ông biết rõ tội mình vô phương cứu chữa, chẳng dám ngước mắt nhìn lên, chỉ biết đấm ngực ăn năn và kêu xin lòng thương xót Chúa. Ông bất lực hoàn toàn, chỉ phó thác cho lòng Chúa khoan dung. Ngay lúc đó, ông đã trở nên công chính bên trong. Chính tâm tình ấy mà Chúa đã nhìn xuống và làm cho ông nên công chính.
 
Loan báo Tin mừng
Lm. Thái Nguyên
16:12 18/10/2022



LOAN BÁO TIN MỪNG
Chúa Nhật truyền giáo : Mc 16, 15-20

Suy niệm

Truyền giáo là một từ ngữ đã gây nhiều vấp váp và hiểu lầm trong quá khứ, cũng không phải là từ ngữ dễ nghe đối với thế giới ngày nay, một thế giới đa nguyên, đa tôn giáo. Chúng ta dùng từ “truyền giáo” dịch từ tiếng Latinh là “missio”. Đúng hơn đây là một “sứ mạng” của toàn thể Giáo hội phát xuất từ một mệnh lệnh và là một ước mơ của Đức Kitô Phục Sinh: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo…". Không lạ gì mà ngay sau Công Đồng Vatican II năm 1967, Đức Phaolô VI đã quyết định chính thức đổi Bộ Truyền Giáo thành “Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc”. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì từ “truyền giáo” vẫn còn tiếp tục được dùng một cách rất tự nhiên và nhiều khi ngay cả trong các bản văn chính thức.

Vì thế, truyền giáo mà chúng ta muốn nói đến ở đây là “sứ mạng” hay “làm chứng”, hoặc hình tượng hơn là “làm muối,” “làm men,” “làm ánh sáng”… Đó là những hình ảnh chính Chúa Giêsu đã dùng khi trao sứ mạng cho các môn đệ. Muối, men, ánh sáng thì không ồn ào áp chế – công việc của nó là âm thầm hiện diện, và chỉ cần hiện diện đúng như bản chất của mình, tự khắc môi trường xung quanh nó sẽ thấm mặn, sẽ dậy men, và sẽ đầy ánh sáng. Đó phải là bản chất của mỗi Kitô hữu, nói lên sứ mạng mà chúng ta đã lãnh nhận từ khi chịu phép Rửa tội, nhất là khi chịu phép Thêm sức. Trong ý nghĩa đó mà thánh Phaolô đã khẳng định: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”.

Truyền giáo hay loan báo Tin Mừng thuộc về bản chất của Giáo hội. Không truyền giáo, Giáo Hội không còn là Giáo Hội. Giáo xứ mà không truyền giáo thì không còn là giáo xứ. Gia đình hay bản thân chúng ta cũng thế, không truyền giáo là không tin Chúa, bởi vì đức tin không có hành động là đức tin chết. Hành động của đức tin là đức ái, mà đức ái cao cả nhất là ban tặng chính Chúa cho người khác.

Chúng ta được gia nhập vào Giáo hội Chúa là để được sai đi làm cho Nước Cha trị đến, như chúng ta vẫn cầu nguyện trong kinh Lạy Cha. Cầu mà không làm là giả dối. Làm mà không nhiệt tình là coi nhẹ Lời Chúa.

Làm việc truyền giáo không phải là chiêu dụ hay mua chuộc người khác, mà là sự hấp dẫn họ bằng chính đời sống mình, một đời sống chân thật, hiền lành, khiêm tốn và yêu thương phục vụ; một đời sống cho thấy Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành, và là Cha nhân lành của toàn thể nhân loại. Trên nền tảng đó, mọi người đều là anh em với nhau.

Sứ vụ truyền giáo của Giáo hội thời nào và ở đâu cũng bắt đầu từ mẫu gương Chúa Giêsu. Ngài đi đến với mọi người, nhất là những người nghèo hèn, bệnh tật, tội lỗi. Ngài yêu quí họ, sống gần gũi với họ, cứu giúp và nâng đỡ họ, đem lại an vui và sự sống dồi dào cho họ. Ngài sống nghèo nàn, đơn giản, khiêm nhu phục vụ, đón nhận mọi đau khổ do chính sự gian ác của con người, và cuối cùng hy sinh mạng sống mình làm giá cứu chuộc, nói lên tình yêu cực độ của Thiên Chúa đối với mọi người. Nếu ta thực sự yêu mến Chúa thì hãy làm như Chúa đã làm, sống như Chúa đã sống, nghĩa là dám ra khỏi mình để đến với mọi người.

Người tín hữu Việt Nam có vẻ như đang “nhốt Chúa” trong nhà thờ, trong nhà mình, trong cộng đoàn giáo xứ mình. Thay vì đi ra (nhất là các linh mục) đến với mọi người, thì lại thích bám trụ trong môi trường và vị thế của mình để sống an toàn. Có lẽ vì lý do này mà Đức Thánh Cha Phanxicô phải nhấn mạnh rằng:“Giáo hội phải như Thiên Chúa: luôn đi ra; và khi Giáo hội không đi ra, Giáo hội bị bệnh. Tại sao trong Giáo hội có nhiều bệnh? Vì Giáo hội không đi ra ngoài. Đúng là khi một người đi ra ngoài sẽ có thể gặp nguy hiểm, tai nạn. Nhưng một Giáo hội gặp tai nạn do ra đi loan báo Tin Mừng thì tốt hơn là một Giáo hội ốm yếu do đóng kín. Thiên Chúa luôn ra đi, vì Ngài là Cha, vì Ngài yêu thương. Giáo hội phải làm như vậy: luôn đi ra ngoài”.

Đã đến lúc Chúa tiếp tục mời gọi mỗi người chúng ta, dù ở đâu và làm gì, cũng có thể loan báo Tin Mừng. Đó là thách đố không nhỏ! Nhưng Giáo hội cho thấy nhiệm vụ chính của giáo dân, nam cũng như nữ, là làm chứng về Chúa Kitô bằng cung cách sống, cũng như bằng lời nói, trong gia đình, trong các đoàn thể xã hội, cũng như trong môi trường nghề nghiệp. Sẽ là tuyệt vời khi mỗi người có những ân huệ khác nhau, biết đồng tâm chung sức xây dựng Giáo hội thành nhiệm thể của Đức Giêsu. Đó là bí tích cứu độ, bí tích của thế giới (Sacramentum mundi), bởi càng nhiều người dấn thân loan báo Tin Mừng, Giáo hội càng có thêm nhiều người nhận biết và yêu mến Thiên Chúa.

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu!
Loan Tin Mừng là nhiệm vụ cấp thiết,
là sứ vụ cuộc đời Ki-tô hữu,
để Chúa đến và làm chủ nhân gian,
mang lại ơn cứu độ cho con người.
Có biết bao người đang tìm Chúa,
đang khao khát được gặp Chúa,
đang mong nghe được Lời Chúa,
đang muốn thấy Chúa qua chúng con.
Trước tiên cho con biết nguyện cầu,
để tình yêu Chúa được thấm sâu,
để có nhiều tâm hồn quảng đại,
không ngại dấn thân phụng sự Chúa.
Cho con biết hăm hở và niềm nở,
trong tương quan gặp gỡ với mọi người,
với thái độ chân thành và thương mến,
tạo an vui và liên kết vững bền.
Nhưng đến với mọi người thật không dễ,
vì trong xã hội vô thần và duy vật,
có nhiều điều cách biệt trong tâm tưởng,
với quan niệm và lối sống trái ngược.
Xin cho con cứ nỗ lực dấn thân,
dám đi đến với tất cả mọi người,
cứ nhiệt tâm ân cần với sứ vụ,
đừng nghi ngờ sợ lo hay phòng thủ,
chỉ sợ con không yêu đủ mà thôi.
Con cảm thấy như Chúa đang than thở:
“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít...”
và con biết Chúa đang kiếm tìm người,
Này con mạo muội chân tình xin thưa:
Con đây lạy Chúa hãy đưa con vào. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhóm tự do tôn giáo yêu cầu ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc về cuộc đàn áp của Iran
Đặng Tự Do
05:42 18/10/2022


Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là USCIRF, đã kêu gọi chính quyền Biden thành lập một ủy ban điều tra tại Liên Hiệp Quốc để xem xét việc Iran đàn áp tàn bạo các cuộc biểu tình.

Một làn sóng biểu tình được mô tả là một cuộc nổi dậy lan rộng khắp Iran sau cái chết của Mahsa Amini vào ngày 16 tháng 9. Người phụ nữ Iran 22 tuổi đã chết trong sự giam giữ của cảnh sát đạo đức sau khi cô bị bắt vì tội không tuân theo luật hijab bắt buộc phụ nữ phải trùm đầu.

Nhưng ủy ban đặc biệt lo ngại về cái chết của những người Hồi Giáo dòng Sunni dưới bàn tay của lực lượng an ninh Iran vào ngày 30 tháng 9. Iran là một quốc gia đa số theo dòng Shiite và người Hồi giáo Sunni là một nhóm tôn giáo thiểu số.

Vụ thảm sát ở thành phố Zahedan là nơi sinh sống của người dân tộc thiểu số Baluch (đôi khi được đánh vần là “Baloch”). Những người biểu tình sau những buổi cầu nguyện tại khu phức hợp cầu nguyện Great Mosalla đã hét lên các khẩu hiệu chống chính phủ khi họ đối mặt với lực lượng an ninh bắn vào đám đông. New York Times đưa tin cộng đồng có thể đã phản đối một cảnh sát bị cáo buộc cưỡng hiếp một cô gái trẻ.

Tổ chức Ân xá Quốc tế báo cáo rằng có tới 82 người có thể đã thiệt mạng; 66 trong cuộc bạo loạn ngày 30 tháng 9 và 16 vụ khác trong các sự việc riêng biệt trong thành phố kể từ đó.

Nury Turkel, Chủ tịch USCIRF, cho biết: “Việc Iran sử dụng vũ lực quá mức và gây chết người chống lại những người biểu tình khẳng định quyền tự do tôn giáo của họ là hành vi vi phạm đáng kể luật pháp quốc tế.”

Các nạn nhân của cuộc đàn áp của Cộng hòa Hồi giáo không chỉ giới hạn ở các nhóm thiểu số tôn giáo. Ủy ban Bảo vệ Quyền Trẻ em của Iran viện dẫn việc lực lượng an ninh giết chết 28 trẻ em hoặc thanh thiếu niên liên quan đến các cuộc biểu tình, trong đó nhiều người biểu tình cởi bỏ khăn trùm đầu để tỏ thái độ bất chấp các giáo sĩ cầm quyền.

USCIRF đã khuyến nghị trong báo cáo năm 2022 rằng Iran được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ định là một quốc gia đáng lo ngại vì những vi phạm tự do tôn giáo có hệ thống và nghiêm trọng.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã ghi lại các video cho thấy lực lượng an ninh sử dụng súng ngắn, và súng trường tấn công chống lại người biểu tình. Tổ chức này đã lập danh sách 47 cá nhân thiệt mạng, hầu hết do bị đạn bắn.

Các cuộc biểu tình làm rung chuyển Iran được coi là nghiêm trọng nhất kể từ năm 2009.

Các ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc được thiết kế để đưa ra các tình huống vi phạm nghiêm trọng luật nhân quyền quốc tế.

Mỹ là một trong 47 quốc gia thuộc Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, là cơ quan liên chính phủ chính trong hệ thống Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm giải quyết các tình huống vi phạm nhân quyền.

Vào tháng 4, Hội đồng Nhân quyền đã thành lập một ủy ban điều tra về các vi phạm nhân quyền do hậu quả của cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Source:Religion News
 
Liệu cuối cùng Đức Thánh Cha Phanxicô và Thượng phụ Kirill của Nga có gặp nhau tại đất nước Âu Châu nhỏ bé này không?
Đặng Tự Do
05:43 18/10/2022


Trong cuộc tiếp kiến riêng với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 10 tháng 10, thủ tướng Montenegro đã đề xuất rằng một cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill của Mạc Tư Khoa có thể diễn ra tại đất nước của ông.

Phát biểu với CNA vào ngày 11 tháng 10, Dritan Abazović lưu ý rằng “chúng tôi là một quốc gia nhỏ bé và hòa bình không có áp lực chính trị. Chúng tôi không có nền kinh tế lớn để cạnh tranh với các nước khác. Chúng tôi là một quốc gia Chính thống giáo, nhưng chúng tôi tràn đầy tinh thần đối thoại. Vì vậy, chúng tôi có thể là quốc gia nơi Đức Giáo Hoàng có thể tổ chức các cuộc họp quan trọng với các nhà lãnh đạo tôn giáo toàn cầu khác”.

Abazović nói: “Tôi đã mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Montenegro, và tôi đã đề nghị với Đức Giáo Hoàng rằng Montenegro, nếu ngài đồng ý với điều đó, có thể là nơi thích hợp để cố gắng sắp xếp cuộc gặp ở Montenegro với Thượng phụ Mạc Tư Khoa Kirill, nhà lãnh đạo của Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga.”

Vào năm 2020, có tin đồn về một chuyến thăm Montenegro có thể xảy ra. Đây sẽ là một điểm dừng chân trong chuyến đi đến Síp và Hy Lạp. Tuy nhiên, hành trình đến Síp và Hy Lạp diễn ra vào năm 2021 và không bao gồm chuyến thăm tới Montenegro.

Các cuộc nói chuyện về cuộc gặp thứ hai giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn nước Nga - sau cuộc gặp gỡ của hai vị vào năm 2016 - đã diễn ra kể từ trước cuộc chiến ở Ukraine.

Đức Giáo Hoàng và Thượng Phụ Kirill đã gặp nhau trực tuyến vào ngày 6 tháng 3, và một cuộc gặp gỡ cá nhân được cho là sẽ diễn ra tại Giêrusalem vào ngày 14 tháng 6 khi kết thúc chuyến đi đến Li Băng, cũng đã bị hủy bỏ.

Hơn nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng một cuộc gặp với Thượng Phụ Kirill được coi là không phù hợp.

Một địa điểm khác cho cuộc gặp gỡ là Kazakhstan vào ngày 14 tháng 9, nơi cả Đức Thánh Cha Phanxicô và Thượng phụ Kirill đều được lên kế hoạch tham gia Đại hội các nhà lãnh đạo của các tôn giáo truyền thống và thế giới. Thượng Phụ Kirill, tuy nhiên, đã rút lại sự tham gia của mình ngay trước cuộc họp.

Chính trong bối cảnh đó mà thủ tướng Montenegro hiện đã đề xuất đất nước của mình cho một cuộc gặp như vậy. Quốc gia ở Đông Nam Âu Châu, nhỏ hơn một chút so với bang Connectictut của Hoa Kỳ, là nơi sinh sống của khoảng 620,000 người và từng là một phần của Nam Tư. Ngày nay, Montenegro có chung biên giới với Albania, Bosnia và Herzegovina, Croatia, Kosovo và Serbia.


Source:Catholic News Agency
 
Nhà thờ Hồi giáo nổi tiếng ở Đức vang lên lời kêu gọi công chúng cầu nguyện đầu tiên
Đặng Tự Do
17:15 18/10/2022


Lời kêu gọi cầu nguyện của người Hồi giáo lần đầu tiên được phát ra trước công chúng từ một trong những nhà thờ Hồi giáo lớn nhất của Đức vào thứ Sáu, nhưng với số lượng hạn chế, như một phần của dự án đã được thỏa thuận với chính quyền ở Köln, nơi có một trong những cộng đồng Hồi giáo lớn nhất đất nước.

Các nhà chức trách ở thành phố lớn thứ tư của Đức năm ngoái đã dọn đường cho các nhà thờ Hồi giáo xin phép cho các muezzin kêu gọi tối đa năm phút từ trưa đến 3 giờ chiều vào các ngày thứ Sáu, với giới hạn tiếng ồn được đặt bên trong mỗi nhà thờ Hồi giáo tùy theo vị trí của nó.

Lời kêu gọi cầu nguyện không phải là lần đầu tiên xảy ra ở Đức nhưng lần này gây chấn động vì nó xảy ra ở một nhà thờ Hồi giáo đặc biệt nổi bật. Nhà thờ Hồi giáo Trung tâm, một tòa nhà hiện đại với hai tòa tháp cao, nằm trên một con đường sầm uất ngay phía tây của trung tâm thành phố Köln. Được điều hành bởi Liên minh các vấn đề tôn giáo của Thổ Nhĩ Kỳ, hay DITIB, và đã được khánh thành bởi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào năm 2018.

Cho đến nay, lời kêu gọi cầu nguyện chỉ được nghe thấy bên trong tòa nhà. Đầu giờ chiều thứ Sáu, nó được phát qua hai loa phóng thanh, mặc dù chính quyền quy định rằng nó nên được giới hạn ở mức 60 decibel đối với những người dân gần đó.

Cuộc gọi kéo dài chưa đầy năm phút và chỉ có thể được nghe thấy ngay bên ngoài nhà thờ Hồi giáo. Ở phía bên kia đường, khoảng 20 người biểu tình tụ tập với các biểu ngữ, trong đó có một người yêu cầu “Không có cuộc gọi Muezzin ở Köln! Không gian công cộng nên trung lập về mặt ý thức hệ” Họ được tham gia bởi một nhóm phụ nữ phản đối chiến dịch trấn áp các cuộc biểu tình ở Iran.

DITIB cho biết một thỏa thuận cho cuộc thử nghiệm kéo dài hai năm đã đạt được với thành phố vào thứ Tư.

“Đây là một bước quan trọng trong nhận thức của các cộng đồng tôn giáo, theo đó Hồi giáo là một phần của xã hội,” Abdurrahman Atasoy, một quan chức cấp cao của nhóm, cho biết trong một tuyên bố.

“Người Hồi giáo đã đến đây; và được chấp nhận với các nhà thờ Hồi giáo đại diện của họ như một phần hữu hình; và với lời kêu gọi cầu nguyện này; nó tiêu biểu cho một phần có thể nghe được trong thông điệp cốt lõi của quá trình lâu dài này,” ông nói

Thị trưởng Henriette Reker cho biết năm ngoái rằng người Hồi giáo, nhiều người trong số họ sinh ra ở Đức, là một phần vững chắc của xã hội ở Köln, một thành phố có địa danh trung tâm là nhà thờ chính tòa Công Giáo uy nghiêm.

“Nếu chúng ta cũng nghe thấy tiếng gọi muezzin trong thành phố của chúng ta cùng với tiếng chuông nhà thờ, thì điều đó cho thấy rằng sự đa dạng được đánh giá cao ở Köln,” cô nói.

Tuy nhiên, những hạn chế áp đặt đối với dự án chỉ ra sự nhạy cảm lâu dài đối với vị trí của Hồi giáo trong xã hội Âu Châu. Và bản thân việc xây dựng Nhà thờ Hồi giáo Trung tâm đã thu hút sự phản đối từ các nhóm cánh hữu.

Susanne Schroeter, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Frankfurt về tư tưởng Hồi giáo, nói với đài truyền hình công cộng WDR rằng cô lo ngại rằng cuộc gọi muezzin tại Nhà thờ Hồi giáo Trung tâm có thể được coi là một “chiến thắng” bởi “những người theo chủ nghĩa Hồi giáo cứng rắn”.
Source:Religion News
 
Những kẻ phá hoại bị bắt quả tang khi phun sơn nhà thờ Michigan
Đặng Tự Do
17:16 18/10/2022


Một nhà thờ Công Giáo ở Lansing, Michigan, đã công bố một đoạn video an ninh ghi lại cảnh ba cá nhân trùm đầu đang phá hoại nhà thờ vào ngày 8 tháng 10 với những biểu ngữ ủng hộ phá thai và những hình vẽ bậy bài Công Giáo.

Ba người có thể được nhìn thấy khi đi bộ đến Nhà thờ Phục sinh trên Đại lộ Đông Michigan và phun sơn graffiti trên lối đi, cửa ra vào và bảng hiệu của nhà thờ trước khi bỏ trốn khỏi hiện trường. Nó xảy ra ngay trước nửa đêm.

Bất kỳ ai có thông tin về vụ phá hoại này nên liên hệ với Sở cảnh sát Lansing.

Hình vẽ bậy chứa đựng những thông điệp thù hận và thô tục đả kích vụ lật lại vụ án Roe kiện Wade, năm 1973 của Tòa án Tối cao về việc liên bang hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc.

Dòng chữ “Hủy bỏ tòa án” và “Những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc Kitô hãy chết đi” được sơn màu đen trên lối đi phía trước các bậc thang của Nhà thờ Phục sinh. Những kẻ phá hoại cũng vẽ một cây thánh giá với một dấu gạch chéo ở giữa.

Hai cây thánh giá màu đỏ lộn ngược cũng được để lại trên hai cánh cửa của nhà thờ.

Nhiều hình vẽ graffiti màu đỏ trên lối đi có nội dung “Chủ nghĩa nữ quyền không phải chủ nghĩa phát xít”, “đập tan chế độ gia trưởng”, “Khôi phục Roe”.

Những hình vẽ bậy khác, cả trên lối đi và bảng hiệu đèn LED của nhà thờ, đều chứa ngôn ngữ tục tĩu. Một bức ảnh cho thấy trẻ nhỏ phải nhìn thấy những dòng chữ bậy bạ khi chúng bước ra khỏi Thánh lễ vào ngày 9 tháng 10.

Một trong những thông điệp trên bảng hiệu của nhà thờ có nội dung “Hãy giết tất cả những người theo chủ nghĩa dân tộc Kitô”.

Cha sở của nhà thờ, là Cha Steve Mattson, nói với CNA hôm thứ Tư rằng chi phí thiệt hại ước tính khoảng 15,000 đô la. Sở cảnh sát Lansing đang điều tra vấn đề.

Mattson nói rằng bảng hiệu của nhà thờ hiện có nội dung: “Đối với bất kỳ ai phá hoại và vẽ bậy, chúng tôi tha thứ cho bạn và chúng tôi đang cầu nguyện cho bạn.”

Vào đêm trước khi tấm biển bị phá hoại, Cha Mattson cho biết, một giáo dân đã đưa ra lời chứng về sự hoán cải và chữa lành của cô sau khi phá thai nhiều năm trước.

“Tôi nghĩ về mặt tâm linh, sự phá hoại này xảy ra vào đêm hôm đó là một dấu hiệu chắc chắn cho chúng ta thấy rằng sự chữa lành mà Chúa ban là điều mà Satan căm ghét”

Cha Mattson nói, thay vì nản lòng trước những hành động phá hoại này, giáo xứ được khuyến khích vì những giá trị phò sinh của họ. Ngài nói thêm rằng ngài cảm thấy buồn cho những kẻ phá hoại và sẽ cầu nguyện cho sự hoán cải của họ.

Thiệt hại từ hành động phá hoại với những thđđ ủng hộ phá thai đã trở thành cảnh tượng phổ biến đối với người Công Giáo và những người ủng hộ cuộc sống trong vài tháng qua. Các báo cáo bắt đầu tăng vào tháng 5, khi quyết định trong vụ Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson bị rò rỉ trên các phương tiện truyền thông cho thấy Roe kiện Wade đã sẵn sàng bị lật ngược.

Kể từ khi sự việc bắt đầu, một số vụ bắt giữ đã được thực hiện trong các vụ phá hoại nhà thờ. Tuy nhiên, trong số hơn 50 trung tâm mang thai hộ đã bị phá hoại, không một vụ bắt giữ nào được báo cáo.
Source:Catholic News Agency
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh Hành Trình Emmaus IX cuả các linh mục VN tại Hoa Kỳ: ghi danh trước giờ Khai mạc
Trần Mạnh Trác
15:15 18/10/2022
Xem hình ảnh

Như đã loan báo 1 tháng trước đảy, đại hội Hành Trình Emmaus lần thứ 9 vừa khai mạc tưng bừng tại Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Garland, Texas vào chiều thứ Hai ngày 17/10/2022.

Đây là một đại hội qui tụ các linh mục VN phục vụ tại Hoa Kỳ, được LIÊN ĐOÀN Công Giáo VIỆT NAM tổ chức 2 năm 1 lần.

Ngay từ trưa các linh mục từ khắp nơi đã bắt đầu ‘bay về’ và được ban tiếp tân cuả GX DMHCG tiếp đón, hướng dẫn, trao vật dụng ‘trợ huấn’ và khoản đãi ân cần. Cái không khí nhộn nhịp và thân mật đã làm cho nhiều linh mục có lời khen và nhờ chúng tôi đưa tiếng cám ơn trên VietCatholic tới giáo dân cuả Gx DMHCG nói riêng và tới toàn thể cộng đồng Công Giáo vùng Dallas-Ft Worth đã tham gia vào việc tổ chức nói chung.

Một Cha từ Cali tâm sự Ngài chưa từng thấy và rất bất ngờ được thấy một đại hội tổ chức chu đáo như thế này, và hãnh diện vì có dịp tới thăm các cộng đồng VN vùng Dallas-Ft Worth.

Cũng trong dịp này chúng tôi hân hạnh được phỏng vấn một số quí Cha trong ban tổ chức, một số quí Cha tham dự và cả một số quí Cha diễn giả. Những Video đó sẽ được trình làng sau.

Đính kèm là Album ghi hình lúc ghi danh tại hội trường Anphong cuả Gx DMHCG, chúng tôi sẽ phát hành những album kế tiếp về Lễ Khai Mạc, Tiệc Khai Mạc, và các ngày kế tiếp.

Hình ảnh sẽ do nhiều phóng viên VietCatholic đóng góp, cách riêng có sự tham gia cuả anh Phạm Thái Hùng và Ngô Phước.
 
Video Đại hội Thánh Nhạc lân thứ 49 tại TT Mục Vụ TGP Sàigòn
Lm. Nguyễn Đình Thục
16:42 18/10/2022
 
Video cộng đoàn Xitô Thánh Mẫu La Vang Thornton, California kỷ niệm 5 năm thành lập
Thái Phạm
19:31 18/10/2022
 
Văn Hóa
Về Giáo Hội của Chúa Kitô, tác phẩm gần cuối đời của Jacques Maritain, chương bốn
Vu Van An
20:45 18/10/2022

Chương bốn: Ơn vô ngộ của Giáo hội



Xét trong tính hiệp nhất và tính phổ quát, Giáo hội không thể sai lầm hoặc thiếu sót

1. Xét trong tính hiệp nhất và tính phổ quát của mình, hoặc trong tư cách ngôi vị và một ngôi vị được Thiên Chúa trợ giúp, Giáo hội không thể sai lầm hoặc thiếu sót, Gioan thành Arc biết rõ điều này, và bà cũng biết rằng các thẩm phán của Rouen không phải là Giáo hội.

Ngôi vị Giáo hội không thể phạm sai lầm, mặc dù, ở những nơi không phải chính Giáo Hội nói và hành động qua họ như công cụ{1}, người của Giáo hội mắc sai lầm thường xuyên và nghiêm trọng giống như những người của thế gian (chắc chắn nghiêm trọng hơn, do tầm quan trọng trong trách nhiệm của họ), và mặc dù người ta thấy họ sa vào cái bẫy đặt dưới chân họ bởi từng thời đại của lịch sử một cách dễ dàng và nhiệt tình, Chúa Giêsu Kitô luôn lo liệu để, qua mọi thiếu sót của con người, và sự thiển cận của chúng ta tệ hại đến đâu, sự tiến bộ của Nhiệm thể Người vẫn tiếp diễn ở đây trên trái đất này.



Nhưng ở đây chúng ta phải xem xét Giáo hội dưới khía cạnh hiệp nhất và phổ quát của nó. Trong sứ mệnh thông truyền cho chúng ta các chân lý được Thiên Chúa mạc khải bằng cách huấn giáo chúng ta về tín lý đức tin và luân lý, về việc thánh hóa con người bằng các Bí tích, và theo đuổi công trình của Chúa Kitô bằng cách chịu đau khổ với Người cho đến tận thế, Giáo Hội không thể sai lầm cũng không thiếu sót.

Điều này phát xuất ngay từ sứ mệnh đã nhận được từ Thiên Chúa này, và từ sự trợ giúp không ngừng đã được hứa ban cho Giáo Hội: "Và hãy biết rằng Thầy luôn ở cùng các con, cho đến ngày tận thế" (Mt 28: 20). Đây là lý do tại sao Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng Giáo Hội là "cột trụ và thành lũy của sự thật" (I Tm 3:15).

2. Nếu chúng ta tưởng tượng rằng bất cứ lúc nào kể từ Lễ Ngũ Tuần, Giáo Hội có thể mắc sai lầm trong việc truyền tải lời Chúa cho chúng ta, thì làm sao chúng ta có thể tin một cách xác tín tuyệt đối, vì chính Chúa đã mạc khải chúng, vào các sự thật mà Giáo Hội đã đề xuất cho chúng ta, làm thế nào chúng ta có thể sẵn sàng chết cho điều nhỏ nhoi nhất của Kinh Tin Kính? Về phía đối tượng được trình bày cho tâm trí, tin rằng Thiên Chúa hiện hữu và Người muốn điều tốt lành cho các tạo vật của Người là điều đầu tiên của đức tin. Nhưng về phía chủ thể tin, tin vào Giáo hội là điều đầu tiên và là giả thiết đầu tiên của đức tin được tuyên xưng một cách có ý thức và minh nhiên. Làm lung lay đức tin vào Giáo hội trong các linh hồn là làm lung lay đức tin thần học của họ, và dẫn họ tuột xa khỏi ân sủng mà họ không hay biết.

Một số từ ngữ về phương thức tư duy huyền thoại và về việc phi huyền thọai hóa

1. Trong ngôn ngữ hiện nay, chữ "huyền thoại" có nghĩa khinh bạc và đồng nghĩa với truyện ngụ ngôn. Nhưng thực ra, điều phù hợp là nghĩ về những huyền thoại tôn giáo như những huyền thoại mà dưới ảnh hưởng của chúng, toàn thể nhân loại đã sống trong nhiều thế kỷ trước đây, và ngày nay một phần rộng lớn của nhân loại vẫn ít hay nhiều tiếp tục sống dưới sức chi phối của chúng, một cách rất tôn trọng, và gần như tôn kính.

Những tác phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo qua đó nhiều trực giác tuyệt vời đã xuất hiện, chúng mang theo nhiều chân lý vĩ đại, trộn lẫn với nhiều lầm lẫn, nói cho đúng, người ta không nắm được các sự thật này đúng như chúng là, vì trí hiểu vẫn còn đắm chìm trong các giác quan nên vẫn chưa rút được ý niệm sự thật trong cái tinh tuyền khả niệm của nó. Không có gì ngạc nhiên khi Thiên Chúa, trong khi chờ đợi tới lúc Người tự làm cho Người được biết đến nhờ các tiên tri, và tới lúc Con của Người xuống trần gian để công bố sự thật trọn vẹn, đã để việc giáo dục đầu tiên cho con người được hoàn thành nhờ huyền thoại, và cả điều này cũng không làm ta ngạc nhiên, là kể cho dân Người chọn nghe câu chuyện về sự sáng tạo, Người đã để nhà văn được linh hứng sử dụng phương thức ngôn ngữ và suy nghĩ phù hợp với các truyền thống sơ khai, và dạy dỗ chúng ta bằng "huyền thoại nói lên sự thật", như tôi đã nhận định trong một tiểu luận về chương thứ hai và thứ ba của sách Sáng thế{2}. Những gì chúng ta đọc về việc dựng nên Evà từ xương sườn của Ađam và về hai cây mọc trong Thiên đàng dưới đất, trên thực tế vẫn thuộc về "thể loại văn chương" huyền thoại và trình bày cho chúng ta dưới các hình ảnh mà ta không nên hiểu theo nghĩa đen, nói cách khác là dưới một hình thức hư cấu và trong những câu tuyên bố mà ý nghĩa hiển nhiên của nó không phải là ý nghĩa thực sự, một nội dung của sự thật có tầm quan trọng tối cao mà chúng ta được yêu cầu khám phá, hay đúng hơn là điều mà Giáo hội được yêu cầu khám phá cho chúng ta, như Giáo hội đã làm tại Công đồng Trent liên quan đến tội nguyên tổ, sự lây truyền và ảnh hưởng của nó (mà không đề cập đến cây biết điều thiện và điều ác, cũng không đề cập đến việc ăn trái cây của nó; chỉ có việc Ađam phản bội lòng tin mới là đối tượng của cuộc thảo luận, - vừa mầu nhiệm vừa vô cùng nghiêm trọng){3}. Tôi nghĩ rằng cảnh ngộ của hai chương này trong sách Sáng thế, trong đó cần phải tìm ý nghĩa đích thực bên dưới một ý nghĩa hiển nhiên không phải là nó, có tính cách độc nhất trong Cựu Ước. Đối với phương thức tư duy xêmít [semitic], ngay khi thiên tài Do Thái được thành lập, là một phương thức tư duy biểu tượng, chứ hoàn toàn không phải là một phương thức tư duy huyền thoại.

Cho là thế đi nữa, nhưng khi chính Đấng là Sự thật đến giữa chúng ta để làm chứng cho sự thật, đến độ chết vì nó giữa hai tên trộm, điều mà Người đã làm chứng để được tin tuyệt đối không bao gồm bất cứ điều hư cấu nào mà ta tùy ý có thể tin hay không, giáo huấn của Người hoàn toàn thoát khỏi mọi dấu vết của phương thức tư duy huyền thoại.

2. Chúng ta hãy nhận xét ở đây rằng các nhà chú giải và các nhà thần học, những người tin rằng nhiệm vụ của họ là phi huyền thọai hóa Tin Mừng và Kinh Tin Kính, đều là nạn nhân của một thành kiến hiện nay giữa các nhà triết học ý niệm [idéosophes] ngày nay, và theo đó không hề có bất cứ khẳng định nào không thể sửa đổi được{4}. Thành kiến triết học này vô giá trị: nó bao hàm mâu thuẫn, thực vậy, những người nói "không thể có bất cứ khẳng định nào không thể sửa đổi được" đã tự thốt ra ở đó một khẳng định được coi là không thể sửa đổi được, giống như những người nói "không có sự thật" đã thốt ra ở đó một khẳng định được coi là sự thật. Và thành kiến đang được đề cập không tương thích với việc thực hành trí hiểu; vì mỗi lần trí hiểu đưa ra một khẳng định mà nó cho là hoàn toàn và đơn giản phù hợp với thực tại, nó tuyên bố khẳng định này là không thể sửa đổi. Ngay trong vấn đề ngẫu nhiên, nếu tôi nói "trong lúc tôi viết những dòng này, tôi thở và tim tôi đập", đó là một khẳng định không thể sửa đổi. Còn trong các vấn đề tất yếu, nếu tôi nói "linh hồn con người là thiêng liêng và bất tử", đó là một khẳng định không thể sửa đổi. Những khẳng định này có thể được giải thích chi tiết, hoàn chỉnh, hoàn thiện vô thời hạn; tự trong chính chúng, chúng mãi không thể sửa đổi được: vì sự thật là sự tương đương của trí hiểu với điều có thực (điều hoặc trong một lúc có thể trôi qua, hoặc luôn luôn hiện hữu do bản chất của sự vật). Các triết gia nào tuyên bố rằng không thể có bất cứ khẳng định không thể sửa đổi nào thì không tin vào sự thật, hoặc tin rằng sự thật là sự tương đương giữa trí hiểu và điều đó thay đổi, chứ không phải với điều hiện hữu: như thể để thay đổi, không cần thiết phải hiện hữu trước tiên.

Viện cớ là bất cứ triết học nào cũng có thể phục vụ thần học và khoa chú giải, cũng như bất cứ gia vị nào cũng có thể hữu ích cho người nấu ăn, và do đó thần học và khoa chú giải phải sử dụng triết học, bất kể triết học này như thế nào, phổ biến trong giới trí thức vào thời đại của họ, một số trong số những người muốn là những người tiên phong gan dạ nhất của nghiên cứu, trong các vấn đề thánh thiêng, từng nhắm mắt chấp nhận chủ nghĩa ngụy biện mà tôi vừa kêu gọi phải lưu tâm. Chắc chắn, đây là lý do tại sao họ cảm thấy thoải mái trong lĩnh vực phi huyền thoại hóa thể thánh thiêng.

Tất cả những gì Chúa Kitô đã giảng dạy đều đúng vĩnh viễn, như chính Người đã nói

Các dụ ngôn mà Chúa Giêsu đã sử dụng không liên quan gì đến lối suy nghĩ huyền thoại. Chúng là những câu chuyện, những câu chuyện bí ẩn trình bày rõ ràng như vậy, và như đề nghị với trí hiểu một sự thật thần linh nào đó cần được biện phân, và dễ dàng giải đoán đối với những tâm trí đủ trong sáng và giác ngộ, trong khi chúng chỉ khiến những người khác kinh ngạc và bối rối. Hơn nữa, Người còn quan tâm đến việc giải thích chúng cho các môn đệ của Người khi họ không hiểu chúng, và rút ra cho họ ý nghĩa của chúng, một ý nghĩa vĩnh viễn đúng.

Và mỗi lần Chúa Giêsu nói một cách công khai, - "ecce nunc palam loqueris, et proverbium nullum dicis,[bây giờ Thầy nói rõ, chứ không còn dùng dụ ngôn nào nữa]" {5}, nói cách khác là mỗi lần Người tuyên bố điều gì đó bằng những từ ngữ trực tiếp và bằng phương thức tuyệt đối, thì đối với Kitô hữu, rõ ràng đó là khẳng định của Người, điều Người nói, đúng như Người nói nó, hoàn toàn và đơn giản là đúng sự thật, tuyệt đối đúng, đúng như không khẳng định đơn thuần nào của con người có thể đúng, cùng một lúc bởi ánh sáng mà nó mang lại và vén bức màn cho chúng ta, và bởi đêm thánh thiêng, trong đó nó để lại chiều sâu thần linh mầu nhiệm được mạc khải.

" Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi; các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông"{6}.

Tất cả những gì ngôi vị của Giáo hội truyền cho chúng ta như được Thiên Chúa mạc khải đều đúng vĩnh viễn, như Giáo Hội nói

Liên quan đến Kinh tin kính của Giáo hội, các định nghĩa của các Công đồng, hoặc các tín điều, như tín điều về Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội và Mông triệu, do Đức Giáo Hoàng công bố, chúng ta hãy nói tất cả đều thuộc vấn đề đức tin, công việc phi huyền thoại hóa thịnh hành ngày nay không kém kì cục so với giáo huấn của Chúa Kitô. Há không có những nhà phi huyền thoại hóa nghĩ rằng, việc Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết chỉ có trong lời rao giảng của các tông đồ đó sao (điều họ gọi là "phục sinh theo giáo huấn sơ truyền” [résurrection kérygmatique]")? Những người này phản bội đức tin bằng nụ hôn của điều họ tự gọi là đặc sủng của họ.

Chúng ta hãy lặp lại nhiều lần nếu cần thiết điều được các bản văn không thể bác bỏ được đã tuyên bố; há Giáo Hội không phải là "xác thịt của xác thịt” Chúa Kitô{7}, "Cô dâu vô nhiễm, không vết" {8} lỗi lầm hay tội lỗi đó sao? Há Giáo Hội không phải là "sự sung mãn" của Chúa Kitô đó sao? {9} là "Thân thể mà Người là Đầu" đó sao? {10} Ngôi vị gồm nhiều con người này mà Chúa Kitô đã kết hôn, và Người hằng trân trọng như chính Người {11}, há Giáo Hội ấy không phải là "cột trụ và thành lũy của sự thật" đó sao? {12} Há Thần Chân lý không ngự xuống trong Giáo Hội ấy để "hướng dẫn Giáo Hội đến mọi sự thật, "{13} cư ngụ trong Giáo Hội kể từ Lễ Ngũ tuần và mãi mãi đó sao? {14} Há Chúa Giêsu Kitô đã không hứa với Giáo Hội sẽ ở với Giáo Hội cho đến tận thế đó sao? {15} Chính với ngôi vị chung của Giáo hội, hay nói cách khác với Giáo hội xét trong tính hiệp nhất và tính phổ quát mà hứa hẹn này đã được ngỏ lời. Khi Giáo Hội nói, Chúa Kitô là người bảo đảm cho lời lẽ của Giáo Hội.

Các sự thật mà Giáo Hội đề nghị với đức tin của chúng ta và là các sự thật Giáo Hội phát biểu bằng lời nói của con người (Giáo Hội hoàn toàn tự do sáng tạo ra từ ngữ cho điều này, chẳng hạn như từ ngữ "consubstantial" [đồng bản thể], vốn không được lấy từ Kinh thánh, từ lúc những từ ngữ này làm cho chính xác một cách y hệt hơn và trong sáng hơn, ý nghĩa của bản văn thánh) là những sự thật được Thiên Chúa mạc khải. Chúng vượt quá thời gian như chính Thiên Chúa.

Nói cách khác, tất cả các khẳng định mà từ thời các tông đồ, Giáo hội, trong tính hiệp nhất và phổ quát của mình, đã tuyên bố như là chân lý của đức tin, đều là những khẳng định không thể sửa đổi, mà cần phải hiểu như chúng đã được tuyên bố, theo phương thức tuyệt đối, và theo ý nghĩa hiển nhiên của chúng vốn là ý nghĩa đích thực của chúng, - một ý nghĩa vĩnh viễn đúng. Người ta có thể thêm vào những khẳng định này những khẳng định khác nhằm khai triển chúng và hoàn thiện chúng; người ta không thể thay đổi ý nghĩa của chúng. "Công thức tín điều có thể được hoàn thiện và trở nên minh nhiên hơn, nó không thể thay đổi ý nghĩa. {16}

Cho rằng đây chỉ là "việc đặt vào viễn cảnh", và yêu cầu cái đầu yếu ớt nhân bản của hết khôi nguyên (laureatus) này đến khôi nguyên nọ tiết lộ cho chúng ta, bằng cách dán mắt vào kính thiên văn, ý nghĩa (hoặc các ý nghĩa kế tiếp, vì sẽ có rất nhiều tiên tri nhỏ sắp xuất hiện) được cho là ẩn sau ý nghĩa hiển nhiên của những khẳng định về đức tin, là phủ nhận tính không thể sai lầm của Giáo hội, hoặc biến nó thành một điều không thể sai lầm mà không biết điều mình nói là gì. Như thế, người ta quên rằng trong mọi sự thật được mạc khải, chính Thiên Chúa là Đấng đã vén bức màn. Giáo hội biết điều mình nói. Và chắc chắn, điều này luôn có thể được hoàn thiện hóa, nhưng nó đúng, không thể thay đổi được.

Cứ tưởng tượng trong một khoảnh khắc điều không thể xảy ra, giả sử không khẳng định nào trong số các khẳng định của con người chúng ta là không thể sửa đổi được, thì những khẳng định của Chúa Kitô nói với chúng ta rằng điều Người đã "nghe từ Thiên Chúa" {17} và những điều Giáo hội truyền cho chúng ta dữ kiện mạc khải vẫn sẽ không thể sửa đổi được, những khẳng định duy nhất không thể sửa đổi được mà trong trường hợp này sẽ được cung cấp như thức ăn cho trí hiểu của chúng ta.

Người duy tín [fidéist] có lẽ sẽ cho rằng càng tốt thôi, vì ít nhất chúng ta sẽ được giải thoát khỏi sự huyên náo không ngừng của man vàn những khẳng định lừa dối đang ập vào lỗ tai chúng ta. Hy vọng vô ích! Con vật được phú cho lý trí phải chịu đựng sự huyên náo không dứt của các tiến sĩ giả, khi nó phải chịu những cơn đau đầu và đau răng. Và chính khi đặt niềm tin vào lý trí và vào những khẳng định không thể sửa đổi của nó, vào lý trí được đức tin khuyến khích, nó vượt qua được sự huyên náo, theo gương Chúa của nó: transiens per medium illorum, ibat [vượt qua giữa họ, Người bước đi], để đạt tới những vùng im lặng nơi sự thật được lắng nghe.

Về các giới luật, bất kể thuộc tín lý hay khôn ngoan, liên quan đến Quy luật Luân lý

1. Giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến giáo lý luân lý cũng không thể sai lầm như giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến giáo lý đức tin. Giáo Hội còn ban cho chúng ta nhiều giới luật liên quan đến việc áp dụng những quy luật tổng quát này trong những trường hợp cụ thể và ở một thời đại nhất định, và là những quy luật không liên quan tới tính vô ngộ về mặt giáo lý nữa, mà là sự khôn ngoan thận trọng của Giáo Hội"{18}.

Những giới luận khôn ngoan thận trọng này có một đặc điểm cụ thể nổi bật mà đối với tôi, dường như rất đáng chú ý, và mang lại cho chúng một loại giá trị tiên tri. Chúng được đưa ra vào thời điểm, nếu chúng được hiểu và tuân theo bằng cách chấp nhận mọi hệ quả của chúng, thì ta sẽ tránh được những sự xấu không thể sửa chữa được trong tương lai. Một khi con người hiểu lầm và làm ngơ chúng, các điều xấu sẽ được thực hiện. Và sau nhiều thế kỷ, chính để cảnh cáo về những sự xấu khác đang đe dọa lịch sử nhân loại, mà Giáo hội sẽ phải tuyên bố những giới luật và sự ngăn cấm khác, những giới luật và sự ngăn cấm này cũng sẽ có nguy cơ không được hiểu và không được tuân theo.

Tôi muốn suy nghĩ (điều này phải chăng do sự thích thú tinh quái?) điều này là Công đồng Latêranô thứ hai (1139) vốn cấm sử dụng cung nỏ trong các giải thi đấu (trong một vũ khí giết người ở khoảng xa là một vũ khí không công bằng). Trên thực tế, cung nỏ đã biến mất khỏi các giải thi đấu của chúng ta, nhưng để được thay thế bằng súng đại bác. Mong chi con người hiểu biết! Thì ngày nay chúng ta đâu có bom nguyên tử.

2. Nhưng điều khiến tôi ngưỡng mộ hơn cả là đã có nhiều lời lên án {19}, được người xưa tuyên bố chống lại nạn cho vay nặng lãi, một điều liên quan cùng một lúc tới sự khôn ngoan của Giáo hội, và, về chính nguyên tắc cho vay nặng lãi (tiền bạc tự nó và do nó nhất định sẽ sinh lợi, hoặc sinh hậu quả) cũng liên quan tới tính không sai lầm về mặt tín lý của Giáo Hội. Sau này, theo cùng một nguyên tắc, thay vì chỉ đầu tư tiền vào một doanh nghiệp mà người ta sẽ tham gia bất kể vận may hoặc vận rủi của nó, thì người ta buộc chính doanh nghiệp phải tuân phục quy luật lợi nhuận tối đa có thể thu được từ số tiền đã đầu tư, gây hại cho sự khốn cùng mà, trong thế kỷ XIX, những người lao động (thậm chí cả trẻ em) sẽ bị giản lược vào, và là điều sẽ gây phẫn nộ chính đáng cho Karl Marx.

Nếu con người hiểu được ý nghĩa của việc Giáo hội lên án hành vi cho vay nặng lãi, thì đã không có bất cứ chế độ tư bản chủ nghĩa nào hoặc bất cứ xã hội tiêu thụ nào, hoặc tất cả những gì xảy ra từ đó...

3. Đối với tôi, có lẽ sẽ không phải là không có ích (trí thức) khi nghĩ tới thông điệp Humanae Vitae theo quan điểm mà tôi vừa chỉ ra. {20} Tôi có ý nghĩ này là, như trong trường hợp cấm việc cho vay nặng lãi, sự khôn ngoan vượt trội của Giáo hội và tính không sai lầm về tín lý của Giáo hội đều có phần của chúng trong đó.

Ghi chú

{1} Xem tiếp thêm Ch. Mười một.

{2} Xem bài báo của tôi "Faisons-lui une aide semblable à lui," [chúng ta hãy làm cho nó một trợ tá giống như nó] Nova et Vetera, tháng Mười-tháng Mười hai, năm 1967.

{3} "Liên quan đến chính sự Sa ngã, Công đồng hài lòng với việc nhắc lại rằng nó hệ ở việc vi phạm giới luật do Thiên Chúa ban hành. Không có gì được nói đến bản chất của giới luật này, ngoại trừ việc nó đi kèm với mối đe dọa phải chết. Người ta rõ ràng nhắc đến câu chuyện của sách Sáng thế, như câu ngẫu nhiên "ở Địa đàng" cũng cho thấy, nhưng không có gì được nói rõ. Các nhà chú giải và thần học gia giành quyền tự do lục lọi bản văn thánh và giải thích nó theo ánh sáng của họ, trong khi vẫn luôn gìn giữ 'sự loại suy của đức tin.'" (M. M. Labourdette, Le Péché originel et les origines de l'homme [Tội Nguyên tổ và các nguồn gốc của con người], Paris, Alsatia, 1953, tr. 36.

{4} Có rất nhiều khẳng định có thể sửa đổi được ngay trong nó: không những chỉ là những khẳng định mang tính giả thuyết hoặc cái nhiên, mà còn là những khẳng định mà lý thuyết giải thích (tôi không nói về việc chỉ là xác minh một sự kiện) tự xây dựng mình trong các khoa học hiện tượng, vốn là kiến thức về điều có thể quan sát được theo nghĩa hẹp, và tự chế trong việc muốn xuyên thấu quá lớp vỏ của điều có thể quan sát được. Dù người ta có thể thực sự mở rộng nó bao xa, việc quan sát chắc chắn vẫn còn có giới hạn, không thể mở rộng nó ra xa vô hạn: đến nỗi, trong chính nó, mọi hệ thống giải thích hợp lý các hiện tượng trên chính bình diện hiện tượng có thể phải nhường chỗ cho một hệ thống khác, gây nên bởi những quan sát mới và có tính toàn diện trọn vẹn hơn. Không có lý thuyết khoa học nào là không thể sửa đổi hoặc tuyệt đối đúng; nó chỉ đúng một cách tương đối so với tình trạng khoa học ở các giai đoạn phát triển khác nhau của nó. Trong sự hợp lý hóa những gì có thể quan sát được do các khoa học về hiện tượng tác động, sự thật là sự tương đương của trí hiểu với điều rơi vào việc quan sát đầy đủ nhất có thể ở một thời điểm nhất định của lịch sử loài người.

Với những kiến thức như triết học và thần học, nó hoàn toàn khác. Triết học (siêu hình học, nhận thức luận, triết học tự nhiên, triết học đạo đức...) có khả năng đưa ra những khẳng định không thể thay đổi, nói cách khác là các chân lý tuyệt đối, bởi vì nó liên quan tới chính hữu thể khả niệm, hoặc điều có thực đạt được một cách thuần túy và đơn giản (chứ không chỉ là điều có thể quan sát được theo nghĩa hẹp). Khi nó nói điều đúng, và trong chừng mực nó nói điều đúng, điều nó nói là tuyệt đối đúng và luôn luôn đúng. Đây là điều mà cái đà (élan) đệ nhất đẳng và sâu xa nhất của trí hiểu hướng đến, và là điều mà về cơ bản nó khát khao nhất.

Khi chúng ta nói rằng sự thật là sự tương đương của trí hiểu và điều hiện hữu, thì điều này, do đó, được hiểu chủ yếu và trước hết như sự tương đương của trí hiểu với "điều hiện hữu" một cách thuần túy và đơn giản, đối với triết học và thần học. Và thứ yếu (tức mở rộng tới loại kiến thức được hoàn toàn hàm chứa trong điều xuất hiện với các giác quan) nó được hiểu như sự tương đương của trí hiểu với "điều hiện hữu" chỉ trong một mối liên hệ nhất định (trong mối liên hệ có thể quan sát được), như các khoa học về hiện tượng.

Triết học, ngành học liên quan tới cấu trúc khả niệm thâm hậu của điều hiện hữu, nói một cách tuyệt đối, và thần học, tức ngành học liên quan tới mầu nhiệm siêu khả niệm [surintelligible] thâm hậu của Đấng Hiện Hữu, nói một cách tuyệt đối, là những loại nhận thức cao qúy và phổ quát một cách phi thường, và tự trong chúng cũng khó hiểu một cách phi thường. Đây là lý do tại sao con người thường mắc sai lầm trong chúng.

Trong khoa học, nhận thức ít cao qúy hơn và hạn hẹp hơn, đó là thành quả muộn màng của tư tưởng nhân loại (nó chỉ bắt đầu vào thế kỷ XVI để tự giải thoát ngay trong chính bản chất riêng của nó), và nó liên quan với sự giải thích và tổ chức hợp lý (trên hết, toán học hóa, ở nơi có thể) của điều chỉ xuất hiện với các giác quan, con người cũng sai lầm nhưng không ngừng sửa chữa sai lầm của mình một cách hết sức thường xuyên, vì việc kiểm tra lại việc làm của trí hiểu được áp đặt bởi loại kiến thức đòi hỏi các phương pháp và chuyên môn đặc biệt nghiêm ngặt; nhưng sự thật mà chúng ta có liên hệ lúc đó chỉ là sự thật secundum quid [theo điều đó], hay sự thật gần đúng.

Các nhà khoa học biết điều đó; những người không được khai tâm [trong lãnh vực này] không biết điều đó. Trong một nhận xét cuối cùng, chúng ta hãy quay sang phía cộng đồng nhân loại. Nếu ý tưởng cho rằng không có nhận thức cao hơn nào, cả triết học lẫn thần học, có khả năng biết chân lý tuyệt đối, được mọi người chấp nhận, thì kết quả sẽ là thế giới văn hóa sẽ tự thấy mình bị khoa học huyền bí hóa, chứ không do lỗi của khoa học. Được phong thần nhờ các ứng dụng rực rỡ của khoa học, các khẳng định của nó được vô số người không phải là nhà khoa học coi là "sự thật" (tuyệt đối), một sự thật, do chính bản chất của trí hiểu, họ vẫn vô thức cảm thấy cần đến; trong khi các nhà khoa học sẽ tiếp tục nhận thức, và ngày càng nhận thức tốt hơn, rằng các khẳng định không thể thay đổi và các chân lý tuyệt đối không thuộc lĩnh vực của khoa học, bất kể các tiến bộ của khoa học quý giá đến đâu.

{5} Ga 16:29.

{6} Ga 8:32.

{7} Eph 5:29.

{8} Eph 5:27. - Xem Kh. 19:7; 21:2 và 9; 22:17. Giáo Hội là "Épouse de l'Agneau" [Nàng dâu của Chiên Con]

{9} Eph 1: 23.

{10} Cl 1:18; Eph 1:23; 4:15,16.

{11} Eph 5:25; 5:29-30.

{12} 1Tim. 3:15.

{13} Ga 16:13. Cum autem venerit ille Spiritus Veritatis, docebit vos omnem veritatem, hodêgêsei humas eis tên alêtheian pasan [Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn], Xem thêm 14:26.

{14} Xem 1Cr. 3:16; 6:19; và Vatican II, Hiến chế tín lý về Giáo hội, Ch.I số 4.

{15} Mt. 28:20.

{16} M. M. Labourdette, Le Péché originel et les origines de l'homme [Tội nguyên tổ và các nguồn gốc của con người], Paris, Alsatia, 1953, tr. 57.

{17} Ga 8:40: "Nunc autem quaeritis me interficere, hominem, qui veritatem vobis locutus sum, quam audivi a Deo [Thế mà bây giờ các ông lại tìm giết tôi, là người đã nói cho các ông sự thật mà tôi đã nghe biết từ Thiên Chúa]. Tôi, một người đã nói với các ông sự thật mà tôi đã nghe từ Chúa, tên alêtheian ên echousa para tou theou "

{18} Một phán đoán khôn ngoan ít hay nhiều khôn ngoan. Một mệnh đề tín lý đúng hay sai. Người ta có thể nói tới sự khôn ngoan hoàn hảo hoặc tối cao (chắc chắn là trường hợp khôn ngoan của Chúa Kitô). Kiểu nói "không thể sai lầm về khôn ngoan" [infaillibilité prudentielle], do các nhà thần học sử dụng, những người tôi rất qúy yêu, đối với tôi là vô ý nghĩa.

Do đó, theo ý kiến của tôi, thật phù hợp khi phân biệt giữa các sự thật tạo nên doctrina de moribus [học lý về phong hóa] (xem thêm phần VII, trang 53-54), chúng tương ứng một cách loại suy, theo tôi, với triết học đạo đức trong trật tự tự nhiên, và Giáo hội dạy chúng cho chúng ta một cách không thể sai lầm, và các ứng dụng đặc thù qua đó Giáo hội hướng dẫn chúng ta, vào một thời đại nhất định và trong những trường hợp nhất định nào đó, với sự khôn ngoan của một trật tự cao hơn.

Thí dụ, tôi nên nói rằng tính bất khả hủy tiêu của hôn nhân là một sự thật liên quan đến việc không thể sai lầm về tín lý của Giáo hội, trong khi việc cấm bắn nỏ trong các giải thi đấu, mà tôi nói trong phần này, liên quan đến sự khôn ngoan cẩn trọng của Giáo Hội, và trong các sắc lệnh Công đồng liên quan đến tội cho vay nặng lãi, mà tôi cũng nói trong phần này, sự khôn ngoan cẩn trọng (đối với các phương tiện đa dạng được quy định để đấu tranh chống lại việc cho vay nặng lãi) hòa lẫn với tính không sai lầm về tín lý (cũng như đối với vai trò thực sự của tiền bạc, sử dụng tiền bạc như thể nó được tạo ra để tự nó đẻ thêm tiền, là trái với luật tự nhiên; nó chỉ mang lại lợi hợp pháp nhờ giá trị của một điều được nó giúp thu được hoặc sản xuất được).

Chúng ta hãy nói thêm, điều lạ cần lưu ý là liên quan đến các quyết định khôn ngoan, dù do thẩm quyền tối cao đưa ra, các sai sót nghiêm trọng trong đức khôn ngoan vẫn có thể xảy ra trong những vấn đề rất quan trọng (xem Chương XIII, liên quan đến định chế Tòa Dị giáo); trong khi đó, sự khôn ngoan cao hơn của ngôi vị Giáo hội đã thông qua những vấn đề rất thứ yếu (như việc sử dụng cung nỏ trong các giải thi đấu). Ở đó, mọi điều phụ thuộc vào sự tự do mà các nhân sự cấp cao của Giáo hội, trong đầu óc họ, vốn dành cho các đề xuất có tính phương tiện do một trong các vị này ban hành hay tùy thuộc các trở ngại mà nó chống lại dưới áp lực của chính các lo lắng nặng nề của con người (trong các thời gian trước đây, thường do các nhà lãnh đạo các Nhà nước theo Kitô giáo gây ra hơn cả).

{19} Sớm nhất là Công đồng Nixêa và Thánh Giáo hoàng Lêô, nhưng trên hết là vào thời Trung cổ, từ Đức Alexandrô III đến Đức Grêgôriô IX.

{20} Xem Beatrice Sabran, L'Église et la sexualité [Giáo Hội và Tính dục], Paris, Ed. du Club de la Culture Française, 1969. Bà Sabran, một nhà tâm lý học, là học trò của Roland Dalbiez và đã làm việc với ông. Tôi hy vọng rằng cuốn sách đáng chú ý này sẽ có lần tái bản thứ hai, trong đó những lỗi đánh máy quá nhiều của cuốn đầu tiên sẽ được sửa chữa.
 
VietCatholic TV
Phi công Nga lái máy bay đâm vào tòa nhà như khủng bố 11/9. Sáng nay, Nga tấn công quê TT Zelenskiy
VietCatholic Media
03:08 18/10/2022


1. Máy bay quân sự của Nga đâm vào tòa nhà Nga làm 12 người thiệt mạng

Một máy bay phản lực quân sự của Nga đã đâm vào một tòa nhà dân cư ngay sau khi cất cánh gần biên giới với Ukraine, gây ra một đám cháy lớn khiến ít nhất 6 người chết và 6 người mất tích.

Video và hình ảnh được tải lên mạng xã hội hôm thứ Hai cho thấy một tòa nhà dân cư chìm trong biển lửa ở Yeysk, một thị trấn cảng và khu nghỉ mát ở Nga nằm ngay phía nam thành phố Mariupol của Ukraine bên kia Biển Azov.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết máy bay chiến đấu-ném bom Su-34 đã lao vào tòa nhà ngay sau khi cất cánh tại căn cứ không quân Yuzhny gần đó. Nguyên nhân của vụ tai nạn là do cháy động cơ khiến máy bay phản lực không thể tăng độ cao.

Chiếc máy bay mà Bộ Quốc Phòng Nga cho biết đang trong một chuyến bay huấn luyện, chở theo trọng tải đã phát nổ sau khi va chạm, khiến các nhân viên cứu hỏa không thể tiếp cận đám cháy trong một thời gian. Video cho thấy ít nhất 5 tầng của các căn hộ dân cư chìm trong biển lửa.

Konashenkov cho biết cả hai phi công đã phóng ra khỏi máy bay phản lực trước khi nó lao vào tòa nhà.

Một bức ảnh cho thấy ít nhất một trong hai phi công đã phóng ra khỏi máy bay trước khi lao vào tòa nhà. Anh ta phóng lên trời và lơ lửng trong một chiếc dù màu cam khi một quả cầu lửa lớn nổ tung lên bầu trời phía sau anh ta.

Interfax báo cáo rằng ít nhất sáu người đã chết, 19 người bị thương và sáu người vẫn mất tích sau vụ tai nạn và hỏa hoạn sau đó.

“Nó rơi ngay trên chúng tôi. Mọi thứ chìm trong khói đen “, một nhân chứng cho biết trong đoạn video được kênh này chia sẻ. Mười mét và đó có thể là chúng tôi.”

Anton Gerashchenko, cố vấn Bộ Nội Vụ Ukraine cho rằng chiếc máy bay không phải trong quá trình huấn luyện, nó chở bom và vì thế mới gây ra vụ nổ kinh hoàng như thế.

Vụ tai nạn xảy ra cùng ngày khi Nga tiến hành một cuộc không kích lớn nhằm vào Kyiv và các thành phố khác của Ukraine với nỗ lực vô hiệu hóa lưới năng lượng của họ và khiến hàng triệu dân thường không có điện hoặc sưởi ấm.

Chiếc máy bay ở Yeysk là máy bay phản lực quân sự thứ 10 của Nga bị rơi kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược vào tháng 2, theo Bell, một hãng truyền thông Nga. Phần lớn là máy bay cường kích và máy bay vận tải, trong đó có hai chiếc Su-34 trong tháng trước.

Vụ tai nạn cũng làm nổi bật sự căng thẳng của cuộc chiến kéo dài 8 tháng đối với bộ máy quân sự của Nga. Nó xảy ra chỉ vài ngày sau khi một số binh sĩ nổ súng tại một trại huấn luyện ở vùng Belgorod, giết chết hơn chục người và đặt ra nhiều câu hỏi về phẩm chất của các tân binh mà Nga đang lao ra mặt trận để ngăn chặn một cuộc phản công thành công của Ukraine.

2. Sáng thứ Ba, thành phố quê hương của tổng thống Zelenskiy đã bị tấn công bằng hỏa tiễn

Trong bản báo cáo sáng thứ Ba 18 tháng 10, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết sáng nay thành phố quê hương của tổng thống Zelenskiy đã bị tấn công bằng hỏa tiễn.

Khoảng 06:30 sáng, quân xâm lược đã tấn công phần phía bắc của Kryvyi Rih. Chưa có cac báo cáo về các con số thương vong và thiệt hại vật chất. Sự lo lắng vẫn tiếp tục. Các cuộc tấn công lặp đi lặp lại có thể xảy ra - yêu cầu đồng bào ở trong nơi trú ẩn trong thời gian có cảnh báo không kích.

Phát ngôn nhân cho biết quân Ukraine đã bắn hạ thêm 8 máy bay không người lái Shahed-136 kamikaze do Iran sản xuất vào tối thứ Hai.

“Vào khoảng 21 giờ ngày 17 tháng 10, tám máy bay không người lái Shahed-136 kamikaze do Iran sản xuất đã bị phá hủy trong khu vực trách nhiệm của Trung tâm Chỉ huy Không quân,”

Sáu máy bay không người lái đã bị bắn hạ bởi các máy bay chiến đấu, các đơn vị hỏa tiễn phòng không và các nhóm cơ động được trang bị hỏa tiễn đất đối không cơ động. Hai chiếc Shahed-136 nữa đã bị bắn hạ bởi các xạ thủ phòng không của Lực lượng bộ binh Ukraine.

Vào khoảng 15h, trong một cuộc tấn công hỏa tiễn từ Hắc Hải, hai hỏa tiễn hành trình Kalibr đã bị các đơn vị phòng không của Không quân Ukraine bắn hạ.

Các bức tượng của Kyiv đang được chính quyền thành phố dùng bao cát để bảo vệ, cùng với lệnh giới nghiêm 11 giờ đêm và tiếng còi báo động không kích thường xuyên, là những lời nhắc nhở rằng thành phố nhộn nhịp này đang có chiến tranh.

3. Máy bay không người lái Kamikaze đã tấn công Kyiv mặc dù Putin tuyên bố không có cuộc tấn công nào nữa

Nga đã tấn công Kyiv bằng gần 30 máy bay không người lái “kamikaze” vào sáng thứ Hai, khiến 4 người, bao gồm một phụ nữ mang thai và chồng cô ấy thiệt mạng, vài ngày sau khi Vladimir Putin tuyên bố sẽ không có thêm “cuộc tấn công lớn” vào Ukraine. Hai người được tường trình mới kết hôn ngay trước khi xảy ra cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Victoria và Bohan, cả hai đều 34 tuổi, được tìm thấy đã chết sau khi một tòa nhà dân cư ở quận Shevchenkiv trung tâm thành phố bị tấn công, một quan chức Ukraine cho biết. Thị trưởng thủ đô, Vitali Klitschko, cho biết thêm, Victoria đã mang thai được sáu tháng.

Các video cho thấy máy bay không người lái Shahed của Iran, được Nga đổi tên thành Geran-2, với hình dạng tam giác bay rất thấp trên thành phố, sau đó lao xuống đất và phát nổ, khiến người xem khiếp sợ bỏ chạy.

Thị trưởng cho biết năm vụ nổ đã được nghe thấy ở thủ đô sau khi 30 máy bay không người lái được quân đội Nga phóng về phía thành phố. Nhiều chiếc bị bắn rơi từ mặt đất bởi hỏa lực vũ khí nhỏ và các hệ thống phòng không khác.

Klitschko cho biết 4 người đã thiệt mạng sau khi tòa nhà dân cư bị tấn công. Có 18 người dân được cứu sống, trong đó có 2 người từ dưới đống đổ nát. Ông nói thêm, một hoạt động tìm kiếm và cứu hộ tại địa điểm này vẫn đang được tiếp tục.

Các chính trị gia Ukraine cho biết cuộc tấn công mới nhất của Nga cho thấy phương Tây cần viện trợ quân sự bổ sung cho hệ thống phòng không. Andriy Yermak, người đứng đầu văn phòng tổng thống, cho biết: “Chúng tôi cần nhiều hệ thống phòng không hơn và càng sớm càng tốt. Chúng tôi không có thời gian cho những hành động chậm chạp. Thêm vũ khí để bảo vệ bầu trời và tiêu diệt kẻ thù”.

4. Ukraine cho biết họ đã bắn rơi 36 trong số 42 máy bay không người lái được sử dụng trong cuộc tấn công hôm thứ Hai

Lực lượng an ninh của Kyiv đã có thể bắn hạ 36 trong số 42 máy bay không người lái tấn công mà Nga tung ra hôm thứ Hai, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine cho biết như trên hôm thứ Hai.

“Nó cho thấy cuộc tấn công này đã không đạt được mục đích. Tôi nghĩ rằng mục tiêu của Nga là nhằm vào những điạ điểm mà người Nga đã thất bại trong cuộc tấn công hỏa tiễn vào thứ Hai tuần trước. Nhưng điều này cũng đã không xảy ra ngày hôm nay”, Denys Moosystemrskyi nói với đài truyền hình Ukraine.

Trong số 42 máy bay không người lái đó, khoảng 30 máy bay tấn công đến Kyiv, ông nói, và nói thêm rằng những máy bay khác tấn công vào các vùng Sumy và Dnipropetrovsk.

Ông nói thêm: Ít nhất một máy bay không người lái ở Kyiv đã bị bắn hạ bởi vũ khí nhỏ từ các viên chức cảnh sát.

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng cơ hội bắn hạ một chiếc máy bay không người lái với hỏa lực vũ khí nhỏ là khá thấp với độ rủi ro cao.

“Tôi muốn nói điều này với những công dân sở hữu súng: bắn bằng súng trường từ các tòa nhà cao tầng có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn những gì việc hạ gục một máy bay không người lái mang lại.” Máy bay không người lái thực ra hoàn toàn không phải là không có người lái. Người lái không ngồi trên máy bay nhưng điều khiển nó từ xa. Bắn từ các tòa nhà cao tầng có thể kích động kẻ tấn công lao máy bay vào các tòa nhà.

5. Iran phủ nhận việc cung cấp máy bay không người lái cho Nga

Iran tiếp tục phủ nhận việc cung cấp máy bay không người lái cho Nga nhưng Ukraine và các nước phương Tây và các chuyên gia cho rằng thiết kế của các máy bay không người lái tấn công Ukraine hoàn toàn phù hợp với thiết kế ban đầu của Tehran. Điều này đã khiến các nhà lãnh đạo ở Kyiv kêu gọi các biện pháp mới được thực hiện chống lại nước này.

Ngoại trưởng Dmytro Kuleba cho biết ông đã nói chuyện với các bộ trưởng ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu từ một hầm trú bom vì các vụ tấn công. Ông nói thêm rằng ông đã “kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran vì cung cấp cho Nga máy bay không người lái” cũng như một gói tiếp theo nhắm trực tiếp vào Nga.

Mỹ cảnh báo sẽ có hành động chống lại các công ty và quốc gia làm việc với chương trình máy bay không người lái của Iran, mô tả mối quan hệ đồng minh ngày càng sâu sắc giữa Mạc Tư Khoa và Tehran là “một mối đe dọa sâu sắc”.

“Bất kỳ ai làm ăn với Iran liên quan đến bất kỳ mối liên hệ nào với máy bay không người lái hoặc sự phát triển hỏa tiễn đạn đạo hoặc dòng vũ khí từ Iran sang Nga nên hết sức thận trọng và thực hiện trách nhiệm giải trình của họ - Mỹ sẽ không ngần ngại sử dụng các biện pháp trừng phạt hoặc thực hiện các hành động truy tố chống lại các thủ phạm,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price nói.

Nga đang sử dụng ngày càng nhiều máy bay không người lái Shahed-136 và những chiếc 131 nhỏ hơn do Iran cung cấp. Những chiếc 136 có phạm vi hoạt động 1.000 km và lao vào mục tiêu của chúng theo kiểu kamikaze gây ra các vụ nổ chết người.

Ukraine tin rằng Mạc Tư Khoa đã mua 2,400 máy bay không người lái từ Iran và chúng lần đầu tiên được sử dụng để chống lại các mục tiêu ở phía nam trước khi được tái triển khai cho Belarus trong tuần qua. Các cuộc tấn công hôm thứ Hai có thể là lần đầu tiên chúng được sử dụng để chống lại thủ đô Ukraine.

Klitschko đã lưu hành một bức ảnh về một máy bay không người lái bị phá hủy vào sáng thứ Hai, trong khi các phương tiện truyền thông khác cho thấy một mảnh vỡ của máy bay không người lái được đánh dấu “dành cho Belgorod”, một đòn trả đũa rõ ràng cho các cuộc tấn công vào thành phố biên giới của Nga, nơi nhiều cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đã được Ukraine thực hiện.

Các cuộc tấn công diễn ra đúng một tuần sau khi Nga tung ra cuộc không kích nặng nề nhất vào Kyiv và các thành phố khác của Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến tranh - cũng trong giờ cao điểm buổi sáng - để đáp trả vụ đánh bom cây cầu giữa Nga và Crimea.

6. Tổng thống Ukraine cáo buộc Nga khủng bố

Tổng thống Ukraine đã lên tiếng cáo buộc Nga khủng bố, nhưng cho biết quyết tâm của nước ông vẫn kiên quyết. Volodymyr Zelenskiy nói: “Suốt đêm và suốt sáng, kẻ thù khủng bố dân thường.

“Máy bay không người lái và hỏa tiễn Kamikaze đang tấn công toàn bộ Ukraine. Một tòa nhà dân cư đã bị tấn công ở Kyiv. Kẻ thù có thể tấn công các thành phố của chúng ta, nhưng nó sẽ không thể buộc chúng ta đầu hàng. Quân xâm lược sẽ chỉ nhận được sự trừng phạt công bằng và sự lên án của các thế hệ tương lai. Và chúng ta sẽ có được chiến thắng”.

Các quan chức địa phương cũng báo cáo rằng máy bay không người lái đã tấn công hai bồn chứa dầu hướng dương khổng lồ ở thành phố Mykolaiv, miền nam nước này. Video cho thấy dầu chảy qua các đường phố, từ một nhà máy cung cấp 17% nhu cầu dầu hướng dương trên thế giới.

Các cuộc tấn công cũng được báo cáo ở tỉnh Sumy, ở phía đông bắc của đất nước, nơi 4 người khác đã thiệt mạng và ở Dnipro, ở phía đông nam, nơi một đám cháy bùng phát tại một cơ sở năng lượng sau khi nó bị trúng hỏa tiễn.

Thủ tướng Ukraine, Denys Shmyhal, cho biết “cơ sở hạ tầng quan trọng” đã bị tấn công ở ba khu vực, Kyiv, Sumy và Dnipro. Các quan chức đang “làm việc để khắc phục hậu quả của vụ pháo kích và khôi phục nguồn cung cấp điện”.

Tại Kyiv, còi báo động của cuộc không kích, một sự việc xảy ra gần như hàng ngày mà người dân thường xuyên bỏ qua, vang lên lúc 6h25 sáng. Tuy nhiên, lần này, chúng nhanh chóng theo sau bởi một loạt vụ nổ trong khoảng thời gian từ 6h35 sáng đến 6h58 sáng. Các phóng viên của tờ The Guardian nghe thấy một loạt tiếng nổ thứ hai vào khoảng 8h15, giờ địa phương.

Người đứng đầu đường sắt quốc gia Ukraine, Alexander Kamyshin, cho biết một số cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã xảy ra gần nhà ga trung tâm của Kyiv. Nhiều người trú ẩn trong một đường hầm ở nhà ga, vào thời điểm ban ngày mà các con phố ở trên thường rất nhộn nhịp.

Cuộc tấn công diễn ra một tuần sau khi hỏa tiễn của Nga tấn công thủ đô Ukraine và các trung tâm khác. Sau cuộc tấn công vào ngày 10 tháng 10, Putin cho biết hầu hết các mục tiêu được chỉ định của cuộc không kích đã bị tấn công, đồng thời nói thêm rằng mục đích của ông không phải là phá hủy Ukraine.

Phát biểu với các nhà báo sau hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo khu vực tại thủ đô Astana của Kazakhstan, nhà lãnh đạo Nga cho biết các cuộc không kích gần đây đã phá hủy các mục tiêu ở Ukraine do quân đội đặt ra.

“Không cần thiết phải có những cuộc tấn công lớn. Bây giờ chúng tôi có những nhiệm vụ khác,” anh nói.

7. Ukraine cho biết 108 phụ nữ được trả tự do trong cuộc hoán đổi tù nhân với Nga

Ukraine đã thông báo rằng hơn 100 tù nhân đã được trao đổi với Nga trong cuộc trao đổi toàn là phụ nữ đầu tiên với Mạc Tư Khoa sau gần 8 tháng chiến tranh.

“Một cuộc trao đổi tù binh chiến tranh quy mô lớn khác đã được thực hiện hôm nay... chúng tôi đã giải phóng 108 phụ nữ khỏi bị giam cầm. Đó là cuộc trao đổi toàn phụ nữ đầu tiên”, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, Andriy Yermak, cho biết như trên.

Người đứng đầu khu vực ly khai Donetsk ở miền đông Ukraine, Denis Pushilin, xác nhận cuộc trao đổi, nói rằng trong số 110 người đã đồng ý trong cuộc hoán đổi, có hai người đã quyết định ở lại Nga. CNN không thể xác minh chi tiết này.

Yermak nói rằng một số người được trao đổi là mẹ và con gái đã được bế cùng nhau. Ông nói, ba mươi bảy người đã đầu hàng tại các công trình thép Azovstal ở Mariupol.

Hình ảnh do Yermak công bố cho thấy hàng chục phụ nữ - một số mặc áo khoác và mặc đồ quân nhân - xuống khỏi xe buýt màu trắng.

Mariupol, một thành phố cảng trên Biển Azov ở đông nam Ukraine, đã chịu đựng nhiều tuần bị Nga bắn phá không ngừng, với sự kháng cự tập trung trong một mạng lưới đường hầm dày đặc tại nhà máy thép Azovstal của họ.

8. Tổng thống Zelenskiy kêu gọi quân đội cố gắng bắt sống các tù binh Nga

Trong bài phát biểu hàng đêm gởi quốc dân đồng bào, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã kêu gọi quân đội của ông bắt thêm các tù binh, nói rằng điều này sẽ giúp bảo đảm việc thả các binh sĩ đang bị Nga giam giữ trở nên dễ dàng hơn.

Zelenskiy đưa ra nhận xét của mình vài giờ sau khi hai bên thực hiện một trong những vụ hoán đổi tù nhân lớn nhất cho đến nay, trao đổi tổng cộng 218 người bị giam giữ, trong đó có 108 phụ nữ Ukraine.

“Tôi cảm ơn tất cả những người tham gia vào thành công này, và tôi cũng cảm ơn tất cả những người bổ sung quỹ trao đổi của chúng tôi, những người đã giúp bắt giữ quân Nga”.

“Chúng ta càng có nhiều tù nhân Nga, chúng ta càng sớm có thể giải thoát cho những người anh hùng của mình. Mọi binh sĩ Ukraine, mọi chỉ huy tiền tuyến nên ghi nhớ điều này”.

9. Bản tin tình báo của Bộ Quốc Phòng Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Bộ Quốc Phòng Anh cho biết như sau:

Kể từ ngày 10 tháng 10, Nga đã duy trì nhịp độ cao các cuộc tấn công tầm xa nhằm vào các mục tiêu trên khắp Ukraine.

Các cuộc tấn công này được thực hiện bằng hỏa tiễn hành trình, hỏa tiễn phòng không trong cơ chế đất đối đất và máy bay tấn công một chiều Shahed-136 do Iran cung cấp.

Rất có thể mục tiêu chính của chiến dịch tấn công này là gây ra thiệt hại trên diện rộng cho mạng lưới phân phối năng lượng của Ukraine.

Do Nga đã phải hứng chịu những thất bại trên chiến trường kể từ tháng 8, nên rất có thể Nga đã sẵn sàng tấn công các cơ sở hạ tầng dân sự bên cạnh các mục tiêu quân sự của Ukraine.

10. Ác ma Putin bị buộc tội 'thanh lọc sắc tộc' khi thường dân Ukraine bị buộc rời khỏi nhà của họ

Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã cáo buộc Nga “thanh lọc sắc tộc” ở Ukraine.

Điều này xảy ra khi các báo cáo xuất hiện về việc người Ukraine buộc phải rời khỏi nhà của họ và chuyển đến Nga, trong khi các thành phố bị chiếm đóng ở Ukraine lại có người Nga sinh sống.

“Các nhà chức trách Nga đang tham gia vào một chiến dịch thanh lọc sắc tộc rộng lớn hơn bằng cách trục xuất người Ukraine khỏi lãnh thổ của họ và đưa người Nga sang các thành phố Ukraine”.

Hơn nữa, Nga đã “công khai thừa nhận việc đưa trẻ em từ các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine đến làm con nuôi trong các gia đình Nga”.

Điều này xảy ra khi Putin tiếp tục các cuộc tấn công khát máu vào lãnh thổ dân sự ở Ukraine, đặc biệt là tấn công cơ sở hạ tầng.
 
Đức Thánh Cha sẽ gặp Kirill ở Montenegro? Đức Hồng Y Pell: Không thể có nhiều thứ đạo lý và luân lý trong Giáo Hội
VietCatholic Media
05:41 18/10/2022


1. Nhóm tự do tôn giáo yêu cầu ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc về cuộc đàn áp của Iran

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là USCIRF, đã kêu gọi chính quyền Biden thành lập một ủy ban điều tra tại Liên Hiệp Quốc để xem xét việc Iran đàn áp tàn bạo các cuộc biểu tình.

Một làn sóng biểu tình được mô tả là một cuộc nổi dậy lan rộng khắp Iran sau cái chết của Mahsa Amini vào ngày 16 tháng 9. Người phụ nữ Iran 22 tuổi đã chết trong sự giam giữ của cảnh sát đạo đức sau khi cô bị bắt vì tội không tuân theo luật hijab bắt buộc phụ nữ phải trùm đầu.

Nhưng ủy ban đặc biệt lo ngại về cái chết của những người Hồi Giáo dòng Sunni dưới bàn tay của lực lượng an ninh Iran vào ngày 30 tháng 9. Iran là một quốc gia đa số theo dòng Shiite và người Hồi giáo Sunni là một nhóm tôn giáo thiểu số.

Vụ thảm sát ở thành phố Zahedan là nơi sinh sống của người dân tộc thiểu số Baluch (đôi khi được đánh vần là “Baloch”). Những người biểu tình sau những buổi cầu nguyện tại khu phức hợp cầu nguyện Great Mosalla đã hét lên các khẩu hiệu chống chính phủ khi họ đối mặt với lực lượng an ninh bắn vào đám đông. New York Times đưa tin cộng đồng có thể đã phản đối một cảnh sát bị cáo buộc cưỡng hiếp một cô gái trẻ.

Tổ chức Ân xá Quốc tế báo cáo rằng có tới 82 người có thể đã thiệt mạng; 66 trong cuộc bạo loạn ngày 30 tháng 9 và 16 vụ khác trong các sự việc riêng biệt trong thành phố kể từ đó.

Nury Turkel, Chủ tịch USCIRF, cho biết: “Việc Iran sử dụng vũ lực quá mức và gây chết người chống lại những người biểu tình khẳng định quyền tự do tôn giáo của họ là hành vi vi phạm đáng kể luật pháp quốc tế.”

Các nạn nhân của cuộc đàn áp của Cộng hòa Hồi giáo không chỉ giới hạn ở các nhóm thiểu số tôn giáo. Ủy ban Bảo vệ Quyền Trẻ em của Iran viện dẫn việc lực lượng an ninh giết chết 28 trẻ em hoặc thanh thiếu niên liên quan đến các cuộc biểu tình, trong đó nhiều người biểu tình cởi bỏ khăn trùm đầu để tỏ thái độ bất chấp các giáo sĩ cầm quyền.

USCIRF đã khuyến nghị trong báo cáo năm 2022 rằng Iran được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ định là một quốc gia đáng lo ngại vì những vi phạm tự do tôn giáo có hệ thống và nghiêm trọng.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã ghi lại các video cho thấy lực lượng an ninh sử dụng súng ngắn, và súng trường tấn công chống lại người biểu tình. Tổ chức này đã lập danh sách 47 cá nhân thiệt mạng, hầu hết do bị đạn bắn.

Các cuộc biểu tình làm rung chuyển Iran được coi là nghiêm trọng nhất kể từ năm 2009.

Các ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc được thiết kế để đưa ra các tình huống vi phạm nghiêm trọng luật nhân quyền quốc tế.

Mỹ là một trong 47 quốc gia thuộc Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, là cơ quan liên chính phủ chính trong hệ thống Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm giải quyết các tình huống vi phạm nhân quyền.

Vào tháng 4, Hội đồng Nhân quyền đã thành lập một ủy ban điều tra về các vi phạm nhân quyền do hậu quả của cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Source:Religion News

2. Đức Hồng Y Pell: Không thể có nhiều thứ đạo lý và luân lý trong Giáo hội

Đức Hồng Y George Pell, nguyên Tổng giám mục giáo phận Sydney, Australia, và nguyên là Bộ trưởng Kinh tế của Tòa Thánh, chống lại những mong đợi sai trái muốn có nhiều thứ đạo lý quan trọng về đức tin và luân lý khác nhau trong Giáo hội.

Theo Đức Hồng Y Pell, Tiến Trình Công Nghị tại Đức đã bắt đầu một cách thảm hại và tình hình sẽ tệ hơn nếu không có sự sửa sai của Đức Giáo Hoàng về những sai trái này, ví dụ về luân lý tính dục hoặc việc truyền chức linh mục cho phụ nữ.

Đức Hồng Y Pell cũng là thành viên Hội đồng tám vị Hồng Y Cố vấn của Đức Thánh Cha từ năm 2013 đến 2018. Trong một bài bình luận đăng trên báo trực tuyến “National Catholic Register” ở Mỹ, hôm 12 tháng Mười vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 60 năm khai mạc Công đồng chung Vatican II, Đức Hồng Y nhận định rằng: “Công đồng này là một ví dụ về hoạt động của Chúa Thánh Linh, sự quan phòng của Thiên Chúa. Tuy nhiên, các công nghị không nên tổ chức thường xuyên quá, chúng trở thành một thứ cạnh tranh với kinh nguyện, việc thờ phượng và phục vụ. Và lịch sử cảnh giác chúng ta hãy thận trọng, đừng nuôi những mong đợi giả tạo, đừng tạo ra những lực lượng mà chúng ta không kiểm soát nổi. Tiến trình Công nghị đã bắt đầu một cách thảm hại tại Đức và tình hình sẽ tiếp tục trở nên đồi tệ hơn nếu chúng ta không sớm có những sửa sai của Đức Thánh Cha, ví dụ về luân lý tính dục Kitô, về việc truyền chức linh mục cho phụ nữ, v.v. Chúng ta không có những tiền lệ tương tự trong lịch sử về sự tham gia tích cực của những người cựu Công Giáo hoặc bài Công Giáo trong những công nghị như thế. Chỉ có các nghị phụ, hầu hết là giám mục, mới có quyền bỏ phiếu và tất cả những quan sát viên đều là tín hữu Kitô.”

Đức Hồng Y Pell cũng nhận xét rằng: “Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tôn trọng quyền bính và sự độc lập của các nghị phụ Công đồng, ít khi can thiệp khi các vị chuyên cần soạn các văn kiện, cố gắng đạt tới sự đồng thuận, hoàn toàn tôn trọng Huấn quyền của Hội thánh và Truyền thống.”

Theo Đức Hồng Y Pell, “Một số tín hữu Công Giáo Đức đã nói Tiến Trình Công Nghị tại nước này hiện nay không phải là Tiến Trình Công Nghị nhưng là Con đường tự sát. Chúng ta phải cầu nguyện để nhận định này là sai, để không có thảm họa như thế xảy ra tại một nơi nào trong Giáo hội thời nay”.

3. Liệu cuối cùng Đức Thánh Cha Phanxicô và Thượng phụ Kirill của Nga có gặp nhau tại đất nước Âu Châu nhỏ bé này không?

Trong cuộc tiếp kiến riêng với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 10 tháng 10, thủ tướng Montenegro đã đề xuất rằng một cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill của Mạc Tư Khoa có thể diễn ra tại đất nước của ông.

Phát biểu với CNA vào ngày 11 tháng 10, Dritan Abazović lưu ý rằng “chúng tôi là một quốc gia nhỏ bé và hòa bình không có áp lực chính trị. Chúng tôi không có nền kinh tế lớn để cạnh tranh với các nước khác. Chúng tôi là một quốc gia Chính thống giáo, nhưng chúng tôi tràn đầy tinh thần đối thoại. Vì vậy, chúng tôi có thể là quốc gia nơi Đức Giáo Hoàng có thể tổ chức các cuộc họp quan trọng với các nhà lãnh đạo tôn giáo toàn cầu khác”.

Abazović nói: “Tôi đã mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Montenegro, và tôi đã đề nghị với Đức Giáo Hoàng rằng Montenegro, nếu ngài đồng ý với điều đó, có thể là nơi thích hợp để cố gắng sắp xếp cuộc gặp ở Montenegro với Thượng phụ Mạc Tư Khoa Kirill, nhà lãnh đạo của Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga.”

Vào năm 2020, có tin đồn về một chuyến thăm Montenegro có thể xảy ra. Đây sẽ là một điểm dừng chân trong chuyến đi đến Síp và Hy Lạp. Tuy nhiên, hành trình đến Síp và Hy Lạp diễn ra vào năm 2021 và không bao gồm chuyến thăm tới Montenegro.

Các cuộc nói chuyện về cuộc gặp thứ hai giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn nước Nga - sau cuộc gặp gỡ của hai vị vào năm 2016 - đã diễn ra kể từ trước cuộc chiến ở Ukraine.

Đức Giáo Hoàng và Thượng Phụ Kirill đã gặp nhau trực tuyến vào ngày 6 tháng 3, và một cuộc gặp gỡ cá nhân được cho là sẽ diễn ra tại Giêrusalem vào ngày 14 tháng 6 khi kết thúc chuyến đi đến Li Băng, cũng đã bị hủy bỏ.

Hơn nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng một cuộc gặp với Thượng Phụ Kirill được coi là không phù hợp.

Một địa điểm khác cho cuộc gặp gỡ là Kazakhstan vào ngày 14 tháng 9, nơi cả Đức Thánh Cha Phanxicô và Thượng phụ Kirill đều được lên kế hoạch tham gia Đại hội các nhà lãnh đạo của các tôn giáo truyền thống và thế giới. Thượng Phụ Kirill, tuy nhiên, đã rút lại sự tham gia của mình ngay trước cuộc họp.

Chính trong bối cảnh đó mà thủ tướng Montenegro hiện đã đề xuất đất nước của mình cho một cuộc gặp như vậy. Quốc gia ở Đông Nam Âu Châu, nhỏ hơn một chút so với bang Connectictut của Hoa Kỳ, là nơi sinh sống của khoảng 620,000 người và từng là một phần của Nam Tư. Ngày nay, Montenegro có chung biên giới với Albania, Bosnia và Herzegovina, Croatia, Kosovo và Serbia.


Source:Catholic News Agency
 
Nga: Ukraine đã vượt biên giới tấn công. Ukraine thưởng cho ai bắt sống kẻ bắn hạ máy bay Malaysia
VietCatholic Media
15:30 18/10/2022


1. Ukraine đặt tiền thưởng trị giá 100,000 đô la cho ai bắt sống được Igor Girkin, là kẻ bị cáo buộc tấn công chuyến bay MH17

Igor Strelkov, hay còn gọi là Igor Girkin, 51 tuổi, cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, là người thường xuyên chỉ trích Điện Cẩm Linh về cách thức tiến hành cuộc xâm lược Ukraine, đã được hay bị Putin phong làm chỉ huy lực lượng tiền tuyến của Vladimir Putin ở Ukraine.

Ông ta là một 'tội phạm chiến tranh' bị truy nã vì bị cáo buộc ra lệnh bắn hạ chuyến bay MH17 của Hãng hàng không Malaysia bằng hỏa tiễn BUK vào năm 2014. Hơn 298 hành khách thiệt mạng khi chiếc Boeing 777 từ Amsterdam đến Kuala Lumpur bị nổ tung trên bầu trời.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Places $100k Bounty on Igor Girkin, Accused of Flight MH17 Attack”, nghĩa là “Ukraine đặt tiền thưởng trị giá 100,000 đô la cho ai bắt được Igor Girkin, là kẻ bị cáo buộc tấn công chuyến bay MH17.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Tình báo Ukraine đã gọi Igor Girkin, người theo chủ nghĩa dân tộc Nga bị cáo buộc bắn hạ chuyến bay thương mại MH17, là kẻ khủng bố và công khai đặt tiền thưởng cho ai bắt được anh ta.

Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine đặt tiền thưởng là 100,000 Mỹ Kim cho ai bắt được Girkin.

Theo báo cáo của Financial Times, Girkin khoe rằng anh ta đã “châm ngòi chiến tranh” ở Ukraine với tư cách là người lãnh đạo lực lượng của Điện Cẩm Linh ở Slovyansk, miền đông Ukraine, trong những tháng đầu tiên của cuộc xung đột năm 2014.

Vào năm 2020, Girkin đã chấp nhận “trách nhiệm đạo đức” về vụ bắn hạ chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines dẫn đến cái chết của 298 người. Tuy nhiên, anh ta từ chối thừa nhận đã ra lệnh bắn rơi chiếc máy bay dân dụng.

“Bộ phận tình báo chính của Bộ Quốc phòng Ukraine bảo đảm thanh toán 100,000 đô la cho việc giao nộp Igor Girkin hay còn gọi là Strelkov đến nơi giam giữ ở Ukraine”

“Chúng tôi được biết rằng, một trong những kẻ khủng bố nổi tiếng nhất của Nga đã được cử tham gia cuộc chiến chống lại nhà nước của chúng ta”.

“Igor Girkin hay Strelkov là một tên khủng bố người Nga, từng được gọi là 'Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của cái gọi là Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk. Hiện tại, SBU và Văn phòng Tổng công tố đã đưa ra lệnh tầm nã Girkin vì một số hoạt động khủng bố, tra tấn, giết người và vi phạm chủ quyền của Nhà nước”

“Hà Lan và các cơ chế quốc tế khác đã thông báo truy nã hắn ta vì vụ bắn rơi chuyến bay dân sự Boeing 777 trong chuyến bay MH17. Không một tội phạm chiến tranh nào thoát khỏi sự trừng phạt”.

Sau khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022, Girkin, người thường sử dụng bí danh Igor Ivanovich Strelkov của mình, để chỉ trích các chiến thuật và thất bại của Nga.

Viết dưới bí danh của mình, Igor Ivanovich Strelkov, Girkin đã đăng lên tài khoản Telegram của mình những bình luận về sự phát triển trong cuộc xung đột Ukraine và chỉ trích chiến thuật của quân đội Nga. Anh ta bắt đầu với quan sát rằng Lực lượng vũ trang Ukraine tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công bằng pháo vào Belgorod, một khu vực của Nga có đường biên giới với thành phố Kharkiv của Ukraine. Anh ta nói, mặt trận này trong cuộc xung đột, “đã trở nên toàn diện - gần như ở cấp độ Donetsk”.

“Thay vì cố gắng đẩy kẻ thù ra khỏi biên giới một lần nữa sau cuộc 'tái tập hợp' được thực hiện vào tháng 9, quân đội của chúng ta tiếp tục tiến hành các hành động tấn công hoàn toàn vô nghĩa về mọi mặt và kèm theo đó là những tổn thất nặng nề trên hướng Bakhmut và phía tây của Donetsk, mà kẻ thù, tập trung các lực lượng tấn công chính trên các mặt trận khác, đã không chú ý đến nhiều,” Girkin viết.

“Tập hợp lại” mà Girkin đề cập là một cuộc phản công thành công ở khu vực Kharkiv của lực lượng Ukraine vào đầu tháng 9, giải phóng một số khu vực quan trọng trước đây bị Nga chiếm đóng. Nó đánh dấu một trong những thành công lớn nhất cho những người bảo vệ Ukraine, và là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực xâm lược của Nga.

Girkin đã đưa ra những dự đoán bi quan nghiêm trọng về cuộc xâm lược sau thất bại ở Kharkiv, dự đoán rằng các lực lượng Nga cuối cùng sẽ thất bại ở Ukraine.

“Cuộc chiến ở Ukraine sẽ tiếp tục cho đến khi Nga thất bại hoàn toàn”, Girkin đăng trên Telegram sau cuộc phản công. “Chúng ta đã thua rồi, phần còn lại chỉ là vấn đề thời gian.”

Newsweek đã liên hệ với Ukraine và Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.

2. Ukraine có thể chiếm lại được Crimea vào 'mùa hè tới'

Cựu tướng chỉ huy quân đội Mỹ, Ben Hodges, cho biết trong vòng một năm, Ukraine có thể chiếm lại được khu vực Crimea đã bị Nga sáp nhập.

“Khi tôi xem xét tình hình, tôi thấy rằng tình hình của người Nga đang trở nên tồi tệ hơn theo từng tuần,” ông nói với tờ báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung.

“Người ta thường nói chiến tranh là một thử thách về ý chí và hậu cần - và xét trên cả hai phương diện, Ukraine vượt trội hơn rất nhiều”.

“Người Nga phải thua trong cuộc chiến này; nếu không, họ sẽ thử lặp lại lần nữa sau hai hoặc ba năm,”

3. Bộ Quốc phòng Belarus cho biết, có tới 9.000 binh sĩ Nga và khoảng 170 xe tăng sẽ được triển khai tại Belarus để xây dựng một lực lượng chung mới.

Việc thành lập lực lượng mới có nhiệm vụ bảo vệ biên giới Belarus trước mối đe dọa từ Ukraine đã được công bố vào tuần trước sau những thất bại của Nga ở Ukraine.

Theo Trung Tướng Valeri Revenko, cố vấn bộ quốc phòng Belarus về hợp tác quân sự quốc tế, nói trên Telegram, “tổng số” binh sĩ Nga “sắp đến Belarus lên đến 9.000 người”.

Ông Revenko cho biết Nga cũng sẽ gửi tới Belarus “khoảng 170 xe tăng, tối đa 200 xe bọc thép và tới 100 vũ khí và súng cối có cỡ nòng trên 100 ly”. Các đơn vị của Nga sẽ được triển khai tới 4 bãi tập ở phía đông và trung tâm của Belarus, nơi họ sẽ tham gia các cuộc tập trận liên quan đến đặc biệt là “bắn chiến đấu và bắn hỏa tiễn phòng không”.

Belarus khẳng định lực lượng này sẽ phòng thủ duy nhất và nhằm mục đích bảo đảm biên giới của mình. Tuần trước, nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko, một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, tuyên bố Ukraine đang âm mưu tấn công đất nước của ông và tuyên bố liên kết với Mạc Tư Khoa.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cáo buộc Nga “đang cố lôi kéo trực tiếp Belarus vào cuộc chiến này” tại cuộc họp G7 gần đây. Zelenskiy kêu gọi một phái đoàn quan sát viên quốc tế được đặt ở biên giới Ukraine-Belarus.

4. Nga cáo buộc Ukraine tấn công xuyên biên giới, làm hư hại ga đường sắt. Nhiều cơ sở hạ tầng Ukraine bị pháo kích hôm thứ Ba

Vyacheslav Gladkov, thống đốc vùng Belgorod của Nga, nói rằng một người đàn ông đã bị thương sau khi lực lượng Ukraine bắn phá một nhà ga đường sắt ở Nga. Ông nói rằng “sự di chuyển của các đoàn tàu tạm thời bị đình chỉ”. Các phương tiện truyền thông phương Tây nói không thể xác minh độc lập tuyên bố này.

Trong bài nói chuyện với quốc dân đồng bào tối thứ Ba, Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy cho biết “kể từ ngày 10 tháng 10, 30% các trạm điện của Ukraine đã bị phá hủy, gây mất điện trên cả nước”.

Mô tả các cuộc tấn công của Nga nhằm vào nguồn cung cấp điện là “một kiểu tấn công khủng bố khác của Nga”, Zelenskiy nói rằng “không còn chỗ cho các cuộc đàm phán với chế độ của Putin”.

Phóng viên của tờ Wall Street Journal, đã đưa ra phân tích nhanh về các cuộc tấn công trong ngày thứ Ba như sau: “Một ngày nữa các cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga vào cơ sở hạ tầng điện ở Kyiv và xung quanh Ukraine. Không thể giành chiến thắng trên chiến trường, Nga đang cố gắng tạo ra một chiến thắng bằng cách khiến thường dân Ukraine bị rét run trong bóng tối”.

Kyrylo Tymoshenko, phó văn phòng tổng thống, cho biết các lực lượng Nga đã tiến hành các cuộc không kích mới vào các cơ sở năng lượng của Ukraine hôm thứ Ba, gây ra một số vụ nổ ở khu vực phía bắc Kyiv, nơi có một nhà máy nhiệt điện. Thị trưởng thành phố Vitali Klitschko cho biết cuộc tấn công nhằm vào “cơ sở hạ tầng quan trọng” ở phía bắc Kyiv, nơi các nhân chứng nhìn thấy khói dày bốc lên bầu trời.

Các cuộc tấn công trong ngày thứ Ba vào phía Bắc của Kyiv. Các quan sát viên lo ngại rằng các hỏa tiễn này được phóng từ lãnh thổ của Belarus. Ukraine có thể phản ứng lại và đó là kế của Putin nhằm lôi nhà độc tài Belarus Lukashenko vào cuộc chiến này.

Ngoại trưởng Ukraine đã thông báo rằng ông đang đệ trình đề xuất lên Tổng thống Volodymyr Zelenskiy để cắt đứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Iran.

Giữa những tuyên bố Iran đã cung cấp vũ khí cho Nga, Dmytro Kuleba khẳng định nước này phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc phá hủy khắp Ukraine.

Kuleba cũng đã kêu gọi các bộ trưởng ngoại giao trong Liên minh Âu Á Châup đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran vì đã giúp Nga “thực hiện khủng bố chống lại người Ukraine”.

Kyiv sẽ gửi công hàm chính thức tới Israel kêu gọi hợp tác và cung cấp phòng không ngay lập tức, ông nói.

5. Lính Nga cho thấy tình trạng trại 'tồi tệ', một nửa số người bị ốm, và tình trạng trộm cắp lan tràn

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video: Russian Soldier Shows 'Awful' Camp Condition, Says Half of Men Sick”, nghĩa là “Video cho thấy lính Nga phải sống trong các trại 'tồi tệ', và cho biết một nửa số người bị ốm.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội hôm Chúa Nhật nhằm mục đích cho thấy những điều kiện “nghiệt ngã” mà những người lính Nga mới nhập ngũ đang phải đối mặt.

Đoạn video được chia sẻ trên Twitter vào chiều Chúa Nhật bởi Julia Davis, người tạo ra nhóm giám sát truyền thông Russian Media Monitor. Trong đó, một người đàn ông vô danh gần đây đã bị gọi nhập ngũ tuyên bố phải đối mặt với điều kiện vô cùng tồi tệ tại một khu trại, với nạn trộm cắp và bệnh tật hoành hành.

“Hãy xem cách đối xử với những tân binh mới được huy động,” Davis viết kèm theo video. “Một người đàn ông giấu tên phàn nàn rằng giày, tiền và nệm của anh ta đã bị đánh cắp. Anh ấy nói, chưa hết đâu: Mọi người đều bị ốm, bởi vì lều của họ không được sưởi ấm.”

Chỉ gần 2 tiếng rưỡi kể từ khi được đăng tải, clip đã nhận được gần 80,000 lượt xem.

Trong đoạn clip kéo dài 90 giây, người lính giấu mặt và giấu tên đã có cái nhìn đầu tiên về trại mà anh ta được gửi đến và cho thấy anh ta ăn mặc phong phanh khi ở bên ngoài.

“Tôi không có giày tennis hay giày chiến thuật,” người lính nói ở gần đầu clip. “Mọi người ở đây đều đến từ Khanty-Mansiysk. Tất cả các chàng trai của chúng tôi. Chúng tôi đang tìm ra con đường của riêng mình. Không thể làm theo cách nào khác”.

Khanty-Maniysk là một thành phố ở miền trung Tây nước Nga và là trung tâm hành chính của vùng Okrug tự trị Khanty-Mansi. Nó nằm dọc theo bờ sông Ob và Irtysh.

Cuối cùng, người lính vào một căn lều mà anh ta khẳng định là nơi ở của mình, cùng với một số người đàn ông khác. Anh ấy lưu ý rằng, mặc dù căn lều đủ lớn để chứa vài người, nó chỉ có một bếp để cung cấp hơi ấm.

Người lính nói về cái lò “Nó chẳng giúp ích được gì đáng kể. Bạn có thể nghe thấy giọng tôi khàn khàn như thế nào, thật kinh khủng. Một nửa số người bị cảm lạnh “.

Người đàn ông nói thêm rằng nệm của anh đã bị đánh cắp, và mô tả hành vi trộm cắp là cách duy nhất để tồn tại ở đây. Ngay cả bếp cũng phải được mang đi khi bạn bước ra khỏi lều. Đồ đạc cá nhân của anh ấy, như giày thể thao và tiền, cũng đã bị đánh cắp. Bất chấp hành vi trộm cắp được cho là tràn lan này, các sĩ quan cấp trên dường như không quan tâm đến việc giúp đỡ.”

“Như người phó chỉ huy nói với tôi, 'Tao là mẹ mày hay là bố mày? Hãy tự tìm nó đi.”

Các báo cáo về tình trạng hỗn loạn và hoang mang trong hàng ngũ quân đội đã lan tràn ở Nga kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh huy động một phần để hỗ trợ nỗ lực ở Ukraine, đó là lệnh động viên đầu tiên của Nga kể từ Thế chiến thứ hai. Không lâu sau khi lệnh động viên bắt đầu, một video xuất hiện trên mạng cho thấy những người lính say rượu ngủ gật trong khi được đưa ra tiền tuyến. Một đoạn video khác được CNN chia sẻ cho thấy những người lính phàn nàn về việc họ không được huấn luyện trước khi được cử đi chiến đấu.

Newsweek đã liên hệ với các quan chức Nga để đưa ra bình luận.

6. Cảnh sát Ukraine cho biết họ khai quật tới 15 thi thể mỗi ngày ở các khu vực bị chiếm đóng trước đây của Donetsk

Cảnh sát ở khu vực Donetsk, miền đông Ukraine cho biết họ tiếp tục khai quật từ 10 đến 15 thi thể mỗi ngày tại các khu vực trước đây do Nga chiếm đóng trong khu vực.

Oleksandra Havrylko, phát ngôn nhân của Cảnh sát khu vực Donetsk, cho biết: “Cho đến nay, 43 ngôi mộ tập thể được biết đến ở khu vực Donetsk. Gần đây nhất là hai ngôi mộ tập thể - với cả dân thường và quân đội - đã được tìm thấy ở Lyman. Hơn nữa, Cảnh sát đã nhận được thông tin về các khu chôn cất nơi mỗi ngôi mộ có thể chứa tới 10 người.”

Nhiều người được cho là đã chết vì bị thương do chất nổ, Havrylko nói, nhưng cảnh sát cũng có thông tin về những công dân “bị giết do bạo lực”.

Các cuộc khai quật ở Lyman cho đến nay đã tiết lộ 35 thành viên quân đội và 152 thường dân, Havrylko nói. Ông nói rằng 40 ngôi mộ khó tiếp cận vẫn chưa được khai quật.

7. Anh và Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác về các biện pháp trừng phạt chống lại Nga vì cuộc xâm lược Ukraine cũng như các mục tiêu khác

Các quan chức tài chính hàng đầu của hai quốc gia đồng minh đã đưa ra một tuyên bố chung vào thứ Hai. Andrea Gacki, người đứng đầu văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ và Giles Thomson, người đứng đầu văn phòng thực thi lệnh trừng phạt của Vương quốc Anh, cho biết:

Theo thời gian, chúng tôi hy vọng sẽ nhận ra lợi ích của sự hợp tác của chúng tôi không chỉ liên quan đến các lệnh trừng phạt được áp đặt để đáp trả cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, mà còn đối với các chế độ trừng phạt thông thường khác.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ, Anh và Âu Châu đã nhắm vào các nhà tài phiệt và nền kinh tế Nga kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào tháng Hai.

8. Dmitry Medvedev cảnh cáo Israel không được cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine.

Dmitry Medvedev, nguyên là tổng thống Nga, và có thời cũng là Thủ tướng Nga, và hiện là Phó chủ tịch hội đồng an ninh Nga, cảnh báo Israel không nên trang bị vũ khí cho Kyiv, gọi đó là một “động thái liều lĩnh” có thể “phá hủy mối quan hệ giữa các nước chúng ta”.

Bất chấp nhiều nỗ lực từ Kyiv để mua các hệ thống phòng thủ trên không của Israel kể từ khi chiến tranh nổ ra, Israel đã cố gắng duy trì lập trường trung lập trong cuộc xâm lược kéo dài 7 tháng, vì họ dựa vào Nga để tạo điều kiện cho các hoạt động chống lại các bên có liên hệ với Iran ở Syria.

Tuy nhiên, Israel đã trở nên mạnh mẽ hơn khi chỉ trích Mạc Tư Khoa, kể từ khi Bộ Tư pháp Nga thông báo vào mùa hè rằng Cơ quan Do Thái, một cơ quan bán chính phủ tạo điều kiện cho người nhập cư vào Israel, nên bị đóng cửa.

Việc Nga ngày càng triển khai các máy bay không người lái do Iran sản xuất, lần đầu tiên được sử dụng vào hôm thứ Hai để tấn công thủ đô Ukraine, cũng đã củng cố lập trường của Israel: một quan chức Ukraine giấu tên nói với New York Times vào tuần trước rằng Israel đã bắt đầu chia sẻ thông tin tình báo cơ bản về Iran về chương trình bay không người lái.

Tờ Guardian trước đó đã đưa tin vào tháng 4 rằng Iran được cho là đang gửi vũ khí và khí tài quân sự tới Nga để hỗ trợ cho nỗ lực chiến tranh.

9. Marina Ovsyannikova, cựu nhà báo của kênh truyền hình nhà nước Nga, người đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối chiến tranh vào tháng 3, đã bỏ trốn thành công khỏi Nga.

Reuters báo cáo rằng luật sư của cô ấy Dmitry Zakhvatov cho biết Ovsyannikova hiện đang “dưới sự bảo vệ của một quốc gia Âu Châu”, và từ chối cho biết thêm chi tiết vì “nó có thể là một vấn đề đối với cô ấy”.

Cô Marina Ovsyannikova, 44 tuổi, bị quản thúc tại gia từ tháng 8 và bị buộc tội phát tán thông tin về các lực lượng vũ trang Nga bị chính phủ cho là sai sự thật. Đó là cáo buộc có thể dẫn đến bản án 10 năm tù.

Cựu biên tập viên của Channel One đã gây chú ý trên toàn cầu vào tháng 3 khi cô ấy làm gián đoạn buổi phát sóng bản tin buổi tối hàng đầu của kênh Vremya, cầm một tấm áp phích có nội dung “Nói không với chiến tranh”.

Trong khi đang bị quản thúc tại gia với công an thường xuyên lảng vảng trước cửa nhà, cô đã tìm cách trốn thoát và bây giờ đã ra được nước ngoài.
 
Lần đầu tiên tại cái nôi của Công Giáo Đức tiếng cầu kinh Hồi Giáo quyện với tiếng chuông nhà thờ. Vui hay buồn?
VietCatholic Media
17:14 18/10/2022


1. Nhà thờ Hồi giáo nổi tiếng ở Đức vang lên lời kêu gọi công chúng cầu nguyện đầu tiên

Lời kêu gọi cầu nguyện của người Hồi giáo lần đầu tiên được phát ra trước công chúng từ một trong những nhà thờ Hồi giáo lớn nhất của Đức vào thứ Sáu, nhưng với số lượng hạn chế, như một phần của dự án đã được thỏa thuận với chính quyền ở Köln, nơi có một trong những cộng đồng Hồi giáo lớn nhất đất nước.

Các nhà chức trách ở thành phố lớn thứ tư của Đức năm ngoái đã dọn đường cho các nhà thờ Hồi giáo xin phép cho các muezzin kêu gọi tối đa năm phút từ trưa đến 3 giờ chiều vào các ngày thứ Sáu, với giới hạn tiếng ồn được đặt bên trong mỗi nhà thờ Hồi giáo tùy theo vị trí của nó.

Lời kêu gọi cầu nguyện không phải là lần đầu tiên xảy ra ở Đức nhưng lần này gây chấn động vì nó xảy ra ở một nhà thờ Hồi giáo đặc biệt nổi bật. Nhà thờ Hồi giáo Trung tâm, một tòa nhà hiện đại với hai tòa tháp cao, nằm trên một con đường sầm uất ngay phía tây của trung tâm thành phố Köln. Được điều hành bởi Liên minh các vấn đề tôn giáo của Thổ Nhĩ Kỳ, hay DITIB, và đã được khánh thành bởi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào năm 2018.

Cho đến nay, lời kêu gọi cầu nguyện chỉ được nghe thấy bên trong tòa nhà. Đầu giờ chiều thứ Sáu, nó được phát qua hai loa phóng thanh, mặc dù chính quyền quy định rằng nó nên được giới hạn ở mức 60 decibel đối với những người dân gần đó.

Cuộc gọi kéo dài chưa đầy năm phút và chỉ có thể được nghe thấy ngay bên ngoài nhà thờ Hồi giáo. Ở phía bên kia đường, khoảng 20 người biểu tình tụ tập với các biểu ngữ, trong đó có một người yêu cầu “Không có cuộc gọi Muezzin ở Köln! Không gian công cộng nên trung lập về mặt ý thức hệ” Họ được tham gia bởi một nhóm phụ nữ phản đối chiến dịch trấn áp các cuộc biểu tình ở Iran.

DITIB cho biết một thỏa thuận cho cuộc thử nghiệm kéo dài hai năm đã đạt được với thành phố vào thứ Tư.

“Đây là một bước quan trọng trong nhận thức của các cộng đồng tôn giáo, theo đó Hồi giáo là một phần của xã hội,” Abdurrahman Atasoy, một quan chức cấp cao của nhóm, cho biết trong một tuyên bố.

“Người Hồi giáo đã đến đây; và được chấp nhận với các nhà thờ Hồi giáo đại diện của họ như một phần hữu hình; và với lời kêu gọi cầu nguyện này; nó tiêu biểu cho một phần có thể nghe được trong thông điệp cốt lõi của quá trình lâu dài này,” ông nói

Thị trưởng Henriette Reker cho biết năm ngoái rằng người Hồi giáo, nhiều người trong số họ sinh ra ở Đức, là một phần vững chắc của xã hội ở Köln, một thành phố có địa danh trung tâm là nhà thờ chính tòa Công Giáo uy nghiêm.

“Nếu chúng ta cũng nghe thấy tiếng gọi muezzin trong thành phố của chúng ta cùng với tiếng chuông nhà thờ, thì điều đó cho thấy rằng sự đa dạng được đánh giá cao ở Köln,” cô nói.

Tuy nhiên, những hạn chế áp đặt đối với dự án chỉ ra sự nhạy cảm lâu dài đối với vị trí của Hồi giáo trong xã hội Âu Châu. Và bản thân việc xây dựng Nhà thờ Hồi giáo Trung tâm đã thu hút sự phản đối từ các nhóm cánh hữu.

Susanne Schroeter, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Frankfurt về tư tưởng Hồi giáo, nói với đài truyền hình công cộng WDR rằng cô lo ngại rằng cuộc gọi muezzin tại Nhà thờ Hồi giáo Trung tâm có thể được coi là một “chiến thắng” bởi “những người theo chủ nghĩa Hồi giáo cứng rắn”.
Source:Religion News

2. Những kẻ phá hoại bị bắt quả tang khi phun sơn nhà thờ Michigan

Một nhà thờ Công Giáo ở Lansing, Michigan, đã công bố một đoạn video an ninh ghi lại cảnh ba cá nhân trùm đầu đang phá hoại nhà thờ vào ngày 8 tháng 10 với những biểu ngữ ủng hộ phá thai và những hình vẽ bậy bài Công Giáo.

Ba người có thể được nhìn thấy khi đi bộ đến Nhà thờ Phục sinh trên Đại lộ Đông Michigan và phun sơn graffiti trên lối đi, cửa ra vào và bảng hiệu của nhà thờ trước khi bỏ trốn khỏi hiện trường. Nó xảy ra ngay trước nửa đêm.

Bất kỳ ai có thông tin về vụ phá hoại này nên liên hệ với Sở cảnh sát Lansing.

Hình vẽ bậy chứa đựng những thông điệp thù hận và thô tục đả kích vụ lật lại vụ án Roe kiện Wade, năm 1973 của Tòa án Tối cao về việc liên bang hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc.

Dòng chữ “Hủy bỏ tòa án” và “Những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc Kitô hãy chết đi” được sơn màu đen trên lối đi phía trước các bậc thang của Nhà thờ Phục sinh. Những kẻ phá hoại cũng vẽ một cây thánh giá với một dấu gạch chéo ở giữa.

Hai cây thánh giá màu đỏ lộn ngược cũng được để lại trên hai cánh cửa của nhà thờ.

Nhiều hình vẽ graffiti màu đỏ trên lối đi có nội dung “Chủ nghĩa nữ quyền không phải chủ nghĩa phát xít”, “đập tan chế độ gia trưởng”, “Khôi phục Roe”.

Những hình vẽ bậy khác, cả trên lối đi và bảng hiệu đèn LED của nhà thờ, đều chứa ngôn ngữ tục tĩu. Một bức ảnh cho thấy trẻ nhỏ phải nhìn thấy những dòng chữ bậy bạ khi chúng bước ra khỏi Thánh lễ vào ngày 9 tháng 10.

Một trong những thông điệp trên bảng hiệu của nhà thờ có nội dung “Hãy giết tất cả những người theo chủ nghĩa dân tộc Kitô”.

Cha sở của nhà thờ, là Cha Steve Mattson, nói với CNA hôm thứ Tư rằng chi phí thiệt hại ước tính khoảng 15,000 đô la. Sở cảnh sát Lansing đang điều tra vấn đề.

Mattson nói rằng bảng hiệu của nhà thờ hiện có nội dung: “Đối với bất kỳ ai phá hoại và vẽ bậy, chúng tôi tha thứ cho bạn và chúng tôi đang cầu nguyện cho bạn.”

Vào đêm trước khi tấm biển bị phá hoại, Cha Mattson cho biết, một giáo dân đã đưa ra lời chứng về sự hoán cải và chữa lành của cô sau khi phá thai nhiều năm trước.

“Tôi nghĩ về mặt tâm linh, sự phá hoại này xảy ra vào đêm hôm đó là một dấu hiệu chắc chắn cho chúng ta thấy rằng sự chữa lành mà Chúa ban là điều mà Satan căm ghét”

Cha Mattson nói, thay vì nản lòng trước những hành động phá hoại này, giáo xứ được khuyến khích vì những giá trị phò sinh của họ. Ngài nói thêm rằng ngài cảm thấy buồn cho những kẻ phá hoại và sẽ cầu nguyện cho sự hoán cải của họ.

Thiệt hại từ hành động phá hoại với những thđđ ủng hộ phá thai đã trở thành cảnh tượng phổ biến đối với người Công Giáo và những người ủng hộ cuộc sống trong vài tháng qua. Các báo cáo bắt đầu tăng vào tháng 5, khi quyết định trong vụ Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson bị rò rỉ trên các phương tiện truyền thông cho thấy Roe kiện Wade đã sẵn sàng bị lật ngược.

Kể từ khi sự việc bắt đầu, một số vụ bắt giữ đã được thực hiện trong các vụ phá hoại nhà thờ. Tuy nhiên, trong số hơn 50 trung tâm mang thai hộ đã bị phá hoại, không một vụ bắt giữ nào được báo cáo.
Source:Catholic News Agency

3. Sứ điệp Video Đức Thánh Cha gửi Liên Hội đồng Giám mục Á châu

Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ các giám mục Á châu năng gặp gỡ ở cấp độ miền, đồng thời góp phần làm cho Giáo hội trở thành Giáo hội của những người nghèo, người trẻ, một Giáo hội đối thoại với dân Á châu và các tôn giáo khác.

Đức Thánh Cha bày tỏ lập trường này, trong sứ điệp gửi các giám mục Á châu, nhân dịp Khóa họp của Liên Hội đồng Giám mục Á châu, nhóm họp tại Trung tâm Mục vụ của Tổng giáo phận Bangkok, Baan Phu Waan, ở Bangkok, Thái Lan, từ ngày 13 đến ngày 30 tháng Mười này, về đề tài: Liên Hội đồng Giám mục Á châu 50 năm: hành trình chung với nhau trong tư cách là các dân tộc Á châu”- và họ đã đi theo một lối khác” (Mt 2,12). Đại hội kỷ niệm 50 Năm thành lập Liên Hội đồng Giám mục Á châu để suy tư về những thực tại và những thách đố đang đề ra cho Giáo hội tại đại lục này.

Tham dự Đại hội có ít nhất 270 giám mục đến từ 26 nước, trong đó có Việt Nam, và từ hai lãnh thổ Hương Cảng và Macau.

Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha gợi lại khởi đầu của Liên Hội đồng Giám mục Á châu hồi năm 1970, khi thánh Phaolô VI Giáo hoàng viếng thăm Á châu, và thấy một đại lục có đông đảo dân chúng, phần lớn là người trẻ, và Á châu được nhìn nhận như căn nhà chung của các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau.

Đức Thánh Cha nói: “Các giám mục nhận thấy đám đông hồi đó đang bừng tỉnh từ tình trạng cam chịu số phận đến một cuộc sống xứng đáng với con người; các giới trẻ cũng bừng tỉnh, họ lý tưởng, ý thức và lo âu, nóng lòng và bồn chồn; các xã hội với các nền văn hóa khác nhau đang bừng tỉnh để trở thành một cộng đoàn đích thực của các dân tộc. Điều này có nghĩa là Giáo hội tại Á châu được kêu gọi trở thành Giáo hội của người nghèo, của người trẻ, một Giáo hội đối thoại với các tín hữu các tôn giáo khác ở Á châu một cách đích thực hơn”.

Đức Thánh Cha cho biết ngài đồng hành với các giám mục Á châu trong công tác huynh đệ và trao đổi các ý tưởng sẽ thực hiện. Ngài nói: “Điều quan trọng là các Hội đồng Giám mục miền họp nhau một cách đều đặn, nhờ đó Giáo hội được hình thành, được củng cố trong hành trình, và câu hỏi cơ bản là: Thánh Linh đang nói vì với Giáo hội tại Á châu? Đó là câu hỏi mà anh em phải trả lời”.

Đức Thánh Cha không quên nhắc đến vai trò của các giáo dân, đảm trách chức năng của mình, tôn trọng đặc tính riêng của mỗi người, vì Giáo hội hoàn vũ không phải là Giáo hội đồng nhất, nhưng là đại đồng, trong sự tôn trọng đặc tính của mỗi Giáo hội”.