Ngày 29-10-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tinh thần Assisi, tinh thần Hòa bình
+ GM Giuse Vũ Duy Thống
09:45 29/10/2011
TINH THẦN ASSISI, TINH THẦN HÒA BÌNH
(Bài giảng Thánh lễ Phan Sinh miền Phan Thiết mừng 25 năm Tinh Thần Assisi 27/10/2011)

Hưởng ứng năm Quốc tế Hòa bình của Liên Hiệp Quốc, ngày 27.10.1986 Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã kêu mời lãnh đạo các tôn giáo lớn quy tụ lại Assisi để cầu nguyện cho hòa bình. Sáng kiến này đã được các tôn giáo không phải là Kitô giáo đáp ứng nồng nhiệt, nhưng lại gặp phải một chút băn khoăn từ phía công giáo: “Làm sao các tôn giáo không tin chung một Thiên Chúa lại có thể chia sẻ một lời cầu nguyện chung?” Băn khoăn này sau đó đã được tách bạch: “Người ta cùng đến để cầu nguyện, chứ không phải đến để cùng cầu nguyện”, nên từ đó sự kiện được tiếp nối theo hướng gặp gỡ suy tư chia sẻ mệnh danh là “tinh thần Assisi”. Năm nay, dịp kỷ niệm 50 năm biến cố tinh thần ấy, Đức Giáo hoàng Bênêđitô XVI và các lãnh đạo liên tôn đã thực hiện một chuyến hành hương hòa bình bằng xe lửa từ Roma đi Assisi, mong gặp được diệu cảm mới trên đường tìm kiếm chân lý và công lý.

Cộng đoàn chúng ta không có điều kiện tháp tùng Đức Thánh Cha trên chuyến xe lửa đặc biệt này. Thôi thì ta thực hiện cuộc hành hương bỏ túi vậy, quy tụ lại đây để sống hòa bình theo tinh thần Assisi.

1. Tái lập hòa bình với Thiên Chúa

Ngay từ thuở sáng tạo, Thiên Chúa đã đặt con người vào trong trật tự của một thế giới quy chiếu vào Thiên Chúa như chuẩn mực của mọi sinh hoạt tự nhiên, nhằm thưởng nếm niềm hòa bình và hạnh phúc nguyên thủy. Trong sách Sáng Thế, Adam và Evà hằng ngày như nhởn nhơ sinh hoạt chuyện trò trước nhan thánh Chúa. Nhưng niềm hòa bình ấy đã bị phá vỡ cùng với sự sa ngã, và một khi tội lỗi có mặt trên thế gian thì vắng bóng sự bình an phải coi như một hậu quả nhãn tiền. Nguyên tổ đã bị khai trừ khỏi vườn địa đàng, Cain đã xuống tay giết chết Abel em ruột mình, và còn dài dài đen tối nữa khi con người xây tháp Babel công khai gây chiến với chính Đấng dựng nên mình. Hòa bình đã không còn chỗ đứng nên phải khoác áo ra đi.

Nhưng Thiên Chúa chung thủy trong yêu thương chẳng muốn con người kéo lê cuộc sống trong nỗi bất an, đã sai Con một chí ái đến trần gian chịu chết chuộc tội cho nhân loại, giao hòa con người với Thiên Chúa và mở cửa cho niềm bình an trở về với cuộc sống nhân sinh. Chả thế mà khi vừa sống lại, lời đầu tiên Đấng Phục Sinh dành cho các môn đệ của mình không phải là lời dài dòng minh giải về sự kiện thương khó đã qua, mà lại là lời chào chúc bình an mở ra một tương lai mới cho một nhân loại mới.

“Hãy sám hối và tin vào Phúc Âm”. Sống lời gọi này của Đấng Cứu Thế, theo gương thánh Phanxicô năm xưa, chúng ta cũng nhận diện những nguyên nhân gây nên bất ổn trong mối giao hảo của con người với Thiên Chúa, để ăn năn tìm về qua bí tích hòa giải, nhận lấy lòng thương xót của Chúa mà dấn bước trên con đường mới mang tên hòa bình.

2. Xây dựng hòa bình với mọi người

Niềm hòa bình với Thiên Chúa là một thực tại nội tâm và cá vị, chỉ được chứng thực bằng niềm hòa bình với đồng loại. Như nguyên nhân, niềm hòa bình với Chúa thúc đẩy ta tìm đến với mọi người trong tình bác ái, và như hậu quả, niềm hòa bình ấy sẽ được củng cố và thăng tiến. Sẽ không có giao hòa với Chúa thật sự nếu chẳng có trái tim bao dung đón nhận mọi người dù khác biệt mình về tín ngưỡng, nhưng sẽ là niềm hòa bình sâu thẳm với Chúa nếu tín hữu biết tôn trọng sự khác biệt của người chung quanh ở bất cứ bình diện nào, bởi lẽ xét cho cùng mọi người đều là con cái của Thiên Chúa như nhau.

Chưa bao giờ người ta phải đối mặt với một thực trạng chua sót như hiện nay, khi chiến tranh bùng nổ trên mọi lãnh vực, từ chiến tranh nóng đến chiến tranh lạnh, từ cuộc chiến mong giành tự do mang màu chính trị đến những cuộc chiến kèn cựa mang màu tôn giáo, từ cuộc chiến đấu tranh giai cấp đến cuộc chiến loại trừ chủng tộc. Xem ra con người ngày nay ít thiết tha hoặc ít nhạy cảm với việc xây dựng hòa bình trong cộng đồng nhân loại?

Chính trên bức nền bi thương ấy, sống tinh thần Assisi mời gọi chúng ta cậy dựa vào tình thương của Thiên Chúa để nỗ lực thực thi hòa bình trong cộng đồng mà mình là thành phần, từ cộng đồng cận thân như gia đình họ hàng đến cộng đồng cận lân như giáo xứ xóm khu, từ cộng đồng địa lý lịch sử đến cộng đồng văn hóa tôn giáo tín ngưỡng. Thương người như thể thương thân vốn là đạo lý ngàn đời kết hợp với giới luật yêu thương của Phúc Âm sẽ là ánh sáng cho mọi tín hữu muốn trở nên “khí cụ bình an” để góp phần kiến tạo hòa bình giữa anh chị em đồng loại, đồng bào, đồng đạo, đồng hương.

3. Duy trì hòa bình với mọi loài

Niềm hòa bình theo tinh thần Assisi rất rộng rãi thoáng đạt, không chỉ bao trùm lãnh vực liên quan trực tiếp đến lòng tin công giáo, mà còn lan tỏa đến cả bầu trời, trái đất, núi cao, biển rộng, sông dài, rừng thẳm, vốn là môi trường Chúa ban cho con người sử dụng và hưởng dùng. Hưởng dùng với hiểu biết và sử dụng với trách nhiệm. Không chỉ là không được lạm dụng mà còn là biết tiết kiệm, biết phục hồi, biết vun bồi, biết thân thiện.

Đã đành, con người được tạo dựng như chóp đỉnh và như trung tâm của muôn loài và được trao cho quyền làm chủ muôn vật, nhưng “làm chủ” không có nghĩa muốn làm gì thì làm, muốn đối xử thế nào tùy ý, mà ngược lại, hàm ý phải đối xử với muôn vật như Thiên Chúa đã đối xử với con người. Nhân sao vật vậy, con người mong muốn hòa bình để phát triển thì các vật thụ sinh khác, tùy theo mức độ, cũng cần có điều kiện hòa bình để triển nở sinh sôi. Vì thế, theo nhãn giới hôm nay, sống hài hòa với môi trường sẽ có được hạnh phúc, sống thân thiện với môi trường sẽ có được niềm vui, sống bảo vệ môi trường sẽ chu toàn được đạo đức làm con người và làm con Chúa. Không phải vô cớ mà có những trận lụt kinh hoàng đó đây, mà thực ra là do con người khai thác thiên nhiên quá đáng, bất kể đến yếu tố phục hồi. Có người bảo đó là “thiên nhiên nổi giận” hoặc mạnh mẽ hơn là “thiên nhiên trả thù”, nhưng theo quan điểm Assisi, đó là không duy trì được niềm hòa bình với môi trường thiên nhiên.

Kết thúc ngày hành hương Assisi hôm nay, theo chương trình vào lúc 16g30, Đức Giáo hoàng và phái đoàn các tôn giáo sẽ cất cao bài “trường ca các thụ tạo” để lôi kéo ý thức của mọi người và thể hiện quyết tâm của các tôn giáo đối với môi trường sống. “Anh mặt trời, chị mặt trăng” không phải là kiểu nhân cách hóa thi ca thuần túy, mà đã là quan điểm thần học về môi trường cần được nhân rộng trong vận hành mới của tinh thần Assisi.

Tóm lại, đó là ba lãnh vực hòa bình theo tinh thần Assisi được khơi lại nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ liên tôn cầu nguyện cho hòa bình (27.10.1986 – 27.10.2011), đồng thời cũng là nỗi thao thức trong cuộc hành hương bỏ túi của gia đình Phan Sinh tại thế miền Phan Thiết tháp tùng Đức Giáo hoàng Bênêđitô XVI đến Assisi. Xin cho nỗi thao thức này không biến chúng ta thành những người “chủ hòa”, nhưng thúc đẩy chúng ta luôn biết phấn đấu trở thành những “chiến sĩ của hòa bình” đích thực.

“Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.” Amen.
 
Khát Vọng Chân Lý
Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
20:13 29/10/2011
KHÁT VỌNG CHÂN LÝ

Con người chỉ nắm giữ một phần của chân lý và đó chính là thân phận“Nhân vô thập toàn” của loài người. Và vì hạn chế như vậy, nên không thể tìm được một người chỉ đạo tuyệt đối; không thể tìm được một người thầy mô phạm, mẫu mực và hoàn hảo. Đức Giêsu hôm nay không tuyên bố điều gì là trái tự nhiên. Ngài cho chúng ta thấy mặt phải của vấn đề và cũng lật vỉa mặt trái của vấn đề để chúng ta nắm được sự thật. Đó là, vì con người nhân vô thập toàn, chân lý nắm từng mảnh cho nên “đừng gọi ai dưới đất là cha” và cũng “đừng để ai gọi mình là người chỉ đạo” (x. Mt 23, 9 -10). Nếu chúng ta tìm đến một vị thầy dạy về chân lý, một người chỉ đạo hoàn hảo và tuyệt đối thì Đức Giêsu đã rõ ràng công bố: đó là Đức Kitô. Chỉ có Đức Giêsu Kitô mà Giáo Hội gọi là Đấng Cứu độ duy nhất. Ngài là Thầy dạy chân lý, bởi chính Ngài đã tuyên bố điều đó. “Thầy là đường, là chân lý và là sự sống” (Ga 14, 6).

Người ta đã tìm mọi cách để bắt bẻ, để tranh luận, để giương bẫy và cuối cùng là khép án. Họ nói Đức Giêsu là con người ngạo mạn, phạm thượng, là kẻ lấy quyền Benzebus để hành động... Những điều này cho thấy người ta cố tình xếp Chúa Giêsu vào một Giêsu Nazareth lịch sử, hòa đồng với tất cả mọi người. Để rồi chân lý mãi mãi chỉ là từng mảnh và không biết đến bao giờ con người mới có thể tìm về cội nguồn chân lý; Không biết đến bao giờ con người mới có được một vị Thầy đích thật để dạy chân lý cho mọi người theo. Cho nên chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì Chúa cho chúng ta thấy mặt phải của vấn đề, và cũng vì chính Thiên Chúa đã dạy chúng ta những mạc khải của Đức Giêsu Kitô chân lý tuyệt đối chỉ có từ nơi Thiên Chúa. Và vì vậy, Đức Giêsu Kitô dạy chúng ta trong ngôn ngữ của con người. Đức Giêsu Kitô đi vào trong lịch sử của thế giới và đi vào trong sự sống của thế giới bằng chính con người của Ngài. Ngài đã từng nói với các tông đồ: “Xưa nay các con chưa lấy tên Thầy mà xin điều gì. Hãy xin thì sẽ được. Thầy không nói rằng Thầy sẽ xin Cha cho các con.” (Ga 16, 21, 26).

Chúng ta thấy tiềm ẩn ở đây những gì mà Đức Giêsu tuyên bố. Ngài là cội nguồn của mọi ơn phúc. Ngài nắm giữ sự thật và Ngài trao cho con người qua mạc khải trong Thánh Kinh của Ngài. Loài người chúng ta muốn tìm về cội nguồn của chân lý đích thật thì hãy đến với Đức Kitô. Người nào đến với Đức Kitô thì con đường rõ ràng nhất mà Chúa mời gọi đó là: “Hãy học với Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường thật trong lòng” (Mt 11, 29). Vì vậy kẻ nào nâng mình lên thì sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên. Chúa không đảo lộn thế giới này bằng những nghịch lý, nhưng tội phản nghịch của con người cần phải đặt lại trong trật tự. Và vì thế, những người nào đánh mất căn tính của mình: tưởng rằng mình có thể làm được thần thánh; tưởng rằng mình là trung tâm vũ trụ; tưởng rằng mình có thể là chỉ đạo tuyệt đối thì người đó sẽ bị hạ xuống. Còn khi con người biết thân phận của mình nhỏ bé và yếu hèn cần phải chạy đến với chân lý mạc khải qua Đức Giêsu Kitô để đạt tới chân lý đời đời thì chính người đó sẽ được nâng lên. Nâng đến đâu? Thưa, là nâng đến tận trời. Bởi vì đạo của chúng ta từ trời mà xuống. Giáo lý của chúng ta là giáo lý được mạc khải từ Đức Giêsu Kitô. Cho nên Chúa sẽ nâng đến chân lý mạc khải là tận trời. Bởi thế, chúng ta mới chỉ có “Một Cha ở trên trời, còn dưới đất các con là anh em với nhau” (x. Mt 23, 9). Có nhận ra giá trị tương đối nơi trần thế này thì người ta mới thấy cần có chân lý tuyệt đối rằng: Thiên Chúa là Cha thật của mình.

Albert Einstein (1879 – 1955), nhà vật lý lý thuyết người Mỹ gốc Đức – Do Thái, đã tìm ra thuyết tương đối và thuyết đó không chỉ chi phối trong lĩnh vực khoa học mà nó ảnh hưởng cả trong lĩnh vực triết học. Có thể nói, nó chi phối toàn thể nhân loại. Tuy nhiên, nó không chi phối được những người cố tình quay lưng lại với Thiên Chúa. Vì thế, những người nhận thấy giá trị tâm linh đích thực khi thấy mình chỉ là tương đối thì họ cần phải dựa vào một chân lý tuyệt đối, một chân lý mạc khải và họ đã đạt tới Thiên Chúa nhờ chân lý mạc khải ấy trong Đức Giêsu Kitô. Giá trị quan trọng như vậy, cho nên dù bị các đạo anh em lên tiếng phản ứng về danh từ “Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất” thì Giáo Hội vẫn muôn đời bảo toàn chân lý này và chỉ có mình Ngài là người thật và cũng là Thiên Chúa thật. Chính Ngài mới là Đấng Thầy dạy tuyệt đối chân lý đời đời!

Chúng ta là những người tin, cùng với toàn thể Giáo Hội, cùng với muôn muôn thế hệ, những con người khát khao chân lý tuyệt đối, khát khao sự sống thật – sự sống đời đời. Hôm nay, Đức Giêsu Kitô tuyên bố Đấng ấy là Đức Kitô. Chúng ta hãy đến với Ngài và hãy tìm chân lý ở nơi Ngài.

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người,
Chúa là chân lý đời đời
và đã đến trần gian .
Chúa đã mạc khải mầu nhiệm Nước Trời cho con người.
Xin cho chúng con nhận ra Chúa
trong tâm thức và trong tâm hồn,
để ngày mỗi ngày,
chúng con được đến gần với chân lý ngàn đời
và đến gần với sự sống vĩnh cửu.
Xin cho mỗi người chúng con
nhận biết mình là anh em với nhau
để ứng xử trong một thế giới thuận hòa, hạnh phúc.
Xin cho mỗi khi chúng con ngước nhìn lên trời,
nhận ra Thiên Chúa là Cha,
chúng con là anh em, cùng yêu mến nhau
và cùng gia tăng lòng tin cậy vào sự sống đời đời. Amen.


LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kitô hữu và người Ấn giáo khẳng định các giá trị chung
Phạm Kim An
13:42 29/10/2011
Hội thảo tại Viện Đại kết Bossey, Thụy Sĩ

ROMA – Các Kitô hữu và người Ấn giáo khẳng định giá trị chung của họ, khi nói rằng "đối thoại liên tôn không có thể giảm đến một cuộc thảo luận giữa các chuyên gia và nhà nghiên cứu, tu sĩ hay giáo dân, nhưng phải được thể hiện chủ yếu bằng một hành động liên tục và cụ thể, vốn làm linh hoạt sự hiểu biết lẫn nhau, và sự hợp tác trong sự tôn trọng bản sắc của các cộng đồng khác nhau".

Điều này được phản ánh trong cuộc hội thảo một vài ngày qua, do Hội đồng Đại kết các Giáo Hội (WCC) tổ chức tại Viện Đại kết Bossey, Thụy Sĩ. Tại đây, các đại diện Kitô giáo từ nhiều nước châu Á đã gặp nhau để đào sâu mối quan hệ của họ với các cộng đồng Ấn giáo.

Theo một báo cáo của cuộc hội thảo do nhật báo L'Osservatore Romano của Tòa Thánh công bố, các mối quan hệ giữa Kitô hữu và người Ấn giáo đã được phân tích đặc biệt trong ánh sáng của chủ nghĩa chính thống trong những năm gần đây, vốn đưa ra một bước ngoặt đáng lo ngại, do đó cần phải thiết lập các quan hệ hài hòa và xây dựng giữa các cộng đồng tôn giáo

Tình hình Ấn Độ là trung tâm của các trao đổi, do sự tồn tại của các nhóm cực đoan liên kết với các hệ tư tưởng Ấn giáo, mà các tham vọng dân tộc chủ nghĩa chứng minh là, mặc dù chỉ là số ít, có thể ảnh hưởng cách tiêu cực đến truyền thống lâu dài của đa nguyên, vốn là đặc trưng của đất nước Ấn Độ.

Theo nhật báo L'Osservatore Romano, hoạt động của các nhóm này, vốn hoạt động bên ngoài Ấn Độ nữa, đặt ra một loạt vấn đề liên quan đến tự do tôn giáo, các quyền lợi của cá nhân và cộng đồng, và khả năng thực hành đức tin và truyền bá đức tin.

Nhìn nhận các truyền thống phong phú của tâm linh và sự khoan dung bén rễ trong Ấn giáo, các đại diện Kitô giáo có mặt tại hội thảo đã nhấn mạnh sự cần thiết của cuộc đối thoại "cụ thể và liên tục hơn", một cuộc đối thoại của hành động cho phép cả hai cộng đồng Ấn giáo và Kitô giáo gặp gỡ, và cùng nhau phát triển, đoàn kết các nỗ lực của họ, và đấu tranh cho sự khẳng định các giá trị mà hai tôn giáo quan tâm.

Họ thừa nhận rằng mảnh đất đặc biệt cho việc này chính là công bằng xã hội, bởi vì họ biết rằng vấn đề của hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ luôn tạo thành một động cơ đối đầu giữa các cộng đồng Kitô giáo và Ấn giáo. (Zenit.org 28-10-2011)

Phạm Kim An
 
Cảm nghiệm về một thánh lễ an táng cho vị đan sĩ khổ tu - rất đặc biệt!
Mai Thi
09:43 29/10/2011
CALIFORNIA - Trước đây tôi đã nghe nói nhiều về cách thức an táng của các đan sĩ khổ tu bên Tây phương cũng như tại Việt Nam, nhưng tôi chưa bao giờ tận mắt chứng kiến việc họ cử hành các nghi thức tiễn biệt cuối cùng cho một thành viên nào đó trong cộng đoàn họ. Việc kẻ chết mặc tu phục, nằm trên một tấm ván, phủ 1 tấm khăn che mặt, được các anh em khiêng ra phần mộ, thả xuống huyệt đã chuẩn bị sẵn rồi lấp đất đi (ở Việt Nam từ sau Công đồng Vaticano 2 đến nay không còn) tưởng như đã là chuyện của qúa khứ, không bao giờ còn hiện hữu giữa thế giới văn minh hiện đại ngày nay nữa, ấy thế mà vẫn còn.

Xem hình ảnh

Mới đây tôi có dịp dự lễ an táng của một đan sĩ già thuộc hội dòng Xitô nhặt phép (trappist). Dòng trappist đã có từ rất lâu và đan viện New Clairvaux - nơi đan sĩ đó sống trọn đời tu trì là một trong những đan viện theo nếp sống của dòng Xitô trappist. Toạ lạc giữa một vùng đất mênh mông, cách biệt với người đời, đan viện New Clairvaux nằm về phía bắc tiểu bang California, nơi đó thích hợp cho các đan sĩ sống đời đan tu chiêm niệm. Tôi đã tham dự lễ an táng và chứng kiến trọn vẹn những tình tiết các nghi thức an táng thuộc truyền thống của hội dòng Xitô trappist. Với đời sống thinh lặng, tinh thần khó nghèo, nếp sống đơn sơ đạm bạc, sự hy sinh từ bỏ tuyệt đối thể hiện nơi một đan sĩ chết không quan tài, một mặt tôi thấy lạ lùng, linh thiêng, ngạc nhiên và thán phục; nhưng cũng đã làm tôi trăn trở không ít bởi tôi cảm thấy cách thức quá đặc biệt mà tôi không hiểu với cái nhìn trần thế của tôi.

Sống trong một đất nước văn minh và tiện nghi bậc nhất thế giới như Hoa Kỳ, vẫn còn có những tâm hồn đặc biệt, chỉ khao khát sống đời nội tâm, tìm Chúa trong thinh lặng, cầu nguyện và lao động. Những đan sĩ ở đây hẳn đã nghe được tiếng gọi của trời cao, dám bỏ lại đàng sau tất cả để quyết tâm dấn thân phục vụ một mình Thiên Chúa. Suốt đời phụng sự Thiên Chúa trong âm thầm, ăn uống đạm bạc, đầu tóc và y phục giản dị và khi từ giã cõi đời này một cách nhẹ nhàng thanh thản và từ bỏ đến “trần trụi”. Ai cũng thấy được sự bình an, tinh thần đệ huynh khi một thành viên trong dòng đang nằm đó để cùng với anh em của mình tham dự thánh lễ cuối cùng của cuộc đời, điều đó đã làm nhiều người tham dự thánh lễ hôm đó (trong đó có người viết bài này) cảm thấy qúi trọng, thán phục và xúc động.

Dĩ nhiên không phải vì thiếu tiền tới mức nhà dòng không thể mua nổi một chiếc quan tài đơn sơ rẻ tiền cho người quá cố, cũng không hoàn toàn chỉ nhắm tới việc thực thi triệt để lời khấn khó nghèo, nhưng sâu xa và cao hơn muốn nói lên tính hư vô và trần trụi của con người: một tạo vật sinh ra từ bụi đất nay trở về nguồn cội đúng nghĩa của nó. Các đan sĩ đã biết và ý thức rõ ràng điều này trước khi quyết định dấn thân theo Chúa cho đến chết trong ơn gọi Xitô trappist này. Từ bao đời nay truyền thống “an táng sống” vẫn được duy trì trong hội dòng, mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng cách an táng như thế không những thiếu vệ sinh, có vẻ không tôn trọng người chết và đối với một số người thì thấy nhẫn tâm qúa.

Trong thánh lễ an táng của thày có duy một người bà con, vài nữ tu và khoảng hơn 30 người giáo dân. Một số trong họ đang tĩnh tâm tại đan viện, một số vì trước đây có làm việc hay quen thân với thày. Tất cả các nghi lễ được diễn ra trong bình an, thư thái, trật tự. Khi xác thày từ từ được thả xuống huyệt, khi từng xẻng cát được từ từ trút lên thi thể thày, một số người chứng kiến cảnh này lần đầu tiên vô cùng cảm động và vì thiếu can đảm nên nhiều người không dám tới huyệt bỏ bông hoa đang cầm trên tay hay gởi trao thày xẻng cát cuối cùng mà phải nhờ người khác làm giùm nghĩa cử thân thiện đó.

Nhân dịp được dự đám tang đặc biệt đầu tiên trong đời và theo lịch phụng vụ cũng sắp tới tháng 11, tháng cầu nguyện cho các linh hồn, càng là dịp để tôi suy nghĩ nhiều hơn về ý nghĩa cuộc sống, về mục đích cuộc đời: đời người thật vắn vỏi và vô thường. Suy nghĩ và tự hỏi một đan sĩ ra đi về trời cao - quê hương vĩnh cửu - chỉ với 1 tấm ván phải chăng nhẹ nhàng hơn để bay nhanh tới Thiên Chúa? Với tôi đây là cơ hội tuyệt vời và qúi hiếm nên đặt tựa đề cho bài viết này “Cảm nghiệm về một thánh lễ an táng đặc biệt”.

Được biết cộng đoàn New Clairvaux hiện nay có tất cả 23 thành viên.
 
Các giám mục Hoa Kỳ chuẩn bị viếng thăm 'ad limina' tại Rôma
Bùi Hữu Thư
18:00 29/10/2011
Tượng Chúa Giêsu trao chìa khóa cho Thánh Phêrô
ATICAN (CNS) -- Các giám mục Hoa Kỳ đang chuẩn bị viếng thăm 'ad limina' tại Vatican. Đây là một chuỗi những cuộc gặp gỡ khiến cho nhiều vị sẽ được diện kiến với Đức Thánh Cha Benedict XVI lần đầu tiên.

Bắt đầu vào đầu tháng Mười Một và kéo dài sang năm tới, các cuộc viếng thăm sẽ là một sự lượng giá thật cặn kẽ đời sống giáo hội tại Hoa Kỳ kể từ khi Đức Thánh Cha người Đức được bầu lên vào năm 2005.

Các cuộc viếng thăm cũng cho Đức Thánh Cha Benedict một diễn đàn để nêu lên những nhận xét, và những nguồn tin từ Vatican cho hay chủ đề của các câu chuyện của Đức Thánh Cha với các giám mục sẽ là "Tân Phúc Âm Hoá" trong xã hội Hoa Kỳ.

Khoảng 200 vị lãnh đạo các giáo phận Hoa Kỳ, một số sẽ được các giám mục phụ tá tháp tùng, sẽ đến Rôma theo 15 Miền, và mỗi vị sẽ mang đến một "Phúc Trình về Tình Hình của Giáo Phận" của mình làm căn bản cho các cuộc thảo luận.

Lịch trình của các cuộc thăm viếng kéo dài một tuần, kết hợp cầu nguyện và phụng vụ với các cuộc tiếp xúc chính thức với các giới chức nắm giữ các vai trò quan trọng tại Vatican.

Các cuộc tiếp kiến Đức Thánh Cha luôn luôn đã là cao điểm của cuộc viếng thăm "ad limina" (Viếng mộ hai Thánh Tông Đồ).

Đức Thánh Cha Benedict mới đây đã áp dụng một hình thức mới. Ngài sẽ gặp gỡ từ 7 đến 10 giám mục một lúc thay vì từng cá nhân.

Các giám mục Hoa Kỳ có thể dự trù tham dự các cuộc thảo luận từng nhóm nhỏ kéo dài từ 45 phút cho tới một giờ đồng hồ, với những trao đổi tương đối không gò bó bởi một cấu trúc đặc biệt nào với Đức Thánh Cha.

Đức Thánh Cha cũng sẽ nói chuyện với tất cả nhóm lớn các giám mục thuộc mỗi Miền, thường là về một chủ đề hay một khía cạnh đặc biệt về kinh nghiệm của giáo hội tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đã có hoạch định là ngài sẽ chỉ gặp khoảng năm người trong các nhóm -- đây là một sự cắt giảm con số các cuộc tiếp kiến Đức Thánh Cha đã được thực hiện dần dần trong mấy năm vừa qua.

Các cuộc tiếp xúc với Đức Thánh Cha chắc chắn sẽ được chú ý về những nhận xét của ngài liên quan đến cuộc vận động tranh cử tại Hoa Kỳ năm 2012.

Các giới chức nội bộ Vatican nói Đức Thánh Cha sẽ tránh đề cập đến vấn đề chính trị của các đảng phái. Tuy nhiên, các bài nói chuyện của ngài được dự trù là sẽ đề cập đến các vấn đề nóng bỏng tái diễn hàng năm như phá thai và hôn nhân đồng phái tính -- không phải vì đây có thể là những đề tài tranh cử, nhưng vì chúng là những thách đố đối với giáo huấn luân lý nền tảng của Giáo Hội Công Giáo.





 
Top Stories
Pope in Assisi: ''We will continue to be united in this journey, in dialogue''
Vatican Press
09:06 29/10/2011
ASSISI, Italy, OCT. 28, 2011 - Here is a translation and presentation of the statement Benedict XVI made to close Thursday's Day of Reflection, Dialogue and Prayer for Peace and Justice in the World, held in Assisi.

Illustrious guests, dear friends:

At the end of this intense day, I want to thank you: a heartfelt word of thanks to those who have made possible today's encounter. We particularly thank those who, once again, have welcomed us: the city of Assisi, the community of this diocese with their bishop, the children of St. Francis, who care for the precious spiritual heritage left us by the Poor Man of Assisi.

As well, thank you to the numerous youth who have made a pilgrimage on foot from St. Mary of the Angels to testify how, among the new generations, there are so many who are committed to overcoming violence and division, and to being promoters of justice and peace.

Today's event is an image of how the spiritual dimension is a key element in the building of peace. Through this unique pilgrimage we have been able to engage in fraternal dialogue, to deepen our friendship, and to come together in silence and prayer.

After renewing our commitment to peace and exchanging with one another a sign of peace, we feel even more profoundly involved, together with all the men and women from the communities that we represent, in our common human journey.

We are not being separated; we will continue to meet, we will continue to be united in this journey, in dialogue, in the daily building of peace and in our commitment to a better world, a world in which every man and woman and every people can live in accordance with their own legitimate aspirations.

From my heart I thank all of you here present for having accepted my invitation to come to Assisi as pilgrims of truth and peace and I greet each one of you in Saint Francis' own words: May the Lord grant you peace -- "il Signore ti dia pace".

(Original text in Italian and English)
 
Pope's Farewell to Assisi Delegations: ''The journey of the spirit is always a journey of peace''
Vatican Press
09:07 29/10/2011
VATICAN CITY, OCT. 28, 2011 - Here is the text of an address Benedict XVI gave today to bid farewell to the delegations that joined with him Thursday in Assisi for the Day of Reflection, Dialogue and Prayer for Peace and Justice in the World.

Distinguished Guests,
Dear Friends,

I welcome you this morning to the Apostolic Palace and I thank you once more for your willingness to take part in the day of reflection, dialogue and prayer for justice and peace in the world held yesterday in Assisi, twenty-five years after that historic first meeting.

In a certain sense, this gathering is representative of the billions of men and women throughout our world who are actively engaged in promoting justice and peace. It is also a sign of the friendship and fraternity which has flourished as the fruit of the efforts of so many pioneers in this kind of dialogue. May this friendship continue to grow among all the followers of the world’s religions and with men and women of good will everywhere.

I thank my Christian brothers and sisters for their fraternal presence. I also thank the representatives of the Jewish people, who are particularly close to us, and all of you, the distinguished representatives of the world’s religions. I am aware that many of you have come from afar and have undertaken a demanding journey. I express my gratitude also to those who represent people of good will who follow no religious tradition but are committed to the search for truth. They have been willing to share this pilgrimage with us as a sign of their desire to work together to build a better world.

Looking back, we can appreciate the foresight of the late Pope John Paul II in convening the first Assisi meeting, and the continuing need for men and women of different religions to testify together that the journey of the spirit is always a journey of peace.

Meetings of this sort are necessarily exceptional and infrequent, yet they are a vivid expression of the fact that every day, throughout our world, people of different religious traditions live and work together in harmony. It is surely significant for the cause of peace that so many men and women, inspired by their deepest convictions, are committed to working for the good of the human family.

In this way, I am sure that yesterday’s meeting has given us a sense of how genuine is our desire to contribute to the good of all our fellow human beings and how much we have to share with one another.

As we go our separate ways, let us draw strength from this experience and, wherever we may be, let us continue refreshed on the journey that leads to truth, the pilgrimage that leads to peace. I thank all of you from my heart!
 
Pope urges African bishops to combat witchcraft
News24.com
19:49 29/10/2011
Vatican City - Pope Benedict XVI on Saturday urged African bishops to fight the influence of witchcraft, followed by some, but incompatible with the teachings of Christ, a Vatican statement said.

"The heart of the baptised is sometimes shared between Christianity and traditional African religions," the pope said in a meeting with visiting bishops from Angola.

"Afflicted by existential problems, we don't hesitate to resort to practices that are incompatible with the path of Christ," he added.

"The abominable effects are the marginalisation and even the murder of children and the elderly [who are] condemned by the false precepts of witchcraft," he said.

Speaking in Portuguese, he urged the visiting bishops to "raise their voices in favour of the victims" of witchcraft.

Roughly 55% of Angolans are Catholics, while 25% adhere to traditional beliefs. Local media have reported numerous cases of human sacrifice, sometimes involving children, linked to witchdoctors.

The pope met the Angolan bishops ahead of his second trip to Africa, set for November 18 to visit in Benin.

(Source: http://www.news24.com/World/News/Fight-witchcraft-Pope-urges-bishops-20111029)

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đôi dòng suy nghĩ về Đại Hội Linh Mục Việt Nam Emmaus IV tại Houston, Texas
Lm. Dao-Kim
07:05 29/10/2011
Thấm thoát bốn ngày Đại Hội Linh Mục Việt Nam - Emmaus IV – đã qua đi, nhưng dư âm còn vang mãi trong lòng tôi.

Sau Thánh Lễ Bế Mạc trưa thứ Năm , nhìn các anh em linh mục vội vàng hành lý trên tay, với túi lương thực bánh mì vội vã ra phi trường để trở về nhiệm sở với công việc, lòng tôi dâng lên một lời cầu nguyện xin Chúa ban muôn ơn cho các linh mục của Chúa. Một vài cha đang ngồi ở đâu đó cắn vội bánh mì, cùng với một chai nước nhỏ, một trái táo và một bịch chíp. Lương thực bữa trưa cho thể xác chỉ có bấy nhiêu thôi, nhưng lương thực tâm hồn thì tràn đầy tình yêu thương huynh đệ, và nhất là tràn đầy bình an và phúc lành hồng ân của Chúa Kitô Linh Mục.

148 anh em linh mục Việt Nam đã về Houston tham dự Đại Hội Emmaus IV. Họ đã từ 36 tiểu bang đó đây trên nước Mỹ tụ họp về. Họ thuộc 18 Dòng Tu và các Giáo Phận khác nhau mà đến với. Để gặp gỡ, cầu nguyện, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ tâm tư, giải trí cười giỡn vói nhau trong tình thân. Để nhìn nhau, biết nhau, chiêm ngưỡng lẫn nhau. Vậy thôi. Nhưng là tất cả những quý giá của một ơn gọi tuyệt vời như quà tặng được Chúa ban cho trong cuộc đời của họ.

148 anh em linh mục quy tụ, quây quần với nhau trong mấy ngày ngắn ngủi, không phải để làm gì lớn lao hay phô trương quyền hành vô lối, nhưng là hình ảnh của hơn 800 linh mục Việt Nam đang phục vụ trên khắp nước Mỹ, trong giáo hội Hoa Kỳ. Họ là những tinh hoa của dòng máu tử đạo Việt Nam anh hùng, đã dâng hiến đời mình để làm sứ giả tin mừng của Chúa Kitô, ở khắp mọi lãnh vực của đời sống trong một hoàn cảnh xã hội phức tạp và cao ngất của kỹ thuật hiện đại.

800 linh mục Việt Nam đang làm việc trong Giáo Hội Hoa Kỳ chỉ là một con số. Nhiều anh em linh mục khác đã yên nghỉ sau nhiều năm phục vụ đã không còn nằm trong con số đó. Nhưng chắc chắn chỉ có Thiên Chúa mới biết được những người này đã sống đời phục vụ một cách anh hùng như thế nào, khi bước chân đến một trời mới đất mới, khác với quê hương, truyền thống, ngôn ngữ, phong tục của họ.

Xin đan cử một linh mục anh em mà tôi rất ngưỡng mộ: linh mục Đôminicô Nguyễn Phúc Thuần, dòng Thánh Thể. Từ Việt Nam qua Mỹ, ngài hòa nhịp với đời sống của dòng với các cha các thầy dòng Thánh Thể của Mỹ. Học anh ngữ, sống và phục vụ Giáo Hội như bất cứ ai khác trong dòng. Ngài còn học thêm tiếng Tây Ban Nha để làm việc với những người Mễ ở giáo xứ Corpus Christi ở Houston. Khoảng năm 1990- 93, lúc đó ngài làm cha phó, kiêm quản lý anh em dòng của ngài ở đây. Tôi cũng được gửi đến tạm trú ở nhà thờ này để làm tại bệnh viện. Tôi chứng kiến một câu chuyện khó quên: một bà già Mỹ trong giáo xứ của ngài qua đời. Các cha khác đi nghỉ hè, chỉ có một mình ngài ở nhà. Gia đình của bà này muốn cha Mỹ trắng làm đám tang. Cha Thuần đã giải thích cho họ biết lý do, chỉ có mình ngài ở nhà và sẵn sàng giúp đỡ. Nhưng họ nhất định không chịu. Tuy nhiên, ngài vẫn mở cửa nhà thờ, chuẩn bị mọi thứ cho một buổi lễ an táng, và mặc áo lễ đứng chờ ngoài cửa. Nhưng đám tang đi qua nhà thờ mà không vào. Với một lòng khiêm nhường, ngài bình tĩnh cởi áo, đóng cửa nhà thờ và nói với tôi: “Mình đã sẵn lòng đợi chờ, nhưng họ không muốn thì làm sao được!” Trong thánh lễ chiều hôm đó, ngài vẫn cầu nguyện cho bà già Mỹ đó mặc dù gia đình không hề xin lễ hay xin cầu nguyện cho. Ngày hôm sau, sự việc đến tai Đức Cha Fiorenza, Đức Cha điện thoại cho ngài và an ủi một cách thân tình đầy thông cảm.

Trong những ngày nghỉ, hoặc khi rảnh rỗi, cha Thuần đọc sách, dịch sách, viết sách. Một số đã được cơ sở Dân Chúa ấn loát và phổ biến. Con người của ngài lúc nào cũng toát ra vể thánh thiện, khiêm nhường với nụ cười hiền lành; lúc nào cũng tỏ ra một sự sẵn sàng phục vụ, không quản ngại. Tiền bạc, chi tiêu kết toán rõ ràng trong chức vụ quản lý.

Chỉ vài năm sau đó, ngài có nói với tôi là sẽ về Việt Nam thăm gia đình và giúp cho nhà dòng ở Việt Nam một thời gian. Tôi hỏi bao lâu, ngài chỉ cười và trả lời tùy bề trên. Vậy mà bẵng đi một thời gian, tôi được tin ngài đã qua đời bên Việt Nam. Hỏi ra mới biết là ngài bị ung thư, bác sĩ đã cho biết thời giờ, nhưng ngài không muốn ai lo lắng, nên đã tự sắp xếp mọi sự đề về chết ở quê nhà!

Một cuộc đời phục vụ âm thầm nhưng tuyệt vời. Các cha các thầy dòng Thánh Thể là những chứng nhân cho cuộc đời của tôi tớ Chúa: Dominicô Nguyễn Phúc Thuần.

Những gương mẫu như thế, những đời sống như thế và của nhiều linh mục Việt Nam khác trên nước Mỹ này, đã và đang là những tấm gương hy sinh tuyệt vời, nhưng ít ai biết đến, ít ai ngờ đến. Những linh mục Việt Nam của chúng ta đang miệt mài trong đời sống phục vụ từng phút giây với biết bao gánh vác, trách nhiệm, khó khăn, cả trong nước mắt của nhọc nhằn hy sinh, cả trong vui sướng lẫn với thành quả gặt mùa. Thì đây, hành trình Emmaus là lúc họ chia sẻ, học hỏi lẫn nhau. Có những bậc linh mục lão thành, nhiều năm kinh nghiệm, vật lộn với ngôn ngữ, gian nan với những bước đầu của đời phục vụ trên đất khách quê người. Và đây, những linh mục còn trẻ người non dạ, đang chập chững từng bước khởi đầu của cuộc đời linh mục. Họ cần nhau, họ cần sự nâng đỡ của nhau, khích lệ lẫn nhau và cầu nguyện cho nhau. Đôi khi có số người trong họ cũng có những lầm lỡ, những sai lầm, nhưng rồi họ cũng sẽ tìm ra những giải pháp cho chính mình và đoàn chiên của mình qua ơn trợ giúp của Thánh Linh và ơn thiêng của Chúa Kitô Linh Mục. Họ đến với nhau để nhìn những tấm gương của những anh em khác mà tiến bước trong tình huynh đệ thiêng liêng cùng một tổ tiên bất khuất đã không vì thử thách đớn đau mà chùn bước trong cuộc hành trình đức tin và ơn gọi phục vụ Giáo Hội qua thánh chức đặc biệt của mình.

Trong khi chia sẻ những khó khăn của việc mục vụ, anh em được học những cái hay ngay trong những gian nan thử thách và những bước vượt qua được của nhau. Vì ai cũng có những khó khăn, không nhiều thì ít, với những giới hạn con người của chính mình.

Bởi vậy, những suy nghĩ của một số người cho rằng tổ chức Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ không cần phải có mặt, Cộng Đồng Linh Mục và Nam tu sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ không cần phải hiện diện, vì theo giáo luật, tổ chức này không có quyền hành gì đối với anh em linh mục, vì các linh mục đã phải thuộc vào một giáo phận hay một dòng tu nào rồi. Do đó, quyền hành, sự thuyên chuyển, mọi bổng lộc, liên hệ... đều tùy thuộc vào đấng bề trên bản quyền. Những người này cho rằng có thêm Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam là có thêm những tranh giành chức tước, họp hành tranh cãi mất thời giờ mà không đi đến đâu!

Có thể đứng ở một khía cạnh pháp lý nào đó thì lý luận này đúng. Nhưng nếu đứng ở một góc cạnh nào của con người, thì lý luận đó không hoàn toàn đúng. Vì là con người với những yếu đuối, và vì xã hội, truyền thống, cũng cần có những tổ chức để liên kết, nâng đỡ, khích lệ, chia sẻ với nhau, đòi hỏi phải có một hình thức nào đó cho anh em bám víu với nhau mà sống. Thật tuyệt vời, khi thấy những linh mục tiền bối với những năm tháng phục vụ và kinh nghiệm chiến trường truyền giáo, cùng sẻ chia một cách thân tình với những linh mục đàn em sau lưng, những lính mới đang cần hỗ trợ. Anh em linh mục với nhau, là những tông đồ của Chúa đã tuyển chọn trong một đoàn quân tinh nhuệ. Họ là dấu chỉ của yêu thương, dấu chỉ của sự hiệp nhất trong Chúa Kitô, là những người được sai đi trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Họ là những thủ lãnh của đoàn chiên Chúa. Họ phải được chúng ta nhiệt thành cổ võ, ủng hộ, và cầu nguyện cho một cách liên tục và quảng đại.

Xin cám ơn những vị tiền bối đã liên tục gánh vác và duy trì tình anh em linh mục Việt Nam với nhau qua tổ chức liên đoàn: Đức Cha Mai Thanh Lương, cha Lê Quang Hiền, cha Nguyễn An Ninh, cha Hoàng Xuân Nghiêm... Xin cám ơn cha Nguyễn Thanh Liêm trong 4 năm vừa qua đã làm được rất nhiều việc lợi ích cho liên đoàn, nhất là những việc âm thầm trợ giúp cho giáo hội Công Giáo Việt Nam bên quê nhà. Cám ơn đức ông Trịnh Minh Trí và ban điều hành mới đã nhận lãnh trách nhiệm trong 4 năm tới. Cám ơn Ban Tổ Chức Đại Hội Emmaus IV đã giúp anh em có cơ hội gặp nhau tại Houston, đặc biệt cha Nguyễn Ngọc Thụ và Vũ Thành.

Xin Mẹ Maria, Mẹ Chúa Kitô Linh Mục tiếp tục chúc lành cho tất cả anh em linh mục Việt Nam chúng ta. Xin Các Thánh Tử Đạo Việt Nam phù trợ các Linh Mục Việt Nam cũng như Giáo Hội Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Houston, ngày lễ Thánh Simon và Thánh Jude Tông Đồ 28 tháng 10, 2011
 
Linh mục là Cha?
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:10 29/10/2011
Suy niệm Chúa nhật 31 thường niên A

Chúa Giêsu khẳng định trong Tin Mừng hôm nay : “Đừng gọi ai dưới đất là Cha vì các ngươi chỉ có một Cha trên trời”. (Mt 23,11-12). Người ta thường dựa vào câu Thánh Kinh này để biện hộ cho quan điểm không gọi Linh mục là Cha.Vậy phải hiểu câu nói Chúa Giêsu như thế nào ?

1. Tại sao gọi Linh mục là Cha ? Thói quen ấy có từ lúc nào trong Giáo hội ? Đâu là nền tảng của cách gọi này ?

“Cha” theo định nghĩa là một người đàn ông có một hay nhiều con.Một cách nào đó,Cha là người mang lại sự sống cho con.Do đó,bất cứ ai mang lại sự sống cho người khác,bằng cách này hay cách khác cũng đều có thể được gọi là Cha.Người ta cũng gọi một ai đó là Cha Già Dân Tộc khi người này đã hy sinh đấu tranh mang lại độc lập cho tổ quốc. Danh từ Cha ở đây được hiểu theo nghĩa loại suy.Chúng ta gọi Cha những người đàn ông nào đó có đặc tính của người Cha.Cũng như khi chúng ta chào hỏi một người là ông bà,chú bác thì không nhất thiết người đó phải có một liên hệ họ hàng với chúng ta.Danh xưng Cha được gán cho Linh mục cũng được hiểu theo nghĩa ấy.

Cách gọi này không phải là điều mới mẻ, ngay từ đầu lịch sử Giáo hội, các Giám mục được gọi là Cha, rồi dần dà người ta áp dụng cách gọi ấy cho các Linh mục.

Lý do gọi Linh mục là Cha thật đơn sơ và tự nhiên: Linh mục là thừa tác viên các bí tích.Ngài nhân danh Chúa Kitô và Giáo hội để ban bí tích và sự sống ơn thánh.Qua lời dạy bảo,một cách nào đó Linh mục cũng nuôi dưỡng người Kitô hữu trong đời sống thiêng liêng. Do đó Linh mục đóng vai trò người Cha đối với các tín hữu.

Công đồng Vaticanô II trong sắc lệnh về sứ vụ và đời sống Linh mục đã nói về tương quan giữa Linh mục và giáo dân : Do bí tích thánh chức,các Linh mục Tân ước thi hành nhiệm vụ cao cả và cần thiết,đó là Cha và Thầy trong dân Chúa và cho dân Chúa.

2 . Gọi Linh mục là Cha phải chăng đi ngược lại Tin mừng vì Đức Giêsu đã nói: đừng gọi ai dưới đất là Cha vì các ngươi chỉ có một Cha,Đấng ngự trên trời. Phải hiểu câu nói này như thế nào?

Vào thời Cải cách,người Tin Lành đã dựa vào câu nói này để bãi bỏ cách gọi Linh mục là Cha.Chúng ta phải hiểu đúng nghĩa câu nói của Đức Giêsu.Đặt câu nói này trong văn mạch của đoạn Tin mừng. Đức Giêsu đang tranh luận với nhóm Pharisiêu,Luật sĩ. Ngài khiển trách họ giả hình nói mà không làm, họ thích thống trị, họ bó những gánh nặng chất lên vai người khác còn họ không nhúng tay vào, họ thích khoe khoang làm mọi việc cho người ta thấy, họ hám danh muốn ngồi chỗ nhất nơi công cộng và muốn người khác tỏ lòng kính trọng qua những danh xưng thầy ,cha,người chỉ đạo. Qua đó, Đức Giêsu đưa ra một quan điểm mới cho các môn đệ : trong anh em ,người làm lớn hơn cả phải làm người phục vụ anh em.

Đức Giêsu không cấm chúng ta gọi Cha đẻ của mình là Cha hoặc gọi bất cứ ai dạy dỗ chúng ta là Thầy. Hẳn Ngài đã từng gọi Thánh Giuse là Cha và những người dạy mình là Thầy. Do đó không nên hiểu câu nói ấy theo từng chữ. Người Do thái thường dùng kiểu nói phóng đại. Chúa Giêsu dùng kiểu nói này khi bảo rằng : Nếu tay con gây vấp ngã hãy chặt nó đi.Nếu mắt con làm cớ cho con vấp phạm hãy móc mắt đi để được vào Nước trời. Chính Thánh Phaolô,người hiểu sâu xa Lời Chúa, thế mà ngài tự xưng mình là Cha các tín hữu, ngài cũng gọi Timôthêô là con yêu dấu.

Khi Đức Giêsu nói: “Đừng gọi ai trên mặt đất này là cha, vì ngươi chỉ có một Cha trên trời”, Ngài không phủ nhận chúng ta có những người cha người mẹ mà Thiên Chúa đòi buộc chúng ta phải kính trọng (Mt 15,4). Ngài muốn dạy rằng tình phụ tử nhân loại chỉ là một sự chia sẻ tư cách cha của Chúa Cha Tối Cao là Đấng Tạo Thành, một Người Cha hoàn hảo. Đức Giêsu vừa đề cao tính cách là Cha của Thiên Chúa,vừa xác định tính cách chỉ đạo của Ngài,đồng thời Ngài cũng đả phá sự kiêu hãnh của một số nhà lãnh đạo Do thái giáo thời đó,họ ưa thích được người ta gọi là Cha,là Thầy.

3. Có buộc phải gọi Linh mục là Cha không ?

Về cách xưng hô,dường như không có một luật nào buộc. Gọi Linh mục là Cha hay không đó là vấn đề của tình cảm và niềm tin.Gọi Linh mục là Cha hay không điều đó không quan trọng cho bằng có ác ý trong cách cư xử với Linh mục hay không.Sự thiếu lễ độ, lịch sự tối thiểu đối với một người lãnh đạo, dù chỉ là lãnh đạo một cộng đoàn nhỏ,không chỉ là một xúc phạm đến Linh mục, mà còn có thể xúc phạm đến chính tình cảm tôn giáo của người tín hưũ nữa.

Chúng ta quen gọi các linh mục là cha. Tuy nhiên đó không phải là danh xưng mang tính ẩn dụ hay màu sắc thi ca. Tư cách cha của linh mục là thật vì là sự tham dự vào tư cách Cha thần linh (1 Cr 4,15; Ep 3,15). Vì thế, tư cách cha của linh mục được thiết lập bởi tư cách làm Cha của Chúa Cha trên trời mang tính tổng thể, hoàn tất việc tự hiến.

Với tư cách là cha, linh mục thực hành như lời thánh Phaolô đã dạy Titô: "Phần anh, hãy dạy những gì phù hợp với giáo lý lành mạnh. Hãy khuyên các cụ ông phải tiết độ, đàng hoàng, chừng mực, vững mạnh trong đức tin, đức mến và đức nhẫn nại. Các cụ bà cũng vậy, phải ăn ở sao cho xứng là người thánh, không nói xấu, không rượu chè say sưa, nhưng biết dạy bảo điều lành. Đó là những điều anh phải nói, phải khuyên, phải sửa dạy với tất cả uy quyền. Chớ gì đừng có ai coi thường anh" (Ti 2,1-3.15).

Đức Giêsu đã dạy bài học quan trọng nhất cho các linh mục, lãnh đạo là để phục vụ. Vào Bữa Ăn Tối, sau khi rửa chân cho Nhóm Mười Hai, Ngài nói : “Anh em gọi Thầy là “Thầy” và là “Chúa”, điều đó phải lắm. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em”. (Ga 13,13-15).

(viết theo “Bạn muốn biết”, R. Veritas)
 
Lễ Truyền Chức Linh Mục cho hai Đan Sĩ Việt Nam tại Chủng Viện Holy Apostles
Lê Hạnh
07:18 29/10/2011
Connecticut– Vào lúc 19 giờ, ngày 28/10/2011, tại nhà nguyện chủng viện Holy Apostles, Đức cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Toronto, đã chủ sự thánh lễ truyền chức linh mục cho hai đan sĩ: Maurô Nguyễn Văn Biết và Giuse Đinh Văn Ba. Cùng đồng tế với Đức cha Vincent, có cha Douglas L. Mosey, Giám đốc chủng viện; cha Vianney Nguyễn Văn Ngọc, Bề trên đan viện Phước Vĩnh, và 25 linh mục. Có đông đảo tu sĩ nam nữ, chủng sinh và những người thân quen của hai Tân Chức cùng tham dự.

Xem hình ảnh
Hai Tân Linh Mục là những đan sĩ thuộc đan viện Xitô Phước Vĩnh - Trà Vinh đã hoàn tất chương trình thần học ở Việt Nam, hiện nay đang tiếp tục theo học nâng cao ở chủng viện Holy Apostles.

Chủng viện là nơi đào tạo ứng viên linh mục. Thánh lễ truyền chức linh mục thường diễn ra ở nhà thờ chính tòa. Nhưng rất đặc biệt, kể từ khi được thành lập năm 1957, đây là lần đầu tiên thánh lễ truyền chức linh mục được tổ chức ngay tại chủng viện Holy Apostles. Vì thế, cha giám đốc, các cha và nhân viên ở chủng viện đều vui mừng coi đây là sự kiện đáng ghi nhớ.

Trong bài giảng lễ, Đức Cha Vincent nói lên hình ảnh của người linh mục trước và sau Công Đồng Vaticano II. Trước Công Đồng Vaticano II, hình ảnh người linh mục rất có uy quyền và được kính trọng. Nhưng từ sau Công Đồng Vaticano II, hình ảnh người linh mục là hình ảnh của người tôi tớ. Đó là hình ảnh nguyên thủy được Isaiah loan báo trong Cựu Ước và được tỏ lộ nơi Chúa Giêsu Kitô. Trong phần nhắn nhủ các linh mục, Đức Cha nói:“Như Thầy Chí Thánh, các môn đệ của Đức Kitô được mời gọi bởi Thiên Chúa để chia sẻ vào chức vụ tư tế của Người, và được sai đi làm tôi tớ phục vụ mọi người. Trong hành vi vâng lời từ bỏ, trong quyết định hiến mình làm của lễ, trong cái chết với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô mà mỗi linh mục chúng ta tìm được hình ảnh linh mục đích thực.” Trong phần nhắn nhủ hai vị tiến chức, Đức Cha nói: “… quí cha được sai đi tiếp tục sứ mạng của Chúa Kitô, giao hòa con người với Thiên Chúa. Hãy mang lấy Chúa Kitô trong tâm hồn khi thi hành sứ mạng ấy giữa đoàn Dân Chúa. Hãy nhớ gương mẫu của Người là Đấng đã đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Hãy dâng phó mình cho Mẹ Maria, người đã dạy các gia nhân: ‘Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.’ Hãy làm theo những gì Chúa Kitô dạy, những gì Chúa Kitô bảo chúng ta, để rồi sứ vụ của quí cha giữa dòng đời hôm nay sẽ sinh nhiều kết quả, đem vui mừng, đem hy vọng, đem sự sống cho thế giới này…”

Thánh lễ được cử hành trang nghiêm, sốt sắng. Phần nghi thức do các chủng sinh Mỹ phụ trách. Phần hát do nam nữ tu sĩ và chủng sinh Việt Nam đảm nhiệm. Những bài hát bằng Tiếng Việt vang lên đan xen giữa các phần của nghi lễ bằng Tiếng Anh thể hiện tinh thần hiệp nhất, tinh thần bao dung hòa hợp văn hóa Việt – Mỹ.

Sau thánh lễ có tiệc mừng hai Tân Linh Mục do giáo dân Việt Nam ở các cộng đoàn lân cận đóng góp bằng các món ăn truyền thống quê hương. Trong lúc xa đan viện và người thân, sự hiện diện và quảng đại đài thọ tiệc mừng của quí cộng đoàn hải ngoại đã khích lệ cuộc đời dâng hiến và làm tăng thêm niềm vui cho hai đan sĩ trong ngày lãnh nhận hồng ân thiên chức linh mục.

Cũng trong tinh thần ưu ái khích lệ những người con trong lúc xa quê hương, sau khi chủ sự lễ phong chức, Đức cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu tiếp tục đồng hành với hai Tân Linh Mục trong lễ Tạ Ơn tại các cộng đoàn Việt Nam ở bang Massachusetts vào ngày 29 và 30/10/2011.
 
Lời chủ chăn: Đạo làm người Công giáo
+ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
15:09 29/10/2011
Lời Chủ Chăn: Tháng 11.2011:

Đạo làm người Công giáo

1. Người công giáo là ai ?

Người công giáo là người theo đạo yêu thương nhau, là người đi nhà thờ, là người của Thiên Chúa giáo...Đó là những định nghĩa từ ngoài về người công giáo. Những định nghĩa theo chiều dài lịch sử được hình thành từ việc đồng bào Việt Nam quan sát lối sống cùng những sinh hoạt đặc thù của người công giáo Việt Nam. Dầu vậy, liên kết ba định nghĩa đó cũng có thể cho thấy ba nhân tố chính yếu - Thiên Chúa, tình thương và Giáo Hội công giáo -, làm nên nền tảng cho đời sống của người công giáo.

2. Định nghĩa mới.

Căn cứ vào những trải nghiệm ở chiều sâu đời sống đạo, người công giáo còn được định nghĩa là người cảm nhận mình được Chúa thương, đồng thời ý thức ân huệ đó đã trở thành luật căn bản cho cuộc sống làm người. Nói cách khác trọng tâm của đạo làm người là yêu thương người khác như Thiên Chúa yêu thương. Vì thế, trong quan hệ với Thiên Chúa, cũng như trong quan hệ với đồng đạo, đồng bào, đồng loại, người công giáo chân chính là người chu toàn bổn phận hàng đầu là lấy tình thương đáp trả tình thương.

3. Niềm tin của người công giáo.

Người công giáo là người ý thức tình thương của Thiên Chúa đã trở thành định luật cho cuộc sống làm người. Ý thức đó phát xuất từ niềm tin vào những gì Ba Ngôi Thiên Chúa đã và đang làm cho gia đình nhân loại. Người công giáo là người tin vững vàng rằng :

- Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá đã dựng nên con người theo hình ảnh của Ngài là Tình Yêu. Nói cách khác, người công giáo tin rằng Thiên Chúa là Cha yêu thương, là gốc rễ sự sống, là cội nguồn tình yêu. Lịch sử xác minh con người đã nhiều lần xa rời nguồn gốc của mình, đã đi lạc đường, do đó đã phạm nhiều sai lầm, đã tạo ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cuộc sống nhân loại. Vì thế Thiên Chúa đã có ý định đưa gia đình nhân loại trở về đường ngay nẻo chính, để đi đến sự sống mới, sự sống dồi dào trong ánh sáng chân lý và tình yêu, trong sự hợp nhất và an bình.

- Là Người Cha giàu lòng từ bi nhân hậu, khoan dung, Thiên Chúa Cha đã sai Người Con Một, là Đức Giêsu, đến trong thế giới loài người, hoà nhập vào đời sống gia đình nhân loại, chia sẻ phận người trong thiên hạ, không phải để kết án hay trừng phạt, song để thể hiện Tình Thương vô biên đối với loài người. Theo ý định của Chúa Cha, Đức Giêsu đã mở ra con đường cứu độ, đưa các dân tộc thuộc mọi chế độ xã hội thoát ra khỏi mọi sự dữ cùng những sai lầm và thiếu sót. Và cho đến tận cùng thời gian, Đức Giêsu cùng Hội Thánh của Ngài vẫn đồng hành với gia đình nhân loại, trên đường yêu thương cứu độ, hướng đến nguồn sống mới.

- Qua lời cầu khẩn của Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh, Chúa Cha đã sai Thánh Thần là Ngôi ba Thiên Chúa đến với gia đình nhân loại, hiện diện trong cuộc đời của mọi người thành tâm thiện chí, soi dẫn cho họ ý thức và quyết tâm đổi mới con tim và canh tân đời sống. Nhờ đó con người có điều kiện thuận lợi đón nhận quà tặng "sự sống mới", sự sống dồi dào, từ Chúa Giêsu Phục Sinh.

4. Sống luật yêu thương là lấy tình thương đáp trả tình thương.

Trong mối quan hệ với Ba Ngôi Thiên Chúa, bổn phận lấy tình thương đáp trả tình thương đề ra cho người công giáo việc cần làm hàng đầu, là năng gặp gỡ Chúa, lắng nghe Lời Ngài và mang ra thi hành trong cuộc sống làm người.

Điều cần lưu ý là Lời Chúa không những được ghi lại trong Sách Thánh, song còn là Lời nhập thể làm người ở giữa chúng ta, ở trong bí tích Thánh Thể, Lời được triển khai trong đời sống và giáo huấn của Giáo Hội, Lời như hạt giống đã được gieo trên thửa đất nền văn hoá các dân tộc. Và Lời Chúa là Lời ban ánh sáng chân lý và bình an, Lời ban sức sống mới, Lời yêu thương, soi dẫn cho con người đi đến sự sống dồi dào.

Vì thế, người công giáo chính thực còn là người chuyên cần cầu nguyện, cầu nguyện trong gia đình, trong cộng đoàn, trong mọi hoàn cảnh vui buồn của cuộc đời. Đồng thời là người chú tâm tìm hiểu, học hỏi, suy gẫm Lời Chúa hiện diện trong cuộc sống nhân loại, và mang ra thực hành trong đời sống gia đình và xã hội.

5. Đáp trả tình thương của Thiên Chúa còn có nghĩa là đồng hành với Chúa Giêsu.

Đồng hành với Chúa Giêsu trên con đường yêu thương phục vụ mà Ngài đã mở ra cho mọi người đi đến nguồn sống dồi dào. Lộ trình yêu thương và phục vụ đề ra cho người công giáo hai việc cần làm như sau: - một là hoà nhập vào đời sống văn hoá xã hội của gia đình nhân loại, nhưng không để bị nhiễm thói hư tật xấu và những tệ nạn xã hội, biết đồng cảm với phận người trong nhân loại, nhưng không gây phân hoá chia rẽ cho đời sống cộng đồng; - hai là dấn thân phục vụ cho Tin Mừng Đức Giêsu Kitô và cho sự sống cùng sự phát triển của mọi người.

Công việc phục vụ cho Tin Mừng trong bối cảnh văn hoá xã hội hôm nay đề ra cho người công giáo hai việc cần làm như sau : - một là cùng nhau vun tưới cho những hạt giống Lời Chúa đã được gieo vào lòng đất văn hoá của các dân tộc, được phát triển và đơm bông kết trái thơm lành cho mọi người; - hai là chung sức với mọi người thiện tâm xây đắp nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho gia đình nhân loại trong thế giới hôm nay.

Trong công việc phục vụ cho sự sống cùng sự phát triển của gia đình nhân loại, người công giáo cần lưu ý hai điều này : - bước theo Chúa không phải là đứng về cánh hữu hay phe tả, hay chạy theo một thế lực trần thế, - theo Chúa để yêu thương và phục vụ, chớ không phải để chống đối, kết án và loại trừ nhau.

6. Đáp trả tình thương của Thiên Chúa còn có nghĩa là cộng tác với Chúa Thánh Thần.

Cộng tác với Chúa Thánh Thần đổi mới lòng trí con người, soi dẫn người người tiến bước trong ánh sáng Chân Lý và Tình Yêu của Chúa cứu độ, để đi đến nguốn sống mới của Chúa Phục Sinh, là sự sống dồi dào trong sự hợp nhất và an bình.

Sự cộng tác này đòi hỏi mỗi người công giáo quan tâm làm mới cách nghĩ, cách nói. cách hành động, cách ứng xử, cách tu thân, cách tề gia, cách trị quốc của mình, sao cho thuận ý trời, hợp với bối cảnh văn hoá xã hội, và hoà với lòng dân. Nhằm làm cho cách tu thân, cách tề gia, trị quốc, mang lại bình an và niềm vui, yêu thương và hợp nhất cho gia đình nhân loại.

7. Chỗ đứng và vai trò người công giáo trong cộng đồng chính trị.

Sứ mạng đồng hành với Chúa Giêsu yêu thương và phục vụ, đòi hỏi mỗi người công giáo ý thức chỗ đứng và vai trò của mình trong cộng đồng chính trị. Theo giáo huấn của Giáo Hội, vai trò đó đề ra cho người công giáo những nghĩa vụ công dân như sau :

(1) trước hết là đối thoại trong ánh sáng chân lý và tình yêu, và chung sức với mọi người thành tâm phục vụ cho công ích, cho sự sống cùng sự phát triển của mọi người ;
(2) chung sức với mọi người xây mới trật tự xã hội, một trật tự xã hội không phải chỉ có luật và lệnh, song ngày càng mang tính nhân văn, làm nền tảng cho sự phát triển vững bền của con người cùng đất nước;
(3) góp công xây mới nền giáo dục, một nền giáo dục không phải chỉ mang tính thực dụng, song ngày càng mang tính nhân bản và toàn diện, khai mở cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau lộ trình sống đạo làm người trong thiên hạ, và trở nên người tốt và hữu ích cho gia đình nhân loại;
(4) nói chung là cùng với mọi người thiện chí trong gia đình nhân loại xây mới ngôi nhà chung trên nền đá vững chắc là Lời Chúa, với bốn trụ cột vững bền là chân lý và tình yêu, công lý và hoà bình.

8. Xây mới sự hiệp thông.

Nhiệm vụ lấy tình thương đáp trả tình thương đòi hỏi người công giáo tiến bước trên con đường xây đắp tình hiếu thảo trung thành với Ba Ngôi Thiên Chúa, củng cố tình huynh đệ tương thân tương trợ trong Giáo Hội, mở rộng tình huynh đệ đồng cảm và bao dung đối với đồng bào và đồng loại.

Trên con đường xây mới mối hiệp thông ba chiều đó, người công giáo cần biết vận dụng những dị biệt trong cuộc sống nhân loại như cơ sở bổ túc và phong phú hoá lẫn nhau, đồng thời biết tránh biến những khác biệt thành cơ sở kết án và loại trừ nhau. Điều này đòi hỏi người công giáo, trong đối xử với mọi người cũng như trong cách giải quyết mọi vấn đề, biết vượt qua sức ép của lòng tham sân si cùng tính đối kháng cố hữu, để cho ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa Giêsu soi dẫn suy nghĩ, lời nói, hành vi, phong cách ứng xử, trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

9. Vượt khó.

Kinh nghiệm từ thực tế cuộc sống cho thấy cái khó nhất trong các việc cần làm nêu trên là tu thân. Nói cách khác, việc mỗi người phải thoát ra khỏi sự khống chế của lòng tham sân si và tính đối kháng cố hữu nơi bản thân, việc làm mới quan điểm và phong cách của mình sao cho phù hợp với thiên thời, địa lợi, nhân hoà, đó là điều khó nhất trong cuộc sống làm người.

Vì thế, để có thể vượt khó, người công giáo cần chú tâm kiên trì phát huy và liên kết ba lực chính sẵn có như tiềm năng trong cuộc sống nhân loại: - một là nội lực từ ý thức và ý chí nơi bản thân; - hai là trợ lực từ nghĩa gia đình, từ tình bằng hữu, tình đồng đội, đồng đạo, đồng bào; - ba là chủ lực từ các ân ban của Thiên Chúa là cội nguồn mọi điều thiện hảo.

Phát huy và liên kết ba tiềm năng đó làm thành động lực cho công việc tu thân, tề gia, trị quốc, con người mới có thể bình thiên hạ. Bình thiên hạ trong gia đình cũng như ngoài xã hội, trong bối cảnh một thế giới vừa đang trong tiến trình toàn cầu hoá, vừa chứa chất nhiều dị biệt và xáo trộn, nhiều mâu thuẫn và tranh chấp.

Phát huy và liên kết ba lực đó qua con đường chuyên cần cầu nguyện, kiên trì củng cố tình hiệp thông huynh đệ, và nhẫn nại thực hành việc đối thoại cùng hợp tác phục vụ cho sự sống và sự phát triển gia đình nhân loại.

+ Gioan B. Phạm Minh Mẫn, Hồng Y Tổng Giám mục
+ Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Phụ tá
 
Giáo khu Martino thuộc CĐ Thánh Vinh Sơn Liêm mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
18:03 29/10/2011
Melbourne - Vào lúc 3 giờ 30 Ngày 29 tháng 10 năm 2011, tại Nhà thờ Saint Paul, vùng West Sunshine, Thánh lễ mừng kính bổn mạng Giáo khu Martino thuộc Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, Tổng giáo phận Melbourne được cử hành trọng thể.

Xem hình ảnh

Từ rất sớm, mọi người trong giáo khu đã tề tựu về khu vực nhà thờ để chung tay lo tổ chức cho buổi lễ mừng kính Thánh Martino là bổn mạng cuả giáo khu cho thật tốt đẹp, ai có việc nấy và mọi người vui vẻ làm việc.

Trước giờ lễ 15 phút, kiệu Đức Mẹ và kiệu thánh nhân sơn son, thếp vàng, theo như những cỗ kiệu truyền thống mà chúng ta hay thấy ở các xứ đạo bên quê nhà, đã được trang hoàng và đặt trên giá. Đoàn trống, trắc và cờ đông đảo với đồng phục đã xếp thành hai hàng dài trước kiệu. Tiếng trống, trắc rộn ràng theo nhịp, chờ cha chủ nhiệm Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm Raphael Võ Đức Thiện xông hương kiệu, để cùng giáo dân trong giáo khu kính rước tượng Đức Mẹ và Thánh Martino vào trong Thánh đường Saint Paul dâng lễ.

Mọi người nghiêm trang bước theo kiệu Mẹ Maria và Thánh Martino trong lời kinh sốt sắng theo sự hướng dẫn cuả ban tổ chức tiến vào trong Thánh đường Saint Paul. Kiệu Đức Mẹ Maria và Thánh Martino được đặt hai bên bàn thánh.

Trước khi Thánh lễ cử hành. Ban đại diện đã chào mừng quý cha và mọi người cùng giới thiệu sơ lược tiểu sử Thánh Martino bổn mạng với lòng khiêm nhường, khó nghèo và thương người cuả ngài, làm gương mẫu đời sống cho mọi người noi theo.

Ca đoàn Belem thuộc Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm phụ trách phần thánh ca phụng vụ thánh lễ đã đem lời ca, tiếng hát để thay mọi người trong giáo khu dâng lên Thiên Chuá qua lời cầu thay, nguyện giúp cuả thánh nhân và Đức Trinh nữ Maria Mẹ rất thánh để cảm tạ Thiên Chuá đã ban cho Giáo khu sự an bình trong năm qua.

Trong phần chia sẻ lời Chuá, cha quản nhiệm cũng nhắc lại những việc mà thánh nhân đã làm và để lại cho đời, những gương tốt, việc làm tốt trong một con người hèn mọn, Ngài là một vị thánh cuả Giáo hội được dân nghèo tin yêu, phó thác cậy trông để xin Ngài cầu thay nguyện giúp xin Chuá ban cho nhiều ân lành.

Trước khi kết thúc thánh lễ. Đại diện giáo khu đã cám ơn cha quản nhiệm và cha chánh xứ Saint Paul, các đoàn thể trong cộng đoàn, cùng cộng đoàn Dân Chuá trong giáo khu đã cùng đến tham dự thánh lễ mừng bổn mạng.

Sau lễ, kiệu Mẹ và kiệu thánh được rước sang bên hội trường.

Cuối cùng, trong niềm vui chung cuả toàn giáo khu, một bưã tiệc mừng được tổ chức trong hội trường giáo xứ, với phần văn nghệ thật đặc sắc cuả nhóm “Không tên” do nhạc sĩ Ngô Hữu phụ trách. Đặc biệt có phần biểu diễn cuả các em thiếu nhi Chrit The king do các nữ tu Dòng Trinh Vương hướng dẫn. Mọi người vưà chia sẽ thức ăn vưà vui vẻ thưởng thức văn nghệ trong niềm vui mừng kính bổn mạng giáo khu.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
TT. Ngô Đình Diệm: Thời gian trước khi chấp chánh năm 1954 (1)
Hà Minh Thảo
15:01 29/10/2011
TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM 1
BÀI 1. THỜI GIAN TRƯỚC KHI CHẤP CHÁNH NĂM 1954.


« Điều mà tôi cảm thấy hãnh diện nhất là được phục vụ bên cạnh Tổng thống Ngô Đình Diệm, được ông thương mến và tin cậy. Lúc đó, tôi chỉ là một sĩ quan mang cấp bực Thiếu tá, đảm nhận một vai trò nhỏ bé trong Lữ đoàn Liên minh Phòng vệ Phủ Tổng thống. Nhờ cơ duyên này, tôi được biết rõ Tổng thống là một người rất đạo đức và liêm chính, lại kèm theo một nếp sống thật giản dị, khiêm nhường. Trong những năm tháng được gần ông, tôi chưa từng thấy ông đòi hỏi riêng gì cho cá nhân mình, mà chỉ thấy lúc nào ông cũng ưu tư lo cho dân, cho nước. Đối với tôi, Tổng thống Ngô Đình Diệm, người khai sáng ra nền Đệ nhất Cộng hòa, xứng đáng là một vị lãnh đạo chân chính, đã có công bảo vệ và đem lại nền độc lập và tự do thực sự cho Miền Nam Việt Nam. Tiếc thay, trước những biến đổi của tình hình chính trị, qua tham vọng của một số tướng lãnh, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã bị thảm sát trong cuộc đảo chính ngày 01.11.1963 Ừ. Đó là những dòng chữ mà Đại tá Nguyễn Hữu Duệ đã viết trong sách ‘Nhớ lại những ngày ở cạnh Tổng thống Ngô Đình Diệm’.

Thật là điều hạnh phúc cho chúng ta, những đồng bào của Tổng thống, được sống trên Quê hương, dưới sự lãnh đạo của Người trong hơn 9 năm từ ngày 07.07.1954 đến 01.11.1963.

Nhân ngày Lễ Giỗ lần thứ 48 của vị Sáng lập Nền Cộng hòa Việt Nam, chúng ta tưởng nhớ Tổng thống đã vị quốc vong thân.

Khi Tổng thống và bào đệ Ngô đình Nhu còn yên nghỉ tại nghĩa trang Mạc đỉnh Chi, sáng ngày 01 tháng 11 hàng năm, đông đảo chúng ta đã cùng dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn những vị đã qua đời trong biến cố ngày 01.11.1963 tại Vương cung Thánh đường Sài gòn và, sau đó, tuần hành đến viếng mộ Nhị Vị và đọc kinh.

Chí sĩ Ngô Đình Diệm (1901–1963) là một chính trị gia lãnh đạo quốc dân Việt. Người là Thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam và là Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa.

A. GIÁO DỤC BẢN THÂN.

Ngô Đình Diệm chào đời ngày 03.01.1901 tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình quan lại theo đạo Công giáo, được chầu tên thánh là Gioan Baotixita.

Lúc còn nhỏ, cậu đuợc theo học dưới sự dạy dỗ của Quận Công đức độ và yêu nước Nguyễn Hữu Bài, đang là Thượng Thư dưới triều vua Duy Tân. Quan là đại thần duy nhất chống lại việc người Pháp tham lam muốn đào ngôi mộ vua Tự Đức để lấy vàng bạc. Sở dĩ có sự liên hệ gần gũi như vậy là vì ông Ngô Đình Khôi, anh ông Diệm, cưới con gái ông Nguyễn Hữu Bài.

Ông Diệm theo học tại trường Pellerin Huế. Năm 1913, lúc 12 tuổi, ông thi vào trường Quốc Học Huế, dạy theo chương trình tổng hợp bằng Việt Ngữ và Pháp Ngữ. Đến năm 1917, lúc 16 tuổi, ông đỗ hạng thứ nhì trong kỳ thi tốt nghiệp Trung Học. Vì tuổi trẻ mà đạt thành tích cao, nên chính quyền thực dân Pháp đề nghị cấp học bổng cho sang Pháp du học, nhưng ông đã từ chối. Do đó, bà mẹ ông Diệm đã có nhận xét: « Trong số các con tôi, anh nào đi du học ngọai quốc về đều có pha lẫn nhiều điều và mang nhiều mâu thuẫn trong người. Nhưng Diệm thì thuần túy Việt Nam. »

Năm 1918, ông được mời làm giáo sư Trường Quốc Tử Giám, một trường dành riêng cho con cháu các quan trong triều đình. Năm sau, ông đủ tuổi để vào học trường Hậu Bổ, tương tự như Học viện Quốc gia Hành chánh. Trong ba năm học, ông luôn là một sinh viên xuất sắc trong các ngành hành chánh, chính trị, luật pháp và đã tốt nghiệp thủ khoa.

Ông Ngô Đình Diệm chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho giáo và Thiên Chúa giáo. Thực vậy, chính Nho giáo đã hun đúc ông thành một con người thanh liêm, tiết tháo và cương trực và giáo dục Thiên Chúa Giáo đã đào tạo ông Diệm thành một con người đầy lòng bác ái, vị tha và công chính.

B. ẢNH HƯỞNG GIA ĐÌNH.

Một đêm mùa thu năm 1885, tại làng Đại Phong, một nhóm người bắt đạo đã phóng hỏa, bằng những ngọn đuốc, nhà nguyện có nóc và tường bằng tre. Gia đình thân phụ ông Ngô Đình Diệm, trong số những người đang kinh nguyện, đã bị chết, trừ bà nội đã thoát khỏi nhờ bóng tối đêm để chạy đi. Điều may khác là khi đó, thân phụ ông Diệm là ông Ngô đình Khả đang học ở Chủng viện Penang (Mã-lai).

Thời đó, phải đợi vài tháng sau, hung tin gần cả gia đình bị tàn sát mới tới Chủng viện Penang, các Cha giáo của ông Khả mới đề nghị ông nên trở về nước và cưới vợ để nối dõi tông đường. Chấp nhận đề nghị trên, ông đã trở lại Việt Nam để phụng dưỡng mẹ đang không phương tiện để sinh sống.

Vào làm việc tại Triều đình, ông được vua Thành Thái ban cử làm Phụ đạo Đại thần và cố vấn cho Vua các vấn đề về Pháp văn và Triết Tây phương… ông được giao việc tổ chức Trường Quốc học với chức Trưởng giáo. Năm 1905, ông được thăng chức Tổng quản Cấm thành, bảo vệ Vua. Năm 1907, khi chính quyền Bảo hộ dưới sự vận động của khâm sứ Ferdinand Lévecque đòi truất vua Thành Thái, ông nhất quyết không chịu ký tên vào tờ biểu nên ông bị cất chức. Vì vậy dân gian có câu truyền: « Đày vua không Khả, Đào mả không Bài ». Ngày nay, chúng ta có thể thêm vào câu truyền này ý tưởng « Hại dân không Diệm » cũng không phải là điều quá đáng.

Cuối cùng, ông từ quan và đã về làm ruộng với các con trai. Bà Khả cùng Cô Hiệp (mẹ tương lai của Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận) đã vất vả đem cơm nước cho những người thân. Trong hoàn cảnh cơ cực đó, không ai trong gia đình buông lời than trách trước một quyết định ái quốc. Họ vẫn nuôi ý chí ‘làm quan’, sau những kinh nghiệm lao động tay chân và sống cảnh nghèo nàn.

Ông Khả được vua Khải Định phục hàm khi lên ngôi Vua.

Trong thời gian này, ông Khả cưới cô Phạm Thị Thân và có 6 con trai (Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và Ngô Đình Luyện) và 3 gái (Ngô Đình Thị Giao, Ngô Đình Thị Hiệp và Ngô Đình Thị Hoàng).

- Ông Ngô Đình Khôi, Tổng đốc Quảng Nam từ năm 1930, bị ép về hưu năm 1943 vì có ý thân Nhật. Con trai duy nhất của ông là Ngô Đình Huân, thư ký và thông ngôn cho viện trưởng Viện văn hóa Nhật tại Sài gòn. Tháng 03.1945, ông khuyên hoàng đế Bảo Đại đừng thoái vị, trao quyền cho Cộng sản. Ngày 31.08.1945, hai cha con bị Việt Minh bắt và bị hành quyết vài tuần sau đó cùng với ông Phạm Quỳnh, Thượng thư Bộ Lại ở rừng Hắc Thú.

C. PHỤC VỤ ĐẤT NƯỚC THỜI NGUYỄN TRIỀU.

Sau khi tốt nghiệp trường Hậu Bổ, năm 1921, ông nhậm chức tri huyện Hương Trà, Hương Thủy và Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, rồi Tri phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 1926, ông được bổ vào chức tri phủ Hải Lăng và thăng lên quản đạo Ninh Thuận. Năm 1930, vừa tròn 29 tuổi, với thành tích tận tụy phục vụ đồng bào, ông được đề cử làm Tuần Vũ tỉnh Bình Thuận, Phan Thiết.

Tháng 09.1932, sau thời gian du học tại Pháp trở về nước, Hoàng Đế Bảo Đại quyết định tự mình chấp chính và ban sắc phong 5 Thượng thư mới, trong đó có ông Diệm, trẻ nhất 32 tuổi, được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Lại, đứng đầu Nội các, tương đương Thủ tướng ngày nay, và kiêm nhiệm chức Tổng Thư Ký Hội đồng Cải cách Hỗn hợp Pháp-Việt ngày 02.05.1933. Ông đề nghị hai điều với chính quyền bảo bộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884 và hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề. Việc thống nhất nhằm buộc chính quyền Bảo hộ Pháp bãi bỏ Khâm sứ Trung kỳ và Thống sứ Bắc kỳ cùng chỉ còn một Tổng trú sứ (résident général) ở Huế mà thôi. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ. Vì Toàn Quyền Pasquier không chấp nhận, ông Diệm đệ đơn lên Hoàng Đế Bảo Đại ngày 12.07.1933. Sau đó, ông đi dạy tại trường Thiên Hựu (Providence).

[Nội các, lúc đó, có 6 bộ là: 1. đứng đầu và có quyền trên hết là bộ Lại bộ, tức Nội vụ, ngang quyền Thủ tướng ; 2. bộ Hộ tức Tài chính. 3. Bộ Lễ tức Giáo dục ; 4. Bộ Hình tức Tư Pháp ; 5. Bộ Binh tức Quốc Phòng và 6. Bộ Công tức Công chánh. Như vậy, ông Diệm ở tuổi 32 đã đứng đầu nội các gồm các vị thượng thư hầu hết đều hơn ông cả mươi tuổi, như ông Bùi Bằng Đoàn, cha đại tá Việt cộng Bùi Tín, thượng thư bộ Hình, hơn ông Diệm đúng 20 tuổi.]

D. HOẠT ĐỘNG VÌ NƯỚC CHỐNG PHÁP.

Trong thời gian dạy học, ông Diệm nghiên cứu các sách vở và thường xuyên liên lạc với các vị ái quốc như Cụ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, Cụ Phan Bội Châu và những nhà cách mạng chống Pháp, hiện đang hoạt động tại Nhật Bản và trong nước, để mưu cầu dành Độc Lập và Tự Do cho đất nước.

Năm 1933, ông Diệm vào Sài Gòn tổ chức phong trào của trí thức Nam và Trung kỳ vận động chính giới Pháp tại Paris để yêu cầu truất phế Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier. Việc không thành, ông bị Pasquier trục xuất khỏi Huế và chỉ định cư trú tại Quảng Bình. Sau khi Pasquier chết năm 1934, Toàn quyền mới Eugene René Robin đã phục hồi hàm vị cho ông và để ông về dạy tại trường Thiên Hựu (Providence).

Thời kỳ 1934-1944, ông Diệm thành lập và lãnh đạo đảng Đại Việt Phục Hưng chống Pháp với thành phần đảng viên nòng cốt là quan lại, linh mục, cảnh sát và lính khố xanh bản xứ tại Trung kỳ. Tháng 07.1944, mật thám Pháp phá vỡ tổ chức này và tổ chức vây bắt ông ở Phủ Cam. Nhờ sự giúp đỡ của hiến binh Nhật, ông thoát nạn về trú tại lãnh sự quán Nhật ở Huế. Vài ngày sau, người Nhật đưa ông vào Đà Nẵng rồi dùng phi cơ quân sự chở thẳng vào Sài Gòn trú tại trụ sở hiến binh Nhật. Ông cũng được Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội do hoàng thân Cường Để ủy nhiệm công việc vận động nhân sự ở Trung kỳ để chống Pháp. Khi Vua Bảo Đại lập chính quyền thân Nhật và mời ông làm thủ tướng trong chính quyền mới nhưng ông từ chối nên ông Trần Trọng Kim được mời thay để lập chính phủ.

Lánh nạn ở Sài gòn một thời gian, khi Bảo Đại thoái vị và Việt Minh cướp chính quyền, ông Diệm trở lại Huế để thăm mẹ và đã bị Việt Minh bắt tại Tuy Hòa (Phú Yên). Chúng giải ông ra Hà Nội và bị giam giữ tại tỉnh miền núi Tuyên Quang. Sau đó, ông được trả tự do theo lệnh ân xá của Hồ Chí Minh vào năm 1946 và ông Hồ mời ông giữ chức Bộ trưởng Nội vụ. Nhưng ông Diệm cương quyết khước từ. Ông đã khẳng khái hỏi ông Hồ : « Tại sao ông giết anh tôi? ». Đây là câu hỏi của một người thật can đảm khi trong tay không một tấc sắt, vì Hồ đang đầy uy quyền và dưới tay hắn có cả một băng nhóm du côn tàn bạo giết người.

Tháng 8 năm 1950, ông Diệm cùng người anh là Đức cha Ngô Đình Thục rời Saigon đi hành hương Rôma và dự Năm Thánh. Trên đường về , ông Diệm ghé qua Đông Kinh, thủ đô Nhật Bản, gặp hoàng thân Cường Để. Tại đây, ông đã tiếp xúc với một số người Mỹ, trong đó có Giáo sư Wesley Fishel. Ông này khuyên ông Diệm nên sang thăm Hoa Kỳ. Trong dịp này, ông Diệm đã ghé thăm các nước Bỉ, Thụy Sĩ, Pháp và sau đó ông sang Hoa Kỳ theo gợi ý của giáo sư Wesley Fishel.

Tại Hoa Kỳ, ông Diệm tạm trú trong nhà Dòng Mary Knoll, ở Lakewood thuộc tiểu bang New Jersey và ở trường dòng Ossining tiểu bang New York. Tại đây, ông gặp Đức Hồng y Spellman, người đã giúp ông rất nhiều trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị sau này. Thời gian ở Hoa Kỳ, ông Diệm chú tâm trau giồi Anh Ngữ và được mời đến các trường Đại Học ở miền Đông và miền Trung Tây Hoa Kỳ để diễn thuyết về các vấn đề Việt Nam, Á Châu và hiểm họa Cộng sản.

Tháng 05.1953, theo lời mời của một số chính khách Công giáo có khuynh hướng quốc gia và chống Cộng, ông Diệm bay sang Pháp rồi, sau đó, qua Bỉ trú ngụ tại đan viện Saint–André de Bruges. Tại tu viện dòng Biển Đức này, ngày 01.01.1954, vị sáng lập nền Cộng hòa Việt Nam trong tương lai đã tuyên khấn trong bậc oblat với tên dòng Odilon. Đây là một điều ‘tiên tri’ vì Thánh Odilon là Bổn mạng những người tị nạn mà chính Tổng thống Diệm đã giúp đem hơn 800 ngàn người di cư từ Miền Bắc vào Nam và an cư lạc nghiệp một cách mỹ mãn. Ngoài ra, Thánh Odilon là Linh mục đã bắt đầu cử hành Thánh Lễ Cầu cho các Linh hồn ngày 2 tháng 11 là ngày ông Diệm qua đời năm 1963.

Năm 1954, Ngô Đình Diệm từ Bỉ trở lại Paris sống tại nhà ông Tôn Thất Cẩn (con trai của cụ Thân thần phụ chính Tôn Thất Hân). Tại đây, với sự yểm trợ của Ngô Đình Luyện, Diệm bắt đầu vận động trong giới chính khách Việt sống lưu vong.

Khi còn sống cụ Ngô Đình Diệm đã từng nói « tôi tiến hãy tiến theo tôi, tôi lui hãy giết tôi, tôi chết hãy nối chí tôi ». Mang trong người dòng máu Việt, chúng ta hãy noi gương Người quyết sống đời một ‘người Công giáo tốt và là người Việt luôn mong Tổ Quốc độc lập và đồng bào được tự do, hạnh phúc’.

(Còn tiếp)
 
Tổng thống Ngô Đình Diệm: thời kỳ làm Thủ tướng (2)
Hà Minh Thảo
15:01 29/10/2011
TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

BÀI 2. THỦ TƯỚNG NGÔ ĐÌNH DIỆM.

A. Quốc Trưởng bổ nhiệm Thủ Tướng.

Trong hồi ký ‘Le Dragon d’Annam’ (Con Rồng Việt Nam’, Quốc trưởng Bảo Đại cho thấy ông rất quý trọng ông Ngô Đình Diệm và đã mời ông này lập chính phủ tới 4 lần và ông chỉ nhận 2 lần :

1.- Lần đầu năm 1933, vì muốn thực hiện chương trình cải cách hầu khôi phục dần chủ quyền Việt Nam, vua Bảo Đại đã đặt Ngô Đình Diệm vào chức vụ thượng thư bộ Lại (Nội Vụ) đứng đầu nội các kiêm tổng thư ký hội đồng hỗn hợp Việt Pháp về ‘Canh Tân’ do nhận thấy : « Tôi cho vời một viên quan tỉnh trẻ tuổi nhất là Ngô Đình Diệm, lúc ấy làm Tuần Vũ tỉnh Phan Thiết, để đảm trách bộ Lại. Diệm năm ấy mới 31 tuổi, nổi tiếng là thông minh liêm khiết. Đây là một người quốc gia bảo thủ… ». Vì thấy người Pháp không đáp ứng những yêu cầu của ông về canh tân nên chỉ vài tháng sau Ngô Đình Diệm đã từ chức để phản đối, mặc dù nhà vua cố thuyết phục ông nên tiếp tục. Khi bất đắc dĩ phải chấp thuận cho ông từ chức nhà vua bảo ông Diệm: ‘Mong rằng sự ra đi của quan Thượng sẽ mở mắt cho người Pháp’… Lúc đó, Bảo Đại đã chỉ kỳ vọng ở ông Diệm khi viết ‘Ngô Đình Diệm đi rồi, tôi hoàn toàn thất vọng’.

2.- Lần thứ hai và là lần chót ngày 18.06.1954 khi hội nghị Genève đang khai diễn, với viễn ảnh đen tối, nếu không nói là tuyệt vọng, cho giải pháp Bảo Đại và phe quốc gia, Quốc Trưởng lại một lần nữa tìm đến ‘người mà tôi tin cẩn’. Ông đã thuật lại đầu đuôi câu chuyện như sau:

« …Tôi cho vời Ngô Đình Diệm và bảo ông ta:
– Cứ mỗi khi tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông thì lúc nào cũng từ chối. Nay tình thế rất bi đát, đất nước có thể bị chia cắt làm đôi. Ông cần phải lãnh đạo chính phủ.
– Thưa Hoàng Thượng, không thể được ạ. Ông ta đáp. Tôi xin trình Ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu…
– Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.
Sau một hồi yên lặng cuối cùng ông ta đáp:
–Thưa Hoàng Thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó.
Cầm lấy tay ông ta, tôi kéo sang một phòng bên cạnh, trong đó có cây thánh giá. Trước thánh giá tôi bảo ông ta:
– Đây Chúa của ông đây, ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.
Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nhìn tôi, sau nhìn lên Thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào:
–Tôi xin thề. »

Quốc Trưởng Bảo Đại đã trao cho Ngô Đình Diệm toàn quyền dân sự và quân sự để có thể đối phó với tình hình cực kỳ khó khăn lúc ấy.
Sau khi hội kiến với các nhân sĩ và chức sắc tôn giáo Việt Nam đang có mặt ở Pháp, kể cả ông Ngô Đình Luyện là bạn học với Bảo Đại từ hồi còn nhỏ, Bảo Đại đã triệu Ngô Đình Diệm từ đan viện Saint–André de Bruges (Bỉ) để đến gặp ông ta tại lâu đài Thorenc ở Cannes. Như vậy, việc giao trọng trách cho Ngô Đình Diệm là quyết định riêng của Bảo Đại không có sự tham ý với người Pháp. Chỉ có hội ý với một người Mỹ mà Bảo Đại quen biết và tin tưởng là ông Bedell Smith, một đại diện của Mỹ trong phái đoàn Mỹ ở Genèvre. Hai hôm sau, Bảo Đại thông báo sự bổ nhiệm và giới thiệu ông Ngô Đình Diệm cho Tướng Ely, Cao ủy Pháp tại Việt Nam.

Sau đó, ông Diệm có buổi ra mắt và họp báo tại Hotel Palais d’Orsay (Paris). Trong thời gian lưu lại Pháp, ông Diệm thuê một phòng ngủ rẻ tiền, không nhà tắm ở Hotel de la Gare, gần khu phố nghèo nàn gần nhà ga xe lửa Austerlitz. Đây cũng là bằng chứng về con người và nhân cách của ông Ngô Diệm.

Ngày 26.06.1954, ông Diệm bay về Sài gòn, cùng với hoàng thân Bửu Lộc, Thủ tướng xuất nhiệm, để trao lại quyền hành cho ông Diệm.

B. Thủ Tướng nhậm chức.

Tại sân bay Tân Sơn Nhất khi ông Ngô Đình Diệm xuống máy bay- mặc dù có sự chuẩn bị chu đáo của những người ủng hộ ông Diệm- chỉ có khoảng 500 người đón tiếp ông mà phần đông thuộc giới Công giáo và các thành viên Tổng liên đoàn Lao công Việt Nam.

Một dấu hiệu không mấy tốt cho vị thủ tướng trong hoàn cảnh này. Trong hoàn cảnh cực kỳ bấp bênh và rối loạn bên bờ vực thẳm về chính trị, quân sự, kinh tế và xã hội. Lúc bấy giờ chỉ cần ổn định được tình thế thì đã xứng đáng là một vị cứu tinh rồi.

Chánh phủ Bửu Lộc chỉ bàn giao lại dinh Gia Long và sở Nội dịch với năm bảy chiếc xe cũ kỹ, với một tiểu đội cảnh sát canh gác. Vài hôm sau, Thủ tướng bay ra Hà nội để xem xét tình hình và tiếp xúc chánh khách miền Bắc để mời tham gia chính phủ và Nội các được trình diện quốc dân đồng bào ngày 07.07.1954. Trong đó, ông Ngô Đình Diệm là Thủ tướng kiêm Tổng trưởng bộ Quốâc phòng và Nội vụ. Tuy nhiên, ông không có trong tay Quân đội (Tướng Nguyễn văn Hinh, Tham mưu trưởng, nắm giữ) và Công an Cảnh sát do Bình Xuyên chỉ huy.

C. Những biến cố đáng ghi trong cuối năm 1954.

1.- Tin Điện Biên Phủ

Tin Điện Biên Phủ mất vào ngày 07.05.1954, chẳng những làm thất vọng nhiều người Pháp mà còn tạo một bầu không khí tuyệt vọng nơi những người Việt quốc gia, trong đó có Bảo Đại, và cả người Mỹ.

2.- Hội nghị Genève 1954

Hội nghị Genève 1954 được khai mạc ngày 26.04.1954 tại Thành phố Genève (Thụy Sỹ) để bàn về vấn đề khôi phục hoà bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Nhưng vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả, nên từ ngày 08.05.1954, vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận, dưới sự đồng chủ tọa của Anthony Eden (trưởng đoàn Anh) và Viacheslav Molotov (trưởng đoàn Liên bang Xô viết) với các phái đoàn : Pháp, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Lào, Campuchia, Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào được ký bởi đại diện của hai lực lượng quân sự chính có liên quan, là Thiếu tướng Delteil (Pháp) và Tạ Quang Bửu (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) có nội dung chính như sau :

- Ngừng bắn ở Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương.
- Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam. - 300 ngày là thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập trung. Dân chúng được tự do đi lại giữa 2 miền.
- Mỗi bên quản lý lãnh thổ Hiệp định chia cho mình cho đến khi tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam.
- Thành lập hai cơ quan kiểm soát: Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến (tiếng Anh: International Control Commission, ICC; tiếng Pháp: Commission Internationale pour la Surveillance et le Contrôle, CISC) gồm Ấn Độ, Ba Lan và Canada, với Ấn Độ làm chủ tịch và Ban Liên hợp (tiếng Anh: Joint Commission; tiếng Pháp: Commission Mixte) gồm Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trưởng đoàn Quốc gia Việt Nam, Trần Văn Đỗ, phản đối sự chia cắt đất nước bất cứ ở đâu và đã không ký vào bản hiệp định. Hoa Kỳ cũng không ký.

Cuối cùng, vì tranh cãi và mặc cả vào buổi chiều ngày 20.07.1954, hiệp ước đình chiến chỉ được soạn thảo xong và ký kết sau 12 giờ đêm, tức qua sáng 21.07.1954, nên đồng hồ ở trụ sở nơi họp vẫn giữ nguyên ở 12 giờ đêm 20.07.1954.

Ngày 21.0-07-54, khi Tổng thống Eisenhower họp báo để giải thích hiệp định Genève cho quốc dân Mỹ, thì bên ngoài đã có một nhóm sinh viên Việt Nam biểu tình lên án các cường quốc chia đôi đất nước của họ.

3.- Cuộc di cư từ Bắc vào Nam.

Trong khi chính phủ Pháp đưa 36,000 quân viễn chinh Pháp vào Nam thì chính phủ Việt Nam, với sự trợ giúp phương tiện của Hoa kỳ và Pháp, phụ trách việc tiếp đón và tìm nơi tạm trú cho trên 800 ngàn đồng bào di cư từ Bắc vào Nam. Nếu công an và bộ đội cộng sản không ngăn chận bằng võ lực, thì số người di cư chắc chắn đã còn tăng cao hơn. Thủ tướng Ngô Đình Diệm cho lập phủ Tổng Uỷ Di Cư.

Bản thân chúng tôi nhớ lại, lúc đó, được nghỉ học một thời gian ngắn vì trường được dùng làm nơi tạm trú và, khi đi học lại, các lớp học phải đón ba nhóm học sinh khác nhau : sáng, trưa và chiều. Tại các nhà thờ, vì lúc đó chưa thể dâng lễ đồng tế, nên chỉ một Linh mục dâng Thánh Lễ tại bàn thờ chính và, đồng thời, có thể có Linh mục khác dâng Thánh Lễ tại bàn thờ phụ với người giúp lễ bắt buộc.

4.- Đem lại Độc Lập cho Tổ Quốc.

Để cho Toàn Dân được Dân Chủ thì, trước hết, Tổ Quốc phải được Độc Lập tức Chủ quyền Quốc gia phải được ngoại bang tôn trọng và người dân có Tự Do. Khi đó, mỗi Công Dân mới có thể tham gia bầu người đại diện cho mình Lãnh đạo Đất Nước. Bởi thế, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phải tiến hành :

a./ Tiếp thu Dinh Norodom.

Khi từ Pháp về nước, Thủ tướng Ngô Đình Diệm cư ngụ và làm việc tại dinh Gia Long như các Thủ tướng tiền nhiệm trong khi Cao ủy Đông dương (Haut-commissaire de France en Indochine đại diện chính phủ Pháp để ‘cai trị’ vùng đất thuộc địa. Trước 1945, chức này có tên là Toàn quyền Đông dương, Gouverneur-général de l'Indochine Française với nhiều quyền hành hơn) ở tại Dinh Norodom, rộng lớn hơn, biểu hiện quyền người Pháp ở Việt Nam. Do đó, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phải dành cho được nơi này.

Ngày 07.09.1954, Dinh Norodom được bàn giao giữa Cao ủy Pháp, Thống tướng 5 sao Paul Ely, và Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Khi đó, quốc kỳ Pháp được hạ xuống và cờ Việt Nam được kéo lên. Thủ tướng Diệm cho đổi tên thành Dinh Độc Lập.

b./ Dành quyền chỉ huy Quân đội.

Ngày Song thất (7 tháng 7) năm 1954, khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm thành lập Nội các, giới quan sát chánh trị quốc tế nhận định chánh phủ không thọ quá 6 tháng vì ông Diệm, tuy kiêm nhiệm Tổng trưởng Quốc phòng lẫn Nội vụ, nhưng không nắm được Quân đội và Cảnh sát. Các lực lượng này đặt dưới sự chỉ huy của Tướng Nguyễn văn Hinh, Tổng Tham mưu trưởng, và ông Lê văn Viễn, tức Bảy Viễn, thủ lãnh Bình Xuyên, đều là đàn em của Tướng Ely, Cao ủy Pháp.

Ngày 09.09.1954, Tướng Hinh dùng đài phát thanh Pháp Á để chỉ trích Thủ tướng và đòi cải tổ chánh phủ. Ngày 11.09.1954, Thủ tướng Diệm ra lệnh tướng Hinh phải đi Pháp trong vòng 24 tiếng, với nhiệm vụ khảo sát tổ chức quân đội Pháp trong vòng 6 tuần. Tướng Hinh từ chối và phản đối bằng cho một tiểu đội thiết giáp chạy quanh dinh Độc lập và dùng đài phát thanh chống chánh phủ. Tướng Hinh gởi thư yêu cầu sự can thiệp của Bảo Đại.

Ngày 20.09.1954, 9 trên 18 Tổng, Bộ trưởng lo sợ tình hình, đệ đơn xin từ chức. Nhưng Đại tá Landsdale (CIA) và Toà Đại sứ Hoa kỳ đã giúp ông Diệm giải quyết được cuộc khủng hoảng. Đại sứ Heath nói với tướng Hinh Hoa kỳ sẽ ngưng viện trợ quân sự và Đại tá Landsdale tặng hai vé phi cơ đi Manila cho hai sĩ quan tham mưu của tướng Hinh. Sau đó, Thủ tướng cử tướng Lê văn Tỵ thay tướng Hinh trong chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội.

Sự khó khăn khác lại đến với Thủ tướng Diệm vì ông từ chối đề nghị của Đại sứ Heath và tướng O’Daniel, trưởng đoàn cố vấn quân sự Mỹ, yêu cầu ông giữ tướng Hinh lại trong Quân đội. Do đó, Đại sứ Heath thay đổi thái độ, gửi điện tín về Washington để tố cáo Thủ tướng Diệm bất tài và cần thay đổi. Tuy nhiên, Tổng thống Dwight D. Eisenhower và Hội đồng an ninh Quốc gia cùng Lưỡng viện Quốc hội lại thấy ông Diệm có thể lãnh đạo mặt trận chống Cộng ở Đông nam Á châu, nên bác bỏ đề nghị của đại sứ Heath và Tổng thống gửi tướng Lawton Collins, đặc sứ sang Sài gòn với thư của Tổng thống Mỹ xác nhận ủng hộ Thủ tướng Diệm và đề nghị thảo luận với ông một chương trình viện trợ kinh tế và quân sự qui mô hơn.

Chuyện lại chẳng may, hai tướng Collins và Ely, Cao ủy Pháp, quen nhau từ Đệ nhị Thế chiến và Ely đã chi phối được Collins. Nên, ngày 08.12.1954, hai ông vào hội kiến Thủ tướng Diệm tại dinh Độc lập và yêu cầu bổ nhiệm ông Phan huy Quát làm Tổng trưởng Quốc phòng và Bảy Viễn làm Tổng trưởng Nội vụ. Ông Diệm từ chối, tướng Collins nổi giận và đề nghị chính phủ Hoa kỳ đưa Bảo Đại về và ủng hộ Phan huy Quát làm Thủ tướng thay ông Diệm. Nếu không thực hiện được điều này, thì Mỹ nên rút ra khỏi Việt Nam.

Đọc xong tường trình này, Tổng thống Eisenhower và Bộ trưởng Ngoại giao Foster Dulles thật hoang mang, lưỡng lự. Hai ông mời Thượng nghị sĩ Mike Mansfield (Dân chủ, đối lập) đến tòa Bạch ốc để hội ý và ông nầy bác thỉnh cầu của tướng Collins vì Thủ tướng Diệm đang hành động tích cực. Ngày 14.12.1954. Tổng thống Eisenhower chỉ thị cho tướng Collins tiếp tục viện trợ cho Việt Nam và ủng hộ Thủ tướng Diệm.

(Còn tiếp)
 
VietCatholic TV
Biến cố Assisi (Máy yếu cũng xem được)
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:36 29/10/2011
Thứ Tư 26 tháng 10

Hôm thứ Tư 26 tháng 10, trong buổi triều yết chung, thay cho bài huấn đức thường lệ, Đức Thánh Cha đã cử hành một nghi thức Phụng Vụ để chuẩn bị cho ngày cầu nguyện đại kết cho hòa bình thế giới. Nói với các tín hữu hành hương tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục, Đức Thánh Cha nói:

“Tôi hân hoan chào mừng các tín hữu nói tiếng Anh và các khách hành hương khác. Tôi xin anh chị em đồng hành với tôi trong lời cầu nguyện cho chuyến đi Assisi ngày mai để cử hành ngày Suy Tư, Đối Thoại và Cầu Nguyện cho hòa bình và công lý trên thế giới với đại diện các tôn giáo.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến hy vọng của ngài là cuộc gặp gỡ tại Assisi sẽ đem lại tình hiệp nhất trong một thế giới tan nát vì chia rẽ và hận thù.

“Chúng ta hãy cầu nguyện để cuộc gặp gỡ ngày mai tại Assisi khích lệ đối thoại giữa các tín hữu các tôn giáo. Xin cho cuộc gặp gỡ này chiếu soi tâm trí nhân loại, để dẫn đưa từ cay đắng đến tha thứ, từ chia rẽ đến hòa giải, từ hận thù đến yêu thương và từ bạo lực đến bình tĩnh để hòa bình có thể ngự trị trên thế giới”

300 nhà lãnh đạo các tôn giáo sẽ có mặt tại Assisi, nơi suy tư, đối thoại và tình bằng hữu sẽ là những điểm then chốt. Đức Thánh Cha Bênêđíctô đã kế tục truyền thống này đã được bắt đầu bằng cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và các nhà lãnh đạo các tôn giáo vào năm 1986.

Thứ Năm 27 tháng 10

Sáng thứ Năm, Đức Thánh Cha đã đáp chuyến tàu từ Rôma đến Assisi nơi sẽ diễn ra buổi cầu nguyện cho hòa bình và công lý với chủ đề “Những người lữ hành của chân lý, những người lữ hành của hòa bình”. Cùng hiện diện với Đức Thánh Cha trên chuyến tàu kéo dài 1 giờ 45 phút là đại diện các tôn giáo lớn trên thế giới.

Trong số các tham dự viên, có 30 phái đoàn của các Giáo Hội Kitô, gồm 17 phái đoàn từ các Giáo Hội Đông phương, đứng đầu là Đức Thượng Phụ Bartholomew I, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople, Về phía các Cộng đồng Giáo Hội Kitô ở Tây Phương, có 13 phái đoàn, đứng đầu là Đức TGM Robert Williams, Giáo chủ Liên hiệp Anh giáo.

Phái đoàn Do thái giáo đã do Đại Rabbi trưởng của Israel là tiến sĩ David Rosen hướng dẫn cùng với Rabbi Trưởng Cộng đoàn Do thái ở Roma là tiến sĩ Riccardo Di Segni.

Có 176 người không thuộc Kitô và Do thái giáo. Trong số này, người ta ghi nhận lần đầu tiên có một phái đoàn Phật giáo từ Trung Quốc. Sau cùng, cũng có 4 nhân vật không tín ngưỡng cũng đến tham dự cuộc gặp gỡ ở Assisi.

Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo tôn giáo đã khởi hành từ nhà ga Vatican. Khi xe hỏa tiến qua các nhà ga của các thành phố Terni, Spoleto và Foligno, xe chạy chậm lại với vận tốc 10 cây số 1 giờ, để các Giám Mục và đông đảo tín hữu thuộc các Giáo Hội địa phương chào mừng Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo, bày tỏ sự tham gia và tình liên đới với sáng kiến của các vị.

Đến nơi vào lúc 10 giờ, Đức Thánh Cha đã được Đức Giám Mục sở tại Domenico Sorrentino, cùng với vị đại diện chính quyền trung ương Italia, Ông Gianni Letta, Thứ trưởng tại Phủ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, cùng với các quan chức chính quyền địa phương, chào đón. Đặc biệt là 4 linh mục Bề trên Tổng quyền của 4 ngành dòng nam Phanxicô đã đón tiếp Đức Thánh Cha ngay tại thềm Vương cung thánh đường. Và đến lượt Đức Thánh Cha, ngài đón tiếp các vị thủ lãnh phái đoàn các tôn giáo do 3 vị Hồng Y chủ tịch các cơ quan liên hệ của Tòa Thánh giới thiệu.

Sau đó, các vị tiến vào bên trong đền thờ, trong khi ca đoàn dòng Phanxicô đã hát một bài thánh ca.

Đức Hồng Y Peter Turkson, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về công lý và hòa bình, một trong những nhà tổ chức buổi cầu nguyện này đã cho chiếu video về cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và đại diện các tôn giáo vào năm 1986.

Trong phát biểu của mình Đức Thượng Phụ Bartholomew I nói: “Cuộc đối thoại của chúng ta là cuộc đối thoại hòa giải. Tất cả chúng ta đều nhớ đến câu này trong những Mối Phúc Thật:

‘Phúc cho những ai kiến tạo hòa bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.’

Nhà lãnh đạo Anh Giáo, Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams đã chú trọng đến nhu cầu phải có quan hệ mạnh mẽ với Thiên Chúa.

“Chúng ta hiện diện nơi đây để công bố ý chí của chúng ta, quyết tâm nhiệt thành của chúng ta để thuyết phục thế giới rằng nhân loại không nhất thiết phải xa lạ với nhau, nhìn nhận điều này là cần thiết vì tương quan phổ quát của chúng ta với Thiên Chúa”

Các đại diện Do Thái Giáo và Hồi Giáo cũng đã phát biểu. Rabbi David Rosen, đại diện cho cộng đồng Do Thái Giáo tại Hoa Kỳ đề cập đến việc dấn thân cho hòa bình. Trong khi đó, đại diện Hồi Giáo là tiến sĩ Muzadi đã đề cập đến mục đích của tôn giáo.

Rabbi David Rosen nói: “Xin cho buổi họp mặt hôm nay kích hoạt các nỗ lực của tín hữu nam nữ và những người thiện chí để bật lên những cố gắng hiện thực hoá mục tiêu này, là điều mang lại ơn lành và sự chữa lành thực sự cho nhân loại”.

Tiến sĩ Kay Haji Hasyim Muzadi nói: “Cốt lõi và mục tiêu cho sự hiện diện các tôn giáo trên trần gian này là nhằm củng cố các giá trị và phẩm giá nhân loại, hòa bình và tiến bộ của thế giới vì tôn giáo nhằm để soi sáng nhân loại chứ không phải là làm ngược lại.”

Buổi cầu nguyện tại Assisi không có buổi cầu nguyện chung giữa các nhà lãnh đạo các tôn giáo. Trái lại, chỉ có những giờ được phân chia cho suy niệm và cầu nguyện cá nhân.

Đức Thánh Cha đã phát biểu sau cùng. Ngài nói như sau:

Anh chị em thân mến,

Thưa quí vị trưởng đoàn và đại diện các Giáo Hội cũnng như các cộng đoàn Giáo Hội, và các tôn giáo thế giới, các bạn thân mến!

25 năm đã trôi qua từ khi lần đầu tiên, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 mời các đại diện tôn giáo thế giới đến Assisi để cầu nguyện cho hòa bình. Hồi đó đe dọa lớn cho hòa bình trên thế giới xuất phát từ sự phân chia trái đất thành hai khối đối nghịch nhau. Biểu tượng tỏ tường của sự phân chia đó chính là bức tường Berlin; bức tường này xuyên qua giữa thành phố, xác định biên giới giữa hai thế giới. Năm 1989, tức là 3 năm sau cuộc gặp gỡ tại Assisi, bức tường đó sụp đổ mà không có đổ máu. Đột nhiên, những kho võ khí khổng lồ ở đàng sau bức tường đó không còn ý nghĩa nữa. Chúng đánh mất khả năng làm cho người ta kinh hoàng và sợ hãi. Ý muốn của các dân tộc mong được tự do đã mạnh mẽ hơn những kho võ khí của bạo lực.

Nhưng điều gì đã xảy ra sau đó? Rất tiếc là chúng ta không thể nói rằng từ đó tình hình được tự do và hòa bình. Tuy chúng ta không thấy có sự đe dọa của cuộc đại chiến, nhưng rất tiếc là thế giới đầy những bất hòa. Chúng ta hãy tìm cách xác định rõ hơn những khuôn mặt mới của bạo lực và bất hòa. Theo ý tôi, nói một cách tổng quát, người ta có thể vạch rõ hai loại khác nhau của bạo lực mới, chúng hoàn toàn đối ngược nhau về động lực và được biểu lộ rất khác nhau về chi tiết. Trước tiên là nạn khủng bố, trong đó thay vì đại chiến, đã có những cuộc tấn công nhắm mục tiêu rõ ràng, đánh vào những điểm quan trọng của đối phương, để tàn phá, mà không để ý gì tới những sinh mạng vô tội bị sát hại dã man hoăc bị thương trong cuộc khủng bố như thế. Dưới mắt những kẻ chịu trách nhiệm, đại chính nghĩa gây thiệt hại cho kẻ thù là điều biện minh được cho mọi hình thức tàn ác. Nhưng, các vị đại diện các tôn giáo tụ tập tại Assisi năm 1986 tại Assisi muốn khẳng định - và chúng ta muốn mạnh mẽ cương quyết lập lại- rằng: đó không phải là bản chất chân thực của tôn giáo. Trái lại đó là sự xuyên tạc tôn giáo và nó góp phần tiêu diệt tôn giáo.

Về điểm này, trong tư cách là tín hữu Kitô, tôi muốn nói rằng: đúng vậy, trong lịch sử, người ta cũng đã nhân danh đức tin Kitô để sử dụng bạo lực. Chúng ta rất xấu hổ mà nhìn nhận điều đó. Nhưng một điều tuyệt đối rõ ràng, đó là đức tin Kitô bị lạm dụng, một cách trái ngược rõ ràng với bản chất đích thực của đức tin này. Thiên Chúa là Đấng mà các tín hữu Kitô chúng tôi tin, chính là Đấng Tạo Hóa và Cha của tất cả mọi người, do đó mọi người là anh chị em với nhau và họp thành một gia đình duy nhất.

Đức Thánh Cha đã kêu gọi sự hòa giải giữa các quốc gia mà trong quá khứ đã có những xung đột với nhau. Ngài lên án chủ nghĩa khủng bố trên danh nghĩa tôn giáo và khẳng định rằng tôn giáo không thể được dùng như một cớ để biện minh cho bạo lực.

Để kết luận, tôi muốn cam đoan với quí vị rằng Giáo Hội Công Giáo không từ bỏ cuộc chiến chống bạo lực, quyết tâm xây dựng hòa bình trên thế giới. Chúng ta được linh hoạt nhờ cùng một ước muốn chung, ước muốn trở thành “Những người lữ hành của chân lý, những người lữ hành của hòa bình”.Sau cùng, Đức Thánh Cha và 10 vị thủ lãnh các phái đoàn đã đi bộ từ Đền thờ Đức Mẹ các Thiên Thần đến quảng trường Los Angeles, và từ đây các vị đi xe đến Quảng trường thánh Phanxicô. Hơn 2 ngàn người đã hiện diện tại đây, trong đó có nhiều người trẻ.

Mở đầu là các bài ca và hoạt cảnh do các bạn trẻ thuộc phong trào Focolari Gen xanh và Gen đỏ trình diễn, tay cầm đèn sáng, nói lên niềm hy vọng hòa bình.

Tiếp đến, sau lời dẫn nhập của ĐHY Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, đến phần long trọng lập lại quyết tâm dân thân cho hòa bình của các vị lãnh đạo tôn giáo. Sau cùng đến lượt Đức Thánh Cha kết thúc bản quyết tâm dân thân cho hòa bình và ngài mời gọi mọi người giữ một phút thinh lặng, cầu nguyện và quyết tâm.

Cuộc gặp gỡ được tiếp nối với một cử chỉ tượng trưng: đó thắp lên những ngọn đèn và trao cho các vị trưởng phái đoàn.

Thứ Sáu 27 tháng 10

Sáng thứ Sáu, tại Vatican, một ngày sau cuộc gặp tại Assisi, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo các tôn giáo tham dự ngày cầu nguyện tại Assisi.

Đức Thánh Cha đã cám ơn các vị đã tham dự trong ngày “suy tư, đối thoại, và cầu nguyện cho công lý và hòa bình thế giới”. Ngài nói rằng các vị tiêu biểu cho những người thiện chí đang hoạt động cho hòa bình.

Đức Thánh Cha nói:

“Xin cho tình thân hữu này tiếp tục triển nở giữa các tín hữu của các tôn giáo trên thế giới và giữa những người thiện chí khắp nơi”.

Sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha, đại diện các tôn giáo đã có buổi ăn trưa với Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh Tòa Thánh.