Phụng Vụ - Mục Vụ
Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Mân Côi
Kim Thúy
00:58 25/10/2021
Ngày 26/10: Lớn lên trong tình yêu. Suy niệm: Linh mục Anthony Nguyễn Ngọc Dũng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
04:43 25/10/2021
SUY NIỆM 26OCT21
CHỦ ĐỀ: Lớn lên trong tình yêu
Tin Mừng Lc 13,18-21
Hạt cải lớn lên và trở thành cây.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng rằng: “Nước Thiên Chúa giống cái gì đây? Tôi phải ví Nước ấy với cái gì? Nước Thiên Chúa giống như chuyện một hạt cải người nọ lấy gieo trong vườn mình. Nó lớn lên và trở thành cây, chim trời làm tổ trên cành được.”
Người lại nói: “Tôi phải ví Nước Thiên Chúa với cái gì? Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men.”
Đó là lời Chúa
Sức Mạnh Của Tình Yêu
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:49 25/10/2021
Sức Mạnh Của Tình Yêu
(Lễ Kính hai thánh Tông đồ Simon và Giuđa Tađêô – 28/10)
Đọc danh sách tên Nhóm Mười Hai mà Chúa Giêsu chọn trong số những người đi theo Người để đặt làm Tông đồ hẳn chúng ta kinh ngạc và khó tìm ra tiêu chí chọn tập thể cộng tác viên thân cận của Người. Dĩ nhiên Chúa Giêsu không chọn gọi cách ngẫu nhiên hay tùy hứng nhưng cách ý thức trong sự tự do và tinh thần trách nhiệm. Tin mừng tường thuật: “Trong những ngày ấy, Đức Giêsu đi lên núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm để cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ” (Lc 6,12-13).
Dưới cái nhìn nhân loại, mười hai vị trong danh sách được liệt kê, hình như chẳng có một ai đáp ứng được nhiều tiêu chí để chọn vào hàng tu sĩ hay giáo sĩ của Giáo Hội Công Giáo ngày nay. Về mặt học vấn thì xem ra chỉ một hai vị biết đọc, biết viết. Về mặt đạo đức thì có lẽ cả tập thể mười hai đều dưới trung bình: không biết ăn chay và cũng chẳng biết cách cầu nguyện. Tham lam chức quyền thì không sót một ai. Ba năm theo Thầy thường tranh giành với nhau về cái chức làm đầu trong tập thể (x.Lc 9,46). Bên cạnh đó có nhiều vị lại có cá tính không mấy hay cách rõ nét.
Hai anh em nhà Giêbêđê là Giacôbê và Gioan đã từng được Chúa Giêsu đặt biệt hiệu là “thiên lôi con”(Mc 3,17). Và hôm nay, ngày 28/10 Giáo Hội kính nhớ hai vị là Simon và Giuđa Tađêô mà một trong hai có biệt danh là “quá khích”. Người ta suy đoán là cả hai đều thuộc nhóm Zêlốt thời bấy giờ. Nhóm Zêlốt được hình thành vào đầu thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên. Tôn chỉ của nhóm này là đánh đuổi đế quốc Rôma để giành lại độc lập tự do cho dân tộc Do Thái đang bị đô hộ. Họ dùng phương pháp “bạo lực cách mạng”. Biện pháp phổ biến là ám sát các yếu nhân của Chính Quyền Rôma đang cai trị và những ai cộng tác với Chính quyền đế quốc bằng thanh trủy thủ là chiếc gươm ngắn giấu trong mình. Người ta đã từng xem nhóm này là “ông tổ” của chủ nghĩa khủng bố. Hai thanh gươm mà Phêrô nói trong đêm Tiệc Ly hầu chắc là của hai ngài Simon và Giuđa xuất thân từ nhóm quá khích (x.Lc 22,38).
Đối với loài người thì có rất nhiều sự trong nhiều trường hợp thì như là không thể thánh hiện thực, nhưng đối với Thiên Chúa mọi sự đều là có thể (x.Mt 19,26). Không chỉ bằng quyền năng trong lời nói và hành động, nhưng Chúa Giêsu còn đặc biệt dùng tình yêu của mình mà giáo hóa các tông đồ. Sức mạnh của tình yêu thật diệu kỳ. Chính tình yêu của Thầy chí thánh đã làm cho các tông đồ đổi thay. Hai vị “thiên lôi con” đã dần trở nên khiêm tốn và quảng đại. Giacôbê là vị tử đạo đầu tiên trong tập thể Tông Đồ (Cv12,1-3). Sau khi Chúa Giêsu về trời thì khi tháp tùng Phêrô đi rao giảng Tin mừng, ngài Gioan, thiên lôi con lại rất khiêm nhu hiện diện như là người trợ lý đồng hành âm thầm (x.Cv 3-4). Các chàng ngư phủ xứ Galilê từ những người đánh cá kiếm tiền dần chuyển thành người chinh phục tha nhân cách vô vị lợi.
Hai vị tông đồ “quá khích” cũng có đổi thay nhiều mặt. Hai thanh gươm luôn kè kè bên mình, nhưng không còn thấy sử dụng phục vụ sự khủng bố hay điều gì sai trái. Có lẽ trong vườn cây dầu chính Phêrô đã nhất thời mượn tạm một thanh để bảo vệ Thầy nhưng đã bị Thầy dạy xỏ ngay gươm vào vỏ (x.Mt 26,52). Tình yêu quyền năng của Thiên Chúa khi gặp được sự khiêm nhu biết phục thiện của con người thì sẽ trổ sinh nhiều hoa trái ngọt ngào.
Với Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể. Tuy nhiên sức mạnh của tình yêu dường như lại thúc thủ (bó tay) trước sự gian dối cố tình. Không chi gian tham, ăn bớt tiền của quỹ chung mà Giuđa Iscariốt còn giả vờ tin vào Thầy để ở lại với tập thể. Khi có nhiều người thấy chối tai trước lời mạc khải mình là Bánh Hằng Sống từ trời xuống và họ đã bỏ đi, kể cả nhiều môn đệ thì Chúa Giêsu đã hỏi nhóm Mười Hai: “Còn các con, các con có bỏ Thầy mà đi không?”. Phêrô đã tuyên xưng rằng “bỏ Thầy chúng con biết đi theo ai vì Thầy có lời ban sự sống”. Dù không tin nhưng ông Giuđa vẫn giả vờ tin rồi tiếp tục ở lại để tìm dịp thực hiện mộng vương bá, kể cả việc phản bội, bán rẻ Thầy mình (Ga 6,67-71).
Mừng kính hai thánh Tông đồ Simon và Giuđa Tađêô, xin cho Kitô hữu chúng ta luôn vững tin vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Dẫu cho còn đó nhiều vị trong tập thể nhóm tông đồ “chuyên biệt” còn nhiều sai lỗi và cả khuyết tật, nhưng với sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa thì sự tốt đẹp sẽ lại đến cho Giáo hội và nhân trần. Chỉ mong sao xin đừng để một ai quá gian tham cách hữu ý và diên trì. Xin cho tất cả chúng ta trong mọi bậc sống, mọi nhiệm vụ đảm đương và mọi hoàn cảnh biết luôn khiêm nhu phục thiện để tình yêu và ân sủng của Chúa canh tân chúng ta mỗi ngày, biến chúng ta thành khí cụ loan báo Tin Mừng cứu độ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Lễ Kính hai thánh Tông đồ Simon và Giuđa Tađêô – 28/10)
Đọc danh sách tên Nhóm Mười Hai mà Chúa Giêsu chọn trong số những người đi theo Người để đặt làm Tông đồ hẳn chúng ta kinh ngạc và khó tìm ra tiêu chí chọn tập thể cộng tác viên thân cận của Người. Dĩ nhiên Chúa Giêsu không chọn gọi cách ngẫu nhiên hay tùy hứng nhưng cách ý thức trong sự tự do và tinh thần trách nhiệm. Tin mừng tường thuật: “Trong những ngày ấy, Đức Giêsu đi lên núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm để cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ” (Lc 6,12-13).
Dưới cái nhìn nhân loại, mười hai vị trong danh sách được liệt kê, hình như chẳng có một ai đáp ứng được nhiều tiêu chí để chọn vào hàng tu sĩ hay giáo sĩ của Giáo Hội Công Giáo ngày nay. Về mặt học vấn thì xem ra chỉ một hai vị biết đọc, biết viết. Về mặt đạo đức thì có lẽ cả tập thể mười hai đều dưới trung bình: không biết ăn chay và cũng chẳng biết cách cầu nguyện. Tham lam chức quyền thì không sót một ai. Ba năm theo Thầy thường tranh giành với nhau về cái chức làm đầu trong tập thể (x.Lc 9,46). Bên cạnh đó có nhiều vị lại có cá tính không mấy hay cách rõ nét.
Hai anh em nhà Giêbêđê là Giacôbê và Gioan đã từng được Chúa Giêsu đặt biệt hiệu là “thiên lôi con”(Mc 3,17). Và hôm nay, ngày 28/10 Giáo Hội kính nhớ hai vị là Simon và Giuđa Tađêô mà một trong hai có biệt danh là “quá khích”. Người ta suy đoán là cả hai đều thuộc nhóm Zêlốt thời bấy giờ. Nhóm Zêlốt được hình thành vào đầu thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên. Tôn chỉ của nhóm này là đánh đuổi đế quốc Rôma để giành lại độc lập tự do cho dân tộc Do Thái đang bị đô hộ. Họ dùng phương pháp “bạo lực cách mạng”. Biện pháp phổ biến là ám sát các yếu nhân của Chính Quyền Rôma đang cai trị và những ai cộng tác với Chính quyền đế quốc bằng thanh trủy thủ là chiếc gươm ngắn giấu trong mình. Người ta đã từng xem nhóm này là “ông tổ” của chủ nghĩa khủng bố. Hai thanh gươm mà Phêrô nói trong đêm Tiệc Ly hầu chắc là của hai ngài Simon và Giuđa xuất thân từ nhóm quá khích (x.Lc 22,38).
Đối với loài người thì có rất nhiều sự trong nhiều trường hợp thì như là không thể thánh hiện thực, nhưng đối với Thiên Chúa mọi sự đều là có thể (x.Mt 19,26). Không chỉ bằng quyền năng trong lời nói và hành động, nhưng Chúa Giêsu còn đặc biệt dùng tình yêu của mình mà giáo hóa các tông đồ. Sức mạnh của tình yêu thật diệu kỳ. Chính tình yêu của Thầy chí thánh đã làm cho các tông đồ đổi thay. Hai vị “thiên lôi con” đã dần trở nên khiêm tốn và quảng đại. Giacôbê là vị tử đạo đầu tiên trong tập thể Tông Đồ (Cv12,1-3). Sau khi Chúa Giêsu về trời thì khi tháp tùng Phêrô đi rao giảng Tin mừng, ngài Gioan, thiên lôi con lại rất khiêm nhu hiện diện như là người trợ lý đồng hành âm thầm (x.Cv 3-4). Các chàng ngư phủ xứ Galilê từ những người đánh cá kiếm tiền dần chuyển thành người chinh phục tha nhân cách vô vị lợi.
Hai vị tông đồ “quá khích” cũng có đổi thay nhiều mặt. Hai thanh gươm luôn kè kè bên mình, nhưng không còn thấy sử dụng phục vụ sự khủng bố hay điều gì sai trái. Có lẽ trong vườn cây dầu chính Phêrô đã nhất thời mượn tạm một thanh để bảo vệ Thầy nhưng đã bị Thầy dạy xỏ ngay gươm vào vỏ (x.Mt 26,52). Tình yêu quyền năng của Thiên Chúa khi gặp được sự khiêm nhu biết phục thiện của con người thì sẽ trổ sinh nhiều hoa trái ngọt ngào.
Với Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể. Tuy nhiên sức mạnh của tình yêu dường như lại thúc thủ (bó tay) trước sự gian dối cố tình. Không chi gian tham, ăn bớt tiền của quỹ chung mà Giuđa Iscariốt còn giả vờ tin vào Thầy để ở lại với tập thể. Khi có nhiều người thấy chối tai trước lời mạc khải mình là Bánh Hằng Sống từ trời xuống và họ đã bỏ đi, kể cả nhiều môn đệ thì Chúa Giêsu đã hỏi nhóm Mười Hai: “Còn các con, các con có bỏ Thầy mà đi không?”. Phêrô đã tuyên xưng rằng “bỏ Thầy chúng con biết đi theo ai vì Thầy có lời ban sự sống”. Dù không tin nhưng ông Giuđa vẫn giả vờ tin rồi tiếp tục ở lại để tìm dịp thực hiện mộng vương bá, kể cả việc phản bội, bán rẻ Thầy mình (Ga 6,67-71).
Mừng kính hai thánh Tông đồ Simon và Giuđa Tađêô, xin cho Kitô hữu chúng ta luôn vững tin vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Dẫu cho còn đó nhiều vị trong tập thể nhóm tông đồ “chuyên biệt” còn nhiều sai lỗi và cả khuyết tật, nhưng với sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa thì sự tốt đẹp sẽ lại đến cho Giáo hội và nhân trần. Chỉ mong sao xin đừng để một ai quá gian tham cách hữu ý và diên trì. Xin cho tất cả chúng ta trong mọi bậc sống, mọi nhiệm vụ đảm đương và mọi hoàn cảnh biết luôn khiêm nhu phục thiện để tình yêu và ân sủng của Chúa canh tân chúng ta mỗi ngày, biến chúng ta thành khí cụ loan báo Tin Mừng cứu độ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:38 25/10/2021
45. Đối với việc sử dụng vật chất thì con người ta thường có khuynh hướng nhìn chính mình, chúng nó có thể giúp bao nhiêu thì dùng bấy nhiêu, chúng nó có thể ngăn trở bao nhiêu thì bớt bỏ bấy nhiêu.
(Thánh Ignatius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:42 25/10/2021
93. KHÔNG CẦN CÁM ƠN
Có một người viết thư pháp không tốt, nhưng rất thích đi khắp nơi viết chữ cho người ta.
Một ngày nọ, nhìn thấy có người cầm một cái quạt trắng thì lại muốn đề chữ. Người ấy từ chối và quỳ xuống. Anh ta nói:
- “Bất quá ta chỉ viết cho ngươi vài chữ, không cần cám ơn”.
Người ấy cười đáp:
- “Tôi chỉ xin ông đừng đá cái quạt của tôi mà thôi !”
(Hi đàm lục)
Suy tư 93:
Ở đời, hai chữ cám ơn rất là cần thiết, nhưng có những có hạng người sau đây cảm thấy không xứng đáng để nhận hai chữ cám ơn:
- Các linh mục không muốn nhận hai chữ cám ơn, vì các ngài biết rằng, mình chỉ là một đầy tớ vô dụng của Thiên Chúa, và chỉ làm theo ý của Thiên Chúa mà thôi.
- Các tu sĩ nam nữ họ cũng không muốn nhận hai chữ cám ơn khi phục vụ tha nhân, vì họ đi tu là để phục vụ Đức Chúa Giê-su trong mọi người, nên họ cũng cảm thấy không xứng đáng để được cám ơn.
- Những người giàu có họ cũng không muốn nhận hai chữ cám ơn, vì tiền bạc họ bỏ ra giúp đỡ tha nhân không phải bởi họ mà có, nhưng Thiên Chúa ban cho họ để họ thay mặt Ngài mà giúp đỡ anh chị em.
Có hạng người không muốn dám nhận hai chữ cám ơn, thì cũng có hạng người bắt người chịu ơn phải cám ơn mình:
- Những người thích quyền lực thì cũng thích người khác cám ơn mình, để bày tỏ mình đã ban ân huệ cho họ.
- Những người thích khoe khoang thì cũng thích người khác cám ơn mình, để có dịp khoe khoang công đức mình đã làm cho người khác.
Hai chữ cám ơn thì luôn phải có trên môi miệng của người lịch sự, bởi vì nó biểu lộ nét văn minh và văn hóa của một con người.
Phải cám ơn Thiên Chúa khi người khác cám ơn mình, nhưng phải biết mắc cở trong lòng khi người khác cám ơn mình, lý do tại sao thì tất cả người Ki-tô hữu đều đã biết...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người viết thư pháp không tốt, nhưng rất thích đi khắp nơi viết chữ cho người ta.
Một ngày nọ, nhìn thấy có người cầm một cái quạt trắng thì lại muốn đề chữ. Người ấy từ chối và quỳ xuống. Anh ta nói:
- “Bất quá ta chỉ viết cho ngươi vài chữ, không cần cám ơn”.
Người ấy cười đáp:
- “Tôi chỉ xin ông đừng đá cái quạt của tôi mà thôi !”
(Hi đàm lục)
Suy tư 93:
Ở đời, hai chữ cám ơn rất là cần thiết, nhưng có những có hạng người sau đây cảm thấy không xứng đáng để nhận hai chữ cám ơn:
- Các linh mục không muốn nhận hai chữ cám ơn, vì các ngài biết rằng, mình chỉ là một đầy tớ vô dụng của Thiên Chúa, và chỉ làm theo ý của Thiên Chúa mà thôi.
- Các tu sĩ nam nữ họ cũng không muốn nhận hai chữ cám ơn khi phục vụ tha nhân, vì họ đi tu là để phục vụ Đức Chúa Giê-su trong mọi người, nên họ cũng cảm thấy không xứng đáng để được cám ơn.
- Những người giàu có họ cũng không muốn nhận hai chữ cám ơn, vì tiền bạc họ bỏ ra giúp đỡ tha nhân không phải bởi họ mà có, nhưng Thiên Chúa ban cho họ để họ thay mặt Ngài mà giúp đỡ anh chị em.
Có hạng người không muốn dám nhận hai chữ cám ơn, thì cũng có hạng người bắt người chịu ơn phải cám ơn mình:
- Những người thích quyền lực thì cũng thích người khác cám ơn mình, để bày tỏ mình đã ban ân huệ cho họ.
- Những người thích khoe khoang thì cũng thích người khác cám ơn mình, để có dịp khoe khoang công đức mình đã làm cho người khác.
Hai chữ cám ơn thì luôn phải có trên môi miệng của người lịch sự, bởi vì nó biểu lộ nét văn minh và văn hóa của một con người.
Phải cám ơn Thiên Chúa khi người khác cám ơn mình, nhưng phải biết mắc cở trong lòng khi người khác cám ơn mình, lý do tại sao thì tất cả người Ki-tô hữu đều đã biết...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một ngày kia, sẽ hoàn thành
Lm. Minh Anh
22:59 25/10/2021
MỘT NGÀY KIA, SẼ HOÀN THÀNH
“Các tạo vật ngóng trông sự mạc khải của con cái Thiên Chúa!”.
Đi du lịch Ý, một người khách đến thăm một ngôi thánh đường đồ sộ vừa được hoàn thành phần ngoài. Vào bên trong, du khách ấy thấy một nghệ sĩ nhỏ bé đang quỳ gối trước một bức tường rộng lớn mà trên đó, anh vừa tạo một bức khảm mosaic; bên cạnh anh, hàng nghìn mảnh gốm màu. Tò mò, du khách hỏi, “Làm sao anh có thể hoàn tất một công trình lớn như thế?”. Nghệ nhân trả lời, “Tôi biết, tôi có thể hoàn thành bao nhiêu trong một ngày. Mỗi sáng, tôi đánh dấu phần sẽ hoàn tất hôm đó, và không lo lắng về những gì còn lại bên ngoài không gian kia. Đó là điều tốt nhất tôi có thể; và nếu tôi tận tuỵ làm hết sức mình, bức khảm ‘một ngày kia, sẽ hoàn thành!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Không chỉ bức khảm của ngôi thánh đường ‘một ngày kia, sẽ hoàn thành”, nhưng ơn cứu độ của chúng ta cũng thế! Dẫu trong Chúa Kitô, nó đã được ban cho nhân loại một cách đầy đủ và trọn vẹn; cũng vậy, Nước Trời vẫn là một thực tại dở dang, mãi cho đến ngày chúng ta hợp hoan với Thiên Chúa Cha trên thiên đàng. Đó cũng là những gì phụng vụ Lời Chúa hôm nay cho thấy!
Trong thư Rôma hôm nay, thánh Phaolô cho biết, chúng ta sở hữu Chúa Thánh Thần, nhưng Thánh Thần này mới chỉ là hoa trái đầu mùa của sự cứu rỗi; bởi lẽ, “Không chỉ các tạo vật, mà cả chúng ta nữa, là những kẻ đã được hưởng ơn đầu mùa của Chúa Thánh Thần, chúng ta cũng rên siết khi ngóng chờ phúc làm nghĩa tử của Thiên Chúa và ơn cứu độ thân xác chúng ta”. Chúng ta chưa phải là tất cả những gì Thiên Chúa định cho mỗi người trở thành. Qua Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa đã bắt đầu công việc tốt lành của Ngài trong cuộc sống của mỗi người, công việc đó chưa hoàn tất, nhưng phải đợi đến ‘một ngày kia, sẽ hoàn thành’ trong cõi đời đời. Vì thế, chúng ta luôn luôn sống trong hy vọng, tin yêu; chúng ta đang luôn ở trên đường; chưa đến đích!
Sứ điệp của Phaolô gắn liền với giáo huấn của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu nói đến tiềm năng của Vương Quốc Ngài qua hai dụ ngôn. Ngài ví Nước Trời như hạt cải mà người kia đã gieo vào vườn mình; hoặc như men mà phụ nữ nọ trộn vào ba đấu bột. ‘Hạt cải chưa mọc thành cây’, ‘chút men chưa làm dậy bột’; tuy nhiên, nhờ sự sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, công trình của Thiên Chúa đã vận hành trong thế giới và trong cuộc sống mỗi người. Đây là quá trình mà Thiên Chúa mời gọi chúng ta hợp tác; và nếu mỗi người tiếp tục quảng đại âm thầm dấn thân cho công việc này nơi chính mình và trong thế giới, nhân loại sẽ sớm cảm nghiệm được sự cứu rỗi viên mãn của Thiên Chúa, và sự ngự trị đầy đủ của Vương Quốc Ngài vốn ‘một ngày kia, sẽ hoàn thành’. Bấy giờ, mỗi người sẽ cảm nhận công trình cứu độ vĩ đại của Thiên Chúa như tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca, “Việc Chúa làm cho ta ôi vĩ đại!”.
Anh Chị em,
Chúng ta “ngóng trông sự mạc khải của con cái Thiên Chúa” và Vương Quốc của Ngài; thế nhưng, Vương Quốc Ngài đang hiển trị nơi tất cả những ai phục tùng quyền năng yêu thương của Ngài trong cuộc sống và trong các mối quan hệ của họ. Chúa Giêsu vừa là biểu tượng, vừa là hiện thân của Vương Quốc này khi qua Ngài, quyền năng yêu thương của Thiên Chúa đã xâm nhập vào cuộc sống của mọi người. Và, trong mức độ họ chấp nhận Ngài và thông điệp của Ngài, Vương Quốc của Thiên Chúa đang trở nên hiện thực. Vì thế, đừng nản lòng nếu nỗ lực của chúng ta không mang lại một kết quả rõ ràng. Đơn giản, chỉ cần cam kết trồng, cam kết gieo, cam kết dậy men lần này lần khác; hãy thoả thích gieo mầm niềm tin và xem đây là sứ mạng của mình! Nếu mỗi người làm tốt điều này trong suốt cuộc đời mình, thì từ thiên đàng, ngày kia, chúng ta sẽ nhìn lại và ngạc nhiên về cách thức Thiên Chúa quyền năng sinh ra Vương Quốc Ngài, một Vương Quốc mà ‘một ngày kia, sẽ hoàn thành’ qua những hành động đức tin và tình yêu dường như tầm thường đó.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con vững tin rằng, công trình của Chúa ‘một ngày kia, sẽ hoàn thành’ khi con ra sức xây dựng Vương Quốc Ngài, dù với những hy sinh nhỏ bé nhất, tầm thường nhất”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một thầy Dòng Augustinô gặp tai nạn liệt hết tứ chi, được cho phép thụ phong linh mục, sắp được tuyên thánh
Đặng Tự Do
05:09 25/10/2021
Tiến trình tuyên thánh cho Cha Bill Atkinson, một linh mục dòng Augustinô từ Philadelphia qua đời năm 2006, đã tiến gần hơn một bước nữa. Trong một buổi lễ vào hôm thứ Ba, Tổng Giáo phận Philadelphia đã chính thức khép lại giai đoạn cấp giáo phận, đây là bước đầu tiên của tiến trình này. Tổng giáo phận hiện sẽ bàn giao toàn bộ tài liệu cho Rôma để kiểm tra thêm.
“Ngài thực sự là một người đàn ông rất trầm lặng, một người khiêm tốn, nhưng là một cá nhân rất đạo đức và dấn thân sâu sắc với đời sống tu trì, với bản sắc Augustinô, và đã phục vụ tận tâm trong 30 năm với những người ở những trường học”, Cha Michael Di Gregorio, OSA, giám tỉnh tiền nhiệm của Tỉnh Dòng Thánh Thomas thành Villanova, nơi Cha Bill là một thành viên, cho biết như trên.
Cha Bill là linh mục đầu tiên được thụ phong linh mục bị liệt tứ chi. Ngài bị liệt từ cổ trở xuống trong một tai nạn xe trượt tuyết trong năm đầu tiên làm việc tại nhà tập của Dòng Thánh Augustinô.
Cha Michael cho biết: “Cha ấy luôn đáp ứng những yêu cầu được đưa ra đối với chức vụ của mình mặc dù những người khác đang ở trong những tình huống khuyết tật như ngài hầu chắc sẽ thoái thác”.
Ngài thường đến thăm các bệnh viện và nói chuyện với các cựu chiến binh đã bị thương, sử dụng kinh nghiệm của bản thân để phục vụ những người khuyết tật.
Cha Michael nói: “Có điều gì đó rất bình thường về Cha Bill về cách ngài làm công việc của mình. Điểm đặc biệt là ngài đã làm công việc của mình, chức vụ của mình, thực hiện chức tư tế của mình trong hoàn cảnh rất hạn chế - một hạn chế về thể chất, nhưng chắc chắn không có bất kỳ hạn chế nào trong khả năng tinh thần hoặc ý chí và mong muốn được phục vụ của ngài”.
Sinh ra ở Philadelphia vào năm 1946, Cha Bill vào nhà tập sau một năm dự bị tại Học viện Augustinô ở Đảo Staten, New York. Trong vụ tai nạn nghiêm trọng đến mức mọi người không rõ Cha Bill có sống sót hay không, vì thế ngài đã tuyên thệ những lời thề đầu tiên từ trên giường bệnh. Ngài bắt đầu một quá trình phục hồi chức năng dài và sâu rộng và tiếp tục ở nhà tập.
Cha Michael, người đã sống với Cha Bill trong vài năm đào tạo cho biết: “Tôi thực sự nhận thấy rằng ngài giống như một trong những người còn lại trong chúng tôi. Ngài ngồi trên xe lăn và luôn cần sự trợ giúp của những người xung quanh, nhưng ngài đã tham gia vào mọi việc mà chúng tôi làm. Ngài luôn cầu nguyện. Ngài đến dùng bữa với chúng tôi và không muốn ai phải lo cho mình.”
Gần chín năm sau tai nạn, Cha Bill đã hoàn thành việc học của mình và thỉnh cầu Thánh Phaolô Đệ Lục cho được thụ phong linh mục. Đức Giáo Hoàng đã ban phép miễn chuẩn và vào ngày 2 tháng 2 năm 1974, Cha Bill được thụ phong linh mục.
“Ngài đã làm những gì cần làm bất kể là việc đó có đi đến đâu hay không. Sự kiên trì là một dấu ấn tuyệt vời trong cuộc đời ngài.”
Cha Bill qua đời ngày 15 tháng 9 năm 2006, tại Tu viện Thánh Tôma thuộc Đại học Villanova. Vài năm sau, các nhà Augustinô quyết định xem xét khả năng đưa ra án tuyên thánh. Cha Bề Trên Tổng quyền đã gặp gỡ những người thân, anh em, bạn bè và những người chăm sóc Cha Bill, và yêu cầu họ giải thích cho ngài lý do họ muốn Cha Bill được tuyên th1nh.
Vào năm 2015, Đức Tổng Giám Mục Chaput đã chỉ định một tòa án và một ủy ban lịch sử để xem xét tài liệu về Cha Bill. Tòa án được giao nhiệm vụ phỏng vấn những người biết Cha Bill và những người muốn đưa ra lời khai về án tuyên thánh.
Source:Catholic News Agency
Thánh Piô Năm Dấu Thánh đã trả lời bức thư của Đức Gioan Phaolô II bằng một phép lạ
Đặng Tự Do
05:10 25/10/2021
Kỷ niệm ngày lễ nhớ Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, và ngày ngài được bầu vào ngôi Giáo Hoàng, tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài viết nhan đề “Padre Pio replied to John Paul II’s letter with a miracle”, nghĩa là “Cha Piô Năm Dấu Thánh đã trả lời bức thư của Đức Gioan Phaolô II bằng một phép lạ”.
Đức Gioan-Phaolô II đã viết một lá thư cho Cha Piô Năm Dấu Thánh để xin những lời cầu nguyện và vị thánh đã đáp lại bằng một phép lạ.
Năm 1947, khi mới được thụ phong linh mục, Cha Karol Wojtyla, sau này là Đức Gioan Phaolô II, đã đến thăm Cha Piô Năm Dấu Thánh để gặp vị tu sĩ Capuchin nổi tiếng này. Đó là một chuyến thăm ngắn ngủi, nhưng Cha Wojtyla không quên chuyến viếng thăm ấy, vì sau đó ngài đã viết một bức thư cho Cha Piô Năm Dấu Thánh để xin những lời cầu nguyện.
Bức thư được viết bằng tiếng Latinh vào năm 1962, khi Cha Wojtyla đã trở thành một giám mục ở Ba Lan. Sau đây là một đoạn trích trong bức thư từ cuốn sách The Making Of The Pope Of The Millenium, nghĩa là Việc Hình Thành Nên Vị Giáo Hoàng Của Thiên Niên Kỷ.
Thưa Cha, tôi xin Cha cầu nguyện cho một phụ nữ khoảng 40 tuổi, mẹ của 4 cô con gái, là người đã phải ở trại tập trung ở bên Đức suốt 5 năm trong thời gian chiến tranh. Hiện tại tính mạng của cô đang bị đe dọa bởi khối u. Xin Chúa qua lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Cực Thánh bày tỏ lòng thương xót của Ngài đối với người phụ nữ này và gia đình của cô ấy.
Đức Gioan-Phaolô II không bao giờ nhận được thư hồi âm từ Cha Piô Năm Dấu Thánh, nhưng một vài ngày ngắn ngủi sau đó, đã xảy ra một phép lạ. Đức Gioan-Phaolô II đã viết một lá thư gửi lại Cha Piô Năm Dấu Thánh, bày tỏ niềm vui của ngài.
Thưa Cha, người phụ nữ ở Krakow đã được chữa lành ngay lập tức vào ngày 21 tháng 11 trước khi cần đến can thiệp phẫu thuật. Tôi xin tạ ơn Chúa. Tôi cũng cảm ơn Cha.
Không có gì ngạc nhiên khi Thánh Gioan Phaolô II trở thành người ủng hộ mạnh mẽ cho Thánh Piô Năm Dấu Thánh khi ngài trở thành giáo hoàng. Ngài đã phong thánh cho vị tu sĩ Capuchin vào năm 2002.
Source:Aleteia
Nhiều người lớn từ Afghanistan, Iran chuẩn bị được rửa tội thành người Công Giáo ở Vienna
Đặng Tự Do
05:10 25/10/2021
11 người đến từ Afghanistan nằm trong số 27 người trưởng thành sẽ sớm được rửa tội để gia nhập Giáo Hội Công Giáo tại tổng giáo phận Vienna của Áo.
Đức Hồng Y Christoph Schönborn của Vienna đã chính thức chào đón các ứng viên cho lễ rửa tội cho người lớn trong một buổi lễ vào ngày 20 tháng 10 tại một nhà thờ của dòng Carmêlô ở quận Döbling của thành phố.
Ngoài 11 người Afghanistan, còn có 6 người Iran và 4 người Áo, những người còn lại đến từ 5 quốc gia khác.
Hơn 2/3 trong số các vị này là nam giới và trong độ tuổi từ 20 đến 40.
Vị Hồng Y 76 tuổi nói với các ứng viên: “Việc trở thành một Kitô Hữu mang lại hy vọng lớn hơn những vấn đề và khủng hoảng của thế giới này và cũng lớn hơn những tấn kích cá nhân của số phận mà một số các bạn đã trải qua.”
Theo nhóm vận động cho tự do tôn giáo Open Doors, Afghanistan là quốc gia trong đó tình trạng của các tín hữu Kitô tồi tệ thứ hai trên thế giới chỉ sau Triều Tiên. Iran xếp ở vị trí thứ tám.
Daniel Vychytil, người giám sát nhóm bí tích khai tâm dành cho người lớn ở Vienna và ở cấp quốc gia, nói với hãng thông tấn Công Giáo Áo Kathpress rằng nhiều người muốn được rửa tội là những người đã được cấp quy chế tị nạn. Chi tiết này nhằm bác bỏ ý kiến cho rằng họ xin được rửa tội để được cấp quy chế tị nạn. Thực tế, họ đã được cấp quy chế tị nạn rồi, biết chắc mình không phải quay trở lại cố hương, họ mới xin được rửa tội. Những người này hầu hết đã có cảm tình với Công Giáo qua các chứng tá của các nhà truyền giáo và các cơ quan bác ái Công Giáo.
Sau khi Taliban nắm chính quyền ở Afghanistan vào tháng 8, người Afghanistan ở Áo lập tức nhận được giấy phép cư trú.
Nhưng những người Afghanistan đã rửa tội thường lo lắng về các thành viên trong gia đình vẫn ở lại quê hương của họ.
Vychytil nói: “Ngay cả khi họ đã được cho phép tị nạn, người thân trước tiên phải xoay sở để trốn sang Pakistan và nộp đơn đến đại sứ quán Áo để được đoàn tụ gia đình.
Ông nói thêm rằng cũng có một số các ứng viên rửa tội người Afghanistan lần đầu gặp gỡ Kitô Giáo trên hành trình rời Afghanistan hoặc ở chính nước Áo. Nhưng nhắc lại rằng một số người đã có “kinh nghiệm tôn giáo rất sâu sắc” từ khi còn ở quê nhà.
“Một số đã tin vào Chúa Giêsu Kitô qua những cuộc trò chuyện với những người đồng hương đã cải đạo và đang tích cực trong công việc truyền giáo, những người khác qua những chuyến viếng thăm không gian nhà thờ, nơi họ cảm nhận được sự yên bình và tĩnh lặng sâu sắc và gặp gỡ Thiên Chúa”.
Vychytil nói thêm rằng anh biết những người Afghanistan trong những năm trước đã bị trục xuất khỏi Áo ngay cả sau khi đã được rửa tội.
Kathpress cho biết ở Áo, số lượng người trưởng thành rửa tội – tức là những người từ 14 tuổi trở lên - đã tăng lên kể từ đầu thiên niên kỷ, đạt đỉnh cao vào năm 2017.
Tương tự như các giáo phận khác của Áo, tổng giáo phận Vienna nhận các ứng viên rửa tội mỗi năm vào mùa xuân, nhưng có một buổi lễ khác vào mùa thu dành cho các ứng viên trưởng thành bắt đầu chuẩn bị muộn hơn.
Lễ rửa tội diễn ra tại các giáo xứ địa phương xung quanh Lễ Chúa Kitô Vua, rơi vào ngày 21 tháng 11 năm nay.
Vychytil ước tính rằng sẽ có khoảng 200 người lớn được rửa tội ở Áo trong năm nay, 80 người trong số họ ở tổng giáo phận Vienna.
Có khoảng 45,000 trẻ sơ sinh được rửa tội hàng năm ở Áo, một quốc gia trung tâm Âu Châu với chín triệu dân, khoảng 57% trong số đó là người Công Giáo được rửa tội.
Source:Catholic News Agency
Đức Hồng Y Dolan nói: Quyền con người bắt đầu từ khi còn trong bụng mẹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:32 25/10/2021
Bước đầu tiên để chấm dứt mọi hình thức bạo lực trong xã hội - dù liên quan đến tội phạm, phân biệt chủng tộc hay nghèo đói - là chấm dứt bạo lực phá thai, Đức Hồng Y Timothy Dolan của tổng giáo phận New York viết trong một chuyên mục ngày 20 tháng 10.
“Tôi cho rằng bạo lực sẽ không bao giờ chấm dứt cho đến khi chúng ta dừng giấy phép phá thai cực đoan được cho là bất khả xâm phạm, mà dường như đã thu hút một bộ phận trong xã hội của chúng ta,” Đức Hồng Y Dolan viết.
“Như Mẹ Teresa đã viết, 'Chúng ta đừng ngạc nhiên khi nghe nói về những vụ giết người, những vụ thảm sát, chiến tranh, và hận thù. Nếu một người mẹ có thể giết chết chính đứa con của mình, thì sao người ta không thể giết nhau? '”
Đức Hồng Y Dolan nhận định rằng: Trong một xã hội bị chia rẽ về chính trị và văn hóa, một điều dường như hợp nhất tất cả các bên, "là nỗi lo rằng thế giới của chúng ta đã đánh mất sự tôn trọng cơ bản đối với sự sống."
Đức Hồng Y đã trích dẫn một số ví dụ thuyết phục về cách đối xử đáng tiếc đối với cuộc sống con người, bao gồm hoàn cảnh của hàng triệu người tị nạn và di cư nghèo khổ; những cảnh khủng khiếp gần đây trong cuộc rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan; sự coi thường của một số người đối với những sinh mạng dễ bị tổn thương trong đại dịch coronavirus; tội phạm bạo lực, bao gồm cả vụ giết George Floyd; sự gia tăng các vụ tự tử, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi; và bóng ma thường xuyên, ở rất nhiều nơi, của các vụ xả súng hàng loạt.
Ngài viết rằng những ví dụ này cho thấy “cuộc sống con người hiện nay bị coi là vô dụng, vô giá trị, chỉ dùng một lần”. Trích dẫn những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô về chủ đề này, ngài nói rằng những thứ như vậy là một phần của “văn hóa vứt bỏ”.
Đức Hồng Y lập luận rằng luật cho phép giết và phanh thây những đứa trẻ vô tội trong bụng mẹ gửi ra một thông điệp phản đối sự sống quyết liệt đe dọa tất cả mọi người.
“Hãy nghĩ về điều đó: nếu sự sống mong manh của một đứa trẻ vô tội trong bụng mẹ - mà thiên nhiên bảo vệ như một nơi an toàn nhất so với bất cứ đâu – lại có thể bị chấm dứt, thì ai là người an toàn?”
“Nếu sự tiện lợi,“ sự lựa chọn ”hay“ quyền của tôi” có thể lấn át sự sống của đứa trẻ trong bụng mẹ, thì cuộc sống con người lại không bị đe dọa sao? Khi luật cho phép cuộc sống dễ bị tổn thương có thể bị hủy hoại, buộc nhân viên y tế phải làm điều chống lại lương tâm của họ, và yêu cầu tiền thuế của chúng ta phải trợ cấp cho điều đó, thì chúng ta đang đưa ra thông điệp gì về phẩm giá con người và sự thánh thiêng của cuộc sống? "
Đức Hồng Y Dolan lưu ý một quan sát của Robert F. Kennedy rằng “sức khỏe và đạo đức của xã hội được đánh giá bằng cách chúng ta bảo vệ những người bất lực và dễ bị tổn thương nhất”.
Đức Hồng Y đặt câu hỏi: "Ai mỏng manh và không có khả năng tự vệ hơn đứa trẻ nhỏ trong bụng mẹ?".
“Hút một đứa trẻ ra khỏi bụng mẹ, phanh thây nó, đầu độc nó, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô mô tả, giống như thuê một 'sát thủ' để ám sát một nạn nhân."
Đức Hồng Y Dolan kêu gọi tất cả mọi người, dù có đức tin hay không, hãy lên tiếng vì những thai nhi “không có khả năng tự vệ” và tố cáo “quyền” phá thai là “vô nhân đạo, bạo lực và trái với nhân quyền”.
Source:Catholic News Agency
Tổng giáo phận Santa Fe cảnh báo anh chị em tín hữu về một phụ nữ liều lĩnh
Đặng Tự Do
16:35 25/10/2021
Tòa Giám Mục Tổng giáo phận Santa Fe đã đưa ra một tuyên bố cảnh báo các tín hữu, sau khi một phụ nữ tuyên bố đã được thụ phong linh mục ở Albuquerque. Bà ta đang cử hành các thánh lễ, giải tội qua điện thoại và có thể còn đi xa hơn nữa.
“Như Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã giải thích, Chúa Giêsu đã quyết định chỉ chọn nam giới để làm tông đồ. Để trung thành với gương của Chúa, Giáo hội không tự cho mình quyền được phép phong chức linh mục cho phụ nữ.' Do đó, Giáo Hội Công Giáo không coi việc truyền chức cho phụ nữ là hợp lệ và thực sự, đó là một hành động tuyệt thông”, Cha Glennon Jones cho biết hôm 18 tháng 10.
Bà Anne Tropeano là người đã tìm cách để được thụ phong linh mục trong một nghi thức truyền chức trái phép được tổ chức vào ngày 16 tháng 10 tại Nhà thờ Thánh Gioan, một nhà thờ Anh Giáo ở Albuquerque. Bà ta đã “dâng Thánh lễ mở tay” vào ngày hôm sau tại Nhà thờ Thánh Phaolô, một nhà thờ của Tin Lành Lutheran, ở Albuquerque.
Bộ Giáo lý Đức tin đã ra sắc lệnh vào năm 2007 rằng bất cứ ai “cố gắng truyền chức thánh cho một phụ nữ, và cả người phụ nữ tìm cách để được truyền chức thánh, sẽ bị vạ tuyệt thông tiền kết.” Vạ tuyệt thông tiền kết nghĩa là người bị vạ tức khắc bị tuyệt thông mà không cần Tòa Thánh hay đấng bản quyền địa phương công bố.
Sắc lệnh đó cũng đã được phản ánh trong một tu chính vào năm 2010 liên quan đến các tội nghiêm trọng. Trong tu chính này, ai truyền chức thánh cho một phụ nữ, và cả người phụ nữ ấy đều bị vạ tuyệt thông, mà chỉ có Tòa Thánh, cụ thể là Bộ Giáo Lý Đức Tin, mới có thể giải vạ.
Bộ Giáo luật hiện hành nói rõ rằng chỉ có “người nam đã được rửa tội” mới được thụ phong một cách hợp lệ.
Trong tuyên bố năm 1976 của mình có tựa đề Inter Insigniores, Bộ Giáo lý Đức tin nhắc lại rằng Giáo hội “không tự coi mình được phép truyền chức linh mục cho phụ nữ”.
Tông thư Ordinatio Sacerdotalis năm 1994 của Thánh Gioan Phaolô II đã dạy dứt khoát rằng chỉ nam giới mới được thụ phong linh mục.
Trước khi các văn bản Inter và Ordinatio Sacerdotalis được ban hành, việc Giáo Hội chỉ truyền chức thánh cho một người nam đã được rửa tội được coi là một giáo huấn bất di bất dịch về mặt thần học.
Nhưng sau đó, vì có những nhóm ý thức hệ cổ vũ việc truyền chức linh mục cho phụ nữ đã chất vấn rằng liệu giáo huấn cho rằng Giáo hội không có thẩm quyền gì trong việc truyền chức linh mục cho phụ nữ, có được hiểu là thuộc về niềm tin hay không, nên Bộ Giáo lý Đức tin đã phải đưa ra câu trả lời vào năm 1995.
Bộ Giáo lý Đức tin đã trả lời bằng một câu trả lời khẳng định, và viết rằng “giáo huấn này đòi hỏi phải có sự đồng ý dứt khoát, vì nó được thiết lập dựa trên lời của Thiên Chúa được viết ra trong Kinh Thánh, và ngay từ đầu đã không ngừng được bảo tồn và tuân giữ trong Truyền thống của Giáo hội, nó đã được dạy bảo một cách bất khả ngộ bởi Huấn quyền bản quyền phổ quát. Do đó, trong hoàn cảnh hiện tại, Đức Giáo Hoàng Rôma đã truyền lại giáo huấn này bằng một tuyên bố chính thức, khẳng định rõ ràng những gì cần được thực hiện luôn luôn, ở mọi nơi, và tất cả, như thuộc về kho tàng đức tin”.
Và trong một bài bình luận giáo lý năm 1998 liên quan đến Tự Sắc “Ad tuendam fidem”, nghĩa là “Để bảo vệ đức tin”, của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, lúc đó là Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã viết rằng giáo lý theo đó việc truyền chức linh mục chỉ dành cho nam giới có giá trị chung cuộc, nó “đã được xác lập bởi Huấn Quyền bản quyền và phổ quát”.
Bà Anne Tropeano đã được bà Bridget Mary Meehan, tự xưng là Giám Mục truyền chức sau một khóa đào tạo cấp tốc kéo dài trong một tuần.
Source:Catholic News Agency
Vatican ban hành sắc lệnh làm rõ trách nhiệm trong việc phiên dịch các bản văn phụng vụ từ tiếng Latinh
Đặng Tự Do
16:36 25/10/2021
Hôm thứ Sáu, Vatican đã ban hành một sắc lệnh hướng dẫn các hội đồng giám mục về quy trình thích hợp cho việc dịch các bản văn phụng vụ từ tiếng Latinh sang các ngôn ngữ bản địa.
Được công bố vào ngày 22 tháng 10, lễ Thánh Gioan Phaolô II, sắc lệnh, có tên là Postquam Summus Pontifex, làm rõ những thay đổi mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện đối với quy trình dịch các bản văn phụng vụ.
Sắc lệnh của Bộ Phụng tự được xây dựng dựa trên một sắc lệnh của Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành vào tháng 9 năm 2017, chuyển trách nhiệm sửa đổi các bản văn phụng vụ cho các hội đồng giám mục.
Tự Sắc Magnum Principium, đã sửa đổi Điều 838 của Bộ Giáo luật, trong đó đề cập đến thẩm quyền của Vatican và các hội đồng giám mục quốc gia trong việc soạn thảo các bản văn phụng vụ bằng các ngôn ngữ bản địa.
Sắc lệnh thực hiện sự thay đổi này đối với giáo luật được đưa ra bốn năm sau khi giáo luật của Đức Thánh Cha Phanxicô được công bố lần đầu tiên và vài tháng sau khi bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche làm tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, kế nhiệm Đức Hồng Y Robert Sarah.
“Về cơ bản, mục đích là làm cho sự hợp tác giữa Tòa thánh và các hội đồng giám mục trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn,” vị tổng giám mục 71 tuổi người Anh cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News.
“Nhiệm vụ to lớn của việc dịch thuật, đặc biệt là dịch sang các ngôn ngữ địa phương những gì chúng ta thấy trong các sách phụng vụ của Nghi thức Rôma, thuộc về các giám mục.”
Đức Tổng Giám Mục Roche, người cũng đã xuất bản một bài bình luận về sắc lệnh mới, nhấn mạnh rằng việc dịch các bản văn phụng vụ là “một trách nhiệm lớn lao” để “lời mặc khải có thể được công bố và lời cầu nguyện của Giáo hội có thể được diễn đạt bằng một ngôn ngữ mà dân Chúa có thể hiểu được”.
Với Tự Sắc năm 2017, văn bản của Giáo luật 838, triệt 2 và triệt 3, đã được thay đổi thành:
§2. Tòa Thánh có quyền điều hành phụng vụ trong toàn thể Giáo Hội, ấn hành các sách phụng vụ, thừa nhận những thích ứng đã được Hội Đồng Giám Mục ưng chuẩn theo quy tắc của luật, và giám sát để mọi quy luật phụng vụ được cẩn thủ khắp nơi.
§3. Các Hội Ðồng Giám Mục có thẩm quyền soạn thảo các bản văn của sách phụng vụ một cách trung thành trong ngôn ngữ địa phương, thích nghi cách xứng hợp theo những giới hạn, và ấn hành các sách phụng vụ cho những vùng miền các ngài đảm trách sau khi được Tòa Thánh phê chuẩn.
Sắc lệnh mới của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích trình bày các tiêu chuẩn và thủ tục cần lưu ý khi xuất bản các sách phụng vụ.
Sắc lệnh nói rằng Tòa thánh vẫn chịu trách nhiệm tái duyệt các thích nghi đã được các hội đồng giám mục chấp thuận và phê chuẩn các bản dịch đã được thực hiện.
Đức Tổng Giám Mục Roche nói: “Cuộc cải cách này của Đức Thánh Cha Phanxicô nhằm mục đích nhấn mạnh trách nhiệm và thẩm quyền của các hội đồng giám mục, cả trong việc đánh giá và phê duyệt các điều chỉnh phụng vụ cho lãnh thổ mà các ngài chịu trách nhiệm, cũng như chuẩn bị và phê duyệt các bản dịch của các bản văn phụng vụ”.
“Các giám mục, với tư cách là người điều hành, quảng bá và giám hộ đời sống phụng vụ trong Giáo Hội địa phương của các ngài, có một sự nhạy cảm lớn, do sự hình thành thần học và văn hóa của các ngài, điều đó cho phép các ngài dịch các bản văn Mạc Khải và Phụng vụ sang một ngôn ngữ đáp ứng bản chất của dân Chúa được giao phó cho các vị.”
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha có thể sẽ viếng thăm hai đảo quốc Timor-Leste và Papua New Guinea
Thanh Quảng sdb
19:10 25/10/2021
Đức Thánh Cha có thể sẽ viếng thăm hai đảo quốc Timor-Leste và Papua New Guinea
UCA - Junno Arocho Esteves
Theo chương trình ấn định thì Đức Thánh Cha đã tông du thăm hai đảo quốc Timor-Leste và Papua New Guninea vào năm 2020, nhưng đại dịch đã làm Ngài không thể thực hiện được.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết hy vọng vào năm 2022, Ngài có thể tông du hai đảo quốc trên và các nước ở Châu Đại Dương và Đông Nam Á.
Đức Thánh Cha nói với hãng thông tấn xã Telam của Argentina trong một cuộc phỏng vấn ngày 22 tháng 10 năm 2021 rằng: "Tôi vẫn còn ý định thăm viếng hai đảo quốc Papua New Guinea và Đông Timor".
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 7 năm 2021 với Thông tấn xã Á Châu (UCA), Đức Tổng Giám Mục Marco Sprizzi, Khâm sứ Tòa Thánh ở Timor-Leste, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô cho ngài hay rằng ĐTC hy vọng sẽ đến thăm đất nước này vào tháng 1 năm 2022 nếu tình hình đại dịch được sáng sủa...
Đức Khâm sứ Sprizzi cho hay: "Đức Thánh Cha nói với tôi: 'Tôi sẽ đi, tôi sẽ đến thăm Đông Timor." Vì vậy, tôi yêu cầu dân chúng Đông Timor hãy đi tiêm chủng sẵn sàng để có thể chào đón Đức Thánh Cha một cách an toàn ".
Trong cuộc phỏng vấn với hãng Telam, Đức Thánh Cha cũng xác định hy vọng Ngài sẽ đi thăm Hy Lạp và Síp vào tháng 12, trước khi Ngài bước sang tuổi 85 vào ngày 17 tháng 12.
ĐTC nói với hãng Telam: "Hiện tại, trong đầu tôi có dự tính thực hiện hai chuyến tông du đi Congo và Hungary".
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Budapest vào tháng 9 để cử hành Thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế. Tuy nhiên, chuyến viếng thăm thật ngắn ngủi chỉ kéo dài bảy tiếng...
UCA - Junno Arocho Esteves
Theo chương trình ấn định thì Đức Thánh Cha đã tông du thăm hai đảo quốc Timor-Leste và Papua New Guninea vào năm 2020, nhưng đại dịch đã làm Ngài không thể thực hiện được.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết hy vọng vào năm 2022, Ngài có thể tông du hai đảo quốc trên và các nước ở Châu Đại Dương và Đông Nam Á.
Đức Thánh Cha nói với hãng thông tấn xã Telam của Argentina trong một cuộc phỏng vấn ngày 22 tháng 10 năm 2021 rằng: "Tôi vẫn còn ý định thăm viếng hai đảo quốc Papua New Guinea và Đông Timor".
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 7 năm 2021 với Thông tấn xã Á Châu (UCA), Đức Tổng Giám Mục Marco Sprizzi, Khâm sứ Tòa Thánh ở Timor-Leste, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô cho ngài hay rằng ĐTC hy vọng sẽ đến thăm đất nước này vào tháng 1 năm 2022 nếu tình hình đại dịch được sáng sủa...
Đức Khâm sứ Sprizzi cho hay: "Đức Thánh Cha nói với tôi: 'Tôi sẽ đi, tôi sẽ đến thăm Đông Timor." Vì vậy, tôi yêu cầu dân chúng Đông Timor hãy đi tiêm chủng sẵn sàng để có thể chào đón Đức Thánh Cha một cách an toàn ".
Trong cuộc phỏng vấn với hãng Telam, Đức Thánh Cha cũng xác định hy vọng Ngài sẽ đi thăm Hy Lạp và Síp vào tháng 12, trước khi Ngài bước sang tuổi 85 vào ngày 17 tháng 12.
ĐTC nói với hãng Telam: "Hiện tại, trong đầu tôi có dự tính thực hiện hai chuyến tông du đi Congo và Hungary".
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Budapest vào tháng 9 để cử hành Thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế. Tuy nhiên, chuyến viếng thăm thật ngắn ngủi chỉ kéo dài bảy tiếng...
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nét đẹp tháng Mân Côi tại giáo xứ La Vân, GP. Phát Diệm
BTT. Giáo xứ La Vân
20:43 25/10/2021
Nét đẹp tháng Mân Côi tại giáo xứ La Vân, GP. Phát Diệm
Là một giáo xứ có truyền thống đức tin kiên trung và lòng sùng kính Mẹ cách đặc biệt, vì thế, trong suốt Tháng Mân Côi, những người con giáo xứ La Vân luôn tôn kính Đức Mẹ -quan thầy của giáo xứ, cách cụ thể qua việc đọc kinh liên gia. Trong tháng Mân Côi giáo xứ chia thành 15 nhóm, các nhóm gia đình cùng liên kết với nhau cầm hoa, nến xếp thành hai hàng sốt sắng dâng lời ca, tiếng hát kiệu Đức Mẹ đến từng nhà cầu nguyện. Khắp các xóm vang lên lời kinh thân thương, gần gũi: Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng danh... vang lời tụng ca, rạng danh tình Chúa, tỏa lan tình người giúp cho mỗi người vững vàng hơn trong đời sống đức tin, cậy, mến.
Đây là một truyền thống tốt lành của giáo xứ La Vân. Từng người trong giáo xứ đã ý thức và rút ra được từ truyền thống đọc kinh chung và liên gia có nhiều mối lợi:
- Tạo một thói quen đạo đức;
- Giúp các thành viên biết tôn trọng sinh hoạt chung của gia đình;
- Củng cố, duy trì sự hiệp nhất trong gia đình;
- Con cái được thừa hưởng truyền thống đạo đức từ cha mẹ, ông bà;
- Nhất là tạo sự hiệp thông, yêu thương, nâng đỡ nhau trong toàn giáo xứ.
“Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.”(Mt 18, 19-20). Hình ảnh các bậc cao niên, những em nhỏ cùng với mọi người và tất cả các thành viên trong gia đình quây quần bên Mẹ thật đẹp biết bao. Những niềm vui, hạnh phúc, thành công chúng con dâng lên Mẹ. Những đau khổ, khó khăn, bệnh tật... chúng con cũng dâng cho Mẹ để Mẹ dạy chúng con biết sống đẹp lòng Chúa hơn và luôn biết “Xin vâng” như Mẹ.
Sau mỗi giờ kinh liên gia, mọi người cùng nhau hàn huyên, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, học những điều tốt đẹp ở nhau, thắt chặt thêm mối thân tình và nâng đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Đây không chỉ là dịp để các gia đình gặp gỡ, cùng nhau cầu nguyện, xây dựng tình liên đới mà đôi khi còn là dịp để bỏ qua những hiểu lầm, bất hòa giữa những người sống xung quanh với nhau. Có xóm còn mời thêm những người bên tôn giáo bạn đến tham dự giờ kinh, chia sẻ niềm vui, trong tâm tình chan hòa, cởi mở, rút ngắn khoảng cách đạo - đời.
Các Gia đình đọc chung Kinh Mân Côi tạo nên được bầu khí yêu thương của gia đình Nadarét: các thành viên trong gia đình đặt Đức Giêsu ở trung tâm, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của Người, đặt những nhu cầu và dự tính của gia đình trong tay Người, các thành viên sẽ kín múc từ Người niềm hi vọng và sức mạnh để tiến bước.
“Người bảo gì, các con hãy làm theo” (Ga 2,5) - Đó vẫn là lời Mẹ nhắn nhủ chúng ta hôm nay. Mẹ Maria sẽ cùng đồng hành với chúng ta trong đời sống hôn nhân gia đình nếu chúng ta biết kêu cầu Mẹ mỗi ngày. Hãy dành thời gian để lần Chuỗi Mân Côi, lời kinh Mân Côi sẽ là tiếng nhắc khẽ của Mẹ thức tỉnh chúng ta, để gia đình chúng ta luôn đổ đầy rượu mới, rượu của tình yêu thương.
Trong tháng Mân Côi kính Đức Mẹ, chúng ta hãy khuyến khích nhau biết chân thành tôn kính Mẹ bằng việc đọc kinh Mân Côi, đến các gia đình để hợp lòng với nhau ca hát ngợi khen Mẹ, và nhân đó chúng ta hiệp thông và cầu nguyện cho nhau để được ơn lành của Mẹ.
Giáo xứ La Vân đang trở nên tông đồ của chuỗi Mân Côi ngay trong chính gia đình của mình. Hãy giúp các thành viên trong gia đình biết dùng chuỗi Mân Côi mỗi ngày, để kéo ơn Chúa xuống trên gia đình, trên giáo xứ. Hãy biến các lời kinh Mân Côi trở thành tiếng gõ cửa để Trái Tim nhân hiền của Thiên Chúa mở ra. Bởi vì có Chúa là có tất cả và hạnh phúc sẽ luôn tràn ngập trong gia đình và giáo xứ chúng ta.
BTT. Giáo xứ La Vân
Cứ mỗi tháng 10 về, đoàn con cái Mẹ Maria khắp mọi nơi trên quê hương Việt Nam lại tôn kính Mẹ cách đặc biệt qua lời Kinh Mân Côi. Truyền thống đạo đức ấy bắt nguồn đã từ rất lâu và còn mãi đến tận ngày nay.
Là một giáo xứ có truyền thống đức tin kiên trung và lòng sùng kính Mẹ cách đặc biệt, vì thế, trong suốt Tháng Mân Côi, những người con giáo xứ La Vân luôn tôn kính Đức Mẹ -quan thầy của giáo xứ, cách cụ thể qua việc đọc kinh liên gia. Trong tháng Mân Côi giáo xứ chia thành 15 nhóm, các nhóm gia đình cùng liên kết với nhau cầm hoa, nến xếp thành hai hàng sốt sắng dâng lời ca, tiếng hát kiệu Đức Mẹ đến từng nhà cầu nguyện. Khắp các xóm vang lên lời kinh thân thương, gần gũi: Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng danh... vang lời tụng ca, rạng danh tình Chúa, tỏa lan tình người giúp cho mỗi người vững vàng hơn trong đời sống đức tin, cậy, mến.
Đây là một truyền thống tốt lành của giáo xứ La Vân. Từng người trong giáo xứ đã ý thức và rút ra được từ truyền thống đọc kinh chung và liên gia có nhiều mối lợi:
- Tạo một thói quen đạo đức;
- Giúp các thành viên biết tôn trọng sinh hoạt chung của gia đình;
- Củng cố, duy trì sự hiệp nhất trong gia đình;
- Duy trì lòng đạo đức chung, và khi cầu nguyện chung thì có Chúa luôn ở giữa;
- Con cái được thừa hưởng truyền thống đạo đức từ cha mẹ, ông bà;
- Nhất là tạo sự hiệp thông, yêu thương, nâng đỡ nhau trong toàn giáo xứ.
“Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.”(Mt 18, 19-20). Hình ảnh các bậc cao niên, những em nhỏ cùng với mọi người và tất cả các thành viên trong gia đình quây quần bên Mẹ thật đẹp biết bao. Những niềm vui, hạnh phúc, thành công chúng con dâng lên Mẹ. Những đau khổ, khó khăn, bệnh tật... chúng con cũng dâng cho Mẹ để Mẹ dạy chúng con biết sống đẹp lòng Chúa hơn và luôn biết “Xin vâng” như Mẹ.
Sau mỗi giờ kinh liên gia, mọi người cùng nhau hàn huyên, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, học những điều tốt đẹp ở nhau, thắt chặt thêm mối thân tình và nâng đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Đây không chỉ là dịp để các gia đình gặp gỡ, cùng nhau cầu nguyện, xây dựng tình liên đới mà đôi khi còn là dịp để bỏ qua những hiểu lầm, bất hòa giữa những người sống xung quanh với nhau. Có xóm còn mời thêm những người bên tôn giáo bạn đến tham dự giờ kinh, chia sẻ niềm vui, trong tâm tình chan hòa, cởi mở, rút ngắn khoảng cách đạo - đời.
Gia đình nào buổi tối tới lượt được đọc kinh liên gia, ban chiều mọi thành viên trong gia đình dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng bàn thờ, chuẩn bị hương hoa, đèn nến... làm cho không khí gia đình thêm gắn kết, yêu thương, thêm lòng sốt mến, những tiếng cười rôm rả xua tan mọi muộn phiền trong cuộc sống.
Các Gia đình đọc chung Kinh Mân Côi tạo nên được bầu khí yêu thương của gia đình Nadarét: các thành viên trong gia đình đặt Đức Giêsu ở trung tâm, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của Người, đặt những nhu cầu và dự tính của gia đình trong tay Người, các thành viên sẽ kín múc từ Người niềm hi vọng và sức mạnh để tiến bước.
“Người bảo gì, các con hãy làm theo” (Ga 2,5) - Đó vẫn là lời Mẹ nhắn nhủ chúng ta hôm nay. Mẹ Maria sẽ cùng đồng hành với chúng ta trong đời sống hôn nhân gia đình nếu chúng ta biết kêu cầu Mẹ mỗi ngày. Hãy dành thời gian để lần Chuỗi Mân Côi, lời kinh Mân Côi sẽ là tiếng nhắc khẽ của Mẹ thức tỉnh chúng ta, để gia đình chúng ta luôn đổ đầy rượu mới, rượu của tình yêu thương.
Trong tháng Mân Côi kính Đức Mẹ, chúng ta hãy khuyến khích nhau biết chân thành tôn kính Mẹ bằng việc đọc kinh Mân Côi, đến các gia đình để hợp lòng với nhau ca hát ngợi khen Mẹ, và nhân đó chúng ta hiệp thông và cầu nguyện cho nhau để được ơn lành của Mẹ.
Giáo xứ La Vân đang trở nên tông đồ của chuỗi Mân Côi ngay trong chính gia đình của mình. Hãy giúp các thành viên trong gia đình biết dùng chuỗi Mân Côi mỗi ngày, để kéo ơn Chúa xuống trên gia đình, trên giáo xứ. Hãy biến các lời kinh Mân Côi trở thành tiếng gõ cửa để Trái Tim nhân hiền của Thiên Chúa mở ra. Bởi vì có Chúa là có tất cả và hạnh phúc sẽ luôn tràn ngập trong gia đình và giáo xứ chúng ta.
BTT. Giáo xứ La Vân
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tử Hình Bọn Tham Nhũng Ở VN Có Phải Xài Luật Rừng Không?
Nguyễn Văn Nghệ
09:48 25/10/2021
Tử Hình Bọn Tham Nhũng Ở VN Có Phải Xài Luật Rừng Không?
Sau khi bài viết ‘Tội rất nặng nhưng hình phạt rất nhẹ” của tôi đăng trên trang Web Nghiên cứu lịch sử và trang Facebook Nghiên cứu lịch sử đã có một số độc giả viết bình luận. Trong đó độc giả Nguyễn Duy Minh viết trên trang Facebook: “Hổ vồ lợn trông oai hùng, chó cắn gà đập chả tha” khiến tôi nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn mà tôi đọc từ hồi còn bé nhưng nay đã quên tên câu chuyện: Cách nay rất là lâu, ông Trời giáng xuống một cơn dịch bệnh, làm muông thú chết rất nhiều. Sư tử là chúa sơn lâm, bèn triệu tập muông thú lại để tự thú tội lỗi của mình, hầu mong ông Trời nguôi ngoai cơn giận chăng? Sư tử với tư cách là chúa sơn lâm, đứng ra tự thú tội trước tiên: Tôi cũng thường bắt thú khác xé xác để ăn thịt. Kế đến là hổ, báo, lang, sói…lần lượt tự thú tội mình. Cuối cùng là con cừu đã tự thú tội mình: Một hôm nọ tôi đi ngang cánh đồng lúa, tôi đã ăn vài bụi lúa của người nông dân nọ. Sau khi nghe con cừu tự thú tội xong, muông thú đều đồng loạt kết án, do tội của con cừu mà ông Trời mới giáng tai họa xuống cho muông thú. Thế là muông thú quyết định giết con cừu để tạ tội ông Trời.
Sư tử, hổ, báo, lang, sói… xé xác thú khác để ăn thịt thì không sao, còn con cừu chỉ ăn vài bụi lúa của nông dân lại bị làm vật tế thần!
Cuối bài viết ấy tôi đã viết: “Nếu ‘tội chí trọng nhi hình chí khinh’ (tội rất nặng mà hình phạt rất nhẹ) như hiện nay thì việc chống tham nhũng khó lòng mà có hồi kết. Campuchia đã bãi bỏ án tử hình, Việt Nam vẫn còn duy trì. Tại sao ta không tử hình vài đứa ‘ăn dày’, ‘ăn trên lưng’ mọi người để những kẻ khác ‘trông thấy sờn lòng’”[1]
Với đề nghị tử hình bọn tham nhũng, nên độc giả Phat viết bình luận trên trang Web Nghiên cứu lịch sử ngày 15/10/2021: “Tác giả nói thì hay nhưng thật ra luận điệu y chang luật rừng, tác giả tôn trọng luật pháp thì viện dẫn ra luật nào đủ để kết tội mấy ông này tử hình giùm cái?? Nếu chỉ vì bức xúc hay để vừa lòng số đông mà tử hình thì chả cần luật pháp làm gì?? Mà nếu làm vậy không khéo tác giả lại nói làm màu hay thanh trừng dã man nội bộ không có tình người?? Nhắc cho tác giả nhớ miền Nam Việt Nam từng có một ông tổng thống từng được xử luật rừng giết ngay tại chỗ đấy”[2]
Ngày 13/6/2018 khi thảo luận dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi, đại biểu Quốc Hội Nguyễn Bắc Việt của tỉnh Ninh Thuận phát biểu: “Tham nhũng cũng như sâu, cỏ đối với cây trồng, đối với sự phát triển. Đối với sâu, cỏ thì phải nói diệt chứ không nói chống”[3]
Trước đó vào buổi chiều ngày 26/5/2015 trong buổi thảo luận về Bộ Luật Hình sự sửa đổi, đại biểu Quốc hội của TP HCM là Đỗ Văn Đương phát biểu: “Phải cứng rắn như lửa đỏ để cho người phạm tội sờ vào thấy sợ và những người khác không dám lăm le. Đấy mới là Luật Hình sự”[4]
Cũng trong buổi thảo luận ấy, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung- Giám đốc Công an Hà Nội phát biểu: “Ta thử suy nghĩ, người nghèo, những người không có điều kiện về dân trí, họ không có điều kiện để sinh sống, đi buôn ma túy vẫn bị án tử hình. Người có học hành, am hiểu pháp luật, được giáo dục lại tham ô, tham nhũng mà thoát án tử hình thì có điều gì đó không công bằng ở đây”[5]
Nên biết “Phạt nặng không có nghĩa là tàn bạo hay ác nghiệt, vì mục đích của việc phạt nặng không đơn giản là phạt mỗi người phạm tội, mà nó còn có tác dụng giết gà dọa khỉ, để cho những người sau lấy đó làm bài học, sợ phải chịu hình phạt đó nên không dám phạm tội. Đây có thể coi là một thủ đoạn chấp pháp rất hữu hiệu và cũng rất đáng để làm theo”[6].
Ngày 21/10/2021 độc giả Năng Giả đã trích dẫn Đại Việt sử ký toàn thư Trần Anh Tông- Hoàng đế kỷ [Năm Hưng Long thứ 4, tuế thứ Bính Thân, 1296]: “Nhân Huệ vương tên là Khánh Dư từ trấn Bài Áng[tên thái ấp] vào chầu [ở thành Thăng Long]. Người trấn ấy tố cáo Khánh Dư tham ô, quan Hành khiển đem chuyện ấy kể cho nhà vua biết. Khánh Dư nhân đó tâu rằng: “Tướng như chim ưng, quân-dân như con vịt. Lấy vịt để nuôi chim ưng thì có gì lạ đây!”. Nhà vua không vui, Khánh Dư liền về. Bấy giờ Khánh Dư vào chầu, ở lại không quá 4 ngày thì quay về, có lẽ là sợ ở lại lâu thì bị nhà vua trách phạt vậy”. Độc giả Năng Giả đã bình luận: “Từ xưa đã có chuyện nương tay hoặc bao che cho nhau của giới chính trị chính quyền rồi. Giới chính trị, chính quyền có ai lại đi bẻ hết móng vuốt chim ưng của mình đâu”[7]
Qua lời bình luận của Năng Giả cho thấy giới chính trị, chính quyền nay cũng giống như giới chính trị, chính quyền xưa là bao che cho thuộc cấp đồng đảng của mình. Ngày 12/12/2020 tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng chống tham nhũng được tổ chức trực tuyến với khoảng 5000 đại biểu. trong đó điểm tập trung là hội trường Bộ Quốc phòng với sự tham dự của khoảng 700 đại biểu cùng với đó là 82 điểm cầu ở tất cả các tỉnh, thành phố, ông Nguyễn Thái Học- Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, đã phát biểu: “Có công thì thưởng, có tội thì phải xử lý nghiêm, không ai được đứng trên pháp luật và không ai đứng ngoài pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”[8]
Nếu ở Việt Nam lâu nay thực hiện đúng như phát biểu của ông Nguyễn Thái Học thì ông Nguyễn Đức Chung đã không có phát biểu về án tử hình đối với cán bộ tham nhũng!
Độc giả Phil Nguyễn viết bình luận trên Facebook Nghiên cứu lịch sử sau khi đọc bài “Tội rất nặng nhưng hình phạt rất nhẹ”: “Vấn đề không đơn giản thế đâu. Xưa Minh Mạng xử tử được vì hệ thống là chuyên chính tập quyền. Còn nay nó là phân quyền, không ai có quyền lực tuyệt đối cả, everyone connects everyone, các nhóm chia sẻ quyền lực và lợi ích. Họ cũng biết rõ nếu cắn nhau thì chỉ có tự họ bị thiệt, nên giằng co vừa đủ ở thế cân bằng, đủ có tuồng cho dân xem thôi”.
Khi nào chính quyền cộng sản Việt Nam thực hiện đúng phương châm “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” thì khi ấy tuồng “chống tham nhũng” mới có hồi kết.
Nguyễn Văn Nghệ
Diên Khánh – Khánh Hòa
Chú thích
[1][2][7]- nghiencuulichsu.com/2021/10/15/toi-rat-nang-nhung-hinh-phat-rat-nhe/
[3]- mattran.org.vn/tin-tuc/tham-nhung-nhu-sau-phai-diet-chu-khong-chong-12740.html
[4][5]- vietnamnet.vn/thoi-su/tuong-chung-tham-nhung-thoat-an-tu-hinh-thi-khong-cong-bang-239485.html
[6]- caotang.vn/han-phi-tu-muu-luoc-tung-hoanh-dung-hinh-phat-tieu-tru-hinh-phat-phat-nang-nhung-nguoi-pham-toi-nhe-643514—2
[8]- tuoitre.vn/phong-chong-tham-nhung-khong-co-vung-cam-bat-ke-la-ai-20201212081525191.htm
Sau khi bài viết ‘Tội rất nặng nhưng hình phạt rất nhẹ” của tôi đăng trên trang Web Nghiên cứu lịch sử và trang Facebook Nghiên cứu lịch sử đã có một số độc giả viết bình luận. Trong đó độc giả Nguyễn Duy Minh viết trên trang Facebook: “Hổ vồ lợn trông oai hùng, chó cắn gà đập chả tha” khiến tôi nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn mà tôi đọc từ hồi còn bé nhưng nay đã quên tên câu chuyện: Cách nay rất là lâu, ông Trời giáng xuống một cơn dịch bệnh, làm muông thú chết rất nhiều. Sư tử là chúa sơn lâm, bèn triệu tập muông thú lại để tự thú tội lỗi của mình, hầu mong ông Trời nguôi ngoai cơn giận chăng? Sư tử với tư cách là chúa sơn lâm, đứng ra tự thú tội trước tiên: Tôi cũng thường bắt thú khác xé xác để ăn thịt. Kế đến là hổ, báo, lang, sói…lần lượt tự thú tội mình. Cuối cùng là con cừu đã tự thú tội mình: Một hôm nọ tôi đi ngang cánh đồng lúa, tôi đã ăn vài bụi lúa của người nông dân nọ. Sau khi nghe con cừu tự thú tội xong, muông thú đều đồng loạt kết án, do tội của con cừu mà ông Trời mới giáng tai họa xuống cho muông thú. Thế là muông thú quyết định giết con cừu để tạ tội ông Trời.
Sư tử, hổ, báo, lang, sói… xé xác thú khác để ăn thịt thì không sao, còn con cừu chỉ ăn vài bụi lúa của nông dân lại bị làm vật tế thần!
Cuối bài viết ấy tôi đã viết: “Nếu ‘tội chí trọng nhi hình chí khinh’ (tội rất nặng mà hình phạt rất nhẹ) như hiện nay thì việc chống tham nhũng khó lòng mà có hồi kết. Campuchia đã bãi bỏ án tử hình, Việt Nam vẫn còn duy trì. Tại sao ta không tử hình vài đứa ‘ăn dày’, ‘ăn trên lưng’ mọi người để những kẻ khác ‘trông thấy sờn lòng’”[1]
Với đề nghị tử hình bọn tham nhũng, nên độc giả Phat viết bình luận trên trang Web Nghiên cứu lịch sử ngày 15/10/2021: “Tác giả nói thì hay nhưng thật ra luận điệu y chang luật rừng, tác giả tôn trọng luật pháp thì viện dẫn ra luật nào đủ để kết tội mấy ông này tử hình giùm cái?? Nếu chỉ vì bức xúc hay để vừa lòng số đông mà tử hình thì chả cần luật pháp làm gì?? Mà nếu làm vậy không khéo tác giả lại nói làm màu hay thanh trừng dã man nội bộ không có tình người?? Nhắc cho tác giả nhớ miền Nam Việt Nam từng có một ông tổng thống từng được xử luật rừng giết ngay tại chỗ đấy”[2]
Ngày 13/6/2018 khi thảo luận dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi, đại biểu Quốc Hội Nguyễn Bắc Việt của tỉnh Ninh Thuận phát biểu: “Tham nhũng cũng như sâu, cỏ đối với cây trồng, đối với sự phát triển. Đối với sâu, cỏ thì phải nói diệt chứ không nói chống”[3]
Trước đó vào buổi chiều ngày 26/5/2015 trong buổi thảo luận về Bộ Luật Hình sự sửa đổi, đại biểu Quốc hội của TP HCM là Đỗ Văn Đương phát biểu: “Phải cứng rắn như lửa đỏ để cho người phạm tội sờ vào thấy sợ và những người khác không dám lăm le. Đấy mới là Luật Hình sự”[4]
Cũng trong buổi thảo luận ấy, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung- Giám đốc Công an Hà Nội phát biểu: “Ta thử suy nghĩ, người nghèo, những người không có điều kiện về dân trí, họ không có điều kiện để sinh sống, đi buôn ma túy vẫn bị án tử hình. Người có học hành, am hiểu pháp luật, được giáo dục lại tham ô, tham nhũng mà thoát án tử hình thì có điều gì đó không công bằng ở đây”[5]
Nên biết “Phạt nặng không có nghĩa là tàn bạo hay ác nghiệt, vì mục đích của việc phạt nặng không đơn giản là phạt mỗi người phạm tội, mà nó còn có tác dụng giết gà dọa khỉ, để cho những người sau lấy đó làm bài học, sợ phải chịu hình phạt đó nên không dám phạm tội. Đây có thể coi là một thủ đoạn chấp pháp rất hữu hiệu và cũng rất đáng để làm theo”[6].
Ngày 21/10/2021 độc giả Năng Giả đã trích dẫn Đại Việt sử ký toàn thư Trần Anh Tông- Hoàng đế kỷ [Năm Hưng Long thứ 4, tuế thứ Bính Thân, 1296]: “Nhân Huệ vương tên là Khánh Dư từ trấn Bài Áng[tên thái ấp] vào chầu [ở thành Thăng Long]. Người trấn ấy tố cáo Khánh Dư tham ô, quan Hành khiển đem chuyện ấy kể cho nhà vua biết. Khánh Dư nhân đó tâu rằng: “Tướng như chim ưng, quân-dân như con vịt. Lấy vịt để nuôi chim ưng thì có gì lạ đây!”. Nhà vua không vui, Khánh Dư liền về. Bấy giờ Khánh Dư vào chầu, ở lại không quá 4 ngày thì quay về, có lẽ là sợ ở lại lâu thì bị nhà vua trách phạt vậy”. Độc giả Năng Giả đã bình luận: “Từ xưa đã có chuyện nương tay hoặc bao che cho nhau của giới chính trị chính quyền rồi. Giới chính trị, chính quyền có ai lại đi bẻ hết móng vuốt chim ưng của mình đâu”[7]
Qua lời bình luận của Năng Giả cho thấy giới chính trị, chính quyền nay cũng giống như giới chính trị, chính quyền xưa là bao che cho thuộc cấp đồng đảng của mình. Ngày 12/12/2020 tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng chống tham nhũng được tổ chức trực tuyến với khoảng 5000 đại biểu. trong đó điểm tập trung là hội trường Bộ Quốc phòng với sự tham dự của khoảng 700 đại biểu cùng với đó là 82 điểm cầu ở tất cả các tỉnh, thành phố, ông Nguyễn Thái Học- Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, đã phát biểu: “Có công thì thưởng, có tội thì phải xử lý nghiêm, không ai được đứng trên pháp luật và không ai đứng ngoài pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”[8]
Nếu ở Việt Nam lâu nay thực hiện đúng như phát biểu của ông Nguyễn Thái Học thì ông Nguyễn Đức Chung đã không có phát biểu về án tử hình đối với cán bộ tham nhũng!
Độc giả Phil Nguyễn viết bình luận trên Facebook Nghiên cứu lịch sử sau khi đọc bài “Tội rất nặng nhưng hình phạt rất nhẹ”: “Vấn đề không đơn giản thế đâu. Xưa Minh Mạng xử tử được vì hệ thống là chuyên chính tập quyền. Còn nay nó là phân quyền, không ai có quyền lực tuyệt đối cả, everyone connects everyone, các nhóm chia sẻ quyền lực và lợi ích. Họ cũng biết rõ nếu cắn nhau thì chỉ có tự họ bị thiệt, nên giằng co vừa đủ ở thế cân bằng, đủ có tuồng cho dân xem thôi”.
Khi nào chính quyền cộng sản Việt Nam thực hiện đúng phương châm “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” thì khi ấy tuồng “chống tham nhũng” mới có hồi kết.
Nguyễn Văn Nghệ
Diên Khánh – Khánh Hòa
Chú thích
[1][2][7]- nghiencuulichsu.com/2021/10/15/toi-rat-nang-nhung-hinh-phat-rat-nhe/
[3]- mattran.org.vn/tin-tuc/tham-nhung-nhu-sau-phai-diet-chu-khong-chong-12740.html
[4][5]- vietnamnet.vn/thoi-su/tuong-chung-tham-nhung-thoat-an-tu-hinh-thi-khong-cong-bang-239485.html
[6]- caotang.vn/han-phi-tu-muu-luoc-tung-hoanh-dung-hinh-phat-tieu-tru-hinh-phat-phat-nang-nhung-nguoi-pham-toi-nhe-643514—2
[8]- tuoitre.vn/phong-chong-tham-nhung-khong-co-vung-cam-bat-ke-la-ai-20201212081525191.htm
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hệ quả Covid: sự khác biệt về nhân tài đã lớn thêm giữa các nước giàu và nghèo.
Trần Mạnh Trác
21:20 25/10/2021
Covid ảnh hưởng đến tương lai phát triển cuả các quốc gia như thế nào?
Theo 'Chỉ số Cạnh tranh Nhân tài Toàn cầu (GTCI)' do trường kinh doanh nổi tiếng của Pháp là Institut Européen d’Administration des Affaires (INSEAD) kết hợp với Viện Portulans, một cơ quan nghiên cứu phi lợi nhuận, thì sự khác biệt về việc thu hút nhân tài đang lớn ra giữa các nước giàu và các nước nghèo.
Nhân tài là yếu tố quyết định cho một tương lai trù phú hay nghèo khó cuả một quốc gia cũng như cuả một thành phố. Nơi nào thu hút thêm nhiều nhân tài thì nơi đó càng trở thành thịnh vượng thêm lên, và ngược lại nơi nào mà nhân tài bỏ đi thì nơi đó sẽ mất nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Trường họp Việt Nam là đáng lo ngại vì năm nay đã có một sự thụt lùi lớn lao (từ hạng 72 xuống 96), đó là một sự thoái trào tương đương với hàng chục năm, và chỉ còn là một nửa cuả Philippines (46). Trong hàng ngũ các quốc gia vùng Đông Nam Á và Đại Dương Châu (Eastern, Southeastern Asia and Oceania), Việt Nam chúng ta chỉ hơn có Lào và Cao Miên.
Bản bá cáo lần thứ bảy của GTCI mới công bố vào tuần trước, không chỉ tiếp tục các tiêu chí cuả các năm trước đây, nhưng lần này nó còn khám phá ra rằng sự phát triển 'Trí tuệ nhân tạo (AI)' đang làm thay đổi bản chất của công ăn việc làm và do đó họ đã đánh giá lại các chỉ tiêu cuả môi trường làm việc, cấu trúc cuả các công ty và hệ sinh thái mới.
Những công ty, quốc gia hoặc thành phố nào có nhiều nỗ lực để thúc đẩy khả năng AI thì đều có một vị trí tốt để hưởng lợi từ cuộc cách mạng AI, và hơn thế nữa, đã có thể hoán chuyển cách làm việc trong thời gian Covid để duy trì sự phát triển về kinh tế, xã hội một cách hài hoà.
GTCI là gì?
GTCI là một báo cáo hàng năm, đo lường và xếp hạng các quốc gia và thành phố dựa trên khả năng phát triển, thu hút và giữ chân nhân tài của họ.
Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2014, GTCI cung cấp rất nhiều dữ liệu giúp người ta quyết định chiến lược để thu hút tài năng, tránh những lỗi lầm về việc sử dụng nhân tài và trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu.
Năm nay, mô hình GTCI đã được cải tiến. Một số chỉ tiêu đã bị loại bỏ và một số chỉ tiêu mới đã được thêm vào. Một trong những chỉ tiêu mới là việc 'Áp dụng công nghệ' mà các quốc gia sử dụng, việc đầu tư vào các công nghệ mới, và quan trọng là việc phát triển AI.
Số quốc gia mà GTCI nghiên cứu trong năm 2020 cũng đã tăng lên 132 quốc gia, so với năm ngoái là 125 quốc gia.
Bản báo cáo còn có một phần đặc biệt xếp hạng 155 thành phố lớn toàn cầu (GCTCI), trong đó Việt Nam có 2 thành phố là Saigon (HCM City), hạng 114 và Hanoi, hạng 145.
Một vinh dự bất ngờ cho Á Châu:
Singapore đã vươn lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng toàn cầu về mức độ thu hút, phát triển, hỗ trợ và giữ chân nhân tài, chỉ đứng sau Thụy Sĩ nhưng trước cả Hoa Kỳ.
Vị trí thứ hai của Singapore là sự kết hợp của nhiều yếu tố khiến cho đất nước nhỏ bé nhưng có tầm ảnh hưởng lớn ở mũi Bán đảo Mã Lai trở thành điểm đến hấp dẫn cho những nhân tài đang tìm kiếm cơ hội thi thố tài năng cuả mình.
Yếu tố quyết định là Singapore đã biết kết hợp những người có kỹ năng vào một môi trường được quản lý chặt chẽ, nhưng luôn cởi mở với những đổi mới, chẳng hạn như lĩnh vực công nghệ nano sinh học.
Thêm vào đó là chất lượng giáo dục, nổi bật vì tính cởi mở và khả năng nâng cao kỹ năng chuyên môn và kỹ thuật.
Những điều đó đã cho phép Singapore đáp ứng nhu cầu việc làm và lực lượng lao động dễ dàng hơn các nơi khác. Tuy nhiên trong đại dịch Covid, Singapore cũng đã gặp khá nhiều khó khăn và vì thế, trong khi bản báo cáo ghi nhận sự xuất sắc của Singapore như là một quốc gia, thì đã lưu ý rằng với tư cách là một thành phố, nó đã tụt từ vị trí thứ ba xuống thứ bảy.
Dù cho thế Singapore vẫn là thành phố duy nhất ở châu Á có tên trong số mười thành phố hàng đầu cuả Thế giới.
Trường hợp Việt Nam:
Những năm trước Việt Nam được xếp hạng vào khoảng trung bình.
Năm 2015, đứng hạng 71 (125 quốc gia)
Năm 2018-2019, đứng hạng 72 (125 quốc gia).
Nhưng năm nay (2020), Việt Nam đã bị tụt xuống hạng 96 (132 quốc gia).
Những chỉ số cao thấp cuả Việt Nam:
Có một số điểm cao hơn trung bình làm cho Việt Nam tuy là một quốc gia đứng hạng thấp trong hàng ngũ các quốc gia đang phát triển nhưng vẫn giữ được nhân tài một cách trung trung (71,72) trong nhiều năm trước, đó là:
-Luật pháp (rule of law), đứng hạng 60 trong năm 2017.
-Chính trị ổn định (Political stability), đứng hạng 47 trong năm 2017.
-Kinh doanh dễ dàng (Ease of doing business), đứng hạng 64 (2018).
-Việc đầu tư vào các nghiên cứu (R&D expenditure), hạng 61 (2017).
-Nền đại học (University ranking), hạng 61 (2019).
Nhưng đó là những điểm ít ỏi, sau đây là những nhược điểm mà Việt nam vẫn chưa khắc phục được, dẫn đến việc xếp hạng bị thụt lùi một cách thê thảm trong năm nay:
-Quản lý (Professional management) hạng 120 (2018)
-Sử dụng kỹ thuật (Technology utilisation) 102 (2018)
-Vốn đầu tư ngoại quốc (Foreign ownership) 103 (2018)
-Học sinh quốc ngoại (International students) 103 (2017)
-Khoan dung với người di dân (Tollerance of immigrants) 101 (2018)
-Nhân quyền (Personal right) 112 (2019)
-Tổ chức nghiệp đoàn (Professional network) 112 (2018)
-Tinh thần cộng tác trong sở (Colloboration within organisations) 111 (2018)
-Tinh thần cộng tác giữa các công ty (Colloboration across Organisations) 89 (2018)
-Môi trường sống (Environment) 105 (2018)
-Lao động có trình độ trung học (Workforce with secondary education) 99 (2018)
-Trình độ chuyên nghiệp (Technical professionals) 107 (2018)
Theo 'Chỉ số Cạnh tranh Nhân tài Toàn cầu (GTCI)' do trường kinh doanh nổi tiếng của Pháp là Institut Européen d’Administration des Affaires (INSEAD) kết hợp với Viện Portulans, một cơ quan nghiên cứu phi lợi nhuận, thì sự khác biệt về việc thu hút nhân tài đang lớn ra giữa các nước giàu và các nước nghèo.
Nhân tài là yếu tố quyết định cho một tương lai trù phú hay nghèo khó cuả một quốc gia cũng như cuả một thành phố. Nơi nào thu hút thêm nhiều nhân tài thì nơi đó càng trở thành thịnh vượng thêm lên, và ngược lại nơi nào mà nhân tài bỏ đi thì nơi đó sẽ mất nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Trường họp Việt Nam là đáng lo ngại vì năm nay đã có một sự thụt lùi lớn lao (từ hạng 72 xuống 96), đó là một sự thoái trào tương đương với hàng chục năm, và chỉ còn là một nửa cuả Philippines (46). Trong hàng ngũ các quốc gia vùng Đông Nam Á và Đại Dương Châu (Eastern, Southeastern Asia and Oceania), Việt Nam chúng ta chỉ hơn có Lào và Cao Miên.
Bản bá cáo lần thứ bảy của GTCI mới công bố vào tuần trước, không chỉ tiếp tục các tiêu chí cuả các năm trước đây, nhưng lần này nó còn khám phá ra rằng sự phát triển 'Trí tuệ nhân tạo (AI)' đang làm thay đổi bản chất của công ăn việc làm và do đó họ đã đánh giá lại các chỉ tiêu cuả môi trường làm việc, cấu trúc cuả các công ty và hệ sinh thái mới.
Những công ty, quốc gia hoặc thành phố nào có nhiều nỗ lực để thúc đẩy khả năng AI thì đều có một vị trí tốt để hưởng lợi từ cuộc cách mạng AI, và hơn thế nữa, đã có thể hoán chuyển cách làm việc trong thời gian Covid để duy trì sự phát triển về kinh tế, xã hội một cách hài hoà.
GTCI là gì?
GTCI là một báo cáo hàng năm, đo lường và xếp hạng các quốc gia và thành phố dựa trên khả năng phát triển, thu hút và giữ chân nhân tài của họ.
Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2014, GTCI cung cấp rất nhiều dữ liệu giúp người ta quyết định chiến lược để thu hút tài năng, tránh những lỗi lầm về việc sử dụng nhân tài và trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu.
Năm nay, mô hình GTCI đã được cải tiến. Một số chỉ tiêu đã bị loại bỏ và một số chỉ tiêu mới đã được thêm vào. Một trong những chỉ tiêu mới là việc 'Áp dụng công nghệ' mà các quốc gia sử dụng, việc đầu tư vào các công nghệ mới, và quan trọng là việc phát triển AI.
Số quốc gia mà GTCI nghiên cứu trong năm 2020 cũng đã tăng lên 132 quốc gia, so với năm ngoái là 125 quốc gia.
Bản báo cáo còn có một phần đặc biệt xếp hạng 155 thành phố lớn toàn cầu (GCTCI), trong đó Việt Nam có 2 thành phố là Saigon (HCM City), hạng 114 và Hanoi, hạng 145.
Một vinh dự bất ngờ cho Á Châu:
Singapore đã vươn lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng toàn cầu về mức độ thu hút, phát triển, hỗ trợ và giữ chân nhân tài, chỉ đứng sau Thụy Sĩ nhưng trước cả Hoa Kỳ.
Vị trí thứ hai của Singapore là sự kết hợp của nhiều yếu tố khiến cho đất nước nhỏ bé nhưng có tầm ảnh hưởng lớn ở mũi Bán đảo Mã Lai trở thành điểm đến hấp dẫn cho những nhân tài đang tìm kiếm cơ hội thi thố tài năng cuả mình.
Yếu tố quyết định là Singapore đã biết kết hợp những người có kỹ năng vào một môi trường được quản lý chặt chẽ, nhưng luôn cởi mở với những đổi mới, chẳng hạn như lĩnh vực công nghệ nano sinh học.
Thêm vào đó là chất lượng giáo dục, nổi bật vì tính cởi mở và khả năng nâng cao kỹ năng chuyên môn và kỹ thuật.
Những điều đó đã cho phép Singapore đáp ứng nhu cầu việc làm và lực lượng lao động dễ dàng hơn các nơi khác. Tuy nhiên trong đại dịch Covid, Singapore cũng đã gặp khá nhiều khó khăn và vì thế, trong khi bản báo cáo ghi nhận sự xuất sắc của Singapore như là một quốc gia, thì đã lưu ý rằng với tư cách là một thành phố, nó đã tụt từ vị trí thứ ba xuống thứ bảy.
Dù cho thế Singapore vẫn là thành phố duy nhất ở châu Á có tên trong số mười thành phố hàng đầu cuả Thế giới.
Trường hợp Việt Nam:
Những năm trước Việt Nam được xếp hạng vào khoảng trung bình.
Năm 2015, đứng hạng 71 (125 quốc gia)
Năm 2018-2019, đứng hạng 72 (125 quốc gia).
Nhưng năm nay (2020), Việt Nam đã bị tụt xuống hạng 96 (132 quốc gia).
Những chỉ số cao thấp cuả Việt Nam:
Có một số điểm cao hơn trung bình làm cho Việt Nam tuy là một quốc gia đứng hạng thấp trong hàng ngũ các quốc gia đang phát triển nhưng vẫn giữ được nhân tài một cách trung trung (71,72) trong nhiều năm trước, đó là:
-Luật pháp (rule of law), đứng hạng 60 trong năm 2017.
-Chính trị ổn định (Political stability), đứng hạng 47 trong năm 2017.
-Kinh doanh dễ dàng (Ease of doing business), đứng hạng 64 (2018).
-Việc đầu tư vào các nghiên cứu (R&D expenditure), hạng 61 (2017).
-Nền đại học (University ranking), hạng 61 (2019).
Nhưng đó là những điểm ít ỏi, sau đây là những nhược điểm mà Việt nam vẫn chưa khắc phục được, dẫn đến việc xếp hạng bị thụt lùi một cách thê thảm trong năm nay:
-Quản lý (Professional management) hạng 120 (2018)
-Sử dụng kỹ thuật (Technology utilisation) 102 (2018)
-Vốn đầu tư ngoại quốc (Foreign ownership) 103 (2018)
-Học sinh quốc ngoại (International students) 103 (2017)
-Khoan dung với người di dân (Tollerance of immigrants) 101 (2018)
-Nhân quyền (Personal right) 112 (2019)
-Tổ chức nghiệp đoàn (Professional network) 112 (2018)
-Tinh thần cộng tác trong sở (Colloboration within organisations) 111 (2018)
-Tinh thần cộng tác giữa các công ty (Colloboration across Organisations) 89 (2018)
-Môi trường sống (Environment) 105 (2018)
-Lao động có trình độ trung học (Workforce with secondary education) 99 (2018)
-Trình độ chuyên nghiệp (Technical professionals) 107 (2018)
Văn Hóa
Nhân tháng Mân Côi, đọc khảo luận duy nhất về Đức Mẹ, Thiếu Nữ Sion, của Ratzinger, chương II
Vũ Văn An
17:58 25/10/2021
Chương II: Niềm tin Đức Mẹ của Giáo hội
Cho đến nay chúng ta mới chỉ trực tiếp bàn tới các tuyên bố của Cựu Ước, nhưng theo cách chúng ta đọc chúng "từ sau đọc ngược lại", tức theo quan điểm của Tân Ước; chúng ta đã coi Cựu ước như hiện diện trong Tân Ước. Chúng ta cố ý làm như thế. Toàn bộ Tân ước bắt nguồn từ Cựu ước và chỉ muốn đơn giản đọc lại Cựu ước dưới ánh sáng của những gì đã xảy ra với và qua Chúa Giêsu thành Nadarét. Tuy nhiên, về một khía cạnh nào đó, Thánh Mẫu Học đã kết hợp Cựu và Tân Ước. Ta không thể tìm được Thánh Mẫu Học ngoài sự kết hợp của nó với nền thần học tiên tri vốn nói về dân kết hôn của Thiên Chúa. Ngay từ đầu, trong Tin mừng Luca và Tin mừng Gioan, các tác giả về Đức Maria của Tân Ước, Thánh Mẫu Học hoàn toàn dựa trên đức tin của Cựu Ước. Nếu Chúa Kitô mang đến sự phân biệt và gián đoạn rõ nét với Cựu ước, trong tính mới mẻ của lời Người, trong cuộc sống của Người, trong cuộc khổ nạn, trong thập giá và sự phục sinh của Người, thì Đức Maria, qua sự im lặng và đức tin của ngài, đã nhập thể tính liên tục nơi người nghèo của Israel, nơi những người được mối phúc ngỏ lời: Phúc cho ai nghèo khó "trong tinh thần". Trong yếu tính, các mối phúc chỉ trình bầy các biến thể của tâm điểm tinh thần Kinh Magnificat [Ngợi Khen]: Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Tâm điểm Kinh Magnificat đồng thời cũng là tâm điểm nền thần học Kinh thánh về dân Chúa. Cái nhìn sâu sắc này làm sáng tỏ những cấu trúc khác biệt của các tín điều Thánh Mẫu. Vì nếu đúng như vậy, chúng không thể được diễn dịch từ các bản văn riêng rẽ của Tân Ước; thay vào đó, chúng nói lên quan điểm rộng lớn bao trùm tính thống nhất của cả hai Giao ước. Chúng chỉ có thể trở nên hiển thị đối với lối tri nhận biết chấp nhận tính thống nhất này, nghĩa là trong một viễn cảnh thấu hiểu và biến nó thành của mình lối giải thích "loại hình" (typological), những vang vọng tương ứng của lịch sử duy nhất của Thiên Chúa trong tính đa dạng của các lịch sử khác nhau ở bên ngoài.
Những hiểu biết sâu sắc về phương pháp này rõi sáng lên các lý do nghi ngờ Thánh Mẫu học từng nảy sinh trong thời hiện đại, một là gây ra cuộc nổi loạn chống lại Thánh Mẫu học hai là đẩy nó vào một chủ nghĩa lãng mạn nguy hiểm. Bất cứ nơi nào tính thống nhất của Cựu ước và Tân ước bị tan loãng, thì vị thế của nền Thánh Mẫu học lành mạnh sẽ mất đi. Tương tự như vậy, tính thống nhất này của các Giao ước bảo đảm tính toàn vẹn của các tín lý về tạo thế và ân sủng. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, việc mất khoa chú giải loại hình [typological exegis] (nhìn thấy sự gắn bó của một lịch sử trong nhiều lịch sử) thực sự đã dẫn đến việc tách biệt các giao ước, và khi cô lập tín lý về ân sủng, nó đồng thời ngày càng đe dọa tín lý về sáng thế. Về khía cạnh này, người ta nhận ra Thánh Mẫu Học đã đóng vai trò định vị chính xác cho các âm sắc Kitô học ra sao.
Điều này không có nghĩa là các bản văn Tân ước mất đi tầm quan trọng của chúng. Chúng ta chỉ muốn chỉ ra viễn ảnh trong đó các bản văn này có thể khai triển hết ý nghĩa của chúng. Vì ở đây chúng ta không quan tâm đến việc khai triển một Thánh Mẫu Học có tính khoa học đầy đủ mà chỉ giải thích một cách có suy tư về bản chất lòng sùng kính Đức Mẹ của Giáo Hội, nên chúng ta có thể theo một con đường ngắn hơn để đạt được mục tiêu của mình: đây không phải là một Thánh Mẫu học được xây dựng từng mảnh từ các thành tố Tân Ước của nó; thay vào đó, tôi xin đề nghị ngay ba tín điều vĩ đại về Đức Maria: nền tảng Kinh thánh của chúng sẽ xuất hiện gần như một cách tự phát đối với tinh thần biết suy nghĩ. Như thế, đâu là các khẳng định này?
1. Tín điều lâu đời nhất, căn bản, về Đức Mẹ của Giáo hội tin rằng Đức Maria là Trinh nữ (αει παρθε'νος: Symbola, DS 10-30; 42/64; 72; 150) và là Mẹ; thực vậy, ngài có thể được gọi là "Mẹ Thiên Chúa" (Θεοτόκος: DS 251, Công đồng Êphêsô). Cả hai tước hiệu có liên hệ mật thiết với nhau: khi ngài được gọi là Mẹ Thiên Chúa, tước hiệu này chủ yếu diễn tả tính thống nhất giữa thần tính và nhân tính của Chúa Kitô, mật thiết đến nỗi, vì những biến cố thể xác như sự hạ sinh, người ta vẫn không thể xây dựng một Chúa Kitô đơn thuần là con người, tách rời hoàn toàn khỏi ngôi vị của Người. Đó là lập luận của phái Nestôriô, những người chỉ chấp nhận tước hiệu "Mẹ Chúa Kitô" (Χριστοτόκος) thay vì tước hiệu "Mẹ Thiên Chúa". Tuy nhiên, một sự phân chia ngôi vị Chúa Kitô như thế, tách biệt một cách vô trùng (aseptically) giữa hiện hữu sinh học nhân bản và hiện hữu thần linh, đã che giấu nhiều ẩn ý nhân học và thần học có hệ luận rất lớn: đằng sau công thức "Mẹ Thiên Chúa" là niềm xác tín rằng tính thống nhất của Chúa Kitô sâu xa đến mức không nơi nào có thể chắt lọc ra một Chúa Kitô chỉ là xác thân, bởi vì nơi con người, xác thân vẫn là xác thân-nhân bản, như khoa sinh học hiện đại đã xác nhận. Hơn nữa, trong con người này, thể nhân bản là nhân bản một cách độc đáo, nghĩa là nhân tính của Thiên Chúa-làm người. Thể Thần linh kết hợp thực sự và đích thực với con người đến nỗi không có ngưỡng nhân bản nào cản trở được nó, nhưng nó vào sâu trong chính hữu thể nhân bản này trong tính toàn diện của Người; do đó nó cũng vào sâu trong cơ thể của Người. Như thế, việc sinh hạ không bị giản lược thành một hành vi thân xác (somatic), như thường thấy trong triết lý 'giải phóng' của chúng ta; cuối cùng triết học này thù nghịch sâu xa với cả thể xác lẫn sáng thế vì nó coi thành tố tình dục của con người như một chi tiết nhỏ và gây khó chịu không liên quan gì đến con người đúng nghĩa. Tuy nhiên, nếu tính thống nhất của con người cần được hiểu theo đức tin của các công đồng, thì chức phận làm mẹ của Đức Maria liên quan mật thiết nhất với mầu nhiệm Nhập thể đúng nghĩa và vươn tới tận trung tâm của mầu nhiệm. Do đó, lời khẳng định Kitô học về việc Nhập thể của Thiên Chúa trong Chúa Kitô nhất thiết phải trở thành lời khẳng định về Đức Maria, như trên thực tế đã có từ thuở ban đầu. Ngược lại: chỉ khi nào nó đề cập đến Đức Maria và trở thành Thánh Mẫu học thì Kitô học mới triệt để như đức tin của Giáo hội đòi hỏi. Sự xuất hiện của một ý thức thực sự về Đức Mẹ đóng vai trò như tiêu chuẩn cho thấy liệu bản thể Kitô học có hiện diện đầy đủ hay không. Phái Nestôriô liên hệ đến việc chế tạo ra một Kitô học không có việc giáng sinh và Người Mẹ, một Kitô học không có hệ quả Thánh Mẫu học. Chính cuộc mổ xẻ này, một cuộc mổ xẻ dùng phẫu thuật cắt bỏ Thiên Chúa khỏi con người đến nỗi giáng sinh và chức phận làm mẹ - tất cả có tính thể xác - tuy vẫn còn đó nhưng trong một lĩnh vực khác, điều này cho ý thức Kitô giáo thấy rõ ràng rằng cuộc thảo luận không còn liên quan gì đến Nhập thể (trở thành xác thịt) nữa, trung tâm mầu nhiệm Chúa Kitô gặp nguy hiểm, nếu không muốn nói là bị phá hoại. Do đó, trong Thánh Mẫu học, Kitô học đã được bảo vệ. Thay vì hạ giá Kitô học, nó biểu thị sự chiến thắng toàn diện của việc tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô nay đã đạt được tính chân chính.
Sau chứng tá của Mátthêu và Luca, Giáo hội của đức tin đã thấy rằng đặc tính chuyên biệt làm mẹ, vốn liên quan đến toàn thể con người vì lợi ích của đấng sẽ hạ sinh, đã được thể hiện trong tính hợp nhất giữa Mẹ và Trinh nữ, chứng thực hình ảnh lâu đời của Cựu Ước về người đàn bà có phúc và không có phúc, sinh hoa trái và cằn cỗi. Trước đây, không kết hôn và hiếm muộn là lời nguyền rủa cho những người bị bỏ rơi, không có tương lai và do đó, không có hiện tại đích thực. Giờ đây, trong tư cách đồng trinh, trạng thái này mãi mãi có thể đại diện hợp lệ cho mầu nhiệm bỏ mình và sinh hoa trái và, cùng với hôn nhân mà nó có liên hệ với, nói lên đặc tính đặc biệt của Thiên Chúa, Đấng, trong sáng thế và cứu thế, luôn tìm kiếm và ban phước cho con người.
2. Từ cùng cội nguồn thần học về dân Thiên Chúa và sự hoàn thành của nó trong chức phận làm mẹ của Đức Maria, mà từ từ có sự phát triển niềm xác tín về việc Đức Maria vô tội như nói lên việc ngài được tuyển chọn cách đặc biệt: Immaculata conceptio (Vô nhiễm Nguyên tội từ lúc tượng thai] (DS 2800-2804).
3. Việc tuyên xưng Đức Maria không vướng tội lỗi, ngược lại, đã khơi dậy niềm xác tín rằng ngài tham dự vào vận mệnh của Con ngài, tức việc phục sinh, và vào cuộc chiến thắng sự chết của Người (DS 3900-3904).
1. Tín điều Thánh Mẫu đệ nhất đẳng: là Trinh nữ và là Mẹ
a. Các bản văn Tân ước
Việc thanh lọc Kitô giáo, việc tìm kiếm yếu tính nguyên thủy của nó, vẫn đang tiếp diễn ngày nay, trong thời đại ý thức lịch sử lên cao, hầu như hoàn toàn bằng cách tìm kiếm các hình thức cổ xưa nhất của nó và thiết lập chúng thành quy phạm. Tính nguyên thủy [original] thường bị lầm với tính nguyên sơ [primitive]. Ngược lại, trong những khởi đầu này, đức tin của Giáo hội nhìn thấy một điều gì đó sống động, một điều chỉ phù hợp với kết cấu của nó bao lâu kết cấu này phát triển.
Con đường nào đã dẫn đến việc tuyên xưng Đức Maria là mẹ đồng trinh? Cả ở đây, chúng ta cũng sẽ không theo đuổi một phân tích khoa học đúng nghĩa. Chúng ta chỉ muốn có được một cái nhìn tổng quát về các giai đoạn chính trong việc phát triển của truyền thống có liên quan. Trong các trước tác của Thánh Phaolô, vấn đề giáng sinh của Chúa Giêsu chưa đóng vai trò thần học nào; đức tin của ngài phát triển hoàn toàn từ việc tuyên xưng thập giá và phục sinh. Chỉ có một đoạn chắc chắn chúng ta có thể coi như một khúc dạo đầu xa xôi dẫn tới những khẳng định mà sau này sẽ được truyền lại một cách rõ ràng trong các trình thuật thời thơ ấu của Tin mừng Mátthêu và Luca. Khi trong Thư Galát 4: 4, Thánh Phaolô nói về Chúa Giêsu rằng Người “được sinh ra bởi người nữ”, ngài chỉ quan tâm đến việc chứng tỏ rằng Chúa Giêsu đã tham dự vào những điều hoàn toàn bình thường của một con người, Người đã hoàn toàn đi vào thân phận con người. Đối với Thánh Phaolô, điều này trong căn bản có nghĩa là Chúa Giêsu đã tùng phục sức nặng của Lề luật, của một tôn giáo đã trở thành lề luật và do đó đã tạo ra nhiều lo lắng và chia rẽ hơn là hy vọng và thống nhất. Với chúng ta, Người mang lấy gánh nặng và sự bình thường của chúng ta. Trong bản văn này ta sẽ không tìm thấy điều gì khác thế. Tất nhiên, khi toàn bộ bối cảnh được xem xét và ý nghĩ về nó, có thể nói như thế, được ngoại suy hướng tới sự phát triển trong tương lai, thì, một cách khiêm tốn, người ta có thể nắm được những nhịp điệu mờ nhạt của nền thần học tương lai về mầu nhiệm Giáng sinh. Vì trong toàn bộ bối cảnh của đoạn văn này, Thánh Phaolô thiết lập mối liên hệ giữa sự hiện hữu Kitô giáo và hai con người trai của Ápraham, là Ysaác và Ismaen. Ngài khẳng định rằng người thừa kế lời hứa không những chỉ là người phát xuất từ dòng dõi Ápraham về phương diện xác thịt (Ishmael), mà là người được Chúa Thánh Thần, quyền năng sống động của lời hứa, làm chứng cho. Ngài lồng Kitô hữu, tức là người ở trong Chúa Giêsu, những người được sinh hạ thiêng liêng này, vào dòng dõi Ysaác, một cách nói lên việc hạ sinh mới từ Ápraham của những người tin vào Chúa Kitô (4: 21-31).
Đó không là gì khác hơn khúc dạo đầu; dòng suy nghĩ này chưa được khai triển. Việc này chỉ diễn ra lần đầu tiên trong các trước tác của Thánh Mátthêu và Thánh Luca, và theo hai cách. Trước tiên, chúng ta phải chú ý đến chức năng đặc biệt của các bảng gia phả mô tả tổ tiên của Chúa Giêsu đồng thời cố gắng giải thích bản chất của Người. Bản gia phả của Thánh Mátthêu trình bày Chúa Giêsu như con trai của Ápraham, nhưng nó chủ yếu mô tả Người như Đavít đích thực, hoàn thành dấu hiệu hy vọng mà Đavít từng trở thành cho dân tộc của ông. Bản gia phả của Thánh Luca tiến xa hơn; ngài lần giở gia phả Chúa Giêsu tới tận Ađam, “người phát xuất từ Thiên Chúa” (3:38). Ađam hoàn toàn và chỉ là "con người", hữu thể nhân bản. Gia phả kéo dài tới tận Ađam không những nhấn mạnh rằng niềm hy vọng hoàng gia của Israel được nên trọn trong Chúa Giêsu; nó còn trả lời câu hỏi về bản chất con người, mà trong quá trình lang thang và mò mẫm của nó, nó đang tìm kiếm chính nó. Chúa Giêsu là người cho mọi người, là người trong đó đích điểm thần linh của con người, nguồn gốc thần linh của họ, tìm thấy mục tiêu của nó. Trong Người, bản chất tan tác của con người được thống nhất và được bảo tồn trong sự hợp nhất với Thiên Chúa mà từ Người nó vốn phát sinh và là Đấng nó tìm kiếm trong trạng thái tuyệt vọng.
Cả hai bản gia phả đều quan tâm đến bối cảnh lịch sử và nhân bản trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, cả hai đều tin chắc rằng Chúa Giêsu có thể là hoa trái chín muồi của lịch sử chỉ bởi vì nơi Người một quyền năng mới đã đi vào thân cây khô héo của lịch sử —vì Người không những chỉ “đến từ bên dưới”. Người chắc chắn là trái của cây này, nhưng cây chỉ có thể sinh hoa trái vì nó được làm cho có khả năng sinh sôi nảy nở từ bên ngoài. Nguồn gốc của Chúa Giêsu từ bên dưới, nhưng đồng thời cũng từ bên trên — và điều này không có gì mâu thuẫn. Người hoàn toàn là người chính vì Người không chỉ có nguồn gốc ở trái đất này. Thánh Mátthêu chỉ ra điều này trong khuôn mẫu ngài trình bầy bản gia phả, nối thành viên này với thành viên khác qua cụm từ "ông sinh ra", chỉ bị ngưng ở câu cuối cùng: Giuse, chồng bà Maria, người đã sinh ra Chúa Giêsu, được gọi là Đấng Kitô (1:16). Thánh Luca cũng trình bày cùng một điểm khi, tuy không gọi Chúa Giêsu là con trai của Giuse, nhưng đã gán cho Người vị thế hợp pháp như một người “được coi là con trai của Giuse” (3:23).
Gợi ý của mầu nhiệm được nhắc đến ở đây sẽ được khai triển chi tiết hơn qua các trình thuật thuở ấu thơ (Mt 1:18-25; Lc 1-2). Chúng ta không cần đi vào mọi chi tiết. Chúng ta sẽ chỉ đề cập ngắn gọn một vài đặc điểm của bản văn Luca rất quan trọng đối với toàn bộ sự hiểu biết về nhân vật Maria. Trước tiên, điều quan trọng cần lưu ý là bối cảnh mà Thánh Luca cố ý chọn vì sự tương phản của ngài với lịch sử trước đó về Thánh Gioan Tẩy giả. Việc loan báo sự ra đời của Thánh Gioan diễn ra trong đền thờ với một tư tế đang thi hành chức năng chính thức — theo sắp xếp được quy định chính thức của Lề luật, liên quan tới việc phụng tự, bối cảnh địa phương và các đại diện của nó. Việc truyền tin cho Đức Maria xảy ra với một phụ nữ, ở một thị trấn tầm thường nửa ngoại giáo ở Galilê, không được cả Josephus lẫn Talmud biết đến. Toàn bộ cảnh tượng này "không bình thường đối với các nhạy cảm của người Do Thái. Một con đường mới đã bắt đầu như thế, một con đường mà tâm điểm của nó không còn là đền thờ nữa, mà là sự đơn giản của Chúa Giêsu Kitô. Giờ đây, Người là đền thờ đích thực, là lều hội ngộ.
Lời chào Đức Maria (Lc 1: 28-32) được mô phỏng rất sát với Xôphônia 3: 14-17: Đức Maria là thiếu nữ Sion được nói đến ở đó, được hiệu triệu hãy “vui mừng”, được báo tin Chúa đang đến với nàng. Nỗi sợ hãi của nàng đã được đánh tan, vì Chúa đang ở giữa nàng để cứu nàng. Laurentin đã nhận xét rất hay về bản văn này: ".... Lời Thiên Chúa thường xuyên chứng tỏ là hạt cải... Người ta hiểu tại sao Đức Maria lại sợ hãi trước sứ điệp này (Lc 1: 29). Nỗi sợ hãi không phát xuất từ sự thiếu hiểu biết và cũng không phải từ sự lo lắng của một tâm hồn nhỏ nhoi mà một số người muốn hiểu. Nó phát xuất từ nỗi lo lắng đối với cuộc gặp gỡ đó với Thiên Chúa, đối với niềm vui vô bờ ấy vốn làm cho những tạo vật cứng cỏi nhất cũng phải rúng động. Trong lời nói của thiên thần, chủ đề quán xuyến (motif) căn bản trong bức chân dung của Thánh Luca về Đức Maria đã xuất hiện rõ ràng: ngài đích thân là Sion đích thực, mà hướng về đó là các niềm hy vọng khao khát xưa nay qua suốt mọi hoang tàn của lịch sử. Ngài là Israel đích thực, nơi Giao ước Cũ và Mới, Israel và Giáo hội, là một không thể phân chia. Ngài là "dân Thiên Chúa" sinh hoa kết trái nhờ quyền năng nhân hậu của Thiên Chúa.
Cuối cùng, chúng ta phải chú ý đến những điều trong đó mầu nhiệm thụ thai và sinh hạ mới được cố ý quả quyết: Chúa Thánh Thần sẽ đến trên bà, và quyền năng của Đấng Tối Cao sẽ che phủ bà. Trong điều gọi là parallelismus membrorum (Tính song hành các chi), hai hình ảnh của mầu nhiệm khôn tả từ các dải truyền thống khác nhau đã được ghép lại với nhau ở đây. Hình ảnh thứ nhất ám chỉ lịch sử tạo dựng (St 1: 2) và do đó mô tả biến cố này như một công trình sáng tạo mới: Thiên Chúa, Đấng gọi hữu thể ra từ hư vô, với Thần khí của Người bay lơ lửng trên vực thẳm, Người trong tư cách “Thần khí tạo dựng” là cơ sở của mọi tạo vật — Thiên Chúa này biểu lộ sáng thế mới từ bên trong sáng thế cũ. Bằng cách này, đường khắc triệt để mà việc ra đời của Chúa Kitô vốn biểu thị đã được đánh dấu một cách nhấn mạnh nhất; tính mới mẻ của nó thuộc loại đặc biệt đến nỗi thâm nhập vào tận cơ sở của hiện hữu và chỉ có thể bắt nguồn từ quyền năng sáng tạo của chính Thiên Chúa. Hình ảnh thứ hai - "quyền năng của Đấng Tối Cao sẽ che phủ bà" - liên quan đến nền thần học phụng tự của Israel; nó đề cập đến đám mây che phủ đền thờ và do đó chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa. Đức Maria xuất hiện như một chiếc lều thánh thiêng, nơi sự hiện diện giấu ẩn của Thiên Chúa trở nên hữu hiệu.
Trước khi quay sang phần đánh giá thần học để kết thúc, chúng ta còn phải trả lời hai câu hỏi. Câu đầu tiên liên quan đến nguồn gốc của truyền thống được Thánh Mátthêu và Thánh Luca khai triển. Khoa chú giải hiện đại cho thấy cả hai tác giả Tin Mừng đã tái hình thành chất liệu căn bản ra sao, dựa trên các hiểu biết và mục đích thần học sâu sắc của riêng các ngài; không thể xem nhẹ phần "văn học" có chung này của các tác giả Tin Mừng trong việc hình thành ra truyền thống. Tất nhiên, khoa chú giải cũng cho thấy rằng cả hai tác giả Tin Mừng đều sử dụng chất liệu của một truyền thống đã có sẵn, được hình thành trước đó bởi cộng đồng truyền đạt lại nó. Về Thánh Luca, Schürmann tin rằng ông có thể nhận diện ngài như dây liên kết trước đó trong chuỗi truyền thống của một cộng đồng Giuđêa giữa những năm 60 và 70 sau Công nguyên. Không thể nghi ngờ gì việc Thánh Luca muốn tham khảo Đức Maria (và do đó có lẽ cả các người trong liên hệ huyết thống rộng lớn hơn của Chúa Giêsu nữa) (2:19, 51). Do đó, việc tiếp nhận những đoạn văn này vào Tin Mừng là một biến cố đặc biệt trong lịch sử truyền thống: nó có nghĩa là một truyền thống trước đây vốn riêng tư, được duy trì trong một phạm vi giới hạn, sau đó được đưa vào việc công bố công khai của Giáo hội và nhận được tư thế một truyền thống công cộng của toàn thể Giáo hội. Đối với tôi, dường như đây là một tầm nhìn sâu sắc rất quan trọng đối với vấn đề thường được nêu ra về thời đại của những truyền thống này. Điều phân biệt truyền thống Phục sinh với truyền thống Giáng sinh không chỉ đơn giản là vấn đề thời đại; Thánh Luca truy nguyên câu chuyện về Chúa giáng sinh từ trí nhớ của Đức Maria và không có lý do gì để không tin ngài về cốt lõi của truyền thống, vốn đã được hình thành về mặt thần học, đặc biệt kể từ khi "anh em của Chúa", một nhóm khó có thể bỏ qua vì vị trí và ảnh hưởng của họ, xuất hiện với tư cách là cộng đồng truyền đạt. Do đó, liên quan đến cốt lõi truyền thống, sự khác biệt không hệ ở thời đại, nhưng hệ ở vị thế khác nhau mà mỗi truyền thống có được lần đầu tiên và vào thời điểm tương đối muộn mà tại đó, trong một giai đoạn đặc thù của việc phát triển nội bộ việc tuyên xưng của Kitô hữu, điều trở nên có ý nghĩa và cần thiết là tích hợp những truyền thống này vào lời tuyên xưng chung, công khai của Giáo Hội. Điều này không xảy ra cho đến khi địa cứ (locus) bên trong được chuẩn bị cho nó và khoảng cách thời gian, mà sự tôn kính đòi hỏi, được vượt qua.
Nhận xét thứ hai liên quan đến hiệu năng liên tục của lời khẳng định này trong khuôn khổ việc công bố của Tân Ước. Tương ứng với "khúc dạo đầu" của Thánh Phaolô là cách Thánh Gioan sử dụng chủ đề để biến đổi những gì có tính lịch sử và độc đáo thành những gì có tính tâm linh và phổ quát — do đó, không phải khúc dạo cuối [postlude], mà đúng hơn là tuyên bố nhằm mở ra những khả thể điều biến [modulation] mới. Trong phần mở đầu Tin Mừng của ngài, Thánh Gioan mô tả các Kitô hữu là những người "không sinh ra từ máu huyết cũng như ý muốn xác thịt hay của người đàn ông, nhưng từ Thiên Chúa" (1:13). Ở đây chủ đề quán xuyến của Thánh Phaolô được kết nối với truyền thống Mátthêu-Luca để tạo nên một thể thống nhất mới: trở thành một Kitô hữu có nghĩa là bước vào mầu nhiệm hạ sinh mới của Chúa Giêsu Kitô, bằng việc tái sinh của người ta để tham dự vào sự hạ sinh của Người. Đương nhiên, ngay ở điểm này, chúng ta cũng không thể tránh khỏi câu hỏi gây tranh cãi về cách tiếp cận của Tin Mừng thứ tư. Như trong bí tích học của ngài (rửa tội, thánh thể) và cánh chung (sự sống lại bây giờ và vào ngày tận thế), há Thánh Gioan không muốn vượt qua sự hiểu biết "Công Giáo thô thiển" bằng cách nâng nó lên lãnh vực tâm linh và hiện sinh đó sao? Há ngài đã không được 'gắn bó trở lại' với một quan điểm mà ngài thực sự muốn vượt qua hay sao? Trong giới hạn suy nghĩ của chúng ta, chúng ta không cần thảo luận thêm về vấn đề này. Tuy nhiên, vì tất cả các dữ kiện, một điều dường như rõ ràng đối với tôi: toàn bộ trọng lượng của giáo huấn tâm linh trong Tin Mừng thứ tư đặt cơ sở trên niềm tin rằng nó có nền tảng trong thực tại. "Hiện sinh" sẽ không nói gì hơn nếu không phải là sự giải thích về hư vô. Sự tái sinh của Kitô hữu sở dĩ khả hữu là vì nó thực sự đã xảy ra nơi Chúa Giêsu và do đó đã trở thành một khả thể cho tất cả chúng ta.
b. Ý nghĩa thần học
Những nhận xét trên đã đưa chúng ta vào vấn đề giải thích. Tại sao sự kiện đó đã được truyền tụng, nghĩa là, được chấp nhận vào truyền thống công cộng, cộng đồng của Giáo hội? Chỉ nhờ việc tìm kiếm cơ sở thần học cho bước này, chúng ta mới có thể thấy rõ tầm quan trọng vốn đã được và còn được gán cho sự kiện đồng trinh của Đức Maria khi làm mẹ. Đâu là vấn đề ở đây? Hai điểm chính xem ra là như sau:
1. Nó liên quan đến một tuyên bố về hành động của Thiên Chúa đối với con người, và do đó là một tuyên bố về chính con người. Sự thụ thai và sự ra đời của Chúa Giêsu biểu thị một sự tham gia mới vào lịch sử vượt quá tính độc đáo vốn thuộc về mỗi con người. Tại thời điểm này, chính Thiên Chúa bắt đầu lại. Những gì bắt đầu ở đây có phẩm chất của một sự sáng tạo mới, do sự can thiệp hoàn toàn chuyên biệt của chính Thiên Chúa. Đây mới là "Ađam" đích thực, người, một lần nữa, và theo một nghĩa sâu xa hơn trước, phát xuất "từ Thiên Chúa" (x. Lc 3:38). Việc sinh hạ như vậy chỉ có thể xảy ra với người phụ nữ 'hiếm muộn'. Điều đã được hứa trong Isaia 54: 1 đối với Luca đã trở thành một thực tại cụ thể trong mầu nhiệm Đức Maria. Israel, bất lực, bị loài người khước từ, cằn cỗi, đã sinh hoa kết trái. Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã khởi diễn một sự khởi đầu mới ở giữa một nhân loại cằn cỗi và vô vọng. Sự khởi đầu này không phải là kết quả của lịch sử nhân loại, mà là một hồng phúc từ trên cao. Một cuộc Nhập thể mới bắt đầu với Chúa Giêsu. Phân biệt ngược với tất cả những người được chọn trước Người, Người không những nhận được Chúa Thánh Thần, mà, khi sống trên trần gian, nhờ Chúa Thánh Thần, Người còn là sự ứng nghiệm của mọi tiên tri: Tiên tri đích thực. Qua cách này, Đức Maria, người hiếm muộn, người được chúc phúc, trở thành dấu chỉ của ân sủng, dấu chỉ của điều thực sự sinh hoa kết quả và cứu độ: sự cởi mở sẵn sàng phục tùng thánh ý Thiên Chúa.
2. Tuy nhiên, nó cũng liên quan đến một tuyên ngôn Kitô học có tính đệ nhất, chân chính, mà H. Schürmann mô tả như sau:
Bởi vì đứa trẻ ngay từ nguồn gốc là một công trình của Thiên Chúa, nên nó sẽ hoàn toàn là 'thánh'. Chúa Thánh Thần sẽ không thấm nhiễm nó, giống như Gioan, 'từ trong lòng mẹ' (1:15), nhưng Thần khí Thiên Chúa sẽ phú ban cho nó một hiện hữu cụ thể trong một ân ban sự sống đầy sáng tạo, và, khi xác định hữu thể bên trong của nó, đã làm nó trở nên 'thánh'.
Sự tương phản với Gioan, người, giống như Giêrêmia, khi nhận được ơn gọi của mình trong lòng mẹ (1: 4), đã nhập thể con người của Thiên Chúa trong Cựu Ước, cho thấy rõ ý định của Luca: đây còn hơn là một tiên tri, đây là một "Chúa Con", bởi vì sự hiện hữu của Người là hoa trái của Chúa Thánh Thần.
3. Hans Urs von Balthasar đã thăm dò mối liên hệ này bằng cách sử dụng luận lý của việc làm người và luận lý của sự Nhập thể, một diễn trình mà chúng ta đã gặp khi xem xét tước hiệu "Mẹ Thiên Chúa". Nếu Chúa Con thực sự nhập thể, thì biến cố này thực sự đã đi vào "xác thịt" và ngược lại, vì con người là một và toàn bộ, nên "xác thịt" đi vào trung tâm bản vị của Logos. Bất chấp sự phân biệt không thể hủy tiêu về bản chất giữa Thiên Chúa và con người, Nhập thể có nghĩa là một sự hợp nhất cụ thể của sự sống. Trong hiện hữu như con người của Chúa Giêsu, sự hợp nhất này tự thể hiện một cách đến nỗi cả cuộc sống nhân bản của Người đi vào cuộc trao đổi hiếu thảo của Chúa Con với Chúa Cha, suy nghĩ và hiện hữu từ Chúa Cha và với Chúa Cha. Chúng ta hãy lắng nghe những lời của Hans Urs von Balthasar:
Liệu con người này, người ở trong một mối liên hệ độc đáo với "Cha trên trời", Đấng mà người này mắc nợ về mọi mặt, Đấng mà người này hoàn toàn phó thác, Đấng mà người này hoàn toàn trở về, liệu con người này có thể đồng thời mắc nợ sự hiện hữu của mình nơi một người cha khác hay không? Nói thẳng ra, có phải người này có đến hai người cha, điều về phương diện con người khiến người này mắc nợ hai người cha? Vì người này không sống trong điều gọi là "xã hội không cha" của chúng ta, trong đó điều răn thứ tư dường như đã biến mất gần như hoàn toàn và trong đó mối liên hệ giữa con cái và cha mẹ không còn dựa trên mối liên hệ yêu thương quan tâm, tôn trọng, tôn kính thống nhất về phương diện nhân bản, nhưng bị giản lược vào một hành vi tình dục ngẫu nhiên khiến đứa trẻ không có nghĩa vụ thiết yếu nào đối với cha mẹ của mình.... Há mối liên hệ độc hữu của Chúa Giêsu với Cha trên trời của Người đã không xúc phạm tới người thợ mộc Giuse, nếu ông là cha mẹ ruột của Người hay sao? Và liệu Chúa Giêsu, Đấng vốn nhấn mạnh tới sự cần thiết của việc tuân giữ Mười Giới Răn (Mc 10:19), chính Người lại vi phạm điều răn rất quan yếu này đối với mọi nền văn hóa?
Việc sinh ra không có người cha trần gian có một sự nhất thiết nội tại đối với người duy nhất có thể nói với Thiên Chúa 'Cha ơi', người đã là Chúa Con từ sâu thẳm hữu thể của mình như một con người, Chúa Con của vị Cha này. Gia phả của Giuse, mà cả hai sách Tin Mừng đều trình bày, chỉ cho thấy vị thế hợp pháp của Chúa Giêsu trong xã hội thời Người, chỉ cho thấy Đavít và do đó, chỉ cho thấy phẩm giá thiên sai. Tuy nhiên, việc hạ sinh đồng trinh chỉ cho thấy tư cách Chúa Con, chỉ cho thấy Chúa Cha, và do đó, chỉ cho thấy điều, đối với Chúa Giêsu, có tính chủ yếu nhiều hơn vô cùng so với phẩm giá Mêxia, điều mà Người ít coi trọng — ít nhất như người đương thời của Người giải thích, trong khoa chú giải Cựu ước của họ. Việc hạ sinh đồng trinh là nguồn gốc nhất thiết của người vốn là Chúa Con và là người trong tư cách Chúa Con đầu tiên phú ban niềm hy vọng thiên sai với một ý nghĩa vĩnh viễn vượt quá Israel. Trong cuộc “hạ sinh mới” này (phụng vụ Rôma nói là nova nativitas), một cuộc hạ sinh, cùng một lúc, bao gồm việc từ bỏ khả năng sinh sản trần gian, tự sắp xếp bản thân và độc lập hoạch định lấy cuộc sống của mình, Đức Maria như Mẹ thực sự là “người mang Thiên Chúa”; ngài không phải chỉ là cơ quan cho một biến cố hữu hình ngẫu nhiên. Mang "Chúa Con" bao gồm việc tự chấp nhận hiếm muộn. Giờ đây, người ta đã rõ tại sao sự hiếm muộn lại là điều kiện của việc sinh hoa kết trái — mầu nhiệm của các bà mẹ thời Cựu Ước trở nên rõ ràng nơi Đức Maria. Nó nhận được ý nghĩa của nó trong đức đồng trinh của Kitô giáo bắt đầu từ Đức Maria.
Tuy nhiên, ai cũng biết rằng sự kiện hạ sinh đồng trinh, tính lịch sử thực sự của nó, bị nhiều nhà thần học Công Giáo tranh cãi gay gắt và thậm chí bác bỏ. Người ta nói rằng chỉ có ý nghĩa tinh thần, chứ không phải sự kiện sinh học, mới có tầm quan trọng đối với thần học, và yếu tố sinh học chỉ được coi như một phương tiện có tính biểu tượng để diễn tả. Nhưng bất chấp lối suy nghĩ này có hợp lý đến đâu đi nữa, nó vẫn chỉ dẫn đến ngõ cụt. Xem xét kỹ lưỡng hơn đấy chỉ là một ảo tưởng. Cuộc ly hôn nghĩa hiệp giữa "sinh học" và thần học đã loại bỏ chính con người ra khỏi việc xem xét; nó trở thành một việc tự mâu thuẫn bao lâu điểm khởi đầu, cốt yếu của toàn bộ vấn đề hệ chính ở chỗ khẳng định rằng trong tất cả những điều liên quan đến con người, yếu tố sinh học cũng là nhân bản và đặc biệt trong những điều liên quan đến thể nhân thần [divine-human] thì không có gì "chỉ là sinh học". Loại bỏ yếu tố thể xác, hoặc tính dục, để chỉ còn sinh học thuần túy, thì tất cả những điều nói về "chỉ là sinh học", do đó, sẽ là phản đề của chính những gì đức tin muốn nói. Vì đức tin cho chúng ta biết về tính thiêng liêng của thể sinh học cũng như tính thể xác của thể thiêng liêng và thần linh. Về điểm này, việc lựa chọn là giữa tất cả hoặc hư không. Mưu toan duy trì phần thiêng liêng còn lại, chắt lọc sau khi yếu tố sinh học đã bị loại bỏ đã phủ nhận chính thực tại thiêng liêng vốn là mối quan tâm chính của đức tin vào Thiên Chúa trở thành xác phàm.
Các khó khăn thực sự bắt nguồn từ đâu? Tôi cho rằng phải phân biệt hai bình diện. Bình diện đầu tiên là bình diện của các vấn đề hiển nhiên xuất hiện ở giai đoạn trung tâm, bao gồm các vấn đề chắc chắn nghiêm trọng về bằng chứng lịch sử; tuy nhiên nó chỉ có tầm quan trọng thứ yếu. Thông thường chỉ những vấn đề này được đề cập; kết quả là cuộc tranh luận vẫn là một trận chiến trong bóng tối, bởi vì các lý do thực sự - ở bình diện thứ hai – chưa đóng vai trò nào cả. Do đó, chúng ta phải cố gắng khám phá ra chúng.
Dù sao, chúng ta hãy bắt đầu xem xét các phản chứng thông thường — tức các lý do quan trọng thứ yếu, như tôi thích gọi chúng hơn. Chúng ta đã gặp một trong những phản chứng này trong diễn trình xem xét các bản văn Tân Ước: chúng ta được thông báo rằng chúng ta đang bàn tới một truyền thống tương đối muộn. Tuy nhiên, về mặt nhận thức luận, điều này góp phần nhỏ vào cuộc thảo luận, vì thời cổ xưa đúng nghĩa không cung cấp một tiêu chuẩn chân lý nào. Người ta có thể phản đối cho rằng, bất kể điều này đúng ra sao liên quan đến sự phát triển trí thức các hiểu biết sâu sắc, trong tuyên bố về các biến cố, việc gần gũi về thời gian với biến cố được tường trình là một tiêu chuẩn có tính quyết định. Để trả lời, cần phải nhấn mạnh một sự phân biệt trong việc phân tích cụm từ "tương đối muộn". Hình thức văn chương có thể tương đối muộn, nhưng truyền thống được trình bầy dưới hình thức đó vốn đã hiện hữu dưới một hình thức khác; không một phê bình lịch sử nào có thể loại bỏ khả thể này là cái nhân đơn giản của bản tường trình có tính cổ xưa hơn một cách đáng kể. Hơn nữa, sự nhất trí liên quan đến cái nhân của bản tường trình từ hai truyền thống độc lập lẫn nhau từng cho thấy nhiều khác biệt hình thức đáng kể về chi tiết là một tiêu chuẩn có một ý nghĩa nào đó — và đây là điều chúng ta có thể xác quyết nhờ cuộc nghiên cứu các nguồn Mátthêu và Luca. Ngoài ra, âm sắc cao của Do Thái-Kitô giáo trong toàn bộ tường trình có sức nặng rất lớn, và chắc chắn nó chỉ cho thấy nhiều vòng tròn rất có thể là các nguồn phát sinh ra các tuyên bố như vậy. Cuối cùng, chúng ta đã kết luận rằng có những lý do rất tốt để ủng hộ việc tiếp nhận sau này vào truyền thống công cộng những gì đã được truyền đạt một cách tư riêng. Điều "muộn" là việc tiếp nhận của công chúng, chứ không phải là cái nhân của chính truyền thống.
Nhóm thứ hai gồm các phản chứng rõ ràng hơn đề cập đến việc bị cho là rút tỉa ý niệm mẹ đồng trinh từ các ý niệm song hành trong lịch sử nhiều tôn giáo. Kể từ Martin Dibelius, việc đề cập đến Philo thành Alexandria (khoảng 13 TCN-45/50 SCN) đã được nhiều người ủng hộ; trên cơ sở chú giải của Philo về chức phận làm mẹ của những người phụ nữ vĩ đại trong Cựu ước (Sara, Lêa, Rêbecca, Zippora) Dibelius muốn cho thấy ý niệm Thiên Chúa như tác nhân độc hữu trong một số trường hợp hạ sinh là một tiêu đề thần học [theologoumenon] trong Do Thái giáo theo văn hóa Hy Lạp, một tiêu đề mà sau này các Kitô hữu đã áp dụng vào việc hạ sinh của Chúa Giêsu. Tiếp nối gợi ý ban đầu của Dibelius, G. Guthknecht đã cố gắng chứng minh rằng đó không phải là một khái niệm đích thực của văn hóa Hy Lạp, mà là "một tiêu đề thần học Ai Cập cổ xưa". Đáp lại, E. Nellessen đã chứng minh một cách chính xác không thể chối cãi rằng lối Dibelius giải thích các bản văn của Philo dựa trên một nền bác học cẩu thả đáng kinh ngạc. Bất cứ ai tự đọc bản văn mà trước đó không phụ thuộc vào thẩm quyền của một học giả vĩ đại nào có thể khám phá ra điều này là những gì Philo đưa ra chỉ là một cách giải thích mang tính phúng dụ và luân lý về các tổ phụ, chứ không phải là một "tiêu đề thần học của văn hóa Hy Lạp" về việc hạ sinh người phàm mà vẫn còn đồng trinh [parthenogenesis] của Thiên Chúa. Điều có thể tiếp thu nhiều nhất từ Dibelius đối với quan tâm của chúng ta là các bản văn này được dùng để báo trước một cách hiểu tâm linh về đức đồng trinh, cũng như cách thức đặc biệt về tính sinh hoa trái và gần gũi với Thiên Chúa. Đến mức đó, ông chuẩn bị một bầu không khí thiêng liêng để thông điệp về mầu nhiệm Giáng sinh có thể được giải thích. Nhưng các bản văn này không phải là mô hình của chính biến cố lịch sử. Nỗ lực của Guthknecht muốn chuyển mọi điều về nguồn Ai Cập cũng thất bại; muốn biết chi tiết cá biệt, nên tham khảo công trình của Nellessen. G. Delling đã chứng minh một cách thuyết phục rằng mọi song hành khác của lịch sử tôn giáo, bất luận được tổng hợp cẩn thận bao nhiêu từ nhiều nguồn khác nhau, đều đã bỏ sót trọng điểm. Theo nghĩa thích đáng của hạn từ này, không hề có song hành nào từ lịch sử tôn giáo so với những câu chuyện Giáng sinh của Tân Ước. Chỉ có những chủ đề quán xuyến xa gần liên quan đến việc khẳng định của Kitô giáo mà thôi. Tôi thấy không có gì tiêu cực trong điều này: đây có thể là việc phát biểu về một nguyên mẫu tâm lý mà trong niềm khao khát lẫn lộn của nó, như trong mọi nguyên mẫu đích thực, một kiến thức sâu sắc về thực tại đã được nói lên. Dù là một thực tại luôn xa vời, trái tim con người với những gợi ý và câu hỏi dự ứng vẫn đang chờ đợi sự ứng nghiệm của nó.
Ngày nay người ta không thể dựa vào các vấn đề lịch sử để giải thích việc bác bỏ niềm tin vào việc Chúa Giêsu sinh ra từ một trinh nữ. Nguyên nhân cơ bản, thực sự thúc đẩy câu hỏi lịch sử nằm ở chỗ khác: trong sự khác biệt giữa thế giới quan hiện đại của chúng ta và lời khẳng định trong Kinh thánh và trong giả thiết rằng lời khẳng định trong Kinh thánh này không thể tìm thấy chỗ đứng nào trong thế giới được giải thích một cách khoa học. Như thế, tại thời điểm này, câu hỏi phải được đặt ra là: "thế giới quan" là gì? Đến mức độ nào, nó là một yếu tố xác định nhận thức của chúng ta? Dựa trên bối cảnh của việc Bultmann sử dụng thế giới quan hiện đại, việc xem xét và suy nghĩ kỹ hơn các thành tố của thế giới quan của chúng ta và các thế giới quan trước đây cho phép chúng ta nói điều này: thế giới quan luôn là sự tổng hợp nhận thức và các giá trị, những điều cùng nhau đề xuất với chúng ta một viễn kiến tổng thể về thực tại, một viễn kiến mà bằng chứng và sức mạnh thuyết phục dựa trên sự tổng hợp nhận thức và giá trị. Tuy nhiên, đây chính là cơ sở của vấn đề: các giá trị hợp lý gắn liền với thực hành của một thời đại nhất định, nhờ được nối kết với những gì đã được người ta biết đến, là một sự chắc chắn mà bản thân chúng không hề ước ao và là một sự chắc chắn, trong một số trường hợp nào đó, có thể trở thành một rào cản đối với nhận thức chính xác hơn. Điều hợp lý (plausible) có thể hướng cuộc điều tra về phía sự thật, nhưng nó cũng có thể là đối thủ của sự thật.
Thế giới quan nào buộc chúng ta về mặt tâm lý phải tuyên bố việc hạ sinh đồng trinh là điều bất khả rõ ràng không phải do nhận thức, mà là do đánh giá. Ngày nay, giống như ngày hôm qua, việc hạ sinh đồng trinh là một điều bất cái nhiên (improbable), nhưng không hề là điều hoàn toàn bất khả. Không có bằng chứng nào chứng minh nó bất khả cả, và không một nhà khoa học tự nhiên nào, nếu nghiêm túc, mà dám khẳng định rằng có một bằng chứng như thế. Ở đây, điều 'buộc' chúng ta phải tuyên bố tính bất cái nhiên tối đa của thế giới bên trong là bất khả không những đối với thế giới mà đối với cả Thiên Chúa nữa, không phải là nhận thức mà là một cơ cấu đánh giá với hai thành tố chính: một nằm ở chủ nghĩa Descartes ngấm ngầm của chúng ta - trong thứ triết lý giải phóng thù nghịch với sáng thế chuyên dồn nén (repress) cả thân xác lẫn việc sinh nở ra khỏi thực tại nhân bản bằng cách tuyên bố chúng chỉ có tính sinh học; thành tố thứ hai nằm ở khái niệm về Thiên Chúa và thế giới, coi việc Thiên Chúa liên quan đến sự sống [bios] và vật chất là điều không thích đáng. Thực thế, chính khi chúng ta nói tới tính thể xác và hoài nghi về linh hồn, chúng ta là những người theo thuyết nhị nguyên.
Chúng ta hãy tạm dừng ở đây để tóm tắt những gì chúng ta đã thấy và để thử nghiệm các bước tiếp theo. Giờ đây, chúng ta có thể nói rằng lý do thực sự đứng đàng sau các lý do chống lại việc tuyên xưng đức đồng trinh của Đức Maria không nằm trong lĩnh vực nhận thức lịch sử (chú giải), mà nằm trong những giả thuyết của một thế giới quan. Tuy nhiên, các lập luận chú giải đã giải thích giả thuyết này bằng các suy nghĩ lịch sử mà không được nó chứng thực một cách thuyết phục. Cái nhìn sâu sắc đầu tiên này mang lại một cái nhìn sâu sắc khác: nguyên nhân của việc bác bỏ là do thế giới quan, nhưng hậu quả của nó đụng đến sự hiểu biết của chúng ta về Thiên Chúa (Thiên Chúa quan của chúng ta). Trái ngược với cách trình bày thông thường, cuộc tranh luận thực sự xảy ra không phải giữa phe ngây thơ lịch sử và phe phê phán lịch sử, mà là giữa hai định kiến về mối tương quan của Thiên Chúa với thế giới của Người. Vì định kiến cho rằng những gì bất cái nhiên nhất trên thế giới cũng bất khả đối với Thiên Chúa che giấu giả thiết ngầm cả việc Thiên Chúa không thể đi vào lịch sử trần gian lẫn việc lịch sử trần gian không với tới Người. Phạm vi ảnh hưởng của Người sẽ bị hạn chế vào cảnh giới các thuần thần. Và với điều này, chúng ta đã quay trở lại với nền triết học ngoại giáo như Aristốt đã xây dựng bằng một nền luận lý độc đáo; theo quan điểm của ông này, việc cầu nguyện và mọi mối liên hệ với Thiên Chúa đều là "sự tu dưỡng bản thân". Phân tích đến cùng, nếu đây là thực tại, thì không còn gì khác ngoài việc "tu dưỡng bản thân".
Sau khi xem xét các giả định và hậu quả trên, điều rõ ràng là chúng ta không quan tâm đến các chi tiết ngoại vi, nhưng với các vấn đề trung tâm: Chúa Giêsu là ai? Người này là ai hay người này là gì? Sau đó, cuối cùng, là câu hỏi quan trọng nhất: Thiên Chúa là ai hay Thiên Chúa là gì? Số phận con người cuối cùng phụ thuộc câu hỏi cuối cùng này — ngay trong viễn kiến vô thần về con người, câu hỏi về Thiên Chúa vẫn có tính quyết định, về phương diện tiêu cực, đối với câu hỏi về con người. Trong khuôn khổ đức tin Tân Ước, chứng từ về sự hạ sinh của Chúa Giêsu từ Đức Trinh Nữ Maria không phải là một ngóc ngách bình dị của lòng sùng kính, một nhà nguyện nhỏ, riêng tư của hai tác giả Tin Mừng, một sự bổ sung nhiệm ý. Câu hỏi về Thiên Chúa có liên can ở đây: Thiên Chúa có phải là chiều sâu hiện hữu ở đâu đó, xem ra đang nuôi dưỡng cội rễ sâu xa của vạn vật một cách không thể tưởng tượng được, hay Người là Đấng hành động một cách đầy quyền năng, Đấng biết và yêu thương tạo vật của mình, hiện diện với nó và hoạt động hữu hiệu trong nó từ lúc đầu cho đến cuối cùng, thậm chí cả ngày nay? Các lựa chọn rất đơn giản: Thiên Chúa có hành động hay không? Người có thể hành động gì không? Nếu không, Người có thực sự là "Thiên Chúa" không? Dù sao thì hạn từ "Thiên Chúa" có nghĩa gì? Niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng vẫn là đấng tạo dựng trong sáng thế mới – Thần khí Tạo dựng – nằm ở trung tâm Tân Ước và là động lực chính của nó. Việc khẳng định sự ra đời của Chúa Giêsu từ Đức Trinh Nữ Maria có ý định quả quyết hai chân lý này: (i) Thiên Chúa thực sự hành động - thực sự, chứ không chỉ có tính diễn giải, và (2) trái đất sinh hoa trái - chính vì Người hành động. Natus ex Maria (sinh bởi bà Maria), trong hạt nhân của nó, vốn là một lời khẳng định thần học đúng nghĩa làm chứng cho Thiên Chúa, Đấng đã không để tạo thế vuột khỏi tay Người. Dựa vào điều này, là niềm hy vọng, là sự tự do, là sự bảo đảm và là trách nhiệm của Kitô hữu.
Kỳ tới: 2. Không mắc tội Ađam
VietCatholic TV
Vô tri bất mộ: Người Công Giáo cần biết về 5 cách Thánh Gioan Phaolô II đã thay đổi GH và thế giới
Giáo Hội Năm Châu
05:06 25/10/2021
Nhân ngày lễ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài bình luận nhan đề “5 ways Saint Pope John Paul II changed the Catholic Church forever”, nghĩa là “5 cách mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thay đổi Giáo Hội Công Giáo mãi mãi”.
Bạn có thể biết rằng Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng tại vị lâu thứ hai trong lịch sử hiện đại với 27 năm làm Giáo Hoàng, và ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên không phải người Ý kể từ thời Đức Giáo Hoàng Hà Lan Adrian VI vào năm 1523. Bạn có biết rằng ngài đã thay đổi Giáo Hội Công Giáo mãi mãi trong suốt 27 năm đó không? Dưới đây là năm lý do tại sao:
1. Ngài đã giúp mang lại sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản năm 1989 ở Đông Âu.
Người viết tiểu sử chính thức của Đức Giáo Hoàng, là Tiến Sĩ George Weigel, là người trong nhiều thập kỷ đã ghi chép lại sự gắn bó của Đức Giáo Hoàng với các nhà lãnh đạo dân sự, đã lưu ý rằng cách Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ảnh hưởng đến bối cảnh chính trị là rất lớn. Ảnh hưởng chính trị của ngài được thể hiện rõ nhất qua cách ngài tham gia với các nhà lãnh đạo thế giới để hỗ trợ cho sự sụp đổ của Liên Xô
Chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Ronald Reagan kêu gọi Mikhail Gorbachev “phá bỏ” Bức tường Berlin, tổng thống đã gặp Đức Giáo Hoàng. Theo nhà sử học và tác giả Paul Kengor, Reagan đã đi xa đến mức gọi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là “người bạn tốt nhất” của mình, cho rằng không ai hiểu rõ tâm hồn của ông hơn vị Giáo Hoàng người Ba Lan, người cũng đã trải qua một vụ ám sát và mang gánh nặng của hàng lãnh đạo thế giới.
Trong 38 chuyến thăm chính thức, 738 cuộc tiếp kiến và gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia, Đức Gioan Phaolô II đã tác động đến các nhà lãnh đạo dân sự trên khắp thế giới trong trận chiến hoành tráng này với một chế độ tối hậu phải chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 30 triệu người.
Tiến Sĩ Weigel nói: “Ngài nghĩ về chính mình trong tư cách là vị mục tử toàn cầu của Giáo Hội Công Giáo, quan hệ với các tác nhân chính trị có chủ quyền, những người phải tuân theo luật đạo đức phổ quát như bất kỳ ai khác”.
“Ngài sẵn sàng chấp nhận rủi ro, nhưng ngài cũng đánh giá cao rằng sự thận trọng là đức tính chính trị lớn nhất. Và tôi nghĩ ngài được các nhà lãnh đạo chính trị thế giới kính trọng vì tính chính trực minh bạch của ngài. Thái độ chủ yếu của ngài đối với mọi người là thế này: Tôi có thể giúp bạn thế nào? Tôi có thể làm gì để giúp?”
Hơn bất cứ điều gì, Đức Gioan Phaolô II hiểu rõ vai trò của mình chủ yếu là một nhà lãnh đạo tinh thần.
Theo Weigel, tác động chính của Đức Giáo Hoàng đối với thế giới với đầy rẫy các vấn đề là vai trò trung tâm của ngài trong việc tạo ra cuộc cách mạng lương tâm bắt đầu ở Ba Lan và lan rộng khắp Đông Âu. Cuộc cách mạng lương tâm này đã truyền cảm hứng cho cuộc cách mạng bất bạo động năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Trung và Đông Âu, một thành tựu chính trị đáng kinh ngạc.
2. Ngài đã phong chân phước và phong thánh cho nhiều vị thánh hơn bất kỳ vị tiền nhiệm nào trước đó, đưa những người bình thường đến gần hơn với sự thánh thiện.
Một trong những di sản lâu dài nhất của Đức Gioan Phaolô II là số lượng lớn các vị thánh mà ngài đã công nhận. Ngài đã cử hành 147 lễ phong chân phước, trong đó ngài đã công bố 1,338 chân phước, cũng như cử hành 51 lễ phong thánh cho tổng số 482 vị thánh. Con số đó nhiều hơn tổng số những vị được các Đức Giáo Hoàng tiền nhiệm của ngài tuyên phong trong 5 thế kỷ trước.
Mẹ Têrêxa thành Calcutta có lẽ là người cùng thời với Đức Gioan-Phaolô II được biết đến nhiều nhất, nay đã chính thức là một vị thánh, nhưng vị thánh đầu tiên của thiên niên kỷ mới và một người đặc biệt yêu quý của Đức Gioan-Phaolô II là Thánh Faustina Kowalska, người gốc Ba Lan, là người đã nhận được thông điệp của Lòng Chúa Thương Xót.
“Việc phong thánh cho Sơ Faustina là một tiếng vang đặc biệt: bằng hành động này, tôi dự định hôm nay sẽ chuyển thông điệp này sang thiên niên kỷ mới,” ngài nói trong bài giảng lễ phong thánh cho Sơ Faustina. “Tôi truyền nó cho tất cả mọi người, để họ sẽ học cách biết rõ hơn bao giờ hết thiên nhan đích thật của Thiên Chúa và dung nhan thật sự của anh em mình.”
Pier Giorgio Frassati, người được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước vào năm 1990 và có biệt danh là “người của các mối phúc”, là một vị thánh bình dân khác được Đức Giáo Hoàng Ba Lan đề cao. Ngài yêu thích công nhận sự thánh thiện của những người đơn sơ sống theo lời kêu gọi nên thánh với lòng trung thành phi thường. Vào thời điểm qua đời, chàng trai 24 tuổi người Ý chỉ đơn giản là một sinh viên không có thành tích gì đặc biệt. Nhưng tình yêu của ngài đối với Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể và những người nghèo khó đã được Đức Gioan Phaolô II nâng lên như một vị anh hùng và đáng noi gương.
Cần lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau đó đã vượt qua Đức Gioan Phaolô II khi tuyên phong 800 vị thánh tử đạo người Ý chỉ trong một ngày.
3. Ngài đã biến đổi lịch trình tông du của Giáo Hoàng.
Đức Gioan Phaolô II đã đến thăm 129 quốc gia trong triều đại Giáo Hoàng của ngài - nhiều quốc gia hơn bất kỳ vị Giáo Hoàng nào khác đã đến thăm cho đến thời điểm đó.
Ngài cũng đã thành lập Ngày Giới trẻ Thế giới vào năm 1985, và chủ tọa 19 Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới với tư cách là Giáo Hoàng.
Tiến Sĩ Weigel nói rằng Đức Gioan-Phaolô II hiểu rằng Giáo Hoàng phải hiện diện với người dân của Giáo hội, dù họ ở đâu.
Tiến Sĩ Wegel nói: “Ngài đã chọn làm điều đó bằng những chuyến tông du rộng lớn, mà ngài khẳng định không phải là những chuyến du lịch, mà là những cuộc hành hương”.
“Đây là người kế vị của Thánh Phêrô, trong chuyến hành hương đến nhiều nơi trên thế giới, của Giáo hội. Và đó là lý do tại sao những cuộc hành hương này luôn được xây dựng xung quanh các sự kiện phụng vụ, cầu nguyện, tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể, các cuộc họp mặt đại kết và liên tôn - tất cả những điều này là một phần của trải nghiệm hành hương “.
Vào nửa sau của thế kỷ 20 - thời điểm có nhiều thay đổi và biến động xã hội - những chuyến đi sâu rộng của Đức Gioan Phaolô II và việc loan báo Tin Mừng đến tận cùng trái đất là những gì thế giới cần, Weigel nói.
4. Ngài đã đề cao sâu sắc các giáo huấn của Giáo hội.
Đức Gioan Phaolô II là một học giả đã ban hành Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo vào năm 1992, đã cải cách các Bộ Giáo luật Đông và Tây trong thời kỳ làm Giáo Hoàng của mình, và là tác giả của 14 thông điệp, 15 tông huấn, 11 tông hiến và 45 tông thư.
Đây là lý do tại sao Weigel nói rằng Giáo hội chỉ thực sự bắt đầu mở ra điều mà ông gọi là “huấn quyền” của Đức Gioan Phaolô II, dưới hình thức các tác phẩm và ảnh hưởng trí tuệ của ngài.
Ví dụ, Thần học về Cơ thể của Đức Gioan Phaolô II vẫn có ảnh hưởng to lớn ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới, mặc dù Weigel nói rằng điều này vẫn chưa được hiểu hết.
5. Ngài đã ban sự sống mới cho Giáo Hội Công Giáo ở Phi Châu.
Lòng nhiệt thành truyền bá Phúc âm đến mức huyền thoại của Đức Gioan Phaolô II đã bùng cháy ở Phi Châu.
Ngài có một tình bạn đặc biệt với Đức Hồng Y Bernadin Gantin người Beninese, và đã đến thăm Phi Châu nhiều lần. Những chuyến thăm của ngài sẽ truyền cảm hứng cho một thế hệ người Công Giáo Gioan Phaolô II ở Phi Châu cũng như các khu vực khác trên thế giới.
“Đức Gioan Phaolô II đã bị mê hoặc bởi Phi Châu; ngài coi Kitô Giáo Phi Châu như một trải nghiệm Tân Ước sống động về sự tươi mới của Phúc âm, và ngài rất mong muốn ủng hộ điều đó và nâng nó lên”, Đức Hồng Y Gantin nói.
“Điều rất thú vị là trong hai Thượng hội đồng về hôn nhân và gia đình vào năm 2014 và 2015, một số người bảo vệ mạnh mẽ nhất cách hiểu cổ điển của Giáo hội về hôn nhân và gia đình đến từ các giám mục Châu Phi. Một số vị là Kitô Hữu thế hệ thứ nhất, thứ hai, được hình thành sâu sắc theo hình ảnh của Đức Gioan Phaolô II, người mà họ coi như một giám mục kiểu mẫu,” Đức Hồng Y Gantin nói.
“Tôi nghĩ bất cứ nơi nào bạn nhìn vào Giáo hội thế giới, các phần sống động của Giáo hội là những phần đã chấp nhận Huấn quyền của Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI, coi đó là cách giải thích đích thực Công đồng Vatican II. Và những bộ phận hấp hối của Giáo hội, những bộ phận thiếu thốn của Giáo hội là những bộ phận đã phớt lờ Huấn quyền đó.”
Ảnh hưởng của Đức Gioan Phaolô II ở Phi Châu và trên toàn cầu đã biến đổi thế giới. Nó cũng vĩnh viễn biến đổi Giáo hội.
Source:Catholic News Agency
Hi hữu: Chủng sinh bị tai nạn xe bại liệt, Đức Giáo Hoàng đặc cách cho thụ phong linh mục, sắp được tuyên thánh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:09 25/10/2021
1. Một thầy Dòng Augustinô gặp tai nạn liệt hết tứ chi, được cho phép thụ phong linh mục, sắp được tuyên thánh.
Tiến trình tuyên thánh cho Cha Bill Atkinson, một linh mục dòng Augustinô từ Philadelphia qua đời năm 2006, đã tiến gần hơn một bước nữa. Trong một buổi lễ vào hôm thứ Ba, Tổng Giáo phận Philadelphia đã chính thức khép lại giai đoạn cấp giáo phận, đây là bước đầu tiên của tiến trình này. Tổng giáo phận hiện sẽ bàn giao toàn bộ tài liệu cho Rôma để kiểm tra thêm.
“Ngài thực sự là một người đàn ông rất trầm lặng, một người khiêm tốn, nhưng là một cá nhân rất đạo đức và dấn thân sâu sắc với đời sống tu trì, với bản sắc Augustinô, và đã phục vụ tận tâm trong 30 năm với những người ở những trường học”, Cha Michael Di Gregorio, OSA, giám tỉnh tiền nhiệm của Tỉnh Dòng Thánh Thomas thành Villanova, nơi Cha Bill là một thành viên, cho biết như trên.
Cha Bill là linh mục đầu tiên được thụ phong linh mục bị liệt tứ chi. Ngài bị liệt từ cổ trở xuống trong một tai nạn xe trượt tuyết trong năm đầu tiên làm việc tại nhà tập của Dòng Thánh Augustinô.
Cha Michael cho biết: “Cha ấy luôn đáp ứng những yêu cầu được đưa ra đối với chức vụ của mình mặc dù những người khác đang ở trong những tình huống khuyết tật như ngài hầu chắc sẽ thoái thác”.
Ngài thường đến thăm các bệnh viện và nói chuyện với các cựu chiến binh đã bị thương, sử dụng kinh nghiệm của bản thân để phục vụ những người khuyết tật.
Cha Michael nói: “Có điều gì đó rất bình thường về Cha Bill về cách ngài làm công việc của mình. Điểm đặc biệt là ngài đã làm công việc của mình, chức vụ của mình, thực hiện chức tư tế của mình trong hoàn cảnh rất hạn chế - một hạn chế về thể chất, nhưng chắc chắn không có bất kỳ hạn chế nào trong khả năng tinh thần hoặc ý chí và mong muốn được phục vụ của ngài”.
Sinh ra ở Philadelphia vào năm 1946, Cha Bill vào nhà tập sau một năm dự bị tại Học viện Augustinô ở Đảo Staten, New York. Trong vụ tai nạn nghiêm trọng đến mức mọi người không rõ Cha Bill có sống sót hay không, vì thế ngài đã tuyên thệ những lời thề đầu tiên từ trên giường bệnh. Ngài bắt đầu một quá trình phục hồi chức năng dài và sâu rộng và tiếp tục ở nhà tập.
Cha Michael, người đã sống với Cha Bill trong vài năm đào tạo cho biết: “Tôi thực sự nhận thấy rằng ngài giống như một trong những người còn lại trong chúng tôi. Ngài ngồi trên xe lăn và luôn cần sự trợ giúp của những người xung quanh, nhưng ngài đã tham gia vào mọi việc mà chúng tôi làm. Ngài luôn cầu nguyện. Ngài đến dùng bữa với chúng tôi và không muốn ai phải lo cho mình.”
Gần chín năm sau tai nạn, Cha Bill đã hoàn thành việc học của mình và thỉnh cầu Thánh Phaolô Đệ Lục cho được thụ phong linh mục. Đức Giáo Hoàng đã ban phép miễn chuẩn và vào ngày 2 tháng 2 năm 1974, Cha Bill được thụ phong linh mục.
“Ngài đã làm những gì cần làm bất kể là việc đó có đi đến đâu hay không. Sự kiên trì là một dấu ấn tuyệt vời trong cuộc đời ngài.”
Cha Bill qua đời ngày 15 tháng 9 năm 2006, tại Tu viện Thánh Tôma thuộc Đại học Villanova. Vài năm sau, các nhà Augustinô quyết định xem xét khả năng đưa ra án tuyên thánh. Cha Bề Trên Tổng quyền đã gặp gỡ những người thân, anh em, bạn bè và những người chăm sóc Cha Bill, và yêu cầu họ giải thích cho ngài lý do họ muốn Cha Bill được tuyên th1nh.
Vào năm 2015, Đức Tổng Giám Mục Chaput đã chỉ định một tòa án và một ủy ban lịch sử để xem xét tài liệu về Cha Bill. Tòa án được giao nhiệm vụ phỏng vấn những người biết Cha Bill và những người muốn đưa ra lời khai về án tuyên thánh.
Source:Catholic News Agency
2. Thánh Piô Năm Dấu Thánh đã trả lời bức thư của Đức Gioan Phaolô II bằng một phép lạ
Kỷ niệm ngày lễ nhớ Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, và ngày ngài được bầu vào ngôi Giáo Hoàng, tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài viết nhan đề “Padre Pio replied to John Paul II’s letter with a miracle”, nghĩa là “Cha Piô Năm Dấu Thánh đã trả lời bức thư của Đức Gioan Phaolô II bằng một phép lạ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Đức Gioan-Phaolô II đã viết một lá thư cho Cha Piô Năm Dấu Thánh để xin những lời cầu nguyện và vị thánh đã đáp lại bằng một phép lạ.
Năm 1947, khi mới được thụ phong linh mục, Cha Karol Wojtyla, sau này là Đức Gioan Phaolô II, đã đến thăm Cha Piô Năm Dấu Thánh để gặp vị tu sĩ Capuchin nổi tiếng này. Đó là một chuyến thăm ngắn ngủi, nhưng Cha Wojtyla không quên chuyến viếng thăm ấy, vì sau đó ngài đã viết một bức thư cho Cha Piô Năm Dấu Thánh để xin những lời cầu nguyện.
Bức thư được viết bằng tiếng Latinh vào năm 1962, khi Cha Wojtyla đã trở thành một giám mục ở Ba Lan. Sau đây là một đoạn trích trong bức thư từ cuốn sách The Making Of The Pope Of The Millenium, nghĩa là Việc Hình Thành Nên Vị Giáo Hoàng Của Thiên Niên Kỷ.
Thưa Cha, tôi xin Cha cầu nguyện cho một phụ nữ khoảng 40 tuổi, mẹ của 4 cô con gái, là người đã phải ở trại tập trung ở bên Đức suốt 5 năm trong thời gian chiến tranh. Hiện tại tính mạng của cô đang bị đe dọa bởi khối u. Xin Chúa qua lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Cực Thánh bày tỏ lòng thương xót của Ngài đối với người phụ nữ này và gia đình của cô ấy.
Đức Gioan-Phaolô II không bao giờ nhận được thư hồi âm từ Cha Piô Năm Dấu Thánh, nhưng một vài ngày ngắn ngủi sau đó, đã xảy ra một phép lạ. Đức Gioan-Phaolô II đã viết một lá thư gửi lại Cha Piô Năm Dấu Thánh, bày tỏ niềm vui của ngài.
Thưa Cha, người phụ nữ ở Krakow đã được chữa lành ngay lập tức vào ngày 21 tháng 11 trước khi cần đến can thiệp phẫu thuật. Tôi xin tạ ơn Chúa. Tôi cũng cảm ơn Cha.
Không có gì ngạc nhiên khi Thánh Gioan Phaolô II trở thành người ủng hộ mạnh mẽ cho Thánh Piô Năm Dấu Thánh khi ngài trở thành giáo hoàng. Ngài đã phong thánh cho vị tu sĩ Capuchin vào năm 2002.
Source:Aleteia
3. Nhiều người lớn từ Afghanistan, Iran chuẩn bị được rửa tội thành người Công Giáo ở Vienna
11 người đến từ Afghanistan nằm trong số 27 người trưởng thành sẽ sớm được rửa tội để gia nhập Giáo Hội Công Giáo tại tổng giáo phận Vienna của Áo.
Đức Hồng Y Christoph Schönborn của Vienna đã chính thức chào đón các ứng viên cho lễ rửa tội cho người lớn trong một buổi lễ vào ngày 20 tháng 10 tại một nhà thờ của dòng Carmêlô ở quận Döbling của thành phố.
Ngoài 11 người Afghanistan, còn có 6 người Iran và 4 người Áo, những người còn lại đến từ 5 quốc gia khác.
Hơn 2/3 trong số các vị này là nam giới và trong độ tuổi từ 20 đến 40.
Vị Hồng Y 76 tuổi nói với các ứng viên: “Việc trở thành một Kitô Hữu mang lại hy vọng lớn hơn những vấn đề và khủng hoảng của thế giới này và cũng lớn hơn những tấn kích cá nhân của số phận mà một số các bạn đã trải qua.”
Theo nhóm vận động cho tự do tôn giáo Open Doors, Afghanistan là quốc gia trong đó tình trạng của các tín hữu Kitô tồi tệ thứ hai trên thế giới chỉ sau Triều Tiên. Iran xếp ở vị trí thứ tám.
Daniel Vychytil, người giám sát nhóm bí tích khai tâm dành cho người lớn ở Vienna và ở cấp quốc gia, nói với hãng thông tấn Công Giáo Áo Kathpress rằng nhiều người muốn được rửa tội là những người đã được cấp quy chế tị nạn. Chi tiết này nhằm bác bỏ ý kiến cho rằng họ xin được rửa tội để được cấp quy chế tị nạn. Thực tế, họ đã được cấp quy chế tị nạn rồi, biết chắc mình không phải quay trở lại cố hương, họ mới xin được rửa tội. Những người này hầu hết đã có cảm tình với Công Giáo qua các chứng tá của các nhà truyền giáo và các cơ quan bác ái Công Giáo.
Sau khi Taliban nắm chính quyền ở Afghanistan vào tháng 8, người Afghanistan ở Áo lập tức nhận được giấy phép cư trú.
Nhưng những người Afghanistan đã rửa tội thường lo lắng về các thành viên trong gia đình vẫn ở lại quê hương của họ.
Vychytil nói: “Ngay cả khi họ đã được cho phép tị nạn, người thân trước tiên phải xoay sở để trốn sang Pakistan và nộp đơn đến đại sứ quán Áo để được đoàn tụ gia đình.
Ông nói thêm rằng cũng có một số các ứng viên rửa tội người Afghanistan lần đầu gặp gỡ Kitô Giáo trên hành trình rời Afghanistan hoặc ở chính nước Áo. Nhưng nhắc lại rằng một số người đã có “kinh nghiệm tôn giáo rất sâu sắc” từ khi còn ở quê nhà.
“Một số đã tin vào Chúa Giêsu Kitô qua những cuộc trò chuyện với những người đồng hương đã cải đạo và đang tích cực trong công việc truyền giáo, những người khác qua những chuyến viếng thăm không gian nhà thờ, nơi họ cảm nhận được sự yên bình và tĩnh lặng sâu sắc và gặp gỡ Thiên Chúa”.
Vychytil nói thêm rằng anh biết những người Afghanistan trong những năm trước đã bị trục xuất khỏi Áo ngay cả sau khi đã được rửa tội.
Kathpress cho biết ở Áo, số lượng người trưởng thành rửa tội – tức là những người từ 14 tuổi trở lên - đã tăng lên kể từ đầu thiên niên kỷ, đạt đỉnh cao vào năm 2017.
Tương tự như các giáo phận khác của Áo, tổng giáo phận Vienna nhận các ứng viên rửa tội mỗi năm vào mùa xuân, nhưng có một buổi lễ khác vào mùa thu dành cho các ứng viên trưởng thành bắt đầu chuẩn bị muộn hơn.
Lễ rửa tội diễn ra tại các giáo xứ địa phương xung quanh Lễ Chúa Kitô Vua, rơi vào ngày 21 tháng 11 năm nay.
Vychytil ước tính rằng sẽ có khoảng 200 người lớn được rửa tội ở Áo trong năm nay, 80 người trong số họ ở tổng giáo phận Vienna.
Có khoảng 45,000 trẻ sơ sinh được rửa tội hàng năm ở Áo, một quốc gia trung tâm Âu Châu với chín triệu dân, khoảng 57% trong số đó là người Công Giáo được rửa tội.
Source:Catholic News Agency
Gay go: Sau khi thụ phong trái phép, người đẹp liều lĩnh giải tội, làm lễ: Tuyên bố của TGP Santa Fe
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:30 25/10/2021
1. Đức Hồng Y Dolan nói: Quyền con người bắt đầu từ khi còn trong bụng mẹ
Bước đầu tiên để chấm dứt mọi hình thức bạo lực trong xã hội - dù liên quan đến tội phạm, phân biệt chủng tộc hay nghèo đói - là chấm dứt bạo lực phá thai, Đức Hồng Y Timothy Dolan của tổng giáo phận New York viết trong một chuyên mục ngày 20 tháng 10.
“Tôi cho rằng bạo lực sẽ không bao giờ chấm dứt cho đến khi chúng ta dừng giấy phép phá thai cực đoan được cho là bất khả xâm phạm, mà dường như đã thu hút một bộ phận trong xã hội của chúng ta,” Đức Hồng Y Dolan viết.
“Như Mẹ Teresa đã viết, 'Chúng ta đừng ngạc nhiên khi nghe nói về những vụ giết người, những vụ thảm sát, chiến tranh, và hận thù. Nếu một người mẹ có thể giết chết chính đứa con của mình, thì sao người ta không thể giết nhau? '”
Đức Hồng Y Dolan nhận định rằng: Trong một xã hội bị chia rẽ về chính trị và văn hóa, một điều dường như hợp nhất tất cả các bên, "là nỗi lo rằng thế giới của chúng ta đã đánh mất sự tôn trọng cơ bản đối với sự sống."
Đức Hồng Y đã trích dẫn một số ví dụ thuyết phục về cách đối xử đáng tiếc đối với cuộc sống con người, bao gồm hoàn cảnh của hàng triệu người tị nạn và di cư nghèo khổ; những cảnh khủng khiếp gần đây trong cuộc rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan; sự coi thường của một số người đối với những sinh mạng dễ bị tổn thương trong đại dịch coronavirus; tội phạm bạo lực, bao gồm cả vụ giết George Floyd; sự gia tăng các vụ tự tử, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi; và bóng ma thường xuyên, ở rất nhiều nơi, của các vụ xả súng hàng loạt.
Ngài viết rằng những ví dụ này cho thấy “cuộc sống con người hiện nay bị coi là vô dụng, vô giá trị, chỉ dùng một lần”. Trích dẫn những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô về chủ đề này, ngài nói rằng những thứ như vậy là một phần của “văn hóa vứt bỏ”.
Đức Hồng Y lập luận rằng luật cho phép giết và phanh thây những đứa trẻ vô tội trong bụng mẹ gửi ra một thông điệp phản đối sự sống quyết liệt đe dọa tất cả mọi người.
“Hãy nghĩ về điều đó: nếu sự sống mong manh của một đứa trẻ vô tội trong bụng mẹ - mà thiên nhiên bảo vệ như một nơi an toàn nhất so với bất cứ đâu – lại có thể bị chấm dứt, thì ai là người an toàn?”
“Nếu sự tiện lợi,“ sự lựa chọn ”hay“ quyền của tôi” có thể lấn át sự sống của đứa trẻ trong bụng mẹ, thì cuộc sống con người lại không bị đe dọa sao? Khi luật cho phép cuộc sống dễ bị tổn thương có thể bị hủy hoại, buộc nhân viên y tế phải làm điều chống lại lương tâm của họ, và yêu cầu tiền thuế của chúng ta phải trợ cấp cho điều đó, thì chúng ta đang đưa ra thông điệp gì về phẩm giá con người và sự thánh thiêng của cuộc sống? "
Đức Hồng Y Dolan lưu ý một quan sát của Robert F. Kennedy rằng “sức khỏe và đạo đức của xã hội được đánh giá bằng cách chúng ta bảo vệ những người bất lực và dễ bị tổn thương nhất”.
Đức Hồng Y đặt câu hỏi: "Ai mỏng manh và không có khả năng tự vệ hơn đứa trẻ nhỏ trong bụng mẹ?".
“Hút một đứa trẻ ra khỏi bụng mẹ, phanh thây nó, đầu độc nó, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô mô tả, giống như thuê một 'sát thủ' để ám sát một nạn nhân."
Đức Hồng Y Dolan kêu gọi tất cả mọi người, dù có đức tin hay không, hãy lên tiếng vì những thai nhi “không có khả năng tự vệ” và tố cáo “quyền” phá thai là “vô nhân đạo, bạo lực và trái với nhân quyền”.
Source:Catholic News Agency
2. Tổng giáo phận Santa Fe cảnh báo anh chị em tín hữu về một phụ nữ liều lĩnh
Tòa Giám Mục Tổng giáo phận Santa Fe đã đưa ra một tuyên bố cảnh báo các tín hữu, sau khi một phụ nữ tuyên bố đã được thụ phong linh mục ở Albuquerque. Bà ta đang cử hành các thánh lễ, giải tội qua điện thoại và có thể còn đi xa hơn nữa.
“Như Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã giải thích, Chúa Giêsu đã quyết định chỉ chọn nam giới để làm tông đồ. Để trung thành với gương của Chúa, Giáo hội không tự cho mình quyền được phép phong chức linh mục cho phụ nữ.' Do đó, Giáo Hội Công Giáo không coi việc truyền chức cho phụ nữ là hợp lệ và thực sự, đó là một hành động tuyệt thông”, Cha Glennon Jones cho biết hôm 18 tháng 10.
Bà Anne Tropeano là người đã tìm cách để được thụ phong linh mục trong một nghi thức truyền chức trái phép được tổ chức vào ngày 16 tháng 10 tại Nhà thờ Thánh Gioan, một nhà thờ Anh Giáo ở Albuquerque. Bà ta đã “dâng Thánh lễ mở tay” vào ngày hôm sau tại Nhà thờ Thánh Phaolô, một nhà thờ của Tin Lành Lutheran, ở Albuquerque.
Bộ Giáo lý Đức tin đã ra sắc lệnh vào năm 2007 rằng bất cứ ai “cố gắng truyền chức thánh cho một phụ nữ, và cả người phụ nữ tìm cách để được truyền chức thánh, sẽ bị vạ tuyệt thông tiền kết.” Vạ tuyệt thông tiền kết nghĩa là người bị vạ tức khắc bị tuyệt thông mà không cần Tòa Thánh hay đấng bản quyền địa phương công bố.
Sắc lệnh đó cũng đã được phản ánh trong một tu chính vào năm 2010 liên quan đến các tội nghiêm trọng. Trong tu chính này, ai truyền chức thánh cho một phụ nữ, và cả người phụ nữ ấy đều bị vạ tuyệt thông, mà chỉ có Tòa Thánh, cụ thể là Bộ Giáo Lý Đức Tin, mới có thể giải vạ.
Bộ Giáo luật hiện hành nói rõ rằng chỉ có “người nam đã được rửa tội” mới được thụ phong một cách hợp lệ.
Trong tuyên bố năm 1976 của mình có tựa đề Inter Insigniores, Bộ Giáo lý Đức tin nhắc lại rằng Giáo hội “không tự coi mình được phép truyền chức linh mục cho phụ nữ”.
Tông thư Ordinatio Sacerdotalis năm 1994 của Thánh Gioan Phaolô II đã dạy dứt khoát rằng chỉ nam giới mới được thụ phong linh mục.
Trước khi các văn bản Inter và Ordinatio Sacerdotalis được ban hành, việc Giáo Hội chỉ truyền chức thánh cho một người nam đã được rửa tội được coi là một giáo huấn bất di bất dịch về mặt thần học.
Nhưng sau đó, vì có những nhóm ý thức hệ cổ vũ việc truyền chức linh mục cho phụ nữ đã chất vấn rằng liệu giáo huấn cho rằng Giáo hội không có thẩm quyền gì trong việc truyền chức linh mục cho phụ nữ, có được hiểu là thuộc về niềm tin hay không, nên Bộ Giáo lý Đức tin đã phải đưa ra câu trả lời vào năm 1995.
Bộ Giáo lý Đức tin đã trả lời bằng một câu trả lời khẳng định, và viết rằng “giáo huấn này đòi hỏi phải có sự đồng ý dứt khoát, vì nó được thiết lập dựa trên lời của Thiên Chúa được viết ra trong Kinh Thánh, và ngay từ đầu đã không ngừng được bảo tồn và tuân giữ trong Truyền thống của Giáo hội, nó đã được dạy bảo một cách bất khả ngộ bởi Huấn quyền bản quyền phổ quát. Do đó, trong hoàn cảnh hiện tại, Đức Giáo Hoàng Rôma đã truyền lại giáo huấn này bằng một tuyên bố chính thức, khẳng định rõ ràng những gì cần được thực hiện luôn luôn, ở mọi nơi, và tất cả, như thuộc về kho tàng đức tin”.
Và trong một bài bình luận giáo lý năm 1998 liên quan đến Tự Sắc “Ad tuendam fidem”, nghĩa là “Để bảo vệ đức tin”, của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, lúc đó là Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã viết rằng giáo lý theo đó việc truyền chức linh mục chỉ dành cho nam giới có giá trị chung cuộc, nó “đã được xác lập bởi Huấn Quyền bản quyền và phổ quát”.
Bà Anne Tropeano đã được bà Bridget Mary Meehan, tự xưng là Giám Mục truyền chức sau một khóa đào tạo cấp tốc kéo dài trong một tuần.
Source:Catholic News Agency
3. Vatican ban hành sắc lệnh làm rõ trách nhiệm trong việc phiên dịch các bản văn phụng vụ từ tiếng Latinh
Hôm thứ Sáu, Vatican đã ban hành một sắc lệnh hướng dẫn các hội đồng giám mục về quy trình thích hợp cho việc dịch các bản văn phụng vụ từ tiếng Latinh sang các ngôn ngữ bản địa.
Được công bố vào ngày 22 tháng 10, lễ Thánh Gioan Phaolô II, sắc lệnh, có tên là Postquam Summus Pontifex, làm rõ những thay đổi mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện đối với quy trình dịch các bản văn phụng vụ.
Sắc lệnh của Bộ Phụng tự được xây dựng dựa trên một sắc lệnh của Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành vào tháng 9 năm 2017, chuyển trách nhiệm sửa đổi các bản văn phụng vụ cho các hội đồng giám mục.
Tự Sắc Magnum Principium, đã sửa đổi Điều 838 của Bộ Giáo luật, trong đó đề cập đến thẩm quyền của Vatican và các hội đồng giám mục quốc gia trong việc soạn thảo các bản văn phụng vụ bằng các ngôn ngữ bản địa.
Sắc lệnh thực hiện sự thay đổi này đối với giáo luật được đưa ra bốn năm sau khi giáo luật của Đức Thánh Cha Phanxicô được công bố lần đầu tiên và vài tháng sau khi bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche làm tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, kế nhiệm Đức Hồng Y Robert Sarah.
“Về cơ bản, mục đích là làm cho sự hợp tác giữa Tòa thánh và các hội đồng giám mục trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn,” vị tổng giám mục 71 tuổi người Anh cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News.
“Nhiệm vụ to lớn của việc dịch thuật, đặc biệt là dịch sang các ngôn ngữ địa phương những gì chúng ta thấy trong các sách phụng vụ của Nghi thức Rôma, thuộc về các giám mục.”
Đức Tổng Giám Mục Roche, người cũng đã xuất bản một bài bình luận về sắc lệnh mới, nhấn mạnh rằng việc dịch các bản văn phụng vụ là “một trách nhiệm lớn lao” để “lời mặc khải có thể được công bố và lời cầu nguyện của Giáo hội có thể được diễn đạt bằng một ngôn ngữ mà dân Chúa có thể hiểu được”.
Với Tự Sắc năm 2017, văn bản của Giáo luật 838, triệt 2 và triệt 3, đã được thay đổi thành:
§2. Tòa Thánh có quyền điều hành phụng vụ trong toàn thể Giáo Hội, ấn hành các sách phụng vụ, thừa nhận những thích ứng đã được Hội Đồng Giám Mục ưng chuẩn theo quy tắc của luật, và giám sát để mọi quy luật phụng vụ được cẩn thủ khắp nơi.
§3. Các Hội Ðồng Giám Mục có thẩm quyền soạn thảo các bản văn của sách phụng vụ một cách trung thành trong ngôn ngữ địa phương, thích nghi cách xứng hợp theo những giới hạn, và ấn hành các sách phụng vụ cho những vùng miền các ngài đảm trách sau khi được Tòa Thánh phê chuẩn.
Sắc lệnh mới của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích trình bày các tiêu chuẩn và thủ tục cần lưu ý khi xuất bản các sách phụng vụ.
Sắc lệnh nói rằng Tòa thánh vẫn chịu trách nhiệm tái duyệt các thích nghi đã được các hội đồng giám mục chấp thuận và phê chuẩn các bản dịch đã được thực hiện.
Đức Tổng Giám Mục Roche nói: “Cuộc cải cách này của Đức Thánh Cha Phanxicô nhằm mục đích nhấn mạnh trách nhiệm và thẩm quyền của các hội đồng giám mục, cả trong việc đánh giá và phê duyệt các điều chỉnh phụng vụ cho lãnh thổ mà các ngài chịu trách nhiệm, cũng như chuẩn bị và phê duyệt các bản dịch của các bản văn phụng vụ”.
“Các giám mục, với tư cách là người điều hành, quảng bá và giám hộ đời sống phụng vụ trong Giáo Hội địa phương của các ngài, có một sự nhạy cảm lớn, do sự hình thành thần học và văn hóa của các ngài, điều đó cho phép các ngài dịch các bản văn Mạc Khải và Phụng vụ sang một ngôn ngữ đáp ứng bản chất của dân Chúa được giao phó cho các vị.”
Source:Catholic News Agency