Phụng Vụ - Mục Vụ
Tinh thần truyền giáo
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
06:30 21/10/2019
Lễ Truyền Giáo
Truyền giáo là một sứ mạng thiêng liêng cao cả, khởi nguồn từ Thiên Chúa. Qua mọi can dự vào lịch sử loài người, Thiên Chúa Ba Ngôi đã làm tất cả “vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta”.
Sứ mạng truyền giáo đã được trao phó cho Giáo Hội. Khi lập Nhóm Mười Hai, Chúa Giêsu cho thấy ý định trao phó sứ mạng truyền giáo cho Giáo Hội sau này (x. Mc 3,13). Trước khi rời các Tông đồ để về cùng Chúa Cha, Chúa Giêsu đã trực tiếp ban mệnh lệnh truyền giáo cho các ông: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21), “Anh em hãy đi dạy dỗ muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, và dạy họ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19-20).
Chính các Tông đồ và những cộng sự của các ngài đã thừa hành mệnh lệnh này một cách xuất sắc. Trải qua bao khó khăn dọc dài lịch sử, các ngài đã đem Tin Mừng Phục Sinh tới nhiều miền và cho nhiều tâm hồn. Hơn hai ngàn năm qua, dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, các thế hệ tông đồ truyền giáo đã nối tiếp nhau mang Tin Mừng đi khắp địa cầu.
Như vậy, truyền giáo xuất phát từ Thiên Chúa, qua Đức Kitô sứ mạng này đã được trao cho Giáo Hội, nhờ Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội trung thành và nhiệt thành chu toàn sứ mạng cho đến ngày tận thế.
Thực thi sứ mạng truyền giáo là chia sẻ cuộc sống như chính Chúa Giêsu đã sống, là yêu thương mọi người, yêu thương đến cùng, yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu. Truyền giáo là làm chứng cho Chúa Kitô bằng đời sống.
1. Nội dung truyền giáo
Trước khi về với Chúa Cha, Chúa Giêsu ban lệnh truyền; “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”. Lời Chúa nói với các môn đệ về nội dung truyền giáo có 4 công việc quan trọng.
a. Truyền giáo là Rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu. Rao giảng là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Truyền giáo là “loan báo Tin mừng”.
b. Truyền giáo là “thiết lập cộng đoàn các môn đệ”, cộng đoàn những người tin vào Chúa Kitô, cộng đoàn này chính là Giáo Hội. Chúa Giêsu nói rõ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.
c. Truyền giáo là “cử hành Phụng vụ và các Bí tích”. Chúa Giêsu cũng nói rõ: “làm phép rửa cho họ Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Các Bí tích thuộc về Nhiệm cục Cứu độ của thời đại Tân Ước, được Chúa Giêsu thiết lập, để qua đó ban ơn cứu độ cho con người.
d. Truyền giáo là dạy Giáo lý, là Huấn giáo. Chúa Giêsu đã căn dặn: “Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”. Mục tiêu của Huấn giáo là dạy cho người ta biết Chúa, tin Chúa và yêu Chúa, giúp cho người Kitô hữu có thể gặp gỡ Chúa, tiếp xúc với Chúa trong đời sống cầu nguyện, cũng như trong đời sống thực tế hằng ngày.
2. Truyền Giáo theo gương Chúa Giêsu
“Đức Giêsu Kitô là lý tưởng trung tâm của truyền giáo, và lý tưởng này đòi hỏi sự hiến mình hoàn toàn cho việc rao giảng Tin Mừng” (Sứ điệp TG 2015). Sứ vụ truyền giáo của Giáo hội thời nào và ở đâu cũng bắt đầu từ mẫu gương Chúa Giêsu.
Khi đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu ưu tiên để ý đến những người nghèo, người tội lỗi, người ngoại và những người bệnh tật. Suốt đời, Chúa Giêsu đã sống gần gũi với 4 hạng người: người nghèo, người tội lỗi, người ngoại và những người bệnh tật. Chúa Giêsu đến với họ, cho họ thấy, Người rất thương họ, và tình thương đó là vô hạn, vô cùng. Thương đến đổ máu mình ra, chết cho họ, chết thay cho họ, và cho mọi người. Chúa Giêsu hiến thân đến tột cùng vì tình yêu.
Chúa Giêsu muốn các môn đệ cũng hãy theo gương Thầy, đem Tin Mừng đến cho 4 hạng người đó.Đây cũng là sứ mạng truyền giáo của mỗi kitô hữu.Nói cách khác, truyền giáo là yêu như Chúa Giêsu yêu. Chúa dành tình yêu đặc biệt cho 4 hạng người: người ngoại, người tội lỗi, người bệnh tật và người nghèo.Yêu người ngoại, yêu người tội lỗi, yêu người nghèo và người bệnh tật như thế là truyền giáo theo gương Chúa Giêsu.
Trong sứ điệp Truyền Giáo 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đặt câu hỏi và trả lời: "Ai là những người đầu tiên phải được nghe loan báo sứ điệp Tin Mừng? Câu trả lời rất rõ ràng và được gặp rất thường xuyên trong Tin Mừng, đó là: những người nghèo, những người bé mọn và những người bệnh tật, những người thường bị khinh dể hay bị bỏ quên, những người không có gì để đền đáp chúng ta (x. Lc 14,13-14). Ưu tiên rao giảng Tin Mừng cho những người hèn mọn nhất giữa chúng ta là dấu chỉ của Nước Thiên Chúa mà Đức Giêsu đem đến: "Có một dây liên kết không thể phân ly giữa đức tin của chúng ta và người nghèo" (Evangelii Gaudium, 48).
3. Tinh thần truyền giáo và nhiệt huyết tông đồ.
Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, khi còn là Giám Mục giáo phận Nha Trang, đã viết chỉ dẫn về truyền giáo như sau: “Những nỗ lực hoạt động, cầu nguyện sẽ không mang lại kết qủa nếu chúng ta không được hướng dẫn bằng một tinh thần mới, một bầu nhiệt huyết tông đồ.Bất cứ lúc nào tiếp xúc với lương dân, với một bầu nhiệt huyết tông đồ, anh chị em hãy luôn luôn nhớ rằng:Tinh thần truyền giáo không phải là óc chinh phục mà là lòng yêu thương.Tinh thần truyền giáo không phải là óc cai trị, mà là tinh thần phục vụ mọi người.Tinh thần truyền giáo không phải là đạo binh thánh gía, dùng vũ lực để đánh ngã, nhưng là tinh thần chứng nhân, lấy đời sống mà làm chứng tích.Tinh thần truyền giáo không phải là óc tự cao tự đại, nhưng là thái độ đối thoại, là tinh thần trao đổi và tôn trọng các tôn giáo khác.Tinh thần truyền giáo không phải là mãnh lực của tiền tài, quyền thế mà là tinh thần tương trợ. Tinh thần truyền giáo không phải là thủ đoạn chiến lược, nhưng là tấm lòng chân thành đơn sơ.Tinh thần truyền giáo không bao giờ chán nản, vì trở ngại, vì vô ơn, vì phản bội, vì thất bại, ngược lại luôn luôn tin cậy vào ơn Chúa và nhẫn nại”. ( Gm. Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Thư luân lưu: Sứ mạng Chúa Kitô là sứ mạng của chúng ta, lễ Thánh Têrêxa năm 1970. Trích trong tập Hôm qua, hôm nay, ngày mai, Thời điểm 1996, tr. 102-103).
Sắc lệnh Ad Gentes đề cao tầm quan trọng của chứng tá đời sống trong việc truyền giáo: “Tất cả các Kitô hữu, dù sống ở đâu, đều phải dùng chứng tá và gương mẫu đời sống để thể hiện con người mới của họ đã đón nhận qua bí tích Thanh tẩy, đồng thời biểu dương sức mạnh của Chúa Thánh Thần đã cũng cố họ qua bí tích Thêm sức, để những người chung quanh nhìn thấy các việc họ làm mà ngợi khen Chúa Cha” (số 11).
Truyền giáo hôm nay phải là giới thiệu, là trình bày, là minh họa, là thuyết phục. Chúng ta giới thiệu Chúa Giêsu cho những anh chị em mà mình gặp gỡ hàng ngày nơi môi trường mình sống và làm việc. Đời sống của giáo dân là phương tiện truyền giáo hữu hiệu hàng đầu. Muốn truyền giáo, giáo dân phải có lòng đạo nhất định. Việc tái truyền giáo giúp tẩy xóa hay giảm bớt những cách sống phản Tin Mừng nơi người đã có đức tin. Thực tế, chẳng ai lại đi theo một cái Đạo mà ngay cả tín đồ cũng không thực hành Đạo. Cũng chẳng ai có thể cho người khác cái mà mình không có. Tái truyền giáo sẽ giúp giáo dân đong đầy hành trang là những giá trị Tin Mừng cho cuộc sống, thay cho những lối sống buông thả và thiếu cố gắng xưa nay. Muốn giới thiệu Chúa cho người chưa biết Chúa, người giáo dân phải thấm nhuần đạo lý, sống trong thế thượng phong về luân lý, về đức bác ái và sự công bằng. Như thế, từng cá nhân, từng nhóm và cộng đoàn, mới dấn thân vào việc truyền giáo. Đức Phanxicô viết trong Sứ điệp truyền giáo năm nay rằng “ Mọi thành viên của Hội Thánh được kêu gọi rao giảng Tin Mừng bằng chứng tá đời sống của mình… Như Công đồng Vaticanô II nói: Giáo dân phải hợp tác vào công cuộc truyền giáo của Hội Thánh; là những chứng nhân và đồng thời là những công cụ sống động, họ chia sẻ sứ mạng cứu rỗi của Hội Thánh" (Ad Gentes, 41)”.
Thực thi sứ vụ truyền giáo trong Năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ và đời sống cộng đoàn thánh hiến bằng cách:
- Mọi thành viên của Hội Thánh được kêu gọi rao giảng Tin Mừng bằng chứng tá đời sống của mình. Một cách đặc biệt, những người nam người nữ thánh hiến được mời gọi lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần, Đấng kêu gọi họ đi ra các vùng ngoại biên, đến với những người chưa được nghe rao giảng Tin Mừng….Người truyền giáo đích thực thì say mê Tin Mừng. Tin Mừng là nguồn mạch niềm vui, sự giải phóng và cứu độ cho mọi người. Hội Thánh ý thức được hồng ân này, vì thế Hội Thánh không ngừng công bố cho mọi người "điều đã có từ ban đầu, điều chúng tôi đã nghe, và chúng tôi đã tận mắt chứng kiến" (1Ga 1,1). Sứ mạng các tôi tớ của Lời – các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân– là giúp cho mọi người, không trừ một ai, được đi vào mối quan hệ với Đức Kitô. (Sứ điệp Truyền giáo 2015).
- Đặc biệt đối với những người sống đời thánh hiến, qua lời khấn sống đời nghèo khó, họ chọn theo Đức Kitô trong sự ưu ái của Ngài đối với người nghèo, theo cách mà Ngài tự đồng hoá mình với người nghèo: sống giống như người nghèo giữa những bất trắc của đời sống hằng ngày và từ khước mọi đòi hỏi về quyền lực, để đem đến cho họ chứng tá về niềm vui của Tin Mừng và một dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa. (Sứ điệp TG).
- Mỗi Giáo xứ khởi động phong trào: mỗi thành viên phải làm sao giúp cho một người khác theo đạo.
- Mỗi giáo dân nên kết thân với một Lương dân. Mỗi gia đình kết thân với một gia đình bên Lương. Kết thân để cầu nguyện, nâng đỡ nhau.
- Các hội đoàn đi tìm người tội lỗi và người nghèo trong địa phương của mình. Nên có một danh sách cụ thể. Sau đó sẽ cùng nhau thăm viếng, an ủi và giúp đỡ.
Chúa Thánh Thần hướng dẫn và quyết định thành tựu của việc truyền giáo. Nhưng nỗ lực của mọi thành phần dân Chúa trong việc truyền giáo cũng là yếu tố làm nên sự thành công. Ước mong Khánh Nhật Truyền Giáo là ngày mang đến cho chúng ta nhiều niềm vui Tin Mừng qua những thành quả, và cũng giúp chúng ta có thêm động lực để dấn thân cho việc loan báo Tin Mừng.
Truyền giáo là một sứ mạng thiêng liêng cao cả, khởi nguồn từ Thiên Chúa. Qua mọi can dự vào lịch sử loài người, Thiên Chúa Ba Ngôi đã làm tất cả “vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta”.
Sứ mạng truyền giáo đã được trao phó cho Giáo Hội. Khi lập Nhóm Mười Hai, Chúa Giêsu cho thấy ý định trao phó sứ mạng truyền giáo cho Giáo Hội sau này (x. Mc 3,13). Trước khi rời các Tông đồ để về cùng Chúa Cha, Chúa Giêsu đã trực tiếp ban mệnh lệnh truyền giáo cho các ông: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21), “Anh em hãy đi dạy dỗ muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, và dạy họ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19-20).
Chính các Tông đồ và những cộng sự của các ngài đã thừa hành mệnh lệnh này một cách xuất sắc. Trải qua bao khó khăn dọc dài lịch sử, các ngài đã đem Tin Mừng Phục Sinh tới nhiều miền và cho nhiều tâm hồn. Hơn hai ngàn năm qua, dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, các thế hệ tông đồ truyền giáo đã nối tiếp nhau mang Tin Mừng đi khắp địa cầu.
Như vậy, truyền giáo xuất phát từ Thiên Chúa, qua Đức Kitô sứ mạng này đã được trao cho Giáo Hội, nhờ Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội trung thành và nhiệt thành chu toàn sứ mạng cho đến ngày tận thế.
Thực thi sứ mạng truyền giáo là chia sẻ cuộc sống như chính Chúa Giêsu đã sống, là yêu thương mọi người, yêu thương đến cùng, yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu. Truyền giáo là làm chứng cho Chúa Kitô bằng đời sống.
1. Nội dung truyền giáo
Trước khi về với Chúa Cha, Chúa Giêsu ban lệnh truyền; “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”. Lời Chúa nói với các môn đệ về nội dung truyền giáo có 4 công việc quan trọng.
a. Truyền giáo là Rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu. Rao giảng là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Truyền giáo là “loan báo Tin mừng”.
b. Truyền giáo là “thiết lập cộng đoàn các môn đệ”, cộng đoàn những người tin vào Chúa Kitô, cộng đoàn này chính là Giáo Hội. Chúa Giêsu nói rõ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.
c. Truyền giáo là “cử hành Phụng vụ và các Bí tích”. Chúa Giêsu cũng nói rõ: “làm phép rửa cho họ Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Các Bí tích thuộc về Nhiệm cục Cứu độ của thời đại Tân Ước, được Chúa Giêsu thiết lập, để qua đó ban ơn cứu độ cho con người.
d. Truyền giáo là dạy Giáo lý, là Huấn giáo. Chúa Giêsu đã căn dặn: “Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”. Mục tiêu của Huấn giáo là dạy cho người ta biết Chúa, tin Chúa và yêu Chúa, giúp cho người Kitô hữu có thể gặp gỡ Chúa, tiếp xúc với Chúa trong đời sống cầu nguyện, cũng như trong đời sống thực tế hằng ngày.
2. Truyền Giáo theo gương Chúa Giêsu
“Đức Giêsu Kitô là lý tưởng trung tâm của truyền giáo, và lý tưởng này đòi hỏi sự hiến mình hoàn toàn cho việc rao giảng Tin Mừng” (Sứ điệp TG 2015). Sứ vụ truyền giáo của Giáo hội thời nào và ở đâu cũng bắt đầu từ mẫu gương Chúa Giêsu.
Khi đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu ưu tiên để ý đến những người nghèo, người tội lỗi, người ngoại và những người bệnh tật. Suốt đời, Chúa Giêsu đã sống gần gũi với 4 hạng người: người nghèo, người tội lỗi, người ngoại và những người bệnh tật. Chúa Giêsu đến với họ, cho họ thấy, Người rất thương họ, và tình thương đó là vô hạn, vô cùng. Thương đến đổ máu mình ra, chết cho họ, chết thay cho họ, và cho mọi người. Chúa Giêsu hiến thân đến tột cùng vì tình yêu.
Chúa Giêsu muốn các môn đệ cũng hãy theo gương Thầy, đem Tin Mừng đến cho 4 hạng người đó.Đây cũng là sứ mạng truyền giáo của mỗi kitô hữu.Nói cách khác, truyền giáo là yêu như Chúa Giêsu yêu. Chúa dành tình yêu đặc biệt cho 4 hạng người: người ngoại, người tội lỗi, người bệnh tật và người nghèo.Yêu người ngoại, yêu người tội lỗi, yêu người nghèo và người bệnh tật như thế là truyền giáo theo gương Chúa Giêsu.
Trong sứ điệp Truyền Giáo 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đặt câu hỏi và trả lời: "Ai là những người đầu tiên phải được nghe loan báo sứ điệp Tin Mừng? Câu trả lời rất rõ ràng và được gặp rất thường xuyên trong Tin Mừng, đó là: những người nghèo, những người bé mọn và những người bệnh tật, những người thường bị khinh dể hay bị bỏ quên, những người không có gì để đền đáp chúng ta (x. Lc 14,13-14). Ưu tiên rao giảng Tin Mừng cho những người hèn mọn nhất giữa chúng ta là dấu chỉ của Nước Thiên Chúa mà Đức Giêsu đem đến: "Có một dây liên kết không thể phân ly giữa đức tin của chúng ta và người nghèo" (Evangelii Gaudium, 48).
3. Tinh thần truyền giáo và nhiệt huyết tông đồ.
Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, khi còn là Giám Mục giáo phận Nha Trang, đã viết chỉ dẫn về truyền giáo như sau: “Những nỗ lực hoạt động, cầu nguyện sẽ không mang lại kết qủa nếu chúng ta không được hướng dẫn bằng một tinh thần mới, một bầu nhiệt huyết tông đồ.Bất cứ lúc nào tiếp xúc với lương dân, với một bầu nhiệt huyết tông đồ, anh chị em hãy luôn luôn nhớ rằng:Tinh thần truyền giáo không phải là óc chinh phục mà là lòng yêu thương.Tinh thần truyền giáo không phải là óc cai trị, mà là tinh thần phục vụ mọi người.Tinh thần truyền giáo không phải là đạo binh thánh gía, dùng vũ lực để đánh ngã, nhưng là tinh thần chứng nhân, lấy đời sống mà làm chứng tích.Tinh thần truyền giáo không phải là óc tự cao tự đại, nhưng là thái độ đối thoại, là tinh thần trao đổi và tôn trọng các tôn giáo khác.Tinh thần truyền giáo không phải là mãnh lực của tiền tài, quyền thế mà là tinh thần tương trợ. Tinh thần truyền giáo không phải là thủ đoạn chiến lược, nhưng là tấm lòng chân thành đơn sơ.Tinh thần truyền giáo không bao giờ chán nản, vì trở ngại, vì vô ơn, vì phản bội, vì thất bại, ngược lại luôn luôn tin cậy vào ơn Chúa và nhẫn nại”. ( Gm. Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Thư luân lưu: Sứ mạng Chúa Kitô là sứ mạng của chúng ta, lễ Thánh Têrêxa năm 1970. Trích trong tập Hôm qua, hôm nay, ngày mai, Thời điểm 1996, tr. 102-103).
Sắc lệnh Ad Gentes đề cao tầm quan trọng của chứng tá đời sống trong việc truyền giáo: “Tất cả các Kitô hữu, dù sống ở đâu, đều phải dùng chứng tá và gương mẫu đời sống để thể hiện con người mới của họ đã đón nhận qua bí tích Thanh tẩy, đồng thời biểu dương sức mạnh của Chúa Thánh Thần đã cũng cố họ qua bí tích Thêm sức, để những người chung quanh nhìn thấy các việc họ làm mà ngợi khen Chúa Cha” (số 11).
Truyền giáo hôm nay phải là giới thiệu, là trình bày, là minh họa, là thuyết phục. Chúng ta giới thiệu Chúa Giêsu cho những anh chị em mà mình gặp gỡ hàng ngày nơi môi trường mình sống và làm việc. Đời sống của giáo dân là phương tiện truyền giáo hữu hiệu hàng đầu. Muốn truyền giáo, giáo dân phải có lòng đạo nhất định. Việc tái truyền giáo giúp tẩy xóa hay giảm bớt những cách sống phản Tin Mừng nơi người đã có đức tin. Thực tế, chẳng ai lại đi theo một cái Đạo mà ngay cả tín đồ cũng không thực hành Đạo. Cũng chẳng ai có thể cho người khác cái mà mình không có. Tái truyền giáo sẽ giúp giáo dân đong đầy hành trang là những giá trị Tin Mừng cho cuộc sống, thay cho những lối sống buông thả và thiếu cố gắng xưa nay. Muốn giới thiệu Chúa cho người chưa biết Chúa, người giáo dân phải thấm nhuần đạo lý, sống trong thế thượng phong về luân lý, về đức bác ái và sự công bằng. Như thế, từng cá nhân, từng nhóm và cộng đoàn, mới dấn thân vào việc truyền giáo. Đức Phanxicô viết trong Sứ điệp truyền giáo năm nay rằng “ Mọi thành viên của Hội Thánh được kêu gọi rao giảng Tin Mừng bằng chứng tá đời sống của mình… Như Công đồng Vaticanô II nói: Giáo dân phải hợp tác vào công cuộc truyền giáo của Hội Thánh; là những chứng nhân và đồng thời là những công cụ sống động, họ chia sẻ sứ mạng cứu rỗi của Hội Thánh" (Ad Gentes, 41)”.
Thực thi sứ vụ truyền giáo trong Năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ và đời sống cộng đoàn thánh hiến bằng cách:
- Mọi thành viên của Hội Thánh được kêu gọi rao giảng Tin Mừng bằng chứng tá đời sống của mình. Một cách đặc biệt, những người nam người nữ thánh hiến được mời gọi lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần, Đấng kêu gọi họ đi ra các vùng ngoại biên, đến với những người chưa được nghe rao giảng Tin Mừng….Người truyền giáo đích thực thì say mê Tin Mừng. Tin Mừng là nguồn mạch niềm vui, sự giải phóng và cứu độ cho mọi người. Hội Thánh ý thức được hồng ân này, vì thế Hội Thánh không ngừng công bố cho mọi người "điều đã có từ ban đầu, điều chúng tôi đã nghe, và chúng tôi đã tận mắt chứng kiến" (1Ga 1,1). Sứ mạng các tôi tớ của Lời – các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân– là giúp cho mọi người, không trừ một ai, được đi vào mối quan hệ với Đức Kitô. (Sứ điệp Truyền giáo 2015).
- Đặc biệt đối với những người sống đời thánh hiến, qua lời khấn sống đời nghèo khó, họ chọn theo Đức Kitô trong sự ưu ái của Ngài đối với người nghèo, theo cách mà Ngài tự đồng hoá mình với người nghèo: sống giống như người nghèo giữa những bất trắc của đời sống hằng ngày và từ khước mọi đòi hỏi về quyền lực, để đem đến cho họ chứng tá về niềm vui của Tin Mừng và một dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa. (Sứ điệp TG).
- Mỗi Giáo xứ khởi động phong trào: mỗi thành viên phải làm sao giúp cho một người khác theo đạo.
- Mỗi giáo dân nên kết thân với một Lương dân. Mỗi gia đình kết thân với một gia đình bên Lương. Kết thân để cầu nguyện, nâng đỡ nhau.
- Các hội đoàn đi tìm người tội lỗi và người nghèo trong địa phương của mình. Nên có một danh sách cụ thể. Sau đó sẽ cùng nhau thăm viếng, an ủi và giúp đỡ.
Chúa Thánh Thần hướng dẫn và quyết định thành tựu của việc truyền giáo. Nhưng nỗ lực của mọi thành phần dân Chúa trong việc truyền giáo cũng là yếu tố làm nên sự thành công. Ước mong Khánh Nhật Truyền Giáo là ngày mang đến cho chúng ta nhiều niềm vui Tin Mừng qua những thành quả, và cũng giúp chúng ta có thêm động lực để dấn thân cho việc loan báo Tin Mừng.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:46 21/10/2019
63. Ai muốn đến trước tòa Thiên Chúa thì phải khiêm tốn tự nhận mình là vô dụng, so với các bác học thì con đường của họ càng vững vàng chắc chắn hơn.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:51 21/10/2019
43. KHẮC BẢNG “CẤM NỔI GIẬN”
Đô ngự sứ Trần Trí tính tình nóng nảy khác thường, động một tí là đánh người.
Lúc ông ta rửa mặt thì phải có bảy tên đầy tớ hầu hạ nhưng vẫn không vừa ý, đến khi rửa mặt xong thì rất ít người là không bị ông ta đánh. Lúc ông ta ngồi, nếu ai đi qua mà có tiếng chân bước, thì cũng đều bị ông ta chửi mắng.
Có một người bạn khuyên ông ta đổi tính nết, thế là ông ta bèn nhờ thợ chuyên môn làm một tấm bảng gỗ, khắc lên ba chữ “cấm nổi giận”, bày tỏ là nhất định phải thay đổi. Nhưng bảng gỗ vừa mới khắc xong thì có người chiều ý ông ta chưa đủ, thế là ông ta bèn cầm tấm bảng gỗ ấy đánh người nọ không đếm xuể.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 43:
Con người ta thường làm gì thì thích người khác biết đến, đó là “cái tật” ngàn đời của con người.
Thời nay khoa học tiến bộ với nhiều phương tiện hiện đại văn minh, nên có người muốn sửa đổi tính nết của mình thì ghi vào máy tính cá nhân, mở máy ra là thấy ngay, nhưng thấy thì thấy mà tật xấu vẫn không sửa đổi, lại có người xâm vào cánh tay mình câu châm ngôn hay để dạy mình, nhưng không hề thấy thực hành câu châm ngôn ấy trong cuộc sống, nên họ vẫn chưa tiến bộ và cải thiện cuộc sống.
Khắc ghi quyết tâm sửa chữa khuyết điểm của mình vào trong tim và mỗi ngày quyết tâm sửa đổi đó là người trí, hơn là khắc nó vào trên tấm bảng gỗ thật lớn thật đẹp mà không chịu ngó ngàng đến là người làm bộ màu mè.
Mỗi buổi sáng thức dậy quyết tâm sửa đổi một tật xấu thì ngày hôm đó bạn sẽ được rất nhiều nụ cười tươi…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đô ngự sứ Trần Trí tính tình nóng nảy khác thường, động một tí là đánh người.
Lúc ông ta rửa mặt thì phải có bảy tên đầy tớ hầu hạ nhưng vẫn không vừa ý, đến khi rửa mặt xong thì rất ít người là không bị ông ta đánh. Lúc ông ta ngồi, nếu ai đi qua mà có tiếng chân bước, thì cũng đều bị ông ta chửi mắng.
Có một người bạn khuyên ông ta đổi tính nết, thế là ông ta bèn nhờ thợ chuyên môn làm một tấm bảng gỗ, khắc lên ba chữ “cấm nổi giận”, bày tỏ là nhất định phải thay đổi. Nhưng bảng gỗ vừa mới khắc xong thì có người chiều ý ông ta chưa đủ, thế là ông ta bèn cầm tấm bảng gỗ ấy đánh người nọ không đếm xuể.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 43:
Con người ta thường làm gì thì thích người khác biết đến, đó là “cái tật” ngàn đời của con người.
Thời nay khoa học tiến bộ với nhiều phương tiện hiện đại văn minh, nên có người muốn sửa đổi tính nết của mình thì ghi vào máy tính cá nhân, mở máy ra là thấy ngay, nhưng thấy thì thấy mà tật xấu vẫn không sửa đổi, lại có người xâm vào cánh tay mình câu châm ngôn hay để dạy mình, nhưng không hề thấy thực hành câu châm ngôn ấy trong cuộc sống, nên họ vẫn chưa tiến bộ và cải thiện cuộc sống.
Khắc ghi quyết tâm sửa chữa khuyết điểm của mình vào trong tim và mỗi ngày quyết tâm sửa đổi đó là người trí, hơn là khắc nó vào trên tấm bảng gỗ thật lớn thật đẹp mà không chịu ngó ngàng đến là người làm bộ màu mè.
Mỗi buổi sáng thức dậy quyết tâm sửa đổi một tật xấu thì ngày hôm đó bạn sẽ được rất nhiều nụ cười tươi…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thủ tướng Abiy của nước Ethiopia giành được giải Hòa bình Nobel
Thanh Quảng sdb
00:28 21/10/2019
Thủ tướng Abiy giành được giải Nobel Hòa bình
Vị Thủ tướng rất linh hoạt của Ethiopia, Tiến sĩ Abiy Ahmed, đã được trao giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2019. Qua giải thưởng này những nỗ lực của ông nhằm chấm dứt sự thù hận giữa đất nước ông với Eritrea cũng như những cải cách tích cực khác mà ông đã đề ra đã được nhìn nhận.
(Bài viết của ký giả Paul Samasumo của đài Vatican)
Ông Chủ tịch Berit Reiss-Andersen của Tổ chức trao giải Hòa bình Nobel tại Na Uy đã công bố tin ông Abiy thắng giải vào thứ Sáu tuần qua ngày 18/10/2019.
Khởi đầu những cải cách quan trọng
Thủ tướng Abiy, một nhà lãnh đạo trẻ nhất của Châu Phi, mới 43 tuổi, đã đề ra nhiều thay đổi tích cực đến độ đất nước này cho là họ đang phải cố gắng lắm mới bắt kịp được những viễn kiến của ông.
Các nhà phê bình và bình luận cho hay những chương trình thẳng thắn của Thủ tướng Abiy dù trên thực tế nước Eritrea đã không đáp ứng lại các thỏa thuận hòa bình của Ethiopia… Tuy nhiên ông chủ tịch Berit Reiss-Andersen cho hay hiện tại, những nỗ lực của Thủ tướng Abiy Ahmed được thừa nhận và được đem ra thực hành.
Theo Tổ chức Giải Hòa bình Nobel thì dù đất nước Ethiopia còn nhiều việc phải làm, nhưng Thủ tướng Abiy Ahmed đã có công khởi xướng những cải cách quan trọng mang lại cho dân chúng nhiều hy vọng về một cuộc sống tươi đẹp và một tương lai sáng lạn. Ông đã dành 100 ngày đầu tiên trong chức Thủ tướng của mình để cứu nguy cho đất nước, ân xá hàng ngàn tù nhân chính trị, chấm dứt nạn kiểm duyệt báo chí, hợp pháp hóa các nhóm đối lập ngoài vòng kiêm tỏa của luật pháp, bãi nhiệm chức vụ của các tướng lãnh quân sự và dân sự tham nhũng, và bảo vệ và làm thăng tiến đáng kể vai trò nữ giới trong đời sống chính trị và cộng đồng của người Ethiopia. Ông cũng cam kết dân chủ hóa chính quyền qua việc tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng.
Đức Thánh Cha phanxicô ca ngợi tài lãnh đạo của Thủ tướng Abiy
Vào tháng Giêng năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có dịp tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Ethiopia.
Theo một thông báo được Văn phòng Báo chí Vatican phát hành thì vào thời điểm đó, Tòa thánh và Thủ tướng Abiy đã có những cuộc đàm phán thân thiện.
Vào ngày 7 tháng 1, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi nước Ethiopia và Eritrea đã có những mối giao hảo tốt đẹp dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Abiy.
Đức Thánh Cha nói với các nhà ngoại giao rằng trong suốt năm qua, đã có dấu hiệu chung sống hòa bình được bảo đảm qua những thỏa thuận lịch sử giữa Ethiopia và Eritrea, nhằm chấm dứt hai mươi năm xung đột và khôi phục được mối giao hảo ngoại giao giữa hai nước.
Tin tốt đẹp cho Etiopia
Trước đây ngày 1 tháng 7 năm 2018, trong một buổi đọc Kinh Truyền tin tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài đã theo dõi các sự kiện đang diễn tiến ở Ethiopia.
Trong muôn vàn người, tôi muốn nêu lên một nhân vật có nhiều viễn kiến được cho là có tính cách lịch sử, và đó là một tin tuyệt vời! Giờ đây sau 20 năm, chính phủ của Ethiopia và Eritrea đang có những đàm phán về chung sống hòa bình với nhau...
Vị Thủ tướng rất linh hoạt của Ethiopia, Tiến sĩ Abiy Ahmed, đã được trao giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2019. Qua giải thưởng này những nỗ lực của ông nhằm chấm dứt sự thù hận giữa đất nước ông với Eritrea cũng như những cải cách tích cực khác mà ông đã đề ra đã được nhìn nhận.
(Bài viết của ký giả Paul Samasumo của đài Vatican)
Ông Chủ tịch Berit Reiss-Andersen của Tổ chức trao giải Hòa bình Nobel tại Na Uy đã công bố tin ông Abiy thắng giải vào thứ Sáu tuần qua ngày 18/10/2019.
Khởi đầu những cải cách quan trọng
Thủ tướng Abiy, một nhà lãnh đạo trẻ nhất của Châu Phi, mới 43 tuổi, đã đề ra nhiều thay đổi tích cực đến độ đất nước này cho là họ đang phải cố gắng lắm mới bắt kịp được những viễn kiến của ông.
Các nhà phê bình và bình luận cho hay những chương trình thẳng thắn của Thủ tướng Abiy dù trên thực tế nước Eritrea đã không đáp ứng lại các thỏa thuận hòa bình của Ethiopia… Tuy nhiên ông chủ tịch Berit Reiss-Andersen cho hay hiện tại, những nỗ lực của Thủ tướng Abiy Ahmed được thừa nhận và được đem ra thực hành.
Theo Tổ chức Giải Hòa bình Nobel thì dù đất nước Ethiopia còn nhiều việc phải làm, nhưng Thủ tướng Abiy Ahmed đã có công khởi xướng những cải cách quan trọng mang lại cho dân chúng nhiều hy vọng về một cuộc sống tươi đẹp và một tương lai sáng lạn. Ông đã dành 100 ngày đầu tiên trong chức Thủ tướng của mình để cứu nguy cho đất nước, ân xá hàng ngàn tù nhân chính trị, chấm dứt nạn kiểm duyệt báo chí, hợp pháp hóa các nhóm đối lập ngoài vòng kiêm tỏa của luật pháp, bãi nhiệm chức vụ của các tướng lãnh quân sự và dân sự tham nhũng, và bảo vệ và làm thăng tiến đáng kể vai trò nữ giới trong đời sống chính trị và cộng đồng của người Ethiopia. Ông cũng cam kết dân chủ hóa chính quyền qua việc tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng.
Đức Thánh Cha phanxicô ca ngợi tài lãnh đạo của Thủ tướng Abiy
Vào tháng Giêng năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có dịp tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Ethiopia.
Theo một thông báo được Văn phòng Báo chí Vatican phát hành thì vào thời điểm đó, Tòa thánh và Thủ tướng Abiy đã có những cuộc đàm phán thân thiện.
Vào ngày 7 tháng 1, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi nước Ethiopia và Eritrea đã có những mối giao hảo tốt đẹp dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Abiy.
Đức Thánh Cha nói với các nhà ngoại giao rằng trong suốt năm qua, đã có dấu hiệu chung sống hòa bình được bảo đảm qua những thỏa thuận lịch sử giữa Ethiopia và Eritrea, nhằm chấm dứt hai mươi năm xung đột và khôi phục được mối giao hảo ngoại giao giữa hai nước.
Tin tốt đẹp cho Etiopia
Trước đây ngày 1 tháng 7 năm 2018, trong một buổi đọc Kinh Truyền tin tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài đã theo dõi các sự kiện đang diễn tiến ở Ethiopia.
Trong muôn vàn người, tôi muốn nêu lên một nhân vật có nhiều viễn kiến được cho là có tính cách lịch sử, và đó là một tin tuyệt vời! Giờ đây sau 20 năm, chính phủ của Ethiopia và Eritrea đang có những đàm phán về chung sống hòa bình với nhau...
Thượng Hội Đồng Amazon: Phiên họp toàn thể thứ 14 và cuộc họp báo ngày 21/10
Vũ Văn An
20:31 21/10/2019
Tin tức về Thượng Hội Đồng Amazon trên các trang mạng tiếng Anh không có nhiều. Lưu lượng tin tức ít hẳn so với các Thượng Hội Đồng trước đây, nhất là so với Thượng Hội Đồng về gia đình. Hôm nay 21/10, Vatican news vắn tắt đưa tin về phiên họp toàn thể thứ 14 và cuộc họp báo ngày 21/10.
Phiên họp toàn thể thứ 14
Phiên họp trên diễn ra vào sáng thứ Hai, 21/10, dưới sự chủ tọa của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và sự hiện diện của 184 nghị phụ.
Đức Hồng Y Claudio Hummes, Tổng tường trình viên, trình bầy dự thảo Tài Liệu Sau Cùng. Bản này thu thập các can thiệp đã đưa ra trong thời gian qua, nhất là từ các nhóm nhỏ, và sẽ được đưa ra thảo luận trong các nhóm nhỏ, một cách “tập thể”.
Các sửa đổi sẽ được lồng vào Tài Liệu Sau Cùng bởi vị Tổng tường trình viên và các vị Thư Ký Đặc Biệt, với ý kiến của các chuyên viên. Sau đó, bản văn sẽ được Ủy Ban Soạn Thảo duyệt lại; và vào chiều thứ Sáu tới, nó sẽ được đọc một lần nữa tại Phòng Họp của Thượng Hội Đồng, trong phiên họp toàn thể thứ 15. Cuối cùng, vào chiều thứ Bẩy, trong phiên họp toàn thể thứ 16, các nghị phụ sẽ bỏ phiếu thông qua tài liệu.
Vatican News không đưa tin gì về nội dung phiên họp toàn thể thứ 14. Tuy nhiên, họ có loan tin: Phiên họp khởi đầu bằng buổi đọc kinh Thần Vụ. Sau đó là bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Héctor Cabrejos Vidarte của Trujillo, Mexico, vị cũng là Chủ tịch của CELAM tức Liên hội đồng các giám mục Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribbean.
Đức Tổng Giám Mục mời gọi các vị hiện diện nhìn vào gương sáng Thánh Phanxicô Assisi và “Ca Khúc Tạo Vật” của ngài. Vì theo Đức Tổng Giám Mục, “đối với Thánh Phanxicô, cái đẹp không phải là chuyện thẩm mỹ, mà là chuyện tình yêu, huynh đệ bằng bất cứ giá nào, ơn thánh bằng bất cứ giá nào”. Thánh nhân ‘ôm ấp mọi tạo vật bằng một tình yêu và tận tụy chưa từng thấy, nói với chúng về Chúa và khuyên nhủ chúng ca tụng Người. Theo nghĩa này, Thánh Phanxicô quả là người phát khởi tình cảm đối với thiên nhiên thời trung cổ”.
Đức Tổng Giám Mục Trujillo nói rằng ba từ ngữ “biết, nhìn nhận, phục hồi” là 3 tiêu mốc trong hành trình thiêng liêng của Thánh Phanxicô; nghĩa là, biết Thiên Chúa cao cả, nhìn nhận các ơn phúc của Người, và dâng lời ca tụng Người. Nếu, đối với Thánh Phanxicô, tội là việc tước đoạt “không những ý chí mà còn cả điều tốt” mà Chúa thực hiện nơi con người; thì trái lại, ca tụng có nghĩa là phục hồi. Đức Tổng Giám Mục nói, “Con người thiếu khả năng ca tụng Thiên Chúa như họ đáng lý phải làm, vì tội đã làm thương tổn mối tương quan con thảo của họ” với Chúa.
Bởi thế, như chính Thánh Phanxicô quả quyết trong “Ca khúc”, chính các tạo vật thi hành công việc trung gian để đem lời ca tụng dâng lên Thiên Chúa. Thực vậy, các tạo vật có thể lấp đầy khoảng trống do con người tạo ra, những hữu thể, vì tội lỗi, không còn xứng đáng dâng lời ca tụng nữa. Đức Tổng Giám Mục nói rằng “Thánh Phanxicô khám phá nơi Thiên Chúa thế đứng của sáng thế và khôi phục Sáng Thế cho Thiên Chúa, vì ngài thấy nơi Người không những Chúa Cha của mọi người, mà còn của mọi loài nữa”.
Phiên họp buổi sáng đã kết thúc với một vị khách đặc biệt; vị này tập chú vào chủ đề sinh thái toàn diện, nhất là trong tương quan với việc thay đổi khí hậu.
Cuộc họp báo ngày 21 tháng 10
Tiếp sau phiên họp toàn thể thứ 14 của Thượng Hội Đồng Amazon vào buổi sáng, văn phòng Báo Chí của Tòa Thánh đã tổ chức cuộc họp báo để một số tham dự viên Thượng Hội Đồng trả lời các câu hỏi của báo chí về một số vấn đề.
Bộ trưởng Truyền thông, Tiến sĩ Paolo Ruffini, đã mở đầu cuộc họp báo. Ông xác nhận rằng Đức Hồng Y Claudio Hummes, Tổng giám mục hưu trí của Sào Paulo, đã trình bày dự thảo bản văn về điều sẽ là tài liệu cuối cùng của Thượng Hội Đồng. Bản văn chứa các chi tiết về những gì đã được thảo luận trong cả các phiên họp toàn thể lẫn các nhóm làm việc nhỏ. Những vấn đề này bao gồm hội nhập văn hóa, và hoán cải truyền giáo và sinh thái, và nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, thông điệp chính được đề nghị là “diễn trình lắng nghe vẫn chưa kết thúc”.
Bà Marcivana Coleues Paiva
Bà Marcivana Coleues Paiva đại diện cho người bản địa Sateré-Mawé ở bang Amazonas, Ba Tây. Bà đề cập đến vai trò tích cực của phụ nữ trong lãnh thổ của mình. Bà cũng cho biết Bà đến Thượng hội đồng với tư cách là nhân chứng cho người dân bản địa sống trong bối cảnh đô thị. 35.000 người trong số họ sống riêng ở thành phố Manaus. Người dân bản địa di cư đến các thành phố nơi họ phải đối đầu với kỳ thị và thường tự coi mình như “người vô hình”.
Đức Giám Mục Domenico Pompili
Đức Giám Mục Domenico Pompili phát xuất từ Rieti, Ý. Một trận động đất kinh hoàng xảy ra trong giáo phận của ngài hồi tháng 8 năm 2016 đã khiến hơn 250 người thiệt mạng và hàng ngàn người mất nhà cửa. Tái thiết vẫn còn lâu mới hoàn thành. Ngài nói rằng, Amazon là “một phúng dụ” cho một trái đất bị thương, và ngài phê phán “sự chú ý quá mức đối với các vấn đề kinh tế dành ưu đãi cho các thành phố lớn hơn là cho các vùng nông thôn”.
Cha Dario Bossi, M.C.C.J.
Cha Dario Bossi, M.C.C.J. là Bề Trên Cả của các nhà truyền giáo Comboni ở Ba Tây và đã sống 15 năm qua ở nước này. Ngài đề cập đến tác động của việc khai thác khoáng sản và thiệt hại gây ra bởi các công ty đa quốc gia. Ngài nói, khu vực của Ngài nằm ở trung tâm của Amazon. Nó bao gồm “mỏ lộ thiên lớn nhất để khai thác sắt”, một khu vực bao gồm 900 kilômét và trải rộng trên 100 cộng đồng.
Ngài nói, phá rừng là một vấn đề, bởi vì các công ty sử dụng gỗ để sản xuất nhiên liệu đang gây ô nhiễm. Ngài nói về ảnh hưởng của 30 năm chất thải độc hại đối với dân số và về việc thủy ngân trong nước ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào.
Cha Bossi nói rằng một mạng lưới đại kết hợp tác với Hội đồng Giám mục Ba Tây, chứng tỏ ý thức và cam kết của các ngài về việc tìm giải pháp.
Đức Hồng Y Christoph Schönborn, O.P.
Đức Hồng Y Christoph Schönborn, O.P., Tổng Giám mục Vienna và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Áo, đã nói với các nhà báo tại cuộc họp báo rằng Ngài đã dành hai tuần ở Thượng hội đồng Amazon để “nghe các kinh nghiệm của họ”. Tại Thượng Hội Đồng, Ngài nói rằng Ngài đã học được điều này “chúng ta không có gì để dạy Amazon”, nhưng chúng ta cần hiểu đâu là việc đóng góp của chúng ta. Ngài nói, Thượng Hội Đồng cung cấp một cơ hội để xem xét những người bị “chính trị thế giới lãng quên”, và để “đem tiếng nói” cho những người ở Vùng Amazon có cuộc sống đang bị đe dọa.
Theo ngài, các đề nghị tại Thượng hội đồng về hàng phó tế vĩnh viễn, là nhằm mục đích “giúp đỡ thừa tác mục vụ tại vùng lãnh thổ rộng lớn này”. Đề cập đến 180 phó tế vĩnh viễn phục vụ trong Tổng giáo phận Vienna của mình, Đức Hồng Y cho biết ngài nghĩ rằng hàng phó tế vĩnh viễn “hữu ích và có ý nghĩa đối với đời sống của Giáo hội”.
Một câu hỏi về khai mỏ
Cha Dario Bossi đã trả lời một câu hỏi về ảnh hưởng của chủ nghĩa duy khai khoáng, tức diễn trình khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Ngài khẳng định, không có gì bền vững trong diễn trình này. “Không hề có công lý liên thế hệ”. Cha Bossi đã đưa ra ví dụ về cộng đồng của chính ngài, một cộng đồng đã đứng lên chống lại thứ bạo lực này, và kêu gọi bồi thường. Ngài nói, họ bắt đầu bằng cách xây dựng một khu định cư mới cách xa các khu vực bị ô nhiễm, một dấu hiệu cho thấy “với chính các cộng đồng Amazon, người ta có thể tìm thấy hy vọng”.
Một câu hỏi về ấn tượng
Đức Hồng Y Christoph Schönborn được hỏi ngài học được gì từ Thượng hội đồng này và ngài đem theo được gì về Vienna. Ngài trả lời rằng Ngài rất ngạc nhiên bởi sự “can đảm của người dân bản địa đã sống trong đe dọa cả 500 năm”. Ngài nói, chúng ta phải “cảnh giác và chú ý đến việc những người này phải sống dưới áp lực, dưới nguy cơ bị tuyệt chủng trong nhiều thế kỷ có nghĩa lý gì. Ngài nói thêm, Mặc dù Giáo hội đã sử dụng tiếng nói của mình để bảo vệ họ trong quá khứ, nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Ngài kết luận Chúng ta cần phải chú ý đến “những người không có tiếng nói”.
Một câu hỏi về các quyền lợi
Bà Marcivana Coleues Paiva trở lại vấn đề đô thị hóa; bà nói rằng việc trở thành “vô hình” ở các thành phố lớn có nghĩa là người bản địa không có quyền lợi nào. Bà nói, thừa tác vụ bản địa đóng một vai trò quan trọng trong việc mang lại cho những người sống ở khu vực thành thị “sự hỗ trợ và tính hiển thị”. Bà nói thêm, bản sắc văn hóa của họ gắn liền với lãnh thổ của họ. Họ không có bản sắc nếu không có đất đai riêng.
Một câu hỏi về các phó tế vĩnh viễn
Đức Hồng Y Schönborn được hỏi một câu hỏi tiếp theo liên quan đến vấn đề các phó tế vĩnh viễn. Ngài trả lời bằng cách gợi ý rằng nhiều linh mục nên sẵn sàng phục vụ ở Amazon. Ngài nói, “Châu Âu có rất nhiều giáo sĩ, nhưng công lý yêu cầu chúng ta phải làm điều gì đó". Đức Hồng Y nói, Thượng hội đồng đã thảo luận về vấn đề “liên đới ơn gọi”, và đồng ý rằng “toàn bộ Giáo hội có trách nhiệm chung đối với Amazon’.
Một câu hỏi về sự phát triển
Câu hỏi cuối cùng được đặt ra cho bà Marcivana Coleues Paiva và liên quan đến loại phát triển mà dân của bà vốn hy vọng. Bà nói, nền linh đạo của dân tộc bà tập chú vào trái đất, nơi mà “từ đó chúng tôi đã phát xuất. Đó là lý do tại sao chúng tôi có một mối liên hệ mạnh mẽ như vậy đối với trái đất”. Bà Marcivana Coleues Paiva kết luận, tổ tiên của chúng tôi đã chăm sóc trái đất cả hàng ngàn năm. Bà nói, đó là lý do tại sao, “tiếng kêu từ Amazon là phải chăm sóc mẹ trái đất”.
Phiên họp toàn thể thứ 14
Phiên họp trên diễn ra vào sáng thứ Hai, 21/10, dưới sự chủ tọa của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và sự hiện diện của 184 nghị phụ.
Đức Hồng Y Claudio Hummes, Tổng tường trình viên, trình bầy dự thảo Tài Liệu Sau Cùng. Bản này thu thập các can thiệp đã đưa ra trong thời gian qua, nhất là từ các nhóm nhỏ, và sẽ được đưa ra thảo luận trong các nhóm nhỏ, một cách “tập thể”.
Các sửa đổi sẽ được lồng vào Tài Liệu Sau Cùng bởi vị Tổng tường trình viên và các vị Thư Ký Đặc Biệt, với ý kiến của các chuyên viên. Sau đó, bản văn sẽ được Ủy Ban Soạn Thảo duyệt lại; và vào chiều thứ Sáu tới, nó sẽ được đọc một lần nữa tại Phòng Họp của Thượng Hội Đồng, trong phiên họp toàn thể thứ 15. Cuối cùng, vào chiều thứ Bẩy, trong phiên họp toàn thể thứ 16, các nghị phụ sẽ bỏ phiếu thông qua tài liệu.
Vatican News không đưa tin gì về nội dung phiên họp toàn thể thứ 14. Tuy nhiên, họ có loan tin: Phiên họp khởi đầu bằng buổi đọc kinh Thần Vụ. Sau đó là bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Héctor Cabrejos Vidarte của Trujillo, Mexico, vị cũng là Chủ tịch của CELAM tức Liên hội đồng các giám mục Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribbean.
Đức Tổng Giám Mục mời gọi các vị hiện diện nhìn vào gương sáng Thánh Phanxicô Assisi và “Ca Khúc Tạo Vật” của ngài. Vì theo Đức Tổng Giám Mục, “đối với Thánh Phanxicô, cái đẹp không phải là chuyện thẩm mỹ, mà là chuyện tình yêu, huynh đệ bằng bất cứ giá nào, ơn thánh bằng bất cứ giá nào”. Thánh nhân ‘ôm ấp mọi tạo vật bằng một tình yêu và tận tụy chưa từng thấy, nói với chúng về Chúa và khuyên nhủ chúng ca tụng Người. Theo nghĩa này, Thánh Phanxicô quả là người phát khởi tình cảm đối với thiên nhiên thời trung cổ”.
Đức Tổng Giám Mục Trujillo nói rằng ba từ ngữ “biết, nhìn nhận, phục hồi” là 3 tiêu mốc trong hành trình thiêng liêng của Thánh Phanxicô; nghĩa là, biết Thiên Chúa cao cả, nhìn nhận các ơn phúc của Người, và dâng lời ca tụng Người. Nếu, đối với Thánh Phanxicô, tội là việc tước đoạt “không những ý chí mà còn cả điều tốt” mà Chúa thực hiện nơi con người; thì trái lại, ca tụng có nghĩa là phục hồi. Đức Tổng Giám Mục nói, “Con người thiếu khả năng ca tụng Thiên Chúa như họ đáng lý phải làm, vì tội đã làm thương tổn mối tương quan con thảo của họ” với Chúa.
Bởi thế, như chính Thánh Phanxicô quả quyết trong “Ca khúc”, chính các tạo vật thi hành công việc trung gian để đem lời ca tụng dâng lên Thiên Chúa. Thực vậy, các tạo vật có thể lấp đầy khoảng trống do con người tạo ra, những hữu thể, vì tội lỗi, không còn xứng đáng dâng lời ca tụng nữa. Đức Tổng Giám Mục nói rằng “Thánh Phanxicô khám phá nơi Thiên Chúa thế đứng của sáng thế và khôi phục Sáng Thế cho Thiên Chúa, vì ngài thấy nơi Người không những Chúa Cha của mọi người, mà còn của mọi loài nữa”.
Phiên họp buổi sáng đã kết thúc với một vị khách đặc biệt; vị này tập chú vào chủ đề sinh thái toàn diện, nhất là trong tương quan với việc thay đổi khí hậu.
Cuộc họp báo ngày 21 tháng 10
Tiếp sau phiên họp toàn thể thứ 14 của Thượng Hội Đồng Amazon vào buổi sáng, văn phòng Báo Chí của Tòa Thánh đã tổ chức cuộc họp báo để một số tham dự viên Thượng Hội Đồng trả lời các câu hỏi của báo chí về một số vấn đề.
Bộ trưởng Truyền thông, Tiến sĩ Paolo Ruffini, đã mở đầu cuộc họp báo. Ông xác nhận rằng Đức Hồng Y Claudio Hummes, Tổng giám mục hưu trí của Sào Paulo, đã trình bày dự thảo bản văn về điều sẽ là tài liệu cuối cùng của Thượng Hội Đồng. Bản văn chứa các chi tiết về những gì đã được thảo luận trong cả các phiên họp toàn thể lẫn các nhóm làm việc nhỏ. Những vấn đề này bao gồm hội nhập văn hóa, và hoán cải truyền giáo và sinh thái, và nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, thông điệp chính được đề nghị là “diễn trình lắng nghe vẫn chưa kết thúc”.
Bà Marcivana Coleues Paiva
Bà Marcivana Coleues Paiva đại diện cho người bản địa Sateré-Mawé ở bang Amazonas, Ba Tây. Bà đề cập đến vai trò tích cực của phụ nữ trong lãnh thổ của mình. Bà cũng cho biết Bà đến Thượng hội đồng với tư cách là nhân chứng cho người dân bản địa sống trong bối cảnh đô thị. 35.000 người trong số họ sống riêng ở thành phố Manaus. Người dân bản địa di cư đến các thành phố nơi họ phải đối đầu với kỳ thị và thường tự coi mình như “người vô hình”.
Đức Giám Mục Domenico Pompili
Đức Giám Mục Domenico Pompili phát xuất từ Rieti, Ý. Một trận động đất kinh hoàng xảy ra trong giáo phận của ngài hồi tháng 8 năm 2016 đã khiến hơn 250 người thiệt mạng và hàng ngàn người mất nhà cửa. Tái thiết vẫn còn lâu mới hoàn thành. Ngài nói rằng, Amazon là “một phúng dụ” cho một trái đất bị thương, và ngài phê phán “sự chú ý quá mức đối với các vấn đề kinh tế dành ưu đãi cho các thành phố lớn hơn là cho các vùng nông thôn”.
Cha Dario Bossi, M.C.C.J.
Cha Dario Bossi, M.C.C.J. là Bề Trên Cả của các nhà truyền giáo Comboni ở Ba Tây và đã sống 15 năm qua ở nước này. Ngài đề cập đến tác động của việc khai thác khoáng sản và thiệt hại gây ra bởi các công ty đa quốc gia. Ngài nói, khu vực của Ngài nằm ở trung tâm của Amazon. Nó bao gồm “mỏ lộ thiên lớn nhất để khai thác sắt”, một khu vực bao gồm 900 kilômét và trải rộng trên 100 cộng đồng.
Ngài nói, phá rừng là một vấn đề, bởi vì các công ty sử dụng gỗ để sản xuất nhiên liệu đang gây ô nhiễm. Ngài nói về ảnh hưởng của 30 năm chất thải độc hại đối với dân số và về việc thủy ngân trong nước ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào.
Cha Bossi nói rằng một mạng lưới đại kết hợp tác với Hội đồng Giám mục Ba Tây, chứng tỏ ý thức và cam kết của các ngài về việc tìm giải pháp.
Đức Hồng Y Christoph Schönborn, O.P.
Đức Hồng Y Christoph Schönborn, O.P., Tổng Giám mục Vienna và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Áo, đã nói với các nhà báo tại cuộc họp báo rằng Ngài đã dành hai tuần ở Thượng hội đồng Amazon để “nghe các kinh nghiệm của họ”. Tại Thượng Hội Đồng, Ngài nói rằng Ngài đã học được điều này “chúng ta không có gì để dạy Amazon”, nhưng chúng ta cần hiểu đâu là việc đóng góp của chúng ta. Ngài nói, Thượng Hội Đồng cung cấp một cơ hội để xem xét những người bị “chính trị thế giới lãng quên”, và để “đem tiếng nói” cho những người ở Vùng Amazon có cuộc sống đang bị đe dọa.
Theo ngài, các đề nghị tại Thượng hội đồng về hàng phó tế vĩnh viễn, là nhằm mục đích “giúp đỡ thừa tác mục vụ tại vùng lãnh thổ rộng lớn này”. Đề cập đến 180 phó tế vĩnh viễn phục vụ trong Tổng giáo phận Vienna của mình, Đức Hồng Y cho biết ngài nghĩ rằng hàng phó tế vĩnh viễn “hữu ích và có ý nghĩa đối với đời sống của Giáo hội”.
Một câu hỏi về khai mỏ
Cha Dario Bossi đã trả lời một câu hỏi về ảnh hưởng của chủ nghĩa duy khai khoáng, tức diễn trình khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Ngài khẳng định, không có gì bền vững trong diễn trình này. “Không hề có công lý liên thế hệ”. Cha Bossi đã đưa ra ví dụ về cộng đồng của chính ngài, một cộng đồng đã đứng lên chống lại thứ bạo lực này, và kêu gọi bồi thường. Ngài nói, họ bắt đầu bằng cách xây dựng một khu định cư mới cách xa các khu vực bị ô nhiễm, một dấu hiệu cho thấy “với chính các cộng đồng Amazon, người ta có thể tìm thấy hy vọng”.
Một câu hỏi về ấn tượng
Đức Hồng Y Christoph Schönborn được hỏi ngài học được gì từ Thượng hội đồng này và ngài đem theo được gì về Vienna. Ngài trả lời rằng Ngài rất ngạc nhiên bởi sự “can đảm của người dân bản địa đã sống trong đe dọa cả 500 năm”. Ngài nói, chúng ta phải “cảnh giác và chú ý đến việc những người này phải sống dưới áp lực, dưới nguy cơ bị tuyệt chủng trong nhiều thế kỷ có nghĩa lý gì. Ngài nói thêm, Mặc dù Giáo hội đã sử dụng tiếng nói của mình để bảo vệ họ trong quá khứ, nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Ngài kết luận Chúng ta cần phải chú ý đến “những người không có tiếng nói”.
Một câu hỏi về các quyền lợi
Bà Marcivana Coleues Paiva trở lại vấn đề đô thị hóa; bà nói rằng việc trở thành “vô hình” ở các thành phố lớn có nghĩa là người bản địa không có quyền lợi nào. Bà nói, thừa tác vụ bản địa đóng một vai trò quan trọng trong việc mang lại cho những người sống ở khu vực thành thị “sự hỗ trợ và tính hiển thị”. Bà nói thêm, bản sắc văn hóa của họ gắn liền với lãnh thổ của họ. Họ không có bản sắc nếu không có đất đai riêng.
Một câu hỏi về các phó tế vĩnh viễn
Đức Hồng Y Schönborn được hỏi một câu hỏi tiếp theo liên quan đến vấn đề các phó tế vĩnh viễn. Ngài trả lời bằng cách gợi ý rằng nhiều linh mục nên sẵn sàng phục vụ ở Amazon. Ngài nói, “Châu Âu có rất nhiều giáo sĩ, nhưng công lý yêu cầu chúng ta phải làm điều gì đó". Đức Hồng Y nói, Thượng hội đồng đã thảo luận về vấn đề “liên đới ơn gọi”, và đồng ý rằng “toàn bộ Giáo hội có trách nhiệm chung đối với Amazon’.
Một câu hỏi về sự phát triển
Câu hỏi cuối cùng được đặt ra cho bà Marcivana Coleues Paiva và liên quan đến loại phát triển mà dân của bà vốn hy vọng. Bà nói, nền linh đạo của dân tộc bà tập chú vào trái đất, nơi mà “từ đó chúng tôi đã phát xuất. Đó là lý do tại sao chúng tôi có một mối liên hệ mạnh mẽ như vậy đối với trái đất”. Bà Marcivana Coleues Paiva kết luận, tổ tiên của chúng tôi đã chăm sóc trái đất cả hàng ngàn năm. Bà nói, đó là lý do tại sao, “tiếng kêu từ Amazon là phải chăm sóc mẹ trái đất”.
Chuyện bên lề Thượng Hội Đồng Amazon: tượng đàn bà mang thai của người bản địa bị lấy khỏi một nhà thờ Công Giáo và liệng xuống sông Tiber
Vũ Văn An
23:10 21/10/2019
Theo Hannah Brockhaus của CNA, một cuốn video đăng tải trên YouTube ngày 21 tháng 10 cho thấy hai người đàn ông lấy một số tượng gỗ tạc người đàn bà đang mang thai từ một nhà thờ Công Giáo gần Vatican và liệng xuống sông Tiber.
Các bức tượng trên vốn đã hiện diện trong nhiều biến cố có liên hệ với Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon và đã gây tranh cãi gay gắt: một số người coi chúng là hình tượng Đức Maria, nhiều người khác cho là hình tượng tôn giáo “Pachamama” trong khi phát ngôn viên của Tòa Thánh thì mô tả chúng một cách mơ hồ như là tượng trưng cho sự sống.
Từ cuốn Video dài 4 phút, hình như biến cố diễn ra khoảngrạng sáng ngày 21 tháng 10, khi một người cầm máy quay hình bước vào Nhà Thờ Santa Maria ở Traspontina. Nhà thờ này kế cận Vatican và Quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, nơi các tượng này được trưng bầy.
Bên trong Nhà thờ, người ta thấy một người đàn ông bước vào một nhà nguyện bên hông rồi bước ra mang theo các bức tượng. Hai người đàn ông sau đó ra khỏi Nhà Thờ, và cuốn video cho thấy họ mang theo 5 bức tượng tạc người đàn bà về phía Lâu Đài Sant’Angelo. Họ ném các bức tượng từ một bên cầu Sant’Angelo xuống Sông Tiber.
Không khuôn mặt nào được lộ rõ, và cuốn video được đăng tải lên YouTube bởi một chương mục vô danh. Ngay khi đăng tải, đã có 12,000 lượt người xem.
Cùng một chương mục YouTube ấy đã đăng cuốn video thứ hai về biến cố ngày 21 tháng 10. Cuốn này ngắn hơn, nhưng có phẩm chất video cao hơn, được hiệu đính, thêm âm nhạc.
Dưới phần phụ đề, có lời cho rằng hành động này được thực hiện “vì một lý do duy nhất: Chúa và Cứu Chúa của chúng ta là Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Diễm phúc của Người và mọi người theo chân Chúa Kitô đang bị tấn công bởi chính các chi thể của Giáo Hội chúng ta. Chúng ta không chấp nhận việc này! Chúng ta không thể im lặng được nữa! Chúng ta phải hành động ngay bây giờ!” (nguyên văn).
Phụ đề viết tiếp: “Vì chúng ta yêu nhân loại, chúng ta không thể chấp nhận được việc người của một vùng nào đó không nên được rửa tội và do đó bị từ chối vào thiên đàng. Bổn phận chúng ta là vâng theo lời Thiên Chúa như Mẹ Giáo Hội vốn vâng theo. Không có con đường cứu rỗi thứ hai. Christus vincit, Christus regnat, Christus imperat![Chúa Kitô chiến thắng, Chúa Kitô hiển trị, Chúa Kitô thống trị]”
Được hỏi về biến cố trên trong cuộc họp báo ngày 21 tháng 10, Ông Paolo Ruffini, đứng đầu ngành thông tin của Tòa Thánh, gọi đó là “cú chơi ngoạn mục lấy tiếng [a stunt]”.
Ông nói khó có thể hỏi một phản ứng của Vatican đối với một điều chỉ xẩy ra trước đó một thời gian ngắn, nhưng “đánh cắp một vật gì đó khỏi một nơi nào đó và rồi ném đi là một cú chơi ngoạn mục lấy tiếng”.
Nhắc lại nhận định của ông tuần trước rằng hình tượng này “tượng trưng cho sự sống, sinh sản, trái đất”, ngày 21 tháng 10, Ông Ruffini nói rằng việc liệng bức tượng đi “là một cử chỉ xem ra đối với tôi mâu thuẫn với tinh thần đối thoại, một tinh thần nên luôn sinh động hóa mọi sự”.
Ông Ruffini nói thêm: “tôi không biết phải nói gì thêm. Đây là một vụ đánh cắp”.
Cha Giacomo Costa, một viên chức truyền thông của Thượng Hội Đồng Amazon, hôm 21 tháng 10, nói rằng ở Amazon, bức tượng tượng trưng cho sự sống y hệt như “chai nước” hay “con vẹt” tượng trưng cho sự sống ở trong vùng.
Cha Costa cho rằng chú mục vào bức tượng và cử chỉ liệng chúng xuống Sông Tiber “không có nghĩa gì cả”.
Vị linh mục này nói rằng “tuy nhiên, lấy cắp một đồ vật không có tính xây dựng”.
Bức tượng gây tranh cãi từng là một phần trong nghi lễ trồng cây tại Vườn Vatican vào ngày 4 tháng 10 và trong một buổi đi đàng thánh giá “Amazon” ngày 19 tháng 10. Nó cũng hiện diện gần Vatican trong nhiều biến cố khác nhau diễn ra trong lúc Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon đang họp, do sáng kiến “Casa Comun” (Ngôi Nhà Chung), mà phần lớn diễn ra tại Nhà Thờ Santa Maria ở Traspontina.
Cũng trên YouTube, nhận định về biến cố này, Cha Mark Goring, CC, cho rằng chúng ta tôn trọng mọi tín ngưỡng, nhưng trưng bầy ảnh tượng phiếm thần trong một nhà thờ Công Giáo là điều không thể chấp nhận được, nói gì thì nói.
Các bức tượng trên vốn đã hiện diện trong nhiều biến cố có liên hệ với Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon và đã gây tranh cãi gay gắt: một số người coi chúng là hình tượng Đức Maria, nhiều người khác cho là hình tượng tôn giáo “Pachamama” trong khi phát ngôn viên của Tòa Thánh thì mô tả chúng một cách mơ hồ như là tượng trưng cho sự sống.
Từ cuốn Video dài 4 phút, hình như biến cố diễn ra khoảngrạng sáng ngày 21 tháng 10, khi một người cầm máy quay hình bước vào Nhà Thờ Santa Maria ở Traspontina. Nhà thờ này kế cận Vatican và Quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, nơi các tượng này được trưng bầy.
Bên trong Nhà thờ, người ta thấy một người đàn ông bước vào một nhà nguyện bên hông rồi bước ra mang theo các bức tượng. Hai người đàn ông sau đó ra khỏi Nhà Thờ, và cuốn video cho thấy họ mang theo 5 bức tượng tạc người đàn bà về phía Lâu Đài Sant’Angelo. Họ ném các bức tượng từ một bên cầu Sant’Angelo xuống Sông Tiber.
Không khuôn mặt nào được lộ rõ, và cuốn video được đăng tải lên YouTube bởi một chương mục vô danh. Ngay khi đăng tải, đã có 12,000 lượt người xem.
Cùng một chương mục YouTube ấy đã đăng cuốn video thứ hai về biến cố ngày 21 tháng 10. Cuốn này ngắn hơn, nhưng có phẩm chất video cao hơn, được hiệu đính, thêm âm nhạc.
Dưới phần phụ đề, có lời cho rằng hành động này được thực hiện “vì một lý do duy nhất: Chúa và Cứu Chúa của chúng ta là Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Diễm phúc của Người và mọi người theo chân Chúa Kitô đang bị tấn công bởi chính các chi thể của Giáo Hội chúng ta. Chúng ta không chấp nhận việc này! Chúng ta không thể im lặng được nữa! Chúng ta phải hành động ngay bây giờ!” (nguyên văn).
Phụ đề viết tiếp: “Vì chúng ta yêu nhân loại, chúng ta không thể chấp nhận được việc người của một vùng nào đó không nên được rửa tội và do đó bị từ chối vào thiên đàng. Bổn phận chúng ta là vâng theo lời Thiên Chúa như Mẹ Giáo Hội vốn vâng theo. Không có con đường cứu rỗi thứ hai. Christus vincit, Christus regnat, Christus imperat![Chúa Kitô chiến thắng, Chúa Kitô hiển trị, Chúa Kitô thống trị]”
Được hỏi về biến cố trên trong cuộc họp báo ngày 21 tháng 10, Ông Paolo Ruffini, đứng đầu ngành thông tin của Tòa Thánh, gọi đó là “cú chơi ngoạn mục lấy tiếng [a stunt]”.
Ông nói khó có thể hỏi một phản ứng của Vatican đối với một điều chỉ xẩy ra trước đó một thời gian ngắn, nhưng “đánh cắp một vật gì đó khỏi một nơi nào đó và rồi ném đi là một cú chơi ngoạn mục lấy tiếng”.
Nhắc lại nhận định của ông tuần trước rằng hình tượng này “tượng trưng cho sự sống, sinh sản, trái đất”, ngày 21 tháng 10, Ông Ruffini nói rằng việc liệng bức tượng đi “là một cử chỉ xem ra đối với tôi mâu thuẫn với tinh thần đối thoại, một tinh thần nên luôn sinh động hóa mọi sự”.
Ông Ruffini nói thêm: “tôi không biết phải nói gì thêm. Đây là một vụ đánh cắp”.
Cha Giacomo Costa, một viên chức truyền thông của Thượng Hội Đồng Amazon, hôm 21 tháng 10, nói rằng ở Amazon, bức tượng tượng trưng cho sự sống y hệt như “chai nước” hay “con vẹt” tượng trưng cho sự sống ở trong vùng.
Cha Costa cho rằng chú mục vào bức tượng và cử chỉ liệng chúng xuống Sông Tiber “không có nghĩa gì cả”.
Vị linh mục này nói rằng “tuy nhiên, lấy cắp một đồ vật không có tính xây dựng”.
Bức tượng gây tranh cãi từng là một phần trong nghi lễ trồng cây tại Vườn Vatican vào ngày 4 tháng 10 và trong một buổi đi đàng thánh giá “Amazon” ngày 19 tháng 10. Nó cũng hiện diện gần Vatican trong nhiều biến cố khác nhau diễn ra trong lúc Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon đang họp, do sáng kiến “Casa Comun” (Ngôi Nhà Chung), mà phần lớn diễn ra tại Nhà Thờ Santa Maria ở Traspontina.
Cũng trên YouTube, nhận định về biến cố này, Cha Mark Goring, CC, cho rằng chúng ta tôn trọng mọi tín ngưỡng, nhưng trưng bầy ảnh tượng phiếm thần trong một nhà thờ Công Giáo là điều không thể chấp nhận được, nói gì thì nói.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Tân Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng tiếp phái đoàn Tổng Giáo phận Sài Gòn
BBT GP Phát Diệm
10:38 21/10/2019
Phái đoàn gồm 19 người: Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám quản tông tòa làm trưởng đoàn, Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Giám Mục Phụ Tá, cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân, Tổng Đại diện, cha Phêrô Kiều Công Tùng, Chưởng ấn - Chánh Văn phòng, cùng quý cha trong Ban tư vấn và quý cha hạt trưởng. Ngoài ra còn có sự hiện diện của cha Giuse Đào Nguyên Vũ, chánh văn phòng HĐGM-VN, cha Giuse Phạm Bá Lãm, Đại diện linh mục gốc Phát Diệm tại miền Nam và Ban Truyền thông TGP Sài Gòn.
Tại phòng khách Tòa Giám mục Phát Diệm, Đức Tân Tổng Giám mục Giuse cùng với cha Antôn Phan Văn Tự, nguyên Tổng đại diện, quý cha quản hạt và quý cha trong Tòa Giám mục đã ân cần đón tiếp phái đoàn.
Đáp lời phái đoàn, Đức Tân Tổng Giám mục cám ơn Đức Cha trưởng đoàn và TGP Sài Gòn đã dành cho Ngài những tâm tình tốt đẹp. Ngài cũng xin mọi người thêm lời cầu nguyện cho Ngài trong sứ vụ mới.
Sau đó, Đức Tân Tổng Giám mục cùng phái đoàn và quý cha Phát Diệm đã chụp hình lưu niệm tại Phương Đình Phát Diệm.
Sau cùng, phái đoàn đã dùng bữa cơm trưa thân tình cùng Đức Tân Tổng Giám mục và quý cha Phát Diệm.
BTT
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 21/10/19: Cây thánh giá lớn nhất thế giới là ở đâu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:39 21/10/2019
1. Đừng thay thế đức tin bằng ý thức hệ
Đức Thánh Cha Phanxicô than thở rằng nhiều Kitô hữu có thói quen phán xét tất cả mọi sự “với sự nhỏ nhen trong trái tim họ”. Ngược lại, Chúa đến với con người trong mọi trạng huống với một lòng thương xót vì Ngài đến để cứu chứ không phải để lên án.
Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 08 tháng Mười tại nhà nguyện Santa Marta.
Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của Ngài về nhân vật Giôna trong Cựu Ước, là người đã chạy trốn khỏi Thiên Chúa, khi Chúa muốn ông trở thành tiên tri của Ngài để rao giảng sự thống hối cho dân thành Ninivê nếu không họ sẽ bị trừng phạt.
Bỏ trốn Thiên Chúa, ông đã lên tàu đến Tácsít. Nhưng Thiên Chúa cho một cơn bão nổi lên.
Những người trên thuyền bảo nhau: “Nào, chúng ta hãy bắt thăm cho biết tại ai mà chúng ta gặp tai hoạ này.” Họ gieo quẻ và quẻ rơi trúng ông Giôna. Họ hỏi ông xem ông đã làm gì. Ông giải bày mọi sự và bảo họ: “Hãy đem tôi ném xuống biển thì biển sẽ lặng đi, không còn đe doạ các ông nữa; vì tôi biết là tại tôi mà các ông gặp cơn bão lớn này.” Những người ấy cố chèo vào đất liền, nhưng không thể được vì biển mỗi lúc một động mạnh, uy hiếp họ. Cuối cùng họ đành đem ông Giôna ném xuống biển. Biển liền dừng cơn giận dữ. Một con cá voi đã nuốt lấy ông, và sau ba ngày ba đêm, nó mửa ông ra trên đất liền.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng hình ảnh này của ông Giôna nhắc nhớ chúng ta về việc Chúa Kitô phục sinh sau ngày thứ ba.
Con người ăn năn, Chúa nguôi giận
Bài đọc trong ngày tiếp tục câu chuyện của ông Giôna, và lần này, ông Giôna vâng lời Chúa, đi rao giảng cho những người Ninivê hoán cải. Họ đã ăn năn và Chúa thôi không trừng phạt họ. Đức Thánh Cha nhận xét rằng lần này, con người cứng đầu Giôna đã làm tốt công việc của mình.
Ông Giôna bất bình trước lòng thương xót của Chúa
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng như trong bài đọc thánh lễ ngày mai cho thấy, ông Giôna đã tỏ ra bất bình với Chúa vì Ngài quá thương xót và vì Ngài làm ngược lại với những gì Ngài đe dọa sẽ làm. Thật vậy, Thiên Chúa thấy việc họ làm, thấy họ bỏ đường gian ác mà trở lại, thì Người hối tiếc về tai hoạ Người đã tuyên bố sẽ giáng trên họ, Người tha cho họ.
Ông Giôna bực mình, bực lắm, và ông nổi giận. Ông cầu nguyện với ĐỨC CHÚA và nói: “Ôi, lạy ĐỨC CHÚA, đó chẳng phải là điều con đã nói khi còn ở quê nhà sao? Chính vì thế mà con đã vội vàng trốn đi Tácsít. Thật vậy, con biết rằng Ngài là Thiên Chúa từ bi nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, và hối tiếc vì đã giáng hoạ. Giờ đây, lạy ĐỨC CHÚA, xin Ngài lấy mạng sống con đi, vì thà con chết còn hơn là sống!” ĐỨC CHÚA hỏi ông: “Ngươi nổi giận như thế có lý không?”
Ông Giôna ra ngoài thành và ngồi ở phía đông thành. Ở đó, ông làm một cái lều, rồi ngồi bên dưới, trong bóng mát, để xem cái gì sẽ xảy ra trong thành. ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa khiến một cây thầu dầu mọc lên ở phía trên ông Giôna để có bóng mát che đầu ông, hầu làm ông hết buồn bực. Ông Giôna vui, vui lắm vì cây thầu dầu.
Nhưng hôm sau, khi hừng đông ló rạng, Thiên Chúa khiến một con sâu cắn cây thầu dầu và cây bị héo. Khi mặt trời mọc, Thiên Chúa cho có một cơn gió đông nóng bỏng, và mặt trời giội nắng xuống đầu ông Giôna; ông ngất xỉu và xin cho mình được chết, ông nói: “Thà tôi chết còn hơn là sống.” Thiên Chúa hỏi ông Giôna: “Ngươi nổi giận vì cây thầu dầu, như thế có lý không? “ Ông trả lời: “Con có lý để nổi giận đến chết được!”
ĐỨC CHÚA phán: “Ngươi, ngươi thương hại cây thầu dầu mà ngươi đã không vất vả vì nó, và không làm cho nó lớn lên; trong một đêm nó đã sinh ra, rồi trong một đêm lại chết đi. Còn Ta, chẳng lẽ Ta lại không thương hại Ninivê, thành phố lớn, trong đó có hơn một trăm hai mươi ngàn người không phân biệt được bên phải với bên trái, và lại có rất nhiều thú vật hay sao?”
Đức Thánh Cha nhận xét rằng cuộc trao đổi nóng bỏng giữa Chúa và ông Giôna là giữa hai người cứng đầu.
Trong khi Giôna bướng bỉnh với niềm tin của mình về đức tin, thì Chúa lại ngoan cố trong lòng thương xót của Ngài. Ngài không bao giờ rời xa chúng ta, Ngài gõ cửa trái tim chúng ta đến cùng. Ngài luôn ở đó.
Giôna bướng bỉnh vì ông đặt điều kiện đối với đức tin của mình. Ông tiêu biểu cho các Kitô hữu luôn đặt điều kiện: “Tôi là Kitô hữu với điều kiện mọi việc phải được thực hiện theo cách này”.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói câu chuyện về ông Giôna trình bày hai hình ảnh của Giáo hội ngày nay. Một hình ảnh bắt nguồn từ ý thức hệ và hình ảnh kia cho thấy Chúa tiếp cận mọi tình huống mà không ghê tởm. Tội lỗi của chúng tôi không làm Chúa ghê tởm. Ngài đến gần và vuốt ve những người phong cùi và những người bệnh vì Ngài đến để chữa lành, Ngài đến để cứu, không phải để lên án.
2. Cây thánh giá lớn nhất thế giới nằm ở đâu
Nhiều người nghĩ rằng cây thánh giá lớn nhất trên thế giới ắt là phải ở những nơi như Rôma hay Giêrusalem. Tuy nhiên, trong số ra ngày 17 tháng 10, tờ Aleitia, nghĩa là Chân Lý Rạng Ngời cho biết cây thánh giá lớn nhất thế giới được tìm thấy giữa một khu rừng nguyên sinh ở Michigan.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi những lời kể của cha Anthony, linh mục chính xứ tại đây, qua lời dịch của Như Ý.
“Cross in the Woods” nghĩa là “Thập Giá giữa rừng cây” là tác phẩm của nhà điêu khắc người Mỹ Marshall Fredricks, người lắp ráp tác phẩm điêu khắc bằng gỗ và đồng rất hoành tráng này sau khi được giao nhiệm vụ tạo ra một thánh giá nhỏ hơn nhiều.
Fredricks đã được giáo xứ Indian River yêu cầu chế tác cây thánh giá cao 1.8m, sau khi Đức Giám Mục Francis James Haas của Giáo phận Grand Rapids quyết định xây một ngôi nhà thờ tại vùng nông thôn hẻo lánh này vào năm 1946.
Fredricks cảm mến ơn Đức Giám Mục vì ông là người trong vùng và mỗi ngày Chúa Nhật ông phải lái xe cả nửa ngày để đến ngôi nhà thờ gần nhất. Vì thế, ông cố gắng thuyết phục anh chị em giáo dân để ông làm một cây thánh giá hoàng tráng nhất thế giới.
Fredricks phải mất bốn năm để hoàn thành tác phẩm điêu khắc hùng vĩ, nặng bảy tấn và dài 8.6m. Ông đặc biệt muốn cho gương mặt Chúa trên thánh giá “biểu lộ sự bình an, và sức mạnh tuyệt vời và gương mặt ấy khuyến khích tất cả mọi người nhìn lên thánh giá”. Vì thế, ông phải xin Đức Giám Mục trình với Tòa Thánh để cấp giấy phép đặc biệt cho ông làm tượng Chúa Kitô trên thánh giá mà không có mão gai. Fredricks đã điêu khắc khuôn mặt của Chúa Giêsu rất bình an, truyền một cảm hứng khác lạ cho các du khách ngày nay.
Sau khi mô hình thạch cao được hoàn thành, Fredericks đã yêu cầu công ty Kristians-Kunst Metalstobori Foundry ở Oslo, Na Uy, đúc nó bằng đồng. Bức tượng nặng 7 tấn sau đó đã được chuyển qua Đại Tây Dương, khiến nó trở thành một trong những tác phẩm điêu khắc nặng nhất từng được chuyển từ Âu châu sang Mỹ châu.
Tượng của Chúa Kitô sau đó được gắn vào cây thánh giá tại giáo xứ Công Giáo Indian River ở Michigan, vào năm 1959 bằng cách sử dụng 13 bu lông mỗi cây dài 30 inches và dày 2 inches. Kể từ đó, cây thánh giá cao nhất thế giới đã giúp đưa vùng nông thôn Michigan lên bản đồ du lịch Công Giáo, thu hút hơn 300,000 du khách mỗi năm.
https://aleteia.org/2019/10/17/the-worlds-largest-crucifix-is-in-michigan/
3. Hãy học cách chỉ tay vào chính mình, để được giải thoát khỏi sự giả hình
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng sự giả hình giết chết chúng ta và để chống lại nó chúng ta cần học cách buộc tội chính mình và mở lòng mình ra để Chúa có thể chữa trị cho chúng ta. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba tại nhà nguyện Santa Marta.
Ngài nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu không dung thứ cho sự giả hình. Chúng ta phải được chữa khỏi bệnh đạo đức giả, và điều đầu tiên là ta phải học biết cách chỉ tay vào chính mình trước mặt Chúa, vì bất cứ ai không thể làm như vậy thì không phải là một tín hữu Kitô tốt.
Nói một đàng, làm một nẻo
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu được một người Pha-ri-sêu mời đến ăn trưa nhưng rồi Người bị chủ nhà chỉ trích vì các môn đệ của Ngài không thực hiện nghi thức rửa tay trước khi ngồi vào bàn ăn.
Đức Thánh Cha giải thích rằng hành vi này không thể được dung thứ và là đạo đức giả bởi vì người Pha-ri-sêu này chỉ làm bộ mời Chúa Giêsu đến ăn trưa, còn thực tâm bên trong là nhằm phán xét Ngài, chứ không phải là muốn kết bạn với anh ta. Đây chính xác là đạo đức giả, nói một đàng, làm một nẻo.
Sự thật
Chúa Giêsu thường gọi những kẻ đạo đức giả là “mồ mả tô vôi”. Theo Đức Thánh Cha, đây không phải là một sự xúc phạm, nhưng đó là sự thật. Ngài giải thích rằng thái độ đạo đức giả luôn bắt nguồn từ kẻ nói dối trâng tráo nhất, là ma quỷ. Ngài nói rằng ma quỷ là kẻ đạo đức giả đầu tiên và tất cả những kẻ đạo đức giả khác đều là những người thừa kế của nó.
Chúa Giêsu thích lật mặt nạ những kẻ đạo đức giả, là những người sử dụng ngôn ngữ ma quỷ, vì Ngài biết rằng đây là thái độ sẽ dẫn đến cái chết đời đời của người ấy.
Đạo đức giả giết chết
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp rằng bất cứ ai nghĩ rằng hình thức đạo đức giả này không tồn tại, đã bị nhầm lẫn. Mặc dù, đạo đức giả là một điều bất bình thường, nhưng đó lại là một trò phổ biến nhất trên đời khi người ta nói một đàng và làm một nẻo. Một ví dụ về điều này là trong cuộc chiến giành quyền lực. Ghen tuông khiến người ta hành động một cách tinh ranh, lịch sự bề ngoài nhưng với chất độc bên trong, chất độc để giết người khác, bởi vì đạo đức giả luôn giết chết. Nhưng chất độc ấy cũng làm hại chính mình.
Hãy mở ra lòng với Chúa
Để chữa trị cho thói giả hình này, chúng ta phải học cách chỉ tay vào chính chúng ta. Chúng ta phải mở lòng mình ra trước mặt Chúa và giải phóng những gì chúng ta có trong chúng ta. Bài tập tâm linh này, theo Đức Thánh Cha không phải là dễ học, nhưng chúng ta phải cố gắng thực hiện nó. Chúng ta phải nhìn thấy sự giả hình và xấu xa mà chúng ta có trong lòng mình.
Kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ lại lời cầu nguyện của Thánh Phêrô, “Lạy Chúa xin tránh xa con, vì con là người tội lỗi”. Điều này nhắc nhở các tín hữu về tầm quan trọng trong việc thừa nhận sai lầm của chúng ta.
Đức Thánh Cha Phanxicô than thở rằng nhiều Kitô hữu có thói quen phán xét tất cả mọi sự “với sự nhỏ nhen trong trái tim họ”. Ngược lại, Chúa đến với con người trong mọi trạng huống với một lòng thương xót vì Ngài đến để cứu chứ không phải để lên án.
Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 08 tháng Mười tại nhà nguyện Santa Marta.
Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của Ngài về nhân vật Giôna trong Cựu Ước, là người đã chạy trốn khỏi Thiên Chúa, khi Chúa muốn ông trở thành tiên tri của Ngài để rao giảng sự thống hối cho dân thành Ninivê nếu không họ sẽ bị trừng phạt.
Bỏ trốn Thiên Chúa, ông đã lên tàu đến Tácsít. Nhưng Thiên Chúa cho một cơn bão nổi lên.
Những người trên thuyền bảo nhau: “Nào, chúng ta hãy bắt thăm cho biết tại ai mà chúng ta gặp tai hoạ này.” Họ gieo quẻ và quẻ rơi trúng ông Giôna. Họ hỏi ông xem ông đã làm gì. Ông giải bày mọi sự và bảo họ: “Hãy đem tôi ném xuống biển thì biển sẽ lặng đi, không còn đe doạ các ông nữa; vì tôi biết là tại tôi mà các ông gặp cơn bão lớn này.” Những người ấy cố chèo vào đất liền, nhưng không thể được vì biển mỗi lúc một động mạnh, uy hiếp họ. Cuối cùng họ đành đem ông Giôna ném xuống biển. Biển liền dừng cơn giận dữ. Một con cá voi đã nuốt lấy ông, và sau ba ngày ba đêm, nó mửa ông ra trên đất liền.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng hình ảnh này của ông Giôna nhắc nhớ chúng ta về việc Chúa Kitô phục sinh sau ngày thứ ba.
Con người ăn năn, Chúa nguôi giận
Bài đọc trong ngày tiếp tục câu chuyện của ông Giôna, và lần này, ông Giôna vâng lời Chúa, đi rao giảng cho những người Ninivê hoán cải. Họ đã ăn năn và Chúa thôi không trừng phạt họ. Đức Thánh Cha nhận xét rằng lần này, con người cứng đầu Giôna đã làm tốt công việc của mình.
Ông Giôna bất bình trước lòng thương xót của Chúa
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng như trong bài đọc thánh lễ ngày mai cho thấy, ông Giôna đã tỏ ra bất bình với Chúa vì Ngài quá thương xót và vì Ngài làm ngược lại với những gì Ngài đe dọa sẽ làm. Thật vậy, Thiên Chúa thấy việc họ làm, thấy họ bỏ đường gian ác mà trở lại, thì Người hối tiếc về tai hoạ Người đã tuyên bố sẽ giáng trên họ, Người tha cho họ.
Ông Giôna bực mình, bực lắm, và ông nổi giận. Ông cầu nguyện với ĐỨC CHÚA và nói: “Ôi, lạy ĐỨC CHÚA, đó chẳng phải là điều con đã nói khi còn ở quê nhà sao? Chính vì thế mà con đã vội vàng trốn đi Tácsít. Thật vậy, con biết rằng Ngài là Thiên Chúa từ bi nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, và hối tiếc vì đã giáng hoạ. Giờ đây, lạy ĐỨC CHÚA, xin Ngài lấy mạng sống con đi, vì thà con chết còn hơn là sống!” ĐỨC CHÚA hỏi ông: “Ngươi nổi giận như thế có lý không?”
Ông Giôna ra ngoài thành và ngồi ở phía đông thành. Ở đó, ông làm một cái lều, rồi ngồi bên dưới, trong bóng mát, để xem cái gì sẽ xảy ra trong thành. ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa khiến một cây thầu dầu mọc lên ở phía trên ông Giôna để có bóng mát che đầu ông, hầu làm ông hết buồn bực. Ông Giôna vui, vui lắm vì cây thầu dầu.
Nhưng hôm sau, khi hừng đông ló rạng, Thiên Chúa khiến một con sâu cắn cây thầu dầu và cây bị héo. Khi mặt trời mọc, Thiên Chúa cho có một cơn gió đông nóng bỏng, và mặt trời giội nắng xuống đầu ông Giôna; ông ngất xỉu và xin cho mình được chết, ông nói: “Thà tôi chết còn hơn là sống.” Thiên Chúa hỏi ông Giôna: “Ngươi nổi giận vì cây thầu dầu, như thế có lý không? “ Ông trả lời: “Con có lý để nổi giận đến chết được!”
ĐỨC CHÚA phán: “Ngươi, ngươi thương hại cây thầu dầu mà ngươi đã không vất vả vì nó, và không làm cho nó lớn lên; trong một đêm nó đã sinh ra, rồi trong một đêm lại chết đi. Còn Ta, chẳng lẽ Ta lại không thương hại Ninivê, thành phố lớn, trong đó có hơn một trăm hai mươi ngàn người không phân biệt được bên phải với bên trái, và lại có rất nhiều thú vật hay sao?”
Đức Thánh Cha nhận xét rằng cuộc trao đổi nóng bỏng giữa Chúa và ông Giôna là giữa hai người cứng đầu.
Trong khi Giôna bướng bỉnh với niềm tin của mình về đức tin, thì Chúa lại ngoan cố trong lòng thương xót của Ngài. Ngài không bao giờ rời xa chúng ta, Ngài gõ cửa trái tim chúng ta đến cùng. Ngài luôn ở đó.
Giôna bướng bỉnh vì ông đặt điều kiện đối với đức tin của mình. Ông tiêu biểu cho các Kitô hữu luôn đặt điều kiện: “Tôi là Kitô hữu với điều kiện mọi việc phải được thực hiện theo cách này”.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói câu chuyện về ông Giôna trình bày hai hình ảnh của Giáo hội ngày nay. Một hình ảnh bắt nguồn từ ý thức hệ và hình ảnh kia cho thấy Chúa tiếp cận mọi tình huống mà không ghê tởm. Tội lỗi của chúng tôi không làm Chúa ghê tởm. Ngài đến gần và vuốt ve những người phong cùi và những người bệnh vì Ngài đến để chữa lành, Ngài đến để cứu, không phải để lên án.
2. Cây thánh giá lớn nhất thế giới nằm ở đâu
Nhiều người nghĩ rằng cây thánh giá lớn nhất trên thế giới ắt là phải ở những nơi như Rôma hay Giêrusalem. Tuy nhiên, trong số ra ngày 17 tháng 10, tờ Aleitia, nghĩa là Chân Lý Rạng Ngời cho biết cây thánh giá lớn nhất thế giới được tìm thấy giữa một khu rừng nguyên sinh ở Michigan.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi những lời kể của cha Anthony, linh mục chính xứ tại đây, qua lời dịch của Như Ý.
“Cross in the Woods” nghĩa là “Thập Giá giữa rừng cây” là tác phẩm của nhà điêu khắc người Mỹ Marshall Fredricks, người lắp ráp tác phẩm điêu khắc bằng gỗ và đồng rất hoành tráng này sau khi được giao nhiệm vụ tạo ra một thánh giá nhỏ hơn nhiều.
Fredricks đã được giáo xứ Indian River yêu cầu chế tác cây thánh giá cao 1.8m, sau khi Đức Giám Mục Francis James Haas của Giáo phận Grand Rapids quyết định xây một ngôi nhà thờ tại vùng nông thôn hẻo lánh này vào năm 1946.
Fredricks cảm mến ơn Đức Giám Mục vì ông là người trong vùng và mỗi ngày Chúa Nhật ông phải lái xe cả nửa ngày để đến ngôi nhà thờ gần nhất. Vì thế, ông cố gắng thuyết phục anh chị em giáo dân để ông làm một cây thánh giá hoàng tráng nhất thế giới.
Fredricks phải mất bốn năm để hoàn thành tác phẩm điêu khắc hùng vĩ, nặng bảy tấn và dài 8.6m. Ông đặc biệt muốn cho gương mặt Chúa trên thánh giá “biểu lộ sự bình an, và sức mạnh tuyệt vời và gương mặt ấy khuyến khích tất cả mọi người nhìn lên thánh giá”. Vì thế, ông phải xin Đức Giám Mục trình với Tòa Thánh để cấp giấy phép đặc biệt cho ông làm tượng Chúa Kitô trên thánh giá mà không có mão gai. Fredricks đã điêu khắc khuôn mặt của Chúa Giêsu rất bình an, truyền một cảm hứng khác lạ cho các du khách ngày nay.
Sau khi mô hình thạch cao được hoàn thành, Fredericks đã yêu cầu công ty Kristians-Kunst Metalstobori Foundry ở Oslo, Na Uy, đúc nó bằng đồng. Bức tượng nặng 7 tấn sau đó đã được chuyển qua Đại Tây Dương, khiến nó trở thành một trong những tác phẩm điêu khắc nặng nhất từng được chuyển từ Âu châu sang Mỹ châu.
Tượng của Chúa Kitô sau đó được gắn vào cây thánh giá tại giáo xứ Công Giáo Indian River ở Michigan, vào năm 1959 bằng cách sử dụng 13 bu lông mỗi cây dài 30 inches và dày 2 inches. Kể từ đó, cây thánh giá cao nhất thế giới đã giúp đưa vùng nông thôn Michigan lên bản đồ du lịch Công Giáo, thu hút hơn 300,000 du khách mỗi năm.
https://aleteia.org/2019/10/17/the-worlds-largest-crucifix-is-in-michigan/
3. Hãy học cách chỉ tay vào chính mình, để được giải thoát khỏi sự giả hình
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng sự giả hình giết chết chúng ta và để chống lại nó chúng ta cần học cách buộc tội chính mình và mở lòng mình ra để Chúa có thể chữa trị cho chúng ta. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba tại nhà nguyện Santa Marta.
Ngài nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu không dung thứ cho sự giả hình. Chúng ta phải được chữa khỏi bệnh đạo đức giả, và điều đầu tiên là ta phải học biết cách chỉ tay vào chính mình trước mặt Chúa, vì bất cứ ai không thể làm như vậy thì không phải là một tín hữu Kitô tốt.
Nói một đàng, làm một nẻo
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu được một người Pha-ri-sêu mời đến ăn trưa nhưng rồi Người bị chủ nhà chỉ trích vì các môn đệ của Ngài không thực hiện nghi thức rửa tay trước khi ngồi vào bàn ăn.
Đức Thánh Cha giải thích rằng hành vi này không thể được dung thứ và là đạo đức giả bởi vì người Pha-ri-sêu này chỉ làm bộ mời Chúa Giêsu đến ăn trưa, còn thực tâm bên trong là nhằm phán xét Ngài, chứ không phải là muốn kết bạn với anh ta. Đây chính xác là đạo đức giả, nói một đàng, làm một nẻo.
Sự thật
Chúa Giêsu thường gọi những kẻ đạo đức giả là “mồ mả tô vôi”. Theo Đức Thánh Cha, đây không phải là một sự xúc phạm, nhưng đó là sự thật. Ngài giải thích rằng thái độ đạo đức giả luôn bắt nguồn từ kẻ nói dối trâng tráo nhất, là ma quỷ. Ngài nói rằng ma quỷ là kẻ đạo đức giả đầu tiên và tất cả những kẻ đạo đức giả khác đều là những người thừa kế của nó.
Chúa Giêsu thích lật mặt nạ những kẻ đạo đức giả, là những người sử dụng ngôn ngữ ma quỷ, vì Ngài biết rằng đây là thái độ sẽ dẫn đến cái chết đời đời của người ấy.
Đạo đức giả giết chết
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp rằng bất cứ ai nghĩ rằng hình thức đạo đức giả này không tồn tại, đã bị nhầm lẫn. Mặc dù, đạo đức giả là một điều bất bình thường, nhưng đó lại là một trò phổ biến nhất trên đời khi người ta nói một đàng và làm một nẻo. Một ví dụ về điều này là trong cuộc chiến giành quyền lực. Ghen tuông khiến người ta hành động một cách tinh ranh, lịch sự bề ngoài nhưng với chất độc bên trong, chất độc để giết người khác, bởi vì đạo đức giả luôn giết chết. Nhưng chất độc ấy cũng làm hại chính mình.
Hãy mở ra lòng với Chúa
Để chữa trị cho thói giả hình này, chúng ta phải học cách chỉ tay vào chính chúng ta. Chúng ta phải mở lòng mình ra trước mặt Chúa và giải phóng những gì chúng ta có trong chúng ta. Bài tập tâm linh này, theo Đức Thánh Cha không phải là dễ học, nhưng chúng ta phải cố gắng thực hiện nó. Chúng ta phải nhìn thấy sự giả hình và xấu xa mà chúng ta có trong lòng mình.
Kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ lại lời cầu nguyện của Thánh Phêrô, “Lạy Chúa xin tránh xa con, vì con là người tội lỗi”. Điều này nhắc nhở các tín hữu về tầm quan trọng trong việc thừa nhận sai lầm của chúng ta.
Thánh Ca
Thánh Ca: Tay Trắng Ra Đi - Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic
02:36 21/10/2019