Ngày 29-10-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sự sống vĩnh cửu diệu kỳ
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:42 29/10/2010
CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN, năm C

Lc 20, 27-38

MỘT SỰ DIỆU KỲ

SỰ SỐNG VĨNH CỬU KHÁC VỚI CHÚNG TA ĐANG SỐNG


Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta vẫn thấy đối tượng đáng quan tâm nhất luôn tìm cách bắt lỗi và gày bẫy Chúa Giêsu là những người Pharisêu, những Kinh sư và Thượng Tế…Để gày bẫy Chúa, họ đưa ra một thí dụ vô lý về một người đàn bà lấy tới bảy đời chồng. Người đàn bà chết và bảy người đàn ông cũng chết, vậy bà sẽ là vợ của ai ? Khi đưa ra thí dụ này, câu hỏi này thì phái Xa-đốc chẳng tin có đời sau, chẳng tin có sự sống lại…Họ cố ý đánh bẫy Ngài.Chúa Giêsu đã vén mở cho mọi người thấy sự sống bây giờ khác với sự sống khi phục sinh…

Ở đây, không phải là người Pharisêu không tin vào sự sống lại, nhưng họ đã tự mãn vì họ nghĩ rằng họ đã đánh bẫy được chúa Giêsu khi đưa ra câu hỏi vô lý này bởi vì làm gì có vấn đề phục sinh mà lại sống như đời này con người đang sống. Những người Pharisêu, đặc biệt là phái Xa-đốc đã hiểu sai về sự sống lại. Họ tưởng lầm hay nói đúng hơn họ thật sai lầm khi nghĩ rằng sống lại vẫn lấy vợ, lấy chồng, vẫn sống theo xác thịt như trước khi họ chết. Họ cứ tưởng sự sống sau khi phục sinh cũng chỉ là sự sống trước khi con người chết và như thế câu hỏi họ đặt ra cho chúa Giêsu sẽ làm cho Ngài bị bí vì Ngài tuyên bố có sự sống lại. Trong đoạn Tin Mừng của thánh Luca 20, 27-38 đã cho chúng ta hiểu về sự sống mai sau. Phục sinh tức sống lại sẽ khác đời sống bây giờ. Khi sống lại, người ta không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng vì lúc sống lại, con người sẽ không chết nữa, nên cũng không cần phải có con để nối dõi tông đường, có con để nối giòng vv…nhưng họ được sống ngang hàng với các thiên thần. Trước khi chết, con người nhỏ bé hơn thiên thần, nhưng khi chết, con người bằng thiên thần. Con người ngay từ trần gian đã luôn được tăng trưởng nhờ Bí Tích Thánh Thể. Vì khi lãnh nhận Mình và Máu của Chúa Giêsu, con người được liên kết với Đấng đã chết và sống lại. Ngài nuôi dưỡng con người, nuôi dưỡng chúng ta bằng sự sống thần linh của Ngài. Khi lãnh nhận Mình Máu Đức Kitô, chúng ta được củng cố bằng Lời của Chúa: ” Ai ăn Thịt và uống Máu Ta sẽ được sống đời đời, và Ta sẽ cho chúng sống lại vào ngày sau hết “. Đây là Lời Chúa hứa ban và là niềm tin của mỗi Kitô hữu. Niềm tin của sự sống lại đã đem lại niềm hạnh phúc, niềm vui, đức tin và sự can đảm cho tất cả những môn đệ của Chúa. Bài đọc thứ nhất sách Maccabêô đã cho thấy sự vững tin, lòng can đảm cũa bảy anh em, đã theo lời của mẹ dạy nhất quyết không ăn thịt heo, thà chết để không phản nghịch với Đấng đã tác sinh ra mình. Họ đã tin vào sự sống vĩnh cửu mai sau.

Thánh Phaolô đã xác tín về sự phục sinh và đã nhắn nhủ mọi Kitô hữu thế này:” Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: Gieo xuống thì hư nát, mà chỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà chỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà chỗi dậy thì mạnh mẽ; gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà chỗi dậy là thân thể có thần khí “

( 1 Co 15, 42-44 ). Câu chuyện Ađam và Evà, hai Ông bà nguyên tổ đã phản nghịch lại Chúa, do đó tội lỗi và sự chết tràn vào trần gian. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã không muốn loài người, con người phải hư đi, nhưng chính Ngài đã sai Con của Ngài là Chúa Giêsu đến thế gian để giải thoát con người khỏi tội lỗi và ban ơn cứu độ, ban sự sống vĩnh cửu cho những người công chính. Chúa đã phán: ” Ai tin vào Ta thì dù có chết cũng sẽ được sống lại “ và “ Phục sinh chính là Ta “.

Chúa dựng nên con người để ban cho con người hạnh phúc…Hạnh phúc Chúa ban là hạnh phúc vĩnh cửu, không phải là hạnh phúc tạm bợ, mau qua…Cho nên, cuộc đời của con người là một cuộc hành trình tiến về quê trời, một cuộc hành trình đức tin đòi hỏi con người phấn đấu, hy sinh, vượt thắng để về với Đấng đã sinh ra mình và mãi mãi yêu thương mình. Người có đức tin phải ý thức mình sống là sống cho Chúa như thánh Phaolô đã nói: ” Tôi sống không phải tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi “. Do đó, đừng mải mê với những thú vui trần thế, với những của cải mau qua. Đừng tưởng rằng mình không bao giờ chết mà hãy tỉnh thức và cầu nguyện. Hãy có thái độ và cách làm như năm cô trinh nữ khôn ngoan mang đèn mà đem theo dầu. Hãy như những người khôn xây nhà trên đá. Hãy như những đầy tớ khôn ngoan đợi chủ về vv…Bởi vì, có những người tưởng rằng mình sẽ không bao giờ chết, nên họ cứ ung dung hưởng thụ vật chất, thú vui mà quên rằng kẻ trộm đang đào ngạch, khoét vách vv…

Chúa Giêsu đứng trước các thính giả Do Thái đã nại ra lời của Ông Môsê vì Ngài hiểu rằng chỉ lời của Môsê mới đánh động được họ. Nhưng Chúa Giêsu cũng muốn nói với mỗi người chúng ta “ Đừng tìm ý tưởng về sự sống lại nơi tư tưởng của các triết gia hay nơi những người giầu tưởng tượng, mà phải tìm trong mạc khải, trong Kinh Thánh và dưới sự soi sáng, tác động của Chúa Thánh Thần.

Chúa nhật hôm nay nhắc lại cho chúng ta về một tín điều quan trọng là sự sống lại. Mạc Khải, Kinh Thánh với Giáo lý Công giáo dạy người Kitô hữu rằng

” Con người chỉ có hai kiếp sống “:

-Một kiếp sống mau qua, tạm bợ, một kiếp sống đời đời, vĩnh cửu

-Một kiếp sống hiện tại và một kiếp sống tương lai

-Một kiếp sống ở gian trần và một kiếp sống đời sau.

-Một đời sống trần gian và một đời sống thiên đàng hay hỏa ngục.

Và từ kiếp sống này qua kiếp sống khác, con người phải kinh qua cái chết. Sự sống đời này hoàn toàn khác với sự sống đời sau bởi vì sự sống lại của con người tiềm ẩn trong mầu nhiệm phục sinh của Chúa Giêsu. Con người sẽ được sống lại trong sự phục sinh của Chúa Kitô.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con hiểu rõ rằng mọi người muốn được sống lại đều phải trải qua sự chết. Xin cho chúng con luôn biết tỉnh thức và sẵn sàng chờ đợi ngày Chúa đến. Amen.
 
Ngày cùng tận của mỗi người
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:46 29/10/2010
CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN, năm C

Lc 21, 5-19

NGÀY CÙNG TẬN CỦA GIÊRUSALEM

NGÀY CÙNG TẬN CỦA MỖI NGƯỜI


Chúa nhật 33 thường niên, năm C là Chúa nhật áp chót của năm Phụng Vụ, Giáo Hội nhắc nhớ mỗi người đến những biến cố của đời người: chết, phán xét, thiên đàng, hỏa ngục. Lời Chúa trong bài Tin Mừng của thánh Luca hôm nay là một lời ngôn sứ báo trước thành thánh Giêrusalem sẽ bị tàn phá không còn hòn đá nào trên hòn đá nào, đền thánh sẽ bị phá hủy bình địa, và qua biến cố lớn lao này, Chúa ám chỉ đến ngày tận thế chung, ngày phán xét của toàn thể nhân loại và đồng thời, Ngài nhắc nhở về cái chết và sự phán xét riêng của mỗi người.

Đền thánh Giêrusalem là một công trình lớn lao, là một trong những kỳ quan của thế giới. Biết bao người trầm trồ khen ngợi, biết bao người bị cuốn hút bởi kỳ quan tráng lệ, tuyệt vời do tay con người xây dựng. Chúa Giêsu một bữa kia cũng có mặt ở đó và trước những lời ca ngợi đền thánh Giêrusalem, Chúa Giêsu nói: ” Mọi sự các ngươi thấy đây, sẽ không còn hòn đá nào chồng lên hòn đá nào “. Chúa đã tiên báo Giêrusalem sẽ bị phá hủy. Lời ngôn sứ của Chúa Giêsu đã ứng nghiệm vào ngày 9 tháng 8 năm 70 sau công nguyên, nghĩa là bốn mươi năm sau lời tiên báo của Ngài. Một người lính Roma đã phóng lửa vào đền thánh Giêrusalem. Cả đền thánh nguy nga đồ sộ, biết bao người đã bỏ biết bao công sức, biết bao của cải đã đổ vào công trình xây dựng đền thờ này. Chỉ một phút chốc, công trình mà dân Do Thái tưởng muôn đời không thể hư hỏng, đã ra bình địa. Muôn đời, người ta không thể quên được cái ngày kinh khiếp của dân Thiên Chúa. Tuy nhiên, đền thờ vật chất do con người xây dựng sẽ được thay thế bằng chính Chúa Giêsu, Đấng đã ám chỉ về Thân Thể của Ngài: ” Hãy phá hủy đền thờ này đi, Ta sẽ xây dựng lại trong ba ngày “. Lời ngôn sứ của Chúa Giêsu đã được ứng nghiệm. Chúa đã chấp nhận cái chết theo ý Chúa Cha trên thập giá và đúng ba ngày sau khi chết, Ngài đã sống lại khải hoàn…

Đền thờ trên thế giới là nơi Chúa Giêsu ngự, nơi đó, các Linh mục sẽ dâng lễ mỗi ngày. Mọi Kitô hữu sẽ múc lấy nơi đền thánh, nhà thờ, nhà nguyện nguồn ơn sủng của Chúa. Nhà thờ là nơi được công bố Lời Chúa, là nơi các tín hữu lãnh nhận các Bí tích, là nơi Chúa gặp con người và ngược lại. Người Kitô hữu thờ lạy Thiên Chúa Cha trong tinh thần và chân lý bởi vì chúng ta hợp nhất trong chính Thân Thể và tình của Chúa Giêsu trong Phụng vụ.

Cuối bài giảng của Chúa Giêsu trong đoạn Tin Mừng hôm nay có một câu thật quý giá: ” Nhờ sự kiên trì, các ngươi sẽ được sống “. Sự sống nơi con người có đức tin cùng thờ phượng Chúa trong tình yêu và chân lý. Kiên trì là sống đúng sự sống Chúa trao ban cho người. Đức tin của con người là thước đo cho lòng kiên trì và can đảm của con người trước những phong ba thử thách của thế gian. Và ngày Chúa đến trong vinh quang sẽ là ngày hoàn hảo khi Đức Kitô đến một lần nữa: ” Chúa sẽ đến để cai trị thế giới với sự công bằng “.

Chúa luôn nhắc nhở cho nhân loại, cho mỗi người về ngày tận thế. Tuy nhiên, Chúa nói với chúng ta đừng bận tâm khi nào tận thế đến, mà hãy lo sống hiện tại và kiên trì. Đối với chúng ta, những Kitô hữu hôm nay là trung thành làm chứng cho Chúa, là sống đúng tư cách của một Kitô hữu đích thực. Người Kitô hữu đích thực là người sống “ yêu như Thầy yêu “.

Chúng ta hãy nhớ lời Thánh Công Đồng Vaticanô II viết: ” Chúng ta không biết tất cả những gì sẽ được chuyển đổi nhưng sự biến dạng do tội lỗi đã phủ bóng trên thế giới này sẽ qua đi, vì Thiên Chúa đang sửa soạn một nơi ở mới và một trời mới, đất mới, nơi mà sự công chính sẽ ngự trị và ân phúc sẽ là câu đáp trả vượt quá những sự khao khát và bình an của nơi tâm hồn con người “.

Trong Phụng vụ Thánh Thể, người Kitô hữu nhận ra rằng Chúa Kitô đã chết, đã sống lại và Đức Kitô sẽ đến một lần nữa. Người môn đệ của Chúa sẽ hướng về ngày vinh quang của Chúa không lo âu, không chán nản và người môn đệ của Chúa luôn tin vào việc Đức Kitô, Đấng cứu độ sẽ đến. Vâng, ngày tận thế của nhân loại cũng là ngày phán xét và tận cùng của mỗi người chúng con khi phải lìa xa cõi đời này mà ra trước mặt Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn nhiệt thành, sẵn sàng, tỉnh thức chờ đón Chúa đến. Amen.
 
Ngôi nhà được Chúa trú ngụ
Lm. Phêrô Hồng Phúc
08:37 29/10/2010
NGÔI NHÀ ĐƯỢC CHÚA TRÚ NGỤ

Từ bất ngờ này tới bất ngờ khác, Gia-kêu đã từng bước được Chúa Giêsu khai thông mặc cảm, chiến thắng tự ti và gia nhập con cái Nước Trời. Đầu tiên là việc trèo lên cây sung. Gia-kêu nghĩ không ai nhìn thấy mình, bất ngờ ông được Chúa gọi đích danh tên ông: “Gia kêu hãy xuống mau”. Gia-kêu chỉ mong được nhìn thấy Chúa đi ngang qua, bất ngờ ông được Chúa tuyên bố rõ ràng: “Hôm nay Ta muốn trọ tại nhà ông”. Gia-kêu muốn xoá đi quá khứ để được hoà nhập trong nếp sống cộng đồng, bất ngờ Chúa tuyên bố: “Hôm nay nhà này được ơn cứu độ, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Abraham” (x. Lc 19,1- 9).

Tất cả những bất ngờ ấy là đối với riêng Gia-kêu, nhưng với Đức Giêsu Kitô, Đấng đã thấu suốt lòng ông, thì chương trình đã được ấn định để Gia-kêu có cơ hội bày tỏ trước cộng đoàn một lương tâm tốt đối với đức công bằng và bác ái. Ông đã bày tỏ điều đó khi thưa với Chúa Giêsu: “Tôi xin lấy phân nửa tài sản của tôi mà cho người nghèo, và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn” (Lc 19, 8). Lời bộc bạch này cho thấy Gia-kêu là người “xanh vỏ đỏ lòng” và Chúa đã cho ông được phần thưởng xứng đáng là được nghe Lời Chúa phán: “Hôm nay nhà này được ơn cứu độ”. Chúa Giêsu không tuyên bố: Hôm nay nhà này được vinh dự hoặc phục hồi danh dự… Vì danh dự chỉ là cái bóng trôi nhanh. Thánh Phêrô diễn tả: “Mọi phàm nhân đều như cỏ và tất cả vinh quang của họ cũng đều như hoa cỏ; cỏ thì khô, hoa thì rụng” (1Pr 1,24). Chúa Giêsu tuyên bố: “Hôm nay nhà này được ơn cứu độ” đó là ơn lớn nhất đem lại sự sống đời đời. Ơn cứu độ được trao ban cho người công chính và người công chính được trắc nghiệm qua đức công bằng và bác ái. Chúa Giêsu đến trọ tại nhà ông Gia-kêu chính là để ông có cơ hội đền bù lại những gì ông lỗi phép công bằng và thiếu sót trong đức bác ái. Ông đã làm lại vượt xa mức ấn định bình thường. Ông đền bù gấp bốn những gì ông làm thiệt hại cho người khác, trong khi luật Môisê chỉ đòi hỏi: “Mắt đền mắt, răng đền răng” (Mt 5,38). Ông bố thí một nửa gia tài cho người nghèo, trong khi người Do thái chỉ đòi hỏi dâng cúng Đền thờ một phần mười theo luật thập phân.( Dnl 14,28). Tới đây chúng ta nhận ra lý do của Chúa Giêsu trọ lại tại nhà ông Giakêu chính “Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19,9b).

Sách Khôn ngoan đã ca tụng Chúa: “Những ai sa ngã Chúa sửa dạy từ từ. Chúa cảnh cáo họ, nhắc cho họ nhớ họ đã phạm tội gì, để họ bỏ điều ác mà tin vào Chúa” (Kn 12,2). Thái độ ân cần của Chúa Giêsu đã khiến cho Giakêu từ cảm xúc dâng trào đã biến thành hành động và hành động đã được phần thưởng xứng đáng. Chúa cũng sai các tông đồ tiếp tục tới các làng và “Vào nhà nào, anh em hãy chúc bình an cho nhà ấy” (Mt 10,12). Tuy nhiên việc đón nhận ơn cứu độ, hay phúc bình an còn tuỳ thuộc ở thái độ tiếp nhận của nhà đó nữa. Chúa Giêsu căn dặn các tông đồ rõ ràng: “Nếu nhà ấy xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ đến với họ; còn nếu nhà ấy không xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ trở về với anh em” (Mt 10,13).

Căn nhà của Giakêu hôm nay bừng sáng ơn cứu độ, cũng phải kể đến nhờ thái độ sẵn sàng và lương tâm tốt lành của Giakêu. Người ông thấp bé, nhưng tấm lòng ông lại rộng lớn, và khi ông hào phóng về của cải vật chất thì Chúa lại rộng rãi vô cùng với ông về nguồn ơn cứu độ thiêng liêng. Thế giới hôm nay muốn đón nhận ơn cứu độ, cũng phải đi qua hai cán cân công bằng và bác ái. Công bằng là “Của Xê-da trả về Xê-da; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” (Mt 22,21). Có quá nhiều điều thế giới hôm nay phải đền bù cho Thiên Chúa vì đã vi phạm bản quyền sự sống, bản quyền sự thật, bản quyền tình yêu thánh thiêng… Tình bác ái cũng bị đảo lộn do thế lực của lối sống duy vật chất: “ Chị em thì hiền, vì đồng tiền mà đánh cãi nhau” (Ca dao VN).

Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Chúa đã vào nhà ông Giakêu
Và tuyên bố: Hôm nay nhà này được ơn cứu độ.
Xin Chúa tiếp tục lưu ngụ tại nhà chúng con
Và cho chúng con được nghe lời hứa ban ơn cứu độ.
Xin cho thế giới biết thương yêu nhau
và tôn trọng sự thật, tôn trọng sự sống.
Để tình thương lan toả, công bằng thể hiện.
Và Nước Cha trị đến trong mỗi gia đình chúng con. Amen.


 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:04 29/10/2010
THẰNG NGỐC

Ngày xưa, những người ở đất châu Cam gọi những trẻ em không thông minh là “thằng ngốc”.

Theo truyền thuyết, Hạ Trí Chương đời nhà Đường đã có lần xin hoàng đế đặt tên cho con trai của mình, hoàng đế nói với ông ta có thể đặt tên “Phù 孚”. Hạ Trí Chương mới đầu không hiểu, sau đó mới biết được ý nghĩa, té ra hoàng đế biết con trai của ông ta ngu đần, nên cố ý giỡn chơi, bởi vì chữ 孚 nếu trên dưới phân khai ra thì giống hai chữ瓜子 (hạt bí).

Do đó mà có thể biết, vào đời nhà Đường người ta gọi trẻ em ngốc nghếch là “hạt bí瓜子”, nhưng ý của “hạt bí瓜子” không rõ ràng, nên người đời sau thêm vào hai chữ “ngốc nghếch痴呆” có liên quan đến chữ “ngốc”, chữ “đần”, chữ “ngờ nghệch”, thì ý của nó rất rõ ràng.

Những chữ đồ ngốc, dốt, ngờ nghệch.v.v...cũng vì đó mà lưu truyền đến nay.

(Nhân thứ đường bút ký)

Suy tư:

Cha mẹ thường hay mắng con mình là “thằng ngu” khi chúng nó làm điều sai trái; người lớn hay chửi trẻ em là “ngu như bò” khi chúng nó chưa hiểu được điều họ nói; và có rất nhiều lần chúng ta –người Ki-tô hữu- mắng nhiếc tha nhân là “ngu đần ngu độn” khi họ làm không được điều mà chúng ta mong muốn nơi họ.v.v...

Dù là ngốc, dốt hay ngờ nghệch thì ý nghĩa cũng giống nhau mà thôi, tức là “ngu”.

La mắng con mình là đồ ngốc thì sẽ có ngày chúng nó thành thằng ngốc; hay chửi trẻ nhỏ là ngu như bò thì sẽ có ngày chính cái ngu như bò này trở thành hiện thực, bởi vì Chúa Giê-su Ki-tô đã nói ai làm cớ vấp ngã cho một trẻ nhỏ thì thà cột cối đá mà quăng vào biển thì hơn.

Với trẻ nhỏ thì nói lời khuyến khích thay cho lời chửi là ngu như bò; với con cái trong nhà thì dùng hành động quan tâm hớn là chửi rủa, bởi vì trẻ em cũng có thế giá trước mặt Thiên Chúa.

Ai hiểu thí hiểu !

----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 31 TN C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:09 29/10/2010
CHỦ NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Lc 19, 1-10

“Con người đến để tìm và cứu những gì đã mất”.


Bạn thân mến,

Ơn cứu độ đã đến với Gia-kêu cách dễ dàng hơn ông ta tưởng, và làm ngạc nhiên những người Do Thái khác, vì ông ta là một quan thu thuế được coi là người tội lỗi. Chúa Giê-su, Đấng đến để tìm kiếm những người tội lỗi đi lạc đường chân lý, và Ngài đến để chữa lành những tâm hồn dập nát đau khổ vì những bon chen của cuộc đời, vì những bất công và thù hận của người khác...

Bài Tin mừng hôm nay có hai việc mà bạn và tôi cần phải suy nghĩ và khắc sâu trong lòng:

Một là, Chúa Giê-su đã thưởng công bội hậu cách bất ngờ cho ông Gia-kêu: vào nghỉ trong nhà ông và dùng cơm với ông, một phần thưởng quá to lớn và bất ngờ đối với ông Gia-kêu –một người được coi là người tội lỗi- và gia đình của ông, hành động này của Chúa Giê-su đã làm đảo lộn những suy nghĩ của những người đồng thời với Ngài, tự cho mình là người công chính hơn những gái điếm và thu thuế...

Giữa đám đông chen chúc nhau đi theo Chúa Giê-su, một Gia-kêu lùn tịt đã không thể nào nhìn cho được người mà bấy lâu nay mình đã nghe tiếng, ý tưởng này đã thôi thúc ông bỏ ngay buổi làm việc va quyết tâm thấy mặt Chúa Giê-su cho bằng được...

Giữa hàng trăm người đi theo mình, Chúa Giê-su chỉ chọn một nhà thu thuế Gia-kêu để vào nghỉ ngơi và dùng bữa với ông, không phải ngẫu nhiên mà Ngài thấy Gia-kêu, cũng không phải nhờ các môn đệ mách bảo để Ngài biết Gia-kêu, nhưng chỉ có Đấng thấu suốt tâm hồn mới nhìn thấy tâm tình của ông Gia-kêu tội nghiệp mong muốn thấy mặt Ngài, và lòng nhân hậu xót thương của Ngài đã khiến Ngài làm một hành động bất ngờ cho Gia-kêu và ngạc nhiên cho những người theo Ngài: “Này ông Gia-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông !”(Lc 19, 5b).

Hai là, Chúa Giê-su đến để tìm kiếm và cứu những gì đã mất, đây là một tin vui cho bạn và tôi những con người tội lỗi, đây cũng là một lời phán xét cho chúng ta là những người tự coi mình là công chính hơn tha nhân, để rồi kết án và đoán xét anh em mình...

Ông Gia-kêu đột nhiên thay đổi lối suy nghĩ và cách sống của mình khi được Chúa Giê-su vào nhà mình, ông nói với Ngài: “Thưa Ngài, đây là phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ái cái gì, tôi xin đền gấp bốn” (Lc 19, 8). Tình thương của Chúa Giê-su đã làm ông Gia-kêu thay đổi cuộc sống: biết chia sẻ với người nghèo những gì mình có, biết đền bù thiệt hại cho người khác những thiệt hại do mình gây ra, mà những suy nghĩ và thái độ này trước đây chưa bao giờ ông Gia-kêu nghĩ đến...

Những người tội lỗi sẽ không thể tự mình làm lại cuộc đời, nhưng phải cậy nhờ ơn Thiên Chúa và quyết tâm của mình. Nhưng chính thái độ thờ ơ vì thành kiến, kiêu ngạo vì thành tích của bạn và tôi là những nhân tố tích cực làm cho người anh em không thể đứng lên để làm lại cuộc đời, Chúa Giê-su đã làm một cuộc cách mạng đổi mới cách nhìn của chúng ta với tha nhân: tất cả mọi người đều cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa chứ không phải chỉ có người tội lỗi mà thôi.

Suy nghĩ như thế chúng ta mới có thể thay đổi cách nhìn của mình với người khác, nhất là với những người tội lỗi trong cuộc sống hôm nay.

Bạn thân mến,

Mỗi người trong chúng ta là một Gia-kêu lùn, tức là cũng đầy dẫy những tội lỗi, cho nên chúng ta không thể làm quan tòa phán xét tội của người anh em, bởi vì chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng phán xét mà thôi.

Do đó, một, chúng ta học gương của Gia-kêu biết trãi rộng lòng mình ra với tha nhân khi đã được Thiên Chúa thứ tha tội lỗi; hai, bạn và tôi noi gương của Chúa Giê-su biết chia sẻ với những anh em đã ngã xuống (sống trong tội) mà chưa thể đứng lên vì nhiều lý do, để qua chúng ta, những anh em ấy mạnh dạn vứt bỏ những xấu xa của quá khứ, mà đứng lên đồng hành với mọi người trong ánh sáng của Chúa Giê-su Ki-tô.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:11 29/10/2010
N2T


17. Bình an của con không thể theo miệng lưỡi người khác mà thay đổi, bất luận người ta nói con tốt hay xấu, thì con cũng không nên do đó mà thay đổi.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:12 29/10/2010
ĐỌ SỨC

Cha đi truyền giáo ở nước ngoài được phép về Việt Nam thăm gia đình, ngài đi thăm một linh mục bạn đang làm cha sở, và gởi bì thư 100 đô Mỹ làm quà. Linh mục bạn cầm lấy bỏ trên bàn cười cười, rồi mời cha đi ăn tối cùng với các linh mục khác, khi linh mục bạn trả tiền thì cha thấy nhiều hơn mấy lần 100 đô Mỹ của cha.

Từ đó về sau, mỗi khi được phép về thăm nhà thì cha không đi thăm ai cả, vì cha cũng nghèo như những người nghèo khác.

-------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tại sao tôn kính các Thánh?
Mai Thi
10:59 29/10/2010
Trong niềm hân hoan mừng lễ các thánh nam nữ, mỗi kitô hữu chúng ta được mời gọi dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã thực hiện những điều kỳ diệu nơi đời sống các ngài, đồng thời “tìm cách” làm sao để tăng thêm lòng yêu mến, tôn kính “người của Chúa”, nhất là khiêm tốn chạy đến cậy nhờ sự bầu cử của các tôi tớ nay đang vui hưởng hạnh phúc đời đời trước toà uy linh Thiên Chúa.

1. Vấn đề tôn kính ảnh tượng.

Giáo hội Công giáo dạy các tín hữu dùng ảnh tượng như phương tiện hữu ích, trung gian tượng trưng để nâng lòng lên tới Thiên Chúa, Đức Mẹ và các Thánh. Việc tạo chân dung và hình ảnh của Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh để tôn kính trong Nhà Thờ, Nhà Nguyện hay ở tư gia là điều chính đáng được phép làm.

Ảnh tượng chỉ giúp con người dễ nhận biết để hướng tâm hồn lên tới Chúa, Đức Mẹ và các Thánh mà các ảnh tượng kia là biểu tượng hay vật xúc tác thiêng liêng chứ không phải là hiện thân của Chúa, của Đức Mẹ và các Thánh. Vì thế Chúa Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể - dù Người có thân xác, hình hài như mọi người chúng ta, nhưng tượng Chúa chiụ nạn trên thánh giá, hay hình ảnh Chúa Hài Nhi nằm trong máng cỏ, cũng chỉ là những biểu tượng giúp ta nhớ đến Chúa Kitô đích thực đang ngự bên hữu Chúa Cha ở trên trời, và hiện diện bí tích thực sự trong Phép Thánh Thể nơi trần gian.

Giáo lý của Giáo Hội Công giáo viết: “Vì Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể khi mặc lấy nhân tính và có thân xác giới hạn rõ ràng, cho nên, khuôn mặt loài người của Chúa có thể được vẽ ra theo trí năng con người có thể hình dung ra được. Liên quan đến việc này, trong khoá họp thứ 6 của Công Đồng đại kết tại Nicea năm 787, Giáo Hội đã nhìn nhận việc hoạ lại hình dung của Chúa Giêsu trong các ảnh tượng thánh là điều chính đáng” (x. GLCG, số 476).

Cũng vậy, đối với Đức Mẹ, và các Thánh nam nữ, hình ảnh của các ngài mà người ta đúc nặn hay tô vẽ mỹ thuật đến đâu thì cũng chỉ là biểu tượng giúp đánh động niềm tin và lòng yêu mến, tôn kính và biết ơn của ta đối với Mẹ và các Thánh đang vui hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên đàng, chứ không hề hiện diện thực sự nơi các ảnh tượng đó, dù được làm bằng vàng, bạc, gỗ quý hay đá kim cương, cẩm thạch và trưng bày ở bất cứ nơi linh thiêng nào trên thế giới và trong Giáo Hội.

Tóm lại, người kitô hữu chúng ta phải tôn thờ một Thiên Chúa, tôn kính Đức Mẹ và các Thánh mà ta không nhìn thấy bằng giác quan chứ không được thờ lạy hay tôn kính các ảnh tượng kia như chính hiện thân của Chúa, Đức Mẹ và các Thánh.

2. Tại sao tôn kính các thánh?

Dựa vào giáo huấn của Giáo hội, chúng ta có thể khẳng định việc tôn kính các thánh là điều rất hợp lý. Giáo hội dạy, chỉ có duy mình Thiên Chúa là đáng được tôn thờ: Tôn thờ là hành động thờ lạy và yêu mến cao nhất chỉ dành cho một mình Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa toàn năng mà thôi. Mọi tạo vật phải tôn thờ một mình Thiên Chúa mà thôi còn từ thiên thần, Đức Mẹ đến mọi thụ tạo trong con cái loài người chỉ được tôn kính, cho dù đã được Giáo hội cất nhắc lên bậc đáng kính. Các thánh mọi thời đại được Giáo hội tôn kính như những vĩ nhân vì đã có những đóng góp đáng kể đối với đời sống Giáo hội. Giáo hội dành cho các vị từng bậc lễ theo những ngày lễ trong năm phụng vụ. Công đồng Tridentino ra định tín: “Giáo hội có thói quen dâng thánh lễ để tôn kính và tưởng niệm các thánh. Nhưng Giáo hội cũng dạy rằng, chúng ta dâng lễ vật là dâng lên Thiên Chúa là Đấng ngự trị trên chư thánh, chứ không dâng cho chư thánh. Chính vì thế vị linh mục không nói: Lạy thánh Phêrô! Lạy thánh Phaolô! Con dâng ngài lễ vật này, nhưng là tạ ơn Thiên Chúa vì chiến thắng của họ và cầu xin họ che chở, để khi chúng ta kính nhớ các ngài ở dưới đất, các ngài cầu bầu cho chúng ta ở trên trời” (DS 1744, Dz 941).

Cũng trong ý hướng này, Giáo lý mới của Giáo hội dạy: “Chúng ta kính nhớ các thánh trên trời không chỉ vì gương lành các ngài mà thôi, nhưng đúng hơn, để sự hiệp nhất của toàn thể Hội thánh trong Thánh Thần được thêm bền vững nhờ thực hành đức ái huynh đệ (x. Ep 4, 1-6). Thật vậy, cũng như mối hiệp thông giữa các kitô hữu còn sống trên dương thế đưa chúng ta tới gần Chúa Kitô hơn, thì sự liên kết với các thánh cũng hiệp nhất chúng ta với Người là Đầu và là Nguồn ban phát mọi ân sủng và sự sống của chính Dân Thiên Chúa” (LG 50) (x. Giáo lý số 957). Thánh Policap cũng chú giải về việc tôn kính các thánh tử đạo khi viết: “Chúng ta tôn thờ Đức Kitô vì Người là Con Thiên Chúa. Còn chúng ta tôn kính các vị tử đạo vì các ngài là những môn đệ và những người noi gương Chúa; điều này thật chính đáng, vì các ngài đã hết lòng với Vua và Thầy của mình; ước gì chúng ta được là bạn đồng hành và đồng môn với các ngài” (x. Thánh Pôlicáp, hạnh thánh tử đạo 17).

Trong mọi loài thụ tạo, nổi bật nhất là Đức Maria, Mẹ thật xứng đáng được chúng ta tôn vinh cũng như tôn kính hầu có thể học hỏi về các nhân đức thánh thiện của Người, đặc biệt là đức vâng lời của Người đối với Thiên Chúa.

3. Lý do việc đặt tên thánh.

Khi lãnh nhận bí tích Thánh tẩy, mỗi tín hữu được nhận một tên thánh để được gia nhập số công dân của Giáo hội, vị đó được gọi là vị bổn mạng. Đối với người Kitô hữu thì điều đó là bình thường, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là tại sao lại đặt tên thánh?

Trong cuốn Điển ngữ đức tin công giáo của Linh mục Hồng Phúc liệt kê các nghĩa của từ “Bổn mạng”. Nghĩa thứ nhất: là vị thánh được chọn, với phép toà thánh để bầu cử cho một quốc gia, một thành phố, một địa phương nào đó. Nghĩa thứ 2: Vị thánh đó được sùng kính, được người rửa tội chọn làm bảo trợ cho mình.

Như vậy việc tín hữu nhận một tên thánh nhằm hai mục đích: thứ nhất, để người đó bắt chước gương sáng thánh bổn mạng mà sống cuộc đời đạo đức thánh thiện; thứ hai, để tín hữu đó được phù trợ nhờ lời cầu bầu của thánh bổn mạng.

Nhạc sĩ Nguyễn Duy đã đặt bài hát rất ý nghĩa về việc noi gương các thánh: chính Chúa thương ban vị thánh để cho chúng con ngày đêm hằng dõi bước theo hầu mong về chốn thiên đường. Vì mặc dù đã được rửa tội, được trở nên thành phần mới trong Giáo hội, được làm tân công dân của Nước Trời thì cũng cần phải chọn cho mình một vị thánh bảo trợ đời sống nhờ đó giúp thắng vượt những trở ngại của cuộc đời mình hầu đi trọn con đường theo Chúa tới đỉnh Calvê.

Các gia đình công giáo làm như mẹ Giáo hội dạy: “Cần phải dành cho người chịu phép rửa tội một tên thánh: Cha mẹ, những người đỡ đầu và linh mục chính xứ phải lo sao đừng để cho đặt những tên xa lạ với tinh thần Kitô giáo (Giáo luật, k. 855). Vị thánh đó sẽ là đấng bầu cử và mẫu gương soi cho họ suốt đời vì cho dù được thay đổi tình trạng phải hư mất đời đời do ơn của Bí tích Rửa tội đem lại nhưng bao lâu còn sống đời sống ở trần gian này thì mỗi người cần phải chiến đấu nhiều với những lôi cuốn của ba thù. Mỗi người cần phải cố gắng hết mình cùng với ơn Chúa để vượt qua những cản trở từ nhiều phía mới mong thoát khỏi tình trạng tội lỗi mà tổ tông Adam để lại cho tất cả mọi con cháu của mình cho tới tận thế.

Tuy nhiên, ngoài vị thánh mà cha mẹ đã nhận cho khi lãnh nhận bí tích rửa tội, mỗi người cũng có thể nhận thêm một vị thánh khác nữa, điều này thường thấy nơi các chủng viện hay trong các dòng tu.

Tóm lại:

Kitô hữu không tôn thờ, tôn kính ảnh tượng như chính Thiên Chúa, Đức Mẹ và các Thánh hiện diện trong các ảnh tượng đó. Làm khác giáo huấn đó thì bị cấm vì đó là hình thức thờ ngẫu tượng hay thờ ảnh tượng, nghịch với đức tin. Các ảnh tượng chỉ là các phụ tích hay á bí tích nhắc nhở chúng ta nhớ đến để yêu mến tôn thờ Chúa và tôn kính Đức Mẹ và các Thánh đang ở trên trời mà thôi. Dầu vậy, chúng ta cũng phải dành cho các Á bí tích này một sự kính trọng đúng mức.

Tôn kính các thánh là điều phải lẽ, ích lợi cho đời sống chúng ta. Tôn kính các vị thánh và biết cầu xin để được các ngài bầu cử cho trước nhan Thiên Chúa. Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống, chúng ta từng tìm đến cậy nhờ sự bầu cử của Đức Maria, thánh cả Giuse, thánh Antôn, thánh Martinô… vì lời cầu bầu của các thánh có “uy tín” trước mặt Thiên Chúa.

Chọn vị thánh bảo trợ để ngài phù giúp, để học đòi bắt chước các nhân đức của ngài cũng là điều đáng khích lệ. Việc nhận Tên Thánh nhằm tới việc để cho người đó noi gương, bắt chước nhân đức thánh thiện của Thánh cũng là lời mời gọi nên Thánh đang khi chúng ta còn sống trên trần gian này.

Ngoài ra đây là cách thể hiện sự hiệp thông thiêng liêng giữa các Thánh và chúng ta. Qua đó cũng thể hiện ao ước mai ngày được hợp đoàn với các Thánh trên trời.
 
Bác ái với người đã chết
PM. Cao Huy Hoàng
11:06 29/10/2010
Suy niệm lễ Các Đẳng Linh Hồn

Nhân lễ Các Đẳng, và tháng cầu cho các linh hồn, xin gửi mấy suy tư.

Có những sự thật trong cuộc đời không ai chối cãi được: Sự chết cố định, giờ chết bất ngờ, cách chết không ai giống ai, cách an táng … Nhưng từ chuyện giờ chết và cách chết, cách an táng…nẩy sinh ra bao nhầm lẫn không đáng có về sự chết lành chết dữ, có thể làm mất đức bác ái đối với người đã chết.

Giờ chết, cách chết

Sự chết lành - chết trong tình trạng ân nghĩa Chúa, và chết dữ - chết trong tình trạng mất ân nghĩa Chúa, chỉ có thế, không thể suy diễn khác hơn.

Vậy mà, cho đến hôm nay, khi nhìn thấy những cách chết thảm thương, hay đột tử, chúng ta còn ép người đã chết rồi phải nghe bao lời nguyền rủa cay đắng. Đôi khi bị chúng ta phán xét ấy là cách chết dữ. Với các tín hữu công giáo, nhất là những người theo quan niệm xưa cũ rằng đồng nghĩa việc chết dữ và cách chết bi thảm hay đột tử ăn năn tội chẳng kịp, thì thiết nghĩ, nên đổi ngay cách nhìn mới mẻ hơn: bác ái với người đã chết.

Việc bác ái ấy bắt đầu từ khi chứng kiến hoặc nghe tin người đã chết. Có lần, một giáo lý viên đến thăm tôi, vừa đến nhà, cô ta nói:

-“Ở dưới kia có tai nạn khủng khiếp. Ba bốn người chết tại chỗ”.

-“Rồi em làm gì lúc đó?”.

-“Làm gì được, sợ quá, em chạy một mạch về đây”.

-“lần sau nếu gặp trường hợp tương tự, em đọc thầm câu này ngay: chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ, cho (các) linh hồn mới qua đời được lên chốn nghỉ ngơi” hoặc là” “Chúa ơi, xin thương xót thứ tha cho những người mới chết, nếu họ chưa kịp ăn năn tội mình”.

-“ Biết họ có đạo không mà đọc, biết linh hồn gì mà cầu”, Cô ta khó chịu.

-“Chúa ban ơn cứu độ cho người công chính mà em, biết đâu, họ còn công chính hơn mình!”.

Chúa nhật, tôi đi lễ sớm, nghe Giáo Lý Viên ấy nói với các em học viên những tâm tình tương tự…

Chắc chắn hình ảnh của những cái chết thê thảm luôn ẩn ẩn hiện hiện trong tâm trí chúng ta, và ấy là cơ hội tốt để chúng ta thi hành đức bác ái với người đã chết bằng lời cầu nguyện cho họ. Và còn là cơ hội tốt để nhắc nhớ chúng ta luôn sống trong tình trạng ân sủng, sống trong sự kết hiệp mật thiết với Chúa, cụ thể là với Chúa Giêsu Thánh Thể.

Nếu việc tưởng nhớ các linh hồn của những người thân đã ra đi trước chúng ta là một bổn phận của chữ hiếu, chữ tình, chữ nghĩa thì việc tưởng nhớ các linh hồn của những người dưng, người có cách chết bi thảm hơn ai hết, lại là một bổn phận của Đức Bác ái.

Bên ngoài nghĩa trang của Giáo Xứ tôi, còn có một khoảng trời riêng dành cho những người được gọi là tội nhân công khai như rối vợ rối chồng, ngoại tình công khai, chống phá giáo hội bị chế tài…. Những năm trước, đúng là riêng một góc trời tăm tối. Những năm gần đây, tôi đã thấy có chương trình viếng nghĩa trang của anh em Phan Sinh, Giáo Lý Viên, Legio Ca đoàn… thật đẹp, thật ý nghĩa. Họ không chỉ viếng và đọc kinh bên các phần mộ trong nghĩa trang, mà còn viếng và đọc kinh sốt sắng trước những phần mộ bị kể là “ tội nhân” của Chúa, của Giáo Hội. Mỗi em học Giáo Lý được chọn cho mình một phần mộ bên ngoài để viếng và cầu nguyện suốt tháng 11.

Việc làm bác ái ấy chắc chắn sẽ đẹp lòng Chúa, và động lòng thương xót của Chúa.

Cách an táng

Lòng bác ái đối với người đã chết không nhất thiết thể hiện qua cách an táng.

Cách an táng chắn chắn không phải là một bảo đảm cho phần rỗi đời đời.

Vậy mà, khi có người qua đời, chúng ta vẫn thường xem trọng cách an táng, như là, càng trọng thể, càng có giá trị ơn cứu rỗi vậy! Đôi khi chúng ta lại quên rằng, ông hàng xóm ở nhà bên, tuần trước mới chết vợ, không mua nổi cái áo quan cho vợ mình! Ông ta lại tủi phận rồi thầm thỉ bên di ảnh vợ: “ Em ơi, anh chỉ mong em về với Chúa, cầu xin cho em về với Chúa. Khi nào được về trong nước Chúa, xin em nhớ đến anh, phù hộ cho anh.”

An táng theo nghi thức của Giáo Hội là một niềm vui lớn cho gia đình, một dấu chỉ trở về với Thiên Chúa đối với người đã chết. Nhưng cũng không thiếu gì những trường hợp một Kitô hữu không được an táng theo nghi thức của giáo hội, hoặc là bị chế tài, hoặc là do một sự trói buộc của gia đình của xã hội. Cả hai đều đáng nhận được nhiều hơn nữa lòng bác ái của chúng ta. Lòng bác ái ấy không chỉ là sự cảm thông với hoàn cảnh của người đã chết, mà còn trân quí hạt giống Tin Mừng lớn lên trong phong ba bão tố.

Gia đình Ông Nồi ở xứ tôi là một gia đình Phật Giáo. Bà Nồi có thân thích với nhiều vị thượng tọa và cả thân nhân bà cũng là giới tu hành của Phật Giáo. Ông có cô con dâu công giáo. Ông muốn trở lại đạo, và đã học giáo lý với cô con dâu. Ông đã xin Cha sở FX cho ông nhập đạo trước sự phản đối kịch liệt của gia đình. Gia đình không cho ông gặp Cha sở, ông bảo cô con dâu ghi âm lại những lời ông nói và trình lên Cha sở. Ông nói: “Thưa Cha, con muốn theo đạo Chúa, vì con biết Chúa thương con, Chúa sẽ cứu con khỏi chết muôn đời, Chúa sẽ cho con sống lại. Xin Cha rửa tội cho con”. Nhận được băng cassette, cha FX đã tìm cách gặp ông và cha đã nhờ một hội viên Legio kín đáo rửa tội cho ông, tên thánh là Dominico. Ông đã nói với gia đình rằng ông đã được rửa tội. Nhưng Ông phải lén lút đi lễ vì sự cấm cản. Rồi ông bịnh. Legio kín đáo đem Mình Thánh Chúa cho ông. Mấy tháng sau, ông chết. Các Thượng Tọa và phật tử lo việc chôn cất. Legio và giáo dân tham dự lễ nghi của họ, lòng thầm nguyện cho linh hồn Dominico cách chân thành.

Cô NĐ kể chuyện của ba mình. Chuyện xảy ra tại nhà thờ Cha Tam. Sau một vụ nổ, Ba của cô bất động. Ông được đưa vào nhà xứ. Vừa tỉnh dậy, đã thấy chung quanh có các nữ tu và giáo dân. Ông nói, ông không có đạo. Trong lúc thập tử nhất sinh, một người đã gợi ý cho ông về Thiên Chúa, về ơn cứu độ. Ông đã vui vẻ tuyên xưng đức tin và lãnh bí tích rửa tội, trước khi đưa vào bệnh viện gần đó. Tên thánh là Giuse. Một linh mục đã quàng xâu chuỗi Mân Côi vào cổ ông như một dấu chứng tín hữu. May mắn, ông đã được cứu sống. Khi ra viện, ông mang xâu chuỗi ấy về trong gia đình toàn là người Phật Giáo. Sau nầy, khi được nghe chuyện của Ba, và khi lên Thành Phố Sài gòn làm việc, cô NĐ cũng một mình theo Chúa. Hai mươi mấy năm sau, ông bệnh vì già, và lại cũng đã được một Linh Mục quản xứ Nhà thờ Cha Tam ban các phép sau cùng tại bệnh viện năm xưa! Gia đình ông đã chôn cất ông theo nghi thức của Phật Giáo. Cô NĐ và các bạn trong ca đoàn đã cầu nguyện cho linh hồn Giuse và Maria nữa - một tên thánh xin đặt cho Mẹ của cô, để nhờ Đức Mẹ cầu bầu, với niềm tin “Chúa ban ơn cứu độ cho người công chính”.

Vì có những cách an táng khá đặc biệt như thế, nên mới có chuyện thấy người Công Giáo viếng các nghĩa trang Phật Giáo trong tháng các linh hồn. Ban đầu, chỉ là viếng những phần mộ của những người mà mình biết là công giáo, nhưng sau nầy, được ơn cách nào đó, mà các em lại viếng luôn cả nghĩa trang Phật Giáo và cầu nguyện cho hết thảy các linh hồn được Chúa Thương Xót.

Các linh hồn cần lòng xót thương của Thiên Chúa. Lòng Thương xót của Thiên Chúa sẽ mở ra, khi Thiên Chúa thấy lòng thương xót của chúng ta dành cho các Linh Hồn một cách chân thành, với lời khẩn cầu tha thiết, với lòng bác ái bao dung không phán xét, không phân biệt, với niềm tin tưởng vào ước muốn đầy lòng thương xót của Chúa Giêsu: “ Lạy Cha, những kẻ Cha đã ban cho con, thì con muốn rằng: Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu mến con trước khi tạo thành thế gian”. (Jn 17, 24).

Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ, cho các đẳng linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi.

Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. A men.

29-10-2009
 
Chiến đấu và chiến thắng
PM. Cao Huy Hoàng
11:10 29/10/2010
Suy niệm Tin Mừng Lễ Các Thánh Nam Nữ

Những người đau khổ lớn lao

Không thấy có một niêm yết danh sách các Thánh Nam Nữ ở trên trời, nhưng các Thánh đã được Thánh Gioan thị kiến là: “Một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô: “Chính Thiên Chúa chúng ta, Đấng ngự trên Ngai, và chính Con Chiên đã cứu độ chúng ta” (Kh 7,9-10). Như thế, có những điểm riêng: không cùng dân tộc, không cùng ngôn ngữ; và có những điểm chung: cùng đứng trước Ngai và Con Chiên, cùng mặc áo trắng, cùng cầm nhành thiên tuế, và cùng tung hô Thiên Chúa.

Từ thị kiến của Thánh Gioan cho giáo hội lữ hành một xác tín: Thiên Chúa mời gọi tất cả mọi người vào trong Nước Thiên Chúa, không trừ ai, miễn là giữ được lòng tin cậy mến tinh tuyền nhờ chiến thắng trong cuộc sống ở thế gian để ca tụng Chúa muôn đời nơi Thiên Quốc. Thánh Gioan nói rõ hơn “Họ từ những đau khổ lớn lao mà đến. Họ giặt sạch và tẩy áo mình trong máu Con Chiên”. Họ đã chiến đấu và chiến thắng trong trận chiến cho chính nghĩa, cho công bằng cho tình yêu Thiên Chúa. Sức mạnh chiến đấu của họ là Máu Con Chiên, là sức mạnh từ cuộc thương khó vĩ đại nhất loài người của Đức Giêsu, để khi cùng Đức Đức Giêsu vượt qua sự chết, họ cũng cùng Ngài về cõi sống muôn đời, trước Ngai Thiên Chúa và trước Ngai Con Chiên, tướng lãnh của sự sống.

Chiến đấu và chiến thắng

Phải có một cuộc chiến đấu và chiến thắng. Cuộc chiến đấu kiên trì để thực hiện cho được hiến chương Nước Trời mà chính Đức Giêsu, người từ trên trời xuống đã chỉ dẫn đường lên trời.

Sức cuốn hút của đồng tiền, của vật chất văn minh càng lúc càng mãnh liệt thì cuộc chiến đấu để trở nên nghèo khó trước mặt Thiên Chúa càng gay go dữ dội, vì sự giàu có và hạnh phúc tạm thời ở đời nầy do giàu có mang lại phải kể là tuyệt vời. Có tiền, có cả quyền lực, có cả mọi thứ sung sướng ở đời như có một thiên đàng ảo nếu không nói là có tất cả. Sự chọn lựa giữa việc tôn thờ tiền bạc và tôn thờ Thiên Chúa đòi hỏi một quyết định dứt khoát từ tình yêu quảng đại từ bỏ tất cả để có được Thiên Chúa. Và họ đã chiến thắng.

Cuộc chiến đấu với căn tính ích kỷ của con người không dễ chấp nhận trong đấu trường mà sự hiền lành thường thua thiệt. Nhưng nhờ “con chiên hiền lành bị đem đi giết” mà có câu “một sự nhịn chín sự lành”, dù biết rằng thường “nhịn là nhục”. Người hiền lành được Chúa chúc phúc vì họ nhẫn nhịn theo gương Chúa Giêsu, mặc dầu để có được sự nhẫn nhịn đó họ phải trá giá quá đắt cho cái bản tính không chấp nhận thua trong đấu trường sinh tồn. Họ đã chiến thắng cùng với chiến thắng của Con Chiên hiền lành.

Những tưởng đã thất vọng, rồi vô vọng vì sự vùi dập tang thương, nhưng các Thánh đã chiến đấu với cuộc đời bao oan nghiệt của phận người sầu khổ, chiến đấu đến đổ máu, đến rơi lệ. Nghèo khổ, bệnh tật, bị bỏ rơi, bị áp bức, bị hiểu lầm, bị phản bội, đày đọa do hoàn cảnh… họ phải vượt qua được với niềm tin Thiên Chúa đứng về phía người đau khổ như Ngài luôn đứng về phía Đức Giêsu Kitô con của Ngài đau khổ. Và họ đã chiến thắng khi tìm được niềm ủi an và bình an nơi niềm hy vọng vĩnh cửu, qua cuộc vượt qua của Chúa Kitô.

Giữa dòng chảy của những trào lưu thế tục, có cả những khúc cuốn xoáy và thác loạn của tội lỗi, của những chủ trương phủ nhận sự hiện diện của Thiên Chúa hoặc cắt đứt tương quan với Thiên Chúa, các Thánh là những người kiên vững lòng khát khao nên công chính, lòng khao khát sự kết hiệp viên mãn với Thiên Chúa và hoàn toàn thuộc về thế giới của Thiên Chúa, nên đã vất vả đi ngược với dòng chảy của cuộc đời. Cuộc chiến đấu với những khuynh hướng thế tục là một cuộc chiến cam go vì satan giăng muôn ngàn cạm bẫy. Họ đã chiến thắng vì niềm xác tín cái rất cần giữa những bất cần, cái có tất cả giữa cái không là gì cả, cái vĩnh cửu và cái hữu hạn mong manh. Sự công chính họ vươn tới lại chính là Thiên Chúa của Chân Thiện Mỹ. Họ đã chiến thắng.

Khi đã vươn tới Thiên Chúa, họ được sở hữu gia nghiệp của Thiên Chúa là tình yêu và lòng thương xót. Việc trải lòng yêu thương của mình ra với tha nhân đôi khi cũng gặp phải những thách đố đáng ngại vì những dị biệt như phân biệt đối xử, như ngôn ngữ màu da, quan điểm, xu thế chính trị, sự thù hận do lịch sử để lại… Nhưng, các Thánh đã nhắm tới sự cao cả của nhân vị mang hình ảnh Thiên Chúa và nhân vị huynh đệ con cùng một Cha trên trời mà mến yêu thương xót. Chính lòng thương xót ấy đã hóa giải bao dị biệt thành tương đồng, và đã cải tạo thế giới thành ngôi nhà chung của con cái Thiên Chúa. Tình yêu thương của họ đã chinh phục được thế giới.

Cuộc chiến đấu càng trở nên khốc liệt hơn để bảo vệ sự trong sạch của tâm hồn, giữa một nhân loại đang dừng cuộc thăng tiến đến đỉnh cao của loài người, lại tìm về cuộc sống hoang sơ của loài đười ươi, của con vật. Sắc đẹp, thân xác của con người trở thành ngẫu tượng của nhau để con người vừa tôn vinh vừa được hưởng thụ. Sự trong sạch thuần khiết của tâm hồn luôn bị chao đảo trong đời sống độc thân cũng như gia đình. Nhưng vì xác tín thân xác mình là đền thờ của Thiên Chúa, là cung điện của Chúa Thánh Thần, là thân xác vinh hiển nhờ Máu Cứu Độ của Đức Giêsu Kitô, các Ngài đã bảo vệ được vẻ đẹp nguyên tuyền cho đến ngày trở về trình diện với Thiên Chúa. Các Ngài đã chiến thắng.

Nền hòa bình tự bên trong, hay sự bình an trong tâm hồn là hoa trái của lòng yêu mến. Nhưng cũng không do tự nhiên mà có được, ngược lại, gần như phải chiến đấu từng giây phút- chiến đấu với những bất an do hai chiều hướng thượng và hướng hạ tranh giành nhau chiếm lĩnh tâm hồn. Các Thánh phải tìm cho được sự bình an mà thế gian không ban cho được, đó là sự bình an của chính Đức Kitô để lại là sống trong sự hướng dẫn Thần Khí, để loại trừ sự dữ của Satan. Chính việc loại trừ sự dữ trong tâm hồn, có sự bình an thật trong tâm hồn, họ đã phát sáng ánh hào quang bình an bằng những xây dựng cụ thể một nền công lý của Chúa Thánh Thần trên mặt đất. Và khi có công lý, Hòa Bình của Thiên Chúa ngự trị.

Cuộc đời của các Thánh có thể nói là một cuộc tử vì đạo. Họ đã chết cho cái riêng của mình để sức sống của Thiên Chúa dồi dào trong họ và trong toàn thế giới. Họ bị bách hại vì lẽ công chính không chỉ vì sự bách hại bằng tra tấn, gươm đao hay tù đày, mà còn chính sự truy nã vây bắt từng giây phút của những cơn cám dỗ xa lìa Thiên Chúa. Gươm đao ấy có thể là những đồng tiền bất chính, những mối hận thù từ lịch sử, những thú tiêu khiển sắc nước hương trời với khoái lạc mong manh. Họ phải chiến đấu đến rơi máu lệ, cuộc chiến đấu của những khước từ. Thực sự họ đã chấp nhận cái chết khi hãy còn đang sống, chết vì sự công chính của Thiên Chúa, chết để bảo vệ sự hiệp thông viên mãn với Thiên Chúa.

Đúng như Thánh Gioan mô tả, họ từ đau khổ lớn lao mà đến, “tay cầm nhành lá Thiên Tuế”, nhành lá của những người thắng trận trong trận chiến cho chính nghĩa, cho vương quốc của Thiên Chúa. Họ xứng đáng nhận lãnh triều thiên vinh quang mà Đức Giêsu đã hứa: Nước trời là của họ, Đất hứa làm gia nghiệp, được Thiên Chúa ủi an, được Thiên Chúa cho thỏa lòng, được Thiên Chúa xót thương, được nhìn thấy Thiên Chúa, được gọi là Con Thiên Chúa. Nước trời là của họ. Phần thưởng cho họ ở trên trời thật lớn lao.

Mừng lễ các Thánh Nam Nữ ở trên trời

-chúng ta hợp lời ca tụng Thiên Chúa đã dành sẵn cho con cái Ngài một chỗ ngàn thu hạnh phúc trong tình vô biên của Cha như Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô đã chỉ lối lên trời qua tám mối phúc thật, hiến chương Nước Trời.

-chúng ta tôn vinh các Thánh Nam Nữ là những người trần gian mỏng dòn yếu đuối, nhưng đã biết yêu mến và kết hiệp viên mãn với Thiên Chúa để liên lỉ chiến đấu với thế lực nguy hiểm của Satan và chiến thắng vinh hiển nhờ chiến thắng của Đức Giêsu Kitô chiến thắng.

-chúng ta noi gương các Thánh Nam Nữ quyết tâm thực hiện hiến chương Nước Trời, dù ở bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh nào, tinh thần tám mối phúc cũng là kim chỉ nam cho chúng ta, những con người phải chiến đấu trong cuộc sống trần gian để có một cuộc sống hạnh phúc muôn đời trên Thiên Quốc.

Lạy Chúa, chúng con hèn hạ yếu đuối lắm. Xin cho chúng con biết dựa vào sức mạnh của Đức Giêsu Kitô, Đấng đã anh dũng chiến thắng Satan và các âm mưu của chúng, để chúng con chiến đấu và bảo vệ được linh hồn và thân xác chúng con là đền thờ của Ba Ngôi Thiên Chúa. A men
 
Ánh mắt yêu thương
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
11:21 29/10/2010
Mỗi khi đọc câu chuyện ông Giakêu, tôi ngỡ ngàng trước ánh mắt của Chúa Giêsu khi Ngài nhìn lên ông Giakêu trên cây sung. Ánh mắt ấy có sức mạnh kỳ lạ. Ánh mắt ấy chất chứa bao tâm tình. Chỉ trong một ánh mắt cuộc đời Giakêu hoàn toàn biến đổi.

Đó là ánh mắt quan tâm. Chúa Giêsu vào thành Giêricô. Giêricô là một thành phố rộng lớn, người đông đúc, buôn bán sầm uất. Một đám đông lớn đi theo Chúa Giêsu. Trong khi đó ông Giakêu thật bé nhỏ. Nên ông phải leo lên cây sung để nhìn Chúa. Thật lạ lùng. Giữa đám đông mênh mông ấy, Chúa vẫn nhìn thấy ông Giakêu, dù ông thấp lùn. Giữa muôn người, Chúa chỉ tìm Giakêu. Lại còn biết rõ tên ông. Điều đó chứng tỏ Chúa quan tâm tới Giakêu, dù ông bé nhỏ trong một đám đông hỗn độn. Giakêu chắc chắn cảm thấy ấm lòng vì ánh mắt quan tâm của Chúa.

Đó là ánh mắt khiêm nhường. Hãy tưởng tượng cảnh Chúa ngước lên nhìn Giakêu. Chúa nhìn lên. Giakêu nhìn xuống. Thật là một cảnh tượng phi thường. Người có tầm vóc cao lớn phải ngước nhìn lên mới gặp ánh mắt người thấp bé. Thiên Chúa phải ngước mắt nhìn lên mới gặp được phàm nhân. Đấng vô cùng thánh thiện phải ngước mắt nhìn lên mới gặp kẻ tội lỗi tầy trời. Tạo hóa phải ngước mắt nhìn lên mới gặp được thụ tạo. Đấng Cứu Độ phải ngước mắt nhìn lên mới gặp được kẻ cần được cứu. Đấng tha tội phải ngước mắt nhìn lên mới gặp được kẻ cần được thứ tha. Thật là một sự khiêm nhường thẳm sâu. Giakêu chắc chắn phải choáng váng vì ánh mắt khiêm nhường của Chúa.

Đó là ánh mắt tha thứ. Nguyên một việc quan tâm tìm kiếm cũng đã chứng tỏ Chúa tha thứ cho ông rồi. Huống hồ Chúa còn khiêm tốn ngước nhìn lên. Hơn thế nữa Chúa còn ngỏ lời muốn đến thăm nhà ông. Giakêu chưa tìm Chúa thì Chúa đã tìm Giakêu. Giakêu chưa gọi Chúa thì Chúa đã gọi Giakêu. Giakêu chưa mời thì Chúa đã ngỏ ý đến nhà. Giakêu chưa xin lỗi thì Chúa đã tha thứ. Ánh mắt tha thứ mới khoan dung độ lượng và ấm áp làm sao. Giakêu chắc chắn tràn đầy niềm hối cải khi nhìn vào ánh mắt tha thứ của Chúa.

Đó là ánh mắt tin tưởng. Chúa Giêsu nhìn Giakêu bằng ánh mắt tin tưởng. Tin tưởng nên không nhìn về quá khứ mà chỉ hướng về tương lai. Chúa quên hết tội lỗi của ông. Hơn thế nữa Chúa tin rằng ông sẽ nên người tốt. Chúa tin rằng ông sẽ làm lại cuộc đời. Chúa tin vào tương lai của ông. Nên Chúa đã nhìn ông. Nên Chúa tha thứ cho ông. Nên Chúa kết thân với ông. Trước ánh mắt tin tưởng của Chúa, chắc chắn Giakêu sẽ cương quyết làm lại cuộc đời.

Đó là ánh mắt yêu thương. Tất cả sẽ không thể giải thích được nếu không có tình yêu. Chúa quan tâm tới Giakêu vì Chúa yêu thương ông, như người mục tử tốt lành đi tìm con chiên lạc. Chúa khiêm nhường vì Chúa yêu thương ông, như người cha cõng con trên vai. Chúa tha thứ vì Chúa yêu thương ông, như người cha sẵn sàng chờ đón đứa con hoang đàng. Chúa tin tưởng vì Chúa yêu thương ông, như người mẹ không khi nào nói rằng con mình xấu, dù nó phạm tội trăm lần. Chúa nhìn ông bằng ánh mắt yêu thương. Ngập tràn trong yêu thương, trái tim Giakêu bừng lên ngọn lửa yêu thương. Đời ông được đốt cháy trong yêu thương. Nên ông đã đáp lại tình yêu thương của Chúa. Vì yêu mến Chúa mà ông yêu thương đồng loại. Yêu thương nên đền bù thiệt hại. Yêu thương nên chia sẻ chân thành.

Lạy Chúa, Chúa luôn nhìn con bằng ánh mắt yêu thương. Xin cho con biết nhìn vào mắt Chúa, nhận ra tình yêu thương của Chúa và biến đổi cuộc đời như ông Giakêu.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1)Chúa nhìn Giakêu bằng ánh mắt thế nào?

2)Giakêu đã đáp lại ánh mắt của Chúa ra sao?

3)Bạn có bao giờ nhìn thấy ánh mắt Chúa nhìn bạn chưa?

4)Bạn có muốn nhìn tha nhân bằng ánh mắt của Chúa không?
 
Nói tiếng lạ
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
13:27 29/10/2010
Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri; kẻ thì được ơn phân định thần khí; kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ; kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ (1 Cor. 12:10).

1. Linh Đạo Mới

Thật là phấn khởi khi chúng ta biết cuộc sống đạo mỗi ngày một phát triển và kiên vững trong niềm tin. Từ khoảng trên 15 năm qua tại nhiều nhóm trong Cộng Đoàn và Giáo Xứ của người Việt tại Hoa Kỳ đã có lối sống đạo mới. Gọi linh đạo này là Canh Tân Đặc Sủng. Nhiều người liên kết với nhau qua sự thành tâm cầu nguyện, ca hát và suy niệm lời Chúa. Một thực hành sống đạo thật tốt lành và đạo đức. Nhiều người say sưa cầu nguyện và nhiệt tâm sống đạo. Có nhiều người vui mừng vì tâm hồn được giải thoát khỏi u mê lầm lạc và bản năng không còn bị ràng buộc vào những thói hư tật xấu. Chúng ta cùng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa.

Chúng ta biết rằng cuộc sống đạo là một cuộc chạy đua không ngừng nghỉ. Mỗi giây phút chúng ta sống là một giây phút mới hoàn toàn. Mỗi ngày chúng ta cần ăn uống và hít thở để sống. Nếu chúng ta ngưng ăn, ngưng uống và ngưng thở chúng ta sẽ chết. Đời sống đức tin cũng thế, mỗi giây phút chúng ta phải cầu nguyện và gắn bó với sự hiện diện của Chúa trong đời. Chúng ta cần cầu nguyện liên lỉ không ngừng. Nhưng cầu nguyện không phải là ký giao kèo với Chúa một lần, mà luôn là sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa là Đấng Vô Hình.

2. Ngôn Ngữ Lạ

Sau đây tôi muốn trích nguyên văn đoạn nói về sự cầu nguyện trong Canh Tân Đặc Sủng để tìm hiểu về sự kiện nói tiếng lạ. Ông Tom Brown viết về “Speaking in Tongues” (Pentecostalism). Phần Heavenly Language ông viết: Many people inaccurately define speaking in tongues as "speaking gibberish" or "talking nonsense." The truth is, speaking in tongues is the most intelligent, perfect language in the universe. It is God's language. What language do you suppose people speak in heaven? Languages are given their name based on the countries they come from. For example, English comes from England. Spanish comes from Spain. Italian comes from Italy. Well, where does tongue come from? It comes from Heaven! Tongue is the heavenly language. It is what is spoken in heaven; the only difference is that the people in heaven understand what they are saying. Here on earth Paul says, " Thật vậy, kẻ nói tiếng lạ thì không nói với người ta, nhưng là nói với Thiên Chúa, bởi vì chẳng ai hiểu được: nhờ Thần Khí, kẻ ấy nói ra những điều nhiệm mầu (1Cor 14: 2).

Jesus says that those who believe in Him will "speak in new tongues" (Mark 16:17). The word "new" means appearing for the first time. No one had spoken these languages before. Contrary to bad theology tongues is not an ability given to preach the gospel in the language of foreigners. This would make tongues "old" languages. It is only appropriate that "new tongues" should be spoken by those of the "new birth." It is natural and normal to speak in the language of your birth. We are born again from above, therefore we should speak the language from above that language is called "new tongues." (Tom Brown, thuộc Tin lành Phái Ngũ Tuần).

3. Thánh Phaolô Viết Về Tiếng Lạ

Xin mọi người chúng ta đọc thật kỹ chương 14, thơ thứ nhất của thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu thành Côrintô (1Cor 14:1-40). Để tìm hiểu ý nghĩa và nguồn ngọn của sự kiện nói tiếng lạ. Tôi không giải thích hay suy diễn thêm, vì tôi không được ơn nói tiếng lạ. Tôi chỉ xin trích lời Thánh Phaolô để chúng ta cùng tìm hiểu và học hỏi. Thơ này được thánh Phaolô bắt đầu viết cho giáo đoàn ở Côrintô khoảng năm 55, các bản thảo viết trên da thuộc và papyrus được góp nhặt thành thơ thứ nhất vào khoảng năm 90 A.D.

a. Thứ bậc các đặc sủng để mưu cầu ích chung

1 Anh em hãy cố đạt cho được đức mến, hãy khao khát những ơn của Thần Khí, nhất là ơn nói tiên tri.2 Thật vậy, kẻ nói tiếng lạ thì không nói với người ta, nhưng là nói với Thiên Chúa, bởi vì chẳng ai hiểu được: nhờ Thần Khí, kẻ ấy nói ra những điều nhiệm mầu.3 Còn người nói tiên tri thì nói với người ta để xây dựng, để khích lệ và an ủi.4 Kẻ nói tiếng lạ thì tự xây dựng chính mình; người nói tiên tri thì xây dựng Hội Thánh.5 Tôi muốn cho tất cả anh em nói các tiếng lạ, và nhất là tôi muốn cho anh em nói tiên tri. Người nói tiên tri thì cao trọng hơn người nói các tiếng lạ, trừ phi người này giải thích để xây dựng Hội Thánh.

6 Thưa anh em, giờ đây, giả như tôi đến cùng anh em mà chỉ nói các tiếng lạ, giả như lời nói của tôi không đem lại cho anh em một mặc khải, một sự hiểu biết, hay không phải là một lời tiên tri, một lời giáo huấn, thì nào có ích gì cho anh em?7 Như thế, có khác chi những nhạc cụ không hồn, như sáo như đàn: nếu âm thanh không rõ, thì làm sao nhận ra được cung nhạc tiếng đàn?8 Thật vậy, giả như kèn chỉ phát ra một tiếng vu vơ, thì ai sẽ chuẩn bị chiến đấu?9 Anh em cũng thế: nếu miệng lưỡi anh em chẳng nói những lời có thể hiểu được, thì làm sao người ta biết điều anh em nói? Anh em chỉ nói bông lông thôi!10 Trong thiên hạ, có rất nhiều thứ ngôn ngữ, nhưng không có thứ nào là vô nghĩa.11 Vậy nếu tôi không biết giá trị của ngôn ngữ, thì tôi sẽ là kẻ man dã đối với người nói, và người nói là kẻ man dã đối với tôi.12 Anh em cũng vậy: vì khao khát những ơn của Thần Khí, anh em hãy tìm kiếm để được dồi dào các ân huệ đó, nhằm xây dựng Hội Thánh.

13 Vì thế, kẻ nói tiếng lạ thì phải xin cho được ơn giải thích.14 Thật vậy, nếu tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ thì lòng tôi cầu nguyện, nhưng trí tôi chẳng thu được kết quả gì.15 Vậy, phải làm sao? Tôi sẽ cầu nguyện với tấm lòng, nhưng cũng cầu nguyện với trí khôn nữa. Tôi sẽ ca hát với tấm lòng, nhưng cũng ca hát với trí khôn nữa.16 Quả thế, nếu bạn chỉ chúc tụng với tấm lòng thôi, thì làm sao hạng người ngoài cuộc có thể thưa "A-men" lúc bạn dâng lời tạ ơn, vì người đó không biết bạn nói gì?17 Đã hẳn, lời tạ ơn của bạn tốt đẹp thật, nhưng không xây dựng cho người khác.18 Tôi cảm tạ Thiên Chúa vì tôi nói các tiếng lạ nhiều hơn tất cả anh em,19 nhưng trong cộng đoàn, thà tôi nói năm ba tiếng có thể hiểu được để dạy dỗ kẻ khác, còn hơn là nói hàng vạn lời bằng tiếng lạ.

20 Thưa anh em, về mặt phán đoán thì đừng sống như trẻ con; về đàng dữ, sống như trẻ con thì được, nhưng về mặt phán đoán thì phải là người trưởng thành.21 Trong Lề Luật có chép: Chúa phán rằng: Ta sẽ dùng những người nói tiếng khác lạ và môi miệng người ngoại quốc mà nói với dân này; dù thế, chúng cũng chẳng nghe Ta.22 Vì thế, các tiếng lạ được dùng làm dấu hiệu, không phải cho những người tin, mà cho những kẻ không tin; còn lời ngôn sứ thì không phải là cho những kẻ không tin, mà cho những người tin.23 Vậy giả như cả cộng đoàn họp lại một nơi và mọi người đều nói các tiếng lạ, mà khi đó có người ngoài cuộc hay người không tin đi vào, thì họ chẳng bảo là anh em điên sao?24 Còn nếu mọi người đều nói tiên tri, mà có người không tin hoặc người ngoài cuộc đi vào, người đó sẽ thấy mình bị mọi người khiển trách, mọi người xét xử.25 Những điều bí ẩn trong lòng người đó sẽ bị lộ, và như thế, người đó sẽ sấp mình xuống mà thờ lạy Thiên Chúa, tuyên bố rằng: "Hẳn thật, Thiên Chúa ở giữa anh em."

b. Các đặc sủng. Quy luật thực tiễn

26 Vậy, thưa anh em, phải kết luận thế nào? Khi anh em hội họp, người thì hát thánh ca, người thì giảng dạy, người thì nói lời mặc khải, người thì nói tiếng lạ, người thì giải nghĩa: tất cả những điều ấy đều phải nhằm xây dựng Hội Thánh.27 Nếu có nói tiếng lạ, thì chỉ hai hoặc tối đa ba người nói thôi, mỗi người cứ theo phiên mà nói, và phải có một người giải thích.28 Nếu không có người giải thích, thì phải giữ thinh lặng trong cộng đoàn, mỗi người chỉ nói với mình và với Thiên Chúa thôi.29 Về các ngôn sứ, chỉ nên có hai hoặc ba người lên tiếng thôi, còn những người khác thì phân định.30 Nếu có ai ngồi đó được ơn mặc khải, thì người đang nói phải im đi.31 Mọi người có thể lần lượt nói tiên tri, để ai nấy đều được học hỏi và khích lệ.32 Ngôn sứ thì làm chủ những cảm hứng tiên tri của mình,33 bởi vì Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa gây hỗn loạn, nhưng là Thiên Chúa tạo bình an. Như thói quen trong mọi cộng đoàn dân thánh,34 phụ nữ phải làm thinh trong các buổi họp, vì họ không được phép lên tiếng; trái lại, họ phải sống phục tùng như chính Lề Luật dạy.35 Nếu họ muốn tìm hiểu điều gì, thì cứ về nhà hỏi chồng, bởi vì phụ nữ mà lên tiếng trong cộng đoàn thì không còn thể thống gì.

36 Lời Thiên Chúa có phát xuất từ anh em không? Hay lời ấy chỉ đến với một mình anh em mà thôi?37 Nếu ai tưởng mình là ngôn sứ hoặc được Thần Khí linh hứng, thì hãy nhìn nhận rằng các điều tôi viết đây là mệnh lệnh của Chúa.38 Ai không nhận biết điều ấy, thì cũng không được Chúa biết đến.39 Cho nên, thưa anh em, anh em hãy khao khát ơn nói tiên tri và đừng ngăn cấm nói các tiếng lạ.40 Nhưng hãy làm mọi sự cách trang nghiêm và có trật tự.

4. Đặc Sủng Tiếng Lạ

Trên đây là trích toàn chương 14 trong thơ của Thánh Phaolô gởi cho giáo đoàn Côrintô. Đặc Sủng nói tiếng lạ đã bị quên lãng qua gần 20 thế kỷ. Cho đến khi Phái Ngũ Tuần xuất hiện sau năm 1906, chủ trương khơi dậy ơn đặc sủng này. Gắn liền với hiện tượng nói các tiếng lạ và với kinh nghiệm được thanh tẩy trong Thánh Thần. Vào giữa thế kỷ 20, kinh nghiệm đoàn sủng bắt đầu được chia sẻ bởi một số thành viên của các giáo hội cổ điển, gồm cả một số thành phần trong Giáo Hội Công Giáo. Và cho tới cuối thập niên 60, năm 1967, phong trào Canh Tân Đặc Sủng thấy xuất hiện nơi một số nhóm và cộng đoàn trong Giáo Hội Công Giáo. Và đặc biệt, phong trào Canh Tân Đặc Sủng xuất hiện tại một số nhóm nơi các cộng đoàn công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ và một số cộng đoàn ở các nước lân cận. Đã có nhiều người cho biết rằng họ đã lãnh nhận đặc sủng nói tiếng lạ trong khi cầu nguyện.

Dựa vào lời của Thánh Phaolô, đã có rất nhiều lời giải thích, loại suy, suy tư thần học, nguyện gẫm và áp dụng vào cuộc sống đạo. Chúng ta phải rất trân trọng các ơn đặc sủng. Nhận lãnh ơn đặc sủng là để xây dựng Giáo Hội trong tình yêu và hiệp nhất. Vậy tất cả những ai thật sự được lãnh nhận những đặc sủng ơn lạ này, hãy hết sức chuyên cần sống tốt, thánh thiện và hãy trở nên khí cụ của đức ái và lòng chân thành. Đây là một hồng ân cao cả vượt trên hết mọi sự, trên cả thần thánh và con người, vì họ nói tiếng của trời cao và nói với Thiên Chúa. Những ai nhận được hồng phúc này, hãy trân trọng vì miệng lưỡi của chính mình đã được nói tiếng lạ với Thiên Chúa. Nhưng chúng ta cũng biết Thiên Chúa của tình yêu, chẳng nhẽ Thiên Chúa chỉ có nghe, mà không có đáp lời. Hỏi có ai đã nghe được Thiên Chúa nói ngôn ngữ nào chưa? Nếu con người trần thế dùng ngôn ngữ của trời cao để nói với Thiên Chúa, vậy là con người đã bước thật gần đến Thiên Chúa vô hình rồi đó!!!

5. Ơn Nói Tiếng Lạ

Khi Thiên Chúa ban ơn đặc sủng riêng cho ai, thì Thiên Chúa cũng đã trao cho họ một sứ mệnh. Sứ mệnh giống như các tông đồ ngày xưa, đi tiên phong làm nhân chứng cho Chúa. Đây là sứ mệnh trực tiếp từ trời cao, chứ không phải do con người, như xưa thánh Phaolô tông đồ đã nhận lãnh sứ mệnh trực tiếp từ Chúa Giêsu Phục Sinh. Vậy đang khi ông đi đường và đến gần Đamát, thì bỗng nhiên có một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông. Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với ông: "Saun, Saun, tại sao ngươi bắt bớ Ta?" Ông nói: "Thưa Ngài, Ngài là ai?" Người đáp: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ (TĐCV 9:3-5). Phaolô đã trở nên tông đồ nhiệt thành rao giảng tin mừng và dám hy sinh mạng sống vì Chúa Kitô. Chúng ta biết rằng lãnh nhận ân sủng là để trao ban và sinh lợi cho toàn thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Đây là ơn thiêng rất cao trọng và nhiệm mầu. Một số người đã tự nhận là được ơn đụng chạm và nói tiếng lạ với Thiên Chúa Cao Cả Vô Hình. Như vậy ai nhận mình đã lãnh nhận những đặc sủng trên, thì hãy tự thánh hóa và sống nhân chứng cho Chúa để nên thánh thiện.

Những ai đã lãnh nhận được đặc sủng từ trời cao như ơn nói tiếng lạ thì phải sống ơn lạ này với lòng khiêm nhượng. Đây là ơn đặc sủng, Chúa không ban ơn lạ cho chúng ta để khoe khoang hay đùa dỡn. Khi nói về ơn lạ, chúng ta phải hết sức trân quý và kính trọng. Khi môi miệng của chúng ta đã được nói tiếng lạ và nói trực tiếp với Thiên Chúa thì môi miệng đó đã được thánh hiến. Đừng bao giờ chúng ta để những lời dơ bẩn, dối trá, điêu ngoa, lừa đảo hay bất ngôn trong môi miệng mình, kẻo miệng lưỡi hóa ra ô uế. Hạnh phúc biết bao khi con người tội lỗi, yếu đuối và thấp hèn đã lãnh nhận được một thứ ngôn ngữ từ trên trời cao. Chúng ta biết rằng Chúa ban cho mỗi người một khả năng, cũng như một ân sủng riêng, như thánh Phaolô đã viết: Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ (1Cor 12:28).

6. Ngôn Ngữ Tình Yêu

Thiên Chúa đã yêu thương thế gian, Ngài ban chính Con Một của Ngài để mặc khải về tình yêu của Thiên Chúa. Chúa Giêsu chính là Ngôi Lời. Ngôi Lời là Lời của Thiên Chúa. Ngôi Lời đã nhập thể và ở giữa chúng ta. Thơ gởi Do-thái diễn tả: Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài (Dt. 1, 1). Lời Thiên Chúa là lời của yêu thương. Lời Chúa có uy quyền biến đổi và chữa lành mọi sự. Lời đó chính là Ngôi Hai Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã dùng tiếng Do-thái để chia sẻ mầu nhiệm nước trời với con người. Đây là Lời hằng sống được ghi chép và truyền đạt cho chúng ta. Chúng ta có thể dùng để cầu nguyện, ca ngợi và dâng lời tạ ơn Thiên Chúa.

Đại đa số các tín hữu thuộc Giáo Hội Công giáo và Tin lành, có trên 2 tỷ tín đồ chưa được ơn đặc sủng nói tiếng lạ, trừ một số những tín hữu thuộc Phái Ngũ Tuần và một số những ông bà và anh chị em trong nhóm Canh Tân Đặc Sủng. Phần chúng ta, chúng ta cứ đặt niềm tin nơi Chúa, vì Chúa phán rằng: Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho (Lc. 11:9-10). Chúa Giêsu đã dạy chúng ta nhiều cách cầu nguyện: Cầu nguyện đừng lải nhải nhiều lời, cầu nguyện nơi kín đáo vào phòng đóng cửa lại, cầu nguyện liên lỉ và bền tâm, cầu nguyện với lòng khiêm tốn và lòng chân thành. Chúa Giêsu đã dạy các tông đồ cầu nguyện qua Kinh Lạy Cha. Đây là một Lời Kinh tuyệt vời nhất. Ai trong chúng ta cũng có thể đọc, học và thuộc lòng. Chúng ta có thể hiểu lời kinh, có thể thực hành và có thể gắn bó mật thiết với Thiên Chúa là Cha chúng ta. Như vậy chúng ta cũng hạnh phúc lắm lắm rồi.

Nói tóm lại, thánh Phaolô tiếp tục dạy dỗ chúng ta: Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng (1Cor 13:1).Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến, cả ba đều tồn tại nhưng đức mến là cao trọng hơn cả. Đức mến bao gồm đức yêu thương, đức bác ái và là giới răn trọng nhất. Mến Chúa và yêu người qui tóm tất cả lề luật. Thiên Chúa là tình yêu, xin Chúa dạy chúng con biết yêu thương và mở lòng chúng con đón nhận mọi người như Chúa đã đón nhận chúng con.
 
Lễ Các Linh Hồn - Mùa Báo Hiếu Mẹ Cha
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
19:10 29/10/2010
Mùa Báo Hiếu Mẹ Cha

Có một tâm tình cảm tạ của một bạn trẻ gửi người Mẹ của mình… còn sống! Nhưng nếu không còn Mẹ, thì việc “tưởng nhớ” đến Mẹ vẫn làm cho Mẹ như còn đang sống ngay bên. Hơn nữa, niềm tin Kitô giáo dạy rằng: sự sống thay đổi chứ không mất đi. Chết là chuyển trạng thái sống. Chết là sống theo một cách khác. Và thế là ta vẫn luôn “còn Mẹ” khi tưởng nhớ đến Mẹ của ta!

Con cám ơn cuộc đời đã cho con còn Mẹ:

Để mỗi sớm mai thức dậy, con còn thấy khói ấm trong nhà, cơm thơm trên bếp. Con ngồi vào bàn ăn, cùng Mẹ cảm nhận một ngày mới đang đến, cảm nhận tia nắng ban mai đang chiếu sáng ấm áp ngoài khung cửa sổ nhà mình.

Con cám ơn cuộc đời đã cho con còn Mẹ:

Để mỗi buổi tan học về, con được nhìn dáng Mẹ chờ con trên bậc cửa, con còn được Mẹ đợi chờ bên mâm cơm còn úp lồng bàn. Đã bao lần con nhắc Mẹ cứ ăn cơm trước đi nếu như con có đi học thêm ca ba mà về muộn. Song Mẹ không bao giờ ăn cơm trước. Mẹ đợi con về. Mẹ xới cho con từng bát cơm, gắp cho con từng cọng rau, miếng thịt. Mắt Mẹ nhìn con ăn thăm thẳm yêu thương.

Con cám ơn cuộc đời đã cho con còn Mẹ:

Để con biết sợ mỗi khi làm điều gì sai quấy. Con không dám nói dối vì con sợ Mẹ mất lòng tin nơi con. Con không nói được một câu hỗn hào vì con sợ trái tim Mẹ sẽ buồn mà tan thành nước. Con không dám đi chơi về muộn vì con sợ Mẹ sốt ruột lắng lo. Con không dám gục ngã vì sợ Mẹ nghĩ rằng con của Mẹ yếu mềm.

Con cám ơn cuộc đời đã cho con còn Mẹ:

Để con biết mình phải cố gắng vươn lên. Con nhớ cái lần con nhận được giấy báo vào đại học. Mắt Mẹ đã long lanh vì quá mừng vui. Nhìn vào ánh mắt ấy, con đã tự nhủ: Mẹ ơi dù phải phấn đấu đến đâu chăng nữa, chỉ cần thấy ánh mắt Mẹ vui thế kia thì con sẽ không bao giờ ngần ngại. Con nhớ Mẹ đã từng nói: đời Mẹ học hành chưa được bằng người, con phải cố học để hơn Mẹ nhé. Vâng bây giờ con đang học vì lẽ đó, Mẹ ạ.

Con cám ơn cuộc đời đã cho con còn Mẹ:

Để khi nào mỏi mệt, thấy trái tim mình trống rỗng và chán nản thì con vẫn có nơi để tìm về. Những năm tháng con đi học xa nhà, con đã hiểu thấu thế nào là nỗi cô đơn của một đứa con không được ở bên những người mà nó thương yêu nhất. Có nhiều lúc con cũng thấy bàn chân mình không muốn bước, thấy bao nhiêu quyết tâm của mình đi đâu mất cả. Chỉ cần trở về bên Mẹ, ăn uống cơm nhà, ngủ một giấc thật sâu trong căn phòng của Mẹ là tất cả những lo âu trong con lắng lại. Con thấy mình bình yên !

Quả thực, trái tim của mẹ là hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa tặng cho con người. Thế nhưng, cuộc đời luôn hợp rồi tan. Kiếp người luôn đong đầy nước mắt của chia ly. Cho dù mẹ có yêu ta đi mấy chăng nữa, cũng sẽ có ngày mẹ bỏ lại chúng ta để đi tìm một cõi riêng. Sẽ có ngày chúng ta sẽ không còn vui sướng khi gọi hai tiếng mẹ ơi, mà là tiếng nấc nghẹn từng lời hai tiếng mẹ ơi mà thưa rằng:

'Gió đưa cây cải về trời. ..'

Rau răm theo bước con thời một thân!

từ nay nẻo đường trần con bước

chỉ một mình sau trước quạnh hiu!

Mẹ ơi, con nhớ Mẹ nhiều. .

Các môn đệ CGS cũng từng nuốt vội những giọt nước mắt trước cái chết tức tưởi của Thầy. Lòng họ cũng từng hoang mang. Họ đã từng mang nặng tâm trạng thất vọng buông xuôi trước biền cố chia ly. Nhưng nỗi buồn đã biến thành niềm vui, khi mà Chúa đã sống lại. Ngài đã hiện ra với các ông. Chân trời mới của niềm hy vọng đã bừng sáng. Cái chết của Chúa không còn là nỗi buồn mà là niềm vui cho cả kiếp người. Con người sinh ra không phải để chết mà là để sống đời đời. Chúa phục sinh là câu trả lời cho kiếp người chúng ta, sinh ra để làm gì, chết rồi đi đâu?

Hôm nay, chúng ta đang đứng bên ngôi mộ những người rất thân yêu của chúng ta. Họ đã về với Chúa, với họ là niềm vui, vì được chuyển đổi từ sự sống tạm trần gian qua sự sống vĩnh cửu quê trời, được chuyển đổi nơi trần đời bi ai đầy nước mắt để tiến vào thiên đàng vĩnh phúc. Với chúng ta là nỗi buồn vì mất đi sự chia sẻ tình yêu thật ngọt ngào nồng ấm mà họ đã dành cho chúng ta.

Tháng 11 là tháng để cầu nguyện cho những người đã chết trong thân xác bụi trần và đang cần được thanh luyện để được vào thiên đang vĩnh phúc, vì “ai nên khôn mà không dại một lần”. Ai cũng cần được thanh luyện trong tình thương của Chúa. Vì thế, trong đạo hiếu Việt Nam luôn mời gọi con cái hãy biết đền ơn đáp nghĩa mẹ cha qua những thánh lễ cầu nguyện cho tổ tiên, qua những hy sinh bác ái để lập công đền tội cho các tiền nhân. Nhớ đến công lao cha mẹ không chỉ bằng những giọt nước mắt nuối tiếc mà cần phải tỏ lòng hiếu thảo qua lời kinh cầu hằng đêm và qua những việc lành phúc đức chúng ta làm cho cha mẹ mới là tấm lòng hiếu thảo mà những tổ tiên đang cần nơi con cháu chúng ta.

Với tâm tình đó, chúng ta hãy sốt sắng dâng thánh lễ để cầu cho ông bà cha mẹ và những người thân hữu đã qua đời với lòng tín thác nơi tình thương quan phòng của Chúa. Amen

Lm.Jos Tạ duy Tuyền
 
Lễ Các Thánh 1.11 - Chân Dung Các Vị Thánh
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
19:13 29/10/2010
Chân Dung Các Vị Thánh

Người ta nói thánh là người làm theo ý Chúa, không theo bọn ác nhân. Thánh là người hoàn toàn thuộc về Chúa từ trí óc tới con người. Họ là những con người luôn sống thanh sạch “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Họ có tâm hồn thanh khiết, nhờ đó mà họ có thể nhìn thấy Thiên Chúa nơi tạo vật, nơi tha nhân và một cách trọn vẹn nơi thiên quốc. Như vậy sự thánh thiện hệ tại ở tâm hồn luôn ở trong Thiên Chúa. Họ thuộc về Chúa. Họ sống cho Chúa. Họ sống giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian. Họ đã nên thánh ngay từ cuộc đời dương thế này. Họ biết dệt đời mình trong hy sinh từ bỏ những tham lam bất chính, những đam mê lầm lạc, những xa hoa ích kỷ để thể hiện lòng mến Chúa trên hết mọi sự. Họ là những người can trường chiến đấu với phận đời oan trái, cay nghiệt của nghèo đói, bệnh tật, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị hiểu lầm, bị phản bội, bị bách hại. . . nhưng vẫn trung thành với đức tin. Dẫu phận đời có oan nghiệt họ vẫn cảm thấy an bình, vì được sống trong ân nghĩa cùng Chúa. Họ đã chiến thắng số phận đầy oan khiên khi tìm được niềm an vui vì chọn Chúa là gia nghiệp trọn đời.

Chân dung của các vị thánh được Chúa Giê-su phác hoạ qua tám nét chính mà ta quen gọi là tám mối phúc thật. Họ sống giữa cuộc đời đầy sóng gió của sự dữ, của những vòng xoáy cuộc đời đầy đam mê truỵ lạc, của những thói đời hưởng thụ nhưng họ vẫn giữ mình luôn thanh khiết không hoen ố tội nhơ, không thoả hiệp sự dữ, không lao vào vòng xoáy của danh lợi thú mà lạc xa tình Chúa. Họ có mặt trong mọi nơi, mọi chốn. Họ thuộc đủ mọi màu da, sắc tộc. Họ thuộc mọi thành phần trong xã hội.

Có thể họ là những người mẹ đang bươn chải “một nắng hai sương”, với quang gánh trên lưng còng cho con cái niềm vui tiếng cười. Bà chấp nhận đánh mất cuộc đời cho gia đình chén cơm, chén gạo mỗi ngày.

Có thể họ là những người cha đang chịu nhiều oan khiên, chồng chất của thói đời bất công, áp bức, bóc lột đang đè nén cuộc đời của họ, nhưng họ không chịu đánh mất nhân cách, nhân phẩm, lương tri con người để đổi lấy chút bổng lộc trần gian mau qua.

Có thể họ là một ai đó đang bị bỏ rơi, đang bị bóc lộc, đang bị chà đạp, nhưng họ không bán rẻ nhân phẩm của mình. Họ sẵn sàng chịu thiệt thòi, chịu thiếu thốn mà lòng thanh sạch hơn là hoen ố tâm hồn để đổi lấy niềm vui giả tạo mau qua.

Có thể họ là những người già neo đơn, những người bệnh đau lâu ốm dài đang vò võ từng ngày chờ đợi tân lang đến đón vào dự tiệc thiên quốc. Họ không nản lòng. Họ không để tim đèn vụt tắt. Họ vẫn cầm đèn cháy sáng chờ đón chủ trở về và mau mắn ra nghinh đón chủ.

Có thể họ là những người trong quá khứ đã lầm đường lạc lối, đã từng buông thả đời mình trong đam mê sắc dục, đã từng sống hại người hại đời, nhưng nay họ đã được ơn trở về. Họ đang sám sối từng ngày. Họ đang dành trọn cuộc đời của mình để đền bù những lầm lỗi của quá khứ bằng những việc lành phúc đức.

Có thể họ là chính chúng ta, những con người đang khao khát sống đời trọn lành. Có thể vì sự khao khát nên trọn lành mà chúng ta đang đi ngược dòng với trào lưu tục hoá của thế gian. Chúng ta trở thành kẻ thù nghịch của thế gian. Chúng ta không đồng thuận với mưu đồ đen tối. Chúng ta không thoả hiệp với sự gian dối giả tạo. Chúng ta đang phải chiến đấu từng ngày để nói không với tội và trung thành với tin mừng nước Chúa.

Như vậy, các thánh không ở đâu xa. Ở ngay trong cuộc đời chúng ta. Họ đang sống với chúng ta. Họ đang dâng những hy sinh hằng ngày cho chúng ta và để cứu độ chúng ta. Theo đức tin ky-tô giáo dạy chúng ta: Giáo hội thiên quốc gồm những con người đã vượt qua cuộc đời trong ơn nghĩa với Chúa. Họ đã trung thành phụng sự Chúa trong cuộc đời dương thế. Và hôm nay, họ tiếp tục phụng sự Chúa trên thiên quốc. Còn chúng ta là Giáo hội lữ thứ trần gian. Chúng ta cũng được gọi là giáo hội thánh thiện vì chúng ta đang gột rửa đời mình mỗi ngày nên hoàn thiện hơn. Chúng ta đang nỗ lực trở nên thánh. Chúng ta đang chiến đấu từng ngày nên hoàn thiện hơn.

Hôm nay chúng ta cùng với Giáo Hội mừng kính các thánh nam nữ ở trên trời. Các ngài đã đi qua bụi trần này với một tâm hồn thanh khiết. Thế nên, họ đã được nhìn xem Thiên Chúa vì Phúc thay ai có tâm hồn thanh khiết, họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. Xin Chúa qua lời bầu cử của các ngài ban cho chúng ta lòng tin mạnh mẽ để chúng ta biết phó thác trọn cuộc đời trong sự quan phòng của Chúa. Xin ban cho chúng ta lòng mến sắt son để có thể yêu mến Chúa trên hết mọi sự. Xin ban cho chúng ta đức cậy kiên vững để chúng ta trông cậy vào ơn Chúa mà hoàn thiện đời mình mỗi ngày nên thánh thiện hơn. Amen

Lm.Jos Tạ duy Tuyền
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp Ngày Thế Giới Di dân và Tỵ nạn: Gia đình nhân loại gồm cả người di dân
Nguyễn Hoàng Thương
08:25 29/10/2010
Sứ điệp Ngày Thế Giới Di dân và Tỵ nạn: Gia đình nhân loại gồm cả người di dân

Vatican City (AsiaNews) - "Những người bị buộc phải rời bỏ quê hương hoặc đất nước của họ sẽ được giúp đỡ để tìm được nơi mà họ có thể sống trong hòa bình và an toàn, nơi mà họ có thể làm việc và nhận được các quyền và nghĩa vụ vốn tồn tại nơi đất nước tiếp nhận họ, góp phần vào lợi ích chung và không quên những chiều kích tôn giáo của cuộc sống". Nguyên do là vì tất cả mọi người đều là thành phần của cùng một gia đình: "Nếu Chúa Cha gọi chúng ta là con yêu dấu trong Người Con dấu yêu, Ngài cũng bảo chúng ta nhận ra nhau như là anh chị em trong Chúa Kitô".

Sứ Điệp Ngày Thế Giới Di Dân và Tỵ Nạn vào ngày 16/01/2011 sắp tới, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã chọn chủ đề "MỘt Gia đình Nhân loại Duy nhất" là "một gia đình của anh chị em trong xã hội vốn ngày càng trở nên đa sắc tộc và đa văn hóa hơn bao giờ hết, trong đó những người thuộc các tôn giáo khác nhau được thúc giục tham gia đối thoại để chung sống thanh bình và hiệu quả bằng sự tôn trọng những dị biệt chính đáng".

Hiện tượng toàn cầu hóa, đặc trưng của thời đại chúng ta, không chỉ là một tiến trình xã hội và kinh tế, mà còn đòi hỏi "bản thân nhân loại trở nên ngày càng kết nối với nhau", vượt qua ranh giới địa lý và văn hóa. Về vấn đề này, Giáo Hội không ngừng nhắc lại rằng ý thức sâu sắc về tiến trình thời đại này và tiêu chuẩn đạo đức nền tảng của nó xuất phát từ sự hiệp nhất của gia đình nhân loại và phát triển của nó hướng tới những gì tốt đẹp (x. Bênêđictô XVI, Thông điệp Tình yêu trong Chân Lý, 42). Do đó, tất cả thuộc về một gia đình, những người di cư và người dân địa phương chào đón họ, tất cả đều cùng có quyền được thụ hưởng hàng hóa của trái đất, có điểm đến là sự phổ quát, như Học thuyết Xã hội của Giáo Hội đã dạy. Nơi đây, tình liên đới và sự chia sẻ được hình thành".

Sứ điệp nhấn mạnh đến điều mà Đức Gioan Phaolô II đã viết trong Ngày Thế Giới Tỵ Nạn năm 2001 rằng "thiện ích chung phổ quát" bao gồm toàn bộ gia đình các dân tộc, vượt ra ngoài mọi ích kỷ dân tộc. Quyền di cư phải được xem xét trong bối cảnh này. Giáo Hội công nhận quyền này nơi mỗi con người, ở khía cạnh kép của nó về khả năng rời khỏi đất nước của một người và khả năng gia nhập vào một đất nước khác để tìm kiếm điều kiện sống tốt hơn "(Sứ Ngày Thế Giới Di Dân năm 2001, 3; x Gioan XXIII, Thông điệp Mater et Magistra - Mẹ và Thầy, 30; Phaolô VI, Thông điệp Octogesima adveniens – Năm thứ tám mươi, 17). "Đồng thời, các quốc gia có quyền điều chỉnh các dòng di dân và bảo vệ biên giới của mình, luôn bảo đảm tôn trọng phẩm giá của mỗi người và mọi người. Hơn nữa, những người di dân có nhiệm vụ hội nhập vào nước tiếp nhận, tôn trọng luật pháp và bản sắc dân tộc của nước đó".

Sau đó, Đức Thánh Cha đề cập đến hai hoàn cảnh: những người tị nạn và sinh viên nước ngoài. Liên quan đến những người trốn chạy từ "khủng bố và bạo lực", đó là một "cử chỉ sẵn sàng làm bổn phận của tình liên đới con người" và "cam kết cụ thể" của cộng đồng quốc tế, "Tôn trọng các quyền của họ, cũng như mối quan tâm chính đáng về an ninh và gắn kết xã hội, nuôi dưỡng sự cùng tồn tại ổn định và hòa hợp".

Sinh viên nước ngoài và sinh viên quốc tế cũng là một thực tại phát triển trong cuộc di cư to lớn". "Đây là phạm trù quan trọng mang tính xã hội với cách nhìn sự trở lại của họ như là các nhà lãnh đạo tương lai đối với đất nước mà họ khởi đi. Họ thiết lập những "cầu nối" về văn hóa và kinh tế giữa các nước này và nước tiếp nhận, tất cả điều này đi theo chiều hướng hình thành "một gia đình nhân loại". Điều đó xác tín rằng cần phải ủng hộ các cam kết đối với sinh viên nước ngoài và kèm theo đó là sự chú ý đến vấn đề thực tế của họ, chẳng hạn như những khó khăn về tài chính, những thử thách của cảm giác khi phải một mình đối mặt với bối cảnh xã hội và trường đại học rất khác nhau, cũng như những khó khăn của việc hội nhập".

Đức Thánh Cha Bênêddíctô XVI đi đến kết luận: "Thế giới của những người di dân thật rộng lớn và đa dạng. Nó có những kinh nghiệm tuyệt vời và đầy hứa hẹn, nhưng không may, rất nhiều người khác lại lâm vào cảnh bi thảm và không đáng có của con người và của xã hội vốn tuyên bố là thuộc về công dân. Đối với Giáo Hội, thực tại này tạo nên một dấu hiệu hùng hồn của thời đại chúng ta, trong đó nổi bật hơn nữa ơn gọi ơn gọi của nhân loại hình thành nên một gia đình, và đồng thời những khó khăn, thay vì hiệp nhất nó thì lại chia nhỏ và xé nó ra từng phần. Chúng ta đừng mất hy vọng và hãy cùng nhau cầu nguyện Thiên Chúa, là Cha của tất cả mọi người, để giúp chúng ta, với tư cách là người đầu tiêm, trở thành người Nam và người Nữ của mối quan hệ huynh đệ, và trên bình diện xã hội, chính trị và thể chế, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc và nền văn hóa có thể được gia tăng".
 
Phản ứng của giáo hội Công Giáo Iraq và Tòa Thánh trước bản án tử hình dành cho cựu Ngoại Trưởng Tareq Aziz
Nguyễn Hoàng Thương
08:33 29/10/2010
Baghdad (AsiaNews / Agencies) – Các giám mục và thường dân Iraq đã hiệp cùng Liên Minh Âu châu và Tòa thánh Vatican trong việc chỉ trích bản án tử hình đối với Tareq Aziz, nguyên là cánh tay mặt của Saddam Hussein. Hầu hết các phương tiện truyền thông Iraq đã làm như thế. Theo phán quyết của Tòa án Tối cao Iraq ban hành hôm thứ Ba, cựu Bộ trưởng Ngoại giao phạm tội tham gia vào chiến dịch bài trừ một số nhóm chính trị của người Shia, như Dawa, mà Thủ tướng Nouri al-Maliki hiện nay cũng thuộc nhóm này.

Liên minh châu Âu, thông qua Trưởng chính sách đối ngoại Catherine Ashton, đã coi bản án là "không thể chấp nhận", và yêu cầu đình chỉ của nó. Một trong những luật sư của Aziz, ông Badia al-Aref, cho biết ông có kế hoạch nài xin Vatican làm điều gì đó để ngăn chặn việc thực thi bản án. Trong khi đó, ông cũng sẽ kháng án.

Các giám mục Iraq: Cần thiết hòa bình chứ không phải đổ máu thêm nữa

Hôm 26/10/2010, Cha Federico Lombardi S.J., Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã đưa ra tuyên bố chính thức về vụ việc này: "Quan điểm của Giáo hội Công Giáo về án tử hình đã được biết đến. Vì thế, hy vọng rằng bản án chống lại ông Tariq Aziz sẽ không được thực thi nhằm mang lại lợi ích cho việc hòa giải và tái thiết hòa bình và công lý ở Iraq sau những đau đớn to lớn mà đất nước này đã trải qua. Khi ưu tư về khả năng của một can thiệp nhân đạo, Tòa Thánh thường không hoạt động công khai nhưng thông qua các kênh ngoại giao để can thiệp".

Trong khi Tòa Thánh đã tuyên bố với sự thận trọng tối đa rằng sẽ can thiệp thông qua các kênh ngoại giao nhằm ngăn chặn việc treo cổ Aziz, thì các giám mục Iraq đã bày tỏ sự phản đối việc thực thi bản án, vốn chưa định ngày thực hiện

Đức Cha Shlemon Warduni, đại diện Tòa Thượng Phụ nghi lễ Canđê, trong một cuộc phỏng vấn với Blog Baghdadhope bằng Ý ngữ cho hay: "Chúng tôi lên án bất kỳ trường hợp tử hình nào. Đức tin của chúng tôi nói với chúng tôi rằng không ai có thể lấy đi mạng sống mà Thiên Chúa đã ban. Những gì chúng tôi muốn là hòa bình và an ninh, để mọi người có thể gặp gỡ,chứ không phải xung đột".

Đức Cha Jean B. Sleiman, Tổng Giám Mục nghi lễ Latin cũng đồng ý. Ngài phỏng đoán rằng bản án có thể là một tín hiệu của việc loại trừ các nhóm khác nhau đang hối hả tái kết nạp các thành viên cũ đảng Baa'th của Saddam Hussein vào đời sống chính trị và xã hội của đất nước này.

Nhiều người Iraq cũng tin rằng bản án là động cơ chính trị chứ không phải dựa vào pháp luật. ông Taleb Abdulaziz, một ký giả Iraq cho Kuwait daily al-Qabas cho hay: "Hầu hết người Iraq lên án hình phạt tử hình đối với ông Tareq Aziz. Ông ấy là một người già, bệnh tật, và việc kết án cần phải ít khắc nghiệt hơn".

Một nhân vật gây tranh cãi

Vị cựu ngoại trưởng là một người Công Giáo nghi lễ Canđê, thường được trích dẫn như là một ví dụ người Kitô được đối đãi thuận lợi dưới thời Saddam thế nào. Đối với một số người Iraq nghi lễ Canđê thì "Không có gì xa sự thật hơn điều này".

Sinh năm 1936 tại Mosul trong một gia đình Canđê, ông Tareq Aziz đã luôn đánh giá thấp nền tảng tôn giáo của mình, đầu tiên và trước hết ông thể hiện bản thân mình là một người Iraq Ả Rập và là thành viên của Đảng Baa'th. Thực tế, ông đổi tên gốc và rất Kitô giáo của mình, Mikhail Yuhanna, để làm ít rõ ràng về nguồn gốc của mình. Khi các trường học Kitô giáo bị quốc hữu hóa, ông "không đụng một ngón tay", ông cũng không nói gì khi kinh Côran đã trở thành một môn học bắt buộc trong trường học.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng Tin Tức Á Châu hồi năm 2003, Đức Cha Sleiman nhắc rằng "người thiểu số Kitô giáo thường được những nhượng bộ nhiều hơn từ các bộ trưởng Hồi giáo hơn là Aziz"
 
Đại Hội Truyền Giáo Hoa Kỳ khai mạc
Tiền Hô
10:17 29/10/2010
Albuquerque (Agenzia Fides) - Hôm qua, ngày 28 Tháng Mười - Đại Hội Truyền Giáo Hoa Kỳ năm 2010 đã khai mạc tại Albuquerque (tiểu bang New Mexico). Đại Hội sẽ diễn ra từ ngày 28-31 Tháng Mười. Một thông báo của Hiệp Hội Truyền Giáo Hoa Kỳ (nhà tài trợ của Đại hội) gửi đến cho hãng tin Fides nói rằng, hiện đã có hơn 350 đại biểu, trong đó có 19 giám mục tham dự sự kiện.

Đại hội bắt đầu bằng một Thánh Lễ trọng thể do Đức Giám Mục Gerard Kicanas của Giáo phận Tucson, tiểu bang Arizona chủ tế. Đức Tổng Giám Mục Michael Sheehan của Tổng Giáo Phận Santa Fe (tiểu bang New Mexico) hoan nghênh các giám mục đã hội ngộ và đến tham dự Thánh Lễ. Bài giảng của Đức Cha Kicanas đã giúp cho Đại Hội tái đánh giá bản chất của truyền giáo là "một sứ vụ được lựa chọn và giao phó để mang tất cả mọi người vào nhà của Chúa"

Đại Hội cũng đã lắng nghe bài đầu tiên trong ba bài nói chuyện quan trọng trong thời gian diễn ra Đại Hội. Cha Gary Riebe Estrella, SVD, tham gia Đại hội với mảng thần học, mục vụ và lý luận để làm rõ chủ đề của Đại hội là: "Muôn mặt Sứ vụ của Thiên Chúa: Một chân dung Truyền Giáo của người Công giáo Hoa Kỳ". Cha đã nói về sự nguy hiểm của chủ nghĩa cá nhân làm băng hoại xã hội Hoa Kỳ, những đóng góp của dân nhập cư cho người Công Giáo trong nước, và sự cần thiết phải hòa hợp mặc cho những trở ngại".

Theo đó, ngài giải thích rằng "Sứ vụ của người Công giáo Hoa Kỳ ít ra là phải lên án sự chia rẽ và vui vẻ cung cấp cho cộng đoàn những kinh nghiệm của người Hoa Kỳ đương đại". Vì vậy, cần phải mở ra tầm nhìn trung tâm để thực hiện các sứ vụ đang chờ đợi chúng ta. Đại Hội sẽ tiếp tục trong hai ngày nữa và kết thúc vào ngày 31 Tháng Mười.
 
Tình hình Phi Luật Tân trước Lễ Các Đẳng.
Tiền Hô
10:21 29/10/2010
UCANews, ngày 29 Tháng Mười - Lễ Các Đẳng Linh Hồn đã trở nên đơn giản hơn cho người Phi Luật Tân tại Tổng Giáo Phận Manila. "Chúng tôi có những cái được gọi là phong bì Lễ Các Đẳng, người ta có thể viết vào đó tên những người thân yêu của họ đã ra đi", bà Jade Villanueva từ văn phòng Nhà thờ chính tòa Manila nói. "Tín hữu có thể dâng cúng bất kỳ số tiền nào họ dành cho Thánh Lễ và đặt nó vào trong phong bì ấy".

Người Phi Luật Tân tưởng nhớ những người đã qua đời từ ngày Chúa Nhật trước Lễ Các Thánh cho đến tận ngày Lễ Các Đẳng, 2 Tháng Mười Một, qua việc xin lễ cho người thân của họ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thích đến nghĩa trang cùng với bạn bè và người thân để bày tỏ lòng kính trọng với những người đã khuất trong một bầu không khí bên nhau. Nhưng chính phủ quyết định ngày Lễ Các Đẳng không phải là một ngày lễ được nghỉ.

"Rất tiếc, ngày 2 Tháng Mười Một vẫn không phải là một lễ nghỉ. Chúng tôi chưa được phép thông báo về bất kỳ sự thay đổi nào", ông Abigail Valte - phát ngôn viên của Tổng thống Benigno Aquino nói.

*Ngày lễ được đặt trong sự cảnh báo

Cảnh sát Quốc gia Phi Luật Tân tiếp tục cảnh báo toàn diện vào hôm Thứ Sáu khi hàng triệu người Phi Luật Tân bắt đầu đi viếng các nghĩa trang. Các trung tâm hỗ trợ đã được đưa vào các trục đường phố chính, các nghĩa trang, và các thiết bị đầu cuối giao thông công cộng. Toàn quốc đã gia tăng sự hiện diện của cảnh sát và an ninh được thắt chặt hơn.

Cảnh sát biển Phi Luật Tân cũng đã đặt tất cả các đơn vị trong tình trạng báo động cao tại các hải cảng trên toàn quốc cùng với việc triển khai nhân sự bổ sung, bao gồm cả chó đánh hơi dò bom, hải quân và các đội y tế.

Các Ban Y Tế được đặt tại tất cả các bệnh viện và trung tâm y tế theo một "Luật Báo Động Trắng" để giải quyết trường hợp khẩn cấp. Luật Báo động này có nghĩa là các đội y tế đã sẵn sàng cho việc triển khai khi có sự cố tai nạn hàng loạt xảy ra. Tại Metro Manila, 1.800 giám sát viên giao thông đã được triển khai tại khu vực nghĩa trang. Trong khi đó, các Ban Môi trường khuyến khích người dân giảm thiểu các tác động đến môi trường. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, mỗi ngày quốc gia này có khoảng 30.000 tấn rác được thải ra. Trong số đó có 8.000 tấn tại Metro Manila.

"Viếng người đã khuất trong những ngày này là một truyền thống tốt đẹp của người Phi Luật Tân, nhưng chúng ta nên thực hiện với những phương cách không gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe của chúng ta", ông Ramon Paje - quan chức môi trường nói.

Giáo hội Công giáo trước đó cũng đã tham gia các cuộc kêu thực hiện một "thùng rác miễn phí" trong ngày Lễ Các Đẳng.
 
Nam Dương: Người Công Giáo chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong thảm họa sóng thần vừa qua
Tiền Hô
10:23 29/10/2010
.Padang, Nam Dương, ngày 28 Tháng Mười (Agenzia Fides) - Hầu hết số người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong thảm họa sóng thần tại quần đảo Metawai (đối diện với đảo Sumatra) là ở các thị trấn Công giáo, Fides trích dẫn từ lời ĐGM Martinus Situmorang - Giám mục Giáo phận Padang của khu vực này.

"Nam Metawai - nằm ở phía tây của quần đảo bị tàn phá bởi sóng thần - là khu vực các làng Công giáo. Khoảng 8.000 tín hữu hiện đang phải chịu tổn thất nặng nề", ĐGM Situmorang nói với Fides.

"Chúng tôi đã hành động cấp bách, vì thiên tai này có ảnh hưởng đến mỗi người trong chúng tôi. Chúng tôi đã gửi đi những đợt cứu trợ đầu tiên. Giáo phận chúng tôi thuê một chiếc thuyền và sẽ khởi hành đến quần đảo vào ngày mai để thực hiện cứu trợ nhân đạo. Một nhóm Caritas đã có mặt tại khu vực bị sóng thần và đang làm việc với bốn linh mục cùng bốn nữ tu sống trong vùng đó. Các dòng thì đang làm việc tuyến đầu để trợ giúp và trấn an cho người dân". ĐGM cũng thông qua Fides để đưa ra lời đề nghị khẩn thiết: "Với các tín hữu ở quần đảo Mentawai, tôi xin nói rằng: đây là một thảm họa đã tàn phá cuộc sống của các bạn, nhưng đừng nản lòng. Bây giờ không có thời gian để tự hỏi mình phải làm thế nào và tại sao, nhưng chúng ta phải mở rộng trái tim và bàn tay của chúng ta với Thiên Chúa, với đức tin và lời cầu nguyện. Đừng sợ hãi, nhưng hãy sẵn sàng để hy vọng rằng Thiên Chúa và anh chị em của chúng tôi luôn đứng gần các bạn trong sự đau khổ của các bạn".

Với tất cả tín hữu của Giáo Phận Padang, Sumatra, ĐGM Situmorang "mong đợi sự hiệp thông lớn lao. Đây không phải là lúc để tranh luận hoặc làm lãng phí thời giờ, nhưng phải khẩn trương mang sự tương trợ và thể hiện lòng bác ái thực sự đến những nạn nhân của thảm họa này".
 
Linh mục J.B Etcharren, Cựu Bề trên Hội Thừa Sai Paris thăm ĐCV Vinh Thanh.
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
10:53 29/10/2010
Ngày 29 – 10 – 2010, quý cha cùng anh em chủng sinh Đại Chủng Viện Vinh Thanh đã vinh dự đón Cha Jean Baptiste Etcharren, cựu Bề trên Hội Thừa sai Paris đến thăm và chia sẻ về kinh nghiệm rao giảng Tin Mừng.

Cha cựu Bề trên M.E.P vui mừng gặp lại Cha Giám đốc J.B. Nguyễn Khắc Bá cùng quý Cha trong Ban giảng huấn Đại Chủng Viện Vinh Thanh, là những người đã từng có thời gian du học tại Pháp và được sự nâng đỡ rất tận tình của Hội Thừa sai Paris.

Cha J.B Etcharren đã cùng dự giờ cơm trưa thân mật với quý Cha và anh em chủng sinh Vinh Thanh. Thay lời cho Gia đình Đại Chủng viện, Cha Giám đốc J.B. Nguyễn Khắc Bá đã bày tỏ niềm vui và biết ơn sâu sắc đối với Cha Etcharren trong chuyến thăm ĐCV Vinh Thanh của Ngài, “như dấu chỉ nhắc nhớ cho anh em chủng sinh về tinh thần dấn thân cao cả và công trạng của các nhà thừa sai năm xưa đối với Đất nước Việt Nam và cách riêng với Giáo phận Vinh…”.

Vào lúc 14 giờ chiều cùng ngày, Cha J.B Etcharren đã có giờ nói chuyện với 128 chủng sinh Vinh Thanh về kinh nghiệm truyền giáo của Ngài trong suốt thời gian dài mà Ngài đã thực thi sứ vụ tại Việt nam, từ năm 1958 – 1975. Với khả năng nói tiếng Việt rất “sõi”, Cha Etcharren đã “tái hiện” về một thời kỳ đầy khó khăn trong công tác truyền giáo tại Việt nam, mà Cha là một chứng nhân; theo Cha, “dù gặp nhiều khó khăn nhưng Giáo hội Việt nam rất phát triển….Đây là mảnh đất truyền giáo tốt. Những con người Việt nam dù nghèo nàn, vất vả nhưng luôn khao khát đi tìm ý nghĩa tối hậu của cuộc đời…”. Biến cố 1975 đã buộc lòng Cha “phải đứt ruột ra đi” trở về Pháp, nhưng kỷ niệm về tháng ngày sống sứ vụ tại Việt nam “vẫn luôn sống động trong tâm hồn Etcharren”. Hôm nay đây, mặc dù tuổi đã cao, nhưng thao thức đối với Giáo hội Việt nam vẫn luôn thường trực trong Cha.

Với kinh nghiệm sống đời thừa sai, Cha J.B Etcharren đã dành cho chủng sinh Vinh Thanh nhiều huấn từ quý giá. Cha hy vọng những ứng sinh linh mục hôm nay luôn nhận diện được: “…không phải chỉ làm linh mục cho xứ mình mà thôi. Chức linh mục rộng hơn nhiều - thầy được chịu chức cho cả thế giới. Hy vọng có nhiều người ra đi truyền giáo ở những nơi khác trọn đời mình…Làm thế nào để có những người thật sự tình nguyện công bố Lời Chúa Giêsu để sống tình yêu đối với nhân loại…”. Cha không quên nhắn nhủ anh em chủng sinh hãy trau dồi ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa…; “vì nhiều khi, chính mình ở trong nước mình, ở trong nơi sống của mình lại xa rời người ta. Hãy làm tất cả những gì có thể làm được để nuôi dưỡng đời sống giáo dân. Điều cốt yếu là chúng ta phải có một Đức tin mạnh mẽ và lòng Mến sắt son !”.

Thầy Pet. Nguyễn Đoài đã đại diện cho anh em chủng sinh Đại Chủng Viện Vinh Thanh, cám ơn những chia sẻ tâm huyết của Cha cựu Bề trên Hội Thừa sai Paris; hy vọng những dấu ấn mà Cha đã để lại nơi anh em, khơi dậy tinh thần truyền giáo đối với những chủng sinh trẻ trước ngưỡng cửa sứ vụ đang mời gọi.
 
Chân dung Thánh Nữ Brigida của Thụy Điển: Mối ân sủng Chúa ban đều được nhằm để xây dựng Giáo Hội
Nguyễn Học Tập
11:37 29/10/2010
Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 27.10.2010.

Đức Thánh Cha Benedictus XVI

Anh Chị Em thân mến,

trong dịp áp ngày Đại Lễ Toàn Xá Năm 2000, Đức Tôi Tớ Chúa Đáng Kính Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II đã tuyên dương Thánh Nữ Brigida của Thụy Điển là Nữ Quan Thầy của cả Âu Châu.

Sáng hôm nay, tôi muốn được giới thiệu với Anh Chị Em chân dung, sứ điệp và các lý do mà qua đó Vị Nữ Thánh có nhiều điều - ngay cả ngày hôm nay - để dạy bảo cho Giáo Hội và cho cả thế giới.

Chúng ta biết được các biến cố đời sống của Thánh Nữ Brigida, nhờ các cha linh hướng của Thánh Nữ đã viết về tiểu sử của nàng, để phát động tiến trình phong chân phước cho nàng, liền sau khi chết, năm 1373.

Brigida sinh ra bảy mươi năm trước đó, năm 1303, ở Finster, Thụy Điển, một Quốc Gia miền Bắc Âu, từ ba thế kỷ trước đã đón nhận được đức tin Ki Tô giáo với cùng một lòng phấn khởi mà Thánh Nữ đã nhận được từ nơi thân sinh mình, những con người rất nhân đức, thuộc các gia đình qúy phái, thân cận với Hoàng Gia.

Chúng ta có thể phân biệt thành hai giai đoạn đời sống của vị Nữ Thánh nầy.

1 - Giai đoạn thứ nhứt: có đặc điểm là giai đoạn hoàn cảnh của một thiếu phụ đã lập gia đình, sống trong hạnh phúc.

Chồng của nàng tên là Ulf và là vị thống đốc của một vùng quan trong vương quốc Thụy Điển.

Cuộc hôn nhân kéo dài được 20 mươi năm, cho đến khi Ulf chết đi. Có được 8 đứa con sinh ra, mà đứa thứ hai là Karin ( Caterina), được tôn kính như một vị nữ thánh.

Điều vừa kể là dấu chứng hiển nhiên của việc chăm lo giáo dục của Brigida cho con cái mình.

Ngoài ra sự khôn ngoan huấn dạy của Brigida được ngưỡng mộ, đến nỗi vua Thụy Điển, Magnus, gọi nàng vào hoàng cung một thời gian, để hướng dẫn vị hôn thê trẻ của vua, Bianca Namur, vào việc hiểu biết nền văn hóa Thụy Điển.

Brigida, về phần thiêng liêng, nhờ một tu sĩ thông thái hướng dẫn, nàng khởi đầu học hỏi về Thánh Kinh, khiến cho nàng có ảnh hưởng rất tích cực sâu đậm trên gia đình mình, nhờ sự hiện diện của nàng, gia đình nàng trở thành một " giáo hội tại gia ".

Cùng với chồng, nàng áp dụng Lề Luật Dòng Ba của Thánh Phanxico, quảng đại thực hành bác ái đối với người nghèo khổ, cả việc xây dựng một nhà thương.

Sau cuộc hành hương lâu dài ở ở Santiago di Campostella, thực hiện chung năm 1341 với các phần tử khác trong gia đình, hai vợ chồng có ý định sống cuộc đời chay tịnh. Nhưng không lâu sau đó, trong quang cảnh yên lành của một tu viện, nơi mình đang sống cuộc đời ẩn vật, Ulf đã kết thúc cuộc sống trần thế của mình.

Giai đoạn thứ nhứt nầy của cuộc đời Brigida giúp chúng ta đánh giá được điều mà hôm nay chúng ta có thể gọi là " cuộc sống thiêng liêng hôn nhân ": hai vợ chồng có thể cùng nhau bước đi trên con đường thánh thiện, được trợ lực bởi ân sủng Bí Tích Hôn Nhân. Không phải ít khi, như những gì đã xảy ra trong đời sống Thánh Nữ Brigida và Ulf, người thiếu phụ với cảm nhận nhạy cảm thiêng liêng của mình, với cách sống tế nhị và dịu dàng, có thể giúp cho chồng tiến lên trên con đường đức tin.

Cùng với lòng biết ơn đối với bao nhiêu phụ nữ, tôi nghĩ đến ngay cả ngày hôm nay cũng vậy, bao nhiêu phụ nữ có thể chiếu soi cho chính gia đình mình bằng nhân chứng đời sống Ki Tô giáo của họ.

Ước gì Thánh Thần của Chúa, ngay cả ngày hôm nay, cũng có thể kích thích sự thánh thiện của các đôi vợ chồng Ki Tô hữu, để cho thế gian thấy được vẻ đẹp của hôn nhân sống theo các giá trị của Phúc Âm: tình yêu, lòng âu yếm, giúp đỡ lẫn nhau, tính cách sung mãn trong việc sinh sản và giáo dục con cái, sống cởi mở và liên đới với thế giới, tham dụ vào đời sống của Giáo Hội.

2 - Khi Brigida trở thành goá bụa, khởi đầu giai đoạn hai cuộc đời của nàng: nàng khước từ những cuộc hôn nhân khác để có được mối liên hệ sâu đậm với Chúa qua kinh nguyện, hảm mình đền tội và các động tác bác ái.

Như vậy, những phụ nữ goá bụa Ki Tô hữu cũng có thế tìm được nơi vị Nữ Thánh nầy khuôn mẫu để noi theo.

Thật vậy, khi chồng chết đi, sau khi đã phân phát của cải mình cho người nghèo, mặc dầu không bao giờ bước vào đời sống tôn giáo tận hiến, Brigida đến cư trú tại tu viện dòng Cêteaux ở Alvastra. Nơi đây khởi đầu những lần mạc khải và tiếp tục theo nàng cho đến cuối đời.

Các lần mạc khải đó được Brigida thuật lại cho các Cha " thư ký - giải tội " của mình, và các ngài đã chuyển dịch từ ngôn ngữ Thụy Điển qua La Ngữ và được thu góp thành tám quyển sách, với tựa đề là " Rivelationes " ( Các cuộc mạc khải ). Cùng với các quyển vừa kể, còn thêm phần phụ lục với tựa đề là " Rivelationes extravagantes " ( Các lần mạc khải bổ túc ).

" Các cuộc mạc khải " của Brigida có nội dung và cách trình bày khác nhau. Có những lần cuộc mạc khải được diễn ra dưới hình thức các cuộc đối thoại của các Ngôi Thiên Chúa, với Đức Trinh Nữ, với các Thánh và cả với qủy thần, mà cả Brigida cũng can thiệp vào. Những lần khác trái lại, là những đoạn tường thuật một diện kiến cá biệt. Những lần khác nữa, thuật lại những gì Đức Trinh Nữ Maria mạc khải cho nàng về đời sống và mầu nhiệm Con của Mẹ.

Giá trị các cuộc mạc khải của Thánh Nữ Brigida một đôi khi là đề tài của các cuộc tranh cải nghi ngờ, được Đức Đáng Kính Gioan Phaolồ II xác định trong Tông Thư " Spes Aedificandi " ( Niềm Hy Vọng Để Xây Dựng ): " Trong khi nhận biết sự thánh thiện của Thánh Nữ, tuy nhiên Ngài không nói gì đến các biến cố mạc khải, nhưng xác nhận tính cách chính đáng tổng quát chung kinh nghiệm nội tâm của Thánh Nữ " ( n. 5 )

Thật vậy, khi đọc Các Cuộc Mạc Khải đóchúng ta được mời gọi chú tâm đến nhiều vấn đề quan trọng. Ví dụ như Thánh Nữ thường nói đến, với nhiều chi tiếc thiết thực, về Cuộc Khô Nạn của Chúa Ki Tô, mà Brigida có lòng sùng kính một cách đặc biệt, bằng cách chiêm ngắm trong đó tình yêu thương vô hạn của Thiên Chúa đối với con người. Trên môi miệng của Chúa đang nói, Thánh Nữ gan dạ đặt những lời nói cảm động nầy:

- " Hỡi các bạn thân mến, Ta yêu thương âu yếm các chiên của Ta, đến nỗi nếu có thể được, Ta muốn được chết nhiều lần khác nữa, cho mỗi con trong chúng, bằng cái chết mà Ta đã chịu đau khổ để cứu chuộc tất cả chúng " ( Rivelationes, Libro I, c. 59).

Cả chức năng làm mẹ đau khổ của Mẹ Maria, làm cho Mẹ trở thành Mẹ Trung Gian và Mẹ Nhân Từ, cũng là đề tài thường được dùng trong Các Cuộc Mạc Khải.

Nhận được các ân sủng đó, Brigida nhận thức được rằng mình là người được Chúa dành cho đặc ân yêu thương trọng đại:

- " Con yêu dấu - chúng ta đọc được trong quyển I Các Cuộc Mạc Khải - Ta đã chọn con cho Ta, hãy yêu thương Ta với tất cả tâm hồn của con...hơn tất cả những gì hiện hữu ở trần gian " ( c. 1).

Đàng khác, Brigida cũng biết rõ, và chắc chắc xác tín, rằng mỗi ân sủng được ban cho là để xây dựng Giáo Hội. Chính vì lý do đó, không phải ít các cuộc mạc khải cho Thánh Nữ, là những lần nhắn gởi, dưới hình thức những lời cảnh cáo nặng nề, cảnh cáo các tín hữu trong thời của Thánh Nữ, cả đối với các Đấng Bậc Quyền Năng Tôn Giáo và Chính Trị, để họ biết sống chính đáng đời sống Ki Tô hữu của mình. Nhưng Thánh Nữ luôn luôn nói lên những lần mạc khải đó bằng thái độ kính cẩn và hoàn toàn trung thành với Quyền Huấn Dạy của Giáo Hội, nhứt là đối với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô Tông Đồ.

3 - Năm 1349 Brigida giả từ vĩnh viễn xứ Thụy Điển và đi hành hương ở Roma.

Không những nàng có ý tham dự Năm Toàn Xá 1350, mà con có ý xin Đức Thánh Cha chuẩn y Bản Lề Luật Dòng Tu mà nàng có ý thiết lập, được mệnh danh là Dòng Đấng Cứu Thế, và gồm có các nam nữ tu sĩ đều dưới quyền lãnh đạo của một Mẹ Bề Trên. Yếu tố vừa kể, chúng ta đừng lấy gì làm lạ: trong thời Trung Cổ, có những dòng tu được thiết lập với ngánh nam và ngánh nữ, nhưng cùng thực hiện một Lề Luật Tu Viện như nhau, được tiên liệu là dưới quyền hướng dẫn của một Mẹ Bề Trên Dòng.

Thật vậy, theo truyền thống cao cả Ki Tô giáo, người phụ nữ cũng được nhìn nhận có điạ vị của mình và - theo mẫu gương của Đức Maria, Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ, một địa vị trong Giáo Hội của người phụ nữ, không phải trùng hợp với địa vị của linh mục được truyền chức, cũng có tầm quan trọng không kém để làm cho Cộng Đồng lớn lên trong đời sống thiêng liêng.

Ngoài ra việc hợp tác giữa nam giới và nữ giới được tận hiến, dĩ nhiên luôn luôn tôn trọng ơn gọi cá biệt của họ, có tầm quan trọng lớn lao trong thế giới ngày nay.

Ở Roma, cùng chung với cô con gái Karin, Brigida dấn thân vào đời sống tông đồ đầy nhiệt huyết và cầu nguyện. Và từ Roma Brigida di chuyển trong nhiều cuộc hành hương thăm viếng các thánh địa ở Ý, nhứt là đến Assisi, quê hương của Thánh Phanxicô, mà Brigida rất kính chuộng.

Sau cùng, năm 1371, Brigida thực hiện được mãn nguyện lòng ao ước lớn lao của mình: đó là cuộc hành trình đến Thánh Địa, nơi mà Brigida cùng đi vời các con cái thiêng liêng của mình, một nhóm mà Brigida gọi là " các thân hữu của Chúa ".

Trong những năm đó, các Đức Giáo Hoàng ở Avignon xa Roma: Brigida nói lên lời kêu gọi khẩn thiết đến các ngài, xin cac ngài trở về Tông Toà của Phêrô, trong Thành Vatican.

Chết đi năm 1773, trước khi Đức Giáo Hoàng Gregorio XI trở về Roma. Brigida được tạm chôn trong nhà thờ Thánh Lorenzo in Panisperna ở Roma, nhưng năm 1374 hai con của Brigida là Birger và Karin đem nàng về quê huơng, trong tu viện Valdstena, trụ sở của Dòng Tu được Brigida thiết lập, tu viện sau đó liền được phát triển đáng kể.

Năm 1931 Đức Giáo Hoàng Bonifacio IX long trọng phong thánh cho nàng.

Sự thánh thiện của Brigida, được thể hiện bởi nhiều ân sủng và nhiều kinh nghiệm mà tôi đã đề cập đến một cách ngắn gọn trong chân dung tiểu sử thiêng liêng ngắn gọn nầy, làm cho Thánh Nữ trở thành một khuôn mặt nổi bậc ở Âu Châu.

Xuất xứ từ Scandinavia, Thánh Nữ Brigida nhân chứng cho thấy nền Ki Tô giáo đã thấm nhuần sâu đậm thế nào vào đời sống của tất cả các dân tộc trên Lục Địa đó.

Bằng cách tuyên bố Thánh Nữ là quan thầy của Âu Châu, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II đã ước mong rằng Thánh Nữ Brigida - sống trong thế kỷ XIV, khi Ki tô giáo Tây Phương chưa bị tổn thương bằng cuộc ly tán - có thể can thiệp nơi Chúa một cách hữu hiệu, dể có được ơn mà bao lâu nay chúng ta hằng mong đợi cho sự hợp nhứt tất cả các Ki Tô hữu.

Để cho chính ước ao nầy mà chúng ta luôn luôn canh cánh bên lòng và để cho Âu Châu biết nuôi dưỡng mình bằng chính các cội rễ Ki Tô giáo của mình, chúng ta hãy cầu nguyện, Anh Chị Em thân mến, cầu xin sự thiệp đầy uy lực của Thánh Nữ Brigida của Thụy Điển, nữ môn đệ trung thành của Chúa và đồng quan thầy của Âu Châu.

Cám ơn sự chú ý của Anh Chị Em.

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ:.

( Thông tấn www.vatican.va, 27.10.2010).
 
ĐHY Sepe gặp gỡ quan chức tôn giáo hàng đầu Trung quốc
BTGH
18:25 29/10/2010
ĐỨC HỒNG Y SEPE GẶP GỠ QUAN CHỨC TÔN GIÁO HÀNG ĐẦU TRUNG QUỐC

(UCAN 27.10) Đức TGM giáo phận Napoli ĐHY Crescenzio Sepe đã gặp gỡ Wang Zuo’an, giám đốc tôn giáo vụ vào ngày 26.10 trong hành trình lần đầu của Ngai tới Trung Quốc lục địa.

Trong vai trò Tộng trưởng Thánh Bộ rao Giảng Tin Mừng Các dân từ 2001 đến 2006, ĐHY đã chỉ thăm viếng ac1c Giáo Hội ở Hong Kong và Đài Loan. Phái đoàn của Ngài gồm các nhà lãnh đạo tổ chức giáo dân quốc tế, Công Đoàn Thánh Edigio, vốn phục vụ người nghèo và cổ vũ phong trào đại kết. Nó tích cực trong việc cung cấp một nhịp cầu giữa Trung Quốc và Vatican trong những năm gần đây.

Ngày 26.10, phái đoàn 5 người nầy cũng tham gia một hội thảo chuyên đề do Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển cũa hội đồng nhà nước tổ chức, chia sẻ quan điểm về những đóng góp của các tôn giáo cho sự hoà hợp xã hội với bảy học giả người Trung Quốc. Ren Yanli, một nhà nghiên cứu (đã nghỉ hưu) về Giáo Hội Công giáo,vốn đã tham dự hội thảo chuyên đề nầy, nói rằng mục đích chính chuyến thăm của ĐHY Sepe là nhằm cổ vũ trao đổi về tôn giáo và văn hoá giữa Trung Quốc và Ý,nhất là Napoli. Ren lưu ý: ”Không có gì để làm với các quan hệ Trung Quốc – Vatican”.

Vị hồng y 67 tuổi đã gặp gở Wang tại văn phòng tôn giáo vụ và họ thảo luận về việc tăng cường củng cố các trao đổi tọn giáo và những vấn đề khác”. Kwun Ping-hung,một nhà quan sát Giáo Hội Trung Quốc có trụ sở ở Hong Kong,nói rằng Ngài không nhìn thấy rằng chuyền viếng thăm của nguyên Tổng trưởng sẽ có bất cứ ảnh hưởng nào trên các quan hệ Trung Quốc – Vatican, dù cả hai bên đã thiết lập các kênh liên lạc chính thức của họ. Tuy nhiên sẽ là có lợi khi có trao đổi qua lại giữa các Giáo Hội Trung Quốc và Ý. Hôm nay phái đoàn đi thăm mộ Cha Dòng Tên Matteo Ricci ( 1552 – 1610) và gặp ĐGM Joseph Li Shan giáo phận Bắc Kinh. Soeur Têrêxa Ying Mulan, cầm đầu văn phòng đối ngoại gío phận Bắc Kinh, cho biết ĐHY Sepe và ĐGM Li giới thiệu giáo phận của các ngài cho nhau.

Phái đoàn sẽ tham dự một hội nghị chuyên đề khác và các hoạt động khác tại Gian hàng nước Ý ở Triển Lãm thế giới Thượng Hải vào ngày 28.10.
 
Nữ tu Hoa Kỳ ở tuổi trên 90 nhiều hơn là ở tuổi dưới 60
BTGH
18:27 29/10/2010
(CNS 27.10) Trả lời phỏng vấn của National Review Online, Mẹ Mary Clare Millea đưa ra một cập nhật về cuộc kinh lý Toà Thánh của các nữ tu hoạt động ở Hoa Kỳ. Mẹ Millea nói: ” bổn phận của tôi với tư cách là kinh lý viên là ghi lại bức tranh tổng thể của những dòng tu riêng biệt và gợi ý những lời khuyên mà tôi nghĩ là thích hợp cho họ. Cơ quan có thẩm quyền nầy của Toà Thánh sẽ xác định những gì sẽ được thông tri cho các dòng để giúp đẩy mạnh sức sống của họ”.

Được hỏi: ”có thật là ơn gọi với những cộng đoàn chính thống hơn với những nữ tu thường xuyên bận tu phục không còn nhiều?”, Mẹ trả lời: Tháng 8 năm 2009, Hội Đồng Ơn Gọi Tu Trì Toàn Quốc (NRVC) đã công bố một nghiên cứu về những ơn gọi đời sống tu hành gần đây do Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng trong Công Tác Tông Đồ (CARA) thực hiện.

Sử dụng những con số thống kê thu thập được từ các dòng tu cũng như từ những hội nghị với những nhóm trọng điểm các tu sĩ trẻ trong những dòng được tuyển chọn,nghiên cứu nầy cho thấy một số khuynh hướng gây ấn tượng. Trong khi có nhiều nữ tu ở Hoa Kỳ ở lứa tuổi trên 90 hơn là ở tưổi dưới 60, thì một số dòng tu đang dứt khoát trải nghiệm một sự tăng đột biến trong những ơn gọi mới.

Nghiên cứu của NRVC đưa ra một số “thực hành hay nhất” cho việc cổ vũ ơn gọi và chỉ cho thấy rằng gương của các thành viên và những đặc điểm của dòng dường như có ảnh hưởng lớn nhất lên quyết định gia nhập một dòng liên quan. Nghiên cứu nầy sau đó gợi ý những dòng vốn đi theo một phong cách sống tu hành truyền thống hơn dường như thành công hơn hết trong việc hấp dẫn và giữ chân những thành viên mới, nhất là những ứng viên trẻ. Dù nghiên cứu của NRVC riêng biệt với kinh lý Toà Thánh, nhưng những khám phá đầy đủ của nó có thể làm cho những ai liên quan đến tương lai đời sống tu trì, phải quan tâm.
 
Cuba: Chủng viện Công giáo được mở cửa lại sau 50 năm
BTGH
18:30 29/10/2010
(Fides 29.10) - Tại Cuba, một chủng viện được mở sau 50 năm vả sẽ bắt đầu các hoạt động vào tháng 11 tới đây.

Trung tâm đào tạo mới nầy được xây trong tổng giáo phận San Cristobal de La Havane và dự kiến sẽ có khoảng 100 sinh viên theo học. Kế hoạch nầy đã được Đức Gioan-Phaolô II chúc lành trong chuyến Người thăm Cuba năm 1998,nhưng công việc xây dựng chỉ mới bắt đầu cách nay không lâu,khi chính phủ Cuba bắt đầu cho thấy một thái độ bao dung hơn đối với Giáo Hội Công giáo.

Việc xây chủng viện chủ yếu do Dòng Hiệp Sĩ Columbus Hoa Kỳ tài trợ. Báo chí quốc tế,nhiểu nhà phân tích địa phương và nước ngoài đã nhận xét rằng Giáo Hội đã bắt đầu giữ một vai trò ngaỳ càng quan trọng hơn trong đời sống xã hội đất nước nầy.

Ngày 07.07 năm nầy, nhờ những nỗ lực của ĐHY Tổng giám mục giáo phận La Havane,James Ortega y Alamino, chính quyền Cuba đã trả tự do cho 52 người bất đồng chính kiến và cho phép họ rời khỏi Cuba. Mặt khác, Giáo Hội Công giáo nhiều lần yêu cầu tự do hoá đời sống chính trị và kinh tế của đất nước nầy.

Một phái đoàn HĐGM Hoa Kỳ do Đức TGM giáo phận Miami, Thomas Wenski cầm đầy, sẽ hiện diện tại lễ khánh thành tân chủng viện,dự kiến từ 03 đến 06.11.2010.
 
Top Stories
Congressman criticizes conviction of six Catholics in Vietnam as ‘sham court’
Catholic News Agency
05:55 29/10/2010
Hanoi, Vietnam, Oct 29, 2010 / 12:28 am (CNA).- After being arrested in a clash with police in a church-state property dispute, six Catholic villagers in Vietnam were convicted in a quick trial on Wednesday. One U.S. congressman criticized the proceeding as a “sham court,” noting the defendants’ lack of a lawyer.

The six villagers were among the 59 people arrested after clashes between 500 Catholics and government agents at the parish cemetery of Con Dau on May 4. Catholics had conducted a funeral procession for an 82-year-old woman and tried to bury her in the cemetery, which had been seized by the local government to build a tourist resort.

Chief Judge Tan Thi Thu Dung imposed a sentence of 12 months on one of the defendants, nine months on another, and gave a suspended nine-month sentence to the remaining four. The judge said they had incited riots, falsely accused the government and instigated others to attack state officials on duty.

The accused said they were innocent and were only engaged in self-defense against police attacks, VietCatholic News reports.

In two separate Oct. 26 letters to the Vietnamese president and prime minister, U.S. Reps. Chris Smith (R-N.J.), Anh “Joseph” Cao (R-La.) and Frank Wolf (R-Va.) have said one villager, Nam Nguyen, died after repeated beatings by police. Two women also reported miscarriages. The congressmen also cited reports that the six villagers on trial were tortured and forced to sign confessions.

"The government of Vietnam needs to abide by internationally recognized standards for the protection of human rights. Having a sham court to convict people on trumped-up charges without (a) lawyer is not the conduct of a nation following the rule of law," Rep. Cao said in a statement his office provided to CNA on Thursday.

The congressmen’s letter asked for an investigation into the reported torture incidents and the death of the villager. They also asked that the villagers have “timely and sufficient access to legal representation” and a trial open to international observers.

Attorney Cu Huy Ha Vu, who was denied permission to defend the six, said an anonymous source from the Cam Le People’s Court had told his associates that the sentences had already been decided and approved by leaders of the local government and the Communist Party. Thus a defense lawyer was unnecessary.

He told the BBC that the “widespread” land seizures are the real cause of the Con Dau incident.

“However, the incident at Con Dau stands out from the others as the local authorities have employed police and armed forces to violently dismiss the protest. That’s why it has caused fury not only among Catholics but also among those with conscience,” he explained.

Thousands of Catholics attended two candlelight vigils in Hanoi and Saigon. They joined non-Catholics in prayers against the trial.

A letter from Bishop Paul Nguyen Thai Hop, the president of the Vietnamese Bishop’s Peace and Justice Commission, was read at the vigils. The letter challenged the legality of the government’s property seizure.

Skyrocketing property values have prompted the government to lay claim to many properties, citing the Communist principle that land is under the people’s ownership and is managed by the State. According to VietCatholic News, in practice the land is often seized and sold to developers who profit from their government ties.

Bishop Nguyen asked whether the decision of the local authorities to seize the parish properties to sell them to Sun Investment Corporation can be justified.

He asked why the government is “pushing the peaceful Con Dau parishioners into current tragic situation, causing one death, many arrests, others facing total loss of properties, and dozens fleeing to another country seeking asylum.” He also noted that the government is supposed to protect the rights and welfare of citizens.

The U.S. congressmen’s letter to Vietnam’s leaders said they looked forward to a “future prosperous” relationship between the United States and Vietnam.

“(B)ut we, and many others in the U.S. Congress, will continue to consider human rights as a vital U.S. interest and a prominent part of our bilateral relationship,” it concluded.

A spokesman for the U.S. embassy told AFP that the embassy is continuing to monitor the situation and had expressed concern over the use of force in the Con Dau incident and over reports of harsh treatment of detainees.

The embassy has urged “all sides” to exercise restraint.

Vietnam is presently hosting the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) summit. U.S. Secretary of State Hillary Clinton will attend the event.
 
Skazani bez prawa do obrony
Nasz Dziennik
08:54 29/10/2010
Sześciorgu wietnamskim katolikom postawiono zarzuty "zakłócania porządku publicznego, pieniactwa i napaści na funkcjonariuszy bezpieczeństwa państwa". Podczas błyskawicznej rozprawy zapadły wyroki skazujące. Oskarżonych pozbawiono prawa do obrońcy.

Rzesze katolików zgromadziły się w środę przed gmachem sądu w Cam Le, by pokojowo zaprotestować przeciwko haniebnemu procesowi. Na czas rozprawy budynek otoczyły setki policjantów i żołnierzy w pełnym rynsztunku bojowym wraz z policyjnymi psami przygotowanych do siłowego rozprawienia się z demonstrantami.

Pokazowy proces komunistycznego wymiaru (nie)sprawiedliwości zakończył się wydaniem wyroków skazujących dwie osoby na rok więzienia, a pozostałe na 9 miesięcy. Podsądni, którym odmówiono przysługującego im prawa do adwokata, nie przyznali się do winy. W wyroku sędzia Tan Thi Thu Dung stwierdziła, jakoby 6 parafian stało się przyczyną zajść z 4 maja br., kiedy to oddziały policji zaatakowały kondukt żałobny, chcąc uniemożliwić mu pochowanie zmarłej. Władze postanowiły odebrać parafii cmentarz, a jego teren zaadaptować na potrzeby planowanego ośrodka turystycznego. Podczas trwającej ponad godzinę pacyfikacji 1 osoba poniosła śmierć, wielu parafian odniosło obrażenia, a blisko 60 katolików zostało zatrzymanych. Sześciorgu postawiono zarzuty.

W odpowiedzi na niesprawiedliwą rozprawę tysiące katolików, ale i niekatolików uczestniczyło w modlitewnych czuwaniach w Hanoi i Sajgonie. Odczytano też list ks. bp. Paula Nguyýna Thai Hopa, przewodniczącego komisji "Iustitia et Pax" przy Episkopacie Wietnamu, kwestionujący legalność rządowego zagarnięcia własności parafialnej i potępiający łamanie przez władze podstawowych praw obywatelskich. (AP, VietCatholic0

(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20101029&typ=wi&id=wi14.txt)
 
Surowe kary dla katolików z Wietnamu
wiara.pl
08:55 29/10/2010
Nasz kraj jest wielkim obozem koncentracyjnym, mówią wietnamscy katolicy. Wczoraj odbyła się w Hanoi rozprawa przeciwko sześciu osobom uznanym przez władze za prowodyrów buntu przeciwko państwowo-prywatnej inwestycji, która odbierała mieszkańcom tego terenu ich grunty w zamian za nędzną rekompensatę. Sąd potwierdził ich winę, a oskarżonym nie przydzielił nawet adwokata.

Rozprawie towarzyszyły masowe demonstracje katolików w Hanoi i w Ho Chi Minhie. Wietnamskie władze kościelne wystosowały oficjalną petycję z prośbą o wyjaśnienie, jakim prawem administracja lokalna przywłaszcza sobie prywatne i kościelne tereny, odsprzedając bądź udostępniając je potem prywatnym inwestorom. Jak poinformował adwokat Cu Huy Ha Vu, któremu uniemożliwiono obronę katolików z Con Dau, w Wietnamie jest to problem masowy. Wiąże się z jednej strony ze wzrostem cen nieruchomości, a z drugiej z coraz powszechniejszym zjawiskiem korupcji.

(Source: http://info.wiara.pl/doc/659238.Surowe-kary-dla-katolikow-z-Wietnamu)
 
Vietnam: Le surplus de naissances masculines vient menacer l’équilibre démographique du Vietnam
Eglises d'Asie
10:24 29/10/2010
Les résultats du recensement du 1er avril 2009, publiés au mois d’août dernier montraient que le déséquilibre démographique en faveur des femmes, traditionnel au Vietnam, subsistait encore (1). Au 1er avril 2009, les femmes représentaient 50,6 % de la population globale pour 49,4 % d’hommes. Mais le dernier « rapport sur l’état de la population dans le monde »...

... que vient de faire connaître le « Fonds des Nations unies pour la population dans le monde » (2) souligne avec force qu’une autre tendance est désormais à l’œuvre. Si l’on tient compte des naissances de ces dernières années, le déséquilibre va très rapidement s’inverser. Les spécialistes assurent même qu’il pourrait avoir de très fâcheuses conséquences sur l’avenir démographique du pays.

Le dernier rapport du Fonds des Nations unies pour la population dans le monde montre en effet que, pour les naissances de l’année 2010, la proportion a été de 110,6 enfants de sexe masculin pour 100 enfants de sexe féminin. Cette proportion est qualifiée de « déséquilibrée » par les spécialistes en démographie qui invitent le gouvernement à prendre rapidement des mesures susceptible de régulariser la croissance démographique. Selon eux, la cote d’alerte est franchie lorsque le nombre moyen des garçons dépasse 104-106 pour 100 filles. Certaines régions sont plus marquées que d’autres par ce déséquilibre; c’est le cas par exemple des plaines du fleuve Rouge, dans les provinces de Hai Duong, Bac Ninh ou encore Hung Yen où la proportion est de 130 garçons pour 100 filles.

Les démographes relèvent encore que ce choix volontaire d’un enfant de sexe mâle par les couples apparaît dès la première ou deuxième naissance, mais elle est encore plus manifeste dans les naissances qui suivent. Le rapport note que, pour les premières naissances, la proportion moyenne des garçons est de 110 pour 100 filles. Elle passe à 115 lors de la troisième naissance.

Les possibilités données aujourd’hui au couple de connaître de très bonne heure le sexe du fœtus, associées aux contraintes du contrôle des naissances mis en place par l’État ont favorisé ce déséquilibre. Conscient du danger, depuis 2001, le Comité national de la démographie et du planning familial essaie de trouver des mesures capables de freiner cette tendance. À cette époque, une loi interdisant la détermination du sexe lors de l’avortement, a été proposé à l’Assemblée nationale. La loi est aujourd’hui en vigueur mais reste apparemment sans résultat.

La préférence accordée au sexe masculin a certainement son origine dans la conception traditionnelle de la famille au Vietnam et l’influence très forte encore du confucianisme culturel. Seul l’enfant mâle peut perpétuer la tradition familiale et entretenir le culte des ancêtres. Le reflux actuel, pour ne pas dire la quasi-disparition de l’idéologie marxiste-léniniste à favorisé le retour en force de certaines conceptions traditionnelles de la société. Une raison également puissante de la préférence des couples pour un enfant de sexe masculin est d’ordre économique. Dans une société encore en majorité paysanne, où les pensions de retraite et les assurances sociales n’existent pas, ce sont les garçons, les aînés, qui assureront la subsistance des parents, les filles suivant leur époux dans leurs belles-familles.

Quoi qu’il en soit des motifs de ce phénomène qui n’a cessé de s’aggraver au cours des cinq dernières années, il risque bien, s’il se prolonge, de priver de femmes de très nombreux jeunes Vietnamiens. A ce rythme, avait fait remarquer le vice-premier ministre Nguyen Thiên Nhân, en 2030, environ 3 millions de Vietnamiens ne pourront fonder de foyer avec une femme de leur pays.

1.voir EDA 534

2.http://afriquehebdo.com/28105532-presentation-du-rapport-sur-l%E2%80%99etat-de-la-population-mondiale-la proportion2010 Voir également RFA, 28 octobre 2010: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Imbalance-sex-ratio-at-birth-raises-concern-in-Vietnam-VHa-10282010205948.html

(Source: http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/le-surplus-de-naissances-masculines-vient-menacer-l2019equilibre-demographique-du-vietnam)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Lộc, Cửa Lò vui mừng đón 181 em xưng tội rước lễ lần đầu
Antôn Hoàng Cảnh Hồng
12:01 29/10/2010
Đã hơn 3 tháng, các em học sinh được tuyển chọn từ khối căn bản, sinh năm 2000 trở về trước, được các thầy trường đại chủng viện Vinh Thanh trong thời gian nghỉ hè, các Soeur dòng Mến Thánh Giá, các Soeur dòng nữ tu Bác ái, các thầy dòng Lời Chúa đóng trên địa bàn giáo phận, được cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng và ban giáo lý xứ mời về đảm trách các lớp học xưng tội lần đầu, sự nhiệt tình với sứ mạng của Chúa và giáo hội, các thầy, các Soeur và các Ban ngành đã miệt mài không ngừng trong các giờ dạy cho các em tiếp cận hiểu về Chúa, về giáo lý căn bản của các Bí tích xưng tội và Bí tích Thánh Thể, thánh lễ Mi sa, sau một thời gian dài học tập các em đã được chọn lọc nhiều vòng và cuối cùng con số được tuyển chọn xưng tội hiệp lễ lần đầu gồm: Giáo họ Đức Xuân 54 em, giáo họ Yên Trạch 30 em, giáo họ Mai Lĩnh 25 em và giáo họ nhà xứ 72 em.

Tối nay thánh lễ được cử hành trong tuần tĩnh tâm của giáo họ Tân Lộc, Cha xứ, bố mẹ và các em cùng rước nhập lễ từ dưới cửa chính nhà thờ lên, ngài chấn mạnh “Hôm nay cả cộng đoàn chúng ta hân hoan vui mừng đón chào 72 em và 72 gia đình có con em được xưng tội hiệp lễ lần đầu, chúng ta cảm tạ tri ân Thiên Chúa vì hôm nay cha mẹ các em cùng đưa con đến với Chúa Giê-su Thánh Thể, mong rằng các bậc cha mẹ là những người luôn mãi mãi là gương sáng trong gia đình, sự hiện diễn của các bậc cha mẹ đưa con em đến với Chúa Giê-su Thánh Thể trong ngày trọng đại này là bằng chứng một gia đình tin yêu Chúa Giê-su Thánh Thể ” Ngài chúc các em và cha mẹ các em luôn luôn yêu mến Chúa Giê-su Thánh Thể, siêng năng đến với Ngài và yêu cầu các thầy các Soeur cùng các cha mẹ tiếp tục dạy thêm cho các em trong những ngày tiếp sau.

Thánh lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm sốt mến, lúc lên hiệp lễ mỗi em đều có cha mẹ lên hiệp lễ cùng, sau thánh lễ đại diện các em dâng lời cám tạ tri ân Thiên Chúa, cha xứ, Quý thầy, Quý Soeur và các Ban ngành cùng tất cả cộng đoàn dân Chúa, những bó hoa chúc tặng nhau sau thánh lễ, những máy chụp hình lia lịa ghi lại những khoảng khắc đáng nhớ làm cho không khí ấm cúng yêu thương và hạnh phúc dâng trào.

Như vậy con số xưng tội hiệp lễ lần đầu cả giáo xứ Tân Lộc năm 2010 này là 181 em, được cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng đi tĩnh tâm các giáo họ một vòng, mỗi giáo họ một tuần và cuối tuần đó cho các em xưng tội và hiệp lễ lần đầu và giáo họ Tân Lộc là kết thúc bằng thánh lễ tạ ơn hôm nay.

Xin Thiên Chúa là Cha tình thương luôn ấp ủ các em trong tình mến và xin Chúa Giê-su Thánh Thể luôn đồng hành cùng các em trong suốt cuộc đời, để các em luôn là những người con ngoan hiền thảo, sống đẹp lòng Chúa trong mọi nơi, mọi thời và là tương lai của giáo hội mai sau.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bầu cử tại Hoa Kỳ (2)
Hà-Minh Thảo
18:23 29/10/2010
BẦU CỬ TẠI HOA KỲ 2010 (2)

(Tiếp theo và hết)

II. TIỂU BANG.

A. Thống đốc.

Trong cuộc tuyển cử vào Thứ ba ngày 02.11.2010, cử tri tại 37 tiểu bang và 2 vùng lãnh thổ (territory – territories, số nhiều) sẽ tham gia bầu Thống đốc. Tại các nơi đó, đảng Dân chủ giữ 20 ghế Thống đốc và đảng Cộng hòa giữ 19 ghế.

Trong số 20 Thống đốc đảng Dân chủ xuất nhiệm, 8 vị tới giới hạn nhiệm kỳ (chỉ 36 tiểu bang và 4 vùng lãnh thổ có những giới hạn nhiệm kỳ khác nhau vì theo luật tiểu bang) và 4 vị không tái ứng cử. Đảng Cộng hòa cũng có những con số tương tựa. Cuộc bầu cử Thống đốc tiểu bang Utah có tính cách đặc biệt vì không do chấm dứt nhiệm kỳ nhưng vì Thống đốc Jon Huntsman từ chức vì được cử vào chức vụ Đại sứ Hoa kỳ cạnh chánh phủ Trung quốc tháng 08.2009.

Hiện nay, Hành pháp tiểu bang được điều khiển ngang nhau giữa 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa tức 25 chức Thống đốc cho mỗi đảng.

B. Thượng nghị viện tiểu bang.

Chỉ 43 tiểu bang tổ chức bầu cử 1.167 nghị sĩ tiểu bang vào ngày 02.11.2010 trên tổng số 1.672 vị.

Bảy tiểu bang không tổ chức tuyển cử năm nay là: Kansas, Louisiana, Mississippi, New Jersey, New Mexico, South Carolina và Virginia. Tổng số nghị sĩ 7 tiểu bang này là 229 vị.

C. Hạ nghị viện tiểu bang.

45 tiểu bang tham gia ngày tổng tuyển cử giữa kỳ toàn liên bang năm 2010. 4 tiểu bang Louisiana, Mississippi, New Jersey và Virginia sẽ tổ chức những ngày khác vì có những thời gian nhiệm kỳ khác. Cuối cùng, tiểu bang Nebraska không có Hạ nghị viện.

Trong 45 Hạ nghị viện tiểu bang xuất nhiệm, đảng Dân chủ kiểm soát 29 Viện, đảng Cộng hòa 15 và một Viện không có đa số vì có nhiều dân biểu độc lập. Trong 4 tiểu bang không tổ chức bầu cử kỳ nầy, mỗi đảng kiểm soát 2 tiểu bang. Do đó, như các cuộc điều tra dân ý cho thấy, đảng Cộng hòa có thể chiếm thêm 7 Viện. Như vậy, mỗi đảng sẽ kiểm soát 24 Hạ nghị viện tiểu bang.

D. Các cuộc bầu cử khác.

Khắp các tiểu bang, thành phố, quận hạt trên trên toàn liên bang quốc Hoa kỳ đang rộn ràng, sôi động tranh cử để chuẩn bị ngày tổng tuyển cử ngày thứ ba 02.11.2010. Thí dụ, tại Thành phố San Jose (tiểu bang California) cũng không khác. Hoa kỳ là cường quốc gia hùng mạnh nhất thế giới và San Jose là thành phố lớn vào hàng thứ 10 của đất nước này, với dân số khoảng một triệu người. Trong đó, 10% cư dân là người Mỹ gốc Việt, đa số là người tỵ nạn cộng sản.

Tại Khu vực 7 San Jose, hai ứng cử viên đồng hương đã vinh dự bước vào chung kết với nghị viên xuất nhiệm Madison Nguyễn và ứng cử viên Minh Dương, hứa hẹn nhiều sôi nổi và bất ngờ. Các nghị viên đắc cử tại những Khu vực họp thành Hội đồng Thành phố.

E. Các cuộc trưng cầu dân ý.

Thí dụ: Tại tiểu bang California, cử tri sẽ có cơ hội phải trả lời đồng ý hay không các đề nghị (propositions) có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi thành phần dân cư toàn tiểu bang. Những đề nghị mang nhiều tính cách phức tạp và ẩn ý chánh trị như:

Số 19 – Hợp Thức Hóa Chất Cần Sa nhằm hợp thức hóa việc xử dụng hay mua bán cần sa tương tự như thuốc lá hay rượu bia như hiện nay đối với những người trên 21 tuổi.

Số 20 – Ấn Định Khu Vực Dân Biểu Liên Bang nhằm tu chính hiến pháp tiểu bang để giao trách nhiệm này cho Ủy hội Công dân Ấn định Khu vực Dân Cử (Citizens Redistricting Commission), được thành lập năm 2008 như Ủy hội đang làm đối với khu vực dân cử tiểu bang.

III. VÀI ĐẶC ĐIỂM KỲ TUYỂN CỬ NĂM 2010.

A. Đảng Dân chủ vẫn giữ Thượng nghị viện và đảng Cộng hòa kiểm soát Viện dân biểu.

Các cuộc thăm dò công luận thực hiện vào trung tuần tháng 10.2010 cho thấy đảng Cộng Hòa đang thắng thế so với đảng Dân chủ đôi chút. Kết quả của viện Gallup là: 48% cử tri ủng hộ cho các ứng cử viên đảng Cộng hòa và 43% bầu cho các ứng viên đảng Dân chủ. Trong số những cử tri có thể sẽ đi bầu, phe Cộng hòa hy vọng được tín nhiệm nhiều hơn so với đảng Dân chủ. Theo kết quả của hãng thăm dò dư luận Reuters-Ipsos công bố ngày 13.10.2010: 48% số người được hỏi ý kiến cho biết sẵn sàng bỏ phiếu cho các ứng viên Cộng hòa và 44% ủng hộ đảng Dân chủ. Thăm dò dư luận của Bloomberg, thực hiện từ ngày 07-10.10.2010, cho kết quả: 50% số người được hỏi ý kiến tuyên bố: chống kế hoạch cải cách y tế bằng dốn phiếu cho các ứng cử viên Cộng hòa.

Trước sự thất thế đó, các ứng cử viên đảng Dân chủ đang cố gắng vận động cử tri đã từng ủng hộ Tổng thống Barack Obama đi bầu và bỏ phiếu cho họ. Một trong những người tham gia vận động giúp cho các ứng cử viên Dân chủ là đệ nhất phu nhân Michelle Obama, khi lên tiếng tại một buổi gây quĩ tại New York đã nói: « Chúng ta không phải có mặt ở đó chỉ vì một cuộc bầu cử. Chúng ta có mặt ở đó không phải chỉ để hỗ trợ cho những ứng cử viên mà chúng ta mến mộ. Chúng ta có mặt để làm sống lại lời hứa hẹn đó. »

Tổng thống Obama đã đi vận động ở nhiều tiểu bang như Rhode Island, Delaware, Massachusetts, Ohio, Florida, California, Oregon, Nevada, New Jersey, Maryland, Illinois và Pennsylvania.

Cùng với Phó Tổng thống Biden tại Wilmington, thành phố lớn nhất của bang Delaware, ông Obama kêu gọi cử tri hãy dồn phiếu cho ông Chris Coons, ứng cử viên nghị sĩ liên bang chống lại bà Christine O'Donnell, ứng cử viên đảng Cộng hòa được sự hậu thuẫn của Tea Party (xem dưới đây), khi nói: « Bầu cho ứng cử viên Coons là tiếp tay thách thức điều mà mọi người thường nghĩ, rằng không thể nào thay đổi được chính trường nước Mỹ tại Washington ». Ông thừa nhận đảng Dân chủ đang « phải đối phó với một môi trường chính trị gay go » vì tỷ lệ thất nghiệp cao. Cùng lúc đó, bà Michelle Obama vận động ở thành phố San Francisco (California) với bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Viện Dân biểu, và tại nhiều tiểu bang khác.

Trong khi đó, một trong những gương mặt nổi bật nhất của đảng Cộng hòa trong cuộc vận động tranh cử 2010 là bà Sarah Pailin, cựu thống đốc tiểu bang Alaska và cựu ứng cử viên phó Tổng thống 2008. Bà đã thực hiện một chuyến đi vận động bằng xe buýt với phong trào Tea Party, phát xuất từ Nevada và trải qua 19 tiểu bang với hy vọng vận động thành công cho các ứng cử viên Cộng hòa. Bà tuyên bố: « Hỡi ông Obama và triều đình của ông, ông sẽ về nhì vì giờ đây chúng tôi có thể thấy được kết quả cho năm 2012. »

Trong những ngày vận động gần ngày tổng tuyển cử, hàng loạt những cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên trên khắp nước, trên các phương tiện truyền thông (hệ thống truyền hình, đài phát thanh, bích chương quảng cáo, ….).

Đảng Cộng hòa cần chiếm thêm 39 trong tổng số 435 ghế của Viện dân biểu để giành lại quyền kiểm soát Viện này. Nếu đảng Cộng hòa thắng cử tại đây, dân biểu John Boehner, tiểu bang Ohio, sẽ trở thành chủ tịch. Tại Thượng nghị viện, đảng Cộng hòa phải có thêm 10 trên 100 ghế để được đa số tại Viện này. Nhưng, theo các nhà phân tích, điều này thật khó thực hiện. Ngoài ra, còn nhiều cử tri Mỹ chưa quyết định tín nhiệm đảng nào hay vào ai. Tuy nhiên, với số 40 nghị sĩ, đảng Cộng hòa có thể cản trở đưa ra biểu quyết các dự luật của đảng Dân chủ.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho đảng Dân chủ rơi vào tình thế khó khăn so với 2 năm trước:

- Kinh tế chưa phục hồi đủ để làm giảm số người thất nghiệp. Sau khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã hứa tạo ra thêm ít nhất 500.000 việc làm mới trong gói trợ cứu kinh tế Mỹ với 783 tỉ mỹ kim đã không thành công như ý muốn.

- Tiền tệ Hoa kỳ - Trung quốc trong thời gian qua. Việc Trung quốc ấn định hối suất nhân dân tệ thấp so với mỹ kim khiến việc xuất cảng hàng hóa Mỹ sang Trung quốc gặp khó khăn và hàng Trung quốc nhập cảng tràn ngập thị trường Hoa kỳ, không tạo việc làm.

Kết quả thăm dò dân ý ở Hoa kỳ cho thấy người Mỹ không chỉ ngày càng lo ngại về sự suy giảm địa vị kinh tế trong những năm tới, mà còn ngày càng lo ngại Trung quốc sẽ chiếm vai trò cường quốc số 1 về kinh tế. Trong một cuộc điều tra vào tháng 04.2010 cho thấy 41% người Mỹ được hỏi cho rằng Trung quốc sẽ dẫn đầu thế giới về kinh tế, cao hơn đôi chút số người chọn câu trả lời là Hoa kỳ. Đó là chưa kể đến những nền kinh tế đang lên như Ấn độ, Brazil…

B. Phong trào Tea Party.

Năm 1977, phong trào Boston Tea Party đã xuất hiện để chống việc chính phủ Hoàng gia Anh tăng thuế trà nhập cảng vào Hoa kỳ bằng cách nhảy lên tầu đổ trà xuống biển khi tầu cập bến Boston. Do đó, Tea Party tượng trưng cho phong trào tự phát của người dân chống thuế ‘taxing without representation’ là đóng thuế mà không được quyền đại diện vì, lúc đó, người Mỹ là dân thuộc địa nên không có quyền bỏ phiếu cử người vào Nghị viện nước Anh.

Ngày nay, Tea Party xuất hiện để đáp ứng lòng dân chống chính quyền quá lớn đến mức xâm phạm quyền tự do của người dân. Nó bắt đầu vào năm 2008, khi ứng cử viên Ron Paul chống tăng ngân sách đã dùng chữ Tea Party. Khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra, Tổng thống Bush đã dùng tiền dân đóng thuế để cứu các ngân hàng sắp phá sản và, sau đó, Tổng thống Obama lại dùng ngân sách để tài trợ gói kích cầu để cưú nguy kinh tế. Phong trào cho là chính quyền Obama kiểm soát quá nhiều tự do của người dân và một số người cho ông Obama có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa.

Tea Party thu hút nhiều người da trắng đến 80%, chỉ có 2% là da đen. Phong trào được sự hưởng ứng khoảng 19-20% người Mỹ, đa số là đàn ông có gia đình, da trắng, thuộc đảng Cộng hòa, trên 45 tuổi phần lớn có lợi tức hơn mức trung bình và có bằng đại học. Phong trào có thể được coi như một lực lượng chính trị khá mạnh, nhưng chưa có cương lĩnh. Hiện tại, các đảng viên Cộng hòa nếu không ủng hộ thì cũng không chống Tea Party.

Nhiều chính trị gia được Tea Party hậu thuẫn đã giành chức ứng cử viên Thượng nghị viện liên bang tại các tiểu bang Nevada, Colorado, Florida, Kentucky và Alaska. Phong trào hy vọng sẽ có những thành viên tại lưỡng viện Lập pháp sau ngày 02.11.2010.

C. Người Mỹ gốc Việt tranh cử.

1.- Chánh trị gia tham gia tranh cử.

Chỉ riêng tại miền Nam California, con số kỷ lục các ứng cử viên người Mỹ gốc Việt ra tranh cử lần này đã khiến cuộc đua trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết, nhất là tại Quận Cam, nơi có cộng đồng người Việt đông đảo sinh sống. Hơn 10 vị ra ứng cử là một biểu tượng cho sự phát triển và nhận thức cộng đồng cần tham gia vào chính trường Hoa kỳ (tại Wasnington cũng như tại địa phương) để có tiếng nói của mình. Bởi thế, khắp nơi ở Little Saigon, chúng ta đọc thấy những bảng mời cử tri dùng lá phiếu tín nhiệm những người mang họ Nguyễn, Trần hay Đỗ. Họ tiến hành các hoạt động tranh cử vào các vị trí trong chính quyền các cấp từ địa phương tới tiểu bang và liên bang.

Các ứng viên xuất thân từ các tầng lớp và nghề nghiệp khác nhau nay chọn con đường tiến thân qua chính trị. Chúng ta tin rằng họ tham gia ứng cử vì lý tưởng. Nếu so sánh với các cộng đồng gốc Á châu khác, thì người Việt chúng ta đã từng là nạn nhân của những vấn đề, chính sách chính trị, nên cộng đồng cần có những đồng bào dám tiến thân trên con đường tham chính với hy vọng thay đổi được xã hội.

Sau 35 năm hiện diện trên đất Hoa kỳ, cộng đồng chúng ta cũng đã trưởng thành, đã có những người ra ứng cử và đắc cử để phục vụ những cử tri tín nhiệm mình và con số ứng viên ngày càng gia tăng, gây phấn khởi tự tin nơi giới trẻ, nhất là khi họ đã lớn lên trong xã hội Hoa kỳ.

2.- Cuộc tranh ghế dân biểu liên bang Địa Hạt 47 California.

Chiếc ghế dân biểu liên bang này do bà Loretta Sanchez (Dân chủ) nắm giữ từ gần 14 năm qua. Địa hạt này bao trùm phần lớn vùng Little Saigon, nơi có nhiều người Mỹ gốc Việt cư ngụ nhất hải ngoại. Yếu tố này có phải là lý do chính để tới lúc cần có một đại diện gốc Việt tại Viện dân biểu ở Điện Capitol, Washington khiến dân biểu tiểu bang California Trần thái Văn (Cộng hòa) quyết tranh chiếc ghế này cho nhiệm kỳ 2011-2013.

Với đôi lời qua lại khởi đầu sau phát biểu của bà Sanchez trên truyền hình Univision, đôi bên trở lại ‘cuộc đấu’ một cách nghiêm túc.

Lúc 15 giờ ngày 15.10.2010, cựu Tổng thống Bill Clinton đã đến gặp gỡ cử tri tại Santa Ana, gần Little Sài gòn, để vận động cho bà Loretta Sanchez.

Ngay thứ hai sau đó, một phái đoàn cao cấp đảng Cộng hòa do ông Michael Steele, chủ tịch đảng toàn quốc, gồm có Ron Nehring, chủ tịch đảng California, ông Shawn Steel, cựu chủ tịch đảng California, và bà Michelle Steel, Ủy viên Hội đồng Thuế California, vị dân cử gốc Á cao cấp nhất tại miền Nam California, đến Little Saigon để vận động cho ông Trần thái Văn trên chiếc xe bus có tên ‘Need a Job? Fire Pelosi’ (‘Fire Pelosi’ có nghĩa là đảng Cộng hòa muốn tái chiếm quyền kiểm soát Viện dân biểu từ tay bà dân biểu Nancy Pelosi (Dân chủ) đương kiêm chủ tịch bằng lá phiếu).

Khi phát biểu, ông M. Steele đã nói cuộc tranh cử ghế Địa Hạt 47 California là một trong 10 cuộc đua quan trọng nhất của đảng Cộng hòa năm nay. Ông R. Nehring nói thêm: ‘Riêng tại miền Nam California, đây là cuộc đua quan trọng nhất của đảng Cộng hòa.’ Do đó, hôm 16.10.2010, bà Sarah Palin (Tea Party) cũng đến Orange County để ủng hộ cho ông Trần thái Văn.

Trong cuộc tranh đua ở Địa hạt 47 này, còn có một ứng cử viên thứ ba, bà Cecilia Iglesias (độc lập), một người gốc Latino như bà Sanchez, có thể là một người chia phiếu đối với bà Sanchez? Tại Địa hạt này, số cử tri gốc Latino nhiều gấp đôi số cử tri gốc Việt, nhưng người Việt thường đi bầu nhiều hơn.

Cuộc chạy đua giữa ứng viên ông Trần thái Văn và bà Loretta Sanchez được tiên đoán là rất sít sao. Theo các cuộc thăm dò mới nhất, bà Sanchez chỉ hơn ông Văn chỉ có hai điểm mà thôi.

Vấn đề mà quan trọng đối với cử tri gốc Việt tại Địa hạt 47 này là ‘đòi hỏi nhân quyền cho người Việt-Nam’, lập trường của hai ứng cử viên giống nhau như ủng hộ các hoạt động của những người bất đồng chính kiến với nhà nước từ Linh mục Nguyễn văn Lý đến bác sĩ Nguyễn đan Quế, qua luật sư Lê thị Công Nhân, công dân Phạm thanh Nghiên…

Trả lời phóng viên BBC trong tuần trước kỳ bỏ phiếu, bà Sanchez nói:

« Đôi khi chúng ta phải dùng áp lực ngoại giao, đôi khi chúng ta phải dùng áp lực kinh tế, và đôi khi chúng ta phải đối đầu với họ để đưa ra vấn đề nhân quyền. Trong 14 năm qua, tôi đã dùng hết tất cả những phương tiện đó.»

Dân biểu đương nhiệm Loretta Sanchez có thiện chí đã đến Việt-Nam để gặp các người bất đồng chính kiến và 4 lần đã bị Đại sứ Việt-Nam tại Hoa kỳ từ chối chiếu khán nhập cảnh, nhưng thiện chí không được sự hổ trợ của giới chức Hành pháp, nhất là bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng. Chúng ta đọc những lời bà nói với chị Trà Mi (đài VOA) ngày 22.07.2010 (xin tóm tắt):

« Bà Clinton sắp dự Hội nghị An ninh Cấp vùng ASEAN (xin thêm: tại Việt-Nam, 19 nhà lập pháp Quốc hội chúng tôi, trong có cả Chủ tịch và thành viên cao cấp Ủy ban Đối ngoại là dân biểu Howard Berman và Ileana Ros-Lehtinen, đồng ký tên vào bức thỉnh nguyện thư, đề nghị bà thực hiện 3 điều: 1. kêu gọi Việt-Nam phóng thích lập tức các nhà hoạt động dân chủ đang bị cầm tù, trong đó có nhà văn Trần khải Thanh Thủy, nhà báo Phạm thanh Nghiên, luật sư Lê công Định, cũng như trả tự do vĩnh viễn và vô điều kiện cho Cha Nguyễn văn Lý; 2. cổ võ cho quyền tự do internet; 3. sắp xếp gặp gỡ với các nhà hoạt động dân chủ hoặc thân nhân những tù nhân chính trị tại Việt-Nam.

Bà Clinton rủ tôi cùng đi Việt-Nam với bà, và bà đã yêu cầu phía Việt Nam cấp visa cho tôi. Tôi đang chờ xem lần này họ có cấp visa cho tôi hay không, nếu được, tôi sẽ bay ngay sang Việt-Nam. »

Kết quả: bà Sanchez không có visa và bà Clinton chỉ nói cho có nói…

Cũng trả lời BBC trong tuần trước kỳ bỏ phiếu, ông nói: « Chúng tôi muốn thấy trước hết rất là căn bản là nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cần phải tôn trọng những quyền căn bản chính trong hiến pháp của họ đã viết ra mà họ lại không thi hành đối với người dân. Ừ và điều cử tri của ông ề muốn thấy trước hết rất là căn bản là nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam họ cần phải tôn trọng những quyền căn bản mà chính trong hiến pháp của họ đã viết ra mà họ lại không thi hành đối với người dân của họ. »

Với nhiệm vụ dân biểu tiểu bang California, ông Trần thái Văn cũng nhiều lần đòi hỏi nhân quyền cho người Việt-Nam.

Các cử tri gốc Việt ở đây sẽ đóng vai trò quan trọng và là cán cân xác định người chiến thắng trong bầu cử ngày 02.11.2010 tới đây.

D. Tài chính để tranh cử (trích BBC ngày 29.10.2010).

Ứng cử viên có thể tìm tiền từ ba nguồn chính:

1. Tiền túi được bỏ ra phần lớn không giới hạn.

Thí dụ, ông Allan Mansoor, ứng cử viên chức vụ dân biểu tiểu bang California, tự cho mượn 100.000 mỹ kim, qua công ty National City Mortgage.

2. Tiền từ các cá nhân cho, có giới hạn:

- một ứng cử viên cấp liên bang tối đa 2.400 mỹ kim trong một mùa bầu cử;

- một ứng cử viên cấp tiểu bang (mỗi tiểu bang có mức giới hạn khác nhau). Thí dụ: tại tiểu bang California, Quốc hội tối đa 3.900 mỹ kim, các chức vụ khác là 6.500 mỹ kim và chức thống đốc là 25.900 mỹ kim trong một mùa bầu cử.

- một ứng cử viên cấp thành phố (mỗi nơi có mức giới hạn khác nhau). Thí dụ: thành phố Orange chỉ cho phép tối đa 1.000 mỹ kim, thành phố Fountain Valley chỉ 500 mỹ kim, nhưng hai thành phố Westminster và Garden Grove thì không giới hạn trong một mùa bầu cử.

Nếu một cá nhân không đưa tiền mà cung cấp phương tiện hay vật chất cho một ứng cử viên thì những dịch vụ này cũng phải được qui ra tiền và được tính như là tiền ủng hộ tranh cử. Thí dụ, ông A ủng hộ 450 mỹ kim cho một ứng cử viên ở Fountain Valley. Sau đó, ông mời ứng cử viên này đi ăn một bữa cơm trị giá hơn 50 mỹ kim thì coi như không hợp lệ.

3. Tiền từ các tổ chức vận động chính trị.

Tháng 01 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện Hoa kỳõ bỏ phiếu 5-4 qui định các tổ chức này không thể bị giới hạn chi tiêu để ủng hộ một ứng cử viên, vì như thế là vi phạm Tu Chính Án số 1, tức là quyền tự do ngôn luận.

Do đó, trong cuộc bầu cử năm nay, các tổ chức chính trị tha hồ chi tiền ra. Nhưng những số tiền các tổ chức này cũng do các cá nhân ủng hộ đảng đóng góp. Theo dự đoán của Center for Responsive Politics, một tổ chức độc lập, bất vụ lợi, chuyên theo dõi tiền vận động tranh cử tại Mỹ, thì bầu cử vào ngày 02.11.2010 sẽ tốn khoảng 3,7 tỉ mỹ kim cho 150 triệu cử tri.
 
Văn Hóa
Đêm thắp nến cầu nguyện cho nạn nhân Lũ Lụt và giáo dân Cồn Dầu tại Sydney
lykhách
05:53 29/10/2010
Giờ đây còn… “đồng chí” đếch gì
Chính danh “đồng bọn” gọi rõ nhau đi
Đảng, đoàn là băng đảng chính trị
Tham lam, gian ác, tàn nhẫn và ngu si

Triệu cán bộ, hỏi đứa nào trong sạch
Hay tham nhũng đến nứt đố đổ vách?
Những kẻ còn chút lương tri, tư cách
Mắt nhắm chân tường, cúi mặt ăn năn!

Ôi lũ kiêu binh thời gia vong quốc nạn
Sinh lũ thời cơ, trưởng giả học làm sang
Lũ đạo đức giả, lũ trí thức bán mua khoa bảng
Đồng bọn ăn chia trên thống khổ dân oan!

Nhìn kỹ trước sau mới thấy dân mình thống khổ
Bất hạnh dường nào dưới chế độ bất nhân
Phải nhìn rõ quanh mới xót xa thân phận
Mấy nghìn năm văn hóa - vẫn chậm chân!

Người ra đi - ta còn nằm, khi người ngồi - ta phải đứng
Phải khom lưng tôi tớ bởi thuở ngủ mê
Những kẻ chăn dân sống dai trên máu lệ
Của nhân dân - nhũng nhiễu tứ bề!

Khi cả thế giới đã thoát ra chủ nghĩa tăm tối
Đám cầm quyền còn sững sờ đuôi voi
Hỏi quái thai “kinh tế thị trường - định hướng chủ nghĩa xã hội”
Là cái đếch chi trong cặn bã văn minh con người?

Ta sống lâu rồi dưới những nhân danh lừa dối
Miệng như câm, tai như điếc, mắt như đui
Sống ươn hèn quen dưới chế độ cần luôn luồn cúi
Nên lũ vô lương cứ ngự trị trên ngôi!

Hỏi trên một ngàn năm Bắc-thuộc
Tổ tiên ta đã sống thể nào
Nếu chỉ lo riêng từng phận đời cơm áo
Đất nước này còn gọi tên Việt-Nam sao?

Trước sau mãi luôn ở cạnh Tàu
Người nghìn trước giữ biển, đất cho nghìn sau
Đến thời nay tủi nhục đời con cháu
Tàu đụng chìm tàu, gọi “tàu-lạ” mới đau!

Tàu với Ta mà đồng chí đếch gì
Ngay nghĩa “đồng đảng” cũng chẳng ra chi
Chúng hợp nhau trong nhân danh ma quỉ
Lừa dối - dã tâm thôn tính buổi nước suy

Mà các “đồng chí” được ăn cứ lo ăn
Càng ăn tham càng cần phải ngu dân
Biết thế! Dân ta ơi sao cứ vẫn
Sống loay hoay mà chấp nhận đồng chí - đồng đảng bất nhân?
 
đồng chí, đồng bọn,
lykhách
05:55 29/10/2010
Giờ đây còn… “đồng chí” đếch gì
Chính danh “đồng bọn” gọi rõ nhau đi
Đảng, đoàn là băng đảng chính trị
Tham lam, gian ác, tàn nhẫn và ngu si

Triệu cán bộ, hỏi đứa nào trong sạch
Hay tham nhũng đến nứt đố đổ vách?
Những kẻ còn chút lương tri, tư cách
Mắt nhắm chân tường, cúi mặt ăn năn!

Ôi lũ kiêu binh thời gia vong quốc nạn
Sinh lũ thời cơ, trưởng giả học làm sang
Lũ đạo đức giả, lũ trí thức bán mua khoa bảng
Đồng bọn ăn chia trên thống khổ dân oan!

Nhìn kỹ trước sau mới thấy dân mình thống khổ
Bất hạnh dường nào dưới chế độ bất nhân
Phải nhìn rõ quanh mới xót xa thân phận
Mấy nghìn năm văn hóa - vẫn chậm chân!

Người ra đi - ta còn nằm, khi người ngồi - ta phải đứng
Phải khom lưng tôi tớ bởi thuở ngủ mê
Những kẻ chăn dân sống dai trên máu lệ
Của nhân dân - nhũng nhiễu tứ bề!

Khi cả thế giới đã thoát ra chủ nghĩa tăm tối
Đám cầm quyền còn sững sờ đuôi voi
Hỏi quái thai “kinh tế thị trường - định hướng chủ nghĩa xã hội”
Là cái đếch chi trong cặn bã văn minh con người?

Ta sống lâu rồi dưới những nhân danh lừa dối
Miệng như câm, tai như điếc, mắt như đui
Sống ươn hèn quen dưới chế độ cần luôn luồn cúi
Nên lũ vô lương cứ ngự trị trên ngôi!

Hỏi trên một ngàn năm Bắc-thuộc
Tổ tiên ta đã sống thể nào
Nếu chỉ lo riêng từng phận đời cơm áo
Đất nước này còn gọi tên Việt-Nam sao?

Trước sau mãi luôn ở cạnh Tàu
Người nghìn trước giữ biển, đất cho nghìn sau
Đến thời nay tủi nhục đời con cháu
Tàu đụng chìm tàu, gọi “tàu-lạ” mới đau!

Tàu với Ta mà đồng chí đếch gì
Ngay nghĩa “đồng đảng” cũng chẳng ra chi
Chúng hợp nhau trong nhân danh ma quỉ
Lừa dối - dã tâm thôn tính buổi nước suy

Mà các “đồng chí” được ăn cứ lo ăn
Càng ăn tham càng cần phải ngu dân
Biết thế! Dân ta ơi sao cứ vẫn
Sống loay hoay mà chấp nhận đồng chí - đồng đảng bất nhân?
 
Nhìn & Thấy
Mic. Cao Danh Viện
10:30 29/10/2010
Chúa Nhật Thứ 31, Mùa Thường Niên, Năm C

Xin cho con như người mù đôi mắt

Để con nhìn biết Chúa bằng tâm linh

Vì mắt con bị che bởi tội tình

Cứ là sáng, nhưng nhìn mà không thấy!

Người mù có trái tim nhìn trông cậy

Ông Giakêu có đôi mắt thiện tâm

Nên Chúa đưa khung cửa sổ thâm trầm

Cho sáng mắt, sáng cả lòng tin kính

Chúa đang thấy cõi lòng con chưa tịnh

Nên con còn chưa thấy được bình an

Xin cho con một ánh mắt từ nhân

Để biến đổi tận căn – Là con Chúa

Để từ nay hồn con không mù nữa

Đẫu đời con thấp bé tựa Giakêu

Chúa thắp sáng bằng ánh mắt thương yêu

Con được thấy niềm vui Ơn Cứu Độ

29-10-2010
 
Nhớ Mùa Kinh Mẹ
Vọng Sinh
12:50 29/10/2010
Tháng Mân Côi lại về
Lòng một thoáng xa quê
Những chiều vàng chạng vạng
Câu kinh nào say mê

Cả Xóm Đạo cận kề
Quây quần về bên Mẹ
“Phép ngắm Rosa nguyên cội rễ…”
Lời Kinh trầm bổng…cõi đê mê…

Lới Kinh thấm vào hồn trần thế
Lời Kinh mang theo trên lối về
Lời Kinh vang tới đời muôn lối
Thuở ấy trong tôi suốt một đời !

Tôi nhớ mãi những chiều vàng chạng tối
Xóm Đạo tôi chìm dưới ánh vàng rơi
Cả làng tôi tựu tề về bên Mẹ
Dâng lên Mẹ Kinh “Kính Mừng…Thánh Ma…”

Tôi nhớ mãi biết bao là huyền diệu
Những âm thanh trầm bổng chốn cao siêu
Đưa hồn người lên tới Chúa Trên Cao
Lòng chìm lắng bao xôn xao trần thế.

Qùy lặng lẽ chắp đôi tay dâng Mẹ
Thầm nguyện xin một đời Mẹ chở che
Tôi chẳng biết xin gì thêm cùng Mẹ
Miệng nhẹ thầm: “Kính Mừng Maria…”

Lời Kinh như có phép màu nhiệm lạ
Cho hồn tôi ngập An Bình bao la
Như em bé ngủ yên trong tay Mẹ
Cả một đời bao Ơn Lành chở che

Hôm nay đây Tháng Mân Côi Mẹ về
Hoa Mân Côi lại nở khắp …xum xuê…
Xin hòa với miệng môi trần thế
Cùng Thiên Đình: “Kính Mừng Maria…”

Kính Mừng Maria, Muôn Ơn Mẹ chan hòa.
 
Lời Kinh Kính Mừng
Vọng Sinh
12:51 29/10/2010
Vang vang lời chúc tụng của Sứ Thần
Liên liên trên môi miệng nhân trần
Trần gian thiên cung cùng cất tiếng
Tụng ca Ơn Phúc Mẹ muôn trùng.

Hoa Mân Côi nở rộ: “Kính Mừng”
Mừng Mẹ là Mẹ Chúa Thiên cung
Mẹ duy nhất đầy dư Ân Phúc
Mãi muôn đời hỏi ai sánh ví cùng.

Mẹ đồng công cộng khổ cứu chúng sinh
Đưa ra khỏi cõi u mê tội tình
Con Mẹ chết đớn đau Thập Hình đó
Mẹ lặng nhìn nuốt lệ: Bể đắng cay.

Nay Thiên cung: Mẹ Nữ Vương Trời Đất
Kho Ân Thiêng tất thảy Mẹ trao ban
Maria Mẹ từ ái vô vàn
Chẳng bao giờ chê chối ai nài van.

Nay đoàn con chốn trần thế long đong
Đường đời muôn lối rối bòng bong
Mãi giập vùi dưới sóng trào nhào cuộn
Con làm sao bơi tới Bến Chờ Mong.

Mẹ có biết những sóng đời nhào cuộn
Mãi cuốn con xuống tận đáy biển đời
Con tưởng như đời tận số rồi
Con gào thét nhưng ai người cứu vớt?

Nhưng rồi chợt Tháng Mân Côi Mẹ về
Những Lời Kinh êm ả vẳng nghe
“Kính Mừng Maria đầy Ơn Phúc…”
Lòng nghe như chìm lắng phút an bình…

Con biết Mẹ đang lắng nghe lời kinh
Mẹ chẳng bỏ con khốn khó tội tình
Kính Mừng Maria Mẹ từ ái !
Trong tay Mẹ con mãi mãi An Bình.

Kính Mừng Maria! Mẹ chở che An Hòa.
 
Đức Giêsu chữa người bị bệnh phù thủng
Ngô xuân Tịnh, cvk
16:25 29/10/2010
Lc 14,1-5

.

Vào một hôm thuộc ngày sa-bat

Chúa Giê-su bị quan sát xét dò

Tại nhà thủ lãnh Pha-ri-siêu

Chúa đến dùng bữa cơm chiều với ông

.

Người phù thủng hiện diện ở đó

Đang khổ đau đưa mắt nhìn Người

Khát khao tin tưởng ở Người

Chỉ nhìn chưa dám mở lời kêu xin

.

Người lên tiếng với Pha-ri-siêu, thông luật:

Chính trong ngày sa-bat hôm nay

Bệnh nhân khốn khổ thế nầy

Có nên chữa nó hay không được làm ?

.

Nhưng bọn họ chính chuyên lề luật

Giũ từng ly bất chấp khổ đau

của con người.Nên nhìn nhau

Lặng thinh không trả lời câu hỏi nầy

.

Chúa Giê-su đỡ tay người bệnh

Và chữa lành bệnh tật của anh

Sau khi Chúa đã chữa lành

Cho về với sự an bình hân hoan

.

Rồi Người mới nêu lên câu hỏi:

Nếu các ông với đứa con trai

Hoặc con bò cái sa vào

Trong lòng giếng với biết bao hiểm nghèo

.

Trong ngày sa-bat, theo luật dạy

Phải để chúng giãy chết hay là

Tìm đường để cứu chúng ra

Các ông thông luật nghĩ là được không ?

.

Nhưng cuối cùng họ không thể đáp

Một câu hỏi gấp gáp của Người

Con tim chai đá mất rồi

Cầm tù trong mấy luật đời chết khô
 
Chuyện Bác Chuyện Em: Giakêu Mặt Lì
Nguyễn Trung Tây, SVD
16:54 29/10/2010
Chuyện Bác Chuyện Em: Giakêu Mặt Lì

□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.

Bác và em ngồi nghỉ trưa sau buổi cày. Nhìn ra cánh đồng mênh mông trải ngút ngàn tầm mắt loang lổ những đường cày mới tinh, quan bác tâm sự chuyện thời xưa,

— Hồi đó cũng vất vả lắm tôi mới lấy được vợ…

Em ngưng lại điếu thuốc lào Cái Sắn,

— Ủa, sao vậy hả bác?

— Thì còn sao nữa, nhà bố vợ giàu khét tiếng cả mấy tổng, xe ô tô nổ tiếng máy bình bịch bon bon chạy trên đường cái từ ngoài ngõ vô tới tận cửa đình. Giàu nứt vách đổ tường như vậy thì làm sao ông ấy chịu để ý tới tôi...

Em trợn mắt,

— Ủa, em tưởng hồi đó bác cũng con ông Trùm.

— Thì đã hẳn là như vậy. Nhưng cũng chỉ là ở trong xóm giáo nhà ta mà thôi. Còn ông ngoại là điền chủ mấy tổng, đời nào ông ấy chấp nhận thằng con ông Trùm xóm giáo làm rể… Chưa kể vợ tôi lại đẹp nhất làng, mà lại là con gái của cái làng có tiếng “Gái đẹp làng Sài, trai tài làng Cao” [1]. Hồi đó hàng xóm có người còn mắng xéo, “Đúng là đũa mốc mà lại chòi mâm son”.

— Vậy rồi sao bác lấy được vợ?

Bác chép miệng, cười cười, đuôi mắt tinh nghịch,

— Thì cũng cứ lì cái mặt ra. Một lần trèo cây dừa, một lần leo cây mít làm chim se sẻ nhìn vào cửa son. Dừa cao, sẩy tay, té rớt xuống nền đất một cái bịch! Con gái điền chủ chạy ra đuổi chó dữ, gọi người ăn kẻ ở khiêng vào nhà bôi dầu gió… Lần trèo cây mít te tua hơn, cô ấy chạy ra chậm, con chó bẹc-giê to như con bê con nhào tới cắn toác chân tôi ra… Sợ án mạng xảy ra trong nhà, gái làng Sài hốt hoảng sai người khiêng sang nhà thầy lang ngay bên cạnh dịt thuốc. Cứ thế, có là phận thằng mõ trong làng thì con gái điền chủ cũng chạnh lòng thương xót, rồi là thương hại, cuối cùng thương luôn… Mà nhà tôi đã thương rồi thì có ai mà cản được lòng quyết tâm của cô con gái rượu cốm.

Em châm chọc tổ ong,

— Bác, nhìn mặt khờ khờ mõ làng như thế kia mà cũng lì gớm nhỉ…

Bác không chấp bởi đang vui chuyện,

— Chuyện! Lì cũng một phần, nhưng cũng một phần cũng bởi quyết tâm ông ạ… Ở đời mà,

Mặt lì cộng với quyết tâm,

Cả hai hợp lại ra duyên vợ chồng.


□ Suy Niệm

Giakêu nổi tiếng với địa vị và tiền bạc, nhưng ông cũng nổi bật với lòng quyết tâm.

Là thủ lãnh của những người thu thuế trong vùng, “Do Thái gian-Giakêu” không được lòng của nhiều người Do Thái đương thời. Nhưng bù lại, Giakêu có địa vị trong xã hội. Là thủ lãnh của nhân viên sở thuế, tiền bạc trong nhà của Giakêu chắc chắn phải là bạc vạn bạn nghìn.

Có địa vị, có bạc tiền, nhưng lỗ hổng tâm hồn của người phú hộ thành Giêricô vẫn không được lấp đầy. Cho nên ông nghe ngóng, ông tìm tòi, ông chờ đợi. Ngày rồi cũng tới. Nghe tin Chúa vừa đặt những bước chân vào cổng thành, không ngại lời ong tiếng ve, Giakêu quyết tâm nhập vào dòng người đông đảo lên đường tìm kiếm. Nhưng Giakêu hình dạng thấp bé, mà dòng đời đông đặc ngược xuôi trước mặt tiếp tục chuyển xoay che kín hình bóng của Chúa Giêsu. Nhưng bởi lòng quyết tâm, ông trèo lên cây sung…

Cuối cùng lòng quyết tâm của người thu thuế đã được Thiên Chúa đáp trả.

□ Lời Nguyện

Lạy Chúa, xin ban cho con một trái tim quyết tâm;

Quyết tâm như trai gái quyết liệt yêu nhau;

Quyết tâm như ông Giakêu quyết liệt tìm kiếm nhìn mặt Con Trời;

Quyết tâm như Chúa chung thủy một lòng quyết liệt yêu con.

[1] Sài Thị và Cao Xá, Hưng Yên

www.nguyentrungtay.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiều
Lm. Nguyễn Trung Tây, SVD
11:40 29/10/2010
CHIỀU

Ảnh của Lm. Nguyễn Trung Tây, SVD


Chiều ơi, lơ lửng tầng mây,

Cây sao ngơ ngác, vẫy tay tạ từ.

(Nguyễn Trung Tây, SVD)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n