Phụng Vụ - Mục Vụ
Lịch phụng vụ tháng 11 /2014
LM. Anphong Trần Đức Phương
09:25 19/10/2014
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 11/2014
Tháng 11 là tháng cuối cùng trong năm Phụng Vụ của Giáo Hội; vì thế, Giáo Hội muốn dùng tháng này để chúng ta nhớ đến ngày cuối cùng của thế giới (Ngày Tận Thế) và ngày cuối cùng của mỗi người chúng ta (Ngày chúng ta qua đời) và gọi tháng này là Tháng Các Linh Hồn, để chúng ta cầu nguyện nhiều cho các linh hồn đã qua đời mà còn phải được thanh tẩy trong luyện tội.
Trong tháng này, chúng ta sẽ mừng Lễ Các Thánh, Lễ các Linh Hồn, Lễ Cung Hiến Đền Thờ Latêranô tại Roma, Lễ Chúa Nhật 33 Quanh Năm (Năm A), Lễ Đức Mẹ Dâng Mình Trong Đền Thờ, Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua (Năm A), Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Lễ Tạ Ơn, Lễ Chúa Nhật 1 Mùa Vọng (Năm B).
LỄ CÁC THÁNH (Ngày 1 tháng 11): Thánh Lễ hôm nay kính tất cả các vị đã qua đời trong sự thánh thiện và được Chúa thưởng công trên Nước Chúa, trong đó có các bậc tiền nhân của chúng ta. Mỗi linh hồn đã được lên Thiên đàng đều là Thánh; dù trong Lịch Phụng Vụ chung của Giáo Hội chỉ ghi tên một số vị với ngày kính trong suốt năm (Như Các Thánh Tử đạo Việt Nam được kính chung vào ngày 24 tháng 11, Thánh Teresa Hài Đồng Giêsu được kính vào ngày mùng 1 tháng 10, Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ được kính vào ngày 29 tháng 6, Thánh Anphong được kính vào ngày mùng 1 tháng 8, vv...).
Các Bài Đọc: Bài đọc 1 (Khải Huyền 7:2-4,9-14); Bài Đọc 2 (1 Gioan 3:1-3); Bài Phúc Âm Phúc Âm (Matthêu 5:1-12).
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy dâng lời tạ ơn cho các Thánh đã được ơn Chúa thương ban giúp sức để sống cuộc đời xứng đáng được hưởng hạnh phúc Thiên Đàng. Chúng ta cũng xin Đức Mẹ và các Thánh cầu nguyện cùng Chúa cho chúng ta luôn được ơn Chúa giúp sức, cố gắng sống cuộc đời xứng đáng các tín hữu của Chúa, để khi Chúa gọi chúng ta ra khỏi cuộc đời này, chúng ta được Chúa ban phần thưởng Thiên Đàng.
LỄ CÁC LINH HỒN (Ngày 2 tháng 11): Hôm qua chúng ta đã mừng lễ kính các Thánh, là những vị đã được Chúa đưa về Thiên Đàng sau khi đã sống cuộc đời chịu đau khổ và hy sinh hãm mình và chết trong ơn nghĩa Chúa. Hôm nay chúng ta nhớ đến các linh hồn đã qua đời, nhưng còn phải được thanh luyện trong luyện tội.
Việc cầu nguyện cho các linh hồn đã có từ lâu đời trong Giáo Hội. Hằng ngày, chúng ta vẫn nhớ cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện tội, nhất là khi dâng Thánh Lễ. Trong Giáo Hội có nhiều kinh nguyện để cầu cho các linh hồn. Nhưng hôm nay, Giáo Hội dành riêng một ngày để chúng ta cùng dâng Thánh Lễ và Viếng Nhà Thờ để cầu cho các Linh Hồn nơi luyện tội. Đặc biệt , hôm nay được dâng 3 Thánh Lễ để cầu cho các Linh Hồn. Giáo Hội cũng dành riêng Tháng 11 để cầu cho các Linh Hồn.
Thánh Lễ 1 : Bài Đọc 1 (Roma 6: 3-9); Bài Phúc Âm (Gioan 6:51-55). Thánh Lễ 2: Bài Đọc 1 (Sách Khôn Ngoan 8: 1-9); Bài phúc Âm (Luca 23: 33, 30-43). Thánh Lễ 3: Bài Đọc 1 (Roma 1: 4-11); Bài Phúc Âm (Gioan 17: 24-26). Trong tất cả 3 Thánh Lễ đều có thể chọn các Bài Đọc và Bài Phúc Âm trong sách "Nghi Lễ An Táng."
LỄ CUNG HIẾN ĐỀN THỜ LATÊRANÔ TẠI RÔMA (Ngày 9 tháng 11): Đền Thờ Latêranô là một Thánh Đường lớn tại Rôma, cũng được gọi là Vương Cung Thánh Đường Gioan Latêranô để kính Thánh Gioan Baotixita và Thánh Gioan Thánh Sử. Thánh Đường Latêranô cũng được gọi là Đại Vương Cung Thánh Đường Latêranô và Thánh Lễ hôm nay được mừng trọng thể trên toàn thể Giáo Hội vì Thánh Đường Latêranô được coi là mẹ các Thánh Đường trên Thế giới, là Nhà Thờ Chánh Tòa của Tổng Giáo Phận Rôma, và vì thế trong Thánh Đường có Ngai tòa của Đức Giáo Hoàng là Giám Mục Rôma. Sở dĩ gọi là Nhà Thờ Latêranô vì được xây dựng trên khu đất ngày xưa thuộc về gia đình quyền quý Latêranô.
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Egiêkiel 47: 1-2,8-9,12); Bài Đọc 2 (1 Côrintô 3: 9-11,16-17); Bài Phúc Âm (Gioan 2: 13-22).
LỄ Chúa Nhật XXXIII QUANH NĂM (Năm A) (Ngày 16 tháng 11): Bài Đọc 1 (Sách Châm Ngôn 31:10-13,19-20,30-31) thường được dùng trong các lễ cưới; vì ca tụng một người vợ tài đức, luôn lo lắng cho chồng , cho con được sống đầy đủ; luôn chăm chỉ làm việc; lại có lòng từ thiện, giúp đỡ những người nghèo khó, lâm cảnh khốn cùng. Trong Bài Đọc 2 (1 Thexalônica 5:1-6), Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta là các tín hữu của Chúa, chúng ta hãy sống tiết độ và tỉnh thức; vì "ngày Chúa đến thì bất chợt như kẻ trộm trong đêm tối. Chúng ta hãy luôn sống sẵn sàng để Chúa đến bất cứ lúc nào, chúng ta vẫn đang tỉnh thức trong sự chờ đợi." Bài Phúc Âm (Matthêu 25: 14-30) ghi lại Dụ Ngôn Nén Bạc mà Chúa Giêsu kể cho các môn đệ, có ý dạy chúng ta hãy biết dùng mọi của cải, tài năng, sức khỏe Chúa ban cho chúng ta để làm vinh danh Chúa và phục vụ mọi người cần sự giúp đỡ của chúng ta; đừng bao giờ lười biếng và than van.
LỄ ĐỨC MẸ DÂNG MÌNH TRONG ĐỀN THỜ (Ngày 21 tháng 11): Thánh lễ hôm nay để kính nhớ việc cha mẹ của Đức Maria (Ông Thánh Gioankim và Bà Thánh Anna) dâng Đức Maria (khi còn nhỏ) vào Đền Thờ Giêrusalem theo tập tục thời đó. Bài Đọc 1( Giacaria 2: 14-17); Bài Phúc Âm ( Luca 12:46-50).
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa, nhờ lời Đức Mẹ chuyển cầu, cho chúng ta luôn biết phó thác cuộc đời chúng ta cho Chúa và chu toàn các nhiệm vụ mà Chúa trao ban cho chúng ta, là Giáo Dân, Tu Sĩ nam Nữ, hay thuộc hàng Giáo Phẩm, và xin Chúa gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn.
Chúa Nhật LỄ CHÚA KITÔ VUA (Năm A) (Ngày 23 tháng 11): Giáo Hội dành ngày Chúa Nhật cuối cùng trong năm Phụng Vụ để kính Chúa Giêsu là vua vũ trụ. Chúa Giêsu là Vua vũ trụ không phải như các vua trần gian để bắt mọi người phải phục vụ; vì Chúa Giêsu đến trần gian không phải để bắt mọi người phải phục vụ; nhưng Ngài đã hạ mình xuống để chết trên Thánh Giá và cứu chuộc nhân loại. Tước hiệu Chúa Giêsu là Vua Vũ Trụ chỉ để nói lên việc Chúa Giêsu, sau khi đã chịu nạn chịu chết để chuộc tội nhân loại, Ngài đã sống lại và lên trời vinh hiển và là vua cả vũ trụ, mà chúng ta phải tôn vinh và cảm tạ Ngài luôn; vì Ngài đã lên trời để mở đường cứu rỗi cho chúng ta.
Các Bài Đọc: Bài đọc 1 (Egiêkien 34:11-12,15-17) ghi lại lời Tiên Tri Egiêkien nói về Đấng Cứu Thế sẽ đến để chăn dắt Dân Chúa. Ngài sẽ tụ họp mọi người từ khắp nơi trên thế giới; Ngài sẽ chăn dắt họ, dẫn đưa họ trên đường công chính. Trong Bài Đọc 2 (1 Côrintô 15: 20-26,28), Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta là Chúa Giêsu đã sinh xuống trần gian, đã chịu nạn chịu chết để chuộc tội chúng ta, đã sống lại và lên trời vinh hiển để mở đường về Thiên Đàng cho chúng ta. Bài Phúc Âm (Matthêu 25: 31-46) ghi lại lời Chúa Giêsu nói về ngày Tận Thế. Thiên Chúa sẽ phán xét chúng ta theo việc chúng ta đã làm để giúp đỡ tha nhân: Kẻ lành sẽ được thưởng công, kẻ dữ sẽ bị luận phạt, và Thiên Chúa sẽ phán xét chúng ta theo những việc chúng ta làm cho anh em chúng ta. Vì khi chúng ta làm cho tha nhân là chúng ta làm cho chính Chúa: Người lành được thưởng công Nước Chúa; vì "xưa Ta đói đã cho Ta ăn, Ta khát đã cho Ta uống..." Còn những kẻ khác bị luân phạt vì không thương giúp anh em mình: " ngày xưa ta đói các ngươi đã không cho Ta ăn, ta khát đã không cho Ta uống..."
LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM (ngày 24 tháng 11): Hôm nay chúng ta đặc biệt hướng về Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam để mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Có 117 vị đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 tuyên phong là thánh vào ngày 19 tháng 6 năm 1988, trong đó có 96 vị là người Việt Nam; còn lại là các vị ngoại quốc (11 vị là người Tây Ban Nha, 10 vị là người Pháp). Nếu xét theo hàng Giáo Phẩm thì có 8 vị Giám Mục, 50 Linh Mục, 1 Chủng Sinh, 58 Giáo Dân. Hôm nay chúng ta cũng nhớ đến bao nhiêu vị đã âm thầm chịu chết vì Đạo Thánh Chúa tại Việt Nam (mà chúng ta không thể nào biết hết được) trong suốt thời kỳ Giáo Hội bị bách hại tại Việt Nam từ năm 1625 đến năm 1886.
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Sách Khôn Ngoan 3:1-9); Bài Phúc Âm (Matthêu 10: 17-22).
LỄ TẠ ƠN (Ngày 27 tháng 11): Hôm nay chúng ta hiệp với Giáo Hội Hoa Kỳ để tạ ơn Chúa vì bao ơn lành Chúa đã thương ban cho đất nước Hoa Kỳ, cho mỗi người chúng ta; nhất là chúng ta là người Việt Nam đang sống tại đất nước Hoa Kỳ dân chủ, tự do, sau khi đã thoát được ách nô lệ của chế độ cộng sản, vô thần tại Việt Nam.
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Đức Huấn Ca 50:22-24); Bài Đọc 2 (1 Côrintô 1: 3-9); Bài Phúc Âm (Luca 17: 11-19).
LỄ Chúa Nhật 1 MÙA VỌNG (Năm B) (Ngày 30 tháng 11): Mùa Vọng ngày xưa gọi là Mùa Áp (dịch từ tiếng la tinh "Adventus"). Mùa Vọng là Mùa mong đợi. Chúng ta mong đợi chờ ngày mừng Lễ Chúa Giáng Sinh. Chúng ta cũng mong đợi ngày Chúa đến với chúng ta khi chúng ta qua đời và ngày Chúa đến phán xét chung ngày tận thế.
Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa vọng là ngày đầu năm mới Niên Lịch Phụng Vụ. Vì Thế chúng ta không còn ở Năm A nữa, nhưng bắt đầu Năm B.
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Isaia 63: 16-17,19; 64: 2-7) ghi lại lời Tiên Tri Isaia về những tội lỗi mà dân chúng đã phạm mất lòng Chúa, đã xa lạc đường lối của Chúa, không còn thờ phượng Chúa xứng đáng; rồi Tiên Tri cầu xin Chúa đến giải thoát Dân Chúa khỏi con đường tội lỗi và trở về đường ngay nẻo chính. Trong Bài Đọc 2 (1 Côrintô 1:3-9), Thánh Phaolô mời gọi chúng ta hãy luôn giữ vững các giới răn của Chúa, sống thánh thiện đẹp lòng Chúa để chờ ngày Chúa đến trong vinh quang. Bài Phúc Âm (Matcô 13:33-37) ghi lại lời Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ hãy luôn tỉnh thức và cầu nguyện; vì "chúng con không biết được ngày giờ Chúa đến với chúng con trong cái chết. Chúng con hãy luôn tỉnh thức và sẵn sàng chờ ngày Chúa đến."
Vậy trong tháng các linh hồn này, chúng ta hãy siêng năng dâng Thánh Lễ, những kinh nguyện, viếng nghĩa trang và làm các việc lành khác để cầu nguyện cho các Linh Hồn nơi luyện tội được sớm về hưởng nhan thánh Chúa.
Chúng ta cũng cầu nguyện chung cho nhau trong Mùa Vọng này, để chúng ta dành nhiều thời giờ hơn để tĩnh tâm, đi xưng tội và chuẩn bị mừng đại Lễ Giáng Sinh. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn.
Tháng 11 là tháng cuối cùng trong năm Phụng Vụ của Giáo Hội; vì thế, Giáo Hội muốn dùng tháng này để chúng ta nhớ đến ngày cuối cùng của thế giới (Ngày Tận Thế) và ngày cuối cùng của mỗi người chúng ta (Ngày chúng ta qua đời) và gọi tháng này là Tháng Các Linh Hồn, để chúng ta cầu nguyện nhiều cho các linh hồn đã qua đời mà còn phải được thanh tẩy trong luyện tội.
Trong tháng này, chúng ta sẽ mừng Lễ Các Thánh, Lễ các Linh Hồn, Lễ Cung Hiến Đền Thờ Latêranô tại Roma, Lễ Chúa Nhật 33 Quanh Năm (Năm A), Lễ Đức Mẹ Dâng Mình Trong Đền Thờ, Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua (Năm A), Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Lễ Tạ Ơn, Lễ Chúa Nhật 1 Mùa Vọng (Năm B).
LỄ CÁC THÁNH (Ngày 1 tháng 11): Thánh Lễ hôm nay kính tất cả các vị đã qua đời trong sự thánh thiện và được Chúa thưởng công trên Nước Chúa, trong đó có các bậc tiền nhân của chúng ta. Mỗi linh hồn đã được lên Thiên đàng đều là Thánh; dù trong Lịch Phụng Vụ chung của Giáo Hội chỉ ghi tên một số vị với ngày kính trong suốt năm (Như Các Thánh Tử đạo Việt Nam được kính chung vào ngày 24 tháng 11, Thánh Teresa Hài Đồng Giêsu được kính vào ngày mùng 1 tháng 10, Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ được kính vào ngày 29 tháng 6, Thánh Anphong được kính vào ngày mùng 1 tháng 8, vv...).
Các Bài Đọc: Bài đọc 1 (Khải Huyền 7:2-4,9-14); Bài Đọc 2 (1 Gioan 3:1-3); Bài Phúc Âm Phúc Âm (Matthêu 5:1-12).
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy dâng lời tạ ơn cho các Thánh đã được ơn Chúa thương ban giúp sức để sống cuộc đời xứng đáng được hưởng hạnh phúc Thiên Đàng. Chúng ta cũng xin Đức Mẹ và các Thánh cầu nguyện cùng Chúa cho chúng ta luôn được ơn Chúa giúp sức, cố gắng sống cuộc đời xứng đáng các tín hữu của Chúa, để khi Chúa gọi chúng ta ra khỏi cuộc đời này, chúng ta được Chúa ban phần thưởng Thiên Đàng.
LỄ CÁC LINH HỒN (Ngày 2 tháng 11): Hôm qua chúng ta đã mừng lễ kính các Thánh, là những vị đã được Chúa đưa về Thiên Đàng sau khi đã sống cuộc đời chịu đau khổ và hy sinh hãm mình và chết trong ơn nghĩa Chúa. Hôm nay chúng ta nhớ đến các linh hồn đã qua đời, nhưng còn phải được thanh luyện trong luyện tội.
Việc cầu nguyện cho các linh hồn đã có từ lâu đời trong Giáo Hội. Hằng ngày, chúng ta vẫn nhớ cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện tội, nhất là khi dâng Thánh Lễ. Trong Giáo Hội có nhiều kinh nguyện để cầu cho các linh hồn. Nhưng hôm nay, Giáo Hội dành riêng một ngày để chúng ta cùng dâng Thánh Lễ và Viếng Nhà Thờ để cầu cho các Linh Hồn nơi luyện tội. Đặc biệt , hôm nay được dâng 3 Thánh Lễ để cầu cho các Linh Hồn. Giáo Hội cũng dành riêng Tháng 11 để cầu cho các Linh Hồn.
Thánh Lễ 1 : Bài Đọc 1 (Roma 6: 3-9); Bài Phúc Âm (Gioan 6:51-55). Thánh Lễ 2: Bài Đọc 1 (Sách Khôn Ngoan 8: 1-9); Bài phúc Âm (Luca 23: 33, 30-43). Thánh Lễ 3: Bài Đọc 1 (Roma 1: 4-11); Bài Phúc Âm (Gioan 17: 24-26). Trong tất cả 3 Thánh Lễ đều có thể chọn các Bài Đọc và Bài Phúc Âm trong sách "Nghi Lễ An Táng."
LỄ CUNG HIẾN ĐỀN THỜ LATÊRANÔ TẠI RÔMA (Ngày 9 tháng 11): Đền Thờ Latêranô là một Thánh Đường lớn tại Rôma, cũng được gọi là Vương Cung Thánh Đường Gioan Latêranô để kính Thánh Gioan Baotixita và Thánh Gioan Thánh Sử. Thánh Đường Latêranô cũng được gọi là Đại Vương Cung Thánh Đường Latêranô và Thánh Lễ hôm nay được mừng trọng thể trên toàn thể Giáo Hội vì Thánh Đường Latêranô được coi là mẹ các Thánh Đường trên Thế giới, là Nhà Thờ Chánh Tòa của Tổng Giáo Phận Rôma, và vì thế trong Thánh Đường có Ngai tòa của Đức Giáo Hoàng là Giám Mục Rôma. Sở dĩ gọi là Nhà Thờ Latêranô vì được xây dựng trên khu đất ngày xưa thuộc về gia đình quyền quý Latêranô.
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Egiêkiel 47: 1-2,8-9,12); Bài Đọc 2 (1 Côrintô 3: 9-11,16-17); Bài Phúc Âm (Gioan 2: 13-22).
LỄ Chúa Nhật XXXIII QUANH NĂM (Năm A) (Ngày 16 tháng 11): Bài Đọc 1 (Sách Châm Ngôn 31:10-13,19-20,30-31) thường được dùng trong các lễ cưới; vì ca tụng một người vợ tài đức, luôn lo lắng cho chồng , cho con được sống đầy đủ; luôn chăm chỉ làm việc; lại có lòng từ thiện, giúp đỡ những người nghèo khó, lâm cảnh khốn cùng. Trong Bài Đọc 2 (1 Thexalônica 5:1-6), Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta là các tín hữu của Chúa, chúng ta hãy sống tiết độ và tỉnh thức; vì "ngày Chúa đến thì bất chợt như kẻ trộm trong đêm tối. Chúng ta hãy luôn sống sẵn sàng để Chúa đến bất cứ lúc nào, chúng ta vẫn đang tỉnh thức trong sự chờ đợi." Bài Phúc Âm (Matthêu 25: 14-30) ghi lại Dụ Ngôn Nén Bạc mà Chúa Giêsu kể cho các môn đệ, có ý dạy chúng ta hãy biết dùng mọi của cải, tài năng, sức khỏe Chúa ban cho chúng ta để làm vinh danh Chúa và phục vụ mọi người cần sự giúp đỡ của chúng ta; đừng bao giờ lười biếng và than van.
LỄ ĐỨC MẸ DÂNG MÌNH TRONG ĐỀN THỜ (Ngày 21 tháng 11): Thánh lễ hôm nay để kính nhớ việc cha mẹ của Đức Maria (Ông Thánh Gioankim và Bà Thánh Anna) dâng Đức Maria (khi còn nhỏ) vào Đền Thờ Giêrusalem theo tập tục thời đó. Bài Đọc 1( Giacaria 2: 14-17); Bài Phúc Âm ( Luca 12:46-50).
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa, nhờ lời Đức Mẹ chuyển cầu, cho chúng ta luôn biết phó thác cuộc đời chúng ta cho Chúa và chu toàn các nhiệm vụ mà Chúa trao ban cho chúng ta, là Giáo Dân, Tu Sĩ nam Nữ, hay thuộc hàng Giáo Phẩm, và xin Chúa gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn.
Chúa Nhật LỄ CHÚA KITÔ VUA (Năm A) (Ngày 23 tháng 11): Giáo Hội dành ngày Chúa Nhật cuối cùng trong năm Phụng Vụ để kính Chúa Giêsu là vua vũ trụ. Chúa Giêsu là Vua vũ trụ không phải như các vua trần gian để bắt mọi người phải phục vụ; vì Chúa Giêsu đến trần gian không phải để bắt mọi người phải phục vụ; nhưng Ngài đã hạ mình xuống để chết trên Thánh Giá và cứu chuộc nhân loại. Tước hiệu Chúa Giêsu là Vua Vũ Trụ chỉ để nói lên việc Chúa Giêsu, sau khi đã chịu nạn chịu chết để chuộc tội nhân loại, Ngài đã sống lại và lên trời vinh hiển và là vua cả vũ trụ, mà chúng ta phải tôn vinh và cảm tạ Ngài luôn; vì Ngài đã lên trời để mở đường cứu rỗi cho chúng ta.
Các Bài Đọc: Bài đọc 1 (Egiêkien 34:11-12,15-17) ghi lại lời Tiên Tri Egiêkien nói về Đấng Cứu Thế sẽ đến để chăn dắt Dân Chúa. Ngài sẽ tụ họp mọi người từ khắp nơi trên thế giới; Ngài sẽ chăn dắt họ, dẫn đưa họ trên đường công chính. Trong Bài Đọc 2 (1 Côrintô 15: 20-26,28), Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta là Chúa Giêsu đã sinh xuống trần gian, đã chịu nạn chịu chết để chuộc tội chúng ta, đã sống lại và lên trời vinh hiển để mở đường về Thiên Đàng cho chúng ta. Bài Phúc Âm (Matthêu 25: 31-46) ghi lại lời Chúa Giêsu nói về ngày Tận Thế. Thiên Chúa sẽ phán xét chúng ta theo việc chúng ta đã làm để giúp đỡ tha nhân: Kẻ lành sẽ được thưởng công, kẻ dữ sẽ bị luận phạt, và Thiên Chúa sẽ phán xét chúng ta theo những việc chúng ta làm cho anh em chúng ta. Vì khi chúng ta làm cho tha nhân là chúng ta làm cho chính Chúa: Người lành được thưởng công Nước Chúa; vì "xưa Ta đói đã cho Ta ăn, Ta khát đã cho Ta uống..." Còn những kẻ khác bị luân phạt vì không thương giúp anh em mình: " ngày xưa ta đói các ngươi đã không cho Ta ăn, ta khát đã không cho Ta uống..."
LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM (ngày 24 tháng 11): Hôm nay chúng ta đặc biệt hướng về Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam để mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Có 117 vị đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 tuyên phong là thánh vào ngày 19 tháng 6 năm 1988, trong đó có 96 vị là người Việt Nam; còn lại là các vị ngoại quốc (11 vị là người Tây Ban Nha, 10 vị là người Pháp). Nếu xét theo hàng Giáo Phẩm thì có 8 vị Giám Mục, 50 Linh Mục, 1 Chủng Sinh, 58 Giáo Dân. Hôm nay chúng ta cũng nhớ đến bao nhiêu vị đã âm thầm chịu chết vì Đạo Thánh Chúa tại Việt Nam (mà chúng ta không thể nào biết hết được) trong suốt thời kỳ Giáo Hội bị bách hại tại Việt Nam từ năm 1625 đến năm 1886.
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Sách Khôn Ngoan 3:1-9); Bài Phúc Âm (Matthêu 10: 17-22).
LỄ TẠ ƠN (Ngày 27 tháng 11): Hôm nay chúng ta hiệp với Giáo Hội Hoa Kỳ để tạ ơn Chúa vì bao ơn lành Chúa đã thương ban cho đất nước Hoa Kỳ, cho mỗi người chúng ta; nhất là chúng ta là người Việt Nam đang sống tại đất nước Hoa Kỳ dân chủ, tự do, sau khi đã thoát được ách nô lệ của chế độ cộng sản, vô thần tại Việt Nam.
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Đức Huấn Ca 50:22-24); Bài Đọc 2 (1 Côrintô 1: 3-9); Bài Phúc Âm (Luca 17: 11-19).
LỄ Chúa Nhật 1 MÙA VỌNG (Năm B) (Ngày 30 tháng 11): Mùa Vọng ngày xưa gọi là Mùa Áp (dịch từ tiếng la tinh "Adventus"). Mùa Vọng là Mùa mong đợi. Chúng ta mong đợi chờ ngày mừng Lễ Chúa Giáng Sinh. Chúng ta cũng mong đợi ngày Chúa đến với chúng ta khi chúng ta qua đời và ngày Chúa đến phán xét chung ngày tận thế.
Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa vọng là ngày đầu năm mới Niên Lịch Phụng Vụ. Vì Thế chúng ta không còn ở Năm A nữa, nhưng bắt đầu Năm B.
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Isaia 63: 16-17,19; 64: 2-7) ghi lại lời Tiên Tri Isaia về những tội lỗi mà dân chúng đã phạm mất lòng Chúa, đã xa lạc đường lối của Chúa, không còn thờ phượng Chúa xứng đáng; rồi Tiên Tri cầu xin Chúa đến giải thoát Dân Chúa khỏi con đường tội lỗi và trở về đường ngay nẻo chính. Trong Bài Đọc 2 (1 Côrintô 1:3-9), Thánh Phaolô mời gọi chúng ta hãy luôn giữ vững các giới răn của Chúa, sống thánh thiện đẹp lòng Chúa để chờ ngày Chúa đến trong vinh quang. Bài Phúc Âm (Matcô 13:33-37) ghi lại lời Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ hãy luôn tỉnh thức và cầu nguyện; vì "chúng con không biết được ngày giờ Chúa đến với chúng con trong cái chết. Chúng con hãy luôn tỉnh thức và sẵn sàng chờ ngày Chúa đến."
Vậy trong tháng các linh hồn này, chúng ta hãy siêng năng dâng Thánh Lễ, những kinh nguyện, viếng nghĩa trang và làm các việc lành khác để cầu nguyện cho các Linh Hồn nơi luyện tội được sớm về hưởng nhan thánh Chúa.
Chúng ta cũng cầu nguyện chung cho nhau trong Mùa Vọng này, để chúng ta dành nhiều thời giờ hơn để tĩnh tâm, đi xưng tội và chuẩn bị mừng đại Lễ Giáng Sinh. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng Hội Đồng về gia đình: diễn văn bế mạc của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
03:40 19/10/2014
Ngày 18 tháng Mười, trong diễn văn kết thúc THĐ về gia đình tại Vatican, Đức Phanxicô đã cám ơn các vị giám mục về các cố gắng của các ngài tại THĐ đặc biệt và nói tới một số cám dỗ có thể có trong cuộc họp đặc biệt này.
Ngài khuyến khích các vị giám mục sống trong thế căng thẳng, khi nói rằng “bản thân tôi rất lo ngại và buồn bã nữa nếu không có những cám dỗ và những cuộc thảo luận hào hứng này… Thay vào đó, tôi đã vui mừng và biết ơn được thấy và được nghe những bài nói và tham luận đầy đức tin, đầy nhiệt tâm mục vụ và tín lý, đầy khôn ngoan, chân thành và can đảm: và cả parrhesia (bộc trực) nữa. Và tôi thấy đặt trước chúng ta là thiện ích của Giáo Hội, của các gia đình, và ‘luật tối cao’, ‘lợi ích của các linh hồn (xem Giáo Luật Điều 1752)”.
Nhìn trước THĐ năm 2015, ngài kết luận “nay ta vẫn còn một năn nữa để, với việc biện phân thiêng liêng chân thực, làm cho các ý niệm đã đề xuất được chin mùi; để tìm ra các giải pháp cụ thể cho rất nhiều khó khăn và man vàn thách thức các gia đình hiện phải đối phó; để đem lại các giải đáp cho nhiều nỗi thất vọng đang bủa vây và làm ngột ngạt các gia đình”.
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của ngài:
Thưa các đức Hồng Y, các thượng phụ, các Đức Cha, thưa các anh chị em,
Với một tâm hồn đầy tràn trân trọng và biết ơn, tôi muốn cùng với qúy vị cám ơn Chúa, Đấng đã đồng hành và hướng dẫn ta trong những ngày qua bằng ánh sáng Chúa Thánh Thần.
Từ tận đáy lòng, tôi cám ơn Đức HY Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký THĐ, Đức Cha Fabio Fabene, Phó Tổng Thư Ký, và cùng với các vị, tôi cám ơn qúy tường trình viên, Đức HY Peter Erdo, người đã làm việc rất nhiều trong những ngày qua, và Thư Ký Đặc Biệt, Đức Cha Bruno Forte, ba vị Chủ Tọa Thừa Nhiệm, các người ghi chép, các tham vấn viên, các thông dịch viên và rất nhiều nhân công, tất cả những người này đã làm việc với lòng trung thành đích thực và tận tâm hoàn toàn ở hậu trường và không nghỉ ngơi. Xin cám ơn tất cả từ tận đáy lòng tôi.
Tôi cũng xin cám ơn qúy vị, các nghị phụ THĐ thân yêu, các đại biểu anh em, các dự thính viên và các lượng giá viên, về sự tham dự tích cực và hữu hiệu của qúy vị. Tôi sẽ nhớ qúy vị trong lời cầu nguyện, xin Chúa thưởng công cho qúy vị bằng tràn đầy ơn thánh của Người.
Tôi có thể sung sướng nói rằng, bằng tinh thần hợp đoàn và công đồng, ta đã sống thực kinh nghiệm “THĐ”, con đường liên đới, “cùng hành trình với nhau”.
Và quả đây là “một hành trình”, và cũng như mọi cuộc hành trình khác, đã có những lúc chạy rất nhanh như thể muốn chinh phục thời gian và đạt tới đích càng sớm càng tốt; những lúc khác thì mệt mỏi, như thể muốn nói “chán lắm rồi”; lại có những lúc phấn khởi và hăng hái. Có những lúc được an ủi tràn trề vì được nghe chứng từ của các mục tử đích thực, những người khôn ngoan đem theo trong trái tim mình cả niềm vui lẫn nước mắt của tín hữu. Những thời khắc an ủi, ơn thánh và phấn khởi được nghe chứng từ của các gia đình đang tham dự THĐ và chia sẻ với ta vẻ đẹp và niềm vui trong cuộc sống lứa đôi của họ. Một hành trình trong đó, người mạnh hơn cảm thấy được thúc đẩy giúp đỡ người yếu hơn, trong đó, người nhiều kinh nghiệm hơn được dẫn tới chỗ phục vụ người khác, cho dù là qua nhiều chạm trán. Và vì là một cuộc hành trình của những con người nhân bản, nên với an ủi còn có những giây phút phiền muộn, căng thẳng và cám dỗ, mà ta có thể nhắc tới một vài khả thể như sau:
* Thứ nhất, cám dỗ bất mềm dẻo một cách thù nghịch, nghĩa là, muốn tự khóa chặt mình bên trong chữ viết và không để mình được Thiên Chúa làm cho ngạc nhiên, Đấng Thiên Chúa của ngạc nhiên, (thần khí); khoá chặt mình trong lề luật, trong sự chắc mẩm điều mình biết chứ không phải điều mình vẫn còn cần phải học và đạt cho được. Từ thời Chúa Kitô, vốn đã có cơn cám dỗ của kẻ ghen tương, người quá thận trọng, quá lo lắng và người ngày nay gọi là “duy truyền thống” và của những nhà trí thức nữa.
* Cơn cám dỗ của khuynh hướng muốn phá hủy sự thiện [tiếng Ý: buonismo], tức là nhân danh lòng từ tâm lừa đảo băng bó các vết thương mà trước đó không chữa chạy gì cả; là chỉ trị các triệu chứng mà không chịu trị nguyên nhân và gốc rễ. Đây là cơn cám dỗ của “người lo làm điều tốt” (do-gooders), của người sợ sệt, và của cả những người gọi là “cấp tiến và duy tự do”.
* Cơn cám dỗ muốn biến đá thành cơm để đã cơn chay tịnh lâu dài, nặng nề và đau đớn (xem Lc 4:1-4); cũng như biến cơm thành đá và dùng nó liệng vào người tội lỗi, người yếu đuối và người bệnh hoạn (xem Ga 8:7), nghĩa là, biến nó thành những gánh nặng không thể nào chịu đựng nổi (Lc 11:46).
* Cơn cám dỗ bước xuống khỏi thập giá, để làm vui lòng người, chứ không chịu ở trên đó, ngõ hầu chu toàn thánh ý Chúa Cha; là rạp mình trước tinh thần thế gian thay vì phải thanh tẩy nó và bắt nó rạp mình trước Thần Trí Thiên Chúa.
* Cơn cám dỗ lãng quên “kho tàng đức tin”, không nghĩ mình là người canh giữ mà là chủ nhân ông hay ông chúa của nó; hoặc, mặt khác, cơn cám dỗ lãng quên thực tại, sử dụng những ngôn ngữ cầu kỳ, những ngôn ngữ êm tai để nói thật nhiều mà cũng là chẳng nói được chi. Người ta gọi họ là “chủ nghĩa Bigiăngtin” (byzantinism), tôi nghĩ thế, đại loại như vậy…
Anh chị em thân mến, các cơn cám dỗ không nên làm ta sợ hãi hay luống cuống, hoặc thậm chí ngã lòng, vì không đồ đệ nào lớn hơn thầy mình; bởi thế, nếu chính Chúa Giêsu đã bị cám dỗ, thậm chí còn bị gọi là qủy Bendêbút (xem Mt 12:24), thì các đồ đệ của Người không mong gì được xử tốt hơn.
Bản thân tôi có lẽ sẽ rất lo ngại và buồn bã nữa nếu không có những cơn cám dỗ và những cuộc thảo luận hào hứng này, những chuyển động tinh thần này, như thánh Inhaxiô vốn gọi (Linh Thao, 6), nếu mọi sự đều được nhất trí, hay im lặng trong một lối bình an giả tạo kiểu duy tĩnh (quietist). Thay vào đó, tôi đã vui mừng và biết ơn được thấy và được nghe những bài nói và tham luận đầy đức tin, đầy nhiệt tâm mục vụ và tín lý, đầy khôn ngoan, chân thành và can đảm: và cả parrhesia (bộc trực) nữa. Và tôi thấy đặt trước mắt ta là thiện ích của Giáo Hội, của các gia đình, và ‘luật tối cao’, ‘lợi ích của các linh hồn (xem Giáo Luật Điều 1752)”. Và luôn phải có điều này, như ta đã nói ở đây tại Phòng Họp này, mà không đặt nghi vấn đối với các chân lý nền tảng của bí tích hôn nhân: tính bất khả tiêu, tính đơn nhất, tính trung thành, tính hoa trái, tức việc cởi mở đối với sự sống (xem Giáo Luật Điều 1055, 1056; và Gaudium et spes, số 48).
Và đây là Giáo Hội, là vườn nho của Chúa, là Người Mẹ phong phú và là Cô Giáo biết chăm lo, người không sợ phải sắn tay áo để đổ dầu và rượu vào vết thương người ta; người không coi nhân loại như căn nhà bằng kính để phê phán hay phạm trù hóa con người. Đây là Giáo Hội, duy nhất, thánh thiện, Công Giáo, tông truyền và bao gồm những kẻ tội lỗi, cần lòng thương xót của Thiên Chúa. Đây là Giáo Hội, là hiền thê đích thực của Chúa Kitô, là người luôn cố gắng trung thành với phu quân và tín lý của Người. Đây là Giáo Hội không sợ ăn uống với đĩ điếm và người thu thuế. Giáo Hội này luôn có cửa mở rộng để tiếp đón người thiếu thốn, người hối lỗi, chứ không phải chỉ người công chính hay những người tin rằng mình hoàn hảo. Giáo Hội này không xấu hổ vì anh em sa cơ của mình mà giả vờ như không thấy họ, nhưng trái lại, cảm thấy có liên hệ và gần như bó buộc phải nâng họ dậy và khuyến khích họ tiếp tục cuộc hành trình một lần nữa và đồng hành với họ cho tới lúc dứt khoát gặp được phu quân của Giáo Hội, trong Giêrusalem trên trời.
Đây là Giáo Hội, Mẹ ta! Và khi Giáo Hội, trong tính đa dạng của đặc sủng, tự phát biểu mình ra trong hiệp thông, thì không thể sai lầm: đây chính là vẻ đẹp và sức mạnh của cảm thức đức tin, cảm thức siêu nhiên của đức tin vốn do Chúa Thánh Thần ban cấp để cùng nhau, tất cả chúng ta bước vào tâm điểm Tin Mừng và học được cách theo chân Chúa Giêsu trên đường đời. Và điều này không bao giờ bị coi như nguồn của rối loạn và xích mích.
Nhiều nhà bình luận, hay những người hay nói, đã tưởng tượng rằng họ thấy một Giáo Hội cãi cọ nhau, trong đó, thành phần này chống lại thành phần kia, hoài nghi luôn cả Chúa Thánh Thần, Đấng cổ vũ và bảo đảm sự hợp nhất và hòa hợp của Giáo Hội, Chúa Thánh Thần mà suốt trong lịch sử, luôn sử dụng các thừa tác viên của Giáo Hội, để hướng dẫn con thuyền, cả những lúc gặp sóng to gió cả, và cả những thừa tác viên bất trung và người tội lỗi.
Và, như tôi từng dám nói và đã nói từ đầu THĐ, điều cần là phải sống qua tất cả những điều trên trong thanh thản, trong bình an nội tâm, để THĐ này diễn ra cum Petro (với Phêrô) và sub Petro (dưới Phêrô), và sự hiện diện của Giáo Hoàng bảo đảm mọi việc trên.
Giờ đây, ta sẽ nói một chút về Giáo Hoàng, trong tương quan với các giám mục [cười]. Vậy, nhiệm vụ của Giáo Hoàng là bảo đảm sự hợp nhất của Giáo Hội; là nhắc các tin hữu nhớ bổn phận của họ phải trung thành bước theo Tin Mừng của Chúa Kitô; là nhắc các mục tử nhớ rằng nhiệm vụ đầu tiên của họ là nuôi dưỡng đoàn chiên, vâng nuôi dưỡng đoàn chiên mà Chúa đã ủy thác cho họ, và tìm cách chào đón những con chiên lạc, bằng một sự chăm sóc và từ tâm của người cha không biết sợ sệt. Tôi lầm ở chỗ này. Tôi nói chào đón: nhưng đúng hơn nên đi ra ngoài để tìm kiếm chúng.
Nhiệm vụ của ngài là nhắc nhở mọi người nhớ rằng thẩm quyền trong GH là phục vụ, như Đức GH Bênêđíctô XVI đã giải thích rõ ràng, với những lời tôi xin trích nguyên văn “Giáo Hội được kêu gọi và cam kết thi hành loại thẩm quyền này vốn là một việc phục vụ và thi hành nó không nhân danh mình mà nhân danh Chúa Giêsu Kitô… thực tế, qua các mục tử của Giáo Hội: chính Người hướng dẫn, che chở và sửa trị họ, vì Người yêu mến họ cách sâu đậm. Nhưng Chúa Giêsu Kitô, vị Mục Tử tối cao của các linh hồn, muốn rằng Hợp Đoàn Tông Đồ, ngày nay là các giám mục, trong dân Chúa, có nhiệm vụ giáo dục họ trong đức tin, hướng dẫn, gây hứng và nâng đỡ cộng đồng Kitô hữu, hay như Công Đồng từng dạy, ‘lo liệu sao để mỗi thành phần tín hữu được Chúa Thánh Thần hướng dẫn tới việc phát triển trọn vẹn ơn gọi của mình phù hợp với lời giảng dạy của Tin Mừng, và tới đức ái chân thành và tích cực’ và thi hành quyền tự do của mình mà với nó Chúa đã giải phóng ta (xem Presbyterorum Ordinis, số 6)… và chính qua ta” Đức GH Bênêđíctô XVI nói tiếp “Thiên Chúa đã tới với các linh hồn, giáo huấn, che chở và hướng dẫn họ. Thánh Augustinô, trong bài bình luận Tin Mừng Thánh Gioan, nói rằng: ‘cho nên nó hãy trở thành sự cam kết yêu thương nuôi dưỡng đoàn chiên của Chúa’ (xem 123,5); đây là qui luật hành xử tối cao đối với các thừa tác viên của Thiên Chúa, một tình yêu không có điều kiện, giống tình yêu của Vị Mục Tử Nhân Lành, đầy niềm vui, hiến thân cho mọi người, chú tâm tới những ai gần gũi ta và lo lắng cho những người ở xa (xem Thánh Augustinô, Discourse 340, 1; Discourse 46, 15), dịu hiền với người yếu đuối nhất, người bé nhỏ, người tầm thường, người tội lỗi, để biểu lộ lòng thương xót vô lượng của Thiên Chúa với những lời hy vọng đầy trấn an (xem vừa trích, Epistle, 95, 1).”
Như thế, Giáo Hội là Giáo Hội của Chúa Kitô, GH là nàng dâu của Người, và mọi giám mục, hiệp thông với Người Kế Vị Thánh Phêrô, có nhiệm vụ bảo vệ Giáo Hội và phục vụ Giáo Hội, không như những ông chủ mà như các đầy tớ. Trong bối cảnh này, Giáo Hoàng không phải là ông chúa tối cao mà đúng hơn là đầy tớ tối cùng, “đầy tớ của các đầy tớ Thiên Chúa”; người bảo đảm đức vâng lời và việc Giáo Hội sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa, với Tin Mừng Chúa Kitô, và với truyền thống của mình, để qua một bên mọi tùy hứng của bản thân, bất kể, nhờ thánh ý của Chúa Kitô, mình là “mục tử và thầy dạy tối cao của mọi tín hữu” (giáo luật điều 749) và bất kể được hưởng “thẩm quyền tối cao, trọn vẹn, tức khắc, và phổ quát trong Giáo Hội” (xem giáo luật điều 331-334).
Anh chị em thân mến, giờ đây ta còn một năm nữa để, với việc biện phân thiêng liêng chân thực, ta làm cho các ý niệm đã đề xuất được chín mùi; để tìm ra các giải pháp cụ thể cho rất nhiều khó khăn và man vàn thách thức các gia đình hiện đang phải đối phó; để đem lại các giải đáp cho nhiều nỗi thất vọng đang bủa vây và làm ngột ngạt các gia đình”.
Một năm nữa để làm việc dựa trên Bản Tường Trình Của THĐ, vốn là bản tóm lược trung thành và rõ ràng mọi điều đã được nói ra và thảo luận trong phòng họp này và trong các nhóm nhỏ. Nó được trình cho các hội đồng giám mục làm “những nét hướng dẫn chính” (lineamenta).
Xin Chúa đồng hành với chúng ta, và hướng dẫn ta trên hành trình này vì vinh quang Danh Người, với sự cầu bầu của Trinh Nữ Diễm Phúc Maria và Thánh Giuse. Và xin qúy anh chị em vui lòng đừng quên cầu nguyện cho tôi! Xin cám ơn!
Ngài khuyến khích các vị giám mục sống trong thế căng thẳng, khi nói rằng “bản thân tôi rất lo ngại và buồn bã nữa nếu không có những cám dỗ và những cuộc thảo luận hào hứng này… Thay vào đó, tôi đã vui mừng và biết ơn được thấy và được nghe những bài nói và tham luận đầy đức tin, đầy nhiệt tâm mục vụ và tín lý, đầy khôn ngoan, chân thành và can đảm: và cả parrhesia (bộc trực) nữa. Và tôi thấy đặt trước chúng ta là thiện ích của Giáo Hội, của các gia đình, và ‘luật tối cao’, ‘lợi ích của các linh hồn (xem Giáo Luật Điều 1752)”.
Nhìn trước THĐ năm 2015, ngài kết luận “nay ta vẫn còn một năn nữa để, với việc biện phân thiêng liêng chân thực, làm cho các ý niệm đã đề xuất được chin mùi; để tìm ra các giải pháp cụ thể cho rất nhiều khó khăn và man vàn thách thức các gia đình hiện phải đối phó; để đem lại các giải đáp cho nhiều nỗi thất vọng đang bủa vây và làm ngột ngạt các gia đình”.
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của ngài:
Thưa các đức Hồng Y, các thượng phụ, các Đức Cha, thưa các anh chị em,
Với một tâm hồn đầy tràn trân trọng và biết ơn, tôi muốn cùng với qúy vị cám ơn Chúa, Đấng đã đồng hành và hướng dẫn ta trong những ngày qua bằng ánh sáng Chúa Thánh Thần.
Từ tận đáy lòng, tôi cám ơn Đức HY Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký THĐ, Đức Cha Fabio Fabene, Phó Tổng Thư Ký, và cùng với các vị, tôi cám ơn qúy tường trình viên, Đức HY Peter Erdo, người đã làm việc rất nhiều trong những ngày qua, và Thư Ký Đặc Biệt, Đức Cha Bruno Forte, ba vị Chủ Tọa Thừa Nhiệm, các người ghi chép, các tham vấn viên, các thông dịch viên và rất nhiều nhân công, tất cả những người này đã làm việc với lòng trung thành đích thực và tận tâm hoàn toàn ở hậu trường và không nghỉ ngơi. Xin cám ơn tất cả từ tận đáy lòng tôi.
Tôi cũng xin cám ơn qúy vị, các nghị phụ THĐ thân yêu, các đại biểu anh em, các dự thính viên và các lượng giá viên, về sự tham dự tích cực và hữu hiệu của qúy vị. Tôi sẽ nhớ qúy vị trong lời cầu nguyện, xin Chúa thưởng công cho qúy vị bằng tràn đầy ơn thánh của Người.
Tôi có thể sung sướng nói rằng, bằng tinh thần hợp đoàn và công đồng, ta đã sống thực kinh nghiệm “THĐ”, con đường liên đới, “cùng hành trình với nhau”.
Và quả đây là “một hành trình”, và cũng như mọi cuộc hành trình khác, đã có những lúc chạy rất nhanh như thể muốn chinh phục thời gian và đạt tới đích càng sớm càng tốt; những lúc khác thì mệt mỏi, như thể muốn nói “chán lắm rồi”; lại có những lúc phấn khởi và hăng hái. Có những lúc được an ủi tràn trề vì được nghe chứng từ của các mục tử đích thực, những người khôn ngoan đem theo trong trái tim mình cả niềm vui lẫn nước mắt của tín hữu. Những thời khắc an ủi, ơn thánh và phấn khởi được nghe chứng từ của các gia đình đang tham dự THĐ và chia sẻ với ta vẻ đẹp và niềm vui trong cuộc sống lứa đôi của họ. Một hành trình trong đó, người mạnh hơn cảm thấy được thúc đẩy giúp đỡ người yếu hơn, trong đó, người nhiều kinh nghiệm hơn được dẫn tới chỗ phục vụ người khác, cho dù là qua nhiều chạm trán. Và vì là một cuộc hành trình của những con người nhân bản, nên với an ủi còn có những giây phút phiền muộn, căng thẳng và cám dỗ, mà ta có thể nhắc tới một vài khả thể như sau:
* Thứ nhất, cám dỗ bất mềm dẻo một cách thù nghịch, nghĩa là, muốn tự khóa chặt mình bên trong chữ viết và không để mình được Thiên Chúa làm cho ngạc nhiên, Đấng Thiên Chúa của ngạc nhiên, (thần khí); khoá chặt mình trong lề luật, trong sự chắc mẩm điều mình biết chứ không phải điều mình vẫn còn cần phải học và đạt cho được. Từ thời Chúa Kitô, vốn đã có cơn cám dỗ của kẻ ghen tương, người quá thận trọng, quá lo lắng và người ngày nay gọi là “duy truyền thống” và của những nhà trí thức nữa.
* Cơn cám dỗ của khuynh hướng muốn phá hủy sự thiện [tiếng Ý: buonismo], tức là nhân danh lòng từ tâm lừa đảo băng bó các vết thương mà trước đó không chữa chạy gì cả; là chỉ trị các triệu chứng mà không chịu trị nguyên nhân và gốc rễ. Đây là cơn cám dỗ của “người lo làm điều tốt” (do-gooders), của người sợ sệt, và của cả những người gọi là “cấp tiến và duy tự do”.
* Cơn cám dỗ muốn biến đá thành cơm để đã cơn chay tịnh lâu dài, nặng nề và đau đớn (xem Lc 4:1-4); cũng như biến cơm thành đá và dùng nó liệng vào người tội lỗi, người yếu đuối và người bệnh hoạn (xem Ga 8:7), nghĩa là, biến nó thành những gánh nặng không thể nào chịu đựng nổi (Lc 11:46).
* Cơn cám dỗ bước xuống khỏi thập giá, để làm vui lòng người, chứ không chịu ở trên đó, ngõ hầu chu toàn thánh ý Chúa Cha; là rạp mình trước tinh thần thế gian thay vì phải thanh tẩy nó và bắt nó rạp mình trước Thần Trí Thiên Chúa.
* Cơn cám dỗ lãng quên “kho tàng đức tin”, không nghĩ mình là người canh giữ mà là chủ nhân ông hay ông chúa của nó; hoặc, mặt khác, cơn cám dỗ lãng quên thực tại, sử dụng những ngôn ngữ cầu kỳ, những ngôn ngữ êm tai để nói thật nhiều mà cũng là chẳng nói được chi. Người ta gọi họ là “chủ nghĩa Bigiăngtin” (byzantinism), tôi nghĩ thế, đại loại như vậy…
Anh chị em thân mến, các cơn cám dỗ không nên làm ta sợ hãi hay luống cuống, hoặc thậm chí ngã lòng, vì không đồ đệ nào lớn hơn thầy mình; bởi thế, nếu chính Chúa Giêsu đã bị cám dỗ, thậm chí còn bị gọi là qủy Bendêbút (xem Mt 12:24), thì các đồ đệ của Người không mong gì được xử tốt hơn.
Bản thân tôi có lẽ sẽ rất lo ngại và buồn bã nữa nếu không có những cơn cám dỗ và những cuộc thảo luận hào hứng này, những chuyển động tinh thần này, như thánh Inhaxiô vốn gọi (Linh Thao, 6), nếu mọi sự đều được nhất trí, hay im lặng trong một lối bình an giả tạo kiểu duy tĩnh (quietist). Thay vào đó, tôi đã vui mừng và biết ơn được thấy và được nghe những bài nói và tham luận đầy đức tin, đầy nhiệt tâm mục vụ và tín lý, đầy khôn ngoan, chân thành và can đảm: và cả parrhesia (bộc trực) nữa. Và tôi thấy đặt trước mắt ta là thiện ích của Giáo Hội, của các gia đình, và ‘luật tối cao’, ‘lợi ích của các linh hồn (xem Giáo Luật Điều 1752)”. Và luôn phải có điều này, như ta đã nói ở đây tại Phòng Họp này, mà không đặt nghi vấn đối với các chân lý nền tảng của bí tích hôn nhân: tính bất khả tiêu, tính đơn nhất, tính trung thành, tính hoa trái, tức việc cởi mở đối với sự sống (xem Giáo Luật Điều 1055, 1056; và Gaudium et spes, số 48).
Và đây là Giáo Hội, là vườn nho của Chúa, là Người Mẹ phong phú và là Cô Giáo biết chăm lo, người không sợ phải sắn tay áo để đổ dầu và rượu vào vết thương người ta; người không coi nhân loại như căn nhà bằng kính để phê phán hay phạm trù hóa con người. Đây là Giáo Hội, duy nhất, thánh thiện, Công Giáo, tông truyền và bao gồm những kẻ tội lỗi, cần lòng thương xót của Thiên Chúa. Đây là Giáo Hội, là hiền thê đích thực của Chúa Kitô, là người luôn cố gắng trung thành với phu quân và tín lý của Người. Đây là Giáo Hội không sợ ăn uống với đĩ điếm và người thu thuế. Giáo Hội này luôn có cửa mở rộng để tiếp đón người thiếu thốn, người hối lỗi, chứ không phải chỉ người công chính hay những người tin rằng mình hoàn hảo. Giáo Hội này không xấu hổ vì anh em sa cơ của mình mà giả vờ như không thấy họ, nhưng trái lại, cảm thấy có liên hệ và gần như bó buộc phải nâng họ dậy và khuyến khích họ tiếp tục cuộc hành trình một lần nữa và đồng hành với họ cho tới lúc dứt khoát gặp được phu quân của Giáo Hội, trong Giêrusalem trên trời.
Đây là Giáo Hội, Mẹ ta! Và khi Giáo Hội, trong tính đa dạng của đặc sủng, tự phát biểu mình ra trong hiệp thông, thì không thể sai lầm: đây chính là vẻ đẹp và sức mạnh của cảm thức đức tin, cảm thức siêu nhiên của đức tin vốn do Chúa Thánh Thần ban cấp để cùng nhau, tất cả chúng ta bước vào tâm điểm Tin Mừng và học được cách theo chân Chúa Giêsu trên đường đời. Và điều này không bao giờ bị coi như nguồn của rối loạn và xích mích.
Nhiều nhà bình luận, hay những người hay nói, đã tưởng tượng rằng họ thấy một Giáo Hội cãi cọ nhau, trong đó, thành phần này chống lại thành phần kia, hoài nghi luôn cả Chúa Thánh Thần, Đấng cổ vũ và bảo đảm sự hợp nhất và hòa hợp của Giáo Hội, Chúa Thánh Thần mà suốt trong lịch sử, luôn sử dụng các thừa tác viên của Giáo Hội, để hướng dẫn con thuyền, cả những lúc gặp sóng to gió cả, và cả những thừa tác viên bất trung và người tội lỗi.
Và, như tôi từng dám nói và đã nói từ đầu THĐ, điều cần là phải sống qua tất cả những điều trên trong thanh thản, trong bình an nội tâm, để THĐ này diễn ra cum Petro (với Phêrô) và sub Petro (dưới Phêrô), và sự hiện diện của Giáo Hoàng bảo đảm mọi việc trên.
Giờ đây, ta sẽ nói một chút về Giáo Hoàng, trong tương quan với các giám mục [cười]. Vậy, nhiệm vụ của Giáo Hoàng là bảo đảm sự hợp nhất của Giáo Hội; là nhắc các tin hữu nhớ bổn phận của họ phải trung thành bước theo Tin Mừng của Chúa Kitô; là nhắc các mục tử nhớ rằng nhiệm vụ đầu tiên của họ là nuôi dưỡng đoàn chiên, vâng nuôi dưỡng đoàn chiên mà Chúa đã ủy thác cho họ, và tìm cách chào đón những con chiên lạc, bằng một sự chăm sóc và từ tâm của người cha không biết sợ sệt. Tôi lầm ở chỗ này. Tôi nói chào đón: nhưng đúng hơn nên đi ra ngoài để tìm kiếm chúng.
Nhiệm vụ của ngài là nhắc nhở mọi người nhớ rằng thẩm quyền trong GH là phục vụ, như Đức GH Bênêđíctô XVI đã giải thích rõ ràng, với những lời tôi xin trích nguyên văn “Giáo Hội được kêu gọi và cam kết thi hành loại thẩm quyền này vốn là một việc phục vụ và thi hành nó không nhân danh mình mà nhân danh Chúa Giêsu Kitô… thực tế, qua các mục tử của Giáo Hội: chính Người hướng dẫn, che chở và sửa trị họ, vì Người yêu mến họ cách sâu đậm. Nhưng Chúa Giêsu Kitô, vị Mục Tử tối cao của các linh hồn, muốn rằng Hợp Đoàn Tông Đồ, ngày nay là các giám mục, trong dân Chúa, có nhiệm vụ giáo dục họ trong đức tin, hướng dẫn, gây hứng và nâng đỡ cộng đồng Kitô hữu, hay như Công Đồng từng dạy, ‘lo liệu sao để mỗi thành phần tín hữu được Chúa Thánh Thần hướng dẫn tới việc phát triển trọn vẹn ơn gọi của mình phù hợp với lời giảng dạy của Tin Mừng, và tới đức ái chân thành và tích cực’ và thi hành quyền tự do của mình mà với nó Chúa đã giải phóng ta (xem Presbyterorum Ordinis, số 6)… và chính qua ta” Đức GH Bênêđíctô XVI nói tiếp “Thiên Chúa đã tới với các linh hồn, giáo huấn, che chở và hướng dẫn họ. Thánh Augustinô, trong bài bình luận Tin Mừng Thánh Gioan, nói rằng: ‘cho nên nó hãy trở thành sự cam kết yêu thương nuôi dưỡng đoàn chiên của Chúa’ (xem 123,5); đây là qui luật hành xử tối cao đối với các thừa tác viên của Thiên Chúa, một tình yêu không có điều kiện, giống tình yêu của Vị Mục Tử Nhân Lành, đầy niềm vui, hiến thân cho mọi người, chú tâm tới những ai gần gũi ta và lo lắng cho những người ở xa (xem Thánh Augustinô, Discourse 340, 1; Discourse 46, 15), dịu hiền với người yếu đuối nhất, người bé nhỏ, người tầm thường, người tội lỗi, để biểu lộ lòng thương xót vô lượng của Thiên Chúa với những lời hy vọng đầy trấn an (xem vừa trích, Epistle, 95, 1).”
Như thế, Giáo Hội là Giáo Hội của Chúa Kitô, GH là nàng dâu của Người, và mọi giám mục, hiệp thông với Người Kế Vị Thánh Phêrô, có nhiệm vụ bảo vệ Giáo Hội và phục vụ Giáo Hội, không như những ông chủ mà như các đầy tớ. Trong bối cảnh này, Giáo Hoàng không phải là ông chúa tối cao mà đúng hơn là đầy tớ tối cùng, “đầy tớ của các đầy tớ Thiên Chúa”; người bảo đảm đức vâng lời và việc Giáo Hội sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa, với Tin Mừng Chúa Kitô, và với truyền thống của mình, để qua một bên mọi tùy hứng của bản thân, bất kể, nhờ thánh ý của Chúa Kitô, mình là “mục tử và thầy dạy tối cao của mọi tín hữu” (giáo luật điều 749) và bất kể được hưởng “thẩm quyền tối cao, trọn vẹn, tức khắc, và phổ quát trong Giáo Hội” (xem giáo luật điều 331-334).
Anh chị em thân mến, giờ đây ta còn một năm nữa để, với việc biện phân thiêng liêng chân thực, ta làm cho các ý niệm đã đề xuất được chín mùi; để tìm ra các giải pháp cụ thể cho rất nhiều khó khăn và man vàn thách thức các gia đình hiện đang phải đối phó; để đem lại các giải đáp cho nhiều nỗi thất vọng đang bủa vây và làm ngột ngạt các gia đình”.
Một năm nữa để làm việc dựa trên Bản Tường Trình Của THĐ, vốn là bản tóm lược trung thành và rõ ràng mọi điều đã được nói ra và thảo luận trong phòng họp này và trong các nhóm nhỏ. Nó được trình cho các hội đồng giám mục làm “những nét hướng dẫn chính” (lineamenta).
Xin Chúa đồng hành với chúng ta, và hướng dẫn ta trên hành trình này vì vinh quang Danh Người, với sự cầu bầu của Trinh Nữ Diễm Phúc Maria và Thánh Giuse. Và xin qúy anh chị em vui lòng đừng quên cầu nguyện cho tôi! Xin cám ơn!
Bài giảng của ĐTC trong thánh lễ kết thúc Thượng Hội Đồng và tôn phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục
J.B. Đặng Minh An dịch
09:38 19/10/2014
Chúng ta vừa nghe một trong những câu nói lừng danh nhất trong toàn bộ Tin Mừng: "Hãy trả cho Caesar những gì thuộc về Caesar, hãy trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa" (Mt 22:21).
Bị thúc giục bởi những người Pharisêu, là những người như muốn đặt ra cho Ngài một bài sát hạch về tôn giáo để bắt lỗi Ngài, Chúa Giêsu đã đưa ra câu trả lời mỉa mai và thông minh này. Đây là một cụm từ nổi bật Chúa đã để lại cho tất cả những ai cảm thấy bối rối lương tâm, đặc biệt là khi đang có những nghi vấn về sự thoải mái của họ, sự giàu có, uy tín, uy quyền và danh tiếng của họ. Điều này xảy ra trong mọi thời; thời nào cũng có.
Chắc chắn Chúa Giêsu đã nhấn mạnh đến phần thứ hai của câu nói này: " hãy trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa". Điều này đòi hỏi phải nhìn nhận và tuyên xưng - khi đối mặt với bất kỳ thứ quyền bính nào - rằng chỉ có Thiên Chúa là Chúa của nhân loại, ngoài ra không có Chúa nào khác. Đây là sự mới mẻ dù đã có từ muôn thửa vẫn được phát hiện mỗi ngày, và nó đòi hỏi chúng ta phải làm chủ được nỗi sợ hãi thường cảm thấy khi đứng trước những bất ngờ của Thiên Chúa.
Thiên Chúa không sợ những điều mới mẻ! Đó là lý do tại sao Ngài liên tục gây ngạc nhiên cho chúng ta, trong khi mở lòng chúng ta và hướng dẫn chúng ta trong những cách thế thật bất ngờ. Ngài đổi mới chúng ta: Ngài liên tục làm "mới" chúng ta. Một Kitô hữu sống Tin Mừng là "một sự mới mẻ của Thiên Chúa" trong lòng Giáo Hội và thế giới. Thiên Chúa yêu mến sự "mới mẻ" này biết bao!
"Trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa" có nghĩa là ngoan ngoãn vâng theo thánh ý Ngài, cống hiến cuộc sống của chúng ta cho Ngài và làm việc cho vương quốc đầy lòng thương xót, tình yêu và hòa bình của Ngài.
Đây là nơi mà sức mạnh thực sự của chúng ta được tìm thấy; đây là men của phát triển và muối mang đến hương vị cho tất cả những nỗ lực của chúng ta chống lại sự bi quan tràn lan mà thế giới đề xuất với chúng ta. Đây cũng là nơi mà hy vọng của chúng ta được tìm thấy. Khi chúng ta đặt niềm hy vọng vào Thiên Chúa, chúng ta không chạy trốn thực tại cũng không tìm kiếm một chứng cứ ngoại phạm: thay vào đó, chúng ta đang cố gắng để trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao Kitô hữu chúng ta nhìn về tương lai, tương lai của Thiên Chúa. Như thế chúng ta có thể sống cuộc sống này viên mãn nhất - với bàn chân của chúng ta đạp trên mặt đất - và can đảm đáp trả bất cứ thách đố mới nào ập đến với chúng ta.
Trong những ngày này, trong Thượng Hội Đồng Giám Mục ngoại thường, chúng ta đã thấy điều này thật là đúng như thế nào. "Thượng Hội Đồng" có nghĩa là "cuộc hành trình với nhau". Và quả thực như thế, các mục tử và giáo dân từ khắp nơi trên thế giới đã đến Rôma, đem theo tiếng nói của Giáo Hội địa phương mình để giúp các gia đình ngày nay đi con đường Tin Mừng với cái nhìn cố định vào Chúa Giêsu. Đó là một kinh nghiệm tuyệt vời, trong đó chúng ta đã sống tinh thần công đồng và đồng đoàn, và cảm thấy sức mạnh của Chúa Thánh Thần đang hướng dẫn và liên tục đổi mới Giáo Hội. Giáo Hội được mời gọi để nhanh chóng tìm kiếm và hàn gắn những vết thương, đồng thời nhen nhóm lại hy vọng đã tàn lụi trong lòng nhiều người.
Trước ân sủng là Thượng Hội Đồng này và trước tinh thần xây dựng mà tất cả mọi người đã thể hiện, hiệp cùng Thánh Tông Đồ Phaolô "Chúng tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa về tất cả anh em. Chúng tôi nhắc đến anh em trong lời cầu nguyện " (1 Th 1: 2). Xin Chúa Thánh Thần, là Đấng mà trong những ngày bận rộn này đã giúp chúng ta làm việc quảng đại, trong tự do đích thực và trong sự sáng tạo khiêm tốn, tiếp tục hướng dẫn cuộc hành trình đó, trong các Giáo Hội trên toàn thế giới, và dẫn đưa chúng ta đến Thượng Hội Đồng Giám Mục thường kỳ vào tháng 10 năm 2015. Chúng ta đã gieo và chúng ta tiếp tục gieo, trong kiên nhẫn và bền đỗ, trong niềm xác tín rằng chính Chúa là Đấng làm cho những gì chúng ta đã gieo được tăng trưởng (xem 1 Cor 3: 6).
Trong ngày tôn phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục này, tôi nghĩ đến những lời qua đó ngài đã thiết định cơ cấu Thượng Hội Đồng Giám Mục: "bằng cách cẩn thận khảo sát các dấu chỉ của thời đại, chúng ta đang nỗ lực để thích nghi với những cách thức và phương pháp ... với nhu cầu ngày càng tăng của thời đại chúng ta và những tình trạng thay đổi của xã hội "(Tông Thư Motu proprio Apostolica Sollicitudo).
Khi chúng ta hướng nhìn về Đức Giáo Hoàng vĩ đại này, người Kitô hữu can đảm này, vị tông đồ không mệt mỏi này, chúng ta không thể không nói trước mặt Thiên Chúa một từ đơn giản nhưng chân thành và quan trọng là cảm ơn! Cảm ơn! Cảm ơn Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục thân thiết và yêu quý của chúng con! Cảm ơn những chứng tá khiêm tốn và tiên tri trong tình yêu đối với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người!
Trong ghi chú cá nhân của mình, người cầm lái vĩ đại của Công Đồng đã viết, vào lúc kết thúc phiên cuối cùng rằng: "Có lẽ Chúa đã gọi tôi và dành tôi cho sứ vụ này không phải vì tôi đặc biệt thích hợp với nó, hay là vì tôi có thể chi phối và cứu Giáo Hội khỏi những khó khăn hiện tại, nhưng là để tôi có thể gánh chịu một cái gì đó cho Giáo Hội, và vì thế mọi sự trở nên tỏ tường rằng chính Ngài, chứ không ai khác, là Đấng hướng dẫn và là vị cứu tinh của Giáo Hội "(P. Macchi, Paolo VI Nella sua Parola , Brescia, 2001, tr. 120-121). Trong sự khiêm nhường này, sự hùng vĩ của Chân Phước Phaolô Đệ Lục sáng chói: trước sự ra đời của một xã hội tục hóa và thù địch với Giáo Hội, ngài vẫn có thể vững vàng, với viễn kiến và trí tuệ - và đôi khi đơn độc – lèo lái con thuyền của Thánh Phêrô, trong khi không bao giờ đánh mất đi niềm vui và niềm tin vào Chúa.
Đức Phaolô Đệ Lục thực sự đã "trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa" bằng cách dành toàn bộ cuộc đời mình cho "nhiệm vụ thánh thiêng, trang trọng và nặng nề là tiếp tục theo dòng lịch sử việc mở rộng trên trái đất này sứ vụ của Chúa Kitô" (Bài giảng nghi lễ đăng quang: Insegnamenti I, 1963 , p. 26), trong khi yêu thương Giáo Hội và dẫn dắt để Giáo Hội có thể là "một người mẹ yêu thương của gia đình nhân loại và đồng thời là thừa tác viên ơn cứu độ của thế giới" (Tông thư Ecclesiam Suam, Prologue).
Bị thúc giục bởi những người Pharisêu, là những người như muốn đặt ra cho Ngài một bài sát hạch về tôn giáo để bắt lỗi Ngài, Chúa Giêsu đã đưa ra câu trả lời mỉa mai và thông minh này. Đây là một cụm từ nổi bật Chúa đã để lại cho tất cả những ai cảm thấy bối rối lương tâm, đặc biệt là khi đang có những nghi vấn về sự thoải mái của họ, sự giàu có, uy tín, uy quyền và danh tiếng của họ. Điều này xảy ra trong mọi thời; thời nào cũng có.
Chắc chắn Chúa Giêsu đã nhấn mạnh đến phần thứ hai của câu nói này: " hãy trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa". Điều này đòi hỏi phải nhìn nhận và tuyên xưng - khi đối mặt với bất kỳ thứ quyền bính nào - rằng chỉ có Thiên Chúa là Chúa của nhân loại, ngoài ra không có Chúa nào khác. Đây là sự mới mẻ dù đã có từ muôn thửa vẫn được phát hiện mỗi ngày, và nó đòi hỏi chúng ta phải làm chủ được nỗi sợ hãi thường cảm thấy khi đứng trước những bất ngờ của Thiên Chúa.
Thiên Chúa không sợ những điều mới mẻ! Đó là lý do tại sao Ngài liên tục gây ngạc nhiên cho chúng ta, trong khi mở lòng chúng ta và hướng dẫn chúng ta trong những cách thế thật bất ngờ. Ngài đổi mới chúng ta: Ngài liên tục làm "mới" chúng ta. Một Kitô hữu sống Tin Mừng là "một sự mới mẻ của Thiên Chúa" trong lòng Giáo Hội và thế giới. Thiên Chúa yêu mến sự "mới mẻ" này biết bao!
"Trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa" có nghĩa là ngoan ngoãn vâng theo thánh ý Ngài, cống hiến cuộc sống của chúng ta cho Ngài và làm việc cho vương quốc đầy lòng thương xót, tình yêu và hòa bình của Ngài.
Đây là nơi mà sức mạnh thực sự của chúng ta được tìm thấy; đây là men của phát triển và muối mang đến hương vị cho tất cả những nỗ lực của chúng ta chống lại sự bi quan tràn lan mà thế giới đề xuất với chúng ta. Đây cũng là nơi mà hy vọng của chúng ta được tìm thấy. Khi chúng ta đặt niềm hy vọng vào Thiên Chúa, chúng ta không chạy trốn thực tại cũng không tìm kiếm một chứng cứ ngoại phạm: thay vào đó, chúng ta đang cố gắng để trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao Kitô hữu chúng ta nhìn về tương lai, tương lai của Thiên Chúa. Như thế chúng ta có thể sống cuộc sống này viên mãn nhất - với bàn chân của chúng ta đạp trên mặt đất - và can đảm đáp trả bất cứ thách đố mới nào ập đến với chúng ta.
Trong những ngày này, trong Thượng Hội Đồng Giám Mục ngoại thường, chúng ta đã thấy điều này thật là đúng như thế nào. "Thượng Hội Đồng" có nghĩa là "cuộc hành trình với nhau". Và quả thực như thế, các mục tử và giáo dân từ khắp nơi trên thế giới đã đến Rôma, đem theo tiếng nói của Giáo Hội địa phương mình để giúp các gia đình ngày nay đi con đường Tin Mừng với cái nhìn cố định vào Chúa Giêsu. Đó là một kinh nghiệm tuyệt vời, trong đó chúng ta đã sống tinh thần công đồng và đồng đoàn, và cảm thấy sức mạnh của Chúa Thánh Thần đang hướng dẫn và liên tục đổi mới Giáo Hội. Giáo Hội được mời gọi để nhanh chóng tìm kiếm và hàn gắn những vết thương, đồng thời nhen nhóm lại hy vọng đã tàn lụi trong lòng nhiều người.
Trước ân sủng là Thượng Hội Đồng này và trước tinh thần xây dựng mà tất cả mọi người đã thể hiện, hiệp cùng Thánh Tông Đồ Phaolô "Chúng tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa về tất cả anh em. Chúng tôi nhắc đến anh em trong lời cầu nguyện " (1 Th 1: 2). Xin Chúa Thánh Thần, là Đấng mà trong những ngày bận rộn này đã giúp chúng ta làm việc quảng đại, trong tự do đích thực và trong sự sáng tạo khiêm tốn, tiếp tục hướng dẫn cuộc hành trình đó, trong các Giáo Hội trên toàn thế giới, và dẫn đưa chúng ta đến Thượng Hội Đồng Giám Mục thường kỳ vào tháng 10 năm 2015. Chúng ta đã gieo và chúng ta tiếp tục gieo, trong kiên nhẫn và bền đỗ, trong niềm xác tín rằng chính Chúa là Đấng làm cho những gì chúng ta đã gieo được tăng trưởng (xem 1 Cor 3: 6).
Trong ngày tôn phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục này, tôi nghĩ đến những lời qua đó ngài đã thiết định cơ cấu Thượng Hội Đồng Giám Mục: "bằng cách cẩn thận khảo sát các dấu chỉ của thời đại, chúng ta đang nỗ lực để thích nghi với những cách thức và phương pháp ... với nhu cầu ngày càng tăng của thời đại chúng ta và những tình trạng thay đổi của xã hội "(Tông Thư Motu proprio Apostolica Sollicitudo).
Khi chúng ta hướng nhìn về Đức Giáo Hoàng vĩ đại này, người Kitô hữu can đảm này, vị tông đồ không mệt mỏi này, chúng ta không thể không nói trước mặt Thiên Chúa một từ đơn giản nhưng chân thành và quan trọng là cảm ơn! Cảm ơn! Cảm ơn Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục thân thiết và yêu quý của chúng con! Cảm ơn những chứng tá khiêm tốn và tiên tri trong tình yêu đối với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người!
Trong ghi chú cá nhân của mình, người cầm lái vĩ đại của Công Đồng đã viết, vào lúc kết thúc phiên cuối cùng rằng: "Có lẽ Chúa đã gọi tôi và dành tôi cho sứ vụ này không phải vì tôi đặc biệt thích hợp với nó, hay là vì tôi có thể chi phối và cứu Giáo Hội khỏi những khó khăn hiện tại, nhưng là để tôi có thể gánh chịu một cái gì đó cho Giáo Hội, và vì thế mọi sự trở nên tỏ tường rằng chính Ngài, chứ không ai khác, là Đấng hướng dẫn và là vị cứu tinh của Giáo Hội "(P. Macchi, Paolo VI Nella sua Parola , Brescia, 2001, tr. 120-121). Trong sự khiêm nhường này, sự hùng vĩ của Chân Phước Phaolô Đệ Lục sáng chói: trước sự ra đời của một xã hội tục hóa và thù địch với Giáo Hội, ngài vẫn có thể vững vàng, với viễn kiến và trí tuệ - và đôi khi đơn độc – lèo lái con thuyền của Thánh Phêrô, trong khi không bao giờ đánh mất đi niềm vui và niềm tin vào Chúa.
Đức Phaolô Đệ Lục thực sự đã "trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa" bằng cách dành toàn bộ cuộc đời mình cho "nhiệm vụ thánh thiêng, trang trọng và nặng nề là tiếp tục theo dòng lịch sử việc mở rộng trên trái đất này sứ vụ của Chúa Kitô" (Bài giảng nghi lễ đăng quang: Insegnamenti I, 1963 , p. 26), trong khi yêu thương Giáo Hội và dẫn dắt để Giáo Hội có thể là "một người mẹ yêu thương của gia đình nhân loại và đồng thời là thừa tác viên ơn cứu độ của thế giới" (Tông thư Ecclesiam Suam, Prologue).
Tổng hợp tin Thượng Hội Đồng Giám Mục về Mục Vụ Gia Đình
Lê Thiên
10:00 19/10/2014
Tổng hợp tin về Thượng Hội Đồng Giám Mục về Mục Vụ Gia Đình
Truyền thông Công Giáo theo dõi sát sao diễn tiến các cuộc họp của Thượng Hội đồng Giám Mục (THĐGM) tại Vatican từ ngày 05/10/2014, dự trù kéo dài trong hai tuần lễ. Chúng tôi ghi lại ở đây một số nét quan trọng trích dẫn từ các truyền thông Công Giáo, trong đó có VietCatholic News và VRNs của Việt Nam.
(1) Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt quan tâm tới Thương Hội Đồng.
Từ đêm 04 rạng 05/10/2014 trước khi diễn ra kỳ họp đặc biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Gia đình, ĐTC Phanxicô đã chủ sự buổi canh thức tại quản trường Thánh Phêrô để cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng (THĐ).
Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người “hãy nài xin Chúa Thánh Thần ban cho tất cả các nghị phụ ơn biết lắng nghe: lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa, làm theo Thánh ý của Thiên Chúa.”
Trong các ý cầu nguyện, ĐTC nhấn mạnh đến ý cầu xin cho các nghị phụ “chuẩn bị thật tốt cho cuộc thảo luận chân thành, nhờ đó mới có thể hướng dẫn chúng ta cách đầy trách nhiệm trong việc mục vụ về những vấn đề chúng ta đang mang lấy tại thời điểm hôm nay.”
Xác tín vào “gió của Lễ Hiện Xuống thổi trên công việc của THĐ, trên Giáo Hội và trên toàn thể nhân loại,” ĐTC phó thác mọi sự vào Chúa Thánh Thần. Ngài khẩn thiết “xin ơn Thánh Thần chữa lành các vết thương và thắp lên niềm hy vọng.”
ĐTC mời gọi các Giám Mục trong THĐ hãy lắng nghe tiếng nói của Chúa hầu có thể “chăm sóc cho các gia đình,” vì “các gia đình là “một phần kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa cho nhân loại.” ĐTC nhắc nhở các Nghị phụ: “Kỳ họp của THĐ không phải là thảo luận về các ý tưởng đẹp và khôn ngoan, nhưng để chăm sóc tốt hơn cho vườn nho của Chúa.”
Ngài cảnh báo: “Khi chúng ta không để Chúa Thánh Thần hướng dẫn mình, chúng ta sẽ ngăn chặn giấc mơ của Thiên Chúa. Chúa ban cho chúng ta sự khôn ngoan để chúng ta có khả năng làm việc với lòng quảng đại, với sự tự do đích thực và khiêm tốn sáng tạo.”
(2) Hướng nhắm của Thượng Hội Đồng.
Trong cuộc họp báo ngày 03/10/2014 tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh, ĐHY Lorenzo Baldisseri cho biết THĐGM sắp tới là độc đáo so với các THĐGM trước đó về sự tham dự đông đảo các vị Giám Mục để đối đầu với những thách thức của các gia đình Công Giáo. Ngoài 191 Nghị Phụ gồm các Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục, còn có sự hiện diện cả một số các chuyên gia và nhà lãnh đạo tinh thần các Giáo Hội Kitô Giáo khác như Chính Thống và Tin Lành. Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của những cặp vợ chồng từ một số quốc gia, như Úc, Phi Luật Tân, Hoa Kỳ, Côte d’Ivoire (Bờ Biển Ngà) Phi Châu…
Cũng trong ngày 03/10/2014, ĐHY Velasio De Paolis, cựu Chủ tịch HĐGH về Kinh Tế và cũng là đương kim thành viên Tòa Ân Giải Tối Cao đã nói lên tầm quan trọng của THĐGM về gia đình với chủ đề “Những thách thức mục vụ của gia đình trong bối cảnh của Phúc Âm Hóa.” Ngài nói: “Hôn nhân và gia đình là hạt nhân của xã hội. Nếu hôn nhân bị khủng hoảng, thì xã hội bị khủng hoảng theo. Và nếu xã hội khủng hoảng, thì gia đình cũng bị khủng hoảng…”
ĐHY lưu ý: “Đức Giáo Hoàng không triệu tập các THĐ để thay đổi hay thiết lập các học thuyết về hôn nhân, nhưng để tìm những cách thức mới hầu giải quyết những vấn đề vì lợi ích của các gia đình.”
Đức Hồng Y Đe Paolis xác quyết: “Tín lý của Giáo Hội không phải là những thứ có thể thay đổi tùy tiện. Không! Ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng không thể thay đổi các tín lý của Giáo Hội. THĐ là để xét xem có thể có những ngộ nhận nào về tín lý cần phải làm rõ hơn hay việc áp dụng tín lý ấy trong Giáo Hội cần phải được chấn hưng.”
Cũng vậy, vào ngày 06/10/2014, nghĩa là chỉ sau một ngày THĐ khai mạc, ĐHY Brandmuller, Chủ tịch danh dự Ủy Ban Giáo Hoàng về Khoa Học Lịch Sử, đã nhận định rằng, “tại THĐ, các Giám Mục từ khắp nơi trên thế giới sẽ cùng ngồi với nhau, cùng thảo luận về các giải pháp mục vụ cho những thách đố xung quanh đời sống gia đình.” Tuy nhiên, theo ngài, “các giải pháp ấy không thể đi ngược lại với Giáo Huấn của Giáo Hội.”
ĐHY Brandmuller quả quyết: “Dù dưới bất cứ hình thức mục vụ nào, không ai được làm trái với giáo lý của Giáo Hội.”
Ngài còn nhấn mạnh: “Nếu anh là một người Công Giáo thì mọi hoạt động của anh đều phải phù hợp với đức tin và Huấn Quyền của Giáo Hội.”
Ngoài ra, ngài còn lưu ý: “Chúng ta phải nhớ rằng THĐ ngoại thường này sẽ chưa có một đúc kết cụ thể nào. Chỉ có THĐ thường niên diễn ra vào năm tới mới có thể làm điều đó.”
(3) Tiếng nói của giáo dân trong Thượng Hội Đồng.
Tuy là Thượng Hội Đồng Giám Mục, song một số giáo dân đã được hân hạnh góp mặt và đóng góp tiếng nói như là chứng từ thiết thực từ cuộc sống của họ trong tư cách là vợ, là chồng, là cha, là mẹ giữa cái thời mà vấn đề hôn nhân rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Bởi lẽ “lắng nghe và tin tưởng giáo dân được chứng tỏ là việc chủ yếu, vì nơi họ và với họ, Giáo Hội có thể tìm thấy các giải đáp cho các vấn nạn của gia đình” theo nhận định của THĐ.
Có cặp vợ chồng đến từ Úc như ông bà Pirola. Có cặp đến từ Hoa Kỳ như ông bà Jeffrey Heinzen, hay từ Phi Luật Tân như ông bà George và Cynthia Campos, hay bà Jeannette Toure từ Côte d’Ivoire (Bờ Biển Ngà) Phi Châu.
* Ông bà George và Cynthia Campos
Trong phát biểu của mình, bà Cynthia Campos (Phi Luật Tân) đưa ra những chứng từ bản thân trong đó “lần mang thai thứ 4, con (Cynthia) bị chẩn đoán mang chứng tiểu đường và nhiễm độc máu lúc có thai. Chúng con được cho hay mạng sống con có thể nguy hiểm nếu con tiếp tục mang thai và đứa con có xác xuất cao sinh ra bất thường. Chúng con được khuyên nên chọn lựa giữa phá thai và chấp nhận nguy hiểm. Đấy quả là một thử thách đối với đức tin và đầu hàng. Chúng con quyết định sinh cháu và tuân theo ý Chúa. Nhờ ơn Chúa, chúng con được mẹ tròn con vuông và con gái Christen của con hiện nay mạnh khỏe, đầy sức sống.”
* Ông bà Jeffrey Heinzen
Ông bà Jeffrey Heinzen (Hoa Kỳ) đưa ra một loạt hình ảnh bản than trong trách nhiệm sinh con và giáo dục con. Ông bà cho biết “Cha mẹ chúng con là chứng nhân trung thành của niềm vui và vẻ đẹp trong kế hoạch Thiên Chúa dành cho tình yêu và sự sống.” Nhưng chứng kiến thực tại xã hội hôm này, ông bà cũng đã phải thốt lên: “Bất hạnh thay, không những trong các lượng giá của chúng con về nền văn hóa đương đại, nhưng còn do các kinh nghiệm mục vụ của chúng con, chúng con biết: nhiều người trẻ không gặp được chứng tá của tình yêu vợ chồng như chúng con đã được gặp. Do đó, quá nhiều giới trẻ đã lớn lên trong những gia đình bị đổ vỡ vì ly dị hay không có cảm nghiệm gì về cha mẹ kết hôn do những vụ thai nghén ngoài hôn nhân.” Rồi ông bà đưa ra kết luận: “Như một số nhà khoa học xã hội từng mô tả, chúng con đã bước vào một thời đại trong đó cấu trúc gia đình bị thu nhỏ. Điều này trầm trọng hơn một cuộc khủng hoảng.”
Từ suy tư trên, ông bà Heinzen nói lên trăn trở của mình: “Chúng con thấy người trẻ trở thành mồi cho nền văn hóa hưởng lạc đầy mù mờ. Chúng con biết con số đếm không xuể những người trưởng thành ly dị tham gia các cộng đồng đức tin khác vì họ cảm thấy họ không được Giáo Hội Công Giáo chào đón. Và lòng chúng con nhói đau đối với những cha mẹ đơn lẻ đang lao đao trong việc chăm sóc con cái. Giống như qúy vị, chúng con cố gắng tìm ra những cách thế đơn giản hơn, hữu hiệu hơn để chia sẻ tốt hơn các ơn phúc trong kế hoạch của Thiên Chúa dành cho hôn nhân và gia đình.”
* Bà Jeannette Toure
Bà Jeannette Toure từ Bờ Biển Ngà, Phi Châu, chỉ mỗi một mình đến với THĐ, vì chồng bà là một tín đồ Hồi Giáo, họ kết hôn với phép chuẩn của Tòa Thánh về hôn nhân dị giáo, đạo ai nấy giữ. Bà tâm sự: “Đối với chúng con, trong những cuộc hôn nhân hỗn hợp, chủ đề này ‘Các Thách Đố Mục Vụ của Gia Đình trong Bối Cảnh Phúc Âm Hóa’ lại càng quan trọng hơn nhiều khi áp dụng vào thực tế của chúng con: làm thế nào để một người đàn ông, theo Hồi Giáo, và một người đàn bà, theo Công Giáo, trong hơn 52 năm qua đã yêu nhau, và tiếp tục yêu nhau cho tới ngày nay, trở thành chứng tá của Tin Mừng cho con cái họ, cho khu xóm họ, cho bằng hữu của họ, cho các cộng đồng tôn giáo khác?”
Bà Jeanne nêu rõ: “Chúng con muốn chứng tá đời sống của chúng con trở thành một đóng góp cho chủ đề trên: 52 năm chung sống trong khoan dung, tôn trọng hỗ tương các niềm tin của nhau, nâng đỡ nhau, giáo dục con cái theo Kitô Giáo (tất cả đều chịu phép rửa trong Giáo Hội Công Giáo với sự thỏa thuận của chồng con), tất cả những điều này trong khi tiếp nhận được nhiều niềm vui do Chúa ban và trong khi giữ vững hy vọng trước nhiều nỗi khó khăn. Từ cuộc phối hợp này, chúng con được 5 đứa con và 6 đứa cháu: với tất cả, chúng con vun xới lòng kính trọng người khác dù dị biệt và đem lại niềm tin cho chúng.”
Bà Jeanne lại một lần nữa triển dương lòng biết ơn đối với chồng mình cũng như xác lập quyết tâm dấn thân của bà trong trách nhiệm đem Tin Mừng đến những người xung quanh. Bà phát biểu: “Con cám ơn chồng con, người đã chấp nhận việc đó, tức việc tất cả các con của chúng con đều là người Công Giáo. Đến lượt chúng, chúng cũng cố gắng trở thành những người đem Tin Mừng tới những người xung quanh. Gia đình, nhất là gia đình Phi Châu, có nhiệm vụ làm chứng cho đức tin của mình ở giữa đời và ở khu vực xung quanh. Cũng là một thách đố khi ta ý thức được sức mạnh của truyền thống. Các chọn lựa và quyết định của ta phải giúp người xung quanh hiểu biết hơn, chấp nhận và yêu mến Thiên Chúa hơn.”
* Ông bà Ron và Mavis Pirola và những phản ứng
Riêng phát biểu của cặp vợ chồng người Úc là ông bà Ron và Mavis Pirola đã gây nên một luồng phản ứng không thuận lợi khi ông bà đặt lên câu hỏi: “Chúng con sẽ làm gì khi đứa con đồng tính muốn đem bạn tình về nhà trong dịp lễ họp mặt gia đình?” Ông bà ấy nêu lên rằng: “Gia đình phải đối mặt với sự căng thẳng trong việc bảo tồn chân lý đức tin trong khi vẫn phải thể hiện lòng từ bi và thương xót”. Họ kể lại việc có một số bạn bè của họ phải làm như thế nào khi người con đồng tính của họ muốn đem bạn tình về nhà trong dịp lễ Giáng sinh: “Nó là con của con mà!”
Cụ thể là thế này: “Những người bạn của chúng con đã lên chương trình họp mặt gia đình vào lễ Giáng sinh, khi đó người con trai đồng tính của họ nói rằng anh ta cũng muốn mang bạn tình của mình về nhà họp mặt. Các bậc phụ huynh này hoàn toàn tin tưởng vào giáo lý của Giáo Hội và họ biết rằng con cháu của họ sẽ chứng kiến việc tiếp đón của người con trai này với bạn tình của anh ta trong đại gia đình. Phản ứng của họ có thể được tóm gọn trong câu này: ‘Nó là con của chúng con mà!’”
Theo ông bà Pirola, “Giáo Hội liên tục phải đối mặt với sự căng thẳng để bảo tồn chân lý trong khi vẫn phải thể hiện lòng từ bi và thương xót. Các gia đình phải đối mặt với sự căng thẳng này trong mọi lúc.” Từ đó. ước mong của ông bà Pirola đối với THĐ là: “Một mô hình truyền giáo cho các giáo xứ phải trả lời được với các tình huống tương tự như vậy!”
Ông bà còn nêu lên một tình huống khác, một kinh nghiệm thực tế về “một người bạn đã ly dị của chúng con nói rằng đôi khi cô ấy cảm thấy mình không hoàn toàn được đón nhận trong giáo xứ của mình. Tuy vậy cô vẫn tham dự thánh lễ thường xuyên và giáo dục con cái rất tốt. Đối lại giáo xứ không có thiện cảm với cô và việc cô ly dị là một chướng mắt cho họ. Từ những người như cô, chúng con ngộ ra rằng tất cả chúng con còn giữ những yếu tố khiếm khuyết trong cuộc sống. Nhận ra sự khiếm khuyết, chúng con sẽ bớt phán xét người khác, phán xét sẽ làm cản trở việc loan báo Tin Mừng.”
Phát biểu của ông bà Pirota về đứa con đồng tính được truyền thông Công Giáo Việt Nam, cụ thể là VietCatholic News (Vũ Văn An, ngày/10/2014) cho là “phát súng khá điếc tai”. Đặng Tự Do trên VietCatholic News ngày 11/10/2014 nói rõ hơn: “Cách đặt vấn đề và cách giải quyết [về người con trai đồng tính] của ông Ron và Mavis Pirola đã gây ra xao xuyến và bất mãn cho nhiều người Hoa Kỳ.”
Tác giả Đặng Tự Do trích dẫn câu trả lời của ĐHY Raymond Burke (Mỹ) cho chương trình truyền hình LifeSite News: “Nếu những mối quan hệ đồng tính luyến ái là những mối quan hệ rối loạn về bản chất, mà thực sự cúng là như vậy – thì việc chào đón một thành viên gia đình cùng với một người khác đang trong quan hệ rối loạn ấy trong một cuộc gặp gỡ gia đình có ý nghĩa gì với con cháu chúng ta?”
Cũng theo Đặng Tự Do, Đức Hồng Y [Burke] nói rằng cha mẹ trong trường hợp này có thể gây ngộ nhận cho con cháu của họ, và gây hại cho họ "bởi thái độ dường như tán đồng một hành vi phạm tội nghiêm trọng của một thành viên trong gia đình."
(4) Phúc Trình Sau Thảo Luận và phản ứng.
Từ ngày khởi sự làm việc (05/10/2014) cho đến cuối tuần lễ đầu, THĐ đã trải qua 10 phiên họp với nhiều ý kiến và đề nghị sôi nổi, nhiều khi không phải là không có những cuộc tranh cãi khá gay gắt, đến nỗi, tại phiên họp thứ 10, sau khi bản phúc trình sau thảo luận giữa kỳ được công bố đả xẩy sinh “các nhận định không thuận lợi cho phúc trình” (như nhan đề bản tin của Vũ Văn An ngày 14/10/2014 trên VietCatholic News đã chỉ ra). Hoặc “Âu lo của các nghị phụ với bản Phúc Trình Sau Thảo Luận” (theo như Đặng Tự Do cũng ngày 14/10/2014 trên VietCatholic News). Hay “Thượng Hội Đồng về Gia Đình gây chấn động với Phúc Trình Sau Thảo Luận” (Vũ Văn An, VietCatholic News 13/10/2014)…
Lý do: “Các nghị phụ phàn nàn rằng bản Phúc Trình Sau Thảo Luận đưa ra hôm Thứ hai đã không phản ánh đúng những suy nghĩ của Thương Hội Đồng” (Đặng Tự Do – Âu lo…14/10/2014).
Bài viết của Đặng Tự Do nêu rõ ĐHY Raymond Burke (Mỹ) “cáo buộc rằng bản Phúc Trình không phản ánh chính xác các cuộc thảo luận tại THĐ, nhưng ‘trên thực tế lại đề xuất những quan điểm mà nhiều nghị phụ không thể chấp nhận, và tôi có thể nói những mục tử trung thành với đoàn chiên không thể chấp nhận.’” Cũng theo tiết lộ của bài báo, “vị Hồng Y Mỹ cho biết rằng ‘một số lượng lớn những nghị phụ của THĐ phản đối Phúc Trình này.’”
Ngày 16/10/2014, các tham dự viên của Thượng Hội Đồng bước vào giai đoạn II của cuộc thảo luận. Cha Lombardi kể lại rằng: “Những gì tôi chứng kiến sáng nay là rất đáng ghi nhận … Mọi người thảo luận rất cởi mở và đó là một phần quan trọng của việc đổi mới từ cuộc họp của Thượng Hội Đồng …”
Các tham dự viên sẽ tiếp tục nghiền ngẫm các văn bản từ tài liệu làm việc để bàn về những thách đố nơi gia đình trong bối cảnh Tân Phúc Âm hóa. Cha Federico Lombardi, Giám đốc phòng báo chí cùng các trợ lý đã tường thuật lại những gì Đức Hồng Y Christoph Schonborn người Áo trình bày về giai đoạn tiếp theo này trong tiến trình thảo luận.
Cha Lombardi trình bày “điểm chính” cuộc thảo luận vào sáng thứ Năm và những kết quả từ cuộc thảo luận đang được cánh báo chí trên thế giới lưu tâm cách đặc biệt. Mỗi nhóm đều làm việc chăm chỉ để đề xuất những cải tiến, sửa đổi trong tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng và sẽ đi đến biểu quyết vào ngày thứ Bảy 18.10 tới đây.
Trong khi một số các phương tiện truyền thông đời đã mô tả cuộc thảo luận đang xảy ra những căng thẳng, xung đột từ các giám mục có đầu óc cải tiến thì Cha Tom Rosica người Canada cho biết các cuộc thảo luận hết sức chân thành và trung thực và đó cũng là mong muốn của Đức Thánh Cha. Đồng thời từ những thảo luận chân thành và trung thực này sẽ đưa ra quyết định trong Giáo Hội.
Một số những thắc mắc từ các cuộc hội thảo trước, nay cũng đang có những giải thích nhận được nhiều sự đồng thuận, như Hoàng Minh của VRNs (Tin DCCT Việt Nam) ghi nhận ngày 16/10/2014 như sau:
“Phải chăng những thay đổi này dẫn đến việc thay đổi bản chất của Giáo huấn Giáo Hội về đời sống hôn nhân và gia đình? Đức Hồng Y Schonborn khẳng định rằng: ‘Không hề có chuyện đó. Việc đổi mới là nhằm để phát triển giáo huấn của Giáo Hội để đối phó với những thách đố trong đời sống ngày nay. Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta ‘chuyển đổi mục vụ’ trong Giáo Hội nơi nhiều nước châu Âu, là một thành phần của thế giới. Điều đó đòi hỏi sự can đảm nơi các Giáo Hội tại Châu Âu là ‘đi ra các đường phố’, gặp tất cả mọi người, tôn trọng và tiếp đón họ, chứ không phải phán xét tình trạng của gia đình hay định hướng về khuynh hướng tính dục nơi gia đình ….
“Trường hợp về những người có khuynh hướng đồng tính thì giáo lý và các tài liệu nói rằng phải tiếp đón họ như những nhân vị và có cách cư xử mang tính Kitô giáo. Nhưng việc tôn trọng họ không có nghĩa là tôn trọng hành vi của họ.
“Đức Hồng Y Schonborn cũng nói đến kinh nghiệm đau khổ nơi những người con khi cha mẹ chúng ly dị, cũng như sự ngưỡng mộ của mình khi ngài làm việc mục vụ ở Vienna về tình yêu và sự quan tâm của một đôi đồng tính. ĐHY nhắc lại với cánh nhà báo rằng: Nhiệm vụ của Giáo Hội là tìm kiếm hạt giống tích cực của sự thật trong mọi tình cảnh, để nhận ra tình yêu nơi mỗi gia đình.”
Ngoài ra, trên truyền thông internet, người ta cũng đọc thấy quan điểm của ĐHY Kasper về một số vấn đề trong khủng hoảng gia đình hiện nay và những phản ứng đối với quan điểm ấy.
Theo tác giả Vũ Văn An, VietCatholic News ngày 16/10/2014 (Thượng Hội Đồng về gia đình, quan điểm gây tranh cãi của Đức HY Kasper về Phi và Á Châu), “trong cuộc phỏng vấn mới đây của hãng tin Zenit, ngài phát biểu hết sức một chiều, phiến diện về quan điểm của các Giáo Hội Công Giáo Phi Châu, trong khi lại dựa các luận điểm của mình vào những Giáo Hội không phải là Công Giáo để bênh vực chủ trương của mình là cho phép người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ (hình như không cần xưng tội!), theo một mô thức mà ngài gọi là “được khoan dung dù không được chấp nhận”.
Trong khi đó, khi được báo Vatican Insider phỏng vấn, nêu lên hỏi “Các người bảo thủ nói giáo điều đang bị lâm nguy”, Bề trên Tổng quyền Dòng Tên, linh mục Adolfo Nicolas, người sẽ từ nhiệm vào năm 2016, đang tham dự Thượng Hội đồng Giám mục thế giới về gia đình đang diễn ra tại Rôma, đã trả lời: “Tuyệt đối hóa là sai lầm. Chúng ta lấy ví dụ của những cặp sống chung với nhau. Không phải vì có khiếm khuyết mà mọi sự đều xấu. Cũng như, có một cái gì đó tốt khi người ta không làm điều xấu cho người anh em. Đức Phanxicô đã nhắc lại chuyện này: “Tất cả chúng ta đều là kẻ phạm tội”. Phải nuôi dưỡng sự sống trong mọi lãnh vực. Công việc của chúng ta là đưa giáo dân về với ơn sủng chứ không phải vì các nguyên tắc mà loại bỏ họ. Đó là công việc hàng ngày của các tu sĩ Dòng Tên chúng tôi. Tòa Thẩm Tra biết chuyện này rất rõ.”
Vị linh mục kết luận: “Thần Khí vẫn là trước hết, vì Thần Khí đến từ Thiên Chúa, còn luật lệ và nguyên tắc là của con người. Đối với luân lý về tình dục và gia đình, phải dịu dàng và có tình anh em. Không phải chia rẽ nhưng là hòa hợp. Người ta không thể rao giảng Phúc Âm mà đi ngược với Phúc Âm. Chỉ có lựa chọn tập trung vào Chúa Kitô mới là lựa chọn thoát được các tranh chấp cằn cỗi, các tranh cãi ý thức trừu tượng. Các lỗ hổng và các bất toàn không vô hiệu hóa sự tiến triển của gia đình trong xã hội từ mấy mươi năm nay. Nếu có gì tiêu cực thì không phải tất cả mọi chuyện đều tiêu cực” (VietCatholic News, Cha Bề trên Tổng quyền Dòng Tên trả lời phỏng vấn về Thượng HĐGM thế giới, Nguyễn Tùng Lâm dịch, 10/13/2014).
Chúng tôi thực hiện bản tóm lược này đang khi THĐGM đi vào giai đoạn cuối của tuần lễ thứ hai, chúng tôi chưa rõ THĐ kết thúc như thế nào cuộc hội ngộ kéo dài hai tuần lễ này, nên xin ghi nhận lại một lần nữa lời của ĐHY Brandmuller: “Chúng ta phải nhớ rằng THĐ ngoại thường này sẽ chưa có một đúc kết cụ thể nào. Chỉ có THĐ thường kỳ diễn ra vào năm tới mới có thể làm điều đó.”
Chúng ta tiếp tục hiệp thông cùng ĐTC Phanxicô và toàn thể Giáo Hội khẩn thiết cầu xin Chúa Thánh Thần ban ơn soi sáng cho các Đấng bậc tìm ra và thực hiện viên mãn các điều tốt đẹp Chúa muốn cho Giáo Hội và cho sự thăng tiến của mọi gia đình, nhất là gia đình con cái Chúa nơi trần gian này đang rơi vào khủng hoảng.
Tin giờ chót: Bản Tường trình kết thúc THĐ
Vào đêm 18 rạng 19/10/2014, chúng tôi đọc được những bản tin kết thúc THĐGM thế giới. Xin mạn phép ghi lại những điểm then chốt mà bản tin ngày 18/10/2014 của Vũ Văn An, VietCatholic News đưa ra dưới nhan đề “Thượng Hội Đồng về Gia Đình: tường trình sau cùng”.
Theo bản tin này, đêm thứ Bẩy, THĐ về Gia Đình phiên đặc biệt đã kết thúc với bản tường trình sau cùng, hay bản tường trình của THĐ (Relatio Synodi), được công bố chi tiết. Theo đó, đã có sự sửa đổi lớn đối với cả hai vấn đề đồng tính và ly dị tái hôn so với bản tường trình giữa khoá hay còn gọi là bản tường trình sau thảo luận (relatio post deceptationem).
Bản tin nêu rõ: Các đoạn nói về hai vấn đề trên là những đề mục không hội đủ 2 phần 3 số phiếu để được thông qua, mặc dù đã được sửa lại với những lối nói thận trọng hơn. Có giám mục sẵn sàng thay đổi thì cũng có giám mục lo ngại trước việc xâm hại tới truyền thống Công Giáo.
Đức HY Raymundo Damasceno Assis, TGM Aparecida, Ba Tây, cho rằng đây là một “tài liệu thỏa hiệp” nghĩa là phản ảnh cố gắng dung hoà khuynh hướng muốn có sự cởi mở lớn hơn và khuynh hướng bảo thủ lo lắng trước viễn ảnh giáo huấn GH bị lu mờ.
Điều này xem ra cũng phản ảnh viễn kiến của Đức Phanxicô. Trong bài diễn văn dài 10 phút, Đức GH nói rằng Giáo Hội Công Giáo cần mở ra con đường trung dung giữa “cứng cỏi chống đối” và “thương xót sai lầm”. Ngài nói thêm: Giáo Hội không nên “ném đá người tội lỗi, người yếu đuối và người bệnh hoạn” mà cũng không nên “xuống khỏi thập giá” bằng cách tự thỏa hiệp với “tinh thần thế gian”.
Bản tin cho biết Đức Giáo Hoàng vừa dứt lời, THĐ đứng lên hoan hô trong 5 phút đồng hồ.
Bản tường trình của THĐ được dùng để hướng dẫn các cuộc thảo luận trong suốt năm tới, chuẩn bị cho THĐ thông thường về gia đình dự trù được tổ chức vào tháng Mười, 2015.
Bản tường trình kết thúc rằng: Người đồng tính phải được “chào đón một cách tôn trọng và tế nhị” không nên “bị kỳ thị một cách bất công”; nhưng đồng thời cũng quả quyết rằng “không có căn bản nào” để so sánh “dù là xa xôi” các mối liên hệ đồng tính này với cuộc hôn nhân giữa 1 người đàn ông và 1 người đàn bà.
Về những người CG ly dị và tái hôn dân sự, tường trình sau cùng cho hay: việc cho phép họ rước lễ được cả hai phe nhiệt tình tranh luận và kết cục, THĐ đã quyết định để nó lại cho một cuộc nghiên cứu thấu đáo hơn.
Riêng thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu, đại đa số các nghị phụ THĐ ủng hộ một hệ thống nhanh hơn, đơn giản hơn và lý tưởng nhất là miễn phí. Tuyên bố vô hiệu là tuyên bố rằng một cuộc phối hợp chưa bao giờ là hôn nhân cả vì thiếu một trong những điều làm nó thành sự. Trên thực tế, lời tuyên bố này cho phép người ta kết hôn lần thứ hai trong GH.
Truyền thông Công Giáo theo dõi sát sao diễn tiến các cuộc họp của Thượng Hội đồng Giám Mục (THĐGM) tại Vatican từ ngày 05/10/2014, dự trù kéo dài trong hai tuần lễ. Chúng tôi ghi lại ở đây một số nét quan trọng trích dẫn từ các truyền thông Công Giáo, trong đó có VietCatholic News và VRNs của Việt Nam.
(1) Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt quan tâm tới Thương Hội Đồng.
Từ đêm 04 rạng 05/10/2014 trước khi diễn ra kỳ họp đặc biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Gia đình, ĐTC Phanxicô đã chủ sự buổi canh thức tại quản trường Thánh Phêrô để cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng (THĐ).
Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người “hãy nài xin Chúa Thánh Thần ban cho tất cả các nghị phụ ơn biết lắng nghe: lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa, làm theo Thánh ý của Thiên Chúa.”
Trong các ý cầu nguyện, ĐTC nhấn mạnh đến ý cầu xin cho các nghị phụ “chuẩn bị thật tốt cho cuộc thảo luận chân thành, nhờ đó mới có thể hướng dẫn chúng ta cách đầy trách nhiệm trong việc mục vụ về những vấn đề chúng ta đang mang lấy tại thời điểm hôm nay.”
Xác tín vào “gió của Lễ Hiện Xuống thổi trên công việc của THĐ, trên Giáo Hội và trên toàn thể nhân loại,” ĐTC phó thác mọi sự vào Chúa Thánh Thần. Ngài khẩn thiết “xin ơn Thánh Thần chữa lành các vết thương và thắp lên niềm hy vọng.”
ĐTC mời gọi các Giám Mục trong THĐ hãy lắng nghe tiếng nói của Chúa hầu có thể “chăm sóc cho các gia đình,” vì “các gia đình là “một phần kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa cho nhân loại.” ĐTC nhắc nhở các Nghị phụ: “Kỳ họp của THĐ không phải là thảo luận về các ý tưởng đẹp và khôn ngoan, nhưng để chăm sóc tốt hơn cho vườn nho của Chúa.”
Ngài cảnh báo: “Khi chúng ta không để Chúa Thánh Thần hướng dẫn mình, chúng ta sẽ ngăn chặn giấc mơ của Thiên Chúa. Chúa ban cho chúng ta sự khôn ngoan để chúng ta có khả năng làm việc với lòng quảng đại, với sự tự do đích thực và khiêm tốn sáng tạo.”
(2) Hướng nhắm của Thượng Hội Đồng.
Trong cuộc họp báo ngày 03/10/2014 tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh, ĐHY Lorenzo Baldisseri cho biết THĐGM sắp tới là độc đáo so với các THĐGM trước đó về sự tham dự đông đảo các vị Giám Mục để đối đầu với những thách thức của các gia đình Công Giáo. Ngoài 191 Nghị Phụ gồm các Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục, còn có sự hiện diện cả một số các chuyên gia và nhà lãnh đạo tinh thần các Giáo Hội Kitô Giáo khác như Chính Thống và Tin Lành. Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của những cặp vợ chồng từ một số quốc gia, như Úc, Phi Luật Tân, Hoa Kỳ, Côte d’Ivoire (Bờ Biển Ngà) Phi Châu…
Cũng trong ngày 03/10/2014, ĐHY Velasio De Paolis, cựu Chủ tịch HĐGH về Kinh Tế và cũng là đương kim thành viên Tòa Ân Giải Tối Cao đã nói lên tầm quan trọng của THĐGM về gia đình với chủ đề “Những thách thức mục vụ của gia đình trong bối cảnh của Phúc Âm Hóa.” Ngài nói: “Hôn nhân và gia đình là hạt nhân của xã hội. Nếu hôn nhân bị khủng hoảng, thì xã hội bị khủng hoảng theo. Và nếu xã hội khủng hoảng, thì gia đình cũng bị khủng hoảng…”
ĐHY lưu ý: “Đức Giáo Hoàng không triệu tập các THĐ để thay đổi hay thiết lập các học thuyết về hôn nhân, nhưng để tìm những cách thức mới hầu giải quyết những vấn đề vì lợi ích của các gia đình.”
Đức Hồng Y Đe Paolis xác quyết: “Tín lý của Giáo Hội không phải là những thứ có thể thay đổi tùy tiện. Không! Ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng không thể thay đổi các tín lý của Giáo Hội. THĐ là để xét xem có thể có những ngộ nhận nào về tín lý cần phải làm rõ hơn hay việc áp dụng tín lý ấy trong Giáo Hội cần phải được chấn hưng.”
Cũng vậy, vào ngày 06/10/2014, nghĩa là chỉ sau một ngày THĐ khai mạc, ĐHY Brandmuller, Chủ tịch danh dự Ủy Ban Giáo Hoàng về Khoa Học Lịch Sử, đã nhận định rằng, “tại THĐ, các Giám Mục từ khắp nơi trên thế giới sẽ cùng ngồi với nhau, cùng thảo luận về các giải pháp mục vụ cho những thách đố xung quanh đời sống gia đình.” Tuy nhiên, theo ngài, “các giải pháp ấy không thể đi ngược lại với Giáo Huấn của Giáo Hội.”
ĐHY Brandmuller quả quyết: “Dù dưới bất cứ hình thức mục vụ nào, không ai được làm trái với giáo lý của Giáo Hội.”
Ngài còn nhấn mạnh: “Nếu anh là một người Công Giáo thì mọi hoạt động của anh đều phải phù hợp với đức tin và Huấn Quyền của Giáo Hội.”
Ngoài ra, ngài còn lưu ý: “Chúng ta phải nhớ rằng THĐ ngoại thường này sẽ chưa có một đúc kết cụ thể nào. Chỉ có THĐ thường niên diễn ra vào năm tới mới có thể làm điều đó.”
(3) Tiếng nói của giáo dân trong Thượng Hội Đồng.
Tuy là Thượng Hội Đồng Giám Mục, song một số giáo dân đã được hân hạnh góp mặt và đóng góp tiếng nói như là chứng từ thiết thực từ cuộc sống của họ trong tư cách là vợ, là chồng, là cha, là mẹ giữa cái thời mà vấn đề hôn nhân rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Bởi lẽ “lắng nghe và tin tưởng giáo dân được chứng tỏ là việc chủ yếu, vì nơi họ và với họ, Giáo Hội có thể tìm thấy các giải đáp cho các vấn nạn của gia đình” theo nhận định của THĐ.
Có cặp vợ chồng đến từ Úc như ông bà Pirola. Có cặp đến từ Hoa Kỳ như ông bà Jeffrey Heinzen, hay từ Phi Luật Tân như ông bà George và Cynthia Campos, hay bà Jeannette Toure từ Côte d’Ivoire (Bờ Biển Ngà) Phi Châu.
* Ông bà George và Cynthia Campos
Trong phát biểu của mình, bà Cynthia Campos (Phi Luật Tân) đưa ra những chứng từ bản thân trong đó “lần mang thai thứ 4, con (Cynthia) bị chẩn đoán mang chứng tiểu đường và nhiễm độc máu lúc có thai. Chúng con được cho hay mạng sống con có thể nguy hiểm nếu con tiếp tục mang thai và đứa con có xác xuất cao sinh ra bất thường. Chúng con được khuyên nên chọn lựa giữa phá thai và chấp nhận nguy hiểm. Đấy quả là một thử thách đối với đức tin và đầu hàng. Chúng con quyết định sinh cháu và tuân theo ý Chúa. Nhờ ơn Chúa, chúng con được mẹ tròn con vuông và con gái Christen của con hiện nay mạnh khỏe, đầy sức sống.”
* Ông bà Jeffrey Heinzen
Ông bà Jeffrey Heinzen (Hoa Kỳ) đưa ra một loạt hình ảnh bản than trong trách nhiệm sinh con và giáo dục con. Ông bà cho biết “Cha mẹ chúng con là chứng nhân trung thành của niềm vui và vẻ đẹp trong kế hoạch Thiên Chúa dành cho tình yêu và sự sống.” Nhưng chứng kiến thực tại xã hội hôm này, ông bà cũng đã phải thốt lên: “Bất hạnh thay, không những trong các lượng giá của chúng con về nền văn hóa đương đại, nhưng còn do các kinh nghiệm mục vụ của chúng con, chúng con biết: nhiều người trẻ không gặp được chứng tá của tình yêu vợ chồng như chúng con đã được gặp. Do đó, quá nhiều giới trẻ đã lớn lên trong những gia đình bị đổ vỡ vì ly dị hay không có cảm nghiệm gì về cha mẹ kết hôn do những vụ thai nghén ngoài hôn nhân.” Rồi ông bà đưa ra kết luận: “Như một số nhà khoa học xã hội từng mô tả, chúng con đã bước vào một thời đại trong đó cấu trúc gia đình bị thu nhỏ. Điều này trầm trọng hơn một cuộc khủng hoảng.”
Từ suy tư trên, ông bà Heinzen nói lên trăn trở của mình: “Chúng con thấy người trẻ trở thành mồi cho nền văn hóa hưởng lạc đầy mù mờ. Chúng con biết con số đếm không xuể những người trưởng thành ly dị tham gia các cộng đồng đức tin khác vì họ cảm thấy họ không được Giáo Hội Công Giáo chào đón. Và lòng chúng con nhói đau đối với những cha mẹ đơn lẻ đang lao đao trong việc chăm sóc con cái. Giống như qúy vị, chúng con cố gắng tìm ra những cách thế đơn giản hơn, hữu hiệu hơn để chia sẻ tốt hơn các ơn phúc trong kế hoạch của Thiên Chúa dành cho hôn nhân và gia đình.”
* Bà Jeannette Toure
Bà Jeannette Toure từ Bờ Biển Ngà, Phi Châu, chỉ mỗi một mình đến với THĐ, vì chồng bà là một tín đồ Hồi Giáo, họ kết hôn với phép chuẩn của Tòa Thánh về hôn nhân dị giáo, đạo ai nấy giữ. Bà tâm sự: “Đối với chúng con, trong những cuộc hôn nhân hỗn hợp, chủ đề này ‘Các Thách Đố Mục Vụ của Gia Đình trong Bối Cảnh Phúc Âm Hóa’ lại càng quan trọng hơn nhiều khi áp dụng vào thực tế của chúng con: làm thế nào để một người đàn ông, theo Hồi Giáo, và một người đàn bà, theo Công Giáo, trong hơn 52 năm qua đã yêu nhau, và tiếp tục yêu nhau cho tới ngày nay, trở thành chứng tá của Tin Mừng cho con cái họ, cho khu xóm họ, cho bằng hữu của họ, cho các cộng đồng tôn giáo khác?”
Bà Jeanne nêu rõ: “Chúng con muốn chứng tá đời sống của chúng con trở thành một đóng góp cho chủ đề trên: 52 năm chung sống trong khoan dung, tôn trọng hỗ tương các niềm tin của nhau, nâng đỡ nhau, giáo dục con cái theo Kitô Giáo (tất cả đều chịu phép rửa trong Giáo Hội Công Giáo với sự thỏa thuận của chồng con), tất cả những điều này trong khi tiếp nhận được nhiều niềm vui do Chúa ban và trong khi giữ vững hy vọng trước nhiều nỗi khó khăn. Từ cuộc phối hợp này, chúng con được 5 đứa con và 6 đứa cháu: với tất cả, chúng con vun xới lòng kính trọng người khác dù dị biệt và đem lại niềm tin cho chúng.”
Bà Jeanne lại một lần nữa triển dương lòng biết ơn đối với chồng mình cũng như xác lập quyết tâm dấn thân của bà trong trách nhiệm đem Tin Mừng đến những người xung quanh. Bà phát biểu: “Con cám ơn chồng con, người đã chấp nhận việc đó, tức việc tất cả các con của chúng con đều là người Công Giáo. Đến lượt chúng, chúng cũng cố gắng trở thành những người đem Tin Mừng tới những người xung quanh. Gia đình, nhất là gia đình Phi Châu, có nhiệm vụ làm chứng cho đức tin của mình ở giữa đời và ở khu vực xung quanh. Cũng là một thách đố khi ta ý thức được sức mạnh của truyền thống. Các chọn lựa và quyết định của ta phải giúp người xung quanh hiểu biết hơn, chấp nhận và yêu mến Thiên Chúa hơn.”
* Ông bà Ron và Mavis Pirola và những phản ứng
Riêng phát biểu của cặp vợ chồng người Úc là ông bà Ron và Mavis Pirola đã gây nên một luồng phản ứng không thuận lợi khi ông bà đặt lên câu hỏi: “Chúng con sẽ làm gì khi đứa con đồng tính muốn đem bạn tình về nhà trong dịp lễ họp mặt gia đình?” Ông bà ấy nêu lên rằng: “Gia đình phải đối mặt với sự căng thẳng trong việc bảo tồn chân lý đức tin trong khi vẫn phải thể hiện lòng từ bi và thương xót”. Họ kể lại việc có một số bạn bè của họ phải làm như thế nào khi người con đồng tính của họ muốn đem bạn tình về nhà trong dịp lễ Giáng sinh: “Nó là con của con mà!”
Cụ thể là thế này: “Những người bạn của chúng con đã lên chương trình họp mặt gia đình vào lễ Giáng sinh, khi đó người con trai đồng tính của họ nói rằng anh ta cũng muốn mang bạn tình của mình về nhà họp mặt. Các bậc phụ huynh này hoàn toàn tin tưởng vào giáo lý của Giáo Hội và họ biết rằng con cháu của họ sẽ chứng kiến việc tiếp đón của người con trai này với bạn tình của anh ta trong đại gia đình. Phản ứng của họ có thể được tóm gọn trong câu này: ‘Nó là con của chúng con mà!’”
Theo ông bà Pirola, “Giáo Hội liên tục phải đối mặt với sự căng thẳng để bảo tồn chân lý trong khi vẫn phải thể hiện lòng từ bi và thương xót. Các gia đình phải đối mặt với sự căng thẳng này trong mọi lúc.” Từ đó. ước mong của ông bà Pirola đối với THĐ là: “Một mô hình truyền giáo cho các giáo xứ phải trả lời được với các tình huống tương tự như vậy!”
Ông bà còn nêu lên một tình huống khác, một kinh nghiệm thực tế về “một người bạn đã ly dị của chúng con nói rằng đôi khi cô ấy cảm thấy mình không hoàn toàn được đón nhận trong giáo xứ của mình. Tuy vậy cô vẫn tham dự thánh lễ thường xuyên và giáo dục con cái rất tốt. Đối lại giáo xứ không có thiện cảm với cô và việc cô ly dị là một chướng mắt cho họ. Từ những người như cô, chúng con ngộ ra rằng tất cả chúng con còn giữ những yếu tố khiếm khuyết trong cuộc sống. Nhận ra sự khiếm khuyết, chúng con sẽ bớt phán xét người khác, phán xét sẽ làm cản trở việc loan báo Tin Mừng.”
Phát biểu của ông bà Pirota về đứa con đồng tính được truyền thông Công Giáo Việt Nam, cụ thể là VietCatholic News (Vũ Văn An, ngày/10/2014) cho là “phát súng khá điếc tai”. Đặng Tự Do trên VietCatholic News ngày 11/10/2014 nói rõ hơn: “Cách đặt vấn đề và cách giải quyết [về người con trai đồng tính] của ông Ron và Mavis Pirola đã gây ra xao xuyến và bất mãn cho nhiều người Hoa Kỳ.”
Tác giả Đặng Tự Do trích dẫn câu trả lời của ĐHY Raymond Burke (Mỹ) cho chương trình truyền hình LifeSite News: “Nếu những mối quan hệ đồng tính luyến ái là những mối quan hệ rối loạn về bản chất, mà thực sự cúng là như vậy – thì việc chào đón một thành viên gia đình cùng với một người khác đang trong quan hệ rối loạn ấy trong một cuộc gặp gỡ gia đình có ý nghĩa gì với con cháu chúng ta?”
Cũng theo Đặng Tự Do, Đức Hồng Y [Burke] nói rằng cha mẹ trong trường hợp này có thể gây ngộ nhận cho con cháu của họ, và gây hại cho họ "bởi thái độ dường như tán đồng một hành vi phạm tội nghiêm trọng của một thành viên trong gia đình."
(4) Phúc Trình Sau Thảo Luận và phản ứng.
Từ ngày khởi sự làm việc (05/10/2014) cho đến cuối tuần lễ đầu, THĐ đã trải qua 10 phiên họp với nhiều ý kiến và đề nghị sôi nổi, nhiều khi không phải là không có những cuộc tranh cãi khá gay gắt, đến nỗi, tại phiên họp thứ 10, sau khi bản phúc trình sau thảo luận giữa kỳ được công bố đả xẩy sinh “các nhận định không thuận lợi cho phúc trình” (như nhan đề bản tin của Vũ Văn An ngày 14/10/2014 trên VietCatholic News đã chỉ ra). Hoặc “Âu lo của các nghị phụ với bản Phúc Trình Sau Thảo Luận” (theo như Đặng Tự Do cũng ngày 14/10/2014 trên VietCatholic News). Hay “Thượng Hội Đồng về Gia Đình gây chấn động với Phúc Trình Sau Thảo Luận” (Vũ Văn An, VietCatholic News 13/10/2014)…
Lý do: “Các nghị phụ phàn nàn rằng bản Phúc Trình Sau Thảo Luận đưa ra hôm Thứ hai đã không phản ánh đúng những suy nghĩ của Thương Hội Đồng” (Đặng Tự Do – Âu lo…14/10/2014).
Bài viết của Đặng Tự Do nêu rõ ĐHY Raymond Burke (Mỹ) “cáo buộc rằng bản Phúc Trình không phản ánh chính xác các cuộc thảo luận tại THĐ, nhưng ‘trên thực tế lại đề xuất những quan điểm mà nhiều nghị phụ không thể chấp nhận, và tôi có thể nói những mục tử trung thành với đoàn chiên không thể chấp nhận.’” Cũng theo tiết lộ của bài báo, “vị Hồng Y Mỹ cho biết rằng ‘một số lượng lớn những nghị phụ của THĐ phản đối Phúc Trình này.’”
Ngày 16/10/2014, các tham dự viên của Thượng Hội Đồng bước vào giai đoạn II của cuộc thảo luận. Cha Lombardi kể lại rằng: “Những gì tôi chứng kiến sáng nay là rất đáng ghi nhận … Mọi người thảo luận rất cởi mở và đó là một phần quan trọng của việc đổi mới từ cuộc họp của Thượng Hội Đồng …”
Các tham dự viên sẽ tiếp tục nghiền ngẫm các văn bản từ tài liệu làm việc để bàn về những thách đố nơi gia đình trong bối cảnh Tân Phúc Âm hóa. Cha Federico Lombardi, Giám đốc phòng báo chí cùng các trợ lý đã tường thuật lại những gì Đức Hồng Y Christoph Schonborn người Áo trình bày về giai đoạn tiếp theo này trong tiến trình thảo luận.
Cha Lombardi trình bày “điểm chính” cuộc thảo luận vào sáng thứ Năm và những kết quả từ cuộc thảo luận đang được cánh báo chí trên thế giới lưu tâm cách đặc biệt. Mỗi nhóm đều làm việc chăm chỉ để đề xuất những cải tiến, sửa đổi trong tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng và sẽ đi đến biểu quyết vào ngày thứ Bảy 18.10 tới đây.
Trong khi một số các phương tiện truyền thông đời đã mô tả cuộc thảo luận đang xảy ra những căng thẳng, xung đột từ các giám mục có đầu óc cải tiến thì Cha Tom Rosica người Canada cho biết các cuộc thảo luận hết sức chân thành và trung thực và đó cũng là mong muốn của Đức Thánh Cha. Đồng thời từ những thảo luận chân thành và trung thực này sẽ đưa ra quyết định trong Giáo Hội.
Một số những thắc mắc từ các cuộc hội thảo trước, nay cũng đang có những giải thích nhận được nhiều sự đồng thuận, như Hoàng Minh của VRNs (Tin DCCT Việt Nam) ghi nhận ngày 16/10/2014 như sau:
“Phải chăng những thay đổi này dẫn đến việc thay đổi bản chất của Giáo huấn Giáo Hội về đời sống hôn nhân và gia đình? Đức Hồng Y Schonborn khẳng định rằng: ‘Không hề có chuyện đó. Việc đổi mới là nhằm để phát triển giáo huấn của Giáo Hội để đối phó với những thách đố trong đời sống ngày nay. Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta ‘chuyển đổi mục vụ’ trong Giáo Hội nơi nhiều nước châu Âu, là một thành phần của thế giới. Điều đó đòi hỏi sự can đảm nơi các Giáo Hội tại Châu Âu là ‘đi ra các đường phố’, gặp tất cả mọi người, tôn trọng và tiếp đón họ, chứ không phải phán xét tình trạng của gia đình hay định hướng về khuynh hướng tính dục nơi gia đình ….
“Trường hợp về những người có khuynh hướng đồng tính thì giáo lý và các tài liệu nói rằng phải tiếp đón họ như những nhân vị và có cách cư xử mang tính Kitô giáo. Nhưng việc tôn trọng họ không có nghĩa là tôn trọng hành vi của họ.
“Đức Hồng Y Schonborn cũng nói đến kinh nghiệm đau khổ nơi những người con khi cha mẹ chúng ly dị, cũng như sự ngưỡng mộ của mình khi ngài làm việc mục vụ ở Vienna về tình yêu và sự quan tâm của một đôi đồng tính. ĐHY nhắc lại với cánh nhà báo rằng: Nhiệm vụ của Giáo Hội là tìm kiếm hạt giống tích cực của sự thật trong mọi tình cảnh, để nhận ra tình yêu nơi mỗi gia đình.”
Ngoài ra, trên truyền thông internet, người ta cũng đọc thấy quan điểm của ĐHY Kasper về một số vấn đề trong khủng hoảng gia đình hiện nay và những phản ứng đối với quan điểm ấy.
Theo tác giả Vũ Văn An, VietCatholic News ngày 16/10/2014 (Thượng Hội Đồng về gia đình, quan điểm gây tranh cãi của Đức HY Kasper về Phi và Á Châu), “trong cuộc phỏng vấn mới đây của hãng tin Zenit, ngài phát biểu hết sức một chiều, phiến diện về quan điểm của các Giáo Hội Công Giáo Phi Châu, trong khi lại dựa các luận điểm của mình vào những Giáo Hội không phải là Công Giáo để bênh vực chủ trương của mình là cho phép người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ (hình như không cần xưng tội!), theo một mô thức mà ngài gọi là “được khoan dung dù không được chấp nhận”.
Trong khi đó, khi được báo Vatican Insider phỏng vấn, nêu lên hỏi “Các người bảo thủ nói giáo điều đang bị lâm nguy”, Bề trên Tổng quyền Dòng Tên, linh mục Adolfo Nicolas, người sẽ từ nhiệm vào năm 2016, đang tham dự Thượng Hội đồng Giám mục thế giới về gia đình đang diễn ra tại Rôma, đã trả lời: “Tuyệt đối hóa là sai lầm. Chúng ta lấy ví dụ của những cặp sống chung với nhau. Không phải vì có khiếm khuyết mà mọi sự đều xấu. Cũng như, có một cái gì đó tốt khi người ta không làm điều xấu cho người anh em. Đức Phanxicô đã nhắc lại chuyện này: “Tất cả chúng ta đều là kẻ phạm tội”. Phải nuôi dưỡng sự sống trong mọi lãnh vực. Công việc của chúng ta là đưa giáo dân về với ơn sủng chứ không phải vì các nguyên tắc mà loại bỏ họ. Đó là công việc hàng ngày của các tu sĩ Dòng Tên chúng tôi. Tòa Thẩm Tra biết chuyện này rất rõ.”
Vị linh mục kết luận: “Thần Khí vẫn là trước hết, vì Thần Khí đến từ Thiên Chúa, còn luật lệ và nguyên tắc là của con người. Đối với luân lý về tình dục và gia đình, phải dịu dàng và có tình anh em. Không phải chia rẽ nhưng là hòa hợp. Người ta không thể rao giảng Phúc Âm mà đi ngược với Phúc Âm. Chỉ có lựa chọn tập trung vào Chúa Kitô mới là lựa chọn thoát được các tranh chấp cằn cỗi, các tranh cãi ý thức trừu tượng. Các lỗ hổng và các bất toàn không vô hiệu hóa sự tiến triển của gia đình trong xã hội từ mấy mươi năm nay. Nếu có gì tiêu cực thì không phải tất cả mọi chuyện đều tiêu cực” (VietCatholic News, Cha Bề trên Tổng quyền Dòng Tên trả lời phỏng vấn về Thượng HĐGM thế giới, Nguyễn Tùng Lâm dịch, 10/13/2014).
Chúng tôi thực hiện bản tóm lược này đang khi THĐGM đi vào giai đoạn cuối của tuần lễ thứ hai, chúng tôi chưa rõ THĐ kết thúc như thế nào cuộc hội ngộ kéo dài hai tuần lễ này, nên xin ghi nhận lại một lần nữa lời của ĐHY Brandmuller: “Chúng ta phải nhớ rằng THĐ ngoại thường này sẽ chưa có một đúc kết cụ thể nào. Chỉ có THĐ thường kỳ diễn ra vào năm tới mới có thể làm điều đó.”
Chúng ta tiếp tục hiệp thông cùng ĐTC Phanxicô và toàn thể Giáo Hội khẩn thiết cầu xin Chúa Thánh Thần ban ơn soi sáng cho các Đấng bậc tìm ra và thực hiện viên mãn các điều tốt đẹp Chúa muốn cho Giáo Hội và cho sự thăng tiến của mọi gia đình, nhất là gia đình con cái Chúa nơi trần gian này đang rơi vào khủng hoảng.
Tin giờ chót: Bản Tường trình kết thúc THĐ
Vào đêm 18 rạng 19/10/2014, chúng tôi đọc được những bản tin kết thúc THĐGM thế giới. Xin mạn phép ghi lại những điểm then chốt mà bản tin ngày 18/10/2014 của Vũ Văn An, VietCatholic News đưa ra dưới nhan đề “Thượng Hội Đồng về Gia Đình: tường trình sau cùng”.
Theo bản tin này, đêm thứ Bẩy, THĐ về Gia Đình phiên đặc biệt đã kết thúc với bản tường trình sau cùng, hay bản tường trình của THĐ (Relatio Synodi), được công bố chi tiết. Theo đó, đã có sự sửa đổi lớn đối với cả hai vấn đề đồng tính và ly dị tái hôn so với bản tường trình giữa khoá hay còn gọi là bản tường trình sau thảo luận (relatio post deceptationem).
Bản tin nêu rõ: Các đoạn nói về hai vấn đề trên là những đề mục không hội đủ 2 phần 3 số phiếu để được thông qua, mặc dù đã được sửa lại với những lối nói thận trọng hơn. Có giám mục sẵn sàng thay đổi thì cũng có giám mục lo ngại trước việc xâm hại tới truyền thống Công Giáo.
Đức HY Raymundo Damasceno Assis, TGM Aparecida, Ba Tây, cho rằng đây là một “tài liệu thỏa hiệp” nghĩa là phản ảnh cố gắng dung hoà khuynh hướng muốn có sự cởi mở lớn hơn và khuynh hướng bảo thủ lo lắng trước viễn ảnh giáo huấn GH bị lu mờ.
Điều này xem ra cũng phản ảnh viễn kiến của Đức Phanxicô. Trong bài diễn văn dài 10 phút, Đức GH nói rằng Giáo Hội Công Giáo cần mở ra con đường trung dung giữa “cứng cỏi chống đối” và “thương xót sai lầm”. Ngài nói thêm: Giáo Hội không nên “ném đá người tội lỗi, người yếu đuối và người bệnh hoạn” mà cũng không nên “xuống khỏi thập giá” bằng cách tự thỏa hiệp với “tinh thần thế gian”.
Bản tin cho biết Đức Giáo Hoàng vừa dứt lời, THĐ đứng lên hoan hô trong 5 phút đồng hồ.
Bản tường trình của THĐ được dùng để hướng dẫn các cuộc thảo luận trong suốt năm tới, chuẩn bị cho THĐ thông thường về gia đình dự trù được tổ chức vào tháng Mười, 2015.
Bản tường trình kết thúc rằng: Người đồng tính phải được “chào đón một cách tôn trọng và tế nhị” không nên “bị kỳ thị một cách bất công”; nhưng đồng thời cũng quả quyết rằng “không có căn bản nào” để so sánh “dù là xa xôi” các mối liên hệ đồng tính này với cuộc hôn nhân giữa 1 người đàn ông và 1 người đàn bà.
Về những người CG ly dị và tái hôn dân sự, tường trình sau cùng cho hay: việc cho phép họ rước lễ được cả hai phe nhiệt tình tranh luận và kết cục, THĐ đã quyết định để nó lại cho một cuộc nghiên cứu thấu đáo hơn.
Riêng thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu, đại đa số các nghị phụ THĐ ủng hộ một hệ thống nhanh hơn, đơn giản hơn và lý tưởng nhất là miễn phí. Tuyên bố vô hiệu là tuyên bố rằng một cuộc phối hợp chưa bao giờ là hôn nhân cả vì thiếu một trong những điều làm nó thành sự. Trên thực tế, lời tuyên bố này cho phép người ta kết hôn lần thứ hai trong GH.
Thánh lễ kết thúc Thượng Hội Đồng và tôn phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục
VietCatholic Network
15:10 19/10/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Vị Giáo Hoàng đã nghỉ hưu là một trong ba giám mục còn sống tới ngày nay đã được Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục tấn phong Hồng Y. Hai vị kia là Đức Hồng Y Paulo Evaristo Arns, Tổng Giám Mục về hưu của Sao Paulo; và Đức Hồng Y William Baum, nguyên Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao. Cả hai vị cũng tham dự thánh lễ hôm nay.
Giờ đây Đức Thánh Cha đang kêu gọi anh chị em tín hữu chuẩn bị tâm hồn để cử hành thánh lễ.
Anh chị em, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi chúng ta, để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh này.
Chúa yêu thương chúng con và cứu chúng con khỏi tội lỗi. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
Chúa đã dẫn đưa chúng con vào một vương quốc, cho chúng con được làm tư tế cho Thiên Chúa là Cha toàn năng. Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Chúa là Alpha và Omega, là nguyên thủy và là cùng đích. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót chúng ta, tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời.
Đức Cha Luciano Monari, là Giám Mục giáo phận Brescia, quê hương của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, tiến lên trước Đức Thánh Cha để xin ngài tôn phong Chân Phước cho vị Giáo Hoàng.
Ngài nói:
Trọng kính Đức Thánh Cha, con là Giám Mục miền Brescia, khẩn khoản xin Đức Thánh Cha tôn phong Chân Phước cho vị Tôi Tớ Đáng Kính của Thiên Chúa, là Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục.
Đức Thánh Cha Phanxicô công bố như sau:
Thể theo yêu cầu của chư huynh Giám Mục Luciano Monari, là chủ chăn miền Brescia, của nhiều chư huynh khác trong hàng giám mục, và nhiều tín hữu, sau khi tham khảo với các Bộ Phong Thánh, với năng quyền tông đồ của mình, chúng tôi tuyên bố rằng Tôi Tớ Chúa là Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, từ nay về sau được gọi tôn kính trong hàng Chân Phước và truyền rằng ngày lễ kính trong toàn Giáo Hội sẽ được cử hành hàng năm vào ngày 26 tháng Chín, theo những thứ bậc và chuẩn định được quy định bởi giáo luật.
Nhân danh Cha và Con và Chúa Thánh Thần.
Đức Cha Luciano Monari đã cám ơn Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài nói:
Trọng kính Đức Thánh Cha, con là Giám Mục miền Brescia, chân thành cám ơn Đức Thánh Cha vì ngày hôm nay ngài đã tôn phong Chân Phước cho Người Tôi Tớ Đáng Kính của Chúa là Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục.
Tiểu sử Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục
Tiểu sử của Tân Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục – Văn Phòng Nghi Lễ Phủ Giáo Hoàng
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục tục danh là Giovanni Battista Montini. Ngài chào đời tại Concesio (Brescia, nước Ý) vào ngày 26 tháng 9 năm 1897. Ngài đã theo học dòng Tên và là thành viên của Tu Hội Thánh Philip Neri tại Brescia. Ngài được thụ phong linh mục ngày 29 tháng 5 năm 1920.
Ngài hoàn tất chương trình triết học và luật dân sự tại Rôma, và giáo luật tại Milan. Ngài được bổ nhiệm làm tùy viên tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Warsaw, Ba Lan vào năm 1923, và năm sau, 1924, ngài trở lại Rôma để phục vụ trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Ngài là tuyên úy cho Liên Đoàn Sinh Viên Đại Học Công Giáo Ý tại Rôma (FUCL - "Federazione Universitaria Cattolica Italiana"), và từ năm 1923 đến 1925, ngài là tuyên úy của Liên Đoàn cấp quốc gia. Trong hai thập niên 1920 và 1930, ngài đã có nhiều hoạt động về tôn giáo và văn hóa tại Ý và cả bên ngoài nữa.
Thời gian làm việc tại Tòa Thánh của ngài đã được Đức Giáo Hoàng Piô XI và Đức Giáo Hoàng Piô XII đánh giá cao. Giữa những năm 1930 và 1937, ngài giảng dạy môn lịch sử ngoại giao Tòa Thánh tại Đại học Latêranô, cho đến ngày 13 tháng 12 năm 1937, khi Đức Giáo Hoàng Piô XI bổ nhiệm ngài làm Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Dù phục vụ chủ yếu trong ngành ngoại giao, ngài đã thực hiện mọi nỗ lực để có thể tham gia trực tiếp vào các công tác mục vụ và chăm sóc cho các linh hồn; ngài cũng đã có nhiều hoạt động bác ái trong các vùng ngoại ô Rôma và đã tham gia vào tổ chức Saint Vincent De Paul.
Trong Thế chiến thứ II, ngài tích cực giúp đỡ người tị nạn và người Do Thái và lãnh đạo phòng Báo Chí Tòa Thánh. Trong giai đoạn cuối chiến tranh, ngài đã giúp hình thành Hiệp hội Công Giáo của người lao động Ý (ACLI - "Associzioni Cattoliche Lavoratori Italiani"). Ngài quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của phong trào đảng Dân chủ Kitô Giáo và cổ vũ việc hình thành các tổ chức quốc tế của giáo dân.
Ngày 29 tháng 11 năm 1952, ngài được bổ nhiệm làm Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách hành chánh sự vụ. Ngày 01 Tháng Mười Một năm 1954, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Milan và được tấn phong vào ngày 12 Tháng 12 cùng năm.
Trong giáo phận rộng lớn và phức tạp này, ngài đã sử dụng những phương pháp mới để rao giảng Tin Mừng hầu đối phó với sự gia tăng nhập cư và giúp người dân vượt qua chủ nghĩa duy vật và ý thức hệ Mác-xít, đặc biệt là ở những nơi làm việc. Ngài đã viết chín thư mục vụ cho Giáo Hội nghi lễ Ambrosiô, đã phê duyệt việc xây dựng trên 123 nhà thờ mới, và lãnh đạo một chương trình truyền giáo đô thị lớn nhất chưa từng có trong thế giới Công Giáo. Ngài đã thực hiện các chuyến đi đến Hoa Kỳ, Brazil và nhiều miền truyền giáo ở Châu Phi do tổng giáo phận Milan đảm trách.
Ngày 15 tháng 12 năm 1958, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, người đã từng là một người bạn thân thiết với ngài từ năm 1925, đã tấn phong Hồng Y cho ngài. Ngài đã tích cực tham gia vào công tác chuẩn bị cho Công Đồng Chung Vatican II và sau đó tham gia vào đại Công Đồng này.
Vào ngày 21 Tháng Sáu 1963, ngài được bầu làm giáo hoàng với Tông Hiệu là Phaolô Đệ Lục. Trong bối cảnh nhiều thách đố trong xã hội, ngài đã đưa Công Đồng gồm 3 thời kỳ đến kết thúc thành công, khuyến khích các Giáo Hội địa phương mở cửa cho thế giới hiện đại đồng thời bảo tồn truyền thống của mình, trong khi luôn luôn tìm kiếm sự hiệp thông giữa các nghị phụ của Công Đồng.
Ngài đã thực hiện những chuyến tông du đến khắp các lục địa, bắt đầu từ vùng Thánh Địa, nơi đã xảy ra cuộc gặp lịch sử giữa ngài với Đức Thượng Phụ Chính Thống Athenagoras. Những chuyến tông du đã đưa ngài đến Ấn Độ và Liên Hiệp Quốc (1965), Fatima và Thổ Nhĩ Kỳ (1967), Columbia (1968), Geneva và Uganda (1969), và xa hơn về phía đông là Úc và Châu Đại Dương (1970). Ngài cũng thực hiện nhiều chuyến viếng thăm khắp nơi trên lãnh thổ Ý.
Thông điệp đầu tiên của ngài, Ecclesiam Suam (1964), đề cao phương pháp "đối thoại cứu độ" trong Giáo Hội và giữa Giáo Hội với toàn thế giới. Thông điệp khác của ngài là Mysterium Fidei – “Mầu Nhiệm Đức Tin” bàn về bí tích Thánh Thể (1965); Mense Maio – “Tháng Năm" (1965) và Christi Matri - "Mẹ Chúa Kitô" (1966) khẩn cầu Đức Mẹ ban hòa bình cho thế giới; Populorum Progressio - "Sự phát triển của các dân tộc" (1967); Sacerdotalis Caelibatus - "Về đời sống độc thân linh mục" (1967); Humanae vitae "di truyền cuộc sống con người" (1968).
Ngài đã áp dụng các văn bản của Công Đồng và thực hiện các cải tổ do Công Đồng đề xướng. Ngài đưa ra những giáo huấn về hòa bình và thiết lập ngày hòa bình thế giới.
Ngài phải chịu nhiều đau khổ vì các cuộc khủng hoảng liên tục ảnh hưởng đến Giáo Hội trong thời gian đó, nhưng ngài đã tìm thấy niềm an ủi lớn lao trong việc thông truyền đức tin, và bảo đảm nền móng tín lý của Giáo Hội trong một khoảng thời gian đầy những biến động về ý thức hệ (“Năm đức tin”: 1967-1968 và "Kinh Tin Kính của Dân Chúa": 1968). Ngài đã cho thấy một khả năng đáng kể trong việc hòa giải ở mọi lĩnh vực. Ngài thận trọng trong các quyết định của mình, kiên trì những nguyên tắc đã được khẳng định, và hiểu biết sự yếu đuối của con người.
Bằng cách viếng thăm thường xuyên những nơi làm việc và với tông thư Octogesima Adveniens (1971), ngài đã chứng minh cho thế giới thấy mối quan tâm thận trọng và chu đáo của Giáo Hội trước các vấn đề xã hội. Ngài thử nghiệm những cách thức mới để truyền bá đức tin (Tông huấn Evangelii Nuntiandi, 1975), và chia sẻ cách trìu mến những đau khổ của người nghèo. Ngài bảo vệ các giá trị của gia đình và của chính cuộc sống, chống lại ly dị và phá thai. Ngài phải đối diện với những căng thẳng chính trị và xã hội ở một số nước lên đến mức tạo ra những hình thức bạo lực và chủ nghĩa khủng bố; sự phản đối chân thành của Đức Phaolô Đệ Lục đối với bạo lực này được cảm nhận trên thế giới.
Ngài có một cá tính thâm trầm, khiêm tốn và dịu dàng, tin tưởng và chân thành, và có một sự nhạy cảm nhân bản đặc biệt. Ngài là một người có tâm linh sâu sắc - được hình thành trên Kinh Thánh, và trên giáo huấn của các nghị phụ, cũng như các nhà thần học lừng danh trong Giáo Hội. Ngài đã cho thấy đức tin mạnh mẽ, niềm hy vọng vững vàng, và một cuộc sống hàng ngày đầy tình bác ái, thận trọng và đơn giản. Lời cầu nguyện của ngài, đâm rễ sâu trong lời Chúa, phụng vụ và chầu Mình Thánh, tập trung vào Chúa Kitô và được củng cố bởi một lòng sùng kính gương mẫu dành cho Đức Mẹ (Tông huấn Marialis Cultis, 1974).
Từ khi bắt đầu sứ vụ thánh Phêrô của mình, ngài đặc biệt quan tâm đến thệ hệ trẻ, chia sẻ với họ, và với tất cả các tín hữu niềm vui đức tin (Tông huấn Gaudete in Domino, 1975) và "nền văn minh tình yêu" (Năm Thánh, 1975).
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã qua đời tại Castel Gandolfo sau một thời gian ngắn nhiễm bệnh vào ngày 6 tháng 8 năm 1978 đang khi đọc kinh Lạy Cha.
Hai kiệt tác của ngài về tâm linh và tình yêu dành cho Giáo Hội vẫn còn là những tác phẩm thời danh, đó là cuốn Pensiero alla Morte ("Một suy niệm về cái Chết") và Testamento ("Chứng tá").
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã công bố rằng Đức Phaolô Đệ Lục đã "sống một cuộc sống với nhân đức anh hùng" vào ngày 20 Tháng Mười Hai 2012.
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ kết thúc Thượng Hội Đồng và tôn phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục
Chúng ta vừa nghe một trong những câu nói lừng danh nhất trong toàn bộ Tin Mừng: "Hãy trả cho Caesar những gì thuộc về Caesar, hãy trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa" (Mt 22:21).
Bị thúc giục bởi những người Pharisêu, là những người như muốn đặt ra cho Ngài một bài sát hạch về tôn giáo để bắt lỗi Ngài, Chúa Giêsu đã đưa ra câu trả lời mỉa mai và thông minh này. Đây là một cụm từ nổi bật Chúa đã để lại cho tất cả những ai cảm thấy bối rối lương tâm, đặc biệt là khi đang có những nghi vấn về sự thoải mái của họ, sự giàu có, uy tín, uy quyền và danh tiếng của họ. Điều này xảy ra trong mọi thời; thời nào cũng có.
Chắc chắn Chúa Giêsu đã nhấn mạnh đến phần thứ hai của câu nói này: " hãy trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa". Điều này đòi hỏi phải nhìn nhận và tuyên xưng - khi đối mặt với bất kỳ thứ quyền bính nào - rằng chỉ có Thiên Chúa là Chúa của nhân loại, ngoài ra không có Chúa nào khác. Đây là sự mới mẻ dù đã có từ muôn thửa vẫn được phát hiện mỗi ngày, và nó đòi hỏi chúng ta phải làm chủ được nỗi sợ hãi thường cảm thấy khi đứng trước những bất ngờ của Thiên Chúa.
Thiên Chúa không sợ những điều mới mẻ! Đó là lý do tại sao Ngài liên tục gây ngạc nhiên cho chúng ta, trong khi mở lòng chúng ta và hướng dẫn chúng ta trong những cách thế thật bất ngờ. Ngài đổi mới chúng ta: Ngài liên tục làm "mới" chúng ta. Một Kitô hữu sống Tin Mừng là "một sự mới mẻ của Thiên Chúa" trong lòng Giáo Hội và thế giới. Thiên Chúa yêu mến sự "mới mẻ" này biết bao!
"Trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa" có nghĩa là ngoan ngoãn vâng theo thánh ý Ngài, cống hiến cuộc sống của chúng ta cho Ngài và làm việc cho vương quốc đầy lòng thương xót, tình yêu và hòa bình của Ngài.
Đây là nơi mà sức mạnh thực sự của chúng ta được tìm thấy; đây là men của phát triển và muối mang đến hương vị cho tất cả những nỗ lực của chúng ta chống lại sự bi quan tràn lan mà thế giới đề xuất với chúng ta. Đây cũng là nơi mà hy vọng của chúng ta được tìm thấy. Khi chúng ta đặt niềm hy vọng vào Thiên Chúa, chúng ta không chạy trốn thực tại cũng không tìm kiếm một chứng cứ ngoại phạm: thay vào đó, chúng ta đang cố gắng để trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao Kitô hữu chúng ta nhìn về tương lai, tương lai của Thiên Chúa. Như thế chúng ta có thể sống cuộc sống này viên mãn nhất - với bàn chân của chúng ta đạp trên mặt đất - và can đảm đáp trả bất cứ thách đố mới nào ập đến với chúng ta.
Trong những ngày này, trong Thượng Hội Đồng Giám Mục ngoại thường, chúng ta đã thấy điều này thật là đúng như thế nào. "Thượng Hội Đồng" có nghĩa là "cuộc hành trình với nhau". Và quả thực như thế, các mục tử và giáo dân từ khắp nơi trên thế giới đã đến Rôma, đem theo tiếng nói của Giáo Hội địa phương mình để giúp các gia đình ngày nay đi con đường Tin Mừng với cái nhìn cố định vào Chúa Giêsu. Đó là một kinh nghiệm tuyệt vời, trong đó chúng ta đã sống tinh thần công đồng và đồng đoàn, và cảm thấy sức mạnh của Chúa Thánh Thần đang hướng dẫn và liên tục đổi mới Giáo Hội. Giáo Hội được mời gọi để nhanh chóng tìm kiếm và hàn gắn những vết thương, đồng thời nhen nhóm lại hy vọng đã tàn lụi trong lòng nhiều người.
Trước ân sủng là Thượng Hội Đồng này và trước tinh thần xây dựng mà tất cả mọi người đã thể hiện, hiệp cùng Thánh Tông Đồ Phaolô "Chúng tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa về tất cả anh em. Chúng tôi nhắc đến anh em trong lời cầu nguyện " (1 Th 1: 2). Xin Chúa Thánh Thần, là Đấng mà trong những ngày bận rộn này đã giúp chúng ta làm việc quảng đại, trong tự do đích thực và trong sự sáng tạo khiêm tốn, tiếp tục hướng dẫn cuộc hành trình đó, trong các Giáo Hội trên toàn thế giới, và dẫn đưa chúng ta đến Thượng Hội Đồng Giám Mục thường kỳ vào tháng 10 năm 2015. Chúng ta đã gieo và chúng ta tiếp tục gieo, trong kiên nhẫn và bền đỗ, trong niềm xác tín rằng chính Chúa là Đấng làm cho những gì chúng ta đã gieo được tăng trưởng (xem 1 Cor 3: 6).
Trong ngày tôn phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục này, tôi nghĩ đến những lời qua đó ngài đã thiết định cơ cấu Thượng Hội Đồng Giám Mục: "bằng cách cẩn thận khảo sát các dấu chỉ của thời đại, chúng ta đang nỗ lực để thích nghi với những cách thức và phương pháp ... với nhu cầu ngày càng tăng của thời đại chúng ta và những tình trạng thay đổi của xã hội "(Tông Thư Motu proprio Apostolica Sollicitudo).
Khi chúng ta hướng nhìn về Đức Giáo Hoàng vĩ đại này, người Kitô hữu can đảm này, vị tông đồ không mệt mỏi này, chúng ta không thể không nói trước mặt Thiên Chúa một từ đơn giản nhưng chân thành và quan trọng là cảm ơn! Cảm ơn! Cảm ơn Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục thân thiết và yêu quý của chúng con! Cảm ơn những chứng tá khiêm tốn và tiên tri trong tình yêu đối với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người!
Trong ghi chú cá nhân của mình, người cầm lái vĩ đại của Công Đồng đã viết, vào lúc kết thúc phiên cuối cùng rằng: "Có lẽ Chúa đã gọi tôi và dành tôi cho sứ vụ này không phải vì tôi đặc biệt thích hợp với nó, hay là vì tôi có thể chi phối và cứu Giáo Hội khỏi những khó khăn hiện tại, nhưng là để tôi có thể gánh chịu một cái gì đó cho Giáo Hội, và vì thế mọi sự trở nên tỏ tường rằng chính Ngài, chứ không ai khác, là Đấng hướng dẫn và là vị cứu tinh của Giáo Hội "(P. Macchi, Paolo VI Nella sua Parola , Brescia, 2001, tr. 120-121). Trong sự khiêm nhường này, sự hùng vĩ của Chân Phước Phaolô Đệ Lục sáng chói: trước sự ra đời của một xã hội tục hóa và thù địch với Giáo Hội, ngài vẫn có thể vững vàng, với viễn kiến và trí tuệ - và đôi khi đơn độc – lèo lái con thuyền của Thánh Phêrô, trong khi không bao giờ đánh mất đi niềm vui và niềm tin vào Chúa.
Đức Phaolô Đệ Lục thực sự đã "trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa" bằng cách dành toàn bộ cuộc đời mình cho "nhiệm vụ thánh thiêng, trang trọng và nặng nề là tiếp tục theo dòng lịch sử việc mở rộng trên trái đất này sứ vụ của Chúa Kitô" (Bài giảng nghi lễ đăng quang: Insegnamenti I, 1963 , p. 26), trong khi yêu thương Giáo Hội và dẫn dắt để Giáo Hội có thể là "một người mẹ yêu thương của gia đình nhân loại và đồng thời là thừa tác viên ơn cứu độ của thế giới" (Tông thư Ecclesiam Suam, Prologue).
Lời nguyện giáo dân
Mở đầu phần lời nguyện giáo dân, Đức Thánh Cha nói:
Anh em thân mến, chúng ta dâng lên Chúa lời cầu xin để với sự trợ giúp của ân sủng Người, Thiên Chúa có thể được tôn vinh trong mọi sự.
Lạy Chúa, xin soi sáng cho hiền thê của Ngài là Giáo Hội, để nhờ ánh sáng Biến Hình của Chúa; vẻ đẹp của thiên nhan Ngài chiếu rọi trên mọi dân nước.
Lạy Chúa, xin nâng đỡ công việc của các nhà truyền giáo để nhờ đức tin mạnh mẽ mà các ngài rao truyền tất cả mọi người nhận biết rằng Chúa là điều cần thiết duy nhất cho cuộc sống của chúng con.
Lạy Chúa, xin thánh hóa sự kết hợp những cặp vợ chồng Kitô giáo với ân sủng là sự hiện diện của Chúa; để trong tất cả các gia đình nhân phẩm của trẻ em và người cao niên được tôn trọng.
Lạy Chúa, xin gieo vào lòng các nghệ sĩ, các nhà khoa học, và những người nam nữ của văn hóa ước muốn sự thật; để tất cả có thể tham gia trong việc xây dựng một nền văn minh tình thương.
Lạy Chúa Giêsu, nhờ lời cầu bầu của Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI, người đã dạy chúng con bằng chính cuộc sống của ngài và một tình yêu nhiệt thành cho Chúa và Giáo Hội, xin nghe lời cầu nguyện của chúng tôi và đổ đầy trong chúng con với sự hiện diện của Chúa. Người là Đấng hằng sống hằng trị đến muôn đời.
Bẩy điều ít người biết về Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục
Đặng Tự Do
19:43 19/10/2014
Đức Hồng Y Montini đã rất lo lắng trong thời gian Mật Nghị bầu Giáo Hoàng, vì ngài biết rõ những gì sắp diễn ra. Tuy nhiên, trong suốt 15 năm triều Giáo Hoàng của ngài, ngài không sợ hãi phải đối mặt với những thách đố của một giai đoạn đặc biệt khó khăn thông qua 7 cử chỉ đáng ngạc nhiên.
a) Ngài đã bán vương miện
Tin rằng Đức Giáo Hoàng không phải là một vị vua, ngài đã từ bỏ vương miện ba tầng chỉ một năm sau khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng. Số tiền bán được đã dành để giúp đỡ các công việc bác ái của Mẹ Têrêsa thành Calcutta. Từ đó, đến nay không có vị Giáo Hoàng nào sử dụng vương miện nữa.
Một nhóm người Công Giáo Mỹ đã mua lại vương miện này với giá 1 triệu Mỹ Kim. Quý vị nào có dịp đến Washington DC, ghé thăm Đền Thánh Quốc Gia Hoa Kỳ, nơi cũng có một nhà nguyện kính Mẹ La Vang của người Việt Nam sẽ thấy vương miện này được trưng bày ở đó.
b) Đức Giáo Hoàng đầu tiên thực hiện các chuyến tông du trên thế giới
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục là vị Giáo Hoàng đầu tiên thực hiện các chuyến tông du trên thế giới bên ngoài nước Ý.
Trên tờ bìa số ra ngày 4/1/2004, tờ Quan Sát Viên Rôma đã trình bày những suy tư về chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục xảy ra trước đó 40 năm, tức là 50 năm tại thời điểm năm 2014 này. Tờ báo này nhận định rằng dù ngắn ngủi (chỉ có 3 ngày), đây là chuyến tông du "hết sức quan trọng".
Tờ Quan Sát Viên Rôma nhận xét "Đây là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng dùng phi cơ, và thực hiện một chuyến đi đến miền đất của Thánh Phêrô và các thánh tông đồ".
Ngài đã đến thăm 19 quốc gia trên khắp năm châu trong 9 chuyến tông du. Ngài đã viếng thăm New York, Iran, Philippines, Colombia, và Bồ Đào Nha. Khi trở về từ Thánh Địa, ngài gặp gỡ dân chúng trên đường phố Rôma với vòng tay rộng mở.
Roberto Paglialonga, tác giả cuốn "La Chiesa in uscita di Paolo VI" nói:
"Trong mỗi chuyến tông du, ngài thường yêu cầu những nhà tổ chức để ngài được tiếp xúc trực tiếp với người dân và các gia đình. Ngài cũng yêu cầu đến thăm các vùng ngoại ô của thành phố."
c) Vị Giáo Hoàng chỉ còn cách Trung Quốc có 29km
Năm 1970, ngài tới thăm Hương Cảng. Phần đất này lúc đó vẫn còn dưới quyền cai trị của người Anh. Thống đốc David Trench, người đã chính thức mời ngài sang thăm Hương Cảng đã chịu một áp lực nặng nề và những lời hăm dọa của Mao Trạch Đông đến mức ông phải làm bộ cáo ốm đi nghỉ hè để không chính thức tiếp đón Ngài.
Roberto Paglialonga, tác giả cuốn "La Chiesa in uscita di Paolo VI" nói thêm:
"Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên rất gần với Trung Quốc về mặt địa lý. Ngài đã có thể nói chuyện trực tiếp với mọi người, với những từ ngữ của hòa bình và tình yêu."
d) Bãi bỏ danh mục các sách bị cấm
Năm 1966, Đức Phaolô Đệ Lục đã loại bỏ danh mục các sách cấm người Công Giáo đọc, vốn đã tồn tại bốn thế kỷ.
Cha Gianfranco Grieco, tác giả, cuốn " Pablo VI. He visto, he creído" nói:
"Ngài là một nhà nhà trí thức và đồng thời là một người cam kết đối thoại giữa Giáo Hội và thế giới. Ngài biết rằng một kỷ nguyên đã kết thúc và một kỷ nguyên khác đã bắt đầu."
e) Đề cao sự hiệp nhất trong Công Đồng Vatican II
Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình vừa mới diễn ra chỉ có 191 nghị phụ và bàn thảo về một chủ đề giới hạn trong phạm vi mục vụ gia đình. Tuy nhiên, đã có những ý kiến rất khác biệt. Vì thế, người ta phải nhìn nhận rằng Đức Phaolô Đệ lục đã thành công trong một kỳ công gần như không thể đó là ngài đã đưa 2,500 nghị phụ tham gia Công Đồng Chung Vatican II, bàn thảo về nhiều vấn đề bao quát trong Giáo Hội, đến chỗ đồng thuận với nhau. Ngài đã cho thấy khả năng của mình trong việc hòa giải mà không tương nhượng bất cứ tín lý nào.
f) Xây dựng nhịp cầu với Giáo Hội Chính Thống
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục là người đã có thể chấm dứt 1,000 năm mất lòng tin giữa người Công Giáo và Chính Thống Giáo. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên gặp gỡ các nhà lãnh đạo hàng đầu của Chính Thống Giáo. Ngài đã làm mọi thứ có thể để thiết lập một tình bạn trực tiếp và cá nhân với ngài mở ra quan hệ tốt đẹp như hiện nay.
g) Giá trị của tình yêu
Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục công bố bảy thông điệp trong triều đại giáo hoàng kéo dài 15 năm của ngài.
Thông điệp cuối cùng là Humanae Vitae (Sự sống con người), có lẽ một trong những tài liệu gây tranh cãi nhất trong lịch sử gần đây của Giáo Hội.
Cha Roberto Regoli thuộc Đại học Giáo hoàng Gregoriô nói:
"Đối với ngài, cuộc tranh luận dữ dội về tài liệu này khiến ngài bị sửng sốt đến mức từ năm 1968 cho đến khi qua đời, ngài không công bố một thông điệp nào khác. Ngài đã viết các tài liệu khác, những tông huấn, tông thư, tông hiến, nhưng không có một thông điệp nào khác."
Năm 1968, Hoa Kỳ và nhiều nước trong thế giới phương Tây đã trải qua những thay đổi đáng kể về phương diện văn hóa và xã hội.
Các thế hệ sinh viên mới của những năm cuối thập niên 1960 đã nổi dậy chống lại các giá trị của cha mẹ, đặc biệt là trong các lĩnh vực đạo đức và tình dục.
Cha Roberto Regoli nói thêm:
"Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã phải thực hiện những thay đổi sâu rộng được Công đồng Vatican II đưa ra giữa một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn, vượt ra ngoài Giáo Hội, đó là một cuộc khủng hoảng xã hội, chính trị và văn hóa."
Ngài đã quyết định viết Humanae Vitae. Tài liệu làm sáng tỏ trách nhiệm của những bậc cha mẹ và đề cập đến các vấn đề đạo đức như việc sử dụng các biện pháp tránh thai của người Công Giáo, trong đó, Đức Giáo Hoàng đã viết rằng " hành động hôn nhân phải gắn liền với ý nghĩa của sự hiệp nhất và sinh sản."
Giáo Hội đã dự kiến sẽ vấp phải những chống đối từ các thành phần không phải là người Công Giáo trong xã hội, nhưng điều gây kinh ngạc là những chống báng đã đến từ ngay cả nhiều người Công Giáo.
Cha Roberto Regoli cho biết:
"Đó là một điều chưa từng xảy ra trong Giáo Hội. Nhiều thông điệp bị chỉ trích trong thập kỷ 1800 từ các thành phần cấp tiến, nhưng chưa bao giờ có những chống đối lan rộng bên trong Giáo Hội như vào năm 1968. Các nhà thần học, dân Chúa, và ngay cả một số giám mục từ chối Huấn Quyền của ngài."
Trong thông điệp, Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã cảnh báo về những hậu quả mà phong cách sống mới này có thể gây ra cho gia đình. Những hậu quả như ngoại tình, mất sự tôn trọng đối với phụ nữ, và các biện pháp tránh thai trở thành quốc sách của các nhà nước trên thế giới.
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố tháng Ba vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng thông điệp Humanae Vitae có tính tiên tri và Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã có "can đảm đi ngược lại với đa số," khi quyết liệt "bảo vệ kỷ luật đạo đức."
a) Ngài đã bán vương miện
Tin rằng Đức Giáo Hoàng không phải là một vị vua, ngài đã từ bỏ vương miện ba tầng chỉ một năm sau khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng. Số tiền bán được đã dành để giúp đỡ các công việc bác ái của Mẹ Têrêsa thành Calcutta. Từ đó, đến nay không có vị Giáo Hoàng nào sử dụng vương miện nữa.
Một nhóm người Công Giáo Mỹ đã mua lại vương miện này với giá 1 triệu Mỹ Kim. Quý vị nào có dịp đến Washington DC, ghé thăm Đền Thánh Quốc Gia Hoa Kỳ, nơi cũng có một nhà nguyện kính Mẹ La Vang của người Việt Nam sẽ thấy vương miện này được trưng bày ở đó.
b) Đức Giáo Hoàng đầu tiên thực hiện các chuyến tông du trên thế giới
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục là vị Giáo Hoàng đầu tiên thực hiện các chuyến tông du trên thế giới bên ngoài nước Ý.
Trên tờ bìa số ra ngày 4/1/2004, tờ Quan Sát Viên Rôma đã trình bày những suy tư về chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục xảy ra trước đó 40 năm, tức là 50 năm tại thời điểm năm 2014 này. Tờ báo này nhận định rằng dù ngắn ngủi (chỉ có 3 ngày), đây là chuyến tông du "hết sức quan trọng".
Tờ Quan Sát Viên Rôma nhận xét "Đây là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng dùng phi cơ, và thực hiện một chuyến đi đến miền đất của Thánh Phêrô và các thánh tông đồ".
Ngài đã đến thăm 19 quốc gia trên khắp năm châu trong 9 chuyến tông du. Ngài đã viếng thăm New York, Iran, Philippines, Colombia, và Bồ Đào Nha. Khi trở về từ Thánh Địa, ngài gặp gỡ dân chúng trên đường phố Rôma với vòng tay rộng mở.
Roberto Paglialonga, tác giả cuốn "La Chiesa in uscita di Paolo VI" nói:
"Trong mỗi chuyến tông du, ngài thường yêu cầu những nhà tổ chức để ngài được tiếp xúc trực tiếp với người dân và các gia đình. Ngài cũng yêu cầu đến thăm các vùng ngoại ô của thành phố."
c) Vị Giáo Hoàng chỉ còn cách Trung Quốc có 29km
Năm 1970, ngài tới thăm Hương Cảng. Phần đất này lúc đó vẫn còn dưới quyền cai trị của người Anh. Thống đốc David Trench, người đã chính thức mời ngài sang thăm Hương Cảng đã chịu một áp lực nặng nề và những lời hăm dọa của Mao Trạch Đông đến mức ông phải làm bộ cáo ốm đi nghỉ hè để không chính thức tiếp đón Ngài.
Roberto Paglialonga, tác giả cuốn "La Chiesa in uscita di Paolo VI" nói thêm:
"Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên rất gần với Trung Quốc về mặt địa lý. Ngài đã có thể nói chuyện trực tiếp với mọi người, với những từ ngữ của hòa bình và tình yêu."
d) Bãi bỏ danh mục các sách bị cấm
Năm 1966, Đức Phaolô Đệ Lục đã loại bỏ danh mục các sách cấm người Công Giáo đọc, vốn đã tồn tại bốn thế kỷ.
Cha Gianfranco Grieco, tác giả, cuốn " Pablo VI. He visto, he creído" nói:
"Ngài là một nhà nhà trí thức và đồng thời là một người cam kết đối thoại giữa Giáo Hội và thế giới. Ngài biết rằng một kỷ nguyên đã kết thúc và một kỷ nguyên khác đã bắt đầu."
e) Đề cao sự hiệp nhất trong Công Đồng Vatican II
Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình vừa mới diễn ra chỉ có 191 nghị phụ và bàn thảo về một chủ đề giới hạn trong phạm vi mục vụ gia đình. Tuy nhiên, đã có những ý kiến rất khác biệt. Vì thế, người ta phải nhìn nhận rằng Đức Phaolô Đệ lục đã thành công trong một kỳ công gần như không thể đó là ngài đã đưa 2,500 nghị phụ tham gia Công Đồng Chung Vatican II, bàn thảo về nhiều vấn đề bao quát trong Giáo Hội, đến chỗ đồng thuận với nhau. Ngài đã cho thấy khả năng của mình trong việc hòa giải mà không tương nhượng bất cứ tín lý nào.
f) Xây dựng nhịp cầu với Giáo Hội Chính Thống
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục là người đã có thể chấm dứt 1,000 năm mất lòng tin giữa người Công Giáo và Chính Thống Giáo. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên gặp gỡ các nhà lãnh đạo hàng đầu của Chính Thống Giáo. Ngài đã làm mọi thứ có thể để thiết lập một tình bạn trực tiếp và cá nhân với ngài mở ra quan hệ tốt đẹp như hiện nay.
g) Giá trị của tình yêu
Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục công bố bảy thông điệp trong triều đại giáo hoàng kéo dài 15 năm của ngài.
Thông điệp cuối cùng là Humanae Vitae (Sự sống con người), có lẽ một trong những tài liệu gây tranh cãi nhất trong lịch sử gần đây của Giáo Hội.
Cha Roberto Regoli thuộc Đại học Giáo hoàng Gregoriô nói:
"Đối với ngài, cuộc tranh luận dữ dội về tài liệu này khiến ngài bị sửng sốt đến mức từ năm 1968 cho đến khi qua đời, ngài không công bố một thông điệp nào khác. Ngài đã viết các tài liệu khác, những tông huấn, tông thư, tông hiến, nhưng không có một thông điệp nào khác."
Năm 1968, Hoa Kỳ và nhiều nước trong thế giới phương Tây đã trải qua những thay đổi đáng kể về phương diện văn hóa và xã hội.
Các thế hệ sinh viên mới của những năm cuối thập niên 1960 đã nổi dậy chống lại các giá trị của cha mẹ, đặc biệt là trong các lĩnh vực đạo đức và tình dục.
Cha Roberto Regoli nói thêm:
"Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã phải thực hiện những thay đổi sâu rộng được Công đồng Vatican II đưa ra giữa một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn, vượt ra ngoài Giáo Hội, đó là một cuộc khủng hoảng xã hội, chính trị và văn hóa."
Ngài đã quyết định viết Humanae Vitae. Tài liệu làm sáng tỏ trách nhiệm của những bậc cha mẹ và đề cập đến các vấn đề đạo đức như việc sử dụng các biện pháp tránh thai của người Công Giáo, trong đó, Đức Giáo Hoàng đã viết rằng " hành động hôn nhân phải gắn liền với ý nghĩa của sự hiệp nhất và sinh sản."
Giáo Hội đã dự kiến sẽ vấp phải những chống đối từ các thành phần không phải là người Công Giáo trong xã hội, nhưng điều gây kinh ngạc là những chống báng đã đến từ ngay cả nhiều người Công Giáo.
Cha Roberto Regoli cho biết:
"Đó là một điều chưa từng xảy ra trong Giáo Hội. Nhiều thông điệp bị chỉ trích trong thập kỷ 1800 từ các thành phần cấp tiến, nhưng chưa bao giờ có những chống đối lan rộng bên trong Giáo Hội như vào năm 1968. Các nhà thần học, dân Chúa, và ngay cả một số giám mục từ chối Huấn Quyền của ngài."
Trong thông điệp, Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã cảnh báo về những hậu quả mà phong cách sống mới này có thể gây ra cho gia đình. Những hậu quả như ngoại tình, mất sự tôn trọng đối với phụ nữ, và các biện pháp tránh thai trở thành quốc sách của các nhà nước trên thế giới.
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố tháng Ba vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng thông điệp Humanae Vitae có tính tiên tri và Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã có "can đảm đi ngược lại với đa số," khi quyết liệt "bảo vệ kỷ luật đạo đức."
Đức Hồng Y Willem Jacobus Eijk nói vấn nạn của Giáo Hội tại Hà Lan là tỷ lệ ly hôn cao
Đặng Tự Do
21:37 19/10/2014
Một trong những vấn đề được nhiều nghị phụ đề cập đến tại Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình là xu hướng ngày càng tăng của chủ nghĩa cá nhân trong xã hội phương Tây.
Đức Hồng Y Willem Jacobus Eijk là Tổng Giám mục Utrech (Hà Lan) nhận xét:
"Trong xã hội của chúng tôi, một số người có ý tưởng cho rằng quan hệ hôn nhân hoặc tình dục là cái gì đó không liên quan đến xã hội hay Giáo Hội. Nó chỉ là một sự lựa chọn của cá nhân trong cuộc sống của người đó."
Hà Lan là một trong những nước có tỷ lệ kết hôn thấp nhất trên thế giới. Trong 10 năm qua, số lượng các cuộc hôn nhân trong Giáo Hội đã giảm từ 6,000 trong một năm xuống đến 3,000 trong một năm.
Đức Hồng Y Willem cho biết:
"Nhiều cặp vợ chồng, ngay cả những người Công Giáo sống chung với nhau chẳng cưới hỏi gì cả. Họ sống với nhau mà không kết hôn, kể cả hôn nhân dân sự cũng không có. Sống chán thì bỏ nhau."
Chính phủ Hà Lan hỗ trợ đáng kể cho các gia đình dù đây là một trong những nước có mức sống cao nhất ở châu Âu. Tuy nhiên, oái oăm thay người ta thờ ơ đối với việc lập gia đình và có lập gia đình đi chăng nữa thì tỷ lệ ly hôn cũng ở mức chóng mặt là 40%.
Đức Hồng Y Willem nói thêm:
"Nhiều người Công Giáo, những người đã kết hôn trong Giáo Hội, sau khi ly hôn không cố gắng giải quyết tình trạng của họ. Họ chẳng mưu tìm việc tiêu hôn. Cứ thản nhiên chung sống với người khác. Và điều này là một khía cạnh đáng lo ngại. Người ta không thiết tha ngay cả việc tái xét xem cuộc hôn nhân đầu tiên của họ có thể là vô hiệu hay không để tìm kiếm một cuộc hôn nhân mới được Giáo Hội công nhận."
Nhưng Thượng Hội Đồng không chỉ tập trung vào các vấn đề. Nhiều giải pháp cũng được đưa ra thảo luận. Một ví dụ là Tổng Giáo Phận Utrech có sáng kiến là các cặp vợ chồng lớn tuổi giúp các cặp vợ chồng trẻ khám phá cuộc sống hôn nhân và làm thế nào để vượt qua khó khăn.
Đức Hồng Y Willem Jacobus Eijk là Tổng Giám mục Utrech (Hà Lan) nhận xét:
"Trong xã hội của chúng tôi, một số người có ý tưởng cho rằng quan hệ hôn nhân hoặc tình dục là cái gì đó không liên quan đến xã hội hay Giáo Hội. Nó chỉ là một sự lựa chọn của cá nhân trong cuộc sống của người đó."
Hà Lan là một trong những nước có tỷ lệ kết hôn thấp nhất trên thế giới. Trong 10 năm qua, số lượng các cuộc hôn nhân trong Giáo Hội đã giảm từ 6,000 trong một năm xuống đến 3,000 trong một năm.
Đức Hồng Y Willem cho biết:
"Nhiều cặp vợ chồng, ngay cả những người Công Giáo sống chung với nhau chẳng cưới hỏi gì cả. Họ sống với nhau mà không kết hôn, kể cả hôn nhân dân sự cũng không có. Sống chán thì bỏ nhau."
Chính phủ Hà Lan hỗ trợ đáng kể cho các gia đình dù đây là một trong những nước có mức sống cao nhất ở châu Âu. Tuy nhiên, oái oăm thay người ta thờ ơ đối với việc lập gia đình và có lập gia đình đi chăng nữa thì tỷ lệ ly hôn cũng ở mức chóng mặt là 40%.
Đức Hồng Y Willem nói thêm:
"Nhiều người Công Giáo, những người đã kết hôn trong Giáo Hội, sau khi ly hôn không cố gắng giải quyết tình trạng của họ. Họ chẳng mưu tìm việc tiêu hôn. Cứ thản nhiên chung sống với người khác. Và điều này là một khía cạnh đáng lo ngại. Người ta không thiết tha ngay cả việc tái xét xem cuộc hôn nhân đầu tiên của họ có thể là vô hiệu hay không để tìm kiếm một cuộc hôn nhân mới được Giáo Hội công nhận."
Nhưng Thượng Hội Đồng không chỉ tập trung vào các vấn đề. Nhiều giải pháp cũng được đưa ra thảo luận. Một ví dụ là Tổng Giáo Phận Utrech có sáng kiến là các cặp vợ chồng lớn tuổi giúp các cặp vợ chồng trẻ khám phá cuộc sống hôn nhân và làm thế nào để vượt qua khó khăn.
Đức Hồng Y Timothy Dolan nói vợ chồng nên dành thời gian bên nhau
Đặng Tự Do
21:55 19/10/2014
Nhiều nghị phụ đã trình bày những khó khăn trong mục vụ gia đình và những sáng kiến của các ngài để đương đầu với những vấn đề. Nhiều bài thuyết trình có thể là khá chuyên biệt với địa phương của các ngài.
Tham dự trong Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình, Đức Hồng Y Timothy Dolan đề cập đến một vấn đề bao quát hơn trên toàn thế giới. Ngài nói chủ nghĩa cá nhân đang giết dần mòn các gia đình. Vợ chồng không thể là hai hành tinh riêng biệt trong gia đình. Họ phải dành thời gian cho nhau.
Đức Hồng Y nói:
“Bố tôi chết sớm lắm. Mới 51 tuổi ông đã qua đời. Trong lễ tang, người ta nói với tôi: ‘Tội quá, cha mẹ cháu vẫn còn âu yếm như đôi trai gái mới đôi mươi. Họ yêu thương nhau quá mà phải chia lìa’. Vâng, họ dành nhiều thời gian với nhau. Điều đó là rất quan trọng đối với họ. Khi cha tôi trở về nhà từ công việc hàng ngày, vào lúc 5 giờ chiều ông và mẹ của tôi, lại ngồi chuyện vãn với nhau hàng giờ.”
Khi được hỏi về các vấn đề liên quan đến người đồng tính, Đức Hồng Y Dolan nhắc lại một trong những chủ đề trung tâm của Thượng Hội Đồng: đó là Giáo Hội phải là một ngôi nhà an toàn cho tất cả.
Ngài nói:
"Khi họ đến với Giáo Hội, họ thích những người khác, họ nói: ‘Ồ, tôi biết vấn đề của tôi, tôi biết cuộc đấu tranh của tôi, tôi biết những khó khăn của tôi, nhưng tôi cố gắng hết sức mình để sống như Chúa Giêsu muốn, tôi cần sự khuyến khích của Giáo Hội, tôi cần lời cầu nguyện, tôi cần rước lễ, tôi cần các bí tích Thống Hối’ Chứ đừng nói: ‘Hi, tôi là gay đây, tôi là người đồng tính đây'. Người ta cần đến với nhau như những con người yêu mến Giáo Hội, và Giáo Hội sẽ là gia đình của họ, họ sẽ cảm thấy như ở nhà mình. Vấn đề là như thế."
Đức Hồng Y Timothy Dolan được bổ nhiệm là Tổng Giám Mục New York vào năm 2009 và đã được nâng lên hàng Hồng Y vào năm 2012. Tổng giáo phận của ngài ước tính có tới 2,5 triệu người Công Giáo.
Tham dự trong Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình, Đức Hồng Y Timothy Dolan đề cập đến một vấn đề bao quát hơn trên toàn thế giới. Ngài nói chủ nghĩa cá nhân đang giết dần mòn các gia đình. Vợ chồng không thể là hai hành tinh riêng biệt trong gia đình. Họ phải dành thời gian cho nhau.
Đức Hồng Y nói:
“Bố tôi chết sớm lắm. Mới 51 tuổi ông đã qua đời. Trong lễ tang, người ta nói với tôi: ‘Tội quá, cha mẹ cháu vẫn còn âu yếm như đôi trai gái mới đôi mươi. Họ yêu thương nhau quá mà phải chia lìa’. Vâng, họ dành nhiều thời gian với nhau. Điều đó là rất quan trọng đối với họ. Khi cha tôi trở về nhà từ công việc hàng ngày, vào lúc 5 giờ chiều ông và mẹ của tôi, lại ngồi chuyện vãn với nhau hàng giờ.”
Khi được hỏi về các vấn đề liên quan đến người đồng tính, Đức Hồng Y Dolan nhắc lại một trong những chủ đề trung tâm của Thượng Hội Đồng: đó là Giáo Hội phải là một ngôi nhà an toàn cho tất cả.
Ngài nói:
"Khi họ đến với Giáo Hội, họ thích những người khác, họ nói: ‘Ồ, tôi biết vấn đề của tôi, tôi biết cuộc đấu tranh của tôi, tôi biết những khó khăn của tôi, nhưng tôi cố gắng hết sức mình để sống như Chúa Giêsu muốn, tôi cần sự khuyến khích của Giáo Hội, tôi cần lời cầu nguyện, tôi cần rước lễ, tôi cần các bí tích Thống Hối’ Chứ đừng nói: ‘Hi, tôi là gay đây, tôi là người đồng tính đây'. Người ta cần đến với nhau như những con người yêu mến Giáo Hội, và Giáo Hội sẽ là gia đình của họ, họ sẽ cảm thấy như ở nhà mình. Vấn đề là như thế."
Đức Hồng Y Timothy Dolan được bổ nhiệm là Tổng Giám Mục New York vào năm 2009 và đã được nâng lên hàng Hồng Y vào năm 2012. Tổng giáo phận của ngài ước tính có tới 2,5 triệu người Công Giáo.
Đức Hồng Y Robert Sarah nói chúng ta hãy cầu nguyện cho những người muốn lèo lái Giáo Hội xa cách Thiên Chúa
Đặng Tự Do
23:17 19/10/2014
Đức Hồng Y Robert Sarah, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum, đã phàn nàn rằng một số lực lượng có thế lực đã tìm cách thao túng Thượng Hội Đồng Giám Mục.
Phát biểu với Thông tấn xã Công Giáo CNS, vị Hồng Y người châu Phi đặc biệt trích dẫn "những gì đã được công bố bởi các phương tiện truyền thông về hôn nhân đồng tính như là một nỗ lực để thúc đẩy Giáo Hội phải thay đổi tín lý của mình."
Đức Hồng Y Sarah phàn nàn rằng một số bản tin trên các cơ quan truyền thông đời đã cho rằng Thượng Hội Đồng sẽ đảo ngược giáo huấn Công Giáo mà trước nay vẫn lên án đồng tính luyến ái. Những báo cáo như thế là sai sự thật.
Ngài nói: "Giáo Hội không bao giờ ác cảm với người đồng tính, nhưng hành vi đồng tính luyến ái và kết hiệp đồng tính phải bị xem là sự sai lệch nghiêm trọng về tính dục con người."
Đức Hồng Y, người gốc Guinea, nhắc nhớ một tuyên bố mạnh mẽ trong báo cáo tạm thời của Thượng Hội Đồng trong đó nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo không thể chấp nhận "lý thuyết về giới tính." Trong các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng nhiều giám mục châu Phi đã phàn nàn rằng các quốc gia phương Tây đã sử dụng các chương trình viện trợ nước ngoài để áp đặt các lý thuyết về giới tính và các ý thức hệ khác chống lại gia đình ở các nước đang phát triển.
Đức Hồng Y Sarah đã hướng dẫn một nhóm thảo luận bằng tiếng Pháp tại Thượng Hội Đồng. Nhóm của ngài đã bày tỏ sự thất vọng rằng báo cáo tạm thời đã được đưa ra trước khi được thảo luận và được đánh bóng quá sai lạc.
Phát biểu với Thông tấn xã Công Giáo CNA, Đức Hồng Y Sarah cũng nêu lên mối quan tâm của ngài rằng một số phương tiện truyền thông và cả một số quan chức trong Giáo Hội đang muốn thay đổi giáo huấn của Giáo Hội. Ngài nói: "Chúng ta hãy cầu nguyện cho những mục tử đang muốn để chiên của Chúa lại cho những con sói của cái xã hội suy đồi và tục hóa, xa cách Thiên Chúa và thiên nhiên này."
Phát biểu với Thông tấn xã Công Giáo CNS, vị Hồng Y người châu Phi đặc biệt trích dẫn "những gì đã được công bố bởi các phương tiện truyền thông về hôn nhân đồng tính như là một nỗ lực để thúc đẩy Giáo Hội phải thay đổi tín lý của mình."
Đức Hồng Y Sarah phàn nàn rằng một số bản tin trên các cơ quan truyền thông đời đã cho rằng Thượng Hội Đồng sẽ đảo ngược giáo huấn Công Giáo mà trước nay vẫn lên án đồng tính luyến ái. Những báo cáo như thế là sai sự thật.
Ngài nói: "Giáo Hội không bao giờ ác cảm với người đồng tính, nhưng hành vi đồng tính luyến ái và kết hiệp đồng tính phải bị xem là sự sai lệch nghiêm trọng về tính dục con người."
Đức Hồng Y, người gốc Guinea, nhắc nhớ một tuyên bố mạnh mẽ trong báo cáo tạm thời của Thượng Hội Đồng trong đó nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo không thể chấp nhận "lý thuyết về giới tính." Trong các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng nhiều giám mục châu Phi đã phàn nàn rằng các quốc gia phương Tây đã sử dụng các chương trình viện trợ nước ngoài để áp đặt các lý thuyết về giới tính và các ý thức hệ khác chống lại gia đình ở các nước đang phát triển.
Đức Hồng Y Sarah đã hướng dẫn một nhóm thảo luận bằng tiếng Pháp tại Thượng Hội Đồng. Nhóm của ngài đã bày tỏ sự thất vọng rằng báo cáo tạm thời đã được đưa ra trước khi được thảo luận và được đánh bóng quá sai lạc.
Phát biểu với Thông tấn xã Công Giáo CNA, Đức Hồng Y Sarah cũng nêu lên mối quan tâm của ngài rằng một số phương tiện truyền thông và cả một số quan chức trong Giáo Hội đang muốn thay đổi giáo huấn của Giáo Hội. Ngài nói: "Chúng ta hãy cầu nguyện cho những mục tử đang muốn để chiên của Chúa lại cho những con sói của cái xã hội suy đồi và tục hóa, xa cách Thiên Chúa và thiên nhiên này."
Sự can đảm của Đức Phaolô VI đã làm tôi trở lại Công Giáo
Vũ Văn An
23:43 19/10/2014
Nhân khi phong chân phúc cho Đấng Đáng Kính Phaolô VI, Đức Phanxicô đã ca ngợi vị tiền nhiệm của mình là người lãnh đạo Giáo Hội qua các sóng gió của thời đại với “một tầm nhìn xa và khôn ngoan”, nhiều lúc, trong “cô đơn”.
Nhiều người cho rằng Đức Phaolô VI, người từng chứng kiến cuộc chạm trán gay gắt giữa khuynh hướng cải cách và khuynh hướng bảo thủ tại Công Đồng Vatican II, và đã thành công giữ cho hai khuynh hướng này được tích nhập cả vào các thành quả rực rỡ của Công Đồng lịch cử này, hẳn nhiên là một gợi hứng lớn cho Đức Phanxicô, người cũng đang có cùng một viễn kiến và cũng được chứng kiến cùng một hoạt cảnh như trước đây.
Trong bài giảng lễ phong chân phúc, Đức Phanxicô gọi Đức Phaolô VI là “vị Giáo Hoàng vĩ đại, người Kitô hữu can đảm, vị tông đồ không biết mệt mỏi”, chưa bao giờ đánh mất “niềm vui và sự tín thác vào Chúa”.
Xem ra, Đức Phanxicô muốn cho thấy ngài sẵn sàng bước theo cùng một con đường như Đức Phaolô VI: cố gắng thúc đẩy Giáo Hội tiến tới tương lai nhưng không quên quá khứ. Tuy nhiên, ngài không giống Đức Phaolô, vì dù sao, ngài vẫn còn được THĐ vỗ tay tán thưởng trong 5 phút, không hoàn toàn cô đơn như vị tiền nhiệm.
Sự cô đơn ấy càng làm nổi bật lòng can đảm của Đức Phaolô VI. Và lòng can đảm ấy được phát biểu rõ ràng nhất qua việc công bố thông Điệp Humanae Vitae (Sự Sống Con Người) nhằm tái khẳng định giáo huấn của Giáo Hội về tình yêu phu thê, việc làm cha mẹ, và ngừa thai. Bất chấp mọi chống đối cả từ bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội, ngài đã quyết liệt bảo vệ “kế sách do Đấng Tạo Hóa thiết lập”.
Lời của Đức Phanxicô nói về ngài: “trước đà tiến của một xã hội tục hóa và thù nghịch, ngài đã giữ vững tay lái cho con thuyền Phêrô, với một tầm nhìn xa và khôn ngoan, trong khi không bao giờ mất niềm vui và tín thác vào Chúa”.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô trích dẫn bài diễn văn của Đức Phaolô lúc kết thúc phiên họp sau cùng của Công Đồng Vatican II: “Có lẽ Chúa gọi tôi và dành riêng tôi cho việc phục vụ này không phải vì tôi đặc biệt thích hợp với nó, hay vì tôi có thể cai quản và cứu Giáo Hội khỏi các khó khăn hiện nay, nhưng là để tôi chịu đau một điều gì đó vì Giáo Hội và nhờ thế ai cũng rõ chính Người, chứ không ai khác, là người hướng dẫn và cứu vớt Giáo Hội”.
Cái đau ấy là cái đau có thật, cái đau của lòng can đảm dám một mình đi ngược lại cả một xã hội và một phần của Giáo Hội đang muốn thỏa hiệp với thời thượng.
Lòng can đảm ấy khiến một người vô thần là Jennifer Fulwiler quyết định cùng chồng trở lại Đạo Công Giáo. Trong một bài đăng trên National Catholic Register ngày 19 tháng Mười, 2014, Jennifer thuật lại hành trình của mình như sau:
***
Lần đầu tiên khi thăm dò Đạo Công Giáo, sau một cuộc sống vô thần, tôi không bao giờ có ý nghĩ mình sẽ chấp nhận các giáo huấn của Giáo Hội chống lại việc ngừa thai nhân tạo. Giống phần lớn những người khác thuộc thế hệ của mình, tôi vẫn cho rằng ngừa thai là một sự thiện phổ quát. Từ những lớp học về sức khỏe ở trung học tới các nhắn nhe của truyền thông đại chúng, tôi bị oanh kích bởi sứ điệp cho rằng thuốc viên và các phương pháp kiểm soát sinh đẻ tương tự như thế là những thành tố chủ yếu của một đời sống tốt đẹp và tự do, nhất là đối với phụ nữ.
Sau ít tháng bước vào hành trình hồi tâm, tôi bị liệt giường vì một chứng bệnh. Để cho qua thì giờ, tôi cho in hàng đống tài liệu tìm thấy trên liên mạng thảo luận về giáo huấn Công Giáo đầy kỳ dị chống việc ngừa thai.
Tôi được biết rằng, năm 1968, Đức GH Phaolô VI đã làm thế giới xôn xao khi ngài tuyên bố trong một thông điệp có tên là Humanae Vitae (Sự Sống Con Người) rằng Giáo Hội Công Giáo vẫn tiếp tục chống việc ngừa thai. Dù không ai luận lý gì về việc đây vốn là một giáo huấn Kitô Giáo then chốt ngay từ buổi đầu, mọi giáo phái khác đều đã đảo ngược chủ trương của họ đối với vấn đề này sau khi thấy công luận thay đổi từ đầu thế kỷ 20. Thành lũy cuối cùng, tức Giáo Hội Công Giáo, cũng được chờ mong theo gót. Nhưng Giáo Hội này đã không làm thế.
Trong Humanae Vitae, Đức Phaolô VI tái khẳng định giáo huấn Công Giáo về vấn đề trên và tiến thêm một bước khi gợi ý rằng ngừa thai, nếu trở thành phổ biến, sẽ là điều tệ hại cho hôn nhân.
Ai cũng cười nhạo ý tưởng nực cười trên: Dù sao chắc chắn nó sẽ giúp ích cho các cặp vợ chồng với điều kiện họ được tự do vui hưởng sự thân mật phu thê mà khỏi phải lo lắng tới chuyện thai nghén.
Thông điệp trên được viết năm 1968, đúng ba năm sau phán quyết Griswold v. Connecticut hợp pháp hóa việc ngừa thai trên khắp nước Mỹ. Vào lúc đó, tỷ lệ ly dị vào khoảng 10.5 vụ trong số 1,000 phụ nữ. Tới năm 1970, tỷ lệ đó lên 15. Năm năm sau, lên 20. Và năm 1978, 10 năm sau lời tiên đoán của Giáo Hội, tỷ lệ ly dị là 23 vụ trong số 1,000 phụ nữ, quá gấp đôi.
Bởi thế, khi đọc tới phần Đức Giáo Hoàng Phaolô tiên báo rằng ngừa thai kết cục cũng là điều tệ hại cho các phụ nữ, tôi bỗng rất chú ý.
Trước sự coi thường của xã hội nói chung, Đức GH Phaolô cảnh cáo rằng ngừa thai sẽ dẫn các người đàn ông tới chỗ không còn tôn trọng phụ nữ nữa. Ngài nói rằng một khi người đàn ông quen với sự bừa phứa của ngừa thai, họ sẽ “quên khuấy lòng kính trọng phải có đối với phụ nữ, và không đếm xỉa gì tới sự quân bình về thể lý và xúc cảm của nàng, họ sẽ thu nhỏ nàng lại chỉ còn là dụng cụ để thỏa mãn các thèm muốn riêng của họ”.
Tôi quay nhìn hàng đống những tạp chí cũ nằm la liệt dưới sàn bên cạnh giường. Tôi lượm 4 tờ lên và ném chúng xuống giường. Tờ nào cũng cho mình là nguồn cố vấn cho người đàn bà tân thời, có quyền lực. Một tờ mang tựa đề: Gợi tình ở tuổi 70! Tấm Hình Nóng Bỏng Của Một Người Bà.
Tôi nắm lấy tờ báo và mở nó ra ở bài báo được loan báo về “lão niên bẩy chục còn hấp dẫn”. Tôi cũng có thể gợi tình vào tuổi 70, bài báo bảo đảm thế. Có một điều liều lĩnh đến tuyệt vọng nào đó rất rõ trong lời tác giả khi bà nhắc đi nhắc lại rằng sự gợi tình không nhất thiết chấm dứt lúc 50, ngay cả 60 nữa. Bà trấn an độc giả rằng nhiều người đàn ông thích sự chín mùi phát xuất từ các phụ nữ cao niên biết dùng kinh nghiệm sống của mình để làm hài lòng bạn tình của mình nhiều hơn.
Xem ra tác giả không bao giờ tra hỏi ý niệm này: đối với một người đàn bà, giá trị của bạn trực tiếp có liên hệ với việc làm thế nào trở nên hấp dẫn đối với đàn ông.
Tôi nhìn trở lui tới tờ bìa: một cô gái 20 tuổi vểnh cái mông lên một cách khêu gợi, đôi môi hé mở, mắt hướng vào máy ảnh. Ngực cô phồng lên sau chiếc áo ngắn co giãn, được trang trí bằng những đĩa nhỏ kim loại, cũn cỡn đủ để khoe ra cả một chiếc dạ dầy như của một cậu trai 14 tuổi. Một trong những hàng tít khác hứa hẹn bằng chữ lớn, óng ánh: sẽ soi sáng các độc giả về 10 điều bị đàn ông cho là không hấp dẫn. Một hàng tít khác nói về cách giảm cân. Tôi liếc mắt sang các tờ tạp chí khác: đàn bà mặc quần lót hai mảnh; đàn bà mặc váy cực ngắn; một đàn bà khác bó mình vào chiếc áo dài sát da. Tất cả đều có chữ “sexy” hay một trong những chữ đồng nghĩa với nó đâu đó khắp bìa tờ báo, thường là hơn một lần.
Tôi lôi ra một chồng lá cải hào nhoáng khác và trải chúng ra quanh giường để có thể nhìn khắp các tờ bìa cùng một lúc. Một điều gì đó tôi luôn thắc mắc nhưng chưa bao giờ nói ra bỗng xuất hiện trong đầu: Chính xác là lúc nào tiêu chuẩn sắc đẹp trở thành một lệnh truyền buộc tất cả chúng ta phải trông giống như búp bê Barbie?
Khi tôi ngắm hình ảnh các tổ tiên, người đàn bà lúc nào trông cũng đẹp, nhưng theo cách không trấn áp giác quan bằng vẻ đẹp thể xác mà thôi. Các bức hình đã phai nhạt của các bà tôi và của các bà của các bà nữa cho thấy những kiểu quần áo vẫn để chừa chỗ cho người ta lưu ý tới khuôn mặt qúy bà, vẫn không làm người ta bớt chú ý tới những nét tinh tế trong cách phát biểu của họ. Sự xếp nếp của vải tươm tất cả trong chi tiết, đến nỗi một ít thịt dư vẫn được phẳng phiu dưới những đường cong duyên dáng.
Bây giờ, một thế kỷ rưỡi sau, xã hội bảo: người đàn bà ít khi cho là mình thực sự đẹp nếu không có chiếc bụng dưới khít khao, thân mình mảnh dẻ, mặt mũi không nhăn và thậm chí, như lời một tờ báo trước mắt tôi, “từ cánh tay trên trở lên phải gợi tình”. Cánh tay trên? Phải chăng cả lỗ tai của chúng ta cũng phải gợi tình?
Đó không phải là thứ tiêu chuẩn sắc đẹp xây dựng trên lòng tôn trọng phụ nữ. Thực vậy, xem ra nó giống thứ quan điểm do xã hội bày ra đòi buộc phụ nữ phải trở thành đồ chơi cho đàn ông hưởng lạc.
Và khi tôi xét xem lúc nào là lúc tiêu chuẩn sắc đẹp bắt đầu thay đổi, tôi bèn hiểu ra rằng đó chính là lúc mọi người bắt đầu sử dụng thuốc ngừa thai. Hẳn Đức GH Phaolô VI chẳng ngạc nhiên chút nào.
Còn đang nửa chừng dán mũi vào các tờ tạp chí, tôi bỗng hiểu một cách chóng mặt rằng Giáo Hội Công Giáo không hoàn toàn sai trong vấn đề này. Tôi vẫn chưa biết liệu Giáo Hội này có hoàn toàn đúng không, nhưng tôi phải tin rằng chỉ một mình Giáo Hội này đã tiên đoán rằng ngừa thai có những hậu quả không định trước, đã nói rõ các hậu quả này sẽ là gì và đã chứng tỏ mình đúng. Giáo Hội này vẫn tiếp tục nói, như lúc nào cũng vẫn đã nói, rằng xã hội cấp thiết phải có cái nhìn trung thực về việc liệu ngừa thai có thực sự là một điều tốt hay không đối với phụ nữ.
Trong những tuần lễ tiếp theo đó, tôi sẽ còn kính phục trước giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về tính dục con người nữa: thực vậy, nó sẽ là cái đinh chốt của việc tôi trở lại. Càng nhìn vào lãnh vực này của Đạo Công Giáo, tôi càng trở nên xác tín hơn rằng Giáo Hội này có sự khôn ngoan sâu sắc đến độ không thể phát xuất từ con người mà thôi.
Khi chồng tôi và tôi gia nhập Giáo Hội Công Giáo vào Vọng Phục Sinh một năm sau, tôi vẫn thường nghĩ lại giờ phút nằm trên giường với chồng báo cũ, và cám ơn Chúa về sự can đảm của Đức GH Phaolô VI.
Jennifer Fulwiler hiện là một nhà văn, chủ chương trình truyền thanh, và là mẹ của 6 đứa con. Câu truyện trên lấy từ cuốn nhật ký của bà tựa là Something Other than God (một điều gì đó khác với Thiên Chúa) do nhà Ignatius Press phát hành.
Nhiều người cho rằng Đức Phaolô VI, người từng chứng kiến cuộc chạm trán gay gắt giữa khuynh hướng cải cách và khuynh hướng bảo thủ tại Công Đồng Vatican II, và đã thành công giữ cho hai khuynh hướng này được tích nhập cả vào các thành quả rực rỡ của Công Đồng lịch cử này, hẳn nhiên là một gợi hứng lớn cho Đức Phanxicô, người cũng đang có cùng một viễn kiến và cũng được chứng kiến cùng một hoạt cảnh như trước đây.
Trong bài giảng lễ phong chân phúc, Đức Phanxicô gọi Đức Phaolô VI là “vị Giáo Hoàng vĩ đại, người Kitô hữu can đảm, vị tông đồ không biết mệt mỏi”, chưa bao giờ đánh mất “niềm vui và sự tín thác vào Chúa”.
Xem ra, Đức Phanxicô muốn cho thấy ngài sẵn sàng bước theo cùng một con đường như Đức Phaolô VI: cố gắng thúc đẩy Giáo Hội tiến tới tương lai nhưng không quên quá khứ. Tuy nhiên, ngài không giống Đức Phaolô, vì dù sao, ngài vẫn còn được THĐ vỗ tay tán thưởng trong 5 phút, không hoàn toàn cô đơn như vị tiền nhiệm.
Sự cô đơn ấy càng làm nổi bật lòng can đảm của Đức Phaolô VI. Và lòng can đảm ấy được phát biểu rõ ràng nhất qua việc công bố thông Điệp Humanae Vitae (Sự Sống Con Người) nhằm tái khẳng định giáo huấn của Giáo Hội về tình yêu phu thê, việc làm cha mẹ, và ngừa thai. Bất chấp mọi chống đối cả từ bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội, ngài đã quyết liệt bảo vệ “kế sách do Đấng Tạo Hóa thiết lập”.
Lời của Đức Phanxicô nói về ngài: “trước đà tiến của một xã hội tục hóa và thù nghịch, ngài đã giữ vững tay lái cho con thuyền Phêrô, với một tầm nhìn xa và khôn ngoan, trong khi không bao giờ mất niềm vui và tín thác vào Chúa”.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô trích dẫn bài diễn văn của Đức Phaolô lúc kết thúc phiên họp sau cùng của Công Đồng Vatican II: “Có lẽ Chúa gọi tôi và dành riêng tôi cho việc phục vụ này không phải vì tôi đặc biệt thích hợp với nó, hay vì tôi có thể cai quản và cứu Giáo Hội khỏi các khó khăn hiện nay, nhưng là để tôi chịu đau một điều gì đó vì Giáo Hội và nhờ thế ai cũng rõ chính Người, chứ không ai khác, là người hướng dẫn và cứu vớt Giáo Hội”.
Cái đau ấy là cái đau có thật, cái đau của lòng can đảm dám một mình đi ngược lại cả một xã hội và một phần của Giáo Hội đang muốn thỏa hiệp với thời thượng.
Lòng can đảm ấy khiến một người vô thần là Jennifer Fulwiler quyết định cùng chồng trở lại Đạo Công Giáo. Trong một bài đăng trên National Catholic Register ngày 19 tháng Mười, 2014, Jennifer thuật lại hành trình của mình như sau:
***
Lần đầu tiên khi thăm dò Đạo Công Giáo, sau một cuộc sống vô thần, tôi không bao giờ có ý nghĩ mình sẽ chấp nhận các giáo huấn của Giáo Hội chống lại việc ngừa thai nhân tạo. Giống phần lớn những người khác thuộc thế hệ của mình, tôi vẫn cho rằng ngừa thai là một sự thiện phổ quát. Từ những lớp học về sức khỏe ở trung học tới các nhắn nhe của truyền thông đại chúng, tôi bị oanh kích bởi sứ điệp cho rằng thuốc viên và các phương pháp kiểm soát sinh đẻ tương tự như thế là những thành tố chủ yếu của một đời sống tốt đẹp và tự do, nhất là đối với phụ nữ.
Sau ít tháng bước vào hành trình hồi tâm, tôi bị liệt giường vì một chứng bệnh. Để cho qua thì giờ, tôi cho in hàng đống tài liệu tìm thấy trên liên mạng thảo luận về giáo huấn Công Giáo đầy kỳ dị chống việc ngừa thai.
Tôi được biết rằng, năm 1968, Đức GH Phaolô VI đã làm thế giới xôn xao khi ngài tuyên bố trong một thông điệp có tên là Humanae Vitae (Sự Sống Con Người) rằng Giáo Hội Công Giáo vẫn tiếp tục chống việc ngừa thai. Dù không ai luận lý gì về việc đây vốn là một giáo huấn Kitô Giáo then chốt ngay từ buổi đầu, mọi giáo phái khác đều đã đảo ngược chủ trương của họ đối với vấn đề này sau khi thấy công luận thay đổi từ đầu thế kỷ 20. Thành lũy cuối cùng, tức Giáo Hội Công Giáo, cũng được chờ mong theo gót. Nhưng Giáo Hội này đã không làm thế.
Trong Humanae Vitae, Đức Phaolô VI tái khẳng định giáo huấn Công Giáo về vấn đề trên và tiến thêm một bước khi gợi ý rằng ngừa thai, nếu trở thành phổ biến, sẽ là điều tệ hại cho hôn nhân.
Ai cũng cười nhạo ý tưởng nực cười trên: Dù sao chắc chắn nó sẽ giúp ích cho các cặp vợ chồng với điều kiện họ được tự do vui hưởng sự thân mật phu thê mà khỏi phải lo lắng tới chuyện thai nghén.
Thông điệp trên được viết năm 1968, đúng ba năm sau phán quyết Griswold v. Connecticut hợp pháp hóa việc ngừa thai trên khắp nước Mỹ. Vào lúc đó, tỷ lệ ly dị vào khoảng 10.5 vụ trong số 1,000 phụ nữ. Tới năm 1970, tỷ lệ đó lên 15. Năm năm sau, lên 20. Và năm 1978, 10 năm sau lời tiên đoán của Giáo Hội, tỷ lệ ly dị là 23 vụ trong số 1,000 phụ nữ, quá gấp đôi.
Bởi thế, khi đọc tới phần Đức Giáo Hoàng Phaolô tiên báo rằng ngừa thai kết cục cũng là điều tệ hại cho các phụ nữ, tôi bỗng rất chú ý.
Trước sự coi thường của xã hội nói chung, Đức GH Phaolô cảnh cáo rằng ngừa thai sẽ dẫn các người đàn ông tới chỗ không còn tôn trọng phụ nữ nữa. Ngài nói rằng một khi người đàn ông quen với sự bừa phứa của ngừa thai, họ sẽ “quên khuấy lòng kính trọng phải có đối với phụ nữ, và không đếm xỉa gì tới sự quân bình về thể lý và xúc cảm của nàng, họ sẽ thu nhỏ nàng lại chỉ còn là dụng cụ để thỏa mãn các thèm muốn riêng của họ”.
Tôi quay nhìn hàng đống những tạp chí cũ nằm la liệt dưới sàn bên cạnh giường. Tôi lượm 4 tờ lên và ném chúng xuống giường. Tờ nào cũng cho mình là nguồn cố vấn cho người đàn bà tân thời, có quyền lực. Một tờ mang tựa đề: Gợi tình ở tuổi 70! Tấm Hình Nóng Bỏng Của Một Người Bà.
Tôi nắm lấy tờ báo và mở nó ra ở bài báo được loan báo về “lão niên bẩy chục còn hấp dẫn”. Tôi cũng có thể gợi tình vào tuổi 70, bài báo bảo đảm thế. Có một điều liều lĩnh đến tuyệt vọng nào đó rất rõ trong lời tác giả khi bà nhắc đi nhắc lại rằng sự gợi tình không nhất thiết chấm dứt lúc 50, ngay cả 60 nữa. Bà trấn an độc giả rằng nhiều người đàn ông thích sự chín mùi phát xuất từ các phụ nữ cao niên biết dùng kinh nghiệm sống của mình để làm hài lòng bạn tình của mình nhiều hơn.
Xem ra tác giả không bao giờ tra hỏi ý niệm này: đối với một người đàn bà, giá trị của bạn trực tiếp có liên hệ với việc làm thế nào trở nên hấp dẫn đối với đàn ông.
Tôi nhìn trở lui tới tờ bìa: một cô gái 20 tuổi vểnh cái mông lên một cách khêu gợi, đôi môi hé mở, mắt hướng vào máy ảnh. Ngực cô phồng lên sau chiếc áo ngắn co giãn, được trang trí bằng những đĩa nhỏ kim loại, cũn cỡn đủ để khoe ra cả một chiếc dạ dầy như của một cậu trai 14 tuổi. Một trong những hàng tít khác hứa hẹn bằng chữ lớn, óng ánh: sẽ soi sáng các độc giả về 10 điều bị đàn ông cho là không hấp dẫn. Một hàng tít khác nói về cách giảm cân. Tôi liếc mắt sang các tờ tạp chí khác: đàn bà mặc quần lót hai mảnh; đàn bà mặc váy cực ngắn; một đàn bà khác bó mình vào chiếc áo dài sát da. Tất cả đều có chữ “sexy” hay một trong những chữ đồng nghĩa với nó đâu đó khắp bìa tờ báo, thường là hơn một lần.
Tôi lôi ra một chồng lá cải hào nhoáng khác và trải chúng ra quanh giường để có thể nhìn khắp các tờ bìa cùng một lúc. Một điều gì đó tôi luôn thắc mắc nhưng chưa bao giờ nói ra bỗng xuất hiện trong đầu: Chính xác là lúc nào tiêu chuẩn sắc đẹp trở thành một lệnh truyền buộc tất cả chúng ta phải trông giống như búp bê Barbie?
Khi tôi ngắm hình ảnh các tổ tiên, người đàn bà lúc nào trông cũng đẹp, nhưng theo cách không trấn áp giác quan bằng vẻ đẹp thể xác mà thôi. Các bức hình đã phai nhạt của các bà tôi và của các bà của các bà nữa cho thấy những kiểu quần áo vẫn để chừa chỗ cho người ta lưu ý tới khuôn mặt qúy bà, vẫn không làm người ta bớt chú ý tới những nét tinh tế trong cách phát biểu của họ. Sự xếp nếp của vải tươm tất cả trong chi tiết, đến nỗi một ít thịt dư vẫn được phẳng phiu dưới những đường cong duyên dáng.
Bây giờ, một thế kỷ rưỡi sau, xã hội bảo: người đàn bà ít khi cho là mình thực sự đẹp nếu không có chiếc bụng dưới khít khao, thân mình mảnh dẻ, mặt mũi không nhăn và thậm chí, như lời một tờ báo trước mắt tôi, “từ cánh tay trên trở lên phải gợi tình”. Cánh tay trên? Phải chăng cả lỗ tai của chúng ta cũng phải gợi tình?
Đó không phải là thứ tiêu chuẩn sắc đẹp xây dựng trên lòng tôn trọng phụ nữ. Thực vậy, xem ra nó giống thứ quan điểm do xã hội bày ra đòi buộc phụ nữ phải trở thành đồ chơi cho đàn ông hưởng lạc.
Và khi tôi xét xem lúc nào là lúc tiêu chuẩn sắc đẹp bắt đầu thay đổi, tôi bèn hiểu ra rằng đó chính là lúc mọi người bắt đầu sử dụng thuốc ngừa thai. Hẳn Đức GH Phaolô VI chẳng ngạc nhiên chút nào.
Còn đang nửa chừng dán mũi vào các tờ tạp chí, tôi bỗng hiểu một cách chóng mặt rằng Giáo Hội Công Giáo không hoàn toàn sai trong vấn đề này. Tôi vẫn chưa biết liệu Giáo Hội này có hoàn toàn đúng không, nhưng tôi phải tin rằng chỉ một mình Giáo Hội này đã tiên đoán rằng ngừa thai có những hậu quả không định trước, đã nói rõ các hậu quả này sẽ là gì và đã chứng tỏ mình đúng. Giáo Hội này vẫn tiếp tục nói, như lúc nào cũng vẫn đã nói, rằng xã hội cấp thiết phải có cái nhìn trung thực về việc liệu ngừa thai có thực sự là một điều tốt hay không đối với phụ nữ.
Trong những tuần lễ tiếp theo đó, tôi sẽ còn kính phục trước giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về tính dục con người nữa: thực vậy, nó sẽ là cái đinh chốt của việc tôi trở lại. Càng nhìn vào lãnh vực này của Đạo Công Giáo, tôi càng trở nên xác tín hơn rằng Giáo Hội này có sự khôn ngoan sâu sắc đến độ không thể phát xuất từ con người mà thôi.
Khi chồng tôi và tôi gia nhập Giáo Hội Công Giáo vào Vọng Phục Sinh một năm sau, tôi vẫn thường nghĩ lại giờ phút nằm trên giường với chồng báo cũ, và cám ơn Chúa về sự can đảm của Đức GH Phaolô VI.
Jennifer Fulwiler hiện là một nhà văn, chủ chương trình truyền thanh, và là mẹ của 6 đứa con. Câu truyện trên lấy từ cuốn nhật ký của bà tựa là Something Other than God (một điều gì đó khác với Thiên Chúa) do nhà Ignatius Press phát hành.
Đức Hồng Y Gracias nói về những khó khăn trong mục vụ gia đình tại Ấn
Đặng Tự Do
22:58 19/10/2014
Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục Mumbai hay còn gọi là Bombay, là một trong 9 vị Hồng Y cố vấn cho Đức Thánh Cha Phanxicô trong việc cải cách giáo triều Rôma. Ngài cũng là một trong các vị đại diện của Giáo Hội Công Giáo tại Ấn độ ở Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình.
Đức Hồng Y cho biết một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất trong cả nước là khuynh hướng “femicide” – nghĩa là trọng nam khinh nữ trong xã hội. Khi phụ nữ mang thai tìm hiểu ra và biết họ đang có mang một cháu gái, một số sẽ phá thai. Ở một số vùng người ta ước tính rằng cứ 1000 người nam thì chỉ có 300 người nữ.
Đức Hồng Y giải thích:
"Vấn đề nằm ở chỗ số tiền hồi môn quá lớn. Khi một cô gái lấy chồng, gia đình nhà gái phải đưa cho nhà trai một số tiền rất lớn. Số tiền này lớn lắm nên thông thường người ta phá thai khi biết thai nhi là một cháu gái. Chính phủ biết như thế. Họ cấm các nhân viên y tế tiết lộ giới tính của thai nhi, nhưng cách nào đó người ta cũng biết."
Nhiều ký giả, theo suy luận có lý nêu ra một ‘chiến lược’ là bây giờ người Công Giáo ta đừng đòi tiền hồi môn của nhà gái như thế có lẽ là một cách hay để ‘phát triển dân số Kitô’ tại Ấn.
Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn dễ dàng như thế. Do bị khối Ấn Giáo kỳ thị nặng nề, người Công Giáo đa số là dân dalit – tức là giới cùng đinh trong xã hội. Những cô gái Ấn thà là chọn làm thiếp – tức là làm vợ lẽ của những người nhà giàu chứ không chịu làm ‘chính cung’ của anh nhà nghèo. Và đó là vấn đề thứ hai mà Đức Hồng Y đề cập đến: vấn nạn về hôn nhân khác đạo. Ngay cả những cô gái có đạo cũng không chịu lấy những anh có đạo vì họ nghèo quá.
80% dân số là Ấn giáo và khả năng cải đạo một người Ấn Giáo sang Công Giáo là gian nan.
Đức Hồng Y nói:
"Có một trường hợp. Người chồng là một người Ấn Giáo, ông là một thương gia và người vợ là một người Công Giáo rất ngoan đạo. Cô ấy đã rất quan tâm đến các khóa Thần học và người chồng vì rất thương vợ đã giúp cô ghi chú các bài giảng, và học hỏi các tài liệu này với vợ mình. Ông tốt lành đến mức cung cấp nhà mình là địa điểm cho các khóa học và lo việc trà nước cho các tham dự viên. Bản thân tôi đã trình bày nhiều bài giảng tại chỗ đặc biệt này và ông là một người rất tốt và thân thiện. 10 năm hoặc lâu hơn nữa sau khi nghe hết tất cả các bài trong khóa học này, ông mới yêu cầu được rửa tội để thành người Công Giáo. "
Vấn đề nổi cộm thứ ba là công ăn việc làm của người phụ nữ. Người phụ nữ rất khó kiếm việc làm. Có kiếm được thì tiền lương cũng thua xa một người đàn ông làm cùng một công việc. Nhưng điều tệ hại là họ thường bị lường gạt.
Đức Hồng Y nêu một ví dụ:
"Bombay là thành phố của những bộ phim, Bollywood là ở đó. Nhiều cô gái được mồi chài rằng 'Tôi sẽ cho cô một vai diễn ở Bollywood. Và chẳng mấy chốc cô sẽ là một nữ diễn viên tên tuổi'. Họ tin lắm, rồi họ bỏ nhà ra đi, người ta cũng mang họ đến đó nhưng sau đó họ không phải là diễn viên đâu nhưng là gái mại dâm. Có rất nhiều trường hợp như thế. "
Đức Hồng Y cho biết một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất trong cả nước là khuynh hướng “femicide” – nghĩa là trọng nam khinh nữ trong xã hội. Khi phụ nữ mang thai tìm hiểu ra và biết họ đang có mang một cháu gái, một số sẽ phá thai. Ở một số vùng người ta ước tính rằng cứ 1000 người nam thì chỉ có 300 người nữ.
Đức Hồng Y giải thích:
"Vấn đề nằm ở chỗ số tiền hồi môn quá lớn. Khi một cô gái lấy chồng, gia đình nhà gái phải đưa cho nhà trai một số tiền rất lớn. Số tiền này lớn lắm nên thông thường người ta phá thai khi biết thai nhi là một cháu gái. Chính phủ biết như thế. Họ cấm các nhân viên y tế tiết lộ giới tính của thai nhi, nhưng cách nào đó người ta cũng biết."
Nhiều ký giả, theo suy luận có lý nêu ra một ‘chiến lược’ là bây giờ người Công Giáo ta đừng đòi tiền hồi môn của nhà gái như thế có lẽ là một cách hay để ‘phát triển dân số Kitô’ tại Ấn.
Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn dễ dàng như thế. Do bị khối Ấn Giáo kỳ thị nặng nề, người Công Giáo đa số là dân dalit – tức là giới cùng đinh trong xã hội. Những cô gái Ấn thà là chọn làm thiếp – tức là làm vợ lẽ của những người nhà giàu chứ không chịu làm ‘chính cung’ của anh nhà nghèo. Và đó là vấn đề thứ hai mà Đức Hồng Y đề cập đến: vấn nạn về hôn nhân khác đạo. Ngay cả những cô gái có đạo cũng không chịu lấy những anh có đạo vì họ nghèo quá.
80% dân số là Ấn giáo và khả năng cải đạo một người Ấn Giáo sang Công Giáo là gian nan.
Đức Hồng Y nói:
"Có một trường hợp. Người chồng là một người Ấn Giáo, ông là một thương gia và người vợ là một người Công Giáo rất ngoan đạo. Cô ấy đã rất quan tâm đến các khóa Thần học và người chồng vì rất thương vợ đã giúp cô ghi chú các bài giảng, và học hỏi các tài liệu này với vợ mình. Ông tốt lành đến mức cung cấp nhà mình là địa điểm cho các khóa học và lo việc trà nước cho các tham dự viên. Bản thân tôi đã trình bày nhiều bài giảng tại chỗ đặc biệt này và ông là một người rất tốt và thân thiện. 10 năm hoặc lâu hơn nữa sau khi nghe hết tất cả các bài trong khóa học này, ông mới yêu cầu được rửa tội để thành người Công Giáo. "
Vấn đề nổi cộm thứ ba là công ăn việc làm của người phụ nữ. Người phụ nữ rất khó kiếm việc làm. Có kiếm được thì tiền lương cũng thua xa một người đàn ông làm cùng một công việc. Nhưng điều tệ hại là họ thường bị lường gạt.
Đức Hồng Y nêu một ví dụ:
"Bombay là thành phố của những bộ phim, Bollywood là ở đó. Nhiều cô gái được mồi chài rằng 'Tôi sẽ cho cô một vai diễn ở Bollywood. Và chẳng mấy chốc cô sẽ là một nữ diễn viên tên tuổi'. Họ tin lắm, rồi họ bỏ nhà ra đi, người ta cũng mang họ đến đó nhưng sau đó họ không phải là diễn viên đâu nhưng là gái mại dâm. Có rất nhiều trường hợp như thế. "
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khánh nhật Truyền giáo Giáo phận Xuân Lộc
Khổng Hữu Nguồn
16:03 19/10/2014
Sáng Chúa Nhật 19/10/2014, ngày Khánh Nhật Truyền Giáo, giáo phận Xuân Lộc long trọng tổ chức thánh lễ tiếp nhận 917 Anh Chị Em Dự Tòng, lãnh nhận bí tích thánh tẩy và thêm sức tại nhà thờ giáo xứ Hà Nội hạt Hố Nai.
Hình ảnh
Cùng dâng lễ với Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận, có Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Phụ tá. Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú. Cha Đaminh Bùi Văn Án, Quản hạt Hố Nai. Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Giám đốc Ban loan báo Tin Mừng giáo phận. Quý cha quản hạt và quý cha trong giáo phận.
Tham dự lễ có đông đảo quý tu sĩ nam nữ, quý cộng đoàn phụng vụ, anh chị em tác viên tin mừng, và đặc biệt có hơn hai ngàn khách mời thuộc các tôn giáo bạn là thân nhân họ hàng của anh chị em dự tòng.
Bầu trời sáng nay trong xanh, gió mát. Từng đoàn người khắp nơi trong giáo phận, bằng các phương tiện chung và riêng, trở về Nhà Thờ Hà Nội. Tiếng hát thánh ca vang xa, những băng rôn, cờ phướng, những Pano, những biểu tượng truyền giáo được trình bày trang trí đẹp mắt, sinh động và ấn tượng, thu hút sự chú ý của mọi người.
Trước lễ là chương trình văn nghệ, thánh ca và diễn nguyện, do quý Soeur các dòng trong giáo phận trình diễn. Các điệu múa xinh đẹp, lời dẫn, lời ca âm vang thấm sâu trong lòng người, hướng tâm hồn mọi người về tình yêu quê hương đất nước, về tình yêu Thiên Chúa ba ngôi, về mầu nhiệm nước trời.
Kế đến, Đức Cha Giuse phụ tá, vui mừng chia sẻ với anh chị dự tòng và cộng đoàn phụng vụ về những thao thức trong cánh đồng truyền giáo hôm nay, với những thuận lợi tân tiến, song cũng còn nhiều khó khăn khi chúng ta thực thi tình yêu của Thiên Chúa giữa cuộc sống đời thường, trong gia đình, trong các mối quan hệ, trong tình làng nghĩa xóm.v.v.v.
Hòa với tiếng trống ầm ầm vang dội một góc trời, tiếng kèn đồng hoành tráng vang xa, một rừng cờ hội thánh vui mừng vẫy chào đoàn rước tiến vào lễ đài.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Giáo Phận chia sẻ: “cộng đồng phụng vụ thân mến, hôm nay chúng ta tập họp nơi đây để cùng với Giáo Hội hoàn vũ mừng trọng thể ngày Truyền Giáo của Giáo Hội, đặc biệt đối với giáo phận chúng ta nhân dịp Năm Thánh, kỷ niệm 50 năm thành lập giáo phận. Niềm vui được có gần một ngàn anh chị em tân tòng thuộc các Hạt tập họp về đây, các thân nhân của anh chị em tân tòng, các anh chị em lương dân cũng muốn chia sẻ niềm vui với cộng đồng giáo phận. Chúng ta hợp ý cùng nhau cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo của giáo phận trong năm thánh này thật nhiều kết quả. Chúng ta biết cảm nghiệm niềm vui của Chúa Kito phục sinh, và từ niềm vui đó chúng ta chia sẻ cho tất cả anh chị em chúng ta, những người đã đi theo Chúa mà hôm nay đã xa lìa Chúa, và còn biết bao nhiêu người anh em lương dân cũng đang chờ đợi niềm vui của Chúa”.
Sau bài giảng của Đức Ông Vinh Sơn, Tổng đại diện. Cha Giuse Nguyễn Kim Đoan, Phó Giám đốc Ban loan báo Tin Mừng giáo phận lên giới thiệu với Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ, và cộng đồng về các thành phần tham dự lễ. Đặc biệt năm nay có 917 anh chị em tân tòng cùng với 2.223 anh chị em lương dân cũng tham dự lễ hôm nay. Và sau mỗi lần giới thiệu thì tiếng vỗ tay chào mừng của cộng đoàn lại vang dội.
Nghi thức ban bí tích rửa tội, thêm sức được diễn tiến cách tốt đẹp, nhờ có sự luyện tập kỹ lưỡng chu đáo.
Trước khi kết lễ, Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Giám đốc Ban loan báo Tin Mừng giáo phận, lên dâng lời cảm ơn Quý Đức Cha, Đức Ông Tổng đại diện, Quý Cha Quản hạt, Quý Cha đồng tế, Quý Tu sĩ nam nữ, Anh Chị Em tác viên Tin Mừng, các thành phần, các giới, quý cộng đoàn, anh chị em ca đoàn tổng hợp, anh chị em truyền thông, công ty âm thanh Nguyễn Vĩnh Hoàng, quý chính quyền các cấp, và mọi người đã cộng tác giúp đỡ làm cho buổi lễ được kết quả tốt đẹp.
Đức Cha giáo phận ban huấn từ, và ngài vui mừng xin trao tặng ba bó hoa tươi thắm dành cho Cha Đaminh Giám đốc Ban loan báo Tin Mừng giáo phận. Vị Trưởng Ban Hành Giáo giáo phận và một Vị Đại diện Anh Chị Em Tân Tòng. Cùng với pháo bông phụt sáng ánh kim và tràng pháo tay của cộng đoàn vang dội.
Cũng như mọi năm, Đức Cha trao tặng cho một số đại diện anh chị em tân tòng những món quà kỷ niệm ngày gia nhập Hội Thánh Chúa.
Sau khi nhận phép lành ơn toàn xá năm thánh cộng đoàn hân hoan cất cao bài ca “Cùng Mẹ Ra Khơi”.
Giáo xứ Hà Nội, có địa điểm, có kinh nghiệm tổ chức các cuộc lễ lớn thật là tốt đẹp, địa hình đi lại thuận lợi, khuôn viên giáo xứ rộng lớn, mát mẻ, các khâu tổ chức: Lễ nghi, tiếp tân, y tế, ẩm thực, khánh tiết, âm thanh ánh sáng, màn hình lớn, quạt hơi nước, trật tự, vệ sinh, môi trương, quà lưu niệm… tất cả đều diễn tiến nhịp nhàng đồng bộ, phục vụ ân cần chu đáo, mọi thành phần, mọi người trong ban tổ chức, ban phục vụ, bằng cái tâm chân chính của mình là yếu tố góp phần cho các cuộc lễ trong giáo xứ, giáo hạt và giáo phận diễn ra tốt đẹp.
Hình ảnh
Cùng dâng lễ với Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận, có Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Phụ tá. Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú. Cha Đaminh Bùi Văn Án, Quản hạt Hố Nai. Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Giám đốc Ban loan báo Tin Mừng giáo phận. Quý cha quản hạt và quý cha trong giáo phận.
Tham dự lễ có đông đảo quý tu sĩ nam nữ, quý cộng đoàn phụng vụ, anh chị em tác viên tin mừng, và đặc biệt có hơn hai ngàn khách mời thuộc các tôn giáo bạn là thân nhân họ hàng của anh chị em dự tòng.
Bầu trời sáng nay trong xanh, gió mát. Từng đoàn người khắp nơi trong giáo phận, bằng các phương tiện chung và riêng, trở về Nhà Thờ Hà Nội. Tiếng hát thánh ca vang xa, những băng rôn, cờ phướng, những Pano, những biểu tượng truyền giáo được trình bày trang trí đẹp mắt, sinh động và ấn tượng, thu hút sự chú ý của mọi người.
Trước lễ là chương trình văn nghệ, thánh ca và diễn nguyện, do quý Soeur các dòng trong giáo phận trình diễn. Các điệu múa xinh đẹp, lời dẫn, lời ca âm vang thấm sâu trong lòng người, hướng tâm hồn mọi người về tình yêu quê hương đất nước, về tình yêu Thiên Chúa ba ngôi, về mầu nhiệm nước trời.
Kế đến, Đức Cha Giuse phụ tá, vui mừng chia sẻ với anh chị dự tòng và cộng đoàn phụng vụ về những thao thức trong cánh đồng truyền giáo hôm nay, với những thuận lợi tân tiến, song cũng còn nhiều khó khăn khi chúng ta thực thi tình yêu của Thiên Chúa giữa cuộc sống đời thường, trong gia đình, trong các mối quan hệ, trong tình làng nghĩa xóm.v.v.v.
Hòa với tiếng trống ầm ầm vang dội một góc trời, tiếng kèn đồng hoành tráng vang xa, một rừng cờ hội thánh vui mừng vẫy chào đoàn rước tiến vào lễ đài.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Giáo Phận chia sẻ: “cộng đồng phụng vụ thân mến, hôm nay chúng ta tập họp nơi đây để cùng với Giáo Hội hoàn vũ mừng trọng thể ngày Truyền Giáo của Giáo Hội, đặc biệt đối với giáo phận chúng ta nhân dịp Năm Thánh, kỷ niệm 50 năm thành lập giáo phận. Niềm vui được có gần một ngàn anh chị em tân tòng thuộc các Hạt tập họp về đây, các thân nhân của anh chị em tân tòng, các anh chị em lương dân cũng muốn chia sẻ niềm vui với cộng đồng giáo phận. Chúng ta hợp ý cùng nhau cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo của giáo phận trong năm thánh này thật nhiều kết quả. Chúng ta biết cảm nghiệm niềm vui của Chúa Kito phục sinh, và từ niềm vui đó chúng ta chia sẻ cho tất cả anh chị em chúng ta, những người đã đi theo Chúa mà hôm nay đã xa lìa Chúa, và còn biết bao nhiêu người anh em lương dân cũng đang chờ đợi niềm vui của Chúa”.
Sau bài giảng của Đức Ông Vinh Sơn, Tổng đại diện. Cha Giuse Nguyễn Kim Đoan, Phó Giám đốc Ban loan báo Tin Mừng giáo phận lên giới thiệu với Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ, và cộng đồng về các thành phần tham dự lễ. Đặc biệt năm nay có 917 anh chị em tân tòng cùng với 2.223 anh chị em lương dân cũng tham dự lễ hôm nay. Và sau mỗi lần giới thiệu thì tiếng vỗ tay chào mừng của cộng đoàn lại vang dội.
Nghi thức ban bí tích rửa tội, thêm sức được diễn tiến cách tốt đẹp, nhờ có sự luyện tập kỹ lưỡng chu đáo.
Trước khi kết lễ, Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Giám đốc Ban loan báo Tin Mừng giáo phận, lên dâng lời cảm ơn Quý Đức Cha, Đức Ông Tổng đại diện, Quý Cha Quản hạt, Quý Cha đồng tế, Quý Tu sĩ nam nữ, Anh Chị Em tác viên Tin Mừng, các thành phần, các giới, quý cộng đoàn, anh chị em ca đoàn tổng hợp, anh chị em truyền thông, công ty âm thanh Nguyễn Vĩnh Hoàng, quý chính quyền các cấp, và mọi người đã cộng tác giúp đỡ làm cho buổi lễ được kết quả tốt đẹp.
Đức Cha giáo phận ban huấn từ, và ngài vui mừng xin trao tặng ba bó hoa tươi thắm dành cho Cha Đaminh Giám đốc Ban loan báo Tin Mừng giáo phận. Vị Trưởng Ban Hành Giáo giáo phận và một Vị Đại diện Anh Chị Em Tân Tòng. Cùng với pháo bông phụt sáng ánh kim và tràng pháo tay của cộng đoàn vang dội.
Cũng như mọi năm, Đức Cha trao tặng cho một số đại diện anh chị em tân tòng những món quà kỷ niệm ngày gia nhập Hội Thánh Chúa.
Sau khi nhận phép lành ơn toàn xá năm thánh cộng đoàn hân hoan cất cao bài ca “Cùng Mẹ Ra Khơi”.
Giáo xứ Hà Nội, có địa điểm, có kinh nghiệm tổ chức các cuộc lễ lớn thật là tốt đẹp, địa hình đi lại thuận lợi, khuôn viên giáo xứ rộng lớn, mát mẻ, các khâu tổ chức: Lễ nghi, tiếp tân, y tế, ẩm thực, khánh tiết, âm thanh ánh sáng, màn hình lớn, quạt hơi nước, trật tự, vệ sinh, môi trương, quà lưu niệm… tất cả đều diễn tiến nhịp nhàng đồng bộ, phục vụ ân cần chu đáo, mọi thành phần, mọi người trong ban tổ chức, ban phục vụ, bằng cái tâm chân chính của mình là yếu tố góp phần cho các cuộc lễ trong giáo xứ, giáo hạt và giáo phận diễn ra tốt đẹp.
Tổng Giáo Phận Adelaide, Nam Úc phong tước hiệp sĩ cho hai tín hữu người Việt
Jos. Vĩnh SA
18:24 19/10/2014
Danh sách 4 Tân Hiệp Sĩ được phong tước kỳ này gồm có:
1. -Cha Philip Marshall, linh mục tổng đại diện của tổng giáo phận Adelaide – Nam Úc
2. -Ông Giuse Trần Đức Hinh (CĐCGVN-Nam Úc)
3. -Bà Maria Đào Thị Hoa (CĐCGVN-Nam Úc)
4. -Ông Henry Yap (người Úc gốc Hoa, thuộc giáo phận Darwin - bắc Úc)
Sau phần phụng vụ, công bố Tin Mừng và Giảng. Bốn ứng viên hiệp sĩ đã được xướng danh, từng người lên đứng trước mặt ĐTGM Wilson để trả lời những câu hỏi về trách nhiệm và tuân phục luật Giáo Hội, cùng tuyên hứa trước Đức Tổng Giám Mục và các nhân chứng của hiệp hội. Sau đó ĐTGM cầu nguyện và đặt kiếm trên vai các ứng viên. Các Tân Hiệp Sĩ được nhận lãnh kiếm tượng trưng cho trách nhiệm bảo vệ các Thánh Mộ thành Jêrusalem và sách Kinh Thánh, cũng như văn Bằng Hiệp Sĩ, dây quàng cổ và Thánh Giá biểu tượng của hiệp hội.
Kế tiếp các hiệp sĩ được mặc phẩm phục và mũ hiệp sĩ. Sau khi mặc phẩm phục và mũ hiệp sĩ, các hiệp sĩ trở lại qùi trước mặt Đức Tổng Giám Mục để ngài cầu nguyện và chúc lành.
Nghi thức phong tước cho 4 hiệp sĩ chấm dứt. Thánh lễ tiếp tục phụng vụ cho đến phần cuối. Thánh nhạc do ca đoàn Việt Linh thuộc CĐCGVN phụ trách, với những bản thánh nhạc bằng Anh ngữ, đã được ĐTGM khen ngợi là hợp xướng rất hay.
XEM HÌNH
Sau khi ông bà Trần Đức Hinh và Đào Thị Hoa được phong tước hiệp sĩ, đã nâng tổng số hiệp sĩ giáo dân người Úc gốc Việt của CĐCGVN- Nam Úc, thuộc TGP Adelaide lên thành 6 người.
Họ là 3 cặp vợ chồng:
-Vợ chồng hiệp sĩ Trần Công Hoành & Vũ Thị Hợp (cặp hiệp sĩ đầu tiên thuộc CĐCGVN-Nam Úc)
-Vợ chồng hiệp sĩ Nguyễn Văn Tư & Triệu Thị Kim Cương (cặp hiệp sĩ thứ II)
-Vợ chồng tân hiệp sĩ Trần Đức Hinh & Đào Thị Hoa (cặp hiệp sĩ thứ III).
Kết thúc Thánh Lễ, gia đình các Tân Hiệp Sĩ đã mở tiệc mừng, khỏan đãi Đức Tổng Giám Mục, các Linh mục, các Tu sĩ Nam Nữ, các thân hữu và toàn thể quan khách đến tham dự tại hội trường của tòa Tổng Giám Mục.
Lồng trong khung cảnh tiệc mừng là chương trình văn nghệ Karaoké do các thân hữu giúp vui. Có khỏang 400 thân hữu và quan khách đến tham dự
Tin Đáng Chú Ý
Sau Nina Phạm, một quan chức y tế gốc Á Đông khác có nguy cơ lây nhiễm Ebola?
Trần Mạnh Trác
11:07 19/10/2014
Tường trình với báo chí về việc di chuyển cô Nina Phạm lên Maryland, một thông cáo cuả bệnh viện Presbyterian ở Dallas viết rằng một phần trong những lý do phải đưa cô qua một nơi khác là vì có đến 75 nhân viên cuả bệnh viện đang bị "bất khả dụng" (sidelined) vì biến cố Ebola ở đây.
Một số đang phải lánh mặt tại tư gia (furloughed), một số khác vẫn đi làm tuỳ theo mức độ mà họ đã tiếp xúc với ông Duncan.
Thông cáo nói trên viết tiếp rằng sự di chuyển là việc tốt nhất mà bệnh viên, nhân viên, y tá, bác sĩ và cộng đồng có thể làm trong lúc này...
"để chúng tôi có cơ hội chuẩn bị cho những biến cố kế tiếp."
Biến cố kế tiếp?
Phải chăng họ có ý nói đến trường hợp cuả nữ bác sĩ Wendy Chung là quan chức cao cấp nhất trong vùng chịu trách nhiệm phòng ngừa nạn dịch tễ (Dallas top health epidemiologist)?
Bác sĩ Chung đã có mặt bên giường bệnh cuả ông Duncan trong khi cân nhắc quyết định cách ly ông ta. Cô Nina, y tá trực lúc đó, đã ghi chép sự việc này trên y bạ cuả ông Duncan.
Theo bác sĩ Barry Rosenthal, khoa trưởng khoa cấp cứu cuả đại học y khoa Winthrop-University ở Mineola, NY, thì một bác sĩ chuyên gia về dịch tễ không cần phải đi vào một khu cách ly để nói chuyện với bệnh nhân.
Tuy nhiên, lúc đó bác sĩ Wendy Chung là người có trách nhiệm phải quyết định có nên tuyên bố trường hợp dịch tễ hay không, và bà đã muốn đợi một chuyên viên khác về dịch tễ đến để tham khảo.
Vị thẩm phán cuả quận Dallas là quan toà Clay Jenkins, người có trách nhiệm điều động tình trạng khẩn cấp trong khu vực, cho biết ông và bác sĩ Chung đã làm viêc sát cánh với nhau trong suốt thời gian vừa qua. Ông nói rằng những biến cố thì dồn dập và căng thẳng đến nỗi họ phải mang ghế bố tới nhà thương để cho bác sĩ Chung và những quan chức khác tạm nghỉ.
Những cố gắng cuả báo chí xin phỏng vấn bác sĩ Chung đều vô hiệu. Tuy nhiên một email cuả bà cho biết:
"Vâng, tôi đã có mặt bên cạnh những bác sĩ và y tá để chăm sóc cho bệnh nhân (ông Duncan). Hiện nay tôi đang thi hành những thủ tục 'canh chừng' dành cho những nhân viên y tế có cùng một mức độ tiếp xúc như tôi".
Phải đợi qua 21 ngày thì những nguy cơ bị truyền nhiễm mới qua khòi. Mới đây, theo tin cuả đài Fox, một y tá khác lo thử nghiệm ông Duncan cũng đã bị giữ lại trên một chiếc tàu du hành Carnival ở Galveston dù cho cô ta đã qua 19 ngày bình yên vô sự. (Tin mới nhất: kết quả thử nghiệm máu cho biết cô không bị bệnh).
Cho đến nay, các thông cáo cuả chính phủ đều nói rằng chỉ có những nhân viên cuả bệnh viện Presbyterian mới có nguy cơ nhiễm trùng. Trường hợp cuả bác sĩ Wendy Chung có thể là lần đầu tiên một quan chức chính quyền ở bên ngoài bị lây nhiễm.
Và nếu thế thì đó là thêm một tin đáng buồn nữa cho cộng đồng Á Châu vùng Dallas - Ft Worth.
Nhìn về một chút tia sáng vui tươi mới loé lên, cô Nina Phạm, sau khi di chuyển về Maryland, đã được 'nâng cấp' từ tình trạng 'tốt' lên tình trạng 'khá.'
Trong lúc chuẩn bị rời bệnh viện Presbyterian để đi Maryland, vị bác sĩ diều trị là BS Gary Weinstein đã thâu một video 'tạm biệt'. Video cho thấy Nina có vẻ thoải mái và, dù biết rằng mình đang bước vào một đọan đường gian khổ mà cô đã trải nghiệm khi chăm sóc cho ông Duncan, cô vẫn giữ được một tinh thần vui sống, 'hài hước'.
Cô nói: "Nào mọi ngươì cùng đi Maryland nhé" (Come to Maryland, everybody)
-"Đi Maryland mà Quậy với nhau chứ" (Party, Party in Maryland.)
Video kết thúc với nhiều nước mắt. Nina nói: "I love you guys,'' (Tôi yêu mến các bạn.)
Và BS Weinstein kết thúc: "We love you, Nina,'' (chúng tôi yêu mến Nina lắm.)
Video đã được bệnh viện cho phổ biến như sau:
Một số đang phải lánh mặt tại tư gia (furloughed), một số khác vẫn đi làm tuỳ theo mức độ mà họ đã tiếp xúc với ông Duncan.
Thông cáo nói trên viết tiếp rằng sự di chuyển là việc tốt nhất mà bệnh viên, nhân viên, y tá, bác sĩ và cộng đồng có thể làm trong lúc này...
"để chúng tôi có cơ hội chuẩn bị cho những biến cố kế tiếp."
Biến cố kế tiếp?
Phải chăng họ có ý nói đến trường hợp cuả nữ bác sĩ Wendy Chung là quan chức cao cấp nhất trong vùng chịu trách nhiệm phòng ngừa nạn dịch tễ (Dallas top health epidemiologist)?
Bác sĩ Chung đã có mặt bên giường bệnh cuả ông Duncan trong khi cân nhắc quyết định cách ly ông ta. Cô Nina, y tá trực lúc đó, đã ghi chép sự việc này trên y bạ cuả ông Duncan.
Theo bác sĩ Barry Rosenthal, khoa trưởng khoa cấp cứu cuả đại học y khoa Winthrop-University ở Mineola, NY, thì một bác sĩ chuyên gia về dịch tễ không cần phải đi vào một khu cách ly để nói chuyện với bệnh nhân.
Tuy nhiên, lúc đó bác sĩ Wendy Chung là người có trách nhiệm phải quyết định có nên tuyên bố trường hợp dịch tễ hay không, và bà đã muốn đợi một chuyên viên khác về dịch tễ đến để tham khảo.
Vị thẩm phán cuả quận Dallas là quan toà Clay Jenkins, người có trách nhiệm điều động tình trạng khẩn cấp trong khu vực, cho biết ông và bác sĩ Chung đã làm viêc sát cánh với nhau trong suốt thời gian vừa qua. Ông nói rằng những biến cố thì dồn dập và căng thẳng đến nỗi họ phải mang ghế bố tới nhà thương để cho bác sĩ Chung và những quan chức khác tạm nghỉ.
Những cố gắng cuả báo chí xin phỏng vấn bác sĩ Chung đều vô hiệu. Tuy nhiên một email cuả bà cho biết:
"Vâng, tôi đã có mặt bên cạnh những bác sĩ và y tá để chăm sóc cho bệnh nhân (ông Duncan). Hiện nay tôi đang thi hành những thủ tục 'canh chừng' dành cho những nhân viên y tế có cùng một mức độ tiếp xúc như tôi".
Phải đợi qua 21 ngày thì những nguy cơ bị truyền nhiễm mới qua khòi. Mới đây, theo tin cuả đài Fox, một y tá khác lo thử nghiệm ông Duncan cũng đã bị giữ lại trên một chiếc tàu du hành Carnival ở Galveston dù cho cô ta đã qua 19 ngày bình yên vô sự. (Tin mới nhất: kết quả thử nghiệm máu cho biết cô không bị bệnh).
Cho đến nay, các thông cáo cuả chính phủ đều nói rằng chỉ có những nhân viên cuả bệnh viện Presbyterian mới có nguy cơ nhiễm trùng. Trường hợp cuả bác sĩ Wendy Chung có thể là lần đầu tiên một quan chức chính quyền ở bên ngoài bị lây nhiễm.
Và nếu thế thì đó là thêm một tin đáng buồn nữa cho cộng đồng Á Châu vùng Dallas - Ft Worth.
Nhìn về một chút tia sáng vui tươi mới loé lên, cô Nina Phạm, sau khi di chuyển về Maryland, đã được 'nâng cấp' từ tình trạng 'tốt' lên tình trạng 'khá.'
Trong lúc chuẩn bị rời bệnh viện Presbyterian để đi Maryland, vị bác sĩ diều trị là BS Gary Weinstein đã thâu một video 'tạm biệt'. Video cho thấy Nina có vẻ thoải mái và, dù biết rằng mình đang bước vào một đọan đường gian khổ mà cô đã trải nghiệm khi chăm sóc cho ông Duncan, cô vẫn giữ được một tinh thần vui sống, 'hài hước'.
Cô nói: "Nào mọi ngươì cùng đi Maryland nhé" (Come to Maryland, everybody)
-"Đi Maryland mà Quậy với nhau chứ" (Party, Party in Maryland.)
Video kết thúc với nhiều nước mắt. Nina nói: "I love you guys,'' (Tôi yêu mến các bạn.)
Và BS Weinstein kết thúc: "We love you, Nina,'' (chúng tôi yêu mến Nina lắm.)
Video đã được bệnh viện cho phổ biến như sau:
Văn Hóa
Truyền giáo còn đó : Nhiều nỗi lo
Micae Bùi Thành Châu
09:12 19/10/2014
TRUYỀN GIÁO : CÒN ĐÓ NHIỀU NỖI LO
Bàn chất, đặc tính, nhiệm vụ của Giáo Hội là truyền giáo.
Lời mời gọi của Chúa Giêsu : "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo" (Mc 16, 16) vẫn còn văng vẳng bên tai của Giáo Hội hơn 2000 năm qua.
Bước theo con đường Chúa Giêsu đã đi, từ các thánh tông đồ, hạt giống Lời Chúa ngày mỗi ngày được lan rộng khắp nơi.
Việt Nam, với gần 400 năm hạt giống cũng đã gieo rắc trên mọi nẻo đường. Từ những công khó của các cha Tây ngày xa xưa ấy mà hạt giống Tin Mừng cứ mọc và cứ trổ sinh hoa trái. Thế nhưng, ta cũng nên chăng nhìn lại một chút về nẻo đường truyền giáo, lối sống Tin Mừng để rút tỉa những kinh nghiệm, những bài học để ngày mỗi ngày làm cho Lời Chúa được phát triển thêm như lòng Chúa mong muốn.
Đứng trước những thực trạng của Giáo Hội, nhiều vị chủ chăn đã thao thức mà không còn là thao thức nữa mà là những lời đó đã được phát ra cùng với những hành động cụ thể.
Nhiều Thánh Lễ ở nhiều nơi, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm giám mục giáo phận Mỹ Tho khi còn ở giáo phận Sài Gòn đã không ngần ngại chia sẻ rằng : "Tôi dừng lại để nhìn chặng đường hơn 30 năm qua, Tổng Giáo phận phát triển rất mạnh, nhiều nhà thờ được xây mới, thậm chí nhiều nhà thờ trong một giáo hạt được xây mới. Thế nhưng, tất cả các nhà thờ đó được xây trên nền nhà thờ cũ chứ không phát triển thêm nhà thờ mới. Trong khi đó dân số tăng gấp nhiều lần nhưng số lượng nhà thờ không tăng. Tôi gợi lên cho anh chị em suy nghĩ nhỏ bé của mình để xin anh chị em thêm lời cầu nguyện cho gia đình Tổng giáo phận Sài Gòn của chúng ta ..."
Thao thức của Đức Cha Phêrô cũng chính là thao thức của Đức Hồng Y G.B, Đức Tổng Phaolô hiện tại và của nhiều vị chủ chăn và của cả đoàn chiên. Bởi lẽ thao thức đó nó ăn sâu vào tâm tư truyền giáo của mỗi Kitô hữu.
Mỗi lần có dịp đi ngang các khu chế xuất, các khu công nghiệp ven giáo phận Sài Gòn như Nhơn Trạch, Sóng Thần, khu đô thị mới phía đại lộ Đông - Tây... ta cảm thấy lòng buồn man mác bởi lẽ những nơi đó không có giáo đường, không có nơi để quy tụ anh chị em giáo dân di dân. Trong hàng ngàn hàng vạn người tìm cách mưu sinh đó có biết bao nhiêu người Công Giáo. Cũng thế, trong nhiều cao ốc, chung cư vùng ven cũng có biết bao nhiêu là anh chị em Công Giáo nhưng rồi ngay cả ngôi thánh đường để họ cần đến thờ phượng Chúa cũng khó khăn.
Nên chăng ta để ý đến những vùng ven, những khu chế xuất, khu công nghiệp ... chỉ cần ngôi nhà thờ đơn sơ, tiền chế để những ngày cuối tuần anh chị em di dân có nơi đến để sinh hoạt phụng vụ, để học hỏi Lời Chúa, để chia sẻ Lời Chúa ... Thiếu hẳn những nơi phụng vụ dành cho anh chị em di dân nghèo ở những vùng ven đô thành phố.
Ta chú tâm nhiều đến truyền giáo. Đúng nhưng theo tôi cũng đừng quên sứ mạng tái truyền giáo nơi những giáo xứ lâu năm.
Vì kế sinh nhai, vì hoàn cảnh của gia đình và của cả xã hội, nhiều gia đình đã phai dần với những sinh hoạt của xứ nhà ... và tìm đến xứ nào đó và có thể bỏ luôn vì mặc cảm, vì sự thiếu quan tâm của cha xứ, thiếu sự cộng tác giữa hai bên. Nếu ta can đảm ngồi lại thống kê ở những giáo xứ hiện tại, ta sẽ thấy con số không nhỏ giáo dân không còn tha thiết với xứ nhà. Có khi là sự hiểu lầm, có khi là sự giận hờn không đáng có giữa cha xứ và con chiên, có khi là vì lý do này lý do nọ để rồi con chiên tản mác khắp nơi.
Vấn đề lớn nữa mà tôi cảm nhận theo cái cảm của cá nhân là về Giáo Lý, về Lời Chúa, về những giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, về những thông tin trong Giáo Hội, giáo phận, giáo xứ ... dường như bị bỏ ngõ ...
Có một số cha lên tòa giảng dành quá nhiều thời gian cho bài giảng ... cũng chỉ vì ngài không soạn sẵn và không tìm được ... bãi đáp.
Giáo dân phần bận bịu với công việc, phần mệt mỏi với cuộc sống ... đến với Chúa lẽ ra nhận được những bài chia sẻ có thể là ngắn gọn nhưng đủ ý đủ nghĩa của bài Tin Mừng thì lại nhận được những bài giảng ... không hề soạn hay trèo lên mạng lấy của người khác. Vì bài giảng dài, đơn điệu để rồi họ đến với Thánh lễ cho qua lần qua lượt chứ không cảm nhận được niềm vui của Tin Mừng.
Nếu như bài giảng có ý nghĩa, bố cục và sinh động thì giáo dân dễ nhớ và dễ đem bài Tin Mừng đó sống sau Thánh Lễ. Linh mục phải chú tâm bài giảng để giáo dân biến cuộc sống của mình thành Thánh Lễ nối dài ...
Tôi không có ý chê trách hay phản bác ai nhưng nhìn thấy thực trạng của Giáo Hội không khỏi chạnh lòng.
Nên chăng ngồi lại với nhau để nâng dậy đời sống của Giáo Hội. Cần chấn chỉnh ngay từ những ngày còn ở ghế nhà trường, ở môi trường đào tạo. Có như thế, các vị chủ chăn trẻ mới có đủ khả năng, tài lực, trí lực và nhất là đạo đức để loan báo Tin Mừng.
Truyền giáo còn đó nhiều nỗi lo : Lo về nơi thờ phượng cần được nhân rộng, lo về nhân sự được đào tạo sâu, lo về con chiên bổn đạo cần phải hiệp thông sâu xa với chủ chăn, lo về kiến thức Giáo Lý cũng như Tin Mừng cần phải được truyền bá sâu hơn rộng hơn ...
Xin Chúa Thánh Thần thổi luồng gió mới trên Giáo Hội Việt Nam để cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội được lan rộng và thu được nhiều lúa về cho Chủ Chăn như lòng Chúa mong muốn.
Khánh nhật truyền giáo 2014
Micae Bùi Thành Châu
Bàn chất, đặc tính, nhiệm vụ của Giáo Hội là truyền giáo.
Lời mời gọi của Chúa Giêsu : "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo" (Mc 16, 16) vẫn còn văng vẳng bên tai của Giáo Hội hơn 2000 năm qua.
Bước theo con đường Chúa Giêsu đã đi, từ các thánh tông đồ, hạt giống Lời Chúa ngày mỗi ngày được lan rộng khắp nơi.
Việt Nam, với gần 400 năm hạt giống cũng đã gieo rắc trên mọi nẻo đường. Từ những công khó của các cha Tây ngày xa xưa ấy mà hạt giống Tin Mừng cứ mọc và cứ trổ sinh hoa trái. Thế nhưng, ta cũng nên chăng nhìn lại một chút về nẻo đường truyền giáo, lối sống Tin Mừng để rút tỉa những kinh nghiệm, những bài học để ngày mỗi ngày làm cho Lời Chúa được phát triển thêm như lòng Chúa mong muốn.
Đứng trước những thực trạng của Giáo Hội, nhiều vị chủ chăn đã thao thức mà không còn là thao thức nữa mà là những lời đó đã được phát ra cùng với những hành động cụ thể.
Nhiều Thánh Lễ ở nhiều nơi, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm giám mục giáo phận Mỹ Tho khi còn ở giáo phận Sài Gòn đã không ngần ngại chia sẻ rằng : "Tôi dừng lại để nhìn chặng đường hơn 30 năm qua, Tổng Giáo phận phát triển rất mạnh, nhiều nhà thờ được xây mới, thậm chí nhiều nhà thờ trong một giáo hạt được xây mới. Thế nhưng, tất cả các nhà thờ đó được xây trên nền nhà thờ cũ chứ không phát triển thêm nhà thờ mới. Trong khi đó dân số tăng gấp nhiều lần nhưng số lượng nhà thờ không tăng. Tôi gợi lên cho anh chị em suy nghĩ nhỏ bé của mình để xin anh chị em thêm lời cầu nguyện cho gia đình Tổng giáo phận Sài Gòn của chúng ta ..."
Thao thức của Đức Cha Phêrô cũng chính là thao thức của Đức Hồng Y G.B, Đức Tổng Phaolô hiện tại và của nhiều vị chủ chăn và của cả đoàn chiên. Bởi lẽ thao thức đó nó ăn sâu vào tâm tư truyền giáo của mỗi Kitô hữu.
Mỗi lần có dịp đi ngang các khu chế xuất, các khu công nghiệp ven giáo phận Sài Gòn như Nhơn Trạch, Sóng Thần, khu đô thị mới phía đại lộ Đông - Tây... ta cảm thấy lòng buồn man mác bởi lẽ những nơi đó không có giáo đường, không có nơi để quy tụ anh chị em giáo dân di dân. Trong hàng ngàn hàng vạn người tìm cách mưu sinh đó có biết bao nhiêu người Công Giáo. Cũng thế, trong nhiều cao ốc, chung cư vùng ven cũng có biết bao nhiêu là anh chị em Công Giáo nhưng rồi ngay cả ngôi thánh đường để họ cần đến thờ phượng Chúa cũng khó khăn.
Nên chăng ta để ý đến những vùng ven, những khu chế xuất, khu công nghiệp ... chỉ cần ngôi nhà thờ đơn sơ, tiền chế để những ngày cuối tuần anh chị em di dân có nơi đến để sinh hoạt phụng vụ, để học hỏi Lời Chúa, để chia sẻ Lời Chúa ... Thiếu hẳn những nơi phụng vụ dành cho anh chị em di dân nghèo ở những vùng ven đô thành phố.
Ta chú tâm nhiều đến truyền giáo. Đúng nhưng theo tôi cũng đừng quên sứ mạng tái truyền giáo nơi những giáo xứ lâu năm.
Vì kế sinh nhai, vì hoàn cảnh của gia đình và của cả xã hội, nhiều gia đình đã phai dần với những sinh hoạt của xứ nhà ... và tìm đến xứ nào đó và có thể bỏ luôn vì mặc cảm, vì sự thiếu quan tâm của cha xứ, thiếu sự cộng tác giữa hai bên. Nếu ta can đảm ngồi lại thống kê ở những giáo xứ hiện tại, ta sẽ thấy con số không nhỏ giáo dân không còn tha thiết với xứ nhà. Có khi là sự hiểu lầm, có khi là sự giận hờn không đáng có giữa cha xứ và con chiên, có khi là vì lý do này lý do nọ để rồi con chiên tản mác khắp nơi.
Vấn đề lớn nữa mà tôi cảm nhận theo cái cảm của cá nhân là về Giáo Lý, về Lời Chúa, về những giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, về những thông tin trong Giáo Hội, giáo phận, giáo xứ ... dường như bị bỏ ngõ ...
Có một số cha lên tòa giảng dành quá nhiều thời gian cho bài giảng ... cũng chỉ vì ngài không soạn sẵn và không tìm được ... bãi đáp.
Giáo dân phần bận bịu với công việc, phần mệt mỏi với cuộc sống ... đến với Chúa lẽ ra nhận được những bài chia sẻ có thể là ngắn gọn nhưng đủ ý đủ nghĩa của bài Tin Mừng thì lại nhận được những bài giảng ... không hề soạn hay trèo lên mạng lấy của người khác. Vì bài giảng dài, đơn điệu để rồi họ đến với Thánh lễ cho qua lần qua lượt chứ không cảm nhận được niềm vui của Tin Mừng.
Nếu như bài giảng có ý nghĩa, bố cục và sinh động thì giáo dân dễ nhớ và dễ đem bài Tin Mừng đó sống sau Thánh Lễ. Linh mục phải chú tâm bài giảng để giáo dân biến cuộc sống của mình thành Thánh Lễ nối dài ...
Tôi không có ý chê trách hay phản bác ai nhưng nhìn thấy thực trạng của Giáo Hội không khỏi chạnh lòng.
Nên chăng ngồi lại với nhau để nâng dậy đời sống của Giáo Hội. Cần chấn chỉnh ngay từ những ngày còn ở ghế nhà trường, ở môi trường đào tạo. Có như thế, các vị chủ chăn trẻ mới có đủ khả năng, tài lực, trí lực và nhất là đạo đức để loan báo Tin Mừng.
Truyền giáo còn đó nhiều nỗi lo : Lo về nơi thờ phượng cần được nhân rộng, lo về nhân sự được đào tạo sâu, lo về con chiên bổn đạo cần phải hiệp thông sâu xa với chủ chăn, lo về kiến thức Giáo Lý cũng như Tin Mừng cần phải được truyền bá sâu hơn rộng hơn ...
Xin Chúa Thánh Thần thổi luồng gió mới trên Giáo Hội Việt Nam để cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội được lan rộng và thu được nhiều lúa về cho Chủ Chăn như lòng Chúa mong muốn.
Khánh nhật truyền giáo 2014
Micae Bùi Thành Châu
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Trong Nắng Mới
Nguyễn Đức Cung
21:13 19/10/2014
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Thân tâm an lạc tìm đâu?
-Nhìn tia nắng mới đậu đầu cánh hoa.
(nđc)