Phụng Vụ - Mục Vụ
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy tư qua Lời Chúa
Trần Ngọc Mười Hai
18:17 28/10/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy tư qua Lời Chúa
“Nếu hạnh phúc sẽ khơi nguồn đau khổ,”
“Thì xin em đừng tìm đến với nhau.”
(dẫn từ thơ Phạm Ngọc)
Mt 25: 1-3
Tìm đến nhau, là để mang lại hạnh phúc, cho nhau. Đó là sự thật. Nhưng, sao nhà thơ lại nói: xin em hãy đừng tìm! Tìm hay không, vẫn là chuyện khôn chứ đâu là dại. Khôn dại/dại khôn, thánh sử nhà Đạo xưa nay vẫn giải khuyên qua dụ ngôn truyện trình thuật. Có cân nhắc. Ngợi khen. Tung hô.
Trình thẫt thánh Mátthêu hôm nay, cũng ngợi khen/tung hô việc của Chúa, bằng nhiều cách. Cách dễ nhận nhất, là dụ ngôn. Dụ ngôn hôm nay thánh sử đặc biệt kể về các cô phù dâu khôn ngoan đáng cho mọi người nhận biết mà phân biệt dại với khôn. Khôn/dại, ở vào tình huống đợi chờ chàng rể tới, không biết trước. Vì, chàng rể đến bất chợt nên nhiều phù dâu chưng hửng, những vãn than về cảnh đột ngột, khó đoán trước.
Thời Chúa sống, đám cưới là sự kiện lớn trong sinh hoạt làng xã, mỗi một ngày. Sự kiện lớn đến độ người người trong làng đều quan tâm, muốn dính dự. Tiệc tùng lớn, có khi kéo dài nhiều ngày, cả tuần lễ. Có tiệc còn tổ chức vui chơi đình đám suốt ngày đêm. Về phù dâu ở dụ ngôn, các cô đều là thôn nữ trẻ phần đông có quan hệ với nhà đám; tức, những người có vai vế quan trọng trong nghi thức tiệc rượu vui chơi, múa hát. Có phù dâu dự cưới, là có dễ vui và chắc chắn tiệc sẽ đạt.
Dụ ngôn, nay kể rằng chú rễ đến khá trễ. Đây, là trường hợp rất phá lệ. Thường, thì chú rể nào cũng hăng say tìm đến với ngày cưới, rất không trễ. Vì cứ đinh ninh là thế, nên cánh phù dâu nhà ta mới thiếp đi và ngủ cả. Ngủ nghỉ, tuy thực chất không là vấn đề với đám cưới. Bởi, nhiều người có thể thức trắng đêm, cũng chẳng cần ngủ. Và, các phù dâu còn có thể thức giấc vào bất cứ lúc nào, khi chàng rể chợt đến. Nếu chàng đến vào nửa đêm -thường thì ít khi là thế- tất cả đều cần đèn đóm, ánh sáng, nên rất muốn có dầu để đốt sáng. Muốn vậy, phù dâu phải chuẩn bị cho đủ, để khỏi lỡ mất cơ hội. Bởi, nếu không biết cách mà chuẩn bị, phù dâu ta phải bổ đi lùng tìm cho bằng được dầu đốt để thắp đèn, còn gì là vui.
Dụ ngôn, nay cũng kể về hai nhóm phù dâu. Một, luôn đề cao cảnh giác. Còn nhóm kia, chẳng chuẩn bị hoặc quan tâm gì đến đèn đóm. Dụ ngôn hôm nay, thoạt nghe có vẻ hơi mù mờ. Đọc kỹ, hẳn có người sẽ tự hỏi: làm sao nhóm phù dâu khôn lanh kia, lại không chỉ cách cho nhóm khờ dại biết sớm hơn, để cả hai cùng nhau chuẩn bị cho chu đáo. Tại sao nhóm khù khờ dù có dại cách mấy cũng phải biết cử một hai người đi lùng tìm dầu, chứ sao lại phải đi cả nhóm? Phải chăng, ngay lúc đó đã có căng thẳng, vì chú rể đã mướn toàn bộ số phù dâu để đạt hiệu quả tối đa cho tiệc cưới, nên toàn bộ nhóm phù dâu có thể hụt trọn cả lễ cưới? Nói tóm lại, hốt hoảng ở trường hợp nào cũng thế, thường lấy đi sự suy xét bình thường rất cần thiết của con người.
Sự thật mà nói, ở đời thường người khờ khạo thường là những người luôn chịu thua thiệt. Nên, dễ bị người khác chèn ép coi nhẹ như người không biết gì. Chí ít, là chuyện đạo đức, luân lý, rất trí thức. Chuyện dụ ngôn về người khờ khạo và khôn ngoan có thể áp dụng vào mọi người nói chung. Nói chung, là nói về những người không làm gì nên chuyện, hoặc cho ra hồn, nhưng vẫn muốn đạt lương tiền hậu hĩ, giống “mì ăn liền”. Như người đi tìm việc được gọi đi phỏng vấn, lại cứ khăng khăng theo ý mình đội mũ ngược ngạo, chẳng giống ai. Cũng tựa như đám học trò chẳng chịu học nhưng lại cứ muốn đậu cao, có đủ bằng cấp, nhưng thực chất lại ngu dốt. Như đôi uyên ương nọ chỉ biết lấy nhau để gần nhau mà ăn ở cho vui sướng, chẳng lo gì chuyện tương lại mai ngày, để có con.
Dụ ngôn, nay không chỉ kể, có thế. Nhưng thực sự, còn muốn diễn tả về tình hình Giáo hội mọi thời đang ở vào tình trạng của phù dâu. Chàng rể nói ở đây, là Đức Kitô. Việc “chàng rể đến chậm” là ý nói về ngày quang lâm Chúa lại đến cũng chầm chậm, theo quan niệm của cộng đoàn Hội thánh lúc ban đầu. Dụ ngôn đây, là: truyện dài cốt để kể lại sử hạnh Hội thánh thời ban sơ. Về tiêu chuẩn Chúa phán xét định đoạt về Giáo hội vào ngày Ngài đến lại.
Hình ảnh làm nền ở dụ ngôn hôm nay, là về dầu đốt. Nghe về dầu để đốt, hẳn có người sẽ nghĩ về niềm tin đốt cháy. Tức, lòng siêng chăm, sùng đạo. Về cung cách quản, tài lãnh đạo, hoặc: lòng độ lượng, thứ tha, đùm bọc, rất phục vụ, hoặc những chuyện như thế. Cũng may, là trình thuật hôm nay thực ra chẳng đề cập gì về những chuyện như thế. Vậy thì, về vấn đề gì?
Đoạn cuối trình thuật có nói:“Cửa đóng lại.” Và chàng rể đây, là Đức Giêsu lại muốn bảo: “Ta không biết các người.” Không biết ở đây, là không được Ngài biết đến. Không biết, là: không biết theo cách riêng tư như quan hệ bạn bè, chỗ thân quen. Không biết đến, chẳng phải là: ta không biết đến Ngài. Mà là: Ngài không hề biết ta. “Không biết đến ta”, tức hỏi rằng: không biết Chúa có còn đoái hoài đến ta hoặc mọi người? Phải chăng Ngài vẫn coi ta như dân con của Ngài? “Không biết đến ta”, còn có nghĩa là: ta có làm những việc “đáng làm” như Ngài, không? Đó, là những vấn đề đích thực đặt ra cho những ai tự gọi mình là Kitô- hữu. Tức Kitô khác.
Được Chúa biết, theo cách thế tự do như bạn bè người thân của riêng Ngài. Được Chúa biết, cũng đòi ta phải có cung cách xử thế như dân con được Ngài quang lâm đến lại. Được Chúa biết, là biết vào khoảnh khắc như Ngài từng loan báo vào thời trước. Được Chúa biết, còn diễn tả việc Chúa am tường mọi hành xử của Hội thánh trong quá khứ, hiện tại và mai ngày. Nói tóm lại, câu Chúa nói “Ta không biết các ngươi”, có nghĩa Chúa đã nhận ra được những việc làm “thật không phải”. Không thực tâm làm, như lời Ngài khuyên dạy.
Khi ta làm việc gì tốt lành, chắc chắn Chúa sẽ cảm kích, phấn chấn và cũng ngạc nhiên. Ngài sẽ đưa ta vào với nhóm hội của muôn người ở thế giới, để Ngài sẽ hiện diện trong ta, rất tự do. Cởi mở. Và có như thế, ta mới nhận ra thiên đường hạnh phúc Ngài hứa ban bằng vào việc sử dụng sự tự do của chính mình.
Không nên hiểu câu nói của Chúa “Ta không biết các người.” như Chúa biết tất cả về đời ta qua lăng kính của vi tính, dù mọi sự đều hiện ra ở trên đó. Bởi, nếu như thế, chắc Chúa cũng sẽ buồn chán khi phải ngắm nhìn ta chuyển vận. Thật sự thì, Chúa không là Đấng chuyên kiểm soát vũ trụ vạn vật, theo cách đó. Ngài là Đức Chúa tự do, sống động và mật thiết với ta. Ngài cùng làm và cùng vui với ta trong muôn việc, ở đời.
Nếu so sánh Chúa với ta theo kiểu nghệ nhân đầy sinh lực, thì Chúa như nghệ sĩ bộ môn nhạc Jazz, chơi nhạc rất ngẫu hứng với ta, ở mọi thời. Ngài chấp nhận mọi hiểm nguy, cả khi ta tự do đối xử xem ra không ổn, như “người của Chúa”. Cả vào khi ta chơi nhạc Jazz mà lại chơi sai nốt trật nhịp. Ngài tuy biết, nhưng vẫn nhìn thoáng qua trong chốc lát, cứ để ta chơi tiếp. Nhưng, khi ta chơi nhạc đúng cách như người hành xử rất xứng hợp ở đời, thì Ngài sẽ cảm kích, biết ơn. Nói tóm lại, đó là cách thức để “biết đến ta” rất hay và rất thực như sự thực xảy đến trong cuộc đời. Của con người.
Nói theo kiểu dụ ngôn, thì chính đó là dầu đốt. Bởi thế nên, thể hiện tinh thần của trình thuật, là: sống thực. Sống, như mục đích ta sử dụng tự do của mình, để đem đến cho Chúa một thưởng lãm rất thực, để được Chúa nói ‘đã biết ta’. Đó, là thiệp mời. Là, tấm vé về dự tiệc cưới. Lễ hội của tự do. Giả như ta không làm thế, thì không thể gặp mặt chú rể cách đích thực như phù dâu có đèn mà không có dầu. Không làm được thế, chắc chắn rồi ra Ngài sẽ bảo: “Ta không hề biết các người”, như ngôn ngữ của trình thuật hôm nay.
Cuối cùng, có chuẩn bị chu đáo như thế không, mới là vấn đề. Vấn đề của ta. Và, mọi người.
Trong tâm tình đó, cũng nên ngâm tiếp lời thơ vừa chợt hát, để cảm kích hát mãi:
“Quỳnh chỉ nở về đêm trong giấc ngủ
Như tình yêu chỉ đẹp lúc ban đầu
Chẳng có gì tờn tâi đến ngàn sau
Khi cơn mộng mù loà đêm dâng hiến”
(Phạm Ngọc – Với Quỳnh)
Với quỳnh, thì như thế. Thế còn với Chúa, chắc không hẳn thế. Bởi, Chúa là Tình Yêu, Ngài sẽ cứ tồn tại mãi đến muôn đời. Để, người người ngợi khen Ngài mãi khôn nguôi. Ngợi Tình Chúa. Khen tình người tồn tại mãi chốn thiên thu. Rất bất tận.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.
Mai Tá lược dịch.
“Vầng trăng từ độ lên ngôi,”
“Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ,
Em ngồi quay tơ.
Quay đều! Quay đều! Quay đều!
(Phạm Duy – Vần Thơ Sầu Rụng)
(2Cr 9: 8)
“Quay đều! Quay đều! Quay đều!” có thể: là em vẫn cứ làm thế cả vào ngày của Chúa. Giống nhiều người. Những người già và trẻ nhỏ, ở nông thôn chốn thị thành. Thay vì, hát bài “Một mình đi lang thang trên đường. Buồn hiu hắt, và nhớ bâng khuâng…”, ở đâu đó chốn nhà tu hay nhà tù. Nhà tu hay nhà tù, cũng lớn cũng rộng nhưng không khác nhau là mấy nếu cứ ngồi lù lù, ru rú ở hàng ghế cuối , tồi đầu óc lơ mơ, nào thấy thích. Phải chăng đó là tâm trạng cứ như “quay đều” của người đi Đạo, rất hôm nay?
Người đi Đạo hôm nay, chí ít là người trẻ, có ngồi ở nhà hay ra quán xá chiều hôm suốt buổi, cứ lai rai ba sợi đến tê tái, với đầu óc cứ thế mà quay đều như ca từ người nghệ sĩ, nay cứ hát:
“Ðể tóc rối vần câu thơ sầu rụng
mái tóc cũng buồn theo thơ
cũng buồn theo thơ
Quay đều! Quay đều! Quay đều!”
(Phạm Duy – bđd)
Nói theo kiểu thơ văn lãng đãng đầy những ý tứ và ý từ, thì: chừng như người đi Đạo còn rất trẻ nay có cảm tưởng như Hội thánh trời Tây nhìn họ như đang ở với “Vầng trăng từ độ lên ngôi”, “quay đều” lửng lơ ở bầu trời, nhiều thổn thức!
Nói theo kiểu chuyên gia phụng vụ là tự hỏi và/hoặc đặt ra thắc mắc/vấn nạn cho riêng mình, như vị nữ tu Dòng Giuse là người chị tên Carmel Pilcher, khi trước chuyên trách dạy phụng vụ cho giới trẻ Sydney, nay có đôi giòng chảy tỏ bày như sau:
“Vừa rồì, tôi được mời đi thuyết trình về “Ý Nghĩa của Thánh Lễ trên Giòng chảy” do nhóm đồng đạo trẻ người Úc tổ chức tại thủ phủ New Castle, Sydney. Vừa đặt chân tới điểm hẹn, tôi đã yêu cầu ban tổ chức cho tôi được phép đàm đạo với cử toạ hơn là bày tỏ lập trường của chính mình, bởi e làm thế tôi sẽ không đủ tư cách và sợ không phù hợp với mạch chính của Luật Phụng tự, có từ xưa. Ngay khi đó, tôi được phép cùng với Sophie, người điều khiển chương trình còn rất trẻ, để giúp người nghe được dễ thở.
Buổi hôm ấy là tổ chức cho cả người già lẫn giới trẻ, nên ngay khi bắt đầu, Sophie đã kêu gọi thính giả đổi chỗ ngồi để có thể chan hoà xen kẽ cùng nhau mà học hỏi. Cô nói với tôi: lớp trẻ muốn học hỏi về Tiệc Thánh Thể, và nhóm người đến dự hôm nay đặc biệt muốn biết giáo huấn của Hội thánh về đề tài này ra sao.
Sophie vẫn có quan điểm rất vững khi cô cho rằng lớp người trẻ không muốn cho nhóm mình bị đồng hoá xếp loại thành lớp người riêng rẽ trong phụng thờ, bởi thế nên họ không muốn lập ra những buổi phụng tư gọi là “thánh lễ giới trẻ”. Và Sophie cũng nhắc tôi về chuyện bảo rằng: cho đến nay ta vẫn chưa có thánh lễ nào dành riêng cho phụ nữ, nam giới hoặc cho người cao nhiên hết, thế thì tại sao lại phải lập một thánh lễ riêng cho giới trẻ?
Điều này khiến tôi suy nghĩ thấy cũng đúng, đặc biệt khi nhớ về truyền thống Phaolô vẫn coi tất cả dân con trong Đạo đều nên một trong Đức Kitô. Và thêm điều nữa cũng hữu lý, đó là: yêu cầu cộng đoàn tham dự Tiệc Thánh nên có động thái tập thể, rất cần thiết. Nói chung, phụng vụ Đạo Chúa tự bản chất vẫn là những động thái rất chung.
Với tôi, một trong những nhận định khá quan trọng là sự tương phản giữa phương án do người trẻ chọn với lối sống đạo của ông bà cha mẹ của họ. Dù cả hai nhóm người này đều am tưởng rằng Tiệc Thánh Thể là trọng tâm của niềm tin và sự hành Đạo của người Công giáo, nhưng người trẻ vẫn đến câu lạc bộ hoặc quán rượu mà vui chơi chẳng màng gì chuyện đi nhà thờ nhà thánh như thói quen khi xưa. Họ cũng chẳng cảm thấy bó buộc phải làm những việc theo luật Đạo gò bó. Nhiều người trẻ lại còn xa vời chuyện trói buộc phải đi lễ và còn đặt nó khỏi mọi vướng bận của đầu óc nữa. Chuyện ấy ăn sâu vào tâm khảm của người đi Đạo, nên hễ thấy có người trẻ đến dự lễ, ta đều biết là họ tự chọn điều đó.
Ăn sâu vào tâm khảm nhiều nhất, với giới trẻ, có lẽ là những ca từ đi vào lòng người, như:
“Để tóc rối vần (à ờ) câu thơ
sầu rụng mái cũ
Em ngồi (ỳ ỳ) quay tơ
Em ngồi (ỳ ỳ) quay tơ
Quay đều! Quay đều! Quay đều!”
(Phạm Duy – bđd)
Vì câu thơ vẫn sầu và vẫn rụng, nên diễn giả lại vẫn thêm lời bàn để người đọc và nghe sẽ hiểu rõ hơn tâm trạng của giới trẻ, rất như sau:
Một số bạn trẻ trong nhóm vừa đi Madrid tham dự Đại Hội Giới Trẻ thế Giới 2011 về đã có dịp sẻ san kinh nghiệm mình vừa trải qua với chúng bạn. Nhiều bạn trong đám có nói điều làm em phấn kích hơn cả, là: các buổi Tiệc Thánh nho nhỏ trong đó em được cử hành chung với vị tuyên uý. Ngược lại, các em còn bảo: điều làm các em thất vọng hơn cả, chính là thánh lễ với Đức Giáo Hoàng. Đặc biệt nhất, là các em hơi bị lạc lõng và không được san sẻ hiệp thông rước bánh thánh.
Điều này làm tôi nhớ lại cùng một phản ứng như thế từ một số bạn trẻ đã tỏ bày vào dịp Đại Hội ở Sydney. Giới trẻ nói: hôm ấy họ có cảm giác như đến với Đại Hội chỉ như khán giả thưởng lãm sự hiện diện của vị Giáo tông thôi. Có em còn nói: lúc hát kinh Vinh Danh em đừng dậy hát trong khí thế vui say hào hùng thì lại bị một trong các người điều hành trật tự yêu cầu ngồi xuống kẻo làm khuất mắt người ngồi sau.
Buổi chiều hôm ấy, tôi ra về mà lòng thấy vui và hy vọng. Theo tôi nghĩ, thay vì mình cứ than phiền giới trẻ Công giáo vắng mặt trong các thánh lễ ngày của Chúa, ta nên mừng vui khi thấy họ có mặt cùng dự lễ Giáng Sinh và Phục Sinh với gia đình họ, và cũng tham dự một đôi buổi phụng vụ.
Quan sát kỹ, tôi thấy chừng như nguyên nhân dẫn đến quan ngại này, lại là chuyện ta cứ giữ mãi một lối cử hành phụng vụ như hồi nào. Vào các lễ do Đức Giáo Hoàng cử hành, thường thì giáo dân tham dự vẫn rước Mình Chúa đã truyền phép trước đó; nhưng kỳ vừa rồi ở Madrid có trục trặc là các bánh thánh bị trận mưa lớn làm tan biến, chính vì thế mà một số người tham dự không được rước Mình Chúa như đã định.
Cũng có vị đề nghị là Đại Hội ở Madrid nên tạo dịp để ta có thể trở về với lối hành Đạo khi trước là rước Mình Máu Chúa một cách thiêng liêng, tinh thần. Đây là lối sùng kính trở về từ hồi xa xưa trong thánh sử, khi giáo dân tham dự không thể nào cử hành trọn vẹn cả buổi lễ, sống động được.
Về với sinh hoạt địa phương, cử hành Thánh lễ nay trở thành mối bận tâm không nhỏ, cho nhiều giáo xứ. Đồng thời, việc dịch lại văn bản thánh lễ Rôma sang tiếng Anh, như cơ hội để ta đổi mới một vài nghi thức phụng vụ, thế nhưng phần đông người đi lễ ngày Chúa Nhật lại không cố gắng đến dự buổi thảo luận hoặc học hỏi về phụng vụ, là bao nhiêu.
Đàng khác, có lần quan sát cung cách mà thừa tác viên thánh thể trong thánh lễ, tôi chỉ có thể kết luận rằng các thừa tác viên này chuẩn bị thánh lễ không kỹ càng cho lắm và cũng không lợi dụng cơ hội tốt đẹp này để đổi mới các động tác mình thực hiện. Mẫu số chung xem ra vẫn cứ là câu nói rất nghe quan từ nhiều vị: “Nội mỗi chuyện yêu cầu các vị ấy làm công việc thừa tác trong thánh lễ đã khó rồi, nói gì chuyện yêu cầu họ dự hội thảo với học hỏi.”
Một số giáo xứ lại còn sử dụng những bài vịnh hoặc thánh ca xưa cũ, rất cổ lỗ, chẳng có gì thay đổi từ trước thập niên ’70 đến nay. Một chuyện tương đối khá lấn cấn là: nhiều vị linh mục đã và đang quá tải với đủ mọi thứ công việc trong giáo xứ rồi, nếu ta yêu cầu các ngài cố gắng hơn, thì e rằng các ngài sẽ không tìm đâu ra thì giờ để học hỏi hoặc áp dụng bản dịch mới của thánh lễ. Có phụ huynh học sinh lại thích tham dự thánh lễ tổ chức tại trường lớp hoặc khoá học đặc biệt hơn, vì các lễ ấy được thày cô chuẩn bị chu đáo hơn lễ ở nhà thờ, vào mỗi tuần.
Có điều khá thích thú để nói rằng ấn bản in lần thứ ba cho bản dịch lễ Rôma tạo cho ta nhiều cơ hội để đổi mới. Có lẽ thay vì cứ bàn cãi nhiều xem bản dịch thánh lễ nào đúng hơn bản nào, ta cũng nên tìm hiểu nhiều hơn phần dẫn nhập ở đầu buổi lễ, tìm hiểu về những gì Hội thánh dạy để đảm bảo rằng các nguyên tắc đổi mới phụng vụ được Công Đồng Vatican II đưa ra, không bị đảo ngược. Càng ngày tôi càng nhận chân hơn rằng việc tìm hiểu, nghiên cứu học hỏi hoặc giáo huấn về ý nghĩa và cung cách thực hành Tiệc Thánh Thể vào ngày của Chúa, một lần nữa, cần được chú ý nhiều hơn nữa, trong cuộc sống của Giáo hôị, ngày hôm nay.
Càng cố gắng bỏ nhiều công sức để tìm hiểu và đào sâu giảng dạy về Phụng vụ thánh lễ, rồi ra cộng đoàn ta sẽ thấy rằng: tham dự Tiệc Thánh là việc phụng thờ đáng để ta tung hô cảm tạ Chúa. Có thế, những người còn trẻ như Sophie và bạn bè của cô mới thấy hăng hái đến với cộng đoàn thường xuyên hơn. Đến, để thực sự góp phần vào việc phụng thờ chung với nhau, qua Tiệc Thánh.” (x. Carmel Pilcher, viết cho blog riêng của nhà Dòng 04/10/2011)
Nếu sau này Hội thánh cho phép, có lẽ ta cũng nên tìm ca từ nào khả dĩ nói lên cung cách gặp gỡ và cùng liên hoan với người yêu mình muốn gặp; để nói và hát những lời rất như sau:
“Nhẹ tay nhè nhẹ đôi tay
hương thơm lối xóm bay đầy thinh không
bay đầy thinh không
Quay đều! Quay đều! Quay đều!”
(Phạm Duy – bđd)
“Nhẹ tay” đây, không phải để quay đều một vòng tơ. Mà là, nhè nhẹ quay đều vòng quay cuộc sống có sinh hoạt phụng vụ của Tiệc Lòng Mến, rất vui say. Tiệc Lòng Mến, nay nên có tiếng hát rất “quay đều” nhiều ý tưởng về Đức Chúa đang hiện diện trong lòng người tham dự. Dự Tiệc Lòng Mến, mà như không dự gì hết cả. Vẫn chỉ là đến để “xem” lễ. Và, cũng để nghe hát và ca những ý/lời cùng giòng nhạc cứ quay đều đều như vòng quay lụa là, mà đầu óc vẫn cứ ta bà ở đâu đó. Hoặc có ca, có hát nhưng không để lòng mình cùng ca, cùng dự với cộng đoàn, đang hát ca. Nhiều lúc có hát ca, cũng chỉ là:
“Hằng năm tiếng lụa đưa theo
đêm đêm gió rét đưa vèo trong cây
đưa vèo trong cây
Quay đều! Quay đều! Quay đều!
(Phạm Duy – bđd)
Hát gì thì hát. Họp bàn điều gì thì cứ bàn. Đôi khi cũng nên tưởng nhớ những truyện kể rất trữ tình, tức lưu trữ nhiều mối tình cũng khá đẹp, lại có kết hậu, rất như sau:
“Sáu giờ kém sáu phút. Cái đồng hồ lớn hình tròn trên quầy tin tức ở nhà ga Grand Central Station cho biết như thế. Người sĩ quan trẻ tuổi cấp bậc trung úy vừa mới bước xuống từ đường rày xe lửa, ngẩng cao khuôn mặt rám nắng và nheo mắt để nhìn cho rõ giờ ghi trên đồng hồ. Tim anh đập mạnh. Chỉ sáu phút nữa thôi, anh sẽ được gặp người thiếu nữ đã tràn ngập một phần đời của anh từ mười ba tháng nay, người thiếu nữ anh chưa một lần gặp mặt, tuy nhiên những lời cô viết cứ bám miết anh không rời. Anh đứng thật sát quầy thông tin, để tránh đám người chen lấn. Hồi tưởng lại một đêm khi giao chiến ác liệt xảy ra, máy bay anh lọt vào giữa vòng vây của chiến đấu cơ địch, trung úy Blandford còn nhìn thấy rõ nét cười nham nhở trên khuôn mặt một phi công thù nghịch.
Trong một bức thư trước đó, anh đã thú nhận với cô ấy là anh thường xuyên cảm thấy sợ hãi, và chỉ một vài ngày trước cuộc không chiến nói trên, anh nhận được trả lời của cô. “Tất nhiên là anh thấy sợ… mọi người can đảm đều thấy như vậy. Bộ Vua David trong Thánh Kinh không biết sợ sao? Đó là lý do Ngài viết Thi Thiên thứ 23. Lần sau nếu anh không cảm thấy bình an thì anh hãy nghe giọng em đọc cho anh nghe những câu thơ trong bài nhã ca này: “A ha, cho dẫu con đi qua thung lũng của cái chết thì con cũng không hề sợ hãi bởi có người bên con.” Và anh nhớ lại có lúc anh đã nghe tiếng nói của cô và anh lấy lại được sự bằng an trong tâm hồn.
Giờ đây anh đang đi tìm gặp giọng nói đích thực của cô. Chỉ còn bốn phút nữa là tới sáu giờ. Vẻ mặt anh trở nên căng thẳng. Dưới vòm mái mênh mông, mọi người đang đi lại hối hả, giống những sợi chỉ màu đan xen trong cái mạng nhện. Một thiếu nữ đi qua cạnh anh khiến anh giật mình. Trên ve áo cô cài một bông hoa đỏ nhưng đó là bông của cây đậu chứ không phải một bông hoa hồng như họ từng hẹn trước với nhau. Vả lại, người thiếu nữ còn quá trẻ, trạc 18 tuổi, trong khi Hollis Maynell nói rõ ràng với anh là cô đã ba mươi. “Sao, như vậy đã sao?” Anh hỏi lại, và cho biết: ”Tôi cũng đã 32”. Thật ra, anh mới 29 tuổi.
Trí óc anh trở lại với cuốn sách - cuốn sách mà Ơn Trên đã đặt vào tay anh trong hàng trăm cuốn sách Thư Viện Quân Đội đã gởi đến trại huấn luyện Florida. Đó là cuốn Of Human Bondage (Hệ Lụy Nhân Sinh) với những nét chữ ẻo lả ghi chú chằng chịt bên lề mỗi trang. Anh vốn ghét những ghi chú như vậy nhưng đây thì lại hoàn toàn khác. Anh không bao giờ nghĩ rằng một phụ nữ lại có thể nhìn thấu tâm hồn người đàn ông một cách dịu dàng, thông cảm đến thế. Tên của cô ghi trên tấm thẻ thư tịch: Hollis Meynell. Và anh đã tìm thấy địa chỉ của cô trên cuốn điện thoại niên giám của thành phố Nữu Ước. Anh viết thư và cô trả lời thư. Ngày hôm sau thì anh được tàu chở tới căn cứ, nhưng hai người đã giữ được đường dây thư tín.
Trong mười ba tháng liền, cô tiếp tục hồi âm thư anh. Và còn hơn thế nữa, cả khi thư anh không đến, cô vẫn viết cho anh, và bây giờ thì anh tin rằng anh đã yêu cô và cô cũng yêu anh. Tuy nhiên cho dù anh xin cô nhiều lần, cô nhất định không gởi hình cho anh. Anh cảm thấy hơi phật ý. Nhưng cô giải thích: “Nếu như tình cảm của anh đối với em có chút gì chân thật thì dung nhan em như thế nào đâu có gì quan hệ. Giả sử như em đẹp đi. Em sẽ luôn luôn bị ám ảnh bởi cái cảm giác là anh muốn lợi dụng điều đó. Và một tình yêu như thế làm cho em chán ngán. Giả sử như em tầm thường (mà điều này thì có thể lắm). Và rồi em sẽ luôn luôn lo sợ rằng anh tiếp tục viết cho em chỉ vì anh cô đơn, không có người nào khác. Không, đừng đòi em gởi hình cho anh. Khi anh đến New York, anh sẽ gặp em và rồi anh sẽ tự quyết định lấy. Nên nhớ rằng cả hai chúng ta đều hoàn toàn tự do quyết định ngưng lại hay tiếp tục - muốn cách nào cũng được.”
Chỉ còn một phút nữa là tới sáu giờ. Anh rít mạnh một hơi thuốc, cảm thấy trái tim mình vọt lên cao, còn hơn chiếc máy bay anh thường lái. Một phụ nữ trẻ đang đi tới. Khuôn mặt cô hình trái soan thanh tú, mái tóc màu vàng của cô buông thành búp sau vai. Mắt cô màu xanh của biển, môi và cằm cô xinh đẹp. Trong bộ đồ xanh ngọc thạch, cô là hình ảnh của mùa xuân tươi sắc. Anh bắt đầu bước về phía cô, quên để ý là cô không cài bông hoa hồng, và khi anh tới gần thì nụ cười gợi cảm thoáng hiện trên môi cô.
“Anh chàng quân nhân đang đến với tôi đó hả?” Cô gái thì thầm. Không tự chủ được, anh tới gần hơn. Và rồi anh chợt trông thấy Hollis Meynell. Bà đứng ngay sau cô thiếu nữ, trạc ngoài bốn mươi, mái tóc màu xám nằm gọn dưới chiếc mũ cũ. Bà có hơi đẫy đà, chân đi đôi giày gót thấp. Nhưng bà cài một bông hồng trên ve áo bạc màu. Trong khi đó cô gái mặc bộ đồ xanh ngọc thạch vội vã bỏ đi.
Blandford có cảm tưởng như mình bị tách làm đôi: anh vừa tha thiết muốn bước theo người thiếu nữ, lại vừa cảm thấy phải đến với người thiếu phụ đã hòa hợp và nâng đỡ tâm hồn anh. Bà đang đứng kia, khuôn mặt bầu bĩnh dễ thương và đầy thông cảm. Mắt thiếu phụ bừng lên một tia ấm áp.
Trung úy Blanford không còn cảm thấy do dự nữa. Tay anh cầm cuốn sách bìa da mang theo - cuốn Of Human Bondage để thiếu phụ có thể nhận diện ra anh.. Đây không phải là tình yêu, nhưng là cái gì đó còn quý hơn nữa - một tình bạn mà anh hằng ấp ủ và mãi mãi biết ơn. Anh cúi chào người thiếu phụ, đưa cuốn sách về phía bà, cho dù trong lúc mở lời anh cảm thấy có cái gì đó cay đắng trong nỗi thất vọng.
“Tôi là trung úy John Blandford, và bà… có phải là Hollis Meynell. Tôi vui mừng được gặp bà. Tôi mời bà đi dùng cơm tối nay nhé.” Khuôn mặt người thiếu phụ bừng lên ánh hân hoan cởi mở với nụ cười trên môi. “Ta không hiểu toàn bộ câu chuyện này ra sao cả, con trai ạ.” Bà nói. “Cô thiếu nữ bận bộ đồ màu ngọc thạch kia - người vừa mới bước đi đó - yêu cầu ta cài bông hồng này lên áo. Và cô ấy bảo nếu con mời ta đi ăn thì ta sẽ cho con biết là cô ấy đang chờ con ở cái tiệm ăn lớn bên kia đường. Cô ấy bảo đây chỉ là một phép thử thôi. Ta cũng có hai con trai trong quân đội nên ta coi con cũng như con mình vậy.” (trích truyện kể do Như Sao dịch từ bài viết của Sulamith Ish-Kishor với tựa đề «Hẹn Gặp Trên Sân Ga»).
Hẹn đâu thì hẹn, ở sân ga hay là Tiệc Lòng Mến mà có giới trẻ đến thì, cũng cứ được. Quay ở nơi nào thì cứ quay, dù quay không đều hay không nhiều, hãy cứ làm thế. Hết hẹn rồi quay/hết quay rồi hẹn, ngay khi phiếm. Cũng là ý kiến hay. Duy có điều : ý kiến phiếm loạn hôm nay cũng chẳng được nhiều, từ người viết. Bởi thế nên, bần đạo nay đề nghị bạn/đề nghị tôi, ta hãy nghe bạn bè từng phiếm loạn và phiếm luận từ nhiều nơi, về nhiều chuyện. Cả, chuyện «hạnh phúc vô hình» rất nên phiếm, như sau :
«Phiếm rằng: Có một phú ông vô cùng giàu có. Hễ thứ gì có thể dùng tiền mua được là ông mua về để hưởng thụ. Tuy nhiên, bản thân ông lại cảm thấy không vui, không hề hạnh phúc.
Một hôm, ông ta nảy ra một ý tưởng kỳ quặc, đem tất cả những đồ vật quý giá, vàng bạc, châu báu cho vào một cái bao lớn rồi đi chu du. Ông ta quyết định chỉ cần ai có thể nói cho ông làm thế nào để hạnh phúc thì ông sẽ tặng cả bao của cải cho người đó.
Ông ta đi đến đâu cũng tìm và hỏi, rồi đến một ngôi làng có một người nông dân nói với ông rằng nên đi gặp một vị Đại sư, nếu như Đại sư cũng không có cách nào thì dù có đi khắp chân trời góc bể cũng không ai có thể giúp ông được.
Cuối cùng cũng tìm gặp được vị Đại sư đang ngồi thiền, ông ta vui mừng khôn xiết nói với Đại sư: “Tôi chỉ có một mục đích, tài sản cả đời tôi đều ở trong cái bao này. Chỉ cần ngài nói cho tôi cách nào để được hạnh phúc thì cái bao này sẽ là của ngài”.
Lúc ấy trời đã tối, màn đêm sắp buông xuống, vị Đại sư nhân lúc ấy liền tóm lấy cái túi chạy đi. Phú ông sợ quá, vừa khóc vừa gọi đuổi theo: “Tôi bị lừa rồi, tâm huyết của cả đời tôi”.
Sau đó vị Đại sư đã quay lại, trả cái bao lại cho phú ông. Phú ông vừa nhìn thấy cái bao tưởng đã mất quay về thì lập tức ôm nó vào lòng mà nói:“Tốt quá rồi!”. Vị Đại sư điềm tĩnh đứng trước mặt ông ta hỏi: “Ông cảm thấy thế nào? Có hạnh phúc không?” - “Hạnh phúc! Tôi cảm thấy mình quá hạnh phúc rồi!”.
Lúc này, vị Đại sư cười và nói: “Tôi đây cũng không có phương pháp gì đặc biệt cả, mà chỉ là con người đối với tất cả những thứ mình có đều cho rằng sự tồn tại của nó là đương nhiên cho nên không cảm thấy hạnh phúc, nên cái mà ông thiếu chính là một cơ hội mất đi. Ông đã biết thứ mình đang có quan trọng thế nào chưa? Kỳ thực cái bao ông đang ôm trong lòng với cái bao trước đó cũng chỉ là một, và bây giờ ông có còn muốn đem tặng nó cho tôi nữa không?”.
Thật ra thì, hạnh phúc của người trong truyện nằm sẵn ở tiền tài, của cải. Còn phúc hạnh người nhà Đạo nay ở đâu? Trả lời câu hỏi rất nghe quan này, tuởng cũng nên về với Lời Vàng Kinh Sách, rất thân thương, có những câu/đoạn rất thế này, để còn nhớ:
“Thiên Chúa có đủ quyền tuôn đổ xuống trên anh em
mọi thứ ân huệ, để anh em vừa được luôn đầy đủ mọi mặt,
vừa được dư thừa mà làm mọi việc thiện.”
(2Cr 9: 8)
Việc ta thường làm ở buổi lễ, vào khi còn trẻ hay đã cao niên, vẫn là việc thực hiện Lời Chúa khuyên dạy bằng hành động. Thực hiện, hoặc làm cách nào thì làm, vẫn cứ nên làm theo cách vui tươi, hiền hoà, hấp dẫn. Để rồi, ta lại râm ran nguyện cầu qua câu thơ rất đời, nhưng vẫn hát:
“Vầng trăng từ độ lên ngôi,
Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ,
Em ngồi quay tơ.
Quay đều! Quay đều! Quay đều!”
(Phạm Duy – bđd)
Quay đều! Và tham dự cho đều đặn! Đó mới là ý hướng cần có, rất hôm. Ở huyện này. Chốn cũ.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn muốn quay đều không như chong chóng.
Chỉ muốn mọi người cùng quay
trong cuộc sống đầy tình người.
Ở huyện, rất nhà Đạo.
“Nếu hạnh phúc sẽ khơi nguồn đau khổ,”
“Thì xin em đừng tìm đến với nhau.”
(dẫn từ thơ Phạm Ngọc)
Mt 25: 1-3
Tìm đến nhau, là để mang lại hạnh phúc, cho nhau. Đó là sự thật. Nhưng, sao nhà thơ lại nói: xin em hãy đừng tìm! Tìm hay không, vẫn là chuyện khôn chứ đâu là dại. Khôn dại/dại khôn, thánh sử nhà Đạo xưa nay vẫn giải khuyên qua dụ ngôn truyện trình thuật. Có cân nhắc. Ngợi khen. Tung hô.
Trình thẫt thánh Mátthêu hôm nay, cũng ngợi khen/tung hô việc của Chúa, bằng nhiều cách. Cách dễ nhận nhất, là dụ ngôn. Dụ ngôn hôm nay thánh sử đặc biệt kể về các cô phù dâu khôn ngoan đáng cho mọi người nhận biết mà phân biệt dại với khôn. Khôn/dại, ở vào tình huống đợi chờ chàng rể tới, không biết trước. Vì, chàng rể đến bất chợt nên nhiều phù dâu chưng hửng, những vãn than về cảnh đột ngột, khó đoán trước.
Thời Chúa sống, đám cưới là sự kiện lớn trong sinh hoạt làng xã, mỗi một ngày. Sự kiện lớn đến độ người người trong làng đều quan tâm, muốn dính dự. Tiệc tùng lớn, có khi kéo dài nhiều ngày, cả tuần lễ. Có tiệc còn tổ chức vui chơi đình đám suốt ngày đêm. Về phù dâu ở dụ ngôn, các cô đều là thôn nữ trẻ phần đông có quan hệ với nhà đám; tức, những người có vai vế quan trọng trong nghi thức tiệc rượu vui chơi, múa hát. Có phù dâu dự cưới, là có dễ vui và chắc chắn tiệc sẽ đạt.
Dụ ngôn, nay kể rằng chú rễ đến khá trễ. Đây, là trường hợp rất phá lệ. Thường, thì chú rể nào cũng hăng say tìm đến với ngày cưới, rất không trễ. Vì cứ đinh ninh là thế, nên cánh phù dâu nhà ta mới thiếp đi và ngủ cả. Ngủ nghỉ, tuy thực chất không là vấn đề với đám cưới. Bởi, nhiều người có thể thức trắng đêm, cũng chẳng cần ngủ. Và, các phù dâu còn có thể thức giấc vào bất cứ lúc nào, khi chàng rể chợt đến. Nếu chàng đến vào nửa đêm -thường thì ít khi là thế- tất cả đều cần đèn đóm, ánh sáng, nên rất muốn có dầu để đốt sáng. Muốn vậy, phù dâu phải chuẩn bị cho đủ, để khỏi lỡ mất cơ hội. Bởi, nếu không biết cách mà chuẩn bị, phù dâu ta phải bổ đi lùng tìm cho bằng được dầu đốt để thắp đèn, còn gì là vui.
Dụ ngôn, nay cũng kể về hai nhóm phù dâu. Một, luôn đề cao cảnh giác. Còn nhóm kia, chẳng chuẩn bị hoặc quan tâm gì đến đèn đóm. Dụ ngôn hôm nay, thoạt nghe có vẻ hơi mù mờ. Đọc kỹ, hẳn có người sẽ tự hỏi: làm sao nhóm phù dâu khôn lanh kia, lại không chỉ cách cho nhóm khờ dại biết sớm hơn, để cả hai cùng nhau chuẩn bị cho chu đáo. Tại sao nhóm khù khờ dù có dại cách mấy cũng phải biết cử một hai người đi lùng tìm dầu, chứ sao lại phải đi cả nhóm? Phải chăng, ngay lúc đó đã có căng thẳng, vì chú rể đã mướn toàn bộ số phù dâu để đạt hiệu quả tối đa cho tiệc cưới, nên toàn bộ nhóm phù dâu có thể hụt trọn cả lễ cưới? Nói tóm lại, hốt hoảng ở trường hợp nào cũng thế, thường lấy đi sự suy xét bình thường rất cần thiết của con người.
Sự thật mà nói, ở đời thường người khờ khạo thường là những người luôn chịu thua thiệt. Nên, dễ bị người khác chèn ép coi nhẹ như người không biết gì. Chí ít, là chuyện đạo đức, luân lý, rất trí thức. Chuyện dụ ngôn về người khờ khạo và khôn ngoan có thể áp dụng vào mọi người nói chung. Nói chung, là nói về những người không làm gì nên chuyện, hoặc cho ra hồn, nhưng vẫn muốn đạt lương tiền hậu hĩ, giống “mì ăn liền”. Như người đi tìm việc được gọi đi phỏng vấn, lại cứ khăng khăng theo ý mình đội mũ ngược ngạo, chẳng giống ai. Cũng tựa như đám học trò chẳng chịu học nhưng lại cứ muốn đậu cao, có đủ bằng cấp, nhưng thực chất lại ngu dốt. Như đôi uyên ương nọ chỉ biết lấy nhau để gần nhau mà ăn ở cho vui sướng, chẳng lo gì chuyện tương lại mai ngày, để có con.
Dụ ngôn, nay không chỉ kể, có thế. Nhưng thực sự, còn muốn diễn tả về tình hình Giáo hội mọi thời đang ở vào tình trạng của phù dâu. Chàng rể nói ở đây, là Đức Kitô. Việc “chàng rể đến chậm” là ý nói về ngày quang lâm Chúa lại đến cũng chầm chậm, theo quan niệm của cộng đoàn Hội thánh lúc ban đầu. Dụ ngôn đây, là: truyện dài cốt để kể lại sử hạnh Hội thánh thời ban sơ. Về tiêu chuẩn Chúa phán xét định đoạt về Giáo hội vào ngày Ngài đến lại.
Hình ảnh làm nền ở dụ ngôn hôm nay, là về dầu đốt. Nghe về dầu để đốt, hẳn có người sẽ nghĩ về niềm tin đốt cháy. Tức, lòng siêng chăm, sùng đạo. Về cung cách quản, tài lãnh đạo, hoặc: lòng độ lượng, thứ tha, đùm bọc, rất phục vụ, hoặc những chuyện như thế. Cũng may, là trình thuật hôm nay thực ra chẳng đề cập gì về những chuyện như thế. Vậy thì, về vấn đề gì?
Đoạn cuối trình thuật có nói:“Cửa đóng lại.” Và chàng rể đây, là Đức Giêsu lại muốn bảo: “Ta không biết các người.” Không biết ở đây, là không được Ngài biết đến. Không biết, là: không biết theo cách riêng tư như quan hệ bạn bè, chỗ thân quen. Không biết đến, chẳng phải là: ta không biết đến Ngài. Mà là: Ngài không hề biết ta. “Không biết đến ta”, tức hỏi rằng: không biết Chúa có còn đoái hoài đến ta hoặc mọi người? Phải chăng Ngài vẫn coi ta như dân con của Ngài? “Không biết đến ta”, còn có nghĩa là: ta có làm những việc “đáng làm” như Ngài, không? Đó, là những vấn đề đích thực đặt ra cho những ai tự gọi mình là Kitô- hữu. Tức Kitô khác.
Được Chúa biết, theo cách thế tự do như bạn bè người thân của riêng Ngài. Được Chúa biết, cũng đòi ta phải có cung cách xử thế như dân con được Ngài quang lâm đến lại. Được Chúa biết, là biết vào khoảnh khắc như Ngài từng loan báo vào thời trước. Được Chúa biết, còn diễn tả việc Chúa am tường mọi hành xử của Hội thánh trong quá khứ, hiện tại và mai ngày. Nói tóm lại, câu Chúa nói “Ta không biết các ngươi”, có nghĩa Chúa đã nhận ra được những việc làm “thật không phải”. Không thực tâm làm, như lời Ngài khuyên dạy.
Khi ta làm việc gì tốt lành, chắc chắn Chúa sẽ cảm kích, phấn chấn và cũng ngạc nhiên. Ngài sẽ đưa ta vào với nhóm hội của muôn người ở thế giới, để Ngài sẽ hiện diện trong ta, rất tự do. Cởi mở. Và có như thế, ta mới nhận ra thiên đường hạnh phúc Ngài hứa ban bằng vào việc sử dụng sự tự do của chính mình.
Không nên hiểu câu nói của Chúa “Ta không biết các người.” như Chúa biết tất cả về đời ta qua lăng kính của vi tính, dù mọi sự đều hiện ra ở trên đó. Bởi, nếu như thế, chắc Chúa cũng sẽ buồn chán khi phải ngắm nhìn ta chuyển vận. Thật sự thì, Chúa không là Đấng chuyên kiểm soát vũ trụ vạn vật, theo cách đó. Ngài là Đức Chúa tự do, sống động và mật thiết với ta. Ngài cùng làm và cùng vui với ta trong muôn việc, ở đời.
Nếu so sánh Chúa với ta theo kiểu nghệ nhân đầy sinh lực, thì Chúa như nghệ sĩ bộ môn nhạc Jazz, chơi nhạc rất ngẫu hứng với ta, ở mọi thời. Ngài chấp nhận mọi hiểm nguy, cả khi ta tự do đối xử xem ra không ổn, như “người của Chúa”. Cả vào khi ta chơi nhạc Jazz mà lại chơi sai nốt trật nhịp. Ngài tuy biết, nhưng vẫn nhìn thoáng qua trong chốc lát, cứ để ta chơi tiếp. Nhưng, khi ta chơi nhạc đúng cách như người hành xử rất xứng hợp ở đời, thì Ngài sẽ cảm kích, biết ơn. Nói tóm lại, đó là cách thức để “biết đến ta” rất hay và rất thực như sự thực xảy đến trong cuộc đời. Của con người.
Nói theo kiểu dụ ngôn, thì chính đó là dầu đốt. Bởi thế nên, thể hiện tinh thần của trình thuật, là: sống thực. Sống, như mục đích ta sử dụng tự do của mình, để đem đến cho Chúa một thưởng lãm rất thực, để được Chúa nói ‘đã biết ta’. Đó, là thiệp mời. Là, tấm vé về dự tiệc cưới. Lễ hội của tự do. Giả như ta không làm thế, thì không thể gặp mặt chú rể cách đích thực như phù dâu có đèn mà không có dầu. Không làm được thế, chắc chắn rồi ra Ngài sẽ bảo: “Ta không hề biết các người”, như ngôn ngữ của trình thuật hôm nay.
Cuối cùng, có chuẩn bị chu đáo như thế không, mới là vấn đề. Vấn đề của ta. Và, mọi người.
Trong tâm tình đó, cũng nên ngâm tiếp lời thơ vừa chợt hát, để cảm kích hát mãi:
“Quỳnh chỉ nở về đêm trong giấc ngủ
Như tình yêu chỉ đẹp lúc ban đầu
Chẳng có gì tờn tâi đến ngàn sau
Khi cơn mộng mù loà đêm dâng hiến”
(Phạm Ngọc – Với Quỳnh)
Với quỳnh, thì như thế. Thế còn với Chúa, chắc không hẳn thế. Bởi, Chúa là Tình Yêu, Ngài sẽ cứ tồn tại mãi đến muôn đời. Để, người người ngợi khen Ngài mãi khôn nguôi. Ngợi Tình Chúa. Khen tình người tồn tại mãi chốn thiên thu. Rất bất tận.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.
Mai Tá lược dịch.
“Vầng trăng từ độ lên ngôi,”
“Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ,
Em ngồi quay tơ.
Quay đều! Quay đều! Quay đều!
(Phạm Duy – Vần Thơ Sầu Rụng)
(2Cr 9: 8)
“Quay đều! Quay đều! Quay đều!” có thể: là em vẫn cứ làm thế cả vào ngày của Chúa. Giống nhiều người. Những người già và trẻ nhỏ, ở nông thôn chốn thị thành. Thay vì, hát bài “Một mình đi lang thang trên đường. Buồn hiu hắt, và nhớ bâng khuâng…”, ở đâu đó chốn nhà tu hay nhà tù. Nhà tu hay nhà tù, cũng lớn cũng rộng nhưng không khác nhau là mấy nếu cứ ngồi lù lù, ru rú ở hàng ghế cuối , tồi đầu óc lơ mơ, nào thấy thích. Phải chăng đó là tâm trạng cứ như “quay đều” của người đi Đạo, rất hôm nay?
Người đi Đạo hôm nay, chí ít là người trẻ, có ngồi ở nhà hay ra quán xá chiều hôm suốt buổi, cứ lai rai ba sợi đến tê tái, với đầu óc cứ thế mà quay đều như ca từ người nghệ sĩ, nay cứ hát:
“Ðể tóc rối vần câu thơ sầu rụng
mái tóc cũng buồn theo thơ
cũng buồn theo thơ
Quay đều! Quay đều! Quay đều!”
(Phạm Duy – bđd)
Nói theo kiểu thơ văn lãng đãng đầy những ý tứ và ý từ, thì: chừng như người đi Đạo còn rất trẻ nay có cảm tưởng như Hội thánh trời Tây nhìn họ như đang ở với “Vầng trăng từ độ lên ngôi”, “quay đều” lửng lơ ở bầu trời, nhiều thổn thức!
Nói theo kiểu chuyên gia phụng vụ là tự hỏi và/hoặc đặt ra thắc mắc/vấn nạn cho riêng mình, như vị nữ tu Dòng Giuse là người chị tên Carmel Pilcher, khi trước chuyên trách dạy phụng vụ cho giới trẻ Sydney, nay có đôi giòng chảy tỏ bày như sau:
“Vừa rồì, tôi được mời đi thuyết trình về “Ý Nghĩa của Thánh Lễ trên Giòng chảy” do nhóm đồng đạo trẻ người Úc tổ chức tại thủ phủ New Castle, Sydney. Vừa đặt chân tới điểm hẹn, tôi đã yêu cầu ban tổ chức cho tôi được phép đàm đạo với cử toạ hơn là bày tỏ lập trường của chính mình, bởi e làm thế tôi sẽ không đủ tư cách và sợ không phù hợp với mạch chính của Luật Phụng tự, có từ xưa. Ngay khi đó, tôi được phép cùng với Sophie, người điều khiển chương trình còn rất trẻ, để giúp người nghe được dễ thở.
Buổi hôm ấy là tổ chức cho cả người già lẫn giới trẻ, nên ngay khi bắt đầu, Sophie đã kêu gọi thính giả đổi chỗ ngồi để có thể chan hoà xen kẽ cùng nhau mà học hỏi. Cô nói với tôi: lớp trẻ muốn học hỏi về Tiệc Thánh Thể, và nhóm người đến dự hôm nay đặc biệt muốn biết giáo huấn của Hội thánh về đề tài này ra sao.
Sophie vẫn có quan điểm rất vững khi cô cho rằng lớp người trẻ không muốn cho nhóm mình bị đồng hoá xếp loại thành lớp người riêng rẽ trong phụng thờ, bởi thế nên họ không muốn lập ra những buổi phụng tư gọi là “thánh lễ giới trẻ”. Và Sophie cũng nhắc tôi về chuyện bảo rằng: cho đến nay ta vẫn chưa có thánh lễ nào dành riêng cho phụ nữ, nam giới hoặc cho người cao nhiên hết, thế thì tại sao lại phải lập một thánh lễ riêng cho giới trẻ?
Điều này khiến tôi suy nghĩ thấy cũng đúng, đặc biệt khi nhớ về truyền thống Phaolô vẫn coi tất cả dân con trong Đạo đều nên một trong Đức Kitô. Và thêm điều nữa cũng hữu lý, đó là: yêu cầu cộng đoàn tham dự Tiệc Thánh nên có động thái tập thể, rất cần thiết. Nói chung, phụng vụ Đạo Chúa tự bản chất vẫn là những động thái rất chung.
Với tôi, một trong những nhận định khá quan trọng là sự tương phản giữa phương án do người trẻ chọn với lối sống đạo của ông bà cha mẹ của họ. Dù cả hai nhóm người này đều am tưởng rằng Tiệc Thánh Thể là trọng tâm của niềm tin và sự hành Đạo của người Công giáo, nhưng người trẻ vẫn đến câu lạc bộ hoặc quán rượu mà vui chơi chẳng màng gì chuyện đi nhà thờ nhà thánh như thói quen khi xưa. Họ cũng chẳng cảm thấy bó buộc phải làm những việc theo luật Đạo gò bó. Nhiều người trẻ lại còn xa vời chuyện trói buộc phải đi lễ và còn đặt nó khỏi mọi vướng bận của đầu óc nữa. Chuyện ấy ăn sâu vào tâm khảm của người đi Đạo, nên hễ thấy có người trẻ đến dự lễ, ta đều biết là họ tự chọn điều đó.
Ăn sâu vào tâm khảm nhiều nhất, với giới trẻ, có lẽ là những ca từ đi vào lòng người, như:
“Để tóc rối vần (à ờ) câu thơ
sầu rụng mái cũ
Em ngồi (ỳ ỳ) quay tơ
Em ngồi (ỳ ỳ) quay tơ
Quay đều! Quay đều! Quay đều!”
(Phạm Duy – bđd)
Vì câu thơ vẫn sầu và vẫn rụng, nên diễn giả lại vẫn thêm lời bàn để người đọc và nghe sẽ hiểu rõ hơn tâm trạng của giới trẻ, rất như sau:
Một số bạn trẻ trong nhóm vừa đi Madrid tham dự Đại Hội Giới Trẻ thế Giới 2011 về đã có dịp sẻ san kinh nghiệm mình vừa trải qua với chúng bạn. Nhiều bạn trong đám có nói điều làm em phấn kích hơn cả, là: các buổi Tiệc Thánh nho nhỏ trong đó em được cử hành chung với vị tuyên uý. Ngược lại, các em còn bảo: điều làm các em thất vọng hơn cả, chính là thánh lễ với Đức Giáo Hoàng. Đặc biệt nhất, là các em hơi bị lạc lõng và không được san sẻ hiệp thông rước bánh thánh.
Điều này làm tôi nhớ lại cùng một phản ứng như thế từ một số bạn trẻ đã tỏ bày vào dịp Đại Hội ở Sydney. Giới trẻ nói: hôm ấy họ có cảm giác như đến với Đại Hội chỉ như khán giả thưởng lãm sự hiện diện của vị Giáo tông thôi. Có em còn nói: lúc hát kinh Vinh Danh em đừng dậy hát trong khí thế vui say hào hùng thì lại bị một trong các người điều hành trật tự yêu cầu ngồi xuống kẻo làm khuất mắt người ngồi sau.
Buổi chiều hôm ấy, tôi ra về mà lòng thấy vui và hy vọng. Theo tôi nghĩ, thay vì mình cứ than phiền giới trẻ Công giáo vắng mặt trong các thánh lễ ngày của Chúa, ta nên mừng vui khi thấy họ có mặt cùng dự lễ Giáng Sinh và Phục Sinh với gia đình họ, và cũng tham dự một đôi buổi phụng vụ.
Quan sát kỹ, tôi thấy chừng như nguyên nhân dẫn đến quan ngại này, lại là chuyện ta cứ giữ mãi một lối cử hành phụng vụ như hồi nào. Vào các lễ do Đức Giáo Hoàng cử hành, thường thì giáo dân tham dự vẫn rước Mình Chúa đã truyền phép trước đó; nhưng kỳ vừa rồi ở Madrid có trục trặc là các bánh thánh bị trận mưa lớn làm tan biến, chính vì thế mà một số người tham dự không được rước Mình Chúa như đã định.
Cũng có vị đề nghị là Đại Hội ở Madrid nên tạo dịp để ta có thể trở về với lối hành Đạo khi trước là rước Mình Máu Chúa một cách thiêng liêng, tinh thần. Đây là lối sùng kính trở về từ hồi xa xưa trong thánh sử, khi giáo dân tham dự không thể nào cử hành trọn vẹn cả buổi lễ, sống động được.
Về với sinh hoạt địa phương, cử hành Thánh lễ nay trở thành mối bận tâm không nhỏ, cho nhiều giáo xứ. Đồng thời, việc dịch lại văn bản thánh lễ Rôma sang tiếng Anh, như cơ hội để ta đổi mới một vài nghi thức phụng vụ, thế nhưng phần đông người đi lễ ngày Chúa Nhật lại không cố gắng đến dự buổi thảo luận hoặc học hỏi về phụng vụ, là bao nhiêu.
Đàng khác, có lần quan sát cung cách mà thừa tác viên thánh thể trong thánh lễ, tôi chỉ có thể kết luận rằng các thừa tác viên này chuẩn bị thánh lễ không kỹ càng cho lắm và cũng không lợi dụng cơ hội tốt đẹp này để đổi mới các động tác mình thực hiện. Mẫu số chung xem ra vẫn cứ là câu nói rất nghe quan từ nhiều vị: “Nội mỗi chuyện yêu cầu các vị ấy làm công việc thừa tác trong thánh lễ đã khó rồi, nói gì chuyện yêu cầu họ dự hội thảo với học hỏi.”
Một số giáo xứ lại còn sử dụng những bài vịnh hoặc thánh ca xưa cũ, rất cổ lỗ, chẳng có gì thay đổi từ trước thập niên ’70 đến nay. Một chuyện tương đối khá lấn cấn là: nhiều vị linh mục đã và đang quá tải với đủ mọi thứ công việc trong giáo xứ rồi, nếu ta yêu cầu các ngài cố gắng hơn, thì e rằng các ngài sẽ không tìm đâu ra thì giờ để học hỏi hoặc áp dụng bản dịch mới của thánh lễ. Có phụ huynh học sinh lại thích tham dự thánh lễ tổ chức tại trường lớp hoặc khoá học đặc biệt hơn, vì các lễ ấy được thày cô chuẩn bị chu đáo hơn lễ ở nhà thờ, vào mỗi tuần.
Có điều khá thích thú để nói rằng ấn bản in lần thứ ba cho bản dịch lễ Rôma tạo cho ta nhiều cơ hội để đổi mới. Có lẽ thay vì cứ bàn cãi nhiều xem bản dịch thánh lễ nào đúng hơn bản nào, ta cũng nên tìm hiểu nhiều hơn phần dẫn nhập ở đầu buổi lễ, tìm hiểu về những gì Hội thánh dạy để đảm bảo rằng các nguyên tắc đổi mới phụng vụ được Công Đồng Vatican II đưa ra, không bị đảo ngược. Càng ngày tôi càng nhận chân hơn rằng việc tìm hiểu, nghiên cứu học hỏi hoặc giáo huấn về ý nghĩa và cung cách thực hành Tiệc Thánh Thể vào ngày của Chúa, một lần nữa, cần được chú ý nhiều hơn nữa, trong cuộc sống của Giáo hôị, ngày hôm nay.
Càng cố gắng bỏ nhiều công sức để tìm hiểu và đào sâu giảng dạy về Phụng vụ thánh lễ, rồi ra cộng đoàn ta sẽ thấy rằng: tham dự Tiệc Thánh là việc phụng thờ đáng để ta tung hô cảm tạ Chúa. Có thế, những người còn trẻ như Sophie và bạn bè của cô mới thấy hăng hái đến với cộng đoàn thường xuyên hơn. Đến, để thực sự góp phần vào việc phụng thờ chung với nhau, qua Tiệc Thánh.” (x. Carmel Pilcher, viết cho blog riêng của nhà Dòng 04/10/2011)
Nếu sau này Hội thánh cho phép, có lẽ ta cũng nên tìm ca từ nào khả dĩ nói lên cung cách gặp gỡ và cùng liên hoan với người yêu mình muốn gặp; để nói và hát những lời rất như sau:
“Nhẹ tay nhè nhẹ đôi tay
hương thơm lối xóm bay đầy thinh không
bay đầy thinh không
Quay đều! Quay đều! Quay đều!”
(Phạm Duy – bđd)
“Nhẹ tay” đây, không phải để quay đều một vòng tơ. Mà là, nhè nhẹ quay đều vòng quay cuộc sống có sinh hoạt phụng vụ của Tiệc Lòng Mến, rất vui say. Tiệc Lòng Mến, nay nên có tiếng hát rất “quay đều” nhiều ý tưởng về Đức Chúa đang hiện diện trong lòng người tham dự. Dự Tiệc Lòng Mến, mà như không dự gì hết cả. Vẫn chỉ là đến để “xem” lễ. Và, cũng để nghe hát và ca những ý/lời cùng giòng nhạc cứ quay đều đều như vòng quay lụa là, mà đầu óc vẫn cứ ta bà ở đâu đó. Hoặc có ca, có hát nhưng không để lòng mình cùng ca, cùng dự với cộng đoàn, đang hát ca. Nhiều lúc có hát ca, cũng chỉ là:
“Hằng năm tiếng lụa đưa theo
đêm đêm gió rét đưa vèo trong cây
đưa vèo trong cây
Quay đều! Quay đều! Quay đều!
(Phạm Duy – bđd)
Hát gì thì hát. Họp bàn điều gì thì cứ bàn. Đôi khi cũng nên tưởng nhớ những truyện kể rất trữ tình, tức lưu trữ nhiều mối tình cũng khá đẹp, lại có kết hậu, rất như sau:
“Sáu giờ kém sáu phút. Cái đồng hồ lớn hình tròn trên quầy tin tức ở nhà ga Grand Central Station cho biết như thế. Người sĩ quan trẻ tuổi cấp bậc trung úy vừa mới bước xuống từ đường rày xe lửa, ngẩng cao khuôn mặt rám nắng và nheo mắt để nhìn cho rõ giờ ghi trên đồng hồ. Tim anh đập mạnh. Chỉ sáu phút nữa thôi, anh sẽ được gặp người thiếu nữ đã tràn ngập một phần đời của anh từ mười ba tháng nay, người thiếu nữ anh chưa một lần gặp mặt, tuy nhiên những lời cô viết cứ bám miết anh không rời. Anh đứng thật sát quầy thông tin, để tránh đám người chen lấn. Hồi tưởng lại một đêm khi giao chiến ác liệt xảy ra, máy bay anh lọt vào giữa vòng vây của chiến đấu cơ địch, trung úy Blandford còn nhìn thấy rõ nét cười nham nhở trên khuôn mặt một phi công thù nghịch.
Trong một bức thư trước đó, anh đã thú nhận với cô ấy là anh thường xuyên cảm thấy sợ hãi, và chỉ một vài ngày trước cuộc không chiến nói trên, anh nhận được trả lời của cô. “Tất nhiên là anh thấy sợ… mọi người can đảm đều thấy như vậy. Bộ Vua David trong Thánh Kinh không biết sợ sao? Đó là lý do Ngài viết Thi Thiên thứ 23. Lần sau nếu anh không cảm thấy bình an thì anh hãy nghe giọng em đọc cho anh nghe những câu thơ trong bài nhã ca này: “A ha, cho dẫu con đi qua thung lũng của cái chết thì con cũng không hề sợ hãi bởi có người bên con.” Và anh nhớ lại có lúc anh đã nghe tiếng nói của cô và anh lấy lại được sự bằng an trong tâm hồn.
Giờ đây anh đang đi tìm gặp giọng nói đích thực của cô. Chỉ còn bốn phút nữa là tới sáu giờ. Vẻ mặt anh trở nên căng thẳng. Dưới vòm mái mênh mông, mọi người đang đi lại hối hả, giống những sợi chỉ màu đan xen trong cái mạng nhện. Một thiếu nữ đi qua cạnh anh khiến anh giật mình. Trên ve áo cô cài một bông hoa đỏ nhưng đó là bông của cây đậu chứ không phải một bông hoa hồng như họ từng hẹn trước với nhau. Vả lại, người thiếu nữ còn quá trẻ, trạc 18 tuổi, trong khi Hollis Maynell nói rõ ràng với anh là cô đã ba mươi. “Sao, như vậy đã sao?” Anh hỏi lại, và cho biết: ”Tôi cũng đã 32”. Thật ra, anh mới 29 tuổi.
Trí óc anh trở lại với cuốn sách - cuốn sách mà Ơn Trên đã đặt vào tay anh trong hàng trăm cuốn sách Thư Viện Quân Đội đã gởi đến trại huấn luyện Florida. Đó là cuốn Of Human Bondage (Hệ Lụy Nhân Sinh) với những nét chữ ẻo lả ghi chú chằng chịt bên lề mỗi trang. Anh vốn ghét những ghi chú như vậy nhưng đây thì lại hoàn toàn khác. Anh không bao giờ nghĩ rằng một phụ nữ lại có thể nhìn thấu tâm hồn người đàn ông một cách dịu dàng, thông cảm đến thế. Tên của cô ghi trên tấm thẻ thư tịch: Hollis Meynell. Và anh đã tìm thấy địa chỉ của cô trên cuốn điện thoại niên giám của thành phố Nữu Ước. Anh viết thư và cô trả lời thư. Ngày hôm sau thì anh được tàu chở tới căn cứ, nhưng hai người đã giữ được đường dây thư tín.
Trong mười ba tháng liền, cô tiếp tục hồi âm thư anh. Và còn hơn thế nữa, cả khi thư anh không đến, cô vẫn viết cho anh, và bây giờ thì anh tin rằng anh đã yêu cô và cô cũng yêu anh. Tuy nhiên cho dù anh xin cô nhiều lần, cô nhất định không gởi hình cho anh. Anh cảm thấy hơi phật ý. Nhưng cô giải thích: “Nếu như tình cảm của anh đối với em có chút gì chân thật thì dung nhan em như thế nào đâu có gì quan hệ. Giả sử như em đẹp đi. Em sẽ luôn luôn bị ám ảnh bởi cái cảm giác là anh muốn lợi dụng điều đó. Và một tình yêu như thế làm cho em chán ngán. Giả sử như em tầm thường (mà điều này thì có thể lắm). Và rồi em sẽ luôn luôn lo sợ rằng anh tiếp tục viết cho em chỉ vì anh cô đơn, không có người nào khác. Không, đừng đòi em gởi hình cho anh. Khi anh đến New York, anh sẽ gặp em và rồi anh sẽ tự quyết định lấy. Nên nhớ rằng cả hai chúng ta đều hoàn toàn tự do quyết định ngưng lại hay tiếp tục - muốn cách nào cũng được.”
Chỉ còn một phút nữa là tới sáu giờ. Anh rít mạnh một hơi thuốc, cảm thấy trái tim mình vọt lên cao, còn hơn chiếc máy bay anh thường lái. Một phụ nữ trẻ đang đi tới. Khuôn mặt cô hình trái soan thanh tú, mái tóc màu vàng của cô buông thành búp sau vai. Mắt cô màu xanh của biển, môi và cằm cô xinh đẹp. Trong bộ đồ xanh ngọc thạch, cô là hình ảnh của mùa xuân tươi sắc. Anh bắt đầu bước về phía cô, quên để ý là cô không cài bông hoa hồng, và khi anh tới gần thì nụ cười gợi cảm thoáng hiện trên môi cô.
“Anh chàng quân nhân đang đến với tôi đó hả?” Cô gái thì thầm. Không tự chủ được, anh tới gần hơn. Và rồi anh chợt trông thấy Hollis Meynell. Bà đứng ngay sau cô thiếu nữ, trạc ngoài bốn mươi, mái tóc màu xám nằm gọn dưới chiếc mũ cũ. Bà có hơi đẫy đà, chân đi đôi giày gót thấp. Nhưng bà cài một bông hồng trên ve áo bạc màu. Trong khi đó cô gái mặc bộ đồ xanh ngọc thạch vội vã bỏ đi.
Blandford có cảm tưởng như mình bị tách làm đôi: anh vừa tha thiết muốn bước theo người thiếu nữ, lại vừa cảm thấy phải đến với người thiếu phụ đã hòa hợp và nâng đỡ tâm hồn anh. Bà đang đứng kia, khuôn mặt bầu bĩnh dễ thương và đầy thông cảm. Mắt thiếu phụ bừng lên một tia ấm áp.
Trung úy Blanford không còn cảm thấy do dự nữa. Tay anh cầm cuốn sách bìa da mang theo - cuốn Of Human Bondage để thiếu phụ có thể nhận diện ra anh.. Đây không phải là tình yêu, nhưng là cái gì đó còn quý hơn nữa - một tình bạn mà anh hằng ấp ủ và mãi mãi biết ơn. Anh cúi chào người thiếu phụ, đưa cuốn sách về phía bà, cho dù trong lúc mở lời anh cảm thấy có cái gì đó cay đắng trong nỗi thất vọng.
“Tôi là trung úy John Blandford, và bà… có phải là Hollis Meynell. Tôi vui mừng được gặp bà. Tôi mời bà đi dùng cơm tối nay nhé.” Khuôn mặt người thiếu phụ bừng lên ánh hân hoan cởi mở với nụ cười trên môi. “Ta không hiểu toàn bộ câu chuyện này ra sao cả, con trai ạ.” Bà nói. “Cô thiếu nữ bận bộ đồ màu ngọc thạch kia - người vừa mới bước đi đó - yêu cầu ta cài bông hồng này lên áo. Và cô ấy bảo nếu con mời ta đi ăn thì ta sẽ cho con biết là cô ấy đang chờ con ở cái tiệm ăn lớn bên kia đường. Cô ấy bảo đây chỉ là một phép thử thôi. Ta cũng có hai con trai trong quân đội nên ta coi con cũng như con mình vậy.” (trích truyện kể do Như Sao dịch từ bài viết của Sulamith Ish-Kishor với tựa đề «Hẹn Gặp Trên Sân Ga»).
Hẹn đâu thì hẹn, ở sân ga hay là Tiệc Lòng Mến mà có giới trẻ đến thì, cũng cứ được. Quay ở nơi nào thì cứ quay, dù quay không đều hay không nhiều, hãy cứ làm thế. Hết hẹn rồi quay/hết quay rồi hẹn, ngay khi phiếm. Cũng là ý kiến hay. Duy có điều : ý kiến phiếm loạn hôm nay cũng chẳng được nhiều, từ người viết. Bởi thế nên, bần đạo nay đề nghị bạn/đề nghị tôi, ta hãy nghe bạn bè từng phiếm loạn và phiếm luận từ nhiều nơi, về nhiều chuyện. Cả, chuyện «hạnh phúc vô hình» rất nên phiếm, như sau :
«Phiếm rằng: Có một phú ông vô cùng giàu có. Hễ thứ gì có thể dùng tiền mua được là ông mua về để hưởng thụ. Tuy nhiên, bản thân ông lại cảm thấy không vui, không hề hạnh phúc.
Một hôm, ông ta nảy ra một ý tưởng kỳ quặc, đem tất cả những đồ vật quý giá, vàng bạc, châu báu cho vào một cái bao lớn rồi đi chu du. Ông ta quyết định chỉ cần ai có thể nói cho ông làm thế nào để hạnh phúc thì ông sẽ tặng cả bao của cải cho người đó.
Ông ta đi đến đâu cũng tìm và hỏi, rồi đến một ngôi làng có một người nông dân nói với ông rằng nên đi gặp một vị Đại sư, nếu như Đại sư cũng không có cách nào thì dù có đi khắp chân trời góc bể cũng không ai có thể giúp ông được.
Cuối cùng cũng tìm gặp được vị Đại sư đang ngồi thiền, ông ta vui mừng khôn xiết nói với Đại sư: “Tôi chỉ có một mục đích, tài sản cả đời tôi đều ở trong cái bao này. Chỉ cần ngài nói cho tôi cách nào để được hạnh phúc thì cái bao này sẽ là của ngài”.
Lúc ấy trời đã tối, màn đêm sắp buông xuống, vị Đại sư nhân lúc ấy liền tóm lấy cái túi chạy đi. Phú ông sợ quá, vừa khóc vừa gọi đuổi theo: “Tôi bị lừa rồi, tâm huyết của cả đời tôi”.
Sau đó vị Đại sư đã quay lại, trả cái bao lại cho phú ông. Phú ông vừa nhìn thấy cái bao tưởng đã mất quay về thì lập tức ôm nó vào lòng mà nói:“Tốt quá rồi!”. Vị Đại sư điềm tĩnh đứng trước mặt ông ta hỏi: “Ông cảm thấy thế nào? Có hạnh phúc không?” - “Hạnh phúc! Tôi cảm thấy mình quá hạnh phúc rồi!”.
Lúc này, vị Đại sư cười và nói: “Tôi đây cũng không có phương pháp gì đặc biệt cả, mà chỉ là con người đối với tất cả những thứ mình có đều cho rằng sự tồn tại của nó là đương nhiên cho nên không cảm thấy hạnh phúc, nên cái mà ông thiếu chính là một cơ hội mất đi. Ông đã biết thứ mình đang có quan trọng thế nào chưa? Kỳ thực cái bao ông đang ôm trong lòng với cái bao trước đó cũng chỉ là một, và bây giờ ông có còn muốn đem tặng nó cho tôi nữa không?”.
Thật ra thì, hạnh phúc của người trong truyện nằm sẵn ở tiền tài, của cải. Còn phúc hạnh người nhà Đạo nay ở đâu? Trả lời câu hỏi rất nghe quan này, tuởng cũng nên về với Lời Vàng Kinh Sách, rất thân thương, có những câu/đoạn rất thế này, để còn nhớ:
“Thiên Chúa có đủ quyền tuôn đổ xuống trên anh em
mọi thứ ân huệ, để anh em vừa được luôn đầy đủ mọi mặt,
vừa được dư thừa mà làm mọi việc thiện.”
(2Cr 9: 8)
Việc ta thường làm ở buổi lễ, vào khi còn trẻ hay đã cao niên, vẫn là việc thực hiện Lời Chúa khuyên dạy bằng hành động. Thực hiện, hoặc làm cách nào thì làm, vẫn cứ nên làm theo cách vui tươi, hiền hoà, hấp dẫn. Để rồi, ta lại râm ran nguyện cầu qua câu thơ rất đời, nhưng vẫn hát:
“Vầng trăng từ độ lên ngôi,
Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ,
Em ngồi quay tơ.
Quay đều! Quay đều! Quay đều!”
(Phạm Duy – bđd)
Quay đều! Và tham dự cho đều đặn! Đó mới là ý hướng cần có, rất hôm. Ở huyện này. Chốn cũ.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn muốn quay đều không như chong chóng.
Chỉ muốn mọi người cùng quay
trong cuộc sống đầy tình người.
Ở huyện, rất nhà Đạo.
Các Thánh là những Đấng tuyệt vời
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
21:43 28/10/2011
LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ
Mt 5, 1-12a
Tôi còn nhớ nằm lòng, mỗi năm vào ngày 01 tháng 11, cả gia đình cha mẹ, anh em tôi đều nô nức đi lễ thật sớm để mừng lễ Các Thánh. Theo Mẹ tôi thuật lại :” Lễ các thánh được Giáo Hội mừng chung một lễ, gọi là lễ Các Thánh nam nữ trên trời “. Lúc còn nhỏ tôi không hiểu lắm về lễ Các Thánh nhưng thấy cha mẹ và anh em tôi sốt sắng, mau mắn đi tham dự thánh lễ mừng kính Các Ngài, tôi cũng hăng hái vô cùng…
Và rồi càng ngày càng lớn lên, tôi càng hiểu rõ hơn, cảm nghiệm sâu xa tình thương nhưng không Chúa ban cho các thánh, cũng như Ngài trao ban cho mọi kẻ yêu mến, kính sợ Ngài. Ca nhập lễ hôm nay viết :” Hãy vui lên trong Chúa. Hỡi tất cả mọi người. Nhân ngày lễ Các Thánh ! Toàn thể các thiên thần, cùng chúng ta hoan hỷ. Chúc tụng Con Thiên Chúa “. Hiệp cùng Các Thánh, Hội Thánh vui mừng trong Chúa bởi vì chính Chúa đã thưởng công và ban mũ triều thiên cho Các Thánh.Bài đọc I trích trong Sách Khải Huyền miêu tả hàng hàng lớp lớp con người tay cầm cành vạn tuế, mặc áo trắng tinh, họ vinh thắng vì đã kinh qua mọi thử thách để bây giờ ca mừng Con Thiên Chúa. Điều quan trọng nhất đối với tôi khi đọc đoan Tin Mừng của Thánh Matthêu nói về các mối phúc, tôi cảm nghiệm sâu xa Các Thánh đã dám liều thân bước qua từng mối phúc. Bởi vì, các mối phúc có đó, nhưng liệu chúng ta có dám bước lên từng nấc thang của từng mối phúc hay không ?
Các mối phúc là những điều khoản xem ra nghịch lý với thế gian : Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, hiền lành, sầu khổ, khát khao điều công chính, xót thương người, có tâm hồn trong sạch, xây dựng hòa bình, bị bách hại vì sự công chính, bị bách hại, bị vu khống vv…Toàn là những điều trái với suy nghĩ của con người. Các Thánh quả thực đã hiên ngang, can đảm thực hiện điều Chúa dạy bảo. Các Ngài dám hy sinh tất cả, ngay cả tính mạng để được Chúa và được nước Thiên Chúa. Các Ngài dám liều, dám tin, còn chúng ta chưa dám liều hoặc còn quá yếu tin. Các Thánh đã tin, đã dấn bước, đã vác Thập giá để đi theo Đức Giêsu Kitô, do đó, nơi thành Giêrusalem thiên quốc, Các Thánh muôn đời ca ngợi Thiên Chúa và mọi Kitô hữu, được đức tin soi dẫn, đang vội vã tiến về Quê Trời ( Lời Kinh Tiền Tụng, Lễ Các Thánh Nam Nữ).
Ngày nay, sau khi lãnh sứ vụ Linh mục nhiều năm và phục vụ Hội Thánh nhiều năm, tôi thấm thía lời cha mẹ của tôi thúc giục con cái đi lễ mừng lễ Các Thánh và Các Đẳng linh hồn. Cha mẹ tôi chắc chắn đã hiểu rõ mẫu gương của Các Thánh và luôn tin rằng Các Thánh trợ giúp cha mẹ và gia đình tôi là những kẻ còn yếu hèn.
Mừng lễ Các Thánh, tôi luôn nhớ về cha mẹ tôi bởi vì chính cha mẹ là những người đã dẫn đàng chỉ lối để con cái biết noi gương, yêu mến Các Thánh như lời nguyện nhập lễ, lễ Các Thánh viết : “ Trong ngày đại lễ hôm nay, Chúa cho chúng con được mừng kính toàn thể Các Thánh trên trời. Nhờ bấy nhiêu Vị Thánh hằng nguyện giúp cầu thay, chúng con tin tưởng nài xin Chúa cho chúng con được dồi dào ân sủng như lòng vẫn ước mong “.
Nhiều lúc nguyện gẫm, ngồi suy nghĩ, tôi vẫn cầu xin Chúa ban thêm đức tin cho tôi và cho mọi Kitô hữu để tất cả dám tin, dám liều, dám vác Thập giá của mình mỗi ngày mà theo Chúa. Nghĩ cho cùng lời Chúa đang hạch sách lương tâm từng con người như ca hiệp lễ gợi lên :” Phúc thay ai có lương tâm trong sạch, vì họ sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa. Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.Phúc thay ai bị ngược đãi vì chính đạo, vì họ sẽ được vào Nước Trời “ (Mt 5, 8-10 ). Các Thánh là những Đấng quá tuyệt vời vì họ đã giặt áo trong máu Con Chiên là Đức Giêsu Kitô.
Lạy Chúa, chỉ có Chúa là Đấng Thánh, Chúa đã làm bao việc lạ lùng nơi toàn thể Các Thánh nam nữ. Chúng con xin chúc tụng, tôn thờ và nguyện cầu Chúa lấy tình yêu vô tận thánh hóa chúng con, để sau khi được thần lương này nuôi dưỡng trên con đường lữ thứ trần gian, chúng con cũng được về Thiên Quốc dự tiệc vui muôn đời. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Các Thánh là ai ?
2.Tám mối Phúc nói gì cho chúng ta ?
3.Các Thánh có dám liều không ?
4.Ông bà anh chị có suy nghĩ gì về Các Thánh ?
Mt 5, 1-12a
Tôi còn nhớ nằm lòng, mỗi năm vào ngày 01 tháng 11, cả gia đình cha mẹ, anh em tôi đều nô nức đi lễ thật sớm để mừng lễ Các Thánh. Theo Mẹ tôi thuật lại :” Lễ các thánh được Giáo Hội mừng chung một lễ, gọi là lễ Các Thánh nam nữ trên trời “. Lúc còn nhỏ tôi không hiểu lắm về lễ Các Thánh nhưng thấy cha mẹ và anh em tôi sốt sắng, mau mắn đi tham dự thánh lễ mừng kính Các Ngài, tôi cũng hăng hái vô cùng…
Và rồi càng ngày càng lớn lên, tôi càng hiểu rõ hơn, cảm nghiệm sâu xa tình thương nhưng không Chúa ban cho các thánh, cũng như Ngài trao ban cho mọi kẻ yêu mến, kính sợ Ngài. Ca nhập lễ hôm nay viết :” Hãy vui lên trong Chúa. Hỡi tất cả mọi người. Nhân ngày lễ Các Thánh ! Toàn thể các thiên thần, cùng chúng ta hoan hỷ. Chúc tụng Con Thiên Chúa “. Hiệp cùng Các Thánh, Hội Thánh vui mừng trong Chúa bởi vì chính Chúa đã thưởng công và ban mũ triều thiên cho Các Thánh.Bài đọc I trích trong Sách Khải Huyền miêu tả hàng hàng lớp lớp con người tay cầm cành vạn tuế, mặc áo trắng tinh, họ vinh thắng vì đã kinh qua mọi thử thách để bây giờ ca mừng Con Thiên Chúa. Điều quan trọng nhất đối với tôi khi đọc đoan Tin Mừng của Thánh Matthêu nói về các mối phúc, tôi cảm nghiệm sâu xa Các Thánh đã dám liều thân bước qua từng mối phúc. Bởi vì, các mối phúc có đó, nhưng liệu chúng ta có dám bước lên từng nấc thang của từng mối phúc hay không ?
Các mối phúc là những điều khoản xem ra nghịch lý với thế gian : Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, hiền lành, sầu khổ, khát khao điều công chính, xót thương người, có tâm hồn trong sạch, xây dựng hòa bình, bị bách hại vì sự công chính, bị bách hại, bị vu khống vv…Toàn là những điều trái với suy nghĩ của con người. Các Thánh quả thực đã hiên ngang, can đảm thực hiện điều Chúa dạy bảo. Các Ngài dám hy sinh tất cả, ngay cả tính mạng để được Chúa và được nước Thiên Chúa. Các Ngài dám liều, dám tin, còn chúng ta chưa dám liều hoặc còn quá yếu tin. Các Thánh đã tin, đã dấn bước, đã vác Thập giá để đi theo Đức Giêsu Kitô, do đó, nơi thành Giêrusalem thiên quốc, Các Thánh muôn đời ca ngợi Thiên Chúa và mọi Kitô hữu, được đức tin soi dẫn, đang vội vã tiến về Quê Trời ( Lời Kinh Tiền Tụng, Lễ Các Thánh Nam Nữ).
Ngày nay, sau khi lãnh sứ vụ Linh mục nhiều năm và phục vụ Hội Thánh nhiều năm, tôi thấm thía lời cha mẹ của tôi thúc giục con cái đi lễ mừng lễ Các Thánh và Các Đẳng linh hồn. Cha mẹ tôi chắc chắn đã hiểu rõ mẫu gương của Các Thánh và luôn tin rằng Các Thánh trợ giúp cha mẹ và gia đình tôi là những kẻ còn yếu hèn.
Mừng lễ Các Thánh, tôi luôn nhớ về cha mẹ tôi bởi vì chính cha mẹ là những người đã dẫn đàng chỉ lối để con cái biết noi gương, yêu mến Các Thánh như lời nguyện nhập lễ, lễ Các Thánh viết : “ Trong ngày đại lễ hôm nay, Chúa cho chúng con được mừng kính toàn thể Các Thánh trên trời. Nhờ bấy nhiêu Vị Thánh hằng nguyện giúp cầu thay, chúng con tin tưởng nài xin Chúa cho chúng con được dồi dào ân sủng như lòng vẫn ước mong “.
Nhiều lúc nguyện gẫm, ngồi suy nghĩ, tôi vẫn cầu xin Chúa ban thêm đức tin cho tôi và cho mọi Kitô hữu để tất cả dám tin, dám liều, dám vác Thập giá của mình mỗi ngày mà theo Chúa. Nghĩ cho cùng lời Chúa đang hạch sách lương tâm từng con người như ca hiệp lễ gợi lên :” Phúc thay ai có lương tâm trong sạch, vì họ sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa. Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.Phúc thay ai bị ngược đãi vì chính đạo, vì họ sẽ được vào Nước Trời “ (Mt 5, 8-10 ). Các Thánh là những Đấng quá tuyệt vời vì họ đã giặt áo trong máu Con Chiên là Đức Giêsu Kitô.
Lạy Chúa, chỉ có Chúa là Đấng Thánh, Chúa đã làm bao việc lạ lùng nơi toàn thể Các Thánh nam nữ. Chúng con xin chúc tụng, tôn thờ và nguyện cầu Chúa lấy tình yêu vô tận thánh hóa chúng con, để sau khi được thần lương này nuôi dưỡng trên con đường lữ thứ trần gian, chúng con cũng được về Thiên Quốc dự tiệc vui muôn đời. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Các Thánh là ai ?
2.Tám mối Phúc nói gì cho chúng ta ?
3.Các Thánh có dám liều không ?
4.Ông bà anh chị có suy nghĩ gì về Các Thánh ?
Cầu cho các tín hữu đã qua đời, ngày 02/11
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
21:50 28/10/2011
LỄ CÁC ĐẲNG ( Các Linh mục dâng 03 thánh lễ )
Tháng 11 hằng năm, Giáo Hội dành riêng để cầu nguyện cho ' các tín hữu đã qua đời:' Ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Hội Thánh lữ hành đã hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã qua đời, vì cầu nguyện để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý nghĩ lành thánh ( 2 Mcb 12, 45 ). Chúng ta hãy dâng thánh lễ và các việc lành để cầu cho các tín hữu đã qua đời “.
Quả là hạnh phúc và đầy tin tưởng đối với những tín hữu còn sống và đã qua đời bởi vì mầu nhiệm các thánh thông công. Người sống và người chết xem ra xa cách, nhưng trong lòng tin lại rất gần gũi nhau. Thánh Công Đồng Vaticanô II, trong Hiến Chế về Mầu Nhiệm Giáo Hội đã viết như sau :” Giáo Hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã chết, vì cầu nguyện cho họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh…”. Và rồi, nói về sự bầu cử của các đẳng linh hồn, Công Đồng viết như sau :” Khi được về quê trời và hiện diện trước nhan Chúa, nhờ Người, với Người và trong Người, các thánh lại không ngừng cầu bầu cho chúng ta bên Chúa Cha…”.
Như thế, có một sự gắn bó mật thiết giữa kẻ sống và người chết, có một sự linh thánh đan kết giữa thế giới con người với thế giới vô hình. Cầu nguyện cho những người đã khuất cũng có nghĩa là chúng ta nghĩ đến chính cái chết của mỗi người chúng ta. Con người còn sống đang đứng giữa vực thẳm sâu vời vợi của sự chết, tưởng chừng giữa người chết và kẻ sống không bao giờ có thể gần gũi nhau được. Nhưng trong lòng tin chết thay đổi chứ không mất đi, một cách vô cùng huyền nhiệm, thánh thiêng, người chết đang hiện diện với chúng ta bằng một sợi giây vô hình nhưng mật thiết thâm sâu.Do đó, sự chết đối với chúng ta là những Kitô hữu không còn là một ngõ cụt, không còn là một chấm hết, nhưng trong tình yêu của Đức Kitô “ Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ) đã nối kết người sống và người chết bằng một mối giây yêu thương bất diệt.Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Thessalonica và trong thư thứ nhất gửi tín hữu Corintô đã viết :” Như Chúa Giêsu đã chết và sống lại, thì những ai đã an giấc trong Người, cũng sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng với Người. Và, như mọi người vì liên đới với Ađam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Kitô, cũng sẽ được Thiên Chúa cho sống “.
Chúa Giêsu đã phán :” Chính Tôi là sự sống lại. Ai tin vào Tôi, thì dù đã chết cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Tôi, sẽ không phải chết bao giờ “ ( Ga 11, 25-26 ). Đức Kitô là tình yêu. Nên, yêu thương chính là sinh lại và được sống trong sự sống mới của Chúa.
Tháng 11, Hội Thánh thúc giục chúng ta nhớ tới những người quá cố. Đây cũng là dịp để chúng ta đền ơn báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân thương trong gia đình. Đây cũng là dịp tốt để chúng ta tưởng nhớ đến những người đã làm ơn cho chúng ta bằng cách này hay cách khác. Và như thế, Giáo Hội mời gọi chúng ta tích cực, siêng năng tham dự thánh lễ, lần chuỗi Mân Côi, đọc kinh cầu nguyện, làm những việc lành phước đức để cầu nguyện cho các linh hồn. Tháng 11, Giáo Hội cũng nhắc nhở mỗi người chúng ta nhớ đến bến bờ, nhớ đến đích đến bởi vì cuộc sống trần thế chỉ là tạm bợ mà thôi.
Thiên Chúa là đích, là bến bờ. Chúng ta hãy nhắm đích mà tiến bước. “ Thiên Chúa, Đấng đã làm cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thánh Thần của Người, đang ngự trong anh em, để làm cho thân xác phải chết của anh em được sự sống mới “ ( Rm 8, 11 ) hoặc “ Chúng ta nóng lòng mong đợi Đấng Cứu Độ, là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người sẽ biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta, nên giống thân xác vinh hiển của Người “ ( Pl 3, 20-21 ).
Xin Chúa nâng đỡ, tăng thêm đức tin còn yếu kém của chúng con để chúng con luôn một niềm hy vọng rằng lời cầu nguyện, những việc lành của chúng con làm và thánh lễ chúng con dâng cầu cho các linh hồn, sẽ được Chúa thương giải thoát. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1. Có người nói chết là hết, ông bà anh chị em nghĩ thế nào ?
2. Tại sao Giáo Hội lại dành tháng 11 để cầu cho những người quá cố ?
3. Cầu nguyện cho những người quá cố là nghĩa vụ hay bổn phận ?
4. Yêu thương là gì ?
5. Nghĩa cử bất tử là gì ?
Tháng 11 hằng năm, Giáo Hội dành riêng để cầu nguyện cho ' các tín hữu đã qua đời:' Ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Hội Thánh lữ hành đã hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã qua đời, vì cầu nguyện để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý nghĩ lành thánh ( 2 Mcb 12, 45 ). Chúng ta hãy dâng thánh lễ và các việc lành để cầu cho các tín hữu đã qua đời “.
Quả là hạnh phúc và đầy tin tưởng đối với những tín hữu còn sống và đã qua đời bởi vì mầu nhiệm các thánh thông công. Người sống và người chết xem ra xa cách, nhưng trong lòng tin lại rất gần gũi nhau. Thánh Công Đồng Vaticanô II, trong Hiến Chế về Mầu Nhiệm Giáo Hội đã viết như sau :” Giáo Hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã chết, vì cầu nguyện cho họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh…”. Và rồi, nói về sự bầu cử của các đẳng linh hồn, Công Đồng viết như sau :” Khi được về quê trời và hiện diện trước nhan Chúa, nhờ Người, với Người và trong Người, các thánh lại không ngừng cầu bầu cho chúng ta bên Chúa Cha…”.
Như thế, có một sự gắn bó mật thiết giữa kẻ sống và người chết, có một sự linh thánh đan kết giữa thế giới con người với thế giới vô hình. Cầu nguyện cho những người đã khuất cũng có nghĩa là chúng ta nghĩ đến chính cái chết của mỗi người chúng ta. Con người còn sống đang đứng giữa vực thẳm sâu vời vợi của sự chết, tưởng chừng giữa người chết và kẻ sống không bao giờ có thể gần gũi nhau được. Nhưng trong lòng tin chết thay đổi chứ không mất đi, một cách vô cùng huyền nhiệm, thánh thiêng, người chết đang hiện diện với chúng ta bằng một sợi giây vô hình nhưng mật thiết thâm sâu.Do đó, sự chết đối với chúng ta là những Kitô hữu không còn là một ngõ cụt, không còn là một chấm hết, nhưng trong tình yêu của Đức Kitô “ Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ) đã nối kết người sống và người chết bằng một mối giây yêu thương bất diệt.Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Thessalonica và trong thư thứ nhất gửi tín hữu Corintô đã viết :” Như Chúa Giêsu đã chết và sống lại, thì những ai đã an giấc trong Người, cũng sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng với Người. Và, như mọi người vì liên đới với Ađam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Kitô, cũng sẽ được Thiên Chúa cho sống “.
Chúa Giêsu đã phán :” Chính Tôi là sự sống lại. Ai tin vào Tôi, thì dù đã chết cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Tôi, sẽ không phải chết bao giờ “ ( Ga 11, 25-26 ). Đức Kitô là tình yêu. Nên, yêu thương chính là sinh lại và được sống trong sự sống mới của Chúa.
Tháng 11, Hội Thánh thúc giục chúng ta nhớ tới những người quá cố. Đây cũng là dịp để chúng ta đền ơn báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân thương trong gia đình. Đây cũng là dịp tốt để chúng ta tưởng nhớ đến những người đã làm ơn cho chúng ta bằng cách này hay cách khác. Và như thế, Giáo Hội mời gọi chúng ta tích cực, siêng năng tham dự thánh lễ, lần chuỗi Mân Côi, đọc kinh cầu nguyện, làm những việc lành phước đức để cầu nguyện cho các linh hồn. Tháng 11, Giáo Hội cũng nhắc nhở mỗi người chúng ta nhớ đến bến bờ, nhớ đến đích đến bởi vì cuộc sống trần thế chỉ là tạm bợ mà thôi.
Thiên Chúa là đích, là bến bờ. Chúng ta hãy nhắm đích mà tiến bước. “ Thiên Chúa, Đấng đã làm cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thánh Thần của Người, đang ngự trong anh em, để làm cho thân xác phải chết của anh em được sự sống mới “ ( Rm 8, 11 ) hoặc “ Chúng ta nóng lòng mong đợi Đấng Cứu Độ, là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người sẽ biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta, nên giống thân xác vinh hiển của Người “ ( Pl 3, 20-21 ).
Xin Chúa nâng đỡ, tăng thêm đức tin còn yếu kém của chúng con để chúng con luôn một niềm hy vọng rằng lời cầu nguyện, những việc lành của chúng con làm và thánh lễ chúng con dâng cầu cho các linh hồn, sẽ được Chúa thương giải thoát. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1. Có người nói chết là hết, ông bà anh chị em nghĩ thế nào ?
2. Tại sao Giáo Hội lại dành tháng 11 để cầu cho những người quá cố ?
3. Cầu nguyện cho những người quá cố là nghĩa vụ hay bổn phận ?
4. Yêu thương là gì ?
5. Nghĩa cử bất tử là gì ?
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:48 28/10/2011
GIỐNG MỘT NGƯỜI
Họa sĩ Vương Đại vẽ chân dung cho một người nổi tiếng nọ, khi sắp hoàn thành, A Tam đột nhiên đi vào, đứng ngắm bức tranh rất tỷ mỷ, không ngớt khen ngợi.
Họa sĩ rất là đắc ý.
Họa sĩ: “Anh nhìn bức tranh giống không ?”
A Tam: “Giống, rất giống, không tìm đâu ra bức tranh giống hơn”.
Họa sĩ: “Anh coi bộ phận nào giống nhất ?”
A Tam: “Mắt, mũi, miệng, tai, tóc, lông mày, lại còn những thứ trên người, không gì là không giống !”
Người nổi tiếng: “Anh nói nó giống ai ?”
A Tam: “Giống một người”.
Người nổi tiếng: “Nó giống người nào ?”
A Tam: “À, à, nhất thời thì chưa nghĩ ra”.
Suy tư:
Ở đời có những người thích làm A Tam, làm bộ ta đây hiểu biết nhiều, nên thích chỉ chõ phê bình người này người nọ, thích nói “chữ” cho ra vẻ ta đây học thức, nhưng khi người ta hỏi vặn thì không biết đâu mà trả lời.
Có những người muốn mình giống một triết gia, nên họ thích hỏi người khác với những câu ngớ ngẩn không ăn nhằm gì đến sinh hoạt của kẻ khác, thậm chí họ thích làm người lập dị để giống một triết gia; có những người muốn mình giống một thám tử thượng thặng, nên họ làm ra vẻ bí hiểm trong cuộc sống, dò dò xét xét anh chị em mình; có những người thích mình giống người bề trên, nên họ thường ra lệnh cho người khác, thích lấy tên tuổi của bề trên để hù dọa người khác, chứ thực ra họ không có gan để làm và có cái tâm để thu hút người khác...
Người Ki-tô hữu thì luôn thích mình giống Chúa Giê-su, không phải giống khuôn mặt râu tóc của Ngài, nhưng giống quả tim của Ngài là hiền lành và khiêm nhượng, giống thái độ nhân từ của Ngài khi đối với người tội lỗi, giống cách hành xử khoan dung của Ngài với người biết hối lỗi ăn năn.
Các thánh nam nữ trên thiên đàng đều trở nên giống Chúa Giê-su nên được hưởng phúc đời đời với Ngài. Và đó cũng là ước muốn của chúng ta là những người Ki-tô hữu vậy !
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Họa sĩ Vương Đại vẽ chân dung cho một người nổi tiếng nọ, khi sắp hoàn thành, A Tam đột nhiên đi vào, đứng ngắm bức tranh rất tỷ mỷ, không ngớt khen ngợi.
Họa sĩ rất là đắc ý.
Họa sĩ: “Anh nhìn bức tranh giống không ?”
A Tam: “Giống, rất giống, không tìm đâu ra bức tranh giống hơn”.
Họa sĩ: “Anh coi bộ phận nào giống nhất ?”
A Tam: “Mắt, mũi, miệng, tai, tóc, lông mày, lại còn những thứ trên người, không gì là không giống !”
Người nổi tiếng: “Anh nói nó giống ai ?”
A Tam: “Giống một người”.
Người nổi tiếng: “Nó giống người nào ?”
A Tam: “À, à, nhất thời thì chưa nghĩ ra”.
Suy tư:
Ở đời có những người thích làm A Tam, làm bộ ta đây hiểu biết nhiều, nên thích chỉ chõ phê bình người này người nọ, thích nói “chữ” cho ra vẻ ta đây học thức, nhưng khi người ta hỏi vặn thì không biết đâu mà trả lời.
Có những người muốn mình giống một triết gia, nên họ thích hỏi người khác với những câu ngớ ngẩn không ăn nhằm gì đến sinh hoạt của kẻ khác, thậm chí họ thích làm người lập dị để giống một triết gia; có những người muốn mình giống một thám tử thượng thặng, nên họ làm ra vẻ bí hiểm trong cuộc sống, dò dò xét xét anh chị em mình; có những người thích mình giống người bề trên, nên họ thường ra lệnh cho người khác, thích lấy tên tuổi của bề trên để hù dọa người khác, chứ thực ra họ không có gan để làm và có cái tâm để thu hút người khác...
Người Ki-tô hữu thì luôn thích mình giống Chúa Giê-su, không phải giống khuôn mặt râu tóc của Ngài, nhưng giống quả tim của Ngài là hiền lành và khiêm nhượng, giống thái độ nhân từ của Ngài khi đối với người tội lỗi, giống cách hành xử khoan dung của Ngài với người biết hối lỗi ăn năn.
Các thánh nam nữ trên thiên đàng đều trở nên giống Chúa Giê-su nên được hưởng phúc đời đời với Ngài. Và đó cũng là ước muốn của chúng ta là những người Ki-tô hữu vậy !
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 31 TN A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:49 28/10/2011
CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mt 23, 1-12.
“Họ nói mà không làm”.
Anh chị em thân mến,
Lời Chúa như con dao hai lưỡi, một lưỡi nên cớ vấp phạm cho người kiêu căng và làm cho chết, một lưỡi là sức mạnh làm cho người khiêm tốn được sống.
1. Lời Chúa làm cho người kiêu ngạo chết.
Chúa Giê-su nói: “Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một cha là Cha trên trời”, tự câu nói này của Ngài đã là lưỡi dao nên cớ vấp phạm cho người kiêu ngạo thích lấy trí thông minh của con người và tự ái của mình để giải thích Lời Chúa.
Có nhiều người thích dùng câu này để phản bác lại tất cả những ai gọi các linh mục là cha, nếu là người lương dân không biết đến phẩm trật của giáo hội, không biết đến tính cách cao quý vốn có của chức thừa tác linh mục trong giáo hội thì họ thắc mắc cũng là chuyện bình thường, nhưng nếu họ được giải thích rằng linh mục là “cha” vì ngài là người đã dùng bí tích Rửa Tội để làm cho người giáo hữu được sinh ra trong ơn thánh và trở nên con cái của Cha trên trời, thì chắc là họ cũng vui vẻ mà tin theo và gọi các linh mục là cha như người công giáo vậy. Nếu vì tranh luận để hiểu biết thêm sâu xa về câu Lời Chúa trên đây thì cứ tranh luận trong tình anh em, nhưng nếu cứ vịn vào câu Lời Chúa này để phỉ báng nhau, hạ bệ nhau, trong khi tự thâm tâm mình biết rõ gọi linh mục là cha thì không tội vạ gì cả, chỉ là tình cảm sâu đậm vốn có của nền văn hóa “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam, nên các giáo hữu kính trọng các linh mục trong giáo hội, cũng như bá tánh tôn trọng và gọi các vị quan quyền trần thế là “gia gia” mà thôi, thì câu Lời Chúa này sẽ làm cho mình phải chết trong sự kiêu ngạo vốn có của mình vậy.
2. Lời Chúa làm cho người khiêm tốn sống.
Lời Chúa sẽ là con dao mổ xẻ tâm hồn, để vứt bỏ những gì có phương hại đến sức khỏe của đời sống tâm linh, nó làm cho chúng ta đau nhức nhối, nhưng sau cơn đau thì lại lành mạnh.
Đọc và suy gẫm Lời Chúa rồi lấy tâm tình khiêm tốn để sống Lời Chúa (chứ không phải dùng Lời Chúa để hù dọa lẫn nhau), là thái độ của người khiêm tốn biết chấp nhận để Lời Chúa mổ xẻ những tính hư tật xấu của mình, và đó là điều quý báu nhất của người có đức tin: họ tin rằng Lời Chúa mà mình đọc đây đang trở thành tia X quang rọi đến tâm can để họ nhìn thấy những khuyết điểm của mình để mà sửa đổi…
Anh chị em thân mến,
Chúa Giê-su thấy người Pha-ri-siêu không xứng đáng để cho dân chúng gọi là thầy là cha, vì cuộc sống của họ không phản ảnh lại những gì mà họ giảng dạy, cho nên Ngài lập ra hàng tư tế mới, chúng ta gọi là Tư Tế của Tân Ước, tức là các giám mục và linh mục, và với hàng Tư Tế Tân Ước này, Chúa Giê-su mong muốn họ trở nên những thầy dạy chân lý, và những người mục tử biết chăm nom đoàn chiên của mình bằng đời sống gương mẫu, phù hợp với những gì mà các ngài đã tin, đã cảm nghiệm và đã sống.
Là con cái của Giáo Hội được sinh ra trong bí tích Rửa Tội bởi các Linh Mục của Chúa Giê-su, chúng ta vẫn luôn xác tín rằng chức thừa tác Linh Mục là do Chúa Giê-su lập ra, rất cao trọng và tất cả các Linh Mục đều đáng được mọi người tôn trọng.
Chúng ta nhớ luôn cầu nguyện cho các linh mục của Chúa Giê-su, bởi vì có những mục tử của giáo hội không trở nên là mục tử tốt lành, chính họ đã làm cho đoàn chiên tan nghé rẽ đàn vì những thói kiêu căng và lối sống xa hoa ích kỷ của mình…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Mt 23, 1-12.
“Họ nói mà không làm”.
Anh chị em thân mến,
Lời Chúa như con dao hai lưỡi, một lưỡi nên cớ vấp phạm cho người kiêu căng và làm cho chết, một lưỡi là sức mạnh làm cho người khiêm tốn được sống.
1. Lời Chúa làm cho người kiêu ngạo chết.
Chúa Giê-su nói: “Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một cha là Cha trên trời”, tự câu nói này của Ngài đã là lưỡi dao nên cớ vấp phạm cho người kiêu ngạo thích lấy trí thông minh của con người và tự ái của mình để giải thích Lời Chúa.
Có nhiều người thích dùng câu này để phản bác lại tất cả những ai gọi các linh mục là cha, nếu là người lương dân không biết đến phẩm trật của giáo hội, không biết đến tính cách cao quý vốn có của chức thừa tác linh mục trong giáo hội thì họ thắc mắc cũng là chuyện bình thường, nhưng nếu họ được giải thích rằng linh mục là “cha” vì ngài là người đã dùng bí tích Rửa Tội để làm cho người giáo hữu được sinh ra trong ơn thánh và trở nên con cái của Cha trên trời, thì chắc là họ cũng vui vẻ mà tin theo và gọi các linh mục là cha như người công giáo vậy. Nếu vì tranh luận để hiểu biết thêm sâu xa về câu Lời Chúa trên đây thì cứ tranh luận trong tình anh em, nhưng nếu cứ vịn vào câu Lời Chúa này để phỉ báng nhau, hạ bệ nhau, trong khi tự thâm tâm mình biết rõ gọi linh mục là cha thì không tội vạ gì cả, chỉ là tình cảm sâu đậm vốn có của nền văn hóa “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam, nên các giáo hữu kính trọng các linh mục trong giáo hội, cũng như bá tánh tôn trọng và gọi các vị quan quyền trần thế là “gia gia” mà thôi, thì câu Lời Chúa này sẽ làm cho mình phải chết trong sự kiêu ngạo vốn có của mình vậy.
2. Lời Chúa làm cho người khiêm tốn sống.
Lời Chúa sẽ là con dao mổ xẻ tâm hồn, để vứt bỏ những gì có phương hại đến sức khỏe của đời sống tâm linh, nó làm cho chúng ta đau nhức nhối, nhưng sau cơn đau thì lại lành mạnh.
Đọc và suy gẫm Lời Chúa rồi lấy tâm tình khiêm tốn để sống Lời Chúa (chứ không phải dùng Lời Chúa để hù dọa lẫn nhau), là thái độ của người khiêm tốn biết chấp nhận để Lời Chúa mổ xẻ những tính hư tật xấu của mình, và đó là điều quý báu nhất của người có đức tin: họ tin rằng Lời Chúa mà mình đọc đây đang trở thành tia X quang rọi đến tâm can để họ nhìn thấy những khuyết điểm của mình để mà sửa đổi…
Anh chị em thân mến,
Chúa Giê-su thấy người Pha-ri-siêu không xứng đáng để cho dân chúng gọi là thầy là cha, vì cuộc sống của họ không phản ảnh lại những gì mà họ giảng dạy, cho nên Ngài lập ra hàng tư tế mới, chúng ta gọi là Tư Tế của Tân Ước, tức là các giám mục và linh mục, và với hàng Tư Tế Tân Ước này, Chúa Giê-su mong muốn họ trở nên những thầy dạy chân lý, và những người mục tử biết chăm nom đoàn chiên của mình bằng đời sống gương mẫu, phù hợp với những gì mà các ngài đã tin, đã cảm nghiệm và đã sống.
Là con cái của Giáo Hội được sinh ra trong bí tích Rửa Tội bởi các Linh Mục của Chúa Giê-su, chúng ta vẫn luôn xác tín rằng chức thừa tác Linh Mục là do Chúa Giê-su lập ra, rất cao trọng và tất cả các Linh Mục đều đáng được mọi người tôn trọng.
Chúng ta nhớ luôn cầu nguyện cho các linh mục của Chúa Giê-su, bởi vì có những mục tử của giáo hội không trở nên là mục tử tốt lành, chính họ đã làm cho đoàn chiên tan nghé rẽ đàn vì những thói kiêu căng và lối sống xa hoa ích kỷ của mình…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:50 28/10/2011
N2T |
4. Ở trên thiên đàng càng có thể giúp đỡ linh hồn người ta hơn ở trên thế gian.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:52 28/10/2011
BỐ THÍ
Một bà giáo dân len lõi giữa những người tàn tật ăn xin nghèo khổ trước cổng của một nhà thờ lớn nhất nhì tại Sài Gòn, và đi nhanh vào văn phòng nhà xứ tìm cha sở.
Cha sở đi ra, bà dúi vào tay cha mấy tờ giấy bạc màu xanh, nói:
- “Con cho cha mấy trăm đô la Mỹ, cha cầm uống nước”.
Người thư ký nhìn thấy lẩm bẩm trong miệng:
- “Cha sở cần bố thí hay những người nghèo, tàn tật trước cổng nhà thờ cần bố thí ?”
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Một bà giáo dân len lõi giữa những người tàn tật ăn xin nghèo khổ trước cổng của một nhà thờ lớn nhất nhì tại Sài Gòn, và đi nhanh vào văn phòng nhà xứ tìm cha sở.
Cha sở đi ra, bà dúi vào tay cha mấy tờ giấy bạc màu xanh, nói:
- “Con cho cha mấy trăm đô la Mỹ, cha cầm uống nước”.
Người thư ký nhìn thấy lẩm bẩm trong miệng:
- “Cha sở cần bố thí hay những người nghèo, tàn tật trước cổng nhà thờ cần bố thí ?”
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bộ mặt thay đổi của tư tưởng xã hội Công Giáo
Vũ Văn An
01:42 28/10/2011
ROME, 24 Tháng 10, 2011 (Zenit.org). Cha Thomas D. Williams thuộc tu hội Đạo Binh Chúa Kitô tuyên bố rằng “Không nơi nào nhu cầu phát triển liên tục được cảm nhận mạnh mẽ hơn là trong lãnh vực giáo huấn xã hội của Giáo Hội”. Điều ấy khiến tư tưởng xã hội Công Giáo trở thành “một trong các lãnh vực thần học hào hứng nhất được người ta muốn can dự”.
Trong tác phẩm mới nhất của ngài tựa là “Thế Giới Tương Lai: Tư Tưởng Xã Hội Công Giáo Cho Thế Hệ Mới” (The World As It Could Be: Catholic Social Thought for a New Generation) do nhà Crossroad ấn hành, Cha Williams, hiện là giáo sư về Lý Thuyết Xã Hội Công Giáo tại Đại Học Regina Apostolorum ở Rôma, đã bàn tới một số vấn đề rất khẩn trương và gây tranh cãi đang thách thức tư tưởng xã hội Công Giáo ngày nay, trong đó, có vấn đề đa văn hóa, án tử hình, tự do tôn giáo, chủ nghĩa khủng bố, nhân quyền và việc quản trị thế giới.
Vấn đề cập nhật
Trả lời câu hỏi của Zenit: nói một cách tóm tắt, tư tưởng xã hội Công Giáo là gì và tại sao nó quan trọng, Cha Williams cho rằng: tư tưởng ấy là một suy tư liên tục về con người nhân bản trong tư cách hữu thể xã hội, và về việc xã hội phải được cấu trúc hóa tốt nhất như thế nào để cung cấp được một triển nở nhân bản cả như những cá thể lẫn như các cộng đồng. Các cộng đồng này bao gồm mọi điển hình “xã hội”, từ những xã hội nhỏ nhất là gia đình tới các xã hội kinh tế, xã hội dân sự, xã hội chính trị, và ngay cả xã hội quốc tế hay hoàn cầu.
Giáo Hội, và cách riêng huấn quyền giáo hoàng, luôn tìm hiểu các thực tại trên dưới ánh sáng của cả Tin Mừng lẫn suy tư và kinh nghiệm nhân bản tốt nhất, để đưa ra các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhằm điều hướng tốt hơn các mối tương quan xã hội.
Điều ấy hết sức chủ yếu vì Giáo Hội Công Giáo vốn có cái hiểu rất độc đáo về bản chất con người nhân bản, và một truyền thống hàng nhiều thế kỷ suy tư về luật tự nhiên. Giáo Hội này được trang bị một cách độc đáo để trình bày minh bạch các sự thật này nơi công cộng cho mọi người nam nữ ngày nay.
Nếu bản tính con người trước sau vẫn là một, thì tại sao lại nhấn mạnh tới đặc tính luôn thay đổi của tư tưởng xã hội Công Giáo? Cha Williams đáp: bản chất con người vẫn là một, nhưng xã hội và văn hóa thì biến đổi. Tình thế địa chính trị ngày nay rất khác với tình thế của 50 năm hay 60 năm trước đây. Vì các lý thuyết xã hội hệ ở việc áp dụng các chân lý bất biến vào các điều kiện xã hội luôn thay đổi, nên nó phải luôn tươi mới và luôn cần được cập nhật hóa. Chính điều đó làm nó trở thành thích thú để nghiên cứu học hỏi.
Theo Cha Williams, chỉ cần xét tới vấn đề “lý thuyết chiến tranh chính đáng” cũng đủ cho thấy nhiều điều đáng lưu ý. Trong cách thẩm định của ta đối với việc tranh chấp có vũ trang, rất nhiều nguyên tắc quan trọng và bất biến đã được sử dụng. Nhưng việc áp dụng các nguyên tắc này mặc lấy nhiều sắc diện khác nhau theo đà diễn tiến của chính cuộc chiến tranh. Khi hai bộ lạc đánh nhau với cung tên, ta có một sắc diện; nhưng khi họ sát phạt nhau bằng súng máy, ta có một sắc diện khác hẳn; và sắc diện ấy càng khác xa hơn nữa khi người ta khai triển được vũ khí nguyên tử có khả năng tiêu hủy toàn bộ nhiều thành phố. Và ngày nay đó là sắc diện khiếp đảm khi ta phải giáp mặt với người tấn công không phải là nhà nước nữa mà là những phường khủng bố đa quốc. Có những nguyên tắc đúng cho mọi hoàn cảnh, nhưng nhiều khía cạnh khác trong thẩm định luân lý của ta nhất thiết phải mang mầu sắc phù hợp với các thực tại đang thay đổi.
Thống nhất và đa dạng
Được hỏi về sự trái ngược giữa chủ nghĩa đa văn hóa và chủ nghĩa thẳng đuột về chính trị (political correctness), Cha Williams cho rằng dù thế giới quan nằm dưới chủ nghĩa đa văn hóa và chủ nghĩa thẳng đuột về chính trị, trong căn bản, có thể là một, vì chúng đều là hình thức hậu hiện đại của chủ nghĩa nhân bản thế tục, nhưng hai xu hướng này nói lên một vấn nạn lâu đời liên quan tới hợp nhất và đa dạng.
Chủ nghĩa đa văn hóa, cùng với đứa em của nó là “chủ nghĩa đa nguyên” và “việc cử hành tính đa dạng” là một phong trào ly tâm khỏi tính độc dạng để hướng tới tính đa dạng tối đa có thể có, nhiều khi chỉ vì chính nó. Các dị biệt văn hóa được trân qúi chỉ vì chúng khác nhau, và người ta được khuyến khích chấp nhận và ủng hộ các dị biệt này một cách cởi mở và không phê phán. Lối sống nào cũng được coi là tốt như bất cứ lối sống nào khác và nghĩ khác thế là “bất khoan dung”.
Đàng khác, ta cũng nhận thấy một xu hướng trái ngược đó là chủ nghĩa thẳng đuột về chính trị, hiện đang gây áp lực qui tâm hướng về tính độc dạng trong ngôn ngữ và các giá trị. Nó đang tìm cách hạn chế hoạt động của những người suy nghĩ không giống nó. Ở đây, một số tiêu chuẩn được coi có tính trói buộc phổ quát, và những ai bước ra ngoài các biên giới này liền bị qui trách nhiệm.
Quá nhấn mạnh tới tính đa dạng rất dễ rơi vào chủ nghĩa tương đối về luân lý và văn hóa, trong đó, đúng và sai đều mất hết ý nghĩa, nên bất cứ hành động hay niềm tin nào cũng được coi là tốt và giá trị ngang nhau. Quá nhấn mạnh đến thống nhất sẽ đem lại một vấn đề đối nghịch: tức một nền độc tài về văn hóa trong đó, mọi công dân buộc phải nhịp bước theo những qui phạm xã hội đương thịnh, bất chấp có muốn hay không.
Thành ra, đối với chúng ta, câu hỏi quan trọng trở thành: Như một xã hội, ta nên nhất thiết phải hợp nhất ở điểm nào và nên cho phép hay nên khuyến khích sự đa dạng ở điểm nào? Câu hỏi này rất quan trọng để tổ chức các nền dân chủ tây phương hiện đại của ta vì đến một điểm nào đó, để sống còn và để phát triển xã hội, ta bắt buộc phải xác định điều gì không thể thương lượng và điều gì có thể để các cá nhân và các nhóm tự do quyết định và thi hành.
Đức Bênêđíctô XVI
Đề cập tới sự đóng góp của vị giáo hoàng đương nhiệm, Cha Williams cho hay: ngay trước khi lên ngôi giáo hoàng, Đức Bênêđíctô XVI đã là một trong các nhà tư tưởng thâm trầm và sắc sảo nhất thời ta. Ngài cũng là một sức mạnh trí thức thực sự đáng tham khảo. Thực vậy, trước khi làm giáo hoàng, ngài đã viết rất nhiều về các vấn đề thuộc tư duy xã hội Công Giáo. Các suy nghĩ của ngài về tự do tôn giáo, về nền tảng luân lý của dân chủ, về văn hóa, về Giáo Hội và nhà nước, về đức tin và lý trí, và về chủ nghĩa tương đối rất thích hợp tận cho tới nay.
Trong tư cách giáo hoàng, các đóng góp của Đức Bênêđíctô XVI cho học thuyết xã hội Công Giáo dĩ nhiên hết sức có ý nghĩa. Thông điệp đầu tiên của ngài, được coi như có tính lên chương trình, tức định hướng cho toàn bộ triều đại giáo hoàng của ngài, đã bàn tới ý nghĩa thần học của “tình yêu” hay “đức ái” và mối tương quan giữa tình yêu hiểu như eros (tính dục) và tình yêu hiểu như agape (đức ái). Tuy nhiên, phần thứ hai của thông điệp đào sâu các vấn đề đạo đức xã hội, trong đó, có mối tương quan chính xác giữa Giáo Hội và nhà nước, giữa đức tin và lý trí, giữa đức ái và công lý.
Thông điệp Caritas in Veritate (Đức Ái trong Sự Thật) năm 2009 của ngài quả là một thông điệp đầy đủ về xã hội, đề cập tới một số vấn đề xã hội hết sức khẩn trương của thời đại ta, nhất là vấn đề khủng hoảng kinh tế gần đây. Thông điệp này tuy không dễ đọc nhưng cung cấp cho ta nhiều chất liệu để suy nghĩ. Ngay việc ngài chọn các nguyên tắc bác ái và sự thật để giải quyết vấn đề trật tự xã hội, chứ không hẳn nguyên tắc “công bằng xã hội”, cũng đáng để chúng ta suy nghĩ rồi.
Đức Bênêđíctô XVI đơn cử thông điệp Populorum Progressio năm 1967 của Đức Phaolô VI, gọi nó là thông điệp “Rerum Novarum cho thời đại ta” và khi làm như thế, ngài đã khiến ta lưu ý tới vấn đề phát triển con người toàn diện, coi nó như thước đo tiến bộ xã hội. Tuy là một thông điệp vĩ đại, nhưng Rerum Novarum khá hạn hẹp về phạm vi, chỉ đề cập tới vấn đề người công nhân cuối thế kỷ 19 và đánh giá đề nghị của phe xã hội chủ nghĩa trong việc đả phá các hệ quả tiêu cực của cuộc cách mạng kỹ nghệ. “Phát triển con người toàn diện” là một tiêu chuẩn rộng hơn và toàn bộ hơn là quyền tư hữu và gần gũi hơn với ý niệm ích chung.
Nhân phẩm
Đối với nhu cầu phải định nghĩa cẩn thận các từ ngữ như “nhân phẩm” để tránh hiểu lầm, Cha Williams cho hay: Tất cả học thuyết xã hội Công Giáo đều chú trọng tới việc hiểu đúng đắn về con người nhân bản và phẩm giá độc đáo của nó. Chúng ta coi con người nhân bản là “tạo vật duy nhất trên trái đất được Thiên Chúa mong muốn vì chính nó” (Gaudium et Spes, 24) và là tạo vật trần gian duy nhất được tạo dựng “giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa”. Điều này nâng con người nhân bản lên trên mọi tạo vật và đem lại cho con người nhân bản địa vị độc đáo đồng thời cũng là trách nhiệm độc đáo phải quản lý chúng.
Không phải ai cũng nhìn sự vật như thế. Đối với nhiều người, phẩm giá không phải là đặc tính đồng đều nơi mọi hữu thể nhân bản hay độc hữu là của những hữu thể này. Có người coi phẩm giá có thứ bậc nghĩa là có người nhiều phẩm giá hơn người khác, có người lại coi các hữu thể khác không phải là nhân bản cũng có phẩm giá như phẩm giá của cây, phẩm giá của thú vật. Lại có người sử dụng từ ngữ này để biện minh các hành động trái ngược với luân lý Công Giáo, như an tử hay các liên hệ đồng tính luyến ái.
Tuy nhiên, phẩm giá là cơ sở cho nhân quyền phổ quát cũng như là nền tảng cho cái hiểu của ta về bình đẳng. Nếu phẩm giá bị vất ra lề đường hay bị thay đổi một cách đáng kể, thì quyền lợi và sự bình đẳng của ta cũng sẽ cùng chịu một số phận.
Ở đây, đức tin Kitô Giáo của ta trở nên cực kỳ quan trọng. Dù các nhà sáng lập ra nước Mỹ coi bình đẳng nhân bản như điều tự nó hiển nhiên, nhưng thực ra nó chỉ tự hiển nhiên trong nền văn hóa đặc trưng Kitô Giáo. Sự bình đẳng căn bản giữa mọi con người, đặt cơ sở trên nhân phẩm phổ quát, không hề tự nó hiển nhiên ở một số nơi trên thế giới ngày nay, những nơi vốn không có chung một thế giới quan mà theo lịch sử vốn là của Kitô Giáo. Ta nên suy nghĩ lần thứ hai trước khi vứt bỏ căn rễ nền văn hóa của ta, các căn rễ vốn làm cho các tiền đề căn bản của xã hội Tây Phương xem ra “tự chúng hiển nhiên”.
Đức Bênêđíctô XVI cũng cảnh giác rằng không nên giả thuyết các truyền thống tôn giáo khác, như Hồi Giáo, cũng đi đôi giống như thế với các nguyên tắc căn bản mà xã hội tây phương vốn trân quí. Ngày nay, những cảnh giác như thế không được phổ thông bao nhiêu, nhưng chúng vẫn đáng được lưu ý lắng nghe.
Tương lai
Được hỏi về tương lai của tư tưởng xã hội Công Giáo, Cha Williams trả lời rằng: trong tư duy xã hội Công Giáo, hiện đang có xu hướng muốn coi vấn đề sự sống là vấn đề xã hội có tính gay cấn hơn cả trong thời đại ta. Cha tin rằng xu hướng này sẽ tiếp diễn. Trong quá khứ, công bằng xã hội đã bị giải thích quá trớn theo nghĩa kinh tế, như thể kinh tế là phạm vi duy nhất trong đó có vấn đề công lý. Đức GH Gioan Phaolô II đã đi ngược lại xu hướng này, khi tuyên bố rằng ngày nay, các bất công xã hội lớn nhất chính là các bất công chống lại sự sống con người, nhất là những mạng sống dễ bị tổn thương nhất. Đức Bênêđíctô XVI cũng theo cùng một đường lối. Trong Đức Ái trong Sự Thật, ngài quả quyết: “Cởi mở đón chào sự sống nằm ở tâm điểm việc phát triển thực sự”. Ngài lên án “não trạng bài sinh sản” và gọi việc càng ngày người ta càng thiếu tôn trọng sự sống là hình thức mới của “nghèo nàn và thiếu phát triển”
Một xu thế quan trọng nữa là việc chú tâm nhiều hơn tới tự do tôn giáo như hàn thử biểu thực sự của tiến bộ văn hóa. Tôn trọng tôn giáo và quyền tự do được thờ phượng Thiên Chúa theo các xác tín của người ta vốn đã chiếm một chỗ chủ yếu hơn trong giáo huấn xã hội của Công Giáo trong mấy năm gần đây, và chắc chắn sẽ tiếp tục lớn mạnh hơn nữa về tầm quan trọng khi xã hội thế tục trở nên càng ngày càng ghét bỏ niềm tin tôn giáo hơn.
Sau cùng, hiện tượng “thu nhỏ” thế giới lại nhờ việc hoàn cầu hóa về văn hóa và kinh tế đang mời gọi ta phải mỗi ngày mỗi suy tư nhiều hơn về ích chung phổ quát và về việc làm thế nào gìn giữ nó và cổ vũ nó cách tốt đẹp nhất. Một lãnh vực vẫn cần phải suy tư nhiều là ý niệm quản trị hoàn cầu, nó nên mặc hình thức nào để có thể thăng tiến ích chung một cách hữu hiệu trong khi vẫn tôn trọng các nguyên tắc tự chủ và phụ đới hợp pháp. Đức Bênêđíctô XVI từng minh xác rằng không nên lẫn lộn việc quản trị hoàn cầu với một “chính phủ thế giới”, trái lại phải dùng phương thế “đa tầng” (multi-tiered) gồm nhiều bộ phận khác nhau của xã hội cùng cố gắng chung trong một hợp tác hoàn vũ. Ngài liên tục tỏ ra là một người theo chủ nghĩa hiện thực chân chính, ngờ vực các chương trình quá đơn giản hóa và đầy ý thức hệ, trái lại cam kết sâu sắc đối với các chân lý Kitô Giáo về con người và xã hội. Đó chính là tương lai của tư tưởng xã hội Công Giáo.
Trong tác phẩm mới nhất của ngài tựa là “Thế Giới Tương Lai: Tư Tưởng Xã Hội Công Giáo Cho Thế Hệ Mới” (The World As It Could Be: Catholic Social Thought for a New Generation) do nhà Crossroad ấn hành, Cha Williams, hiện là giáo sư về Lý Thuyết Xã Hội Công Giáo tại Đại Học Regina Apostolorum ở Rôma, đã bàn tới một số vấn đề rất khẩn trương và gây tranh cãi đang thách thức tư tưởng xã hội Công Giáo ngày nay, trong đó, có vấn đề đa văn hóa, án tử hình, tự do tôn giáo, chủ nghĩa khủng bố, nhân quyền và việc quản trị thế giới.
Vấn đề cập nhật
Trả lời câu hỏi của Zenit: nói một cách tóm tắt, tư tưởng xã hội Công Giáo là gì và tại sao nó quan trọng, Cha Williams cho rằng: tư tưởng ấy là một suy tư liên tục về con người nhân bản trong tư cách hữu thể xã hội, và về việc xã hội phải được cấu trúc hóa tốt nhất như thế nào để cung cấp được một triển nở nhân bản cả như những cá thể lẫn như các cộng đồng. Các cộng đồng này bao gồm mọi điển hình “xã hội”, từ những xã hội nhỏ nhất là gia đình tới các xã hội kinh tế, xã hội dân sự, xã hội chính trị, và ngay cả xã hội quốc tế hay hoàn cầu.
Giáo Hội, và cách riêng huấn quyền giáo hoàng, luôn tìm hiểu các thực tại trên dưới ánh sáng của cả Tin Mừng lẫn suy tư và kinh nghiệm nhân bản tốt nhất, để đưa ra các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhằm điều hướng tốt hơn các mối tương quan xã hội.
Điều ấy hết sức chủ yếu vì Giáo Hội Công Giáo vốn có cái hiểu rất độc đáo về bản chất con người nhân bản, và một truyền thống hàng nhiều thế kỷ suy tư về luật tự nhiên. Giáo Hội này được trang bị một cách độc đáo để trình bày minh bạch các sự thật này nơi công cộng cho mọi người nam nữ ngày nay.
Nếu bản tính con người trước sau vẫn là một, thì tại sao lại nhấn mạnh tới đặc tính luôn thay đổi của tư tưởng xã hội Công Giáo? Cha Williams đáp: bản chất con người vẫn là một, nhưng xã hội và văn hóa thì biến đổi. Tình thế địa chính trị ngày nay rất khác với tình thế của 50 năm hay 60 năm trước đây. Vì các lý thuyết xã hội hệ ở việc áp dụng các chân lý bất biến vào các điều kiện xã hội luôn thay đổi, nên nó phải luôn tươi mới và luôn cần được cập nhật hóa. Chính điều đó làm nó trở thành thích thú để nghiên cứu học hỏi.
Theo Cha Williams, chỉ cần xét tới vấn đề “lý thuyết chiến tranh chính đáng” cũng đủ cho thấy nhiều điều đáng lưu ý. Trong cách thẩm định của ta đối với việc tranh chấp có vũ trang, rất nhiều nguyên tắc quan trọng và bất biến đã được sử dụng. Nhưng việc áp dụng các nguyên tắc này mặc lấy nhiều sắc diện khác nhau theo đà diễn tiến của chính cuộc chiến tranh. Khi hai bộ lạc đánh nhau với cung tên, ta có một sắc diện; nhưng khi họ sát phạt nhau bằng súng máy, ta có một sắc diện khác hẳn; và sắc diện ấy càng khác xa hơn nữa khi người ta khai triển được vũ khí nguyên tử có khả năng tiêu hủy toàn bộ nhiều thành phố. Và ngày nay đó là sắc diện khiếp đảm khi ta phải giáp mặt với người tấn công không phải là nhà nước nữa mà là những phường khủng bố đa quốc. Có những nguyên tắc đúng cho mọi hoàn cảnh, nhưng nhiều khía cạnh khác trong thẩm định luân lý của ta nhất thiết phải mang mầu sắc phù hợp với các thực tại đang thay đổi.
Thống nhất và đa dạng
Được hỏi về sự trái ngược giữa chủ nghĩa đa văn hóa và chủ nghĩa thẳng đuột về chính trị (political correctness), Cha Williams cho rằng dù thế giới quan nằm dưới chủ nghĩa đa văn hóa và chủ nghĩa thẳng đuột về chính trị, trong căn bản, có thể là một, vì chúng đều là hình thức hậu hiện đại của chủ nghĩa nhân bản thế tục, nhưng hai xu hướng này nói lên một vấn nạn lâu đời liên quan tới hợp nhất và đa dạng.
Chủ nghĩa đa văn hóa, cùng với đứa em của nó là “chủ nghĩa đa nguyên” và “việc cử hành tính đa dạng” là một phong trào ly tâm khỏi tính độc dạng để hướng tới tính đa dạng tối đa có thể có, nhiều khi chỉ vì chính nó. Các dị biệt văn hóa được trân qúi chỉ vì chúng khác nhau, và người ta được khuyến khích chấp nhận và ủng hộ các dị biệt này một cách cởi mở và không phê phán. Lối sống nào cũng được coi là tốt như bất cứ lối sống nào khác và nghĩ khác thế là “bất khoan dung”.
Đàng khác, ta cũng nhận thấy một xu hướng trái ngược đó là chủ nghĩa thẳng đuột về chính trị, hiện đang gây áp lực qui tâm hướng về tính độc dạng trong ngôn ngữ và các giá trị. Nó đang tìm cách hạn chế hoạt động của những người suy nghĩ không giống nó. Ở đây, một số tiêu chuẩn được coi có tính trói buộc phổ quát, và những ai bước ra ngoài các biên giới này liền bị qui trách nhiệm.
Quá nhấn mạnh tới tính đa dạng rất dễ rơi vào chủ nghĩa tương đối về luân lý và văn hóa, trong đó, đúng và sai đều mất hết ý nghĩa, nên bất cứ hành động hay niềm tin nào cũng được coi là tốt và giá trị ngang nhau. Quá nhấn mạnh đến thống nhất sẽ đem lại một vấn đề đối nghịch: tức một nền độc tài về văn hóa trong đó, mọi công dân buộc phải nhịp bước theo những qui phạm xã hội đương thịnh, bất chấp có muốn hay không.
Thành ra, đối với chúng ta, câu hỏi quan trọng trở thành: Như một xã hội, ta nên nhất thiết phải hợp nhất ở điểm nào và nên cho phép hay nên khuyến khích sự đa dạng ở điểm nào? Câu hỏi này rất quan trọng để tổ chức các nền dân chủ tây phương hiện đại của ta vì đến một điểm nào đó, để sống còn và để phát triển xã hội, ta bắt buộc phải xác định điều gì không thể thương lượng và điều gì có thể để các cá nhân và các nhóm tự do quyết định và thi hành.
Đức Bênêđíctô XVI
Đề cập tới sự đóng góp của vị giáo hoàng đương nhiệm, Cha Williams cho hay: ngay trước khi lên ngôi giáo hoàng, Đức Bênêđíctô XVI đã là một trong các nhà tư tưởng thâm trầm và sắc sảo nhất thời ta. Ngài cũng là một sức mạnh trí thức thực sự đáng tham khảo. Thực vậy, trước khi làm giáo hoàng, ngài đã viết rất nhiều về các vấn đề thuộc tư duy xã hội Công Giáo. Các suy nghĩ của ngài về tự do tôn giáo, về nền tảng luân lý của dân chủ, về văn hóa, về Giáo Hội và nhà nước, về đức tin và lý trí, và về chủ nghĩa tương đối rất thích hợp tận cho tới nay.
Trong tư cách giáo hoàng, các đóng góp của Đức Bênêđíctô XVI cho học thuyết xã hội Công Giáo dĩ nhiên hết sức có ý nghĩa. Thông điệp đầu tiên của ngài, được coi như có tính lên chương trình, tức định hướng cho toàn bộ triều đại giáo hoàng của ngài, đã bàn tới ý nghĩa thần học của “tình yêu” hay “đức ái” và mối tương quan giữa tình yêu hiểu như eros (tính dục) và tình yêu hiểu như agape (đức ái). Tuy nhiên, phần thứ hai của thông điệp đào sâu các vấn đề đạo đức xã hội, trong đó, có mối tương quan chính xác giữa Giáo Hội và nhà nước, giữa đức tin và lý trí, giữa đức ái và công lý.
Thông điệp Caritas in Veritate (Đức Ái trong Sự Thật) năm 2009 của ngài quả là một thông điệp đầy đủ về xã hội, đề cập tới một số vấn đề xã hội hết sức khẩn trương của thời đại ta, nhất là vấn đề khủng hoảng kinh tế gần đây. Thông điệp này tuy không dễ đọc nhưng cung cấp cho ta nhiều chất liệu để suy nghĩ. Ngay việc ngài chọn các nguyên tắc bác ái và sự thật để giải quyết vấn đề trật tự xã hội, chứ không hẳn nguyên tắc “công bằng xã hội”, cũng đáng để chúng ta suy nghĩ rồi.
Đức Bênêđíctô XVI đơn cử thông điệp Populorum Progressio năm 1967 của Đức Phaolô VI, gọi nó là thông điệp “Rerum Novarum cho thời đại ta” và khi làm như thế, ngài đã khiến ta lưu ý tới vấn đề phát triển con người toàn diện, coi nó như thước đo tiến bộ xã hội. Tuy là một thông điệp vĩ đại, nhưng Rerum Novarum khá hạn hẹp về phạm vi, chỉ đề cập tới vấn đề người công nhân cuối thế kỷ 19 và đánh giá đề nghị của phe xã hội chủ nghĩa trong việc đả phá các hệ quả tiêu cực của cuộc cách mạng kỹ nghệ. “Phát triển con người toàn diện” là một tiêu chuẩn rộng hơn và toàn bộ hơn là quyền tư hữu và gần gũi hơn với ý niệm ích chung.
Nhân phẩm
Đối với nhu cầu phải định nghĩa cẩn thận các từ ngữ như “nhân phẩm” để tránh hiểu lầm, Cha Williams cho hay: Tất cả học thuyết xã hội Công Giáo đều chú trọng tới việc hiểu đúng đắn về con người nhân bản và phẩm giá độc đáo của nó. Chúng ta coi con người nhân bản là “tạo vật duy nhất trên trái đất được Thiên Chúa mong muốn vì chính nó” (Gaudium et Spes, 24) và là tạo vật trần gian duy nhất được tạo dựng “giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa”. Điều này nâng con người nhân bản lên trên mọi tạo vật và đem lại cho con người nhân bản địa vị độc đáo đồng thời cũng là trách nhiệm độc đáo phải quản lý chúng.
Không phải ai cũng nhìn sự vật như thế. Đối với nhiều người, phẩm giá không phải là đặc tính đồng đều nơi mọi hữu thể nhân bản hay độc hữu là của những hữu thể này. Có người coi phẩm giá có thứ bậc nghĩa là có người nhiều phẩm giá hơn người khác, có người lại coi các hữu thể khác không phải là nhân bản cũng có phẩm giá như phẩm giá của cây, phẩm giá của thú vật. Lại có người sử dụng từ ngữ này để biện minh các hành động trái ngược với luân lý Công Giáo, như an tử hay các liên hệ đồng tính luyến ái.
Tuy nhiên, phẩm giá là cơ sở cho nhân quyền phổ quát cũng như là nền tảng cho cái hiểu của ta về bình đẳng. Nếu phẩm giá bị vất ra lề đường hay bị thay đổi một cách đáng kể, thì quyền lợi và sự bình đẳng của ta cũng sẽ cùng chịu một số phận.
Ở đây, đức tin Kitô Giáo của ta trở nên cực kỳ quan trọng. Dù các nhà sáng lập ra nước Mỹ coi bình đẳng nhân bản như điều tự nó hiển nhiên, nhưng thực ra nó chỉ tự hiển nhiên trong nền văn hóa đặc trưng Kitô Giáo. Sự bình đẳng căn bản giữa mọi con người, đặt cơ sở trên nhân phẩm phổ quát, không hề tự nó hiển nhiên ở một số nơi trên thế giới ngày nay, những nơi vốn không có chung một thế giới quan mà theo lịch sử vốn là của Kitô Giáo. Ta nên suy nghĩ lần thứ hai trước khi vứt bỏ căn rễ nền văn hóa của ta, các căn rễ vốn làm cho các tiền đề căn bản của xã hội Tây Phương xem ra “tự chúng hiển nhiên”.
Đức Bênêđíctô XVI cũng cảnh giác rằng không nên giả thuyết các truyền thống tôn giáo khác, như Hồi Giáo, cũng đi đôi giống như thế với các nguyên tắc căn bản mà xã hội tây phương vốn trân quí. Ngày nay, những cảnh giác như thế không được phổ thông bao nhiêu, nhưng chúng vẫn đáng được lưu ý lắng nghe.
Tương lai
Được hỏi về tương lai của tư tưởng xã hội Công Giáo, Cha Williams trả lời rằng: trong tư duy xã hội Công Giáo, hiện đang có xu hướng muốn coi vấn đề sự sống là vấn đề xã hội có tính gay cấn hơn cả trong thời đại ta. Cha tin rằng xu hướng này sẽ tiếp diễn. Trong quá khứ, công bằng xã hội đã bị giải thích quá trớn theo nghĩa kinh tế, như thể kinh tế là phạm vi duy nhất trong đó có vấn đề công lý. Đức GH Gioan Phaolô II đã đi ngược lại xu hướng này, khi tuyên bố rằng ngày nay, các bất công xã hội lớn nhất chính là các bất công chống lại sự sống con người, nhất là những mạng sống dễ bị tổn thương nhất. Đức Bênêđíctô XVI cũng theo cùng một đường lối. Trong Đức Ái trong Sự Thật, ngài quả quyết: “Cởi mở đón chào sự sống nằm ở tâm điểm việc phát triển thực sự”. Ngài lên án “não trạng bài sinh sản” và gọi việc càng ngày người ta càng thiếu tôn trọng sự sống là hình thức mới của “nghèo nàn và thiếu phát triển”
Một xu thế quan trọng nữa là việc chú tâm nhiều hơn tới tự do tôn giáo như hàn thử biểu thực sự của tiến bộ văn hóa. Tôn trọng tôn giáo và quyền tự do được thờ phượng Thiên Chúa theo các xác tín của người ta vốn đã chiếm một chỗ chủ yếu hơn trong giáo huấn xã hội của Công Giáo trong mấy năm gần đây, và chắc chắn sẽ tiếp tục lớn mạnh hơn nữa về tầm quan trọng khi xã hội thế tục trở nên càng ngày càng ghét bỏ niềm tin tôn giáo hơn.
Sau cùng, hiện tượng “thu nhỏ” thế giới lại nhờ việc hoàn cầu hóa về văn hóa và kinh tế đang mời gọi ta phải mỗi ngày mỗi suy tư nhiều hơn về ích chung phổ quát và về việc làm thế nào gìn giữ nó và cổ vũ nó cách tốt đẹp nhất. Một lãnh vực vẫn cần phải suy tư nhiều là ý niệm quản trị hoàn cầu, nó nên mặc hình thức nào để có thể thăng tiến ích chung một cách hữu hiệu trong khi vẫn tôn trọng các nguyên tắc tự chủ và phụ đới hợp pháp. Đức Bênêđíctô XVI từng minh xác rằng không nên lẫn lộn việc quản trị hoàn cầu với một “chính phủ thế giới”, trái lại phải dùng phương thế “đa tầng” (multi-tiered) gồm nhiều bộ phận khác nhau của xã hội cùng cố gắng chung trong một hợp tác hoàn vũ. Ngài liên tục tỏ ra là một người theo chủ nghĩa hiện thực chân chính, ngờ vực các chương trình quá đơn giản hóa và đầy ý thức hệ, trái lại cam kết sâu sắc đối với các chân lý Kitô Giáo về con người và xã hội. Đó chính là tương lai của tư tưởng xã hội Công Giáo.
Ngày Assisi năm 2011: Thắp 300 ngọn đèn cho hòa bình và tự do
Nguyễn Trọng Đa
07:42 28/10/2011
Ngày Assisi năm 2011: Thắp 300 ngọn đèn cho hòa bình và tự do
Assisi – ‘Ngày suy tư, đối thoại, và cầu nguyện cho Hòa bình và Công lý trên thế giới’ đã kết thúc trong cách đơn giản nhất và thi vị nhất, với sự trao đổi bình an giữa các người tham dự. Trước sự trao đổi này là việc thắp sáng các ngọn đèn nhỏ, mà một nhóm thanh niên thinh lặng trao cho 300 đại diện, những người đã đến Átxidi (Assisi, Ý) theo lời mời của ĐTC Biển Đức XVI.
Ngày 27-10 kết thúc trong một quảng trường gần Vương cung thánh đường thánh Phanxicô, nơi mà năm 1986 ngày cầu nguyện hoà bình đã được tổ chức lần đầu tiên. Không giống như các lần trước, lần này không có việc cầu nguyện công khai, hoặc theo nhóm, riêng biệt hoặc theo thứ tự, nhưng có vài phút im lặng trước khi các ngọn đèn được thắp lên, đi kèm với âm thanh của đàn hạc. Mỗi người tham gia, như có người nói, đã có thể "kêu xin hồng ân hòa bình hoặc bày tỏ hy vọng cho hoà bình, trong lương tâm sâu thẳm của mình".
Các ngọn đèn là một dấu hiệu của trách nhiệm, mà mọi người đã thực hiện trước những người khác và Thiên Chúa. Khi giới thiệu dấu hiệu của hòa bình, Hồng y Koch, Chủ tịch Hội đồng Toà thánh về Cổ vũ sự Hiệp nhất Kitô giáo, nói: "Chúng ta hãy trở thành các khí cụ hoà bình đến từ trên cao. Chúng ta hãy nhớ rằng không có hòa bình nếu không có công lý, và không có công lý nếu không có sự tha thứ. Chúng ta hãy đóng ấn, với một cử chỉ hòa bình giữa chúng ta, lời cam kết cho hòa bình, được nhiều người tuyên bố. Hãy mang lại hòa bình cho những người gần chúng ta và những người xa chúng ta, cho tất cả các sinh vật và tạo thành”.
Khi diễn ra việc trao đổi bình an, các tu sĩ dòng Phanxicô thả hàng chục chim bồ câu trắng. Một số chim này đã đến đậu trên bàn tay của một số đại biểu.
Trước đó, 12 đại diện và một "người tìm chân lý", Giáo sư Guillermo Hurtado từ Mexico, đã nhắc lại quyết định của các vị là trở thành người kiến tạo hòa bình. Trước khi mỗi người phát biểu, họ bắt đầu nói: "Chúng tôi cam kết cho [. . ] công lý, sự tôn trọng giữa các quốc gia, một công nghệ nhân bản hơn, chăm sóc tạo thành, nhổ rễ khủng bố".
Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran đã giới thiệu phiên gặp buổi chiều. Ngài nói: “Hy vọng cho hòa bình đã được đánh thức trong lời cầu nguyện cá nhân và lắng nghe các chứng từ. Mỗi người chúng ta, khi trở về nhà, hãy nhớ trong tâm hồn rằng mình là một chứng nhân và sứ giả: hòa bình là có thể, thậm chí ngay hôm nay!"
Khi đến phiên mình, ĐTC Biển Đức XVI nói: "Bạo lực không bao giờ trở lại! Chiến tranh không bao giờ trở lại! Chủ nghĩa khủng bố không bao giờ trở lại! Nhân danh Thiên Chúa, mỗi tôn giáo có thể mang lại cho trái đất Công lý và Hòa bình, sự Tha thứ và sự Sống, Tình yêu".
Vào cuối cuộc gặp, ĐTC Biển Đức XVI và nhiều vị đã đến thăm hầm mộ Thánh Phanxicô để cầu nguyện trước mộ Ngài. (AsiaNews 27-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Ngày 27-10 kết thúc trong một quảng trường gần Vương cung thánh đường thánh Phanxicô, nơi mà năm 1986 ngày cầu nguyện hoà bình đã được tổ chức lần đầu tiên. Không giống như các lần trước, lần này không có việc cầu nguyện công khai, hoặc theo nhóm, riêng biệt hoặc theo thứ tự, nhưng có vài phút im lặng trước khi các ngọn đèn được thắp lên, đi kèm với âm thanh của đàn hạc. Mỗi người tham gia, như có người nói, đã có thể "kêu xin hồng ân hòa bình hoặc bày tỏ hy vọng cho hoà bình, trong lương tâm sâu thẳm của mình".
Các ngọn đèn là một dấu hiệu của trách nhiệm, mà mọi người đã thực hiện trước những người khác và Thiên Chúa. Khi giới thiệu dấu hiệu của hòa bình, Hồng y Koch, Chủ tịch Hội đồng Toà thánh về Cổ vũ sự Hiệp nhất Kitô giáo, nói: "Chúng ta hãy trở thành các khí cụ hoà bình đến từ trên cao. Chúng ta hãy nhớ rằng không có hòa bình nếu không có công lý, và không có công lý nếu không có sự tha thứ. Chúng ta hãy đóng ấn, với một cử chỉ hòa bình giữa chúng ta, lời cam kết cho hòa bình, được nhiều người tuyên bố. Hãy mang lại hòa bình cho những người gần chúng ta và những người xa chúng ta, cho tất cả các sinh vật và tạo thành”.
Khi diễn ra việc trao đổi bình an, các tu sĩ dòng Phanxicô thả hàng chục chim bồ câu trắng. Một số chim này đã đến đậu trên bàn tay của một số đại biểu.
Trước đó, 12 đại diện và một "người tìm chân lý", Giáo sư Guillermo Hurtado từ Mexico, đã nhắc lại quyết định của các vị là trở thành người kiến tạo hòa bình. Trước khi mỗi người phát biểu, họ bắt đầu nói: "Chúng tôi cam kết cho [. . ] công lý, sự tôn trọng giữa các quốc gia, một công nghệ nhân bản hơn, chăm sóc tạo thành, nhổ rễ khủng bố".
Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran đã giới thiệu phiên gặp buổi chiều. Ngài nói: “Hy vọng cho hòa bình đã được đánh thức trong lời cầu nguyện cá nhân và lắng nghe các chứng từ. Mỗi người chúng ta, khi trở về nhà, hãy nhớ trong tâm hồn rằng mình là một chứng nhân và sứ giả: hòa bình là có thể, thậm chí ngay hôm nay!"
Khi đến phiên mình, ĐTC Biển Đức XVI nói: "Bạo lực không bao giờ trở lại! Chiến tranh không bao giờ trở lại! Chủ nghĩa khủng bố không bao giờ trở lại! Nhân danh Thiên Chúa, mỗi tôn giáo có thể mang lại cho trái đất Công lý và Hòa bình, sự Tha thứ và sự Sống, Tình yêu".
Vào cuối cuộc gặp, ĐTC Biển Đức XVI và nhiều vị đã đến thăm hầm mộ Thánh Phanxicô để cầu nguyện trước mộ Ngài. (AsiaNews 27-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Nepal: Giới trẻ Ấn giáo đọc thông điệp hoà bình trong Lễ hội Ánh sáng
Phạm Kim An
07:45 28/10/2011
Nepal: Giới trẻ Ấn giáo đọc thông điệp hoà bình trong Lễ hội Ánh sáng
Kathmandu – Giới trẻ Ấn giáo, và một số Kitô hữu và tín hữu Hồi giáo, cử hành lễ hội Tihar, tức Lễ Hội Ánh Sáng, ca hát thông điệp hoà bình, tình thương, và đối thoại, do ĐTC Biển Đức XVI viết cho cho Ngày Hòa Bình Thế Giới.
Đại diện các nhóm tôn giáo khác nhau đã lưu hành thông điệp này của Đức Giáo Hoàng, và cầu nguyện cho ngày dành riêng cho "Hành hương sự thật, hành hương hòa bình", diễn ra ở Átxidi (Assisi, Ý) ngày 27-10.
Cho đến năm 2006, Đức Giáo hoàng chưa được biết tiếng ở Nepal, do bản chất bao gồm tất cả của nền văn hóa Ấn giáo và việc cấm người Công giáo cử hành phụng vụ nơi công cộng.
Với sự sụp đổ của chế độ quân chủ và thiết lập một nhà nước thế tục, thanh niên Ấn giáo và Phật tử đã biết tên tuổi ĐTC Biển Đức XVI và đánh giá cao Ngài, công nhận giá trị của các tác phẩm của Ngài và phổ biến các sách này.
Madhav Ghimire, 26 tuổi, một người Ấn giáo trẻ thuộc một nhóm gọi là Sishnopan, nói: “Năm nay, các thông điệp của chúng tôi chủ yếu là về đối thoại, tình yêu, hòa bình, hiến pháp và chủ nghĩa thế tục. Tuy nhiên, mặc dầu là người Ấn giáo, thông điệp của Đức Giáo hoàng về Ngày Hòa bình Thế giới đã trở nên rất có ý nghĩa cho Nepal. Vì vậy, chúng tôi sử dụng thông điệp này như là một điểm tham chiếu”.
Mọi người Ấn giáo cử hành lễ hội Tihar dựa vào một thần thoại cổ đại. Còn được gọi là Deepavali (chuỗi đèn), lễ hội này tượng trưng cho chiến thắng của chân lý trên sự dối trá, của ánh sáng trên tối tăm, của sự sống trên sự chết và của sự lành trên sự dữ.
Lễ hội kéo dài năm ngày và đánh dấu sự khởi đầu của năm mới. Đó là một thời điểm hòa giải trong gia đình, đặc biệt là giữa anh chị em với nhau, và thờ phượng Thượng Đế.
Tại Nepal, lễ hội Tihar bắt đầu vào ngày Chủ nhật 23-10 và sẽ kết thúc vào 28-10. Mỗi ngày dành riêng cho một động vật khác nhau: quạ, chó, bò cái và bò đực. Bò đực tượng trưng cho mối quan hệ giữa nhân loại và các vị thần, và bò được cho ăn ngon và được chúc lành với một Tika, tức một dấu màu đỏ trên trán, và một vòng hoa choàng vào cổ.
Ông Govinda Tondon, chuyên viên văn hoá Ấn giáo, phát biểu: "Lễ hội Tihar đã trở thành một lễ mừng cho toàn dân, một thời gian cho mỗi nhóm tôn giáo mở rộng thông điệp hòa bình của lễ hội với các nhà lãnh đạo của nhóm”.
Đối với ông, thông điệp của ĐTC Biển Đức XVI là quan trọng trong tình hình hiện nay của Nepal, và có thể giúp cổ vũ công tác tái thiết sau nhiều năm nội chiến.
Ông giải thích: "Các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo của chúng tôi có nhiều điều học hỏi từ thông điệp này. Một sự trình bày thật sự về Chúa phải là một lời kêu gọi hòa bình cho mọi tôn giáo. Nếu không có hòa bình, họ không thể sống chung với nhau". (AsiaNews 27-10-2011)
Phạm Kim An
Đại diện các nhóm tôn giáo khác nhau đã lưu hành thông điệp này của Đức Giáo Hoàng, và cầu nguyện cho ngày dành riêng cho "Hành hương sự thật, hành hương hòa bình", diễn ra ở Átxidi (Assisi, Ý) ngày 27-10.
Cho đến năm 2006, Đức Giáo hoàng chưa được biết tiếng ở Nepal, do bản chất bao gồm tất cả của nền văn hóa Ấn giáo và việc cấm người Công giáo cử hành phụng vụ nơi công cộng.
Với sự sụp đổ của chế độ quân chủ và thiết lập một nhà nước thế tục, thanh niên Ấn giáo và Phật tử đã biết tên tuổi ĐTC Biển Đức XVI và đánh giá cao Ngài, công nhận giá trị của các tác phẩm của Ngài và phổ biến các sách này.
Madhav Ghimire, 26 tuổi, một người Ấn giáo trẻ thuộc một nhóm gọi là Sishnopan, nói: “Năm nay, các thông điệp của chúng tôi chủ yếu là về đối thoại, tình yêu, hòa bình, hiến pháp và chủ nghĩa thế tục. Tuy nhiên, mặc dầu là người Ấn giáo, thông điệp của Đức Giáo hoàng về Ngày Hòa bình Thế giới đã trở nên rất có ý nghĩa cho Nepal. Vì vậy, chúng tôi sử dụng thông điệp này như là một điểm tham chiếu”.
Mọi người Ấn giáo cử hành lễ hội Tihar dựa vào một thần thoại cổ đại. Còn được gọi là Deepavali (chuỗi đèn), lễ hội này tượng trưng cho chiến thắng của chân lý trên sự dối trá, của ánh sáng trên tối tăm, của sự sống trên sự chết và của sự lành trên sự dữ.
Lễ hội kéo dài năm ngày và đánh dấu sự khởi đầu của năm mới. Đó là một thời điểm hòa giải trong gia đình, đặc biệt là giữa anh chị em với nhau, và thờ phượng Thượng Đế.
Tại Nepal, lễ hội Tihar bắt đầu vào ngày Chủ nhật 23-10 và sẽ kết thúc vào 28-10. Mỗi ngày dành riêng cho một động vật khác nhau: quạ, chó, bò cái và bò đực. Bò đực tượng trưng cho mối quan hệ giữa nhân loại và các vị thần, và bò được cho ăn ngon và được chúc lành với một Tika, tức một dấu màu đỏ trên trán, và một vòng hoa choàng vào cổ.
Ông Govinda Tondon, chuyên viên văn hoá Ấn giáo, phát biểu: "Lễ hội Tihar đã trở thành một lễ mừng cho toàn dân, một thời gian cho mỗi nhóm tôn giáo mở rộng thông điệp hòa bình của lễ hội với các nhà lãnh đạo của nhóm”.
Đối với ông, thông điệp của ĐTC Biển Đức XVI là quan trọng trong tình hình hiện nay của Nepal, và có thể giúp cổ vũ công tác tái thiết sau nhiều năm nội chiến.
Ông giải thích: "Các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo của chúng tôi có nhiều điều học hỏi từ thông điệp này. Một sự trình bày thật sự về Chúa phải là một lời kêu gọi hòa bình cho mọi tôn giáo. Nếu không có hòa bình, họ không thể sống chung với nhau". (AsiaNews 27-10-2011)
Phạm Kim An
ĐTC Biển Đức XVI đề nghị lấy thánh Phanxicô là mẫu gương cho Giới trẻ
Nguyễn Trọng Đa
07:46 28/10/2011
ĐTC Biển Đức XVI đề nghị lấy thánh Phanxicô là mẫu gương cho Giới trẻ
VATICAN – Ngày 26-10, khi ĐTC Biển Đức XVI chuẩn bị cuộc hành trình đến Átxidi (Assisi, Ý), Ngài đề nghị lấy vị thánh nổi tiếng của thành phố Átxidi (Assisi, Ý) làm mẫu gương cho giới trẻ.
Đức Giáo Hoàng đã nói về thánh Phanxicô tại buổi phụng vụ chuẩn bị cho ‘Ngày Suy tư, Đối thoại, và Cầu nguyện cho Hòa bình và Công lý trên thế giới’ (27-10), một sự kiện tập hợp các nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới, cũng như các người không tín ngưỡng ở Átxidi, để kỷ niệm 25 năm ngày diễn ra cuộc gặp lần đầu như thế, do Chân Phước Gioan Phaolô II triệu tập.
Phụng vụ này thay thế cho cuộc triều yết thông thường của ĐTC vào ngày thứ tư hàng tuần. Nhưng Ngài kết thúc sự kiện này, được tổ chức trong Sảnh Đường Phaolô VI do trời mưa, với lời chào quen thuộc với thanh niên, các bệnh nhân và các cặp vợ chồng mới cưới.
ĐTC Biển Đức XVI nói: “Hỡi các bạn trẻ, xin gương mẫu của Thánh Phanxicô thành Assisi, mà tôi sẽ cầu nguyện ngày mai trước mộ Ngài, hỗ trợ các bạn trong sự cam kết hàng ngày về lòng trung thành với Chúa Kitô".
Ngài nói thêm: "Anh chị em yếu đau thân mến, xin thánh Phanxicô khuyến khích anh chị em luôn đi theo Chúa Giêsu trên con đường thử thách và đau đớn; các đôi tân hôn thân mến, xin thánh Phanxicô giúp đỡ các bạn biến đời sống gia đình của mình thành một nơi gặp gỡ thường xuyên với lòng mến Chúa yêu người”. (Zenit.org 26-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
VATICAN – Ngày 26-10, khi ĐTC Biển Đức XVI chuẩn bị cuộc hành trình đến Átxidi (Assisi, Ý), Ngài đề nghị lấy vị thánh nổi tiếng của thành phố Átxidi (Assisi, Ý) làm mẫu gương cho giới trẻ.
Đức Giáo Hoàng đã nói về thánh Phanxicô tại buổi phụng vụ chuẩn bị cho ‘Ngày Suy tư, Đối thoại, và Cầu nguyện cho Hòa bình và Công lý trên thế giới’ (27-10), một sự kiện tập hợp các nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới, cũng như các người không tín ngưỡng ở Átxidi, để kỷ niệm 25 năm ngày diễn ra cuộc gặp lần đầu như thế, do Chân Phước Gioan Phaolô II triệu tập.
Phụng vụ này thay thế cho cuộc triều yết thông thường của ĐTC vào ngày thứ tư hàng tuần. Nhưng Ngài kết thúc sự kiện này, được tổ chức trong Sảnh Đường Phaolô VI do trời mưa, với lời chào quen thuộc với thanh niên, các bệnh nhân và các cặp vợ chồng mới cưới.
ĐTC Biển Đức XVI nói: “Hỡi các bạn trẻ, xin gương mẫu của Thánh Phanxicô thành Assisi, mà tôi sẽ cầu nguyện ngày mai trước mộ Ngài, hỗ trợ các bạn trong sự cam kết hàng ngày về lòng trung thành với Chúa Kitô".
Ngài nói thêm: "Anh chị em yếu đau thân mến, xin thánh Phanxicô khuyến khích anh chị em luôn đi theo Chúa Giêsu trên con đường thử thách và đau đớn; các đôi tân hôn thân mến, xin thánh Phanxicô giúp đỡ các bạn biến đời sống gia đình của mình thành một nơi gặp gỡ thường xuyên với lòng mến Chúa yêu người”. (Zenit.org 26-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Các tín hữu phải chống lại bạo lực để cổ võ cho hòa bình, và đức tin chân chính
Bùi Hữu Thư
14:59 28/10/2011
Buổi họp liên tôn tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria của Các Thiên Thần |
Đức Thánh Cha nói ngày 27 tháng 10 trong buổi họp liên tôn tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria của Các Thiên Thần (the Basilica of St. Mary of the Angels): "Tất cả những băn khoăn và thắc mắc của họ, một phần, là lời mời gọi các tín hữu hãy thanh tẩy đức tin của họ để cho Thiên Chúa đích thật, có thể gần gũi với mọi người.".
Đánh đấu năm thứ 25 kỷ niệm lần đầu tiên có cuộc hội ngộ liên tôn cho hoà bình do Chân Phước Gioan Phaolô chủ tọa năm 1986, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tụ tập các vị lãnh đạo các tôn giáo -- và lần đầu tiên -- có bốn triết gia tự mô tả mình là những người nhân bản hay tìm kiếm, và không trực thuộc một tôn giáo nào.
Sau một chuyến xe lửa gần hai tiếng đồng hồ từ Vatican, Đức Thánh Cha Benedict và các vị khách của ngài đã đến Assisi và được xe đưa rước tới Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria của Các Thiên Thần để tham dự buổi họp ban sáng có chủ đề là "các nhân chứng cho hòa bình."
Tiến vào Vương Cung Thánh Đường trước Đức Thánh Cha, các đại biểu tạo nên một cộng đoàn nhiều mầu sắc khác thường: Họ mặc áo trắng, đen hay đỏ hay các bộ âu phục; trên đầu đội các nón tròn nhỏ sát đỉnh đầu (skull cap), khăn vấn, khăn choàng hay voan.
Đức Thánh Cha lên án việc sử dụng tôn giáo để tha thứ cho việc bạo tàn, và việc sử dụng bạo lực để buộc người khác phải theo một tôn giáo, cũng như sự gia tăng những bạo hành là kết quả của "việc tổn thất nhân mạng" vì từ chối sự hiện hữu của Thiên Chúa và vì các tiêu chuẩn luân lý chủ quan.
Đức Thánh Cha Benedict nói: "Là một Kitô hữu, tôi muốn nói ở đây: Phải, đúng là trong giòng lịch sử, đã có việc sử dụng sức mạnh dưới danh nghĩa của đức tin Kitô. Chúng tôi công nhận điều này và hết sức xấu hổ."
Hoa trái Assisi III nằm ở tương lai
Vũ Văn An
22:45 28/10/2011
Có người gọi cuộc gặp gỡ Assisi năm nay là Assisi III, có lẽ để nhấn mạnh 3 thời điểm có ý nghĩa. Cuộc gặp gỡ năm 1986 diễn ra giữa lúc có sự gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô với “Star Wars” của Reagan. Cuộc gặp gỡ năm 2002 diễn ra không lâu sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001 giữa lúc nền hòa bình thế giới bị đe dọa nghiêm trọng. Ý niệm đứng đàng sau 2 cuộc gặp gỡ này nhằm hai điều: thứ nhất, làm cho việc liên kết tôn giáo và bạo lực trở nên khó khăn hơn; thứ hai, mời gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo dấn thân vào một “chủ nghĩa nhân bản tâm linh về hoà bình”, được gợi hứng bởi “tinh thần Assisi”. Đây là một sáng kiến táo bạo mà có lẽ chỉ một vị Giáo Hoàng cỡ Gioan Phaolô II mới dám đưa ra. Sáng kiến này càng có tác dụng mạnh mẽ hơn nữa khi được thực hiện tại thành phố của người kiến tạo hòa bình nổi danh nhất trong thế giới Kitô Giáo.
Austen Ivereigh của tờ America nhắc lại bức tượng nổi danh tại Gubbio diễn tả con chó sói đặt móng vuốt của nó trong bàn tay Thánh Phanxicô và dã sử cho rằng nhờ ngài khéo thương thảo với chó sói bằng cách hứa cung cấp thực phẩm cho nó suốt đời, nên sói nhà ta đã thoả thuận không còn dùng bạo lực gây kinh hãi cho thành phố nữa. Cử chỉ “bạo lực” đặt móng vuốt vào đôi tay trần của nhà tu sĩ quả đã nói lên tất cả “chủ nghĩa nhân bản tâm linh về hoà bình”.
Điều đáng nói là trong bài nói truyện tại Rôma, ngày 26 tháng 10, để chuẩn bị cho chuyến đi Assisi vào hôm sau, Đức Bênêđíctô XVI đã dùng hình ảnh sói để nối kết sự “bất lực” của Chúa Kitô và việc kiến toạ hòa bình của Người. Đức GH nói rằng: “Các Kitô hữu đừng bao giờ rơi vào cơn cám dỗ muốn làm sói rừng vì không phải nhờ quyền lực, nhờ sức mạnh hay bạo lực mà nước hòa bình của Chúa Kitô đã lớn mạnh, nhưng là nhờ hiến thân, nhờ tình yêu sẵn sàng chấp nhận các hậu quả cùng cực nhất, thậm chí chấp nhận cả kẻ thù của chúng ta”.
Đức Bênêđíctô XVI, thực ra, đã chỉ muốn nhắc đến những lời thời danh của Thánh Gioan Kim Khẩu: “Bao lâu vẫn còn là cừu, ta sẽ chiến thắng. Dù bị bao vây bởi hàng ngìn sói rừng, ta vẫn sẽ thắng và sẽ khải hoàn. Nhưng vừa khi trở nên sói rừng, ta sẽ bị đánh bại”.
Và năm nay, 2011? Có người cho rằng Assisi III chỉ để kỷ niệm 25 năm của Assisi I, chứ không hẳn để đáp ứng một biến cố thế giới. Nhưng tuy tinh thần thì vẫn vậy, mà hình thức và tiêu đề Assisi III có khác. Cả hai cuộc gặp gỡ 1986 và 2002 đều được gọi là Ngày Cầu Nguyện Cho Hòa Bình, trong khi Assisi III chính thức được gọi là “Ngày Suy Nghĩ, Đối Thoại và Cầu Nguyện cho Hòa Bình và Công Lý trên Thế Giới” với phụ đề “Những Người Hành Hương của Chân Lý, Những Người Hành Hương của Hòa Bình”. Phối hợp ý niệm “hành hương” với ý niệm chân lý giúp Tòa Thánh dứt khoát loại bỏ bất cứ lối giải thích chiết trung nào về Assisi III vì đây là một cuộc hành trình cùng hướng về một sự thật vốn đã hiện diện nhưng chưa đạt được trọn vẹn. Vả lại, lần này, đại diện các tín ngưỡng khác không lui vào các địa điểm riêng biệt để cầu nguyện nữa; cầu nguyện trở thành chọn lựa cá nhân, không được qui định trong chương trình. Thời khóa biểu dành khoảng thời gian từ 13h45 tới 15h30 làm “thời gian im lặng để suy nghĩ và/hay cầu nguyện cá nhân. Mỗi tham dự viên được chỉ định một căn phòng tại nhà tĩnh tâm kế Tu Viện Santa Maria degli Angeli”
Đó là sự dị biết đầu tiên giữa Assisi III và hai Assisi trước. Điểm dị biệt thứ hai: do yêu cầu của chính Đức GH, trong số các tham dự viên lần này, có cả đại diện những người không tin. Việc bao gồm các triết gia vô thần vào Assisi III phản ảnh niềm tin của ngài rằng trong một Châu Âu thế tục, Giáo Hội cần phải tích cực mời gọi sự tham dự của những người không tin, chính vì vậy có dự án “Tiền Đình Dân Ngoại”.
Với việc nới rộng chủ đề để bao gồm cả “công lý” vào nghị trình, rõ ràng Đức Bênêđíctô XVI muốn tạo ra một liên minh chung quan tâm tới các vấn đề như hôn nhân và công bình xã hội. Quan tâm tới sự bất khoan dung ngày càng mạnh của điều chính ngài gọi là “nền độc tài của chủ nghĩa tương đối”, Đức Giáo Hoàng muốn dùng biến cố này để bênh vực sự hiện diện của tôn giáo nơi công cộng. Theo chiều hướng này, Assisi III là một phần trong luận điểm của ngài với chủ nghĩa thế tục tây phương.
Những người không tin
Ngỏ lời với gần 300 đại diện các tôn giáo lớn của thế giới tụ họp tại Vương Cung Thánh Đường Santa Maria degli Angeli sáng 27 tháng 10, Đức Bênêđíctô XVI tỏ ý xấu hổ về sự đồng loã của niềm tin với bạo lực và ca ngợi người bất khả tri và “những người tìm kiếm” khác đang góp tay vào việc thanh tẩy niềm tin tôn giáo. Rõ ràng, Đức GH muốn mời gọi sự can dự của chủ nghĩa thế tục tây phương vào một trong các lãnh vực ưa thích nhất của họ. Theo ngài, lời phê phán của thời hậu Ánh Sáng cho rằng tôn giáo là nguyên nhân của bạo lực là lời phê phán có giá trị khi “tôn giáo thực sự cổ vũ bạo lực”. Ngài cho rằng sự “bạo tàn đầy khinh thường” của chủ nghĩa khủng bố do tôn giáo xúi giục là điều làm cho những người tôn giáo như chúng ta phải xấu hổ, bối rối. Bạo lực do tôn giáo xúi giục là phản đề của tôn giáo và chắc chắn sẽ tiêu diệt tôn giáo.
Tuy nhiên, mũi dùi thứ hai được Đức GH nhắm là một hình thức bạo lực khác, do việc bác bỏ Thiên Chúa mà ngài gọi là “chủ nghĩa vô thần do nhà nước xúi giục” tạo ra. Mà chối bỏ Thiên Chúa là chối bỏ con người, là chỉ nghĩ tới lợi điểm bản thân, là coi vũ lực như điều hiển nhiên, do đó “hòa bình sẽ bị tiêu diệt và trong cái chân không của hòa bình, con người cũng sẽ bị tiêu diệt”.
Nhưng ngài cũng nhìn nhận sự lớn mạnh của chủ nghĩa bất khả tri, một chủ nghĩa đang bác bỏ “sự chắc chắn giả tạo” của chủ nghĩa vô thần tranh đấu và không bỏ cuộc trước khả thể chân lý và việc có thể sống theo chân lý ấy. Ngài nói: những người bất khả tri như thế “thách thức các tín đồ tôn giáo không nên coi Thiên Chúa là sở hữu riêng của họ, như thể Người chỉ thuộc về họ, đến nỗi họ thấy mình có lý khi sử dụng vũ lực chống lại người khác”.
Buổi lễ kết thúc
Theo Austen Ivereigh (Tạp chí America, 27 tháng 10, 2011), buổi lễ bế mạc kéo dài 2 tiếng đồng hồ tại Assisi III là một tổng hợp khéo léo gồm nhiều cam kết dấn thân làm việc chung cho hoà bình; nhiều bài ca và điệu vũ của hai nhóm Gen Verde và Gen Rosso của Phong Trào Focolare; và cả việc các tu sĩ Phanxicô thả bồ câu từ ban công quảng trường nơi các đại biểu đang an tọa trên khán đài ba góc.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô ngồi cạnh Giáo Sĩ David Rosen của Tòa Đại Giáo Trưởng Israel, Thượng Phụ Đại Kết Bartholomew I và Tổng Giám Mục Rowan Williams, hiện đứng đầu Hiệp Thông Anh Giáo. Những đại diện tôn giáo khác không được vinh dự như thế. Phía Hồi Giáo, trước đây thường là đại diện của Viện Al-Ahzar ở Cairo, cơ quan vẫn được nói đến như một Vatican của thế giới Hồi Giáo, nay chỉ là mấy Đại Muftis (học giả) và nhà khoa bảng.
Chính Thống Giáo và Thệ Phán có đại diện hùng hậu: Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới, Liên Minh Baptist Thế Giới, Liên Minh Methodist Thế Giới và Liên Minh Lutheran Thế Giới đều có đại biểu cùng với đại biểu của các Tòa Thượng Phụ Chính Thống. Nhưng hình như người ta không thấy có sự hiện diện của người Tin Lành (evangelicals). Cũng không thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma. Các đại diện của Thần Giáo, Đạo Giáo và Khổng Giáo không được nêu tên rõ.
Tuy nhiên, khung cảnh của buổi lễ gây nhiều ấn tượng tốt đẹp và hình ảnh các tôn giáo tụ họp nhau trên lễ đài dưới bóng ngôi Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô quả là một bức tranh khó quên. Đúng như lời Đức Bênêđíctô XVI phát biểu lúc kết thúc: “Biến cố ngày hôm nay là một hình ảnh cho thấy chiều kích tâm linh là yếu tố then chốt ra sao đối với việc xây dựng hòa bình”.
Nhà duy nhân bản Mễ Tây Cơ, Giáo Sư Guillermo Hurta, cam kết sẽ “làm mọi cố gắng để bảo đảm rằng người tin cũng như người không tin, trong niềm tin cậy lẫn nhau, có thể cùng theo đuổi con đường chung đi tìm chân lý, công lý và hòa bình”. Đó cũng chính là mục tiêu của Đức Bênêđíctô XVI trong cuộc tranh đấu của ngài với chủ nghĩa thế tục tây phương.
Theo Austen, Assisi III không khai phá được vùng đất nào mới, nhưng đã làm rất nhiều để củng cố các mối liên hệ từng được vun xới suốt 25 năm qua nhằm theo đuổi một chủ nghĩa nhân bản tâm linh về hòa bình. Nó cũng gửi được nhiều thông điệp nhằm tách niềm tin ra khỏi bạo lực và cho thế giới thấy các tôn giáo khác nhau vẫn có thể hợp nhất vì chính nghĩa hòa bình.
Với việc vùng đồng Euro đang có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng nguy hiểm, và việc Mùa Xuân Ả Rập đang có nguy cơ trở thành một Mùa Đông, cũng như việc nhiều áng mây bất khoan dung và duy quốc gia đang xuất hiện khắp thế giới, hoa trái thực sự của Assisi III chắc chắn nằm ở tương lai, khi những người thiện chí cảm thấy mình phải gắn bó với nhau để đối mặt với các hình thức bạo lực mới.
Như Tiến Sĩ Rowan Williams đã phát biểu: “Các thách đố của thời đại ta đã tới chỗ khiến cho không một cơ chế tôn giáo nào có đủ mọi tài nguyên thực tiễn đủ để đương đầu với chúng, cho dù ta tin mình có đủ những gì mình cần trong lãnh vực tâm linh và học lý”. Và đó chính là mục tiêu của ngày này: không phải đối thoại thần học hay cầu nguyện chung, mà là huy động một cương lãnh chung để đối phó với các thách đố của thế giới ngày mai. Theo nghĩa đó, việc phán đoán kết quả của nó nằm ở tương lai.
Austen Ivereigh của tờ America nhắc lại bức tượng nổi danh tại Gubbio diễn tả con chó sói đặt móng vuốt của nó trong bàn tay Thánh Phanxicô và dã sử cho rằng nhờ ngài khéo thương thảo với chó sói bằng cách hứa cung cấp thực phẩm cho nó suốt đời, nên sói nhà ta đã thoả thuận không còn dùng bạo lực gây kinh hãi cho thành phố nữa. Cử chỉ “bạo lực” đặt móng vuốt vào đôi tay trần của nhà tu sĩ quả đã nói lên tất cả “chủ nghĩa nhân bản tâm linh về hoà bình”.
Điều đáng nói là trong bài nói truyện tại Rôma, ngày 26 tháng 10, để chuẩn bị cho chuyến đi Assisi vào hôm sau, Đức Bênêđíctô XVI đã dùng hình ảnh sói để nối kết sự “bất lực” của Chúa Kitô và việc kiến toạ hòa bình của Người. Đức GH nói rằng: “Các Kitô hữu đừng bao giờ rơi vào cơn cám dỗ muốn làm sói rừng vì không phải nhờ quyền lực, nhờ sức mạnh hay bạo lực mà nước hòa bình của Chúa Kitô đã lớn mạnh, nhưng là nhờ hiến thân, nhờ tình yêu sẵn sàng chấp nhận các hậu quả cùng cực nhất, thậm chí chấp nhận cả kẻ thù của chúng ta”.
Đức Bênêđíctô XVI, thực ra, đã chỉ muốn nhắc đến những lời thời danh của Thánh Gioan Kim Khẩu: “Bao lâu vẫn còn là cừu, ta sẽ chiến thắng. Dù bị bao vây bởi hàng ngìn sói rừng, ta vẫn sẽ thắng và sẽ khải hoàn. Nhưng vừa khi trở nên sói rừng, ta sẽ bị đánh bại”.
Và năm nay, 2011? Có người cho rằng Assisi III chỉ để kỷ niệm 25 năm của Assisi I, chứ không hẳn để đáp ứng một biến cố thế giới. Nhưng tuy tinh thần thì vẫn vậy, mà hình thức và tiêu đề Assisi III có khác. Cả hai cuộc gặp gỡ 1986 và 2002 đều được gọi là Ngày Cầu Nguyện Cho Hòa Bình, trong khi Assisi III chính thức được gọi là “Ngày Suy Nghĩ, Đối Thoại và Cầu Nguyện cho Hòa Bình và Công Lý trên Thế Giới” với phụ đề “Những Người Hành Hương của Chân Lý, Những Người Hành Hương của Hòa Bình”. Phối hợp ý niệm “hành hương” với ý niệm chân lý giúp Tòa Thánh dứt khoát loại bỏ bất cứ lối giải thích chiết trung nào về Assisi III vì đây là một cuộc hành trình cùng hướng về một sự thật vốn đã hiện diện nhưng chưa đạt được trọn vẹn. Vả lại, lần này, đại diện các tín ngưỡng khác không lui vào các địa điểm riêng biệt để cầu nguyện nữa; cầu nguyện trở thành chọn lựa cá nhân, không được qui định trong chương trình. Thời khóa biểu dành khoảng thời gian từ 13h45 tới 15h30 làm “thời gian im lặng để suy nghĩ và/hay cầu nguyện cá nhân. Mỗi tham dự viên được chỉ định một căn phòng tại nhà tĩnh tâm kế Tu Viện Santa Maria degli Angeli”
Đó là sự dị biết đầu tiên giữa Assisi III và hai Assisi trước. Điểm dị biệt thứ hai: do yêu cầu của chính Đức GH, trong số các tham dự viên lần này, có cả đại diện những người không tin. Việc bao gồm các triết gia vô thần vào Assisi III phản ảnh niềm tin của ngài rằng trong một Châu Âu thế tục, Giáo Hội cần phải tích cực mời gọi sự tham dự của những người không tin, chính vì vậy có dự án “Tiền Đình Dân Ngoại”.
Với việc nới rộng chủ đề để bao gồm cả “công lý” vào nghị trình, rõ ràng Đức Bênêđíctô XVI muốn tạo ra một liên minh chung quan tâm tới các vấn đề như hôn nhân và công bình xã hội. Quan tâm tới sự bất khoan dung ngày càng mạnh của điều chính ngài gọi là “nền độc tài của chủ nghĩa tương đối”, Đức Giáo Hoàng muốn dùng biến cố này để bênh vực sự hiện diện của tôn giáo nơi công cộng. Theo chiều hướng này, Assisi III là một phần trong luận điểm của ngài với chủ nghĩa thế tục tây phương.
Những người không tin
Ngỏ lời với gần 300 đại diện các tôn giáo lớn của thế giới tụ họp tại Vương Cung Thánh Đường Santa Maria degli Angeli sáng 27 tháng 10, Đức Bênêđíctô XVI tỏ ý xấu hổ về sự đồng loã của niềm tin với bạo lực và ca ngợi người bất khả tri và “những người tìm kiếm” khác đang góp tay vào việc thanh tẩy niềm tin tôn giáo. Rõ ràng, Đức GH muốn mời gọi sự can dự của chủ nghĩa thế tục tây phương vào một trong các lãnh vực ưa thích nhất của họ. Theo ngài, lời phê phán của thời hậu Ánh Sáng cho rằng tôn giáo là nguyên nhân của bạo lực là lời phê phán có giá trị khi “tôn giáo thực sự cổ vũ bạo lực”. Ngài cho rằng sự “bạo tàn đầy khinh thường” của chủ nghĩa khủng bố do tôn giáo xúi giục là điều làm cho những người tôn giáo như chúng ta phải xấu hổ, bối rối. Bạo lực do tôn giáo xúi giục là phản đề của tôn giáo và chắc chắn sẽ tiêu diệt tôn giáo.
Tuy nhiên, mũi dùi thứ hai được Đức GH nhắm là một hình thức bạo lực khác, do việc bác bỏ Thiên Chúa mà ngài gọi là “chủ nghĩa vô thần do nhà nước xúi giục” tạo ra. Mà chối bỏ Thiên Chúa là chối bỏ con người, là chỉ nghĩ tới lợi điểm bản thân, là coi vũ lực như điều hiển nhiên, do đó “hòa bình sẽ bị tiêu diệt và trong cái chân không của hòa bình, con người cũng sẽ bị tiêu diệt”.
Nhưng ngài cũng nhìn nhận sự lớn mạnh của chủ nghĩa bất khả tri, một chủ nghĩa đang bác bỏ “sự chắc chắn giả tạo” của chủ nghĩa vô thần tranh đấu và không bỏ cuộc trước khả thể chân lý và việc có thể sống theo chân lý ấy. Ngài nói: những người bất khả tri như thế “thách thức các tín đồ tôn giáo không nên coi Thiên Chúa là sở hữu riêng của họ, như thể Người chỉ thuộc về họ, đến nỗi họ thấy mình có lý khi sử dụng vũ lực chống lại người khác”.
Buổi lễ kết thúc
Theo Austen Ivereigh (Tạp chí America, 27 tháng 10, 2011), buổi lễ bế mạc kéo dài 2 tiếng đồng hồ tại Assisi III là một tổng hợp khéo léo gồm nhiều cam kết dấn thân làm việc chung cho hoà bình; nhiều bài ca và điệu vũ của hai nhóm Gen Verde và Gen Rosso của Phong Trào Focolare; và cả việc các tu sĩ Phanxicô thả bồ câu từ ban công quảng trường nơi các đại biểu đang an tọa trên khán đài ba góc.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô ngồi cạnh Giáo Sĩ David Rosen của Tòa Đại Giáo Trưởng Israel, Thượng Phụ Đại Kết Bartholomew I và Tổng Giám Mục Rowan Williams, hiện đứng đầu Hiệp Thông Anh Giáo. Những đại diện tôn giáo khác không được vinh dự như thế. Phía Hồi Giáo, trước đây thường là đại diện của Viện Al-Ahzar ở Cairo, cơ quan vẫn được nói đến như một Vatican của thế giới Hồi Giáo, nay chỉ là mấy Đại Muftis (học giả) và nhà khoa bảng.
Chính Thống Giáo và Thệ Phán có đại diện hùng hậu: Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới, Liên Minh Baptist Thế Giới, Liên Minh Methodist Thế Giới và Liên Minh Lutheran Thế Giới đều có đại biểu cùng với đại biểu của các Tòa Thượng Phụ Chính Thống. Nhưng hình như người ta không thấy có sự hiện diện của người Tin Lành (evangelicals). Cũng không thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma. Các đại diện của Thần Giáo, Đạo Giáo và Khổng Giáo không được nêu tên rõ.
Tuy nhiên, khung cảnh của buổi lễ gây nhiều ấn tượng tốt đẹp và hình ảnh các tôn giáo tụ họp nhau trên lễ đài dưới bóng ngôi Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô quả là một bức tranh khó quên. Đúng như lời Đức Bênêđíctô XVI phát biểu lúc kết thúc: “Biến cố ngày hôm nay là một hình ảnh cho thấy chiều kích tâm linh là yếu tố then chốt ra sao đối với việc xây dựng hòa bình”.
Nhà duy nhân bản Mễ Tây Cơ, Giáo Sư Guillermo Hurta, cam kết sẽ “làm mọi cố gắng để bảo đảm rằng người tin cũng như người không tin, trong niềm tin cậy lẫn nhau, có thể cùng theo đuổi con đường chung đi tìm chân lý, công lý và hòa bình”. Đó cũng chính là mục tiêu của Đức Bênêđíctô XVI trong cuộc tranh đấu của ngài với chủ nghĩa thế tục tây phương.
Theo Austen, Assisi III không khai phá được vùng đất nào mới, nhưng đã làm rất nhiều để củng cố các mối liên hệ từng được vun xới suốt 25 năm qua nhằm theo đuổi một chủ nghĩa nhân bản tâm linh về hòa bình. Nó cũng gửi được nhiều thông điệp nhằm tách niềm tin ra khỏi bạo lực và cho thế giới thấy các tôn giáo khác nhau vẫn có thể hợp nhất vì chính nghĩa hòa bình.
Với việc vùng đồng Euro đang có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng nguy hiểm, và việc Mùa Xuân Ả Rập đang có nguy cơ trở thành một Mùa Đông, cũng như việc nhiều áng mây bất khoan dung và duy quốc gia đang xuất hiện khắp thế giới, hoa trái thực sự của Assisi III chắc chắn nằm ở tương lai, khi những người thiện chí cảm thấy mình phải gắn bó với nhau để đối mặt với các hình thức bạo lực mới.
Như Tiến Sĩ Rowan Williams đã phát biểu: “Các thách đố của thời đại ta đã tới chỗ khiến cho không một cơ chế tôn giáo nào có đủ mọi tài nguyên thực tiễn đủ để đương đầu với chúng, cho dù ta tin mình có đủ những gì mình cần trong lãnh vực tâm linh và học lý”. Và đó chính là mục tiêu của ngày này: không phải đối thoại thần học hay cầu nguyện chung, mà là huy động một cương lãnh chung để đối phó với các thách đố của thế giới ngày mai. Theo nghĩa đó, việc phán đoán kết quả của nó nằm ở tương lai.
Top Stories
Vietnam: L’esprit d’Assise souffle à Saigon
Eglises d'Asie
11:26 28/10/2011
... dans l’archidiocèse l’esprit de prière et de collaboration pour la paix qui anime chaque année cette rencontre entre les représentants des grandes religions. Il est en effet particulièrement nécessaire aux catholiques de la métropole du Sud-Vietnam : ceux-ci constituent aujourd’hui 10 % de la population et vivent, collaborent et dialoguent, chaque jour de leur vie, avec des collègues de travail, des amis, des voisins et de la parenté appartenant à d’autres confessions religieuses.
En dehors des responsables religieux, les participants étaient venus nombreux, venus de quelque 200 paroisses de la ville, des associations, des congrégations religieuses et des séminaires. La rencontre avait été organisée de façon à répondre à trois types de préoccupation : le dialogue entre les diverses composantes de l’Eglise catholique, le dialogue entre les chrétiens et les croyants des autres religions, le dialogue avec Dieu dans une prière commune pour la paix.
La matinée fut consacrée à des exposés abordant le dialogue interreligieux, l’histoire et la signification des rencontres d’Assise et enfin la conception de la paix selon saint François d’Assise. Ces exposés semblent avoir convaincu les assistants de la nécessité d’une alliance entre la prière et l’action pour la paix ainsi que du dialogue entre tous les croyants.
Dans l’après-midi, les représentants des différentes religions ont donné leur témoignage. On a entendu successivement un représentant de la religion baha’i, du caodaïsme, du catholicisme et de la religion « Minh ly » (1). Ces témoignages ont mis en relief la profonde originalité de l’expérience religieuse de chacun tout en soulignant la parenté spirituelle des différentes religions. Le cardinal archevêque de Saigon a conclu cet échange par un appel à la collaboration de toutes les religions, tandis que l’évêque responsable de la Commission pour la doctrine de la foi exhortait tous les participants à vivre de l’esprit d’Assise.
La rencontre a atteint son sommet avec un temps de recueillement où les six religions représentées ont, chacune, à leur manière, fait entendre leur prière pour la paix dans le monde et dans le cœur de l’homme. Les catholiques présents ont chanté ensemble la prière pour la paix attribuée à saint François d’Assise.
Voilà quelques années que le dialogue interreligieux a pris davantage de place dans la vie religieuse de l’archidiocèse de Saigon. Mis à part certains épisodes de vive tension, la coexistence des religions n’y a jamais posé de problèmes majeurs. Les représentants des diverses religions participent volontiers aux cérémonies des autres religions auxquelles ils sont invités. Mais ces derniers temps, petit à petit, cette coexistence formelle a fait place à un véritable dialogue interreligieux, en grande partie grâce à l’existence d’une commission diocésaine encourageant toutes les formes de dialogue entre les religions.
Lors du passage de Mgr Leopoldo Girelli à Saigon, l’archevêché avait organisé le 5 octobre 2011 une réception où étaient invités les représentants des principales religions présentes dans l’archidiocèse. Y avaient participé, outre trois pasteurs représentant trois grandes dénominations protestantes, une quinzaine de délégués du bouddhisme, du caodaïsme, du bouddhisme hoa hao (2) et de diverses autres confessions. L’ambiance de la rencontre avait été particulièrement chaleureuse et ouverte (3).
(1) La religion Minh ly est une secte ésotérique issue du taoïsme. Elle est reconnue officiellement par le gouvernement comme religion.
(2) Religion syncrétique issue du bouddhisme, le hoa hao réunit des éléments du bouddhisme, du taoïsme, du confucianisme et du culte des ancêtres.
(3) Cf le site Internet de la Conférence épiscopale du Vietnam.
(Source: Eglises d'Asie, 28 octobre 2011)
Tibet: Pékin réagit à la vague d’immolation de moines bouddhistes en durcissant sa politique de répression
Eglises d'Asie
16:33 28/10/2011
Tibet : Pékin réagit à la vague d’immolation de moines bouddhistes en durcissant sa politique de répression
Eglises d'Asie, 28 octobre 2011 - Devant la vague d'immolations de moines bouddhistes ces derniers mois, Pékin accentue sa politique de répression, sans pouvoir pour autant parvenir à enrayer le phénomène, sans précédent.
Depuis le 10 mars 2011, date du 52e anniversaire de la rébellion tibétaine et du 3e anniversaire des émeutes antichinoises de 2008 (1), neuf moines et une nonne bouddhistes, âgés de moins de 20 ans pour la plupart, ont tenté de s’immoler par le feu (2). Sur ces dix religieux, qui avant de se transformer en torches vivantes, ont crié « longue vie au dalai lama ! » ou « il n'y pas de liberté religieuse au Tibet ! », plus de la moitié ont perdu la vie. Selon des sources locales, de nombreux moines seraient décidés à poursuivre les suicides jusqu’à ce que le gouvernement chinois cède ou que la communauté internationale intervienne.
La dernière immolation s’est produite le 25 octobre dernier à Karze (Garze), dans la préfecture autonome tibétaine du même nom, intégrée à la province chinoise du Sichuan. Lors d’une cérémonie au monastère de Karze, Dawa Tsering, 38 ans, après s’être aspergé d’essence et y avoir mis le feu, a appelé au retour du dalai lama et à la liberté pour le Tibet. Ses chances de survie sont faibles, ont indiqué différentes agences de soutien au peuple tibétain, qui ont également rapporté que les autorités chinoises avaient instauré la loi martiale dans toute la région.
Depuis l’auto-immolation de Phuntsog, 21 ans, devant le monastère de Kirti le 16 mars dernier, jour commémorant le 3e anniversaire de la répression des émeutes de 2008 qui avait fait des dizaines de morts parmi les Tibétains, le phénomène des suicides de moines a pris de l’ampleur et s’est récemment accéléré : sur les dix tentatives d’immolation recensées à ce jour, huit ont eu lieu au cours du dernier mois. Considéré comme l’épicentre de la contestation, Kirti est aujourd’hui sous haute surveillance : quelque 300 moines ont été arrêtés et des centaines d’autres ont été envoyés en « rééducation patriotique ». En quelques mois, il n’est resté que 600 moines sur les 2 500 qu’abritait ce grand monastère du district de Ngaba (Aba) de la préfecture autonome tibétaine d’Aba dans le Sichuan.
Force est de constater que l’augmentation soudaine des suicides a suivi de peu les déclarations de la Chine concernant la réincarnation du dalai lama. Le 26 septembre, après les propos du chef spirituel tibétain sur la désignation de sa future réincarnation de son vivant(3), les autorités chinoises avaient rétorqué qu’elles n'hésiteraient pas à « marcher sur la tradition »du bouddhisme tibétain en s’arrogeant le droit de décider qui serait le XVe dalai lama. « La réincarnation [du dalai lama] doit respecter les règles religieuses, les normes historiques, les lois et règlements de l’Etat », avait ainsi affirmé Hong Lei, au nom du Ministère des Affaires étrangères, ajoutant que « tout successeur choisi par le dalai lama serait considéré comme « illégal ». Une déclaration qui semblait signer la fin de la lignée des dalai lama, du bouddhisme tibétain lui-même, et réduire à néant les derniers espoirs de la communauté tibétaine en Chine.
Malgré le caractère inédit de la vague d' immolation des moines, Pékin a continué d'appliquer au Tibet ses recettes habituelles de répression des mouvements protestataires : bouclage de la région concernée, silence des médias, envoi de troupes pour la répression armée, puis de fonctionnaires pour la « rééducation patriotique ». Selon le gouvernement tibétain en exil à Dharamsala, 20 000 fonctionnaires chinois s’apprêteraient à partir pour la Région Autonome du Tibet (TAR) et le Sichuan, afin de "re-sculpter l’esprit des Tibétains". Ils devraient y rester un an, le temps « de faire adopter le patriotisme et l’amour pour la Chine »
D’autres informations relayées par des ONG font état d’une campagne de propagande pro-chinoise déjà en cours, consistant en distribution de drapeaux nationaux et de photos de dirigeants chinois dans tous les villages tibétains, avec obligation de les exposer sur les autels et les murs des habitations. La plupart des moines sont quant à eux sont astreints à des séances de « rééducation politique » tandis que des commissariats s’édifient à la hâte au pied des monastères qui en étaient encore dépourvus.
Dans ce contexte, l’inauguration en grande pompe le 20 octobre dernier du Tibet Buddhist College à Lhassa par Zhu Weiqun, vice-ministre du Département du front uni du travail du comité central du Parti, également connu pour ses propos virulents à l’encontre du dalai lama, n’a rien d’un hasard. L’institut, qui s’est donné pour but d' « intégrer le bouddhisme tibétain au sein de la société communiste » a été dédié à la liberté religieuse par les autorités, trois jours seulement après l’auto-immolation de Tenzin Wangmo, nonne bouddhiste de 20 ans. Selon l’agence gouvernementale Xinhua, l’établissement accueillera des centaines d’étudiants, de grands universitaires, des lamas et 150 moines tibétains qui y apprendront à « combattre les idées séparatistes tentant de s’infiltrer dans le domaine religieux ».
L'annonce d'une dixième immolation a cependant provoqué une nouvelle réaction de la communauté internationale qui avait déjà condamné, quoique faiblement, la politique de Pékin au Tibet ces derniers mois. Après les Etats Unis, le Parlement européen a fait part à son tour de sa « profonde préoccupation » ainsi que de sa « condamnation » de la répression mise en œuvre par les autorités chinoises, dans une résolution votée le 27 octobre 2011 (4).
La Chine a invoqué de son côté des tentatives de déstabilisation venues de l’étranger et le « terrorisme du dalaï lama ». Les indépendantistes tibétains « en glorifiant [les immolations] ont incité plus de personnes à les poursuivre », a accusé la porte-parole du ministère des Affaires étrangères, Jiang Yu. « Le fait de s’immoler est contraire à la morale et à la conscience et devrait être condamné », a-t-elle ajouté.
Le dalaï-lama a rappelé n’avoir jamais soutenu l’auto-immolation des moines, un acte « qui va à l’encontre du caractère sacré de la vie selon les préceptes bouddhistes », bien qu’il puisse être considéré par certains comme un sacrifice et non pas un suicide (5). Lobsang Sangay, à la tête depuis avril dernier du gouvernement tibétain en exil, a pour sa part rendu « hommage au courage et à l’esprit indomptable » de « ceux qui ont donné leur vie pour le Tibet », avant de dénoncer le « colonialisme de la Chine » et sa volonté de « détruire systématiquement la culture, la langue et la religion tibétaines », seuls responsables selon lui des suicides des moines bouddhistes.
Ce vendredi 28 octobre, la situation restait tendue sur l’ensemble des territoire tibétains après l’attentat à la bombe survenu dans la nuit de mercredi à jeudi dernier, dans un bâtiment gouvernemental de Karma, ville de la préfecture de Chamdo ( Région autonome du Tibet), lequel aurait fait des dégâts matériels mais aucune victime. Plusieurs médias indépendants ont confirmé l’incident, précisant que des slogans pour l’indépendance du Tibet avaient été peints en rouge sur les murs et que des tracts appelant au soulèvement avaient été disséminés dans toute la région. Des militaires et des policiers appelés en renfort ont bouclé la zone et assigné à résidence les moines de Karma qu’ils soupçonnent d’être à l’origine de l’explosion.
(1) Voir EDA 468, 505
(2) 16 mars 2011 : Phuntsog, 21 ans, du monastère de Kirti ; 15 août 2011 : Tsewang Norbu, 29 ans, monastère de Nyitso ; 26 septembre 2011 : Lobsang Kalsang et Lobsang Konchok, 18 et 19 ans, du monastère de Kirti ; 3 octobre 2011 : Kalsang Wangchuk, 17 ans, du monastère de Kirti ; 7 octobre 2011 : Choepel et Khayang, 19 et 18 ans, anciens moines de Kirti ; 15 octobre 2011 : Norbu Dathul, 19 ans, ancien moine de Kirti ; 17 octobre 2011 : Tenzin Wangmo, 20 ans, du monastère de Dechen Chokorling ; 25 octobre 2011 : Dawa Tsering, 38 ans, du monastère de Karze.
(3) Le dalai lama a évoqué ces derniers temps la possibilité, peu fréquente mais prévue par la tradition bouddhique tibétaine, qu’un lama « hautement réalisé » puisse choisir la date et le lieu de sa renaissance, signifiant ainsi qu’il pourrait reconnaître sa future réincarnation de son vivant. Cette alternative semblait être la plus apte à contrer les projets des autorités chinoises qui avaient pourtant pris soin de remplacer le panchen lama reconnu par le dalai lama ( porté disparu depuis) par un panchen lama « officiel » choisi par elles, afin de contrer le principe de reconnaissance mutuelle des tulkus (maîtres spirituels réincarnés). Voir EDA 524, 547. Le bras de fer entre le dalai lama et Pékin a atteint un paroxysme le 24 septembre dernier lorsque Tenzin Gyatso a déclaré qu’il laisserait des consignes précises concernant sa future réincarnation avant ses 90 ans, déniant toute légitimité à un "candidat choisi à des fins politiques par n’importe qui, y compris ceux de la République populaire de Chine".
(4) « Les députés condamnent les mesures drastiques constantes imposées par le gouvernement chinois aux monastères bouddhistes tibétains dans la préfecture du comté d’Aba/Ngawa de la province de Sichuan ainsi que d’autres parties du plateau tibétain » (…). Le Parlement est profondément préoccupé par les nouvelles qui font état, depuis avril dernier, de l’auto-immolation de huit moines et d’une nonne bouddhistes tibétains dans la zone du monastère de Kirti de Ngaba (…).Les députés demandent aux autorités chinoises de respecter les droits des Tibétains dans toutes les provinces chinoises et de prendre, en amont, des mesures afin de répondre aux revendications sous-jacentes de la population tibétaine de la Chine (…) »
(5) Selon certaines écoles bouddhistes, l’auto-immolation n’est pas considérée comme un suicide lorsqu’il s’agit, au-delà de l’acte de protestation, de la possibilité d’influer par le sacrifice de sa vie sur la destinée du monde.
Eglises d'Asie, 28 octobre 2011 - Devant la vague d'immolations de moines bouddhistes ces derniers mois, Pékin accentue sa politique de répression, sans pouvoir pour autant parvenir à enrayer le phénomène, sans précédent.
Depuis le 10 mars 2011, date du 52e anniversaire de la rébellion tibétaine et du 3e anniversaire des émeutes antichinoises de 2008 (1), neuf moines et une nonne bouddhistes, âgés de moins de 20 ans pour la plupart, ont tenté de s’immoler par le feu (2). Sur ces dix religieux, qui avant de se transformer en torches vivantes, ont crié « longue vie au dalai lama ! » ou « il n'y pas de liberté religieuse au Tibet ! », plus de la moitié ont perdu la vie. Selon des sources locales, de nombreux moines seraient décidés à poursuivre les suicides jusqu’à ce que le gouvernement chinois cède ou que la communauté internationale intervienne.
La dernière immolation s’est produite le 25 octobre dernier à Karze (Garze), dans la préfecture autonome tibétaine du même nom, intégrée à la province chinoise du Sichuan. Lors d’une cérémonie au monastère de Karze, Dawa Tsering, 38 ans, après s’être aspergé d’essence et y avoir mis le feu, a appelé au retour du dalai lama et à la liberté pour le Tibet. Ses chances de survie sont faibles, ont indiqué différentes agences de soutien au peuple tibétain, qui ont également rapporté que les autorités chinoises avaient instauré la loi martiale dans toute la région.
Depuis l’auto-immolation de Phuntsog, 21 ans, devant le monastère de Kirti le 16 mars dernier, jour commémorant le 3e anniversaire de la répression des émeutes de 2008 qui avait fait des dizaines de morts parmi les Tibétains, le phénomène des suicides de moines a pris de l’ampleur et s’est récemment accéléré : sur les dix tentatives d’immolation recensées à ce jour, huit ont eu lieu au cours du dernier mois. Considéré comme l’épicentre de la contestation, Kirti est aujourd’hui sous haute surveillance : quelque 300 moines ont été arrêtés et des centaines d’autres ont été envoyés en « rééducation patriotique ». En quelques mois, il n’est resté que 600 moines sur les 2 500 qu’abritait ce grand monastère du district de Ngaba (Aba) de la préfecture autonome tibétaine d’Aba dans le Sichuan.
Force est de constater que l’augmentation soudaine des suicides a suivi de peu les déclarations de la Chine concernant la réincarnation du dalai lama. Le 26 septembre, après les propos du chef spirituel tibétain sur la désignation de sa future réincarnation de son vivant(3), les autorités chinoises avaient rétorqué qu’elles n'hésiteraient pas à « marcher sur la tradition »du bouddhisme tibétain en s’arrogeant le droit de décider qui serait le XVe dalai lama. « La réincarnation [du dalai lama] doit respecter les règles religieuses, les normes historiques, les lois et règlements de l’Etat », avait ainsi affirmé Hong Lei, au nom du Ministère des Affaires étrangères, ajoutant que « tout successeur choisi par le dalai lama serait considéré comme « illégal ». Une déclaration qui semblait signer la fin de la lignée des dalai lama, du bouddhisme tibétain lui-même, et réduire à néant les derniers espoirs de la communauté tibétaine en Chine.
Malgré le caractère inédit de la vague d' immolation des moines, Pékin a continué d'appliquer au Tibet ses recettes habituelles de répression des mouvements protestataires : bouclage de la région concernée, silence des médias, envoi de troupes pour la répression armée, puis de fonctionnaires pour la « rééducation patriotique ». Selon le gouvernement tibétain en exil à Dharamsala, 20 000 fonctionnaires chinois s’apprêteraient à partir pour la Région Autonome du Tibet (TAR) et le Sichuan, afin de "re-sculpter l’esprit des Tibétains". Ils devraient y rester un an, le temps « de faire adopter le patriotisme et l’amour pour la Chine »
D’autres informations relayées par des ONG font état d’une campagne de propagande pro-chinoise déjà en cours, consistant en distribution de drapeaux nationaux et de photos de dirigeants chinois dans tous les villages tibétains, avec obligation de les exposer sur les autels et les murs des habitations. La plupart des moines sont quant à eux sont astreints à des séances de « rééducation politique » tandis que des commissariats s’édifient à la hâte au pied des monastères qui en étaient encore dépourvus.
Dans ce contexte, l’inauguration en grande pompe le 20 octobre dernier du Tibet Buddhist College à Lhassa par Zhu Weiqun, vice-ministre du Département du front uni du travail du comité central du Parti, également connu pour ses propos virulents à l’encontre du dalai lama, n’a rien d’un hasard. L’institut, qui s’est donné pour but d' « intégrer le bouddhisme tibétain au sein de la société communiste » a été dédié à la liberté religieuse par les autorités, trois jours seulement après l’auto-immolation de Tenzin Wangmo, nonne bouddhiste de 20 ans. Selon l’agence gouvernementale Xinhua, l’établissement accueillera des centaines d’étudiants, de grands universitaires, des lamas et 150 moines tibétains qui y apprendront à « combattre les idées séparatistes tentant de s’infiltrer dans le domaine religieux ».
L'annonce d'une dixième immolation a cependant provoqué une nouvelle réaction de la communauté internationale qui avait déjà condamné, quoique faiblement, la politique de Pékin au Tibet ces derniers mois. Après les Etats Unis, le Parlement européen a fait part à son tour de sa « profonde préoccupation » ainsi que de sa « condamnation » de la répression mise en œuvre par les autorités chinoises, dans une résolution votée le 27 octobre 2011 (4).
La Chine a invoqué de son côté des tentatives de déstabilisation venues de l’étranger et le « terrorisme du dalaï lama ». Les indépendantistes tibétains « en glorifiant [les immolations] ont incité plus de personnes à les poursuivre », a accusé la porte-parole du ministère des Affaires étrangères, Jiang Yu. « Le fait de s’immoler est contraire à la morale et à la conscience et devrait être condamné », a-t-elle ajouté.
Le dalaï-lama a rappelé n’avoir jamais soutenu l’auto-immolation des moines, un acte « qui va à l’encontre du caractère sacré de la vie selon les préceptes bouddhistes », bien qu’il puisse être considéré par certains comme un sacrifice et non pas un suicide (5). Lobsang Sangay, à la tête depuis avril dernier du gouvernement tibétain en exil, a pour sa part rendu « hommage au courage et à l’esprit indomptable » de « ceux qui ont donné leur vie pour le Tibet », avant de dénoncer le « colonialisme de la Chine » et sa volonté de « détruire systématiquement la culture, la langue et la religion tibétaines », seuls responsables selon lui des suicides des moines bouddhistes.
Ce vendredi 28 octobre, la situation restait tendue sur l’ensemble des territoire tibétains après l’attentat à la bombe survenu dans la nuit de mercredi à jeudi dernier, dans un bâtiment gouvernemental de Karma, ville de la préfecture de Chamdo ( Région autonome du Tibet), lequel aurait fait des dégâts matériels mais aucune victime. Plusieurs médias indépendants ont confirmé l’incident, précisant que des slogans pour l’indépendance du Tibet avaient été peints en rouge sur les murs et que des tracts appelant au soulèvement avaient été disséminés dans toute la région. Des militaires et des policiers appelés en renfort ont bouclé la zone et assigné à résidence les moines de Karma qu’ils soupçonnent d’être à l’origine de l’explosion.
(1) Voir EDA 468, 505
(2) 16 mars 2011 : Phuntsog, 21 ans, du monastère de Kirti ; 15 août 2011 : Tsewang Norbu, 29 ans, monastère de Nyitso ; 26 septembre 2011 : Lobsang Kalsang et Lobsang Konchok, 18 et 19 ans, du monastère de Kirti ; 3 octobre 2011 : Kalsang Wangchuk, 17 ans, du monastère de Kirti ; 7 octobre 2011 : Choepel et Khayang, 19 et 18 ans, anciens moines de Kirti ; 15 octobre 2011 : Norbu Dathul, 19 ans, ancien moine de Kirti ; 17 octobre 2011 : Tenzin Wangmo, 20 ans, du monastère de Dechen Chokorling ; 25 octobre 2011 : Dawa Tsering, 38 ans, du monastère de Karze.
(3) Le dalai lama a évoqué ces derniers temps la possibilité, peu fréquente mais prévue par la tradition bouddhique tibétaine, qu’un lama « hautement réalisé » puisse choisir la date et le lieu de sa renaissance, signifiant ainsi qu’il pourrait reconnaître sa future réincarnation de son vivant. Cette alternative semblait être la plus apte à contrer les projets des autorités chinoises qui avaient pourtant pris soin de remplacer le panchen lama reconnu par le dalai lama ( porté disparu depuis) par un panchen lama « officiel » choisi par elles, afin de contrer le principe de reconnaissance mutuelle des tulkus (maîtres spirituels réincarnés). Voir EDA 524, 547. Le bras de fer entre le dalai lama et Pékin a atteint un paroxysme le 24 septembre dernier lorsque Tenzin Gyatso a déclaré qu’il laisserait des consignes précises concernant sa future réincarnation avant ses 90 ans, déniant toute légitimité à un "candidat choisi à des fins politiques par n’importe qui, y compris ceux de la République populaire de Chine".
(4) « Les députés condamnent les mesures drastiques constantes imposées par le gouvernement chinois aux monastères bouddhistes tibétains dans la préfecture du comté d’Aba/Ngawa de la province de Sichuan ainsi que d’autres parties du plateau tibétain » (…). Le Parlement est profondément préoccupé par les nouvelles qui font état, depuis avril dernier, de l’auto-immolation de huit moines et d’une nonne bouddhistes tibétains dans la zone du monastère de Kirti de Ngaba (…).Les députés demandent aux autorités chinoises de respecter les droits des Tibétains dans toutes les provinces chinoises et de prendre, en amont, des mesures afin de répondre aux revendications sous-jacentes de la population tibétaine de la Chine (…) »
(5) Selon certaines écoles bouddhistes, l’auto-immolation n’est pas considérée comme un suicide lorsqu’il s’agit, au-delà de l’acte de protestation, de la possibilité d’influer par le sacrifice de sa vie sur la destinée du monde.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Huynh Đệ Đoàn Phan Sinh miền Phan Thiết mừng 25 năm Tinh Thần Assisi
Paul Hoàng Văn Tới
09:16 28/10/2011
Huynh Đệ Đoàn Phan Sinh miền Phan Thiết mừng 25 năm Tinh Thần Assisi
Mừng kỷ niệm 25 năm Tinh Thần Assisi, chiều ngày 27/10/2011, tại thánh đường Giáo xứ Vinh Lưu, GP Phan Thiết, gần 500 thành viên Phan Sinh Tại Thế miền Phan Thiết đã tổ chức canh thức cầu nguyện cho Hòa Bình.
Xem hình
Cùng đồng hành với ngày hội ngộ hôm nay có cha Giuse Đặng Minh Tuấn, ofm – trợ uý Dòng Phan Sinh Tại Thế Việt Nam, anh Phêrô Maria Phan Thanh Lâm – phục vụ Dòng Phan Sinh Tại Thế Việt Nam, cha Phêrô Phan Ngọc Cẩm – phụ tá trợ uý Dòng Phan Sinh Tại Thế miền Phan Thiết.
Lúc 13 giờ 30, chương trình họp mặt được bắt đầu. Sau những lời chào đón nồng nhiệt của cha quản xứ giáo xứ Vinh Lưu, trợ uý Dòng Phan Sinh Tại Thế miền Phan Thiết Phêrô Phan Ngọc Cẩm, cha trợ uý Dòng Phan Sinh Tại Thế Việt Nam chia sẻ với Huynh Đệ Đoàn về đời sống và tinh thần Assisi.
Đến 16 giờ 30, toàn thể Huynh Đệ Đoàn cùng cộng đoàn giáo xứ Vinh Lưu bước vào thánh lễ đồng tế do Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục giáo phận Phan Thiết chủ sự. Cùng đồng tế có Quý cha trưởng Hàm Thuận Nam và Phan Thiết, và Quý cha.
Thánh lễ diễn ra trang nghiêm và long trọng. Mở đầu bài giảng lễ Đức Cha Giuse đã giải thích ý nghĩa của biến cố Assisi 27/10/1986, do sáng kiến của Đức Chân Phước Gioan Phaolô II và giúp mọi người phân biệt giữa “cầu nguyện và cùng cầu nguyện” của lãnh tụ các tôn giáo tại Assisi. Tránh ngộ nhận, đó cũng là lý do của chuyến hành hương năm nay về Assisi do ĐTC Bênêđictô XVI tổ chức, sau buổi cầu nguyện tại quảng trường thánh Phêrô.
Về tinh thần Assisi, Đức Cha chia sẻ với cộng đoàn ý nghĩa của Hòa Bình. Trước hết, trở về với Thiên Chúa Hòa Bình, Đấng sáng tạo trời đất muôn vật, ban cho con người cai quản đồng thời vui thích ở với con người. Nơi Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh, Thiên Chúa đã phác họa hình ảnh Thiên Chúa Hòa Bình, nối kết trời và đất, liên kết anh em nhân loại lại với nhau trong công trình sáng tạo mới, công trình cứu độ. Thứ đến, trở nên khí cụ của Hòa Bình trong tương quan với Thiên Chúa, với anh em đồng loại và với thiên nhiên. Cuối cùng là xây dựng thế giới Hòa Bình, cụ thể trong việc bảo vệ môi trường, tiếp tục công trình sáng tạo tốt đẹp của Thiên Chúa.
Buổi họp mặt đã kết thúc sau bữa cơm tối thân mật, nhưng tinh thần Assisi qua lời mời gọi của Đức cha Giuse vẫn còn vang vọng trong tâm hồn các Huynh Đệ Đoàn Phan Sinh Tại Thế miền Phan Thiết cách riêng, và cộng đoàn giáo xứ Vinh Lưu nói chung.
Theo báo cáo, trước năm 2000, miền Phan Thiết chỉ có 3 Huynh Đệ Đoàn (HĐĐ). Đến nay, miền Phan Thiết có tới 18 HĐĐ và 1 HĐĐ đang phát triển tại Daguri với Tổng số 533 thành viên (khấn trọn 353; khấn tạm 30; nhập dòng 79; tìm hiểu 71).
Rồi đây, trên khắp các nẻo đường xuôi ngược, với ơn Chúa trợ giúp và tinh thần Assisi hướng dẫn, các Huynh Đệ Đoàn cũng như cộng đoàn giáo xứ Vinh Lưu sẽ thực thi việc xây dựng hoà bình qua đời sống chứng tá của mình từ gia đình đến mọi môi trường sống.
Paul Hoàng Văn Tới
Mừng kỷ niệm 25 năm Tinh Thần Assisi, chiều ngày 27/10/2011, tại thánh đường Giáo xứ Vinh Lưu, GP Phan Thiết, gần 500 thành viên Phan Sinh Tại Thế miền Phan Thiết đã tổ chức canh thức cầu nguyện cho Hòa Bình.
Xem hình
Cùng đồng hành với ngày hội ngộ hôm nay có cha Giuse Đặng Minh Tuấn, ofm – trợ uý Dòng Phan Sinh Tại Thế Việt Nam, anh Phêrô Maria Phan Thanh Lâm – phục vụ Dòng Phan Sinh Tại Thế Việt Nam, cha Phêrô Phan Ngọc Cẩm – phụ tá trợ uý Dòng Phan Sinh Tại Thế miền Phan Thiết.
Lúc 13 giờ 30, chương trình họp mặt được bắt đầu. Sau những lời chào đón nồng nhiệt của cha quản xứ giáo xứ Vinh Lưu, trợ uý Dòng Phan Sinh Tại Thế miền Phan Thiết Phêrô Phan Ngọc Cẩm, cha trợ uý Dòng Phan Sinh Tại Thế Việt Nam chia sẻ với Huynh Đệ Đoàn về đời sống và tinh thần Assisi.
Đến 16 giờ 30, toàn thể Huynh Đệ Đoàn cùng cộng đoàn giáo xứ Vinh Lưu bước vào thánh lễ đồng tế do Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục giáo phận Phan Thiết chủ sự. Cùng đồng tế có Quý cha trưởng Hàm Thuận Nam và Phan Thiết, và Quý cha.
Thánh lễ diễn ra trang nghiêm và long trọng. Mở đầu bài giảng lễ Đức Cha Giuse đã giải thích ý nghĩa của biến cố Assisi 27/10/1986, do sáng kiến của Đức Chân Phước Gioan Phaolô II và giúp mọi người phân biệt giữa “cầu nguyện và cùng cầu nguyện” của lãnh tụ các tôn giáo tại Assisi. Tránh ngộ nhận, đó cũng là lý do của chuyến hành hương năm nay về Assisi do ĐTC Bênêđictô XVI tổ chức, sau buổi cầu nguyện tại quảng trường thánh Phêrô.
Về tinh thần Assisi, Đức Cha chia sẻ với cộng đoàn ý nghĩa của Hòa Bình. Trước hết, trở về với Thiên Chúa Hòa Bình, Đấng sáng tạo trời đất muôn vật, ban cho con người cai quản đồng thời vui thích ở với con người. Nơi Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh, Thiên Chúa đã phác họa hình ảnh Thiên Chúa Hòa Bình, nối kết trời và đất, liên kết anh em nhân loại lại với nhau trong công trình sáng tạo mới, công trình cứu độ. Thứ đến, trở nên khí cụ của Hòa Bình trong tương quan với Thiên Chúa, với anh em đồng loại và với thiên nhiên. Cuối cùng là xây dựng thế giới Hòa Bình, cụ thể trong việc bảo vệ môi trường, tiếp tục công trình sáng tạo tốt đẹp của Thiên Chúa.
Buổi họp mặt đã kết thúc sau bữa cơm tối thân mật, nhưng tinh thần Assisi qua lời mời gọi của Đức cha Giuse vẫn còn vang vọng trong tâm hồn các Huynh Đệ Đoàn Phan Sinh Tại Thế miền Phan Thiết cách riêng, và cộng đoàn giáo xứ Vinh Lưu nói chung.
Theo báo cáo, trước năm 2000, miền Phan Thiết chỉ có 3 Huynh Đệ Đoàn (HĐĐ). Đến nay, miền Phan Thiết có tới 18 HĐĐ và 1 HĐĐ đang phát triển tại Daguri với Tổng số 533 thành viên (khấn trọn 353; khấn tạm 30; nhập dòng 79; tìm hiểu 71).
Rồi đây, trên khắp các nẻo đường xuôi ngược, với ơn Chúa trợ giúp và tinh thần Assisi hướng dẫn, các Huynh Đệ Đoàn cũng như cộng đoàn giáo xứ Vinh Lưu sẽ thực thi việc xây dựng hoà bình qua đời sống chứng tá của mình từ gia đình đến mọi môi trường sống.
Paul Hoàng Văn Tới
Kỷ Niệm Ngân Khánh Thành Lập Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto Canada
Phạm Trung
15:11 28/10/2011
Hình ảnh Sinh hoạt Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto Canada trong 25 năm qua
Tài Liệu - Sưu Khảo
Muammar Gadhafi và những bài học ‘làm vua’ đắt giá
Alf.Hoàng Gia Bảo
11:53 28/10/2011
Muammar Gadhafi và những bài học ‘làm vua’
Cách nay hai tháng khi Tripoli vừa thất thủ, từ nơi ẩn náu bí mật nhà lãnh đạo Libya Muammar Gadhafi đã đưa ra lời tuyên bố đầy ‘hoang tưởng’ “…tôi đã đi qua các đường phố của Tripoli mà không để lộ tung tích, không ai nhìn thấy… đã chứng kiến những người trẻ tuổi sẵn sàng bảo vệ thành phố của họ" và ông kết thúc ‘giấc mơ’ trở về của mình bằng việc hô hào dân chúng thủ đô "quét sạch lũ chuột ra khỏi Tripoli"
Lời lẽ ngạo mạn, cung cách quái dị ‘không giống ai’ đã từ lâu được xem là ‘thương hiệu’ của Gadhafi. Thế nhưng ông ta không ai ngờ rằng lần “thần khẩu” này lại “hại xác phàm” đến mức khiến ông khi lìa trần thậm chí chẳng còn được nơi túp lều mà là “ống cống” nơi lẽ ra chỉ dành cho “lũ chuột” chứ chẳng phải ‘King of kings - Vua của các vua’ như có lần ông ta tự xưng.
Những chân lý rút ra từ… miệng cống!
Cuộc đời và cách chết của những con người cả nổi tiếng lẫn tai tiếng luôn có những điều khiến người đời thường phải suy nghĩ, ‘ông vua’ Gadhafi cũng vậy.
+ Vì sao một người mặt mũi nom ‘ngầu’ là thế, giết dân không gớm tay là thế, nhưng đến lượt mình đối mặt với cái chết thì lại sợ hãi trốn chui trốn nhủi trong ống cống, van xin “đừng bắn!” khi bị lôi ra? Đó đâu phải là cách chết của “đối đầu vì danh dự” như ông ta viết trong di chúc?
+ Leo lên đến đỉnh cao quyền lực lúc còn rất trẻ chỉ mới 28 tuổi và cai trị đất nước suốt 42 năm liền là trường hợp hiếm ngay cả đối với thể chế quân chủ ‘cha truyền con nối’. Người có số mệnh vương tướng như thế sao lại chết thảm nơi miệng cống, xác bị kéo lê trên đường, nay bị đem chôn nơi hoang mạc, cả ‘hoàng tộc’ lẫn ‘quần thần’ chẳng ai biết đấy là đâu?
Và còn nhiều câu hỏi ‘đau đầu’ khác. Như vì sao lại có chuyện “không rõ ai đã bắn ông ta”? Liệu có do lệnh phải “nhổ cỏ tận gốc” của ai đó cũng giống như cái chết của Ngô tổng thống Việt Nam mình chăng? Bởi để bắn hạ một lãnh tụ uy quyền “vua cua các vua” như Gadhafi ngay cả khi ông ta đã ‘ngã ngựa’ không phải là việc dễ làm đối với bất cứ ai, nếu chẳng phải là người sẵn có máu lạnh.
Cố tổng thống Ngô Đình Diệm diện mạo không ‘dữ dằn’ như đại tá Gadhafi thế mà theo nhiều tài liệu bảo tay đại úy Nhung ‘sát thủ’ có tiếng cũng chỉ dám lén lút làm cái công việc hèn hạ này trong lòng thiết vận xa, thì liệu có thể có chuyện một chiến binh ‘vô danh tiểu tốt’ nào đó của NTC dám ngang nhiên bắn ‘con hùm’ Gadhafi giữa thanh thiên bạch nhật chăng?
Dẫu sao thì sau một tuần lễ ‘làm nóng’ cả thế giới nay linh hồn Gadhafi cũng đã về nơi cần phải đến. Cuộc đời ông ta nếu có gì đáng giá để lại chắc không thể thiếu ba bài học ‘làm vua’ căn bản sau cho những ai còn đang ‘đè đầu cưỡi cổ’ thiên hạ.
1. Thời của đàn áp và bạo ngược với dân chúng không còn là ‘chuyện riêng’ của bất cứ quốc gia nào.
Thế giới ngày nay đã khác rất nhiều so với 20 năm trước. Thật vậy, những ngày qua, sau khi cùng thế giới chứng kiến sự sụp đổ hàng loạt chính thể độc tài Bắc Phi hẳn đã có không ít gia đình Trung Quốc đã cảm thấy xót thương hơn cho số phận không may con em của họ. Những người mà thân thể từng bị nghiền nát bởi xích xe tăng tại quảng trường Thiên An Môn mùa hè 1989, nhưng khi ấy thế giới bên ngoài không mấy ai biết gì về những sự thật hết sức tồi tệ đang xảy đến cho họ. Và ngày nay nếu vẫn chưa có internet thì số phận của rừng người Ai Cập biểu tình tại quảng trường Tahir chắc cũng chẳng khá hơn các sinh viên TQ năm xưa để lật đổ được nhà độc tài Hosni Mubarak hồi đầu năm.
Thế nên, chẳng phải ngẫu nhiên mà Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain trong một phát biểu ngay sau cái chết của Gadhafi đã không ngần ngại cảnh báo “chết này này sẽ khiến các nhà độc tài trên toàn thế giới, bao gồm cả Bashar al-Assad, thậm chí có thể ông Putin, Trung Quốc cảm thấy lo lắng hơn"
Không cần TNS John McCain nêu đích danh hết các chính thể độc tài, thì những gì vừa diễn ra tại Bắc Phi cũng quá đủ để 2011 là năm ‘hắc ám’ nhất đ/v họ trước giờ.
Bởi lẽ không giống như biến cố Đông Âu 20 năm trước một phần là do sự xung đột về ý thức hệ và sắc tộc. Hoa Nhài 2011 là cuộc cách mạng của ‘miếng cơm manh áo’ và đòi hỏi công bằng dân chủ trong xã hội, bắt nguồn từ sự ‘ngọn đuốc sống’ Muhamad Bouazizi sau nhiều lần người bán rau quả xấu số này bị chinh quyền tỉnh Sidi Bouzid, Tunisia ‘hất đổ’ chén cơm.
Những đòi hỏi thiết thực quá chính đáng này ngày càng thu hút đại đa số quần chúng nghèo vùng Bắc Phi ‘vào cuộc’ khiến hàng loạt chính quyền sụp đổ thảm hại quá bất ngờ, đã khiến các chế độ độc tài khác lo lắng là lẽ đương nhiên.
2. Thế giới ngày nay không còn quá bao la để ai đó gieo rắc tội ác và dễ dàng trốn thoát như trong thế kỷ trước.
Thật vậy, nhân loại mới bước sang thiên niên kỷ mới chục năm thế nhưng đã có hơn chục ‘món nợ’ của các nhà độc tài, tội phạm chiến tranh vùng Đông Âu vòng qua Nam Mỹ Châu Phi và cả Campuchia v.v... bị đem ra xét xử tại các tòa án quốc tế.
Trước Gadhafi đã từng có một Sadam Hussein, Osama Bin Laden sau nhiều năm biệt tăm những tưởng đã có thể hạ cánh an toàn đâu đó, nhưng cuối cả hai đều đã không thoát khỏi ‘lưới trời’.
Về hoàn cảnh bị bắt của Gadhafi, tờ ABC News hôm 21/10 có bài “Moammar Gadhafi Dead: How Rebels Killed the Dictator” thuật lại như sau “Khi thành Sirte bị thất thủ một máy bay trinh sát Mỹ không người lái được điều khiển từ từ Las Vegas đã cảnh báo cho lực lượng NATO biết về sự xuất hiện của một đoàn xe 80 chiếc đang chạy trốn khỏi nơi này. Ngay lập tức các máy bay chiến đấu Pháp đã đáp trả bằng một cuộc không kích nhắm vào hai chiếc trong số này. Hiện vẫn chưa rõ các chiến đấu cơ Pháp đã thực sự bắn trúng xe của Ghadafi hay không, nhưng khi các phiến quân tràn đến, phóng viên Gabriel Gatehouse của BBC được họ cho biết là họ vừa lôi nhà lãnh đạo này ra khỏi một ống cống thoát nước gần đó...”
Kể từ sau biến cố 11/9/2001 các máy bay không người lái (drone) của Mỹ cũng đã tiêu diệt được khoảng 2000 tên khủng bố khắp nơi, gồm cả thủ lĩnh Al Qaeda quốc tịch Mỹ Anwar al-Awlaki bị giết tại Yémen trong năm nay.
Rõ ràng loại vũ khí lợi hại này cùng với các hệ thống quan sát điện tử, định vị toàn cầu được giăng mắc khắp nơi đang là nỗi ám ảnh đối sợ hãi với bất cứ tên tội phạm quốc tế nào đang bị truy nã.
3. Độc tài càng lâu, mù quáng càng ‘tợn’!
Thật vậy, với bề dày 42 năm cai trị quốc gia lẽ ra ông Gadhafi phải có thừa mưu lược để nhận ra việc Hội đồng Bảo an LHQ trong đó cả ‘đồng minh’ Trung Quốc đã thông qua tuyệt đối (15/15 phiếu) nghị quyết 1970 (26/2/2011) lên án và cấm vận Libya, rồi vài tuần sau Nghị Quyết 1973 lại tiếp tục được thông qua (17/3/2011) cho phép NATO can thiệp quân sự mà không có bất cứ phiếu chống nào, chứng tỏ 100% chính xác là cả thế giới này đã đồng tình ‘khai tử’ mình rồi!
Một khi cả TQ lẫn Nga đều không phản đối việc ném bom của NATO thì chính quyền Libya có hùng mạnh và chống trả quyết liệt cỡ nào thì cũng chỉ là lần vùng vẫy cuối cùng mà thôi. Thực tế đã cho thấy với khoảng 1000 phi vụ đã thực hiện hơn nửa năm qua, cả thế giới đều biết lực lượng không quân NATO mới là ‘sát thủ’ của Gadhafi chứ không phải quân nổi dậy.
Mà cũng không chỉ ‘mù quáng’ nhất thời. Từ thời điểm 17/3/2011 cho đến khi Tripoli thất thủ 5 tháng trời, một thời gian quá dài đủ để ‘hạ màn’. Thế nhưng, ngay cho đến những ngày cuối cùng bị dồn vào chân tường Sirte, chỉ vài giờ trước khi bị bắt nhiều báo vẫn còn bị ông ta ‘cho ăn quả lừa’ vì tin nhảm nhí đang chiêu mộ binh lính để phản công chiếm lại Tripoli!?
Rõ ràng thật khó tìm được câu trả lời nào thỏa đáng hơn là sự độc tài lâu năm đã khiến mù quáng của Gadhafi trở nên quá… ‘táo tợn’ khi so với sự khôn ngoan sáng suốt của tướng Than Shwe, Miến Điện.
Cả Gadhafi lẫn Than Shwe đều xuát thân từ quân đội lên nắm quyền sau các cuộc chính biến không qua bầu cử, con đường ngắn nhất đến ghế độc tài nhưng Than Shwe kém lâu hơn (1992-2011).
Cách nay chỉ hơn một năm, trước thềm hội nghị ASEAN 16 diễn ra tại Hà Nội (4/2010) khoảng 100 nghị sĩ từ các nước Asean bức xúc trước những vi phạm nhận quyền và dân chủ đã cùng kiến nghị khai trừ Miến Điện ra khỏi khối này. Vậy mà giờ đây… những gì chúng ta đang chứng kiến trong năm nay là một Miến Điện ‘thay da đổi thịt’ hoàn toàn khác hẳn.
Nếu cách mạng Hoa Nhài 2010 đã góp tác động lên giới lãnh đạo Miến Điện khiến họ thay đổi phải nói là ‘cực nhanh’ trong năm 2011, thì với Gadhafi giờ đây nếu còn điều gì đó khiến ông ta đang phải ân hận nơi chín suối, chắc rằng đó phải là sự hối tiếc vì sao Than Shwe thức thời biết lo xa, còn mình… hơn 20 năm trước cũng đã từng một lần có dịp chứng kiến hàng loạt nhà độc tài Đông Âu lâm nạn, vậy mà miệng vẫn cứ nói không?
Sàigòn, 28/10/2011
Alf.Hoàng Gia Bảo
Cách nay hai tháng khi Tripoli vừa thất thủ, từ nơi ẩn náu bí mật nhà lãnh đạo Libya Muammar Gadhafi đã đưa ra lời tuyên bố đầy ‘hoang tưởng’ “…tôi đã đi qua các đường phố của Tripoli mà không để lộ tung tích, không ai nhìn thấy… đã chứng kiến những người trẻ tuổi sẵn sàng bảo vệ thành phố của họ" và ông kết thúc ‘giấc mơ’ trở về của mình bằng việc hô hào dân chúng thủ đô "quét sạch lũ chuột ra khỏi Tripoli"
Lời lẽ ngạo mạn, cung cách quái dị ‘không giống ai’ đã từ lâu được xem là ‘thương hiệu’ của Gadhafi. Thế nhưng ông ta không ai ngờ rằng lần “thần khẩu” này lại “hại xác phàm” đến mức khiến ông khi lìa trần thậm chí chẳng còn được nơi túp lều mà là “ống cống” nơi lẽ ra chỉ dành cho “lũ chuột” chứ chẳng phải ‘King of kings - Vua của các vua’ như có lần ông ta tự xưng.
Những chân lý rút ra từ… miệng cống!
Cuộc đời và cách chết của những con người cả nổi tiếng lẫn tai tiếng luôn có những điều khiến người đời thường phải suy nghĩ, ‘ông vua’ Gadhafi cũng vậy.
+ Vì sao một người mặt mũi nom ‘ngầu’ là thế, giết dân không gớm tay là thế, nhưng đến lượt mình đối mặt với cái chết thì lại sợ hãi trốn chui trốn nhủi trong ống cống, van xin “đừng bắn!” khi bị lôi ra? Đó đâu phải là cách chết của “đối đầu vì danh dự” như ông ta viết trong di chúc?
+ Leo lên đến đỉnh cao quyền lực lúc còn rất trẻ chỉ mới 28 tuổi và cai trị đất nước suốt 42 năm liền là trường hợp hiếm ngay cả đối với thể chế quân chủ ‘cha truyền con nối’. Người có số mệnh vương tướng như thế sao lại chết thảm nơi miệng cống, xác bị kéo lê trên đường, nay bị đem chôn nơi hoang mạc, cả ‘hoàng tộc’ lẫn ‘quần thần’ chẳng ai biết đấy là đâu?
Và còn nhiều câu hỏi ‘đau đầu’ khác. Như vì sao lại có chuyện “không rõ ai đã bắn ông ta”? Liệu có do lệnh phải “nhổ cỏ tận gốc” của ai đó cũng giống như cái chết của Ngô tổng thống Việt Nam mình chăng? Bởi để bắn hạ một lãnh tụ uy quyền “vua cua các vua” như Gadhafi ngay cả khi ông ta đã ‘ngã ngựa’ không phải là việc dễ làm đối với bất cứ ai, nếu chẳng phải là người sẵn có máu lạnh.
Cố tổng thống Ngô Đình Diệm diện mạo không ‘dữ dằn’ như đại tá Gadhafi thế mà theo nhiều tài liệu bảo tay đại úy Nhung ‘sát thủ’ có tiếng cũng chỉ dám lén lút làm cái công việc hèn hạ này trong lòng thiết vận xa, thì liệu có thể có chuyện một chiến binh ‘vô danh tiểu tốt’ nào đó của NTC dám ngang nhiên bắn ‘con hùm’ Gadhafi giữa thanh thiên bạch nhật chăng?
Dẫu sao thì sau một tuần lễ ‘làm nóng’ cả thế giới nay linh hồn Gadhafi cũng đã về nơi cần phải đến. Cuộc đời ông ta nếu có gì đáng giá để lại chắc không thể thiếu ba bài học ‘làm vua’ căn bản sau cho những ai còn đang ‘đè đầu cưỡi cổ’ thiên hạ.
1. Thời của đàn áp và bạo ngược với dân chúng không còn là ‘chuyện riêng’ của bất cứ quốc gia nào.
Thế giới ngày nay đã khác rất nhiều so với 20 năm trước. Thật vậy, những ngày qua, sau khi cùng thế giới chứng kiến sự sụp đổ hàng loạt chính thể độc tài Bắc Phi hẳn đã có không ít gia đình Trung Quốc đã cảm thấy xót thương hơn cho số phận không may con em của họ. Những người mà thân thể từng bị nghiền nát bởi xích xe tăng tại quảng trường Thiên An Môn mùa hè 1989, nhưng khi ấy thế giới bên ngoài không mấy ai biết gì về những sự thật hết sức tồi tệ đang xảy đến cho họ. Và ngày nay nếu vẫn chưa có internet thì số phận của rừng người Ai Cập biểu tình tại quảng trường Tahir chắc cũng chẳng khá hơn các sinh viên TQ năm xưa để lật đổ được nhà độc tài Hosni Mubarak hồi đầu năm.
Thế nên, chẳng phải ngẫu nhiên mà Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain trong một phát biểu ngay sau cái chết của Gadhafi đã không ngần ngại cảnh báo “chết này này sẽ khiến các nhà độc tài trên toàn thế giới, bao gồm cả Bashar al-Assad, thậm chí có thể ông Putin, Trung Quốc cảm thấy lo lắng hơn"
Không cần TNS John McCain nêu đích danh hết các chính thể độc tài, thì những gì vừa diễn ra tại Bắc Phi cũng quá đủ để 2011 là năm ‘hắc ám’ nhất đ/v họ trước giờ.
Bởi lẽ không giống như biến cố Đông Âu 20 năm trước một phần là do sự xung đột về ý thức hệ và sắc tộc. Hoa Nhài 2011 là cuộc cách mạng của ‘miếng cơm manh áo’ và đòi hỏi công bằng dân chủ trong xã hội, bắt nguồn từ sự ‘ngọn đuốc sống’ Muhamad Bouazizi sau nhiều lần người bán rau quả xấu số này bị chinh quyền tỉnh Sidi Bouzid, Tunisia ‘hất đổ’ chén cơm.
Những đòi hỏi thiết thực quá chính đáng này ngày càng thu hút đại đa số quần chúng nghèo vùng Bắc Phi ‘vào cuộc’ khiến hàng loạt chính quyền sụp đổ thảm hại quá bất ngờ, đã khiến các chế độ độc tài khác lo lắng là lẽ đương nhiên.
2. Thế giới ngày nay không còn quá bao la để ai đó gieo rắc tội ác và dễ dàng trốn thoát như trong thế kỷ trước.
Thật vậy, nhân loại mới bước sang thiên niên kỷ mới chục năm thế nhưng đã có hơn chục ‘món nợ’ của các nhà độc tài, tội phạm chiến tranh vùng Đông Âu vòng qua Nam Mỹ Châu Phi và cả Campuchia v.v... bị đem ra xét xử tại các tòa án quốc tế.
Trước Gadhafi đã từng có một Sadam Hussein, Osama Bin Laden sau nhiều năm biệt tăm những tưởng đã có thể hạ cánh an toàn đâu đó, nhưng cuối cả hai đều đã không thoát khỏi ‘lưới trời’.
Về hoàn cảnh bị bắt của Gadhafi, tờ ABC News hôm 21/10 có bài “Moammar Gadhafi Dead: How Rebels Killed the Dictator” thuật lại như sau “Khi thành Sirte bị thất thủ một máy bay trinh sát Mỹ không người lái được điều khiển từ từ Las Vegas đã cảnh báo cho lực lượng NATO biết về sự xuất hiện của một đoàn xe 80 chiếc đang chạy trốn khỏi nơi này. Ngay lập tức các máy bay chiến đấu Pháp đã đáp trả bằng một cuộc không kích nhắm vào hai chiếc trong số này. Hiện vẫn chưa rõ các chiến đấu cơ Pháp đã thực sự bắn trúng xe của Ghadafi hay không, nhưng khi các phiến quân tràn đến, phóng viên Gabriel Gatehouse của BBC được họ cho biết là họ vừa lôi nhà lãnh đạo này ra khỏi một ống cống thoát nước gần đó...”
Kể từ sau biến cố 11/9/2001 các máy bay không người lái (drone) của Mỹ cũng đã tiêu diệt được khoảng 2000 tên khủng bố khắp nơi, gồm cả thủ lĩnh Al Qaeda quốc tịch Mỹ Anwar al-Awlaki bị giết tại Yémen trong năm nay.
Rõ ràng loại vũ khí lợi hại này cùng với các hệ thống quan sát điện tử, định vị toàn cầu được giăng mắc khắp nơi đang là nỗi ám ảnh đối sợ hãi với bất cứ tên tội phạm quốc tế nào đang bị truy nã.
3. Độc tài càng lâu, mù quáng càng ‘tợn’!
Thật vậy, với bề dày 42 năm cai trị quốc gia lẽ ra ông Gadhafi phải có thừa mưu lược để nhận ra việc Hội đồng Bảo an LHQ trong đó cả ‘đồng minh’ Trung Quốc đã thông qua tuyệt đối (15/15 phiếu) nghị quyết 1970 (26/2/2011) lên án và cấm vận Libya, rồi vài tuần sau Nghị Quyết 1973 lại tiếp tục được thông qua (17/3/2011) cho phép NATO can thiệp quân sự mà không có bất cứ phiếu chống nào, chứng tỏ 100% chính xác là cả thế giới này đã đồng tình ‘khai tử’ mình rồi!
Một khi cả TQ lẫn Nga đều không phản đối việc ném bom của NATO thì chính quyền Libya có hùng mạnh và chống trả quyết liệt cỡ nào thì cũng chỉ là lần vùng vẫy cuối cùng mà thôi. Thực tế đã cho thấy với khoảng 1000 phi vụ đã thực hiện hơn nửa năm qua, cả thế giới đều biết lực lượng không quân NATO mới là ‘sát thủ’ của Gadhafi chứ không phải quân nổi dậy.
Mà cũng không chỉ ‘mù quáng’ nhất thời. Từ thời điểm 17/3/2011 cho đến khi Tripoli thất thủ 5 tháng trời, một thời gian quá dài đủ để ‘hạ màn’. Thế nhưng, ngay cho đến những ngày cuối cùng bị dồn vào chân tường Sirte, chỉ vài giờ trước khi bị bắt nhiều báo vẫn còn bị ông ta ‘cho ăn quả lừa’ vì tin nhảm nhí đang chiêu mộ binh lính để phản công chiếm lại Tripoli!?
Rõ ràng thật khó tìm được câu trả lời nào thỏa đáng hơn là sự độc tài lâu năm đã khiến mù quáng của Gadhafi trở nên quá… ‘táo tợn’ khi so với sự khôn ngoan sáng suốt của tướng Than Shwe, Miến Điện.
Cả Gadhafi lẫn Than Shwe đều xuát thân từ quân đội lên nắm quyền sau các cuộc chính biến không qua bầu cử, con đường ngắn nhất đến ghế độc tài nhưng Than Shwe kém lâu hơn (1992-2011).
Cách nay chỉ hơn một năm, trước thềm hội nghị ASEAN 16 diễn ra tại Hà Nội (4/2010) khoảng 100 nghị sĩ từ các nước Asean bức xúc trước những vi phạm nhận quyền và dân chủ đã cùng kiến nghị khai trừ Miến Điện ra khỏi khối này. Vậy mà giờ đây… những gì chúng ta đang chứng kiến trong năm nay là một Miến Điện ‘thay da đổi thịt’ hoàn toàn khác hẳn.
Nếu cách mạng Hoa Nhài 2010 đã góp tác động lên giới lãnh đạo Miến Điện khiến họ thay đổi phải nói là ‘cực nhanh’ trong năm 2011, thì với Gadhafi giờ đây nếu còn điều gì đó khiến ông ta đang phải ân hận nơi chín suối, chắc rằng đó phải là sự hối tiếc vì sao Than Shwe thức thời biết lo xa, còn mình… hơn 20 năm trước cũng đã từng một lần có dịp chứng kiến hàng loạt nhà độc tài Đông Âu lâm nạn, vậy mà miệng vẫn cứ nói không?
Sàigòn, 28/10/2011
Alf.Hoàng Gia Bảo
Martin Luther và vấn đề „làm thế nào đón nhận được Thiên Chúa tình thương?“
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
13:36 28/10/2011
„Làm thế nào đón nhận được Thiên Chúa tình thương?“
Đây là thắc mắc đi tìm Thiên Chúa dày vò trái tim tâm hồn Martin Luther suốt dọc đời sống từ khi ông bước chân vào sống trong Dòng Augustino là một thầy Dòng và sau này trở thành Linh mục năm 1507 ở Erfurt nước Đức.
Thắc mắc này đã thúc đẩy Ông đi tìm hiểu liên lỉ cùng sâu xa trong cầu nguyện, cùng theo tầm hiểu biết của con người suy tư về đức tin, về Giáo Hội thời Ông sinh sống. Qua đó Ông đã khám phá nhận ra nhiều điều không đúng trong đời sống Giáo Hội so chiếu với những gì như Kinh Thánh phúc âm đặt ra. Và từ đó Ông đã khơi lên phong trào cải cách canh tân đời sống Giáo Hội năm 1517 ở Wittenberg.
Phong trào đòi cải cách canh tân đời sống Giáo Hội do Martin Luther khởi xướng đã vấp phải những bác bỏ rồi lên án từ phía Giáo Hội thời Đức giáo hoàng Leo 10. ở Roma.
Từ đó nẩy sinh thành một Giáo Hội ly khai có tên Tin lành Luther từ năm 1522. Giáo Hội Tin lành Luthero tách ra khỏi Giáo Hội Công giáo Roma. Giáo Hội này đi theo một con đường sống đức tin vào Thiên Chúa riêng biệt.
1. Marin Luthero, vị khai sinh Giáo Hội Tin Lành
Martin Luther mở mắt chào đời ngày 10.11.1483 ở Eisleben vùng miền Đông nước Đức.
1505 vào tu dòng Augustino ở Erfurt
1507 chịu chức Linh mục
1512 đậu học bằng Tiến sĩ thần học ở Wittenberg
1517 đưa ra 95 luận đề đòi cải cách Giáo Hội ở nhà thờ Wittenberg
1521 bị lên án và chạy về sinh sống ở Wartburg
1522 trở về Wittenberg
1522 bản bản dịch Kinh Thánh tân ước tiếng Đức đầu tiên do chính Luther dịch từ Hylạp và Latinh.
1523 bản dịch Kinh Thánh cựu ước tiếng Đức đầu tiên do chính Luther dịch từ tiếng Hylap và Latinh
1534 xuất bản Kinh Thánh toàn bộ sang tiếng Đức do Luther dịch. Và được gọi là bản Kinh Thánh Luther.
18.02.1546 qua đời ở Eisleben.
Ngày 02.07.1505 trong lúc đi dạo từ Mansfield đến Erfurt, Martin Luther trải qua một cơn sấm sét nặng, làm Ông kinh hoàng sợ hãi tưởng như sắp chết vì bị sét đánh. Trong lúc lo sợ bối rối, Ông đã khấn xin cùng Thánh Anna, mẹ của Đức mẹ Maria: Lạy Thánh Anna xin cứu giúp con! Con muốn trở thành một thầy Dòng.“
Sau đó Martin Luther trung thành giữ lời khấn khứa. Ông từ gĩa nếp sống đời sinh viên ở đại học, vào tu trong Dòng khổ tu Augustino ở Erfurt. Việc Ông đi tu làm Thầy Dòng và sau này trở thành Linh mục hòan toàn trái ngược với ý muốn của cha ông. Vì cha ông muốn ông học ngành luật khoa ở đại học.
Vào sống trong nhà Dòng chuyên chú việc đạo đức, Martin Luther hằng suy nghĩ đi tìm câu trả lời cho thắc mắc: làm thế nào đón nhận được Thiên Chúa nhân từ; làm thế nào để sống đẹp lòng Ngài, để được Ngài thương cứu giúp ban ơn phúc lành. Trải qua đời sống cầu nguyện, ăn chay hãm mình, hy sinh đền tội, nhưng thầy Dòng Luther không thấy gì là chắc chắn đã sống đẹp lòng Chúa, và không biết có được Ngài đón nhận không.
Martin Luther sống trong bối rối hoài nghi.
Sau khi chịu chức Linh mục năm 1507, Martin Luther tiếp tục học thần học, nhưng Ông để tâm trí nghiên cứu học hỏi Kinh Thánh nhiều hơn.
Năm 1510 Martin Luther cùng với một thầy Dòng bạn được gửi sang Roma. Ở đây Ông đã đi hành hương viếng 07 thánh đường với mục đích hãm mình hy sinh đền tội, như luật xưng tội ngày xưa ấn định ra như vậy. Dù đi hành hương thăm viếng những thánh đường ở Roma, nhưng những ấn tượng tiêu cực về Giáo Hội nảy sinh theo đuổi tâm trí Ông. Ông thấy những lễ nghi Phụng vụ cử hành không có tâm tình suy niệm cầu nguyện tối thiểu cần thiết. Hầu như chỉ là chương trình phải làm như bổn phận ấn định ra như thế nơi các vị Tư Tế. Ông nghe ngóng cùng nhận thấy phần nhiều những vị Tư Tế thời đó chạy theo vinh quang quyền hành thế tục, và lợi dụng để nhằm củng cố địa vị của mình trong Giáo Hội.
Ngày 19.10.1512 Martin Luther đậu học bằng Tiến sĩ thần học. Ông vẫn hoài nghi về những bổn phận người Kitô hữu phải thi hành như luật định để lãnh nhận ơn Chúa. Những suy nghĩ hoài nghi thắc mắc đó nhiều lần đã khiến ông ngã bệnh nặng về thể xác. Và về tinh thần trong những giờ phút lo sợ đen tối đó Luther đã cảm thấy mình như bị Chúa nguyền rủa trừng phạt. Dẫu vậy, Luther tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu sâu xa hơn về Kinh Thánh, nhất là những Thánh Vịnh. Và từ đó Ông đã dần dần khám phá ra một hình ảnh mới về Chúa.
2. Sự công chính bắt nguồn từ Chúa
Do nghiên cứu tìm hiểu sâu rộng về Kinh Thánh nhất là 150 Thánh Vịnh do Vua Thánh Davít viết như lời cầu nguyện để lại, linh mục Luther đã nhận ra khía cạnh mới về Chúa: duy chỉ mình Chúa ban cho chúng ta sự công chính.
Theo Luther, xưa nay sự công chính được Chúa thứ tha ban cho , khi con người qua sự hy sinh hãm mình thể xác cũng như tinh thần, để mong nhận được cứu rỗi trên nước Trời, cho dù là mua bán ân xá, là sai không đúng.
Không phải con người chúng ta phải hy sinh nỗ lực cố gắng trở nên công chính trước mặt Chúa. Nhưng chỉ duy một mình Chúa làm cho chúng ta trở nên công chính thôi. Nếu chúng ta tin chấp nhận lời Chúa hứa ban, là tin Chúa Giêsu Kitô đã hy sinh chịu chết trên thánh gía, cùng nhận Người là Chúa trong đời sống của mình.
Với sự xác tín về hình ảnh mới của Chúa như thế, linh mục Martin Luther đã đặt toàn thể Gíao Hội trước vấn nạn mới về tín lý thần học, cùng gây ra khủng hoảng và nóng giận trong Giáo Hội truyền thống xưa nay.
Qua nghiên cứu tìm hiểu Kinh Thánh và nhận ra những sai trái trong Giáo Hội về tín lý cũng như mục vụ thực hành, Martin Luther đã đề ra những điều cần canh tân cải cách trong Giáo Hội thời điểm 1517.
3. 95 luận đề cải cách
Ngày 31.10.1517 Linh mục Martin Luther đã công bố 95 luận đề cải cách Giáo Hội trình bày ở thánh đường Wittenberg. Những luận đề này đã gây ra tranh cãi sôi nổi trong Giáo Hội nơi mọi thành phần, nhất là về việc mua bán bằng ân xá trong Giáo Hội thời đó.
Từ năm 1512 mỗi người tín hữu Chúa Kitô phải đến xưng tôi với linh mục để lãnh ơn tha tội, và được giảm bớt nhẹ hình phạt qua làm việc thiện, việc tốt lành. Nhờ mua bán ân xá – bằng ân xá – hình phạt trong lò luyện tội được tha giảm tùy theo điểm gía tiền mua bán bằng ân xá cho người đã qua đời, và cho chính mình sau này khi qua đời. Vì theo sự tin tưởng trong Giáo Hội thời đó, ai cũng sẽ phải trải qua thời kỳ ở lò lửa luyện tội sau khi qua đời. Câu thắc mắc được đặt ra, vậy phải ở nơi đó bao lâu mới được về hưởng nhan thánh Chúa. Vì thế Giáo Hội thời đó đặt ra lệ mua bằng ân xá để giải đáp cho vấn nạn thắc mắc này cách dễ dàng. Việc mua bán bằng ân xá thời đó cũng đã trở nên dịp cám dỗ đi đến lạm dụng cho lợi lộc quyền bính vật chất.
Và cũng không ai có thể chắc chắn bảo đảm được rằng phải mua bao nhiêu điểm, bao nhiêu bằng ân xá mới đủ để mau thoát khỏi hình phạt sau khi qua đời trong lò luyện tội hay hỏa ngục.
Martin Luther đã nhìn ra khía cạnh tiêu cực đen tối trong việc giữ đạo kiểu này. Nên với 95 luận đề Martin Luther trứơc hết công khai đả kích chống lại việc mua bán bằng ân xá. Đây là cuộc cải cách cách mạng lần đầu tiên trong Giáo Hội, và đặt ra vấn đề nguy cơ mới, là Giáo Hội phải từ bỏ nguồn thu nhập quan trọng.
Mùa hè 1518 Giáo triều Roma mở vụ án chống lại Martin Luther. Tòa án Giáo Hội lên án Luther là nhạo báng Thiên Chúa và mưu đồ gây phản đạo. Giáo triều Roma yêu cầu Martin Luther phải rút lại 95 luận đề chống Giáo Hội, cũng như không công nhận quyền bính của Đức giáo Hoàng Roma.
Nhưng Martin Luther đã không đáp ứng lời đòi buộc đó. Ông còn quảng bá thêm những điều mới cho 95 luận đề nữa. Theo Ông làm việc thiện tốt lành không có nghĩa là việc đạo đức do mình nghĩ đặt ra, nhưng là thực hành việc giúp đỡ nơi nào cần sự giúp đỡ. Ông công khai không công nhận quyền hành của đức giáo hoàng Roma, nhất là về việc canh tân cải cách trong Giáo Hội. Đây gần như mấu chốt gây ra vấn đề đưa đến ly khai khỏi Giáo Hội Công giáo Roma.
Công khai Martin Luther đã bảo vệ luận đề và những bài vở Ông viết đòi cải cách Giáo Hội. Ông nói:
„ Nếu tôi không bị làm cho thay đổi qua những chứng từ của sách Kinh Thánh hay qua những lý do hợp với lý trí - tôi tin rằng không riêng vị giáo hoàng nào cũng như không riêng Công Đồng, vì họ đã thường có nhiều sai lầm và chính họ cũng đã nói rút lại điều đã nói – tôi cảm thấy mình bị chiếm ngự bởi những lời trong Kinh Thánh. Và lương tâm tôi gắn dính liền trong Lời Chúa, và tôi không thể nói rút lại bất cứ điều gì vừa không là nguy cơ, vừa có sức chữa lành, chống lại lương tâm được. Tôi đứng giữ nguyên vị trí tôi đang đứng. Xin Thiên Chúa phù trợ tôi. Amen!“
4. Cuộc sống đời ly khai
Từ 1521 Martin Luther bị công khai lên án loại ra khỏi Giáo Hội. Và nhà vua Carolo V. cũng lên án cho Martin Luther là người sống gây ra sự bất an ổn trong xã hội, một người sống không theo luật pháp và là một loài chim trong rừng hoang. Bị kết án như thế, chẳng khác nào bị kết án tử hình.
Martin Luther về mặt thể xác như biến mất khỏi màn ảnh sân khấu cuộc đời. Nhưng về mặt tinh thần qua hình ảnh và những bài viết, Ông lại luôn có mặt cùng được biết đến nhiều hơn trước.
Trong âm thầm Ông làm việc quy vào ba trọng tâm: Khơi dậy những phong trào đòi cải cách tự phát; bảo vệ tin mừng phúc âm chống lại những tấn công của Giáo Hội thời Trung cổ sau này, cũng như cổ võ đón tiếp những người trong phong trào học đọc phúc âm.
Ở Wartburg Ông bắt đầu dịch sách Kinh Thánh Tân ước sang tiếng Đức. Công việc dịch thuật này không chỉ góp phần vào việc quảng bá sách Kinh Thánh, nhưng còn đóng góp vào công trình phát triển một thứ tiếng Đức đồng nhất. Trong lãnh vực ngôn ngữ Martin Luther là người có năng khiếu rất tài giỏi nhậy bén cùng tinh tế viết thi phú văn chương.
Với 95 luận đề cải cách Martin Luther đã khiến cho phong trào mua bán bằng ân xá phải suy nghĩ lại cùng đưa đến quyết định loại bỏ khử trừ tệ nạn xấu này. Bây giờ với việc phổ biến sứ điệp tin mừng đến lượt luật độc thân, đời sống tu sỹ nhà Dòng và Thánh lễ Misa bị lung lay nghi ngờ.
Tháng 10.1521 Martin Luther đặt vấn nạn về bảy Bí tích trong Giáo Hội. Theo Martin Luther
những Bí tích này chẳng khác nào cảnh tù đày Babylon ngày xưa. Và Ông căn cứ trên nền tảng phúc âm đưa ra lý thuyết mới cách cắt nghĩa tìm hiểu về bí tích. Được kể là Bí tích phải do chính Chúa Giêsu Kitô thiết lập, và phải hội đủ ít nhất một trong những điều kiện : nước, rượu nho và bánh. Chỉ hai Bí tích Rửa tội và bữa tiệc ly là những Bí tích đích thực. Vì hai bí tích đó hội đủ điều kiện như trong Phúc âm do Chúa Giêsu ấn định và Ngài đã thi hành.
Martin Luther đưa luận cứ làm phản đề như sau: „ Một người tín hữu Chúa Kitô là một người có tự do trong mọi sự, và không bắt ai thần phục mình. Một người tín hữu Chúa Kitô là một người đầy tớ phục vụ mọi sự, và là thần dân của mỗi người.“
Bị loại bỏ khỏi Giáo Hội Công giáo, Martin Luther đã tự cho mình tước hiệu mới: Ecclesiant- Thầy giảng dậy. Ông đưa ra theo thứ tự về nếp sống trong tương quan giữa Thiên Chúa và con người:
1. Thiên Chúa xử sự ra bên ngoài qua Lời Ngài và các Bí tích ( Rửa tội và Bữa tiệc ly)
2. Trong thâm tâm Thiên Chúa xử sự qua đức tin trong Chúa Thánh Thần.
3. Người nào căn cứ vào Chúa Thánh Thần, họ phải minh chứng lời họ nói phù hợp với Kinh Thánh.
4. Lời giảng dậy qua luật lệ làm cho con người tỉnh thức về tội lỗi, nhưng họ được phúc âm mang đến cho niềm an ủi.
5. Theo đó nảy sinh sự hủy diệt tự yêu mình ( hy sinh quên mình), và nảy sinh sự yêu mến với người khác.
Những ý tưởng thần học này đã được Luther khai triển thành hệ thống sola/ solus
5. Hệ thống thần học dựa trên sola / solus
Martin Luther đã bỏ nhiều thời giờ và công sức vào việc tìm hiểu suy niệm cũng như dịch thuật sách Kinh Thánh tân ước sang tiếng Đức, và sách Kinh Thánh làm nền tảng cho những suy tư, những bài viết cùng luận đề thần học của Ông. Ông đã đọc phân tích kỹ lưỡng thư của Thánh Phaolo gửi giáo đoàn Roma. Và ông đã tìm thấy chìa khóa giải đáp cho thắc mắc của Ông về tín lý trong câu:
“ Quả thế, Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin, trước là người Dothái, sau là người Hylạp. Vì trong Tin Mừng, sự công chính của Thiên Chúa được mặc khải, nhờ đức tin để đưa đến đức tin, như có lời chép: Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống.“ ( Roma 1,16-17).
Vì thế, xưa nay có suy nghĩ cho rằng Giáo Hội Tin lành là Giáo Hội của Phaolô. Đây cũng chỉ là suy tưởng nhiều hơn thôi. Và từ nền tảng đức tin Martin Luther đã đưa ra hệ thồng thần học của mình theo nguyên tắc Sola/ solus như sau:
1.Sola scriptura: duy chỉ một mình sách Kinh thánh là nguồn của đức tin và sự hiểu biết về Thiên Chúa, cùng là thước đo lời nói và việc làm của người Kitô hữu.
2.Sola gratia:duy chỉ nhờ ân đức, không cần đến bất cứ hành động cộng tác nào, con người được Chúa cho trở nên công chính.
3.Sola fide: duy chỉ nhờ đức tin, món qùa tặng đón nhận Lời Chúa trong Chúa Giêsu Kitô
( không phải là thành tích của con người làm ra) mang đến ơn cứu rỗi.
4. Solus Christus: duy chỉ mình Chúa Giêsu Kitô, đấng là người thật và là Thiên Chúa thật, qua sự hy sinh thay cho mọi người chết trên thập gía một lần thay cho mọi lần đem đến sự cứu rỗi cùng sự thánh thiện cho chúng ta. Những điều đó bắt nguồn chứa đựng trong Phúc âm, nơi Bí Tích bữa tiệc ly. Đây là nguyên do chính yếu của nguyên tắc canh tân đức tin.
6. Con đường đại kết
Phong trào đòi canh tân cải cách sửa chữa những sai lầm không đúng trong đời sống Giáo Hội do Martin Luther phát động với 95 luận đề ở Wittenberg năm 1517 đã gây nên thảm họa ly khai chia Giáo Hội Công giáo ra thêm một nhánh khác nữa từ ngày đó. Tuy cả hai cùng tin vào một Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần như nhau.
Hai bên Công giáo và Tin lành có những con đường thực hành đức tin vào Chúa khác nhau, như việc tôn kính Đức Mẹ Maria, tôn kính các Thánh, đang khi bên Giáo Hội Công giáo thì đề cao việc đạo đức này, nhưng bên Tin Lành thì phủ nhận, không có tập tục sống đạo như thế.
Bên Giáo Hội Công giáo lấy 07 Bí tích làm căn bản cho đời sống thực hành sống đức tin: Rửa tội, Thêm sức, Mình Thánh Chúa, Giải tội, Hôn nhân, Truyền chức thánh và Xức Dầu . Đang khi bên Tin lành chỉ công nhận 2 bí tích mà thôi: Rửa tội và Bữa tiệc ly.
Đức giáo hoàng Roma là vị đại diện Chúa Chúa Kitô ở trần gian, kế vị Thánh Phero đứng đầu Giáo Hội Công giáo. Nhưng bên Tin lành không công nhận quyền bính của Đức giáo hoàng Roma như thế.
Bên Công giáo có phẩm trật từ trên xuống dưới do Thiên Chúa kêu gọi sắp đặt ban cho trong Giáo Hội: Đức Giáo Hoàng, các Giám mục, các Linh mục và Tu sỹ nam nữ. Đang khi bên Tin Lành không có phẩm trật như thế. Mỗi Giáo Hội Tin lành địa phương mỗi nước độc lập riêng rẽ, không có trung ương cho toàn thể Giáo Hội Tin lành toàn cầu.
Từ Công đồng Vatican thứ hai (1965) phong trào Đại kết giữa Công giáo và Tin lành được khởi xướng đề cao. Mục đích của đại kết là muốn tìm hiểu, xóa đi những nghi kỵ chống báng nhau theo tinh thần phúc âm của Chúa. Cùng nhau có thể đạt tới điểm chung về đức tin, về cách thức thực hành đức tin, và có thể đi đến chỗ công nhận nhau, để cho tín hữu hai bên cùng thông phần tham dự hợp luật lệ ở cả hai bên.
Hai bên đã công nhận bí tích Rửa tội của nhau. Nhưng Bí tích Thánh Thể, mà bên Tin lành gọi là bữa tiệc ly thì chưa. Vì theo Giáo hội Công giáo bên Tin Lành không có chức linh mục theo phẩm trật từ các Tông đồ truyền lại.
Và theo Giáo lý Công giáo trong mỗi Thánh lễ Misa Chúa Giêsu đều hiện diện thực sự dưới hình Bánh và Rượu ban ơn cứu độ. Thánh lễ Misa Công giáo do các Linh mục mừng hằng ngày, và luật hằng tuần ngày Chúa nhật tham dự Thánh lễ với mọi người tín hữu Công giáo.
Bữa tiệc ly do các vị Mục sư Tin lành cử hành không phải là Bí tích Thánh Thể theo như Giáo lý bên Công giáo, và bên Tin Lành chỉ cử hành Bữa tiệc ly một tháng một lần.
Con đường đại kết là con đường dài, còn nhiều điều phải thu dọn giải quyết vượt qua bằng tìm hiểu đối thoại.
Hôm 23.09.2011 Đức gíao hoàng Benedictô 16. đã đến thăm nhà Dòng Augustino ở Erfurt, nơi ngày xưa Martin Luther đã sống trải qua đời tu trì và trở thành linh mực ở đây. Nhiều mong ước chờ đợi ở Đức giáo hoàng về đại kết được đặt ra. Nhưng đức giáo hoàng đã có suy tư về đại kết dưới ánh sáng mới cùng căn để hơn:
„ Điều quan trọng nhất cho việc đại kết, theo tôi, là chúng ta đừng để vô tình vì không chú ý bị phong trào tục hóa thúc đẩy làm đánh mất những điểm chung lớn lao. Những điểm đó làm cho chúng ta trở nên người tín hữu Chúa Kitô, cùng là ân đức và nhiệm vụ trao cho chúng ta. Rõ ràng đã là điều thiếu sót sai lầm của thời đại về tôn giáo, mà chúng ta nhìn thấy sự ngăn chia, và không chấp nhận điều đó từ căn băn. Những điều trong Kinh Thánh và tuyên xưng đức tin về đạo Chúa Kitô ngày xưa là điều chung hợp của chúng ta.
Chúng ta đã đạt được bước tiến triển lớn lao trong tinh thần đại kết từ những thập niên qua là cần thiết có sự chung hợp, là chúng ta cùng nhau hát ca tụng Thiên Chúa, cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau loan truyền nền luân lý đạo đức cho thế giới, cùng nhau làm nhân chứng cho Chúa Giêsu trong thế giới này…
Không phải sự suy giảm bớt đi về đức tin giúp chúng ta, nhưng chỉ sống đức tin toàn vẹn trong thế giới ngày hôm nay. Đó là bổn phận chính yếu trung tâm của đại kết. Chúng ta cần phải giúp đỡ lẫn nhau thực hành điểm này: sống đức tin sâu xa và sống động.
Không phải những hành động có tính chiến thuật cứu giúp đạo Kytô giáo chúng ta, nhưng đức tin được suy nghĩ mới lại, một đức tin sống động mới, nhờ Chúa Kitô, và trong Người, đấng là Thiên Chúa sống động đi vào trong thế giới hôm nay. “ .
Học gỉa giáo sư triết học Robert Spaemann đã có nhận xét về đối thoại đại kết với Giáo Hội Tin Lành Luther nhân chuyến viếng thăm của Đức giáo hoàng Benedictô 16. ở Erfurt như sau:
„Thật ra Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. đã ca ngợi con đường đối thoại đã đạt được cho tới nay, và ngài đã mời gọi tiếp tục cuộc đối thoại với các sáng kiến hiệp nhất trong lãnh vực cầu nguyện và hoạt động xã hội của cả hai Giáo Hội. Nhưng việc cùng cử hành Thánh Thể là điều vẫn chưa thể làm được, xét vì các anh em tin lành không nhìn nhận sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể. Nhưng tôi nghĩ rằng cuộc đối thoại với Giáo Hội cải cách đang gặp khó khăn không thuộc trật tự thần học.
Tôi có ý nói rằng các anh em thuộc Giáo Hội Luther đã đầu hàng trước tiến trình tục hóa liên quan tới các vấn đề như lỵ dị, phá thai, trợ tử và các đề tài luân lý đạo đức lớn. Như thế họ đang xa rời truyền thống kitô. Và đây là một vấn đề rất lớn cần phải giải quyết giữa họ với nhau, chứ không phải giữa các tín hữu công giáo.“ ( Vietcatholic.net, Đức Thánh Cha khiến cho giới báo chí Đức kinh ngạc, ngày 06.10.2011)
************
Suốt dọc đời sống Martin Luther đã luôn thao thức băn khoăn đi tìm nhan thánh Chúa. Những con đường Ông đã sống đi qua, hay Ông được ơn soi sáng thúc đẩy có sáng kiến lập vẽ ra để đi tìm Chúa, đều nói lên tâm trạng của người lữ hành: làm sao tiếp nhận được Thiên Chúa tình thương.
Tâm trạng đó Martin Luther đã nói viết để lại trước khi Ông qua đời ngày 18.02.1546 trong câu: „Qủa thật, Chúng ta là người hành khất!“
Phải chăng tâm sự là một người hành khất cũng là tâm trạng của một tâm hồn sống cầu nguyện xin Chúa thương ban ơn cứu giúp. Vì thấy mình giới hạn, thiếu thốn nghèo hèn?
Đức đương kim giáo hoàng Benedictô 16. trong cuộc phỏng vấn với ký gỉa Peter Seewald cũng nói lên tâm tình này:
„Tôi là Giáo hoàng nhưng cũng chỉ là một người hành khất trước mặt Chúa như biết bao nhiêu người khác thôi, và còn phải sống hành khất nhiều hơn người khác nữa. Tôi hằng cầu nguyện cùng Thiên Chúa, Đấng tôi luôn hằng liên kết với. Tôi kêu cầu sự trợ giúp của các Thánh- ba vị Thánh tôi hằng kêu xin là Thánh Augustino, Thánh Bonaventura và Thánh Thoma Aquino như những người Bạn. Rồi Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa, là nơi điểm tựa quan trọng cho tôi.“ ( Papst Benedickt XVI., Licht der Welt, Herder 2010, trang 32).
Thế kỷ, năm tháng, ngày giờ đã, đang cùng sẽ lần lượt qua đi. Nhưng đời sống con người cũng vẫn luôn là người hành khất trên trần gian.
Nếu không ở hết mọi lãnh vực, thì ít nhất cũng trong lãnh vực tinh thần niềm tin tôn giáo: Con người luôn cần ơn trợ giúp của Thiên Chúa từ trời cao cho đời sống giới hạn nghèo nàn của mình.
31.10.2011
Ngày canh tân cải cách của Giáo Hội Tin Lành (Reformationstag).
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Đây là thắc mắc đi tìm Thiên Chúa dày vò trái tim tâm hồn Martin Luther suốt dọc đời sống từ khi ông bước chân vào sống trong Dòng Augustino là một thầy Dòng và sau này trở thành Linh mục năm 1507 ở Erfurt nước Đức.
Thắc mắc này đã thúc đẩy Ông đi tìm hiểu liên lỉ cùng sâu xa trong cầu nguyện, cùng theo tầm hiểu biết của con người suy tư về đức tin, về Giáo Hội thời Ông sinh sống. Qua đó Ông đã khám phá nhận ra nhiều điều không đúng trong đời sống Giáo Hội so chiếu với những gì như Kinh Thánh phúc âm đặt ra. Và từ đó Ông đã khơi lên phong trào cải cách canh tân đời sống Giáo Hội năm 1517 ở Wittenberg.
Phong trào đòi cải cách canh tân đời sống Giáo Hội do Martin Luther khởi xướng đã vấp phải những bác bỏ rồi lên án từ phía Giáo Hội thời Đức giáo hoàng Leo 10. ở Roma.
Từ đó nẩy sinh thành một Giáo Hội ly khai có tên Tin lành Luther từ năm 1522. Giáo Hội Tin lành Luthero tách ra khỏi Giáo Hội Công giáo Roma. Giáo Hội này đi theo một con đường sống đức tin vào Thiên Chúa riêng biệt.
1. Marin Luthero, vị khai sinh Giáo Hội Tin Lành
Martin Luther mở mắt chào đời ngày 10.11.1483 ở Eisleben vùng miền Đông nước Đức.
1505 vào tu dòng Augustino ở Erfurt
1507 chịu chức Linh mục
1512 đậu học bằng Tiến sĩ thần học ở Wittenberg
1517 đưa ra 95 luận đề đòi cải cách Giáo Hội ở nhà thờ Wittenberg
1521 bị lên án và chạy về sinh sống ở Wartburg
1522 trở về Wittenberg
1522 bản bản dịch Kinh Thánh tân ước tiếng Đức đầu tiên do chính Luther dịch từ Hylạp và Latinh.
1523 bản dịch Kinh Thánh cựu ước tiếng Đức đầu tiên do chính Luther dịch từ tiếng Hylap và Latinh
1534 xuất bản Kinh Thánh toàn bộ sang tiếng Đức do Luther dịch. Và được gọi là bản Kinh Thánh Luther.
18.02.1546 qua đời ở Eisleben.
Ngày 02.07.1505 trong lúc đi dạo từ Mansfield đến Erfurt, Martin Luther trải qua một cơn sấm sét nặng, làm Ông kinh hoàng sợ hãi tưởng như sắp chết vì bị sét đánh. Trong lúc lo sợ bối rối, Ông đã khấn xin cùng Thánh Anna, mẹ của Đức mẹ Maria: Lạy Thánh Anna xin cứu giúp con! Con muốn trở thành một thầy Dòng.“
Sau đó Martin Luther trung thành giữ lời khấn khứa. Ông từ gĩa nếp sống đời sinh viên ở đại học, vào tu trong Dòng khổ tu Augustino ở Erfurt. Việc Ông đi tu làm Thầy Dòng và sau này trở thành Linh mục hòan toàn trái ngược với ý muốn của cha ông. Vì cha ông muốn ông học ngành luật khoa ở đại học.
Vào sống trong nhà Dòng chuyên chú việc đạo đức, Martin Luther hằng suy nghĩ đi tìm câu trả lời cho thắc mắc: làm thế nào đón nhận được Thiên Chúa nhân từ; làm thế nào để sống đẹp lòng Ngài, để được Ngài thương cứu giúp ban ơn phúc lành. Trải qua đời sống cầu nguyện, ăn chay hãm mình, hy sinh đền tội, nhưng thầy Dòng Luther không thấy gì là chắc chắn đã sống đẹp lòng Chúa, và không biết có được Ngài đón nhận không.
Martin Luther sống trong bối rối hoài nghi.
Sau khi chịu chức Linh mục năm 1507, Martin Luther tiếp tục học thần học, nhưng Ông để tâm trí nghiên cứu học hỏi Kinh Thánh nhiều hơn.
Năm 1510 Martin Luther cùng với một thầy Dòng bạn được gửi sang Roma. Ở đây Ông đã đi hành hương viếng 07 thánh đường với mục đích hãm mình hy sinh đền tội, như luật xưng tội ngày xưa ấn định ra như vậy. Dù đi hành hương thăm viếng những thánh đường ở Roma, nhưng những ấn tượng tiêu cực về Giáo Hội nảy sinh theo đuổi tâm trí Ông. Ông thấy những lễ nghi Phụng vụ cử hành không có tâm tình suy niệm cầu nguyện tối thiểu cần thiết. Hầu như chỉ là chương trình phải làm như bổn phận ấn định ra như thế nơi các vị Tư Tế. Ông nghe ngóng cùng nhận thấy phần nhiều những vị Tư Tế thời đó chạy theo vinh quang quyền hành thế tục, và lợi dụng để nhằm củng cố địa vị của mình trong Giáo Hội.
Ngày 19.10.1512 Martin Luther đậu học bằng Tiến sĩ thần học. Ông vẫn hoài nghi về những bổn phận người Kitô hữu phải thi hành như luật định để lãnh nhận ơn Chúa. Những suy nghĩ hoài nghi thắc mắc đó nhiều lần đã khiến ông ngã bệnh nặng về thể xác. Và về tinh thần trong những giờ phút lo sợ đen tối đó Luther đã cảm thấy mình như bị Chúa nguyền rủa trừng phạt. Dẫu vậy, Luther tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu sâu xa hơn về Kinh Thánh, nhất là những Thánh Vịnh. Và từ đó Ông đã dần dần khám phá ra một hình ảnh mới về Chúa.
2. Sự công chính bắt nguồn từ Chúa
Do nghiên cứu tìm hiểu sâu rộng về Kinh Thánh nhất là 150 Thánh Vịnh do Vua Thánh Davít viết như lời cầu nguyện để lại, linh mục Luther đã nhận ra khía cạnh mới về Chúa: duy chỉ mình Chúa ban cho chúng ta sự công chính.
Theo Luther, xưa nay sự công chính được Chúa thứ tha ban cho , khi con người qua sự hy sinh hãm mình thể xác cũng như tinh thần, để mong nhận được cứu rỗi trên nước Trời, cho dù là mua bán ân xá, là sai không đúng.
Không phải con người chúng ta phải hy sinh nỗ lực cố gắng trở nên công chính trước mặt Chúa. Nhưng chỉ duy một mình Chúa làm cho chúng ta trở nên công chính thôi. Nếu chúng ta tin chấp nhận lời Chúa hứa ban, là tin Chúa Giêsu Kitô đã hy sinh chịu chết trên thánh gía, cùng nhận Người là Chúa trong đời sống của mình.
Với sự xác tín về hình ảnh mới của Chúa như thế, linh mục Martin Luther đã đặt toàn thể Gíao Hội trước vấn nạn mới về tín lý thần học, cùng gây ra khủng hoảng và nóng giận trong Giáo Hội truyền thống xưa nay.
Qua nghiên cứu tìm hiểu Kinh Thánh và nhận ra những sai trái trong Giáo Hội về tín lý cũng như mục vụ thực hành, Martin Luther đã đề ra những điều cần canh tân cải cách trong Giáo Hội thời điểm 1517.
3. 95 luận đề cải cách
Ngày 31.10.1517 Linh mục Martin Luther đã công bố 95 luận đề cải cách Giáo Hội trình bày ở thánh đường Wittenberg. Những luận đề này đã gây ra tranh cãi sôi nổi trong Giáo Hội nơi mọi thành phần, nhất là về việc mua bán bằng ân xá trong Giáo Hội thời đó.
Từ năm 1512 mỗi người tín hữu Chúa Kitô phải đến xưng tôi với linh mục để lãnh ơn tha tội, và được giảm bớt nhẹ hình phạt qua làm việc thiện, việc tốt lành. Nhờ mua bán ân xá – bằng ân xá – hình phạt trong lò luyện tội được tha giảm tùy theo điểm gía tiền mua bán bằng ân xá cho người đã qua đời, và cho chính mình sau này khi qua đời. Vì theo sự tin tưởng trong Giáo Hội thời đó, ai cũng sẽ phải trải qua thời kỳ ở lò lửa luyện tội sau khi qua đời. Câu thắc mắc được đặt ra, vậy phải ở nơi đó bao lâu mới được về hưởng nhan thánh Chúa. Vì thế Giáo Hội thời đó đặt ra lệ mua bằng ân xá để giải đáp cho vấn nạn thắc mắc này cách dễ dàng. Việc mua bán bằng ân xá thời đó cũng đã trở nên dịp cám dỗ đi đến lạm dụng cho lợi lộc quyền bính vật chất.
Và cũng không ai có thể chắc chắn bảo đảm được rằng phải mua bao nhiêu điểm, bao nhiêu bằng ân xá mới đủ để mau thoát khỏi hình phạt sau khi qua đời trong lò luyện tội hay hỏa ngục.
Martin Luther đã nhìn ra khía cạnh tiêu cực đen tối trong việc giữ đạo kiểu này. Nên với 95 luận đề Martin Luther trứơc hết công khai đả kích chống lại việc mua bán bằng ân xá. Đây là cuộc cải cách cách mạng lần đầu tiên trong Giáo Hội, và đặt ra vấn đề nguy cơ mới, là Giáo Hội phải từ bỏ nguồn thu nhập quan trọng.
Mùa hè 1518 Giáo triều Roma mở vụ án chống lại Martin Luther. Tòa án Giáo Hội lên án Luther là nhạo báng Thiên Chúa và mưu đồ gây phản đạo. Giáo triều Roma yêu cầu Martin Luther phải rút lại 95 luận đề chống Giáo Hội, cũng như không công nhận quyền bính của Đức giáo Hoàng Roma.
Nhưng Martin Luther đã không đáp ứng lời đòi buộc đó. Ông còn quảng bá thêm những điều mới cho 95 luận đề nữa. Theo Ông làm việc thiện tốt lành không có nghĩa là việc đạo đức do mình nghĩ đặt ra, nhưng là thực hành việc giúp đỡ nơi nào cần sự giúp đỡ. Ông công khai không công nhận quyền hành của đức giáo hoàng Roma, nhất là về việc canh tân cải cách trong Giáo Hội. Đây gần như mấu chốt gây ra vấn đề đưa đến ly khai khỏi Giáo Hội Công giáo Roma.
Công khai Martin Luther đã bảo vệ luận đề và những bài vở Ông viết đòi cải cách Giáo Hội. Ông nói:
„ Nếu tôi không bị làm cho thay đổi qua những chứng từ của sách Kinh Thánh hay qua những lý do hợp với lý trí - tôi tin rằng không riêng vị giáo hoàng nào cũng như không riêng Công Đồng, vì họ đã thường có nhiều sai lầm và chính họ cũng đã nói rút lại điều đã nói – tôi cảm thấy mình bị chiếm ngự bởi những lời trong Kinh Thánh. Và lương tâm tôi gắn dính liền trong Lời Chúa, và tôi không thể nói rút lại bất cứ điều gì vừa không là nguy cơ, vừa có sức chữa lành, chống lại lương tâm được. Tôi đứng giữ nguyên vị trí tôi đang đứng. Xin Thiên Chúa phù trợ tôi. Amen!“
4. Cuộc sống đời ly khai
Từ 1521 Martin Luther bị công khai lên án loại ra khỏi Giáo Hội. Và nhà vua Carolo V. cũng lên án cho Martin Luther là người sống gây ra sự bất an ổn trong xã hội, một người sống không theo luật pháp và là một loài chim trong rừng hoang. Bị kết án như thế, chẳng khác nào bị kết án tử hình.
Martin Luther về mặt thể xác như biến mất khỏi màn ảnh sân khấu cuộc đời. Nhưng về mặt tinh thần qua hình ảnh và những bài viết, Ông lại luôn có mặt cùng được biết đến nhiều hơn trước.
Trong âm thầm Ông làm việc quy vào ba trọng tâm: Khơi dậy những phong trào đòi cải cách tự phát; bảo vệ tin mừng phúc âm chống lại những tấn công của Giáo Hội thời Trung cổ sau này, cũng như cổ võ đón tiếp những người trong phong trào học đọc phúc âm.
Ở Wartburg Ông bắt đầu dịch sách Kinh Thánh Tân ước sang tiếng Đức. Công việc dịch thuật này không chỉ góp phần vào việc quảng bá sách Kinh Thánh, nhưng còn đóng góp vào công trình phát triển một thứ tiếng Đức đồng nhất. Trong lãnh vực ngôn ngữ Martin Luther là người có năng khiếu rất tài giỏi nhậy bén cùng tinh tế viết thi phú văn chương.
Với 95 luận đề cải cách Martin Luther đã khiến cho phong trào mua bán bằng ân xá phải suy nghĩ lại cùng đưa đến quyết định loại bỏ khử trừ tệ nạn xấu này. Bây giờ với việc phổ biến sứ điệp tin mừng đến lượt luật độc thân, đời sống tu sỹ nhà Dòng và Thánh lễ Misa bị lung lay nghi ngờ.
Tháng 10.1521 Martin Luther đặt vấn nạn về bảy Bí tích trong Giáo Hội. Theo Martin Luther
những Bí tích này chẳng khác nào cảnh tù đày Babylon ngày xưa. Và Ông căn cứ trên nền tảng phúc âm đưa ra lý thuyết mới cách cắt nghĩa tìm hiểu về bí tích. Được kể là Bí tích phải do chính Chúa Giêsu Kitô thiết lập, và phải hội đủ ít nhất một trong những điều kiện : nước, rượu nho và bánh. Chỉ hai Bí tích Rửa tội và bữa tiệc ly là những Bí tích đích thực. Vì hai bí tích đó hội đủ điều kiện như trong Phúc âm do Chúa Giêsu ấn định và Ngài đã thi hành.
Martin Luther đưa luận cứ làm phản đề như sau: „ Một người tín hữu Chúa Kitô là một người có tự do trong mọi sự, và không bắt ai thần phục mình. Một người tín hữu Chúa Kitô là một người đầy tớ phục vụ mọi sự, và là thần dân của mỗi người.“
Bị loại bỏ khỏi Giáo Hội Công giáo, Martin Luther đã tự cho mình tước hiệu mới: Ecclesiant- Thầy giảng dậy. Ông đưa ra theo thứ tự về nếp sống trong tương quan giữa Thiên Chúa và con người:
1. Thiên Chúa xử sự ra bên ngoài qua Lời Ngài và các Bí tích ( Rửa tội và Bữa tiệc ly)
2. Trong thâm tâm Thiên Chúa xử sự qua đức tin trong Chúa Thánh Thần.
3. Người nào căn cứ vào Chúa Thánh Thần, họ phải minh chứng lời họ nói phù hợp với Kinh Thánh.
4. Lời giảng dậy qua luật lệ làm cho con người tỉnh thức về tội lỗi, nhưng họ được phúc âm mang đến cho niềm an ủi.
5. Theo đó nảy sinh sự hủy diệt tự yêu mình ( hy sinh quên mình), và nảy sinh sự yêu mến với người khác.
Những ý tưởng thần học này đã được Luther khai triển thành hệ thống sola/ solus
5. Hệ thống thần học dựa trên sola / solus
Martin Luther đã bỏ nhiều thời giờ và công sức vào việc tìm hiểu suy niệm cũng như dịch thuật sách Kinh Thánh tân ước sang tiếng Đức, và sách Kinh Thánh làm nền tảng cho những suy tư, những bài viết cùng luận đề thần học của Ông. Ông đã đọc phân tích kỹ lưỡng thư của Thánh Phaolo gửi giáo đoàn Roma. Và ông đã tìm thấy chìa khóa giải đáp cho thắc mắc của Ông về tín lý trong câu:
“ Quả thế, Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin, trước là người Dothái, sau là người Hylạp. Vì trong Tin Mừng, sự công chính của Thiên Chúa được mặc khải, nhờ đức tin để đưa đến đức tin, như có lời chép: Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống.“ ( Roma 1,16-17).
Vì thế, xưa nay có suy nghĩ cho rằng Giáo Hội Tin lành là Giáo Hội của Phaolô. Đây cũng chỉ là suy tưởng nhiều hơn thôi. Và từ nền tảng đức tin Martin Luther đã đưa ra hệ thồng thần học của mình theo nguyên tắc Sola/ solus như sau:
1.Sola scriptura: duy chỉ một mình sách Kinh thánh là nguồn của đức tin và sự hiểu biết về Thiên Chúa, cùng là thước đo lời nói và việc làm của người Kitô hữu.
2.Sola gratia:duy chỉ nhờ ân đức, không cần đến bất cứ hành động cộng tác nào, con người được Chúa cho trở nên công chính.
3.Sola fide: duy chỉ nhờ đức tin, món qùa tặng đón nhận Lời Chúa trong Chúa Giêsu Kitô
( không phải là thành tích của con người làm ra) mang đến ơn cứu rỗi.
4. Solus Christus: duy chỉ mình Chúa Giêsu Kitô, đấng là người thật và là Thiên Chúa thật, qua sự hy sinh thay cho mọi người chết trên thập gía một lần thay cho mọi lần đem đến sự cứu rỗi cùng sự thánh thiện cho chúng ta. Những điều đó bắt nguồn chứa đựng trong Phúc âm, nơi Bí Tích bữa tiệc ly. Đây là nguyên do chính yếu của nguyên tắc canh tân đức tin.
6. Con đường đại kết
Phong trào đòi canh tân cải cách sửa chữa những sai lầm không đúng trong đời sống Giáo Hội do Martin Luther phát động với 95 luận đề ở Wittenberg năm 1517 đã gây nên thảm họa ly khai chia Giáo Hội Công giáo ra thêm một nhánh khác nữa từ ngày đó. Tuy cả hai cùng tin vào một Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần như nhau.
Hai bên Công giáo và Tin lành có những con đường thực hành đức tin vào Chúa khác nhau, như việc tôn kính Đức Mẹ Maria, tôn kính các Thánh, đang khi bên Giáo Hội Công giáo thì đề cao việc đạo đức này, nhưng bên Tin Lành thì phủ nhận, không có tập tục sống đạo như thế.
Bên Giáo Hội Công giáo lấy 07 Bí tích làm căn bản cho đời sống thực hành sống đức tin: Rửa tội, Thêm sức, Mình Thánh Chúa, Giải tội, Hôn nhân, Truyền chức thánh và Xức Dầu . Đang khi bên Tin lành chỉ công nhận 2 bí tích mà thôi: Rửa tội và Bữa tiệc ly.
Đức giáo hoàng Roma là vị đại diện Chúa Chúa Kitô ở trần gian, kế vị Thánh Phero đứng đầu Giáo Hội Công giáo. Nhưng bên Tin lành không công nhận quyền bính của Đức giáo hoàng Roma như thế.
Bên Công giáo có phẩm trật từ trên xuống dưới do Thiên Chúa kêu gọi sắp đặt ban cho trong Giáo Hội: Đức Giáo Hoàng, các Giám mục, các Linh mục và Tu sỹ nam nữ. Đang khi bên Tin Lành không có phẩm trật như thế. Mỗi Giáo Hội Tin lành địa phương mỗi nước độc lập riêng rẽ, không có trung ương cho toàn thể Giáo Hội Tin lành toàn cầu.
Từ Công đồng Vatican thứ hai (1965) phong trào Đại kết giữa Công giáo và Tin lành được khởi xướng đề cao. Mục đích của đại kết là muốn tìm hiểu, xóa đi những nghi kỵ chống báng nhau theo tinh thần phúc âm của Chúa. Cùng nhau có thể đạt tới điểm chung về đức tin, về cách thức thực hành đức tin, và có thể đi đến chỗ công nhận nhau, để cho tín hữu hai bên cùng thông phần tham dự hợp luật lệ ở cả hai bên.
Hai bên đã công nhận bí tích Rửa tội của nhau. Nhưng Bí tích Thánh Thể, mà bên Tin lành gọi là bữa tiệc ly thì chưa. Vì theo Giáo hội Công giáo bên Tin Lành không có chức linh mục theo phẩm trật từ các Tông đồ truyền lại.
Và theo Giáo lý Công giáo trong mỗi Thánh lễ Misa Chúa Giêsu đều hiện diện thực sự dưới hình Bánh và Rượu ban ơn cứu độ. Thánh lễ Misa Công giáo do các Linh mục mừng hằng ngày, và luật hằng tuần ngày Chúa nhật tham dự Thánh lễ với mọi người tín hữu Công giáo.
Bữa tiệc ly do các vị Mục sư Tin lành cử hành không phải là Bí tích Thánh Thể theo như Giáo lý bên Công giáo, và bên Tin Lành chỉ cử hành Bữa tiệc ly một tháng một lần.
Con đường đại kết là con đường dài, còn nhiều điều phải thu dọn giải quyết vượt qua bằng tìm hiểu đối thoại.
Hôm 23.09.2011 Đức gíao hoàng Benedictô 16. đã đến thăm nhà Dòng Augustino ở Erfurt, nơi ngày xưa Martin Luther đã sống trải qua đời tu trì và trở thành linh mực ở đây. Nhiều mong ước chờ đợi ở Đức giáo hoàng về đại kết được đặt ra. Nhưng đức giáo hoàng đã có suy tư về đại kết dưới ánh sáng mới cùng căn để hơn:
„ Điều quan trọng nhất cho việc đại kết, theo tôi, là chúng ta đừng để vô tình vì không chú ý bị phong trào tục hóa thúc đẩy làm đánh mất những điểm chung lớn lao. Những điểm đó làm cho chúng ta trở nên người tín hữu Chúa Kitô, cùng là ân đức và nhiệm vụ trao cho chúng ta. Rõ ràng đã là điều thiếu sót sai lầm của thời đại về tôn giáo, mà chúng ta nhìn thấy sự ngăn chia, và không chấp nhận điều đó từ căn băn. Những điều trong Kinh Thánh và tuyên xưng đức tin về đạo Chúa Kitô ngày xưa là điều chung hợp của chúng ta.
Chúng ta đã đạt được bước tiến triển lớn lao trong tinh thần đại kết từ những thập niên qua là cần thiết có sự chung hợp, là chúng ta cùng nhau hát ca tụng Thiên Chúa, cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau loan truyền nền luân lý đạo đức cho thế giới, cùng nhau làm nhân chứng cho Chúa Giêsu trong thế giới này…
Không phải sự suy giảm bớt đi về đức tin giúp chúng ta, nhưng chỉ sống đức tin toàn vẹn trong thế giới ngày hôm nay. Đó là bổn phận chính yếu trung tâm của đại kết. Chúng ta cần phải giúp đỡ lẫn nhau thực hành điểm này: sống đức tin sâu xa và sống động.
Không phải những hành động có tính chiến thuật cứu giúp đạo Kytô giáo chúng ta, nhưng đức tin được suy nghĩ mới lại, một đức tin sống động mới, nhờ Chúa Kitô, và trong Người, đấng là Thiên Chúa sống động đi vào trong thế giới hôm nay. “ .
Học gỉa giáo sư triết học Robert Spaemann đã có nhận xét về đối thoại đại kết với Giáo Hội Tin Lành Luther nhân chuyến viếng thăm của Đức giáo hoàng Benedictô 16. ở Erfurt như sau:
„Thật ra Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. đã ca ngợi con đường đối thoại đã đạt được cho tới nay, và ngài đã mời gọi tiếp tục cuộc đối thoại với các sáng kiến hiệp nhất trong lãnh vực cầu nguyện và hoạt động xã hội của cả hai Giáo Hội. Nhưng việc cùng cử hành Thánh Thể là điều vẫn chưa thể làm được, xét vì các anh em tin lành không nhìn nhận sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể. Nhưng tôi nghĩ rằng cuộc đối thoại với Giáo Hội cải cách đang gặp khó khăn không thuộc trật tự thần học.
Tôi có ý nói rằng các anh em thuộc Giáo Hội Luther đã đầu hàng trước tiến trình tục hóa liên quan tới các vấn đề như lỵ dị, phá thai, trợ tử và các đề tài luân lý đạo đức lớn. Như thế họ đang xa rời truyền thống kitô. Và đây là một vấn đề rất lớn cần phải giải quyết giữa họ với nhau, chứ không phải giữa các tín hữu công giáo.“ ( Vietcatholic.net, Đức Thánh Cha khiến cho giới báo chí Đức kinh ngạc, ngày 06.10.2011)
************
Suốt dọc đời sống Martin Luther đã luôn thao thức băn khoăn đi tìm nhan thánh Chúa. Những con đường Ông đã sống đi qua, hay Ông được ơn soi sáng thúc đẩy có sáng kiến lập vẽ ra để đi tìm Chúa, đều nói lên tâm trạng của người lữ hành: làm sao tiếp nhận được Thiên Chúa tình thương.
Tâm trạng đó Martin Luther đã nói viết để lại trước khi Ông qua đời ngày 18.02.1546 trong câu: „Qủa thật, Chúng ta là người hành khất!“
Phải chăng tâm sự là một người hành khất cũng là tâm trạng của một tâm hồn sống cầu nguyện xin Chúa thương ban ơn cứu giúp. Vì thấy mình giới hạn, thiếu thốn nghèo hèn?
Đức đương kim giáo hoàng Benedictô 16. trong cuộc phỏng vấn với ký gỉa Peter Seewald cũng nói lên tâm tình này:
„Tôi là Giáo hoàng nhưng cũng chỉ là một người hành khất trước mặt Chúa như biết bao nhiêu người khác thôi, và còn phải sống hành khất nhiều hơn người khác nữa. Tôi hằng cầu nguyện cùng Thiên Chúa, Đấng tôi luôn hằng liên kết với. Tôi kêu cầu sự trợ giúp của các Thánh- ba vị Thánh tôi hằng kêu xin là Thánh Augustino, Thánh Bonaventura và Thánh Thoma Aquino như những người Bạn. Rồi Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa, là nơi điểm tựa quan trọng cho tôi.“ ( Papst Benedickt XVI., Licht der Welt, Herder 2010, trang 32).
Thế kỷ, năm tháng, ngày giờ đã, đang cùng sẽ lần lượt qua đi. Nhưng đời sống con người cũng vẫn luôn là người hành khất trên trần gian.
Nếu không ở hết mọi lãnh vực, thì ít nhất cũng trong lãnh vực tinh thần niềm tin tôn giáo: Con người luôn cần ơn trợ giúp của Thiên Chúa từ trời cao cho đời sống giới hạn nghèo nàn của mình.
31.10.2011
Ngày canh tân cải cách của Giáo Hội Tin Lành (Reformationstag).
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Kinh Sách Nguyện Giỗ Cầu Hồn - Một Di Sản Đức Tin Văn Hóa
Lê Đình Bảng
09:12 28/10/2011
• Lê Đình Bảng
1. Chẳng hiểu mối quan hệ giữa người sống với kẻ chết ở bên Tây bên Mỹ khắng khít, ràng buộc đến cỡ nào. Chứ ở Việt Nam ta, chuyện sống chết, tử sinh, mất còn, âm dương và đời này đời sau, tuy bất thành văn, nhưng vốn dĩ đã vận vào người, đã ghi tâm khắc cốt, đã truyền tử lưu tôn, không cần phải bàn. Ấy là sự tử như sự sinh, nghĩa tử là nghĩa tận.
Riêng đối với bà con nhà đạo mình thì chuyện xử sự sao cho phải phép ấy, ngay từ buổi đầu, đã thành đạo, đã nên chuẩn mực và nề nếp căn cơ. Dù phần số có hoàn cảnh túng quẫn ngặt nghèo đến đâu, cũng phải giữ ngọc gìn vàng, chẳng dám đơn sai. Bởi nó vừa là cái lẽ ở đời trong tình làng nghĩa xóm, trong truyền thống đạo lý của một đất nước, một dân tộc “vừa lớn vừa đẹp, hiền hòa, dễ thương… Một miền đất coi như đã được dọn sẵn để vun trồng đức tin.” (1) Lại vừa là một trong những điều răn yêu thương con cái một nhà của đạo Đức Chúa Trời. Không lạ gì, ngay từ buổi hừng đông đón nhận Tin Mừng ấy (1632), người lương dân ở kinh kỳ Thăng Long đã không tiếc lời, gọi bổn đạo là “những người theo đạo yêu nhau”. (2)
Nói về phép tắc, lễ nghi, sinh hoạt, hội hè, đám xá và đặc biệt mảng kinh sách dành riêng cho hậu sự - từ hấp hối lâm chung đến qua đời và tống táng ma chay – đã là cả một chuyện dài nhiều tập, bao la bát ngát, không biết cơ man nào mà kể. Chúa ôi, đã bảo là kinh nhà đạo, gạo nhà chùa mà lị. Thật là bất khả thuyết. Nào là đi thăm viếng, ủi an, thuốc thang, giúp đỡ, khuyến hối kẻo ra yếu nhân đức tin, ngã lòng trông cậy. Nào là ngâm nga, ca vãn (Tứ Mạt Ca, Tứ Chung); kinh nguyện (Thẩm Phán, Trợ Thiện Tử, Bảo Đàng, Vực Sâu, Cầu Hồn, Ăn Năn Tội) hoặc đọc sách thiêng liêng (Lâm Mạnh, Hối Tội, Gương Phúc Gương Tội, Thổi Loa, Ngẫm về thiên đàng địa ngục, Bốn sự sau cùng) tất thảy gọi là của ăn đàng để dọn mình chết lành. Ấy là chưa nói đến bao nhiêu việc phải làm và bấy nhiêu kinh phải luân phiên nhau mà đọc trong suốt mấy ngày tóc rối đầu tang của nhà hiếu. Thôi thì đủ cả mọi nhẽ mọi đàng, để tránh điều tiếng miệng đời luôn cưới trách ma chê. Nghĩ cũng đáng tội. Hèn chi các cụ nhà ta - Phan Kế Bính, Đào Duy Anh và Toan Ánh - mắng mỏ phê phán cho là thậm phải, đáng đời. (3)
Làng quê xứ đạo mình ngày xưa trong lũy tre xanh sao êm ả, thanh bình quá. Bởi thế, ông Văn Cao mới hứng lên mà viết:
“Làng tôi xanh xanh bóng tre
Từng tiếng chuông ban chiều
Tiếng chuông nhà thờ rung”
(Làng Tôi, 1947)
2. Để giữ trọn đạo hiếu sinh hiếu tử và đáp nghĩa đền ơn đối với những người đã khuất, hai bên lương giáo đều có những ngày lễ kính, tưởng niệm, thọ trai, sắm sanh cúng quả, khói hương, tảo mộ. Trong khi bên lương nhà Phật nhà chùa có lễ hội thanh minh trong tiết tháng Ba và rằm tháng Bảy xá tội vong nhân thì bên đạo nhà Chúa nhà thờ lại dành ra cả một tháng trời (tháng 11 dương lịch) để lễ lạy, kinh hạt, giỗ chạp, lập công đền tội thay cho người quá cố. Mùa này, thời tiết khí hậu cả trong Nam ngoài Bắc thường đỏng đảnh mưa bão mù trời. Đường từ nhà thờ ra nghĩa trang, trẻ con người lớn xếp hàng một đi viếng mộ. Tối đến, nhà nhà xóm xóm lên đèn lên đuốc sáng trưng, chiếu trong chiếu ngoài ken cứng người đến đọc kinh nguyện giỗ, cầu hồn. Thường thường là kinh chiều hôm ban sáng, lần hạt Mân Côi và kinh vực sâu. Trọng thể và kiểu cách, văn vẻ hơn thì phải có lễ nhạc, ngâm nga mảng kinh văn đã thành bài bản có niêm luật chương khúc, đối đăng (Phú, Văn tế), có chữ nghĩa điển tích (Hán văn), có cung giọng, vần điệu, tiết nhịp bi tráng, thưa mau (lâm khốc, biệt hành, sa mạc, bồng mạc) và có cả xuất xứ ngọn nguồn hẳn hoi (Thánh Giáo Kinh Nguyện, Mục Lục Nhựt Khóa hoặc Toàn Niên Kinh Nguyện). Toàn bộ những pho sách kinh điển trên đây, nếu tôi không lầm thì đã được các thế hệ tiền bối chuyển dịch từ Exercitum Quotidianum - Sách Kinh Hằng Ngày bằng tiếng La Tinh. Tất nhiên có bổ sung một số kinh tự soạn cho hợp với tâm thức, phong tục tập quán và thời vụ mùa màng của người Việt Nam. Xin trích dẫn ra đây vài trích đoạn:
Lạy Chúa khoan dung / xin mưa máu xuống / hồn nào còn vướng / mắc dấu vết chi
Chúng tôi xin vì / công nghiệp máu Chúa / sẽ gội sẽ rửa / cho sạch phen này
Xin Chúa ra tay / nhân từ cứu vớt / chúng tôi kẻ chết / ai nấy được nhờ …
(Kinh Cầu Hồn. Thánh Giáo Kinh Nguyện Hà Nội, Phát Diệm, 1929)
Nhớ ngày công phán / thúc dạ kinh hoàng …
Tôi xiêu lạc, khiến hư hồn ngọc
Chúa tìm tôi mỏi nhọc mình vàng
Vậy dám xin Chúa tôi mở lượng bao duông
Quá bội khôn lường / đổ máu châu báu
Đừng chấp kẻ phụ phàng
Tôi khóc lóc kêu van
Xin Giêsu tha thứ
(Kinh lễ các Đẳng - Mục Lục Nhựt Khóa, 1920)
Trời cao, đất rộng cực kỳ
Trong tay quyền phép tóm về kỷ cương
Cao xa Chúa ngự thiên đàng
Thấu nghe suốt hết trần gian mọi vùng
Khuyên răn thưởng phạt rất công
Lưới trời lồng lộng ai hòng trốn thâu
Chúng tôi cả dám khấu đầu
Hết lòng van thiết âu sầu kêu xin …
……………………………………….
Kinh văn cầu khẩn một bài
Mọi người xin kết hợp lời, Amen.
(Cảm Tạ Niệm Từ Diễn Ca. Toàn Niên Kinh Nguyện, 1950)
3. Như trên đã nói, mảng kinh sách nguyện giỗ - cầu hồn của nhà đạo mình rất phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức. Có thể nói mà không sợ cường điệu rằng mảng kinh sách đặc thù này là một trong những đối tượng phải được tham khảo nghiêm túc, nếu người ta muốn nghiên cứu đầy đủ về đời sống đức tin cũng như đời sống văn hoá nghệ thuật của Công giáo Việt Nam trong dòng chảy văn hoá của dân tộc. Với trải nghiệm những năm tháng tra cứu, kiếm tìm, đãi cát tìm vàng, bản thân kẻ viết bài này đã hơn một lần không những cảm thấy choáng ngợp trước số lượng chồng chất của một tàng kinh các, mà còn thú vị đến ngạc nhiên khi ngộ ra nhiều thể loại, nhiều phong cách vận dụng chuyển tải , nhiều pha trộn cũ mới, vừa truyền thống vừa phá cách sáng tạo mang giá trị của một tác phẩm văn học nghệ thuật, từ lịch sử, truyện kể đến thi phú văn bài, từ hịch, chiếu, biểu, cáo đến vè, vãn, ca, ngâm, tế, điếu, văn sách, kinh nghĩa, chương khúc, trường thiên, từ tam tự, tứ tự, ngũ ngôn, cổ phong, tứ tuyệt, bát cú Đường luật trở về những thể loại thuần tuý Việt Nam, như lục bát, song thất lục bát, lục ngôn thất ngôn hỗn hợp và hát nói….Tóm lại, trong thẳm sâu lòng đạo đức tin của lớp người trọng tuổi thì kinh sách từ các nhà in Công giáo cổ xưa như Nazareth (Hồng Kông), Kẻ Sở (Hà Nam), Kẻ Sặt (Hải Dương), Tân Định (Sài Gòn), Phú Nhai (Bùi Chu), Ninh Phú (Phát Diệm), Trung Hòa (Hà Nội), Qui Nhơn, Kontum chắc hẳn phải là một phần đời của mình. Dù đã và đang tàn phai quên lãng, nhưng cái vang cái bóng lung linh một thuở một thời ấy vẫn cứ là của nuôi linh hồn người ta. Chẳng thế mà ai kia đã mạnh miệng rằng “Cơm nuôi phần xác, Kinh nuôi phần hồn.”
Thực tế là đã có một thời chưa xa - khoảng những thập niên 1940-1950 của thế kỷ trước - nhà thờ xứ đạo làng quê ta vẫn cứ vang âm nhịp nhàng hai thứ ngôn ngữ và hai thứ giai điệu của kinh nguyện. Rất Bình ca La Tinh Roma mà cũng rất ngũ cung quốc ngữ Việt Nam!
Các thầy đọc tiếng La Tinh
Các cô con gái thưa kinh dịu dàng
Khi nói đến “đọc tiếng La Tinh” và “thưa kinh dịu dàng” là nói đến cả một dặm dài hàng mấy trăm năm của Phụng Vụ, của đời sống ca nguyện trong dân Chúa Việt Nam. Từ La Tinh sang tiếng Việt và từ Thánh nhạc Bình ca sang ca vãn nguyện ngắm. Một quá trình và hoá trình cộng sinh, tiếp biến đầy cam go, nhọc nhằn, nhưng thấm đẫm biết bao Ơn Chúa – tình người. Dặm dài ấy đã khởi đi theo bước đường truyền giáo từ thế kỷ XVI, XVII và còn tiếp diễn mãi về sau. (4)
Vẫn biết mảng kinh sách ấy, đến nay, chỉ còn là một lâu đài đóng kín, một thư mục cũ nát, một “số sót” rớt rơi trong cái phạm trù “lòng đạo dân gian” của những người ở chiếu dưới. Vẫn biết đấy chỉ là một số vận dụng sáng tạo hoặc mô phỏng để thích nghi, để đáp ứng phần nào nhu cầu trong một thời điểm nhất định nào đó, cần phải được chắt lọc, chỉnh sửa và cập nhật sao cho đúng Phụng vụ, đồng thời theo kịp chuyển động và khả năng tiếp biến của đời sống ngôn ngữ dân tộc. Nhưng dù sao, ở một chừng mực nào đó, nó vẫn tồn tại khách quan như một đối tượng tham khảo – nghiên cứu về mặt giáo dục đức tin, về lịch sử truyền giáo cũng như về con đường hội nhập văn hóa. Bởi vì có đọc và phân tích kỹ từng câu chữ, từng đoạn mạch, từng dụng ý thác ngụ, từng kiểu cách biểu đạt diễn tả dung chứa trong mảng kinh sách ấy, ta mới cảm nhận được sự thông tuệ về tín lý, thần học và mới khẩu phục tâm phục ngón tài hoa thần tình về ngôn ngữ, về thi pháp của cha ông ta trong quá trình chuyển dịch từ La Tinh, Bồ, Pháp ngữ sang Hán, Nôm, quốc ngữ và biên soạn, trước tác mang tâm tình dân tộc. Nói khác đi, mảng kinh sách mà chúng ta yêu, chính là di sản đức tin - văn hoá được tích luỹ dung hợp từ tinh hoa của bao nhiêu thế hệ truyền đời. Nó xuất phát từ nhu cầu của đời sống ca nguyện mà trong đó có phần đóng góp to lớn của nhiều cá nhân, nhiều tập thể trí tuệ thông qua một số Công Nghị, Hội Đồng, thỉnh nguyện, đề xuất. Rõ ràng phải có một quyển sách Kinh cho toàn thể dân Chúa đã và đang là vấn đề cần thiết ngay từ bây giờ, dù đã muộn. (5)
Có người bảo đọc kinh như ve sầu kêu ra rả suốt mùa hè, chẳng ơn ích gì! Thà lặng thinh chiêm niệm còn hơn. Nhưng rồi, chính các bậc thánh nhân hiền giả đều phải nói ra thành lời, lời ấy là kinh, là tao phách, là khuôn vàng thước ngọc cho muôn đời sau. Lão Đam nói đến 5000 từ trong Đạo Đức Kinh. Khổng Phu Tử giảng thuyết bằng Tứ Thư, Ngũ Kinh và Thích Ca Mâu Ni trong suốt 49 năm hoằng pháp, nguyên lời kinh Đại Bát Nhã, đã nói ròng rã tới 22 năm. Vẫn biết đến nay, giữa nhịp sống tốc độ ồ ạt của đô thị - công nghiệp hoá, hình như cái hạnh phúc được đọc kinh - nguyện ngắm theo lề thói và cung cách xưa đang nhạt dần, nhạt dần và biến mất rồi thì phải ? Nhưng tôi vẫn thầm cảm ơn cha mẹ, những ông Trùm bà Quản đã gieo vào lòng bọn trẻ con nghèo khổ ở nhà quê chúng tôi một số vốn liếng về Đức Tin – văn hoá là Kinh sách - Nguyện ngắm. Nói thật lòng, cái gia tài, hương hoả ấy, tuy cũ kỹ chân quê, tuy tầm tầm hạn hẹp, nhưng đã nuôi sống, đã thổi chúng tôi lớn lên như lúa như khoai để học ăn học nói học gói học mở với đời. Có ca dao, tục ngữ, đồng dao, truyện Kiều mà cũng có kinh có sách, chẳng thua chị kém em. Một quá khứ nhọc nhằn, ai ơi. Nhiều khi buồn vẩn vơ. So với các thế hệ về sau và đặc biệt với lớp trẻ bây giờ, sao mình quê mùa lạc hậu đến thế... Bồi hồi nhớ câu hát đồng dao – bài học Giáo lý vỡ lòng - của mình ngày nảo ngày nào còn bé đùa chơi trong sân nhà thờ một đêm trăng sáng :
Thiên đàng, địa ngục đôi quê
Ai khôn thì về, ai dại thì xa
Đêm về, nhớ Chúa, nhớ cha
Đọc kinh, cầu nguyện kẻo sa linh hồn...
Gò Dầu, tháng 11.2011
Chú thích :
(1) Đắc Lộ. Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, 1651.
(2) Gaspar d’Amaral (1592-1646). Thư gửi André Palmeiro, Macao, 31.12.1632.
(3) Việt Nam Phong Tục của Phan Kế Bính, NXB.TP.HCM, 1990, tr.37.
Nếp Cũ của Toan Ánh, NXB Trẻ, 1990, tr.352.
Việt Nam Văn Hoá Sử Cương của Đào Duy Anh, NXB.TPHCM, 1992, tr.215.
(4) L.E.Louvet. La Cochinchine religieuse. Paris, 1885, tr.78.
(5) Hội Đồng Kinh – Nhóm Sửa Kinh họp tại toà Giám mục Huế để “cùng nhau sửa kinh hôm mai cho Trong Ngoài nhứt thể”, ngày 28.7.1924. Các thành viên là 09 linh mục đại diện toàn cõi Đông Dương (Việt Nam, Căm Bốt, Thái Lan và Penang) và đặc biệt, thành viên thứ 10 là thầy phó tế Giuse Maria Nguyễn Văn Thích (tức linh mục – nhà thơ Sảng Đình rất nổi tiếng sau này).
Lê Đình Bảng
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vũ Khúc Tuổi Thanh Xuân
Dominic Đức Nguyễn
21:34 28/10/2011
VŨ KHÚC TUỔI THANH XUÂN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Ta tặng nhau
Vũ khúc .. chiều nay nhé
Những niềm say
Niềm mến .. khẽ rung lay..
Giữa non cao biển rộng
Luôn có chừa
Một thoáng lặng riêng ta!
(Trích thơ của Hoàng Thuy Mai Thảo)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Ta tặng nhau
Vũ khúc .. chiều nay nhé
Những niềm say
Niềm mến .. khẽ rung lay..
Giữa non cao biển rộng
Luôn có chừa
Một thoáng lặng riêng ta!
(Trích thơ của Hoàng Thuy Mai Thảo)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
VietCatholic TV
Thế giới nhìn từ Vatican 21/10 - 28/10/2011 (Máy yếu cũng xem được)
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:21 28/10/2011
1. Hôm thứ Hai 24 tháng 10, Tòa Thánh đã lên tiếng kêu gọi thành lập một “thẩm quyền toàn cầu” và một “ngân hàng trung ương toàn cầu” để quản trị các cơ cấu tài chính trên quy mô toàn thế giới theo một luật lệ chung.
Hội Đồng Tòa Thánh về công lý và hòa bình vừa đưa ra một tài liệu có tựa đề “Hướng đến việc cải tổ các hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế trong bối cảnh một thẩm quyền toàn cầu”.
Tài liệu nêu rõ “Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới mà chúng ta đang trải qua mời gọi mỗi cá nhân và các dân tộc hãy xét lại những nguyên tắc và các giá trị văn hóa cũng như luân lý trên cơ sở cùng tồn tại trong xã hội”. Tài liệu tố cáo tình trạng ích kỷ, cá lớn nuốt cá bé, mạnh được yếu thua trong quan hệ tài chính giữa các nước giầu và các nước nghèo.
2. Hôm thứ Ba 25 tháng 11, Đức Thánh Cha đã tiếp các thành viên trong hiệp hội Gioan Phaolô II đang kỷ niệm 30 năm ngày thành lập.
Hiệp hội này đã được đức cố Giáo Hoàng thành lập trong thời chiến tranh lạnh với nhiệm vụ là làm gia tăng những quan hệ giữa Ba Lan và Tòa Thánh. Hiện diện trong cuộc tiếp kiến là Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz Tổng Giám Mục thành Krakow. Đức Thánh Cha nói:
“Vị tiền nhiệm của tôi là Chân Phước Gioan Phaolô II đã thiết lập tại Vatican này một hiệp hội mang tên ngài, với mục tiêu là cổ vũ qua sự nâng đỡ tinh thần, vật chất và những điều khác/ những sáng kiến về tôn giáo, văn hóa, mục vụ và bác ái nhằm đào sâu và củng cố các quan hệ truyền thống giữa Ba Lan và Tòa Thánh”.
Đức Thánh Cha đặc biệt ca ngợi những hoạt động của hiệp hội trong các lãnh vực xuất bản, triển lãm và hội nghị nhằm phổ biến các giáo huấn của vị tiền nhiệm.
Hiệp hội hiện có một viện bảo tàng và một nhà trọ cho khách hành hương Ba Lan.
“Tôi tin rằng qua việc nghiên cứu các tài liệu và qua sự hợp tác với các cơ quan tương tự như thế tại Rôma và các nơi khác, hiệp hội sẽ trở nên một điểm quy chiếu càng ngày càng quan trọng cho những ai muốn biết và trân trọng những di sản phong phú mà Đức Gioan Phaolô II để lại cho chúng ta.”
2. Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã khích lệ các tín hữu Công Giáo Úc noi gương thánh nữ Mary MacKillop trong việc đương đầu với những khó khăn hiện nay. Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 20-10-2011, dành cho 36 Giám Mục Úc nhân dịp các vị về Rôma hành hương, viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.
Sau khi nhắc nhở các Giám Mục Úc đặc biệt quan tâm đến việc thường huấn cho hàng giáo sĩ và tu sĩ, giúp họ đào sâu đời sống thiêng liêng trong một thế giới biến chuyển mau lẹ. Ngài đề cập đến những vị xì căng đan giáo sĩ lạm dụng tính dục ở Úc, Đức Thánh Cha nói: “Gánh nặng mục vụ của anh em càng trở nên nặng hơn vì những tội lỗi quá khứ và lầm lẫn của những người khác, điều đáng tiếc nhất, chính là một số giáo sĩ và tu sĩ cũng bị liên lụy trong đó, nhưng trách vụ của anh em bây giờ là tiếp tục sửa chữa những sai lầm trong quá khứ trong sự thẳng thắn và cởi mở, để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả những người liên hệ, với tinh thần khiêm tốn và cương quyết. Vì thế tôi khuyến khích anh em, cùng với hàng giáo sĩ của anh em, tiếp tục là mục tử của các linh hồn luôn sẵn sàng đi xa hơn trong tình thương và sự thật, để mưu ích cho lương tâm của đoàn chiên được ủy thác cho anh em”, tìm cách bảo tồn họ trong sự thánh thiện, dạy họ với lòng khiêm tốn và dẫn dắt họ trên con đường của đức tin Công Giáo”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha mời gọi các Giám Mục Úc giúp hàng giáo sĩ đón nhận bản dịch mới bằng Anh ngữ Sách Lễ Rôma, để họ giúp các giáo hữu cũng như mọi người khác thích ứng với bản dịch này.
3. Chiều ngày hôm trước, hôm thứ Tư 19 tháng 10, Đức Thánh Cha đã đến khánh thành trung tâm tiếp đón tín hữu hành hương người Úc tại Rôma, gọi tắt là Domus Australia.
Trung tâm này, chỉ cách nhà ga trung ương Termini của Rôma 10 phút đi bộ, có 80 phòng, nguyên là một nhà sinh viên của các cha dòng Mariste /ma-rít-tê/. Cách đây gần 3 năm, Tổng giáo phận Sydney cùng với một số giáo phận khác ở Úc đã xúc tiến việc mua trung tâm. Trong số các ân nhân đóng góp, đặc biệt cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Sydney đã đóng góp đến 96 ngàn Úc kim.
4. Trong thông cáo công bố chiều ngày 20-10-2011, Phòng Báo Chí Tòa Thánh khẳng định rằng “cái chết của đại tá Muhamma Gheddafi kết thúc một giai đoạn quá dài và thê thảm của cuộc chiến đẫm máu để hạ bệ một chế độ nghiêm khắc và đàn áp.
Biến cố bi thảm này, một lần nữa buộc chúng ta phải suy tư về cái giá đau khổ vô biên của con người đi kèm với sự củng cố và sụp đổ của mỗi chế độ không dựa trên sự tôn trọng và phẩm giá con người, nhưng trên sự cạnh tranh và củng cố quyền lực.
Giờ đây chúng ta mong ước rằng, tân chính phủ tránh cho nhân dân Lybia khỏi phải chịu bạo lực thêm vì não trạng cạnh tranh hoặc báo thù, trái lại có thể khởi sự càng sớm càng tốt công trình bình định và tái thiết cần thiết, với một tinh thần bao dung, dựa trên công lý và công pháp; và cầu mong cộng đồng quốc tế dấn thân trong việc quảng đại giúp đỡ tái thiết đất nước Lybia.
“Về phần mình, cộng đoàn Công Giáo bé nhỏ sẽ tiếp tục làm chứng tá và phục vụ vô vị lợi, đặc biệt trong lãnh vực từ thiện và y tế, và Tòa Thánh sẽ dấn thân bênh vực nhân dân Lybia, với những phương tiện có được trong lãnh vực các quan hệ quốc tế, trong tinh thần thăng tiến công lý và hòa bình.
5. Việc truyền giáo trong quân đội và vai trò của các tuyên úy quân đội rất quan trọng trong thế giới ngày nay. Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trong buổi tiếp các tham dự viên tại Hội Nghị các Giám Mục giáo phận quân đội trên thế giới do Hội Đồng Tòa Thánh về công lý và hòa bình bảo trợ.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng cuộc sống của một binh sĩ Kitô hữu cần phải được đặt trong quan hệ với giới răn trước hết và trên hết là mến Chúa và yêu người. Họ phải chứng tỏ cho thấy ơn gọi của họ là hoạt động cho yêu thương.
6. Trong buổi tiếp kiến sáng hôm 21-10-2011, dành cho tân Đại Sứ Hòa Lan cạnh Tòa Thánh, ông Joseph Weterings, đến trình quốc thư, Đức Thánh Cha đã cổ võ sự chống lại não trạng bài tôn giáo và khuyên tránh lạm dụng ma túy và mại dâm.
Đại sứ Weterings năm nay 62 tuổi (1949), đã từng làm đại sứ tại Lybia và Zimbabwe.
Trong diễn văn chào mừng ông đại sứ mới của Hòa Lan, Đức Thánh Cha đã nói đến nhiều điểm chung trong lập trường của Tòa Thánh và nước này như thăng tiến hòa bình thế giới qua sự giải quyết đúng đắn các cuộc xung đột, và chống lại sự lan tràn các võ khí tàn sát tập thể, thăng tiến phát triển và khả năng tự túc của các nước đang phát triển.
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ vui mừng vì chủ ý của chính phủ Hòa Lan cổ võ tự do tôn giáo và nói rằng: “tự do tôn giáo không những bị đe dọa vì những luật lệ hạn chế tại một số nơi trên thế giới, nhưng còn vì não trạng bài tôn giáo trong nhiều xã hội, kể cả những xã hội trong đó tự do tôn giáo được luật pháp bảo vệ. Vì thế, điều rất đáng mong ước đó là chính phủ Hòa Lan cảnh giác, để tự do tôn giáo và tự do phụng tự tiếp tục được bảo vệ và thăng tiến ở quốc nội cũng như ở hải ngoại”.
Đức Thánh Cha cũng chào mừng nỗ lực của chính phủ Hòa Lan khuyên tránh dùng ma túy và mại dâm. Những hành động này qua đó con người tự gây hại cho mình, và người khác, cần phải được tránh xa, để mưu ích cho cá nhân và xã hội nói chung”.
7. Thành phố Assisi là quê hương của thánh Phanxicô khó khăn, và cũng là nơi ngày 27 tháng 10 tới đây sẽ diễn ra ngày suy tư, đối thoại và cầu nguyện cho công lý và hòa bình theo sáng kiến của Đức Gioan Phaolô II. Đây cũng là một điểm du lịch trọng yếu tại Italia.
Tuy nhiên, các chuyên gia thuộc European Space Agency, vừa cảnh cáo rằng thành phố này đang lún dần với tốc độ 7.5mm mỗi năm.
8. Đức Tổng Giám Mục Fernando Filoni đã tham dự Khánh Nhật Truyền Giáo lần đầu với tư cách Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo. Ngài bày tỏ hy vọng rằng việc cử hành Khánh Nhật Truyền Giáo hàng năm sẽ nhắc nhở các tín hữu trên toàn thế giới về nghĩa vụ truyền giáo họ đã nhận lãnh khi chịu phép Rửa Tội.
Hiện nay, công cuộc truyền giáo thường tập trung ở nơi Giáo Hội chưa bắt rễ sâu được vào đời sống xã hội như tại Phi Châu, Á Châu, châu Đại Dương và cả nhiều phần thuộc Mỹ Châu.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các dân tộc, thường được gọi tắt là Bộ Truyền Giáo, hiện nay trên toàn thế giới có 44,000 vị thừa sai. Phi Châu dẫn đầu với 15,000 vị sau đó là khu vực Mỹ Châu với 12,000 vị.
Trong năm 2010, 25 vị thừa sai đã bị giết trên đường truyền giáo, trong đó có một Giám Mục, 17 linh mục, một thầy, một nữ tu, hai chủng sinh và ba giáo dân truyền giáo. Mới đây nhất, hôm 17 tháng 10, cha Fausto Tentori linh mục người Ý đã bị giết tại Phi Luật Tân.
Theo Đức Tổng Giám Mục Filoni, “mỗi cái chết đều là thảm kịch và rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, đó cũng là một chứng tá cho một lòng đạo đức và sự quảng đại của các vị thừa sai dám yêu mến Thiên Chúa và anh chị em mình kể cả bằng cái giá là mạng sống mình”.
9. Thành phố Assisi là quê hương của thánh Phanxicô khó khăn, và cũng là nơi ngày 27 tháng 10 tới đây sẽ diễn ra ngày suy tư, đối thoại và cầu nguyện cho công lý và hòa bình theo sáng kiến của Đức Gioan Phaolô II. Đây cũng là một điểm du lịch trọng yếu tại Italia.
Tuy nhiên, các chuyên gia thuộc European Space Agency, vừa cảnh cáo rằng thành phố này đang lún dần với tốc độ 7.5mm mỗi năm.
10. Mumbai, thành phố với 15 triệu dân, được coi là thủ đô thương mại của Ấn Độ. Người Công Giáo chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng di sản của họ rất lớn. Chính vì thế, thành phố này vừa khánh thành một bảo tàng viện Kitô Giáo với những di tích từ thế kỷ thứ 16.
Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục Mumbai nhận xét:
“Có rất nhiều điều để học về lịch sử của chính chúng ta, về sự phong phú của lịch sử Giáo Hội và tài năng kiệt xuất của các nghệ nhân đã thực hiện những tác phẩm rất gây ấn tượng này”.
Giữa những vật được trưng bày trong bảo tàng viện, có những bản thảo của Giáo Hội, những sách, thánh giá, chén thánh, áo lễ, tượng ảnh và các tác phẩm điêu khắc.
Viện bảo tàng này cho người Công Giáo Ấn một cách nhìn về quá khứ phong phú của họ, nhưng trên hết là một niềm tự hào và hiếu kỳ.
11. Ngày 22-10, Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân, Giám mục nghỉ hưu của Hương Cảng, đã hoàn thành một cuộc tuyệt thực kéo dài ba ngày, được thực hiện như một hành động phản đối chống lại sự áp đặt đại diện của nhà nước trong các trường tư thục.
Ngài nói với các phóng viên rằng Ngài sẽ tiếp tục nghiên cứu các quy định của trường học, hy vọng nền giáo dục Công Giáo được tiếp tục dưới hệ thống quản lý trường học mới.
Trước đó, Toà án phúc thẩm Hong Kong đã bác bỏ kháng cáo của giáo phận chống lại các biện pháp do nhà nước chỉ đạo, muốn kết thúc sự kiểm soát đầy đủ của Giáo Hội đối với các trường học của Giáo Hội, bằng cách áp đặt đại diện của nhà nước vào Uỷ Ban quản trị trường học.
Chiều tối 21-10, hơn 100 tín hữu, linh mục và người dân địa phương đã tụ tập và cầu nguyện với Đức Hồng y đang tuyệt thực. Với việc lần chuỗi Mân Côi, hát thánh ca và đọc Kinh Thánh, họ đã cho thấy tình đoàn kết với Ngài và nói lên sự ủng hộ đối với các giá trị giáo dục Công Giáo, và các nhà giáo dục Công Giáo.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân nói với anh chị em tín hữu rằng Giáo Hội hy vọng bảo tồn các giá trị Công Giáo trong giáo dục, và nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục sự sống, tình yêu, sự thánh thiêng của hôn nhân, tôn trọng phẩm giá con người và đạo đức xã hội.
Hội Đồng Tòa Thánh về công lý và hòa bình vừa đưa ra một tài liệu có tựa đề “Hướng đến việc cải tổ các hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế trong bối cảnh một thẩm quyền toàn cầu”.
Tài liệu nêu rõ “Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới mà chúng ta đang trải qua mời gọi mỗi cá nhân và các dân tộc hãy xét lại những nguyên tắc và các giá trị văn hóa cũng như luân lý trên cơ sở cùng tồn tại trong xã hội”. Tài liệu tố cáo tình trạng ích kỷ, cá lớn nuốt cá bé, mạnh được yếu thua trong quan hệ tài chính giữa các nước giầu và các nước nghèo.
2. Hôm thứ Ba 25 tháng 11, Đức Thánh Cha đã tiếp các thành viên trong hiệp hội Gioan Phaolô II đang kỷ niệm 30 năm ngày thành lập.
Hiệp hội này đã được đức cố Giáo Hoàng thành lập trong thời chiến tranh lạnh với nhiệm vụ là làm gia tăng những quan hệ giữa Ba Lan và Tòa Thánh. Hiện diện trong cuộc tiếp kiến là Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz Tổng Giám Mục thành Krakow. Đức Thánh Cha nói:
“Vị tiền nhiệm của tôi là Chân Phước Gioan Phaolô II đã thiết lập tại Vatican này một hiệp hội mang tên ngài, với mục tiêu là cổ vũ qua sự nâng đỡ tinh thần, vật chất và những điều khác/ những sáng kiến về tôn giáo, văn hóa, mục vụ và bác ái nhằm đào sâu và củng cố các quan hệ truyền thống giữa Ba Lan và Tòa Thánh”.
Đức Thánh Cha đặc biệt ca ngợi những hoạt động của hiệp hội trong các lãnh vực xuất bản, triển lãm và hội nghị nhằm phổ biến các giáo huấn của vị tiền nhiệm.
Hiệp hội hiện có một viện bảo tàng và một nhà trọ cho khách hành hương Ba Lan.
“Tôi tin rằng qua việc nghiên cứu các tài liệu và qua sự hợp tác với các cơ quan tương tự như thế tại Rôma và các nơi khác, hiệp hội sẽ trở nên một điểm quy chiếu càng ngày càng quan trọng cho những ai muốn biết và trân trọng những di sản phong phú mà Đức Gioan Phaolô II để lại cho chúng ta.”
2. Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã khích lệ các tín hữu Công Giáo Úc noi gương thánh nữ Mary MacKillop trong việc đương đầu với những khó khăn hiện nay. Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 20-10-2011, dành cho 36 Giám Mục Úc nhân dịp các vị về Rôma hành hương, viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.
Sau khi nhắc nhở các Giám Mục Úc đặc biệt quan tâm đến việc thường huấn cho hàng giáo sĩ và tu sĩ, giúp họ đào sâu đời sống thiêng liêng trong một thế giới biến chuyển mau lẹ. Ngài đề cập đến những vị xì căng đan giáo sĩ lạm dụng tính dục ở Úc, Đức Thánh Cha nói: “Gánh nặng mục vụ của anh em càng trở nên nặng hơn vì những tội lỗi quá khứ và lầm lẫn của những người khác, điều đáng tiếc nhất, chính là một số giáo sĩ và tu sĩ cũng bị liên lụy trong đó, nhưng trách vụ của anh em bây giờ là tiếp tục sửa chữa những sai lầm trong quá khứ trong sự thẳng thắn và cởi mở, để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả những người liên hệ, với tinh thần khiêm tốn và cương quyết. Vì thế tôi khuyến khích anh em, cùng với hàng giáo sĩ của anh em, tiếp tục là mục tử của các linh hồn luôn sẵn sàng đi xa hơn trong tình thương và sự thật, để mưu ích cho lương tâm của đoàn chiên được ủy thác cho anh em”, tìm cách bảo tồn họ trong sự thánh thiện, dạy họ với lòng khiêm tốn và dẫn dắt họ trên con đường của đức tin Công Giáo”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha mời gọi các Giám Mục Úc giúp hàng giáo sĩ đón nhận bản dịch mới bằng Anh ngữ Sách Lễ Rôma, để họ giúp các giáo hữu cũng như mọi người khác thích ứng với bản dịch này.
3. Chiều ngày hôm trước, hôm thứ Tư 19 tháng 10, Đức Thánh Cha đã đến khánh thành trung tâm tiếp đón tín hữu hành hương người Úc tại Rôma, gọi tắt là Domus Australia.
Trung tâm này, chỉ cách nhà ga trung ương Termini của Rôma 10 phút đi bộ, có 80 phòng, nguyên là một nhà sinh viên của các cha dòng Mariste /ma-rít-tê/. Cách đây gần 3 năm, Tổng giáo phận Sydney cùng với một số giáo phận khác ở Úc đã xúc tiến việc mua trung tâm. Trong số các ân nhân đóng góp, đặc biệt cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Sydney đã đóng góp đến 96 ngàn Úc kim.
4. Trong thông cáo công bố chiều ngày 20-10-2011, Phòng Báo Chí Tòa Thánh khẳng định rằng “cái chết của đại tá Muhamma Gheddafi kết thúc một giai đoạn quá dài và thê thảm của cuộc chiến đẫm máu để hạ bệ một chế độ nghiêm khắc và đàn áp.
Biến cố bi thảm này, một lần nữa buộc chúng ta phải suy tư về cái giá đau khổ vô biên của con người đi kèm với sự củng cố và sụp đổ của mỗi chế độ không dựa trên sự tôn trọng và phẩm giá con người, nhưng trên sự cạnh tranh và củng cố quyền lực.
Giờ đây chúng ta mong ước rằng, tân chính phủ tránh cho nhân dân Lybia khỏi phải chịu bạo lực thêm vì não trạng cạnh tranh hoặc báo thù, trái lại có thể khởi sự càng sớm càng tốt công trình bình định và tái thiết cần thiết, với một tinh thần bao dung, dựa trên công lý và công pháp; và cầu mong cộng đồng quốc tế dấn thân trong việc quảng đại giúp đỡ tái thiết đất nước Lybia.
“Về phần mình, cộng đoàn Công Giáo bé nhỏ sẽ tiếp tục làm chứng tá và phục vụ vô vị lợi, đặc biệt trong lãnh vực từ thiện và y tế, và Tòa Thánh sẽ dấn thân bênh vực nhân dân Lybia, với những phương tiện có được trong lãnh vực các quan hệ quốc tế, trong tinh thần thăng tiến công lý và hòa bình.
5. Việc truyền giáo trong quân đội và vai trò của các tuyên úy quân đội rất quan trọng trong thế giới ngày nay. Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trong buổi tiếp các tham dự viên tại Hội Nghị các Giám Mục giáo phận quân đội trên thế giới do Hội Đồng Tòa Thánh về công lý và hòa bình bảo trợ.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng cuộc sống của một binh sĩ Kitô hữu cần phải được đặt trong quan hệ với giới răn trước hết và trên hết là mến Chúa và yêu người. Họ phải chứng tỏ cho thấy ơn gọi của họ là hoạt động cho yêu thương.
6. Trong buổi tiếp kiến sáng hôm 21-10-2011, dành cho tân Đại Sứ Hòa Lan cạnh Tòa Thánh, ông Joseph Weterings, đến trình quốc thư, Đức Thánh Cha đã cổ võ sự chống lại não trạng bài tôn giáo và khuyên tránh lạm dụng ma túy và mại dâm.
Đại sứ Weterings năm nay 62 tuổi (1949), đã từng làm đại sứ tại Lybia và Zimbabwe.
Trong diễn văn chào mừng ông đại sứ mới của Hòa Lan, Đức Thánh Cha đã nói đến nhiều điểm chung trong lập trường của Tòa Thánh và nước này như thăng tiến hòa bình thế giới qua sự giải quyết đúng đắn các cuộc xung đột, và chống lại sự lan tràn các võ khí tàn sát tập thể, thăng tiến phát triển và khả năng tự túc của các nước đang phát triển.
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ vui mừng vì chủ ý của chính phủ Hòa Lan cổ võ tự do tôn giáo và nói rằng: “tự do tôn giáo không những bị đe dọa vì những luật lệ hạn chế tại một số nơi trên thế giới, nhưng còn vì não trạng bài tôn giáo trong nhiều xã hội, kể cả những xã hội trong đó tự do tôn giáo được luật pháp bảo vệ. Vì thế, điều rất đáng mong ước đó là chính phủ Hòa Lan cảnh giác, để tự do tôn giáo và tự do phụng tự tiếp tục được bảo vệ và thăng tiến ở quốc nội cũng như ở hải ngoại”.
Đức Thánh Cha cũng chào mừng nỗ lực của chính phủ Hòa Lan khuyên tránh dùng ma túy và mại dâm. Những hành động này qua đó con người tự gây hại cho mình, và người khác, cần phải được tránh xa, để mưu ích cho cá nhân và xã hội nói chung”.
7. Thành phố Assisi là quê hương của thánh Phanxicô khó khăn, và cũng là nơi ngày 27 tháng 10 tới đây sẽ diễn ra ngày suy tư, đối thoại và cầu nguyện cho công lý và hòa bình theo sáng kiến của Đức Gioan Phaolô II. Đây cũng là một điểm du lịch trọng yếu tại Italia.
Tuy nhiên, các chuyên gia thuộc European Space Agency, vừa cảnh cáo rằng thành phố này đang lún dần với tốc độ 7.5mm mỗi năm.
8. Đức Tổng Giám Mục Fernando Filoni đã tham dự Khánh Nhật Truyền Giáo lần đầu với tư cách Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo. Ngài bày tỏ hy vọng rằng việc cử hành Khánh Nhật Truyền Giáo hàng năm sẽ nhắc nhở các tín hữu trên toàn thế giới về nghĩa vụ truyền giáo họ đã nhận lãnh khi chịu phép Rửa Tội.
Hiện nay, công cuộc truyền giáo thường tập trung ở nơi Giáo Hội chưa bắt rễ sâu được vào đời sống xã hội như tại Phi Châu, Á Châu, châu Đại Dương và cả nhiều phần thuộc Mỹ Châu.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các dân tộc, thường được gọi tắt là Bộ Truyền Giáo, hiện nay trên toàn thế giới có 44,000 vị thừa sai. Phi Châu dẫn đầu với 15,000 vị sau đó là khu vực Mỹ Châu với 12,000 vị.
Trong năm 2010, 25 vị thừa sai đã bị giết trên đường truyền giáo, trong đó có một Giám Mục, 17 linh mục, một thầy, một nữ tu, hai chủng sinh và ba giáo dân truyền giáo. Mới đây nhất, hôm 17 tháng 10, cha Fausto Tentori linh mục người Ý đã bị giết tại Phi Luật Tân.
Theo Đức Tổng Giám Mục Filoni, “mỗi cái chết đều là thảm kịch và rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, đó cũng là một chứng tá cho một lòng đạo đức và sự quảng đại của các vị thừa sai dám yêu mến Thiên Chúa và anh chị em mình kể cả bằng cái giá là mạng sống mình”.
9. Thành phố Assisi là quê hương của thánh Phanxicô khó khăn, và cũng là nơi ngày 27 tháng 10 tới đây sẽ diễn ra ngày suy tư, đối thoại và cầu nguyện cho công lý và hòa bình theo sáng kiến của Đức Gioan Phaolô II. Đây cũng là một điểm du lịch trọng yếu tại Italia.
Tuy nhiên, các chuyên gia thuộc European Space Agency, vừa cảnh cáo rằng thành phố này đang lún dần với tốc độ 7.5mm mỗi năm.
10. Mumbai, thành phố với 15 triệu dân, được coi là thủ đô thương mại của Ấn Độ. Người Công Giáo chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng di sản của họ rất lớn. Chính vì thế, thành phố này vừa khánh thành một bảo tàng viện Kitô Giáo với những di tích từ thế kỷ thứ 16.
Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục Mumbai nhận xét:
“Có rất nhiều điều để học về lịch sử của chính chúng ta, về sự phong phú của lịch sử Giáo Hội và tài năng kiệt xuất của các nghệ nhân đã thực hiện những tác phẩm rất gây ấn tượng này”.
Giữa những vật được trưng bày trong bảo tàng viện, có những bản thảo của Giáo Hội, những sách, thánh giá, chén thánh, áo lễ, tượng ảnh và các tác phẩm điêu khắc.
Viện bảo tàng này cho người Công Giáo Ấn một cách nhìn về quá khứ phong phú của họ, nhưng trên hết là một niềm tự hào và hiếu kỳ.
11. Ngày 22-10, Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân, Giám mục nghỉ hưu của Hương Cảng, đã hoàn thành một cuộc tuyệt thực kéo dài ba ngày, được thực hiện như một hành động phản đối chống lại sự áp đặt đại diện của nhà nước trong các trường tư thục.
Ngài nói với các phóng viên rằng Ngài sẽ tiếp tục nghiên cứu các quy định của trường học, hy vọng nền giáo dục Công Giáo được tiếp tục dưới hệ thống quản lý trường học mới.
Trước đó, Toà án phúc thẩm Hong Kong đã bác bỏ kháng cáo của giáo phận chống lại các biện pháp do nhà nước chỉ đạo, muốn kết thúc sự kiểm soát đầy đủ của Giáo Hội đối với các trường học của Giáo Hội, bằng cách áp đặt đại diện của nhà nước vào Uỷ Ban quản trị trường học.
Chiều tối 21-10, hơn 100 tín hữu, linh mục và người dân địa phương đã tụ tập và cầu nguyện với Đức Hồng y đang tuyệt thực. Với việc lần chuỗi Mân Côi, hát thánh ca và đọc Kinh Thánh, họ đã cho thấy tình đoàn kết với Ngài và nói lên sự ủng hộ đối với các giá trị giáo dục Công Giáo, và các nhà giáo dục Công Giáo.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân nói với anh chị em tín hữu rằng Giáo Hội hy vọng bảo tồn các giá trị Công Giáo trong giáo dục, và nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục sự sống, tình yêu, sự thánh thiêng của hôn nhân, tôn trọng phẩm giá con người và đạo đức xã hội.