Ngày 25-10-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 30 Mùa Quanh Năm A. 29.10.2017
Lm Francis Lý văn Ca
15:54 25/10/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay trình bày cho cộng đoàn dân Chúa hai điểm chính của đời sống người Kitô hữu, đó là mến Chúa và yêu tha nhân.

Qua bài đọc thứ I và đặc biệt bài Tin Mừng sẽ trình bày cho chúng ta mẫu gương đời sống tuyệt hảo nhất: lo lắng, săn sóc cho người láng giềng. Yêu mến Thiên Chúa và cứu giúp người hàng xóm đó là điều làm đẹp lòng Chúa. Đối với thánh Phaolô thì điều đáng ca ngợi là các Kitô hữu thực thi ý muốn của Thiên Chúa.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây.

TRƯỚC BÀI I:
Thiên Chúa quan tâm đến những nỗi thiếu thốn của dân Ngài. Ngài sẽ không hài lòng khi chính con cái của Ngài không giúp đỡ người đồng loại những nhu cầu cần thiết.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô nếu gương sống động của những Kitô hữu sống lời khuyên của Phúc Âm, trong thời đại của ngài. Đây là những mẫu gương cho chính thế hệ của chúng ta hôm nay.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu trình bày cho chuúg ta hai điều căn bản cho cuộc sống người Kitô hữu: Mến Chúa và yêu tha nhân. Nếu thực hiện được hai điều nầy, chúng ta đã chiếm hữu được Nước Trời ngay khi còn tại thế.


LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Tình yêu đối với tha nhân là hiện thể của tình yêu Thiên Chúa. Để thể hiện điều đó, chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa những lời cầu xin cho anh chị em của chúng ta sau đây:

1. Xin tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện qua các đấng kế vị các tông đồ, đặc biệt là Đức Thánh Cha Phanxicô, Các Đức Tổng Giám Mục, Các Giám Mục trên thế giới. Qua Các Ngài, chúng ta nhận ra hình ảnh diệu hiền của Chúa là Cha đầy lòng nhân ái. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

2. Xin cho những người bị bắt bớ, cầm tù, những kẻ mồ côi, bệnh hoạn, luôn tìm được niềm an ủi, sự giúp đỡ của chúng ta, là những người may mắn hơn họ trong phạm vi tinh thần hay vật chất. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

3. Xin cho chúng ta luôn thể hiện tinh thần yêu mến tha nhân, chia sẻ cho thế gian tình thương mà chính Chúa đã ban tặng cho chúng ta qua chính Con Một Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

4. Chúng ta luôn ý thức rằng, xung quanh chúng ta còn biết bao nhiêu người kém may mắn hơn chúng ta về nhiều phương diện tinh thần lẫn vật chất. Họ cũng cần được chia sẻ những hồng ân mà Chúa đã ban tặng cho nhân loại. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

5. Trong tình bác ái huynh đệ, chia sẻ nỗi vui cũng như nỗi buồn của cuộc sống tạm bợ, chúng ta nhớ đến những anh chị em đã ra đi trước chúng ta, những linh hồn chúng ta phải nhớ đến trong tháng Mân Côi Kính Mẹ. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

Linh mục:
Chúng con cảm tạ Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã ban cho chúng con phần hồn cũng như phần xác. Xin cho chúng con luôn ý thức tinh thần chia sẻ và phục vụ Chúa nơi anh chị em kém may mắn hơn chúng con trong cuộc sống hằng ngày. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:00 25/10/2017
16. ĂN TRƯỚC ĐÁNH SAU
Có một người miền quê lên thành phố, nhìn thấy các tiệm ăn chào mời khách vào ăn ở tiệm mình.
Anh ta nghĩ rằng cái tiệm ăn này tốt thật, không giống như các tiệm ăn ở miền quê, đưa mì cho người ta ăn lại còn đối xử lịch sự, và anh ta cho rằng ăn xong thì không cần trả tiền, thế là cũng vào trong tiệm ăn liền ba tô mì.
Vừa muốn rời quán thì chủ tiệm đến tính tiền với anh ta, nhưng anh ta một xu cũng không có, tay chân hoảng loạn cả lên, chủ tiệm không những giận dữ chửi mắng, mà lại còn lấy cái đòn gánh đánh anh ta bảy, tám hèo và đẩy ra khỏi tiệm.
Người miền quê ấy sau khi trở về nhà thì nói với hàng xóm:
- “Trong thành phố có một tiệm bán mì ăn rất ngon, nếu chịu đánh ba đòn gánh thì có thể ăn được một tô.”
Có người nghe như thế thì rất là phấn khởi, đến khi có cơ hội thì đi lên thành phố vàtự mình tìm đến tiệm bán mì nọ rồi nói với chủ tiệm:
- “Giá tiền một tô mì thì tôi đã biết, nhưng không biết là ăn trước rồi đánh, hay là đánh trước rồi ăn sau ?”
(Giải Uẩn thiên)

Suy tư 16:
Cái giá của một tội trọng thì ai cũng biết, đó chính là bị phạt đời đời trong hoả ngục và muôn đời không nhìn thấy mặt Thiên Chúa.
Nhưng cái giá này phải trả lúc nào -ở đời này hay ở đời sau- thì không ai biết, có người phải trả ở đời này và có người lại phải trả ở đời sau, và có khi trả cả hai nơi đời này và đời sau cũng không biết chừng.
Có nhiều Ki-tô hữu biết cái giá vô cùng thảm khốc ấy của tội trọng, nhưng họ vẫn cứ coi là giống như “mua hàng trả góp” dùng trước trả sau, nghĩa là vẫn cứ phạm tội vì họ nói Chúa không có phạt ngay liền bây giờ, cho nên họ cứ “mua tội trả góp” bất chấp hậu quả nặng nhẹ như thế nào.
Người vô ý mà phạm tội trọng thì cái giá nhẹ hơn vì không biết, nhưng người biết tội trọng mà vẫn cứ phạm tội thì cái giá nặng nề vô cùng bởi vì biết mà không tránh, cái giá nặng nhẹ hơn nhau là ở đó. Người khôn ngoan thì không “mua trả góp”, nhưng những kẻ thiếu khôn ngoan là những người coi thường Lời Chúa thì vẫn cứ coi thường cái giá của tội trọng, họ là những người “ăn trước đánh sau” vậy.
Tội nghiệp thay !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:05 25/10/2017

5. Người cầu nguyện nhiều thì thu hoạch càng nhiều hơn.

(Thánh Alphonsus Liguori)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tại buổi tiếp kiến chung, ĐGH nói “Những ai nhận biết Chúa Giêsu sẽ không bao giờ thất vọng.”
Giuse Thẩm Nguyễn
12:26 25/10/2017
(Đài Vatican) Tại buổi tiếp kiến chung hằng tuần vào hôm Thứ Tư, ĐGH Phanxicô đã khuyên các tín hữu không bao giờ thất vọng vì ân sủng của Chúa luôn tràn đầy với những ai tín thác vào Thiên Chúa.

ĐGH đã chào mừng các khách hành hương tập trung tại Quảng Trường Thánh Phêrô và nói với mọi người rằng đây là bài giáo lý cuối cùng với chủ đề về Niềm Hy Vọng của Người Tín Hữu mà ngài đã bắt đầu từ đầu năm phụng vụ. Ngài nói rằng “Tôi sẽ kết thúc bài nói về nước thiên đàng, niềm hy vọng của chúng ta.”

Thiên Đàng

Thiên Đàng là lời nói cuối cùng của Chúa Giêsu trên cây thánh giá khi ngài hứa ban cho người trộm lành.

Nhắc lại khung cảnh này trong Phúc Âm, ĐGH nói rằng “Chúa Giêsu không ở một mình. Bên cạnh Ngài, bên phải và bên trái Ngài, là hai người tội phạm. Đối với Chúa Giêsu, chính vào cái ngày bi thảm trên đồi Calvary và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là giây phút Ngài kết hợp chặt chẽ nhất với những người tội lỗi. Như tiên tri Isaiah nói: Ngài được kể trong số những người tội lỗi.”

ĐGH đã nói rằng quả là thú vị khi nhận ra đây là trường hợp duy nhất mà chữ “Thiên Đàng” đã được nhắc đến trong các sách Phúc Âm.

Người trộm lành.

“Kẻ tội lỗi” trên cây thập giá đã có sự can đảm để bày tỏ lòng khiêm cung nhất với ước mong “Xin nhớ đến tôi khi Ngài vào vương quốc của Ngài.”

“Người trộm lành đã chẳng có việc làm tốt đẹp nào, chẳng có gì để dâng lên, ngoài lòng tín thác vào Chúa Giêsu và những lời van xin khiêm hạ với lòng ăn năn của anh đã đụng chạm tới trái tim Chúa Giêsu.”

Điều này cho chúng ta thấy rằng sự kết hợp của Chúa đối với chúng ta, những người tội lỗi, đã lên tới tột cùng trên cây thánh giá, nơi ấy một trong những việc làm cuối cùng của Chúa là mở cửa thiên đàng cho một tội nhân biết ăn năn.

Tín thác vào lòng thương xót của Chúa

Vì vậy, điểm chính của bài giáo lý của ĐGH là một thông điệp rằng chúng ta chỉ có thể tín thác vào lòng thương xót của Chúa và trong mỗi giây phút của đời mình, hãy trở về với Ngài với niềm hy vọng vào lời hứa của Ngài.

Phép lạ này sẽ được lập lại vô số lần trong các bệnh viện và các phòng giam tù nhân: “Không có ai, dù xấu xa đến thế nào, mà lại bị khước từ ân sủng của Chúa. Thiên Chúa muốn rằng không có ai bị hư mất vì Ngài đã hy sinh cứu chuộc.”

Không ai phải thất vọng.

Không ai phải thất vọng vì ơn của Chúa luôn tràn đầy cho những ai tín thác vào Ngài.”

ĐGH nói rằng Thiên Đàng không phải là chuyện cổ tích, cũng chằng phải là khu vườn hoang tưởng. Thiên đàng là được Thiên Chúa ôm ấp với một tình yêu vô tận. Thiên đàng là chốn chúng ta đi vào để tạ ơn Chúa Giêsu, Đấng đã chết trên cây thánh giá vì chúng ta.

“Nơi đâu có Chúa Giêsu, nơi ấy có lòng thương xót và hạnh phúc; nơi nào không có Chúa, nơi ấy lạnh lẽo và tối tăm.”

Tình yêu và lòng bác ái không bao giờ hết

ĐGH nói rằng nếu chúng ta tin như thế, thì chúng ta không sợ chết và chúng ta hy vọng có thể lìa bỏ thế gian này một cách thanh thản và phó thác.

“Trong cơn hấp hối, người tín hữu phải kêu lên cùng Chúa Giêsu rằng “Xin nhớ đến con” và ngay cả nếu không có ai nhớ đến chúng ta, thì Chúa Giêsu sẽ hiện diện ở đó, ngay bên cạnh chúng ta.”

ĐGH kết luận rằng vào giây phút ấy chúng ta sẽ không còn có nhu cầu gì nữa, chúng ta sẽ không còn bối rối, không còn than khóc bởi vì mọi thứ sẽ qua đi chỉ còn tình yêu và “đức ái thì không bao giờ hết.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ công bố bản dịch tiếng Anh chính thức đầu tiên về Nghi Thức Trừ Tà
Đặng Tự Do
21:01 25/10/2017
Hôm 25 tháng 11, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã công bố bản dịch tiếng Anh chính thức đầu tiên của cuốn sách Nghi Thức Trừ Tà với tựa đề “Exorcisms and Related Supplications” (Trừ Tà và Những Lời Nguyện Liên Quan)

Cuốn sách chỉ được phân phối giới hạn cho các giám mục, tuy nhiên các nhà trừ quỷ, các giáo sĩ, các học giả và các giáo sư chủng viện cũng có thể có được một bản sao với sự cho phép của một giám mục.

Cha Andrew Menke, Giám đốc Điều hành của Ủy Ban Phụng Tự thuộc Hội Đồng Giám Mục cho biết bản dịch tiếng Anh của cuốn sách này nhằm “giúp một giám mục dễ dàng tìm được một linh mục có thể giúp ngài trong sứ vụ này”.

“Ngày nay tiếng Latinh ít thông dụng hơn trước đây, ngay cả trong hàng linh mục. Cho nên, bản dịch này mở ra nhiều cơ hội hơn cho các linh mục tham gia vào hoạt động này. Cho đến nay, công việc này đòi hỏi các linh mục không những phải khôn ngoan và thánh thiện, mà còn phải có khả năng tiếng Latinh nữa”, Cha Menke nói với Catholic News Service.

“Nhiều linh mục có lẽ đã là các nhà trừ quỷ xuất sắc nhưng tiếng Latinh đã là một cản trở đối với các ngài. Việc có sẵn bản văn bằng tiếng địa phương giúp các linh mục có thể tập trung vào việc cầu nguyện và các nghi thức, mà không cần phải lo lắng về mặt ngôn ngữ nữa”

Đây là bản dịch từ nghi lễ được sửa đổi theo Công đồng Vatican II, đã được ban hành bằng tiếng Latinh vào năm 1999 và sau đó được sửa đổi một chút vào năm 2004. Văn bản sửa đổi lấy từ các nghi thức mà Giáo Hội Công Giáo đã sử dụng hàng nhiều thế kỷ.

Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã thông qua bản dịch tiếng Anh tại hội nghị khoáng đại mùa thu năm 2014. Tòa Thánh đã chuẩn y bản dịch vào đầu năm nay.

Cha Menke lưu ý rằng ngài không phải là một nhà trừ quỷ. Tuy nhiên, ngài thiết nghĩ những lời cầu nguyện bằng tiếng Anh cũng có thể đem lại ơn ích cho người được trừ quỷ khi người ấy hiểu được ý nghĩa những lời cầu nguyện.

“Lý do đầu tiên và quan trọng nhất trong việc trừ tà là để giải thoát nạn nhân khỏi quyền lực của ma quỷ. Và việc người đó hiểu được những gì đang được nói hay không ở một mức độ nào đó có thể là không liên quan. Người ấy chỉ muốn thoát khỏi sự khống chế của ma quỷ.”

“Nhưng đồng thời, các nhà trừ quỷ cũng đã nói với tôi rằng đối với một số người, điều có thể giúp ích rất nhiều là họ hiểu được những từ ngữ, những lời an ủi, những lời nhắc nhở họ về quyền năng của Chúa Kitô đối với ma quỷ. Có một sự tự tin nhất định đến từ việc nghe những lời này”.

Đối với những người khác, khi nghe nghi thức trừ quỷ được thực hiện bằng tiếng Latin dù không hiểu họ cũng thấy an ủi bởi vì người ấy “biết đây là lời cầu nguyện của Giáo Hội.”

Cuối cùng, chính vị trừ quỷ là người lựa chọn ngôn ngữ nào được sử dụng trong nghi lễ.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Hồng Y Muller: Cái hiểu của Kitô Giáo về con người nhân bản
Vũ Văn An
00:43 25/10/2017
Ngày 13 tháng Măm vừa qua, tại Cao Đẳng Christendom ở Front Royal, Virginia, Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Muller đã đọc một bài diễn văn khai mạc, nói về cái hiểu của Kitô giáo đối với con người nhân bản.

Như đã thấy Đức Tổng Giám Mục Gerhard Müller được Đức Phanxicô nâng lên hàng Hồng Y năm 2014 và duy trì ở chức vụ bộ trưởng thánh bộ Giáo Lý Đức Tin, một chức vụ ngài nắm giữ từ năm 2012 tới năm 2017. Đức Hồng Y tích cực tham gia trong ngành giáo dục gần như suốt đời. Ngài từng giữ chức giáo sư thần học tín lý tại Đại Học Ludwig-Maximilian ở Munich trong các năm từ 1986 tới năm 2002. Ngài được Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm giám mục Regensburg năm 2002, và trở thành thành viên của Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo và Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo năm 2012. Ngài thành lập Viện Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI năm 2008, để thu thập và xuất bản toàn bộ các công trình của Joseph Ratzinger. Cho tới nay, ngài có hơn 500 ấn phẩm học thuật.

Sau đây là tóm lược bài diễn văn của ngài
:

Với Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, tựa là Gaudium et Spes, Công Đồng Vatican II đã đưa ra một “Đại Hiến Chương” cho việc phát triển trọn vẹn con người. Giáo Hội tự coi mình như một phần của nhân loại, nối kết chặt chẽ với “các vui mừng và hy vọng, sầu buồn và lắng lo của con người nhân bản ngày nay” (GS 1). Bạn không thể nào tách biệt “các vấn đề về xu hướng hiện nay của thế giới, về vị trí và vai trò của con người trong vũ trụ, về ý nghĩa của cá nhân và các cố gắng tập thể, và về số phận tối hậu của thực tại và của nhân loại” (GS 3).

Con đời đời của Thiên Chúa, Đấng “vì chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi đã sinh ra làm người” là tiên mẫu của con người vì các người khác. Cũng thế, như Dietrich Bonhoeffer từng nói, Giáo Hội “chỉ là Giáo Hội bao lâu là Giáo Hội vì các người khác”. Các Nghị Phụ Công Đồng, sau khi giải thích nguồn gốc, yếu tính và sứ mệnh của Giáo Hội trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium, đã nói tới việc Giáo Hội phục vụ một cách cứu vớt đối với việc phát triển toàn bộ con người nhân bản trong Gaudium et Spes.

“Con người nhân bản xứng đáng được duy trì; xã hội nhân bản xứng đáng được đổi mới. Do đó, trọng điểm trình bầy của chúng tôi sẽ là chính con người, trọn vẹn và toàn bộ, thân xác và linh hồn, trái tim và lương tâm, trí khôn và ý chí” (GS 3). Như thế, tập chú của Công Đồng là “thế giới con người;… một thế giới vốn là sân khấu của lịch sử con người, và người thừa hưởng các năng lực, các thảm kịch và các chiến thắng của họ; một thế giới được người Kitô Giáo coi như được tạo nên và được duy trì bằng tình yêu của Đấng Hóa Công, quả thực đã sa vào vòng nô lệ của tội lỗi, nhưng nay đã được giải thoát nhờ Chúa Kitô, Đấng chịu đóng đinh nhưng đã chỗi dậy để bẻ gẫy gọng kìm của thần ác, để thế giới được tái tạo theo kế sách của Thiên Chúa và đạt tới thành tựu của nó” (GS 2).

Các Vấn Đề Cấp Thiết Nhất Thời Ta

Đây là chủ đề đối thoại của nhiều người thuộc thế giới hiện đại. Giáo Hội tự hiến mình cho toàn thể nhân loại có thiện chí để hợp tác tìm ra các giải pháp cho các vấn đề cấp thiết nhất của thời ta: phẩm giá bất khả xâm phạm của mọi sự sống con người, công bằng xã hội, hòa bình giữa gia đình các quốc gia, và đấu tranh chống các sức mạnh và thế lực phá hoại và các kẻ thù của nhân loại.

Bất cứ ai đề xuất một cùng đích cũng phải biết phương tiện để đạt cùng đích ấy. Nếu phương tiện vô luân, thì cùng đích sẽ bị tổn thương và bác bỏ. Nếu chiều hướng hiện hữu và mục đích của lịch sử được hiểu theo lối cộng sản (tạo ra một thiên đường ngay ở trần gian), hay theo lối thực dụng (hạnh phúc ở mức cao nhất cho lượng người ở mức lớn nhất) hay theo lối của Thuyết Darwin xã hội (thể hiện việc sống còn của những sinh vật khỏe mạnh nhất), hay theo lối chủ nghĩa đế quốc (sự thống trị của một quốc gia lên các dân tộc khác), hay theo lối chủ nghĩa tư bản không bị kiềm chế (luật khai thác các tài nguyên thế giới và phẩm giá công nhân để phục vụ sự giầu có), thì phương tiện sử dụng sẽ vi phạm phẩm giá con người và cản trở viêc phát triển trọn vẹn con người.

Lịch sử chứng tỏ rằng cái nhân của hiện hữu và phát triển con người nằm ở chỗ nhìn nhận Thiên Chúa như là nguyên nhân đệ nhất và là cùng đích của mọi tạo thế. Toàn bộ phạm vi lịch sử con người là Nước Thiên Chúa ở trên trời và ở dưới đất.

Chúng ta không thể ý niệm hóa một cách suy lý Nước Thiên Chúa hay tạo ra nó từ bàn tay ta, từ sức mạnh của riêng ta. Nước Thiên Chúa là ơn thánh, và ơn thánh đem Chúa Thánh Thần vào trần gian, Thánh Thần đức ái, Đấng thánh hóa và trợ giúp, Thánh Thần hiểu biết và yêu thương, thay đổi tâm hồn ta và dẫn đưa cả một phong trào tự do vào mọi mối tương quan nhân bản. Thánh Thần ban các nhân đức đối thần tin cậy mến, các nhân đức trụ cột khôn ngoan, công bình, can đảm và tiết độ, cũng như mọi ơn phúc và đặc sủng khác, ban cho ta vì các người khác, biến ta thành các cộng tác viên của Thiên Chúa trong việc xây dựng Nước Trời. Nước này đã bắt đầu ngay bây giờ và ở đây, khi, với sự xuất hiện của Đấng Xức Dầu, Giáo Hội thi hành sứ mệnh của mình trong Chúa Thánh Thần, tức “mang tin vui đến cho người nghèo, công bố tự do cho người bị giam cầm và phục hồi thị lực cho người mù, giải phóng người bị áp bức, và công bố một năm đẹp lòng Thiên Chúa” (Lc 4:18-19). Trong tinh thần các Mối Phúc của Bài Giảng Trên Núi, ta phải phục vụ các anh chị em đang đau khổ của ta bằng những việc thương người phần hồn và phần xác, nhận ra chính Chúa Kitô ở trong họ.

Kitô Giáo Trọn Vẹn

Kitô Giáo không thể bị giản lược vào việc thích ứng sứ điệp của Đức Kitô theo kiểu tiểu tư sản nghĩa là chỉ bao gồm nội tâm tính, yêu thương người lân cận và bác ái cá nhân. Nước Thiên Chúa không phải chỉ ở trên và ở ngoài thế giới, cũng không phải là sự cứu rỗi cho đời này mà thôi, theo nghĩa một Cơ Quan Phi Chính Phủ về xã hội và chỉ có tính nhân đạo.

Việc tôn kính đối với Thiên Chúa và trách nhiệm đối với thế giới luôn liên kết chặt chẽ, bất khả phân, trong Chúa Kitô, Đấng không đến thế giới này để giải phóng ta khỏi thế giới, nhưng để dẫn dắt con người và thế giới tới cùng đích chân chính của họ, theo kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa. Thực thế, bao lâu còn là một tạo vật, trong trọn hiện sinh của họ, con người luôn đứng trước mặt Thiên Chúa, Đấng dựng nên họ, cứu chuộc họ và làm họ thoả mãn hoàn toàn. Tuy nhiên, rõ ràng là con người nhân bản, với mọi giới hạn tinh thần của nó, có khả năng đánh mất các ơn phúc, làm đủ thứ sai phạm về luân lý, và không thể tự cứu được mình.Tất cả những điều tốt lành thoáng qua và của cải đời này đều không thể thỏa mãn lòng thèm khát vô hạn đối với hạnh phúc trong tâm hồn con người nhân bản. Mọi kiến thức và suy nghĩ phát xuất từ lý trí hữu hạn không bao giờ có khả năng bật mí được bức màn mầu nhiệm của hiện hữu. Ngay các việc có tính vị tha nhất đều vô dụng “nếu không có đức ái” (1Cr 13:1) và nếu cùng đích của chúng không ở trong tình yêu mà Thiên Chúa đã “đổ tràn vào trái tim ta qua Chúa Thánh Thần” (Rm 5:5).

Do đó, lý trí con người phải luôn được xem xét trong bối cảnh đức tin siêu nhiên vốn hằng soi sáng để ta có được cái hiểu thích đáng về tự do.

Các Giới Hạn của Ý Thức Hệ và Tính Hiện Đại

Các ý thức hệ chính trị mà ta vốn là nạn nhân và phải chịu đựng trong thế kỷ 20 và ngày nay, vẫn còn tiếp tục cải trang, đều chỉ quan tâm tới việc lớn mạnh của chủ nghĩa toàn trị của chúng, với quyền lực tuyệt đối của con người trên con người. Đàng sau chủ nghĩa toàn trị là mưu toan chiếm giữ, bằng tư tưởng và hành động, các khía cạnh nền tảng của việc làm người, của con người nhân bản trong thế giới, và thay thế sáng thế của Thiên Chúa bằng sáng thế của tay người. Các nhà thống trị toàn trị tự coi mình khôn ngoan và có khả năng hơn Thiên Chúa. Chương trình của chủ nghĩa toàn trị là một chủ nghĩa nhân bản không có Thiên Chúa và chống lại Thiên Chúa. Nó là một dự án ngược hẳn lại việc phát triển con người toàn diện mà Giáo Hội vốn đề nghị cho thế giới bằng Tin Mừng của Chúa Kitô. Viễn kiến của Giáo Hội xây dựng trên việc tổng hợp tạo thế và cứu thế, đức tin và lý trí, ơn thánh và tự do, sự viên mãn của hiệu năng Thiên Chúa và sự hợp tác chân thực của con người trong việc thể hiện ý chí phổ quát và cứu rỗi của Thiên Chúa.

Chúng ta cũng thấy các hình thức mới của chủ nghĩa thực dân, nhằm hiện đại hóa mà thực ra chỉ hung hăng đem tới một hình ảnh méo mó về con người nhân bản, hình ảnh tự gọi là xã hội phúc lợi (xem Populorum Progressio, 52).

Tiêu chuẩn của một xã hội phúc lợi như trên phải xem xét các quốc gia trong thế giới đang phát triển chứ không thể chỉ xem xét tới Âu Châu và Bắc Mỹ. Nếu không, chắc chắn sẽ có vấn đề bác bỏ các nền văn hóa khác như là thiếu chân chính và thiếu pháp lý.

Hình Ảnh Con Người Nhân Bản

Sự khác nhau giữa việc phát triển con người toàn diện theo quan điểm xã hội, vật chất, kinh tế và chính trị và việc phát triển toàn trị với các chương trình tự cứu chuộc của nó nằm ở hình ảnh con người nhân bản, nằm ở khoa nhân học.

Con người nhân bản, từ nền tảng, vốn là một tạo vật của Thiên Chúa chứ không phải là một sản phẩm tình cờ của vật chất mù quáng và tùy hứng hay là một cấu trúc của các kỹ sư xã hội.

Trong yếu tính, con người nhân bản phát xuất từ ý niệm Thiên Chúa vốn có về họ và Người khai triển ý niệm này trong bối cảnh thời gian và lịch sử. Bằng nhận thức và ý chí, con người suy tư và trình bầy trong thế giới sự thật và sự tốt lành của Thiên Chúa. Như thế, con người nhân bản lớn lên bằng tư duy và việc làm, bằng các thái độ tâm linh và xác tín luân lý. Do đó, từ khởi thủy, con người đã là một hữu thể văn hóa, hữu thể khoa học, và hữu thể nghệ thuật lý thuyết và thực hành. Không có nguyên tội, chắc chắn chỉ có việc phát triển toàn diện; tuy nhiên, sau và phù hợp với việc cứu chuộc ta trong Chúa Kitô, vẫn tiếp tục còn cuộc chiến đấu liên tục chống lại quyền lực và tội lỗi phá hoại.

Nhờ Mạc Khải, ta biết rằng Thiên Chúa tạo dựng con người trong trạng thái toàn vẹn. Sẽ là một hiểu lầm khi nhìn trạng thái nguyên thủy của bản nhiên toàn vẹn như một câu truyện thần tiên hay như một điều có thể chứng minh được một cách thực nghiệm, vào lúc khởi đầu theo thứ tự thời gian của lịch sử nhân loại. Đúng hơn, tạo dựng có ý nói đến nguồn gốc và yếu tính của tạo vật trong ý niệm coi Thiên Chúa như khởi nguyên và cùng đích của toàn thể nhân loại. Do đó, Thiên Chúa là thước đo và qui phạm của việc hiện hữu làm người thực sự. Con người nhân bản, được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa, tham dự vào và tượng trưng cho sự chân và sự thiện có tính yếu tính của Thiên Chúa. “Thiên Chúa thấy điều Người đã tạo nên, và thấy nó tốt lành” (St 1:31).

Bất cứ ai làm điều tốt, dù chưa minh nhiên nhận biết Thiên Chúa, đều là một trung gian của sự tốt lành của Thiên Chúa. Con người tôn vinh Thiên Chúa và làm cho sự tốt lành của Thiên Chúa trở thành hữu hình. Do đó, ta có thể cộng tác với mọi người thiện chí vì lợi ích của nhân loại; ta có thể học hỏi từ triết lý, từ khoa học, từ những người không phải là Kitô hữu. Lấy Aristốt và Mahatma Gandhi, chẳng hạn, sẽ là điều sai lầm khi ta phân chia quá đáng các Kitô hữu và những người khác trong nhân loại, như thể quả quyết rằng “mọi đức hạnh của người ngoại đạo đều xấu xa, và mọi nhận thức của họ đều chỉ là sai lạc và lầm lẫn”. Ơn thánh và tự nhiên, đức tin và lý trí, phải khác biệt nhưng không tách biệt, để mối liên hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước, giữa tôn giáo và xã hội, được ấn định bởi việc hợp tác vì ích chung, chứ không phải bởi việc kình chống nhau. Bởi thế, Gaudium et Spes nói tới sự trợ giúp mà Giáo Hội vốn nhận được từ thế giới hiện nay (số 44), sau khi giải thích điều Giáo Hội hiến tặng cho thế giới.

Đối Chất với Sự Ác Một Cách Xây Dựng

Tuy nhiên, nhờ Mạc Khải ta cũng biết nguồn gốc của sự ác. Sự ác không phát khởi từ việc thiếu sót trong công trình tạo dựng hay từ một Thiên Chúa ma mãnh, nhưng từ hành động tiêu cực của con người trong tương quan với Thiên Chúa. Với nguyên tội của Ađam và các hậu quả của nó, tan rã đã nhập vào mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người, vào mối tương quan giữa các con người nhân bản, vào mối tương quan của con người với thế giới động vật và môi trường, và vào vai trò của nó trong lịch sử sống. Việc nhân thừa các sự ác thể lý chỉ là một biểu hiện của sự ác luân lý. Ta không thể tách biệt ta ra khỏi vũng sâu nước mắt này. Không ai tự mình có thể quyết định trở thành vị cứu chuộc cho người lân cận của mình. Mọi thử nghiệm để tạo ra một nhà nước lý tưởng qua các hệ thống triết lý và các phương tiện của quyền lực chính trị đều đã thất bại một cách thảm hại và chỉ để lại đàng sau các tai họa mà thôi.

Mà cả diễn trình bất tận của việc tối đa hóa nhân loại cũng không hề có, vì khả thể lạm dụng luôn đi đôi với tiến bộ khoa học. Các mạng lưới xã hội đều có thể được sử dụng một cách xây dựng lẫn phá hoại. Việc trồng cấy các bộ phận, tuy cứu được mạng sống, cũng đã đem lại nhiều khả thể mới cho tội ác chống nhân loại qua việc mua bán các bộ phận đầy tính thương mại. Tiến bộ kỹ thuật vẫn lưỡng nghĩa về phương diện đạo đức. Việc chọn lựa giữa tốt và xấu không còn được trân trọng, tất cả đều vì tiến bộ và nhân danh tiến bộ. Bao lâu tinh thần con người còn đặt câu hỏi về sự thật của hiện hữu và về giá trị luân lý của một hành vi, nó vẫn không tránh khỏi việc phải có một lập trường, với lựa chọn sau đây đã được thiết lập trên một nền tảng vững chắc: coi Thiên Chúa như nguyên ủy và cùng đích của con người nhân bản.

Chỉ có Đấng Tạo Hóa mới có thể là Đấng Cứu Chuộc. Không như một không tưởng của nhân loại, Chúa Kitô mang đến cho họ Nước Thiên Chúa. Chỉ ở nơi Thiên Chúa thống trị bằng tình yêu, con người nhân bản mới thực sự tự do. Trong Phép Rửa, ta trở nên một tạo thế mới, được trang bị để cộng tác vào công trình của Thiên Chúa, bằng mọi sức lực, tài năng, và các đặc sủng tâm linh và thể xác của ta, để cuối cùng, dự án trong thánh ý cứu rỗi của Thiên Chúa được hoàn tất ở trời mới đất mới. “Vì ta là công trình của tay Người, được dựng nên trong Chúa Giêsu Kitô vì các việc làm tốt lành mà Thiên Chúa đã chuẩn bị từ trước và chúng ta nên sống trong đó” (Ep 2:10). Việc công chính hóa người có tội đem đến sự phục hồi toàn vẹn con người nhân bản, nay được nhận làm con trai con gái của Thiên Chúa. Như thế, ta được mời gọi thắng vượt thế giới cũ của tội lỗi, của vị kỷ, và của các thù nghịch cả ở trong mình lẫn ở ngoài thế giới.

Thay vì làm việc một cách phá hoại, ta muốn cộng tác vào việc lớn mạnh của Nước Thiên Chúa một cách xây dựng, bất chấp các vấp phạm và thất vọng. Chúa Kitô đã thiết lập ra Nước Thiên Chúa, dù vẫn còn dấu ẩn; Giáo Hội, nếu muốn trung thành với Người, có nhiệm vụ phải công bố Tin Mừng, chuyển tải ơn thánh của Chúa Thánh Thần qua các bí tích, và hỗ trợ dự án cứu rỗi toàn diện của Thiên Chúa, qua việc tham dự vào việc phát triển toàn diện con người nhân bản. Mỗi con người nhân bản là một cùng đích trong chính họ, và người ta không bao giờ được biến một người khác thành phương tiện cho một cùng đích thấp hèn hơn là cùng đích cao cả này: thể hiện thánh ý Thiên Chúa cho con người đặc thù này.

Người Kitô hữu chiến đấu chống lại các sự ác thể lý và tinh thần và góp phần xây dựng các điều kiện sống có liên hệ tới phẩm giá của con người nhân bản. Ở nền tảng của phẩm giá này, là các quyền có nơi ở, có thực phẩm và quần áo, cũng như quyền kiếm sống cho mình và cho phúc lợi gia đình mình, và trong việc làm, quyền tăng tiến và phát triển về khả năng và ngược lại, quyền đóng góp vào việc thâm hậu hóa ý thức đối với bản sắc riêng của mình. Vì con người nhân bản là một hữu thể tâm linh và hoàn toàn được phú bẩm tự do, nên họ bước vào thách thức được tham dự vào đời sống chính trị, vào xã hội, và vào mọi thực tại thế trần, và quyền tự lập tương đối của họ ở đấy được Giáo Hội và huấn quyền Giáo Hội nhìn nhận.

Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay được ngỏ với mọi người, kể cả người vô thần, với mục đích đề nghị với mọi người nam nữ có thiện chí một cuộc đối thoại thành thực về các chủ đề quan trọng nhất liên quan tới hòa bình và chiến tranh, phát triển các vũ khí hiện đại và khả năng tiêu diệt toàn thể nhân loại của chúng, và liên quan tới các khả thể lạ lùng của khoa học và kỹ thuật vốn làm cho tương lai phẩm giá trở thành khả hữu đối với gia đình nhân loại.

Chúng ta không được quay mặt, khi càng ngày càng có nhiều người hơn đói khát, bị tước đoạt quyền lợi, và bị giản lược vào nạn nô lệ; khi bi kịch tỵ nạn tới các bãi biển Âu Châu và ngay tại biên giới Hoa Kỳ đang gia tăng; và khi các nguy cơ và thách đố của việc hoàn cầu hóa hiện diện ở khắp nơi.

Giáo Hội đang tham dự vào thế giới đương thời không phải như một cơ quan “vận động hậu trường”, chỉ lưu tâm tới các quyền lợi đặc thù của mình. Toàn bộ Gaudium et Spes hướng về phía phẩm giá con người nhân bản, cộng đồng nhân bản, và ý nghĩa tối hậu của hiện hữu và hành động của con người; nó “đặt nền tảng cho mối tương quan giữa Giáo Hội và thế giới, và cung cấp căn bản cho cuộc đối thoại giữa đôi bên” (số 46). Nó không chỉ đề xuất một cuộc đối thoại, mà còn cả sự hợp tác nữa, “cho đến khi đạt được tình anh em giữa mọi người” (số 3). Xin trích dẫn phần kết luận của nó:

“Trong khi trung thành gắn bó với Phúc Âm và thừa hưởng những năng lực của Phúc Âm, cũng như liên kết với mọi người yêu chuộng và thực hiện công bình, người Kitô hữu nhận lãnh một sứ mệnh lớn lao phải chu toàn ở trần gian này và phải trả lẽ với Ðấng sẽ phán xét mọi người trong ngày sau hết. Không phải những ai nói ‘lạy Chúa, lạy Chúa’ sẽ được vào nước trời, nhưng chỉ có những ai thực hiện ý Chúa Cha và can đảm làm việc. Thực thế, Chúa Cha muốn chúng ta nhìn nhận Chúa Kitô là anh cả trong tất cả mọi người và yêu mến Người cách cụ thể bằng lời nói cũng như bằng việc làm. Như vậy, chúng ta làm nhân chứng cho Chân Lý và truyền thông cho kẻ khác mầu nhiệm tình yêu của Chúa Cha trên trời. Nhờ đó, mọi người trên khắp địa cầu sẽ thấy nẩy sinh một niềm hy vọng mãnh liệt, đó là ân huệ của Chúa Thánh Thần, để sau cùng được hưởng hòa bình và hạnh phúc tuyệt vời trong quê hương rạng ngời vinh quang Chúa”.
 
Văn Hóa
Tản Mạn Đời Tha Hương: Nghĩ Về ‘Lễ Hội Ma’ Tại Mỹ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư
12:14 25/10/2017
Vào chuyện :

Đời lắm cái ngồ ngộ. Thời còn ở trong nước (lúc chưa thấy nhóm ‘dép râu’ trấn ngự), nghe hoài bài hát có câu “Sao anh bỏ phố lên rừng…”. Lúc đầu cứ tưởng anh chàng chán đời nào đó, dị ứng với cuộc sống bon chen chốn thành thị, quyết định dọn lên miền quê hẻo lánh nào đó, tìm an vui cõi yên tĩnh thảnh thơi…Nhưng sau mới vỡ lẽ ra : bài hát nói bóng gió về mấy thành phần ‘tiến bộ’ đã bỏ trốn vào ‘bưng’, học làm ‘cắt’ mạng, chống Mỹ cứu nước…

Qua tới miền ‘tạm cư’ Mã Lai, cái ngồ ngộ khác đập vào mắt là quý vị liền ông bản xứ, cứ sáng sớm là vội ra khỏi nhà, mình trần, dưới thì quấn cái sà rông rất lỏng lẻo, tụm năm túm ba đấu láo liên hồi cả tiếng đồng hồ. Thì ra họ cần bạn bè gần ngõ ngay từ những giây phút đầu tiên của một ngày mới. Bà con tỵ nạn Việt Nam ta lúc đó thấy dị thường và…công xúc tu sỉ quá chừng !

Tới lúc toát mồ hôi len chân được đến xứ Cờ Hoa này, thì trăm ngàn cái lạ khác nối tiếp nhau hiện ra trước mắt, ngày cũng như đêm tại chốn ‘hải ngoại thương ca’ này. Nào là hàng xóm láng giềng chẳng ai biết ai, vay nợ ai, làm phiền ai…Có chi cứ gọi cảnh sát. Cần tiền thì ra nhà băng. Chết thì gọi nhà quàn. Đau nhất là lỡ mất nhà thì …ra đường mà ở !

Cơ sự là vi đâu, thưa bà con ? Là vì cái văn hóa ‘duy cá nhân’ nặng ngàn cân của dân Mỹ. Họ hãnh diện vì món báu vật ‘tự do’ dành cho từng người, không muốn bị phiền phức bởi truyền thống hay luật lệ làng xóm nào cả. Thích thì ở góc trời này, chán thì dọn tới phương trời khác. Thân nhân, bạn bè cũng có, nhưng chỉ là những yếu tố vòng ngoài.

Thế là, co cụm trong lối sống tự do độc lập, một số khá đông người Mỹ tìm ‘tình bạn’ nơi chó hay mèo. Cái văn hóa…chó mèo này xâm nhập vào tâm trí bao cá nhân và gia đình. Chi bao nhiêu tiền cho các thú cưng cũng vui lòng. Ai đụng tới chúng thì chỉ còn nước…vác chiếu ra tòa.

Dân Mỹ đi làm cực như đi…cày. So với Âu Châu thì Mỹ khổ hơn nhiều. Sáng trưa đa số quân ta ăn vội vàng, qua chế độ ‘fast food’. Dân Tây làm ít mà đi chơi nhiều, và tuổi về hưu lại rất sớm. Mấy bà con từ Việt Nam qua đây xem chừng rất ‘hãi’ lối sống Mỹ. Đã đành xứ này thường có ‘long weekend’, nhưng lại phải đầu tắt mặt tối lo đi chợ, cắt cỏ sân vườn, làm vệ sinh nhà cửa, đi tới các phòng mạch nha sĩ bác sĩ. Cực nhất là đưa đón con cái đi học và tham dự các sinh hoạt nhà trường…

Dân Mỹ giầu hơn dân Mễ kế cận, nhưng tỷ số người bị bệnh tim và tâm thần cũng cao hơn nhiều. Lắm nhu cầu quá. Lắm hóa đơn phải trả hàng tháng quá. Lo âu làm mất ngủ dài dài. Càng sống càng thấy chuyện đời man mác lắm nỗi đắng cay. Mà càng bực thì lại càng mắc chứng mập phì oái oăm ! Tốn bao nhiêu đô la để ‘diet’ mà chả thấy kết quả gì !

Thế là, họ phải tìm cách vượt ra khỏi cái thực tế xót xa hàng ngày, để lâu lâu lao mình vào cõi…mộng : Phim ảnh giả tưởng. Tìm mua cần sa ma túy mà dùng cho đầu óc sảng khoái, thoát ra tình trạng ‘hiện thực’ quá phũ phàng.

Cái thực tế của xã hội tư bản là như thế : Anh chị được tự do để tha hồ trổ tài, vươn lên chỗ thành công, danh vọng, giàu có. Nhưng rồi đó cũng là cái bẫy để anh chị không thể dừng lại được : ngày đêm bị xoáy theo cơn lốc xã hội chung quanh. Khi mệt nhoài cả thân xác lẫn tinh thần, anh chị mong tìm những giây phút ‘phê’ cao độ. Cũng vì thế mà con số tự tìm cái chết cũng làm ta giật mình.

Tìm về cõi ma ?

Thật ra lễ hội ‘Ma’ vào ngày cuối tháng 11 hàng năm nói đây chỉ là một lễ hội dân gian, tuy cũng là một cách tạm tìm sống trong…mộng tưởng. Cứ đến ngày này, bà con Mỹ tưng bừng đón mừng lễ Halloween một cách say mê. Mà lũ trẻ thì khỏi nói. Chúng háo hức đòi bố mẹ mua sắm y phục ma, càng dữ dằn càng hay, bạn bè cáng ‘lé mắt’. Các học đường cũng hăng hái khích lệ những buổi biểu diễn thời trang ‘ma quái’ này.

Ngồi tính sổ cho bà con nghe nhé : lễ hội này phát xuất từ châu Âu, gần nhất với sắc dân Celtes cổ của xứ Ái nhĩ Lan, Anh và Tô Cách Lan (gốc văn hóa cũ còn ăn vào lục địa Âu châu). Sắc dân này thờ nhiều ngẫu thần riêng, được các pháp sư chỉ đạo. Nhưng họ tin bị tà thần ‘bóng đêm’ Samhain phá hàng năm (xua lũ ma quái về lại dương thế đòi đồ ăn), thành ra dân chúng phải cung cấp đầy đủ cho bọn ma này. Đây cũng là dịp mừng năm mới của toàn dân, và là khởi đầu mùa lạnh, bắt đầu thu hoạch mùa màng : đầu tháng 11.

Rồi Giáo Hội Công Giáo hiện diện, có ngày lễ ‘Các Thánh’ đúng 1 tháng 11, nên cũng vẫn tổ chức ‘Tối vọng mừng các Thánh’ [ WEEN là Eve=Vọng / HALLOW là Thánh. Viết trọn vẹn là ‘Al-Hallows’Evening’]. Dân chúng cứ thích giữ lệ cũ cho vui vẻ xóm làng, tiếp tục dâng cúng đồ ăn cho ma quỷ, tưởng tượng mình sẽ tránh cảnh bị phá phách vào tối 31 tháng 10.

Tục lệ này về sau được đem qua Mỹ. Trẻ con vui thích. Cả nước vui theo. Thiên hạ mang y phục kỳ quái, tượng trưng hồn ma về dương thế, đi các nhà xin bánh kẹo. Có vị giáo sư phán rằng : Từ nguyên thủy, những ai đóng vai ’ma’ lên đường tối nay phải giữ phong thái ‘bí mật’, y như các cán binh Việt Cộng xưa lên đường ‘đi B’ vào Nam, theo đường mòn HCM, phải tuân lệnh ‘Đi không để dấu, Nấu không lộ khói, Nói không thành tiếng’. Nghĩa là phải ẩn hiện như…ma. Nhà nào nghe tiếng bấm chuông cũng phải tự biết điều mà tiếp đãi (treat), nếu không sẽ bị phá (trick). Thế là có thành ngữ ‘Trick-or-Treat’ phổ thông toàn quốc.

Thật ra cũng vui vui khi thấy trẻ con ùa ra phố, cầm đèn mò mẫm vào từng nhà từng xóm đòi quà. Biểu tượng chính mang theo khi đi chơi đêm ‘ma’ là chiếc lồng đèn của chàng Jack (Jack-o’-lantern) . Đèn này là trái bí ngô, ruột rỗng. Truyền thuyết nói đây là quà tặng quỷ sứ ban cho chàng Jack quảng đại, làm ơn nên cuối đời được quỷ đáp đền : thay vì phải vào địa ngục, thì chàng cứ thoải mái cầm đèn bay đi chu du khắp nơi trong vũ trụ (sau khi ăn hết ruột trái bí, thì quỷ giúp lấp đầy bằng than hồng, để tạo ánh lửa sáng soi đường).

Giáo Hội Công Giáo cũng lấy ngày 2 tháng 11 hằng năm để cầu cho các linh hồn đã chết. Với tín điều ‘Các Thánh cùng thông công’ (nối kết Thiên đàng, Trần gian và Luyện ngục), ngày lễ vui chơi Halloween, nếu được hướng dẫn rành rọt, cũng có thể gợi lên được chút ý nghĩa tinh thần : Không nên lãng quên những người đã ra đi về bên kia thế giới. Mà ta còn có bổn phận cầu nguyện và hỗ trợ họ bằng những hy sinh và các việc lành.

Chính vì thế, các vị lãnh đạo Ky tô giáo cũng vẫn nhắc các tín hữu cần giới hạn việc mừng lễ Ma, rồi giúp các thiếu nhi hiểu rõ ranh giới giữa vui chơi và tín lý. Nên dạy các em hiểu về mầu nhiệm sự sống và sự chết, theo đường Thánh kinh hướng dẫn. Quan trọng nhất là học sống đời yêu thương bác ái, mong rồi sẽ được hưởng phần thưởng xứng đáng, sau khi đã chấm dứt những năm tháng tạm bợ nơi thế gian này.

Xứ Mỹ lắm chước quỷ ma.

Đức thánh Giáo Hoàng Gio-An Phao-lô II đã hơn một lần lên tiếng cảnh giác về nền ‘Văn Hóa Sự Chết’ đang đe dọa toàn thế giới ngày hôm nay. Mà cái xứ tự do hàng đầu là Hoa Kỳ lúc này (cùng đồng lõa với một số quốc gia ‘cấp tiến’ khác) sẽ khó tránh được các mầm mống phát sinh những loài ‘ma quái’ tân thời :

Loại ma đáng nói nhất là MA TÚY. Bạn thử ghé thăm thành phố Chicago, rồi dò hỏi cách mua ít bạch phiến hay cần sa hút chơi. Có ngay. Khá rẻ. Giới trẻ tại đây tìm thưởng thức ‘nàng tiên nâu’ thoải mái. Cảnh sát chào thua dài dài. Xì ke ma túy thường được tuồn vào Mỹ từ biên giới phía nam. Nhà giàu cần dùng để hưởng thụ. Nhà nghèo buôn bán để kiếm thêm tiền. Hình phạt khi bị bắt thì quá nhẹ. Thế là bà con bá tánh đành…ngậm tăm. Còn nhiều trung tâm ‘cấp tiến’ như Chicago nữa. Tương lai đen tối vô cùng. Sài ma túy thì đầu óc khủng hoảng, làm việc thiếu minh mẫn. Mà con số chết vì dùng quá liều cũng đáng kinh hãi ! Chi phí lo cho việc cai nghiện cũng cao ghê gớm.

· Ghi chú : Tệ nạn ma túy này có quan hệ rất gần với 2 tệ nạn khác : Bạo lực trong gia đình và chuyện vợ chồng ly dị nhau.

Thứ đến là chuyện PHÁ THAI. Từ ngày Tối Cao Pháp viện Mỹ chính thức hợp thức hóa chuyện phá thai, 22 tháng 1 năm 1973, các bác sĩ sản khoa thấy thu nhập hằng năm tăng vọt. Dù bang Texas có luật khắt khe, nhưng mỗi năm có cả chục ngàn phụ nữ tự phá thai, thay vì nhờ bác sĩ. Trên toàn quốc Hoa Kỳ đã có hơn 60 triệu thai nhi đã bị giết. Dĩ nhiên Chúa đau lòng. Giáo hội buồn phiền. Lương tâm con người bị xúc phạm. Đây là một đại họa cho nhân loại. Người ta tỏ ra thương hại những xúc vật như chó mèo gà vịt khi sinh mạng chúng bị đe dọa và tìm cách cứu sống, thế mà mạng sống thai nhi thì bị coi thường rẻ mạt !

Nạn Tình dục và Hôn nhân ĐỒNG PHÁI. Kinh thánh Cựu Ước công khai kết án chuyện tình dục giữa 2 người đồng phái tính. Chẳng hạn sách Sáng thế đoạn 19, câu 5, hoặc sách Lê vi, đoạn 18 câu 22 và đoạn 20 câu 13. Thế nhưng bây giờ thế giới cũng như Hoa Kỳ còn hợp thức hóa chuyện hôn nhân giữa 2 ông hay 2 bà. Tiến bộ vượt bực hay sao ? Các vị dân cử chỉ vì cần lá phiếu của nhóm thiểu số này, mà bênh vực họ vô lối, dẫu biết rõ chuyện này sẽ gây tác hại tâm lý cho xã hội và việc nuôi dưỡng trẻ em (bình thường cần sự có mặt của cả cha lẫn mẹ). Giáo hội Rô ma tôn trọng quyền ‘thân thiện và đánh bạn với kẻ đồng giới tính’, nhưng giáo lý không cho phép đi quá xa (đến chỗ trao đổi thân xác và thành lập gia đình). Dĩ nhiên bí tích hôn phối sẽ không thể được áp dụng cho họ.

Rồi là cái mục KỲ THỊ GHÉT GHEN. Cứ hiểu đây là thứ tâm trạng ích kỷ kiêu căng : Khinh thường kẻ khác vì nghĩ họ thua kém mình, và tìm cách ép họ sống kiếp thấp dưới mình. Cụ thể là có nhóm ‘da trắng thượng tôn’, cho rằng các sắc dân da màu thuộc hàng hạ đẳng. Ta cũng gọi là nhóm Tân quốc xã (kiểu độc tài Hitler) nhóm kỳ thị KKK và các nhóm ‘Hate’ khác. Câu chuyện kỳ thị da đen bắt nguồn từ vụ buôn bán nô lệ Phi Châu qua Mỹ, ép lao động nặng, được các bang miền Nam ủng hộ. Các bang miền Bắc chống lại, xảy ra cuộc nội chiến thời Tổng thống A. Lincoln. Tuy thua trận, nhưng miền Nam và nhiều người da trắng vẫn ngấm ngầm kỳ thị da đen. Giáo Hội Công Giáo lên án mọi hình thức kỳ thị ghét ghen : tất cả là sai với giáo lý Chúa Ky tô.

Cái bóng Ma lớn nhất ngày nay là KHỦNG BỐ. Như một hình thức dọa nạt tha nhân vì khác chính kiến với mình. Cũng như một cách trả thù thấp hèn, lén lút, khi chưa ‘thắng’ được đối phương. Khủng bố vì khác biệt tư tưởng về tôn giáo hay văn hóa lúc này cũng đang làm thế giới lo âu không ít. Rõ ràng nhất là vụ 9/11 xảy ra tại thành phố New York năm 2001 mà nhóm Al Qaeda thực hiện trả thù Mỹ. Khủng bố sẽ kéo theo ‘trả thù khủng bố’, đưa thế giới vào hỗn loạn bất an. Giáo hội Chúa dạy gieo rắc tình thương, đồng cảm và tha thứ. Các Đức Giáo Hoàng cũng liên tục kêu gọi sự hợp tác giữa các tôn giáo bạn, để xây dựng hòa bình cho nhân lọai. Làm ngược lại, chỉ là xây dựng nền ‘văn hóa chết chóc’ mà thôi.

Vài lời kết thúc :

Năm nay, thế giới kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, dạy chúng ta trở về cùng Chúa, mong tránh tai họa khôn lường. Quỷ ma là kẻ thù nhân loại. mình nên bảo nhau theo gương Chúa Giê Su để chiến đấu và chiến thắng chúng. Vui chơi với lễ hội Ma : OK. Nhưng nhớ đừng để cho ‘ma dẫn lối, quỷ đưa đường’ mà …sa xuống hố !

Nhiều người vẫn nghĩ nước Mỹ là thiên đường hạ giới. Lâu lâu cần phải ngồi nghĩ lại : Lỡ là ‘thiên đường giả’ thì sao ?

Lm Giuse Nguyễn Văn Thư

 
Tuổi Iphone
Vũ Văn An
21:17 25/10/2017
Jean Twenge là một giáo sư tâm lý tại Đại Học Công Cộng San Diego, chuyên nghiên cứu các khuynh hướng của giới trẻ Hoa Kỳ. Mới đây, bà cho xuất bản cuốn “iGen” nói về thế hệ sinh từ năm 1995 tới năm 2012. Đây là thế hệ đầu tiên trong lịch sử chưa bao giờ thấy một thế giới mà lại không có iPads hay iPhones, và vì các dụng cụ này lên khuôn hầu như toàn bộ ý thức và tác phong các em, nên bà rất đúng khi gọi họ là “iGen” (Thế Hệ i).

Một trong các khám phá của Tiến Sĩ Twenge là iGen thành người lớn trễ hơn các thế hệ đàn anh đàn chị của họ. Thế hệ “baby-boomer” (sinh sau Thế Chiến II cho tới giữa thập niên 1960) thường lấy bằng lái xe lúc 16 tuổi, còn iGen thì thường triển hạn việc này cho tới năm 18, 19 tuổi. Trong khi các thế hệ đàn anh đàn chị nôn nóng muốn ra khỏi nhà, sống tự lập, thì iGen hình như muốn tiếp tục ở nhà, sống với cha mẹ nhiều hơn, không thích làm người lớn vội. Và dĩ nhiên, các điện thọai thông minh đã làm iGen quay vào chính mình. Phần đông iGen thích gửi “text” cho bạn bè hơn là mất công đi gặp những người này. Các em cũng thích coi video tại nhà hơn là tới các rạp hát xem phim với những người khác. Hậu quả có thể có là thiếu kỹ năng xã hội và dễ bị trầm cảm.

Tiến sĩ Twenge có công lớn khi dành hẳn một chương trong sách để bàn về các thái độ và tác phong tôn giáo của iGen. Cùng một đường hướng như nhiều nhà nghiên cứu khác, Tiến Sĩ Twenge chứng minh rằng các số thống kê khách quan trong phạm vi này có tính báo động. Trong thập niên 1980, 90% học sinh trung học đệ nhị cấp tự nhận mình thuộc một nhóm tôn giáo nào đó. Nay, tỷ lệ này nơi iGen chỉ còn là 65% và đang tiếp tục đi xuống. Thực hành tôn giáo còn tệ hơn nữa: chỉ có 28% học sinh lớp 12 tham dự các buổi lễ vào năm 2015, trong khi tỷ lệ này là 40% vào năm 1976. Hàng thập niên qua, các nhà xã hội học tôn giáo vốn cho rằng dù việc minh nhiên thống thuộc một tôn giáo có giảm xuống, nhất là nơi giới trẻ, nhưng phần đông người ta vẫn còn là những người “tâm linh”, nghĩa là xác tín một số niềm tin tôn giáo căn bản nào đó. Nhà xã hội học kiêm tiểu thuyết gia Công Giáo, linh mục Andrew Greeley, cũng đồng ý như thế.

Nhưng Tiến Sĩ Twenge cho rằng điều trên không còn đúng nữa. Vì trong khi chỉ mới 20 năm trước đây thôi, đại đa số người Hoa Kỳ, kể cả các thiếu niên, tin vào Thiên Chúa, nay có đến 1 phần 3 những người tuổi từ 18 tới 24 nói rằng họ không tin như thế nữa. Năm 2004, 84% thanh niên nói họ thường xuyên cầu nguyện; năm 2016, hết 1 phần 4 cùng lớp tuổi này nói rằng họ không bao giờ cầu nguyện. Cũng một sự xuống dốc tương tự như thế liên quan đến việc chấp nhận Thánh Kinh như là lời Thiên Chúa: 1 phần 4 iGen nói rằng Thánh Kinh là tuyển tập “các ngụ ngôn, dã sử, lịch sử, và giới điều luân lý do con người ghi chép lại”. Kết luận hơi nản lòng của bà là: “việc phai nhạt các niềm tin tôn giáo tư riêng có nghĩa: việc thế hệ trẻ tách rời khỏi tôn giáo không phải chỉ là chuyện họ không tin tưởng các định chế nói chung; mà là họ cắt đứt hoàn toàn với tôn giáo, cả ở trong nhà lẫn ở trong chính tâm hồn họ”.

Vậy đâu là các lý do? Tiến Sĩ Twenge cho rằng: đầu tiên, iGenbận tâm tới các chọn lựa cá nhân. Ngay từ những năm đầu đời, iGen đã được trình bầy hàng loạt lựa chọn đến chóng mặt về đủ mọi chuyện từ thức ăn, quần áo tới các máy móc dụng cụ và lối sống. Và người ta khích lệ các em bằng đủ phương thế như bài ca, video, phim ảnh, để các em tự tin chính các em và tuân theo các giấc mơ của các em. Tất cả những bận tâm về mình và áp lực như thế đè lên tự do cá nhân quả đi ngược hẳn lại lý tưởng tôn giáo là tín thác nơi Thiên Chúa và các mục đích của Người. Một khẩu hiệu mới thấy trên một bảng quảng cáo ở California viết rằng “đời sống của tôi, cái chết của tôi, chọn lựa của tôi” quả đi ngược hẳn lại lời dạy của Thánh Phaolô: “Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa” (Rm 14:8). Lý do chính thứ hai khiến iGen không hài lòng với tôn giáo là lý do đã xuất hiện trong nhiều cuộc thăm dò dư luận, đó là: niềm tin tôn giáo không tương ứng với quan điểm của khoa học về thế giới. Một người trẻ được Tiến Sĩ Twenge phỏng vấn nói rằng: “ít nhất đối với những người thuộc tuổi tôi, tôn giáo xem ra như một điều gì đó thuộc quá khứ. Nó giống như một điều gì đó không có tính hiện đại”. Một người trẻ khác cho hay: “nhờ giáo hội, tôi biết rằng tôi không thể tin cả khoa học lẫn Thiên Chúa, thành thử đúng thế. Tôi không tin Thiên Chúa nữa”. Và lý do thứ ba, dựa vào nhiều nghiên cứu, là Kitô Giáo đã có “các thái độ chống đồng tính”. Một trong những người được Tiến Sĩ Twenge phỏng vấn đã nói một cách xúc tích thế này: “tôi tra vấn sự hiện hữu của Thiên Chúa. Tôi ngưng đi nhà thờ vì tôi là người đồng tính và là thành phần của một tôn giáo hành tội người đồng tính”. Một cuộc thăm dò cho thấy 64% lớp người từ 18 tới 24 tuổi tin rằng Kitô Giáo chống đồng tính và 58% iGen nghĩ rằng Kitô Giáo giả hình.

Theo Đức Cha Robert Barron, Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận, các con số thống kê trên làm ta nản lòng. Nhưng Tiến Sĩ Twenge chỉ làm công việc của một nhà nghiên cứu, nói lên sự thật khách quan. Và dù bà không chỉ cho các nhà giáo dục tôn giáo và các giáo lý viên phương cách giải đáp, nhưng bà đã cho biết các lý do khiến iGen rời xa các giáo hội. Phận vụ trước không phải của bà mà là của những người có nhiệm vụ rao giảng tin mừng cho thế hệ kế tiếp.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nhịp Cầu
Nguyễn Trung Tây Lm
08:23 25/10/2017
NHỊP CẦU
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Cầu bao nhiêu nhịp
thương mình bấy nhiêu…
(ptcd)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 26/10/2017: Kitô hữu Syria mừng Raqqa giải phóng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:41 25/10/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Khủng bố IS đầu hàng tập thể, Raqqa hoàn toàn giải phóng

Bất kể những thứ “nhật lệnh” vừa lên giây cót tinh thần, vừa hăm dọa của bọn lãnh đạo khủng bố Hồi Giáo IS, đã không có những vụ nổ bom tự sát, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng tại Raqqa như đã từng xảy ra tại Mosul.

Rạng sáng ngày 17 tháng 10, quân Kurd mở cuộc tấn công vào Bệnh Viện Quốc Gia tại thành phố Raqqa nơi bọn khủng bố Hồi Giáo đang tử thủ. Những tên khủng bố này hầu hết là người nước ngoài. Chúng là những kẻ thường chiến đấu rất liều lĩnh và quyết liệt vì nếu bị bắt chúng ít hy vọng có thể sống sót trở về nguyên quán tại các quốc gia phương Tây. Có về được cũng không thể tránh vòng tù tội.

Sau khi 22 tên khủng bố bị giết trong trận chiến tại Bệnh Viện Quốc Gia, số còn lại dắt díu theo vợ con chạy đến vận động trường thành phố Raqqa và tử thủ tại đó.

Giao tranh ác liệt đã diễn ra tại đây. Tuy nhiên, quân Kurd đã ngưng các cuộc tấn công vào vận động trường sau khi nhận ra sự hiện diện của một số lớn phụ nữ và trẻ con là vợ con của bọn khủng bố.

Bị quân Kurd bao vây, cạn kiệt đạn dược, và đói khát đã khiến những tên khủng bố IS quyết định đầu hàng tập thể.

Talib Sello, phát ngôn viên của Lực Lượng Dân Chủ Syria, gọi tắt là SDF, nói hôm 19 tháng 10 rằng cuộc chiến đã kết thúc sau một chiến dịch kéo dài 5 tháng.

“Mọi thứ đã kết thúc ở Raqqa, lực lượng của chúng tôi đã kiểm soát được Raqqa. Thành phố từng được coi là thủ đô của bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã được hoàn toàn giải phóng”, ông Sello nói.

Ông cho biết thêm: “Các hoạt động quân sự ở Raqqa đã kết thúc, nhưng hiện đang có các cuộc hành quân nhằm phát hiện những tên khủng bố đang trốn tránh, và loại bỏ các bom mìn”.

2. Vài nét về thành phố Raqqa

Raqqa là thành phố lớn thứ sáu của Syria, nằm cách Aleppo 160km về phía Đông. Trước cuộc nội chiến bùng phát vào năm 2011, Raqqa có 230,000 dân trong đó hơn 10% là các tín hữu Kitô. Trong quá khứ, Raqqa là vùng toàn tòng Kitô Giáo và đã từng là nơi đặt Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ La Tinh và Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Maronite.

Năm 2013, quân nổi dậy Syria chiếm được Raqqa. Tuy nhiên, quân chính phủ vẫn còn giữ được phi trường Al-Tabqa lân cận và dùng phi trường này làm căn cứ để mở các cuộc không kích vào thành phố Raqqa, gây thiệt hại nặng cho quân nổi dậy. Trước các cuộc không kích kinh hoàng này, đa số các Kitô hữu đã bỏ chạy khỏi Raqqa trong năm 2013.

Lợi dụng tình trạng quân nổi dậy Syria bị quân chính phủ đánh nhừ tử, cuối năm 2013, bất kể các hiệp nghị trước đó, bọn khủng bố Hồi Giáo IS tấn công vào quân nổi dậy Syria và ngày 13 tháng Giêng 2014 chiếm được thành phố này.

Raqqa là nơi tiêu biểu cho sự tàn bạo của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Thật vậy, sau khi chiếm được Raqqa, bọn khủng bố Hồi Giáo IS tử hình tất cả những người Hồi Giáo Alawites, đóng đinh các tín hữu Kitô còn sót lại, phá hủy tất cả các nhà thờ Kitô Giáo, trừ ra nhà thờ Các Thánh Tử Đạo của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Armenia bị chúng sử dụng làm bộ chỉ huy cảnh sát Hồi Giáo.

Ngày 10 Tháng 8 năm 2014, quân khủng bố Hồi Giáo IS tiến đánh phi trường Al-Tabqa. Sau nửa tháng giao tranh ác liệt, ngày 24 tháng 8, phi trường Al-Tabqa lọt vào tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS. 170 quân nhân Syria tử trận. 250 quân nhân bị bắt sống và tất cả đều bị bọn khủng bố Hồi Giáo IS xử tử.

Số dân tại Raqqa không đông đúc như Mosul. Dân chúng liều lĩnh chạy trốn trước sự tàn bạo của bọn khủng bố Hồi Giáo IS và để khỏi chết vì bom đạn của rất nhiều nước. Chẳng hạn, như hôm 15 tháng 11 năm 2015, nổi giận vì bị tấn công khủng bố tại Paris, Pháp đưa máy bay thả 20 trái bom vào nhiều địa điểm.

Suốt trong đêm mùng 6 rạng sáng ngày 7 tháng 6, liên quân do Hoa Kỳ lãnh đạo mở 25 cuộc không kích dữ dội vào thành phố Raqqa, mở đường cho quân SDF, gồm chủ yếu là người Kurd, mở chiến dịch giải phóng thành phố Raqqa.

SDF theo phương châm là đa sắc tộc, đa tôn giáo, duy trì tính thế tục, cổ vũ dân chủ nên thu hút được đông đảo người của nhiều tôn giáo tham gia. Ít nhất 30% quân số của SDF là nữ giới nhưng các nữ quân nhân này tỏ ra rất thiện chiến.

3. Úc lên tiếng chào mừng chiến thắng Raqqa, lo ngại khủng bố trở về nước

Bộ trưởng Ngoại giao Julie Bishop lên tiếng chào mừng chiến thắng Raqqa nhưng bày tỏ lo ngại rằng 110 công dân Úc tham gia với bọn khủng bố Hồi Giáo IS tại Syria có thể trở về Úc.

Bà Bishop nói với Sky News hôm 19 tháng 10 rằng: “Tôi không biết liệu tất cả 110 người này còn sống hay đã chết và có thể tìm cách quay lại Úc hay không; và đó là lý do tại sao chúng tôi theo dõi tình hình với những quan ngại sâu xa”.

“Chúng tôi đang làm việc với các đối tác trong khu vực để trao đổi thông tin.

“Chúng tôi sẽ tìm cách theo dõi họ và ngăn chặn không để họ thực hiện các cuộc tấn công khủng bố trên đường về nhà hoặc thực sự ở Úc.”

Bà nói có những lo ngại các chiến binh có thể trở lại “nếu họ sống sót”.

Hơn 80 người Úc đã bị giết ở Trung Đông sau khi gia nhập tổ chức khủng bố IS.

Các quốc gia Tây phương có lẽ muốn thấy bọn khủng bố Hồi Giáo IS bị tiêu diệt hoàn toàn và phần nào thất vọng trước quyết định của Lực Lượng Dân Chủ Syria cho bọn khủng bố được đầu hàng tập thể.

4. Hội Đồng Giám Mục Ba Lan tái khẳng định giáo huấn truyền thống của Giáo hội đối với những người ly dị và tái hôn

Trong một tài liệu liên quan đến tông huấn Amoris Laetitia của Đức Giáo Hoàng, Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã tái khẳng định giáo huấn truyền thống của Giáo hội về việc Rước Lễ đối với những người ly dị và tái hôn.

Báo La Nuova Bussola của Ý đã xuất bản một trích đoạn, trong đó các giám mục đặc biệt nhấn mạnh đến việc hỗ trợ những người đang sống trong tình trạng “bị rối”.

Các giám mục cam kết sẽ chỉ định các linh mục với một vai trò đặc biệt là đồng hành với những người đã ly thân với người phối ngẫu của mình. Các linh mục được khuyến khích thực hiện những “phân định cẩn thận”, nhằm phân biệt các tình huống khác nhau và nhằm bảo đảm rằng không ai cảm thấy bị loại trừ hay bị khinh miệt.

Đối với những người sống trong các kết hiệp mới sau khi ly thân hay ly dị, Hội Đồng Giám Mục Ba Lan tái khẳng định giáo huấn đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nêu lên trong tông huấn Familiaris Consortio:

“Giáo Hội tái khẳng định thực hành của mình, dựa trên Thánh Kinh, là không ban Thánh Thể cho những người đã ly dị và tái hôn. Họ không thể rước lễ do thực tế là tình trạng và điều kiện sống của họ mâu thuẫn một cách khách quan với kết hiệp yêu thương giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người được thể hiện và thực hiện qua Thánh Thể.”

Các giám mục nói rằng một người sống trong tình huống như thế, mà cứ tiếp tục mối quan hệ tình dục với người bạn tình mới của họ, thì không thể rước lễ vì tình trạng cuộc sống của họ “không phù hợp với luật Chúa một cách khách quan.”

Không chỉ trích dẫn tông huấn Familiaris Consortio, các Giám Mục Ba Lan cũng viện dẫn đến Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thánh Thể “Sacramentum Caritatis” của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào năm 2007 và thư của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin năm 1994 gởi cho các giám mục trên thế giới, trong đó tái khẳng định giáo huấn truyền thống của Giáo Hội về Bí Tích Thánh Thể.

Các giám mục Ba Lan cũng nhắc lại giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, theo đó, những cặp ly dị và tái hôn nếu không thể tách rời nhưng quyết tâm sống “như anh trai và em gái”, thì có thể có thể rước lễ khi xét thấy việc rước lễ như thế không gây ra gương mù cho người khác.

5. Nhận định của Đức Hồng Y Patrick D'Rozario về cuộc viếng thăm của Ðức Thánh Cha tại Bangladesh.

Cuộc viếng thăm Bangladesh của Ðức Thánh Cha Phanxicô vào cuối năm 2017 là phúc lành từ Thiên Chúa và là dấu chỉ đặc biệt về tình yêu thương của Ðức Thánh Cha dành cho Bangladesh. Đức Hồng Y Patrick D'Rozario của giáo phận Dhaka, Bangladesh đã nói như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã Asia News.

Đức Hồng Y D'Rozario cho biết người dân Bangladesh và cộng đoàn Kitô tràn đầy vui mừng khi nghe tin Ðức Phanxicô sẽ viếng thăm đất nước họ. Sau 31 năm, từ chuyến viếng thăm cuối cùng của Ðức Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1986, cuối cùng người dân có thể có Ðức Thánh Cha Phanxicô hiện diện ở giữa họ và điều này mang lại niềm vui cho tất cả.

Ðối với cộng đoàn Công Giáo Bangladesh, chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha là cuộc hành hương của con người thánh thiện và thiêng liêng của Ðức Thánh Cha đến với họ: họ sẽ thấy ngài, nghe ngài, ở gần ngài và đụng chạm đến ngài, đứng trên cùng mảnh đất với ngài khi cử hành Thánh Thể. Sự kiện này cũng cho thấy ưu tiên mà Ðức Thánh Cha dành cho dân chúng ở vùng ngoại biên, như đoàn chiên nhỏ bé của các Kitô hữu ở đây và cũng là sự nhìn nhận đức tin và chứng tá Tin mừng của họ.

Qua cuộc viếng thăm, dân chúng Bangladesh nhận thấy ưu tiên Ðức Thánh Cha dành cho Bangladesh và tình yêu nồng ấm trong trái tim ngài. Chuyến viếng thăm Bangladesh của Ðức Thánh Cha sẽ là cơ hội để cử hành sự hòa hợp về tôn giáo và văn hóa, di sản của các giá trị nhân văn và luân lý, tình yêu nhân loại được mở rộng cho tất cả, không có giới hạn và biên giới, các giá trị Tin mừng và nhân bản nơi những người nghèo trong xã hội. Họ cũng hy vọng rằng nhờ Ðức Thánh Cha, các cộng đồng quốc tế sẽ nghe được các tiếng nói của những người “không có tiếng nói”.

6. Vài nét về quốc gia Bangladesh nơi Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm

Cùng với Ấn Độ, miền đất Bangladesh ngày nay đã từng được thánh Tôma Tông Đồ đến truyền giáo và một con số đông đảo dân chúng đã đón nhận đức tin Kitô. Chẳng may, vào thế kỷ thứ 10, thánh chiến Hồi Giáo xâm chiếm vùng này và hầu hết dân chúng cải đạo sang Hồi Giáo.

Năm 1598, một linh mục người Bồ Đào Nha theo chân các thương gia đã đến được vùng này. Cộng đoàn Công Giáo nhỏ bé đã được tái sinh từ đó.

Sau thời kỳ cai trị của Anh, vào năm 1947, Ấn Độ thuộc Anh được chia thành hai quốc gia độc lập là Ấn Độ và Pakistan. Trong 24 năm sau đó, Bangladesh hiệp nhất với Pakistan thành một quốc gia duy nhất. Pakistan được gọi là Tây Hồi, trong khi Bangladesh được gọi là Đông Hồi. Cuộc chiến tranh giải phóng Đông Hồi khỏi tay người Pakistan thành công vào năm 1971, và quốc gia Bangladesh được chào đời, đặt thủ đô tại Dhaka.

Theo thống kê vào tháng 7 năm nay, quốc gia nghèo khổ này có đến 157,826,600 dân trong đó 98% dân chúng là người theo sắc tộc Bengali. Về mặt tôn giáo, 89.1% theo Hồi Giáo, 10% theo Ấn Giáo. 0.9% số dân còn lại theo Phật Giáo và Kitô Giáo.

Người Công Giáo chỉ chiếm khoảng 350,000 người; tức là chưa đến 0.2% dân số. Khó có thể biết chính xác có bao nhiêu người Công Giáo tại quốc gia này vì số đông người Công Giáo tại đây là dân cư của các bộ lạc sống rải rác tại các vùng hẻo lánh.

Hội Đồng Giám Mục Bangladesh được hình thành vào năm 1971 ngay sau khi quốc gia này giành được độc lập từ Pakistan.

Từ ngày quốc gia Bangladesh được khai sinh, các vị Giáo Hoàng đã nâng lên hàng Giám Mục tổng cộng 34 vị trong đó 14 vị vẫn còn tại thế, cai quản 2 tổng giáo phận là tổng giáo phận thủ đô Dhaka và tổng giáo phận Chittagong và 6 giáo phận.

Đức Hồng Y Patrick D'Rozario là vị Hồng Y tiên khởi và cũng là vị Hồng Y duy nhất trong lịch sử Bangladesh. Ngài là Tổng Giám Mục thủ đô Dhaka.

7. Tình hình tự do tôn giáo tại Bangladesh

Tuy là một thiểu số nhỏ bé giữa một đại đa số những người Hồi Giáo, Giáo Hội tại đây rất năng động, đặc biệt là trong các lãnh vực giáo dục, y tế và bác ái. Chính vì thế, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được chào đón nhiệt liệt khi ngài thăm Dhaka vào tháng 11 năm 1986.

Chẳng may là trong hai thập niên trở lại đây trào lưu cực đoan Hồi Giáo phát triển mạnh tại quốc gia này. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và các nhóm nhân quyền thường đánh giá Bangladesh như một quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì bạo lực nhắm vào các nhóm tôn giáo thiểu số, bao gồm cả người Ấn Giáo lẫn các Kitô hữu.

Tiêu biểu cho tình trạng bạo lực đối với Kitô hữu là một cuộc tấn công bằng bom vào năm 2001 vào một nhà thờ Công Giáo trong Thánh Lễ sáng Chúa Nhật, giết chết chín người và làm bị thương hàng chục người khác.

Kể từ khi al-Qaida và ISIS lần lượt chào đời, bạo lực, đe dọa và các hình thức đàn áp người không theo đạo Hồi đã tăng lên ở Bangladesh một cách chóng mặt. Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2014 cho thấy chính phủ nước này chẳng có một nỗ lực nào nhằm bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số.

Tháng Giêng năm 2014, khi nhiều người Công Giáo sử dụng quyền công dân của họ là tham gia vào cuộc bầu cử Quốc Hội, như những công dân khác, hàng trăm nhà cửa của họ đã bị đốt cháy và 8 người Công Giáo bị đánh đập tàn tệ.

Tháng 7 năm 2014, một đám đông 60 người đã tấn công một tu viện Công Giáo, đánh đập các nữ tu và một linh mục.

Tháng 4 năm 2015, một đám đông tấn công các nhà thờ và đâm một linh mục đang cử hành Lễ Phục sinh.

Tháng 12 năm 2015, ba anh chị em một gia đình Công Giáo bị tấn công trong khi ở trong nhà. Hai cô gái bị thương nghiêm trọng.

Đầu tháng 2 năm 2016, một nhóm 20 người đột kích vào nhà thờ và một tu viện vào ban đêm. Các nữ tu đã bị đánh đập và tài sản bị cướp phá.

Tháng 7 năm 2016, gần hai chục người đã bị giết bởi bọn khủng bố Hồi Giáo trong một cuộc tấn công vào một nhà hàng nổi tiếng ở Dhaka, nơi các Kitô hữu và những người không phải Hồi giáo khác, chủ yếu là người nước ngoài, thường đến ăn ở đó.

8. Một tu viện tại Đức được xây dựng cách đây gần 900 năm đã phải đóng cửa vì thiếu ơn gọi

Tu viện Himmerod được thành lập bởi Thánh Bernard thành Clairvaux, tồn tại trong gần 900 năm qua ở miền Tây nước Đức, đã phải đóng cửa vì thiếu ơn gọi. Đây là một tổn thất lớn cho Giáo Hội tại Đức và Âu Châu.

Trong một quyết định vừa được đưa ra vào tuần này, dòng Xitô nhặt phép cho biết, tu viện Himmerod, được thành lập vào năm 1134, chỉ còn lại sáu tu sĩ thường trú. Tình hình tài chánh và đặc biệt là số ít các tu sĩ đã đóng một vai trò quan trọng trong quyết định đóng cửa đau lòng này.

Cho đến năm 1970, vẫn có ít nhất là 30 tu sĩ thường trú tại đây.

Cơ quan thông tấn Đức DPA trích dẫn lời của vị tu viện trưởng, là cha Johannes, nói rằng tài sản của tu viện, gần ngôi làng Grosslittgen, sẽ được chuyển đến giáo phận Công Giáo Trier, trong khi sáu tu sĩ sẽ di chuyển đến các tu viện khác.

9. Đức Thánh Cha tiếp Hội Đồng Methodist thế giới

Trong buổi tiếp kiến Hội đồng các Giáo Hội Tin Lành Methodist thế giới sáng ngày 19-10-2017, Đức Thánh Cha cổ võ các tín hữu Công Giáo và Methodist cùng dấn thân phục vụ và giúp đỡ người nghèo.

Tin Lành Methodist, cũng được gọi là Phong trào Giám Lý, xuất phát từ Anh giáo, do Mục Sư John Wesley hồi thế kỷ 18, và hiện có khoảng 80 triệu tín hữu trên thế giới. 56 thành viên Hội đồng thế giới Methodist được Đức Thánh Cha tiếp kiến nhân dịp kỷ niệm 50 năm bắt đầu đối thoại đạt kết giữa Công Giáo và Methodist.

Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta là những anh chị em, sau một thời gian dài chia cách, vui mừng gặp lại nhau và tái khám phá nhau, đồng hành, và quảng đại mở rộng tâm hồn cho tha nhân. Chúng ta tiếp tục hành trình này, với ý thức rằng đây là con đường được Chúa chúc lành: được khởi sự nhờ Người và hướng về Người”

Đức Thánh Cha cũng đề cao các hoạt động bác ái và nhấn mạnh rằng “Đức tin trở nên hữu hình, nhất là khi đức tin được cụ thể hóa trong tình thương, đặc biệt trong việc phục vụ những người nghèo và người bị gạt ra ngoài lề. “Các ngươi hãy công bố sự giải thoát trên lãnh thổ cho tất cả mọi người dân trong đó:” trong dịp kỷ niệm 50 năm đối thoại, lời mời gọi cổ kính của Kinh Thánh sinh động vang dội đặc biệt thời sự đối với chúng ta. Lời mời này thuộc về chính lời kêu gọi nên thánh, và vì đây là lời mời gọi sống hiệp thông với Thiên Chúa, nên nhất thiết cũng là lời kêu gọi sống hiệp thông với tha nhân. Khi các tín hữu chúng ta, Công Giáo và Methodist, đồng hành và cùng nâng đỡ những người yếu thế và bị ở ngoài lề, tuy họ ở trong các xã hội chúng ta, tức là chúng ta đáp lại lời mời gọi của Chúa”

10. Ðan viện Biển đức Buckfast ở Anh kỷ niệm 1000 năm thành lập.

Năm tới 2018, đan viện Buckfast, một trong những đan viện lịch sử của Anh sẽ kỷ niệm 1,000 năm thành lập. Ðó là ví dụ thật ý nghĩa về sự đóng góp của đời sống đan tu cho xã hội giữa thế giới thay đổi nhanh chóng.

Ðan viện được thành lập năm 1018, dưới triều đại vua Cnut và được trao cho các tu sĩ dòng Biển đức. Nhưng chỉ hơn 100 năm sau, vào năm 1147, đan viện trở thành đan viện của dòng Xitô, là dòng được thành lập năm 1098, bởi một nhóm tu sĩ Biển đức muốn sống luật thánh Biển đức nghiêm nhặt hơn, với một cuộc sống đơn sơ hơn.

Khoảng thế kỷ 15, dòng đã sở hữu nhiều đất đai và tiếp tục điều hành một nhà từ thiện và trường học, đồng thời trợ giúp các giáo xứ trong vùng. Nhưng vào năm 1539, trong quá trình giải thể các tu viện để cố tình tịch thu tài sản của các tổ chức tôn giáo trong thời Cải cách Anh, vua Henri VIII đã đóng cửa tu viện. Ðan viện bị bỏ trống, cướp bóc và hư hại. Trong vòng 300 năm, không có đan sĩ nào ở đan viện. Qua nhiều lần đổi chủ, cuối cùng đan viện thuộc về James Gale. Sau đó ông đã quyết định bán đan viện, nhưng muốn nó được trở về lại với một cộng đoàn tu trì.

6 tuần sau khi được rao bán, các đan sĩ Biển đức đã mua lại đan viện. Ðây là nhóm đan sĩ bị lưu đày từ Pháp và họ đã đến Ái Nhĩ Lan. Năm 1882, sau khi sở hữu đan viện, họ bắt đầu tiến trình tu sửa cơ sở. Ðan viện được thánh hiến vào năm 1932.

Hiện nay đan viện không chỉ là địa điểm tinh thần ở vùng Devon cho các du khách và những người muốn đến đây để cầu nguyện, nhưng còn có những sinh hoạt khác. Các tu sĩ điều hành trường Ðức Maria, một trung tâm loan báo Tin mừng và một trung tâm hội nghị lớn dành cho các cuộc hội họp và tĩnh tâm.

11. Sứ điệp Ðức Thánh Cha nhân dịp 800 năm dòng Phanxicô tại Thánh Ðịa.

Ðức Thánh Cha Phanxicô tái ủy thác cho dòng Phanxicô việc gìn giữ các nơi thánh tại Giêrusalem, khích lệ các tu sĩ của dòng như những chứng nhân vui tươi của Chúa Phục Sinh tại Thánh Ðịa.

Ngài tuyên bố như trên trong sứ điệp công bố ngày 17 tháng 10 năm 2017, gửi Cha Francesco Patton, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Ðịa, nhân dịp kỷ niệm 800 năm dòng hiện diện và hoạt động tại đây.

Ðức Thánh Cha nhắc lại sự kiện hồi tháng 5 năm 1217, trong tổng tu nghị Lễ Hiện Xuống, Thánh Phanxicô đã mở ra một chiều kích truyền giáo và hoàn vũ cho dòng bằng cách gửi các tu sĩ đi tới tất cả các nước như những chứng nhân về đức tin, tình huynh đệ và hòa bình; và thế là tỉnh dòng Thánh Ðịa, ban đầu được gọi là “tỉnh dòng hải ngoại và Syria”, được thành lập.

Ðức Thánh Cha viết: “Chuyên chăm trong việc chiêm niệm và cầu nguyện, đơn sơ và khó nghèo, vâng phục Giám Mục Roma, anh em cũng dấn thân sống tại Thánh Ðịa cạnh nhưng anh em thuộc các nền văn hóa, chủng tộc và tôn giáo khác, gieo vãi hòa bình, tình huynh đệ và sự tôn trọng. Mọi người đều biết sự sẵn sàng của anh em đồng hành với các tín hữu hành hương từ các nơi trên thế giới, qua sự tiếp đón và hướng dẫn của anh em..

“Tôi khuyến khích anh em hãy kiên trì vui tươi trong việc nâng đỡ các anh chị em khác, nhất là những người nghèo khổ và yếu thế nhất; dấn thân trong việc giáo dục giới trẻ, những người thường có nguy cơ đánh mất hy vọng trong một bối cảnh không có hòa bình; anh em hãy tiếp tục dấn thân đón tiếp người già, chăm sóc các bệnh nhân, sống cụ thể trong các công việc từ bi thương xót thường nhật”.

Và Ðức Thánh Cha khẳng định rằng: “Hiệp với các vị Tiền nhiệm đáng kính của tôi, kể từ Ðức Giáo Hoàng Clemente VI, qua Tông Sắc “Gratias agimus” (Chúng tôi cảm tạ), đã ủy thác cho anh em việc quản thủ các Nơi Thánh, tôi cũng muốn canh tân sự ủy nhiệm đó, khuyến khích anh em trở thành những chứng nhân vui tươi của Ðấng Phục Sinh ở Thánh Ðịa”.

“Anh em là những sứ giả của Toàn thể dân Chúa, những người mà anh em luôn quảng đại nâng đỡ, đặc biệt qua các cuộc lạc quyên cho Thánh Ðịa, góp phần để đức tin được hữu hình qua các công việc tại Phần Ðất của Chúa Giêsu. Ðặc biệt Bộ các Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương, nhân danh Người Kế Vị Thánh Phêrô, nâng đỡ anh em, trong những ngày này đang cử hành các buổi lễ kỷ niệm 800 năm hiện diện

12. Ðức Thánh Cha triệu tập Thượng hội đồng Giám mục về Amazon vào năm 2019.

Một Thượng Hội đồng Giám mục về vùng Amazon sẽ được Ðức Thánh Cha Phanxicô triệu tập vào tháng Mười năm 2019 tại Roma. Ðức Thánh Cha đã đưa ra công bố chính thức trên đây trong buổi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa Nhật 15 tháng 10 năm 2017, sau Thánh lễ tôn phong hiển thánh 35 vị Chân phước Brazil, Mexico, Tây Ban Nha và Italia tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Ðức Thánh Cha Phanxicô nói: “Ðáp lại mong muốn của một số Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh, cũng như tiếng nói của nhiều vị mục tử và tín hữu ở các nơi khác trên thế giới, tôi quyết định triệu tập Thượng Hội đồng Giám mục đặc biệt cho toàn vùng Amazon, sẽ được tổ chức tại Roma vào tháng Mười năm 2019”.

“Mục tiêu chính của Khoá họp Thượng Hội đồng này, Ðức Thánh Cha giải thích, là xác định những cách thức mới để loan báo Tin Mừng cho dân Chúa ở Amazon, đặc biệt là người dân bản địa, thường bị lãng quên và không có triển vọng về một tương lai an bình, gồm cả cuộc khủng hoảng rừng Amazon, lá phổi có tầm quan trọng chủ yếu cho hành tinh của chúng ta”.

Ðức Thánh Cha cũng xin “các vị tân hiển thánh chuyển cầu cho sự kiện này của Giáo hội, để nhờ biết tôn trọng vẻ đẹp của sáng tạo, mọi dân tộc trên trái đất sẽ ca ngợi Thiên Chúa, là Chúa cả vũ trụ, và nhờ được Người soi sáng, họ sẽ bước đi trên những nẻo đường công lý và hoà bình”

13. Sứ điệp của Hội đồng Toà Thánh về Ðối thoại Liên tôn gửi các tín đồ Ấn giáo nhân Lễ hội Ánh sáng Diwali

Nhân dịp Lễ hội Ánh sáng Diwali hằng năm của Ấn giáo, được cử hành vào ngày 18 hay 19 tháng Mười năm 2017 tại nhiều vùng của Ấn Ðộ, Hội đồng Toà Thánh về Ðối thoại Liên tôn đã gửi sứ điệp chúc mừng các cộng đoàn tín đồ Ấn giáo trên toàn thế giới. Chủ đề của sứ điệp năm nay là “Kitô hữu và tín đồ Ấn giáo: Vượt xa hơn lòng bao dung”.

Thủ tướng Narendra Modi, là một nhà lãnh đạo Ấn Giáo rất cực đoan, đã nắm quyền tại Ấn từ ngày 26 tháng 5 năm 2104. Từ đó, đến nay chính quyền của ông này ngầm xúi giục các hoạt động bất bao dung tôn giáo tại Ấn.

Trong bối cảnh đó, Sứ điệp của Hội đồng Toà Thánh có đoạn viết như sau:

“Chúng ta có thể nhìn nhận một cách xác đáng nhiều điều kỳ diệu đang diễn ra trên khắp thế giới, mà chúng ta rất biết ơn. Ðồng thời, chúng ta cũng lưu tâm đến những khó khăn mà các cộng đồng của chúng ta đang phải đối mặt và khiến chúng ta lo lắng nhiều.”

“Sự gia tăng bất khoan dung, bạo lực nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới, là một thách thức mà ngày nay chúng ta đang phải đối mặt. Vì thế, nhân dịp này, chúng tôi muốn suy tư về cách thức mà Kitô hữu và người Ấn giáo có thể cùng nhau cổ võ lòng tôn trọng lẫn nhau giữa mọi người và vượt xa hơn lòng khoan dung, để mở ra một kỷ nguyên hoà bình và hài hòa cho mọi xã hội.

Lòng khoan dung chắc chắn có nghĩa là cởi mở và kiên nhẫn với người khác, nhìn nhận sự hiện diện của họ ở giữa chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn có hòa bình lâu dài và hòa hợp thật sự, chỉ khoan dung thôi thì không đủ. Ðiều cũng cần thiết là thực sự tôn trọng và đánh giá đúng mức tính đa dạng của các nền văn hoá và phong tục trong các cộng đồng của chúng ta, điều ấy góp phần làm nên sự lành mạnh và hiệp nhất cho toàn xã hội.”

14. Ðức Thánh Cha tiếp kiến 11 ngàn người thuộc Gia Ðình Vinh Sơn.

Ðức Thánh Cha Phanxicô mời gọi đại gia đình thánh Vinh Sơn Phaolô tiếp tục con đường của Thánh Nhân và ngài đề nghị họ thể hiện qua 3 hành động: thờ lạy, đón tiếp và ra đi.

Ngài trình bày lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ Bẩy 14 tháng 10, tại Quảng trường thanh Phêrô dành cho hơn 11 ngàn người thuộc đại gia đình thánh Vinh Sơn Phaolô, từ các 99 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, về Roma tham dự diễn đàn trong 3 ngày qua, nhân kỷ niệm 400 năm đoàn sủng của Thánh Vinh Sơn.

Trong lời chào mừng Ðức Thánh Cha, Cha Mavric Tomaz, Bề trên Tổng Quyền dòng Lazzariste, chính thích thông báo thành lập “Liên minh hoàn cầu cho những người vô gia cư” và lễ hội Phim Vinh Sơn.

Trong bài huấn dụ, Ðức Thánh Cha nói: “Thánh Vinh Sơn đã tạo nên một đà tiến bác ái kéo dài qua các thế kỷ. Ngày hôm nay, tôi muốn khích lệ anh chị em tiếp tục hành trình ấy, và đề nghị với anh chị em 3 động từ đơn sơ mà tôi thấy là rất quan trọng đối với tinh thần Vinh Sơn, và cho đời sống Kitô nói chung, đó là: thờ lạy, đón tiếp và ra đi.

- Trước hết là Thờ Lạy. Thánh Vinh Sơn thường mời gọi các môn đệ vun trồng đời sống nội tâm và chuyên chăm cầu nguyện có sức thanh tẩy và mở rộng tâm hồn. Ðối với Thánh Nhân, cầu nguyện là điều thiết yếu, là địa bàn của mỗi ngày, như cẩm nang của cuộc sống... Theo Thánh Vinh Sơn, cầu nguyện là dừng lại trước Thiên Chúa để ở với Người, phó thác và tận tình đối với Chúa. Ðó là kinh nguyện tinh tuyền nhất, dành chỗ cho Chúa và chúc tụng Chúa, tín thác nơi Chúa.

- Tiếp đến là đón tiếp. Trở thành những người hiếu khách, sẵn sàng, quen tận tụy với người khác. Như Thiên Chúa cư xử với chúng ta, cả chúng ta cũng phải xử như vậy với tha nhân. Ðón tiếp có nghĩa là điều chỉnh lại cái tôi của mình, sửa sai cách suy tư và hiểu rằng cuộc sống không phải là tài sản riêng của tôi và thời gian không thuộc về tôi. Ðó là một sự từ từ rời bỏ tất cả những gì là của tôi: thời gian, sự nghỉ ngơi, các quyền và chương trình của tôi. Ai đón tiếp thì từ bỏ cái tôi và đi vào trong cuộc sống của tha nhân và của chúng ta”.

Ðức Thánh Cha nói thêm rằng: Kitô hữu đón tiếp là một người thực sự của Giáo Hội, vì Giáo Hội là người Mẹ đón tiếp và đồng hành với cuộc sống. Như một ngừơi con giống mẹ, mang những sắc thái của mẹ, Kitô hữu cũng mang những nét của Giáo Hội. Người đón tiếp là người trở thành người con trung tín đích thực của Giáo Hội, người không than trách thì kiến tạo sự hòa hợp và hiện thông, và với lòng quảng đại họ gieo vãi hòa bình, dù không được đáp trả”.

- Ðộng từ sau cùng là ra đi. Ðức Thánh Cha nói: “Tình yêu có đặc tính năng động, ra khỏi bản thân mình. Người yêu thương thì không ngồi trên ghế bành mà nhìn, chờ đợi cho tình hình thế giới được cải tiến, nhưng với lòng hăng say và đơn sơ, họ đứng lên và ra đi. Thánh Vinh Sơn đã nói chí lý: “Ơn gọi của chúng ta là ra đi, không phải trong một giáo xứ và cũng chẳng phải trong một giáo phận, nhưng là toàn trái đất, để làm cho tâm hồn con người nồng cháy, làm điều mà Con Thiên Chúa đã làm: Chúa đã đến trong thế giới để mang lửa để làm cho tình yêu của Ngài nồng cháy. Ơn gọi này có giá trị đối với tất cả mọi người. Nó đặt cho mỗi người những câu hỏi: Tôi có ra đi gặp tha nhân, như Chúa muốn hay không. Tôi tôi đến, tôi có mang theo lửa tình thương hay tôi khép kín để sưởi mình trước lò sưởi của tôi mà thôi?”.

15. Con số trẻ em bị bệnh mập phì trên toàn thế giới đã tăng gấp hơn 10 lần.

Hãng thông tấn AFP cho biết con số trẻ em bị bệnh mập phì trên toàn thế giới đã tăng gấp hơn 10 lần kể từ năm 1975 đến nay. Con số người trẻ từ 2 đến 19 tuổi bị mập phì ở Hoa Kỳ đã tăng từ gần 14% dạo năm 1999 lên đến 18.5% năm 2016.

Ðó là kết quả một cuộc nghiên cứu do tổ chức OMS Sức khỏe thế giới thực hiện cùng với học viện hoàng gia London của Anh quốc. Theo đó, vào năm 2016, có 124 triệu người trẻ từ 5 đến 19 tuổi bị xem là mập phì so với 11 triệu hồi năm 1975.

Hiện tượng này xảy ra tại tất cả mọi nơi trên toàn thế giới, từ các quần đảo vùng Polinesie với 30% tổng số người trẻ, đến Hoa Kỳ với trên 20%, như là Ai Cập hay Arap Saudi. Hiện tượng mập phì tăng mạnh tại các nước nghèo hay chỉ có lợi tức trung bình. Trong khi đó, số người trẻ gầy yếu từ từ sút giảm.

Giáo sư Majid Ezzati thuộc học viện hoàng gia Anh ở London, một trong các chuyên viên thực hiện cuộc nghiên cứu nói trên nhận định rằng: Gầy yếu quá làm cho người trẻ dễ bị nhiễm các loại bệnh truyền nhiễm, nhưng mập phì cũng đưa đến nhiều loại bệnh khác như về đường tim mạch, tiểu đường v.v...

Nhiều người trẻ đi từ trạng thái gầy ốm sang mập phì vì thiếu những chính sách giúp dinh dưỡng chuẩn mực. Thế giới ngày nay không có những chương trình giúp người ta biết cách ăn uống lành mạnh, chẳng hạn như ăn ngũ cốc, trái cây và rau cỏ nhiều hơn.
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 26/10/2017
VietCatholic Network
17:38 25/10/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, ngày 25 tháng 10: Thiên đàng là đích điểm niềm hy vọng Kitô giáo.

2- Đức Thánh Cha ấn định Tháng Truyền Giáo đặc biệt.

3- Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Lòng tham là thờ ngẫu tượng giết người.

4- Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Đại học Tel Aviv, Israel.

5- Đức Thánh Cha tiếp Hội nghị về giáo lý cho người khuyết tật.

6- Sứ điệp Video của Đức Thánh Cha gửi giới trẻ Canada.

7- Mễ Tây Cơ công bố việc xây dựng bức tượng Đức Bà Guadalupe lớn nhất thế giới.

8- Thống Đốc Jerry Brown của California phủ quyết dự luật về sinh sản A.B. 569.

9- Cuộc Rước tôn kính Đức Mẹ và thánh lễ đặt viên đá đầu tiên tượng đài Đức Mẹ La Vang tại Nhà thờ chính tòa Kitô, Giáo Phận Orange, California.

10- Hành trình Emmaus VII: Đại hội Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ đã khai mạc tại Nhà thờ chính tòa thánh Giuse, Giáo Phận San Jose, California.

11- Giới thiệu Thánh Ca: Gặp Chúa Trên Quê Hương.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết