Phụng Vụ - Mục Vụ
Mắt Đức Tin
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
05:35 23/10/2018
Chúa Nhật 30 Thường Niên B
1. “Đôi mắt xanh của chị Nữ Tu”
Trong cuốn sách “Những người lữ hành trên đường hy vọng”, Đức Cố Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận kể câu chuyện “Đôi mắt xanh của chị Nữ Tu” thật cảm động.
Trên khắp các nước, thế chiến đã bùng nổ. Quân phát xít chiếm cứ khắp nơi. Một viên tướng Phát xít đến một nhà dòng kia, yêu cầu kêu Mẹ Bề trên cho ông ta gặp… Khi vừa dốc cạn ly nước từ tay Mẹ Bề trên, viên tướng Phát xít lập tức vào đề: - Xin bà cho tôi gặp chị Maria. Bà Bề trên bấm chuôn gọi chị ấy ra. Ông tướng vui vẻ hẳn lên và nói cách sổ sàng: “Tôi yêu cầu bà trao ngay cho tôi chị này, tôi say mê chị”.
Hai mẹ con nhìn nhau lúng túng. Chị Maria vội đỡ lời:
“Tôi là một nữ tu tầm thường, nào có gì để ông say mê. Xin ông tìm ở ngoài thế gian, lắm người nhan sắc lộng lẫy…”.
- "Không! Không! Tôi yêu chị vì chị có đôi mắt xanh tuyệt đẹp. Tôi say mê quá!"
- "Không! Xin lỗi ông, không bao giờ tôi chấp nhận điều ấy."
- "Nếu chị không chấp nhận, nội ngày mai, tôi sẽ ra lệnh tiêu diệt cả Nhà Dòng này!"
Một bầu khí thinh lặng ghê rợn ập xuống phòng khách. Ông tướng đứng lên và bảo:
“Tôi cho một đêm suy nghĩ, sáng mai tôi sẽ trở lại. Phải trả lời dứt khoát, nếu không tôi sẽ…”.
Ngày hôm ấy, cả Nhà Dòng thiết tha cầu nguyệt sốt sắng hơn. Thâu đêm chị không thể nào chợp mắt:
“Chẳng lẽ vì mình mà cả nhà phải bị tiêu diệt? Không, không thể được! hay tôi phải bỏ Nhà Dòng, bỏ Tình yêu Chúa Kitô, bỏ đức trinh khiết? Không, không bao giờ như thế!”.
Sáng hôm sau, khi chị em còn nguyện kinh, ông tướng Phát xít đã có mặt ở phòng khách, đôi mắt hau háu, nôn nóng, sốt ruột. Từ đầu hành lang, Chị Maria đang tiến lại, nhưng… bên cạnh lại cómột người khác dẫn đi, tay chị cầm một cái dĩa. Viên tướng há hốc mồm, trố mắt kinh ngạc. Chị đã bước vào phòng khách, nhưng ông vẫn không ngớt ngẩn ngơ. Chị Maria khuôn mặt đầy máu me, đang sờ soạt đặt cái dĩa trên mặt bàn và nhỏ nhẹ trình bày:
“Thưa ông, vì ông say mê cặp mắt của tôi… nên tôi xin sẵn sàng biếu ông cặp mắt ấy… trên dĩa này. Còn thân xác tôi, đời tôi, tôi đã hiến dâng cho Thiên Chúa”. Viên tướng Phát xít vừa bàng hoàng kinh ngạc vừa cảm phục. Ông xấu hổ đứng dậy bỏ ra về và không đá động gì đến Nhà Dòng nữa. (trang 175-177).
Nữ tu Maria hy sinh đôi mắt xanh tuyệt đẹp để “dọi ánh sáng vào nơi tối tăm” của cõi lòng viên tướng, nhờ vậy ông ta được sáng đôi mắt và nhìn thấy sự cao quý của một tâm hồn thanh khiết.
2. Đôi mắt mù
Đọc câu chuyện, liên tưởng đến chuyện vua Đavít được tiên tri Nathan “mở mắt”. Dù đã có nhiều thê thiếp, nhưng vua lại chiếm đoạt bà Bátsabê là vợ của Uria và sau đó lại mượn tay quân thù giết chết chồng bà để chính thức cưới lấy Bátsabê làm vợ. Thế là vua đã phạm hai tội ác tày đình: ngoại tình và giết người. Vậy mà vua vẫn ung dung như không có gì xảy ta. Sau đó, Thiên Chúa sai tiên tri Natan đến cảnh tỉnh nhà vua. Tiên tri nói với vua:
Trong thành kia, có một người giàu có đến cả ngàn dê cừu. Trong khi đó, bên cạnh nhà ông ta có một ông lão nghèo khó và cô độc, chỉ có một con chiên nhỏ làm bạn cho vui tuổi già. Ông lão thương con chiên đó như con gái của ông. Ông cho chiên ăn trên tay và cho ở trong nhà. Thế rồi khi người giàu có khách, ông ta không chịu bắt chiên mình làm tiệc, trái lại, cho tôi tớ qua nhà ông lão nghèo khổ bắt con chiên độc nhất của ông nầy làm thịt đãi khách. Nghe đến đây, vua Đavít bừng bừng nổi giận. Vua muốn trừng trị tức khắc tên bất lương đó. Nhà vua phán: "Nó đáng chết vì tội ác nó đã phạm. Nó phải bồi thường gấp bốn thiệt hại nó đã gây ra.". Bấy giờ tiên tri Nathan mới tỏ cho vua biết tên bất lương đó chính là nhà vua và Chúa sẽ trừng phạt vua vì tội ác đã gây ra.Vua Đavít bừng sáng mắt ra, thấy rõ tội ác của mình nên đã ăn năn thống thiết. (II Samuel 11,1-12,12).
Câu chuyện cũng gợi nhớ về đôi mắt mù của Nguyên Tổ trong sách Sáng Thế:
“Rắn đã nói với người đàn bà: chẳng chết chóc gì đâu ! Quả nhiên Thiên Chúa biết, ngày nào các ngươi ăn nó mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ nên như Thiên Chúa, biết cả tốt xấu. Và người đàn bà đã nhìn; quả là cây ăn phải ngon... mà nhìn thì đã sướng mắt. Nó đáng quý thực, cái cây ấy để được tinh khôn. Và bà đã ăn... Và mắt cả hai người đã mở ra. Và chúng biết là chúng trần truồng” (St 3, 4-7).
Đoạn Thánh Kinh nói về lịch sử sa ngã của loài người đã đề cập đến đôi mắt qua 3 tiến trình:
- Rắn hứa là mắt hai ông bà sẽ mở ra.
- Evà nhìn trái táo và thấy sướng mắt.
- Mắt hai người mở ra và thấy mình trần truồng.
Rắn hứa là mắt hai người sẽ mở ra để nhìn thấy mọi sự như Thiên Chúa, nhưng mắt đức tin đã nhắm lại nên không nhìn thấy điều mình muốn thấy. Họ không thấy mùa hoa nở rộ, những đồi cỏ bình yên, những dãi nắng hiền, những dòng suối êm ả. “Mà nhìn thì đã sướng mắt”, cái nhìn ấy phải là đắm đuối, bằng cái nhìn đam mê đó, tội lỗi, khổ đau và sự chết đã vào trần thế.
Lời hứa của con rắn đã hiệu nghiệm: “mắt cả hai người đã mở ra”. Không phải mở ra để nhìn thấy vẻ đẹp mà nhìn thấy mình trần truồng. “Mắt hai người đã mở ra”.
Câu Thánh kinh thật ngắn ngũi diễn tả cách tinh tế sự đau thương: mở ra cũng là lúc đóng lại. Ađam – Evà đã mở mắt, nhưng họ lẫn trốn không dám nhìn Thiên Chúa. Cả hai đã mở mắt nhưng để tìm lá che thân, không dám nhìn nhau. Khởi đầu lịch sử nhân loại là đôi mắt mù và sự mù loà chảy dọc theo thời gian mang tối tăm vào trong trần thế. (x.Nước mắt và hạnh phúc, trg 69-71, Lm Nguyễn Tầm Thường).
3. Mắt đức tin
Chúa Kitô đã đến chữa lành sự mù loà ấy, hàn gắn lại vết thương thưở sa ngã của Nguyên Tổ. Khi liên kết phép lạ Chúa Giêsu chữa người mù từ thưở mới sinh với sự mù loà của Nguyên Tổ, ta mới thấy ý nghĩa sâu xa của mầu nhiệm Con Thiên Chúa đến trong thế gian.
“Mù từ thưở mới sinh” là mù từ xa xưa, thưở địa đàng. Chúa Kitô đã mang ánh sáng cho thế gian. Ngài ban cho nhân loại đôi mắt mới: Mắt Đức Tin.
Từ tiến trình đến ánh sáng tự nhiên, người mù có một hành trình tiếp cận ánh sáng đức tin. Chúa Giêsu chữa lành đôi mắt thể lý và mắt tâm hồn của người mù. Chúa đã mở mắt đức tin để anh ta tin vào Chúa. Anh ta tin vào lời Chúa là đi rửa mắt ở hồ Silôác và đã công khai nói lên sự thật ca ngợi Chúa trước mặt những người Pharisiêu đang tra vấn, khủng bố anh: Chính tôi đây đã được người mà thiên hạ gọi là Giêsu lấy bùn xức mắt tôi và bảo tôi hãy đi rửa ở hồ Silôác. Tôi đã đi, đã rửa và đã trông thấy. Lòng bắt đầu rộng mở nên anh ta nhận ra: Nếu người đó không phải bởi Thiên Chúa thì đã không làm được gì. Bởi đó, khi gặp lại Chúa Giêsu và được hỏi: “Anh có tin Con Người không ?” thì anh đáp lại ngay: “Thưa Ngài, Đấng ấy là ai để tôi tin ?” Chúa Giêsu tỏ mình ra cho anh: “Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây”. Anh liền đáp: “Lạy Thầy, tôi tin.” Bước nhảy của niềm tin được kết tinh nơi thái độ quỳ xuống bái lạy.
Qua việc chữa lành đôi mắt thể lý, Chúa Giêsu trao ban ánh sáng đức tin cho đôi mắt tâm hồn. Thoát khỏi bóng tối triền miên của cuộc đời, bát ngát một bầu trời mới khi anh được sáng đôi mắt. Lớn lao hơn nữa là tâm hồn anh thênh thang chứa chan lòng mến, anh đã quỳ bái lạy với tất cả lòng tin.
Phép lạ chữa người mù thưở mới sinh là một dấu chỉ minh chứng: Chúa Giêsu là sự sáng thế gian, đã chữa lành sự mù loà của nhân loại với điều kiện: Tin vào Ngài. Chúa Giêsu cũng chữa nhiều người mù loà tâm hồn. Ngài mở mắt cho Giakêu thấy được sự nguy hiểm của tiền tài đối với phần rỗi (Lc 9, 1-10). Ngài mở mắt cho người đàn bà ngoại tình, giúp chị từ bỏ quá khứ lỗi lầm (Lc 7, 36-50). Ngài mở mắt cho người trộm lành giúp nhận ra lòng Chúa xót thương (Lc 23, 32-43)...
Mỗi người chúng ta có lẽ không hoàn toàn mù tối tâm hồn, nhưng có những điểm tối mà ta thấy được. Chẳng hạn như những đam mê, tham vọng, hận thù, ghen ghét, kiêu căng, có thể làm ta mù tối không nhìn thấy sự tốt lành nơi tha nhân. Có một số người chỉ nhìn thấy điểm tối của người khác, chỉ nhìn thấy những lỗi lầm, những khuyết điểm mà không nhận ra những gì là xinh đẹp, những gì là cao quý, thánh thiện nơi họ. Cứ tiếp tục xét mình, ta sẽ thấy có nhiều điểm tối, sự mù tối của tâm hồn rất nguy hại. Chỉ có ánh sáng của Đức Kitô soi chiếu, chỉ có cái nhìn của Đấng tình yêu, mỗi người mới xoá tan những điểm tối đó. Chỉ có sự cầu nguyện và tin tưởng vào Đấng là ánh sáng thế gian, chúng ta mới có thể xua đuổi bóng tối ra khỏi tâm hồn và nhìn mọi sự trong ánh sáng Tin Mừng Đức Kitô. Ðôi mắt đức tin giúp chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa và yêu mọi người, mọi sự trong Chúa và yêu như Chúa đã yêu.Nhiều Thánh vịnh giúp chúng ta tập nhìn cuộc đời và con người bằng đôi mắt tin yêu, như Thánh vịnh 104, các Thánh vịnh Job 38-39.
Đôi mắt là tuyệt tác của thiên nhiên, là cửa ngỏ tâm hồn. Đôi mắt có thị giác và thị lực. Thị giác là khả năng của đôi mắt có thể thấy. Thị lực là mức độ thấy của khả năng ấy. Thấy nhiều hay ít. Thấy xa hay gần. Thấy rõ hay mờ. Người cận thị chỉ thấy được rất gần. Người viễn thị thì thấy xa hơn. Cần có thị giác tốt và thị lực tốt thì đôi mắt mới sáng ngời. Thị lực còn là của trí óc và của con tim. Có người chỉ thấy được cái thế giới chật hẹp và ích kỷ của bản thân mình; có người thấy được hoàn cảnh, tâm tư và nguyện vọng của người khác. Thị lực còn là niềm tin. Bartimê tuy mù nhưng lại có thị lực tốt. Anh đã thấy được Chúa Giêsu là Ðấng Messia "Con Vua Ðavít". Anh kêu xin : "Rabbuni, xin cho tôi được thấy", và Chúa Giê-su trả lời : "Hãy đi ! Niềm tin của con đã cứu chữa con". Bartimê được thấy và anh theo Chúa Giêsu trên con đường của Người ; khi thấy được, anh cùng hành hương lên Giêrusalem (x. Đức Giêsu thành Nazareth phần II, trg 13). Bartimê thấy nhiều cái mà những người sáng mắt không thấy. Anh thấy Chúa là con vua Đavít, là Đấng Thiên Sai, là Đấng Cứu Thế. Anh thấy quyền năng và tình thương của Chúa có thể cho anh được sáng mắt. Anh thấy bằng lòng tin. Chính vì lòng tin này mà Chúa Giêsu đã thương cứu chữa cho anh sáng mắt. Anh mù, mắt không thấy Chúa, nhưng lòng đã thấy Chúa rồi vì anh có lòng tin. Thị lực lòng tin cho anh tiếp nhận ánh sáng tình yêu đầy tràn hy vọng.
“Muốn trong trắng, con phải hy sinh; cành huệ trắng tinh, cành mai thơm tho, cành đào xinh đẹp, vì nó đâm rễ sâu vào lòng đất, vì nó cầm cự với mưa bão, vì nó chịu đựng những bàn tay cắt tỉa” (ĐHV 431).
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con có đôi mắt với thị giác và thị lực tốt; để con nhận ra Chúa nơi anh em với những cái hay cái tốt; để con nhận ra Chúa nơi các kỳ công kiệt tác thiên nhiên; để con biết nhận ra Chúa nơi các vị Đại Diện Chúa.
Và lạy Chúa, “Chúa chỉ ban sự trong trắng cho linh hồn khiêm nhường. Con cầu xin hàng ngày với tâm hồn đơn sơ chân thành, thực sự nhìn nhận sự yếu đuối của con” (ĐHV 427);
xin cho con được thấy bản thân con với những yếu đuối và khuyết điểm, biết nhận ra thân phận thụ tạo lệ thuộc Đấng Tạo Hóa;
từ đó con biết được ơn phúc là do lòng Chúa yêu thương ban tặng, để con luôn biết dâng lời cảm tạ, tôn thờ, phụng sự và kính mến Chúa với cả tâm tình con thảo. Amen
1. “Đôi mắt xanh của chị Nữ Tu”
Trong cuốn sách “Những người lữ hành trên đường hy vọng”, Đức Cố Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận kể câu chuyện “Đôi mắt xanh của chị Nữ Tu” thật cảm động.
Trên khắp các nước, thế chiến đã bùng nổ. Quân phát xít chiếm cứ khắp nơi. Một viên tướng Phát xít đến một nhà dòng kia, yêu cầu kêu Mẹ Bề trên cho ông ta gặp… Khi vừa dốc cạn ly nước từ tay Mẹ Bề trên, viên tướng Phát xít lập tức vào đề: - Xin bà cho tôi gặp chị Maria. Bà Bề trên bấm chuôn gọi chị ấy ra. Ông tướng vui vẻ hẳn lên và nói cách sổ sàng: “Tôi yêu cầu bà trao ngay cho tôi chị này, tôi say mê chị”.
Hai mẹ con nhìn nhau lúng túng. Chị Maria vội đỡ lời:
“Tôi là một nữ tu tầm thường, nào có gì để ông say mê. Xin ông tìm ở ngoài thế gian, lắm người nhan sắc lộng lẫy…”.
- "Không! Không! Tôi yêu chị vì chị có đôi mắt xanh tuyệt đẹp. Tôi say mê quá!"
- "Không! Xin lỗi ông, không bao giờ tôi chấp nhận điều ấy."
- "Nếu chị không chấp nhận, nội ngày mai, tôi sẽ ra lệnh tiêu diệt cả Nhà Dòng này!"
Một bầu khí thinh lặng ghê rợn ập xuống phòng khách. Ông tướng đứng lên và bảo:
“Tôi cho một đêm suy nghĩ, sáng mai tôi sẽ trở lại. Phải trả lời dứt khoát, nếu không tôi sẽ…”.
Ngày hôm ấy, cả Nhà Dòng thiết tha cầu nguyệt sốt sắng hơn. Thâu đêm chị không thể nào chợp mắt:
“Chẳng lẽ vì mình mà cả nhà phải bị tiêu diệt? Không, không thể được! hay tôi phải bỏ Nhà Dòng, bỏ Tình yêu Chúa Kitô, bỏ đức trinh khiết? Không, không bao giờ như thế!”.
Sáng hôm sau, khi chị em còn nguyện kinh, ông tướng Phát xít đã có mặt ở phòng khách, đôi mắt hau háu, nôn nóng, sốt ruột. Từ đầu hành lang, Chị Maria đang tiến lại, nhưng… bên cạnh lại cómột người khác dẫn đi, tay chị cầm một cái dĩa. Viên tướng há hốc mồm, trố mắt kinh ngạc. Chị đã bước vào phòng khách, nhưng ông vẫn không ngớt ngẩn ngơ. Chị Maria khuôn mặt đầy máu me, đang sờ soạt đặt cái dĩa trên mặt bàn và nhỏ nhẹ trình bày:
“Thưa ông, vì ông say mê cặp mắt của tôi… nên tôi xin sẵn sàng biếu ông cặp mắt ấy… trên dĩa này. Còn thân xác tôi, đời tôi, tôi đã hiến dâng cho Thiên Chúa”. Viên tướng Phát xít vừa bàng hoàng kinh ngạc vừa cảm phục. Ông xấu hổ đứng dậy bỏ ra về và không đá động gì đến Nhà Dòng nữa. (trang 175-177).
Nữ tu Maria hy sinh đôi mắt xanh tuyệt đẹp để “dọi ánh sáng vào nơi tối tăm” của cõi lòng viên tướng, nhờ vậy ông ta được sáng đôi mắt và nhìn thấy sự cao quý của một tâm hồn thanh khiết.
2. Đôi mắt mù
Đọc câu chuyện, liên tưởng đến chuyện vua Đavít được tiên tri Nathan “mở mắt”. Dù đã có nhiều thê thiếp, nhưng vua lại chiếm đoạt bà Bátsabê là vợ của Uria và sau đó lại mượn tay quân thù giết chết chồng bà để chính thức cưới lấy Bátsabê làm vợ. Thế là vua đã phạm hai tội ác tày đình: ngoại tình và giết người. Vậy mà vua vẫn ung dung như không có gì xảy ta. Sau đó, Thiên Chúa sai tiên tri Natan đến cảnh tỉnh nhà vua. Tiên tri nói với vua:
Trong thành kia, có một người giàu có đến cả ngàn dê cừu. Trong khi đó, bên cạnh nhà ông ta có một ông lão nghèo khó và cô độc, chỉ có một con chiên nhỏ làm bạn cho vui tuổi già. Ông lão thương con chiên đó như con gái của ông. Ông cho chiên ăn trên tay và cho ở trong nhà. Thế rồi khi người giàu có khách, ông ta không chịu bắt chiên mình làm tiệc, trái lại, cho tôi tớ qua nhà ông lão nghèo khổ bắt con chiên độc nhất của ông nầy làm thịt đãi khách. Nghe đến đây, vua Đavít bừng bừng nổi giận. Vua muốn trừng trị tức khắc tên bất lương đó. Nhà vua phán: "Nó đáng chết vì tội ác nó đã phạm. Nó phải bồi thường gấp bốn thiệt hại nó đã gây ra.". Bấy giờ tiên tri Nathan mới tỏ cho vua biết tên bất lương đó chính là nhà vua và Chúa sẽ trừng phạt vua vì tội ác đã gây ra.Vua Đavít bừng sáng mắt ra, thấy rõ tội ác của mình nên đã ăn năn thống thiết. (II Samuel 11,1-12,12).
Câu chuyện cũng gợi nhớ về đôi mắt mù của Nguyên Tổ trong sách Sáng Thế:
“Rắn đã nói với người đàn bà: chẳng chết chóc gì đâu ! Quả nhiên Thiên Chúa biết, ngày nào các ngươi ăn nó mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ nên như Thiên Chúa, biết cả tốt xấu. Và người đàn bà đã nhìn; quả là cây ăn phải ngon... mà nhìn thì đã sướng mắt. Nó đáng quý thực, cái cây ấy để được tinh khôn. Và bà đã ăn... Và mắt cả hai người đã mở ra. Và chúng biết là chúng trần truồng” (St 3, 4-7).
Đoạn Thánh Kinh nói về lịch sử sa ngã của loài người đã đề cập đến đôi mắt qua 3 tiến trình:
- Rắn hứa là mắt hai ông bà sẽ mở ra.
- Evà nhìn trái táo và thấy sướng mắt.
- Mắt hai người mở ra và thấy mình trần truồng.
Rắn hứa là mắt hai người sẽ mở ra để nhìn thấy mọi sự như Thiên Chúa, nhưng mắt đức tin đã nhắm lại nên không nhìn thấy điều mình muốn thấy. Họ không thấy mùa hoa nở rộ, những đồi cỏ bình yên, những dãi nắng hiền, những dòng suối êm ả. “Mà nhìn thì đã sướng mắt”, cái nhìn ấy phải là đắm đuối, bằng cái nhìn đam mê đó, tội lỗi, khổ đau và sự chết đã vào trần thế.
Lời hứa của con rắn đã hiệu nghiệm: “mắt cả hai người đã mở ra”. Không phải mở ra để nhìn thấy vẻ đẹp mà nhìn thấy mình trần truồng. “Mắt hai người đã mở ra”.
Câu Thánh kinh thật ngắn ngũi diễn tả cách tinh tế sự đau thương: mở ra cũng là lúc đóng lại. Ađam – Evà đã mở mắt, nhưng họ lẫn trốn không dám nhìn Thiên Chúa. Cả hai đã mở mắt nhưng để tìm lá che thân, không dám nhìn nhau. Khởi đầu lịch sử nhân loại là đôi mắt mù và sự mù loà chảy dọc theo thời gian mang tối tăm vào trong trần thế. (x.Nước mắt và hạnh phúc, trg 69-71, Lm Nguyễn Tầm Thường).
3. Mắt đức tin
Chúa Kitô đã đến chữa lành sự mù loà ấy, hàn gắn lại vết thương thưở sa ngã của Nguyên Tổ. Khi liên kết phép lạ Chúa Giêsu chữa người mù từ thưở mới sinh với sự mù loà của Nguyên Tổ, ta mới thấy ý nghĩa sâu xa của mầu nhiệm Con Thiên Chúa đến trong thế gian.
“Mù từ thưở mới sinh” là mù từ xa xưa, thưở địa đàng. Chúa Kitô đã mang ánh sáng cho thế gian. Ngài ban cho nhân loại đôi mắt mới: Mắt Đức Tin.
Từ tiến trình đến ánh sáng tự nhiên, người mù có một hành trình tiếp cận ánh sáng đức tin. Chúa Giêsu chữa lành đôi mắt thể lý và mắt tâm hồn của người mù. Chúa đã mở mắt đức tin để anh ta tin vào Chúa. Anh ta tin vào lời Chúa là đi rửa mắt ở hồ Silôác và đã công khai nói lên sự thật ca ngợi Chúa trước mặt những người Pharisiêu đang tra vấn, khủng bố anh: Chính tôi đây đã được người mà thiên hạ gọi là Giêsu lấy bùn xức mắt tôi và bảo tôi hãy đi rửa ở hồ Silôác. Tôi đã đi, đã rửa và đã trông thấy. Lòng bắt đầu rộng mở nên anh ta nhận ra: Nếu người đó không phải bởi Thiên Chúa thì đã không làm được gì. Bởi đó, khi gặp lại Chúa Giêsu và được hỏi: “Anh có tin Con Người không ?” thì anh đáp lại ngay: “Thưa Ngài, Đấng ấy là ai để tôi tin ?” Chúa Giêsu tỏ mình ra cho anh: “Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây”. Anh liền đáp: “Lạy Thầy, tôi tin.” Bước nhảy của niềm tin được kết tinh nơi thái độ quỳ xuống bái lạy.
Qua việc chữa lành đôi mắt thể lý, Chúa Giêsu trao ban ánh sáng đức tin cho đôi mắt tâm hồn. Thoát khỏi bóng tối triền miên của cuộc đời, bát ngát một bầu trời mới khi anh được sáng đôi mắt. Lớn lao hơn nữa là tâm hồn anh thênh thang chứa chan lòng mến, anh đã quỳ bái lạy với tất cả lòng tin.
Phép lạ chữa người mù thưở mới sinh là một dấu chỉ minh chứng: Chúa Giêsu là sự sáng thế gian, đã chữa lành sự mù loà của nhân loại với điều kiện: Tin vào Ngài. Chúa Giêsu cũng chữa nhiều người mù loà tâm hồn. Ngài mở mắt cho Giakêu thấy được sự nguy hiểm của tiền tài đối với phần rỗi (Lc 9, 1-10). Ngài mở mắt cho người đàn bà ngoại tình, giúp chị từ bỏ quá khứ lỗi lầm (Lc 7, 36-50). Ngài mở mắt cho người trộm lành giúp nhận ra lòng Chúa xót thương (Lc 23, 32-43)...
Mỗi người chúng ta có lẽ không hoàn toàn mù tối tâm hồn, nhưng có những điểm tối mà ta thấy được. Chẳng hạn như những đam mê, tham vọng, hận thù, ghen ghét, kiêu căng, có thể làm ta mù tối không nhìn thấy sự tốt lành nơi tha nhân. Có một số người chỉ nhìn thấy điểm tối của người khác, chỉ nhìn thấy những lỗi lầm, những khuyết điểm mà không nhận ra những gì là xinh đẹp, những gì là cao quý, thánh thiện nơi họ. Cứ tiếp tục xét mình, ta sẽ thấy có nhiều điểm tối, sự mù tối của tâm hồn rất nguy hại. Chỉ có ánh sáng của Đức Kitô soi chiếu, chỉ có cái nhìn của Đấng tình yêu, mỗi người mới xoá tan những điểm tối đó. Chỉ có sự cầu nguyện và tin tưởng vào Đấng là ánh sáng thế gian, chúng ta mới có thể xua đuổi bóng tối ra khỏi tâm hồn và nhìn mọi sự trong ánh sáng Tin Mừng Đức Kitô. Ðôi mắt đức tin giúp chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa và yêu mọi người, mọi sự trong Chúa và yêu như Chúa đã yêu.Nhiều Thánh vịnh giúp chúng ta tập nhìn cuộc đời và con người bằng đôi mắt tin yêu, như Thánh vịnh 104, các Thánh vịnh Job 38-39.
Đôi mắt là tuyệt tác của thiên nhiên, là cửa ngỏ tâm hồn. Đôi mắt có thị giác và thị lực. Thị giác là khả năng của đôi mắt có thể thấy. Thị lực là mức độ thấy của khả năng ấy. Thấy nhiều hay ít. Thấy xa hay gần. Thấy rõ hay mờ. Người cận thị chỉ thấy được rất gần. Người viễn thị thì thấy xa hơn. Cần có thị giác tốt và thị lực tốt thì đôi mắt mới sáng ngời. Thị lực còn là của trí óc và của con tim. Có người chỉ thấy được cái thế giới chật hẹp và ích kỷ của bản thân mình; có người thấy được hoàn cảnh, tâm tư và nguyện vọng của người khác. Thị lực còn là niềm tin. Bartimê tuy mù nhưng lại có thị lực tốt. Anh đã thấy được Chúa Giêsu là Ðấng Messia "Con Vua Ðavít". Anh kêu xin : "Rabbuni, xin cho tôi được thấy", và Chúa Giê-su trả lời : "Hãy đi ! Niềm tin của con đã cứu chữa con". Bartimê được thấy và anh theo Chúa Giêsu trên con đường của Người ; khi thấy được, anh cùng hành hương lên Giêrusalem (x. Đức Giêsu thành Nazareth phần II, trg 13). Bartimê thấy nhiều cái mà những người sáng mắt không thấy. Anh thấy Chúa là con vua Đavít, là Đấng Thiên Sai, là Đấng Cứu Thế. Anh thấy quyền năng và tình thương của Chúa có thể cho anh được sáng mắt. Anh thấy bằng lòng tin. Chính vì lòng tin này mà Chúa Giêsu đã thương cứu chữa cho anh sáng mắt. Anh mù, mắt không thấy Chúa, nhưng lòng đã thấy Chúa rồi vì anh có lòng tin. Thị lực lòng tin cho anh tiếp nhận ánh sáng tình yêu đầy tràn hy vọng.
“Muốn trong trắng, con phải hy sinh; cành huệ trắng tinh, cành mai thơm tho, cành đào xinh đẹp, vì nó đâm rễ sâu vào lòng đất, vì nó cầm cự với mưa bão, vì nó chịu đựng những bàn tay cắt tỉa” (ĐHV 431).
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con có đôi mắt với thị giác và thị lực tốt; để con nhận ra Chúa nơi anh em với những cái hay cái tốt; để con nhận ra Chúa nơi các kỳ công kiệt tác thiên nhiên; để con biết nhận ra Chúa nơi các vị Đại Diện Chúa.
Và lạy Chúa, “Chúa chỉ ban sự trong trắng cho linh hồn khiêm nhường. Con cầu xin hàng ngày với tâm hồn đơn sơ chân thành, thực sự nhìn nhận sự yếu đuối của con” (ĐHV 427);
xin cho con được thấy bản thân con với những yếu đuối và khuyết điểm, biết nhận ra thân phận thụ tạo lệ thuộc Đấng Tạo Hóa;
từ đó con biết được ơn phúc là do lòng Chúa yêu thương ban tặng, để con luôn biết dâng lời cảm tạ, tôn thờ, phụng sự và kính mến Chúa với cả tâm tình con thảo. Amen
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng Hội Đồng 2018: Phúc trình vòng 3 của các nhóm nhỏ
Vũ Văn An
01:36 23/10/2018
Theo tin của Crux ngày 20 tháng Mười, các nhóm nhỏ theo ngôn ngữ đã đệ trình phúc trình các thảo luận của các ngài về phần 3 của Tài Liệu Làm Việc. Sau đây là tóm tắt các phúc trình này do Crux thực hiện.
Các Nhóm nói tiếng Đức
Nhóm nói tiếng Đức tỏ ý quan tâm đối với hướng đi của Thượng Hội Đồng. Các ngài viết “Sau Thượng Hội Đồng, điều gì sẽ thay đổi? Liệu có những phương cách cụ thể để trở thành một giáo hội cho người trẻ không? Liệu có các cam kết từ phía các giám mục không?”
Nhóm kêu gọi 2 bài diễn văn chuyên biệt được phản ảnh trong tài liệu sau cùng: một của Đức Hồng Y Vincent Nichols của Westminster, Anh Quốc, về việc buôn bán người, và bài kia của Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago ngỏ với các nhà lãnh đạo chính trị.
Về các vấn đề khác, nhóm nói tiếng Đức phát biểu:
* Chúng tôi tin rằng vai trò của phụ nữ trong việc lãnh đạo và đưa ra quyết định trong Giáo Hội nên được tăng cường 1 cách đáng kể hơn nữa.
* Chúng tôi muốn một cuộc thảo luận nghiêm chỉnh với người trẻ trong Giáo Hội về các vấn đề tính dục và kết đôi (partnership).
* Các ngài kêu gọi “một ý hướng nhằm khám phá và làm nhẹ các vấn nạn chuyên biệt của người trẻ tại một giáo phận (thí dụ, nghèo đói công khai hay che đậy, ghiền ma túy, du đãng thanh tiếu niên, di dân thiếu niên, nạn nhân bị lạm dụng và bạo hành)”.
* Các ngài cũng kêu gọi Giáo Hội phải có ý hướng cụ thể nhằm gặp gỡ người trẻ thường xuyên, nhất là những người trẻ kém may mắn”.
Nhóm cũng gợi ý về một số chủ đề như dạy giáo lý qua các thủ bản dựa vào Youcat, giúp tuổi trẻ dấn thân cho môi trường, cổ vũ giới trẻ tham gia vào Giáo Hội, cổ vũ tính phụ đới trong Giáo Hội, cổ vũ các phong trào, nghệ thuật, và các hiệp hội, coi chúng như những nơi chốn để “làm Giáo Hội”.
Cuối cùng, nhóm nói tiếng Đức đề cập tới các tai tiếng lạm dụng tình dục trong Đạo Công Giáo. Các ngài viết: “Chúng tôi tin rằng tài liệu sau cùng của Thượng Hội Đồng không thể khởi đầu mà không có lời nói rõ ràng về bi kịch lạm dụng tình dục trẻ em và thiếu niên”.
“Và chúng tôi cũng nghĩ rằng các giám mục chúng tôi không thể về nhà mà không có ý hướng cương quyết sẽ đưa ra các thay đổi cụ thể nhằm cung cấp việc phòng ngừa tốt hơn và chăm sóc tốt hơn cho các nạn nhân”.
Các Nhóm nói tiếng Anh
Các nhóm nói tiếng Anh đưa ra nhiều gợi ý cho rằng vì Thượng Hội Đồng sắp tới hồi kết thúc, nên diễn trình cần lặp lại kinh nghiệm của cấp địa phương, bất kể đó là các hội đồng giám mục, các giáo phận hay các giáo xứ.
Vì phần cuối cùng của Tài Liệu Làm Việc tập chú vào các chỉ dẫn và khuyến cáo thực tiễn, nên Nhóm A, do Đức Hồng Y Oswald Gracias của Mumbai hướng dẫn, đã đưa ra một số điểm gợi ý chi tiết, trong đó, có những tài nguyên thực tiễn dành cho các cha mẹ và ông bà như “những thầy cô đầu tiên” của người trẻ, chú ý nhiều hơn tới việc đào tạo thầy cô và các chưng trình làm tuyên úy cho các trường và đại học Công Giáo, và cổ vũ việc giới trẻ tham gia nhiều hơn vào phụng vụ và các sinh hoạt của Giáo Hội trong đó, họ có nhiều quyền hơn trong việc đưa ra quyết định.
Nhóm cũng thảo luận nhu cầu phải tái tạo diện mạo giáo xứ quanh trải nghiệm ba chiều của Giáo Hội: như “mầu nhiệm”, “hiệp thông” và “sai đi”. Các ngài lưu ý rằng một điều được Thượng Hội Đồng nhận ra là người trẻ không phải chỉ là đối tượng của việc phúc âm hóa mà còn là các tác nhân.
Hai nhóm thảo luận việc nối vòng tay lớn với những người bị lôi cuốn bởi người đồng tính và cảm thấy bối rối về phái tính (gender dysphoria).
Nhóm B, do Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago hướng dẫn, đề nghị phải có “một tiết riêng biệt cho vấn đề này và đối tượng chính của tiết này sẽ là việc đồng hành mục vụ với những người này theo các đường hướng của Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo”.
Nhóm D, do Đức Hồng Y Daniel DiNardo của Houston-Galveston hướng dẫn, viết: “về phái tính, lối sống hoặc xu hướng giới tính, không nên làm bất cứ ai cảm thấy không được yêu thương, săn sóc. Tuy nhiên, như Thánh Tôma Aquinô đã viết, tình yêu có nghĩa ‘muốn điều tốt cho người khác’. Và đó là lý do tại sao tình yêu chân chính không hề loại bỏ lời kêu gọi hồi tâm, thay đổi đời sống”.
Sau cùng, nhiều khuyến cáo khác nhau đã được đưa ra nhằm khuyến khích các giám mục và linh mục sử dụng các phương tiện kỹ thuật số làm phương tiện nối vòng tay lớn; các ngài nhấn mạnh rằng nó là bộ máy tốt nhất các ngài có thể sử dụng để vươn tới một cử tọa mới và thường không đi nhà thờ.
Các ngài viết thêm “một cuốn video đăng tải trên YouTube hoặc Facebook thường xuyên có đó 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần, và nó có thể tìm đường đến những ngõ ngách xa xôi nhất trên thế giới, thậm chí thù nghịch nhất. Chúng tôi cảm thấy một phương pháp sinh hoa trái hơn cả là tạo ra các tài liệu có thể đồng nhất hóa semina verbi (hạt giống Lời Chúa) với cả nền văn hóa bình dân lẫn nền văn hóa bác học”.
Các Nhóm nói tiếng Ý
Các nhóm nói tiếng Ý chủ yếu tập trung vào sự cần thiết phải đáp ứng đầy đủ các thách thức mà người trẻ đang phải đương đầu và trả lời các câu hỏi của họ về các chủ đề lớn hơn, như tính dục, phá thai và bị đẩy qua bên lề, đặc biệt là phụ nữ và người nghèo.
Nhóm đầu tiên, do Đức Hồng Y Angelo De Donatis, giám mục giám quản (vicar) Rôma, và Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, người đứng đầu Giáo hoàng Hàn lâm viện về Sự sống, đã sử dụng hình ảnh làm bánh hóa nhiều trong Sách Thánh như tượng trưng cho tính trung tâm của Chúa Giêsu đối với đức tin.
Các ngài cho rằng cần chú ý nhiều hơn đến tính trung tâm này của Chúa Giêsu; các ngài lưu ý rằng, giống như việc làm bánh hóa nhiều, Người có thể làm nhiều phép lạ với rất ít vật liệu được cung cấp cho Người.
Các thành viên trong các nhóm nói rằng phần thứ ba của tài liệu, trong khi nêu tên nhiều khả thể tham gia của người trẻ vào sinh hoạt của giáo xứ, nhưng có nguy cơ tạo ra “một danh sách dài mà không có ưu tiên nào cả” và đưa ra bốn điểm suy nghĩ: tính ưu việt của Tin Mừng, thừa tác vụ cho người nghèo, một sự nhấn mạnh lớn hơn đến việc đào tạo và Thánh Thể.
Các ngài cho rằng: thừa tác vụ người nghèo"không phải là vấn đề tổ chức lại hệ thống phục vụ thiện nguyện hay một hình thức phúc lợi phụ đới. Sứ điệp Kitô giáo, về căn bản, là chứng tá của sự gần gũi có tính cứu rỗi của Thiên Chúa đối với mọi người”.
Nhóm thứ hai được lãnh đạo bởi Đức Hồng Y Fernando Filoni, bộ trưởng Bộ phúc âm hóa các dân tộc của Vatican, và Đức Tổng Giám Mục Bruno Forte, một thành viên của hội đồng tổ chức Thượng hội đồng.
Các thành viên của nhóm cho biết tài liệu làm việc của Thượng hội đồng, cho đến nay, có cách tiếp cận quá phương Tây, nhưng vẫn thất bại trong việc đề cập thỏa đáng các vấn đề như lợi ích / thách thức của thế giới kỹ thuật số, mối tương quan giữa đức tin và khoa học và việc “mất phương hướng xã hội, tinh thần và đạo đức” cùng khắp.
Các ngài nhấn mạnh: các thách thức chuyên biệt là các trường hợp bị gạt qua bên lề, đặc biệt là phụ nữ, những người "thường là nạn nhân của lòng tự tôn nam giới đủ mạnh để giết người", cũng như những người bị ảnh hưởng bởi việc nghiện ma túy và đau khổ về thể chất hoặc tinh thần.
Đề cập đến sự cần thiết phải dành "sự chú ý đặc biệt và đồng hành” với những người bị lôi cuốn bởi người đồng tính, và các thách thức đặt ra cho các người trẻ bởi nạn thất nghiệp và thiếu cơ hội việc làm thuộc lĩnh vực học tập của họ.
Các vấn đề đạo đức như các vấn đề liên quan đến tính dục, phá thai, bị loại trừ vì lý do xã hội và sắc tộc, cũng được đề cập, cũng như ảnh hưởng của các nhóm huyền bí (occult), “vốn gây ảnh hưởng đến những người trẻ mà ta không nên đánh giá thấp”.
Nhóm thứ ba, do Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, người đứng đầu Hội đồng Văn hóa của Vatican, và Đức Giám Mục Pietro Maria Fragnelli của Trapani, lãnh đạo, tập trung vào bốn lĩnh vực chủ chốt: tìm kiếm hạnh phúc trong việc lắng nghe chính mình và Lời Chúa, sự cần thiết phải đặt con người ở trung tâm, nhận ra cuộc hành trình mà mỗi người phải thực hiện và quan tâm đến môi trường.
Các lĩnh vực khác được các ngài nhấn mạnh là tầm quan trọng của lòng sùng kính Đức Marian, sự cần thiết phải khai triển các chương trình đồng hành và biện phân, sự cần thiết phải đào tạo tốt hơn về Thánh Kinh và thần học bên ngoài các định chế học thuật, sử dụng kỹ thuật, tầm quan trọng của việc phục vụ và sự cần thiết giúp đỡ các di dân trẻ tuổi, đặc biệt là "tại nhà" và qua các giáo hội địa phương.
Nhóm cũng nhắc đến việc phải cung cấp việc đào tạo và đồng hành tốt hơn cho các cặp vợ chồng trẻ, cả những người đang đính hôn và những người mới kết hôn gần đây, và sự cần thiết phải vượt qua việc kỳ thị.
Các Nhóm nói tiếng Pháp
Nhóm A nói tiếng Pháp, do Đức Tổng Giám Mục David Macaire lãnh đạo, nhấn mạnh rằng để tiến lên phía trức, không nên xem xét thừa tác vụ tuổi trẻ một cách độc lập khỏi việc chăm sóc mục vụ.
Các ngài tiếp tục bằng cách lưu ý rằng sẽ là điều có lợi khi có cả cha mẹ lẫn người trẻ cùng hiện diện ở Thượng hội đồng, cùng với các cặp vợ chồng trẻ, để cung cấp chứng từ về “việc họ tìm cách sống bí tích hôn nhân và giáo dục con cái của họ ra sao”.
Một nhóm khác nhấn mạnh rằng trong việc đề cập đến các mối quan tâm mục vụ đối với người trẻ, điều quan trọng cần nhớ là "cuộc sống của những người trẻ từ 16 đến 30 không có tính trực tuyến (linear)".
Nhóm cho rằng "đời sống ấy được đánh dấu bằng thành công, thất bại, và các dấu mốc quan trọng và có tính hạnh phước như thi đậu một kỳ thi, việc làm đầu tiên, thiết lập cuộc sống lứa đôi và gia đình".
Nhóm gợi ý Giáo Hội phải lưu tâm để các nguồn tài nguyên tinh thần cần thiết cho việc đáp ứng các nhu cầu như thế không nên mang tính công thức.
Hai nhóm khác nhau khẳng định rằng dù chủ đề của Thượng hội đồng là người trẻ, nhưng điều thiết yếu là không nên hoàn toàn tách rời họ khỏi cuộc sống rộng lớn hơn của Giáo Hội, vì sự hồi hướng và canh tân mục vụ là mục tiêu của toàn thể Giáo Hội.
Các ngài đặt câu hỏi: "Vì vậy, trước khi bàn đến chúng, há không cần cho thấy mọi chi thể của Giáo Hội đều được kêu gọi cùng nhau tiến bước theo dấu chân của Chúa Giêsu và tiến tới trong đời sống ơn thánh đó sao? Thuật ngữ Thượng Hội Đồng há không có nghĩa là cùng đi với nhau hay sao?"
Tương tự như thế, một nhóm khác lưu ý rằng điều quan trọng là phải có quyền và trách nhiệm ra quyết định thực sự "trong việc vận hành các định chế của cộng đồng, giáo xứ hoặc giáo phận".
Tuy nhiên, mặc dù vậy, các ngài bác bỏ ý tưởng cho rằng Vatican cần một bộ riêng biệt tập trung đặc biệt vào người trẻ, vì "sẽ có nguy cơ gia tăng sự cô lập của họ". Thay vào đó, các ngài khuyến cáo mọi bộ sở có thói quen tiêu chuẩn này là lắng nghe và tích nhập người trẻ vào công việc của họ.
Cuối cùng, nhóm gợi ý cho rằng người trẻ được trao quyền để phục vụ tốt hơn trong tư cách những người thông truyền giáo huấn xã hội của Giáo hội nhằm “làm cho cuộc đối thoại đức tin của Giáo Hội với các điển hình văn hóa mới này thành khả hữu, không phải bằng cách thiên tư các giáo sĩ của Giáo Hội về những chủ đề này, nhưng bằng cách đào tạo người trẻ của Giáo Hội có khả năng trở thành các người thủ diễn biết và giải thích được niềm hy vọng ở trong họ”.
Các ngài kết luận "Đó là cách, hình ảnh Giáo Hội của Chúa Kitô như một người bạn của thế giới dần dần sẽ thay đổi".
Các Nhóm nói tiếng Tây Ban Nha
Nhóm B nói tiếng Tây Ban Nha, do Đức Hồng Y Luis Ladaria Ferrer, người Tây Ban Nha và đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin của Giáo hội lãnh đạo, đã viết rằng Giáo hội phải đảm nhận một "thái độ chào đón và thân thiện" để khuyến khích sự hòa nhập và đồng hành với mọi người, "kể cả những người có xu hướng tình dục khác nhau, để họ có thể lớn lên trong đức tin và trong mối liên hệ của họ với Thiên Chúa".
Tuy nhiên, thái độ chào đón không có nghĩa là phải thay đổi giáo huấn của Giáo Hội về tính dục. Ngược lại, nhóm cho rằng văn phòng “tương ứng” của Vatican nên khai triển một “xu hướng” tiếp cận vấn đề tính dục một cách có hệ thống và rõ ràng, bằng các lập luận nhân học, “dễ tiếp cận đối với mọi người trẻ, cho thấy nhân đức khiết tịnh là lời khẳng định hân hoan tạo điều kiện cho tình yêu nhân bản và thần thiêng”.
Nói về phụ nữ, nhóm đã viết rằng họ “đánh giá” chỗ đứng của họ trong Giáo Hội và nhìn nhận rằng họ có “phẩm giá bình đẳng với nam giới”. Như vậy, trong các chương trình mục vụ của Giáo Hội, các đóng góp của cả nữ lẫn nam nên được xem xét, vì chúng "bổ sung cho nhau và làm cho đời sống của cả cộng đồng sinh hoa trái".
Vì cùng lý do như trên, các ngài viết, nhóm đề nghị một "sự tham gia lớn hơn của phụ nữ vào việc biện phân mục vụ bằng cách cộng tác tích cực vào các tình huống ra quyết định".
Khi nói đến các kỹ thuật mới, nhóm viết rằng đối với người trẻ, không có sự khác biệt giữa “ảo và thực” nên Giáo hội phải thừa nhận một cách “cương định” tất cả việc ảo hóa (virtualization) này.
Ngoài ra, Giáo Hội phải giúp đỡ những người trẻ đang là nạn nhân của tội phạm trực tuyến, từ nội dung khiêu dâm trẻ em đến bắt nạt trực tuyến, hỗ trợ các nạn nhân và sản xuất các tư liệu để nhận thức và đào tạo, cổ vũ "quyền công dân kỹ thuật số có trách nhiệm".
Nhóm cũng đề nghị: việc thực hành “tính thượng hội đồng” nên trở thành một đặc điểm vĩnh viễn trong đời sống của Giáo Hội, cổ vũ sự tham gia của tất cả những người chịu phép rửa và có thiện chí, “mỗi người theo độ tuổi, bậc sống và ơn gọi của họ, làm cho việc tham gia tích cực của giới trẻ trong từng giáo phận, Hội đồng Giám mục và Giáo hội phổ quát trở thành hữu hiệu và có thực chất”.
Giống như nhóm nói tiếng Tây Ban Nha đầu tiên, do Đức Hồng Y Hond Rodriguez Maradiaga dẫn đầu, các ngài cũng nhấn mạnh đến việc người trẻ cần phải không những chỉ là “những người tiếp nhận” mà còn là những người chủ đạo trong sứ mệnh của Giáo hội, vì cả họ cũng được kêu gọi “truyền giảng Tin Mừng, thông truyền tin mừng của Chúa”.
Nhóm này cũng nói về "hồi tâm", đặt câu hỏi "hồi tâm của ai? để làm gì? từ đâu? ” muốn nói lời kêu gọi hồi tâm không nên là việc chỉ trích những gì đã được thực hiện, như thể mọi thứ “ đều xấu ”, nhưng là việc tìm “ điều hơn”, mong muốn trở nên tốt hơn và phục vụ nhiều hơn. Các ngài cho hay điều này đòi phải "lắng nghe, đi ra ngoài, biện phân, đồng hành".
Nhóm A nói tiếng Tây Ban Nha cũng thừa nhận rằng những hàng ghế ở các nhà thờ trống rỗng, và chẩn đoán rằng điều này là do thiếu sự hài hòa với người ta, đặc biệt là những người trẻ. Đề nghị cụ thể của các ngài là làm cho phụng vụ có tính tham gia nhiều hơn, với những bài hát hay hơn và thậm chí có thể duyệt lại các công thức cầu nguyện.
Các ngài viết: "Nếu những người trẻ từ bỏ việc cử hành Thánh Thể, thì đó là triệu chứng đầu tiên của việc họ mất đức tin".
Nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha
Nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha, đứng đầu là Đức Hồng Y João Braz de Avis, viết rằng việc hoàn cầu hóa đã tạo ra sự thay đổi thời đại, mặc dù có nhiều hiệu quả tích cực, nó cũng đã tạo ra một xã hội "bị thương tổn" đang thách thức Giáo hội phải phục hồi "việc nói tiên tri" của mình, để cổ vũ một “Giáo hội và một xã hội hòa nhập, để không ai bị bỏ rơi”.
Các ngài thừa nhận tầm quan trọng của những biểu thức khác nhau của “lòng sùng kính bình dân”, như hành hương và thăm viếng các đền thờ, có thể thu hút người trẻ và biểu lộ đức tin của họ, nhưng cũng cần có những nơi để người trẻ khám phá giáo lý và luân lý của Giáo Hội, kèm với việc bác ái mục vụ.
Trích dẫn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, các ngài viết “lòng sùng kính bình dân là ‘một cách hợp pháp để sống đức tin", và các ngài nói thêm rằng nó có "sức mạnh truyền giảng Tin Mừng" lớn lao.
Nhóm cũng đề nghị một "hội đồng" hoàn cầu hoặc vọng quan sát người trẻ, ngoài Bộ của Vatican về Giáo dân, Gia đình và Sự sống, là bộ, trên thực tế, có bao gồm thừa tác vụ cho người trẻ.
Nhóm đã phê duyệt 25 gợi ý đề cập đến một số chủ đề, dù các ngài không đào sâu nội dung của chúng. Trong số đó, có mạng lưới cho thừa tác vụ tuổi trẻ; người trẻ khuyết tật; người trẻ trong tù; chăm sóc mục vụ cho người trẻ đồng tính luyến ái; các trải nghiệm truyền giáo trẻ; và Đức Maria và người trẻ.
Các Nhóm nói tiếng Đức
Nhóm nói tiếng Đức tỏ ý quan tâm đối với hướng đi của Thượng Hội Đồng. Các ngài viết “Sau Thượng Hội Đồng, điều gì sẽ thay đổi? Liệu có những phương cách cụ thể để trở thành một giáo hội cho người trẻ không? Liệu có các cam kết từ phía các giám mục không?”
Nhóm kêu gọi 2 bài diễn văn chuyên biệt được phản ảnh trong tài liệu sau cùng: một của Đức Hồng Y Vincent Nichols của Westminster, Anh Quốc, về việc buôn bán người, và bài kia của Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago ngỏ với các nhà lãnh đạo chính trị.
Về các vấn đề khác, nhóm nói tiếng Đức phát biểu:
* Chúng tôi tin rằng vai trò của phụ nữ trong việc lãnh đạo và đưa ra quyết định trong Giáo Hội nên được tăng cường 1 cách đáng kể hơn nữa.
* Chúng tôi muốn một cuộc thảo luận nghiêm chỉnh với người trẻ trong Giáo Hội về các vấn đề tính dục và kết đôi (partnership).
* Các ngài kêu gọi “một ý hướng nhằm khám phá và làm nhẹ các vấn nạn chuyên biệt của người trẻ tại một giáo phận (thí dụ, nghèo đói công khai hay che đậy, ghiền ma túy, du đãng thanh tiếu niên, di dân thiếu niên, nạn nhân bị lạm dụng và bạo hành)”.
* Các ngài cũng kêu gọi Giáo Hội phải có ý hướng cụ thể nhằm gặp gỡ người trẻ thường xuyên, nhất là những người trẻ kém may mắn”.
Nhóm cũng gợi ý về một số chủ đề như dạy giáo lý qua các thủ bản dựa vào Youcat, giúp tuổi trẻ dấn thân cho môi trường, cổ vũ giới trẻ tham gia vào Giáo Hội, cổ vũ tính phụ đới trong Giáo Hội, cổ vũ các phong trào, nghệ thuật, và các hiệp hội, coi chúng như những nơi chốn để “làm Giáo Hội”.
Cuối cùng, nhóm nói tiếng Đức đề cập tới các tai tiếng lạm dụng tình dục trong Đạo Công Giáo. Các ngài viết: “Chúng tôi tin rằng tài liệu sau cùng của Thượng Hội Đồng không thể khởi đầu mà không có lời nói rõ ràng về bi kịch lạm dụng tình dục trẻ em và thiếu niên”.
“Và chúng tôi cũng nghĩ rằng các giám mục chúng tôi không thể về nhà mà không có ý hướng cương quyết sẽ đưa ra các thay đổi cụ thể nhằm cung cấp việc phòng ngừa tốt hơn và chăm sóc tốt hơn cho các nạn nhân”.
Các Nhóm nói tiếng Anh
Các nhóm nói tiếng Anh đưa ra nhiều gợi ý cho rằng vì Thượng Hội Đồng sắp tới hồi kết thúc, nên diễn trình cần lặp lại kinh nghiệm của cấp địa phương, bất kể đó là các hội đồng giám mục, các giáo phận hay các giáo xứ.
Vì phần cuối cùng của Tài Liệu Làm Việc tập chú vào các chỉ dẫn và khuyến cáo thực tiễn, nên Nhóm A, do Đức Hồng Y Oswald Gracias của Mumbai hướng dẫn, đã đưa ra một số điểm gợi ý chi tiết, trong đó, có những tài nguyên thực tiễn dành cho các cha mẹ và ông bà như “những thầy cô đầu tiên” của người trẻ, chú ý nhiều hơn tới việc đào tạo thầy cô và các chưng trình làm tuyên úy cho các trường và đại học Công Giáo, và cổ vũ việc giới trẻ tham gia nhiều hơn vào phụng vụ và các sinh hoạt của Giáo Hội trong đó, họ có nhiều quyền hơn trong việc đưa ra quyết định.
Nhóm cũng thảo luận nhu cầu phải tái tạo diện mạo giáo xứ quanh trải nghiệm ba chiều của Giáo Hội: như “mầu nhiệm”, “hiệp thông” và “sai đi”. Các ngài lưu ý rằng một điều được Thượng Hội Đồng nhận ra là người trẻ không phải chỉ là đối tượng của việc phúc âm hóa mà còn là các tác nhân.
Hai nhóm thảo luận việc nối vòng tay lớn với những người bị lôi cuốn bởi người đồng tính và cảm thấy bối rối về phái tính (gender dysphoria).
Nhóm B, do Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago hướng dẫn, đề nghị phải có “một tiết riêng biệt cho vấn đề này và đối tượng chính của tiết này sẽ là việc đồng hành mục vụ với những người này theo các đường hướng của Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo”.
Nhóm D, do Đức Hồng Y Daniel DiNardo của Houston-Galveston hướng dẫn, viết: “về phái tính, lối sống hoặc xu hướng giới tính, không nên làm bất cứ ai cảm thấy không được yêu thương, săn sóc. Tuy nhiên, như Thánh Tôma Aquinô đã viết, tình yêu có nghĩa ‘muốn điều tốt cho người khác’. Và đó là lý do tại sao tình yêu chân chính không hề loại bỏ lời kêu gọi hồi tâm, thay đổi đời sống”.
Sau cùng, nhiều khuyến cáo khác nhau đã được đưa ra nhằm khuyến khích các giám mục và linh mục sử dụng các phương tiện kỹ thuật số làm phương tiện nối vòng tay lớn; các ngài nhấn mạnh rằng nó là bộ máy tốt nhất các ngài có thể sử dụng để vươn tới một cử tọa mới và thường không đi nhà thờ.
Các ngài viết thêm “một cuốn video đăng tải trên YouTube hoặc Facebook thường xuyên có đó 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần, và nó có thể tìm đường đến những ngõ ngách xa xôi nhất trên thế giới, thậm chí thù nghịch nhất. Chúng tôi cảm thấy một phương pháp sinh hoa trái hơn cả là tạo ra các tài liệu có thể đồng nhất hóa semina verbi (hạt giống Lời Chúa) với cả nền văn hóa bình dân lẫn nền văn hóa bác học”.
Các Nhóm nói tiếng Ý
Các nhóm nói tiếng Ý chủ yếu tập trung vào sự cần thiết phải đáp ứng đầy đủ các thách thức mà người trẻ đang phải đương đầu và trả lời các câu hỏi của họ về các chủ đề lớn hơn, như tính dục, phá thai và bị đẩy qua bên lề, đặc biệt là phụ nữ và người nghèo.
Nhóm đầu tiên, do Đức Hồng Y Angelo De Donatis, giám mục giám quản (vicar) Rôma, và Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, người đứng đầu Giáo hoàng Hàn lâm viện về Sự sống, đã sử dụng hình ảnh làm bánh hóa nhiều trong Sách Thánh như tượng trưng cho tính trung tâm của Chúa Giêsu đối với đức tin.
Các ngài cho rằng cần chú ý nhiều hơn đến tính trung tâm này của Chúa Giêsu; các ngài lưu ý rằng, giống như việc làm bánh hóa nhiều, Người có thể làm nhiều phép lạ với rất ít vật liệu được cung cấp cho Người.
Các thành viên trong các nhóm nói rằng phần thứ ba của tài liệu, trong khi nêu tên nhiều khả thể tham gia của người trẻ vào sinh hoạt của giáo xứ, nhưng có nguy cơ tạo ra “một danh sách dài mà không có ưu tiên nào cả” và đưa ra bốn điểm suy nghĩ: tính ưu việt của Tin Mừng, thừa tác vụ cho người nghèo, một sự nhấn mạnh lớn hơn đến việc đào tạo và Thánh Thể.
Các ngài cho rằng: thừa tác vụ người nghèo"không phải là vấn đề tổ chức lại hệ thống phục vụ thiện nguyện hay một hình thức phúc lợi phụ đới. Sứ điệp Kitô giáo, về căn bản, là chứng tá của sự gần gũi có tính cứu rỗi của Thiên Chúa đối với mọi người”.
Nhóm thứ hai được lãnh đạo bởi Đức Hồng Y Fernando Filoni, bộ trưởng Bộ phúc âm hóa các dân tộc của Vatican, và Đức Tổng Giám Mục Bruno Forte, một thành viên của hội đồng tổ chức Thượng hội đồng.
Các thành viên của nhóm cho biết tài liệu làm việc của Thượng hội đồng, cho đến nay, có cách tiếp cận quá phương Tây, nhưng vẫn thất bại trong việc đề cập thỏa đáng các vấn đề như lợi ích / thách thức của thế giới kỹ thuật số, mối tương quan giữa đức tin và khoa học và việc “mất phương hướng xã hội, tinh thần và đạo đức” cùng khắp.
Các ngài nhấn mạnh: các thách thức chuyên biệt là các trường hợp bị gạt qua bên lề, đặc biệt là phụ nữ, những người "thường là nạn nhân của lòng tự tôn nam giới đủ mạnh để giết người", cũng như những người bị ảnh hưởng bởi việc nghiện ma túy và đau khổ về thể chất hoặc tinh thần.
Đề cập đến sự cần thiết phải dành "sự chú ý đặc biệt và đồng hành” với những người bị lôi cuốn bởi người đồng tính, và các thách thức đặt ra cho các người trẻ bởi nạn thất nghiệp và thiếu cơ hội việc làm thuộc lĩnh vực học tập của họ.
Các vấn đề đạo đức như các vấn đề liên quan đến tính dục, phá thai, bị loại trừ vì lý do xã hội và sắc tộc, cũng được đề cập, cũng như ảnh hưởng của các nhóm huyền bí (occult), “vốn gây ảnh hưởng đến những người trẻ mà ta không nên đánh giá thấp”.
Nhóm thứ ba, do Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, người đứng đầu Hội đồng Văn hóa của Vatican, và Đức Giám Mục Pietro Maria Fragnelli của Trapani, lãnh đạo, tập trung vào bốn lĩnh vực chủ chốt: tìm kiếm hạnh phúc trong việc lắng nghe chính mình và Lời Chúa, sự cần thiết phải đặt con người ở trung tâm, nhận ra cuộc hành trình mà mỗi người phải thực hiện và quan tâm đến môi trường.
Các lĩnh vực khác được các ngài nhấn mạnh là tầm quan trọng của lòng sùng kính Đức Marian, sự cần thiết phải khai triển các chương trình đồng hành và biện phân, sự cần thiết phải đào tạo tốt hơn về Thánh Kinh và thần học bên ngoài các định chế học thuật, sử dụng kỹ thuật, tầm quan trọng của việc phục vụ và sự cần thiết giúp đỡ các di dân trẻ tuổi, đặc biệt là "tại nhà" và qua các giáo hội địa phương.
Nhóm cũng nhắc đến việc phải cung cấp việc đào tạo và đồng hành tốt hơn cho các cặp vợ chồng trẻ, cả những người đang đính hôn và những người mới kết hôn gần đây, và sự cần thiết phải vượt qua việc kỳ thị.
Các Nhóm nói tiếng Pháp
Nhóm A nói tiếng Pháp, do Đức Tổng Giám Mục David Macaire lãnh đạo, nhấn mạnh rằng để tiến lên phía trức, không nên xem xét thừa tác vụ tuổi trẻ một cách độc lập khỏi việc chăm sóc mục vụ.
Các ngài tiếp tục bằng cách lưu ý rằng sẽ là điều có lợi khi có cả cha mẹ lẫn người trẻ cùng hiện diện ở Thượng hội đồng, cùng với các cặp vợ chồng trẻ, để cung cấp chứng từ về “việc họ tìm cách sống bí tích hôn nhân và giáo dục con cái của họ ra sao”.
Một nhóm khác nhấn mạnh rằng trong việc đề cập đến các mối quan tâm mục vụ đối với người trẻ, điều quan trọng cần nhớ là "cuộc sống của những người trẻ từ 16 đến 30 không có tính trực tuyến (linear)".
Nhóm cho rằng "đời sống ấy được đánh dấu bằng thành công, thất bại, và các dấu mốc quan trọng và có tính hạnh phước như thi đậu một kỳ thi, việc làm đầu tiên, thiết lập cuộc sống lứa đôi và gia đình".
Nhóm gợi ý Giáo Hội phải lưu tâm để các nguồn tài nguyên tinh thần cần thiết cho việc đáp ứng các nhu cầu như thế không nên mang tính công thức.
Hai nhóm khác nhau khẳng định rằng dù chủ đề của Thượng hội đồng là người trẻ, nhưng điều thiết yếu là không nên hoàn toàn tách rời họ khỏi cuộc sống rộng lớn hơn của Giáo Hội, vì sự hồi hướng và canh tân mục vụ là mục tiêu của toàn thể Giáo Hội.
Các ngài đặt câu hỏi: "Vì vậy, trước khi bàn đến chúng, há không cần cho thấy mọi chi thể của Giáo Hội đều được kêu gọi cùng nhau tiến bước theo dấu chân của Chúa Giêsu và tiến tới trong đời sống ơn thánh đó sao? Thuật ngữ Thượng Hội Đồng há không có nghĩa là cùng đi với nhau hay sao?"
Tương tự như thế, một nhóm khác lưu ý rằng điều quan trọng là phải có quyền và trách nhiệm ra quyết định thực sự "trong việc vận hành các định chế của cộng đồng, giáo xứ hoặc giáo phận".
Tuy nhiên, mặc dù vậy, các ngài bác bỏ ý tưởng cho rằng Vatican cần một bộ riêng biệt tập trung đặc biệt vào người trẻ, vì "sẽ có nguy cơ gia tăng sự cô lập của họ". Thay vào đó, các ngài khuyến cáo mọi bộ sở có thói quen tiêu chuẩn này là lắng nghe và tích nhập người trẻ vào công việc của họ.
Cuối cùng, nhóm gợi ý cho rằng người trẻ được trao quyền để phục vụ tốt hơn trong tư cách những người thông truyền giáo huấn xã hội của Giáo hội nhằm “làm cho cuộc đối thoại đức tin của Giáo Hội với các điển hình văn hóa mới này thành khả hữu, không phải bằng cách thiên tư các giáo sĩ của Giáo Hội về những chủ đề này, nhưng bằng cách đào tạo người trẻ của Giáo Hội có khả năng trở thành các người thủ diễn biết và giải thích được niềm hy vọng ở trong họ”.
Các ngài kết luận "Đó là cách, hình ảnh Giáo Hội của Chúa Kitô như một người bạn của thế giới dần dần sẽ thay đổi".
Các Nhóm nói tiếng Tây Ban Nha
Nhóm B nói tiếng Tây Ban Nha, do Đức Hồng Y Luis Ladaria Ferrer, người Tây Ban Nha và đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin của Giáo hội lãnh đạo, đã viết rằng Giáo hội phải đảm nhận một "thái độ chào đón và thân thiện" để khuyến khích sự hòa nhập và đồng hành với mọi người, "kể cả những người có xu hướng tình dục khác nhau, để họ có thể lớn lên trong đức tin và trong mối liên hệ của họ với Thiên Chúa".
Tuy nhiên, thái độ chào đón không có nghĩa là phải thay đổi giáo huấn của Giáo Hội về tính dục. Ngược lại, nhóm cho rằng văn phòng “tương ứng” của Vatican nên khai triển một “xu hướng” tiếp cận vấn đề tính dục một cách có hệ thống và rõ ràng, bằng các lập luận nhân học, “dễ tiếp cận đối với mọi người trẻ, cho thấy nhân đức khiết tịnh là lời khẳng định hân hoan tạo điều kiện cho tình yêu nhân bản và thần thiêng”.
Nói về phụ nữ, nhóm đã viết rằng họ “đánh giá” chỗ đứng của họ trong Giáo Hội và nhìn nhận rằng họ có “phẩm giá bình đẳng với nam giới”. Như vậy, trong các chương trình mục vụ của Giáo Hội, các đóng góp của cả nữ lẫn nam nên được xem xét, vì chúng "bổ sung cho nhau và làm cho đời sống của cả cộng đồng sinh hoa trái".
Vì cùng lý do như trên, các ngài viết, nhóm đề nghị một "sự tham gia lớn hơn của phụ nữ vào việc biện phân mục vụ bằng cách cộng tác tích cực vào các tình huống ra quyết định".
Khi nói đến các kỹ thuật mới, nhóm viết rằng đối với người trẻ, không có sự khác biệt giữa “ảo và thực” nên Giáo hội phải thừa nhận một cách “cương định” tất cả việc ảo hóa (virtualization) này.
Ngoài ra, Giáo Hội phải giúp đỡ những người trẻ đang là nạn nhân của tội phạm trực tuyến, từ nội dung khiêu dâm trẻ em đến bắt nạt trực tuyến, hỗ trợ các nạn nhân và sản xuất các tư liệu để nhận thức và đào tạo, cổ vũ "quyền công dân kỹ thuật số có trách nhiệm".
Nhóm cũng đề nghị: việc thực hành “tính thượng hội đồng” nên trở thành một đặc điểm vĩnh viễn trong đời sống của Giáo Hội, cổ vũ sự tham gia của tất cả những người chịu phép rửa và có thiện chí, “mỗi người theo độ tuổi, bậc sống và ơn gọi của họ, làm cho việc tham gia tích cực của giới trẻ trong từng giáo phận, Hội đồng Giám mục và Giáo hội phổ quát trở thành hữu hiệu và có thực chất”.
Giống như nhóm nói tiếng Tây Ban Nha đầu tiên, do Đức Hồng Y Hond Rodriguez Maradiaga dẫn đầu, các ngài cũng nhấn mạnh đến việc người trẻ cần phải không những chỉ là “những người tiếp nhận” mà còn là những người chủ đạo trong sứ mệnh của Giáo hội, vì cả họ cũng được kêu gọi “truyền giảng Tin Mừng, thông truyền tin mừng của Chúa”.
Nhóm này cũng nói về "hồi tâm", đặt câu hỏi "hồi tâm của ai? để làm gì? từ đâu? ” muốn nói lời kêu gọi hồi tâm không nên là việc chỉ trích những gì đã được thực hiện, như thể mọi thứ “ đều xấu ”, nhưng là việc tìm “ điều hơn”, mong muốn trở nên tốt hơn và phục vụ nhiều hơn. Các ngài cho hay điều này đòi phải "lắng nghe, đi ra ngoài, biện phân, đồng hành".
Nhóm A nói tiếng Tây Ban Nha cũng thừa nhận rằng những hàng ghế ở các nhà thờ trống rỗng, và chẩn đoán rằng điều này là do thiếu sự hài hòa với người ta, đặc biệt là những người trẻ. Đề nghị cụ thể của các ngài là làm cho phụng vụ có tính tham gia nhiều hơn, với những bài hát hay hơn và thậm chí có thể duyệt lại các công thức cầu nguyện.
Các ngài viết: "Nếu những người trẻ từ bỏ việc cử hành Thánh Thể, thì đó là triệu chứng đầu tiên của việc họ mất đức tin".
Nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha
Nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha, đứng đầu là Đức Hồng Y João Braz de Avis, viết rằng việc hoàn cầu hóa đã tạo ra sự thay đổi thời đại, mặc dù có nhiều hiệu quả tích cực, nó cũng đã tạo ra một xã hội "bị thương tổn" đang thách thức Giáo hội phải phục hồi "việc nói tiên tri" của mình, để cổ vũ một “Giáo hội và một xã hội hòa nhập, để không ai bị bỏ rơi”.
Các ngài thừa nhận tầm quan trọng của những biểu thức khác nhau của “lòng sùng kính bình dân”, như hành hương và thăm viếng các đền thờ, có thể thu hút người trẻ và biểu lộ đức tin của họ, nhưng cũng cần có những nơi để người trẻ khám phá giáo lý và luân lý của Giáo Hội, kèm với việc bác ái mục vụ.
Trích dẫn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, các ngài viết “lòng sùng kính bình dân là ‘một cách hợp pháp để sống đức tin", và các ngài nói thêm rằng nó có "sức mạnh truyền giảng Tin Mừng" lớn lao.
Nhóm cũng đề nghị một "hội đồng" hoàn cầu hoặc vọng quan sát người trẻ, ngoài Bộ của Vatican về Giáo dân, Gia đình và Sự sống, là bộ, trên thực tế, có bao gồm thừa tác vụ cho người trẻ.
Nhóm đã phê duyệt 25 gợi ý đề cập đến một số chủ đề, dù các ngài không đào sâu nội dung của chúng. Trong số đó, có mạng lưới cho thừa tác vụ tuổi trẻ; người trẻ khuyết tật; người trẻ trong tù; chăm sóc mục vụ cho người trẻ đồng tính luyến ái; các trải nghiệm truyền giáo trẻ; và Đức Maria và người trẻ.
Vị Giám Chức Đông Phương kêu gọi “thận trọng” về các Linh Mục kết hôn
Phan Du Sinh dịch
15:38 23/10/2018
ROMA - Cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ tranh luận lớn nào trong Thượng Hội đồng Giám mục tháng này về những người trẻ, nhưng khi một nhóm 300 giám mục khác tụ tập về Roma vào năm tới để tham dự Hội nghị thượng đỉnh về khu vực Amazon, một số dự báo nói đến sự căng thẳng xung quanh một điểm đã bùng nổ lâu dài trong cuộc tranh luận Công Giáo: Các linh mục kết hôn.
Thiếu linh mục thường cực kỳ cấp bách ở các vùng của Amazon, và một số giám mục từ khu vực này từ lâu đã ủng hộ ý tưởng về việc phong chức cho viri probati, nghĩa những người đàn ông lập gia đình đã được thử thách.
Trong khi đó ở phương Tây, một số tiếng nói đã khơi lại ý tưởng về một chức tư tế có kết hôn, như là một đáp trả đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của giáo sĩ, cho rằng hôn nhân sẽ cung cấp cho các linh mục cơ hội thể hiện tính dục của họ theo những cách thế lành mạnh và không lạm dụng.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Giáo Hội Công Giáo Ukraina Hy Lạp, lớn nhất trong số 22 Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông với Rôma, mang nhiều thế kỷ kinh nghiệm về các linh mục kết hôn, có một thông điệp cơ bản cho các đối tác phương Tây của ngài: “Đừng nhanh như thế!”
“Nếu chúng tôi phải đưa ra lời khuyên, tôi sẽ nói rằng gỡ bỏ luật độc thân khỏi chức linh mục sẽ không giải quyết được vấn đề. Kinh nghiệm của tôi là quả thực có những linh mục thánh thiện đã lập gia đình. .. sự thánh thiện này, sự trưởng thành này, là một kho báu lớn, nhưng nó không phải là hậu quả trực tiếp của lối sống (status of life),” Shevchuk nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Crux.
Khi được hỏi ngài sẽ đưa ra lời khuyên gì, vị giám chức người Ukraina, được gọi chính thức là “Thượng phụ” (“His Beatitude”), nói ngắn gọn: “Hãy thận trọng!”
Hơn nữa, Shevchuk nói, các linh mục đã lập gia đình tạo ra những thách thức hoàn toàn mới trong việc huấn luyện và cuộc sống linh mục, những cuộc tranh luận hoàn toàn tập trung vào một câu trả lời “có” hoặc “không” thường bỏ qua điều đó.
“Thông thường, các giám mục của chúng tôi lo lắng không chỉ về chủng sinh mà còn về bạn gái của anh ấy, và chúng tôi cũng đã lập một chương trình huấn luyện cho những phụ nữ này”, ngài nói. “Đôi khi sau hai hoặc ba lần gặp gỡ, họ nhận ra rằng họ không muốn là vợ của một linh mục. Điều này cũng có thể khiến mọi thứ phức tạp hơn. “
Về những vấn đề khác, Shevchuk khen ngợi sự hiện diện của những người trẻ tại Thượng hội đồng: “Họ là những hạt nhân sôi nổi nhất trong nhóm chúng tôi, tạo ra những ý tưởng và giải pháp mới nhất. Vì vậy, đó là một thực tế rất quan trọng cho sự thành công của Thượng hội đồng. “
Ngài nói rằng có rất ít căng thẳng thực sự trong hội trường của Thượng Hội đồng: “Khi bạn đứng trước mặt một người có nhu cầu, những người cần được đồng hành, thấu hiểu, chăm sóc, một người mà Giáo Hội ngày nay, là một người mẹ tốt, được mời gọi trao ban tinh thần của mình, sự ấm áp của người mẹ, điều đó kết hợp tất cả chúng ta. “
Ngài nói rằng các Giáo hội Đông phương chưa bị các vụ bê bối lạm dụng tình dục lớn: “Trong một nghĩa nào đó, chúng tôi đã được bảo vệ khỏi sự lạm dụng quyền lực và tinh thần giáo sĩ trị bởi thực tế là, trong Khối Xô Viết, Giáo hội của chúng tôi không có quyền gì cả. “
Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng không có lý do gì để tự mãn: “Chúng tôi phải cẩn thận không để mất quyền lực đạo đức của mình, bởi vì nó là kho báu duy nhất của chúng tôi. Nếu Giáo hội mất quyền lực đạo đức tại Ukraina, thì sự mất mát của chúng tôi sẽ còn bi đát hơn nữa. “
Cuộc phỏng vấn với Shevchuk diễn ra vào ngày 13 tháng 10 bằng tiếng Ý, và được dịch sang tiếng Anh bởi Tạp chí Crux.
Đâu là ấn tượng của ngài về Thượng hội đồng?
Đây đã là lần thứ tư của tôi. Lần đầu tiên là về Tân Phúc âm hoá, dưới thời của Đức Giáo Hoàng Benedictô. Vào thời điểm đó, tôi được chỉ định trong hội đồng thường trực của Thượng hội đồng, vì vậy tôi là một trong những người chuẩn bị Thượng hội đồng, cả cho khoá bình thường lẫn bất thường. Và bây giờ tôi tham gia vào Thượng hội đồng này trong tư cách người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ucraina.
Tôi phải nói rằng ấn tượng của tôi rất tích cực. Đặc biệt là Tài liệu làm việc, so với những tài liệu của các Thượng hội đồng khác, đây là một trong những tài liệu tốt nhất. Rõ ràng, đây là một bản văn sẽ biến đi, sẽ chết. Hôm nay chúng ta tranh luận, chỉ trích, làm việc trong các nhóm nhỏ, nhưng như một sự khởi đầu nó rất tốt.
Điều rất thú vị khác là sự tham gia tuyệt vời của những người trẻ, họ cảm thấy mình như những nhân vật chính trong Thượng hội đồng này. Trong nhóm nhỏ của tôi, chúng tôi có bốn người trẻ, một đến từ Úc, một từ Nigeria, một cô gái đến từ Nga và một cô gái đến từ Hà Lan. Họ là những hạt nhân sôi nổi nhất trong nhóm chúng tôi, tạo ra những ý tưởng và giải pháp mới nhất. Vì vậy, đó là một thực tế rất quan trọng cho sự thành công của Thượng hội đồng.
Phần mà Đức Giáo Hoàng đã dành ra như một khoảnh khắc lắng nghe đã diễn ra. Nhưng bây giờ chúng ta phải tiến lên phía trước, bởi vì chỉ đơn giản lắng nghe là quá ít. Chúng ta cần biện biệt và đưa ra một số quyết định cụ thể và hành động.
Ấn tượng của tôi là trong Thượng hội đồng này không có những căng thẳng lớn, những tranh luận lớn. Đó có phải là ấn tượng của ngài không?
Chắc chắn rồi. Tự chủ đề, bao gồm cả tính chủ quan của những người trẻ, đang thức tỉnh một cảm thức của người cha trong trái tim của Giáo Hội và cũng trong số các nghị phụ. Nó không phải là tranh cãi về ý tưởng, bởi vì điều này tạo ra những căng thẳng, bởi vì mọi người đều có những ý tưởng khác nhau. Nhưng khi bạn đứng trước mặt một người có nhu cầu, những người cần được đồng hành, thấu hiểu, chăm sóc, một người mà Giáo Hội ngày nay, là một người mẹ tốt, được mời gọi trao ban tinh thần của mình, sự ấm áp của người mẹ, điều đó kết hợp tất cả chúng ta.
Rõ ràng là chúng ta đến từ các bối cảnh khác nhau. Điều ở một nơi là một trường hợp khẩn cấp mục vụ thì không phải là như vậy ở Nigeria, hoặc ở Ukraina. Nhưng thực tế là không có những căng thẳng lớn. Thượng hội đồng nhất trí, có cảm giác như một trái tim và một tinh thần. Vì lý do này, tôi phải nói rằng tinh thần tham dự vào sự hiệp thông cũng rất tuyệt vời. Chúng tôi chia sẻ ý kiến của mình. Và cũng thú vị là những người trẻ có mặt trong phòng phản ứng lại với từng bài phát biểu và lấy lập trường. Bạn có thể cảm nhận được rằng điều chúng ta nói và suy nghĩ có tương ứng với những mong chờ của họ không. Có đáp trả ngay lập tức, có phản hồi. Và điều này thực sự đã tạo ra một bầu khí rất tích cực.
Theo ngài, đâu là các chủ đề lớn của Thượng hội đồng dựa vào đó cần đưa ra những quyết định?
Câu hỏi tôi muốn đặt ra cho Thượng hội đồng là một câu hỏi liên quan giáo hội học. Giáo hội là một tổ chức như thế nào?Tại sao?
Bởi vì có một sự ngờ vực nào đó từ những người trẻ đối với các thể chế ngày nay. Điều này chúng ta thấy ở Ukraina khi họ đến với chính phủ và các tổ chức khác. Những gì người trẻ ngày nay cần là cộng đoàn. Rõ ràng, hình thức thể chế phải được giải thích lại, bởi vì thể chế là một công cụ để phục vụ cộng đoàn. Nhiều người trẻ cảm thấy bị bỏ rơi bởi gia đình, bởi xã hội, và có kỳ vọng lớn lao này là Giáo Hội sẽ không từ bỏ họ. Giáo Hội phải là một cộng đoàn nơi bạn có thể có các điều kiện để trưởng thành và phát triển, với giáo dục và đào tạo cả về kitô hữu lẫn nhân bản.
Đây là một thời gian rất thú vị. Tôi phải nói rằng trong một thời gian dài trong đời linh mục của tôi, tôi là người đào tạo trong chủng viện. Vấn đề biện biệt ơn gọi là trung tâm không chỉ cho việc đào tạo trong chủng viện, mà còn đối với thừa tác vụ cho người trẻ.
Người làm công tác đồng hành, người cha linh hướng, người cố vấn về mặt tâm linh này phải có mặt trong đời sống của mọi người trẻ. Nhiều giám mục đã phát biểu rằng chúng ta thấy ít người có khả năng đồng hành. Làm thế nào để cổ võ sứ vụ này vốn là một ơn gọi trong thừa tác vụ của Giáo Hội? Theo tôi, những lựa chọn về cách thức đồng hành phải có tính cách mục vụ.
Theo ý kiến của tôi, Giáo Hội phải luôn đào sâu khái niệm về Giáo Hội như một cộng đoàn mang tính sinh sản. Có một phần của tài liệu nói về Giáo Hội như một người sinh sản, bởi vì Giáo Hội là một người mẹ có khả năng sinh sản. Nhờ ân huệ của Chúa Thánh Thần, Giáo hội sinh ra con cái của Thiên Chúa và của Giáo Hội. Nhưng ngày nay, vì nhiều lý do, chúng ta ngày càng trở thành một xã hội của những kẻ mồ côi. Đó là điều cơ bản để tái khám phá khuôn mặt mẫu tử của Giáo Hội, chăm sóc con cái một cách nghiêm túc.
Nói về khuôn mặt mẫu tử của Giáo Hội, ngài biết rất rõ rằng, ở nhiều nơi trên thế giới, rất khó cho những người trẻ nhìn thấy khuôn mặt này vì những vụ bê bối, đặc biệt là những chuyện liên quan đến tình dục. Đó có phải là một vấn đề cho Giáo hội của ngài không?
Tôi nghĩ rằng đó là một vấn đề có liên quan đến tất cả mọi người bởi vì, liên quan đến vấn đề lạm dụng, lạm dụng tình dục chỉ là một hình thức. Có nhiều loại lạm dụng: lạm dụng quyền lực, tiền bạc, tin cậy, không chỉ trong Giáo Hội mà trong văn hóa mà chúng ta đang sống. Chúng tôi không miễn dịch với những vấn đề này. Hiện tại, trong Giáo Hội của chúng tôi, nói chung, vấn đề lạm dụng tình dục không bi đát như chúng ta đã thấy trong bối cảnh của Giáo Hội ở Ai-len, Chi-lê hay Hoa Kỳ. Trong một nghĩa nào đó, chúng tôi đã được bảo vệ khỏi sự lạm dụng quyền lực và tinh thần giáo sĩ trị bởi thực tế là, trong Khối Xô Viết, Giáo hội của chúng tôi không có quyền gì cả.
Quyền bính duy nhất chúng tôi có, và chúng tôi tiếp tục có nó cho đến ngày nay, là một quyền bính đạo đức. Tại sao? Bởi vì chúng tôi bị bức hại vì đức tin của chúng tôi. Chúng tôi đã bị bức hại vì điều chúng tôi là. Trong cuộc bức hại này, hôm nay chúng ta thấy tính xác thực đang nổi lên. Bởi vì là một Kitô hữu trong một quốc gia vô thần không phải là phổ biến, nó đi ngược lại với dòng đời.
Có lẽ hôm nay, là một người Công Giáo ở Ukraina không phải là thời trang, nhưng chúng tôi là người Công Giáo. Chúng tôi thật sự tin rằng chúng tôi có một sứ mệnh, là nhân chứng của sự hiệp nhất của Giáo Hội. Nếu chúng ta nói về Ukraina, trong thế kỷ 20 đã có rất nhiều lạm dụng quyền lực và tin tưởng, ngay cả trong Giáo Hội, trong khi tại xã hội phương Tây, chúng ta đã được Chúa đặt trong một hoàn cảnh khác.
Nhưng tôi phải nói rằng chúng tôi cũng là những kẻ tội lỗi được tha thứ. Chúng tôi không thể nói rằng chúng tôi sẽ mãi mãi miễn dịch với một số vấn đề nhất định.
Phải chăng có một nỗi lo sợ rằng hiện tình Giáo hội Ucraina đã thay đổi, bởi vì ngài có thể công khai là người Công Giáo ở Ukraina, sẽ có một “chậm trễ” và tất cả những vấn đề này đã ảnh hưởng đến Giáo hội phổ quát trong 100 năm qua giờ đây cũng sẽ trở thành một vấn đề cho Giáo hội ngài?
Vâng. Tôi tin rằng chúng tôi có nhiều điều để học hỏi từ Giáo Hội Latinh ở nhiều nước trên thế giới. Tôi đồng ý rằng tất cả những cách sống hiện đại ấy đang bắt đầu đến Ukraina. Ukraina là một xã hội trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ. Ví dụ, cuộc cách mạng tình dục mà phương Tây đã có trong những năm 1960 mới chỉ đến ở Ukraina. Chúng tôi ý thức rằng, với tư cách là Kitô hữu và là một Giáo hội, chúng tôi đang bị thách thức.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể học hỏi từ kinh nghiệm của Giáo Hội ở các nước phương Tây. Có thể xem đó như là một cảnh báo cho chúng tôi, không chỉ áp dụng một số thực hành và kỷ luật nhất định, mà còn đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ trẻ vị thành niên, và cổ võ việc huấn luyện toàn diện về đạo đức tính dục của Giáo Hội. Chúng tôi phải cẩn thận để không mất quyền lực đạo đức của chúng tôi, bởi vì nó là kho báu duy nhất của chúng tôi.
Nhưng, nếu Giáo hội mất quyền lực đạo đức ở Ukraina, thì sự mất mát của chúng tôi sẽ còn bi đát hơn.
Có thể nói rằng cũng tại Ukraina chính sách của Giáo hội khi nói đến lạm dụng tình dục của giáo sĩ là không khoan dung?
Vâng. Chúng tôi cũng đã thảo luận điều này tại Hội đồng của chúng tôi, vào tháng Chín. Chúng tôi đã viết một lá thư gởi cho Đức Giáo Hoàng, ủng hộ Đấng kế vị Thánh Phêrô trong sứ vụ của ngài và chia sẻ nỗi đau khổ của ngài dành cho Giáo Hội. Chúng tôi tuyên bố không khoan dung cho những hành vi lạm dụng đó và cam kết bảo vệ, hành động cho những ai có thể là nạn nhân của bất kỳ loại lạm dụng nào: quyền lực, lòng tin, lương tâm, lạm dụng tình dục, trong bàn tay của bất kỳ người đại diện nào của Giáo Hội.
Ngoài ra, ở mỗi nơi trên thế giới, các giám mục của chúng tôi thuộc về các hội đồng giám mục theo nghi lễ Latinh, vì vậy họ áp dụng các biện pháp bảo vệ này trong giáo phận của họ, theo kỷ luật của đất nước.
Đối với chúng tôi ở Ukraina, cùng với hội đồng giám mục La tinh, chúng tôi đã ban hành một hướng dẫn về cách tiến hành nếu một trường hợp ấu dâm được phát hiện. Tài liệu này được ra đời theo yêu cầu rõ ràng của Thánh bộ Giáo lý Đức Tin. Tôi muốn cảm ơn Thánh bộ vì đã yêu cầu chúng tôi làm điều này, ngay cả khi hiện tại chúng tôi chưa nhận thấy nhu cầu thực tế ở Ukraine. Chúng tôi phải học hỏi từ Giáo Hội Tây phương. Chúng tôi phải được chuẩn bị, cảnh báo và nhạy cảm về vấn đề này.
Vào tháng Hai, sẽ có một cuộc họp ở Roma quy tụ tất cả các Chủ tịch Hội đồng giám mục từ khắp nơi trên thế giới về lạm dụng tình dục. Có những kinh nghiệm mà các Giáo hội phương Đông có thể chia sẻ với Giáo hội Latinh không?
Vâng. Tôi sẽ tham gia cuộc gặp gỡ này. Đối với tôi, đó sẽ là một dịp tuyệt vời để lắng nghe, để chia sẻ với người khác. Tôi sẽ tham gia vì cuộc họp này là một phần của chính sách không khoan nhượng mà Đức Thánh Cha muốn áp dụng một cách minh bạch nhất. Đó cũng là điều mà chúng tôi muốn áp dụng, không chỉ như một chính sách, mà còn thông qua các biện pháp cụ thể.
Tất cả những vị đứng đầu các Giáo hội Đông Phương sẽ tham dự?
Tôi hy vọng như vậy bởi vì trong mọi cơ quan của Toà thánh, các vị Chủ tịch Hội đồng Giám mục và người đứng đầu các Giáo Hội Đông Phương đều bình đẳng. Vì lý do này, tôi nghĩ rằng tôi sẽ phải tham gia ex-ufficio (theo chức vụ).
Tôi phải nói rằng Giáo Hội của chúng tôi cũng có một số kinh nghiệm để chia sẻ, bởi vì đại đa số linh mục của chúng tôi đều đã kết hôn. Sự kiện là có các linh mục kết hôn không có nghĩa là chúng tôi được miễn dịch chống lại sự ác này. Chúng ta biết rằng, trên thế giới, đại đa số các trường hợp ấu dâm xảy ra trong gia đình. Chúng tôi cần tạo ra một nền văn hóa bảo vệ, không khoan dung, không phải là một hệ thống che giấu sự ác này.
Tôi phải nói rằng, bởi thực tế là họ có con riêng của họ, các linh mục của chúng tôi có một mối quan hệ tự nhiên hơn với trẻ em. Họ thường là những người giáo dục cho con cái của họ và cũng cho con cái của những người tham gia các giáo xứ của họ. Kinh nghiệm làm cha của gia đình riêng giúp họ đối xử với trẻ một cách lành mạnh. Và Giáo Hội được kêu gọi để giúp những đứa trẻ này trưởng thành.
Như ngài đã nói, ơn gọi linh mục trong Giáo hội Ucraina hơi khác một chút bởi vì các linh mục có thể kết hôn. Ngài có lời khuyên nào cho những người ngày nay yêu cầu Giáo hội Latinh cho phép các linh mục kết hôn không?
Hãy thận trọng! Nếu chúng tôi phải đưa ra lời khuyên, tôi sẽ nói rằng việc gỡ bỏ luật độc thân khỏi chức linh mục sẽ không giải quyết được vấn đề. Kinh nghiệm của tôi là quả thực có những linh mục thánh thiện đã lập gia đình. .. sự thánh thiện này, sự trưởng thành này, là một kho báu lớn, nhưng nó không phải là hậu quả trực tiếp của lối sống.
Trong quá trình phân định ơn gọi, có một thách thức khác. Không phải là việc dễ dàng khi đồng hành một chủng sinh về tình trạng nào, kết hôn hoặc độc thân, anh ta nên chọn khi tiến gần chức linh mục.
Vào thời điểm nào theo quy luật của ngài, các chủng sinh phải đưa ra quyết định này?
Hiện nay, trong lúc họ đang ở chủng viện. Rõ ràng, có những ngoại lệ. Các chủng viện của chúng tôi chỉ chấp nhận những thanh niên chưa kết hôn. Sở dĩ vậy là bởi vì hầu như không thể đảm bảo một giai đoạn thanh thản để biện biệt trong quá trình đào tạo [sau khi kết hôn]. Nếu một người đã lập gia đình bước vào chủng viện, về cơ bản họ phải rời bỏ gia đình của họ trong sáu năm.
Tôi nhớ vào đầu những năm 1990, khi Giáo hội chúng tôi nổi lên từ hầm trú, chúng tôi chấp nhận tất cả mọi người trong các chủng viện, bởi vì có nhu cầu rất lớn về các linh mục. Mỗi tuần, tôi thấy tận mắt mình sự đau khổ của những gia đình thiếu vắng người cha. Đây là một bi kịch từ viễn tượng nhân bản, thiêng liêng, và cũng từ viễn tượng kinh tế.
Khi tôi là Giám đốc chủng viện, với sự đồng ý của giám mục, tôi đã soạn ra một chương trình cho các ơn gọi muộn. Nếu một người cha của đứa trẻ muốn bắt đầu con đường đào tạo tiến tới chức linh mục, sau khi đã có một nền giáo dục đại học, chúng tôi đã giúp anh ta sống đời sống cộng đoàn trong chủng viện mà không bắt anh ta rời khỏi gia đình. Chúng tôi đã giúp anh ta học tập và được đào tạo mà không rời bỏ nghề nghiệp của anh ấy, bởi vì anh ta phải hỗ trợ gia đình của mình. Đó là một tiến trình rất cá nhân, điều mà chúng tôi có thể làm trong chủng viện của chúng tôi. Chúng tôi đã thành công một phần, bởi vì chương trình này đã sản xuất sáu linh mục.
Các chủng sinh không thể kết hôn khi họ đang ở trong chủng viện. Tuy nhiên, trong nửa sau của chương trình học, họ thường có bạn gái. Đây cũng là một thời kỳ rất tế nhị. Mối quan hệ qua email và skype rất mạnh, đôi khi trong quá trình đào tạo, khó có thể tập trung sự chú ý của chủng sinh trong cộng đoàn, bởi vì có ai đó từ bên ngoài kéo anh ta.
Họ phải lựa chọn kết hôn hoặc sống độc thân trước khi thụ phong chức phó tế. Thường xảy ra là một ứng sinh được mời gọi kết hôn, một người cha, phải chờ một vài năm để tìm đúng người. Nhiều chủng sinh của chúng tôi không được thụ phong vì sau khi hoàn tất việc học tại chủng viện, họ đến Roma để học cao hơn. Chỉ sau khi hoàn thành việc học này, họ mới có thể được thụ phong. Bạn không thể sống như một linh mục đã lập gia đình ở một trường đại học Roma.
Cuộc khủng hoảng của gia đình cũng dính dáng đến các gia đình linh mục. Thông thường, các giám mục của chúng tôi lo lắng không chỉ về chủng sinh mà còn bạn gái của anh ấy, và chúng tôi cũng đã lập một chương trình cho những người phụ nữ này. Thông thường, sau hai hoặc ba lần gặp gỡ, họ nhận ra rằng họ không muốn làm vợ của một linh mục. Điều này cũng có thể khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn.
Vì vậy, để trả lời câu hỏi của anh, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của chúng tôi, nhưng quyết định phải được thực hiện bởi Giáo hội Latinh. Tôi phải nói rằng đây không phải là chủ đề của Thượng hội đồng này, vấn đề độc thân không được thảo luận trong hội trường hay trong các nhóm nhỏ.
Thiếu linh mục thường cực kỳ cấp bách ở các vùng của Amazon, và một số giám mục từ khu vực này từ lâu đã ủng hộ ý tưởng về việc phong chức cho viri probati, nghĩa những người đàn ông lập gia đình đã được thử thách.
Trong khi đó ở phương Tây, một số tiếng nói đã khơi lại ý tưởng về một chức tư tế có kết hôn, như là một đáp trả đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của giáo sĩ, cho rằng hôn nhân sẽ cung cấp cho các linh mục cơ hội thể hiện tính dục của họ theo những cách thế lành mạnh và không lạm dụng.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Giáo Hội Công Giáo Ukraina Hy Lạp, lớn nhất trong số 22 Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông với Rôma, mang nhiều thế kỷ kinh nghiệm về các linh mục kết hôn, có một thông điệp cơ bản cho các đối tác phương Tây của ngài: “Đừng nhanh như thế!”
“Nếu chúng tôi phải đưa ra lời khuyên, tôi sẽ nói rằng gỡ bỏ luật độc thân khỏi chức linh mục sẽ không giải quyết được vấn đề. Kinh nghiệm của tôi là quả thực có những linh mục thánh thiện đã lập gia đình. .. sự thánh thiện này, sự trưởng thành này, là một kho báu lớn, nhưng nó không phải là hậu quả trực tiếp của lối sống (status of life),” Shevchuk nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Crux.
Khi được hỏi ngài sẽ đưa ra lời khuyên gì, vị giám chức người Ukraina, được gọi chính thức là “Thượng phụ” (“His Beatitude”), nói ngắn gọn: “Hãy thận trọng!”
Hơn nữa, Shevchuk nói, các linh mục đã lập gia đình tạo ra những thách thức hoàn toàn mới trong việc huấn luyện và cuộc sống linh mục, những cuộc tranh luận hoàn toàn tập trung vào một câu trả lời “có” hoặc “không” thường bỏ qua điều đó.
“Thông thường, các giám mục của chúng tôi lo lắng không chỉ về chủng sinh mà còn về bạn gái của anh ấy, và chúng tôi cũng đã lập một chương trình huấn luyện cho những phụ nữ này”, ngài nói. “Đôi khi sau hai hoặc ba lần gặp gỡ, họ nhận ra rằng họ không muốn là vợ của một linh mục. Điều này cũng có thể khiến mọi thứ phức tạp hơn. “
Về những vấn đề khác, Shevchuk khen ngợi sự hiện diện của những người trẻ tại Thượng hội đồng: “Họ là những hạt nhân sôi nổi nhất trong nhóm chúng tôi, tạo ra những ý tưởng và giải pháp mới nhất. Vì vậy, đó là một thực tế rất quan trọng cho sự thành công của Thượng hội đồng. “
Ngài nói rằng có rất ít căng thẳng thực sự trong hội trường của Thượng Hội đồng: “Khi bạn đứng trước mặt một người có nhu cầu, những người cần được đồng hành, thấu hiểu, chăm sóc, một người mà Giáo Hội ngày nay, là một người mẹ tốt, được mời gọi trao ban tinh thần của mình, sự ấm áp của người mẹ, điều đó kết hợp tất cả chúng ta. “
Ngài nói rằng các Giáo hội Đông phương chưa bị các vụ bê bối lạm dụng tình dục lớn: “Trong một nghĩa nào đó, chúng tôi đã được bảo vệ khỏi sự lạm dụng quyền lực và tinh thần giáo sĩ trị bởi thực tế là, trong Khối Xô Viết, Giáo hội của chúng tôi không có quyền gì cả. “
Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng không có lý do gì để tự mãn: “Chúng tôi phải cẩn thận không để mất quyền lực đạo đức của mình, bởi vì nó là kho báu duy nhất của chúng tôi. Nếu Giáo hội mất quyền lực đạo đức tại Ukraina, thì sự mất mát của chúng tôi sẽ còn bi đát hơn nữa. “
Cuộc phỏng vấn với Shevchuk diễn ra vào ngày 13 tháng 10 bằng tiếng Ý, và được dịch sang tiếng Anh bởi Tạp chí Crux.
Đâu là ấn tượng của ngài về Thượng hội đồng?
Đây đã là lần thứ tư của tôi. Lần đầu tiên là về Tân Phúc âm hoá, dưới thời của Đức Giáo Hoàng Benedictô. Vào thời điểm đó, tôi được chỉ định trong hội đồng thường trực của Thượng hội đồng, vì vậy tôi là một trong những người chuẩn bị Thượng hội đồng, cả cho khoá bình thường lẫn bất thường. Và bây giờ tôi tham gia vào Thượng hội đồng này trong tư cách người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ucraina.
Tôi phải nói rằng ấn tượng của tôi rất tích cực. Đặc biệt là Tài liệu làm việc, so với những tài liệu của các Thượng hội đồng khác, đây là một trong những tài liệu tốt nhất. Rõ ràng, đây là một bản văn sẽ biến đi, sẽ chết. Hôm nay chúng ta tranh luận, chỉ trích, làm việc trong các nhóm nhỏ, nhưng như một sự khởi đầu nó rất tốt.
Điều rất thú vị khác là sự tham gia tuyệt vời của những người trẻ, họ cảm thấy mình như những nhân vật chính trong Thượng hội đồng này. Trong nhóm nhỏ của tôi, chúng tôi có bốn người trẻ, một đến từ Úc, một từ Nigeria, một cô gái đến từ Nga và một cô gái đến từ Hà Lan. Họ là những hạt nhân sôi nổi nhất trong nhóm chúng tôi, tạo ra những ý tưởng và giải pháp mới nhất. Vì vậy, đó là một thực tế rất quan trọng cho sự thành công của Thượng hội đồng.
Phần mà Đức Giáo Hoàng đã dành ra như một khoảnh khắc lắng nghe đã diễn ra. Nhưng bây giờ chúng ta phải tiến lên phía trước, bởi vì chỉ đơn giản lắng nghe là quá ít. Chúng ta cần biện biệt và đưa ra một số quyết định cụ thể và hành động.
Ấn tượng của tôi là trong Thượng hội đồng này không có những căng thẳng lớn, những tranh luận lớn. Đó có phải là ấn tượng của ngài không?
Chắc chắn rồi. Tự chủ đề, bao gồm cả tính chủ quan của những người trẻ, đang thức tỉnh một cảm thức của người cha trong trái tim của Giáo Hội và cũng trong số các nghị phụ. Nó không phải là tranh cãi về ý tưởng, bởi vì điều này tạo ra những căng thẳng, bởi vì mọi người đều có những ý tưởng khác nhau. Nhưng khi bạn đứng trước mặt một người có nhu cầu, những người cần được đồng hành, thấu hiểu, chăm sóc, một người mà Giáo Hội ngày nay, là một người mẹ tốt, được mời gọi trao ban tinh thần của mình, sự ấm áp của người mẹ, điều đó kết hợp tất cả chúng ta.
Rõ ràng là chúng ta đến từ các bối cảnh khác nhau. Điều ở một nơi là một trường hợp khẩn cấp mục vụ thì không phải là như vậy ở Nigeria, hoặc ở Ukraina. Nhưng thực tế là không có những căng thẳng lớn. Thượng hội đồng nhất trí, có cảm giác như một trái tim và một tinh thần. Vì lý do này, tôi phải nói rằng tinh thần tham dự vào sự hiệp thông cũng rất tuyệt vời. Chúng tôi chia sẻ ý kiến của mình. Và cũng thú vị là những người trẻ có mặt trong phòng phản ứng lại với từng bài phát biểu và lấy lập trường. Bạn có thể cảm nhận được rằng điều chúng ta nói và suy nghĩ có tương ứng với những mong chờ của họ không. Có đáp trả ngay lập tức, có phản hồi. Và điều này thực sự đã tạo ra một bầu khí rất tích cực.
Theo ngài, đâu là các chủ đề lớn của Thượng hội đồng dựa vào đó cần đưa ra những quyết định?
Câu hỏi tôi muốn đặt ra cho Thượng hội đồng là một câu hỏi liên quan giáo hội học. Giáo hội là một tổ chức như thế nào?Tại sao?
Bởi vì có một sự ngờ vực nào đó từ những người trẻ đối với các thể chế ngày nay. Điều này chúng ta thấy ở Ukraina khi họ đến với chính phủ và các tổ chức khác. Những gì người trẻ ngày nay cần là cộng đoàn. Rõ ràng, hình thức thể chế phải được giải thích lại, bởi vì thể chế là một công cụ để phục vụ cộng đoàn. Nhiều người trẻ cảm thấy bị bỏ rơi bởi gia đình, bởi xã hội, và có kỳ vọng lớn lao này là Giáo Hội sẽ không từ bỏ họ. Giáo Hội phải là một cộng đoàn nơi bạn có thể có các điều kiện để trưởng thành và phát triển, với giáo dục và đào tạo cả về kitô hữu lẫn nhân bản.
Đây là một thời gian rất thú vị. Tôi phải nói rằng trong một thời gian dài trong đời linh mục của tôi, tôi là người đào tạo trong chủng viện. Vấn đề biện biệt ơn gọi là trung tâm không chỉ cho việc đào tạo trong chủng viện, mà còn đối với thừa tác vụ cho người trẻ.
Người làm công tác đồng hành, người cha linh hướng, người cố vấn về mặt tâm linh này phải có mặt trong đời sống của mọi người trẻ. Nhiều giám mục đã phát biểu rằng chúng ta thấy ít người có khả năng đồng hành. Làm thế nào để cổ võ sứ vụ này vốn là một ơn gọi trong thừa tác vụ của Giáo Hội? Theo tôi, những lựa chọn về cách thức đồng hành phải có tính cách mục vụ.
Theo ý kiến của tôi, Giáo Hội phải luôn đào sâu khái niệm về Giáo Hội như một cộng đoàn mang tính sinh sản. Có một phần của tài liệu nói về Giáo Hội như một người sinh sản, bởi vì Giáo Hội là một người mẹ có khả năng sinh sản. Nhờ ân huệ của Chúa Thánh Thần, Giáo hội sinh ra con cái của Thiên Chúa và của Giáo Hội. Nhưng ngày nay, vì nhiều lý do, chúng ta ngày càng trở thành một xã hội của những kẻ mồ côi. Đó là điều cơ bản để tái khám phá khuôn mặt mẫu tử của Giáo Hội, chăm sóc con cái một cách nghiêm túc.
Nói về khuôn mặt mẫu tử của Giáo Hội, ngài biết rất rõ rằng, ở nhiều nơi trên thế giới, rất khó cho những người trẻ nhìn thấy khuôn mặt này vì những vụ bê bối, đặc biệt là những chuyện liên quan đến tình dục. Đó có phải là một vấn đề cho Giáo hội của ngài không?
Tôi nghĩ rằng đó là một vấn đề có liên quan đến tất cả mọi người bởi vì, liên quan đến vấn đề lạm dụng, lạm dụng tình dục chỉ là một hình thức. Có nhiều loại lạm dụng: lạm dụng quyền lực, tiền bạc, tin cậy, không chỉ trong Giáo Hội mà trong văn hóa mà chúng ta đang sống. Chúng tôi không miễn dịch với những vấn đề này. Hiện tại, trong Giáo Hội của chúng tôi, nói chung, vấn đề lạm dụng tình dục không bi đát như chúng ta đã thấy trong bối cảnh của Giáo Hội ở Ai-len, Chi-lê hay Hoa Kỳ. Trong một nghĩa nào đó, chúng tôi đã được bảo vệ khỏi sự lạm dụng quyền lực và tinh thần giáo sĩ trị bởi thực tế là, trong Khối Xô Viết, Giáo hội của chúng tôi không có quyền gì cả.
Quyền bính duy nhất chúng tôi có, và chúng tôi tiếp tục có nó cho đến ngày nay, là một quyền bính đạo đức. Tại sao? Bởi vì chúng tôi bị bức hại vì đức tin của chúng tôi. Chúng tôi đã bị bức hại vì điều chúng tôi là. Trong cuộc bức hại này, hôm nay chúng ta thấy tính xác thực đang nổi lên. Bởi vì là một Kitô hữu trong một quốc gia vô thần không phải là phổ biến, nó đi ngược lại với dòng đời.
Có lẽ hôm nay, là một người Công Giáo ở Ukraina không phải là thời trang, nhưng chúng tôi là người Công Giáo. Chúng tôi thật sự tin rằng chúng tôi có một sứ mệnh, là nhân chứng của sự hiệp nhất của Giáo Hội. Nếu chúng ta nói về Ukraina, trong thế kỷ 20 đã có rất nhiều lạm dụng quyền lực và tin tưởng, ngay cả trong Giáo Hội, trong khi tại xã hội phương Tây, chúng ta đã được Chúa đặt trong một hoàn cảnh khác.
Nhưng tôi phải nói rằng chúng tôi cũng là những kẻ tội lỗi được tha thứ. Chúng tôi không thể nói rằng chúng tôi sẽ mãi mãi miễn dịch với một số vấn đề nhất định.
Phải chăng có một nỗi lo sợ rằng hiện tình Giáo hội Ucraina đã thay đổi, bởi vì ngài có thể công khai là người Công Giáo ở Ukraina, sẽ có một “chậm trễ” và tất cả những vấn đề này đã ảnh hưởng đến Giáo hội phổ quát trong 100 năm qua giờ đây cũng sẽ trở thành một vấn đề cho Giáo hội ngài?
Vâng. Tôi tin rằng chúng tôi có nhiều điều để học hỏi từ Giáo Hội Latinh ở nhiều nước trên thế giới. Tôi đồng ý rằng tất cả những cách sống hiện đại ấy đang bắt đầu đến Ukraina. Ukraina là một xã hội trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ. Ví dụ, cuộc cách mạng tình dục mà phương Tây đã có trong những năm 1960 mới chỉ đến ở Ukraina. Chúng tôi ý thức rằng, với tư cách là Kitô hữu và là một Giáo hội, chúng tôi đang bị thách thức.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể học hỏi từ kinh nghiệm của Giáo Hội ở các nước phương Tây. Có thể xem đó như là một cảnh báo cho chúng tôi, không chỉ áp dụng một số thực hành và kỷ luật nhất định, mà còn đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ trẻ vị thành niên, và cổ võ việc huấn luyện toàn diện về đạo đức tính dục của Giáo Hội. Chúng tôi phải cẩn thận để không mất quyền lực đạo đức của chúng tôi, bởi vì nó là kho báu duy nhất của chúng tôi.
Nhưng, nếu Giáo hội mất quyền lực đạo đức ở Ukraina, thì sự mất mát của chúng tôi sẽ còn bi đát hơn.
Có thể nói rằng cũng tại Ukraina chính sách của Giáo hội khi nói đến lạm dụng tình dục của giáo sĩ là không khoan dung?
Vâng. Chúng tôi cũng đã thảo luận điều này tại Hội đồng của chúng tôi, vào tháng Chín. Chúng tôi đã viết một lá thư gởi cho Đức Giáo Hoàng, ủng hộ Đấng kế vị Thánh Phêrô trong sứ vụ của ngài và chia sẻ nỗi đau khổ của ngài dành cho Giáo Hội. Chúng tôi tuyên bố không khoan dung cho những hành vi lạm dụng đó và cam kết bảo vệ, hành động cho những ai có thể là nạn nhân của bất kỳ loại lạm dụng nào: quyền lực, lòng tin, lương tâm, lạm dụng tình dục, trong bàn tay của bất kỳ người đại diện nào của Giáo Hội.
Ngoài ra, ở mỗi nơi trên thế giới, các giám mục của chúng tôi thuộc về các hội đồng giám mục theo nghi lễ Latinh, vì vậy họ áp dụng các biện pháp bảo vệ này trong giáo phận của họ, theo kỷ luật của đất nước.
Đối với chúng tôi ở Ukraina, cùng với hội đồng giám mục La tinh, chúng tôi đã ban hành một hướng dẫn về cách tiến hành nếu một trường hợp ấu dâm được phát hiện. Tài liệu này được ra đời theo yêu cầu rõ ràng của Thánh bộ Giáo lý Đức Tin. Tôi muốn cảm ơn Thánh bộ vì đã yêu cầu chúng tôi làm điều này, ngay cả khi hiện tại chúng tôi chưa nhận thấy nhu cầu thực tế ở Ukraine. Chúng tôi phải học hỏi từ Giáo Hội Tây phương. Chúng tôi phải được chuẩn bị, cảnh báo và nhạy cảm về vấn đề này.
Vào tháng Hai, sẽ có một cuộc họp ở Roma quy tụ tất cả các Chủ tịch Hội đồng giám mục từ khắp nơi trên thế giới về lạm dụng tình dục. Có những kinh nghiệm mà các Giáo hội phương Đông có thể chia sẻ với Giáo hội Latinh không?
Vâng. Tôi sẽ tham gia cuộc gặp gỡ này. Đối với tôi, đó sẽ là một dịp tuyệt vời để lắng nghe, để chia sẻ với người khác. Tôi sẽ tham gia vì cuộc họp này là một phần của chính sách không khoan nhượng mà Đức Thánh Cha muốn áp dụng một cách minh bạch nhất. Đó cũng là điều mà chúng tôi muốn áp dụng, không chỉ như một chính sách, mà còn thông qua các biện pháp cụ thể.
Tất cả những vị đứng đầu các Giáo hội Đông Phương sẽ tham dự?
Tôi hy vọng như vậy bởi vì trong mọi cơ quan của Toà thánh, các vị Chủ tịch Hội đồng Giám mục và người đứng đầu các Giáo Hội Đông Phương đều bình đẳng. Vì lý do này, tôi nghĩ rằng tôi sẽ phải tham gia ex-ufficio (theo chức vụ).
Tôi phải nói rằng Giáo Hội của chúng tôi cũng có một số kinh nghiệm để chia sẻ, bởi vì đại đa số linh mục của chúng tôi đều đã kết hôn. Sự kiện là có các linh mục kết hôn không có nghĩa là chúng tôi được miễn dịch chống lại sự ác này. Chúng ta biết rằng, trên thế giới, đại đa số các trường hợp ấu dâm xảy ra trong gia đình. Chúng tôi cần tạo ra một nền văn hóa bảo vệ, không khoan dung, không phải là một hệ thống che giấu sự ác này.
Tôi phải nói rằng, bởi thực tế là họ có con riêng của họ, các linh mục của chúng tôi có một mối quan hệ tự nhiên hơn với trẻ em. Họ thường là những người giáo dục cho con cái của họ và cũng cho con cái của những người tham gia các giáo xứ của họ. Kinh nghiệm làm cha của gia đình riêng giúp họ đối xử với trẻ một cách lành mạnh. Và Giáo Hội được kêu gọi để giúp những đứa trẻ này trưởng thành.
Như ngài đã nói, ơn gọi linh mục trong Giáo hội Ucraina hơi khác một chút bởi vì các linh mục có thể kết hôn. Ngài có lời khuyên nào cho những người ngày nay yêu cầu Giáo hội Latinh cho phép các linh mục kết hôn không?
Hãy thận trọng! Nếu chúng tôi phải đưa ra lời khuyên, tôi sẽ nói rằng việc gỡ bỏ luật độc thân khỏi chức linh mục sẽ không giải quyết được vấn đề. Kinh nghiệm của tôi là quả thực có những linh mục thánh thiện đã lập gia đình. .. sự thánh thiện này, sự trưởng thành này, là một kho báu lớn, nhưng nó không phải là hậu quả trực tiếp của lối sống.
Trong quá trình phân định ơn gọi, có một thách thức khác. Không phải là việc dễ dàng khi đồng hành một chủng sinh về tình trạng nào, kết hôn hoặc độc thân, anh ta nên chọn khi tiến gần chức linh mục.
Vào thời điểm nào theo quy luật của ngài, các chủng sinh phải đưa ra quyết định này?
Hiện nay, trong lúc họ đang ở chủng viện. Rõ ràng, có những ngoại lệ. Các chủng viện của chúng tôi chỉ chấp nhận những thanh niên chưa kết hôn. Sở dĩ vậy là bởi vì hầu như không thể đảm bảo một giai đoạn thanh thản để biện biệt trong quá trình đào tạo [sau khi kết hôn]. Nếu một người đã lập gia đình bước vào chủng viện, về cơ bản họ phải rời bỏ gia đình của họ trong sáu năm.
Tôi nhớ vào đầu những năm 1990, khi Giáo hội chúng tôi nổi lên từ hầm trú, chúng tôi chấp nhận tất cả mọi người trong các chủng viện, bởi vì có nhu cầu rất lớn về các linh mục. Mỗi tuần, tôi thấy tận mắt mình sự đau khổ của những gia đình thiếu vắng người cha. Đây là một bi kịch từ viễn tượng nhân bản, thiêng liêng, và cũng từ viễn tượng kinh tế.
Khi tôi là Giám đốc chủng viện, với sự đồng ý của giám mục, tôi đã soạn ra một chương trình cho các ơn gọi muộn. Nếu một người cha của đứa trẻ muốn bắt đầu con đường đào tạo tiến tới chức linh mục, sau khi đã có một nền giáo dục đại học, chúng tôi đã giúp anh ta sống đời sống cộng đoàn trong chủng viện mà không bắt anh ta rời khỏi gia đình. Chúng tôi đã giúp anh ta học tập và được đào tạo mà không rời bỏ nghề nghiệp của anh ấy, bởi vì anh ta phải hỗ trợ gia đình của mình. Đó là một tiến trình rất cá nhân, điều mà chúng tôi có thể làm trong chủng viện của chúng tôi. Chúng tôi đã thành công một phần, bởi vì chương trình này đã sản xuất sáu linh mục.
Các chủng sinh không thể kết hôn khi họ đang ở trong chủng viện. Tuy nhiên, trong nửa sau của chương trình học, họ thường có bạn gái. Đây cũng là một thời kỳ rất tế nhị. Mối quan hệ qua email và skype rất mạnh, đôi khi trong quá trình đào tạo, khó có thể tập trung sự chú ý của chủng sinh trong cộng đoàn, bởi vì có ai đó từ bên ngoài kéo anh ta.
Họ phải lựa chọn kết hôn hoặc sống độc thân trước khi thụ phong chức phó tế. Thường xảy ra là một ứng sinh được mời gọi kết hôn, một người cha, phải chờ một vài năm để tìm đúng người. Nhiều chủng sinh của chúng tôi không được thụ phong vì sau khi hoàn tất việc học tại chủng viện, họ đến Roma để học cao hơn. Chỉ sau khi hoàn thành việc học này, họ mới có thể được thụ phong. Bạn không thể sống như một linh mục đã lập gia đình ở một trường đại học Roma.
Cuộc khủng hoảng của gia đình cũng dính dáng đến các gia đình linh mục. Thông thường, các giám mục của chúng tôi lo lắng không chỉ về chủng sinh mà còn bạn gái của anh ấy, và chúng tôi cũng đã lập một chương trình cho những người phụ nữ này. Thông thường, sau hai hoặc ba lần gặp gỡ, họ nhận ra rằng họ không muốn làm vợ của một linh mục. Điều này cũng có thể khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn.
Vì vậy, để trả lời câu hỏi của anh, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của chúng tôi, nhưng quyết định phải được thực hiện bởi Giáo hội Latinh. Tôi phải nói rằng đây không phải là chủ đề của Thượng hội đồng này, vấn đề độc thân không được thảo luận trong hội trường hay trong các nhóm nhỏ.
Giáo sư Tiến sĩ Catherine Pakulak, người mẹ của 8 đứa con nói sinh suất cao không phải là rào cản kinh tế
Đặng Tự Do
16:03 23/10/2018
Ý tưởng rằng sinh suất cao là một rào cản đối với thành công kinh tế là một huyền thoại đương đại, Tiến sĩ Catherine Pakulak, giáo sư kinh tế tại trường Đại học Công Giáo America, là một người mẹ của tám đứa con, và là người tạo ra một hashtag đang lan nhanh trên thế giới nói như trên với Catholic News Agency.
Pakulak đã tạo ra hashtag “#PostcardsForMacron” lan rất nhanh trên Twitter vào hôm thứ Hai để trả lời cho nhận xét của Tổng thống Pháp Emanuel Macron tại sự kiện Gates Foundation.
Tổng thống Macron cho rằng phụ nữ có học vấn sẽ không chọn có nhiều con nếu họ được quyền lựa chọn. Pakulak nghĩ rằng nhận xét này đã được trích dẫn ngoài bối cảnh của nó, và cố gắng để không chỉ trích quá mạnh Macron, dù thế, cô vẫn nghĩ rằng đó là một nhận xét “thật lố bịch.”
Một trong những đề tài nghiên cứu của giáo sư Pakulak tập trung vào tác động của sinh suất đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
“Sinh nhiều con không phải là do thiếu hiểu biết”, Pakulak nói với CNA. Cô cho biết ý kiến của Macron đại diện cho một “quan điểm tiềm ẩn” phổ biến trong văn hóa đương đại.
Thái độ này chiếm ưu thế ở cả Phi Châu và ở những nơi khác như Hoa Kỳ, cô nói. Những phụ chọn lựa có nhiều con phải đối mặt với một “thái độ chê bai dè bỉu” từ những người khác.
“Vì thế tôi muốn nhảy vào và nói‘ Này, nhìn đây, thật ngớ ngẩn. Rất nhiều phụ nữ chọn điều này,” cô giải thích.
Trong khi Pakulak thừa nhận rằng hầu hết phụ nữ có bằng đại học không chọn có nhiều con, cô khẳng định không phải tất cả các phụ nữ đều như thế.
“Động lực chính của tôi là đặt vấn đề với câu nói của Macron.”
Pakulak đã chỉ trích một quan điểm của tổng thống Macron theo đó các gia đình đông con tại Phi Châu đang kềm hãm sự phát triển của đại lục này. Cô mô tả tâm lý này là “loại huyền thoại đương đại” không được dựa trên các số liệu thống kê.
“Không có bằng chứng cho thấy các nước không thể phát triển nhanh chóng, hoặc đều đặn, vì sinh suất cao”, cô giải thích. Trên khắp các châu lục, tỷ lệ sinh trung bình của một người phụ nữ không tăng đến bảy, tám, hoặc chín con, cô nói. Trên thực tế, trung bình một phụ nữ ở Phi Châu chỉ có 4 con trở lại.
Source: Catholic Herald Having kids won’t doom your country, says #PostcardsForMacron creator
Pakulak đã tạo ra hashtag “#PostcardsForMacron” lan rất nhanh trên Twitter vào hôm thứ Hai để trả lời cho nhận xét của Tổng thống Pháp Emanuel Macron tại sự kiện Gates Foundation.
Tổng thống Macron cho rằng phụ nữ có học vấn sẽ không chọn có nhiều con nếu họ được quyền lựa chọn. Pakulak nghĩ rằng nhận xét này đã được trích dẫn ngoài bối cảnh của nó, và cố gắng để không chỉ trích quá mạnh Macron, dù thế, cô vẫn nghĩ rằng đó là một nhận xét “thật lố bịch.”
Một trong những đề tài nghiên cứu của giáo sư Pakulak tập trung vào tác động của sinh suất đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
“Sinh nhiều con không phải là do thiếu hiểu biết”, Pakulak nói với CNA. Cô cho biết ý kiến của Macron đại diện cho một “quan điểm tiềm ẩn” phổ biến trong văn hóa đương đại.
Thái độ này chiếm ưu thế ở cả Phi Châu và ở những nơi khác như Hoa Kỳ, cô nói. Những phụ chọn lựa có nhiều con phải đối mặt với một “thái độ chê bai dè bỉu” từ những người khác.
“Vì thế tôi muốn nhảy vào và nói‘ Này, nhìn đây, thật ngớ ngẩn. Rất nhiều phụ nữ chọn điều này,” cô giải thích.
Trong khi Pakulak thừa nhận rằng hầu hết phụ nữ có bằng đại học không chọn có nhiều con, cô khẳng định không phải tất cả các phụ nữ đều như thế.
“Động lực chính của tôi là đặt vấn đề với câu nói của Macron.”
Pakulak đã chỉ trích một quan điểm của tổng thống Macron theo đó các gia đình đông con tại Phi Châu đang kềm hãm sự phát triển của đại lục này. Cô mô tả tâm lý này là “loại huyền thoại đương đại” không được dựa trên các số liệu thống kê.
“Không có bằng chứng cho thấy các nước không thể phát triển nhanh chóng, hoặc đều đặn, vì sinh suất cao”, cô giải thích. Trên khắp các châu lục, tỷ lệ sinh trung bình của một người phụ nữ không tăng đến bảy, tám, hoặc chín con, cô nói. Trên thực tế, trung bình một phụ nữ ở Phi Châu chỉ có 4 con trở lại.
Source: Catholic Herald Having kids won’t doom your country, says #PostcardsForMacron creator
Cướp tấn công tư gia Đức Hồng Y Norberto Rivera Carrera giết chết một cận vệ, vị Hồng Y an toàn
Đặng Tự Do
16:22 23/10/2018
Một viên chức cảnh sát phụ trách bảo vệ an ninh đã bị bắn chết tại nhà của Đức Hồng Y Norberto Rivera Carrera ở thành phố Mexico trong một vụ được chính quyền mô tả là một vụ cướp bất thành tại nhà vị Hồng Y đã về hưu.
Các tay súng đã đến nhà của Đức Hồng Y ở phía nam Mexico City vào ngày 21 tháng 10 lúc 3 giờ chiều. Raymundo Collins, thư ký an ninh công cộng thành phố Mexico, nói với giới truyền thông địa phương.
Ít nhất hai người đàn ông đến trên một chiếc xe giao hàng và giả vờ họ đang giao một phong bì. Họ gọi chuông cửa, và dùng vũ lực để xông vào. Giao tranh đã diễn ra giữa bọn cướp và một nhân viên cảnh sát đang làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh tại đây.
Anh cảnh sát Jose Javier Hernandez Nava đã bị giết trong trận giao tranh. Những kẻ tình nghi đã chạy trốn và vẫn còn đang bị truy nã.
Đức Hồng Y Rivera và một số tu sĩ phụ giúp ngài đã có mặt trong nhà vào thời điểm xảy ra vụ cướp, nhưng các vị không gặp nguy hiểm. Tính đến giữa trưa ngày 22 tháng 10, các nghi phạm vẫn còn sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Đức Hồng Y Rivera từng là tổng giám mục của Mexico City trong 22 năm. Ngài đã nộp đơn từ chức vào tháng 6 năm 2017 khi bước sang tuổi 75 và đã được thay thế bởi Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes, từ tháng 2 năm 2018.
Đức Hồng Y Aguiar nói ngài tạ ơn Chúa đã bảo vệ người tiền nhiệm của mình và cầu nguyện cho linh hồn cảnh sát viên Hernandez và gia đình anh.
Source: Catholic Herald Cardinal’s home attacked, security guard shot dead
Các tay súng đã đến nhà của Đức Hồng Y ở phía nam Mexico City vào ngày 21 tháng 10 lúc 3 giờ chiều. Raymundo Collins, thư ký an ninh công cộng thành phố Mexico, nói với giới truyền thông địa phương.
Ít nhất hai người đàn ông đến trên một chiếc xe giao hàng và giả vờ họ đang giao một phong bì. Họ gọi chuông cửa, và dùng vũ lực để xông vào. Giao tranh đã diễn ra giữa bọn cướp và một nhân viên cảnh sát đang làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh tại đây.
Anh cảnh sát Jose Javier Hernandez Nava đã bị giết trong trận giao tranh. Những kẻ tình nghi đã chạy trốn và vẫn còn đang bị truy nã.
Đức Hồng Y Rivera và một số tu sĩ phụ giúp ngài đã có mặt trong nhà vào thời điểm xảy ra vụ cướp, nhưng các vị không gặp nguy hiểm. Tính đến giữa trưa ngày 22 tháng 10, các nghi phạm vẫn còn sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Đức Hồng Y Rivera từng là tổng giám mục của Mexico City trong 22 năm. Ngài đã nộp đơn từ chức vào tháng 6 năm 2017 khi bước sang tuổi 75 và đã được thay thế bởi Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes, từ tháng 2 năm 2018.
Đức Hồng Y Aguiar nói ngài tạ ơn Chúa đã bảo vệ người tiền nhiệm của mình và cầu nguyện cho linh hồn cảnh sát viên Hernandez và gia đình anh.
Source: Catholic Herald Cardinal’s home attacked, security guard shot dead
Mexico tìm kiếm sự giúp đỡ của LHQ với đoàn người di dân từ Honduras
Thanh Quảng sdb
16:55 23/10/2018
Mexico tìm kiếm sự giúp đỡ của LHQ với đoàn người di dân từ Honduras
Mexico đã yêu cầu sự trợ giúp của Liên Hiệp Quốc trước làn sóng di dân của Honduras, đang trông chờ sự giúp đỡ của chính phủ Mexico hầu họ có thể tiếp tục cuộc hành trình tiến về Biên giới Hoa Kỳ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra một cảnh báo, ông sẽ xử dụng Quân đội để niêm phong Biên giới Hoa Kỳ; nếu đoàn người di dân Honduras được đi qua nước Mexico. Ông ta đã đe dọa cắt giảm tất cả viện trợ cho Honduras, Guatemala và El Salvador.
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ mới được thương lượng lại gần đây đang có nguy cơ bị sụp đổ! Các nhà chức trách Mexico nhấn mạnh rằng những người muốn vào Mexico phải có nhiều giấy tờ bao gồm hộ chiếu. Họ cũng yêu cầu sự giúp đỡ của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn giúp thanh lọc các trường hợp tị nạn, hầu được bảo đảm rằng các quyền lợi của con người được tôn trọng hoàn toàn theo luật pháp quốc tế.
Tổng thống Trump trên tweet đã gửi một tin nhắn tới Chính phủ Mexico và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, người sẽ đến Mexico vào hôm thứ Sáu để thảo luận về cuộc khủng hoảng này.
Hiện tại con số di dân Hunduras có số lượng khoảng bốn nghìn sẽ được phép vào Mexico.
Mexico đã yêu cầu sự trợ giúp của Liên Hiệp Quốc trước làn sóng di dân của Honduras, đang trông chờ sự giúp đỡ của chính phủ Mexico hầu họ có thể tiếp tục cuộc hành trình tiến về Biên giới Hoa Kỳ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra một cảnh báo, ông sẽ xử dụng Quân đội để niêm phong Biên giới Hoa Kỳ; nếu đoàn người di dân Honduras được đi qua nước Mexico. Ông ta đã đe dọa cắt giảm tất cả viện trợ cho Honduras, Guatemala và El Salvador.
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ mới được thương lượng lại gần đây đang có nguy cơ bị sụp đổ! Các nhà chức trách Mexico nhấn mạnh rằng những người muốn vào Mexico phải có nhiều giấy tờ bao gồm hộ chiếu. Họ cũng yêu cầu sự giúp đỡ của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn giúp thanh lọc các trường hợp tị nạn, hầu được bảo đảm rằng các quyền lợi của con người được tôn trọng hoàn toàn theo luật pháp quốc tế.
Tổng thống Trump trên tweet đã gửi một tin nhắn tới Chính phủ Mexico và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, người sẽ đến Mexico vào hôm thứ Sáu để thảo luận về cuộc khủng hoảng này.
Hiện tại con số di dân Hunduras có số lượng khoảng bốn nghìn sẽ được phép vào Mexico.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc: Mỗi ngày Giáo Hội Công Giáo vẫn tiếp tục làm phép lạ
Đặng Tự Do
17:01 23/10/2018
Đại sứ Nikki Haley đã dùng bài diễn văn của mình tại bữa ăn tối Al Smith hàng năm ở thành phố New York để ghi nhận những nỗ lực của Giáo hội nhằm giải quyết những tai tiếng lạm dụng tình dục trong khi vẫn tiếp tục “công việc đáng kinh ngạc” nhằm giúp “hàng triệu người tuyệt vọng” trên khắp thế giới.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc là khách mời danh dự tại buổi tiệc gây quỹ cho Tổng Giáo Phận New York, tổ chức ngày 18 tháng Mười. Trong bữa tối để giúp thu hàng triệu đô la cho các hoạt động từ thiện của Giáo Hội tại thành phố New York, Haley nói rằng những nỗ lực bác ái mà cô đã nhìn thấy “vượt xa” phạm vi của thành phố lớn nhất nước Mỹ này.
Trong thời gian làm đại sứ, Haley nói rằng cô đã từng đến một số “nơi tối tăm thực sự”, nơi mà những đau khổ mà nhiều người phải chịu đựng “vượt quá trí tưởng tượng của hầu hết người Mỹ.”
“Tôi đã đến biên giới giữa Colombia và Venezuela, nơi mọi người phải đi bộ 3 giờ mỗi chiều trong ánh mặt trời rực rỡ để có được bữa ăn duy nhất cho ngày hôm đó. Ai cung cấp những bữa ăn đó? Đó là Giáo Hội Công Giáo,” cô nói.
“Tôi đã từng đến các trại tị nạn ở Trung Phi, nơi những thiếu niên bị bắt cóc và buộc phải trở thành những người lính nhi đồng và là nơi các cô gái trẻ bị cưỡng hiếp như cơm bữa. Ai là người đi đầu trong việc thay đổi thứ văn hóa băng hoại và bạo lực này? Đó là Giáo Hội Công Giáo.”
Haley cũng thừa nhận những cuộc khủng hoảng tình dục lạm dụng đã làm rung chuyển Giáo hội, cả ở Hoa Kỳ và trên toàn cầu. Cô nói mình sẽ thiếu sót nếu không đề cập đến những vụ tai tiếng gần đây. Nhưng cô lưu ý rằng lạm dụng tình dục và bạo lực không phải là một vấn đề giới hạn trong Giáo hội mà là một trong những vấn đề có “liên hệ sâu sắc đến gia đình người Mỹ”. Chính trong bối cảnh gia đình, lạm dụng tình dục và bạo lực là những vấn nạn trầm trọng nhất. Và đó là một vấn đề ít được đề cập đến.
Cô ghi nhận Giáo Hội đã có nghĩa vụ với nạn nhân. “Vị thế của Giáo Hội là bên cạnh các nạn nhân đang phải chịu đựng nỗi đau với họ. Tôi biết các nhà lãnh đạo Giáo Hội nhận ra trách nhiệm sâu sắc của mình trong việc giải quyết thất bại đạo đức này, và Giáo Hội đang hành động,” cô nói. Đồng thời, vị đại sứ nói thêm rằng sẽ là “bi thảm” nếu vụ tai tiếng lạm dụng này khiến thế giới mù lòa trước “những điều tốt đẹp tuyệt vời Giáo Hội Công Giáo đang thực hiện mỗi ngày.”
Đại sứ Haley gọi các công trình toàn cầu của Giáo Hội trong các lãnh vực từ thiện, giáo dục và chăm sóc sức khỏe là những “phép lạ hàng ngày” và nói rằng “những phép lạ đó là con đường của Giáo Hội.”
Sự kiện thường niên này nhằm quyên góp cho Quỹ Alfred E. Smith, phục vụ những “trẻ em nghèo nhất trong Tổng Giáo Phận New York, bất kể chủng tộc, tín ngưỡng hay mầu da.” Mỗi năm, bữa ăn tối lại mời một chính trị gia nổi bật đến nói chuyện; trong những năm bầu cử tổng thống, cả hai ứng cử viên chính đều được mời.
Nikki Haley là một người Mỹ gốc Ấn. Gia đình cô theo đạo Sikh. Sau khi lấy chồng, cô theo đạo Tin Lành Methodist. Tuần trước, cô thông báo rằng cô sẽ từ bỏ vai trò của mình tại Liên Hợp Quốc vào cuối năm 2018 để trở lại với chính trường Hoa Kỳ. Haley đã làm Đại sứ Liên Hợp Quốc kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Trước đó cô là thống đốc bang South Carolina.
Bữa ăn tối vừa qua thu được gần 4 triệu Mỹ Kim.
Source: Catholic Herald Nikki Haley praises ‘everyday miracles’ of Church despite abuse crisis
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc là khách mời danh dự tại buổi tiệc gây quỹ cho Tổng Giáo Phận New York, tổ chức ngày 18 tháng Mười. Trong bữa tối để giúp thu hàng triệu đô la cho các hoạt động từ thiện của Giáo Hội tại thành phố New York, Haley nói rằng những nỗ lực bác ái mà cô đã nhìn thấy “vượt xa” phạm vi của thành phố lớn nhất nước Mỹ này.
Trong thời gian làm đại sứ, Haley nói rằng cô đã từng đến một số “nơi tối tăm thực sự”, nơi mà những đau khổ mà nhiều người phải chịu đựng “vượt quá trí tưởng tượng của hầu hết người Mỹ.”
“Tôi đã đến biên giới giữa Colombia và Venezuela, nơi mọi người phải đi bộ 3 giờ mỗi chiều trong ánh mặt trời rực rỡ để có được bữa ăn duy nhất cho ngày hôm đó. Ai cung cấp những bữa ăn đó? Đó là Giáo Hội Công Giáo,” cô nói.
“Tôi đã từng đến các trại tị nạn ở Trung Phi, nơi những thiếu niên bị bắt cóc và buộc phải trở thành những người lính nhi đồng và là nơi các cô gái trẻ bị cưỡng hiếp như cơm bữa. Ai là người đi đầu trong việc thay đổi thứ văn hóa băng hoại và bạo lực này? Đó là Giáo Hội Công Giáo.”
Haley cũng thừa nhận những cuộc khủng hoảng tình dục lạm dụng đã làm rung chuyển Giáo hội, cả ở Hoa Kỳ và trên toàn cầu. Cô nói mình sẽ thiếu sót nếu không đề cập đến những vụ tai tiếng gần đây. Nhưng cô lưu ý rằng lạm dụng tình dục và bạo lực không phải là một vấn đề giới hạn trong Giáo hội mà là một trong những vấn đề có “liên hệ sâu sắc đến gia đình người Mỹ”. Chính trong bối cảnh gia đình, lạm dụng tình dục và bạo lực là những vấn nạn trầm trọng nhất. Và đó là một vấn đề ít được đề cập đến.
Cô ghi nhận Giáo Hội đã có nghĩa vụ với nạn nhân. “Vị thế của Giáo Hội là bên cạnh các nạn nhân đang phải chịu đựng nỗi đau với họ. Tôi biết các nhà lãnh đạo Giáo Hội nhận ra trách nhiệm sâu sắc của mình trong việc giải quyết thất bại đạo đức này, và Giáo Hội đang hành động,” cô nói. Đồng thời, vị đại sứ nói thêm rằng sẽ là “bi thảm” nếu vụ tai tiếng lạm dụng này khiến thế giới mù lòa trước “những điều tốt đẹp tuyệt vời Giáo Hội Công Giáo đang thực hiện mỗi ngày.”
Đại sứ Haley gọi các công trình toàn cầu của Giáo Hội trong các lãnh vực từ thiện, giáo dục và chăm sóc sức khỏe là những “phép lạ hàng ngày” và nói rằng “những phép lạ đó là con đường của Giáo Hội.”
Sự kiện thường niên này nhằm quyên góp cho Quỹ Alfred E. Smith, phục vụ những “trẻ em nghèo nhất trong Tổng Giáo Phận New York, bất kể chủng tộc, tín ngưỡng hay mầu da.” Mỗi năm, bữa ăn tối lại mời một chính trị gia nổi bật đến nói chuyện; trong những năm bầu cử tổng thống, cả hai ứng cử viên chính đều được mời.
Nikki Haley là một người Mỹ gốc Ấn. Gia đình cô theo đạo Sikh. Sau khi lấy chồng, cô theo đạo Tin Lành Methodist. Tuần trước, cô thông báo rằng cô sẽ từ bỏ vai trò của mình tại Liên Hợp Quốc vào cuối năm 2018 để trở lại với chính trường Hoa Kỳ. Haley đã làm Đại sứ Liên Hợp Quốc kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Trước đó cô là thống đốc bang South Carolina.
Bữa ăn tối vừa qua thu được gần 4 triệu Mỹ Kim.
Source: Catholic Herald Nikki Haley praises ‘everyday miracles’ of Church despite abuse crisis
Những Kitô hữu can đảm trong cuộc phản đối nhóm Satan trù ếm thẩm phán Brett Kavanaugh
Đặng Tự Do
19:25 23/10/2018
Khoảng 60 người đã tụ họp với nhau trong “nghi thức trù ếm” thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Brett Kavanaugh tại hiệu sách Catland ở Brooklyn, New York vào tối thứ Bảy 20 tháng 10. Dakota Bracciale, đồng sở hữu của Catland, nói với CBS News rằng cả nhóm đã gặp nhau trong một căn phòng tối trước một bàn thờ được thắp nến, và đọc to những câu thần chú. Trên bàn thờ là ba “hình nộm” làm bằng vải được làm giống như người thật. Ba người đó là Kavanaugh, Tổng thống Trump, và lãnh đạo khối đa số Thượng viện Mitch McConnell.
Trước khi “nghi thức” Satan này bắt đầu, một nhóm những người biểu tình phản đối đã tụ tập bên ngoài hiệu sách để lên án trò phù thủy đang diễn ra bên trong. Một số người biểu tình phản đối đã tố giác trò này bằng một loa công suất lớn.
Những người biểu tình đã phải đối diện với những khuôn mặt hầm hè rất dữ tợn của các tay anh chị xâm mình đầy người với những trang phục mà chỉ mới nhìn người ta đã phải sợ hãi. Tuy nhiên, những người biểu tình ngày một đông hơn và họ thu được can đảm qua các lời kinh, tiếng hát và sự tham gia đông dần của nhiều người khác.
Họ lần hạt, hát các bài thánh ca, và đưa ra những lời phản đối. “Tôi không ở đây vì ông Kavanaugh, tôi ở đây vì linh hồn của các bạn,” một người phản kháng nói qua loa phóng thanh bên ngoài.
Họ giơ cao một biểu ngữ lớn trên đó viết “Chúa Kitô là Thiên Chúa duy nhất”.
“Bạn có thể trù ếm, bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn, nhưng tất cả những điều đó sẽ không thể vô hiệu hóa vương quyền của Chúa Giêsu Kitô,” một người khác nói trên loa.
Bracciale gọi cảnh sát New York đến hiện trường và khiếu nại về những tiếng ồn.
Trong buổi lễ, Bracciale hướng dẫn cả nhóm hô to, để lấn át tiếng đọc kinh của những người bên ngoài.
Bracciale, chủ cửa hàng này, đã thực hành những trò phù thủy trong suốt cuộc đời mình.
Những người biểu tình đã tụ tập phản đối cho đến khi sự kiện này kết thúc. Các tay anh chị được Catland Books thuê mướn đã phải hộ tống những kẻ tham dự trò phù thủy này ra tận bãi đậu xe, hay ga tàu điện ngầm.
Cảnh sát New York đứng đầy bên ngoài, nhưng họ dường như không can thiệp. Họ cũng không cấm các Kitô hữu đọc kinh và hô to các khẩu hiệu trên các loa phóng thanh.
Source: CBS News "Hex" put on Kavanaugh at Brooklyn bookstore, event met with counter-protesters
Trước khi “nghi thức” Satan này bắt đầu, một nhóm những người biểu tình phản đối đã tụ tập bên ngoài hiệu sách để lên án trò phù thủy đang diễn ra bên trong. Một số người biểu tình phản đối đã tố giác trò này bằng một loa công suất lớn.
Những người biểu tình đã phải đối diện với những khuôn mặt hầm hè rất dữ tợn của các tay anh chị xâm mình đầy người với những trang phục mà chỉ mới nhìn người ta đã phải sợ hãi. Tuy nhiên, những người biểu tình ngày một đông hơn và họ thu được can đảm qua các lời kinh, tiếng hát và sự tham gia đông dần của nhiều người khác.
Họ lần hạt, hát các bài thánh ca, và đưa ra những lời phản đối. “Tôi không ở đây vì ông Kavanaugh, tôi ở đây vì linh hồn của các bạn,” một người phản kháng nói qua loa phóng thanh bên ngoài.
Họ giơ cao một biểu ngữ lớn trên đó viết “Chúa Kitô là Thiên Chúa duy nhất”.
“Bạn có thể trù ếm, bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn, nhưng tất cả những điều đó sẽ không thể vô hiệu hóa vương quyền của Chúa Giêsu Kitô,” một người khác nói trên loa.
Bracciale gọi cảnh sát New York đến hiện trường và khiếu nại về những tiếng ồn.
Trong buổi lễ, Bracciale hướng dẫn cả nhóm hô to, để lấn át tiếng đọc kinh của những người bên ngoài.
Bracciale, chủ cửa hàng này, đã thực hành những trò phù thủy trong suốt cuộc đời mình.
Những người biểu tình đã tụ tập phản đối cho đến khi sự kiện này kết thúc. Các tay anh chị được Catland Books thuê mướn đã phải hộ tống những kẻ tham dự trò phù thủy này ra tận bãi đậu xe, hay ga tàu điện ngầm.
Cảnh sát New York đứng đầy bên ngoài, nhưng họ dường như không can thiệp. Họ cũng không cấm các Kitô hữu đọc kinh và hô to các khẩu hiệu trên các loa phóng thanh.
Source: CBS News "Hex" put on Kavanaugh at Brooklyn bookstore, event met with counter-protesters
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Cách thức trưng bày và ban phép lành với di tích của Thánh giá thật.
Nguyễn Trọng Đa
08:42 23/10/2018
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Gần đây con đã được bổ nhiệm làm cha xứ của một giáo xứ, với nhà thờ được cung hiến cho Thánh Giá Chúa. Trong các năm trước đây, di tích Thánh giá của giáo xứ đã được trưng bày để tôn kính vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh (nhưng không phải trong phụng vụ), và vào ngày lễ Suy tôn Thánh Giá. Nhưng năm nay, có thêm việc ban phép lành với di tích nữa. Con rất muốn biết tìm ở đâu các hướng dẫn và nghi thức rõ ràng cho việc trưng bày và ban phép lành như thế: thưa cha, con thường không vui sướng để chỉ dựa vào tin đồn, khi nói đến các nghi thức của Hội Thánh! - J. B., Liverpool, Anh Quốc.
Đáp: Mặc dù hòm thánh tích (reliquary) có Thánh giá thật của Chúa Giêsu thường không được dùng cho việc suy tôn Thánh giá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, nhưng việc suy tôn là có thể được nếu di tích được nhúng vào thánh giá bằng gỗ hoặc cây thánh giá có tượng Chúa Kitô (tượng Chịu Nạn). Theo cách này, di tích có thể thực sự được công bố: “Đây là cây gỗ giá, nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian".
Hầu như chắc chắn nghi thức suy tôn Thánh giá có nguồn gốc từ Giêrusalem vào cuối thế kỷ IV, và ở Rôma vào thế kỷ VII, và nghi thức đã hướng vào các di tích chính của Thánh giá thật được gìn giữ trong các thành phố này.
Chỉ sau đó, khi nghi thức đã trở nên phổ biến, dấu hiệu tôn kính thường được dành riêng cho Thánh giá thật, được mở rộng cho cây thánh giá được sử dụng trong buổi cử hành suy tôn.
Trong khi đối tượng suy tôn hay thờ phượng luôn là Chúa Kitô, sự suy tôn đặc biệt Thánh giá vào các ngày này dường như nói rằng mặc dù nhà tạm là trống trải, tất cả các ảnh tượng khác được che phủ, và Giáo Hội âm thầm chờ đợi sự phục sinh của Chúa, sự hiện diện thiêng liêng của Chúa được biểu tượng bởi hình ảnh của Thánh giá, mà qua đó Chúa đã cứu chúng ta khỏi tội lỗi.
Mặc dầu không còn được đề cập trong luật lệ hiện hành, tập tục bái gối đơn giản trước một di tích được trưng bày công khai của Thánh giá thật, hoặc một di tích khác của Cuộc Thương Khó, vẫn còn hiệu lực.
Sách Lễ Nghi Giám mục, số 92, nói rằng di tích của Thánh giá thật (và mở rộng cho các di tích khác của Cuộc Thương Khó Chúa) được xông hương với ba cú và mỗi cú hai lắc. Còn các di tích và ảnh tượng khác của các thánh được xông hương với hai cú và mỗi cù hai lắc. Tất cả các di tích đều được xông hương trong vị thế đứng của người xông hương.
Tuy nhiên, Sách Lễ Nghi Giám mục, số 866 và 921 cũng cấm việc đặt các di tích trên bàn thờ, và không có ngoại lệ nào được đề cập cho các di tích của Cuộc Thương Khó.
Vì vậy, nếu hòm thánh tích được trưng bày trong nhà thờ, hòm này phải là nổi bật với một nơi riêng của nó, chẳng hạn một cột hoặc bàn trong cung thánh, một bàn thờ cạnh, hoặc một vị trí nào đó thích hợp.
Quy định cũ hơn về thánh tích có thể được tìm thấy bằng tiếng Ý trong các số 614-618 của bộ sách ngàn trang "Compendium of Practical Liturgy, Toát yếu của phụng vụ thực hành" của Ludovico Trimelloni được xuất bản năm 1962, và gần đây được tái bản vì lợi ích của tất cả các người thực hành hình thức ngoại thường.
Tác phẩm này chứa đựng một số quy chế, vốn không có tương đương hiện nay trong luật lệ phụng vụ, và do đó có thể được sử dụng làm hướng dẫn cho việc thực hành lịch sử. Chúng tôi đã đề cập đến các luật vẫn còn hữu ích hiện giờ, loại bỏ các thứ không còn phù hợp với quy chế và sự thực hành hiện nay nữa.
Các hòm thánh tích không bao giờ được đặt ở phía trước, hoặc trên nhà tạm, ngay cả khi đó là di tích của Cuộc Thương Khó. Cũng không được đặt chúng trên ngai dành cho việc trưng Mình Thánh để chầu. Trong khi trưng Mình Thánh, không có sự tôn kính di tích nào có thể diễn ra cả.
Trước khi di tích được trưng bày cách trọng thể, ít nhất hai bóng đèn được thắp lên. Các đèn này là khác với đèn nến trong Thánh lễ.
Chỉ di tích của Cuộc Thương Khó có thể được rước đi dưới một tán lộng (canopy) hoặc với khăn phủ vai (humeral veil). Cả tán lộng và khăn phủ vai đều có màu tím vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và Thứ Bảy Tuần Thánh, nhưng có màu đỏ vào các ngày khác.
Các di tích không bao giờ được trưng bày trong đám tang hoặc trong khi cử hành Cuộc Thương Khó. Nơi đâu còn có truyền thống, có thể có một cuộc rước vào các ngày này với di tích Thánh Giá hoặc di tích Cuộc Thương Khó, và sau đó có thể có việc ban phép lành với di tích.
Cách thức trưng bày di tích là như sau: Di tích che phủ được mang cách riêng tư đến nơi tôn kính, trước khi sự trưng bày bắt đầu. Linh mục hoặc thầy phó tế mang áo chùng trắng (alb), áo các phép (surplice) và dây các phép (stole) đến nơi trưng bày, mở di tích ra, và sau đó bái kính và xông hương di tích. Sau đó, ngài có thể vẫn đứng hoặc quỳ cho các lời kinh hoặc bài hát phù hợp, hoắc ngài có thể trở vào phòng thánh.
Các quy định trước đây nói rằng trước khi cất thánh tích, một sự ban phép lành là buộc khi có di tích của Thánh Giá hoặc Cuộc Thương Khó, nhưng việc ban phép lành sẽ là tùy chọn đối với các di tích khác. Sự ban phép lành này có thể được thực hiện bởi một mình linh mục, hoặc với sự trợ giúp của thầy phó tế. Trong trường hợp cuối này, thầy phó tế chuyển di tích cho chủ sự, và rồi nhận lại nó sau ban phép lành, trong khi cả hai vị vẫn đứng.
Tuy nhiên, bởi vì luật hiện hành cho phép thầy phó tế ban phép lành Thánh Thể trong trường hợp không có linh mục, nên không có lý do tại sao thầy phó tế không thể ban phép lành với một di tích trong các trường hợp tương tự.
Trong trường hợp di tích của Thánh giá hoặc của Cuộc Thương Khó, một khăn phủ vai có thể được sử dụng.
Trước khi ban phép lành, di tích được xông hương.
Chủ sự không nói gì khi ban phép lành hoặc nhận phép lành với một di tích của Thánh giá hoặc của Cuộc Thương Khó. Tuy nhiên, các di tích khác có thể được đi kèm với các công thức khác, chẵng nhạn, như “Nhờ lời bầu cử của thánh N., anh chị em được ban phép lành, nhân danh Cha, Con và Chúa Thánh Thần. Amen”.
Mọi người quỳ khi nhận phép lành.
Trước khi cất di tích, các di tích có thể được đưa ra cho các tín hữu hôn, theo cách tương tự được sử dụng cho việc suy tôn Thánh giá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Trong khi trưng di tích để hôn, một công thức thích hợp có thể được sử dụng, nhưng không bắt buộc.
Khi cất di tích, hòm thánh tích được che phủ và mang đến phòng thánh, hoặc nơi thường bảo tồn di tích ấy. Nếu không có sự ban phép lành, vẫn có thể xông hương di tích trước cất vào nơi cũ.
Trong quá trình trưng di tích, hôn kính và cất đặt di tích, cộng đoàn có thể hát các bài thánh ca thích hợp. (Zenit.org 23-10-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Gần đây con đã được bổ nhiệm làm cha xứ của một giáo xứ, với nhà thờ được cung hiến cho Thánh Giá Chúa. Trong các năm trước đây, di tích Thánh giá của giáo xứ đã được trưng bày để tôn kính vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh (nhưng không phải trong phụng vụ), và vào ngày lễ Suy tôn Thánh Giá. Nhưng năm nay, có thêm việc ban phép lành với di tích nữa. Con rất muốn biết tìm ở đâu các hướng dẫn và nghi thức rõ ràng cho việc trưng bày và ban phép lành như thế: thưa cha, con thường không vui sướng để chỉ dựa vào tin đồn, khi nói đến các nghi thức của Hội Thánh! - J. B., Liverpool, Anh Quốc.
Đáp: Mặc dù hòm thánh tích (reliquary) có Thánh giá thật của Chúa Giêsu thường không được dùng cho việc suy tôn Thánh giá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, nhưng việc suy tôn là có thể được nếu di tích được nhúng vào thánh giá bằng gỗ hoặc cây thánh giá có tượng Chúa Kitô (tượng Chịu Nạn). Theo cách này, di tích có thể thực sự được công bố: “Đây là cây gỗ giá, nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian".
Hầu như chắc chắn nghi thức suy tôn Thánh giá có nguồn gốc từ Giêrusalem vào cuối thế kỷ IV, và ở Rôma vào thế kỷ VII, và nghi thức đã hướng vào các di tích chính của Thánh giá thật được gìn giữ trong các thành phố này.
Chỉ sau đó, khi nghi thức đã trở nên phổ biến, dấu hiệu tôn kính thường được dành riêng cho Thánh giá thật, được mở rộng cho cây thánh giá được sử dụng trong buổi cử hành suy tôn.
Trong khi đối tượng suy tôn hay thờ phượng luôn là Chúa Kitô, sự suy tôn đặc biệt Thánh giá vào các ngày này dường như nói rằng mặc dù nhà tạm là trống trải, tất cả các ảnh tượng khác được che phủ, và Giáo Hội âm thầm chờ đợi sự phục sinh của Chúa, sự hiện diện thiêng liêng của Chúa được biểu tượng bởi hình ảnh của Thánh giá, mà qua đó Chúa đã cứu chúng ta khỏi tội lỗi.
Mặc dầu không còn được đề cập trong luật lệ hiện hành, tập tục bái gối đơn giản trước một di tích được trưng bày công khai của Thánh giá thật, hoặc một di tích khác của Cuộc Thương Khó, vẫn còn hiệu lực.
Sách Lễ Nghi Giám mục, số 92, nói rằng di tích của Thánh giá thật (và mở rộng cho các di tích khác của Cuộc Thương Khó Chúa) được xông hương với ba cú và mỗi cú hai lắc. Còn các di tích và ảnh tượng khác của các thánh được xông hương với hai cú và mỗi cù hai lắc. Tất cả các di tích đều được xông hương trong vị thế đứng của người xông hương.
Tuy nhiên, Sách Lễ Nghi Giám mục, số 866 và 921 cũng cấm việc đặt các di tích trên bàn thờ, và không có ngoại lệ nào được đề cập cho các di tích của Cuộc Thương Khó.
Vì vậy, nếu hòm thánh tích được trưng bày trong nhà thờ, hòm này phải là nổi bật với một nơi riêng của nó, chẳng hạn một cột hoặc bàn trong cung thánh, một bàn thờ cạnh, hoặc một vị trí nào đó thích hợp.
Quy định cũ hơn về thánh tích có thể được tìm thấy bằng tiếng Ý trong các số 614-618 của bộ sách ngàn trang "Compendium of Practical Liturgy, Toát yếu của phụng vụ thực hành" của Ludovico Trimelloni được xuất bản năm 1962, và gần đây được tái bản vì lợi ích của tất cả các người thực hành hình thức ngoại thường.
Tác phẩm này chứa đựng một số quy chế, vốn không có tương đương hiện nay trong luật lệ phụng vụ, và do đó có thể được sử dụng làm hướng dẫn cho việc thực hành lịch sử. Chúng tôi đã đề cập đến các luật vẫn còn hữu ích hiện giờ, loại bỏ các thứ không còn phù hợp với quy chế và sự thực hành hiện nay nữa.
Các hòm thánh tích không bao giờ được đặt ở phía trước, hoặc trên nhà tạm, ngay cả khi đó là di tích của Cuộc Thương Khó. Cũng không được đặt chúng trên ngai dành cho việc trưng Mình Thánh để chầu. Trong khi trưng Mình Thánh, không có sự tôn kính di tích nào có thể diễn ra cả.
Trước khi di tích được trưng bày cách trọng thể, ít nhất hai bóng đèn được thắp lên. Các đèn này là khác với đèn nến trong Thánh lễ.
Chỉ di tích của Cuộc Thương Khó có thể được rước đi dưới một tán lộng (canopy) hoặc với khăn phủ vai (humeral veil). Cả tán lộng và khăn phủ vai đều có màu tím vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và Thứ Bảy Tuần Thánh, nhưng có màu đỏ vào các ngày khác.
Các di tích không bao giờ được trưng bày trong đám tang hoặc trong khi cử hành Cuộc Thương Khó. Nơi đâu còn có truyền thống, có thể có một cuộc rước vào các ngày này với di tích Thánh Giá hoặc di tích Cuộc Thương Khó, và sau đó có thể có việc ban phép lành với di tích.
Cách thức trưng bày di tích là như sau: Di tích che phủ được mang cách riêng tư đến nơi tôn kính, trước khi sự trưng bày bắt đầu. Linh mục hoặc thầy phó tế mang áo chùng trắng (alb), áo các phép (surplice) và dây các phép (stole) đến nơi trưng bày, mở di tích ra, và sau đó bái kính và xông hương di tích. Sau đó, ngài có thể vẫn đứng hoặc quỳ cho các lời kinh hoặc bài hát phù hợp, hoắc ngài có thể trở vào phòng thánh.
Các quy định trước đây nói rằng trước khi cất thánh tích, một sự ban phép lành là buộc khi có di tích của Thánh Giá hoặc Cuộc Thương Khó, nhưng việc ban phép lành sẽ là tùy chọn đối với các di tích khác. Sự ban phép lành này có thể được thực hiện bởi một mình linh mục, hoặc với sự trợ giúp của thầy phó tế. Trong trường hợp cuối này, thầy phó tế chuyển di tích cho chủ sự, và rồi nhận lại nó sau ban phép lành, trong khi cả hai vị vẫn đứng.
Tuy nhiên, bởi vì luật hiện hành cho phép thầy phó tế ban phép lành Thánh Thể trong trường hợp không có linh mục, nên không có lý do tại sao thầy phó tế không thể ban phép lành với một di tích trong các trường hợp tương tự.
Trong trường hợp di tích của Thánh giá hoặc của Cuộc Thương Khó, một khăn phủ vai có thể được sử dụng.
Trước khi ban phép lành, di tích được xông hương.
Chủ sự không nói gì khi ban phép lành hoặc nhận phép lành với một di tích của Thánh giá hoặc của Cuộc Thương Khó. Tuy nhiên, các di tích khác có thể được đi kèm với các công thức khác, chẵng nhạn, như “Nhờ lời bầu cử của thánh N., anh chị em được ban phép lành, nhân danh Cha, Con và Chúa Thánh Thần. Amen”.
Mọi người quỳ khi nhận phép lành.
Trước khi cất di tích, các di tích có thể được đưa ra cho các tín hữu hôn, theo cách tương tự được sử dụng cho việc suy tôn Thánh giá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Trong khi trưng di tích để hôn, một công thức thích hợp có thể được sử dụng, nhưng không bắt buộc.
Khi cất di tích, hòm thánh tích được che phủ và mang đến phòng thánh, hoặc nơi thường bảo tồn di tích ấy. Nếu không có sự ban phép lành, vẫn có thể xông hương di tích trước cất vào nơi cũ.
Trong quá trình trưng di tích, hôn kính và cất đặt di tích, cộng đoàn có thể hát các bài thánh ca thích hợp. (Zenit.org 23-10-2018)
Nguyễn Trọng Đa