Phụng Vụ - Mục Vụ
12.000 người dự lễ phong Chân phước Song thân thánh Têrêsa Hài Đồng tại Lisieux
Lê Đình Thông
00:52 22/10/2008
LISIEUX, Pháp quốc - Hơn 12 người hành hương, trong số có 8 ngàn người ngoài tiền đình Vương Cung Thánh Đường Thánh Têrêxa tại Lisieux, dự Thánh Lễ Đại Triều do Đặc Phái Viên của Đức Thành Cha Bênêdictô XVI là Đức Hồng Y José Saraiva Martins, nguyên Bộ Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh, cử hành nghi thức phong Chân Phước cho song thân của Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu là Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin.
Chuông giáo đường báo giờ cử hành Thánh Lễ 10 giớ sáng chủ nhật 19-10-2008 đúng lúc đàn chim bồ câu trắng bay từ Đất Mới Lisieux nối kết với Trời Mới. Trời cuối thu, khí hậu giá lạnh. nhiều người dư Thánh Lễ ngoài trời rét run vì không chịu nổi buốt giá.
Trong phần nhập lễ, ĐHY Đặc Phái Viên của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI nhắc lại: ‘‘Trong thời đại chúng ta, Thiên Chúa tác thành ra nhiều mẫu mực nên thánh trong số có Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin, bậc phu phụ và phụ mẫu được phong Chân Phước. Việc phong Chân Phước của hai vị luôn quan tâm đến sứ mệnh truyền giáo cúa Giáo Hội Chúa Kitô đã soi sáng Ngày Thế giới Truyền giáo. Gương sáng của các ngài được thứ nữ là Thánh Têrêsa tiếp nối’’.
Nghi thức phong chân phước gồm việc Đức Cha Jean-Claude Boulanger, Phó Thỉnh Nguyện Viên tuyên đọc tiểu sử của Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin, sau đó ĐHY Đặc Phái Viên của Đức Thánh Cha tuyên đọc Sắc Phong Chân Phước. Lúc Giáo đường đổ hồi chuông Tạ Ơn cũng là lúc pháo bông tỏa ngũ sắc phụng vụ trên nền trời thiên thanh Lisieux. Sau khi ca đoàn xướng kinh Credo, nắng hồng sưởi ấm tiền đình, từ rét mướt trở nên ấm áp.
Phép lạ trong hồ sơ phong Chân Phước
Trước cung thánh, cạnh hòm đựng xương thánh là cậu bé Pietro Schiliro đứng cùng cha mẹ. Pietro sinh ngày 25-5-2002 tại Monza (Ý), thoát khỏi bệnh phổi thập tử nhất sinh nhờ cha mẹ theo lời khuyên của Linh Mục Antonio Sangalli dòng Carmẹ (Cát Minh), làm tuần cửu nhật đề cầu Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin. Giáo phận Milan (Ý) đã lập hồ sơ dầy 967 trang về cậu bé Pietro thoát khỏi chứng bệnh hiểm nghèo. Bốn người anh của cậu đều chết vì cùng chứng bệnh này. Ngày 3-7-2008, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã ký Tông Sắc công nhận phép la này.
Bài giảng của ĐHY Đặc Phái Viên Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI
ĐHY José Saraiva Martins, nguyên Bộ Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh, đã tôn vinh các bậc cha mẹ như sau: ‘Trong khi tôi tuyên đọc Sắc Phong của Đức Thánh Cha, tôi cũng như anh chị em đều nhớ đến các bậc sinh thành. Chúng tạ ơn Thiên Chúa đã tác thành người tín hữu nhờ tình yêu vợ chồng của các bậc cha mẹ. Ngày nay, Giáo Hội tôn kính hai vị, xuất thân từ mảnh đất Normandie, là hồng ân của mọi nhà’’. Song thân của Thánh Nữ Têrêxa kết hôn tại Nhà Thờ Đức Bà Alençon ngày 13-7-1858, cách đây đúng 150 năm.
Lời Nguyện Truyền Giáo
Cộng đoàn Cergy thuộc Giáo xứ Việt Nam tại Paris do cha Đình Đồng Thượng Sách hướng dẫn dự Đại Lễ Phong Chân Phước tại Lisieux. Trong Truyện Một Tâm Hồn (bản dịch tiếng Việt của Kim Thiếu), thứ nữ của Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin là Thánh Têrêxa tâm nguyện tận hiến trong Dòng Kín Hà Nội hoặc Saigon. Vì vậy, một thiếu nữ của cộng đoàn Cergy trong áo dài cổ truyền đã đọc 1 trong 9 lời nguyện truyền giáo bằng tiếng Việt như sau: ‘‘Lạy Chúa, trong Ngày Truyền Giáo Hoàn Vũ hôm nay, xin Chúa cho chúng con luôn nhớ rằng mỗi người trong chúng con đều được Chúa mời gọi trở nên Thánh, noi gương của hai Chân Phước Louis, Zélie Martin và Thánh nữ Têrëxa. Xin Chúa cho chúng con mạnh dạn đi khắp muôn nơi rao giảng Lời Chúa cho mọi người.’’
Hai Bông Hồng - Năm Cánh Huệ
Lúc sinh thời, Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã vẽ một họa tiết gồm hai bông hồng và năm cánh huệ, ghép vào Thánh Giá Chúa Kitô trên chiếc áo choàng biếu mẹ là Chân Phước Zélie. Hai bông hồng tượng trưung cho song thân là Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin. Năm bông huệ trắng là năm con gái của Chân Phước: bốn người là nữ tu Dòng Kín Carmel (Lisieux) và một Dòng Đức Bà Thăm Viếng (Le Mans). Các Linh Mục đồng tế trong Đại Lễ Phong Chân Phước đều đeo khăn Stola các phép in lại họa tiết gốc do Thánh Nữ Têrêxa thực hiện.
Hai bông hồng chính là Chân Phước Louis Martin và Chân Phước Zélie Guérin. Chân dung hai vị ngự trên cổng vào Vương Cung Thánh Đường Lisieux: Trong khi Chân Phước Louis Martin ngước mắt nhìn về Trời Mới, Chân Phước Zélie Guérin dịu dàng nhìn xuống Đất Mới Lisieux trong ngày 19-10, có cháu con các Thánh Tử Đạo Việt Nam hành hương nguyện cầu.
Paris, ngày 20-10-2008
Vương Cung Thánh Đường Lisieux ngập nắng hồng |
Trong phần nhập lễ, ĐHY Đặc Phái Viên của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI nhắc lại: ‘‘Trong thời đại chúng ta, Thiên Chúa tác thành ra nhiều mẫu mực nên thánh trong số có Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin, bậc phu phụ và phụ mẫu được phong Chân Phước. Việc phong Chân Phước của hai vị luôn quan tâm đến sứ mệnh truyền giáo cúa Giáo Hội Chúa Kitô đã soi sáng Ngày Thế giới Truyền giáo. Gương sáng của các ngài được thứ nữ là Thánh Têrêsa tiếp nối’’.
Nghi thức phong chân phước gồm việc Đức Cha Jean-Claude Boulanger, Phó Thỉnh Nguyện Viên tuyên đọc tiểu sử của Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin, sau đó ĐHY Đặc Phái Viên của Đức Thánh Cha tuyên đọc Sắc Phong Chân Phước. Lúc Giáo đường đổ hồi chuông Tạ Ơn cũng là lúc pháo bông tỏa ngũ sắc phụng vụ trên nền trời thiên thanh Lisieux. Sau khi ca đoàn xướng kinh Credo, nắng hồng sưởi ấm tiền đình, từ rét mướt trở nên ấm áp.
Phép lạ trong hồ sơ phong Chân Phước
Cậu bé Pietro cùng cha mẹ đứng cạnh hòm đựng xương thánh |
Bài giảng của ĐHY Đặc Phái Viên Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI
ĐHY José Saraiva Martins, nguyên Bộ Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh, đã tôn vinh các bậc cha mẹ như sau: ‘Trong khi tôi tuyên đọc Sắc Phong của Đức Thánh Cha, tôi cũng như anh chị em đều nhớ đến các bậc sinh thành. Chúng tạ ơn Thiên Chúa đã tác thành người tín hữu nhờ tình yêu vợ chồng của các bậc cha mẹ. Ngày nay, Giáo Hội tôn kính hai vị, xuất thân từ mảnh đất Normandie, là hồng ân của mọi nhà’’. Song thân của Thánh Nữ Têrêxa kết hôn tại Nhà Thờ Đức Bà Alençon ngày 13-7-1858, cách đây đúng 150 năm.
Lời Nguyện Truyền Giáo
Chân Phước Louis Martin - Chân Phước Zélie Guérin |
Hai Bông Hồng - Năm Cánh Huệ
Lúc sinh thời, Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã vẽ một họa tiết gồm hai bông hồng và năm cánh huệ, ghép vào Thánh Giá Chúa Kitô trên chiếc áo choàng biếu mẹ là Chân Phước Zélie. Hai bông hồng tượng trưung cho song thân là Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin. Năm bông huệ trắng là năm con gái của Chân Phước: bốn người là nữ tu Dòng Kín Carmel (Lisieux) và một Dòng Đức Bà Thăm Viếng (Le Mans). Các Linh Mục đồng tế trong Đại Lễ Phong Chân Phước đều đeo khăn Stola các phép in lại họa tiết gốc do Thánh Nữ Têrêxa thực hiện.
Hai bông hồng chính là Chân Phước Louis Martin và Chân Phước Zélie Guérin. Chân dung hai vị ngự trên cổng vào Vương Cung Thánh Đường Lisieux: Trong khi Chân Phước Louis Martin ngước mắt nhìn về Trời Mới, Chân Phước Zélie Guérin dịu dàng nhìn xuống Đất Mới Lisieux trong ngày 19-10, có cháu con các Thánh Tử Đạo Việt Nam hành hương nguyện cầu.
Paris, ngày 20-10-2008
Niềm vui Truyền giáo
+ GM JB Bùi Tuần
11:09 22/10/2008
NIỀM VUI TRUYỀN GIÁO
Mỗi nguời có một lịch sử. Lịch sử ấy thường là một bí nhiệm. Bí nhiệm lớn nhất là nh?ng niềm vui. Có nh?ng niềm vui nói ra được. Có nh?ng niềm vui không diễn tả được.
Riêng lịch sử những môn đệ Chúa nhiều năm loan báo Tin Mừng càng chứa ẩn nhiều niềm vui bí nhiệm.
Hôm nay tôi xin phép chia sẻ đôi chút về những niềm vui ấy.
Những niềm vui này rải rác ở từng cá nhân. Nhưng chúng có thể tóm lại trong hai loại dưới đây:
1/ Những niềm vui do niềm tin
Người truyền giáo ra đi vì niềm tin.
- Tôi tin Thiên Chúa là tình yêu. Chúa yêu thương tôi. Chúa yêu thương nhân loại.
- Để đem ánh sáng tình thương vào cảnh u tối của sự chết, Thiên Chúa đã sai Con Một Người xuống trần gian. Đức Kitô đã hạ mình xuống mặc lấy thân phận khó nghèo, đến độ chết trên thánh giá. Nhưng Đức Kitô đã phục sinh. Người là Đấng cứu độ, hằng sống. Người ban cho tất cả những ai tin vào Người được trở nên con Thiên Chúa.
- Đức Kitô quy tụ mọi con cái Thiên Chúa vào Hội Thánh. Trong đó, họ được thông hiệp vào sự sống của Người, nhờ lời Chúa, và các bí tích.
- Đức Kitô sai các môn đệ Người đi khắp thế gian làm chứng cho Người.
Trên đây là một số những niềm tin căn bản của người truyền giáo. Đó là nguồn vui lớn lao. Nguồn vui này là động lực thúc đẩy, là lửa nhiệt tình nung nấu tâm can, khiến họ cầu nguyện liên lỉ, và tìm mọi cách để loan báo Tin Mừng.
Niềm vui sâu xa ấy cho họ một cái nhìn lạc quan. Mọi lạc quan đều xuất phát ở niềm tin:
- Thiên Chúa là tình yêu.
- Tin Mừng là tình yêu,
- Người con Chúa là người sống cho tình yêu,
- Nhà truyền giáo phải là ngành nho gắn chặt vào cây nho là Đức Kitô, Đấng Cứu thế vô cùng hiền lành, khiêm nhường và nhân hậu.
Những niềm vui trên đây do niềm tin sẽ được tăng lên do kinh nghiệm loan báo Tin Mừng.
2/ Những niềm vui do kinh nghiệm
Khi hoạt động truyền giáo, nhiều người đã khám phá ra một lộ trình mới. Lộ trình mới đó thường có những bất ngờ, khiến họ càng vui.
Nhiều bất ngờ gây nên niềm vui khoai khoái nhẹ nhàng. Xin kể vài trường hợp sau đây:
a) Trước khi lên đường, nhà truyền giáo thường nhìn người ngoại đạo và vùng ngoại đạo với cái nhìn chủ quan. Nhưng ngay những tiếp xúc đầu tiên đã cho thấy họ là những tiềm năng tốt.
Nhà truyền giáo lúc đó sẽ nói mà không sợ sai: Trước khi tôi đến với họ, Chúa đã đến với họ lâu rồi.
Họ có những đức tính tốt, hồn nhiên. Họ tạo nên giữa họ và tôi một môi trường dễ chịu, thanh thoát. Môi trường đó nhiều khi nhẹ nhàng hơn môi trường giữa người công giáo với nhau.
Từ kinh nghiệm đó, người truyền giáo tự thấy mình có trách nhiệm khám phá những điều tốt nơi những người ngoại. Họ sẽ chứng kiến nhiều sự lạ lùng. Họ sẽ cảm tạ ơn Chúa vô vàn. Từ đó họ coi bổn phận đầu tiên của họ là biết tiếp tục những sự tốt lành ấy. Chứ không phải xoá hết, để làm mới lại hoàn toàn.
b) Trước khi lên đường, nhà truyền giáo cứ tưởng ưu tiên phải đưa mọi người trở nên con Chúa. Nhưng những tiếp xúc thực tế cho họ thấy: Nhu cầu ưu tiên là làm cho mọi người nên người nhiều hơn.
Nên người nhiều hơn là hãy biết quên mình hơn, để phục vụ người khác nhiều hơn.
Kinh nghiệm cho thấy: Nên người nhiều hơn là một đòi hỏi căn bản và thuyết phục.
Không thiếu người công giáo rất quan tâm đến việc thờ phượng Chúa bằng nghi thức, mà không quan tâm đến việc phục vụ con người bằng việc làm. Hiện tượng đó đang gây nên dị ứng đối với người ngoài công giáo. Nhất là thời nay, nền văn minh nặng về nhân bản thường rất nhạy bén với những tôn giáo hay ý thức hệ coi thường con người.
Nhận ra điều đó, nhà truyền giáo, đang khi giới thiệu con đường trở nên con Chúa, sẽ rất tỉnh táo với việc xây dựng nhân bản. Chính người rao giảng Tin Mừng phải làm gương nhân bản ở chính mình.
Nhận thức điều đó sẽ giúp người truyền giáo coi trách nhiệm đối với việc thăng tiến con người là lớn lao. Trách nhiệm đó, khi đem ra thực hành, sẽ gây nên một niềm vui rộng mở. Giữ đạo lúc đó sẽ là việc thường ngày giữa các liên hệ, và trong mọi phục vụ rất thường.
c) Trước khi lên đường, nhiều người truyền giáo đã chuẩn bị cho mình một lô hành trang, như phải biết tìm ra tiền, phải biết xây cất, phải biết tổ chức, phải biết giới thiệu những hoành tráng của cơ sở, phải biết phác hoạ một tương lai có nhiều phương tiện đồ sộ, v.v..
Nhưng khi đã đi sâu vào việc truyền giáo, người ta sẽ thấy hành trang tối cần thiết sẽ là cầu nguyện. Với những phương tiện nghèo, nhưng nếu có cầu nguyện, nhà truyền giáo sẽ thu lượm được nhiều kết quả thiêng liêng lạ lùng, đem lại những niềm vui đầy khích lệ. Nếu bỏ cầu nguyện, mọi mơ tưởng truyền giáo sẽ chỉ là ảo.
Họ cũng không quên tỉnh thức khôn ngoan. Nhiều khi việc truyền giáo được giải quyết tốt, nếu biết khôn ngoan đón nhận một cơ hội hay một con người, cũng như biết giới thiệu một Hội Thánh khiêm tốn phục vụ, chứ không phải một Hội Thánh quyền lực.
Chia sẻ vắn tắt trên đây về niềm vui truyền giáo không có nghĩa là nhà truyền giáo không phải chịu những đớn đau. Kinh nghiệm cho thấy: Họ phải sống mầu nhiệm thánh giá. Niềm tin cũng cho họ nhận ra: truyền giáo là việc phải gắn kết với Chúa Giêsu chịu chết và sống lại.
Nhưng dưới những đau đớn vẫn có niềm vui sâu lắng. Đó là niềm vui của sự phó thác.
Xin chúc tụng lòng thương xót Chúa đến muôn đời.
Mỗi nguời có một lịch sử. Lịch sử ấy thường là một bí nhiệm. Bí nhiệm lớn nhất là nh?ng niềm vui. Có nh?ng niềm vui nói ra được. Có nh?ng niềm vui không diễn tả được.
Riêng lịch sử những môn đệ Chúa nhiều năm loan báo Tin Mừng càng chứa ẩn nhiều niềm vui bí nhiệm.
Hôm nay tôi xin phép chia sẻ đôi chút về những niềm vui ấy.
Những niềm vui này rải rác ở từng cá nhân. Nhưng chúng có thể tóm lại trong hai loại dưới đây:
1/ Những niềm vui do niềm tin
Người truyền giáo ra đi vì niềm tin.
- Tôi tin Thiên Chúa là tình yêu. Chúa yêu thương tôi. Chúa yêu thương nhân loại.
- Để đem ánh sáng tình thương vào cảnh u tối của sự chết, Thiên Chúa đã sai Con Một Người xuống trần gian. Đức Kitô đã hạ mình xuống mặc lấy thân phận khó nghèo, đến độ chết trên thánh giá. Nhưng Đức Kitô đã phục sinh. Người là Đấng cứu độ, hằng sống. Người ban cho tất cả những ai tin vào Người được trở nên con Thiên Chúa.
- Đức Kitô quy tụ mọi con cái Thiên Chúa vào Hội Thánh. Trong đó, họ được thông hiệp vào sự sống của Người, nhờ lời Chúa, và các bí tích.
- Đức Kitô sai các môn đệ Người đi khắp thế gian làm chứng cho Người.
Trên đây là một số những niềm tin căn bản của người truyền giáo. Đó là nguồn vui lớn lao. Nguồn vui này là động lực thúc đẩy, là lửa nhiệt tình nung nấu tâm can, khiến họ cầu nguyện liên lỉ, và tìm mọi cách để loan báo Tin Mừng.
Niềm vui sâu xa ấy cho họ một cái nhìn lạc quan. Mọi lạc quan đều xuất phát ở niềm tin:
- Thiên Chúa là tình yêu.
- Tin Mừng là tình yêu,
- Người con Chúa là người sống cho tình yêu,
- Nhà truyền giáo phải là ngành nho gắn chặt vào cây nho là Đức Kitô, Đấng Cứu thế vô cùng hiền lành, khiêm nhường và nhân hậu.
Những niềm vui trên đây do niềm tin sẽ được tăng lên do kinh nghiệm loan báo Tin Mừng.
2/ Những niềm vui do kinh nghiệm
Khi hoạt động truyền giáo, nhiều người đã khám phá ra một lộ trình mới. Lộ trình mới đó thường có những bất ngờ, khiến họ càng vui.
Nhiều bất ngờ gây nên niềm vui khoai khoái nhẹ nhàng. Xin kể vài trường hợp sau đây:
a) Trước khi lên đường, nhà truyền giáo thường nhìn người ngoại đạo và vùng ngoại đạo với cái nhìn chủ quan. Nhưng ngay những tiếp xúc đầu tiên đã cho thấy họ là những tiềm năng tốt.
Nhà truyền giáo lúc đó sẽ nói mà không sợ sai: Trước khi tôi đến với họ, Chúa đã đến với họ lâu rồi.
Họ có những đức tính tốt, hồn nhiên. Họ tạo nên giữa họ và tôi một môi trường dễ chịu, thanh thoát. Môi trường đó nhiều khi nhẹ nhàng hơn môi trường giữa người công giáo với nhau.
Từ kinh nghiệm đó, người truyền giáo tự thấy mình có trách nhiệm khám phá những điều tốt nơi những người ngoại. Họ sẽ chứng kiến nhiều sự lạ lùng. Họ sẽ cảm tạ ơn Chúa vô vàn. Từ đó họ coi bổn phận đầu tiên của họ là biết tiếp tục những sự tốt lành ấy. Chứ không phải xoá hết, để làm mới lại hoàn toàn.
b) Trước khi lên đường, nhà truyền giáo cứ tưởng ưu tiên phải đưa mọi người trở nên con Chúa. Nhưng những tiếp xúc thực tế cho họ thấy: Nhu cầu ưu tiên là làm cho mọi người nên người nhiều hơn.
Nên người nhiều hơn là hãy biết quên mình hơn, để phục vụ người khác nhiều hơn.
Kinh nghiệm cho thấy: Nên người nhiều hơn là một đòi hỏi căn bản và thuyết phục.
Không thiếu người công giáo rất quan tâm đến việc thờ phượng Chúa bằng nghi thức, mà không quan tâm đến việc phục vụ con người bằng việc làm. Hiện tượng đó đang gây nên dị ứng đối với người ngoài công giáo. Nhất là thời nay, nền văn minh nặng về nhân bản thường rất nhạy bén với những tôn giáo hay ý thức hệ coi thường con người.
Nhận ra điều đó, nhà truyền giáo, đang khi giới thiệu con đường trở nên con Chúa, sẽ rất tỉnh táo với việc xây dựng nhân bản. Chính người rao giảng Tin Mừng phải làm gương nhân bản ở chính mình.
Nhận thức điều đó sẽ giúp người truyền giáo coi trách nhiệm đối với việc thăng tiến con người là lớn lao. Trách nhiệm đó, khi đem ra thực hành, sẽ gây nên một niềm vui rộng mở. Giữ đạo lúc đó sẽ là việc thường ngày giữa các liên hệ, và trong mọi phục vụ rất thường.
c) Trước khi lên đường, nhiều người truyền giáo đã chuẩn bị cho mình một lô hành trang, như phải biết tìm ra tiền, phải biết xây cất, phải biết tổ chức, phải biết giới thiệu những hoành tráng của cơ sở, phải biết phác hoạ một tương lai có nhiều phương tiện đồ sộ, v.v..
Nhưng khi đã đi sâu vào việc truyền giáo, người ta sẽ thấy hành trang tối cần thiết sẽ là cầu nguyện. Với những phương tiện nghèo, nhưng nếu có cầu nguyện, nhà truyền giáo sẽ thu lượm được nhiều kết quả thiêng liêng lạ lùng, đem lại những niềm vui đầy khích lệ. Nếu bỏ cầu nguyện, mọi mơ tưởng truyền giáo sẽ chỉ là ảo.
Họ cũng không quên tỉnh thức khôn ngoan. Nhiều khi việc truyền giáo được giải quyết tốt, nếu biết khôn ngoan đón nhận một cơ hội hay một con người, cũng như biết giới thiệu một Hội Thánh khiêm tốn phục vụ, chứ không phải một Hội Thánh quyền lực.
Chia sẻ vắn tắt trên đây về niềm vui truyền giáo không có nghĩa là nhà truyền giáo không phải chịu những đớn đau. Kinh nghiệm cho thấy: Họ phải sống mầu nhiệm thánh giá. Niềm tin cũng cho họ nhận ra: truyền giáo là việc phải gắn kết với Chúa Giêsu chịu chết và sống lại.
Nhưng dưới những đau đớn vẫn có niềm vui sâu lắng. Đó là niềm vui của sự phó thác.
Xin chúc tụng lòng thương xót Chúa đến muôn đời.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:33 22/10/2008
BƯỚC SỐNG CHẾT
Có một đệ tử mỗi ngày đều hỏi một câu như nhau: “Con phải làm gì để tìm được Thiên Chúa ?”
Mỗi ngày anh ta đều được nghe câu trả lời: “Thông qua sự cầu nguyện của con người.”
- “Không phải con toàn tâm toàn ý khát vọng Thiên Chúa sao ? Tại sao con vẫn chưa tìm được ?”
Một hôm, đúng lúc sư phụ và vị đệ tử ấy tắm dưới sông, đột nhiên ông ta nắm đầu đệ tử dìm xuống nước không buông ra, mặc cho anh chàng tội nghiệp ấy vùng vẩy sống chết trong nước.
Ngày hôm sau, sư phụ chủ động tìm anh ta nói chuyện: “Khi ta dìm đầu con xuống nước, tại sao con vùng vẫy dữ dội vậy ?”
- “Bởi vì con cần không khí.”
- Nếu con khát vọng tìm kiếm Thiên Chúa như con cần tìm kiếm không khí vậy, thì con sẽ tìm được.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Chân lý không phải khơi khơi mà có, nhưng cần phải có môt tâm hôn khát vọng đi tìm nó.
Cá sống nhờ nươc mà không cân không khí, nhưng con người thì cần có không khí để sống. Không khí cần cho thân xác, nhưng chân lý thì cần cho cuộc sông nội tâm của con người, bởi vì một khi con người nhận biêt chân lý, thì cuộc sống của họ sẽ trở nên hạnh phúc hơn dù cho gặp nhiều đau khổ.
Thiên Chúa là chân lý, là sự thật, ai khát vọng tìm kiếm chân lý là khát vọng đi tìm kiếm Thiên Chúa, và nhất định Thiên Chúa sẽ cho họ gặp được Ngài ngay trong cuộc sống của mình.
Nơi đâu không có chân lý và sự thật, thì ở đó sẽ có bất công, bạo loạn, dối trá; nơi đâu không có Thiên Chúa ngự trị, thì ở đó sẽ là một lò lửa ghét ghen của hỏa ngục nung nấu lòng hận thù của họ...
Không thể tìm được chân lý nếu không qua cấu nguyện, mà lời cầu nguyện mạnh mẻ nhất, chính là lời cầu nguyện của mọi người.
Có một đệ tử mỗi ngày đều hỏi một câu như nhau: “Con phải làm gì để tìm được Thiên Chúa ?”
Mỗi ngày anh ta đều được nghe câu trả lời: “Thông qua sự cầu nguyện của con người.”
- “Không phải con toàn tâm toàn ý khát vọng Thiên Chúa sao ? Tại sao con vẫn chưa tìm được ?”
Một hôm, đúng lúc sư phụ và vị đệ tử ấy tắm dưới sông, đột nhiên ông ta nắm đầu đệ tử dìm xuống nước không buông ra, mặc cho anh chàng tội nghiệp ấy vùng vẩy sống chết trong nước.
Ngày hôm sau, sư phụ chủ động tìm anh ta nói chuyện: “Khi ta dìm đầu con xuống nước, tại sao con vùng vẫy dữ dội vậy ?”
- “Bởi vì con cần không khí.”
- Nếu con khát vọng tìm kiếm Thiên Chúa như con cần tìm kiếm không khí vậy, thì con sẽ tìm được.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Chân lý không phải khơi khơi mà có, nhưng cần phải có môt tâm hôn khát vọng đi tìm nó.
Cá sống nhờ nươc mà không cân không khí, nhưng con người thì cần có không khí để sống. Không khí cần cho thân xác, nhưng chân lý thì cần cho cuộc sông nội tâm của con người, bởi vì một khi con người nhận biêt chân lý, thì cuộc sống của họ sẽ trở nên hạnh phúc hơn dù cho gặp nhiều đau khổ.
Thiên Chúa là chân lý, là sự thật, ai khát vọng tìm kiếm chân lý là khát vọng đi tìm kiếm Thiên Chúa, và nhất định Thiên Chúa sẽ cho họ gặp được Ngài ngay trong cuộc sống của mình.
Nơi đâu không có chân lý và sự thật, thì ở đó sẽ có bất công, bạo loạn, dối trá; nơi đâu không có Thiên Chúa ngự trị, thì ở đó sẽ là một lò lửa ghét ghen của hỏa ngục nung nấu lòng hận thù của họ...
Không thể tìm được chân lý nếu không qua cấu nguyện, mà lời cầu nguyện mạnh mẻ nhất, chính là lời cầu nguyện của mọi người.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:36 22/10/2008
N2T |
23. Có những lúc con cầu xin mà không được, là bởi vì con cầu xin cái không đúng, hoặc lập chí bất định, hoặc qúa sơ sài, hoặc bởi vì cầu xin cái không ích lợi, hoặc là vì con ngưng việc cầu nguyện.
(Thánh Basil tiến sĩ)Điều răn trọng nhất
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
22:54 22/10/2008
ĐIỀU RĂN TRỌNG NHẤT
(Mátthêu 22,34-40 – CN XXX TN - A)
1.- Ngữ cảnh
Trong cấu trúc văn chương của TM Mt, đoạn văn 22,34-40 phải được coi như một bài tường thuật về một cuộc tranh luận nữa của Đức Giêsu với các đối thủ, là các đại diện Do-thái giáo chính thức. Họ tìm cách gài bẫy Đức Giêsu bằng chính những lời nói của Người (cc. 15 và 35) về những vấn đề ngày càng thêm quan trọng: nộp thuế cho Xêda, là vấn đề đặt đối lập các nhóm Hêrôđê, Pharisêu và Nhiệt Thành (Quá Khích) với nhau; sự sống lại của kẻ chết, là vấn đề được phái Xađốc đặt ra; điều răn lớn nhất, là mối bận tâm của người Do-thái tuân thủ luật Môsê nghiêm nhặt, tức phái Pharisêu. Các vấn đề ấy được đặt ra cho một vị Rabbi: “Thưa Thầy” (didaskale; x. cc. 15.24.36); đây là danh hiệu cho thấy là họ hiểu Đức Giêsu đứng vào vị trí nào. Vấn đề cuối cùng được chính Đức Giêsu nêu ra sẽ là vấn đề “con vua Đavít” (22,41-46). Đây là bốn vấn đề thường được người Do-thái thời Đức Giêsu tranh luận nhiều nhất.
Có lẽ bản văn hôm nay cũng phác lại một cuộc gặp gỡ nào đó giữa Đức Giêsu và một vị tôn sư của Do-thái giáo; vị này hẳn là muốn làm sáng tỏ hoặc đào sâu các điều răn. Ở Mc 12,28-34 và Lc 10,25-28, ta không thấy có giọng điệu bút chiến như ở bản văn Mt (x. c. 34). Riêng trong bản văn Mt, vị thông luật hỏi là để “thử” Đức Giêsu.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành ba phần:
1) Người Pharisêu quy tụ lại (22,34);
2) Câu hỏi về điều răn trọng nhất (22,35-36);
3) Câu trả lời của Đức Giêsu (22,37-40).
3.- Vài điểm chú giải
- Điều răn nào là điều răn trọng nhất (36): Do-thái giáo vẫn đang đi tìm một nguyên tắc thống nhất. Các kinh sư cũng tìm cách xác lập một hệ thống tổng hợp với các đường hướng chủ đạo: Đavít xác định mười một điều (Tv 15,2-5), Isaia sáu (Is 33,15), Mikha ba (Mk 6,8), Amốt hai (Am 5,4), và Khabacúc một (Kb 2,4). Đây là bản tóm lược của Rabbi Simbai (tk 3).
- yêu mến hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn (37): Theo nhân học híp-ri, “trái tim” (lòng) là cơ sở của tình cảm; còn “linh hồn” là phương diện sinh lực của con người. “Trí khôn” (dianoia) là từ Hy-lạp cũng có ý nghĩa như “trái tim” theo ngôn ngữ Híp-ri. Mt đã lấy từ Mc 12,30 (“lòng, linh hồn, trí khôn và sức lực”), nhưng bỏ “sức lực” và chọn giữ lại “trí khôn” để có bộ ba. Cả ba danh từ này được dùng theo nghĩa tổng hợp: tình yêu đối với Thiên Chúa phải trọn vẹn, huy động tất cả con người.
- Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ (40): Đức Giêsu không chỉ đặt hai điều răn này đứng đầu 613 quy định của Luật Môsê, như thể ở bên cạnh các quy định ấy; Người còn làm thành một tổng hợp. “Luật và các Ngôn sứ” là một thành ngữ tiêu biểu để diễn tả ý muốn của Thiên Chúa đã được ghi giữ trong Kinh Thánh. Vậy từ nay, người ta không còn phải lo lắng giữ 248 điều buộc và tránh 365 điều cấm nữa!
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Người Pharisêu quy tụ lại (34)
Bản văn hôm nay vẫn nằm trong chiều hướng các cuộc tranh luận các nhóm đại diện Do-thái giáo chính thức gây ra với Đức Giêsu. Tuy vậy, các hoàn cảnh tiêu cực này vẫn không ngăn cản Đức Giêsu cống hiến những mạc khải hoặc giáo huấn quan trọng.
* Câu hỏi về điều răn trọng nhất (35-36)
Một người thông luật trong nhóm đã hỏi để “thử” Người (c. 35). Tuy nhiên, câu hỏi này cũng có lý do của nó: các trường phái và các vị thầy Israel vẫn đang cống hiến những lối phân phối và giải thích Lề Luật khác nhau. Họ đã phân tích Luật ra thành 613 điều khoản khác nhau. Các kinh sư đã chọn chủ trương giữ luật thật chi li (“vị luật”). Xu hướng vị luật tỉ mỉ này làm phát sinh khi thì niềm vui do tuân giữ được trọn vẹn các điều khoản, khi thì sự tự mãn kiểu Pharisêu (x. Lc 15,29), khi thì sự lo lắng vì không tuân giữ được tất cả (x. Mt 19,18). Dù sao, cần phải tìm ra một nguyên tắc thống nhất giúp người ta biết định hướng trong cuộc đời và nhất là biết cách quyết định trong các chọn lựa thực tiễn. Vì thế, câu hỏi của vị thông luật không chỉ có tính cách lý thuyết nhà trường, nhưng cũng diễn tả một nhau cầu thực tế.
* Câu trả lời của Đức Giêsu (37-40)
Câu trả lời của Đức Giêsu cũng chẳng độc đáo, dù là trong lời nhắc lại giới răn tình yêu đối với Thiên Chúa, hay trong lời nhắc nhớ về tình yêu đối với người thân cận. Cả hai điều răn này đều được nói đến trong Lề Luật, và bất cứ người Israel tốt lành nào cũng đều ghi nhớ mà tuân giữ. Đức Giêsu đã chỉ làm một việc là trích sách Đệ nhị luật (6,4-5) và Lêvi (19,18). Nếu có lạ là ở chỗ Người đã đặt hai điều răn này ngang hàng với nhau: “cũng giống” có nghĩa là điều răn thứ hai cũng đáng được quan tâm tuân giữ như đối với điều răn thứ nhất, tức là Người nối kết hai điều răn với nhau và dành cho chúng vị trí cao nhất. Hơn nữa, Đức Giêsu còn tuyên bố rằng “tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy”, có nghĩa là hai điều răn này diễn tả trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa, do đó hàm chứa tất cả mọi điều răn khác, hay là tất cả các điều răn khác quy về hai điều răn này. Như thế yêu mến người thân cận có nghĩa là phải dành cho người thân cận một sự chăm sóc, một tình yêu y như dành cho Thiên Chúa. Nói cách khác, người thân cận cũng phải được yêu mến “hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn”. Không cần phải phân biệt giữa ba từ ngữ này, bởi vì hy-ngữ thường dùng hai từ “trái tim” và “trí khôn” để dịch từ leb Híp-ri (= trái tim). Câu văn có nghĩa là phải vận dụng tất cả bản thân mà yêu mến Thiên Chúa.
Như vậy, câu trả lời của Đức Giêsu đã rõ. Phải yêu mến người khác với trọn vẹn bản thân mình, tức là trong thực tế không chỉ bằng lời nói, còn về phương diện con người, bằng cách giúp đỡ tận tình, nồng nhiệt. Cách đặt ngang hàng hai điều răn như thế, chúng ta đã thấy trong Bài Giảng trên núi, trong đó Đức Giêsu mời gọi người ta làm hành vi phượng tự sau khi đã giao hòa với người anh em (5,23-24) và yêu mến cả kẻ thù như Thiên Chúa yêu họ (5,44-48).
+ Kết luận
Câu trả lời của Đức Giêsu không phải là câu trả lời của một kinh sư, dù Người được các người Pharisêu coi như thế. Đây là câu trả lời của vị Chúa Tể Lề Luật. Chính Người công bố Luật và chính Người hoàn tất Luật (x. 5,17). Chính do sự kiện Đức Giêsu hoàn tất Luật mà Người mang lại cho Luật tính chất mới mẻ đích thật. Tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với tha nhân không phải chỉ là những thái dộ con người bị buộc phải có; hai tình yêu này nhập thể nơi bản thân Đức Giêsu. Chính vì Người đã đến dùng cuộc đời, cái chết và sự sống lại của Người mà hoàn tất “Luật và các Ngôn sứ”, mà Người có thể công bố với giọng uy quyền rằng toàn thể Giao ước cũ đều “tùy thuộc” vào việc yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Chính nơi Người mà không những Luật Môsê, dưới dạng điều răn, mà cả lời hứa ân phúc, được các Ngôn sứ loan báo, đã được thực hiện trọn vẹn.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Khi tuyên bố về điều răn trọng nhất (“hai trong một”), Đức Giêsu đã công bố sự giải phóng tuyệt vời cho con người. Bây giờ, ta chỉ còn phải tuân giữ hai điều mà thôi. Người nào chu toàn thật sự những gì được yêu cầu trong hai điều răn này thì có thể chắc chắn là đã hoàn tất Lề Luật và thực hiện ý muốn của Thiên Chúa (x. Mt 7,12; Gl 5,14; Rm 13,8-10). Đây chính là điều Thiên Chúa nhắm khi tạo thành con người. Họ được tạo nên để vâng phục Thiên Chúa như chủ và chúa của mình, và cũng để yêu thương Người như cha của mình. Thế mà sự vâng phục chỉ nên trọn vẹn trong tình yêu mà thôi.
2. Người thân cận không phải chỉ là người thuộc về cùng một dân tộc, ở trong cùng một quốc gia, nói cùng một ngôn ngữ. Bất cứ ai cũng có thể là người thân cận của tôi, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Tránh né luật yêu thương bằng cách nói đến những người thân cận ở xa, để lơ đi những người ở bên mình đang cần được mình quan tâm, là một cám dỗ dễ rơi vào. Chính tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu của Thiên Chúa phải là mẫu mực cho tình yêu của con người đối với nhau.
3. Yêu thương anh em không phải chỉ bởi vì Thiên Chúa yêu cầu, để vâng lời Thiên Chúa. Liên hệ giữa hai tình yêu này không phải là một liên hệ pháp lý, võ đoán, mà là liên hệ nội tại: ta không thể yêu mến Thiên Chúa nếu không yêu thương anh em. Trong khi yêu thương người khác vì chính họ, ta yêu mến Thiên Chúa vì chính Người. Chỉ có một tình yêu duy nhất, vì con người chỉ có một con tim. Ta có thể suy ngẫm lại bài thánh ca đức mến của thánh Phaolô để thêm xác tín về điểm này (1 Cr 13,4-6).
(Mátthêu 22,34-40 – CN XXX TN - A)
1.- Ngữ cảnh
Trong cấu trúc văn chương của TM Mt, đoạn văn 22,34-40 phải được coi như một bài tường thuật về một cuộc tranh luận nữa của Đức Giêsu với các đối thủ, là các đại diện Do-thái giáo chính thức. Họ tìm cách gài bẫy Đức Giêsu bằng chính những lời nói của Người (cc. 15 và 35) về những vấn đề ngày càng thêm quan trọng: nộp thuế cho Xêda, là vấn đề đặt đối lập các nhóm Hêrôđê, Pharisêu và Nhiệt Thành (Quá Khích) với nhau; sự sống lại của kẻ chết, là vấn đề được phái Xađốc đặt ra; điều răn lớn nhất, là mối bận tâm của người Do-thái tuân thủ luật Môsê nghiêm nhặt, tức phái Pharisêu. Các vấn đề ấy được đặt ra cho một vị Rabbi: “Thưa Thầy” (didaskale; x. cc. 15.24.36); đây là danh hiệu cho thấy là họ hiểu Đức Giêsu đứng vào vị trí nào. Vấn đề cuối cùng được chính Đức Giêsu nêu ra sẽ là vấn đề “con vua Đavít” (22,41-46). Đây là bốn vấn đề thường được người Do-thái thời Đức Giêsu tranh luận nhiều nhất.
Có lẽ bản văn hôm nay cũng phác lại một cuộc gặp gỡ nào đó giữa Đức Giêsu và một vị tôn sư của Do-thái giáo; vị này hẳn là muốn làm sáng tỏ hoặc đào sâu các điều răn. Ở Mc 12,28-34 và Lc 10,25-28, ta không thấy có giọng điệu bút chiến như ở bản văn Mt (x. c. 34). Riêng trong bản văn Mt, vị thông luật hỏi là để “thử” Đức Giêsu.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành ba phần:
1) Người Pharisêu quy tụ lại (22,34);
2) Câu hỏi về điều răn trọng nhất (22,35-36);
3) Câu trả lời của Đức Giêsu (22,37-40).
3.- Vài điểm chú giải
- Điều răn nào là điều răn trọng nhất (36): Do-thái giáo vẫn đang đi tìm một nguyên tắc thống nhất. Các kinh sư cũng tìm cách xác lập một hệ thống tổng hợp với các đường hướng chủ đạo: Đavít xác định mười một điều (Tv 15,2-5), Isaia sáu (Is 33,15), Mikha ba (Mk 6,8), Amốt hai (Am 5,4), và Khabacúc một (Kb 2,4). Đây là bản tóm lược của Rabbi Simbai (tk 3).
- yêu mến hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn (37): Theo nhân học híp-ri, “trái tim” (lòng) là cơ sở của tình cảm; còn “linh hồn” là phương diện sinh lực của con người. “Trí khôn” (dianoia) là từ Hy-lạp cũng có ý nghĩa như “trái tim” theo ngôn ngữ Híp-ri. Mt đã lấy từ Mc 12,30 (“lòng, linh hồn, trí khôn và sức lực”), nhưng bỏ “sức lực” và chọn giữ lại “trí khôn” để có bộ ba. Cả ba danh từ này được dùng theo nghĩa tổng hợp: tình yêu đối với Thiên Chúa phải trọn vẹn, huy động tất cả con người.
- Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ (40): Đức Giêsu không chỉ đặt hai điều răn này đứng đầu 613 quy định của Luật Môsê, như thể ở bên cạnh các quy định ấy; Người còn làm thành một tổng hợp. “Luật và các Ngôn sứ” là một thành ngữ tiêu biểu để diễn tả ý muốn của Thiên Chúa đã được ghi giữ trong Kinh Thánh. Vậy từ nay, người ta không còn phải lo lắng giữ 248 điều buộc và tránh 365 điều cấm nữa!
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Người Pharisêu quy tụ lại (34)
Bản văn hôm nay vẫn nằm trong chiều hướng các cuộc tranh luận các nhóm đại diện Do-thái giáo chính thức gây ra với Đức Giêsu. Tuy vậy, các hoàn cảnh tiêu cực này vẫn không ngăn cản Đức Giêsu cống hiến những mạc khải hoặc giáo huấn quan trọng.
* Câu hỏi về điều răn trọng nhất (35-36)
Một người thông luật trong nhóm đã hỏi để “thử” Người (c. 35). Tuy nhiên, câu hỏi này cũng có lý do của nó: các trường phái và các vị thầy Israel vẫn đang cống hiến những lối phân phối và giải thích Lề Luật khác nhau. Họ đã phân tích Luật ra thành 613 điều khoản khác nhau. Các kinh sư đã chọn chủ trương giữ luật thật chi li (“vị luật”). Xu hướng vị luật tỉ mỉ này làm phát sinh khi thì niềm vui do tuân giữ được trọn vẹn các điều khoản, khi thì sự tự mãn kiểu Pharisêu (x. Lc 15,29), khi thì sự lo lắng vì không tuân giữ được tất cả (x. Mt 19,18). Dù sao, cần phải tìm ra một nguyên tắc thống nhất giúp người ta biết định hướng trong cuộc đời và nhất là biết cách quyết định trong các chọn lựa thực tiễn. Vì thế, câu hỏi của vị thông luật không chỉ có tính cách lý thuyết nhà trường, nhưng cũng diễn tả một nhau cầu thực tế.
* Câu trả lời của Đức Giêsu (37-40)
Câu trả lời của Đức Giêsu cũng chẳng độc đáo, dù là trong lời nhắc lại giới răn tình yêu đối với Thiên Chúa, hay trong lời nhắc nhớ về tình yêu đối với người thân cận. Cả hai điều răn này đều được nói đến trong Lề Luật, và bất cứ người Israel tốt lành nào cũng đều ghi nhớ mà tuân giữ. Đức Giêsu đã chỉ làm một việc là trích sách Đệ nhị luật (6,4-5) và Lêvi (19,18). Nếu có lạ là ở chỗ Người đã đặt hai điều răn này ngang hàng với nhau: “cũng giống” có nghĩa là điều răn thứ hai cũng đáng được quan tâm tuân giữ như đối với điều răn thứ nhất, tức là Người nối kết hai điều răn với nhau và dành cho chúng vị trí cao nhất. Hơn nữa, Đức Giêsu còn tuyên bố rằng “tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy”, có nghĩa là hai điều răn này diễn tả trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa, do đó hàm chứa tất cả mọi điều răn khác, hay là tất cả các điều răn khác quy về hai điều răn này. Như thế yêu mến người thân cận có nghĩa là phải dành cho người thân cận một sự chăm sóc, một tình yêu y như dành cho Thiên Chúa. Nói cách khác, người thân cận cũng phải được yêu mến “hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn”. Không cần phải phân biệt giữa ba từ ngữ này, bởi vì hy-ngữ thường dùng hai từ “trái tim” và “trí khôn” để dịch từ leb Híp-ri (= trái tim). Câu văn có nghĩa là phải vận dụng tất cả bản thân mà yêu mến Thiên Chúa.
Như vậy, câu trả lời của Đức Giêsu đã rõ. Phải yêu mến người khác với trọn vẹn bản thân mình, tức là trong thực tế không chỉ bằng lời nói, còn về phương diện con người, bằng cách giúp đỡ tận tình, nồng nhiệt. Cách đặt ngang hàng hai điều răn như thế, chúng ta đã thấy trong Bài Giảng trên núi, trong đó Đức Giêsu mời gọi người ta làm hành vi phượng tự sau khi đã giao hòa với người anh em (5,23-24) và yêu mến cả kẻ thù như Thiên Chúa yêu họ (5,44-48).
+ Kết luận
Câu trả lời của Đức Giêsu không phải là câu trả lời của một kinh sư, dù Người được các người Pharisêu coi như thế. Đây là câu trả lời của vị Chúa Tể Lề Luật. Chính Người công bố Luật và chính Người hoàn tất Luật (x. 5,17). Chính do sự kiện Đức Giêsu hoàn tất Luật mà Người mang lại cho Luật tính chất mới mẻ đích thật. Tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với tha nhân không phải chỉ là những thái dộ con người bị buộc phải có; hai tình yêu này nhập thể nơi bản thân Đức Giêsu. Chính vì Người đã đến dùng cuộc đời, cái chết và sự sống lại của Người mà hoàn tất “Luật và các Ngôn sứ”, mà Người có thể công bố với giọng uy quyền rằng toàn thể Giao ước cũ đều “tùy thuộc” vào việc yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Chính nơi Người mà không những Luật Môsê, dưới dạng điều răn, mà cả lời hứa ân phúc, được các Ngôn sứ loan báo, đã được thực hiện trọn vẹn.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Khi tuyên bố về điều răn trọng nhất (“hai trong một”), Đức Giêsu đã công bố sự giải phóng tuyệt vời cho con người. Bây giờ, ta chỉ còn phải tuân giữ hai điều mà thôi. Người nào chu toàn thật sự những gì được yêu cầu trong hai điều răn này thì có thể chắc chắn là đã hoàn tất Lề Luật và thực hiện ý muốn của Thiên Chúa (x. Mt 7,12; Gl 5,14; Rm 13,8-10). Đây chính là điều Thiên Chúa nhắm khi tạo thành con người. Họ được tạo nên để vâng phục Thiên Chúa như chủ và chúa của mình, và cũng để yêu thương Người như cha của mình. Thế mà sự vâng phục chỉ nên trọn vẹn trong tình yêu mà thôi.
2. Người thân cận không phải chỉ là người thuộc về cùng một dân tộc, ở trong cùng một quốc gia, nói cùng một ngôn ngữ. Bất cứ ai cũng có thể là người thân cận của tôi, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Tránh né luật yêu thương bằng cách nói đến những người thân cận ở xa, để lơ đi những người ở bên mình đang cần được mình quan tâm, là một cám dỗ dễ rơi vào. Chính tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu của Thiên Chúa phải là mẫu mực cho tình yêu của con người đối với nhau.
3. Yêu thương anh em không phải chỉ bởi vì Thiên Chúa yêu cầu, để vâng lời Thiên Chúa. Liên hệ giữa hai tình yêu này không phải là một liên hệ pháp lý, võ đoán, mà là liên hệ nội tại: ta không thể yêu mến Thiên Chúa nếu không yêu thương anh em. Trong khi yêu thương người khác vì chính họ, ta yêu mến Thiên Chúa vì chính Người. Chỉ có một tình yêu duy nhất, vì con người chỉ có một con tim. Ta có thể suy ngẫm lại bài thánh ca đức mến của thánh Phaolô để thêm xác tín về điểm này (1 Cr 13,4-6).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lịch sử sẽ phán xét người Công giáo ra sao trong cuộc bầu cử 2008?
Phụng Nghi
11:43 22/10/2008
Giáo hội Công giáo thường bị kết án là đã đồng lõa trong một số những điều ác khác nhau xảy ra trong xã hội, chẳng hạn như chế độ nô lệ, sự phát triển của đảng Quốc xã, và ngay cả vụ tàn sát hàng loạt người Do thái ở thế chiến thứ II.
Các sử gia đã đưa ra những lời kết án với mức độ khác nhau nhắm vào người Công giáo. Nhưng tất cả đều đồng ý ở một điểm: Những điều ác đó là kết quả do việc những giáo huấn của Giáo hội không được giáo dân tuân giữ và các vị giám mục quá nhu thuận, đáng lẽ phải cất lên tiếng nói nhiều hơn và cao giọng hơn nữa.
Một thế kỷ nữa, kể từ hôm nay, các sử gia sẽ nhìn lại cuộc bầu cử này, có thấy được người Công giáo Hoa kỳ lại ôm đồm thêm một tội ác từ bản chất – đó là nạn phá thai – mâu thuẫn trực tiếp với đức tin họ đã tuyên xưng? Liệu các sử gia sẽ nói rằng, sau 40 năm dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của các vị giáo hoàng chống lại “nền văn hóa sự chết”, người Công giáo Mỹ đã chọn cách bịt hai tai lại làm ngơ? Hoặc bảo rằng các giám mục Hoa kỳ đã nói quá ít và tiếng nói quá nhẹ nhàng?
Hồ sơ lịch sử chắc sẽ ghi như thế nếu Barack Obama được bầu làm tổng thống vào ngày 4 tháng 11 với sự trợ giúp đắc lực của những cử tri Công giáo. Như Hồng y Rigali nhận xét, làm như vậy là người Công giáo đã bỏ phiếu để loại bỏ mọi điều khoản hạn chế về luật pháp cho hành động phá thai, cũng như dùng tiền người đóng thuế để tài trợ cho việc phá thai ở cả trong lẫn ngoài nước. Tại sao vậy? Bởi vì Barack Obama đã hứa hẹn, công việc đầu tiên của ông khi làm tổng thống là ký Dự luật Tự do Chọn lựa (Freedom of Choice Act).
Hệt như nhiều người Công giáo bán buôn và sở hữu nô lệ, hoặc câm lặng trong thời gian người Do thái bị tàn sát hàng loạt, các cử tri Công giáo cũng có thể buông thả để cho một điều ác khác mặc sức hoành hành, trái với cốt lõi đức tin của mình: “Sự sống của con người là linh thánh – tất cả mọi người đều phải công nhận điều đó” (Gioan XXIII, Thông điệp Humanae Vitae).
Giám mục Joseph Martino ở Scranton mới đây nhắc nhở chúng ta rằng tiếng nói của Giáo hội đã được lắng nghe ngay giữa nước Đức thời Quốc xã. Năm 1941, giám mục Clemens von Galen – được mệnh danh là Con Sư tử xứ Munster – đã thuyết giảng, kết án các sĩ quan Quốc xã nhiều tội ác, cả việc tàn sát những người bệnh hoạn tâm thần. “Quyền được sống, không bị xúc phạm, được tự do là những phần không thể thiếu trong một nền trật tự đạo đức của xã hội.”
“Ba bài thuyết giảng thách thức chế độ Quốc xã” của giám mục von Galen đều gây nghẹt thở vì đức tính can trường trước cảnh có thể bị bắt giữ và hành quyết. (Một thời gian ngắn sau các bài giảng đó, lính Quốc xã đã giam giữ vị giám mục này tại gia cho đến khi chiến tranh chấm dứt. Con Sư tử xứ Munster chết vì nhiễm trùng ruột dư vào năm 1946 và được giáo hoàng Bênêđictô XVI tuyên phong Chân phước ngày 9 tháng 10 năm 2005).
Hiện nay, các giám mục Hoa kỳ đã cất lên tiếng nói – hơn 40 vị và còn thêm nữa – và tiếng nói của các ngài càng ngày càng lớn hơn. Tiếng nói mạnh nhất là của Tổng giám mục Charles Chaput; ngoài cuốn sách Render Unto Caesar: Serving Our Nation by Living Our Catholic Beliefs in Public Life (Trả lại cho Xê-gia: Phục vụ tổ quốc bằng cách sống niềm tin Công giáo trong sinh hoạt chính trị) mới xuất bản, ngài còn phát ra hai bản tuyên bố công khai, bản mới nhất có tiêu đề “Little Murders” (Những kẻ sát hại trẻ thơ).
Tổng giám mục Chaput đề cập thẳng vào những lý luận đưa ra do một số người Công giáo ủng hộ Obama, như Giáo sư Douug Kmiec, đã gây ra những hành động có hại cho Giáo hội, làm xáo trộn các thứ tự ưu tiên tự nhiên của giáo huấn Công giáo về xã hội, phá hoại các tiến bộ mà những người phò sinh đã đạt được, và cung cấp lý do cho một số người Công giáo bỏ qua vấn đề phá thai thay vì tranh đấu ngay trong nội bộ đảng và nơi thùng phiếu để bảo vệ trẻ em chưa ra đời.
Tổng giám mục Chaput còn cho biết thêm về sự thiếu thốn niềm xác tín nơi người Công giáo về vấn đề phá thai so với những vận động hành lang của nhóm phò phá thai. “Rõ rệt là họ có niềm xác tín hơn hẳn một số người Công giáo chúng ta. Và tôi thiết nghĩ đó là một bản cáo trạng cho toàn bộ thế hệ lãnh đạo Công giáo Mỹ.”
Lời của ngài thật chính xác -- và lịch sử sẽ ghi lại sự thất bại này của hàng ngũ lãnh đạo Công giáo hơn bao giờ hết nếu Obama đắc cử tổng thống. Chính sách của ông này chắc sẽ làm gia tăng con số những vụ phá thai, chứ không làm giảm đi như lời hứa hẹn của ông và của những người đại diện.
Dĩ nhiên, những điều các sử gia phải nói không phải là vấn đề thực; vấn đề thực là điều lịch sử sẽ ghi lại: việc mất đi bao sinh mạng và hệ lụy của “những kẻ sát hại trẻ thơ” gây ra cho những người phá thai và cho gia đình. Lịch sử cũng sẽ ghi chép sự thất bại của cộng đồng Kitô giáo lớn nhất ở Hoa kỳ trong việc bảo vệ cho những kẻ vô tội và dễ bị thương tổn nhất, đó là những đứa trẻ chưa ra đời.
Giám mục von Galen đã nhắc nhở những người Quốc xã ngồi trong thánh đường của ngài vào hôm 3 tháng 8 năm 1941: “Các ngươi chớ giết người!” Giới luật này của Thiên Chúa, đấng duy nhất có quyền quyết định về sự sống và cái chết, được ghi trong tâm hồn con người ngay từ thuở ban đầu, rất lâu trước khi Thiên Chúa ban cho con cái Israel trên núi Sinai điều răn của Người trong những câu súc tích khắc trên bia đá, nay vẫn còn ghi chép trong Kinh Thánh và ngay từ thuở nhỏ khi theo học giáo lý chúng ta đã thuộc nằm lòng.
Nguồn: InsideCatholic.com/Deal W. Hudson
Các sử gia đã đưa ra những lời kết án với mức độ khác nhau nhắm vào người Công giáo. Nhưng tất cả đều đồng ý ở một điểm: Những điều ác đó là kết quả do việc những giáo huấn của Giáo hội không được giáo dân tuân giữ và các vị giám mục quá nhu thuận, đáng lẽ phải cất lên tiếng nói nhiều hơn và cao giọng hơn nữa.
Một thế kỷ nữa, kể từ hôm nay, các sử gia sẽ nhìn lại cuộc bầu cử này, có thấy được người Công giáo Hoa kỳ lại ôm đồm thêm một tội ác từ bản chất – đó là nạn phá thai – mâu thuẫn trực tiếp với đức tin họ đã tuyên xưng? Liệu các sử gia sẽ nói rằng, sau 40 năm dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của các vị giáo hoàng chống lại “nền văn hóa sự chết”, người Công giáo Mỹ đã chọn cách bịt hai tai lại làm ngơ? Hoặc bảo rằng các giám mục Hoa kỳ đã nói quá ít và tiếng nói quá nhẹ nhàng?
Hồ sơ lịch sử chắc sẽ ghi như thế nếu Barack Obama được bầu làm tổng thống vào ngày 4 tháng 11 với sự trợ giúp đắc lực của những cử tri Công giáo. Như Hồng y Rigali nhận xét, làm như vậy là người Công giáo đã bỏ phiếu để loại bỏ mọi điều khoản hạn chế về luật pháp cho hành động phá thai, cũng như dùng tiền người đóng thuế để tài trợ cho việc phá thai ở cả trong lẫn ngoài nước. Tại sao vậy? Bởi vì Barack Obama đã hứa hẹn, công việc đầu tiên của ông khi làm tổng thống là ký Dự luật Tự do Chọn lựa (Freedom of Choice Act).
Hệt như nhiều người Công giáo bán buôn và sở hữu nô lệ, hoặc câm lặng trong thời gian người Do thái bị tàn sát hàng loạt, các cử tri Công giáo cũng có thể buông thả để cho một điều ác khác mặc sức hoành hành, trái với cốt lõi đức tin của mình: “Sự sống của con người là linh thánh – tất cả mọi người đều phải công nhận điều đó” (Gioan XXIII, Thông điệp Humanae Vitae).
Giám mục Joseph Martino ở Scranton mới đây nhắc nhở chúng ta rằng tiếng nói của Giáo hội đã được lắng nghe ngay giữa nước Đức thời Quốc xã. Năm 1941, giám mục Clemens von Galen – được mệnh danh là Con Sư tử xứ Munster – đã thuyết giảng, kết án các sĩ quan Quốc xã nhiều tội ác, cả việc tàn sát những người bệnh hoạn tâm thần. “Quyền được sống, không bị xúc phạm, được tự do là những phần không thể thiếu trong một nền trật tự đạo đức của xã hội.”
“Ba bài thuyết giảng thách thức chế độ Quốc xã” của giám mục von Galen đều gây nghẹt thở vì đức tính can trường trước cảnh có thể bị bắt giữ và hành quyết. (Một thời gian ngắn sau các bài giảng đó, lính Quốc xã đã giam giữ vị giám mục này tại gia cho đến khi chiến tranh chấm dứt. Con Sư tử xứ Munster chết vì nhiễm trùng ruột dư vào năm 1946 và được giáo hoàng Bênêđictô XVI tuyên phong Chân phước ngày 9 tháng 10 năm 2005).
Hiện nay, các giám mục Hoa kỳ đã cất lên tiếng nói – hơn 40 vị và còn thêm nữa – và tiếng nói của các ngài càng ngày càng lớn hơn. Tiếng nói mạnh nhất là của Tổng giám mục Charles Chaput; ngoài cuốn sách Render Unto Caesar: Serving Our Nation by Living Our Catholic Beliefs in Public Life (Trả lại cho Xê-gia: Phục vụ tổ quốc bằng cách sống niềm tin Công giáo trong sinh hoạt chính trị) mới xuất bản, ngài còn phát ra hai bản tuyên bố công khai, bản mới nhất có tiêu đề “Little Murders” (Những kẻ sát hại trẻ thơ).
Tổng giám mục Chaput đề cập thẳng vào những lý luận đưa ra do một số người Công giáo ủng hộ Obama, như Giáo sư Douug Kmiec, đã gây ra những hành động có hại cho Giáo hội, làm xáo trộn các thứ tự ưu tiên tự nhiên của giáo huấn Công giáo về xã hội, phá hoại các tiến bộ mà những người phò sinh đã đạt được, và cung cấp lý do cho một số người Công giáo bỏ qua vấn đề phá thai thay vì tranh đấu ngay trong nội bộ đảng và nơi thùng phiếu để bảo vệ trẻ em chưa ra đời.
Tổng giám mục Chaput còn cho biết thêm về sự thiếu thốn niềm xác tín nơi người Công giáo về vấn đề phá thai so với những vận động hành lang của nhóm phò phá thai. “Rõ rệt là họ có niềm xác tín hơn hẳn một số người Công giáo chúng ta. Và tôi thiết nghĩ đó là một bản cáo trạng cho toàn bộ thế hệ lãnh đạo Công giáo Mỹ.”
Lời của ngài thật chính xác -- và lịch sử sẽ ghi lại sự thất bại này của hàng ngũ lãnh đạo Công giáo hơn bao giờ hết nếu Obama đắc cử tổng thống. Chính sách của ông này chắc sẽ làm gia tăng con số những vụ phá thai, chứ không làm giảm đi như lời hứa hẹn của ông và của những người đại diện.
Dĩ nhiên, những điều các sử gia phải nói không phải là vấn đề thực; vấn đề thực là điều lịch sử sẽ ghi lại: việc mất đi bao sinh mạng và hệ lụy của “những kẻ sát hại trẻ thơ” gây ra cho những người phá thai và cho gia đình. Lịch sử cũng sẽ ghi chép sự thất bại của cộng đồng Kitô giáo lớn nhất ở Hoa kỳ trong việc bảo vệ cho những kẻ vô tội và dễ bị thương tổn nhất, đó là những đứa trẻ chưa ra đời.
Giám mục von Galen đã nhắc nhở những người Quốc xã ngồi trong thánh đường của ngài vào hôm 3 tháng 8 năm 1941: “Các ngươi chớ giết người!” Giới luật này của Thiên Chúa, đấng duy nhất có quyền quyết định về sự sống và cái chết, được ghi trong tâm hồn con người ngay từ thuở ban đầu, rất lâu trước khi Thiên Chúa ban cho con cái Israel trên núi Sinai điều răn của Người trong những câu súc tích khắc trên bia đá, nay vẫn còn ghi chép trong Kinh Thánh và ngay từ thuở nhỏ khi theo học giáo lý chúng ta đã thuộc nằm lòng.
Nguồn: InsideCatholic.com/Deal W. Hudson
Các cặp mới cưới khởi sự cuộc sống hôn nhân với phép lành của Đức Thánh Cha
Bùi Hữu Thư
21:54 22/10/2008
Các cặp mới cưới khởi sự cuộc sống hôn nhân với phép lành của Đức Thánh Cha
VATICAN CITY, Ngày 22 tháng 10, 2008 (Zenit.org).- Mỗi thứ tư khoảng một chục cặp hôn phối đến triều kiến Đức Thánh Cha mặc trang phục ngày cưới. Khách du lịch và hành hương thường nhận xét, “Họ phải được làm phép cưới tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.”
Nhưng thường thì các cặp hôn phối này đã lấy nhau và đã xin được một vị trí ưu tiên trong buổi triều kiến chung, rất gần Đức Thánh Cha, nơi họ được ngài chào mừng đặc biệt, đôi khi còn được thăm hỏi riêng từng cá nhân nữa. Không phải trả tiền cho những chỗ này cũng như các chỗ khác trong buổi triều kiến.
Hôm nay tại Quảng trường Thánh Phêrô có các cặp đến từ Ý, Đức, Hoa Kỳ, Ba Lan, Ghana và Mễ tây Cơ.
Sau bài giảng giáo lý, theo truyền thống, Đức Thánh Cha nói vài câu với những cặp mới cưới.
Ngài nói, “Với những nghị lực mới của tuổi trẻ, với sự hỗ trợ thiêng liêng của kinh nguyện và hy sinh, với sự sung mãn của đời sống vợ chồng, các bạn hãy học hỏi để rao giảng Phúc Âm bất cứ nơi nào các bạn tới, xin hãy yểm trợ một cách cụ thể cho những ai cố gắng tiếp nhận Phúc Âm, ở những nơi chưa được biết tới.”
Đối với một số cặp, được nhận lãnh phép lành của Đức Thánh Cha ngay sau khi làm đám cưới là một truyền thống gia đình.
Đó là trường hợp của Marcela và Juan Carlos Gallegos người Mễ Tây Cơ, họ cưới nhau ngày 4 tháng 10 và du hành đến Rôma như chặng đầu của tuần trăng mật. Chị của Marcela cũng làm như vậy năm năm về trước với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Marcela nói với phóng viên ZENIT, "Hôn nhân là khởi đầu của một đời sống chung để tạo dựng một gia đình. Đó là để có Chúa luôn luôn hiện diện."
Juan Carlos nói thêm, "Được đến Rôma sau khi cưới là một cơ hội không phải ai ai cũng có. Đây là một cách tốt đẹp nhất để khởi đầu đời sống kết hợp của chúng tôi. Đối với tôi, đây là bắt đầu một cuộc sống mới, một giai đoạn mới, để chia sẻ với một người khác, để luôn luôn ở bên cạnh Chúa và kiến tạo một gia đình mới."
Cecilia và Daniel người Ý không phải đi xa mới được Đức Thánh Cha chúc lành. Nhưng họ vẫn trân quý cơ hội này.
Daniel nói, "Cuộc gặp gỡ này tuyệt vời. Có nhiều cặp đến từ khắp nơi trên thế giới, không phải chỉ riêng có người Ý mà thôi. Điều này cho thấy tất cả chúng ta ở trong Giáo Hội đúng như là một gia đình."
Cecilia thêm, “Đức Thánh Cha nói rằng các cặp hôn nhân phải yêu thương nhau và tìm cách vượt thắng các khó khăn, đầy rẫy trong đời, và phải sống với nhau cho đến trọn đời."
Chúa Kitô phục sinh nền tảng giáo huấn của thánh Phaolô
Linh Tiến Khải
22:57 22/10/2008
Chúa Kitô phục sinh nền tảng giáo huấn của thánh Phaolô
Chúa Kitô phục sinh là trung tâm điểm và nền tảng giáo huấn của thánh Phaolô. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 22-10-2008
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha Biển Đức đã đề cập tới giáo huấn của thánh Phaolô về Chúa Kitô phục sinh trong mầu nhiệm cứu độ. Thật thế Chúa Giêsu Kitô phục sinh được nâng cao trên mọi danh hiệu là trung tâm mọi suy tư của thánh nhân. Đối với thánh tông đồ Chúa Kitô là tiêu chuẩn lượng định các biến cố và sự vật, là tiêu đích mọi cố gắng loan báo Tin Mừng của người, là nỗi đam mê lớn lao nâng đỡ bước chân truyền giáo của thánh nhân trên các nẻo đường thế giới. Đó là một Chúa Kitô sống động, ”Đấng đã yêu thương tôi và đã chết vì tôi” (Gl 2,20), tôi có thể nói chuyện với Người, vì Người lắng nghe tôi và trả lời tôi: đây thực là nguyên lý giúp hiểu thế giới và tìm ra lối đi trong dòng lịch sử.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Ai đã đọc các bút tích của thánh Phaolô thì biết rõ thánh nhận không lo lắng kể lại các sự kiện riêng rẽ trong cuộc đời của Chúa Giêsu, cả khi chúng ta có thể nghĩ rằng trong các bài giáo lý thánh nhân đã kể lại nhiều điều về Đức Giêsu thời trước lễ vượt qua hơn là những gì thánh nhân viết trong các thư, gồm những lời cảnh cáo tín hữu trong các trường hợp cụ thể. Chủ ý mục vụ và thần học hướng tới chỗ xây dựng các cộng đoàn mới nảy sinh, do đó thánh nhân tập trung tất cả chú ý váo việc loan báo Đức Giêsu Kitô là Chúa đang sống và hiện diện giữa các tín hữu. Từ đây phát xuất ra đặc thái chính trong nền kitô học phaolô, khai triển sâu rộng mầu nhiệm với một nỗi lo lắng chính xác duy nhất: đó là loan báo Đức Giêsu Kitô là Chúa, loan báo Đức Giêsu sống động và giáo huấn của Người, và nhất là loan báo thực tại nòng cốt cái chết và sự sống lại như là tột đỉnh cuộc sống trên trần gian của Người và như là gốc rễ sự phát triển tiếp theo đó của lòng tin kitô, của toàn thực tại Giáo Hội. Đối với thánh tông đồ sự sống lại không phải là một biến cố riêng rẽ tách rời khỏi cái chết: Đấng Phục sinh vẫn luôn luôn là Đấng trước đó đã bị đóng đanh. Cả khi đã sống lại Người vẫn mang các vết thương: cuộc khổ nạn hiện diện nơi Người và chúng ta có thể nói như Pascal rằng Người đau khổ cho tới ngày tận thế, tuy vẫn là Đấng đã sống lại và dang sống với chúng ta và cho chúng ta. Sự đồng hóa này của Đấng Phục sinh với Đức Kitô chịu đóng đanh, thánh Phaolo đã hiểu trong biến cố gặp gỡ Người trên đường đến thành Damasco: trong lúc đó Người mặc khải cho thánh nhân một cách rõ ràng rằng Đấng Bị Đóng Đanh là Đấng Phục Sinh và Đấng Phục Sinh là Đấng Bị Đóng Đanh, Đấng đã hỏi Phaolo: ”Tại sao ngươi bách hại Ta?” (Cv 9,4). Phaolô đang bắt bớ Đức Kitô trong Giáo Hội, và khi đó hiểu rằng thập giá là ”một chúc dữ của Thiên Chúa” (Dt 21,23) nhưng là hiến tế cứu chuộc chúng ta.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: khi chiêm ngắm bí mật dấu ẩn của Đấng Bị Đóng Đanh Phục Sinh và qua các khổ đau mà Chúa Kitô sống trong bản tính nhân loại của Người (chiều kích trần gian), thánh Phaolô lần lên cho tới cuộc sống vĩnh cửu, trong đó Chúa Kitô là một với Thiên Chúa Cha (chiều kích trước thời gian). Thánh nhân viết: ”Nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận đươc ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4-5). Hai chiều kích của cuộc sống vĩnh cửu: trước kia bên Thiên Chúa Cha và biến cố Chúa nhập thể xuống trần, đã đươc báo trước trong Kinh Thánh Cựu ước, trong gương mặt của sự Khôn Ngoan. Trong các sách khôn ngoan của Cựu Ước chúng ta tìm thấy vài văn bản ca tụng vai trò của Sự Khôn Ngoan có trước việc tạo dựng thế giới. Chẳng hạn Thánh Vịnh 90: ” Ngay cả khi đồi núi chưa được dựng nên, địa cầu và vũ trụ chưa được tạo thành, Ngài vẫn là Thiên Chúa, từ trước muôn thuở cho đến muôn đời” (TV 90,2), hay văn bản sách Châm Ngôn tả sự Khôn Ngoan tạo dựng: ”Giavê đã dựng nên ta như tác phẫm đầàu tay của Người, trước mọi công trình của Người từ thời xa xưa nhất. Ta đã được tấn phong từ đời đời, từ nguyên thủy, trước khi có mặt đất” (Cn 8,22-23). Sách Khôn Ngoan cũng viết: ”Từ chân trời này, Đức Khôn Ngoan vươn mạnh tới chân trời kia, cai quản mọi loài thật tốt đẹp” (Kn 8,1).
Các văn bản của nền văn chương khôn ngoan khi nói về cuộc sống từ đời đời của Đức Khôn Ngoan, cũng đề cập tới biến cố Đức Khôn Ngoan hạ thấp xuống trần và cắm lều sống giữa con cái loài người. Và như thế chúng ta đã nghe vang vọng các lời trong Phúc Âm thánh Gioan nói tới cái lều của thịt xác Chúa. Người đã tạo ra một cái lều trong Cựu Ước là đền thờ, là phụng tự theo Lề Luật Do thái Torah. Nhưng từ quan điểm của Tân Ước chúng ta có thể hiểu đó chỉ là hình ảnh diễn tả trước cái lều thực tế và có ý nghĩa hơn là thịt xác Chúa Kitô. Trong các văn bản cựu ước chúng ta cũng thấy rằng việc Đức Khôn Ngoan hạ mình xuống thế cũng kéo theo khả thể bị khước từ. Khi khai triển nền kitô học, thánh Phaolô đã nhắc tới viễn tượng này của các văn bản khôn ngoan: thánh nhân nhận biết nơi Đức Giêsu sự khôn ngoan vĩnh cửu đã có từ đời đời, sự khôn ngoan xuống thế và tạo ra cho mình một căn lều giữa chúng ta, và như thế thánh nhân có thể miêu tả Chúa Kitô như là ”quyền năng và sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1 Cr 1, 24,30). Cũng thế, thánh nhân minh giải rằng cũng giống như Đức Khôn Ngoan, Chúa Kitô có thể bị khước từ, đặc biệt từ phía những người thống trị thế giới này (x. 1 Cr 2,6-9), đến độ có thể tạo ra trong các chương trình của Thiên Chúa một hoàn cảnh hoàn toàn mâu thuẫn: thập giá biến thành con đường trao ban ơn cứu độ cho toàn nhân loại.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Có một sự phát triển sau này của chu kỳ các văn bản khôn ngoan trông thấy Đức Khôn Ngoan tư hạ vì chúng ta để rồi được cất nhắc lên cao, mặc dù bị khước từ. Đó là văn bản nổi tiếng trong thư gửi tín hữu Philiphê (x. Pl 2,6-11). Đây là một văn bản cao đẹp nhất của toàn Kinh Thánh Tân Ước. Đa số các nhà chú giải đều đồng ý cho rằng văn bản này đã được sáng tác trước thư gửi tín hữu Philiphê. Sự kiện này rất quan trọng, vì nó có nghĩa là kitô giáo do thái trước thánh Phaolô đã tin nơi thiên tính của Đức Giêsu. Nói cách khác, lòng tin nơi thiên tính của Đức Giêsu không phải là một sáng chế hy lạp, nảy sinh ra lâu năm sau cuộc sống dương thế của Đức Giêsu, một sáng chế lãng quên nhân tính của Người để thần thánh hóa Người. Chúng ta thấy trên thực tế Kitô giáo do thái tiên khởi đã tin nơi thiên tính của Đức Giêsu; còn hơn thế nữa, chính các Tông Đồ trong những thời điểm quan trọng cuộc sống của Thầy mình, các vị đã hiểu rằng Người là Con Thiên Chúa, như thánh Phêrô đã nói tại Cesare Philiphê: ”Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16).
Thư gửi tín hữu Philiphê bao gồm ba đoạn minh giải các thời điểm chính trong cuộc đời Chúa Kitô: sự hiện hữu từ đời đời của Người, sự tự hạ của con Thiên Chúa và cái chết vâng phục: “Đức Giêsu Kitô vồn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trị địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhận, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,6-8). Đoạn thứ ba loan báo lời đáp trả của Thiên Chúa đối với sự tự hạ của Con mình: đó là siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt hơn muôn ngàn danh hiệu” (2,9). Sự tự hạ của Con Thiên Chúa trái ngược với yêu sách của Adam muốn ngang hàng với Thiên Chúa, và trái ngược với yêu sách của những người muốn xây tháp Babel chọc lên tới trời, và ngang hàng với Thiên Chúa.
Nhưng sự kiêu căng đó kéo theo sự tự hủy: không thể lên tới trời, tới hạnh phúc đích thật và tới Thiên Chúa như thế được. Cử chỉ của Con Thiên Chúa hoàn toàn ngược lại: tình yêu hiện thực, tình yêu của Thiên Chúa hiện thực không phải với sự kiêu căng, nhưng với lòng khiêm tốn. Sáng kiến tự hạ khiêm tốn triệt để của Chúa Kitô thực sự diễn tả tình yêu của Thiên Chúa. Và tiếp theo đó là biến cố nâng lên trời, Thiên Chúa kéo chúng ta lên với tình yêu của Người.
Có nhiều văn bản khác trong các thư của thánh Phaolô đề cập tới biến cố Con Thiên Chúa hiện hữu từ đời đời và xuống thế. Và Đức Khôn Ngoan được đồng hóa với Chúa Kitô (1 Tm 2,5)
Trong thư gửi tín hữu Côlôxê Chúa Kitô được định tính như là ”trưởng tử giữa mọi loại thụ tạo” (1,15-20), xuống thế để lôi kéo chúng ta và biến chúng ta trở thành đàn em đông đủc của Người. Thư gửi tín hữu Ephexô giới thiệu chương trình cứu độ của Thiên Chúa: nơi Chúa Kitô Thiên Chúa muốn thâu tóm mọi sự (Ep 1,23). Chúa Kitô gồm tóm mọi sự và dẫn đưa chúng ta tới với Thiên Chúa. Việc đi lên và đi xuống của Người mời gọi chúng ta tham dự vào sự khiêm hạ của Người, nghĩa là yêu thương tha nhân để cũng được chia sẻ vinh quang của Người và trong Người trở thành con cái Thiên Chúa.
Sau khi chào các nhóm bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho tất cả mọi người.
Chúa Kitô phục sinh là trung tâm điểm và nền tảng giáo huấn của thánh Phaolô. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 22-10-2008
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha Biển Đức đã đề cập tới giáo huấn của thánh Phaolô về Chúa Kitô phục sinh trong mầu nhiệm cứu độ. Thật thế Chúa Giêsu Kitô phục sinh được nâng cao trên mọi danh hiệu là trung tâm mọi suy tư của thánh nhân. Đối với thánh tông đồ Chúa Kitô là tiêu chuẩn lượng định các biến cố và sự vật, là tiêu đích mọi cố gắng loan báo Tin Mừng của người, là nỗi đam mê lớn lao nâng đỡ bước chân truyền giáo của thánh nhân trên các nẻo đường thế giới. Đó là một Chúa Kitô sống động, ”Đấng đã yêu thương tôi và đã chết vì tôi” (Gl 2,20), tôi có thể nói chuyện với Người, vì Người lắng nghe tôi và trả lời tôi: đây thực là nguyên lý giúp hiểu thế giới và tìm ra lối đi trong dòng lịch sử.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Ai đã đọc các bút tích của thánh Phaolô thì biết rõ thánh nhận không lo lắng kể lại các sự kiện riêng rẽ trong cuộc đời của Chúa Giêsu, cả khi chúng ta có thể nghĩ rằng trong các bài giáo lý thánh nhân đã kể lại nhiều điều về Đức Giêsu thời trước lễ vượt qua hơn là những gì thánh nhân viết trong các thư, gồm những lời cảnh cáo tín hữu trong các trường hợp cụ thể. Chủ ý mục vụ và thần học hướng tới chỗ xây dựng các cộng đoàn mới nảy sinh, do đó thánh nhân tập trung tất cả chú ý váo việc loan báo Đức Giêsu Kitô là Chúa đang sống và hiện diện giữa các tín hữu. Từ đây phát xuất ra đặc thái chính trong nền kitô học phaolô, khai triển sâu rộng mầu nhiệm với một nỗi lo lắng chính xác duy nhất: đó là loan báo Đức Giêsu Kitô là Chúa, loan báo Đức Giêsu sống động và giáo huấn của Người, và nhất là loan báo thực tại nòng cốt cái chết và sự sống lại như là tột đỉnh cuộc sống trên trần gian của Người và như là gốc rễ sự phát triển tiếp theo đó của lòng tin kitô, của toàn thực tại Giáo Hội. Đối với thánh tông đồ sự sống lại không phải là một biến cố riêng rẽ tách rời khỏi cái chết: Đấng Phục sinh vẫn luôn luôn là Đấng trước đó đã bị đóng đanh. Cả khi đã sống lại Người vẫn mang các vết thương: cuộc khổ nạn hiện diện nơi Người và chúng ta có thể nói như Pascal rằng Người đau khổ cho tới ngày tận thế, tuy vẫn là Đấng đã sống lại và dang sống với chúng ta và cho chúng ta. Sự đồng hóa này của Đấng Phục sinh với Đức Kitô chịu đóng đanh, thánh Phaolo đã hiểu trong biến cố gặp gỡ Người trên đường đến thành Damasco: trong lúc đó Người mặc khải cho thánh nhân một cách rõ ràng rằng Đấng Bị Đóng Đanh là Đấng Phục Sinh và Đấng Phục Sinh là Đấng Bị Đóng Đanh, Đấng đã hỏi Phaolo: ”Tại sao ngươi bách hại Ta?” (Cv 9,4). Phaolô đang bắt bớ Đức Kitô trong Giáo Hội, và khi đó hiểu rằng thập giá là ”một chúc dữ của Thiên Chúa” (Dt 21,23) nhưng là hiến tế cứu chuộc chúng ta.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: khi chiêm ngắm bí mật dấu ẩn của Đấng Bị Đóng Đanh Phục Sinh và qua các khổ đau mà Chúa Kitô sống trong bản tính nhân loại của Người (chiều kích trần gian), thánh Phaolô lần lên cho tới cuộc sống vĩnh cửu, trong đó Chúa Kitô là một với Thiên Chúa Cha (chiều kích trước thời gian). Thánh nhân viết: ”Nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận đươc ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4-5). Hai chiều kích của cuộc sống vĩnh cửu: trước kia bên Thiên Chúa Cha và biến cố Chúa nhập thể xuống trần, đã đươc báo trước trong Kinh Thánh Cựu ước, trong gương mặt của sự Khôn Ngoan. Trong các sách khôn ngoan của Cựu Ước chúng ta tìm thấy vài văn bản ca tụng vai trò của Sự Khôn Ngoan có trước việc tạo dựng thế giới. Chẳng hạn Thánh Vịnh 90: ” Ngay cả khi đồi núi chưa được dựng nên, địa cầu và vũ trụ chưa được tạo thành, Ngài vẫn là Thiên Chúa, từ trước muôn thuở cho đến muôn đời” (TV 90,2), hay văn bản sách Châm Ngôn tả sự Khôn Ngoan tạo dựng: ”Giavê đã dựng nên ta như tác phẫm đầàu tay của Người, trước mọi công trình của Người từ thời xa xưa nhất. Ta đã được tấn phong từ đời đời, từ nguyên thủy, trước khi có mặt đất” (Cn 8,22-23). Sách Khôn Ngoan cũng viết: ”Từ chân trời này, Đức Khôn Ngoan vươn mạnh tới chân trời kia, cai quản mọi loài thật tốt đẹp” (Kn 8,1).
Các văn bản của nền văn chương khôn ngoan khi nói về cuộc sống từ đời đời của Đức Khôn Ngoan, cũng đề cập tới biến cố Đức Khôn Ngoan hạ thấp xuống trần và cắm lều sống giữa con cái loài người. Và như thế chúng ta đã nghe vang vọng các lời trong Phúc Âm thánh Gioan nói tới cái lều của thịt xác Chúa. Người đã tạo ra một cái lều trong Cựu Ước là đền thờ, là phụng tự theo Lề Luật Do thái Torah. Nhưng từ quan điểm của Tân Ước chúng ta có thể hiểu đó chỉ là hình ảnh diễn tả trước cái lều thực tế và có ý nghĩa hơn là thịt xác Chúa Kitô. Trong các văn bản cựu ước chúng ta cũng thấy rằng việc Đức Khôn Ngoan hạ mình xuống thế cũng kéo theo khả thể bị khước từ. Khi khai triển nền kitô học, thánh Phaolô đã nhắc tới viễn tượng này của các văn bản khôn ngoan: thánh nhân nhận biết nơi Đức Giêsu sự khôn ngoan vĩnh cửu đã có từ đời đời, sự khôn ngoan xuống thế và tạo ra cho mình một căn lều giữa chúng ta, và như thế thánh nhân có thể miêu tả Chúa Kitô như là ”quyền năng và sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1 Cr 1, 24,30). Cũng thế, thánh nhân minh giải rằng cũng giống như Đức Khôn Ngoan, Chúa Kitô có thể bị khước từ, đặc biệt từ phía những người thống trị thế giới này (x. 1 Cr 2,6-9), đến độ có thể tạo ra trong các chương trình của Thiên Chúa một hoàn cảnh hoàn toàn mâu thuẫn: thập giá biến thành con đường trao ban ơn cứu độ cho toàn nhân loại.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Có một sự phát triển sau này của chu kỳ các văn bản khôn ngoan trông thấy Đức Khôn Ngoan tư hạ vì chúng ta để rồi được cất nhắc lên cao, mặc dù bị khước từ. Đó là văn bản nổi tiếng trong thư gửi tín hữu Philiphê (x. Pl 2,6-11). Đây là một văn bản cao đẹp nhất của toàn Kinh Thánh Tân Ước. Đa số các nhà chú giải đều đồng ý cho rằng văn bản này đã được sáng tác trước thư gửi tín hữu Philiphê. Sự kiện này rất quan trọng, vì nó có nghĩa là kitô giáo do thái trước thánh Phaolô đã tin nơi thiên tính của Đức Giêsu. Nói cách khác, lòng tin nơi thiên tính của Đức Giêsu không phải là một sáng chế hy lạp, nảy sinh ra lâu năm sau cuộc sống dương thế của Đức Giêsu, một sáng chế lãng quên nhân tính của Người để thần thánh hóa Người. Chúng ta thấy trên thực tế Kitô giáo do thái tiên khởi đã tin nơi thiên tính của Đức Giêsu; còn hơn thế nữa, chính các Tông Đồ trong những thời điểm quan trọng cuộc sống của Thầy mình, các vị đã hiểu rằng Người là Con Thiên Chúa, như thánh Phêrô đã nói tại Cesare Philiphê: ”Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16).
Thư gửi tín hữu Philiphê bao gồm ba đoạn minh giải các thời điểm chính trong cuộc đời Chúa Kitô: sự hiện hữu từ đời đời của Người, sự tự hạ của con Thiên Chúa và cái chết vâng phục: “Đức Giêsu Kitô vồn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trị địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhận, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,6-8). Đoạn thứ ba loan báo lời đáp trả của Thiên Chúa đối với sự tự hạ của Con mình: đó là siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt hơn muôn ngàn danh hiệu” (2,9). Sự tự hạ của Con Thiên Chúa trái ngược với yêu sách của Adam muốn ngang hàng với Thiên Chúa, và trái ngược với yêu sách của những người muốn xây tháp Babel chọc lên tới trời, và ngang hàng với Thiên Chúa.
Nhưng sự kiêu căng đó kéo theo sự tự hủy: không thể lên tới trời, tới hạnh phúc đích thật và tới Thiên Chúa như thế được. Cử chỉ của Con Thiên Chúa hoàn toàn ngược lại: tình yêu hiện thực, tình yêu của Thiên Chúa hiện thực không phải với sự kiêu căng, nhưng với lòng khiêm tốn. Sáng kiến tự hạ khiêm tốn triệt để của Chúa Kitô thực sự diễn tả tình yêu của Thiên Chúa. Và tiếp theo đó là biến cố nâng lên trời, Thiên Chúa kéo chúng ta lên với tình yêu của Người.
Có nhiều văn bản khác trong các thư của thánh Phaolô đề cập tới biến cố Con Thiên Chúa hiện hữu từ đời đời và xuống thế. Và Đức Khôn Ngoan được đồng hóa với Chúa Kitô (1 Tm 2,5)
Trong thư gửi tín hữu Côlôxê Chúa Kitô được định tính như là ”trưởng tử giữa mọi loại thụ tạo” (1,15-20), xuống thế để lôi kéo chúng ta và biến chúng ta trở thành đàn em đông đủc của Người. Thư gửi tín hữu Ephexô giới thiệu chương trình cứu độ của Thiên Chúa: nơi Chúa Kitô Thiên Chúa muốn thâu tóm mọi sự (Ep 1,23). Chúa Kitô gồm tóm mọi sự và dẫn đưa chúng ta tới với Thiên Chúa. Việc đi lên và đi xuống của Người mời gọi chúng ta tham dự vào sự khiêm hạ của Người, nghĩa là yêu thương tha nhân để cũng được chia sẻ vinh quang của Người và trong Người trở thành con cái Thiên Chúa.
Sau khi chào các nhóm bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho tất cả mọi người.
Top Stories
Worldwide Press Freedom Index 2008: Vietnam is near at the bottom 168th /173
rsf.org
10:59 22/10/2008
Worldwide Press Freedom Index 2008: Vietnam is near at the bottom 168th /173
How the index was compiled
The Reporters Without Borders index measures the state of press freedom in the world. It reflects the degree of freedom that journalists and news organisations enjoy in each country, and the efforts made by the authorities to respect and ensure respect for this freedom.
A score and a position is assigned to each country in the final ranking. They are complementary indicators that together assess the state of press freedom. A country can change position from year to year even if its score stays the same, and vice-versa.
This ranking reflects the situation during a specific period. It is based solely on events between 1 September 2007 and 1 September 2008. It does not look at human rights violations in general, just press freedom violations.
To compile this index, Reporters Without Borders prepared a questionnaire with 49 criteria that assess the state of press freedom in each country. It includes every kind of violation directly affecting journalists (such as murders, imprisonment, physical attacks and threats) and news media (censorship, confiscation of newspaper issues, searches and harassment). Ánd it includes the degree of impunity enjoyed by those responsible for these press freedom violations.
It also measures the level of self-censorship in each country and the ability of the media to investigate and criticise. Financial pressure, which is increasingly common, is also assessed and incorporated into the final score.
The questionnaire takes account of the legal framework for the media (including penalties for press offences, the existence of a state monopoly for certain kinds of media and how the media are regulated) and the level of independence of the public media. It also reflects violations of the free flow of information on the Internet.
Reporters Without Borders has taken account not only of abuses attributable to the state, but also those by armed militias, clandestine organisations and pressure groups.
The questionnaire was sent to Reporters Without Borders’ partner organisations (18 freedom of expression groups in all five continents), to its network of 130 correspondents around the world, and to journalists, researchers, jurists and human rights activists. A scale devised by the organisation was then used to give a country-score to each questionnaire.
The 173 countries ranked are those for which Reporters Without Borders received completed questionnaires from a number of independent sources. Some countries were not included because of a lack of reliable, confirmed data. Where countries tied, they are listed in alphabetical order.
The index should in no way be taken as an indication of the quality of the press in the countries concerned.
Questionnaire for compiling a 2008 world press freedom index
How the index was compiled
Evaluation by region:
- Americas
- Europe and former USSR
- Asia
- Maghreb / Middle East
- Africa
How the index was compiled
Date: Wednesday, October 22, 2008
(Source: How the index was compiled http://www.rsf.org/article.php3?id_article=29013
http://www.rsf.org
http://www.rsf.org/article.php3?id_article=29013)
How the index was compiled
The Reporters Without Borders index measures the state of press freedom in the world. It reflects the degree of freedom that journalists and news organisations enjoy in each country, and the efforts made by the authorities to respect and ensure respect for this freedom.
A score and a position is assigned to each country in the final ranking. They are complementary indicators that together assess the state of press freedom. A country can change position from year to year even if its score stays the same, and vice-versa.
This ranking reflects the situation during a specific period. It is based solely on events between 1 September 2007 and 1 September 2008. It does not look at human rights violations in general, just press freedom violations.
To compile this index, Reporters Without Borders prepared a questionnaire with 49 criteria that assess the state of press freedom in each country. It includes every kind of violation directly affecting journalists (such as murders, imprisonment, physical attacks and threats) and news media (censorship, confiscation of newspaper issues, searches and harassment). Ánd it includes the degree of impunity enjoyed by those responsible for these press freedom violations.
It also measures the level of self-censorship in each country and the ability of the media to investigate and criticise. Financial pressure, which is increasingly common, is also assessed and incorporated into the final score.
The questionnaire takes account of the legal framework for the media (including penalties for press offences, the existence of a state monopoly for certain kinds of media and how the media are regulated) and the level of independence of the public media. It also reflects violations of the free flow of information on the Internet.
Reporters Without Borders has taken account not only of abuses attributable to the state, but also those by armed militias, clandestine organisations and pressure groups.
The questionnaire was sent to Reporters Without Borders’ partner organisations (18 freedom of expression groups in all five continents), to its network of 130 correspondents around the world, and to journalists, researchers, jurists and human rights activists. A scale devised by the organisation was then used to give a country-score to each questionnaire.
The 173 countries ranked are those for which Reporters Without Borders received completed questionnaires from a number of independent sources. Some countries were not included because of a lack of reliable, confirmed data. Where countries tied, they are listed in alphabetical order.
The index should in no way be taken as an indication of the quality of the press in the countries concerned.
Questionnaire for compiling a 2008 world press freedom index
How the index was compiled
Evaluation by region:
- Americas
- Europe and former USSR
- Asia
- Maghreb / Middle East
- Africa
How the index was compiled
Index 2008 The ranking | ||
Rank | Country | Note |
1 | Iceland | 1,50 |
- | Luxembourg | 1,50 |
- | Norway | 1,50 |
4 | Estonia | 2,00 |
- | Finland | 2,00 |
- | Ireland | 2,00 |
7 | Belgium | 3,00 |
- | Latvia | 3,00 |
- | New Zealand | 3,00 |
- | Slovakia | 3,00 |
- | Sweden | 3,00 |
- | Switzerland | 3,00 |
13 | Canada | 3,33 |
14 | Austria | 3,50 |
- | Denmark | 3,50 |
16 | Czech Republic | 4,00 |
- | Lithuania | 4,00 |
- | Netherlands | 4,00 |
- | Portugal | 4,00 |
20 | Germany | 4,50 |
2 | 1Jamaica | 4,88 |
22 | Costa Rica | 5,10 |
23 | Hungary | 5,50 |
- | Namibia | 5,50 |
- | United Kingdom | 5,50 |
26 | Surinam | 6,00 |
27 | Trinidad and Tobago | 6,13 |
28 | Australia | 6,25 |
29 | Japan | 6,50 |
30 | Slovenia | 7,33 |
31 | Cyprus | 7,50 |
- | Ghana | 7,50 |
- | Greece | 7,50 |
- | Mali | 7,50 |
35 | France | 7,67 |
36 | Bosnia and Herzegovina | 8,00 |
- | Cape Verde | 8,00 |
- | South Africa | 8,00 |
- | Spain | 8,00 |
- | Taiwan | 8,00 |
- | United States of America | 8,00 |
42 | Macedonia | 8,25 |
43 | Uruguay | 8,33 |
44 | Italy | 8,42 |
45 | Croatia | 8,50 |
46 | Israel (Israeli territory) | 8,83 |
47 | Mauritius | 9,00 |
- | Poland | 9,00 |
- | Romania | 9,00 |
- | South Korea | 9,00 |
51 | Hong-Kong | 9,75 |
- | Liberia | 9,75 |
53 | Cyprus (North) | 10,00 |
- | Montenegro | 10,00 |
- | Togo | 10,00 |
56 | Chile | 11,50 |
57 | Panama | 11,83 |
58 | Kosovo | 12,00 |
59 | Bulgaria | 12,50 |
- | Nicaragua | 12,50 |
61 | Kuwait | 12,63 |
62 | El Salvador | 12,80 |
63 | Burkina Faso | 13,00 |
64 | Serbia | 13,50 |
65 | Timor-Leste | 13,75 |
66 | Botswana | 14,00 |
- | Lebanon | 14,00 |
68 | Argentina | 14,08 |
69 | United Arab Emirates | 14,50 |
70 | Benin | 15,00 |
- | Malawi | 15,00 |
- | Tanzania | 15,00 |
73 | Haiti | 15,13 |
74 | Bhutan | 15,50 |
- | Ecuador | 15,50 |
- | Qatar | 15,50 |
- | Seychelles | 15,50 |
- | Zambia | 15,50 |
79 | Albania | 16,00 |
- | Fiji | 16,00 |
81 | Guinea-Bissau | 16,33 |
82 | Brazi | l18,00 |
- | Dominican Republic | 18,00 |
- | Tonga | 18,00 |
85 | Central African Republic | 18,50 |
86 | Senegal | 19,00 |
87 | Ukraine | 19,25 |
88 | Guyana | 19,75 |
89 | Comoros | 20,00 |
90 | Mozambique | 20,50 |
- | Paraguay | 20,50 |
92 | Congo | 20,75 |
93 | Mongolia | 20,83 |
94 | Burundi | 21,00 |
- | Madagascar | 21,00 |
96 | Bahrein | 21,17 |
97 | Kenya | 21,25 |
98 | Moldova | 21,38 |
99 | Guinea | 21,50 |
- | Honduras | 21,50 |
101 | Guatemala | 22,64 |
102 | Armenia | 22,75 |
- | Turkey | 22,75 |
104 | Maldives | 23,25 |
105 | Mauritania | 23,88 |
106 | Tajikistan | 25,50 |
107 | Uganda | 26,00 |
108 | Peru | 26,25 |
109 | Côte d’Ivoire | 26,50 |
110 | Gabon | 26,75 |
111 | Indonesia | 27,00 |
- | Kyrgyzstan | 27,00 |
113 | Venezuela | 27,33 |
114 | Sierra Leone | 27,75 |
115 | Bolivia | 28,20 |
116 | Angola | 29,50 |
- | Lesotho | 29,50 |
118 | India | 30,00 |
119 | United States of America (extra-territorial) | 31,00 |
120 | Georgia | 31,25 |
121 | Algeria | 31,33 |
122 | Morocco | 32,25 |
123 | Oman | 32,67 |
124 | Thailand | 34,50 |
125 | Kazakhstan | 35,33 |
126 | Cambodia | 35,50 |
- | Colombia | 35,50 |
128 | Jordan | 36,00 |
129 | Cameroon | 36,90 |
130 | Niger | 37,00 |
131 | Nigeria | 37,75 |
132 | Malaysia | 39,50 |
133 | Chad | 41,25 |
134 | Djibouti | 41,50 |
135 | Sudan | 42,00 |
136 | Bangladesh | 42,70 |
137 | Gambia | 42,75 |
138 | Nepal | 43,25 |
139 | Philippines | 45,00 |
140 | Mexico | 46,13 |
141 | Russia | 47,50 |
142 | Ethiopia | 47,75 |
143 | Tunisia | 48,10 |
144 | Singapore | 49,00 |
145 | Rwanda | 50,00 |
146 | Egypt | 50,25 |
147 | Swaziland | 50,50 |
148 | Democratic Republic of Congo | 51,25 |
149 | Israel (extra-territorial) | 51,50 |
150 | Azerbaijan | 53,63 |
151 | Zimbabwe | 54,00 |
152 | Pakistan | 54,88 |
153 | Somalia | 58,00 |
154 | Belarus | 58,33 |
155 | Yemen | 59,00 |
156 | Afghanistan | 59,25 |
- | Equatorial Guinea | 59,25 |
158 | Iraq | 59,38 |
159 | Syria | 59,63 |
160 | Libya | 61,50 |
161 | Saudi Arabia | 61,75 |
162 | Uzbekistan | 62,70 |
163 | Palestinian Territories | 66,88 |
164 | Laos | 70,00 |
165 | Sri Lanka | 78,00 |
166 | Iran | 80,33 |
167 | China | 85,50 |
168 | Vietnam | 86,17 |
169 | Cuba | 88,33 |
170 | Burma | 94,38 |
171 | Turkmenistan | 95,50 |
172 | North Korea | 96,50 |
173 | Eritrea | 97,50 |
Date: Wednesday, October 22, 2008
(Source: How the index was compiled http://www.rsf.org/article.php3?id_article=29013
http://www.rsf.org
http://www.rsf.org/article.php3?id_article=29013)
Vietnam: MEPs want progress on human rights before cooperation accord is signed
Jack Blackwell
21:54 22/10/2008
Vietnam: MEPs want progress on human rights before cooperation accord is signed
Relaciones exteriores - 22-10-2008
In a resolution on EU-Vietnam relations, Parliament calls for Vietnam to be pressed to observe human rights and various key freedoms before a new Partnership and Cooperation Agreement with the EU is finalised.
According to the resolution, which was adopted by 479 votes to 21 with 4 abstentions, freedom of assembly and of the press as well as internet access are severely restricted in Vietnam, while religious groups and ethnic minorities - such as Catholics, Buddhists and the Montagnard and Khmer minorities - suffer discrimination and persecution.
Better implementation of human rights under existing accord needed
Looking, firstly, to the current EU-Vietnam cooperation agreement, Parliament stresses that "the human rights dialogue between the European Union and Vietnam must lead to tangible improvements in Vietnam" and "asks the Council and the Commission to reassess cooperation policy with Vietnam, bearing in mind Article 1 of the 1995 Cooperation Agreement, which states that cooperation is based on respect for democratic principles and fundamental rights". It calls on the Commission "to establish clear benchmarks for the evaluation of the current development projects in Vietnam in order to ensure their compliance with the human rights and democracy clause".
New agreement not to be finalised until rights violations stop
Secondly, MEPs urge the Commission and the Council, in the current negotiations for a new Partnership and Cooperation Agreement, "to raise with the Vietnamese side the need to stop the current systematic violation of democracy and human rights before the finalisation of the agreement".
In particular, Parliament, which has a consultative role in the conclusion of the new agreement, wants Vietnam to be asked:
- to cooperate actively with UN human rights mechanisms, by inviting the Special Rapporteur on Religious Intolerance to visit Vietnam;
- to release all people imprisoned or detained for the peaceful expression of political or religious beliefs;
- to allow independent religious organisations to freely conduct religious activities without government interference;
- to repeal provisions in Vietnamese law that criminalise dissent and certain religious activities on the basis of imprecisely defined ‘national security’ crimes;
- to end the Vietnamese Government’s censorship and control over the domestic media.
Contac to:
Jack BLACKWELL
: jack.blackwell@europarl.europa.eu
: (32-2) 28 42929 (BXL)This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it
: (33-3) 881 76712 (STR)
: (32) 0498.983.400
--------------------------------------------------------------------------------
Richard FREEDMAN
: press-EN@europarl.europa.eu
: (32-2) 28 41448 (BXL)This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it
: (33-3) 881 73785 (STR)
: (+32) 498 98 32 39
(SOURCE: http://www.europarl.europa.eu/news/expert/infopress_page/030-40263-294-10-43-903-20081021IPR40262-20-10-2008-2008-false/default_es.htm)
Relaciones exteriores - 22-10-2008
In a resolution on EU-Vietnam relations, Parliament calls for Vietnam to be pressed to observe human rights and various key freedoms before a new Partnership and Cooperation Agreement with the EU is finalised.
According to the resolution, which was adopted by 479 votes to 21 with 4 abstentions, freedom of assembly and of the press as well as internet access are severely restricted in Vietnam, while religious groups and ethnic minorities - such as Catholics, Buddhists and the Montagnard and Khmer minorities - suffer discrimination and persecution.
Better implementation of human rights under existing accord needed
Looking, firstly, to the current EU-Vietnam cooperation agreement, Parliament stresses that "the human rights dialogue between the European Union and Vietnam must lead to tangible improvements in Vietnam" and "asks the Council and the Commission to reassess cooperation policy with Vietnam, bearing in mind Article 1 of the 1995 Cooperation Agreement, which states that cooperation is based on respect for democratic principles and fundamental rights". It calls on the Commission "to establish clear benchmarks for the evaluation of the current development projects in Vietnam in order to ensure their compliance with the human rights and democracy clause".
New agreement not to be finalised until rights violations stop
Secondly, MEPs urge the Commission and the Council, in the current negotiations for a new Partnership and Cooperation Agreement, "to raise with the Vietnamese side the need to stop the current systematic violation of democracy and human rights before the finalisation of the agreement".
In particular, Parliament, which has a consultative role in the conclusion of the new agreement, wants Vietnam to be asked:
- to cooperate actively with UN human rights mechanisms, by inviting the Special Rapporteur on Religious Intolerance to visit Vietnam;
- to release all people imprisoned or detained for the peaceful expression of political or religious beliefs;
- to allow independent religious organisations to freely conduct religious activities without government interference;
- to repeal provisions in Vietnamese law that criminalise dissent and certain religious activities on the basis of imprecisely defined ‘national security’ crimes;
- to end the Vietnamese Government’s censorship and control over the domestic media.
Contac to:
Jack BLACKWELL
: jack.blackwell@europarl.europa.eu
: (32-2) 28 42929 (BXL)This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it
: (33-3) 881 76712 (STR)
: (32) 0498.983.400
--------------------------------------------------------------------------------
Richard FREEDMAN
: press-EN@europarl.europa.eu
: (32-2) 28 41448 (BXL)This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it
: (33-3) 881 73785 (STR)
: (+32) 498 98 32 39
(SOURCE: http://www.europarl.europa.eu/news/expert/infopress_page/030-40263-294-10-43-903-20081021IPR40262-20-10-2008-2008-false/default_es.htm)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mai Hòa: Điểm hẹn của Tình Chúa, Tình Người
Anmai, CSsR
10:21 22/10/2008
MAI HOÀ - ĐIỂM HẸN CỦA TÌNH CHÚA, TÌNH NGƯỜI
Chúa Giêsu, khi thiết lập Giáo hội, mục đích của Ngài đó là đem ơn cứu độ đến cho con người qua sự hiện diện của Giáo hội trên trần gian này. Các vị thánh lập dòng cũng thế, đều có tôn chỉ theo đường hướng của Thầy Chí Thánh. Có vị thì lo về giáo dục, có vị lo về y tế, có vị lo về xã hội … Tất cả những đường lối đó cuối cùng quy về một mối là mang Tin mừng cứu độ của Thiên Chúa đến trong trần gian này.
Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời, chạy dài suốt chiều dài của lịch sử cứu độ, Giáo hội vẫn tồn tại và phát triển qua bàn tay nối dài của các vị Thánh và cách riêng với các Thánh lập dòng. Giáo hội, phải nói trước hết là phục vụ cho người nghèo, sống cho người nghèo và sống vì người nghèo nên không ít các thánh lập Dòng đều đi theo mục đích lo cho người nghèo. Người nghèo đó có thể là nghèo về vật chất, nghèo về tinh thần, nghèo về tri thức … Trong dòng chảy của Giáo hội, Thánh Vinh Sơn Phaolô đã nhìn thấy người nghèo là người cần được quan tâm nên Ngài đã thiết lập Tu hội Truyền Giáo thánh Vinh Sơn và Tu hội Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn.
Người nghèo lúc nào cũng có trong xã hội và trong giáo hội, chỉ khác một điểm là tuỳ thời cũng như tuỳ hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Những năm trước đây, khi nhân loại chưa rơi vào thảm hoạ của sida thì Giáo hội chưa phải đi vào lãnh vực này. Nhưng rồi, gần đây, khi đại dịch AIDS diễn biến ngày một kinh khủng thì nhiều Hội dòng đã quan tâm đến những con người là nạn nhân của tệ nạn xã hội này.
Là một mảng của người nghèo, là đối tượng của người nghèo, AIDS là mảng khá mới mà Tu hội Nữ Tử bác ái Vinh Sơn đã gần như là tiên phong bước vào. Phải nói thẳng là một bước đột phá, một bước liều mình trong vòng tay của Thiên Chúa qua sự cầu bầu của Thánh Vinh Sơn. Từ ý định của Thánh Tổ là đến với những người bị bỏ rơi nên Tu Hội đã quyết định thành lập Trung Tâm Mai Hoà – Trung Tâm lo cho bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối.
Mai Hoà được đặt trên mảnh đất mà người ta vẫn gọi là “Củ Chi - đất thép thành đồng” quả là một chuyện lạ ! Thế nhưng sự hiện diện lạ lùng đấy như là tiếng nói của một “ngôn sứ” nhỏ bé giữa vùng “đất thép thành đồng ấy”. “Ngôn sứ Mai Hoà” như gióng lên tiếng nói của tình thương Thiên Chúa nơi những con người bị đẩy ra bên lề xã hội, “Ngôn sứ Mai Hoà” như gióng lên tiếng nói tình thương giữa những con người may mắn dành cho những con người bất hạnh, tình thương giữa những con người lành lặn dành cho những con người tan thương, tình thương giữa những con người có một mái ấm và những con người cuối đời lâm vào cảnh vô gia cư !
Với phương châm: “làm chứ không nói”, Mai Hoà, ngày mỗi ngày đã “nói” lên được tình thương, lòng trìu mến của mình đến với các bệnh nhân đã từng một lần đặt chân đến Mai Hoà. Không chỉ có bệnh nhân, nhưng đa phần những ai đến với Trung Tâm đều cảm nhận được tấm lòng ấm áp của những nữ tu phục vụ tại đây.
Chăm sóc, lo lắng cho bệnh nhân thường đã là chuyện khó, đàng này lo cho những người do biến chứng của AIDS không phải là chuyện đơn giản. Thế nhưng, nhờ tình thương, nhờ lòng mến mà các nữ tu cũng như các nhân viên của Trung Tâm đã “nói” lên được tấm lòng của mình qua sự tận tuỵ chăm lo cho bệnh nhân.
Chẳng hiểu sao, có lẽ là trong thánh ý của Thiên Chúa, sự hiện diện của Mai Hoà nơi đất thép đã làm cho lòng người nơi đất thép này được mềm ra nhờ tấm lòng của các sơ, của nhân viên. Đến với Mai Hoà, nhiều người sẽ ngạc nhiên rằng các sơ ở đây có vẻ “thờ ơ” với khách tham quan, khách thăm viếng bởi lẽ công việc cũng như sự quan tâm đến các bệnh nhân đã cuốn hút các sơ đến độ không còn giờ dành cho sự “giới thiệu, báo cáo thành tích” nữa. Các sơ đã “nói” bằng chính công việc thực tế của mình nơi từng bệnh nhân, nơi từng con người bị đẩy ra bên lề của xã hội mà nay đang cận kề với cái chết.
Có thể nói, về mặt xã hội, nhắc đến đất thép thành đồng Củ Chi là nơi ghi danh những chiến tích chiến tranh lịch sử. Về Giáo hội, người ta khó thể nào quên được Mai Hoà, nơi hội tụ tình yêu, nơi hội tụ lòng mến. Mai Hoà cũng là điểm hẹn của tình thương, của lòng mến vì lẽ Mai Hoà chính là nơi mà nhiều đoàn, nhiều tập thể, nhiều cá nhân cứ hẹn lại lên về với Mai Hoà để biểu lộ lòng mến, biểu lộ tình thương và thậm chí đến với Mai Hoà họ sẽ kín múc được tình thương, từ lòng mến nơi Trung Tâm nhỏ bé này.
Sự hiện diện khiêm hạ của Mai Hoà rất hợp với Tin mừng, rất hợp với lời của Chúa là không phô trương, không khoe khoang, không đánh bóng. Sự hiện diện khiêm hạ của Mai Hoà đủ nói lên tình Chúa, lòng người nơi mảnh đất cằn khô cỏ cháy Sài Thành này.
Ai nào đó một lần đến Mai Hoà, sẽ nhận lấy một lòng tin, một lòng cậy, một lòng mến từ bệnh nhân đến những vị có trách nhiệm, những người chăm sóc cho bệnh nhân, những nhân viên, những bảo vệ thân tín của Trung Tâm … Mai Hoà, có thể nói là điểm hẹn của tình Chúa, tình người.
Chúa Giêsu, khi thiết lập Giáo hội, mục đích của Ngài đó là đem ơn cứu độ đến cho con người qua sự hiện diện của Giáo hội trên trần gian này. Các vị thánh lập dòng cũng thế, đều có tôn chỉ theo đường hướng của Thầy Chí Thánh. Có vị thì lo về giáo dục, có vị lo về y tế, có vị lo về xã hội … Tất cả những đường lối đó cuối cùng quy về một mối là mang Tin mừng cứu độ của Thiên Chúa đến trong trần gian này.
Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời, chạy dài suốt chiều dài của lịch sử cứu độ, Giáo hội vẫn tồn tại và phát triển qua bàn tay nối dài của các vị Thánh và cách riêng với các Thánh lập dòng. Giáo hội, phải nói trước hết là phục vụ cho người nghèo, sống cho người nghèo và sống vì người nghèo nên không ít các thánh lập Dòng đều đi theo mục đích lo cho người nghèo. Người nghèo đó có thể là nghèo về vật chất, nghèo về tinh thần, nghèo về tri thức … Trong dòng chảy của Giáo hội, Thánh Vinh Sơn Phaolô đã nhìn thấy người nghèo là người cần được quan tâm nên Ngài đã thiết lập Tu hội Truyền Giáo thánh Vinh Sơn và Tu hội Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn.
Người nghèo lúc nào cũng có trong xã hội và trong giáo hội, chỉ khác một điểm là tuỳ thời cũng như tuỳ hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Những năm trước đây, khi nhân loại chưa rơi vào thảm hoạ của sida thì Giáo hội chưa phải đi vào lãnh vực này. Nhưng rồi, gần đây, khi đại dịch AIDS diễn biến ngày một kinh khủng thì nhiều Hội dòng đã quan tâm đến những con người là nạn nhân của tệ nạn xã hội này.
Là một mảng của người nghèo, là đối tượng của người nghèo, AIDS là mảng khá mới mà Tu hội Nữ Tử bác ái Vinh Sơn đã gần như là tiên phong bước vào. Phải nói thẳng là một bước đột phá, một bước liều mình trong vòng tay của Thiên Chúa qua sự cầu bầu của Thánh Vinh Sơn. Từ ý định của Thánh Tổ là đến với những người bị bỏ rơi nên Tu Hội đã quyết định thành lập Trung Tâm Mai Hoà – Trung Tâm lo cho bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối.
Mai Hoà được đặt trên mảnh đất mà người ta vẫn gọi là “Củ Chi - đất thép thành đồng” quả là một chuyện lạ ! Thế nhưng sự hiện diện lạ lùng đấy như là tiếng nói của một “ngôn sứ” nhỏ bé giữa vùng “đất thép thành đồng ấy”. “Ngôn sứ Mai Hoà” như gióng lên tiếng nói của tình thương Thiên Chúa nơi những con người bị đẩy ra bên lề xã hội, “Ngôn sứ Mai Hoà” như gióng lên tiếng nói tình thương giữa những con người may mắn dành cho những con người bất hạnh, tình thương giữa những con người lành lặn dành cho những con người tan thương, tình thương giữa những con người có một mái ấm và những con người cuối đời lâm vào cảnh vô gia cư !
Với phương châm: “làm chứ không nói”, Mai Hoà, ngày mỗi ngày đã “nói” lên được tình thương, lòng trìu mến của mình đến với các bệnh nhân đã từng một lần đặt chân đến Mai Hoà. Không chỉ có bệnh nhân, nhưng đa phần những ai đến với Trung Tâm đều cảm nhận được tấm lòng ấm áp của những nữ tu phục vụ tại đây.
Chăm sóc, lo lắng cho bệnh nhân thường đã là chuyện khó, đàng này lo cho những người do biến chứng của AIDS không phải là chuyện đơn giản. Thế nhưng, nhờ tình thương, nhờ lòng mến mà các nữ tu cũng như các nhân viên của Trung Tâm đã “nói” lên được tấm lòng của mình qua sự tận tuỵ chăm lo cho bệnh nhân.
Chẳng hiểu sao, có lẽ là trong thánh ý của Thiên Chúa, sự hiện diện của Mai Hoà nơi đất thép đã làm cho lòng người nơi đất thép này được mềm ra nhờ tấm lòng của các sơ, của nhân viên. Đến với Mai Hoà, nhiều người sẽ ngạc nhiên rằng các sơ ở đây có vẻ “thờ ơ” với khách tham quan, khách thăm viếng bởi lẽ công việc cũng như sự quan tâm đến các bệnh nhân đã cuốn hút các sơ đến độ không còn giờ dành cho sự “giới thiệu, báo cáo thành tích” nữa. Các sơ đã “nói” bằng chính công việc thực tế của mình nơi từng bệnh nhân, nơi từng con người bị đẩy ra bên lề của xã hội mà nay đang cận kề với cái chết.
Có thể nói, về mặt xã hội, nhắc đến đất thép thành đồng Củ Chi là nơi ghi danh những chiến tích chiến tranh lịch sử. Về Giáo hội, người ta khó thể nào quên được Mai Hoà, nơi hội tụ tình yêu, nơi hội tụ lòng mến. Mai Hoà cũng là điểm hẹn của tình thương, của lòng mến vì lẽ Mai Hoà chính là nơi mà nhiều đoàn, nhiều tập thể, nhiều cá nhân cứ hẹn lại lên về với Mai Hoà để biểu lộ lòng mến, biểu lộ tình thương và thậm chí đến với Mai Hoà họ sẽ kín múc được tình thương, từ lòng mến nơi Trung Tâm nhỏ bé này.
Sự hiện diện khiêm hạ của Mai Hoà rất hợp với Tin mừng, rất hợp với lời của Chúa là không phô trương, không khoe khoang, không đánh bóng. Sự hiện diện khiêm hạ của Mai Hoà đủ nói lên tình Chúa, lòng người nơi mảnh đất cằn khô cỏ cháy Sài Thành này.
Ai nào đó một lần đến Mai Hoà, sẽ nhận lấy một lòng tin, một lòng cậy, một lòng mến từ bệnh nhân đến những vị có trách nhiệm, những người chăm sóc cho bệnh nhân, những nhân viên, những bảo vệ thân tín của Trung Tâm … Mai Hoà, có thể nói là điểm hẹn của tình Chúa, tình người.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giáo Họ Thượng Lộc Thuộc GP Vinh thắp nến Cầu Nguyện cho Công Lý và Hòa Bình
Antôn Ngọc
10:33 22/10/2008
VINH - Tối hôm nay, 17 tháng 10 toàn thể giáo dân trong Giáo họ Thượng Lộc đã long trọng tổ chức buổi thắp nến để cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình tại Việt Nam.
Trước lúc khai mạc buổi thắp nến cầu nguyện, ông Chủ tịch Hội đồng Mục vụ Giáo họ nói lên mục đích của buổi cầu nguyện. Ong cũng nói lên tình hình hiện tại của giáo hội VN hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, như bà con đã biết qua phương tiện truyền thông, đặc biệt qua thư của Đức Giám mục và Hội đồng Giám mục VN. Do đó, với những thao thức và lo lắng, giáo họ cần tổ chức buổi cầu nguyện để hiệp thông với Giáo hội nói chung, đặc biệt cho Tòa Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội.
Giáo họ Thượng Lộc tuy nhỏ, với số giáo dân trên dưới 600 người, nhưng tinh thần có lẽ không nhỏ chút nào. Khoảng 6h30 tối, từ những em nhỏ cho đến những người đã già đã tề tựu về bên bàn thờ Đức Maria đã chuẩn bị sẵn. Đúng 7h30, khoảng chừng 300 người, cả trẻ em lẫ người lớn đề đến đây với tâm tình hiệp thông một cách đặc biệt cho Công lý và Hòa bình mau thể hiện trên quê hương Việt Nam. Không gì hơn, trong lúc này người con của Chúa chỉ biết dùng nh?ng l?i c?u nguy?n d? th? hi?n tâm tình và sự hiệp nhất với nhau. Không cầu nguyện sao được khi c?ng lý và sự thật bị chà đạp và bóp méo một cách bất nhân. Tuy rằng, giáo họ ở xa không thể đến Hà Nội, nhưng hằng ngày mọi người đều theo giỏi thông tin và mong chờ những điều tốt lành đến với xã hội và cũng như Giáo hội.
Tinh thần và lòng hiệp nhất đó đã thể hiện một cách tôn nghiêm và sốt mến qua những bài thánh ca và những lời kinh để dâng lên Mẹ, để nhờ lời cầu bầu của Mẹ mà Chúa sẽ ban cho Hòa bình và Công lý sớm được giao duyên trên đất nước mang danh “Ngàn Năm Văn Hiến” này.
Cuối buổi cầu nguyện, cả cộng đoàn hát Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô Assisi để thể hiện lòng ước ao của mình. Đồng thời, mong cho nước Việt Nam sớm có chổ cho những quyền căn bản của nhân loại được lớn lên.
Trước lúc khai mạc buổi thắp nến cầu nguyện, ông Chủ tịch Hội đồng Mục vụ Giáo họ nói lên mục đích của buổi cầu nguyện. Ong cũng nói lên tình hình hiện tại của giáo hội VN hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, như bà con đã biết qua phương tiện truyền thông, đặc biệt qua thư của Đức Giám mục và Hội đồng Giám mục VN. Do đó, với những thao thức và lo lắng, giáo họ cần tổ chức buổi cầu nguyện để hiệp thông với Giáo hội nói chung, đặc biệt cho Tòa Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội.
Giáo họ Thượng Lộc tuy nhỏ, với số giáo dân trên dưới 600 người, nhưng tinh thần có lẽ không nhỏ chút nào. Khoảng 6h30 tối, từ những em nhỏ cho đến những người đã già đã tề tựu về bên bàn thờ Đức Maria đã chuẩn bị sẵn. Đúng 7h30, khoảng chừng 300 người, cả trẻ em lẫ người lớn đề đến đây với tâm tình hiệp thông một cách đặc biệt cho Công lý và Hòa bình mau thể hiện trên quê hương Việt Nam. Không gì hơn, trong lúc này người con của Chúa chỉ biết dùng nh?ng l?i c?u nguy?n d? th? hi?n tâm tình và sự hiệp nhất với nhau. Không cầu nguyện sao được khi c?ng lý và sự thật bị chà đạp và bóp méo một cách bất nhân. Tuy rằng, giáo họ ở xa không thể đến Hà Nội, nhưng hằng ngày mọi người đều theo giỏi thông tin và mong chờ những điều tốt lành đến với xã hội và cũng như Giáo hội.
Tinh thần và lòng hiệp nhất đó đã thể hiện một cách tôn nghiêm và sốt mến qua những bài thánh ca và những lời kinh để dâng lên Mẹ, để nhờ lời cầu bầu của Mẹ mà Chúa sẽ ban cho Hòa bình và Công lý sớm được giao duyên trên đất nước mang danh “Ngàn Năm Văn Hiến” này.
Cuối buổi cầu nguyện, cả cộng đoàn hát Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô Assisi để thể hiện lòng ước ao của mình. Đồng thời, mong cho nước Việt Nam sớm có chổ cho những quyền căn bản của nhân loại được lớn lên.
Những phụ đề của độc giả về bức hí họa ''Cắt Bớt'' của IK
Độc giả
10:36 22/10/2008
Những phụ đề của độc giả về bức hí họa "Cắt Bớt" của IK
1. Cắt Bớt. (IK)
2. Thưa các đồng chí! Tôi cũng Nhục Nhã lắm vì hai chữ Tự Do của Đảng Ta. (Myn Mynh)
3.Cắt như tụi bay "thật" quá! Chả hay tí nào! Cắt như tao thế này mới đúng là nghệ thuật Xã hội chủ nghĩa! (Trung Nguyên)
4. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP( - )TỰ D0 ( - ) HẠNH PHÚC. Có người dùng kiến thức toán học giải thích: (CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, ĐỘC LẬP TRỪ (-) TỰ DO TRỪ (- ) HẠNH PHÚC (Hoài Hương)
5.“ Biết dzồi, khổ lắm, nói mãi ! Sẵn kéo cắt cái Đảng Phét cho dân nhờ” !!! (Anh Tri )
6. Các chú vẽ bậy Bác cắt bừa mà cũng lừa được nhiều người ra phết (Minh Minh)
7. Ông Nguyễn Thế Thảo có làm nghề thiến heo không? (Vincent Nguyễn)
8.Cắt te tua chỉ có … CSVN! (Phạm Văn Lương)
9. Cứ lề phải mà "cắt” (Thu Anh)
10. Tay nhà báo: Này này, anh làm thế thì tụi tôi còn việc gì để làm nữa chứ?
- Anh nông dân: Xem này, đâu cần phải học cao hiểu rộng chi, bọn tui cũng làm được việc của các anh nè.
- Tay nhà báo: Tức thật, chạy tụt cả quần thế mà cũng không kịp với thằng dân đen này.
- Tay nhà báo: Ô hay, đấy là công việc của cánh báo đài của bọn tớ, sao đàng ấy lại làm thế cơ chứ. Xuống mau !
-Con: Câu này nghe hay quá tía ơi.( David Dang)
11 Cắt => chụp hả thủ trưởng ! (Đỗ Văn Bình)
12 Ăn Miếng Trả Miếng ( Bác Tám)
13 Hai thằng tiểu tử kia gan to quá, mình bên phải nó lại căng bên trái (Gentleman)
14 Tự do thông tin Made in Vietnam (Phong và Phương)
15 Hãy "sợ" những việc cộng sản làm; đừng làm những việc như cộng sản (Đoàn Hồng Lạc)
16 Thông tin trung thực khách quan kiểu CSVN (Phạm Phi Hồng)
17 Hoan hô bác thợ sơn đã cắt xén hai câu trên để phù hợp với thực tế (Trần Việt Cao)
18 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đập dập tự do hạnh phúc
19 -Gậy ông đập lưng ông
-Đời cha ăn mặn, đời con khát nước
-Nhân quả là đây (Ave Maria)
20. Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm! (Mạnh Đinh)
21. Sếp: - Giời ạ! Tụi bay làm "Cách mạng" kiểu này thì có khác gì Cắt (toi) mạng rồi còn gì! Hu hu hu (Thụy Hòang)
22. Nhục nhã khi không có độc lập tự do (Đặng Văn Nam)
23. L'Asino maggiore( Lừa anh hai.. Asino trong tiếng ý cũng có nghĩa là người ngu): Eh, chú mày ạ! Bác thấy chú cắt dán vậy là chưa chính xác với tư tưởng và chính sách của Đảng ta dzồi. Phải thế này mới đúng chứ: " KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐÁNH ĐẬP TỰ DO!
L'Asino: bác nói vậy nghĩa là sao?
L'Asino maggiore: chú chưa thấy sao? Vừa rồi sếp Thảo mới hô một tiếng là từ ĐTNCS. HCM. cho tới cựu chiến binh, rồi lại cả chó - công an, cảnh sát, bọn côn đồ...đều nhiệt liệt tham gia đó sao.
L'Asino: ừ, bác nói đúng quá nhỉ! May không tui quên mất. Mà hình như bác còn bỏ sót những đối tượng cũng khá quan trọng đó bác.
L'Asino Maggiore: Những đối tượng nào vậy?
L'Asino: thì mấy "con nghiện" đó. Bác không thấy họ hăng say, nhiệt tình tham gia đến nỗi quên cả hút hít và những cơn phê luôn đó bác.
L'Asino maggiore: Đúng nhỉ. Vậy thì lần này Đảng ta thành công quá rồi. Vượt cả Thế Giới Phương Tây và cả Hoa Kỳ về "phươg pháp" cai nghiện đó chú mày ạ. Mấy con nghiện cứ sắp lên cơn là hô đi đánh người. Mà người công giáo thì thiếu gì, gần đến bảy triệu cơ mà. Họ là "kẻ thù số một" của Đảng ta. Thì ra lần này Đảng ta bắn một muĩ trúng lần hai đích. Thất xứng đáng được gọi là "đỉnh cao trí tệu của tuị Lừa chúng mình rồi!. Mà người công giáo hiền lành và bác ái thật Đánh họ họ không đánh lại mà còn cầu nguyện cho ta nữa chứ. Họ thì cứ cầu nguyện ôn hoà, còn ta thì cứ TỰ DO ĐÁNH ĐẬP. Hỏi chú CÓ GÌ QUÝ HƠN? (Nguyễn Ngọc Son)
24 Cắt con mắt bên trái, cắt con mắt bên phải cả hai con mắt công sản cùng cắt (Liên Khương)
25 - Môi trường sự thật đã bị báo chí VN gây ô nhiễm trầm trọng,ai xử lý đây?
- Này cậu chỉ xóa chữ H trong từ HƠN là đủ rồi (KHÔNG CÓ GÌ QUÝ ƠN ĐỘC LẬP TỰ DO) cơ chế Xin - Cho
1. Cắt Bớt. (IK)
2. Thưa các đồng chí! Tôi cũng Nhục Nhã lắm vì hai chữ Tự Do của Đảng Ta. (Myn Mynh)
3.Cắt như tụi bay "thật" quá! Chả hay tí nào! Cắt như tao thế này mới đúng là nghệ thuật Xã hội chủ nghĩa! (Trung Nguyên)
4. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP( - )TỰ D0 ( - ) HẠNH PHÚC. Có người dùng kiến thức toán học giải thích: (CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, ĐỘC LẬP TRỪ (-) TỰ DO TRỪ (- ) HẠNH PHÚC (Hoài Hương)
5.“ Biết dzồi, khổ lắm, nói mãi ! Sẵn kéo cắt cái Đảng Phét cho dân nhờ” !!! (Anh Tri )
6. Các chú vẽ bậy Bác cắt bừa mà cũng lừa được nhiều người ra phết (Minh Minh)
7. Ông Nguyễn Thế Thảo có làm nghề thiến heo không? (Vincent Nguyễn)
8.Cắt te tua chỉ có … CSVN! (Phạm Văn Lương)
9. Cứ lề phải mà "cắt” (Thu Anh)
10. Tay nhà báo: Này này, anh làm thế thì tụi tôi còn việc gì để làm nữa chứ?
- Anh nông dân: Xem này, đâu cần phải học cao hiểu rộng chi, bọn tui cũng làm được việc của các anh nè.
- Tay nhà báo: Tức thật, chạy tụt cả quần thế mà cũng không kịp với thằng dân đen này.
- Tay nhà báo: Ô hay, đấy là công việc của cánh báo đài của bọn tớ, sao đàng ấy lại làm thế cơ chứ. Xuống mau !
-Con: Câu này nghe hay quá tía ơi.( David Dang)
11 Cắt => chụp hả thủ trưởng ! (Đỗ Văn Bình)
12 Ăn Miếng Trả Miếng ( Bác Tám)
13 Hai thằng tiểu tử kia gan to quá, mình bên phải nó lại căng bên trái (Gentleman)
14 Tự do thông tin Made in Vietnam (Phong và Phương)
15 Hãy "sợ" những việc cộng sản làm; đừng làm những việc như cộng sản (Đoàn Hồng Lạc)
16 Thông tin trung thực khách quan kiểu CSVN (Phạm Phi Hồng)
17 Hoan hô bác thợ sơn đã cắt xén hai câu trên để phù hợp với thực tế (Trần Việt Cao)
18 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đập dập tự do hạnh phúc
19 -Gậy ông đập lưng ông
-Đời cha ăn mặn, đời con khát nước
-Nhân quả là đây (Ave Maria)
20. Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm! (Mạnh Đinh)
21. Sếp: - Giời ạ! Tụi bay làm "Cách mạng" kiểu này thì có khác gì Cắt (toi) mạng rồi còn gì! Hu hu hu (Thụy Hòang)
22. Nhục nhã khi không có độc lập tự do (Đặng Văn Nam)
23. L'Asino maggiore( Lừa anh hai.. Asino trong tiếng ý cũng có nghĩa là người ngu): Eh, chú mày ạ! Bác thấy chú cắt dán vậy là chưa chính xác với tư tưởng và chính sách của Đảng ta dzồi. Phải thế này mới đúng chứ: " KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐÁNH ĐẬP TỰ DO!
L'Asino: bác nói vậy nghĩa là sao?
L'Asino maggiore: chú chưa thấy sao? Vừa rồi sếp Thảo mới hô một tiếng là từ ĐTNCS. HCM. cho tới cựu chiến binh, rồi lại cả chó - công an, cảnh sát, bọn côn đồ...đều nhiệt liệt tham gia đó sao.
L'Asino: ừ, bác nói đúng quá nhỉ! May không tui quên mất. Mà hình như bác còn bỏ sót những đối tượng cũng khá quan trọng đó bác.
L'Asino Maggiore: Những đối tượng nào vậy?
L'Asino: thì mấy "con nghiện" đó. Bác không thấy họ hăng say, nhiệt tình tham gia đến nỗi quên cả hút hít và những cơn phê luôn đó bác.
L'Asino maggiore: Đúng nhỉ. Vậy thì lần này Đảng ta thành công quá rồi. Vượt cả Thế Giới Phương Tây và cả Hoa Kỳ về "phươg pháp" cai nghiện đó chú mày ạ. Mấy con nghiện cứ sắp lên cơn là hô đi đánh người. Mà người công giáo thì thiếu gì, gần đến bảy triệu cơ mà. Họ là "kẻ thù số một" của Đảng ta. Thì ra lần này Đảng ta bắn một muĩ trúng lần hai đích. Thất xứng đáng được gọi là "đỉnh cao trí tệu của tuị Lừa chúng mình rồi!. Mà người công giáo hiền lành và bác ái thật Đánh họ họ không đánh lại mà còn cầu nguyện cho ta nữa chứ. Họ thì cứ cầu nguyện ôn hoà, còn ta thì cứ TỰ DO ĐÁNH ĐẬP. Hỏi chú CÓ GÌ QUÝ HƠN? (Nguyễn Ngọc Son)
24 Cắt con mắt bên trái, cắt con mắt bên phải cả hai con mắt công sản cùng cắt (Liên Khương)
25 - Môi trường sự thật đã bị báo chí VN gây ô nhiễm trầm trọng,ai xử lý đây?
- Này cậu chỉ xóa chữ H trong từ HƠN là đủ rồi (KHÔNG CÓ GÌ QUÝ ƠN ĐỘC LẬP TỰ DO) cơ chế Xin - Cho
Việt Nam bị liệt kê vào hạng thứ 168 trong 173 nước tệ nhất về tự do báo chí trên thế giới
rsf.org
11:00 22/10/2008
Việt Nam bị liệt kê vào hạng thứ 168 trong 173 nước tệ nhất về tự do báo chí trên thế giới
Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước cuối bảng xếp hạng tự do báo chí do tổ chức Phóng viên Không Biên giới đưa ra.
Việt Nam bị xếp thứ 168 trong tổng số 173 nước được xếp hạng mà đứng đầu là Iceland và cuối là Eritrea.
Việt Nam không được nhắc tên trong thông cáo báo chí chính của Reporters Sans Frontieres mặc dù thứ hạng của Việt Nam không hơn nhiều so với những nước được gọi là ''địa ngục không đổi'' trong đó có Bắc Triều Tiên, vốn đứng thứ 172.
Nước láng giềng Trung Quốc đứng trên Việt Nam một bậc trong khi đứng ngay sát Việt Nam ở phía dưới là Cuba.
Hai nước láng giềng khác của Việt Nam, Lào đứng thứ 164 trong khi Cam Pu Chia đứng thứ 126.
Trong phần tóm tắt riêng về Châu Á, Reporters Sans Frontieres nói Việt Nam tụt sáu bậc trong năm nay do ''trấn áp truyền thông tự do vì quá động chạm khi đưa tin về tham nhũng.''
Liên quan tới các nước công nghiệp phát triển và có ảnh hưởng G8, Hoa Kỳ xếp thứ 36, Canada 13, Đức 20, Anh 23, Nhật 29, Pháp 35, Ý 44.
Bản xếp hạng của Reporters Sans Frontieres dựa vào kết quả của bản câu hỏi gồm 49 tiêu chí liên quan tới tự do báo chí và đánh giá tình hình từ 1/9/2007-1/9/2008.
How the index was compiled
Date: Wednesday, October 22, 2008
(Source: How the index was compiled http://www.rsf.org/article.php3?id_article=29013
http://www.rsf.org
http://www.rsf.org/article.php3?id_article=29013)
Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước cuối bảng xếp hạng tự do báo chí do tổ chức Phóng viên Không Biên giới đưa ra.
Việt Nam bị xếp thứ 168 trong tổng số 173 nước được xếp hạng mà đứng đầu là Iceland và cuối là Eritrea.
Việt Nam không được nhắc tên trong thông cáo báo chí chính của Reporters Sans Frontieres mặc dù thứ hạng của Việt Nam không hơn nhiều so với những nước được gọi là ''địa ngục không đổi'' trong đó có Bắc Triều Tiên, vốn đứng thứ 172.
Nước láng giềng Trung Quốc đứng trên Việt Nam một bậc trong khi đứng ngay sát Việt Nam ở phía dưới là Cuba.
Hai nước láng giềng khác của Việt Nam, Lào đứng thứ 164 trong khi Cam Pu Chia đứng thứ 126.
Trong phần tóm tắt riêng về Châu Á, Reporters Sans Frontieres nói Việt Nam tụt sáu bậc trong năm nay do ''trấn áp truyền thông tự do vì quá động chạm khi đưa tin về tham nhũng.''
Liên quan tới các nước công nghiệp phát triển và có ảnh hưởng G8, Hoa Kỳ xếp thứ 36, Canada 13, Đức 20, Anh 23, Nhật 29, Pháp 35, Ý 44.
Bản xếp hạng của Reporters Sans Frontieres dựa vào kết quả của bản câu hỏi gồm 49 tiêu chí liên quan tới tự do báo chí và đánh giá tình hình từ 1/9/2007-1/9/2008.
How the index was compiled
Index 2008 The ranking | ||
Rank | Country | Note |
1 | Iceland | 1,50 |
- | Luxembourg | 1,50 |
- | Norway | 1,50 |
4 | Estonia | 2,00 |
- | Finland | 2,00 |
- | Ireland | 2,00 |
7 | Belgium | 3,00 |
- | Latvia | 3,00 |
- | New Zealand | 3,00 |
- | Slovakia | 3,00 |
- | Sweden | 3,00 |
- | Switzerland | 3,00 |
13 | Canada | 3,33 |
14 | Austria | 3,50 |
- | Denmark | 3,50 |
16 | Czech Republic | 4,00 |
- | Lithuania | 4,00 |
- | Netherlands | 4,00 |
- | Portugal | 4,00 |
20 | Germany | 4,50 |
2 | 1Jamaica | 4,88 |
22 | Costa Rica | 5,10 |
23 | Hungary | 5,50 |
- | Namibia | 5,50 |
- | United Kingdom | 5,50 |
26 | Surinam | 6,00 |
27 | Trinidad and Tobago | 6,13 |
28 | Australia | 6,25 |
29 | Japan | 6,50 |
30 | Slovenia | 7,33 |
31 | Cyprus | 7,50 |
- | Ghana | 7,50 |
- | Greece | 7,50 |
- | Mali | 7,50 |
35 | France | 7,67 |
36 | Bosnia and Herzegovina | 8,00 |
- | Cape Verde | 8,00 |
- | South Africa | 8,00 |
- | Spain | 8,00 |
- | Taiwan | 8,00 |
- | United States of America | 8,00 |
42 | Macedonia | 8,25 |
43 | Uruguay | 8,33 |
44 | Italy | 8,42 |
45 | Croatia | 8,50 |
46 | Israel (Israeli territory) | 8,83 |
47 | Mauritius | 9,00 |
- | Poland | 9,00 |
- | Romania | 9,00 |
- | South Korea | 9,00 |
51 | Hong-Kong | 9,75 |
- | Liberia | 9,75 |
53 | Cyprus (North) | 10,00 |
- | Montenegro | 10,00 |
- | Togo | 10,00 |
56 | Chile | 11,50 |
57 | Panama | 11,83 |
58 | Kosovo | 12,00 |
59 | Bulgaria | 12,50 |
- | Nicaragua | 12,50 |
61 | Kuwait | 12,63 |
62 | El Salvador | 12,80 |
63 | Burkina Faso | 13,00 |
64 | Serbia | 13,50 |
65 | Timor-Leste | 13,75 |
66 | Botswana | 14,00 |
- | Lebanon | 14,00 |
68 | Argentina | 14,08 |
69 | United Arab Emirates | 14,50 |
70 | Benin | 15,00 |
- | Malawi | 15,00 |
- | Tanzania | 15,00 |
73 | Haiti | 15,13 |
74 | Bhutan | 15,50 |
- | Ecuador | 15,50 |
- | Qatar | 15,50 |
- | Seychelles | 15,50 |
- | Zambia | 15,50 |
79 | Albania | 16,00 |
- | Fiji | 16,00 |
81 | Guinea-Bissau | 16,33 |
82 | Brazi | l18,00 |
- | Dominican Republic | 18,00 |
- | Tonga | 18,00 |
85 | Central African Republic | 18,50 |
86 | Senegal | 19,00 |
87 | Ukraine | 19,25 |
88 | Guyana | 19,75 |
89 | Comoros | 20,00 |
90 | Mozambique | 20,50 |
- | Paraguay | 20,50 |
92 | Congo | 20,75 |
93 | Mongolia | 20,83 |
94 | Burundi | 21,00 |
- | Madagascar | 21,00 |
96 | Bahrein | 21,17 |
97 | Kenya | 21,25 |
98 | Moldova | 21,38 |
99 | Guinea | 21,50 |
- | Honduras | 21,50 |
101 | Guatemala | 22,64 |
102 | Armenia | 22,75 |
- | Turkey | 22,75 |
104 | Maldives | 23,25 |
105 | Mauritania | 23,88 |
106 | Tajikistan | 25,50 |
107 | Uganda | 26,00 |
108 | Peru | 26,25 |
109 | Côte d’Ivoire | 26,50 |
110 | Gabon | 26,75 |
111 | Indonesia | 27,00 |
- | Kyrgyzstan | 27,00 |
113 | Venezuela | 27,33 |
114 | Sierra Leone | 27,75 |
115 | Bolivia | 28,20 |
116 | Angola | 29,50 |
- | Lesotho | 29,50 |
118 | India | 30,00 |
119 | United States of America (extra-territorial) | 31,00 |
120 | Georgia | 31,25 |
121 | Algeria | 31,33 |
122 | Morocco | 32,25 |
123 | Oman | 32,67 |
124 | Thailand | 34,50 |
125 | Kazakhstan | 35,33 |
126 | Cambodia | 35,50 |
- | Colombia | 35,50 |
128 | Jordan | 36,00 |
129 | Cameroon | 36,90 |
130 | Niger | 37,00 |
131 | Nigeria | 37,75 |
132 | Malaysia | 39,50 |
133 | Chad | 41,25 |
134 | Djibouti | 41,50 |
135 | Sudan | 42,00 |
136 | Bangladesh | 42,70 |
137 | Gambia | 42,75 |
138 | Nepal | 43,25 |
139 | Philippines | 45,00 |
140 | Mexico | 46,13 |
141 | Russia | 47,50 |
142 | Ethiopia | 47,75 |
143 | Tunisia | 48,10 |
144 | Singapore | 49,00 |
145 | Rwanda | 50,00 |
146 | Egypt | 50,25 |
147 | Swaziland | 50,50 |
148 | Democratic Republic of Congo | 51,25 |
149 | Israel (extra-territorial) | 51,50 |
150 | Azerbaijan | 53,63 |
151 | Zimbabwe | 54,00 |
152 | Pakistan | 54,88 |
153 | Somalia | 58,00 |
154 | Belarus | 58,33 |
155 | Yemen | 59,00 |
156 | Afghanistan | 59,25 |
- | Equatorial Guinea | 59,25 |
158 | Iraq | 59,38 |
159 | Syria | 59,63 |
160 | Libya | 61,50 |
161 | Saudi Arabia | 61,75 |
162 | Uzbekistan | 62,70 |
163 | Palestinian Territories | 66,88 |
164 | Laos | 70,00 |
165 | Sri Lanka | 78,00 |
166 | Iran | 80,33 |
167 | China | 85,50 |
168 | Vietnam | 86,17 |
169 | Cuba | 88,33 |
170 | Burma | 94,38 |
171 | Turkmenistan | 95,50 |
172 | North Korea | 96,50 |
173 | Eritrea | 97,50 |
Date: Wednesday, October 22, 2008
(Source: How the index was compiled http://www.rsf.org/article.php3?id_article=29013
http://www.rsf.org
http://www.rsf.org/article.php3?id_article=29013)
Cầu nguyện cho Giáo hội và Quê hương Việt Nam
Nguyên Khai
11:16 22/10/2008
CẦU NGUYỆN CHO GIÁO HỘI VÀ QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM
Nguyên Khai
Đã từ rất lâu người Công Giáo Việt Nam luôn có thói quen cầu nguyện cho Giáo Hội và cho quê hương, tổ quốc Việt Nam. Trong vụ Tòa Khâm Sứ Hà Nội và giáo xứ Thái Hà vừa qua, giáo dân Công Giáo cũng đã cầu nguyện cho Tự Do Tôn Giáo (của tất cả các tôn giáo ở VN), cầu cho Giáo Hội tìm lại được sự công bằng và lẽ phải. Họ cũng cầu cho Tổ Quốc được giầu mạnh, vinh quang, để người dân Việt đi ra nước ngoài không phải hổ thẹn vì bị coi rẻ, coi khinh, như Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã nói tới trong cuộc họp với chính quyền thành phố Hà Nội. Các vị chủ chăn và các tín hữu cũng còn cầu nguyện cho nhà cầm quyền cộng sản có đưọc lòng nhân ái, có trái tim và khối óc để biết tôn trọng sự thật và sự công bằng trong xã hội. Rõ ràng là người Công Giáo đã lấy ân nghĩa để trả lại cho những oán thù, tàn ác và đau khổ mà cộng sản đã gây ra cho dân tộc, cho các tôn giáo và cho hàng triệu người dân Việt kể từ khi cộng sản cầm quyền ở Viêt Nam từ 1945 đến nay.
Tại sao Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất phải đòi lại Viện Hóa Đạo, các chùa chiền, thiền viện và nhiều tài sản khác của họ? Tại sao có vụ Tòa Khâm Sứ, vụ giáo xứ Thái Hà, Thánh Địa La Vang, Giáo Hoàng Học Viện, giáo xứ An Bằng, giáo xứ Mạc Thượng … ?
Hàng ngàn cơ sở của giáo hội Công Giáo, của Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành đã bị nhà nước cướp đoạt trái phép đã không được trả lại. Khắp các tỉnh-thành-quận-huyện-phường-xã, dân oan khiếu kiện có hằng hà sa số kể sao cho xiết! Báo cáo của Sở Thống Kê nhà nước, trong tháng 5/ 2008 cho biết chỉ trong ba tháng qua mà Sở Tiếp Dân ở Hà Nội đã phải tiếp tới 622 vụ việc liên quan tới khiếu kiện nhà, đất (số dân không đến được trụ sở vì bị ngăn cản không biết là bao nhiêu nữa!). Người ta kéo đến từng đoàn rất đông người. Đoàn của Xã Phú Sơn huyện Ba Vì có tới gần 80 người và đoàn khiếu kiện của phường Đại Kim, quận Hoàng Mai (Hà Nội) có đến 200 người! Chỉ trong ba tháng mà dân oan đông như thế thì trong hơn 50 năm ở miền Bắc và hơn 30 năm ở miền Nam gộp lại con số dân oan sẽ lên đến bao nhiêu?
Tình trạng này sẽ tiếp tục gia tăng bởi vì đảng cộng sản VN biết rằng thời gian của họ không còn bao lâu nữa cho nên cướp được cái gì thì cứ cướp. Hiến pháp Mafia ghi rõ: “Đất đai thuộc toàn dân nhưng … do nhà nước quản lý”. Vì thế cán bộ nhà nước mặc sức “quản lý” bằng cách tịch thu (cướp) của người này bán cho người kia, hoặc cấp cho phe phái của họ để bán đi rồi chia nhau thì cũng thế. Có thể nói từ khi đảng cộng sản Việt Nam nắm được quyền hành thì họ ngồi lên đầu lên cổ nhân dân và tha hồ mặc sứ tác oai tác quái. Nhân dân làm chủ thì nghèo xác-xơ-tơi-tả trong khi “đầy tớ nhân dân, giai cấp vô sản” lại có tiền triệu, tiền tỷ đô-la gởi ra ngoại quốc; ở nhà lầu, đi xe hơi, có kẻ hầu người hạ!!! Họ đối xử với nhân dân (đầy tớ đối xử với chủ) giống hệt như hải tặc Thái Lan gặp thuyền nhân tị nạn ở biển Đông cách nay hai chục năm vậy!!! Hết bọn này tới bọn khác, chúng cướp sạch sành sanh kể cả cái răng vàng cũng bị chúng lấy kìm bẻ răng để lấy.
Chúa dạy chúng ta phải tha thứ, phải yêu thương mọi người, kể cả kẻ thù ghét và làm hại chúng ta. Vì thế chúng ta phải tha cho người cộng sản và cầu nguyện cho họ biết ăn năn hối lỗi để tìm lại nhân tính đã đánh mất.
Vậy cụ thể đảng cộng sản cần chúng ta cầu nguyện cho họ điều gì?
Sau khi có sự kiện 16.000 “trí thức” (người có chuyên môn cao) đồng loạt bỏ việc ở các cơ sở, công ty nhà nước (vì không có dân chủ) đểlàm cho tư nhân thì ngày 9-2-2007 ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dõng dạc tuyên bố chắc nịch trên truyền hình cho cả nước và hải ngoại cùng nghe như sau: “Để người có tâm, có tài vào làm việc trong bộ máy Đảng, Nhà nước không có cách nào khác là phải thực hiện dân chủ. Bằng mọi qui trình, bằng mọi cách để thực hiện đầy đủ dân chủ. Có rất nhiều cách, nhưng tựu chung lại là phải thực sự dân chủ. Không dân chủ hay chỉ dân chủ hình thức thì không chọn dược người tài”.
Rõ ràng là đảng cộng sản Việt Nam đang cần DÂN CHỦ. Muốn Dân Chủ thì đảng CS phải bỏ Độc Tài. Cũng giống như muốn làm người lương thiện thì phải bỏ cái tính ăn cắp, ăn cướp, hà hiếp người cô thế. Dân Chủ là dân làm chủ, mà phải làm chủ thực sự chứ không phải cái kiểu dân chủ giả vờ, dân chủ bịp bợm như hiện nay “Nhân dân nàm chủ – Nhà nước quản ní” là không được. Khi có Dân Chủ thực sự thì Tự Do cũng sẽ hiện diện ở mọi nơi trong cả nước.
Vậy chúng ta hãy cầu nguyện cho Tự Do và Dân Chủ.
Cái công hàm bán nước của ông Thủ Tướng Việt cộng Phạm Văn Đồng ký ngày 14-9-1958, do ông Hồ Chí Minh chỉ thị, công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng, hiện nay như miếng xương gà đang mắc ngang cuống họng của đảng và nhà nước CSVN, nuốt không trôi mà nhả ra không được! Cách nay mấy năm cái ông phụ tá bộ trưởng ngoại giao Lê Công Phụng (hình như bây giờ làm đại sứ ở DC thì phải) nói rằng “Bạn cần thì để bạn sử dụng, khi nào ta cần thì bạn trả lại có sao đâu” (!!!).
“Bạn” chiếm đảo của ta, bạn đưa tầu chiến vào bắn đắm tầu của ta, bắn chết mấy chục lính hải quân của ta, bắn và bắt ngư phủ của ta mang về đảo Hải Nam giam giữ! Tất cả các ông chóp bu trong Bộ Chính Trị, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư đảng, Thủ Tướng đều ngậm tăm, cúi mặt xuống đất,không ông bà nào dám hé môi nói một tiếng. Chỉ có ông Phát ngôn viên Lê Dũng nói ú ớ, lí nhí trong cổ họng ngày 3-12-2007 rằng “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Các đài truyền thanh, truyền hình và hơn 700 tờ báo của nhà nước cũng im re! Sinh viên học sinh VN biểu tình trước tòa đại sứ của Trung Cộng ở Hà Nội và Sài Gòn để phản đối thì đại sứ Việt Cộng ở Bắc Kinh bị gọi đến bộ Ngoại Giao để nghe mắng vốn: “Các anh muốn tử tế thì bảo chúng nó câm cái họng lại”.
Thế rồi công an được lệnh dùng dùi cui, hơi cay, roi điện để dạy dỗ đám sinh viên, học sinh, về “lòng yêu nước”!!! Với CS thì yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội,là vâng lời đảng và nhà nước,bảo sao nghe vậy. Nhà nước bảo đánh ai thì đánh người ấy, kể cả ông bà cha mẹ (đấu tố ở miền Bắc); đảng bảo bốc phân ném vào nhà ai thì cũng phải vâng lời làm theo (như vụ ông Hoàng Minh Chính) chứ đâu phải yêu nước là bênh vực nhân dân, bảo vệ tổ quốc như các em suy nghĩ.
Giá bây giờ bỗng nhiên Trung Quốc gọi ông Lê Công Phụng đến và bảo rằng: “Chúng tôi không cần tới Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông của các anh nữa. Chúng tôi trả lại các anh đấy” thì chắc chắn toàn đảng, toàn quân và toàn dân VN đều vui mừng biết mấy. Bộ chính trị, các ông tai to mặt lớn trong cả nước sẽ hớn hở ngẩng cao đầu, miệng cười tươi và líu lo kể công với toàn dân chứ không còn cúi mặt xấu hổ như hiện nay. Công an cũng không phải vất vả đánh đập các em học sinh, sinh viên vì phản đối Trung cộng (vừa là đồng chí,vừa là anh,vừa là người thầy vĩ đại của CSVN).
Vậy chúng ta cũng sẽ cầu nguyện để Trung Cộng trả lại Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam.
Chúa dạy Yêu thương-Bác ái. Phật dạy Từ bi-Hỉ xả. Vì thế kẻ hèn mọn ngu dốt này cứ xin các vị lãnh đạo các tôn giáo và đồng bào Việt Nam, trong nước cũng như hải ngoại, hãy cầu nguyện theo ước mong của đảng và nhà nước cùng với nguyện vọng của tập thể mình. Và mỗi khi cầu nguyện đông người thì nên có một biểu ngữ lớn ghi rõ ý chỉ trong buổi cầu nguyện đó để mọi người cùng hiệp ý và để tránh sự hiểu lầm của nhà nước và tránh bọn báo đài văn nô xuyên tạc. Thí dụ biểu ngữ ghi: “Cầu nguyện cho Tự Do-Dân Chủ và Tự Do Tôn Giáo. Cầu nguyện để Trung Quốc trả lại Hoàng Sa và Trường Sa cho VN”. Rất cần thiết để nêu rõ ý nguyện đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa vì ý nguyện này cụ thể nhất và rất nhiều người ở VN vẫn chưa biết gì về các sự kiện liên quan đến đất đai, hải đảo và biển khơi của VN đã bị mất như thế nào.
Xin ơn trên phù trợ cho Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam của chúng ta.
Nguyên Khai
Đã từ rất lâu người Công Giáo Việt Nam luôn có thói quen cầu nguyện cho Giáo Hội và cho quê hương, tổ quốc Việt Nam. Trong vụ Tòa Khâm Sứ Hà Nội và giáo xứ Thái Hà vừa qua, giáo dân Công Giáo cũng đã cầu nguyện cho Tự Do Tôn Giáo (của tất cả các tôn giáo ở VN), cầu cho Giáo Hội tìm lại được sự công bằng và lẽ phải. Họ cũng cầu cho Tổ Quốc được giầu mạnh, vinh quang, để người dân Việt đi ra nước ngoài không phải hổ thẹn vì bị coi rẻ, coi khinh, như Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã nói tới trong cuộc họp với chính quyền thành phố Hà Nội. Các vị chủ chăn và các tín hữu cũng còn cầu nguyện cho nhà cầm quyền cộng sản có đưọc lòng nhân ái, có trái tim và khối óc để biết tôn trọng sự thật và sự công bằng trong xã hội. Rõ ràng là người Công Giáo đã lấy ân nghĩa để trả lại cho những oán thù, tàn ác và đau khổ mà cộng sản đã gây ra cho dân tộc, cho các tôn giáo và cho hàng triệu người dân Việt kể từ khi cộng sản cầm quyền ở Viêt Nam từ 1945 đến nay.
Tại sao Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất phải đòi lại Viện Hóa Đạo, các chùa chiền, thiền viện và nhiều tài sản khác của họ? Tại sao có vụ Tòa Khâm Sứ, vụ giáo xứ Thái Hà, Thánh Địa La Vang, Giáo Hoàng Học Viện, giáo xứ An Bằng, giáo xứ Mạc Thượng … ?
Hàng ngàn cơ sở của giáo hội Công Giáo, của Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành đã bị nhà nước cướp đoạt trái phép đã không được trả lại. Khắp các tỉnh-thành-quận-huyện-phường-xã, dân oan khiếu kiện có hằng hà sa số kể sao cho xiết! Báo cáo của Sở Thống Kê nhà nước, trong tháng 5/ 2008 cho biết chỉ trong ba tháng qua mà Sở Tiếp Dân ở Hà Nội đã phải tiếp tới 622 vụ việc liên quan tới khiếu kiện nhà, đất (số dân không đến được trụ sở vì bị ngăn cản không biết là bao nhiêu nữa!). Người ta kéo đến từng đoàn rất đông người. Đoàn của Xã Phú Sơn huyện Ba Vì có tới gần 80 người và đoàn khiếu kiện của phường Đại Kim, quận Hoàng Mai (Hà Nội) có đến 200 người! Chỉ trong ba tháng mà dân oan đông như thế thì trong hơn 50 năm ở miền Bắc và hơn 30 năm ở miền Nam gộp lại con số dân oan sẽ lên đến bao nhiêu?
Tình trạng này sẽ tiếp tục gia tăng bởi vì đảng cộng sản VN biết rằng thời gian của họ không còn bao lâu nữa cho nên cướp được cái gì thì cứ cướp. Hiến pháp Mafia ghi rõ: “Đất đai thuộc toàn dân nhưng … do nhà nước quản lý”. Vì thế cán bộ nhà nước mặc sức “quản lý” bằng cách tịch thu (cướp) của người này bán cho người kia, hoặc cấp cho phe phái của họ để bán đi rồi chia nhau thì cũng thế. Có thể nói từ khi đảng cộng sản Việt Nam nắm được quyền hành thì họ ngồi lên đầu lên cổ nhân dân và tha hồ mặc sứ tác oai tác quái. Nhân dân làm chủ thì nghèo xác-xơ-tơi-tả trong khi “đầy tớ nhân dân, giai cấp vô sản” lại có tiền triệu, tiền tỷ đô-la gởi ra ngoại quốc; ở nhà lầu, đi xe hơi, có kẻ hầu người hạ!!! Họ đối xử với nhân dân (đầy tớ đối xử với chủ) giống hệt như hải tặc Thái Lan gặp thuyền nhân tị nạn ở biển Đông cách nay hai chục năm vậy!!! Hết bọn này tới bọn khác, chúng cướp sạch sành sanh kể cả cái răng vàng cũng bị chúng lấy kìm bẻ răng để lấy.
Chúa dạy chúng ta phải tha thứ, phải yêu thương mọi người, kể cả kẻ thù ghét và làm hại chúng ta. Vì thế chúng ta phải tha cho người cộng sản và cầu nguyện cho họ biết ăn năn hối lỗi để tìm lại nhân tính đã đánh mất.
Vậy cụ thể đảng cộng sản cần chúng ta cầu nguyện cho họ điều gì?
Sau khi có sự kiện 16.000 “trí thức” (người có chuyên môn cao) đồng loạt bỏ việc ở các cơ sở, công ty nhà nước (vì không có dân chủ) đểlàm cho tư nhân thì ngày 9-2-2007 ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dõng dạc tuyên bố chắc nịch trên truyền hình cho cả nước và hải ngoại cùng nghe như sau: “Để người có tâm, có tài vào làm việc trong bộ máy Đảng, Nhà nước không có cách nào khác là phải thực hiện dân chủ. Bằng mọi qui trình, bằng mọi cách để thực hiện đầy đủ dân chủ. Có rất nhiều cách, nhưng tựu chung lại là phải thực sự dân chủ. Không dân chủ hay chỉ dân chủ hình thức thì không chọn dược người tài”.
Rõ ràng là đảng cộng sản Việt Nam đang cần DÂN CHỦ. Muốn Dân Chủ thì đảng CS phải bỏ Độc Tài. Cũng giống như muốn làm người lương thiện thì phải bỏ cái tính ăn cắp, ăn cướp, hà hiếp người cô thế. Dân Chủ là dân làm chủ, mà phải làm chủ thực sự chứ không phải cái kiểu dân chủ giả vờ, dân chủ bịp bợm như hiện nay “Nhân dân nàm chủ – Nhà nước quản ní” là không được. Khi có Dân Chủ thực sự thì Tự Do cũng sẽ hiện diện ở mọi nơi trong cả nước.
Vậy chúng ta hãy cầu nguyện cho Tự Do và Dân Chủ.
Cái công hàm bán nước của ông Thủ Tướng Việt cộng Phạm Văn Đồng ký ngày 14-9-1958, do ông Hồ Chí Minh chỉ thị, công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng, hiện nay như miếng xương gà đang mắc ngang cuống họng của đảng và nhà nước CSVN, nuốt không trôi mà nhả ra không được! Cách nay mấy năm cái ông phụ tá bộ trưởng ngoại giao Lê Công Phụng (hình như bây giờ làm đại sứ ở DC thì phải) nói rằng “Bạn cần thì để bạn sử dụng, khi nào ta cần thì bạn trả lại có sao đâu” (!!!).
“Bạn” chiếm đảo của ta, bạn đưa tầu chiến vào bắn đắm tầu của ta, bắn chết mấy chục lính hải quân của ta, bắn và bắt ngư phủ của ta mang về đảo Hải Nam giam giữ! Tất cả các ông chóp bu trong Bộ Chính Trị, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư đảng, Thủ Tướng đều ngậm tăm, cúi mặt xuống đất,không ông bà nào dám hé môi nói một tiếng. Chỉ có ông Phát ngôn viên Lê Dũng nói ú ớ, lí nhí trong cổ họng ngày 3-12-2007 rằng “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Các đài truyền thanh, truyền hình và hơn 700 tờ báo của nhà nước cũng im re! Sinh viên học sinh VN biểu tình trước tòa đại sứ của Trung Cộng ở Hà Nội và Sài Gòn để phản đối thì đại sứ Việt Cộng ở Bắc Kinh bị gọi đến bộ Ngoại Giao để nghe mắng vốn: “Các anh muốn tử tế thì bảo chúng nó câm cái họng lại”.
Thế rồi công an được lệnh dùng dùi cui, hơi cay, roi điện để dạy dỗ đám sinh viên, học sinh, về “lòng yêu nước”!!! Với CS thì yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội,là vâng lời đảng và nhà nước,bảo sao nghe vậy. Nhà nước bảo đánh ai thì đánh người ấy, kể cả ông bà cha mẹ (đấu tố ở miền Bắc); đảng bảo bốc phân ném vào nhà ai thì cũng phải vâng lời làm theo (như vụ ông Hoàng Minh Chính) chứ đâu phải yêu nước là bênh vực nhân dân, bảo vệ tổ quốc như các em suy nghĩ.
Giá bây giờ bỗng nhiên Trung Quốc gọi ông Lê Công Phụng đến và bảo rằng: “Chúng tôi không cần tới Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông của các anh nữa. Chúng tôi trả lại các anh đấy” thì chắc chắn toàn đảng, toàn quân và toàn dân VN đều vui mừng biết mấy. Bộ chính trị, các ông tai to mặt lớn trong cả nước sẽ hớn hở ngẩng cao đầu, miệng cười tươi và líu lo kể công với toàn dân chứ không còn cúi mặt xấu hổ như hiện nay. Công an cũng không phải vất vả đánh đập các em học sinh, sinh viên vì phản đối Trung cộng (vừa là đồng chí,vừa là anh,vừa là người thầy vĩ đại của CSVN).
Vậy chúng ta cũng sẽ cầu nguyện để Trung Cộng trả lại Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam.
Chúa dạy Yêu thương-Bác ái. Phật dạy Từ bi-Hỉ xả. Vì thế kẻ hèn mọn ngu dốt này cứ xin các vị lãnh đạo các tôn giáo và đồng bào Việt Nam, trong nước cũng như hải ngoại, hãy cầu nguyện theo ước mong của đảng và nhà nước cùng với nguyện vọng của tập thể mình. Và mỗi khi cầu nguyện đông người thì nên có một biểu ngữ lớn ghi rõ ý chỉ trong buổi cầu nguyện đó để mọi người cùng hiệp ý và để tránh sự hiểu lầm của nhà nước và tránh bọn báo đài văn nô xuyên tạc. Thí dụ biểu ngữ ghi: “Cầu nguyện cho Tự Do-Dân Chủ và Tự Do Tôn Giáo. Cầu nguyện để Trung Quốc trả lại Hoàng Sa và Trường Sa cho VN”. Rất cần thiết để nêu rõ ý nguyện đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa vì ý nguyện này cụ thể nhất và rất nhiều người ở VN vẫn chưa biết gì về các sự kiện liên quan đến đất đai, hải đảo và biển khơi của VN đã bị mất như thế nào.
Xin ơn trên phù trợ cho Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam của chúng ta.
Người Việt tại Đan Mạch mời tham dự Thắp Nến cầu nguyện cho Công Lý và Nhân Quyền tại Việt Nam
Nguyễn Kim Hương
11:30 22/10/2008
Tôi cũng muốn nói lên sự thật
Trần Quốc Cường
21:10 22/10/2008
Tôi cũng muốn nói lên sự thật
Mặc dù đang sống tại Việt Nam, sau khi đọc bài "Bức tâm thư gởi Đảng và những người yêu mến sự thật" của cô Lê Thị Thanh Thảo đăng trên trang web vietcatholic. net, tôi thấy mình không thể ngồi yên cách hèn nhát được mà cần phải góp tiếng nói cùng với những người yêu nước bày tỏ tâm tình với nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trước tiên tôi xin giới thiệu về bản thân mình. Tôi tên là Trần Quốc Cường, 28 tuổi, quê Thái Nguyên, tốt nghiệp đại học sư phạm Hà Nội khoa Văn. Hiện nay tôi đang học cao học và công tác tại TPHCM.
Tôi là con của cán bộ huyện đã về hưu, và cũng như cô Thảo, tôi không phải đạo Thiên Chúa.
Có lẽ nhiều người sẽ hỏi tôi: không phải đạo Thiên Chúa thì viết làm gì ?
Tôi xin trả lời ngay: tôi viết vì ủng hộ sự thật! Không phải chỉ những người có đạo mới yêu sự thật mà tất cả mọi người đều yêu mến nó.
Mới đây tôi được một đồng nghiệp gởi bài "Bức tâm thư gởi Đảng và những người yêu mến sự thật" của cô Thanh Thảo, một nữ sinh viên du học tại Australia, đăng trên trang web vietcatholic. net. Thế là lần đầu tiên tôi biết trang web này. Tôi đã mất mấy đêm để đọc các thông tin trên đó. Và từ trang web, người ta cho tôi đường link qua nhiều trang khác.
Đọc xong tôi cảm thấy mình thật xấu hổ và buồn vô cùng vì tôi nhận ra mình đã bị lừa đảo suốt 28 năm qua !
Thực ra chuyện tranh chấp đất đai trong vụ Tòa Khâm Sứ và nhà thờ Thái hà giữa người công giáo và chính quyền không lạ gì đối với tôi, vì báo đài trong nước có đưa tin. Nhưng từ trước đến nay tôi vẫn nghĩ đó là do một số giáo sĩ đã lợi dụng kích động quần chúng làm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, và tôi cũng bực tức với lời phát biểu của bác giám mục Ngô Quang Kiệt về tấm hộ chiếu Việt Nam. Nhưng khi đọc những thông tin trên trang web vietcatholic tôi mới thấy cái nhìn của mình quá thiển cận. Mình chỉ nghe được một chiều. Mình bị nhà nước nhồi sọ. Nhất là khi đọc xong bài của bạn Thảo và những bài tâm huyết khác tôi cảm thấy buồn bã và căm tức những cán bộ ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; căm tức hệ thống báo đài VN và căm tức cả các ông lớn khác như ông Mạnh, ông Dũng, ông Triết... vì mấy ông này là đầu sỏ của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Chính mấy ông này đã làm ngơ để thuộc cấp của mình làm những việc lừa đảo và hại nhân dân trong thời gian qua.
Tại sao tôi nói thế ? Bởi vì khi tòa giám mục Hà nội bị quân của các ông phong tỏa để xây công viên, bác giám mục Kiệt đã gởi đơn khẩn cấp kêu cứu các ông, tại sao các ông không chỉ đạo tạm ngưng để xem xét ?
Các ông không nhận được đơn hay nhận được mà không đọc ?
Các ông mù chữ không đọc được hay đang "bận" uống bia ôm hoặc tắm bùn như ông bộ trưởng GTVT trước đây đã làm ?
Tại sao các ông không cho báo chí đăng tin rằng: miếng đất đó trước đây đang phục vụ nhu cầu tôn giáo của giáo hội Thiên Chúa, rồi bị Đảng chiếm dụng?. Và những người này đã kiên nhẫn làm đơn suốt mười mấy năm trời để đòi lại, các ông không điếm xỉa mà lại rục rịch xây khách sạn, vũ trường gì đó. Đến khi họ không còn con đường nào khác đành phải thắp nến cầu nguyện hằng đêm để xin trời phật phù hộ. Khi họ đang cầu nguyện, các ông cho công an đến đánh và xịt hơi cay vào mặt họ.
Tại sao các ông không cho báo chí nói như vậy mà chỉ nói rằng họ là những người không tuân thủ pháp luật, gây mất an ninh trật tự xã hội?
Đợi mãi đến khi công viên xây xong, các ông mới gặp mấy giám mục.
Tưởng sẽ giải quyết được gì cho họ nhưng cũng không được. Thật là hết nói !
Khi biết đầy đủ thông tin về vụ này, tôi cũng có tâm trạng như cô Thảo: "Chẳng lẽ Đảng Cộng Sản Việt Nam không còn ai tài ba hơn, không còn ai học cao hiểu rộng hơn, không còn ai cao thượng hơn để lãnh đạo và giải quyết các yêu cầu của người dân cách hợp lý hợp tình và thuận lòng người sao?"
Về lời phát biểu của bác giám mục Kiệt, tại sao các ông không cho báo chí đăng nguyên văn lời phát biểu của bác ấy mà chỉ cắt xén lấy một câu rồi xuyên tạc theo ý các ông ?
Đọc toàn văn lời phát biểu của bác Kiệt, tôi không thấy bác ấy là người phản bội dân tộc, mà phải nói là một anh hùng, vì bác ấy làm nhiều nghĩa cử cao đẹp. Nhất là khi nghe băng, tôi thấy giọng bác điềm đạm và thẳng thắn chứ không hằn học như mấy phát ngôn viên truyền hình tường thuật.
Tại sao các ông làm ngơ để báo chí mạt sát người dân như vậy ?
Các ông đã chỉ đạo một cách ngu xuẩn để gây ra tai hại không lường được ! Tôi xin phân tích để các ông thấy.
1. Khi đơn phương quyết định xây công viên, các ông chỉ được việc chứ không được người. Nếu đó là công việc liêm chính thì tại sao, trong khi xây dựng, các ông cho công an đứng dày đặc xung quanh?
Công viên đã xây xong, cây cối xanh tươi, nhưng lòng các ông có thanh thản không ?
Nếu thanh thản thì tại sao các ông lại tiếp tục cho gắn camera, máy nghe trộm để theo dõi khu vực tòa nhà của bác giám mục Kiệt?
Nếu các ông đang làm một việc chính nghĩa thì tại sao lại sợ những người dân bình thường? Tại sao các ông không đủ tri thức để tính toán xây dựng một công trình có tiếng khen ngàn đời mà lại xây dựng một công trình bị nguyền rủa muôn thuở?
2. Vì tầm nhìn quá thiển cận nên các ông chỉ thấy người Thiên Chúa giáo đang đòi mấy hecta đất chứ không nhận ra họ đang đòi công bằng và sự thật cho đất nước! Trước đây thì không, nhưng bây giờ tôi triệt để tán thành công việc của họ. Đất nước chúng ta còn quá nhiều bất công, gian dối, tham nhũng và áp bức... nên rất cần những người dám nói sự thật như bài của cô Thảo: "Đất nước Việt nam cần nhiều con người can đảm nói lên sự thật như Giám Mục cùng những người khác đã làm. Chúng cháu rất trân trọng những vị này hơn nhiều cán bộ nhà nước" >. Những người chân chính, bất luận có tôn giáo hay không, rất trân trọng công bằng và sự thật. Họ sẵn sàng chết để bảo vệ những giá trị đó. Một đất nước hùng mạnh phải xây dựng trên công bằng và sự thật.
3. Cũng vì tầm nhìn quá thiển cận nên các ông chỉ đạo cho báo đài xuyên tạc và mạt sát bác giám mục Kiệt. Các ông tưởng như vậy sẽ làm mất uy tín của họ sao ?
Trái lại chính các ông bị mất uy tín. Chính Đảng Cộng Sản bị mất uy tín. Cả hằng ngàn người trẻ, trong đó có tôi, nhờ dịp này đã giác ngộ và nhận ra mình bị lừa đảo suốt mấy chục năm qua. Cô Thảo đã thay mặt cho chúng tôi nói lên điều đó: "Bây giờ chúng cháu đủ khôn lớn để nhận định rằng báo chí Việt Nam không còn là công cụ của nhân dân mà chỉ là công cụ của một phe đảng, một băng nhóm nào đó thôi. Nó không còn phục vụ lợi ích của nhân dân nữa mà chỉ phục vụ cho lợi ích của bọn cầm quyền. Vì thế chúng cháu không còn tin vào báo chí Việt Nam như xưa nữa".
Lý do khác khiến tôi viết bài này vì tôi cũng ở trong số những người yêu mến sự thật. Hơn nữa tôi được xã hội xếp vào giới trí thức, ăn lương theo giới trí thức. Vì thế tôi phải suy nghĩ và đánh giá sự việc theo đúng tầm trí thức. Tôi không thể im lặng cách hèn nhát mà phải có trách nhiệm góp sức thông tin sự thật sau khi mình đã nhận ra. Từ khi đọc bài viết của cô Thảo tôi thấy xấu hổ với chính mình! Tại sao một cô bé còn đang ngồi ghế nhà trường mà nhận ra sự thật và lên tiếng bênh vực, còn mình thì không? Tôi thấy mình không thể để một chế độ gian dối đè đầu đè cổ mãi nữa. Tôi phải đứng lên giải thoát chính mình và đẩy lui sự gian dối. Tôi hoàn toàn khâm phục tinh thần kiên cường của bạn Thảo. Tôi sẽ tiếp tục kêu gọi nhiều người đóng góp tiếng nói chân thật cho đất nước Việt Nam thân yêu. Có nhiều người như vậy, tôi hy vọng trong tương lai không xa, chúng ta sẽ thoát khỏi cảnh bị áp bức và gian dối như hôm nay.
Tôi xin ai đọc bài này vui lòng gởi cho những người khác, nhất là những người ở trong nước, để họ không còn bị nô lệ bởi một chế độ đầy bất công và lừa bịp nữa. Tôi xin các báo đài trong nước hãy đăng bài của tôi để phổ biến đến mọi người.
Tôi cũng xin cám ơn cô Thảo. Cám ơn trang web vietcatholic cùng những trang web khác tôi đã đọc. Xin cám ơn tất cả những người đã và đang nói sự thật, dù họ thuộc tôn giáo nào hay không có tôn giáo. Nhờ họ mà tôi tìm lại được chính mình.
TPHCM ngày 10.10.2008
Trần Quốc Cường, Bình Thạnh
Địa chỉ mail liên lạc: trqcuong95@yahoo. com
Bản nhạc: Cầu cho Quê Hương
Mai Tinh Tuấn
22:29 22/10/2008
Người tôi tớ trung thành, người Chủ chăn nhân hậu
Gioan Lê Quang Vinh
22:31 22/10/2008
Người tôi tớ trung thành, người Chủ chăn nhân hậu
Những điều xảy ra ở Toà Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái hà tạm thời khép lại, bởi vì thế gian đã ra tay đúng vào “giờ khắc của các người và của quyền lực tối tăm”, (Lc.22,52-53), khi “giờ của Thiên Chúa chưa đến” (Ga. 3,4). Nhưng đối với những người tin vào Thiên Chúa và Giáo Hội Ngài, thì rõ ràng hai biến cố này làm nổi bật uy quyền của Thiên Chúa và làm nổi bật hai gương mặt mục tử nhân hậu và cũng là hai người tôi tớ tốt lành và trung tín (Lc.12, 42).
Từ thuở còn thơ, khi được học giáo lý và Thánh Kinh, chúng ta đã từng nghe và suy ngắm những câu Lời Chúa nói về các vị mục tử trong Hội Thánh của Người. Khi chúng ta lớn lên, hình ảnh những vị chủ chăn có lúc rõ ràng đậm nét, phản ánh hình ảnh của Đức Giêsu là Chúa Chiên Lành, nhưng phải thú nhận rằng hình ảnh các vị mục tử có lúc mờ nhạt đi, đến nỗi chúng ta cảm thấy thất vọng về những vị không bước theo đường của Đức Giêsu, những vị “trèo qua cửa mà vào chuồng chiên”. Và kết quả là lòng đạo của người tín hữu cũng giảm sút đi khi thấy chủ chăn của mình tìm danh vọng tiền bạc hay hèn nhát, lặng im trước bất công.
Trong lịch sử dân Israel cũng như lịch sử Giáo Hội Chúa Kytô, Thiên Chúa bao giờ cũng ra tay khôi phục hình ảnh những người lãnh đạo dân thánh. Một Saolê hư đi thì lập tức có một con người vĩ đại xuất hiện, dù thoạt nhìn ông chỉ là một thanh niên có “tóc hoe vàng và đôi mắt đẹp”. Nhưng chính từ vẻ bề ngoài “thư sinh” ấy của David, Thiên Chúa mở đầu một triều đại huy hoàng cho nhà Israel. Một số những chủ chăn làm cho Giáo hội rơi nước mắt vì suy thoái vào thế kỷ 16 đã nhường chỗ cho những vị mục tử tài năng và thánh thiện phục hưng Giáo Hội, trong đó có thánh Inhaxiô, thánh Canisio, thánh Bellarmino và thánh Carolo Borromeo, những con người trông rất đỗi bình thường nhưng đã được Thiên Chúa biến thành những trợ thủ đắc lực của Ngài trong công cuộc khôi phục Giáo Hội và làm cho Giáo Hội phát triển mạnh mẽ, cả về mặt đạo đức, tôn giáo và xã hội.
Đường lối giáo dục của Thiên Chúa luôn mang tính tiệm tiến, rất kiên nhẫn nhưng đồng thời cũng rất quyết liệt, bởi vì Thiên Chúa là Đấng công minh. Giáo Hội Chúa thời hiện đại đã có những chủ chăn không sống đúng ơn gọi của mình, xét theo những biểu hiện bên ngoài. Có những chủ chăn ham mê quyền lực. Có những chủ chăn chỉ thích ngồi trong nhà xứ, nhà chung êm ấm. Có những chủ chăn đi con đường của quyền lực thế gian và thậm chí còn làm cái loa phóng thanh cho quyền lực. Chính lúc ấy, Thiên Chúa ra tay.
Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt và Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng đã được ca ngợi như những vị anh hùng của thời hiện đại, cho dù hai vị bề ngoài rất đỗi nhân hiền và ngọt ngào. Bây giờ đi đâu cũng nghe đến Đức Tổng Kiệt như một vị anh hùng tử đạo. Còn Cha Phụng, một lần ngài bước vào căn phòng có một nhóm bạn đang ngồi nói chuyện, lập tức một anh kêu lên: “Chúng con xin chào thánh hiển tu”. Dĩ nhiên không ai dám phong thánh như thế và ngài cũng không nhận lời chào ấy, nhưng rõ ràng dưới con mắt những người thành tâm thiện chí, hai ngài đã và đang là biểu tượng của một thời đại mà công lý và hoà bình được đề cao hơn bao giờ hết. Lý do là bởi vì các ngài đại diện cho những người tôi tớ trung thành của Thiên Chúa và những chủ chăn nhân hậu của Tin Mừng.
Thiên Chúa vẫn có mặt và Ngài đang làm việc. Giáo Hội vẫn đang thao thức kiếm tìm công lý trong Đức Kytô. Người tín hữu cứ vững tin và chờ đợi, dù trong nước mắt và cả trong mệt mỏi, bởi vì những dấu chỉ của thời đại đã được gửi đến, bởi vì những vị tiền hô đã được sai vào hoang địa và bởi vì những vị chủ chăn anh dũng đã tiến lên và đường hoàng mở cửa chuồng chiên.
Lạy Chúa Giêsu là Chúa Chiên Lành, chúng con cám ơn Chúa đã củng cố đức tin và niềm hy vọng của chúng con bằng chính những người tôi tớ trung thành của Chúa giữa thời đại mà sự giả dối vẫn đang lan tràn khắp nơi.
Những điều xảy ra ở Toà Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái hà tạm thời khép lại, bởi vì thế gian đã ra tay đúng vào “giờ khắc của các người và của quyền lực tối tăm”, (Lc.22,52-53), khi “giờ của Thiên Chúa chưa đến” (Ga. 3,4). Nhưng đối với những người tin vào Thiên Chúa và Giáo Hội Ngài, thì rõ ràng hai biến cố này làm nổi bật uy quyền của Thiên Chúa và làm nổi bật hai gương mặt mục tử nhân hậu và cũng là hai người tôi tớ tốt lành và trung tín (Lc.12, 42).
Từ thuở còn thơ, khi được học giáo lý và Thánh Kinh, chúng ta đã từng nghe và suy ngắm những câu Lời Chúa nói về các vị mục tử trong Hội Thánh của Người. Khi chúng ta lớn lên, hình ảnh những vị chủ chăn có lúc rõ ràng đậm nét, phản ánh hình ảnh của Đức Giêsu là Chúa Chiên Lành, nhưng phải thú nhận rằng hình ảnh các vị mục tử có lúc mờ nhạt đi, đến nỗi chúng ta cảm thấy thất vọng về những vị không bước theo đường của Đức Giêsu, những vị “trèo qua cửa mà vào chuồng chiên”. Và kết quả là lòng đạo của người tín hữu cũng giảm sút đi khi thấy chủ chăn của mình tìm danh vọng tiền bạc hay hèn nhát, lặng im trước bất công.
Trong lịch sử dân Israel cũng như lịch sử Giáo Hội Chúa Kytô, Thiên Chúa bao giờ cũng ra tay khôi phục hình ảnh những người lãnh đạo dân thánh. Một Saolê hư đi thì lập tức có một con người vĩ đại xuất hiện, dù thoạt nhìn ông chỉ là một thanh niên có “tóc hoe vàng và đôi mắt đẹp”. Nhưng chính từ vẻ bề ngoài “thư sinh” ấy của David, Thiên Chúa mở đầu một triều đại huy hoàng cho nhà Israel. Một số những chủ chăn làm cho Giáo hội rơi nước mắt vì suy thoái vào thế kỷ 16 đã nhường chỗ cho những vị mục tử tài năng và thánh thiện phục hưng Giáo Hội, trong đó có thánh Inhaxiô, thánh Canisio, thánh Bellarmino và thánh Carolo Borromeo, những con người trông rất đỗi bình thường nhưng đã được Thiên Chúa biến thành những trợ thủ đắc lực của Ngài trong công cuộc khôi phục Giáo Hội và làm cho Giáo Hội phát triển mạnh mẽ, cả về mặt đạo đức, tôn giáo và xã hội.
Đường lối giáo dục của Thiên Chúa luôn mang tính tiệm tiến, rất kiên nhẫn nhưng đồng thời cũng rất quyết liệt, bởi vì Thiên Chúa là Đấng công minh. Giáo Hội Chúa thời hiện đại đã có những chủ chăn không sống đúng ơn gọi của mình, xét theo những biểu hiện bên ngoài. Có những chủ chăn ham mê quyền lực. Có những chủ chăn chỉ thích ngồi trong nhà xứ, nhà chung êm ấm. Có những chủ chăn đi con đường của quyền lực thế gian và thậm chí còn làm cái loa phóng thanh cho quyền lực. Chính lúc ấy, Thiên Chúa ra tay.
Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt và Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng đã được ca ngợi như những vị anh hùng của thời hiện đại, cho dù hai vị bề ngoài rất đỗi nhân hiền và ngọt ngào. Bây giờ đi đâu cũng nghe đến Đức Tổng Kiệt như một vị anh hùng tử đạo. Còn Cha Phụng, một lần ngài bước vào căn phòng có một nhóm bạn đang ngồi nói chuyện, lập tức một anh kêu lên: “Chúng con xin chào thánh hiển tu”. Dĩ nhiên không ai dám phong thánh như thế và ngài cũng không nhận lời chào ấy, nhưng rõ ràng dưới con mắt những người thành tâm thiện chí, hai ngài đã và đang là biểu tượng của một thời đại mà công lý và hoà bình được đề cao hơn bao giờ hết. Lý do là bởi vì các ngài đại diện cho những người tôi tớ trung thành của Thiên Chúa và những chủ chăn nhân hậu của Tin Mừng.
Thiên Chúa vẫn có mặt và Ngài đang làm việc. Giáo Hội vẫn đang thao thức kiếm tìm công lý trong Đức Kytô. Người tín hữu cứ vững tin và chờ đợi, dù trong nước mắt và cả trong mệt mỏi, bởi vì những dấu chỉ của thời đại đã được gửi đến, bởi vì những vị tiền hô đã được sai vào hoang địa và bởi vì những vị chủ chăn anh dũng đã tiến lên và đường hoàng mở cửa chuồng chiên.
Lạy Chúa Giêsu là Chúa Chiên Lành, chúng con cám ơn Chúa đã củng cố đức tin và niềm hy vọng của chúng con bằng chính những người tôi tớ trung thành của Chúa giữa thời đại mà sự giả dối vẫn đang lan tràn khắp nơi.
Góp ý về bài viết của bạn Lê Thị Thanh Thảo và Trần Quốc Cường
Trần Việt Hương
23:23 22/10/2008
Góp ý về bài viết của bạn Lê Thị Thanh Thảo và Trần Quốc Cường
Các bạn trẻ du học sinh tại Úc:
Lê thị thanh Thảo, Dung, Trâm Anh, Lan Thanh, Thùy Dung;
Bạn Trần quốc Cường,
Đầu tiên, xin hoan hô các bạn với một tràng pháo tay thật kêu, mặc dù không biết các bạn là "hàng thật" hay "hàng giả" đây!
Nếu các bạn là "hàng thật", xin được nghiêng mình kính phục và cảm ơn lòng yêu nước của các bạn. Các bạn là những cánh én báo hiệu mùa xuân, là những dấu hiệu của sự hồi sinh, của tự do, dân chủ đang trở về lại trên đất Việt khổ đau, là những cánh chim báo bão cho một chủ nghĩa cộng sản đã lỗi thời ở Việt -Nam. Những trăn trở của các bạn đã cho thấy một nước Việt Nam cộng sản ngày hôm nay đang là "đêm trước" của một nước Việt Nam thực sự độc lập và dân chủ sau này.
Đảng cộng sản Việt Nam không phải là chủ nhân của đất Việt, họ chỉ là những kẻ điều hành guồng máy chính quyền trong một khoảng thời gian hữu hạn. Cũng như bao triều đại trước của nước Việt, khi đất nước loạn lạc, lầm than, người dân đói khổ, cơ hàn, triều đại ấy ắt phải triệt tiêu; Đảng cộng sản Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nếu một ngày nào Đảng Cộng sản Việt Nam phải triệt tiêu; có thể tất cả những văn bản bán nước Đảng đã âm thầm ký với Đảng cộng sản Bắc Kinh cũng sẽ phải triệt tiêu, rũ áo ra đi cùng với Đảng.
Giữa thế kỷ 21 này, chính các bạn, tuổi trẻ Việt Nam trong nước mới thật sự là những chủ nhân nước Việt. Tương lai của tổ quốc Việt Nam đang nằm trong tay các bạn và dân tộc Việt Nam phú cường hay tăm tối, sống đời tự chủ hay đời đời nô lệ, đồng hóa với Trung Hoa Lục địa [như Tây Tạng] là do các bạn quyết định.
Chỉ có sự hiểu biết, và sự thật mới có thể phá vỡ, giải phóng được toàn dân ra khỏi những thối nát, lầm than, bất công, ngu dốt của một chế độ lỗi thời, một đất nước lạc hậu mà Đảng và nhà nước đang cố tình che đậy. Sự thật và sự hiểu biết vô cùng khan hiếm, quí giá trong chế độ độc tài Đảng trị.
Nhờ vào thủ đoạn khôn khéo, che dấu sự thật, thủ tiêu và viết lại các tài liệu lịch sử theo chìều hướng thuận lợi cho Đảng [học theo các "Đại Ca "Trung Quốc đã và đang làm đấy] và giảm thiểu sự hiểu biết của toàn dân đến mức tối đa, bằng cách không tạo điều kiện cho con em người dân đến trường để có một trình độ nhận thức tối thiểu; Đảng đã kéo dài mạng sống của Đảng hơn sáu mươi năm qua. Với chính sách ngu dân và mị dân, Đảng đã cho toàn dân sống trong hào quang của những "phồn vinh giả tạo", những lời hứa chót lưỡi, đầu môi; trong môi trường sống đày những ảo tưởng độc hại ấy, bốn thế hệ, tám chục triệu người Việt, già, trẻ, bé, trở thành đầy tớ không công, sống trong nghèo khó, làm việc cực nhọc, lam lũ để cung phụng và làm giàu cho một thiểu số là Đảng, được giầu sang,thừa tiền của để đầu tư vào các bất dộng sản xa xỉ trên thế giới.
Hơn sáu mươi năm trong bưng bít, biệt lập không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không kiến thức, không hiểu rõ sự thật, toàn dân Việt như một đoàn người mù trong đêm, chỉ còn trông chờ vào sự dẫn dắt của Đảng.Tiếc thay, Đảng cũng mù loà, không khéo có ngày Đảng dắt cả nước về với "đại ca" Trung Quốc.
Các bạn là những người may mắn, có trình độ hiểu biết. Sự thật về tình trạng đất nước các bạn biết rất rõ và tất đã có so sánh với các nước chung quanh [chẳng hạn như Thái Lan, Triều Tiên, trong quá khứ họ là những nước nhỏ yếu kém về quân sự và văn hoá, phải tìm sang Việt Nam xin giao hảo, thông thương, giờ này họ đã bỏ xa chúng ta hàng ngàn dặm]. Hãy tìm hiểu thêm về sự thật của lịch sử Việt Nam trong bảy mươi năm qua để tìm hiểu xem vì lý do nào mà Việt Nam thụt hậu. Qua các nguồn cung cấp sử liệu khác nhau, đáng tin cẩn viết về Việt Nam của các nhân chứng, chứng nhân ngoại quốc, với những nhận xét hết sức khách quan [không bị các bàn tay phù thủy của các văn nô đã "phù phép" và "bào chế " theo lệnh Đảng] trong các thư viện lớn ở Úc; [riêng bạn Cường, có lẽ bạn phải sử dụng các tài liệu ngoại quốc mới tạm thời khả dĩ tin được]; các tài liệu lịch sử này sẽ cho các bạn nhìn lại những "khúc mắc lịch sử" trong quá khứ một cách trung thực. Sau khi những huyền thoại, những tấm màn nhung vây bọc chung quanh Đảng do các văn nô tô điểm đã được tháo bỏ, các bạn sẽ tự hào là người Việt, sẽ có những nhận xét chính xác, những phương án thiết thực và tích cực trong tương lai,góp phần xây dựng lại đất nước vá đào tạo các thế hệ nối tiếp cho một Việt Nam thực sự dân chủ và tự trị mai sau.
Trong thế giới tự do, với những nguồn tin tức chính xác và dồi dào, người Việt ở hải ngoại hiểu biết rõ về tình hình đất nước nhìều hơn là các bạn tưởng và lúc nào cũng sẵn sàng làm hậu thuẫn cho các bạn; vì các bạn mới là những người sẽ phải sống và sẽ phải trực diện đối phó với Đảng, với những tệ nạn của Đảng và biết đâu chính các bạn sẽ trở thành những người làm nên lịch sử, làm thay đổi vận mạng đất nước nay mai.
Nếu được như vậy, thật mong lắm thay. Chúc các bạn thành công trên đường học vấn, trong sự nghiệp và tiếp thu được nhiều hiểu biết cũng như sự thật.
Không riêng gì các bạn, đã có những người trước các bạn hai, ba thế hệ, họ từng là những đảng viên kỳ cựu, sát cánh với Đảng ngay từ những ngày đầu chống Pháp, cũng đã đi tìm sự thật; và sau sáu mươi năm tìm kiếm, họ đã tìm ra được câu trả lời. Mời các bạn cùng thử xem những người chiến binh vệ quốc của ngày Cách Mạng mùa Thu ấy đã biết được những gì và nghĩ gì:
Trần Việt Hương
Email: huongvietngannam@gmail.com
Tôi Đã Biết
Đã nhiều lần
Tôi đứng nghiêm trong đoàn quân
Chào lá cờ đỏ vàng sao,
Mà ngỡ lá cờ đào
của thời Quang Trung Nguyễn Huệ.
Tai thoáng nghe lời Bác:
“Màu đỏ chính chuyên vô sản
Là màu quyết tử của toàn dân;
Và sao vàng là Đảng
đại biểu Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh.
Đảng sẽ vì dân
đấu tranh cho Độc Lập, Hòa Bình,
Hạnh phúc, Tự Do dân tộc.”
Và thế hệ chúng tôi
đã bao người ngã gục,
xác thân phủ lá cờ Đào
mà lòng còn vương mơ ước:
một ngày nào trong cả nước
ngập tràn cờ đỏ vàng sao.
Tôi đứng trước đoàn quân
Nhìn cờ đỏ vàng sao
Mà lòng thầm tự hỏi:
Đã hơn ba mươi năm
Bắc Nam thôi chinh chiến
Sáu mươi năm thanh bình
nước nhà còn đói khổ
còn cơ cực điêu linh.
Vẫn tra tấn dã man,
vẫn đàn áp, tội tình
của lũ giám công Đại Hàn, Taiwan,
lũ ngoại quốc khinh người, ngạo mạn,
đang cưỡi cổ, đè đầu
dân bản xứ làm thuê.
Bọn chúng “chung tiền” nên được Đảng bao che.
Những người bị cướp đất, cướp công
Nếu có biểu tình, phản kháng,
kiện tụng nhiêu khê,
thì kẻ đánh đập lần này
chính là Đảng.
Khoảng cách
giữa Đảng và dân
càng ngày càng rộng
Giữa đày dãy bất công
Bao kẻ sống vỉa hè,
Thất học, không nghề,
Đám trẻ nhỏ bê tha,
đứng lề đường,
chờ bán trôn nuôi miệng.
trong khi Đảng còn khệnh khạng,
vờ lơ láo;
vẫn lụa là, xe, pháo, mã
phủ phê.
Trước hiểm họa Bắc Xâm
mỗi lúc một gần kề,
chúng đã cướp đất hai lần,
đoạt Trường Sa, và đang lấn biển
cả nước xôn xao trước cơn quốc biến
Đảng vẫn thản nhiên
như không phải chuyện nước mình;
còn sai công an bắt bớ
đàn áp, giải tán những đám biểu tình…
Hình như Đảng
đang trên đà hủ hoá…
Tôi thật lấy làm lạ.
Tôi đã nhận ra
bộ mặt thật của Đảng
và thâm ý của hai lão Hồ, Mao,
khi xem bản đồ thế giới
với hai lá cờ Hoa -Việt để sát vào nhau,
Trên trục Bắc- Nam của qủa địa cầu.
Trong nền cờ cùng đỏ như máu
Sáu vì sao vàng cùng năm cánh như nhau.
ở trên cao; bốn tiểu hung tinh
Hồi, Mông, Mãn, Tạng
Cam phận chư hầu
Cùng chầu dưới chân một đại hung tinh:
Đại Hán gian phương bắc.
Chỉ trong khoảnh khắc
Tôi biết ngay
Ngôi sao vàng bệnh hoạn Nam Phương
sẽ phải hướng về đâu!
Khi ở trong cùng bầu trời đỏ máu
giống như nhau.
Lá hồng kỳ “ngũ tộc triều Thiên”
Gói tròn giấc mơ hoang tưởng
của bắc phương “Hán tộc bá quyền”
chuyên rình “Hán hóa” đám “man di”
đám Việt, Hồi, Mông, Mãn, Tạng
nhận chìm trong máu lửa tóc tang.
Lá cờ đỏ sao vàng của Đảng
chỉ là mụn giẻ lá cờ Hoa
Mà Hồ, Mao, mưu mô phác họa
giả cờ Đào dối gạt dân ta.
Lá cờ đỏ ma giáo
tạm dấu bớt năm sao
chỉ chừa lại một sao
Bác chế ra cờ sạo
Đảng đem về gò, cạo,
Tô, vẽ rắn thêm chân.
Để gạt đám dân đen
lường trí, phú, địa, hào
mưu Cáo gian thập thành
lọc lừa bao thế hệ:
Giữa quốc biến, nguy nan
người người mơ Nguyễn Huệ
Mê áo vải cờ Đào
Mà tin lầm “thằng khùng xứ Nghệ”
tin lầm vào đảng “cờ đỏ vàng sao”
- Đảng của lũ Việt gian
mưu toan bán nước cho Tàu.
Đảng Cộng Sản Việt Nam:
đám tham ô, vô loại
chuyên hút máu đồng bào,
đám tay sai của
Bắc Kinh bạo tàn, xâm lược.
Chúng vâng lệnh Thiên Triều
Phá tan hoang đất nước
hòng dâng đất Việt cho Tầu.
Chúng ló đuôi phò Bắc Kinh
tiếp nối mộng Hồ, Mao,
mưu chiếm nốt Thái, Miến, Miên, Lào,
chờ đợi thời cơ
Vô sản hóa toàn cầu;
Hay ít ra là Châu Á.
Cờ đỏ sao vàng chỉ là đại họa,
là nhãn hiệu chư hầu
xin nội thuộc nòi Hoa.
Chỉ vì nó mà
người Việt thịt nấu nồi da,
suốt sáu mươi năm qua
chửi rủa,
chém giết lẫn nhau
không tiếc thương
cũng chỉ vì cờ Vàng, cờ Đỏ.
Đã đến lúc chúng ta
cần phải nhìn cho rõ
lá cờ đỏ sao vàng
là cờ của chúng nó;
nào phải của dân ta.
sáu mươi năm Đảng trị
sáu mươi năm xót xa
sáu mươi năm máu Việt
tưới thắm mảnh cờ Hoa!
Tôi nhìn
cờ đỏ vàng sao
Ở bên này bản Giốc,
bên kia là cố quốc
cũng phất phơ cờ đỏ vàng sao
và
tôi biết
một ngày nào
cờ đỏ vàng sao
của bọn Bắc- Bộ –phủ
cũng sẽ quay về hội tụ
với lá cờ đỏ lắm sao vàng
của Hán tộc, nòi Hoa.
Ngày đó không xa;
Khi đất Việt ngập tràn
Cờ đỏ vàng sao… Hoa lục
Cũng là lúc
Toàn dân Việt lọt vào trong hỏa ngục
Cùng: Mông, Hồi, Mãn, Tạng
sống đời ô nhục
Dưới gót giầy đô hộ của Hán tộc ngoại xâm.
- Trong thiên niên kỷ hai ngàn năm
Ta lùi về thời Bắc thuộc một ngàn năm???
Tôi chẳng còn nghe
những rung động hôm nào
của ngày mùa thu cách mạng
khi đứng trước lá cờ đỏ vàng sao;
chỉ nghe như
bao hồn tử sĩ thét gào:
phải dẹp tan Cộng Đảng
rửa hờn cho giòng máu đỏ da vàng.
lời sông núi cũng vang vang:
phải xé tan cờ đỏ sao vàng,
cho đất Việt có ngày tươi sáng.
Tôi, người chiến binh vệ quốc
sáu mươi năm trót tin vào Đảng
bàng hoàng trước những dối gian
của Bác và Đảng Cộng Sản
đang làm nước mất nhà tan.
Tôi không phải nhà văn
Không mộng làm thi sĩ
Nhưng huyết quản tim gan
Sục sôi giòng chính khí
Chẳng còn súng, còn gươm
để giết loài vô sỉ
tôi dùng chữ thay tên
bắn thẳng lũ lưu manh
đang bán đứng quê hương
đang dày xéo dân lành
cho thế giới biết tin
cho Đảng xanh máu mặt
cho đám trẻ hậu sinh
nhận chân ra Đảng giặc
cho Hán tộc Bắc kinh
ngừng chơi trò đạo tặc
cho người Việt ngủ vùi
phải nhớ lại họa Bắc xâm
phải ngước mặt lên cao
xây lại mộng Quang Trung
cho con cháu dân Nam
tránh khỏi nạn xiềng gông
cho TỰ -DO
phải được chảy xuôi dòng
trên đất Việt.
Người chiến binh vệ quốc
Các bạn trẻ du học sinh tại Úc:
Lê thị thanh Thảo, Dung, Trâm Anh, Lan Thanh, Thùy Dung;
Bạn Trần quốc Cường,
Đầu tiên, xin hoan hô các bạn với một tràng pháo tay thật kêu, mặc dù không biết các bạn là "hàng thật" hay "hàng giả" đây!
Nếu các bạn là "hàng thật", xin được nghiêng mình kính phục và cảm ơn lòng yêu nước của các bạn. Các bạn là những cánh én báo hiệu mùa xuân, là những dấu hiệu của sự hồi sinh, của tự do, dân chủ đang trở về lại trên đất Việt khổ đau, là những cánh chim báo bão cho một chủ nghĩa cộng sản đã lỗi thời ở Việt -Nam. Những trăn trở của các bạn đã cho thấy một nước Việt Nam cộng sản ngày hôm nay đang là "đêm trước" của một nước Việt Nam thực sự độc lập và dân chủ sau này.
Đảng cộng sản Việt Nam không phải là chủ nhân của đất Việt, họ chỉ là những kẻ điều hành guồng máy chính quyền trong một khoảng thời gian hữu hạn. Cũng như bao triều đại trước của nước Việt, khi đất nước loạn lạc, lầm than, người dân đói khổ, cơ hàn, triều đại ấy ắt phải triệt tiêu; Đảng cộng sản Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nếu một ngày nào Đảng Cộng sản Việt Nam phải triệt tiêu; có thể tất cả những văn bản bán nước Đảng đã âm thầm ký với Đảng cộng sản Bắc Kinh cũng sẽ phải triệt tiêu, rũ áo ra đi cùng với Đảng.
Giữa thế kỷ 21 này, chính các bạn, tuổi trẻ Việt Nam trong nước mới thật sự là những chủ nhân nước Việt. Tương lai của tổ quốc Việt Nam đang nằm trong tay các bạn và dân tộc Việt Nam phú cường hay tăm tối, sống đời tự chủ hay đời đời nô lệ, đồng hóa với Trung Hoa Lục địa [như Tây Tạng] là do các bạn quyết định.
Chỉ có sự hiểu biết, và sự thật mới có thể phá vỡ, giải phóng được toàn dân ra khỏi những thối nát, lầm than, bất công, ngu dốt của một chế độ lỗi thời, một đất nước lạc hậu mà Đảng và nhà nước đang cố tình che đậy. Sự thật và sự hiểu biết vô cùng khan hiếm, quí giá trong chế độ độc tài Đảng trị.
Nhờ vào thủ đoạn khôn khéo, che dấu sự thật, thủ tiêu và viết lại các tài liệu lịch sử theo chìều hướng thuận lợi cho Đảng [học theo các "Đại Ca "Trung Quốc đã và đang làm đấy] và giảm thiểu sự hiểu biết của toàn dân đến mức tối đa, bằng cách không tạo điều kiện cho con em người dân đến trường để có một trình độ nhận thức tối thiểu; Đảng đã kéo dài mạng sống của Đảng hơn sáu mươi năm qua. Với chính sách ngu dân và mị dân, Đảng đã cho toàn dân sống trong hào quang của những "phồn vinh giả tạo", những lời hứa chót lưỡi, đầu môi; trong môi trường sống đày những ảo tưởng độc hại ấy, bốn thế hệ, tám chục triệu người Việt, già, trẻ, bé, trở thành đầy tớ không công, sống trong nghèo khó, làm việc cực nhọc, lam lũ để cung phụng và làm giàu cho một thiểu số là Đảng, được giầu sang,thừa tiền của để đầu tư vào các bất dộng sản xa xỉ trên thế giới.
Hơn sáu mươi năm trong bưng bít, biệt lập không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không kiến thức, không hiểu rõ sự thật, toàn dân Việt như một đoàn người mù trong đêm, chỉ còn trông chờ vào sự dẫn dắt của Đảng.Tiếc thay, Đảng cũng mù loà, không khéo có ngày Đảng dắt cả nước về với "đại ca" Trung Quốc.
Các bạn là những người may mắn, có trình độ hiểu biết. Sự thật về tình trạng đất nước các bạn biết rất rõ và tất đã có so sánh với các nước chung quanh [chẳng hạn như Thái Lan, Triều Tiên, trong quá khứ họ là những nước nhỏ yếu kém về quân sự và văn hoá, phải tìm sang Việt Nam xin giao hảo, thông thương, giờ này họ đã bỏ xa chúng ta hàng ngàn dặm]. Hãy tìm hiểu thêm về sự thật của lịch sử Việt Nam trong bảy mươi năm qua để tìm hiểu xem vì lý do nào mà Việt Nam thụt hậu. Qua các nguồn cung cấp sử liệu khác nhau, đáng tin cẩn viết về Việt Nam của các nhân chứng, chứng nhân ngoại quốc, với những nhận xét hết sức khách quan [không bị các bàn tay phù thủy của các văn nô đã "phù phép" và "bào chế " theo lệnh Đảng] trong các thư viện lớn ở Úc; [riêng bạn Cường, có lẽ bạn phải sử dụng các tài liệu ngoại quốc mới tạm thời khả dĩ tin được]; các tài liệu lịch sử này sẽ cho các bạn nhìn lại những "khúc mắc lịch sử" trong quá khứ một cách trung thực. Sau khi những huyền thoại, những tấm màn nhung vây bọc chung quanh Đảng do các văn nô tô điểm đã được tháo bỏ, các bạn sẽ tự hào là người Việt, sẽ có những nhận xét chính xác, những phương án thiết thực và tích cực trong tương lai,góp phần xây dựng lại đất nước vá đào tạo các thế hệ nối tiếp cho một Việt Nam thực sự dân chủ và tự trị mai sau.
Trong thế giới tự do, với những nguồn tin tức chính xác và dồi dào, người Việt ở hải ngoại hiểu biết rõ về tình hình đất nước nhìều hơn là các bạn tưởng và lúc nào cũng sẵn sàng làm hậu thuẫn cho các bạn; vì các bạn mới là những người sẽ phải sống và sẽ phải trực diện đối phó với Đảng, với những tệ nạn của Đảng và biết đâu chính các bạn sẽ trở thành những người làm nên lịch sử, làm thay đổi vận mạng đất nước nay mai.
Nếu được như vậy, thật mong lắm thay. Chúc các bạn thành công trên đường học vấn, trong sự nghiệp và tiếp thu được nhiều hiểu biết cũng như sự thật.
Không riêng gì các bạn, đã có những người trước các bạn hai, ba thế hệ, họ từng là những đảng viên kỳ cựu, sát cánh với Đảng ngay từ những ngày đầu chống Pháp, cũng đã đi tìm sự thật; và sau sáu mươi năm tìm kiếm, họ đã tìm ra được câu trả lời. Mời các bạn cùng thử xem những người chiến binh vệ quốc của ngày Cách Mạng mùa Thu ấy đã biết được những gì và nghĩ gì:
Trần Việt Hương
Email: huongvietngannam@gmail.com
Tôi Đã Biết
Đã nhiều lần
Tôi đứng nghiêm trong đoàn quân
Chào lá cờ đỏ vàng sao,
Mà ngỡ lá cờ đào
của thời Quang Trung Nguyễn Huệ.
Tai thoáng nghe lời Bác:
“Màu đỏ chính chuyên vô sản
Là màu quyết tử của toàn dân;
Và sao vàng là Đảng
đại biểu Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh.
Đảng sẽ vì dân
đấu tranh cho Độc Lập, Hòa Bình,
Hạnh phúc, Tự Do dân tộc.”
Và thế hệ chúng tôi
đã bao người ngã gục,
xác thân phủ lá cờ Đào
mà lòng còn vương mơ ước:
một ngày nào trong cả nước
ngập tràn cờ đỏ vàng sao.
Tôi đứng trước đoàn quân
Nhìn cờ đỏ vàng sao
Mà lòng thầm tự hỏi:
Đã hơn ba mươi năm
Bắc Nam thôi chinh chiến
Sáu mươi năm thanh bình
nước nhà còn đói khổ
còn cơ cực điêu linh.
Vẫn tra tấn dã man,
vẫn đàn áp, tội tình
của lũ giám công Đại Hàn, Taiwan,
lũ ngoại quốc khinh người, ngạo mạn,
đang cưỡi cổ, đè đầu
dân bản xứ làm thuê.
Bọn chúng “chung tiền” nên được Đảng bao che.
Những người bị cướp đất, cướp công
Nếu có biểu tình, phản kháng,
kiện tụng nhiêu khê,
thì kẻ đánh đập lần này
chính là Đảng.
Khoảng cách
giữa Đảng và dân
càng ngày càng rộng
Giữa đày dãy bất công
Bao kẻ sống vỉa hè,
Thất học, không nghề,
Đám trẻ nhỏ bê tha,
đứng lề đường,
chờ bán trôn nuôi miệng.
trong khi Đảng còn khệnh khạng,
vờ lơ láo;
vẫn lụa là, xe, pháo, mã
phủ phê.
Trước hiểm họa Bắc Xâm
mỗi lúc một gần kề,
chúng đã cướp đất hai lần,
đoạt Trường Sa, và đang lấn biển
cả nước xôn xao trước cơn quốc biến
Đảng vẫn thản nhiên
như không phải chuyện nước mình;
còn sai công an bắt bớ
đàn áp, giải tán những đám biểu tình…
Hình như Đảng
đang trên đà hủ hoá…
Tôi thật lấy làm lạ.
Tôi đã nhận ra
bộ mặt thật của Đảng
và thâm ý của hai lão Hồ, Mao,
khi xem bản đồ thế giới
với hai lá cờ Hoa -Việt để sát vào nhau,
Trên trục Bắc- Nam của qủa địa cầu.
Trong nền cờ cùng đỏ như máu
Sáu vì sao vàng cùng năm cánh như nhau.
ở trên cao; bốn tiểu hung tinh
Hồi, Mông, Mãn, Tạng
Cam phận chư hầu
Cùng chầu dưới chân một đại hung tinh:
Đại Hán gian phương bắc.
Chỉ trong khoảnh khắc
Tôi biết ngay
Ngôi sao vàng bệnh hoạn Nam Phương
sẽ phải hướng về đâu!
Khi ở trong cùng bầu trời đỏ máu
giống như nhau.
Lá hồng kỳ “ngũ tộc triều Thiên”
Gói tròn giấc mơ hoang tưởng
của bắc phương “Hán tộc bá quyền”
chuyên rình “Hán hóa” đám “man di”
đám Việt, Hồi, Mông, Mãn, Tạng
nhận chìm trong máu lửa tóc tang.
Lá cờ đỏ sao vàng của Đảng
chỉ là mụn giẻ lá cờ Hoa
Mà Hồ, Mao, mưu mô phác họa
giả cờ Đào dối gạt dân ta.
Lá cờ đỏ ma giáo
tạm dấu bớt năm sao
chỉ chừa lại một sao
Bác chế ra cờ sạo
Đảng đem về gò, cạo,
Tô, vẽ rắn thêm chân.
Để gạt đám dân đen
lường trí, phú, địa, hào
mưu Cáo gian thập thành
lọc lừa bao thế hệ:
Giữa quốc biến, nguy nan
người người mơ Nguyễn Huệ
Mê áo vải cờ Đào
Mà tin lầm “thằng khùng xứ Nghệ”
tin lầm vào đảng “cờ đỏ vàng sao”
- Đảng của lũ Việt gian
mưu toan bán nước cho Tàu.
Đảng Cộng Sản Việt Nam:
đám tham ô, vô loại
chuyên hút máu đồng bào,
đám tay sai của
Bắc Kinh bạo tàn, xâm lược.
Chúng vâng lệnh Thiên Triều
Phá tan hoang đất nước
hòng dâng đất Việt cho Tầu.
Chúng ló đuôi phò Bắc Kinh
tiếp nối mộng Hồ, Mao,
mưu chiếm nốt Thái, Miến, Miên, Lào,
chờ đợi thời cơ
Vô sản hóa toàn cầu;
Hay ít ra là Châu Á.
Cờ đỏ sao vàng chỉ là đại họa,
là nhãn hiệu chư hầu
xin nội thuộc nòi Hoa.
Chỉ vì nó mà
người Việt thịt nấu nồi da,
suốt sáu mươi năm qua
chửi rủa,
chém giết lẫn nhau
không tiếc thương
cũng chỉ vì cờ Vàng, cờ Đỏ.
Đã đến lúc chúng ta
cần phải nhìn cho rõ
lá cờ đỏ sao vàng
là cờ của chúng nó;
nào phải của dân ta.
sáu mươi năm Đảng trị
sáu mươi năm xót xa
sáu mươi năm máu Việt
tưới thắm mảnh cờ Hoa!
Tôi nhìn
cờ đỏ vàng sao
Ở bên này bản Giốc,
bên kia là cố quốc
cũng phất phơ cờ đỏ vàng sao
và
tôi biết
một ngày nào
cờ đỏ vàng sao
của bọn Bắc- Bộ –phủ
cũng sẽ quay về hội tụ
với lá cờ đỏ lắm sao vàng
của Hán tộc, nòi Hoa.
Ngày đó không xa;
Khi đất Việt ngập tràn
Cờ đỏ vàng sao… Hoa lục
Cũng là lúc
Toàn dân Việt lọt vào trong hỏa ngục
Cùng: Mông, Hồi, Mãn, Tạng
sống đời ô nhục
Dưới gót giầy đô hộ của Hán tộc ngoại xâm.
- Trong thiên niên kỷ hai ngàn năm
Ta lùi về thời Bắc thuộc một ngàn năm???
Tôi chẳng còn nghe
những rung động hôm nào
của ngày mùa thu cách mạng
khi đứng trước lá cờ đỏ vàng sao;
chỉ nghe như
bao hồn tử sĩ thét gào:
phải dẹp tan Cộng Đảng
rửa hờn cho giòng máu đỏ da vàng.
lời sông núi cũng vang vang:
phải xé tan cờ đỏ sao vàng,
cho đất Việt có ngày tươi sáng.
Tôi, người chiến binh vệ quốc
sáu mươi năm trót tin vào Đảng
bàng hoàng trước những dối gian
của Bác và Đảng Cộng Sản
đang làm nước mất nhà tan.
Tôi không phải nhà văn
Không mộng làm thi sĩ
Nhưng huyết quản tim gan
Sục sôi giòng chính khí
Chẳng còn súng, còn gươm
để giết loài vô sỉ
tôi dùng chữ thay tên
bắn thẳng lũ lưu manh
đang bán đứng quê hương
đang dày xéo dân lành
cho thế giới biết tin
cho Đảng xanh máu mặt
cho đám trẻ hậu sinh
nhận chân ra Đảng giặc
cho Hán tộc Bắc kinh
ngừng chơi trò đạo tặc
cho người Việt ngủ vùi
phải nhớ lại họa Bắc xâm
phải ngước mặt lên cao
xây lại mộng Quang Trung
cho con cháu dân Nam
tránh khỏi nạn xiềng gông
cho TỰ -DO
phải được chảy xuôi dòng
trên đất Việt.
Người chiến binh vệ quốc
Tin Đáng Chú Ý
Nhu cầu soạn lại sử Việt
BBC
10:51 22/10/2008
Nhu cầu soạn lại sử Việt
Hội thảo về triều Nguyễn đã kết thúc nhưng câu hỏi về nhu cầu soạn lại sách giáo khoa trung học và giáo trình đại học cho sử Việt đang trở nên cấp bách sau nhiều năm nhìn thiên lệch.
Tác động của các nghiên cứu từ bên ngoài và sự thay đổi trong nhận thức của giới cầm quyền và các sử gia Việt Nam cũng được thể hiện qua hội thảo.
Giáo sư Chương Thâu, người đã dự hội thảo tại Thanh Hóa nói:
“Lần này là lần đặc biệt nhất kể từ hơn 20 hội thảo từ 1992 về các chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn.”
Báo chí trong nước và giới nghiên cứu đồng ý rằng giai đoạn trước các sử gia xã hội chủ nghĩa phải nói theo ý các nhà chính trị.
Chẳng hạn quan điểm của cố tổng bí thư Lê Duẩn rằng “nhà Nguyễn phản động toàn diện”.
Nay, trong hội thảo có chuyên gia người Nga còn so sánh vua Gia Long như Piere Đại đế của Việt Nam.
Xoay hẳn cách nhìn
Bởi vậy, không khí chung là “Phải đặt ngược lại 180 độ, đánh giá lại cho đúng Gia Long, Thiệu Trị, Minh Mạng,”
Theo Giáo sư Chương Thâu trong cuộc nói chuyện với BBC Tiếng Việt hôm 22/10, các học giả Trung Quốc dự hội thảo “quan tâm đến kinh tế đầu triều Nguyễn và các chính sách của vua Minh Mạng”.
Người ta cũng nhận ra, tuy muộn rằng không có chúa Nguyễn Hoàng mở cõi thì cũng không có nửa nước miền Nam và một Việt Nam diện tích như hôm nay.
Giới nghiên cứu sử học Việt Nam cũng nhận ra rằng không thể “phục vụ chính trị”. Theo đuôi chính trị mà phải trung thực, khách quan, công bằng
Các sử gia nước ngoài có tác động đến Việt Nam, từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nga.
Các sử gia Trung Quốc như ông Vu Hướng Đông và Dương Đại Lâm né tránh không nói đến Hoàng Sa, Trường Sa.
"Họ tế nhị tránh đi dù giới học thuật Việt Nam muốn nghe họ nói trong lúc có thông tin Trung Quốc muốn làm gì Việt Nam,"
Nhu cầu sửa lại sách giáo khoa tại Việt Nam đã được nói đến từ lâu
"Họ không nói như các cuốn sử ở Trung Quốc về Việt Nam như một nước chư hầu, phụ thuộc."
Sách giáo khoa
Qua hội nghị trong hai ngày 18/19 tháng 10, người ta cũng nói nhiều về sách giáo khoa và giáo trình đại học.
Được biết lần này người ta quyết định rất rõ rằng cần phải viết lại sử Việt.
Giáo sư Chương Thâu ghi nhận sự có mặt của các nhân vật cao cấp như ông Lê Khả Phiêu, cựu tổng bí thư, gốc Thanh Hóa, đến nghe và ghi chép hai ngày liền tại hội thảo.
Bởi thế, có thể rằng việc soạn lại sách giáo khoa sẽ được chấp nhận.
Theo GS Phan Huy Lê nói với báo chí trước Hội thảo thì “Hội Khoa học lịch sử VN sẽ đề nghị Nhà nước sớm bổ sung, sửa đổi, biên soạn lại sách giáo khoa lịch sử giai đoạn này”.
Theo lời ông Phan Huy Lê được Tuổi Trẻ trích đăng, mục đích là “để thế hệ mai sau có cái nhìn khách quan, khoa học và công bằng hơn về những vấn đề của lịch sử dân tộc.”
Tuy nhiên, có vẻ như việc soạn lại sử Việt trước mắt chỉ giới hạn đến phần từ các triều đại phong kiến đến hết nhà Nguyễn.
Hiện chưa có dấu hiệu rằng giới sử học trong nước được cởi trói để viết "công bằng, trung thực" về lịch sử đảng cầm quyền ở Việt Nam và chế độ Việt Nam Cộng hòa trước 1975.
Hội thảo về triều Nguyễn đã kết thúc nhưng câu hỏi về nhu cầu soạn lại sách giáo khoa trung học và giáo trình đại học cho sử Việt đang trở nên cấp bách sau nhiều năm nhìn thiên lệch.
Tác động của các nghiên cứu từ bên ngoài và sự thay đổi trong nhận thức của giới cầm quyền và các sử gia Việt Nam cũng được thể hiện qua hội thảo.
Giáo sư Chương Thâu, người đã dự hội thảo tại Thanh Hóa nói:
“Lần này là lần đặc biệt nhất kể từ hơn 20 hội thảo từ 1992 về các chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn.”
Báo chí trong nước và giới nghiên cứu đồng ý rằng giai đoạn trước các sử gia xã hội chủ nghĩa phải nói theo ý các nhà chính trị.
Chẳng hạn quan điểm của cố tổng bí thư Lê Duẩn rằng “nhà Nguyễn phản động toàn diện”.
Nay, trong hội thảo có chuyên gia người Nga còn so sánh vua Gia Long như Piere Đại đế của Việt Nam.
Xoay hẳn cách nhìn
Bởi vậy, không khí chung là “Phải đặt ngược lại 180 độ, đánh giá lại cho đúng Gia Long, Thiệu Trị, Minh Mạng,”
Theo Giáo sư Chương Thâu trong cuộc nói chuyện với BBC Tiếng Việt hôm 22/10, các học giả Trung Quốc dự hội thảo “quan tâm đến kinh tế đầu triều Nguyễn và các chính sách của vua Minh Mạng”.
Người ta cũng nhận ra, tuy muộn rằng không có chúa Nguyễn Hoàng mở cõi thì cũng không có nửa nước miền Nam và một Việt Nam diện tích như hôm nay.
Giới nghiên cứu sử học Việt Nam cũng nhận ra rằng không thể “phục vụ chính trị”. Theo đuôi chính trị mà phải trung thực, khách quan, công bằng
Các sử gia nước ngoài có tác động đến Việt Nam, từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nga.
Các sử gia Trung Quốc như ông Vu Hướng Đông và Dương Đại Lâm né tránh không nói đến Hoàng Sa, Trường Sa.
"Họ tế nhị tránh đi dù giới học thuật Việt Nam muốn nghe họ nói trong lúc có thông tin Trung Quốc muốn làm gì Việt Nam,"
Nhu cầu sửa lại sách giáo khoa tại Việt Nam đã được nói đến từ lâu
"Họ không nói như các cuốn sử ở Trung Quốc về Việt Nam như một nước chư hầu, phụ thuộc."
Sách giáo khoa
Qua hội nghị trong hai ngày 18/19 tháng 10, người ta cũng nói nhiều về sách giáo khoa và giáo trình đại học.
Được biết lần này người ta quyết định rất rõ rằng cần phải viết lại sử Việt.
Giáo sư Chương Thâu ghi nhận sự có mặt của các nhân vật cao cấp như ông Lê Khả Phiêu, cựu tổng bí thư, gốc Thanh Hóa, đến nghe và ghi chép hai ngày liền tại hội thảo.
Bởi thế, có thể rằng việc soạn lại sách giáo khoa sẽ được chấp nhận.
Theo GS Phan Huy Lê nói với báo chí trước Hội thảo thì “Hội Khoa học lịch sử VN sẽ đề nghị Nhà nước sớm bổ sung, sửa đổi, biên soạn lại sách giáo khoa lịch sử giai đoạn này”.
Theo lời ông Phan Huy Lê được Tuổi Trẻ trích đăng, mục đích là “để thế hệ mai sau có cái nhìn khách quan, khoa học và công bằng hơn về những vấn đề của lịch sử dân tộc.”
Tuy nhiên, có vẻ như việc soạn lại sử Việt trước mắt chỉ giới hạn đến phần từ các triều đại phong kiến đến hết nhà Nguyễn.
Hiện chưa có dấu hiệu rằng giới sử học trong nước được cởi trói để viết "công bằng, trung thực" về lịch sử đảng cầm quyền ở Việt Nam và chế độ Việt Nam Cộng hòa trước 1975.