Ngày 21-10-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lịch phụng vụ tháng 11 năm 2013
LM. An Phong Trần Đức Phương
19:02 21/10/2013
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 11

Tháng 11 là tháng cuối cùng trong Niên Lịch Phụng Vụ. Giáo Hội muốn dùng tháng này để nhắc nhở chúng ta nhớ đến những ngày cuối cùng của thế giới và của mọi người chúng ta.

Trong tháng này chúng ta sẽ mừng lễ các Chúa Nhật Thường Niên (Năm C) 31,32,33 và Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ; ngoài ra chúng ta cũng sẽ mừng Lễ Các Thánh Nam Nữ, Lễ cầu cho các Linh Hồn, Lễ Đức Mẹ Dâng Mình trong Đền Thờ, Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Lễ Tạ Ơn, Lễ Thánh Anrê Tông Đồ.

LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ (Ngày 1/11): Hôm nay Giáo Hội nhớ đến các vị đã qua đời và đã được hưởng phúc trên Thiên Đàng. Tất cả các vị đã được lên Thiên Đàng đều là Thánh; mặc dầu Giáo Hội dành một số ngày để kính riêng một số vị Thánh đặc biệt để làm gương sáng cho chúng ta; trong đó có những vị Thánh Tông Đồ, Thánh Tử Đạo, Thánh Tu Sĩ, có những vị đã lập gia đình; thí dụ như Thánh Anrê Tông Đồ, các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Thánh Phanxicô Khó Khăn, Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Thánh Margarett Scotland.v.v...

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Khải Huyền 7:2-4,9-14); Bài Đọc 2 (1Gioan 3:1-3); Bài Phúc Âm (Matthêu 5:1-12).

LỄ CÁC LINH HỒN (Ngày 2/11): Hôm nay chúng ta nhớ đến các người đã qua đời mà còn phải được thanh tẩy trong luyện tội, trước khi được lên Thiên Đàng. Chúng ta có thể cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện tội được sớm về hưởng nhan thánh Chúa bằng việc dâng Thánh Lễ, làm các việc đạo đức, như lần Chuỗi Mân Côi, đi đàng Thánh Giá và các hy sinh hãm mình. Đây là mầu nhiệm Các Thánh Cùng Thông Công, giữa Giáo Hội chiến đấu ở trần gian, Giáo Hội vinh thắng trên Thiên Đàng và Giáo Hội đau khổ nơi Luyện Tội. Hằng ngày, chúng ta vẫn cầu cho các linh hồn, nhưng đặc biệt trong Tháng Các Linh Hồn. Vì thế tháng này được gọi là Tháng Các Linh Hồn.

Hôm nay được dâng 3 Thánh Lễ để cầu cho các Linh Hồn: Thánh Lễ I : Bài Đọc 1( Sách Giob 19: 1,23-27); Bài Đọc 2( Rôma 5: 5-11); Bài Phúc Âm( Gioan 6:37-40). Thánh Lễ II : Bài Đọc 1 (Isaia 25:6-9); Bài Đọc II (Rôma 8:14-23); Bài Phúc Âm (Luca 23:33,39-42). Thánh Lễ III: Bài Đọc 1 (2Macabê 12:43-45); Bài Đọc 2 ( Khải Huyền 21:1-7); Bài Phúc Âm (Gioan:11: 17-27).

LỄ Chúa Nhật 31 THƯỜNG NIÊN (Ngày 3/11): Các Bài Đọc hôm nay nói về lòng nhân lành của Thiên Chúa đối với những người tội lỗi biết ăn năn hối cải, và tha thứ các tội lỗi cho họ, và giúp họ trở về đời sống lương thiện. Bài Phúc Âm (Luca 19:1-10) nói đến việc ông Giakêu đã cố gắng leo lên một cây sung để có thể nhìn thấy Chúa, vì đám đông theo Chúa Giêsu quá đông. Chúa Giêsu nhìn thấy thiện chí của ông và bảo ông hãy leo xuống để gặp gỡ Chúa, và mặc dầu biết ông là "thủ lãnh những người thu thuế" và người Do Thái thời đó coi những người thu thuế là những "phường tội lỗi", nhưng Chúa đã đến nhà ông. Vì thế những người hiện diện lúc đó phàn nàn là "sao Chúa Giêsu lại đến nhà một kẻ tội lỗi!" Ông Giakêu đã thưa với Chúa Giêsu là ông sẵn sàng "bố thí một nữa sản nghiệp của ông cho người nghèo khó, và nếu ông có làm thiệt hại ai điều gì thì ông đền gấp bốn lần." Thấy lòng ăn năn thành thực của ông Giakêu, Chúa Giêsu đã tuyên bố "Hôm nay nhà ông được ơn cứu độ..." Rồi Chúa Giêsu nói tiếp "Con Người đến để tìm kiếm và cứu chữa những gì đã mất!" Bài Đọc 1 (Sách Khôn Ngoan 11: 22-12: 2) nói đến tình thương của Thiên Chúa đối với mọi loài mà Thiên Chúa đã dựng nên. Thiên Chúa yêu thương mọi người và luôn khoan dung với mọi người. Thiên Chúa "sửa phạt những người lầm đường lạc lối và dạy bảo họ để họ từ bỏ tội lỗi và tin vào Chúa." Trong Bài Đọc 2 (2 Tessalônica 1:11-2:2), Thánh Phaolô nói Ngài hằng cầu nguyện cho chúng ta để chúng ta luôn sống xứng đáng "ơn gọi mà Chúa ban cho chúng ta" và luôn tin tưởng phó thác mọi sự trong tình thương của Chúa, đừng quá lo lắng sợ hãi về những điều tuyên truyền sai lạc "về ngày của Chúa đã gần đến!"

LỄ Chúa Nhật 32 THƯỜNG NIÊN (Ngày 10/11): Các Bài Đọc hôm nay nói về cuộc sống đời sau là cuộc sống vĩnh hằng và siêu nhiên, khác hẳn cuộc đời chúng ta ở thế gian này. Trong Bài Phúc Âm (Luca 20:27-38), khi những người thuộc phái Sađucêô (là phái chối không tin có sự sống lại), đưa ra câu hỏi với Chúa Giêsu là nếu một người phụ nữ cưới nhiều đời chồng khác nhau, khi sống lại thì bà đó thuộc người chồng nào? Chúa Giêsu đã trả lời là "con cái đời này cưới vợ, lấy chồng, nhưng những ai sẽ được hưởng cuộc sống đời sau và được sống lại từ cỏi chết thì không còn cưới vợ, lấy chồng nữa, và sẽ không chết nữa; vì họ giống như Thiên Thần, họ là con cái Thiên Chúa..." Bài Đọc 1 (2 Macabêô 7:1-2,9-14) ghi lại bẩy anh em bị nhà vua đánh đòn đau đớn và ép phải từ bỏ luật của Thiên Chúa; nhưng cả bẩy anh em đều đã từ chối lệnh nhà vua và đều chịu tử hình, vì tất cả đều tin vào Thiên Chúa và sự sống lại, và cuộc sống hạnh phúc đời đời trong Nước Chúa. Trong Bài Đọc 2 (Tessalônica 2:16-3:5), Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy kiên vững trong niềm tin nơi Chúa và cầu nguyện để "Thiên Chúa là cha chúng ta, Đấng đã thương yêu chúng ta, và dùng ân sủng của Người mà ban cho chúng ta sự an ủi đời đời..."

LỄ Chúa Nhật 33 THƯỜNG NIÊN (Ngày 17/11): Chúng ta đang sống những ngày cuối cùng trong niên lịch Phụng Vụ, nên Giáo Hội trích các bài Sách Thánh nói về ngày tận thế và cuộc sống đời sau, nói về những cuộc bách hại Giáo Hội phải chịu dưới nhiều hình thức khác nhau, để nhắc nhở chúng ta đừng quá lo lắng sợ hãi, vì Chúa vẫn ở với Giáo Hội và gìn giữ Giáo Hội cho tới ngày tận thế; nhưng ngày tận thế chưa phải là đã đến ngay đâu như những tin đồn nhảm nhí, sai lạc. Trong Bài Phúc Âm (Luca 21:5-19), Chúa Giêsu nói về ngày Tận Thế sẽ xẩy đến lúc nào không ai biết được; nhưng chắc chắn sẽ xảy ra, sau khi Giáo Hội và các Tín Hữu của Chúa phải trải qua nhiều thử thách và bách hại; nhưng chúng ta cứ bền vững trong Đức Tin và phó thác mọi sự trong tay Chúa: "Chúng con cứ bền đỗ, chúng con sẽ cứu được linh hồn chúng con." Bài Đọc 1 (Malakia 3:19-20) diễn tả về ngày tận thế sẽ đến, và "những kẻ làm tội ác bị thiêu đốt đi như rơm rác....Còn những người kính sợ Thiên Chúa sẽ được Mặt Trời công chính chiếu soi và được Thiên Chúa thương cứu chữa." Trong Bài Đọc 2 (2 Tessalônica 3: 7-12), Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy noi gương các vị làm việc tông đồ, hãy chịu khó làm việc, đừng lười biếng, đừng sống bám vào người khác; hãy tự làm việc để nuôi thân. Thánh Phaolô khuyến khích mọi người điều đó nhân danh Chúa Giêsu Kitô.

LỄ ĐỨC MẸ DÂNG MÌNH (Ngày 21/11): Thánh Lễ hôm nay kính nhớ việc Đức Maria khi còn nhỏ tuổi được cha mẹ là Thánh Gioankim và Anna dâng vào Đền Thánh theo truyền thống thời đó; nhưng cũng do thánh ý Chúa nhiệm mầu. Đức Maria từ đó đã hoàn toàn thuộc về Chúa và vâng theo thánh ý Chúa trong mọi sự suốt cuộc đời; nhất là vâng theo thánh ý Chúa để chịu thai bởi phép Chúa Thánh Thần và sinh ra Đấng Cứu Thế. Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta ( dù là Linh Muc, Tu Sĩ nam nữ hay Giáo Dân) luôn hiến dâng cuộc đời của chúng ta cho Chúa và vâng theo Thánh ý Chúa trong mọi sự, biết chu toàn mọi bổn phận Chúa trao phó cho chúng ta để làm vinh danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1(Giacaria 2:14-17); Bài Phúc Âm (Luca 12:46-50).

LỄ CHÚA GIÊSU KYTÔ LÀ VUA VŨ TRỤ (Ngày 24/11): Giáo Hội dâng ngày Chúa Nhật cuối cùng trong niên lịch Phụng Vụ để kính nhớ Chúa Giêsu là vua vũ trụ. Chúa Giêsu làm vua vũ trụ không phải để bắt người ta hầu hạ, phục vụ, không phải để thống trị mọi người như các vua trần gian; nhưng Chúa Giêsu đã đến trần gian để phục vụ mọi người và chịu chết đau khổ để chuộc tội chúng ta. Chúng ta suy tôn Chúa Giêsu như vị vua vũ trụ; vì sau khi lên trời vinh hiển Chúa Giêsu vẫn không lìa bỏ chúng ta; nhưng Ngài "vẫn ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế". Ngài vẫn điều hành "mọi loài trên trời dưới đất" và hướng dẫn chúng ta trong cuộc lữ hành trần gian tiến về quê huơng nước trời.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (2 Samuel 5:1-3) nói về việc Thiên Chúa tấn phong cho Đavid làm vua dân Chúa là Israel tại Hebron. Trong Bài Đọc 2 (Côlôssê 1: 12-20), Thánh Phaolô kêu gọi chúng ta hãy tạ ơn Đức Chúa Cha vì Ngài đã cho chúng ta "xứng đáng lĩnh phần gia nghiệp trong ánh sáng Thiên Chúa" nhờ công nghiệp Chúa Giêsu Kitô, "Ngài là đầu thân thể là Hội Thánh, là nguyên thủy và là trưởng tử giữa kẻ chết, và làm bá chủ mọi loài." Bài Phúc Âm (Luca 23: 35-43) ghi lại những giờ phút Chúa Giêsu sắp tắt thở trên Thánh Giá và bị quân dữ cười nhạo, chế diễu. Trên đầu Thánh Giá có gắn tấm bảng (do Philatô bắt phải để, và thật là do Thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa) có ghi chữ "Người Này Là Vua Dân Do Thái."

LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIÊT NAM (Ngày 24 tháng 11 hằng năm; nhưng được phép mừng vào Chúa Nhật 33 Thường Niên): Thánh Lễ hôm nay kính nhớ 117 vị đã được Giáo Hội tuyên phong là Thánh vào ngày 19 tháng 6, năm 1988, trong số đó có 96 vị là người Việt Nam, và một số khác là các vị Thừa Sai (11 vị là Tây Ban Nha, 10 vị là người Pháp); nếu kể theo hàng Giáo Phẩm và Giáo dân thì có 8 Giám Mục, 50 Linh Mục, 1 Chủng Sinh, và 58 Giáo Dân.

Thánh Lễ hôm nay cũng là dịp để chúng ta tưởng nhớ đến biết bao các vị khác đã âm thầm chịu chết vì đạo Thánh Chúa trên quê hương Việt Nam qua các thời đại cho đến ngày nay, và cầu nguyện cho chúng ta luôn biết noi gương các Ngài can đảm trung thành giữ vững Đức Tin trong mọi nghịch cảnh, và cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam. ( Xin xem thêm bài "Cây Đa Tử Đạo" mà chúng tôi đã viết và gửi đến quý vị trước đây).

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (2 Maccabê 7: 1,20-29; hoặc ( Sách Khôn Ngoan 3:1-9); Bài Đọc 2 (Rôma 8:31-19); hoặc (Khải Huyền 7:9-17); Bài Phúc Âm ( Luca 9:23-26; hoặc (Gioan 17:11-19).

LỄ TẠ ƠN (Ngày 28/11): Được mừng hằng năm vào ngày Thứ Năm cuối cùng của Tháng 11. Hôm nay chúng ta hợp với Giáo Hội Hoa Kỳ để tạ ơn Chúa, vì Chúa đã đưa chúng ta đến "Miền Đất Hứa" này, và muôn ơn lành Chúa đã ban cho chúng ta, cho gia đình chúng ta, cho Giáo Hội và đất nước Hoa Kỳ.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Sách Đức Huấn ca 50:22-24); Bài Đọc 2 (1 Côrintô 1: 3-9); Bài Phúc Âm (Luca17:11-19).

LỄ THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ (Ngày 30/11): Thánh Anrê là anh em với Thánh Phêrô. Lúc đầu, Thánh Anrê là môn đệ của Thánh Gioan Baotixita; sau đó Ngài đi theo làm môn đệ Chúa Giêsu. Ngài là người đầu tiên trong các Tông Đồ theo Chúa Giêsu. Chính Ngài là người đã dẫn em mình là Thánh Phêrô đến với Chúa Giêsu (Gioan 1: 35-42). Theo truyền thống, Thánh Anrê rao giảng Tin mừng tại Hy Lạp và chịu tử đạo tại đây vào khoảng năm 60. Ngài chịu đóng đanh vào cây Thánh Giá hình chữ X (Gọi là Thánh Giá Thánh Anrê).

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Rôma 10:9-18); Bài Phúc Âm (Matthêu 4: 18-22).

Vậy trong Tháng 11, là tháng cuối cùng trong Niên Lịch Phụng Vụ, chúng ta hãy nhớ đến thân phận mọi người chúng ta là sẽ phải qua cái chết, rồi Phán Xét riêng, Phán Xét chung. Nghĩ như thế không phải để chúng ta "bi quan, yếm thế"; nhưng chỉ để chúng ta đối diện với sự thực, và luôn cố gắng sống cuộc đời có ý nghĩa, luôn sống đẹp lòng Chúa, vui vẻ chu toàn mọi bổn phận hằng ngày, thờ phượng Chúa và giúp đỡ mọi người cần đến sự giúp đỡ của chúng ta, thì ngày chúng ta qua khỏi cuộc đời này sẽ là ngày chúng ta được thưởng công trên Nước Chúa.

Chúng ta đang sống những ngày cuối cùng trong NĂM ĐỨC TIN" (ngày 24 tháng 11 này là ngày cuối cùng trong Năm Đức Tin), chúng ta hãy cầu nguyện chung cho nhau, xin Chúa thêm Đức Tin cho chúng ta, giúp chúng ta sống đoàn kết yêu thương nhau, giữ vững Đức Tin và truyền lại Đức Tin cho con cháu chúng ta, cho những người sống chung quanh chúng ta tại gia đình, khu xóm, sở làm. Xin Mẹ Maria, Thánh Giuse, các Thánh Tử Đạo Việt Nam và các Thánh chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha giải thích tại sao cầu nguyện liên lỷ
LM. Trần Đức Anh OP
09:55 21/10/2013
VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 20-10-2013 tới 80 ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC Phanxicô đã giải thích ý nghĩa lời Chúa Giêsu dạy phải luôn kiên trì cầu nguyện.

Các tín hữu đã đứng đầy Quảng trường thánh Phêrô dưới bầu trời mùa thu, tràn ra tới quảng trường Piô 12 bên ngoài và con đường Hòa Giải. Họ mang nhiều cờ xí và biểu ngữ nói lên nguyên quán và Hội đoàn, phong trào của họ.

Bài huấn dụ

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã diện giải bài Tin Mừng Chúa Nhật 29 thường niên năm C và nói về ý nghĩa việc Chúa dạy phải luôn luôn kiên trì cầu nguyện. Ngài nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu thuật lại một dụ ngôn về sự cần thiết phải luôn luôn cầu nguyện, không bao giờ mệt mỏi. Vai chính ở đây là một bà góa, nhờ nài nỉ với một quan tòa bất lương, nên đã làm cho ông thi hành công lý cho bà. Và Chúa Giêsu kết luận: nếu bà góa đã thuyết phục được quan tòa ấy, thì chẳng lẽ Thiên Chúa lại không lắng nghe chúng ta, nếu chúng ta kiên trì cầu xin ngài hay sao? Kiểu nói của Chúa Giêsu thật mạnh mẽ: ”Và Thiên Chúa lại chẳng thi hành công lý cho những người Ngài chọn, ngày đêm kêu lên Ngài hay sao?” (Lc 18,7).

”Ngày đêm kêu lên” cùng Thiên Chúa! Hình ảnh này về kinh nguyện gây ấn tượng mạnh cho chúng ta. Nhưng chúng ta tự hỏi: tại sao Thiên Chúa lại muốn như thế? Chúa chẳng biết những nhu cầu của chúng ta hay sao? Nài nỉ với Thiên Chúa có ý nghĩa gì?

Đó là một câu hỏi hay, làm cho chúng ta đào sâu một khía cạnh rất quan trọng của đức tin: Thiên Chúa mời gọi chúng ta cầu nguyện kiên trì không phải vì Chúa không biết chúng ta cần điều gì hoặc vì Ngài không nghe chúng ta. Trái lại, Chúa luôn lắng nghe và biết tất cả chúng ta, với lòng yêu thương. Trong hành trình hằng ngày của chúng ta, đặc biệt là giữa những khó khăn, trong cuộc chiến đấu chống lại sự ác bên trong và bên ngoài chúng ta, Chúa ở cạnh chúng ta; chúng ta chiến đấu có Ngài ở cạnh và võ khí của chúng ta chính là lời cầu nguyện, làm cho chúng ta cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa, lòng từ bi và ơn phù trợ của Chúa. Nhưng cuộc chiến chống sự ác thật là cam go và lâu dài, đòi phải kiên nhẫn và bền chí - như ông Môisê, phải giơ hai cánh tay lên để làm cho dân của ông chiến thắng (Xc Xh 17,8-13). Sự thực là thế: đó là một cuộc chiến đấu cần phải thi hành mỗi ngày; Thiên Chúa là đồng minh của chúng ta, niềm tin nơi Ngài là sức mạnh của chúng ta, và kinh nguyện là sự biểu lộ đức tin. Vì thế Chúa Giêsu đảm bảo chiến thắng cho chúng ta, nhưng Ngài hỏi: ”Khi trở lại, Con Người có còn thấy niềm tin trên mặt đất này không?” (Lc 18,8). Nếu đức tin tắt lịm, thì kinh nguyện cũng chấm dứt và chúng ta bước đi trong tối tăm, chúng ta sẽ lạc lối trên đường đời.

Vậy chúng ta hãy học nơi bà góa trong Phúc Âm cách cầu nguyện luôn mãi, không bao giờ mệt mỏi. Nhưng không phải để thuyết phục Chúa bằng lời nói! Ngài biết rõ hơn những gì chúng ta đang cần! Đúng hơn kinh nguyện kiên trì là sự biểu lộ niềm tin nơi một Thiên Chúa đang kêu gọi chúng ta cùng Ngài chiến đấu mọi ngày, mọi lúc, để chiến thắng sự ác bằng sự thiện.

Chào thăm và nhắc nhở

Sau phép lành, ĐTC nhắc nhở các tín hữu rằng:

Anh chị em thân mến,

Hôm nay là Ngày Thế Giới truyền giáo. Đâu là sứ mạng của Giáo Hội? Thưa là phổ biến trên thế giới ngọn lửa đức tin mà Chúa Giêsu đã thắp lên trên thế giới: niềm tin nơi Thiên Chúa là Cha, là Tình Thương, là Lòng Từ Bi. Phương pháp truyền giáo của Kitô giáo không phải là chiêu dụ tín đồ, nhưng là chia sẻ ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn. Tôi cám ơn tất cả những người, bằng kinh nguyện và trợ giúp cụ thể, đang nâng đỡ công cuộc truyền giáo, đặc biệt là hỗ trợ mối quan tâm của GM Roma để loan truyền Tin Mừng. Trong ngày này, chúng ta gần gũi tất cả các thừa sai nam nữ đang làm việc rất nhiều mà không gây ồn ào, và hiến mạng sống. Như bà Afra Martinelli, 78 tuổi, người Italia, đã làm việc bao nhiêu năm ở Nigeria; cách đây vài ngày bà đã bị cướp sát hại; tất cả mọi người đã khóc thương bà, Kitô hữu cũng như tín hữu Hồi giáo. Bà đã loan báo tin mừng bằng đời sống, bằng việc làm mà bà thực hiện, một trung tâm giáo dục; qua đó bà đã phổ biến ngọn lửa đức tin, đã thực hiện một cuộc chiến tốt đẹp! ĐTC mời gọi mọi người hiện diện vỗ tay chào tưởng niệm bà Martinelli.

ĐTC nói tiếp: ”Tôi cũng nghĩ đến Stefano Sándor, được tôn phong chân phước hôm qua 19-10-2013, tại Budapest. Thầy là một trợ sĩ dòng Salésien, gương mẫu trong việc phục vụ giới trẻ, tại nơi sinh hoạt và cầu nguyện, và trong việc huấn nghệ. Khi chế độ cộng sản đóng cửa tất cả các cơ sở Công Giáo, thầy can đảm đương đầu với cuộc bách hại đạo, và bị giết lúc 39 tuổi đời. Chúng ta hiệp ý với gia đình dòng Salésien và Giáo Hội tại Hungari để cảm tạ Thiên Chúa.

”Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi với dân chúng Philippines mới bị động đất nặng, và mời gọi anh chị em cầu nguyện cho quốc dân quí mến này, mới đây đã chịu các thiên tai khác.

Tôi thân ái chào thăm tất cả các tín hữu hành hương hiện diện, bắt đầu là các thanh thiếu niên đã tham dự cuộc tuần hành ”100 mét chạy đua và đức tin” do Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa tổ chức. Cám ơn các bạn, vì đã nhắc nhở chúng tôi rằng tín hữu là một vận động viên tinh thần.

Có 5 ngàn người tham dự cuộc chạy đua này trên đường Hòa giải. Trong số các tham dự viên có cả lực sĩ người Anh, Jason Gardener, đã từng được huy chương vàng trong thế vận Olympic ở Athènes hồi năm 2004.

ĐTC cũng chào thăm các tín hữu thuộc tổng giáo phận Bologna và Cesena-Sarsina ở Italia do ĐHY Caffara và Đức GM Ragettieri hướng dẫn, cũng như các tín hữu khác đến từ Argentina và Venezuela. Ngài cũng đặc biệt gửi lời chào thăm các bà mẹ người Argentina vì Chúa Nhật này là lễ các bà mẹ tại Argentina.
 
Tân Đại Sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh Vatican.
Nguyễn Long Thao
10:11 21/10/2013
Tân Đại Sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh Vatican.

Rome 21/10/2013.- Sáng nay thứ Hai, ông Ken Francis Hackett, đã trình ủy nhiệm thư lên Đức Thánh Cha Phanxicô để chính thức trở thành vị tân Đại Sứ Hoa Kỳ tại Vatican

Vào tháng 6 vừa quaTổng Thống Barack Obama đã đề cử ông Hackett vào chức vụ Đại Sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh và Thượng Viện đã phê chuẩn việc bổ nhiệm này.

Về kinh nghiệm phục vụ, ông Hackett trong nhiều năm đã giữ chức vụ Chủ Tịch Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo Hoa Kỳ, đã từng phục vụ tại Phi Châu và Á Châu trong công tác phát triển nhân sinh.

Từ năm 1994 đến 2012 ông Hackett là thành viên của Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm (Cor Unum) đặc trách công tác cứu trợ.

Về học vấn, vị tân Đại Sứ đã tốt nghiệp Boston College, sau đó theo học các chương trình hậu đại học tại Viện Đại Học New York và South Carolina
 
Đại sứ Hoa Kỳ Ken Hackett trình quốc thư lên Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
16:53 21/10/2013
Hôm Thứ Hai 21 tháng 10, Tân đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh là Ken Hackett đã trình quốc thư của ông lên Đức Thánh Cha. Ông Ken Hackett đã được Hoa Kỳ chỉ định làm đại sứ tại Vatican 3 tháng trước đây.

- "Chào Đức Thánh Cha . "

- "Tôi rất vui khi được gặp anh."

- "Cảm ơn Đức Thánh Cha rất nhiều. Thật là một vinh dự tuyệt vời cho con."

Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và đại sứ Ken Hackett đã diễn ra rất thân mật. Hai vị đã đề cập đến một số vấn đề kể cả vấn đề tế nhị là việc các Giám Mục Hoa Kỳ kiên quyết phải được quyền tham gia vào quá trình hoạch định chính sách đất nước, và thúc đẩy việc tôn trọng nhân phẩm tại Hoa Kỳ. Những điều này thường dẫn đến những tranh cãi và xung đột giữa các Giám Mục Hoa Kỳ với tổng thống Obama.

Hackett là một gương mặt quen thuộc đối với người Công Giáo Hoa Kỳ và là người hiểu biết rộng rãi về Vatican. Ông là Chủ tịch và Giám đốc điều hành cho Catholic Relief Services, chi nhánh tại Mỹ của một nhóm hoạt động bác ái chính tại Vatican.

Sau cuộc tiếp kiến riêng, ông Hackett đã giới thiệu với Đức Thánh Cha phu nhân ông là Joan, hai đứa con, và người mẹ vợ của mình. Ông cũng giới thiệu các nhân viên Đại sứ quán và các thành viên trong gia đình của họ.

Hoa Kỳ đã không có đại diện chính thức tại Vatican trong gần một năm. Một vài ngày trước khi ông Ken trình quốc thư, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra một video giới thiệu ông và phu nhân.

Ông Ken Hackett nói:

"Hoa Kỳ và Vatican hợp tác mạnh mẽ trên một loạt các vấn đề quan trọng toàn cầu, chẳng hạn như việc chống lại nạn buôn người trên thế giới, ngăn ngừa và giảm nhẹ các xung đột, và bảo vệ nhân quyền. "

Đại sứ quán Mỹ cũng đã khai trương một trang web với tiểu sử của vị tân đại sứ, cũng như blog của riêng cá nhân ông Hackett, trong đó ông cho biết ý định sẽ viết về những hoạt động của ông trong tư cách một đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh, cũng như tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh .

Đại sứ Hackett thay thế nhà thần học người Mỹ gốc Cuba Miguel Diaz, người đã từ chức hồi tháng mười một năm ngoái để trở thành một giáo sư đại học. Hackett là Đại sứ thứ chín của Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đầy đủ vào năm 1984.
 
Tình hình Kitô hữu Syria
Vũ Văn An
18:09 21/10/2013
Lên tiếng với hơn 300 ân nhân thuộc tổ chức Trợ Giúp Giáo Hội Túng Thiếu họp tại Westminster Cathedral Hall, London, mấy hôm vừa qua, Thượng Phụ Gregorios III, đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Melkite Hy Lạp, cho biết “Syria đang trải nghiệm một Đàng Thánh Giá thật dài và thật đẫm máu, trên khắp mọi nẻo đường đất nước”.

Thượng phụ Gregorios, đồng thời cũng là chủ tịch Hội Đồng các Giáo Phẩm Công Giáo tại Syria, cho biết thêm: “qúy vị có thể nghĩ rằng tình hình yên ổn ở nơi này hay ở nơi nọ, nhưng bất cứ lúc nào, qúy vị cũng mất mạng vì bom, hỏa tiễn và đầu đạn, chưa kể bị bắt cóc hay bị bắt làm con tin để chuộc tiền, hay bị sát hại”.
Theo vị đứng đầu Giáo Hội Melkite này, các Kitô hữu bị nhắm vì họ được coi là các “phần tử yếu thế” và là nguồn mang lại tiền chuộc. Ngài bảo: “Khá nhiều linh mục, giáo dân, thân nhân và bằng hũu của chúng tôi đã bị bắt cóc”.

Nhắc đến các biến cố xẩy ra tại Maaloula tháng trước, trong đó, những người duy thánh chiến mưu toan buộc các Kitô Hữu phải cải đạo qua Hồi Giáo, thượng phụ cho hay một số làng mạc đã không còn, vì mọi cư dân dã bỏ trốn cả... Bốn người bị bắt cóc từ ngày 4 tháng Chín, chúng tôi không biết hiện họ ở đâu”.

Theo thượng phụ, 450,000 Kitô hữu đã rời Syria hay rời cư trong nước, trong đó, có trọn gia đình cha của ngài. Thượng phụ mô tả cảnh người duy thánh chiến đang khiến cuộc sống của thường dân ra khó khăn ra sao tại nhiều nơi.

Ngài bảo: “Yabroud bị kiểm soát không những bị lực lượng đối lập mà còn bởi người duy thánh chiến nữa, không phải chỉ bởi đối lập, đối lập được lắm, nhưng người duy thánh chiến có khác.

“Là Kitô hữu, họ phải nạp ‘thuế’ từ đầu năm 2012, mỗi tháng 35,000 đôla. Nhưng nay, dù vẫn phải trả món tiền hàng tháng ấy, ngày 16 tháng Mười vừa qua, nhà thờ cũ của Yabroud, tức nhà thờ Constantinô và Helena, vẫn bị đặt bom. Trước Kitô Giáo, nó là đền thờ Thần Jupiter sau đó trở thành nhà thờ Kitô Giáo đẹp đẽ và cổ xưa. Họ đặt bom bên trong nhà thờ... một trái ngay ở toà giải tội”.

Thượng phụ nhấn mạnh rằng nhiều người Hồi Giáo bình thường cũng là nạn nhân như Kitô hữu. Ngài nhắc lại lịch sử tôn giáo hài hòa xưa nay của Syria để nói thêm rằng phần lớn những người duy thánh chiến đến từ ngoại quốc để tham gia trận chiến.

Cùng lên tiếng trong dịp này là Nữ Tu Hanan thuộc Dòng Chúa Chiên Lành. Nữ tu thuật lại việc làm của hội dòng với người tị nạn tại Libăng, và John Pontifex, tác giả phúc trình “Persecuted and Forgotten” đăng trên nội san của cơ quan Trợ Giúp Giáo Hội Túng thiếu nói về việc bách hại Kitô Hữu.

Về tình hình tại Trung Đông và Nigeria, Pontifex ca ngợi sự can đảm và quyết tâm của Kitô hữu trong việc làm chứng cho đức tin bất chấp gian nguy và bách hại phải chịu. Nữ tu Hanan nói tới các trợ giúp dành cho “phụ nữ và trẻ em bị hoàn cảnh đời sống làm cho thương tổn” tại trung tâm y tế của hội dòng tại Beirut.
 
Top Stories
Pastore mennonita vittima di abusi nelle carceri vietnamite
Asia-News
03:28 21/10/2013
Nguyen Cong Chinh, 44 anni, è stato condannato a 11 anni di prigione nel marzo 2012 per aver “minato l’unità nazionale”. Secondo al denuncia della moglie, egli avrebbe subito attacchi in cella ma le guardie non sono mai intervenute. Egli presenta ferite al corpo e al volto. Gli incontri della coppia filmati e registrati.

Hanoi (AsiaNews) - "Temo per la sua vita, perché è stato più volte vittima di attacchi violenti da parte di altri detenuti". La denuncia arriva dalla signora Nguyen Thi Hong, moglie del cristiano protestante Nguyen Cong Chinh (nella foto), imprigionato nel carcere di An Phuoc e vittima di maltrattamenti e abusi perpetrarti da guardie e compagni di cella. L'uomo, un 44enne pastore mennonita, è stato arrestato dalla polizia nell'aprile 2011 e condannato nel marzo dell'anno scorso a 11 anni di galera. A suo carico le accuse - pretestuose e funzionali all'opera di repressione delle voci critiche da parte del regime comunista - di "aver minato l'unità nazionale" e di aver "preso parte in modo attivo a movimenti che si oppongono allo Stato".

Il 18 agosto scorso, durante una vista in carcere al marito, la signora Nguyen Thi Hong è rimasta impietrita dalla faccia del marito, che mostrava segni evidenti di percosse e abusi. Egli le ha spiegato che sono conseguenza di ripetuti assalti di compagni di prigionia, che lo hanno più volte attaccato senza motivo. Il pastore ha inoltre aggiunto che, nonostante la denuncia alle autorità carcerarie, non vi sono state azioni concrete e i vertici della prigione non hanno fatto nulla per impedire nuovi attacchi, che si verificano tuttora impuniti.

Nel corso dell'ultima visita, il 15 ottobre, la coppia ha potuto incontrarsi per un'ora sotto lo sguardo dei secondini, che hanno filmato con una telecamera e registrato le loro parole. Attorno agli occhi l'uomo presentava ecchimosi evidenti; il pastore ha ripetuto che la sua vita è "in pericolo", perché vittima di altri due attacchi.

Il pastore Nguyen Cong Chinh, 44 anni, è nato nel 1969 nella provincia di Quang Nam e ha esercitato il suo ministero nella città di Pleiku, sugli Altipiani centrali. Egli è stato incriminato per aver spedito documenti a movimenti "anti-rivoluzionari" in Vietnam e all'estero. In passato è stato vittima di attacchi mirati, fra cui la distruzione della casa di preghiera e la confisca delle proprietà; dal 1998 viveva nella provincia di Gia Lai senza documenti di identità, a causa del rifiuto opposto dalle autorità.

Il processo è durato un solo giorno e si è tenuto ieri nella provincia di Gia Lai, dove l'uomo è stato arrestato nell'aprile 2011. Per gli attivisti di Human Rights Watch (Hrw) la condanna è stata "l'ennesima dimostrazione" delle violazioni al principio della libertà religiosa operato dal governo di Hanoi. Una repressione che si abbatte, in particolare, nei confronti dei gruppi minoritari e delle sette che non sono affiliate alle associazioni religiose riconosciute dallo Stato. I Mennoniti costituiscono la più numerosa delle chiese anabattiste. Ad oggi si contano più di un milione e mezzo di fedeli nel mondo, soprattutto negli Stati Uniti, in Canada, in Africa e in India; in Vietnam non sono riconosciuti in via ufficiale.
 
Mennonite pastor abused in prison in Vietnam
Asia-News
03:35 21/10/2013
Nguyen Cong Chinh , 44, was sentenced to 11 years in prison in March 2012 for " undermining national unity ." According to his wife, he was attacked in his cell but the guards failed to intervene. He has wounds to his body and face. Couples meetings taped.

Hanoi ( AsiaNews) - " I fear for his life, because he has often been the victim of violent attacks by other inmates". The complaint comes from Ms. Nguyen Thi Hong , wife of the Protestant Christian Nguyen Cong Chinh (pictured) , who was imprisoned in the An Phuoc jail and is a constant victim of ill-treatment and abuse by guards and fellow inmates . The man, a 44 year old Mennonite pastor , was arrested by the police in April 2011 and sentenced in March last year to 11 years in prison . The allegations against him - specious and the result of attempts to suppress voices critical of the communist regime - he had "undermined national unity" and "took an active part in movements that oppose the state."

On 18 August, during a visit to her husband in prison , Ms. Nguyen Thi Hong was petrified by her husband's face, which showed signs of beatings and abuse . He explained that they are a consequence of repeated assaults by fellow prisoners , who have repeatedly attacked him for no reason. The minister also added that, in spite of the complaint to the prison authorities, there was no concrete action and the heads of the prison did nothing to prevent new attacks, which go unpunished .


During the last visit, on October 15, the couple was able to meet for an hour under the gaze of warders, who filmed and recorded the meeting. His eyes were obviously bruised and the pastor repeated that his life was "in danger " because he was the victim of two other attacks.
Pastor Nguyen Cong Chinh , 44, was born in 1969 in the province of Quang Nam and has exercised his ministry in the city of Pleiku, in the Central Highlands . He was indicted for sending documents to "anti- revolutionaries " movements in Vietnam and abroad. In the past he was the victim of targeted attacks, including the destruction of his prayer chapel and the confiscation of property ; since 1998 he had lived in the province of Gia Lai without identity documents, because of the authorities' refusal to issue them.


The trial lasted one day and was held in the province of Gia Lai , where the man was arrested in April 2011. Human Rights Watch (HRW ) state that the sentence is " further evidence " of violations of the principle of religious freedom ​​by the Hanoi government . This repression , which targets minority groups and sects that are not affiliated to religious associations recognized by the state . The Mennonites are the most numerous Anabaptist church. Today there are more than one and a half million members throughout the world, especially in the United States, Canada , Africa and in India , in Vietnam they are not recognized in an official capacity .

 
Egypt's Christians stunned after church shooting
Hamza Hendawi/ AP
11:37 21/10/2013
CAIRO (AP) — Egypt's Christians were stunned Monday by a drive-by shooting in which masked gunmen sprayed a wedding party outside a Cairo church with automatic weapons fire, killing four people, including two young girls, in an attack that raised fears of a nascent insurgency by extremists after the military's ouster of the president and a crackdown on Islamists.

Several thousand Christians gathered Monday for the funeral of the four members of a single family gunned down the previous evening, as the government and religious leaders condemned the attack.

Egypt has seen an increase in attacks by Islamic radicals since the military removed Islamist President Mohammed Morsi and launched a heavy crackdown on his Muslim Brotherhood and its allies. The targets have mainly been security forces and Christians, whom Islamists blame because of their strong support of Morsi's ouster. In Sinai, suspected jihadi fighters have stepped up attacks on soldiers and police. In rural provinces of the south, there has been a wave of mob attacks led by extremists against churches, which have been burned and looted.

But the bloodshed in Cairo's Warraq district was the first such violence in the capital, a direct shooting against Christians.

"With our blood and souls, we will redeem the cross," a crowd of mourners chanted as the bodies were brought for the funeral Monday at Warraq's Virgin Mary Church, where the attack took place. One male relative fell onto one of the coffins, weeping. In the church, they sang hymns, "Help us, Jesus. Forgive us. Bless us. Our eyes are filled with tears."

Relatives of victims killed after two masked gunmen riding a motorcycle opened fire at a wedding par …

Fahmy Azer Aboud, 75, sat stunned in the church, staring in shock at the floor. Sunday evening, his family had been waiting outside the church for the wedding of one his granddaughters to begin when gunmen on motorcycles drove by and opened fire for five minutes, then drove away.

Two others of his granddaughters, an 8- and a 13-year-old were killed, as well as his son Samir and Aboud's sister-in-law. Seven of his relatives were among the 17 wounded in the attack. Several Muslims were also among the wounded, according to Church leaders.

"It's God's will. They are always beating us down. Every other day now, they do this," Abboud said. He added that ambulance did not arrive for an hour and half while police did not arrive till later.

The military-backed interim prime minister, Hazem el-Beblawi, pledged the Sunday night attack would "not succeed in sowing divisions between the nation's Muslims and Christians."

The top cleric at Al-Azhar, the world's primary seat of Sunni Islamic learning, called the shooting "a criminal act that runs contrary to religion and morals."

Egyptian security forces stand guard at a Coptic Christian church in the Waraa neighborhood of Cairo …

In a brief statement, an umbrella group of Islamist parties, including Morsi's Muslim Brotherhood, which have led a campaign of protests against the July 3 coup, also condemned the attack.

"Places of worship are sacred," the National Alliance for Supporting Legitimacy and Rejecting the Coup said in its statement. Morsi's allies while in office included radical groups with a violent past and hard-line clerics who often engaged in anti-Christian rhetoric.

Christians, mostly from the Coptic Orthodox Church, make up about 10 percent of Egypt's population of 90 million. They have long complained of discrimination by the country's Muslim majority. Now they also have been increasingly targeted in a militant backlash after Morsi's ouster. Islamists have blamed Christians for playing a significant role in the mass street protests by millions that led to Morsi's removal. The head of the Coptic Church, Pope Tawadros II, publicly supported the coup.

Attacks in August destroyed about 40 Coptic churches, mostly in areas south of Cairo where large Coptic communities and powerful Islamic militants make for a combustible mix. Those attacks, blamed by Christians and police on Morsi supporters, came amid a wave of retaliation after security forces crushed two Islamist protest camps in Cairo demanding Morsi's reinstatement in a crackdown that killed hundreds of Morsi supporters. Clashes between Morsi's supporters and security forces occur almost daily in Cairo.

Speaking on Egypt's Orbit TV channel, Nageh Ibrahim, a former Islamic militant who has foresworn violence, said extremists are resorting to "mass punishment" against Christians and using attacks on them to pressure the government and the Coptic Church, hoping to "break the alliance between them."

An Egyptian woman wipes her tears before attending the funeral of victims killed after two masked gu …

There has been increasing criticism from Copts that the new military-backed authorities are not doing enough to protect Christians despite the continuing attacks.

At the Virgin Mary Church, another relative of the slain Christians appealed to the head of the military, Gen. Abdel-Fattah el-Sissi, who removed Morsi, to take action.

"I want to tell el-Sissi that I love him, but he should stop forgetting us. We have reached the limit," Maurice Helmy said.

A Coptic youth group, known as The Association of Maspero Youth, called for the dismissal of Interior Minister Mohammed Ibrahim, who heads the police.

"If the Egyptian government does not care about the security and rights of Christians, then we must ask why are we paying taxes and why we are not arming ourselves," said the group.

An Egyptian youth takes in the scene beneath him at a Coptic Christian church in the Waraa neighborh …

The Maspero Youth Association was formed soon after more than 20 Christians were killed by army troops cracking down on their protest in 2011 outside Cairo's landmark, Nile-side state television building, known as Maspero.

Ishaq Ibrahim,a researcher at a Cairo-based rights group who tracks anti-Christians, said Sunday's attack showed "a change and possible expansion of the attacks targeting Christians in Egypt and it could leave more victims."

He blamed security forces for failing to protect churches. "Churches were torched, Christians kidnapped and now gunned down and there is no security guarding the churches. I believe there is collaboration," said Ibrahim, of the Egyptian Initiative for Personal Rights.

Sunday's shooting also harkened back to an Islamic militant insurgency in the 1980s and 1990s in which extremists waged a campaign of attacks on police, Christians and foreign tourists, trying to topple the government.

Many fear a revival of that campaign. The army and security forces are fighting what in effect has become a full-fledged insurgency in the northern part of the strategic Sinai Peninsula, where militants carry out attacks almost daily since Morsi's fall.

Egyptians gather at a Coptic Christian church in the Waraa neighborhood of Cairo late Sunday, Oct. 2 …

High-profile attacks blamed on militants have begun to creep into Cairo, the capital and home to some 18 million. In September, the interior minister survived an assassination attempt by a suicide car bombing in Cairo. Earlier this month, militants fired rocket propelled grenades on the nation's largest satellite ground station, also in Cairo. The Interior Ministry reports near-daily discoveries of explosives planted on bridges and major roads.

Ansar Jerusalem, a Sinai-based militant group, claimed responsibility Monday for a car bomb that targeted the military intelligence compound in the Suez Canal city of Ismailia on Saturday. In a statement posted on a militant website, the group said the attack was in retaliation for what it called the army's oppressive practices in Sinai.

The same group claimed responsibility for the attempt to kill the interior minister, as well as other attacks in Sinai.

(Source: http://news.yahoo.com/egypts-christians-stunned-church-shooting-162412431.html)
 
The Pope on Mission Day: ''We are close to all men and women missionaries, who work without making noise, and who give their lives''
VIS
12:28 21/10/2013
Vatican City - On Sunday 20 October, after the Angelus with the numerous faithful gathered in St. Peter's Square, the Holy Father recalled the celebration of World Mission Day with these words: "Today is World Mission Day. What is the mission of the Church? To spread throughout the world the flame of faith that Jesus has lighted in the world: faith in God who is Father, Love, and Mercy. The method of the Christian mission is not proselytism, but that the sharing of the flame that heats up the soul. I thank all those who through prayer and concrete help sustain the work of the missions, in particular the solicitude of the Bishop of Rome for spread of the Gospel.

On this Day, we are close to all men and women missionaries, who work without making noise, and who give their lives. [Missionaries] like the Italian Afra Martinelli, who worked for many years in Nigeria: one day she was killed in a robbery; everyone wept, Christians and Muslims. They really loved her! She announced the Gospel with her life, with the works she accomplished, a centre of instruction; in this way she spread the flame of faith, she fought the good fight. Let us think about this our sister, and greet her with applause, all of us!

Afra Martinelli was born in Civilerghe 78 years ago. She was a lay missionary, she was not linked to any religious institution, and had been in Nigeria for over thirty years, where he founded and directed the Regina Mundi Centre: a computer school and school for boys, in Ogwashi - Ukwu, in the diocese of Issele-Uku. On the morning of September 27 her collaborators found her in her room, seriously wounded in the neck with a machete, and most likely due to an attempted theft. Transported to the nearest hospital, she died on October 9, after several days of agony.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Mẫu La Vang Las Vegas 2013
Phan Văn Sỹ
09:47 21/10/2013
THÁNH LỄ BẾ MẠC ĐẠI HỘI
THÁNH MẪU LA VANG LAS VEGAS 2013

Về Bên Mẹ Tạ Ơn Chúa

Chúa Nhật 20/10/2013 - “Cuộc gặp gỡ nào thì cũng có lúc phải chia tay, cuộc vui nào thì cũng có lúc phải chấm dứt”, câu nói trong bài giảng thánh lễ Bế Mạc năm ngoái (2012) của Đức Cha Vũ Văn Thiên như vẫn còn lảng vảng trong tâm trí tôi. Thật đúng như vậy, ba ngày Đại Hội qua thật mau, mọi người đều cảm nhận sự ngọt ngào và tràn đầy ân huệ khi đến với Mẹ La Vang để được tắm gội trong ơn thánh ba ngày Đại Hội. Chúng ta còn cảm nhận sự liên đới trong tình đồng hương, tình gia đình Giáo Hội và tình bằng hữu đã quen lâu hay mới quen khi mới chỉ gặp gỡ nhau trong ba ngày Đại Hội đã vội chia tay với địa chỉ, số phone hay email của nhau để lại có hy vọng gặp gỡ nhau vào những dịp hội ngộ, tao phùng bên Mẹ La Vang.

Xem hình ảnh Photo William Nguyễn

Mới 8:00 a.m. giáo dân đã tụ họp quanh Linh Đài như lời mời gọi hôm qua của hai MC. Cha Quang và thầy Hưởng để cùng tham dự thánh lễ Bế Mạc Đại Hội do Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh chủ tế và thuyết giảng, đông đảo quí linh mục đồng tế. Đúng 9:30 a.m. một hồi chiêng trống nổi lên linh thiêng để bắt đầu thánh lễ, ca đoàn cất lời ca nhập lễ: “Chung Lời Cảm Tạ” của nhạc sĩ Nguyễn Duy: “Trong hân hoan chúng con về đây, mang tin yêu mơ ước nồng say, cùng hợp tiếng ca tạ ơn Chúa lời thiết tha”. Nằm trong chủ đề Đại Hội năm nay: “Về Bên Mẹ Tạ Ơn Chúa” nên những lời ca, tiếng hát hay dâng lời cầu nguyện đều hàm chứa lời cảm tạ Hồng Ân Thiên Chúa tuôn đổ qua Mẹ La Vang để có thành quả hôm nay qua 10 năm Thánh hiến.

Trong bài giảng thánh lễ Bế Mạc, Đức Cha Oanh chia sẻ: “Chúng ta đang sống trong năm Đức Tin và chỉ còn ít ngày nữa là kết thúc, cùng Mẹ Maria chúng ta hãy lên đường đi loan báo Tin Mừng như lời Thánh Phaolô, thư gửi cho ông Timôthê: ‘Hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện’(TM 3:14-4,2). Sau lời dặn dò chí thân, chí thiết, hãy sống những lời học hỏi từ nhỏ, lời của Thiên Chúa. Ngài nhắc lại các lời của Chúa phán: ‘Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em’, ‘Anh em ra đi loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.’”

Đến đây ngài kể câu chuyện truyền giáo của Người Dân Tộc là hình ảnh cụ thể mà ngài mục kích, họ nghe radio nói về Đấng Christ và họ đi bộ hàng bao cây số tìm đến linh mục để học hỏi biết về Đấng Christ. Khi về họ loan truyền cho nhau và bị cấm đoán, bắt giữ. Nhưng cả buôn Dân Tộc xúm lại tương trợ và cuối cùng họ cùng quay về với Chúa. Hay việc hôm nay tôi nghe biết như một thói quen tốt đẹp là tr ước khi ra về kết thúc thánh lễ Bế Mạc, mỗi người tự động xếp lại ghế mình ngồi, không để rác rơi rớt, vì không muốn làm phiền người khác, hoặc góp phần một chút với bao người hy sinh đến đây giúp tổ chức Đại Hội.

Chúng ta hãy loan báo Tin Mừng bằng lời cầu nguyện, bằng gương sang và lời rao giảng. Đó là mệnh lệnh truyền của Thiên Chúa để chúng ta thể hiện một đại gia đình nơi có Chúa Giêsu Kitô, Ngài luôn yêu thương chúng ta. Mẹ Maria là mẫu gương tuyệt vời, Mẹ sẽ giúp chúng ta, vì Mẹ đã ra đi loan báo Tin Mừng. Chúng ta hãy noi gương Mẹ, hãy ra đi như Mẹ, hãy lên đường cùng Mẹ khởi đầu cuộc hành trình mới. Xin Chúa Thánh Thần soi sáng, xin Mẹ Maria hướng dẫn phụ giúp chúng ta….

Sau thánh lễ là phép lành của Đức Thánh Cha Phanxicô ban cho tất cả những ai tham dự Đại Hội Thánh Mẫu La Vang tại Đền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas trong ba ngày 18,19,20 tháng 10 năm 2013. Phép lành này do Đức Cha Hoàng Đức Oanh đại diện và là chủ sự đọc, ban phép lành cho mọi khách hành Hương đến tham dự Đại Hội với Mẹ La Vang tại Linh Địa Mẹ tại Las Vegas.

Sau đó là nghi thức bế mạc, anh Đại Diện JB. Trần Xuân Huân lên cám ơn sự hiện diện của quí Đức Cha, quí linh mục và quí tu sĩ nam nữ cùng quí ân, thân nhân và khách hành hương khắp nơi đã vì lòng yêu mến Chúa, sùng kính Mẹ La Vang và mến thương Cộng Đoàn sum họp về đây để cùng chung vai tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Kỳ VI. Anh mong mỏi Đại Hội năm tới cũng sẽ gặp lại những khuôn mặt thân thương hôm nay. Anh kính chúc quí Đức Cha, quí cha và quí tu sĩ thượng lộ bình an và mang theo về tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa qua Mẹ La Vang chuyển cầu. Dứt lời cám ơn của anh Đại Diện, hàng ngàn bong bóng nước được phun lên quanh tháp chuông Đền Thánh. Năm nay để tri ân những người có công khai phá buổi ban đầu Đền Thánh, nên cha Giám Đốc và anh Đại Diện mời những người này lên trên Linh Đài, mỗi người được phát một con chim bồ câu để thả lên như ý nói nhờ những người đi trước khai phá để những người đến sau được thừa hưởng tiện nghi thanh bình an lạc của Đền Thánh Mẹ và hướng về quê hương cầu nguyện cho đất nước được tự do tôn giáo, nhân quyền và độc lập dân tộc. Có tất cả 30 chim câu, Đức Cha Oanh, cha Sáng Lập, cha Giám Đốc mỗi người thả một con, số còn lại dành cho những người có công khai phá buổi ban đầu. Chim thả bay lên và lượn vòng quanh Đền Thánh như không muốn dời xa trong tiếng vỗ tay của mọi người. Sau đó cha Quang gửi lời cám ơn đến quí Đức Cha, linh mục, tu sĩ nam nữ, các đoàn thể, mọi ân thân nhân và các gian hàng đã góp phần v ào việc tổ chức Đại Hội. Ngài lưu ý mọi người hướng nhìn về Linh Đài để ngài giới thiệu logo Đại Hội năm tới: “Cùng Mẹ Sống Ánh Sáng Đức Tin” sẽ diễn ra trong 3 ngày 24,25,26 tháng 10, 2014. Ban kỹ thuật cuốn logo cũ và logo mới từ từ hiện ra qua tiếng vỗ tay reo hò của khách hành hương.

Kết lễ, ca đoàn hát bài: “Mẹ Ở Con Về” của nhạc sĩ Khang Phong, bài ca réo rắt, gieo nhiều nhớ thương với Mẹ La Vang đối với khách hành hương, khiến nhiều người rưng rưng ngấn lệ: “Mẹ ở con về, Mẹ La Vang ơi, Mẹ ở con về, lòng con thương nhớ…Mẹ ở con về, nhớ thương trăm bề, Mẹ nghỉ con đi!”. Lời ca làm chùn bước bao khách hành hương lưỡng lự nửa ở nửa về trong luyến nhớ.

Từng chiếc xe bus nối đuôi nhau đậu dài trước cổng Đền Thánh, từ từ đón khách hành Hương ra đi với lời từ giã cùng những cánh tay vẫy chào trong luyến nhớ, mong hẹn ngày tái ngộ.
 
Ngày gặp mặt các ông bà cố tại GP. Ban Mê Thuột
Anh Thư
08:59 21/10/2013
NGÀY GẶP MẶT CÁC ÔNG BÀ CỐ TẠI CÁC GIÁO HẠT PHƯỚC LONG VÀ ĐỒNG XOÀI, ĐAKMIL VÀ GIA NGHĨA.

Ngày 17 10. 2013, tại giáo xứ Long Điền, Ban Mục Vụ Giáo Dân Giáo phận Banmêthuột tổ chức ngày gặp mặt các Ông Bà Cố lần đầu tiên trong hai giáo hạt Phước Long và Đồng Xoài; và tại giáo xứ Vinh Hương ngày 17. 10 gồm hai Giáo Hạt Dakmil - Gia Nghĩa, với chủ đề: PHÚC CHO DẠ ĐÃ CƯU MANG (Lc 11, 27b). Đây là sáng kiến của ĐGM Giáo Phận Banmêthuột, là dịp để Giáo Hội, Giáo phận bày tỏ lòng tri ân đến các bậc cha mẹ đã quảng đại dâng cho Chúa những người “thợ làm vườn nho”, tô điểm vườn hoa Giáo Hội những bông hoa sắc màu rực rỡ. Đây cũng là dịp để những người con sống tận hiến tri ân công đức các bậc sinh thành. Đồng thời là cơ hội quý báu để những người con đang dấn thân trong ơn gọi tận hiến tạ ơn tình yêu Thiên Chúa đã chọn mình cộng tác với Ngài trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Trong hai ngày đã có gần 800 ông bà cố và linh mục, tu sĩ thuộc các dòng, triều trong và ngoài Giáo phận về tham dự.

Sau nghi thức tôn vinh Thánh Gia thất, ĐGM cài bông hồng vàng cho quí Ông Bà Cố song toàn, và bông mầu hồng cho con cái. Với quí Ông Bà Cố lẻ bóng, ngài cài bông hồng đỏ và bông hồng trắng cho con cái.

Trong phần thuyết trình, cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu, Trưởng Ban Giáo lý Đức Tin, nêu lên những người cha người mẹ đã có ảnh hưởng lớn đến ơn gọi của con cái: Trước hết là Mẹ Maria và Thánh cả Giuse, suốt cuộc đời phục vụ hi sinh cho sứ mệnh Thừa Sai của con mình là Đức Giêsu Kitô. Một số cha mẹ khác như: Bà thánh Monica, người mẹ tuyệt vời đã tạo nên một tiến sĩ Hội Thánh, một giáo phụ thời danh, đó là Thánh Augustinô. Cha mẹ Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, ông Louis Martin - một thợ đồng hồ và Zelie-Marie Guérin - một người dệt đăng-ten; hai ông bà đã dâng hết những người con cho Chúa, trong đó có người con ưu tú là Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, đã được phong Tiến sĩ Hội Thánh, vì đã đề xuất con đường nên thánh độc đáo, được gọi là “Con đường thơ ấu thiêng liêng”. Bà mẹ Thánh Gioan Boscô là người mẹ đã in dấu rất sâu đậm nơi nhà giáo dục thời danh, và là Đấng sáng lập Dòng chuyên lo về giáo dục thanh thiếu niên, đó là Dòng Salesien. ..

Tóm lại, từ lòng người cha người mẹ đạo đức, thánh thiện đã là bệ phóng cho những đứa con bay lên thành anh hùng, thành thánh nhân, thành những linh mục, tu sĩ tận hiến cả cuộc đời cho đồng loại và cho những lớp người nghèo hèn bé mọn.

Ngỏ lời với quí Ông Bà Cố của các linh mục, tu sĩ nam nữ, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, với tư cách là chủ chăn Giáo phận, nói lên lời tri ân và cảm tạ sâu xa Ông Bà Cố vì sự dâng hiến quảng đại những người con yêu quí cho Thiên Chúa và Giáo Hội, kể cả những đóng góp vật chất và tinh thần rất lớn lao. ĐGM nói: Như Mẹ Maria ngày xưa đã hoan hỉ thưa tiếng “Xin vâng”, bao hàm sự vâng theo thánh ý Chúa Cha trong mọi sự, cũng như lúc Mẹ cùng với Thánh Giuse dâng Con trong Đền thánh, để sau này thực thi kế hoạch Cứu độ của Thiên Chúa Cha, thì quí Ông Bà Cố cũng đã có một nghĩa cử cao đẹp như vậy.

Nhiều người con của quí Ông Bà Cố có thể là những người thành đạt, có địa vị trong xã hội, làm "nở mặt nở mày" mẹ cha. Hay có thể là chỗ dựa vững chắc, những chiếc “gậy vàng” chống đỡ tuổi già… nhưng quí Ông Bà Cố đã không nghĩ đến những mục tiêu trần thế đó, mà đã sẵn sàng hi sinh dâng hiến những gì là tốt nhất, đẹp nhất cho Thiên Chúa. Chúng ta tưởng tượng, nếu không có các linh mục, tu sĩ nam nữ… con cái của quí Ông Bà Cố đã và đang có mặt trên cánh đồng truyền giáo của Giáo phận nhà, chắc hẳn số giáo dân, số giáo xứ, số giáo họ, số nhà thờ, nhà nguyện, các cơ sở từ thiện bác ái, văn hóa giáo dục, kể cả ranh giới Giáo phận đã không thể có được như ngày hôm nay. Như thế, để hiểu rằng, công ơn của quí Ông Bà Cố về vật chất cũng như tinh thần thật lớn lao.

Tâm tình chia sẻ của Ông Bà Cố và đáp từ của những người con tận hiến đã làm nhiều người xúc động. Có cụ ông, cụ bà khóc vì cảm động, nhớ lại thuở cơ hàn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, một nắng hai sương, đời sống kham khổ … hoặc những cụ một mình nuôi đàn con, nén những nỗi mất mát đau buồn không cho con biết để con mình yên tâm trong ơn gọi tu trì… Trong phần đáp từ của con cái, một số đại diện linh mục, tu sĩ đã không dấu nổi cảm xúc khi nói lên những tâm tình tri ân sâu xa đối với công ơn trời biển của cha mẹ, những ảnh hưởng của các ngài đã hình thành ơn gọi của mình… Cha Phêrô Trương Văn Khoa đại diện nói lên lời tạ ơn cha mẹ, những người đã sinh thành, các linh mục tu sĩ hôm nay được nuôi dưỡng trong gia đình có nền tảng giáo dục, bởi gia đình là cái nôi là tế bào của xã hội. Tạ ơn Hội Thánh đã sinh ra những người con trong bí tích Rửa Tội, được làm con Chúa, và được chọn làm linh mục, tu sĩ… Tạ ơn Giáo phận, nơi đây ĐGM đã sai phái, chấp nhận những người trong đời sống tu trì được phục vụ trên cánh đồng truyền giáo. Tạ ơn quí ông bà anh chị em giáo dân đã giúp đỡ, cộng tác, chịu đựng những vụng về, thiếu sót của những người tận hiến trong việc phục vụ mở mang Nước Chúa.

Khi nghĩ đến song thân phụ mẫu, ĐGM rất xúc động, đã dàn trải tâm tình tri ân qua bài hát “Mẹ tôi và cuộc đời”, do ngài sáng tác, và cũng là lời tri ân cảm tạ đến các Ông Bà Cố, những người đã âm thầm hi sinh, cầu nguyện cho những người con tận hiến:

Như bà góa nghèo âm thầm dâng hai đồng xu trong đền thờ.

Mẹ ngày qua ngày âm thầm dưỡng nuôi bầy con dâng cuộc đời.

Bà góa nghèo được muôn người biết đến.

Mẹ suốt một đời không tên.

Bà góa nghèo nên biểu tượng to lớn.

Mẹ suốt đời nấp bóng nơi bầy con. ..

Nhưng bà góa nghèo chỉ dâng những gì ngoài da

Mẹ dâng cho đời Mẹ dâng tất cả không giữ gì lại riêng mình.

Tảo tần nuôi đàn con lớn Mẹ không tính đường thiệt hơn

Mẹ dâng dâng hết cho cuộc đời cho loài người những đứa con của Mẹ

Như quà tặng như mời gọi, nhưng cuộc đời có biết Mẹ là ai !

Chỉ lũ con nương bóng Mẹ suốt trên đường dài.

Mẹ tôi ơn trời ban xuống, Mẹ tôi ơn đời nuôi dưỡng

Mẹ kết tinh cả trời đất rồi biến nên thành bầy con

Mẹ tôi tảo tần hôm sớm, dạy con nên người Việt nam thụ ân không đền bằng oán,

nhận ơn suốt đời không quên…


Sau Thánh lễ, để tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với quí Ông Bà Cố, ĐGM đã tặng mỗi gia đình Ông Bà Cố một tượng Đức Mẹ dâng Con vào đền thánh bằng cẩm thạch. Mẫu tượng được chế tác đặc biệt dành riêng cho ngày gặp gỡ hiếm có này. ĐGM không quên nhắn nhủ các linh mục, tu sĩ … hãy luôn cầu nguyện, kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể và phục vụ trong khiêm nhường. Với các Ông bà Cố, ngài khuyên tiếp tục đồng hành với con của mình trong lời cầu nguyện, và kín đáo, khôn ngoan trong việc hướng dẫn con mình đang là linh mục hay tu sĩ…

ANH THƯ
 
Thông Báo
Hành Hương Thánh Địa Do Thái – Israel cho các Linh mục Việt Nam
Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ
10:16 21/10/2013
Hành Hương Thánh Địa Do Thái – Israel cho các Linh mục Việt Nam
Thứ Hai, ngày 17/2/2014 đến thứ Ba, ngày 25/2/2014


Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức dành cho các Linh Mục Việt Nam
xin liên lạc: Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ
1701 San Jacinto St. Houston, TX 77002 – Tel. 713-337-3545 / 713-654-5758
hoặc email: nthu@archgh.org


Thứ Hai, 17 tháng 2, ban sáng rời Phi Trường địa phương của quý cha và gặp nhau tại Newark, NJ.

Thứ Ba, 18 tháng 2, ban sáng đến phi trường Ben Gurion – Tel Aviv. Xe Bus đón rước Phái Đoàn đi Caesarea, Haifa dùng bữa trưa, (nếu phái đoàn không mệt, sẽ dâng thánh lễ tại Núi Đức Bà Camêlô, hang Tiên Tri Elia) sau đó về Khách Sạn tại Nazareth. Bữa tối, nghỉ đêm. (Nếu chưa muốn nghỉ sớm, có thể tham dự cuộc cung nghinh Đức Mẹ, lần hạt Mân Côi chung với các dân tộc khác tại Vương Cung Thánh Đường Mẹ Nhận Tin).

Thứ Tư, 19 tháng 2, sau điểm tâm, thăm viếng biển hồ Tiberias, Capernaum, Tabgha, Nguyện Đường Thánh Phêrô được trao quyền, dâng thánh lễ tại Núi Tám Mối Phúc Thật. Bữa trưa với món cá "Thánh Phêrô" tại Biển Hồ Galilee. Sau đó du thuyền Biển Hồ Galilêa..., viếng Sông Jordan và (nếu muốn) trầm mình tại giòng sông nơi Chúa Giêsu đã chịu phép rửa. Mua sắm đồ kỷ niệm. Dùng bữa tối và nghỉ đêm tại Nazareth. (Mc. 4:35-41; Mt. 14:22-36; Lc. 5:3-7; Mt. 8:28-34; Jn. 4:46-53; Mc. 2:1-12; Jn. 6:24-35; Mc. 1:29-31; Jn. 6:1-13; Jn. 21:4-27; Lc. 6:17-49; Mt. 5:1-12).

Thứ Năm, 20 tháng 2, sau điểm tâm, thăm viếng Thánh Đường Gabriel, Hội Đường Do Thái, và dâng thánh lễ tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Nhận Tin. Sau bữa trưa, Phái Đoàn sẽ viếng núi Taborê (Chúa Biến Hình), Nhà Nguyện Tiệc Cưới Cana... Dùng bữa tối và nghỉ đêm tại Narazeth. (Lc. 1:26-38; Lc. 4:14-30; Mt. 17:1-9; Jn. 2:1-11; Jn. 4:46-47).

Thứ Sáu, 21 tháng 2, sau điểm tâm, Phái Đoàn rời khách sạn tiến về Giêrusalem, tham quan thung lũng Jordan và tắm tại Biển Chết (Dead Sea). Dùng bữa trưa tại Thành Jericho. Cưỡi lạc đà, thăm viếng Làng Qumran, dâng thánh lễ trong xa mạc, viếng Bethany, chiêm ngắm Đan Viện Thánh George. Tiếp tục tiến về Giêrusalem... Dùng bữa tối và nghỉ đêm tại Bethlehem. (Lc. 19:5-10; Mt. 20:29-34; Mt. 4:1-11; Mc. 1:2; Lc. 4:1-13; Lc. 22:7-38).

Thứ Bảy, 22 tháng 2, sau điểm tâm, thăm Thành Bethlehem và dâng thánh lễ tại Nhà Thờ Hang Belem, sau đó đến Cánh Đồng của các Mục Đồng và dùng bữa trưa tại Bethlehem. Sau bữa trưa, lên Thành Giêrusalem viếng Núi Zion, viếng Thánh Đường Dormition và Nhà Tiệc Ly, Nguyện Đường Gà Gáy khi Thánh Phêrô chối Chúa. Bữa tối và nghỉ đêm tại Bethlehem. (Lc. 2:1-20; Is. 8:18; Mt. 26:17-23; Mc. 14:22-25; Jn. 18:15-27; Mt. 26: 69-75; Mc. 14:66-72; Lc. 22:56-62).

Chúa Nhật, 23 tháng 2, sau điểm tâm, tham dự Đàng Thánh Giá, lên núi Olive, viếng Nguyện Đường Chúa Lên Trời, Nguyện Đường Chúa dậy các môn đệ kinh Lạy Cha, Nguyện Đường Thánh Phêrô khóc vì chối Chúa, Thánh Đường Vườn Cây Dầu Gethsemane. Ăn trưa tại Giêrusalem. Sau bữa trưa, viếng thăm Thánh Đường Thánh Anna và dâng thánh lễ nơi Mộ Chúa tại Đồi Golgotha. Bữa tối và nghỉ đêm tại Giêrusalem. (Mt. 21:1-6; Mc. 13:3; Lc. 22:39; Jn. 18:2; Mt. 26:30-56; Lc. 24:50; Act. 1:4-12; Mt. 6:7-13; Lc. 11:1-4; Mt. 27:27-31; Mc. 14:66-72; Lc. 22:56-62; Jn. 18:12-27).

Thứ Hai, 24 tháng 2, sau điểm tâm, đến Bức Tường Than Khóc, Núi Đền Thờ, mua sắm đồ kỷ niệm và/hoặc thăm đền Hồi Giáo (Dome of Rock). Dùng bữa trưa tại Phố Cổ của Giêrusalem. Sau bữa trưa, viếng Thành Ein Karem, nơi Đức Mẹ đi thăm Bà Thánh Isave, Thánh Đường Thánh Gioan Tiền Hô và dâng thánh lễ tại Thánh Đường Đức Mẹ Thăm Viếng Bà Thánh Isave. Dùng bữa tối và nghỉ đêm tại Giêrusalem. (Lc. 1:39-56; Lc. 1:5-25; Lc. 1:57-80).

Thứ Ba, 25 tháng 2, sau điểm tâm, Phái Đoàn rời Khách Sạn ngang qua "Con Đường Emmaus" ra phi trường Ben Gurion, Tel Aviv... và có mặt tại Phi Trường địa phương của quý cha vào chiều tối Thứ Ba cùng ngày.

Chi phí mỗi người là $2850 bao gồm: Vé Máy Bay, Khách Sạn 4 / 5 sao (2 người 1 phòng), Xe Bus deluxe, 3 bữa ăn: sáng-trưa-tối, vé vào cửa những di tích, thắng cảnh, du thuyền Biển Hồ Galilêa cũng bao gồm tiền Tip (Khách Sạn, Tiệm Ăn, Tài Xế, người hướng dẫn địa phương tại Do Thái). Phòng 1 người, xin trả thêm $375.

Hiện tại đã có 22 linh mục ghi tên tham dự...
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tranh Thu
Vũ Đình Huyến, Lm
21:05 21/10/2013
TRANH THU
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
Thu đã đến trên rừng cây lá xanh
Trải qua xuân, hạ lành nay biến đổi
Từ nơi đâu lạnh về mang gió thổi
Rừng lá phong đỏ ối cả hồng hoang.
(Trích thơ của Trầm Hương Thơ)