Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật 29 Quanh Năm 21/10/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
01:45 20/10/2018
Bài Ðọc I: Is 53, 10-11
"Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ thấy một dòng dõi trường tồn".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Chúa đã muốn hành hạ người trong đau khổ. Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ thấy một dòng dõi trường tồn, và nhờ người, ý định của Chúa sẽ thành tựu. Nhờ nỗi khổ tâm của người, người sẽ thấy và sẽ được thoả mãn. Nhờ sự thông biết, tôi tớ công chính của Ta sẽ công chính hoá nhiều người, sẽ gánh lấy những tội ác của họ.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 32, 4-5. 18-19. 20 và 22
Ðáp: Lạy Chúa, xin đổ lòng từ bi xuống trên chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài (c. 22).
Xướng:
1) Vì lời Chúa là lời chân chính,
bao việc Chúa làm đều đáng cậy tin.
Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực,
địa cầu đầy ân sủng của Chúa.
2) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Ngài,
nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Ngài,
để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết,
và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn.
3) Linh hồn chúng con mong đợi Chúa,
chính Ngài là Ðấng phù trợ và che chở chúng con.
Lạy Chúa, xin đổ lòng từ bi xuống trên chúng con,
theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài.
Bài Ðọc II: Dt 4, 14-16
"Chúng ta hãy cậy trông vững vàng mà tiến đến trước toà ân sủng".
Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, chúng ta có một Thượng tế cao cả đã đi qua các tầng trời, là Ðức Giêsu, Con Thiên Chúa, nên chúng ta hãy giữ vững việc tuyên xưng đức tin của chúng ta. Vì chưng, không phải chúng ta có vị Thượng tế không thể cảm thông sự yếu đuối của chúng ta, trái lại, Người đã từng chịu thử thách bằng mọi cách như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Vậy chúng ta hãy cậy trông vững vàng mà tiến đến trước toà ân sủng, ngõ hầu lãnh nhận lòng từ bi và tìm kiếm ân sủng để gặp được ơn phù trợ kịp thời.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: 1 Sm 3, 9
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 10, 35-45 (bài dài)
"Con Người đến để ban mạng sống Mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Giacôbê và Gioan con ông Giêbêđê đến gần Chúa Giêsu và thưa Người rằng: "Lạy Thầy, chúng con muốn Thầy ban cho chúng con điều chúng con sắp xin Thầy". Người hỏi: "Các con muốn Thầy làm gì cho các con?" Các ông thưa: "Xin cho chúng con một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong vinh quang của Thầy". Chúa Giêsu bảo: "Các con không biết các con xin gì. Các con có thể uống chén Thầy sắp uống và chịu cùng một phép rửa Thầy sắp chịu không?" Các ông đáp: "Thưa được". Chúa Giêsu bảo: "Chén Thầy uống, các con cũng sẽ uống, và phép rửa Thầy sắp chịu, các con cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì không thuộc quyền Thầy ban, nhưng là dành cho những ai đã được chỉ định".
Mười môn đệ kia nghe chuyện đó liền bực tức với Giacôbê và Gioan. Chúa Giêsu gọi các ông lại gần mà bảo: "Các con biết rằng những người được coi là lãnh tụ các nước, thì sai khiến dân chúng như ông chủ, và những người làm lớn thì lấy uy quyền mà trị dân. Còn các con không như thế. Trái lại, ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em. Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, thì hãy tự làm nô lệ cho mọi người. Vì chính Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người".
Ðó là lời Chúa.
"Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ thấy một dòng dõi trường tồn".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Chúa đã muốn hành hạ người trong đau khổ. Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ thấy một dòng dõi trường tồn, và nhờ người, ý định của Chúa sẽ thành tựu. Nhờ nỗi khổ tâm của người, người sẽ thấy và sẽ được thoả mãn. Nhờ sự thông biết, tôi tớ công chính của Ta sẽ công chính hoá nhiều người, sẽ gánh lấy những tội ác của họ.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 32, 4-5. 18-19. 20 và 22
Ðáp: Lạy Chúa, xin đổ lòng từ bi xuống trên chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài (c. 22).
Xướng:
1) Vì lời Chúa là lời chân chính,
bao việc Chúa làm đều đáng cậy tin.
Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực,
địa cầu đầy ân sủng của Chúa.
2) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Ngài,
nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Ngài,
để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết,
và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn.
3) Linh hồn chúng con mong đợi Chúa,
chính Ngài là Ðấng phù trợ và che chở chúng con.
Lạy Chúa, xin đổ lòng từ bi xuống trên chúng con,
theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài.
Bài Ðọc II: Dt 4, 14-16
"Chúng ta hãy cậy trông vững vàng mà tiến đến trước toà ân sủng".
Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, chúng ta có một Thượng tế cao cả đã đi qua các tầng trời, là Ðức Giêsu, Con Thiên Chúa, nên chúng ta hãy giữ vững việc tuyên xưng đức tin của chúng ta. Vì chưng, không phải chúng ta có vị Thượng tế không thể cảm thông sự yếu đuối của chúng ta, trái lại, Người đã từng chịu thử thách bằng mọi cách như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Vậy chúng ta hãy cậy trông vững vàng mà tiến đến trước toà ân sủng, ngõ hầu lãnh nhận lòng từ bi và tìm kiếm ân sủng để gặp được ơn phù trợ kịp thời.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: 1 Sm 3, 9
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 10, 35-45 (bài dài)
"Con Người đến để ban mạng sống Mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Giacôbê và Gioan con ông Giêbêđê đến gần Chúa Giêsu và thưa Người rằng: "Lạy Thầy, chúng con muốn Thầy ban cho chúng con điều chúng con sắp xin Thầy". Người hỏi: "Các con muốn Thầy làm gì cho các con?" Các ông thưa: "Xin cho chúng con một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong vinh quang của Thầy". Chúa Giêsu bảo: "Các con không biết các con xin gì. Các con có thể uống chén Thầy sắp uống và chịu cùng một phép rửa Thầy sắp chịu không?" Các ông đáp: "Thưa được". Chúa Giêsu bảo: "Chén Thầy uống, các con cũng sẽ uống, và phép rửa Thầy sắp chịu, các con cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì không thuộc quyền Thầy ban, nhưng là dành cho những ai đã được chỉ định".
Mười môn đệ kia nghe chuyện đó liền bực tức với Giacôbê và Gioan. Chúa Giêsu gọi các ông lại gần mà bảo: "Các con biết rằng những người được coi là lãnh tụ các nước, thì sai khiến dân chúng như ông chủ, và những người làm lớn thì lấy uy quyền mà trị dân. Còn các con không như thế. Trái lại, ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em. Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, thì hãy tự làm nô lệ cho mọi người. Vì chính Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người".
Ðó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:19 20/10/2018
11. ĐI CỬA SAU
Một người bạn tìm được Tô Đông Pha đang làm quan ở triều đình, nói với ông ta xin cho mình làm quan. Tô Đông Pha bèn kể một câu chuyện:
- “Có một tên đào mả trộm, một đêm nọ đi đào một cái mộ, thì thấy một người thân đầy hào quang đang ngồi nói với hắn: ta là Vương Dương Tôn của Hán triều, là người chủ trương chôn phần dưới loả thể nên không có gì để cho ngươi.”
Tên trộm ấy lại đi đào cái mộ khác, bên trong là một hoàng đế đang ngồi, nói: “Ta là Hán Văn đế, theo lời ta di chúc thì chỉ chôn theo ta một vài cái bình vài cái hộp, đối với ngươi thì có gì là hữu dụng chứ ?”
Tên trộm không cam tâm, bèn đào thêm cái mộ khác, bên trong là một người khô queo, có sinh khí mà không có lực, nói: “Ta là Bá Di chết đói ở núi Thú Dương, nên không có gì để tiếp tế cho ngươi.”
Tên trộm thở dài một hơi, lại muốn đào thêm cái mộ kế bên, Bá Di nói: “Đó là mộ em của ta tên là Thúc Tế, cũng giống như ta vậy.”
Người bạn ấy nghe xong câu chuyện, biết điều liền cáo từ.
(Hài ngữ)
Suy tư 11:
Trong cuộc sống, con người ta thường có những quan hệ với nhau: quan hệ huyết tộc, quan hệ họ hàng xa họ hàng gần, quan hệ làm ăn, quan hệ bạn bè, quan hệ đồng hương, quan hệ họ hàng linh tông.v.v...
Người đời dựa vào quan hệ họ hàng bạn bè của nhau để xin xỏ này nọ, mà không nghỉ đến năng lực cá nhân mình có thể làm được không, họ cũng không nghĩ đến người mà mình có quan hệ họ hàng ấy, bạn bè ấy có nỗi khổ tâm của họ...
Giữa người Ki-tô hữu với nhau có một quan hệ rất thần thiêng, đó là quan hệ trong đức tin nhờ bí tích Rửa Tội, mối quan hệ này làm cho họ trở nên gần gũi nhau hơn trong lời cầu nguyện, trong việc bác ái, trong công tác phục vụ và trong cuộc sống đời thường.
Thiên Chúa là tình yêu, tình yêu này được nối dài với nhân loại qua Đức Ki-tô, và nhờ sự quan hệ này mà nhân loại chúng ta được ơn cứu độ của Thiên Chúa, cho nên, dù bất cứ đi đâu, ở đâu, làm gì, nếu ở đó có người Ki-tô hữu là trong tâm hồn của chúng ta dấy lên một sự an ủi và cảm thấy gần gủi, bởi vì chúng ta gặp được người anh em chị em của mình trong Đức Ki-tô, đó không phải là mối quan hệ thần thánh hay sao ?
Đức Chúa Giê-su muốn mỗi người Ki-tô hữu đem mối quan hệ này trãi rộng ra trong cuộc sống với tất cả mọi người bất kể lương giáo, bởi vì qua thấy sự quan hệ thân tình này mà người ta nhận ra được Chúa đang ở trong chúng ta.
Đó cũng là một cách truyền giáo vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một người bạn tìm được Tô Đông Pha đang làm quan ở triều đình, nói với ông ta xin cho mình làm quan. Tô Đông Pha bèn kể một câu chuyện:
- “Có một tên đào mả trộm, một đêm nọ đi đào một cái mộ, thì thấy một người thân đầy hào quang đang ngồi nói với hắn: ta là Vương Dương Tôn của Hán triều, là người chủ trương chôn phần dưới loả thể nên không có gì để cho ngươi.”
Tên trộm ấy lại đi đào cái mộ khác, bên trong là một hoàng đế đang ngồi, nói: “Ta là Hán Văn đế, theo lời ta di chúc thì chỉ chôn theo ta một vài cái bình vài cái hộp, đối với ngươi thì có gì là hữu dụng chứ ?”
Tên trộm không cam tâm, bèn đào thêm cái mộ khác, bên trong là một người khô queo, có sinh khí mà không có lực, nói: “Ta là Bá Di chết đói ở núi Thú Dương, nên không có gì để tiếp tế cho ngươi.”
Tên trộm thở dài một hơi, lại muốn đào thêm cái mộ kế bên, Bá Di nói: “Đó là mộ em của ta tên là Thúc Tế, cũng giống như ta vậy.”
Người bạn ấy nghe xong câu chuyện, biết điều liền cáo từ.
(Hài ngữ)
Suy tư 11:
Trong cuộc sống, con người ta thường có những quan hệ với nhau: quan hệ huyết tộc, quan hệ họ hàng xa họ hàng gần, quan hệ làm ăn, quan hệ bạn bè, quan hệ đồng hương, quan hệ họ hàng linh tông.v.v...
Người đời dựa vào quan hệ họ hàng bạn bè của nhau để xin xỏ này nọ, mà không nghỉ đến năng lực cá nhân mình có thể làm được không, họ cũng không nghĩ đến người mà mình có quan hệ họ hàng ấy, bạn bè ấy có nỗi khổ tâm của họ...
Giữa người Ki-tô hữu với nhau có một quan hệ rất thần thiêng, đó là quan hệ trong đức tin nhờ bí tích Rửa Tội, mối quan hệ này làm cho họ trở nên gần gũi nhau hơn trong lời cầu nguyện, trong việc bác ái, trong công tác phục vụ và trong cuộc sống đời thường.
Thiên Chúa là tình yêu, tình yêu này được nối dài với nhân loại qua Đức Ki-tô, và nhờ sự quan hệ này mà nhân loại chúng ta được ơn cứu độ của Thiên Chúa, cho nên, dù bất cứ đi đâu, ở đâu, làm gì, nếu ở đó có người Ki-tô hữu là trong tâm hồn của chúng ta dấy lên một sự an ủi và cảm thấy gần gủi, bởi vì chúng ta gặp được người anh em chị em của mình trong Đức Ki-tô, đó không phải là mối quan hệ thần thánh hay sao ?
Đức Chúa Giê-su muốn mỗi người Ki-tô hữu đem mối quan hệ này trãi rộng ra trong cuộc sống với tất cả mọi người bất kể lương giáo, bởi vì qua thấy sự quan hệ thân tình này mà người ta nhận ra được Chúa đang ở trong chúng ta.
Đó cũng là một cách truyền giáo vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa nhật truyền giáo
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:20 20/10/2018
Chúa Nhật LỄ TRUYỀN GIÁO
Tin mừng : Mt 28, 16-20.
“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.”
Bạn thân mến,
Mỗi năm một lần, Giáo Hội –trong ngày lễ truyền giáo- đã long trọng nhắc nhở chúng ta về vai trò và bổn phận của người Ki-tô hữu trong cuộc sống ở trần gian, đó là sống và làm chứng nhân cho Tin Mừng, tức là truyền giáo. Truyền giáo tức là đem cái mình đã tin, đã cảm nghiệm và đã sống cho người khác cùng tin, cùng cảm nghiệm, và cùng sống như chúng ta vậy.
Truyền giáo ở đâu ? Thưa, ở đâu có mặt chúng ta thì ở đó chính là địa điểm truyền giáo của mình, nhưng có ba nơi mà bạn và tôi cũng như những người Ki-tô hữu khác cần phải làm chứng cho Tin Mừng.
1. Tôi thường nhắc nhở giáo dân rằng gia đình là nơi truyền giáo đầu tiên của người Ki-tô hữu, họ cười và nói rằng gia đình của mình toàn là đạo gốc, ai cũng có đạo hết, truyền giáo làm gì nữa ! Vâng, gia đình toàn là người có đạo, nhưng cuộc sống của mỗi người trong gia đình chưa chắc là cuộc sống của người có đạo: ông bố thì cả ngày say lè nhè, bà mẹ thì buồn bực hết la rầy con cái đến mắng chồng, thế là gia đình mất đi cái hạnh phúc thuở ban đầu mới cưới nhau; hoặc là bố mẹ thì siêng năng đi lễ đọc kinh, làm việc lành, nhưng con cái thì sống như những người vô đạo, có đứa thì lấy chồng lấy vợ không theo phép đạo, có đứa thì bỏ nhà đi bụi, có đứa thì không đến nhà thờ.v.v...Cha mẹ có trách nhiệm truyền giáo cho con cái bằng những gương lành gương tốt, con cái truyền giáo cho cha mẹ bằng sự vâng lời, chăm chỉ học hành vì lòng yêu mến Thiên Chúa.
2. Địa điểm thứ hai mà chúng ta phải truyền giáo là giáo xứ của chúng ta, trong giáo xứ có cha sở, cha phó, ban đại diện giáo dân và giáo dân, tất cả tập hợp lại thành một cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa, tuy nhiên không phải tất cả mọi giáo dân đều trở thành người gương mẫu, không phải tất cả giáo dân đều là con cái ngoan của Thiên Chúa và của Giáo Hội !
Có những giáo dân vì bất mãn một ai đó mà không đến nhà thờ hoặc không tham dự các sinh hoạt chung ở giáo xứ, chúng ta phải truyền giáo cho họ; có những giáo dân chỉ có tên trong sổ Rửa Tội, nhưng cuộc sống của họ thì giống như họ không phải là người Công Giáo; có những giáo dân thích chia rẻ người này với người nọ trong giáo xứ.v.v…tất cả những thực trạng ấy, cũng để cho bạn và tôi quan tâm và cầu nguyện, cũng có nghĩa là chúng ta phải truyền giáo cho giáo xứ của chúng ta.
Cha sở và cha phó có trách nhiệm làm gương lành gương tốt cho giáo dân noi theo, bởi vì giáo dân đều nhìn vào cách sống của các linh mục để bắt chước các ngài; mỗi giáo dân đều có bổn phận truyền giáo cho nhau bằng chính đời sống phục vụ và yêu thương tha nhân...
3. Nơi thứ ba mà chúng ta phải truyền giáo là công sở, công ty, trường học, chợ búa hoặc là nơi nào có sự hiện diện của bạn và tôi hoặc người Ki-tô hữu.
Khi mà trong gia đình và nơi giáo xứ chúng ta đã làm tốt bổn phận của người Ki-tô hữu, thì tinh thần truyền giáo này cũng đi theo chúng ta đến những nơi mà bạn và tôi đến để làm việc, học hành, buôn bán, trong tất cả những nơi ấy, chúng ta đều trở nên những nhà truyền giáo sống động và nhiệt tình, bằng những việc làm cụ thể đơn giản và rất đời thường như một cái bắt tay với nụ cười tươi, như chu toàn bổn phận được giáo phó, như sống hòa nhã với mọi người.v.v...tất cả đều thấm nhuần tinh thần bác ái của Phúc Âm, thế là người ta dần dần nhận ra khuôn mặt của Đức Chúa Giê-su nơi chúng ta rồi vậy.
Bạn thân mến,
Mệnh lệnh truyền giáo của Đức Chúa Giê-su không những cho các tông đồ mà thôi, nhưng còn cho tất cả những ai đã được lãnh nhận bí tích Rửa Tội trở thành con cái của Thiên Chúa.
Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, ngày hôm nay bạn và tôi nên tự hỏi mình: cuộc đời tôi có bao nhiêu lần làm chứng nhân cho Đức Chúa Giê-su , và có bao nhiêu lần tôi đã bỏ qua cơ hội làm chứng cho Đức Chúa Giê-su, cho đức tin mà tôi đã tin theo ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng : Mt 28, 16-20.
“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.”
Bạn thân mến,
Mỗi năm một lần, Giáo Hội –trong ngày lễ truyền giáo- đã long trọng nhắc nhở chúng ta về vai trò và bổn phận của người Ki-tô hữu trong cuộc sống ở trần gian, đó là sống và làm chứng nhân cho Tin Mừng, tức là truyền giáo. Truyền giáo tức là đem cái mình đã tin, đã cảm nghiệm và đã sống cho người khác cùng tin, cùng cảm nghiệm, và cùng sống như chúng ta vậy.
Truyền giáo ở đâu ? Thưa, ở đâu có mặt chúng ta thì ở đó chính là địa điểm truyền giáo của mình, nhưng có ba nơi mà bạn và tôi cũng như những người Ki-tô hữu khác cần phải làm chứng cho Tin Mừng.
1. Tôi thường nhắc nhở giáo dân rằng gia đình là nơi truyền giáo đầu tiên của người Ki-tô hữu, họ cười và nói rằng gia đình của mình toàn là đạo gốc, ai cũng có đạo hết, truyền giáo làm gì nữa ! Vâng, gia đình toàn là người có đạo, nhưng cuộc sống của mỗi người trong gia đình chưa chắc là cuộc sống của người có đạo: ông bố thì cả ngày say lè nhè, bà mẹ thì buồn bực hết la rầy con cái đến mắng chồng, thế là gia đình mất đi cái hạnh phúc thuở ban đầu mới cưới nhau; hoặc là bố mẹ thì siêng năng đi lễ đọc kinh, làm việc lành, nhưng con cái thì sống như những người vô đạo, có đứa thì lấy chồng lấy vợ không theo phép đạo, có đứa thì bỏ nhà đi bụi, có đứa thì không đến nhà thờ.v.v...Cha mẹ có trách nhiệm truyền giáo cho con cái bằng những gương lành gương tốt, con cái truyền giáo cho cha mẹ bằng sự vâng lời, chăm chỉ học hành vì lòng yêu mến Thiên Chúa.
2. Địa điểm thứ hai mà chúng ta phải truyền giáo là giáo xứ của chúng ta, trong giáo xứ có cha sở, cha phó, ban đại diện giáo dân và giáo dân, tất cả tập hợp lại thành một cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa, tuy nhiên không phải tất cả mọi giáo dân đều trở thành người gương mẫu, không phải tất cả giáo dân đều là con cái ngoan của Thiên Chúa và của Giáo Hội !
Có những giáo dân vì bất mãn một ai đó mà không đến nhà thờ hoặc không tham dự các sinh hoạt chung ở giáo xứ, chúng ta phải truyền giáo cho họ; có những giáo dân chỉ có tên trong sổ Rửa Tội, nhưng cuộc sống của họ thì giống như họ không phải là người Công Giáo; có những giáo dân thích chia rẻ người này với người nọ trong giáo xứ.v.v…tất cả những thực trạng ấy, cũng để cho bạn và tôi quan tâm và cầu nguyện, cũng có nghĩa là chúng ta phải truyền giáo cho giáo xứ của chúng ta.
Cha sở và cha phó có trách nhiệm làm gương lành gương tốt cho giáo dân noi theo, bởi vì giáo dân đều nhìn vào cách sống của các linh mục để bắt chước các ngài; mỗi giáo dân đều có bổn phận truyền giáo cho nhau bằng chính đời sống phục vụ và yêu thương tha nhân...
3. Nơi thứ ba mà chúng ta phải truyền giáo là công sở, công ty, trường học, chợ búa hoặc là nơi nào có sự hiện diện của bạn và tôi hoặc người Ki-tô hữu.
Khi mà trong gia đình và nơi giáo xứ chúng ta đã làm tốt bổn phận của người Ki-tô hữu, thì tinh thần truyền giáo này cũng đi theo chúng ta đến những nơi mà bạn và tôi đến để làm việc, học hành, buôn bán, trong tất cả những nơi ấy, chúng ta đều trở nên những nhà truyền giáo sống động và nhiệt tình, bằng những việc làm cụ thể đơn giản và rất đời thường như một cái bắt tay với nụ cười tươi, như chu toàn bổn phận được giáo phó, như sống hòa nhã với mọi người.v.v...tất cả đều thấm nhuần tinh thần bác ái của Phúc Âm, thế là người ta dần dần nhận ra khuôn mặt của Đức Chúa Giê-su nơi chúng ta rồi vậy.
Bạn thân mến,
Mệnh lệnh truyền giáo của Đức Chúa Giê-su không những cho các tông đồ mà thôi, nhưng còn cho tất cả những ai đã được lãnh nhận bí tích Rửa Tội trở thành con cái của Thiên Chúa.
Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, ngày hôm nay bạn và tôi nên tự hỏi mình: cuộc đời tôi có bao nhiêu lần làm chứng nhân cho Đức Chúa Giê-su , và có bao nhiêu lần tôi đã bỏ qua cơ hội làm chứng cho Đức Chúa Giê-su, cho đức tin mà tôi đã tin theo ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 29 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:24 20/10/2018
Chúa Nhật 29 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mc 10, 35-45
“Con Người đến để hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”.
Bạn thân mến,
Có nhiều người chê trách hai anh em ông Giacôbê và Gioan khi họ xin được ngồi hai bên tả hữu của Đức Chúa Giê-su , bởi vì các ông chưa làm được việc gì mà đã xin xỏ, cũng đúng thôi, vì theo quan niệm của người đời là phải có làm mới có ăn, có làm mới có hưởng, có làm mới có quyền lợi.
Nhưng nhìn xa hơn một chút nữa, cái nhìn của người có tâm hồn bao dung và cởi mở, thì hai anh em tông đồ này đã rất thành thật và can đảm khi nói lên ý nghĩ của mình là xin cho được ngồi hai bên cạnh Chúa. Các ngài đã nhìn thấy được tấm lòng bao dung của Đức Chúa Giê-su –thầy của mình- và Đức Chúa Giê-su không phải là một ông chủ keo kiệt hay một ông vua hà khắc, nhưng Ngài là một vị thầy rất nhân từ và hiểu rất rõ tâm hồn của các môn đệ nên Ngài không trách mắng, không chê trách và không nạt nộ vì lời xin ấy, nhưng Ngài rất tế nhị hỏi các môn đệ có uống được chén đắng của Ngài không, và hai ông đã trả lời không ấp úng : “Thưa được”, thì cũng chứng tỏ các ông là người dám đi theo và dám chết với Thầy của mình, và quả thật là như thế, nên các ngài rất đáng được Chúa thưởng công...
Có rất nhiều lần bạn và tôi đã làm để được thưởng công, làm để được tiếng khen, làm để được lòng cấp trên, nhưng tâm hồn thì không hoàn toàn yêu thích công việc, không thích bề trên, không thích ông chủ của mình; trước mặt mọi người bạn và tôi làm tốt, nhưng sau lưng họ thì hết chửi người này, nói xấu người kia, chúng ta chưa thành thật với mình và với anh em, và chúng ta cũng chưa có can đảm như hai anh em thánh Giacôbê và Gioan tông đồ đã thành thật nói lên ý muốn của mình, dù ý muốn ấy không phù hợp, bởi vì các ngài đã tin tưởng vào Thầy của mình là Đấng khoan dung và yêu thương.
Có rất nhiều lần bạn và tôi nạt nộ người dưới quyền vì họ xin quyền lợi; có rất nhiều lần bạn và tôi nạt nộ to tiếng với giáo dân vì họ xin xưng tội ngoài giờ quy định; và có rất nhiều lần chúng ta đuổi người giúp việc ra khỏi phòng, vì họ đã làm chúng ta giận dữ khi xin cho thằng con trai có thành tích bất hảo vào ban ca đoàn của giáo xứ.
Tại sao bạn và tôi giận dữ, tại sao bạn và tôi nạt nộ ? Thưa tại vì chúng ta chưa có tâm hồn bao dung và yêu thương, tại vì chúng ta chưa có tâm hồn biết thông cảm cho mỗi hoàn cảnh, và nhất là vì chúng ta chưa học được mơi Đức Chúa Giê-su vị Thầy hiền lành và rất khiêm tốn.
Người dưới quyền xin quyền lợi vì họ cảm thấy đáng được, người giáo dân xin xưng tội ngoài giờ quy định vì họ thấy lương tâm cắn rứt không bình an, người giúp việc xin cho con vào ca đoàn vì ông thấy vào ca đoàn có thể cảm hoá được con người của nó... tất cả mọi lời cầu xin đều có lí do của nó, phần chúng ta –những người có quyền- hãy học nơi Đức Chúa Giê-su: bao dung và yêu thương.
Bạn thân mến,
Không những chỉ có hai anh em thánh Giacôbê và Gioan là xin xỏ Chúa mà thôi, mà ngay cả bạn và tôi nữa, chúng ta đã rất nhiều lần xin xỏ Chúa điều này điều nọ nhưng không làm việc, hoặc có làm thì chỉ để được tiếng tăm. Đức Chúa Giê-su chỉ muốn chúng ta chia sẻ với Ngài chén đắng, tức là những hi sinh, những hiểu lầm và những đau khổ, còn những việc khác Ngài sẽ bù cho sau.Xin xỏ với Chúa không có gì đáng xấu hổ cả, bởi vì chúng ta là con cái của Ngài, con cái mà xấu hổ khi xin xỏ với cha mẹ là làm nhục cha mẹ, là không tin tưởng và phụ lòng yêu thương của các ngài...
Cứ đơn sơ mà cầu xin với Chúa, và vui vẻ vâng phục khi được Chúa ban ơn lành hay gởi thánh giá cho chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng : Mc 10, 35-45
“Con Người đến để hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”.
Bạn thân mến,
Có nhiều người chê trách hai anh em ông Giacôbê và Gioan khi họ xin được ngồi hai bên tả hữu của Đức Chúa Giê-su , bởi vì các ông chưa làm được việc gì mà đã xin xỏ, cũng đúng thôi, vì theo quan niệm của người đời là phải có làm mới có ăn, có làm mới có hưởng, có làm mới có quyền lợi.
Nhưng nhìn xa hơn một chút nữa, cái nhìn của người có tâm hồn bao dung và cởi mở, thì hai anh em tông đồ này đã rất thành thật và can đảm khi nói lên ý nghĩ của mình là xin cho được ngồi hai bên cạnh Chúa. Các ngài đã nhìn thấy được tấm lòng bao dung của Đức Chúa Giê-su –thầy của mình- và Đức Chúa Giê-su không phải là một ông chủ keo kiệt hay một ông vua hà khắc, nhưng Ngài là một vị thầy rất nhân từ và hiểu rất rõ tâm hồn của các môn đệ nên Ngài không trách mắng, không chê trách và không nạt nộ vì lời xin ấy, nhưng Ngài rất tế nhị hỏi các môn đệ có uống được chén đắng của Ngài không, và hai ông đã trả lời không ấp úng : “Thưa được”, thì cũng chứng tỏ các ông là người dám đi theo và dám chết với Thầy của mình, và quả thật là như thế, nên các ngài rất đáng được Chúa thưởng công...
Có rất nhiều lần bạn và tôi đã làm để được thưởng công, làm để được tiếng khen, làm để được lòng cấp trên, nhưng tâm hồn thì không hoàn toàn yêu thích công việc, không thích bề trên, không thích ông chủ của mình; trước mặt mọi người bạn và tôi làm tốt, nhưng sau lưng họ thì hết chửi người này, nói xấu người kia, chúng ta chưa thành thật với mình và với anh em, và chúng ta cũng chưa có can đảm như hai anh em thánh Giacôbê và Gioan tông đồ đã thành thật nói lên ý muốn của mình, dù ý muốn ấy không phù hợp, bởi vì các ngài đã tin tưởng vào Thầy của mình là Đấng khoan dung và yêu thương.
Có rất nhiều lần bạn và tôi nạt nộ người dưới quyền vì họ xin quyền lợi; có rất nhiều lần bạn và tôi nạt nộ to tiếng với giáo dân vì họ xin xưng tội ngoài giờ quy định; và có rất nhiều lần chúng ta đuổi người giúp việc ra khỏi phòng, vì họ đã làm chúng ta giận dữ khi xin cho thằng con trai có thành tích bất hảo vào ban ca đoàn của giáo xứ.
Tại sao bạn và tôi giận dữ, tại sao bạn và tôi nạt nộ ? Thưa tại vì chúng ta chưa có tâm hồn bao dung và yêu thương, tại vì chúng ta chưa có tâm hồn biết thông cảm cho mỗi hoàn cảnh, và nhất là vì chúng ta chưa học được mơi Đức Chúa Giê-su vị Thầy hiền lành và rất khiêm tốn.
Người dưới quyền xin quyền lợi vì họ cảm thấy đáng được, người giáo dân xin xưng tội ngoài giờ quy định vì họ thấy lương tâm cắn rứt không bình an, người giúp việc xin cho con vào ca đoàn vì ông thấy vào ca đoàn có thể cảm hoá được con người của nó... tất cả mọi lời cầu xin đều có lí do của nó, phần chúng ta –những người có quyền- hãy học nơi Đức Chúa Giê-su: bao dung và yêu thương.
Bạn thân mến,
Không những chỉ có hai anh em thánh Giacôbê và Gioan là xin xỏ Chúa mà thôi, mà ngay cả bạn và tôi nữa, chúng ta đã rất nhiều lần xin xỏ Chúa điều này điều nọ nhưng không làm việc, hoặc có làm thì chỉ để được tiếng tăm. Đức Chúa Giê-su chỉ muốn chúng ta chia sẻ với Ngài chén đắng, tức là những hi sinh, những hiểu lầm và những đau khổ, còn những việc khác Ngài sẽ bù cho sau.Xin xỏ với Chúa không có gì đáng xấu hổ cả, bởi vì chúng ta là con cái của Ngài, con cái mà xấu hổ khi xin xỏ với cha mẹ là làm nhục cha mẹ, là không tin tưởng và phụ lòng yêu thương của các ngài...
Cứ đơn sơ mà cầu xin với Chúa, và vui vẻ vâng phục khi được Chúa ban ơn lành hay gởi thánh giá cho chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:27 20/10/2018
60. Anh nên trở thành tiểu thương hà tiện, nên tu sửa nội tâm trên các c ông việc.
(Thánh John Berchmans)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tham Vọng
Lm Vũdình Tường
20:12 20/10/2018
Con người luôn có tham vọng. Có những tham vọng tốt lành và bên cạnh đó còn có những tham vọng xấu xa, hèn hạ. Tham vọng tốt mang lại điều tốt cho mình và cho tha nhân; tham vọng xấu là những hành động quỉ quyệt chỉ mang lợi nhuận cho mình mà làm ngơ trước những đau khổ, thiệt hại do hành động thiếu công bằng, lỗi đức bác ái của mình gieo đau thương, thống khổ, thiệt hại và có khi thiệt mạng cho tha nhân.
Lời yêu cầu của hai anh em James and John, một mong được ngồi bên phải, một người bên trái, khi Đức Kitô vào nước của Ngài cho thấy rõ tham vọng của họ. Lời yêu cầu này gây nên tranh luận giữa các môn đệ Đức Kitô. Chính những tranh biện này cho thấy không phải chỉ có hai anh em mà còn có những người khác cũng thầm mong, vinh dự được cất nhắc. Không phải các ông yêu Đức Kitô đến độ luôn mong muốn ở cạnh Ngài mà chính là lối suy chưa thoát tục dẫn đến việc tranh giành quyền lãnh đạo trong nhóm. Chúng ta không rõ điều gì khiến các ông nghĩ là Thầy mình sẽ chiến thắng quân thù? Đức Kitô ba lần nói với các ông là Ngài sẽ bị bắt, bị tra tấn, đánh đòn và bị giết chết, sau ba ngày Ngài sẽ sống lại vinh quang- Mk 8,31; 9,31; 10,34. Các ông không chú tâm nhiều đến việc Thầy phải trải qua đau khổ cũng chẳng hiểu thấu điều sau ba ngày Thầy sống lại. Điều các ông tin tưởng là Thầy sẽ chiến thắng, chiến thắng bằng cách nào các ông không rõ nhưng vững tin Thầy sẽ thắng. Bởi tin thầy sẽ thắng nên các ông mới mong ngồi bên phải và trái trong nước của Ngài.
Có hai lối suy nghĩ trái nhgịch nhau trong sự việc. Đức Kitô thì luôn suy nghĩ về cái chết và đau khổ, cực hình Ngài sắp trải qua ( Mk 14,36) trong khi đó các môn đệ lại suy nghĩ về chỗ đứng trong nước của Đức Kitô. Đức Kitô mong Chúa Cha cất chén đắng đi nếu điều đó làm đẹp lòng Chúa Cha; các môn đệ lại mong Đức Kitô ban cho mình chỗ đứng quan trọng trong nước Chúa. Nghĩ đến cực hình sắp trải qua Đức Kitô lo lắng, bồn chồn, run sợ trong khi các môn đệ khi được hỏi có thể uống chén đắng không, các ông bởi không hiểu nên bằng lòng đón nhận. Điều này cho thấy chúng ta đôi khi cũng làm những quyết định quan trọng mù mờ trong cuộc sống. Chính quyết định, dù không hiểu chén đắng là gì nhưng vẫn đồng í, một lần nữa cho thấy các tông đồ không hiểu điều Đức Kitô giảng dậy. Quan trọng hơn nữa nó biểu hiện lối suy nghĩ chưa thoát tục còn rất mạnh trong lối suy nghĩ và cách sống của các ông.
Đức Kitô ban cho các ông một bài học quan trọng về lãnh đạo. Lãnh đạo theo đường hướng của Đức Kitô đòi hỏi hai điều kiện. Thứ nhất là khiêm nhường và thứ hai là tiên phong trong phục vụ. Khiêm nhường trong lời nói và việc làm trở nên quan trọng và cần thiết. Đức Kitô cho biết phường vô đạo tranh nhau chức tước để được hầu hạ. Họ đối xử với nhau bằng quyền lực. Anh em không được như thế nhưng phải khiêm nhường, đối xử với nhau bằng lòng mến. Phục vụ tha nhân là dấu chỉ người lãnh đạo tốt Mk 10,43.
Vĩ đại không được đánh giá bằng chức tước mà được đánh giá bằng phương cách phục vụ. Phục vụ chân thành, với tất cả tấm lòng mến công việc và yêu người mình phục vụ, chính điều đó làm cho mình trở nên vĩ đại. Vĩ nhân trong xã hội được đo lường bằng quyền lực, của cải vật chất; vĩ nhân trong nước Chúa được cân đo bằng tình cảm chân lành, lòng mến thiết tha, phong cách phục vụ. Đức Kitô dậy môn đệ về lí thuyết phục vụ và thực hành điều đó trong chính cuộc sống Ngài. Ngài rửa chân cho các ông, Ngài chết thay cho các ông 'hãy để cho những người này đi' Ngài nói với bọn lính đến bắt Ngài. Ta đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ là châm ngôn trong cách Ngài ứng xử với tha nhân.
Chúng ta xin ơn khôn ngoan biết sống phục vụ tha nhân, tránh lối sống ích kỉ phục vụ lợi ích riêng mình.
TiengChuong.org
Ambition
We all have ambitions. Not all ambitions are good: some are good and others are selfish. There is a valuable lesson we can learn from the two brothers: James and John in today's reading. The brothers wanted favoured positions: one sat on Jesus' right and one sat on Jesus' left when Jesus entered his kingdom. The arguments amongst other Apostles told us that they were all sharing the same dream about sitting next to Jesus in his kingdom. The ideas was not that they loved Jesus as much that they wanted to be seated next to him but it was more about the worldly way of thinking. What made them believed that their Master, Jesus, who would win over his opponents when Jesus himself three times told them about the suffering and death he must endure? We don't know. They heard Jesus talked about the suffering and pain he had to go through and probably had focused upon that
'After three days to rise again' Mark 8:31, 9:31, 10:34.
They placed their confidence in Jesus' victory. In the mind of their Master, Jesus who was thinking of his trial, suffering, death, and resurrection while in contrast, in the minds of his apostles they were thinking more about the glory and power and the victory of Jesus. They didn't understand what they were asking for and what a “rising from the dead” meant. Mk 9,10. They underestimated the meanings of the “cup” of suffering and death Jesus must drink. The cup that Jesus was frightened of, every time he talked about it and they answered Jesus that they could take that cup. Jesus was afraid and even asked the Father to remove it for him if it pleased the Father but Jesus would obey the will of the Father as his first choice (14:36)
In correcting the apostles' ambitions Jesus told them that greatness in God's eyes was quite different from the way the world understood.
'Among the pagans their so called rulers lord it over them, and their great men make their authority felt. This is not happen among you. No, anyone who wants to become great among you must be your servant' Mk 10,43-44.
Greatness in God's eyes was defined by providing service for others. Greatness in God's eyes was measured in service, in dedicating our times, gifts and talents for the sake of others. The way of the world tends to define greatness in terms of power, privilege recognition. What makes us great is our ability to invest our lives for the welfare of others. Jesus talked not just about greatness but he himself showed it to them by serving them and died for others. Through his death and resurrection Jesus frees those who follow his way from evil power and from selfish ambitions and restored them from harm to God's love and mercy. The death and resurrection of Jesus gives people a choice from a social and political power that human beings employ to control each other. It further delivers us from the power of darkness and sin that enslaves the world and to embrace God's purposes (1:23-24; 3:27). And finally his resurrection had defeated the power of death itself to give us eternal life.
'Jesus came not to be served but to serve' and that is the model for us all to learn from.
Lời yêu cầu của hai anh em James and John, một mong được ngồi bên phải, một người bên trái, khi Đức Kitô vào nước của Ngài cho thấy rõ tham vọng của họ. Lời yêu cầu này gây nên tranh luận giữa các môn đệ Đức Kitô. Chính những tranh biện này cho thấy không phải chỉ có hai anh em mà còn có những người khác cũng thầm mong, vinh dự được cất nhắc. Không phải các ông yêu Đức Kitô đến độ luôn mong muốn ở cạnh Ngài mà chính là lối suy chưa thoát tục dẫn đến việc tranh giành quyền lãnh đạo trong nhóm. Chúng ta không rõ điều gì khiến các ông nghĩ là Thầy mình sẽ chiến thắng quân thù? Đức Kitô ba lần nói với các ông là Ngài sẽ bị bắt, bị tra tấn, đánh đòn và bị giết chết, sau ba ngày Ngài sẽ sống lại vinh quang- Mk 8,31; 9,31; 10,34. Các ông không chú tâm nhiều đến việc Thầy phải trải qua đau khổ cũng chẳng hiểu thấu điều sau ba ngày Thầy sống lại. Điều các ông tin tưởng là Thầy sẽ chiến thắng, chiến thắng bằng cách nào các ông không rõ nhưng vững tin Thầy sẽ thắng. Bởi tin thầy sẽ thắng nên các ông mới mong ngồi bên phải và trái trong nước của Ngài.
Có hai lối suy nghĩ trái nhgịch nhau trong sự việc. Đức Kitô thì luôn suy nghĩ về cái chết và đau khổ, cực hình Ngài sắp trải qua ( Mk 14,36) trong khi đó các môn đệ lại suy nghĩ về chỗ đứng trong nước của Đức Kitô. Đức Kitô mong Chúa Cha cất chén đắng đi nếu điều đó làm đẹp lòng Chúa Cha; các môn đệ lại mong Đức Kitô ban cho mình chỗ đứng quan trọng trong nước Chúa. Nghĩ đến cực hình sắp trải qua Đức Kitô lo lắng, bồn chồn, run sợ trong khi các môn đệ khi được hỏi có thể uống chén đắng không, các ông bởi không hiểu nên bằng lòng đón nhận. Điều này cho thấy chúng ta đôi khi cũng làm những quyết định quan trọng mù mờ trong cuộc sống. Chính quyết định, dù không hiểu chén đắng là gì nhưng vẫn đồng í, một lần nữa cho thấy các tông đồ không hiểu điều Đức Kitô giảng dậy. Quan trọng hơn nữa nó biểu hiện lối suy nghĩ chưa thoát tục còn rất mạnh trong lối suy nghĩ và cách sống của các ông.
Đức Kitô ban cho các ông một bài học quan trọng về lãnh đạo. Lãnh đạo theo đường hướng của Đức Kitô đòi hỏi hai điều kiện. Thứ nhất là khiêm nhường và thứ hai là tiên phong trong phục vụ. Khiêm nhường trong lời nói và việc làm trở nên quan trọng và cần thiết. Đức Kitô cho biết phường vô đạo tranh nhau chức tước để được hầu hạ. Họ đối xử với nhau bằng quyền lực. Anh em không được như thế nhưng phải khiêm nhường, đối xử với nhau bằng lòng mến. Phục vụ tha nhân là dấu chỉ người lãnh đạo tốt Mk 10,43.
Vĩ đại không được đánh giá bằng chức tước mà được đánh giá bằng phương cách phục vụ. Phục vụ chân thành, với tất cả tấm lòng mến công việc và yêu người mình phục vụ, chính điều đó làm cho mình trở nên vĩ đại. Vĩ nhân trong xã hội được đo lường bằng quyền lực, của cải vật chất; vĩ nhân trong nước Chúa được cân đo bằng tình cảm chân lành, lòng mến thiết tha, phong cách phục vụ. Đức Kitô dậy môn đệ về lí thuyết phục vụ và thực hành điều đó trong chính cuộc sống Ngài. Ngài rửa chân cho các ông, Ngài chết thay cho các ông 'hãy để cho những người này đi' Ngài nói với bọn lính đến bắt Ngài. Ta đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ là châm ngôn trong cách Ngài ứng xử với tha nhân.
Chúng ta xin ơn khôn ngoan biết sống phục vụ tha nhân, tránh lối sống ích kỉ phục vụ lợi ích riêng mình.
TiengChuong.org
Ambition
We all have ambitions. Not all ambitions are good: some are good and others are selfish. There is a valuable lesson we can learn from the two brothers: James and John in today's reading. The brothers wanted favoured positions: one sat on Jesus' right and one sat on Jesus' left when Jesus entered his kingdom. The arguments amongst other Apostles told us that they were all sharing the same dream about sitting next to Jesus in his kingdom. The ideas was not that they loved Jesus as much that they wanted to be seated next to him but it was more about the worldly way of thinking. What made them believed that their Master, Jesus, who would win over his opponents when Jesus himself three times told them about the suffering and death he must endure? We don't know. They heard Jesus talked about the suffering and pain he had to go through and probably had focused upon that
'After three days to rise again' Mark 8:31, 9:31, 10:34.
They placed their confidence in Jesus' victory. In the mind of their Master, Jesus who was thinking of his trial, suffering, death, and resurrection while in contrast, in the minds of his apostles they were thinking more about the glory and power and the victory of Jesus. They didn't understand what they were asking for and what a “rising from the dead” meant. Mk 9,10. They underestimated the meanings of the “cup” of suffering and death Jesus must drink. The cup that Jesus was frightened of, every time he talked about it and they answered Jesus that they could take that cup. Jesus was afraid and even asked the Father to remove it for him if it pleased the Father but Jesus would obey the will of the Father as his first choice (14:36)
In correcting the apostles' ambitions Jesus told them that greatness in God's eyes was quite different from the way the world understood.
'Among the pagans their so called rulers lord it over them, and their great men make their authority felt. This is not happen among you. No, anyone who wants to become great among you must be your servant' Mk 10,43-44.
Greatness in God's eyes was defined by providing service for others. Greatness in God's eyes was measured in service, in dedicating our times, gifts and talents for the sake of others. The way of the world tends to define greatness in terms of power, privilege recognition. What makes us great is our ability to invest our lives for the welfare of others. Jesus talked not just about greatness but he himself showed it to them by serving them and died for others. Through his death and resurrection Jesus frees those who follow his way from evil power and from selfish ambitions and restored them from harm to God's love and mercy. The death and resurrection of Jesus gives people a choice from a social and political power that human beings employ to control each other. It further delivers us from the power of darkness and sin that enslaves the world and to embrace God's purposes (1:23-24; 3:27). And finally his resurrection had defeated the power of death itself to give us eternal life.
'Jesus came not to be served but to serve' and that is the model for us all to learn from.
Quyền bính để phục vụ
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
21:35 20/10/2018
Chúa Nhật XIX Thường Niên B
Is 53,2a. 3a. 10-11; Hr 4,14-16; Mc 10,35-45
Nếu Tin Mừng Chúa Nhật vừa rồi nói về tiền của, thì Tin Mừng hôm nay lại cung chấp cho chúng ta quan điểm của Chúa Giêsu về một trong những thần tượng lớn nhất của thế gian: đó là quyền lực.
1- Khát vọng quyền bính
Cũng giống như tiền bạc, quyền lực tự thân không phải là xấu xa và tội lỗi. Thiên Chúa cũng được miêu tả như là “Đấng Toàn Năng” và Kinh Thánh quả quyết rằng: “Mọi quyền lực đều thuộc về Thiên Chúa” (Tv 62,11).
Khát vọng quyền lực, làm lớn vẫn là một khát vọng sâu thẳm, cố hữu trong con người. Theo các nhà tâm lý học, đó là một trong những nhu cầu tâm lý mạnh mẻ của con người, nhu cầu thống trị. Là người ai cũng có như cầu này. Cả những những môn đệ Chúa Giêsu và những ai đi theo Chúa cũng luôn đeo đẳng khát khao này. Phần đầu bài Tin Mừng hôm nay minh chứng điều đó: Hai người con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan đến gần Chúa Giêsu và xin Người: “Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang.” Chúa Giêsu trả lời: “Các anh không biết các anh xin gì… Việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được” (Lc 10,37.40).
Quyền bính được ban để phục vụ cộng đồng và thăng tiến xã hội. Tuy nhiên, khi Thiên Chúa ban quyền lực cho con người thay vì để phục vụ tha nhân, con người đã lạm dụng quyền lực, nhiều người đã sử dụng nó để điều khiển, trục lợi, áp bức người khác, nhất là những người yếu thế và thấp cổ bé họng trong xã hội.
Thiên Chúa đã làm gì? Để ban cho chúng ta một mẫu gương đối với quyền lực, Thiên Chúa đã tự trút bỏ khỏi mọi thứ quyền năng của Người, từ “Đấng Toàn Năng,” trở thành “kẻ mọn hèn,” Người “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ” (Pl 2,7). Người đã biến quyền lực thành phục vụ.
Bài đọc I hôm nay chứa đựng những diễn tả đấy tính ngôn sứ về “người Tôi Tớ đau khổ”: “Người tôi trung đã lớn lên tựa chồi cây trước Nhan Thánh, như khúc rễ trên đất khô cằn… Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật… Đức Chúa đã muốn người tôi trung phải bị nghiền nát vì đau khổ. Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ được thấy kẻ nối dõi, sẽ được trường tồn, và nhờ người, ý muốn của Đức Chúa sẽ thành tựu” (Is 53,2.3.10).
2- Cuộc cách mạng quyền bính
Những lời ngôn sứ này được ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu, Người chính là người Tôi Tớ đau khổ đã gáng lấy mọi tội lỗi loài người và chết trên thập giá để cứu độ chúng ta. Như thế, một thứ quyền lực mới được mạc khải, đó là quyền lực thập giá, mà thánh Phaolô quả quyết: “Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh” (1 Cr 1,27).
Trong kinh Magnificat, Đức Maria ca hát trước về cuộc cách mạnh thầm lặng này được thực hiện khi Chúa Giêsu đến: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1,52).
Ai là người bị lên án bởi lời cáo trạng này về quyền lực? Phải chăng chỉ những kẻ độc tài và những tên bạo chúa? Lời này muốn nhắm đến những người này, những người lãnh đạo độc tài, chuyên quyền. Còn chúng ta không có liên quan gì chăng?
Không, quả thật lời này cũng tác động đến tất cả chúng ta. Bởi lẽ, quyền lực được ví như con bạch tuộc với vô số những cánh tay chằng chịt, hiện diện mọi nơi, vươn tới mọi người, hay như cát ở sa mạc Sahara khi gió nóng thổi chúng bay khắp nơi. Bệnh quyền lực hiện diện trong gia đình, ngoài xã hội và trong Giáo Hội. Quyền đi với lợi, nên vì quyền lợi mà chúng ta tranh giành, tranh chấp và sẵn sàng tấn công người khác, hạ bệ họ để mình nắm quyền.
Đức Maria nói rằng “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng” (Lc 1,51). Với lời này, Người chỉ đơn thuần nói đến một thứ quyền lực cần phải tranh đấu, đó là lòng người, nơi phát xuất những tham vọng quyền lực.
Thật đáng buồn, từ trong lòng người phát xuất những ước muốn thống trị và có những lạm dụng quyền hành, đã là nguyên nhân gây ra biết bao đau khổ cho người cấp dưới, cho con cái hay những người vợ, người mẹ vốn là những nạn nhân của những kẻ mạnh.
3- Quyền bính để phục vụ
Vậy, Chúa Giêsu muốn chúng ta sự dụng quyền bính để làm gì? Xin thưa, quyền bính là để phục vụ: quyền bính được ban “cho” để phục vụ người khác, chứ không phải để ở “trên” người khác! Chúa Giêsu nói: “Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà thống trị dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (Mc 10,42-43). Như thế, quyền bính là để phục vụ người khác chứ không phải để thống trị người khác. Trong Giáo Hội, có quyền bính, có chức vụ, nhưng nó là phương tiện để phục vụ dân Chúa.
Tin Mừng cũng chống lại sự lạm quyền bằng sự hiếu hòa, nghĩa là bằng sức mạnh khác, sức mạnh của chân lý và đạo đức, chứ không phảỉ bằng sức mạnh cơ bắp, sức mạnh quân đội. Chúa Giêsu nói rằng Người có thể xin Chúa Cha “cấp ngay cho Thầy hơn mười hai đạo binh thiên thần!” (Mt 25,53) để hủy diệt những tên bạo quyền, nhưng Người đã không làm như thế, mà chỉ ưu thích cầu nguyện cho họ. Và đó là cách thức mà Người đã đạt tới chiến thắng khải hoàn.
Tuy nhiên, phục vụ không có nghĩa là phải luôn im lặng và tuân phục quyền lực. Nhiều lúc chúng ta được mời gọi phải lên tiếng chống lại quyền lực và lạm quyền. Đây là điều Chúa Giêsu đã làm. Trong thời đại Người, Chúa Giêsu đã chứng kiến những lạm dụng của những người nắm giữ quyền lực chính trị, tôn giáo, xã hội. Đó là tại sao Người chọn gần gũi với tất cả những ai vốn là nạn nhân của sự loại trừ, kỳ thị và áp bức bởi những thứ quyền lực này.
Với ơn Chúa nâng đỡ và theo tinh thần Tin Mừng, mọi sự đều có thể trong cuộc đấu tranh chống lại những hình thức lạm quyền và độc tài với phương châm, “đừng để cho sự ác thắng được mình,” như Chúa đã làm, nhưng hơn thế, “hãy lấy thiện mà thắng ác” (Rm 12,21). Amen!
Đại Chủng Viện Vinh Thanh
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An
Is 53,2a. 3a. 10-11; Hr 4,14-16; Mc 10,35-45
Nếu Tin Mừng Chúa Nhật vừa rồi nói về tiền của, thì Tin Mừng hôm nay lại cung chấp cho chúng ta quan điểm của Chúa Giêsu về một trong những thần tượng lớn nhất của thế gian: đó là quyền lực.
1- Khát vọng quyền bính
Cũng giống như tiền bạc, quyền lực tự thân không phải là xấu xa và tội lỗi. Thiên Chúa cũng được miêu tả như là “Đấng Toàn Năng” và Kinh Thánh quả quyết rằng: “Mọi quyền lực đều thuộc về Thiên Chúa” (Tv 62,11).
Khát vọng quyền lực, làm lớn vẫn là một khát vọng sâu thẳm, cố hữu trong con người. Theo các nhà tâm lý học, đó là một trong những nhu cầu tâm lý mạnh mẻ của con người, nhu cầu thống trị. Là người ai cũng có như cầu này. Cả những những môn đệ Chúa Giêsu và những ai đi theo Chúa cũng luôn đeo đẳng khát khao này. Phần đầu bài Tin Mừng hôm nay minh chứng điều đó: Hai người con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan đến gần Chúa Giêsu và xin Người: “Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang.” Chúa Giêsu trả lời: “Các anh không biết các anh xin gì… Việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được” (Lc 10,37.40).
Quyền bính được ban để phục vụ cộng đồng và thăng tiến xã hội. Tuy nhiên, khi Thiên Chúa ban quyền lực cho con người thay vì để phục vụ tha nhân, con người đã lạm dụng quyền lực, nhiều người đã sử dụng nó để điều khiển, trục lợi, áp bức người khác, nhất là những người yếu thế và thấp cổ bé họng trong xã hội.
Thiên Chúa đã làm gì? Để ban cho chúng ta một mẫu gương đối với quyền lực, Thiên Chúa đã tự trút bỏ khỏi mọi thứ quyền năng của Người, từ “Đấng Toàn Năng,” trở thành “kẻ mọn hèn,” Người “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ” (Pl 2,7). Người đã biến quyền lực thành phục vụ.
Bài đọc I hôm nay chứa đựng những diễn tả đấy tính ngôn sứ về “người Tôi Tớ đau khổ”: “Người tôi trung đã lớn lên tựa chồi cây trước Nhan Thánh, như khúc rễ trên đất khô cằn… Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật… Đức Chúa đã muốn người tôi trung phải bị nghiền nát vì đau khổ. Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ được thấy kẻ nối dõi, sẽ được trường tồn, và nhờ người, ý muốn của Đức Chúa sẽ thành tựu” (Is 53,2.3.10).
2- Cuộc cách mạng quyền bính
Những lời ngôn sứ này được ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu, Người chính là người Tôi Tớ đau khổ đã gáng lấy mọi tội lỗi loài người và chết trên thập giá để cứu độ chúng ta. Như thế, một thứ quyền lực mới được mạc khải, đó là quyền lực thập giá, mà thánh Phaolô quả quyết: “Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh” (1 Cr 1,27).
Trong kinh Magnificat, Đức Maria ca hát trước về cuộc cách mạnh thầm lặng này được thực hiện khi Chúa Giêsu đến: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1,52).
Ai là người bị lên án bởi lời cáo trạng này về quyền lực? Phải chăng chỉ những kẻ độc tài và những tên bạo chúa? Lời này muốn nhắm đến những người này, những người lãnh đạo độc tài, chuyên quyền. Còn chúng ta không có liên quan gì chăng?
Không, quả thật lời này cũng tác động đến tất cả chúng ta. Bởi lẽ, quyền lực được ví như con bạch tuộc với vô số những cánh tay chằng chịt, hiện diện mọi nơi, vươn tới mọi người, hay như cát ở sa mạc Sahara khi gió nóng thổi chúng bay khắp nơi. Bệnh quyền lực hiện diện trong gia đình, ngoài xã hội và trong Giáo Hội. Quyền đi với lợi, nên vì quyền lợi mà chúng ta tranh giành, tranh chấp và sẵn sàng tấn công người khác, hạ bệ họ để mình nắm quyền.
Đức Maria nói rằng “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng” (Lc 1,51). Với lời này, Người chỉ đơn thuần nói đến một thứ quyền lực cần phải tranh đấu, đó là lòng người, nơi phát xuất những tham vọng quyền lực.
Thật đáng buồn, từ trong lòng người phát xuất những ước muốn thống trị và có những lạm dụng quyền hành, đã là nguyên nhân gây ra biết bao đau khổ cho người cấp dưới, cho con cái hay những người vợ, người mẹ vốn là những nạn nhân của những kẻ mạnh.
3- Quyền bính để phục vụ
Vậy, Chúa Giêsu muốn chúng ta sự dụng quyền bính để làm gì? Xin thưa, quyền bính là để phục vụ: quyền bính được ban “cho” để phục vụ người khác, chứ không phải để ở “trên” người khác! Chúa Giêsu nói: “Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà thống trị dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (Mc 10,42-43). Như thế, quyền bính là để phục vụ người khác chứ không phải để thống trị người khác. Trong Giáo Hội, có quyền bính, có chức vụ, nhưng nó là phương tiện để phục vụ dân Chúa.
Tin Mừng cũng chống lại sự lạm quyền bằng sự hiếu hòa, nghĩa là bằng sức mạnh khác, sức mạnh của chân lý và đạo đức, chứ không phảỉ bằng sức mạnh cơ bắp, sức mạnh quân đội. Chúa Giêsu nói rằng Người có thể xin Chúa Cha “cấp ngay cho Thầy hơn mười hai đạo binh thiên thần!” (Mt 25,53) để hủy diệt những tên bạo quyền, nhưng Người đã không làm như thế, mà chỉ ưu thích cầu nguyện cho họ. Và đó là cách thức mà Người đã đạt tới chiến thắng khải hoàn.
Tuy nhiên, phục vụ không có nghĩa là phải luôn im lặng và tuân phục quyền lực. Nhiều lúc chúng ta được mời gọi phải lên tiếng chống lại quyền lực và lạm quyền. Đây là điều Chúa Giêsu đã làm. Trong thời đại Người, Chúa Giêsu đã chứng kiến những lạm dụng của những người nắm giữ quyền lực chính trị, tôn giáo, xã hội. Đó là tại sao Người chọn gần gũi với tất cả những ai vốn là nạn nhân của sự loại trừ, kỳ thị và áp bức bởi những thứ quyền lực này.
Với ơn Chúa nâng đỡ và theo tinh thần Tin Mừng, mọi sự đều có thể trong cuộc đấu tranh chống lại những hình thức lạm quyền và độc tài với phương châm, “đừng để cho sự ác thắng được mình,” như Chúa đã làm, nhưng hơn thế, “hãy lấy thiện mà thắng ác” (Rm 12,21). Amen!
Đại Chủng Viện Vinh Thanh
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
George Weigel: Mục vụ giới trẻ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Đặng Tự Do
13:32 20/10/2018
Nhân kỷ niệm 40 năm Đức Hồng Y Karol Wojtyła được bầu làm Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và vào giữa lúc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên đang diễn ra tại Rôma, George Weigel, người viết tiểu sử vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan, có một bài nhận định đăng trên First Things ngày 17 tháng 10, 2018.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây John Paul II, Youth Minister. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt ngữ.
Mục vụ giới trẻ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
George WeigelLà một người Ba Lan, Đức Karol Wojtyła có một cảm thức rất nhạy bén về sự trớ trêu của lịch sử. Vì thế, từ vị trí hiện nay giữa Cộng Đoàn Các Thánh, ngài có lẽ cảm thấy ngỡ ngàng trước sự kiện trớ trêu rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục về “Tuổi trẻ, Đức tin, và sự Phân định ơn gọi”, hiện đang được tiến hành tại Rôma, đã diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 40 cuộc bầu cử Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 16 tháng 10 năm 1978. Điều trớ trêu ở đây là gì? Thưa, trớ trêu ở chỗ hầu hết các phương thức mục vụ thanh thiếu niên thành công nhất của một triều Giáo Hoàng trong lịch sử hiện đại, và có lẽ là trong suốt toàn bộ lịch sử, đã bị bỏ qua trong tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục 2018. Và hàng lãnh đạo Thượng Hội Đồng dưới thời Hồng Y Lorenzo Baldisseri dường như miễn cưỡng một cách kỳ lạ khi nhắc đến giáo huấn và các mẫu gương của ngài.
Nhưng hãy vượt ra ngoài cái trớ trêu này. Đâu là những bài học mà Thượng Hội Đồng có thể rút ra từ Đức Gioan Phaolô II vào ngày kỷ niệm ngọc cuộc bầu cử Giáo Hoàng của ngài?
1. Những câu hỏi lớn vẫn như vậy thôi.
Một số giám mục tại Thượng Hội Đồng 2018 đã nhận xét rằng những người trẻ ngày nay đang sống trong một thế giới hoàn toàn khác so với thế giới khi các giám mục được nêu trên lớn lên. Rõ ràng là có một chút yếu tố nào đó của sự thật ở điểm này, nhưng cũng có một sự nhầm lẫn giữa những thứ phù du và những điều vĩnh cửu.
Năm 1948, khi Hồng Y Adam Sapieha sai linh mục trẻ Wojtyła đến giáo xứ Thánh Florian để bắt đầu một sứ vụ cho sinh viên đại học sống gần đó, mọi thứ ở Krakôvia chắc chắn khác rất xa so với thời Wojtyła còn là sinh viên tại Đại học Jagiellonian vào những năm 1938-1939. Năm 1948, Ba Lan đã bị đóng băng sâu kín trong chủ nghĩa Stalin, và các hoạt động thanh niên Công Giáo có tổ chức đã bị cấm. Cuộc sống xã hội và văn hóa tự do, trong đó Wojtyła đã được hưởng trước khi Đức Quốc Xã đóng cửa Đại Học Jagiellonian không còn nữa, và tuyên truyền vô thần đã ra rả suốt ngày trong nhiều lớp học. Nhưng Wojtyła biết rằng những câu hỏi lớn liên quan đến những người trẻ tuổi — Mục đích của tôi trong cuộc đời này là gì? Làm thế nào để hình thành tình bạn lâu dài? Cao quý là gì và tầm thường là gì? Làm thế nào để định hướng trước những gập ghềnh của cuộc sống mà không phải chấp nhận những nhượng bộ nghiêm trọng? Điều gì mang lại hạnh phúc thực sự? – là những điều luôn luôn giống nhau. Chúng luôn luôn như vậy, và chúng sẽ luôn là như vậy.
Nói với những người trẻ tuổi ngày hôm nay rằng họ hoàn toàn khác biệt là sai trái, và đó là một hình thức thiếu tôn trọng. Ngược lại, giúp những người đang trưởng thành đặt ra những câu hỏi lớn và vật lộn với những điều vĩnh cửu mới chính là thực sự coi trọng họ. Đức Wojtyła biết điều đó, và các giám mục tại Thượng Hội Đồng 2018 cũng nên biết như vậy.
2. Việc tháp tùng với thanh niên cần phải dẫn họ đến đích điểm nào đó.
Một số sinh viên được Đức Wojtyła coi sóc mục vụ tại giáo xứ Thánh Florian đã trở thành bạn của tôi, và khi tôi yêu cầu họ mô tả về ngài trong tư cách một người bạn đồng hành, một vị linh hướng và một cha giải tội, họ luôn nhấn mạnh đến hai điểm: một sự chăm chú lắng nghe dẫn đến các cuộc đối thoại có chiều sâu; và một sự kiên quyết đòi buộc trách nhiệm cá nhân đối với những chọn lựa được đưa ra trong cuộc sống. Một người trong số họ cho tôi biết: “Chúng tôi nói chuyện hàng giờ và ngài làm sáng tỏ câu hỏi, nhưng tôi chưa bao giờ nghe ngài nói: ‘Con phải làm thế này’. Điều ngài luôn luôn bảo chúng tôi là ‘Con phải lựa chọn’”. Đối với Đức Karol Wojtyła, mục vụ thanh niên cần phải nhẹ nhàng nhưng sự kiên quyết đòi hỏi các quyết định luân lý nghiêm túc mới chính là ý nghĩa đích thực của “đồng hành” (một thuật ngữ mơ hồ trong Thượng Hội Đồng 2018).
3. Chủ nghĩa anh hùng không bao giờ là lỗi thời
Khi, trong tư cách Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II đề xuất việc hình thành Ngày Giới Trẻ Thế Giới, phần lớn giáo triều Rôma nghĩ rằng ngài đã đánh mất các cảm quan của mình: những người trẻ tuổi vào cuối thế kỷ XX chẳng quan tâm đến một lễ hội quốc tế bao gồm giáo lý, đàng Thánh Giá, xưng tội và Thánh Thể đâu. Ngược lại, Đức Gioan Phaolô đã hiểu rằng cuộc phiêu lưu để sống một cuộc sống với những nhân đức anh hùng vẫn hấp dẫn trong thời hậu hiện đại như nó đã từng hấp dẫn vào thời tuổi trẻ của ngài, và ngài tin tưởng vững chắc rằng các nhà lãnh đạo tương lai của thiên niên kỷ thứ ba trong lịch sử Kitô giáo sẽ đáp lại lời mời gọi cho cuộc phiêu lưu đó.
Điều đó không có nghĩa là họ sẽ thập toàn thập mỹ. Nhưng như ngài đã từng nói với những người trẻ trong rất nhiều dịp, “Đừng bao giờ, đừng bao giờ hài lòng với bất cứ điều gì kém hơn so với sự vĩ đại tinh thần và đạo đức mà ân sủng của Thiên Chúa có thể tạo ra trong cuộc sống của các con. Các con sẽ thất bại; tất cả chúng ta đều thất bại. Nhưng đừng hạ thấp kỳ vọng. Hãy đứng dậy, rũ sạch bụi bậm, tìm kiếm sự hòa giải. Nhưng đừng bao giờ, đừng bao giờ hài lòng với bất cứ điều gì ít hơn so với chủ nghĩa anh hùng mà chúng con được sinh ra để hướng đến.”
Thách thức đó — sự tự tin mà những người trẻ thực sự khao khát sống với một trái tim không chia cách — đã bắt đầu một cuộc phục hưng nơi những thanh niên và trong nền mục vụ đại học trong các phần sống động của Giáo Hội trên thế giới. Thượng Hội Đồng 2018 nên suy ngẫm về kinh nghiệm này và coi trọng nó.
Source: First Things John Paul II, Youth Minister
Các Giám Mục Hoa Kỳ sẽ xem xét việc dịch các bài thánh ca Latinh sang Anh Ngữ trong cuộc họp Mùa Thu
Đặng Tự Do
20:01 20/10/2018
Các Giám Mục Hoa Kỳ sẽ khởi sự xem xét việc dịch 139 bài thánh ca Latinh sang Anh Ngữ để sử dụng trong các Giờ Kinh Phụng vụ khi các ngài gặp nhau trong phiên họp Mùa Thu từ ngày 12 đến 14 tháng 11 tại Baltimore.
Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, “đã phê chuẩn phạm vi công việc dịch thuật Kinh Nhật Tụng mới vào tháng 11 năm 2012,” Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của tổng giáo phận Atlanta, Chủ tịch Ủy ban Phụng tự của USCCB, đã viết như trên trong một lá thư gởi đến Ủy ban Quản Trị của USCCB hồi tháng 9 vừa qua để yêu cầu Ủy ban sắp xếp việc thảo luận này vào chương trình nghị sự của cuộc họp Mùa Thu.
“Kế hoạch được đưa ra vào năm 2012 đã hướng dẫn Ủy ban Quốc tế về Anh ngữ trong Phụng vụ, gọi tắt là ICEL, chuẩn bị bản dịch tiếng Anh của 291 bài thánh ca Latin trong ấn bản tiêu biểu hiện nay, một số trong đó chưa bao giờ được dịch ra tiếng Anh đương đại”, Đức Tổng Giám Mục Gregory nói. Cụ thể, theo Đức Cha Gregory, 139 bản dịch mới của những bài thánh ca đó cần phải được hoàn thành.
Ngài dự đoán rằng: “Nếu cuộc bỏ phiếu vào tháng 11 tới đây thành công, các bài thánh ca còn lại có thể sẽ được trình bày trong cuộc họp toàn thể vào tháng 11 năm 2019 hoặc tháng 6 năm 2020”. Hơn thế nữa, Đức Tổng Giám Mục của Atlanta nói: “Vì điều này tiêu biểu cho một sự thay đổi đáng kể trong Kinh Nhật Tụng hiện nay, ủy ban muốn sắp xếp để một dàn hợp xướng nhỏ có thể trình bày ngắn gọn trước các Giám Mục cách thức các bản dịch mới có thể được sử dụng với bình ca Grêgôriô và cả với những giai điệu quen thuộc.”
Phần lớn các bản văn thánh ca được dịch là những bài gồm bốn dòng, mỗi dòng có tám âm tiết, được gọi là ô nhịp dài (long metrum) trong kỹ thuật sáng tác thánh ca. Ô nhịp “8.8.8.8.” có nghĩa là bất kỳ giai điệu nào với bốn dòng tám âm tiết có thể được sử dụng để hát lên các bản văn này.
Các giai điệu thánh ca sử dụng ô nhịp này bao gồm “Praise God From Whom All Blessings Flow” (“Lời tán tụng Chúa từ những ai mọi phước lành tuôn đến”), “Creator of the Stars of Night” (“Đấng Tạo Tác những vì sao đêm”), “O Saving Victim” (“O Salutaris Hostia” – Ôi Chiên Cứu Độ), “I Know That My Redeemer Lives” (“Tôi biết Đấng Cứu Độ tôi vẫn sống”), “The Glory of These Forty Days” (“Vinh quang của 40 ngày này”), “When I Survey the Wondrous Cross” “Khi tôi suy tưởng Thánh Giá Nhiệm Mầu”), “On Jordan’s Bank” (“Trên Bờ sông Giócđăng), và “Veni Creator Spiritus” (“Thánh Thần Sáng tạo xin ngự đến”).
Công việc của ICEL được hướng dẫn bởi năm nguyên tắc cơ bản, bao gồm sự trung thành với văn bản tiếng Latin. Một bài giới thiệu các bài thánh ca được sử dụng cho các Giờ Kinh Phụng vụ cho biết: “Theo thời gian, các cá nhân và cộng đồng học cách thưởng thức và đánh giá cao sự trang nghiêm tự nhiên của các bài thánh ca Latinh”.
Bài giới thiệu này cũng nói thêm: “Tiếng Latinh là một ngôn ngữ biến hóa một cách cao độ [cùng một ý nghĩa nhưng chữ viết thay đổi tùy theo giống đực, giống cái, số ít, số nhiều, chủ từ, đối từ.. – a highly inflected language], do đó, nhiều từ chuyển tiếp không thực sự cần đến trong văn bản tiếng Latin của các bài thánh ca, nhưng được phản ảnh qua các biến tố một cách ẩn tàng. Trong khi đó, ngữ pháp tiếng Anh đòi hỏi nhiều từ chuyển tiếp hơn để biểu đạt được rõ ràng”. Vì thế, trong công việc dịch thuật “các quy luật tự nhiên của Anh ngữ phải được tôn trọng, nhưng đồng thời ta phải cố gắng trung thành với nguyên bản Latin.”
Các nguyên tắc khác được đề cập đến là sự cao thượng trong diễn đạt, vần điệu, khả năng thích nghi của các bản văn thánh ca với những mục đích sử dụng khác nhau, và những cân nhắc khi biên tập. Một cân nhắc trong khi biên tập là việc sử dụng việc “rút gọn”, trong đó dấu nháy đơn được dùng để giảm số âm tiết, ví dụ, chữ “victory” (vinh quang) gồm ba âm tiết có nên viết thành “vict’ry” để giảm còn hai âm tiết hay không .
Source: Catholic Herald US bishops to consider new hymn translations for Liturgy of the Hours
Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, “đã phê chuẩn phạm vi công việc dịch thuật Kinh Nhật Tụng mới vào tháng 11 năm 2012,” Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của tổng giáo phận Atlanta, Chủ tịch Ủy ban Phụng tự của USCCB, đã viết như trên trong một lá thư gởi đến Ủy ban Quản Trị của USCCB hồi tháng 9 vừa qua để yêu cầu Ủy ban sắp xếp việc thảo luận này vào chương trình nghị sự của cuộc họp Mùa Thu.
“Kế hoạch được đưa ra vào năm 2012 đã hướng dẫn Ủy ban Quốc tế về Anh ngữ trong Phụng vụ, gọi tắt là ICEL, chuẩn bị bản dịch tiếng Anh của 291 bài thánh ca Latin trong ấn bản tiêu biểu hiện nay, một số trong đó chưa bao giờ được dịch ra tiếng Anh đương đại”, Đức Tổng Giám Mục Gregory nói. Cụ thể, theo Đức Cha Gregory, 139 bản dịch mới của những bài thánh ca đó cần phải được hoàn thành.
Ngài dự đoán rằng: “Nếu cuộc bỏ phiếu vào tháng 11 tới đây thành công, các bài thánh ca còn lại có thể sẽ được trình bày trong cuộc họp toàn thể vào tháng 11 năm 2019 hoặc tháng 6 năm 2020”. Hơn thế nữa, Đức Tổng Giám Mục của Atlanta nói: “Vì điều này tiêu biểu cho một sự thay đổi đáng kể trong Kinh Nhật Tụng hiện nay, ủy ban muốn sắp xếp để một dàn hợp xướng nhỏ có thể trình bày ngắn gọn trước các Giám Mục cách thức các bản dịch mới có thể được sử dụng với bình ca Grêgôriô và cả với những giai điệu quen thuộc.”
Phần lớn các bản văn thánh ca được dịch là những bài gồm bốn dòng, mỗi dòng có tám âm tiết, được gọi là ô nhịp dài (long metrum) trong kỹ thuật sáng tác thánh ca. Ô nhịp “8.8.8.8.” có nghĩa là bất kỳ giai điệu nào với bốn dòng tám âm tiết có thể được sử dụng để hát lên các bản văn này.
Các giai điệu thánh ca sử dụng ô nhịp này bao gồm “Praise God From Whom All Blessings Flow” (“Lời tán tụng Chúa từ những ai mọi phước lành tuôn đến”), “Creator of the Stars of Night” (“Đấng Tạo Tác những vì sao đêm”), “O Saving Victim” (“O Salutaris Hostia” – Ôi Chiên Cứu Độ), “I Know That My Redeemer Lives” (“Tôi biết Đấng Cứu Độ tôi vẫn sống”), “The Glory of These Forty Days” (“Vinh quang của 40 ngày này”), “When I Survey the Wondrous Cross” “Khi tôi suy tưởng Thánh Giá Nhiệm Mầu”), “On Jordan’s Bank” (“Trên Bờ sông Giócđăng), và “Veni Creator Spiritus” (“Thánh Thần Sáng tạo xin ngự đến”).
Công việc của ICEL được hướng dẫn bởi năm nguyên tắc cơ bản, bao gồm sự trung thành với văn bản tiếng Latin. Một bài giới thiệu các bài thánh ca được sử dụng cho các Giờ Kinh Phụng vụ cho biết: “Theo thời gian, các cá nhân và cộng đồng học cách thưởng thức và đánh giá cao sự trang nghiêm tự nhiên của các bài thánh ca Latinh”.
Bài giới thiệu này cũng nói thêm: “Tiếng Latinh là một ngôn ngữ biến hóa một cách cao độ [cùng một ý nghĩa nhưng chữ viết thay đổi tùy theo giống đực, giống cái, số ít, số nhiều, chủ từ, đối từ.. – a highly inflected language], do đó, nhiều từ chuyển tiếp không thực sự cần đến trong văn bản tiếng Latin của các bài thánh ca, nhưng được phản ảnh qua các biến tố một cách ẩn tàng. Trong khi đó, ngữ pháp tiếng Anh đòi hỏi nhiều từ chuyển tiếp hơn để biểu đạt được rõ ràng”. Vì thế, trong công việc dịch thuật “các quy luật tự nhiên của Anh ngữ phải được tôn trọng, nhưng đồng thời ta phải cố gắng trung thành với nguyên bản Latin.”
Các nguyên tắc khác được đề cập đến là sự cao thượng trong diễn đạt, vần điệu, khả năng thích nghi của các bản văn thánh ca với những mục đích sử dụng khác nhau, và những cân nhắc khi biên tập. Một cân nhắc trong khi biên tập là việc sử dụng việc “rút gọn”, trong đó dấu nháy đơn được dùng để giảm số âm tiết, ví dụ, chữ “victory” (vinh quang) gồm ba âm tiết có nên viết thành “vict’ry” để giảm còn hai âm tiết hay không .
Source: Catholic Herald US bishops to consider new hymn translations for Liturgy of the Hours
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gia đình thăng tiến hôn nhân xứ Tân Phú mừng bổn mạng
Phương Nga
07:55 20/10/2018
“Chính anh em là ánh sáng cho trần gian .Một thành xây trên núi cũng không tài nào che giấu được” (Mt5,14)
Thánh Louis Martin và Thánh Zelie Martin song thân của Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu được Đức Thánh Cha Benedicto XVI phong Chân Phước ngày 19-10-2008 tại Lisieux và ngày 18-10-2015 Đức Thánh Cha Phanxico đã phong Thánh cho các ngài.Hội Thăng tiến Hôn nhân Gia đình của giáo xứ Tân Phú đã nhận Hai ngài là Bổn mạng và mừng kính trọng thể vào lúc 17g ngày 19-10-2018 tại thánh đường giáo xứ Tân Phú.
Dù thời tiết mưa gió,nhưng các thành viên của Hội trong đồng phục đã có mặt rất sớm để cùng ngắm Đàng Thánh giá với cộng đoàn.Sau đó đọc kinh cầu cho Hôn nhân Gia đình và nghe tiểu sử của hai Thánh Quan thày.Trước thánh lễ toàn thể hội viên đã xuống cuối nhà thờ để cùng rước Cha Chủ sự Giuse Phạm Công Minh linh hướng trong lễ phục trắng lên bàn thánh.Ca đoàn Thánh Tâm hát ca nhập lễ với ca khúc “Noi gương Thánh nhân”.Cha Giuse chủ sự nói với cộng
Chiều nay chúng ta cùng với Giáo hội và các Song nguyền hân hoan mừng lễ hai Thánh Louis và Zelie cũng là Song thân của Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu.Vào ngày 18-10-2015 tại Đền thờ Thánh Phêrô hai ngài đã được phong Thánh vì cả hai đã có đời sống hôn nhân gương mẫu và việc giáo dục con cái nên Thánh.Mừng lễ hai ngài, chúng ta hãy cầu nguyện cho các Song nguyền của giáo xứ và đặc biệt cho các Song nguyền của Hội để noi gương các ngài trong việc nên Thánh và vượt qua những gian nan thử thách trong bậc sống vợ chồng.
Bài đọc 1: Eph 1,11-14 do Song nguyền Tôma Nguyễn Ngọc Ẩn và Têrêsa Đặng Thanh Thủy đọc
Bài đọc 2: 2Ga3,1-3 do Song nguyền Giuse Nguyễn Công Phú và Maria Nguyễn Thị Hường đọc.
Theo bài Tin Mừng Thánh Matthêu ( Mt 5,13-16) Cha chủ sự chia sẻ: Hai vị Thánh Luois và Zelie rất mới và là Song thân của Thánh nữ Têrêsa HĐ Giêsu.Trọn bài Tin mừng Giáo hội muốn nói đến chính hai Thánh là muối và ánh sáng cho Chúa và Giáo hội .Chúa cũng muốn chúng ta phải trở thành muối và ánh sáng nhất là trong thời đại hôm nay.
Nếu muối không mặn thì là muối kỳ dị và ánh sáng không sáng thì là ánh sáng ma quái.Nhớ Bí tích Rửa tội chúng ta được trở thành con Chúa và theo ý nghĩa siêu nhiên Chúa muốn ướp chúng ta cho mặn để tránh sự ung thối của đời sống thường ngày .Nhưng có đôi khi chúng ta cũng đi ngược lại với Chúa nên muối nhạt đi và chỉ còn ném ra ngoài không xử dụng được nữa!
Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội chúng ta cũng cầm nến sáng trong tay và phải tỏa sáng cho những người chung quanh;nhưng nếu chúng ta chạy theo những thói hư tật xấu như:Trộm cắp,gian dâm,nguội lạnh thì ánh sáng sẽ bị lu mờ và không còn giá trị.Hiệp dâng thánh lễ mọi người phải kiểm điểm lại xem muối còn mặn không và ánh sáng có còn sáng để lan tỏa được không?
Về phụng vụ của Giáo hội, lần đầu tiên chúng ta thấy một Song nguyền được phong Thánh và Hội Thăng tiến Hôn nhân GĐ giáo xứ Tân Phú đã nhận làm bổn mạng.Thật ra đây là sự thay đổi vì trước đây bổn mạng của Hội là gia đình Thánh Gia nhưng vì trùng với Tổng giáo phận nên sau khi hai Vị được phong Thánh Hội đã quyết định nhận hai Thánh làm quan thày.
Mặc dù đã kết hôn,nhưng hai vị Thánh Louis và Zenie cùng là thanh niên và thiếu nữ luôn ao ước được dâng mình cho Chúa nhưng vì không có ơn Gọi nên đã trở về thế gian và duyên nợ với nhau .Hai vị sinh rđược 9 người con,xong 4 con trai đã chết trẻ,còn lại 5 con gái đều đi tu và 1 trong 5 người là Thánh nữ Têrêsa HĐ Giêsu .Đôi vợ chồng đã phục vụ Đức Kitô và Giáo hội từ trong gia đình ,nơi mà sinh ra con cái,giáo dục chúng và có người nên Thánh.
Mừng hai Thánh hôm nay,chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau,cho các Song nguyền trong giáo xứ Tân Phú và của Hội cũng như chúng ta hãy tìm hiểu cách giáo dục của hai vị Thánh này để giáo dục con cái trong đời sống đức tin; làm thế nào cho chúng ta trở thành Thánh ngay trong gia đình trong Xã hội và nhất là trong Giáo hội Amen.
Trước khi ban phép lành Cha chủ sự mời cộng đoàn vỗ tay để mừng cho Hội Thăng tiến Hôn nhân GĐ giáo xứ Tân Phú.Ca đoàn hát bài kết lễ “Xin dâng kính câu ca tạ ơn …” để cộng đoàn và các Song nguyền hiệp thông trong lời cảm tạ vì Thiên Chúa đã ban cho giáo xứ cách riêng cho Hội Thăng tiến Hôn nhân GĐ một lễ bổn mạng thật trọn vẹn vì được nhận hai Thánh Louis Martin và Zelie Martin mẫu mực.
Phương Nga
Truyền Thông gx Tân Phú
Tổng giáo phận Sài Gòn
Bổn Mạng Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney
Diệp Hải Dung.
08:15 20/10/2018
Sáng thứ Bảy 20/10/2018, các anh chị em hội viên Legio Mariae hoạt động cũng như tán trợ đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba Sydney tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng Curia Nữ Vương Mân Côi Tổng Giáo Phận Sydney.
Kiệu Thánh tượng Đức Mẹ được đặt trong khuôn viên trường học nhà thờ. Cha Phêrô Trần Văn Trợ chào mừng tất cả mọi người và điều hành cuộc rước kiệu Thánh tượng Đức Mẹ qua bên nhà thờ dâng giờ kinh nguyện đồng thời Cha ban huấn từ choa các anh chị em Legio
Xem Hình
Sau giờ giải lao đại diện 12 Tiểu đội của các Giáo Đoàn dâng lên Mẹ 12 đóa Hoa Thiêng tượng trưng cho 12 Ngôi Sao trong sách Khải Huyền nói về Mẹ Maria, qua tâm tình cầu nguyện Kinh Mân Côi dâng lên Mẹ và Thánh lễ Tạ Ơn gồm có quý Cha Trần Văn Trợ, Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Nguyễn Văn Tuyết, và Cha Nguyễn Thái Hoạch cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Trần Văn Trợ nói về sự mầu nhiệm của chuỗi Mân Côi, mà Đức Mẹ muốn chúng ta dùng kinh Mân Côi mỗi ngày để cầu nguyện, Đức Mẹ sẽ bầu cử che chở và nâng đỡ đức tin của mỗi người chúng ta. Chúng ta hãy học nơi Mẹ những đức tính khiêm nhường để sống đẹp lòng Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney lên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng và cảm ơn về những sự trợ giúp mà Legio Mariae đã giúp cho Cộng Đồng trong kỳ Đại Hội Thánh Mẫu vừa qua tại Trung Tâm Bringelly .Kế tiếp ông Hà Pi Liến Trưởng Curia TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng. Đặc biệt ông Trưởng Ban và quý Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Lakemba đã giúp tạo phương tiện cho Hội tổ chức mừng kính Lễ Bổn mạng hôm nay, cám ơn Ca đoàn Legio Cabramatta đã giúp cho Thánh lễ thêm phần long trong sốt sắng và cám ơn quý ân nhân.
Sau cùng Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm cũng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Legio Mariae TGP Sydney.
Thánh lễ kết thúc, mọi người qua bên hội trường của nhà thờ tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
Kiệu Thánh tượng Đức Mẹ được đặt trong khuôn viên trường học nhà thờ. Cha Phêrô Trần Văn Trợ chào mừng tất cả mọi người và điều hành cuộc rước kiệu Thánh tượng Đức Mẹ qua bên nhà thờ dâng giờ kinh nguyện đồng thời Cha ban huấn từ choa các anh chị em Legio
Xem Hình
Sau giờ giải lao đại diện 12 Tiểu đội của các Giáo Đoàn dâng lên Mẹ 12 đóa Hoa Thiêng tượng trưng cho 12 Ngôi Sao trong sách Khải Huyền nói về Mẹ Maria, qua tâm tình cầu nguyện Kinh Mân Côi dâng lên Mẹ và Thánh lễ Tạ Ơn gồm có quý Cha Trần Văn Trợ, Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Nguyễn Văn Tuyết, và Cha Nguyễn Thái Hoạch cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Trần Văn Trợ nói về sự mầu nhiệm của chuỗi Mân Côi, mà Đức Mẹ muốn chúng ta dùng kinh Mân Côi mỗi ngày để cầu nguyện, Đức Mẹ sẽ bầu cử che chở và nâng đỡ đức tin của mỗi người chúng ta. Chúng ta hãy học nơi Mẹ những đức tính khiêm nhường để sống đẹp lòng Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney lên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng và cảm ơn về những sự trợ giúp mà Legio Mariae đã giúp cho Cộng Đồng trong kỳ Đại Hội Thánh Mẫu vừa qua tại Trung Tâm Bringelly .Kế tiếp ông Hà Pi Liến Trưởng Curia TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng. Đặc biệt ông Trưởng Ban và quý Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Lakemba đã giúp tạo phương tiện cho Hội tổ chức mừng kính Lễ Bổn mạng hôm nay, cám ơn Ca đoàn Legio Cabramatta đã giúp cho Thánh lễ thêm phần long trong sốt sắng và cám ơn quý ân nhân.
Sau cùng Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm cũng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Legio Mariae TGP Sydney.
Thánh lễ kết thúc, mọi người qua bên hội trường của nhà thờ tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
Thánh Lễ Khánh thành và Làm phép tượng Đức Mẹ La Vang tại Israel
Ban Truyền Thông TGP Huế
08:20 20/10/2018
Vào lúc 09g00 (khoảng 13g00 giờ Việt Nam) ngày 18.10.2018, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám Mục Huế, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chủ tế Thánh lễ Khánh thành và Làm phép tượng Đức Mẹ La Vang, được đặt trong khuôn viên Nhà thờ Hòm Bia Giao Ước trên đồi Kyriat Yearim - Israel.
Xem Hình
Cùng đồng tế với Ngài trong Thánh lễ này, còn có Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Nguyên Giám Mục Kontum, hơn 100 linh mục đến từ khắp nơi trên thế giới, cùng với sự tham dự của khoảng hơn 50 nữ tu, gần 600 giáo dân đang hành hương tại Đất Thánh Israel cũng hiện diện trong Thánh lễ này.
Những ngày trước khi sự kiện trọng đại này diễn ra, nhiều đoàn hành hương khắp nơi trong đó có phái đoàn của TGP Huế đã có mặt tại Thánh Địa Israel, và trong ngày khánh thành hôm nay, nhiều người đã đi đến đồi Kyriat Yearim từ rất sớm, điều đó nói lên tâm tình yêu mến Đức Mẹ La Vang của đoàn con cái khắp nơi trên thế giới.
Trước khi bắt đầu Thánh Lễ, Cha Gioan Trần Công Nghị, Giám đốc Vietcatholic có đôi lời giới thiệu quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ và các đoàn hành hương tham dự. Ngài cũng điểm qua những chuẩn bị, những dấu mốc trong suốt thời gian vừa qua để có được Thánh lễ khánh thành này.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức TGM Giuse đã nói lên ý nghĩa của Thánh Lễ hôm nay là sự họp mặt đặc biệt của nhiều đoàn trên thế giới, và mọi người hãy hướng lòng lên Đức Mẹ La Vang để cầu nguyện cho quê hương đất nước, Giáo Hội Việt Nam và cho mỗi người được luôn tràn đầy niềm vui và bình an.
Sau phần công bố Tin Mừng, Đức TGM Giuse đã chia sẻ những tâm tình với cộng đoàn hiện diện, trước hết Ngài cảm thấy vui mừng khi lần đầu tiên tượng Đức Mẹ La Vang không chỉ hiện diện tại Việt Nam, mà hôm nay đã có mặt tại vùng Đất Thánh Israel linh thiêng này.
Và để có được bức tượng Đức Mẹ La Vang hiện hữu tại đây, đầu tiên chính là nhờ những ý tưởng của Cha Gioan Trần Công Nghị và nhóm bạn của Ngài, sau đó là quá trình thực hiện với những tư vấn, sự giúp đỡ của các ban ngành, các dòng tu và những đóng góp kinh phí của mọi người yêu mến Đức Mẹ khắp nơi.
Và khi có sự hiện diện của Đức Mẹ La Vang tại vùng Đất Thánh này, mỗi người chúng ta tin rằng Đức Mẹ sẽ cầu bầu thêm cho cho Giáo Hội, cho đất nước và con người Việt Nam. Như khi xưa trái tim Mẹ luôn thao thức ở khắp mọi nơi với mong muốn nâng đỡ, cứu giúp mọi người biết chạy đến với Mẹ cho dù ở bất cư nơi đâu hay trong trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Đức TGM Giuse cũng chia sẻ rằng các đoàn hành hương hôm nay thật diễm phúc, khi là những người con đầu tiên đến kính chào Đức Mẹ La Vang tại nơi này. Và với vị trí đặt tượng Đức Mẹ La Vang trên đồi cao, mang ý nghĩa Đức Mẹ từ đây có thể nhìn xuống đoàn con khắp nơi trên thế giới, nhìn từng đoàn hành hương vượt qua bao khó khăn để có thể đến với Đức Mẹ.
Kết thúc bài chia sẻ, Đức TGM Giuse mời gọi mỗi người hãy luôn biết noi gương đức tin trung thành của Đức Mẹ, hãy luôn biết chạy đến với Mẹ nhất là những khi gặp gian nan thử thách, và mỗi người sẽ cảm thấy an tâm vì biết chắc rằng Mẹ sẽ nâng đỡ và ban ơn để vượt qua. Tất cả mọi người cùng sốt sắng dâng lên lời cầu xin: "Lạy Đức Mẹ La Vang Đất Thánh, xin cầu cho chúng con".
Tiếp đến, Đức TGM Giuse long trọng cử hành nghi thức làm phép tượng Đức Mẹ La Vang, cùng với những lời nguyện tín hữu hiệp dâng lên Thiên Chúa trong ngày hồng phúc này.
Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể, hòa chung tâm tình tạ ơn của mọi thành phần dân Chúa khắp nơi, trong đó rất đông đang hiện diện tại Đất Thánh và những người ở phương xa vẫn đang hướng lòng về Thánh lễ hôm nay.
Kết thúc Thánh lễ, Đức TGM Giuse chủ tế ban phép lành cho tất cả mọi người hiện diện. Các đoàn hành hương cùng chụp hình lưu niệm tượng bức tượng Đức Mẹ La Vang mang nhiều ý nghĩa tại vùng Đất Thánh Israel này.
Ban Truyền Thông TGP Huế
Xem Hình
Cùng đồng tế với Ngài trong Thánh lễ này, còn có Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Nguyên Giám Mục Kontum, hơn 100 linh mục đến từ khắp nơi trên thế giới, cùng với sự tham dự của khoảng hơn 50 nữ tu, gần 600 giáo dân đang hành hương tại Đất Thánh Israel cũng hiện diện trong Thánh lễ này.
Trước khi bắt đầu Thánh Lễ, Cha Gioan Trần Công Nghị, Giám đốc Vietcatholic có đôi lời giới thiệu quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ và các đoàn hành hương tham dự. Ngài cũng điểm qua những chuẩn bị, những dấu mốc trong suốt thời gian vừa qua để có được Thánh lễ khánh thành này.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức TGM Giuse đã nói lên ý nghĩa của Thánh Lễ hôm nay là sự họp mặt đặc biệt của nhiều đoàn trên thế giới, và mọi người hãy hướng lòng lên Đức Mẹ La Vang để cầu nguyện cho quê hương đất nước, Giáo Hội Việt Nam và cho mỗi người được luôn tràn đầy niềm vui và bình an.
Sau phần công bố Tin Mừng, Đức TGM Giuse đã chia sẻ những tâm tình với cộng đoàn hiện diện, trước hết Ngài cảm thấy vui mừng khi lần đầu tiên tượng Đức Mẹ La Vang không chỉ hiện diện tại Việt Nam, mà hôm nay đã có mặt tại vùng Đất Thánh Israel linh thiêng này.
Và để có được bức tượng Đức Mẹ La Vang hiện hữu tại đây, đầu tiên chính là nhờ những ý tưởng của Cha Gioan Trần Công Nghị và nhóm bạn của Ngài, sau đó là quá trình thực hiện với những tư vấn, sự giúp đỡ của các ban ngành, các dòng tu và những đóng góp kinh phí của mọi người yêu mến Đức Mẹ khắp nơi.
Và khi có sự hiện diện của Đức Mẹ La Vang tại vùng Đất Thánh này, mỗi người chúng ta tin rằng Đức Mẹ sẽ cầu bầu thêm cho cho Giáo Hội, cho đất nước và con người Việt Nam. Như khi xưa trái tim Mẹ luôn thao thức ở khắp mọi nơi với mong muốn nâng đỡ, cứu giúp mọi người biết chạy đến với Mẹ cho dù ở bất cư nơi đâu hay trong trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Đức TGM Giuse cũng chia sẻ rằng các đoàn hành hương hôm nay thật diễm phúc, khi là những người con đầu tiên đến kính chào Đức Mẹ La Vang tại nơi này. Và với vị trí đặt tượng Đức Mẹ La Vang trên đồi cao, mang ý nghĩa Đức Mẹ từ đây có thể nhìn xuống đoàn con khắp nơi trên thế giới, nhìn từng đoàn hành hương vượt qua bao khó khăn để có thể đến với Đức Mẹ.
Kết thúc bài chia sẻ, Đức TGM Giuse mời gọi mỗi người hãy luôn biết noi gương đức tin trung thành của Đức Mẹ, hãy luôn biết chạy đến với Mẹ nhất là những khi gặp gian nan thử thách, và mỗi người sẽ cảm thấy an tâm vì biết chắc rằng Mẹ sẽ nâng đỡ và ban ơn để vượt qua. Tất cả mọi người cùng sốt sắng dâng lên lời cầu xin: "Lạy Đức Mẹ La Vang Đất Thánh, xin cầu cho chúng con".
Tiếp đến, Đức TGM Giuse long trọng cử hành nghi thức làm phép tượng Đức Mẹ La Vang, cùng với những lời nguyện tín hữu hiệp dâng lên Thiên Chúa trong ngày hồng phúc này.
Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể, hòa chung tâm tình tạ ơn của mọi thành phần dân Chúa khắp nơi, trong đó rất đông đang hiện diện tại Đất Thánh và những người ở phương xa vẫn đang hướng lòng về Thánh lễ hôm nay.
Kết thúc Thánh lễ, Đức TGM Giuse chủ tế ban phép lành cho tất cả mọi người hiện diện. Các đoàn hành hương cùng chụp hình lưu niệm tượng bức tượng Đức Mẹ La Vang mang nhiều ý nghĩa tại vùng Đất Thánh Israel này.
Ban Truyền Thông TGP Huế
Thánh hiến Bia Đá tiếng Việt Kinh Tám Mối Phúc Thật tại Do Thái
Trần Mạnh Trác & Nhóm điện ảnh VietCatholic
16:22 20/10/2018
Xem hình ảnh
Ngày 19 tháng 10 năm 2018, một ngày sau biến cố khánh thành thánh tượng Đức Mẹ Lavang ở Kyrat Yarim, các đoàn hành hương từ khắp năm châu lại qui tụ về núi Tám Mối Phúc Thật ờ Do Thái để khánh thành Bia ‘Kinh Phúc Thật Tám Mối’ bằng tiếng Việt Nam.
Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh, cựu GM giáo phận Kontum đã chủ tế thánh lễ Tạ Ơn và Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, giáo phận Huế, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, đã thánh hiến tấm Bia Bát Phúc, sau khi các linh mục Trần Công Nghị và Lê Quang Hiền khai mở tấm bia bằng đá granite mầu đen nhánh, dầy và lớn.
Vị trí cuả tấm bia được đặt trên con lộ chính cuả khu vực, nằm ngay trước nhà thờ thánh Phê Rô, và không thể không thấy được bới vì đó là tấm bia duy nhất nằm sừng sững ngay bên đường lộ trong khu vườn hoa.
Tuy số người Việt Nam tham dự chỉ bằng nửa số người hôm trước bởi vì có đoàn du lịch đã kết thúc tour và trở về Việt Nam, nhưng tinh thần phấn khởi thì không hề sút giảm, và có lẽ còn đầm ấm thắm thiết hơn, điều đó được biểu lộ qua những cuộc gặp gỡ trong ngày khi các đoàn VN gặp lại nhau trong những địa điểm đi tour.
Hầu như ngày hôm nay phần đất này cuả nước Do Thái đã bị người Việt Nam ta tràn ngập, đâu đâu cũng thấy phất phới những giải khăn và tà áo cuả đại hội, vàng, xanh, hồng… và văng vẳng câu hát: Việt Nam, Việt Nam…
Cũng như bài trước, những hình ảnh trong album là một nỗ lực lớn lao cuả nhiều cộng tác viên Vietcatholic, đáng kể là ban video cuả hai anh chị Nguyễn Văn Hoá & Kim Dung, và cuả cô Caroline Nguyễn và ông Nguyễn Văn Thanh.
Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh, cựu GM giáo phận Kontum đã chủ tế thánh lễ Tạ Ơn và Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, giáo phận Huế, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, đã thánh hiến tấm Bia Bát Phúc, sau khi các linh mục Trần Công Nghị và Lê Quang Hiền khai mở tấm bia bằng đá granite mầu đen nhánh, dầy và lớn.
Vị trí cuả tấm bia được đặt trên con lộ chính cuả khu vực, nằm ngay trước nhà thờ thánh Phê Rô, và không thể không thấy được bới vì đó là tấm bia duy nhất nằm sừng sững ngay bên đường lộ trong khu vườn hoa.
Tuy số người Việt Nam tham dự chỉ bằng nửa số người hôm trước bởi vì có đoàn du lịch đã kết thúc tour và trở về Việt Nam, nhưng tinh thần phấn khởi thì không hề sút giảm, và có lẽ còn đầm ấm thắm thiết hơn, điều đó được biểu lộ qua những cuộc gặp gỡ trong ngày khi các đoàn VN gặp lại nhau trong những địa điểm đi tour.
Cũng như bài trước, những hình ảnh trong album là một nỗ lực lớn lao cuả nhiều cộng tác viên Vietcatholic, đáng kể là ban video cuả hai anh chị Nguyễn Văn Hoá & Kim Dung, và cuả cô Caroline Nguyễn và ông Nguyễn Văn Thanh.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ Hôn Đầu Ngày
Nguyễn Đức Cung
08:27 20/10/2018
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Tạ ơn buổi sáng dịu dàng
Khiến cho đôi lứa nhẹ nhàng nụ hôn.
(nđc)