Phụng Vụ - Mục Vụ
Lạc đường
Lm Vũđình Tường
06:11 24/10/2011
Chúa nhật 31 thường niên, năm A
Mt 23, 1-12
Nếu không dẫn đường chỉ lối thì thôi. Nếu là người dẫn đường thế nào cũng có ngày lạc đường, ngoại trừ chỉ đi những con đường quen thuộc. Đi con đường quen thuộc ít bị lạc vì là đường quen, đi thường xuyên. Lạc đường xảy ra khi phải đi những con đường lạ, đường chưa quen, hoặc có lần đi qua, chỉ nhớ mài mại, không nhớ rõ. Trong trường hợp đó lạc đường có thể xảy ra.
Không muốn đứng đường, phải tìm đường. Tìm về đúng đường cần định rõ vị trí nơi đang lạc mới có thể định hướng về. Định đúng hướng phải biết cách nhìn hướng. Nhìn hướng có nguyên tắc nhìn. Không biết cách định hướng, coi như phó mặc cho may rủi. May thì tìm được đường về. Rủi sẽ vất vả, khổ sở hơn, đói khát và sợ hãi ập đến. Đó là chưa kể đến sợ ngủ đêm giữa rừng, sợ gặp rắn độc, thú dữ, sợ chết không ai biết để cứu.
Lạc đường đời là thế. Lạc đường tâm linh còn nguy hiểm hơn. Nguy hiểm nhưng không thấy lo lắng, sợ hãi vì nỗi sợ tâm linh không đến dồn dập. Người chỉ đạo đi sai coi như là lạc đạo. Tình trạng lạc đạo tồi tệ hơn lạc đường gấp bội. Lạc đường nếu chết cũng chỉ chết về thân xác, thể lí, linh hồn chưa chắc đã chết; trong khi lạc đạo chết cả thể lí lẫn tâm linh. Tệ hơn nữa người lãnh đạo đi lạc không lạc một mình mà lạc bầy, đàn, phe nhóm. Lạc đường do thành tâm, không cố ý lạc. Lạc đạo do gây nên bởi ngoan cố, cố tình, chủ ý, gây bè, kéo phái rủ nhau đi lạc. Cá nhân đi lạc thường lo lắng sợ sệt; trong khi phe nhóm đi lạc to tiếng, ồn ào, hiếu động mục đích vừa tìm vây cánh vừa gây tiếng vang làm át tiếng nói chân chính. Nước cờ của nhóm lạc đạo là lên tiếng chỉ trích, chê bai người lãnh đạo. Nếu không chê người lãnh đạo kì thị thì cũng ghép tội thiếu hiểu biết lắng nghe hoặc gán cho tiếng xấu để đề cao việc lạc đạo của phe nhóm mình. Nhóm lạc đạo lợi dụng tính khoan dung, nhân từ của Giáo Hội để lung lạc, làm yêu sách. Khi đạt được một vài điều đòi hỏi, ước mong nhóm đó coi là chiến thắng, thành công. Nếu yêu cầu của nhóm không đúng sẽ không được đáp ứng, được đáp ứng như thế là bề trên sai, mình đúng.
Bài Phúc âm Đức Kitô vạch rõ trần tâm lí khát khao lãnh đạo, thích hư danh, ảo vọng, tiếng vỗ tay, tiếng ca ngợi, lời khen. Họ thích phô trương công việc họ làm để thiên hạ thấy mà ngợi khen họ. Thích được gọi là thầy và vui mừng vì là người chỉ đạo, lãnh đạo nhóm.
Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta thấy: vì thế họ nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo. Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là Thầy Mt 23,7
Chương đầu sách tiên tri Malaki cho biết kẻ lãnh đạo lạc đạo nếu không hối cải sẽ bị chúc dữ. Điều lạ là ngay những điều chúc lành, lời cầu xin của người lãnh đạo lạc đạo cũng biến thành lời chúc dữ.
Ta sẽ chúc dữ cho sự chúc lành của các ngươi Ml 2.2
Lạc đạo không chỉ ảnh hưởng đến người đó mà còn ảnh hưởng đến đời con cháu nữa. Họ ca tụng, tán thưởng, khuyến khích, ban khen cho nhau. Người biết chuyện nhìn vào lại khinh chê, bài bác. Cuối cùng mọi chuyện bị lật tẩy họ bị khinh rẻ trước mặt người đời.
Đức Kitô kết luận:
Hễ ai tự nhắc mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên Mt 23,12
Để tránh lạc đạo chỉ có con đường duy nhất dẫn ta đến cùng Chúa. Con đường đó là con đường chính Đức Kitô mặc khải:
Thầy là đường, là sự thật và là sự sống Gn 14,6
Bởi vì chính Ngài là đường, không phải người dẫn đường mà là đường. Con đường chẳng bao giờ đi lạc chỉ có người đi trên con đường đó bị lạc. Đức Kitô là đường nên đường Ngài dẫn đi là con đường công chính, không bao giờ sai lạc. Để đi trên con đường đó, đi đúng đường, tiếng nói chân chính nơi trần thế là tiếng nói của Giáo Hội Chúa trên dựng trên con đường hoàn thiện là Đức Kitô. Chống đối, chê bai Giáo Hội là từ chối đi trên con đường toàn thiện là Đức Kitô.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mt 23, 1-12
Nếu không dẫn đường chỉ lối thì thôi. Nếu là người dẫn đường thế nào cũng có ngày lạc đường, ngoại trừ chỉ đi những con đường quen thuộc. Đi con đường quen thuộc ít bị lạc vì là đường quen, đi thường xuyên. Lạc đường xảy ra khi phải đi những con đường lạ, đường chưa quen, hoặc có lần đi qua, chỉ nhớ mài mại, không nhớ rõ. Trong trường hợp đó lạc đường có thể xảy ra.
Không muốn đứng đường, phải tìm đường. Tìm về đúng đường cần định rõ vị trí nơi đang lạc mới có thể định hướng về. Định đúng hướng phải biết cách nhìn hướng. Nhìn hướng có nguyên tắc nhìn. Không biết cách định hướng, coi như phó mặc cho may rủi. May thì tìm được đường về. Rủi sẽ vất vả, khổ sở hơn, đói khát và sợ hãi ập đến. Đó là chưa kể đến sợ ngủ đêm giữa rừng, sợ gặp rắn độc, thú dữ, sợ chết không ai biết để cứu.
Lạc đường đời là thế. Lạc đường tâm linh còn nguy hiểm hơn. Nguy hiểm nhưng không thấy lo lắng, sợ hãi vì nỗi sợ tâm linh không đến dồn dập. Người chỉ đạo đi sai coi như là lạc đạo. Tình trạng lạc đạo tồi tệ hơn lạc đường gấp bội. Lạc đường nếu chết cũng chỉ chết về thân xác, thể lí, linh hồn chưa chắc đã chết; trong khi lạc đạo chết cả thể lí lẫn tâm linh. Tệ hơn nữa người lãnh đạo đi lạc không lạc một mình mà lạc bầy, đàn, phe nhóm. Lạc đường do thành tâm, không cố ý lạc. Lạc đạo do gây nên bởi ngoan cố, cố tình, chủ ý, gây bè, kéo phái rủ nhau đi lạc. Cá nhân đi lạc thường lo lắng sợ sệt; trong khi phe nhóm đi lạc to tiếng, ồn ào, hiếu động mục đích vừa tìm vây cánh vừa gây tiếng vang làm át tiếng nói chân chính. Nước cờ của nhóm lạc đạo là lên tiếng chỉ trích, chê bai người lãnh đạo. Nếu không chê người lãnh đạo kì thị thì cũng ghép tội thiếu hiểu biết lắng nghe hoặc gán cho tiếng xấu để đề cao việc lạc đạo của phe nhóm mình. Nhóm lạc đạo lợi dụng tính khoan dung, nhân từ của Giáo Hội để lung lạc, làm yêu sách. Khi đạt được một vài điều đòi hỏi, ước mong nhóm đó coi là chiến thắng, thành công. Nếu yêu cầu của nhóm không đúng sẽ không được đáp ứng, được đáp ứng như thế là bề trên sai, mình đúng.
Bài Phúc âm Đức Kitô vạch rõ trần tâm lí khát khao lãnh đạo, thích hư danh, ảo vọng, tiếng vỗ tay, tiếng ca ngợi, lời khen. Họ thích phô trương công việc họ làm để thiên hạ thấy mà ngợi khen họ. Thích được gọi là thầy và vui mừng vì là người chỉ đạo, lãnh đạo nhóm.
Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta thấy: vì thế họ nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo. Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là Thầy Mt 23,7
Chương đầu sách tiên tri Malaki cho biết kẻ lãnh đạo lạc đạo nếu không hối cải sẽ bị chúc dữ. Điều lạ là ngay những điều chúc lành, lời cầu xin của người lãnh đạo lạc đạo cũng biến thành lời chúc dữ.
Ta sẽ chúc dữ cho sự chúc lành của các ngươi Ml 2.2
Lạc đạo không chỉ ảnh hưởng đến người đó mà còn ảnh hưởng đến đời con cháu nữa. Họ ca tụng, tán thưởng, khuyến khích, ban khen cho nhau. Người biết chuyện nhìn vào lại khinh chê, bài bác. Cuối cùng mọi chuyện bị lật tẩy họ bị khinh rẻ trước mặt người đời.
Đức Kitô kết luận:
Hễ ai tự nhắc mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên Mt 23,12
Để tránh lạc đạo chỉ có con đường duy nhất dẫn ta đến cùng Chúa. Con đường đó là con đường chính Đức Kitô mặc khải:
Thầy là đường, là sự thật và là sự sống Gn 14,6
Bởi vì chính Ngài là đường, không phải người dẫn đường mà là đường. Con đường chẳng bao giờ đi lạc chỉ có người đi trên con đường đó bị lạc. Đức Kitô là đường nên đường Ngài dẫn đi là con đường công chính, không bao giờ sai lạc. Để đi trên con đường đó, đi đúng đường, tiếng nói chân chính nơi trần thế là tiếng nói của Giáo Hội Chúa trên dựng trên con đường hoàn thiện là Đức Kitô. Chống đối, chê bai Giáo Hội là từ chối đi trên con đường toàn thiện là Đức Kitô.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:00 24/10/2011
BỐ CÁO CỦA NHÀ CHÙA
Trước cổng chùa dán một tờ bố cáo, khách qua đường nhìn thấy thì cho rằng trong chùa có chuyện gì đó, bèn đi đến cổng chùa coi, trên tờ bố cáo hàng thứ nhất viết: “Đây là nhà chùa”
Khách qua đường trong bụng nghĩ: đây là chùa chiền tự nhiên là nơi du lãm, nhưng hàng thứ hai thì viết: “Không được du lãm”.
Khách qua đường cảm thấy kì cục: không cho du lãm thì chắc hẳn là có duyên cớ gì đây, thế là đọc xuống hàng thứ ba: “Nếu như du lãm”.
Khách qua đường nhìn thấy như thế thì quá kinh ngạc: nếu như muốn đến du lãm thì nhất định là chuyện nghiêm trọng rồi, nhưng câu thứ tư lại viết: “Du lãm nơi khác”.
Suy tư:
Nhà thờ, chùa chiền hay công sở, khi thông báo thì cần thông báo rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu, bởi vì một thông báo được đưa ra không phải chỉ dành cho một người đọc, nhưng cho rất nhiều người đọc, trong số những người đọc đó thì gồm có nhiều hạng người: trí thức, thất học, người giàu, kẻ nghèo.v.v…
Linh mục chủ tế khi giảng thì cần phải rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu, để cho mọi thành phần dân Chúa đều có thể nghe và lãnh hội được ý nghĩa của bài giảng.
- Có những linh mục khi giảng mà không đi vào trọng tâm của nội dung, chỉ chọc cho giáo dân cười rồi thôi.
- Có những linh mục khi giảng thì nói rất dai rất dài, chỉ một vấn đề mà cứ nói lui nói tới như người lạc đường, đi qua đi lại cùng một con đường mà tìm không thấy lối ra.
- Có những linh mục khi giảng thì không đi vào nội dung của Phúc Âm, nhưng chỉ thở vắn than dài là giáo dân không ai đóng góp cho nhà thờ, không ai xin lễ cầu hồn.
- Có những linh mục khi giảng thì khoe khoang cái tôi của mình: giận hờn, nóng tính, to tiếng phê bình người này người nọ trên tòa giảng,
- Có những linh mục khi giảng thì tự đánh bóng mình bằng cách lấy mình làm chứng minh cho bài giảng: nào là mình là học sinh ưu tú khi đi học, nào là mình đi học ở nước ngoài, nào là mình rất giỏi ngoại ngữ.v.v…mà không thấy ngài giảng về đề tài Phúc Âm.
Giáo huấn cho người khác thì phải ngắn gọn súc tích, chứ không phải nói dài dòng là “ăn tiền”, bởi vì không một ai thích đứng bên cạnh cái phèng la đang kêu xèng xèng điếc tai.
Nhưng bài giảng hay nhất và bài giáo huấn có ý nghĩa nhất của linh mục là chính cuộc sống khiêm tốn, vui tươi và thành thật theo tinh thần Phúc Âm của Chúa mà các ngài đã sống và đã cảm nghiệm.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Trước cổng chùa dán một tờ bố cáo, khách qua đường nhìn thấy thì cho rằng trong chùa có chuyện gì đó, bèn đi đến cổng chùa coi, trên tờ bố cáo hàng thứ nhất viết: “Đây là nhà chùa”
Khách qua đường trong bụng nghĩ: đây là chùa chiền tự nhiên là nơi du lãm, nhưng hàng thứ hai thì viết: “Không được du lãm”.
Khách qua đường cảm thấy kì cục: không cho du lãm thì chắc hẳn là có duyên cớ gì đây, thế là đọc xuống hàng thứ ba: “Nếu như du lãm”.
Khách qua đường nhìn thấy như thế thì quá kinh ngạc: nếu như muốn đến du lãm thì nhất định là chuyện nghiêm trọng rồi, nhưng câu thứ tư lại viết: “Du lãm nơi khác”.
Suy tư:
Nhà thờ, chùa chiền hay công sở, khi thông báo thì cần thông báo rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu, bởi vì một thông báo được đưa ra không phải chỉ dành cho một người đọc, nhưng cho rất nhiều người đọc, trong số những người đọc đó thì gồm có nhiều hạng người: trí thức, thất học, người giàu, kẻ nghèo.v.v…
Linh mục chủ tế khi giảng thì cần phải rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu, để cho mọi thành phần dân Chúa đều có thể nghe và lãnh hội được ý nghĩa của bài giảng.
- Có những linh mục khi giảng mà không đi vào trọng tâm của nội dung, chỉ chọc cho giáo dân cười rồi thôi.
- Có những linh mục khi giảng thì nói rất dai rất dài, chỉ một vấn đề mà cứ nói lui nói tới như người lạc đường, đi qua đi lại cùng một con đường mà tìm không thấy lối ra.
- Có những linh mục khi giảng thì không đi vào nội dung của Phúc Âm, nhưng chỉ thở vắn than dài là giáo dân không ai đóng góp cho nhà thờ, không ai xin lễ cầu hồn.
- Có những linh mục khi giảng thì khoe khoang cái tôi của mình: giận hờn, nóng tính, to tiếng phê bình người này người nọ trên tòa giảng,
- Có những linh mục khi giảng thì tự đánh bóng mình bằng cách lấy mình làm chứng minh cho bài giảng: nào là mình là học sinh ưu tú khi đi học, nào là mình đi học ở nước ngoài, nào là mình rất giỏi ngoại ngữ.v.v…mà không thấy ngài giảng về đề tài Phúc Âm.
Giáo huấn cho người khác thì phải ngắn gọn súc tích, chứ không phải nói dài dòng là “ăn tiền”, bởi vì không một ai thích đứng bên cạnh cái phèng la đang kêu xèng xèng điếc tai.
Nhưng bài giảng hay nhất và bài giáo huấn có ý nghĩa nhất của linh mục là chính cuộc sống khiêm tốn, vui tươi và thành thật theo tinh thần Phúc Âm của Chúa mà các ngài đã sống và đã cảm nghiệm.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Myanmar: Binh lính lạm dụng các Kitô hữu Kachin
Phạm Kim An
07:05 24/10/2011
Myanmar: Binh lính lạm dụng các Kitô hữu Kachin
Banmaw – Quân đội Myanmar tiếp tục bạo động chống lại thường dân, và không tha cho các nhà thờ: nguồn tin của hãng Fides tố cáo như thế trong giáo phận Banmaw, miền bắc Myanmar, nơi có cuộc chiến đẫm máu chống lại người dân tộc thiểu số Kachin, với khoảng một triệu người, đa số là Kitô hữu.
Một nguồn tin Giáo hội địa phương ở Banmaw đang quan ngại, và kể với hãng tin Fides về một số bạo lực nghiêm trọng mới nhất: ngày 16-10, một tiểu đoàn quân đội nắm quyền kiểm soát nhà thờ Công giáo trong làng Namsan Yang, thị xã Waimaw, nơi có khoảng hai mươi tín hữu, đặc biệt là phụ nữ và người cao tuổi, đã tập trung dự thánh lễ Chủ Nhật. Nguồn tin giải thích: “Quân đội sử dụng khu vực nhà thờ như một căn cứ, trong một khu vực có chiến tranh".
Một giáo lý viên, Jangma Awng Li, người biết tiếng Myanmar, đã cố gắng nói chuyện với các chỉ huy quân sự, nhưng ông đã bị đánh đập tàn nhẫn. Ông và bốn người đàn ông khác bị còng tay và bị bắt giữ bởi các binh lính (và được trả tự do vài ngày sau đó). Các binh sĩ vẫn tiếp tục công việc của họ, sử dụng các thường dân Kitô giáo làm lao động cưỡng bức, và sau đó đóng trại trong khuôn viên một nhà thờ Baptist, cũng trong khu vực Waimaw. Trước khi trả tự do cho họ, binh lính đốt tài sản của cả hai nhà thờ.
Các tín hữu của làng, hầu hết là Kitô hữu, đã bị trục xuất, một số bị đánh đập và buộc phải lao động. Một cô gái 19 tuổi đã bị bắt đi và bị một nhóm lính cưỡng hiếp tập thể.
Nguồn tin của Fides nói: “Tôi biết họ đã giết chết ít nhất sáu thường dân trong các tuần lễ qua. Bạo lực của quân đội vẫn tiếp diễn, và cảnh sát Kachin cảm nhận điều này như cuộc thanh lọc sắc tộc. Số người tị nạn đang gia tăng. Chúng tôi không hiểu chiến lược của chính phủ Myanmar. Câu hỏi đặt ra là: Chính quyền muốn bảo đảm nhân quyền, công lý và bình đẳng cho đồng bào dân tộc thiểu số đang sống trong đất nước không?".
Sau khi ngưng xây dựng đập Myitsone, trên sông Irrawaddy, người ta hy vọng có sự thay đổi, nhưng "tình hình vẫn còn nghiêm trọng, người dân Kachin không tin tưởng vào chính phủ, vốn chỉ hứa mà thôi".
Theo số liệu của tổ chức phi chính phủ "Đoàn kết Kitô hữu toàn cầu" (CSW), bạo lực tiếp diễn: ở Momauk, khoảng 500 người sơ tán đã đến ở trong một nhà thờ. Trong một thông báo gửi đến hãng tin Fides, tổ chức phi chính phủ "Đoàn kết Kitô hữu toàn cầu” (CSW) cho biết: "Các cuộc tấn công tàn bạo chống thường dân và cộng đồng tôn giáo là hoàn toàn trái ngược với lời lẽ gần đây của chế độ về cải cách và xây dựng hòa bình. Các vụ hãm hiếp, cưỡng bức lao động và khử trừ thường dân là tội ác chống lại nhân loại. Chúng tôi kêu gọi Tổng thống Thein Sein hãy chấm dứt các cuộc tấn công, và tuyên bố một lệnh ngừng bắn, để bắt đầu một quá trình nghiêm chỉnh về hòa giải quốc gia". (Agenzia Fides 21-10-2011)
Phạm Kim An
Banmaw – Quân đội Myanmar tiếp tục bạo động chống lại thường dân, và không tha cho các nhà thờ: nguồn tin của hãng Fides tố cáo như thế trong giáo phận Banmaw, miền bắc Myanmar, nơi có cuộc chiến đẫm máu chống lại người dân tộc thiểu số Kachin, với khoảng một triệu người, đa số là Kitô hữu.
Một nguồn tin Giáo hội địa phương ở Banmaw đang quan ngại, và kể với hãng tin Fides về một số bạo lực nghiêm trọng mới nhất: ngày 16-10, một tiểu đoàn quân đội nắm quyền kiểm soát nhà thờ Công giáo trong làng Namsan Yang, thị xã Waimaw, nơi có khoảng hai mươi tín hữu, đặc biệt là phụ nữ và người cao tuổi, đã tập trung dự thánh lễ Chủ Nhật. Nguồn tin giải thích: “Quân đội sử dụng khu vực nhà thờ như một căn cứ, trong một khu vực có chiến tranh".
Một giáo lý viên, Jangma Awng Li, người biết tiếng Myanmar, đã cố gắng nói chuyện với các chỉ huy quân sự, nhưng ông đã bị đánh đập tàn nhẫn. Ông và bốn người đàn ông khác bị còng tay và bị bắt giữ bởi các binh lính (và được trả tự do vài ngày sau đó). Các binh sĩ vẫn tiếp tục công việc của họ, sử dụng các thường dân Kitô giáo làm lao động cưỡng bức, và sau đó đóng trại trong khuôn viên một nhà thờ Baptist, cũng trong khu vực Waimaw. Trước khi trả tự do cho họ, binh lính đốt tài sản của cả hai nhà thờ.
Các tín hữu của làng, hầu hết là Kitô hữu, đã bị trục xuất, một số bị đánh đập và buộc phải lao động. Một cô gái 19 tuổi đã bị bắt đi và bị một nhóm lính cưỡng hiếp tập thể.
Nguồn tin của Fides nói: “Tôi biết họ đã giết chết ít nhất sáu thường dân trong các tuần lễ qua. Bạo lực của quân đội vẫn tiếp diễn, và cảnh sát Kachin cảm nhận điều này như cuộc thanh lọc sắc tộc. Số người tị nạn đang gia tăng. Chúng tôi không hiểu chiến lược của chính phủ Myanmar. Câu hỏi đặt ra là: Chính quyền muốn bảo đảm nhân quyền, công lý và bình đẳng cho đồng bào dân tộc thiểu số đang sống trong đất nước không?".
Sau khi ngưng xây dựng đập Myitsone, trên sông Irrawaddy, người ta hy vọng có sự thay đổi, nhưng "tình hình vẫn còn nghiêm trọng, người dân Kachin không tin tưởng vào chính phủ, vốn chỉ hứa mà thôi".
Theo số liệu của tổ chức phi chính phủ "Đoàn kết Kitô hữu toàn cầu" (CSW), bạo lực tiếp diễn: ở Momauk, khoảng 500 người sơ tán đã đến ở trong một nhà thờ. Trong một thông báo gửi đến hãng tin Fides, tổ chức phi chính phủ "Đoàn kết Kitô hữu toàn cầu” (CSW) cho biết: "Các cuộc tấn công tàn bạo chống thường dân và cộng đồng tôn giáo là hoàn toàn trái ngược với lời lẽ gần đây của chế độ về cải cách và xây dựng hòa bình. Các vụ hãm hiếp, cưỡng bức lao động và khử trừ thường dân là tội ác chống lại nhân loại. Chúng tôi kêu gọi Tổng thống Thein Sein hãy chấm dứt các cuộc tấn công, và tuyên bố một lệnh ngừng bắn, để bắt đầu một quá trình nghiêm chỉnh về hòa giải quốc gia". (Agenzia Fides 21-10-2011)
Phạm Kim An
Lần đầu tiên Roma mừng lễ Chân phước Gioan Phaolô II
Nguyễn Trọng Đa
07:07 24/10/2011
Lần đầu tiên Roma mừng lễ Chân phước Gioan Phaolô II
Ảnh Chân phước Gioan Phaolô II tại nhà thờ Chúa Thánh Thần ở Sassia
Roma – Ngày 22-10, Chân Phước Gioan Phaolô II đã được mừng lễ trên toàn Roma, ngày lễ đầu tiên của Ngài kể từ khi Ngài được phong Chân phước ngày 1-5 qua.
Trong số các sự kiện khác ở Roma, ngày lễ được tổ chức với một cuộc hành hương từ một vương cung thánh đường giáo hoàng đến một vương cung thánh đường khác.
Đức Hồng Y Angelo Comastri, linh mục trưởng của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, bắt đầu cuộc hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi chiều. Cuộc hành hương kết thúc bốn giờ sau đó với một buổi canh thức cầu nguyện tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô. Vị Giám mục đại diện của giáo phận Rome, Đức Hồng Y Agostino Vallini, cử hành Thánh Lễ sau đó.
Thư ký riệng của Chân phước, Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisc, tổng giáo phận Krakow, Ba Lan, đã cử hành Thánh Lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô trước đó trong ngày, với hơn 200 linh mục, và một số Hồng y và Giám mục khác.
Trong bài giảng, Đức Hồng y Ba Lan nói rằng Chân phước Gioan Phaolô II có thể truyền cảm hứng cho việc truyền giáo mới.
Ngài nói: "Cam kết chính mình cho công việc này, chúng ta thực hiện một cách tốt nhất di chúc, mà Chân phước đã giới thiệu cho Giáo Hội trong thiên niên kỷ thứ ba của Kitô giáo".
Cũng vào ngày 22-10, Đức Hồng Y Comastri dâng Thánh Lễ tại Đền thờ Tình yêu Chúa ở Roma. Ngài làm phép một bức tranh khảm mới với chân dung của Chân phước Gioan Phaolô II. Đền thờ này, ở rìa phía nam của thành phố, đã được cố Giáo Hoàng đến thăm chỉ vài tháng trước khi Ngài được bầu làm Giáo hoàng.
Mặc dù Chân phước Gioan Phaolô II được bầu một tuần trước ngày 22-10, ngày lễ được lựa chọn, ngày này đánh dấu sự khởi đầu chính thức triều đại giáo hoàng của Ngài vào năm 1978.
Ngày lễ của Chân phước cũng đã được tổ chức với nhiều Thánh Lễ, việc cầu nguyện và suy tư tại nhà thờ Chúa Thánh Thần ở Sassia, một đền thánh được dâng kính cho Lòng Thương Xót Chúa. Chính Chân phước Gioan Phaolô II thành lập nhà thờ này, và hiện giờ đây là một địa điểm hành hương lớn, đặc biệt đối với người Ba Lan, tại Roma.
Ông Ken Smith ở Dover, Delaware (Mỹ), kể lại các điều ông nhớ về cuộc bầu cử Đức Giáo Hoàng trong một cuộc trò chuyện với hãng tin CNA, ngay tại các bậc thềm của nhà thờ Chúa Thánh Thần.
Ông nói: "Tôi nhớ rõ khi tôi nghe tin tức".
Ông nghe qua đài phát thanh, và nghĩ rằng thật “hết sức ngạc nhiên” khi một người Ba Lan làm Đức Giáo Hoàng.
Không lâu sau đó, ông đã nhìn thấy rõ ĐTC Gioan Phaolô II.
Ông Smith nói: "Chúng tôi đã dự cuộc triều yết chung ngày một ngày thứ Tư năm 1979".
"Tôi nhớ Ngài đến lối đi ấy, và mặt trời xuất hiện. Em gái tôi đã đến sớm hơn một chút và cô ấy đã có kinh nghiệm tương tự. Mặt trời chiếu vào Ngài và Ngài trông rực rỡ. Thật tuyệt vời".
Năm nay, ông Ken đã đến nhà thờ một ngày trước lễ mừng, cùng với vợ ông là Lida. Họ đang thăm viếng Roma như một điểm dừng trên chuyến du lịch Địa Trung Hải.
Việc dừng lại ở nhà thờ Chúa Thánh Thần là một khoảnh khắc đặc biệt cho họ. Một bức tranh khổng lồ của Chân phước Gioan Phaolô II được đặt phía sau bàn thờ chính trong ngày lễ. Ngoài ra còn có một nhà nguyện bên cạnh dành riêng để tưởng nhớ Ngài, trong đó có một thánh tích máu của Ngài, do Hồng y Dziwisc dâng tặng.
Bà Lida nói: "Đó là câu chuyện cảm động đối với tôi, bởi vì tôi là người gốc Ba Lan, và Ngài là thế giới cho tôi và cho dân tộc tôi".
Bà nhớ kỷ niệm nào nhất với Đức Giáo Hoàng?
"Tôi nhớ nụ cười của Ngài nhất, Ngài chịu đau khổ biết mấy mà không bao giờ phàn nàn. Ngài là một mẫu gương vĩ đại”.
Trong khi đó, vị linh mục Ba Lan phụ trách việc thúc đẩy phong thánh cho Chân phước Gioan Phaolô II, cha Slawomir Oder, nói với Đài phát thanh Vatican rằng với ngày lễ đầu tiên mừng kính Ngài, có một ân sủng đặc biệt cho tất cả những người cầu nguyện xin Ngài cầu bầu cho mình có con.
Cha Oder nói: “Vì đã có nhiều bé Karol, Carolina và Gioan Phaolô sinh ra sau các lời cầu nguyện ấy. Lễ mừng phụng vụ này là lễ mừng bổn mạng đầu tiên của các bé, cùng với vị thánh bổn mạng của các em”. (CNA 22-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Chân phước Gioan Phaolô II tại nhà thờ Chúa Thánh Thần ở Sassia
Trong số các sự kiện khác ở Roma, ngày lễ được tổ chức với một cuộc hành hương từ một vương cung thánh đường giáo hoàng đến một vương cung thánh đường khác.
Đức Hồng Y Angelo Comastri, linh mục trưởng của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, bắt đầu cuộc hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi chiều. Cuộc hành hương kết thúc bốn giờ sau đó với một buổi canh thức cầu nguyện tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô. Vị Giám mục đại diện của giáo phận Rome, Đức Hồng Y Agostino Vallini, cử hành Thánh Lễ sau đó.
Thư ký riệng của Chân phước, Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisc, tổng giáo phận Krakow, Ba Lan, đã cử hành Thánh Lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô trước đó trong ngày, với hơn 200 linh mục, và một số Hồng y và Giám mục khác.
Trong bài giảng, Đức Hồng y Ba Lan nói rằng Chân phước Gioan Phaolô II có thể truyền cảm hứng cho việc truyền giáo mới.
Ngài nói: "Cam kết chính mình cho công việc này, chúng ta thực hiện một cách tốt nhất di chúc, mà Chân phước đã giới thiệu cho Giáo Hội trong thiên niên kỷ thứ ba của Kitô giáo".
Cũng vào ngày 22-10, Đức Hồng Y Comastri dâng Thánh Lễ tại Đền thờ Tình yêu Chúa ở Roma. Ngài làm phép một bức tranh khảm mới với chân dung của Chân phước Gioan Phaolô II. Đền thờ này, ở rìa phía nam của thành phố, đã được cố Giáo Hoàng đến thăm chỉ vài tháng trước khi Ngài được bầu làm Giáo hoàng.
Mặc dù Chân phước Gioan Phaolô II được bầu một tuần trước ngày 22-10, ngày lễ được lựa chọn, ngày này đánh dấu sự khởi đầu chính thức triều đại giáo hoàng của Ngài vào năm 1978.
Ngày lễ của Chân phước cũng đã được tổ chức với nhiều Thánh Lễ, việc cầu nguyện và suy tư tại nhà thờ Chúa Thánh Thần ở Sassia, một đền thánh được dâng kính cho Lòng Thương Xót Chúa. Chính Chân phước Gioan Phaolô II thành lập nhà thờ này, và hiện giờ đây là một địa điểm hành hương lớn, đặc biệt đối với người Ba Lan, tại Roma.
Ông Ken Smith ở Dover, Delaware (Mỹ), kể lại các điều ông nhớ về cuộc bầu cử Đức Giáo Hoàng trong một cuộc trò chuyện với hãng tin CNA, ngay tại các bậc thềm của nhà thờ Chúa Thánh Thần.
Ông nói: "Tôi nhớ rõ khi tôi nghe tin tức".
Ông nghe qua đài phát thanh, và nghĩ rằng thật “hết sức ngạc nhiên” khi một người Ba Lan làm Đức Giáo Hoàng.
Không lâu sau đó, ông đã nhìn thấy rõ ĐTC Gioan Phaolô II.
Ông Smith nói: "Chúng tôi đã dự cuộc triều yết chung ngày một ngày thứ Tư năm 1979".
"Tôi nhớ Ngài đến lối đi ấy, và mặt trời xuất hiện. Em gái tôi đã đến sớm hơn một chút và cô ấy đã có kinh nghiệm tương tự. Mặt trời chiếu vào Ngài và Ngài trông rực rỡ. Thật tuyệt vời".
Năm nay, ông Ken đã đến nhà thờ một ngày trước lễ mừng, cùng với vợ ông là Lida. Họ đang thăm viếng Roma như một điểm dừng trên chuyến du lịch Địa Trung Hải.
Việc dừng lại ở nhà thờ Chúa Thánh Thần là một khoảnh khắc đặc biệt cho họ. Một bức tranh khổng lồ của Chân phước Gioan Phaolô II được đặt phía sau bàn thờ chính trong ngày lễ. Ngoài ra còn có một nhà nguyện bên cạnh dành riêng để tưởng nhớ Ngài, trong đó có một thánh tích máu của Ngài, do Hồng y Dziwisc dâng tặng.
Bà Lida nói: "Đó là câu chuyện cảm động đối với tôi, bởi vì tôi là người gốc Ba Lan, và Ngài là thế giới cho tôi và cho dân tộc tôi".
Bà nhớ kỷ niệm nào nhất với Đức Giáo Hoàng?
"Tôi nhớ nụ cười của Ngài nhất, Ngài chịu đau khổ biết mấy mà không bao giờ phàn nàn. Ngài là một mẫu gương vĩ đại”.
Trong khi đó, vị linh mục Ba Lan phụ trách việc thúc đẩy phong thánh cho Chân phước Gioan Phaolô II, cha Slawomir Oder, nói với Đài phát thanh Vatican rằng với ngày lễ đầu tiên mừng kính Ngài, có một ân sủng đặc biệt cho tất cả những người cầu nguyện xin Ngài cầu bầu cho mình có con.
Cha Oder nói: “Vì đã có nhiều bé Karol, Carolina và Gioan Phaolô sinh ra sau các lời cầu nguyện ấy. Lễ mừng phụng vụ này là lễ mừng bổn mạng đầu tiên của các bé, cùng với vị thánh bổn mạng của các em”. (CNA 22-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Pakistan khuyến khích đọc Kinh thánh
Trầm Thiên Thu
08:48 24/10/2011
PAKISTAN (UCANews, 24-10-2011) – Ngày 23-10-2011, Giáo hội Công giáo giới thiệu sách Kinh thánh mới trên toàn quốc Pakistan.
Bảy ĐGM và hàng ngàn linh mục đã cống bố bản dịch Kinh thánh lần thứ 10 vào chính Chúa nhật Khánh nhật Truyền giáo. Các bàn thờ trang hoàng đầy hoa, diễn kịch Kinh thánh, rước và gây quỹ để thúc đẩy Kinh thánh.
LM Emmanuel Asi, thư ký HĐGM Pakistan, nói: “Hiện nay có 4 dạng và khổ sách Kinh thánh”. ĐGM Sebastian Shah, GP Lahore, và 3 linh mục đã dâng thánh lễ đồng tế đặc biệt tại Nhà thờ Thánh Tâm. Sau đó, hàng trăm giáo dân lần lượt đi ngang qua bàn thờ và hứa đọc Kinh thánh hàng ngày.
LM Emmanuel Asi nói: “Anh chị em hãy đọc toàn bộ Kinh thánh trong 3 năm, chỉ cần mỗi ngày dành ra 5-7 phút”. HĐGM Pakistan đã xuất bản 70.000 cuốn Kinh thánh trong năm nay, lần trước chỉ 50.000 cuốn vào năm 2007.
Hội Kinh thánh Pakistan, NXB của Tin Lành, đã giúp tổ chức đưa sách Kinh thánh về từ Trung quốc. Chi phí khoảng 350.000.000 rupi (403.179 USD).
LM Emmanuel Asi nói: “Tài chính là một khó khăn lớn. Quỹ được gây trong 2 năm nhờ những nhà hảo tâm người Đức và một ĐGM người Hàn quốc giúp đỡ”.
Hiện nay, HĐGM Pakistan có 100.000 “người bạn” và vài phát ngôn viên để phát động phong trào đọc Kinh thánh không ngừng tại Mariamabad – nơi có Đền Đức Mẹ – thuộc tỉnh Punjab vào năm tới trong một cuộc đấu giá để khuyến khích đọc Kinh thánh.
Kinh thánh bên ngoài Nhà thờ Chính tòa ở Lahore |
LM Emmanuel Asi, thư ký HĐGM Pakistan, nói: “Hiện nay có 4 dạng và khổ sách Kinh thánh”. ĐGM Sebastian Shah, GP Lahore, và 3 linh mục đã dâng thánh lễ đồng tế đặc biệt tại Nhà thờ Thánh Tâm. Sau đó, hàng trăm giáo dân lần lượt đi ngang qua bàn thờ và hứa đọc Kinh thánh hàng ngày.
LM Emmanuel Asi nói: “Anh chị em hãy đọc toàn bộ Kinh thánh trong 3 năm, chỉ cần mỗi ngày dành ra 5-7 phút”. HĐGM Pakistan đã xuất bản 70.000 cuốn Kinh thánh trong năm nay, lần trước chỉ 50.000 cuốn vào năm 2007.
Hội Kinh thánh Pakistan, NXB của Tin Lành, đã giúp tổ chức đưa sách Kinh thánh về từ Trung quốc. Chi phí khoảng 350.000.000 rupi (403.179 USD).
LM Emmanuel Asi nói: “Tài chính là một khó khăn lớn. Quỹ được gây trong 2 năm nhờ những nhà hảo tâm người Đức và một ĐGM người Hàn quốc giúp đỡ”.
Hiện nay, HĐGM Pakistan có 100.000 “người bạn” và vài phát ngôn viên để phát động phong trào đọc Kinh thánh không ngừng tại Mariamabad – nơi có Đền Đức Mẹ – thuộc tỉnh Punjab vào năm tới trong một cuộc đấu giá để khuyến khích đọc Kinh thánh.
Tòa Thánh: Cái chết của Gaddafi chấm dứt cuộc chiến đẫm máu và kéo dài chống lại chế độ
Lã Thụ Nhân
08:53 24/10/2011
Vatican City (AsiaNews) - "Tin về cái chết của Đại tá Muammar Gaddafi đánh dấu sự chấm dứt một giai đoạn quá dài và nhiều bi kịch của cuộc đấu tranh tàn bạo nhằm triệt hạ một chế độ khắc nghiệt và áp bức", Cha Federico Lombardi, Giám Đốc Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh Vatican bình luận về cái chết của Muammar Gaddafi ở Sirte, bị các tay súng của Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia giết cùng với con trai Moutassin hôm 20/10.
Đối với Cha Lombardi, chấm dứt cuộc chiến chống lại Gaddafi "buộc chúng ta suy tư một lần nữa về thiệt hại to lớn của sự đau khổ con người, cùng với điều khẳng định và sụp đổ của bất kỳ hệ thống nào không dựa trên sự tôn trọng phẩm giá con người, mà đúng hơn là sự khẳng định quyền lực thường thấy".
Giám đốc của Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh Vatican hy vọng rằng người dân Libya không cần đến bạo lực nữa do thái độ trả thù, và ngài mời gọi các nhà lãnh đạo mới và cộng đồng quốc tế cùng nhau làm việc để tái thiết đất nước. Cha Lombardi kết luận rằng "cộng đồng Công Giáo nhỏ tại Libya sẽ tiếp tục làm chứng và phục vụ vị tha, nhất là trong lĩnh vực bác ái và chăm sóc sức khỏe".
Đối với Cha Lombardi, chấm dứt cuộc chiến chống lại Gaddafi "buộc chúng ta suy tư một lần nữa về thiệt hại to lớn của sự đau khổ con người, cùng với điều khẳng định và sụp đổ của bất kỳ hệ thống nào không dựa trên sự tôn trọng phẩm giá con người, mà đúng hơn là sự khẳng định quyền lực thường thấy".
Giám đốc của Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh Vatican hy vọng rằng người dân Libya không cần đến bạo lực nữa do thái độ trả thù, và ngài mời gọi các nhà lãnh đạo mới và cộng đồng quốc tế cùng nhau làm việc để tái thiết đất nước. Cha Lombardi kết luận rằng "cộng đồng Công Giáo nhỏ tại Libya sẽ tiếp tục làm chứng và phục vụ vị tha, nhất là trong lĩnh vực bác ái và chăm sóc sức khỏe".
ĐGM Thái Lan: Giáo dân phải là các nhà truyền giáo
Lã Thụ Nhân
08:54 24/10/2011
Bangkok (AsiaNews) - "Chúa Giêsu Kitô truyền sứ mạng cứu độ của Ngài cho các môn đệ, họ đã loan truyền cho khắp thế giới. Mọi người Công Giáo, linh mục và giáo dân, phải xem công tác truyền giáo là một ưu tiên và là nhiệm vụ không chấm dứt, đạt được thông qua việc không ngừng công bố Tin Mừng bằng tất cả khả năng của mình". Nhân dịp Chúa Nhật Truyền Giáo Thế Giới, Đức Cha Chusak Sirisut, Giám mục của Giáo phận Nakhon Ratchasima và là Chủ tịch Ủy ban Giáo Dục và Truyền Giáo Công Giáo của Hội Đồng Giám Mục Thái Lan kêu gọi tất cả người Công Giáo phải hiểu rằng tất cả mọi người phải là một nhà truyền giáo.
Trong một bức thư, Đức Giám Mục cho hay: “Trong quá khứ, người Công Giáo tin rằng việc truyền bá Kitô giáo tại Xiêm (Thái Lan) là vai trò của các nhà truyền giáo, linh mục và tu sĩ ngoại quốc… Giáo dân đã không làm gì với sứ mạng này”. Tuy nhiên, theo Đức Cha Sirisut điều này chỉ chính xác một phần, bởi vì “hơn 2.000 năm qua việc truyền bá Tin Mừng bắt đầu từ tất cả mọi người – cả các môn đệ của Chúa Giêsu và người Công Giáo ở bất cứ nơi đâu mà họ có mặt, họ loan báo Tin Mừng”.
Đức Giám Mục cho biết thêm: "Ngày nay, các nhà truyền giáo đang giảm. Vì lý do này, chúng ta phải làm rõ rằng mọi người Công Giáo đều có một vai trò trong việc truyền giáo, giống như những người lập nên Giáo Hội vào thời cổ đại".
Đức Cha Sirisut kết luận bằng cách hỏi: "Làm thế nào chúng ta có thể đánh thức và khuyến khích giáo dân truyền giáo bên cạnh các nhà truyền giáo, linh mục và tu sĩ? Nhiều người có câu trả lời bên trong họ. Nhiều người có thể hiểu được tầm quan trọng trong sứ mạng của mình".
Trong một bức thư, Đức Giám Mục cho hay: “Trong quá khứ, người Công Giáo tin rằng việc truyền bá Kitô giáo tại Xiêm (Thái Lan) là vai trò của các nhà truyền giáo, linh mục và tu sĩ ngoại quốc… Giáo dân đã không làm gì với sứ mạng này”. Tuy nhiên, theo Đức Cha Sirisut điều này chỉ chính xác một phần, bởi vì “hơn 2.000 năm qua việc truyền bá Tin Mừng bắt đầu từ tất cả mọi người – cả các môn đệ của Chúa Giêsu và người Công Giáo ở bất cứ nơi đâu mà họ có mặt, họ loan báo Tin Mừng”.
Đức Giám Mục cho biết thêm: "Ngày nay, các nhà truyền giáo đang giảm. Vì lý do này, chúng ta phải làm rõ rằng mọi người Công Giáo đều có một vai trò trong việc truyền giáo, giống như những người lập nên Giáo Hội vào thời cổ đại".
Đức Cha Sirisut kết luận bằng cách hỏi: "Làm thế nào chúng ta có thể đánh thức và khuyến khích giáo dân truyền giáo bên cạnh các nhà truyền giáo, linh mục và tu sĩ? Nhiều người có câu trả lời bên trong họ. Nhiều người có thể hiểu được tầm quan trọng trong sứ mạng của mình".
Một phép lạ để phong thánh cho Chân Phước Gioan Phaolô II
Bùi Hữu Thư
14:43 24/10/2011
Duyệt xét một phép lạ mới được cho là do sự cầu bầu của Chân Phước Gioan Phaolô II
ROME, Thứ hai 24 tháng 10, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Một vụ điều tra đã được khởi sự để duyệt xét một phép lạ được cho là nhờ sự cầu bầu của Chân Phước Gioan Phaolô II: đó là việc chữa lành một phụ nữ Mễ Tây Cơ, Sara Guadalupe Fuentes Garcia, bỗng nhiên được khỏi bệnh có một cái bướu làm nghẹn cổ họng và khiến cho bà đã có thể chết.
Đức Giám Mục Slawomir Oder, thỉnh nguyện viên hồ sơ phong thánh cho Chân Phước Gioan Phaolô II đã cho hay, kể từ khi ngài được phong chân phước vào tháng Năm, Đức Tổng đã nghiên cứu “nhiều ân sủng và các phép lạ giả dụ” từ nhiều quốc gia, trong đó có Pháp, Hoa Kỳ, Đức và Ý.
Bà Fuentes Garcia, sinh sống tại xứ Yucatan, đã cho hay bà đã đặt một bức hình của Chân Phước Gioan Phaolô II trên ngực và đã xin ngài cầu bầu với Thiên Chúa cho bà được khỏi bệnh, trong khi thánh tích của ngài du hành qua Mễ Tây Cơ.
Đức Tổng Giám Mục Juan Gomez Parada, tổng giám mục Yucatan, hiện giờ đang nghiên cứu biến cố này và thu thập các dữ kiện y khoa và các nhân chứng của các chuyên gia độc lập. Các tài liệu chi tiết thu thập được của các bác sĩ và các khoa học gia vô tư sẽ được nộp cho Bộ Phong Thánh tại Rôma.
Nếu phép lạ được uỷ ban hành động của Bộ Phong Thánh công nhận, các tài liệu này sẽ được trình lên cho Đức Thánh Cha Benedict XVI. Và chúng ta có thể hy vọng có sự tuyên bố về việc phong thánh Chân Phước Gioan Phaolô II.
Cố Giáo Hoàng, qua đời tháng Tư năm 2005, đã được phong chân phước ngày 1 tháng Năm vừa qua. Ngay trước lúc phong chân phước, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tuyên bố là ngày lễ kính nhớ vị tiền nhiệm của ngài là ngày 22 tháng 10.
Đức Thánh Cha đã ấn định là ngày lễ phụng vụ của Chân Phước Gioan Phaolô II sẽ được tổ chức tại Rôma, là giáo phận của ngài trong hơn một phần tư thế kỷ, và tại quê hương Ba Lan của ngài. Còn về việc cử hành lễ kính nhớ tại các giáo phận trên thế giới, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã muốn dành quyền quyết định cho hội đồng giám mục của mỗi quốc gia.
Ngày lễ của chân phước Gioan Phaolô II, khác với đa số các vị được phong chân phước hay phong thánh, không kỷ niệm ngày ngài qua đời. Ngày được Đức Thánh Cha Benedict XVI chọn là ngày Gioan Phaolô II được bầu làm Giáo Hoàng, ngày 22 tháng 10, 1978.
Phép lạ đầu tiên được biết và được Bộ Phong Thánh chấp thuận do kết quả của sự cầu bầu của Gioan Phaolô II là việc chữa lành Nữ tu Marie Simon-Pierre, một Sơ người Pháp, khỏi bệnh Parkinson, chính là bệnh làm cho Đức Gioan Phaolô qua đời. Việc công nhận phép lạ này đã khiến cho có vụ phong chân phước ngày 1 tháng Năm 2011. Khi có một phép lạ thứ hai được xác nhận và chấp thuận bởi Bộ Phong Thánh, việc phong thánh cho Chân Phước Gioan Phaolô mới có thể được thực hiện. Vì điều tối cần thiết cho một vụ phong thánh là sự thánh thiện của vị này và sự gần gũi của ngài với Thiên Chúa.
Đức Giám Mục Oder tuyên bố: “Khía cạnh làm cho tôi ngạc nhiên nhất và cũng là sắc thái quan trọng nhất của cuộc đời của ngài, là sự khám phá ra nguồn gốc của những sinh hoạt cao cả của ngài, nơi ngài tận dụng hết năng lực không tính toán, và chiều sâu của những tư tưởng của ngài, là mối tương quan của ngài với Chúa Kitô.” Đức Giám Mục Oder tiếp: “Dường như chắc chắn ngài là một nhà thần bí. Một nhà thần bí theo ý nghĩa của một người sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa, để cho mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, thường xuyên đối thoại với Chúa Kitô, và xây dựng toàn thể cuộc đời quanh câu hỏi Người đặt cho Thánh Phêrô: “Con có yêu mến Thầy không?” Cuộc đời ngài là câu đáp trả cho câu hỏi của Chúa. Và tôi nghĩ rằng khía cạnh này là kho tàng lớn lao nhất cho vụ án phong thánh.”
ROME, Thứ hai 24 tháng 10, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Một vụ điều tra đã được khởi sự để duyệt xét một phép lạ được cho là nhờ sự cầu bầu của Chân Phước Gioan Phaolô II: đó là việc chữa lành một phụ nữ Mễ Tây Cơ, Sara Guadalupe Fuentes Garcia, bỗng nhiên được khỏi bệnh có một cái bướu làm nghẹn cổ họng và khiến cho bà đã có thể chết.
Đức Giám Mục Slawomir Oder, thỉnh nguyện viên hồ sơ phong thánh cho Chân Phước Gioan Phaolô II đã cho hay, kể từ khi ngài được phong chân phước vào tháng Năm, Đức Tổng đã nghiên cứu “nhiều ân sủng và các phép lạ giả dụ” từ nhiều quốc gia, trong đó có Pháp, Hoa Kỳ, Đức và Ý.
Bà Fuentes Garcia, sinh sống tại xứ Yucatan, đã cho hay bà đã đặt một bức hình của Chân Phước Gioan Phaolô II trên ngực và đã xin ngài cầu bầu với Thiên Chúa cho bà được khỏi bệnh, trong khi thánh tích của ngài du hành qua Mễ Tây Cơ.
Đức Tổng Giám Mục Juan Gomez Parada, tổng giám mục Yucatan, hiện giờ đang nghiên cứu biến cố này và thu thập các dữ kiện y khoa và các nhân chứng của các chuyên gia độc lập. Các tài liệu chi tiết thu thập được của các bác sĩ và các khoa học gia vô tư sẽ được nộp cho Bộ Phong Thánh tại Rôma.
Nếu phép lạ được uỷ ban hành động của Bộ Phong Thánh công nhận, các tài liệu này sẽ được trình lên cho Đức Thánh Cha Benedict XVI. Và chúng ta có thể hy vọng có sự tuyên bố về việc phong thánh Chân Phước Gioan Phaolô II.
Cố Giáo Hoàng, qua đời tháng Tư năm 2005, đã được phong chân phước ngày 1 tháng Năm vừa qua. Ngay trước lúc phong chân phước, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tuyên bố là ngày lễ kính nhớ vị tiền nhiệm của ngài là ngày 22 tháng 10.
Đức Thánh Cha đã ấn định là ngày lễ phụng vụ của Chân Phước Gioan Phaolô II sẽ được tổ chức tại Rôma, là giáo phận của ngài trong hơn một phần tư thế kỷ, và tại quê hương Ba Lan của ngài. Còn về việc cử hành lễ kính nhớ tại các giáo phận trên thế giới, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã muốn dành quyền quyết định cho hội đồng giám mục của mỗi quốc gia.
Ngày lễ của chân phước Gioan Phaolô II, khác với đa số các vị được phong chân phước hay phong thánh, không kỷ niệm ngày ngài qua đời. Ngày được Đức Thánh Cha Benedict XVI chọn là ngày Gioan Phaolô II được bầu làm Giáo Hoàng, ngày 22 tháng 10, 1978.
Phép lạ đầu tiên được biết và được Bộ Phong Thánh chấp thuận do kết quả của sự cầu bầu của Gioan Phaolô II là việc chữa lành Nữ tu Marie Simon-Pierre, một Sơ người Pháp, khỏi bệnh Parkinson, chính là bệnh làm cho Đức Gioan Phaolô qua đời. Việc công nhận phép lạ này đã khiến cho có vụ phong chân phước ngày 1 tháng Năm 2011. Khi có một phép lạ thứ hai được xác nhận và chấp thuận bởi Bộ Phong Thánh, việc phong thánh cho Chân Phước Gioan Phaolô mới có thể được thực hiện. Vì điều tối cần thiết cho một vụ phong thánh là sự thánh thiện của vị này và sự gần gũi của ngài với Thiên Chúa.
Đức Giám Mục Oder tuyên bố: “Khía cạnh làm cho tôi ngạc nhiên nhất và cũng là sắc thái quan trọng nhất của cuộc đời của ngài, là sự khám phá ra nguồn gốc của những sinh hoạt cao cả của ngài, nơi ngài tận dụng hết năng lực không tính toán, và chiều sâu của những tư tưởng của ngài, là mối tương quan của ngài với Chúa Kitô.” Đức Giám Mục Oder tiếp: “Dường như chắc chắn ngài là một nhà thần bí. Một nhà thần bí theo ý nghĩa của một người sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa, để cho mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, thường xuyên đối thoại với Chúa Kitô, và xây dựng toàn thể cuộc đời quanh câu hỏi Người đặt cho Thánh Phêrô: “Con có yêu mến Thầy không?” Cuộc đời ngài là câu đáp trả cho câu hỏi của Chúa. Và tôi nghĩ rằng khía cạnh này là kho tàng lớn lao nhất cho vụ án phong thánh.”
Các cuộc cách mạng Ả Rập làm lợi các chính đảng duy Hồi Giáo
Vũ Văn An
21:19 24/10/2011
Liệu các nền độc tài Ả Rập bị loại trừ tại Tunisia, Ai Cập và Libya có phát sinh ra các xã hội bị các phong trào duy Hồi Giáo thống trị hay không ? Mối lo sợ của Tây Phương hiện nay là tại Tunisia cũng như tại Ai Cập, các đảng phái duy Hồi Giáo kia, vốn là những tổ chức có cơ cấu chặt chẽ nhất, sẽ thắng lớn trong các cuộc tổng tuyển cử đầu tiên. Việc một nền độc tài biến đi sẽ tự động dẫn tới một nền dân chủ tự do như Washington từng hy vọng đối với Iraq, là điều không có chi bảo đảm.
Tunisia : Đảng Ennahda tuyên bố chiến thắng
Ennahda (Phục Hưng) là một đảng Hồi Giáo bảo thủ. Trong cuộc tổng tuyển cử vào hôm Chúa Nhật 23 tháng 10 vừa qua, Đảng này đã chiếm được 40% tổng số phiếu nghĩa là từ 60 tới 65 ghế trong số 217 ghế quốc hội lập hiến, hơn hẳn đảng đối lập với nó là Đảng Dân Chủ Tiến Bộ (PDP), chỉ chiếm được 10% tổng số phiếu.
Đáng lưu ý hơn nữa, dự án lập liên minh « các người duy hiện đại » để suy yếu hóa Ennahda đã không thành công. Do đó, Ennahda hiện nay đang nắm thế hầu như bá quyền trong việc chọn tổng thống, thành lập một chính phủ và soạn thảo hiến pháp.
Chủ tịch Ennahda là Yadh Ben Achour, không dấu nổi vẻ lạc quan, cho hay : « Cần phải hợp tác với Ennahda, và tôi xin bảo đảm với quí vị rằng nếu có những quá trớn, người dân Tunisia sẽ không để yên đâu » . Ông ta bảo, không thể có mùa đông Ả Rập vì trong tâm hồn người dân Tunisia luôn có khuynh hướng đứng giữa (centriste). Faiza, một thợ làm kiểu tóc, từng bỏ phiếu cho Ennahda, cũng nghĩ như thế : « Không có chuyện khoán trắng. Nều họ không giữ lời, tôi sẽ là người đầu tiên bỏ phiếu chống lại vào kỳ tới ».
Đảng đáng tin hơn hết
Nhưng với Faiza, cho tới nay, Ennahda có khả năng hơn cả trong việc « cứu Tunisia. Họ muốn lấy màn mỏng che mắt chúng tôi, nhưng đó không phải là vấn đề, vấn đề thực sự hiện nay là nạn thất nghiệp và quyền tự do ».
Không bị một tì vết thoả hiệp nào với chế độ cũ, một chế độ từng bách hại, săn đuổi và cầm tù các chiến sĩ của họ, Ennahda xuất hiện như chính đảng đáng tin hơn hết và gần gũi dân chúng hơn cả, nhất là nhờ lời hứa hẹn sẽ đưa ra một kiểu nhà nước biết cung ứng đối với số dân chúng vốn bị ngược đã xưa nay. Kais Saied, một nhà luật học, cho hay : « Đây là lá phiếu trừng phạt, một lá phiếu chống quá khứ. Người Tunisia phải tỏ thái độ đối với cuộc tranh luận phân cực hiện nay giữa người duy hồi giáo và duy cận đại ». Khổ một điều người duy hiện đại tản mác trong quá nhiều chính đảng độc lập khác nhau, trong khi Ennahda chỉ là một khối duy nhất.
Đảng duy Hồi Giáo này ý thức rấr rõ sự chấn động họ gây ra cho xứ sở. Bởi thế, Samir Dilou, một thành viên của bộ chính trị, cho hay : « chúng ta cần phải đưa ra nhiều sứ điệp an dân... Ta cần phải tạo ra một đa số và soạn ra một hiến pháp theo hình ảnh của nhân dân Tunisia, cởi mở, ôn hòa và khoan dung ».
« Một đảng dân sự duy hiện đại »?
Souad Abderrahim, người đứng đầu danh sách Ennahda tại Tunis, vào hôm thứ sáu 21 tháng 10, trong một cuộc họp đảng tại một khu ngoại ô của thủ đô, đã hô hào phải có một đảng dân sự duy hiện đại. « Đã đến lúc phải chấm dứt nỗi sợ sệt mà các đảng khác vốn tuyên truyền » ông ta lớn tiếng như thế, với chiếc đầu để trần, muốn nói lên tính hiện đại của đảng.
Tuy nhiên, theo Kais Saied, đảng rất mơ hồ về các chủ trương của mình, cả các nguồn tài trợ của nó cũng được giữ kín. « Các lãnh tụ của nó lúc thì nói nhân danh cá nhân, lúc thì nói nhân danh đảng và nhờ thế đã thao túng được một cử tri cởi mở và một công chúng có căn bản cấp tiến hơn ». Tóm lại, họ nhẹ nhàng sử dụng thứ ngôn ngữ nhị trùng để phá các đối thủ của mình.
Một chi tiết đáng lưu ý mới đây : Ennahda không lên tiếng kết án vụ bạo động của phe Salafiste (1), là phe đã phá hoại nơi cư trú của viên giám đốc hệ thống truyền hình Nessma, một hệ thống trước đó cho trình chiếu cuốn phim Persepolis .
Tại Libya, Chúa Nhật 23 tháng 10 vừa qua, Chủ tịch Hội Đồng Chuyển Quyền Quốc Gia là Moustapha Abdeljalil đã lớn tiếng tuyên bố rằng luật pháp của Tân Libya sẽ dựa trên luật Charia của Hồi Giáo : « Là một quốc gia Hồi Giáo, chúng ta đã nhìn nhận Charia là luật chủ yếu và bất cứ luật lệ nào vi phạm Charia đều sẽ vô giá trị ». Ông này trưng dẫn luật về ly dị và hôn nhân ra làm thí dụ. Theo ông, chế độ Gadhafi ngăn cấm đa thê và cho phép ly dị. Luật này nay vô giá trị. Ông cũng tuyên bố sẽ cho mở các ngân hàng duy Hồi Giáo.
Lo lắng trước động thái ấy, các nước Tây Phương, những nước từng hỗ trợ về quân sự để thay đổi chế độ tại đó, ngày 24 tháng 10 qua, đã lên tiếng kêu gọi tân chế độ phải tôn trọng nhân quyền cho người dân Libya. Để trấn an họ, Moustapha Abdeljalil cho hay « Cộng đồng quốc tế hãy an tâm về sự kiện người Libya chúng tôi theo Hồi Giáo, nhưng là người Hồi Giáo ôn hòa. Trong tư cách Hồi Giáo, chúng tôi tôn trọng các luật lệ của Hồi Giáo. Các luật lệ này không đem lại nguy hiểm cho bất cứ đảng phái hay phe phái chính trị nào ».
«Hồi Giáo sẽ là nguồn chính cho luật pháp»
Về luật Charia, ông ta nói rõ : «Việc tôi nhắc đến luật Charia vào ngày hôm qua không có nghĩa sẽ tu chính hay bãi bỏ bất cứ đạo luật nào ». « Khi tôi trưng dẫn luật lệ đang qui định về hôn nhân và ly dị, tôi chỉ muốn đưa ra một thí dụ (về những luật đi ngược lại luật Charia) vì luật hiện hành chỉ cho phép đa thê trong một số điều kiện. Trong khi ấy, luật Charia, dựa vào một câu trong Kinh Kôrăng, thì cho phép đa thê mà không kèm điều kiện nào cả".
Tháng 9 vừa qua, trong một bài diễn văn đầu tiên trước công chúng tại Tripoli, ông ta từng quả quyết rằng « Hồi Giáo sẽ là nguồn chính của luật pháp ». Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên đối với một quốc gia có tới 97% dân số theo Hồi Giáo, trong đó phái sunni chiếm đa số.
Vị trí của Hồi Giáo đã có nhiều diễn biến tại Ai Cập. Chủ nghĩa quốc gia Ả Rập và ý thức hệ cấp tiến của nó đã đẩy tôn giáo (cả Hồi Giáo lẫn Kitô Giáo) vào lãnh vực tư đến nỗi phái Wahhab (2) phải tìm cách bén rễ vào Ai Cập qua ngả các công nhân đi làm tại các xứ vùng Vịnh. Kết quả của việc bén rễ này được diễn dịch qua việc tăng gia con số các phụ nữ trùm khăn tại Ai Cập.
Việc suy thoái về kinh tế mang theo sự suy yếu của giai cấp trung lưu đã cho phép Liên Minh Huynh Đệ Hồi Giáo, vốn phát sinh từ Ai Cập, nới rộng ảnh hưởng nhờ hệ thống trợ giúp xã hội đáng nể của nó, cũng như hệ thống học đường và phân phối thuốc men khắp các nước của nó.
Nếu họ tương đối khuyết diện vào những ngày đầu cách mạng Ai Cập, thì trái lại, ngày nay, Huynh Đệ Hồi Giáo đang tụ họp đông đảo và hưởng được nhiều lợi ích tại đó. Dù họ vẫn chỉ được làm ngơ như trước, nhưng việc mở cửa cho các chính đảng sau thành quả cách mạng đã cho phép họ hiện diện trong các cuộc tuyển cử lập pháp vào ngày 28 tháng 11 tới, dưới danh xưng « Đảng Tự Do Và Công Lý ».
Các đảng duy Hồi Giáo hẳn sẽ chiếm đa số tại Quốc Hội
Hiện nay, Huynh Đệ Hồi Giáo tại Ai Cập được coi là phong trào chính trị được tổ chức qui mô hơn hết. Điều này hẳn giúp họ đạt được số ghế quan trọng tại quốc hội vào kỳ bầu cử sắp tới. Phe Salaf, được đại diện bởi Đảng al Nour, chắc chắn cũng sẽ đạt được một số ghế.
Quốc hội mới này có nhiệm vụ soạn thảo bản hiến pháp mới chắc chắn với nội dung nặng về Hồi Giáo. Olivier Roy, tác giả cuốn « La Laïcité face à l’Islam » nhận định rằng « Phe duy Hồi Giáo, nay đã trở thành người thủ vai trong trò chơi dân chủ, chắc chắn sẽ nắm vai trò đáng kể trong việc kiểm soát phong hóa, nhưng thay vì dựa vào guồng máy áp chế như ở Iran, hay dựa vào thứ tôn giáo cảnh sát như ở Ả Rập Saudi, họ sẽ phải soạn thảo phù hợp với đòi hỏi của tự do, một đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc bầu ra một quốc hội. Một là người duy Hồi Giáo phải tự đồng hóa mình với phe Salaf và phe bảo thủ cổ truyền, nhưng như thế sẽ đánh mất chiêu bài tự coi mình như người suy tư về Hồi Giáo theo lối hiện đại. Hai là họ phải cố gắng khuôn định lại ý niệm của họ về các mối tương quan giữa tôn giáo và chính trị... »
Theo Roy, các biến cố hiện nay phản ảnh một sự thay đổi sâu xa nơi các xã hội của thế giới Ả Rập. «Các thay đổi này từng diễn tiến từ lâu, nhưng chúng bị che đậy bởi các sáo ngữ dai dẳng mà Tây Phương vốn gán cho Trung Đông. Chắc chắn chúng ta không chấm dứt với Hồi Giáo, và nền dân chủ tự do cũng không phải là ‘tận cùng của lịch sử’. Nhưng kể từ nay, người ta phải nghĩ tới Hồi Giáo trong khuôn khổ tự lập của nó trong tương quan với nền văn hóa tự gọi là ‘ả-rập và hồi giáo’ (arabo-musulmane), một nền văn hóa, trong quá khứ cũng như hiện tại, không tự khép kín vào chính mình ».
Theo LIONEL BONAVENTURE / AFP (La Croix, 24/10/2011)
Ghi chú
(1) Phe Salaf là một nhóm tranh đấu của Hồi Giáo Sunni cực đoan. Họ coi họ là người giải thích Kinh Kôrăng đúng đắn nhất và coi người Hồi Giáo ôn hòa là phường ngoại đạo. Họ tìm cách cải đạo mọi tín hữu Hồi Giáo và áp đặt đường lối cực đoan của họ lên khắp thế giới Hồi Giáo.
(2) Phe Wahhab cũng là một phong trào tôn giáo quá khích trong Hồi Giáo, lập từ thế kỷ 18, do nhà thần học Muhammad ibn Abd al-Wahhab (1703–1792), người Ả Rập Saudi. Phong trào này nhằm thanh lọc Hồi Giáo khỏi mọi điều họ coi là nhơ bẩn và đổi mới. Nó mạnh nhờ sự tài trợ của Ả Rập Saudi để xây đền thờ, trường học và các chương trình xã hội. Các hạn từ "Wahhabi" và "Salafi" thường được sử dụng lẫn lộn, nhưng thực ra Wahhabi được coi là một xu hướng đặc thù của phe Salafiste, một xu hướng được nhiều người coi là cực bảo thủ.
Tunisia : Đảng Ennahda tuyên bố chiến thắng
Ennahda (Phục Hưng) là một đảng Hồi Giáo bảo thủ. Trong cuộc tổng tuyển cử vào hôm Chúa Nhật 23 tháng 10 vừa qua, Đảng này đã chiếm được 40% tổng số phiếu nghĩa là từ 60 tới 65 ghế trong số 217 ghế quốc hội lập hiến, hơn hẳn đảng đối lập với nó là Đảng Dân Chủ Tiến Bộ (PDP), chỉ chiếm được 10% tổng số phiếu.
Đáng lưu ý hơn nữa, dự án lập liên minh « các người duy hiện đại » để suy yếu hóa Ennahda đã không thành công. Do đó, Ennahda hiện nay đang nắm thế hầu như bá quyền trong việc chọn tổng thống, thành lập một chính phủ và soạn thảo hiến pháp.
Chủ tịch Ennahda là Yadh Ben Achour, không dấu nổi vẻ lạc quan, cho hay : « Cần phải hợp tác với Ennahda, và tôi xin bảo đảm với quí vị rằng nếu có những quá trớn, người dân Tunisia sẽ không để yên đâu » . Ông ta bảo, không thể có mùa đông Ả Rập vì trong tâm hồn người dân Tunisia luôn có khuynh hướng đứng giữa (centriste). Faiza, một thợ làm kiểu tóc, từng bỏ phiếu cho Ennahda, cũng nghĩ như thế : « Không có chuyện khoán trắng. Nều họ không giữ lời, tôi sẽ là người đầu tiên bỏ phiếu chống lại vào kỳ tới ».
Đảng đáng tin hơn hết
Nhưng với Faiza, cho tới nay, Ennahda có khả năng hơn cả trong việc « cứu Tunisia. Họ muốn lấy màn mỏng che mắt chúng tôi, nhưng đó không phải là vấn đề, vấn đề thực sự hiện nay là nạn thất nghiệp và quyền tự do ».
Không bị một tì vết thoả hiệp nào với chế độ cũ, một chế độ từng bách hại, săn đuổi và cầm tù các chiến sĩ của họ, Ennahda xuất hiện như chính đảng đáng tin hơn hết và gần gũi dân chúng hơn cả, nhất là nhờ lời hứa hẹn sẽ đưa ra một kiểu nhà nước biết cung ứng đối với số dân chúng vốn bị ngược đã xưa nay. Kais Saied, một nhà luật học, cho hay : « Đây là lá phiếu trừng phạt, một lá phiếu chống quá khứ. Người Tunisia phải tỏ thái độ đối với cuộc tranh luận phân cực hiện nay giữa người duy hồi giáo và duy cận đại ». Khổ một điều người duy hiện đại tản mác trong quá nhiều chính đảng độc lập khác nhau, trong khi Ennahda chỉ là một khối duy nhất.
Đảng duy Hồi Giáo này ý thức rấr rõ sự chấn động họ gây ra cho xứ sở. Bởi thế, Samir Dilou, một thành viên của bộ chính trị, cho hay : « chúng ta cần phải đưa ra nhiều sứ điệp an dân... Ta cần phải tạo ra một đa số và soạn ra một hiến pháp theo hình ảnh của nhân dân Tunisia, cởi mở, ôn hòa và khoan dung ».
« Một đảng dân sự duy hiện đại »?
Souad Abderrahim, người đứng đầu danh sách Ennahda tại Tunis, vào hôm thứ sáu 21 tháng 10, trong một cuộc họp đảng tại một khu ngoại ô của thủ đô, đã hô hào phải có một đảng dân sự duy hiện đại. « Đã đến lúc phải chấm dứt nỗi sợ sệt mà các đảng khác vốn tuyên truyền » ông ta lớn tiếng như thế, với chiếc đầu để trần, muốn nói lên tính hiện đại của đảng.
Tuy nhiên, theo Kais Saied, đảng rất mơ hồ về các chủ trương của mình, cả các nguồn tài trợ của nó cũng được giữ kín. « Các lãnh tụ của nó lúc thì nói nhân danh cá nhân, lúc thì nói nhân danh đảng và nhờ thế đã thao túng được một cử tri cởi mở và một công chúng có căn bản cấp tiến hơn ». Tóm lại, họ nhẹ nhàng sử dụng thứ ngôn ngữ nhị trùng để phá các đối thủ của mình.
Một chi tiết đáng lưu ý mới đây : Ennahda không lên tiếng kết án vụ bạo động của phe Salafiste (1), là phe đã phá hoại nơi cư trú của viên giám đốc hệ thống truyền hình Nessma, một hệ thống trước đó cho trình chiếu cuốn phim Persepolis .
Tại Libya, Chúa Nhật 23 tháng 10 vừa qua, Chủ tịch Hội Đồng Chuyển Quyền Quốc Gia là Moustapha Abdeljalil đã lớn tiếng tuyên bố rằng luật pháp của Tân Libya sẽ dựa trên luật Charia của Hồi Giáo : « Là một quốc gia Hồi Giáo, chúng ta đã nhìn nhận Charia là luật chủ yếu và bất cứ luật lệ nào vi phạm Charia đều sẽ vô giá trị ». Ông này trưng dẫn luật về ly dị và hôn nhân ra làm thí dụ. Theo ông, chế độ Gadhafi ngăn cấm đa thê và cho phép ly dị. Luật này nay vô giá trị. Ông cũng tuyên bố sẽ cho mở các ngân hàng duy Hồi Giáo.
Lo lắng trước động thái ấy, các nước Tây Phương, những nước từng hỗ trợ về quân sự để thay đổi chế độ tại đó, ngày 24 tháng 10 qua, đã lên tiếng kêu gọi tân chế độ phải tôn trọng nhân quyền cho người dân Libya. Để trấn an họ, Moustapha Abdeljalil cho hay « Cộng đồng quốc tế hãy an tâm về sự kiện người Libya chúng tôi theo Hồi Giáo, nhưng là người Hồi Giáo ôn hòa. Trong tư cách Hồi Giáo, chúng tôi tôn trọng các luật lệ của Hồi Giáo. Các luật lệ này không đem lại nguy hiểm cho bất cứ đảng phái hay phe phái chính trị nào ».
«Hồi Giáo sẽ là nguồn chính cho luật pháp»
Về luật Charia, ông ta nói rõ : «Việc tôi nhắc đến luật Charia vào ngày hôm qua không có nghĩa sẽ tu chính hay bãi bỏ bất cứ đạo luật nào ». « Khi tôi trưng dẫn luật lệ đang qui định về hôn nhân và ly dị, tôi chỉ muốn đưa ra một thí dụ (về những luật đi ngược lại luật Charia) vì luật hiện hành chỉ cho phép đa thê trong một số điều kiện. Trong khi ấy, luật Charia, dựa vào một câu trong Kinh Kôrăng, thì cho phép đa thê mà không kèm điều kiện nào cả".
Tháng 9 vừa qua, trong một bài diễn văn đầu tiên trước công chúng tại Tripoli, ông ta từng quả quyết rằng « Hồi Giáo sẽ là nguồn chính của luật pháp ». Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên đối với một quốc gia có tới 97% dân số theo Hồi Giáo, trong đó phái sunni chiếm đa số.
Vị trí của Hồi Giáo đã có nhiều diễn biến tại Ai Cập. Chủ nghĩa quốc gia Ả Rập và ý thức hệ cấp tiến của nó đã đẩy tôn giáo (cả Hồi Giáo lẫn Kitô Giáo) vào lãnh vực tư đến nỗi phái Wahhab (2) phải tìm cách bén rễ vào Ai Cập qua ngả các công nhân đi làm tại các xứ vùng Vịnh. Kết quả của việc bén rễ này được diễn dịch qua việc tăng gia con số các phụ nữ trùm khăn tại Ai Cập.
Việc suy thoái về kinh tế mang theo sự suy yếu của giai cấp trung lưu đã cho phép Liên Minh Huynh Đệ Hồi Giáo, vốn phát sinh từ Ai Cập, nới rộng ảnh hưởng nhờ hệ thống trợ giúp xã hội đáng nể của nó, cũng như hệ thống học đường và phân phối thuốc men khắp các nước của nó.
Nếu họ tương đối khuyết diện vào những ngày đầu cách mạng Ai Cập, thì trái lại, ngày nay, Huynh Đệ Hồi Giáo đang tụ họp đông đảo và hưởng được nhiều lợi ích tại đó. Dù họ vẫn chỉ được làm ngơ như trước, nhưng việc mở cửa cho các chính đảng sau thành quả cách mạng đã cho phép họ hiện diện trong các cuộc tuyển cử lập pháp vào ngày 28 tháng 11 tới, dưới danh xưng « Đảng Tự Do Và Công Lý ».
Các đảng duy Hồi Giáo hẳn sẽ chiếm đa số tại Quốc Hội
Hiện nay, Huynh Đệ Hồi Giáo tại Ai Cập được coi là phong trào chính trị được tổ chức qui mô hơn hết. Điều này hẳn giúp họ đạt được số ghế quan trọng tại quốc hội vào kỳ bầu cử sắp tới. Phe Salaf, được đại diện bởi Đảng al Nour, chắc chắn cũng sẽ đạt được một số ghế.
Quốc hội mới này có nhiệm vụ soạn thảo bản hiến pháp mới chắc chắn với nội dung nặng về Hồi Giáo. Olivier Roy, tác giả cuốn « La Laïcité face à l’Islam » nhận định rằng « Phe duy Hồi Giáo, nay đã trở thành người thủ vai trong trò chơi dân chủ, chắc chắn sẽ nắm vai trò đáng kể trong việc kiểm soát phong hóa, nhưng thay vì dựa vào guồng máy áp chế như ở Iran, hay dựa vào thứ tôn giáo cảnh sát như ở Ả Rập Saudi, họ sẽ phải soạn thảo phù hợp với đòi hỏi của tự do, một đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc bầu ra một quốc hội. Một là người duy Hồi Giáo phải tự đồng hóa mình với phe Salaf và phe bảo thủ cổ truyền, nhưng như thế sẽ đánh mất chiêu bài tự coi mình như người suy tư về Hồi Giáo theo lối hiện đại. Hai là họ phải cố gắng khuôn định lại ý niệm của họ về các mối tương quan giữa tôn giáo và chính trị... »
Theo Roy, các biến cố hiện nay phản ảnh một sự thay đổi sâu xa nơi các xã hội của thế giới Ả Rập. «Các thay đổi này từng diễn tiến từ lâu, nhưng chúng bị che đậy bởi các sáo ngữ dai dẳng mà Tây Phương vốn gán cho Trung Đông. Chắc chắn chúng ta không chấm dứt với Hồi Giáo, và nền dân chủ tự do cũng không phải là ‘tận cùng của lịch sử’. Nhưng kể từ nay, người ta phải nghĩ tới Hồi Giáo trong khuôn khổ tự lập của nó trong tương quan với nền văn hóa tự gọi là ‘ả-rập và hồi giáo’ (arabo-musulmane), một nền văn hóa, trong quá khứ cũng như hiện tại, không tự khép kín vào chính mình ».
Theo LIONEL BONAVENTURE / AFP (La Croix, 24/10/2011)
Ghi chú
(1) Phe Salaf là một nhóm tranh đấu của Hồi Giáo Sunni cực đoan. Họ coi họ là người giải thích Kinh Kôrăng đúng đắn nhất và coi người Hồi Giáo ôn hòa là phường ngoại đạo. Họ tìm cách cải đạo mọi tín hữu Hồi Giáo và áp đặt đường lối cực đoan của họ lên khắp thế giới Hồi Giáo.
(2) Phe Wahhab cũng là một phong trào tôn giáo quá khích trong Hồi Giáo, lập từ thế kỷ 18, do nhà thần học Muhammad ibn Abd al-Wahhab (1703–1792), người Ả Rập Saudi. Phong trào này nhằm thanh lọc Hồi Giáo khỏi mọi điều họ coi là nhơ bẩn và đổi mới. Nó mạnh nhờ sự tài trợ của Ả Rập Saudi để xây đền thờ, trường học và các chương trình xã hội. Các hạn từ "Wahhabi" và "Salafi" thường được sử dụng lẫn lộn, nhưng thực ra Wahhabi được coi là một xu hướng đặc thù của phe Salafiste, một xu hướng được nhiều người coi là cực bảo thủ.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ khánh nhật Truyền giáo tại giáo phận Bắc Ninh
Dom. Nguyễn Thành Công
08:44 24/10/2011
BẮC NINH - Tuyên Quang, sáng ngày 23/10/2011, tại giáo xứ Yên Thịnh, Thái Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám Mục giáo phận Bắc Ninh cùng một số linh mục đồng tế khác đã dâng thánh lễ cầu nguyện cho công cuộc rao giảng Tin Mừng, đặc biệt cầu cho các anh chị em dân tộc thiểu số.
Xem hình ảnh
Thánh lễ khánh nhật truyền giáo giáo phận Bắc Ninh năm nay do giáo xứ Yên Thịnh đăng cai tổ chức. Giáo xứ Yên Thịnh nằm ngay cạnh quốc lộ 2 đi Hà Giang, nằm trong tỉnh Tuyên Quang, thuộc giáo hạt Tây Bắc, cách giáo phận gần 200 km. Đây là một trong các giáo xứ có nhiều anh chị em dân tộc thiểu số nhất đang sinh sống là những tín hữu Ki-tô. Giáo xứ Yên Thịnh hiện nay đang dưới sự chăm sóc mục vụ của cha xứ Giu-se Trần Văn Chỉnh, một người con của quê hương Tuyên Quang.
Như đã nói trên, đây là một địa bàn có tầm quan trọng, cần thiết và ý nghĩa cho một thánh lễ về ngày truyền giáo. Vì địa điểm tổ chức thánh lễ khá xa, nên đã có những đoàn phải thức dậy và khởi hành từ 3 giờ sáng. Đường xa có thể làm cho thân xác mệt mỏi, nhưng đức tin và lòng người không hề mỏi mệt. Điều này được biểu lộ trên rất nhiều các gương mặt và những nụ cười rạng rỡ. Mọi người đều tỏ ra rất vui và hạnh phúc. Vui, vì trong thánh lễ hôm nay cộng đoàn gia đình Giáo Hội sẽ được tiếp nhận thêm những thành viên mới gia nhập. Hạnh phúc vì các anh chị em dự tòng, những người đã bao tháng ngày học hỏi về Chúa, khao khát, mong chờ ngày được nhận chính Ngài làm gia nghiệp. Dòng người đổ về dự lễ mỗi ngày một đông hơn với đủ các màu sắc trang phục. Khuôn viên bên ngoài nhà thờ của giáo xứ chẳng mấy chốc đã đông đặc lại toàn những người. Điều đáng chú ý hơn trong thánh lễ này đó là sự hiện diện và trang phục của các anh chị em dân tộc thiểu số. Theo ước tính, trong số khoảng hơn 5000 người tham dự, có khoảng 600 là người dân tộc thiểu số, như: Tày, Giao Đỏ, Nùng, Cao Lan, H-Mông và Sán Dìu. Mọi người gặp gỡ nhau trong niềm vui và hiệp thông.
Thánh lễ bắt đầu vào lúc 9 giờ, khởi đầu với đoàn rước, gồm đoàn nghi lễ, đoàn các anh chị em dự tòng xếp thành hai hàng, tiếp đến là đoàn đồng tế và Đức Giám Mục chủ sự tiến ra lễ đài trong tiếng ca nhập lễ của ca đoàn và đoàn trống.
Trong bài giảng, Đức Cha đã nhắn nhủ cộng đoàn: dù chúng ta có nhiều dân tộc khác nhau, nhưng tất cả đều là anh em với nhau trong một gia đình của Chúa. Tất cả chúng ta có nhiệm vụ sống và tuyên xưng đức tin; giới thiệu Chúa cho những người xung quanh chưa biết Chúa. Đó chính là nhiệm vụ, bản chất và lý do tồn tại của của Hội Thánh. Mỗi người Ki-tô hữu cần phải trở nên những chiến sĩ truyền giáo theo khả năng của mình.
Ngay sau bài giảng, chính Đức Cha Cosma đã chủ sự nghi thức ban Bí Tích Thánh Tẩy và Thêm Sức cho các anh chị em dự tòng. Các anh chị em dự tòng được lãnh nhận các Bí Tích có 17 người trong đó có bốn người dân tộc Nùng; gồm mọi lứa tuổi: từ trẻ em đến người già; đến từ nhiều tỉnh, như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Những nghi thức tuần tự diễn ra trong bầu khí rất trang nghiêm sốt sắng. Thiết tưởng cũng cần nói thêm, đây chính là hoa trái của các anh chị em trong nhóm loan báo Tin Mừng của giáo phận, những con người âm thầm đang giới thiệu và làm chứng về Chúa khắp nơi.
Kết thúc buổi lễ, là lời cám ơn của vị đại diện ban giáo xứ, những tiết mục văn nghệ của các anh chị em người dân tộc thiểu số, tất cả như muốn bày tỏ tấm lòng biết ơn và lòng yêu mến của những người con đối với vị cha chung.
Thánh lễ Khánh Nhật Truyền Giáo khép lại, nhưng công việc truyền giáo vẫn luôn mở rộng ở mọi nơi, mọi chỗ và mọi khía cạnh của cuộc sống. Ước mong niềm vui của cộng đoàn hôm nay sẽ được nối dài mãi bằng những ngày sống có Chúa đồng hành. Xin mượn những lời nhắn nhủ và cũng là mời gọi của vị mục tử giáo phận làm lời kết với câu hỏi: Làm sao chúng ta có thể giới thiệu Chúa cho những người chưa biết Chúa? Câu trả lời đó tùy thuộc ở chính hành động của mỗi người: giới thiệu Chúa qua đời sống của mình; sống như con cái Chúa bằng một việc làm tốt, hoặc cần phải thay đổi một việc làm xấu; thay đổi những lời nói thiếu bác ái… Nhờ đó, mọi người nhận thấy và ca ngợi Chúa. Mệnh lệnh cuối lễ: anh em ra đi, lên đường đem Tin Mừng Bình An đến cho mọi người; mỗi người chúng ta hãy đón nhận và đem Chúa Giê-su đến cho mọi người nơi môi trường mình đang sống như Đức Mẹ Maria. Mỗi khi chúng ta làm như thế là chúng ta đang thực thi sứ vụ loan báo Tin Mừng và ơn gọi ngôn sứ của mình.
Xem hình ảnh
Thánh lễ khánh nhật truyền giáo giáo phận Bắc Ninh năm nay do giáo xứ Yên Thịnh đăng cai tổ chức. Giáo xứ Yên Thịnh nằm ngay cạnh quốc lộ 2 đi Hà Giang, nằm trong tỉnh Tuyên Quang, thuộc giáo hạt Tây Bắc, cách giáo phận gần 200 km. Đây là một trong các giáo xứ có nhiều anh chị em dân tộc thiểu số nhất đang sinh sống là những tín hữu Ki-tô. Giáo xứ Yên Thịnh hiện nay đang dưới sự chăm sóc mục vụ của cha xứ Giu-se Trần Văn Chỉnh, một người con của quê hương Tuyên Quang.
Như đã nói trên, đây là một địa bàn có tầm quan trọng, cần thiết và ý nghĩa cho một thánh lễ về ngày truyền giáo. Vì địa điểm tổ chức thánh lễ khá xa, nên đã có những đoàn phải thức dậy và khởi hành từ 3 giờ sáng. Đường xa có thể làm cho thân xác mệt mỏi, nhưng đức tin và lòng người không hề mỏi mệt. Điều này được biểu lộ trên rất nhiều các gương mặt và những nụ cười rạng rỡ. Mọi người đều tỏ ra rất vui và hạnh phúc. Vui, vì trong thánh lễ hôm nay cộng đoàn gia đình Giáo Hội sẽ được tiếp nhận thêm những thành viên mới gia nhập. Hạnh phúc vì các anh chị em dự tòng, những người đã bao tháng ngày học hỏi về Chúa, khao khát, mong chờ ngày được nhận chính Ngài làm gia nghiệp. Dòng người đổ về dự lễ mỗi ngày một đông hơn với đủ các màu sắc trang phục. Khuôn viên bên ngoài nhà thờ của giáo xứ chẳng mấy chốc đã đông đặc lại toàn những người. Điều đáng chú ý hơn trong thánh lễ này đó là sự hiện diện và trang phục của các anh chị em dân tộc thiểu số. Theo ước tính, trong số khoảng hơn 5000 người tham dự, có khoảng 600 là người dân tộc thiểu số, như: Tày, Giao Đỏ, Nùng, Cao Lan, H-Mông và Sán Dìu. Mọi người gặp gỡ nhau trong niềm vui và hiệp thông.
Thánh lễ bắt đầu vào lúc 9 giờ, khởi đầu với đoàn rước, gồm đoàn nghi lễ, đoàn các anh chị em dự tòng xếp thành hai hàng, tiếp đến là đoàn đồng tế và Đức Giám Mục chủ sự tiến ra lễ đài trong tiếng ca nhập lễ của ca đoàn và đoàn trống.
Trong bài giảng, Đức Cha đã nhắn nhủ cộng đoàn: dù chúng ta có nhiều dân tộc khác nhau, nhưng tất cả đều là anh em với nhau trong một gia đình của Chúa. Tất cả chúng ta có nhiệm vụ sống và tuyên xưng đức tin; giới thiệu Chúa cho những người xung quanh chưa biết Chúa. Đó chính là nhiệm vụ, bản chất và lý do tồn tại của của Hội Thánh. Mỗi người Ki-tô hữu cần phải trở nên những chiến sĩ truyền giáo theo khả năng của mình.
Ngay sau bài giảng, chính Đức Cha Cosma đã chủ sự nghi thức ban Bí Tích Thánh Tẩy và Thêm Sức cho các anh chị em dự tòng. Các anh chị em dự tòng được lãnh nhận các Bí Tích có 17 người trong đó có bốn người dân tộc Nùng; gồm mọi lứa tuổi: từ trẻ em đến người già; đến từ nhiều tỉnh, như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Những nghi thức tuần tự diễn ra trong bầu khí rất trang nghiêm sốt sắng. Thiết tưởng cũng cần nói thêm, đây chính là hoa trái của các anh chị em trong nhóm loan báo Tin Mừng của giáo phận, những con người âm thầm đang giới thiệu và làm chứng về Chúa khắp nơi.
Kết thúc buổi lễ, là lời cám ơn của vị đại diện ban giáo xứ, những tiết mục văn nghệ của các anh chị em người dân tộc thiểu số, tất cả như muốn bày tỏ tấm lòng biết ơn và lòng yêu mến của những người con đối với vị cha chung.
Thánh lễ Khánh Nhật Truyền Giáo khép lại, nhưng công việc truyền giáo vẫn luôn mở rộng ở mọi nơi, mọi chỗ và mọi khía cạnh của cuộc sống. Ước mong niềm vui của cộng đoàn hôm nay sẽ được nối dài mãi bằng những ngày sống có Chúa đồng hành. Xin mượn những lời nhắn nhủ và cũng là mời gọi của vị mục tử giáo phận làm lời kết với câu hỏi: Làm sao chúng ta có thể giới thiệu Chúa cho những người chưa biết Chúa? Câu trả lời đó tùy thuộc ở chính hành động của mỗi người: giới thiệu Chúa qua đời sống của mình; sống như con cái Chúa bằng một việc làm tốt, hoặc cần phải thay đổi một việc làm xấu; thay đổi những lời nói thiếu bác ái… Nhờ đó, mọi người nhận thấy và ca ngợi Chúa. Mệnh lệnh cuối lễ: anh em ra đi, lên đường đem Tin Mừng Bình An đến cho mọi người; mỗi người chúng ta hãy đón nhận và đem Chúa Giê-su đến cho mọi người nơi môi trường mình đang sống như Đức Mẹ Maria. Mỗi khi chúng ta làm như thế là chúng ta đang thực thi sứ vụ loan báo Tin Mừng và ơn gọi ngôn sứ của mình.
Giáo phận Xuân Lộc vui mừng đón nhận 1000 anh chị em gia nhật đại gia đình Giáo hội
Giuse Khổng Hữu Nguồn
08:52 24/10/2011
XUÂN LỘC - Sáng Chúa nhật 23.10.2011, tại Giáo xứ Hà Nội, Hạt Hố Nai, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, đã chủ sự lễ rửa tội cho 975 anh chị em Tân tòng. Cùng dâng lễ với Ngài, có Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm, kiêm chủ tịch ủy Ban Loan Báo Tin Mừng thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đức Cha Toma Vũ Đình Hiệu, Giám mục phụ tá Giáo phận Xuân Lộc. Đức ông Vinh Sơn Tổng Đại Diện Giáo phận Xuân Lộc, cùng Quý Cha Quản Hạt, và trên 40 Cha đồng tế trong thánh lễ cầu nguyện hôm nay.
Xem hình ảnh
Dự lễ có đông đảo quý Tu sỹ nam nữ, quý chức Ban hành giáo, anh chị em Tác Viên Tin Mừng, quý thân nhân gia đình anh chị em tân tòng, và 1530 quý vị các tôn giáo bạn là khách mời.
Bầu trời hôm nay trong xanh mát mẻ, từ khắp mọi nẻo đường, từng đoàn người nô nức trở về đây tham dự thánh lễ ngày Khánh Nhật Truyền Giáo.
Người người hân hoan trong trang phục mới, nụ cười tươi vui, rộn ràng hòa với tiếng hát thánh ca từ những chiếc máy phóng thanh trên cao. Các Panô, Băng rôn được trang trí đẹp mắt thu hút tầm nhìn của mọi người, tạo bầu khí quang cảnh ngày Khánh Nhật Truyền Giáo thật ý nghĩa. Quý vị trong các ban trật tự, tiếp tân, các bạn trẻ hướng dẫn và giữ xe trong đồng phục của mình, đã làm việc tích cực vui tươi thân thiện.
“Chúng con về nơi đây dâng ngàn tiếng ca. Chúng con về nơi đây để tạ ơn Thiên Chúa. Qua bao tháng năm mong chờ, say sưa thánh ân vô bờ, được cùng nhau bên Chúa thỏa lòng con ước mơ”. Lời ca nhập lễ được cả cộng đoàn ca vang hòa chung tiếng hát cung đàn của ca đoàn, giúp mọi người chuẩn bị tâm hồn thật sốt sắng để tham dự thánh lễ.
Đức cha Giuse Nguyễn Năng, chủ tịch ủy Ban Loan Báo Tin Mừng, đã chia sẻ với cộng đoàn trong bài giảng lễ. “ Ngày Khánh Nhật Truyền giáo hôm nay, chúng ta cử hành để ý thức lại việc Chúa làm và Chúa KiTo phục sinh đã trao cho chúng ta trước khi Chúa về trời.
Và trong ngày hôm nay, Giáo phận Xuân Lộc hân hoan cử hành lễ gia nhập KiTo Giáo cho gần một ngàn anh chị em chúng ta đây, chắc hẳn là niềm vui của chúng ta hôm nay rất lớn.
Giáo phận Xuân Lộc vui mừng bởi vì khi chúng ta có thêm gần một ngàn anh chị em gia nhập đại gia đình Giáo Hội. Rồi những anh chị em Loan Báo Tin Mừng vui mừng vì cảm thấy công khó của mình ngày hôm nay đã sinh hoa kết quả. Và đối với các anh chị em tân tòng đang hiện diện đây lại càng vui mừng, vì hôm nay tất cả cộng đoàn Hội Thánh tại Giáo phận Xuân Lộc này đón tiếp anh chị em một cách hết sức là trân trọng, bởi vì anh chị em cùng chia sẻ với chúng tôi cái niềm vui bước theo Chúa Giesu.
Tuy nhiên, thưa anh chị em, trong ngày cử hành thánh lễ truyền giáo hôm nay, có lẽ chúng ta cần nghe lại cái thao thức của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Ngài nói rằng trong hai ngàn năm Tin Mừng được rao giảng trên thế giới này, công việc truyền giáo hình như vẫn còn đang ở bước khởi đầu, bởi vì chúng ta đang chứng kiến một thế giới ngày càng xa rời Tin Mừng, và Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II muốn cho chúng ta trong ngày Khánh Nhật Truyền Giáo hôm nay ý thức lại sứ mạng của Hội Thánh.
Đức KiTo phục sinh đã trao cho Hội Thánh, trao cho mỗi người chúng ta cái nhiệm vụ Loan Báo Tin Mừng của Chúa: Anh em hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật, làm phép rửa cho họ, để họ cũng được gia nhập KiTo Giáo.
Truyền giáo không phải là tuyên truyền, không phải là quảng cáo, nhưng là chia sẻ cái niềm vui, hạnh phúc bởi vì được đón nhận Tin Mừng hạnh phúc của Chúa Giesu.
Trong bài đọc thứ hai, anh chị em đã thấy, Thánh Phaolo đã khẳng định, chỉ có Đức KiTo là đấng cứu độ duy nhất, là đấng trung gian duy nhất dẫn đưa chúng ta tới hạnh phúc đích thật.
Thưa anh chị em, tại sao mà hai ngàn năm Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II vẫn còn gióng lên tiếng nói cảnh giác chúng ta vẫn còn đang ở mức khởi đầu, bởi vì Hội Thánh của Chúa, mà chúng ta vẫn còn thiếu nhiệt tình Loan Báo Tin Mừng; Nhưng tại sao chúng ta chưa đủ nhiệt tình Loan Báo Tin Mừng cho anh chị em, có lẽ chúng ta chưa cảm nhận niềm hạnh phúc được gặp gỡ Chúa. Niềm hạnh phúc được sống Tin Mừng của Chúa, và bởi vì mình chưa cảm nhận được hạnh phúc ấy, cho nên hạnh phúc chưa tuôn trào ra bên ngoài để chia sẻ với anh chị em hôm nay.
Trong Phúc Âm, chúng ta đã thấy, Thánh Gioan kể lại một trường hợp, Chúa Giesu là đấng truyền giáo đầu tiên, Ngài đi loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa cho người Samaria. Giữa người Do Thái và những người Samaria có những khác biệt về tôn giáo, khác biệt về văn hóa, khác biệt về chúng sinh; Nhưng Chúa Giesu đã vượt qua tất cả những hàng rào đó, những nghi ngại về tâm lý vốn có của con người để Chúa đến gặp gỡ người phụ nữ Samaria, để xin chị cho nước Chúa, và từ những câu chuyện của cuộc sống thường ngày, Chúa Giesu đã từng ngày từ từ dẫn dắt chị ấy đến niềm khao khát đi tìm hạnh phúc, đi tìm ý nghĩa cuộc đời, và cuối cùng chị đã tuyên xưng đức tin nơi Chúa Giesu là đấng cứu thế, và bởi vì chị đã cảm nhận được niềm hạnh phúc được gặp gỡ Đức KiTo là đấng đem lại cho chị cảm nhận được rằng chị đang được yêu thương và điều đó khiến chị khi trở về làng, chị đã kêu gọi dân thành Samaria đến gặp gỡ Chúa Giesu, và ngày hôm ấy số người tin vào Chúa Giesu rất là đông.
Sở dĩ người ta tin vào Chúa Giesu, là bởi vì đã có một người cảm nhận được niềm vui đi theo Chúa và chia sẻ niềm hạnh phúc ấy cho anh chị em mình.
Bởi vậy! anh chị em thân mến, chúng ta hôm nay cần ý thức lại sứ mạng của Hội Thánh là phải Loan Báo Tin Mừng; Nhưng chúng ta chỉ có thể Loan Báo Tin Mừng khi bản thân mỗi người KiTo hữu chúng ta cảm nhận niềm vui hạnh phúc được theo Chúa.
Giáo Phận Xuân Lộc hơn 800 ngàn người KiTo hữu, nhưng khi được hỏi anh chị em trong số 850 ngàn người bước theo Chúa Giesu và ngày hôm nay hiện diện ở đây gần 10 ngàn người tham dự thánh lễ này, bao nhiêu người trong chúng ta thực sự cảm thấy mình hạnh phúc bởi vì được theo Chúa.
Bao nhiêu người? tôi tin rằng rất nhiều người cảm thấy hạnh phúc, nhưng không phải tất cả mọi người cảm thấy hạnh phúc bởi vì đi theo Chúa. Có nhiều người tôi tin rằng, đi vào đạo để giữ một số các quy định, một số các lề luật, tham dự các nghi thức, để sau này được lên thiên đàng, mà lên thiên đàng để làm gì cũng không biết. Theo đạo là để tuân theo một số các quy định, để được một cái điều gì đấy, theo đạo để cầu khấn xin ơn v.v.v.
Không phải tất cả mọi KiTo hữu đều thấy rằng chúng ta bước theo đạo công giáo là chúng ta gặp gỡ được Chúa Giesu. Anh chị em tân tòng ngày hôm nay đi vào đạo được rửa tội, được gia nhập giáo hội công giáo là anh chị em gặp được Chúa Giesu, gặp được một đấng yêu thương chúng ta, gặp được một đấng làm cho cuộc đời chúng ta có ý nghĩa và hạnh phúc. Bao lâu chúng ta chưa gặp được Chúa Giesu là đấng sống động và đấng yêu thương như vậy thì chúng ta sẽ không có được ý thức chia sẻ cho anh chị em của mình. Chúng ta hãy gặp được Chúa, thứ đến chúng ta muốn việc Loan Báo Tin Mừng thì anh chị em phải cảm nhận được cái niềm vui sống Tin Mừng của Chúa.
Bao nhiêu những người KiTo hữu của chúng ta sống đạo rất tốt, nhưng cũng không phải là tất cả, mà còn một số ít anh chị em theo đạo, sống đạo cách trì trệ, cách bất đắc dĩ, miễn cưỡng, và khi chúng ta không sống đạo với niềm hân hoan phấn khởi, và bao lâu chúng ta chưa sống Tin Mừng thì chúng ta khó mà có thể chia sẻ Tin Mừng Hạnh Phúc cho anh chị em mình.
Xem lại lịch sử truyền giáo của giáo hội, chúng ta thấy rằng chính đời sống thánh thiện của các KiTo hữu phản chiếu Tin Mừng của Chúa, có sức lôi cuốn hấp dẫn. Ở bất cứ thời đại nào cũng vậy, những người sống Tin Mừng, đặc biệt là những người sống tình yêu thương bác ái đã đem lại những kết quả lớn lao cho công việc Loan Báo Tin Mừng.
Hội Thánh Việt Nam khi mới được đón nhận Tin Mừng cách đây hơn 400 năm, cũng chỉ là một nhóm người, những cử chỉ việc sống cái đạo yêu thương của Chúa cho nên chỉ trong vòng một thời gian ngắn, số người tin theo Chúa rất đông. Chính tình yêu có sức hấp dẫn lôi kéo anh chị em chúng ta và một khi anh chị em đã có Chúa ở trong mình, thì chúng ta sẽ thấy lời Chúa lớn lên và phát triển.
Lịch sử giáo hội truyền giáo cho chúng ta thấy, ngay cả trong những giai đoạn khó khăn nhất, nhưng mà bởi vì những người KiTo hữu là những người đầy Chúa, là những người đầy sức sống của Chúa, đầy thần khí Chúa, đầy Tin Mừng của Chúa, chính họ là những người đã đem Tin Mừng đến cho anh chị em, và Thiên Chúa vẫn làm cho lời Chúa được lớn lên và Hội Thánh vẫn gia tăng.
Cho nên, thưa anh chị em, bao lâu chúng ta chưa có Chúa, bao lâu chúng ta chưa gặp được Chúa, gặp được một đấng sống động yêu thương chúng ta, thì bấy lâu chúng ta chưa thể Loan Báo Tin Mừng được, và bao lâu chúng ta chưa có chúa trong mình, bao lâu chúng ta chưa có Lời Chúa ở trong cuộc sống của mình, chúng ta cũng không thể Loan Báo Tin Mừng được.
Chúng ta đã làm việc truyền giáo rất nhiều, chúng ta đã có những công cuộc bác ái xã hội rất nhiều, chúng ta có rất nhiều người đi làm công việc truyền giáo, cho nên, có lẽ chúng ta cũng không thiếu những con người làm những công việc truyền giáo.
Điều chúng ta thiếu những con người không có hồn tông đồ, thiếu những con người không có tâm hồn truyền giáo, thiếu con người không có tâm hồn đầy sức sống của Tin Mừng.
Nếu chúng ta có được tâm hồn đầy Chúa thì hạnh phúc sẽ lan tỏa đến những người chung quanh chúng ta.
Nếu chúng ta có ánh sáng, ánh sáng không bùng lên, điều chúng ta thiếu là thiếu lửa Thánh Thần, thiếu ngọn lửa Tin Mừng trong mình, nếu có lửa, thì lửa sẽ bùng cháy, một ngọn lửa bùng cháy, 10 ngàn người hôm nay bùng cháy ngọn lửa Tin Mừng, chúng ta sẽ thấy sức lôi cuốn rất mạnh và chúng ta có trách nhiệm chia sẻ hạnh phúc đó cho anh chị em.
Anh chị em vào Giáo Hội để làm gì? không chỉ lo rỗi linh hồn mình, không phải, đúng rồi nhưng chưa đủ. Anh chị em được mời gọi vào trong Giáo Hội để Chúa đặt anh chị em trở thành dấu chỉ, trở thánh chứng nhân cho Tin Mừng của Chúa. Một khi chúng ta đã là men, thì men tự nó sẽ làm dậy lên nơi Giáo Hội trần gian này.
Chính vì vậy, hôm nay chúng ta tha thiết cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần thắp lên trong cuộc đời chúng ta, trong lòng chúng ta ngọn lửa của lòng yêu mến Chúa, ngọn lửa của lòng tin sống động vào nơi Đức KiTo là đấng yêu thương chúng ta, và cách riêng với anh chị em tân tòng, anh chị em bước theo Chúa, và anh chị em cũng sẽ là chứng nhân của Chúa.
Người phụ nữ Samaria sau khi gặp Chúa rồi, chính chị ấy đã về nhà Loan Báo Tin Mừng cho những người dân thành Samaria.
Hôm nay anh chị em nếu thực sự gặp được Chúa, nếu anh chị em cảm thấy lòng mình được đánh động, cuộc đời mình được thay đổi bởi vì Tin Mừng Chúa Giesu, thì chắc chắn anh chị em cũng sẽ trở thành chứng nhân cho Chúa cho mọi người, và khởi đầu từ chính đời sống trong gia đình của mình, anh chị em làm chứng bằng chính đời sống yêu thương, bằng đời sống tốt lành, bằng đời sống thánh thiện.
Nguyện xin Chúa chúc lành cho công cuộc Loan Báo Tin Mừng cho toàn thể Hội Thánh và cho tất cả anh chị em đang hiện diện ở đây Amen”.
Sau bài chia sẻ của Đức Cha là phần anh chị em tân tòng lãnh nhận bí tích khai tâm và lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần.
Trước khi lãnh nhận phép lành cuối lễ, cha Đaminh Trần Xuân Thảo, giám đốc Ban Loan Báo Tin Mừng Giáo Phận Xuân Lộc lên dâng lời cảm ơn quý Đức Cha, Đức Ông Vinh Sơn Tổng Đại Diện, quý Cha Quản Hạt, quý Cha đồng tế, quý Tu Sĩ nam nữ, quý vị các Tôn giáo bạn, quý khách, quý vị cá nhân , tập thể các mạnh thường quân, quý vị chính quyền các cấp Tình, Thành Phố, Phường Tân Biên, các giới các đoàn hội trong giáo xứ Hà Nội…đã tạo mọi điều kiện, tâm đầu ý hợp giúp cho ngày lễ Khánh Nhật Truyền Giáo được thành công tốt đẹp.
Kết thúc thánh lễ với bài hát Cùng Mẹ Ra Khơi: Ra khơi với Mẹ La Vang. Ra khơi với Mẹ Việt Nam. Dù bão tố, dù dông ba hãy chi. Ra khơi với Mẹ La Vang. Ra khơi với Mẹ Việt Nam. Ngàn năm mới một tương lai sáng ngời.
Xem hình ảnh
Dự lễ có đông đảo quý Tu sỹ nam nữ, quý chức Ban hành giáo, anh chị em Tác Viên Tin Mừng, quý thân nhân gia đình anh chị em tân tòng, và 1530 quý vị các tôn giáo bạn là khách mời.
Bầu trời hôm nay trong xanh mát mẻ, từ khắp mọi nẻo đường, từng đoàn người nô nức trở về đây tham dự thánh lễ ngày Khánh Nhật Truyền Giáo.
Người người hân hoan trong trang phục mới, nụ cười tươi vui, rộn ràng hòa với tiếng hát thánh ca từ những chiếc máy phóng thanh trên cao. Các Panô, Băng rôn được trang trí đẹp mắt thu hút tầm nhìn của mọi người, tạo bầu khí quang cảnh ngày Khánh Nhật Truyền Giáo thật ý nghĩa. Quý vị trong các ban trật tự, tiếp tân, các bạn trẻ hướng dẫn và giữ xe trong đồng phục của mình, đã làm việc tích cực vui tươi thân thiện.
“Chúng con về nơi đây dâng ngàn tiếng ca. Chúng con về nơi đây để tạ ơn Thiên Chúa. Qua bao tháng năm mong chờ, say sưa thánh ân vô bờ, được cùng nhau bên Chúa thỏa lòng con ước mơ”. Lời ca nhập lễ được cả cộng đoàn ca vang hòa chung tiếng hát cung đàn của ca đoàn, giúp mọi người chuẩn bị tâm hồn thật sốt sắng để tham dự thánh lễ.
Đức cha Giuse Nguyễn Năng, chủ tịch ủy Ban Loan Báo Tin Mừng, đã chia sẻ với cộng đoàn trong bài giảng lễ. “ Ngày Khánh Nhật Truyền giáo hôm nay, chúng ta cử hành để ý thức lại việc Chúa làm và Chúa KiTo phục sinh đã trao cho chúng ta trước khi Chúa về trời.
Và trong ngày hôm nay, Giáo phận Xuân Lộc hân hoan cử hành lễ gia nhập KiTo Giáo cho gần một ngàn anh chị em chúng ta đây, chắc hẳn là niềm vui của chúng ta hôm nay rất lớn.
Giáo phận Xuân Lộc vui mừng bởi vì khi chúng ta có thêm gần một ngàn anh chị em gia nhập đại gia đình Giáo Hội. Rồi những anh chị em Loan Báo Tin Mừng vui mừng vì cảm thấy công khó của mình ngày hôm nay đã sinh hoa kết quả. Và đối với các anh chị em tân tòng đang hiện diện đây lại càng vui mừng, vì hôm nay tất cả cộng đoàn Hội Thánh tại Giáo phận Xuân Lộc này đón tiếp anh chị em một cách hết sức là trân trọng, bởi vì anh chị em cùng chia sẻ với chúng tôi cái niềm vui bước theo Chúa Giesu.
Tuy nhiên, thưa anh chị em, trong ngày cử hành thánh lễ truyền giáo hôm nay, có lẽ chúng ta cần nghe lại cái thao thức của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Ngài nói rằng trong hai ngàn năm Tin Mừng được rao giảng trên thế giới này, công việc truyền giáo hình như vẫn còn đang ở bước khởi đầu, bởi vì chúng ta đang chứng kiến một thế giới ngày càng xa rời Tin Mừng, và Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II muốn cho chúng ta trong ngày Khánh Nhật Truyền Giáo hôm nay ý thức lại sứ mạng của Hội Thánh.
Đức KiTo phục sinh đã trao cho Hội Thánh, trao cho mỗi người chúng ta cái nhiệm vụ Loan Báo Tin Mừng của Chúa: Anh em hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật, làm phép rửa cho họ, để họ cũng được gia nhập KiTo Giáo.
Truyền giáo không phải là tuyên truyền, không phải là quảng cáo, nhưng là chia sẻ cái niềm vui, hạnh phúc bởi vì được đón nhận Tin Mừng hạnh phúc của Chúa Giesu.
Trong bài đọc thứ hai, anh chị em đã thấy, Thánh Phaolo đã khẳng định, chỉ có Đức KiTo là đấng cứu độ duy nhất, là đấng trung gian duy nhất dẫn đưa chúng ta tới hạnh phúc đích thật.
Thưa anh chị em, tại sao mà hai ngàn năm Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II vẫn còn gióng lên tiếng nói cảnh giác chúng ta vẫn còn đang ở mức khởi đầu, bởi vì Hội Thánh của Chúa, mà chúng ta vẫn còn thiếu nhiệt tình Loan Báo Tin Mừng; Nhưng tại sao chúng ta chưa đủ nhiệt tình Loan Báo Tin Mừng cho anh chị em, có lẽ chúng ta chưa cảm nhận niềm hạnh phúc được gặp gỡ Chúa. Niềm hạnh phúc được sống Tin Mừng của Chúa, và bởi vì mình chưa cảm nhận được hạnh phúc ấy, cho nên hạnh phúc chưa tuôn trào ra bên ngoài để chia sẻ với anh chị em hôm nay.
Trong Phúc Âm, chúng ta đã thấy, Thánh Gioan kể lại một trường hợp, Chúa Giesu là đấng truyền giáo đầu tiên, Ngài đi loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa cho người Samaria. Giữa người Do Thái và những người Samaria có những khác biệt về tôn giáo, khác biệt về văn hóa, khác biệt về chúng sinh; Nhưng Chúa Giesu đã vượt qua tất cả những hàng rào đó, những nghi ngại về tâm lý vốn có của con người để Chúa đến gặp gỡ người phụ nữ Samaria, để xin chị cho nước Chúa, và từ những câu chuyện của cuộc sống thường ngày, Chúa Giesu đã từng ngày từ từ dẫn dắt chị ấy đến niềm khao khát đi tìm hạnh phúc, đi tìm ý nghĩa cuộc đời, và cuối cùng chị đã tuyên xưng đức tin nơi Chúa Giesu là đấng cứu thế, và bởi vì chị đã cảm nhận được niềm hạnh phúc được gặp gỡ Đức KiTo là đấng đem lại cho chị cảm nhận được rằng chị đang được yêu thương và điều đó khiến chị khi trở về làng, chị đã kêu gọi dân thành Samaria đến gặp gỡ Chúa Giesu, và ngày hôm ấy số người tin vào Chúa Giesu rất là đông.
Sở dĩ người ta tin vào Chúa Giesu, là bởi vì đã có một người cảm nhận được niềm vui đi theo Chúa và chia sẻ niềm hạnh phúc ấy cho anh chị em mình.
Bởi vậy! anh chị em thân mến, chúng ta hôm nay cần ý thức lại sứ mạng của Hội Thánh là phải Loan Báo Tin Mừng; Nhưng chúng ta chỉ có thể Loan Báo Tin Mừng khi bản thân mỗi người KiTo hữu chúng ta cảm nhận niềm vui hạnh phúc được theo Chúa.
Giáo Phận Xuân Lộc hơn 800 ngàn người KiTo hữu, nhưng khi được hỏi anh chị em trong số 850 ngàn người bước theo Chúa Giesu và ngày hôm nay hiện diện ở đây gần 10 ngàn người tham dự thánh lễ này, bao nhiêu người trong chúng ta thực sự cảm thấy mình hạnh phúc bởi vì được theo Chúa.
Bao nhiêu người? tôi tin rằng rất nhiều người cảm thấy hạnh phúc, nhưng không phải tất cả mọi người cảm thấy hạnh phúc bởi vì đi theo Chúa. Có nhiều người tôi tin rằng, đi vào đạo để giữ một số các quy định, một số các lề luật, tham dự các nghi thức, để sau này được lên thiên đàng, mà lên thiên đàng để làm gì cũng không biết. Theo đạo là để tuân theo một số các quy định, để được một cái điều gì đấy, theo đạo để cầu khấn xin ơn v.v.v.
Không phải tất cả mọi KiTo hữu đều thấy rằng chúng ta bước theo đạo công giáo là chúng ta gặp gỡ được Chúa Giesu. Anh chị em tân tòng ngày hôm nay đi vào đạo được rửa tội, được gia nhập giáo hội công giáo là anh chị em gặp được Chúa Giesu, gặp được một đấng yêu thương chúng ta, gặp được một đấng làm cho cuộc đời chúng ta có ý nghĩa và hạnh phúc. Bao lâu chúng ta chưa gặp được Chúa Giesu là đấng sống động và đấng yêu thương như vậy thì chúng ta sẽ không có được ý thức chia sẻ cho anh chị em của mình. Chúng ta hãy gặp được Chúa, thứ đến chúng ta muốn việc Loan Báo Tin Mừng thì anh chị em phải cảm nhận được cái niềm vui sống Tin Mừng của Chúa.
Bao nhiêu những người KiTo hữu của chúng ta sống đạo rất tốt, nhưng cũng không phải là tất cả, mà còn một số ít anh chị em theo đạo, sống đạo cách trì trệ, cách bất đắc dĩ, miễn cưỡng, và khi chúng ta không sống đạo với niềm hân hoan phấn khởi, và bao lâu chúng ta chưa sống Tin Mừng thì chúng ta khó mà có thể chia sẻ Tin Mừng Hạnh Phúc cho anh chị em mình.
Xem lại lịch sử truyền giáo của giáo hội, chúng ta thấy rằng chính đời sống thánh thiện của các KiTo hữu phản chiếu Tin Mừng của Chúa, có sức lôi cuốn hấp dẫn. Ở bất cứ thời đại nào cũng vậy, những người sống Tin Mừng, đặc biệt là những người sống tình yêu thương bác ái đã đem lại những kết quả lớn lao cho công việc Loan Báo Tin Mừng.
Hội Thánh Việt Nam khi mới được đón nhận Tin Mừng cách đây hơn 400 năm, cũng chỉ là một nhóm người, những cử chỉ việc sống cái đạo yêu thương của Chúa cho nên chỉ trong vòng một thời gian ngắn, số người tin theo Chúa rất đông. Chính tình yêu có sức hấp dẫn lôi kéo anh chị em chúng ta và một khi anh chị em đã có Chúa ở trong mình, thì chúng ta sẽ thấy lời Chúa lớn lên và phát triển.
Lịch sử giáo hội truyền giáo cho chúng ta thấy, ngay cả trong những giai đoạn khó khăn nhất, nhưng mà bởi vì những người KiTo hữu là những người đầy Chúa, là những người đầy sức sống của Chúa, đầy thần khí Chúa, đầy Tin Mừng của Chúa, chính họ là những người đã đem Tin Mừng đến cho anh chị em, và Thiên Chúa vẫn làm cho lời Chúa được lớn lên và Hội Thánh vẫn gia tăng.
Cho nên, thưa anh chị em, bao lâu chúng ta chưa có Chúa, bao lâu chúng ta chưa gặp được Chúa, gặp được một đấng sống động yêu thương chúng ta, thì bấy lâu chúng ta chưa thể Loan Báo Tin Mừng được, và bao lâu chúng ta chưa có chúa trong mình, bao lâu chúng ta chưa có Lời Chúa ở trong cuộc sống của mình, chúng ta cũng không thể Loan Báo Tin Mừng được.
Chúng ta đã làm việc truyền giáo rất nhiều, chúng ta đã có những công cuộc bác ái xã hội rất nhiều, chúng ta có rất nhiều người đi làm công việc truyền giáo, cho nên, có lẽ chúng ta cũng không thiếu những con người làm những công việc truyền giáo.
Điều chúng ta thiếu những con người không có hồn tông đồ, thiếu những con người không có tâm hồn truyền giáo, thiếu con người không có tâm hồn đầy sức sống của Tin Mừng.
Nếu chúng ta có được tâm hồn đầy Chúa thì hạnh phúc sẽ lan tỏa đến những người chung quanh chúng ta.
Nếu chúng ta có ánh sáng, ánh sáng không bùng lên, điều chúng ta thiếu là thiếu lửa Thánh Thần, thiếu ngọn lửa Tin Mừng trong mình, nếu có lửa, thì lửa sẽ bùng cháy, một ngọn lửa bùng cháy, 10 ngàn người hôm nay bùng cháy ngọn lửa Tin Mừng, chúng ta sẽ thấy sức lôi cuốn rất mạnh và chúng ta có trách nhiệm chia sẻ hạnh phúc đó cho anh chị em.
Anh chị em vào Giáo Hội để làm gì? không chỉ lo rỗi linh hồn mình, không phải, đúng rồi nhưng chưa đủ. Anh chị em được mời gọi vào trong Giáo Hội để Chúa đặt anh chị em trở thành dấu chỉ, trở thánh chứng nhân cho Tin Mừng của Chúa. Một khi chúng ta đã là men, thì men tự nó sẽ làm dậy lên nơi Giáo Hội trần gian này.
Chính vì vậy, hôm nay chúng ta tha thiết cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần thắp lên trong cuộc đời chúng ta, trong lòng chúng ta ngọn lửa của lòng yêu mến Chúa, ngọn lửa của lòng tin sống động vào nơi Đức KiTo là đấng yêu thương chúng ta, và cách riêng với anh chị em tân tòng, anh chị em bước theo Chúa, và anh chị em cũng sẽ là chứng nhân của Chúa.
Người phụ nữ Samaria sau khi gặp Chúa rồi, chính chị ấy đã về nhà Loan Báo Tin Mừng cho những người dân thành Samaria.
Hôm nay anh chị em nếu thực sự gặp được Chúa, nếu anh chị em cảm thấy lòng mình được đánh động, cuộc đời mình được thay đổi bởi vì Tin Mừng Chúa Giesu, thì chắc chắn anh chị em cũng sẽ trở thành chứng nhân cho Chúa cho mọi người, và khởi đầu từ chính đời sống trong gia đình của mình, anh chị em làm chứng bằng chính đời sống yêu thương, bằng đời sống tốt lành, bằng đời sống thánh thiện.
Nguyện xin Chúa chúc lành cho công cuộc Loan Báo Tin Mừng cho toàn thể Hội Thánh và cho tất cả anh chị em đang hiện diện ở đây Amen”.
Sau bài chia sẻ của Đức Cha là phần anh chị em tân tòng lãnh nhận bí tích khai tâm và lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần.
Trước khi lãnh nhận phép lành cuối lễ, cha Đaminh Trần Xuân Thảo, giám đốc Ban Loan Báo Tin Mừng Giáo Phận Xuân Lộc lên dâng lời cảm ơn quý Đức Cha, Đức Ông Vinh Sơn Tổng Đại Diện, quý Cha Quản Hạt, quý Cha đồng tế, quý Tu Sĩ nam nữ, quý vị các Tôn giáo bạn, quý khách, quý vị cá nhân , tập thể các mạnh thường quân, quý vị chính quyền các cấp Tình, Thành Phố, Phường Tân Biên, các giới các đoàn hội trong giáo xứ Hà Nội…đã tạo mọi điều kiện, tâm đầu ý hợp giúp cho ngày lễ Khánh Nhật Truyền Giáo được thành công tốt đẹp.
Kết thúc thánh lễ với bài hát Cùng Mẹ Ra Khơi: Ra khơi với Mẹ La Vang. Ra khơi với Mẹ Việt Nam. Dù bão tố, dù dông ba hãy chi. Ra khơi với Mẹ La Vang. Ra khơi với Mẹ Việt Nam. Ngàn năm mới một tương lai sáng ngời.
Phái đoàn Việt Nam tham dự Họp Thiếu Nhi Thánh Thể ở Ấn Độ
Lm Vinh Sơn Trần Hoà
09:07 24/10/2011
Nước mình chẳng xa An Ðộ là bao. Những cô chú Chà Và có mặt ở Việt Nam khá sớm, từ thời Pháp thuộc. Saigon nay vẫn thấy đây đó mấy chú Chà quấn sà rông dạo quanh khu phố Bùi Viện Minh với Tây Trúc (An Độ) đâu có lạ lẫm gì, có chăng là khác người, khác cảnh. Giống như Đường Tam Tạng, chúng tôi đi Tây phuong không phải để thỉnh kinh, mà là đi họp TNTT.
Đất Ấn ngàn năm lưu dấu
Ấn Độ trải dài theo bán đảo ttới 3.300.000 cây số vuông với dân số khủng khiếp 1,2 tỉ người, trong đó Công giáo có khoảng 20 triệu, chiếm 17% dân số. Thánh Tôma Tông đồ đã từng đến nơi đây rao giảng Tin mừng từ năm 52 sau khi Chúa về trời. Nhung điều đặc biệt là Ấn Độ bằng những phát minh của riêng mình, đã ghi những nét thật sâu đậm trong lịch sử văn minh thế giới. Cách nay 5.000 năm, Ấn Ðộ kéo dài suốt từ Nam lên Bắc, tới hết Pakistan, Bangladesh và Nepal. Người An gốc Dravian và Aryan lúc ấy đã sở hữu một nền văn minh rực rỡ, vượt xa cả Hy Lạp và Trung quốc, đang khi đó Châu Au còn ngủ mê trong cõi thiên nhiên. Tại vùng châu thổ An Hà (Indus) và Hằng Hà (Ganges) dân chúng đã xây dựng nhiều thành phố lớn với những tiện nghi xem ra khá hiện đại: Những biệt thự, khu phố với những hồ nước,nhà tắm, nhà bếp, phòng ăn, bể bơi, nhà hát, phố xá, chợ búa tấp nập. Một hệ thống quản lý nhà nước có mang nặng tính giai cấp nhưng khá ổn định, tạo cơ hội cho văn minh phát triển. Chúng ta cũng không thể quên những phát minh số học, hình học, y học, vật lý và nhất kiến trúc, tạo hình đã đạt tới đỉnh cao của nhân loại, mà dấu ấn lưu lại là những đền đài, lăng tẩm, chùa tháp nổi tiếng cuốn hút hàng triệu du khách mỗi năm. Lối kiến trúc này còn ảnh hưởng sâu đậm đến nghệ thuật kiến trúc, xây dựng tại các nước Đông Nam Á như Thái, Miến, Miên, Lào. Kinh Veda, Rigveda mang nội dung triết lý, tôn giáo cao cả, trường ca Mahabharata, sử thi Ramayana là những tác phẩm văn học nổi tiếng đều xuất hiện trong thời này. An Độ đã dâng tặng thế giới bốn tôn gíao lớn: An giáo, Phật giáo, Jaina giáo và đạo Sikh. Người An thật dễ nể, nhưng tại sao văn minh của họ lại không tiến xa hơn cho tới khi người Âu đặt chân tới? Các nhà nghiên cứu đã đau đầu tìm giải đáp nhưng xem chừng chưa mãn nguyện.
Dân Ấn đơn giản mà chân tình.
Những người da ngăm ngăm sàm sạm ta gọi chung là Chà Và (Java). Xưa Saigon có khu phố dành cho người Mã, người An, gọi là phố Chà Và. Một cây cầu thời đó bắc ngang kênh Tàu Hủ mang tên cầu Chà Và, vì chân nó chấm ngang khu phố này, nay đã phá bỏ để kiến thiết xa lộ Đông-Tây.
Dân An gồm nhiều bộ tộc, phát xuất từ miền Caucase, Nam nước Nga, tràn xuống phía Nam, gồm 2.000 nhóm người, phần lớn là An-Aryan, Dravidian và có tới 1.600 ngôn ngữ khác nhau, nay chỉ phổ thông có tiếng Hindu và tiếng Anh. Ngoài một số thành phố lớn lộng lẫy, xa hoa như New Dheli, Mumbai, Kolkata, Bangalore và Chennai, đa số dân, khoảng 74% sống ở nông thôn và nghèo khổ. Theo tổ chức Assocham (The Associated Chamber of Commerce and Industry of India), ngày nay có tới 400 triệu dân Ấn sống dưới mức nghèo khổ, thu nhập 0,5 USD/ngày. Với khí hậu khắc nghiệt và tập tục tôn giáo chặt chẽ, dân Ấn được trui rèn để trở nên những con người chịu đựng, cần cù, kiên nhẫn, sống khá đơn giản trong cái ăn, cái mặc và tiện nghi. Ngưới An là những cộng sự trung thành, phục vụ cần mẫn, thương lái chân thật, những bác sĩ, y tá lành nghề và tận tuỵ, trên thế giới. Ở Việt Nam xưa họ thường được thuê làm quản lý, bảo vệ các cơ quan, kho bãi công ty, xí nghiệp. Họ là nhóm người lưu dân được tin cậy ở Việt nam.
Phái đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Thiếu Nhi Thánh Thể tại Ấn Độ
Như Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh bên Tây phương, chúng tôi, hai anh em linh mục được Bề trên cử đi, cùng vượt qua đoạn đường khá dài, bốn chặng, để đến được Dindigull cho đúng hẹn, chiều 13.10. Chuyến đi khá vất vả, nhưng đầy thú vị và bổ ích. Anh bạn tôi luôn miệng: ” Incredible India!”
Hội nghị do Văn phòng Giám đốc Hội Tông đồ cầu nguyện và Học viện Dòng Tên Beschi, Dindigul, Nam An Độ liên kết tổ chức, từ ngày 13-19.10. 2011, tại Toà Giám mục Gíao phận Dindigul, bang Tamil Nadu. Thành phần gồm các vị “chóp bu” của Tổ chức Tông đồ cầu nguyện (AP) và Thiếu Nhi Thánh Thể (EYM) thuộc các nước Đông Nam Á gồm An, Nhật, Hàn, Hồng Kong, Đài Loan, Phi Luật Tân, Nam Dương, Tích Lan và Việt Nam. Cha Claudio, Dòng Tên, Giám đốc Văn phòng Liên lạc quốc tế Rôma và cha Marivalan, Giám đốc Hội Tông đồ Cầu nguyện An Độ chủ trì hội nghị. Cha Bề trên Giám tỉnh Dòng Tên Madurai và Đức cha Antony Pappusamy, Giám mục Giáo phận Dindigul dến dâng thánh lễ khai mạc và khích lệ Hội nghị.
Hội nghị phần lớn bàn về bản chất của Hội Tông đồ cầu nguyện; sự phục hồi, tái lập ân huệ của cha FX Gautrelet SJ năm 1884 tại Pháp với Hội Tông đồ cầu nguyện (Apostleship of Prayer) và thành phần của nó là Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể (Eucharistic Youth Movement ); khẳng định tương quan giữa PT/TNTT và hội TĐCN; tìm về Thánh Tâm Chúa Giêsu, suối nguồn ơn cứu độ mà các đoàn hội quy hướng về; chuẩn bị cho đại hội Huynh trưởng TNTT thế giới lần nhất tại Argentina tháng 09 năm 2012. Hội nghị đã kết thúc với bản đúc kết: Cam kết củng cố và phát triển Hội Tông đồ cầu nguyện và TNTT ra các nước trên thế giới như ý muốn của Giáo hội.
Đất Ấn ngàn năm lưu dấu
Dân Ấn đơn giản mà chân tình.
Những người da ngăm ngăm sàm sạm ta gọi chung là Chà Và (Java). Xưa Saigon có khu phố dành cho người Mã, người An, gọi là phố Chà Và. Một cây cầu thời đó bắc ngang kênh Tàu Hủ mang tên cầu Chà Và, vì chân nó chấm ngang khu phố này, nay đã phá bỏ để kiến thiết xa lộ Đông-Tây.
Dân An gồm nhiều bộ tộc, phát xuất từ miền Caucase, Nam nước Nga, tràn xuống phía Nam, gồm 2.000 nhóm người, phần lớn là An-Aryan, Dravidian và có tới 1.600 ngôn ngữ khác nhau, nay chỉ phổ thông có tiếng Hindu và tiếng Anh. Ngoài một số thành phố lớn lộng lẫy, xa hoa như New Dheli, Mumbai, Kolkata, Bangalore và Chennai, đa số dân, khoảng 74% sống ở nông thôn và nghèo khổ. Theo tổ chức Assocham (The Associated Chamber of Commerce and Industry of India), ngày nay có tới 400 triệu dân Ấn sống dưới mức nghèo khổ, thu nhập 0,5 USD/ngày. Với khí hậu khắc nghiệt và tập tục tôn giáo chặt chẽ, dân Ấn được trui rèn để trở nên những con người chịu đựng, cần cù, kiên nhẫn, sống khá đơn giản trong cái ăn, cái mặc và tiện nghi. Ngưới An là những cộng sự trung thành, phục vụ cần mẫn, thương lái chân thật, những bác sĩ, y tá lành nghề và tận tuỵ, trên thế giới. Ở Việt Nam xưa họ thường được thuê làm quản lý, bảo vệ các cơ quan, kho bãi công ty, xí nghiệp. Họ là nhóm người lưu dân được tin cậy ở Việt nam.
Phái đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Thiếu Nhi Thánh Thể tại Ấn Độ
Như Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh bên Tây phương, chúng tôi, hai anh em linh mục được Bề trên cử đi, cùng vượt qua đoạn đường khá dài, bốn chặng, để đến được Dindigull cho đúng hẹn, chiều 13.10. Chuyến đi khá vất vả, nhưng đầy thú vị và bổ ích. Anh bạn tôi luôn miệng: ” Incredible India!”
Hội nghị do Văn phòng Giám đốc Hội Tông đồ cầu nguyện và Học viện Dòng Tên Beschi, Dindigul, Nam An Độ liên kết tổ chức, từ ngày 13-19.10. 2011, tại Toà Giám mục Gíao phận Dindigul, bang Tamil Nadu. Thành phần gồm các vị “chóp bu” của Tổ chức Tông đồ cầu nguyện (AP) và Thiếu Nhi Thánh Thể (EYM) thuộc các nước Đông Nam Á gồm An, Nhật, Hàn, Hồng Kong, Đài Loan, Phi Luật Tân, Nam Dương, Tích Lan và Việt Nam. Cha Claudio, Dòng Tên, Giám đốc Văn phòng Liên lạc quốc tế Rôma và cha Marivalan, Giám đốc Hội Tông đồ Cầu nguyện An Độ chủ trì hội nghị. Cha Bề trên Giám tỉnh Dòng Tên Madurai và Đức cha Antony Pappusamy, Giám mục Giáo phận Dindigul dến dâng thánh lễ khai mạc và khích lệ Hội nghị.
Hội nghị phần lớn bàn về bản chất của Hội Tông đồ cầu nguyện; sự phục hồi, tái lập ân huệ của cha FX Gautrelet SJ năm 1884 tại Pháp với Hội Tông đồ cầu nguyện (Apostleship of Prayer) và thành phần của nó là Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể (Eucharistic Youth Movement ); khẳng định tương quan giữa PT/TNTT và hội TĐCN; tìm về Thánh Tâm Chúa Giêsu, suối nguồn ơn cứu độ mà các đoàn hội quy hướng về; chuẩn bị cho đại hội Huynh trưởng TNTT thế giới lần nhất tại Argentina tháng 09 năm 2012. Hội nghị đã kết thúc với bản đúc kết: Cam kết củng cố và phát triển Hội Tông đồ cầu nguyện và TNTT ra các nước trên thế giới như ý muốn của Giáo hội.
Đại Hội La Vang 2011 tại Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam Atlanta
Giuse Đặng Văn Kiếm
09:17 24/10/2011
ATLANTA (23.10.2011) – Đại Hội Đức Mẹ La Vang lần thứ XV với chủ đề “Đức Maria ghi nhớ Lời Chúa và suy niệm trong lòng” (Lc 2:19) đã diễn ra thật tươi vui tốt đẹp từ ngày 20 tới 23 tháng 10 năm 2011 trong khung cảnh và bầu khí thánh thiện tại khuôn viên Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam thuộc Tổng Giáo phận Atlanta, Georgia.
Xem hình ảnh
Trong suốt tháng Mười, các tín hữu thành viên giáo xứ được mời gọi cùng nhau Sống Tràng Chuỗi Mân Côi Liên Kết, mà trong đó mỗi gia đình cũng như cá nhân nhận suy niệm một mầu nhiệm Mân Côi và lần hạt một chục kinh mỗi ngày.
Năm nay, Đức ông Chánh xứ Francis Phạm Văn Phương và Hội đồng Mục vụ Giáo xứ mời gọi cộng đoàn dân Chúa cùng nhau nêu cao 4 ý lực sống cho 4 ngày đại hội: (1) Ngày tôn vinh Chúa Giêsu Thánh Thể; (2) Ngày tôn vinh Các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam; (3) Ngày tôn vinh Mẹ Maria La Vang, bổn mạng Giáo xứ; (4) Ngày tôn vinh Chúa Ba Ngôi và mừng lễ bổn mạng Giáo xứ.
Nội dung các đề tài thuyết trình và hội thảo trong những ngày đại hội đều được xoay quanh từ chủ đề và 4 ý lực sống trên đây. Cha John-Francis Vũ Thế Toàn, dòng Tên, từ California hướng dẫn bằng tiếng Việt cho người lớn; Cha Giuse Nguyễn Dũng thuộc TGP Atlanta phụ trách phần tiếng Anh cho giới trẻ; và thầy Phó tế Vĩnh viễn Giuse Nguyễn Mạnh San, chuyên gia Tòa Án bang Oklahoma và Tuyên úy các nhà tù, chia sẻ về các vấn đề thực dụng liên quan đến luật pháp tại Hoa Kỳ.
Ngay buổi tối đầu tiên của đại hội, một nghi thức sám hối và hoà giải kéo dài suốt 4 tiếng đồng hồ đã được cộng đoàn cử hành trong bầu khí sâu lắng kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể và hiệp thông giữa anh chị em đồng đạo và đồng bào với nhau. Riêng các tín hữu Công giáo lần lượt được lãnh nhận Bí tích Hòa giải từ 15 linh mục Việt-Mỹ hết sức sốt sắng, trong ý hướng chuẩn bị tâm hồn thanh sạch để dâng kính Đức Mẹ La Vang, bổn mạng Giáo xứ.
Đức cha Wilton D. Gregory, Tổng Giám mục Atlanta, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, đã hiện diện chủ sự cuộc cung nghinh và Thánh lễ kính Đức Mẹ La Vang vào chiều thứ Bảy. Trong bài giảng, Đức TGM gợi nhớ việc Mẹ Maria đã đến an ủi và chữa lành cho con dân Việt Nam đang trốn tránh trong rừng La Vang do sự cấm đạo... (Xin xem nguyên văn bài giảng tiếng Việt, do cha Phó xứ Phêrô Vũ Ngọc Đức dịch thuật sau đây).
Trong Thánh lễ đồng tế bế mạc đại hội vào sáng Chúa nhật hôm nay, cha John-Francis Vũ Thế Toàn chia sẻ Lời Chúa về con đường sống cốt lõi của đạo thánh Đức Chúa Trời là “mến Chúa và yêu người” với các tấm gương sống động, trong đó có câu chuyện thời đại liên hệ trực tiếp với dân nước Việt Nam chúng ta, từng được ĐTC Chân phước Gioan Phaolô II đề cao, đó chính là mẫu gương Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, người đã thể hiện trọn vẹn lối sống “kính mến Chúa hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực… và thương yêu mọi người như chính mình”.
Bài Giảng của Đức Tổng Giám Mục Wilton D. Gregory
(Thánh Lễ Đại Trào Mừng Kính Đức Mẹ La Vang, Bổn Mạng Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam, TGP Atlanta, Georgia - thứ Bẩy ngày 22 tháng 10 năm 2011)
Anh Chị em thân mến trong Chúa chúng ta,
Phần lớn các sinh viên và học sinh, vào một thời gian này hay khác, hỏi một câu hỏi danh tiếng mà nó phản ảnh lại trong Phúc Âm chiều hôm nay, “Cái đó, điều đó sẽ có trong kỳ thi cuối học kỳ không?” Người thông luật trong Phúc Âm muốn biết điều nào là quan trọng nhất trong tất cả lề luật của Chúa – điều nào là quan trọng – điều nào là điểm trọng tâm? Phần lớn các thầy cô giáo thường trả lời với một gịong phóng đại cách hiển nhiên tới câu hỏi không thể tránh khỏi được từ những sinh viên và học sinh rằng tất cả những gì mà họ dậy thì quan trọng. Tuy vậy Chúa Giêsu thực sự trả lời câu hỏi của người thông luật và có lẽ cũng là câu hỏi của chúng ta tới điều nào là quan trọng nhất trong lề luật của Thiên Chúa – đó là yêu mến Thiên Chúa trên tất cả mọi sự và yêu thương người hàng xóm láng giểng như chính chúng ta vậy.
Trong một vài khía cạnh nào đó, Lời Chúa cho chúng ta chiều hôm nay liên hệ trực tiếp tới vấn nạn điều gì thực sự là quan trọng. Phúc Âm hôm nay nói cho chúng ta trong những từ ngữ khá trực tiếp điều gì sẽ có trong kỳ thi cuối cùng của cuộc sống. Chính vì thế, chúng ta tốt hơn nên để ý thật kỹ lưỡng, bởi vì điều mà Thầy Chí Thánh nói kế tiếp thì thực sự quan trọng!
Trái tim con người tìm kiếm đến tận cốt lõi của vấn đề, cắt chẻ từng ngõ ngách, bỏ qua những gì cho rằng không quan trọng và cần thiết. “Lạy Thầy, giới răn nào trong lề luật là lớn nhất và quan trọng hơn hết?” Sau cùng tất cả được nói tới, và làm theo, điều nào mà Chúa cho rằng quan trọng nhất trong tất cả những điều cần phải thực hành, những nghiêm cấm, những cổ xúy, và những hướng dẫn trong lề luật? Tại sao chúng ta tất cả lại không muốn tìm hiểu thông tin tương tự này? Chúng ta sống dưới Lề Luật mới của sự tự do, chúng ta là những người theo Chúa Giêsu và cách nhìn mới của Ngài, chúng ta đang sống trong một thời đại của sự thông tin ngay tức khắc – của tất cả nhưng có sự tự do giới hạn và cơ hội, chúng ta đã khám phá ra nhiều sự bí mật to lớn của thế giới và sự bắt đầu của sự trương nở to lớn của không gian bên ngoài thế giới chúng ta đang sống, chúng ta cũng muốn biết điều nào là quan trọng nhất theo như ý muốn và chương trình của Thiên Chúa.
Trả lời của Chúa Giêsu chính vì thế không chỉ là một một sự trả lời tới một người chuyên môn Do Thái trong lề luật Môisen. Trả lời của Chúa Giêsu thì không bị giới hạn tới những ai đã sống dưới thời Cựu Ước với thật nhiều tập quán và thực hành đã đâm rễ sâu trong thế giới của người Do Thái. Lời nói của Chúa Giêsu tới chúng ta, tới tất cả qúi ông bà và anh chị em, và tới chính tôi ngay tại nơi đây trong Phía Bắc Georgia với rất nhiều người đến đây từ nhiều nguồn gốc khác nhau; tuy nhiên, là những người mà tất cả dường như cùng có những quan tâm giống nhau về cuộc sống. Chúa Giêsu nói với chúng ta điều gì sẽ có trong kỳ thu cuối học kỳ. Chúng ta sẽ bị phán xét dựa trên lòng yêu mến Thiên Chúa và tình yêu dành cho anh chị em khác. Đó là điều sẽ có trong ngày xét xử, đó sẽ là những câu hỏi, đó sẽ là những tiêu chuẩn định gía chính chúng ta. Thật là sơ lược và giản dị, không phải là như thế!
Một cách hiển nhiên, giống như một người thầy, cô giáo tốt, Chúa Giêsu đặt tiêu chuẩn cao hơn hẳn nhiều người trong chúng ta khi mà họ dám cả gan để thách thức. Yêu mến Thiên Chúa và người khác một cách qúa hoàn toàn và đầy đủ, qúa tuyệt đối, qúa chi tiết, dường như có vẻ qúa dễ dàng. Thử thách đó tuy nhiên vượt qúa xa hơn hẳn phần lớn chúng ta. Tất cả chúng ta hiểu biết rằng tận hiến như thế cho Chúa và cho người khác vẫn còn là bổn phận khó khăn lớn nhất mà chúng ta thực sự chạm trán trong cuộc sống. Chúng ta hiểu biết rằng hai câu hỏi chúng ta yêu mến Chúa và tha nhân như thế nào vẫn cứ tiếp tục thử thách mỗi người chúng ta cách lớn lao nhất và hết mọi ngày trong cuộc sống chúng ta. Vì thế chúng ta thực sự hiểu biết nhiều hơn về kỳ thi cuối học kỳ hơn hẳn điều chúng ta đã làm trước khi chúng ta đặt câu hỏi này phải không? Phải, chúng ta hiểu. Chúng ta hiểu biết rằng kỳ thi cuối khóa sẽ thực sự khó và chúng ta cần phải học hành cố gắng hơn nếu chúng ta hy vọng để thành công. Có lẽ tất cả là điều Chúa Giêsu mong muốn chúng ta hiểu biết – cách đơn giản rằng ý nghĩa và mục đích cuộc sống đòi hỏi sự tận hiến tràn đầy lòng yêu mến. Chúa Giêsu mong muốn chúng ta hiểu biết rằng không phải đó là những giải pháp dễ dàng, và đơn giản trong hành trình về Vương Quốc Thiên Chúa. Vì thế, nếu tôi là anh chị em, tôi bắt đầu thực hành và học biết bài học đó – ngay lúc này!
Cộng Đoàn người Việt chúng ta được chúc phúc cũng tụ họp nhau chiều tối hôm nay để cử hành ngày lễ Đức Mẹ La Vang – sự hiện ra có tính cách mầu nhiệm của Mẹ Maria đối với các tín hữu người Công Giáo Việt Nam thuở xưa đã chạy chốn khỏi cuộc bắt bớ đạo, và bệnh tật. Mẹ đã an ủi và chữa lành họ và đối với họ Mẹ là một vị Quan Thầy Bảo Trợ và một người Mẹ như là người Mẹ đối với tất cả con cái của Ngài. Giáo Xứ này đã tận hiến cho Mẹ như là một sự nhắc nhở cho toàn thể mọi người trong Tổng Giáo Phận vể tình yêu thương của Mẹ và sự bảo vệ của người mẹ không phải chỉ dành riêng cho cộng đồng người Việt, nhưng cũng cho tất cả những ai chạy đến Mẹ xin ơn trợ giúp. Giáo Xứ này đang nhận lãnh một nỗ lực cao qúi làm gia tăng sự hiện diện này trong cộng đồng chúng ta và xây dựng ngôi thánh đường mới tôn kính Mẹ Chí Thánh. Tôi hoan nghênh tất cả những bản phác họa trùng tu và xây dựng cơ sở, và nỗ lực cung cấp cho sự gia tăng lớn mạnh và những nhu cầu của cộng đồng này. Tôi cảm thấy hạnh phúc lớn nhất để khuyến khích mọi nỗ lực tôn kính Đức Mẹ Maria bằng cả hai -- chính cuộc sống của qúi anh chị em, và với tất cả tiền của dành cho dự án này -- để cho chính Đức Mẹ La Vang sẽ chúc phúc lành xuống không chỉ trên gia đình của qúi anh chị em, nhưng tất cả mọi gia đình con cái của Giáo Hội địa phương. (Lm Phêrô Vũ Ngọc Đức, Phó xứ, dịch thuật)
Bên cạnh các giờ phụng vụ, thuyết trình và hội thảo sống đạo…, các gian hàng triển lãm, giới thiệu các dịch vụ hay công việc bác ái xã hội, cung cấp thức ăn, v.v… được các đoàn thể và các ban ngành góp phần thực hiện đầy sáng tạo. Hai chương trình văn nghệ đặc sắc được các bạn trẻ tích cực tham gia, với sự góp mặt đặc biệt của các ca sĩ Thanh Tuyền, Thế Sơn, Hồng Nhung, Trần Thái Hòa đến từ các nơi; qúy bạn trẻ trúng giải Karaoke dịp “Hội Chợ Vào Hè” của Giáo xứ cuối tháng Năm vừa qua cũng không thể vắng mặt.
Kết thúc 4 ngày đại hội, toàn thể cộng đoàn giáo xứ đã đoan hứa với Mẹ La Vang những quyết tâm thực thi trong đời sống của từng cá nhân, gia đình… 6 đại diện đón rước 6 Thánh Tượng Mẹ về 6 Giáo họ thuộc Giáo xứ, để mỗi tuần lễ từng gia đình sẽ lần lượt tiếp đón Mẹ và các thành viên trong Giáo họ quây quần bên Mẹ với tâm tình bác ái, huynh đệ, hiệp nhất, phục vụ theo như tinh thần “Chương trình Sống đạo, Nên thánh và Loan báo Tin mừng” mà Giáo xứ đã khởi xướng từ mấy năm qua.
Cầu chúc và nguyện xin Thiên Chúa, nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ La Vang và các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam ban muôn ơn phúc lành xuống trên qúy thành viên gia đình Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam.
Xem hình ảnh
Trong suốt tháng Mười, các tín hữu thành viên giáo xứ được mời gọi cùng nhau Sống Tràng Chuỗi Mân Côi Liên Kết, mà trong đó mỗi gia đình cũng như cá nhân nhận suy niệm một mầu nhiệm Mân Côi và lần hạt một chục kinh mỗi ngày.
Năm nay, Đức ông Chánh xứ Francis Phạm Văn Phương và Hội đồng Mục vụ Giáo xứ mời gọi cộng đoàn dân Chúa cùng nhau nêu cao 4 ý lực sống cho 4 ngày đại hội: (1) Ngày tôn vinh Chúa Giêsu Thánh Thể; (2) Ngày tôn vinh Các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam; (3) Ngày tôn vinh Mẹ Maria La Vang, bổn mạng Giáo xứ; (4) Ngày tôn vinh Chúa Ba Ngôi và mừng lễ bổn mạng Giáo xứ.
Nội dung các đề tài thuyết trình và hội thảo trong những ngày đại hội đều được xoay quanh từ chủ đề và 4 ý lực sống trên đây. Cha John-Francis Vũ Thế Toàn, dòng Tên, từ California hướng dẫn bằng tiếng Việt cho người lớn; Cha Giuse Nguyễn Dũng thuộc TGP Atlanta phụ trách phần tiếng Anh cho giới trẻ; và thầy Phó tế Vĩnh viễn Giuse Nguyễn Mạnh San, chuyên gia Tòa Án bang Oklahoma và Tuyên úy các nhà tù, chia sẻ về các vấn đề thực dụng liên quan đến luật pháp tại Hoa Kỳ.
Ngay buổi tối đầu tiên của đại hội, một nghi thức sám hối và hoà giải kéo dài suốt 4 tiếng đồng hồ đã được cộng đoàn cử hành trong bầu khí sâu lắng kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể và hiệp thông giữa anh chị em đồng đạo và đồng bào với nhau. Riêng các tín hữu Công giáo lần lượt được lãnh nhận Bí tích Hòa giải từ 15 linh mục Việt-Mỹ hết sức sốt sắng, trong ý hướng chuẩn bị tâm hồn thanh sạch để dâng kính Đức Mẹ La Vang, bổn mạng Giáo xứ.
Đức cha Wilton D. Gregory, Tổng Giám mục Atlanta, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, đã hiện diện chủ sự cuộc cung nghinh và Thánh lễ kính Đức Mẹ La Vang vào chiều thứ Bảy. Trong bài giảng, Đức TGM gợi nhớ việc Mẹ Maria đã đến an ủi và chữa lành cho con dân Việt Nam đang trốn tránh trong rừng La Vang do sự cấm đạo... (Xin xem nguyên văn bài giảng tiếng Việt, do cha Phó xứ Phêrô Vũ Ngọc Đức dịch thuật sau đây).
Trong Thánh lễ đồng tế bế mạc đại hội vào sáng Chúa nhật hôm nay, cha John-Francis Vũ Thế Toàn chia sẻ Lời Chúa về con đường sống cốt lõi của đạo thánh Đức Chúa Trời là “mến Chúa và yêu người” với các tấm gương sống động, trong đó có câu chuyện thời đại liên hệ trực tiếp với dân nước Việt Nam chúng ta, từng được ĐTC Chân phước Gioan Phaolô II đề cao, đó chính là mẫu gương Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, người đã thể hiện trọn vẹn lối sống “kính mến Chúa hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực… và thương yêu mọi người như chính mình”.
Bài Giảng của Đức Tổng Giám Mục Wilton D. Gregory
(Thánh Lễ Đại Trào Mừng Kính Đức Mẹ La Vang, Bổn Mạng Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam, TGP Atlanta, Georgia - thứ Bẩy ngày 22 tháng 10 năm 2011)
Anh Chị em thân mến trong Chúa chúng ta,
Phần lớn các sinh viên và học sinh, vào một thời gian này hay khác, hỏi một câu hỏi danh tiếng mà nó phản ảnh lại trong Phúc Âm chiều hôm nay, “Cái đó, điều đó sẽ có trong kỳ thi cuối học kỳ không?” Người thông luật trong Phúc Âm muốn biết điều nào là quan trọng nhất trong tất cả lề luật của Chúa – điều nào là quan trọng – điều nào là điểm trọng tâm? Phần lớn các thầy cô giáo thường trả lời với một gịong phóng đại cách hiển nhiên tới câu hỏi không thể tránh khỏi được từ những sinh viên và học sinh rằng tất cả những gì mà họ dậy thì quan trọng. Tuy vậy Chúa Giêsu thực sự trả lời câu hỏi của người thông luật và có lẽ cũng là câu hỏi của chúng ta tới điều nào là quan trọng nhất trong lề luật của Thiên Chúa – đó là yêu mến Thiên Chúa trên tất cả mọi sự và yêu thương người hàng xóm láng giểng như chính chúng ta vậy.
Trong một vài khía cạnh nào đó, Lời Chúa cho chúng ta chiều hôm nay liên hệ trực tiếp tới vấn nạn điều gì thực sự là quan trọng. Phúc Âm hôm nay nói cho chúng ta trong những từ ngữ khá trực tiếp điều gì sẽ có trong kỳ thi cuối cùng của cuộc sống. Chính vì thế, chúng ta tốt hơn nên để ý thật kỹ lưỡng, bởi vì điều mà Thầy Chí Thánh nói kế tiếp thì thực sự quan trọng!
Trái tim con người tìm kiếm đến tận cốt lõi của vấn đề, cắt chẻ từng ngõ ngách, bỏ qua những gì cho rằng không quan trọng và cần thiết. “Lạy Thầy, giới răn nào trong lề luật là lớn nhất và quan trọng hơn hết?” Sau cùng tất cả được nói tới, và làm theo, điều nào mà Chúa cho rằng quan trọng nhất trong tất cả những điều cần phải thực hành, những nghiêm cấm, những cổ xúy, và những hướng dẫn trong lề luật? Tại sao chúng ta tất cả lại không muốn tìm hiểu thông tin tương tự này? Chúng ta sống dưới Lề Luật mới của sự tự do, chúng ta là những người theo Chúa Giêsu và cách nhìn mới của Ngài, chúng ta đang sống trong một thời đại của sự thông tin ngay tức khắc – của tất cả nhưng có sự tự do giới hạn và cơ hội, chúng ta đã khám phá ra nhiều sự bí mật to lớn của thế giới và sự bắt đầu của sự trương nở to lớn của không gian bên ngoài thế giới chúng ta đang sống, chúng ta cũng muốn biết điều nào là quan trọng nhất theo như ý muốn và chương trình của Thiên Chúa.
Trả lời của Chúa Giêsu chính vì thế không chỉ là một một sự trả lời tới một người chuyên môn Do Thái trong lề luật Môisen. Trả lời của Chúa Giêsu thì không bị giới hạn tới những ai đã sống dưới thời Cựu Ước với thật nhiều tập quán và thực hành đã đâm rễ sâu trong thế giới của người Do Thái. Lời nói của Chúa Giêsu tới chúng ta, tới tất cả qúi ông bà và anh chị em, và tới chính tôi ngay tại nơi đây trong Phía Bắc Georgia với rất nhiều người đến đây từ nhiều nguồn gốc khác nhau; tuy nhiên, là những người mà tất cả dường như cùng có những quan tâm giống nhau về cuộc sống. Chúa Giêsu nói với chúng ta điều gì sẽ có trong kỳ thu cuối học kỳ. Chúng ta sẽ bị phán xét dựa trên lòng yêu mến Thiên Chúa và tình yêu dành cho anh chị em khác. Đó là điều sẽ có trong ngày xét xử, đó sẽ là những câu hỏi, đó sẽ là những tiêu chuẩn định gía chính chúng ta. Thật là sơ lược và giản dị, không phải là như thế!
Một cách hiển nhiên, giống như một người thầy, cô giáo tốt, Chúa Giêsu đặt tiêu chuẩn cao hơn hẳn nhiều người trong chúng ta khi mà họ dám cả gan để thách thức. Yêu mến Thiên Chúa và người khác một cách qúa hoàn toàn và đầy đủ, qúa tuyệt đối, qúa chi tiết, dường như có vẻ qúa dễ dàng. Thử thách đó tuy nhiên vượt qúa xa hơn hẳn phần lớn chúng ta. Tất cả chúng ta hiểu biết rằng tận hiến như thế cho Chúa và cho người khác vẫn còn là bổn phận khó khăn lớn nhất mà chúng ta thực sự chạm trán trong cuộc sống. Chúng ta hiểu biết rằng hai câu hỏi chúng ta yêu mến Chúa và tha nhân như thế nào vẫn cứ tiếp tục thử thách mỗi người chúng ta cách lớn lao nhất và hết mọi ngày trong cuộc sống chúng ta. Vì thế chúng ta thực sự hiểu biết nhiều hơn về kỳ thi cuối học kỳ hơn hẳn điều chúng ta đã làm trước khi chúng ta đặt câu hỏi này phải không? Phải, chúng ta hiểu. Chúng ta hiểu biết rằng kỳ thi cuối khóa sẽ thực sự khó và chúng ta cần phải học hành cố gắng hơn nếu chúng ta hy vọng để thành công. Có lẽ tất cả là điều Chúa Giêsu mong muốn chúng ta hiểu biết – cách đơn giản rằng ý nghĩa và mục đích cuộc sống đòi hỏi sự tận hiến tràn đầy lòng yêu mến. Chúa Giêsu mong muốn chúng ta hiểu biết rằng không phải đó là những giải pháp dễ dàng, và đơn giản trong hành trình về Vương Quốc Thiên Chúa. Vì thế, nếu tôi là anh chị em, tôi bắt đầu thực hành và học biết bài học đó – ngay lúc này!
Cộng Đoàn người Việt chúng ta được chúc phúc cũng tụ họp nhau chiều tối hôm nay để cử hành ngày lễ Đức Mẹ La Vang – sự hiện ra có tính cách mầu nhiệm của Mẹ Maria đối với các tín hữu người Công Giáo Việt Nam thuở xưa đã chạy chốn khỏi cuộc bắt bớ đạo, và bệnh tật. Mẹ đã an ủi và chữa lành họ và đối với họ Mẹ là một vị Quan Thầy Bảo Trợ và một người Mẹ như là người Mẹ đối với tất cả con cái của Ngài. Giáo Xứ này đã tận hiến cho Mẹ như là một sự nhắc nhở cho toàn thể mọi người trong Tổng Giáo Phận vể tình yêu thương của Mẹ và sự bảo vệ của người mẹ không phải chỉ dành riêng cho cộng đồng người Việt, nhưng cũng cho tất cả những ai chạy đến Mẹ xin ơn trợ giúp. Giáo Xứ này đang nhận lãnh một nỗ lực cao qúi làm gia tăng sự hiện diện này trong cộng đồng chúng ta và xây dựng ngôi thánh đường mới tôn kính Mẹ Chí Thánh. Tôi hoan nghênh tất cả những bản phác họa trùng tu và xây dựng cơ sở, và nỗ lực cung cấp cho sự gia tăng lớn mạnh và những nhu cầu của cộng đồng này. Tôi cảm thấy hạnh phúc lớn nhất để khuyến khích mọi nỗ lực tôn kính Đức Mẹ Maria bằng cả hai -- chính cuộc sống của qúi anh chị em, và với tất cả tiền của dành cho dự án này -- để cho chính Đức Mẹ La Vang sẽ chúc phúc lành xuống không chỉ trên gia đình của qúi anh chị em, nhưng tất cả mọi gia đình con cái của Giáo Hội địa phương. (Lm Phêrô Vũ Ngọc Đức, Phó xứ, dịch thuật)
Bên cạnh các giờ phụng vụ, thuyết trình và hội thảo sống đạo…, các gian hàng triển lãm, giới thiệu các dịch vụ hay công việc bác ái xã hội, cung cấp thức ăn, v.v… được các đoàn thể và các ban ngành góp phần thực hiện đầy sáng tạo. Hai chương trình văn nghệ đặc sắc được các bạn trẻ tích cực tham gia, với sự góp mặt đặc biệt của các ca sĩ Thanh Tuyền, Thế Sơn, Hồng Nhung, Trần Thái Hòa đến từ các nơi; qúy bạn trẻ trúng giải Karaoke dịp “Hội Chợ Vào Hè” của Giáo xứ cuối tháng Năm vừa qua cũng không thể vắng mặt.
Kết thúc 4 ngày đại hội, toàn thể cộng đoàn giáo xứ đã đoan hứa với Mẹ La Vang những quyết tâm thực thi trong đời sống của từng cá nhân, gia đình… 6 đại diện đón rước 6 Thánh Tượng Mẹ về 6 Giáo họ thuộc Giáo xứ, để mỗi tuần lễ từng gia đình sẽ lần lượt tiếp đón Mẹ và các thành viên trong Giáo họ quây quần bên Mẹ với tâm tình bác ái, huynh đệ, hiệp nhất, phục vụ theo như tinh thần “Chương trình Sống đạo, Nên thánh và Loan báo Tin mừng” mà Giáo xứ đã khởi xướng từ mấy năm qua.
Cầu chúc và nguyện xin Thiên Chúa, nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ La Vang và các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam ban muôn ơn phúc lành xuống trên qúy thành viên gia đình Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam.
Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội La Vang Tại Las Vegas
Phan Văn Sỹ
11:11 24/10/2011
Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội La Vang Tại Las Vegas
Đúng 9:00 sáng ngày 23 tháng 10 năm 2011, đáp lời mời gọi hẹn gặp nhau trong Thánh Lễ Bế Mạc hôm nay của cha Thiệu, mọi người đã tề tựu để tham dự Thánh Lễ bế mạc do Đức Cha Vũ Văn Thiên chủ tế cùng 17 vị linh mục đồng tế. Cuối Lễ, ca đoàn La Vang và giáo dân hát vang bài: “Mẹ Ở Con Về”, mọi người ngùi ngùi thương cảm khi hát đến đọan: Mẹ ở con về, Mẹ La Vang ơi, Mẹ ở con về, lòng con…thương nhớ! Nhiều người đã dơm dớm nước mắt qua lời ca này.
Xem hình lễ bế mạc
Sau bài hát kết lễ là Phép Lành Toàn Xá của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI, mặc dầu trời về thu, gió mát êm dịu nhưng ánh nắng vẫn còn chói chang, nhưng con cái Mẹ vẫn ráng nán lại để tham dự cuộc xổ số thật vui và hào hứng. Trong cuộc xổ số này, mọi người mới biết một điều lý thú là một bà ngoại đạo nghe đồn sự linh thiêng của Mẹ La Vang, đã đến tham dự Đại Hội và mua mấy vé số, bà khấn xin nếu Mẹ cho bà về Việt Nam bán được căn nhà, bà sẽ ủng hộ tiền ấy vào việc xây dựng Đền Thánh. Bà thật ngạc nhiên trong cảm động khi Mẹ La Vang đã cho bà trúng số 500$, khiến lòng tin của bà được vững hơn để bà chuẩn bị về Việt Nam bán nhà.
Nhìn cảnh kẻ ở người đi thật bịn rịn, ngùi ngùi cảm động, một khách hành hương thốt lên câu thơ:
La Vang đi dễ khó về,
Trai đi quyến luyến, gái về chùn chân.
Những chiếc xe bus từ từ lăn bánh, nhiều cánh tay đưa ra vẫy chào Cộng Đoàn Mẹ La Vang và hẹn tái ngộ Đại Hội năm sau vào ngày 19,20,21/10/2012 với chủ đề: “Cùng Mẹ Xin Vâng” mà cha Giám đốc đã chọn sẵn cho đề tài năm tới.
Trước khi chia tay với khách hành hương, ban báo chí Hiệp Nhất làm một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng với vài người:
H:Xin anh cho biết quí danh? Anh từ đâu đến và thuộc giáo xứ nào?
Đ: Tôi tên Nguyễn Khánh, thuộc giáo xứ Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại California.
H: Anh có nhận xét gì về Đại Hội?
Đ: Theo tôi nếu không khen ngợi Đại Hội La Vang Las Vegas năm nay thì thật là một điều thiếu sót to lớn.
H: Theo anh, điểm nào đáng khích lệ, điểm nào nên xây dựng?
Đ: Phải nói những người chịu trách nhiệm các bộ phận trong guồng máy Đại Hội, người nào cũng giỏi và tích cực, điều này nói lên tài khéo léo của người lãnh đạo là cha Giám Đốc.
H: Anh nghĩ sao về việc Cộng Đoàn Mẹ La Vang lo và phục vụ ẩm thực free cho khách hành hương?
Đ: Việc phục vụ ẩm thực thật chu đáo vì theo tôi nếu để cho các nhà hàng buôn bán bên ngoài thầu, sẽ làm cho giáo dân chia trí trong việc tham dự Đại Hội.
H: Xin anh cho biết khuyết điểm để cha Giám Đốc, anh Đại Diện và chúng tôi sẽ hoàn thiện hơn vào năm tới?
Đ: Theo thiển ý của tôi, điểm tốt quá nhiều do đó nó khỏa lấp các điểm khiếm khuyết nhỏ, ví như cán cân nghiêng lệch về phía tốt, thì tốt hết rồi đâu còn điểm xấu nữa.
Xin cám ơn những đóng góp quí báu của anh để giúp Cộng đoàn La Vang chúng tôi cố gắng làm tốt hơn cho Đại Hội năm tới. Xin chúc anh ra về được bình an và nhận lãnh nhiều ơn Mẹ chuyển cầu.
Người thứ hai, chúng tôi xin phỏng vấn là Sơ Nguyễn Thị Thiên Thanh, thuộc dòng Mến Thánh Giá Los Angeles.
H: Xin Sơ cho biết đã tham dự bao nhiêu Đại Hội từ trước đến nay?
Đ: Lần đầu tiên tôi tham dự Đại Hội “Mẹ La Vang - Mẹ Việt Nam”.
H: Cảm tưởng của Sơ khi tham dự đại Hội?
Đ: Người tham dự kể lại cho tôi nghe: Họ rất cảm động, vì qua Đại Hội những năm trước họ nhận được rất nhiều ơn lành. Nhìn thấy lòng nhiệt thành của họ đến từ phương xa, qua sự biểu lộ đức tin của các cô, các chú, các bác bày tỏ lòng tôn kính, tạ ơn Mẹ làm cho chúng tôi, giới trẻ muốn noi theo gương sáng của bậc đàn anh đi trước.
H: Sơ nghĩ gì về sự tổ chức?
Đ: Các cô, các chú, anh chị em tất cả rất hăng say làm việc vì lợi ích chung, hy sinh rất nhiều. Cụ thể thức khuya dậy sớm, nấu ăn phục vụ ẩm thực, sắp xếp dọn dẹp, trang trí đẹp và mỹ thuật, gọn ghẽ, trang nghiêm trong giờ thờ phượng. Tất cả đều làm với sự vui vẻ, nhiệt thành.
H: Sơ có gì góp ý để cần cải thiện cho những Đại Hội năm tới?
Đ: Lần đầu tiên đi tham dự đại Hội nên không biết nhiều để góp ý, so sánh, tuy nhiên theo tôi, nên có thêm gian hàng về ăn uống, giải khát để có thêm thay đổi cho sở thích mỗi người.
Vị cuối cùng chúng tôi phỏng vấn là Lm. Vincentê Nguyễn Quang Thế, hiện hưu dưỡng ở Orange County.
H: Xin cha cho biết cảm tưởng của cha khi tham dự Đại Hội?
Đ: Rất là vui, phấn khởi, mỗi ngày có đổi mới, có thêm những sự kiện mới mẻ: Tổ chức, kiến thiết đổi mới, khác lạ, hấp dẫn, tuy nhiên chắc cũng kèm theo nhiều tốn kém, phải ca tụng cha Tân Giám đốc, ngài còn trẻ nên trẻ trung hóa đường lối tổ chức Đại Hội, nhiều cải tiến, các cha giảng thuyết nhiều đề tài xúc tích, hấp dẫn, đi vào thực tế đề tài, về văn nghệ, các em càng ngày càng tập luyện điêu luyện hơn, số giáo dân phương xa đến tham dự Đại Hội năm nay đông đảo hơn.
H: Cha có ý kiến gì cần thay đổi hay cải tiến để Đại Hội sắp tới được thêm tốt đẹp hơn lên?
Đ: Theo tôi nên có đề tài nói về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, vì tôi tham dự nhiều Đại Hội, nơi nào cũng có thêm đề tài này, cũng có nhiều người đề nghị nên làm văn nghệ ở một chỗ khác thay vì Linh Đài Mẹ, tuy nhiên theo tôi hoàn cảnh chưa cho phép.
Xin cám ơn cha về những ý kiến đóng góp, kính chúc cha thượng lộ bình an và xin hẹn tái ngộ cùng cha trong Đại Hội năm tới.
Phan Văn Sỹ
Đúng 9:00 sáng ngày 23 tháng 10 năm 2011, đáp lời mời gọi hẹn gặp nhau trong Thánh Lễ Bế Mạc hôm nay của cha Thiệu, mọi người đã tề tựu để tham dự Thánh Lễ bế mạc do Đức Cha Vũ Văn Thiên chủ tế cùng 17 vị linh mục đồng tế. Cuối Lễ, ca đoàn La Vang và giáo dân hát vang bài: “Mẹ Ở Con Về”, mọi người ngùi ngùi thương cảm khi hát đến đọan: Mẹ ở con về, Mẹ La Vang ơi, Mẹ ở con về, lòng con…thương nhớ! Nhiều người đã dơm dớm nước mắt qua lời ca này.
Xem hình lễ bế mạc
Sau bài hát kết lễ là Phép Lành Toàn Xá của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI, mặc dầu trời về thu, gió mát êm dịu nhưng ánh nắng vẫn còn chói chang, nhưng con cái Mẹ vẫn ráng nán lại để tham dự cuộc xổ số thật vui và hào hứng. Trong cuộc xổ số này, mọi người mới biết một điều lý thú là một bà ngoại đạo nghe đồn sự linh thiêng của Mẹ La Vang, đã đến tham dự Đại Hội và mua mấy vé số, bà khấn xin nếu Mẹ cho bà về Việt Nam bán được căn nhà, bà sẽ ủng hộ tiền ấy vào việc xây dựng Đền Thánh. Bà thật ngạc nhiên trong cảm động khi Mẹ La Vang đã cho bà trúng số 500$, khiến lòng tin của bà được vững hơn để bà chuẩn bị về Việt Nam bán nhà.
Nhìn cảnh kẻ ở người đi thật bịn rịn, ngùi ngùi cảm động, một khách hành hương thốt lên câu thơ:
La Vang đi dễ khó về,
Trai đi quyến luyến, gái về chùn chân.
Những chiếc xe bus từ từ lăn bánh, nhiều cánh tay đưa ra vẫy chào Cộng Đoàn Mẹ La Vang và hẹn tái ngộ Đại Hội năm sau vào ngày 19,20,21/10/2012 với chủ đề: “Cùng Mẹ Xin Vâng” mà cha Giám đốc đã chọn sẵn cho đề tài năm tới.
Trước khi chia tay với khách hành hương, ban báo chí Hiệp Nhất làm một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng với vài người:
H:Xin anh cho biết quí danh? Anh từ đâu đến và thuộc giáo xứ nào?
Đ: Tôi tên Nguyễn Khánh, thuộc giáo xứ Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại California.
H: Anh có nhận xét gì về Đại Hội?
Đ: Theo tôi nếu không khen ngợi Đại Hội La Vang Las Vegas năm nay thì thật là một điều thiếu sót to lớn.
H: Theo anh, điểm nào đáng khích lệ, điểm nào nên xây dựng?
Đ: Phải nói những người chịu trách nhiệm các bộ phận trong guồng máy Đại Hội, người nào cũng giỏi và tích cực, điều này nói lên tài khéo léo của người lãnh đạo là cha Giám Đốc.
H: Anh nghĩ sao về việc Cộng Đoàn Mẹ La Vang lo và phục vụ ẩm thực free cho khách hành hương?
Đ: Việc phục vụ ẩm thực thật chu đáo vì theo tôi nếu để cho các nhà hàng buôn bán bên ngoài thầu, sẽ làm cho giáo dân chia trí trong việc tham dự Đại Hội.
H: Xin anh cho biết khuyết điểm để cha Giám Đốc, anh Đại Diện và chúng tôi sẽ hoàn thiện hơn vào năm tới?
Đ: Theo thiển ý của tôi, điểm tốt quá nhiều do đó nó khỏa lấp các điểm khiếm khuyết nhỏ, ví như cán cân nghiêng lệch về phía tốt, thì tốt hết rồi đâu còn điểm xấu nữa.
Xin cám ơn những đóng góp quí báu của anh để giúp Cộng đoàn La Vang chúng tôi cố gắng làm tốt hơn cho Đại Hội năm tới. Xin chúc anh ra về được bình an và nhận lãnh nhiều ơn Mẹ chuyển cầu.
Người thứ hai, chúng tôi xin phỏng vấn là Sơ Nguyễn Thị Thiên Thanh, thuộc dòng Mến Thánh Giá Los Angeles.
H: Xin Sơ cho biết đã tham dự bao nhiêu Đại Hội từ trước đến nay?
Đ: Lần đầu tiên tôi tham dự Đại Hội “Mẹ La Vang - Mẹ Việt Nam”.
H: Cảm tưởng của Sơ khi tham dự đại Hội?
Đ: Người tham dự kể lại cho tôi nghe: Họ rất cảm động, vì qua Đại Hội những năm trước họ nhận được rất nhiều ơn lành. Nhìn thấy lòng nhiệt thành của họ đến từ phương xa, qua sự biểu lộ đức tin của các cô, các chú, các bác bày tỏ lòng tôn kính, tạ ơn Mẹ làm cho chúng tôi, giới trẻ muốn noi theo gương sáng của bậc đàn anh đi trước.
H: Sơ nghĩ gì về sự tổ chức?
Đ: Các cô, các chú, anh chị em tất cả rất hăng say làm việc vì lợi ích chung, hy sinh rất nhiều. Cụ thể thức khuya dậy sớm, nấu ăn phục vụ ẩm thực, sắp xếp dọn dẹp, trang trí đẹp và mỹ thuật, gọn ghẽ, trang nghiêm trong giờ thờ phượng. Tất cả đều làm với sự vui vẻ, nhiệt thành.
H: Sơ có gì góp ý để cần cải thiện cho những Đại Hội năm tới?
Đ: Lần đầu tiên đi tham dự đại Hội nên không biết nhiều để góp ý, so sánh, tuy nhiên theo tôi, nên có thêm gian hàng về ăn uống, giải khát để có thêm thay đổi cho sở thích mỗi người.
Vị cuối cùng chúng tôi phỏng vấn là Lm. Vincentê Nguyễn Quang Thế, hiện hưu dưỡng ở Orange County.
H: Xin cha cho biết cảm tưởng của cha khi tham dự Đại Hội?
Đ: Rất là vui, phấn khởi, mỗi ngày có đổi mới, có thêm những sự kiện mới mẻ: Tổ chức, kiến thiết đổi mới, khác lạ, hấp dẫn, tuy nhiên chắc cũng kèm theo nhiều tốn kém, phải ca tụng cha Tân Giám đốc, ngài còn trẻ nên trẻ trung hóa đường lối tổ chức Đại Hội, nhiều cải tiến, các cha giảng thuyết nhiều đề tài xúc tích, hấp dẫn, đi vào thực tế đề tài, về văn nghệ, các em càng ngày càng tập luyện điêu luyện hơn, số giáo dân phương xa đến tham dự Đại Hội năm nay đông đảo hơn.
H: Cha có ý kiến gì cần thay đổi hay cải tiến để Đại Hội sắp tới được thêm tốt đẹp hơn lên?
Đ: Theo tôi nên có đề tài nói về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, vì tôi tham dự nhiều Đại Hội, nơi nào cũng có thêm đề tài này, cũng có nhiều người đề nghị nên làm văn nghệ ở một chỗ khác thay vì Linh Đài Mẹ, tuy nhiên theo tôi hoàn cảnh chưa cho phép.
Xin cám ơn cha về những ý kiến đóng góp, kính chúc cha thượng lộ bình an và xin hẹn tái ngộ cùng cha trong Đại Hội năm tới.
Phan Văn Sỹ
Thánh Lễ Truyền Thống lần thứ 13 - Thánh Lễ Cầu Nguyện Tạ Ơn, Tri Ân.
SVCG Hải Hà.
13:52 24/10/2011
Thánh Lễ Truyền Thồng lần thứ 13 - Thánh Lễ Cầu Nguyện Tạ Ơn, Tri Ân.
Nhằm tuần thứ 4 hàng năm, và năm nay Chúa Nhật XXX - Khánh Nhật Truyền Giáo, nhóm SVCG Hải Hà được sự cho phép và giúp đỡ của Cha đặc trách giới trẻ TGP Hà Nội, Ga. Lê Trọng Cung và trực tiếp từ Cha Chánh xứ Jos. Nguyễn Khắc Quế. Tại Thánh Đường Giáo xứ Thạch Bích hạt Thanh Oai - TGP Hà Nội, ngày 22 và 23 tháng 10 năm 2011 đã diễn ra đêm hoan ca tạ ơn, Cầu nguyện và Thánh Lễ tri ân - sai đi hết sức ân tình và sốt mến với chủ đề: "Xin hiệp nhất chúng con trong tình yêu Thiên Chúa".
Xem hình
Lược qua nhóm svcg Hải Hà.
Nhóm sinh viên Công Giáo Hải Hà là một trong 21 nhóm SVCG được điều hành chung bởi Hội SVCG TGP Hà Nội - Ban điều Hành Chung; hiện nay theo thống kê Hội SVCG TGP Hà Nội còn 18 nhóm chính cấu thành. Mỗi nhớm có một đặc trưng và các thức hoạt động, sinh hoạt được biệt thế mạnh. Riêng nhóm SVCG Hải Hà được hình thành từ tháng 10/1998, bởi sự Linh hướng ý tưởng từ ĐHY PhaoLô Giuse Phạm Đình Tụng. Trực tiếp chủ tế khởi xưởng trong Thánh Lễ thành lập bởi Cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý - Chánh xứ Hàm Long ngày nay. Tại Thánh đường Gx Sở Kiện là Thánh Lễ đầu tiên của nhóm SVCG Hải Hà với số thành viên ban đầu là 30, dưới thời trưởng nhóm đầu tiên là anh Jos. Nguyễn Mạnh Hiền hiện đang định cư tại Pháp. Sau đó số thành viên dần tăng lên; các hoạt động chủ yếu thời kỳ đầu là kêu gọi nhau tham dự Thánh lễ và họp nhau chia sẻ loan tin hiệp thông với Giáo Hội, gặp gỡ chia sẻ. Ban đầu gồm chủ yếu SVCG thuộc GP Hải Phòng và Miền Hà Tây - GP Hà Nội, sau đó đến nay bao gồm các sinh viên từ nhiều Giáo phận khác tham gia bởi những hoạt động Cầu Nguyện - Chia sẻ đã mời gọi được nhiều thêm. Sau đó tiếp đến thời anh Jos. Nguyễn Hải Đăng dưới sự giúp đỡ bởi ĐGM Jos. Nguyễn Tùng Cương, GP Hải Phòng, năm 2001 đã phát triển phong trào Tiếp Sức Mùa Thi cho các em thí sinh tại các vùng quê lên Hà Nội thi, khu vục tiếp sức chính là VP Tòa TGM Hà Nội; sau đó chương trình này được lan ra cho các nhóm SVCG khác, và cả thanh niên tình nguyện tại Hà Nội.
Đến thời anh Jos. Nguyễn Anh Tuấn thì bắt đầu có những biểu trưng là Cờ, Logo, Slogan; "Xin cho chúng nên một"; Biểu trưng của hai vùng miền là biển và núi non, Trong sự hiệp nhất có Ánh Hào Quang Thiên Chúa - mặt trời; và sự hướng dẫn bởi Thánh Linh - Biểu trưng chim bồ câu.
Đến thời anh Jos. Nguyễn Văn Thắng, dưới sự phổ biến của chị Mary Nguyễn Thúy Uyên - GP Đà Lạt; phương pháp cầu nguyện - chia sẻ theo lối 7 bước dựa trên Kinh Thánh được phổ biến - đào tạo Linh Hoạt Viên Cầu Nguyện; Sau đó thời anh Joa. Nguyễn Công Chính, đã áp dụng tới tất cả các quận nhỏ, các thành viên và trở nên phương pháp hoạt động chính yếu, xương sống sinh hoạt hàng tuần của SVCG Hải Hà, kèm theo Thánh Lễ dành riêng, tuần thứ 3 hàng tháng.
Phương châm của SVCG Hải Hà là sinh hoạt cầu nguyện, chia sẻ theo lối 7 bước; giúp đỡ nhau trong cuộc sống và sinh hoạt đức tin, hiệp nhất trong lòng Giáo Hội với khẩu hiệu "Xin cho chúng nên một - Ut Sint Unum". Chính vì vậy mà nhiều bạn sinh viên khi rời xa gia đình đã có một mái nhà hoạt động tôn giáo để sống niềm tin và cộng đoàn.
Trải qua các thời kỳ, số lượng tham gia ngày một lớn lên, nhưng trong đó vẫn luôn có rất nhiều anh chị cựu luôn hoạt động và hướng dẫn để giúp các em Sinh viên không vượt ra những giá trị truyền thống và mục tiêu là Đời Sống Cầu nguyện là HỒN của nhóm SVCG Hải Hà. Giúp cho các em Sinh viên và tất cả luôn xứng đáng với ơn gọi SV Công Giáo. Cùng với sự trực tiếp đó luôn có sự đồng hành bởi Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Thầy thuộc TGP Hà Nội, GP Hải Phòng, Dòng Tên, DCCT; Quý Soeurs Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Dòng Phao Lô, Dòng Đa Minh, Dòng Mến Thánh Giá... Chính vì sự lui tới mục vụ viếng thăm và bởi Thánh Lễ dành riêng đã tạo nên những sinh hoạt tôn giáo sống trong sụ hiệp nhất; nảy sinh vững mạnh đức tin và Lời Hằng Sống được thể hiện qua đời sống hàng ngày.
Năm nay; mừng kỷ niệm sinh nhật lần thứ XIII - với chủ đề linh hướng năm: "Xin hiệp nhất chúng con trong Tình Yêu THiên Chúa", với chương trình giao lưu 13 năm một chặng đường tại giáo xứ Thạch Bích - GP Hà Nội,
Lược qua Giáo xứ Thạch Bích
Gx Thạch Bích trước đây là làng Thạch Tuyền - Thế Kỷ 18 có 60 nhân danh. Thời Đức Cha Gendreau - Đông (1892 - 1935) Thạch Bích được nâng lên hàng Giáo xứ. Nhà thờ hoàn thành năm 1911. Tại xã Bích Hòa - Thanh Oai - Hà Nội; số giáo dân hiện tại là 10,000 giáo dân, sinh hoạt trực tiếp tại quê hương khoảng 6,117 nhân danh. Một số giáo họ lẻ thuộc Giáo xứ Thạch Bích là; Cao Bộ, Đồng Dương, Đồng Hoàng, Phú Mỹ, Cao Mật Bến, Cao Mật Làng, Nội Hồ, My Dương, Văn Nội và Thanh Lãm.
Gx Thạch Bích nhận Đức Mẹ Mân Côi là Quan Thầy, quê hương đã dâng cho Giáo Hội 37 Linh Mục và 20 Soeurs. Đã nhận sự linh hướng quản xứ bởi 13 Cha qua các thời kỳ. Hiện nay được trông coi chăm sóc bởi Cha Jos. Nguyễn Khắc Quế, Cha Phó Dom. Nguyễn Công Khương MF, Cha Phó Jos. Hà Văn Chuẩn. HĐGX hiện tại là ông Chánh Hiếu, Ông Trùm Vàng. Tại Gx Thạch Bích có khu đền Đức Mẹ Hẳng Cứu Giúp và nhà dòng các Soeurs Dòng Phao Lô.
Năm 2011, là năm Kỷ Niệm 100 năm Xây Dựng Thánh Đường Thạch bích, vừa diễn ra đầu tháng 10. Những năm 2009 tại nơi đây cũng đã đăng cai tổ chức Đại Hội SVCG Tổng GP Hà Nội, và năm nay nơi đây đã vui lòng mở cửa đón nhận các bạn sinh viên Công Giáo Hải Hà về đây để mừng lễ tạ ơn, cầu nguyện và lãnh nhận lửa sai đi lần thứ 13 - SVCG Hải Hà. Có khả năng nơi đây sẽ diễn ra Đại Hội SVCG XIV - Hội SVCG TGP Hà Nội tháng 11 tới đây.
Thánh lễ Truyền thống lần thứ 13 - 13 năm một chặng đường.
Được sự chuẩn bị từ anh Jos. Đỗ Công Sơn, phó; anh Jos. Nguyễn Văn Phúc, Pet. Nguyễn Quan Hải; các công tác chuẩn bị được phân công cho các ban ngành - bộ phận;
Với sự chuẩn bị chủ đề: Xin Hiệp Nhất Chúng Con Trong Tình Yêu Thiên Chúa; chính là Hiệp Nhất trong yêu thương; khởi đầu từ Ba Ngôi Thiên Chúa; bắt đầu từ Đức Kitô dưới sự linh hướng bởi Chúa Thánh Thần sẽ nhắm tới những giờ cầu nguyện và học hỏi Giáo Lý hướng tới Năm Đức Tin và tiến tới xích lại gần nhau như chủ đề Tuần Truyền giáo năm nay; "Hãy yêu người lân cận như chính mình" (Mt 23,39). Khởi hành từ Đức Kitô, cuộc hành trình trong yêu thương vô tận, cuối con đường là ngày mùa vui - lời bài hát trong Thánh lễ sai đi.
Những chủ tâm đích thực hoạt động chính cho cả năm; bài ca chủ đề "Bài Ca Hiệp Nhất", bài ca sinh hoạt "Tình Hiệp Nhất"; hoạt động chủ yếu Cầu Nguyện - Chia sẻ 7 bước dựa trên Kinh Thánh, Học hỏi Giáo Lý, thu hút anh chị em sinh viên kêu gọi tham gia để sống hiệp nhất trong lòng Giáo Hội.
Công việc cụ thể; mở quỹ Bác Ái; gây quỹ bác ái giúp đỡ những bạn SVCG nghèo - có ý chí vượt khó, vươn lên và có đời sống nhân đức tốt. Bắt đầu đã trao phần thưởng và học bổng cho 03 em; em Nhàn, em Hậu và em Linh để giúp các em cố gắng hơn trong học tập. Giúp các em Tân Sinh Viên có một môi trường sống chia sẻ cầu nguyện khi xa nhà.
Năm nay, 22&23 tháng 10 - Mừng kỷ niệm được diễn ra rất thành công; đêm hoan ca tạ ơn dưới 17 tiết mục văn nghệ Nhạc Thánh Ca.
Bắt đầu bởi lời khai mạc của Cha chánh xứ; sau đó là nghi thức rước cờ nhóm và dương cờ; Chủ đạo là tốp ca Bài Ca Hiệp Nhất, tiếp đến là bài Tình Hiệp Nhất; Vũ Khúc Avemari a... Chương trình văn nghệ chủ yếu các tiết mục có tính chất linh Thánh, Thánh Ca - Chương Trình đêm Hoan Ca Cảm Tạ; ngay tiếp sau là chương trình sinh hoạt lửa trại; Cuối là giờ cầu nguyện Phút Hồi Tâm được hướng dẫn bởi Quý Thầy Dòng Tên S.J. thể hiện sự hiệp nhất và tĩnh tâm.
Trọng tâm của 13 năm một chặng đường là Thánh Lễ - Tạ Ơn Cầu Nguyện, Sai đi. Trước đó được chuẩn bị chương trình giao lưu 13 năm một chặng đường - Ôn Cố tri tân gặp gỡ các tầng lớp từ thành lập đến phát triển - mục đích của chương trình là BỨC TRANH GHÉP - HIỆP NHẤT, gây quỹ bác ái Học Bổng svCG nghèo.
Thánh lễ chính tiệc có sự đồng tế của:
Lm Jos. Nguyễn Khắc Quế, chánh xứ Thạch Bích, chủ tế Thánh lễ
Lm Annton Nguyễn Văn Thắng, Cha giáo Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội; cha đồng hành. Chia sẻ Thánh lễ.
Lm Dom. Nguyễn Công Khương MF
Lm Jos. Hà Văn Chuẩn.
Một Thánh Lễ ghi dấu ấn sự thành công bởi trước đó đã có một tuần tĩnh tâm tại gx Thượng Thụy, và ngày 22 quý Cha liên tục mở tòa giải tội; vì thế mà 95% các bạn SVCG đã đến với tòa hòa giải để chuẩn bị tâm hồn đón nhận Thánh lễ dành riêng đặc biệt này. Ca đoàn phục vụ Thánh Lễ là ca đoàn Gabriel - Hải Hà, với những giọng ca vang chúc tụng ngợi khen. Đoàn dâng của lễ nhằm dâng lên Chúa những công việc hoạt động cả năm, những hoa trái đã sinh lời kết quả bởi những đôi anh chị cựu, đôi tân sinh viên, đôi ban cán sự.
Cuối Thánh lễ là nghi thức sai đi; với bài hát Loan Báo Tin Mừng; ngọn nến được bắt đầu từ Nến Phục Sinh - Khởi Hành từ Đức Kitô được thắp bởi Cha Chánh xứ, trao cho các anh chị cựu, các anh chị cựu trao lại cho các tân sinh viên và lan ra tới tất cả; sai đi loan báo Tin Mừng sống nhân chứng đức tin và giúp đỡ trong yêu thương. Kết thúc là kinh đọc Rabouni 77.
Ngay sau là tiệc mừng; dưới sự giúp đỡ của giáo dân giáo xứ Thạch bích.
Khép lại hai ngày mừng kỷ niệm đã nhằm đến mục đích chiều sâu là; Xưng tội, đến với Chúa; các chủ đề nhắm tới cầu nguyện, sinh hoạt tôn giáo là HỒN của nhóm SVCG. Hiệp nhất yêu thương được thể hiện bởi những mảnh ghép Hiệp Nhất tạo nên một nhóm yêu thương. Cụ thể bởi chương trình bác ái quỹ học bổng giúp ACE SVCG nghèo, khó khăn vượt qua cuộc sống.
Chúng con trân trọng ghi ơn; Đức Tổng Phêrô, Đức Cha Giuse; quý Cha Đại Chủng Viện, Quý Cha Gx Thạch Bích, Quý Cha Dòng Thừa Sai Đức Tin, Quý Cha DCCT, Quý thầy Dòng Tên, Quý Sơ FMI, Quý sơ Dòng Phao Lô, Dòng Mến Thánh Giá. Quý Hội đồng giáo xứ Thạch Bích, giáo dân. Quý ông bà ban bác ái L Phù, Quý ân nhân, Quý các nhóm SVCG bạn và hết thảy trong tình cảm trân trọng cảm mến tri ân, ghi nhớ và sống trong tình Chúa yêu thương.
Các video đã truyền trực tuyến tại: http://www.justin.tv/svhaiha/videos
Nhóm SVCG Hải Hà.
Nhằm tuần thứ 4 hàng năm, và năm nay Chúa Nhật XXX - Khánh Nhật Truyền Giáo, nhóm SVCG Hải Hà được sự cho phép và giúp đỡ của Cha đặc trách giới trẻ TGP Hà Nội, Ga. Lê Trọng Cung và trực tiếp từ Cha Chánh xứ Jos. Nguyễn Khắc Quế. Tại Thánh Đường Giáo xứ Thạch Bích hạt Thanh Oai - TGP Hà Nội, ngày 22 và 23 tháng 10 năm 2011 đã diễn ra đêm hoan ca tạ ơn, Cầu nguyện và Thánh Lễ tri ân - sai đi hết sức ân tình và sốt mến với chủ đề: "Xin hiệp nhất chúng con trong tình yêu Thiên Chúa".
Xem hình
Lược qua nhóm svcg Hải Hà.
Nhóm sinh viên Công Giáo Hải Hà là một trong 21 nhóm SVCG được điều hành chung bởi Hội SVCG TGP Hà Nội - Ban điều Hành Chung; hiện nay theo thống kê Hội SVCG TGP Hà Nội còn 18 nhóm chính cấu thành. Mỗi nhớm có một đặc trưng và các thức hoạt động, sinh hoạt được biệt thế mạnh. Riêng nhóm SVCG Hải Hà được hình thành từ tháng 10/1998, bởi sự Linh hướng ý tưởng từ ĐHY PhaoLô Giuse Phạm Đình Tụng. Trực tiếp chủ tế khởi xưởng trong Thánh Lễ thành lập bởi Cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý - Chánh xứ Hàm Long ngày nay. Tại Thánh đường Gx Sở Kiện là Thánh Lễ đầu tiên của nhóm SVCG Hải Hà với số thành viên ban đầu là 30, dưới thời trưởng nhóm đầu tiên là anh Jos. Nguyễn Mạnh Hiền hiện đang định cư tại Pháp. Sau đó số thành viên dần tăng lên; các hoạt động chủ yếu thời kỳ đầu là kêu gọi nhau tham dự Thánh lễ và họp nhau chia sẻ loan tin hiệp thông với Giáo Hội, gặp gỡ chia sẻ. Ban đầu gồm chủ yếu SVCG thuộc GP Hải Phòng và Miền Hà Tây - GP Hà Nội, sau đó đến nay bao gồm các sinh viên từ nhiều Giáo phận khác tham gia bởi những hoạt động Cầu Nguyện - Chia sẻ đã mời gọi được nhiều thêm. Sau đó tiếp đến thời anh Jos. Nguyễn Hải Đăng dưới sự giúp đỡ bởi ĐGM Jos. Nguyễn Tùng Cương, GP Hải Phòng, năm 2001 đã phát triển phong trào Tiếp Sức Mùa Thi cho các em thí sinh tại các vùng quê lên Hà Nội thi, khu vục tiếp sức chính là VP Tòa TGM Hà Nội; sau đó chương trình này được lan ra cho các nhóm SVCG khác, và cả thanh niên tình nguyện tại Hà Nội.
Đến thời anh Jos. Nguyễn Anh Tuấn thì bắt đầu có những biểu trưng là Cờ, Logo, Slogan; "Xin cho chúng nên một"; Biểu trưng của hai vùng miền là biển và núi non, Trong sự hiệp nhất có Ánh Hào Quang Thiên Chúa - mặt trời; và sự hướng dẫn bởi Thánh Linh - Biểu trưng chim bồ câu.
Đến thời anh Jos. Nguyễn Văn Thắng, dưới sự phổ biến của chị Mary Nguyễn Thúy Uyên - GP Đà Lạt; phương pháp cầu nguyện - chia sẻ theo lối 7 bước dựa trên Kinh Thánh được phổ biến - đào tạo Linh Hoạt Viên Cầu Nguyện; Sau đó thời anh Joa. Nguyễn Công Chính, đã áp dụng tới tất cả các quận nhỏ, các thành viên và trở nên phương pháp hoạt động chính yếu, xương sống sinh hoạt hàng tuần của SVCG Hải Hà, kèm theo Thánh Lễ dành riêng, tuần thứ 3 hàng tháng.
Phương châm của SVCG Hải Hà là sinh hoạt cầu nguyện, chia sẻ theo lối 7 bước; giúp đỡ nhau trong cuộc sống và sinh hoạt đức tin, hiệp nhất trong lòng Giáo Hội với khẩu hiệu "Xin cho chúng nên một - Ut Sint Unum". Chính vì vậy mà nhiều bạn sinh viên khi rời xa gia đình đã có một mái nhà hoạt động tôn giáo để sống niềm tin và cộng đoàn.
Trải qua các thời kỳ, số lượng tham gia ngày một lớn lên, nhưng trong đó vẫn luôn có rất nhiều anh chị cựu luôn hoạt động và hướng dẫn để giúp các em Sinh viên không vượt ra những giá trị truyền thống và mục tiêu là Đời Sống Cầu nguyện là HỒN của nhóm SVCG Hải Hà. Giúp cho các em Sinh viên và tất cả luôn xứng đáng với ơn gọi SV Công Giáo. Cùng với sự trực tiếp đó luôn có sự đồng hành bởi Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Thầy thuộc TGP Hà Nội, GP Hải Phòng, Dòng Tên, DCCT; Quý Soeurs Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Dòng Phao Lô, Dòng Đa Minh, Dòng Mến Thánh Giá... Chính vì sự lui tới mục vụ viếng thăm và bởi Thánh Lễ dành riêng đã tạo nên những sinh hoạt tôn giáo sống trong sụ hiệp nhất; nảy sinh vững mạnh đức tin và Lời Hằng Sống được thể hiện qua đời sống hàng ngày.
Năm nay; mừng kỷ niệm sinh nhật lần thứ XIII - với chủ đề linh hướng năm: "Xin hiệp nhất chúng con trong Tình Yêu THiên Chúa", với chương trình giao lưu 13 năm một chặng đường tại giáo xứ Thạch Bích - GP Hà Nội,
Lược qua Giáo xứ Thạch Bích
Gx Thạch Bích trước đây là làng Thạch Tuyền - Thế Kỷ 18 có 60 nhân danh. Thời Đức Cha Gendreau - Đông (1892 - 1935) Thạch Bích được nâng lên hàng Giáo xứ. Nhà thờ hoàn thành năm 1911. Tại xã Bích Hòa - Thanh Oai - Hà Nội; số giáo dân hiện tại là 10,000 giáo dân, sinh hoạt trực tiếp tại quê hương khoảng 6,117 nhân danh. Một số giáo họ lẻ thuộc Giáo xứ Thạch Bích là; Cao Bộ, Đồng Dương, Đồng Hoàng, Phú Mỹ, Cao Mật Bến, Cao Mật Làng, Nội Hồ, My Dương, Văn Nội và Thanh Lãm.
Gx Thạch Bích nhận Đức Mẹ Mân Côi là Quan Thầy, quê hương đã dâng cho Giáo Hội 37 Linh Mục và 20 Soeurs. Đã nhận sự linh hướng quản xứ bởi 13 Cha qua các thời kỳ. Hiện nay được trông coi chăm sóc bởi Cha Jos. Nguyễn Khắc Quế, Cha Phó Dom. Nguyễn Công Khương MF, Cha Phó Jos. Hà Văn Chuẩn. HĐGX hiện tại là ông Chánh Hiếu, Ông Trùm Vàng. Tại Gx Thạch Bích có khu đền Đức Mẹ Hẳng Cứu Giúp và nhà dòng các Soeurs Dòng Phao Lô.
Năm 2011, là năm Kỷ Niệm 100 năm Xây Dựng Thánh Đường Thạch bích, vừa diễn ra đầu tháng 10. Những năm 2009 tại nơi đây cũng đã đăng cai tổ chức Đại Hội SVCG Tổng GP Hà Nội, và năm nay nơi đây đã vui lòng mở cửa đón nhận các bạn sinh viên Công Giáo Hải Hà về đây để mừng lễ tạ ơn, cầu nguyện và lãnh nhận lửa sai đi lần thứ 13 - SVCG Hải Hà. Có khả năng nơi đây sẽ diễn ra Đại Hội SVCG XIV - Hội SVCG TGP Hà Nội tháng 11 tới đây.
Thánh lễ Truyền thống lần thứ 13 - 13 năm một chặng đường.
Được sự chuẩn bị từ anh Jos. Đỗ Công Sơn, phó; anh Jos. Nguyễn Văn Phúc, Pet. Nguyễn Quan Hải; các công tác chuẩn bị được phân công cho các ban ngành - bộ phận;
Với sự chuẩn bị chủ đề: Xin Hiệp Nhất Chúng Con Trong Tình Yêu Thiên Chúa; chính là Hiệp Nhất trong yêu thương; khởi đầu từ Ba Ngôi Thiên Chúa; bắt đầu từ Đức Kitô dưới sự linh hướng bởi Chúa Thánh Thần sẽ nhắm tới những giờ cầu nguyện và học hỏi Giáo Lý hướng tới Năm Đức Tin và tiến tới xích lại gần nhau như chủ đề Tuần Truyền giáo năm nay; "Hãy yêu người lân cận như chính mình" (Mt 23,39). Khởi hành từ Đức Kitô, cuộc hành trình trong yêu thương vô tận, cuối con đường là ngày mùa vui - lời bài hát trong Thánh lễ sai đi.
Những chủ tâm đích thực hoạt động chính cho cả năm; bài ca chủ đề "Bài Ca Hiệp Nhất", bài ca sinh hoạt "Tình Hiệp Nhất"; hoạt động chủ yếu Cầu Nguyện - Chia sẻ 7 bước dựa trên Kinh Thánh, Học hỏi Giáo Lý, thu hút anh chị em sinh viên kêu gọi tham gia để sống hiệp nhất trong lòng Giáo Hội.
Công việc cụ thể; mở quỹ Bác Ái; gây quỹ bác ái giúp đỡ những bạn SVCG nghèo - có ý chí vượt khó, vươn lên và có đời sống nhân đức tốt. Bắt đầu đã trao phần thưởng và học bổng cho 03 em; em Nhàn, em Hậu và em Linh để giúp các em cố gắng hơn trong học tập. Giúp các em Tân Sinh Viên có một môi trường sống chia sẻ cầu nguyện khi xa nhà.
Năm nay, 22&23 tháng 10 - Mừng kỷ niệm được diễn ra rất thành công; đêm hoan ca tạ ơn dưới 17 tiết mục văn nghệ Nhạc Thánh Ca.
Bắt đầu bởi lời khai mạc của Cha chánh xứ; sau đó là nghi thức rước cờ nhóm và dương cờ; Chủ đạo là tốp ca Bài Ca Hiệp Nhất, tiếp đến là bài Tình Hiệp Nhất; Vũ Khúc Avemari a... Chương trình văn nghệ chủ yếu các tiết mục có tính chất linh Thánh, Thánh Ca - Chương Trình đêm Hoan Ca Cảm Tạ; ngay tiếp sau là chương trình sinh hoạt lửa trại; Cuối là giờ cầu nguyện Phút Hồi Tâm được hướng dẫn bởi Quý Thầy Dòng Tên S.J. thể hiện sự hiệp nhất và tĩnh tâm.
Trọng tâm của 13 năm một chặng đường là Thánh Lễ - Tạ Ơn Cầu Nguyện, Sai đi. Trước đó được chuẩn bị chương trình giao lưu 13 năm một chặng đường - Ôn Cố tri tân gặp gỡ các tầng lớp từ thành lập đến phát triển - mục đích của chương trình là BỨC TRANH GHÉP - HIỆP NHẤT, gây quỹ bác ái Học Bổng svCG nghèo.
Thánh lễ chính tiệc có sự đồng tế của:
Lm Jos. Nguyễn Khắc Quế, chánh xứ Thạch Bích, chủ tế Thánh lễ
Lm Annton Nguyễn Văn Thắng, Cha giáo Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội; cha đồng hành. Chia sẻ Thánh lễ.
Lm Dom. Nguyễn Công Khương MF
Lm Jos. Hà Văn Chuẩn.
Một Thánh Lễ ghi dấu ấn sự thành công bởi trước đó đã có một tuần tĩnh tâm tại gx Thượng Thụy, và ngày 22 quý Cha liên tục mở tòa giải tội; vì thế mà 95% các bạn SVCG đã đến với tòa hòa giải để chuẩn bị tâm hồn đón nhận Thánh lễ dành riêng đặc biệt này. Ca đoàn phục vụ Thánh Lễ là ca đoàn Gabriel - Hải Hà, với những giọng ca vang chúc tụng ngợi khen. Đoàn dâng của lễ nhằm dâng lên Chúa những công việc hoạt động cả năm, những hoa trái đã sinh lời kết quả bởi những đôi anh chị cựu, đôi tân sinh viên, đôi ban cán sự.
Cuối Thánh lễ là nghi thức sai đi; với bài hát Loan Báo Tin Mừng; ngọn nến được bắt đầu từ Nến Phục Sinh - Khởi Hành từ Đức Kitô được thắp bởi Cha Chánh xứ, trao cho các anh chị cựu, các anh chị cựu trao lại cho các tân sinh viên và lan ra tới tất cả; sai đi loan báo Tin Mừng sống nhân chứng đức tin và giúp đỡ trong yêu thương. Kết thúc là kinh đọc Rabouni 77.
Ngay sau là tiệc mừng; dưới sự giúp đỡ của giáo dân giáo xứ Thạch bích.
Khép lại hai ngày mừng kỷ niệm đã nhằm đến mục đích chiều sâu là; Xưng tội, đến với Chúa; các chủ đề nhắm tới cầu nguyện, sinh hoạt tôn giáo là HỒN của nhóm SVCG. Hiệp nhất yêu thương được thể hiện bởi những mảnh ghép Hiệp Nhất tạo nên một nhóm yêu thương. Cụ thể bởi chương trình bác ái quỹ học bổng giúp ACE SVCG nghèo, khó khăn vượt qua cuộc sống.
Chúng con trân trọng ghi ơn; Đức Tổng Phêrô, Đức Cha Giuse; quý Cha Đại Chủng Viện, Quý Cha Gx Thạch Bích, Quý Cha Dòng Thừa Sai Đức Tin, Quý Cha DCCT, Quý thầy Dòng Tên, Quý Sơ FMI, Quý sơ Dòng Phao Lô, Dòng Mến Thánh Giá. Quý Hội đồng giáo xứ Thạch Bích, giáo dân. Quý ông bà ban bác ái L Phù, Quý ân nhân, Quý các nhóm SVCG bạn và hết thảy trong tình cảm trân trọng cảm mến tri ân, ghi nhớ và sống trong tình Chúa yêu thương.
Các video đã truyền trực tuyến tại: http://www.justin.tv/svhaiha/videos
Nhóm SVCG Hải Hà.
Văn Hóa
Chuyện sống, chuyện chết, và chuyện con người
Vũ Hưu Dưỡng
19:29 24/10/2011
Con người, đã sinh ra đời ắt hẳn phải có ngày chết. Có những cái chết già, có những cái chết vì bệnh tật, có những cái chết vì tai nạn … Những cái chết vì tai nạn đến từ nhiều nguyên nhân. Có thể do phương tiện giao thông, đường sá hay do con người bất cẩn, không làm chủ tốc độ … Bên cạnh những nguyên nhân mà ta thường thấy đó đó có những nguyên nhân xem ra không thể chịu được đó là do những kẻ cướp, giật đồ để rồi đánh mất sự sống của con người.
Chị N, ở tuổi trung niên mạnh khỏe như bao người khác. Mới sáng Chúa nhật, 23 tháng 10, chị vẫn tham dự Thánh Lễ như mọi khi. Trưa đến, chị cùng người bạn đi dự đám cưới của người quen. Cũng như mọi lần và cũng như nhiều người, chị mang bên mình chiếc giỏ xách mà các bà các chị hay mang khi đi đám cưới. Xe vừa ra đầu con hẻm bờ kênh Nhiêu Lộc, chẳng biết từ đâu đến một chiếc xe khác trờ đến và giật phăng cái giỏ của chị. Chị té đập đầu xuống đất, hoàn toàn bất tỉnh và được đưa đi cấp cứu.
Chiều đến, gia đình thấy tình trạng sức khỏe của chị xuống dần và mời linh mục vào xức dầu xin ơn cho chị. Chỉ vài tiếng sau, cả gia đình nghe tin sét đánh : “Chị đã về với Chúa !”.
Tất cả những ai thân quen với chị, với gia đình đều không thể ngờ được sự ra đi nhanh như thế của chị. Mới còn đó mà lại mất đó như hoa kia sớm nở chiều tàn. Sáng chị còn dự Lễ, chiều nằm trong bệnh viện, sáng hôm sau lại ra đi.
Chuyến đi vội của chị làm cho ta nghĩ đến phận người. Giữa cái chết và sự sống sao nó mong manh quá, sao nó lung linh quá.
Cầu chúc chị mau gặp được Đấng mà lòng chị ngày ngày ngóng đợi, Đấng đã dựng nên chị và Đấng đã ấp ủ chị suốt cả đời.
Mạng sống con người rất quý ! Chẳng ai làm chủ nó được ngoại trừ Đấng dựng nên nó nhưng sao con người lại đối xử với nhau nghiệt ngã như thế ! Chỉ biết giật được cái giỏ xách của người khác để làm của riêng mình nhưng ngờ đâu được mình đã tước đoạt sự sống của người khác.
Không chỉ riêng một mình chị N, nhiều và nhiều người khác đã trở thành nạn nhân của cuộc đời nghiệt ngã. Chỉ vì hưởng thụ, chỉ vì chẳng coi ai ra gì, chỉ vì chỉ biết mình mình mà con người ta bỗng trở thành sát nhân.
Cũng không chỉ riêng trường hợp vì cái giỏ mà gây ra cái chết của mạng người mà còn bao nhiêu trường hợp khác nữa. Đôi khi chỉ vì vài chục ngàn đồng bạc, vài phân vàng nhỏ nhoi hay chỉ vì cái điện thoại cùi bắp … người ta cũng tước đoạt mạng sống của con người. Miễn làm sao có tiền cho bằng được chứ mạng sống người ta chẳng coi ra gì nữa.
Cũng chẳng riêng gì chị N bị như vậy nhưng có quá nhiều người thành nạn nhân trên con đường bờ kè dọc kênh Nhiêu Lộc. Cách đây ít lâu, bác sĩ M cũng bị giật phăng cái giỏ nhưng may mắn hơn chị N là bác sĩ M không bị té dập đầu. Mà cũng chẳng phải chuyện giật dọc chỉ xảy ra trên con đường kênh nước này nhưng hầu như đường nào cũng có. Hễ ra tay được là kẻ cướp ta ra tay giật cướp chứ chẳng cần vị nể ai.
Không biết người ta nói có đúng không nhưng cứ hễ sau cái ngày “đặc xá, đặc ân” cũng chính là cái ngày mà xã hội phải đón nhận với bao nhiêu sự dữ ! Chuyện quan trọng là làm sao giáo dục con người để bớt đi con số để được hưởng “đặc xá, đặc ân”. Chuyện quan trọng là phải giáo dục con người về nhân phẩm, về nhân cách. Giáo dục nó làm sao sao ấy để rồi cứ phải ngong ngóng “đặc xá, đặc ân”.
Chẳng biết nói làm sao nữa khi viết những dòng suy tư đây ! Còn và còn đó ngổn ngang biết bao nhiêu lòng người gian ác. Chỉ biết mình mình khi không còn coi ai ra gì nữa sẽ gây khổ cho biết bao người.
Khi người ta không đặt nặng, không coi trọng lương tâm để giáo dục con người thì xã hội còn nhiều và còn nhiều cái chết vô cùng nghiệt ngã như chị N.
Chị N, ở tuổi trung niên mạnh khỏe như bao người khác. Mới sáng Chúa nhật, 23 tháng 10, chị vẫn tham dự Thánh Lễ như mọi khi. Trưa đến, chị cùng người bạn đi dự đám cưới của người quen. Cũng như mọi lần và cũng như nhiều người, chị mang bên mình chiếc giỏ xách mà các bà các chị hay mang khi đi đám cưới. Xe vừa ra đầu con hẻm bờ kênh Nhiêu Lộc, chẳng biết từ đâu đến một chiếc xe khác trờ đến và giật phăng cái giỏ của chị. Chị té đập đầu xuống đất, hoàn toàn bất tỉnh và được đưa đi cấp cứu.
Chiều đến, gia đình thấy tình trạng sức khỏe của chị xuống dần và mời linh mục vào xức dầu xin ơn cho chị. Chỉ vài tiếng sau, cả gia đình nghe tin sét đánh : “Chị đã về với Chúa !”.
Tất cả những ai thân quen với chị, với gia đình đều không thể ngờ được sự ra đi nhanh như thế của chị. Mới còn đó mà lại mất đó như hoa kia sớm nở chiều tàn. Sáng chị còn dự Lễ, chiều nằm trong bệnh viện, sáng hôm sau lại ra đi.
Chuyến đi vội của chị làm cho ta nghĩ đến phận người. Giữa cái chết và sự sống sao nó mong manh quá, sao nó lung linh quá.
Cầu chúc chị mau gặp được Đấng mà lòng chị ngày ngày ngóng đợi, Đấng đã dựng nên chị và Đấng đã ấp ủ chị suốt cả đời.
Mạng sống con người rất quý ! Chẳng ai làm chủ nó được ngoại trừ Đấng dựng nên nó nhưng sao con người lại đối xử với nhau nghiệt ngã như thế ! Chỉ biết giật được cái giỏ xách của người khác để làm của riêng mình nhưng ngờ đâu được mình đã tước đoạt sự sống của người khác.
Không chỉ riêng một mình chị N, nhiều và nhiều người khác đã trở thành nạn nhân của cuộc đời nghiệt ngã. Chỉ vì hưởng thụ, chỉ vì chẳng coi ai ra gì, chỉ vì chỉ biết mình mình mà con người ta bỗng trở thành sát nhân.
Cũng không chỉ riêng trường hợp vì cái giỏ mà gây ra cái chết của mạng người mà còn bao nhiêu trường hợp khác nữa. Đôi khi chỉ vì vài chục ngàn đồng bạc, vài phân vàng nhỏ nhoi hay chỉ vì cái điện thoại cùi bắp … người ta cũng tước đoạt mạng sống của con người. Miễn làm sao có tiền cho bằng được chứ mạng sống người ta chẳng coi ra gì nữa.
Cũng chẳng riêng gì chị N bị như vậy nhưng có quá nhiều người thành nạn nhân trên con đường bờ kè dọc kênh Nhiêu Lộc. Cách đây ít lâu, bác sĩ M cũng bị giật phăng cái giỏ nhưng may mắn hơn chị N là bác sĩ M không bị té dập đầu. Mà cũng chẳng phải chuyện giật dọc chỉ xảy ra trên con đường kênh nước này nhưng hầu như đường nào cũng có. Hễ ra tay được là kẻ cướp ta ra tay giật cướp chứ chẳng cần vị nể ai.
Không biết người ta nói có đúng không nhưng cứ hễ sau cái ngày “đặc xá, đặc ân” cũng chính là cái ngày mà xã hội phải đón nhận với bao nhiêu sự dữ ! Chuyện quan trọng là làm sao giáo dục con người để bớt đi con số để được hưởng “đặc xá, đặc ân”. Chuyện quan trọng là phải giáo dục con người về nhân phẩm, về nhân cách. Giáo dục nó làm sao sao ấy để rồi cứ phải ngong ngóng “đặc xá, đặc ân”.
Chẳng biết nói làm sao nữa khi viết những dòng suy tư đây ! Còn và còn đó ngổn ngang biết bao nhiêu lòng người gian ác. Chỉ biết mình mình khi không còn coi ai ra gì nữa sẽ gây khổ cho biết bao người.
Khi người ta không đặt nặng, không coi trọng lương tâm để giáo dục con người thì xã hội còn nhiều và còn nhiều cái chết vô cùng nghiệt ngã như chị N.
Nhìn lá vàng rơi gẫm kiếp người
Thanh Sơn
19:33 24/10/2011
Gió cuốn vèo! như rác rưởi tràn lan
Ta biết ngay kiếp lá đến ngày tàn
Rời nguồn sống rồi tan vào cõi khác
Tiễn lá đi có kèm theo tiếng nhạc
Lá có nghe hoan lạc bước tương lai?
Hay sầu thảm buồn phiền nằm nghĩ lại
Tiếc ngày xanh! lỡ dại lắm gương mù
Ganh với đời, chẳng học cách khiêm nhu
Luôn thua đủ, gây thù vương khắp chốn
Lắm kheo khoang chẳng học lời từ tốn
Để bây giở khốn đốn gặm cô đơn
Xưa huênh hoang ngỡ đời chẳng ai hơn
Ta là nhất "mục nhơn hạ vô song"
Mới kiêu căng nay chui vào ống cống
Đến cuối đời một đống chẳng ai ưa
Kẻ độc tài gian ác hãy mau chừa!
Hãy nhìn kỹ mà thừa cơ hoán cải
Lưới trời nay đang sàng lọc phế thải
Từ ngàn xưa lẽ phải thắng gian tà
Kẻ tàn độc lưới trời chẳng thứ tha
Tần Thủy hoàng nay tới Gadafi
Vàng từng núi cũng bỏ lại ra đi
"Lưu xú danh" sử ghi muôn vạn kiếp
Nhìn tội ác chúng làm mà kinh khiếp
Lòng tham lam đã giết hại bao người
Cướp của dân là mang tội với trời
Kẻ phản quốc đất trời không dung thứ...
Nhìn ra kia lá vàng rơi đầy ứ
Trở về đâu đời lữ thứ ra đi
Và đời ta mang theo được những gì?
Tiền của vàng có khi đầy đá qúy...
Nhìn lá vàng rơi như đời ta được ví...
Hãy sống sao đẹp ý trước Thiên Nhan
Lá về cội vui hưởng kiếp "Thiên Đàng"
Và xây dựng "Địa Đàng" nơi đang sống.
Tình người vĩnh cửu
Jos. Tú Nạc, NMS
19:36 24/10/2011
Mây trời như đã xa vời nơi nao.
Kim ô tỏa sáng đón chào.
Sương mai lấp lánh huy hoàng mừng vui.
Muôn hoa hàm tiếu hé cười.
Bài ca cất tiếng giữa trời mênh mang,
Gió đùa lơi lả dịu dàng,
Đê mê trầm lắng lang thang cuối trời.
Lạy Chúa,
Nhưng vì sao,
Con cảm thấy vô vàn thất vọng,
Chồng chất bao phiền muộn thế gian?
Lạy Chúa,
Nhưng vì sao,
Trong mắt con phủ kín âu sầu,
Khóe mắt con thấm ướt bờ mi?
Tâm hồn con,
Tâm trí con nương náu qua sức mạnh nguyện cầu
Cho an ủi vỗ về,
Cho bình an đến mau.
Mặc dù con dang tay đón nhận
Bao vẻ đẹp vây kín quanh con,
Tâm hồn con thổn thức mỏi mòn,
“Ôi lạy Chúa,
Tâm hồn con đầy hoang mang trống vắng.”
Con hy vọng Người cho con lần nữa
Nghe tiếng của Người ấm áp ngọt ngào,
Con tha thiết nài xin,
“Hãy thanh tẩy mọi tội lỗi trong con
Và hãy để hào quang Người soi thấu.
Hãy nhớ con như con vẫn nhớ Người,
Vì thiếu Người con nào còn gì nữa.”
Tình Người sao ngọt ngào,
Tình Người quá bao dung
Lai láng tựa dòng sông
Trái tim ta luôn được nhắc nhở rằng
Người là bạn muôn đời và mãi mãi.
Một tình yêu không gì lay chuyển được,
Mà giờ đây sống lại hồn mê mải,
Ta đã được Người đánh thức rộn ràng,
Trong tình Người biết rằng ta mãi mãi,
Tùy thuộc Người và mãi mãi nơi Người,
Người yêu dấu, ôi người tình vĩnh cửu!
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bông Hoa Lạ - Wild Flower
Richard Drysdale
21:58 24/10/2011
BÔNG HOA LẠ – Wild Flower
Ảnh của Richard Drysdale
Nơi nao
hoa nở rộn ràng,
Nguồn vui, hy vọng, đầy tràn trong tâm.
(nđc phóng ngữ)
Where flowers bloom so does hope.
(Lady Bird Jonhson)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Richard Drysdale
Nơi nao
hoa nở rộn ràng,
Nguồn vui, hy vọng, đầy tràn trong tâm.
(nđc phóng ngữ)
Where flowers bloom so does hope.
(Lady Bird Jonhson)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền