Phụng Vụ - Mục Vụ
Thừa Tác Viên
Lm Vũđình Tường
05:50 24/10/2014
Nhóm Pharisiêu phái người đến thử Đức Kitô hỏi người rằng: giới răn nào quan trọng nhất. Đức Kitô nói cho họ biết tất cả các giới răn lề luật dậy từ thời các tổ phụ cho đến các tiên tri đều tóm gọn trong hai điều. Đó là mến Chúa hết sức, hết linh hồn, hết trí khôn và điều thứ hai sanh ra từ điều thứ nhất là yêu thương tha nhân chứ chính thân mình.
Hầu như trong chúng ta ai cũng biết làm thế nào để yêu Chúa hết sức, hết linh hồn và hết trí khôn nhưng khi áp dụng điều thứ hai vào trong thực tế cuộc sống chúng ta lại gặp khó khăn. Câu chuyện về người giầu có trong phúc âm thánh Marcô 10,17-31 cho thấy rõ khó khăn trên. Chàng thanh niên giầu có mến Chúa với tất cả tấm lòng, giữ tất cả các luật lớn nhỏ. Anh gặp Đức Kitô và nói thế. Đức Kitô khen anh và thêm anh còn thiếu một điều cần phải làm đó là phục vụ tha nhân. Anh buồn rầu bỏ đi và ta không rõ số phận anh ta sau này ra sao. Yêu thương tha nhân đòi hỏi chúng ta phải làm gì cho tha nhân, không thể yêu bằng nói suông nhưng phải hành động thực tế. Tình yêu Thiên Chúa mở đường dẫn ta tới yêu tha nhân. Như thế yêu thương tha nhân chính là phục vụ tha nhân trong tình yêu Chúa. Phục vụ tha nhân trong cộng đoàn đức tin có tên gọi riêng. Tên đó là thừa tác viên. Họ là những người tình nguyện làm công việc chung trong cộng đoàn. Mỗi Kitô hữu cần trở thành một thừa tác viên trong cộng đoàn. Tuỳ hoàn cảnh và thời gian cũng như tài năng Chúa ban cho mỗi người mà trách nhiệm công việc thừa tác cho xứng với tài năng Chúa ban. Công việc phục vụ nào cũng quí, cũng trọng, cũng cao đẹp bởi vì chúng ta thực thi điều răn thứ Hai đó là thương yêu tha nhân qua hành động cụ thể. Chúng ta phục vụ không vì tư lợi hay bè phái mà phục vụ tha nhân, làm cho Danh Chúa cả sáng hơn. Số giờ, số lượng phục vụ rất quí nhưng phẩm chất phục vụ còn quan trọng hơn bởi nó nói lên tâm tình, lòng quí mến, và tình yêu phục vụ. Phục vụ khi có yêu cầu tại chỗ là điều tốt nhưng đó không phải là công việc thừa tác bởi thiếu chuẩn bị, thiếu hy sinh định từ trước. Công việc thừa tác có lịch trình biết trước, được chỉ định từ trước nên thừa tác viên trước khi đến cộng đoàn đã chuẩn bị tâm tình, tinh thần phục vụ trong khi đáp ứng nhu cầu tại chỗ thiếu những chuẩn bị trên, mặc dù người đó quen công việc làm thuần thục nhưng vẫn không thể coi là nhiệm vụ của thừa tác mà chỉ do lòng bác ái giúp khi được yêu cầu.
Cảm xúc của con tim dẫn đến hành động. Nếu tình yêu Chúa đầy ắp trong tim ta không thúc đẩy ta nhận một trách nhiệm nào đó trong cộng đoàn đức tin thì rõ ràng là có điều chi không ổn. Việc cần phải tìm hiểu là điều chi ngăn cản ta thực thi điều răn thứ hai đó là yêu tha nhân. Rất khó có thể biện hộ cho hành động thiếu yêu thương này bởi Kitô hữu tham dự bí tích Thánh Thể mà lại cô lập mình khỏi cộng đoàn đức tin thì không thể nào nói lên đầy đủ í nghĩa của Thánh Thể. Người ta có thể là Kitô hữu tốt nhưng không thể là môn đệ của Đức Kitô bởi là tông đồ là phục vụ mà thiếu phục vụ chính là Kitô hữu hữu danh, chưa chính thức là môn đệ Đức Kitô.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Hầu như trong chúng ta ai cũng biết làm thế nào để yêu Chúa hết sức, hết linh hồn và hết trí khôn nhưng khi áp dụng điều thứ hai vào trong thực tế cuộc sống chúng ta lại gặp khó khăn. Câu chuyện về người giầu có trong phúc âm thánh Marcô 10,17-31 cho thấy rõ khó khăn trên. Chàng thanh niên giầu có mến Chúa với tất cả tấm lòng, giữ tất cả các luật lớn nhỏ. Anh gặp Đức Kitô và nói thế. Đức Kitô khen anh và thêm anh còn thiếu một điều cần phải làm đó là phục vụ tha nhân. Anh buồn rầu bỏ đi và ta không rõ số phận anh ta sau này ra sao. Yêu thương tha nhân đòi hỏi chúng ta phải làm gì cho tha nhân, không thể yêu bằng nói suông nhưng phải hành động thực tế. Tình yêu Thiên Chúa mở đường dẫn ta tới yêu tha nhân. Như thế yêu thương tha nhân chính là phục vụ tha nhân trong tình yêu Chúa. Phục vụ tha nhân trong cộng đoàn đức tin có tên gọi riêng. Tên đó là thừa tác viên. Họ là những người tình nguyện làm công việc chung trong cộng đoàn. Mỗi Kitô hữu cần trở thành một thừa tác viên trong cộng đoàn. Tuỳ hoàn cảnh và thời gian cũng như tài năng Chúa ban cho mỗi người mà trách nhiệm công việc thừa tác cho xứng với tài năng Chúa ban. Công việc phục vụ nào cũng quí, cũng trọng, cũng cao đẹp bởi vì chúng ta thực thi điều răn thứ Hai đó là thương yêu tha nhân qua hành động cụ thể. Chúng ta phục vụ không vì tư lợi hay bè phái mà phục vụ tha nhân, làm cho Danh Chúa cả sáng hơn. Số giờ, số lượng phục vụ rất quí nhưng phẩm chất phục vụ còn quan trọng hơn bởi nó nói lên tâm tình, lòng quí mến, và tình yêu phục vụ. Phục vụ khi có yêu cầu tại chỗ là điều tốt nhưng đó không phải là công việc thừa tác bởi thiếu chuẩn bị, thiếu hy sinh định từ trước. Công việc thừa tác có lịch trình biết trước, được chỉ định từ trước nên thừa tác viên trước khi đến cộng đoàn đã chuẩn bị tâm tình, tinh thần phục vụ trong khi đáp ứng nhu cầu tại chỗ thiếu những chuẩn bị trên, mặc dù người đó quen công việc làm thuần thục nhưng vẫn không thể coi là nhiệm vụ của thừa tác mà chỉ do lòng bác ái giúp khi được yêu cầu.
Cảm xúc của con tim dẫn đến hành động. Nếu tình yêu Chúa đầy ắp trong tim ta không thúc đẩy ta nhận một trách nhiệm nào đó trong cộng đoàn đức tin thì rõ ràng là có điều chi không ổn. Việc cần phải tìm hiểu là điều chi ngăn cản ta thực thi điều răn thứ hai đó là yêu tha nhân. Rất khó có thể biện hộ cho hành động thiếu yêu thương này bởi Kitô hữu tham dự bí tích Thánh Thể mà lại cô lập mình khỏi cộng đoàn đức tin thì không thể nào nói lên đầy đủ í nghĩa của Thánh Thể. Người ta có thể là Kitô hữu tốt nhưng không thể là môn đệ của Đức Kitô bởi là tông đồ là phục vụ mà thiếu phục vụ chính là Kitô hữu hữu danh, chưa chính thức là môn đệ Đức Kitô.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Điều răn trọng nhất
Lm Jude Siciliano OP
06:04 24/10/2014
Chúa Nhật XXX THƯỜNG NIÊN A
Xuất hành 22: 20-26; T.vịnh 17; I Thêxalônica 1: 5c-10;Mátthêu 22: 34-40
ĐIỀU RĂN TRỌNG NHẤT
Tôi có treo một bức hình trên tường, món quà của một rabbi. Bức tranh thể hiện cảnh chúc lành cho một cuộn sách Torah được mở ra. Cuộn sách đã cũ và sờn rách, vì vậy mà cộng đoàn lấy nó ra từ hòm thánh và tấm vải phủ đẹp. Họ phục chế lại cuộn sách, nhưng trước khi đặt lại vào hòm thánh, họ chúc lành và dâng hiến cuộn sách. Đây là cách thức họ tiến hành.
Khi cộng đoàn đông đủ trong hội đường, họ mở cuộn sách ra và tụ họp xung quanh. Một số thành viên trong cộng đoàn, đeo găng tay trắng, cầm cuộn sách, các thành viên còn lại xếp vòng tròn xung quanh cuộn sách được mở ra. Vị rabbi, khoác áo choàng tế lễ và tiến vào trong vòng với cộng đoàn, sẽ thực hiện tiến trình dâng hiến cuộn sách trước khi đặt lại vào hòm thánh. Một thành viên trong cộng đoàn nói: “Chúng ta không thể loại bỏ cuộn sách này, nó không phải là đồ cổ, một cuốn sách chết. Đó là Lời Thiên Chúa hằng sống”. Cộng đoàn cũng được dâng hiến cùng với cuộn sách.
Thật ra, tại lối vào của các gia đình Do Thái trong cộng đồng Do Thái, có một biểu tượng hoặc dấu chỉ dâng hiến cho Lời Thiên Chúa, dấu chỉ ấy rõ ràng, gần gũi hơn với gia đình. Đó là mezuzah, một trục lăn được đặt trên trụ cửa của mỗi gia đình. Nó chứa một đoạn Kinh Thánh ở bên trong. Ví dụ như đoạn Kinh Thánh Đức Giêsu trích dẫn một phần ngày hôm nay: “Nghe đây, hỡi Israel! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em” (Đl 6,4). Khi tôi trưởng thành, tôi thường thấy những người hàng xóm Do Thái hôn tay của họ và sau đó chạm vào mezuzah khi đi cũng như khi về nhà.
Anh chị em Do Thái của chúng ta tôn kính Lời Thiên Chúa như thế này: cộng đoàn thờ phượng quây quần xung quanh bản văn Kinh Thánh, họ hôn bản văn khi về hoặc ra khỏi nhà. Tất nhiên, mazuzah không phải là tấm bùa may mắn cũng không phải người Do Thái hôn nó như một sự mê tín, nhưng như một phần của cộng đoàn, họ mong ước một cuộc sống được hướng dẫn và tăng sức bởi Lời Thiên Chúa trong gia đình và mọi nơi.
Khi được hỏi về giới luật nào trọng nhất, Đức Giêsu đã trích dẫn điều răn cốt lõi của đức tin Do Thái giáo, điều răn này được dán trên khung cửa. Sau đó, Người trích dẫn một giới luật khác, một trong số nhiều giới luật khác nữa trong Cựu Ước và đặt nó cùng với giới luật đầu tiên. Tình yêu trọn vẹn với Thiên Chúa là giới luật đầu tiên và nối kết với nó là yêu thương người thân cận như chính bản thân mình.
Nếu một người ngoại hỏi một người Do Thái: Đâu là hình ảnh Thiên Chúa của bạn? Họ sẽ trả lời: Chúng tôi được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là hình ảnh của Thiên Chúa được tìm thấy nơi mỗi con người. Đây chính là điều mà Đức Giêsu đã ngụ ý trong Tin Mừng hôm nay. Chúng ta chỉ là con người, thì làm sao tôn thờ một Thiên Chúa vô hình trong thế giới, trong cuộc sống hằng ngày. Đức Giêsu đã chỉ cho chúng ta cách thức đó. Người đã lấy giới luật yêu mến Thiên Chúa hết lòng hết sức và đặt giới luật này với giới luật yêu mến người thân cận. Như ở một nơi nào đó, Kinh Thánh gợi ý: Nếu anh em muốn yêu mến Thiên Chúa, Đấng anh em không nhìn thấy, thì hãy yêu thương tha nhân mà anh em nhìn thấy. Mỗi người là nơi ngự trị của Thiên Chúa theo “hình ảnh của Thiên Chúa, chúng ta được tạo thành.”
Vì đây là một bài giảng, nên vị giảng thuyết cần phải chọn ra một vị thánh được yêu thích, hoặc liên quan đến cộng đoàn địa phương; đồng thời, vị ấy phải cho thấy các ngài yêu mến Thiên Chúa và thương yêu tha nhân như thế nào. Ví dụ: Thánh nữ Rosa Lima, một trong những thánh lớn của Dòng Đa Minh. Ngài sinh ở Lima Pêru năm 1586 và tên là Isabel. Nhưng người ta gọi ngài là Rosa vì vẻ đẹp lạ thường của ngài. Nhiều chàng trai theo đuổi thánh nữ và muốn cầu hôn ngài. Cha mẹ ngài mong muốn một “cuộc hôn nhân tốt đẹp”, một cuộc hôn nhân được sắp đặt, vì họ cần tiền. Rosa ước ao một ngày kia chỉ sống một mình cho Thiên Chúa. Mẫu gương của ngài là thánh nữ Catarina thành Siena (một phụ nữ khác cũng thuộc Dòng Đa Minh). Thánh nữ đã trải qua ba năm cầu nguyện liên lỉ dưới cầu thang trong nhà cha mẹ ngài. Bắt chước thánh Catarina, Rosa đã đến sống trong một túp lều nhỏ trong vườn và dâng hiến mình để cầu nguyện liên lỉ. Hãy nhớ rằng “Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em”.
Như thánh Catarina, Chúa Kitô đã thôi thúc Rosa và ngài đã thực thi lòng thương xót với người nghèo, người bản xứ và nô lệ. Thêm vào đó, ngài không chỉ bày tỏ mối bận tâm đến tội lỗi của mỗi con người mà còn đến tội lỗi của cả xã hội. Người Tây Ban Nha đã xâm chiếm và đàn áp dân bản địa. Rosa đã yêu mến Thiên Chúa hết linh hồn, hết sức lực và ngài yêu mến bằng cách dành hết tâm trí để yêu mến tha nhân. Giống như chúng ta quy tụ với nhau trong phụng vụ, Rosa đã để cho Lời Chúa bao bọc lấy mình và cũng như thể ngài đang ôm hôn lấy Lời và được Lời ấy hướng dẫn đi đến phục vụ tha nhân và rồi trở về với Lời.
Tôi chọn thánh Rosa Lima, một vị có liên quan đến thánh Catarina, không phải vì các ngài là những tu sĩ dòng Đa Minh, nhưng là để minh chứng rằng cuộc sống của bất cứ vị thánh nào cũng luôn đặt cả con người mình theo giáo huấn của Đức Giêsu. Các ngài cho chúng ta thấy Ân sủng Thiên Chúa có thể hoạt động bên trong chúng ta như thế nào, và chúng ta, chỉ là những con người, cùng với sự hiện diện Thiên Chúa, có khả năng yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn và yêu thương người thân cận như chính mình.
Bài đọc thứ nhất trích từ sách Xuất Hành cho thấy Thiên Chúa luôn quan tâm đến những người khốn khổ nhất trong xã hội. Bài đọc được chọn ngày hôm nay có nguồn gốc từ một đoạn trong sách Xuất Hành được gọi là “sách Giao ước”, cuốn sách là một lời giáo huấn về đạo đức xã hội, không dựa vào lề luật, nhưng dựa vào lòng thương cảm. Với những ai đang túng thiếu, luật vốn thực hiện những hành động nào đó vẫn không đủ để bảo vệ họ.
Bởi vì người Itsrael đã trải nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa khi họ là những nô lệ bên Ai Cập và khi đi trong sa mạc, thì đến luợt họ, họ cũng phải thương xót những người túng nghèo tương tự như vậy. Luật lệ của họ là để phản ánh lòng trắc ẩn mà họ nhận được. Đơn cử như họ nhớ lại rằng trước đây họ là ngoại kiều ở Ai Cập, thế nên họ cũng không được làm điều xấu đối với khách lạ trên đất của họ.
Thông tin về tình hình biên giới trong những ngày gần đây cho thấy những hoàn cảnh thê lương của những người phải rời bỏ gia đình vì nghèo đói và bạo lực để tìm nơi trú ngụ trong đất nước chúng ta. Những người xa lạ và dân nhập cư trong những vùng đất xa xôi bị tổn thương do người ta lạm dụng. Họ phải bỏ lại gia đình, văn hóa và môi trường thân quen. Chạy thoát khỏi quê hương và tìm kiếm nơi an toàn. Xét về nhiều mặt, họ cũng giống như người Itsrael ở Ai cập xưa, là những người ngoại kiều trong một đất nước xa lạ và hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiếu khách của những người bản xứ là chính chúng ta.
Chuyển ngữ: AE. HV.Đaminh Gò Vấp
30th SUNDAY (A) -
Exodus 22: 20-26; Psalm 18; I Thessalonians 1: 5c-10; Matthew 22: 34-40
I have a picture on my wall, a gift from a rabbi. It shows her blessing an unfurled scroll of the Torah. The scroll was old and tattered, so the community removed it from the tabernacle and from its beautiful cloth covering. They had it restored, but before putting it back into the tabernacle, they blessed and rededicated it. This is how they did it.
With the congregation assembled in the synagogue they unrolled the scroll and encircled the community with it – some members of the community, wearing white gloves, held the scroll, all the rest were inside the circle made by the unfurled scroll. The rabbi, dressed in liturgical robes and on the inside of the circle with the community, is shown in the process of rededicating the scroll before putting it back in the tabernacle. A member of the congregation said, "We couldn’t just put it away, after all it’s not an antique, a dead book. It’s the living Word of God." The community was also rededicated along with the scroll.
Another symbol, or sign of the Jewish community’s dedication to God’s Word, is also evident, closer to home – in fact, at the entrance to Jewish homes. It is the mezuzah, a cylinder that is placed on the doorpost of a home. It contains a scriptural quote. For example, the one Jesus quotes in part today, "Hear, O Israel! The Lord is our God, the Lord alone! Therefore you shall love the Lord, our God, with all your heart and all your soul and with all your strength" (Dt. 6:4). Where I grew up I used to see my Jewish neighbors kiss their fingers and then touch the mezuzah on entering and leaving their homes.
Such is the devotion to God’s Word by our Jewish sisters and brothers: to encircle a community of worshipers with the written word; to kiss it as they come and go each day from their homes. Of course the mazuzah is not a good luck charm, nor kissing it mere superstition, but an expression of their desire to live a life guided by and strengthened by God’s Word, as part of a community, in their homes and beyond.
When asked about the greatest commandment Jesus quoted the central commandment of Jewish faith, the one posted on the door frames. Then he takes another teaching, one among many more in the Old Testament, and places it alongside the first. Total love of God is the first commandment and joined to it, love of neighbor as yourself.
If a pagan were to ask a Jew, "Where is your image of God?" They would respond, "In God’s image we were made." I.e. "The image of our God is to be found in each human being." That’s what Jesus is implying in today’s gospel. How can we mere humans pay proper homage to an invisible God in our world, in our daily life? Jesus shows us how. He takes the command about loving God with all of ourselves and puts with it the love of neighbor. As Scripture suggests elsewhere: if you want to love the God you can not see, love the human you can see. Each of us is a dwelling place of God, "In God’s image we were made."
For a narrative preaching the preacher might pick a favorite saint, or one relevant to the local community and show how they were characterized by an intense love of God and neighbor. For example, one of our great Dominican Saints was Rose of Lima. She was born in Lima Peru in 1586 and her name was Isabel. But they called her Rose because of her extraordinary beauty. She was besieged by suitors. The parents hoped for a "good marriage;" a good financial arrangement, because they needed the money. Rose longed for the day when she could live for God alone. Her model was Catherine of Siena (another great woman Dominican). Catherine spent three years in her parent’s home under a staircase in constant prayer. Rose imitated Catherine, moved into a little hut in the garden and devoted herself to constant prayer. Remember, "You shall love the Lord, your God, with all your heart with all your soul, and with all your mind."
But like Catherine, Christ urged Rose out and she practiced works of mercy for the poor, the indigenous and slaves. In addition, she wasn’t just concerned about personal sin, but social sin; the Spanish had conquered and oppressed the natives. Rose had wanted to love God with all her heart, with all her soul with all her mind and she did that by devoting her heart, soul and mind to loving her neighbor. Just like us gathered in worship, Rose was encircled by the Word of God and it was as if she kissed that Word and was guided by it in her going to and coming from serving others.
I chose Rose of Lima, with a side reference to Catherine, not just because they were Dominicans, but to illustrate that the life of any saint puts flesh and blood on the teachings of Jesus. They show us what God’s grace can accomplish within us; that we mere humans are capable, with God, of loving God with all our heart, soul and mind – and our neighbor as our self.
The first reading from Exodus shows that God has always been especially concerned about the neediest in society. Today’s selection comes from a section in Exodus called the "book of the covenant," which is a teaching of social ethics based, not on laws, but on compassion. For those in most need, laws that prohibit certain acts are not enough to protect them.
Because the Israelites experienced God’s compassion when they were slaves in Egypt and as they traveled through the desert they, in turn, were to be compassionate to those in similar need. Their laws were to reflect the compassion they received. For example, they were to remember that they were once aliens in Egypt, so they were not to wrong the alien or stranger in their own land.
The media coverage of our own border situation these days has made us aware of the dire circumstances of those who have had to leave their homes because of poverty and violence to find refuge in our country. Strangers and immigrants in a strange land are vulnerable to abuse and being taken advantage of. They have left the support of their families, culture and familiar surroundings in an attempt to flee their homeland and find protection. In many ways they are like the Israelites in Egypt, strangers in a foreign land and totally dependent on the hospitality of its native people – us.
Xuất hành 22: 20-26; T.vịnh 17; I Thêxalônica 1: 5c-10;Mátthêu 22: 34-40
ĐIỀU RĂN TRỌNG NHẤT
Tôi có treo một bức hình trên tường, món quà của một rabbi. Bức tranh thể hiện cảnh chúc lành cho một cuộn sách Torah được mở ra. Cuộn sách đã cũ và sờn rách, vì vậy mà cộng đoàn lấy nó ra từ hòm thánh và tấm vải phủ đẹp. Họ phục chế lại cuộn sách, nhưng trước khi đặt lại vào hòm thánh, họ chúc lành và dâng hiến cuộn sách. Đây là cách thức họ tiến hành.
Khi cộng đoàn đông đủ trong hội đường, họ mở cuộn sách ra và tụ họp xung quanh. Một số thành viên trong cộng đoàn, đeo găng tay trắng, cầm cuộn sách, các thành viên còn lại xếp vòng tròn xung quanh cuộn sách được mở ra. Vị rabbi, khoác áo choàng tế lễ và tiến vào trong vòng với cộng đoàn, sẽ thực hiện tiến trình dâng hiến cuộn sách trước khi đặt lại vào hòm thánh. Một thành viên trong cộng đoàn nói: “Chúng ta không thể loại bỏ cuộn sách này, nó không phải là đồ cổ, một cuốn sách chết. Đó là Lời Thiên Chúa hằng sống”. Cộng đoàn cũng được dâng hiến cùng với cuộn sách.
Thật ra, tại lối vào của các gia đình Do Thái trong cộng đồng Do Thái, có một biểu tượng hoặc dấu chỉ dâng hiến cho Lời Thiên Chúa, dấu chỉ ấy rõ ràng, gần gũi hơn với gia đình. Đó là mezuzah, một trục lăn được đặt trên trụ cửa của mỗi gia đình. Nó chứa một đoạn Kinh Thánh ở bên trong. Ví dụ như đoạn Kinh Thánh Đức Giêsu trích dẫn một phần ngày hôm nay: “Nghe đây, hỡi Israel! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em” (Đl 6,4). Khi tôi trưởng thành, tôi thường thấy những người hàng xóm Do Thái hôn tay của họ và sau đó chạm vào mezuzah khi đi cũng như khi về nhà.
Anh chị em Do Thái của chúng ta tôn kính Lời Thiên Chúa như thế này: cộng đoàn thờ phượng quây quần xung quanh bản văn Kinh Thánh, họ hôn bản văn khi về hoặc ra khỏi nhà. Tất nhiên, mazuzah không phải là tấm bùa may mắn cũng không phải người Do Thái hôn nó như một sự mê tín, nhưng như một phần của cộng đoàn, họ mong ước một cuộc sống được hướng dẫn và tăng sức bởi Lời Thiên Chúa trong gia đình và mọi nơi.
Khi được hỏi về giới luật nào trọng nhất, Đức Giêsu đã trích dẫn điều răn cốt lõi của đức tin Do Thái giáo, điều răn này được dán trên khung cửa. Sau đó, Người trích dẫn một giới luật khác, một trong số nhiều giới luật khác nữa trong Cựu Ước và đặt nó cùng với giới luật đầu tiên. Tình yêu trọn vẹn với Thiên Chúa là giới luật đầu tiên và nối kết với nó là yêu thương người thân cận như chính bản thân mình.
Nếu một người ngoại hỏi một người Do Thái: Đâu là hình ảnh Thiên Chúa của bạn? Họ sẽ trả lời: Chúng tôi được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là hình ảnh của Thiên Chúa được tìm thấy nơi mỗi con người. Đây chính là điều mà Đức Giêsu đã ngụ ý trong Tin Mừng hôm nay. Chúng ta chỉ là con người, thì làm sao tôn thờ một Thiên Chúa vô hình trong thế giới, trong cuộc sống hằng ngày. Đức Giêsu đã chỉ cho chúng ta cách thức đó. Người đã lấy giới luật yêu mến Thiên Chúa hết lòng hết sức và đặt giới luật này với giới luật yêu mến người thân cận. Như ở một nơi nào đó, Kinh Thánh gợi ý: Nếu anh em muốn yêu mến Thiên Chúa, Đấng anh em không nhìn thấy, thì hãy yêu thương tha nhân mà anh em nhìn thấy. Mỗi người là nơi ngự trị của Thiên Chúa theo “hình ảnh của Thiên Chúa, chúng ta được tạo thành.”
Vì đây là một bài giảng, nên vị giảng thuyết cần phải chọn ra một vị thánh được yêu thích, hoặc liên quan đến cộng đoàn địa phương; đồng thời, vị ấy phải cho thấy các ngài yêu mến Thiên Chúa và thương yêu tha nhân như thế nào. Ví dụ: Thánh nữ Rosa Lima, một trong những thánh lớn của Dòng Đa Minh. Ngài sinh ở Lima Pêru năm 1586 và tên là Isabel. Nhưng người ta gọi ngài là Rosa vì vẻ đẹp lạ thường của ngài. Nhiều chàng trai theo đuổi thánh nữ và muốn cầu hôn ngài. Cha mẹ ngài mong muốn một “cuộc hôn nhân tốt đẹp”, một cuộc hôn nhân được sắp đặt, vì họ cần tiền. Rosa ước ao một ngày kia chỉ sống một mình cho Thiên Chúa. Mẫu gương của ngài là thánh nữ Catarina thành Siena (một phụ nữ khác cũng thuộc Dòng Đa Minh). Thánh nữ đã trải qua ba năm cầu nguyện liên lỉ dưới cầu thang trong nhà cha mẹ ngài. Bắt chước thánh Catarina, Rosa đã đến sống trong một túp lều nhỏ trong vườn và dâng hiến mình để cầu nguyện liên lỉ. Hãy nhớ rằng “Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em”.
Như thánh Catarina, Chúa Kitô đã thôi thúc Rosa và ngài đã thực thi lòng thương xót với người nghèo, người bản xứ và nô lệ. Thêm vào đó, ngài không chỉ bày tỏ mối bận tâm đến tội lỗi của mỗi con người mà còn đến tội lỗi của cả xã hội. Người Tây Ban Nha đã xâm chiếm và đàn áp dân bản địa. Rosa đã yêu mến Thiên Chúa hết linh hồn, hết sức lực và ngài yêu mến bằng cách dành hết tâm trí để yêu mến tha nhân. Giống như chúng ta quy tụ với nhau trong phụng vụ, Rosa đã để cho Lời Chúa bao bọc lấy mình và cũng như thể ngài đang ôm hôn lấy Lời và được Lời ấy hướng dẫn đi đến phục vụ tha nhân và rồi trở về với Lời.
Tôi chọn thánh Rosa Lima, một vị có liên quan đến thánh Catarina, không phải vì các ngài là những tu sĩ dòng Đa Minh, nhưng là để minh chứng rằng cuộc sống của bất cứ vị thánh nào cũng luôn đặt cả con người mình theo giáo huấn của Đức Giêsu. Các ngài cho chúng ta thấy Ân sủng Thiên Chúa có thể hoạt động bên trong chúng ta như thế nào, và chúng ta, chỉ là những con người, cùng với sự hiện diện Thiên Chúa, có khả năng yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn và yêu thương người thân cận như chính mình.
Bài đọc thứ nhất trích từ sách Xuất Hành cho thấy Thiên Chúa luôn quan tâm đến những người khốn khổ nhất trong xã hội. Bài đọc được chọn ngày hôm nay có nguồn gốc từ một đoạn trong sách Xuất Hành được gọi là “sách Giao ước”, cuốn sách là một lời giáo huấn về đạo đức xã hội, không dựa vào lề luật, nhưng dựa vào lòng thương cảm. Với những ai đang túng thiếu, luật vốn thực hiện những hành động nào đó vẫn không đủ để bảo vệ họ.
Bởi vì người Itsrael đã trải nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa khi họ là những nô lệ bên Ai Cập và khi đi trong sa mạc, thì đến luợt họ, họ cũng phải thương xót những người túng nghèo tương tự như vậy. Luật lệ của họ là để phản ánh lòng trắc ẩn mà họ nhận được. Đơn cử như họ nhớ lại rằng trước đây họ là ngoại kiều ở Ai Cập, thế nên họ cũng không được làm điều xấu đối với khách lạ trên đất của họ.
Thông tin về tình hình biên giới trong những ngày gần đây cho thấy những hoàn cảnh thê lương của những người phải rời bỏ gia đình vì nghèo đói và bạo lực để tìm nơi trú ngụ trong đất nước chúng ta. Những người xa lạ và dân nhập cư trong những vùng đất xa xôi bị tổn thương do người ta lạm dụng. Họ phải bỏ lại gia đình, văn hóa và môi trường thân quen. Chạy thoát khỏi quê hương và tìm kiếm nơi an toàn. Xét về nhiều mặt, họ cũng giống như người Itsrael ở Ai cập xưa, là những người ngoại kiều trong một đất nước xa lạ và hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiếu khách của những người bản xứ là chính chúng ta.
Chuyển ngữ: AE. HV.Đaminh Gò Vấp
30th SUNDAY (A) -
Exodus 22: 20-26; Psalm 18; I Thessalonians 1: 5c-10; Matthew 22: 34-40
I have a picture on my wall, a gift from a rabbi. It shows her blessing an unfurled scroll of the Torah. The scroll was old and tattered, so the community removed it from the tabernacle and from its beautiful cloth covering. They had it restored, but before putting it back into the tabernacle, they blessed and rededicated it. This is how they did it.
With the congregation assembled in the synagogue they unrolled the scroll and encircled the community with it – some members of the community, wearing white gloves, held the scroll, all the rest were inside the circle made by the unfurled scroll. The rabbi, dressed in liturgical robes and on the inside of the circle with the community, is shown in the process of rededicating the scroll before putting it back in the tabernacle. A member of the congregation said, "We couldn’t just put it away, after all it’s not an antique, a dead book. It’s the living Word of God." The community was also rededicated along with the scroll.
Another symbol, or sign of the Jewish community’s dedication to God’s Word, is also evident, closer to home – in fact, at the entrance to Jewish homes. It is the mezuzah, a cylinder that is placed on the doorpost of a home. It contains a scriptural quote. For example, the one Jesus quotes in part today, "Hear, O Israel! The Lord is our God, the Lord alone! Therefore you shall love the Lord, our God, with all your heart and all your soul and with all your strength" (Dt. 6:4). Where I grew up I used to see my Jewish neighbors kiss their fingers and then touch the mezuzah on entering and leaving their homes.
Such is the devotion to God’s Word by our Jewish sisters and brothers: to encircle a community of worshipers with the written word; to kiss it as they come and go each day from their homes. Of course the mazuzah is not a good luck charm, nor kissing it mere superstition, but an expression of their desire to live a life guided by and strengthened by God’s Word, as part of a community, in their homes and beyond.
When asked about the greatest commandment Jesus quoted the central commandment of Jewish faith, the one posted on the door frames. Then he takes another teaching, one among many more in the Old Testament, and places it alongside the first. Total love of God is the first commandment and joined to it, love of neighbor as yourself.
If a pagan were to ask a Jew, "Where is your image of God?" They would respond, "In God’s image we were made." I.e. "The image of our God is to be found in each human being." That’s what Jesus is implying in today’s gospel. How can we mere humans pay proper homage to an invisible God in our world, in our daily life? Jesus shows us how. He takes the command about loving God with all of ourselves and puts with it the love of neighbor. As Scripture suggests elsewhere: if you want to love the God you can not see, love the human you can see. Each of us is a dwelling place of God, "In God’s image we were made."
For a narrative preaching the preacher might pick a favorite saint, or one relevant to the local community and show how they were characterized by an intense love of God and neighbor. For example, one of our great Dominican Saints was Rose of Lima. She was born in Lima Peru in 1586 and her name was Isabel. But they called her Rose because of her extraordinary beauty. She was besieged by suitors. The parents hoped for a "good marriage;" a good financial arrangement, because they needed the money. Rose longed for the day when she could live for God alone. Her model was Catherine of Siena (another great woman Dominican). Catherine spent three years in her parent’s home under a staircase in constant prayer. Rose imitated Catherine, moved into a little hut in the garden and devoted herself to constant prayer. Remember, "You shall love the Lord, your God, with all your heart with all your soul, and with all your mind."
But like Catherine, Christ urged Rose out and she practiced works of mercy for the poor, the indigenous and slaves. In addition, she wasn’t just concerned about personal sin, but social sin; the Spanish had conquered and oppressed the natives. Rose had wanted to love God with all her heart, with all her soul with all her mind and she did that by devoting her heart, soul and mind to loving her neighbor. Just like us gathered in worship, Rose was encircled by the Word of God and it was as if she kissed that Word and was guided by it in her going to and coming from serving others.
I chose Rose of Lima, with a side reference to Catherine, not just because they were Dominicans, but to illustrate that the life of any saint puts flesh and blood on the teachings of Jesus. They show us what God’s grace can accomplish within us; that we mere humans are capable, with God, of loving God with all our heart, soul and mind – and our neighbor as our self.
The first reading from Exodus shows that God has always been especially concerned about the neediest in society. Today’s selection comes from a section in Exodus called the "book of the covenant," which is a teaching of social ethics based, not on laws, but on compassion. For those in most need, laws that prohibit certain acts are not enough to protect them.
Because the Israelites experienced God’s compassion when they were slaves in Egypt and as they traveled through the desert they, in turn, were to be compassionate to those in similar need. Their laws were to reflect the compassion they received. For example, they were to remember that they were once aliens in Egypt, so they were not to wrong the alien or stranger in their own land.
The media coverage of our own border situation these days has made us aware of the dire circumstances of those who have had to leave their homes because of poverty and violence to find refuge in our country. Strangers and immigrants in a strange land are vulnerable to abuse and being taken advantage of. They have left the support of their families, culture and familiar surroundings in an attempt to flee their homeland and find protection. In many ways they are like the Israelites in Egypt, strangers in a foreign land and totally dependent on the hospitality of its native people – us.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chương trình hoạt động của Đức Thánh Cha tháng 11-2014
LM. Trần Đức Anh OP
08:53 24/10/2014
VATICAN. Hôm 24-10-2014, Ban nghi lễ phụng vụ của ĐTC đã công bố lịch trình các buổi lễ do ĐTC Phanxicô cử hành trong tháng 11-2014.
Chiều thứ bẩy, 1-11, lễ các thánh, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ lúc 4 giờ tại Nghĩa trang Verano. Chúa Nhật hôm sau, 2-11, vào lúc 6 giờ chiều, ngài viếng mộ các vị Giáo Hoàng quá cố tại hầm Đền thờ Thánh Phêrô Sáng thứ hai, 3-11, lúc 11 giờ rưỡi, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ tại Đền thờ thánh Phêrô để cầu nguyện cho các Hồng Y và GM qua đời trong 12 tháng qua.
Chúa Nhật 23-11, lễ Chúa Kitô Vua, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ lúc 10 giờ rưỡi tại Quảng trường thánh Phêrô, để tôn phong 6 vị chân phước lên bậc hiển thánh. Sau cùng, từ ngày 28 đến 30-11, ngài sẽ viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ (SD 24-10-2014)
Chiều thứ bẩy, 1-11, lễ các thánh, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ lúc 4 giờ tại Nghĩa trang Verano. Chúa Nhật hôm sau, 2-11, vào lúc 6 giờ chiều, ngài viếng mộ các vị Giáo Hoàng quá cố tại hầm Đền thờ Thánh Phêrô Sáng thứ hai, 3-11, lúc 11 giờ rưỡi, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ tại Đền thờ thánh Phêrô để cầu nguyện cho các Hồng Y và GM qua đời trong 12 tháng qua.
Chúa Nhật 23-11, lễ Chúa Kitô Vua, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ lúc 10 giờ rưỡi tại Quảng trường thánh Phêrô, để tôn phong 6 vị chân phước lên bậc hiển thánh. Sau cùng, từ ngày 28 đến 30-11, ngài sẽ viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ (SD 24-10-2014)
Đức Thánh Cha kêu gọi canh tân nội tâm
LM. Trần Đức Anh OP
08:53 24/10/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô mời gọi các tín hữu Kitô canh tân nội tâm để có thể thực thi cuộc đối thoại đại kết Kitô đích thực.
Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 24-10-2014, dành cho 45 tham dự viên cuộc hành hương của tổ chức Lumen Orientale, Ánh Sáng đông phương, dưới sự hướng dẫn của Đức TGM Kállistos của giáo phận Diokleia.
ĐTC nói: ”Mỗi cuộc hành hương theo tinh thần Kitô giáo không phải chỉ là một hành trình địa lý, nhưng nhất là dịp hành trình canh tân nội tâm để ngày càng tiến về Chúa Kitô hơn, ”Đấng mang lại nguồn gốc cho đức tin và làm cho đức tin tới độ viên mãn” (Dt 12,2). Những chiều kích này rất quan trọng để tiến bước trên con đường dẫn đến hòa giải và hiệp thông trọn vẹn giữa tất cả những người tin nơi Chúa Kitô. Sẽ không có một cuộc đối thoại đại kết chân thực nếu không có sự sẵn sàng can tân nội tâm và tìm kiếm sự trung thành mạnh mẽ hơn đối với Chúa Kitô và thánh ý Chúa”.
ĐTC cũng ca ngợi chủ ý của đoàn hành hương theo vết hai thánh Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phaolô 2, vì những đóng góp rất lớn của các ngài cho sự phát triển ngày càng thắm thiết giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống. Ngài nói: ”Tấm gương của hai vị thánh này chắc chắn soi sáng cho tất cả chúng ta, vì hai vị luôn chứng tỏ lòng hăng say đối với sự hiệp nhất các tín hữu Kitô, xuất phát từ sự ngoan ngoãn lắng nghe ý Chúa, trong bữa tiệc ly Chúa đã cầu xin Chúa Cha cho các môn đệ của Người trở nên một” (Ga 17,21) (SD 24-10-2014)
Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 24-10-2014, dành cho 45 tham dự viên cuộc hành hương của tổ chức Lumen Orientale, Ánh Sáng đông phương, dưới sự hướng dẫn của Đức TGM Kállistos của giáo phận Diokleia.
ĐTC nói: ”Mỗi cuộc hành hương theo tinh thần Kitô giáo không phải chỉ là một hành trình địa lý, nhưng nhất là dịp hành trình canh tân nội tâm để ngày càng tiến về Chúa Kitô hơn, ”Đấng mang lại nguồn gốc cho đức tin và làm cho đức tin tới độ viên mãn” (Dt 12,2). Những chiều kích này rất quan trọng để tiến bước trên con đường dẫn đến hòa giải và hiệp thông trọn vẹn giữa tất cả những người tin nơi Chúa Kitô. Sẽ không có một cuộc đối thoại đại kết chân thực nếu không có sự sẵn sàng can tân nội tâm và tìm kiếm sự trung thành mạnh mẽ hơn đối với Chúa Kitô và thánh ý Chúa”.
ĐTC cũng ca ngợi chủ ý của đoàn hành hương theo vết hai thánh Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phaolô 2, vì những đóng góp rất lớn của các ngài cho sự phát triển ngày càng thắm thiết giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống. Ngài nói: ”Tấm gương của hai vị thánh này chắc chắn soi sáng cho tất cả chúng ta, vì hai vị luôn chứng tỏ lòng hăng say đối với sự hiệp nhất các tín hữu Kitô, xuất phát từ sự ngoan ngoãn lắng nghe ý Chúa, trong bữa tiệc ly Chúa đã cầu xin Chúa Cha cho các môn đệ của Người trở nên một” (Ga 17,21) (SD 24-10-2014)
Diễn từ của Đức Bênêđíctô thứ 16 tại Đại Học Giáo Hoàng Urbanô
Đặng Tự Do
19:04 24/10/2014
Đại Học Giáo Hoàng Urbanô, hay còn gọi là trường truyền giáo, nhân dịp khai giảng năm học mới, đã mời Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đến nói chuyện. Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, bí thư của ngài đã đọc diễn từ thay cho ngài.
Trong diễn từ của mình, Đức Giáo Hoàng danh dự nhấn mạnh rằng:
"Chúa Phục sinh đã chỉ thị cho các thánh tông đồ, và qua các ngài, chỉ thị cho tất cả các môn đệ Ngài ở mọi thời đại, phải đưa lời Ngài đến tận cùng bờ cõi trái đất và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Ngài"
Đức Giáo Hoàng danh dự nói thêm:
"Nhưng điều đó ngày nay có còn đúng không? Nhiều người trong và ngoài Giáo Hội tự hỏi mình ngày hôm nay. 'Đó có còn là nhiệm vụ ngày hôm nay hay không? Hay là điều đó không còn thích hợp nữa cho việc đối thoại giữa các tôn giáo và cho chính nghĩa hòa bình thế giới – Nói khác đi 'Liệu đối thoại có thể thay thế cho nghĩa vụ truyền giáo hay không'?
Trong thực tế, nhiều người ngày nay nghĩ rằng các tôn giáo phải tôn trọng lẫn nhau, và cuộc đối thoại của họ trở thành một lực lượng chung cho hòa bình. Theo cách nghĩ này, người ta thường giả định rằng các tôn giáo khác nhau chỉ là những biến thể của một và chỉ một thực tại duy nhất. Sự thật, là điều mà ban đầu đã thúc đẩy các Kitô hữu hơn bất kỳ điều gì khác, ở đây được đặt bên trong dấu ngoặc đơn. Người ta cho rằng sự thật đích thực về Thiên Chúa nói cho cùng là không thể vươn tới và cùng lắm là ta chỉ có thể diễn tả điều khôn tả này bằng một loạt các biểu hiện khác nhau. Thái độ từ bỏ sự thật này xem ra có vẻ thực tế và hữu ích cho hòa bình giữa các tôn giáo trên thế giới.
Tư duy đó, dẫu sao, cũng là liều thuốc độc giết chết đức tin. Trong thực tế, niềm tin mất đi tính cách ràng buộc, và sự trang trọng của nó, khi tất cả mọi thứ bị giản lược thành những biểu tượng có thể hoán đổi cho nhau, và chỉ có khả năng ám chỉ xa xa về những mầu nhiệm của Thiên Chúa mà loài người không thể tiếp cận được ...”
Đức Giáo Hoàng danh dự phản bác não trạng trên. Ngài nói:
“Chúng tôi rao giảng Chúa Giêsu Kitô không phải để chiêu dụ càng nhiều thành viên càng tốt cho cộng đồng của chúng tôi, và càng không phải để thu tóm quyền lực. Chúng tôi nói về Ngài bởi vì chúng tôi cảm thấy nghĩa vụ phải loan truyền niềm vui đã được ban cho chúng tôi.”
Trong diễn từ của mình, Đức Giáo Hoàng danh dự nhấn mạnh rằng:
"Chúa Phục sinh đã chỉ thị cho các thánh tông đồ, và qua các ngài, chỉ thị cho tất cả các môn đệ Ngài ở mọi thời đại, phải đưa lời Ngài đến tận cùng bờ cõi trái đất và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Ngài"
Đức Giáo Hoàng danh dự nói thêm:
"Nhưng điều đó ngày nay có còn đúng không? Nhiều người trong và ngoài Giáo Hội tự hỏi mình ngày hôm nay. 'Đó có còn là nhiệm vụ ngày hôm nay hay không? Hay là điều đó không còn thích hợp nữa cho việc đối thoại giữa các tôn giáo và cho chính nghĩa hòa bình thế giới – Nói khác đi 'Liệu đối thoại có thể thay thế cho nghĩa vụ truyền giáo hay không'?
Trong thực tế, nhiều người ngày nay nghĩ rằng các tôn giáo phải tôn trọng lẫn nhau, và cuộc đối thoại của họ trở thành một lực lượng chung cho hòa bình. Theo cách nghĩ này, người ta thường giả định rằng các tôn giáo khác nhau chỉ là những biến thể của một và chỉ một thực tại duy nhất. Sự thật, là điều mà ban đầu đã thúc đẩy các Kitô hữu hơn bất kỳ điều gì khác, ở đây được đặt bên trong dấu ngoặc đơn. Người ta cho rằng sự thật đích thực về Thiên Chúa nói cho cùng là không thể vươn tới và cùng lắm là ta chỉ có thể diễn tả điều khôn tả này bằng một loạt các biểu hiện khác nhau. Thái độ từ bỏ sự thật này xem ra có vẻ thực tế và hữu ích cho hòa bình giữa các tôn giáo trên thế giới.
Tư duy đó, dẫu sao, cũng là liều thuốc độc giết chết đức tin. Trong thực tế, niềm tin mất đi tính cách ràng buộc, và sự trang trọng của nó, khi tất cả mọi thứ bị giản lược thành những biểu tượng có thể hoán đổi cho nhau, và chỉ có khả năng ám chỉ xa xa về những mầu nhiệm của Thiên Chúa mà loài người không thể tiếp cận được ...”
Đức Giáo Hoàng danh dự phản bác não trạng trên. Ngài nói:
“Chúng tôi rao giảng Chúa Giêsu Kitô không phải để chiêu dụ càng nhiều thành viên càng tốt cho cộng đồng của chúng tôi, và càng không phải để thu tóm quyền lực. Chúng tôi nói về Ngài bởi vì chúng tôi cảm thấy nghĩa vụ phải loan truyền niềm vui đã được ban cho chúng tôi.”
Chuẩn bị chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Phanxicô tiếp Qũy Ánh Sáng Phương Đông Hoa Kỳ
Vũ Văn An
23:59 24/10/2014
Trái với lối suy luận chính trị của truyền thông thế tục, trong chuyến viếng Thổ Nhĩ Kỳ sắp tới, Đức Phanxicô không quan tâm nhiều tới việc có tới biên giới của nước này với Syria hay không. Mục tiêu hàng đầu của ngài, như mọi người đều biết, là gặp Thượng Phụ Đại Kết Bartôlômêô, dĩ nhiên, để hai Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống như một toàn thể xích lại gần nhau hơn.
Tất nhiên gần nhau hơn vì cùng nhau gần Chúa Kitô và thánh ý Người hơn. Muốn thế, phải canh tân nội tâm. Chính vì thế, nhân dịp tiếp Qũy Ánh Sáng Phương Đông Hoa Kỳ tới viếng thăm Vatican sáng 24 tháng Mười, Đức Phanxicô nói rằng “mọi cuộc hành hương của Kitô hữu đều không phải chỉ là một cuộc hành hương theo nghĩa địa dư, mà còn là, và trước hết là một cơ hội để bước theo con đường canh tân nội tâm dẫn ta tới gần Chúa Kitô, Chúa chúng ta, hơn”.
Qũy Ánh Sáng Phương Đông Hoa Kỳ phục vụ các Kitô hữu Phương Đông hiện sống xa các Giáo Hội mẹ của họ, và hoạt động cho việc hợp nhất Kitô Giáo.
Đức Giáo Hoàng cho họ hay: “các chiều kích này là điều tuyệt đối chủ yếu để tiến bước trên con đường đưa ta tới hòa giải và hiệp thông trọn vẹn giữa mọi tín hữu của Chúa Kitô. Sẽ không có đối thoại liên tôn thực sự nếu ta không cởi mở đối với việc canh tân nội tâm và tìm cách trung thành hơn với Chúa Kitô và thánh ý Người”.
Được biết các khách hành hương này rất tôn kính hai vị thánh vừa được tôn phong là Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Phanxicô rất vui và cho rằng: “quyết định này nhấn mạnh tới sự đóng góp lớn lao của các ngài vào việc phát triển các mối liên hệ mỗi ngày một gần hơn nữa giữa Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống Giáo”.
Ngài nói thêm: “gương sáng của hai vị thánh này chắc chắn làm tất cả chúng ta phong phú thêm vì các ngài luôn làm chứng cho lòng say mê nồng nàn đối với việc hợp nhất Kitô Giáo”.
Như thường lệ, Đức Phanxicô yêu cầu mọi người hiện diện cầu nguyện cho ngài; ngài cho biết lời cầu nguyện này “cùng với sự chuyển cầu của hai vị thánh tiền nhiệm của tôi” nên được hướng về việc giúp ngài “thi hành thừa tác vụ Giám Mục Rôma để phục vụ sự hiệp thông và sự hợp nhất của Giáo Hội, tuân theo thánh ý Chúa trong mọi sự”.
Nhân nhắc tới cuộc gặp gỡ Thượng Phụ Đại Kết Bartôlômêô ở Finar, Thổ NHĩ Kỳ, sắp tới của đoàn, Đức Phanxicô cho biết ngài cũng sắp sửa gặp Thượng Phụ Đại Kết, và yêu cầu những người có mặt “chuyển lời chào thân ái và huynh đệ của tôi tới Thượng Phụ, như chứng từ cho lòng âu yếm và qúy mến của tôi”.
Nguyên văn bài diễn văn
Sau đây là nguyên văn bài nói của Đức Phanxicô với Qũy Ánh Sáng Phương Đông Hoa Kỳ do Đức TGM Kallistos của Diokleia hướng dẫn.
Anh em qúy mến trong Chúa Kitô,
Tôi âu yếm đón chào mọi người tham dự cuộc hành hương đại kết do Qũy Ánh Sáng Phương Đông cổ vũ và dưới sự lãnh đạo của Đức TGM Kallistos của Diokleia, một cuộc hành hương dừng lại ở Rôma trong mấy ngày này. Xin cám ơn sự hiện diện của qúy anh em.
Mọi cuộc hành hương của Kitô hữu đều không phải chỉ là một cuộc hành hương theo nghĩa địa dư, nhưng trên hết là dịp cho một hành trình canh tân nội tâm, mỗi ngày mỗi tiến tới gần Chúa Kitô hơn “Đấng đi tiên phong và hoàn thiện đức tin của ta” (Thư Do Thái 12:2). Các chiều kích này là điều chủ yếu để ta tiến bước trên con đường đưa tới hòa giải và hiệp thông trọn vẹn giữa các tín hữu của Chúa Kitô.
Sẽ không có đối thoại đại kết chân thực nếu không có thiên hướng canh tân nội tâm và tìm cách trung thành hơn với Chúa Kitô và thánh ý Người.
Tôi sung sướng được biết rằng trong cuộc hành hương của qúy anh em, qúy anh em đã quyết định tưởng niệm hai Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II, những vị giáo hoàng đã được tôn phong hiển thánh hồi tháng Tư vừa qua. Quyết định này nhấn mạnh tới sự đóng góp lớn lao của hai vị vào việc phát triển các mối liên hệ mỗi ngày một gần gũi hơn giữa Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống Giáo. Gương sáng của hai vị thánh này chắc chắn rọi sáng cho mọi người chúng ta, vì các vị luôn làm chứng cho lòng say mê nồng nàn đối với việc hợp nhất các Kitô hữu, phát sinh từ việc ngoan ngoãn lắng nghe thánh ý Chúa, Đấng, trong bữa Tiệc Ly, đã cầu xin Chúa Cha cho các môn đệ của Người “nên một” (Ga 17:21).
Trong số những điều đáng nhắc lại…, tôi chỉ muốn nhắc tới việc Thánh GH Gioan XXIII, vào lúc ấy, đã công bố việc triệu tập Công Đồng Vatican II. Ngài cho rằng việc hợp nhất Kitô Giáo thực sự là một trong các mục tiêu. Còn Thánh GH Gioan Phaolô II thì đáng chú ý ở chỗ đã thúc đẩy Giáo Hội Công Giáo dấn thân vào con đường đại kết bằng Thông Điệp “Ut Unum Sint.” Qúy anh em quí yêu, trong cuộc hành hương Rôma của qúy anh em, tôi muốn xin qúy anh em cầu nguyện cho tôi, để, với sự chuyển cầu của hai vị thánh này, vốn là những vị tiền nhiệm của tôi, tôi có khả năng thi hành thừa tác vụ Giám Mục Rôma của tôi để phục vụ sự hiệp thông và sự hợp nhất của Giáo Hội, tuân theo thánh ý Chúa trong mọi sự.
Trong mấy ngày sắp tới, cuộc hành hương của qúy anh em sẽ dừng lại ở Finar, nơi qúy anh em sẽ gặp Thượng Phụ Đại Kết, Đức Bartôlômêô I. Tôi xin qúy anh em chuyển lời chào thân ái và huynh đệ của tôi tới ngài, cùng với lời bảo đảm âu yếm và qúy mến của tôi. Như qúy anh em đã biết, tôi cũng đang chuẩn bị thực hiện chuyến viếng thăm Thượng Phụ Đại Kết vào tháng Mười Một tới này, nhân dịp lễ Thánh Tông Đồ André, để đáp lại lời mời tốt đẹp của Đức Bartôlômêô I. Cuộc thăm viếng của Giám Mục Rôma tại Tòa Thượng Phụ Đại Kết và cuộc gặp gỡ mới giữa Thượng Phụ Bartôlômêô và bản thân tôi sẽ là các dấu hiệu của sợi dây nối kết sâu sắc từng kết hợp hai Tòa Rôma và Constantinople và ý muốn, trong yêu thương và sự thật, nhất định vượt qua mọi trở ngại vẫn còn phân cách chúng ta.
Ước mong qúy anh em tiếp tục cuộc hành hương tốt đẹp với thật nhiều ơn phúc thiêng liêng, tôi xin qúy anh em cầu nguyện cho tôi và từ đáy lòng, tôi xin chúc lành cho qúy anh em.
Kitô hữu được kêu gọi xây dựng sự hợp nhất của Giáo Hội
Trong thánh lễ buổi sáng cùng ngày tại Nhà Thánh Mácta, Đức Phanxicô cũng đã đề cập tới ơn gọi xây dựng sự hợp nhất của Giáo Hội.
Đức Thánh Cha suy niệm về bài đọc thứ nhất, trong đó, Thánh Phaolô kêu gọi tín hữu Êphêsô “gìn giữ sự hợp nhất tinh thần nhờ sợi dây hòa bình”.
Nhắc lại hình ảnh Thánh Phaolô ví Giáo Hội như những viên đá sống động, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng là Kitô hữu, chúng ta cũng có nhiệm vụ “xây dựng sự hợp nhất của Giáo Hội”. Ngài giải thích: “khi xây dựng một đền thờ hay một toà nhà, điều đầu tiên người ta làm là tìm miếng đất thích hợp. Rồi họ đặt viên đá góc, Thánh Kinh bảo thế. Và viên Đá góc của sự hợp nhất Giáo Hội, hay đúng hơn, viên đá góc của Giáo Hội, chính là Chúa Giêsu và viên đá góc của sự hợp nhất Giáo Hội chính là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu ở Bữa Tiệc Ly: ‘Lạy Cha, xin cho chúng nên một’. Và đó chính là sức mạnh của viên đá ấy!
Ngài tiếp tục nói rằng chỉ nhờ ơn thánh của Chúa Thánh Thần, ta mới có thể xây dựng được sự hợp nhất trên. Chúa Thánh Thần làm điều này “trong tính đa dạng của các quốc gia, văn hóa và dân tộc”.
Khi suy niệm về lời khuyên của Thánh Phaolô muốn ta trở nên các viên gạch yếu ớt, Đức Phanxicô nhận định rằng dưới con mắt thế gian, đây là lời khuyên của kẻ yếu đuối. Nhưng ngài bảo: “khiêm nhường, nhã nhặn, quảng đại: tất cả đều là những điều yếu ớt, vì người khiêm nhường dường như chẳng tốt cho ai cả; nhã nhặn, nhu mì dường như vô dụng; quảng đại, cởi mở với mọi người, có tấm lòng vĩ đại. Càng yếu ớt với những nhân đức khiêm nhường, quảng đại, nhã nhặn, nhu mì, ta càng trở nên mạnh mẽ hơn như những tảng đá trong Đền Thờ này”.
Đức Thánh Cha kêu gọi tín hữu theo con đường của Chúa Giêsu, Đấng chỉ “trở nên mạnh mẽ” sau khi trở thành yếu ớt và chết trên Thập Giá.
Để kết luận bài giảng của ngài, Đức Phanxicô khuyến khích mọi người hiện diện giữ vững “niềm hy vọng của cuộc hành trình hướng về Chúa” và “niềm hy vọng của việc sống trong một Giáo Hội sống động được xây bằng những viên đá sống động”.
Ngài nói: “Ta vốn được kêu gọi tiến tới một niềm hy vọng lớn lao. Ta hãy tiến tới đó! Nhưng với sức mạnh mà lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho hợp nhất đem lại cho ta; với sự vâng lời Chúa Thánh Thần, Đấng có khả năng biến các viên gạch thành những viên đá sống động; và với niềm hy vọng sẽ tìm thấy Chúa, Đấng đã kêu gọi ta, để gặp Người ở thời viên mãn”.
Tất nhiên gần nhau hơn vì cùng nhau gần Chúa Kitô và thánh ý Người hơn. Muốn thế, phải canh tân nội tâm. Chính vì thế, nhân dịp tiếp Qũy Ánh Sáng Phương Đông Hoa Kỳ tới viếng thăm Vatican sáng 24 tháng Mười, Đức Phanxicô nói rằng “mọi cuộc hành hương của Kitô hữu đều không phải chỉ là một cuộc hành hương theo nghĩa địa dư, mà còn là, và trước hết là một cơ hội để bước theo con đường canh tân nội tâm dẫn ta tới gần Chúa Kitô, Chúa chúng ta, hơn”.
Qũy Ánh Sáng Phương Đông Hoa Kỳ phục vụ các Kitô hữu Phương Đông hiện sống xa các Giáo Hội mẹ của họ, và hoạt động cho việc hợp nhất Kitô Giáo.
Đức Giáo Hoàng cho họ hay: “các chiều kích này là điều tuyệt đối chủ yếu để tiến bước trên con đường đưa ta tới hòa giải và hiệp thông trọn vẹn giữa mọi tín hữu của Chúa Kitô. Sẽ không có đối thoại liên tôn thực sự nếu ta không cởi mở đối với việc canh tân nội tâm và tìm cách trung thành hơn với Chúa Kitô và thánh ý Người”.
Được biết các khách hành hương này rất tôn kính hai vị thánh vừa được tôn phong là Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Phanxicô rất vui và cho rằng: “quyết định này nhấn mạnh tới sự đóng góp lớn lao của các ngài vào việc phát triển các mối liên hệ mỗi ngày một gần hơn nữa giữa Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống Giáo”.
Ngài nói thêm: “gương sáng của hai vị thánh này chắc chắn làm tất cả chúng ta phong phú thêm vì các ngài luôn làm chứng cho lòng say mê nồng nàn đối với việc hợp nhất Kitô Giáo”.
Như thường lệ, Đức Phanxicô yêu cầu mọi người hiện diện cầu nguyện cho ngài; ngài cho biết lời cầu nguyện này “cùng với sự chuyển cầu của hai vị thánh tiền nhiệm của tôi” nên được hướng về việc giúp ngài “thi hành thừa tác vụ Giám Mục Rôma để phục vụ sự hiệp thông và sự hợp nhất của Giáo Hội, tuân theo thánh ý Chúa trong mọi sự”.
Nhân nhắc tới cuộc gặp gỡ Thượng Phụ Đại Kết Bartôlômêô ở Finar, Thổ NHĩ Kỳ, sắp tới của đoàn, Đức Phanxicô cho biết ngài cũng sắp sửa gặp Thượng Phụ Đại Kết, và yêu cầu những người có mặt “chuyển lời chào thân ái và huynh đệ của tôi tới Thượng Phụ, như chứng từ cho lòng âu yếm và qúy mến của tôi”.
Nguyên văn bài diễn văn
Sau đây là nguyên văn bài nói của Đức Phanxicô với Qũy Ánh Sáng Phương Đông Hoa Kỳ do Đức TGM Kallistos của Diokleia hướng dẫn.
Anh em qúy mến trong Chúa Kitô,
Tôi âu yếm đón chào mọi người tham dự cuộc hành hương đại kết do Qũy Ánh Sáng Phương Đông cổ vũ và dưới sự lãnh đạo của Đức TGM Kallistos của Diokleia, một cuộc hành hương dừng lại ở Rôma trong mấy ngày này. Xin cám ơn sự hiện diện của qúy anh em.
Mọi cuộc hành hương của Kitô hữu đều không phải chỉ là một cuộc hành hương theo nghĩa địa dư, nhưng trên hết là dịp cho một hành trình canh tân nội tâm, mỗi ngày mỗi tiến tới gần Chúa Kitô hơn “Đấng đi tiên phong và hoàn thiện đức tin của ta” (Thư Do Thái 12:2). Các chiều kích này là điều chủ yếu để ta tiến bước trên con đường đưa tới hòa giải và hiệp thông trọn vẹn giữa các tín hữu của Chúa Kitô.
Sẽ không có đối thoại đại kết chân thực nếu không có thiên hướng canh tân nội tâm và tìm cách trung thành hơn với Chúa Kitô và thánh ý Người.
Tôi sung sướng được biết rằng trong cuộc hành hương của qúy anh em, qúy anh em đã quyết định tưởng niệm hai Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II, những vị giáo hoàng đã được tôn phong hiển thánh hồi tháng Tư vừa qua. Quyết định này nhấn mạnh tới sự đóng góp lớn lao của hai vị vào việc phát triển các mối liên hệ mỗi ngày một gần gũi hơn giữa Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống Giáo. Gương sáng của hai vị thánh này chắc chắn rọi sáng cho mọi người chúng ta, vì các vị luôn làm chứng cho lòng say mê nồng nàn đối với việc hợp nhất các Kitô hữu, phát sinh từ việc ngoan ngoãn lắng nghe thánh ý Chúa, Đấng, trong bữa Tiệc Ly, đã cầu xin Chúa Cha cho các môn đệ của Người “nên một” (Ga 17:21).
Trong số những điều đáng nhắc lại…, tôi chỉ muốn nhắc tới việc Thánh GH Gioan XXIII, vào lúc ấy, đã công bố việc triệu tập Công Đồng Vatican II. Ngài cho rằng việc hợp nhất Kitô Giáo thực sự là một trong các mục tiêu. Còn Thánh GH Gioan Phaolô II thì đáng chú ý ở chỗ đã thúc đẩy Giáo Hội Công Giáo dấn thân vào con đường đại kết bằng Thông Điệp “Ut Unum Sint.” Qúy anh em quí yêu, trong cuộc hành hương Rôma của qúy anh em, tôi muốn xin qúy anh em cầu nguyện cho tôi, để, với sự chuyển cầu của hai vị thánh này, vốn là những vị tiền nhiệm của tôi, tôi có khả năng thi hành thừa tác vụ Giám Mục Rôma của tôi để phục vụ sự hiệp thông và sự hợp nhất của Giáo Hội, tuân theo thánh ý Chúa trong mọi sự.
Trong mấy ngày sắp tới, cuộc hành hương của qúy anh em sẽ dừng lại ở Finar, nơi qúy anh em sẽ gặp Thượng Phụ Đại Kết, Đức Bartôlômêô I. Tôi xin qúy anh em chuyển lời chào thân ái và huynh đệ của tôi tới ngài, cùng với lời bảo đảm âu yếm và qúy mến của tôi. Như qúy anh em đã biết, tôi cũng đang chuẩn bị thực hiện chuyến viếng thăm Thượng Phụ Đại Kết vào tháng Mười Một tới này, nhân dịp lễ Thánh Tông Đồ André, để đáp lại lời mời tốt đẹp của Đức Bartôlômêô I. Cuộc thăm viếng của Giám Mục Rôma tại Tòa Thượng Phụ Đại Kết và cuộc gặp gỡ mới giữa Thượng Phụ Bartôlômêô và bản thân tôi sẽ là các dấu hiệu của sợi dây nối kết sâu sắc từng kết hợp hai Tòa Rôma và Constantinople và ý muốn, trong yêu thương và sự thật, nhất định vượt qua mọi trở ngại vẫn còn phân cách chúng ta.
Ước mong qúy anh em tiếp tục cuộc hành hương tốt đẹp với thật nhiều ơn phúc thiêng liêng, tôi xin qúy anh em cầu nguyện cho tôi và từ đáy lòng, tôi xin chúc lành cho qúy anh em.
Kitô hữu được kêu gọi xây dựng sự hợp nhất của Giáo Hội
Trong thánh lễ buổi sáng cùng ngày tại Nhà Thánh Mácta, Đức Phanxicô cũng đã đề cập tới ơn gọi xây dựng sự hợp nhất của Giáo Hội.
Đức Thánh Cha suy niệm về bài đọc thứ nhất, trong đó, Thánh Phaolô kêu gọi tín hữu Êphêsô “gìn giữ sự hợp nhất tinh thần nhờ sợi dây hòa bình”.
Nhắc lại hình ảnh Thánh Phaolô ví Giáo Hội như những viên đá sống động, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng là Kitô hữu, chúng ta cũng có nhiệm vụ “xây dựng sự hợp nhất của Giáo Hội”. Ngài giải thích: “khi xây dựng một đền thờ hay một toà nhà, điều đầu tiên người ta làm là tìm miếng đất thích hợp. Rồi họ đặt viên đá góc, Thánh Kinh bảo thế. Và viên Đá góc của sự hợp nhất Giáo Hội, hay đúng hơn, viên đá góc của Giáo Hội, chính là Chúa Giêsu và viên đá góc của sự hợp nhất Giáo Hội chính là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu ở Bữa Tiệc Ly: ‘Lạy Cha, xin cho chúng nên một’. Và đó chính là sức mạnh của viên đá ấy!
Ngài tiếp tục nói rằng chỉ nhờ ơn thánh của Chúa Thánh Thần, ta mới có thể xây dựng được sự hợp nhất trên. Chúa Thánh Thần làm điều này “trong tính đa dạng của các quốc gia, văn hóa và dân tộc”.
Khi suy niệm về lời khuyên của Thánh Phaolô muốn ta trở nên các viên gạch yếu ớt, Đức Phanxicô nhận định rằng dưới con mắt thế gian, đây là lời khuyên của kẻ yếu đuối. Nhưng ngài bảo: “khiêm nhường, nhã nhặn, quảng đại: tất cả đều là những điều yếu ớt, vì người khiêm nhường dường như chẳng tốt cho ai cả; nhã nhặn, nhu mì dường như vô dụng; quảng đại, cởi mở với mọi người, có tấm lòng vĩ đại. Càng yếu ớt với những nhân đức khiêm nhường, quảng đại, nhã nhặn, nhu mì, ta càng trở nên mạnh mẽ hơn như những tảng đá trong Đền Thờ này”.
Đức Thánh Cha kêu gọi tín hữu theo con đường của Chúa Giêsu, Đấng chỉ “trở nên mạnh mẽ” sau khi trở thành yếu ớt và chết trên Thập Giá.
Để kết luận bài giảng của ngài, Đức Phanxicô khuyến khích mọi người hiện diện giữ vững “niềm hy vọng của cuộc hành trình hướng về Chúa” và “niềm hy vọng của việc sống trong một Giáo Hội sống động được xây bằng những viên đá sống động”.
Ngài nói: “Ta vốn được kêu gọi tiến tới một niềm hy vọng lớn lao. Ta hãy tiến tới đó! Nhưng với sức mạnh mà lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho hợp nhất đem lại cho ta; với sự vâng lời Chúa Thánh Thần, Đấng có khả năng biến các viên gạch thành những viên đá sống động; và với niềm hy vọng sẽ tìm thấy Chúa, Đấng đã kêu gọi ta, để gặp Người ở thời viên mãn”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khánh nhật truyền giáo tại giáo phận Mỹ Tho
Têrêsa Mai An
09:17 24/10/2014
KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO TẠI GIÁO PHẬN MỸ THO
Mỹ Tho 24.10.2014.- “Tân Phúc Âm hóa gia đình để loan báo Tin Mừng” là đề tài của ngày khánh nhật truyền giáo (KNTG) của Giáo phận, do Cha Phaolô Đặng Tiến Dũng cùng với Ban Loan Báo Tin Mừng (LBTM) tổ chức, tại Trung tâm Mục vụ (TTMV) Giáo phận. Đây cũng là dịp để Đức Cha Phêrô, vị Mục tử mới của Giáo phận gặp gỡ và chia sẻ những ưu tư của ngài trước cánh đồng truyền giáo bao la của Giáo phận.
Xem Hình
Chương trình Ngày họp mặt được bắt đầu lúc 8g15, do Cha Trưởng Ban LBTM khai mạc. Cha chào đón quý Cha, quý tu sĩ, và hơn 1600 giáo dân từ các Giáo xứ trong Giáo phận. Cách đặc biệt có sự hiện diện của 10 anh chị em lương dân thuộc Giáo xứ Vĩnh Hưng và Long An. Cha giới thiệu sơ lượt chương trình ngày họp mặt cũng như nêu lên thống kê về số liệu người Công Giáo trong Giáo phận. Cha ước mong tinh thần của ngày KNTG sẽ hâm nóng và làm bừng cháy lên nơi mỗi người chúng ta ước muốn dấn thân tích cực hơn nữa vào công việc LBTM trong Giáo phận.
Đề tài thuyết trình và trao đổi đầu tiên là “Phúc âm hóa gia đình là gì?” do Cha Gabriel Nguyễn Tấn Di trình bày. Theo thư chung của Hội Đồng Giám mục Việt Nam về Tân phúc âm hóa đời sống gia đình 2013, Cha giúp cộng đoàn hiểu được tầm quan trọng về vai trò của người giáo dân trong việc truyền giáo. Chính trong đời sống gia đình mở ra sự sống cho mọi người, và qua đời sống yêu thương, phục vụ, gia đình trở nên nhân chứng đích thực để loan báo Tin mừng Phục sinh của Đức Kitô.
Sau phần trình bày của Cha Gabriel, Cha đưa ra những đề tài nho nhỏ để giúp cộng đoàn hiểu rõ hơn về những gì Cha vừa trình bày, cũng như những trở ngại và khó khăn trong việc “Tân phúc âm hóa” và những giải pháp để công cuộc “Tân phúc âm hóa” đời sống gia đình đạt hiệu quả nhất.
Đề tài Thuyết trình và trao đổi thứ hai là: “Gia đình và việc tham gia truyền giáo” do Cha Phaolô Phạm Minh Thanh chia sẻ. Cha chia sẻ 3 điểm chính: Gia đình tham gia truyền giáo bằng cầu nguyện, gia đình cùng nhau cầu nguyện và gia đình phục vụ sự sống. Thật vậy, gia đình có khả năng làm sáng tỏ Tin Mừng bằng lòng yêu mến Chúa Giêsu, và rao giảng Tin Mừng trong môi trường sống của mình.
Lúc 10g15, Đức Cha Phêrô đã đến với cộng đoàn dân Chúa Giáo phận trong buổi Họp mặt với những tâm tình tuy đơn sơ gần gũi, nhưng thấm đượm nỗi khát vọng sâu xa về công cuộc truyền giáo của Giáo phận.
Trước hết Đức Cha nói về ý nghĩa của ngày KNTG là để khơi dậy tinh thần truyền giáo cho tất cả mọi người từ linh mục, tu sĩ, đến giáo dân. Ngài nhắc lại lệnh truyền của Chúa Giêsu trước khi về trời: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân…” để thấy rõ mục đích của các môn đệ là loan báo cho mọi người nhận biết Chúa. Đức Cha cũng nêu lên tỉ lệ người Công Giáo trong Giáo phận còn quá thấp: 2,3% dân số. Nhưng điều quan trọng là chính những giáo dân Công Giáo phải có bổn phận giới thiệu Chúa cho những người chưa nhận biết Chúa. Điều Đức Cha thao thức là làm sao qua dịp gặp gỡ này, thôi thúc mỗi người hăng hái LBTM cho những người xung quanh một cách tích cực hơn.
Đỉnh điểm của buổi Họp mặt này là Thánh lễ cầu nguyện cho việc truyền giáo của Giáo phận lúc 11g00. Thánh lễ do Đức Cha Phêrô chủ sự, đồng tế với ngài gần 60 linh mục trong Giáo phận.
Trong bài giảng, Đức Cha nói lên tâm tình đức tin dựa vào bài Tin mừng Luca nói về việc Chúa chỉ định 72 môn đệ và sai các ông ra đi. Việc sai đi có nguồn gốc từ Chúa Cha, Chúa Cha sai Chúa Giêsu đến trong trần gian để LBTM Nước Trời, giải thoát nhân loại khỏi vòng nô lệ tội lỗi; Chúa Giêsu sai các tông đồ tiếp nối sứ mạng ấy, và mỗi người chúng ta đều nhận lãnh sứ mạng ấy sau mỗi thánh lễ. Chúa sai chúng ta LBTM bằng nhiều cách: cầu nguyện; đời sống hiền hòa, yêu thương; loan báo… để góp phần vào công cuộc LBTM. Kết thúc bài giảng, Cha ước mong mọi người khi về với Giáo xứ, đều mang sứ mạng được Chúa sai đi để góp phần thực thi sứ vụ truyền giáo mà Chúa trao cho mỗi người.
Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và kết thúc lúc 12g00, mọi người ra về sau khi dùng cơm trưa tại khuôn viên của TTMV.
Công cuộc truyền giáo của Giáo phận đang chờ đón mỗi người chúng ta, nếu chúng ta có lòng yêu mến Chúa, và Giáo Hội, thì chắc hẳn Tin mừng của Chúa được nhiều người đón nhận.
Têrêsa Mai An
Mỹ Tho 24.10.2014.- “Tân Phúc Âm hóa gia đình để loan báo Tin Mừng” là đề tài của ngày khánh nhật truyền giáo (KNTG) của Giáo phận, do Cha Phaolô Đặng Tiến Dũng cùng với Ban Loan Báo Tin Mừng (LBTM) tổ chức, tại Trung tâm Mục vụ (TTMV) Giáo phận. Đây cũng là dịp để Đức Cha Phêrô, vị Mục tử mới của Giáo phận gặp gỡ và chia sẻ những ưu tư của ngài trước cánh đồng truyền giáo bao la của Giáo phận.
Xem Hình
Chương trình Ngày họp mặt được bắt đầu lúc 8g15, do Cha Trưởng Ban LBTM khai mạc. Cha chào đón quý Cha, quý tu sĩ, và hơn 1600 giáo dân từ các Giáo xứ trong Giáo phận. Cách đặc biệt có sự hiện diện của 10 anh chị em lương dân thuộc Giáo xứ Vĩnh Hưng và Long An. Cha giới thiệu sơ lượt chương trình ngày họp mặt cũng như nêu lên thống kê về số liệu người Công Giáo trong Giáo phận. Cha ước mong tinh thần của ngày KNTG sẽ hâm nóng và làm bừng cháy lên nơi mỗi người chúng ta ước muốn dấn thân tích cực hơn nữa vào công việc LBTM trong Giáo phận.
Đề tài thuyết trình và trao đổi đầu tiên là “Phúc âm hóa gia đình là gì?” do Cha Gabriel Nguyễn Tấn Di trình bày. Theo thư chung của Hội Đồng Giám mục Việt Nam về Tân phúc âm hóa đời sống gia đình 2013, Cha giúp cộng đoàn hiểu được tầm quan trọng về vai trò của người giáo dân trong việc truyền giáo. Chính trong đời sống gia đình mở ra sự sống cho mọi người, và qua đời sống yêu thương, phục vụ, gia đình trở nên nhân chứng đích thực để loan báo Tin mừng Phục sinh của Đức Kitô.
Sau phần trình bày của Cha Gabriel, Cha đưa ra những đề tài nho nhỏ để giúp cộng đoàn hiểu rõ hơn về những gì Cha vừa trình bày, cũng như những trở ngại và khó khăn trong việc “Tân phúc âm hóa” và những giải pháp để công cuộc “Tân phúc âm hóa” đời sống gia đình đạt hiệu quả nhất.
Đề tài Thuyết trình và trao đổi thứ hai là: “Gia đình và việc tham gia truyền giáo” do Cha Phaolô Phạm Minh Thanh chia sẻ. Cha chia sẻ 3 điểm chính: Gia đình tham gia truyền giáo bằng cầu nguyện, gia đình cùng nhau cầu nguyện và gia đình phục vụ sự sống. Thật vậy, gia đình có khả năng làm sáng tỏ Tin Mừng bằng lòng yêu mến Chúa Giêsu, và rao giảng Tin Mừng trong môi trường sống của mình.
Lúc 10g15, Đức Cha Phêrô đã đến với cộng đoàn dân Chúa Giáo phận trong buổi Họp mặt với những tâm tình tuy đơn sơ gần gũi, nhưng thấm đượm nỗi khát vọng sâu xa về công cuộc truyền giáo của Giáo phận.
Trước hết Đức Cha nói về ý nghĩa của ngày KNTG là để khơi dậy tinh thần truyền giáo cho tất cả mọi người từ linh mục, tu sĩ, đến giáo dân. Ngài nhắc lại lệnh truyền của Chúa Giêsu trước khi về trời: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân…” để thấy rõ mục đích của các môn đệ là loan báo cho mọi người nhận biết Chúa. Đức Cha cũng nêu lên tỉ lệ người Công Giáo trong Giáo phận còn quá thấp: 2,3% dân số. Nhưng điều quan trọng là chính những giáo dân Công Giáo phải có bổn phận giới thiệu Chúa cho những người chưa nhận biết Chúa. Điều Đức Cha thao thức là làm sao qua dịp gặp gỡ này, thôi thúc mỗi người hăng hái LBTM cho những người xung quanh một cách tích cực hơn.
Đỉnh điểm của buổi Họp mặt này là Thánh lễ cầu nguyện cho việc truyền giáo của Giáo phận lúc 11g00. Thánh lễ do Đức Cha Phêrô chủ sự, đồng tế với ngài gần 60 linh mục trong Giáo phận.
Trong bài giảng, Đức Cha nói lên tâm tình đức tin dựa vào bài Tin mừng Luca nói về việc Chúa chỉ định 72 môn đệ và sai các ông ra đi. Việc sai đi có nguồn gốc từ Chúa Cha, Chúa Cha sai Chúa Giêsu đến trong trần gian để LBTM Nước Trời, giải thoát nhân loại khỏi vòng nô lệ tội lỗi; Chúa Giêsu sai các tông đồ tiếp nối sứ mạng ấy, và mỗi người chúng ta đều nhận lãnh sứ mạng ấy sau mỗi thánh lễ. Chúa sai chúng ta LBTM bằng nhiều cách: cầu nguyện; đời sống hiền hòa, yêu thương; loan báo… để góp phần vào công cuộc LBTM. Kết thúc bài giảng, Cha ước mong mọi người khi về với Giáo xứ, đều mang sứ mạng được Chúa sai đi để góp phần thực thi sứ vụ truyền giáo mà Chúa trao cho mỗi người.
Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và kết thúc lúc 12g00, mọi người ra về sau khi dùng cơm trưa tại khuôn viên của TTMV.
Công cuộc truyền giáo của Giáo phận đang chờ đón mỗi người chúng ta, nếu chúng ta có lòng yêu mến Chúa, và Giáo Hội, thì chắc hẳn Tin mừng của Chúa được nhiều người đón nhận.
Têrêsa Mai An
Tân giáo xứ Đồng Lam Gp. Vinh: Sức mạnh của cộng đoàn đức tin nơi miền sơn cước
Fx. Cẩm Trường
09:33 24/10/2014
Tân giáo xứ Đồng Lam Gp. Vinh: Sức mạnh của cộng đoàn đức tin nơi miền sơn cước
Nằm ở mạn tây của giáo phận và cách Tòa giám mục non 100 km, cộng đoàn tín hữu Đồng Lam hôm nay đã thực sự mang trên mình một diện mạo mới, một sức sống mới và một vị thế mới.
Xem Hình
Trải qua gần nửa thế kỷ hình thành và phát triển với hành trình đức tin dài đầy gian nan thử thách do địa thế và thời cuộc, cộng đoàn Đồng Lam hôm nay đã thực sự trưởng thành. Từ hôm nay, khi đã được nâng lên thành giáo xứ, cộng đoàn Đồng Lam tiếp tục được mời gọi cách cấp thiết hơn trách nhiệm làm chứng cho đức tin qua cung cách sống mới mang đậm tinh thần Kitô giáo nơi vùng sơn cước của miền tây xứ Nghệ này.
Giáo xứ Đồng Lam (thuộc xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) được hình thành bởi một nhóm nhỏ giáo dân của 2 giáo họ Hội Phước và Chính Yên thuộc giáo xứ mẹ Quan Lãng. Cộng đoàn Đồng Lam được hình thành từ những năm 1960, khi Nhà nước chủ trương di dời dân vùng trũng thấp lên vùng cao tránh lũ phía tả ngạn sông Cả, lúc bấy giờ nơi đây còn là những cánh rừng rậm rạp, hoang vu. Với thời gian dài hàng mấy chục năm, những tín hữu đơn thành nơi đây đã phải chèo thuyền vượt sông, băng rừng hàng chục cây số mới có thể đến được nhà thờ giáo xứ Quan Lãng để tham dự thánh lễ.
Trước những thử thách tưởng chừng không thể vượt qua nổi về đời sống đạo nơi miền đất xa xôi cách trở thời đó, nhưng nhóm giáo dân nhỏ bé ngày ấy vẫn can trường và âm thầm bám trụ với vùng đất mới để tìm kế sinh nhai và giữ vững đức tin của mình. Với ơn Chúa, họ dần hòa nhập và thích nghi được với môi trường cũng như với những anh chị em dân tộc thiểu số nơi đây, nhờ đó, họ đã sớm ổn định được cuộc sống.
Đến năm 2006, khi linh mục Antôn Trần Văn Công về phục vụ xứ Quan Lãng, cùng với sự đồng lòng của mọi giáo hữu giáo họ Đồng Trấm, ngôi nhà thờ đơn sơ (nay là nhà thờ giáo xứ Đồng Lam) nhưng là nỗi khát mong qua hàng thập kỷ của người giáo dân nơi đây, đã được được khỏi công xây dựng. Ngày 30/03/2012, nhà thờ giáo họ Đồng Trấm được khánh thành. Trong dịp này, Đức Giám Mục Phaolô quyết định cho hai giáo họ là Đồng Trấm và Mạc Đồng Tân sinh hoạt độc lập tách khỏi xứ Quan Lãng, với tên gọi là Đồng Lam và đặt cha JB. Nguyễn Đình Thục phụ trách. Từ đó, sau gần 50 năm, cộng đoàn tín hữu nơi đây chính thức có linh mục phục vụ thường trực.
Căn cứ Đơn xin thành lập xứ của Hội đồng Mục vụ giáo họ Đồng Trấm và sự đồng thuận của linh mục quản xứ Quan Lãng Giuse Ngô Văn Hậu cùng với ước mong của gần 1500 giáo dân nơi đây, Tòa Giám Mục đã quyết định thành lập giáo xứ mới mang tên Đồng Lam gồm 2 giáo họ Đồng Trấm và Đồng Tân tách từ giáo xứ Quan Lãng thuộc giáo hạt Bột Đà.
Niềm vui của cộng đoàn Đồng Lam hôm nay như được nhân đôi khi đồng thời Đức Giám Mục giáo phận Vinh bổ nhiệm cha Phêrô Tự Hồ Sỹ Huyền chính thức trở thành linh mục quản xứ tiên khởi của giáo xứ Đồng Lam.
Thánh lễ Tạ ơn mừng thành lập giáo xứ và mừng linh mục quản xứ tiên khởi đã được cử hành vào lúc 08 giờ sáng ngày 23/10/2014 do Đức Cha Phaolô Giám mục giáo phận Vinh chủ tế. Cùng đồng tế và tham dự thánh lễ có đông đảo quí cha trong và ngoài giáo hạt Bột Đà, các linh mục tiền nhiệm cùng đông đảo bà con giáo dân đến từ xứ mẹ Quan Lãng và các giáo xứ lân cận.
Ngỏ lời với cha tân quản xứ và cộng đoàn Đồng Lam trong thánh lễ, Đức Cha Phaolô đã đặc biệt nhắn nhủ: “Tham dự thánh lễ hôm nay, chúng ta cùng vui mừng khai mở và đón một trang sử mới của cộng đoàn đức tin nơi miền sơn cước này. Đây là thời khắc đánh dấu một bước tiến mới trên hành trình đức tin của cộng đoàn Đồng Lam: một cộng đoàn đức tin thực sự lớn mạnh để thực hiện trách nhiệm làm chứng cho Tin Mừng yêu thương nơi vùng đất này. Cũng hôm nay, cha quản xứ tiên khởi chính thức được giáo phận trao trách nhiệm trong tư cách là một mục tử, một người loan báo Tin Mừng và đồng lao cộng khổ với cộng đồng nơi đây. Xin anh chị em cùng với cha tân quản xứ xây dựng và đổi mới cộng đoàn Đồng Lam này trở thành một cộng đoàn sống hiệp nhất và yêu thương, để qua đó cộng đoàn Đồng Lam có thể loan báo Tin Mừng một cách sống động cho những người chưa có cơ hội nhận biết Chúa nơi vùng đất miền Tây này của Giáo phận chúng ta.”
Nhìn lại chặng đường non nửa thế kỷ hình thành và phát triển của họ đạo Đồng Trấm và cũng là tân giáo xứ Đồng Lam hôm nay, mọi tín hữu nơi đây, một lần nữa, cảm nghiệm được cách sâu xa hơn sức mạnh của một cộng đoàn tin và sống đức tin của mình. Thánh lễ tạ ơn mừng thành lập giáo xứ và chính thức đón mừng linh mục quản xứ tiên khởi cũng là dịp để mọi người con của Đồng Lam hôm nay dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và tri ân các bậc tiền nhân, đồng thời đổi mới cuộc sống và can đảm bước tiếp hành trình đức tin của mình.
Non nửa thế kỷ dựng xây,
Con thuyền lớn sẵn xuôi ngay hành trình.
Đồng Lam nguyện Chúa dủ tình,
Thuyền viên thuyền trưởng đồng tình ra khơi.
Fx. Cẩm Trường
Nằm ở mạn tây của giáo phận và cách Tòa giám mục non 100 km, cộng đoàn tín hữu Đồng Lam hôm nay đã thực sự mang trên mình một diện mạo mới, một sức sống mới và một vị thế mới.
Xem Hình
Trải qua gần nửa thế kỷ hình thành và phát triển với hành trình đức tin dài đầy gian nan thử thách do địa thế và thời cuộc, cộng đoàn Đồng Lam hôm nay đã thực sự trưởng thành. Từ hôm nay, khi đã được nâng lên thành giáo xứ, cộng đoàn Đồng Lam tiếp tục được mời gọi cách cấp thiết hơn trách nhiệm làm chứng cho đức tin qua cung cách sống mới mang đậm tinh thần Kitô giáo nơi vùng sơn cước của miền tây xứ Nghệ này.
Giáo xứ Đồng Lam (thuộc xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) được hình thành bởi một nhóm nhỏ giáo dân của 2 giáo họ Hội Phước và Chính Yên thuộc giáo xứ mẹ Quan Lãng. Cộng đoàn Đồng Lam được hình thành từ những năm 1960, khi Nhà nước chủ trương di dời dân vùng trũng thấp lên vùng cao tránh lũ phía tả ngạn sông Cả, lúc bấy giờ nơi đây còn là những cánh rừng rậm rạp, hoang vu. Với thời gian dài hàng mấy chục năm, những tín hữu đơn thành nơi đây đã phải chèo thuyền vượt sông, băng rừng hàng chục cây số mới có thể đến được nhà thờ giáo xứ Quan Lãng để tham dự thánh lễ.
Trước những thử thách tưởng chừng không thể vượt qua nổi về đời sống đạo nơi miền đất xa xôi cách trở thời đó, nhưng nhóm giáo dân nhỏ bé ngày ấy vẫn can trường và âm thầm bám trụ với vùng đất mới để tìm kế sinh nhai và giữ vững đức tin của mình. Với ơn Chúa, họ dần hòa nhập và thích nghi được với môi trường cũng như với những anh chị em dân tộc thiểu số nơi đây, nhờ đó, họ đã sớm ổn định được cuộc sống.
Đến năm 2006, khi linh mục Antôn Trần Văn Công về phục vụ xứ Quan Lãng, cùng với sự đồng lòng của mọi giáo hữu giáo họ Đồng Trấm, ngôi nhà thờ đơn sơ (nay là nhà thờ giáo xứ Đồng Lam) nhưng là nỗi khát mong qua hàng thập kỷ của người giáo dân nơi đây, đã được được khỏi công xây dựng. Ngày 30/03/2012, nhà thờ giáo họ Đồng Trấm được khánh thành. Trong dịp này, Đức Giám Mục Phaolô quyết định cho hai giáo họ là Đồng Trấm và Mạc Đồng Tân sinh hoạt độc lập tách khỏi xứ Quan Lãng, với tên gọi là Đồng Lam và đặt cha JB. Nguyễn Đình Thục phụ trách. Từ đó, sau gần 50 năm, cộng đoàn tín hữu nơi đây chính thức có linh mục phục vụ thường trực.
Căn cứ Đơn xin thành lập xứ của Hội đồng Mục vụ giáo họ Đồng Trấm và sự đồng thuận của linh mục quản xứ Quan Lãng Giuse Ngô Văn Hậu cùng với ước mong của gần 1500 giáo dân nơi đây, Tòa Giám Mục đã quyết định thành lập giáo xứ mới mang tên Đồng Lam gồm 2 giáo họ Đồng Trấm và Đồng Tân tách từ giáo xứ Quan Lãng thuộc giáo hạt Bột Đà.
Niềm vui của cộng đoàn Đồng Lam hôm nay như được nhân đôi khi đồng thời Đức Giám Mục giáo phận Vinh bổ nhiệm cha Phêrô Tự Hồ Sỹ Huyền chính thức trở thành linh mục quản xứ tiên khởi của giáo xứ Đồng Lam.
Thánh lễ Tạ ơn mừng thành lập giáo xứ và mừng linh mục quản xứ tiên khởi đã được cử hành vào lúc 08 giờ sáng ngày 23/10/2014 do Đức Cha Phaolô Giám mục giáo phận Vinh chủ tế. Cùng đồng tế và tham dự thánh lễ có đông đảo quí cha trong và ngoài giáo hạt Bột Đà, các linh mục tiền nhiệm cùng đông đảo bà con giáo dân đến từ xứ mẹ Quan Lãng và các giáo xứ lân cận.
Ngỏ lời với cha tân quản xứ và cộng đoàn Đồng Lam trong thánh lễ, Đức Cha Phaolô đã đặc biệt nhắn nhủ: “Tham dự thánh lễ hôm nay, chúng ta cùng vui mừng khai mở và đón một trang sử mới của cộng đoàn đức tin nơi miền sơn cước này. Đây là thời khắc đánh dấu một bước tiến mới trên hành trình đức tin của cộng đoàn Đồng Lam: một cộng đoàn đức tin thực sự lớn mạnh để thực hiện trách nhiệm làm chứng cho Tin Mừng yêu thương nơi vùng đất này. Cũng hôm nay, cha quản xứ tiên khởi chính thức được giáo phận trao trách nhiệm trong tư cách là một mục tử, một người loan báo Tin Mừng và đồng lao cộng khổ với cộng đồng nơi đây. Xin anh chị em cùng với cha tân quản xứ xây dựng và đổi mới cộng đoàn Đồng Lam này trở thành một cộng đoàn sống hiệp nhất và yêu thương, để qua đó cộng đoàn Đồng Lam có thể loan báo Tin Mừng một cách sống động cho những người chưa có cơ hội nhận biết Chúa nơi vùng đất miền Tây này của Giáo phận chúng ta.”
Nhìn lại chặng đường non nửa thế kỷ hình thành và phát triển của họ đạo Đồng Trấm và cũng là tân giáo xứ Đồng Lam hôm nay, mọi tín hữu nơi đây, một lần nữa, cảm nghiệm được cách sâu xa hơn sức mạnh của một cộng đoàn tin và sống đức tin của mình. Thánh lễ tạ ơn mừng thành lập giáo xứ và chính thức đón mừng linh mục quản xứ tiên khởi cũng là dịp để mọi người con của Đồng Lam hôm nay dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và tri ân các bậc tiền nhân, đồng thời đổi mới cuộc sống và can đảm bước tiếp hành trình đức tin của mình.
Non nửa thế kỷ dựng xây,
Con thuyền lớn sẵn xuôi ngay hành trình.
Đồng Lam nguyện Chúa dủ tình,
Thuyền viên thuyền trưởng đồng tình ra khơi.
Fx. Cẩm Trường
Tuyên uý đoàn Việt Nam tại Pháp họp đại hội thường niên lần thứ 37
Lê Đình Thông
11:09 24/10/2014
Hướng về Ngày Quốc tế về Di dân (18/01/2015) của Giáo Hội
TUYỂN ÚY ĐOÀN VIỆT NAM TẠI PHÁP HỌP ĐẠI HỘI THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ XXXVII TẠI PARAY-LE-MONIAL (MIỀN TRUNG NƯỚC PHÁP)
Đại Hội Tuyên Úy Đoàn Việt Nam tại Pháp họp Đại Hội lần thứ XXXVII từ ngày 6 đến 10 tháng 10 năm 2014 tại Đan viện Thánh Tâm Paray-le-Monial (Bourgogne), miền Trung nước Pháp. Đức Cha Benoît Rivière, giám mục Autun đã chủ sự Thánh lễ ngày 8/10/2014, với sự đồng tế của Đức Ông Mai Đức Vinh, Linh mục Đại diện Nguyễn Kim Sang và các linh mục tuyên úy. Thầy Phó tế Jackie Plesse, chuyên trách mục vụ di dân giáo phận Autun, Bà Jakin Pavilla, Trợ lý Giám đốc Văn phòng Mục vu Ngoại kiều Toàn quốc là khách mời của Đại hội.
Theo linh mục Hà Quang Minh, Đại diện Tuyên úy đoàn (nhiệm kỳ 2003-2009) : ‘‘Ban Tuyên Úy gồm các linh mục và tu sĩ đặc trách mục vụ Việt kiều. Tháng 11- 1979, khi nói về các cuộc họp tại Orsay, cha Trương Đình Hoè, lần đầu tiên, trong tờ báo Hiện Diện số 21 dùng chữ Đoàn Tuyên Úy. Và phải đợi đến năm 1990, trong kỳ họp thứ 13 tại Paray-le-Monial, từ ngữ Tuyên Úy Đoàn mới bắt đầu xuất hiện. Từ đó đến nay chưa có sự thay đổi nào khác. Thực ra, nếu xét về nghĩa ngữ thì các cụm từ trên cũng không khác biệt nhau bao nhiêu, nếu có. Điểm quan trọng là những yếu tố cấu tạo nên một Tuyên Úy Đoàn, đồng trách nhiệm, cùng một hướng đi, hiệp thông với Giáo Hội tiếp cư, chung lưng gánh vác sứ mệnh truyền giáo cho người Việt Nam.’’
Trong Đại hội năm nay, bà Jaklin Pavilla, Trợ lý Giám đốc Mục vụ Ngoại kiều Toàn quốc đã khai triển ý nghĩa của mục vụ ngoại kiều từ giáo huấn của Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II : ‘‘Trong Giáo Hội, không có ai là ngoại kiều’’ (En Église, nul n’est étranger). Trong tinh thần ‘‘tứ hải giai huynh đệ ’’, Giáo Hội Pháp đón nhận và tạo điều kiện hội nhập cho các di dân và người tỵ nạn Việt Nam. Nhiều người đã thành công trong nhiều lãnh vực khác nhau.
Đức Cha Benoît Rivière, Giám mục Giáo phận Autun cử hành Thánh lễ
trong khuôn khổ Đại hội Tuyên úy đoàn lần thứ XXXVII tại Paray-le-Monial
Chủ đề của Đại hội : ‘‘Suy nghĩ về cách sống Đức tin trong Gia đình Công Giáo Việt Nam tại Pháp’’ hoàn toàn phù hợp với thời sự Giáo Hội. Từ ngày 5 đến 19/10/2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã triệu tập Thượng Hội đồng Giám mục về Gia đình để bàn về ‘‘Các Thách thức Mục vụ của Gia đình trong Bối cảnh Phúc âm hóa’’ (Les défis pastoraux de la famille dans le contexte de l’évangélisation).
Chủ đề năm nay do Đức Ông Mai Đức Vinh trình bày. Thuyết trình viên đã căn cứ vào các cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện trên toàn nước Pháp từ 21/08/2014 đến 30/09/2014 xoay quanh chủ đề : Sống Đức tin và Trao truyền Đức tin. Đức Ông đã gửi 275 thư thăm dò, có 116 thư trả lời, tỷ lệ 42,18%.
A) Sống Đức tin :
1 - Trong gia đình bạn, đời sống đức tin được thể hiện:
- Cả nhà chăm chỉ đọc kinh mỗi buổi tối : 38%
- Cha mẹ con cái cùng nhau đi lễ mỗi Chúa Nhật : 64%
- Mọi người siêng năng xưng tội và rước lễ : (28%)
- Đóng góp tài chánh cho các sinh hoạt cần thiết của cộng đoàn Việt Nam, xứ đạo Pháp: 54%
Đức Ông Mai Đức Vinh thuyết trình. Ngồi cạnh ngài là
quý cha Đại diện tiền nhiệm Hà Quang Minh và đương nhiệm Nguyễn Kim Sang
- Tham gia các hội đoàn hay các sinh hoạt khác (cắm hoa, quét lau nhà thờ…): 32%
2 - Để bảo toàn và thăng tiến đức tin, gia đình bạn chú tâm đặc biệt đến:
- Việc học hỏi giáo lý : 35%
- Việc đọc và học hỏi Thánh Kinh: 53%
- Việc đọc sách đạo đức, báo Công Giáo: 41%
- Việc tham dự các ngày tĩnh tâm, khóa học do hội đoàn (Đại hội Hành hương, Gặp gỡ giới trưởng thành, Gặp gỡ giới trẻ…), của Giáo phận (Thánh lễ các sắc tộc), của Giáo Hội Hoàn vũ (JMJ) : 29%
3 - Giữa vợ chồng, sống đức tin là sống tình yêu. Cụ thể, vợ chồng bạn sống tình yêu:
- Yêu là cho mà không cần đền trả: 46%
- Yêu là hỏi ý nhau trước khi làm : 46%
- Yêu là cám ơn khi nhận lãnh : 35%
- Yêu là xin lỗi khi làm trái: 43%
- Yêu là cùng sống và cùng cầu nguyện với Chúa Giêsu, Vua của gia đình: 69%
4 - Với con cái, sống đức tin là làm gương sáng, cụ thể vợ chồng bạn làm gương sáng trong những việc:
- Sống đức tin cách sâu xa, mạnh mẽ : 31%
- Phó thác con cái cho Chúa, cẩu nguyện cho đức tin của con cái: 57%
- Giúp con cái tìm ra hành trình đức tin: đọc Tân Ước, siêng năng xưng tôi, rước lễ: 34%
- Sống cho con cái thấy người sống đức tin thì bình an, phấn khởi và vui vẻ: 49%
- Cho chúng biết hãnh diện mình là người Công Giáo, hãnh diện vể gia đình, về Giáo Hội: 32%
5 - Với xã hội, sống đức tin là sống công bằng, bác ái và dấn thân, cụ thể bạn quan tâm làm những việc:
- Cư xử lễ phép, hiếu thảo với gia tộc, ông bà, chú bác, cô cậu: 55%
- Tôn trọng bạn bè, người thân quen trong cộng đoàn và ngoài xã hội: 57%
- Lịch sự, hiếu khách, rộng lượng tha thứ, nhân ái, quan tâm đến người nghèo: 64%
- Kính trọng người già, thăm viếng người đau yếu trong cộng đoàn và ngoài xã hội: 44%
- Tham gia các sinh hoạt xã hội đúng cương vị một người công dân Công Giáo: 29%
B - Trao truyền đức tin:
6 - Gia đình bạn có nghĩ rằng:
- Trao truyền đức tin là kiên trì thực hành những việc sống đạo căn bản: dâng lễ, rước lễ: 63%
- Trao truyền đức tin là hàng ngày cầu nguyện cho việc truyền giáo của Giáo Hội: 36%
- Trao ntruyền đức tin là tránh chỉ trích Giáo Hội và hàng giáo phẩm: 24%
- Trao truyền đức tin là can đảm bày tỏ đức tin: đeo ảnh, làm dấu Thánh giá: 38%
- Trao truyền đức tin là chu toàn bổn phận hàng ngày, giữ đức công bẳng, sống đức bác ái: 54%
7 - Trao truyền đức tin cho con cái:
- Đồng hành với con cái trong việc sống đạo: 50%
- Lo cho cái học giáo lý đầy đủ: 60%
- Khuyến khích con cái tham gia một hội đoàn hay một sinh hoạt trong cộng đoàn Việt Nam hay trong giáo xứ Pháp: 35%
- Hướng dẫn con cái trong việc lựa chọn đời sống: học hành, lập gia đình, theo ơn gọi tận hiến: 35%
- Giúp con cái có tinh thần tông đồ, tinh thần xã hội, làm việc chung với người khác: 40%
8 - Trao truyền đức tin trong cộng đoàn Việt Nam hay trong giáo xứ Pháp:
- Khuyến khích nhau dấn thân trong hội đoàn đã lựa chọn: 34%
- Rộng rãi hy sinh thì giờ, khả năng, tài chánh… cho những sinh hoạt chung: 46%
- Tạo bầu khí và tinh thần đoàn kết, liên đới và huynh đệ: 50%
- Tham gia tích cực những ngày lễ hội (kermesse…) và những sinh hoạt đặc biệt: 34%
- Chân thành góp ý xây dựng nhưng không bảo thủ ý kiến, không chỉ trích cha tuyên úy, cha sở hay ban hành giáo: 32%
9 - Trao truyền đức tin trong môi trường xã hội:
- Gia đình bạn là gia đình sống đức tin cởi mở : 29%
- Vui vẻ, chào hỏi, thuận thảo với gia đình lối xóm: 70%
- Không kỳ thị tôn giáo hay sắc tộc, màu da: 48%
- Tham gia các lễ hội của khu phố dân sự: 20%
- Chu toàn nghĩa vụ của một công dân tốt: 41%
Đức Ông Mai Đức Vinh đã đúc kết kết quả thăm dò để đưa ra một số nhận định chung về ‘‘Sống đức tin và trao truyền đức tin của các gia đình Công Giáo Việt Nam tại Pháp’’. Nhờ được quý cha tuyên úy chăm sóc mục vụ, các gia đình Công Giáo sống đức tin tương đối vững vàng. Nói chung, phần A (Sống đức tin) có tỷ lệ thấp hơn phần B (Trao truyền đức tin) cho thấy đời sống đức tin trong phạm vi gia đình cần được củng cố thêm. Phần B có tỷ lệ cao hơn chứng tỏ đời sống đức tin trong phạm vi cộng đoàn và xã hội tương đối khả quan. Kết quả này minh chứng mức độ hội nhập của các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp rất đáng khích lệ. Trong phần trao đổi, nhiều linh mục và nữ tu đưa ra nhiều chứng từ về việc sống đạo của các gia đình Công Giáo Việt Nam tại Pháp ; đồng thời nhận định về một số điểm then chốt đã được Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình chung quyết. Linh mục Vũ Mộng Thơ cho biết trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, có 3 điểm không đạt được 2/3 số phiếu là vấn đề:
- cho phép người ly dị và tái hôn được xưng tội và rước lễ
- rước lễ ‘‘thiêng liêng’’ (communion spirituelle) cho những người nầy
- đón nhận những người đồng tính vào Giáo Hội
Linh mục Nguyễn Văn Thông, tuyên úy tại Marseille đã thuyết trình về cùng đề tài trong phạm vi giới trẻ. Mục vụ giới trẻ tại Marseille ngoài cha Nguyễn Văn Thông còn bà Françoise Gaussen, phụ trách các học sinh cấp 3 và các sinh viên (pastorale du monde scolaire et des étudiants), các bạn trẻ có công ăn việc làm (jeunes professionnels), gồm cả người Việt lẫn người Pháp. Giới trẻ Marseille có thánh lễ tại Saint-Ferréol. Các bạn trẻ Marseille hiệp thông cầu nguyện với cộng đoàn Taizé, nhận ra niềm vui sống đạo bằng cách liên kết với nhau, theo huấn từ của Đức Thánh Cha ngày 17/08/2014 trong Đại Hội Giới Trẻ Á châu tại Hán Thành. Thuyết trình viên lưu ý về các biện pháp mục vụ nhằm giúp giới trẻ củng cố và duy trì đời sống đức tin trong tương lai.
Các linh mục và nữ tu tham dự Đại Hội Tuyên Úy Đoàn tại Paray-le-Monial
Hiện nay, Tuyên Úy Đoàn gồm 45 thành viên trên khắp nước Pháp, trong số có 1 Đức Ông, 28 Linh mục, 1 Sư huynh, 4 Phó tế vĩnh viễn, 11 Nữ tu. Ban Đại diện gồm : Linh mục Nguyễn Kim Sang (Tổng Tuyên Úy), Linh mục Vũ Thái Hòa (Đặc trách Giới Trẻ), Linh mục Lâm Thái Sơn (Đặc trách Giới Trưởng thành).
Lê Đình Thông
TUYỂN ÚY ĐOÀN VIỆT NAM TẠI PHÁP HỌP ĐẠI HỘI THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ XXXVII TẠI PARAY-LE-MONIAL (MIỀN TRUNG NƯỚC PHÁP)
Theo linh mục Hà Quang Minh, Đại diện Tuyên úy đoàn (nhiệm kỳ 2003-2009) : ‘‘Ban Tuyên Úy gồm các linh mục và tu sĩ đặc trách mục vụ Việt kiều. Tháng 11- 1979, khi nói về các cuộc họp tại Orsay, cha Trương Đình Hoè, lần đầu tiên, trong tờ báo Hiện Diện số 21 dùng chữ Đoàn Tuyên Úy. Và phải đợi đến năm 1990, trong kỳ họp thứ 13 tại Paray-le-Monial, từ ngữ Tuyên Úy Đoàn mới bắt đầu xuất hiện. Từ đó đến nay chưa có sự thay đổi nào khác. Thực ra, nếu xét về nghĩa ngữ thì các cụm từ trên cũng không khác biệt nhau bao nhiêu, nếu có. Điểm quan trọng là những yếu tố cấu tạo nên một Tuyên Úy Đoàn, đồng trách nhiệm, cùng một hướng đi, hiệp thông với Giáo Hội tiếp cư, chung lưng gánh vác sứ mệnh truyền giáo cho người Việt Nam.’’
Trong Đại hội năm nay, bà Jaklin Pavilla, Trợ lý Giám đốc Mục vụ Ngoại kiều Toàn quốc đã khai triển ý nghĩa của mục vụ ngoại kiều từ giáo huấn của Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II : ‘‘Trong Giáo Hội, không có ai là ngoại kiều’’ (En Église, nul n’est étranger). Trong tinh thần ‘‘tứ hải giai huynh đệ ’’, Giáo Hội Pháp đón nhận và tạo điều kiện hội nhập cho các di dân và người tỵ nạn Việt Nam. Nhiều người đã thành công trong nhiều lãnh vực khác nhau.
Đức Cha Benoît Rivière, Giám mục Giáo phận Autun cử hành Thánh lễ
trong khuôn khổ Đại hội Tuyên úy đoàn lần thứ XXXVII tại Paray-le-Monial
Chủ đề của Đại hội : ‘‘Suy nghĩ về cách sống Đức tin trong Gia đình Công Giáo Việt Nam tại Pháp’’ hoàn toàn phù hợp với thời sự Giáo Hội. Từ ngày 5 đến 19/10/2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã triệu tập Thượng Hội đồng Giám mục về Gia đình để bàn về ‘‘Các Thách thức Mục vụ của Gia đình trong Bối cảnh Phúc âm hóa’’ (Les défis pastoraux de la famille dans le contexte de l’évangélisation).
A) Sống Đức tin :
1 - Trong gia đình bạn, đời sống đức tin được thể hiện:
- Cả nhà chăm chỉ đọc kinh mỗi buổi tối : 38%
- Cha mẹ con cái cùng nhau đi lễ mỗi Chúa Nhật : 64%
- Mọi người siêng năng xưng tội và rước lễ : (28%)
- Đóng góp tài chánh cho các sinh hoạt cần thiết của cộng đoàn Việt Nam, xứ đạo Pháp: 54%
Đức Ông Mai Đức Vinh thuyết trình. Ngồi cạnh ngài là
quý cha Đại diện tiền nhiệm Hà Quang Minh và đương nhiệm Nguyễn Kim Sang
- Tham gia các hội đoàn hay các sinh hoạt khác (cắm hoa, quét lau nhà thờ…): 32%
2 - Để bảo toàn và thăng tiến đức tin, gia đình bạn chú tâm đặc biệt đến:
- Việc học hỏi giáo lý : 35%
- Việc đọc và học hỏi Thánh Kinh: 53%
- Việc đọc sách đạo đức, báo Công Giáo: 41%
- Việc tham dự các ngày tĩnh tâm, khóa học do hội đoàn (Đại hội Hành hương, Gặp gỡ giới trưởng thành, Gặp gỡ giới trẻ…), của Giáo phận (Thánh lễ các sắc tộc), của Giáo Hội Hoàn vũ (JMJ) : 29%
3 - Giữa vợ chồng, sống đức tin là sống tình yêu. Cụ thể, vợ chồng bạn sống tình yêu:
- Yêu là cho mà không cần đền trả: 46%
- Yêu là hỏi ý nhau trước khi làm : 46%
- Yêu là cám ơn khi nhận lãnh : 35%
- Yêu là xin lỗi khi làm trái: 43%
- Yêu là cùng sống và cùng cầu nguyện với Chúa Giêsu, Vua của gia đình: 69%
4 - Với con cái, sống đức tin là làm gương sáng, cụ thể vợ chồng bạn làm gương sáng trong những việc:
- Sống đức tin cách sâu xa, mạnh mẽ : 31%
- Phó thác con cái cho Chúa, cẩu nguyện cho đức tin của con cái: 57%
- Giúp con cái tìm ra hành trình đức tin: đọc Tân Ước, siêng năng xưng tôi, rước lễ: 34%
- Sống cho con cái thấy người sống đức tin thì bình an, phấn khởi và vui vẻ: 49%
- Cho chúng biết hãnh diện mình là người Công Giáo, hãnh diện vể gia đình, về Giáo Hội: 32%
5 - Với xã hội, sống đức tin là sống công bằng, bác ái và dấn thân, cụ thể bạn quan tâm làm những việc:
- Cư xử lễ phép, hiếu thảo với gia tộc, ông bà, chú bác, cô cậu: 55%
- Tôn trọng bạn bè, người thân quen trong cộng đoàn và ngoài xã hội: 57%
- Lịch sự, hiếu khách, rộng lượng tha thứ, nhân ái, quan tâm đến người nghèo: 64%
- Kính trọng người già, thăm viếng người đau yếu trong cộng đoàn và ngoài xã hội: 44%
- Tham gia các sinh hoạt xã hội đúng cương vị một người công dân Công Giáo: 29%
B - Trao truyền đức tin:
6 - Gia đình bạn có nghĩ rằng:
- Trao truyền đức tin là kiên trì thực hành những việc sống đạo căn bản: dâng lễ, rước lễ: 63%
- Trao truyền đức tin là hàng ngày cầu nguyện cho việc truyền giáo của Giáo Hội: 36%
- Trao ntruyền đức tin là tránh chỉ trích Giáo Hội và hàng giáo phẩm: 24%
- Trao truyền đức tin là can đảm bày tỏ đức tin: đeo ảnh, làm dấu Thánh giá: 38%
- Trao truyền đức tin là chu toàn bổn phận hàng ngày, giữ đức công bẳng, sống đức bác ái: 54%
7 - Trao truyền đức tin cho con cái:
- Đồng hành với con cái trong việc sống đạo: 50%
- Lo cho cái học giáo lý đầy đủ: 60%
- Khuyến khích con cái tham gia một hội đoàn hay một sinh hoạt trong cộng đoàn Việt Nam hay trong giáo xứ Pháp: 35%
- Hướng dẫn con cái trong việc lựa chọn đời sống: học hành, lập gia đình, theo ơn gọi tận hiến: 35%
- Giúp con cái có tinh thần tông đồ, tinh thần xã hội, làm việc chung với người khác: 40%
8 - Trao truyền đức tin trong cộng đoàn Việt Nam hay trong giáo xứ Pháp:
- Khuyến khích nhau dấn thân trong hội đoàn đã lựa chọn: 34%
- Rộng rãi hy sinh thì giờ, khả năng, tài chánh… cho những sinh hoạt chung: 46%
- Tạo bầu khí và tinh thần đoàn kết, liên đới và huynh đệ: 50%
- Tham gia tích cực những ngày lễ hội (kermesse…) và những sinh hoạt đặc biệt: 34%
- Chân thành góp ý xây dựng nhưng không bảo thủ ý kiến, không chỉ trích cha tuyên úy, cha sở hay ban hành giáo: 32%
9 - Trao truyền đức tin trong môi trường xã hội:
- Gia đình bạn là gia đình sống đức tin cởi mở : 29%
- Vui vẻ, chào hỏi, thuận thảo với gia đình lối xóm: 70%
- Không kỳ thị tôn giáo hay sắc tộc, màu da: 48%
- Tham gia các lễ hội của khu phố dân sự: 20%
- Chu toàn nghĩa vụ của một công dân tốt: 41%
- cho phép người ly dị và tái hôn được xưng tội và rước lễ
- rước lễ ‘‘thiêng liêng’’ (communion spirituelle) cho những người nầy
- đón nhận những người đồng tính vào Giáo Hội
Linh mục Nguyễn Văn Thông, tuyên úy tại Marseille đã thuyết trình về cùng đề tài trong phạm vi giới trẻ. Mục vụ giới trẻ tại Marseille ngoài cha Nguyễn Văn Thông còn bà Françoise Gaussen, phụ trách các học sinh cấp 3 và các sinh viên (pastorale du monde scolaire et des étudiants), các bạn trẻ có công ăn việc làm (jeunes professionnels), gồm cả người Việt lẫn người Pháp. Giới trẻ Marseille có thánh lễ tại Saint-Ferréol. Các bạn trẻ Marseille hiệp thông cầu nguyện với cộng đoàn Taizé, nhận ra niềm vui sống đạo bằng cách liên kết với nhau, theo huấn từ của Đức Thánh Cha ngày 17/08/2014 trong Đại Hội Giới Trẻ Á châu tại Hán Thành. Thuyết trình viên lưu ý về các biện pháp mục vụ nhằm giúp giới trẻ củng cố và duy trì đời sống đức tin trong tương lai.
Các linh mục và nữ tu tham dự Đại Hội Tuyên Úy Đoàn tại Paray-le-Monial
Hiện nay, Tuyên Úy Đoàn gồm 45 thành viên trên khắp nước Pháp, trong số có 1 Đức Ông, 28 Linh mục, 1 Sư huynh, 4 Phó tế vĩnh viễn, 11 Nữ tu. Ban Đại diện gồm : Linh mục Nguyễn Kim Sang (Tổng Tuyên Úy), Linh mục Vũ Thái Hòa (Đặc trách Giới Trẻ), Linh mục Lâm Thái Sơn (Đặc trách Giới Trưởng thành).
Lê Đình Thông
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đèn Cù, bản cáo trạng trước khi đèn bị cháy?
Bảo Giang
08:56 24/10/2014
Đèn Cù, bản cáo trạng trước khi đèn bị cháy?
Tôi đã đọc đến những trang cuối của Đèn Cù rồi đây. Có một điều tôi chờ đợi, tôi muốn thấy, nhưng không thấy. Lạ hơn, cũng không có, dù chỉ là một tư tưởng nhỏ của sự giải thoát cho người, cho những lớp voi giấy, ngựa giấy hay chó giấy ra khỏi cái khung sườn của CS. Trái lại, dù là người ở ngoài, thú ở trong, vẫn là một cảnh vừa chạy, vừa đuổi, tít mù theo cái vòng quay của nó. Nó vẫn quay và làm chết người. Niềm đau là người không lối thoát!
Khi “Đêm giữa ban ngày” và tác giả của nó đã vượt qua cõi chết, đem ra trước công luận những hình ảnh, những thân phận người đang phải sống dưới bóng tối, dù bên ngoài trời đã sáng, làm cho nhiều người phát kinh hoàng về một góc độ của cuộc sống thực trong “ thiên đường cộng sản”. Khi ấy, dù chẳng nói ra, nhiều người có thêm một dịp được nhìn tận mắt, nghe tận tai câu chuyện, cuộc sống của người ở phía bên kia. Những câu chuyện mà có lẽ cái nhà nước CS ấy, dù rât tinh thông nghề láo lếu, gian trá, vẫn không thể há mồm ong óng lên là cuốn sách do “ thế lực thù địch” đặt hàng để viết ra. Tuy thế, tôi vẫn cho đó chỉ là những nét phẩy, nét vẽ đơn điệu của bên thắng thế dành cho bên yếu thế của họ trong quá trình tranh dành quyền lợi cá nhân trên nỗi thống khổ, lao nhọc và đau thương của đồng bào Việt Nam. Nó không hề phản ảnh, hay nói lên được cái gian trá, đểu cáng đến tột cùng mà chế độ ấy, trong đó bao gồm cả bản thân phía bị gọi là thua, yếu thế đã gây ra cho dồng bào của mình. Tôi đâm ra lạnh nhạt, vô cảm, dửng dứng với câu chuyện “ đêm giữa ban ngày”.
Tuy thế, tôi vẫn nghĩ rằng, rồi ra sẽ có được những tác phẩm với những đường kẻ rõ nét hơn, sắc bén hơn, trung thực hơn khi soi dọi vào những khuôn mặt mo đã làm nên hình thù của một chế độ bệnh họan phía bên kia bờ vĩ tuyến 17, để không phải chỉ ở bên kia vĩ tuyến, nhưng trên toàn cõi Việt Nam đã rơi vào trong tang thương. Ở đó, có đầu rơi, có máu chảy. Có nhiều người chết. Chết bằng nhiều kiểu, cách khác nhau. Người bị giết lén, bị chặt đầu bằng dao mã tấu của HCM. Kẻ bị chết vì mùa đấu tố. Người chết vì bom, vì mìn của Lê Duẫn trên đường “ gỉải phóng”. Kẻ bị thả trôi sông vì không theo giặc cộng. Người bị bêu đầu vì làm việc cho Cộng Hòa. Đủ kiểu, đủ cách sẽ được phơi bày trên những trang giấy trọng tính nhân văn. Ở đó, những sự thật dẫu là tàn bạo, man rợ đều không thể bị che khuất bởi những làn mây đen, dù tác giả đã viết nó trong một ngày không có nắng. Để nhờ đó, lịch sử được soi sáng và những bạo tàn, gian dối có cơ may đón nhận sự tha thứ từ đồng bào hơn là tiếp tục che dấu để tồn đọng sự hận thù trong lòng dân tộc. Sự chờ đợi ấy đến nay vẫn chưa có. Tuy nhiên, từ trong bóng đêm đã thấp thoáng một bóng Đèn Cù,
“ Người ta không đốt đèn rồi để nó ở dưới gầm giường, nhưng là đặt trên gía cao để soi sáng cho cả nhà” ( Lc, 8,16).
Khi nói đến cái đèn, người ta liên tưởng ngay đến đặc tính của nó là chiếu sáng và đẩy lui đi bóng tối. Nghĩa là, nhờ ánh sáng của đèn người ta nhìn thấy rõ những sự vật đang nằm trong bóng tối. Hơn thế, ánh sáng còn tạo ra nguồn lực, sức nóng, nguồn sống cho con người. Mất đi đặc tính chiếu sáng, sức nóng, đèn không còn là chính mình. Tuy nhiên, Đèn Cù trong nhân gian Á Châu, Việt Nam ( và có thể do chính tác giả mượn chữ của nó, để diễn nghĩa) không phải là loại đèn dùng để soi sáng, tỏa nhiệt, tạo nguồn động lực sống, xóa tan bóng đêm. Nhưng là loại đèn được thiết trì với mục đích giải trí cho đôi mắt, tạo niềm vui nho nhỏ cho người thưởng lãm. Theo đó, ánh sáng, sức nóng từ ngọn đèn sẽ tác dụng tạo ra nguồn động lực làm chuyển động những khung hình, trên ấy có những hạng mục voi giấy, ngựa giấy, chó giấy… cùng theo nhau, đuổi nhau chạy vòng quanh trong lồng đèn, tạo cho người xem một cảm giác là lạ, thích thú. Ánh sáng ấy khi tỏ khi mờ, đôi khi loé lên, chíếu dọi ra bên ngoài qua những hình thú nhấp nhô, để khách thưởng lãm nhìn rõ mặt từng hình thú voi giấy, ngưạ giấy, chó giấy đang quay tít kia mà bàn tán, chê khen. Phận thú, mặc cho lời bàn tán, nó vẫn tiếp tục quay như điên, như cuồng, chẳng khi ngừng lại cho đến khi đèn hết dầu hoặc đèn bị cháy.
I. Những hạng mục trong Đèn Cù.
Như tôi đã nhắc đến ở trên. Một trong những điều thú vị của Đèn Cù là ánh sáng của nó, dù không tỏ, vẫn làm cho vòng quay phải quay, vẫn giúp cho người đứng xem, nhìn được vài, ba đường nét nổi bật, cũng như những góc khuất của đoàn thú đang chạy vòng vòng trước mặt. Nghĩa là, sau những vòng quay, chẳng một con thú nào không được điểm đanh với những hình dạng, đặc tính riêng của nó. Cũng thế, mời bạn trở lại chuyện cái Đèn Cù Việt Nam, chúng ta nhìn thử xem thế nào?
a. Đàn voi đi đầu: Hồ chí Minh.
Gần 80 năm qua, chẳng ai có số liệu chính xác trong tay, nhưng chắc hẳn là không có dưới 5, 7 chục ngàn những bài viết dài ngắn, nhớn nhỏ, từ trung ương xuống địa phương, của những người thổi ống đu dủ và của cả những kẻ đã bỏ của chạy lấy người, mang tính lừa gạt cao, đầy tình tiết thêu dệt về nhân vật Hồ chí Minh với mục đích làm cho người dân thuộc thời 1950-1960, thời chủ yếu truyền thanh bằng cái loa mồm thôi. Chứ bây giờ, thế kỷ của tin học đại chúng, ai mà tin cho nổi. Hơn thế, còn ngoa ngữ Y là một loại cha già kiểu cha già tộc dân…. bán khai nào đó, mà Việt cộng có công lớn khi nhập cảng Y vào Việt Nam! Cùng chủ đích, cũng có hàng chục cuốn sách của các tác giả khác nhau, vẽ vời ra những góc cạnh, hình ảnh giả tưởng như ” ông thánh”, như “cái đỉnh chói lọi” “ vừa đi đường vừa…” với mục đích “ dựa hơi”, thổi ống, kiếm sống, kiếm phần đỉnh chung. Chẳng ai trong số những tác giả này, ở trong nước hay hải ngoại đã nói lên được một vài nét thật, đặc tính, hay những cốt lõi ( tốt, xấu, bần tiện) đã làm nên hình ảnh, con người, sự nghiệp và đời sống của Y. Tất cả đều vơ vào, loanh quanh, ngụy biện, tuyên truyền, dối trá với những lý do của lịch sử, thuộc về lịch sử, đã đầu độc dân chúng, đầu độc dư luận, gây ra một sự ngộ nhận lớn trong lịch sử. thêu dệt về nhân vật Hồ chí Minh với mục đích lừa cho người dân thuộc thời 1950-1960 thời chủ yếu truyền thanh bằng cái loa mồm tin thôi. Chứ bây giờ, thế kỷ của tin học đại chúng, ai mà tin cho nổi đó là.
Nay sự kiện xem ra đã đổi khác đôi phần. Qua dòng chữ vắn vỏi: “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi” ( buổi đấu tố bà Nguyễn thị Năm) trong Đèn Cù ( trang 82) của Trần Đĩnh, người ta đã có thể nhìnm hiểu một cách thấu đáo hơn, cặn kẽ hơn và đánh giá đúng hơn về tư cách, về lương tri, về đời sống và về phẩm chất bần tiện, cùng những hành vi tồi bại của HCM, mà chẳng cần phải đọc cả ngàn ngàn trang sách, báo chê khen nào khác nữa. Bởi vì, có cộng chung hàng tấn sách báo mà CS vẽ vời ca tụng Y lại với nhau, cũng không thể bào chữa, khoả lấp, tẩy xóa được cái hình ảnh, cái tư cách cực hèn của một chủ tịch nước, chủ tịch đảng cộng sản đã bịt râu che mặt đến dự cuộc đấu tố người ân nhân của đảng, của nước do chính mình lựa chọn về cách đấu và người đấu. Chỉ cần một câu ấy “ cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi” là quá đủ để vẽ nên trọn hình ảnh của một tên hề,( hề mới vẽ râu sơn mặt). Là quá đủ để cho hàng ngàn tấn sách báo tâng bốc kia thành rác ruởi, và đủ chứng liệu để lịch sử xếp cho y một chỗ đứng nào đó, bắt buộc phải có trong lịch sử Việt (dẫu muốn quăng nó đi, cũng không quăng đi được!).
Thật vậy, trưóc đây guồng máy tuyên truyền của CS luôn phát đi những điều gian dối, nhiều người, kể cả hàng ngũ cán cộng trung cao cấp cũa cs, cứ tưởng HCM là một lãnh tụ, người tổ chức và đứng đầu guồng máy lãnh đạo của nhà nước cộng sản tại miền bắc là người tử tế, có tư cách. Nay qua nhiều tài liệu lịch sử đ3ã phơi bày, qua ánh Đèn Cù của Trần Đĩnh, thực tế lại hề qúa hề. HCM chẳng phải là kẻ đã tạo ra cái khung lồng đèn ấy. Trái lại, Y chỉ là hề, kẻ đứng đầu trong các hạng mục voi giấy ngựa giấy, chó giấy chạy vòng vòng, quay tít trong cái lồng đèn để làm trò vui tai lạ mắt cho những kẻ điều khiển là Liên sô và Tàu cộng mà thôi! Trần Đĩnh kể:
“ Bác xuất ngoại, trong ATêKa chúng tôi rất mực vui. Đâu có biết đại thí sinh Hồ Chí Minh sắp dự cuộc khẩu thí mà nếu trúng tuyển thì đất nước sẽ đoạn tuyệt hẳn với thế giới. (tr,45)( Tại sao lại đoạn tuyệt với thế giời, Ở đó không phải là tổ chức của loài người chăng?). Sau đó, nghe truyền đạt Stalin đã phân công Trung Quốc “phụ trách” Việt Nam,… (tr,49) Lúc ấy chưa nhận hết hàm nghĩa của từ phụ trách. Đúng, thế nào là phụ trách? Là phải ốp sát, kèm chặt ở bên! Đồng chí La có tư cách song trùng: vừa đại sứ cách trở vừa thường xuyên đụng đầu bàn bạc ở cương vị “phụ trách.”(tr.51). Nên biết chính Bác tự nguyện nhận mình chỉ nêu ra được có tác phong, còn tư tưởng, lý luận thì để cho Mao Chủ tịch. Được lãnh tụ ráo riết giáo dục, (điều lệ thêm câu “lấy tư tuởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam,” điện đảng gửi Ðảng Cộng sản Trung Quốc viết Đảng Lao động Việt Nam nguyện học tập Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, học tập tư tưởng Mao Trạch Ðông, tư tưởng lãnh đạo nhân dân Trung Quốc (tr. 49)”
Cuộc voi chạy thê thảm là thế, nhưng ngay sau khi được chuẩn nhận như là chú voi chạy đầu, là HCM hoá…. Cáo! Tác phong đổi hẳn. Trong lần đầu gặp HCM (1957), Trần đúc Thảo đã được dặn dò kỹ lưỡng. Thấy lạ, Thảo hõi:
- Nếu không được xưng tôi thì xưng bằng gì?
- Đồng chí có thể xưng bằng “con,” hay bằng “cháu,” và phải gọi Người bằng “bác” như đồng bào vẫn gọi… Những mệnh lệnh này là quan trọng, đồng chí phai ghi nhớ cho kỹ, kẻo làm hỏng cuộc diện kiến với “Người”… (Trần Đức Thảo. Những Lời Trăn(g) Trối,2014).
Đó là tình cảnh trước và sau khi gặp Mao. Trước đó, HCM đã viết thư gởi Stalin, xin được trả 100 đô la Mỹ một tháng để có tiền sống và đi hoạt động. Rồi ngày 31-10-52, Hồ chí Minh viết thư, trình cái đề án gọi là cải cách ruộng đất ở VN với sự giúp đỡ của hai viên cô vấn Tàu để xin Stalin phê chuẩn. HCM đã giữ đúng thứ, bậc trong hạng mục nô lệ, giúp việc cho ngươi. Y đã toại nguyện mộng làm nô lệ được trả công. Chỉ tiếc rằng, Y không lường trước được là cái thư xin 100 đô la một tháng, xin phép ngoại nhân để giết người Việt Nam của Y rồi ra sẽ được phơi bày ra trưóc công luận! Nó trở thành bản án muôn đời cho chính kẻ viết ra nó!
Với bên ngoài thì HCM khúm núm, qùy gối như thế, nhưng quay vào trong. HCM lại có ngay cho mình hai thái độ là ông chủ nhớn, và kẻ đại bất lương. Ông chủ dựa hơi làm chủ như Trần đức Thảo ghi lại. Bất lương chính là việc viết ” điạ chủ ác ghê” dùng làm cơ sở cho các cuộc đấu tố, đã trực tiếp giết chết 200 ngàn sinh mạng vô tội. Rồi làm bại hoại nền luân lý, đạo đức của xã hội Việt Nam.
Trước đây, cái chết của bà Năm trong ngày Hồ chí Minh khai hội múa dao, gọi là cải cách ruộng đất ở miền bắc đã được nhiều kẻ tung hứng và đưa ra những tin tức thất thiệt, cho là Hồ chí Minh không biết. Hoặc giả, không có ý giết người ( BT, HT), nhưng vì Lê qúy Ba một cố vấn và phụ trách mảng Việt Nam của Tàu ra lệnh, nên Hồ chí Minh phải gật đầu. Từ việc loanh quanh biện hộ này đã cho thấy Hồ chí Minh vốn dĩ chỉ là một loại voi giấy chạy đầu, dưới quyền chỉ bảo sai khiến của Lê qúy Ba. Đến nay, những gỉở giáo, bênh đỡ, che đậy ấy đã thực sự bị lột trần ra rồi. Hồ chí Minh không những chỉ là kẻ viết ra bản cáo trạng gian dối, bất lương, ngậm máu độc phun người, có một không hai trong lịch sử để mở đầu cho cuộc đấu tố đầy vong ân bội nghĩa để vui lòng chủ nhân Tàu. Y còn “ bịt râu che mặt đến dự một buổi” trong cuộc đấu tố ấy nữa. Chắc đọc xong 8 chữ này, các ống đu dủ của y cái thì bể, cái bị xì hơi, hết cách thổi! Những tấn sách, những tên tuổi vẽ vời về Y tự nhiên cháy đen thui. Bởi lẽ, những hành động của y thể hiện trong việc viết bản cáo trạng ” địa chủ ác ghê” đã là một việc làm bất kương không ai có thể tưởng tượng ra, nay lại đích thân đi mở đầu cuộc đấu bằng cách che râu dấu mặt thì có khác gì những quân khủng bố. Hỏi xem, chúng ta phải liệt Y vào hạng mục nào cho xứng? Đó có phải là một tội ác cực lớn đối với con người và tổ quốc Việt Nam không?.
Với con người, nó đã trực tiếp lấy đi sinh mạng của 200 ngàn người và làm cho hàng trăm ngàn gia đình khác phải tan nát. Với Tổ Quốc, nó đã giết chết nền luân lý đạo đức và văn hóa của Việt Nam bằng sách lược của CS, ép thúc con đấu cha, vợ đấu chồng, anh chị em, thân nhâu đấu nhau. Với đồng bào, nó đã phân chia ra thành giai cấp, với khẩu hiệu “Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ” để triệt hạ tình nghĩa đồng bào, tiêu diệt tình người trong xóm thôn. Tạo ra một xã hội băng hoại niềm tin. Ở đó, tất cả chỉ còn phụ thuộc vào gian trá và nói dôi nhau theo bản cáo trạng của HCM mà sống. Với tôn giáo, nó đã đập phá, hủy hoại niềm tin lành thánh vào thần linh của con người bằng cách tạo ra chiêu bài ” bài trừ mê tín dị đoan” để phá chùa, đập đền thờ, xô đổ đình miếu và đốt nhà thờ. Sau đó, đưa hình ảnh và cái đầu lâu của Hồ chí Minh vào đình chùa, miếu đền, nơi tôn nghiêm như là một hình thức suy tôn mới để phỉ báng tôn giáo. Với chỉ bấy nhiêu thôi, đất nước Việt Nam đủ tan hoang, và tang thương chưa?
b. Voi dày mả tổ: Trường Chinh Đặng xuân Khu.
Trước đây, người Việt Nam đã rõ ngọn nguồn về một tên tuổi lừng danh trong đảng cộng sản. Kẻ này vang danh khét tiếng với những hành động thiếu hẳn nhân tính trong vai trò chỉ đạo cuộc đấu tố 1953-1956. Tính công, Y chỉ đứng sau Hồ chí Minh trong việc xát hại gần 200 ngàn người Việt Nam để cướp toàn bộ tài sản của họ. Y là Đặng xuân Khu thường được biết đến qua tên hiệu Trường Chinh. Trần Đĩnh viết ” Với tôi, anh có thể làm tổng bí thư suốt đời”. Sau cái chết oan ức của 200 ngàn người, và ảnh hưởng quá nghiêm trọng do cuộc đấu tố 53-56 tạo ra, Đặng xuân Khu đã mất chức TBT vào tay Lê Duẫn. Khi đã bị hạ tầng công tác, Khu còn được vinh dự mang thêm “ huy chương” là kẻ đấu tố bố mẹ đẻ, và là kẻ vong ân, bội nghĩa khi dự phần vào cuộc đấu tố bà Nguyễn thị Năm.
Ở đây, tôi cũng xin nói rõ một điều là. Tôi chưa đọc được trang sách nào khả tín nói đến chuyện Đặng xuân Khu về Hành Thiện đấu tố bố mẹ mình, và cũng chưa thấy ai chứng thực rằng đã thấy Trường Chinh làm chuyện này, nhưng có lẽ là do bố mẹ của Khu cũng bị vạ lây trong mùa đấu tố mà Khu bị mang lấy cái tiếng này chăng? Bị tiếng vì quả báo? Nhưng chuyện Khu dúng chàm trong vụ giết người ân nhân của mình thì không thể chối cãi được. Trước đây đã có nhiều người nói đến, nay Đèn Cù của Trần Đĩnh hụych toẹt ra là. “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt” (ĐC 82). Có nghĩa là TC có mặt từ đầu đến cuối nhưng phải che mặt đeo kính vì sợ người ngoài nhận diện? Đã hèn thế, còn lệnh cho Trần Đĩnh ” cần một bài báo viết nổi bật lên khung cảnh sôi sục, sinh động của cuộc đấu tố để ca ngợi sức mạnh của bần cố nông được phát động, còn tội ác thì tôi cứ theo tài liệu, cáo trạng của đội…. chi tiết, khai thác Văn. “ (ĐC 82). Mục đích Trần Đĩnh không viết ra, nhưng có lẽ Y không đến để khóc thương bà Năm. Nhưng là đến chỉ đạo đánh cho gọn, đánh cho đẹp?
Chuyện đấu tố là thế. Trước đó, cây lý luận nhớn nhất của đảng cộng sản đã được biết đến là kẻ rưóc voi về dày mả tổ, kẻ muốn xin cho Việt Nam vào làm chư hầu cho Trung cộng. Tháng 8-1951 trong văn thư với bảng hiệu “Ủy ban hành chánh kháng chiến VNDCCH năm thừ 7”. Nhân danh TBT đảng Lao Động (CS) lúc bấy giờ, Chinh viết lời kêu gọi đồng bào Việt Nam “bỏ chữ Quốc Ngữ học chữ Tàu. Bỏ thuốc Tây dùng thuốc tễ của Tàu” mà Y khoác lác là “hay nhất hoàn cầu”, như là một điều kiện để xin cho VN được làm chư Hầu cho Tàu. Vì “Tàu không những chỉ là bạn, nhưng còn là thày của ta nữa”. Về lý luận có lẽ không ai hơn Khu thật. Bởi vì nhở Đặng xuân Khu, CS đã tạo ra được những bản văn Ô nhục nhất để lưu lại trong dòng lịch sử của Việt Nam! Phục chưa nào?
Một người như thế, bất cứ ai nghe đến đều phải rùng mình rợn tóc gáy. Nhưng CS thì hãnh diện và tác giả của Đèn Cù, một chàng trai hao hiệp, được Lê đức Thọ khen là có tài (chắc không phải là tài viết bậy theo CS?) đã sống, tiếp xúc và làm việc nhiều với Trường Chinh ngay từ lúc 19 tuổi. Là ngươi đã xưng tôi với Trường Chinh ngay từ lần tiếp xúc lần đầu tiên, có lẽ nào không hề hay biết gì đến những tội thuộc diện trời không tha, đất không dung của Y? Đã thế, còn coi Y là người lý tưởng của mình thì rất lạ. Có phải vì gần mực mà bị đen hay không? Ờ đây, tôi không quy trách bất cứ một điều gì cho tác giả, chỉ dám nêu lên một thắc mắc là: Không biết tác giả đã yêu và coi Trường Chinh là lý tưởng của minh về phưong diện nào? Về tư cách và hành vi của y trong cuộc đấu tố chết 200 ngàn đồng bào Việt Nam, hay là hợp thỉnh, đồng mưu với Y trong việc rườc voì về dày mả tổ và xin làm chư hầu cho Trung cộng?
c. Dàn ngựa Tầu: Lê Duẩn, Lê đức Thọ…
Trong Tam Quốc có kể lại một câu chuyện rất bất nhân về nhân vật Lữ Bố là: Khi được Trác tặng con ngựa thì Lữ Bố giết chủ là Đinh Nguyên, theo Trác, gọi Đổng Trác là cha. Đến khi bị Đổng Trác phỗng tay trên, chiếm mất Điêu Thuyền con gái nuôi của tư đồ Vương Doãn thì cầm họa kích giết Đổng Trác. Sau cùng bị Tào Tháo… cứa cổ.
Rồi hôm nay, trong Đèn Cù có câu chuyện Lê Duẫn, Lê đức Thọ… nổi lên như một cặp ngựa chiến của thời đại trong tay của Trung cộng đã tàn phá non sông Việt Nam, và gây ra cái chết cũa gần ba triệu sinh linh trong cuộc chiến từ 1954-1975. Trần Đĩnh viết: “Cụ Hồ, Trường Chinh, Giáp không muốn ngả theo Mao, nhưng Duẩn tin rằng theo sấm sét của tư tưởng “Lê-nin thời ba dòng thác cách mạng” thì sẽ giải phóng thống nhất đất nước…. Duẫn theo Mao hẳn rồi, ”( tr.258). Tiết lộ này, xem ra chẳng có gì là mới mẻ cả. Trái lại, nó chỉ có khả năng đúng được một phần ( Duẩn theo Mao), còn môt phần lớn khác ( Minh, Chinh, Giáp không theo Mao mở cuộc chiến) có khi là một chứng gian!
Thật vậy, mọi người từ quê ra tỉnh đã biết và biết rất rõ là Lê Duẩn đã nhiều lần tỏ bày hết tâm tư nguyên vọng của một kẻ tôi đòi, nô bộc với Mao qua những lần giáp mặt hay không giáp mặt với Mao là: “Cuộc chiến đánh Mỹ, giải phóng miền nam là chúng tôi đánh cho Trung quốc, cho Liên Sô”…. “ Sở dĩ chúng tôi kiên trì chiến đấu là vì Mao chủ Tịch, …. Cuộc chiến đấu của chúng tôi là phụ thuộc vào công việc của Mao chủ tịch!” Rõ ràng là ngựa Tàu hại nước Việt. Tuy nhiên khi nhìn lại, những tuyên bố dầy nô lệ tính của Duẫn sẽ chẳng có gì là khó hiểu và chẳng phải tự ý làm. Trái lại, đó chỉ là phản ứng lấn vai của những con ngựa trong bầy muốn chứng tỏ mình là con khoẻ mạnh, hung hăng để cho chủ nhân vửa ý, đóng giây cương vào cổ mà thôi. Với người, đó là tâm tư nguyện vọng của hạng nô lệ, tôi đòi, sợ chủ nhân không biết được lòng dạ khuyển mã của mình mà tin dùng kẻ khác chăng?
Có lẽ thế! bởi vì cùng đi theo hệ tư tưởng nô lệ, nê tập đoàn cộng sản từ Minh, Chinh, Duẩn, Đồng, Giáp, kéo theo cả một dàn gọi là lãnh đạo cho đến hôm nay đều dòm chừng nhau, tranh công, hạ gối, sẵn sàng làm bất cứ điều gì để chủ nhân Tàu sủng ái, đóng giây cương vào cổ, đặt vòng xích vào chân như dấu ấn chứng nhận là người của chủ. Sau đó, cúi đầu dưới ngọn roi mà phục vụ cho chủ nhân, miễn là, sau đó, họ được phép đứng dậy hò hét, nghênh ngang với các “đồng chí” trong đảng. Còn đối với nhân dân, một tập thể vốn dĩ đã bị coi là nô lệ trong chế độ CS thì cần chi phải lưu tâm tới nữa. Thống khổ ư? Nhân Quyền ư? Tự Do, Độc Lập ư, Tôn giaó ư? Tất cả đều là không! Lý do, khi tập đoàn lãnh đạo, đảng đã là nô lệ cho ngoại nhân thì ngưòi dân sẽ còn là hạng mục gì khác?
Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất trong tư duy của những người lãnh đạo ở miền nam như Tổng Thống Diệm, TT Thiệu, với các tay lãnh đạo trong hàng ngũ của đảng CS tại miền bắc. Tư duy lãnh đạo của những nhà lãnh đạo ở miền nam với thế giới, với đồng minh, với nhân dân là tự chủ, là nhân bản, là bình đẳng, là tôn trọng, là luật pháp. Trong khi đó, cái tư duy cốt lõi của lãnh đạo CS bắc Việt với CS QT là ngắn gọn hơn. Nô lệ và phụ thuộc. Theo đó, những người lãnh đạo ở miền nam trước 1975 sẵn sàng lấy tính mệnh của mình để bảo vệ quyền lợi, quyền sống của người dân, bảo vệ đất đai, sông núi, biển đảo của tổ quốc. Trong khi đó, vì muốn có quyền lực trong tay, từ HCM, Lê Duẫn, Phạm văn Đồng, cho đến những kẻ kế thừa sau này đều có một quyết sách như nhau. Bên ngoài thì cúi đàu nhận roi, sẵn sàng dâng đất, dâng biển đảo của tổ quốc cho kẻ thù của dân tộc. Bên trong, sẵn sàng giết hại, tù đằy đồng bào của mình, hoặc giả, chà đạp quyền sống, quyền lợi, phúc sinh của người dân để đẹp lòng chủ nhân phương bắc!
Cần bằng chứng ư? Hãy hỏi thăm những quan cán đầu tỉnh ở Hà Tĩnh xem họ có đưọc phép đên vùng xây dựng gọi là formosa ở Vũng Áng để kiểm soát xem có bao nhiêu công nhân Tàu đến làm việc không có giấy phép ở đây hay không?( theo báo Vietnamnet ngày 8-8-2014 cho biết, khu xây dựng Formosa có hơn 4000 công nhân Tàu đang làm việc, nhưng chỉ 200 người có giấy phép. Số còn lại không giấy tờ nhập cảnh, nhưng các quan chức địa phương không được phép vào kiểm tra). Đấy chủ quyền đất nước duới tay cộng sản là thế đấy! Còn nói chi đên Hoàng Sa Trường Sa ớ tút mút ngoài biển làm gì?
Trở lại câu chuyện của dàn ngựa Tàu và cái Đèn Cù. Trước hết, HCM đã được xếp hạng siêu nô lệ cho Liên sô từ lâu. Hơn thế, còn được coi là con đẻ của Tàu. Chủ nhân Tàu đã che chắn cho Y từng bước. Từ việc y mang tên Lý Thuỵ rồi cho lấy Tằng tuyết Minh do Dĩnh Siêu, vợ của Chu ân Lai làm mai mối. Lại đặt cho cái tên là Hồ Quang, đóng vai Thiếu tá trong Bát Lộ Quân của Chu Đức. Ít lâu sau, Hồ Quang được hộ tống vào Việt Nam dưới sự chỉ đạo, phụ trách của Lê qúy Ba, Trần Canh, được đôn lên làm chủ tịch đảng rồi chủ tịch nưóc. Được chủ nhân Tàu cung cấp toàn bộ, từ vũ khí lương thực cho dến quân trang, quân dụng để gọi là chống Pháp, mở cuộc đấu tố, giết hại cho hết những người Quốc Gia. Rồi đánh trống thổi kèn theo chiêu bài giải phóng dân tộc, cướp lấy chính quyền, đẩy chiến tranh ra khỏi đất Trung cộng. Nhưng trên hết, từ Hoa Nam, HCM được huấn luyện, được đưa vào Việt Nam với chủ trương Hán hóa Việt Nam, đẩy Việt Nam vào làm chư hầu cho Trung cộng. Công trạng ấy, ai sánh bằng?
Đến cái gai trong mắt. Nếu có phải nhường bước cho HCM, có lẽ Duẩn cũng cam lòng vì số phận. Phiền vì cái gai Trường Chinh còn kia, Duẩn ăn ngủ sao yên. Duẩn mất ăn mất ngủ vì Chinh đã khôn ngoan khi biết ruột dạ của Hồ là rắp tâm đưa Việt Nam vào vòng nô lệ cho Tàu, Khu đã nhanh tay, nhanh chân mà thảo ra cái văn thư với bảng hiệu “ Ủy Ban Kháng Chiến” và kêu gọi ngưòi Việt Nam “bỏ học chữ Quốc Ngữ mà học tiếng Tàu” để xin làm chư hầu cho Trung cộng. Việc thì không chắc thành, nhưng cái văn thư ấy, cái ruột dạ ấy đã làm mát lòng mát dạ quan thầy bánh trưóng phương Bắc. Nay nhất thới vì vụ đấu tố, uy tín trong nội bộ của Khu có bị giảm xút đôi chút. Nhưng nếu sau này, Tàu cộng muốn thực hiện sách lược kéo Việt Nam vào làm vùng tự trị như nội Mông thì Trường Chinh còn trẻ hơn Hồ, chắc chắn phải có ngày chủ nhân lại đưa y trở lại cái vị thế số một chư hầu ở nam bang. Khi đó Duẫn ra sao? Đây chính là cái lo trong gan phổi của Duẩn, Y không tranh thắng với Khu trong phương cách xin làm nô lệ cho Tàu cũng không được.
Ấy là chưa kể đến Phạm văn Đồng và Võ Nguyên Giáp, cả hai đã từng sang theo hầu HCM ở Côn Minh. Người thì theo lệnh của Hồ đã nhanh tay ký phăng cái công hàm, công nhận chủ quyền của Trung Cộng ở Hoàng Sa và Trưòng Sa, mà theo những văn bản và lịch sử được quốc tế công nhân là của Việt Nam và đang ở dưói sự kiểm soát của chính phủ miền nam. Kẻ thì theo kế của Trần Canh cố vấn, sẵn sàng đánh Pháp rồi đánh Mỹ đến ngưòi Viêt Nam cuối cùng cũng đánh. Đánh xong là nhà hoang, đất Việt Nam bỏ trống. Nhìn mảnh đất màu mỡ này thì còn hạnh phúc nào lớn hơn cho người anh em Trung cộng. Từng đoàn từng lũ kéo sang mà đóng cọc, làm nhà rồi bỏ phiếu xin làm chư hầu cho Trung cộng. Kế ấy mà thành thì ai dám tranh công với Đồng với Giáp? Chinh, Đồng, Giáp đều theo gương Hồ để được bụng Tàu, có lẽ nào Duẩn không theo? Nay đang ngồi ở trên cái ghế TBT mà được Tàu cộng đóng giây cương vào cổ, đặt vòng xích vào chân thì vai trò siêu nô lệ của Duẩn có ai dám vào đó mà tranh?
Tóm lại, Duẩn cũng chỉ là một hạng mục trong cái tập đoàn CS VN có cơ hội đi chầu và tỏ lòng tùng phục chủ nhân Tàu cộng mà thôi. Nhưng người phóng viên của tờ báo gọi là “ sự thật” của cộng sản từ những năm 49-50 ở Atêka khi mới 19 tuổi, nay đầu đã bạc lại nhìn không ra. Lại bảo Hồ, Chinh, Giáp không theo Mao tham chiến là sai. Qúa Sai. Sai vì hai lý do: Việc riêng là vì “ còn yêu Chinh và ghét Duẩn”. Và về việc công, có lẽ người phóng viên ở trong rừng năm xưa cho rằng người Việt Nam chưa bị giải phóng, chưa từng thấm thiên đường CS. Cũng chẳng có mấy người biết đọc biết viết như ở trong Atêka, nên tác giả áp dụng sách tuyên truyền của đảng. Cứ viết bừa, viết cho lấy được bất chấp hậu quả, chẳng biết đúng sai. Và cũng không biết, cái lối viết ấy là hại người hại mình. Nó là một sai lầm lớn. Sai không huốc chữa nếu như không muốn nói là gian! Trước hết, nó chẳng lừa được ai, còn cho mọi ngưòi thấy là hình như tác giả đang viết cho thời 1949-50, hoặc chưa bước chân vào thành phố. Bênh HCM, TC, VNG bằng luận điệu này thà lấy lửa đốt chính mình đi còn hơn!
I I. Chuyện xin làm chư hầu và công hàm bán nước trong Đèn Cù. ( kỳ sau)
Bảo Giang
10-14.
Tôi đã đọc đến những trang cuối của Đèn Cù rồi đây. Có một điều tôi chờ đợi, tôi muốn thấy, nhưng không thấy. Lạ hơn, cũng không có, dù chỉ là một tư tưởng nhỏ của sự giải thoát cho người, cho những lớp voi giấy, ngựa giấy hay chó giấy ra khỏi cái khung sườn của CS. Trái lại, dù là người ở ngoài, thú ở trong, vẫn là một cảnh vừa chạy, vừa đuổi, tít mù theo cái vòng quay của nó. Nó vẫn quay và làm chết người. Niềm đau là người không lối thoát!
Khi “Đêm giữa ban ngày” và tác giả của nó đã vượt qua cõi chết, đem ra trước công luận những hình ảnh, những thân phận người đang phải sống dưới bóng tối, dù bên ngoài trời đã sáng, làm cho nhiều người phát kinh hoàng về một góc độ của cuộc sống thực trong “ thiên đường cộng sản”. Khi ấy, dù chẳng nói ra, nhiều người có thêm một dịp được nhìn tận mắt, nghe tận tai câu chuyện, cuộc sống của người ở phía bên kia. Những câu chuyện mà có lẽ cái nhà nước CS ấy, dù rât tinh thông nghề láo lếu, gian trá, vẫn không thể há mồm ong óng lên là cuốn sách do “ thế lực thù địch” đặt hàng để viết ra. Tuy thế, tôi vẫn cho đó chỉ là những nét phẩy, nét vẽ đơn điệu của bên thắng thế dành cho bên yếu thế của họ trong quá trình tranh dành quyền lợi cá nhân trên nỗi thống khổ, lao nhọc và đau thương của đồng bào Việt Nam. Nó không hề phản ảnh, hay nói lên được cái gian trá, đểu cáng đến tột cùng mà chế độ ấy, trong đó bao gồm cả bản thân phía bị gọi là thua, yếu thế đã gây ra cho dồng bào của mình. Tôi đâm ra lạnh nhạt, vô cảm, dửng dứng với câu chuyện “ đêm giữa ban ngày”.
Tuy thế, tôi vẫn nghĩ rằng, rồi ra sẽ có được những tác phẩm với những đường kẻ rõ nét hơn, sắc bén hơn, trung thực hơn khi soi dọi vào những khuôn mặt mo đã làm nên hình thù của một chế độ bệnh họan phía bên kia bờ vĩ tuyến 17, để không phải chỉ ở bên kia vĩ tuyến, nhưng trên toàn cõi Việt Nam đã rơi vào trong tang thương. Ở đó, có đầu rơi, có máu chảy. Có nhiều người chết. Chết bằng nhiều kiểu, cách khác nhau. Người bị giết lén, bị chặt đầu bằng dao mã tấu của HCM. Kẻ bị chết vì mùa đấu tố. Người chết vì bom, vì mìn của Lê Duẫn trên đường “ gỉải phóng”. Kẻ bị thả trôi sông vì không theo giặc cộng. Người bị bêu đầu vì làm việc cho Cộng Hòa. Đủ kiểu, đủ cách sẽ được phơi bày trên những trang giấy trọng tính nhân văn. Ở đó, những sự thật dẫu là tàn bạo, man rợ đều không thể bị che khuất bởi những làn mây đen, dù tác giả đã viết nó trong một ngày không có nắng. Để nhờ đó, lịch sử được soi sáng và những bạo tàn, gian dối có cơ may đón nhận sự tha thứ từ đồng bào hơn là tiếp tục che dấu để tồn đọng sự hận thù trong lòng dân tộc. Sự chờ đợi ấy đến nay vẫn chưa có. Tuy nhiên, từ trong bóng đêm đã thấp thoáng một bóng Đèn Cù,
“ Người ta không đốt đèn rồi để nó ở dưới gầm giường, nhưng là đặt trên gía cao để soi sáng cho cả nhà” ( Lc, 8,16).
Khi nói đến cái đèn, người ta liên tưởng ngay đến đặc tính của nó là chiếu sáng và đẩy lui đi bóng tối. Nghĩa là, nhờ ánh sáng của đèn người ta nhìn thấy rõ những sự vật đang nằm trong bóng tối. Hơn thế, ánh sáng còn tạo ra nguồn lực, sức nóng, nguồn sống cho con người. Mất đi đặc tính chiếu sáng, sức nóng, đèn không còn là chính mình. Tuy nhiên, Đèn Cù trong nhân gian Á Châu, Việt Nam ( và có thể do chính tác giả mượn chữ của nó, để diễn nghĩa) không phải là loại đèn dùng để soi sáng, tỏa nhiệt, tạo nguồn động lực sống, xóa tan bóng đêm. Nhưng là loại đèn được thiết trì với mục đích giải trí cho đôi mắt, tạo niềm vui nho nhỏ cho người thưởng lãm. Theo đó, ánh sáng, sức nóng từ ngọn đèn sẽ tác dụng tạo ra nguồn động lực làm chuyển động những khung hình, trên ấy có những hạng mục voi giấy, ngựa giấy, chó giấy… cùng theo nhau, đuổi nhau chạy vòng quanh trong lồng đèn, tạo cho người xem một cảm giác là lạ, thích thú. Ánh sáng ấy khi tỏ khi mờ, đôi khi loé lên, chíếu dọi ra bên ngoài qua những hình thú nhấp nhô, để khách thưởng lãm nhìn rõ mặt từng hình thú voi giấy, ngưạ giấy, chó giấy đang quay tít kia mà bàn tán, chê khen. Phận thú, mặc cho lời bàn tán, nó vẫn tiếp tục quay như điên, như cuồng, chẳng khi ngừng lại cho đến khi đèn hết dầu hoặc đèn bị cháy.
I. Những hạng mục trong Đèn Cù.
Như tôi đã nhắc đến ở trên. Một trong những điều thú vị của Đèn Cù là ánh sáng của nó, dù không tỏ, vẫn làm cho vòng quay phải quay, vẫn giúp cho người đứng xem, nhìn được vài, ba đường nét nổi bật, cũng như những góc khuất của đoàn thú đang chạy vòng vòng trước mặt. Nghĩa là, sau những vòng quay, chẳng một con thú nào không được điểm đanh với những hình dạng, đặc tính riêng của nó. Cũng thế, mời bạn trở lại chuyện cái Đèn Cù Việt Nam, chúng ta nhìn thử xem thế nào?
a. Đàn voi đi đầu: Hồ chí Minh.
Gần 80 năm qua, chẳng ai có số liệu chính xác trong tay, nhưng chắc hẳn là không có dưới 5, 7 chục ngàn những bài viết dài ngắn, nhớn nhỏ, từ trung ương xuống địa phương, của những người thổi ống đu dủ và của cả những kẻ đã bỏ của chạy lấy người, mang tính lừa gạt cao, đầy tình tiết thêu dệt về nhân vật Hồ chí Minh với mục đích làm cho người dân thuộc thời 1950-1960, thời chủ yếu truyền thanh bằng cái loa mồm thôi. Chứ bây giờ, thế kỷ của tin học đại chúng, ai mà tin cho nổi. Hơn thế, còn ngoa ngữ Y là một loại cha già kiểu cha già tộc dân…. bán khai nào đó, mà Việt cộng có công lớn khi nhập cảng Y vào Việt Nam! Cùng chủ đích, cũng có hàng chục cuốn sách của các tác giả khác nhau, vẽ vời ra những góc cạnh, hình ảnh giả tưởng như ” ông thánh”, như “cái đỉnh chói lọi” “ vừa đi đường vừa…” với mục đích “ dựa hơi”, thổi ống, kiếm sống, kiếm phần đỉnh chung. Chẳng ai trong số những tác giả này, ở trong nước hay hải ngoại đã nói lên được một vài nét thật, đặc tính, hay những cốt lõi ( tốt, xấu, bần tiện) đã làm nên hình ảnh, con người, sự nghiệp và đời sống của Y. Tất cả đều vơ vào, loanh quanh, ngụy biện, tuyên truyền, dối trá với những lý do của lịch sử, thuộc về lịch sử, đã đầu độc dân chúng, đầu độc dư luận, gây ra một sự ngộ nhận lớn trong lịch sử. thêu dệt về nhân vật Hồ chí Minh với mục đích lừa cho người dân thuộc thời 1950-1960 thời chủ yếu truyền thanh bằng cái loa mồm tin thôi. Chứ bây giờ, thế kỷ của tin học đại chúng, ai mà tin cho nổi đó là.
Nay sự kiện xem ra đã đổi khác đôi phần. Qua dòng chữ vắn vỏi: “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi” ( buổi đấu tố bà Nguyễn thị Năm) trong Đèn Cù ( trang 82) của Trần Đĩnh, người ta đã có thể nhìnm hiểu một cách thấu đáo hơn, cặn kẽ hơn và đánh giá đúng hơn về tư cách, về lương tri, về đời sống và về phẩm chất bần tiện, cùng những hành vi tồi bại của HCM, mà chẳng cần phải đọc cả ngàn ngàn trang sách, báo chê khen nào khác nữa. Bởi vì, có cộng chung hàng tấn sách báo mà CS vẽ vời ca tụng Y lại với nhau, cũng không thể bào chữa, khoả lấp, tẩy xóa được cái hình ảnh, cái tư cách cực hèn của một chủ tịch nước, chủ tịch đảng cộng sản đã bịt râu che mặt đến dự cuộc đấu tố người ân nhân của đảng, của nước do chính mình lựa chọn về cách đấu và người đấu. Chỉ cần một câu ấy “ cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi” là quá đủ để vẽ nên trọn hình ảnh của một tên hề,( hề mới vẽ râu sơn mặt). Là quá đủ để cho hàng ngàn tấn sách báo tâng bốc kia thành rác ruởi, và đủ chứng liệu để lịch sử xếp cho y một chỗ đứng nào đó, bắt buộc phải có trong lịch sử Việt (dẫu muốn quăng nó đi, cũng không quăng đi được!).
Thật vậy, trưóc đây guồng máy tuyên truyền của CS luôn phát đi những điều gian dối, nhiều người, kể cả hàng ngũ cán cộng trung cao cấp cũa cs, cứ tưởng HCM là một lãnh tụ, người tổ chức và đứng đầu guồng máy lãnh đạo của nhà nước cộng sản tại miền bắc là người tử tế, có tư cách. Nay qua nhiều tài liệu lịch sử đ3ã phơi bày, qua ánh Đèn Cù của Trần Đĩnh, thực tế lại hề qúa hề. HCM chẳng phải là kẻ đã tạo ra cái khung lồng đèn ấy. Trái lại, Y chỉ là hề, kẻ đứng đầu trong các hạng mục voi giấy ngựa giấy, chó giấy chạy vòng vòng, quay tít trong cái lồng đèn để làm trò vui tai lạ mắt cho những kẻ điều khiển là Liên sô và Tàu cộng mà thôi! Trần Đĩnh kể:
“ Bác xuất ngoại, trong ATêKa chúng tôi rất mực vui. Đâu có biết đại thí sinh Hồ Chí Minh sắp dự cuộc khẩu thí mà nếu trúng tuyển thì đất nước sẽ đoạn tuyệt hẳn với thế giới. (tr,45)( Tại sao lại đoạn tuyệt với thế giời, Ở đó không phải là tổ chức của loài người chăng?). Sau đó, nghe truyền đạt Stalin đã phân công Trung Quốc “phụ trách” Việt Nam,… (tr,49) Lúc ấy chưa nhận hết hàm nghĩa của từ phụ trách. Đúng, thế nào là phụ trách? Là phải ốp sát, kèm chặt ở bên! Đồng chí La có tư cách song trùng: vừa đại sứ cách trở vừa thường xuyên đụng đầu bàn bạc ở cương vị “phụ trách.”(tr.51). Nên biết chính Bác tự nguyện nhận mình chỉ nêu ra được có tác phong, còn tư tưởng, lý luận thì để cho Mao Chủ tịch. Được lãnh tụ ráo riết giáo dục, (điều lệ thêm câu “lấy tư tuởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam,” điện đảng gửi Ðảng Cộng sản Trung Quốc viết Đảng Lao động Việt Nam nguyện học tập Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, học tập tư tưởng Mao Trạch Ðông, tư tưởng lãnh đạo nhân dân Trung Quốc (tr. 49)”
Cuộc voi chạy thê thảm là thế, nhưng ngay sau khi được chuẩn nhận như là chú voi chạy đầu, là HCM hoá…. Cáo! Tác phong đổi hẳn. Trong lần đầu gặp HCM (1957), Trần đúc Thảo đã được dặn dò kỹ lưỡng. Thấy lạ, Thảo hõi:
- Nếu không được xưng tôi thì xưng bằng gì?
- Đồng chí có thể xưng bằng “con,” hay bằng “cháu,” và phải gọi Người bằng “bác” như đồng bào vẫn gọi… Những mệnh lệnh này là quan trọng, đồng chí phai ghi nhớ cho kỹ, kẻo làm hỏng cuộc diện kiến với “Người”… (Trần Đức Thảo. Những Lời Trăn(g) Trối,2014).
Đó là tình cảnh trước và sau khi gặp Mao. Trước đó, HCM đã viết thư gởi Stalin, xin được trả 100 đô la Mỹ một tháng để có tiền sống và đi hoạt động. Rồi ngày 31-10-52, Hồ chí Minh viết thư, trình cái đề án gọi là cải cách ruộng đất ở VN với sự giúp đỡ của hai viên cô vấn Tàu để xin Stalin phê chuẩn. HCM đã giữ đúng thứ, bậc trong hạng mục nô lệ, giúp việc cho ngươi. Y đã toại nguyện mộng làm nô lệ được trả công. Chỉ tiếc rằng, Y không lường trước được là cái thư xin 100 đô la một tháng, xin phép ngoại nhân để giết người Việt Nam của Y rồi ra sẽ được phơi bày ra trưóc công luận! Nó trở thành bản án muôn đời cho chính kẻ viết ra nó!
Với bên ngoài thì HCM khúm núm, qùy gối như thế, nhưng quay vào trong. HCM lại có ngay cho mình hai thái độ là ông chủ nhớn, và kẻ đại bất lương. Ông chủ dựa hơi làm chủ như Trần đức Thảo ghi lại. Bất lương chính là việc viết ” điạ chủ ác ghê” dùng làm cơ sở cho các cuộc đấu tố, đã trực tiếp giết chết 200 ngàn sinh mạng vô tội. Rồi làm bại hoại nền luân lý, đạo đức của xã hội Việt Nam.
Trước đây, cái chết của bà Năm trong ngày Hồ chí Minh khai hội múa dao, gọi là cải cách ruộng đất ở miền bắc đã được nhiều kẻ tung hứng và đưa ra những tin tức thất thiệt, cho là Hồ chí Minh không biết. Hoặc giả, không có ý giết người ( BT, HT), nhưng vì Lê qúy Ba một cố vấn và phụ trách mảng Việt Nam của Tàu ra lệnh, nên Hồ chí Minh phải gật đầu. Từ việc loanh quanh biện hộ này đã cho thấy Hồ chí Minh vốn dĩ chỉ là một loại voi giấy chạy đầu, dưới quyền chỉ bảo sai khiến của Lê qúy Ba. Đến nay, những gỉở giáo, bênh đỡ, che đậy ấy đã thực sự bị lột trần ra rồi. Hồ chí Minh không những chỉ là kẻ viết ra bản cáo trạng gian dối, bất lương, ngậm máu độc phun người, có một không hai trong lịch sử để mở đầu cho cuộc đấu tố đầy vong ân bội nghĩa để vui lòng chủ nhân Tàu. Y còn “ bịt râu che mặt đến dự một buổi” trong cuộc đấu tố ấy nữa. Chắc đọc xong 8 chữ này, các ống đu dủ của y cái thì bể, cái bị xì hơi, hết cách thổi! Những tấn sách, những tên tuổi vẽ vời về Y tự nhiên cháy đen thui. Bởi lẽ, những hành động của y thể hiện trong việc viết bản cáo trạng ” địa chủ ác ghê” đã là một việc làm bất kương không ai có thể tưởng tượng ra, nay lại đích thân đi mở đầu cuộc đấu bằng cách che râu dấu mặt thì có khác gì những quân khủng bố. Hỏi xem, chúng ta phải liệt Y vào hạng mục nào cho xứng? Đó có phải là một tội ác cực lớn đối với con người và tổ quốc Việt Nam không?.
Với con người, nó đã trực tiếp lấy đi sinh mạng của 200 ngàn người và làm cho hàng trăm ngàn gia đình khác phải tan nát. Với Tổ Quốc, nó đã giết chết nền luân lý đạo đức và văn hóa của Việt Nam bằng sách lược của CS, ép thúc con đấu cha, vợ đấu chồng, anh chị em, thân nhâu đấu nhau. Với đồng bào, nó đã phân chia ra thành giai cấp, với khẩu hiệu “Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ” để triệt hạ tình nghĩa đồng bào, tiêu diệt tình người trong xóm thôn. Tạo ra một xã hội băng hoại niềm tin. Ở đó, tất cả chỉ còn phụ thuộc vào gian trá và nói dôi nhau theo bản cáo trạng của HCM mà sống. Với tôn giáo, nó đã đập phá, hủy hoại niềm tin lành thánh vào thần linh của con người bằng cách tạo ra chiêu bài ” bài trừ mê tín dị đoan” để phá chùa, đập đền thờ, xô đổ đình miếu và đốt nhà thờ. Sau đó, đưa hình ảnh và cái đầu lâu của Hồ chí Minh vào đình chùa, miếu đền, nơi tôn nghiêm như là một hình thức suy tôn mới để phỉ báng tôn giáo. Với chỉ bấy nhiêu thôi, đất nước Việt Nam đủ tan hoang, và tang thương chưa?
b. Voi dày mả tổ: Trường Chinh Đặng xuân Khu.
Trước đây, người Việt Nam đã rõ ngọn nguồn về một tên tuổi lừng danh trong đảng cộng sản. Kẻ này vang danh khét tiếng với những hành động thiếu hẳn nhân tính trong vai trò chỉ đạo cuộc đấu tố 1953-1956. Tính công, Y chỉ đứng sau Hồ chí Minh trong việc xát hại gần 200 ngàn người Việt Nam để cướp toàn bộ tài sản của họ. Y là Đặng xuân Khu thường được biết đến qua tên hiệu Trường Chinh. Trần Đĩnh viết ” Với tôi, anh có thể làm tổng bí thư suốt đời”. Sau cái chết oan ức của 200 ngàn người, và ảnh hưởng quá nghiêm trọng do cuộc đấu tố 53-56 tạo ra, Đặng xuân Khu đã mất chức TBT vào tay Lê Duẫn. Khi đã bị hạ tầng công tác, Khu còn được vinh dự mang thêm “ huy chương” là kẻ đấu tố bố mẹ đẻ, và là kẻ vong ân, bội nghĩa khi dự phần vào cuộc đấu tố bà Nguyễn thị Năm.
Ở đây, tôi cũng xin nói rõ một điều là. Tôi chưa đọc được trang sách nào khả tín nói đến chuyện Đặng xuân Khu về Hành Thiện đấu tố bố mẹ mình, và cũng chưa thấy ai chứng thực rằng đã thấy Trường Chinh làm chuyện này, nhưng có lẽ là do bố mẹ của Khu cũng bị vạ lây trong mùa đấu tố mà Khu bị mang lấy cái tiếng này chăng? Bị tiếng vì quả báo? Nhưng chuyện Khu dúng chàm trong vụ giết người ân nhân của mình thì không thể chối cãi được. Trước đây đã có nhiều người nói đến, nay Đèn Cù của Trần Đĩnh hụych toẹt ra là. “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt” (ĐC 82). Có nghĩa là TC có mặt từ đầu đến cuối nhưng phải che mặt đeo kính vì sợ người ngoài nhận diện? Đã hèn thế, còn lệnh cho Trần Đĩnh ” cần một bài báo viết nổi bật lên khung cảnh sôi sục, sinh động của cuộc đấu tố để ca ngợi sức mạnh của bần cố nông được phát động, còn tội ác thì tôi cứ theo tài liệu, cáo trạng của đội…. chi tiết, khai thác Văn. “ (ĐC 82). Mục đích Trần Đĩnh không viết ra, nhưng có lẽ Y không đến để khóc thương bà Năm. Nhưng là đến chỉ đạo đánh cho gọn, đánh cho đẹp?
Chuyện đấu tố là thế. Trước đó, cây lý luận nhớn nhất của đảng cộng sản đã được biết đến là kẻ rưóc voi về dày mả tổ, kẻ muốn xin cho Việt Nam vào làm chư hầu cho Trung cộng. Tháng 8-1951 trong văn thư với bảng hiệu “Ủy ban hành chánh kháng chiến VNDCCH năm thừ 7”. Nhân danh TBT đảng Lao Động (CS) lúc bấy giờ, Chinh viết lời kêu gọi đồng bào Việt Nam “bỏ chữ Quốc Ngữ học chữ Tàu. Bỏ thuốc Tây dùng thuốc tễ của Tàu” mà Y khoác lác là “hay nhất hoàn cầu”, như là một điều kiện để xin cho VN được làm chư Hầu cho Tàu. Vì “Tàu không những chỉ là bạn, nhưng còn là thày của ta nữa”. Về lý luận có lẽ không ai hơn Khu thật. Bởi vì nhở Đặng xuân Khu, CS đã tạo ra được những bản văn Ô nhục nhất để lưu lại trong dòng lịch sử của Việt Nam! Phục chưa nào?
Một người như thế, bất cứ ai nghe đến đều phải rùng mình rợn tóc gáy. Nhưng CS thì hãnh diện và tác giả của Đèn Cù, một chàng trai hao hiệp, được Lê đức Thọ khen là có tài (chắc không phải là tài viết bậy theo CS?) đã sống, tiếp xúc và làm việc nhiều với Trường Chinh ngay từ lúc 19 tuổi. Là ngươi đã xưng tôi với Trường Chinh ngay từ lần tiếp xúc lần đầu tiên, có lẽ nào không hề hay biết gì đến những tội thuộc diện trời không tha, đất không dung của Y? Đã thế, còn coi Y là người lý tưởng của mình thì rất lạ. Có phải vì gần mực mà bị đen hay không? Ờ đây, tôi không quy trách bất cứ một điều gì cho tác giả, chỉ dám nêu lên một thắc mắc là: Không biết tác giả đã yêu và coi Trường Chinh là lý tưởng của minh về phưong diện nào? Về tư cách và hành vi của y trong cuộc đấu tố chết 200 ngàn đồng bào Việt Nam, hay là hợp thỉnh, đồng mưu với Y trong việc rườc voì về dày mả tổ và xin làm chư hầu cho Trung cộng?
c. Dàn ngựa Tầu: Lê Duẩn, Lê đức Thọ…
Trong Tam Quốc có kể lại một câu chuyện rất bất nhân về nhân vật Lữ Bố là: Khi được Trác tặng con ngựa thì Lữ Bố giết chủ là Đinh Nguyên, theo Trác, gọi Đổng Trác là cha. Đến khi bị Đổng Trác phỗng tay trên, chiếm mất Điêu Thuyền con gái nuôi của tư đồ Vương Doãn thì cầm họa kích giết Đổng Trác. Sau cùng bị Tào Tháo… cứa cổ.
Rồi hôm nay, trong Đèn Cù có câu chuyện Lê Duẫn, Lê đức Thọ… nổi lên như một cặp ngựa chiến của thời đại trong tay của Trung cộng đã tàn phá non sông Việt Nam, và gây ra cái chết cũa gần ba triệu sinh linh trong cuộc chiến từ 1954-1975. Trần Đĩnh viết: “Cụ Hồ, Trường Chinh, Giáp không muốn ngả theo Mao, nhưng Duẩn tin rằng theo sấm sét của tư tưởng “Lê-nin thời ba dòng thác cách mạng” thì sẽ giải phóng thống nhất đất nước…. Duẫn theo Mao hẳn rồi, ”( tr.258). Tiết lộ này, xem ra chẳng có gì là mới mẻ cả. Trái lại, nó chỉ có khả năng đúng được một phần ( Duẩn theo Mao), còn môt phần lớn khác ( Minh, Chinh, Giáp không theo Mao mở cuộc chiến) có khi là một chứng gian!
Thật vậy, mọi người từ quê ra tỉnh đã biết và biết rất rõ là Lê Duẩn đã nhiều lần tỏ bày hết tâm tư nguyên vọng của một kẻ tôi đòi, nô bộc với Mao qua những lần giáp mặt hay không giáp mặt với Mao là: “Cuộc chiến đánh Mỹ, giải phóng miền nam là chúng tôi đánh cho Trung quốc, cho Liên Sô”…. “ Sở dĩ chúng tôi kiên trì chiến đấu là vì Mao chủ Tịch, …. Cuộc chiến đấu của chúng tôi là phụ thuộc vào công việc của Mao chủ tịch!” Rõ ràng là ngựa Tàu hại nước Việt. Tuy nhiên khi nhìn lại, những tuyên bố dầy nô lệ tính của Duẫn sẽ chẳng có gì là khó hiểu và chẳng phải tự ý làm. Trái lại, đó chỉ là phản ứng lấn vai của những con ngựa trong bầy muốn chứng tỏ mình là con khoẻ mạnh, hung hăng để cho chủ nhân vửa ý, đóng giây cương vào cổ mà thôi. Với người, đó là tâm tư nguyện vọng của hạng nô lệ, tôi đòi, sợ chủ nhân không biết được lòng dạ khuyển mã của mình mà tin dùng kẻ khác chăng?
Có lẽ thế! bởi vì cùng đi theo hệ tư tưởng nô lệ, nê tập đoàn cộng sản từ Minh, Chinh, Duẩn, Đồng, Giáp, kéo theo cả một dàn gọi là lãnh đạo cho đến hôm nay đều dòm chừng nhau, tranh công, hạ gối, sẵn sàng làm bất cứ điều gì để chủ nhân Tàu sủng ái, đóng giây cương vào cổ, đặt vòng xích vào chân như dấu ấn chứng nhận là người của chủ. Sau đó, cúi đầu dưới ngọn roi mà phục vụ cho chủ nhân, miễn là, sau đó, họ được phép đứng dậy hò hét, nghênh ngang với các “đồng chí” trong đảng. Còn đối với nhân dân, một tập thể vốn dĩ đã bị coi là nô lệ trong chế độ CS thì cần chi phải lưu tâm tới nữa. Thống khổ ư? Nhân Quyền ư? Tự Do, Độc Lập ư, Tôn giaó ư? Tất cả đều là không! Lý do, khi tập đoàn lãnh đạo, đảng đã là nô lệ cho ngoại nhân thì ngưòi dân sẽ còn là hạng mục gì khác?
Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất trong tư duy của những người lãnh đạo ở miền nam như Tổng Thống Diệm, TT Thiệu, với các tay lãnh đạo trong hàng ngũ của đảng CS tại miền bắc. Tư duy lãnh đạo của những nhà lãnh đạo ở miền nam với thế giới, với đồng minh, với nhân dân là tự chủ, là nhân bản, là bình đẳng, là tôn trọng, là luật pháp. Trong khi đó, cái tư duy cốt lõi của lãnh đạo CS bắc Việt với CS QT là ngắn gọn hơn. Nô lệ và phụ thuộc. Theo đó, những người lãnh đạo ở miền nam trước 1975 sẵn sàng lấy tính mệnh của mình để bảo vệ quyền lợi, quyền sống của người dân, bảo vệ đất đai, sông núi, biển đảo của tổ quốc. Trong khi đó, vì muốn có quyền lực trong tay, từ HCM, Lê Duẫn, Phạm văn Đồng, cho đến những kẻ kế thừa sau này đều có một quyết sách như nhau. Bên ngoài thì cúi đàu nhận roi, sẵn sàng dâng đất, dâng biển đảo của tổ quốc cho kẻ thù của dân tộc. Bên trong, sẵn sàng giết hại, tù đằy đồng bào của mình, hoặc giả, chà đạp quyền sống, quyền lợi, phúc sinh của người dân để đẹp lòng chủ nhân phương bắc!
Cần bằng chứng ư? Hãy hỏi thăm những quan cán đầu tỉnh ở Hà Tĩnh xem họ có đưọc phép đên vùng xây dựng gọi là formosa ở Vũng Áng để kiểm soát xem có bao nhiêu công nhân Tàu đến làm việc không có giấy phép ở đây hay không?( theo báo Vietnamnet ngày 8-8-2014 cho biết, khu xây dựng Formosa có hơn 4000 công nhân Tàu đang làm việc, nhưng chỉ 200 người có giấy phép. Số còn lại không giấy tờ nhập cảnh, nhưng các quan chức địa phương không được phép vào kiểm tra). Đấy chủ quyền đất nước duới tay cộng sản là thế đấy! Còn nói chi đên Hoàng Sa Trường Sa ớ tút mút ngoài biển làm gì?
Trở lại câu chuyện của dàn ngựa Tàu và cái Đèn Cù. Trước hết, HCM đã được xếp hạng siêu nô lệ cho Liên sô từ lâu. Hơn thế, còn được coi là con đẻ của Tàu. Chủ nhân Tàu đã che chắn cho Y từng bước. Từ việc y mang tên Lý Thuỵ rồi cho lấy Tằng tuyết Minh do Dĩnh Siêu, vợ của Chu ân Lai làm mai mối. Lại đặt cho cái tên là Hồ Quang, đóng vai Thiếu tá trong Bát Lộ Quân của Chu Đức. Ít lâu sau, Hồ Quang được hộ tống vào Việt Nam dưới sự chỉ đạo, phụ trách của Lê qúy Ba, Trần Canh, được đôn lên làm chủ tịch đảng rồi chủ tịch nưóc. Được chủ nhân Tàu cung cấp toàn bộ, từ vũ khí lương thực cho dến quân trang, quân dụng để gọi là chống Pháp, mở cuộc đấu tố, giết hại cho hết những người Quốc Gia. Rồi đánh trống thổi kèn theo chiêu bài giải phóng dân tộc, cướp lấy chính quyền, đẩy chiến tranh ra khỏi đất Trung cộng. Nhưng trên hết, từ Hoa Nam, HCM được huấn luyện, được đưa vào Việt Nam với chủ trương Hán hóa Việt Nam, đẩy Việt Nam vào làm chư hầu cho Trung cộng. Công trạng ấy, ai sánh bằng?
Đến cái gai trong mắt. Nếu có phải nhường bước cho HCM, có lẽ Duẩn cũng cam lòng vì số phận. Phiền vì cái gai Trường Chinh còn kia, Duẩn ăn ngủ sao yên. Duẩn mất ăn mất ngủ vì Chinh đã khôn ngoan khi biết ruột dạ của Hồ là rắp tâm đưa Việt Nam vào vòng nô lệ cho Tàu, Khu đã nhanh tay, nhanh chân mà thảo ra cái văn thư với bảng hiệu “ Ủy Ban Kháng Chiến” và kêu gọi ngưòi Việt Nam “bỏ học chữ Quốc Ngữ mà học tiếng Tàu” để xin làm chư hầu cho Trung cộng. Việc thì không chắc thành, nhưng cái văn thư ấy, cái ruột dạ ấy đã làm mát lòng mát dạ quan thầy bánh trưóng phương Bắc. Nay nhất thới vì vụ đấu tố, uy tín trong nội bộ của Khu có bị giảm xút đôi chút. Nhưng nếu sau này, Tàu cộng muốn thực hiện sách lược kéo Việt Nam vào làm vùng tự trị như nội Mông thì Trường Chinh còn trẻ hơn Hồ, chắc chắn phải có ngày chủ nhân lại đưa y trở lại cái vị thế số một chư hầu ở nam bang. Khi đó Duẫn ra sao? Đây chính là cái lo trong gan phổi của Duẩn, Y không tranh thắng với Khu trong phương cách xin làm nô lệ cho Tàu cũng không được.
Ấy là chưa kể đến Phạm văn Đồng và Võ Nguyên Giáp, cả hai đã từng sang theo hầu HCM ở Côn Minh. Người thì theo lệnh của Hồ đã nhanh tay ký phăng cái công hàm, công nhận chủ quyền của Trung Cộng ở Hoàng Sa và Trưòng Sa, mà theo những văn bản và lịch sử được quốc tế công nhân là của Việt Nam và đang ở dưói sự kiểm soát của chính phủ miền nam. Kẻ thì theo kế của Trần Canh cố vấn, sẵn sàng đánh Pháp rồi đánh Mỹ đến ngưòi Viêt Nam cuối cùng cũng đánh. Đánh xong là nhà hoang, đất Việt Nam bỏ trống. Nhìn mảnh đất màu mỡ này thì còn hạnh phúc nào lớn hơn cho người anh em Trung cộng. Từng đoàn từng lũ kéo sang mà đóng cọc, làm nhà rồi bỏ phiếu xin làm chư hầu cho Trung cộng. Kế ấy mà thành thì ai dám tranh công với Đồng với Giáp? Chinh, Đồng, Giáp đều theo gương Hồ để được bụng Tàu, có lẽ nào Duẩn không theo? Nay đang ngồi ở trên cái ghế TBT mà được Tàu cộng đóng giây cương vào cổ, đặt vòng xích vào chân thì vai trò siêu nô lệ của Duẩn có ai dám vào đó mà tranh?
Tóm lại, Duẩn cũng chỉ là một hạng mục trong cái tập đoàn CS VN có cơ hội đi chầu và tỏ lòng tùng phục chủ nhân Tàu cộng mà thôi. Nhưng người phóng viên của tờ báo gọi là “ sự thật” của cộng sản từ những năm 49-50 ở Atêka khi mới 19 tuổi, nay đầu đã bạc lại nhìn không ra. Lại bảo Hồ, Chinh, Giáp không theo Mao tham chiến là sai. Qúa Sai. Sai vì hai lý do: Việc riêng là vì “ còn yêu Chinh và ghét Duẩn”. Và về việc công, có lẽ người phóng viên ở trong rừng năm xưa cho rằng người Việt Nam chưa bị giải phóng, chưa từng thấm thiên đường CS. Cũng chẳng có mấy người biết đọc biết viết như ở trong Atêka, nên tác giả áp dụng sách tuyên truyền của đảng. Cứ viết bừa, viết cho lấy được bất chấp hậu quả, chẳng biết đúng sai. Và cũng không biết, cái lối viết ấy là hại người hại mình. Nó là một sai lầm lớn. Sai không huốc chữa nếu như không muốn nói là gian! Trước hết, nó chẳng lừa được ai, còn cho mọi ngưòi thấy là hình như tác giả đang viết cho thời 1949-50, hoặc chưa bước chân vào thành phố. Bênh HCM, TC, VNG bằng luận điệu này thà lấy lửa đốt chính mình đi còn hơn!
I I. Chuyện xin làm chư hầu và công hàm bán nước trong Đèn Cù. ( kỳ sau)
Bảo Giang
10-14.
Tin Đáng Chú Ý
Tin vui cho người Việt tại Hoa Kỳ : Nữ y tá Nina Phạm đã khỏi bệnh Ebola và sẽ gặp TT Obama
Nguyễn Long Thao
12:53 24/10/2014
Ký giả Jason cho biết ông đã dựa vào nguồn tin của Viện Y Tế Quốc Gia được phổ biến vào sáng thứ Sáu 24/10/2014
Tin cũng cho biết ngay ngày hôm nay, thứ Sáu cô Nina Phạm sẽ được xuất viện và theo dự trù Cơ quan nghiên cứu y khoa liên bang sẽ có cuộc họp báo vào lúc 11:30 sáng (giờ miền Đông Hoa Kỳ) để công bố tình trạng sức khoẻ của cô Nina. Đồng thời, chính cô Nina cũng sẽ trả lời báo chí về tình trạng sức khỏe của cô hiện nay.
Tin sau cùng, cuộc họp báo đã diễn ra và sau khi bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc trung tâm nghiên cứu dịch bệnh Hoa Kỳ, tuyên bố cô Nina Phạm đã hoàn toàn bình phục khỏi bệnh Ebola, Cô đã xúc động tuyên bố với các nhà báo:
“Tôi cảm thấy may mắn và hạnh phúc được đứng tại đây hôm nay”. Cô nói thêm “Qua những giờ phút nghiêm trọng nghiệt ngã nhất, tôi đã đặt niềm tin vào Chúa và đội ngũ y tế."
Tin của CNN còn viết thêm cô Nina Phạm đã tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện và cô bày tỏ lòng tri ân của cô đến tất cả những người trên thế giới đã cầu nguyện cho cô.
Đặc biệt,Tổng thống Obama sẽ đón mừng cô Nina Phạm tại tòa Bạc Ốc vào chiều nay.
Được biết tuần qua cô Nina đã được di chuyển từ bệnh viện Presbyterian ở Dallas, bang Texas đến NIH Clinical Center ở Bethesda, tiểu bang Maryland để trị bệnh.
Tưởng cũng nên nhắc lại tin cô y tá Nina Phạm bị nhiễm vi khuẩn Ebola đã là tin hàng đầu tại Hoa Kỳ trong 3 tuần qua. Cô Nina Phạm và đại gia đình là những tín hữu Công Giáo tốt lành tại giáo xứ Fatima. Do đó, các hãng truyền hình Mỹ đã chiếu cảnh giáo dân giáo xứ Việt Nam Fatima dự lễ cầu nguyện cho sức khoẻ của cô Nina