(Lời Chủ Chăn tháng 11.2008)
1. Mục đích Giáo dục kitô giáo
Giáo dục kitô giáo là nền giáo dục do chính Chúa Giêsu Kitô thiết lập nhằm dạy sống ĐẠO làm con Chúa trong trời đất và làm người trong thiên hạ. Đạo đó được người Việt Nam từ gần năm thế kỷ nay gọi là "Đạo Yêu Thương". "Đạo Yêu Thương" là con đường dẫn đưa mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đồng xã hội đi đến sự sống mới, sự sống vẹn toàn, sự sống dồi dào, sống yêu thương, an bình, hạnh phúc vững bền bây giờ và mãi mãi.
2. Định hướng giáo dục kitô giáo
Khi dạy "Đạo Yêu Thương" cho các môn đệ: "Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em" (Ga 15,12), Chúa Giêsu xác định phương hướng giáo dục kitô giáo trong gia đình cũng như trong xã hội, là tạo khả năng và thuận lợi cho con người thể hiện "tình yêu thương" theo hình ảnh của Cha trên trời là Tình Yêu.
3. Thực hành giáo dục kitô giáo
Là Thầy dạy chân lý tròn đầy về Thiên Chúa và con người, Chúa Giêsu tiến hành công cuộc giáo dục các môn đệ theo ba thể thức như sau:
(1) thể thức giảng truyền Lời Chúa. Lời Chúa mà Chúa Giêsu giảng truyền là ánh sáng soi đường mở lối, là sức sống mới giúp cho các môn đệ sống đạo làm con Cha trên trời và đạo làm người trong thiên hạ, đồng thời dẫn dắt họ tiến bước đi đến sự sống dồi dào;
(2) thể thức nêu gương sống yêu thương và dạy sống yêu thương. Chúa Giêsu giáo dục bằng nêu gương sống yêu thương, chết vì yêu thương cũng như sống lại vì yêu thương, và bằng cách dạy các môn đệ sống Đạo Yêu Thương. "Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em", vì lẽ anh em là con một Cha, là anh em một nhà;
(3) thể thức "cầu nguyện". Chúa Giêsu cầu nguyện nhằm tìm và thi hành ý Cha trên trời. Ngài dạy các môn đệ cầu nguyện, cụ thể là dạy họ "Kinh Lạy Cha", cùng nhằm mục đích đó.
Chúa Giêsu cũng cầu nguyện xin Cha trên trời gởi Chúa Thánh Thần đến soi sáng, dẫn dắt, trợ lực, đổi mới các môn đệ (x. Ga 8,37-39; 17,12-17). Do đó, mục đích Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện còn là giúp họ tập luyện mở rộng tâm hồn đón nhận và chia sẻ cho nhau hồng ân cứu độ và các ân ban của Chúa Thánh Thần. Các ân ban của Chúa Thánh Thần cũng như ánh sáng và sức sống của Lời Chúa sẽ tạo khả năng cho người tín hữu sống Đạo Yêu Thương, đồng thời thúc đẩy họ tiến hành giáo dục gia đình sống Đạo Yêu Thương.
4. Diễn giải "Kinh Lạy Cha" như một đường lối giáo dục sống Đạo Yêu Thương
Khi dạy "Kinh Lạy Cha" (x.Mt 6,7-14), Chúa Giêsu còn dạy cách đáp trả lại tình yêu thương vô biên của Cha trên trời, đáp trả bằng cách sống đạo làm con Chúa trong trời đất, và sống đạo làm người trong thiên hạ. Kinh Lạy Cha gồm có lời kêu cầu, ba ý nguyện, và ba lời cầu.
. Lời kêu cầu
“Lạy Cha chúng con, Cha là Đấng ngự trên trời..."
Lời kêu cầu nầy cũng là lời tuyên xưng đức tin: Chúng con tin Cha là Chúa Cả trời đất, tin Cha đã tạo thành loài người theo hình ảnh của Cha là Tình Yêu, và tin mọi người trong thiên hạ là con một Cha, là anh em một nhà.
. Ba ý nguyện:
”Nguyện danh Cha cả sáng..."
Chúng con quyết tâm chu toàn bổn phận làm con hiếu thảo đối với Cha trên trời là làm cho danh Cha là Tình Yêu toả sáng trong mọi gia đình nơi cõi nhân sinh.
”Nguyện Nước Cha trị đến..."
Đạo làm con Cha là cộng tác với Người Con Một của Cha là Đức Giêsu Kitô trong công trình tạo thành con người mới, khởi đầu hình thành một cộng đồng nhân loại mới, và xây dựng Nước Cha là Nước Tình Yêu vô biên vô tận. Cộng tác bằng cách bước theo Chúa Giêsu trên đường đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lặng nhục, đem bao dung và an hoà vào nơi tranh chấp, đem hợp nhất vào nơi bất đồng và chia rẽ, đem ánh sáng chân lý vào chốn dối gian, đem đạo lý vào chốn áp bức bất công... Đó là góp phần xây dựng Nước Cha là Nước Tình Yêu tại thế trần.
”Nguyện ý Cha thể hiện dưới dất cũng như trên trời..."
Ý Cha trước hết và trên hết là người người mến tin Cha và yêu thương nhau như Chúa Giêsu dạy.
Mến tin Cha trên trời theo như Chúa Giêsu dạy có nghĩa là trong mọi tình huống không coi ý mình là độc tôn, song luôn tìm ý Cha và trung thành tuân hành ý Cha, vì lẽ Cha là khởi nguyên và là cùng đích của lịch sử và xã hội loài người, vì Cha là Đấng giàu lòng xót thương và từ bi bao dung vô biên.
Yêu thương nhau trong cõi nhân sinh như Chúa Giêsu dạy có nghĩa là:
Là hiếu thảo với ông bà cha mẹ đã dày công sinh thành dưỡng dục,
Là chung thuỷ với nhau theo giao ước tình yêu,
Là từ bi bao dung, bác ái vị tha đối với mọi người là anh em một nhà.
Hiếu thảo, thuỷ chung, bao dung, bác ái vị tha, là bốn cột trụ xây dựng ngôi nhà gia đình nhân loại an bình và hạnh phúc, kiến tạo nền văn minh tình thương cho xã hội loài người.
. Ba lời cầu
Cầu xin có nghĩa là ý thức và quyết tâm khiêm tốn mở rộng tâm hồn và cuộc đời đón nhận những điều mình cần từ nơi Cha là nguồn mạch mọi ơn lành trên trời dưới đất.
"Xin Cha cho chúng con lương thực hàng ngày...".
Kỳ thực Cha đã tạo thành vũ trụ và trao cho con người nhiệm vụ quản lý vì sự sống của gia đình nhân loại, và vì phẩm giá của mọi người trong thiên hạ,. Đồng thời Cha cũng đã ban cho thế gian Lời của Cha, là Lời ban ánh sáng chân lý và khôn ngoan, Lời ban sức sống mới cho gia đình và sự hợp nhất cho cộng đồng nhân loại. Lời của Cha đang hiện diện trong Sách Thánh cũng như trong bí tích Thánh Thể, trong đời sống Giáo Hội cũng như trong truyền thống văn hoá lành mạnh của các dân tộc.
Xin cho mọi người quản lý trong cõi người ta, quản lý vũ trụ hay quản lý Lời Chúa, không những quản lý với kiến thức khoa học, song còn quản lý với con tim, với đạo làm người, theo đường lối của Chúa Giêsu là yêu thương và phục vụ cho sự sống mới của mọi người.
“Xin Cha tha nợ cho chúng con..".
Xin Cha đối xử với chúng con theo lượng từ bi bao dung hãi hà, và thương ban cho chúng con đầy lòng từ bi bao dung, cho chúng con đối xử với nhau như Cha đối xử với chúng con. Đây là điều mà con người trong gia đình và xã hội thiếu nhất. Nhiều đau thương, đổ vỡ, mất mát trong gia đình và xã hội hôm nay, bắt nguồn từ sự vắng bóng lòng từ bi bao dung. Xin cho chúng con mở rộng tấm lòng đón nhận Đức Giêsu là hiện thân Tình Yêu của Cha, đón nhận Chúa Thánh Thần là nguồn lực yêu thương của Cha, đón nhận Lời của Cha là Lời yêu thương. Xin cho chúng con mở rộng tấm lòng để đón nhận và chia sẻ cho nhau, cho mọi người anh em, mọi hồng ân Cha ban.
”Xin bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ..".
Lời cầu nầy gây ý thức và nhắc nhở mọi người: Tình hiệp thông với Chúa, tình liên đới huynh đệ tương thân tương trợ là sức mạnh giúp nhau, giúp cộng đồng nhân loại vượt qua tình trạng nghèo đói và bệnh dịch, xoá dần những tiêu cực và tệ nạn xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai thường xuyên xảy ra nơi ngôi làng thế giới toàn cầu hoá hôm nay.
Amen: Ước mong Cha giàu lòng thương xót thương ban ơn trợ giúp cho người người và nhà nhà nỗ lực sống như vậy.
Vài câu hỏi gợi ý cho mọi đoàn thể tông đồ, mọi giới công giáo, mọi nhóm công tác mục vu, hội thảo, trao đổi với nhau kinh nghiệm giáo dục trong gia đình, và hỗ trợ nhau ý thức và nỗ lực tiến hành công cuộc giáo dục kitô giáo trong gia đình, trong cộng đoàn, trong xã hội:
(1) Có chừng bao nhiêu phần trăm gia đình công giáo VN, cộng đoàn giáo xứ VN hiện nay theo những thể thức và đường lối giáo dục của Chúa Giêsu? Hiện trạng có những nét tích cực và tiêu cực nào? Có những hiệu quả và giới hạn nào? Có những thuận lợi và khó khăn nào? Những nguyên nhân chủ quan và khách quan?
(2) Chúng ta có thể cùng nhau làm gì giúp cải tiến công cuộc giáo dục kitô giáo trong các gia đình công giáo ngày nay?
LUẬT YÊU MẾN
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA (Mt 22, 34-40)
Khi nghe tin Đức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, thì những người Pha-ri-sêu họp nhau lại. - Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng: "Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất ?" Đức Giê-su đáp: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: " Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy."
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Người Do thái có quá nhiều luật lệ. Họ lại có thái độ duy lề luật. Nên tỉ mỉ tuân giữ tất cả mọi điều. Không còn biết điều nào là chính điều nào là phụ nữa. Hôm nay, nhân một câu hỏi, Chúa Giêsu đã cho ta biết chỉ có một điều luật quan trọng: LUẬT YÊU MẾN. Luật này có 2 khía cạnh.
1- Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn. Nghĩa là yêu mến hết khả năng, hết sức lực. Ta phải yêu mến Chúa như thế thật hợp tình hợp lý.
Vì Chúa đáng yêu đáng mến vô cùng. Chúa là nguồn mạch mọi sự thiện hảo. Ngài là toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ. Nơi Ngài không có một tì vết, khuyết điểm nào. Trong đời sống ai cũng yêu thích những gì tốt đẹp. Chúa là Đấng vô cùng tốt đẹp. Yêu mến Ngài là điều tự nhiên. Ai hiểu biết cũng đều yêu mến Chúa.
Hơn nữa Chúa còn là Đấng sinh thành ra ta. Chính Chúa ban cho ta tất cả. Ta có mặt ở đời này là do ý định của Chúa. Tất cả những gì chúng ta có và chúng ta là đều bởi Chúa. Chúa là vị ân nhân lớn nhất của ta. Yêu mến Chúa là việc làm không những tự nhiên mà còn là bổn phận nữa.
2- Yêu người thân cận như chính mình. Đó là điều răn thứ hai mà Chúa Giêsu nói cũng giống như điều răn thứ nhất. Thực ra đó chỉ là một điều răn vì những lý do sau:
Yêu Chúa và yêu người là hai khía cạnh của một tình yêu. Tình yêu chân thật là tình yêu không có giới hạn, không có loại trừ. Vì thế đã yêu Chúa thì phải yêu người. Nếu tình yêu bị giới hạn, có loại trừ thì sẽ trở thành giả tạo.
Tình yêu đối với tha nhân kiểm chứng tình yêu đối với Thiên Chúa. Thánh Gioan Tông đồ đã nói: “Nếu ai nói: Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy. Đây là điều răn mà chúng ta nhận được từ nơi Người: ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng yêu thương anh em mình” (1Ga 4, 20-21).
Còn hơn thế nữa. Ai yêu anh em là yêu chính Chúa. Vì Chúa ở trong anh em. Hơn thế nữa, Chúa ẩn thân trong những anh em bé mọn nhất. Vì thế trong ngày phán xét Chúa nói với ta rằng: “Ta bảo thật cho các người: mỗi lần các người làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các người đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40).
Tất cả mọi điều răn khác đều qui về hai điều răn này. Nếu ta giữ trọn vẹn giới răn này, không những ta chu toàn lề luật mà còn góp phần xây dựng một thế giới mới, thế giới chan hòa yêu thương, chan hòa tình người. Và đó chính là khởi đầu của thiên đàng mai sau.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Yêu mến Chúa hết tâm hồn, hết trí khôn. Bạn thấy điều này có hợp tình hợp lý không?
2- Tại sao ta phải yêu tha nhân?
3- Bạn có cảm nghiệm được niềm vui khi ta yêu thương không?
4- Bạn nghĩ thế nào về một thế giới trong đó chỉ có những người yêu thương nhau?
531. Luật cũ và Luật mới
Luật cũ cấm giết người, cấm làm thiệt hại bên ngoài cho người ta.
Luật mới của Chúa Giêsu đi xa hơn: cấm giận dữ, cấm ghen ghét, cấm oán thù.
Luật cũ thì rất rườm rà: có tất cả 613 luật, chia thành 365 luật cấm, 248 luật cho phép.
Luật mới của Chúa Giêsu chỉ dạy một điều: Hãy yêu Chúa và yêu người vì yêu Chúa và yêu người là một luật.
532. Yêu Chúa là điều rất dễ!
Chúa không cần sức lực của chúng ta, không cần tài năng của chúng ta, không cần thành công của chúng ta.
Chúa chỉ cần lòng chúng ta yêu Chúa. Mà ai trong chúng ta lại không có lòng?
Chúa chỉ cần trái tim chúng ta yêu Chúa. Mà ai trong chúng ta lại không có trái tim?
Bởi thế, yêu Chúa là điều rất dễ!
533. Hạnh phúc vì được yêu Chúa
Chúng ta có đáng gì đâu!
Chúng ta là những kẻ có tội khi nầy và trong giờ sắp lìa đời.
Chúng ta là những kẻ đã từng phạm nhiều tội lỗi.
Chúng ta là những kẻ thường sống cuộc đời lạt lẽo, khô khan.
Chúng ta là những kẻ thường thiếu nhiều cố gắng, hy sinh trong cuộc sống.
Tóm lại, chúng ta là những kẻ không đáng gì. Thế mà Chúa lại để cho chúng ta yêu Chúa.
Khi yêu Chúa, chúng ta được hạnh phúc yêu chính Đấng đã dựng nên chúng ta.
Khi yêu Chúa, chúng ta được hạnh phúc yêu Đấng đã cứu chuộc chúng ta.
Khi yêu Chúa, chúng ta được hạnh phúc yêu Đấng luôn yêu thương chúng ta, không bao giờ bỏ chúng ta, yêu chúng ta cho đến cùng, cho chúng ta được hưởng hạnh phúc đời đời với Ngài trên Nước Trời.
534. Năm mươi cách thực hành đức yêu người theo như Chúa dạy
1. Tìm cách đặt mình trong trường hợp và hoàn cảnh của kẻ khác
2. Tìm hiểu những sở thích của kẻ khác
3. Bằng lòng những cái khó tính – mà không xấu và không tội - của kẻ khác
4. Suy nghĩ tốt về mọi người
5. Nuôi dưỡng sự thiện cảm với kẻ khác
6. Khuyến khích kẻ khác mỗi lần có dịp
7. Sửa dạy kẻ khác trong sự ôn tồn và thông cảm
8. Không loại bỏ ai vì tính xấu, tật xấu hoặc cái chướng của họ
9. Mang hy vọng và nguồn vui đến cho mọi người
10. Tỏ lòng biết ơn, dẫu là ơn rất nhỏ người ta đã làm cho mình
11. Tha thứ và quên hẳn những gì kẻ khác đã làm buồn lòng mình
12. Kiềm chế trí tưởng tượng lại, không phóng đại những gì xấu về kẻ khác
13. Tử tế với ai ác cảm và không ưa thích mình
14. Xin lỗi mỗi khi làm mất lòng ai, dầu trong việc rất nhỏ
15. Chào kẻ khác trước và mĩm cười với họ
16. Làm ơn cho kẻ khác mỗi khi có dịp
17. Cho kẻ khác mượn đồ khi họ cần
18. Từ chối một cách nhẹ nhàng và đầy thông cảm
19. Chế ngự sự khó tính của mình
20. Trả đồ vật lại cho kẻ khác đúng hẹn sau khi đã dùng xong, và trả lại trong tình trạng như khi đã mượn, hoặc có thể trong tình trạng tốt hơn
21. Lo lắng đến sức khoẻ của kẻ khác
22. Thăm viêng kẻ ốm đau
23. Cộng tác với kẻ khác trong các công việc chung
24. Tránh nói về mình
25. Giữ nhà cửa sạch sẽ
26. Săn sóc trẻ em và người già lão
27. Đọc sách cho kẻ đui, kẻ bất lực nghe
28. Biết lắng nghe nghe khác
29. Năng nói chuyện và tiếp xúc với bề dưới
30. Mời kẻ khác uống nước, uống trà, ăn bánh
31. Kính trọng ý kiến của kẻ khác
32. Sống làm sao cho kẻ khác yêu mình và phục mình
33. Viết chữ rõ ràng để người ta dễ đọc
34. Trả lời nhanh chóng khi nhận được thư, imeo
35. Đừng bắt kẻ khác chờ đợi
36. Nhớ thi hành nhanh chóng những gì mình đã hứa với kẻ khác
37. Mau mắn trả lời khi có ai gọi
38. Nhớ những kỷ niệm vui buồn của kẻ khác
39. Lịch sự đối với những người khách lạ
40. Tỏ ra thông cảm với những ai lộn (như lấy lộn đồ, gọi lộn tện, gọi nhầm số điện thoại, đi lộn nhà, …)
41. Giữ luật đi đường cho thật nghiêm túc
42. Lễ phép khi đi du lịch, khi đi vào những nơi thờ tự, những nơi công cộng
43. Kính trọng những nơi ở chung, những đồ dùng chung
44. Biết vui vẻ làm việc chung với nhau
45. Vẫn tín nhiệm kẻ khác khi chưa thấy rõ ràng những gì xấu nơi họ
46. Không dùng những đặc ân hoặc không lợi dụng những đặc ân
47. Bình tĩnh và hoà nhã trong khi tranh luận trong những vấn đề còn bàn cãi, nhưng luôn luôn một lòng một ý trong những vấn đề cần thiết hoặc trong những điều đã có quyết định chung
48. Thực tế trong việc yêu người: một lời nói nào đó, một cử chỉ nào đó, một tặng vật nào đó…
49. Lịch sự khi đi dự những cuộc vui chung
50. Năng xét mình về đức yêu người
535. Có nhiều loại bác ái không đúng bác ái
Có loại bác ái ồn ào: bác ái phóng thanh.
Có loại bác ái kể công: bác ái ngân hàng.
Có loại bác ái nuôi người: bác ái sở thú.
Có loại bác ái khinh người: bác ái chủ nhân.
Có loại bác ái theo ý: bác ái độc tài.
Có loại bác ái nhãn hiệu: bác ái giả hiệu. (ĐHY Thuận)
536. Hãy sử dụng một cái máy vi tính.
Với một cái máy vi tính, thế giới thật sự nằm dưới đầu tay bạn.
Cho dù đó là việc truy tìm một điều mơ hồ hay việc giữ liên lạc với một người bạn yêu quý, máy vi tính mang đến cho con người một công cụ giúp họ cảm thấy mình có thể quản lý mọi thứ.
Bạn nên xem máy vi tính như là một phần đương nhiên của cuộc sống bởi vì bất kể bạn quan tâm đến điều gì, một cái máy vi tính sẽ giúp bạn tiếp cận những điều quan trọng đối với bạn. (100 Bí Quyết Đơn Giản Để Vui Sống Trong Nửa Đời Còn Lại Của Bạn)
537. Nghề nghiệp của hai vợ chồng không nên giống nhau
Hai bên nam nữ tốt nhất là đừng cùng làm một ngành nghề vì cuộc sống gia đình, dù sao, cũng khác với công tác.
Gia đình như là một vịnh cảng tránh gió, cũng như là nơi công viên, như con đường cây xanh bóng mát ở chốn thành thị huyên náo.
Vợ chồng, nếu cùng làm một nghề, đương nhiên có cái hay của nó, như có thể cùng bàn bạc nghiên cứu, có tiếng nói chung. Nhưng nếu như sau khi trở về nhà, vẫn là bàn công tác, không khỏi cảm thấy đơn điệu, làm cho đầu óc thêm mệt mỏi.
Bởi vậy có thể nói: bác sĩ với bác sĩ, hộ lý với hộ lý, hộ lý với bác sĩ, đều không phải là những đôi bạn đời lý tưởng.
Nghề nghiệp lý tưởng của hai vợ chồng nên gần nhau, mà không như nhau. (Thuật Giao Tiếp Ứng Xử Giữa Nam Nữ)
538. Uy lực của lòng tự tin
Đối với uy lực của lòng tự tin, thì thực sự, chẳng có gì thần kỳ hay thần bí cả.
Tác dụng của lòng tự tin thể hiện theo tiến trình sau: thái độ tự tin “Mình nhất định làm được”, sẽ sinh ra những điều kiện sẵn sàng cần thiết về năng lực, kỹ thuật và tinh thần.
Mỗi khi bạn tin tưởng “Mình có thể làm được”, thì tự nhiên bạn sẽ nghĩ ra phương pháp “Nên làm như thế nào”. (10 Suy Nghĩ Không Bằng 1 Hành Động)
539. 11 quy tắc để giảm những lo lắng về tài chính
1. Viết các con số xuống giấy.
2. Nhờ chuyên gia lập ngân sách phù hợp với nhu cầu của bạn.
3. Hãy học cách chi tiêu một các khôn ngoan.
4. Đừng để đau đầu với mức thu nhập của mình.
5. Nếu bạn phải vay, hãy cố gắng có cái gì để thế chấp.
6. Hãy bảo hiểm cho chính bản thân để đề phòng những lúc ốm đau, bị sa thải hay những lúc tài chính khó khăn.
7. Không nên để vợ con bạn có thể lĩnh được toàn bộ số tiền bảo hiểm của bạn trong một lần duy nhất.
8. Hãy dạy con cái bạn có thái độ trách nhiệm đối với tiền bạc.
9. Nếu bạn là một bà nội trợ thì có thể bạn nên làm một công việc nào đó để thêm chút thu nhập.
10. Đừng bao giờ lao vào cờ bạc.
11. Nếu bạn không thể làm cho tình hình tài chính khá hơn, hãy sống thanh thản và đừng tự dằn vặt bản thân. (Hãy Bỏ Gánh Lo Để Vui Sống)
540. Ngon hay dở, tùy bạn.
Mỗi sự vật, sự việc xảy ra hằng ngày trong cuộc sống quanh ta, đều có lý do riêng và đều chứa đựng một ý nghĩa sâu xa của riêng nó.
Liệu bạn cứ than trách về chúng, hay là bạn biết sử dụng chúng như những thứ “nguyên liệu” cần thiết để làm nên “chiếc bánh” ngon tuyệt.
Tất cả, đều tùy thuộc vào chính bạn mà thôi!
(Tâm tư tháng kính Mẹ)
Cảm tạ đi người ơi, với bao nhiêu hạnh phúc ấm êm Mẹ đã ban cho ta trong cuộc sống sung túc ngày hôm nay.
Nghĩ tới những năm tháng xưa trong giây phút hồi hộp bên cửa đợi chờ; Khi con thuyền nhỏ trôi trên sông trong đêm tối, tiếng sóng gập ghềnh bên mạn thuyền, tiếng trống ngực mạnh nhịp hòa cùng với những câu kinh vang nhè nhẹ trong tâm hồn mỗi người chúng ta.
Cuộc đời rồi trôi nổi như con thuyền nhỏ năm xưa với bao âu lo sợ sệt một ngày mai không được sáng tươi và cùng với biến chuyễn của thời gian, câu kinh vang vọng trong đêm ngày xưa giờ còn hay đã dứt.
Tháng mười này, tháng Mân Côi ta hãy thầm lắng trong câu kinh dâng lên Mẹ để cơn sóng đời vẫn mãi mãi bằng yên.
Hãy thành tâm dâng lên Mẹ lời kinh tiếng hát như trong đêm vắng năm nào trên dòng sông xưa, một dòng sông nhỏ mông lung như quãng đời vô định…
Câu kinh bình an cho người ở lại, cho tất cả những ai còn gian nan trong cơn sóng dữ trần đời.. . và ta cũng cầu cho giáo xứ Thái Hà đang trong cơn giông gió bạo lực.
Hạnh phúc! Đã quên lần
Những lời xưa cầu khẩn
Mẹ dẫn đường đưa lối
Câu kinh vẳng xa dần
Sau đêm dài tăm tối.. .
Mẹ ơi! Con lỗi lầm
Năm tháng bội vong ân
Giờ lời kinh nguyện thầm
Dâng Mẹ, ngày xưa ấy
Con trọn đời ghi ân.
Ngày chúng tôi còn bé tí, Cha giáo Cao Phương Kỷ đã dạy câu của thánh hiền: “Nhất nhật tam tỉnh ngô thân”. Chúng tôi hiểu là phải tự xét mình về ba bổn phận làm người: bổn phận đối với Trời, đối với người khác và đối với bản thân. Cũng có thể hiểu là phải xét mình ba lần một ngày. Lớn lên một chút, chúng tôi được Cha giáo Nguyễn Lân Mẫn soạn cho cuốn “Tính Sổ Hàng Ngày” để dựa vào đó mà xét mình. Ngài bảo: “Như một người buôn bán, mỗi ngày phải tính sổ, các con cũng phải tính toán xem xét để biết ngày hôm đó mình sống ra sao trước mặt Chúa”. Những điều các Cha giáo khả kính dạy bảo, chính là điều Chúa Giêsu đã nhắc nhở trong Tin Mừng, và ngay từ ngày học giáo lý Xưng tội Rước Lễ, ai ai cũng phải nhớ và thực hành. Và việc xưng thú lỗi lầm là một hành động vừa thể hiện lòng khiêm tốn, thể hiện niềm tin vào tình yêu của Thiên Chúa, vừa là cách thế để hoàn thiện mình theo Lời Thầy Chí Thánh.
Thành thử ra, việc người tín hữu được mời gọi sám hối ăn năn là việc bình thường, và Mẹ Thiên Chúa khi hiện đến với con cái loài người cũng nhắc nhở sám hối và cải thiện cuộc sống. Và chúng tôi tin rằng Đức Tổng Kiệt cũng thực hành việc tính sổ với Chúa hàng ngày, nhất là trước khi ngài dâng Thánh Lễ. Người Công giáo không cần ai nhắc nhở phải xét mình, đi xưng tội, bởi đó là bổn phận quan trọng trong cuộc đời họ. Thế nhưng, khi một anh cán bộ nhà nước lại đi nhắc nhở một vị Tổng Giám Mục rằng ngài hãy tự xem xét lại hành vi của mình, tự ăn năn, tự hối cải, tự biết mình đã sai phạm, thì rõ ràng có một cái gì đó chưa ổn. Lại nhớ lời giảng của LM Phụng trong một Thánh Lễ cầu nguyện cho công lý và hoà bình “hình như mọi chuyện chưa nằm đúng chỗ của nó”.
Bây giờ chúng ta hãy thử làm một chuyện còn phạm thượng hơn, không phải chỉ là nhắc một Tông đồ của Đức Giêsu ăn năn hối cải (chúng ta không nói đến Giuđa, còn gọi là tông đồ quốc doanh của nhà cầm quyền thế tục Do thái), mà chúng ta tự nghĩ mình là Đức Tổng Giám Mục Giuse. Thế thì chúng ta sẽ xét mình về cái gì đây, hàng ngày chúng ta tính sổ với Chúa về cái gì đây? Xét về ba điều: bổn phận đối với Thiên Chúa, chắc chắn một vị Tổng Giám Mục hẳn là ít thiếu sót lỗi lầm hơn những người chỉ ngồi nhìn Trời mà chê với trách. Bổn phận đối với tha nhân, chắc chắn một vị Tổng Giám Mục không lỗi đức công bằng, không ham của cải thế gian (nếu ham của cải thì với tài năng, ngài ở thế gian hẳn là đã giàu hơn bao nhiêu người, giàu chân chính chứ không phải làm giàu bằng cách không lao động trí óc cũng chẳng lao động tay chân… của mình). Còn về chính bản thân, nếu chúng ta là vị Tổng Giám Mục, chắc chắn chúng ta hiểu mình phải làm gì.
Một trong những bổn phận của Đức Giám Mục là giảng dạy và lên tiếng. Chúa Giêsu dạy các Tông đồ: “Điều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà. Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn” (Mt.10,26-28). Đức Tổng Giám Mục Giuse đã nói lên sự thật và đã ủng hộ cho công lý, nghĩa là ngài đã làm theo Lời Đức Giêsu, vậy khi ngài “tự xét lại hành vi của mình” thì ngài biết không những “mình đã không sai phạm” mà còn tự hào vì mình đã thực thi đúng bổn phận Chúa trao.
Bài này được viết không phải để ca ngợi một vị Tổng Giám Mục dù ngài rất đáng được ca ngợi, cũng không nhằm biện hộ cho Đức Tổng vì ngài đã có Thiên Chúa, Đấng thấu hiểu mọi sự đứng lên bênh đỡ ngài. Người viết chỉ tự răn mình và mạn phép được nhắc lại cho anh em mình rằng Thánh Công Đồng Vaticanô II đã xác quyết: “Chính Chúa Kitô đã đặt các Giám Mục kế vị các Tông Đồ, là Mục Tử của Giáo Hội. Bởi vậy, ai nghe lời các ngài là nghe lời Chúa Kitô, còn khinh dể các ngài là khinh dể chính Chúa Kitô và Đấng đã sai Chúa Kitô đến” (Lumen Gentium #20). Tự răn mình cũng có nghĩa là hãnh diện vì chủ chăn của mình.
Vì thế, một trong những điều người tín hữu phải đưa vào tính sổ hàng ngày là mình đã có thái độ nào đối với các vị chủ chăn chân chính, hình ảnh của Đức Kitô, Chúa Chiên Lành. Còn chuyện người thế gian ăn nói kiểu gì thì cũng chỉ là chuyện gió nói, mây nghe hay không thì gió cũng bay về nơi xa…
N2T |
Đại sư kiếp trước đã trở thành nhân vật có tính truyền kỳ. Theo như người ta nói thì ngay cả Thiên Chúa cũng nâng cốc rượu để xin ông ta chỉ giáo: “Ta muốn cùng với loài người chơi trò chơi trốn tìm. Ta hỏi các thiên thần: nên trốn ở nơi nào là kín đáo nhất ? Có một vài thiên thần nói trốn ở nơi sâu nhất trong biển lớn, có một vài thiên thần thì cho rằng Ta nên trốn ở trên đỉnh núi cao, thậm chí có thiên thần đề nghị Ta trốn ở bên ngoài các hành tinh khác. Ngươi nghĩ sao ?”
Đại sư nói: “Không cần phải trốn nơi xa xôi làm gì, trốn ngay trong lòng con người là tốt nhất, đó là nơi mà cuối cùng con người mới nghĩ đến.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Đại sư nói rất đúng, con người ta chỉ nhớ đến Chúa ngự trong tâm hồn mình, khi cuộc đời của họ quá bị bầm dập, đau khổ và thất vọng.
Con người ta không hề nhớ đến Chúa ngự trong tâm hồn mình khi cuộc sống quá sung sướng; con người ta cũng không bao giờ nghĩ đến Chúa khi cuộc đời của họ cứ như diều gặp gió bay lên cao trên các chức vụ quyền hành của thế gian; họ cũng sẽ không bao giờ nghĩ đến Thiên Chúa đang ở trong lòng mình, khi mà chung quanh họ có quá nhiều thú vui, hưởng thụ và dục vọng...
Người Ki-tô hữu luôn được Chúa Giê-su và Giáo Hội dạy rằng: tâm hồn của con người là đền thờ của Chúa Thánh Thần, là nơi mà Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị, đó là nơi mà Thiên Chúa yêu thích làm nơi ở của mình.
Luôn nhớ đến Chúa đang ngự trong lòng mình, đừng để đến giây phút cuối cùng mới nhớ đến Ngài, có khi không kịp đấy nhé.
Tin mừng: Mt 22, 34-40.
“Người phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, và yêu người thân cận như chính mình.”
Bạn thân mến,
Ngay từ khi còn nhỏ, bạn và tôi đã được học về 10 điều răn Đức Chúa Trời, và biết được rằng, tất cả các điều răn ấy chỉ tóm lại trong hai giới răn quan trọng nhất, đó là kính mến Thiên Chúa và yêu tha nhân như chính mình.
Không ai có thể yêu người thân cận như chính mình nếu họ cứ ngày ngày bêu xấu và tìm cách hãm hại mình; không ai có thể yêu người thân cận, khi mả họ làm khó dễ bản thân và gia đình của mình. Bạn và tôi cũng thế, Lời Chúa thì vẫn luôn luôn nhớ nằm lòng, nhưng phải yêu thương cái người luôn tìm cách chơi xấu mình thì sẽ không bao giờ, bởi vì bạn và tôi luôn nghĩ rằng: sự công bằng ở đâu khi mà họ cứ tìm cách nói xấu, tìm cách vu khống mình !!
Thánh Gioan tông đồ đã nói rằng, ai nói yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình là kẻ nói dối, và ai nói yêu thương anh em, nhưng lại không yêu mến Thiên Chúa thì cũng là kẻ nói láo. Lý lẽ của ngài rất đơn giản nhưng lại ý nghĩa thâm sâu thực tế, bởi vì Thiên Chúa là Đấng vô hình không thấy mà lại yêu mến Ngài, trong lúc người anh chị em mình thấy sờ sờ trước mắt thì lại không yêu thương, đó không phải là giả dối và nói láo sao ?
Bạn thân mến,
Kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận là hai điều răn trọng nhất mà Chúa Giê-su đã mặc khải cho chúng ta biết, và đó cũng là bản chất của người Ki-tô hữu chúng ta,
Người ta sẽ đánh giá mức độ yêu mến Thiên Chúa nơi người Ki-tô hữu cách chung, và nơi bạn và tôi cách riêng, bằng cách coi họ có yêu mến tha nhân nhiều không; và người ta cũng sẽ nhìn cách chúng ta yêu tha nhân như thế nào để tin vào Thiên Chúa, bởi vì bạn và tôi là những chứng nhân của tình yêu Thiên Chúa giữa xã hội hôm nay.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
25. Cầu nguyện là vượt qua chiếc cầu cám dỗ, là bố trí vũ khí chống lại buồn phiền trong sự chết, là dấu hiệu quang vinh của tương lai.
(Thánh John Climacus)Khi được hỏi về việc chọn một lời Thánh Kinh làm châm ngôn cho đời giám mục của mình, lập tức tôi nhớ lại bài giảng của Đức Hồng y Joseph Ratzinger, tức là Đức Giáo hoàng Bênêđitô XVI hiện nay, trong Thánh Lễ an táng Đức Cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Bài giảng hôm ấy được gợi hứng từ Tin Mừng Ga 21,15-19, và tập trung vào lời Chúa Giêsu nói với Phêrô, cũng là thánh bổn mạng của tôi: “Hãy theo Thầy” (21,19).
Trong cách suy tư và khai triển của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, tiếng gọi “Hãy theo Thầy” đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời Đức Cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II, từ khi làm linh mục giữa thời chiến tranh đến khi lên ngôi giáo hoàng trong sự ngỡ ngàng của toàn thế giới, và cả đến khi tuổi già sức yếu, không cất nổi bàn tay ban phép lành cho dân chúng. Dù cuộc đời có trải qua những bước thăng trầm nào chăng nữa, thì vẫn chỉ là những bước theo Thầy. Dù trong âm thầm tĩnh lặng của giờ cầu nguyện hay giữa tiếng ồn ào của thế giới truyền thông, vẫn chỉ là những bước theo Thầy. Dù trong vinh quang của một nhà lãnh đạo được mọi người ca tụng hay trong nỗi cô độc trên giường bệnh, vẫn chỉ là những bước theo Thầy. Và tôi không ngần ngại chọn lời Thánh Kinh đó làm châm ngôn nhắc nhớ chính mình: “Hãy theo Thầy.”
“Hãy theo Thầy” là lời nhắc nhớ rằng dù làm linh mục hay làm giám mục, vẫn chỉ là một tiếng gọi mà thôi, có chăng là tiếng gọi ấy thôi thúc hơn và mạnh mẽ hơn.
“Hãy theo Thầy” là lời nhắc nhớ rằng điều quan trọng trong đời dâng hiến không phải là đi đâu và làm gì, mà là đi với ai. Đi theo Thầy Giêsu thì dù làm gì và ở đâu cũng là đi trên đường sự thật và là đường dẫn đến sự sống.
“Hãy theo Thầy” còn là lời nhắc nhớ rằng muốn làm người lãnh đạo thì trước hết phải làm môn đệ, và càng sống tư cách môn đệ tốt bao nhiêu thì càng có hi vọng lãnh đạo tốt bấy nhiêu.
Cũng vì thế, khi được hỏi là chọn huy hiệu như thế nào, tôi đã nghĩ ngay đến logo của Trung tâm mục vụ giáo phận Tp. HCM., là nơi từ đó tôi được gọi làm giám mục, và cũng là logo diễn tả tâm niệm của anh em chúng tôi khi cùng nhau làm việc ở trung tâm này. Logo đó làm thành bởi hai chữ M và V (Mục Vụ), được trình bày như hai trái tim đan quyện vào nhau, và ở giữa lòng hai trái tim là Thánh giá, là Tình yêu Giêsu.
Trong truyền thống Đông phương và chắc chắn cũng rất gần với truyền thống Thánh Kinh, theo Thầy không chỉ là theo bằng trí mà là theo bằng tâm; cho nên theo Thầy là để tâm mình gắn bó với tâm của Thầy, để mang trong lòng mình những tâm tư của Thầy (x. Phil 2,5). Đó lại chẳng phải là là cốt lõi của mục vụ đó sao? Làm mục vụ trước hết là để tâm của mình đan kết với tâm của Chúa, nhờ đó mới có thể đến với anh chị em mình bằng tâm tư của Chúa, và mới sống trọn nghĩa của đức ái mục tử, “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12).
Như thế, việc chọn lựa khẩu hiệu và huy hiệu vừa diễn tả điều vốn đã được ấp ủ từ lâu, vừa là ý thức về con đường phải đi tới và đi hoài. Dù con đường đó có êm xuôi hay trắc trở thế nào chăng nữa thì có điều chắc chắn là tôi không đi một mình, nhưng có rất nhiều anh chị em cùng đi, và điều quan trọng nhất là có Chúa cùng đi. Quả thật, không có người lữ hành nào là cô đơn cả, vì có Chúa cùng đi với họ (Virgil Georghiu).
Giới răn mới
Đức Kitô đứng về phía họ, hỗ trợ và bảo vệ bằng tình yêu của Ngài. Hiến chương ấy tóm gọn trong hai điều răn. Giữ trọn vẹn hai điều răn này là giữ trọn lề luật yêu thương. Điều răn thứ nhất quan trọng nhất,
Ngươi phải yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn. Còn điều thứ hai cũng giống điều răn ấy ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả luật Môse và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy. câu 38-40.
Hiến chương mới tạo mối liên hệ giữa Thiên Chúa, mình và tha nhân. Cả ba không thể chia lìa, phải dính liền như kiềng ba chân. Thiếu một trong ba chân ấy tình yêu sẽ bất toàn. Không thể thiếu Chúa và vắng tha nhân. Một số yêu Chúa, không yêu tha nhân; số khác trái lại yêu tha nhân, chối bỏ Chúa. Yêu như thế là yêu què quặt như kiềng hai chân, không vững mặc dù cả hai đều có những ưu điểm. Tình yêu Thiên Chúa mang sức thánh hoá và ban sự sống; trong khi đó tình yêu con người nhất thời xoa dịu khổ đau, thoả mãn tâm sinh lí.
Chọn lựa
Tình yêu con người dành cho nhau diễn tả qua các hành động cụ thể, mắt thấy, tai nghe và tay chân cảm nghiệm; trong khi đó tình yêu Chúa lại cao vời, thần bí vượt xa trí tưởng của con người. Chính vì điểm này mà nhiều người coi trọng tình yêu con người. Họ cảm thấy vậy là đủ, không cần bước tới mong nếm thử tình yêu ngọt ngào của Chúa. Yêu người nhận biết, nắm chắc kết quả tức thời và kiểm nghiệm được. Trái lại yêu Chúa cần thời gian dài để nhận biết tình yêu cao vời. Chính vì phải chờ đợi trong thinh lặng mà nhiều người mất kiên nhẫn, từ chối dò tìm tình yêu ngọt ngào của Chúa. Hơn nữa vì không thể kiểm nghiệm, chứng minh theo khoa học nên chủ nghĩa thực tiễn chối bỏ Thiên Chúa hiện hữu. Hai trường phái chính là chủ nghĩa cá nhân và vô thần chủ nghĩa.
Cá nhân chủ nghĩa coi trọng tình yêu bao lâu tình yêu đó thoả mãn nhu cầu cá nhân. Không thoả mãn, tình yêu coi như chết và sẵn sàng kiếm mối tình khác thế vào. Con người luôn muốn hưởng thụ thêm. Chủ nghĩa cá nhân không cung cấp nổi, tìm kiếm suốt đời vẫn không thoả mãn. Lo cho mình quá nhiều không còn tâm trí thời giờ lo cho người. Ích kỉ là thế.
Tập thể chủ nghĩa chấp nhận tình yêu tập thể, chỉ coi trọng bao lâu còn trung thành và làm lợi phục vụ tập thể. Khi cần thiết, có lợi cho tập thể tình yêu cá nhân buộc hy sinh, nhường bước, xuống hàng thứ yếu. Khi một trong hai điều kiện– trung thành và lợi nhuận– mất hữu hiệu, mối tình đó coi như phá sản. Trung thành đóng vai trò chủ động, cuộc sống bị tập thể chi phối, chỉ đạo. Phần thưởng của trung thành là quyền lực và của cải. Với đồng loại tàn ác để tỏ lòng trung thành. Với tập thể nghi ngờ, theo dõi kiểm soát lòng trung thành nhau. Sống đời nghi kị, ngờ vực.
Cá nhân và tập thể chủ nghĩa trói buộc nhau bằng vật chất, danh lợi. Cả hai đều coi trọng của cải, danh lợi và coi thường thường giá trị tâm linh. Tình yêu Thiên Chúa coi trọng tâm linh, của cải, danh lợi là phụ thuộc cần để sống. Lãnh nhận là tự trói buộc, cho đi là cởi trói mình và làm nhẹ gánh nặng tha nhân. Chúa cho đi chính sự sống mình để giải thoát ta.
Yêu đời
Yêu và sống là hai điều căn bản của con người nhưng lại rất khó phân chia. Chúng liên kết chặt chẽ với nhau và tương trợ nhau. Không có tình yêu sẽ chẳng có sự sống và không có sự sống chẳng thể nào diễn tả được tình yêu. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta vào trong vũ trụ vì Ngài yêu mến con người.
Vì yêu, Chúa tạo dựng vũ trụ cho con người.
Vì yêu, Chúa cứu con người khỏi hư nát, chết trong tội.
Vì yêu, Chúa ban ơn cứu độ.
Nguồn gốc con người phát xuất từ tình yêu Chúa nên chỉ có tình yêu Chúa mới giúp con người sống no thoả, đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa yêu thương. Tình yêu Chúa còn thể hiện qua tha nhân nên yêu và thương tha nhân mang lại nguồn vui, hạnh phúc thực. Yêu người như chính mình để giúp mình trưởng thành trong tình yêu. Yêu chính là cho đi mà đối tượng để cho đi là tha nhân. Thực hành sống mến Chúa và yêu người là cất bớt gánh nặng cho đời vì thế cho đi bao giờ cũng tốt hơn là nhận lãnh. Mến Chúa, yêu người vượt lên trên cá nhân và tập thể chủ nghĩa vì tình yêu này giúp vươn lên, vươn mãi thoát khỏi vật chất hư nát, trở về với nguồn gốc nguyên thuỷ là tình yêu trong Chúa.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Dưới đây là bản dịch bài Huấn Từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô ngày Thứ Tư 22 tháng 10 trong buổi triều kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô. Hôm nay Đức Thánh Cha tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về khuôn mặt và tư tưởng của Thánh Phaolô.
***
Anh chị em thân mến:
Trong những bài Giáo Lý các tuần trước, cha đã suy niệm về việc “trở lại” của Thánh Phaolô, là kết quả của một gặp gỡ riêng với Đức Kitô chịu đóng đinh và phục sinh, và chúng ta đã tự hỏi về liên hệ [Zenit dịch là phản ứng] của vị Tông Đồ Dân Ngoại với Đức Kitô khi Người còn tại thế. Hôm nay cha muốn nói về giáo huấn mà Thánh Phaolô để lại cho chúng ta về vai trò trọng tâm của Đức Kitô Phục Sinh trong mầu nhiệm cứu độ, nghĩa là về Kitô học của ngài.
Trên thực tế, Đức Kitô Phục Sinh, “vượt trên hết mọi danh hiệu”, ở trọng tâm của tất cả suy tư của ngài. Đối với Thánh Tông Đồ, Đức Kitô là tiêu chuẩn để lượng giá mọi biến cố và mọi sự, là mục tiêu của mọi cố gắng mà ngài thực hiện để rao giảng Tin Mừng, là một đam mê say đắm nâng đỡ bước đi của ngài trên những nẻo đường thế dương thế. Và Người là Đức Kitô sống động và cụ thể: Thánh Phaolô nói là Đức Kitô, “Đấng yêu thương tôi và thí mạng sống vì tôi” (Gal
Những ai đã từng đọc các tác phẩm của Thánh Phaolô thì biết rõ rằng ngài không bận tâm đến việc kể lại những biến cố tạo thành cuộc đời của Đức Kitô, dù chúng ta có thể tưởng tượng rằng trong các bài Giáo Lý của ngài, ngài có thể kể rất nhiều về Chúa Giêsu tiền Phục Sinh hơn là những gì ngài đã viết trong các Thư của ngài, là những nhắc nhở về những hoàn cảnh cụ thể. Các công việc [tác phẩm] mục vụ và thần học của ngài cũng hướng về việc giáo dục các cộng đoàn tín hữu sơ khai, vì thế đối với ngài là điều tự nhiên khi đặt hết tâm trí vào việc loan báo Chúa Giêsu là “Chúa”, hôm nay vẫn còn sống và đang hiện diện giữa chúng ta.
Ở đây chúng ta thấy bản chất chính yếu đặc thù của Kitô học theo Thánh Phaolô, là môn học khai triển chiều sâu của mầu nhiệm với một quan tâm liên tục và chính xác: là loan báo với sự chắc chắn Chúa Giêsu và giáo huấn của Người, nhưng trên hết là loan báo thực thể chính là cái chết và sự phục sinh của Người như là tột đỉnh của sự hiện diện của Người ở thế gian, và là nguồn gốc cho những phát triển sau này của toàn thể Đức Tin Kitô giáo, của toàn thể thực chất của Hội Thánh.
Đối với Thánh Tông Đồ, biến cố Phục Sinh không phải là một biến cố riêng rẽ tách rời khỏi Cái Chết [của Chúa]. Đấng Phục Sinh cũng là Đấng Chịu Đóng Đinh. Đấng Phục Sinh cũng mang vết thương: Cuộc Khổ Nạn vẫn hiện diện trong Người và có thể nói như Pascal là Người chịu đau khổ cho đến tận thế, mặc dù là Đấng Phục Sinh cùng đang sống với chúng ta và cho chúng ta. Trên đường đi Đamascô, Thánh Phaolô đã hiểu sự đồng hóa này giữa Đấng Phục Sinh với Đức Kitô Chịu Đóng Đinh: Ngay lúc ấy, ngài được Thiên Chúa mặc khải một cách rõ ràng rằng Đấng Chịu Đóng Đinh là Đấng Phục Sinh và Đấng Phục Sinh là Đấng Chịu Đóng Đinh, Đấng nói cùng Thánh Phaolô: “Tại sao ngươi bách hại Ta?” (Cv 9:4). Khi ấy Thánh Phaolô đang khủng bố Hội Thánh Kitô giáo và sau đó ngài đã hiểu rằng thập giá là “một sự chúc dữ của Thiên Chúa” (TL
Thánh Tông Đồ đã chiêm niệm say sưa bí mật được che dấu của Đấng Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh, và qua những đau khổ mà Đức Kitô đã chịu trong nhân tính (diện trần thế) đã đưa Thánh Nhân đến sự hiện hữu đời đời mà ở đó Người làm một với Đức Chúa Cha (tình trạng tiền thời gian): “Nhưng khi tới thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến, sinh ra bởi một người phụ nữ, và dưới Lề Luật, để cứu chuộc những ai sống dưới Lề Luật, cho chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gal 4:4-5).
Hai bình diện – muôn đời hằng hữu cùng với Đức Chúa Cha và việc Chúa xuống nhập thể -- đã được loan báo trong Cựu Ước qua dung mạo của Sự Khôn Ngoan. Chúng ta tìm thấy trong văn chương Khôn Ngoan của Cựu Ước một số bản văn ca tụng vai trò của Sự Khôn Ngoan có trước việc tạo dựng thế gian. Theo nghĩa này, chúng ta có thể thấy những đoạn như Thánh Vịnh 90: “Ngay cả khi đồi núi chưa được dựng nên, địa cầu và vũ trụ chưa được tạo thành, Ngài vẫn là Thiên Chúa, từ muôn thuở cho đến muôn đời” (Tv 90:2 bản dịch nhóm GKPV). Hay những đoạn như đoạn tả Sự Khôn Ngoan sáng tạo: “Chúa đã dựng nên ta, như tác phẩm đầu tay của Người, trước mọi công trình của Người từ thời xa xưa nhất. Ta đã được thiết lập từ đời đời, từ nguyên thuỷ, trước khi có mặt đất” (Cn
Những bản văn khôn ngoan nói về sự hằng hữu của Sự Khôn Ngoan cũng nói đến việc đi xuống của Sự Khôn Ngoan, về việc hạ xuống của Sự Khôn Ngoan này, đã tự mình cắm lều giữa loài người. Như thế chúng ta cảm thấy sự vang vọng của các lời trong Tin Mừng Thánh Gioan nói về cái lều bằng xương thịt của Chúa. Một cái lều đã được tạo ra trong Cựu Ước: Ở đây ám chỉ đền thờ, việc phụng tự theo “Lề Luật (Tora)”; nhưng theo quan điểm của Tân Ước, chúng ta hiểu rằng đây chỉ là biểu tượng tiền trưng cho một cái lều thực tế hơn và ý nghĩa hơn: cái lều bằng nhục thể của Đức Kitô.
Chúng ta đã thấy trong các sách của Cựu Ước rằng việc hạ xuống này của Sự Khôn Ngoan, việc Đức Khôn Ngoan xuống làm người, cũng bao hàm việc có thể bị khước từ. Thánh Phaolô, trong khi khai triển Kitô học của ngài, cũng nhắc đến chính viễn tượng khôn ngoan này: Ngài nhận ra trong Chúa Giêsu Sự Khôn Ngoan hằng hữu, Sự Khôn Ngoan xuống và cắm lều ở giữa chúng ta, và như thế ngài có thể diễn tả Đức Kitô như là “quyền năng của Thiên Chúa và Sự Không Ngoan của Thiên Chúa”. Ngài có thể nói rằng Đức Kitô đã trở nên cho chúng ta “sự khôn ngoan từ Thiên Chúa, cũng như sự công chính, sự thánh hoá và cứu độ” (1 Cor
Có một sự phát triển sau này của chu kỳ khôn ngoan, trong đó người ta nhìn thấy việc Sự Khôn Ngoan tự hạ mình xuống để sau đó được nâng lên mặc dù bị khước từ, được tìm thấy trong bài thánh thi thời danh trong Thư gửi tín hữu Philiphê (x. 2:6-11). Điều này liên hệ đến một trong những bản văn được đề cao nhất của Tân Ước. Hầu hết các nhà chú giải Thánh Kinh cho rằng đoạn Thánh Kinh này được soạn thảo trước khi có bản văn của Thư gửi tín hữu Philipphê. Đây là một sự kiện rất quan trọng bởi vì sự kiện này có nghĩa là trước Thánh Phaolô, Kitô giáo gốc Do Thái đã tin vào thiên tính của Chúa Giêsu. Nói cách khác, Đức Tin vào thiên tính của Đức Kitô không phải là một sáng kiến Hy Lạp, nảy sinh sau cuộc đời dương thế của Đức Kitô, một sáng kiến quên đi nhân tính của Người, đã thần thánh hóa Người. Trên thực tế chúng ta thấy rằng Kitô giáo gốc Do Thái thời sơ khai đã tin vào thiên tính của Chúa Giêsu. Hơn nữa, chúng ta có thể nói rằng chính các Tông Đồ trong những giây phút huy hoàng của cuộc đời Thầy mình, đã hiểu rằng Người là Con Thiên Chúa, như Thánh Phêrô nói tại Cêsarê Philipphê: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16).
Nhưng chúng ta hãy trở về với bài thánh thi từ Thư gửi tín hữu Philipphê. Cấu trúc của bản văn có thể được chia thành ba đoạn, là những đoạn trình bày các thời điểm chính của hành trình mà Đức Kitô đã đi qua. Thời điểm có từ trước muôn đời của Người được diễn tả bằng những từ: “đồng hình đồng dạng với Thiên Chúa, mà không nghĩ phải giữ cho được địa vị ngang hàng với Thiên Chúa” (câu 6). Tiếp theo đó là việc tình nguyện tự hạ của Chúa Con được diẽn tả trong đoạn thứ nhì: “Người đã hoàn toàn trút bỏ chính mình, để mặc lấy hình dạng của một tên nô lệ” (câu 7), “Người tự hạ mình, vâng lời đến nỗi chịu chết, và ngay cả chết trên thập giá” (câu 8). Đoạn thứ ba của bài thánh thi công bố câu trả lời của Chúa Cha đối với sự khiêm hạ của Chúa Con: “Chính vì thế, mà Thiên Chúa đã siêu tôn Người và đã ban cho Người một danh hiệu vượt trên hết mọi danh hiệu” (câu 9).
Xúc động thay tính tương phản giữa sự tự hạ tận căn bản và kết quả được vinh danh trong vinh quang Thiên Chúa. Rõ ràng là đoạn thứ nhì này trái ngược với kỳ vọng của Ađam, là muốn làm cho mình thành Thiên Chúa, và cũng trái ngược với hành động của những kẻ xây Tháp Babel, là những kẻ muốn xây cho mình một cái cầu lên trời để họ trở thành thần thánh. Nhưng sáng kiến kiêu căng này cuối cùng đưa đến tự hủy: Bằng cách này, người ta không đạt đến thiên đàng, đến hạnh phúc thật, đến Thiên Chúa. Động tác của Con Thiên Chúa thì hoàn toàn ngược lại: không kiêu căng nhưng khiêm nhượng, là làm trọn tình yêu, và tình yêu là của Thiên Chúa. Sáng kiến tự hạ, khiêm nhường tận cùng của Đức Kitô, trái ngược với tính kiêu ngạo của loài người, thật sự là cách diễn tả tình yêu của Thiên Chúa; và theo đó là việc được đưa lên Trời, nơi Thiên Chúa kéo chúng ta lên với tình yêu của Ngài.
Ngoài Thư gửi tín hữu Philipphê, còn những chỗ khác trong văn chương của Thánh Phaolô mà vấn đề sự hiện hữu từ muôn đời và việc xuống trần của Con Thiên Chúa được kết hợp với nhau. Một tái xác nhận việc đồng hóa giữa Đức Khôn Ngoan và Đức Kitô, với tất cả hậu quả vũ trụ và nhân chủng của nó, được tìm thấy trong Thư Thứ Nhất gửi Timôthê: “Người được biểu lộ trong xác phàm, được nên công chính nhờ Chúa Thánh Thần; được các thiên sứ nhìn ngắm, và được rao giảng giữa muôn dân; được cả hoàn cầu tin kính, được đón nhận vào cõi quang vinh” (1 Tim 3:16). Trên hết mọi sự, dựa vào những tiền đề này mà chức vụ của Đức Kitô như là Đấng Trung Gian có thể được định nghĩa rõ ràng hơn, trong phạm vi của chỉ một mình Thiên Chúa của Cựu Ước (x. 1 Tim 2:5 trong tương quan với Isaia 43:10-11; 44:6). Đức Kitô là nhịp cầu thật sự đưa chúng ta lên Trời để hiệp thông với Thiên Chúa.
Và sau hết, chỉ một điểm nói về những phát triển cuối cùng về Kitô học của Thánh Phaolô trong các Thư gửi tín hữu Côlôxê và Êphêxô. Trong Thư thứ nhất, Đức Kitô được mệnh danh là “trưởng tử của mọi tạo vật” (Col 1:15-20). Từ “trưởng tử” này có ý nói là con đầu trong số nhiều con cái, con cả trong số nhiều anh chị em, đã hạ mình xuống để kéo chúng ta lên thành các em trai gái [của Người]. Trong Thư gửi tín hữu Êphêxô, chúng ta tìm thấy một cách trình bày tuyệt mỹ về chương trình cứu độ, khi Thánh Phaolô nói rằng trong Đức Kitô, Thiên Chúa muốn gồm tóm mọi sự (x. Eph 1:23). Đức Kitô là bản tóm tắt tất cả mọi sự, Người gánh lấy tất cả mọi sự và dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Và như thế cũng ám chỉ cử động đi xuống và đi lên, mời gọi chúng ta thông phần vào sự khiêm nhường của Người, nghĩa là, vào tình yêu Người dành cho những người lân cận, để nhờ thế được dự phần vào vinh quang của Người, biến chúng ta thành con cái [Thiên Chúa] trong Chúa Con cùng với Người. Chúng ta hãy cầu nguyện để Chúa giúp chúng ta thích nghi với sự khiêm nhường và tình yêu của Người, để được thông phần vào thiên tính của Người.
Đức Thánh Cha hy vọng “Tất cả Công Trình” sẽ vượt qua được các cuộc tranh luận
Nhớ lại những sôi động do cuốn Sách Phụng Vụ năm 2000 gây ra.
VATICAN CITY, ngày 23, tháng 10 2008 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói ngài hy vọng việc xuất bản tất cả công trình của ngài sẽ giúp vượt thắng được các tranh luận về phụng vụ.
Đức Thánh Cha khẳng định điều này trong lời mở đầu cuả tập thứ nhất trong số 16 tập bằng tiếng Đức, được trình bầy hôm thứ tư vừa qua. “Tất cả Công Trình” sẽ chứa đựng các văn kiện chưa được ấn hành trước đây, và bao gồm từ thời kỳ Joseph Ratzinger còn ở đại học cho đến khi được bầu làm Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha viết trong lời mở đầu, một phần đã được dịch sang tiếng Ý bởi Radio Vatican. "Tôi sẽ vui sướng nếu việc xuất bản những gì tôi viết về phụng vụ có thể đóng góp cho việc làm sáng tỏ những viễn ảnh cao đẹp của phụng vụ của chúng ta, và một lần nữa gạt bỏ ra bên ngoài những bài văn đả kích một cách thiển cận về các hình thức bề ngoài.”
Đức Thánh Cha nói việc khởi sự các công trình của ngài với chủ đề phụng vụ, cũng giống như điều đã xẩy ra tại Công Đồng Vatican, phản ảnh vương quyền tối cao của Thiên Chúa.
Ngài tiếp, “phụng vụ đối với tôi vẫn là một thực tại chính yếu của đời tôi ngay từ khi còn thơ ấu. Phụng vụ cho tôi lời giải đáp cho câu hỏi ‘Tại sao chúng ta tin?’”
Đức Thánh Cha Benedict XVI xác định trong lời mở đầu, “Phải để Thiên Chúa trên hết mọi sự. Bất cứ nơi nào khi ánh mắt nhìn Chúa không là điều quyết định, thì tất cả mọi sự khác đều mất phương hướng. "
Tìm kiếm sự an hòa
Đức Thánh Cha công nhận là để tránh những cuộc tranh luận, ngài đã xem xét việc bỏ đi 9 trang trong cuốn sách “Giới Thiệu Tinh Thần của Phụng Vụ” được xuất bản năm 2000. Cuốn sách này nằm trong phần chính của Tập 1 của tất cả công trình.
Ngài nhắc lại, tiếc thay, hầu hết các phê bình về cuốn sách ấy đã chỉ tập trung vào 9 trang này nơi ngài viết về chiều hướng nhìn của linh mục trong phụng vụ.
Sau đó, Đức Thánh Cha nói thêm là ngài quyết định lưu giữ các trang này, sau khi đã hài lòng rằng mục đích tổng quát của ngài đã rõ rệt.
Ngài công nhận rằng đề nghị của ngài đang được chấp nhận: “Không cần thay đổi cấu trúc, nhưng chỉ cần đặt một cây thánh giá ngay giữa bàn thờ, để cho cả linh mục lẫn tín hữu đều nhìn thấy, giúp họ được lôi cuốn về Chúa, là đấng tất cả chúng ta cùng nguyện xin. "
Đức Thánh Cha viết "Quan niệm linh mục và giáo dân phải nhìn vào mắt nhau khi cầu nguyện đã chỉ được phát triển trong thời cận đại và hoàn toàn xa lạ đối với Kitô giáo xưa cổ. Linh mục và giáo dân không cầu nguyện đối diện nhau, nhưng đều hướng về một Thiên Chúa.
"Vì vậy, trong khi cầu nguyện, họ cùng nhìn về một hướng: hoặc về phương đông, như biểu tượng vũ trụ về Đấng sẽ lại đến, hoặc khi không thể, thì hướng về hình ảnh của một Chúa Kitô trên cung thánh, về phía một cây thánh giá, hay chỉ cùng ngước mắt nhìn lên trời, như Chúa Giêsu đã làm khi ngài đọc kinh tế lễ vào đêm trước khi chịu nạn. "
Tiến xa hơn
Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định rằng bên trên “những vấn nạn thiển cận về một hình thức nào đó, mục đích thiết yếu của công trình này là đặt phụng vụ trong khuôn khổ của “vũ trụ bao la, gói trọn cả tạo vật và lịch sử,” mà tâm điểm là Đấng Cứu Thế, Đấng chúng ta phải hướng tới khi cầu nguyện.
Đức Thánh Cha công nhận là ngài đã quyết định cho xuất bản tất cả công trình của ngài sau “một vài ngần ngại."
Báo cáo về tự do tôn giáo trên thế giới năm 2008 của hiệp hội giáo hoàng Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đưa ra một cái nhìn sâu sắc về những đau khổ của hàng trăm triệu người liên quan đến đức tin của họ. Tin Tức Á Châu (AsiaNews) cũng đã đóng góp tư liệu về các hành vi vi phạm quyền căn bản này, vốn là quyền mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gọi là “Đá tảng - Cornerstone” của nhân quyền.
Dưới đây là những sự kiện ở Á Châu hằng ngày qua hãng tin của chúng tôi mà chúng tôi nhận thấy là một số yếu tố quan trọng:
1) Các vi phạm tự do tôn giáo chủ yếu diễn ra vì lý do quyền lực, bằng thái độ khinh khi con người và sự phát triển xã hội của loài người. Trong quá khứ, nó đã được phổ biến hơn nhiều, có thể thấy những động cơ thúc đẩy của chủ nghĩa cuồng tín quá khích, với ý định tiêu diệt các cộng đồng khác; loại bỏ các tôn giáo (như Kitô giáo) có quan hệ với quá khứ thuộc địa; sự thúc đẩy của tư tưởng mácxít, vốn muốn tiêu diệt tôn giáo như là “thuốc phiện của con người”. Giờ thì rõ ràng là ở Trung Quốc hay ở Việt Nam, cuộc chiến chống tôn giáo là cuộc chiến chống lại sự tự do của con người, khả năng diễn tả suy nghĩ của bản thân con người và xây dựng vũ đài đối thoại và công lý trong xã hội. Tại Trung Quốc, cũng như ở Việt Nam, đảng cộng sản đã đánh mất khía cạnh tư tưởng của mình, và đang cố gắng tự cứu nguy sự sụp đổ sắp đến vì lý do tham nhũng của các thành viên bộ máy và những lời kêu gọi công lý của thành phần nông dân bị đuổi ra khỏi đất đai của mình, các công dân mệt mỏi vì sự sa đọa, những chứng nhân của nạn lạm quyền bị buông lỏng. Ngay cả sự ngược đãi ở Ấn Độ, mặc dù nó chứa đựng trong phạm vi của quá khích Ấn giáo, cũng bị thúc đẩy bởi các lợi ích của các đảng phái chính trị và những người chiếm hữu đất đai, những người muốn nô dịch hóa những người sắc tộc và những người Dalit, những người cải đạo sang Kitô giáo, mở ra đường cho một xã hội mới và sự cải thiện về kinh tế trong đời sống của họ. Từ quan điểm này, chúng tôi nhận thấy rằng tôn giáo im lặng nghĩa là im tiếng nói để nói lên tự do ngôn luận, nói lên công lý chống tham nhũng, nói lên sự phát triển và nhân phẩm. Những nhà cầm quyền chống lại tự do tôn giáo muốn đất nước bị khép kín, bị giới hạn, không có sự phát triển kinh tế, để duy trì tình trạng độc tôn và lợi ích của họ.
2) Cần phải lưu ý rằng trong thế giới Hồi giáo, hiện đang gia tăng khuynh hướng tách rời khỏi chủ nghĩa khủng bố quá khích. Điều này được minh chứng bằng việc mở nhiều nhà thờ ở Các Tiểu Vương Quốc Ảrập Thống Nhất, cuộc đối thoại giữa Ảrập Saudi và Tòa Thánh Vatican, việc bảo vệ các Kitô hữu trên phần đất của người Hồi giáo ôn hòa ở Indonesia. Ngay cả số phận của Kitô hữu Iraq đã trở thành một chủ đề tranh luận của báo chí ở Trung Đông: các Kitô hữu này là nguồn lực của văn hóa, của phát triển, của bản sắc của quốc tế, có khả năng đối thoại với cả phương Đông và phương Tây, và thật là một điều xấu hổ khi mất mát họ.
3) Có quan tâm phát triển phần xã hội dân sự trên toàn thế giới về tự do tôn giáo chính là cơ sở cho việc xây dựng hòa bình. Quá đủ để nghĩ về các cuộc biểu tình quy mô lớn đã thu hút khắp thế giới ủng hộ các nhà sư Miến Điện, và chống lại Trung Quốc cùng sự ngược đãi các nhà sư Tây Tạng. Quan điểm chung trên toàn thế giới này có thể ảnh hưởng đến các nhà nước “lừa đảo” về tự do tôn giáo, đó là, sự cáo chung, điều duy nhất họ đang lo sợ. Ở Việt Nam, nhờ sự quan tâm quốc tế đối với người Công Giáo Hà Nội, chính quyền thành phố đã không thể loại trừ cộng đoàn ở đây hoặc giám mục của họ. Tại Ấn Độ, mặc dù các cuộc tàn sát và phá hoại đã diễn ra sau một tháng, chính phủ Orissa cũng đã mở cuộc điều tra về bạo lực chống lại các Kitô hữu. Chính Trung Quốc, do áp lực của xã hội dân sự trên khắp thế giới, đã tái mở ra cuộc đối thoại với Đạtlai Lạtma, vốn đã bị gián đoạn trong nhiều năm. Đối với cư dân trên thế giới, rõ ràng tự do tôn giáo là chất xúc tác cho các tự do khác, bảo đảm trật tự và hòa bình trong xã hội.
4) Có quá ít sự quan tâm trong bộ phận các chính phủ trên thế giới đối với chủ đề này. Không có khả năng tẩy chay thậm chí một ngày đối với Olympic Bắc Kinh với danh nghĩa “đối tác chiến lược” và các hợp đồng kinh tế; khập khễnh và do dự bất lực trước chế độ Miến Điện; sự im lặng qua bạo lực tại Ấn Độ chứng minh rằng tất cả các quốc gia đang ngày càng không quan tâm đến bất cứ việc gì ngoài vấn đề kinh tế. Toàn cầu hoá đã làm xã hội dân sự trên khắp thế giới thống nhất hơn, nhưng nó đã làm cho các chính phủ phụ thuộc hơn vào kinh tế. Và chúng tôi xác quyết rằng với sự suy thoái kinh tế trên toàn thế giới mà chúng ta đang chứng kiến, những sai biệt giữa quan điểm công chúng và chính sách của chính phủ sẽ trở nên ngày càng rộng hơn.
Tình trạng này xác nhận tầm quan trọng của thông tin mà chúng tôi cung cấp, lưu tâm đến số phận của các Kitô hữu, Phật tử, người Hồi giáo, người Ấn giáo: một hỗ trợ cho quan điểm chung toàn cầu, và cho hòa bình trên thế giới.
Trong thánh lễ cử hành tại Thánh đường Notre Dame, đức hồng y Vingt-Trois giáo phận Paris nói rằng nhân cách của nữ tu Emmanuelle và cách sử dụng truyền thông đã “biến bà thành một nhân vật biểu tượng”.
“Nhưng tính xác thực trong công tác phục vụ của bà chứng tỏ rõ rệt ở khả năng qui tụ được mọi loại người ủng hộ cho công tác của bà.”
Trong bản tuyên bố phổ biến ngày 20 tháng 10, Tổ chức thân hữu của Nữ tu Emmanuelle, trú sở đặt tại Paris, cho biết bà đã qua đời bình yên trong giấc ngủ tại ngôi nhà dùng làm chỗ tĩnh tâm của tu hội ở Callian, miền đông nam nước Pháp.
Hội đồng giám mục Bỉ trong một bản tuyên bố đăng trên web site của hội đồng nói: “Suốt gần một thế kỷ, người phụ nữ cao cả này đã làm rạng rỡ đức tính hào hiệp và niềm hứng khởi trên khắp thế giới. Cuộc sống của bà mời gọi chúng ta tăng tiến thêm tình đồng cảm đoàn kết giữa những thời gian thử thách và nhắc nhở chúng ta rằng chính tình thương sẽ cứu vãn thế giới.”
Nữ tu Emmanuelle được an táng ngày 22 tháng 10 trong nghĩa trang Đức Mẹ Sion ở Callian.
Năm 1971, ở tuổi 63, nữ tu Emmanuelle đến ở với những người sinh sống bằng nghề lượm rác ở ngoại ô Cairo (Ai cập). Bà xây cất trường học và các trạm phát thuốc cũng như thúc đẩy cuộc đối thoại giữa người Do thái và Hồi giáo.
Hồng y Vingt-Trois nói: “Bà hiểu rằng muốn yêu thương những người cần có của ăn để sống ấy thì phải liên kết với họ qua cách sống của bà, là chia sẻ với họ những nỗi khổ cực và khuyến khích họ bước ra khỏi cảnh đó. Bà trở thành người nhặt rác giữa đám người lượm rác, dấn thân không cần lối thoát vào tình đồng cảm với những kẻ không có gì cả và bị mọi người nghi ngại.”
Bà xuất thân trong một gia đình giầu có tại Brussels (Bỉ), nhưng dâng hiến cuộc đời trong một tu hội năm 1929 sau khi đã theo học triết học tại trường đại học nổi tiếng Sorbonne (Pháp). Vào thập niên 1930, bà phục vụ tại một trường trung học ở Istanbul (Turkey, Thổ nhĩ kỳ).
Tới năm 1993, bà trở về Pháp, phổ biến rộng rãi cảnh ngộ khốn khó của người nghèo trên thế giới. Bà cũng nổi tiếng về những quan điểm không chính thống, như ủng hộ việc ngừa thai và cho giáo sĩ được kết hôn.
Nữ tu Emmanuelle được dư luận rộng rãi so sánh với Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta (Ấn độ), và với Abbé Pierre là vị linh mục sáng lập Cộng đồng Emmaus ở Pháp. Bà cũng được bầu chọn là một trong những người được ngưỡng mộ nhất nước Pháp, cũng như đứng hạng thứ năm trong danh sách những người vĩ đại nhất nước Bỉ năm 2005.
Chủ đề của cuộc thi năm 2007-2008 là “Âu châu và Nhân quyền: Vai trò chủ đạo của Giới trẻ chúng ta”. Cuộc thi được khoảng 22 ngàn học sinh trung học và sinh viên đại học tham gia; những người trúng giải đã đến tham dự thánh lễ do đức ông Giordano cử hành hôm thứ tư vừa qua. Trong bài giảng thánh lễ, ngài nói với giới trẻ: “Dường như một bầu trời khép kín, u ám đầy mây đang bao phủ khắp châu Âu. Một bầu trời rộng mở xanh trong không nhìn thấy được. Dường như cái nhìn vào cõi vĩnh cửu, về thiên đưòng, còn đang thiếu vắng.”
“Đức tin thúc đẩy chúng ta tìm kiếm những điều huyền nhiệm, vẻ đẹp và chân lý, là những điều mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Bất hạnh thay, châu Âu […] dường như thiếu can đảm để tìm ra các giải pháp ngoài những đề nghị nặng phần vật chất. Có lẽ vì thế mà số người tự tử trong giới trẻ đang tăng cao.”
Đức ông khẳng định rằng “Sự Phục sinh của Đức Kitô làm cho cuộc sống của chúng ta trở thành vĩnh cửu, chứng tỏ rằng tình yêu mạnh hơn sự chết.” Ngài kết luận bằng lời mời gọi đi vào trách nhiệm, nói rằng người Kitô hữu được kêu gọi để thực hiện những điều cao cả, tốt đẹp và chân thực trong cuộc lữ hành trên trần thế này.
Cất cao tiếng nói
Cùng ngày, giới trẻ trúng thưởng đã tụ tập để thảo luận và biểu quyết về một văn bản sẽ được gửi tới các Dân biểu Quốc hội Khối Âu châu và các trường học Ý. Văn bản này kêu gọi việc bác bỏ các hành động phá thai, phá hủy phôi sinh và an tử (euthanasia), và thúc giục sự công nhận các gốc rễ Kitô giáo nhằm mục đích bảo vệ tự do tôn giáo và chận đứng những vụ bách hại tôn giáo.
Văn bản chung kết nhấn mạnh rằng “mỗi cuộc sống đều xứng đáng được hiện hữu và luôn có một giá trị lớn lao nhất” và khẳng định rằng mỗi một thành phần trong nhân loại có quyền được công nhận là có giá trị “bất chấp tuổi tác, sức khỏe, giầu nghèo, tình trạng xã hội hoặc quốc tịch”. Giới trẻ tố cáo điều nghịch lý là Âu châu, sau khi đề cao ý niệm về nhân quyền, lại cho phép “phá thai rộng rãi, hủy hoại phôi người vào mục đích thí nghiệm, và cho phép thực thi an tử trong một số quốc gia.”
Văn kiện này cũng ủng hộ việc tạm thời đình chỉ thi hành án tử hình của Liên hiệp quốc, nhưng khẳng định rằng phá thai cũng giống như án tử hình đối với những trẻ em chưa chào đời.
Đối với cuộc sống gia đình và hôn nhân, văn bản chung kết thúc giục các biện pháp về văn hóa, kinh tế và xã hội nhằm mục đích củng cố, nâng đỡ và đề cao mối dây liên kết gia đình, được biểu hiện giữa một người nam và một người nữ.
Văn bản này kết thúc bằng lời thúc giục châu Âu hãy bảo vệ quyền tự do tin tưởng và yêu cầu Liên hiệp châu Âu dùng ảnh hưởng và khả năng của mình để bảo vệ “sự tự do của mọi tôn giáo”, nhất là bảo tồn gốc rễ và văn hóa của nền văn minh Kitô giáo.
Tổng Giám Mục yêu cầu giới lãnh đạo lo lắng cho Iraq
13.000 Kitô hữu phải trốn khỏi Mosul vì bị đe dọa thảm sát
Rôma, ngày 24, tháng 10, 2008 (Zenit.org).- Tổng Giám Mục Chaldea tại Baghdad xin cộng đồng thế giới lo lắng chăm sóc cho Iraq, và “không bỏ quốc gia này qua bên lề. "
Đức Hồng Y Emmanuel III Delly, thượng phụ Babylon của người Chaldea và cũng là Tổng Giám Mục Baghdad, nói lên điều này, trong khi muôn ngàn Kitô hữu Iraq đang phải chạy trốn thành phố Mosul ở phía bắc sau khi được tin là tất cả mọi Kitô hữu phải rời khỏi thị trấn nếu không muốn bị tàn sát.
Một phát ngôn viên của Ủy Hội Quốc tế về người Tị Nạn hôm nay cho các phóng viên hay là trên 13.000 Kitô hữu đã trốn khỏi Mosul trong hai tuần qua, đây là trên phân nửa tổng số người Thiên Chúa giáo đang sống trong thị trấn.
Cơ quan của Liên Hiệp Quốc ước tính có khoảng 500 Kitô hữu đã trốn sang Syria, nơi đây đã chứa ít ra 1,2 triệu người tị nạn Iraq. Phát ngôn viên thêm là không biết rõ ai là kẻ đứng sau những đe dọa thảm sát này.
Hồng Y Delly nói với Zenit, “Là một thẩm quyền về Iraq, và là người Iraq, tôi xin tất cả những ai chịu trách nhiệm chăm lo cho Iraq, và tất cả mọi người Iraq, hãy phục vụ tất cả nhân loại, cho sự tăng trưởng về công chính và thánh thiện, để cho tất cả mọi người sẽ nhìn nhận người Iraq như anh chị em, để cho người dân Iraq có thể phục hồi phẩm giá của họ. "
Ngài thêm, "Tôi xin quý vị hãy chăm sóc cho Iraq, và xin đừng bỏ qua một bên lề,"
Đối thoại
Khi được hỏi về mối tương quan giữa người Kitô giáo và Hồi giáo tại Iraq, vị thượng phụ trả lời, “Trong một thời gian khá dài chúng tôi đã sống chung trong tình thân hữu huynh đệ. Việc đối thoại không bằng lời nói.
"Chúng tôi đã sống chung trong cộng đồng, và cùng làm việc cũng như có cùng những chủ đích chung với những người anh chị em Hồi giáo trong 14 thế kỷ vừa qua.
"Đây là ý nghĩa của đối thoại: tôi kính trọng đức tin Hồi giáo và Hồi giáo kính trọng đức tin của tôi. Tôn giáo là của Chúa và quốc gia là của tất cả mọi người.”
Trước Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa tuần qua, Đức Hồng Y Delly nói đời sống tại Iraq là một ngọn đồi “Can Vê”
Ngài nhắc lại là có 16 linh mục và hai giám mục đã bị bắt cóc và được thả ra sau khi số tiền chuộc đã được trả.
Ngài tiếp, “Các người khác thuộc về hạng các vị tử đạo mới, hôm nay đang cầu nguyện cho chúng ta trên thiên đàng: Đức Tổng Giám Mục Mosul, Faraj Rahho; Linh Mục Raghid Ganni; thêm hai vị linh mục khác và sáu người trẻ."
Đức Hồng Y Emmanuel III Delly |
VATICAN - Hôm 24-10-2008, các nghị phụ Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 12 đã thông qua sứ điệp gửi Cộng đồng dân Chúa, mời gọi các tín hữu đến gần Bàn Tiệc Lời Chúa để được nuôi dưỡng bằng những Lời từ miệng Chúa phát ra (Mt 4,4).
Sứ điệp đã được thông qua trong phiên họp toàn thể thứ 21 dưới quyền chủ tọa theo lượt của ĐHY William Levada, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, với sự hiện diện của 243 nghị phụ. Ngoài phần nhập đề và kết luận, Sứ điệp dài 10 trang được chia thành 4 phần với 15 đoạn, lần lượt đề cập đến: Tiếng nói của Lời Chúa, tức là mạc khải (I), khuôn mặt của Lời Chúa là Đức Giêsu Kitô (II); Nhà của Lời Chúa là Giáo Hội (III); và sau cùng là Những nẻo đường của Lời Chúa: sứ mạng truyền giáo (IV).
Các nghị phụ nhấn mạnh sự kiện Lời Chúa có trước và vượt ra ngoài Kinh Thánh, vì thế, đức tin của chúng ta không có trọng tâm là cuốn sách Kinh Thánh mà thôi, nhưng là lịch sử cứu độ và một nhân vật là Đức Giêsu Kitô, Lời Thiên CHúa nhập thể làm người và là lịch sử. Vì thế, người đọc Kinh Thánh luôn luôn cần có sự hiện diện của Chúa Thánh Linh, Đấng dẫn đến chân lý toàn vẹn (Gioan 16,13).
Cũng trong sứ điệp, các nghị phụ nêu bật sự kiện Kinh Thánh được diễn tả trong những ngôn ngữ đặc thù, qua những hình thức văn chương và lịch sử, trong những ý niệm gắn liền với một nền văn hóa cổ xưa.. Vì thế, cần có sự phân tích lịch sử và văn chương, được thực hiện qua nhiều phương pháp và lối đề cập vấn đề khác nhau mà khoa chú giải Kinh Thánh cung cấp. Mỗi độc giả Kinh Thánh, dù là người đơn sơ nhất, đều phải có kiến thức tương ứng về Sách Thánh, và cần nhớ rằng Lời Chúa mang hình thức những lời cụ thể, được giải thích và thích ứng để có thể được nhân loại nghe và hiểu. Nếu không để ý tới điều đó, người ta có thể rơi vào thái độ chỉ hiểu Kinh Thánh theo nghĩa đen (fondamentalisme), thái độ này trong thực tế chối bỏ sự nhập thể của Lời Chúa trong lịch sự và không nhìn nhận rằng Lời được diễn tả trong Kinh Thánh theo ngôn ngữ loài người, và phải được giải ngữ (decifrato), nghiên cứu và hiểu”.
Trong ý hướng đó, Sứ điệp Thượng HĐGM thế giới nhấn mạnh sự cần thiết của ”Truyền thống sinh động của toàn thể Giáo Hội” (DV 12) và sự cần thiết của đức tin để hiểu Kinh Thánh một cách thống nhất và trọn vẹn.
Trong phần III nói về Giáo Hội như Căn nhà của Lời Chúa, các nghị phụ Thượng HĐGM trình bày 4 cột trụ lý tưởng nâng đỡ tòa nhà Giáo Hội, đó là giáo huấn của các tông đồ, sự hiệp thông trong việc Bẻ Bánh, kinh nguyện và sự hiệp thông huynh đệ.
Qua các cột trụ này, các nghị phụ nói về tầm quan trọng của việc giảng thuyết trong thánh lễ và thái độ của các vị giảng thuyết trong việc soạn thảo và trình bày bài giảng; tầm quan trọng của phụng vụ Lời Chúa trong Thánh Lễ, giá trị của việc cầu nguyện, đặc biệt là phụng vụ các giờ kinh, việc đọc và cầu nguyện với Kinh Thánh, quen gọi là lectio divina; sau cùng sự hiệp thông huynh đệ như kết quả của việc lắng nghe và sống Lời Chúa một cách đích thực: Đời sống của những người tốt lành là một bài đọc sinh động về Lời Chúa.
Sau cùng, trong phần nói về sứ mạng truyền giáo, Sứ điệp của các nghị phụ gửi cộng đồng dân Chúa nhắc đến lời Chúa Kitô Phục Sinh dạy các môn đệ hãy ra đi rao giảng cho muôn dân. Các vị đặc biệt cổ võ việc dùng tất cả các phương tiện truyền thông tân kỳ ngoài các phương tiện cổ điển, để rao giảng Lời Chúa.
Sứ điệp cũng nhắc đến vai trò của gia đình và cổ võ việc sở hữu cũng như đọc Kinh Thánh trong gia đình; các nghị phụ liên đới với những người đau khổ và nghèo túng; đề cao tầm quan trọng của liên hệ với dân tộc Do thái, đối thoại đại kết và liên tôn, giá trị của văn hóa nghệ thuật để diễn tả Kinh Thánh.
Các nghị phụ nhắn nhủ rằng: ”Anh chị em thân mến, hãy giữ Kinh Thánh tại gia, hãy đọc, đào sâu và hiểu trọn vẹn các trang Kinh Thánh, hãy biến các trang này thành kinh nguyện và chứng tá cuộc sống, hãy lắng nghe Kinh Thánh với lòng tin yêu trong phụng vụ. Hãy kiến tạo sự thinh lẳng để lắng nghe Lời Chúa hữu hiệu và hãy giữ thinh lặng sau khi lắng nghe, để Lời Chúa tiếp tục ở lại, sống và nói với anh chị em. Hãy làm cho Lời Chúa vang dội vào đầu mỗi ngày của anh chị em, để THiên Chúa có lời đầu tiên và hãy để cho Lời Chúa vang âm trong anh chị em vào buổi tối để Lời Chúa là lời nói cuối cùng.”
”Chúng tôi phó thác anh chị em cho Thiên Chúa và cho lời ân sủng của Ngài” (TĐCV 20,32). Với cùng câu nói của Thánh Phaolô trong diễn văn từ biệt các vị thủ lãnh Giáo đoàn Ephêsô, các nghị phụ chúng tôi cũng phó thác các tín hữu thuộc các cộng đồng rải tác trên mặt đất cho Lời Chúa, Lời này cũng là lời phán xét, nhưng nhất là lời ân sủng, sắc như gươm nhưng cũng dịu ngọt như mật ong. Lời Chúa mạnh mẽ và vinh hiển, hướng dẫn chúng ta trên những nẻo đường lịch sử qua tay của Chúa Giêsu Đấng mà anh chị em cũng như chúng tôi đều yêu mến bằng một tình yêu vững bền không hư nát” (Eph 6,24)
Chiều 24-10-2008, các nghị phụ đã nhóm phiên họp toàn thể thứ 22 để nghe trình bày về danh sách 53 đề nghị đã được tu chính.
Trong phiên nhóm thứ 23 sáng thứ bẩy 25-10-2008, các nghị phụ sẽ bỏ phiếu chung kết thông qua các đề nghị để sau đó đệ lên ĐTC.
Tiếp đến, các nghị phụ và các tham dự viên khác sẽ dùng bữa trưa với ĐTC. Ban chiều Thượng HĐGM tái nhóm để nghe kết quả cuộc bỏ phiếu về các đề nghị. Công nghị GM thế giới kỳ thứ 12 sẽ bế mạc với thánh lễ trọng thể do ĐTC chủ sự lúc 10 giờ sáng chúa nhật 26-10-2008 tại Đền thờ Thánh Phêrô”. (SD 24-10-2008)
L’absence de déclarations publiques et l’interruption de la campagne de dénigrement des catholiques de Hanoi dans les médias officiels ne signifient pas que les autorités ont choisi de laisser tranquille les catholiques qui ont pris part aux manifestations de prière de ces dernières semaines. De nombreux signes montrent qu’un procès se prépare pour juger des catholiques de Thai Ha. Par ailleurs, les responsables politiques du pays comme ceux de la capitale ont, chacun à leur manière, laissé transparaître leurs préoccupations concernant l’attitude et le sentiment des catholiques à l’égard du pouvoir.
Le procès des huit fidèles de la paroisse de Thai Ha inculpés le 21 septembre dernier ne saurait tarder. Au moment de leur inculpation, deux d’entre eux avaient été placés en résidence surveillée, les six autres avaient été placés en détention. A l’exception de deux inculpés encore en prison, quatre catholiques ont été l’un après l’autre libérés de prison, avec obligation de rester à leur domicile jusqu’au procès. Selon des renseignements recueillis par Radio Free Asia (émissions en langue vietnamienne) (2), la Sûreté publique de l’arrondissement Dong Da de Hanoi vient de leur faire savoir que l’instruction de leurs cas était terminée, le dossier transmis au parquet populaire et le procès prêt à être tenu. Les six inculpés en résidence surveillée ont, en effet, été convoqués, le 20 octobre dernier, par la Sûreté, qui leur a communiqué les résultats de l’enquête et leur a signifié leur inculpation. Ils étaient jusqu’alors sous le coup d’une double accusation: destructions de biens appartenant à l’entreprise Chiên Thang (1) et troubles à l’ordre public. Les agents de la Sûreté leur ont appris que l’accusation de « destruction de biens d’une entreprise » avait été abandonnée et que seule l’accusation de troubles à l’ordre public était retenue. On ne sait pas si les deux fidèles encore en prison, à savoir Mme Nguyên Thị Nhi, et Mme Ngô Thị Dung, bénéficieront, elles aussi, de cette réduction de l’accusation. Elles n’étaient pas présentes au siège de la Sûreté avec les autres personnes convoquées et, pour le moment, sont totalement isolées.
D’autres signes montrent que le conflit avec les catholiques n’a pas quitté le champ des préoccupations des responsables politiques. La semaine dernière, à Hô Chi Minh-Ville, la Fédération du travail a envoyé aux sections syndicales de tous les niveaux, un document demandant aux adhérents de propager un texte officiel, rédigé à l’issue de la rencontre de la délégation épiscopale et du Premier ministre à la fin du mois de septembre dernier. On pouvait y lire que ce dernier « était mécontent des actes incorrects de l’archevêque de Hanoi », lequel devait « très sérieusement réexaminer son comportement ». Plusieurs syndicalistes de religion catholique ont exprimé leur désapprobation dans des confidences à des journalistes étrangers (3).
On peut aussi, sans doute, attribuer à l’influence de ce même conflit, la multiplication des références à la politique religieuse gouvernementale dans les déclarations de hauts responsables. C’est ainsi que le 16 octobre dernier, dans un discours fleuve prononcé à l’Assemblée nationale pour rendre compte de l’exercice du pouvoir durant ces douze derniers mois (4), le Premier ministre Nguyên Tân Dung n’a pu éviter les allusions indirectes à cette affaire, même si le sujet principal était l’état de l’économie et des finances. Dans la partie consacrée au bilan positif, le chef du gouvernement relève la bonne application de la politique religieuse gouvernementale et le fait « d’avoir résolument sanctionné, conformément à la loi, les actions attentant à l’ordre public et à la paix sociale ». Au chapitre du négatif, après avoir noté que certaines plaintes ont attiré beaucoup de monde et se sont prolongées longtemps, le discours du Premier ministre rappelle que « des forces hostiles et des mauvais éléments se sont servis de la démocratie, des droits de l’homme et de la religion. Ils ont encouragé les plaintes de nombreuses personnes, les manifestations exprimant des revendications illégales, créant des troubles dans la société et suscitant des divisions au sein de l’unité nationale ».
On peut voir une autre manifestation de l’actuelle préoccupation des responsables politiques dans le bilan dressé, le 21 octobre dernier, par la section du Parti communiste de Hanoi, dont le maire actuel est le secrétaire adjoint. Le bilan fait le point sur cinq ans d’application à Hanoi de la résolution du VIIe plénum (après le neuvième congrès) (5). Une partie de la résolution est consacrée au travail religieux. C’est sur ce point qu’insiste le bilan. Celui-ci, certes, ne fait aucune allusion aux manifestations de prières; il s’efforce au contraire de souligner les résultats positifs enregistrés, parmi lesquels la construction et la restauration de lieux de culte. Le constat le plus étonnant contenu dans ce rapport de la section communiste de la capitale est la multiplication des adhésions de catholiques au Parti communiste au cours de ces cinq dernières années… Il y aurait, selon le bilan publié, 1 836 catholiques membres du Parti pour la seule province de Hà Tay, province située aux portes sud-ouest de la capitale vietnamienne.
(1) Entreprise à laquelle le gouvernement avait attribué le terrain de la paroisse.
(2) Radio Free Asia, émission en langue vietnamienne du 22 octobre 2008.
(3) Radio Free Asia, émission en langue vietnamienne du 21 octobre 2008.
(4) Voir le Nhân Dân du 17 octobre 2008.
(5) Voir le Nhân Dân du 21 octobre 2008.
(Source: Eglises d'Asie, 24 octobre 2008)
Geographically speaking An Bang is about 25 km Southeast of Hue city which had been established since 1571 with the first conversion to Catholicism dated back in 1894. Currently there are 800 parishioners are living and fishing to provide for their families, but they also are active members of the church. These parishioners though scattering around 4 different zones called An Thuong, An Trung, An My and An Bac where they usually gathered at this location during the festive events or religious feasts to celebrate and or worship God.
Due to the swelling needs for religious activities, the church in mid-2007 had petitioned to the local government to get permission to build a stage for religious ceremony at the private property of the late Mr. Le Khinh, a parishioner whose death resulted in the donation of the land by his family. This petition had been returned to the parishioners without any response from the local government. However, the passionate Christians could not wait for the approval, just this year they erected a large concrete cross and a stage where they have been gathering on a regular basis for prayers.
However, the dream of maintaining an active, meaningful religious life is far from becoming reality for the parishioners since the local government learned of their intention to build up the worshiping site. On 9/16/08 the People's Committee of Phu Vang county had asked the pastor father Peter Nguyen Huu Giai and the parish council as well as An Bac's leadership to dismantle the "illegal project" on the basis that it was being built on the reservation woodland managed by the Vinh An People's Committee. A notice was also sent to bishop Stephano Nguyen Nhu The of Hue.
On behalf of his parishioners father Nguyen Huu Giai had protested the demand from the Committee in a letter, citing that the property has legally belonged to Mr. Le Di and his son Le Tuan who had willingly donated to the church. In addition, due to the fact that no response had been issued by the Committee, the parish was forced to make decision on their own to fulfill the urgent needs of religious practice.
To respond, the government on Sep. 26 sent troops in to besiege the site while the faithful were praying. The priest in his indignation has warned the troops “If you're here to remove our cross, there will certainly be bloodshed". Since then, the government has set up to guard posts in order to monitor the activities of parishioners. In addition more traffic police being sent in on Sep. 27 father Nguyen Huu Giai and the parish council members being forced to sign in documents acknowledging their wrong doings such as illegal building the site on strategically reservation woodland, celebrating masses without permission from the government. At such meeting, government officials constantly warned the council members about potential severe punishment for violating the law, in reference to three arsons, which they were not responsible for. But when the (council) members questioned the Committee about the endless accumulation of land disputes that never been resolved as a result of murky land law, the official responded ”Never in this country shall be the right to privately own any land".
The harassment did not end there. Soon the rectory's phone lines were cut off, loudspeaker started to blare everywhere especially around the church during masses, lecturing people on how freedom of religion should be understood and what the current land laws are.
In the following days the harassment continued with rectory's phone service being cut-off, more police sent in to monitor parishioners' activities and movement, even the state media had joined in with a smearing campaign being broadcast every night on local stations in addition to the loudspeaker systems working already mentioned above.
Also there was a letter dated Oct. 19 that came from Forestry service demanding the parish to dismantle the so-called "illegal construction" on the reservation woodland in An-Bac, to which the parish responded with their defiance and determination to keep the project in tact since they have the legal right to do so.
From Sep. 29 - Oct. 18 scores of parishioners have been summoned to the Committee's office for interrogation.
Those were Nguyen Duc Man, Van Dinh Hiep, Phan Cong, Le Van Tuan, Van Dinh Trung, Nguyen Thanh, Pham Xuan Tan to name a few. Others such as Le Ba, Dao Tan Ky being paid with uninvited visits by the police with the attempt to check on their resident status, to sway their opinion against the church on land issue, or just simply to intimidate or badger them.
As of now, from what happened in Hanoi archdiocese, the priest and his parishioners are still hoping for the best while preparing for the worse. Their livelihood being disrupted, their religious lives, and their freedom to own private land also being severely violated for they are unsure when the day the government will use force to destroy their worship site and their cross be taken away just like what was done to the Statue of Pieta in Hanoi Archdiocese.
Regardless of what's going to take place, as father Nguyen Huu Giai has put "We're children of the light, we'll be doing things under the day light" they would put their fate in the hands of God, trusting that He would guide them in the right the direction in this struggle for what is right. What has driven them this far is not for themselves but for the will of God and no earthly power can undo his plan for his faithful.
Ngày 2 tháng 2 năm 2004, tôi đã được Đức Tổng Giám mục Atlanta, Đức Cha John F. Donoghue bổ nhiệm làm “Vicar for Clergy”, tức là làm đại diện cho Ngài nơi anh em linh mục Việt Nam và các cộng đoàn Công giáo Việt Nam trong Tổng Giáo phận Atlanta. Với chức vụ đó, tôi đã trở nên thành viên của Hội Đồng Linh Mục và Hội Đồng Cố Vấn trong Tổng Giáo phận. Hàng tháng tôi cùng với các thành viên khác đi hội họp và đóng góp những ý kiến khi Đức Tổng Giám mục cần thiết để điều hành Tổng Giáo phận hoặc là khi Ngài muốn biết về Cộng đồng Công giáo Việt Nam và các nhân sự trong Cộng đoàn.
Trong những năm phục vụ với trách nhiệm trên đây, tôi đã lắng nghe, suy nghĩ và ghi lại những sinh hoạt của người Việt Nam trong Tổng Giáo phận. Hôm nay tôi muốn cống hiến đến quý vị cái nhìn chung về thành phố Atlanta trong tiểu bang Georgia, về Tổng Giáo phận Atlanta và sau cùng về các cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Tổng Giáo phận Atlanta. I. Về thành phố Atlanta trong tiểu bang Georgia
Tiểu bang Georgia được mệnh danh là “Tiểu Bang Đế Quốc Của Miền Nam” (The Empire State of the South). Tiểu bang này rộng 58,060 dặm vuông, đứng hàng thứ 21 trong số 50 tiểu bang Hoa Kỳ. Dân số có vào khoảng 9,363,000 người và đứng hàng thứ 10. Trong tổng số đó, người da trắng chiếm 65%, người da đen 29%, gốc Á châu 2.3%, gốc Latinh 5.5%, gốc da đỏ 0.3%. Khí hậu được coi là ôn hòa vừa phải, không nóng như Texas, cũng không lạnh như New York. Thủ đô của tiểu bang là Atlanta, các thành phố lớn khác là Savannah, Augusta, Macon, Columbus, Valdosta, Albany, Warner Robins, Roswell, Marietta, Athens…
Trong cuộc nội chiến giữa miền Bắc và miền Nam, thành phố Atlanta đã bị tàn phá rất nặng nề. Stone Mountain là bãi chiến trường và là chứng tích của lịch sử. Đại tướng Sherman dẫn 100,000 quân liên bang từ Bắc đi qua Tennessee rồi tiến thẳng vào Atlanta, đốt phá bình địa, sau đó đoàn quân tiến sang Sanvannah. Ngày nay, Fort Pulaski hoang tàn là dấu tích lịch sử chống lại ngoại bang để dành lấy độc lập. Cuốn tiểu thuyết và phim chuyện nổi tiếng “Cuốn Theo Chiều Gió” (Gone With The Wind) của tác giả thời danh Margaret Mitchelle có nguồn gốc tại Atlanta.
Sau cuộc nội chiến, thành phố Atlanta tức khắc được đổi mới và luôn luôn trên đà phát triển. Ngày nay khi thăm viếng Atlanta, du khách còn có thể xem các thắng cảnh khác như: Martin Luther King Center, Coca Cola World, Đài Truyền hình CNN, Presidential Library của cựu Tổng Thống Jimmy Carter, Stone Mountain Park, Sở Thú, Bảo Tàng Viện, Tòa Nhà Quốc Hội của Tiểu Bang, Aquarium mới được xây cất...
Sau Thế Vận Hội Mùa Hè năm 1996 nhịp độ phát triển càng mạnh mẽ tại Atlanta. Người ta dự đoán rằng trong tương lai thành phố Atlanta không có một ranh giới thiên nhiên, sẽ trở thành một thành phố quốc tế phồn thịnh phát triển vô giới hạn cả về thương mại, kỹ nghệ và ngoại giao.
Có rất nhiều sắc dân thiểu số hiện đang sinh sống tại thành phố Atlanta, mà cộng đồng người Việt Nam là một sắc dân đặc biệt hoạt động và thành công.
II. Tổng Giáo phận Công giáo Atlanta
Cách chung, các tiểu bang Miền Nam Hoa Kỳ có tỉ số người Công giáo rất thấp và được coi là miền đất truyền giáo. Do đó, những tín hữu Công giáo sống tại đây được bao vây bởi nếp sống văn hóa của anh chị em Tin Lành chia làm nhiều giáo phái. Chính vì sự kiện ấy mà anh chị em Công giáo luôn được huấn luyện và khích lệ trong cuộc sống đức tin tích cực và trung kiên hơn nhiều miền khác trên khắp đất nước Hoa Kỳ. Tiểu bang Georgia được chia làm 2 Giáo phận: Giáo phận Savannah ở phía Nam và Tổng Giáo phận Atlanta ở về phía Bắc.
Giáo phận Savannah đã được thành lập sớm vào năm 1850 bao gồm toàn thể tiểu bang Georgia. Đến năm 1937, Giáo phận được đổi thành Giáo phận Savannah-Atlanta. Năm 1956, Atlanta được tách ra khỏi Giáo phận Savannah và trở thành Tổng Giáo phận Atlanta. Như vậy, năm 1956 được coi là năm thành lập Tổng Giáo phận Atlanta.
Đức Tổng Giám mục Công giáo Atlanta hiện nay là Đức Cha Wilton D. Gregory. Sách Niên Giám chính thức của Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ (The Official Catholic Directory) xuất bản năm 2007 cho biết trong Tổng Giáo phận hiện nay có 259 linh mục triều và dòng (priests), 181 thầy sáu vĩnh viễn (permanent deacons), 5 tu sĩ nam (brothers), 110 tu sĩ nữ (sisters), 84 giáo xứ (parishes), và 15 họ đạo (missions), 49 chủng sinh.
Số giáo dân Công giáo khoảng 650,000 người trong tổng số 6,393,796 công dân, vào khoảng 10% giáo dân Công giáo trong cả Tổng Giáo phận. Chính vì sự kiện là thiểu số như vậy, cho nên tinh thần anh chị em Công giáo rất hăng say và vững mạnh trong cuộc sống đức tin tích cực vừa để sống đạo vừa để truyền giáo cho những người chung quanh.
Tổng Giáo phận là một cơ chế được quy định bởi giáo luật và các luật lệ của Tổng Giáo phận. Do đấy, người Công giáo ngoài dân luật của trung ương, tiểu bang và thành phố, chúng ta còn có những luật lệ của Tổng Giáo phận như:
- Các luật lệ về điều hành hành chánh
- Các luật lệ về phụng vụ
- Các luật lệ về tài chánh
- Các luật lệ về hàng giáo sĩ
- Các luật lệ về nhân sự phục vụ trong các giáo xứ v.v…
III. Về Cộng đồng Công giáo Việt Nam
Năm 1975, sau khi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ đã có một số anh chị em người Việt Nam di tản sang Hoa Kỳ và đến thành phố Atlanta. Khoảng đầu thập niên 80’ đợt sóng di cư thứ hai đến Hoa Kỳ và đến thành phố Atanta là những anh chị em vượt biên mà thế giới gọi là “thuyền nhân”. Tiếp đến thập niên 90’, các diện HO, diện con lai, diện làm sở Mỹ tiếp tục đến Atlanta, nâng tổng số dân chúng lên mỗi ngày một đông đảo thêm. Hiện nay tại Atlanta có giáo xứ, giáo họ và các cộng đoàn như sau: Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam tại Riverdale
Ngay từ năm 1976, Đức Tổng Giám mục Thomas A. Donnellan đã cho phép và khuyến khích người Công giáo Việt Nam thành lập Cộng đồng Công giáo Việt Nam đầu tiên. Lúc ấy tôi là linh mục Công giáo Việt Nam duy nhất tại đây để hướng dẫn cộng đoàn này. Cộng đoàn này sinh hoạt tại nhà thờ St. John the Evangelist và đã được nhà thờ này bảo trợ trong vòng 13 năm cho tới năm 1979.
Đến thời Đức Tổng Giám mục Eugene Marino, Ngài đã cho phép tạo mãi khu thánh đường mới và đến làm phép khánh thành ngôi thánh đường nhỏ bé ấy tại Forest Park và nâng Cộng Đồng thành Họ đạo Đức Mẹ Việt Nam vào năm 1979.
Sau chín năm thờ phượng tại Forest Park, thành viên Họ Đạo mỗi ngày một đông thêm, và đã được Đức Tổng Giám mục John F. Donoghue nâng lên thành Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam và được di chuyển về thành phố Riverdale vào năm 1998. Đến nay là đúng 10 năm kỷ niệm ngày mà Giáo xứ đã được thành lập theo giáo luật. Anh chị em giáo dân đang chuẩn bị mừng Kỷ Niệm 10 năm và những năm hồng ân khác.
Hiện nay, Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam có vào khoảng 700 gia đình đã đăng ký hoặc khoảng 3000 nhân danh. Giáo xứ có cơ sở thờ phượng, bãi đậu xe và cả nghĩa trang làm nơi an nghỉ cho các thành viên của Giáo xứ qua đời. Giáo xứ còn đang trên đà gia tăng và phát triển. Hiện tai, Giáo xứ có hai cha, hai thầy phó tế và ba sơ dòng thánh Đa Minh, cùng với một Hội Đồng Mục Vụ phục vụ rất hữu hiệu. Giáo Họ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Norcross
Trong khi ở phía Nam thành phố Atlanta, Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam đã phát triển, thì tại phía Bắc, Sơ Mỹ Hạnh và Cha Tôma Nguyễn Thái Thành đã qui tụ những người Công giáo đến dâng thánh lễ thờ phượng và sinh hoạt tại nhà thờ Holy Cross, Norcross, từ mười mấy năm qua. Đến khi Cha Phêrô Vũ Ngọc Đức, tân linh mục của Tổng Giáo phận Atlanta được phong chức và được đặc cử làm Cha Quản nhiệm của cộng đoàn này vào năm 1996, thì sự sinh hoạt càng phát triển và nhân số càng gia tăng mau lẹ.
Với sự hăng say và lòng nhiệt thành, Cha Đức đã lãnh đạo Cộng đoàn Công giáo trong việc tạo mãi cơ sở riêng cho cộng đoàn và dọn ra khỏi nhà thờ Holy Cross. Ngày đáng ghi nhớ ấy là ngày 10 tháng 6 năm 2006, khi Đức Tổng Giám mục Atlanta, Đức cha Wilton D. Gregory đã đến làm phép thánh đường và khánh thành cơ sở bao gồm nhà thờ, hội trường, các lớp học và bãi đậu xe khang trang rộng rãi, trị giá đến mấy triệu Mỹ Kim. Ngài cũng đã chính thức nâng Cộng đồng Công giáo lên Họ đạo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Ngày khánh thành thật rực rỡ và vui tươi! Tôi nhận thấy các cha Mỹ đã hết lời thán phục Cha Đức và những người thiện chí đã cùng với Cha Đức thực hiện được cơ ngơi như vậy!
Gần đây, Cha Phanxicô Xaviê Trần Quốc Tuấn đã về phục vụ thay thế Cha Phêrô Vũ Ngọc Đức. Với sự trợ giúp đắc lực của Cha Phó, hai Sơ dòng Thánh Đa Minh và Hội Đồng Mục Vụ phục vụ hữu hiệụ, Cha Tuấn đang lo thực hiện việc củng cố và nhắm tới phát triển trong tương lai. Hiện nay, Họ Đạo có vào khoảng 900 gia đình hoặc 4000 giáo dân thành viên.
Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam St. Michael tại Gainesville
Ngay từ những năm 1978-1980, một số đông anh chị em người Việt Nam đã định cư tại Gainesville và làm trại gà hoặc canh tác nông nghiệp. Nơi đây, rất nhiều anh chị em đã tới rồi đã đi. Chính tôi cũng đã đến dâng thánh lễ với anh chị em rất nhiều lần trong quá khứ.
Hiện nay, Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Gainesville có vào khoảng trên 100 gia đình. Kể từ khi Cha Chánh Xứ cho phép lập Đài Đức Mẹ và đặt thánh tượng Đức Mẹ La Vang và được Đức Tổng Giám mục Wilton D. Gregory đến làm phép, thì tinh thần đức tin và lòng sống đạo của anh chị em có sự gia tăng rõ rệt và mạnh mẽ.
Cộng Đoàn Công Giáo tại Toccoa
Gần đây, một số gia đình phần đông từ California đến định cư tại Toccoa và Commerce trong tiểu bang Georgia. Phần đông quý anh chị em làm trại gà và ở xa cách các thành phố lớn. Tuy vậy, đây là những gia đình xem ra có số tiền vốn rất lớn trong tay. Ngày ra mắt anh chị em đã cho tôi biết tên gọi là Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang và có vào khoảng 50 gia đình.
Trên đây là tình hình các cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Atlanta. Ngoài các cộng đoàn Công giáo Việt Nam, trong bang Georgia còn có các cộng đồng người Việt khác như cộng đồng Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành,… Nói chung về tình hình cộng đồng Người Việt Nam tại Atlanta thì không ai có thể biết rõ có bao nhiêu người Việt Nam hiện đang sinh sống tại thành phố Atlanta. Các cơ quan làm việc với người Việt Nam ước tính có vào khoảng 40,000-50,000 người Việt Nam đang sinh sống trong Tổng Giáo phận Atlanta, tức là nửa tiểu bang về phía bắc. Trong đó, số đồng bào ngoài Công Giáo chiếm phần lớn, vào khoảng ba phần tư, tức là vào trên 30,000 người. Số người Công Giáo vào khoảng 25-30 phần trăm tức vào khoảng trên 10,000 người.
Trên đây là những thông tin tổng quát về tiểu bang Georgia, về Tổng Giáo phận Atlanta và các cộng đoàn Công giáo Việt Nam. Ước mong các thông tin này giúp chúng ta biết thêm tình hình về vùng đất này.
MỪNG KỶ NIỆM 32 NĂM HIỆN DIỆN SỐNG ĐẠO
13 Năm Cộng Đồng Công Giáo (1976–1989)
9 Năm Họ Đạo Đức Mẹ Việt Nam (1989-1998)
10 NĂM GIÁO XỨ ĐỨC MẸ VIỆT NAM (1998-2008)
Năm 2008 là năm cảm tạ hồng ân của 700 gia đình với 3,000 thành viên trong Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam, Tổng Giáo phận Atlanta, Georgia, nhân kỷ niệm 10 năm ngày Giáo xứ được thành lập. Cao điểm là tuần đại phúc từ thứ Hai ngày 20 tới Chúa nhật 26 tháng 10 năm 2008, được các tín hữu hăng say tham dự trong tinh thần hiệp thông, lắng nghe, học tập, hội thảo, chia sẻ và cầu nguyện.
Hai ngày đầu tiên của tuần đại phúc, anh chị em đã nghe thuyết trình và hội thảo các đề tài gắn liền với đời sống, liên quan tới các vấn đề thời sự của giáo hội và đất nước Hoa Kỳ và Việt Nam. Hai Linh mục dòng Đồng Công hướng dẫn tuần đại phúc là Cha Louis Vũ Minh Nhiên và Cha Tôma Aquinô Nguyễn Huy Châu, đã gợi lại quá trình lịch sử của Giáo hội tại Việt Nam và Hoa Kỳ; cụ thể là nêu lên những chỉ dẫn của Hội Thánh, cách riêng làm nổi bật đường hướng sống đạo giữa lòng dân tộc và xây dựng đất nước qua các thư mục vụ cũng như qua những nhận định mới đây của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Bước sang ngày thứ ba, anh chị em giáo dân có dịp nhìn lại lối sống cá nhân và gia đình mình; cuối ngày từng người được 12 Linh mục lần lượt giúp lãnh nhận bí tích Hòa Giải trong bầu khí an bình thánh thiện.
Các ngày còn lại dành vào việc chiêm ngắm Chúa Giêsu Thánh Thể, tôn vinh Đức Mẹ Maria La Vang, và Các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam. Đại lễ chiều thứ Bảy do Đức Cha cựu Tổng Giám mục Atlanta chủ sự, và đại lễ bế mạc sáng Chúa nhật do Đức Cha đương kim Tổng Giám mục Atlanta chủ tế.
Nói về ý nghĩa dịp kỷ niệm 10 năm thành lập giáo xứ, Đức Tổng Giám mục Wilton D. Gregory, ngày 16 tháng 6 năm 2008 đã gửi thư cho giáo xứ với những lời khích lệ như sau:
“Trong năm Thiên Chúa 2008 này, có nhiều lễ kỷ niệm được cử hành, nhưng không có ngày kỷ niệm nào đáng trân quý đối với đời sống của Hội thánh Công giáo ở miền Bắc Georgia hơn là việc kỷ niệm 10 năm Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam được nâng lên hàng giáo xứ. Hồ sơ của Tổng Giáo phận ghi nhận rằng cộng đoàn này đã và đang còn tiếp tục xây dựng vững chãi dựa trên nền tảng đức tin của trên hai mươi năm trước khi được nâng lên hàng giáo xứ. Vì thế, tuy rằng mừng đệ nhất thập chu niên, nhưng Giáo xứ còn được bảo bọc bằng sự nhiệt thành sống động của hơn hai thập niên cùng sống và cùng tăng triển với nhau trong tình thương của Chúa chúng ta và với sự bảo vệ tràn ân phước nơi Mẹ Diễm Phúc Nhất của Người.
“Vì thế, đối với tôi, và nhân danh Cộng đoàn Đức Tin Công giáo trong Tổng Giáo phận Atlanta, tôi xin gởi đến quý bạn lời chúc mừng chân thành nhất của chúng tôi, đồng thời muốn ấp ủ anh chị em, từng người một, là những người được thừa hưởng di sản cao quý gấp đôi là: Tổ tiên các bạn tại quê hương Việt Nam, và các Thánh Tử Đạo của Hội thánh Công giáo trong quá khứ cũng như hiện tại, để nhờ máu các ngài đã đổ ra mà đức tin các bạn được kiên cường và thêm phong phú. Anh chị em là những mẫu gương nổi bật cho tất cả chúng tôi, và nhân việc kỷ niệm này, xin cám ơn chứng từ của anh chị em”.
Ngay từ đầu năm 2008, Đức Ông Chánh Xứ Francis Phạm Văn Phương đã đề xướng 2 mục tiêu nhắm tới cho năm hồng ân này: một là đi tìm và xác định căn tính người Công giáo Việt Nam sống tại Hoa Kỳ, và hai là cùng nhau xây dựng và phát triển nền văn minh tình thương và sự sống.
Cuộc hành trình chuẩn bị đón mừng năm cảm tạ hồng ân được Đức Ông Chánh Xứ và Hội Đồng Mục Vụ phát động liên tục 6 tháng trước tuần lễ cử hành cao điểm; mời gọi mọi người sồng chủ đề mỗi tháng với nội dung như sau:
PHÁT ĐỘNG TÍCH CỰC TRONG SÁU THÁNG
THÁNG 5/ 2008
- Chủ để: Lòng sùng mộ Đức Mẹ
- Đề tài học hỏi: Căn tính người Công Giáo Việt nam trong việc yêu mến Đức Mẹ và gắn bắn bó với Đức Tin tôn giáo qua việc lần hạt, dâng hoa kính Đức Mẹ.
- Tâm niệm Lời Chúa: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả” (Lc 1:49).
- Thực hành: Lần hạt mân côi và dâng hoa các ngày thứ Bẩy.
THÁNG 6/ 2008
- Chủ đề: Lòng sùng mộ Chúa Thánh Thể và Thánh Tâm
- Đề tài học hỏi: Căn tính người Công giáo Việt Nam trong việc yêu mến Chúa Thánh Thể, thực hành đức bác ái và gắn bó với Giáo Hội Công Giáo.
- Tâm niệm Lời Chúa: “Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời” (Ga 6:58b).
- Thực hành: Tham gia chầu Thánh Thể vào các chiều Chúa Nhật trong tháng Sáu và làm việc bác ái. Tham dự Đại hội Thánh Thể ngày 21 tháng 6 năm 2008.
THÁNG 7/ 2008
- Chủ đề: Lòng sùng mộ các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
- Đề tài học hỏi: Căn tính người Công giáo Việt Nam trong việc tôn kính Các Thánh và bổn phận làm chứng cho Chúa qua việc gắn bó với Giáo xứ.
- Tâm niệm Lời Chúa: “Phúc thay, ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5:10).
- Thực hành: Cầu nguyện cho Giáo xứ thánh thiện và sống động. Tích cực cập nhật hóa địa chỉ và chụp ảnh làm Kỷ Yếu.
THÁNG 8/ 2008
- Chủ đề: Xây dựng gia đình Công Giáo hạnh phúc
- Để tài học hỏi: Căn tính Việt Nam trong việc xây dựng gia đình Công Giáo hạnh phúc: Phát huy những điểm tích cực như sống chung thủy vợ chồng, tình cảm gia đình; loại trừ tiêu cực như quan điểm trọng nam khinh nữ, bạo lực trong gia đình, v.v…
- Tâm niệm Lời Chúa: “Hãy lấy Đức Mến mà phục vụ lẫn nhau” (Gl 5:13b).
- Thực hành: Nói lời xin lỗi và cám ơn trong gia đình; mỗi ngày làm một việc hi sinh để cầu nguyện cho gia đình mình.
THÁNG 9/ 2008
- Chủ đề: Xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô
- Học hỏi: Bổn phận người Công Giáo trong Giáo Hội ngày nay: Bổn phận xây dựng Giáo Hội Địa Phương: Giáo Họ, Giáo Xứ, Giáo Phận và Giáo Hội Hoàn Vũ. Kế hoạch phát triển giáo xứ trong tương lai.
- Tâm niệm Lời Chúa: “Phêrô, con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16:18).
- Thực hành: Cầu cho sự hiệp nhất trong Giáo Xứ, Giáo Hội; Ý thức bổn phận xây dựng Giáo Hội mỗi khi dâng hiến thời giờ, tài năng và tiền của cho Giáo Xứ, Giáo Phận.
THÁNG 10/ 2008
- Chủ đề: Cử hành mừng Đại Hội Đức Mẹ La Vang
- Để tài học hỏi: Qua Mẹ đến với Chúa Giêsu (Ôn lại biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Lavang – tóm tắt những lần Đức Mẹ đã hiện ra trên thế giới) – Chủ đề tuần Tĩnh Tâm chuẩn bị mừng Đại hội.
- Tâm niệm Lời Chúa: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2:5).
- Thực hành: Tham dự tuần Tĩnh tâm, xưng tội – tích cực đóng góp và tham dự Đại Hội.
Để tạm kết, xin ghi lại nhận định của Đức Ông Chánh Xứ Francis Phạm Văn Phương trong lời mở đầu cuốn Kỷ Yếu Cảm Tạ Hồng Ân dịp trọng đại này. Đức Ông viết như sau:
“Lúc đầu, chúng ta chỉ có vào khoảng mấy chục gia đình sinh hoạt với nhau từ năm 1976, nơi nhà thờ St. John the Evangelist tại Hapeville. Rồi với dòng thời gian, chúng ta đã phát triển lên tới gần 200 gia đình và trở thành Họ Đạo Đức Mẹ Việt Nam tại Forest Park. Thời gian và ơn thánh Chúa lại hướng dẫn chúng ta di chuyển vào nhà thờ mới ở Riverdale năm 1997, để rồi trở thành Giáo Xứ thể nhân của Tổng Giáo phận Atlanta vào năm 1998. ”Chúng tôi quan niệm Giáo xứ là một đơn vị nhỏ trong xã hội rộng lớn của Tổng Giáo phận Atlanta và của Giáo Hội Hoàn Vũ. Với sự tích cực đóng góp của mỗi người chúng ta và sự chúc lành của Chúa, Giáo xứ, từ một hạt cải nhỏ bé đã trở thành một cây to vươn bóng mát. Là những người Việt Nam đã rời bỏ quê hương đi tìm tự do để bảo vệ đức tin nơi Thiên Chúa, chúng ta có trách nhiệm làm cho đức tin ấy kiên vững và phát triển nó trong mỗi cá nhân và trong mọi gia đình, đến toàn thể Giáo xứ, để chúng ta trở thành nhân chứng cho Thiên Chúa trong cộng đồng ngườiViệt Nam tại đất nước tự do này”.
Từ Hải Phòng, chúng ta dọc theo tuyến quốc lộ 10 về Vĩnh Bảo, rẽ theo đường 17 xuống Nam Am và qua Nam Am chừng 400m ta rẽ về phía đường cầu phao sông Hoá sang Hồng Quỳnh, Thái Thuỵ, Thái Bình, cách cầu phao khoảng 1000m chúng ta bắt gặp một ngôi nhà thờ cổ nho nhỏ xinh xinh nằm ở phía đông đường, ngôi Thánh Đường họ Cổ Chính.
Ngôi Thánh Đường đã có trên 100 năm tuổi. Ban đầu giáo dân trong họ xây dựng bằng tranh tre nứa lá và mãi đến năm 1913 ngôi Thánh Đường được xây cất khang trang bền chắc.
Ngôi Thánh Đường được xây dựng bởi cộng đoàn giáo dân họ Cổ Chính, nhưng chủ yếu là gia đình ông bà Lý Táng đầu tư kinh tế và vận động dân họ xây dựng lên.
Nhớ lại ngày ấy, họ Cổ Chính giáo dân rất đông, không vắng vẻ như ngày nay. Hàng năm cứ đến ngày lễ quan thầy, tổ chức mừng lễ rất sầm uất, cộng đoàn giáo dân trong họ cùng đông đảo quý phủ đến thông công năm nào cũng chật ních nhà thờ, làng trên xóm dưới có cả quý vị thuộc các tôn giáo bạn cũng đến chúc tụng chia vui.
Đã rất nhiêu lần sống sô, gió dập nhưng ngôi Thánh Đường vẫn đứng vững và tồn tại cho đến ngày nay, Đặc biệt nhờ gia đình cụ Đào Thị Ne với 3 người con trai và 1 người con gái lấy chồng về Nam Am Công đức thuộc về các cụ, mặc dù trong họ Cổ Chính không có người, nhưng tối sớm ánh sáng và mùi hương trầm vẫn lan toả từ toà Chúa làm ấm áp thêm tình người tình Chúa, cụ luôn chăm chỉ quét dọn thắp nến dâng hương và dần dần con cháu cũng làm theo. Trong thời gian khó khăn và thiếu vắng linh mục nhưng con cháu cụ ai cũng được chịu bí tích Thánh Tẩy, ai cũng rất thuộc kinh, chăm ngoan, đạo đức, hành thiện mặc dù gần bùn 'mà chẳng hôi tanh mùi bùn’. Với công đức của cụ trong nhiều năm giữ gìn và bảo vệ nhà Chúa, cụ được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban phép lành Toà Thánh. Ngày cụ về với cội nguồn tiên tổ, mặc dù các linh mục đoàn đang trong tuần tĩnh tâm nhưng Đức cố Giám Mục Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương đã cử Cha Inhaxiô Đoàn Thanh Vững về dâng thánh lễ an táng cầu nguyện cho cụ. Từ đó cho đến nay, noi gương cụ, con cháu vẫn tiếp tục duy trì và phát triển. Đời con của cụ là ông Hieronimô Đào Nguyên Chuân đảo ngói, thay hoành và xây cất tường, sửa chữa sân, nhà phòng, cải tạo lại khuôn viên nhà thờ. Và cho đến ngày nay cháu ngoại của cụ là bác Hieronimô Đào Nguyên Thành chính thức đại tu ngôi Thánh Đường họ Cổ Chính trong sự yêu thương đùm bọc của quý cộng đồng dân Chúa gần xa, và đặc biệt được sự quan tâm ưu ái của Đức Giám Mục giáo phận Hải Phòng và cha xứ Antôn Nguyễn Văn Thục - chính xứ Nam Am. Trước đó, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên đã gửi tặng giáo họ Cổ Chính tượng Đức Mẹ Ban Ơn bằng đá trắng. Tượng Đức Mẹ ngự trên đài cao lộng lẫy hai tay giơ ra như mời gọi mọi con cái đang tản mát khắp nơi, hãy quy hướng về với cội nguồn yêu thương.
Cộng đoàn giáo dân trong họ vui mừng chào đón ngày khánh thành trùng tu ngôi Thánh Đường của mình, các ban đoàn thể của hai giáo xứ Nam Am, Xuân Điện cùng hoà chung trong niềm hân hoan hiệp nhất, sẵn sàng tạo mọi điều kiện giúp đỡ họ Cổ Chính. Cha xứ đã họp HĐGX và thành lập ban tổ chức khánh thành trùng tu ngôi Thánh Đường lên cấp giáo xứ. Trong những ngày trước lễ khánh thành không khí thật nhộn nhịp, hiệp nhất. Các ban đoàn được phân công tích cực chuẩn bị và lo toan tốt nhất phần công việc của mình. Không gian họ Cổ Chính như một ngày hội, có rất nhiều bà con thuộc các tôn giáo bạn cũng đến chung chia. Cả bầu trời giáo họ Cổ Chính sáng rực pháo hoa, đèn trời.
Dọc tuyến đường từ trạm đón tiếp Đức Cha và các Cha về đến nhà thờ, có rất nhiều băng rôn, biểu ngữ, cờ phướn với những nội dung ca ngợi, chúc tụng và tôn vinh Thiên Chúa, Mẹ Maria, biểu dương những thành quả lớn lao mà cộng đoàn Cổ Chính đã đạt được. Rất đông đảo hội đoàn theo kiệu và cung nghinh thánh Giêrônimô quan thầy của giáo họ. Sự hiện diện của Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên - Giám mục giáo phận Hải Phòng, Cha xứ Nam Am Antôn Nguyễn Văn Thục và Cha xứ Đông Côn Inhaxiô Vũ Văn Giang càng làm cho đoàn rước thêm trang trọng, cung kính.Tiếp đến là gia đình Thánh Mẫu nhà thờ Chính Toà Hải Phòng như những đoá hoa Mân Côi rực rỡ trong rừng hoa muôn sắc của tháng 10 ngát hương, cùng đồng hành với đoàn rước là hội Mẫu Tâm nhà xứ Nam Am, hội bảy sự, hội khấn, hội dòng ba Đa Minh, đội Kim Nhạc, Nam Nhạc và hội đồng 2 giáo xứ Nam Am, Xuân Điện cùng đông đảo giáo dân, cũng như quý khách thuộc tôn giáo bạn chỉnh tề trong đoàn rước. Hàng loạt cây pháo hoa cùng được bắn lên bầu trời khi kiệu quan thầy và Đức Cha, quý Cha tiến về cổng nhà thờ như thể hiện một niềm cung kính, một lời chúc mừng, như một lời cảm tạ, tri ân cùng với những bông hoa lòng của đông đảo cộng đoàn. Còn có rất nhiều những lẵng hoa đẹp, dâng lên Thiên Chúa và mừng ngày lịch sử trọng đại này; đó là những lẵng hoa của Đảng uỷ, UBND, UBMTTQ xã Cổ Am, làng văn hoá thôn Minh Khai và các tổ chức đại diện cho giáo xứ và tôn giáo bạn.
Thánh lễ Tạ ơn được Đức Cha chủ tế cử hành trong tâm tình cảm mến, tri ân, xin Chúa xuống ơn nhiều cho cộng đoàn dân Chúa nơi giáo họ đơn côi nhỏ bé này. Và cùng xin cho mọi người hãy sốt sắng cộng tác thắp sáng lên ngọn lửa hồng nhân khánh nhật truyền giáo, mỗi cá nhân, hội đoàn cùng hướng lòng về giáo họ Cổ Chính, đây chính là là bổn phận và trách nhiệm của mỗi chúng ta đã được Thiên Chúa trao ban trong sứ vụ truyền giáo của Giáo hội Á Châu trong ngàn năm thứ 3 này. Nhân ngày này chúng ta cùng đem ánh sáng Tin Mừng, mang hạt giống Đức Tin gieo rãi trên mảnh đất này, hãy là những ngọn hải đăng chỉ lối dẫn đường, cùng Mẹ ra khơi đem về dâng Chúa những mẻ cá, những hoa trái đầu mùa tươi tốt nơi họ Đạo vắng người.
Dưới tượng đài Đức Mẹ, Đức Cha cử hành nghi thức làm phép tượng, cùng quý Cha dâng lời cầu nguyện xin cho cộng đoàn biết siêng năng lần hạt, biết lắng nghe Lời Chúa và đem Lời Chúa đến với tha nhân, biết tăng cường đoàn kết trong cộng đoàn, trong tình yêu thương rộng mở với xóm làng.
Chúa Nhât,19.10.2008, ngày khánh thành trùng tu tôn tạo ngôi Thánh Đường giáo họ Cổ Chính, ngày Giáo hội chọn là Chúa Nhật Truyền Giáo, mãi mãi là mốc son chói lọi của giáo họ Cổ thân yêu. Và ngọn nến truyền giáo sáng nhất chính là những lời chia sẻ của Đức Cha đầy ấm áp và yêu thương đã bùng lên cho Cổ Chính chúng con một niềm tin yêu gắn bó. Chúng con Tạ ơn Thiên Chúa, cảm ơn Mẹ Maria, thánh Giêrônimô. Tri ân Đức Cha, quý Cha đã tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi người trong giáo họ chúng con có một sức mạnh, một điểm tựa để chúng con sốt sáng kín múc được nhiều ơn Chúa. Cùng với cộng đoàn giáo dân trong giáo họ Cổ Chính chúng con sẵn sàng thắp sáng ngọn nến truyền giáo và giới thiệu Chúa cho mọi người.
"Cây nhờ gốc mới nở cành xanh ngọn
Sông nhờ nguồn mới có nước quanh năm"
Tương truyền xưa có Cụ đã về nơi đồng đất hoang vu này đơm đó chắn lờ bắt cá nuôi thân, qua một thời gian thấy làm ăn được, Cụ quyết định khai hoang lập trại, con cháu mỗi ngày thêm đông. Đời sống của họ cần cù chịu khó, chăm chỉ làm ăn, hết mực thương yêu nhau lá lành đùm lá rách, chính có sự ăn ở hiền lành đức độ, nên Thiên Chúa đã quan phòng thưởng công xứng đáng, xóm trại đã trở thành họ đạo có tên gọi là họ giáo Hậu Trang thuộc Giáo xứ Thạch Bi vào năm 1810 thời Đức Cha Inhaxio Delgado Y. Giáo họ được nhận tước hiệu quan thầy là Đức Mẹ hồn xác lên trời. Một hồng ân Chúa và Đức Mẹ ban cho Giáo họ vào năm 1878 có được một tân linh mục- Cha Gioan Vũ Hữu Duyệt.
Năm 1902, Cha Đaminh Nguyễn Hữu Thể về đốc công xây dựng ngôi nhà thờ gỗ của Giáo họ, có kích thước là: chiều dài 35 m, chiều rộng 12 m, chiều cao 13 m và tháp cao 25 m.
Năm 1938, Đức Cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn ra sắc phong nâng Giáo họ Hậu Trang lên thành Giáo xứ, lấy tên là Giáo xứ Trang Hậu và nhận Đức Mẹ Rosa làm quan thầy. Và từ đây các Cha được chuyển đổi về coi sóc Giáo xứ: Cha Đaminh Trần Hữu Hiếu, Cha Đaminh Trần Đình Cảnh....
Từ năm 1953, Giáo xứ vắng bóng chủ chăm do biến cố lịch sử của đất nước. Vì thế, các Cha tọa lạc ở Giáo xứ Tương Nam và Trung Lao về quản nhiệm Giáo xứ từ năm 1958 đến 2005: Cha Gioakim Nguyễn Đức Hinh, Cha Vinhsơn Mai Ngọc Liễn, Cha Phêrô Phạm Văn Cử, Cha Giuse Lê Ngọc Hoàn.
Năm 1999, Cha Giuse Lê Ngọc Hoàn đã thấu suốt mọi hoàn cảnh của Giáo xứ, nhất là ngôi thánh đường đã xuống cấp. Cha đã cầu nguyện, giúp đỡ và động viên bà con trong Giáo xứ làm lại ngôi thánh đường. Vì thế, Giáo xứ trăm người như một, quyết tâm dù có vất vả bao nhiêu cũng cố gắng hết sức mình kể cả công sức lẫn tiền của. Những gì có thể làm được là làm lấy hết như đốt gạch đốt vôi, đào móng đóng cọt, làm ráo nháo bê tông kể cả thợ xây. Công trình từ thấp đến cao toàn chị em phụ nữ lên ráo chuyển nguyên vật liệu, hết giờ hành chính còn nhận đánh vữa chuyển gạch vào giờ trưa, tối, hết thảy mọi người từ già đến trẻ ai cũng hăng say với công việc.
Năm 2005, Giáo xứ rất vui mừng vì được đón Cha Phêrô Trịnh Đình Trang về coi sóc chính thức Giáo xứ, sau hơn 50 năm không có Cha xứ chính thức phục vụ tại Giáo xứ.
Năm 2007, Cha Giuse Nguyễn Văn Đàm về nhận Giáo xứ. Giờ đây Giáo xứ có nhiều sự thay đổi, đời sống đạo của thành phần dân Chúa thăng tiến hơn. Đồng thời ngôi thánh đường của Giáo xứ được hoàn tất với kích thước: chiều dài 52 m, chiều rộng 16 m, chiều cao 19 m và tháp cao 36 m.
Giáo xứ Trang Hậu có 8 Giáo họ và giáo dân là 1450 nhân danh:
1. Họ Nhà Xứ: Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi. Giáo dân: 467 người.
2. Họ Trang Tiền: Quan thầy: Thánh Gioan Tiền hô. Giáo dân: 128 người.
3. Họ Đông Bình: Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê. Giáo dân: 157 người.
4. Đồng Bản: Quan thầy: Giuse Thợ. Giáo dân: 365 người.
5. Ngọc Tỉnh: Quan thầy: Thánh Augustinô. Giáo dân: 52 người.
6. Cựu Phú: Quan thầy: Thánh Gioakim. Giáo dân: 120 người.
7. Bằng Trang: Quan thầy: Thánh Antôn. Giáo dân: 106 người.
8. Cảnh Tài: Quan thầy: Thánh Vinhsơn. Giáo dân: 55 người.
Xin ghi mấy dòng lưu niệm cho hậu thế:
Trang Hậu nay đã thoả lòng
Khát khao từ thuở cha ông mấy đời.
Hôm nay mồng tám tháng mười
Hai ngàn lẻ tám vui người xứ ta
Vui vì Giáo xứ có Cha
Thánh đường hoàn tất vui ca tưng bừng
Giáo xứ vui mở tiệc mừng
Khánh thành nhà Mẹ vui mừng hoan ca
Giáo xứ được đón Đức Cha
Giuse Hoàng Văn Tiệm người là chủ chăn
Quý Cha chẳng quản khó khăn
Cùng về dâng lễ hiển tân Thánh Đường
Tiền nhân công đức khôn lường
Tạc bia để lại quê hương xứ nhà
Hậu thế con cháu chúng ta
Tiếp bước xây dựng quê nhà đẹp xinh...
Lễ Khánh Thành nhà thờ ngày 08/10/2008
Trong dịp lễ tạ ơn được tổ chức ba ngày: chiều 07/10/2008 Thánh Lễ khai mạc - buổi tối có chương trình Văn Nghệ. Ngày 08/10/2008: Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm Giám mục Giáo phận về chủ sự Thánh lễ tạ ơn - cắt bằng khánh thành Nhà Thờ Giáo Xứ, sau đó Đức Cha, Quý Cha, Quý Khách cùng chung vui bữa cơm thân mật (Bữa tiệc này 205 mân cơm). Ngày 09/10/2008: Cha Chính Giuse Nguyễn Đức Giang về dâng Thánh Lễ Tạ ơn- Thánh Lễ dành riêng cho hai Giáo họ: Nhà Xứ và Trang Tiền, sau đó cùng chia sẻ niềm vui trong bữa cơm thân mật ( Bữa tiệc này 85 mân cơm).
Đây là một giáo xứ nghèo ở miền bắc Việt Nam. Việc xây dựng nhà thờ là do bàn tay tự túc của giáo dân với một nhân số rất nhỏ đã kiên trì làm lấy trong 9 năm ròng rã, từ tự nung gạch đến đổ chân móng, xây cất v.v... Dù Cha xứ và giáo dân không có một quan hệ nào ở nước ngoài để có thể đi xin quyên góp. Thế mà việc của Chúa đã hoàn thành một cách siêu việt kỳ công. Qúi vị có thân quen và quê quán Nam Định Bùi Chu nếu có lòng muốn đóng góp xin liên hệ với LM Nguyễn văn Đàm, Nhà thờ Trang Hậu, Xã Nam Hải, huyện Nam Trực, Tỉnh Nam Định.
Khi nói về phụng vụ Lời Chúa, tôi liên tưởng ngay đến các Giáo lý viên người dân tộc thiểu số mà ở đây người ta vẫn gọi là " Các Chú Yao – Phu ". Cuộc đời của các chú Yao – Phu là cuộc đời phục vụ không ngưng nghỉ; và đã có người khen tặng: "đời của các chú là đời Phụng vụ Lời Chúa". Lời khen đó không có gì là quá và tôi chỉ mơ ước cuộc đời Giáo lý viên của tôi và của tất cả các bạn tôi trở thành những Yao – Phu nhiệt thành trong Giáo hội.
Với một Giáo phận miền núi như Giáo phận Kon Tum, có nhiều làng dân tộc thiểu số toàn tòng, còn ở các vùng sâu, vùng xa, họ đạo luôn luôn thiếu bóng dáng Linh Mục thì các chú Yao – Phu có một vai trò hết sức cần thiết.
Trong một sáng Chúa Nhật, tại một làng gần sát biên giới Lào, bạn có thể dự " Lễ " Chúa Nhật bằng nghi thức Suy Tôn Lời Chúa và được Rước Lễ sốt sắng. Có đủ hai bài đọc, có hát Đáp ca, Alleluia, chú Yao – Phu đọc bài Tin Mừng và bài giảng đã được Cha Sở dọn sẵn.
Năm 2008 này là năm Thánh Giáo phận Kon Tum mừng 100 năm thành lập trường Yao – Phu Kuenot, tôi xin được trích vài hàng sơ lược về việc đào tạo các chú Yao – Phu để các chú đi về buôn làng của các chú với hành trang là "Lời Chúa". ( trích trang 22 - tập Sơ Lược Lịch Sử Truyền Giáo Giáo Phận Kon Tum, tài liệu đánh máy chữ của Linh Mục Antôn Ngô Đình Thận năm 1970)
Trước tiên là việc thiết lập trường Kuenot để đào tạo Yao – Phu, Thầy giảng người Thượng, để phụ giúp công cuộc truyền giáo, củng cố và duy trì đức tin các họ đạo. Một sang kiến độc đáo, một công trình vĩ đại, đồng thời cũng là một sự liều kĩnh táo bạo. Độc đáo vì không ai dám nghĩ đến, vĩ đại vì sẽ đem lại lợi ích khôn lường, liều lĩnh táo bạo vì không người nào tin vào sự thành công: bởi trẻ em Thượng quen tính tự do, không thể cầm mình chịu gò bó lâu trong khuôn khổ nhà trường nội trú có ngăn nắp, có luật lệ, mà không bỏ trốn về làng. Cha Jannin Phước đã khắc phục được mọi khó khăn trở ngại để thực hiện sánng kiến của mình.
Vào giữa năm 1908, một ngôi nhà to lớn, rộng rãi: 2 tầng lầu, làm toàn bằng gỗ (đời Đức Cha Kim mới xây lại bằng ximăng cốt sắt như ta thấy hiện nay) đã được dựng lên và sẵng sàng đón nhận các em Thượng nội trú tiên khởi. Lễ khánh thành được tổ chức thật long trọng, dưới sự chủ toạ của Đức Cha Damiano Mẫn từ Qui Nhơn lên, với sự hiện diện của tất cả các vị Thừa Sai và một số đông đảo Giáo dân Kinh, Thượng như chưa bao giờ từng thấy. Cha Jannin Phước được chỉ định làm Giám đốc.
Lớp học đầu tiên qui tụ 73 em, đặt dưới quyền điều khiển của Cha Alberty Hiền với 5 Giáo viên: Thầy Chrơng, Thầy Tam (tức ông Chánh Hoàng), Thầy Quyền, Thầy Vui và Thầy Ứng. Ban đầu chương trình học chỉ 2 năm, lần hồi kéo dài đến 6 năm gồm có chữ Bahnar, chữ Quốc ngữ, Giáo lý, Mục vụ và các môn thường thức, kể cả môn y tế nông thôn.
Năm 1934, trong cuộc Đại hội cấm phòng, 200 Yao – Phu từ khắp các bộ lạc trong miền truyền giáo đã qui tụ về ngôi trường cũ, trong đó có 23 người đã lên bậc Thầy, tức là đã trãi qua hơn 6 năm hoạt động Tông Đồ. Một thành công ngoài sức tưởng tượng. Xét qua công việc truyền giáo, ta thấy sự trợ lực của họ quan trọng biết dường nào: Giảng dạy Giáo lý, hướng dẫn Mục vụ, giúp đỡ người đau yếu, …. Họ là cột trụ của các họ đạo Thượng, sống tự túc, không chút lương bổng. Sau này, trong những trường hợp Giáo phận gặp phải những khó khăn do thời cuộc, các Linh Mục buộc phải xa lìa những địa sở xa xôi hẽo lánh, nhiều họ đạo phải di tản hoặc phân tán, ta càng thấy rõ vai trò của các Thầy, các chú Yao – Phu quan trọng đến mức nào.
Theo đà tổ chức giáo dục của Trung tâm Kuenot, các địa sở trong toàn miền truyền giáo lần lượt khai trương các lớp dạy đọc, viết, toán pháp và giáo lý. Thường bên cạnh nhà ở của Linh Mục địa sở thì có một vài lớp học qui tụ một số trẻ em lớn nhỏ, hang buổi vang lên những âm thanh lảnh lót, đọc kinh bổn, hoặc những giọng ê a dễ thương học vần. Các họ đạo có them sinh khí, sống động " Vạn sự khởi đầu nan" bước đi thứ nhất đã thực hiện.
Một nhà in được thành lập bên cạnh trường Kuenot, đáp ứng nhu cầu in ấn sách vở học tập cho trường Yao – Phu, các sách kinh bổn, Giáo lý bằng tiếng Bahnar, Sêđang, cho miền truyền giáo. Ngoài ra có 2 ấn phẩm quan trọng do Linh Mục Giám đốc chủ trương là tờ "Nguyệt san Hlabar Tơbang" mà các cựu và tân học sinh của Ngài là những độc giả đầu tiên, và 1 quyển sách dẫn giải Giáo lý tựa đề là " Hlabar Pơdơk" có giá trị cho đến ngày nay.
Hôm nay, số Yao – Phu trong Giáo phận là 1.210 người, số tín hữu dân tộc thiểu số là 169.580 người. Trung bình 1 chú Yao – Phu phai phục vụ 140 người. Con số này nói lên công việc của các chú Yao – Phu phải tích cực và thường xuyên. Như đã nói ở trên, năm 2008 là năm Thánh Giáo phận Kon Tum mừng 100 năm thành lập trường Yao – Phu Kuenot. Hiện nay, cơ sở chưa có để tiếp tục đào tạo các chú Yao – Phu kế thừa. Ngôi trường cũ từ sau năm 1975 đã bị Nhà Nước trưng dụng.
Có nhiều sự kiện mang tính thời sự nóng hổi đang xảy ra quanh chúng ta, nhưng cứ nghĩ đến việc làm của một người phóng viên (trở thành anh hùng trong mắt người dân Trung Quốc vì đã cảnh báo sữa có melamine, bằng một bài viết) làm tôi suy tư đến việc trân trọng sự thật và giá trị lương tâm của con người đối với những người viết báo, đặc biệt là người Kitô hữu.
Viết báo là một công việc có nhiều nguy cơ vì phải đối diện với chính mình và với sự thật.
Đối diện với chính mình vì, đứng trước một sự việc xảy ra, mỗi người phóng viên có một cách nhận định khác nhau: cùng một biến cố, người tô đậm sự việc này, làm mờ nhạt sự việc kia; có người thu thập tin rồi suy diễn theo quan điểm và ý thích của mình; có phóng viên lại thông tin theo kiểu có lợi cho người này mà vô thưởng vô phạt với người kia…đó chính là lý do mà người viết báo phải có một trục đứng chân lý, làm điểm tựa cho hướng viết của mình.
Phải đối diện với sự thật vì sự thật là một thực tại hiển nhiên, qui hướng được mọi người vào một điểm chung, có sức thuyết phục. Nếu người viết bị quá nhiều áp lực trên tâm lý như bối cảnh xã hội đang sống, định kiến của dư luận, sức mạnh quyền hành của đối tượng mình đang viết đến, hướng đi của tờ báo…thì sự thật được diễn tả không tròn trịa như tự nó đã có.
Tôi nghĩ, phóng viên Giản Quang Châu và ban biên tập báo Đông Phương Buổi Sáng đã có sự dũng cảm, khi trong bài viết của mình, dám nêu đích danh một tập đoàn có thế lực khi phát hiện sự việc (sữa có melamine). Không phải phóng viên nào, ban biên tập nào cũng có thể can đảm như thế vì việc làm này có liên quan đến sự sống còn của tờ báo, liên quan trực tiếp đến cơm áo gạo tiền của người viết. Có người Công Giáo nào dám viết về sự thật để rồi bị loại trừ hay bị hệ lụy trong cuộc sống đời thường của mình hay không?
Người phóng viên và ban biên tập của tờ báo đó đã biết trân trọng sự thật. Có những sự thật mà người ta chỉ biết than thở, nói khẽ với nhau vì nếu nói trắng ra, có khi bị cả một khối định kiến đổ ập lên, đè bẹp làm cho người viết nhụt khí, bị lệch lạc suy tư. Người Kitô hữu có đủ sức mạnh niềm tin để dám viết và lên tiếng cho sự thật khi ở một thế đơn phương không?
Anh phóng viên đó đã bỏ qua ý can ngăn của mẹ mình và dứt khoát muốn trưng ra sự thật, một sự thật đã cứu lấy cả một thế hệ trẻ thơ vô tội thoát khỏi di chứng bệnh tật suốt đời. Trên một cán cân lương tâm, sự thật đã nặng hơn lời khuyên trong tình cảm huyết thống của mẹ.
Lương tâm là luật tự nhiên mà Thiên Chúa đặt để trong lòng con người trước những sự việc ngoài sự chứng kiến và phán đoán của con người. Người Kitô hữu còn phải bước cao hơn luật của lương tâm vì có luật của Chúa nữa.
Anh phóng viên trẻ đó đã có một việc làm rất “người” bằng cây bút của mình, là giương cao giá trị lương tâm. Thực vậy, lương tâm con người có thể tha thứ cho lầm lẫn, thiếu xót hoặc thiếu hiểu biết mà không chấp nhận sự tàn nhẫn, hèn nhát, không biết loại bỏ cái xấu quá lớn, nằm trong tầm tay hay khả năng của mình, trước nguy hại của đồng loại. Người Công giáo viết báo mà bỏ quên lương tâm hay giấu mình trong sự “bình an chết” thì không thể sống tinh thần Tin Mừng được.
Dẫu sao thì người Công giáo khi viết báo cũng may mắn hơn vì có một trục chính để ý thức, để suy tư, để viết mà tỏ bày sự thật. Trục chính đó chính là Đức Giêsu Kitô.
Nhưng chưa chắc cách suy nghĩ, cách viết ôm theo trục chính là Đức Kitô mà được yên thân, vì không phải xã hội nào cũng đón nhận tinh thần Tin Mừng; và còn mỗi người, mỗi nhóm, mỗi tập thể lại nhận ra chân dung của Chúa Kitô ở mức độ khác nhau, dẫu cùng một niềm tin.
Vậy, tôi có thể nghĩ, người Kitô hữu cầm bút nên hướng suy tư của mình vào một Giáo Hội hiệp nhất. Thông điệp của bài viết phải thể hiện được sự chân thật (CHÂN), phải mang âm hưởng của sự lành, sự thánh thiện (THIỆN) và phải trình bày cái đẹp (MỸ) dưới chiều kích của Tin Mừng.
Bài viết của người tin vào Chúa Kitô không phò trợ cho sự thống trị bằng bạo lực, không ve vuốt sự cao ngạo của bất cứ ai, không tung hô bất công, không ru êm để người ta ngủ quên trong hèn nhát….mà phải làm cho người đọc nhận được kết quả lao động trí óc của mình là BÌNH AN, HÒA BÌNH NHÂN ÁI, CÔNG LÝ và YÊU THƯƠNG.
“Lạy Chúa, xin mở rộng tầm con mắt của con để con quan chiêm những điều kỳ diệu trong luật Chúa.”
Vụ giáo dân Thái Hà và Tòa Tổng giám mục Hà Nội đòi đất đã đem lại nhiều điều thú vị và kinh nghiệm cho giáo dân và các đấng bậc trong giáo hội khi làm việc với quan chức và chính quyền cộng sản.
Các linh mục thường bằng những suy nghĩ đơn giản và bác ái, tự trọng của mình lại cứ nghĩ là mọi người, nhất là quan chức chính quyền cũng có lòng tự trọng và bảo tín.
Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã dính quả lừa quá ngọt của quan chức CSVN khi được hứa hẹn đưa Thánh giá và kêu gọi giáo dân về để chính quyền thu xếp trả lại khu Tòa Khâm sứ cho đỡ mất mặt. Có người còn chắc chắn là cán bộ cao cấp của nhà nước đã vào gặp Ngài và thề thốt trả lại sau khi Nguyễn Tấn Dũng đến gặp Nhà thờ. Ngài cũng nghĩ là họ có tự trọng mà giữ chữ tín cho đáng mặt con người, chưa nói là quan chức nhà nước. Thực tế thì Ngài đã nhầm, cán bộ cộng sản đâu phải người thường.
Chưa đầy ba bảy hăm mốt tháng sau, việc xây dựng vườn hoa vội vàng, khởi công ban đêm đập phá tất cả những gì vướng mắc, bảo vệ bằng công an và chó, phong tỏa lối ra vào Tòa TGM, Dòng Mến Thánh Giá, bãi bỏ việc học hành của học sinh mấy trường gần đó đã là câu trả lời ngược một cách trắng trợn.
Chưa hết, ngày 20 tháng 10 được mời rất trịnh trọng ra UBND Hà Nội, Ngài đã tâm sự những điều tâm huyết với đất nước, với chính quyền bằng tấm lòng ngay thẳng. Tưởng thế thì chẳng ai dám và có gan để nói ngược vấn đề. Nhưng một lần nữa người dân lại thấy mánh khóe tráo trở của cán bộ cộng sản khi mình mất cảnh giác. Câu nói chân thành bằng tâm huyết của một người yêu nước của Ngài đã bị xuyên tạc không ngượng ngùng và bất chấp lương tâm để đẩy Ngài thành tên tội phạm. Ngài đã nhầm tưởng họ cũng là con người.
Khi những đơn thư phản ứng khiếu nại của Tòa Tổng Giám Mục đến cơ quan báo chí, hai linh mục Nguyễn Trọng Cung và linh mục Nguyễn Văn Lý của Tổng giáo phận Hà nội được mời đến tòa soạn báo An ninh Thủ đô để nghe thông báo là bài do cấp trên gửi xuống đăng thì họ sẽ có chứng cứ, chỉ có thế. Buổi gặp không lập biên bản.
Trong các cuộc phỏng vấn báo chí, truyền hình, nhiều nạn nhân đã mất cảnh giác khi bị cắt cúp, lồng ghép cho mình những điều vu cáo thóa mạ những người vô tội. Nhưng nạn nhân không có cách nào có thể bào chữa, không biết kêu ai. Những câu chuyện tưởng như thân mật thường tình, nhưng khi đã vào ống kính đài Truyền hinh, thì những hình ảnh đó sẽ bị lợi dụng không thương tiếc bằng những kỹ xảo bất nhân và những ngón đòn cao thủ mặc cho nạn nhân oan uổng. Điển hình những vụ việc đó là các linh mục, giáo dân và những xứ họ đã phản ứng bóc trần bộ mặt của đài báo nhà nước. Thư của GM Vũ Huy Chương là điển hình, vụ ở Nam Dư cũng thế.
Vụ đánh giáo dân trên đường Thái Hà trước con mắt hàng vạn người dân phố và người qua lại, nhưng hôm sau thì chính quyền Hà Nội trở giọng chối bay.
Vụ xịt hơi cay vào giáo dân cầu nguyện, nhà nước mà đại diện cơ quan bảo vệ pháp luật là ông Nguyễn Đức Nhanh đã không ngượng mồm chối bai bải. Thậm chí hành động của các cha dòng Chúa cứu thế ổn định trật tự cũng được dùng để vu váo là kích động giáo dân làm loạn.
Khi những chứng cứ đưa ra đầy đủ phim, ảnh thì cả hệ thống nín thinh.
Những giáo dân Thái Hà muốn có cuộc đối chất với quan chức, thì từ tướng Nguyễn Đức Nhanh đến Quận Đống Đa đều không có động tĩnh và từ chối. Nhưng sau đó ông tướng Nguyễn Đức Nhanh đã mời những “giáo gian” đã chối bỏ giáo xứ, làm tay sai đến để lấy nguyện vọng giáo dân? (Trong đó có tên "giáo gian" Tâm là phó Chủ tịch UBDK Quận, người đã gỡ huy chương để trả lời phỏng vấn báo đài và ký nhận vào danh sách đi khánh thành vườn hoa) để lấy những lời dối trá, bịa đặt đê tiện.
Vì thế nên trong cuộc làm việc với UBND Quận Đống Đa, các linh mục nhất thiết yêu cầu lập biên bản, linh mục Vũ Khởi Phụng đã phải đưa sát micro vào miệng ông Phó Chủ tịch Quận để ghi lời nói rằng hôm nay làm việc không có biên bản, không có cam kết. Cũng vì thế nên cả mấy kẻ làm truyền thông nô lệ ở đó không thể lợi dụng được hình ảnh Cha Phụng trong cuộc họp hôm đó.
Vì thế mà những cuộc gặp gỡ ông Nguyễn Đức Nhanh cũng phải ghi âm, những buổi làm việc với UBNDTP Hà Nội cũng được ghi âm, ghi hình.
Cũng may có những hình ảnh và âm thanh vậy mà Đức Tổng Kiệt mới được cộng đồng dân chúng Việt Nam nhìn nhận như một anh hùng và làm báo đài nhà nước mất tín nhiệm thảm hại khi công bố nội dung buổi làm việc. Nếu không, tin chắc rằng đám này sẽ không ngại làm càn.
Với cách nghĩ thánh thiện người Công giáo, ít ai nghĩ đến những mưu ma chước quỷ có thể được dùng không kể đến lương tâm con người. Nhưng với cán bộ và chính quyền cộng sản, mọi điều có thể xảy ra.
Vì vậy, bài học cho tất cả các đấng bậc, linh mục cũng như giáo dân, và cả nhân dân nói chung, là cần cảnh giác cao độ khi tiếp xúc với cán bộ, chính quyền cộng sản cũng như báo đài nhà nước.
Một giáo dân khi biết tường tận sự việc đã đề nghị trước khi đi làm việc với cán bộ nhà nước, các vị cần có tấm biển để ngay bên cạnh mình ghi rằng “CẨN THẬN, CÓ CHÓ DỮ” để nhắc nhở tinh thần cảnh giác thường xuyên.
Mọi cuộc làm việc phải được minh bạch, chứng cứ rõ ràng, phải lập biên bản, xác nhận đầy đủ, đề phòng bất trắc.
Trong lịch sử Giáo hội qua nhiều năm dưới thời Cộng sản, đã có nhiều vị chức sắc của Giáo hội ngấm ngón đòn chơi bẩn này, nhất là khi được cán bộ Cộng sản kết thân. Hãy coi chừng, nhiều vị đã ngậm đắng nuốt cay mà không thể nói với ai. Cũng không thiếu những người đã phải im lặng mà chấp nhận làm tay sai cho họ.
Đó là bài học không mới, nhưng đầy tính thời sự không một người giáo dân, tu sĩ và nhân dân nào được phai lãng.
“Hãy cẩn thận, có chó dữ”
Hà nội ngày 24/10/2008
Báo Hà Nội mới ra ngày 13 tháng 10 năm 2008 có đăng bài viết “Họ cần sớm tỉnh ngộ” của tác giả Anh Quang. Xin trích một số đoạn:
“Hai công viên mới khánh thành - hai lẵng hoa đẹp giữa lòng thành phố ngàn năm tuổi lại là “những chiếc gai” trong mắt những thế lực thù địch đang mù quáng theo đuổi âm mưu đen tối chống phá đất nước Việt Nam. Luật pháp đã được thực thi, lợi ích của nhân dân là trên hết. Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã làm thất bại những âm mưu, biến các khu đất - nơi xây các công viên này thành “điểm nóng” tôn giáo”.
“Nhưng sự thật thì chẳng có sự quản thúc hay theo dõi nào. Ông Ngô Quang Kiệt mặc dù đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật như tổ chức, ủng hộ giáo dân đòi đất trái pháp luật, có những lời lẽ thách thức Nhà nước, có những phát ngôn xúc phạm dân tộc, coi thường vị thế Việt Nam...”
“Sau những ngày lầm lỡ nghe theo lời kích động của một số linh mục, giáo sỹ, nhiều giáo dân phải bỏ quê, bỏ việc lên Hà Nội làm những việc vi phạm pháp luật, giờ đây, khi có dịp quay lại các khu đất 42 Nhà Chung, 178 Nguyễn Lương Bằng - nơi họ đã từng “bám trụ” hàng tháng trời để “giữ đất”, thấy các công viên đẹp lung linh, nhiều người cảm thấy hối hận về những việc mình đã làm”.
Đọc những lời trên, người ta dễ dàng thấy rõ ý đồ của tác giả Anh Quang. Ngoài việc kết tội các tờ báo trên mạng, thì đó là sự xuyên tạc và vu cáo, lập lờ đánh lận con đen, không chịu nhìn nhận sự thật của vấn đề, còn kết tội cả cộng đồng giáo dân và giáo sĩ một cách tùy tiện, khơi sâu thêm mối hiềm khích và tạo sự mất đoàn kết dân tộc tại hai vu việc Thái Hà và Tòa Khâm sứ.
Điều đó càng làm cho những người hiểu biết thấy rõ ràng tư tưởng bóp méo sự thật là không hề có thay đổi đối với tác giả và tờ báo này. Càng thể hiện một tư duy cũ kỹ là sự nói lấy được, bất chấp sự thật. Đó cũng là tư duy báo chí có quyền kết tội thay tòa án, một điều mà nhiều tờ báo vẫn thường làm, với tư duy đây là báo nhà nước, muốn nói gì thì nói vì bà đỡ đằng sau là hệ thống nhà nước và luật pháp bao che?.
Qua vụ việc xử hai nhà báo gần đây cũng đã có hiệu ứng ngược của dư luận nhân dân dù trên mạng đã có những thông tin về việc định hướng báo chí trước khi xử. Qua hai vụ này người ta thấy bất cứ lúc nào, nếu cần, nhà nước có thể xử lý cả báo chí, dù với động cơ chống tham nhũng hay mục đích nào, vấn đề là có xử lý hay không mà thôi.
Tính nghiêm minh của pháp luật, nhiều khi đã bị coi thường bởi chính báo chí làm gương là vậy. Nếu nhà nước xử lý đúng luật báo chí đã nêu, thì không chỉ có hai nhà báo này, mà rất nhiều nhà báo, nhiều tờ báo phải ra trước vành móng ngựa để chịu trách nhiệm về việc vu cáo cá nhân cũng như các tổ chức xã hội qua hai vụ việc Thái Hà và Tòa Khâm sứ vừa qua. Thế nhưng, tất cả các cơ quan pháp luật vẫn nín thinh. Những tờ báo kia vẫn tiếp tục lăng mạ, phỉ báng, kết tội vu cáo và làm nhục người khác một cách thản nhiên.
Điều người ta đặt câu hỏi là tại sao, một nhà nước dân chủ, pháp quyền mà những hành động vi phạm pháp luật trắng trợn đó đã không được xử lý trong khi nhà báo chống tham nhũng thì bị vào tù? Nhất là khi mà đất nước đang bị nạn tham nhũng làm cho điêu đứng thì những hành động đó nói lên điều gì? Điều gì sẽ xảy ra với lòng tin của người dân?
Phải chăng, chỉ vì TGM Ngô Quang Kiệt chỉ là một thủ lĩnh của cộng đồng giáo dân, không là một đảng viên cộng sản như ông thứ trưởng nọ?
Nói về hai vườn hoa, trước hết, cần trả lời rõ câu hỏi này: Nếu không có việc cầu nguyện, đòi đất của những người Công giáo vừa qua, Thành phố Hà Nội có xây dựng hai công viên nói trên vì “lợi ích của nhân dân là trên hết” hay không? Nếu giáo dân không cầu nguyện, nói lên ý nguyện của mình, liệu bây giờ hàng phở, chỗ gửi xe, hồ bơi kia có kết thúc những tháng ngày gây nhức nhối trong lòng người giáo dân cũng như lương dân hay không? Liệu ngôi nhà Tòa Khâm sứ đã được ngân hàng nào đó dỡ sàn, dỡ mái có trở thành thư viện hay không?
Nếu không có những cuộc cầu nguyện và việc đòi đất, thì ngay tại khu Tòa Khâm sứ xưa, đã mọc lên ngôi nhà bảy tầng mà người ta đã thấy mô hình của nó gần chục năm trước. Liệu ngôi nhà đó có dỡ đi làm vườn hoa vì lợi ích nhân dân là trên hết hay vì lợi ích của ai? Hay đã thêm một New Century như ở ngay cạnh đó một thời làm nhức nhối lương tâm người Hà Nội, làm xấu hổ đất thủ đô ngàn năm mà vụ án đã được khởi tố chưa lâu?
Nếu không có những tháng ngày kiên trì bám trụ cầu nguyện của giáo dân, liệu bây giờ khu đất Thái Hà có trở thành công viên hay đã trở thành những lô đất bán chác cho tư nhân? Liệu ngôi nhà chiếm cả hàng trăm mét vuông khu đất đó, lại chiếm cả nửa đường đi của cán bộ nào đó có biến khỏi vị trí đó hay không?
Nếu không trả lời được câu hỏi đó, thì thiết nghĩ cũng không nên nói câu “Lợi ích của nhân dân là trên hết” để trở thành phản cảm. Người dân khi được nghe như vậy, đâu có phải không suy nghĩ, đâu chỉ có mỗi biết ơn? Họ sẽ biết ơn hay họ chạnh nghĩ rằng mình chỉ là cái bình phong, chỉ là con bung xung để giải quyết vấn đề khi không thể khác.
Vì vậy, xin đừng quá lời tự tâng bốc và làm cho những lời lẽ đẹp đẽ kia thành những điều hài hước. Thực chất, những lời nói đó còn có hại cho uy tín của nhà nước và sự đoàn kết xã hội hơn sự im lặng rất nhiều. Bởi chưng, ít nhất người dân không nghĩ rằng những lời nói đẹp đẽ dành cho họ, chỉ là những lời nói lấy được đầu môi để nhằm che đậy sự thật đằng sau đó.
Đừng để xã hội phải có thói quen cảnh giác với những sự thật đằng sau những lời hoa mỹ mà lẽ ra phải được nói lên bằng chính con tim mình.
Hai vườn hoa được báo chí mô tả là hai “lẵng hoa”, là thành công để mừng Hà Nội ngàn năm tuổi…Nếu những công trình mừng Hà Nội ngàn năm tuổi được thi công nhanh chóng như hai vườn hoa, thì tôi tin rằng người dân Hà Nội sẽ chẳng có điều gì phải kêu ca. Nhưng, chỉ có hai vườn hoa được thi công một cách “đặc biệt” này, cũng là một đề tài và câu hỏi cho những người dân có suy nghĩ.
Hà Nội ngàn năm tuổi, đâu chỉ cần những vườn hoa mà để có nó đã để lại những nhức nhối trong lòng dân tộc (dù là một bộ phận, một con người) khi không được giải quyết minh bạch, đúng lý hợp tình và quang minh chính đại? Hà Nội ngàn năm tuổi, đâu cần những công trình đươc xây dựng cấp tốc, lãng phí như đánh giặc, được canh giữ bởi nhiều lực lượng và dây kẽm gai, người dân phải bãi trường, bãi bỏ việc buôn bán và sinh sống cũng như để lại nhiều dấu tích cho những người liên hệ. Chính những cách làm đó, đã biến hai khu đất này thành “điểm nóng tôn giáo”.
Chính cách tuyên truyền một chiều, bóp méo và vu cáo bất chấp sự thật đã kích động giáo dân kéo đến những nơi đó để chứng kiến và làm tăng thêm sự bất ổn định tình hình trị an. Nhất là khi mà súng hơi cay, những nhóm gọi là “thanh niên tình nguyện” và “quần chúng” được huy động cùng với lực lượng hùng hậu cảnh sát, chó nghiệp vụ… được sử dụng, thì mặc nhiên đã biến nơi đó không chỉ là điểm nóng.
Bài báo nói về những giáo dân cầu nguyện rằng “nhiều người đã thấy hối hận” khi thấy công viên đẹp lung linh? Xin hỏi, “những người” đó là ai vậy? Báo HNM có đưa được địa chỉ của 1 người giáo dân thật đó không? Xin thưa, muốn có một chút sự thật mà đến hỏi những người cầu nguyện thật sự, đừng theo cách dối trá như đã dùng những giáo gian khi phỏng vấn phải gỡ bỏ huy chương ra khỏi ngực, cũng đừng có việc họ đến đó để ra về thì ký vào danh sách lĩnh tiền nào, thì tôi tin rằng đó là việc tìm kim đáy biển. Những người đến đó cầu nguyện, họ thỏa mãn được lòng ham muốn tìm hiểu sự thật và đòi công lý được thể hiện, họ đã hành động bằng niềm tin, bất chấp những khó khăn mà họ gặp phải.
Những điều đó, thiết nghĩ tác giả Anh Quang và báo Hà Nội mới, có cơ quan ngay cạnh không thể không biết và nếu có tự trọng, có suy nghĩ chắc không thể không nhận ra.
Việc kết tội TGM Ngô Quang Kiệt, thiết nghĩ chỉ là một trò vô bổ và càng làm cho hệ thống báo chí mất mặt trước mọi tầng lớp nhân dân. Những người có lương tri khi sự thật được tìm hiểu thấu đáo, chắc chắn chẳng có ai dại dột đặt niềm tin vào những trò rẻ tiền và bỉ ổi này.
Những hành động đánh đòn hội chợ vừa qua đối với cá nhân TGM Ngô Quang Kiệt bằng những lời lẽ cắt xén nhằm vu cáo đã được những người quan tâm tìm hiểu và người ta có thái độ thế nào, chắc hệ thống truyền thông cần làm một phép thử để biết lòng tin của họ vào mình đang ở đâu. Không chỉ người công giáo đã thể hiện thái độ của họ như có những nơi đã tháo tivi, ăng ten đặt ra đường để rao bán đồng nát, mà ngay cả những cán bộ, những người dân không công giáo đã rất bức xúc và cảm thấy xấu hổ cho việc tuyên truyền bằng sự dối trá ngang nhiên đó.
Những lời kết tội như: “Ông Ngô Quang Kiệt mặc dù đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật như tổ chức, ủng hộ giáo dân đòi đất trái pháp luật, có những lời lẽ thách thức Nhà nước, có những phát ngôn xúc phạm dân tộc, coi thường vị thế Việt Nam…” đã thực sự làm hại đến uy tín của chính nhà nước mang danh là nhà nước pháp quyền XHCN. Bất cứ ai vi phạm pháp luật cũng đều phải bị xử lý. Nếu không xử lý, thí chính các cơ quan thi hành pháp luật đã vi phạm pháp luật.
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã vi phạm pháp luật ở những điểm nào? Theo điều luật nào, căn cứ và chứng cứ có những gì? Tất cả đều phải căn cứ vào những chứng cứ pháp luật cụ thể. Tất cả báo chí đều không hề đưa ra được chứng cứ có giá trị pháp lý nào ngoài những lời kết tội và thóa mạ Ngài. Cơ quan pháp luật HN đã làm gì với những “vi phạm pháp luật” của Ngài nếu có? Đã có biên bản nào được lập, đã có chứng cứ, lời khai nào?
Cho đến nay, chỉ có cái “công văn cảnh cáo” lạ đời của ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo mà người ta đang thắc mắc về tính pháp lý của nó. Cơ sở nào để ông CT ra cái công văn lạ đời đó? Câu hỏi chưa được ai trả lời thỏa đáng theo đúng nguyên tắc pháp luật?
Nếu không có cơ sở, căn cứ, chứng cứ cụ thể để đưa lên những lời kết tội đó thì chính những cơ quan tuyên truyền kia, những nhà định hướng kia đã vi phạm pháp luật rất nặng nề và nghiêm trọng, đã góp phần lớn cho sự bất ổn xã hội và chia rẽ tình đoàn kết dân tộc.
Đến nay, những chứng cứ đưa ra chứng minh TGM Ngô Quang Kiệt vi phạm pháp luật chưa thấy đâu, nhưng những chứng cứ vi phạm pháp luật từ các cơ quan báo chí, tuyên truyền đã rõ hơn cả ban ngày, đã có đơn thư khiếu nại… Nhưng các cơ quan pháp luật đang lặng như tờ?
Bài báo nói rằng, “sự thật thì chẳng có sự quản thúc hay theo dõi nào” ? Những máy quay chĩa vào Tòa TGM Hà Nội một cách ngang nhiên được các phương tiện đưa tin bằng hình ảnh, những thực tế mà người nào cũng có thể thấy khi đến Tòa Tổng giám mục là gì? Nó chắc được gắn lên để cho vui? Để thể hiện sự quan tâm đến tự do của những người ở Tòa TGM? Pháp luật nào cho phép làm những điều đó?
Bài báo đã lập lờ nêu lên những con số cơ sở, công trình tôn giáo tại Thủ đô được sự quan tâm của các cấp chính quyền được sửa chữa lại với số tiền 570 tỷ đồng “từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước, từ sự đóng góp của nhân dân và từ các nguồn khác”… “Các hội, đoàn tổ chức Công giáo tăng nhanh, từ hơn 100 hội, đoàn nay đã có hơn 200 hội đoàn với gần 10 nghìn hội viên…”? tính 10 năm lại đây.
Xin hỏi: trong các cơ sở tôn giáo đó, nhà nước đã quan tâm sửa chữa được bao nhiêu? Nguồn vốn ngân sách nhà nước cho việc đó, những nhà thờ, nhà nguyện và cơ sở của công giáo được mấy xu để sửa chữa? Có tính những kinh phí để sửa chữa các công trình, cơ sở của công giáo mà nhà nước đang quản lý, sử dụng vào đó không? Tại sao điều đó cũng không minh bạch được lại phải lập lờ đánh lận con đen như thế?
Xin hỏi lại cho rõ: Những hội đoàn này của Công giáo do ai lập nên? Nhà nước đã lập nên họ hay chính từ những nhu cầu của bản thân họ mà phải lập nên? Những hội đoàn này có được hưởng ngân sách nhà nước như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Thanh Niên, Hội Nông dân và muôn vàn hội khác… kể cả cái Ủy ban Đoàn kết Công giáo mà xa lạ với công giáo kia đang bám vào ngân sách nhà nước, là nguồn tiền từ người dân đóng góp, nuôi dưỡng?
Xin thưa, cho đến nay Giáo hội Công giáo Việt Nam, tổ chức xã hội của một bộ phận dân tộc, vẫn chưa được công nhận như những tổ chức xã hội khác, kể cả là tư nhân, thì đừng nói chuyện kể công lao đoàn này hội khác và những thành tựu của người công giáo là do ơn mưa móc của ai. Bằng chứng là ngày nay, những cá nhân, công ty tư nhân có quyền mở các trường đào tạo tư thục, bệnh viện tư nhân… nhưng các tổ chức giáo hội Công giáo có nhiều khả năng và mong muốn góp phần xây dựng đất nước thiết thực qua những hành động đó thì không.
Như vậy có bình đẳng và công bằng không? Nếu không, ông kể lể công lao làm gì? Hay lại vẫn tư duy muôn thuở không khí mày thở là do ơn tao, cơm mày làm ra ăn là do công tao…
Bài báo thể hiện một cách tính công theo tư tưởng xin – cho. Tư tưởng này cần được lên án, những quyền đương nhiên của người dân, phải trả lại người dân. Điều này đã ít nhất một lần các cán bộ chính quyền đã được nghe lời nói thẳng từ TGM Ngô Quang Kiệt: “Tự do tôn giáo là quyền, không phải sự ban ơn. Chính quyền của dân, do dân thì phải tạo điều kiện cho dân” – Câu nói “Trung ngôn nghịch nhĩ” này có thể làm những người có tư tưởng cán bộ là cha mẹ của dân mà quên đi định nghĩa của ông Hồ Chí Minh rằng “Cán bộ là đầy tớ của dân” phải khó chịu.
Nhưng không ai có thể phủ nhận sự đúng đắn và chính xác của câu nói đó. Trên lý thuyết và đường lối mà người dân đã được biết xưa nay từ nhà nước, điều đó phải được khẳng định là hoàn toàn đúng. Tất cả văn bản luật pháp đề công nhận đó là “quyền” của mỗi người dân được pháp luật bảo vệ.
Nghĩ một cách sâu xa, những bài báo như trên, đã đi ngược lại đường lối chung mà đảng cộng sản Việt Nam đã ghi trên giấy trắng mực đen cũng như Hiến pháp Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần minh định về việc xây dựng tình đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh Việt Nam.
Sức mạnh Việt Nam được huy động đúng đắn, sẽ là một sức mạnh vô địch mà bất cứ thế lực xâm lăng nào cũng phải bó gối đầu hàng. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh điều đó một cách đáng tự hào.
Tiếc rằng, hệ thống báo chí dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, đã không nhìn thấy hậu quả lâu dài của nó. Tiếc rằng, những bài báo dạng đó vẫn xuất hiện rất nhiều và một cách ngang nhiên. Đó là sự sỉ nhục với Công lý, Hòa bình, tình đoàn kết đồng bào dân Việt, một mục tiêu mà cả dân tộc này đã và đang theo đuổi.
Thiết nghĩ rằng: Để có một sự đoàn kết thật sự trong lòng dân tộc, để một đất nước được phát triển, dám kiêu hãnh ngẩng cao đầu với thế giới bên ngoài, không cảm thấy nhục nhã, hèn kém khi đi ra thế giới văn minh, để được “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như điều mong muốn mà ông Hồ Chí Minh đã nói, thì đất nước này, dân tộc nào cũng cần những điều căn bản: Công lý, Sự thật và Hòa Bình.
Đất nước Việt Nam quật cường bốn ngàn năm chống ngoại xâm, xây nền độc lập bằng bao máu xương của biết bao thế hệ nhằm để đưa lại hạnh phúc cho nhân dân này lại càng cần CÔNG LÝ, SỰ THẬT VÀ HÒA BÌNH hơn bao giờ hết, bởi đó là nền tảng để xây xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Hà Nội, Ngày 24 tháng 10 năm 2008
Như trái tim vẫn nằm phía bên trái
Nay chúng tôi theo" phía trái "tiến lên
Bằng cầu nguyện bằng tâm thức khí khái
Bởi lề "phải" dành cho đảng "độc" quyền
Bởi trái tim luôn nằm bên lề trái
Nhưng gióng lên nhịp lẽ phải thật thà
Tiếng lương tâm không có nơi yêu quái
Mà luôn luôn ngự trị với quỷ ma
Đã bao năm đảng làm điều-ngược-lại:
Phải là trái cũng như có là...không
Sau bao năm càng lòi chất man dại
Cốt kên kên khoác diện mạo đuôi công
Bên lề trái chúng tôi kiên gan sống
Làm chứng nhân của chân lý Tin Mừng
Sống yêu thương để xoá đi thù hận
Sống ngay tình để đại độ bao dung
Và hôm nay vững tiến bên lề trái
Niềm tự hào người Công Giáo Việt Nam
Một dân tộc trải qua bao thời đại
Vẫn một niền hi vọng tối tăm. Amen
Tác giả Anthony Lê, mấy ngày qua từ chiến trường Afganistan, đã gởi về các bài viết nói về Trách Nhiệm của Lương Tâm Công Giáo (bằng cả Việt & Anh Ngữ) trong cuộc Bầu Cử Tổng Thống sắp tới tại Hoa Kỳ, nay cùng phụ họa với tác giả, xin giới thiệu Những Lời Kinh Nguyện Cầu trong Suốt 9 Ngày Liền trước khi diễn ra cuộc Bầu Cử Chính Thức tại Hoa Kỳ vào Ngày 4 Tháng 11 Năm 2008 sắp tới này, để Quý Vị cùng hiệp thông và nguyện cầu cho tương lai của đất nước Hoa Kỳ.
Nguyên bản Anh Ngữ của 9 Ngày Cầu Nguyện này có thể được tìm thấy trên trang Web của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tại địa chỉ: http://www.faithfulcitizenship.org/docs/FC_Novena.pdf
Sẽ là một thiếu xót lớn lao, nếu như chúng ta bỏ qua đời sống suy niệm và cầu nguyện trước mặt Thiên Chúa, để khẩn cầu Ngài gìn giữ và thánh hóa trái tim của nhân loại, của thế giới và nhất là của riêng chúng ta, khỏi mọi thứ tội thù hận, ích kỷ, và rẽ chia, xâu xé Lương Tâm, thế giới và nhân loại!
* Ngày Thứ 1:
Lời Nguyện Mở Đầu
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài hãy đến, làm ngập tràn trái tim của chúng con - những người tín hữu của Ngài, và dấy lên nơi chúng con ngọn lửa yêu mến của Ngài.
Bài Đọc
"Lạy Đức Chúa là Chúa chúng con, lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu!
Uy phong Ngài vượt quá trời cao.
Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài,
thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm?
Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy,
ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên,
cho làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo, đặt muôn loài muôn sự dưới chân:
Nào chiên bò đủ loại, nào thú vật ngoài đồng,
nào chim trời cá biển, mọi loài ngang dọc khắp trùng dương.
Lạy Đức Chúa là Chúa chúng con,
lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu!" (Thánh Vịnh 8:2, 4-10).
Suy Niệm
Ngày hôm nay tôi sẽ ca tụng Thiên Chúa như thế nào? Làm sao mà tôi có thể dành sự kính trọng của tôi đến cho những người khác, đặc biệt là những người hàng xóm láng giềng, hay những người trong cộng đồng, vốn chẳng ưa thích gì tôi cả?
Lời Nguyện
Lạy Thiên Chúa tình yêu, nguyện cho tình yêu của chúng con dành cho Ngài được lớn mạnh thêm bằng việc tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người mà chúng con gặp gỡ. Amen.
Lời Nguyện Đặc Biệt
Hỡi Trái Tim Vô Nhiễm Đức Bà,
xin hãy giúp chúng con
biết chế ngự được sự đe dọa của ma quỷ ác thù,
vốn rất dễ ngấm sâu vào trong trái tim của tất cả mọi người thời nay,
và những hệ quả không thể lường trước được,
vốn đã và đang lôi kéo cũng như khống chế tất cả mọi con đường để hướng về tương lai của quốc gia tân tiến chúng con.
Từ nạn đói và chiến tranh, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ cuộc chiến tranh hạt nhân, từ sự tự hủy diệt không thể nào tính toán được, và từ tất cả mọi cuộc chiến tranh khác nhau, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những thứ tội chống lại mạng sống của con người ngay từ lúc khởi đầu của sự sống, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ lòng hận thù và việc làm cho mất đi phẩm giá của những người là con cái Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ tất cả mọi loại bất công trong cuộc sống xã hội, trên cả hai bình diện thuộc về quốc gia lẫn quốc tế, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ việc sẳn sàng chà đạp lên các Điều Răn của Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những cố gắng hòng cố kìm hãm trái tim con người khỏi phải đón nhận Sự Thật của ngay chính Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ việc làm cho mất đi sự nhận biết giữa Điều Thiện và Cái Ác, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những tội lỗi chống lại Chúa Thánh Thần, xin hãy cứu lấy chúng con.
Ôi Lạy Mẹ của Đức Kitô, xin hãy chấp nhận tiếng kêu khóc thảm sầu của chúng con, vốn bị trĩu nặng đi
vì những nổi khổ đau và sự chịu đựng của tất cả mọi cá nhân con người,
vì những nổi khổ đau và chịu đựng của tất cả mọi xã hội trên khắp toàn cầu!
Với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, xin hãy cứu giúp chúng con chinh phục được tất cả mọi thứ tội lỗi:
cho dẫu đó là những thứ tội thuộc về cá nhân và "tội lỗi của cả thế giới" này,
những thứ tội xảy ra dưới bất kỳ hình thức nào.
Xin Mẹ hãy một lần nữa tỏ mặc ra trong lịch sử của thế giới này
về sức mạnh tuyệt đối vô song của việc Cứu Rỗi:
tức sức mạnh của thứ tình yêu nhân từ bao dung.
Xin Mẹ hãy chấm dứt đi sự ác!
Xin Mẹ hãy hoán chuyển Lương Tâm của nhân loại!
và Nguyện Xin Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, hãy mạc khải ra cho tất cả mọi người Ánh Sáng của Niềm Hy Vọng.
Amen.
* Ngày Thứ 2:
Lời Nguyện Mở Đầu
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài hãy đến, làm ngập tràn trái tim của chúng con - những người tín hữu của Ngài, và dấy lên nơi chúng con ngọn lửa yêu mến của Ngài.
Bài Đọc
"Alleluiah! Ca tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi! Suốt cuộc đời, tôi xin hát mừng Chúa, sống bao lâu, nguyện đàn ca kính Chúa Trời.
Đừng tin tưởng nơi hàng quyền thế, nơi người phàm chẳng cứu nổi ai.
Họ tắt hơi là trở về cát bụi, dự định bao điều: ngày ấy tiêu tan.
Phúc thay người được Chúa Trời nhà Giacóp phù hộ và cậy trông Chúa, Thiên Chúa họ thờ.
Người là Đấng tạo thành trời đất với biển khơi cùng muôn loài trong đó.
Người là Đấng giữ lòng trung tín mãi muôn đời, xử công minh cho người bị áp bức, ban lương thực cho kẻ đói ăn.
Chúa giải phóng những ai tù tội, Chúa mở mắt cho kẻ mù loà.
Chúa cho kẻ bị dìm xuống đứng thẳng lên, Chúa yêu chuộng những người công chính" (Thánh Vịnh 146:1-8).
Suy Niệm
Ai là những người bị áp bức trong cộng đoàn của tôi? Làm thế nào mà tôi có thể giúp họ bảo toàn được công lý? Làm thế nào mà tôi có thể ban lương thực và mở mắt cho những người đang sa cơ bước lỡ nhất?
Lời Nguyện
Lạy Thiên Chúa nhà Giacóp, hãy cũng cố niềm hy vọng của chúng con nơi Thiên Chúa. Hãy giúp chúng con gìn giữ lấy đức tin bằng chính việc tranh đấu cho sự công chính nơi quốc gia của chúng con. Hãy ban cho chúng con có được những con tim, những bàn tay, và những đôi chân để thật sự mở rộng đón chào hết tất cả những ai đang phải túng quẫn. Amen.
Lời Nguyện Đặc Biệt
Hỡi Trái Tim Vô Nhiễm Đức Bà,
xin hãy giúp chúng con
biết chế ngự được sự đe dọa của ma quỷ ác thù,
vốn rất dễ ngấm sâu vào trong trái tim của tất cả mọi người thời nay,
và những hệ quả không thể lường trước được,
vốn đã và đang lôi kéo cũng như khống chế tất cả mọi con đường để hướng về tương lai của quốc gia tân tiến chúng con.
Từ nạn đói và chiến tranh, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ cuộc chiến tranh hạt nhân, từ sự tự hủy diệt không thể nào tính toán được, và từ tất cả mọi cuộc chiến tranh khác nhau, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những thứ tội chống lại mạng sống của con người ngay từ lúc khởi đầu của sự sống, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ lòng hận thù và việc làm cho mất đi phẩm giá của những người là con cái Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ tất cả mọi loại bất công trong cuộc sống xã hội, trên cả hai bình diện thuộc về quốc gia lẫn quốc tế, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ việc sẳn sàng chà đạp lên các Điều Răn của Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những cố gắng hòng cố kìm hãm trái tim con người khỏi phải đón nhận Sự Thật của ngay chính Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ việc làm cho mất đi sự nhận biết giữa Điều Thiện và Cái Ác, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những tội lỗi chống lại Chúa Thánh Thần, xin hãy cứu lấy chúng con.
Ôi Lạy Mẹ của Đức Kitô, xin hãy chấp nhận tiếng kêu khóc thảm sầu của chúng con, vốn bị trĩu nặng đi
vì những nổi khổ đau và sự chịu đựng của tất cả mọi cá nhân con người,
vì những nổi khổ đau và chịu đựng của tất cả mọi xã hội trên khắp toàn cầu!
Với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, xin hãy cứu giúp chúng con chinh phục được tất cả mọi thứ tội lỗi:
cho dẫu đó là những thứ tội thuộc về cá nhân và "tội lỗi của cả thế giới" này,
những thứ tội xảy ra dưới bất kỳ hình thức nào.
Xin Mẹ hãy một lần nữa tỏ mặc ra trong lịch sử của thế giới này
về sức mạnh tuyệt đối vô song của việc Cứu Rỗi:
tức sức mạnh của thứ tình yêu nhân từ bao dung.
Xin Mẹ hãy chấm dứt đi sự ác!
Xin Mẹ hãy hoán chuyển Lương Tâm của nhân loại!
và Nguyện Xin Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, hãy mạc khải ra cho tất cả mọi người Ánh Sáng của Niềm Hy Vọng.
Amen.
* Ngày Thứ 3:
Lời Nguyện Mở Đầu
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài hãy đến, làm ngập tràn trái tim của chúng con - những người tín hữu của Ngài, và dấy lên nơi chúng con ngọn lửa yêu mến của Ngài.
Bài Đọc
"Ngày lại ngày chúng kiếm tìm Ta, chúng ao ước biết đường lối của Ta,
như thể một dân tộc vẫn thực hành sự công chính và không bỏ luật pháp của Thiên Chúa mình.
Chúng xin Ta ban những điều luật công minh, chúng ước ao được đến gần Thiên Chúa.
Chúng nói: 'Chúng tôi ăn chay, sao Ngài không thấy, chúng tôi hãm mình, sao Ngài chẳng hay?'
Này, ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức mọi kẻ làm công cho mình.
Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao:
mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc,
trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm?
Chẳng phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ;
thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục?
Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông, vết thương ngươi sẽ mau lành.
Đức công chính ngươi sẽ mở đường phía trước, vinh quang Đức Chúa bao bọc phía sau ngươi" (Isaia 58:2-3, 6-8).
Suy Niệm
Những hành động nào tôi làm để làm hài lòng Thiên Chúa? Tôi phải làm thế nào để chữa lành tất cả những vết thương trong cộng đồng của tôi?
Lời Nguyện
Lạy Thiên Chúa của ánh sáng,
xin hãy cho chúng con có được sự tự do để bước theo
những bước chân của Người Con của Ngài là Đức Giêsu.
Xin hãy để cho ánh sáng của chúng con chiếu tỏ cho tất cả những ai nhìn thấy
bằng cách biết hướng đến những ai đang cần đến sự giúp đỡ của chúng con.
Xin hãy chữa lành tất cả những vết thương của chúng con, xin hãy chữa lành cộng đoàn của chúng con.
Amen.
Lời Nguyện Đặc Biệt
Hỡi Trái Tim Vô Nhiễm Đức Bà,
xin hãy giúp chúng con
biết chế ngự được sự đe dọa của ma quỷ ác thù,
vốn rất dễ ngấm sâu vào trong trái tim của tất cả mọi người thời nay,
và những hệ quả không thể lường trước được,
vốn đã và đang lôi kéo cũng như khống chế tất cả mọi con đường để hướng về tương lai của quốc gia tân tiến chúng con.
Từ nạn đói và chiến tranh, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ cuộc chiến tranh hạt nhân, từ sự tự hủy diệt không thể nào tính toán được, và từ tất cả mọi cuộc chiến tranh khác nhau, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những thứ tội chống lại mạng sống của con người ngay từ lúc khởi đầu của sự sống, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ lòng hận thù và việc làm cho mất đi phẩm giá của những người là con cái Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ tất cả mọi loại bất công trong cuộc sống xã hội, trên cả hai bình diện thuộc về quốc gia lẫn quốc tế, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ việc sẳn sàng chà đạp lên các Điều Răn của Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những cố gắng hòng cố kìm hãm trái tim con người khỏi phải đón nhận Sự Thật của ngay chính Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ việc làm cho mất đi sự nhận biết giữa Điều Thiện và Cái Ác, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những tội lỗi chống lại Chúa Thánh Thần, xin hãy cứu lấy chúng con.
Ôi Lạy Mẹ của Đức Kitô, xin hãy chấp nhận tiếng kêu khóc thảm sầu của chúng con, vốn bị trĩu nặng đi
vì những nổi khổ đau và sự chịu đựng của tất cả mọi cá nhân con người,
vì những nổi khổ đau và chịu đựng của tất cả mọi xã hội trên khắp toàn cầu!
Với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, xin hãy cứu giúp chúng con chinh phục được tất cả mọi thứ tội lỗi:
cho dẫu đó là những thứ tội thuộc về cá nhân và "tội lỗi của cả thế giới" này,
những thứ tội xảy ra dưới bất kỳ hình thức nào.
Xin Mẹ hãy một lần nữa tỏ mặc ra trong lịch sử của thế giới này
về sức mạnh tuyệt đối vô song của việc Cứu Rỗi:
tức sức mạnh của thứ tình yêu nhân từ bao dung.
Xin Mẹ hãy chấm dứt đi sự ác!
Xin Mẹ hãy hoán chuyển Lương Tâm của nhân loại!
và Nguyện Xin Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, hãy mạc khải ra cho tất cả mọi người Ánh Sáng của Niềm Hy Vọng.
Amen.
* Ngày Thứ 4:
Lời Nguyện Mở Đầu
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài hãy đến, làm ngập tràn trái tim của chúng con - những người tín hữu của Ngài, và dấy lên nơi chúng con ngọn lửa yêu mến của Ngài.
Bài Đọc
"Coi đây, hôm nay tôi đưa ra cho anh/em chọn: hoặc là được sống, được hạnh phúc, hoặc là phải chết, bị tai hoạ. Hôm nay tôi truyền cho anh/em phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh/em, đi theo đường lối của Người, và tuân giữ các mệnh lệnh, thánh chỉ, quyết định của Người, để anh/em được sống, được thêm đông đúc, và Đức Chúa, Thiên Chúa của anh/em, chúc phúc cho anh/em trong miền đất anh/em sắp vào chiếm hữu. Nhưng nếu anh/em trở lòng và không vâng nghe, lại bị lôi cuốn và sụp xuống lạy các thần khác và phụng thờ chúng, thì hôm nay tôi báo cho anh/em biết: chắc chắn anh/em sẽ bị diệt vong, sẽ không được sống lâu trên đất mà anh/em sắp sang qua sông Giođan để vào chiếm hữu. Hôm nay, tôi lấy trời đất làm chứng cáo tội anh/em: tôi đã đưa ra cho anh/em chọn được sống hay phải chết, được chúc phúc hay bị nguyền rủa. Anh/em hãy chọn sống để anh/em và dòng dõi anh/em được sống, nghĩa là hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh/em, nghe tiếng Người và gắn bó với Người, vì như thế anh/em sẽ được sống, sống lâu mà ở lại trên đất Đức Chúa đã thề với cha ông anh/em, là ông Ápraham, ông Ixaác và ông Giacóp, rằng Người sẽ ban cho các ngài" (Đệ Nhị Luật 30:15-20).
Suy Niệm
Tôi phải làm thế nào để bảo vệ quyền được sống, đặc biệt là của các trẻ thơ chưa được chào đời, và nhất là những ai đang phải cận kề sự chết? Làm thế nào mà tôi đã phải trốn chạy đi khỏi những Điều Răn của Thiên Chúa và ngang nhiên coi thường đến quyền được sống của tất cả mọi người? Làm thế nào mà tôi có thể chế ngự được thứ cám dỗ đó?
Lời Nguyện
Lạy Thiên Chúa của Sự Sống,
nguyện cho chúng con biết và dám bảo vệ cũng như che chở cho tính thánh thiên bất khả xâm pham về sự sống của con người
từ lúc thụ thai cho đến lúc chết đi một cách tự nhiên
bằng chính những giọng nói mạnh mẽ, những bàn tay nhân ái, và những trái tim đầy tình yêu thương của chúng con.
Amen.
Lời Nguyện Đặc Biệt
Hỡi Trái Tim Vô Nhiễm Đức Bà,
xin hãy giúp chúng con
biết chế ngự được sự đe dọa của ma quỷ ác thù,
vốn rất dễ ngấm sâu vào trong trái tim của tất cả mọi người thời nay,
và những hệ quả không thể lường trước được,
vốn đã và đang lôi kéo cũng như khống chế tất cả mọi con đường để hướng về tương lai của quốc gia tân tiến chúng con.
Từ nạn đói và chiến tranh, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ cuộc chiến tranh hạt nhân, từ sự tự hủy diệt không thể nào tính toán được, và từ tất cả mọi cuộc chiến tranh khác nhau, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những thứ tội chống lại mạng sống của con người ngay từ lúc khởi đầu của sự sống, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ lòng hận thù và việc làm cho mất đi phẩm giá của những người là con cái Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ tất cả mọi loại bất công trong cuộc sống xã hội, trên cả hai bình diện thuộc về quốc gia lẫn quốc tế, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ việc sẳn sàng chà đạp lên các Điều Răn của Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những cố gắng hòng cố kìm hãm trái tim con người khỏi phải đón nhận Sự Thật của ngay chính Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ việc làm cho mất đi sự nhận biết giữa Điều Thiện và Cái Ác, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những tội lỗi chống lại Chúa Thánh Thần, xin hãy cứu lấy chúng con.
Ôi Lạy Mẹ của Đức Kitô, xin hãy chấp nhận tiếng kêu khóc thảm sầu của chúng con, vốn bị trĩu nặng đi
vì những nổi khổ đau và sự chịu đựng của tất cả mọi cá nhân con người,
vì những nổi khổ đau và chịu đựng của tất cả mọi xã hội trên khắp toàn cầu!
Với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, xin hãy cứu giúp chúng con chinh phục được tất cả mọi thứ tội lỗi:
cho dẫu đó là những thứ tội thuộc về cá nhân và "tội lỗi của cả thế giới" này,
những thứ tội xảy ra dưới bất kỳ hình thức nào.
Xin Mẹ hãy một lần nữa tỏ mặc ra trong lịch sử của thế giới này
về sức mạnh tuyệt đối vô song của việc Cứu Rỗi:
tức sức mạnh của thứ tình yêu nhân từ bao dung.
Xin Mẹ hãy chấm dứt đi sự ác!
Xin Mẹ hãy hoán chuyển Lương Tâm của nhân loại!
và Nguyện Xin Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, hãy mạc khải ra cho tất cả mọi người Ánh Sáng của Niềm Hy Vọng.
Amen.
* Ngày Thứ 5:
Lời Nguyện Mở Đầu
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài hãy đến, làm ngập tràn trái tim của chúng con - những người tín hữu của Ngài, và dấy lên nơi chúng con ngọn lửa yêu mến của Ngài.
Bài Đọc
"Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết. Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình" (Thư I Côrintô 11:26-29).
Suy Niệm
Bằng cách nào mà tôi có thể nói rằng: Phép Thánh Thể chính là Trung Tâm Điểm trong cuộc sống của riêng tôi? và của cộng đoàn tôi? Nơi nào chính là nơi mà tôi nới rộng bàn tay nhân ái đến cho thân mình của Chúa Kitô nơi cộng đoàn của tôi?
Lời Nguyện
Lạy Thiên Chúa,
chúng con cùng nhau đến với Phép Thánh Thể để cử hành
việc Chúa chịu chết và sống lại.
Xin hãy giúp chúng con cảm nhận được sự tôn kính đích thực.
Xin hãy giúp chúng con biết nhanh chóng nhận thức đến phẩm giá của mỗi cá nhân con người,
và biết nhạy cảm trước những sự bất công.
Xin hãy hướng dẫn chúng con trong việc kiếm tìm những phương cách khôi phục lại Chánh Nghĩa, Công lý và Sự Thật.
Amen.
Lời Nguyện Đặc Biệt
Hỡi Trái Tim Vô Nhiễm Đức Bà,
xin hãy giúp chúng con
biết chế ngự được sự đe dọa của ma quỷ ác thù,
vốn rất dễ ngấm sâu vào trong trái tim của tất cả mọi người thời nay,
và những hệ quả không thể lường trước được,
vốn đã và đang lôi kéo cũng như khống chế tất cả mọi con đường để hướng về tương lai của quốc gia tân tiến chúng con.
Từ nạn đói và chiến tranh, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ cuộc chiến tranh hạt nhân, từ sự tự hủy diệt không thể nào tính toán được, và từ tất cả mọi cuộc chiến tranh khác nhau, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những thứ tội chống lại mạng sống của con người ngay từ lúc khởi đầu của sự sống, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ lòng hận thù và việc làm cho mất đi phẩm giá của những người là con cái Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ tất cả mọi loại bất công trong cuộc sống xã hội, trên cả hai bình diện thuộc về quốc gia lẫn quốc tế, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ việc sẳn sàng chà đạp lên các Điều Răn của Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những cố gắng hòng cố kìm hãm trái tim con người khỏi phải đón nhận Sự Thật của ngay chính Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ việc làm cho mất đi sự nhận biết giữa Điều Thiện và Cái Ác, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những tội lỗi chống lại Chúa Thánh Thần, xin hãy cứu lấy chúng con.
Ôi Lạy Mẹ của Đức Kitô, xin hãy chấp nhận tiếng kêu khóc thảm sầu của chúng con, vốn bị trĩu nặng đi
vì những nổi khổ đau và sự chịu đựng của tất cả mọi cá nhân con người,
vì những nổi khổ đau và chịu đựng của tất cả mọi xã hội trên khắp toàn cầu!
Với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, xin hãy cứu giúp chúng con chinh phục được tất cả mọi thứ tội lỗi:
cho dẫu đó là những thứ tội thuộc về cá nhân và "tội lỗi của cả thế giới" này,
những thứ tội xảy ra dưới bất kỳ hình thức nào.
Xin Mẹ hãy một lần nữa tỏ mặc ra trong lịch sử của thế giới này
về sức mạnh tuyệt đối vô song của việc Cứu Rỗi:
tức sức mạnh của thứ tình yêu nhân từ bao dung.
Xin Mẹ hãy chấm dứt đi sự ác!
Xin Mẹ hãy hoán chuyển Lương Tâm của nhân loại!
và Nguyện Xin Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, hãy mạc khải ra cho tất cả mọi người Ánh Sáng của Niềm Hy Vọng.
Amen.
* Ngày Thứ 6:
Lời Nguyện Mở Đầu
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài hãy đến, làm ngập tràn trái tim của chúng con - những người tín hữu của Ngài, và dấy lên nơi chúng con ngọn lửa yêu mến của Ngài.
Bài Đọc
"Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao?" (Máthêu 5:43-46).
Suy Niệm
Ai chính là những kẻ thù của tôi? Làm thế nào để tôi yêu họ? Làm thế nào để tôi sống đúng với định nghĩa mà Đức Giêsu dạy cho tôi về một kiểu sống Kitô Giáo, và về một đời sống yêu thương Kitô Giáo?
Lời Nguyện
Lạy Thiên Chúa của Hòa Bình,
Hãy cho chúng con có được sự can đảm
để hòa giải với những người láng giềng và những kẻ thù của chúng con.
Hãy cho chúng con có được tầm nhìn
để thực sự biết nhận ra được đâu chính là ý nghĩa của việc trở nên một người Kitô Giáo
để nền hòa bình và công lý được ngự trị nơi thế giới của chúng con.
Amen.
Lời Nguyện Đặc Biệt
Hỡi Trái Tim Vô Nhiễm Đức Bà,
xin hãy giúp chúng con
biết chế ngự được sự đe dọa của ma quỷ ác thù,
vốn rất dễ ngấm sâu vào trong trái tim của tất cả mọi người thời nay,
và những hệ quả không thể lường trước được,
vốn đã và đang lôi kéo cũng như khống chế tất cả mọi con đường để hướng về tương lai của quốc gia tân tiến chúng con.
Từ nạn đói và chiến tranh, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ cuộc chiến tranh hạt nhân, từ sự tự hủy diệt không thể nào tính toán được, và từ tất cả mọi cuộc chiến tranh khác nhau, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những thứ tội chống lại mạng sống của con người ngay từ lúc khởi đầu của sự sống, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ lòng hận thù và việc làm cho mất đi phẩm giá của những người là con cái Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ tất cả mọi loại bất công trong cuộc sống xã hội, trên cả hai bình diện thuộc về quốc gia lẫn quốc tế, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ việc sẳn sàng chà đạp lên các Điều Răn của Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những cố gắng hòng cố kìm hãm trái tim con người khỏi phải đón nhận Sự Thật của ngay chính Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ việc làm cho mất đi sự nhận biết giữa Điều Thiện và Cái Ác, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những tội lỗi chống lại Chúa Thánh Thần, xin hãy cứu lấy chúng con.
Ôi Lạy Mẹ của Đức Kitô, xin hãy chấp nhận tiếng kêu khóc thảm sầu của chúng con, vốn bị trĩu nặng đi
vì những nổi khổ đau và sự chịu đựng của tất cả mọi cá nhân con người,
vì những nổi khổ đau và chịu đựng của tất cả mọi xã hội trên khắp toàn cầu!
Với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, xin hãy cứu giúp chúng con chinh phục được tất cả mọi thứ tội lỗi:
cho dẫu đó là những thứ tội thuộc về cá nhân và "tội lỗi của cả thế giới" này,
những thứ tội xảy ra dưới bất kỳ hình thức nào.
Xin Mẹ hãy một lần nữa tỏ mặc ra trong lịch sử của thế giới này
về sức mạnh tuyệt đối vô song của việc Cứu Rỗi:
tức sức mạnh của thứ tình yêu nhân từ bao dung.
Xin Mẹ hãy chấm dứt đi sự ác!
Xin Mẹ hãy hoán chuyển Lương Tâm của nhân loại!
và Nguyện Xin Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, hãy mạc khải ra cho tất cả mọi người Ánh Sáng của Niềm Hy Vọng.
Amen.
* Ngày Thứ 7:
Lời Nguyện Mở Đầu
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài hãy đến, làm ngập tràn trái tim của chúng con - những người tín hữu của Ngài, và dấy lên nơi chúng con ngọn lửa yêu mến của Ngài.
Bài Đọc
"Vậy, tôi là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau. Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người" (Thư Êphêsô 4:1-6).
Suy Niệm
Những rẽ chia nào hãy còn tồn tại nơi cộng đoàn của tôi? Những cấu trúc nào trong xã hội vốn hãy còn quá bất công? Tôi phải cố gắng như thế nào để đạt được công lý và nền hòa bình nơi hàng xóm, nơi xứ đạo và nơi quốc gia của tôi?
Lời Nguyện
Lạy Thiên Chúa của Công Lý,
chúng con được tạo dựng theo đúng với hình ảnh của Ngài.
Xin Nguyện cho chúng con biết ngợi ca Ngài trong tất cả mọi hành động của chúng con.
Amen.
Lời Nguyện Đặc Biệt
Hỡi Trái Tim Vô Nhiễm Đức Bà,
xin hãy giúp chúng con
biết chế ngự được sự đe dọa của ma quỷ ác thù,
vốn rất dễ ngấm sâu vào trong trái tim của tất cả mọi người thời nay,
và những hệ quả không thể lường trước được,
vốn đã và đang lôi kéo cũng như khống chế tất cả mọi con đường để hướng về tương lai của quốc gia tân tiến chúng con.
Từ nạn đói và chiến tranh, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ cuộc chiến tranh hạt nhân, từ sự tự hủy diệt không thể nào tính toán được, và từ tất cả mọi cuộc chiến tranh khác nhau, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những thứ tội chống lại mạng sống của con người ngay từ lúc khởi đầu của sự sống, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ lòng hận thù và việc làm cho mất đi phẩm giá của những người là con cái Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ tất cả mọi loại bất công trong cuộc sống xã hội, trên cả hai bình diện thuộc về quốc gia lẫn quốc tế, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ việc sẳn sàng chà đạp lên các Điều Răn của Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những cố gắng hòng cố kìm hãm trái tim con người khỏi phải đón nhận Sự Thật của ngay chính Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ việc làm cho mất đi sự nhận biết giữa Điều Thiện và Cái Ác, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những tội lỗi chống lại Chúa Thánh Thần, xin hãy cứu lấy chúng con.
Ôi Lạy Mẹ của Đức Kitô, xin hãy chấp nhận tiếng kêu khóc thảm sầu của chúng con, vốn bị trĩu nặng đi
vì những nổi khổ đau và sự chịu đựng của tất cả mọi cá nhân con người,
vì những nổi khổ đau và chịu đựng của tất cả mọi xã hội trên khắp toàn cầu!
Với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, xin hãy cứu giúp chúng con chinh phục được tất cả mọi thứ tội lỗi:
cho dẫu đó là những thứ tội thuộc về cá nhân và "tội lỗi của cả thế giới" này,
những thứ tội xảy ra dưới bất kỳ hình thức nào.
Xin Mẹ hãy một lần nữa tỏ mặc ra trong lịch sử của thế giới này
về sức mạnh tuyệt đối vô song của việc Cứu Rỗi:
tức sức mạnh của thứ tình yêu nhân từ bao dung.
Xin Mẹ hãy chấm dứt đi sự ác!
Xin Mẹ hãy hoán chuyển Lương Tâm của nhân loại!
và Nguyện Xin Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, hãy mạc khải ra cho tất cả mọi người Ánh Sáng của Niềm Hy Vọng.
Amen.
* Ngày Thứ 8:
Lời Nguyện Mở Đầu
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài hãy đến, làm ngập tràn trái tim của chúng con - những người tín hữu của Ngài, và dấy lên nơi chúng con ngọn lửa yêu mến của Ngài.
Bài Đọc
"Cho đến ngày, từ trên cao thần khí sẽ được đổ xuống trên chúng ta.
Bấy giờ sa mạc sẽ trở nên vườn cây ăn trái, và vườn cây ăn trái sẽ được coi như một cánh rừng.
Lẽ chính trực sẽ ở trong sa mạc, và đức công minh trong vườn cây ăn trái.
Sự nghiệp của đức công minh sẽ là hoà bình.
Dân Ta sẽ ở trong cảnh thái bình, trong nơi ở an toàn, trong chốn nghỉ thảnh thơi" (Isaia 32:15-18).
Suy Niệm
Làm thế nào để tôi nhận biết ra sự can dự của Chúa Thánh Thần trong chính cuộc sống của riêng tôi và của cộng đoàn tôi?\
Lời Nguyện
Lạy Thần Khí của Thiên Chúa,
hãy lấp đầy sự an bình trong trái tim của chúng con
để chúng con biết mang đến sự bình an trong cộng đoàn của chúng con.
Amen.
Lời Nguyện Đặc Biệt
Hỡi Trái Tim Vô Nhiễm Đức Bà,
xin hãy giúp chúng con
biết chế ngự được sự đe dọa của ma quỷ ác thù,
vốn rất dễ ngấm sâu vào trong trái tim của tất cả mọi người thời nay,
và những hệ quả không thể lường trước được,
vốn đã và đang lôi kéo cũng như khống chế tất cả mọi con đường để hướng về tương lai của quốc gia tân tiến chúng con.
Từ nạn đói và chiến tranh, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ cuộc chiến tranh hạt nhân, từ sự tự hủy diệt không thể nào tính toán được, và từ tất cả mọi cuộc chiến tranh khác nhau, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những thứ tội chống lại mạng sống của con người ngay từ lúc khởi đầu của sự sống, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ lòng hận thù và việc làm cho mất đi phẩm giá của những người là con cái Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ tất cả mọi loại bất công trong cuộc sống xã hội, trên cả hai bình diện thuộc về quốc gia lẫn quốc tế, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ việc sẳn sàng chà đạp lên các Điều Răn của Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những cố gắng hòng cố kìm hãm trái tim con người khỏi phải đón nhận Sự Thật của ngay chính Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ việc làm cho mất đi sự nhận biết giữa Điều Thiện và Cái Ác, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những tội lỗi chống lại Chúa Thánh Thần, xin hãy cứu lấy chúng con.
Ôi Lạy Mẹ của Đức Kitô, xin hãy chấp nhận tiếng kêu khóc thảm sầu của chúng con, vốn bị trĩu nặng đi
vì những nổi khổ đau và sự chịu đựng của tất cả mọi cá nhân con người,
vì những nổi khổ đau và chịu đựng của tất cả mọi xã hội trên khắp toàn cầu!
Với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, xin hãy cứu giúp chúng con chinh phục được tất cả mọi thứ tội lỗi:
cho dẫu đó là những thứ tội thuộc về cá nhân và "tội lỗi của cả thế giới" này,
những thứ tội xảy ra dưới bất kỳ hình thức nào.
Xin Mẹ hãy một lần nữa tỏ mặc ra trong lịch sử của thế giới này
về sức mạnh tuyệt đối vô song của việc Cứu Rỗi:
tức sức mạnh của thứ tình yêu nhân từ bao dung.
Xin Mẹ hãy chấm dứt đi sự ác!
Xin Mẹ hãy hoán chuyển Lương Tâm của nhân loại!
và Nguyện Xin Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, hãy mạc khải ra cho tất cả mọi người Ánh Sáng của Niềm Hy Vọng.
Amen.
* Ngày Thứ 9:
Lời Nguyện Mở Đầu
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài hãy đến, làm ngập tràn trái tim của chúng con - những người tín hữu của Ngài, và dấy lên nơi chúng con ngọn lửa yêu mến của Ngài.
Bài Đọc
"Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời" (Máthêu 5:13-16).
Suy Niệm
Làm thế nào để tôi trở thành Muối cho cộng đoàn của tôi? Làm thế nào để tôi chiếu rọi ánh sáng của Thiên Chúa ra cho tất cả mọi người trong cộng đoàn của tôi thấy được? Những hành động nào mà tôi nên thực hiện để làm sáng danh Thiên Chúa?
Lời Nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
Ngài ban cho chúng con tình yêu và ơn huệ của Ngài
để làm nên những điều vĩ đại.
Ngài ban cho chúng con Đức Tin
để soi chiếu Ánh Sáng của chúng con
bằng cách khiêm tốn bước đi
và hành động công chính
trước mặt Thiên Chúa.
Amen.
Lời Nguyện Đặc Biệt
Hỡi Trái Tim Vô Nhiễm Đức Bà,
xin hãy giúp chúng con
biết chế ngự được sự đe dọa của ma quỷ ác thù,
vốn rất dễ ngấm sâu vào trong trái tim của tất cả mọi người thời nay,
và những hệ quả không thể lường trước được,
vốn đã và đang lôi kéo cũng như khống chế tất cả mọi con đường để hướng về tương lai của quốc gia tân tiến chúng con.
Từ nạn đói và chiến tranh, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ cuộc chiến tranh hạt nhân, từ sự tự hủy diệt không thể nào tính toán được, và từ tất cả mọi cuộc chiến tranh khác nhau, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những thứ tội chống lại mạng sống của con người ngay từ lúc khởi đầu của sự sống, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ lòng hận thù và việc làm cho mất đi phẩm giá của những người là con cái Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ tất cả mọi loại bất công trong cuộc sống xã hội, trên cả hai bình diện thuộc về quốc gia lẫn quốc tế, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ việc sẳn sàng chà đạp lên các Điều Răn của Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những cố gắng hòng cố kìm hãm trái tim con người khỏi phải đón nhận Sự Thật của ngay chính Thiên Chúa, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ việc làm cho mất đi sự nhận biết giữa Điều Thiện và Cái Ác, xin hãy cứu lấy chúng con.
Từ những tội lỗi chống lại Chúa Thánh Thần, xin hãy cứu lấy chúng con.
Ôi Lạy Mẹ của Đức Kitô, xin hãy chấp nhận tiếng kêu khóc thảm sầu của chúng con, vốn bị trĩu nặng đi
vì những nổi khổ đau và sự chịu đựng của tất cả mọi cá nhân con người,
vì những nổi khổ đau và chịu đựng của tất cả mọi xã hội trên khắp toàn cầu!
Với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, xin hãy cứu giúp chúng con chinh phục được tất cả mọi thứ tội lỗi:
cho dẫu đó là những thứ tội thuộc về cá nhân và "tội lỗi của cả thế giới" này,
những thứ tội xảy ra dưới bất kỳ hình thức nào.
Xin Mẹ hãy một lần nữa tỏ mặc ra trong lịch sử của thế giới này
về sức mạnh tuyệt đối vô song của việc Cứu Rỗi:
tức sức mạnh của thứ tình yêu nhân từ bao dung.
Xin Mẹ hãy chấm dứt đi sự ác!
Xin Mẹ hãy hoán chuyển Lương Tâm của nhân loại!
và Nguyện Xin Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, hãy mạc khải ra cho tất cả mọi người Ánh Sáng của Niềm Hy Vọng.
Amen.
Cuộc phỏng vấn này bằng Anh Ngữ, rất dễ nghe và rất cần thiết để chúng ta hiểu thêm được về cuộc đời và sự trung thực về đức tin Kitô Giáo của Bà.
Xin Quý Vị hãy bấm vào địa chỉ sau đây: http://focusfamaction.edgeboss.net/download/focusfamaction/c4daily/2008-10-22-daily-c4_2.mp3
Tiến Sĩ Dobson cũng phân tích rất sâu sắc về những mất mát và sự hận thù, nếu như chúng ta để cho Thiên Chúa và mạnh mẽ công khai ủng hộ Thiên Chúa, và gọi kêu tên của Thiên Chúa, ra nơi quãng trường công cộng.
Vì là những người Công Giáo đích thực, chúng ta phải biết rằng: "lời lãi ở trần đời này, sẽ chẳng có ích lợi chi cả, cho chúng ta sau này ở nước Thiên Đàng," cho dẫu phải có hy sinh, phải có đau khổ, phải quằn quại và đớn đau trong tủi nhục và trong sự hận thù vì danh Thiên Chúa.
Báo chí và giới trần tục đang cố khống chế và dùng sức mạnh uy quyền của tiền bạc, của tội lỗi để làm lung lạc niềm tin Kitô Giáo của chúng ta vào Sự Thật, vào các giá trị Luân Lý và Đạo Đức, và vào kết quả của cuộc bầu cử sắp tới. Chúng cố gây cho chúng ta có cái cảm giác (tưởng như rất chắc chắc ?!?!) rằng: "Obama sẽ chắc chắc Thắng," thế nhưng, chỉ có Thiên Chúa, nên nhớ chỉ có Thiên Chúa, qua lời cầu nguyện và sự hy sinh của chúng ta mỗi ngày, mới có thể bẻ gãy sức mạnh của bạo quyền, sức mạnh của tội lỗi, sức mạnh của lối sống phóng khoáng, trụy lạc và suy đồi, để cho Sự Thật, để cho các giá trị Đạo Đức và Luân Lý lành mạnh và giá trị của Niềm Tin Kitô Giáo đích thực được Chiến Thắng một cách vẽ vang vào ngày 4 tháng 11 sắp tới!
Đừng để niềm tin và lá phiếu của chúng ta bị lung lạc và khống chế bởi sức mạnh của tội lỗi qua các phương tiện truyền thông của báo chí Quý Vị nhé!
Hãy nguyện cầu luôn để cho Thiên Chúa sáng soi và tác động nơi Lương Tâm thẳm sâu của chúng ta, để chúng ta biết bỏ phiếu và ủng hộ tất cả mọi ứng cử viên Phò Sinh trong cuộc bầu cử quan trọng sắp tới này!
Bài phỏng vấn rất hay và có ý nghĩa mà chúng ta cần phải nghe qua, và hãy chia sẽ cho các bạn bè bản xứ, biết yêu chuộng Sự Thật và Chánh Nghĩa của Niềm Tin Kitô Giáo, để tất cả cùng Nghe, cùng Biết và cùng Hành Động cho Danh Thiên Chúa được vẽ vang trên bờ cõi trái đất này!
Đã đến lúc chúng ta cần phải tắt hết các Tivi và ngừng đọc hết các báo chí trần tục tội lỗi, để chú tâm cầu nguyện và đón chờ Sự Thật mà Thiên Chúa sẽ phán ra cho nhân loại chúng ta trong ngày 4 tháng 11 sắp tới!
CON ĐƯỜNG ÍT NGƯỜI ĐI - The Road Less Traveled
Ảnh của Cao Tường
thì tôi, tôi sẽ chọn con đường ít người đi;
điều đó tạo ra tất cả sự khác biệt.
Two roads diverged in a wood, and I - I took the one less traveled by, and that has made all the difference (Robert Frost)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
MỘT NGÀY ĐẸP
Ảnh của Nguyễn Anh Dzũng
Bên hồ soi bóng, tuyệt vời như tranh.
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền