Ngày 24-10-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 25/10: Khao khát sự hiệp nhất – Lm. Gioan Baotixita Đặng Nhật Trường, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
00:41 24/10/2024


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với đám đông rằng: “Khi các người thấy mây kéo lên ở phía tây, các người nói ngay: ‘Mưa đến nơi rồi’, và xảy ra đúng như vậy. Khi thấy gió nồm thổi, các người nói: ‘Trời sẽ oi bức’, và xảy ra đúng như vậy. Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì các người biết nhận xét, còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét?

“Sao các người không tự mình xét xem cái gì là phải? Thật vậy, khi anh đi cùng đối phương ra toà, thì dọc đường hãy cố gắng giải quyết với người ấy cho xong, kẻo người ấy lôi anh đến quan toà, quan toà lại nộp anh cho thừa phát lại, và thừa phát lại tống anh vào ngục.Tôi bảo cho anh biết : anh sẽ không ra khỏi đó trước khi trả hết đồng kẽm cuối cùng.”

Đó là lời Chúa
 
Mù Tâm Linh
Lm Vũđình Tường
01:44 24/10/2024
Có hai loại mù: mù thể lí và mù tâm linh. Mù thể lí ai cũng nhận ra. Nói đến mù thể lí ta nghĩ ngay đến người mà mắt bị tật nguyền, không nhìn thấy. Người đó cần cây gậy dò từng bước để đi; sang hơn người ta dùng chó dẫn đường. Mù tâm linh khó nhận biết bởi thể lí bên ngoài bình thường nên rất khó nhận biết mù tâm linh.

Có hai loại mù tâm linh: thật sự mù và mù do hoàn cảnh. Mù tâm linh xảy ra khi tự ái, hoặc vật chất ảnh hưởng mạnh đến cuộc sống. Thông thường ta nhìn thấy sai trái để phê bình, trách móc tha nhân mà không nhìn thấy sai trái của chính mình. Mù trong trường hợp này dẫn đến không nhận biết chính mình. Cách mù này xảy ra bởi người ta nhìn ra ngoài mà thiếu nhìn vào nội tâm, con tim của chính mình. Không nhìn vào nội tâm nên phán đoán sai về mình. Biết mình sai mà không nhận lỗi, chối, cãi, chạy tội như thế là mù giả. Mù nào cũng có hại; hại chính mình và hại tha nhân.

Phúc Âm thuật chuyện người ăn xin vệ đường, anh mù thể lí nhưng con mắt tâm linh anh rất sáng. Dù sáng hay mù mắt, ai cũng có nhu cầu thể lí và nhu cầm tâm linh. Đám đông sáng mắt thể lí, nhưng mù tâm linh bởi đám đông nhận biết nhu cầu của chính họ mà không nhận biết nhu cầu của người mù Bartimaeus. Người mù ngồi bên vệ đường xin của bố thí từ khách bộ hành. Nhiều người nhận biết anh thực phẩm nuôi thân, nhưng họ quên anh có nhu cầu tâm linh. Hôm nay anh xin điều đặc biệt hơn; không xin thức ăn, nước uống nhưng xin ai đó rộng lượng giúp anh đến gần Đức Kitô. Không một ai trong đám đông làm điều anh ao ước; trái lại người ta còn la mắng, ngăn cản anh xin điều anh khát khao. Anh mù thể lí, nhưng không mù tâm linh bởi anh nhận biết Đức Kitô là Đấng đầy lòng xót thương. Chính điều này giúp anh tự tin, lớn tiếng van xin Đức Kitô thương anh. Mặc kệ đám đông ngăn cản, cấm đoán, không cho anh lên tiếng nài van; anh kêu la to hơn. Điều này cho thấy tiếng nói đa số lấn át tiếng nói cá nhân. Đám đông tự cho tiếng nói của đa số là đúng, tiếng nói của thiểu số sai. Anh mù cho biết niềm tin Kitô không thể đặt căn bản trên đa số, mà chính là nhìn vào nội tâm, con tim cá nhân mỗi người để nhận xét, phán đoán. Anh mù Bartimaeus dậy chúng ta bài học nhìn vào nội tâm; hãy lắng nghe tiếng nói chân thành của con tim.

Đức Kitô lên tiếng can thiệp. Lời Ngài mở mắt tâm linh đám đông khi Ngài nói: Dẫn anh đến đây. Bốn chữ đơn giản thay đổi í kiến đại đa số. Đám đông cởi trói anh, để anh tự do đến cùng Đức Kitô. Anh mau chóng vất bỏ cái áo choàng, vật tùy thân duy nhất dùng che nắng mưa, chống lạnh và cũng là vật anh dùng trải trước mặt xin ăn. Sức mạnh tâm linh giúp anh la to, van xin con vua Đavít thương xót anh. Sức mạnh nội tâm và chính sức mạnh đó ban sức mạnh thể lí. Anh trở thành con người mới nhờ sức mạnh tâm linh. Anh nhanh chóng đứng dậy, bất chấp u tối. Anh không mò mẫm nhưng bước nhanh như phóng chạy theo hướng tiếng Đức Kitô nói, đến cùng Ngài. Vất bỏ những gì trước đây anh quí mến, cầm giữ. Anh không cần chúng nữa bởi anh tin Đức Kitô biến anh thành con người mới. Con người của niềm tin. Ngoài mắt sáng ra, bề ngoài anh không mấy thay đổi, vẫn quần áo cũ, nhàu nát, vẫn hôi hám, vẫn tóc dựng ngược, râu lổm chổm. Anh đến gần Đức Kitô và ngài biến anh thành Kitô hữu. Ngài hỏi anh xin gì? Anh đáp rõ ràng, vắn gọn, đơn giản: Xin cho con sáng mắt. Dù biết rõ điều người mù mong muốn, khát khao nhưng Đức Kitô vẫn hỏi anh. Ngài cũng biết rõ điều Ngài sẽ làm nhưng Ngài muốn chính tự miệng anh tuyên xưng điều anh ao ước. Xin cho con sáng mắt. Đức Kitô nói với anh. Đức tin anh đã cứu anh. Người mù Bartimaeus sáng cả con mắt tâm hồn lẫn con mắt thể xác bởi anh đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô. Để chữa bệnh mù tâm linh ta cần ơn Chúa và ơn Chúa đến do lòng tin.


TiengChuong.org
 
Lòng tin của anh đã cứu chữa anh
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
02:58 24/10/2024
LÒNG TIN CỦA ANH ĐÃ CỨU CHỮA ANH!
(Chúa Nhật XXX TN B)

Trong văn thơ có thể loại được gọi là “huề vốn” nghĩa là có nói cũng không thêm gì. Đã là người thì không một ai đành cam chịu cảnh mù lòa khi đôi mắt vẫn còn khả năng nhìn thấy sự vật. Cũng chẳng một ai thấy dễ chịu khi đang sáng mắt mà bị chê trách là đui mù. Xin dùng kiểu nói “huề vốn” để vào thẳng vấn đề, đúng hơn là để luận bàn đôi điều về cái sự được gọi là “thấy”. Ai là người đang bị mù? Thưa đó là những người không thấy.

Đó là những ai không thấy một số người đang túng cực, nghèo khổ mong kiếm cho được dăm bảy chục ngàn mỗi ngày để sinh sống, chưa kể nếu có người thân phải cưu mang. Đó là những ai không thấy người anh chị em của mình đang bị bóc lột sức lao công do bởi những người lắm tiền, nhiều quyền mà dã tâm. Đó là những ai không thấy nhiều người đang bị đối xử bất công do bởi những người nắm quyền bất nhân hay do bởi các luật lệ bất minh. Đó là những ai không thấy nhiều xã hội đó đây đang loay hoay trong ngõ cụt vì những cơ chế lạc hậu, lỗi thời hay cực đoan…Đó là những ai không thấy con thuyền của một vài Giáo hội địa phương xem ra đang vất vả lướt sóng không nguyên chỉ vì bão tố thế gian mà còn có thể vì quá nặng nề với các “lễ hội” bên ngoài, để rồi dù không phải là xao lãng, nhưng chưa xem trọng nghĩa vụ sống yêu thương, làm chứng cho sự thật, bảo vệ công lý, loan truyền Tin mừng…Đó là…

Thế nhưng căn cứ vào đâu để xác định rằng ai đó đã và đang không thấy? “Phản ứng hay hiệu ứng” là một trong những biểu hiện cho biết là ai đó đang còn thấy. Với người hấp hối hay người gặp một sự cố nặng về thể lý thì người ta thường lấy đèn soi vào mắt hay một kiểu cách vẩy ngón tay sát mắt nạn nhân để xem phản ứng đôi mắt của họ. Khi thấy được vẻ đẹp một cánh hoa, hay một quang cảnh kỳ lạ thì người ta không thể không có phản ứng cho dù có thể mỗi người một cách khác nhau. Một cái thấy được gọi là thấy, khi và chỉ khi đối tượng được thấy gây được một hiệu ứng nào đó nơi người thấy nó và làm phát sinh những tâm tình như vui, buồn, hoan hỷ, giận dữ, đồng cảm, đồng thuận hay bất bình, phẫn nộ…

Nếu làm thống kê thì con số người không thấy theo nghĩa thể lý vốn là rất ít. Dù không thể đòi hỏi cách tuyệt đối, nhưng thử hỏi trong số những người được gọi là có thấy thì được bao nhiêu phần trăm là thấy đúng sự vật hiện tượng, thấy đúng bản chất của đối tượng như nó là? Mỗi khi đã thấy rõ, thấy đúng thì người ta sẽ dễ có phản ứng chính xác, hợp lý và cả hợp tình. Điều đáng nói và cũng là vấn đề cần đặt ra, đó là chúng ta chỉ thấy cách phiếm diện, một chiều mà tưởng rằng mình thấy đúng, thấy rõ. Vì thế các phản ứng của chúng ta nhiều khi vừa thiếu chính xác, lại vừa thiếu lý, thiếu tình. Với phận phàm hèn, không một ai dám to gan cho rằng mình có thể thấy đúng, thấy chính xác cách hoàn toàn. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta có thể lơ là việc tìm cách để thấy các sự vật, hiện tượng ngày một đúng đắn và chính xác hơn, vì đây là một tiền đề không thể thiếu để có được những phản ứng cách thấu tình và đạt lý.

“Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”. Câu nói của Chúa Giêsu với anh mù Bactimê trong ngữ cảnh bài Tin mừng đề cập trực tiếp đến thái độ cậy trông của anh Bactimê vào tình yêu và quyền năng của Người. Và thái độ cậy trông ấy được thể hiện bằng việc anh ta cương quyết gặp Chúa Giêsu bất chấp mọi trở ngại. Tuy nhiên câu nói ấy cũng cho chúng ta chiếc chìa khóa giải quyết vấn nạn thấy. Để có thể thấy và thấy đúng thì cần có lòng tin. Khi biết nhìn với cái nhìn của Thiên Chúa là chúng ta khởi sự có lòng tin. Thế nhưng lại phải tự hỏi với nhau rằng khi nào thì chúng ta đang nhìn với cái nhìn của Thiên Chúa? Quả thật, để tìm được câu trả lời khả dĩ có tính thuyết phục thì không mấy dễ. Tuy nhiên, là Kitô hữu, chúng ta biết rằng những ai ở trong ân sủng, tức là có sự kết hiệp mật thiết với Chúa thì sẽ biết cách nhìn như Chúa nhìn. Trong vấn đề này, các nhà tu đức chỉ dạy chúng ta rằng khi biết nỗ lực kết hiệp với Chúa bằng đời sống cầu nguyện sâu lắng thì chúng ta sẽ biết nhìn như Chúa nhìn.

Một kinh nghiệm dân gian có thể nói là khá chính xác:“Con chim sắp chết hót tiếng bi ai. Con người sắp chết nói lời lẽ phải”. Để nói được lời lẽ phải, thì người cận kề với cõi đời sau hẳn đã thấy được chân tướng các sự vật hiện tượng cách nào đó. Tin Mừng tường thuật rằng trong cuộc đời công khai rao giảng, Chúa Giêsu luôn hướng về cái giờ của Người, đó là giờ mà Người sẽ bỏ thế gian này mà về cùng Cha bằng cái chết trên thập giá. Và đây chính là một trong những chìa khóa giúp Chúa Giêsu nhìn thấy các sự vật hiện tượng theo cái nhìn của Cha trên trời, để rồi có được những cách thế phản ứng thuận ý Cha, đẹp lòng Cha (x.Mt 3,17; Mc 1,11).

Vì sao còn có những phản ứng chưa thấu lý và đạt tình nơi Kitô hữu, giáo dân, tu sĩ, giáo sĩ? Một trong những nguyên nhân đó là vì chúng ta chưa thấy đúng sự vật hiện tượng. Vì sao chúng ta chưa thấy đúng sự vật hiện tượng? Vì chúng ta chưa biết nhìn như Chúa nhìn. Chưa biết nhìn như Chúa nhìn, ngoài những lý do khách quan thì rất có thể vì chúng ta chưa thực sự gắn bó thiết thân với Chúa và cũng ít nghĩ đến cái giờ chúng ta rời bỏ thế gian này.

Ban Mê Thuột.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Anh muốn ta làm gì cho anh!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
04:44 24/10/2024
Hình ảnh “ Anh muốn ta làm gì cho anh!”

Trong đời sống khi đến văn phòng, công sở nào, câu hỏi đầu tiên vang lên: Chúng tôi có thể làm gì cho ông bà, anh chị… hay Ông bà, anh chị muốn gì vậy?

Tất nhiên chúng ta trả lời ngay vào việc mình muốn đến đây để : xin giấy tờ, toa thuốc, gặp người nào có trách nhiệm..hay đã có hẹn lúc..

Hình ảnh này ngày xưa trên đường đi Chúa Giesu cũng đã đặt ra cho người mù tên là Bartimeo thành Jericho bên nước Do Thái : Anh muốn ta làm gì cho anh? như phúc âm thuật viết lại ( Mc 10,46/52).

Anh Bartimeo, như phúc âm diễn tả, không chỉ bị mùa lòa khiếm thị không thấy đường đi, mà còn phải chịu số phận hẩm hiu ngồi ăn xin nơi vệ đường nữa. Như thế anh bị bỏ rơi, sống bên lề đời sống xã hội. Anh sống qua ngày bằng lòng thương hại do của bố thí của người khác.

Mù loà mà còn phải sống đời ăn xin khất thực nơi vệ đường. Thật còn gì cám cảnh thương tâm hơn nữa cho đời sống gía trị của một con người cũng được Thiên Chúa tạo dựng nên theo hình ảnh của Người!

Trong hoàn cảnh đó, anh có thể xin Chúa Giêsu thực phẩm, của cải vật chất cho đời sống mình... Nhưng câu trả lời của anh không như thế. Anh chỉ xin cho được sáng mắt, để nhìn thấy thiên nhiên, thấy con người, thấy đời sống trong xã hội! Anh không màng đến điều gì khác hơn nữa.

Một lời cầu xin thật chân thành đơn giản. Nhưng lại qúa cao siêu, vượt tầm khả năng tự nhiên của một con người! Câu trả lời của anh ta chất chứa điều thánh thiêng căn bản của một tạo vật trong công trình tạo dựng nơi thiên nhiên: Xin ban lại cho con tầm nhìn hiểu biết con là hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên con! Và rồi con có thể cùng chung sống, cùng đóng góp với vào đời sống trong xã hội.

Chắc rằng Chúa Kitô, Đấng là Con Thiên Chúa, nghe và nhìn ra tâm tư khát vọng thánh thiêng của anh gói ghém trong câu trả lời đầy ngạc nhiên, cùng chan hòa tình tự niềm tin, niềm hy vọngcùng lòng nyêu mến. Nên Ngài nói ngay: Đức tin của anh chữa anh!

Câu hỏi ngày xưa của Chúa Giêsu đặt ra với anh mù Batimeo, cũng tương tự như Giáo Hội hỏi cha mẹ khi họ đưa con đến nhận lãnh làn nước Bí tích rửa tội: Là cha mẹ, ông bà, anh chị xin gì cho con mình?

Và trong nghi lễ ban Bí tích rửa tội cho người lớn, Giáo hội cũng nêu lên câu hỏi: Ông, bà, anh, chị xin gì cùng Hội Thánh Chúa?

Câu trả lời đều qui hướng về Đức tin vào Thiên Chúa qua làn nước Bí Tích rửa tội. Và qua đó được cùng chung sống trong cộng đoàn đức tin vào Thiên Chúa nơi lòng Giáo hội Chúa ở trần gian.

Ngày xưa Chúa Giêsu chữa cho anh mù lòa Bartimeo không dừng lại nơi cho được sáng mắt nhìn thấy được về phương diện thể lý sinh học. Nhưng còn mở ra cho anh ta cơ hội nhận ra chân trời rộng mở trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa, mà anh ta là một công trình sáng tạo giống hình ảnh của Ngài.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 
Văn Hóa
Huấn đạo theo Thánh Kinh, Chương Sáu
Vũ Văn An
00:39 24/10/2024

Huấn đạo theo Thánh Kinh

,
Nguyên tác: Biblical Counseling Manual: A Self Help Counseling Program
Của Adam Pulaski và Steve Lihn
Vũ Văn An chuyển ngữ


Chương 6. Loạt bài tăng trưởng Kitô hữu, Phần A

6.1. Thiết lập nền tảng cho việc làm môn đệ theo Kinh thánh

Viễn ảnh

(Is 55:8-9) Chúng ta phải suy nghĩ theo suy nghĩ của Thiên Chúa. Trừ khi những suy nghĩ của chúng ta phù hợp với suy nghĩ của Người, chúng phải bị loại bỏ. Đường lối, thói quen và thực hành của chúng ta phải thay đổi, được điều hướng và hướng dẫn bởi lời Thiên Chúa và các điều răn bất chấp cảm xúc hay ý kiến của chúng ta. Chúng ta không thể trộn lẫn tư tưởng của mình với tư tưởng của Người, nếu không, lời Thiên Chúa sẽ trở nên ô uế. Lời Thiên Chúa là trong sạch và không thể trộn lẫn với những suy nghĩ xác thịt.

(Rm 8:28-29; Ga 14:21) Khi chúng ta suy nghĩ theo ý Thiên Chúa và làm theo điều Người truyền, Thiên Chúa bước vào và can thiệp vào cuộc sống cũng như hoàn cảnh của chúng ta. Bất kể chúng ta gây ra vấn đề hay do người khác gây ra, nếu chúng ta đáp ứng theo cách của Thiên Chúa, Người sẽ biến tình thế thành có lợi cho chúng ta. Khi cần thiết, Chúa Thánh Thần sẽ làm cho sự hiện diện của Người được biết đến bằng cách ban cho họ cảm nhận sâu sắc về tình yêu và sự quan tâm của Người, giúp đỡ và ban sự tin cậy, tha thứ và bảo đảm – ban cho bất cứ điều gì người tín hữu cần.

(1 Cr 10:13; Eph 6:10-12) Ma quỷ chỉ hoạt động theo xác thịt, điều thông thường đối với con người nhưng chúng ta thiêng liêng. Chúng ta không chiến đấu với hắn bằng lý trí, bằng ý chí, bằng những điều hữu hình: Vì vũ khí của chúng ta không phải là xác thịt mà là thiêng liêng và có sức mạnh để phá hủy đồn lũy của kẻ thù. Vì vậy, niềm tín thác và đức tin của chúng ta là vào Thiên Chúa và trong Người, chúng ta đối đầu với những cám dỗ của mình. Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta vượt qua. Người là nơi nương náu của chúng ta, là đồn lũy của chúng ta, là Thiên Chúa mà chúng ta tin cậy. Chính Người là Đấng giải cứu chúng ta khỏi ma quỷ (Tv 91:1-3).

(Dt 4:14-16; 2 Cr 5:21; Dt 9:14; Eph 2:4-10) Chúa Giêsu đã đi đến tận cùng sự cám dỗ và vượt xa nó. Người không gục ngã vì chưa có người nào bị cám dỗ như Người. Người đã chịu đựng tất cả những điều này để bảo đảm cho chúng ta lý tưởng và sự công chính hoàn hảo để chúng ta có thể được Cha Người chấp nhận. Dựa trên những gì Chúa Giêsu đã làm, chúng ta được quyền bước vào Phòng Ngai và nhận được sự giúp đỡ của chính Thiên Chúa: giúp chúng ta nhờ ân sủng của Người đối đầu với mọi thử thách, chinh phục và chiến thắng mọi tình huống và hoàn cảnh của cuộc sống. Thiên Chúa có thể làm điều này vì Con của Người khi còn ở trên mặt đất đã chịu đựng những thử thách giống như chúng ta. Người biết cách bước qua và chinh phục, và chúng ta ở trong Người cũng phải làm như vậy.

Thay đổi

(Eph 4:22-24; Rm 6:6) Bạn phải vận dụng ý chí của riêng mình để từ bỏ con người cũ, con người như trước khi bạn tiếp nhận Chúa Kitô. Khi bạn chọn con đường của Thiên Chúa, điều cần nhấn mạnh bây giờ là làm mới, điều chỉnh, thay đổi, xoay chuyển và tái tạo tâm trí bạn bằng lời Thiên Chúa, lời Thiên Chúa trở thành chính sự Hiện diện của Chúa Kitô trong người tín hữu. Bạn có tâm trí của Chúa Kitô và bạn phải để Thánh Thần của Chúa Kitô tập trung tâm trí bạn ngày càng nhiều vào Thiên Chúa và những điều thiêng liêng. Trở thành một con người mới, bây giờ bạn có thể bắt đầu lại cuộc sống. Tinh thần của bạn đã được tái tạo thành sự công chính và thánh thiện của sự thật. Điều này giúp bạn đủ điều kiện để có được mối hiệp thông với Thiên Chúa, có khả năng trở nên vâng theo ý muốn của Thiên Chúa và tận tâm phụng sự Người.

(Cl. 1:10; 1 Ga 1:7) Trở thành một người mới có nghĩa là sinh hoạt. Chỉ biết ý muốn của Thiên Chúa mà thôi thì chưa đủ, bạn hãy sở hữu sự khôn ngoan và hiểu biết - tất cả những điều này phải được đưa vào thực hành. Chúng ta phải đặt đời sống, tác phong và cách cư xử của mình theo Chúa Kitô – sinh hoa trái trong mọi việc lành. Khi chúng ta gia tăng sự hiểu biết về Thiên Chúa, sự hiện diện và quyền năng của Người giúp chúng ta có thể rèn luyện mọi loại chịu đựng, kiên nhẫn, chịu đựng với niềm vui.

Hãy tìm sự cứu rỗi của bạn :(Pl. 2:12-13)

Câu Kinh thánh để nhớ: Mt. 7:1,5

Việc sùng kính: Khuôn khổ nghiên cứu và áp dụng kinh thánh: Eph. 4:22-32.

Cởi bỏ/Mặc vào: Xem lại bảng câu hỏi này và lập danh sách những thất bại trong việc yêu mến đường lối Thiên Chúa. Sử dụng 1 Cr. 13:4-8a làm hướng dẫn; hoặc tham khảo Phần A.3, “Tình yêu là một hành động”. Liệt kê hai hoặc nhiều sự việc gần đây khiến bạn khó chịu, cáu kỉnh và đánh giá xem đây là những khuôn mẫu tác phong hay trường hợp cô lập.

Tham khảo: Xuyên suốt Chương 6, Loạt bài Phát triển Kitô giáo, Phần A, bạn sẽ tìm thấy thông tin liên quan từ [5] [BCF1] và [14] [Leader1].

6.2: Thăm dò các vấn đề và khai triển mẫn tính đối với tội lỗi

Viễn ảnh

(Ga 14:26; Ep 5:18; Is 55:8-9) Khi bạn chọn ngừng duy trì lợi ích cá nhân và bắt đầu xem xét lợi ích của người khác trước lợi ích của mình, sự khôn ngoan, sức mạnh và khả năng của Thiên Chúa sẽ đi vào tâm hồn bạn để làm những điều đẹp lòng Người. Chỉ trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, bạn mới có thể sống cuộc sống dư dật. Bạn không thể sống theo thiết kế của Thiên Chúa theo cách riêng của mình hoặc bằng sự khôn ngoan của riêng mình.

Chúa Thánh Thần sẽ giúp tín hữu vượt qua những thử thách của cuộc sống bằng cách dạy họ mọi điều: lời nói và cuộc sống của Đức Kitô, Sự thật và Sự sống, Lời và cách sống, lý thuyết và thực hành, nguyên tắc và hành vi, đạo đức và tác phong hiện sinh Ki-tô giáo..

Hy vọng

(Dt 4:16; Gcb 1:5-8; Gcb 1:22-25; Pl 4:13) Đó là vấn đề đức tin. Bạn tin lời Thiên Chúa, bạn đáp lại lời Thiên Chúa (dù bạn có muốn hay không), với những gì Thiên Chúa phán. Bạn trao trí hiểu và ý chí của mình cho Thiên Chúa, để Thiên Chúa hướng dẫn các khả năng, đam mê của bạn và đổi mới trí nhớ của bạn. Thiên Chúa can thiệp thông qua bạn vào tình huống hoặc hoàn cảnh để giải quyết vấn đề theo cách của Người và tái thiết chính bản thể của bạn để thiết lập vương quốc và ý muốn của Người trên trái đất.

(Mt 7:1-5; Gl 6:1-5; 2 Cr 1:3-4; 1 Cr 11:28-31) Thực hành lời Chúa bắt đầu bằng việc tự xét đoán bản thân và loại bỏ những chướng ngại tội lỗi khỏi cuộc sống của chính mình. Vì chúng ta không có sự công chính của riêng mình, nên giá trị duy nhất của chúng ta là Chúa Giêsu Kitô. Thời điểm duy nhất chúng ta có thể được coi là xứng đáng là khi chúng ta luôn bước đi trong mối tương giao với Người. Điều này có nghĩa là chúng ta phải tích cực suy nghĩ và trò chuyện với Người thông qua sự xưng tội, ăn năn, ngợi khen và cầu xin. Vì vậy, hy vọng của chúng ta nằm ở Người, Đấng mang lại cho chúng ta sự kết trái và thành toàn.

(1 Ga 2:3-6; 2 Pr 1:3-11; Ga 16:33; Ga 15:10-11) Bạn phải tuân theo lời Thiên Chúa một cách nhất quán để ngày càng phát triển trong sự tin kính và nhận ra sự bình an và niềm vui đích thực. Niềm vui và vinh quang của Thiên Chúa là làm theo ý muốn của Thiên Chúa và mong hưởng niềm vui và vinh quang của cõi đời đời với Cha Người và những người theo Người. Tương tự như vậy, niềm vui của các tín hữu là niềm vui của chính Đức Kitô ngự trị trong lòng họ. Và niềm vui này được trọn vẹn khi các tín hữu học lời Người, những lời hứa và điều răn mà Người đã ban ra.

Thay đổi

(Lc 17:10; Ga 14:5; II Cr 5:15; II Cr 10:5; Cl 3:1-7; Cl 1:10) Để trưởng thành (lớn lên) trong Đức Kitô, bạn phải kiên trì làm điều thiện trước mặt Chúa: bằng cách vâng theo Kinh thánh, rèn luyện đời sống suy nghĩ của mình, nói theo cách có ích cho người khác và yêu thương người khác theo cách của Kinh thánh.

Sự kiên nhẫn, lòng tốt, sự tốt lành hiện thân tiêu chuẩn qua đó, chúng ta phải sống. Chúng ta hoàn toàn thuộc về Người. Nhiệm vụ của chúng ta là đại sứ của Người, phục vụ Người, gia tăng sự hiểu biết về Người và hoàn thành vai trò của chúng ta là môn đệ của Người.

(St 4:7; Is 26:3; Lc 11:28; Ga 15:10-11; Mt 7:21) Sự thỏa mãn của bạn trong mọi hoàn cảnh phụ thuộc vào phản ứng vâng lời của bạn đối với Thiên Chúa trong suy nghĩ, lời nói và hành động của bạn. Điều này mang lại sự thanh thản trong tâm trí, sự trong sáng của trí nhớ, sự điềm tĩnh, sự bình an khi đối diện với những hoàn cảnh và tình huống xấu. Bằng cách vâng lời Chúa trong hành trình hằng ngày, người ta trở nên gắn kết, đan xen và kết nối với chính mình, với Chúa và với người khác. Chúng ta có xu hướng tự nhiên là độc ác và trả thù. Theo đó, hãy luôn tự kiểm tra bản thân để xác định tinh thần nào bạn đang tỏ bầy trong mọi cuộc gặp gỡ (Lc 9:53-55).

(1 Ga 1:9; Mt 3:8; 2 Cr 7:9-11; Gcb 4:8-10; Ep 4:31-32) Hãy xưng tội với Chúa và khi thích hợp, hãy thú tội với những người mà bạn đã xúc phạm. Hãy tôn vinh Máu đã rửa sạch tội lỗi của bạn, bằng cách 'hành động như được tha thứ'. Rơi vào tuyệt vọng hoặc tự thương hại là tôn vinh kẻ thù. Bất kể bạn sa ngã vào tội lỗi bao nhiêu lần, hãy tôn vinh Thập giá và Máu của Đức Kitô bằng cách trỗi dậy, xưng tội, ăn năn và bắt đầu lại.

Như một nguyên tắc cơ bản, hãy tự phán xét mình trong các lĩnh vực không kiên nhẫn, không tử tế và không thể hiện lòng tốt trong những tình huống trái ngược. Để làm được điều này, hãy liệt kê những thất bại của bạn, lập kế hoạch cụ thể để thay đổi và bắt đầu thực hiện kế hoạch.

Hãy tìm sự cứu rỗi của bạn: (Pl. 2:12-13)

Các câu Kinh Thánh để nhớ: Lc 9:23-24

Việc sùng kính: Khuôn khổ nghiên cứu và áp dụng kinh thánh: các câu Kinh Thánh đã chọn từ danh sách trên.

Cởi bỏ/Mặc vào: Liệt kê ít nhất hai hoặc nhiều biến cố gần đây trong đó bạn đã bị xúc phạm và hoàn thành cột 1 của Phần A.4, “Phiếu bài tập Chiến thắng tội lỗi”, những sự bỏ qua trong cột 2 và những sự kiện đặt vào cột 3. Đây sẽ là dữ liệu làm việc của bạn để hoàn thành cột 4 trong buổi học tiếp theo.

6.3. Thiết lập cấu trúc Kinh thánh để thay đổi

Viễn ảnh

(Rm 5:3-5; 2 Tm 3:16-17; Gcb 1:21-25; 2 Pr 1:2-4) Sự thay đổi Kinh thánh hữu hiệu và lâu dài là một quá trình liên tục. Bạn phải tuân theo các mệnh lệnh và hướng dẫn trong lời Thiên Chúa cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống của bạn (suy nghĩ, lời nói và hành động của bạn). Khi bạn dừng lại (cởi bỏ) mô hình tội lỗi cũ và bắt đầu (mặc vào) mô hình mới thực hành sự công chính và thánh thiện, bạn được đổi mới trong tinh thần của tâm trí mình.

Được công chính hóa, chúng ta không còn bị đánh bại bởi những thử thách và đau khổ nữa. Ngược lại, nhờ ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta sử dụng các vấn đề như những cơ hội để phát triển trong Đức Kitô. Làm việc thông qua áp lực, áp bức, sầu khổ và khốn cùng, chúng ta phát triển sức chịu đựng, sự kiên cường, sự vững vàng, sự kiên trì, sự bền bỉ. Do đó, sự kiên nhẫn khơi dậy kinh nghiệm và điều này phát triển tính cách, sự chính trực, sức mạnh. Kinh nghiệm cũng khơi dậy hy vọng. Bằng cách chịu đựng những thử thách, chúng ta trải nghiệm sự hiện diện và sức mạnh của Thiên Chúa. Khi một người được công chính trở nên mạnh mẽ hơn về tính cách, anh ta sẽ đến gần Thiên Chúa hơn. Anh ta càng đến gần Thiên Chúa, anh ta càng hy vọng vào sự vinh quang của Người.

Hy vọng

(Ga 15:10-11; Ga 16:33; Mt 6:33; 1 Ga 2:3-4; 1 Ga 3:22) Bạn phải bước đi theo cách xứng đáng với Thiên Chúa và làm đẹp lòng Người trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Khi bạn vâng lời đáp lại tình yêu của Thiên Chúa, bạn trở nên trưởng thành trong Chúa và được ban phước với sự bình an và niềm vui bất kể cảm xúc, người khác hay hoàn cảnh sống của bạn. Niềm hy vọng, sự bình an và niềm vui của tín hữu dựa trên sự hiện diện của Thánh Thần Chúa ngự trong tín hữu. Những đức tính này được kích hoạt khi người ta đáp ứng cuộc sống theo Kinh thánh.

(1 Cr 6:19-20; 1 Pr 1:17-19; Lc 16:10-13; Ga 16:17; 1 Ga 2:20,27) Bạn đã được mua bằng huyết báu của Chúa Giêsu, bạn hoàn toàn thuộc về Người. Bạn là tài sản của Chúa và là người quản lý (người hầu quản lý) của tất cả những gì Chúa đã cung cấp cho bạn. Sự xức dầu của Đức Kitô ở cùng bạn. Sự khôn ngoan, sức mạnh và khả năng của Chúa ở trong bạn để sử dụng tài năng và ân phúc đặc biệt của bạn để trở thành phước lành cho những người xung quanh bạn. Đức Kitô ở trong bạn, hy vọng về vinh quang, sự xức dầu của Thiên Chúa ở trên xác thịt bạn để làm những điều xác thịt không thể làm.

(Tv 119:165; Mt 5:3-12; Ga 14:27; Ga 15:11; Ga 16:33) Sự bình an và niềm vui của Thiên Chúa luôn sẵn có cho các tín hữu bất kể người khác, tài sản hay hoàn cảnh. Chúng ta phải phụ thuộc vào Thiên Chúa. Khi chúng ta trở nên như vậy, chúng ta sẽ không bị người khác kiểm soát mà sẽ được tự do yêu thương người khác như Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Chúng ta chủ yếu phải chịu trách nhiệm với Thiên Chúa - không phải với bản thân, vợ/chồng, cha mẹ hay người khác.

Thay đổi

( Ep 4:22-24; Mt 7:5; 1 Cr 11:28-31; Dt 4:12; Rm 6:12-13; 2 Cr 10:5) Để sự xức dầu của Thiên Chúa luôn chảy qua bạn, bạn phải từ bỏ những thói quen tội lỗi cũ hằng ngày, nhận diện chúng, tự xét đoán mình dưới ánh sáng của lời Thiên Chúa, xưng tội, ăn năn và gạt chúng sang một bên ngay lập tức. Đừng coi thường cuộc sống. Bạn là đại sứ của Thiên Chúa trên trái đất. Bạn là tiêu chuẩn của Người để thế gian nhìn thấy.

(2 Tm 2:22; Tt 2:11-12; Gl 5:16; Mt 22:37; Cl 1:10; Rm 8:29; Rm 5:17) Khi chúng ta mặc lấy những việc làm công chính trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ lớn lên mỗi ngày theo hình ảnh Thiên Chúa. Chúng ta trở thành những bình chứa trên trái đất, phản ảnh và tiết lộ Thánh Thần

của Thiên Chúa bên trong thế giới bên ngoài khi chúng ta phá hủy các công việc của ma quỷ và thiết lập sự công chính của Thiên Chúa trên trái đất. Chúng ta phải cai trị và thực hiện quyền thống trị đối với hệ thống và định chế của thế giới (St 1:28; Mt 28:18-20).

(Cn 10:12; Ep 4:32; 1 Pr 3:8-9) Chúng ta bắt đầu quá trình này bằng cách tha thứ cho người khác theo Kinh thánh khi cần thiết. Chúng ta tìm kiếm sự hòa giải và phục hồi theo các nguyên tắc Kinh thánh. Chúng ta không trả thù, chúng ta loại bỏ những chướng ngại vật và tìm cách chúc lành cho người khác. Chúa chúng ta đã giải quyết tội lỗi trên thập giá. Vai trò của chúng ta là phá hủy cấu trúc - giàn giáo - các khuôn mẫu thói quen - của tội lỗi đã ăn sâu vào tâm trí chúng ta qua nhiều năm. Chúng ta phải xây dựng lại những cấu trúc này cho đến khi các khả năng, trí tuệ, đam mê của chúng ta được đặt hoàn toàn dưới sự cai trị và quyền làm chủ của Chúa Giêsu Kitô (2 Cr 10:3-5; Cn 21:22).

Hãy tìm kiếm sự cứu rỗi của bạn: (Pl 2:12-13)

Các câu Kinh Thánh để nhớ: Ep 4:29,31-32

Việc sùng kính: khuôn khổ nghiên cứu và áp dụng kinh thánh: những câu Kinh Thánh đã chọn ở trên.

Cởi bỏ / Mặc vào: Tiếp tục làm các cột 1-3 của Phần A.4, “Phiếu bài tập Chiến thắng tội lỗi” và bắt đầu thực hiện một kế hoạch theo Kinh thánh cho bất cứ kiểu tức giận, cay đắng và lời nói không lành mạnh nào. Xem lại và sử dụng Phần A.2, “Danh sách suy nghĩ và hành động” khi thích hợp và thiết lập các kiểu suy nghĩ, nói và hành động theo Kinh thánh. Đặt thông tin này vào cột 4 và cụ thể trong việc thực hành các kiểu suy nghĩ mới, cách bạn nên nói, tiếp theo là các hành động cụ thể.

Còn tiếp
 
VietCatholic TV
Đơn vị Nga phạm tội ác chiến tranh vừa đền tội. Phá vỡ âm mưu khủng bố Kyiv. Mirage sớm đến Ukraine
VietCatholic Media
03:18 24/10/2024


1. Người Nga tức giận khi toàn bộ trung đội bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh bị xóa sổ ở Kursk

Một nhóm quân Nga thuộc một lữ đoàn bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh đã bị lực lượng Ukraine tiêu diệt, khiến gia đình của những người thương vong bày tỏ sự đau khổ và tức giận trên mạng xã hội.

Trong cuộc chiến do Putin phát động, Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến 155 của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã phải đối mặt với cáo buộc hành quyết tù nhân Ukraine ngay tại chỗ.

Vào ngày 10 tháng 10, quân nhân từ lữ đoàn đã tràn vào một đơn vị điều khiển máy bay điều khiển từ xa của Ukraine ở phía tây tỉnh Kursk, nơi lực lượng của Kyiv đã mở một cuộc tấn công xuyên biên giới kể từ ngày 6 tháng 8, được tường trình đã chiếm giữ 1.300km vuông lãnh thổ.

Trong một sự việc đã gây ra sự phẫn nộ của quốc tế, Kyiv cho biết cảnh quay bằng máy bay điều khiển từ xa cho thấy chín người Ukraine bị bắt đã bị lột quần áo, ra lệnh nằm xuống và bị bắn.

Sau một vụ việc khác, Văn phòng Tổng công tố Ukraine đã mở một cuộc điều tra sau khi đoạn video được phát tán vào ngày 16 tháng 8 cho thấy một người lính từ lữ đoàn bên cạnh một cây sào có đầu bị cắt đứt, được cho là thủ cấp của một người lính Ukraine.

Phản ứng trước các hành động dã man này, Lữ đoàn Dù số 95 của Ukraine cho biết họ đã “trả thù một cách tàn bạo cho tất cả các nạn nhân vô tội của cuộc xâm lược của Nga”.

“Tại khu vực Kursk, đối phương đã phải chịu tổn thất đáng kể trong trận chiến với lính dù Ukraine”, bài đăng trên Telegram cho biết, bên cạnh hình ảnh chi tiết về những người lính Nga đã chết, mà không có bất kỳ thông tin chi tiết nào khác về hoạt động này.

Một hình ảnh về những người lính từ lữ đoàn đã được đăng trên trang trên nền tảng truyền thông xã hội Vkontakte, dành riêng cho việc tìm kiếm những người lính Nga trong cuộc chiến. Ngoài ra còn có một tin nhắn từ vợ của một trong những người được cho là thương vong.

“Ngày 16 tháng 10 là một ngày đen tối trong cuộc đời tôi”, người phụ nữ viết bên cạnh hình ảnh mà cô ấy nói là của Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 155, Tiểu đoàn 3, Đại đội 4, Trung đội 3. Bức ảnh có chú thích là Ekaterina Bardugo.

“Hãy nhớ những khuôn mặt này”, bài đăng nói thêm, mô tả họ là “những anh hùng” đã đẩy lùi cuộc tấn công của Ukraine gần làng Sudzha, nơi lực lượng Kyiv đã chiếm được.

“Tất cả họ đều đã hy sinh mạng sống vì mọi người, chồng em, người ở góc dưới bên trái, cùng nhiều người khác. Em sẽ tự hào về anh trong suốt quãng đời còn lại, em hứa với anh”, bài đăng trên VK nói thêm.

Đến chiều thứ Tư, bài đăng đã nhận được hơn 2.000 lượt xem và một số bình luận, bao gồm một bình luận có nội dung: “Khi nào thì nó mới kết thúc… Những người đàn ông tội nghiệp của chúng ta”. Một người khác kêu gọi người Nga “hãy rời khỏi” lãnh thổ Ukraine và “sẽ không có ai… phải chết cả”.

Những người dùng mạng xã hội khác trên trang VK đã kêu gọi cung cấp thông tin về những người lính mất tích từ cùng một lữ đoàn. Một người là vợ của Alexey Sandimirov, 33 tuổi, cho biết đã mất liên lạc với chồng từ ngày 6 tháng 9.

Một người đàn ông mất tích khác là Danil Smagin, 23 tuổi, người liên lạc lần cuối với người thân vào ngày 22 tháng 9 và đi theo hướng Kursk, phía đông nam của làng Obukhovka. “Anh ta đã không trở về sau trận chiến. Bất kỳ ai có thông tin gì, vui lòng cho tôi biết”, lời cầu xin viết.

[Newsweek: Russians Fume as Whole Platoon Accused of War Crimes Wiped Out in Kursk]

2. SBU cho biết đã ngăn chặn được vụ tấn công khủng bố ở Kyiv, bắt giữ các nghi phạm

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Tư, 23 Tháng Mười, Cơ quan an ninh Ukraine, gọi tắt là SBU tuyên bố rằng các lực lượng thực thi pháp luật đã bắt giữ hai người Ukraine gốc Nga đang chuẩn bị một cuộc tấn công khủng bố tại thành phố Kyiv và được tình báo Nga chỉ đạo.

Theo tuyên bố, các nghi phạm đã lên kế hoạch kích nổ thuốc nổ tự chế tại một nơi đông đúc ở thủ đô Ukraine để gây ra “số người dân thiệt mạng tối đa” và gieo rắc sự hoảng loạn.

Trong suốt cuộc chiến toàn diện, các cơ quan thực thi pháp luật của Ukraine đã cáo buộc nhiều công dân làm gián điệp hoặc hợp tác với các cơ quan an ninh Nga.

Tình báo Nga được cho là đã tuyển dụng một cư dân 20 tuổi của thành phố Zaporizhzhia qua Telegram và hướng dẫn cô ta cách chế tạo thuốc nổ. Cô cũng đã thuê đối tác 26 tuổi của mình hợp tác, SBU cho biết.

SBU tuyên bố rằng nghi phạm đã liên lạc với một sĩ quan tình báo quân sự Nga từ vùng Zaporizhzhia bị Nga tạm chiếm. Cô ta đã sử dụng hai điện thoại di động để kết nối một kíp nổ với thuốc nổ, mà cô ta phải lấy từ một kho giấu kín, theo cơ quan thực thi pháp luật.

Trước cuộc tấn công khủng bố đã lên kế hoạch, hai người này được cho là sẽ thực hiện một “nhiệm vụ thử nghiệm” và đốt cháy một số xe của quân đội Ukraine ở Tỉnh Zaporizhzhia. SBU đã bắt giữ cả hai người này khi họ cố gắng đốt cháy một xe chiến đấu bộ binh.

Nếu bị buộc tội, nghi phạm có thể phải đối mặt với án tù chung thân kèm theo tịch thu tài sản.

[Kyiv Independent: SBU says it foiled terror attack in Kyiv, detained suspects]

3. Tướng Budanov nói: Nga giúp Bắc Hàn trốn tránh lệnh trừng phạt, công nghệ hạt nhân để đổi lấy binh lính, vũ khí

Nga đang giúp Bình Nhưỡng trốn tránh lệnh trừng phạt và phát triển năng lực hạt nhân để đổi lấy quân đội và hỏa tiễn của Bắc Hàn, giám đốc tình báo quân sự Ukraine Kyrylo Budanov trả lời tờ The Economist trong các bình luận được công bố hôm Thứ Tư, 23 Tháng Mười.

Budanov trước đó tiết lộ rằng gần 11.000 quân Bắc Hàn hiện đang có mặt tại Nga và đã được điều động đến chiến đấu tại chiến trường Kursk vào ngày Thứ Tư, 23 Tháng Mười.

Động thái này sẽ báo hiệu sự hợp tác quân sự sâu sắc hơn giữa Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng, khi Bắc Hàn đã cung cấp cho Nga đạn pháo và hỏa tiễn đạn đạo để chiến tranh chống lại Ukraine.

Tướng Budanov tuyên bố rằng sự hỗ trợ của Nga về năng lực hạt nhân bao gồm việc cung cấp công nghệ cho vũ khí hạt nhân chiến thuật nhỏ hơn và hệ thống phóng hỏa tiễn từ tàu ngầm.

Việc trốn tránh lệnh trừng phạt cũng có thể rất quan trọng đối với Bắc Hàn, quốc gia đang phải đối mặt với những hạn chế kinh tế nghiêm trọng liên quan đến chương trình hạt nhân của mình. Nga đã chặn việc gia hạn chương trình giám sát của Liên Hiệp Quốc giám sát sự phát triển hỏa tiễn đạn đạo và hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Phát biểu với tờ The Economist, giám đốc tình báo Ukraine cho biết quân nhân được gửi đến Nga bao gồm 500 sĩ quan và ba vị tướng. Một đội quân gồm 2.600 quân được cho là đã được điều động đến Kursk, một khu vực biên giới của Nga do Ukraine kiểm soát một phần.

Tướng Budanov cho biết quân đội Bắc Hàn hiện đang được huấn luyện tại Khabarovsk Krai ở vùng Viễn Đông của Nga.

Theo ông, Bình Nhưỡng cũng đã cung cấp cho Nga 2,8 triệu quả đạn pháo và một số lượng không xác định hỏa tiễn đạn đạo, được bảo trì bởi các quân nhân Bắc Hàn.

Kyiv và Hán Thành đã nhiều lần lên tiếng báo động về việc Bắc Hàn chuyển nhân sự sang Nga, mặc dù các báo cáo này chưa được Hoa Kỳ hoặc các quan chức phương Tây khác xác nhận.

Bắc Hàn đã phủ nhận các báo cáo, trong khi phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh đưa ra câu trả lời né tránh về vấn đề này.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy kêu gọi các đồng minh của Ukraine gây sức ép lên Bắc Hàn, kêu gọi “phản ứng cụ thể” trước sự gia tăng hỗ trợ quân sự của nước này đối với cuộc chiến toàn diện của Nga.

Hai lữ đoàn Bắc Hàn, mỗi lữ đoàn có tới 6.000 quân nhân, hiện đang được huấn luyện tại Nga, Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu buổi tối, trích dẫn các báo cáo tình báo quân sự. Ông cũng cho biết rằng Bắc Hàn nghèo đói có thể đang nhận được hỗ trợ tài chính để đổi lấy viện trợ quân sự cho Nga.

[Kyiv Independent: Russia helping North Korea with sanctions evasion, nuclear technology in return for soldiers, arms, Budanov says]

4. Zelenskiy phủ nhận khả năng sa thải bộ trưởng quốc phòng, giám đốc tình báo quân sự

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã bác bỏ tin đồn liên quan đến khả năng cách chức của giám đốc tình báo quân sự Kyrylo Budanov và Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov.

“Tôi không định làm thế. Tôi không định thay thế Budanov. Thông tin này đã được lan truyền, đúng vậy. Cũng không có vấn đề nào như vậy về Umerov,” Zelenskiy nói trong một cuộc họp với các nhà báo.

Tuyên bố của Zelenskiy được đưa ra sau khi truyền thông đồn đoán rằng Budanov sắp bị sa thải. Budanov, 38 tuổi, là nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine kể từ tháng 8 năm 2020.

Vào cuối tháng 9, Umerov đã sa thải hai phó tướng của Budanov là Viktor Zaitsev và Ihor Ostapenko. Quyết định này không được đưa ra với sự hợp tác của Budanov, Ukrainska Pravda đưa tin, trích dẫn một nguồn tin giấu tên.

Do đó, các báo cáo về khả năng Budanov bị sa thải bắt đầu lan truyền trên các phương tiện truyền thông Ukraine.

Nghị sĩ Yurii Mysiagin, người của đảng Nô Bộc Nhân Dân, phó chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia, Quốc phòng và Tình báo của Quốc hội Ukraine, cho biết qua kênh Telegram của mình vào ngày 2 tháng 10 rằng vấn đề thay thế Budanov “không được xem xét”.

Zelenskiy đã tiến hành cải tổ chính phủ lớn vào tháng 9, nói rằng “cần có nguồn năng lượng mới”.

[Kyiv Independent: Zelensky denies potential dismissal of defense minister, head of military intelligence]

5. Lô máy bay phản lực Mirage 2000 đầu tiên của Pháp sẽ bao gồm 3 máy bay

Hôm Thứ Tư, 23 Tháng Mười, Tờ báo La Tribune của Pháp đưa tin rằng Pháp sẽ giao ba chiến đấu cơ Mirage 2000-5 đầu tiên cho Ukraine vào quý đầu tiên của năm 2025.

Paris trước đó đã xác nhận sẽ bắt đầu chuyển giao máy bay trong ba tháng đầu năm tới nhưng không bình luận về số lượng.

La Tribune viết rằng thời điểm giao hàng có tính đến thời gian cần thiết để đào tạo phi công, thợ máy và chuẩn bị máy bay.

Theo nguồn tin này, các máy bay sẽ được trang bị khả năng tấn công mặt đất, cụ thể là hỏa tiễn tầm xa SCALP/Storm Shadow và bom dẫn đường AASM Hammer của Pháp.

Pháp và Anh trước đây đã cung cấp cho Kyiv hỏa tiễn SCALP và Storm Shadow có tầm bắn lên tới 250 km, hay 150 dặm, và đã được triển khai thành công chống lại các mục tiêu quân sự của Nga tại Ukraine.

Mirage 2000 là máy bay đa năng được thiết kế vào cuối những năm 1970 và ra mắt vào năm 1984. Phiên bản 2000-5 có hệ thống radar được nâng cấp và có thể mang theo thùng nhiên liệu phụ, giúp tăng đáng kể tầm bay.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố kế hoạch chuyển giao chúng cho Ukraine vào tháng 6, nói rằng Pháp cũng sẽ đào tạo phi công và nhân viên Ukraine. Ông không tiết lộ tổng cộng Pháp dự định gửi bao nhiêu máy bay.

Mirage 2000-5 là chiến đấu cơ thế hệ thứ tư, có nghĩa là nó cùng hạng với máy bay F-16 do Hoa Kỳ sản xuất mà Không quân Ukraine đang vận hành.

Đan Mạch và Hòa Lan là những nước đầu tiên giao máy bay F-16, trở thành những chiến đấu cơ đầu tiên của phương Tây trong kho vũ khí của Ukraine.

Trong khi Kyiv đang chờ đợi Mirage và các máy bay F-16 bổ sung, nước này cũng đang đàm phán để nhận các chiến đấu cơ Saab JAS 39 Gripen do Thụy Điển sản xuất và chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon.

[Kyiv Independent: France's first batch of Mirage 2000 jets to include 3 planes, media reports]

6. Anh chuẩn bị thêm một nhóm phi công F-16 tương lai của Ukraine, nâng tổng số học viên lên 200

Một nhóm quân nhân Ukraine khác đã hoàn thành khóa huấn luyện bay cơ bản trên chiến đấu cơ F-16 tại Anh, Không quân Hoàng gia Anh, gọi tắt là RAF đưa tin vào ngày 22 tháng 10.

Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Anh Luke Pollard, cho đến nay, các huấn luyện viên người Anh đã đào tạo tổng cộng 200 phi công Ukraine.

Anh và các đồng minh khác đã và đang đẩy nhanh tiến độ huấn luyện phi công Ukraine lái máy bay F-16 do Kyiv cần gấp khả năng phòng không để chống lại các cuộc ném bom ngày càng dữ dội của Nga.

“Bước tiếp theo là đào tạo máy bay phản lực nhanh tiên tiến và chuyển đổi sang F-16 với các quốc gia đối tác”, tuyên bố của RAF cho biết.

Pollard và Đại sứ Ukraine tại Anh Valeriy Zaluzhnyi, cựu tổng tư lệnh, đã tham dự buổi lễ tốt nghiệp.

Zaluzhnyi cảm ơn chính phủ Anh vì sự hỗ trợ liên tục, điều này “mang đến cho (Ukraine) cơ hội chiến thắng”.

Nhóm phi công Ukraine đầu tiên đã tốt nghiệp khóa đào tạo toàn diện tại Hoa Kỳ vào tháng 5, và Đan Mạch đã chuẩn bị 50 chuyên gia bảo dưỡng F-16 cho Ukraine vào tháng 6.

Tuy nhiên, hiện chỉ có 11 phi công F-16 đang bay ở Ukraine, mặc dù toàn bộ phi đội bao gồm 40 người. Ukraine đã nhận được máy bay phản lực thế hệ thứ tư đầu tiên do Mỹ sản xuất vào cuối tháng 7, một năm sau khi Đan Mạch, Hòa Lan và các đối tác nước ngoài khác thành lập liên minh máy bay phản lực chiến đấu cho Kyiv.

Tiến độ của chương trình đào tạo bị đặt dấu hỏi sau khi một chiếc F-16 mới được chuyển giao do phi công hàng đầu của Ukraine, Oleksii Mes điều khiển, bị rơi khi đang phòng thủ chống lại một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn của Nga vào ngày 26 tháng 8. Mes, mật danh “Moonfish”, đã thiệt mạng trong vụ tai nạn.

[Kyiv Independent: UK prepares another group of future Ukrainian F-16 pilots, bringing total number of trainees to 200]

7. Ukraine triển khai cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa lớn của Hải quân Hắc Hải hướng tới Crimea

Hôm Thứ Tư, 23 Tháng Mười, Bộ Quốc phòng Nga cho rằng Ukraine đã tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào Crimea do Nga kiểm soát từ trên không và trên biển vào đêm thứ Ba rạng sáng thứ Tư.

Lực lượng phòng không Nga đã chặn 10 máy bay điều khiển từ xa trên không ở Crimea, Mạc Tư Khoa. Hạm đội hải quân Hắc Hải, một phần đóng trên bán đảo, đã “phá hủy” bốn thuyền điều khiển từ xa trên mặt nước của Ukraine, gọi tắt là USV, “đang hướng đến Bán đảo Crimea”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố.

Kể từ khi Mạc Tư Khoa phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Kyiv liên tục nhắm vào các tài sản của Nga rải rác xung quanh Crimea, nơi mà Điện Cẩm Linh đã kiểm soát trong một thập niên. Ukraine đã tuyên bố sẽ giành lại bán đảo này.

Một kênh Telegram địa phương thường xuyên chia sẻ thông tin cập nhật từ bán đảo đã đưa tin vào rằng người dân địa phương đã nghe thấy ba tiếng nổ “lớn” gần Sevastopol. Các thống đốc do Nga cài đặt của bán đảo và thành phố Sevastopol đã không bình luận vào đầu ngày thứ Tư.

Kyiv không có lực lượng hải quân hay tàu chiến lớn, nhưng các cơ quan quân sự, an ninh và tình báo của nước này đã sử dụng hỏa tiễn tầm xa cũng như máy bay điều khiển từ xa trên không và trên mặt nước để tấn công nhiều mục tiêu của Nga.

GUR, hay cơ quan tình báo quân sự của Kyiv, sử dụng thuyền điều khiển từ xa Magura V5, trong khi cơ quan an ninh SBU sử dụng USV SeaBaby.

Ukraine đã nhắm vào các căn cứ không quân, trung tâm hậu cần, cảng dầu và các cơ sở hải quân của Hạm đội Hắc Hải, cụ thể là căn cứ lớn ở thành phố cảng Sevastopol phía tây nam.

Các cuộc tấn công đã buộc Nga phải di dời một số tài sản từ Sevastopol đến căn cứ trên đất liền của Nga tại Novorossiysk, xa hơn về phía đông ở Hắc Hải và khu vực tây bắc nơi Kyiv có thể dễ dàng đe dọa hạm đội hải quân của mình hơn. Ukraine cũng đã tấn công vào Novorossiysk.

Tình báo Anh cho biết Nga đã cố gắng bảo vệ các căn cứ của mình khỏi các cuộc tấn công bằng cách sử dụng xà lan, mồi nhử và hình bóng giả để đánh lừa hoặc làm vấp ngã những người điều khiển máy bay điều khiển từ xa của Ukraine.

Đầu năm nay, Mạc Tư Khoa đã tuyên bố sẽ tăng cường bảo vệ xung quanh hạm đội của mình bằng súng máy cỡ lớn để bắn vào thuyền điều khiển từ xa của hải quân trước khi chúng tấn công tàu của Nga.

Đầu tháng này, chính phủ Nga cho biết các nhà điều hành máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất, gọi tắt là FPV thuộc Hạm đội Hắc Hải đang “huấn luyện để tiêu diệt những chiếc thuyền điều khiển từ xa”.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các nhà điều hành USV của Ukraine “chủ động cơ động, thay đổi hướng đi và tốc độ, khiến cho các nhà điều hành máy bay điều khiển từ xa FPV khó có thể tìm và tiếp cận mục tiêu”.

Mạc Tư Khoa đã chia sẻ đoạn phim mà họ cho là quay cảnh “chiếc thuyền điều khiển từ xa Magura Trophy do Ukraine sản xuất” mà các nhà điều hành máy bay điều khiển từ xa của Hạm đội Hắc Hải đã sử dụng để thực hành mục tiêu trong các cuộc tập trận.

[Newsweek: Ukraine Launches Major Black Sea Naval Drone Attack Toward Crimea]

8. Ukraine nhận được 1,1 tỷ đô la từ IMF

Hôm Thứ Tư, 23 Tháng Mười, Thủ tướng Denys Shmyhal cho biết, Ukraine đã nhận được khoản tiền gần 1,1 tỷ đô la từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, gọi tắt là IMF sau khi hoàn thành thành công đợt sửa đổi chương trình lần thứ năm.

Shmyhal cho biết: “Số tiền này sẽ được sử dụng để trang trải các khoản chi tiêu ngân sách phi quân sự quan trọng”.

Viện trợ nước ngoài rất quan trọng đối với Ukraine khi áp lực kinh tế do cuộc xâm lược toàn diện của Nga gây ra ngày càng gia tăng. Quốc gia bị bao vây này đã nhận được 42,5 tỷ đô la tài trợ bên ngoài vào năm ngoái, cho phép nước này hoạt động trong bối cảnh chiến tranh đang diễn ra.

IMF đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với Ukraine để cung cấp cho Kyiv một khoản vay khác được gọi là quỹ EFF vào tháng 9.

Cùng lúc đó, IMF cho biết rủi ro đối với Ukraine “vẫn ở mức cao bất thường” với dự báo kinh tế suy thoái do các cuộc tấn công liên tiếp của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này và tác động của cuộc chiến đối với thị trường lao động và niềm tin.

IMF cho biết Kyiv cần “tôn trọng các hạn chế về tài chính và mục tiêu bền vững về nợ” trong ngân sách năm 2025.

Mục đích của quỹ EFF là mang lại sự ổn định cho Ukraine trong bối cảnh chiến tranh, hỗ trợ đất nước phục hồi sau chiến tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi Ukraine tiến tới mục tiêu trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu.

EFF là một thỏa thuận tài trợ dài hạn cho phép Ukraine tiếp cận khoản viện trợ tài chính trị giá 15,6 tỷ đô la theo từng đợt đều đặn.

[Kyiv Independent: Ukraine receives $1.1 billion from IMF]

9. Cựu Tổng thống Trump đệ đơn kiện Đảng Lao động Anh vì giúp đỡ Kamala Harris

Trong một diễn biến hi hữu, cựu Tổng thống Trump đã đệ đơn khiếu nại pháp lý chống lại Đảng Lao động cầm quyền của Anh sau khi các nhà hoạt động của đảng này đến Hoa Kỳ để ủng hộ đối thủ của ông là Kamala Harris.

Tuần trước, một nhân viên của Đảng Lao động Anh đã tiết lộ trên LinkedIn rằng gần 100 quan chức của đảng đang trên đường sang Đại Tây Dương để vận động cho đảng Dân chủ Hoa Kỳ tại các tiểu bang dao động quan trọng trước cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11.

Đảng Lao động khẳng định họ không tài trợ chi phí đi lại hoặc chỗ ở cho các nhà hoạt động, nghĩa là những nỗ lực của họ vẫn nằm trong khuôn khổ các quy định bầu cử liên bang nghiêm ngặt của Hoa Kỳ, trong đó quy định rằng các tình nguyện viên nước ngoài không được chi quá 1.000 đô la để giúp đỡ các ứng cử viên.

Nhưng chiến dịch tranh cử của Ông Trump đã đặt câu hỏi về số tiền đó trong lá thư chính thức gửi tới Ủy ban Bầu cử Liên bang, lập luận rằng bài đăng trên LinkedIn cho rằng Đảng Lao động có thể đang trả chi phí cho các nhà hoạt động.

“Những người tìm kiếm sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử của chúng ta không cần phải tìm đâu xa hơn bài đăng trên LinkedIn,” bức thư từ luật sư chiến dịch tranh cử của Ông Trump, Gary Lawkowski, cho biết. “Sự can thiệp đang diễn ra ngay trước mắt.”

Lawkowski yêu cầu FEC mở cuộc điều tra ngay lập tức về vấn đề này.

Ông cũng nói đùa: “Tuần qua đánh dấu kỷ niệm 243 năm ngày quân đội Anh đầu hàng trong Trận Yorktown, một chiến thắng quân sự bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ độc lập về mặt chính trị với Vương quốc Anh. Có vẻ như Đảng Lao động và chiến dịch tranh cử Tổng thống của Harris đã quên mất thông điệp này.”

Tuần trước, tờ POLITICO đưa tin về việc Đảng Lao động Anh và Đảng Dân chủ Hoa Kỳ, bao gồm cả các nhóm nghiên cứu trung tả ở Washington và Luân Đôn, đã phối hợp với nhau để tăng cơ hội đắc cử.

Chính phủ Anh trước đây đã khẳng định rằng các nhà hoạt động của đảng đang tình nguyện ở Hoa Kỳ trên cơ sở cá nhân và sự giúp đỡ của họ không đại diện cho lập trường của chính phủ Anh. Đảng Lao động vẫn chưa bình luận.

[Politico: Donald Trump files legal complaint against UK Labour Party over help for Kamala Harris]

10. Ukraine đã ổn định tình hình ở Toretsk, nhưng quân đội Nga cho biết Nga đang tập trung quân ở phía đông thị trấn

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, 24 Tháng Mười, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết Ukraine đã ổn định được tình hình ở Toretsk thuộc tỉnh Donetsk, nhưng quân đội Nga vẫn tiếp tục tập trung lực lượng ở phía đông thị trấn.

Toretsk nằm cách Donetsk bị tạm chiếm khoảng 35 km, hay 20 dặm, về phía bắc. Thị trấn này đã trở thành một trong những điểm nóng nhất ở Donetsk trong những tháng gần đây khi quân đội Nga tiếp tục tiến vào phía đông Ukraine.

“Tình hình ở Toretsk đã tương đối ổn định. Chúng ta hiện đang giữ vững ranh giới phân định. Đối phương vẫn còn cố thủ ở các khu vực phía đông của thành phố”.

“Tuy nhiên, chúng ta đang ngăn chặn bước tiến xa hơn của quân xâm lược và sẽ bảo vệ thị trấn lâu nhất có thể. Và chúng ta đang làm tốt điều đó ngay bây giờ.”

Ông cho biết thêm rằng số lượng các cuộc tấn công vào khu vực tiền tuyến này đã giảm nhẹ, điều này có thể chỉ ra rằng quân đội Nga đã tạm dừng chiến thuật để có thể bổ sung nhân lực, tích lũy vũ khí và tái triển khai thiết bị.

Theo chính quyền địa phương, tính đến ngày 11 tháng 10, Kyiv kiểm soát khoảng 40-50% thị trấn, trong khi Nga đã chiếm được phần còn lại.

Trước đó, quân đội Ukraine cho biết các cuộc giao tranh đã diễn ra “tại mọi lối vào tòa nhà” khi lực lượng Nga tiến quân từ phía đông dọc theo Phố chính Tsentralna (Trung tâm).

Việc mất Toretsk sẽ là một đòn giáng nữa vào Ukraine tại Donetsk sau khi lực lượng của họ buộc phải rút khỏi Vuhledar ở phía nam. Lực lượng Nga cũng tiếp tục tiến về phía Kurakhove và Pokrovsk, một trung tâm hậu cần quan trọng cách Toretsk khoảng 50 km, hay 30 dặm, về phía tây.

[Kyiv Independent: Ukraine has stabilized situation in Toretsk, but Russia is concentrating troops in town's east, military says]

11. Anh trông chờ Đức tăng cường quân đội trong hiệp ước quốc phòng mới

Hôm Thứ Tư, 23 Tháng Mười, Bộ trưởng quốc phòng Anh và Đức đã ký một hiệp ước quốc phòng song phương toàn diện giữa hai quốc gia chi tiêu quân sự lớn nhất Âu Châu Hiệp ước này bao gồm mọi thứ từ phát triển hỏa tiễn chung đến các cuộc tập trận bổ sung ở vùng Baltic, quyền sở hữu máy bay săn tàu ngầm ở Tô Cách Lan cùng với một thỏa thuận nhà máy pháo binh lớn cho nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall có trụ sở tại Düsseldorf.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết trong một tuyên bố đưa ra trước hội nghị thượng đỉnh: “An ninh ở Âu Châu không thể được coi là điều hiển nhiên”.

Thỏa thuận này là một phần trong kế hoạch tổng thể của chính phủ Lao động Anh mới cầm quyền nhằm xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Vương quốc Anh và các thủ đô lớn của Âu Châu, thông qua cả NATO và các điều khoản song phương.

Bộ trưởng Quốc phòng John Healey cho biết trong một tuyên bố trước khi ký thỏa thuận rằng Thỏa thuận Trinity House, được đặt theo tên tòa nhà ở Luân Đôn, nơi đặt trụ sở của cơ quan quản lý hải đăng và là nơi các bộ trưởng sẽ họp, sẽ mang lại “mức độ hợp tác mới chưa từng có với Quân đội và ngành công nghiệp Đức”.

Quan hệ song phương với Đức đã trở thành trọng tâm của Vương quốc Anh kể từ khi Đảng Lao động giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7. Ba tuần sau cuộc bỏ phiếu, Healey đã đến Berlin để đàm phán với người đồng cấp Đức nhằm thực hiện lời cam kết đàm phán nhanh chóng các hiệp ước quân sự và an ninh với các đồng minh Âu Châu.

Văn bản Trinity House sẽ hoàn thiện một tam giác thỏa thuận quốc phòng giữa ba quốc gia quân sự lớn của Âu Châu. Các thỏa thuận khác là thỏa thuận Lancaster House trước Brexit năm 2010 giữa Anh và Pháp và Hiệp ước Aachen năm 2019 ràng buộc Pháp và Đức về phối hợp quân sự.

Chính phủ Anh đã đưa ra Đánh giá Phòng thủ Chiến lược để tìm ra nhu cầu quân sự trong tương lai, nhưng sự hợp tác Anh-Đức phục vụ cho lợi ích của Berlin nhiều hơn là của Luân Đôn.

Theo hiệp ước, Rheinmetall đã giành được thỏa thuận sản xuất nòng pháo tại Anh từ năm 2027, một động thái sẽ tạo ra 400 việc làm, theo Bộ Quốc phòng Anh, và mở rộng đáng kể sự hiện diện của công ty này trên thị trường vũ khí Anh.

Ed Arnold, người theo dõi mối quan hệ song phương tại viện nghiên cứu Royal United Services Institute có trụ sở tại Luân Đôn, cho biết: “Rheinmetall đang được hưởng lợi rất lớn từ thỏa thuận này, nhưng dù sao thì họ cũng đã tích hợp rất tốt vào Vương quốc Anh”.

Rheinmetall hiện đang sản xuất xe thiết giáp và xe tăng cho Quân đội Anh tại Vương quốc Anh, và Giám đốc điều hành Armin Papperger đã gặp Thủ tướng Anh Keir Starmer tại Berlin vào mùa hè này.

Thỏa thuận song phương này cũng khởi động hợp tác với Rheinmetall về các biến thể mới của xe thiết giáp Boxer cho các đơn đặt hàng trong tương lai và liệt kê máy bay điều khiển từ xa trên cạn là một lĩnh vực hợp tác công nghiệp khác.

Arnold cho biết hiệp ước này đánh dấu “nền tảng vững chắc” cho việc thúc đẩy hợp tác trong tương lai, bao gồm cả việc cùng nhau nghiên cứu công nghệ hỏa tiễn tầm xa.

Hai thủ đô sẽ tập trung phát triển khả năng tấn công sâu có thể bay xa hơn và chính xác hơn so với các loại vũ khí hiện tại như hỏa tiễn hành trình Storm Shadow do MBDA sản xuất mà quân đội Anh đang triển khai hiện nay.

Healey đã tuyên bố bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO tuần trước rằng Vương quốc Anh sẽ tham gia sáng kiến Tiếp cận tấn công tầm xa Âu Châu, gọi tắt là ELSA để cùng phát triển và sản xuất hỏa tiễn tầm xa, bao gồm Đức cũng như Pháp, Ý và Ba Lan.

Arnold cho biết: “Hiệp ước tạo ra nhiều điểm tiếp xúc hơn giữa Anh và Đức cả về mặt song phương và thông qua NATO ở những lĩnh vực mà cả hai bên đều có thế mạnh”.

Sự hợp tác này cũng bao gồm việc giám sát cơ sở hạ tầng dưới nước — một mục tiêu lớn của Pistorius trong những tháng gần đây do tính dễ bị tổn thương xung quanh đường ống dẫn khí, cùng với cáp viễn thông và điện.

Để đạt được mục đích đó, hiệp ước này trao cho máy bay tuần tra hàng hải P8A của Đức chuyên săn tàu ngầm quyền bay ra khỏi căn cứ ở Scotland.

Tuy nhiên, Pistorius không có được mọi thứ mình mong muốn từ thỏa thuận này.

Vương quốc Anh không cam kết tham gia sáng kiến phòng không Sky Shield do Đức dẫn đầu. Kế hoạch này liên kết khoảng 20 quốc gia — khiến Pháp kinh ngạc — thành một liên minh để cùng nhau mua sắm và vận hành một hệ thống phòng thủ nhiều lớp trên khắp Lục địa, với Berlin và Luân Đôn thay vào đó chỉ cam kết hợp tác về công nghệ đó.

Kế hoạch điều động Hàng Không Mẫu Hạm HMS Prince of Wales của Anh đến Hamburg vào cuối năm nay mở ra một cơ hội đàm phán khác.

[Politico: Britain looks to Germany to bolster its military in new defense pact]