Phụng Vụ - Mục Vụ
Lần chuỗi Mân Côi
Tuyết Mai
10:07 25/10/2010
Tôi còn nhớ cái thuở còn nhỏ mỗi lần nghe dì tôi đọc kinh Mân Côi thì tôi không khỏi buồn cười. Nhà dì tôi ở được biến đổi thành tiệm tạp hóa sau khi cho thợ cất thêm một gian nhà phía trên của phòng khách và đóng thêm căn gác xếp để chứa đồ khô. Gọi là tiệm cho sang chứ diện tích chỉ vỏn vẹn bằng một cái phòng khách nhỏ mà thôi, thế mà cái gì cũng có; từ gạo chất đống, cho đến dầu hôi, nước mắm, đồ khô, thuốc lá, thuốc nhức đầu đau bụng, và những thứ đồ vặt vẵn, hầu như không thiếu thứ gì mà dì tôi không bán. Hình như dì tôi được ảnh hưởng tốt của mẹ nên rất thường xuyên đọc kinh Mân Côi. Có những lúc tiệm vãn người thì nghe dì tôi còn đọc kinh đàng hoàng. Đàng hoàng có nghĩa là miệng thì đọc nhưng cái đầu thì đang suy tính lung tung, và cái tay thì đang làm việc. Như tay thì dán giấy để làm bao cho khách đựng đồ, tay thì chia hàng, tay thì đếm tiền, v.v...... Đấy là tôi gọi là đàng hoàng vì miệng thì vẫn đọc kinh nhưng cái đầu thì bị chia phối đủ thứ. Còn không đàng hoàng là như thế này, miệng thì không ngớt Kính Mừng Maria. ... nhưng nhớ rằng con dì chưa nấu cơm thì này cái con Mỹ đâu giờ này mà mày còn chưa đi nấu cơm nữa hả, bố mày sắp về rồi, có mau đi không hở! Rồi bà lại tiếp tục Kính Mừng Maria. ... xong rồi thì lại cái thằng Cường đâu rồi, mày đã cho chó ăn cơm chưa? Xong lại tiếp tục đọc kinh. Thỉnh thoảng vào những ngày Chúa Nhật con cái phải đi Lễ thế là miệng dì vẫn liên tục đọc kinh đấy, nhưng không quên nhắc hết đứa này tới đứa kia đi Lễ. ... Dì thường nhắc như thế này: "Tiên sư bố chúng mày giờ này mà chưa thấy đứa nào chuẩn bị đi Lễ à!". Vâng, đấy là dì của tôi cách đây mấy chục năm về trước, nay thì dì tôi bị mang chứng bệnh mất trí nhớ, nhưng dì vẫn đọc kinh luôn những khi bà còn tỉnh trí.
Lúc nhỏ thì tôi chưa hiểu rõ lắm, nhưng trong cái đầu non nớt của tôi vẫn thấy có cái gì không ổn khi dì đọc kinh như thế! Có nghĩa là miệng đọc vanh vách vậy thôi, chứ cái đầu thì chẳng có một chút suy niệm gì về Năm Sự cả! Nhưng chắc Đức Mẹ cũng vẫn thương và ban ơn cho gia đình dì tôi thật nhiều, bằng chứng là cả cái gia đình đông con như thế mà dì tôi vẫn nuôi được tất cả các con 8 đứa đều học xong hết chương trình đại học. Hầu hết con gái đều làm nghề giáo; con trai thì mỗi đứa đều có công ăn việc làm vững chắc. Nói chung thì nhờ nhiều vào sự siêng năng đọc kinh Mân côi của dì mà tất cả con cái của dì cả trai lẫn gái chúng rất ngoan đạo và rất hiền. Bây giờ thì dì tôi cũng vẫn còn thói quen đọc kinh và vẫn nói chuyện bình thường khi dì tỉnh. Miệng vẫn luôn ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho dì và gia đình được cuộc sống luôn an vui và hằng ngày dùng đủ. Dì tôi rất hạnh phúc trong sự an lành của các con, nhưng Thánh Giá nặng nhất vẫn luôn đè nặng trên vai của dì trong suốt bao nhiêu năm trời làm vợ chú tôi. Ông không biết thương vợ tuy dù dì tôi bà rất đẹp. Chú tôi thì bây giờ chắc ông đã được Chúa thưởng cho lên Thiên Đàng rồi. Trong gia đình thì chú tôi luôn nóng nảy và lớn tiếng, nhưng ngoài xã hội thì ông là người rất hoạt bát, có tài ăn nói, năng động, và rất hữu ích nhất là trong hội của nhà thờ. Thời còn trẻ thì ông cũng bương trải dữ lắm mới có thể cùng vợ mà nuôi đàn con, nhưng khi về già thì ông cũng đóng góp rất là nhiều để giúp xây cất lại nhà thờ nơi ông ở, và cũng bỏ rất là nhiều công sức để đi quyên góp cho nhiều việc thiện nguyện.
Đức Mẹ Maria khuyên tất cả con cái Mẹ hãy siêng năng Lần Chuỗi Mân Côi để chống lại kẻ thù nguy hại nhất của con người là ma quỷ và những chước cám dỗ của chúng bủa giăng. Đọc kinh Mân Côi để hiệp cùng với Giáo Hội xin Thiên Chúa ban cho thế giới được hòa bình; bớt thiên tai, nghèo đói, tật nguyền; chấm dứt phá thai, chiến tranh, hận thù, ghen ghét, và nghi kỵ lẫn nhau. Đọc kinh Mân Côi để giúp tâm hồn rối loạn của mình được bình thản, biết chấp nhận những sự bất toàn và những khiếm khuyết của mình; biết ăn năn đền tội để trái tim Chúa Giêsu con Mẹ thôi chẩy máu; để con người được trở nên hoàn thiện hơn, xứng đáng làm con cái Thiên Chúa hơn; để cùng đích là con người được Thiên Chúa thánh hóa ngày càng trở nên giống Chúa Giêsu con Mẹ hơn.
Đọc Kinh Mân Côi với tâm tình yêu mến, khiêm nhường, và làm những việc lành phúc đức, luôn làm Mẹ và Chúa vui lòng. Đọc kinh Mân Côi là để lòng suy niệm cuộc đời của Chúa Giêsu. Mẹ sẽ giúp chúng ta hoán cải từ cuộc sống hư hỏng của mình để trở nên thánh nơi chốn trần gian đầy bon chen, thử thách, và cạm bẫy này, chứ không phải đọc kinh với tính cách phô trương hay khoe khoang với mọi người là tôi đọc ngày được bao nhiêu trăm kinh.
Lậy Mẹ Maria của chúng con! Xin Mẹ ban cho chúng con ngày càng được nên giống Mẹ là luôn yêu thương, khiêm nhường, khiêm tốn, hiền lành, đức độ, khoan dung, hy sinh, kiên nhẫn, chịu đựng, khiết trinh, trung tín với Thiên Chúa và với mọi người, rộng lượng, bác ái, và tha thứ. Luôn thờ phượng Thiên Chúa là Đấng duy nhất, muôn đời tòan năng, và hằng hữu. Để mai sau Thiên Đàng là Nơi mà chúng con phải tìm và được đến. Một Nơi mà hạnh phúc sẽ muôn đời mang lại cho chúng con khi được sống trong Nhà của Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.
Lúc nhỏ thì tôi chưa hiểu rõ lắm, nhưng trong cái đầu non nớt của tôi vẫn thấy có cái gì không ổn khi dì đọc kinh như thế! Có nghĩa là miệng đọc vanh vách vậy thôi, chứ cái đầu thì chẳng có một chút suy niệm gì về Năm Sự cả! Nhưng chắc Đức Mẹ cũng vẫn thương và ban ơn cho gia đình dì tôi thật nhiều, bằng chứng là cả cái gia đình đông con như thế mà dì tôi vẫn nuôi được tất cả các con 8 đứa đều học xong hết chương trình đại học. Hầu hết con gái đều làm nghề giáo; con trai thì mỗi đứa đều có công ăn việc làm vững chắc. Nói chung thì nhờ nhiều vào sự siêng năng đọc kinh Mân côi của dì mà tất cả con cái của dì cả trai lẫn gái chúng rất ngoan đạo và rất hiền. Bây giờ thì dì tôi cũng vẫn còn thói quen đọc kinh và vẫn nói chuyện bình thường khi dì tỉnh. Miệng vẫn luôn ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho dì và gia đình được cuộc sống luôn an vui và hằng ngày dùng đủ. Dì tôi rất hạnh phúc trong sự an lành của các con, nhưng Thánh Giá nặng nhất vẫn luôn đè nặng trên vai của dì trong suốt bao nhiêu năm trời làm vợ chú tôi. Ông không biết thương vợ tuy dù dì tôi bà rất đẹp. Chú tôi thì bây giờ chắc ông đã được Chúa thưởng cho lên Thiên Đàng rồi. Trong gia đình thì chú tôi luôn nóng nảy và lớn tiếng, nhưng ngoài xã hội thì ông là người rất hoạt bát, có tài ăn nói, năng động, và rất hữu ích nhất là trong hội của nhà thờ. Thời còn trẻ thì ông cũng bương trải dữ lắm mới có thể cùng vợ mà nuôi đàn con, nhưng khi về già thì ông cũng đóng góp rất là nhiều để giúp xây cất lại nhà thờ nơi ông ở, và cũng bỏ rất là nhiều công sức để đi quyên góp cho nhiều việc thiện nguyện.
Đức Mẹ Maria khuyên tất cả con cái Mẹ hãy siêng năng Lần Chuỗi Mân Côi để chống lại kẻ thù nguy hại nhất của con người là ma quỷ và những chước cám dỗ của chúng bủa giăng. Đọc kinh Mân Côi để hiệp cùng với Giáo Hội xin Thiên Chúa ban cho thế giới được hòa bình; bớt thiên tai, nghèo đói, tật nguyền; chấm dứt phá thai, chiến tranh, hận thù, ghen ghét, và nghi kỵ lẫn nhau. Đọc kinh Mân Côi để giúp tâm hồn rối loạn của mình được bình thản, biết chấp nhận những sự bất toàn và những khiếm khuyết của mình; biết ăn năn đền tội để trái tim Chúa Giêsu con Mẹ thôi chẩy máu; để con người được trở nên hoàn thiện hơn, xứng đáng làm con cái Thiên Chúa hơn; để cùng đích là con người được Thiên Chúa thánh hóa ngày càng trở nên giống Chúa Giêsu con Mẹ hơn.
Đọc Kinh Mân Côi với tâm tình yêu mến, khiêm nhường, và làm những việc lành phúc đức, luôn làm Mẹ và Chúa vui lòng. Đọc kinh Mân Côi là để lòng suy niệm cuộc đời của Chúa Giêsu. Mẹ sẽ giúp chúng ta hoán cải từ cuộc sống hư hỏng của mình để trở nên thánh nơi chốn trần gian đầy bon chen, thử thách, và cạm bẫy này, chứ không phải đọc kinh với tính cách phô trương hay khoe khoang với mọi người là tôi đọc ngày được bao nhiêu trăm kinh.
Lậy Mẹ Maria của chúng con! Xin Mẹ ban cho chúng con ngày càng được nên giống Mẹ là luôn yêu thương, khiêm nhường, khiêm tốn, hiền lành, đức độ, khoan dung, hy sinh, kiên nhẫn, chịu đựng, khiết trinh, trung tín với Thiên Chúa và với mọi người, rộng lượng, bác ái, và tha thứ. Luôn thờ phượng Thiên Chúa là Đấng duy nhất, muôn đời tòan năng, và hằng hữu. Để mai sau Thiên Đàng là Nơi mà chúng con phải tìm và được đến. Một Nơi mà hạnh phúc sẽ muôn đời mang lại cho chúng con khi được sống trong Nhà của Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.
Tôi bước đi như một chú lừa (3)
ĐHY Roger Etchegaray/ LM Điệp
15:31 25/10/2010
III: Những kinh nguyện…
Vô cùng đơn giản … lời kinh con dâng…
Như nguồn nước trào tuôn từ giòng sông băng tuyết,
Như chất rượu tràn ra từ guồng máy ép,
Lời kinh con dâng lên Ngài cũng thế, lạy Chúa!
Như tiếng thét thoát ra từ đáy tim,
Như mầm non bật lên từ thân cây cằn cỗi,
Lời kinh con dâng lên Ngài cũng thế, lạy Chúa!
Lời kinh con dâng lên vô cùng đơn giản … như nước,
Nhưng là thứ nước hằng sống được múc lên từ lòng giếng của người thiếu phụ xứ Samari!
Lời kinh con dâng lên đơn giản … như rượu,
Nhưng là những giọt máu rỉ ra từ trái tim Chúa trên Thánh Giá!
Lời kinh con dâng lên vô cùng đơn giản … như chồi non,
Nhưng là đọt chồi mơn mởn của mùa xuân bất tận!
Lời kinh con dâng lên vô cùng đơn giản … với quá ít oi những gì cần thân thưa,
Nhưng lại chính là Thần Khí – Đấng liên tục đổi mới mặt đất này!
Vô cùng đơn giản … lời kinh con dâng…
Người ta không còn biết thét lên nữa!
Người ta không còn biết thét lên nữa. Những náo động vô nghĩa của đám đông…rất dễ để khuấy dậy…với chỉ một sự việc nho nhỏ…và một tay…ảo thuật có khiếu…Nhưng nếu tách rời một ai đó ra khỏi cái đám đông rộn ràng ấy…và xin họ diễn tả cảm xúc của mình – thật sự là của mình – thứ cảm xúc không còn bị tác động từ những tư tưởng bên ngoài nữa…tóm lại… là một tiếng thét …vốn là tiếng thét của chính họ:họ sẽ im re! Họ không là thi sĩ, không là ca sĩ, không là vũ công, không là hoạ sĩ…và họ sẽ rất ngạc nhiên nếu Bạn cho họ biết rằng ông nội của họ – một nông dân cần cù vật vã với mảnh ruộng đất sét hay trên cao nguyên – rất có thể vốn là tất cả những thứ “sĩ”…đó cùng một lúc…
Người ta không còn biết thét lên nữa. Bị tước đoạt mất sự thinh lặng như chiếc hộp cộng hưởng của mình: tiếng thét tắt ngúm! Xã hội của chúng ta – với những tập quán và những cấm kỵ – đã không còn để cho con tim có cái quyền và có những phương thế để tự giải thoát mình nữa. Những “tiếng nói bên trong” nín câm hay bị bóp nghẹt. Người ta không còn biết phải tìm ở đâu để có được sự tươi mát, mùi hương, ân lộc không tính toán, niềm hăng say không lùi bước, bản năng, con người tiền sử…vốn yên ngủ nơi mỗi chúng ta…và không ai chịu khó để mà lay nó dậy…ngay cả nơi đám trẻ…vừa sinh…
Con người thủa hang động biết thét lên…vì họ biết sáng tạo…Lascaux (không biết có phải là một địa danh???: ND!) là một tiếng thét vang vọng của tâm hồn. Con người hôm nay không sáng tạo…Họ chỉ sao chép…Và tiếng thét của họ – nếu có – thì cũng chỉ là một sự bắt chước sầu thảm của một tiếng thét khác, một thứ tiếng vọng không ngớt được lập đi lập lại – đơn điệu và chát chúa. Và bởi vì người ta không còn biết thét lên nữa…nên người ta cũng không hổ trợ tiếng thét của những người khác.
Tiếng thét: một hồng ân trọn vẹn của giây phút mình là mình nhất …và cũng là giao kết đậm đà và mong manh của con người và Thánh Thần..
Có biết bao nhiêu những tiếng thét trong sa mạc …từ Isaia đến Gioan Tiền Hô (Lc 3,4)!
Có biết bao nhiêu những tiếng thét chung quanh Con Vua David …từ tiếng thét của người đàn bà xứ Cana (Mt 25,10) đến những người mù trong Mt 9,27!
Có biết bao nhiêu những tiếng thét của chính Đức Giêsu Kytô! Thét lên để kêu gọi những những người khát (Gio 7,37), thét lên để loan báo Vị Lang Quân (Mt 25,10), thét lên để phục sinh Lazarô (Gio 11,43), thét…để dâng lên những lời cầu nguyện và khẩn nài của Ngài (Dt 5,7). Và tiếng thét mang hai ý nghĩa trên Thánh Giá – cái hòa âm bất khả tách rời của hai dấu nhạc tuyệt vời: tiếng thét trong cơn cùng khốn của Đấng cảm thấy như mình bị bỏ rơi (Mt 27, 46) và tiếng thét tin tưởng của Đấng phó thác mình trong tay Cha ( Mt 27, 50).
Và…ước mong sao chúng ta cũng để cho từ tận đáy lòng mình tiếng thét của Thánh Thần vang lên: Abba!Cha ơi! (Ga 4, 6)
Người ta không còn biết thét lên nữa…và người ta cũng không còn biết cầu nguyện nữa!
Lời cầu xin để có thể đi tới cùng
Lạy Cha, xin chúc tụng Cha,
Cha là Đấng đã gieo vào tâm hồn con Niềm Hy Vọng
Đang khi con loay hoay xoay sở giữa những vũng đời của chính mình
Mà chẳng còn nhìn thấy gì: vạch đỏ cũng như vạch xanh.
Lạy Cha, xin chúc tụng Cha,
Đã gửi đến cho con NGƯỜI CON của Cha –
Đấng cùng đồng hành với con –
Và gánh lấy tất cả gánh nặng tội phạm của con.
Chính Ngài cùng với con đi trọn những nẻo đường thân hữu,
Chính Ngài cùng với con hòa chung những khúc hát ngợi ca tự do.
Xin hãy gửi đến – lạy Chúa – xin hãy gửi đến cho con làn hơi mang ánh sáng của Ngài.
Xin hãy dạy con biết bước đi
Dưới ánh trăng leo lét cũng như giữa mặt trời chói chan.
Xin hãy dạy con biết nhìn thẳng tới phía trước,
Và không lầm lẫn giữa những gì của hôm qua
Với những gì sẽ là mai ngày.
Xin hãy dạy con biết – cùng Ngài – mỗi ngày làm nên một điều gì đó mới mẻ
Và không chỉ bằng lòng
Với những cánh hoa tàn trên một nẻo đường cũ mòn.
Xin hãy dạy con - khi bị chặn bước trước một vách ngăn trơn láng –
Biết tìm ngay ra một cơ hội nào đó để mở đường đi qua.
Xin hãy gửi đến – lạy Chúa – xin hãy gửi đến cho con làn hơi mang sức mạnh của Ngài.
Để những cánh tay con trĩu nặng thất bại…tìm lại được nhiệt tâm tuổi thanh xuân
Và vun trồng cả ngàn bụi cây cho một thế giới mới.
Ước gì mồ hôi con trộn lẫn với những giọt mồ hôi của Ngài trong vườn Gethsémani,
Và máu con hoà lẫn với giòng máu Ngài trên Golgotha,
Để tưới thẫm những đồng hoang cằn cỗi gai góc vì bất công.
Lạy Cha – xin chúc tụng Cha
Đã dẫn con đi đến cùng,
Đến tận Emmaus,
Nơi mà – giữa một mớ những lộn xộn đầy sẻ chia –
Con đã nhìn ra khuôn mặt của Đấng Sống Lại
Đấm đìa bình an và hoan lạc.
Lời kinh của người mù từ thủa mới sinh.
Lạy Chúa, xin hãy ghé mắt nhìn đến những gì người ta rộn ràng, xôn xao…về sự việc con được chữa lành…(Gio chg 9).Một tường thuật đầy ý vị và mầu sắc với sự góp mặt chen lẫn của cả một “thế giới con người” y như trong một cuốn phim của Pagnol: cha mẹ con, những người bà con quen biết, những chức sắc tại địa phương…Cả một trời thuận lợi cho những nhà giảng thuyết khai thác!
Lạy Chúa: khi người ta sống bên bờ Méditerranée…thì ánh sáng là cả một sự diệu kỳ!Anh sáng của của thiên nhiên trinh nguyên, tươi mát và mong manh. Anh sáng tràn đầy hứa hẹn, ánh sáng nhẹ nhàng.
Lạy Chúa! Xin hãy dạy con biết tìm lấy cho mình một hòa điệu nhiệm mầu giữa mặt trời bên ngoài và ánh dương bên trong … Xin hãy làm cho con hiểu câu chuyện tình yêu lạ lùng giữa nguồn sáng của Chúa và sự sáng của con: “…để đôi mắt con được chiêm ngưỡng Chúa – Đấng mang lại sự sáng cho chúng.” (Thánh Gioan Thánh Giá).
Lạy Chúa! Anh sáng của Chúa đã ở trong con ngay từ khi con mới sinh…nhưng con lại không biết được điều đó! Nó ẩn mình đi để khơi dậy nơi con niềm khát vọng được nhìn thấy Ngài. Nó kiên nhẫn đợi chờ để con cất bước – dựa trên Lời Ngài – mà tìm đến với bể nước Siloé. Và –khi đó – nó mới bừng lên như một mầm non mùa xuân …vì đấy mới là lúc con đáp lại ơn gọi là ánh sáng của mình. Choáng ngợp, con lên tiếng với bầy dê núi, với những gốc ô liu …và ngay cả với những tảng đá ven đường…Và con – phận là phận của chiếc bình đất, của bọt bèo – nhưng lại mang nơi mình Anh Sáng: con làm cho truông rừng thành vườn cây và mặt đất thành địa đàng.
Lạy Chúa! “ con ngước mắt hướng nhìn lên Chúa…như mắt của gia nhân hướng nhìn tay ông chủ…cho đến khi Người xót thương chút phận” (Tv 123).
Lạy Chúa! Ước mong sao đôi mắt con trong lành…để toàn thân con được ở trong Anh Sáng.(Lc 11,34)!
Lạy Chúa: “Vầng Động rạng rỡ”! (Lc 1,78)… “ xin hãy làm bừng sáng lên nơi con ánh sáng tôn nhan Chúa” (Tv 4,9).
Lạy Chúa - “ánh sáng của giờ ngọ” (Is 18,4) -: khi sự nóng nực gây rã rời cho con dưới tàng cây ơ Mambré, xin hãy chỉ cho con nhìn thấy sự THIỆN MỸ TAM DIỆN trong vinh quang duy nhất.
Và cứ như thế cho đến ngày con đi tới được trước Ngai Tòa Chúa – nơi con sẽ diện đối diện với Anh Sáng không hề tắt.
“Khi đó sẽ không còn đêm tối nữa,
Không ai còn cần đến ánh sáng của ngọn đuốc cháy cũng như của mặt trời, bởi vì Chúa của Đức Chúa sẽ giãi sáng trên tất cả ánh sáng của Người.” (Kh 22,5)
Lời Kinh Dâng Lên Đức Từ Mẫu
Lạy Mẹ nhân lành – xin hãy giữ gìn người dân Marseille:
Tai chúng con cũng thính như tai của thánh Gioan vậy
Và chúng con đã nghe rất rõ Lời của Chúa Giêsu:
“Này là Mẹ con”.
Lạy Mẹ nhân lành – xin hãy gìn giữ người dân Marseille:
Chúng con đã đón nhận Ngài
như món quà quý báu nhất từ Con của Ngài
Và – để Mẹ ở giữa chúng con – chúng con đã dành cho Mẹ
Cảnh quan đẹp nhất của Marseille này.
Lạy Mẹ nhân lành – xin hãy gìn giữ người dân Marseille:
Chỉ có chúng con thôi – chỉ có chúng con mới dám thân thưavới Mẹ: Mẹ nhân lành
Bất chấp việc Chúa Giêsu đã từng dạy chúng con dành riêng sự nhân lành để tôn vinh Chúa Cha
Vì…chỉ Thiên Chúa mới là Đấng nhân lành.
Lạy Mẹ nhân lành! Này đây dân của Mẹ!
Cái nhìn bao quanh của Mẹ như ánh đèn hải đăng ở Planier…
Anh đèn quét sáng từ Estaque cho đến Calanques,
Từ những đỉnh đồi Frioul cho đến dãy Etoile
Mẹ không quên bất cứ một ai trong ánh mắt nhìn bao quanh chan chứa tình yêu ấy.
Lạy Mẹ nhân lành! Này đây dân của Mẹ:
Mẹ đã không ngại ngần gì những sắc mầu và những hương vị nơi họ,
Bởi vì – ở Bethléem – Mẹ chào đón những người cả từ Đông Phương lẫn Tây Phương.
Và - khi mở ra dâng Mẹ những kho tàng trong tâm hồn mình -
Marseille tự mở lòng mình đón nhận lòng nhân từ của Con Mẹ.
Lạy Mẹ nhân lành! Này đây dân của Mẹ:
Như giữa lòng một mái ấm,
Trong vòng tay bà mẹ và những đứa con,
Mỗi thành viên cảm nhận được phần tình thương dành riêng cho mình,
Nhưng tất cả đều có được Tình Mẹ trọn vẹn và luôn mới mẻ.
Và mỗi người – với ngôn ngữ của mình – vang lên lời ca Magnificat.
Lạy Mẹ nhân lành! Này đây dân của Mẹ:
Mẹ là Mẹ của Đấng gánh tội trần gian,
Trong ánh mắt nhìn trinh nguyên của Mẹ…con nhìn thấy bóng mờ tội phạm của con,
Mẹ là Mẹ của Đấng đã sống lại từ trong kẻ chết,
Trong ánh mắt nhìn từ mẫu của Mẹ…con nhìn ra ánh sáng ơn cứu độ của con.
Lạy Mẹ nhân lành! Này đây dân của Mẹ:
Mẹ đã đến trước họ dưới chân Thánh Giá,
Nơi mà – từ trong trái tim của Con Mẹ – Giáo Hội hình thành.
Và ngày nay, Mẹ đã lên trời trước họ…
Chiêm ngưỡng vinh quang của Mẹ…con đọc được định mệnh của chính mình.
Lời kinh Tư Tế khi rời Tòa Giám Mục Marseille
Khi đặt chân đến Marseille, tôi dám bảo rằng tôi có thể ôm choàng lấy Anh Em Linh Mục và thốt lên: “ xương tôi và thịt tôi đây”. Và cũng từ đó, mỗi ngày, tôi cảm nhận được sự thật trong câu Kinh Thánh ở sách Xuất Hành ấy: không có các ngài, tôi không thể làm gì được: tôi LÀ họ…và dĩ nhiên…họ cũng LÀ tôi…
LÀ của nhau đến độ chúng tôi ảnh hưởng trên nhau – người này cũng như người kia – cả trong điều lành thánh lẫn những chuyện tồi tệ! Trải dài theo năm tháng, chúng tôi cùng nhau chia sẻ những niềm vui và những nỗi vất vả riêng tư – gia đình – và cả mục vụ nữa…Chưa bao giờ tôi thấy mình đơn côi…mặc dù – do nhút nhát – tôi không dám thường xuyên nói với Anh Em mình rằng:tôi luôn luôn ở với họ…và họ cũng chẳng hay nhắc lui nhắc tới chuyện họ luôn cận kề bên tôi: ở Marseille…người ta…rất hiểu nhau…ngay cả với một câu nói rất nửa vời…Người ta sống “đồng lõa” với nhau…cách lặng lẽ!
Lạy Chúa! Con đã không hề muốn làm cho Anh Em con khó chịu vì những thứ lệnh truyền hay những chương trình tỷ mỷ…Thậm chí một vài người còn than phiền rằng con đã để cho họ sống quá tự do! Con cho rằng Anh Em con đầy đủ…sự tinh tế của khứu giác…để có thể ngửi thấy…những gì con tìm kiếm qua làn gió của Thánh Thần mà Tin Mừng bảo rằng thật là vô phương để xác định gió từ đâu đến và đi đâu!
Lạy Chúa! Con đã làm tất cả những gì có thể để chúng con luôn là MỘT…để thế gian tin rằng chính Chúa đã sai chúng con đến. Con đã làm tất cả những gì có thể để mỗi Anh Em ngày càng được các Anh Em khác đón nhận với những dị biệt do tuổi tác, do sứ vụ và do những đặc sủng …để người Anh Em ấy không còn chỉ sống cho mình … nhưng múc tìm được nơi sự hiệp nhất bền vững ấy sức mạnh giúp họ cày cho đến cuối chót đường cày đời mình trong cánh đồng của Thiên Chúa Cha.
Lạy Chúa! Chúng con là những người phục vụ cho một chương trình mà chúng con không là những người chủ…nhưng ngày lại ngày, từng bước từng bước, chúng con sẽ lần hồi khám phá…và chúng con tin tưởng rằng Chúa chính là Người Chủ của những gì không thấy trước được…
Lạy Chúa! Trong Giáo Hội của Chúa đôi khi có vẻ như hơi lý trí và kỹ thuật quá…xin hãy giúp chúng con kề vai sát cánh trong đức tin và cùng nhau ngụp lặn trong giòng nước mát của Tin Mừng Chúa.
Lạy Chúa! Xin hãy dạy chúng con biết đừng làm cho nhau ngộp thở vì những vấn đề về chuyện có thể tin nhau được không, về những chuyện chức tước ưu đãi này nọ, về cái căn tính của mình…nhưng chỉ đơn thuần biết nếm cảm hương vị của Tin Mừng chúng con cùng nhau chia sẻ bên bờ giếng cuộc đời.
Lạy Chúa! Xin hãy dạy chúng con biết đừng tìm cách để bít kín những lỗ hổng…nhưng khơi rộng nó ra…để có được những nẻo đường mới…
Lạy Chúa! Xin hãy dạy chúng con đừng tìm cách để bó lại những vết thương…nhưng khoét sâu hơn nữa…để có thể có được những giòng suối mới…
Lạy Chúa! Con không có được một thống kê nào để trình bày với Chúa ( con không bao giờ biết tính toán!)…Con chỉ biết trình diện trước Chúa giữa những Anh Em Linh Mục của con…để Chúa ôm ấp chúng con trong tình thương và lòng nhân hậu của Chúa.
Chúng con thuộc về Chúa.
Chúng con là phần gia nghiệp của Chúa.
Lạy Chúa! Xin trao cho con thanh gươm của Chúa
Nếu quả thực Chúa đã nói: “Ta không đến để mang hòa bình, nhưng gươm giáo” (Mt 10,34)…thì, lạy Chúa, xin hãy trao cho con thanh gươm ấy của Chúa!
Xin hãy trao cho con thanh gươm của Chúa – một thanh gươm không do con người làm ra, nhưng là loại thép được tôi luyện trong tình yêu của Chúa.
Xin hãy trao cho con thanh gươm của Chúa – thanh gươm của con đường thẳng băng, của con đường tinh tuyền vốn là sự công chính Chúa muốn.
Xin hãy trao cho con thanh gươm của Chúa – dù nó có nặng nề thế nào đi trong nữa trong tay con.
Lạy Chúa! Xin hãy giúp con biết định vị tất cả những kho thuốc súng vốn làm cho những con người thường bị người khác biếm nhục luôn phải sống trong lo lắng.
Lạy Chúa! Xin hãy cho con ánh sáng để xua đuổi những thứ loại bình yên giả tạo.
Lạy Chúa! Xin hãy ban cho con lòng can đảm để khơi dậy sự bình yên chân thực – sự bình yên không lừa đảo – sự bình yên làm thỏa mãn cả xác lẫn hồn.
Lạy Chúa! Xin hãy dạy con biết mang lại hoà bình trong công lý và đấu tranh ngày đêm cho hòa bình.
Lạy Chúa! Xin hãy trao cho con thanh gươm của Chúa!
Vô cùng đơn giản … lời kinh con dâng…
Như nguồn nước trào tuôn từ giòng sông băng tuyết,
Như chất rượu tràn ra từ guồng máy ép,
Lời kinh con dâng lên Ngài cũng thế, lạy Chúa!
Như tiếng thét thoát ra từ đáy tim,
Như mầm non bật lên từ thân cây cằn cỗi,
Lời kinh con dâng lên Ngài cũng thế, lạy Chúa!
Lời kinh con dâng lên vô cùng đơn giản … như nước,
Nhưng là thứ nước hằng sống được múc lên từ lòng giếng của người thiếu phụ xứ Samari!
Lời kinh con dâng lên đơn giản … như rượu,
Nhưng là những giọt máu rỉ ra từ trái tim Chúa trên Thánh Giá!
Lời kinh con dâng lên vô cùng đơn giản … như chồi non,
Nhưng là đọt chồi mơn mởn của mùa xuân bất tận!
Lời kinh con dâng lên vô cùng đơn giản … với quá ít oi những gì cần thân thưa,
Nhưng lại chính là Thần Khí – Đấng liên tục đổi mới mặt đất này!
Vô cùng đơn giản … lời kinh con dâng…
Người ta không còn biết thét lên nữa!
Người ta không còn biết thét lên nữa. Những náo động vô nghĩa của đám đông…rất dễ để khuấy dậy…với chỉ một sự việc nho nhỏ…và một tay…ảo thuật có khiếu…Nhưng nếu tách rời một ai đó ra khỏi cái đám đông rộn ràng ấy…và xin họ diễn tả cảm xúc của mình – thật sự là của mình – thứ cảm xúc không còn bị tác động từ những tư tưởng bên ngoài nữa…tóm lại… là một tiếng thét …vốn là tiếng thét của chính họ:họ sẽ im re! Họ không là thi sĩ, không là ca sĩ, không là vũ công, không là hoạ sĩ…và họ sẽ rất ngạc nhiên nếu Bạn cho họ biết rằng ông nội của họ – một nông dân cần cù vật vã với mảnh ruộng đất sét hay trên cao nguyên – rất có thể vốn là tất cả những thứ “sĩ”…đó cùng một lúc…
Người ta không còn biết thét lên nữa. Bị tước đoạt mất sự thinh lặng như chiếc hộp cộng hưởng của mình: tiếng thét tắt ngúm! Xã hội của chúng ta – với những tập quán và những cấm kỵ – đã không còn để cho con tim có cái quyền và có những phương thế để tự giải thoát mình nữa. Những “tiếng nói bên trong” nín câm hay bị bóp nghẹt. Người ta không còn biết phải tìm ở đâu để có được sự tươi mát, mùi hương, ân lộc không tính toán, niềm hăng say không lùi bước, bản năng, con người tiền sử…vốn yên ngủ nơi mỗi chúng ta…và không ai chịu khó để mà lay nó dậy…ngay cả nơi đám trẻ…vừa sinh…
Con người thủa hang động biết thét lên…vì họ biết sáng tạo…Lascaux (không biết có phải là một địa danh???: ND!) là một tiếng thét vang vọng của tâm hồn. Con người hôm nay không sáng tạo…Họ chỉ sao chép…Và tiếng thét của họ – nếu có – thì cũng chỉ là một sự bắt chước sầu thảm của một tiếng thét khác, một thứ tiếng vọng không ngớt được lập đi lập lại – đơn điệu và chát chúa. Và bởi vì người ta không còn biết thét lên nữa…nên người ta cũng không hổ trợ tiếng thét của những người khác.
Tiếng thét: một hồng ân trọn vẹn của giây phút mình là mình nhất …và cũng là giao kết đậm đà và mong manh của con người và Thánh Thần..
Có biết bao nhiêu những tiếng thét trong sa mạc …từ Isaia đến Gioan Tiền Hô (Lc 3,4)!
Có biết bao nhiêu những tiếng thét chung quanh Con Vua David …từ tiếng thét của người đàn bà xứ Cana (Mt 25,10) đến những người mù trong Mt 9,27!
Có biết bao nhiêu những tiếng thét của chính Đức Giêsu Kytô! Thét lên để kêu gọi những những người khát (Gio 7,37), thét lên để loan báo Vị Lang Quân (Mt 25,10), thét lên để phục sinh Lazarô (Gio 11,43), thét…để dâng lên những lời cầu nguyện và khẩn nài của Ngài (Dt 5,7). Và tiếng thét mang hai ý nghĩa trên Thánh Giá – cái hòa âm bất khả tách rời của hai dấu nhạc tuyệt vời: tiếng thét trong cơn cùng khốn của Đấng cảm thấy như mình bị bỏ rơi (Mt 27, 46) và tiếng thét tin tưởng của Đấng phó thác mình trong tay Cha ( Mt 27, 50).
Và…ước mong sao chúng ta cũng để cho từ tận đáy lòng mình tiếng thét của Thánh Thần vang lên: Abba!Cha ơi! (Ga 4, 6)
Người ta không còn biết thét lên nữa…và người ta cũng không còn biết cầu nguyện nữa!
Lời cầu xin để có thể đi tới cùng
Lạy Cha, xin chúc tụng Cha,
Cha là Đấng đã gieo vào tâm hồn con Niềm Hy Vọng
Đang khi con loay hoay xoay sở giữa những vũng đời của chính mình
Mà chẳng còn nhìn thấy gì: vạch đỏ cũng như vạch xanh.
Lạy Cha, xin chúc tụng Cha,
Đã gửi đến cho con NGƯỜI CON của Cha –
Đấng cùng đồng hành với con –
Và gánh lấy tất cả gánh nặng tội phạm của con.
Chính Ngài cùng với con đi trọn những nẻo đường thân hữu,
Chính Ngài cùng với con hòa chung những khúc hát ngợi ca tự do.
Xin hãy gửi đến – lạy Chúa – xin hãy gửi đến cho con làn hơi mang ánh sáng của Ngài.
Xin hãy dạy con biết bước đi
Dưới ánh trăng leo lét cũng như giữa mặt trời chói chan.
Xin hãy dạy con biết nhìn thẳng tới phía trước,
Và không lầm lẫn giữa những gì của hôm qua
Với những gì sẽ là mai ngày.
Xin hãy dạy con biết – cùng Ngài – mỗi ngày làm nên một điều gì đó mới mẻ
Và không chỉ bằng lòng
Với những cánh hoa tàn trên một nẻo đường cũ mòn.
Xin hãy dạy con - khi bị chặn bước trước một vách ngăn trơn láng –
Biết tìm ngay ra một cơ hội nào đó để mở đường đi qua.
Xin hãy gửi đến – lạy Chúa – xin hãy gửi đến cho con làn hơi mang sức mạnh của Ngài.
Để những cánh tay con trĩu nặng thất bại…tìm lại được nhiệt tâm tuổi thanh xuân
Và vun trồng cả ngàn bụi cây cho một thế giới mới.
Ước gì mồ hôi con trộn lẫn với những giọt mồ hôi của Ngài trong vườn Gethsémani,
Và máu con hoà lẫn với giòng máu Ngài trên Golgotha,
Để tưới thẫm những đồng hoang cằn cỗi gai góc vì bất công.
Lạy Cha – xin chúc tụng Cha
Đã dẫn con đi đến cùng,
Đến tận Emmaus,
Nơi mà – giữa một mớ những lộn xộn đầy sẻ chia –
Con đã nhìn ra khuôn mặt của Đấng Sống Lại
Đấm đìa bình an và hoan lạc.
Lời kinh của người mù từ thủa mới sinh.
Lạy Chúa, xin hãy ghé mắt nhìn đến những gì người ta rộn ràng, xôn xao…về sự việc con được chữa lành…(Gio chg 9).Một tường thuật đầy ý vị và mầu sắc với sự góp mặt chen lẫn của cả một “thế giới con người” y như trong một cuốn phim của Pagnol: cha mẹ con, những người bà con quen biết, những chức sắc tại địa phương…Cả một trời thuận lợi cho những nhà giảng thuyết khai thác!
Lạy Chúa: khi người ta sống bên bờ Méditerranée…thì ánh sáng là cả một sự diệu kỳ!Anh sáng của của thiên nhiên trinh nguyên, tươi mát và mong manh. Anh sáng tràn đầy hứa hẹn, ánh sáng nhẹ nhàng.
Lạy Chúa! Xin hãy dạy con biết tìm lấy cho mình một hòa điệu nhiệm mầu giữa mặt trời bên ngoài và ánh dương bên trong … Xin hãy làm cho con hiểu câu chuyện tình yêu lạ lùng giữa nguồn sáng của Chúa và sự sáng của con: “…để đôi mắt con được chiêm ngưỡng Chúa – Đấng mang lại sự sáng cho chúng.” (Thánh Gioan Thánh Giá).
Lạy Chúa! Anh sáng của Chúa đã ở trong con ngay từ khi con mới sinh…nhưng con lại không biết được điều đó! Nó ẩn mình đi để khơi dậy nơi con niềm khát vọng được nhìn thấy Ngài. Nó kiên nhẫn đợi chờ để con cất bước – dựa trên Lời Ngài – mà tìm đến với bể nước Siloé. Và –khi đó – nó mới bừng lên như một mầm non mùa xuân …vì đấy mới là lúc con đáp lại ơn gọi là ánh sáng của mình. Choáng ngợp, con lên tiếng với bầy dê núi, với những gốc ô liu …và ngay cả với những tảng đá ven đường…Và con – phận là phận của chiếc bình đất, của bọt bèo – nhưng lại mang nơi mình Anh Sáng: con làm cho truông rừng thành vườn cây và mặt đất thành địa đàng.
Lạy Chúa! “ con ngước mắt hướng nhìn lên Chúa…như mắt của gia nhân hướng nhìn tay ông chủ…cho đến khi Người xót thương chút phận” (Tv 123).
Lạy Chúa! Ước mong sao đôi mắt con trong lành…để toàn thân con được ở trong Anh Sáng.(Lc 11,34)!
Lạy Chúa: “Vầng Động rạng rỡ”! (Lc 1,78)… “ xin hãy làm bừng sáng lên nơi con ánh sáng tôn nhan Chúa” (Tv 4,9).
Lạy Chúa - “ánh sáng của giờ ngọ” (Is 18,4) -: khi sự nóng nực gây rã rời cho con dưới tàng cây ơ Mambré, xin hãy chỉ cho con nhìn thấy sự THIỆN MỸ TAM DIỆN trong vinh quang duy nhất.
Và cứ như thế cho đến ngày con đi tới được trước Ngai Tòa Chúa – nơi con sẽ diện đối diện với Anh Sáng không hề tắt.
“Khi đó sẽ không còn đêm tối nữa,
Không ai còn cần đến ánh sáng của ngọn đuốc cháy cũng như của mặt trời, bởi vì Chúa của Đức Chúa sẽ giãi sáng trên tất cả ánh sáng của Người.” (Kh 22,5)
Lời Kinh Dâng Lên Đức Từ Mẫu
Lạy Mẹ nhân lành – xin hãy giữ gìn người dân Marseille:
Tai chúng con cũng thính như tai của thánh Gioan vậy
Và chúng con đã nghe rất rõ Lời của Chúa Giêsu:
“Này là Mẹ con”.
Lạy Mẹ nhân lành – xin hãy gìn giữ người dân Marseille:
Chúng con đã đón nhận Ngài
như món quà quý báu nhất từ Con của Ngài
Và – để Mẹ ở giữa chúng con – chúng con đã dành cho Mẹ
Cảnh quan đẹp nhất của Marseille này.
Lạy Mẹ nhân lành – xin hãy gìn giữ người dân Marseille:
Chỉ có chúng con thôi – chỉ có chúng con mới dám thân thưavới Mẹ: Mẹ nhân lành
Bất chấp việc Chúa Giêsu đã từng dạy chúng con dành riêng sự nhân lành để tôn vinh Chúa Cha
Vì…chỉ Thiên Chúa mới là Đấng nhân lành.
Lạy Mẹ nhân lành! Này đây dân của Mẹ!
Cái nhìn bao quanh của Mẹ như ánh đèn hải đăng ở Planier…
Anh đèn quét sáng từ Estaque cho đến Calanques,
Từ những đỉnh đồi Frioul cho đến dãy Etoile
Mẹ không quên bất cứ một ai trong ánh mắt nhìn bao quanh chan chứa tình yêu ấy.
Lạy Mẹ nhân lành! Này đây dân của Mẹ:
Mẹ đã không ngại ngần gì những sắc mầu và những hương vị nơi họ,
Bởi vì – ở Bethléem – Mẹ chào đón những người cả từ Đông Phương lẫn Tây Phương.
Và - khi mở ra dâng Mẹ những kho tàng trong tâm hồn mình -
Marseille tự mở lòng mình đón nhận lòng nhân từ của Con Mẹ.
Lạy Mẹ nhân lành! Này đây dân của Mẹ:
Như giữa lòng một mái ấm,
Trong vòng tay bà mẹ và những đứa con,
Mỗi thành viên cảm nhận được phần tình thương dành riêng cho mình,
Nhưng tất cả đều có được Tình Mẹ trọn vẹn và luôn mới mẻ.
Và mỗi người – với ngôn ngữ của mình – vang lên lời ca Magnificat.
Lạy Mẹ nhân lành! Này đây dân của Mẹ:
Mẹ là Mẹ của Đấng gánh tội trần gian,
Trong ánh mắt nhìn trinh nguyên của Mẹ…con nhìn thấy bóng mờ tội phạm của con,
Mẹ là Mẹ của Đấng đã sống lại từ trong kẻ chết,
Trong ánh mắt nhìn từ mẫu của Mẹ…con nhìn ra ánh sáng ơn cứu độ của con.
Lạy Mẹ nhân lành! Này đây dân của Mẹ:
Mẹ đã đến trước họ dưới chân Thánh Giá,
Nơi mà – từ trong trái tim của Con Mẹ – Giáo Hội hình thành.
Và ngày nay, Mẹ đã lên trời trước họ…
Chiêm ngưỡng vinh quang của Mẹ…con đọc được định mệnh của chính mình.
Lời kinh Tư Tế khi rời Tòa Giám Mục Marseille
Khi đặt chân đến Marseille, tôi dám bảo rằng tôi có thể ôm choàng lấy Anh Em Linh Mục và thốt lên: “ xương tôi và thịt tôi đây”. Và cũng từ đó, mỗi ngày, tôi cảm nhận được sự thật trong câu Kinh Thánh ở sách Xuất Hành ấy: không có các ngài, tôi không thể làm gì được: tôi LÀ họ…và dĩ nhiên…họ cũng LÀ tôi…
LÀ của nhau đến độ chúng tôi ảnh hưởng trên nhau – người này cũng như người kia – cả trong điều lành thánh lẫn những chuyện tồi tệ! Trải dài theo năm tháng, chúng tôi cùng nhau chia sẻ những niềm vui và những nỗi vất vả riêng tư – gia đình – và cả mục vụ nữa…Chưa bao giờ tôi thấy mình đơn côi…mặc dù – do nhút nhát – tôi không dám thường xuyên nói với Anh Em mình rằng:tôi luôn luôn ở với họ…và họ cũng chẳng hay nhắc lui nhắc tới chuyện họ luôn cận kề bên tôi: ở Marseille…người ta…rất hiểu nhau…ngay cả với một câu nói rất nửa vời…Người ta sống “đồng lõa” với nhau…cách lặng lẽ!
Lạy Chúa! Con đã không hề muốn làm cho Anh Em con khó chịu vì những thứ lệnh truyền hay những chương trình tỷ mỷ…Thậm chí một vài người còn than phiền rằng con đã để cho họ sống quá tự do! Con cho rằng Anh Em con đầy đủ…sự tinh tế của khứu giác…để có thể ngửi thấy…những gì con tìm kiếm qua làn gió của Thánh Thần mà Tin Mừng bảo rằng thật là vô phương để xác định gió từ đâu đến và đi đâu!
Lạy Chúa! Con đã làm tất cả những gì có thể để chúng con luôn là MỘT…để thế gian tin rằng chính Chúa đã sai chúng con đến. Con đã làm tất cả những gì có thể để mỗi Anh Em ngày càng được các Anh Em khác đón nhận với những dị biệt do tuổi tác, do sứ vụ và do những đặc sủng …để người Anh Em ấy không còn chỉ sống cho mình … nhưng múc tìm được nơi sự hiệp nhất bền vững ấy sức mạnh giúp họ cày cho đến cuối chót đường cày đời mình trong cánh đồng của Thiên Chúa Cha.
Lạy Chúa! Chúng con là những người phục vụ cho một chương trình mà chúng con không là những người chủ…nhưng ngày lại ngày, từng bước từng bước, chúng con sẽ lần hồi khám phá…và chúng con tin tưởng rằng Chúa chính là Người Chủ của những gì không thấy trước được…
Lạy Chúa! Trong Giáo Hội của Chúa đôi khi có vẻ như hơi lý trí và kỹ thuật quá…xin hãy giúp chúng con kề vai sát cánh trong đức tin và cùng nhau ngụp lặn trong giòng nước mát của Tin Mừng Chúa.
Lạy Chúa! Xin hãy dạy chúng con biết đừng làm cho nhau ngộp thở vì những vấn đề về chuyện có thể tin nhau được không, về những chuyện chức tước ưu đãi này nọ, về cái căn tính của mình…nhưng chỉ đơn thuần biết nếm cảm hương vị của Tin Mừng chúng con cùng nhau chia sẻ bên bờ giếng cuộc đời.
Lạy Chúa! Xin hãy dạy chúng con biết đừng tìm cách để bít kín những lỗ hổng…nhưng khơi rộng nó ra…để có được những nẻo đường mới…
Lạy Chúa! Xin hãy dạy chúng con đừng tìm cách để bó lại những vết thương…nhưng khoét sâu hơn nữa…để có thể có được những giòng suối mới…
Lạy Chúa! Con không có được một thống kê nào để trình bày với Chúa ( con không bao giờ biết tính toán!)…Con chỉ biết trình diện trước Chúa giữa những Anh Em Linh Mục của con…để Chúa ôm ấp chúng con trong tình thương và lòng nhân hậu của Chúa.
Chúng con thuộc về Chúa.
Chúng con là phần gia nghiệp của Chúa.
Lạy Chúa! Xin trao cho con thanh gươm của Chúa
Nếu quả thực Chúa đã nói: “Ta không đến để mang hòa bình, nhưng gươm giáo” (Mt 10,34)…thì, lạy Chúa, xin hãy trao cho con thanh gươm ấy của Chúa!
Xin hãy trao cho con thanh gươm của Chúa – một thanh gươm không do con người làm ra, nhưng là loại thép được tôi luyện trong tình yêu của Chúa.
Xin hãy trao cho con thanh gươm của Chúa – thanh gươm của con đường thẳng băng, của con đường tinh tuyền vốn là sự công chính Chúa muốn.
Xin hãy trao cho con thanh gươm của Chúa – dù nó có nặng nề thế nào đi trong nữa trong tay con.
Lạy Chúa! Xin hãy giúp con biết định vị tất cả những kho thuốc súng vốn làm cho những con người thường bị người khác biếm nhục luôn phải sống trong lo lắng.
Lạy Chúa! Xin hãy cho con ánh sáng để xua đuổi những thứ loại bình yên giả tạo.
Lạy Chúa! Xin hãy ban cho con lòng can đảm để khơi dậy sự bình yên chân thực – sự bình yên không lừa đảo – sự bình yên làm thỏa mãn cả xác lẫn hồn.
Lạy Chúa! Xin hãy dạy con biết mang lại hoà bình trong công lý và đấu tranh ngày đêm cho hòa bình.
Lạy Chúa! Xin hãy trao cho con thanh gươm của Chúa!
Nghệ thuật cảm hóa lòng người của Chúa Giê-su
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà .
19:15 25/10/2010
Chúa Nhật Thứ 31 Mùa Thường Niên, Năm C - Luca (Lc 19, 1-10)
Đứng trước tội nhân hay những người sa ngã, hư hỏng, dư luận xã hội thường lên án, khinh miệt, loại trừ… Đó là thái độ vốn có của những người Do-thái có tiếng là đạo đức như các thầy tư tế, các luật sĩ và biệt phái đối với những người tội lỗi như Gia-kêu.
Ngay cả Chúa Giê-su, dù Người chỉ tiếp đón những người tội lỗi thôi thì cũng đã bị tai tiếng rồi. Khi “Các người thu thuế và các người tội lỗi lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng." (Lc 15, 1-2)
Chính thái độ khinh thị và loại trừ người tội lỗi như thế lại càng xô đẩy người sa ngã lún sâu hơn trong tội lỗi của mình. Cư xử như thế là dìm xuống chứ không phải là nâng lên. Còn về phần Chúa Giê-su, Người có cách cư xử rất đẹp đối với người tội lỗi và chính cách cư xử cao nhã nầy có một sức cảm hoá thần diệu. Cung cách đối xử của Chúa Giê-su là niềm nở tiếp đón và trân trọng họ, coi họ như bạn bè. Thế nên dư luận hồi ấy đã xem Người “là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.” (Mt 11,19)
Chúa Giê-su thừa biết Gia-kêu là ai và thuộc hạng người nào, nhưng Chúa Giê-su không nhìn Gia-kêu bằng ánh mắt khinh miệt của người Do-thái, nhưng đối xử với ông bằng tấm lòng trân trọng và yêu thương.
Khi thấy Gia-kêu vắt vẻo trên cành cây chờ xem Chúa Giê-su đi qua, Chúa vui vẻ thân mật vẫy chào ông trước: "Này ông Gia-kêu…”
Chúa Giê-su gọi đích danh ông như đã từng quen biết từ lâu. Việc gọi tên thân mật nầy khiến ta nhớ lại lời Chúa Giê-su nói về quan hệ gắn bó giữa người chăn chiên tốt và đoàn chiên của mình: “Chiên nghe tiếng của anh và anh gọi tên từng con chiên” (Ga 10,3).
Rồi Chúa Giê-su tiếp: “xuống mau đi!” Đây không hẳn là lời thúc giục mà chỉ là lời thân mật giữa bạn bè. Rồi Chúa Giê-su lại muốn thắt chặt mối tình bằng hữu qua việc cùng ăn uống đồng bàn với Gia-kêu, và hơn thế nữa, đề nghị ở lại tại nhà ông để rộng giờ hàn huyên tâm sự: “Hôm nay, tôi sẽ ở lại nhà ông”.
Sáng kiến tình yêu của Chúa Giê-su lúc đó chắc hẳn phải khiến cho Gia-kêu sửng sốt. Một bậc thầy khả kính và danh tiếng như Đức Giê-su mà lại đến trọ tại nhà một người tội lỗi như Gia-kêu ư? Chuyện thực mà tưởng như mơ! Và Gia-kêu vô cùng sung sướng đón tiếp Đức Giê-su vào nhà mình.
Thái độ yêu thương, trân trọng và quý mến của Đức Giê-su đối với Gia-kêu đã làm cho ông đổi đời thật sự, một sự thay đổi tận căn ít ai ngờ tới.
Bấy giờ Ông Gia-kêu đứng lên thưa với Chúa rằng: "Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn."
Dám đem nửa phần gia sản lớn lao của mình trao ban cho người nghèo khó, lại chấp nhận đền gấp bốn những thiệt hại đã gây ra… quả là một quyết định anh hùng! Thế là từ một người đáng khinh, Gia-kêu bỗng trở thành một người rất đáng khâm phục!
***
Kho tàng văn học thiền có ghi lại câu chuyện sau đây. Thiền sư Sengai có một anh đệ tử hư hỏng, đêm đêm thường leo tường trốn ra ngoài chơi đêm. Vị thiền sư biết được điều đó nên vào đêm nọ, sau khi phát hiện người đệ tử vượt tường bằng cách leo lên một chiếc ghế khá cao, vị thiền sư đi đến vị trí đặt ghế, nhắc chiếc ghế bỏ sang bên rồi đứng vào chỗ đó.
Trong đêm tối, người học trò leo tường trở vào, rồi theo thói quen đặt chân lên ghế để nhảy xuống, không dè lại đặt chân lên lưng thầy. Khi phát hiện thầy đứng ngay trước mặt, anh học trò hoảng sợ chờ đợi những lời khiển trách nặng nề. Thế nhưng cuối cùng vị thầy chỉ nói mấy lời yêu thương: “Áo con ướt đẫm sương đêm rồi! Mau vào thay áo ngay kẻo cảm lạnh!” Thế là từ đó, người học trò không bao giờ còn đi chơi đêm nữa.
Những lời trách móc, lên án, những thái độ khinh bỉ hay loại trừ chỉ tạo nên nguy cơ làm cho những con người tội lỗi lún sâu vào con đường lầm lạc.
Nhưng chính thái độ tôn trọng và tấm lòng yêu thương sẽ tạo nên sức cảm hoá diệu kỳ. Đó là nghệ thuật cảm hoá lòng người rất khôn khéo mà Chúa Giê-su đã sử dụng để làm nên phép lạ nơi con người Gia-kêu, biến cải một con người tưởng là ‘hết thuốc chữa’ trở thành một người mới rất đáng khâm phục.
Lạy Chúa Giê-su, trước người lầm lỗi,
Xin cho chúng con thay thế những lời kết án bằng những lời lẽ yêu thương;
Xin cho chúng con biết thay đổi cái nhìn khinh khi bằng cái nhìn tôn trọng;
Xin cho chúng con biết thay thế thái độ xa lánh bằng thái độ tiếp đón ân cần…
Nhờ đó, chúng con sẽ tạo cơ hội cho nhiều anh em lầm lỗi có cơ may phục thiện và đổi mới cuộc đời.
Đứng trước tội nhân hay những người sa ngã, hư hỏng, dư luận xã hội thường lên án, khinh miệt, loại trừ… Đó là thái độ vốn có của những người Do-thái có tiếng là đạo đức như các thầy tư tế, các luật sĩ và biệt phái đối với những người tội lỗi như Gia-kêu.
Ngay cả Chúa Giê-su, dù Người chỉ tiếp đón những người tội lỗi thôi thì cũng đã bị tai tiếng rồi. Khi “Các người thu thuế và các người tội lỗi lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng." (Lc 15, 1-2)
Chính thái độ khinh thị và loại trừ người tội lỗi như thế lại càng xô đẩy người sa ngã lún sâu hơn trong tội lỗi của mình. Cư xử như thế là dìm xuống chứ không phải là nâng lên. Còn về phần Chúa Giê-su, Người có cách cư xử rất đẹp đối với người tội lỗi và chính cách cư xử cao nhã nầy có một sức cảm hoá thần diệu. Cung cách đối xử của Chúa Giê-su là niềm nở tiếp đón và trân trọng họ, coi họ như bạn bè. Thế nên dư luận hồi ấy đã xem Người “là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.” (Mt 11,19)
Chúa Giê-su thừa biết Gia-kêu là ai và thuộc hạng người nào, nhưng Chúa Giê-su không nhìn Gia-kêu bằng ánh mắt khinh miệt của người Do-thái, nhưng đối xử với ông bằng tấm lòng trân trọng và yêu thương.
Khi thấy Gia-kêu vắt vẻo trên cành cây chờ xem Chúa Giê-su đi qua, Chúa vui vẻ thân mật vẫy chào ông trước: "Này ông Gia-kêu…”
Chúa Giê-su gọi đích danh ông như đã từng quen biết từ lâu. Việc gọi tên thân mật nầy khiến ta nhớ lại lời Chúa Giê-su nói về quan hệ gắn bó giữa người chăn chiên tốt và đoàn chiên của mình: “Chiên nghe tiếng của anh và anh gọi tên từng con chiên” (Ga 10,3).
Rồi Chúa Giê-su tiếp: “xuống mau đi!” Đây không hẳn là lời thúc giục mà chỉ là lời thân mật giữa bạn bè. Rồi Chúa Giê-su lại muốn thắt chặt mối tình bằng hữu qua việc cùng ăn uống đồng bàn với Gia-kêu, và hơn thế nữa, đề nghị ở lại tại nhà ông để rộng giờ hàn huyên tâm sự: “Hôm nay, tôi sẽ ở lại nhà ông”.
Sáng kiến tình yêu của Chúa Giê-su lúc đó chắc hẳn phải khiến cho Gia-kêu sửng sốt. Một bậc thầy khả kính và danh tiếng như Đức Giê-su mà lại đến trọ tại nhà một người tội lỗi như Gia-kêu ư? Chuyện thực mà tưởng như mơ! Và Gia-kêu vô cùng sung sướng đón tiếp Đức Giê-su vào nhà mình.
Thái độ yêu thương, trân trọng và quý mến của Đức Giê-su đối với Gia-kêu đã làm cho ông đổi đời thật sự, một sự thay đổi tận căn ít ai ngờ tới.
Bấy giờ Ông Gia-kêu đứng lên thưa với Chúa rằng: "Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn."
Dám đem nửa phần gia sản lớn lao của mình trao ban cho người nghèo khó, lại chấp nhận đền gấp bốn những thiệt hại đã gây ra… quả là một quyết định anh hùng! Thế là từ một người đáng khinh, Gia-kêu bỗng trở thành một người rất đáng khâm phục!
***
Kho tàng văn học thiền có ghi lại câu chuyện sau đây. Thiền sư Sengai có một anh đệ tử hư hỏng, đêm đêm thường leo tường trốn ra ngoài chơi đêm. Vị thiền sư biết được điều đó nên vào đêm nọ, sau khi phát hiện người đệ tử vượt tường bằng cách leo lên một chiếc ghế khá cao, vị thiền sư đi đến vị trí đặt ghế, nhắc chiếc ghế bỏ sang bên rồi đứng vào chỗ đó.
Trong đêm tối, người học trò leo tường trở vào, rồi theo thói quen đặt chân lên ghế để nhảy xuống, không dè lại đặt chân lên lưng thầy. Khi phát hiện thầy đứng ngay trước mặt, anh học trò hoảng sợ chờ đợi những lời khiển trách nặng nề. Thế nhưng cuối cùng vị thầy chỉ nói mấy lời yêu thương: “Áo con ướt đẫm sương đêm rồi! Mau vào thay áo ngay kẻo cảm lạnh!” Thế là từ đó, người học trò không bao giờ còn đi chơi đêm nữa.
Những lời trách móc, lên án, những thái độ khinh bỉ hay loại trừ chỉ tạo nên nguy cơ làm cho những con người tội lỗi lún sâu vào con đường lầm lạc.
Nhưng chính thái độ tôn trọng và tấm lòng yêu thương sẽ tạo nên sức cảm hoá diệu kỳ. Đó là nghệ thuật cảm hoá lòng người rất khôn khéo mà Chúa Giê-su đã sử dụng để làm nên phép lạ nơi con người Gia-kêu, biến cải một con người tưởng là ‘hết thuốc chữa’ trở thành một người mới rất đáng khâm phục.
Lạy Chúa Giê-su, trước người lầm lỗi,
Xin cho chúng con thay thế những lời kết án bằng những lời lẽ yêu thương;
Xin cho chúng con biết thay đổi cái nhìn khinh khi bằng cái nhìn tôn trọng;
Xin cho chúng con biết thay thế thái độ xa lánh bằng thái độ tiếp đón ân cần…
Nhờ đó, chúng con sẽ tạo cơ hội cho nhiều anh em lầm lỗi có cơ may phục thiện và đổi mới cuộc đời.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:29 25/10/2010
HÁT ĐẾ
Giữa năm Thanh Quang Tự, ở Bắc kinh có hai anh em, người anh tên là Hoàng Đại Tiếu, người em tên là Hoàng Nhị Tiếu, bởi vì hai anh em rất giỏi đối đáp khi biểu diễn hài kịch, được Từ Hy thái hậu cho triệu vào trong cung làm làm nghệ nhân cho nhà vua.
Khi Từ Hy thái hậu mừng sinh nhật thì ra lệnh cho hai anh em trong ngày ấy phải diễn hài kịch. Không ngờ, trước đó một ngày thì Hoàng Đại Tiếu bị đau họng không nói được, hai anh em điều biết, vạn nhất ngày mai mà không diễn được thì không thể bảo đảm mạng sống của mình, hai anh em bàn với nhau: quyết định để em trai ngồi sau ghế hát nói dùm, người anh biểu diễn phía trước dùng tay chân cử động nhép môi theo điệu hát nói của người em, khiến cho Từ Hy thái hậu long nhan vui vẻ vô cùng.
Sáng tạo độc đáo này là do hai anh em họ Hoàng, cho nên được gọi là “song Hoàng”, về sau cho rằng đây là một loại ca hát dân gian, nên đem chữ “Hoàng黃” đổi thành “lưỡi gà簧” của nhạc cụ (kèn), nên “song hoàng” biến thành “hát đế雙簧”.
(Truyền thuyết truyện)
Suy tư:
Hát đế là người biểu diễn không hát gì cả mà chỉ có nhép miệng và làm cử điệu mà thôi, bởi vì đã có người ở trong cánh gà hát thế cho rồi, loại biểu diễn này đối với người Trung Quốc xưa là một nghệ thuật dân gian, nhưng đối với ngày nay dù cho ở Trung Quốc hay ở bất cứ đâu, đều sẽ bị khán giả tẩy chay vì không thật, vì khán giả cảm thấy mình bị lừa…
Có một vài người Ki-tô hữu cũng “hát đế” trong cuộc sống của mình:
- Họ hát đế khi khoe với mọi người mình là người có đạo, nhưng họ không bao giờ đi tham dự thánh lễ.
- Họ hát đế khi trong cộng đoàn giáo xứ họ vỗ ngực xưng mình là đạo dòng, nhưng họ lại không bỏ ra một đồng công sức để xây dựng giáo xứ, mà chí có chỉ trích người này người nọ.
- Họ hát đế khi họ nói mình biết kính Chúa yêu người, nhưng họ lại gây chia rẻ trong cộng đoàn vì tranh giành chức vụ quyền lợi.
Hát đế hay hát nhép miệng, thì cũng giống như phụ nữ lấy son phấn để che đậy khuôn mặt đã có tuổi hoặc đầy vết mụn của mình, họ chỉ đánh lừa khán giả được một hai lần mà thôi…
Người Ki-tô hữu “hát đế” là không những lừa dối người khác mà còn lừa dối Thiên Chúa nữa.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Giữa năm Thanh Quang Tự, ở Bắc kinh có hai anh em, người anh tên là Hoàng Đại Tiếu, người em tên là Hoàng Nhị Tiếu, bởi vì hai anh em rất giỏi đối đáp khi biểu diễn hài kịch, được Từ Hy thái hậu cho triệu vào trong cung làm làm nghệ nhân cho nhà vua.
Khi Từ Hy thái hậu mừng sinh nhật thì ra lệnh cho hai anh em trong ngày ấy phải diễn hài kịch. Không ngờ, trước đó một ngày thì Hoàng Đại Tiếu bị đau họng không nói được, hai anh em điều biết, vạn nhất ngày mai mà không diễn được thì không thể bảo đảm mạng sống của mình, hai anh em bàn với nhau: quyết định để em trai ngồi sau ghế hát nói dùm, người anh biểu diễn phía trước dùng tay chân cử động nhép môi theo điệu hát nói của người em, khiến cho Từ Hy thái hậu long nhan vui vẻ vô cùng.
Sáng tạo độc đáo này là do hai anh em họ Hoàng, cho nên được gọi là “song Hoàng”, về sau cho rằng đây là một loại ca hát dân gian, nên đem chữ “Hoàng黃” đổi thành “lưỡi gà簧” của nhạc cụ (kèn), nên “song hoàng” biến thành “hát đế雙簧”.
(Truyền thuyết truyện)
Suy tư:
Hát đế là người biểu diễn không hát gì cả mà chỉ có nhép miệng và làm cử điệu mà thôi, bởi vì đã có người ở trong cánh gà hát thế cho rồi, loại biểu diễn này đối với người Trung Quốc xưa là một nghệ thuật dân gian, nhưng đối với ngày nay dù cho ở Trung Quốc hay ở bất cứ đâu, đều sẽ bị khán giả tẩy chay vì không thật, vì khán giả cảm thấy mình bị lừa…
Có một vài người Ki-tô hữu cũng “hát đế” trong cuộc sống của mình:
- Họ hát đế khi khoe với mọi người mình là người có đạo, nhưng họ không bao giờ đi tham dự thánh lễ.
- Họ hát đế khi trong cộng đoàn giáo xứ họ vỗ ngực xưng mình là đạo dòng, nhưng họ lại không bỏ ra một đồng công sức để xây dựng giáo xứ, mà chí có chỉ trích người này người nọ.
- Họ hát đế khi họ nói mình biết kính Chúa yêu người, nhưng họ lại gây chia rẻ trong cộng đoàn vì tranh giành chức vụ quyền lợi.
Hát đế hay hát nhép miệng, thì cũng giống như phụ nữ lấy son phấn để che đậy khuôn mặt đã có tuổi hoặc đầy vết mụn của mình, họ chỉ đánh lừa khán giả được một hai lần mà thôi…
Người Ki-tô hữu “hát đế” là không những lừa dối người khác mà còn lừa dối Thiên Chúa nữa.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:30 25/10/2010
N2T |
14. Người tự nguyện thinh lặng thì mới có thể nói lời thỏa đáng.
(sách Gương Chúa Giê-su)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tuyên bố Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hóa sẽ được tổ chức vào năm 2012
Bùi Hữu Thư
09:58 25/10/2010
VATICAN, ngày 24, tháng 10, 2010 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI hôm nay tuyên bố chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới là: Tân Phúc Âm Hóa.
Đức Thánh Cha tuyên bố hôm nay trong Thánh Lễ bế mạc Hội Nghị Đặc Biệt của Các Giám Mục Trung Đông, và cũng lập lại trước khi đọc kinh truyền tin buổi trưa với các tín hữu tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha nói: “Phiên họp khoáng đại thường lệ của Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ được tổ chức vào năm 2012, và sẽ có chủ đề “Tân Phúc Âm Hóa cho việc Chuyển Tiếp Đức Tin Kitô.”
Ghi nhận rằng hôm nay không những chỉ đánh dấu việc bế mạc Hội Nghị Giám Mục Trung Đông, có chủ đề là “Hiệp Thông và Chứng Tá,” mà còn đánh dấu Khánh Nhật Truyền Giáo Hoàn Vũ, với chủ đề “Xây dựng sự hiệp thông trong Giáo Hội là then chốt cho việc truyền giáo,” Đức Thánh Cha mời gọi phải chú ý đến sự tuơng đồng giữa hai chủ đề.
Ngài nói: "Cả hai chủ đề mời gọi chúng ta nhìn Giáo Hội như một mầu nhiệm hiệp thông, theo bản chất, nhắm vào con người toàn diện, và tất cả mọi người.”
Trích dẫn Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, ngài tiếp: “Giáo Hội hiện hữu để truyền giáo, để giảng thuyết và giáo huấn, để làm máng chuyển quà tặng của các ân sủng, để hoà giải các tội nhân với Thiên Chúa, để trường tồn hy lễ của Chúa Kitô trong Thánh Lễ, đó là việc tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh vinh hiển của Người.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI suy diễn: “Trách vụ truyền giáo không phải là để mang lại cuộc cách mạng trên thế giới, mà là để biến hình thế giới, để thu hút quyền năng từ Chúa Giêsu Kitô, là đấng ‘quy tụ chúng ta đến bàn tiệc của Lời Chúa và Mình Thánh, để được nếm quà tặng của sự hiện diện của Người, để được đào tạo trong trường phái của Người và để sống mỗi ngày một kết hợp một cách có ý thức hơn với Người, là Thầy và là Đức Chúa của chúng ta.”
Đức Thánh Cha tuyên bố hôm nay trong Thánh Lễ bế mạc Hội Nghị Đặc Biệt của Các Giám Mục Trung Đông, và cũng lập lại trước khi đọc kinh truyền tin buổi trưa với các tín hữu tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha nói: “Phiên họp khoáng đại thường lệ của Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ được tổ chức vào năm 2012, và sẽ có chủ đề “Tân Phúc Âm Hóa cho việc Chuyển Tiếp Đức Tin Kitô.”
Ghi nhận rằng hôm nay không những chỉ đánh dấu việc bế mạc Hội Nghị Giám Mục Trung Đông, có chủ đề là “Hiệp Thông và Chứng Tá,” mà còn đánh dấu Khánh Nhật Truyền Giáo Hoàn Vũ, với chủ đề “Xây dựng sự hiệp thông trong Giáo Hội là then chốt cho việc truyền giáo,” Đức Thánh Cha mời gọi phải chú ý đến sự tuơng đồng giữa hai chủ đề.
Ngài nói: "Cả hai chủ đề mời gọi chúng ta nhìn Giáo Hội như một mầu nhiệm hiệp thông, theo bản chất, nhắm vào con người toàn diện, và tất cả mọi người.”
Trích dẫn Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, ngài tiếp: “Giáo Hội hiện hữu để truyền giáo, để giảng thuyết và giáo huấn, để làm máng chuyển quà tặng của các ân sủng, để hoà giải các tội nhân với Thiên Chúa, để trường tồn hy lễ của Chúa Kitô trong Thánh Lễ, đó là việc tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh vinh hiển của Người.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI suy diễn: “Trách vụ truyền giáo không phải là để mang lại cuộc cách mạng trên thế giới, mà là để biến hình thế giới, để thu hút quyền năng từ Chúa Giêsu Kitô, là đấng ‘quy tụ chúng ta đến bàn tiệc của Lời Chúa và Mình Thánh, để được nếm quà tặng của sự hiện diện của Người, để được đào tạo trong trường phái của Người và để sống mỗi ngày một kết hợp một cách có ý thức hơn với Người, là Thầy và là Đức Chúa của chúng ta.”
Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới 2012 về “Tái truyền giảng Tin Mừng”
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
11:45 25/10/2010
Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới 2012 về “Tái truyền giảng Tin Mừng”
Roma, ngày 24.10.2010 (Zenit) – Đức Thánh Cha Biển Đức XVI loan báo sẽ triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới vào năm 2012 để thảo luận đề tài: “Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô giáo”.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã loan báo việc triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về: “Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô giáo” trong bài giảng trong Thánh Lễ bế mạc THĐGM đặc biệt về các Giáo Hội Trung Đông vào Chúa Nhật 24.10.2010 tại đại vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
ĐTC công bố như sau: “Sau khi đã tham khảo hàng giám mục trên toàn thế giới và đã hội ý với hội đồng thường trực của văn phòng tổng thư ký THĐGM, tôi đã quyết định triệu tập THĐGM thế giới sắp tới vào năm 2012 với chủ đề như sau: “Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô giáo”.
ĐTC cũng nhắc trình bầy tiếp theo như sau: “Trong những đề tài được thảo luận trong khóa THĐGM vừa qua các nghị phụ thường nhắc đến sự cấp thiết phải tái truyền giảng Tin Mừng cho những người biết sơ sài hoặc có khi đã xa lìa Giáo Hội”.
ĐTC trình bầy tiếp theo như sau: “Trong những đề tài được thảo luận trong khóa THĐGM vừa qua các nghị phụ thường nhắc đến sự cấp thiết phải tái truyền giảng Tin Mừng cho những người biết sơ sài hoặc có khi đã xa lìa Giáo Hội”.
Sau cùng. ĐTC cũng nhắc lại biến cố đã thiết lập tân Hội đồng Tòa Thánh nhằm cổ võ việc tái truyền giảng Tin Mừng Phúc Âm qua tông thư “Ubicumque et semper” (ở mọi nơi và mãi mãi). Biến cố này đã được linh mục Giuse Trần Đức Anh, giám đốc chương trình phát thanh Việt Ngữ của đài Vatican chuyển dịch trong bản tin như sau:
ĐTC Biển Đức XVI đã cho công bố Tông Thư Tự Sắc của ngài về quyết định thành lập Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng.
Tự sắc mang tựa đề “Ubicumque et semper” (ở mọi nơi và mãi mãi), trong đó sau khi nhắc đến nghĩa vụ ngay từ đầu của Giáo Hội rao giảng Tin Mừng cứu độ của Chúa Kitô, ĐTC nói đến hiện tượng nhiều nước Kitô giáo kỳ cựu đang chịu ảnh hưởng nặng nề của trào lưu tục hóa, xa lìa đức tin Kitô, trào lưu vô thần thực hành lan tràn cùng với sự dửng dưng đối với tôn giáo. Ngài viết: “Một đàng nhân loại ngày nay được những lợi ích tỏ tường do những biến đổi xã hội, những tiến bộ vượt bực của khoa học và kỹ thuật… và Giáo Hội được kích thích nhiều trong việc làm chứng về niềm hy vọng của mình (Xc 1 Pr 3,15), nhưng đàng khác người ta nhận thấy có sự đánh mất đáng lo âu về ý nghĩa thánh thiêng, và người ta đi đến độ đặt lại vấn đề về những nền tảng trước kia không hề bị tranh cãi, như niềm tin nơi một Thiên Chúa đấng sáng tạo và quan phóng, mạc khải của Chúa Giêsu Kitô đấng cứu độ duy nhất, và quan niệm chung về những kinh nghiệm cơ bản của con người như sinh, tử, sống trong một gia đình, sự tham chiếu luật luân lý tự nhiên.. Một số người chào mừng những điều này như một cuộc giải phóng, nhưng chẳng bao lâu người ta thấy rõ sa mạc nội tâm nảy sinh tại nơi mà con người muốn mình là tác nhân duy nhất tạo nên bản tính và vận mậnh của mình, người ta không còn điều làm nền tảng cho mọi sự nữa”.
Trong phần đề ra các qui định, Tự Sắc của ĐTC trình bày 4 điều khoản theo đó, Hội đồng Tòa Thánh mới lập có mục đích khích lệ suy tư về những đề tài tái truyền giảng Tin Mừng, cũng như đề ra và cổ võ những hình thức và phương thế thích hợp để thực hiện công trình đó (Art 1,2).
Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng hoạt động trong sự cộng tác với các cơ quan khác của Giáo triều Roma và nhắm phục vụ các Giáo Hội địa phương, nhất là tại những miền thuộc truyền thống Kitô đang có hiện tượng tục hóa (Art. 2).
Trong số các công tác chuyên biệt của Hội đồng, đặc biệt có:
- đào sâu ý nghĩa thần học và mục vụ của công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng (Art 3,1);
- cộng tác chặt chẽ với các HĐGM có cơ quan đặc trách về vấn đề này, để cổ võ và tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, phổ biến và thực hiện giáo huấn của các Giáo Hoàng về những đề tài có liên quan tới việc tái truyền giảng Tin Mừng (Art 3,2);
- quảng bá và hỗ trợ những sáng kiến liên quan tới việc tái rao giảng Tin Mừng đang diễn ra tại các Giáo Hội địa phương và thăng tiến các sáng kiến mới, kêu gọi sự can dự tích cực của các dòng tu, tu đoàn tông đồ và hội đoàn giáo dân (Art 3,3);
- nghiên cứu và tạo điều kiện cho việc sử dụng các hình thức truyền thông mới mẻ như phương tiện để tái truyền giảng Tin Mừng (Art. 3,4).
- Cổ võ việc sử dụng Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo như một tài liệu trình bày thiết yếu và đầy đủ về nội dung đức tin cho con người thời nay (Art. 3,5)
Sau cùng, Tự Sắc qui định rằng về cơ cấu, giống như các Hội đồng khác của Tòa Thánh, Hội đồng tái truyền giảng Tin Mừng do một vị TGM làm Chủ tịch, với sự trợ giúp của một Tổng thư ký, một phó Tổng thư ký, và một số viên chức thích hợp. Hội đồng có các thành viên và có thể có vị các cố vấn riêng.
Tự sắc mang chữ ký của ĐTC ngày 21-9-2010 và bắt đầu có hiệu lực sau khi được đăng trên báo Quan sát Viên Roma của Tòa Thánh, nghĩa là từ ngày 13-10-2010.
Cũng nên nhắc lại rằng ngày 30-6 năm nay, ĐTC đã bổ nhiệm Đức TGM Rino Fisichella làm Chủ tịch tiên khởi của Hội đồng Tòa Thánh tân lập này. Đức TGM nguyên là Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống kiêm Viện trưởng đại học Giáo Hoàng Latarano ở Roma.
Roma, ngày 24.10.2010 (Zenit) – Đức Thánh Cha Biển Đức XVI loan báo sẽ triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới vào năm 2012 để thảo luận đề tài: “Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô giáo”.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã loan báo việc triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về: “Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô giáo” trong bài giảng trong Thánh Lễ bế mạc THĐGM đặc biệt về các Giáo Hội Trung Đông vào Chúa Nhật 24.10.2010 tại đại vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
ĐTC công bố như sau: “Sau khi đã tham khảo hàng giám mục trên toàn thế giới và đã hội ý với hội đồng thường trực của văn phòng tổng thư ký THĐGM, tôi đã quyết định triệu tập THĐGM thế giới sắp tới vào năm 2012 với chủ đề như sau: “Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô giáo”.
ĐTC cũng nhắc trình bầy tiếp theo như sau: “Trong những đề tài được thảo luận trong khóa THĐGM vừa qua các nghị phụ thường nhắc đến sự cấp thiết phải tái truyền giảng Tin Mừng cho những người biết sơ sài hoặc có khi đã xa lìa Giáo Hội”.
ĐTC trình bầy tiếp theo như sau: “Trong những đề tài được thảo luận trong khóa THĐGM vừa qua các nghị phụ thường nhắc đến sự cấp thiết phải tái truyền giảng Tin Mừng cho những người biết sơ sài hoặc có khi đã xa lìa Giáo Hội”.
Sau cùng. ĐTC cũng nhắc lại biến cố đã thiết lập tân Hội đồng Tòa Thánh nhằm cổ võ việc tái truyền giảng Tin Mừng Phúc Âm qua tông thư “Ubicumque et semper” (ở mọi nơi và mãi mãi). Biến cố này đã được linh mục Giuse Trần Đức Anh, giám đốc chương trình phát thanh Việt Ngữ của đài Vatican chuyển dịch trong bản tin như sau:
ĐTC Biển Đức XVI đã cho công bố Tông Thư Tự Sắc của ngài về quyết định thành lập Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng.
Tự sắc mang tựa đề “Ubicumque et semper” (ở mọi nơi và mãi mãi), trong đó sau khi nhắc đến nghĩa vụ ngay từ đầu của Giáo Hội rao giảng Tin Mừng cứu độ của Chúa Kitô, ĐTC nói đến hiện tượng nhiều nước Kitô giáo kỳ cựu đang chịu ảnh hưởng nặng nề của trào lưu tục hóa, xa lìa đức tin Kitô, trào lưu vô thần thực hành lan tràn cùng với sự dửng dưng đối với tôn giáo. Ngài viết: “Một đàng nhân loại ngày nay được những lợi ích tỏ tường do những biến đổi xã hội, những tiến bộ vượt bực của khoa học và kỹ thuật… và Giáo Hội được kích thích nhiều trong việc làm chứng về niềm hy vọng của mình (Xc 1 Pr 3,15), nhưng đàng khác người ta nhận thấy có sự đánh mất đáng lo âu về ý nghĩa thánh thiêng, và người ta đi đến độ đặt lại vấn đề về những nền tảng trước kia không hề bị tranh cãi, như niềm tin nơi một Thiên Chúa đấng sáng tạo và quan phóng, mạc khải của Chúa Giêsu Kitô đấng cứu độ duy nhất, và quan niệm chung về những kinh nghiệm cơ bản của con người như sinh, tử, sống trong một gia đình, sự tham chiếu luật luân lý tự nhiên.. Một số người chào mừng những điều này như một cuộc giải phóng, nhưng chẳng bao lâu người ta thấy rõ sa mạc nội tâm nảy sinh tại nơi mà con người muốn mình là tác nhân duy nhất tạo nên bản tính và vận mậnh của mình, người ta không còn điều làm nền tảng cho mọi sự nữa”.
Trong phần đề ra các qui định, Tự Sắc của ĐTC trình bày 4 điều khoản theo đó, Hội đồng Tòa Thánh mới lập có mục đích khích lệ suy tư về những đề tài tái truyền giảng Tin Mừng, cũng như đề ra và cổ võ những hình thức và phương thế thích hợp để thực hiện công trình đó (Art 1,2).
Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng hoạt động trong sự cộng tác với các cơ quan khác của Giáo triều Roma và nhắm phục vụ các Giáo Hội địa phương, nhất là tại những miền thuộc truyền thống Kitô đang có hiện tượng tục hóa (Art. 2).
Trong số các công tác chuyên biệt của Hội đồng, đặc biệt có:
- đào sâu ý nghĩa thần học và mục vụ của công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng (Art 3,1);
- cộng tác chặt chẽ với các HĐGM có cơ quan đặc trách về vấn đề này, để cổ võ và tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, phổ biến và thực hiện giáo huấn của các Giáo Hoàng về những đề tài có liên quan tới việc tái truyền giảng Tin Mừng (Art 3,2);
- quảng bá và hỗ trợ những sáng kiến liên quan tới việc tái rao giảng Tin Mừng đang diễn ra tại các Giáo Hội địa phương và thăng tiến các sáng kiến mới, kêu gọi sự can dự tích cực của các dòng tu, tu đoàn tông đồ và hội đoàn giáo dân (Art 3,3);
- nghiên cứu và tạo điều kiện cho việc sử dụng các hình thức truyền thông mới mẻ như phương tiện để tái truyền giảng Tin Mừng (Art. 3,4).
- Cổ võ việc sử dụng Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo như một tài liệu trình bày thiết yếu và đầy đủ về nội dung đức tin cho con người thời nay (Art. 3,5)
Sau cùng, Tự Sắc qui định rằng về cơ cấu, giống như các Hội đồng khác của Tòa Thánh, Hội đồng tái truyền giảng Tin Mừng do một vị TGM làm Chủ tịch, với sự trợ giúp của một Tổng thư ký, một phó Tổng thư ký, và một số viên chức thích hợp. Hội đồng có các thành viên và có thể có vị các cố vấn riêng.
Tự sắc mang chữ ký của ĐTC ngày 21-9-2010 và bắt đầu có hiệu lực sau khi được đăng trên báo Quan sát Viên Roma của Tòa Thánh, nghĩa là từ ngày 13-10-2010.
Cũng nên nhắc lại rằng ngày 30-6 năm nay, ĐTC đã bổ nhiệm Đức TGM Rino Fisichella làm Chủ tịch tiên khởi của Hội đồng Tòa Thánh tân lập này. Đức TGM nguyên là Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống kiêm Viện trưởng đại học Giáo Hoàng Latarano ở Roma.
Top Stories
Processo contro sei cattolici di Con Dau, privati delle loro case e picchiati dalla polizia
Asia-News
05:52 25/10/2010
La vicenda si riferisce agli incidenti scoppiati a maggio, quando gli agenti impedirono la sepoltura di una donna nel secolare cimitero parrocchiale, fino ad allora posto dal governo tra i siti storici da proteggere, ma poi destinato alla distruzione, insieme a tutte le case della parrocchia, per creare un centro turistico. Il vescovo parlò di “caccia ai fedeli”.
Hanoi (AsiaNews) – Migliaia di cattolici si sono riuniti, ieri, al monastero dei Redentoristi di Thai Ha, a Hanoi, per pregare ed esprimere il loro sostegno per sei parrocchiani di Con Dau che tra due giorni saranno processati. Il processo è visto come un nuovo caso di uso del sistema giudiziario per perseguitare coloro che non accettano di veder vanificare le domande di verità e giustizia.
Ciò è reso evidente dalle 16 pagine del rapporto dell’Ufficio investigativo di Cam Le, in provincia di Da Nang che, secondo il Codice penale, servirà di base per l’accusa ai sei parrocchiani, accusati di “incitare tumulti, accusare falsamente il governo, non rispettare la nazione, infrangere e ridicolizzare la legge e istigare altri a violarla”.
Tutto è cominciato all’inizio di quest’anno, con la decisione delle autorità locali di abbattere tutte le case della parrocchia di Con Dau, creata 135 anni fa, per realizzare un centro turistico, senza offrire una onesta compensazione o un aiuto per una nuova sistemazione. L’area comprende il cimitero della parrocchia e si estende su un terreno di 10 ettari, a circa un chilometro dalla chiesa. Per 135 anni è stato l’unico luogo di sepoltura per i fedeli e, in passato, era indicato tra i siti storici protetti dal governo. Fino al 10 marzo, quando agenti della sicurezza hanno messo un cartello all’ingresso del cimitero con la scritta “Vietato seppellire in quest’area”. Quando un parrocchiano è andato a protestare, il capo della polizia gli ha spruzzato in faccia del gas lacrimogeno, facendolo svenire.
Il 4 maggio durante la processione per il funerale di Maria Tan, 82 anni, la polizia intervenne per impedire la sepoltura nel cimitero. Per quasi un’ora ci furono scontri (nella foto) tra circa 500 fedeli e gli agenti, che ferirono numerosi cattolici e arrestarono 59 persone. La bara della donna fu tolta alla famiglia e più tardi fu cremata, contro la volontà che ella aveva espresso, di essere seppellita accanto al suo sposo e agli membri della sua famiglia, nel secolare cimitero parrocchiale.
Il 6 maggio, in una lettera pastorale, il vescovo di Da Nang, Joseph Chau Ngoc Tri, parlava di “caccia ai fedeli” da parte della polizia.
A luglio, è morto, poche ore dopo essere stato rilasciato dalla polizia, Nguyen Nam, un cattolico della parrocchia di Con Dau, che già nei mesi precedenti era stato fermato, minacciato e picchiato dagli agenti.
Ciò malgrado, l’Ufficio e i media statali hanno lodato gli agenti per la loro sopportazione e autocontrollo, descrivendoli come vittime di una banda organizzata di parrocchiani, trascinati alla violenza dai sei fedeli che stanno per essere processati.
E, infine, il 22 ottobre, a pochi giorni dal processo, due avvocati, Duong Ha e Cu Huy Ha Vu, che in varie occasioni avevano espresso sostegno per la causa dei sei cattolici e volontariamente stavano provvedendo alla loro difesa, si sono visti negare il permesso di difenderli.
Ciò è reso evidente dalle 16 pagine del rapporto dell’Ufficio investigativo di Cam Le, in provincia di Da Nang che, secondo il Codice penale, servirà di base per l’accusa ai sei parrocchiani, accusati di “incitare tumulti, accusare falsamente il governo, non rispettare la nazione, infrangere e ridicolizzare la legge e istigare altri a violarla”.
Tutto è cominciato all’inizio di quest’anno, con la decisione delle autorità locali di abbattere tutte le case della parrocchia di Con Dau, creata 135 anni fa, per realizzare un centro turistico, senza offrire una onesta compensazione o un aiuto per una nuova sistemazione. L’area comprende il cimitero della parrocchia e si estende su un terreno di 10 ettari, a circa un chilometro dalla chiesa. Per 135 anni è stato l’unico luogo di sepoltura per i fedeli e, in passato, era indicato tra i siti storici protetti dal governo. Fino al 10 marzo, quando agenti della sicurezza hanno messo un cartello all’ingresso del cimitero con la scritta “Vietato seppellire in quest’area”. Quando un parrocchiano è andato a protestare, il capo della polizia gli ha spruzzato in faccia del gas lacrimogeno, facendolo svenire.
Il 4 maggio durante la processione per il funerale di Maria Tan, 82 anni, la polizia intervenne per impedire la sepoltura nel cimitero. Per quasi un’ora ci furono scontri (nella foto) tra circa 500 fedeli e gli agenti, che ferirono numerosi cattolici e arrestarono 59 persone. La bara della donna fu tolta alla famiglia e più tardi fu cremata, contro la volontà che ella aveva espresso, di essere seppellita accanto al suo sposo e agli membri della sua famiglia, nel secolare cimitero parrocchiale.
Il 6 maggio, in una lettera pastorale, il vescovo di Da Nang, Joseph Chau Ngoc Tri, parlava di “caccia ai fedeli” da parte della polizia.
A luglio, è morto, poche ore dopo essere stato rilasciato dalla polizia, Nguyen Nam, un cattolico della parrocchia di Con Dau, che già nei mesi precedenti era stato fermato, minacciato e picchiato dagli agenti.
Ciò malgrado, l’Ufficio e i media statali hanno lodato gli agenti per la loro sopportazione e autocontrollo, descrivendoli come vittime di una banda organizzata di parrocchiani, trascinati alla violenza dai sei fedeli che stanno per essere processati.
E, infine, il 22 ottobre, a pochi giorni dal processo, due avvocati, Duong Ha e Cu Huy Ha Vu, che in varie occasioni avevano espresso sostegno per la causa dei sei cattolici e volontariamente stavano provvedendo alla loro difesa, si sono visti negare il permesso di difenderli.
Trial against six Catholics from Con Dau, deprived of their homes and beaten by police
Asia-News
05:53 25/10/2010
Case dates back to events that took place in May when police blocked the burial of a woman in the old parish cemetery, until then on government list of historic sites to be protected, but later billed for destruction, along with all the houses in the parish, to create a tourist center. The bishop spoke of "Hunting the faithful."
Hanoi (AsiaNews) - Thousands of Catholics gathered yesterday at the Redemptorist monastery in Thai Ha, in Hanoi to pray and express their support for six parishioners of Dau who will be put in trial in two days time. The trial is seen as a new attempt by the judicial system to persecute those who refuse to see their rights to truth and justice trampled on.
This can be evidently seen in the 16 page report of the Bureau of Investigation of Cam Le, Da Nang which according to the Vietnam Criminal Code, will serve as the basis for the indictments against six parishioners accused of "inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law, and instigating others to violate it".
It all started earlier this year, with the local authorities' decision to demolish all the houses in the parish of Con Dau, created 135 years ago to build a tourist center, without offering a fair compensation or support for re-housing. The area includes the parish cemetery and covers an area of 10 hectares, about a mile from the church. For 135 years it has been the only burial place for the faithful and, in the past, it was among the historical sites protected by the government. Until March 10, when security agents have placed a sign at the entrance of the cemetery with the inscription "No burials in this area". When a parishioner went to protest, the head of the police sprayed tear gas in his face, causing him to pass out.
On May 4, during the funeral procession for Mary Tan, 82, police intervened to prevent the burial in the cemetery. For almost an hour there were clashes (pictured) between 500 Catholics and agents, with many wounded and 59 people arrested. The coffin was taken to the family of the woman and was later cremated, against the wishes she had expressed, to be buried next to her husband and his family members, in the parish cemetery.
On May 6, in a pastoral letter, Bishop of Da Nang, Joseph Chau Ngoc Tri, spoke of a ”manhunt” of the faithful by the police.
In July, Nam Nguyen, a Catholic parish Con Dau, he died a few hours after being released by police. In the months leading up to his arrest and death he had been detained, threatened and beaten by officers.
Nevertheless, state media have praised the officers for their forbearance and self-control, describing them as victims of an organized gang of parishioners, driven to violence by the six believers who are being tried.
And finally, October 22, just days before the trial, two lawyers, Duong Ha and Cu Huy Ha Vu who on several occasions had expressed support for the cause of the six Catholic and had volunteered for their defense, were denied permission to defend them.
This can be evidently seen in the 16 page report of the Bureau of Investigation of Cam Le, Da Nang which according to the Vietnam Criminal Code, will serve as the basis for the indictments against six parishioners accused of "inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law, and instigating others to violate it".
It all started earlier this year, with the local authorities' decision to demolish all the houses in the parish of Con Dau, created 135 years ago to build a tourist center, without offering a fair compensation or support for re-housing. The area includes the parish cemetery and covers an area of 10 hectares, about a mile from the church. For 135 years it has been the only burial place for the faithful and, in the past, it was among the historical sites protected by the government. Until March 10, when security agents have placed a sign at the entrance of the cemetery with the inscription "No burials in this area". When a parishioner went to protest, the head of the police sprayed tear gas in his face, causing him to pass out.
On May 4, during the funeral procession for Mary Tan, 82, police intervened to prevent the burial in the cemetery. For almost an hour there were clashes (pictured) between 500 Catholics and agents, with many wounded and 59 people arrested. The coffin was taken to the family of the woman and was later cremated, against the wishes she had expressed, to be buried next to her husband and his family members, in the parish cemetery.
On May 6, in a pastoral letter, Bishop of Da Nang, Joseph Chau Ngoc Tri, spoke of a ”manhunt” of the faithful by the police.
In July, Nam Nguyen, a Catholic parish Con Dau, he died a few hours after being released by police. In the months leading up to his arrest and death he had been detained, threatened and beaten by officers.
Nevertheless, state media have praised the officers for their forbearance and self-control, describing them as victims of an organized gang of parishioners, driven to violence by the six believers who are being tried.
And finally, October 22, just days before the trial, two lawyers, Duong Ha and Cu Huy Ha Vu who on several occasions had expressed support for the cause of the six Catholic and had volunteered for their defense, were denied permission to defend them.
Trial against Con Dau Catholics baseless, unlawful, Bishop says
Emily Nguyen
09:27 25/10/2010
Tension between Vietnamese Catholics and the atheist government has boiled over again on the news that six Catholic defendants have been deprived of their rights to a lawyer and there are serious flaws in the trial's proceedings. The Peace and Justice Commission of the Episcopal Conference derides the trial as baseless and unlawful.
Using a very strong language, in his letter to leaders of the Vietnamese government, Bishop Paul Nguyen Thai Hop, president of the newly born commission, urgently requests the delay of the trial scheduled on Oct. 27 due to numerous issues that need to be clarified, lamenting that so much violence has been employed by the government during the process of resolving the conflict.
In the era of open markets, land values have increased at a dizzying rate. As values of civil properties being reassessed, their economic potentials turn out to be so great that the authorities must find ways to seize them at a very low compensation rate and later resell them at a much higher rate for personal gains. Con Dau is a typical case.
“Why the local government has set the compensation rate so low at 350,000.00 VN dong (an equivalence of 20 US dollars) per square meter for residential land?” asks the prelate, addressing directly the core of the issue.
With the exceptions of state projects, and national security projects, Vietnam land laws do require an acceptable "reasonable" compensation rate for lands to be acquired compulsorily. But Bishop Paul Nguyen points out that “Sun Investment Corporation is a private company, neither carrying out any state projects nor belonging to any national security projects.”
The Vietnamese government has maintained that “all land belongs to the people and is managed by the State on behalf of the people”, and has built its land laws on that principle. But even so, “Whether the decision of the local authorities of Da Nang to seize Con Dau parishioners’ properties in order to sell them to the Sun Investment Corporation for building an eco-tourist travelling plan is in accordance with Article 40 of the 2003 Land Law, and with Decree 84/2007/ND-CP as of May 25, 2007 is questionable,” writes the prelate.
Challenging the real motives of the local authorities in this incident, the prelate asks “Why the government is pushing the peaceful Con Dau parishioners into current tragic situation, causing 1 death, many arrests, others facing total loss of properties and dozens fleeing to another country seeking asylum, when the government's duties are supposedly to protect the rights of the citizens, to stabilize their lives and their welfare?”
Also “Why did Da Nang authorities had to use excessive forces causing unsettling and discontentment among the people?”
To conclude his letter, the prelate requests the delay of the trial until local authorities can answer questions that he has put forward.
In the latest development, attorney Cu Huy Ha Vu denounced the People's Court of Cam Le of seriously violating the criminal court proceedings as the six Catholic defendants have been deprived of their rights to access to a lawyer.
Another Kangaroo trial in which the defending lawyers retained by the defendants have been denied right to defend their clients in court has been the focus of intense discussion as much in Vietnam as it is abroad for its one of a kind notoriety.
Using a very strong language, in his letter to leaders of the Vietnamese government, Bishop Paul Nguyen Thai Hop, president of the newly born commission, urgently requests the delay of the trial scheduled on Oct. 27 due to numerous issues that need to be clarified, lamenting that so much violence has been employed by the government during the process of resolving the conflict.
In the era of open markets, land values have increased at a dizzying rate. As values of civil properties being reassessed, their economic potentials turn out to be so great that the authorities must find ways to seize them at a very low compensation rate and later resell them at a much higher rate for personal gains. Con Dau is a typical case.
“Why the local government has set the compensation rate so low at 350,000.00 VN dong (an equivalence of 20 US dollars) per square meter for residential land?” asks the prelate, addressing directly the core of the issue.
With the exceptions of state projects, and national security projects, Vietnam land laws do require an acceptable "reasonable" compensation rate for lands to be acquired compulsorily. But Bishop Paul Nguyen points out that “Sun Investment Corporation is a private company, neither carrying out any state projects nor belonging to any national security projects.”
The Vietnamese government has maintained that “all land belongs to the people and is managed by the State on behalf of the people”, and has built its land laws on that principle. But even so, “Whether the decision of the local authorities of Da Nang to seize Con Dau parishioners’ properties in order to sell them to the Sun Investment Corporation for building an eco-tourist travelling plan is in accordance with Article 40 of the 2003 Land Law, and with Decree 84/2007/ND-CP as of May 25, 2007 is questionable,” writes the prelate.
Challenging the real motives of the local authorities in this incident, the prelate asks “Why the government is pushing the peaceful Con Dau parishioners into current tragic situation, causing 1 death, many arrests, others facing total loss of properties and dozens fleeing to another country seeking asylum, when the government's duties are supposedly to protect the rights of the citizens, to stabilize their lives and their welfare?”
Also “Why did Da Nang authorities had to use excessive forces causing unsettling and discontentment among the people?”
To conclude his letter, the prelate requests the delay of the trial until local authorities can answer questions that he has put forward.
In the latest development, attorney Cu Huy Ha Vu denounced the People's Court of Cam Le of seriously violating the criminal court proceedings as the six Catholic defendants have been deprived of their rights to access to a lawyer.
Another Kangaroo trial in which the defending lawyers retained by the defendants have been denied right to defend their clients in court has been the focus of intense discussion as much in Vietnam as it is abroad for its one of a kind notoriety.
Vietnam: La Commission ‘Justice et Paix’ prend parti sur l’affaire de Côn Dâu et demande aux autorités d’ajourner le procès des paroissiens prévu le 27 octobre
Eglises d'Asie
10:06 25/10/2010
La Commission épiscopale ‘Justice et Paix’, mise en place au cours de la dernière assemblée de la Conférence épiscopale qui s’est tenue au début du mois d’octobre 2010 (1), n’a pas tardé à entrer en fonction. Sa première intervention est claire et nette. Elle concerne l’affaire de Côn Dâu.. ..
Au milieu du mois, l’annonce du prochain procès intenté à six paroissiens avaient jeté la consternation non seulement chez les catholiques concernés mais aussi dans leur entourage. Les parents et proches des six accusés avaient lancé, dans deux lettres ouvertes (2), un appel au secours à la Conférence épiscopale, à la Commission ‘Justice et Paix’, à leur évêque et à l’Eglise catholique tout entière. Une autre lettre, en italien, avait été envoyée au Souverain pontife, par le groupe de paroissiens aujourd’hui réfugiés en Thaïlande.
C’est l’une de ces lettres qui est à l’origine de la communication officielle, adressée par Mgr Paul Nguyên Thai Hop, responsable de la Commission ‘Justice et Paix’, à la municipalité et au Tribunal populaire de Da Nang. Cette dernière se présente en effet comme une réaction immédiate à l’appel des catholiques de la paroisse menacée. Cependant, les arguments développés et les références juridiques évoquées montrent qu’il ne s’agit pas là d’une intervention improvisée, mais d’un texte réfléchi et préparé.
La communication envoyée par Mgr Hop, qui déclare n’être pas encore au courant de tous les éléments du dossier, soulève cependant une série de questions laissant penser que la nouvelle commission a étudié avec soin les aspects juridiques et humanitaires de l’affaire. Le texte souligne en effet, dès le départ, l’ambiguïté du projet de création de la zone urbaine qui a motivé la disparition de la paroisse. Ce projet est issu d’une transaction entre les autorités municipales et une société d’investissements privée à laquelle les terrains ont été vendus. Le responsable de ‘Justice et Paix’ ajoute ensuite qu’il n’y a pas eu de négociations avec les intéressés au sujet de leur indemnisation. Cette absence de pourparlers a conduit à la situation dramatique que l’on connaît aujourd’hui et dont il énumère les victimes: un mort, des prisonniers, des réfugiés demandant l’asile et une population dans l’angoisse.
En conclusion, au nom de la commission épiscopale dont il est responsable, l’évêque demande l’ajournement immédiat du procès des paroissiens de Côn Dâu. Celui-ci est prévu pour après-demain, le 27 octobre, et la lettre est datée du 22 octobre. Il demande la mise en place d’un organisme de dialogue entre les paroissiens et la société d’investissement responsable du projet; un organisme où devraient être présents des représentants de l’Etat et de l’Eglise catholique.
Nous traduisons ci-dessous le texte vietnamien, qui a été publié en premier lieu sur le site Internet du diocèse de Vinh (3).
(1) Voir EDA 537
(2) Voir dépêche EDA diffusée le 22 octobre 2010
(3) http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=6820
(Source: Eglises d'Asie, 25 octobre 2010)
Au milieu du mois, l’annonce du prochain procès intenté à six paroissiens avaient jeté la consternation non seulement chez les catholiques concernés mais aussi dans leur entourage. Les parents et proches des six accusés avaient lancé, dans deux lettres ouvertes (2), un appel au secours à la Conférence épiscopale, à la Commission ‘Justice et Paix’, à leur évêque et à l’Eglise catholique tout entière. Une autre lettre, en italien, avait été envoyée au Souverain pontife, par le groupe de paroissiens aujourd’hui réfugiés en Thaïlande.
C’est l’une de ces lettres qui est à l’origine de la communication officielle, adressée par Mgr Paul Nguyên Thai Hop, responsable de la Commission ‘Justice et Paix’, à la municipalité et au Tribunal populaire de Da Nang. Cette dernière se présente en effet comme une réaction immédiate à l’appel des catholiques de la paroisse menacée. Cependant, les arguments développés et les références juridiques évoquées montrent qu’il ne s’agit pas là d’une intervention improvisée, mais d’un texte réfléchi et préparé.
La communication envoyée par Mgr Hop, qui déclare n’être pas encore au courant de tous les éléments du dossier, soulève cependant une série de questions laissant penser que la nouvelle commission a étudié avec soin les aspects juridiques et humanitaires de l’affaire. Le texte souligne en effet, dès le départ, l’ambiguïté du projet de création de la zone urbaine qui a motivé la disparition de la paroisse. Ce projet est issu d’une transaction entre les autorités municipales et une société d’investissements privée à laquelle les terrains ont été vendus. Le responsable de ‘Justice et Paix’ ajoute ensuite qu’il n’y a pas eu de négociations avec les intéressés au sujet de leur indemnisation. Cette absence de pourparlers a conduit à la situation dramatique que l’on connaît aujourd’hui et dont il énumère les victimes: un mort, des prisonniers, des réfugiés demandant l’asile et une population dans l’angoisse.
En conclusion, au nom de la commission épiscopale dont il est responsable, l’évêque demande l’ajournement immédiat du procès des paroissiens de Côn Dâu. Celui-ci est prévu pour après-demain, le 27 octobre, et la lettre est datée du 22 octobre. Il demande la mise en place d’un organisme de dialogue entre les paroissiens et la société d’investissement responsable du projet; un organisme où devraient être présents des représentants de l’Etat et de l’Eglise catholique.
Nous traduisons ci-dessous le texte vietnamien, qui a été publié en premier lieu sur le site Internet du diocèse de Vinh (3).
(1) Voir EDA 537
(2) Voir dépêche EDA diffusée le 22 octobre 2010
(3) http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=6820
(Source: Eglises d'Asie, 25 octobre 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức cha giáo phận Thanh hóa và phái đoàn đến thăm và cứu trợ lũ lụt tại giáo hạt Can Lộc và Hương Khê giáo phận Vinh.
Thủy Phạm
06:57 25/10/2010
ĐỨC CHA GIÁO PHẬN THANH HÓA VÀ PHÁI ĐOÀN ĐẾN THĂM VÀ CỨU TRỢ LŨ LỤT TẠI GIÁO HẠT CAN LỘC VÀ HƯƠNG KHÊ GIÁO PHẬN VINH.
Những ngày qua, những người dân tại Miền Trung, cách riêng tại giáo phận Vinh, một giáo phận trải dài trên địa bàn ba tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An đang quặn mình chống lại cái đói, cái lạnh, cái khát do mưa lũ đã cuốn trôi tất cả. Khó khăn chồng chất khó khăn, khi cơn lũ đợt 1 chưa rút thì những người dân nơi đây lại tiếp tục phải hứng chịu con lũ thứ 2 với sức tàn phá lớn hơn, mà theo như những người dân ở đây cho biết thì hàng trăm năm nay mới có đợt lũ lớn như vậy.
Hình phài đoàn giáo phận Thanh Hóa cứu trợ nạn nhân bão lụt
Và để chia sẻ những mất mát đau thương mà những người dân nơi đây đang phải gánh chịu, giáo phận Thanh hóa đã tổ chức chuyến đi cứu trợ đợt 1 đến với giáo hạt Đồng Troóc, Quảng Bình vào ngày 12 tháng 10, và ngày 23 tháng 10 vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giáo phận Thanh Hóa lại tiếp tục lên đường đến với bà con vùng lũ tại Can Lộc và Hương Khê để động viên tinh thần và mang những phần quà trị giá hơn 300 triệu - là sự ủng hộ của một số ân nhân trong và ngoài nước cũng như của các giáo xứ trong giáo phận đóng góp chia sẻ với những người lâm nạn nơi đây.
Phái đoàn đi, ngoài Đức cha giáo phận làm trưởng đoàn, còn có cha Chủ tịch Caritas Thanh Hóa Antôn Trịnh Đình Thiệu, cha giám đốc Ủy ban ơn gọi Giuse Vũ Thanh Long, cha quản lý Giuse Nguyễn Văn Bình, cha văn phòng Giuse Nghiêm Văn Sơn cùng với đại diện quý cha trong các giáo hạt, quý thầy, quý sơ và đại diện các giáo Sầm Sơn, Ba Làng, Chính Tòa, Hà Nhuận; các bạn sinh viên công giáo đang theo học tại Hà Nội, Thanh Hóa và Vinh. Đây thực sự là một chuyến đi đầy ý nghĩa của tình đoàn kết, gắn bó và của lòng hảo tâm khi quy tụ được tất cả mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận Thanh Hóa cùng lên đường.
3h00 sáng ngày 23/10/2010, phái đoàn của giáo phận khởi hành tại Tòa giám mục, mang theo đó là những con người với tấm lòng nhiệt huyết, nhân ái, cùng những đoàn xe tải mang hàng cứu trợ đến với giáo dân tại Hà Tĩnh. Tuy chuyến đi khởi hành từ rất sớm, nhưng không vì thế sự mệt mỏi làm yếu đi sự nhiệt huyết, mặc dù có những người thức trắng đêm để đóng hàng cho chuyến cứu trợ này. Vẫn là những nụ cười, vẫn là những tiếng hát của những con người đã “quen” với công tác từ thiện, hảo tâm.
9h30 phút, phái đoàn được cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh, trưởng ban Bác Ái Xã Hội – Caritas giáo phận Vinh, hướng dẫn đến địa điểm đầu tiên là giáo xứ Hòa Mỹ, thuộc giáo hạt Can Lộc, Hà Tĩnh. Hình ảnh đầu tiên chúng tôi bắt gặp đó là một mảnh đất đã bị nhuốm vàng bởi nước lũ, cấy cối nghiêng ngả, xiêu vẹo, những mái nhà đã không còn đầy đủ mảnh ngói che mưa…
Sau những lời chào hỏi, động viên của tinh thần bà con nơi đây, Đức Cha Giuse đã nói lên tâm tình của Ngài, cũng là tâm tình của hết thảy Giáo phận Thanh Hóa dành cho mảnh đất Hà tĩnh trong cơn hoạn nạn này. Ngài nói rằng trong tình hiệp thông, gắn bó keo sơn giữa Giáo phận Vinh và Giáo phận Thanh Hóa trong thời gian qua, những mất mát của Giáo phận Vinh cũng là những mất mát của Giáo phận Thanh Hóa. Máu chảy ruột mềm, Giáo phận Thanh Hóa hôm nay đến đây với đầy đủ mọi thành phần dân Chúa, mang theo những món quà nhỏ bé, tuy không lớn về giá trị nhưng mang ý nghĩa lớn lao của tình hiệp thông và chia sẻ. Cầu chúc cho bà con Giáo dân ở nơi đây mau chóng tìm lại được niềm vui, vượt qua những khó khăn trước mắt…
Sau đó, những món quà như chăn màn, mỳ tôm, gạo, rau xanh, cá khô, nước mắm…được phái đoàn chuyển đến tận tay bà con nơi đây.
11h00, phái đoàn tiếp tục lên đường đến với giáo xứ Thổ Hoàng, thuộc huyện Hương Khê.
Hương Khê là một huyện miền núi nghèo của Hà Tĩnh, nơi đây cũng là vùng gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của cơn lũ vừa qua. Chặng đường đoàn chúng tôi đi cũng là chặng đường mà chúng tôi được nhìn thấy tất cả những gì mà cơn bão lũ để lại cho mảnh đất này. Những cánh đồng đang còn ngập tràn màu đục ngầu của nước lũ, những rừng cây hoen ố bởi bùn đất lũ cao đến 5m, những ngôi nhà vừa thoát lục đang xiêu vẹo, trống hoác không mảnh ngói che, những con đường trầy trật bùn đất… tất cả trở nên xơ xác, tiêu điều hơn bao giờ hết. Những hình ảnh đó làm cảm động chúng tôi hơn bao giờ hết. Trên chặng đường ấy, chúng tôi cúng bắt gặp từng đoàn xe cứu trợ của những tấm lòng nhân ái cả nước gửi đến mảnh đất Hương Khê này. Điều đó càng thôi thúc chuyến hành trình đến thật nhanh với giáo xứ…..
12h30, phái đoàn đến giáo xứ Thổ Hoàng. Hình ảnh trước mắt chúng tôi là một ngôi Giáo đường đang xây dựng dang dở, những bức tượng đổ nát, những bộ bàn ghế ướt gãy ngổn ngang, bộn bề, những đôi chân trần không dép và những bộ quần áo cũ nát… tất cả nói lên sự tàn phá khủng khiếp của trận lũ vừa qua và hậu quả nó để lại thật nặng nề.
Đoàn chúng tôi mau chóng chuyển những món quà cứu trợ từ trên xe xuống, trao đến cho bà con nơi đây.
Sau khi đã phát quà, động viên tinh thần cũng như ban phép lành cho giáo dân, Đức cha Giuse cùng các Linh mục đã trực tiếp lội bùn đất, không quản ngại vất vả để đến thăm hỏi một số gia đình bị lũ cuốn trôi mất nhà và các tài sản khác.
14h30, đoàn chúng tôi ra về trong ánh nắng chiều đượm một màu vàng cuối thu… Rời xa nơi mảnh đất Hương Khê trong tình mến, hết thảy họ nhìn theo chúng tôi đến khi cả đoàn xe đã khuất bóng. Bóng chiều đổ xuống trên mảnh đất nghèo, ảm đạm sau cơn lũ.
Những ngày qua, những người dân tại Miền Trung, cách riêng tại giáo phận Vinh, một giáo phận trải dài trên địa bàn ba tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An đang quặn mình chống lại cái đói, cái lạnh, cái khát do mưa lũ đã cuốn trôi tất cả. Khó khăn chồng chất khó khăn, khi cơn lũ đợt 1 chưa rút thì những người dân nơi đây lại tiếp tục phải hứng chịu con lũ thứ 2 với sức tàn phá lớn hơn, mà theo như những người dân ở đây cho biết thì hàng trăm năm nay mới có đợt lũ lớn như vậy.
Hình phài đoàn giáo phận Thanh Hóa cứu trợ nạn nhân bão lụt
Và để chia sẻ những mất mát đau thương mà những người dân nơi đây đang phải gánh chịu, giáo phận Thanh hóa đã tổ chức chuyến đi cứu trợ đợt 1 đến với giáo hạt Đồng Troóc, Quảng Bình vào ngày 12 tháng 10, và ngày 23 tháng 10 vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giáo phận Thanh Hóa lại tiếp tục lên đường đến với bà con vùng lũ tại Can Lộc và Hương Khê để động viên tinh thần và mang những phần quà trị giá hơn 300 triệu - là sự ủng hộ của một số ân nhân trong và ngoài nước cũng như của các giáo xứ trong giáo phận đóng góp chia sẻ với những người lâm nạn nơi đây.
Phái đoàn đi, ngoài Đức cha giáo phận làm trưởng đoàn, còn có cha Chủ tịch Caritas Thanh Hóa Antôn Trịnh Đình Thiệu, cha giám đốc Ủy ban ơn gọi Giuse Vũ Thanh Long, cha quản lý Giuse Nguyễn Văn Bình, cha văn phòng Giuse Nghiêm Văn Sơn cùng với đại diện quý cha trong các giáo hạt, quý thầy, quý sơ và đại diện các giáo Sầm Sơn, Ba Làng, Chính Tòa, Hà Nhuận; các bạn sinh viên công giáo đang theo học tại Hà Nội, Thanh Hóa và Vinh. Đây thực sự là một chuyến đi đầy ý nghĩa của tình đoàn kết, gắn bó và của lòng hảo tâm khi quy tụ được tất cả mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận Thanh Hóa cùng lên đường.
3h00 sáng ngày 23/10/2010, phái đoàn của giáo phận khởi hành tại Tòa giám mục, mang theo đó là những con người với tấm lòng nhiệt huyết, nhân ái, cùng những đoàn xe tải mang hàng cứu trợ đến với giáo dân tại Hà Tĩnh. Tuy chuyến đi khởi hành từ rất sớm, nhưng không vì thế sự mệt mỏi làm yếu đi sự nhiệt huyết, mặc dù có những người thức trắng đêm để đóng hàng cho chuyến cứu trợ này. Vẫn là những nụ cười, vẫn là những tiếng hát của những con người đã “quen” với công tác từ thiện, hảo tâm.
9h30 phút, phái đoàn được cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh, trưởng ban Bác Ái Xã Hội – Caritas giáo phận Vinh, hướng dẫn đến địa điểm đầu tiên là giáo xứ Hòa Mỹ, thuộc giáo hạt Can Lộc, Hà Tĩnh. Hình ảnh đầu tiên chúng tôi bắt gặp đó là một mảnh đất đã bị nhuốm vàng bởi nước lũ, cấy cối nghiêng ngả, xiêu vẹo, những mái nhà đã không còn đầy đủ mảnh ngói che mưa…
Sau những lời chào hỏi, động viên của tinh thần bà con nơi đây, Đức Cha Giuse đã nói lên tâm tình của Ngài, cũng là tâm tình của hết thảy Giáo phận Thanh Hóa dành cho mảnh đất Hà tĩnh trong cơn hoạn nạn này. Ngài nói rằng trong tình hiệp thông, gắn bó keo sơn giữa Giáo phận Vinh và Giáo phận Thanh Hóa trong thời gian qua, những mất mát của Giáo phận Vinh cũng là những mất mát của Giáo phận Thanh Hóa. Máu chảy ruột mềm, Giáo phận Thanh Hóa hôm nay đến đây với đầy đủ mọi thành phần dân Chúa, mang theo những món quà nhỏ bé, tuy không lớn về giá trị nhưng mang ý nghĩa lớn lao của tình hiệp thông và chia sẻ. Cầu chúc cho bà con Giáo dân ở nơi đây mau chóng tìm lại được niềm vui, vượt qua những khó khăn trước mắt…
Sau đó, những món quà như chăn màn, mỳ tôm, gạo, rau xanh, cá khô, nước mắm…được phái đoàn chuyển đến tận tay bà con nơi đây.
11h00, phái đoàn tiếp tục lên đường đến với giáo xứ Thổ Hoàng, thuộc huyện Hương Khê.
Hương Khê là một huyện miền núi nghèo của Hà Tĩnh, nơi đây cũng là vùng gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của cơn lũ vừa qua. Chặng đường đoàn chúng tôi đi cũng là chặng đường mà chúng tôi được nhìn thấy tất cả những gì mà cơn bão lũ để lại cho mảnh đất này. Những cánh đồng đang còn ngập tràn màu đục ngầu của nước lũ, những rừng cây hoen ố bởi bùn đất lũ cao đến 5m, những ngôi nhà vừa thoát lục đang xiêu vẹo, trống hoác không mảnh ngói che, những con đường trầy trật bùn đất… tất cả trở nên xơ xác, tiêu điều hơn bao giờ hết. Những hình ảnh đó làm cảm động chúng tôi hơn bao giờ hết. Trên chặng đường ấy, chúng tôi cúng bắt gặp từng đoàn xe cứu trợ của những tấm lòng nhân ái cả nước gửi đến mảnh đất Hương Khê này. Điều đó càng thôi thúc chuyến hành trình đến thật nhanh với giáo xứ…..
12h30, phái đoàn đến giáo xứ Thổ Hoàng. Hình ảnh trước mắt chúng tôi là một ngôi Giáo đường đang xây dựng dang dở, những bức tượng đổ nát, những bộ bàn ghế ướt gãy ngổn ngang, bộn bề, những đôi chân trần không dép và những bộ quần áo cũ nát… tất cả nói lên sự tàn phá khủng khiếp của trận lũ vừa qua và hậu quả nó để lại thật nặng nề.
Đoàn chúng tôi mau chóng chuyển những món quà cứu trợ từ trên xe xuống, trao đến cho bà con nơi đây.
Sau khi đã phát quà, động viên tinh thần cũng như ban phép lành cho giáo dân, Đức cha Giuse cùng các Linh mục đã trực tiếp lội bùn đất, không quản ngại vất vả để đến thăm hỏi một số gia đình bị lũ cuốn trôi mất nhà và các tài sản khác.
14h30, đoàn chúng tôi ra về trong ánh nắng chiều đượm một màu vàng cuối thu… Rời xa nơi mảnh đất Hương Khê trong tình mến, hết thảy họ nhìn theo chúng tôi đến khi cả đoàn xe đã khuất bóng. Bóng chiều đổ xuống trên mảnh đất nghèo, ảm đạm sau cơn lũ.
Đại diện Hội đồng Giám mục nói về vụ Cồn Dầu
BBC
07:07 25/10/2010
Đại diện Hội đồng Giám mục nói về vụ Cồn Dầu
Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp là Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của HĐGM VN
Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM VN), Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, vừa gửi thư cho chính quyền về vụ xét xử giáo dân Cồn Dầu.
Lá thư do Đức cha Hợp ký được gửi ngày 22/10, chỉ vài ngày trước khi sáu giáo dân Cồn Dầu, Đà Nẵng, phải ra tòa vì tội Gây rối trật tự công cộng và Chống người thi hành công vụ, theo Điều 245 và 257 Bộ Luật Hình sự.
Các ông Nguyễn Hữu Liêm, Trần Thanh Việt, Lê Thanh Lâm, Đoàn Cảng, và các bà Nguyễn Thị Thế và Phan Thị Nhẫn đã bị công an huyện Cẩm Lệ bắt và bị khởi tố từ hồi tháng Năm, sau khi xảy ra vụ lộn xộn quanh khu đất nghĩa trang Cồn Dầu.
Tuy nhiên cho tới tận bây giờ tòa mới mở phiên phúc thẩm để xét xử họ.
Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, người đồng thời là Giám mục Giáo phận Vinh, nói với BBC từ Tòa Giám mục Xã Đoài, rằng các thân nhân của sáu bị cáo Cồn Dầu đã gửi thư xin Hội đồng Giám mục can thiệp.
"Chúng tôi thấy đây là vấn đề bức xúc, nên muốn nêu lên một số câu hỏi (cho Nhà nước)."
Theo Đức cha Hợp, còn một số điểm chưa sáng tỏ trong vụ Cồn Dầu, như về Luật Đất đai hay cách đối xử với người dân trong các dự án đòi hỏi di dời... cần được giải đáp.
Thư của Đức Giám mục nêu ra ba đề xuất cho UBND Đà Nẵng và Tòa án Nhân dân huyện Cẩm Lệ: hoãn việc xét xử; tiến hành đối thoại giữa các hộ dân và công ty đầu tư xây dựng ở khu vực đất giải tỏa; và nếu xét xử, thì phải tuân thủ Luật tố tụng Hình sự với quyền của các bị cáo có luật sư biện hộ.
Được biết, đề nghị của một số thân nhân bị cáo muốn mời Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ đại diện cho họ trước tòa đã bị bác.
Tuy nhiên, một số luật sư khác đã được mời.
Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, nhân vật chức sắc cao cấp nhất của Giáo hội Công giáo Việt Nam từng lên tiếng về vụ Cồn Dầu cho tới nay, nói lá thư của ông hoàn toàn theo tôn chỉ của Ủy ban Công lý và Hòa bình là phục vụ cho lợi ích của con người.
Hiệp thông
Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp, sinh năm 1945, dòng Đa Minh, được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Vinh ngày 13/05/2010 và được tấn phong Giám mục Chính tòa Giáo phận Vinh ngày 23/07/2010.
Ông có hai bằng Tiến sỹ về Triết học và Thần học của hai đại học nước ngoài.
Khi Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục được thành lập mới đây, Đức cha Hợp đã được giao giữ chức chủ tịch.
Trong khi đó, đại diện Giáo xứ Thái Hà xác nhận với đài BBC rằng một lễ thắp nến hiệp thông với sáu bị cáo Cồn Dầu và các nạn nhân lũ lụt ở miền Trung vừa diễn ra tại đây vào tối Chủ nhật 24/10.
Giáo xứ Thái Hà đã tổ chức hiệp thông với các bị cáo Cồn Dầu
Được biết lễ cầu nguyện có sự tham gia của hàng nghìn người.
Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam cũng sẽ tổ chức một Thánh lễ cầu nguyện cho giáo Cồn Dầu, Đà Nẵng, vào tối thứ Ba 26/10/2010 ở TP Hồ Chí Minh.
Vụ Cồn Dầu xảy ra ngày 04/05 tại khối phố Cồn Dầu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, trong lễ tang bà Maria Đặng Thị Tân, sinh năm 1918.
Gia đình bà Tân muốn chôn cất bà tại nghĩa trang Cồn Dầu, nhưng chính quyền địa phương nói đây là khu vực giải toả thuộc Dự án Khu đô thị sinh thái Hoà Xuân, không được chôn cất.
Đã có đụng độ giữa giáo dân và lực lượng công an.
Dự án xây khu sinh thái Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, được lãnh đạo Đà Nẵng chấp thuận từ 2008.
Để thực hiện dự án này, phường Hòa Xuân phải giải tỏa trắng 430 hectare, trong đó làng Cồn Dầu với 400 hộ theo Công giáo (cả làng có 1.500 hộ dân) phải giải tỏa 100 hectare.
Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM VN), Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, vừa gửi thư cho chính quyền về vụ xét xử giáo dân Cồn Dầu.
Lá thư do Đức cha Hợp ký được gửi ngày 22/10, chỉ vài ngày trước khi sáu giáo dân Cồn Dầu, Đà Nẵng, phải ra tòa vì tội Gây rối trật tự công cộng và Chống người thi hành công vụ, theo Điều 245 và 257 Bộ Luật Hình sự.
Các ông Nguyễn Hữu Liêm, Trần Thanh Việt, Lê Thanh Lâm, Đoàn Cảng, và các bà Nguyễn Thị Thế và Phan Thị Nhẫn đã bị công an huyện Cẩm Lệ bắt và bị khởi tố từ hồi tháng Năm, sau khi xảy ra vụ lộn xộn quanh khu đất nghĩa trang Cồn Dầu.
Tuy nhiên cho tới tận bây giờ tòa mới mở phiên phúc thẩm để xét xử họ.
Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, người đồng thời là Giám mục Giáo phận Vinh, nói với BBC từ Tòa Giám mục Xã Đoài, rằng các thân nhân của sáu bị cáo Cồn Dầu đã gửi thư xin Hội đồng Giám mục can thiệp.
"Chúng tôi thấy đây là vấn đề bức xúc, nên muốn nêu lên một số câu hỏi (cho Nhà nước)."
Theo Đức cha Hợp, còn một số điểm chưa sáng tỏ trong vụ Cồn Dầu, như về Luật Đất đai hay cách đối xử với người dân trong các dự án đòi hỏi di dời... cần được giải đáp.
Thư của Đức Giám mục nêu ra ba đề xuất cho UBND Đà Nẵng và Tòa án Nhân dân huyện Cẩm Lệ: hoãn việc xét xử; tiến hành đối thoại giữa các hộ dân và công ty đầu tư xây dựng ở khu vực đất giải tỏa; và nếu xét xử, thì phải tuân thủ Luật tố tụng Hình sự với quyền của các bị cáo có luật sư biện hộ.
Được biết, đề nghị của một số thân nhân bị cáo muốn mời Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ đại diện cho họ trước tòa đã bị bác.
Tuy nhiên, một số luật sư khác đã được mời.
Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, nhân vật chức sắc cao cấp nhất của Giáo hội Công giáo Việt Nam từng lên tiếng về vụ Cồn Dầu cho tới nay, nói lá thư của ông hoàn toàn theo tôn chỉ của Ủy ban Công lý và Hòa bình là phục vụ cho lợi ích của con người.
Hiệp thông
Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp, sinh năm 1945, dòng Đa Minh, được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Vinh ngày 13/05/2010 và được tấn phong Giám mục Chính tòa Giáo phận Vinh ngày 23/07/2010.
Ông có hai bằng Tiến sỹ về Triết học và Thần học của hai đại học nước ngoài.
Khi Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục được thành lập mới đây, Đức cha Hợp đã được giao giữ chức chủ tịch.
Trong khi đó, đại diện Giáo xứ Thái Hà xác nhận với đài BBC rằng một lễ thắp nến hiệp thông với sáu bị cáo Cồn Dầu và các nạn nhân lũ lụt ở miền Trung vừa diễn ra tại đây vào tối Chủ nhật 24/10.
Được biết lễ cầu nguyện có sự tham gia của hàng nghìn người.
Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam cũng sẽ tổ chức một Thánh lễ cầu nguyện cho giáo Cồn Dầu, Đà Nẵng, vào tối thứ Ba 26/10/2010 ở TP Hồ Chí Minh.
Vụ Cồn Dầu xảy ra ngày 04/05 tại khối phố Cồn Dầu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, trong lễ tang bà Maria Đặng Thị Tân, sinh năm 1918.
Gia đình bà Tân muốn chôn cất bà tại nghĩa trang Cồn Dầu, nhưng chính quyền địa phương nói đây là khu vực giải toả thuộc Dự án Khu đô thị sinh thái Hoà Xuân, không được chôn cất.
Đã có đụng độ giữa giáo dân và lực lượng công an.
Dự án xây khu sinh thái Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, được lãnh đạo Đà Nẵng chấp thuận từ 2008.
Để thực hiện dự án này, phường Hòa Xuân phải giải tỏa trắng 430 hectare, trong đó làng Cồn Dầu với 400 hộ theo Công giáo (cả làng có 1.500 hộ dân) phải giải tỏa 100 hectare.
Hội đồng giám mục Việt Nam lên tiếng về vụ xét xử 6 giáo dân Cồn Dầu
Thanh Phương / RFI
07:11 25/10/2010
Hội đồng giám mục Việt Nam lên tiếng về vụ xét xử 6 giáo dân Cồn Dầu
Theo dự kiến, ngày 27/10 tới, 6 giáo dân tại giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẳng sẽ bị đem ra xử tại Tòa án Nhân dân Quận Cẩm Lệ, với tội danh: "gây rối trật tự công cộng" và "chống người thi hành công vụ". Trước tình hình này, thân nhân của các bị cáo đã viết thư cầu cứu Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng như Giám mục Đà Nẵng.
Hôm qua, trang web của Giáo phận Vinh vừa phổ biến một bức thư của Chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hòa bình, thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức cha Nguyễn Thái Hợp, gởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân Đà Nẵng và Chánh án Tòa án quận Cẩm Lệ.
Trong thư, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, cũng là Giám mục Vinh đặt câu hỏi: "Tại sao đẩy các giáo dân hiền hòa tại Cồn Dầu vào tình trạng bi thảm hiện nay: Một người chết, một số bị bắt, nhiều người đang lo sợ bị mất trắng cơ nghiệp và hàng chục người đã phải bỏ trốn sang nước khác tỵ nạn, tạo nên những dấu hỏi lớn về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ? "
Trong thư, chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình đã yêu cầu hoãn vụ xét xử để làm sáng tỏ những nghi vấn chung quanh vụ án, từ việc thu hồi đất đai, giá đền bù, cho đến việc sử dụng bạo lực đối với những giáo dân. Đức cha Nguyễn Thái Hợp còn đề nghị cho đối thoại giữa các hộ gia đình bị giải tỏa với công ty Cổ phần Đầu tư Mặt Trời, với sự tham dự của đại diện chính quyền và Giáo hội.
Còn nếu đưa ra xét xử, Đức cha Hợp yêu cầu phải tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, đặt biệt là quyền của bị cáo có luật sư biện hộ. Vấn đề là ngày 22/10 vừa qua, Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ đã bị từ chối tư cách bào chữa cho 6 giáo dân Cồn Dầu, nhưng Tòa án quận Cẩm Lệ không giải thích lý do của sự từ chối này.
Theo dự kiến, ngày 27/10 tới, 6 giáo dân tại giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẳng sẽ bị đem ra xử tại Tòa án Nhân dân Quận Cẩm Lệ, với tội danh: "gây rối trật tự công cộng" và "chống người thi hành công vụ". Trước tình hình này, thân nhân của các bị cáo đã viết thư cầu cứu Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng như Giám mục Đà Nẵng.
Trong thư, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, cũng là Giám mục Vinh đặt câu hỏi: "Tại sao đẩy các giáo dân hiền hòa tại Cồn Dầu vào tình trạng bi thảm hiện nay: Một người chết, một số bị bắt, nhiều người đang lo sợ bị mất trắng cơ nghiệp và hàng chục người đã phải bỏ trốn sang nước khác tỵ nạn, tạo nên những dấu hỏi lớn về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ? "
Trong thư, chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình đã yêu cầu hoãn vụ xét xử để làm sáng tỏ những nghi vấn chung quanh vụ án, từ việc thu hồi đất đai, giá đền bù, cho đến việc sử dụng bạo lực đối với những giáo dân. Đức cha Nguyễn Thái Hợp còn đề nghị cho đối thoại giữa các hộ gia đình bị giải tỏa với công ty Cổ phần Đầu tư Mặt Trời, với sự tham dự của đại diện chính quyền và Giáo hội.
Còn nếu đưa ra xét xử, Đức cha Hợp yêu cầu phải tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, đặt biệt là quyền của bị cáo có luật sư biện hộ. Vấn đề là ngày 22/10 vừa qua, Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ đã bị từ chối tư cách bào chữa cho 6 giáo dân Cồn Dầu, nhưng Tòa án quận Cẩm Lệ không giải thích lý do của sự từ chối này.
Ngày truyền giáo: ĐCV Vinh Thanh đến với bà con vùng lũ Quảng Bình
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
10:14 25/10/2010
QUẢNG BÌNH - Sống Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhân ngày quốc tế truyền giáo 2010, sáng ngày Chúa Nhật 24 – 10 – 2010, phái đoàn Đại Chủng viện (ĐCV) Vinh Thanh do Cha Giám đốc J.B. Nguyễn Khắc Bá và Cha Phó Giám đốc Phêrô Nguyễn Văn Viên dẫn đầu, cùng 24 chủng sinh đại diện các khóa, đã vượt hành trình trên 250 km đến với bà con vùng lũ tại Quảng Bình.
Xem hình ảnh
Điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến đi tới Quảng Bình lần này của Đoàn ĐCV Vinh Thanh là giáo xứ Trung Quán, thuộc xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh. Đây là một trong 4 giáo xứ (Trung Quán, Hoành Phổ, Phúc Tín, Bình Thôn), được Giáo phận Huế trao cho Giáo phận Vinh tiếp quản từ năm 2005.
Do hoàn cảnh lịch sử chi phối, hiện bà con giáo dân Trung Quán phải sống đạo trong điều kiện đặc biệt khó khăn và thiệt thòi. Quý Cha và anh em chủng sinh Vinh Thanh đã không thể cầm lòng trước cảnh những người giáo dân nơi đây phải dự lễ dưới một mái lán tuyềnh toàng trước ngôi nhà nguyện đơn sơ, cũ kỹ, nguyên là căn hộ của một gia đình nghèo bán lại cho giáo xứ. Cạnh đó là nền và cổng của ngôi thánh đường Trung Quán xưa, hiện chính quyền đang quản lý và cho xây lên một ngôi nhà giữ trẻ. Mặc dù với số giáo dân ít ỏi, nhưng ước mong lớn nhất của cha xứ và hết thảy cộng đoàn Trung Quán là “sớm “lấy lại” được nền móng nhà thờ cũ để tái thiết một thánh đường mới !” (Nhiều giáo dân chia sẻ với chúng tôi).
Trong trận lũ lịch sử vừa qua, bà con Trung Quán đã “một phen hú vía”, phải sống giữa biển nước dữ chưa từng có. Sau ngày nước rút cũng là lúc nhiều gia đình nơi đây phải sống trong cảnh trắng tay, không cửa, không nhà, chỉ còn biết nương tựa vào bà con lối xóm để ổn định lại cuộc sống…Quý Cha Giám đốc và anh em chủng sinh đã bày tỏ niềm khâm phục, cảm kích trước chứng từ sống Đức tin của bà con giáo dân Trung Quán. Dù hoàn cảnh sống khắc nghiệt, với nhiều áp lực từ phía xã hội, nhưng những anh chị em này đã không ngừng duy trì, biểu tỏ “men muối” đã được hấp thụ từ Thập giá Đức Kitô, từng bước trở thành điểm sáng của vùng truyền giáo xứ Quảng, xứng với tên gọi mà tổ tiên đã đặt cho: Trung: trung tâm; Quán: quán xuyến cả một vùng.
Đoàn ĐCV Vinh Thanh đã trao tặng bà con bị lũ lụt tại Trung Quán một số tiền quà và hiện vật. Cùng với cha xứ và bà con giáo dân, chúng tôi đã sẻ chia tâm tình, hiệp dâng lời kinh nguyện trong bầu khí hiệp thông huynh đệ. Đoàn đã chụp hình lưu niệm trước bia tưởng niệm Thánh Tôma Thiện, là người con của quê hương Trung Quán.
Rời Trung Quán, vào trưa – chiều cùng ngày, quý Cha và anh em chủng sinh Vinh Thanh tiếp tục đến với bà con bị lũ lụt tại hai giáo xứ Hà Lời và Chày. Qua trao đổi với cha xứ, chúng tôi được biết, hai giáo xứ này đã phải chịu thiệt hại rất nặng nề do mực nước nguồn Son dâng qúa cao, đã xô đổ, cuốn trôi hàng chục ngôi nhà, hàng ngàn gia súc, gia cầm; đặc biệt tại Chày đã có một người bị lũ cuốn trôi… Đoàn ĐCV Vinh Thanh đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên và trao quà cho những gia đình đang phải bi đát bởi mất mát do lũ lụt. Đoàn cũng đã đến thăm và trao quà cho ông Phêrô Lê Viết Hiều (thuộc xứ Hà Lời), là người đã dũng cảm dùng con thuyền của gia đình, băng giữa vùng nước lũ nguy hiểm trong đêm tối để giải thoát cho hàng trăm giáo dân và lương dân.
Tại Thánh đường Giáo họ Bàu sen, thuộc xứ Chày, Đoàn ĐCV Vinh Thanh đã cùng với cha xứ và bà con giáo dân nơi đây hiệp dâng Thánh lễ Chúa Nhật Truyền Giáo. Mọi người đã cùng nguyện cầu cho những anh chị em đã bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ được sự ủi an nâng đỡ nơi Chúa và gặp được nhiều tấm lòng hảo tâm sẵn sàng chia sớt đau thương và trợ giúp họ sớm vượt qua cơ cực, mất mát. Giảng trong Thánh lễ, Cha Phó Giám đốc Phêrô Nguyễn Văn Viên đã mời gọi mọi người hãy sống tinh thần của ngày thế giới truyền giáo, “cho dù phải sống cảnh đau thương, mất mát do mưa lũ, nhưng chúng ta hãy tin tưởng, vì tình thương Chúa lớn hơn sự chết…Hãy tin tưởng vào Chúa để rao giảng Tin Mừng. Chiến thắng cuối cùng là chiến thắng của Sự Thiện, chứ không phải là của sự ác, sự dữ!...”.
Rời Quảng Bình lúc trời vừa xẩm tối, hình ảnh những người dân phải bần cùng do thiên tai lại hiện lên trong chúng tôi. Dù day dứt thương cảm, nhưng niềm khích lệ dâng trào nơi những chủng sinh trẻ: “tình yêu lớn hơn vũ bão” (sách Diễm Ca).
Xem hình ảnh
Điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến đi tới Quảng Bình lần này của Đoàn ĐCV Vinh Thanh là giáo xứ Trung Quán, thuộc xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh. Đây là một trong 4 giáo xứ (Trung Quán, Hoành Phổ, Phúc Tín, Bình Thôn), được Giáo phận Huế trao cho Giáo phận Vinh tiếp quản từ năm 2005.
Do hoàn cảnh lịch sử chi phối, hiện bà con giáo dân Trung Quán phải sống đạo trong điều kiện đặc biệt khó khăn và thiệt thòi. Quý Cha và anh em chủng sinh Vinh Thanh đã không thể cầm lòng trước cảnh những người giáo dân nơi đây phải dự lễ dưới một mái lán tuyềnh toàng trước ngôi nhà nguyện đơn sơ, cũ kỹ, nguyên là căn hộ của một gia đình nghèo bán lại cho giáo xứ. Cạnh đó là nền và cổng của ngôi thánh đường Trung Quán xưa, hiện chính quyền đang quản lý và cho xây lên một ngôi nhà giữ trẻ. Mặc dù với số giáo dân ít ỏi, nhưng ước mong lớn nhất của cha xứ và hết thảy cộng đoàn Trung Quán là “sớm “lấy lại” được nền móng nhà thờ cũ để tái thiết một thánh đường mới !” (Nhiều giáo dân chia sẻ với chúng tôi).
Trong trận lũ lịch sử vừa qua, bà con Trung Quán đã “một phen hú vía”, phải sống giữa biển nước dữ chưa từng có. Sau ngày nước rút cũng là lúc nhiều gia đình nơi đây phải sống trong cảnh trắng tay, không cửa, không nhà, chỉ còn biết nương tựa vào bà con lối xóm để ổn định lại cuộc sống…Quý Cha Giám đốc và anh em chủng sinh đã bày tỏ niềm khâm phục, cảm kích trước chứng từ sống Đức tin của bà con giáo dân Trung Quán. Dù hoàn cảnh sống khắc nghiệt, với nhiều áp lực từ phía xã hội, nhưng những anh chị em này đã không ngừng duy trì, biểu tỏ “men muối” đã được hấp thụ từ Thập giá Đức Kitô, từng bước trở thành điểm sáng của vùng truyền giáo xứ Quảng, xứng với tên gọi mà tổ tiên đã đặt cho: Trung: trung tâm; Quán: quán xuyến cả một vùng.
Đoàn ĐCV Vinh Thanh đã trao tặng bà con bị lũ lụt tại Trung Quán một số tiền quà và hiện vật. Cùng với cha xứ và bà con giáo dân, chúng tôi đã sẻ chia tâm tình, hiệp dâng lời kinh nguyện trong bầu khí hiệp thông huynh đệ. Đoàn đã chụp hình lưu niệm trước bia tưởng niệm Thánh Tôma Thiện, là người con của quê hương Trung Quán.
Rời Trung Quán, vào trưa – chiều cùng ngày, quý Cha và anh em chủng sinh Vinh Thanh tiếp tục đến với bà con bị lũ lụt tại hai giáo xứ Hà Lời và Chày. Qua trao đổi với cha xứ, chúng tôi được biết, hai giáo xứ này đã phải chịu thiệt hại rất nặng nề do mực nước nguồn Son dâng qúa cao, đã xô đổ, cuốn trôi hàng chục ngôi nhà, hàng ngàn gia súc, gia cầm; đặc biệt tại Chày đã có một người bị lũ cuốn trôi… Đoàn ĐCV Vinh Thanh đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên và trao quà cho những gia đình đang phải bi đát bởi mất mát do lũ lụt. Đoàn cũng đã đến thăm và trao quà cho ông Phêrô Lê Viết Hiều (thuộc xứ Hà Lời), là người đã dũng cảm dùng con thuyền của gia đình, băng giữa vùng nước lũ nguy hiểm trong đêm tối để giải thoát cho hàng trăm giáo dân và lương dân.
Tại Thánh đường Giáo họ Bàu sen, thuộc xứ Chày, Đoàn ĐCV Vinh Thanh đã cùng với cha xứ và bà con giáo dân nơi đây hiệp dâng Thánh lễ Chúa Nhật Truyền Giáo. Mọi người đã cùng nguyện cầu cho những anh chị em đã bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ được sự ủi an nâng đỡ nơi Chúa và gặp được nhiều tấm lòng hảo tâm sẵn sàng chia sớt đau thương và trợ giúp họ sớm vượt qua cơ cực, mất mát. Giảng trong Thánh lễ, Cha Phó Giám đốc Phêrô Nguyễn Văn Viên đã mời gọi mọi người hãy sống tinh thần của ngày thế giới truyền giáo, “cho dù phải sống cảnh đau thương, mất mát do mưa lũ, nhưng chúng ta hãy tin tưởng, vì tình thương Chúa lớn hơn sự chết…Hãy tin tưởng vào Chúa để rao giảng Tin Mừng. Chiến thắng cuối cùng là chiến thắng của Sự Thiện, chứ không phải là của sự ác, sự dữ!...”.
Rời Quảng Bình lúc trời vừa xẩm tối, hình ảnh những người dân phải bần cùng do thiên tai lại hiện lên trong chúng tôi. Dù day dứt thương cảm, nhưng niềm khích lệ dâng trào nơi những chủng sinh trẻ: “tình yêu lớn hơn vũ bão” (sách Diễm Ca).
LM Phêrô Cao Văn Đạt, giáo sư Đại chủng viện Saigòn, vừa qua đời tại Tân Lý Lagi
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:48 25/10/2010
PHAN THIẾT - Lúc 3giờ chiều nay, 25.10.2010, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ sự nghi thức tẩm liệm và dâng thánh lễ cầu nguyện cho cha giáo sư Phêrô Cao Văn Đạt tại Nhà thờ Thanh Xuân, Giáo phận Phan Thiết. Đồng tế Thánh lễ có cha giám đốc ĐCV Thánh Giuse Sài gòn, cha hạt Trưởng Hạt Hàm tân, cha xứ Thanh Xuân và 18 cha học trò. Nhiều tu sĩ và đông đảo bà con giáo dân Thanh Xuân đến đọc kinh cầu nguyện và hiệp thông thánh lễ.
Xem hình ảnh
Cha giáo Phêrô qua đời đột ngột sáng nay tại biển Đồi dương Tân Lý –Lagi. Cách đây mấy ngày, ngài về Lagi thăm hai cha bạn là cha Phêrô Phạm Tiến Hành, Hạt Trưởng Hạt Hàm tân và Phêrô Nguyễn Viết Hiền, chánh xứ Thanh Xuân. Ngài cũng đến thăm hai người con linh hướng là cha Phêrô Nguyễn Văn Quang, chánh xứ Bình an và cha Phêrô Nguyễn châu Linh, chánh xứ Phước an.
Ông chủ tịch HĐGX Thanh Xuân cho biết: sáng nay, cha giáo dâng thánh lễ tại Nhà thờ Thanh Xuân, sau đó điểm tâm với cha xứ, đến khoảng 8g ngài đi tắm biển Đồi Dương Tân Lý và rồi nước biển đã cuốn ngài ra xa. Đến 10g30 sóng biển đưa ngài vào bờ cách nơi tắm khoảng 150m. Bà con giáo dân Thanh Xuân dùng mọi phương cách mong cứu sống nhưng ngài đã ra đi về với Chúa. Thi hài được đưa về đặt tại nhà truyền thống giáo xứ. Chuông báo tử ngân vang. Cả giáo xứ ngạc nhiên sửng sốt. Mọi người đến hiệp thông cầu nguyện dâng lời kinh hạt. Tin buồn lan đi nhanh chóng. Các linh mục học trò lần lượt đến viếng thăm.
Sau nghi thức tẩm liệm, đoàn rước linh cửu tiến vào nhà thờ.
Đức cha Giuse chủ tế và chia sẽ những tâm tình gắn bó thiết thân giữa ngài với cha giáo Phêrô:
Thưa quý cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể cộng đoàn, Thánh lễ chiều nay dành cho cha giáo Phêrô là một thánh lễ rất đặc biệt.
Lễ dành cho một cha giáo Đại Chủng Viện được cử hành giữa lòng một giáo xứ. Cuộc sống của các cha giáo âm thầm tại Đại chủng viện, nay thánh lễ quy tụ đông đảo giáo dân. Ngài được bao quanh bởi các linh mục bạn hữu, các linh mục học trò, con linh hướng, tôi cũng từng thụ giáo với ngài. Ngài nằm xuống như là một gạch nối giữa Giáo Phận Phan Thiết và Giáo Phận Sài Gòn. Một người con của Giáo Phận Sài gòn nằm xuống trên phần đất của Giáo Phận Phan Thiết. Vì thế chúng tôi hiện diện hiệp dâng thánh lễ. Chúng tôi tin tưởng cha giáo Phêrô hài lòng. Xin Chúa nâng đỡ ngài trong chuyến đi đời đời.
Sáng ngày 22 tháng 10, tức là 4 ngày trước đây, sau Thánh lễ an táng Đức Cha Emmanuel Lê Phong Thuận tại Cần Thơ, tôi đến Đại chủng viện Sài Gòn và lúc đang chờ xe đến đón để về lại Phan Thiết, cha giáo Phêrô Cao Văn Đạt cũng kéo vali từ trong chủng viện đi ra. Chúng tôi gặp nhau tại cổng chủng viện, rồi nói chuyện năm mười phút. Ngài cũng đang đợi xe đến đi Thanh Xuân. Qua câu chuyện trao đổi, tôi biết ngài ra Lagi để thăm hai cha rất thân là cha quản Hạt và cha xứ Thanh Xuân, ngài cũng nhắc đến hai cha là con linh hướng của ngài. Cuối cùng ngài bảo chuyến đi này là để ngâm chân, để tắm biển. Bởi vì từ lâu, tôi biết chân của ngài không được khỏe. Hàng năm các cha giáo ở chủng viện cũng ghi nhận, tất cả những thời giờ rảnh rỗi hầu như là ngài dành cho biển. Ngài có mặt tại biển Nha Trang, biển Vũng Tàu…và lần này đến vùng biển Lagi. Chuyến đi của ngài là chuyến đi với những gởi gắm ước mong cho sức khỏe được cải thiện. Đồng thời cũng là chuyến đi để gắn bó thân hữu với bạn bè năm xưa cũng như với con cái tinh thần linh tộc. Chúng tôi trao đổi câu chuyện một chút rồi tôi tiễn ngài ra xe. Không ngờ lần gặp ấy là lần gặp cuối cùng. Bởi vậy sáng nay khi hay tin ngài ra đi, tôi quyết định không so đo phải có mặt trong Thánh Lễ chiều nay để tiễn đưa ngài.
Ở ĐCV Sài gòn, tôi với ngài ở cùng một dãy lầu, ngài ở đầu cầu thang kia tôi ở phía đầu cầu thang này, hàng ngày gặp nhau trong bữa cơm hoặc trong các câu chuyện. Gắn bó với ngài từ nhiều năm rồi. Từ khi tôi mới 10 tuổi giúp lễ ngài là thầy giúp xứ giáo xứ gia đình tôi sống, vào ĐCV tôi là học trò của ngài, sau này về lại ĐCV giúp các thầy là chia sẽ cùng một nhiệm vụ với ngài.
Vẫn tin rằng sống chết là trong tay Chúa và giờ nào chết cách nào thì chỉ có Chúa biết. Thế nhưng, khi nghe tin cha Phêrô ra đi một cách đột ngột, tôi cũng không thể ngăn được những xúc động trong trái tim của mình. Ngài sinh thời là một người rất “yêu nước”, ở đâu có biển có nước là ở đó có bước chân của ngài. Vì vậy trong chuyến đi này ngài gắn bó với biển và ra đi theo dòng nước biển.
Ngài ra đi trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Ngài ra đi đột ngột trong tầm nhìn quan phòng của Thiên Chúa. Một chuyến đi đời đời. Một chuyến đi về với vinh quang Thiên Chúa.
Cuối Thánh lễ, cha Giám Đốc ĐCV Thánh Giuse Sài gòn dâng lời tri ân đến Đức cha quý cha và cộng đoàn giáo xứ Thanh xuân. Linh cửu cha giáo được đưa về ĐCV. Được biết ngày 29.10, thứ năm, thánh lễ an tángđược cử hành tại Đại Chủng Viện Sài gòn.
Trong sự tiễn đưa ấm áp của mọi người, cha giáo Phêrô vui mừng về với Thiên Chúa tình yêu.
Xem hình ảnh
Cha giáo Phêrô qua đời đột ngột sáng nay tại biển Đồi dương Tân Lý –Lagi. Cách đây mấy ngày, ngài về Lagi thăm hai cha bạn là cha Phêrô Phạm Tiến Hành, Hạt Trưởng Hạt Hàm tân và Phêrô Nguyễn Viết Hiền, chánh xứ Thanh Xuân. Ngài cũng đến thăm hai người con linh hướng là cha Phêrô Nguyễn Văn Quang, chánh xứ Bình an và cha Phêrô Nguyễn châu Linh, chánh xứ Phước an.
Ông chủ tịch HĐGX Thanh Xuân cho biết: sáng nay, cha giáo dâng thánh lễ tại Nhà thờ Thanh Xuân, sau đó điểm tâm với cha xứ, đến khoảng 8g ngài đi tắm biển Đồi Dương Tân Lý và rồi nước biển đã cuốn ngài ra xa. Đến 10g30 sóng biển đưa ngài vào bờ cách nơi tắm khoảng 150m. Bà con giáo dân Thanh Xuân dùng mọi phương cách mong cứu sống nhưng ngài đã ra đi về với Chúa. Thi hài được đưa về đặt tại nhà truyền thống giáo xứ. Chuông báo tử ngân vang. Cả giáo xứ ngạc nhiên sửng sốt. Mọi người đến hiệp thông cầu nguyện dâng lời kinh hạt. Tin buồn lan đi nhanh chóng. Các linh mục học trò lần lượt đến viếng thăm.
Sau nghi thức tẩm liệm, đoàn rước linh cửu tiến vào nhà thờ.
Đức cha Giuse chủ tế và chia sẽ những tâm tình gắn bó thiết thân giữa ngài với cha giáo Phêrô:
Thưa quý cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể cộng đoàn, Thánh lễ chiều nay dành cho cha giáo Phêrô là một thánh lễ rất đặc biệt.
Lễ dành cho một cha giáo Đại Chủng Viện được cử hành giữa lòng một giáo xứ. Cuộc sống của các cha giáo âm thầm tại Đại chủng viện, nay thánh lễ quy tụ đông đảo giáo dân. Ngài được bao quanh bởi các linh mục bạn hữu, các linh mục học trò, con linh hướng, tôi cũng từng thụ giáo với ngài. Ngài nằm xuống như là một gạch nối giữa Giáo Phận Phan Thiết và Giáo Phận Sài Gòn. Một người con của Giáo Phận Sài gòn nằm xuống trên phần đất của Giáo Phận Phan Thiết. Vì thế chúng tôi hiện diện hiệp dâng thánh lễ. Chúng tôi tin tưởng cha giáo Phêrô hài lòng. Xin Chúa nâng đỡ ngài trong chuyến đi đời đời.
Sáng ngày 22 tháng 10, tức là 4 ngày trước đây, sau Thánh lễ an táng Đức Cha Emmanuel Lê Phong Thuận tại Cần Thơ, tôi đến Đại chủng viện Sài Gòn và lúc đang chờ xe đến đón để về lại Phan Thiết, cha giáo Phêrô Cao Văn Đạt cũng kéo vali từ trong chủng viện đi ra. Chúng tôi gặp nhau tại cổng chủng viện, rồi nói chuyện năm mười phút. Ngài cũng đang đợi xe đến đi Thanh Xuân. Qua câu chuyện trao đổi, tôi biết ngài ra Lagi để thăm hai cha rất thân là cha quản Hạt và cha xứ Thanh Xuân, ngài cũng nhắc đến hai cha là con linh hướng của ngài. Cuối cùng ngài bảo chuyến đi này là để ngâm chân, để tắm biển. Bởi vì từ lâu, tôi biết chân của ngài không được khỏe. Hàng năm các cha giáo ở chủng viện cũng ghi nhận, tất cả những thời giờ rảnh rỗi hầu như là ngài dành cho biển. Ngài có mặt tại biển Nha Trang, biển Vũng Tàu…và lần này đến vùng biển Lagi. Chuyến đi của ngài là chuyến đi với những gởi gắm ước mong cho sức khỏe được cải thiện. Đồng thời cũng là chuyến đi để gắn bó thân hữu với bạn bè năm xưa cũng như với con cái tinh thần linh tộc. Chúng tôi trao đổi câu chuyện một chút rồi tôi tiễn ngài ra xe. Không ngờ lần gặp ấy là lần gặp cuối cùng. Bởi vậy sáng nay khi hay tin ngài ra đi, tôi quyết định không so đo phải có mặt trong Thánh Lễ chiều nay để tiễn đưa ngài.
Ở ĐCV Sài gòn, tôi với ngài ở cùng một dãy lầu, ngài ở đầu cầu thang kia tôi ở phía đầu cầu thang này, hàng ngày gặp nhau trong bữa cơm hoặc trong các câu chuyện. Gắn bó với ngài từ nhiều năm rồi. Từ khi tôi mới 10 tuổi giúp lễ ngài là thầy giúp xứ giáo xứ gia đình tôi sống, vào ĐCV tôi là học trò của ngài, sau này về lại ĐCV giúp các thầy là chia sẽ cùng một nhiệm vụ với ngài.
Vẫn tin rằng sống chết là trong tay Chúa và giờ nào chết cách nào thì chỉ có Chúa biết. Thế nhưng, khi nghe tin cha Phêrô ra đi một cách đột ngột, tôi cũng không thể ngăn được những xúc động trong trái tim của mình. Ngài sinh thời là một người rất “yêu nước”, ở đâu có biển có nước là ở đó có bước chân của ngài. Vì vậy trong chuyến đi này ngài gắn bó với biển và ra đi theo dòng nước biển.
Ngài ra đi trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Ngài ra đi đột ngột trong tầm nhìn quan phòng của Thiên Chúa. Một chuyến đi đời đời. Một chuyến đi về với vinh quang Thiên Chúa.
Cuối Thánh lễ, cha Giám Đốc ĐCV Thánh Giuse Sài gòn dâng lời tri ân đến Đức cha quý cha và cộng đoàn giáo xứ Thanh xuân. Linh cửu cha giáo được đưa về ĐCV. Được biết ngày 29.10, thứ năm, thánh lễ an tángđược cử hành tại Đại Chủng Viện Sài gòn.
Trong sự tiễn đưa ấm áp của mọi người, cha giáo Phêrô vui mừng về với Thiên Chúa tình yêu.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ngày Truyền giáo: nghĩ về anh chị em Cồn Dầu
Gioan Lê Quang Vinh
10:56 25/10/2010
Một chuyện phim hoạt hình ngắn trên TV chiều hôm qua kể rằng con trâu hiền lành mời đám bạn sư tử hung ác đến ăn tiệc. Bữa tiệc đãi bằng cỏ, thức ăn quen thuộc của trâu. Đám sư tử vốn hung dữ, chuyên ăn thịt, khi thấy không có thịt trong bữa tiệc, chúng bằng đè trâu ra ăn luôn. Khi ăn thịt trâu xong, đám sư tử ngạc nhiên hỏi nhau “Sao con trâu này lại không có quả tim?”. Lúc đó, con cáo mới đưa quả tim trâu mà nó đã vồ lấy, và nói đại ý rằng con trâu ấy có trái tim nhưng không có khối óc, vì nếu trâu có óc thì nó đã không giao du với đám sư tử hung ác kia.
Câu chuyện nhỏ ấy nhắc chúng ta nhớ câu nói của Joubert, “Lý trí có thể mách bảo ta điều phải tránh, còn con tim sẽ chỉ cho ta biết điều phải làm.” Chú trâu hiền lành trong câu chuyện trên đã không biết tránh bầy sư tử độc ác. Chơi thân với một loạt những kẻ lúc nào cũng rình cắn thì quả là điều nguy hiểm.
Nhưng vấn đề là khi sống giữa rừng sâu, chú trâu hiền lành ấy nếu không chơi với sư tử, liệu có dễ dàng cho chú tìm được những người bạn khác với sư tử? Hơn nữa, nếu chú trâu chỉ làm bạn với sóc, với chim muông thì liệu chú có ai bảo vệ khỏi bầy cọp và sư tử?
Thánh Phêrô đã cảnh báo người tín hữu: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.” (1Pr.5,8) Có thể như Joubert khuyên, người ta dùng lý trí mà tránh được cả những bẫy giăng? Tôi chợt nghĩ đến những anh chị em mình ở Cồn Dầu đang gặp khốn khổ, bị tra tấn, bị tù đày trong khi họ chỉ có thiện chí muốn bảo vệ vườn nho của Chúa.
Họ đã dùng trái tim của mình để sống với Chúa, với anh em và với cộng đồng. Họ đã làm bạn với tất cả. Họ cũng đã dùng trí óc của mình để xây dựng xã hội trần thế. Nhưng tiếc là họ không dùng rượu thịt để chiêu đãi những bạn bè vốn không hiểu giá trị của hoa của cỏ và của thiên nhiên. Và họ bị kết án.
Điều đáng buồn là khi họ sống với cả khối óc và con tim như thế thì họ lại bị bỏ rơi. Bỏ rơi do những người họ tưởng là bạn và bị bỏ rơi ngay cả do những người họ muốn nương tựa vào. Bây giờ những người tôi tớ trung tín của Thiên Chúa hiểu rõ rằng Thiên Chúa sẽ nâng đỡ họ.
Những ngày này nhiều người thiện chí trên khắp thế giới đang đứng về phía anh chị em Cồn Dầu. Dù họ không được những anh chị em gần gũi thắp nến cầu nguyện như trong trường hợp anh chị em Thái Hà, nhưng chắc chắc hàng triệu những ngọn nến trong lòng đang được thắp lên.
Những ngày này người ta đang vui mừng vì văn phòng luật sư bào chữa cho họ đang lên tiếng mạnh mẽ. Đó chính là sứ giả mà Chúa gửi đến cho dân Cồn Dầu. Họ đã sống với đức tin thì Chúa sẽ đứng về phía họ. Nếu có một chủ chăn cùng ký tên với luật sư thì anh chị em sẽ mãn nguyện biết bao! Nhưng có lẽ cũng chẳng sao, vì Chúa có trăm phương ngàn cách để đi cùng dân Ngài.
“Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế.” (1Pr.5,9) Những người con cái Chúa trải qua cùng một cơn thống khổ. Và trong những ngày người dân Cồn Dầu cúi mình chịu đau khổ, một người con ưu tú của Hội Thánh Việt Nam đang được Giáo Hội hoàn vũ tôn vinh. Đó là Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, từng là Tổng Giám Mục Phó Tổng Giám Mục Sàigòn.
Người tôi tớ Chúa cũng đã từng chịu gian khổ, lao tù như những anh chị em Cồn Dầu hôm nay, cũng bị bỏ rơi như họ, và cũng đã “đứng vững trong đức tin”. Và Chúa đã ra tay trên cuộc đời của ngài. Bàn tay Chúa muôn đời vẫn đầy uy lực và yêu thương.
Hôm nay là Khánh nhật Truyền giáo, tôi được đánh động bởi bài viết của Cha Giám Tỉnh DCCT “Tôi đang làm gì cho những người bị áp bức, vì nghèo mà họ bị áp bức, họ phải rời khỏi mảnh đất bao đời cha ông họ sinh sống?” Nếu chúng ta, các bạn và tôi cùng im lặng, thì chuyện truyền giáo cũng hãy còn trên máy tính!
Cùng cầu nguyện cho các anh chị em gian khổ hôm nay. Bởi mầu nhiệm hiệp thông, những đau khổ của họ là nỗi đau khổ của toàn thể Thân mình mầu nhiệm Đức Kytô mà không ai có thể chối bỏ và cho rằng nó thuộc lãnh vực khác chứ không phải lãnh vực tôn giáo!
Câu chuyện nhỏ ấy nhắc chúng ta nhớ câu nói của Joubert, “Lý trí có thể mách bảo ta điều phải tránh, còn con tim sẽ chỉ cho ta biết điều phải làm.” Chú trâu hiền lành trong câu chuyện trên đã không biết tránh bầy sư tử độc ác. Chơi thân với một loạt những kẻ lúc nào cũng rình cắn thì quả là điều nguy hiểm.
Nhưng vấn đề là khi sống giữa rừng sâu, chú trâu hiền lành ấy nếu không chơi với sư tử, liệu có dễ dàng cho chú tìm được những người bạn khác với sư tử? Hơn nữa, nếu chú trâu chỉ làm bạn với sóc, với chim muông thì liệu chú có ai bảo vệ khỏi bầy cọp và sư tử?
Thánh Phêrô đã cảnh báo người tín hữu: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.” (1Pr.5,8) Có thể như Joubert khuyên, người ta dùng lý trí mà tránh được cả những bẫy giăng? Tôi chợt nghĩ đến những anh chị em mình ở Cồn Dầu đang gặp khốn khổ, bị tra tấn, bị tù đày trong khi họ chỉ có thiện chí muốn bảo vệ vườn nho của Chúa.
Họ đã dùng trái tim của mình để sống với Chúa, với anh em và với cộng đồng. Họ đã làm bạn với tất cả. Họ cũng đã dùng trí óc của mình để xây dựng xã hội trần thế. Nhưng tiếc là họ không dùng rượu thịt để chiêu đãi những bạn bè vốn không hiểu giá trị của hoa của cỏ và của thiên nhiên. Và họ bị kết án.
Điều đáng buồn là khi họ sống với cả khối óc và con tim như thế thì họ lại bị bỏ rơi. Bỏ rơi do những người họ tưởng là bạn và bị bỏ rơi ngay cả do những người họ muốn nương tựa vào. Bây giờ những người tôi tớ trung tín của Thiên Chúa hiểu rõ rằng Thiên Chúa sẽ nâng đỡ họ.
Những ngày này nhiều người thiện chí trên khắp thế giới đang đứng về phía anh chị em Cồn Dầu. Dù họ không được những anh chị em gần gũi thắp nến cầu nguyện như trong trường hợp anh chị em Thái Hà, nhưng chắc chắc hàng triệu những ngọn nến trong lòng đang được thắp lên.
Những ngày này người ta đang vui mừng vì văn phòng luật sư bào chữa cho họ đang lên tiếng mạnh mẽ. Đó chính là sứ giả mà Chúa gửi đến cho dân Cồn Dầu. Họ đã sống với đức tin thì Chúa sẽ đứng về phía họ. Nếu có một chủ chăn cùng ký tên với luật sư thì anh chị em sẽ mãn nguyện biết bao! Nhưng có lẽ cũng chẳng sao, vì Chúa có trăm phương ngàn cách để đi cùng dân Ngài.
“Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế.” (1Pr.5,9) Những người con cái Chúa trải qua cùng một cơn thống khổ. Và trong những ngày người dân Cồn Dầu cúi mình chịu đau khổ, một người con ưu tú của Hội Thánh Việt Nam đang được Giáo Hội hoàn vũ tôn vinh. Đó là Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, từng là Tổng Giám Mục Phó Tổng Giám Mục Sàigòn.
Người tôi tớ Chúa cũng đã từng chịu gian khổ, lao tù như những anh chị em Cồn Dầu hôm nay, cũng bị bỏ rơi như họ, và cũng đã “đứng vững trong đức tin”. Và Chúa đã ra tay trên cuộc đời của ngài. Bàn tay Chúa muôn đời vẫn đầy uy lực và yêu thương.
Hôm nay là Khánh nhật Truyền giáo, tôi được đánh động bởi bài viết của Cha Giám Tỉnh DCCT “Tôi đang làm gì cho những người bị áp bức, vì nghèo mà họ bị áp bức, họ phải rời khỏi mảnh đất bao đời cha ông họ sinh sống?” Nếu chúng ta, các bạn và tôi cùng im lặng, thì chuyện truyền giáo cũng hãy còn trên máy tính!
Cùng cầu nguyện cho các anh chị em gian khổ hôm nay. Bởi mầu nhiệm hiệp thông, những đau khổ của họ là nỗi đau khổ của toàn thể Thân mình mầu nhiệm Đức Kytô mà không ai có thể chối bỏ và cho rằng nó thuộc lãnh vực khác chứ không phải lãnh vực tôn giáo!
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngóng Bạn
Nguyễn Ngọc Liên
10:34 25/10/2010
NGÓNG BẠN
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Ngó lên trăng úa trời vàng
Ta đây nhớ bạn, bạn băng ngàn tìm ai !
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Ngó lên trăng úa trời vàng
Ta đây nhớ bạn, bạn băng ngàn tìm ai !
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n