Phụng Vụ - Mục Vụ
Thật Đáng Thương!
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
07:55 24/10/2019
Chúa Nhật XXX TN C
Giêsu Nagiaret quả là một tôn sư không chỉ to gan mà còn quá bạo phổi. Pharisiêu, một nhóm người được xem là đạo hạnh, đáng trọng kính theo cái nhìn của người đương thời, thế mà bị đem ra để đối trọng với thế bại trận trước phường thu thuế đáng khinh, đáng phỉ nhổ. Dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện (một người thuộc nhóm Pharisiêu và người kia thì làm nghề thu thuế) mà Chúa Giêsu kể chắc hẳn khiến nhiều người lúc bấy giờ tức anh ách.
Người ta thường khuyên nhau rằng viết thì phải lách, dạy thì phải dỗ, nghĩa là nhẹ nhàng, từ tốn thì sẽ đạt hiệu quả, còn cứ nói, cứ viết trực diện theo kiểu thẳng tàu ruột ngựa thì khó mà đạt kết quả như ý mà nhiều khi còn chuốc lấy thất bại. Thế nhưng, tư tưởng của Thiên Chúa thì vượt quá tư tưởng nhân loại chúng ta, đường lối của Người cũng hoàn toàn khác xa đường lối của chúng ta. Bỏ trời cao, xuống thế gian này “để làm chứng cho sự thật”, Chúa Kitô không ngại ngần tỏ bày những chân lý thoạt nghe qua rất đỗi “chối tai”. Một chân lý được tỏ bày khi mà người nói đã sẵn sàng đón nhận mọi hậu quả xấu xa hay tồi tệ xảy đến cho mình thì chân lý ấy quả là quan trọng và cần thiết biết bao cho người nghe. Và cái chân lý của câu chuyện dụ ngôn “hai người lên đền thờ cầu nguyện” đã được thánh sử Luca nói rõ: “Khi ấy, Chúa Giêsu kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là người công chính mà khinh chê kẻ khác”(Lc 18,9). Và người số người này sẽ không được nên công chính (x.Lc 18,14). Xin cùng xét xem đôi nét “đáng thương” của ngài biệt phái trong câu chuyện dụ ngôn.
Trước hết chúng ta cần khẳng định rằng “công trạng” hay có thể nói là “đức độ” của vị biệt phái quả là đáng khâm phục, vì vượt xa đức độ cũng như công trạng của nhiều người. Giữ mình khỏi những hành vi xấu xa như trộm cắp, ngoại tình và những việc bất chính cũng đã là một nỗ lực rất đáng khen. Vị biệt phái này còn ăn chay mỗi tuần hai lần trong khi luật Do Thái chỉ buộc ăn chay một ngày trong năm đó là ngày Lễ chuộc tội. Vị này cũng đã dâng một phần mười tất cả các khoản thu nhập để tỏ lòng kính sợ Chúa, tạ ơn Chúa (x.Đnl 14,22-23), để nuôi hàng Tư tế, các thầy Lêvi, những người ngoại kiều, cô nhi quả phụ (x.Đnl 14,28-29; 26,10-11). Và việc thưa trình với Thiên Chúa những gì mình đã làm cũng là chính đáng và hợp luật (x.Đnl 26,12-15). Dù không quá đáng ghét, nhưng vị biệt phái “đạo đức” này vẫn là “kẻ đáng thương” như thánh sử Luca nói từ đầu câu chuyện dụ ngôn.
-“Kẻ đáng thương!”: Với thế dáng đứng thẳng của vị biệt phái mà câu chuyện dụ ngôn kể nói lên sự lầm tưởng của ông ta. Khi vị biệt phái tự hào cho mình là người công chính thì ông lầm tưởng rằng những gì ông đạt được là do bởi công sức và đức độ của mình. Phận bình sành, lọ đất mà dám lên mặt với người thợ gốm sao? Vị Pharisiêu này đứng thẳng mà không nhìn lên Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên ông ta từ cõi hư vô. Ông lại còn nhìn ngang nhìn ngửa, nhìn trước nhìn sau để chứng tỏ công trạng của mình. Ông đã dùng người anh em thu thuế đứng đằng sau làm tấm bình phong để tự tôn mình lên.
Biết bao lần chúng ta đã đặt mình vào tình trạng “kẻ đáng thương” hay “đồ đáng thương” vì lầm tưởng về các khả năng hay công trạng mình đang có. Vì cái lầm này khiến chúng ta quên đi chân lý nền tảng đó là ngay sự hiện hữu của chúng ta ở đời này là do lãnh nhận. Quả thật chẳng có một ai trong nhân loại đã bỏ ra chút công sức hay của tiền để được làm người, để được chào đời. Nếu ý thức và chân nhận sự sống, sự hiện hữu của mình là do lãnh nhận thì chúng ta sẽ chẳng có lý do gì để tự cao, tự đại về những thành quả hay thành công đạt được cách này cách khác, mặt này, mặt kia. Thánh Phaolô khẳng định : “Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? (1Cr 4,7). Nếu Chúa không nâng đỡ thì không ai có thể tồn tại và phát triển. Không có ơn Chúa thì chúng ta sẽ chẳng làm được sự gì tốt đẹp (x.Ga 15,5). Sự lầm lẫn khiến người biệt phái đã xa rời sự thật nền tảng này.
-“Người được xót thương”: Dữ kiện người thu thuế không dám tiến gần chính điện, cũng không dám ngước mặt lên trời muốn khẳng định thái độ khiêm nhu nhìn nhận sự bất xứng, bất toàn của anh. Anh lại còn đấm ngực thú nhận thân phận tội lỗi của chính mình. Với thái độ khiêm nhu, người thu thuế đã sống trong sự thật. Và sự thật đã giải thoát anh (x.Ga 8,32). Anh ra về và được nên công chính, nghĩa là đã được Chúa xót thương.
Có phải Thiên Chúa không thương xót người biệt phái chăng? Có thể trả lời cách không sợ sai lầm rằng Thiên Chúa xót thương hết thảy mọi người. Vị biệt phái không nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa chỉ vì ông ta không thấy mình cần được xót thương. Nước mưa từ trời tuôn đổ xuống nhưng cái nắp chai không được mở ra thì chai vẫn mãi rỗng không. Khi khiêm hạ nhìn nhận sự thật của mình, người thu thuế đã mở rộng tấm lòng và ông đã đón nhận được tình xót thương của Thiên Chúa.
Tác giả Thánh Vịnh khẳng định rằng Thiên Chúa nhậm lời kẻ nghèo hèn khẩn xin (x.Tv 33). Những tâm hồn tan nát khiêm cung là những người biết nhìn nhận sự thật. Chẳng phải họ có công trạng gì hơn người khác nhưng hoàn cảnh bi đát đau thương là một điều kiện thuận lợi để họ sống trong sự thật, đó là loài người tuy cao cả nhưng lại mong manh và bất toàn. Trái lại, một khi chúng ta thành công hoặc đạt được những kết quả mặt này mặt kia thì chúng ta dễ bị cám dỗ sinh tự mãn, tự kiêu. Người tự kiêu, tự mãn không chỉ lên mặt coi thường tha nhân mà vô tình hay hữu ý còn bất cần cả Thiên Chúa.
Giúp nhau nhìn nhận sự thật: “chúng ta là loài được dựng nên; sự sống, các khả năng của chúng ta là do lãnh nhận”, và giúp nhau can đảm sống trong sự thật: “chúng ta vốn mỏng manh và bất toàn”, chính là một phương thế tuyệt hảo đưa nhau ra khỏi tình cảnh “kẻ đáng thương” để trở thành “người được xót thương”. Nói như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đó là sống bác ái trong chân lý bằng việc nói lời sự thật trong tình thương. Thiết nghĩa rằng đây là một phương thế truyền giáo đẹp lòng Chúa Kitô, vì chúng ta dõi theo chân Người, Đấng đã từng khẳng định trước Philatô rằng mình bỏ trời xuống thế gian là để làm chứng cho sự thật và chỉ có sự thật mới giải thoát nhân loại chúng ta (x.Ga 18,37).
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Giêsu Nagiaret quả là một tôn sư không chỉ to gan mà còn quá bạo phổi. Pharisiêu, một nhóm người được xem là đạo hạnh, đáng trọng kính theo cái nhìn của người đương thời, thế mà bị đem ra để đối trọng với thế bại trận trước phường thu thuế đáng khinh, đáng phỉ nhổ. Dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện (một người thuộc nhóm Pharisiêu và người kia thì làm nghề thu thuế) mà Chúa Giêsu kể chắc hẳn khiến nhiều người lúc bấy giờ tức anh ách.
Người ta thường khuyên nhau rằng viết thì phải lách, dạy thì phải dỗ, nghĩa là nhẹ nhàng, từ tốn thì sẽ đạt hiệu quả, còn cứ nói, cứ viết trực diện theo kiểu thẳng tàu ruột ngựa thì khó mà đạt kết quả như ý mà nhiều khi còn chuốc lấy thất bại. Thế nhưng, tư tưởng của Thiên Chúa thì vượt quá tư tưởng nhân loại chúng ta, đường lối của Người cũng hoàn toàn khác xa đường lối của chúng ta. Bỏ trời cao, xuống thế gian này “để làm chứng cho sự thật”, Chúa Kitô không ngại ngần tỏ bày những chân lý thoạt nghe qua rất đỗi “chối tai”. Một chân lý được tỏ bày khi mà người nói đã sẵn sàng đón nhận mọi hậu quả xấu xa hay tồi tệ xảy đến cho mình thì chân lý ấy quả là quan trọng và cần thiết biết bao cho người nghe. Và cái chân lý của câu chuyện dụ ngôn “hai người lên đền thờ cầu nguyện” đã được thánh sử Luca nói rõ: “Khi ấy, Chúa Giêsu kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là người công chính mà khinh chê kẻ khác”(Lc 18,9). Và người số người này sẽ không được nên công chính (x.Lc 18,14). Xin cùng xét xem đôi nét “đáng thương” của ngài biệt phái trong câu chuyện dụ ngôn.
Trước hết chúng ta cần khẳng định rằng “công trạng” hay có thể nói là “đức độ” của vị biệt phái quả là đáng khâm phục, vì vượt xa đức độ cũng như công trạng của nhiều người. Giữ mình khỏi những hành vi xấu xa như trộm cắp, ngoại tình và những việc bất chính cũng đã là một nỗ lực rất đáng khen. Vị biệt phái này còn ăn chay mỗi tuần hai lần trong khi luật Do Thái chỉ buộc ăn chay một ngày trong năm đó là ngày Lễ chuộc tội. Vị này cũng đã dâng một phần mười tất cả các khoản thu nhập để tỏ lòng kính sợ Chúa, tạ ơn Chúa (x.Đnl 14,22-23), để nuôi hàng Tư tế, các thầy Lêvi, những người ngoại kiều, cô nhi quả phụ (x.Đnl 14,28-29; 26,10-11). Và việc thưa trình với Thiên Chúa những gì mình đã làm cũng là chính đáng và hợp luật (x.Đnl 26,12-15). Dù không quá đáng ghét, nhưng vị biệt phái “đạo đức” này vẫn là “kẻ đáng thương” như thánh sử Luca nói từ đầu câu chuyện dụ ngôn.
-“Kẻ đáng thương!”: Với thế dáng đứng thẳng của vị biệt phái mà câu chuyện dụ ngôn kể nói lên sự lầm tưởng của ông ta. Khi vị biệt phái tự hào cho mình là người công chính thì ông lầm tưởng rằng những gì ông đạt được là do bởi công sức và đức độ của mình. Phận bình sành, lọ đất mà dám lên mặt với người thợ gốm sao? Vị Pharisiêu này đứng thẳng mà không nhìn lên Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên ông ta từ cõi hư vô. Ông lại còn nhìn ngang nhìn ngửa, nhìn trước nhìn sau để chứng tỏ công trạng của mình. Ông đã dùng người anh em thu thuế đứng đằng sau làm tấm bình phong để tự tôn mình lên.
Biết bao lần chúng ta đã đặt mình vào tình trạng “kẻ đáng thương” hay “đồ đáng thương” vì lầm tưởng về các khả năng hay công trạng mình đang có. Vì cái lầm này khiến chúng ta quên đi chân lý nền tảng đó là ngay sự hiện hữu của chúng ta ở đời này là do lãnh nhận. Quả thật chẳng có một ai trong nhân loại đã bỏ ra chút công sức hay của tiền để được làm người, để được chào đời. Nếu ý thức và chân nhận sự sống, sự hiện hữu của mình là do lãnh nhận thì chúng ta sẽ chẳng có lý do gì để tự cao, tự đại về những thành quả hay thành công đạt được cách này cách khác, mặt này, mặt kia. Thánh Phaolô khẳng định : “Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? (1Cr 4,7). Nếu Chúa không nâng đỡ thì không ai có thể tồn tại và phát triển. Không có ơn Chúa thì chúng ta sẽ chẳng làm được sự gì tốt đẹp (x.Ga 15,5). Sự lầm lẫn khiến người biệt phái đã xa rời sự thật nền tảng này.
-“Người được xót thương”: Dữ kiện người thu thuế không dám tiến gần chính điện, cũng không dám ngước mặt lên trời muốn khẳng định thái độ khiêm nhu nhìn nhận sự bất xứng, bất toàn của anh. Anh lại còn đấm ngực thú nhận thân phận tội lỗi của chính mình. Với thái độ khiêm nhu, người thu thuế đã sống trong sự thật. Và sự thật đã giải thoát anh (x.Ga 8,32). Anh ra về và được nên công chính, nghĩa là đã được Chúa xót thương.
Có phải Thiên Chúa không thương xót người biệt phái chăng? Có thể trả lời cách không sợ sai lầm rằng Thiên Chúa xót thương hết thảy mọi người. Vị biệt phái không nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa chỉ vì ông ta không thấy mình cần được xót thương. Nước mưa từ trời tuôn đổ xuống nhưng cái nắp chai không được mở ra thì chai vẫn mãi rỗng không. Khi khiêm hạ nhìn nhận sự thật của mình, người thu thuế đã mở rộng tấm lòng và ông đã đón nhận được tình xót thương của Thiên Chúa.
Tác giả Thánh Vịnh khẳng định rằng Thiên Chúa nhậm lời kẻ nghèo hèn khẩn xin (x.Tv 33). Những tâm hồn tan nát khiêm cung là những người biết nhìn nhận sự thật. Chẳng phải họ có công trạng gì hơn người khác nhưng hoàn cảnh bi đát đau thương là một điều kiện thuận lợi để họ sống trong sự thật, đó là loài người tuy cao cả nhưng lại mong manh và bất toàn. Trái lại, một khi chúng ta thành công hoặc đạt được những kết quả mặt này mặt kia thì chúng ta dễ bị cám dỗ sinh tự mãn, tự kiêu. Người tự kiêu, tự mãn không chỉ lên mặt coi thường tha nhân mà vô tình hay hữu ý còn bất cần cả Thiên Chúa.
Giúp nhau nhìn nhận sự thật: “chúng ta là loài được dựng nên; sự sống, các khả năng của chúng ta là do lãnh nhận”, và giúp nhau can đảm sống trong sự thật: “chúng ta vốn mỏng manh và bất toàn”, chính là một phương thế tuyệt hảo đưa nhau ra khỏi tình cảnh “kẻ đáng thương” để trở thành “người được xót thương”. Nói như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đó là sống bác ái trong chân lý bằng việc nói lời sự thật trong tình thương. Thiết nghĩa rằng đây là một phương thế truyền giáo đẹp lòng Chúa Kitô, vì chúng ta dõi theo chân Người, Đấng đã từng khẳng định trước Philatô rằng mình bỏ trời xuống thế gian là để làm chứng cho sự thật và chỉ có sự thật mới giải thoát nhân loại chúng ta (x.Ga 18,37).
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:48 24/10/2019
66. Khiêm tốn chính là thành thực.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:53 24/10/2019
46. NGHE THEO MỘT LẦN
Trước đây, có tên nghịch tử, phụ thân nói bên đông nó lại làm bên tây.
Trước khi chết, phụ thân sợ rằng đứa con không đem ông chôn trong đất, nên làm tờ di chúc chỉ rõ ràng:
- “Sau khi cha chết thì con phải đem cha chôn trong hồ nước”.
Nhưng sự đời ai mà biết được, đứa con lại đổi ngược ý nghĩ rằng:
- “Thường ngày mình luôn vi phạm lệnh của cha, hôm nay cha đã chết, nên nghe lời cha một lần vậy”.
Thế là đào một cái hồ đem xác phụ thân mai táng trong hồ nước ấy.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 46:
Khi cha còn sống thì không nghe lời ông bố, đến khi bố chết muốn vâng lời bố một lần mà cũng không tròn ý của bố, đúng là đứa con tội nghiệp…
Nhưng xét cho cùng thì lỗi tại ông bố, bởi vì trước cái chết, con người ta dù là người dưng nước lã, dù cứng đầu cứng cổ đến đâu cũng không thể không mủi lòng rơi lệ, huống chi là con ruột…
“Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử”.
Nhưng trong cuộc sống chúng ta thường không thích nghe tiếng dạy của Thánh Tử, Ngài dạy đông chúng ta làm tây, Ngài dạy yêu thương người như chính mình, nhưng chúng ta lại vì yêu thương mình thái quá mà làm hại tha nhân; Ngài dạy chúng ta phải đem tội lỗi mai táng trong bí tích Giải tội, nhưng chúng ta lại nuôi sống nó bằng những đam mê, kiêu ngạo và ghét ghen…
Chỉ cần nghe và thực hành lời Đức Chúa Giê-su dạy thì chúng ta cũng sẽ được ân sủng ở đời này và sự sống đời đời mai sau…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trước đây, có tên nghịch tử, phụ thân nói bên đông nó lại làm bên tây.
Trước khi chết, phụ thân sợ rằng đứa con không đem ông chôn trong đất, nên làm tờ di chúc chỉ rõ ràng:
- “Sau khi cha chết thì con phải đem cha chôn trong hồ nước”.
Nhưng sự đời ai mà biết được, đứa con lại đổi ngược ý nghĩ rằng:
- “Thường ngày mình luôn vi phạm lệnh của cha, hôm nay cha đã chết, nên nghe lời cha một lần vậy”.
Thế là đào một cái hồ đem xác phụ thân mai táng trong hồ nước ấy.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 46:
Khi cha còn sống thì không nghe lời ông bố, đến khi bố chết muốn vâng lời bố một lần mà cũng không tròn ý của bố, đúng là đứa con tội nghiệp…
Nhưng xét cho cùng thì lỗi tại ông bố, bởi vì trước cái chết, con người ta dù là người dưng nước lã, dù cứng đầu cứng cổ đến đâu cũng không thể không mủi lòng rơi lệ, huống chi là con ruột…
“Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử”.
Nhưng trong cuộc sống chúng ta thường không thích nghe tiếng dạy của Thánh Tử, Ngài dạy đông chúng ta làm tây, Ngài dạy yêu thương người như chính mình, nhưng chúng ta lại vì yêu thương mình thái quá mà làm hại tha nhân; Ngài dạy chúng ta phải đem tội lỗi mai táng trong bí tích Giải tội, nhưng chúng ta lại nuôi sống nó bằng những đam mê, kiêu ngạo và ghét ghen…
Chỉ cần nghe và thực hành lời Đức Chúa Giê-su dạy thì chúng ta cũng sẽ được ân sủng ở đời này và sự sống đời đời mai sau…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa Nhật XXX Thường Niên -C-
Lm. Jude Siciliano, OP
17:24 24/10/2019
Huấn ca 35:12-14,16-18; Tvịnh 33; 2 Timôthê 4: 6-8:16-18. Luca 18:9-14
Trong dụ ngôn người Pharisêu và người thu thuế cùng cầu nguyện trong Đền Thờ, người Pharisêu được xem là người xấu trong câu chuyện. Anh ta kêu khấn một cách ngạo mạn làm sao! Nhưng anh ta không có vẽ là người xấu đối với những người đang nghe Chúa Giêsu. Người thu thuế có thể là một nhân vật phản diện đối với thính giả của Chúa Giêsu. Anh ta làm nghề thu thuế cho người La Mã. Khi Chúa Giêsu đề cập đến sự hiện diện của người thu thuế trong dụ ngôn, các thính giả nghe câu chuyện của Ngài kể có thể lập tức nghĩ rằng đó là "một người phản bội và có vị thế thấp nhất trong số những kẻ thấp hèn". còn gì nữa nếu không nghĩ gì về đời sống của hai người trong câu chuyện, thì cả hai đều nói lên giá trị đạo đức của họ khá rõ, như chúng ta có thể nghe trong lời cầu nguyện của họ.
Người Pharisêu là người tốt nên được những người thời đó ngưỡng mộ. Anh ta "thánh thiện" đến nỗi anh ta tuân giữ lề luật nhiều hơn những điều luật buộc làm. Sách Đệ Nhị Luật buộc phải nộp mười phần trăm cho thành quả của mùa màng, cây trái và gia súc. Nên lưu ý rằng: Còn người Pharisêu thì nộp tất cả "tiền thu nhập" của mình. Anh ta nộp vượt quá những gì mà lề luật quy định phải làm.
Vì vậy chúng ta có thể nói là cách tự diễn tả của anh ta về đời sống đạo đức thật đúng vì anh ta "không giống như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình". Đời sống anh ta tốt hơn đời sống "người thu thuế kia". Vấn đè với anh ta không phải là anh ta không là người tốt và tuân theo lề luật. Dân chúng thấy người Pharisêu ra khỏi Đền Thờ sau lúc cầu nguyện hôm đó, có thể sẽ đồng ý với anh ta về những sự việc tự đánh giá về chính mình của anh. Anh ta có thể được khen ngợi vì có đời sống gương mẩu. Trong khi đó người thu thuế sẽ bị coi thường về đời sống đạo đức của anh ta. Chúng ta đã thấy rõ hai người đó khác nhau như thế nào.
Đừng vội! Nên nhớ rằng Chúa Giêsu đang dùng dụ ngôn để hướng dẫn họ, và dụ ngôn không bao giờ đi theo hướng "đúng chuẩn" cả; cách dõi theo và xem xét của chúng ta thường theo một định kiến đã có từ trước và được xem như là cách đúng thật. Hãy thử dùng lối suy luận đơn thuần nàn của loài người thì không bao giờ có thể áp dụng cho dụ ngôn. Vì các dụ ngôn không theo đường lối khôn ngoan của loài người. Dụ ngôn hôm nay là một ví dụ điển hình. Khi chúng ta bước vào thế giới của dụ ngôn là chúng ta đang ở trong một thực tại hoàn toàn mới. Và đó là "Triều Đại Thiên Chúa".
Không ai có thể hiểu về cách nói của Chúa Giêsu khi gọi triều đại Ngài là "Tròn lý". Hãy cảm tạ Thiên Chúa! Đã cho chúng ta có cơ hội suy luận để đem đến cho chúng ta sự trọn vẹn suy tư trong đức tin để đem áp dụng vào cuộc sống sự công chính có thể hoàn toàn áp dụng vào đời sống của chúng ta? Thay vào đó, dụ ngôn hôm nay cho chúng ta thấy một lần nữa là các cách thức của Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta không theo lý luận của loài người. Sự công chính của Thiên Chúa là ân sủng, và ân sủng không đi đôi với thang cân bằng của sự đo lường do quy chuẩn trong luật lệ của lẽ công bằng che khuất của loài người. Dụ ngôn hôm nay là nói về sự công bằng của Thiên Chúa. Công bằng đó có thể gây đau buồn và bị bỏ lỡ đối với những người tự nghĩ là mình đáng được.
Nếu điều gì mà người Pharisêu nói về anh ta là thật, thì vấn đề đó là gì? Thật thế, anh ta có cái nhìn thật sai lầm: anh ta đang cầu nguyện tập trung về đời sống của chính anh. Thử để ý xem; anh đã bao nhiêu lần nói về từ "con" nghĩa là chính anh. Trong lời cầu nguyện đó; Thiên Chúa như là một người đứng ngoài quan sát về lời cầu nguyện và danh sách những thành quả của anh ta.
Một số người nghĩ rằng lời cầu nguyện của chúng ta có thể làm thay đổi tấm lòng của Thiên Chúa. Thật ra lời cầu nguyện sẽ làm thay đổi chúng ta. Nhưng, không có gì trong lời cầu nguyện của người Pharisêu có thể khiến thay đổi dời sống của anh ta. Dường như anh ta nghĩ là đời sống quá tốt đẹp của anh ta đã làm cho anh ta đáng được hưởng ơn cứu chuộc, và Thiên Chúa cần phải tưởng thưởng anh ta vì việc làm tốt đẹp của anh đã theo đúng đường lối tôn giáo. Dân chúng khi nhìn thấy người Pharisêu hôm đó ra khỏi Đền Thờ một cách hài lòng vì anh ta đã làm tròn bổn phận tôn giáo của mình.
Nhưng, bạn có để ý người Pharisêu chỉ chú trọng về các thành quả của anh ta không? Đâu là ân huệ của Thiên Chúa ở trong đời sống của anh ta? Anh ta tập trung vào các công việc làm tốt của mình. Đến nỗi anh ta không thấy được hoạt động của Thiên Chúa trong đời sống của mình. Nguồn gốc của lòng tốt của con người không khởi sự phát sinh từ trong con người đó, nhưng nó đến từ Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng ban ân huệ và lòng tốt cho chúng ta để chúng ta phản ánh sự tốt lành của Thiên Chúa trong chúng ta.
Thánh Luca nói với chúng ta là Chúa Giêsu kể dụ ngôn "cho một số người sống tự hào cho mình là công chính". Đây là một câu chuyện khuyên chúng ta nên cẩn thận về thái độ của những người sống đạo, và những tổ chức tôn giáo trong chúng ta. Chúng ta tin chắc rằng chỉ có chúng ta mới biết sự thật và biết cách thức phải hành động như thé nào. Người Pharisêu tự hào mình là người công chính, và khinh chê bất kỳ ai không theo đường lối của anh ta. Từ "Người công chính" cho chúng ta rút ra dược kết luận về người tội lỗi và không còn chỗ cho lời đối thoại và bày tỏ sự khác biệt.
Người thu thuế không chú trọng đến chính anh ta, và những điều tốt lành anh ta đã làm. Nhưng, anh ta chú trọng đến việc anh ta đã không làm được. Thật ra, không như người Pharisêu, anh ta không nhìn vào chính mình, nhưng nhìn về Thiên Chúa. Anh ta cầu xin Thiên Chúa ban ơn vì anh ta không tự mình làm được. Anh ta hoàn toàn dựa vào Thiên Chúa, và anh ta phó mình trong tay Thiên Chúa. Khi anh ta ra khỏi Đên Thờ ngày hôm đó anh ta không như người ta thường thấy anh ta. Nhưng, Chúa Giêsu trông thấy sự khác biệt mà dân chúng không trông thấy là "khi anh ta trở về nhà, thì đã được công chính rồi ". Theo lời văn trong Kinh Thánh lời đó có ý nghĩa là anh ta đã được tha thứ tội lỗi. Vậy điều gì đã xãy ra? Người thu thuế làm gì để được "hưởng" sự tha thứ đó? Không gì cà. Anh ta là một người tội lỗi, hoàn toàn trở về với Thiên Chúa để xin ơn tha thứ, và lòng thương xót Thiên Chúa đã đáp lại.
Người hằng tiếp xúc với con người thật trong đời sống của chính mình nên Ngài sẽ biết đâu là sự liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa và với những người khác là ân huệ bởi Thiên Chúa tốt lành ban cho chúng ta. Nhưng, nếu chúng ta nghĩ đến đời sống phàm nhân của chúng ta, chúng ta cũng biết được đôi khi chúng ta yếu đuối và đôi khi dễ dàng sa ngã phạm tội. Vì thế lời cầu nguyện của người thu thuế hôm nay cũng là lời cầu nguyện của chúng ta nữa. "Lạy Chúa xin thương xót con là kẽ tội lỗi". Chúng ta đã đặt lòng tin tưởng của chúng ta vàoThiên Chúa là Đấng đã tạo dựng nên chúng ta, và đã ban bao nhiêu lý do cho chúng ta để ca ngợi về tất cả những sự tốt lành, đẹp đẽ trong chúng ta và xung quanh chúng ta. Chúng ta cũng biết chúng ta có thể tin tưởng vào Thiên Chúa để tha thứ cho chúng ta mỗi khi chúng ta quay lưng về Ngài và chỉ chú trọng về cuộc sống của chúng ta như người Pharisêu.
Ông John Shea nhắc đến kinh nghiệm của cha Thomas Merton, một tu sĩ dòng Trappist và tác giả nhiều sách về đời sống thiêng liêng. Một hôm cha Thomas đứng ở một góc đường ở thành phố Louisville ở tiểu bang Kentucky. Cha cảm thấy hết lòng yêu mến những người xung quanh cha và nghĩ cha không xa họ mà thật ra đang sống cùng họ. Cha nói "Cảm tạ Thiên Chúa, cảm tạ Thiên Chúa vì con cũng như những người khác. Con cũng chỉ là một người trong những người khác". Rồi, nghĩ xa hơn, cha Merton lên tiếng ca ngợi: "Thiên Chúa được tôn vinh vì Ngài đã nên một người trong loài người, một nhân vật trong loài người!" Vì thế trong khi chúng ta "hạ mình xuống" như Chúa Giêsu dạy, chúng ta nên nhớ với lời ca ngợi là chúng ta không chỉ là một thành phần hòa hợp trong nhân loại, nhưng chúng ta cũng hòa hợp với Thiên Chúa là Đấng, trong cử chỉ hạ mình, nhập thế làm người với chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô.
Ông Ben Sira có một trường dạy thanh niên 2 thế kỷ trước Chúa Kitô. Những lời dạy khôn ngoan của ông ta về các sự việc trong thế gian và về truyền thống Do Thái đã được người cháu nội ông gom góp lại để cho những người Do Thái tha phương cố gắng gìn giữ đức tin họ sống giữa những người ngoại. Ông Ben Sira nhắc các học sinh đặc biệt của ông ta là những ân huệ họ đã được lãnh nhận nơi bàn thờ không phải tự làm cho họ được Thiên chúa lắng nghe. Trái lại, như chúng ta nghe hôm nay trong bài đọc thứ nhất: Thiên Chúa nghe lời cầu xin của những người bé mọn nhất trong xã hội.
Bài sách Huấn Ca hôm nay nhắc lại bài tuần vừa qua về dụ ngôn người góa phụ kiên trì đòi công chính bởi vị quan tòa bất chính. Sách Huấn Ca nhắc chúng ta là nếu Thiên Chúa có thiên vị ai thì đó là Ngài thiên vị kẻ bị áp bức. "Lời nguyện của người nghèo vượt ngàn mây thẳm. Họ sẽ không ngơi nghỉ khi lời nguyện của họ chưa đạt tới đích, họ chưa an lòng" Những người trong sách Huấn Ca gọi là "kẻ thấp hèn" là những góa phụ và trẻ mồ côi, người quyền uy không để ý đến. Bởi thế, người nghèo chỉ kêu được đến Thiên Chúa. Sự dựa vào Thiên Chúa trong lời cầu nguyện không chỉ có trong những kẻ thấp hèn, mà cũng có thể có trong lời cầu xin của mỗi người trong chúng ta, những người muốn hạ mình trong đời sống, đặt vào bàn tay của Thiên Chúa. Huấn Ca cũng nhắc các học sinh đặc biệt nên làm như vậy. Sự Chúa Giêsu đến ít hơn 2 thế kỷ sau Huấn Ca, sẽ là một dấu chỉ thực sự về lòng thương xót của Thiên Chúa đang lắng nghe những người thấp hèn nhất.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
30th SUNDAY -C-
Sirach 35: 12-14, 16-18; Psalm 34; 2 Timothy 4: 6-8. 16-18; Luke 18: 9-14
In the parable of the Pharisee and tax collector at prayer, the Pharisee is often depicted in a negative light – he’s the bad guy in the story. How vain and arrogant he is! But he wouldn’t be seen as the bad guy to those listening to Jesus. The tax collector would be the villain in the story to them. His job meant he collected taxes for the Romans. When Jesus mentions his presence in the parable his hearers would have instinctively thought, "Traitor – lowest of the low!" What’s more, if there were any doubt about the quality of their lives, both men stated their moral status quite clearly, as we can hear in their prayers.
The Pharisee is a good person who would have been admired by his contemporaries. He was so "holy" that he did more than was obliged by religious law. Deuteronomy required that a tithe be paid on the fruits of the flock and the harvest. Note that the Pharisee tithes his "whole income." He was going above and beyond what he was obliged to do.
So, we can presume that his description of his moral life is accurate: he is, "not like the rest of humanity–greedy, dishonest, adulterous." He leads a better life than "even this tax collector." His problem isn’t that he is not a good and observant person. People observing the Pharisee leave the Temple after prayer that day would have agreed with his self assessment. He was to be admired for his exemplary behavior; while the tax collector would be despised for his morally bankrupt life. The lines are clearly drawn – case closed.
Not so fast! Remember Jesus is telling a parable and parables never go in the "proper" direction–the one we anticipate and consider inevitable. Trying to use mere human logic and reckoning never really works with the parables. The parables don’t conform to conventual human wisdom. Today’s parable is a good example, that when we enter into the world of the parable we are in a whole new reality. It’s called "the kingdom of God."
No one could ever call the kingdom Jesus came to proclaim "logical." Thank God! What chance would we have if logic and pure human justice were applied to our lives? Instead, today’s parable shows us once again that God’s ways are illogical by human reckoning. God’s justice is about grace, and grace is not measured out using balancing scales like the kind depicted in the hands of our famous legal statute of Blindfolded Justice. Today’s parable is about God’s justice – it’s given to the truly sorrowful and missed by those who think they have to earn it.
If what the Pharisee said about himself was true, what’s the problem? Well, he is looking in the wrong direction. He is praying with his focus on his own life. Notice for example, how many times he refers to himself–"I". God seems no more than an outside observer to the man’s prayer and his list of accomplishments.
Some people think our prayer can change God’s mind. Actually, true prayer will change us. But there was no chance that the Pharisee’s prayer would have any transformative effect on him. He seems to think that his extra good life has earned him the reward of salvation; that God owes him a reward for his religious good works. People seeing the Pharisee leave the Temple that day would have seen a very satisfied person who had performed his religious duties.
But can you recognize the heresy of works in his focus on his own achievements? Where is the gift of God in the man’s life? The Pharisee is so focused on his good works that he fails to see God’s activity in his life. The source of a person’s goodness doesn’t begin in the person, it comes from God. God is the gift giver and our goodness reflects God’s goodness in us.
Luke tells us that Jesus address this parable, "to those who were convinced of their own righteousness…." It’s a cautionary tale about a tendency we religious people and religious institutions can have: the conviction that we alone possess the truth and know the way people should behave. The self-righteous Pharisee condemns anyone who does not meet his standards. The "righteous" draw a conclusion about the sinner and leave no room for dialogue and open exchange.
The tax collector focuses not on who he is, and not what meritorious things he has done; but on who he is not and what he has failed to do. In fact, unlike the Pharisee, he quickly turns his gaze away from himself and towards God. He is in need of God’s blessing and cannot achieve it on his own. He is totally reliant on God and surrenders himself into God’s hands. When he left the Temple that day he would look the same to those observing him. But Jesus marks the difference they would not be able to see in him – he "went home justified." In biblical language that means he was delivered from his sin. How did that happen? What did the tax collector do to "merit" this forgiveness? Nothing. He was a sinner who turned completely to God for forgiveness and God’s mercy responded.
The person who is in touch with his or her humanity will know that our relationship with God and others is a gift from our good God. But, if we are in touch with our humanity, we also know how fragile and sometimes fickle we can be and our potential to sin. So, the tax collector’s prayer today is our prayer as well, "O God, be merciful to me a sinner." We have placed our trust in our God who has created us and provided us with ample reason to give praise for all the beauty and goodness within and around us. We also know we can trust the same God to forgive us when we have turned away and made ourselves the primary focus of our lives–like the Pharisee.
John Shea recalls the revelatory experience Thomas Merton, spiritual writer, Trappist monk, had standing on a street corner in Louisville, Kentucky. Merton was overwhelmed by his love for all the people around him and how he was not separated from them, but one with them. He said, "Thank God, thank God that I am like other [people], that I am only a man among others." Then, in further wonder, Merton exults in praise that, "God… is glorified in becoming a member of the human race. A member of the human race!" ("The Spiritual Wisdom of the Gospels for Christian Preachers and Teachers, Year C: the Relentless Widow," Collegeville: Liturgical Press, 2006, page 299.) So, while we "humble self" as Jesus recommends, we remember with praise that we are not only united with each other in our humanity, but also with God who, in the great act of humility, became one of us in Jesus Christ.
Ben Sira ran an academy for youth two centuries before Christ. His wise teachings on worldly affairs and on the traditions of the Jewish faith were collected by his grandson for future generations of dispersed Jews, who struggled to practice their faith surrounded by nonbelievers. Ben Sira reminded his privileged students that their status and the value of their gifts at the altar did not automatically win a hearing from God. Rather, as we hear today in our first reading, God hears the prayers of the least in society.
Today’s reading from Sirach is reminiscent of last week’s parable of the widow’s insistent demand for justice from the unjust judge. Sirach reminds us that if God plays any favorites it is towards the oppressed, "The prayer of the lowly pierces the clouds, it does not rest till it reaches its goal." Those Sirach describes as "the lowly," exemplified by the widows and orphans, are overlooked by those with worldly power. Thus, the poor have only God to turn to. This reliance on God in prayer is not found only in the lowest, but can be a characteristic of each of us who are willing to humbly place our lives in God’s hands. Sirach is also reminding his privileged students that if God hears the cries of the poor, then they should do the same. Jesus’ arrival, less than two centuries after Sirach, would be a concrete sign of God’s compassionate ear for the lowest.
Trong dụ ngôn người Pharisêu và người thu thuế cùng cầu nguyện trong Đền Thờ, người Pharisêu được xem là người xấu trong câu chuyện. Anh ta kêu khấn một cách ngạo mạn làm sao! Nhưng anh ta không có vẽ là người xấu đối với những người đang nghe Chúa Giêsu. Người thu thuế có thể là một nhân vật phản diện đối với thính giả của Chúa Giêsu. Anh ta làm nghề thu thuế cho người La Mã. Khi Chúa Giêsu đề cập đến sự hiện diện của người thu thuế trong dụ ngôn, các thính giả nghe câu chuyện của Ngài kể có thể lập tức nghĩ rằng đó là "một người phản bội và có vị thế thấp nhất trong số những kẻ thấp hèn". còn gì nữa nếu không nghĩ gì về đời sống của hai người trong câu chuyện, thì cả hai đều nói lên giá trị đạo đức của họ khá rõ, như chúng ta có thể nghe trong lời cầu nguyện của họ.
Người Pharisêu là người tốt nên được những người thời đó ngưỡng mộ. Anh ta "thánh thiện" đến nỗi anh ta tuân giữ lề luật nhiều hơn những điều luật buộc làm. Sách Đệ Nhị Luật buộc phải nộp mười phần trăm cho thành quả của mùa màng, cây trái và gia súc. Nên lưu ý rằng: Còn người Pharisêu thì nộp tất cả "tiền thu nhập" của mình. Anh ta nộp vượt quá những gì mà lề luật quy định phải làm.
Vì vậy chúng ta có thể nói là cách tự diễn tả của anh ta về đời sống đạo đức thật đúng vì anh ta "không giống như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình". Đời sống anh ta tốt hơn đời sống "người thu thuế kia". Vấn đè với anh ta không phải là anh ta không là người tốt và tuân theo lề luật. Dân chúng thấy người Pharisêu ra khỏi Đền Thờ sau lúc cầu nguyện hôm đó, có thể sẽ đồng ý với anh ta về những sự việc tự đánh giá về chính mình của anh. Anh ta có thể được khen ngợi vì có đời sống gương mẩu. Trong khi đó người thu thuế sẽ bị coi thường về đời sống đạo đức của anh ta. Chúng ta đã thấy rõ hai người đó khác nhau như thế nào.
Đừng vội! Nên nhớ rằng Chúa Giêsu đang dùng dụ ngôn để hướng dẫn họ, và dụ ngôn không bao giờ đi theo hướng "đúng chuẩn" cả; cách dõi theo và xem xét của chúng ta thường theo một định kiến đã có từ trước và được xem như là cách đúng thật. Hãy thử dùng lối suy luận đơn thuần nàn của loài người thì không bao giờ có thể áp dụng cho dụ ngôn. Vì các dụ ngôn không theo đường lối khôn ngoan của loài người. Dụ ngôn hôm nay là một ví dụ điển hình. Khi chúng ta bước vào thế giới của dụ ngôn là chúng ta đang ở trong một thực tại hoàn toàn mới. Và đó là "Triều Đại Thiên Chúa".
Không ai có thể hiểu về cách nói của Chúa Giêsu khi gọi triều đại Ngài là "Tròn lý". Hãy cảm tạ Thiên Chúa! Đã cho chúng ta có cơ hội suy luận để đem đến cho chúng ta sự trọn vẹn suy tư trong đức tin để đem áp dụng vào cuộc sống sự công chính có thể hoàn toàn áp dụng vào đời sống của chúng ta? Thay vào đó, dụ ngôn hôm nay cho chúng ta thấy một lần nữa là các cách thức của Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta không theo lý luận của loài người. Sự công chính của Thiên Chúa là ân sủng, và ân sủng không đi đôi với thang cân bằng của sự đo lường do quy chuẩn trong luật lệ của lẽ công bằng che khuất của loài người. Dụ ngôn hôm nay là nói về sự công bằng của Thiên Chúa. Công bằng đó có thể gây đau buồn và bị bỏ lỡ đối với những người tự nghĩ là mình đáng được.
Nếu điều gì mà người Pharisêu nói về anh ta là thật, thì vấn đề đó là gì? Thật thế, anh ta có cái nhìn thật sai lầm: anh ta đang cầu nguyện tập trung về đời sống của chính anh. Thử để ý xem; anh đã bao nhiêu lần nói về từ "con" nghĩa là chính anh. Trong lời cầu nguyện đó; Thiên Chúa như là một người đứng ngoài quan sát về lời cầu nguyện và danh sách những thành quả của anh ta.
Một số người nghĩ rằng lời cầu nguyện của chúng ta có thể làm thay đổi tấm lòng của Thiên Chúa. Thật ra lời cầu nguyện sẽ làm thay đổi chúng ta. Nhưng, không có gì trong lời cầu nguyện của người Pharisêu có thể khiến thay đổi dời sống của anh ta. Dường như anh ta nghĩ là đời sống quá tốt đẹp của anh ta đã làm cho anh ta đáng được hưởng ơn cứu chuộc, và Thiên Chúa cần phải tưởng thưởng anh ta vì việc làm tốt đẹp của anh đã theo đúng đường lối tôn giáo. Dân chúng khi nhìn thấy người Pharisêu hôm đó ra khỏi Đền Thờ một cách hài lòng vì anh ta đã làm tròn bổn phận tôn giáo của mình.
Nhưng, bạn có để ý người Pharisêu chỉ chú trọng về các thành quả của anh ta không? Đâu là ân huệ của Thiên Chúa ở trong đời sống của anh ta? Anh ta tập trung vào các công việc làm tốt của mình. Đến nỗi anh ta không thấy được hoạt động của Thiên Chúa trong đời sống của mình. Nguồn gốc của lòng tốt của con người không khởi sự phát sinh từ trong con người đó, nhưng nó đến từ Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng ban ân huệ và lòng tốt cho chúng ta để chúng ta phản ánh sự tốt lành của Thiên Chúa trong chúng ta.
Thánh Luca nói với chúng ta là Chúa Giêsu kể dụ ngôn "cho một số người sống tự hào cho mình là công chính". Đây là một câu chuyện khuyên chúng ta nên cẩn thận về thái độ của những người sống đạo, và những tổ chức tôn giáo trong chúng ta. Chúng ta tin chắc rằng chỉ có chúng ta mới biết sự thật và biết cách thức phải hành động như thé nào. Người Pharisêu tự hào mình là người công chính, và khinh chê bất kỳ ai không theo đường lối của anh ta. Từ "Người công chính" cho chúng ta rút ra dược kết luận về người tội lỗi và không còn chỗ cho lời đối thoại và bày tỏ sự khác biệt.
Người thu thuế không chú trọng đến chính anh ta, và những điều tốt lành anh ta đã làm. Nhưng, anh ta chú trọng đến việc anh ta đã không làm được. Thật ra, không như người Pharisêu, anh ta không nhìn vào chính mình, nhưng nhìn về Thiên Chúa. Anh ta cầu xin Thiên Chúa ban ơn vì anh ta không tự mình làm được. Anh ta hoàn toàn dựa vào Thiên Chúa, và anh ta phó mình trong tay Thiên Chúa. Khi anh ta ra khỏi Đên Thờ ngày hôm đó anh ta không như người ta thường thấy anh ta. Nhưng, Chúa Giêsu trông thấy sự khác biệt mà dân chúng không trông thấy là "khi anh ta trở về nhà, thì đã được công chính rồi ". Theo lời văn trong Kinh Thánh lời đó có ý nghĩa là anh ta đã được tha thứ tội lỗi. Vậy điều gì đã xãy ra? Người thu thuế làm gì để được "hưởng" sự tha thứ đó? Không gì cà. Anh ta là một người tội lỗi, hoàn toàn trở về với Thiên Chúa để xin ơn tha thứ, và lòng thương xót Thiên Chúa đã đáp lại.
Người hằng tiếp xúc với con người thật trong đời sống của chính mình nên Ngài sẽ biết đâu là sự liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa và với những người khác là ân huệ bởi Thiên Chúa tốt lành ban cho chúng ta. Nhưng, nếu chúng ta nghĩ đến đời sống phàm nhân của chúng ta, chúng ta cũng biết được đôi khi chúng ta yếu đuối và đôi khi dễ dàng sa ngã phạm tội. Vì thế lời cầu nguyện của người thu thuế hôm nay cũng là lời cầu nguyện của chúng ta nữa. "Lạy Chúa xin thương xót con là kẽ tội lỗi". Chúng ta đã đặt lòng tin tưởng của chúng ta vàoThiên Chúa là Đấng đã tạo dựng nên chúng ta, và đã ban bao nhiêu lý do cho chúng ta để ca ngợi về tất cả những sự tốt lành, đẹp đẽ trong chúng ta và xung quanh chúng ta. Chúng ta cũng biết chúng ta có thể tin tưởng vào Thiên Chúa để tha thứ cho chúng ta mỗi khi chúng ta quay lưng về Ngài và chỉ chú trọng về cuộc sống của chúng ta như người Pharisêu.
Ông John Shea nhắc đến kinh nghiệm của cha Thomas Merton, một tu sĩ dòng Trappist và tác giả nhiều sách về đời sống thiêng liêng. Một hôm cha Thomas đứng ở một góc đường ở thành phố Louisville ở tiểu bang Kentucky. Cha cảm thấy hết lòng yêu mến những người xung quanh cha và nghĩ cha không xa họ mà thật ra đang sống cùng họ. Cha nói "Cảm tạ Thiên Chúa, cảm tạ Thiên Chúa vì con cũng như những người khác. Con cũng chỉ là một người trong những người khác". Rồi, nghĩ xa hơn, cha Merton lên tiếng ca ngợi: "Thiên Chúa được tôn vinh vì Ngài đã nên một người trong loài người, một nhân vật trong loài người!" Vì thế trong khi chúng ta "hạ mình xuống" như Chúa Giêsu dạy, chúng ta nên nhớ với lời ca ngợi là chúng ta không chỉ là một thành phần hòa hợp trong nhân loại, nhưng chúng ta cũng hòa hợp với Thiên Chúa là Đấng, trong cử chỉ hạ mình, nhập thế làm người với chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô.
Ông Ben Sira có một trường dạy thanh niên 2 thế kỷ trước Chúa Kitô. Những lời dạy khôn ngoan của ông ta về các sự việc trong thế gian và về truyền thống Do Thái đã được người cháu nội ông gom góp lại để cho những người Do Thái tha phương cố gắng gìn giữ đức tin họ sống giữa những người ngoại. Ông Ben Sira nhắc các học sinh đặc biệt của ông ta là những ân huệ họ đã được lãnh nhận nơi bàn thờ không phải tự làm cho họ được Thiên chúa lắng nghe. Trái lại, như chúng ta nghe hôm nay trong bài đọc thứ nhất: Thiên Chúa nghe lời cầu xin của những người bé mọn nhất trong xã hội.
Bài sách Huấn Ca hôm nay nhắc lại bài tuần vừa qua về dụ ngôn người góa phụ kiên trì đòi công chính bởi vị quan tòa bất chính. Sách Huấn Ca nhắc chúng ta là nếu Thiên Chúa có thiên vị ai thì đó là Ngài thiên vị kẻ bị áp bức. "Lời nguyện của người nghèo vượt ngàn mây thẳm. Họ sẽ không ngơi nghỉ khi lời nguyện của họ chưa đạt tới đích, họ chưa an lòng" Những người trong sách Huấn Ca gọi là "kẻ thấp hèn" là những góa phụ và trẻ mồ côi, người quyền uy không để ý đến. Bởi thế, người nghèo chỉ kêu được đến Thiên Chúa. Sự dựa vào Thiên Chúa trong lời cầu nguyện không chỉ có trong những kẻ thấp hèn, mà cũng có thể có trong lời cầu xin của mỗi người trong chúng ta, những người muốn hạ mình trong đời sống, đặt vào bàn tay của Thiên Chúa. Huấn Ca cũng nhắc các học sinh đặc biệt nên làm như vậy. Sự Chúa Giêsu đến ít hơn 2 thế kỷ sau Huấn Ca, sẽ là một dấu chỉ thực sự về lòng thương xót của Thiên Chúa đang lắng nghe những người thấp hèn nhất.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
30th SUNDAY -C-
Sirach 35: 12-14, 16-18; Psalm 34; 2 Timothy 4: 6-8. 16-18; Luke 18: 9-14
In the parable of the Pharisee and tax collector at prayer, the Pharisee is often depicted in a negative light – he’s the bad guy in the story. How vain and arrogant he is! But he wouldn’t be seen as the bad guy to those listening to Jesus. The tax collector would be the villain in the story to them. His job meant he collected taxes for the Romans. When Jesus mentions his presence in the parable his hearers would have instinctively thought, "Traitor – lowest of the low!" What’s more, if there were any doubt about the quality of their lives, both men stated their moral status quite clearly, as we can hear in their prayers.
The Pharisee is a good person who would have been admired by his contemporaries. He was so "holy" that he did more than was obliged by religious law. Deuteronomy required that a tithe be paid on the fruits of the flock and the harvest. Note that the Pharisee tithes his "whole income." He was going above and beyond what he was obliged to do.
So, we can presume that his description of his moral life is accurate: he is, "not like the rest of humanity–greedy, dishonest, adulterous." He leads a better life than "even this tax collector." His problem isn’t that he is not a good and observant person. People observing the Pharisee leave the Temple after prayer that day would have agreed with his self assessment. He was to be admired for his exemplary behavior; while the tax collector would be despised for his morally bankrupt life. The lines are clearly drawn – case closed.
Not so fast! Remember Jesus is telling a parable and parables never go in the "proper" direction–the one we anticipate and consider inevitable. Trying to use mere human logic and reckoning never really works with the parables. The parables don’t conform to conventual human wisdom. Today’s parable is a good example, that when we enter into the world of the parable we are in a whole new reality. It’s called "the kingdom of God."
No one could ever call the kingdom Jesus came to proclaim "logical." Thank God! What chance would we have if logic and pure human justice were applied to our lives? Instead, today’s parable shows us once again that God’s ways are illogical by human reckoning. God’s justice is about grace, and grace is not measured out using balancing scales like the kind depicted in the hands of our famous legal statute of Blindfolded Justice. Today’s parable is about God’s justice – it’s given to the truly sorrowful and missed by those who think they have to earn it.
If what the Pharisee said about himself was true, what’s the problem? Well, he is looking in the wrong direction. He is praying with his focus on his own life. Notice for example, how many times he refers to himself–"I". God seems no more than an outside observer to the man’s prayer and his list of accomplishments.
Some people think our prayer can change God’s mind. Actually, true prayer will change us. But there was no chance that the Pharisee’s prayer would have any transformative effect on him. He seems to think that his extra good life has earned him the reward of salvation; that God owes him a reward for his religious good works. People seeing the Pharisee leave the Temple that day would have seen a very satisfied person who had performed his religious duties.
But can you recognize the heresy of works in his focus on his own achievements? Where is the gift of God in the man’s life? The Pharisee is so focused on his good works that he fails to see God’s activity in his life. The source of a person’s goodness doesn’t begin in the person, it comes from God. God is the gift giver and our goodness reflects God’s goodness in us.
Luke tells us that Jesus address this parable, "to those who were convinced of their own righteousness…." It’s a cautionary tale about a tendency we religious people and religious institutions can have: the conviction that we alone possess the truth and know the way people should behave. The self-righteous Pharisee condemns anyone who does not meet his standards. The "righteous" draw a conclusion about the sinner and leave no room for dialogue and open exchange.
The tax collector focuses not on who he is, and not what meritorious things he has done; but on who he is not and what he has failed to do. In fact, unlike the Pharisee, he quickly turns his gaze away from himself and towards God. He is in need of God’s blessing and cannot achieve it on his own. He is totally reliant on God and surrenders himself into God’s hands. When he left the Temple that day he would look the same to those observing him. But Jesus marks the difference they would not be able to see in him – he "went home justified." In biblical language that means he was delivered from his sin. How did that happen? What did the tax collector do to "merit" this forgiveness? Nothing. He was a sinner who turned completely to God for forgiveness and God’s mercy responded.
The person who is in touch with his or her humanity will know that our relationship with God and others is a gift from our good God. But, if we are in touch with our humanity, we also know how fragile and sometimes fickle we can be and our potential to sin. So, the tax collector’s prayer today is our prayer as well, "O God, be merciful to me a sinner." We have placed our trust in our God who has created us and provided us with ample reason to give praise for all the beauty and goodness within and around us. We also know we can trust the same God to forgive us when we have turned away and made ourselves the primary focus of our lives–like the Pharisee.
John Shea recalls the revelatory experience Thomas Merton, spiritual writer, Trappist monk, had standing on a street corner in Louisville, Kentucky. Merton was overwhelmed by his love for all the people around him and how he was not separated from them, but one with them. He said, "Thank God, thank God that I am like other [people], that I am only a man among others." Then, in further wonder, Merton exults in praise that, "God… is glorified in becoming a member of the human race. A member of the human race!" ("The Spiritual Wisdom of the Gospels for Christian Preachers and Teachers, Year C: the Relentless Widow," Collegeville: Liturgical Press, 2006, page 299.) So, while we "humble self" as Jesus recommends, we remember with praise that we are not only united with each other in our humanity, but also with God who, in the great act of humility, became one of us in Jesus Christ.
Ben Sira ran an academy for youth two centuries before Christ. His wise teachings on worldly affairs and on the traditions of the Jewish faith were collected by his grandson for future generations of dispersed Jews, who struggled to practice their faith surrounded by nonbelievers. Ben Sira reminded his privileged students that their status and the value of their gifts at the altar did not automatically win a hearing from God. Rather, as we hear today in our first reading, God hears the prayers of the least in society.
Today’s reading from Sirach is reminiscent of last week’s parable of the widow’s insistent demand for justice from the unjust judge. Sirach reminds us that if God plays any favorites it is towards the oppressed, "The prayer of the lowly pierces the clouds, it does not rest till it reaches its goal." Those Sirach describes as "the lowly," exemplified by the widows and orphans, are overlooked by those with worldly power. Thus, the poor have only God to turn to. This reliance on God in prayer is not found only in the lowest, but can be a characteristic of each of us who are willing to humbly place our lives in God’s hands. Sirach is also reminding his privileged students that if God hears the cries of the poor, then they should do the same. Jesus’ arrival, less than two centuries after Sirach, would be a concrete sign of God’s compassionate ear for the lowest.
Người Pharisêu và người thu thuế cầu nguyện
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
21:35 24/10/2019
Chúa Nhật XXX Thường Niên, năm C
Lc 18, 9 – 14
Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta luôn được đứng trước những sự kiện bất ngờ : có những câu chuyện làm cho ta suy nghĩ đến nát óc, có những dụ ngôn gây ấn tượng, nhưng cũng làm ta phải nát óc, ngộ ra những điều nên làm những điều phải tránh xa. Câu chuyện người Pharisêu và người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện cho ta nhận ra hai thái độ hoàn toàn trái ngược nhau. Phúc Âm của Chúa là vậy, bởi vì Chúa không nói những điều viển vông, những việc trên mây trên gió, xa rời thực tế mà là những sự việc hết sức thực đang xẩy ra giữa con người. Lời giáo huấn của Chúa luôn hiện thực giữa thế giới con người, luôn xác thực đối với từng con người ở mọi thời, mọi nơi, mọi chỗ…
Vâng,trước hết chúng ta cần hiểu một số vấn đề mà đoạn Tin Mừng của thánh Luca hôm nay nói tới : Pharisêu thời Chúa Giêsu là một lớp người tự coi mình là công chính, đạo đức,thánh thiện, họ tự đặt mình trên mọi người.Họ luôn cho rằng họ không giống những người được coi là tội lỗi trong xã hội Do Thái. Họ tự mãn, tự cao, tự đại.Ăn tiệc, họ chọn chỗ nhất để ngồi, ra ngoài đường họ giương giương tự đắc, tay đeo thẻ kinh, ăn mặc thùng thình,lúc nào cũng muốn mình được chào là thầy, là người lãnh đạo.Họ tỏ ra đạo mạo,hống hách, coi trời như vung, coi người khác bằng nửa con mắt. Người thu thuế thời Chúa Giêsu bị liệt vào hạng tội lỗi, cấu kết, đồng lõa với ngoại xâm để bóc lột dân chúng, làm giầu bất chính.Họ bị khinh miệt,bị xã hội coi là kẻ thù vv…
Hiểu như thế, chúng ta sẽ thấy hai nhân vật này được Chúa Giêsu đưa ra hôm nay để nhắc nhở, giáo huấn, răn đe dân chúng, răn đe con người về thái độ hết sức tương phản về việc cầu nguyện. Việc cầu nguyện rất cần thiết đối với mọi người,tuy nhiên để lãnh nhận được ân sủng và được Chúa chấp nhận lời khẩn nguyện của con người lại là việc khác, nó tùy thuộc thái độ, cử chỉ cầu nguyện của mỗi người.Phân tích việc cầu nguyện của người Pharisêu và người Thu thuế sẽ thấy rõ ai được Chúa chấp nhận, ai bị Chúa từ chối !
Tin Mừng cho hay, người Pharisêu cảm nghiệm sâu xa mình cần cầu nguyện, nhưng vào Đền thờ, ông ăn mặc lòe loẹt, diêm dúa, trên đầu đeo thẻ kinh, ông ới rộng tua áo,tay cũng đeo thẻ kinh để chứng tỏ mình thông luật, am hiểu Kinh Thánh,ông tự kiêu tự đại, ông xông thẳng lên gần cung thánh, coi Chúa chẳng ra gì, chẳng nhằm nhò gì, ông đứng thẳng, giương cao đôi mắt đen lánh, sáng ngời, ông tự kể công, khoe khoang với Chúa về công trạng của mình,ông không coi Chúa là chi và ông cũng chẳng để ý đến ai.ông không coi Chúa là Đấng toàn năng, mọi sự đều do Ngài,ông hống hách,tự cao, ông không nhận ra Lòng Thương Xót của Chúa nhân từ.
Ngược lại với sự kiêu ngạo của ông Pharisêu, người thu thuế ngồi mãi cuối Đền thờ, ông không dám ngước mắt nhìn lên. Ông tự nhận ra mình tội lỗi, bất xứng đối với Chúa. Ông gục mặt xuống đất, một cử chỉ khiêm nhượng thẳm sâu của một con người nghèo, người khao khát ơn Chúa. Ông đấm ngực mà tha thiết kêu lên, thân thưa với Chúa : ” Lạy Chúa xin thương đến con là kẻ tội lỗi “. Thái độ này cho chúng ta hiểu thế nào là khó nghèo, thế nào là khao khát Chúa. Thái độ này là thái độ của kẻ hầu hạ, người nữ tỳ như Mẹ Maria, như bà góa nghèo nàn, như lòng tin của viên bách quản, như đức tin tàng ẩn của người phụ nữ bị băng huyến, như sự run rẩy, nhưng hết sức tin tưởng của người phụ nữ ngoại tình. Người thu thuế đã hết lòng khiêm nhượng xin Chúa thứ tha tội lỗi cho mình.
Hai cử chỉ, hai thái độ cầu nguyện của người Pharisêu và người thu thuế đã đã làm cho mỗi người chúng ta phải hết lòng tạ ơn Chúa, đồng thời dạy chúng ta phải sống khiêm hạ, phải nhận ra mình là kẻ có tội phải nhờ Lòng Thương Xót của Chúa thứ tha. Chúa đã cho ta hay :” Người thu thuế được Chúa nhậm lời, người Pharisêu thì không “. Chúa nói :’ Ai đưa mình lên sẽ bị hạ xuống và ai tự hạ mình xuống sẽ được đưa lên “.
Ngày nay, có rất nhiều Pharisêu đội lốt dưới nhiều nhãn hiệu hết sức trá hình, hết sức ranh mãnh,chúng ta cũng dễ bị cám dỗ rơi vào những cạm bẫy của ma quỷ, của thế gian như khi làm được ít việc đạo đức nào, làm được chút công việc từ thiện bác ái nào,ta cũng muốn khoe khoang, kể công với Chúa. Ta coi những việc làm của ta là có giá trị, những việc ấy sẽ kéo ta lên Thiên Đàng. Những suy nghĩ ấy là những cám dỗ đưa ta tới sự tự mãn, tự kiêu, dẫn ta tới việc tự ta làm vinh danh ta chứ không làm sáng danh Chúa. Chúng ta phải học đòi mẫu gương khiêm nhượng của Mẹ Maria:” Linh hồn tôi ngợi khen Chúa. Người nâng cao người phận nhỏ, đánh nhào bọn tự mãn, kiêu căng…”. Để cho lời cầu nguyện của chúng ta được Chúa nhậm lời, những lời cầu nguyện ấy phải phát xuất từ cõi lòng khiêm nhu, đạo đức, thánh thiện và đơn sơ của con người “.
Andrê Luof đã viết :” Ân sủng mà Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta là làm cho chúng ta nhận biết tội lỗi của mình.Đó là dấu chỉ cho thấy chúng ta được chữa lành khỏi sự mù lòa.Đó la dấu chỉ chắc chắn của ân sủng, ân sủng duy nhất của chúng ta trên trần gian và cũng là niềm vui duy nhất trên thiên đàng “.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Thái độ của người thu thuế khi cầu nguyện trong Đền thờ ?
2.Đền Thờ nói ở đây là Đền Thờ nào ?
3.Hai thái độ, hai cử chỉ của người Thu thuế và người Pharisêu dạy ta bài học nào ?
Lc 18, 9 – 14
Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta luôn được đứng trước những sự kiện bất ngờ : có những câu chuyện làm cho ta suy nghĩ đến nát óc, có những dụ ngôn gây ấn tượng, nhưng cũng làm ta phải nát óc, ngộ ra những điều nên làm những điều phải tránh xa. Câu chuyện người Pharisêu và người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện cho ta nhận ra hai thái độ hoàn toàn trái ngược nhau. Phúc Âm của Chúa là vậy, bởi vì Chúa không nói những điều viển vông, những việc trên mây trên gió, xa rời thực tế mà là những sự việc hết sức thực đang xẩy ra giữa con người. Lời giáo huấn của Chúa luôn hiện thực giữa thế giới con người, luôn xác thực đối với từng con người ở mọi thời, mọi nơi, mọi chỗ…
Vâng,trước hết chúng ta cần hiểu một số vấn đề mà đoạn Tin Mừng của thánh Luca hôm nay nói tới : Pharisêu thời Chúa Giêsu là một lớp người tự coi mình là công chính, đạo đức,thánh thiện, họ tự đặt mình trên mọi người.Họ luôn cho rằng họ không giống những người được coi là tội lỗi trong xã hội Do Thái. Họ tự mãn, tự cao, tự đại.Ăn tiệc, họ chọn chỗ nhất để ngồi, ra ngoài đường họ giương giương tự đắc, tay đeo thẻ kinh, ăn mặc thùng thình,lúc nào cũng muốn mình được chào là thầy, là người lãnh đạo.Họ tỏ ra đạo mạo,hống hách, coi trời như vung, coi người khác bằng nửa con mắt. Người thu thuế thời Chúa Giêsu bị liệt vào hạng tội lỗi, cấu kết, đồng lõa với ngoại xâm để bóc lột dân chúng, làm giầu bất chính.Họ bị khinh miệt,bị xã hội coi là kẻ thù vv…
Hiểu như thế, chúng ta sẽ thấy hai nhân vật này được Chúa Giêsu đưa ra hôm nay để nhắc nhở, giáo huấn, răn đe dân chúng, răn đe con người về thái độ hết sức tương phản về việc cầu nguyện. Việc cầu nguyện rất cần thiết đối với mọi người,tuy nhiên để lãnh nhận được ân sủng và được Chúa chấp nhận lời khẩn nguyện của con người lại là việc khác, nó tùy thuộc thái độ, cử chỉ cầu nguyện của mỗi người.Phân tích việc cầu nguyện của người Pharisêu và người Thu thuế sẽ thấy rõ ai được Chúa chấp nhận, ai bị Chúa từ chối !
Tin Mừng cho hay, người Pharisêu cảm nghiệm sâu xa mình cần cầu nguyện, nhưng vào Đền thờ, ông ăn mặc lòe loẹt, diêm dúa, trên đầu đeo thẻ kinh, ông ới rộng tua áo,tay cũng đeo thẻ kinh để chứng tỏ mình thông luật, am hiểu Kinh Thánh,ông tự kiêu tự đại, ông xông thẳng lên gần cung thánh, coi Chúa chẳng ra gì, chẳng nhằm nhò gì, ông đứng thẳng, giương cao đôi mắt đen lánh, sáng ngời, ông tự kể công, khoe khoang với Chúa về công trạng của mình,ông không coi Chúa là chi và ông cũng chẳng để ý đến ai.ông không coi Chúa là Đấng toàn năng, mọi sự đều do Ngài,ông hống hách,tự cao, ông không nhận ra Lòng Thương Xót của Chúa nhân từ.
Ngược lại với sự kiêu ngạo của ông Pharisêu, người thu thuế ngồi mãi cuối Đền thờ, ông không dám ngước mắt nhìn lên. Ông tự nhận ra mình tội lỗi, bất xứng đối với Chúa. Ông gục mặt xuống đất, một cử chỉ khiêm nhượng thẳm sâu của một con người nghèo, người khao khát ơn Chúa. Ông đấm ngực mà tha thiết kêu lên, thân thưa với Chúa : ” Lạy Chúa xin thương đến con là kẻ tội lỗi “. Thái độ này cho chúng ta hiểu thế nào là khó nghèo, thế nào là khao khát Chúa. Thái độ này là thái độ của kẻ hầu hạ, người nữ tỳ như Mẹ Maria, như bà góa nghèo nàn, như lòng tin của viên bách quản, như đức tin tàng ẩn của người phụ nữ bị băng huyến, như sự run rẩy, nhưng hết sức tin tưởng của người phụ nữ ngoại tình. Người thu thuế đã hết lòng khiêm nhượng xin Chúa thứ tha tội lỗi cho mình.
Hai cử chỉ, hai thái độ cầu nguyện của người Pharisêu và người thu thuế đã đã làm cho mỗi người chúng ta phải hết lòng tạ ơn Chúa, đồng thời dạy chúng ta phải sống khiêm hạ, phải nhận ra mình là kẻ có tội phải nhờ Lòng Thương Xót của Chúa thứ tha. Chúa đã cho ta hay :” Người thu thuế được Chúa nhậm lời, người Pharisêu thì không “. Chúa nói :’ Ai đưa mình lên sẽ bị hạ xuống và ai tự hạ mình xuống sẽ được đưa lên “.
Ngày nay, có rất nhiều Pharisêu đội lốt dưới nhiều nhãn hiệu hết sức trá hình, hết sức ranh mãnh,chúng ta cũng dễ bị cám dỗ rơi vào những cạm bẫy của ma quỷ, của thế gian như khi làm được ít việc đạo đức nào, làm được chút công việc từ thiện bác ái nào,ta cũng muốn khoe khoang, kể công với Chúa. Ta coi những việc làm của ta là có giá trị, những việc ấy sẽ kéo ta lên Thiên Đàng. Những suy nghĩ ấy là những cám dỗ đưa ta tới sự tự mãn, tự kiêu, dẫn ta tới việc tự ta làm vinh danh ta chứ không làm sáng danh Chúa. Chúng ta phải học đòi mẫu gương khiêm nhượng của Mẹ Maria:” Linh hồn tôi ngợi khen Chúa. Người nâng cao người phận nhỏ, đánh nhào bọn tự mãn, kiêu căng…”. Để cho lời cầu nguyện của chúng ta được Chúa nhậm lời, những lời cầu nguyện ấy phải phát xuất từ cõi lòng khiêm nhu, đạo đức, thánh thiện và đơn sơ của con người “.
Andrê Luof đã viết :” Ân sủng mà Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta là làm cho chúng ta nhận biết tội lỗi của mình.Đó là dấu chỉ cho thấy chúng ta được chữa lành khỏi sự mù lòa.Đó la dấu chỉ chắc chắn của ân sủng, ân sủng duy nhất của chúng ta trên trần gian và cũng là niềm vui duy nhất trên thiên đàng “.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Thái độ của người thu thuế khi cầu nguyện trong Đền thờ ?
2.Đền Thờ nói ở đây là Đền Thờ nào ?
3.Hai thái độ, hai cử chỉ của người Thu thuế và người Pharisêu dạy ta bài học nào ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc họp báo ngày 24 tháng 10 tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon: một nghi lễ Amazon và một nền linh đạo bản địa
Vũ Văn An
23:11 24/10/2019
Theo Vatican News, trong khi Thượng hội đồng giám mục về vùng Amazon tiếp tục thảo luận về dự thảo tài liệu cuối cùng sẽ được bỏ phiếu vào thứ Bảy này, năm vị tham dự viên Thượng Hội Đồng chia sẻ ấn tượng và kinh nghiệm của họ trong cuộc họp báo ngày 24 tháng 10 tại Văn phòng báo chí Tòa thánh.
Năm bài thuyết trình đã cung cấp cho các nhà báo và các chuyên gia truyền thông một cơ hội để nghe những ấn tượng về Thượng hội đồng, từ trong ra ngoài.
Nữ tu Mariluce dos Santos Mesquita, FMA
Nữ tu Mariluce dos Santos Mesquita, FMA, thuộc dòng Nữ tử Đức Mẹ phù hộ các Giáo hữu, là một tu sĩ thuộc cộng đồng sắc tộc Barassana ở Ba Tây. Bà nói bà xuất phát từ “giáo phận có tính bản địa nhiều nhất trong mọi giáo phận ở Amazon”.
Cha Eleazar Lòpez Hernández
Cha Eleazar Lòpez Hernández là một chuyên gia về thần học bản địa, và là thành viên của dân tộc Zapoteca ở Mexico. Ngài mô tả Thượng Hội Đồng như là việc “hiện thực hóa một giấc mơ”. Ngài nói, nó đại diện cho “một loại tương quan mới” dựa trên sự gặp gỡ. Nói trong tư cách người hiểu biết về văn hóa bản địa, Cha Hernández nói rằng dân của ngài “không thể tách rời Thiên Chúa và sự sống”: thần học, khoa học và sự sống đều liên quan qua lại với nhau.
Ông Delio Siticonatzi Camaiteri
Ông Delio Siticonatzi Camaiteri là một thành viên của sắc dân Ashaninca ở Peru. Ông nói rằng ông đến Thượng hội đồng để khẳng định lại “tầm quan trọng của việc bảo vệ trái đất nơi chúng ta sống”. Ông nói rằng kinh nghiệm của Thượng Hội Đồng là nguồn hy vọng cho người bản địa chịu lên tiếng vì quyền lợi của mình. Ông Camaiteri nói, khi họ làm như vậy trong hoàn cảnh khác, “chúng tôi dám bị sát hại”. Ông nói thêm, thay vào đó, Thượng Hội Đồng này “mở ra một không gian cho đối thoại và gặp gỡ” để bảo vệ cả Amazon lẫn toàn thế giới.
Đức Tổng Giám Mục Alberto Taveira Correa
Đức Tổng Giám Mục Alberto Taveira Correa đứng đầu tổng giáo phận Belém do Pará ở Ba Tây, bao gồm “các cộng đồng sông ngòi”, và các thành phố đang trải qua “đủ mọi thách đố của một đô thị”. Ngài nói rằng ngài đến Thượng Hội Đồng để “tìm các câu trả lời và đem giá trị lại cho mọi thực tại bản địa của Vùng Amazon”. Trong mười năm làm Tổng giám mục của mình, ngài nói rằng ngài có thể làm chứng cho “sự tăng trưởng về ơn gọi” trong giáo phận của riêng ngài, và trong các giáo phận gần đó.
Đức Hồng Y Beniamino Stella
Đức Hồng Y Beniamino Stella là Bộ Trưởng bộ Giáo sĩ. Khi còn là Sứ thần tại Colombia, ngài có nhiều cơ hội đến thăm các lãnh thổ thuộc Vùng Amazon. Ngài nói rằng ngài đã tự mình nhìn thấy “các vấn đề truyền thông và khoảng cách”. Đó là lý do tại sao Đức Hồng Y nói rằng ngài rất ngưỡng mộ “các giám mục có trái tim truyền giáo”, những vị mà ngài gọi là “mục tử anh hùng”, và “cam kết của họ đối với lãnh thổ”. Ngài nói, thượng Hội Đồng này đã cho phép ngài “sống lại các kinh nghiệm và ký ức về Châu Mỹ Latinh”.
Câu hỏi về nghi lễ Amazon
Câu hỏi đầu tiên được ngỏ cùng Đức Hồng Y Stella và liên quan đến đề nghị tiếp nhận một “nghi lễ Amazon”. Đức Hồng Y trả lời rằng chuyện tự nhiên là người ta muốn thông đạt bằng “ngôn ngữ và biểu tượng, màu sắc và các câu truyện địa phương”.
Ngài nhắc nhớ việc các giám mục của Vùng Amazon đối phó ra sao với “các thực tại đa dạng” có tính đa sắc tộc và đa ngôn ngữ. Ngài nói, bất cứ nghi thức nào cũng đều phát biểu được lịch sử và tâm linh của một dân tộc.
Cha Eleazar Lòpez Hernández xác nhận rằng các Giáo hội của Châu Mỹ Latinh cần phát biểu đức tin của họ theo truyền thống của họ. Ngài nói, đây là điều mà đề nghị về một nghi thức Amazon đã dựa vào. Cha Hernández bổ sung thêm, chúng ta cần tạo ra một điều gì đó “hợp điệu với truyền thống địa phương. Người dân của chúng tôi có những trải nghiệm tôn giáo riêng mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của họ”. Ngài giải thích, Chúng ta không thể chỉ tập trung vào một nền văn hóa hoặc đi theo một con đường duy nhất.
Nữ tu Mariluce dos Santos Mesquita nói thêm rằng, là người bản địa, họ ở đây “để nói rằng chúng tôi có nền linh đạo riêng”. Bà nói, “Chúng tôi đã cử hành các nghi lễ và sống các giá trị văn hóa và truyền thống của chúng tôi”. Nữ tu Mariluce nói “chúng tôi là kết quả của việc truyền giảng tin mừng nhưng chúng tôi tương tác và sống các cử hành của chúng tôi mang theo các biểu tượng của chúng tôi và thông điệp của Chúa Giêsu”. Bà nói, “chúng tôi cần đi sâu hơn vào nền linh đạo của chúng tôi và Lời Thiên Chúa”, qua việc chia sẻ, tình huynh đệ và cử chỉ liên đới”.
Ông Delio Siticonatzi Camaiteri đã can thiệp để nói rằng người dân bản địa của Vùng Amazon có “thế giới quan riêng của họ”, bao gồm thiên nhiên, và là điều đem chúng ta lại gần với Chúa hơn”. Ông nói, là người bản địa, “chúng tôi trải nghiệm được sự hòa hợp với mọi sinh vật. Ông kết luận, “Chúng tôi có những nghi thức riêng nhưng chúng tập trung vào Chúa Giêsu Kitô. Không có gì khác hơn”.
Câu hỏi về các kỳ vọng
Đức Tổng Giám Mục Correa được hỏi liệu ngài có sợ làm người dân “thất vọng” về kết quả của Thượng hội đồng này không. Ngài trả lời rằng các nghị phụ Thượng Hội Đồng không có “bảng liệt kê các mong ước”. Ngài nói, “chúng tôi đi với nhau và chia sẻ với nhau” trong việc “làm phong phú cuộc đối thoại”. Trích dẫn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục nói thêm: “Không có Chúa Thánh Thần, không có Thượng hội đồng”.
Câu hỏi về Đức Mẹ
Trả lời câu hỏi về lòng sùng kính Thánh Mẫu ở Vùng Amazon, Cha Eleazar Lòpez Hernández đã giải thích: trong truyền thống tổ tiên bản địa, “mối liên hệ với Thiên Chúa bao gồm một yếu tố nữ”. Ngài nói, tăng cường và cổ vũ sự sống “bao gồm các thành tố nam và nữ”. Thiên Chúa là lòng thương xót, và một phần của lòng thương xót là “yếu tố nữ tính của tình âu yếm”. Cha Hernández nói, đó là lý do tại sao Đức Maria đóng một vai trò quan trọng ở Châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên, ngài nói “chúng ta cần phục hồi lòng đạo bình dân”.
Đức Tổng Giám Mục Correa nói thêm “Chức phận làm mẹ, gia đình, sự âu yếm, tất cả đều gắn liền với Đức Maria”.
Câu hỏi về việc độc thân
Đức Hồng Y Stella đã trả lời một câu hỏi về tình trạng độc thân, xác nhận sự cần thiết của một việc đào tạo linh mục vững chắc và đặc biệt chú ý đến “các đặc điểm nhân bản” trước khi quyết định phong chức cho ai đó. Đức Hồng Y nói, Giáo Hội Công Giáo là “định chế duy nhất giảng dạy sự cam kết suốt đời này”. Ngài nói, Đây là một thách đố lớn.
Độc thân là một hồng phúc phải được chấp nhận “một cách có ý thức, với kỷ luật bản thân, trau dồi tâm linh và phát triển trong cầu nguyện”. Ngài nói thêm, bằng cách này, độc thân có ý nghĩa và tác dụng, và trở thành một thực tại. Đức Hồng Y kết luận, độc thân là “một điều đẹp đẽ, nó là một hồng phúc Thiên Chúa ban, phải được bảo tồn như một báu vật đựng trong các bình đất sét”.
Câu hỏi về việc tài trợ
Cuối cùng, để trả lời một câu hỏi liên quan đến việc tài trợ của Thượng hội đồng, Bộ trưởng Truyền thông, Tiến sĩ Paolo Ruffini, tuyên bố rằng Thượng hội đồng là một “biến cố giáo hội”, và được “Tòa Thánh” tài trợ hoàn toàn.
Năm bài thuyết trình đã cung cấp cho các nhà báo và các chuyên gia truyền thông một cơ hội để nghe những ấn tượng về Thượng hội đồng, từ trong ra ngoài.
Nữ tu Mariluce dos Santos Mesquita, FMA
Nữ tu Mariluce dos Santos Mesquita, FMA, thuộc dòng Nữ tử Đức Mẹ phù hộ các Giáo hữu, là một tu sĩ thuộc cộng đồng sắc tộc Barassana ở Ba Tây. Bà nói bà xuất phát từ “giáo phận có tính bản địa nhiều nhất trong mọi giáo phận ở Amazon”.
Cha Eleazar Lòpez Hernández
Cha Eleazar Lòpez Hernández là một chuyên gia về thần học bản địa, và là thành viên của dân tộc Zapoteca ở Mexico. Ngài mô tả Thượng Hội Đồng như là việc “hiện thực hóa một giấc mơ”. Ngài nói, nó đại diện cho “một loại tương quan mới” dựa trên sự gặp gỡ. Nói trong tư cách người hiểu biết về văn hóa bản địa, Cha Hernández nói rằng dân của ngài “không thể tách rời Thiên Chúa và sự sống”: thần học, khoa học và sự sống đều liên quan qua lại với nhau.
Ông Delio Siticonatzi Camaiteri
Ông Delio Siticonatzi Camaiteri là một thành viên của sắc dân Ashaninca ở Peru. Ông nói rằng ông đến Thượng hội đồng để khẳng định lại “tầm quan trọng của việc bảo vệ trái đất nơi chúng ta sống”. Ông nói rằng kinh nghiệm của Thượng Hội Đồng là nguồn hy vọng cho người bản địa chịu lên tiếng vì quyền lợi của mình. Ông Camaiteri nói, khi họ làm như vậy trong hoàn cảnh khác, “chúng tôi dám bị sát hại”. Ông nói thêm, thay vào đó, Thượng Hội Đồng này “mở ra một không gian cho đối thoại và gặp gỡ” để bảo vệ cả Amazon lẫn toàn thế giới.
Đức Tổng Giám Mục Alberto Taveira Correa
Đức Tổng Giám Mục Alberto Taveira Correa đứng đầu tổng giáo phận Belém do Pará ở Ba Tây, bao gồm “các cộng đồng sông ngòi”, và các thành phố đang trải qua “đủ mọi thách đố của một đô thị”. Ngài nói rằng ngài đến Thượng Hội Đồng để “tìm các câu trả lời và đem giá trị lại cho mọi thực tại bản địa của Vùng Amazon”. Trong mười năm làm Tổng giám mục của mình, ngài nói rằng ngài có thể làm chứng cho “sự tăng trưởng về ơn gọi” trong giáo phận của riêng ngài, và trong các giáo phận gần đó.
Đức Hồng Y Beniamino Stella
Đức Hồng Y Beniamino Stella là Bộ Trưởng bộ Giáo sĩ. Khi còn là Sứ thần tại Colombia, ngài có nhiều cơ hội đến thăm các lãnh thổ thuộc Vùng Amazon. Ngài nói rằng ngài đã tự mình nhìn thấy “các vấn đề truyền thông và khoảng cách”. Đó là lý do tại sao Đức Hồng Y nói rằng ngài rất ngưỡng mộ “các giám mục có trái tim truyền giáo”, những vị mà ngài gọi là “mục tử anh hùng”, và “cam kết của họ đối với lãnh thổ”. Ngài nói, thượng Hội Đồng này đã cho phép ngài “sống lại các kinh nghiệm và ký ức về Châu Mỹ Latinh”.
Câu hỏi về nghi lễ Amazon
Câu hỏi đầu tiên được ngỏ cùng Đức Hồng Y Stella và liên quan đến đề nghị tiếp nhận một “nghi lễ Amazon”. Đức Hồng Y trả lời rằng chuyện tự nhiên là người ta muốn thông đạt bằng “ngôn ngữ và biểu tượng, màu sắc và các câu truyện địa phương”.
Ngài nhắc nhớ việc các giám mục của Vùng Amazon đối phó ra sao với “các thực tại đa dạng” có tính đa sắc tộc và đa ngôn ngữ. Ngài nói, bất cứ nghi thức nào cũng đều phát biểu được lịch sử và tâm linh của một dân tộc.
Cha Eleazar Lòpez Hernández xác nhận rằng các Giáo hội của Châu Mỹ Latinh cần phát biểu đức tin của họ theo truyền thống của họ. Ngài nói, đây là điều mà đề nghị về một nghi thức Amazon đã dựa vào. Cha Hernández bổ sung thêm, chúng ta cần tạo ra một điều gì đó “hợp điệu với truyền thống địa phương. Người dân của chúng tôi có những trải nghiệm tôn giáo riêng mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của họ”. Ngài giải thích, Chúng ta không thể chỉ tập trung vào một nền văn hóa hoặc đi theo một con đường duy nhất.
Nữ tu Mariluce dos Santos Mesquita nói thêm rằng, là người bản địa, họ ở đây “để nói rằng chúng tôi có nền linh đạo riêng”. Bà nói, “Chúng tôi đã cử hành các nghi lễ và sống các giá trị văn hóa và truyền thống của chúng tôi”. Nữ tu Mariluce nói “chúng tôi là kết quả của việc truyền giảng tin mừng nhưng chúng tôi tương tác và sống các cử hành của chúng tôi mang theo các biểu tượng của chúng tôi và thông điệp của Chúa Giêsu”. Bà nói, “chúng tôi cần đi sâu hơn vào nền linh đạo của chúng tôi và Lời Thiên Chúa”, qua việc chia sẻ, tình huynh đệ và cử chỉ liên đới”.
Ông Delio Siticonatzi Camaiteri đã can thiệp để nói rằng người dân bản địa của Vùng Amazon có “thế giới quan riêng của họ”, bao gồm thiên nhiên, và là điều đem chúng ta lại gần với Chúa hơn”. Ông nói, là người bản địa, “chúng tôi trải nghiệm được sự hòa hợp với mọi sinh vật. Ông kết luận, “Chúng tôi có những nghi thức riêng nhưng chúng tập trung vào Chúa Giêsu Kitô. Không có gì khác hơn”.
Câu hỏi về các kỳ vọng
Đức Tổng Giám Mục Correa được hỏi liệu ngài có sợ làm người dân “thất vọng” về kết quả của Thượng hội đồng này không. Ngài trả lời rằng các nghị phụ Thượng Hội Đồng không có “bảng liệt kê các mong ước”. Ngài nói, “chúng tôi đi với nhau và chia sẻ với nhau” trong việc “làm phong phú cuộc đối thoại”. Trích dẫn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục nói thêm: “Không có Chúa Thánh Thần, không có Thượng hội đồng”.
Câu hỏi về Đức Mẹ
Trả lời câu hỏi về lòng sùng kính Thánh Mẫu ở Vùng Amazon, Cha Eleazar Lòpez Hernández đã giải thích: trong truyền thống tổ tiên bản địa, “mối liên hệ với Thiên Chúa bao gồm một yếu tố nữ”. Ngài nói, tăng cường và cổ vũ sự sống “bao gồm các thành tố nam và nữ”. Thiên Chúa là lòng thương xót, và một phần của lòng thương xót là “yếu tố nữ tính của tình âu yếm”. Cha Hernández nói, đó là lý do tại sao Đức Maria đóng một vai trò quan trọng ở Châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên, ngài nói “chúng ta cần phục hồi lòng đạo bình dân”.
Đức Tổng Giám Mục Correa nói thêm “Chức phận làm mẹ, gia đình, sự âu yếm, tất cả đều gắn liền với Đức Maria”.
Câu hỏi về việc độc thân
Đức Hồng Y Stella đã trả lời một câu hỏi về tình trạng độc thân, xác nhận sự cần thiết của một việc đào tạo linh mục vững chắc và đặc biệt chú ý đến “các đặc điểm nhân bản” trước khi quyết định phong chức cho ai đó. Đức Hồng Y nói, Giáo Hội Công Giáo là “định chế duy nhất giảng dạy sự cam kết suốt đời này”. Ngài nói, Đây là một thách đố lớn.
Độc thân là một hồng phúc phải được chấp nhận “một cách có ý thức, với kỷ luật bản thân, trau dồi tâm linh và phát triển trong cầu nguyện”. Ngài nói thêm, bằng cách này, độc thân có ý nghĩa và tác dụng, và trở thành một thực tại. Đức Hồng Y kết luận, độc thân là “một điều đẹp đẽ, nó là một hồng phúc Thiên Chúa ban, phải được bảo tồn như một báu vật đựng trong các bình đất sét”.
Câu hỏi về việc tài trợ
Cuối cùng, để trả lời một câu hỏi liên quan đến việc tài trợ của Thượng hội đồng, Bộ trưởng Truyền thông, Tiến sĩ Paolo Ruffini, tuyên bố rằng Thượng hội đồng là một “biến cố giáo hội”, và được “Tòa Thánh” tài trợ hoàn toàn.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chuyến viếng thăm các giáo điểm truyền giáo miền tây
Hoàng Bá Qúy
08:22 24/10/2019
Tiếp nối thông điệp Khánh Nhật Truyền Giáo 20 tháng 10 năm 2019-Truyền giáo là bản chất của Hội Thánh, vì thế mỗi Kitô hữu có trách nhiệm và bổn phận truyền giáo, nghĩa là đem tình yêu của Chúa đến cho mọi người, tối ngày 21 tháng 10 năm 2019, khởi hành vào lúc 19g30, nhóm Bác Ái cô Thung có 31 thành viên trong các giáo xứ thuộc ba giáo hạt: Hố Nai, Tân Mai và Hòa Thanh hành hương nhà thờ Tắc Sậy, nơi yên vị cha Phanxico Xavie Trương Bửu Diệp và thăm hai giáo xứ Rạch Gốc và Trà Ếch thuộc giáo phận Cần Thơ. Đây là những giáo điểm truyền giáo thuộc gp Cần Thơ.
Nhóm Bác ái có Cô Thung là trưởng nhóm thường gọi là cô Thung Xe Lăn, cô bị tàn tật từ nhỏ và thật bất ngờ với những thành viên trong nhóm đồng hành với cô là những người vừa trải qua những căn bệnh hiểm nghèo, vừa khỏe lại sau tai nạn đã cảm nghiệm được những ân phúc Chúa ban riêng cho mình để chia sẻ yêu thương cho những anh chị em vùng sâu, vùng xa, giới thiệu Lòng hương Xót của Chúa đến với những anh chị em lương dân. Ông Xòe 85 tuổi thuộc Gx Sài Quất bị bệnh suyễn, bại liệt thời gian dài, nay đi lại được tiếp tục đồng hành với nhóm. Cô Lan bị viêm màng não gần 3 tháng, nằm viện hơn một tháng, nay đi lại được cũng tiếp tục đồng hành. Và hầu hết các thành viên đều khó khăn về tuổi già và sức yếu. Điển hình như bác Đức gx Đaminh, cô Tơ gx Bùi Thái đi phải chống gậy, cô Hồi gx Ngọc Đồng mới bị tai nạn xe, bà Siêu gx Lộ Đức bệnh người già, cô Phụng gx Bùi Thái bụng bầu 6 tháng và một chú thuộc gx Lộ Đức tuy tai biến mới khỏe lại cũng đồng hành cùng nhóm.
Xem Hình
Nhóm đến nhà thờ Tắc Sậy lúc 4g00 sáng, mỗi người, mỗi nhóm vào viếng mộ Cha Diệp theo ý riêng. Tiếp đến, nhóm hiệp dâng thánh lễ với quý cha và cộng đoàn giáo xứ Tắc Sậy.
Lúc 6g30, nhóm lên đường thăm viếng giáo xứ Rạch Gốc.
Tại đây khi nhóm đến, bà con được nhận quà đã chờ sẵn. Sau giây phút giải khát và trao đổi với quý cha và quý chức. Hai cha và quý chức đã sắp xếp để trao quà 50 phần quà bé nhỏ đến cho bà con khó khăn trong bàu khí tràn đầy niềm vui và tình yêu thương.
Trong bữa cơm thân mật, cha xứ Giuse đã cám ơn cô Thung và nhóm đã không quản ngại đường xa đến với giáo điểm truyền giáo và xin Chúa ban xuống nhiều ơn lành và sức khỏe cho mọi người và mong ước mọi người giới thiệu để giáo xứ được nhiều tấm lòng hảo tâm biết đến và giúp đỡ. Cha cũng cầu chúc cho nhóm thực hiện nhiều chương trình tốt đẹp để cho Lòng Thương Xót của Chúa được nhiều người biết đến và cảm nghịêm.
Giáo xứ Rạch Gốc là một giáo xứ nằm ở cực nam tổ quốc, cách Đất Mũi 40 km. Nơi đây từ những năm 2000-2007 có lượng lớn người Công Giáo di dân từ các giáo phận Bùi Chu, Phát Diệm, Cần Thơ đến sinh sống nhưng không có nơi thờ phượng. Vào những dịp lễ lớn, giáo dân phải di chuyển qua đường sông nguy hiểm và dài hơn 40 cây số đến giáo xứ Kênh Nhước Lên dự lễ.
Gần đây, ngày 15 tháng 6 năm 2016, Đức Cha Stephano Tri Bửu Thiên đã nâng lên và thành lập Giáo xứ Rạch Gốc vào ngày 05 tháng 8 năm 2017, Đức Cha Stephano bổ nhệm cha Giuse Nguyễn Đức Vinh là chánh xứ tiên khởi và cha Gioakim Nguỹên Hoàng Thanh về làm cha phó đến chăm sóc mục vụ và những sinh họat tôn giáo cho giáo dân tại đây.
Hiện nay, Đức Cha Stephano đã cho phép xây dựng nhà thờ và nhà mục vụ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thay thế nhà nguyện nhỏ bé, cột kèo xiêu vẹo, mục nát, không có nhà giáo lý, không có nhà xứ và nền móng nhà thờ bắt đầu hình thành với những cột móng.
Nghe cha Giuse kể lại khoảng 2 năm nay, được sự giúp đỡ của rất nhiều người hảo tâm, cha chỉ đổ nền ngôi nhà thờ và con đường đã mất hơn 2 tỷ rưỡi. Thật khó cho quý cha khi xây dựng nhà Chúa tại đồng bằng Sông Cửu Long. Xin Chúa thêm sức cho quý cha.
Chia tay xứ Rạch Gốc lúc 12g00, nhóm Bác Ái được hai cha và quý chức tiễn đưa ra xe. Trên xe, cha xứ Giuse một lần nữa cám ơn cô và nhóm. Cha ban phúc lành chúc nhóm lên đường bình an.
Sau hơn 6 giờ đi xe, đúng 18g30, nhóm Bác Ái đến tại Gx Trà Ếch, đi bộ khoảng 400m đường xóm và cầu, nhóm hiện diện tại nhà thờ và được gặp cha và giáo dân. Sau những phút giao lưu, cha Micae Nguyễn Khắc Minh mời cộng đoàn dâng lời tạ ơn Chúa đã ban bình an cho nhóm suốt quãng đường dài.
http://www.cgvdt.vn/cong-giao-viet-nam/giao-xu-tra-ech-bung-len-ngon-lua-niem-tin_a9039
Giây phút nhận quà của bà con giáo dân hầu hết là những tân tòng thật cảm động, sự vui mừng hiện rõ trên từng gương mặt. Các thành viên cũng vui lây vì đã làm một việc nhiều ý nghĩa.
Lúc 19g30, nhóm chào tạm biệt cha Micae và giáo dân xứ Trà Ếch lên đường về nhà.
Một chuyến đi để lại nhiều cảm xúc. Mọi người đều cảm nhận được hồng ân Chúa ban riêng cho mình khi nhìn thấy đời sống những người anh chị em nơi vùng xa, vùng sâu, những vùng còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và cả những khát khao trong đời sống tâm linh. Ước mong có thật nhiều bàn tay sẻ chia, những tấm lòng mở rộng góp phần nhỏ bé vào việc loan truyền Lòng Thương Xót của Chúa đến những vùng khó khăn một cách thiết thực là những món quà đầy ắp tình yêu thương, là những viên gach nhỏ bé xây dựng lên ngôi thánh đường thờ phượng Chúa ở những giáo điểm truyền giáo xa xôi này.
Xin Chúa chúc lành cho những việc chúng con đã làm, những việc chúng con đang làm và những việc chúng con sẽ làm. Amen.
Nhóm Bác ái có Cô Thung là trưởng nhóm thường gọi là cô Thung Xe Lăn, cô bị tàn tật từ nhỏ và thật bất ngờ với những thành viên trong nhóm đồng hành với cô là những người vừa trải qua những căn bệnh hiểm nghèo, vừa khỏe lại sau tai nạn đã cảm nghiệm được những ân phúc Chúa ban riêng cho mình để chia sẻ yêu thương cho những anh chị em vùng sâu, vùng xa, giới thiệu Lòng hương Xót của Chúa đến với những anh chị em lương dân. Ông Xòe 85 tuổi thuộc Gx Sài Quất bị bệnh suyễn, bại liệt thời gian dài, nay đi lại được tiếp tục đồng hành với nhóm. Cô Lan bị viêm màng não gần 3 tháng, nằm viện hơn một tháng, nay đi lại được cũng tiếp tục đồng hành. Và hầu hết các thành viên đều khó khăn về tuổi già và sức yếu. Điển hình như bác Đức gx Đaminh, cô Tơ gx Bùi Thái đi phải chống gậy, cô Hồi gx Ngọc Đồng mới bị tai nạn xe, bà Siêu gx Lộ Đức bệnh người già, cô Phụng gx Bùi Thái bụng bầu 6 tháng và một chú thuộc gx Lộ Đức tuy tai biến mới khỏe lại cũng đồng hành cùng nhóm.
Xem Hình
Nhóm đến nhà thờ Tắc Sậy lúc 4g00 sáng, mỗi người, mỗi nhóm vào viếng mộ Cha Diệp theo ý riêng. Tiếp đến, nhóm hiệp dâng thánh lễ với quý cha và cộng đoàn giáo xứ Tắc Sậy.
Lúc 6g30, nhóm lên đường thăm viếng giáo xứ Rạch Gốc.
Tại đây khi nhóm đến, bà con được nhận quà đã chờ sẵn. Sau giây phút giải khát và trao đổi với quý cha và quý chức. Hai cha và quý chức đã sắp xếp để trao quà 50 phần quà bé nhỏ đến cho bà con khó khăn trong bàu khí tràn đầy niềm vui và tình yêu thương.
Trong bữa cơm thân mật, cha xứ Giuse đã cám ơn cô Thung và nhóm đã không quản ngại đường xa đến với giáo điểm truyền giáo và xin Chúa ban xuống nhiều ơn lành và sức khỏe cho mọi người và mong ước mọi người giới thiệu để giáo xứ được nhiều tấm lòng hảo tâm biết đến và giúp đỡ. Cha cũng cầu chúc cho nhóm thực hiện nhiều chương trình tốt đẹp để cho Lòng Thương Xót của Chúa được nhiều người biết đến và cảm nghịêm.
Giáo xứ Rạch Gốc là một giáo xứ nằm ở cực nam tổ quốc, cách Đất Mũi 40 km. Nơi đây từ những năm 2000-2007 có lượng lớn người Công Giáo di dân từ các giáo phận Bùi Chu, Phát Diệm, Cần Thơ đến sinh sống nhưng không có nơi thờ phượng. Vào những dịp lễ lớn, giáo dân phải di chuyển qua đường sông nguy hiểm và dài hơn 40 cây số đến giáo xứ Kênh Nhước Lên dự lễ.
Gần đây, ngày 15 tháng 6 năm 2016, Đức Cha Stephano Tri Bửu Thiên đã nâng lên và thành lập Giáo xứ Rạch Gốc vào ngày 05 tháng 8 năm 2017, Đức Cha Stephano bổ nhệm cha Giuse Nguyễn Đức Vinh là chánh xứ tiên khởi và cha Gioakim Nguỹên Hoàng Thanh về làm cha phó đến chăm sóc mục vụ và những sinh họat tôn giáo cho giáo dân tại đây.
Hiện nay, Đức Cha Stephano đã cho phép xây dựng nhà thờ và nhà mục vụ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thay thế nhà nguyện nhỏ bé, cột kèo xiêu vẹo, mục nát, không có nhà giáo lý, không có nhà xứ và nền móng nhà thờ bắt đầu hình thành với những cột móng.
Nghe cha Giuse kể lại khoảng 2 năm nay, được sự giúp đỡ của rất nhiều người hảo tâm, cha chỉ đổ nền ngôi nhà thờ và con đường đã mất hơn 2 tỷ rưỡi. Thật khó cho quý cha khi xây dựng nhà Chúa tại đồng bằng Sông Cửu Long. Xin Chúa thêm sức cho quý cha.
Chia tay xứ Rạch Gốc lúc 12g00, nhóm Bác Ái được hai cha và quý chức tiễn đưa ra xe. Trên xe, cha xứ Giuse một lần nữa cám ơn cô và nhóm. Cha ban phúc lành chúc nhóm lên đường bình an.
Sau hơn 6 giờ đi xe, đúng 18g30, nhóm Bác Ái đến tại Gx Trà Ếch, đi bộ khoảng 400m đường xóm và cầu, nhóm hiện diện tại nhà thờ và được gặp cha và giáo dân. Sau những phút giao lưu, cha Micae Nguyễn Khắc Minh mời cộng đoàn dâng lời tạ ơn Chúa đã ban bình an cho nhóm suốt quãng đường dài.
http://www.cgvdt.vn/cong-giao-viet-nam/giao-xu-tra-ech-bung-len-ngon-lua-niem-tin_a9039
Giây phút nhận quà của bà con giáo dân hầu hết là những tân tòng thật cảm động, sự vui mừng hiện rõ trên từng gương mặt. Các thành viên cũng vui lây vì đã làm một việc nhiều ý nghĩa.
Lúc 19g30, nhóm chào tạm biệt cha Micae và giáo dân xứ Trà Ếch lên đường về nhà.
Một chuyến đi để lại nhiều cảm xúc. Mọi người đều cảm nhận được hồng ân Chúa ban riêng cho mình khi nhìn thấy đời sống những người anh chị em nơi vùng xa, vùng sâu, những vùng còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và cả những khát khao trong đời sống tâm linh. Ước mong có thật nhiều bàn tay sẻ chia, những tấm lòng mở rộng góp phần nhỏ bé vào việc loan truyền Lòng Thương Xót của Chúa đến những vùng khó khăn một cách thiết thực là những món quà đầy ắp tình yêu thương, là những viên gach nhỏ bé xây dựng lên ngôi thánh đường thờ phượng Chúa ở những giáo điểm truyền giáo xa xôi này.
Xin Chúa chúc lành cho những việc chúng con đã làm, những việc chúng con đang làm và những việc chúng con sẽ làm. Amen.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lãnh đạo Việt Nam ngủ mơ ở Biển Đông
Phạm Trần
08:27 24/10/2019
Khi Trung Cộng ngang ngược nói đá-đảo ở Biển Đông là của Tổ tiên họ để lại thì đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam lại dao động, mất định hướng và cố ôm chân Bắc Kinh để cầu hòa.
Bằng chứng mới nhất xẩy ra ở diễn đàn Hương Sơn lần thứ 9 khai mạc ngày 21/10 (2019) ở Bắc Kinh (9th Xiangshan forum) , qua lời tuyên bố trịch thượng của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Cộng, Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa và trong diễn văn nhũn như giun dế của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Việt Nam.
Họ Ngụy nói:”Các đảo ở Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư (ở biển Hoa Đông) là những phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi sẽ không cho phép dù chỉ một tấc lãnh thổ mà tổ tiên của chúng tôi đã để lại bị lấy đi”.
(The South China Sea islands and Diaoyu islands are inalienable parts of China’s territory. We will not allow even an inch of territory that our ancestors have left to us to be taken away.” (Reuters News Agency)
Trong diễn văn dài 26 phút, tướng Ngụy Phượng Hòa còn khoe:"Trung Quốc đã cam kết theo đuổi con đường phát triển hòa bình, và không có tham vọng tìm kiếm bá quyền.”
(During his 26-minute speech, the Chinese defence chief also said China was committed to the path of peaceful development and would not seek hegemony. (theo The Straits Times. Singapore)
Người cầm đầu Bộ Quốc phòng với quân số 2,693.000 người còn cam kết :”Bắc Kinh (Trung Quốc) là một nhà nước yêu chuộng hòa bình, sẽ chẳng bao giờ mở cuộc tấn công trước, và sẽ không đe dọa thế giới.”
(Beijing is a “peace-loving nation” that would never strike first and does not pose a threat to the rest of the world.(theo CNBC)
Diễn đàn Hương Sơn do Trung Quốc tổ chức hàng năm để thảo luận về an ninh khu vực Á châu, Thái Bình Dương nhằm đối nghịch với diễn đàn Shangri-la được tổ chức vào tháng 6 hàng năm ở Singapore, quy tụ các lãnh đạo quốc phòng và chuyên gia từ nhiều nước.
Chủ đề “Duy trì trật tự quốc tế và thúc đẩy hòa bình tại Châu Á – Thái Bình Dương” được thảo luận tại diễn đàn Hương Sơn lần này với sự có mặt của đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cầm đầu.
Nga, Mỹ và nhiều nước khác, tổng cộng lối 1.300 nhân viên và chuyên gia quốc phòng-an ninh đã tham dự Hội nghị.
KHÔNG HỀ THAY ĐỔI
Những lời nói của Ngụy Phượng Hòa không mới, nhưng thời điểm đưa ra thì mới vì đúng vào lúc tầu Hải Dương 8 của Trung Cộng vẫn tiếp tục công tác thăm dò dầu khí ở khu vực bãi Tư Chính, sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bắt đầu từ ngày 03/07 (2019). Những vị trí tầu HD-8 đi qua, đôi khi chỉ cách bờ biển Việt Nam dưới 100 cây số và chưa có dấu hiệu rút lui, theo đòi hỏi của Việt Nam.
So với vụ Hải Dương 981 xâm nhập và tìm kiếm dầu trong vùng biển của Việt Nam năm 2014 thì HD-8 đã vượt qua thời gian 75 ngày của HD-981 (từ 2/5 đến 16/07/2014). Điều này cho thấy Trung Cộng đã sử dụng điểm tiếp tế ở đảo Chữ Thập, cách Tư Chính lối 230 hải lý ( lối 425 cây số) về phía bắc, cho HD-8 hoạt động lâu ngày.
Các tầu quân sự, cảnh sát biển và quân dân biển đánh cá có võ trang của Trung Cộng đi theo HD-8, cũng có thể hoạt động lâu ngày để đe dọa các giàn khoan dầu của Việt Nam ở khu vực Tư Chính.
Nếu Trung Cộng cố tình đem giàn khoan dầu đến vùng Tư Chính để “chủ quyền hóa” lời tuyên bố của Ngụy Phượng Hòa thì Việt Nam sẽ bị đặt trong tình trạng rất khó khăn.
Nhưng Ngụy Phương Hòa không chỉ mới khẳng định quyền chủ quyền của Trung Cộng trên toàn cõi Biển Đông rộng trên 3 triệu cây số vuông, từ ngày 21/10 (2019) mà ông ta đã nói điều này từ ngày 02/06 (2019) tại Hội nghị Đối thoại an ninh Shangri-La ở Tân Gia Ba.
Hồi đó, họ Ngụy nói trong diễn văn:” Việc Trung Quốc xây dựng trên các đảo, các rặng đá ở Biển Nam Trung Hoa có phải là hành vi quân sự hóa hay không? Việc xây dựng trên phần lãnh thổ của mình chính là thực thi quyền hợp pháp thuộc chủ quyền quốc gia."
"Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở quốc phòng hạn chế trên các đảo và các rặng đá là nhằm tự vệ. Ở đâu có đe dọa, ở đó có hành động tự vệ. Đối diện với các tàu chiến được trang bị vũ khí hạng nặng và các máy bay quân sự, làm sao chúng tôi có thể đứng yên chịu trận mà không xây dựng một số cơ sở phòng vệ?"
Tuy không nói đích danh nước nào, nhưng ai cũng hiểu Ngụy Phượng Hòa đã ám chỉ sự hiện diện của Hải quân Mỹ và các hoạt động tuần tra của Hạm đội số 7 ở Thái Bình Dương từ một năm qua, trước sự bành trướng ảnh hưởng và đe dọa an ninh ở Biển Đông của Trung Cộng.
Đáng chú ý là trướcc Hội nghị Shangri-La, Tướng Ngụy Phượng Hòa đã thăm Việt Nam và họp với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch để duyệt xét hợp tác Quốc phòng giữa hai nước.
Về tình hình Biển Đông, tin chính thức loan báo:”Về vấn đề tồn tại giữa hai nước, hai bên nhất trí cần kiên trì giải quyết vướng mắc bằng biện pháp hòa bình, tạo sự tin cậy vững chắc; quyết tâm cùng nhau xây dựng môi trường hòa bình trên Biển Đông; khẳng định môi trường hòa bình trên Biển Đông mà hai bên cùng nhau xây dựng không chỉ dành riêng cho Trung Quốc hay Việt Nam, mà còn cho các đối tác có thiện chí hợp tác với hai nước để cùng nhau phát triển.” (báo Nhân Dân, ngày 27/05/2019)
Nếu đem cam kết này của phía Trung Cộng áp dụng vào tình hình Tư Chính, xẩy ra từ ngày 03/071 (2019) thì thấy ngay tính xảo ngôn lật lọng nói một đàng làm một nẻo của Ngụy Phượng Hòa. Những điều gọi là “biện pháp hòa bình” và “môi trường hòa bình trên Biển Đông” đã bị Trung Cộng xóa bỏ để tự tung tự tác, trước thái độ cúi đấu chịu nhục của phía Việt Nam.
PHẠM TRƯỜNG LONG-TẬP CẬN BÌNH
Nên nhắc lại, vào tháng 06 năm 2017, trong chuyến thăm Hà Nội, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Cộng, Phạm Trường Long, cũng đã nói thẳng với tướng Ngô Xuân Lịch rằng:”Nam Hải [Biển Đông] là lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa”. (theo tường thuật từ Hà Nội của Thống tín viên Tân Hoa Xã của Bắc Kinh)
Vì lời tuyên bố như gáo nước lạnh tạt vào mặt lãnh đạo Việt Nam mà họ Phạm đã gặp vào thời điểm này gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nên tướng Phạm Trường Long đã lên đường về nước ngay chiều ngày 18/6/2017, không tham dự các hoạt động “giao lưu hữu nghị tại tỉnh Lai Châu và Vân Nam ngày 20/6”.
Có tin nói phía Việt Nam rất phẫn nộ và không muốn tướng Phạm Trường Long lưu lại Hà Nội. Sau đó Bộ Quốc phòng Trung Quốc phổ biến một Thông báo ngắn cho biết Bộ này đã hủy sự kiện dự kiến diễn ra trên biên giới "vì các lý do liên quan tới sắp xếp lịch làm việc".
Cả hai trường hợp Ngụy Phượng Hòa và Phạm Trường Long đều không lạ, theo quan điểm của phía Trung Cộng, dựa theo diễn tiến dành quyền chủ quyền ở Biển Đông của Trung Cộng từ xưa tới nay, không hề thay đổi.
Bởi vì ngay từ ngày 25/09/2015, trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Barack Obama, trong chuyến thăm Mỹ, Tổng Bí thư-Chủ tịch Tập Cận Bình đã không ngần ngại tuyên bố:”
Trung Quốc cam kết theo đuổi chính sách phát triển hòa bình, láng giềng tốt và hợp tác với các quốc gia láng giềng của chúng tôi. Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, từ thời cổ đại, là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi có tòan quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hợp pháp của chúng tôi, cũng như các quyền lợi chính đáng về hàng hải. Chúng tôi cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở vùng biển Nam Trung Hoa, dung hòa khác biệt và tranh chấp qua đối thọai, thương thuyết, tham khảo lẫn nhau trong hòa bình để mưu tìm giải pháp cùng có lợi thông qua hợp tác.”
(China is committed to the path of peaceful development and a neighboring foreign policy characterized by good neighborliness and partnership with our neighbors. Islands in the South China Sea since ancient times are China’s territory. We have the right to uphold our own territorial sovereignty and lawful and legitimate maritime rights and interests. We are committed to maintaining peace and stability in the South China Sea, managing differences and disputes through dialogue, and addressing disputes through negotiation, consultation, and peaceful manner, and exploring ways to achieve mutual benefit through cooperation.)
Khoảng 2 tháng sau, họ Tập lập lại quan điểm này trong diễn văn tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á, thuộc Viện Đại học Quốc gia Tân Gia Ba (NUS, National University of Singapore).
Ông Tập nói vào sáng ngày 07/11/2015:” Những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại.
do đó Trung Quốc phải “giữ gìn chủ quyền và lợi ích biển của mình”
Ngay sau đó, ông Tập nhấn mạnh:” Trung Quốc đang tìm cách giải quyết những vấn đề tồn tại với các nước đang “chiếm một số đảo”. (theo Straits Times. Singapore)
CON GIUN-CON DẾ
Cũng đáng quan tâm là Tập Cận Bình đã nói như thế ở Tân Gia Ba chỉ 1 ngày sau khi kết thúc chuyến thăm 2 ngày ở Việt Nam. Ngoài các cuộc gặp lãnh đạo đảng và nhà nước, họ Tập còn đọc diễn văn trước Quốc hội ở Hà Nội ngày 6/11/2015.
Ông Tập nói: “Hai bên cần kiên trì, lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng…Chữ tín là nền tảng để làm bạn…Khi đại sự được coi trọng thì tiểu sự sẽ không khó giải quyết.”
Ông cũng khoe với Quốc hội Việt Nam: “ Dân tộc Trung Hoa từ trước đến nay đều yêu hòa bình, cái gen “ hòa” của dân tộc từ trước tới nay đều không thay đổi, “ hòa” trong văn hóa được bảo lưu trường tồn, mãi mãi….”
Họ Tập còn nhắc đi nhắc lại nhiều lần với Việt Nam phải: “Kiên trì phương châm láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai với tinh thần láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”
Về phấn mình, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (khi ấy chưa kiêm Chủ tịch nước) đã nói trong cuộc tiếp Tập Cận Bình ở Hà Nội:“ Khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng việc duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc; sẵn sàng cùng Trung Quốc đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung đi vào chiều sâu” .
Ông Trọng còn:”Đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình” .
Trong khi đó, tại căn phòng huy hòang tiêu biểu cho tiếng nói toàn dân của Quốc hội sáng ngày 6/11/2015, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng còn hát theo: "Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ nhân dân Trung Quốc trong suốt 2 cuộc kháng chiến cứu nước cũng như công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước.
Tình hữu nghị đoàn kết chiến đấu, hợp tác vừa là đồng chí, vừa là anh em đó không những đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước của nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc mà còn góp phần vào sự nghiệp chung của nhân loại vì hoà bình, độc lập và tiến bộ xã hội.
Quốc hội Việt Nam sẽ làm hết sức mình hợp tác cùng đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, góp phần củng cố và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hai nước vì lợi ích của nhân dân hai dân tộc".
VẪN TRƠ MẮT ẾCH
Giờ đây, 4 năm sau, Đảng, Chính phủ và Quốc hội vẫn nang nặng tư duy sợ Trung Cộng nên không dám có phản ứng mạnh trong vụ Tư Chính.
Trước hết, hãy nghe Đại tướng Bộ trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch nói tại Diễn đàn Hương Sơn (Trung Cộng)
Báo Quân đội Nhân dân (QĐND) tường thuật từ Bắc Kinh:”Liên quan đến Biển Đông, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cho rằng, đây là khu vực chứa đựng nhiều rủi ro an ninh do tác động của nhiều yếu tố, như cạnh tranh giữa các nước lớn; tranh chấp chủ quyền; các vấn đề an ninh phi truyền thống. Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tình hình Biển Đông vẫn diễn biến phức tạp, nếu không được xử lý tốt sẽ tác động đến hòa bình, ổn định tại khu vực, làm xói mòn lòng tin giữa các quốc gia, cản trở những nỗ lực hợp tác của khu vực. Lập trường của Việt Nam là ủng hộ và bảo vệ quyền tự do đi lại, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).”
Tướng Lịch nói:“Vấn đề Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, tôn trọng lợi ích hợp pháp của mỗi nước với tinh thần đối tác, vì trách nhiệm cộng đồng. Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực cùng các nước thúc đẩy hợp tác nhằm xây dựng Biển Đông thành một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển, vì lợi ích chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực.”
QĐND viết tiếp:”Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của Trung Quốc đối với hợp tác phát triển, giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực, cũng như các cơ chế hợp tác do ASEAN giữ vai trò trung tâm và những đề xuất, sáng kiến hợp tác giữa hai bên nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định vì lợi ích của mỗi nước và cả khu vực.”
Giữa Việt Nam và Trung Cộng, ông Lịch được trích lời nói rằng:”Trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị, những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc phải được kiên trì xử lý theo tinh thần thỏa thuận cấp cao giữa lãnh đạo hai nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.”
Tuyệt nhiên không thấy Tướng Lịch nói gì đến tình hình Tư Chính. Ông chỉ nói bâng quơ, hời hợt, không dám nói thẳng ra Trung Cộng là nước đang gây bất ổn ở Biển Đông, hay Trung Cộng —qua vụ Hải Dương 8—đang hành động hăm dọa cướp quyền chủ quyền và ăn hiếp Việt Nam.
Ngược lại, ông đã nhắm mắt “ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của Trung Quốc đối với hợp tác phát triển, giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực.”
Thử hỏi ông Lịch: Ông có mơ hồ, viển vông không mà ăn nói quàng xiên như thế ? Trung Cộng đã đóng góp gì cho “an ninh khu vực”, hay chính là kẻ phá hoại hòa bình và sự ổn định ở Á Châu-Thái Bình Dương ?
Vê mặt Đảng, Hội nghị Trung ương 11/khóa đảng XII mới kết thúc ngày 12/10 (2019) cũng không dám ra một Nghị quyết về tình hình Tư Chính, sau khi chỉ “nghe” mà “không thảo luận” về tình hình Biển Đông.
Trong toàn diễn văn, ông Trọng chỉ nói mấy chữ:”Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế.”
Trong khi Thông báo cuối cùng cũng chỉ nói rập khuôn :”Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.”
Đến phiên Quốc Hội cũng ù ù cạc cạc. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, chỉ nói vỏn vẹn mấy chữ trong Diễn văn khai mạc ngày 21/10 (2019) rằng:” Tình hình Biển Đông thời gian gần đây có những diễn biến phức tạp, khó lường và những tác động không thuận khác... đã ảnh hưởng không nhỏ đến nước ta.”
Rồi bà loan báo như nói cho có chuyện để khỏi bị dân chửi rằng:”Bên cạnh đó, Quốc hội nghe báo cáo về công tác đối ngoại năm 2019, trong đó có tình hình Biển Đông.”
Tại sao lại chỉ “nghe” mà không nói rõ “và thảo luận”, vì nếu chỉ nghe qua rồi xếp xó thì nghe làm gì cho tốn giờ và tốn tiền của dân ? Quốc hội,đại diện của dân mà không biết hành động khi Trung Cộng đe dọa nghiêm trọng an ninh và chủ quyền biển đảo của Quốc gia thì có Quốc hội để làm gì ?
Nhưng như thế xem ra chưa đủ. Trong báo cáo tình hình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ biết “tát nước theo mưa”, nói lại như con vẹt quan điểm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Ông nói:”Tình hình khu vực, biển Đông diễn biến rất phức tạp.
Tình hình biển Đông gần đây diễn biến phức tạp, trong đó có việc vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố DOC và các thỏa thuận cấp cao. Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.”
Ông Phúc nói:” Chúng ta đã, đang và tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng nhiều biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và đấu tranh trên thực địa; đồng thời gìn giữ môi trường hòa bình và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước. Chủ trương đúng đắn, lập trường chính nghĩa và các nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta đã nhận được sự đồng tình, chung sức của nhân dân cả nước và sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.”
Thêm lần nữa, người đứng đầu chính phủ cũng không dám sờ chân lông Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình. Không dám nói thẳng là Trung Cộng đang “vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam”, giống hệt như thái độ ỡm ờ, sợ hãi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Như vậy thì cả Thấy và Tớ có ngất ngư không, hay cả trên xuống dưới đều viển vông, mơ mộng sẽ được Tập Cận Bình tha cho tội chết, nếu không chỉ trích hành động xâm lăng của Trung Cộng ở Tư Chính.
Chẳng lẽ, khi còn làm Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có nhiều hành động can đảm chống Trung Cộng hơn Tam đầu chế bây giờ gồm ông Nguyễn Phú Trọng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?
Hành động nổi tiếng nhất của ông Dũng là vào ngày 23/05/2014, khi trả lời phỏng vấn của 2 hãng tin AP và Reuters ở Phi Luật Tân, ông Dũng nói: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.
Nên nhớ khi ông Dũng đưa ra lời tuyên bố này thì vụ Hải Dương 981 đang sôi động ở vùng biển Nam Hoàng Sa, bên ngoài vịnh Bắc Bộ.
Ông Dũng, được đồn đại, đã bị phe ông Trọng, một người thích ăn nói nhỏ nhẹ với anh láng giềng tướng cướp Trung Cộng, bao vây đến phải “tự ý nghỉ hưu” tại Đại hội đảng XII năm 2016. -/-
Phạm Trần
(10/019)
Bằng chứng mới nhất xẩy ra ở diễn đàn Hương Sơn lần thứ 9 khai mạc ngày 21/10 (2019) ở Bắc Kinh (9th Xiangshan forum) , qua lời tuyên bố trịch thượng của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Cộng, Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa và trong diễn văn nhũn như giun dế của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Việt Nam.
Họ Ngụy nói:”Các đảo ở Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư (ở biển Hoa Đông) là những phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi sẽ không cho phép dù chỉ một tấc lãnh thổ mà tổ tiên của chúng tôi đã để lại bị lấy đi”.
(The South China Sea islands and Diaoyu islands are inalienable parts of China’s territory. We will not allow even an inch of territory that our ancestors have left to us to be taken away.” (Reuters News Agency)
Trong diễn văn dài 26 phút, tướng Ngụy Phượng Hòa còn khoe:"Trung Quốc đã cam kết theo đuổi con đường phát triển hòa bình, và không có tham vọng tìm kiếm bá quyền.”
(During his 26-minute speech, the Chinese defence chief also said China was committed to the path of peaceful development and would not seek hegemony. (theo The Straits Times. Singapore)
Người cầm đầu Bộ Quốc phòng với quân số 2,693.000 người còn cam kết :”Bắc Kinh (Trung Quốc) là một nhà nước yêu chuộng hòa bình, sẽ chẳng bao giờ mở cuộc tấn công trước, và sẽ không đe dọa thế giới.”
(Beijing is a “peace-loving nation” that would never strike first and does not pose a threat to the rest of the world.(theo CNBC)
Diễn đàn Hương Sơn do Trung Quốc tổ chức hàng năm để thảo luận về an ninh khu vực Á châu, Thái Bình Dương nhằm đối nghịch với diễn đàn Shangri-la được tổ chức vào tháng 6 hàng năm ở Singapore, quy tụ các lãnh đạo quốc phòng và chuyên gia từ nhiều nước.
Chủ đề “Duy trì trật tự quốc tế và thúc đẩy hòa bình tại Châu Á – Thái Bình Dương” được thảo luận tại diễn đàn Hương Sơn lần này với sự có mặt của đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cầm đầu.
Nga, Mỹ và nhiều nước khác, tổng cộng lối 1.300 nhân viên và chuyên gia quốc phòng-an ninh đã tham dự Hội nghị.
KHÔNG HỀ THAY ĐỔI
Những lời nói của Ngụy Phượng Hòa không mới, nhưng thời điểm đưa ra thì mới vì đúng vào lúc tầu Hải Dương 8 của Trung Cộng vẫn tiếp tục công tác thăm dò dầu khí ở khu vực bãi Tư Chính, sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bắt đầu từ ngày 03/07 (2019). Những vị trí tầu HD-8 đi qua, đôi khi chỉ cách bờ biển Việt Nam dưới 100 cây số và chưa có dấu hiệu rút lui, theo đòi hỏi của Việt Nam.
So với vụ Hải Dương 981 xâm nhập và tìm kiếm dầu trong vùng biển của Việt Nam năm 2014 thì HD-8 đã vượt qua thời gian 75 ngày của HD-981 (từ 2/5 đến 16/07/2014). Điều này cho thấy Trung Cộng đã sử dụng điểm tiếp tế ở đảo Chữ Thập, cách Tư Chính lối 230 hải lý ( lối 425 cây số) về phía bắc, cho HD-8 hoạt động lâu ngày.
Các tầu quân sự, cảnh sát biển và quân dân biển đánh cá có võ trang của Trung Cộng đi theo HD-8, cũng có thể hoạt động lâu ngày để đe dọa các giàn khoan dầu của Việt Nam ở khu vực Tư Chính.
Nếu Trung Cộng cố tình đem giàn khoan dầu đến vùng Tư Chính để “chủ quyền hóa” lời tuyên bố của Ngụy Phượng Hòa thì Việt Nam sẽ bị đặt trong tình trạng rất khó khăn.
Nhưng Ngụy Phương Hòa không chỉ mới khẳng định quyền chủ quyền của Trung Cộng trên toàn cõi Biển Đông rộng trên 3 triệu cây số vuông, từ ngày 21/10 (2019) mà ông ta đã nói điều này từ ngày 02/06 (2019) tại Hội nghị Đối thoại an ninh Shangri-La ở Tân Gia Ba.
Hồi đó, họ Ngụy nói trong diễn văn:” Việc Trung Quốc xây dựng trên các đảo, các rặng đá ở Biển Nam Trung Hoa có phải là hành vi quân sự hóa hay không? Việc xây dựng trên phần lãnh thổ của mình chính là thực thi quyền hợp pháp thuộc chủ quyền quốc gia."
"Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở quốc phòng hạn chế trên các đảo và các rặng đá là nhằm tự vệ. Ở đâu có đe dọa, ở đó có hành động tự vệ. Đối diện với các tàu chiến được trang bị vũ khí hạng nặng và các máy bay quân sự, làm sao chúng tôi có thể đứng yên chịu trận mà không xây dựng một số cơ sở phòng vệ?"
Tuy không nói đích danh nước nào, nhưng ai cũng hiểu Ngụy Phượng Hòa đã ám chỉ sự hiện diện của Hải quân Mỹ và các hoạt động tuần tra của Hạm đội số 7 ở Thái Bình Dương từ một năm qua, trước sự bành trướng ảnh hưởng và đe dọa an ninh ở Biển Đông của Trung Cộng.
Đáng chú ý là trướcc Hội nghị Shangri-La, Tướng Ngụy Phượng Hòa đã thăm Việt Nam và họp với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch để duyệt xét hợp tác Quốc phòng giữa hai nước.
Về tình hình Biển Đông, tin chính thức loan báo:”Về vấn đề tồn tại giữa hai nước, hai bên nhất trí cần kiên trì giải quyết vướng mắc bằng biện pháp hòa bình, tạo sự tin cậy vững chắc; quyết tâm cùng nhau xây dựng môi trường hòa bình trên Biển Đông; khẳng định môi trường hòa bình trên Biển Đông mà hai bên cùng nhau xây dựng không chỉ dành riêng cho Trung Quốc hay Việt Nam, mà còn cho các đối tác có thiện chí hợp tác với hai nước để cùng nhau phát triển.” (báo Nhân Dân, ngày 27/05/2019)
Nếu đem cam kết này của phía Trung Cộng áp dụng vào tình hình Tư Chính, xẩy ra từ ngày 03/071 (2019) thì thấy ngay tính xảo ngôn lật lọng nói một đàng làm một nẻo của Ngụy Phượng Hòa. Những điều gọi là “biện pháp hòa bình” và “môi trường hòa bình trên Biển Đông” đã bị Trung Cộng xóa bỏ để tự tung tự tác, trước thái độ cúi đấu chịu nhục của phía Việt Nam.
PHẠM TRƯỜNG LONG-TẬP CẬN BÌNH
Nên nhắc lại, vào tháng 06 năm 2017, trong chuyến thăm Hà Nội, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Cộng, Phạm Trường Long, cũng đã nói thẳng với tướng Ngô Xuân Lịch rằng:”Nam Hải [Biển Đông] là lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa”. (theo tường thuật từ Hà Nội của Thống tín viên Tân Hoa Xã của Bắc Kinh)
Vì lời tuyên bố như gáo nước lạnh tạt vào mặt lãnh đạo Việt Nam mà họ Phạm đã gặp vào thời điểm này gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nên tướng Phạm Trường Long đã lên đường về nước ngay chiều ngày 18/6/2017, không tham dự các hoạt động “giao lưu hữu nghị tại tỉnh Lai Châu và Vân Nam ngày 20/6”.
Có tin nói phía Việt Nam rất phẫn nộ và không muốn tướng Phạm Trường Long lưu lại Hà Nội. Sau đó Bộ Quốc phòng Trung Quốc phổ biến một Thông báo ngắn cho biết Bộ này đã hủy sự kiện dự kiến diễn ra trên biên giới "vì các lý do liên quan tới sắp xếp lịch làm việc".
Cả hai trường hợp Ngụy Phượng Hòa và Phạm Trường Long đều không lạ, theo quan điểm của phía Trung Cộng, dựa theo diễn tiến dành quyền chủ quyền ở Biển Đông của Trung Cộng từ xưa tới nay, không hề thay đổi.
Bởi vì ngay từ ngày 25/09/2015, trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Barack Obama, trong chuyến thăm Mỹ, Tổng Bí thư-Chủ tịch Tập Cận Bình đã không ngần ngại tuyên bố:”
Trung Quốc cam kết theo đuổi chính sách phát triển hòa bình, láng giềng tốt và hợp tác với các quốc gia láng giềng của chúng tôi. Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, từ thời cổ đại, là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi có tòan quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hợp pháp của chúng tôi, cũng như các quyền lợi chính đáng về hàng hải. Chúng tôi cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở vùng biển Nam Trung Hoa, dung hòa khác biệt và tranh chấp qua đối thọai, thương thuyết, tham khảo lẫn nhau trong hòa bình để mưu tìm giải pháp cùng có lợi thông qua hợp tác.”
(China is committed to the path of peaceful development and a neighboring foreign policy characterized by good neighborliness and partnership with our neighbors. Islands in the South China Sea since ancient times are China’s territory. We have the right to uphold our own territorial sovereignty and lawful and legitimate maritime rights and interests. We are committed to maintaining peace and stability in the South China Sea, managing differences and disputes through dialogue, and addressing disputes through negotiation, consultation, and peaceful manner, and exploring ways to achieve mutual benefit through cooperation.)
Khoảng 2 tháng sau, họ Tập lập lại quan điểm này trong diễn văn tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á, thuộc Viện Đại học Quốc gia Tân Gia Ba (NUS, National University of Singapore).
Ông Tập nói vào sáng ngày 07/11/2015:” Những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại.
do đó Trung Quốc phải “giữ gìn chủ quyền và lợi ích biển của mình”
Ngay sau đó, ông Tập nhấn mạnh:” Trung Quốc đang tìm cách giải quyết những vấn đề tồn tại với các nước đang “chiếm một số đảo”. (theo Straits Times. Singapore)
CON GIUN-CON DẾ
Cũng đáng quan tâm là Tập Cận Bình đã nói như thế ở Tân Gia Ba chỉ 1 ngày sau khi kết thúc chuyến thăm 2 ngày ở Việt Nam. Ngoài các cuộc gặp lãnh đạo đảng và nhà nước, họ Tập còn đọc diễn văn trước Quốc hội ở Hà Nội ngày 6/11/2015.
Ông Tập nói: “Hai bên cần kiên trì, lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng…Chữ tín là nền tảng để làm bạn…Khi đại sự được coi trọng thì tiểu sự sẽ không khó giải quyết.”
Ông cũng khoe với Quốc hội Việt Nam: “ Dân tộc Trung Hoa từ trước đến nay đều yêu hòa bình, cái gen “ hòa” của dân tộc từ trước tới nay đều không thay đổi, “ hòa” trong văn hóa được bảo lưu trường tồn, mãi mãi….”
Họ Tập còn nhắc đi nhắc lại nhiều lần với Việt Nam phải: “Kiên trì phương châm láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai với tinh thần láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”
Về phấn mình, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (khi ấy chưa kiêm Chủ tịch nước) đã nói trong cuộc tiếp Tập Cận Bình ở Hà Nội:“ Khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng việc duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc; sẵn sàng cùng Trung Quốc đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung đi vào chiều sâu” .
Ông Trọng còn:”Đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình” .
Trong khi đó, tại căn phòng huy hòang tiêu biểu cho tiếng nói toàn dân của Quốc hội sáng ngày 6/11/2015, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng còn hát theo: "Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ nhân dân Trung Quốc trong suốt 2 cuộc kháng chiến cứu nước cũng như công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước.
Tình hữu nghị đoàn kết chiến đấu, hợp tác vừa là đồng chí, vừa là anh em đó không những đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước của nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc mà còn góp phần vào sự nghiệp chung của nhân loại vì hoà bình, độc lập và tiến bộ xã hội.
Quốc hội Việt Nam sẽ làm hết sức mình hợp tác cùng đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, góp phần củng cố và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hai nước vì lợi ích của nhân dân hai dân tộc".
VẪN TRƠ MẮT ẾCH
Giờ đây, 4 năm sau, Đảng, Chính phủ và Quốc hội vẫn nang nặng tư duy sợ Trung Cộng nên không dám có phản ứng mạnh trong vụ Tư Chính.
Trước hết, hãy nghe Đại tướng Bộ trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch nói tại Diễn đàn Hương Sơn (Trung Cộng)
Báo Quân đội Nhân dân (QĐND) tường thuật từ Bắc Kinh:”Liên quan đến Biển Đông, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cho rằng, đây là khu vực chứa đựng nhiều rủi ro an ninh do tác động của nhiều yếu tố, như cạnh tranh giữa các nước lớn; tranh chấp chủ quyền; các vấn đề an ninh phi truyền thống. Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tình hình Biển Đông vẫn diễn biến phức tạp, nếu không được xử lý tốt sẽ tác động đến hòa bình, ổn định tại khu vực, làm xói mòn lòng tin giữa các quốc gia, cản trở những nỗ lực hợp tác của khu vực. Lập trường của Việt Nam là ủng hộ và bảo vệ quyền tự do đi lại, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).”
Tướng Lịch nói:“Vấn đề Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, tôn trọng lợi ích hợp pháp của mỗi nước với tinh thần đối tác, vì trách nhiệm cộng đồng. Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực cùng các nước thúc đẩy hợp tác nhằm xây dựng Biển Đông thành một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển, vì lợi ích chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực.”
QĐND viết tiếp:”Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của Trung Quốc đối với hợp tác phát triển, giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực, cũng như các cơ chế hợp tác do ASEAN giữ vai trò trung tâm và những đề xuất, sáng kiến hợp tác giữa hai bên nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định vì lợi ích của mỗi nước và cả khu vực.”
Giữa Việt Nam và Trung Cộng, ông Lịch được trích lời nói rằng:”Trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị, những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc phải được kiên trì xử lý theo tinh thần thỏa thuận cấp cao giữa lãnh đạo hai nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.”
Tuyệt nhiên không thấy Tướng Lịch nói gì đến tình hình Tư Chính. Ông chỉ nói bâng quơ, hời hợt, không dám nói thẳng ra Trung Cộng là nước đang gây bất ổn ở Biển Đông, hay Trung Cộng —qua vụ Hải Dương 8—đang hành động hăm dọa cướp quyền chủ quyền và ăn hiếp Việt Nam.
Ngược lại, ông đã nhắm mắt “ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của Trung Quốc đối với hợp tác phát triển, giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực.”
Thử hỏi ông Lịch: Ông có mơ hồ, viển vông không mà ăn nói quàng xiên như thế ? Trung Cộng đã đóng góp gì cho “an ninh khu vực”, hay chính là kẻ phá hoại hòa bình và sự ổn định ở Á Châu-Thái Bình Dương ?
Vê mặt Đảng, Hội nghị Trung ương 11/khóa đảng XII mới kết thúc ngày 12/10 (2019) cũng không dám ra một Nghị quyết về tình hình Tư Chính, sau khi chỉ “nghe” mà “không thảo luận” về tình hình Biển Đông.
Trong toàn diễn văn, ông Trọng chỉ nói mấy chữ:”Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế.”
Trong khi Thông báo cuối cùng cũng chỉ nói rập khuôn :”Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.”
Đến phiên Quốc Hội cũng ù ù cạc cạc. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, chỉ nói vỏn vẹn mấy chữ trong Diễn văn khai mạc ngày 21/10 (2019) rằng:” Tình hình Biển Đông thời gian gần đây có những diễn biến phức tạp, khó lường và những tác động không thuận khác... đã ảnh hưởng không nhỏ đến nước ta.”
Rồi bà loan báo như nói cho có chuyện để khỏi bị dân chửi rằng:”Bên cạnh đó, Quốc hội nghe báo cáo về công tác đối ngoại năm 2019, trong đó có tình hình Biển Đông.”
Tại sao lại chỉ “nghe” mà không nói rõ “và thảo luận”, vì nếu chỉ nghe qua rồi xếp xó thì nghe làm gì cho tốn giờ và tốn tiền của dân ? Quốc hội,đại diện của dân mà không biết hành động khi Trung Cộng đe dọa nghiêm trọng an ninh và chủ quyền biển đảo của Quốc gia thì có Quốc hội để làm gì ?
Nhưng như thế xem ra chưa đủ. Trong báo cáo tình hình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ biết “tát nước theo mưa”, nói lại như con vẹt quan điểm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Ông nói:”Tình hình khu vực, biển Đông diễn biến rất phức tạp.
Tình hình biển Đông gần đây diễn biến phức tạp, trong đó có việc vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố DOC và các thỏa thuận cấp cao. Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.”
Ông Phúc nói:” Chúng ta đã, đang và tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng nhiều biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và đấu tranh trên thực địa; đồng thời gìn giữ môi trường hòa bình và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước. Chủ trương đúng đắn, lập trường chính nghĩa và các nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta đã nhận được sự đồng tình, chung sức của nhân dân cả nước và sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.”
Thêm lần nữa, người đứng đầu chính phủ cũng không dám sờ chân lông Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình. Không dám nói thẳng là Trung Cộng đang “vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam”, giống hệt như thái độ ỡm ờ, sợ hãi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Như vậy thì cả Thấy và Tớ có ngất ngư không, hay cả trên xuống dưới đều viển vông, mơ mộng sẽ được Tập Cận Bình tha cho tội chết, nếu không chỉ trích hành động xâm lăng của Trung Cộng ở Tư Chính.
Chẳng lẽ, khi còn làm Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có nhiều hành động can đảm chống Trung Cộng hơn Tam đầu chế bây giờ gồm ông Nguyễn Phú Trọng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?
Hành động nổi tiếng nhất của ông Dũng là vào ngày 23/05/2014, khi trả lời phỏng vấn của 2 hãng tin AP và Reuters ở Phi Luật Tân, ông Dũng nói: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.
Nên nhớ khi ông Dũng đưa ra lời tuyên bố này thì vụ Hải Dương 981 đang sôi động ở vùng biển Nam Hoàng Sa, bên ngoài vịnh Bắc Bộ.
Ông Dũng, được đồn đại, đã bị phe ông Trọng, một người thích ăn nói nhỏ nhẹ với anh láng giềng tướng cướp Trung Cộng, bao vây đến phải “tự ý nghỉ hưu” tại Đại hội đảng XII năm 2016. -/-
Phạm Trần
(10/019)
Văn Hóa
Giêsu là lửa từ trời
Lm Phêrô Hồng Phúc
20:34 24/10/2019
Mang xuống cho đời mong cháy bùng lên.
Lửa thiêu hết mọi tội khiên
Thanh lọc tạp chất, hiện nguyên vàng ròng.
Giêsu là lửa tinh trong
Lửa đốt thiêu lòng, mong cháy bùng lên.
Lửa yêu thanh khiết tinh tuyền
Giữ gìn thế giới bình yên an hoà.
Giêsu lửa từ Chúa Cha
Của lễ giao hoà, gánh tội muôn dân.
Lửa nung nấu Chúa toàn thân
Vườn Dầu vâng ý ngàn lần Cha yêu.
Giêsu là lửa toàn thiêu
Gánh trên Thánh Giá bao nhiêu tội tình.
Lửa thiêu đến tận tâm linh
Trao phó hồn mình dâng hiến Chúa Cha!
Giêsu mong ước thiết tha
Lửa mến chan hòa đượm thấm nhân linh:
Lửa tông đồ, lửa hy sinh.
Thế giới tội tình, lửa cháy bùng lên!
LM Phêrô Hồng Phúc
—————-
(*) x.Lc 12,49
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đi Giữa Rừng Thu
Vũ Đình Huyến Lm.
21:11 24/10/2019
ĐI GIỮA RỪNG THU
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)
Tạ ơn Thượng đế thương ban
Rừng Thu rực rỡ bình an tuyệt vời
(bt)
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)
Tạ ơn Thượng đế thương ban
Rừng Thu rực rỡ bình an tuyệt vời
(bt)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, ngày 24/10/2019
VietCatholic Network
00:32 24/10/2019
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 23 tháng 10, 2019.
2- Đức Hồng Y Gracias nói rằng: “châu Á và Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng với Amazon”.
3- Các nghị phụ ký “Hiệp ước các Hang Toại Đạo”.
4- Thỏa thuận khôi phục hai nhà thờ lâu đời ở Mosul, Iraq.
5- Không có vấn đề Tòa Thánh sắp bị “phá sản”.
6- Thống kê Giáo hội năm 2017.
7- Đọc Kinh Mân Côi và điều tra độc lập - con đường hòa giải cho Hồng Kông.
8- Hàng ngàn người Công Giáo Hoa Kỳ trở lại với Thánh lễ sau khi xem các chương trình quảng cáo truyền hình.
9- Đại Hội Đức Mẹ La Vang Las Vegas 2019 Kỳ XII.
10- Ứng dụng đọc Kinh Mân Côi điện tử “Click to Pray eRosary”.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Tình Chúa Yêu Con 1.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết:
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 25/10/2019: Ngôi nhà thờ xưa nhất Hoa Kỳ được nâng lên hàng Đền Thánh Quốc Gia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:56 24/10/2019
1. Lo ngại về an ninh của Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến tông du Thái Lan sau khi ông Domenico Giani từ chức
Việc từ chức của ông Domenico Giani đã có tác động mạnh mẽ đến tình cảm của nhiều giáo sĩ và nhân viên làm việc tại Vatican. Tờ American Magazine của Dòng Tên tại Hoa Kỳ cho biết nhiều người ngạc nhiên, một số cảm thấy buồn và những người khác thì thất vọng về cách công việc của ông kết thúc.
Một số người khác tỏ ra quan ngại về an ninh của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du Thái Lan sắp tới. Ông Giani đã là vệ sĩ chính của 3 vị Giáo Hoàng và là người đứng đầu lực lượng hiến binh Vatican. Ông luôn theo sát Đức Giáo Hoàng trong các buổi triều yết chung tại quảng trường Thánh Phêrô và luôn ở bên cạnh Đức Giáo Hoàng trong các chuyến tông du. Trước khi tham gia vào đội hiến binh Vatican, ông từng làm việc cho mật vụ Ý và đã đem cho lực lượng hiến binh Vatican một trình độ chuyên nghiệp không thể chối cãi được.
Ông tỏ ra rất bình tĩnh ngay cả trong các chuyến tông du căng thẳng của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 tại Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau bài diễn văn của ngài tại Đại Học Regensburg gây tức giận cho người Hồi Giáo, hay trong chuyến viếng thăm một đền thờ Hồi Giáo ở Cộng Hoà Trung Phi của Đức Thánh Cha Phanxicô nơi chỉ cách đó một tuần đã diễn ra một vụ bạo động khiến hàng trăm người chết.
Nhiều quan chức và phóng viên của Vatican nói rằng chỉ huy trưởng hiến binh Giani đã trở thành một trong những người quyền lực nhất ở quốc gia nhỏ bé này và trong suốt 20 năm phục vụ, với tư cách là người đứng đầu ngành an ninh, ông không chỉ có lắm bạn bè nhưng cũng không ít một số người bất mãn vì hệ thống giám sát và kiểm soát mà ông đã giới thiệu. Nhiều người nghĩ rằng việc từ chức của ông có nguồn gốc sâu xa hơn việc rò rỉ tài liệu bảo mật cho báo chí Ý.
Tân chỉ huy trưởng hiến binh Gauzzi, một chuyên gia về an ninh mạng, sẽ đối mặt với thử thách lớn đầu tiên của mình khi Đức Thánh Cha Phanxicô thăm Thái Lan vào cuối tháng 11. Sau những cuộc biểu tình bạo động tại Bangkok từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014, tiếp theo bằng một cuộc đảo chính, tình hình tại Thái Lan vẫn chưa được kể là ổn định. 4 tỉnh miền Nam là Narathiwat, Yala, Pattani và Songkhla vẫn được xem là những vùng hoạt động mạnh của các nhóm ly khai và các nhóm thánh chiến Hồi Giáo.
Source:American Magazine
2. Các nhà khoa học tại Đại Học Harvard cho rằng đồng tính không phải là bẩm sinh
Trong bài “Born That Way” No More: The New Science of Sexual Orientation, nghĩa là “Không có chuyện sinh ra là đã như thế - Khoa học mới về định hướng tính dục”, tờ Public Discourse cho biết một nghiên cứu mới đã bổ sung thêm vào các bằng chứng ngày càng nhiều cho thấy xu hướng đồng tính không phải do di truyền. Thay vào đó, khoa học cho thấy xu hướng tình dục và lựa chọn đối tác của một người phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển và thể hiện quyền tự chủ cá nhân liên quan đến khả năng tình dục của chính mình.
Nghiên cứu của Đại Học Harvard bao gồm hai phát hiện chính. Đầu tiên, các nhà khoa học thấy rằng tác động của các gen thừa hưởng từ cha mẹ (được gọi là “gen di truyền” ) liên quan đến định hướng đồng tính là rất yếu. Nói cách khác môi trường phát triển của một người, bao gồm chế độ ăn uống, gia đình, bạn bè, hàng xóm, tôn giáo và một loạt các điều kiện sống khác có những ảnh hưởng gấp nhiều lần đến khả năng phát triển hành vi hoặc định hướng đồng tính của một người.
Thứ hai, các nhà khoa học cũng phản bác một niềm tin phổ biến trong hàng thập kỷ qua là con người có thể có một loại gen được giới truyền thông gọi là ‘gen gay’ gây ra các hành vi tình dục đồng giới. Loại gen đó đơn giản là không tồn tại.
Cho nên, không đúng khi cho rằng ngay từ khi lọt lòng mẹ một người đã có xu hướng đồng tính. Khuynh hướng ấy là hệ quả của môi trường phát triển của một người và ý chí của người ấy.
Source:The Public Discourse
3. Ngôi nhà thờ xưa nhất Hoa Kỳ nơi tuôn đổ nhiều phép lạ được nâng lên hàng đền thánh quốc gia
Khi nói đến Đền Thánh Quốc Gia, có lẽ chúng ta nghĩ đó phải là một ngôi nhà thờ rất lớn uy nghi ở một nơi thị tứ phồn hoa đô hội. Tuy nhiên, Hội Đồng Giám Mục vừa quyết định nâng lên hàng Đền Thánh Quốc Gia một ngôi nhà thờ rất nhỏ bé.
Đức Giám Mục Felipe Estévez của giáo phận Thánh Augustinô, đã tuyên bố hôm thứ Sáu rằng Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Đền thờ Đức Mẹ La Leche đã được nâng lên thành một đền thờ quốc gia.
Đền thờ được đặt tại cứ điểm truyền giáo Nombre de Dios, được thành lập vào năm 1587. Theo Giáo phận Thánh Augustinô, đó là đền thờ Thánh Mẫu lâu đời nhất nước Mỹ.
Đền thờ được dành riêng kính Đức Maria Mẹ của Thiên Chúa và là một địa điểm hành hương đặc biệt cho những người hy vọng mang thai hoặc sinh nở mẹ tròn con vuông.
Trong thánh lễ tại Đền thờ Đức Mẹ La Leche, Đức Cha nói:
“Đức Maria nhận ra Thiên Chúa hằng sống đang đóng cánh cửa lại với những kẻ hùng mạnh trên thế gian này này và nâng đỡ những người bé nhỏ, những người nghèo khổ trong tinh thần, là những người được Chúa ban phước. Mẹ ca ngợi Chúa vì lòng thương xót lớn lao Chúa dành cho những ai vâng lời Ngài và mở lòng ra với Ngài.
Khi nhìn vào hình ảnh Đức Mẹ La Leche, trong vẻ đẹp thuần khiết, chúng ta thấy toàn bộ mầu nhiệm Nhập thể. Hôm nay, Đức Maria có một thông điệp cho chúng ta, tôi tìm thấy thông điệp ấy trong những từ độc đáo xuất hiện trong Tin Mừng Thánh Thánh Gioan, khi Mẹ nói với các gia nhân trong tiệc cưới Cana: Các anh hãy làm những gì Ngài truyền cho các anh”.
Khoảng 200 người đã tham dự Thánh lễ, bao gồm các ân nhân, các thành viên của Hội Phụ nữ Đức Mẹ La Leche, Các Hiệp sĩ và Các Phụ nữ thuộc Hội Malta.
Thánh lễ đầu tiên tại cứ điểm truyền giáo Nombre de Dios đã diễn ra vào năm 1565, và cứ điểm truyền giáo được chính thức thành lập 22 năm sau bởi các cha Dòng Phanxicô. Một nhà nguyện dành riêng cho Đức Mẹ La Leche được thành lập vào năm 1609.
Từ ngày đó, các tín hữu không ngừng tuôn đến ngôi nhà thờ này. Tuy bé nhỏ, nhưng đây là ngôi nhà thờ cổ xưa nhất nước Mỹ và các tín hữu không ngừng nhận được các ơn lạ khi cầu nguyện tại đây. Đó là lý do khiến Hội Đồng Giám Mục nâng ngôi nhà thờ nhỏ bé này lên hàng Đền Thánh Quốc Gia.
Bức tượng Đức Mẹ La Leche sẽ được trao vương miện vào ngày 11 tháng 10 năm 2020, như một phần trong lễ kỷ niệm 150 năm ngày thành lập Giáo phận Thánh Augustinô.
Source:National Catholic Register
4. Cả hai Đức Thượng Phụ có thế giá nhất của Chính Thống Giáo viết lời tựa cho 2 cuốn sách mới của Đức Thánh Cha Phanxicô
Tại Hội chợ sách quốc tế Frankfurt kéo dài từ 16 đến 20 tháng Mười, Nhà xuất bản Vatican – thuộc Bộ Truyền Thông Tòa Thánh đã có một gian hàng chung với viện Bảo Tàng Vatican. Trong hội chợ này, nhà xuất bản Vatican đã gặp gỡ các nhà xuất bản từ khắp nơi trên thế giới, để hỗ trợ và thúc đẩy việc truyền bá những lời giảng dạy của Đức Thánh Cha và các tài liệu từ nhà xuất bản Vatican.
Nhà xuất bản Vatican đã mang đến Frankfurt những tác phẩm quan trọng nhất trong năm nay và sẽ minh họa cho các dự án biên tập sớm được xuất bản. Một trong những sáng kiến mới quan trọng nhất là bộ sưu tập các lời mời gọi đại kết của Đức Thánh Cha được in thành sách với tựa đề, “Scambio dei Doni” nghĩa là “Trao đổi các ân sủng”, với các văn bản và các bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng. Bên cạnh đó, còn có một tác phẩm của Đức Thánh Cha cho đến nay chưa được công bố bao gồm các diễn từ của ngài trước đại diện của các Giáo hội anh em cũng như cộng đồng giáo hội riêng biệt đang đồng hành cùng Giáo Hội Công Giáo trên hành trình tái lập sự hiệp thông trọn vẹn.
Cuốn đầu tiên của bộ sưu tập mới có tên là “Nostra Madre Terra” – nghĩa là “Mẹ Trái đất của chúng ta” được Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople viết lời tựa. Cuốn thứ hai “La preghiera” – nghĩa là “Cầu nguyện” được Đức Thượng Phụ Kyril của Mạc Tư Khoa viết lời tựa.
5. Đức Tổng Giám Mục Hilarion nhận định về việc Chính Thống Giáo Hy Lạp nhìn nhận Chính Thống Giáo Ukraine
Trong một diễn biến bất ngờ, Chính Thống Giáo Hy Lạp đã công nhận Giáo Hội Chính Thống tân lập Ukraine. Trước diễn biến này, Đức Tổng Giám Mục Hilarion, chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thánh Hội Đồng Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa đã có dành cho thông tấn xã Tass của Nga một cuộc phỏng vấn.
“Những gì đã xảy ra ở Athens vào hôm thứ bảy làm sâu sắc thêm sự ly giáo này. Thật khó để có thể nói ngay bây giờ chuyện này có thể đi xa tới đâu,” ngài nói và giải thích thêm rằng “Năm 1054, các sứ giả của Đức Giáo Hoàng đến Constantinople để làm rõ mối quan hệ với Đức Thượng Phụ Constantinople, nhưng thái độ của Constantinople đã dẫn đến sự phá vỡ tình hiệp thông Thánh Thể giữa Giáo hội Rôma và Giáo hội Constantinople, lúc đó, không ai có thể lường trước được điều này đã gây sự phân chia kéo dài cả hàng ngàn năm và hậu quả của nó sẽ nghiêm trọng như thế nào.”
Ngài nhấn mạnh rằng “Thông cáo của Chính Thống Giáo Hy Lạp đã được công bố cùng với bài phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Hieronymousos. Tất nhiên, tất cả điều này phải được phân tích kỹ lưỡng, trước khi chúng ta có thể đưa ra bất kỳ kết luận nào. Một phản ứng cho sự kiện này sẽ xảy ra, và phản ứng này sẽ được Thánh Hội Đồng của Giáo hội chúng ta hình thành. Chúng tôi sẽ gặp nhau trong tương lai gần nhất để xem xét vấn đề này và các vấn đề khác.”
“Tôi nghĩ bây giờ điều quan trọng là cố gắng nhìn về phía trước. Trong số những người chơi cờ, có những người chỉ có thể tính được một bước tiếp theo mà thôi trong khi có những người có thể tính toán nhiều bước. Bây giờ chúng ta phải xác định các bước tiếp theo của mình là gì và những rủi ro có liên quan. Dù sao, chúng ta không nên hành động theo cảm xúc, dưới ảnh hưởng của sự phẫn nộ và hoang mang; chúng ta nên cân nhắc kỹ lưỡng và bình tĩnh trong mọi sự và với lời cầu nguyện, chúng ta sẽ đưa ra những quyết định mà chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm sau đó.”
Trước đây, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Hai nhóm sau đã chấp nhận thống nhất trong Giáo Hội Chính Thống tân lập. Nhóm Chính Thống trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa vẫn còn đang lưỡng lự. Tuy nhiên, các cuộc thăm dò cho thấy 74% các tín hữu Chính Thống Ukraine sẽ gia nhập vào Giáo Hội Chính Thống tân lập.
Vào ngày 5 tháng Giêng, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã cấp Tomos, tức là quy chế tự trị cho Giáo Hội Chính Thống tân lập của Ukraine.
Source:The Russian Orthodox
6. Ham gọi điện thoại miễn phí, trọn băng bắt cóc và giết chết một linh mục sa lưới tại Kenya
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc vừa cho biết một tin rất buồn là cha Michael Maingi Kyengo, là linh mục phó xứ Thatha thuộc giáo phận Machakos, Kenya đã bị bắt cóc vào ngày 8 tháng 10, và thi thể ngài được tìm thấy chôn cất gần bờ sông Mashamba thuộc quận Embu.
Cha Kyengo, 43 tuổi, được nhìn thấy lần cuối vào ngày 8 tháng 10. Vào ngày 11 tháng 10, các thành viên gia đình đã báo cáo vụ mất tích cho cảnh sát.
Một tên trong bọn cướp đã dùng điện thoại di động của cha Kyengo để gọi cho đồng bọn. Lần theo những số điện thoại này, cảnh sát đã bắt được toàn bộ bọn cướp, tịch thu lại xe hơi và thẻ tín dụng của cha Kyengo.
Chúng đã dẫn cảnh sát đến hiện trường nơi thi thể của Kyengo đã được tìm thấy. Những kẻ giết người rõ ràng đã bóp cổ ngài và sau đó cắt cổ họng của vị linh mục.
Thủ đoạn giết một linh mục tàn bạo như vậy khiến cảnh sát nghi ngờ bọn này không phải là một bọn giết người cướp của thông thường nhưng là một bọn khủng bố có liên quan đến nhóm cực đoan al-Shabab liên kết với al-Qaida.
Cha Kyengo đã được thụ phong linh mục năm 2012 và luôn phục vụ tại giáo xứ Thatha.
Source:Fides