Ngày 29-10-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 30/10: Người khiêm tốn. Suy Niệm: Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
04:08 29/10/2021

CHỦ ĐỀ: NGƯỜI KHIÊM TỐN
Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa : họ cố dò xét Người.
Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này : “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng : ‘Xin ông nhường chỗ cho vị này.’ Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: ‘Xin mời ông bạn lên trên cho.’ Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”

Đó là Lời Chúa
 
Phụng thờ Thiên Chúa và phục vụ con người
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
04:59 29/10/2021


Một số người cho rằng trong việc giữ đạo, người ta chỉ cần giữ luật mến Chúa, cụ thể là cố gắng tham dự Thánh lễ Chúa nhật và đọc kinh sáng, tối hằng ngày là đủ, chẳng cần làm gì thêm. Còn việc yêu thương giúp đỡ người khác là điều phụ thuộc, có hay không cũng được, miễn là đừng làm hại ai.

Nghĩ như thế là sai lầm, không đúng như Chúa truyền dạy.

Qua bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su dạy ta biết phải sống đạo như thế nào mới đúng.

Khi có một kinh sư đến gặp Chúa Giê-su và hỏi: “Thưa Thầy, trong các điều răn, điều răn nào đứng đầu?” Đức Giê-su trả lời: “Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó.”

Chúa Giê-su nối kết giới răn mến Chúa và yêu người thành một. Mến Chúa và yêu người là hai khía cạnh của cùng một giới răn, như hai mặt của một đồng xu.

Đặc biệt, qua dụ ngôn “Phán xét cuối cùng”, Chúa Giê-su nhấn mạnh rằng khi yêu người cũng là lúc mến Chúa và tình yêu đối với Thiên Chúa phải được thể hiện qua việc chăm sóc, phục vụ anh chị em chung quanh và những gì ta làm cho tha nhân là làm cho chính Chúa.

Dựa vào lời dạy trên đây của Chúa Giê-su, Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đi-tô XVI xác nhận rằng Thiên Chúa và con người chỉ là một. Ngài viết:

“Chúa Giê-su đồng hóa mình với những người cùng quẫn, những người đói khát, những khách lạ, những kẻ trần truồng, đau yếu và những người đang trong chốn lao tù. Ngài phán: “Mỗi lần các ngươi làm việc gì cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta” (Mt 25, 40). Như thế, mến Chúa và yêu người đã trở thành một: Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong những người anh em bé nhỏ nhất…” (Thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” số 15).

Vì thế, Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đi-tô XVI dạy rằng: kính mến Chúa phải đi đôi với lòng yêu người, hai điều nầy không thể tách lìa nhau.

Ngài viết: Chúng ta “không thể tách rời tình yêu mến Thiên Chúa và tha nhân vì cả hai chỉ là một giới răn duy nhất” (sđd số 18).

Và ngài nhấn mạnh rằng việc bác ái, cứu giúp những người khốn khổ cũng quan trọng và thiết yếu như việc cử hành Thánh lễ và rao giảng Lời Chúa. Do đó, Hội thánh không thể lơ là bất cứ việc nào trong hai việc đó. Ngài viết như sau:

Vì thế, bày tỏ “tình yêu đối với các quả phụ, kẻ mồ côi, người bị tù đày, người bệnh tật và người túng thiếu dưới mọi hình thức… cũng thiết yếu như là cử hành các bí tích và rao giảng Tin mừng. Hội thánh không thể lơ là việc phục vụ bác ái cũng như không thể lơ là việc ban các bí tích và rao giảng Lời Chúa” (sđd số 22).

Lạy Chúa Giê-su,

Chúa đang hiện diện nơi mỗi người đang sống chung quanh chúng con: Họ thực sự là những chi thể sống động của Chúa.

Xin cho chúng con khi thờ lạy, tôn vinh Chúa trên bàn thờ thì cũng không quên phục vụ và yêu mến Chúa đang hiện diện nơi anh chị em chung quanh. Amen.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
 
Yêu
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
05:47 29/10/2021

CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN. NĂM B
YÊU

Tình yêu! Một từ ngữ rất quen thuộc. Không ai là không nghe, không ai là không biết đến. Quen thuộc đến nỗi người ta có thể dễ dàng tìm thấy dù là trong văn học hay đời thường, trên lý thuyết hay trong thực hành, khi suy tư hay lúc nghỉ ngơi... Người ta có thể nghe hai tiếng tình yêu trên môi mọi người, dù trí thức hay ít học, người già hay trẻ con, người sang hay kẻ hèn…

Chính vì quá quen thuộc và phổ biến, người ta dễ dàng đánh mất ý nghĩa cao đẹp của tình yêu. Thậm chí, biết bao nhiêu người, thay vì phải thấy tình yêu là quà tặng cao quý của cuộc đời và của sự sống, thì vì quan niệm tình yêu cách tầm thường, rẻ rúng, họ biến nó thành như sự âu yếm, mơn trớn. Hoặc biết bao nhiêu người đồng hóa tình yêu với tình dục...

Đối với họ, tình yêu chỉ như một thứ cảm tình lệch lạc, phiến diện, thậm chí như một thứ chiếm đoạt. Nếu xem nhẹ tình yêu như thế thì vô cùng nguy hiểm. Vì đó không phải là tình yêu, mà chỉ là thú vui, là cảm giác, là nhục dục… Mà thú vui hay cảm giác, hay nhục dục chỉ là những phương tiện của tội lỗi, biến người ta thành nô lệ, chứ không hề nâng cao tâm hồn.

Tình yêu mà Kitô giáo đề nghị, dựa trên chính giáo huấn của Chúa Kitô, là một đường lối cao đẹp. Nó là thứ tình yêu đúng nghĩa, sang trọng, hoàn hảo, tinh tuyền, cao thượng, vừa phổ quát nhưng cũng vừa phong phú.

Đó là sự hiến thân và hiến dâng trọn vẹn đến quên mình, đến hy sinh chết cho người mình yêu như Chúa Kitô. Đó là một tình yêu đòi phải thực hành bằng nỗ lực sống bác ái, không tính toán, không đo lường. Tình yêu mà Kitô giáo đề nghị lớn lao đến nỗi nói như thánh Augustinô: “Giới hạn của tình yêu là yêu không giới hạn”.

Tình yêu mà Kitô giáo đề nghị phải vừa mang tính đối thần vừa mang tính đối nhân. Nghĩa là con người phải yêu mến Thiên Chúa và yêu thương con người. Yêu mến Thiên Chúa để yêu thương con người.

Vì tình yêu đối với Thiên Chúa là động lực thúc đẩy con người yêu thương nhau. Và yêu thương con người là thái độ cần thiết để cụ thể hóa tình yêu Thiên Chúa.

Yêu mến Thiên Chúa nhất thiết phải yêu thương con người. Vì yêu thương con người là biểu lộ của lòng yếu mến Thiên Chúa. Lòng yêu mến Thiên Chúa càng dồi dào, người ta càng yêu thương con người mạnh mẽ.

Nói cho cùng, yêu Chúa và yêu người là hai tác động của một tình yêu. Tác động này sẽ thúc đẩy tác động kia, bỗ túc cho nhau, lôi kéo nhau, xây dựng và tôn tạo nhau. Không thể có tác động này mà lại thiếu tác động kia. Bởi người ta không thể nói mình yêu Chúa, mà lại cùng lúc không yêu nhau, hay ghét bỏ nhau, hận thù nhau, khinh khi nhau.

Chính vì thế, không bao giờ trong giáo huấn của Chúa Giêsu mà không cùng lúc không có cả hai tác động: yêu mến Thiên Chúa và yêu thương con người. Đồng thời với việc yêu mến Thiên Chúa, Chúa Giêsu luôn luôn dạy chúng ta hãy yêu thương con người.

Bởi sau khi dạy rằng: “Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi”, Chúa Giêsu nhấn mạnh: “Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi”.

Cuối cùng, như kết luận cho cả hai tác động, Chúa khẳng định: “Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó”. Nghĩa là không có bất cứ giới răn nào trọng hơn việc yêu mến Thiên Chúa và yêu thương con người.

Vậy chúng ta phải thực hành lòng yêu mến đối với Thiên Chúa và thực hành lòng yêu thương đối với tha nhân thế nào? Thánh Phaolô gọi việc thực hành tình yêu mà Chúa dạy là đức mến.

Thánh nhân nói: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được… Hiện nay đức tin, cậy, mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1Cr 13,1-13).

Thánh Phaolô còn nhắc ta về trách nhiệm yêu thương một cách mạnh mẽ hơn, khi gọi tình yêu như món nợ giữa người với người: "Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái, vì ai yêu người thì đã chu toàn lề luật. Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy" (Rm 13,8-10).

Vâng lời Chúa Giêsu, chúng ta hãy trung thành thực hành tình yêu của mình trong hết mọi ngày của đời sống chúng ta, để chứng tỏ tình yêu đối với Thiên chúa và đối với tha nhân.

Hãy yêu, bởi tình yêu còn là sức mạnh biến đổi lòng người như câu chuyện mà mẹ Têrêsa Calcutta kể:

“Hôm ấy, một người lạ mặt đến nhà dòng, ông thấy một Sơ vừa đem về một người hấp hối, nằm bên ống cống, mình mẩy giòi bọ rất hôi thối. Thế mà, Sơ rất nương nhẹ nhặt từng con bọ với vẻ mặt vui tươi, thanh thản đầy thương mến... Rồi người lạ đến gặp tôi nói: “Thưa mẹ, khi con đến đây với lòng đầy căm hờn của một người vô tín ngưỡng. Nhưng bây giờ con ra về với một tâm hồn hoàn toàn đổi mới. Con bắt đầu tin Chúa, bởi vì con đã chứng kiến tình yêu của Chúa được diễn tả một cách cụ thể qua hành động và qua cách Sơ ấy đối xử với người hấp hối bẩn thỉu kia. Bây giờ con tin thật Chúa là tình yêu. Không có tình yêu Chúa trong tâm hồn, không khi nào có đủ nghị lực để yêu tha nhân được”.

Tình yêu dễ làm nên những điều kỳ diệu. Nó có sức làm mềm lòng người. Nó làm cho chia rẽ nên hiệp nhất. Nó khiến kẻ thù của nhau lại có thể quay nhìn vào nhau. Nó lôi kéo lương tâm con người hướng thiện. Nó giúp con người sống bình an. Nó tạo nên an bình giữa mọi môi trường sống. Nó khiến con người xiết chặt tay nhau. Nó nối kết xa xôi nên gần gũi. Nó đổi sự trả thù thành nụ hôn thắm thiết. Nó gọi về hy vọng giữa mọi thất vọng. Nó đem an ủi đến giữa những bi thương. Nó sinh ra lẽ phải, công lý và chân lý. Nó đẩy lùi sự giả trá, xu nịnh, ghen tương, ganh ghét… Nó tôn vinh vẻ đẹp của tha thứ, của đùm bọc, của tương trợ… Nó đưa con người đến sự ham thích đón nhận, chở che, thông cảm, san sớt… Tóm lại, tình yêu là một vẻ đẹp. Ai sống cho nó, ai chết vì nó, sẽ mãi mãi nên hình tượng khắc sâu nét đẹp đến muôn đời.

Chính vì vẻ đẹp rực rỡ của tình yêu, mà trong toàn bộ giáo huấn của Chúa Kitô, như muốn tóm lại trong hai tiếng “TÌNH YÊU”: “Nghe đây, hỡi Israel: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi. Còn đây là giới răn thứ hai: Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi. Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó”.





 
Chúa Nhật XXXI Thường Niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
05:54 29/10/2021

CHÚA NHẬT XXXI TN (B)
Đệ Nhị Luật 6: 2-6; T.vịnh 17; Do Thái 7: 23-28; Máccô 12: 28b-34

Trong bài phúc âm hôm nay, có một chỗ hòa hợp nhau rất hay. Một vị kinh sư hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu?" Chúa Giêsu trả lời và vị kinh sư đồng ý với Chúa Giêsu, và nói "Thưa Thầy, hay lắm" Cùng lúc đó có một buổi gặp gỡ lớn trong sự hòa hợp giữa phong tục Do thái và Kitô giáo: Họ nói lòng yêu mến Thiên Chúa đứng trước mọi điều luật tôn giáo và trung thành với đức tin. Lòng yêu mến Thiên Chúa đòi hỏi phải hết lòng và hết tâm hồn. Lòng yêu mến tha nhân cũng cần thiết và minh chứng lòng chúng ta yêu mến Thiên Chúa. Lòng yêu mến Thiên Chúa của chúng ta chỉ được tỏ ra là xác thật là khi bản thân chúng ta luôn có lòng yêu thương tha nhân. Vì Thiên Chúa hiện hữu nơi chúng ta rất rõ ràng bằng sự hiện diện của Ngài nơi anh chị em chúng ta. Bài đọc thứ nhất và bài phúc âm hôm nay cho thấy rõ sự tương đương của hai bài.

Trong sách Đệ Nhị Luật, ông Môsê hội họp dân Israel trên bờ sông Jordan. Dân chúng Israel sửa soạn qua sông Jordan để vào đất Chúa hứa. Nhưng ông Môsê sẻ không đi với họ. Ông ta sẻ chết trước khi dân chúng lội qua sông. Ông Môsê nói bài giảng cuối cùng cho dân chúng để nhắc họ nhớ là họ chỉ có một Thiên Chúa, và họ sẻ phải yêu mến Thiên Chúa với tất cả lòng trí họ. Đó là nội dung bài đọc thứ nhất - lời tường thuật rất rõ ràng. Nhưng, sách Đệ Nhị Luật được viết ra sau câu chuyện này rất lâu, khi đất nước Do thái được hưng thịnh và vững mạnh trong lãnh thổ. Bởi thế khi đọc bài này, chúng ta nên lưu ý về hoàn cảnh hiện tại và giải thích bài đọc trong cách áp dụng cụ thể hơn.

Dân chúng đã được sinh sống bằng an trên lãnh thổ họ chiếm ngự an toàn. Và trong hoàn cảnh đó, một dân tộc và một tôn giáo có thể tự mãn và thay đổi vì họ cho rằng chính nhờ sức mạnh của họ để có được thành quá hôm nay. Và dân chúng dựa vào sức lực và ý định của họ. Thế nên, khi trình bày lời giảng của ông Môsê, sách Đệ Nhị Luật kêu gọi dân chúng hãy từ bỏ sự tự lực mà họ đang dựa vào mà quay về với Thiên Chúa. Quyền lực của ông Môsê thường nhắc dân chúng là luôn trung thành với Thiên Chúa là việc cơ bản, Đấng đả cứu họ ra khỏi nơi lưu đày. Khi đất nước sụp đổ và dân chúng bị đi lưu đày, và người đi lưu đày luôn nhớ lại sự xuẩn ngốc của họ trong việc dựa vào quyền lực chính trị và quân sự. Họ quên Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng và nâng đở họ. Có lẻ người bị bắt đi lưu đày sẽ nghe lại lời khuyên của ông Môsê bảo họ trước cho một dân tộc cứng đầu, và họ nhớ lại lúc họ mới sinh ra lần nữa bằng cách trở về với Thiên Chúa và yêu mến Thiên Chúa với "hết lòng, hết tâm hốn và hết sức lực..."

Lời ông Môsê có thể khiến chúng ta là những người đang thờ phụng Thiên Chúa, trong mọi hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống nơi mổi chúng ta. Đối với những ai vẩn trung thành với đức tin, hôm nay là dịp để lập lại lới hứa đã tuyên xưng là trung thành với Thiên Chúa và được nuôi dưỡng đức tin bởi bí tích Thánh Thể để họ có thể tiếp tục làm tôi tớ trung thành của Thiên Chúa. Còn những ai, tự biết họ dựa vào "bản năng riêng" của họ, có thể họ được nhắc nhở lại là đầu tiên của sự trung thành là họ nên dựa vào Thiên Chúa, và tất cả các điều khác là phần thứ yếu nó có thể dễ dàng bị tước đoạt. Cuối cùng cũng có một số người trong cộng đoàn, giống như người bị lưu vong, đã thấy thế giới của họ bị tan rả sụp đổ, họ cần được đổi mới bằng sự trông cậy. Họ nghe lời ông Môsê nhắc họ nhớ lại là chúng ta được mời gọi yêu mến Thiên Chúa hoàn toàn bởi vì đó là điều Thiên Chúa đã làm trước tiên cho chúng ta. Thiên Chúa đã yêu mến chúng ta nên yêu mến Thiên Chúa hoàn toàn đó là điều Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Thiên Chúa đã yêu mến chúng ta với hết cả tâm tình yêu thương và sức mạnh. Một Thiên Chúa như thế sẽ đến giúp đở những người bị tan nát và bị lưu cư vì đó chính là bản tính của Thiên Chúa.

Hôm nay chúng ta, các thầy giảng hãy cẩn thận trong bài giảng, không rao giảng về một điều răn là phải yêu mến Chúa và tha nhân. Điều răn yêu mến Chúa phải được hoàn tất đầy đủ. Điều răn không đến như là một mệnh lệnh của một Thiên Chúa độc tài, Ngài mong muốn mọi người như là nô lệ để phục vụ và hy sinh hoàn toàn. Chúng ta không thể đòi hỏi một tình yêu như thế do bởi một điều răn từ trên xuống. Ông Môsê mời gọi dân chúng hãy yêu mến như thế trong tự do, vì họ đã được Thiên Chúa chọn. Trong 40 năm trời họ đã đi lang thang trong sa mạc và đã được biết Thiên Chúa của họ như một Thiên Chúa của tình yêu. Môsê gọi họ đáp lại Thiên Chúa từ "hết lòng, hết tâm trí, và hết sức lực" của họ vì họ đã được chọn và được tình yêu thương Thiên Chúa biến đổi.

Sự biến đổi do tình yêu thương của Thiên Chúa sâu đậm đến nỗi nó tuôn chảy từ chúng ta đến Thiên Chúa và được thể hiện qua tình yêu thương đối với tha nhân. Cũng như ông Môsê, Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta yêu mến Thiên Chúa hết lòng trong đời sống chúng ta. Vì sự sống và cái chết của Chúa Giêsu là biểu hiện của lòng yêu mến Thiên Chúa cho mổi người trong chúng ta. Chúa Giêsu nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa là trung tâm, và Ngài luôn hiện diện trong đời sống của chúng ta bằng cách Ngài trích dẫn lại lời nguyện "Shema" khẳng định quyết tâm của dân Israel tin vào lòng yêu thương của Thiên Chúa. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng những lời trích từ sách Đệ Nhị Luật của người Do thái sùng đạo. Và có thể là Chúa Giêsu đã đọc lời "Shema" hằng ngày, sáng và chiều. "Hởi dân Israel hãy nghe Đức Chúa là Thiên Chúa. Chỉ có mình Thiên Chúa thôi" Chúa Giêsu nói lên tinh thần của luật "Torah". Lời Chúa Giêsu đáp lại câu hỏi của vị kinh sư là từ sách Đệ Nhị Luật, và một lần nữa xác định rằng: Tình yêu thương của Thiên Chúa là điều đáng trân trọng nhất mà chúng ta cần phải biết.

Các thầy cả Do thái có thể nói đến 613 điều răn của sách luật "Torah". Trong số đó có 248 điều răn là quan trọng và 365 điều răn là phụ. Các giáo viên dạy về giáo lý của đạo Do thái đã tranh luận với nhau về điều răn nào là điều răn "nặng" và điều răn nào là điều răn "nhẹ". Bởi thế trong các giới lãnh đạo tôn giáo, thường một điều cơ bản để thảo luận là: Điều răn nào là đứng thứ "nhất", là quan trọng "nhất". Do đó, trong bối cảnh của sự giải thích cho câu hỏi của vị kinh sư, Chúa Giêsu trong câu trả lời của mình, Ngài trích dẫn hai điều răn trong kinh thánh Do Thái gộp lại với nhau. Khi làm điều này, Chúa Giêsu muốn trả lời ngắn gọn và đầy đủ cho giới kinh sư là cả hai giới răn trong Torah trở nên là điều răn quan trọng nhất. Nhờ thế, người Do thái sùng đạo sẻ không nghĩ là Chúa Giêsu là người chối bỏ phần khác của luật "Torah". Những gì họ đã nghe là cách Chúa Giêsu làm ngắn gọn lề luật để giúp sự tuân giử lề luật.

Điều răn thứ hai, trích từ sách Levi (19:18) cho rằng: Phải yêu quý và yêu mến những người trong cùng cộng đoàn, đó là điều răn giúp họ bảo vệ và chăm sóc cho người của bạn. Điều Chúa Giêsu thách thức là chúng ta có bày tỏ lòng yêu mến tha nhân chưa. Trong bối cảnh sách Cựu Ước có một ý nghĩa hạn hẹp về việc ai là "tha nhân". Có thể là các thành viên trong gia đình, hay những người nào trong cùng dân tộc. Theo lời dạy của Chúa Giêsu, nhất là trong dụ ngôn người Samaritanô nhân từ, Chúa Giêsu mở rộng hơn ý nghĩa về “người lân cận” nó vượt ra ngoài giới hạn dân tộc hay tôn giáo. Đối với Chúa Giêsu, yêu mến Thiên Chúa và tha nhân không phải là “thứ nhất” hay “thứ hai”. Cả hai là điều răn lớn hơn tất cả các điều răn khác.

Vị kinh sư hiểu và đồng ý với Chúa Giêsu. Ông nói rằng luật yêu thương của Thiên Chúa và tha nhân là điều răn lớn hơn tất cả bất kỳ các điều luật nào phải tuân giữ trong tôn giáo và trong các lề luật về việc hy sinh. Hành vi thờ phụng và hy sinh trong Đền Thờ một cách tôn kính phải xếp thứ hai sau việc tuân giử lề luật và hy sinh đến với lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Chúa Giêsu nói là vị kinh sư đã đáp lại một cách khôn ngoan về tính ưu việt của tình yêu thương hơn bất kỳ các hy sinh nào và Chúa Giêsu nói với vị kinh sư: "ông không còn xa nước Thiên Chúa đâu!" Nhưng vị kinh sư tỏ ra khôn ngoan và đồng tình với Chúa Giêsu. Vậy ông còn thiếu điều gì nữa?

Vị kinh sư còn cần phải vào nước Thiên Chúa như một đứa bé như Chúa Giêsu đã dạy. Ông ta còn cần phải hiểu rằng ông ta không thể vào được nước Thiên Chúa bởi việc làm hay bởi tuân giử lề luật; và ông ta còn phải hoàn toàn phụ thuộc vào Thiên Chúa để được ơn làm thành viên của nước Thiên Chúa. Sau đó, khi đã là thành viên của nước Thiên Chúa, ông ta phải tuân giữ điều răn Chúa Giêsu đã dạy về lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Hãy nhớ phúc âm thánh Máccô bắt đầu với lời của thánh Gioan Tẩy Giả là Đấng sẽ đến sau ông ta có quyền thế hơn ông và sẽ làm phép rữa trong Thánh Thần (1:7-8). Đời sống mới mà Chúa Giêsu ban cho là món quà của Chúa Thánh Thần và sẻ giúp người chịu phép rữa nhận thực hiện luật yêu thương mà Chúa Giêsu đã giải thích cho vị kinh sư là "ông ta không còn xa nước Thiên Chúa". Nhưng, ông ta chỉ có thể vào nước Thiên Chúa qua ơn huệ mà Thiên Chúa trao ban.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


31st SUNDAY (B)
Deuteronomy 6: 2-6; Psalm 18; Hebrews 7: 23-28; Mark 12: 28b-34

There is a wonderful moment of mutual accord in today’s gospel. A scribe asks Jesus, "Which is the first of all the commandments?" Jesus gives his reply and the scribe gives his approval, "Well said, teacher...." At that moment there is a great meeting and agreement between the best of the Jewish and Christian traditions: that love of God has precedence over all other religious requirements, observances and loyalties. This love of God requires the giving of our entire self and when it is given, love of neighbor will be the necessary and visible manifestation of our love for God. Love of God is shown to be authentic when it is made visible in love of neighbor, for God comes to us concretely in the presence of our sisters and brothers. The first lectionary reading and today’s gospel show these close parallels.

In the Deuteronomy reading, Moses has gathered the Israelites on the banks of the Jordan. The people are about to take possession of the Promise Land, but Moses will not go with them, he will die before they cross the river. He gives his final address to the people and reminds them that they have only one God and that they are to love God with all their being. That’s our first reading of the text – the clear narrative piece. But the Book of Deuteronomy was written long after the narrated event, when the nation was prosperous and well ensconced in the land. So, there is another setting for today’s reading and another application.

The people were settled and secure and, in such situations, a nation and a religion can become complacent and rely on their own strengths and notions. Thus, in presenting Moses’ guiding words, Deuteronomy is calling the people to turn from self reliance back to God. The authority and prestige of Moses is used to remind them that their first loyalty is to the God who liberated them from slavery. When the nation collapses and is taken off to captivity, the exiles will look back on their foolishness in relying on political and military power while ignoring God their Creator and Sustainer. Perhaps the defeated and humbled exiles will hear the echo of Moses’ ancient advice to the incipient nation and realize a moment of rebirth, by once again turning to God and loving God with all their, "...heart...soul and...strength."

Moses’ words may find us worshipers in different places in our lives. For those who are constant in their piety, today is a chance to affirm their decision to serve God and be nourished at this Eucharist so they can continue to be faithful servants. Others, aware of their self reliance and "independent spirits," may be reminded that their primary loyalty and dependence is on God, all else is secondary and can easily be taken away. Finally, there may be some in the congregation who, like the exiles, have seen their world shaken and collapse and need to be renewed in hope. They hear Moses’ reminder that we are called to love God totally because that is what God has first done for us – loved us with full "heart, soul and strength." Such a God will come to the help of the broken and displaced because that’s just God’s nature.

We want to be careful today not to preach a message that is solely a command to love God and neighbor. The command to love God so completely doesn’t come as an offer from a dictator God who wishes slave-like docility and complete dedication. You can’t demand such love by issuing a decree from on-high. Moses calls the people to such love because they have been freely chosen by God. For forty years they have wandered the desert and come to know their God as a God of love. Moses is asking them to respond from their "heart, soul and strength," already touched and transformed by God’s love.

The transformation caused by God’s love is so profound that it flows from us towards God and is expressed in love of neighbor. Like Moses, Jesus calls us to love God with our entire being because his life and death are a manifestation of God’s love for each of us. He reminds us that God is the center and abiding presence in our lives by quoting the "Shema," Israel’s great affirmation of faith and love of God. One imagines that the words taken from Deuteronomy come quickly to Jesus’ consciousness and lips because, as a devout Jew, he would have prayed the prayer each morning and evening, "Hear, O Israel! The Lord is our God, the Lord alone!" Jesus speaks the spirit of the Torah, his response to the scribe draws on Deuteronomy and confesses that love of God is our primary desire and goal.

The rabbis could count 613 commandments of the Torah. Of these, 248 were positive in form and 365 negative. The religious teachers debated which were "heavy" commandments and which were "light." So, in religious circles a point of discussion would be: which of these commandments was "first" or most important. Hence the setting for the question the scribe asks Jesus. In his response Jesus quotes two commands from the Hebrew scriptures and, in doing that, suggests that no one commandment can adequately answer the scribe’s question. By putting the two together Jesus also suggests that the two constitute one great commandment. Jesus wouldn’t have been perceived by devout Jews as abrogating the rest of the Torah. What they would have heard was Jesus’ way of simplifying the Law to help in its observance.

The second commandment, from Leviticus (19:18), assumes that people love themselves; that they protect, care for and tend to their own concerns. Jesus’ challenge is that we show this love to others. In the Old Testament context there is a narrow sense of who the "neighbor" is; it would be family members, or those belonging to the nation. In Jesus’ teachings, especially in the parable of the Good Samaritan, he extends the sense of "neighbor" beyond any ethnic or religious confines. For him, love of God and neighbor are not "first" and "second" – they constitute one commandment greater than all the others.

The scribe understands and agrees with Jesus. He states that the law of love of God and neighbor is greater than any of the religious observances and laws concerning sacrifices. Revered Temple worship and sacrifice must take second place to the observance and sacrifice that comes with loving God and neighbor. Jesus says that the scribe has answered wisely about the superiority of love over any sacrifice and then says to him, "You are not far from the kingdom of God." But the scribe has shown wisdom and is in agreement with Jesus, what more could he lack?

He will need to receive the kingdom as a child, as Jesus has taught. He will have to acknowledge he cannot earn entrance into the kingdom by any deed or observance; that he is totally dependent on God for the gift of membership in the kingdom. Then, as a member of the kingdom, he must live the commandment Jesus has taught about loving God and neighbor. Remember that Mark’s gospel began with a promise by John the Baptist that the one who was coming after him was mightier and would baptize with the Holy Spirit (1:7-8). The new life Jesus gives is the gift of the Spirit and enables recipients to fulfill the law of love he has articulated for the scribe. The scribe is, "not far from the kingdom of God." But he can only enter it through the gift God gives.
 
Lễ Chư Thánh
Lm. Jude Siciliano, OP
06:01 29/10/2021

LỄ CHƯ THÁNH
Kh.7: 2-4, 9-14; Tvịnh 23; I Gioan 3:1-3; Mátthêu 5:1-12

Có một nhóm giáo hữu hăng hái phục vụ chăm sóc cho trẻ em khuyết tật. Họ giúp các em tham dự trại hè, đi học và các chuyến tham quan du ngoạn, và tham gia phục vụ trong các Thánh Lễ. Họ có một bản tin điện tử gởi qua máy vi tính cho một số ân nhân và cho những ai muốn biết về các việc mục vụ họ làm. Tựa đề của tập tin điện tử đó là "Các Thánh quý mến". Tôi hơi áy náy một chút bởi vì mỗi khi tôi nhận thơ với lời chào như thế tôi nghĩ họ có thể là thánh, nhưng còn tôi thì sao? Còn sớm quá vậy!

Nhưng, tựa đề "Chư Thánh" đã được dùng trong giáo hội tiên khởi đề diển tả những người được vào trong giao ước với Thiên Chúa qua Chúa Kitô. Giáo hội có một quá trình công phu và thận trọng để xác định những người mà chúng ta chính thức gọi là "chư thánh". (Ngày 4 tháng 10 năm 2018, Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero và Đức Thánh Cha Phaolô thứ VI được phong thánh ở Rôma) Nhiều vị trong số này được có tên trên lịch phụng vụ của chúng ta. Nhưng, ngay cả khi chúng ta tôn kính một số vị được chính thức gọi là "Chư Thánh", chúng ta không nên bỏ qua danh tính và phẩm giá của chúng ta theo sách Khải Huyền mô tả là "Máu Con Chiên", đời sống, cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô. Đời sống phục sinh, trong đó máu cúa Chúa Kitô tuôn đổ Ngài vào các huyết quản của chúng ta và bởi thế chúng ta có thể thật tình gọi nhau là "chư thánh". Khi làm như thế chúng ta không nói lên cụ thể những gì chúng ta đã làm và đã được lãnh nhận nơi chúng ta như là một ân sũng đã được trao ban. Chúng ta đã được Thiên Chúa mời gọi nên thánh và đã được ban cho những ơn huệ mà chúng ta cần có để sống thánh thiện là sống đời sống các thánh.

Nếu chỉ có một sách Kinh Thánh, thì ngay cả các người đọc Kinh Thánh thường xuyên thường tránh không đọc sách Khải huyền. Có người nói "thật là kỳ lạ! Ai có thể hiểu được những hình ảnh lạ thường và các vật lạ lùng?" Ngay cả bài trích sách khải huyền đọc hôm nay có những chi tiết lạ lùng có thể gây nhầm lẫn cho người đọc thời nay làm họ không hiểu và cần được biên tập lời văn theo tính hiện tại.

Trong Thánh Lễ hôm nay, nếu tôi là một thiếu niên tham dự thánh lễ, tôi có thể bị khựng lại trong lúc nghe các điều dường như là phi lý và lạ lùng. Làm thế nào mà các người có thể mặc áo trắng được vì các áo đó đã được nhúng trong "Máu Con Chiên"? Các áo đó phải là nhuộm màu đỏ chứ? Tôi không thể hình dung ra được hình ảnh đó và nghĩ rằng tôi sẻ để dành phần giải thích đó cho các giáo sư dạy Kinh thánh. Lẽ ra tôi phải suy gẩm về bài đọc này không phải bằng con mắt của một học sinh trung học trong một lớp vật lý, nhưng với tư cách của một học giả văn chương phản ảnh về ngữ văn qua văn chương sách Anh ngử 101, vì văn sách Khải Huyền là văn chương thời cánh chung và có nhiều điều giống như văn thơ hơn là khoa học.

Vào gần cuối thể kỷ thứ nhất, các giáo hữu tiên khởi bị đàn áp khắc nghiệt dười thời vua Domitian. Họ hầu bị cám dỗ để cảm thấy như họ bị Thiên Chúa bỏ rơi. Trong lời thơ văn của mình, tác giả nói với họ "thật là trái ngược!" Thị kiến đó là một hình ảnh về vinh quang trong tương lai cho những ai trung thành với Con Chiên. Vinh quang không chỉ là phần thưởng trong tương lai, nhưng chính là ngay lúc bấy giờ - chúng ta chia sẻ sự thánh thiện của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô. "Các Thánh quý mến" có thể là cách gọi hoàn hảo cho những ai họp nhau trong chúng ta cùng cữ hành phụng vụ hôm nay. Bởi thế chúng ta là thánh, vì chúng ta được Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Áo rữa tội của chúng ta đã được ra màu trắng bởi sức sống của Chúa Giêsu. Máu thánh Ngài hoạt động trong đời sống của chúng ta.

Tôi thích câu chuyện này trong một lớp tiểu học. Một giáo chức dạy về tôn giáo hỏi các học sinh lớp hai "vị thánh là gì?". Một em bé gái, hình như nhớ lại các ánh sáng chiếu qua trên gương của nhà thờ của giáo xứ em, rồi em đáp lại "Thánh là những người trên các gương màu mà ánh sáng chiếu qua”. Những ánh sáng lớn chiếu qua cửa sổ của nhà thờ. Ánh sáng chiếu qua các hình ảnh với đầy màu sắc. Tiểu sử của các vị đó nói lên với chúng ta là không có hai vị thánh giống nhau. Bạn có thể nói không có hai vị sinh đôi giống nhau trong nhà thờ của Thiên Chúa Mỗi vị chiếu ánh sáng duy nhất của họ ở một hay nhiều chổ tối tăm trên thế giới.

Vì ánh sáng chiếu quá sáng qua các vị đó nên chúng ta nâng họ lên cho tất cả mọi người đều trông thấy, và cho tất cả những người khác trong chúng ta được sáng soi và có nhiều hy vọng. Nếu Tiên Chúa chiếu sáng thì ánh sáng đó chiếu qua Đức Maria, thánh Giuse,thánh Đaminh, thánh Catharina de Siena, thánh Phanxicô và thánh Clara, thì Thiên Chúa có thể làm như thế cho chúng ta, gìn giử chúng ta, mạnh mẻ trong những lúc bị thử thách và do dự; can đảm khi bị thử thách; thông cảm với người bị đau khổ; khôn ngoan cho những ai đang tìm kiếm; nói lên sự thật khi người khác bị im lặng trong sợ hải; ẩn danh trong hành vi yêu thương; kiên nhẩn trong các cuộc đấu tranh và sẻ không biến đi; bên vực công chính khi thế giới coi thường hay gây áp lực những người bên lề; nhẹ nhàng và mạnh mẽ khi đối mặt với những người chống đối phúc âm.

Bởi đâu tôi có danh sách những đức tính thánh thiện đó? Tôi nghĩ vẩn chưa đủ, nhưng tôi nói đến những đức tính đó khi tôi nghĩ đến đới sống của các vị thánh tôi quý mến, như những vị tôi nêu tên trước đó. Đó là những vị thánh với chử "T" lớn. Nhưng tôi cũng nghĩ đến các vị thánh với chử "t" nhỏ mà tôi đã biết và quý mến và thường nghĩ đến. Các vj thánh đó nhắc tôi nhớ điều gì có thể xãy ra trong đời sống riêng biệt và yếu đuối của tôi. Tôi chắc các bạn cũng có những vị thánh quý mến và yêu thích của các bạn và bạn có thể lập danh sách cho riêng bạn về các đức tính mà các vị đó đã làm để nên thánh. Khi bạn lập danh sách cho riêng mình, bạn sẻ thấy nó tương đồng với những điều mà Chúa Giêsu nêu lên trong phúc âm hôm nay - Các Mối Phúc.

Các Mối Phúc là danh sách các điều răn chúng ta phải sống như chúng ta muốn theo Chúa Giêsu. Trái lại, các Mối Phúc đó cho chúng ta thấy phải sống làm sao khi nguồn gốc của đời sống của chúng ta là Chúa Giêsu. Bởi nhờ Ngài mà chúng ta là những người có "Phúc". Đời sống của chúng ta phản ảnh sự thay đổi tận cùng trong chúng ta, thành quả của ơn sũng Người là chúng ta có thể nên: nghèo khó trong tâm hồn, hiền lành, tha thứ, xây dựng hòa bình, v.v…

Trong bài đọc thứ hai hôm nay, thánh Gioan nói theo một cách khác. "…Bây giờ chúng ta là con cái của Thiên Chúa". Lễ hôm nay là bây giờ: về sự kết hợp của chúng ta với nhau và "của các nhân chứng" vĩ đại đã ra đi trước chúng ta. Lễ hôm nay nhắc chúng ta nhớ tới những ai bây giờ đang nhìn vào ánh sáng vinh quang của Thiên Chúa và rằng chúng ta đang hiệp thông với họ qua lời cầu nguyện và tưởng nhớ của chúng ta. Và vì đời sống của họ, chúng ta có thể có hy vọng cho chúng ta.

Cháu gái 4 tuổi của tôi cho tôi một bức hoạ, cháu đã vẽ về tôi. "Đây, bác Jude, cháu vẽ hình này cho bác". Bức hoạ rất đơn sơ, bằng viết chì, khiến tôi thấy tôi thật dễ nhìn, với nét mặt tròn ấm áp, đôi mắt mở lớn với nụ cười rất tươi, đôi tai đang lắng nghe và đôi tay mở rộng ra. (Cháu vẽ luôn cả các chổ sói trên đầu của tôi). một nhà tâm lý nhìn vào bức hình có thể nói “đấy là một hình vẻ của một em bé khỏe mạnh và vững vàng”. Tôi có thể thêm vào là cháu gái nhỏ của tôi có một cái nhìn đầy kính yêu và tốt đẹp về con người của tôi đối vói cháu ngay bây giờ. Tôi cũng muốn nói thêm là cháu vẽ tôi như Thiên Chúa thấy tôi - đầy ơn phước- kết quả của việc làm cúa Thiên Chúa.

Lần sau khi tôi nhận trên máy vi tính bức thơ viết "Các Thánh Quý mến", đáng lẽ quay mình đi thì tôi sẻ nói "đúng đó". Vì ơn thánh sủng của Thiên Chúa đã làm nên việc đó trong tôi, và Thiên Chúa sẻ không bỏ tôi đến khi tôi về tận quê nhà, Đấy, một ngày nào, tôi sẻ gặp tất cả những người khác, không ít thánh thiện, một đám đông mà không ai có thể đếm được. Chúng ta là thánh của Thiên Chúa, không phải vì chúng ta đã được phần thưởng lớn lao, hay đã qua một đời sống không bị tội lỗi, nhưng vì lòng thương xót của Thiên Chúa. Qua Chúa Giêsu sự cứu rổi Bởi Thiên Chúa là Đấng đang ngồi trên ngai, và bởi Con Chiên, khi thánh Phaolô gọi các giáo hữu là các vị thánh trong thư của ông ta. Ông ta không chỉ nói về vinh quang trong tương lai của họ, nhưng là về hoàn cảnh của họ trong hiên tại.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Feast of ALL SAINTS
Rev. 7: 2-4, 9-14; Psalm 24; I John 3:1-3; Matthew 5:1-12

There is a group of diligent lay Christians who minister to children with physical handicaps. They provide opportunities for summer camp, field trips, classes, periodic worship services and Masses. They have a newsletter which they e-mail to a list of benefactors and people interested in their ministry. It’s in the form of a letter and begins, “Dear Saints.” I squirm a bit whenever I receive that salutation from them. They may be saints; but me? It’s too soon!

But the title “saints” was used in the early church to describe those called and in covenant with God through Christ. The church has an elaborate and careful process to determine whom we officially call “Saints.” (On October 14, 2018, Archbishop Oscar Romero and Pope Paul VI were canonized in Rome.) Many of these we incorporate into our liturgical calendar. But even as we venerate certain “acknowledged” Saints, let’s not dismiss our own identity and dignity received through, what the Book of Revelation describes as, “the Blood of the Lamb ” – the life, death and resurrection of Christ. His risen life blood flows in our veins and so we can truthfully call each other “saints.” In doing so we would not be claiming anything we have done or deserve for ourselves, but have received through the gift of grace. We have been called to holiness by God and are given the gifts we need to live holy, sainted lives.

If there is one biblical book even regular readers of the Scriptures tend to avoid, it is the Book of Revelation. Someone said, “It’s so bizarre! Who can understand those hallucinatory images and strange creatures?” Even today’s reading from Revelation has strange details that could confuse the modern reader’s need for literal exactness.

As a teenager at Mass on this feast I would be stopped dead in my tracks by what seemed an obvious absurdity. How could those wearing robes get them white by washing them “in the Blood of the Lamb?” Wouldn’t that turn them red? I couldn’t get my mind around that image and figured, I’d leave the interpretation to some Bible scholars. I should have reflected on this reading not as a high school student in a physics class, but as a reflective reader in English Literature 101, because the Book of Revelation is apocalyptic literature and has more in common with poetry than science.

Towards the end of the first century Christians were under the severe persecution of Domitian and were tempted to feel abandoned by God. In his poetic style the author tells them – “Quite the contrary.” This vision is a promise of future glory for those who remain faithful to the Lamb. Glory isn’t only a future reward, but even now we share in God’s holiness through Jesus Christ. “Dear Saints” might well be the perfect appellation for those of us gathered in worship today; so saints we are, because we are held “dear” by our God. Our baptismal robes are made white by the life force of Jesus, his blood, at work in our lives.

I like this grammar school story. A religion teacher asked her second-grade class, “What’s a saint?” A little girl, probably remembering the stained glass images in her parish church responded, “Saints are the people the light shines through.” The big or “public lights” are up there in the church windows. Their light shines through in a rainbow of colors. Their biographies tell us that no two were the same. You can say: there are no identical twins in God’s house. Each shone their unique light in one or many dark places in the world.

Because their light has been so brilliant, we raise them up for all to see so that the rest of us can be enlightened and have hope. If God could shine such light through Mary, Joseph, Dominic, Catherine of Siena, Francis and Clare, then God can do that even in us! Keep us: strong in times of trials and doubts; courageous when challenged; compassionate to the broken; wise for those who are searching; outspoken when others hold a fearful silence; anonymous in performing loving deeds; persevering when struggles will not just evaporate; defending justice when the world ignores or presses down those on the margins; gentle and strong in the face of what opposes the gospel.

Where did I get that list of saintly virtues? I grant that it is incomplete, but I came up with it when I reflected on the lives of my favorite Saints – like the ones I named above. They are the “Big S” – Saints. But I also reflected on the “little s” saints I have known and loved and frequently felt in awe of. They remind me what is possible in my small, particular, daily life. I am sure that you have your favorites and are able to draw up your own list of the virtues that make a saint. When you make your own list you will find it parallels what Jesus enumerated in today’s gospel – the Beatitudes.

The Beatitudes aren’t a list of commandments we have to live by if we want to follow Jesus. Instead, they show how we can live when the source of our life is Jesus. Because of him we are “Blessed,” our lives reflect a profound change in us, the result of his grace, which enables us to be: poor in spirit, gentle, merciful, peacemakers, etc.

In our second reading, John puts it another way “... we are God’s children now.” This feast is about Now; about our union with one another and the great “cloud of witnesses” who have preceded us. Today’s feast reminds us of those who are now gazing on God’s brilliance and that we are in communion with them through our prayers and memory. And, because of their lives, we can have hope for our own!

My four-year old grandniece gave me a drawing she made of me. “Here Uncle Jude, this is for you.” The simple pencil-stick work of art made me look good, with a round warm face, wide-open eyes, a huge smile, listening ears and outstretched arms. (She even filled in my bald spots!) A psychologist would say, “That’s a drawing of a healthy and secure child.” I would add that my little niece has a touching and wonderful view of who I am to her right now. I would also say, she’s drawing me as God sees me – graced – the fruit of God’s handiwork.

The next time I get that “Dear Saints” e-mail, instead of squirming, I’m going to say, “Right On!” – because God’s grace is already at work in me and God isn’t going to give up on me until I get to my proper home. There, someday, I’m going to meet all the stained glass Saints in the flesh. I’m also going to meet all the others – no-less-holy, saints, “the great multitude which no one can count.” We are already the saints of God, not because we have earned a great reward or have gone through life unblemished by sin, but because of the mercy of God manifested in Jesus. “Salvation comes from our God, who is seated on the throne and from the Lamb.” When Paul addressed the Christians as the saints in his epistles, he was not only talking about their future glory, but their present status.
 
Tình yêu, cốt lõi của Kitô giáo
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:10 29/10/2021
CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN

Tình yêu, cốt lõi của Kitô giáo

Đnl 6,2-6; Hr 7,23-28; Mc 12,28b-34

Trong luật Môsê, có 613 điều luật, trong đó, có 248 điều buộc làm và có 365 điều cấm làm. Giữa một “rừng luật” như thế, nhiều lúc người ta không biết điều răn nào là quan trọng nhất. Đây là lý do tại sao người thông luật đến hỏi Chúa Giêsu: “Trong mọi điều răn, điều răn nào đứng hàng đầu?”

Để hiểu được bối cảnh bài Tin Mừng, trước hết chúng ta cần biết rằng vào thời Chúa Giêsu, trong Do Thái giáo, có hai khuynh hướng đối nghịch nhau. Một khuynh hướng muốn nhân rộng các khoản luật và quy định tỉ mỉ mọi chi tiết của đời sống. Một khuynh hướng khác lại muốn rút ra từ “đống luật” những điều chính yếu và quan trọng mà Thiên Chúa muốn hơn là quá chú trọng đến các chi tiết luật và điều thứ yếu. Người thông luật này thuộc khuynh hướng thứ hai.

Chúa Giêsu dùng cơ hội này để cống hiến một sự mới mẻ khi tóm tắt mọi lề luật vào trong hai giới răn: “Mến Chúa, yêu người, như là cốt lõi của lề luật.”

1- Mến Chúa, giới răn quan trọng nhất

Trước hết, Chúa Giêsu trả lời câu hỏi của người thông luật: “Nghe đây, hỡi Ítraen, Thiên Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi” (Mc 12,29-30).

Đối với người Do Thái, câu trả lời này không có gì là xa lạ, bởi lẽ, họ đã học thuộc lòng từ nhỏ những lời này trong sách Đệ Nhị Luật mà bài đọc I trích dẫn nói về giới răn này: “Nghe đây, hỡi Ítraen! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em” (Đnl 6,4 -5). Ở đây, Chúa Giêsu vừa kế thừa vừa kiện toàn luật Cựu Ước khi nhắc lại điều quan trọng và chính yếu của lề luật.

Vậy thì “ngươi phải yêu mến Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi” có nghĩa là gì?

Trong Mátthêu, từ “hết” được lặp lại ba lần, còn trong Máccô, từ “hết” được lặp lại bốn lần để nhấn mạnh rằng con người phải yêu mến Thiên Chúa với toàn bộ và trọn vẹn con người mình. Nghĩa là việc yêu mến Thiên Chúa đòi hỏi một sự dấn thân toàn bộ và trọn vẹn con người: cả con tim, tâm hồn, lý trí và cả thể lý chúng ta. Đây là giới răn quan trọng nhất. Điều này có nghĩa là Thiên Chúa phải ở chỗ quan trọng nhất, vị trí số một trong cuộc đời tôi. Vì thế, mọi chọn lựa, suy nghĩ, tâm tư tình cảm và hành động của tôi phải được chi phối bởi trật tự và hệ giá trị này.

Như thế, Chúa Giêsu muốn thiết lập lại tương quan nền tảng thứ nhất của con người với Thiên Chúa. Theo đó, con người hiện hữu nhờ Thiên Chúa. Con người được tạo dựng để yêu mến và phụng thờ Thiên Chúa. Con người chỉ tìm được ý nghĩa và hạnh phúc cuộc sống khi kết hợp và yêu mến Người. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu gọi đó là điều răn quan trọng nhất.

2- Yêu người, giới răn thứ hai

Kitô giáo không phải là một tôn giáo “duy thiên” hay “duy linh” nhưng là một tôn giáo nhập thể và nhập thế. Con người không chỉ có tương quan chiều dọc với Thiên Chúa, nhưng còn có tương quan chiều ngang với tha nhân. Con người sống là sống bởi, sống với, sống vì tha nhân.

Chúa Giêsu tóm tắt đạo lý này trong giới răn thứ hai: “Người phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác trọng hơn các điều răn đó” (Mc 12,31). Đây chính là sự mới mẻ mà Chúa Giêsu mang đến. Người tóm tắt toàn bộ lề luật vào trong hai giới răn. Người liên kết giới răn thứ nhất với giới răn thứ hai lại với nhau. Theo Chúa, người ta không thể đối lập Thiên Chúa với con người, cũng không thể đối lập con người với Thiên Chúa. Không có sự mâu thuẫn giữa hai tình yêu. Yêu mến Thiên Chúa thì phải yêu thương tha nhân. Yêu thương tha nhân là bằng chứng về lòng yêu mến Thiên Chúa, và hơn thế nữa, yêu thương tha nhân là yêu mến Thiên Chúa (x. Mt 25,45; 1 Ga 4,20).

Nhưng chúng ta cần phải phân tích giới răn thứ hai với cụm từ “yêu người thân cận như chính mình.” Ở đây, chúng ta để ý cụm từ “như chính mình” là tiêu chuẩn đo lường cho tình yêu đối với tha nhân. Theo tiêu chuẩn này, nơi khác Chúa Giêsu nói: “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7,12). Bởi lẽ, ai cũng mong muốn và làm điều tốt cho mình; không ai làm những điều xấu cho mình (trừ người điên)… Chẳng hạn, không ai trong chúng ta lại muốn mình đau khổ và thất bại, nhưng ai cũng muốn mình được bình an, thành công và hạnh phúc; ai cũng muốn được người khác tôn trọng, công bằng và quý mến mình. Từ đó, chúng ta hãy làm cho người khác những điều mà mình mong muốn người ta làm cho mình.

Như vậy, yêu mến Thiên Chúa hướng chúng ta tới việc yêu mến tha nhân như chính mình và ai yêu thương là chu toàn lề luật.

3- Những mẫu gương mến Chúa yêu người

Tuy nhiên, mến Chúa trên hết mọi sự và yêu người như chính mình là rất khó khăn. Để thực thi điều đó, chúng ta cần ơn Chúa giúp. Vì với ơn Chúa giúp, mọi sự đều có thể. Chúng ta còn phải cố gắng không ngừng để vượt lên những rào cản của tính ích kỷ, kiêu ngạo và quy ngã. Vì thế, nhiều lúc chúng ta cảm thấy mến Chúa thì dễ hơn yêu người; nhiều lúc mến Chúa và yêu người là điều không thể!

Chúng ta tìm thấy những mẫu gương sáng chói soi sáng giúp chúng ta sống. Xin kể ra đây một số gương mặt nổi bật.

Trước hết, phải kể đến mẫu gương Chúa Giêsu. Người đã sống trọn lý tưởng mến Chúa và yêu người một cách hoàn hảo. Người hoàn toàn vâng phục Chúa Cha và đã hiến thân chịu chết vì loài người. Người không chỉ yêu những kẻ yêu thương mình, mà còn yêu thương cả những kẻ thù địch với mình.

Thứ đến là mẫu gương của cha Maximilianô Maria Kolbe, ngài là một sĩ dòng Phanxicô, người Ba Lan. Ngài bị bắt và bị nhốt ở trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc Xã. Cuối tháng 7 năm 1941, có ba tù nhân trốn khỏi trại, khiến phó chỉ huy trại bắt 10 người đàn ông phải chết thay bằng cách bỏ đói trong hầm ngầm để răn đe việc trốn trại. Một trong những người bị chọn có Franciszek Gajowniczek, anh này kêu lên: “Tôi còn vợ tôi! con tôi nữa!” Kolbe động lòng thương và tình nguyện chết thay cho anh này. Nghĩa cử đó thể hiện cách tuyệt hảo về lòng mến Chúa và yêu người.

Mẫu gương cuối cùng có thể kể ra đây đó là Mẹ Têrêxa Calcutta. Mẹ là một nữ tu người gốc Albani, nhưng vì được thúc đẩy bởi tình yêu Chúa và lý tưởng phục vụ tha nhân, Mẹ đã sang Ấn Độ để hiến trọn cuộc đời phục vụ người nghèo, đặc biệt người bất hạnh nhất. Mẹ đã lập dòng Thừa Sai Bác Ái để cùng với các nữ tu chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối ở Ấn Độ và nay khắp nơi trên thế giới đều có sự hiện diện của Hội Dòng này. Sứ mạng của Mẹ và Hội Dòng là phục vụ Chúa trong người nghèo. Mẹ đã được cả thế giới biết đến với lòng kính trọng như là biểu tượng của lòng bác ái Kitô giáo đương thời. Mẹ đã sống trọn vẹn hai giới răn mến Chúa và yêu người cách tuyệt hảo noi gương Chúa Giêsu.

Và trong lịch sử Giáo Hội, có rất nhiều vị thánh khác, nhiều con người và các tổ chức, dòng tu đã dấn thân phục vụ con người theo tinh thần Phúc Âm. Đó chính là những mẫu gương sáng chói của việc thực thi giới răn mến Chúa yêu người.

Noi gương các ngài, chúng ta được mời gọi sống triệt để hơn hai giới răn quan trọng này trong đời sống hằng ngày, là mến Chúa và yêu người. Nếu chúng ta yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận, thì đó là bằng chứng chúng ta đang sống theo giáo huấn Chúa Giêsu. Nhưng ngược lại, nếu chúng ta chỉ chọn một trong hai, hoặc đối lập chúng, thì chúng ta đã quên điều chính yếu mà Chúa Giêsu hôm nay dạy và liên kết, vì mến Chúa và yêu người là cốt lõi của Kitô giáo chúng ta. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An

http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Yêu người cụ thể là phục vụ trong yêu thường
Lm. Đan Vinh
06:17 29/10/2021
CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN B

Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34

YÊU NGƯỜI CỤ THỂ LÀ PHỤC VỤ TRONG YÊU THƯƠNG

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mc 12, 28b-34

(28b) Khi ấy, có người trong nhóm kinh sư đến gần Đức Giê-su và hỏi: "Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu?" (29) Đức Giê-su trả lời: "Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ít-ra-en. Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. (30) Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. (31) Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó".(32) Ông kinh sư nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, hay lắm. Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất. Ngòai Người ra không có Đấng nào khác. (33) Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ tòan thiêu và hy lễ. (34) Đức Giê-su thấy ông ta trả lời khôn ngoan như vậy thì bảo: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!” Sau đó, không ai dám chất vấn Người nữa.

2.Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại câu trả lời của Đức Giê-su cho vị kinh sư Do Thái khi ông chất vấn Người về điều răn nào là quan trọng nhất trong tòan bộ Luật pháp Mô-sê. Người đã nêu ra hai điều răn quan trọng nhất là mến Chúa hết lòng và yêu người thân cận như yêu chính mình. Ông kinh sư cũng nhất trí như vậy và còn cho rằng hai điều này có giá trị hơn mọi của lễ tòan thiêu và hy lễ dâng lên Đức Chúa tại đền thờ.

3.CHÚ THÍCH:

-C 28b-30: +Có người trong nhóm kinh sư: Kinh sư hay Luật sĩ là những nhà chuyên môn về Thánh kinh vì nghiên cứu Thánh kinh kỹ lưỡng và lâu dài. Số ít trong nhóm kinh sư là tư tế, nhưng phần lớn là thường dân ủng hộ lập trường của nhóm Pha-ri-sêu. Họ có uy tín và ảnh hưởng lớn trong dân. Các kinh sư là người giải thích và áp dụng Luật Mô-sê vào đời sống của dân chúng. Các kinh sư cùng với thượng tế và kỳ mục là ba thành phần trong Thượng hội đồng Do thái tại Giê-ra-sa-lem (x. Cv 23,6). +trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu?: Trong Tin Mừng Mát-thêu viết cho Kitô hữu gốc Do Thái, câu hỏi là “điều răn nào lớn nhất?” (Mt 22,35). Còn ở đây Tin Mừng Mác-cô viết cho Kitô hữu gốc lương dân, đã sửa lại câu hỏi theo nghĩa ưu tiên:”điều răn đứng đầu?. Thực ra các nhà kinh sư thời đó thường tranh cãi để tìm ra trong số 613 điều răn trong Thánh Kinh, gồm 248 điều buộc và 365 điều cấm, đâu là điều luật quan trọng nhất. Cho tới lúc ấy các kinh sư vẫn chưa thống nhất ý kiến. Ông kinh sư tin Đức Giê-su là “Đấng rao giảng có uy quyền” sẽ cho câu trả lời chính xác. +Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ít-ra-en. Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất.: Đức Giê-su đã trích khỏan Luật Mô-sê được những người Do Thái đọc mỗi ngày 2 lần (Đnl 6,5). +“Nguơi phải yêu mến Đức Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi”: Thiên Chúa là chủ tể muôn loài, là Đấng duy nhất cao cả. Chính Ngài đã dựng nên muôn vật, là nguồn sự sống và là cùng đích mọi loài. Vũ trụ chỉ tồn tại được nhờ Ngài và trong Ngài. Vì thế người ta có bổn phận phải biết ơn và yêu mến Ngài trên hết mọi sự.

-C 31-33: +Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu mến người thân cận như chính mình: Người Do Thái vẫn mang nặng khuynh hướng bài ngọai theo Luật Mô-sê: “Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù” (Mt 5,43). Ở đây Đức Giê-su thêm “Điều răn thứ hai trích trong Luật Mô-sê (Lv 19,18): Tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với người thân cận là bản tóm lược mười điều răn ghi khắc trên hai bia đá là “mến Chúa và yêu người”. +Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất. Ngòai Người ra không có Đấng nào khác: Vị kinh sư biểu lộ thái độ đồng ý với quan điểm của Đức Giê-su và nhắc lại câu trả lời của Người để nhấn mạnh tính duy nhất của Thiên Chúa (Đnl 4,35; Xh 8,6; Is 45,21), Tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với tha nhân có liên hệ mật thiết với nhau. +Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình: Ông kinh sư nhắc lại khía cạnh tri thức của tình yêu. + là điều quý hơn mọi lễ tòan thiêu và hy lễ: Khi nhận định như vậy, ông kinh sư không phủ nhận nghi lễ phụng tự tại Đền Thờ, mà cho thấy nghi lễ phụng tự bị hạ thấp giá trị so với việc thực thi lòng mến Chúa và yêu tha nhân.

-C 34: +Ông không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu: Ông kinh sư đã hiểu biết và đánh giá đúng điều răn quan trọng trong Luật Mô-sê. Điều này cho thấy ông đã suy nghĩ giống Đức Giê-su và có khả năng trở thành thành viên trong Nước Thiên Chúa do Người sắp thiết lập (x. 10,13-16).

4. CÂU HỎI:

1) Kinh sư hay luật sĩ là ai? Phân biệt với người Pha-ri-sêu thế nào?

2) Luật Mô-sê gồm bao nhiêu điều khỏan buộc và cấm? Tại sao ông kinh sư lại hỏi Đức Giê-su về điều luật nào quan trọng và đứng đầu trong bộ Luật Mô-sê?

3) Đức Giê-su đã trả lời cho ông kinh sư khỏan luật quan trọng nhất thế nào? Ngừơi Do thái mỗi ngày phải đọc lại khỏan luật này mấy lần?

4) Đức Giê-su cũng cho biết điều luật thứ hai cũng quan trọng không kém là khỏan luật nào? Hai điều luật này tóm lược Mười điều răn do ai trao cho ông Mô-sê và được ghi khắc trên hai tấm bia đá?

5)Thái độ của ông kinh sư trước câu trả lời của Đức Giê-su thế nào?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Đức Giê-su trả lời: "Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ít-ra-en. Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. (30) Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. (31) Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó"(Mc 12,29-31).

2. CÂU CHUYỆN:

1) LÀM SAO YÊU CHÚA KHI CHƯA GẶP VÀ CŨNG KHÔNG THẤY NGƯỜI?

Một người mẹ nói với cô con gái nhỏ về tình yêu Thiên Chúa. Cô bé tỏ ra bối rối thưa với mẹ: “Mẹ ơi, làm sao con có thể yêu Chúa được? Con chưa bao giờ gặp Người”. Ít ngày sau, cô bé nhận được một món quà gửi qua đường bưu điện, trong đó có một con búp-bê có thể chớp mắt rất đẹp. Bên cạnh có tấm cart Noel ghi hàng chữ: “Chúc mừng Giáng Sinh vui vẻ. Tặng Maria thân yêu con búp bê, Dì Rosa”. Bé Maria chưa bao giờ gặp dì Rosa vì sống cách nhau hàng ngàn cây số. Khi bé Maria ôm con búp bê vào lòng, em nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi, con yêu dì Rosa quá! Dì đã cho con búp bê rất dễ thương này” Bấy giờ mẹ bé Maria hỏi rằng: “Làm sao con có thể yêu dì Rosa khi chưa bao giờ gặp dì?”. Maria liền trả lời: “Con biết, nhưng con yêu dì, vì dì đã gởi cho con con búo bê này”.

Như vậy, dù chưa gặp Chúa và không nhìn thấy Chúa, nhưng ta vẫn có thể yêu mến Chúa nhờ cảm nghiệm đươc tình yêu của Chúa dành cho ta qua vũ trụ thiên nhiên và qua các ơn lành hồn xác Chúa đã ban cho ta.

2) PHƯƠNG CÁCH HỮU HIỆU ĐỂ LAN TRUYỀN TÌNH YÊU:

Trong báo Los Angeles ngày 13-13-1997 có đăng lá thư của một độc giả ở Sun City, California gởi cho nữ ký giả Ann Landers – người phụ trách mục “Giải đáp thắc mắc” như sau:

Ba tôi đi làm sáu ngày một tuần, còn mẹ tôi lúc nào cũng bận rộn với việc lau chùi nhà cửa, giặt giũ, nấu ăn. Cả hai người đều lớn lên trong những gia đình không bộc lộ tình cảm. Ông bà tôi không bao giờ bộc lộ tình cảm dành cho cha mẹ tôi và chẳng bao giờ nói với họ rằng họ được yêu thương. Vì vậy, cũng dễ hiểu là tại sao ba mẹ tôi đã không bộc lộ tình cảm hay nói những lời thương mến với chúng tôi.

Cuộc đời tôi đã thay đổi khi tôi lên chín tuổi. Hôm ấy có dịp ở lại qua đêm ở nhà một cô bạn. Mẹ cô hôn cả hai chúng tôi khi cho chúng tôi lên giường ngủ. Cử chỉ ấy đã biến đổi đời tôi. Tôi quá cảm động vì hành vi yêu thương ấy, đến nỗi tôi không thể ngủ được. Tôi nghĩ: “Đây mới thực là cách lẽ ra ba mẹ phải làm cho mình”. Khi về nhà, tôi đã giận ba mẹ một thời gian. Nhưng vì không thể giận ba mẹ hoài vì tính tình sẵn có của họ.

Đây là điều tôi đã làm để thay đổi tình hình: Tôi bắt đầu hôn mẹ tôi thường xuyên đến nỗi mẹ tôi phải bật cười. Tôi đã kết hôn khi lên 17 tuổi và đã có hai con khi chưa đầy 20. Tôi thường hôn chúng đến khi má chúng ửng hồng. Khi nói chuyện với mẹ tôi trên điện thoại, tôi nói: “Mẹ ơi! Con thương Mẹ!” Sau một thời gian, cuối cùng mẹ tôi cũng đã nói được với tôi: “Mẹ cũng rất thương con”. Tôi chưa được nghe như thế bao giờ. Sau lần ấy vài tuần khi tôi đến thăm mẹ, bà hỏi tôi: “Những cái hôn của mẹ đâu?” Khi tôi sắp về mẹ tôi bảo: “Mẹ thương con. Con biết mà phải không?”

3) YÊU NGƯỜI, NHƯNG LẠI SỢ NGƯỜI:

Dọc theo triền núi Trường Sơn, có một ngôi mộ lâu đời, trên bia mộ có khắc dòng chữ như sau: “Tôi thương người, nhưng lại sợ người”. Đây là câu nói của Hy Thanh, người nằm trong ngôi mộ. Câu chuyện như sau: thời bấy giờ, Hy Thanh học cách tìm mạch nước ngầm nơi một ông thầy giỏi nghề. Bạn bè nói với anh rằng: “Dưới đất lúc nào mà chẳng có nước. Mày học làm chi cái nghề vô tích sự ấy”. Cha mẹ anh em trong nhà cũng mắng anh: “Nếu mày cứ muốn học nghề đó thì ra khỏi nhà và đừng bao giờ vác mặt về nhà này nữa!” Hy Thanh đành phải bỏ nhà ra đi. Ban ngày anh vừa đi học vừa kiếm chỗ làm nghề phu khuân vác để kiếm ăn. Tối đến xin vào ngủ trong chùa. Anh cứ kiên trì theo học nghề tìm mạch nước ngầm ấy nhiều năm. Hai mươi năm sau, gặp lúc trời hạn hán, các giếng trong làng đều khô cạn hết. Nhiều người bị chết khát vì không kiếm đâu ra nước uống. Bấy giờ, người ta mới chợt nhớ đến Hy Thanh và cử người đến yêu cầu anh tìm kiếm mạch nước ngầm để giúp dân làng. Hy Thanh đã đi tìm và đã sớm tìm ra mạch nước ngầm, khơi được nguồn nước lênh láng. Dân các nơi khác nghe tin kéo đến xin nước uống rất đông. Họ vui mừng ca tụng tài năng xuất chúng của anh. Nhưng rồi có kẻ do khát lâu ngày, đã uống quá nhiều nước nên ngã ra chết. Thế là nhiều người thay vì tỏ lòng biết ơn lại quay ra chửi bới mạt sát Hy Thanh thậm tệ. Lũ người nhà của kẻ bị chết còn hè nhau xông vào đánh đập anh đến chết. Trước khi nhắm mắt lìa đời, Hy Thanh thều thào nói: “Tôi thương người, nhưng lại sợ người”.

4. MÙI CỌP:

đối với nguời dạy thú thì Nhưng đến đêm hôm sau thì người vợ lại bị chết. Cô chết vì bị con cọp dữ cô có trách nhiệm huấn luyện đã không còn nhận ra cô là huấn luyện viên của nó nữa, vì mùi cọp quen thuộc trên người cô đã biến thành mùi nước hoa xa lạ. Con cọp bị hoảng hốt khi ngửi mùi lạ nên khi cô đến gần, nó đã tự vệ bằng cách tấn công cô khiến cô đã bị chết dưới móng vuốt của nó.

Người vợ vì yêu chồng đã tẩy rửa mùi cọp nên phải hy sinh mạng sống: Yêu đích thực là sẵn sàng hy sinh chịu chết để biểu lộ tình yêu trọn vẹn. Đó là ý nghĩa của mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa Giê-su. Người đã yêu thương chúng ta đến cùng, nên sẵn sàng hy sinh mạng sống vì chúng ta, và đã sống lại để hồi phục sự sống đời đời cho chúng ta. Người mời gọi chúng ta noi gương Người để sẵn sàng hy sinh bản thân để phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân.

5) YÊU THƯƠNG LÀ PHƯƠNG THẾ HỮU HIỆU ĐỂ LÀM CHỨNG CHO CHÚA:

SHIRIEDA là một thanh niên Nhật Bản, trong phi đội Thần Phong, sống sót sau một lần ném bom khi phi cơ bị trúng đạn. Tuyệt vọng vì nước Nhật đầu hàng, khi quả bom nguyên tử rớt xuống Na-ga-sa-ky. Để trả thù cho dân tộc, anh quyết định đi ăn trộm bất cứ cái gì của những người Âu Châu. Trưa hôm ấy, anh lẻn vào kho của nhà dòng Salésien, nhưng chẳng may bị phát giác. Anh định bỏ chạy, nhưng đã sớm bị bắt. Anh thú nhận vì cần đanh mà anh đã ăn trộm. Cha bề trên dân anh trở lại nhà kho,lấy cho anh một túi đanh và bảo:

– Lần sau, nếu cần gì, anh cứ đến với với tôi.

Anh ngạc nhiên trở về nhà và suốt đêm hôm ấy anh đã suy nghĩ về hành động bác ái trên. Sáng hôm sau, anh trở lại nhà dòng và nói với cha bề trên:

– Xin cha dạy con cũng biết sống yêu thương như cha.

Và cuối cùng, anh đã trở thành một linh mục Công Giáo.

Hãy tuân giữ giới luật yêu thương, để chúng ta xứng đáng là môn đệ thực sự của Chúa. Và hơn thế nữa, chính cuộc sống ngập tràn tình bác ái yêu thương của chúng ta sẽ là một bài giảng hùng hồn, có sức lôi cuốn người khác tin theo Chúa.

3. SUY NIỆM:

Đức Chúa đã ban cho dân Do Thái mười điều răn được khi khắc trên hai bia đá qua trung gian Mô-sê. Về sau, các luật sĩ đã giải thích áp dụng cụ thể làm thành 613 khoản luật gồm 248 luật buộc làm và 365 luật cấm làm. Các đầu mục Do Thái thời Đức Giê-su đã không đồng ý với nhau về điều luật nào trọng nhất, nên hôm nay họ hỏi Đức Giêsu: “Trong các giới răn, điều nào trọng nhất?” Người đáp: “Hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi. Còn giới răn thứ hai: Hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi” (Mc.12,30-31). Đức Giê-su đã tóm lại toàn bộ các giới răn vào một giới răn trọng nhất là “mến Chúa yêu người”.

1) MẾN CHÚA HẾT LÒNG VÀ YÊU THA NHÂN NHƯ YÊU MÌNH:

Giới răn thứ nhất trích trong sách Đệ Nhị luật đoạn 6, câu 5. Giới răn thứ hai rút trong sách Thứ luật đoạn 19, câu 18. Qua đó Đức Giê-su đã liên kết luật mến Chúa với luật yêu người. Người đã kết hợp hai điều thành một điều, như hai mặt của một đồng tiền. Về sau, thánh Gio-an còn quả quyết như sau: “Nếu ai nói: “Tôi yêu mến Chúa” mà lại ghét anh em mình, người ấy là một kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa, Đấng mà họ không thấy” (1Ga.4,20). Tuy nhiên Đức Giê-su còn nhấn mạnh thương người chính là điều kiện để biểu lộ lòng mến Chúa thực sự và để lễ vật chúng ta dâng lên xứng đáng được Chúa chấp nhận: “Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23-24). Thế nhưng, cụ thể chúng ta phải yêu thương anh em như thế nào?

2) KỶ SỞ BẤT DỤC, VẬT THI Ư NHÂN:

- Truyền thống Do Thái có câu chuyện như sau: Ngày kia một người tìm đến với thầy SA-MAI, thuộc phái giải thích luật một cách nghiêm khắc và cho biết mình có ý định tìm kiếm chân lý. Ông hỏi: “Thầy có thể dạy tôi tóm lược tất cả các lề luật trong thời gian tôi đứng trên một chân. Vì tôi không thể ở lại Giê-ru-sa-lem lâu được”. Nghe nói thế, thầy Sa-mai nổi giận và truyền đuổi ông ra khỏi nhà mình. Không mất niềm hy vọng, ông ta tìm đến với thầy GIL-LEN, một người vừa thông thái, lại vừa cởi mở phóng khoáng. Trước cùng một câu hỏi được đưa ra, thầy Gil-len đã trả lời: “Đừng làm cho người khác điều anh không muốn họ làm cho anh. Đó là cái cốt lõi của lề luật. Tất cả những thứ khác, chỉ là để giải thích cho giới luật này mà thôi”.

- Trong Cưu Ước, Tô-bi-a cha đã khuyên Tô-bi-a con như sau: “Điều con không thích thì đừng làm cho người khác” (Tb 4,15a). Điều không thích còn bao hàm các việc cụ thể như: không nói xấu, không ganh tỵ, không trộm cắp và rất nhiều những điều khác nữa. Nhờ đó cuộc sống của chúng ta sẽ được an vui hạnh phúc. Đức Khổng Tử cũng khuyên đồ đệ tương tự: “Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác”. Còn Đức Giê-su đã dạy các môn đệ phải thực hành yêu thương tích cực: ”Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó” (Mt 7,12).

3) THỰC HÀNH GIỚI RĂN YÊU NGƯỜI CỤ THỂ:

Yêu thương không chỉ bằng lời nói suông, hay bằng tình cảm nhất thời chóng qua, nhưng bằng các việc làm cụ thể như kinh Thương Người dạy, trong đó gồm thương xác bảy mối và thương linh hồn bảy mối. Thánh Gia-cô-bê cũng đòi các tín hữu phải yêu thương bằng việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của tha nhân như sau: “Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: "Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no", nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì?” (Gc 2, 15-16).

4) YÊU THƯƠNG CỤ THỂ THEO LINH ĐẠO CỦA MẸ TÊ-RÊ-SA:

Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã dạy các nữ tu cần thực hành yêu thương cụ thể như sau:

- Hãy bắt đầu yêu thương các người thân trong gia đình: “Tôi luôn luôn nói rằng, tình yêu phải khởi sự từ gia đình trước đã, rồi sau đó mới đến thành phố hay đô thị. Yêu thương những người ở xa chúng ta thì dễ, nhưng yêu thương những người sống với chúng ta hay ở ngay bên chúng ta lại không dễ chút nào.”

- Đừng xét đoán hay nói xấu tha nhân: “Nếu bạn xét đoán, bạn sẽ không còn giờ để yêu họ”.

- Hãy quảng đại cho đi: “Bạn phải cho đi những gì làm bạn bị thiệt thòi. Như thế, không chỉ cho đi những gì dư thừa, nhưng cho cả những gì bạn không thể sống nếu không có nó, những gì bạn thật sự yêu thích. Như thế, món quà của bạn trở thành lễ hy sinh, có giá trị trước mặt Chúa”.

4.THẢO LUẬN:

Để thực hành lối sống yêu thương cụ thể nói trên, bạn cần tập sống tình mến Chúa yêu người theo phương cách nào hữu hiệu nhất?

5. NGUYỆN CẦU: Phục vụ trong yêu thương:

Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn sống phục vụ trong yêu thương:

Nơi cộng đoàn, biết tâm đầu ý hợp.

Trong gia đình, biết mặn mà dễ thương.

Ngoài xã hội, biết đối xử tốt và thương xót.

Với mọi người, biết nhân nhượng và tôn kính nhau.

Khi làm việc, biết siêng năng và tận tình.

Trong mọi sự, biết tha thứ, chịu đựng và tin tưởng.

Ở mọi nơi, luôn chiếu tỏa lòng Chúa hiền hậu và khiêm nhường.

Trước cám dỗ, luôn chiến thắng để bền đỗ trong ơn thánh.

Nhờ đó, chúng con trở nên tông đồ được Chúa sai đi,

Mà làm chứng về Chúa cho mọi ngươi.- AMEN.

(Lời cầu của Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta).
 
Hạnh phúc mai sau phải được bắt đầu từ ngày hôm nay
Lm. Đan Vinh
06:23 29/10/2021

LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ
Kh 7,2-4.9-14; 1 Ga 3,1-3; Mt 5,1-12a
HẠNH PHÚC MAI SAU PHẢI ĐƯỢC BẮT ĐẦU TỪ NGÀY HÔM NAY

I. HỌC LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA:

(1) Thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên (2). Người mở miệng dạy họ rằng: (3) “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”. (4) “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp”. (5) “Phúc thay ai sầu khổ, vì họ được Thiên Chúa ủi an”. (6) “Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng”. (7) “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”. (8) “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa”. (9) “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. (10) “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ”. (11) “Phúc cho anh em, khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại, và vu khống đủ điều xấu xa. (12) Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao”.

2. Ý CHÍNH: TÁM MỐI PHÚC THẬT.

Mát-thêu gom nhiều điều Chúa Giê-su nói trong nhiều hoàn cảnh khác nhau làm thành “Bài Giảng Trên Núi” hay là “Hiến Chương Nước Trời”. Tin Mừng hôm nay là phần đầu của Bài Giảng Trên Núi, trong đó nêu ra 8 điều kiện mà ai muốn gia nhập vào Nước Trời của Chúa Giê-su đều phải có, được gọi là Tám Mối Phúc Thật. Chẳng hạn: Tinh thần nghèo khó, nhân đức hiền lành, tâm hồn sám hối, luôn khao khát sống công chính, có lòng thương xót, có tâm hồn trong sạch, biết ăn ở hòa thuận, bị bách hại vì đức Tin. Ai sống theo 8 tinh thần này thì thật diễm phúc, vì sẽ được làm thành viên của Nước Trời là Hội Thánh hôm nay và Thiên Đàng mai sau.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-3: +Đoàn lũ đông đảo: Gồm các Tông Đồ, các môn đệ và dân chúng đến từ Ga-li-lê-a, miền Thập Tỉnh, miền Giu-đê và thủ đô Giê-ru-sa-lem. Lại có cả dân ngoại từ các thành Ty-rô và Si-đon (x. Lc 6,17; Mt 4,25). Như vậy đoàn lũ đông đảo nói lên tính cách phổ quát của sứ điệp của Chúa Giê-su. + Người đi lên núi: Núi ở đây thực ra chỉ là một ngọn đồi ở gần Ca-phác-na-um. Nhưng Tin Mừng Mát-thêu dùng tiếng núi để gợi lại việc Thiên Chúa ký kết Giao Ước cũ và ban Lề Luật cho Ít-ra-en. + Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên: Ngồi là tư thế của vị Thầy khi giáo huấn các môn đồ (x. Mt 13,1). + Phúc thay: Đây là kiểu nói hay được dùng trong Cựu Ước (x. Tv 1,1-2; Cn 3,3). Ở đây Đức Giê-su sử dụng lối nói này để khai mạc Nước Trời, trong đó những người nghèo đói, hèn mọn, sầu khổ... sẽ được hạnh phúc thật, miễn là họ tiếp nhận sứ điệp của Người. Mát-thêu dùng kiểu nói: Phúc thay ai..., còn Lu-ca (6,20-26) thì viết: Phúc cho anh em... + Tinh thần nghèo khó, vì Nước trời là của họ: Nghèo khó là thái độ của người khiêm tốn, hóa nên như trẻ em (x. Mt 18,1-11). Tinh thần nghèo khó cũng đồng nghĩa với sự siêu thoát, sẵn sàng từ bỏ của cải vật chất để trở thành môn đệ Chúa và được vào Nước Trời do Chúa thiết lập (x. Mt 6,19-21). Đức Giê-su không coi nghèo khó là điều tốt, vì nghèo thường đi đôi với dốt nát, thất bại và bất hạnh. Người dạy môn đệ không được tham lam tiền của bất chính và không cậy dựa vào thế lực của tiền tài, phải coi đồng tiền là đầy tớ thay vì là ông ông chủ của mình. Trong Tin Mừng Lu-ca, Đức Giê-su nói: “phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vìu Nước Thiên Chúa là của anh em” (Lc 6,20). Đức Giê-su không mị dân chúc lành cho sự nghèo khó. Người muốn tái lập một trật tự mới công bình: “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư, người giàu có lại đuổi về tay trắng” (Lc 1,51-53).
- C 4-5: + Hiền lành: Trong Kinh Thánh, sự hiền lành luôn đi đôi với sự nghèo khó, khiêm nhường, nhỏ bé, yếu đuối, bị oan ức và bị thiếu thốn. + Đất Hứa làm gia nghiệp: Đất Hứa là một kiểu nói ám chỉ Nước Trời (x. Tv 37,11). + sầu khổ: là than khóc, buồn sầu vì đã phạm tội mất lòng Chúa và phải xa lìa Thiên Chúa. Buồn sầu thường do tội lỗi gây ra (x. 1 Cr 5,2). Đây cũng là tâm tình của người đang mong đợi ơn cứu rỗi như lời ông Si-mê-on (x. Lc 2,25). + Được Thiên Chúa ủi an: Họ sẽ được Thiên Chúa an ủi và ban ơn tha thứ trong giờ phán xét sau này.
- C 6-8: + Khát khao nên người công chính: Công chính là cách ăn ở hợp với thánh ý Thiên Chúa (x. Mt 3,15). Khát khao nên người công chính là ước mong sống công bình ngay chính, tuân giữ Luật Chúa truyền dạy (1,19; 5,20). + Nước Trời là của họ: Hạnh phúc Nước Trời sẽ là phần thưởng dành cho những ai muốn sống cuộc đời hoàn thiện. + Xót thương người: nghĩa là tỏ lòng nhân hậu đối với các tội nhân noi gương Thiên Chúa như lời tuyên sấm của ngôn sứ Hô-sê: “Ta muốn lòng nhân từ chứ đâu cần lễ tế” (Hs 6,6) và như người Sa-ma-ri nhân hậu đã giúp đỡ kẻ gặp nạn (x. Lc 10,33-37). + Sẽ được Thiên Chúa xót thương: Thương xót và tha thứ cho kẻ khác thì sẽ được Thiên Chúa xót thương tha tội nợ cho mình (x. Mt 6,14-15). Ông chủ trong dụ ngôn “Hai con nợ” đã mắng kẻ không biết thương xót: “Ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi vì ngươi đã van xin Ta. Thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính Ta đã thương xót ngươi sao?” (Mt 18,32-33). + Lòng trong sạch: Trong sạch là ngay thẳng trong lương tâm. Người có lòng trong sạch hết mình phục vụ Chúa và tha nhân, không màng tư lợi, không đạo đức giả. Sự trong sạch không những nói về đức khiết tịnh, mà còn về nhiều phương diện khác nữa. + Được nhìn thấy Thiên Chúa: Là được về trời gặp mặt Người ở đời sau (x. Dt 12,14).
- C 9-10: + Xây dựng hòa bình: Sứ mệnh của các môn đệ là phải làm cho mọi dân nước trên thế giới trở thành một gia đình có Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em với nhau. Cần hòa giải những tranh chấp, để của lễ dâng lên Chúa xứng đáng được chấp nhận (x. Mt 5,23-24). + Được gọi là con Thiên Chúa: Vì “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Ai yêu thương thì mới được ở trong Thiên Chúa và nên con cái Thiên Chúa. Họ sẽ được Chúa yêu thương và tâm hồn họ sẽ được bình an (x 2 Cr 13,11). + Bị bách hại: Bị bách hại là một đặc điểm của Chúa Giê-su, Đấng đã trải qua cuộc khổ nạn để vào vinh quang phục sinh. Đây là một điều khó hiểu, điên rồ đối với người Do thái và khó chấp nhận ngay cả với các môn đệ (x. Mt 16,22). + Vì sống công chính: Nghĩa là sống phù hợp với giáo huấn của Chúa Giê-su (x. Mt 10,24-25). Thánh Phê-rô cũng nói: “Nếu anh em chịu khổ vì sống công chính, thì anh em thật có phúc!” (1 Pr 3,14).
- C 11-12a: + Vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa: Lời Chúa giải thích mối phúc thứ tám để động viên các tín hữu thời sơ khai đang bị bách hại. + Anh em hãy vui mừng hớn hở: Thánh Phê-rô cũng dạy: “Được chia sẻ những đau khổ của Đức Ki-tô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỉ. Nếu bị xỉ nhục vì danh Đức Ki-tô, anh em thật có phúc, bởi lẽ Thần Khí vinh hiển và uy quyền, là Thần Khí của Thiên Chúa, ngự trên anh em” (1 Pr 4,13-14). + Vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao: Khi chịu đau khổ bách hại và liên kết với cuộc tử nạn của Chúa, sẽ được nên giống Chúa và sau này được vào Thiên Đàng hưởng hạnh phúc với Người

4. CÂU HỎI:

1- Tám Mối Phúc Thật là bản tóm lược những điều kiện phải có để được vào Nước Trơi do Chúa Giê-su thiết lập. Trong đó, mối phúc nào là quan trọng nhất và là nền tảng của các mối phúc khác?
2- So sánh ý nghĩa câu: “Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó” trong Tin Mừng Mát-thêu với câu “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó” trong Tin Mừng Lu-ca khác nhau thế nào? Phải chăng Đức Giê-su đề cao sự nghèo khó, thường là nguyên nhân gây ra tội lỗi như người đời thường nói: “Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc”?
3- Tại sao Chúa Giê-su lại chúc phúc và đề cao người nghèo, đang khi lẽ ra Người phải giúp đỡ người nghèo vượt qua sự nghèo đói bất hạnh ấy để cuộc sống của họ được ấm no hạnh phúc hơn?
4- Ý nghĩa của các mối phúc khác như thế nào: hiền lành, sầu khổ, khát khao nên người công chính, biết xót thương người, có tâm hồn trong sạch, xây dựng hòa bình, bị bách hại vì Thầy?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,2).

2. CÂU CHUYỆN: NÊN THÁNH BẰNG LỐI SỐNG NGHÈO KHÓ

PHAN-XI-CÔ THÀNH AT-SI (Phanxico Assise) là con một người giàu có danh giá ở thành Át-si. Một hôm đi nhà thờ dự lễ, tình cờ nghe một vị linh mục gảng một bài về Tám Mối Phúc Thật, Phan-xi-cô rất tâm đắc với câu nói của Chúa: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”. Từ hôm ấy, Phan-xi-cô thường suy nghĩ phải sống thế nào để thực thi ý Chúa, và trở thành một người nghèo thực sự? Rồi một ngày nọ, anh quyết định sống siêu thoát và từ bỏ để hoàn toàn tin cậy vào Chúa quan phòng. Anh bán tất cả gia sản của cha, rồi đem phân phát cho người nghèo khổ bệnh tật. Hành động của Phan-xi-cô đến tai người cha làm ông nổi giận. Ông đã đến thu hồi tất cả những gì còn lại và không nhận Phan-xi-cô làm con nữa. Hôm ấy anh đã cởi bỏ các thứ quần áo giầy dép quí giá đang mang trên người và ra đi với hai bàn tay trắng. Anh viết trong nhật ký: “Bây giờ tuy không còn có cha ở trần gian, nhưng tôi vẫn luôn có Cha Trên Trời hằng thương yêu tôi”. Từ hôm đó anh được hoàn toàn tự do đi theo lý tưởng đã lựa chọn, là từ bỏ mọi sự, trở nên nghèo khó vì Nước Trời”. Ban ngày anh mặc quần áo vải thô, chân không giày dép đi qua các đường phố và làng mạc để khất thực. Tối đến, anh lại thức khuya để đọc Thánh Kinh, cầu nguyện và dùng dây da tự đánh vào người hãm mình phạt xác. Anh đã được Chúa Giê-su cho in năm dấu thánh trên hai bàn tay bàn chân và cạnh sườn để nên giống Người. Anh đã thực hành theo Lời Chúa dạy trong Tin Mừng hôm nay: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”. Lối tu luyện khổ hạnh của anh đã được Giáo Hội công nhận và dòng “Anh em hèn mọn” do anh sáng lập đã được nhiều người đến xin gia nhập và trở thành một dòng tu lớn trong Giáo Hội. Sau khi qua đời, anh được Hội Thánh phong hiển thánh tức là thánh Phan-xi-cô Át-si, hoặc Phan-xi-cô khó khăn hay Phan-xi-cô Năm Dấu.

3. SUY NIỆM:

Hầu như mọi người sông trên trần gian đều mong và đi tìm cho mình một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nhưng thế nào là hạnh phúc thật sự thì người ta lại không đồng quan điểm với nhau: Phải chăng giàu có phú quý sẽ mang lại hạnh phúc? Nhưng thực tế lại cho thấy không hẳn như vậy như trong phim ảnh cũng có bộ phim tựa đề là: “Người giàu cũng khóc”. Phải chăng quyền cao chức trọng sẽ mang lại hạnh phúc? Nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại như câu ca dao Việt Nam: “Càng cao càng cả gió lay. Càng cao danh vọng càng dày gian truân”… Tin mừng ngày lễ Các Thánh Nam Nữ hôm nay đã dạy chúng ta bài học của Đức Giê-su về Tám Mối Phúc Thật. Các thánh là những đấng đã lắng nghe Lời Chúa và sống theo các mối phúc nên đã được Hội Thánh đặt lên bàn thờ làm gương mẫu cho chúng ta noi theo.

1) Hiến Chương Nước Trời:

Có lẽ không người Công Giáo đạo đức nào lại không thuộc kinh “Phúc Thật Tám Mối” hay Hiến Chương Nước Trời do Đức Giê-su rao giảng. Nếu đối với người tín hữu chúng ta: Tám Mối Phúc Thật là một bản liệt kê lối sống cao thượng vị tha, thì đối với một số người khác: Tám Mối Phúc Thật chỉ là các tính nết của loài vật như triết gia Nietzsche. Theo ông này, chỉ có loài vật mới nhẫn nhịn chịu đựng sự chà đạp của những kẻ quyền thế bóc lột. Đối với một số người khác như triết gia Karl Marx: Tám Mối Phúc Thật chỉ là những lời đường mật và hứa hẹn về một thiên đàng xa xôi không tưởng, là thuốc phiện ru ngủ giai cấp công nhânkhi khuyên họ hãy im lặng chịu đựng những sự áp bức bất công do giai cấp thống trị gây ra ! Vậy đâu là ý nghĩa và giá trị đích thực của Tám Mối Phúc Thật trong Tin Mừng hôm nay?

2) Ý nghĩa tích cực của Tám Mối Phúc:

Đức Giê-su chỉ công bố một Hiến Chương Nước Trời là Tám Mối Phúc Thật, nhưng lại được hai Tin Mừng của Mát-thêu và Lu-ca thuật lại dưới hai góc độ, tuy khác nhau nhưng lại bổ túc cho nhau.

+ Về sự đói khát: Tin Mừng Lu-ca nói đến những nạn nhân của các bất công xã hội là những người đói cơm ăn thiếu áo mặc. Họ sẽ được Thiên Chúa bù đắp sự thiệt thòi như lời Chúa Giê-su: “Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng” (Lc 6,21),. Còn Tin mừng Mát-thêu nhấn mạnh đến sự đói khát công lý và sự khao khát muốn muốn nên hoàn thiện: “Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng” (Mt 5,6).
+ Cứu thế ngay từ đời này: Sứ vụ của Đức Giê-su không những là cứu rỗi linh hồn ở đời sau, mà còn cứu giúp bênh vực những người nghèo khổ vật chất ngay đời này khi ưu tiên cho người nghèo đói được gia nhập vào Nước Thiên Chúa: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó. Vì Nước Thiên Chúa là của anh em” (Lc 6,20). Thực tế cho thấy Hội Thánh sơ khai gồm đại đa số là những người nghèo khó vì thiếu cơm ăn áo mặc và bị bệnh tật không tiền thuốc thang chữa trị. Họ được vào Hội Thánh để được cộng đoàn chia sẻ tình thương và không còn bị nghèo khổ như trước. Còn Tin Mừng Mát-thêu nhấn mạnh đến khía cạnh luân lý là tinh thần nghèo khó hay sự nghèo khó trong tâm hồn: "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ" (Mt 5,3). Qua đó cho thấy: Không phải mọi người đang bị nghèo đói đều có phúc và đều được gia nhập vào trong Nước Trời, nhưng phải là những người nghèo ý thức về tội lỗi của mình để “ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”, để từ nay không còn tham lam ích kỷ và sống siêu thoát, thể hiện qua việc chọn lối sống đơn giản về nhà ở, vật dụng, xe cộ, ăn xài… dùng tiền bạc để chia sẻ và phục vụ những người nghèo khổ bệnh tật và bị bỏ rơi noi gương Đức Giê-su.

3) Thực hành Tám Mối Phúc ngay từ hôm nay:

+ Nguyên nhân khiến người tín hữu bị người đời bách hại là vì người đời đã không chấp nhận tin Đức Giê-su và Tin Mừng Nước Trời của Người như Người đã nói: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em biết rằng nó đã ghét Thầy trước” (Ga 15,18). Ðây cũng chính là số phận của các tín hữu trong các thời đại. Nhưng dù có bị cấm cách bách hại nhưng chúng ta vẫn phải kiên trì tin yêu Chúa, qua thái độ yêu thương tha thứ cho những kẻ thù ghét làm hại mình noi gương Đức Giê-su: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34), hay như phó tế Tê-pha-nô khi bị người Do thái ném đá đã nhìn lên trời và nói: “Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa”… Họ ném đá ông Tê-pha-nô, đang lúc ông cầu xin: “Lạy Chúa Giê-su, xin nhận lấy hồn con. Rồi ông quỳ xuống, kêu lớn: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này”. Nói thế rồi ông an nghỉ (Cv 7,55-56.59-60).
+ Nước Trời hay Nước Thiên Chúa không chỉ là nước thiên đàng đời sau, nhưng đã bắt đầu hình thành ngay trong cuộc sống hiện tại của người tín hữu, qua lối sống công bình vị tha bác ái, thái độ cảm thông huynh đệ, biết quan tâm chia sẻ cơm áo vật chất và đáp ứng các nhu cầu của những người nghèo bất hạnh ở bên cạnh. Người tín hữu chúng ta là những người “sống giữa thế gian, nhưng không thuộc về trần gian” (x. Ga 17,14-16), vì “Quê hương chúng ta ở trên trời, nơi đó chúng ta sẽ gặp Đấng Cứu Chuộc là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta” (x. Pl 3,20). Tuy nhiên, niềm tin về một cuộc sống hạnh phúc mai hậu ấy không làm cho chúng ta xao lãng những bổn phận ở trần gian. Cần xác tín rằng: Chính qua những sự việc trần thế, chúng ta mới gặp được Nước Trời và mới đạt được hạnh phúc thiên đàng sau này.

4) Sống thánh giữa đời:

+ Khi phong thánh cho ai là Hội Thánh xác nhận người đó đã có một cuộc sống hoàn thiện ở trần gian noi gương Chúa Cha trên trời như lời Đức Giê-su dạy: “Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48); Hoặc các ngài đã sống “hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29), đã sống hiếu thảo với Thiên Chúa như Đức Giê-su đã được Cha xác nhận sau khi chịu phép rửa tại sông Gio-đan: “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17). Hội Thánh đã tôn vinh một số tín hữu lên bậc hiển thánh nghĩa là chính thức công bố danh tánh của các ngài trong lễ tuyên phong để công nhận các ngài đang được hưởng hạnh phúc trên Thiên Đàng vì ở trần gian các ngài đã sống theo Tám Mối Phúc Thật của Đức Giê-su. Từ đây các ngài được các tín hữu chúng ta tôn kính, noi gương bắt chước và cầu xin các ngài chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta. Ngoài một số ít vị hiển thánh, còn rất nhiều tín hữu cũng đã được Thiên Chúa ban thưởng hạnh phúc trên trời, nhưng qua đông nên không được nêu danh tính, trong đó có nhiều người là thân nhân ông bà cha mẹ của chúng ta. Hội thánh mừng kính chung các ngài trong ngày lễ 1/11 và gọi là lễ Các Thánh Nam Nữ.
+ Ngày nay, nếu muốn được hưởng hạnh phúc Nước Trời trên Thiên đàng đời sau, các tín hữu chúng ta cần vững tin vào Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa, và biết thể hiện đức tin bằng việc thực hành đức cậy và đức mến. Mỗi ngày các tín hữu chúng ta hãy xét mình và ăn năn sám hối tội lỗi và tình nguyện sống theo gương mẫu và lời dạy của Đức Giê-su, đồng thời tích cực góp phần vào sứ vụ loan báo Tin Mừng cho anh chị em lương dân chưa biết Chúa. Để nên thánh, chúng ta cần năng cầu xin ơn Chúa Thánh Thần thánh hóa mỗi khi tham dự thánh lễ, năng xưng tội rước lễ. Hằng ngày còn phải năng học sống Lời Chúa chung tại nhà thờ hoặc năng đọc Lời Chúa và suy niêm Lời Chúa trong giờ Kinh Tối gia đình, chu toàn việc bổn phận và năng thực hành các việc bác ái chia sẻ phục vụ tha nhân kèm theo lời nguyện tắt.

4. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Trong tám mối phúc Chúa dạy hôm nay, con thấy mối phúc quan trọng nhất và bao gồm mọi mối phúc khác là “Phúc thay những ai có tâm hồn nghèo khó”. Người có tâm hồn nghèo khó là người luôn tin cậy phó thác cuộc đời cho Chúa và cầu nguyện không ngừng; Là người ý thức sự nghèo khó bất lực của mình, nên không xem thường tha nhân và luôn phó thác cậy trông vào tình thương quan phòng của Chúa; Là người luôn ăn ở hiền lành và khiêm nhường trong lòng noi gương Chúa khi xưa. LẠY CHÚA. Người Mã Lai đã có câu châm ngôn so sánh các bậc vĩ nhân với những kẻ tiểu nhân như sau: “Cây lúa nào càng nặng trĩu hạt thì càng rạp sâu xuống sát mặt đất. Ngược lại: cây lúa nào càng nghểnh lên cao thì lại càng ít hạt”. Xin Chúa giúp chúng con luôn sống khiêm hạ và nghèo khó. Cho chúng con biết “Nói ít làm nhiều”, luôn từ tốn, khiêm nhu và hòa nhã với mọi người. Nhờ đó, chúng con sẽ nên giống Chúa hơn, sẽ có được Nước Trời làm gia nghiệp đời này và đời sau.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.



 
Mẫu nhiệm Các Thánh thông công
Lm. Đan Vinh
06:28 29/10/2021

LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN (02/11)
MẦU NHIỆM CÁC THÁNH CÙNG CẦU THÔNG

1. NGUỒN GỐC LỄ CẦU CHO CÁC LINH HỒN

– Theo lịch sử Hội thánh: Thánh ODILO (962- 1048) là viện phụ của đan viện Cluny trong đế quốc Germany, là một tu sĩ rất có lòng đạo đức. Ngài luôn tưởng nhớ cầu nguyện kèm ăn chay hãm mình và dâng lễ cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời. Một hôm, một đan sĩ Dòng của ngài đi hành hương Đất thánh. Trên đường trở về, tàu chở vị đan sĩ đã bị bão đánh giạt vào một hòn đảo, và tại đây đan sĩ đã gặp gỡ và trao đổi với một vị ẩn sĩ. Trong buổi trò chuyện, ẩn sĩ cho biết: “Trên đảo này có nhiều hang lửa, trong hang có nhiều linh hồn người chết thường bị hành hạ, đánh đập đau đớn. Có lần tôi nghe được mấy tên quỉ phàn nàn với nhau về Viện phụ Odilo và các đan sĩ Dòng Cluny mỗi ngày đều giải thoát được một số linh hồn ra khỏi hang lửa nói trên. Vì thế, xin thầy hãy về nói với cha Odilo và các anh em trong Dòng tiếp tục cứu giúp các linh hồn đang chịu đau khổ. Việc này làm cho các thánh trên trời vui mừng và cũng làm cho ma quỷ trong hỏa ngục phải buồn sầu tức giận”. Sau khi nghe tu sĩ kể lại sự việc, cha Odilo đã chọn ngày 2 tháng 11 hằng năm để cử hành lễ cầu hồn trong đan viện Cluny của ngài. Về sau lễ cầu hồn này đã truyền sang nước Pháp, và Đức Giáo Hoàng Gio-an 14 đã thiết lập lễ Cầu cho các linh hồn trong Hội Thánh Công Giáo Rô-ma từ giữa thế kỷ 11.

– Giáo lý Hội Thánh Công Giáo do Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô 2 ban hành năm 1992 có 3 số nói về luyện ngục như sau:
Số 1030: Cần có Luyện ngục: “Những ai chết trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, thì tuy được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời của mình, vẫn phải chịu một sự thanh luyện sau khi chết, hòng đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng”.

Số 1031: Luyện ngục để thanh tẩy: “Giáo Hội gọi là luyện ngục là sự thanh luyện sau cùng này của các người được chọn, hoàn toàn khác với hình phạt của những kẻ bị án phạt. Giáo Hội đã trình bày giáo lý của đức tin về Luyện ngục, nhất là tại các Công đồng Florentia (xem DS 1304) và Trentô (xem DS 1820; 1580). Dựa vào một số bản văn của Thánh Kinh (Chẳng hạn 1 Cr 3,15; 1 Pr 1,7), truyền thống của Giáo Hội nói đến một thứ lửa thanh luyện: “Đối với một số những lỗi lầm nhẹ, ta phải tin có một thứ lửa thanh tẩy trước ngày Phán xét, theo như những gì mà Đấng là Chân lý đã dạy khi Ngài nói rằng nếu ai nói lời phạm thánh chống lại Chúa Thánh Thần, thì sẽ không được tha cả đời này lẫn ở đời sau” (Mt 12,31). Theo lời quyết đoán này, chúng ta có thể hiểu rằng một số lỗi lầm có thể được tha ở đời này, nhưng một số lỗi khác thì được tha ở đời sau” (Th. Gregoriô Cả, Dial. 4,39).
Số 1032: Người sống cứu người chết: Giáo huấn này cũng dựa vào cách cầu nguyện cho kẻ chết, như được nói đến trong Thánh Kinh: “Đó là lý do tại sao ông Giuđa Macabê đã truyền phải dâng hy lễ đền tội này cho các người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi của mình” (x. 2 Mcb 12,46).

– Ngày 10 tháng 8 năm 1915: Trong một Tông hiến, Tòa thánh cho các linh mục được dâng 3 lễ vào ngày lễ Cầu hồn: 1 cầu như ý người xin, được lấy bổng lễ, 1 cầu theo ý Đức Thánh Cha (không bổng) và 1 cầu cho các linh hồn (không bổng). Giáo hội cũng xác định dành trọn tháng 11 để cầu cho các linh hồn Luyện ngục.

– Ngày 1 tháng 11 năm 1967, ĐTC Phaolô 6, trong Tông huấn Ân xá đã ban một đại xá với điều kiện thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu theo ý ĐGH) cho những ai “viếng nhà thờ vào Chúa nhật trước hoặc sau, hoặc chính lễ Các Thánh (số 67), và những ai viếng nghĩa địa trong 8 ngày đầu tháng 11 để cầu cho các linh hồn (số 13).

2. GIÁO LÝ VỀ MỘT HỘI THÁNH BA TÌNH TRẠNG:

Chúa Giê-su thiết lập Nước Trời là Hội Thánh. Hội Thánh ấy hiện nay gồm có ba tình trạng: Một là Hội Thánh “Lữ Hành”, hai là Hội Thánh “Vinh Thắng”, ba là Hội Thánh “Đau Khổ” như sau:

– Hội Thánh “Lữ Hành” trần gian: Gồm các tín hữu đang còn sống, đang bước đi trên con đường của Chúa Giê-su. Như Dân Ítraen xưa, Hội thánh sẽ phải vượt qua sa mạc trần gian tiến về Đất Hứa Nước Trời là Thiên Đàng đời sau. Các tín hữu trong Hội thánh lữ hành trần gian còn phải chiến đấu với ba thù là ma quỷ, thế gian và xác thịt của mình. Họ được Chúa ban cho 2 thứ bánh thiêng liêng là Bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể. Nhờ đó họ sẽ đủ sức vượt qua sa mạc trần gian để tiến về miền Đất Hứa là Thiên Đàng đời sau.

– Hội Thánh “Vinh Thắng” trên trời: Gồm các tín hữu đã qua đời trong niềm tin cậy vào Chúa. Khi còn sống ở trần gian, các ngài đã thực hành Hiến Chương Nước Trời là Tám Mối Phúc Thật của Chúa Giê-su, nên ngày nay các ngài đang được hưởng hạnh phúc Thiên Đàng với Chúa.

– Hội Thánh “Đau Khổ” thanh luyện: Gồm các tín hữu tuy đi theo con đường của Chúa Giê-su, nhưng khi chết vẫn đang ở trong tình trạng còn nhiều sai lỗi, chưa xứng đáng được vào Nước Trời. Họ cần tiếp tục chịu đau khổ trong ngọn lửa tin yêu để được thanh luyện sạch mọi vết nhơ. Rồi khi hoàn toàn trở nên thánh thiện, họ sẽ được về hưởng hạnh phúc Thiên Đàng.

3. TÍN ĐIỀU CÁC THÁNH THÔNG CÔNG:

Ngọai trừ các người theo ma quỷ phải sa hỏa ngục để chịu hình phạt lìa xa Chúa đời đời, còn các tín hữu tin vào Chúa Giê-su dù còn sống hay đã qua đời, dù đã được lên trời hay đang được thanh luyện cũng đều được thông hiệp với ơn cứu độ của Chúa Giê-su và cầu nguyện cho nhau. Đó là mầu nhiệm các thánh cùng thông công:

Các tín hữu còn sống có thể giúp các linh hồn đã qua đời bằng việc viếng nhà thờ hay Đất Thánh và đọc kinh cầu nguyện, xưng tội rước lễ và cầu nguyện hiệp thông với Đức Giáo Hoàng để được nhận các ân xá trong dịp đầu tháng 11; Nhất là có thể xin lễ và hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn, làm các việc lành phúc đức như chia sẻ bác ái phục vụ với ý chỉ cầu nguyện đền tội thay cho các linh hồn ông bà cha mẹ đang ở trong chốn luyện hình. Nhờ đó các linh hồn sẽ được ơn Chúa chiếu soi, được thêm lòng yêu mến Chúa để được tha thứ tội lỗi như lời Chúa: “Yêu nhiều sẽ được tha nhiều”. Khi các linh hồn được nên thanh sạch thánh thiện hòan tòan thì sẽ được Chúa đưa vào hưởng hạnh phúc Thiên Đàng. Bấy giờ các ngài sẽ không quên cầu bầu cùng Chúa xuống muôn ơn lành cho con cháu là chúng ta trên trần gian.

Riêng khái niệm về Lâm-bô: Lâm bô là khái niệm của thánh Albertô Cả (1200-1280), nói về một nơi dành cho các linh hồn trẻ em chết khi chưa được lãnh bí tích Rửa tội. Tuy chúng không bị phạt nhưng cũng không được lên thiên đàng vì chưa được rửa tội. Về sau khái niệm này ít được đề cập đến. Gần đây Ủy ban thần học quốc tế thuộc bộ Giáo Lý Đức Tin đã công bố một tài liệu mang tên “Niềm hy vọng ơn cứu rỗi dành cho các trẻ em chết mà không được rửa tội”. Trong đó Ủy Ban cho rằng: “Giả thuyết về Lâm-bô” không có nền tảng rõ ràng trong Mặc Khải. Theo ủy ban, có nhiều lý do rút ra từ thần học và phụng vụ cho phép chúng ta tin tưởng và hy vọng rằng các em chết trước khi được rửa tội cũng được hưởng nhan thánh Chúa, vì “Thiên Chúa muốn cho hết mọi người đều được hưởng ơn cứu độ”. Tuy vậy, Ủy ban cũng khẳng định bí tích rửa tội vẫn là điều kiện cần thiết để được hưởng ơn cứu rỗi của Đức Giê-su như lời Chúa phán: “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí” (Ga 3,5). Tóm lại: Hội Thánh tín thác các em chết khi chưa chịu phép rửa tội cho lòng thương xót của Chúa, và hy vọng nhờ đức tin của Hội Thánh, các em cũng được hưởng ơn cứu độ (x. GLHTCG số 1261).

4. PHẢI “BIẾT CHẾT” ĐỂ “BIẾT SỐNG”:

– Không thích nói đến cái chết: Nhiều người nghĩ rằng: không nói đến sự chết thì mình sẽ không phải chết. Nhà tỷ phú Mỹ WILLIAM RANDOPH HEARST, chủ nhân của nhiều tờ báo và phim trường ở Holywood hồi trước thế chiến thứ hai, đã ra lệnh cấm các nhân viên của mình nhắc đến từ ngữ “chết” trước mặt ông. Những ai lỡ miệng nói ra liền bị đuổi việc. Ông là người thông minh, tài giỏi, thành công, nhưng lại không dám đối diện với sự thật phũ phàng là sự chết! Rồi cuối cùng Hearst cũng bị chết bất đắc kỳ tử, để lại một toà lâu đài rộng lớn, hiện nay trở thành một điểm du lịch nổi tiếng ở bang California Hoa Kỳ.

– “Sinh ký tử quy” (Sống gửi thác về): Nhiều người khi lớn tuổi liền nghĩ đến việc hậu sự và lo chuẩn bị cho cái chết của mình, bằng việc mua đất nghĩa trang, chọn nhà quàn, mua sẵn ván làm hòm để trong nhà. Họ còn viết chúc thư về những điều con cháu phải làm để lo việc ma chay cho họ: Khi chết phải cho họ chiếc áo này, đeo vòng ngọc kia, cầm cái quạt nọ. Lại còn dặn dò phải bỏ vào quan tài dụng cụ này hay vòng vàng nọ để sử dụng ở thế giới bên kia, giống như chuẩn bị hành lý cho một chuyến đi xa để về với ông bà tổ tiên.

– Chết là bắt đầu một cuộc sống mới: Đối với những kẻ không tin có Thiên Chúa và đời sau thì chết đi là hết! Nếu quả thực như thế thì cái chết thật đáng sợ ! Vì nó là đặt dấu chấm hết tất cả những ước mơ của đời người: “Con người là bụi cát lại trở về với cát bụi!” Nhưng đức tin Ki-tô giáo dạy cho biết: chết không phải là hết. Nó chỉ là khởi đầu của một cuộc sống mới vĩnh hằng. Sau cái chết mỗi người sẽ phải trả lẽ những gì đã làm khi còn sống trước tòa Chúa phán xét. Nếu chúng ta đã sống trong ân nghĩa của Chúa thì giờ chết sẽ là sự trở về ngôi nhà của mình. Chúng ta sẽ được trở về thiên đàng, là nhà của Thiên Chúa Cha, Đấng đã dựng nên loài người chúng ta. Ở đây không còn nước mắt đau khổ, nhưng chỉ có niềm vui và hạnh phúc viên mãn như sách Khải Huyền đã viết: “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, khóc than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (x. Kh 21,4).

– Đền tội khi sống lúc chết: Dầu vậy trong cuộc sống, ít nhiều lần các tín hữu chúng ta cũng đã để cho những dục vọng làm chủ bản thân mình, khiến chúng ta không vâng lời Chúa không làm theo thánh ý Thiên Chúa. Đó là ta đã phạm tội hay mắc phải các thói hư. Khi chúng ta còn sống thì các tai nạn, bệnh tật và các điều trái ý cực lòng gặp phải sẽ giúp chúng ta đền tội đã phạm. Rồi sau khi qua đời chúng ta còn tiếp tục được thanh luyện trong lửa tin yêu gọi là tình trạng luyện hình.

5. NGUYỆN CẦU:

– Lạy Chúa Giê-su. Mỗi lần đối diện với cái chết gần kề, con cảm thấy run sợ vì con chưa sẵn sàng để gặp Chúa. Trong suốt cuộc đời, con đã lo toan rất nhiều thứ như lo tìm kiếm tiền tài, danh vọng, chức quyền trần gian… Còn điều quan trọng chính yếu là chuẩn bị cho giờ chết sẽ đến thì con lại chưa quan tâm đúng mức ! Con thật dại khờ khi nghĩ rằng mình sẽ có đủ thời gian chuẩn bị trước khi chết. Nhưng lời Chúa đã dạy “Con Người sẽ đến như kẻ trộm” và đòi con phải luôn tỉnh thức bằng thái độ sẵn sàng. Một ngày nào đó con không ngờ trước, con sẽ phải ra trình diện trước mặt Chúa, không biết bấy giờ Chúa có nhận ra con không, hay Chúa sẽ bảo con: “Ta không hề biết các ngươi. Hãy xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!” (Mt 7,23).

– Lạy Chúa Giê-su. Xin ban cho con ơn khôn ngoan của Thánh Thần để con sống trọn vẹn từng giây phút hiện tại Chúa ban trong ơn nghĩa Chúa, để ngày nào đó khi giờ chết đến, con sẽ ra trình diện trước mặt Chúa không phải như hai người xa lạ, nhưng như người rất thân quen. Khi ấy Chúa sẽ gọi con bằng một cái tên trìu mến và giang rộng vòng tay đón con vào hưởng hạnh phúc Nước Trời đời đời: “Hỡi kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy vào hưởng ‘Vương Quốc’ dọn sẵn cho các con từ thuở tạo thiên lập địa” (x. Mt 25,34).- Amen.

 
Mến Chúa Yêu Người Trọn Đời Sống Đạo
Lm. Nguyễn Xuân Trường
06:37 29/10/2021
Mến Chúa Yêu Người Trọn Đời Sống Đạo

Phúc Âm tuần này Chúa Giêsu công bố ngắn gọn, rõ ràng điều răn đứng hàng đầu là Mến Chúa Yêu Người. Như thế, Chúa làm nổi bật điều cốt lõi của Đạo là yêu thương. Vì vậy, sống đạo tha thiết là yêu thương da diết. Thánh Gioan tông đồ cũng đã nhấn mạnh: “Nếu ai nói yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối.”

1. Mến Chúa. Chúng ta tin Chúa, nhưng ta đã “yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực” chưa? Hãy thử đặt vài câu hỏi lượng định: Bảo mến Chúa hết lòng, vậy trong ngày có bao nhiêu thời giờ lòng tôi hướng về Chúa? Bảo mến Chúa hết linh hồn, vậy tôi để ý chăm lo linh hồn tôi kết hiệp với Chúa ra sao? Bảo mến Chúa hết trí khôn, sức lực, vậy tôi đã dành tài trí sức lực của mình phụng sự Chúa và Giáo hội thế nào?

Trong hôn nhân không ai muốn tình yêu nửa vời, ai cũng muốn tình yêu trọn vẹn vợ chồng dành cho nhau. Thiên Chúa là tình yêu, Ngài cũng muốn chúng ta yêu Ngài trọn vẹn, yêu Ngài trên hết mọi sự.

2. Yêu Người. Chúa Giêsu dạy chúng ta phải “yêu người thân cận như chính mình.” Yêu người như mình nghĩa là có khả năng đồng cảm những niềm vui nỗi buồn của người khác, đau với nỗi đau của người khác. Yêu là làm điều tốt cho người khác, khi làm cho người cũng là làm cho chính Chúa.



Nhiều tôn giáo dạy mến Chúa. Nhiều xã hội cổ võ yêu người. Nhưng điều đặc biệt của Chúa Giêsu là ở chỗ: Ngài không tách biệt nhưng đã nối kết 2 điều răn mến Chúa và yêu người thành một điều răn duy nhất. Có thể nói, Chúa Giêsu đã làm một cuộc cách mạng về tôn giáo và xã hội khi kết nối mến Chúa và yêu người thành một, không thể tách rời. Đã mến Chúa thật lòng thì cũng phải yêu người hết lòng. Amen.
 
Tại sao phải yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
08:38 29/10/2021
Tại sao phải yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân?

Suy niệm Chúa nhật 31 TNB

Trong đời sống đạo thường ngày, mỗi ki-tô hữu phải thú nhận với nhau rằng tôi chưa thật sự sống được chiều kích: mến Chúa và yêu người được. Mến Chúa qua các việc đạo đức thì tôi chu toàn hầu như đầy đủ nhưng phải nói rằng rất là khó để đem những Lời Chúa dạy để thực hành nơi đời sống thường ngày đối với anh chị em bên cạnh tôi. Tại sao vậy? Tôi cũng chưa biết lý do nhưng tôi cho đó có thể là tôi chưa đủ yêu mến Chúa? Mà một khi chưa yêu mến Chúa đủ thì làm sao tôi yêu thương tha nhân chung quanh tôi được? Phụng vụ Lời Chúa của Chúa nhật 31 thường niên năm B hôm nay như một lời nhắc nhở và mời gọi tôi làm lại hành vi yêu mến: Mến Chúa và yêu người.

1/Tại sao tôi phải yêu mến Thiên Chúa?

Đây là một hành vi thờ phượng hay còn gọi là nhân đức thờ phượng. Khi chúng ta thờ phượng là vì chúng ta yêu mến. Chúng ta yêu mến Thiên Chúa của chúng ta vì chính Ngài là Đấng Sáng Tạo muôn loài muôn vật, trong đó có mỗi một người chúng ta. Chúng ta hiện hữu là vì tình yêu nhưng không của Thiên Chúa. Đức tin của chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng lọn tốt lọn lành, là Đấng vô thuỷ vô chung, là Đấng quyền năng vô cùng, thiêng liêng vô cùng, phép tắc vô cùng, là Đấng yêu thương vô cùng đối với nhân loại lầm than.

Nơi bài đọc I, Ông Mô-sê khuyên dạy dân Is-ra-en: “Anh em cũng như con cháu anh em sẽ kính sợ Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, mọi ngày trong suốt cuộc đời, tuân giữ tất cả những chỉ thị và mệnh lệnh của Người mà tôi truyền cho anh em, và anh em sẽ được sống lâu. Hỡi Ít-ra-en, hãy nghe và lo đem những điều ấy ra thực hành; như vậy anh em sẽ được hạnh phúc và trở nên thật đông đảo, trong miền đất tràn trề sữa và mật, như Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, đã phán với anh em.“Nghe đây, hỡi Ít-ra-en ! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em. Những lời này tôi truyền cho anh em hôm nay, anh em phải ghi lòng tạc dạ.”(Dnl 6,2-6). Như vậy, chỉ nơi Thiên Chúa, con người mới thật sự được sống lâu, được hạnh phúc, được trở nên đông đảo và trong mọi miền luôn tràn trề sữa và mật. Quả thật, như Thánh Vịnh 61,2-6: “Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, Hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn, Ơn cứu độ do Người mà đến, Duy Người là núi đá độ trì tôi, Thành lũy chở che tôi chẳng hề nao núng.” Nắm chắc chắn về một vị Thiên Chúa như thế, tại sao chúng ta lại còn chần chừ mà không mau đến với Ngài để sở hữu và yêu mến Ngài hết lòng, hết dạ, hết sức của chúng ta. Nghĩa là chúng ta cần dành Thiên Chúa là vị trí ưu tiên và trên hết mọi sự.

Hơn nữa, Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô thể hiện một tình yêu vô điều kiện đối với con người. Vì yêu thương con người tội lỗi, Thiên Chúa đã nhập thể và nhập thế để làm người giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Thiên Chúa đó đã hiện diện và ở cùng với con người để thi thố lòng thương xót của Ngài: Ngài đến đem ánh sáng cho người mù tối; trả lại sự lành lặn cho người què quặt; cho người câm nói được; cho kẻ điếc được nghe; những người bệnh hoạn tật nguyền được an ủi, nâng đỡ và được chữa lành; ngay cả kẻ chết đã được hoàn sinh,…Đó là sứ mệnh hay nói khác đi, đó là kết quả của tình yêu vô bờ vô bến của Thiên Chúa dành cho con người. “Vì Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Ngài giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con Ngài mà được cứu độ.”(Ga 3, 16-17).

Quả thật, một Thiên Chúa tuyệt duyệt như thế mà không xứng đáng để chúng ta yêu mến Ngài hết mọi sự hay sao? Một Thiên Chúa hiện diện là để giải thoát và mang lại hạnh phúc vĩnh cửu cho con người như vậy, liệu không đủ để con người chúng ta yêu mến Ngài hay sao? Phải chăng sự vô ơn bạc nghĩa và bất trung của con người đang ngày càng thể hiện rõ ngang qua đời sống khô khan, lười biếng mà không muốn nói là bỏ luôn việc thờ phượng và tôn kính Thiên Chúa trong đời sống thường ngày? Chính vì thế, ngang qua các bài đọc hôm nay, chúng ta được mời gọi lục soát lại hành vi thờ phượng và yêu mến của chúng ta đối với Thiên Chúa để quyết tâm biết chọn Chúa và yêu mến Ngài hơn mọi sự và trong mọi sự. Đây là điều răn thứ nhất mà Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta tuân giữ. Tuy nhiên, yêu mến Thiên Chúa chưa đủ, mỗi chúng ta được mời gọi hãy yêu thương anh chị em của chúng ta nữa. Vậy,

2/Tại sao phải yêu thương tha nhân như chính mình?

Nhiều người cho rằng ‘tha nhân là hoả ngục hay người với người là chó sói với nhau.’ Tại sao chúng ta lại phải yêu thương họ? Là người tin vào Thiên Chúa Tình Yêu, chúng ta không thể yêu mến Thiên Chúa trong Đức Giê-su, nơi Đức Giê-su mà lại không yêu thương anh chị em đồng loại. Chúng ta sống là sống cho, sống cùng, sống với, sống vì người khác. Hơn nữa, là con cái của Thiên Chúa, là người anh chị em với Đức Giê-su, chúng ta được mời gọi hãy yêu như Chúa đã yêu, sống như Chúa đã sống. Không thể chiêm ngắm một Thiên Chúa tình yêu và đón nhận nhưng không tình yêu của Thiên Chúa mà chúng ta lại vô tâm, vô cảm với anh chị em của chúng ta. Như thánh Gioan Tông Đồ đã nói: “Nếu ai nói: ‘Tôi yêu mến Thiên Chúa’ mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4, 20). Rất thực tế. Yêu thì phải thật, chứ không thể yêu ảo. Thánh nhân tái xác định: “Ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng yêu thương anh em mình” (1 Ga 4, 21). Rất hợp lý, rất lô-gích.

Tuy nhiên, làm sao chúng ta yêu thương được tha nhân khi họ giận ghét, căm thù, nói xấu, nói hành, vu khống, chôm chỉa đồ dùng của chúng ta? Làm sao chúng ta có thể yêu thương nổi anh chị em khi họ hằng ngày lỗi đức bác ái, lỗi đức công bằng, sống ích kỷ, bon chen và tham lam với chúng ta? Làm sao đến được với tha nhân khi họ chơi xấu, hạ bệ, soi mói, ghen tương, khích bác, lườm nguýt, khó chịu với chúng ta?...Biết vậy, nhưng là con cái của Chúa, chúng ta được mời gọi “hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” (Mt 5,44). Đức Giê-su đã xem trọng việc làm hoà hay việc yêu mến anh chị em hơn là của lễ dâng lên Thiên Chúa, khi Ngài nói: “Hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình”. (Mt 5, 24). Như vậy, việc yêu thương anh em như chính mình là điều răn hết sức quan trọng mà Đức Giê-su muốn nói với chúng ta ngang qua lời dạy với người Do Thái.

Thật vậy, trong bộ Luật của người Do Thái, họ đã phân chia thành nhiều điều luật. Người Do Thái thời Cựu Ước có đến 613 khoản luật, gồm 365 điều khoản cấm làm và 248 điều khoản buộc phải làm. Giữa muôn vàn điều răn đó, Người Do Thái cảm thấy bối rối vì không thể nhớ hết được, càng không thể giữ trọn vẹn nên thật khó để chọn lựa phải tuân giữ điều nào, bỏ điều nào. Nhân tiện có người đến hỏi Đức Giê-su, trong các điều luật, điều răn nào quan trọng nhất. Ngài đã đưa ra một câu trả lời thoả đáng không chỉ cho vị kinh sư Do Thái, mà còn cho tất cả các ki-tô chúng ta mỗi thời.

Câu hỏi suy niệm

1/ Tôi đã thực hành đồng thời hai điều răn: Mến Chúa và yêu người không trong đời sống thường ngày chưa?

2/ Nếu chưa, từ nay tôi có muốn cố gắng và quyết tâm để sống không?

3/ Tôi sẽ không bao giờ yêu mến được anh chị em nếu tôi thiếu đời sống cầu nguyện, yêu mến và thờ phượng Thiên Chúa? Ngược lại, tôi sẽ không được Chúa yêu thương tôi, nếu tôi không thể yêu thương anh chị em tôi?

Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
 
Chúa Nhật 31 TN B 2021: Mến Chúa – Yêu người
L.m. Giuse Trương Đình Hiền
08:44 29/10/2021
“Mình Với Ta” Tuy Hai Mà Một

Chúa Nhật 31 TN B 2021: Mến Chúa – Yêu người

Bình thường thì ít thấy; nhưng mỗi khi “hữu sự” thì Người Việt Nam chúng ta cũng thuộc “dân tộc có hạng” trong thể hiện “nghĩa tình huynh đệ”, chia sẻ bác ái; hay gọi nôm na là “văn hóa bí bầu” hay “văn minh lá lành đùm lá rách” ! Trong thời cao điểm đại dịch vừa qua, hay trong biết bao cơn bão lũ thiên tai xé nát thôn làng khắp miền đất nước, nhất là Miền Trung dấu yêu, người ta dễ dàng nhận ra những chứng minh hùng hồn và cụ thể cái “văn hóa ứng xử” đặc biệt trên, một “loại hình văn hóa, văn minh” mà người ta đang lo lắng sẽ dần bị mai một, khan hiếm bởi sự lên ngôi của “chủ nghĩa cá nhân”, của “văn minh ích kỷ”, của “văn hóa vô cảm”…

Hèn chi, đã là người Việt Nam, lớn bé trẻ già, giàu sang trí thức hay mạt rệp cùng đinh, ai mà không thuộc câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”; hay câu tục ngữ mang âm hưởng của lời Sách Thánh Lêvi trong tín ngưỡng Do Thái: “Thương người như thể thương thân” = “Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi.” (Lv 19,18).

Thật ra, đối với phần đông người Do Thái, ít ra cho tới thời Chúa Giêsu cách đây 2000 năm, câu Sách Thánh Lêvi trên chỉ là “điều răn thứ hai”, “điều luật phụ”, mà có thể họ ít lưu tâm và dấn thân thể hiện. Với họ, điều răn quan trọng nhất phải là lời của sách Đệ Nhị Luật: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn người” (Đnl 6,5). Theo truyền thống tín ngưỡng của họ, họ đã chép nguyên đoạn sách Đệ Nhị Luật (6,4-6) làm thành Kinh SHEMA để đeo trên trán, nơi cườm tay, trước cửa nhà… để nhắc nhớ niềm tin kính và việc phượng thờ Chúa mọi phút giây trong đời sống của họ: “Hỡi Israel, hãy nghe đây, Chúa là Thiên Chúa chúng ta, là Chúa độc nhất. Hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết sức ngươi. Những lời tôi truyền cho ngươi hôm nay, phải ghi tạc vào lòng” (Bđ 1). Vâng, đối với tâm thức tín ngưỡng của họ: nội dung cốt lõi của việc thể hiện niềm tin chính là quy chiếu và thực hiện giới răn nầy: Mến Chúa bằng lễ lạc, phụng tự, luật lệ… sao cho nghiêm túc, và bất cần đến những nỗi đắng cay, lầm than của anh em đồng loại xung quanh.

Khi thoáng thấy cách ứng xử “khá bất thường” của Thầy Giêsu, và cũng có thể, để dằn mặt và “trắc nghiệm bản lãnh đức tin” của anh chàng thợ mộc đến từ Nadarét, như Tin Mừng hôm nay vừa kể, những người Biệt phái muốn Chúa Giêsu bày tỏ thái độ có “mến Chúa trên hết mọi sự” như họ không; và họ đã dàn dựng một màn phỏng vấn: “Trong các giới răn điều nào trọng nhất?”. Ngoài dự đoán của họ dành cho một kẻ “hạ tiện” dốt nát Lề Luật, Chúa Giêsu, như một người đạo đức bình thường trong truyền thống đức tin của cha ông, đã trả lời đúng phóc bằng chính câu Lời Chúa của sách Đệ Nhị Luật: “Giới răn trọng nhất chính là: Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi”.

Và câu chuyện đã mang họ đi xa hơn điều họ mong đợi ! Ngài đã “móc” lại một điều luật được ghi trong một sách Thánh Kinh khác, sách Lêvi, mà có lẽ, những ông biệt phái, những thầy ký lục ít khi đọc đến hoặc xem thường, như chính cách sống của họ đã “bỏ rơi hay xem thường con người”: “Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi.” (Lv 19,18). Và có lẽ câu phán quyết “xanh rờn” tiếp liền sau đó đã làm họ ngỡ ngàng và chưng hửng: “Toàn thể Lề luật và sách các Tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó”. Vâng “Hai” chứ không chỉ có “một”; hay nói cách khác, hai khoản luật trên quy về cùng một đích điểm duy nhất, một giới răn duy nhất: YÊU MẾN.

Như vậy đã quá rõ ràng, với lập trường sống đạo và quan niệm đức tin của Chúa Giêsu, trong giới răn “mến Chúa trên hết mọi sự” phải bao hàm “yêu thương anh em như chính mình”; và bằng chính cuộc sống và cả cái chết của đời mình, Tin Mừng đã thuyết minh cụ thể lập trường và quan niệm đó của Ngài:

- Chen chân giữa đám dân đen để cùng họ lội xuống dòng sông Giođan cho ông Gioan làm phép rửa, chọn kẻ thu thuế làm môn sinh và ăn uống với họ…, một điều xem ra quá xa vời và lố lăng đối với những người “Biệt Phái”, những kẻ vẫn tự hào là những người “mến Chúa trên hết mọi sự”.

- Đụng chạm, đón tiếp những người cùi hủi đáng thương, để người phụ nữ tội lỗi hôn chân, xức dầu; chữa các bệnh nhân trong ngày Sabat, ăn uống mà chẳng cần rửa tay… những việc bác ái yêu thương mà những người tự xưng mình vỗ ngực tự xưng là “công chính” sẽ kết án là gương mù, gương xấu.

- Tỏ thái độ cảm thông và kính trọng người phụ nữ ngoại tình bị bắt tại trận để cuối cùng trao ban một phán quyết đầy nhân ái yêu thương: “Phần Ta, Ta cũng không kết án chị đâu”; hay nói với người bất toại bằng lời mang tính thẩm quyền của Thiên Chúa “Tội con đã được tha”… những hành động và lời nói mà những người vẫn tự hào về niềm tin “trung thành với Thập Điều Sinai” sẽ kết án là phá luật cha ông, là ngược dòng truyền thống, là “lộng ngôn phạm thượng”...

- Sẵn sàng quỳ xuống rửa chân cho các môn sinh để dạy họ bài học cụ thể yêu thương phục vụ, một hành vi xem ra không thích hợp chút nào đối với tác phong ăn trên ngồi trước của các vị tư tế đương thời, những người luôn miệng giảng rao về luật “mến Chúa trên hết mọi sự”…

- Và sau cùng, Ngài đã sẵn sàng chịu chết giữa hai tên trộm cướp để hoàn thành lời chứng cuối cùng: chết vì yêu thương anh em chính là của lễ đẹp nhất để tôn vinh và yêu mến Thiên Chúa; và chính đây lại là kết quả của một bản án mà những người Do Thái có chức quyền và sùng đạo đã nhân danh luật “mến Chúa” mà kết án Ngài: “Nó đã nói lộng ngôn !”…

Và xem ra sứ điệp về giới răn “Mến Chúa Yêu người” mà Lời Chúa hôm nay khơi gợi lại là câu chuyện miên viễn của loài người chúng ta; câu chuyện xoay quanh mối tương quan giữa con người với Thượng Đế và con người với nhau. Và lịch sử nhân loại luôn minh chứng rằng: hai mối tương quan nầy luôn đan quyện, khăng khít với nhau và tác dụng hổ tương gần như tuyệt đối: phủ nhận Thiên Chúa thì cũng đánh mất con người; cuồng tín với Thượng Đế hay đặt con người lên bệ thờ đều dẫn đến đại họa. Chúng ta biết đó, sau chủ trương “giết chết Thượng Đế của Nietzch” là những cuộc đại chiến kinh hoàng giết chết hàng bao nhiêu triệu người; cũng vậy, sau chủ trương “vô thần” để con người không còn nô lệ cho “thuốc phiện tôn giáo” của Marx-Engel-Lenin-Mao Trạch Đông-Stalin-Polpốt…, con người trở nên đao phủ để chém giết nhau không thương tiếc ! Cũng vậy, đức tin cuồng tín với Đấng Alah đã khiến những chiến binh IS Hồi Giáo cực đoan trở thành “máu lạnh” sẵn sàng “đánh bom tự sát” mặc kệ những người dân vô tội phải chết chóc đau thương. Trong khi đó, với trào lưu “nhân bản cực đoan” (Humanisme) đang dẫn dắt nhân loại tới con đường tự do phóng túng, phá bỏ những giềng mối luân lý nền tảng mà Thiên Chúa đã thiết lập để tự tung tự tác thỏa mãn những dục vọng đớn hèn…

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay muốn trình bày cho chúng ta một Tin Mừng trọn hảo để thể hiện niềm tin qua chân dung và lời dạy của chính Đức Kitô, “một vị Thượng tế thánh thiện, vô tội, tinh tuyền, tách biệt khỏi kẻ tội lỗi và đã được nâng cao trên các tầng trời”(Bđ 2); nhưng cũng là “một vị Thượng Tế nhân từ và trung tín trong việc thờ phượng Thiên Chúa, hầu đền tội cho dân. Vì bản thân Người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách” (Dt 2,17-18). Vì là “Người Con vẹn toàn của Thiên Chúa” nên Đức Kitô đã trở thành “Người Anh Cả của muôn vạn người em” !

Là môn sinh của Đức Kitô, những con người như linh mục Maximilien Kolbe, như Mẹ Têrêsa Calcutta hay bao nhiêu vị Đại thánh khác trong lịch sử hai ngàn năm của Giáo Hội…, để có được sức mạnh và lòng can đảm yêu thương con người đến cùng, đã phải nhờ đến sự đắm chìm cầu nguyện kết hợp thâm sâu với Thiên Chúa.

Vâng, bao lâu còn ngưỡng vọng lên trời, bấy lâu còn trung thành với trái đất ! Đó lài hai điều bất khả phả phân ly: MẾN CHÚA - YÊU NGƯỜI; hay nói một cách dí dỏm: “mình với ta” tuy hai mà một; một TÌNH YÊU, một ĐỨC MẾN. Amen.

Trương Đình Hiền
 
Chỉ một đô la...
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
13:42 29/10/2021
CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN NĂM B

CHỈ MỘT ĐÔ-LA...

Hôm nay Chúa Giêsu không chỉ dạy ta về lòng yêu mến đối vời Thiên Chúa: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi", mà còn đòi phải yêu thương đồng loại: "Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình".

1. Về tình yêu đối với Thiên Chúa, Câu trả lời của Chúa Giêsu không mới, bởi đây là giới răn trong kinh Shema mà một người Do Thái đạo đức phải đọc hai lần sáng tối mỗi ngày để cầu nguyện (x.Đnl 4, 5-9).

Tuy nhiên, ở đây, Chúa Giêsu lấy lại lề luật Cựu Ước vừa để tái khẳng định điều chính yếu vừa để kiện toàn lề luật. Vì khi lặp đi lặp lại từ "hết" nhiều lần, Chúa đòi từng người phải yêu mến Thiên Chúa bằng trọn vẹn con người mình, trọn vẹn cả thân xác và trọn vẹn linh hồn mình.

Đúng hơn, tình yêu dành cho Thiên Chúa đòi sự dấn thân toàn bộ con người: Cả con tim, tâm hồn và tư tưởng. Nghĩa là tình yêu đó không chỉ trên bình diện lý trí, hay tình cảm, nhưng còn bao gồm cả thân xác, sức lực, các giác quan, đam mê, thậm chí chính sự sống và mạng sống của con người.

Đàng khác, từ "hết" đặt trước những cơ quan cao quý được xem là thượng đẳng của con người: cõi lòng, linh hồn, trí khôn, sức lực còn muốn nói rằng, tình yêu dành cho Thiên Chúa khiến con người phải từ chối mọi ngẫu tượng: tiền bạc, tính dục, quyền lực, tư lợi và danh vọng… Bởi chỉ có Thiên Chúa là Chúa mọi sự, trên tất cả mọi sự.

Thiên Chúa là Cha yêu thương. Nơi Ngài, tình yêu luôn tràn đầy, luôn trao ban, luôn sẵn sàng nên chốn yên bình để ta tìm về. Bởi Thiên Chúa yêu ta trước, Ngài muốn ta đáp lại tình yêu của Ngài bằng chính tình yêu của ta, không phải để Thiên Chúa thêm gì, nhưng là để ta được chiếm ngự chính sự sống và hạnh phúc viên mãn nơi lòng Chúa êm ái và dịu ngọt.

Nhưng chỉ yêu một mình Chúa thôi chưa đủ. Chúa đòi ta phải cụ thể tình yêu mà ta dành cho Chúa bằng cách yêu thương anh chị em. Không phải yêu anh chị em bằng lời nói suông chung chung, nhưng phải yêu họ như yêu chính bản thân ta vậy.

2. Thực hành tình yêu anh chị em, là thể hiện tình yêu của ta dành cho Chúa. Nói cách khác, ta yêu Chúa nơi anh chị em. Trao dâng tình yêu của mình dành cho anh chị em là cách ta chứng minh cụ thể lòng yêu mến Chúa. BỞI YÊU CHÚA THÌ PHẢI YÊU ANH CHỊ EM. YÊU ANH CHỊ EM LÀ BIỂU HIỆN CỦA LÒNG YÊU MẾN CHÚA.

Câu chuyện sau đây giúp ta hiểu và sống tình yêu đối với anh chị em, qua đó, thể hiện lòng yêu mến dành cho Thiên Chúa. Câu chuyện như sau:

Trong túi một cậu bé chỉ còn đúng một đô-la. Cậu đến cửa hàng bên đường hỏi: "Thưa bác, bác có bán Thượng Đế không ạ?". Người chủ cửa hàng không nói gì, lo ngại cậu bé quấy rối nên mời cậu ra khỏi cửa hàng.

Trời lại sắp tối, cậu bé lần lượt đi hết cửa hàng này đến cửa hàng khác. Cuối cùng, nơi cửa hàng thứ 29, cậu được người chủ tiếp đón nhiệt tình. Đó là một ông lão hơn 60 tuổi, tóc bạc phơ, gương mặt hiền từ. Ông lấy làm lạ vì cậu bé không ra dáng một đứa bé hư hỏng, quậy phá, đồng thời cũng tò mò về "món hàng Thượng Đế" mà cậu muốn mua, nên hỏi lại: "Hãy nói cho ông biết, cháu mua Thượng Đế để làm gì?".

Cậu khẽ khóc rồi nói: "Cháu là Tony. Cha mẹ cháu mất từ khi cháu còn rất bé. Chú Leo của cháu nuôi dưỡng cháu từ nhỏ đến giờ. Chú của cháu là công nhân xây dựng. Mới đây, chú ngã từ trên cao xuống và đang hôn mê. Cháu nghe được lời của một trong các bác sĩ nói, chỉ có Thượng Đế mới cứu được chú của cháu. Như vậy Thượng Đế chắc phải là một thứ vô cùng kỳ diệu nên cháu muốn mua về để cho chú của cháu ăn. Cháu rất mong chú Leo của cháu nhanh chóng khỏi bệnh ạ!".

Ông lão đỏ hoe mắt hỏi: "Vậy cháu có bao nhiêu tiền nào?".

Cậu bé nhanh nhảu đáp: "Cháu có một đô-la ạ!".

Ông lão vội nói: "Thật may! Giá của Thượng Đế đúng một đô-la cháu ạ!".

Nói xong, ông vào lấy một chai nước có nhãn hiệu "Nụ hôn của Thượng Đế" và đưa cho Tony. Ông nói: "Cầm lấy đi cháu! Chú của cháu uống hết chai này là sẽ khỏi bệnh!".

Tony vô cùng mừng rỡ, ôm chai nước vào ngực tức tốc chạy nhanh về bệnh viện. Vừa bước vào phòng bệnh, cậu vui vẻ la to: "Chú ơi! Cháu đem Thượng Đế đến rồi đây! Chú sẽ chóng khỏe lại thôi!".

Vài ngày sau, một nhóm chuyên gia y học trình độ cao nhất đã đến bệnh viện tiến hành hội chẩn cho chú Leo của cậu bé Tony.

Họ sử dụng kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới để chữa bệnh. Cuối cùng, điều kỳ diệu đã xảy ra, chú Leo của cậu bé hoàn toàn hồi phục. Ngày chú của Tony ra viện, nhìn số tiền viện phí quá lớn ghi trên hóa đơn, anh như suýt ngất xỉu.

Nhưng bệnh viện cho chú của Tony biết: "Mấy hôm trước, có ông lão đến thanh toán hết tiền viện phí cho anh. Ông là một tỷ phú. Trước đây, ông làm chủ tịch một tập đoàn đa quốc gia nhưng bây giờ đã về nghỉ ngơi và ẩn cư bằng cách mở một cửa hàng tạp hóa bán qua ngày. Nhóm chuyên gia y học kia cũng là do ông lão bỏ ra một số tiền lớn để mời đến chữa trị cho anh".

Sau khi nghe xong câu chuyện, Leo cảm kích vô cùng. Anh mang ơn ông lão vì chính ông đã hoàn lại cho anh sự sống. Lập tức anh cùng cháu trai của mình đến tạ ơn ông.

Nhưng ông lão lại chỉ vào Tony, khẽ nói: "Trước hết, tất cả chúng ta đều phải cám ơn Thượng Đế. Ngài ban cho anh cháu Tony. Chính tình yêu đơn sơ nhưng cháy bỏng của cháu đã kéo Thượng Đế vào cuộc, và Ngài đã trao quyền năng, lòng xót thương của Ngài trên sự sống của anh và cuộc đời chúng ta.

Kế đến, chúng ta cám ơn cháu Tony. Chính sự hiền lành và tình cảm dạt dào của cháu đã khiến tất cả những ai nghe biết đều phải mềm lòng trước nỗi đau của đồng loại.

Chúng ta cám ơn những người đã được Thượng Đế dùng như dụng cụ của Ngài để cứu sống anh.

Chúng ta cám ơn nhau, vì mỗi chúng ta đều cần đến nhau. Tôi tặng anh chút tiền trong khối tài sản của mình, nhưng anh đã cho tôi niềm vui trọn đời. Vì từ nay, chỉ cần nhìn thấy anh hạnh phúc bên cháu Tony nhỏ bé là tôi hạnh phúc vô cùng. Chắc chắn sẽ không còn nỗi buồn nào xâm chiếm tâm hồn tôi.

Tôi cám ơn anh. Căn bệnh của anh càng lúc càng khiến tôi tin mãnh liệt vào Thượng Đế. Nơi cái chết mà anh trải qua và sự sống kỳ diệu của anh hôm nay là bằng chứng của tình yêu mà Thượng Đế ưu ái dành cho chúng ta.

Cuối cùng, tôi tin rằng, trong cuộc sống này, NẾU TÌNH NGƯỜI ĐỦ LỚN, thì dù chỉ một đô-la, vẫn đủ sức cứu sống một con người, anh ạ...".
 
Thánh Lễ Chúa nhật 31 Thường niên 31/10/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
23:10 29/10/2021

BÀI ĐỌC I: Ðnl 6, 2-6

“Hỡi Israel, hãy nghe đây: Ngươi hãy yêu mến Chúa hết lòng ngươi”.

Bài trích sách Ðệ Nhị Luật.

Ông Môsê nói cùng dân chúng rằng: “Các ngươi hãy kính sợ Chúa là Thiên Chúa các ngươi, hãy tuân giữ mọi huấn lệnh và giới răn của Người mà tôi truyền dạy cho các ngươi, cho con cái cháu chắt các ngươi tuân giữ mọi ngày trong đời sống các ngươi, để các ngươi được sống lâu dài. “Hỡi Israel, hãy nghe đây mà tuân hành các điều Chúa truyền dạy cho ngươi, thì ngươi được phần phúc và sinh sản ra nhiều hơn, như lời Chúa là Thiên Chúa tổ phụ ngươi đã hứa ban cho ngươi phần đất chảy sữa và mật. “Hỡi Israel, hãy nghe đây, Chúa là Thiên Chúa chúng ta, là Chúa độc nhất. Hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết sức ngươi. Những lời tôi truyền cho ngươi hôm nay, phải ghi tạc vào lòng”.

Ðó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 17, 2-3a. 3bc-4. 47-51ab

Ðáp: Lạy Chúa là dũng lực con, con yêu mến Chúa (c. 2).

1) Lạy Chúa là dũng lực con, con yêu mến Chúa; lạy Chúa là đá tảng, chiến luỹ, cứu tinh.

2) Lạy Chúa là Thiên Chúa, là sơn động chỗ con nương mình, là khiên thuẫn, là uy quyền cứu độ, là sức hộ phù con. Con xướng ca khen ngợi cầu cứu Chúa, và con sẽ được cứu thoát khỏi tay quân thù.

3) Vạn tuế Thiên Chúa, chúc tụng Ðá Tảng của con, ngợi khen Thiên Chúa là Ðấng cứu độ con. Ngài đã ban cho đức vua được đại thắng, đã tỏ lòng từ bi với Ðấng được xức dầu của Ngài.

BÀI ĐỌC II: Dt 7, 23-28

“Vì lẽ Người tồn tại đời đời, nên Người có một chức tư tế hằng hữu”.

Bài trích thư gởi cho tín hữu Do-thái.

Anh em thân mến, có nhiều người làm tư tế (của Giao Ước cũ), vì lẽ sự chết ngăn trở họ tồn tại lâu bền. Còn Ðức Kitô, vì lẽ Người tồn tại đời đời, nên Người có một chức tư tế hằng hữu. Bởi đó, Người có thể cứu độ cách vĩnh viễn những ai nhờ Người mà đến với Thiên Chúa, vì Người hằng sống để chuyển cầu cho chúng ta. Phải, vì chúng ta cần một vị Thượng tế thánh thiện, vô tội, tinh tuyền, tách biệt khỏi kẻ tội lỗi và đã được nâng cao trên các tầng trời. Người không cần phải như các tư tế hằng ngày dâng lên của lễ trước là đền tội lỗi mình, sau là đền tội lỗi dân chúng, vì Người làm việc ấy chỉ có một lần khi hiến dâng chính mình. Vì Lề luật thì đặt những người yếu đuối làm tư tế, còn lời thề có sau Lề luật thì đặt Người Con hoàn hảo làm Thượng tế đến muôn đời.

Ðó là lời Chúa.

ALLELUIA: Mt 4, 4b

All. All. – Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra. – All.

PHÚC ÂM: Mc 12, 28b-34

“Ðó là giới răn thứ nhất, còn giới răn thứ hai cũng giống như giới răn thứ nhất”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, có người trong nhóm luật sĩ tiến đến Chúa Giêsu và hỏi Người rằng: “Trong các giới răn điều nào trọng nhất?” Chúa Giêsu đáp: “Giới răn trọng nhất chính là: Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi. Còn đây là giới răn thứ hai: Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi. Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó”. Luật sĩ thưa Ngài: “Thưa Thầy, đúng lắm! Thầy dạy phải lẽ khi nói Thiên Chúa là Chúa duy nhất và ngoài Người chẳng có Chúa nào khác nữa. Mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức mình, và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh”. Thấy người ấy tỏ ý kiến khôn ngoan, Chúa Giêsu bảo: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu”. Và không ai dám hỏi Người thêm điều gì nữa.

Ðó là lời Chúa.
 
Ai khiêm nhường, người ấy tự do
Lm. Minh Anh
23:31 29/10/2021

“AI KHIÊM NHƯỜNG, NGƯỜI ẤY TỰ DO!”
“Xin ông nhường chỗ cho người này!”.

William Temple, Tổng giám mục Canterbury đã từng nói, “Khiêm nhường không có nghĩa là suy nghĩ về bản thân mình kém hơn người khác; cũng không có nghĩa là đánh giá thấp về những quà tặng của riêng mình. Nó có nghĩa là tự do không nghĩ về bản thân theo cách này hay cách khác. ‘Ai khiêm nhường, người ấy tự do!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Ai khiêm nhường, người ấy tự do!”, câu nói của Đức Cha William Temple sẽ được Chúa Giêsu và thánh Phaolô khai triển một cách tài tình trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Từ đó, chúng ta có thể rút ra được những bài học bổ ích đầy lý thú.

Được mời dùng bữa, Chúa Giêsu thấy nhiều người chọn cỗ nhất, Ngài khéo dạy họ đừng làm thế, vì chủ nhà có thể mời họ xuống cỗ dưới, và họ xấu hổ! Sẽ rất thú vị khi chúng ta biết rằng, một vị thánh chân chính sẽ không cảm thấy hổ ngươi trước sự sỉ nhục khi nghe những lời ấy, “Xin ông nhường chỗ cho người này!”; thay vào đó, họ sẽ vui vẻ nhường ghế danh dự của mình cho người khác. Thực tế, rất có thể những vị thánh này đã ‘chiếm chỗ’ “thấp nhất”; bởi lẽ, vinh dự bên ngoài của thế gian chẳng nghĩa lý gì đối với họ. Thế nhưng, ở đây, Chúa Giêsu không nói với các ‘thánh sống’; Ngài nói với những con người đang giành giật cho mình những vinh dự phù phiếm thế gian. Điều này, cách nào đó, cho thấy bên trong họ, đang rất bất an và thiếu tự trọng.

Điều thú vị ở đây là, những đối tượng đang nghe Chúa Giêsu là những người đang chiếm cứ những cỗ bàn chông chênh đó. Ngài nhẹ nhàng chia sẻ với họ một sự thật rằng, niềm vui và danh dự thực sự chỉ được tìm thấy ở chỗ hạ mình và nâng cao người khác. Đây quả là bài học không dễ! Bởi lẽ, hầu hết chúng ta thường hay so sánh; “Cô ấy xinh hơn!”, “Anh ấy thành công hơn!”, hoặc “Họ rất học thức!”… Xu hướng phổ biến này phát xuất từ việc cá nhân chúng ta cảm thấy một điều gì đó bất ổn. Trẻ em luôn luôn tự do và cảm thấy rất an toàn vì trẻ em không so sánh! Vậy mà, khi chúng ta biết yêu bản thân theo cách Thiên Chúa yêu chúng ta, chúng ta có thể hoàn toàn bình an với con người mình, và sẽ tự do hơn rất nhiều khi chúng ta yêu người khác; chúng ta khiêm tốn trân trọng phẩm giá tha nhân, thậm chí vui mừng vì sự thành công và hoa lệ của họ. Và như thế, rõ ràng, ‘Ai khiêm nhường, người ấy tự do!’.

Cũng một chủ đề, qua thư Rôma hôm nay, Phaolô xác định “Chúa không ruồng rẫy dân Ngài!” như Thánh Vịnh đáp ca xác tín, cho dù xem ra Ngài quay sang ủng hộ dân ngoại. Bằng chứng là chính Phaolô, một người Do Thái thuần huyết, dòng dõi Abraham, chi tộc Bengiamin, đã nghe và khiêm tốn đáp lại lời cứu độ của Ngài. Sự không tin của người Do Thái chỉ là bước đầu Thiên Chúa cho xảy ra với mục đích khiến họ “ghen tị” với những người ngoại; thế nhưng, làm sao Ngài bỏ họ được! Trước đó, qua thư Rôma, Phaolô đã trích dẫn lời Môisen, “Ta sẽ làm cho các ngươi ganh tị với một dân không đáng gọi là dân, tức giận một dân được coi là ngu đần”. Từ bài học đó, người Do Thái biết ăn năn, khiêm tốn đón nhận Chúa Kitô và sứ điệp của Ngài, và họ sẽ được lại tự do của con cái Chúa; và như thế, đúng với sự thật, ‘Ai khiêm nhường, người ấy tự do!’.

Anh Chị em,

“Xin ông nhường chỗ cho người này!”. Chúa Giêsu không muốn ai trong chúng ta phải nghe những lời bất tiện ấy; Ngài muốn ngay từ đầu, chúng ta nhường ‘chỗ tốt’ cho người khác. Noi gương Ngài, chúng ta chiếm chỗ “rốt hết”, thật tự do, an toàn; chỗ của phục vụ, của hạ mình, của yêu thương! Trong thư Philipphê, Phaolô nói, “Phận là phận của một vì Thiên Chúa, Ngài đã trút bỏ hết mọi vinh quang”, chọn chỗ rốt hết trên thập giá; và “Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài!”. Nhờ đó “Ngài đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những ai tùng phục Ngài”. Cũng thế, với chúng ta, khiêm tốn, đơn giản là nhìn thấy chính mình dưới ánh sáng theo cách Thiên Chúa nhìn mình; không cần sự khen ngợi và quý trọng của người khác; chỉ tình yêu Ngài dành cho chúng ta là đủ. Vì thế, như Chúa Giêsu, người khiêm nhường được tự do để hoàn toàn chú ý đến lợi ích của người khác. Tình yêu này thật trong sáng, và chỉ có được khi mỗi người biết sống khiêm nhường cách trọn vẹn. Như vậy, rõ ràng, ‘Ai khiêm nhường, người ấy tự do!’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin đừng để con oằn vai vì gánh nặng ham muốn méo mó về danh dự trần thế và sự quý trọng của thế gian; con muốn được tự do, vì thế, xin dạy con sống khiêm nhường!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khi gặp các tù nhân, Đức Phanxicô nói tất cả chúng ta đều mắc sai lầm
Đặng Tự Do
05:28 29/10/2021


Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp đón một nhóm tù nhân và cựu tù nhân tại Vatican vào cuối tuần, lắng nghe câu chuyện của họ và đưa ra những lời khuyên, bao gồm cả việc dặn họ phải luôn tiến về phía trước và yêu cầu giúp đỡ khi họ cần.

Phát biểu với nhóm này trong cuộc họp ngày 22 tháng 10 tại nhà khách Santa Martha của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc can đảm thực hiện bước đầu tiên để hoàn thiện bản thân. Ngài nói: “Trong cuộc sống, luôn phải có một bước đầu tiên”.

Theo một nghĩa nào đó, “mỗi bước đều giống như bước đầu tiên, nghĩa là các bạn cần đổi mới và luôn tiến về phía trước”. Ngài nhấn mạnh rằng: “Khi cảm thấy cần phải thực hiện một bước nào đó, nghĩa là tôi vẫn cảm thấy mình cần phải cải thiện cuộc sống của mình, sắp xếp nó tốt hơn, ngay cả trong trường hợp có ai đó đã khuyến khích bước đi đầu tiên đó”.

Đức Phanxicô lưu ý rằng đôi khi, một người có thể muốn thực hiện bước đầu tiên đó, nhưng họ không biết phải làm gì, và trong những trường hợp này, ngài nói rằng điều quan trọng là phải cầu nguyện và cầu xin Chúa giúp đỡ “bởi vì tôi không biết làm thế nào để làm điều đó một mình”. Ngài nói “đây là một lời cầu nguyện chân chính”.

Điều quan trọng là thực hiện từng bước nhỏ mỗi ngày, và nhấn mạnh rằng “những bước nhỏ và bước lớn đều quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta phải có can đảm để thực hiện chúng, hoặc ít nhất là nhờ ai đó đi cùng chúng ta trong việc thực hiện chúng, hoặc dạy chúng ta cách thực hiện chúng, bởi vì đôi khi chúng ta không biết phải làm gì, không biết phải gõ cánh cửa nào”.

Trong những khoảnh khắc này, khi cánh cửa hoặc con đường đúng đắn xem ra không rõ ràng, “Chúa sẽ ban cho chúng ta cơ hội và nghị lực để thực hiện. Hãy tin tưởng.”

Nhóm các tù nhân đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô đều đang thụ án hoặc đã thụ án trong các trung tâm do cộng đồng Don Benzi ở Vasto, tỉnh Chieti, và ở Termoli gần Campobasso điều hành.

Đây không phải là lần đầu tiên giáo hoàng tiếp đón các tù nhân đến Vatican.

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài phát biểu ngắn gọn của mình, cám ơn các tù nhân đã đến và chia sẻ câu chuyện của họ, nói lên hy vọng rằng kinh nghiệm của họ trong cuộc sống, dù đau đớn đến đâu, “sẽ có kết quả, nó sẽ giống như những hạt giống được gieo trồng rồi lớn lên và phát triển; rằng nó sẽ giống như một cơn bệnh tuy dễ lây lan, nhưng nó sẽ khỏi”.
Source:Crux
 
Giáo Hội tuyên chân phước cho một thiếu nữ đã dành cuộc đời ngắn ngủi của mình để yêu thương những người nghèo khổ và bị thiệt thòi
Đặng Tự Do
05:29 29/10/2021


Chân phước mới nhất của Giáo Hội Công Giáo là Sandra Sabattini, một phụ nữ 22 tuổi, người đã cống hiến hết mình để giúp đỡ người nghèo và người tàn tật trước khi cô bị một chiếc xe ô tô lao qua cán chết vào năm 1984.

Cô được phong chân phước vào ngày 24 tháng 10 tại Nhà thờ Rimini ở miền bắc nước Ý.

Theo dự kiến ban đầu, thánh lễ phong chân phước, đáng lẽ diễn ra vào tháng 6 năm 2020. Tuy nhiên, do đại dịch coronavirus, thánh lễ đã bị hoãn lại cho đến hôm 24 tháng 10 vừa qua và được cử hành bởi Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh.

Sự thánh thiện của Sabattini bao gồm việc “mở lòng mình để chia sẻ với những người rốt cùng, đặt toàn bộ cuộc sống non trẻ trên trần thế của mình vào việc phụng sự Thiên Chúa, được tạo nên bởi lòng nhiệt thành, sự đơn sơ và đức tin tuyệt vời,” Đức Hồng Y Semeraro nói trong Thánh lễ.

Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng: Người phụ nữ trẻ “đã cho những ai cần sự tiếp đón mà không cần phán xét, bởi vì cô ấy muốn loan báo tình yêu của Chúa”

Cô sinh viên y khoa trẻ vừa bước ra khỏi xe trên đường đến buổi họp nhóm của Cộng đồng Giáo hoàng John XXIII thì cô và một người bạn bị xe tông. Cô được đưa đến bệnh viện, nơi cô hôn mê 3 ngày trước khi qua đời vào ngày 2 tháng 5 năm 1984.

Ba ngày trước khi vụ tai nạn xảy ra, Sabattini đã viết trong nhật ký của mình: “Cuộc sống đang phát triển, đang đập theo nhịp thở đều đặn không phải là của tôi, cuộc sống đang rất sống động bởi một ngày bình yên không phải của tôi. Trên đời này không có thứ gì là của bạn cả”.

“Sandra, hãy nhận ra! Tất cả là một ân sủng mà ‘Đấng ban tặng’ có thể can thiệp khi nào và như thế nào tùy thánh ý Ngài. Hãy quan tâm đến ân sủng được trao cho bạn, làm cho nó đẹp hơn và đầy đủ hơn cho khi đến khi thời gian đến”.

Sandra Sabattini lớn lên ở bờ biển Adriatic của Ý. Cô được rửa tội một ngày sau khi sinh, vào ngày 20 tháng 8 năm 1961. Khi cô được bốn tuổi, gia đình cô chuyển đến thành phố Rimini, giáo xứ do chú của cô, một linh mục Công Giáo điều hành.

Cô đã phát triển lòng yêu mến Chúa khi còn là một đứa trẻ, và cô thường mang theo một tràng hạt một chục kinh trong bàn tay nhỏ bé của mình.

Nhớ lại năm lên bảy tuổi, một trưởng trại cho biết: “Tôi thường quan sát cô ấy khi cô ấy vào nhà nguyện một mình, tay kia cầm một con búp bê và một tay cầm tràng hạt. Cô quỳ ở chỗ cuối cùng và cúi đầu. Cô ấy ở lại đó một chút, sau đó cô ấy đi ra ngoài và vui vẻ hòa nhập lại với đoàn”.

Khi còn học tiểu học, Sabattini đôi khi được tìm thấy đang trầm ngâm trước nhà tạm, thậm chí vào lúc nửa đêm.

“Cháu dậy sớm, vào sáng sớm, có lẽ trong bóng tối, để suy niệm một mình trước Nhà Tạm, trước khi những người khác đến nhà thờ,” chú của cô là Cha Giuseppe Bonini nhớ lại.

“Ngày đầu năm mới, từ một đến hai giờ đêm, cháu thường ở lại trước mặt Chúa Giêsu để chầu. Cháu thích cầu nguyện khi ngồi trên mặt đất, như một dấu chỉ của sự khiêm tốn và khó nghèo”.

Ngoài việc học rất tốt ở trường, Sabattini thích vẽ, chơi piano và chạy đường trường.

Năm 12 tuổi, cô gặp Fr. Oreste Benzi và nhóm do ngài thành lập, là Cộng đồng Giáo hoàng John XXIII, nhấn mạnh việc phục vụ những người nghèo và yếu thế trong xã hội. Sabattini cảm thấy được kêu gọi tham gia vào các hoạt động của họ để giúp đỡ những người gặp khó khăn.

Năm 1974, cô tham gia một chuyến đi đến Dolomites, một dãy núi ở đông bắc nước Ý, nơi các thanh thiếu niên đi cùng người khuyết tật. Khoảng thời gian ở trong thiên nhiên và giúp đỡ những người khuyết tật đã để lại ấn tượng lớn đối với Sabattini. Cô đã nói với mẹ cô sau chuyến đi: “Chúng con đã làm việc đến gãy lưng, nhưng đó là những người con sẽ không bao giờ bỏ rơi”.

Trong thời gian học trung học, cô tiếp tục công việc tình nguyện với Cộng đồng John XXIII và giúp đỡ người nghèo, kể cả từ tiền tiết kiệm của chính cô.

Cô cũng đã sống một thời gian tại một trong những nhà tập thể của cộng đồng, nơi các thành viên chào đón những người bị thiệt thòi, bao gồm cả người tàn tật.

“Tôi không thể bắt người khác phải nghĩ như tôi, ngay cả khi tôi nghĩ điều đó là đúng,” cô viết trong nhật ký ở tuổi 16. “Tôi chỉ có thể cho họ biết niềm vui của tôi”.

Năm 17 tuổi, cô gặp Guido Rossi và hai người bắt đầu hẹn hò vào năm sau đó. Trong buổi hẹn hò đầu tiên, Sabattini đưa Rossi đến một nghĩa trang, để họ có thể thăm mộ những người đã bị lãng quên.

Họ cùng nhau tham dự nhóm trẻ của Cộng đồng Gioan XXIII. Bốn năm sau mối quan hệ của họ, Sabattini viết rằng hẹn hò là “một cái gì đó không thể thiếu với ơn gọi.”

“Những gì tôi trải nghiệm về sự sẵn sàng và tình yêu đối với người khác là những gì tôi cũng trải nghiệm đối với Guido, chúng là hai thứ hòa nhập với nhau, ở cùng một cấp độ, mặc dù có một số khác biệt,” cô viết trong nhật ký của mình.

Sau khi tốt nghiệp trường trung học với số điểm xuất sắc, Sabattini bị giằng xé giữa việc rời đi ngay lập tức để trở thành một nhà truyền giáo ở Phi Châu, hay bắt đầu học trường y.

Nhưng với sự giúp đỡ của vị linh hướng, Sabattini quyết định ghi danh vào trường y khoa tại Đại học Bologna. Ước mơ của cô ấy là một ngày nào đó được phục vụ như một phần của các sứ mệnh y tế ở Châu Phi.

Vào mùa hè năm 1982, khi vấn nạn ma túy bắt đầu bùng phát ở Ý, cô sinh viên y khoa 21 tuổi bắt đầu làm tình nguyện viên tại một cộng đồng dành cho những người nghiện ma túy.

Một năm trước, cô ấy đã viết trong nhật ký của mình: “Sandra, hãy yêu tất cả những gì bạn làm. Yêu sâu sắc những phút bạn đang sống, mà bạn được phép sống. Hãy cố gắng cảm nhận niềm vui của giây phút hiện tại, dù đó là gì, để không bao giờ bỏ lỡ sự kết nối”.

Sabattini ở cùng bạn trai, Rossi, và một người bạn khác khi cô bị ô tô đâm vào sáng ngày 29 tháng 4 năm 1984.

Tại đám tang của cô, Cha Benzi cho biết: “Sandra đã làm được những gì Chúa gửi cho cô ấy. Thế giới không được chia thành tốt và xấu, mà là ai yêu và ai không yêu. Và Sandra, chúng tôi biết, đã yêu rất nhiều”.

Sabattini được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố là bậc đáng kính vào ngày 6 tháng 3 năm 2018, và phép lạ nhận được nhờ sự chuyển cầu của cô đã được xác nhận vào tháng 10 năm 2019, mở đường cho việc phong chân phước cho cô.

Phát biểu với Vatican News trước lễ phong chân phước, anh Rossi nói: “Tôi đã kết hôn và Chúa đã ban cho chúng tôi món quà là hai đứa con kháu khỉnh. Tôi cảm thấy có một tiếng gọi đối với người phụ nữ mà vợ tôi, với lòng rộng lượng lớn, đã yêu thương”.
Source:Catholic News Agency
 
Trong nhà nhất thiết phải có tràng chuỗi Mân Côi. Nhà trừ tà khuyên.
Đặng Tự Do
05:29 29/10/2021


Nhiều người có thói quen dùng ngay các đốt ngón tay của mình để lần chuỗi. Điều đó có thể có những tiện lợi nhất định. Tuy nhiên, Đức Ông Stephen Rossetti, một nhà trừ tà của Giáo phận Syracuse cho rằng có một tràng chuỗi Mân Côi trên người, hay ít nhất trong nhà mình vẫn tốt hơn.

Cha Stephen Rossetti là phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài vừa có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #161: The Rosary as an Exorcist's Weapon”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 161. Chuỗi tràng hạt là Vũ Khí của Nhà Trừ Tà”.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

“Những con quỷ đang tấn công tôi,” nhà trừ tà nói, “Vì thế, tôi nắm lấy chuỗi hạt của mình và giơ nó lên. Ngay lập tức, những con quỷ lui lại và chạy trốn. “

Thánh Bartolo Longo, Tông đồ của Kinh Mân Côi, đang bị đè bẹp bởi những ám ảnh ma quỷ. Ngài đã hoán cải sang Đức tin Công Giáo từ bỏ các thực hành Satan của mình. Nhưng ngài tiếp tục bị ám ảnh bởi ý nghĩ rằng ngài đã bị dâng hiến cho Satan và định mệnh của ngài là địa ngục. Ngài đang trên bờ vực của sự tuyệt vọng và đang nghĩ đến việc tự sát. Trong cơn tuyệt vọng, ngài bắt đầu lần chuỗi Mân Côi. Sự sùng kính của thánh nhân đối với chuỗi hạt Mân Côi đã chiến thắng các cuộc tấn công tinh thần của ma quỷ và là khí cụ trên con đường nên thánh.

Đức Giáo Hoàng Piô thứ 11 đã viết, “Kinh Mân Côi là vũ khí mạnh mẽ để xua đuổi ma quỷ” Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh nói: “Chuỗi Mân Côi là vũ khí cho thời đại này.” Trong các buổi trừ tà của chúng tôi, khi linh mục cầu nguyện theo nghi thức long trọng, chúng tôi thường có các giáo dân đứng bên cạnh lần chuỗi Mân Côi.

Cha Gabriel Amorth, nhà trừ tà của Rôma, nhớ lại cuộc chạm trán với Satan. Khi bị buộc phải nói ra sự thật, Satan đã nói, “Mỗi Kinh Kính Mừng trong Kinh Mân Côi là một đòn giáng vào đầu đối với tôi; nếu các Kitô hữu biết sức mạnh của Kinh Mân Côi, thì đó sẽ là sự kết thúc của tôi!”.

Là những người trừ tà, chúng tôi là mục tiêu đặc biệt của Satan. Nhìn chung, chúng tôi được bảo vệ nhưng vẫn còn một vết hằn của quỷ dữ trên lưng chúng tôi. Hàng đêm, tôi rưới nước thánh vào phòng của mình và cầu khẩn Đức Trinh Nữ và Tổng Lãnh Thiên Thần Micae. Và khi tôi ngủ, cũng như khi tôi đi đó đi đây suốt cả ngày, tôi luôn cầm chuỗi hạt trên tay mình.
Source:Catholic Exorcism
 
Cuộc gặp gỡ giữa ĐGH và Biden, cựu dân biểu Dân chủ Công Giáo nói tôi biết Đức Giáo Hoàng không đứng về phe Biden
Trần Mạnh Trác
11:03 29/10/2021
Ông Daniel Lipinski, đảng viên Dân chủ, là dân biểu Khu vực 3 của Illinois tại Hạ viện Hoa Kỳ từ năm 2005 đến năm 2021. Trước cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Giáo Hoàng và Tổng Thống Hoa Kỳ, ông đã viết một bài bình luận trên báo 'The Washington Post' và kết luận rằng cuộc gặp gỡ không phải là một sự cổ vũ cho ông Biden, mà chỉ biểu lộ rằng vị Giáo Hoàng " là một mục tử luôn hướng về linh hồn của đàn chiên một cách lặng lẽ, bao gồm cả vị tổng thống Công Giáo", và "Lời kêu gọi thường xuyên của Đức Phanxicô về việc “xây dựng những cây cầu” là một thông điệp mà cả hai phe chia rẽ chính trị của (Hoa Kỳ ), hiện đang rất bận rộn trong việc đào chiến hào, cần phải lắng nghe khẩn cấp."

Bài cuả ông mang tựa đề :As a Democrat and a Catholic, I know the pope is not on Biden’s team (Là một đảng viên Dân Chủ Công Giáo, tôi biết rằng ĐGH không đứng về phe Biden ), được phỏng dịch sau đây:


Trước cuộc gặp gỡ vào thứ Sáu giữa Tổng thống Joe Biden và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, phần lớn giới truyền thông đã tập trung ý kiến vào việc hai nhân vật Công Giáo nổi tiếng nhất thế giới này - có khá nhiều quan điểm giống nhau - sẽ nhập chung vào một đội ngũ chính trị. Việc tập trung ý kiến như thế chỉ biểu hiện một xu hướng đáng lo ngại của Mỹ, là trước bất kỳ mọi vấn đề nào, họ xếp loại mọi nhân vật công cộng vào một trong hai phe đối lập. Nhưng câu chuyện này là hoàn toàn sai, và đã đến lúc phải từ bỏ nó.

Không có gì ngạc nhiên khi ông Biden, mô tả mình là một người Công Giáo sùng đạo và thường xuyên nói về đức tin của mình, sẽ háo hức kết hợp với Đức Giáo Hoàng. Điều này cũng đúng với bà Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, cũng thường xuyên đề cập đến Đức Giáo Hoàng và đến thăm ngài tại Vatican trong tháng này.

Dù sao thì Đức Phanxicô được yêu thích với một tỷ lệ là 82 phần trăm cuả 70 triệu người Công Giáo tại Hoa Kỳ, và 63 phần trăm cuả người Mỹ nói chung.

Và, thoạt nhìn, có vẻ như Đức Giáo Hoàng và ông tổng thống có nhiều điểm chung về chính trị. Đức Phanxicô nhiều lần thể hiện mối quan tâm sâu sắc về vấn đề biến đổi khí hậu, quan tâm đến người nghèo và chào đón người nhập cư. Phần đông người Mỹ cũng liên hệ những vấn đề này với đảng Dân chủ hơn là đảng Cộng hòa.

Nhưng đúng ra thì các nguyên lý của Công Giáo đã không được phe nào chấp nhận hoàn toàn - điều mà tôi cũng từng quan sát khi phục vụ với tư cách là thành viên đảng Dân chủ tại Quốc hội. Tôi không bao giờ tự nhận mình là một người Công Giáo hoàn hảo, nhưng sự ủng hộ của tôi đối với quyền của người lao động, chăm sóc người nghèo và người nhập cư, và bảo vệ môi trường phù hợp với các giáo huấn xã hội Công Giáo và với cương lĩnh của đảng tôi nữa.

Tuy nhiên, khi một số quan điểm xã hội của tôi phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội - đặc biệt nhất là phá thai -, thì đảng đã không thể dung thứ. Vào năm 2018, đối thủ chính trị của tôi đã cảnh báo các cử tri Dân chủ rằng tôi không thuộc về nhóm - tôi là một kẻ dị giáo chính trị. Tuy tôi vẫn giành được chiến thắng năm đó, nhưng trong chiến dịch năm 2020 sau đó, tôi đã bị đánh bại trong gang tấc.

Thực tế đầy thách thức cho Đảng Dân chủ, là những người muốn Đức Giáo Hoàng Phanxicô đứng về “phe” họ, là có xung đột trực tiếp giữa nhiều chính sách của đảng và giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt là những vấn đề liên quan sự ưu việt của sự sống và phẩm giá con người. Chưa đầy hai tuần sau khi cả ông Biden và bà Pelosi (D-Calif.) chế nhạo bộ luật cuả Texas cấm hầu hết việc phá thai bằng phẫu thuật, thì Đức Giáo Hoàng đưa ra tuyên bố rằng “ mọi kẻ phá thai là giết người ” và so sánh việc phá thai như là thuê ” một sát thủ để giải quyết một vấn đề. ” Đức Giáo Hoàng cũng nói rằng “thuyết giới tính” là “nguy hiểm” và bác bỏ hôn nhân đồng tính, giải thích rằng “hôn nhân là một bí tích [và] Giáo hội không có quyền thay đổi các bí tích”. Ngoài ra, Đức Giáo Hoàng cũng chỉ trích cách thức mà chính quyền Biden rút quân ra khỏi Afghanistan.

Những tuyên bố này nêu rõ ra sự sai lầm khi cố gắng ép cặp quyền giáo hoàng và các giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo vào một khuôn khổ chính trị cứng nhắc, thiển cận đang thống trị đời sống công cộng Hoa Kỳ ngày nay. Nhiều người dùng các thông điệp của Đức Phanxicô về các tệ nạn xã hội và về các hy vọng xây dựng một xã hội công bằng - như thể là Ngài đầu tư vào cuộc chiến đảng phái đương thời của chúng ta. Nhưng thực ra thì điều này không có gì là mới đối với các vị giáo hoàng. Kể từ năm 1891, khi thông điệp Rerum Novarum của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đưa ra một giáo lý về quyền và nghĩa vụ của lao động, thì các vị giáo hoàng kế tiếp đã luôn luôn thẳng thắn về nhiều vấn đề khác có ảnh hưởng đến các thụ tạo của Thiên Chuá. Những gì Đức Phanxicô đang làm chỉ là sự tiếp nối một truyền thống đã có từ lâu đời, trước cả khi đất nước chúng ta bị chia ra hai màu đỏ và xanh (đỏ là Cộng Hoà, xanh là Dân Chủ ).

Một điều nguy hiểm của sự chia rẽ đó là mọi vấn đề đều được nhìn qua bối cảnh cạnh tranh giành giật tất cả, trong đó việc đánh bại một đối thủ là quan trọng hơn cả việc đưa ra một chính sách tốt nhất. Trong tình huống này, điều quan trọng là phải có được một vị giáo hoàng đứng trên mọi sự phân chia, và kiên cường kêu gọi việc duy trì phẩm giá con người và phục vụ công ích.

Khi Đức Phanxicô và ông Biden gặp nhau, chúng ta có thể mong đợi nhìn thấy những bức ảnh của hai vị mỉm cười khi trao đổi quà tặng. Tòa Thánh và Toà Bạch Cung có thể sẽ đưa ra tuyên bố rằng hai bên đã thảo luận về biến đổi khí hậu, nghèo đói và các lĩnh vực cùng quan tâm khác. Nhưng không ai mong đợi Đức Phanxicô sẽ công khai khiển trách Biden vì những chính sách về phá thai, giới tính và vi phạm tự do tôn giáo trong nước. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể biết rằng một sự khiển trách như vậy có thể xảy ra riêng tư hay không.

Sự im lặng đó có thể sẽ bị bóp méo để tranh luận rằng tổng thống và giáo hoàng ở cùng một đội ngũ. Nhưng sẽ tốt hơn nhiều, nếu nó được xem như là một lời nhắc nhở rằng trước hết, Đức Giáo Hoàng là một mục tử luôn hướng về linh hồn của đàn chiên một cách lặng lẽ, bao gồm cả vị tổng thống Công Giáo thứ hai của quốc gia. Ngài không phải là một người cổ vũ cho bất kỳ một đảng phái chính trị nào. Lời kêu gọi thường xuyên của Đức Phanxicô về việc “xây dựng những cây cầu” là một thông điệp mà cả hai phe chính trị chia rẽ của chúng ta, hiện đang rất bận rộn trong việc đào chiến hào, cần phải lắng nghe một cách khẩn cấp.
 
Joe Biden nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã bảo anh ta hãy tiếp tục rước lễ
Đặng Tự Do
15:38 29/10/2021


Là một chính trị gia, ông Joe Biden cố nhiên sẽ nắm lấy cơ hội gặp gỡ với Đức Thánh Cha để cổ vũ cho nghị trình phá thai của mình. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi báo cáo của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, ngay sau cuộc triều yết của ông ta với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Theo nhiều bản tin, Tổng thống Joe Biden hôm thứ Sáu nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã bảo ông “hãy tiếp tục rước lễ”.

Hôm thứ Sáu, Tổng thống Biden đã gặp trực tiếp Đức Giáo Hoàng trong 75 phút. Theo báo cáo của Tòa Bạch Ốc, sau đó, Biden nói với các phóng viên rằng ông và Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho nhau, và thảo luận về biến đổi khí hậu.

Theo Biden, họ không thảo luận về việc phá thai, nhưng vấn đề này gián tiếp xuất hiện trong chủ đề ông ta rước lễ.

“Chúng tôi vừa nói về sự kiện rằng ngài rất vui vì tôi là một người Công Giáo tốt,” Biden nói, và nói thêm rằng Đức Giáo Hoàng đã bảo ông ta “hãy tiếp tục rước lễ”. CNN và Reuters cũng đưa tin rằng, theo Biden, Đức Giáo Hoàng đã bảo ông hãy tiếp tục rước lễ.

Theo New York Times, một phát ngôn viên của Vatican hôm thứ Sáu cho biết, “Tôi sẽ coi đây là một cuộc trò chuyện riêng tư” khi được hỏi về nhận xét của Biden về việc Rước lễ.

Biden, người Công Giáo Mỹ thứ hai trở thành tổng thống, đã ủng hộ việc phá thai bằng tiền đóng thuế của người dân trong năm đầu tiên tại vị, và đã đưa ra các tuyên bố bảo vệ việc phá thai hợp pháp. Vấn đề rước lễ của các chính trị gia Công Giáo ủng hộ phá thai đã là một vấn đề được thảo luận rộng rãi trong nhiệm kỳ tổng thống của ông ta.

Vào ngày Biden nhậm chức tổng thống, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ghi nhận những lo ngại về quan điểm chính sách của Biden liên quan đến phá thai, hôn nhân và giới tính. Khi được hỏi liệu ông ta có thảo luận với Đức Giáo Hoàng về các giám mục Hoa Kỳ vào hôm thứ Sáu hay không, Biden trả lời rằng đó là một “cuộc trò chuyện riêng tư”.

Theo báo cáo của Tòa Bạch Ốc, Biden nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm phép một tràng hạt Mân Côi của ông ta. Tổng thống nói rằng ông đã không được rước lễ vào ngày thứ Sáu.

Cá nhân các giám mục Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố trong những tháng gần đây về việc Rước lễ đối với các chính trị gia ủng hộ việc phá thai.

Đức Cha Thomas Paprocki, Giám Mục của Springfield, Illinois cho biết vào tháng Năm rằng “Thật đáng buồn, khi thấy có một số giám mục và Hồng Y của Giáo hội không chỉ sẵn sàng cho các chính trị gia ủng hộ phá thai được rước lễ, mà còn tìm cách ngăn cản Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đừng đề cập đến vấn đề mạch lạc Thánh Thể”, nghĩa là chỉ rước lễ khi có ơn nghĩa với Chúa, không mắc tội trọng và sống phù hợp với các giá trị Tin Mừng sau khi được rước lễ.

Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco vào tháng Năm đã tuyên bố rằng các chính trị gia Công Giáo ủng hộ việc phá thai đừng nên ra tiến lên rước lễ.

Trong khi Biden đang vận động tranh cử tổng thống ở Nam Carolina, ông ta đã bị từ chối không được rước lễ tại một giáo xứ vào năm 2019, theo chính sách của giáo phận.

Các giám mục khác, chẳng hạn như Đức Cha Robert McElroy của San Diego, đã nói rằng không nên từ chối Thánh Thể đối với các quan chức Công Giáo ủng hộ phá thai. Tại một hội thảo trực tuyến vào tháng Hai, Đức Cha McElroy cảnh báo rằng một số giám mục đang tìm cách coi việc phá thai là một “phép thử có tính quyết định” đối với các quan chức Công Giáo, và nói rằng những nỗ lực từ chối không cho họ rước lễ sẽ bị coi là “vũ khí hóa” Bí tích Thánh Thể.

Đức Hồng Y Wilton Gregory của Washington đã nói rằng ngài sẽ không từ chối Rước lễ đối với các chính trị gia ủng hộ phá thai. Giám mục trước đây của Biden ở Wilmington, là Đức Cha Francis Malooly, đã không từ chối cho ông ta Rước lễ trong giáo phận của ngài, còn vị Tân Giám mục của Wilmington đến nay vẫn chưa đưa ra tuyên bố công khai về vấn đề này.

Điều 915 của Bộ Giáo luật tuyên bố rằng những người “cố chấp kiên trì phạm tội trọng đã biểu lộ ra ngoài thì không được rước lễ”.

Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, trong một bản ghi nhớ năm 2004 gửi các giám mục Hoa Kỳ với tư cách là tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã tuyên bố rằng các quan chức Công Giáo công khai vận động cho việc hợp pháp hóa phá thai nên được các mục tử hướng dẫn đừng lên rước lễ trừ khi họ dừng lại thôi không thúc đẩy các luật như vậy. Nếu họ tiếp tục làm như vậy bất chấp lời cảnh báo của vị mục tử, và cứ lên rước lễ, thì thừa tác viên bí tích Thánh Thể phải từ chối không cho họ Rước lễ.

Trước chuyến thăm của Biden, hôm thứ Tư, Tòa Bạch Ốc nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô “đã nói khác” với Biden về chủ đề phá thai.

Biden hứa sẽ nỗ lực “toàn chính phủ” để duy trì hoạt động phá thai ở Texas sau khi luật của tiểu bang hạn chế hầu hết các trường hợp phá thai có hiệu lực vào tháng 9. Chính quyền của ông hiện đang phản đối luật của Texas tại Tòa án Tối cao và cũng đã đấu tranh tại tòa án để duy trì “nhiệm vụ phải chuyển đổi giới tính”, trong đó buộc các bác sĩ phải thực hiện các thủ tục chuyển đổi giới tính khi có sự giới thiệu của một chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Source:Catholic News Agency
 
Vatican từ chối bình luận về việc liệu Đức Giáo Hoàng có bảo Biden tiếp tục rước lễ trong cuộc trò chuyện riêng tư hay không
Đặng Tự Do
15:39 29/10/2021


Hôm thứ Sáu Vatican đã từ chối bình luận về tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden rằng Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích ông tiếp tục Rước lễ trong một buổi tiếp kiến riêng.

Vatican, vốn có chính sách lâu đời là không bình luận về những tuyên bố cụ thể được cho là của Đức Giáo Hoàng trong các cuộc gặp riêng, nhấn mạnh rằng cuộc gặp gỡ giữa hai người vào ngày 29 tháng 10 là “một cuộc trò chuyện riêng”.

Ông Matteo Bruni, giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh, nói với các phóng viên: “Tôi sẽ coi đây là một cuộc trò chuyện riêng tư, và nó chỉ giới hạn ở những gì đã được nói trong tuyên bố công khai”.

Ông Bruni đã đề cập đến một thông cáo báo chí do Vatican phát hành nói rằng hai người đã nói về môi trường, đại dịch coronavirus, người tị nạn và nhân quyền.

Theo báo cáo của Tòa Bạch Ốc, Biden nói với các phóng viên rằng ông và Đức Giáo Hoàng không thảo luận về việc phá thai trong cuộc gặp kéo dài 75 phút của họ.

Khi được hỏi liệu vấn đề có được đưa ra hay không, tổng thống trả lời: “Không, không phải vậy. Nó nảy ra - chúng tôi chỉ nói về sự kiện rằng ngài rất vui vì tôi là một người Công Giáo tốt và tôi nên tiếp tục rước lễ”.

Không giống như các cuộc gặp trước đây giữa Đức Giáo Hoàng và một nguyên thủ quốc gia, Vatican không cho phép truyền thông có mặt khi Biden và Đức Thánh Cha Phanxicô gặp nhau và không có video phát trực tiếp nào được cung cấp.

Biden, người Công Giáo Mỹ thứ hai trở thành tổng thống, đã ủng hộ việc phá thai do người đóng thuế tài trợ trong năm đầu tiên tại vị, và đã đưa ra các tuyên bố bảo vệ việc phá thai hợp pháp.

Vấn đề các chính trị gia Công Giáo ủng hộ việc phá thai rước lễ đã là một vấn đề được thảo luận rộng rãi trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Sau cuộc bầu cử của Biden, Đức Tổng Giám Mục José Gomez, chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ, ghi nhận sự bất đồng giữa tổng thống và Hội Đồng Giám Mục về vấn đề phá thai.

Vào tháng 11, các giám mục Hoa Kỳ sẽ nhóm họp tại Baltimore, Maryland, trong đại hội đồng mùa thu của các ngài, tại đó các ngài dự kiến sẽ bỏ phiếu về một tài liệu giảng dạy về bí tích Thánh Thể.

Đức Thánh Cha Phanxicô trước đây đã gọi phá thai là “giết người”, so sánh hành động này với việc “thuê một kẻ sát nhân”, và nói rằng những nạn nhân chưa chào đời của việc phá thai mang khuôn mặt của Chúa Giêsu.

Ngài cũng kêu gọi các giáo sĩ thực hiện một cách tiếp cận mang tính mục vụ thay vì chính trị đối với các nhà lập pháp Công Giáo ủng hộ việc thực hành này.
Source:Catholic News Agency
 
Đức Hồng Y Burke: Các giám mục có nghĩa vụ thiêng liêng áp dụng giáo luật đối với các chính trị gia Công Giáo ủng hộ phá thai
J.B. Đặng Minh An dịch
18:01 29/10/2021
Trước thềm cuộc gặp gỡ của Tổng thống Joe Biden với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, một vị Hồng Y Hoa Kỳ nói rằng các giám mục Công Giáo có “nghĩa vụ thiêng liêng” là áp dụng giáo luật bằng cách khuyên các chính trị gia ủng hộ phá thai không được rước lễ.

Trong một tuyên bố dài 2,800 từ được đưa ra vào ngày 28 tháng 10, Đức Hồng Y Raymond Burke đã nhắc lại những nỗ lực của mình trong việc thuyết phục các chính trị gia Công Giáo bảo vệ mạng sống của những đứa trẻ chưa chào đời trong thời gian làm giám mục La Crosse, Wisconsin, và sau đó là St. Louis, Missouri.

Ngài nói rằng kinh nghiệm đã thuyết phục ngài rằng “điệp khúc chung chung” rằng cần phải đối thoại nhiều hơn để đạt được một bước đột phá là “ngây thơ, nói nhẹ nhất là như thế”.

Vị Hồng Y 73 tuổi đã đưa ra can thiệp trước cuộc họp toàn thể của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, ở Baltimore, Maryland.

Ngài nói rằng những người tham gia Đại hội đồng Mùa thu của USCCB từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 11 sẽ thảo luận về việc áp dụng Điều 915 của Bộ Giáo luật Giáo Hội Công Giáo.

Giáo luật nói: “Những người bị vạ tuyệt thông và những người bị cấm chế sau khi hình phạt đã được tuyên kết hay tuyên bố, cũng như những người ngoan cố sống trong tội trọng tỏ tường, không được rước lễ”.

Đức Hồng Y Burke giải thích rằng ngài lên tiếng vì vấn đề này là “vấn đề sinh tử đối với những đứa trẻ chưa chào đời và phần rỗi đời đời của các chính trị gia Công Giáo có liên quan.”

Đức Hồng Y cho biết ngài đã hy vọng đưa ra suy tư của mình “sớm hơn nhiều”, nhưng không thể thực hiện được vì “những khó khăn gần đây về sức khỏe” sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Trong bài suy tư của mình, vị Hồng Y nhắc lại cuộc tranh luận của các giám mục Hoa Kỳ về việc Rước lễ đối với các chính trị gia Công Giáo, những người đã bất chấp giáo huấn của Giáo hội, trong hội nghị diễn ra ở Denver, Colorado, hồi tháng 6 năm 2004.

Ngài lưu ý rằng, với tư cách là tổng giám mục lúc bấy giờ của St. Louis, ngài đã “khuyên nhủ” ứng cử viên tổng thống Công Giáo John Kerry không nên tiến lên rước lễ vì sự ủng hộ phá thai của ông ta.

Ngài nói rằng trong giờ giải lao trong cuộc họp toàn thể các giám mục, “một trong những thành viên rất có thế giá của Hội đồng Giám mục” đã chạm trán với ngài trên cầu thang, chỉ trỏ ngón tay vào Tổng Giám Mục Burke, và nói: “Anh không thể làm những gì anh đã làm mà không có sự chấp thuận của Hội đồng Giám mục”.

Tổng Giám Mục Burke đã trả lời vị này “bằng cách chỉ ra rằng, khi tôi chết, tôi sẽ xuất hiện trước mặt Chúa để trình bày về công việc phục vụ của tôi với tư cách giám mục, chứ không phải trước Hội đồng Giám mục.”

Nhắc lại kết quả của cuộc họp USCCB, Đức Hồng Y Burke nói: “Cuối cùng, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, khi đó là Giám mục Wilton Gregory của Giáo phận Belleville, đã chuyển vấn đề này cho một Lực lượng đặc nhiệm chuyên về quan hệ giữa các Giám mục Công Giáo và các Chính trị gia Công Giáo dưới sự chủ trì của Theodore McCarrick lúc bấy giờ còn là một Hồng Y, là người đã công khai phản đối việc áp dụng khoản giáo luật 915 trong trường hợp các chính trị gia Công Giáo ủng hộ phá thai và các thực hành khác vi phạm nghiêm trọng luật luân lý”.

“Lực lượng Đặc nhiệm bao gồm một nhóm giám mục có quan điểm trái chiều về chủ đề này. Trong mọi trường hợp, theo thời gian, Lực lượng Đặc nhiệm đã bị lãng quên, và vấn đề quan trọng vẫn chưa được Hội đồng Giám mục giải quyết”.

“Khi Giám mục Gregory công bố Lực lượng Đặc nhiệm, vị giám mục ngồi bên cạnh tôi nhận xét rằng giờ đây chúng tôi có thể chắc chắn rằng vấn đề sẽ không được giải quyết.”

Vị Hồng Y nhấn mạnh rằng cả ở La Crosse và St. Louis, ngài đã can thiệp “về mặt mục vụ” và theo “cách thức bí mật thích hợp” với các chính trị gia Công Giáo. Ngài cho biết các nhà lập pháp thường từ chối ngồi xuống với ngài.

Ngài nhận xét: “Về việc các nhà lập pháp từ chối gặp tôi, tôi phải nhận xét rằng theo ý kiến của tôi, tôi đã nhận ra rằng điệp khúc chung chung là phải đối thoại nhiều hơn với các chính trị gia Công Giáo có vấn đề, nói nhẹ nhàng nhất là ngây thơ”.

“Theo kinh nghiệm của tôi, họ không sẵn sàng thảo luận về vấn đề này bởi vì giáo huấn của luật tự nhiên, mà chắc chắn cũng là giáo huấn của Giáo hội, đã tỏ tường đến mức không còn gì để bàn cãi.”

“Trong một số trường hợp, tôi cũng có ấn tượng mạnh rằng họ không muốn thảo luận về vấn đề này bởi vì họ chỉ đơn giản là không muốn thay đổi tâm trí và trái tim của họ. Sự thật vẫn là phá thai là biết rõ mà vẫn sẵn sàng hủy hoại cuộc sống của một con người”.

Đức Hồng Y Burke nói rằng sau cuộc họp “khó khăn” của các giám mục Hoa Kỳ ở Denver, ngài đã đến Rome, nơi ngài gặp Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, sau này sẽ được bầu làm Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI vào năm 2005.

“Đức Hồng Y Ratzinger bảo đảm với tôi rằng Thánh Bộ đã nghiên cứu thực hành của tôi và không thấy có gì để phản đối về điều đó. Ngài chỉ cảnh báo tôi không nên ra mặt ủng hộ các ứng cử viên cho các chức vụ công quyền, là điều mà trên thực tế, tôi chưa bao giờ làm.”

“Ngài bày tỏ sự ngạc nhiên về sự nghi ngờ của tôi trong vấn đề này, đưa ra một bức thư mà ngài đã viết cho các giám mục Hoa Kỳ, trong đó đã giải quyết vấn đề một cách thấu đáo. Ngài hỏi tôi đã đọc lá thư ấy của ngài chưa. Tôi nói với ngài rằng tôi chưa hề nhận được bức thư và hỏi liệu ngài có thể vui lòng cung cấp một bản sao cho tôi không. Ngài mỉm cười và đề nghị tôi đọc nó trên một blog nổi tiếng, và yêu cầu viên chức nói tiếng Anh sao chép lại văn bản khi nó xuất hiện toàn bộ trên blog”.

Đức Hồng Y Burke tiếp tục: “Bức thư được đề cập đặt ra một cách có thẩm quyền về giáo huấn và thực hành liên tục của Giáo hội.”

“Việc không phát lá thư ấy cho các giám mục Hoa Kỳ chắc chắn đã góp phần vào việc các giám mục không có hành động thích hợp vào tháng 6 năm 2004 trong việc thực hiện khoản giáo luật 915”.

“Bây giờ, người ta bảo tôi biết rằng bức thư được bảo mật và do đó không thể được công bố. Sự thật là nó đã được công bố, vào đầu tháng 7 năm 2004, và rõ ràng là vị Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, người đã viết ra bức thư ấy, không hề băn khoăn về sự công bố này”.

Đức Hồng Y Burke, người từng là Chánh Án Tối Cao Pháp Viện ở Rôma từ năm 2008 đến năm 2014, lưu ý rằng 17 năm sau cuộc họp ở Denver, các giám mục Hoa Kỳ vẫn đang vật lộn với “câu hỏi nghiêm trọng nhất” là áp dụng hay không khoản giáo luật 915 đối với các chính trị gia Công Giáo ủng hộ các chính sách chống đối gay gắt các giáo huấn của Giáo hội.

Ngài viết: “Trên thực tế, nghĩa vụ của cá nhân giám mục là một vấn đề liên quan đến kỷ luật Giáo hội phổ quát, liên quan đến đức tin và luân lý, mà Hội đồng Giám mục không có thẩm quyền”.

“Trên thực tế, một số giám mục đã hiểu rõ nghĩa vụ thiêng liêng của họ trong vấn đề này và đang có những hành động thích hợp. Hội đồng Giám mục phải hoàn thành vai trò hỗ trợ quan trọng cho Giám mục giáo phận, nhưng Hội Đồng Giám Mục không thể thay thế thẩm quyền thuộc về vị Giám Mục. Chính Giám mục giáo phận, chứ không phải Hội Đồng Giám Mục, áp dụng luật phổ quát cho một hoàn cảnh cụ thể”.

Ngài nói, nhiệm vụ của các Hội Đồng Giám Mục là giúp các giám mục thực hiện “nghĩa vụ thiêng liêng” của các ngài.

Đức Hồng Y nói thêm: “Còn gì thích hợp cho bằng việc quảng bá 'điều tốt đẹp mà Giáo hội cống hiến cho nhân loại' là bảo vệ và nuôi dưỡng sự sống con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, và được cứu chuộc bởi Bửu Huyết của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa Nhập Thể, bằng cách sửa chữa tai tiếng của các chính trị gia Công Giáo, những người đã công khai và cố chấp cổ súy cho phẫu thuật phá thai”.

Ngài kết luận: “Tôi mời anh chị em cầu nguyện với tôi cho Giáo hội tại Hoa Kỳ và tại mọi quốc gia, biết trung thành với sứ mệnh của Chúa Kitô, Chàng Rể của Giáo Hội, xin cho Giáo Hội trung thành, minh bạch và không khoan nhượng trong việc áp dụng giáo luật 915, bảo vệ sự thánh khiết của Chúa Giêsu Thánh Thể, bảo vệ linh hồn của các chính trị gia Công Giáo, những người vi phạm luật luân lý một cách đáng buồn mà vẫn tiến lên rước lễ, do đó phạm tội báng bổ, và xin anh chị em cầu nguyện cho Giáo Hội can đảm ngăn ngừa tai tiếng nghiêm trọng nhất do không tuân thủ các quy tắc của giáo luật 915”.
Source:Catholic News Agency
 
Biden yết kiến Đức Phanxicô: trong thin thít ngoài huyên hoang
Vũ Văn An
18:09 29/10/2021

Ngày 29 tháng 10, Biden đã yết kiến Đức Phanxicô tại Vatican. Buồn cho ông và cả Tòa Bạch Ốc, khi một ngày trước cuộc yết kiến, Tòa Thánh bỗng nhận ra tính cách riêng tư của cuộc yết kiến, nên đã thông báo sẽ không có chuyện truyền thông được tự do phát đi các hình ảnh của việc yết kiến. Bất chấp mọi giải thích chính thức, ai cũng hiểu Tòa Thánh muốn coi đây nguyên tuyền chỉ là một cuộc yết kiến tư, dù là giữa một vị giáo hoàng tại chức và một vị tổng thống cũng đang tại chức. Lý do hiển nhiên là vì Ông Biden chỉ đến yết kiến Đức Phanxicô nhân qua Rôma dự phiên họp thường lệ của nhóm G20, chứ không hẳn là một chuyến viếng thăm Vatican chính thức.



Điều trên thấy rõ trong cuộc họp báo thường lệ của phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, một ngày trước cuộc yết kiến. Trong một thất vọng sâu xa, phát ngôn viên Jen Psaki ngầm cho thấy lý do chính ẩn đàng sau thay đổi đột ngột của Vatican: bất đồng giữa Đức Phanxicô và ông Biden về vấn đề phá thai, một vấn đề có thể đã được ông Biden đề nghị không nhắc đến trong buổi yết kiến.

Và quả tình, vấn đề ấy không được nhắc đến trong cả hai tuyên bố của Tòa Thánh và của Tòa Bạch Ốc sau cuộc yết kiến.

Theo the Pillar, tuyên bố của Tòa Thánh như sau: Tổng thống Biden “được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến và sau đó đã gặp Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Pietro Paroli, có Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, bộ trưởng ngoại giao, tháp tùng. Trong các cuộc thảo luận thân thiện, Các Bên đã tập chú vào cam kết chung bảo vệ và chăm sóc hành tinh, tình hình chăm sóc sức khỏe, và cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, cũng như chủ đề tị nạn và việc trợ giúp di dân. Các Bên cũng thảo luận việc bảo vệ nhân quyền, trong đó có tự do tôn giáo và lương tâm”.

Toà Bạch Ốc thì ra tuyên bố như sau:

“Trong buổi yết kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày hôm nay, Tổng thống Biden đã cám ơn Đức Thánh Cha về việc ngài bênh vực người nghèo và những người đau khổ vì nghèo đói, tranh chấp và bách hại của thế giới. Ông ca ngợi tài lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng trong cuộc chiến đấu chống khủng hoảng khí hậu, cũng như việc ngài cổ vũ việc chấm dứt đại dịch cho mọi người qua việc chia sẻ thuốc chích ngừa và phục hồi kinh tế công bình khắp thế giới”.

Như thế, Tòa Bạch Ốc đã cắt bỏ cả vấn đề cuối cùng trong tuyên bố của Tòa Thánh, tức cuộc thảo luận về nhân quyền, trong đó có vấn đề tự do tôn giáo và tự do lương tâm, một vấn đề rõ ràng có thể đụng đến các chính sách hiện nay của Biden nhằm bịt miệng những người thiện chí muốn bảo vệ sự sống từ lúc tượng thai cho tới lúc lìa đời cách tự nhiên cũng như căn tính tính dục và phái tính tự nhiên của con người nói chung.

Tuy nhiên, tuyên bố của Tòa Bạch Ốc không ngăn cản Biden huênh hoang ở bên ngoài buổi yết kiến. Được báo chí phỏng vấn, ông huyên hoang tuyên bố: Đức Giáo Hoàng bảo tôi là người Công Giáo tốt và nên tiếp tục rước lễ! Đúng là trong thin thít, ngoài thì huyên hoang. Trong thì phớt lờ chuyện phá thai, ngoài thì bảo ông Giáo Hoàng ủng hộ tôi ủng hộ phá thai!

Ai cũng cho là Biden bịa đặt, hoặc ít nhất cắt đầu cắt đuôi nhận định của Đức Phanxicô. Người ta còn nhớ mới chỉ cách đây không lâu, trong chuyến từ Slovakia trở về Rôma, ngài nói rõ, những người ủng hộ phá thai rõ ràng tự đặt mình ra khỏi cộng đồng, nghĩa là tự tuyệt thông mình, thì làm sao rước lễ cho được. Vậy mà cũng vị Giáo Hoàng này lại minh nhiên bảo Biden là người Công Giáo tốt và nên rước lễ! Ông ta có thể cứ tự nhiên lên rước lễ, vì quyền tự do phạm tội là quyền của ông ta, Giáo Hoàng cũng không thể ngăn cản ông ta được. Nhưng minh nhiên khuyến khích thì không người Công Giáo nào có thể tưởng tượng nổi. Cùng lắm Đức Giáo Hoàng chỉ có thể đưa ý kiến: nếu lương tâm ông thấy không có gì trở ngại, thì ông có thể tiến lên rước lễ. Nguyên tắc hướng dẫn tâm linh chỉ có thể cho ý kiến, lương tâm mỗi người phải quyết định thôi. Quyết định sai thì tự mang lấy trách nhiệm. Đừng dựa vào một Giáo Hoàng để tự lừa dối lương tâm mình. Người ta vẫn khinh bỉ Biden vì tư cách bất trung thực của ông ta trong vấn đề phá thai và rước lễ.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tản Mạn Về Việc Nên Thánh
Lm. Guse Nguyễn Văn Nghĩa
08:36 29/10/2021
Tản Mạn Về Việc Nên Thánh

Hằng năm cứ tháng 11 lại về Mẹ Hội Thánh dẫn đoàn con sống mầu nhiệm hiệp thông. Đây là một tín điều trong bản tuyên xưng đức tin Công Giáo: “Tôi tin các thánh thông công”. Các tín hữu đã qua đời trong ơn nghĩa Chúa và các tín hữu đang còn lữ thứ trần gian luôn hiệp thông với nhau trong cùng một sự sống thần linh và có thể chuyển thông công nghiệp cho nhau. Trong số các tín hữu đã qua đời trong ơn nghĩa Chúa, có một số đông các vị đã được Hội Thánh tuyên phong hiển thánh. Là tín hữu, chúng ta buộc nhìn nhận các Ngài đã được hưởng kiến nhan thánh Chúa cách trọn hảo, nghĩa là đã được hưởng hạnh phúc viên mãn “trên trời”.

Trong Cựu ước, từ “thánh” được dùng để chỉ những người được tuyển chọn, được tách riêng ra để thi hành sứ mạng Chúa giao phó. Trong Tân ước, từ ngữ này được dùng để chỉ các Kitô hữu (x.Cv 9,13; 31-41; 1Cr 1,1; Rm 16,2). Các Kitô hữu được gọi là các thánh vì họ được Thiên Chúa tuyển chọn. Nhờ ân sủng Chúa Thánh Thần, họ được tham dự vào chính sự thánh thiện của Thiên Chúa, làm nên dân tộc thánh thiện. Họ được mời gọi dùng chính bản thân con người và đời sống mình làm thành hy lễ thánh thiện hiến dâng Thiên Chúa (x.Điển Ngữ Thần Học Thánh Kinh hạn từ “Các Thánh”). Dần dà về sau, Kitô hữu nhận thấy sự thật này là dù đã được chết đi cho con người cũ và sống lại với Chúa Kitô trong sự sống mới thì cuộc sống của họ dường như ít đổi thay và cũng có không ít người chưa vượt qua được chước cám dỗ “ngựa quen đường cũ”. Thế là hai từ các thánh thường dành riêng cho những người có lối sống trổi vượt về đức hạnh. Trong số những người có đời sống đạo hạnh thì càng về sau người ta lại chỉ dành chữ “thánh” cho những ai đã qua đời. Đã một thời Hội Thánh lại thận trọng tuyên phong hiển thánh cho một ai đó khi mà những người đương thời với vị ấy đang còn sống. Phải chăng chuyện “nhân bất thập toàn” là một rào cản tâm lý?

Tâm lý muốn được “phong thánh”: một ước mong chính đáng.

Là người, là Kitô hữu, sự thường ai cũng có cám dỗ muốn được người khác nhìn nhận phẩm giá của mình. Một chước cám dỗ tự nó không phải là xấu. Xuất hiện ở đời này, theo năm tháng khi trí khôn phát triển, con người dần khám phá bản thân và tự ý thức về sự hiện hữu của mình. Khi biết được đây là tôi, thì tôi lại muốn tha nhân nhìn nhận đây chính là tôi. Khi người khác nhìn nhận đây là tôi thì vẫn chưa đủ. Tôi còn muốn tha nhân công nhận tôi là thế này, tôi là thế kia theo những tiêu chí mà xã hội mỗi thời trân trọng. Có lẽ thưở sơ khai thì con người thích chứng tỏ mình “mạnh” hơn. Mình mạnh hơn nghĩa là mình xứng đáng có quyền làm đầu với sức mạnh của cơ bắp. Xã hội phát triển dần lên thì con người muốn chứng tỏ mình là có tài hơn, khôn ngoan hơn. Lúc này con người muốn đứng trên kẻ khác bằng tài năng, bằng trí khôn của mình. Cám dỗ muốn chứng tỏ mình đạo đức hơn xem ra tinh tế và đáp ứng được khát vọng của nhiều người hơn. Dù tôi không được khôn ngoan, dù tôi kém tài hay yếu sức nhưng tôi rất có thể sống đàng hoàng, đức hạnh hơn ai đó. Và thế là cũng có cái để hơn người. Quả thật, người ta thường nể sợ những người mạnh sức, thông minh, lắm tài nhưng người ta lại mến mộ người đạo hạnh cho dù họ ở cương vị nào, thân phận ra sao. Mong ước được phong thánh nghĩa là muốn được nhìn nhận phẩm hạnh của mình là một ước mong chính đáng và tốt đẹp. Đây là một trong những nét trỗi vượt của con người so với các loài thọ tạo hữu hình khác.

Sợ phải làm thánh: chuyện bình thường kiếp người

Trong khi vẫn muốn sống tốt hơn, đạo đức hơn thì con người lại bị một sức ì, một lực cản cầm giữ. Thánh Phaolô cảm nghiệm nơi bản thân Ngài: “Những điều tôi muốn thì tôi không làm, còn những điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm” (Rm 7,15). Truyền thống gọi tình trạng này là hậu quả của nguyên tội. Nói đến nguyên tội, Kitô hữu trước đây rất dễ đón nhận nội dung giáo lý, đặc biệt được thánh Augustinô triển khai cách tượng hình. Với sự tiến bộ của các ngành khoa học lẫn thần học Thánh kinh thì cách trình bày nội dung tội nguyên tổ trước đây hình như thiếu tính thuyết phục. Tuy nhiên chúng ta thật khó chối bỏ một hiện thực trong kiếp người như thánh Phaolô thú nhận: “Tôi khám phá ra luật này: khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay. Theo con người nội tâm, tôi vui thích vì luật của Thiên Chúa, nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: luật này chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sẵn trong các chi thể của tôi” (Rm 7,21-23).

Xu hướng vị kỷ một cách nào đó đã và đang tồn tại trong mỗi người chúng ta. Dù biểu lộ dưới nhiều hình thức, nhưng thảy đều có điểm chung là “có lợi cho mình”. Xét theo khía cạnh tiêu cực thì càng ít điều thiệt cho mình thì càng tốt. Bên cạnh đó hầu như ai cũng ngại hy sinh, sợ gặp sự khó, gặp điều không hay, sự chẳng may. Xu hướng vị kỷ này còn cám dỗ chúng ta muốn sống yên phận. Người ta sao thì mình vậy. Sống khác người làm chi cho thiệt thân. An thân, giữ phận trong đám đông là một cách thế khôn ngoan kiểu thế gian. Môn đệ Chúa Kitô, dù không thuộc về thế gian nhưng vẫn còn ở giữa thế gian. Là Giám mục, miễn sao như chư huynh anh em là được. Là linh mục, cứ bình bình như “các cha” là ổn. Là tu sĩ nam nữ, thật hiếm thấy nhiều người dám lội dòng nước ngược như Phanxicô thành Assisii, như Gioan Thánh Giá…, hay gần đây như mẹ Têrêxa thành Calcuttta. Là tín hữu giáo dân, miễn sao được lãnh nhận các Bí tích là đủ rồi. Cái lý do thường được viện dẫn quả có tình có lý. Mình có hơn gì ai. Một con én không làm nên mùa xuân. Không nên làm nổi, chơi trội, khác người. Nếu không được gì hoặc giả có sơ suất nào thì tiếng tăm khó mà che được.

Tuy nhiên, rà soát sâu xa tận đáy lòng thì chúng ta có thể nhận ra chước cám dỗ này đó là ta ngại phải sống tốt hơn. Muốn được phong thánh thì cũng muốn mà lại sợ phải sống thánh thiện hơn, vì phải bỏ mình hơn, quảng đại hơn. Chỉ cần vào được thiên đàng là đủ hay ít ra có một chỗ trong luyện ngục là chắc ăn. Đến đây thì ta mới thấy cái xu hướng vị kỷ hiện rõ mặt thật. Có người còn khôn khéo viện dẫn lời của Pascal để biện bạch: “con người không phải là súc vật cũng không phải là thiên thần. Khi nó muốn trở nên thiên thần thì sẽ rơi xuống hàng súc vật”. Phải chăng, vì quá viễn vông trở thành thánh mà chúng ta bị thần dữ dẫn xuống địa ngục? Điều ấy cũng có thể xảy ra. Ma quỷ tinh ranh khôn xiết. Cám dỗ một ai đó để họ tưởng rằng mình phải là thánh là chước cám dỗ xảo quyệt nhất. Tổ tiên loài người đã không từng ngã gục trước chước cám dỗ đó sao. Không gì hơn, hãy biết “khiêm nhu” bằng lòng với lối sống chung chung của thiên hạ. Vấn nạn thật nan giải! Nhưng chúng ta đừng quên Chúa Giêsu đã từng mời gọi mọi chúng ta: “Các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành” (Mt 5,48). Không dám giải quyết vấn nạn cách kín lẽ và đầy đủ lý, nhưng để tiếp cận vấn đề thì không gì hơn, chúng ta cần nhìn lại chân dung của những người mà Hội Thánh đã tuyên phong hiển thánh.

Các thánh là những ai?

Câu hỏi này không muốn được trả lời bằng bảng liệt kê chuỗi danh sách tên tuổi những người đã được hiển thánh, nhưng muốn chúng ta truy tìm chân dung các vị ấy. Dựa vào gợi ý của Hội Thánh qua các bài đọc trong Thánh Lễ trọng kính Các Thánh Nam Nữ (ngày 01-11), chúng ta thử sơ phác diện mạo các Ngài.

- Các thánh là một tập hợp “rất rất nhiều người”, đếm không xuể.

Tác giả sách Khải Huyền trong thị kiến đã thấy “đoàn người thật đông không tài nào đếm được, thuộc mọi nước, mọi dân, mọi chi tộc, mọi ngôn ngữ” (Kh 7,9). Riêng số con dân Israel thì cũng đã là vô số. Ngài đưa ra con số biểu trưng: 144.000 người. Tức là cả ngàn lần của bình phương số 12 (12 x 12 x 1000 = 144.000). Số người đông không đếm xuể mà tác giả sách Khải Huyền đưa ra chắc hẳn không chỉ là lời động viên mà còn là lời xác nhận rằng ai cũng có thể làm thánh được. Không phải tôi muốn làm thánh là khác người nhưng trong khi có vô số người đã làm thánh, còn tôi thì ngại làm thánh mới là khác người.

- Các thánh vốn là những tội nhân.

“Họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên” (c.14). Chiếc áo tâm hồn nhuốm bẩn nghĩa là đã nhiễm tội. Họ không chỉ giặt mà còn phải tẩy chiếc áo tâm hồn trong máu Đấng Cứu Độ nghĩa là tâm hồn các Ngài không chỉ bẩn sơ sơ mà thực sự quá nhơ nhớp. “Không một thánh nhân nào mà không có một quá khứ, vì thế không có tội nhân nào lại không có một tương lai” (Têrêxa). Làm thánh không có nghĩa là không có tội. Thánh nhân cũng là những người yếu đuối và nhiều lầm lỗi như chúng ta. Nhìn lên thập giá để nhớ lại năm xưa trên đỉnh đồi Canvê, người tử tội bị treo bên phải Chúa Giêsu, chính anh ta đã tự thú nhận tội lỗi anh ta xứng đáng với cái án hình nhục nhã là thập giá, thế mà anh ta đã là một trong những thánh nhân, một thánh nhân được đích thân Chúa Giêsu tuyên phong. Yếu đuối, lỗi lầm không phải là những yếu tố ngăn cản ta, không cho ta nên thánh.

- Chính Máu châu báu của Đức Kitô làm cho ta nên thanh sạch, nên thánh.

“Này là Máu Thầy, Máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu, đổ ra cho anh em và nhiều người được tha tội” (x.Mt 26,28). Quả thật “trong Thánh Tử, nhờ Máu Thánh Tử đổ ra, chúng ta được cứu độ, được thứ tha tội lỗi” (Ep 1,7). Chính tình yêu của Thiên Chúa được biểu lộ rõ nét qua Trái Tim bị đâm thâu của Đức Kitô mới làm cho chúng ta nên thanh sạch, nên thánh thiện, vô tì tích. Tuy nhiên Thánh giáo phụ Augustinô khẳng định: “Thiên Chúa có thể dựng nên tôi, không cần có tôi. Nhưng Người không thể cứu tôi mà không có tôi”. Đối với Thiên Chúa thì không có sự gì là không thể (Mc 10, 27). Thiên Chúa có thể làm được mọi sự, nhưng Người đã ban cho loài người một trong những hồng ân cao cả là sự tự do. Chính vì thế để cứu độ con người, Thiên Chúa cần đến sự cộng tác, sự đáp trả của con người. Thánh Gioan Tông đồ trong thư thứ nhất hé mở cho chúng ta về sự đáp trả ấy. “Phàm ai đặt hy vọng vào Đức Kitô thì làm cho mình nên thanh sạch như Người là Đấng thanh sạch” (1Ga 3,3).

- Con đường nên thánh: tin cậy vào Đức Kitô.

Đến thế gian, Chúa Kitô thường mời gọi những nguời muốn nhận ơn lành của Người hãy tin vào Người. “Đức tin của con đã cứu chữa con; Bà tin sao thì được vậy; Anh có tin không?...” Đã quen thuộc những kiểu nói này của Chúa Giêsu, chúng ta phải khẳng định rằng cách bình thường thì đó là một điều kiện ắt có để đón nhận ơn lành của Người. Thánh Phaolô Tông đồ trong hai thư gửi giáo đoàn Rôma và Galata đã nỗ lực minh chứng rằng chúng ta được nên công chính là nhờ tin vào Đức Kitô chứ không do bởi công nghiệp chúng ta. Được làm con cái Thiên Chúa, được hưởng gia tài là hạnh phúc vĩnh hằng tiên vàn là ân ban của Thiên Chúa chứ không phải là kết quả của công nghiệp chúng ta. Hơn nữa giả như làm bản so sánh giữa công và tội thì được mấy ai có phần công nghiệp lớn hơn tội lỗi mà mình đã phạm. Tuy nhiên, đặt sự hy vọng hay niềm tin cậy vào Đức Kitô không phải là một tình cảm, cũng không chỉ là một quyết định một lần nhưng là một quá trình dõi theo con đường Đức Kitô đã đi, đó là con đường sống đức ái. Tình yêu phủ lấp muôn vàn tội lỗi (x.1Pr 4,8). Và sống Đức Ái là chu toàn mọi lề luật (x. Rm 13,10).

- Những nẻo đường nên thánh: theo chân Đức Kitô sống Đức Ái bằng “Tám mối phúc thật”.

Trong Thánh Lễ trọng kính Các Thánh Nam Nữ, Hội Thánh cho chúng ta nghe bài Tin mừng tường thuật việc Chúa Giêsu long trọng tuyên bố bản hiến chương Nước Trời là tám mối phúc thật. Tám mối phúc thật đã từng được diễn giải như là những điều kiện để được hưởng phúc vĩnh tồn. Tin Mừng Luca khi tường thuật những lời giảng dạy này của Chúa Giêsu thì được xem là sát với hoàn cảnh thực tế hơn so với tin Mừng thánh Matthêu vốn đã công thức hóa. Qua ngòi bút của thánh sử Luca chúng ta nhận ra sứ điệp của Chúa Giêsu đặt trọng tâm vào các vế sau nghĩa là thế nào là được phúc thật. Đó là tình trạng được Nước Trời làm gia nghiệp, được Thiên Chúa làm cho thỏa lòng, được Chúa ủi an, được nhìn thấy Thiên Chúa, được Chúa ân thưởng…(x.Lc 6,20-23; Mt 5,1-12). Các vế đầu nói lên các hoàn cảnh của con người, dù cho trong đó có một vài cảnh tình theo cái nhìn của nhân loại là “vô phúc” nhưng vẫn được Thiên Chúa đoái thương trao ban ân lộc vô giá là Nước Trời. Thiên Chúa là Cha nhân hậu. Người không muốn bất cứ ai phải bị hư mất nhưng muốn tất cả đều được sống hạnh phúc đời đời. Vấn đề còn lại thái động thái tiếp nhận của mỗi người chúng ta. Cách thế đón nhận là theo sát chân Đấng Cứu Độ, Giêsu Kitô, vì không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Người (x.Ga 14,6).

Tám mối phúc thực ra đó là những nẻo đường Đức Kitô đã đi khi Người nhập thể, nhập thế. Khó nghèo, hiền lành, khát khao sự công chính, xây dựng hoà bình… là những nẻo đường sống đức ái, đức trọn lành. Để được làm công dân Nước Trời, nghĩa là để được làm thánh thì không thể không đi những nẻo đường Đức Kitô đã đi. Thế nhưng thử hỏi được có mấy ai đã đi qua đủ những nẻo đường ấy. Nhìn vào các Thánh mà Hội Thánh đã tuyên phong thì mỗi thánh mỗi vẻ, mỗi thánh mỗi con đường theo chân Giêsu. Cuộc đời của các thánh cho ta thấy các Ngài đã chọn một nẻo đường nào đó đặc biệt hơn để theo Đức Kitô. Thánh Phanxicô khó khăn chọn con đường khó nghèo để theo Thầy chí thánh. Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô thì chọn con đường “biết xót thương người”. Các thánh tử đạo thì chọn con đường bị bách hại vì lẽ công chính. Và rồi cũng có những vị thánh mà cuộc sống không rõ nét là nẻo đường nào. Phải chăng ngoài tám nẻo đường chính thì vẫn có đó những con đường nhỏ tạm gọi là đường mòn, lối đi tắt?

Theo cái nhìn của Kinh Dịch: Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (Âm – Dương); Luỡng Nghi sinh Tứ Tượng (Thái Âm, Thiếu Âm; Thái Dương, Thiếu Dương); Tứ Tượng sinh Bát Quái (Kiền, Khôn, Ly, Khảm, Chấn, Đoái, Tốn, Cấn); Và Bát Quái sinh muôn vật. Phải chăng sự giao thoa giữa Bát Phúc sẽ làm nên nhiều nhiều cái phúc khác? Như thế, để theo chân Giêsu thì có muôn vạn nẻo đường? Nhìn lên thập giá, nhớ lại đồi Canvê năm xưa, hướng nhìn lên người tử tội bên phải Chúa Giêsu, chúng ta thử hỏi rằng anh ta đã chọn con đường nào để vào Nước Trời? Anh đã đến đích ngay hôm ấy. “Tôi bảo thật với anh: ngay hôm nay, anh sẽ ở trên Thiên đàng với Tôi” (Lc 23,43).

Những tiêu chí đê kiểm nghiệm hướng đến của các con đường.

Tuy nhiên, đường này hay nẻo kia, để kiểm nghiệm xem có thực chúng hướng đến lối đi của Đấng cứu độ hay không thì cần có tiêu chí xem xét. Có thể có nhiều tiêu chí, nhưng xin đề ra hai tiêu chí mà Tin Mừng hay lặp đi lặp lại. Trước hết là sự bỏ mình. Đường vào thiên quốc là “con đường hẹp” (Mt 7,13-14), là con đường “vác thập giá mình” (Mc 8,34-38). Thứ đến là một tấm lòng hướng tha, biết nghĩ đến thiện ích của người khác. Hãy về và làm như “người Samaritanô nhân hậu” thì sẽ được sự sống đời đời. (x.Lc 10,25-37). Dụ ngôn ngày cánh chung trong Mt 25 làm rõ tiêu chí này. Người tử tội bị treo bên phải Chúa Giêsu năm xưa khi tự nhận lỗi mình đã phạm thì anh ta cũng đã bỏ mình cách nào đó và anh ta cũng đã có chút tình với Chúa Giêsu khi anh ta trách sửa người đồng phạm: “Chúng ta chịu như thế này là đích đáng vì xứng với việc đã làm. Còn Ngài đây đâu có làm điều gì sai trái” (Lc 23,41).

Với ân sủng Chúa ban, thì đường nên thánh quả là đã ở trong tầm tay của mỗi người. Vấn đề còn lại là ở chúng ta. Mong sao chúng ta biết bỏ mình đi một chút để hướng về thiện ích của tha nhân. Sống thánh là thế đó. Quả thật, vừa dễ lại vừa khó. Để kết thúc những chia sẻ này, xin mượn lời người xưa: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi, e sông” (Nguyễn Bá Học). Làm thánh không khó, nhưng bạn, tôi, dường như chúng ta vẫn đang ngại làm thánh!

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Mầu Nhiệm Thực Tại Luyện Hình
Lm. Guse Nguyễn Văn Nghĩa
18:55 29/10/2021
Mầu Nhiệm Thực Tại Luyện Hình

(Ngày 02-11)

Chẳng thể biết rõ để mà so sánh với các nước khác trên thế giới, chỉ biết rằng ở quê Việt thì có thể nói là mặc dù bậc lễ không trọng bằng lễ Các Thánh Nam nữ ngày 01-11, nhưng bầu khí thánh thiêng của ngày lễ 02-11 xem ra thâm trầm và sâu đậm hơn. Có nhiều người lý giải rằng dân Việt chúng ta vốn gắn bó với đạo hiếu như xương với tủy. Chính vì thế khi được dịp hướng về những người đã qua đời, nhất là trong đó có tổ tiên ông bà cha mẹ thì người ta không tiếc xót của hay công. Nghĩa tử, nghĩa tận. Việc phải làm, việc đáng làm cho người đã khuất là việc phải làm, đáng làm cho đến cùng. Dù đã được giải thích về ân xá, thế mà vẫn còn đó nhiều người đi vô, đi ra, viếng nhà thờ, viếng nghĩa trang trên cả chục lần để tận thu ân xá cho các đẳng linh hồn. Có người so sánh ngày 02-11 trong Công Giáo như là ngày lễ Vu Lan trong Phật giáo. Hẳn nhiên có nét tương đồng nào đó về việc sống thảo hiếu với người đã qua đời nhất là với mẹ cha, ông bà và với cả các “vong hồn”. Tuy nhiên nội hàm của Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời hay còn gọi là Lễ Các Đẳng vốn có nét khác biệt căn bản so với Lễ Vu Lan và Lễ Xá tội vong nhân. Không dám mạo muội làm một tiểu “tiểu luận” so sánh tôn giáo về đề tài này, chỉ mong góp một cái nhìn về mầu nhiệm luyện hình.

Xin lược trích vài nét về Lễ Vu Lan và Lễ ngày xá tội vong nhân qua các bài viết đã đăng trên các trang Web với cùng một nội dung :

Xuất xứ lễ Vu Lan

Xuất phát từ sự tích về Tôn giả Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày và có thể vì ích kỷ, nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi, tránh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.

Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng:"dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

Sự tích ngày xá tội vong nhân

Sự tích lễ cúng cô hồn như sau: Cứ theo "Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh" mà suy thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên). Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên".

A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi là "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và nói trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa, vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn gọi cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu. Có khi còn nói tắt thành Diệm khẩu nữa. Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là quỷ miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn. Ðiều này góp phần xác nhận nguồn gốc của lễ cúng cô hồn được trình bày ở trên. Phóng diệm khẩu mà nghĩa gốc là "thả quỷ miệng lửa", về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành "tha tội cho tất cả những người chết". Vì vậy, ngày nay mới có câu: "Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân".

Lễ cúng cô hồn khác với lễ Vu Lan dù được cử hành trong cùng Ngày Rằm. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng.

Nguồn gốc của thánh Lễ Cầu cho Các Đẳng Linh hồn (02-11)

Lễ có nguồn gốc từ Dòng Bênêđíctô là nơi các Tu Sĩ có lòng tưởng nhớ và cầu nguyện cho các Tu Sĩ đã qua đời. Từ đó phát sinh thêm việc cầu nguyện cho các Đẳng Linh Hồn. Tại Tây Ban Nha, thời Thánh Isidore (qua đời năm 636) lập ngày lễ cầu hồn vào Chúa Nhật trước Lễ Hiện Xuống. Tại Đức, vào cuối thế kỷ X, có lễ cầu cho các tín hữu vào ngày 1 tháng 10. Khoảng đầu thế kỷ XI, Linh Mục Odilon (về sau được phong Thánh), Bề Trên thứ năm của Dòng Cluny ở Pháp, buộc các Tu Viện Bênêđíctô phải tưởng nhớ đến các tín hữu đã qua đời bằng Thánh Lễ trọng thể ngày 2 tháng 11. Tại Milan, Ý, Giám Mục Otricus (1120 – 1125) lập Lễ Cầu Hồn ngày 15 tháng 10. Cũng ngày đó, ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Châu Mỹ La-tinh, các Linh Mục dâng 3 Thánh Lễ cầu nguyện cho các Đẳng Linh Hồn.

Năm 1922, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV (1914 – 1922) mở rộng lễ trong Giáo Hội hoàn vũ và mỗi Linh Mục dâng 3 Thánh lễ Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời. Đức Thánh Cha lưu ý đến cả hằng chục triệu người đã hy sinh trong thời Đệ nhất Thế Chiến (1914 – 1918).

Ngoài ra, cũng như Thánh Odilon nhắc lại truyền thống đã có từ thế kỷ VI, trong các Nhà Dòng Bênêđíctô, có tục lệ tưởng nhớ đến các huynh đệ Tu Sĩ đã qua đời bằng cách ghi tên các tu sĩ đã qua đời vào sổ đặc biệt của Dòng. Mỗi ngày trong tháng các Đẳng cầu nguyện cho một Tu Sĩ quá cố. Vì thế trọn tháng 11, ngày nào cũng tưởng nhớ và cầu cho các Đẳng Linh Hồn. Hội Thánh theo tinh thần đạo đức tốt đẹp ấy nên đã dành trọn tháng 11 làm Tháng Cầu Cho các Đẳng Linh Hồn.

Theo giáo huấn của Hội thánh, xin được góp một cái nhìn :

Hội Thánh qua Công Đồng Florence và Trentô dạy rằng những người chết mà còn mắc tội nhẹ hay chưa đền trả hết hình phạt các tội đã được tha khi còn ở trần gian, thì cần phải được thanh luyện một thời gian cho tương xứng với sự thánh thiện vô biên của Thiên Chúa. Đây là tình trạng các linh hồn trong chốn luyện hình. Giáo lý về luyện hình được xây dựng trên một số đoạn Kinh thánh Cựu Ước như việc ông Giuđa Macabêô “xin dâng lễ đền tội cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2 Mcb 12,46), hay như việc các con của ông Gióp đã được thanh luyện nhờ việc hiến lễ của cha (x.G 1,5). Trong Tân Ước thì có một vài đoạn thánh thư có ám chỉ đến việc thanh luyện (x.Cr 3,15; 1P 1,7 ) (GlCG chung số 1030-1032).

Mầu nhiệm Hội Thánh Thông công dạy chúng ta rằng các tín hữu còn lữ thứ có thể chuyển thông công nghiệp của mình cho các linh hồn nơi luyện hình. Ngày 02 tháng 11 và nguyên tháng 11 là thời gian đặc biệt, đoàn tín hữu được mời gọi sống hiệp thông với các đẳng linh hồn trong cùng một sự sống và một đức ái của Thân Thể mầu nhiệm Chúa Kitô.

Nếu nhìn với cái nhìn theo chiều ngang thì nội hàm của Lễ Vu Lan, Lễ xã tội vong nhân và Lễ cầu cho các Đẳng linh hồn dường như không khác nhau. Tất cả đều phát xuất từ tấm lòng thảo hiếu của cháu con dành cho tổ tiên, ông bà cha mẹ đã qua đời và từ tấm lòng từ bi hỉ xả của tín hữu dành cho các vong nhân hay các linh hồn không có hay ít có người nhớ đến và thương giúp, độ trì. Nét tương đồng này còn biểu hiện qua niềm tin rằng những linh hồn đã qua đời có thể hưởng nhờ ân phúc người tại thế bằng những hy sinh, những việc lành, lời kinh nguyện cầu của cháu con nhất là của những người đức cao, đạo trọng.

Tuy nhiên có sự khác biệt căn bản giữa hai niềm tin trên đó là nguồn gốc của việc sống hiệp thông với người đã qua đời. Trong khi giáo lý nhà Phật không giải thích vì sao và bởi đâu mà có sự hiệp thông ấy thì Kitô giáo, cách riêng Công Giáo lại thực hành mầu nhiệm hiệp thông ấy dựa trên các chân lý nền tảng sau:

Thiên Chúa, Đấng là căn nguyên và cùng đích của mọi vật mọi loài chính là Đấng Thánh, Đấng ngàn trùng chí thánh. Thiên Chúa là Đấng Thánh, Người tỏ mình là Thánh qua các kỳ công Người thực hiện. Người là Chúa các đạo binh, trời đất đầy vinh quang của Người. Thiên Chúa là Thánh không nguyên chỉ vì Người đầy uy quyền mà còn vì Người là Đấng đầy tình lân ái (x.Ez 38,21tt; Tv 33,21; Am 2,7). Chúa Giêsu là Đấng Thánh (x.Lc 1,35; Mt 1,18). Người là Đấng Thánh của Thiên Chúa (x.Mc 1,24). Thiên Chúa Ngôi Ba là Chúa Thánh Thần. Để có thể hiệp thông trọn vẹn với Đấng Chí Thánh thì con người phải thanh sạch hoàn toàn. Và sự thanh sạch tinh tuyền này đòi hỏi có sự thanh luyện của linh hồn sau khi đã qua đời, nếu còn vấn vương tội nhẹ hay chưa đền trả xong các hình phạt của những tội đã được tha.

Thiên Chúa là Đấng công bình vô cùng. Dù tội lỗi con người đã được tha khi họ có lòng ăn năn sám hối, thú tội, nhưng vẫn họ phải đền trả theo sự đòi hỏi của đức công bình. Chưa kể đến những thiệt hại vật chất cụ thể, khi chúng ta làm thiệt hại thanh danh một ai đó, nếu chúng ta thành thật xin lỗi và đã được họ bỏ qua, tha thứ, thì chúng ta còn phải có bổn phận đền trả là phục hồi danh dự của người ấy cách tương xứng theo khả năng. Tương tự như thế, đức tin dạy ta rằng mọi tội lối đều xúc phạm đến Thánh Danh Thiên Chúa thì dù đã được thứ tha thì chúng ta cũng còn phải đền trả. Việc thanh luyện còn minh chứng sự công bình của Thiên Chúa, Đấng sẽ trả cho từng người theo những gì họ đã sống, đã làm ở trần gian. Sự thanh luyện của các linh hồn ở đây không phải là một sự báo thù của Thiên Chúa nhưng là một hệ lụy của tình yêu. Tình yêu đòi hỏi có sự đáp đền tương xứng một cách nào đó. Như thế sự thanh luyện xuất phát bởi bản chất của tội, nghĩa là dù đã được tha thứ nhưng vẫn cần phải được thanh tẩy những hậu quả xấu xa mà nó di hại (x.GLCG chung số 1472).

Thiên Chúa là Tình yêu, là Đấng từ bi nhân hậu vô biên. Thiên Chúa không xử với chúng ta như chúng ta đáng tội và không trả cho chúng ta theo lỗi tội của ta. Người là Cha giàu lòng thương xót, nên Người không thể bỏ chúng ta, ngoại trừ chúng ta tự ý, cố tình chối bỏ Người. Người tạo mọi dịp thuận lợi, bằng mọi cách thế để chúng ta được cứu thoát. Ngay cả chính Con Một Người mà Người cũng phó nộp vì chúng ta thì còn gì mà Người lại không ban cho chúng ta. Không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Người trong Đức Giêsu Kitô (x.Rm 8,31-38).

Thoạt xem ra khó dung hòa giữa sự công bình và tình lân ái của Thiên Chúa. Phận người chúng ta, loài thọ tạo, quả là khó luận suy rạch ròi những phạm trù thuộc Đấng Tạo Thành. Niềm tin của chúng ta chủ yếu dựa vào lời mạc khải và truyền thống của Hội Thánh. Tuy nhiên niềm tin ấy dù vượt lên trên tầm luận lý của trí khôn nhưng không hề phi lý hay vô lý. Bằng phương pháp loại suy, chúng ta có thể đón nhận chân lý một cách vững tâm và an bình. Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng đã cho chúng ta một hình ảnh để loại suy về sự tương hợp giữa sự công bình vô cùng của Thiên Chúa và tình yêu vô biên của Người. Mỗi người chúng ta là một cái chai, giống nhau về độ lớn bên ngoài. Nếu được hưởng kiến thánh nhan Thiên Chúa cách trọn hảo thì cái chai nào cũng đầy tràn nước mưa từ trời, nhưng lượng nước mưa trong mỗi chai thì vẫn có lượng ít nhiều khác nhau tùy cái độ rỗng của từng cái chai.

Thực tại luyện hình không phải là sự luận phạt con người vì tội lỗi gây ra. Chính Chúa Giêsu đa từng khẳng định rằng:“Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Ngài giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con Ngài mà được cứu độ”(Ga 3,16-17). Trong đức tin, luyện hình là công lý của tình yêu. Ngày nay nhiều thần học gia đồng thuận với nhau về khái niệm nỗi khổ đau của các linh hồn chốn luyện hình. Cũng nên và phải bỏ dần những hình ảnh rắn rết, bò cạp, vạc dầu sôi, lửa hỏa diệm sơn khi diễn tả về luyện hình. Nỗi khổ đau của các linh hồn ở đây chính là sự cách ly và khát khao đợi chờ của tinh yêu. Trong hoàn cảnh dịch bệnh côvid 19 đang hoành hành, chắc hẳn rất nhiều người thấm thía nỗi cô đơn và đau khổ khi bị cách ly. Đã từng hỏi nhiều người diện F1 về tâm trạng và họ trả lời là đếm từng ngày, mong từng giờ được đoàn tụ với gia đình, với công đồng. Khi cảm nhận được tình yêu giữa mình với Đấng Tối Cao mà phải “bị cách ly”, phải đợi chờ thì quả là khổ đau khó tả. Không phải Thiên Chúa trừng phạt nhưng các linh hồn hiểu rằng vì họ chưa sẵn sàng đủ để sống hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa.

Vì là hình ảnh và là họa ảnh của Thiên Chúa, loài người được dựng nên không phải là những ngôi vị đơn độc, biệt lập, nhưng có tính cộng đoàn, tính xã hội, nghĩa là có tính hiệp thông liên vị. Nhờ ân ban này mà những người còn sống có thể chuyển thông công nghiệp cho những linh hồn đã qua đời trong cảnh luyện hình và ngược lại các linh hồn cũng có thể cầu bàu cho người đang còn lữ thứ. Sự khả thể này là ân ban của Thiên Chúa Tình Yêu. Mầu nhiệm hiệp thông này đã được Chúa Giêsu nói rõ cách đặc biệt qua hình ảnh cây nho và cành nho (x.Ga 15,1-8). Và thánh Tông đồ dân ngoại triển khai thêm qua hình ảnh các thành phần chi thể trong cùng một thân thể là Chúa Kitô (x.1Cr 12,12-21).

Tháng 11 lại về, một tháng đặc biệt trong năm để chúng ta không chỉ sống đạo thảo hiếu với mẹ cha, tổ tiên ông bà đã qua đời, sống tình bác ái đối với các linh hồn ít ai nhớ tới vốn quen được gọi là các “linh hồn mồ côi” hay “các đẳng”, mà còn là tháng chúng ta thể hiện tình liên đới hiệp thông cách thiết thực và sâu đậm. Cùng chung một sự sống thì khi một chi thể cằn cỗi, bệnh tật, thì sẽ ảnh hưởng xấu đến các chi thể khác và ngược lại nếu một chi thể lành mạnh, đầy sức sống, thì các chi thể khác cũng sẽ được hưởng nhờ phúc ân. Động lực và sức mạnh để chúng ta sống tình hiệp thông liên đới với các đẳng linh hồn không dừng lại ở các nguyên nhân là tình cảm huyết nhục của tình đạo hiếu hay là lòng xót thương nhân bản tự nhiên mà còn đặc biệt xuất phát bởi niềm tin vào Đấng mà chúng ta tôn thờ là Đấng ngàn trùng chí thánh, Đấng công bình vô cùng và đầy tình yêu thương bao la.

Một sự hiệp thông liên đới được hướng dẫn bởi đức tin chân chính, trưởng thành và chuẩn mực một cách nào đó, thì sẽ sâu xa và vững bền đồng thời cũng tránh được những biến tướng sai lạc do vụ lợi hay mê tín.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền:Thu Vàng Trên Cây Thập Tự
Nguyễn Trung Tây Lm.
17:13 29/10/2021
THU VÀNG TRÊN CÂY THẬP TỰ
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)

Chúa giang tay, vẫn buồn, mặt trầm tư,
như thầm hỏi, khi nào con quay lại?
Giọt lệ lăn tròn, dừng bước viễn du.
(LM NTT)
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lòng Mẹ
Lê Trị
17:20 29/10/2021
LÒNG MẸ
Ảnh của Lê Trị

Thương con khuya sớm bao tháng ngày
Lặn lội gieo neo mong con tới ngày lớn khôn
(Trích ca khúc của Y Vân)
 
VietCatholic TV
Gương thiếu nữ 22 tuổi vừa được tuyên Chân Phước. Trong nhà nhất thiết phải có tràng chuỗi Mân Côi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:27 29/10/2021

1. Khi gặp các tù nhân, Đức Phanxicô nói 'tất cả chúng ta đều mắc sai lầm'

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp đón một nhóm tù nhân và cựu tù nhân tại Vatican vào cuối tuần, lắng nghe câu chuyện của họ và đưa ra những lời khuyên, bao gồm cả việc dặn họ phải luôn tiến về phía trước và yêu cầu giúp đỡ khi họ cần.

Phát biểu với nhóm này trong cuộc họp ngày 22 tháng 10 tại nhà khách Santa Martha của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc can đảm thực hiện bước đầu tiên để hoàn thiện bản thân. Ngài nói: “Trong cuộc sống, luôn phải có một bước đầu tiên”.

Theo một nghĩa nào đó, “mỗi bước đều giống như bước đầu tiên, nghĩa là các bạn cần đổi mới và luôn tiến về phía trước”. Ngài nhấn mạnh rằng: “Khi cảm thấy cần phải thực hiện một bước nào đó, nghĩa là tôi vẫn cảm thấy mình cần phải cải thiện cuộc sống của mình, sắp xếp nó tốt hơn, ngay cả trong trường hợp có ai đó đã khuyến khích bước đi đầu tiên đó”.

Đức Phanxicô lưu ý rằng đôi khi, một người có thể muốn thực hiện bước đầu tiên đó, nhưng họ không biết phải làm gì, và trong những trường hợp này, ngài nói rằng điều quan trọng là phải cầu nguyện và cầu xin Chúa giúp đỡ “bởi vì tôi không biết làm thế nào để làm điều đó một mình”. Ngài nói “đây là một lời cầu nguyện chân chính”.

Điều quan trọng là thực hiện từng bước nhỏ mỗi ngày, và nhấn mạnh rằng “những bước nhỏ và bước lớn đều quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta phải có can đảm để thực hiện chúng, hoặc ít nhất là nhờ ai đó đi cùng chúng ta trong việc thực hiện chúng, hoặc dạy chúng ta cách thực hiện chúng, bởi vì đôi khi chúng ta không biết phải làm gì, không biết phải gõ cánh cửa nào”.

Trong những khoảnh khắc này, khi cánh cửa hoặc con đường đúng đắn xem ra không rõ ràng, “Chúa sẽ ban cho chúng ta cơ hội và nghị lực để thực hiện. Hãy tin tưởng.”

Nhóm các tù nhân đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô đều đang thụ án hoặc đã thụ án trong các trung tâm do cộng đồng Don Benzi ở Vasto, tỉnh Chieti, và ở Termoli gần Campobasso điều hành.

Đây không phải là lần đầu tiên giáo hoàng tiếp đón các tù nhân đến Vatican.

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài phát biểu ngắn gọn của mình, cám ơn các tù nhân đã đến và chia sẻ câu chuyện của họ, nói lên hy vọng rằng kinh nghiệm của họ trong cuộc sống, dù đau đớn đến đâu, “sẽ có kết quả, nó sẽ giống như những hạt giống được gieo trồng rồi lớn lên và phát triển; rằng nó sẽ giống như một cơn bệnh tuy dễ lây lan, nhưng nó sẽ khỏi”.
Source:Crux

2. Giáo Hội tuyên chân phước cho một thiếu nữ đã dành cuộc đời ngắn ngủi của mình để yêu thương những người nghèo khổ và bị thiệt thòi

Chân phước mới nhất của Giáo Hội Công Giáo là Sandra Sabattini, một phụ nữ 22 tuổi, người đã cống hiến hết mình để giúp đỡ người nghèo và người tàn tật trước khi cô bị một chiếc xe ô tô lao qua cán chết vào năm 1984.

Cô được phong chân phước vào ngày 24 tháng 10 tại Nhà thờ Rimini ở miền bắc nước Ý.

Theo dự kiến ban đầu, thánh lễ phong chân phước, đáng lẽ diễn ra vào tháng 6 năm 2020. Tuy nhiên, do đại dịch coronavirus, thánh lễ đã bị hoãn lại cho đến hôm 24 tháng 10 vừa qua và được cử hành bởi Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh.

Sự thánh thiện của Sabattini bao gồm việc “mở lòng mình để chia sẻ với những người rốt cùng, đặt toàn bộ cuộc sống non trẻ trên trần thế của mình vào việc phụng sự Thiên Chúa, được tạo nên bởi lòng nhiệt thành, sự đơn sơ và đức tin tuyệt vời,” Đức Hồng Y Semeraro nói trong Thánh lễ.

Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng: Người phụ nữ trẻ “đã cho những ai cần sự tiếp đón mà không cần phán xét, bởi vì cô ấy muốn loan báo tình yêu của Chúa”

Cô sinh viên y khoa trẻ vừa bước ra khỏi xe trên đường đến buổi họp nhóm của Cộng đồng Giáo hoàng John XXIII thì cô và một người bạn bị xe tông. Cô được đưa đến bệnh viện, nơi cô hôn mê 3 ngày trước khi qua đời vào ngày 2 tháng 5 năm 1984.

Ba ngày trước khi vụ tai nạn xảy ra, Sabattini đã viết trong nhật ký của mình: “Cuộc sống đang phát triển, đang đập theo nhịp thở đều đặn không phải là của tôi, cuộc sống đang rất sống động bởi một ngày bình yên không phải của tôi. Trên đời này không có thứ gì là của bạn cả”.

“Sandra, hãy nhận ra! Tất cả là một ân sủng mà ‘Đấng ban tặng’ có thể can thiệp khi nào và như thế nào tùy thánh ý Ngài. Hãy quan tâm đến ân sủng được trao cho bạn, làm cho nó đẹp hơn và đầy đủ hơn cho khi đến khi thời gian đến”.

Sandra Sabattini lớn lên ở bờ biển Adriatic của Ý. Cô được rửa tội một ngày sau khi sinh, vào ngày 20 tháng 8 năm 1961. Khi cô được bốn tuổi, gia đình cô chuyển đến thành phố Rimini, giáo xứ do chú của cô, một linh mục Công Giáo điều hành.

Cô đã phát triển lòng yêu mến Chúa khi còn là một đứa trẻ, và cô thường mang theo một tràng hạt một chục kinh trong bàn tay nhỏ bé của mình.

Nhớ lại năm lên bảy tuổi, một trưởng trại cho biết: “Tôi thường quan sát cô ấy khi cô ấy vào nhà nguyện một mình, tay kia cầm một con búp bê và một tay cầm tràng hạt. Cô quỳ ở chỗ cuối cùng và cúi đầu. Cô ấy ở lại đó một chút, sau đó cô ấy đi ra ngoài và vui vẻ hòa nhập lại với đoàn”.

Khi còn học tiểu học, Sabattini đôi khi được tìm thấy đang trầm ngâm trước nhà tạm, thậm chí vào lúc nửa đêm.

“Cháu dậy sớm, vào sáng sớm, có lẽ trong bóng tối, để suy niệm một mình trước Nhà Tạm, trước khi những người khác đến nhà thờ,” chú của cô là Cha Giuseppe Bonini nhớ lại.

“Ngày đầu năm mới, từ một đến hai giờ đêm, cháu thường ở lại trước mặt Chúa Giêsu để chầu. Cháu thích cầu nguyện khi ngồi trên mặt đất, như một dấu chỉ của sự khiêm tốn và khó nghèo”.

Ngoài việc học rất tốt ở trường, Sabattini thích vẽ, chơi piano và chạy đường trường.

Năm 12 tuổi, cô gặp Fr. Oreste Benzi và nhóm do ngài thành lập, là Cộng đồng Giáo hoàng John XXIII, nhấn mạnh việc phục vụ những người nghèo và yếu thế trong xã hội. Sabattini cảm thấy được kêu gọi tham gia vào các hoạt động của họ để giúp đỡ những người gặp khó khăn.

Năm 1974, cô tham gia một chuyến đi đến Dolomites, một dãy núi ở đông bắc nước Ý, nơi các thanh thiếu niên đi cùng người khuyết tật. Khoảng thời gian ở trong thiên nhiên và giúp đỡ những người khuyết tật đã để lại ấn tượng lớn đối với Sabattini. Cô đã nói với mẹ cô sau chuyến đi: “Chúng con đã làm việc đến gãy lưng, nhưng đó là những người con sẽ không bao giờ bỏ rơi”.

Trong thời gian học trung học, cô tiếp tục công việc tình nguyện với Cộng đồng John XXIII và giúp đỡ người nghèo, kể cả từ tiền tiết kiệm của chính cô.

Cô cũng đã sống một thời gian tại một trong những nhà tập thể của cộng đồng, nơi các thành viên chào đón những người bị thiệt thòi, bao gồm cả người tàn tật.

“Tôi không thể bắt người khác phải nghĩ như tôi, ngay cả khi tôi nghĩ điều đó là đúng,” cô viết trong nhật ký ở tuổi 16. “Tôi chỉ có thể cho họ biết niềm vui của tôi”.

Năm 17 tuổi, cô gặp Guido Rossi và hai người bắt đầu hẹn hò vào năm sau đó. Trong buổi hẹn hò đầu tiên, Sabattini đưa Rossi đến một nghĩa trang, để họ có thể thăm mộ những người đã bị lãng quên.

Họ cùng nhau tham dự nhóm trẻ của Cộng đồng Gioan XXIII. Bốn năm sau mối quan hệ của họ, Sabattini viết rằng hẹn hò là “một cái gì đó không thể thiếu với ơn gọi.”

“Những gì tôi trải nghiệm về sự sẵn sàng và tình yêu đối với người khác là những gì tôi cũng trải nghiệm đối với Guido, chúng là hai thứ hòa nhập với nhau, ở cùng một cấp độ, mặc dù có một số khác biệt,” cô viết trong nhật ký của mình.

Sau khi tốt nghiệp trường trung học với số điểm xuất sắc, Sabattini bị giằng xé giữa việc rời đi ngay lập tức để trở thành một nhà truyền giáo ở Phi Châu, hay bắt đầu học trường y.

Nhưng với sự giúp đỡ của vị linh hướng, Sabattini quyết định ghi danh vào trường y khoa tại Đại học Bologna. Ước mơ của cô ấy là một ngày nào đó được phục vụ như một phần của các sứ mệnh y tế ở Châu Phi.

Vào mùa hè năm 1982, khi vấn nạn ma túy bắt đầu bùng phát ở Ý, cô sinh viên y khoa 21 tuổi bắt đầu làm tình nguyện viên tại một cộng đồng dành cho những người nghiện ma túy.

Một năm trước, cô ấy đã viết trong nhật ký của mình: “Sandra, hãy yêu tất cả những gì bạn làm. Yêu sâu sắc những phút bạn đang sống, mà bạn được phép sống. Hãy cố gắng cảm nhận niềm vui của giây phút hiện tại, dù đó là gì, để không bao giờ bỏ lỡ sự kết nối”.

Sabattini ở cùng bạn trai, Rossi, và một người bạn khác khi cô bị ô tô đâm vào sáng ngày 29 tháng 4 năm 1984.

Tại đám tang của cô, Cha Benzi cho biết: “Sandra đã làm được những gì Chúa gửi cho cô ấy. Thế giới không được chia thành tốt và xấu, mà là ai yêu và ai không yêu. Và Sandra, chúng tôi biết, đã yêu rất nhiều”.

Sabattini được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố là bậc đáng kính vào ngày 6 tháng 3 năm 2018, và phép lạ nhận được nhờ sự chuyển cầu của cô đã được xác nhận vào tháng 10 năm 2019, mở đường cho việc phong chân phước cho cô.

Phát biểu với Vatican News trước lễ phong chân phước, anh Rossi nói: “Tôi đã kết hôn và Chúa đã ban cho chúng tôi món quà là hai đứa con kháu khỉnh. Tôi cảm thấy có một tiếng gọi đối với người phụ nữ mà vợ tôi, với lòng rộng lượng lớn, đã yêu thương”.
Source:Catholic News Agency

3. Trong nhà nhất thiết phải có tràng chuỗi Mân Côi. Nhà trừ tà khuyên.

Nhiều người có thói quen dùng ngay các đốt ngón tay của mình để lần chuỗi. Điều đó có thể có những tiện lợi nhất định. Tuy nhiên, Đức Ông Stephen Rossetti, một nhà trừ tà của Giáo phận Syracuse cho rằng có một tràng chuỗi Mân Côi trên người, hay ít nhất trong nhà mình vẫn tốt hơn.

Cha Stephen Rossetti là phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài vừa có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #161: The Rosary as an Exorcist's Weapon”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 161. Chuỗi tràng hạt là Vũ Khí của Nhà Trừ Tà”.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

“Những con quỷ đang tấn công tôi,” nhà trừ tà nói, “Vì thế, tôi nắm lấy chuỗi hạt của mình và giơ nó lên. Ngay lập tức, những con quỷ lui lại và chạy trốn. “

Thánh Bartolo Longo, Tông đồ của Kinh Mân Côi, đang bị đè bẹp bởi những ám ảnh ma quỷ. Ngài đã hoán cải sang Đức tin Công Giáo từ bỏ các thực hành Satan của mình. Nhưng ngài tiếp tục bị ám ảnh bởi ý nghĩ rằng ngài đã bị dâng hiến cho Satan và định mệnh của ngài là địa ngục. Ngài đang trên bờ vực của sự tuyệt vọng và đang nghĩ đến việc tự sát. Trong cơn tuyệt vọng, ngài bắt đầu lần chuỗi Mân Côi. Sự sùng kính của thánh nhân đối với chuỗi hạt Mân Côi đã chiến thắng các cuộc tấn công tinh thần của ma quỷ và là khí cụ trên con đường nên thánh.

Đức Giáo Hoàng Piô thứ 11 đã viết, “Kinh Mân Côi là vũ khí mạnh mẽ để xua đuổi ma quỷ” Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh nói: “Chuỗi Mân Côi là vũ khí cho thời đại này.” Trong các buổi trừ tà của chúng tôi, khi linh mục cầu nguyện theo nghi thức long trọng, chúng tôi thường có các giáo dân đứng bên cạnh lần chuỗi Mân Côi.

Cha Gabriel Amorth, nhà trừ tà của Rôma, nhớ lại cuộc chạm trán với Satan. Khi bị buộc phải nói ra sự thật, Satan đã nói, “Mỗi Kinh Kính Mừng trong Kinh Mân Côi là một đòn giáng vào đầu đối với tôi; nếu các Kitô hữu biết sức mạnh của Kinh Mân Côi, thì đó sẽ là sự kết thúc của tôi!”.

Là những người trừ tà, chúng tôi là mục tiêu đặc biệt của Satan. Nhìn chung, chúng tôi được bảo vệ nhưng vẫn còn một vết hằn của quỷ dữ trên lưng chúng tôi. Hàng đêm, tôi rưới nước thánh vào phòng của mình và cầu khẩn Đức Trinh Nữ và Tổng Lãnh Thiên Thần Micae. Và khi tôi ngủ, cũng như khi tôi đi đó đi đây suốt cả ngày, tôi luôn cầm chuỗi hạt trên tay mình.
Source:Catholic Exorcism
 
NGỠ NGÀNG: Joe Biden nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã bảo ông ta hãy tiếp tục rước lễ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:36 29/10/2021


1. Joe Biden nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã bảo anh ta 'hãy tiếp tục rước lễ'

Là một chính trị gia, ông Joe Biden cố nhiên sẽ nắm lấy cơ hội gặp gỡ với Đức Thánh Cha để cổ vũ cho nghị trình phá thai của mình. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ báo cáo của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, ngay sau cuộc triều yết của ông ta với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Theo nhiều bản tin, Tổng thống Joe Biden hôm thứ Sáu nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã bảo ông “hãy tiếp tục rước lễ”.

Hôm thứ Sáu, Tổng thống Biden đã gặp trực tiếp Đức Giáo Hoàng trong 75 phút. Theo báo cáo của Tòa Bạch Ốc, sau đó, Biden nói với các phóng viên rằng ông và Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho nhau, và thảo luận về biến đổi khí hậu.

Theo Biden, họ không thảo luận về việc phá thai, nhưng vấn đề này gián tiếp xuất hiện trong chủ đề ông ta rước lễ.

“Chúng tôi vừa nói về sự kiện rằng ngài rất vui vì tôi là một người Công Giáo tốt,” Biden nói, và nói thêm rằng Đức Giáo Hoàng đã bảo ông ta “hãy tiếp tục rước lễ”. CNN và Reuters cũng đưa tin rằng, theo Biden, Đức Giáo Hoàng đã bảo ông hãy tiếp tục rước lễ.

Theo New York Times, một phát ngôn viên của Vatican hôm thứ Sáu cho biết, “Tôi sẽ coi đây là một cuộc trò chuyện riêng tư” khi được hỏi về nhận xét của Biden về việc Rước lễ.

Biden, người Công Giáo Mỹ thứ hai trở thành tổng thống, đã ủng hộ việc phá thai bằng tiền đóng thuế của người dân trong năm đầu tiên tại vị, và đã đưa ra các tuyên bố bảo vệ việc phá thai hợp pháp. Vấn đề rước lễ của các chính trị gia Công Giáo ủng hộ phá thai đã là một vấn đề được thảo luận rộng rãi trong nhiệm kỳ tổng thống của ông ta.

Vào ngày Biden nhậm chức tổng thống, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ghi nhận những lo ngại về quan điểm chính sách của Biden liên quan đến phá thai, hôn nhân và giới tính. Khi được hỏi liệu ông ta có thảo luận với Đức Giáo Hoàng về các giám mục Hoa Kỳ vào hôm thứ Sáu hay không, Biden trả lời rằng đó là một “cuộc trò chuyện riêng tư”.

Theo báo cáo của Tòa Bạch Ốc, Biden nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm phép một tràng hạt Mân Côi của ông ta. Tổng thống nói rằng ông đã không được rước lễ vào ngày thứ Sáu.

Cá nhân các giám mục Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố trong những tháng gần đây về việc Rước lễ đối với các chính trị gia ủng hộ việc phá thai.

Đức Cha Thomas Paprocki, Giám Mục của Springfield, Illinois cho biết vào tháng Năm rằng “Thật đáng buồn, khi thấy có một số giám mục và Hồng Y của Giáo hội không chỉ sẵn sàng cho các chính trị gia ủng hộ phá thai được rước lễ, mà còn tìm cách ngăn cản Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đừng đề cập đến vấn đề mạch lạc Thánh Thể”, nghĩa là chỉ rước lễ khi có ơn nghĩa với Chúa, không mắc tội trọng và sống phù hợp với các giá trị Tin Mừng sau khi được rước lễ.

Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco vào tháng Năm đã tuyên bố rằng các chính trị gia Công Giáo ủng hộ việc phá thai đừng nên ra tiến lên rước lễ.

Trong khi Biden đang vận động tranh cử tổng thống ở Nam Carolina, ông ta đã bị từ chối không được rước lễ tại một giáo xứ vào năm 2019, theo chính sách của giáo phận.

Các giám mục khác, chẳng hạn như Đức Cha Robert McElroy của San Diego, đã nói rằng không nên từ chối Thánh Thể đối với các quan chức Công Giáo ủng hộ phá thai. Tại một hội thảo trực tuyến vào tháng Hai, Đức Cha McElroy cảnh báo rằng một số giám mục đang tìm cách coi việc phá thai là một “phép thử có tính quyết định” đối với các quan chức Công Giáo, và nói rằng những nỗ lực từ chối không cho họ rước lễ sẽ bị coi là “vũ khí hóa” Bí tích Thánh Thể.

Đức Hồng Y Wilton Gregory của Washington đã nói rằng ngài sẽ không từ chối Rước lễ đối với các chính trị gia ủng hộ phá thai. Giám mục trước đây của Biden ở Wilmington, là Đức Cha Francis Malooly, đã không từ chối cho ông ta Rước lễ trong giáo phận của ngài, còn vị Tân Giám mục của Wilmington đến nay vẫn chưa đưa ra tuyên bố công khai về vấn đề này.

Điều 915 của Bộ Giáo luật tuyên bố rằng những người “cố chấp kiên trì phạm tội trọng đã biểu lộ ra ngoài thì không được rước lễ”.

Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, trong một bản ghi nhớ năm 2004 gửi các giám mục Hoa Kỳ với tư cách là tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã tuyên bố rằng các quan chức Công Giáo công khai vận động cho việc hợp pháp hóa phá thai nên được các mục tử hướng dẫn đừng lên rước lễ trừ khi họ dừng lại thôi không thúc đẩy các luật như vậy. Nếu họ tiếp tục làm như vậy bất chấp lời cảnh báo của vị mục tử, và cứ lên rước lễ, thì thừa tác viên bí tích Thánh Thể phải từ chối không cho họ Rước lễ.

Trước chuyến thăm của Biden, hôm thứ Tư, Tòa Bạch Ốc nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô “đã nói khác” với Biden về chủ đề phá thai.

Biden hứa sẽ nỗ lực “toàn chính phủ” để duy trì hoạt động phá thai ở Texas sau khi luật của tiểu bang hạn chế hầu hết các trường hợp phá thai có hiệu lực vào tháng 9. Chính quyền của ông hiện đang phản đối luật của Texas tại Tòa án Tối cao và cũng đã đấu tranh tại tòa án để duy trì “nhiệm vụ phải chuyển đổi giới tính”, trong đó buộc các bác sĩ phải thực hiện các thủ tục chuyển đổi giới tính khi có sự giới thiệu của một chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Source:Catholic News Agency

2. Vatican từ chối bình luận về việc liệu Đức Giáo Hoàng có bảo Biden tiếp tục rước lễ trong 'cuộc trò chuyện riêng tư' hay không

Hôm thứ Sáu Vatican đã từ chối bình luận về tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden rằng Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích ông tiếp tục Rước lễ trong một buổi tiếp kiến riêng.

Vatican, vốn có chính sách lâu đời là không bình luận về những tuyên bố cụ thể được cho là của Đức Giáo Hoàng trong các cuộc gặp riêng, nhấn mạnh rằng cuộc gặp gỡ giữa hai người vào ngày 29 tháng 10 là “một cuộc trò chuyện riêng”.

Ông Matteo Bruni, giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh, nói với các phóng viên: “Tôi sẽ coi đây là một cuộc trò chuyện riêng tư, và nó chỉ giới hạn ở những gì đã được nói trong tuyên bố công khai”.

Ông Bruni đã đề cập đến một thông cáo báo chí do Vatican phát hành nói rằng hai người đã nói về môi trường, đại dịch coronavirus, người tị nạn và nhân quyền.

Theo báo cáo của Tòa Bạch Ốc, Biden nói với các phóng viên rằng ông và Đức Giáo Hoàng không thảo luận về việc phá thai trong cuộc gặp kéo dài 75 phút của họ.

Khi được hỏi liệu vấn đề có được đưa ra hay không, tổng thống trả lời: “Không, không phải vậy. Nó nảy ra - chúng tôi chỉ nói về sự kiện rằng ngài rất vui vì tôi là một người Công Giáo tốt và tôi nên tiếp tục rước lễ”.

Không giống như các cuộc gặp trước đây giữa Đức Giáo Hoàng và một nguyên thủ quốc gia, Vatican không cho phép truyền thông có mặt khi Biden và Đức Thánh Cha Phanxicô gặp nhau và không có video phát trực tiếp nào được cung cấp.

Biden, người Công Giáo Mỹ thứ hai trở thành tổng thống, đã ủng hộ việc phá thai do người đóng thuế tài trợ trong năm đầu tiên tại vị, và đã đưa ra các tuyên bố bảo vệ việc phá thai hợp pháp.

Vấn đề các chính trị gia Công Giáo ủng hộ việc phá thai rước lễ đã là một vấn đề được thảo luận rộng rãi trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Sau cuộc bầu cử của Biden, Đức Tổng Giám Mục José Gomez, chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ, ghi nhận sự bất đồng giữa tổng thống và Hội Đồng Giám Mục về vấn đề phá thai.

Vào tháng 11, các giám mục Hoa Kỳ sẽ nhóm họp tại Baltimore, Maryland, trong đại hội đồng mùa thu của các ngài, tại đó các ngài dự kiến sẽ bỏ phiếu về một tài liệu giảng dạy về bí tích Thánh Thể.

Đức Thánh Cha Phanxicô trước đây đã gọi phá thai là “giết người”, so sánh hành động này với việc “thuê một kẻ sát nhân”, và nói rằng những nạn nhân chưa chào đời của việc phá thai mang khuôn mặt của Chúa Giêsu.

Ngài cũng kêu gọi các giáo sĩ thực hiện một cách tiếp cận mang tính mục vụ thay vì chính trị đối với các nhà lập pháp Công Giáo ủng hộ việc thực hành này.
Source:Catholic News Agency

3. Các nhà báo phản đối khi Vatican hủy việc phát sóng trực tiếp khi Joe Biden đến chào Đức Thánh Cha Phanxicô

Một ngày trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có cuộc gặp với Đức Thánh Cha Phanxicô, Vatican đã hủy bỏ việc phát sóng trực tiếp theo lịch trình của cuộc họp mà không có lời giải thích.

Các nhà báo trong đoàn báo chí Vatican đã phản đối việc hủy bỏ vào phút cuối vì chính họ cũng không được cử đại diện tham dự khi ông Joe Biden bắt tay Đức Giáo Hoàng.

Hãng thông tấn AP đưa tin vào ngày 28 tháng 10 rằng họ đã chính thức khiếu nại với Vatican về việc buổi phát trực tiếp bị hủy, cùng với các thành viên của hiệp hội phóng viên Vatican.

Steven Portnoy, chủ tịch Hiệp hội phóng viên Tòa Bạch Ốc, nói rằng nhóm của ông tuyên bố đoàn kết với các phóng viên Vatican để “bày tỏ sự thất vọng của chúng tôi rằng thế giới sẽ không nhìn thấy hình ảnh trực tiếp về cuộc gặp gỡ của Tổng thống Biden với Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.

“Các phóng viên đã đưa tin về các buổi tiếp kiến của các Đức Giáo Hoàng với các tổng thống Mỹ kể từ khi Woodrow Wilson ngồi bên cạnh Đức Bênêđíctô 15 vào tháng Giêng năm 1919,” Portnoy, phóng viên Đài CBS News, viết trên Twitter.

“Nhóm phóng viên chúng tôi đeo khẩu trang y tế và tiêm chủng đầy đủ sẵn sàng tiếp tục công việc này, lưu tâm đến sự an toàn của chính họ cũng như của các nhà lãnh đạo, để bảo đảm đưa tin độc lập về vị tổng thống Công Giáo đầu tiên trong 60 năm gặp gỡ người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo”

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cũng đề cập đến các hạn chế về phương tiện truyền thông của Vatican trong một cuộc họp báo.

“Điều tôi có thể bảo đảm với các bạn là chúng tôi đang làm việc, thông qua mọi đòn bẩy mà chúng tôi có, để vận động cho sự tiếp cận của nhóm báo chí và các phương tiện truyền thông khi tổng thống đến thăm Vatican,” Psaki nói.

“Chúng tôi tin vào giá trị của báo chí tự do. Chúng tôi tin tưởng vào giá trị của việc bảo đảm các bạn được tiếp cận các chuyến công du của tổng thống và các chuyến thăm của ông ấy ở nước ngoài”.

Trước đại dịch, giao thức của Vatican cho phép một nhóm nhỏ các nhà báo, bao gồm cả nhóm truyền thông riêng của tổng thống, có mặt để theo dõi cái bắt tay đầu tiên và những trao đổi ban đầu khi họ ngồi xuống trước cuộc trò chuyện chính thức và riêng tư. Sau đó, các nhà báo lại có mặt để chứng kiến màn trao quà.

Tòa thánh Vatican đã chỉ ra rằng giờ đây họ sẽ chỉ cung cấp các đoạn phim trực tiếp về khi đoàn xe của tổng thống Hoa Kỳ xuất hiện tại điện Tông Tòa, nơi mà một số nhà báo cũng sẽ được phép tham dự.

Biden trước đây đã từng gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô ba lần, nhưng đây sẽ là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của ông ta với Đức Giáo Hoàng trong tư cách là tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ và là tổng thống Công Giáo thứ hai của đất nước.

Theo Tòa Bạch Ốc, tổng thống có kế hoạch thảo luận về việc “chấm dứt đại dịch COVID-19, giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu và quan tâm đến người nghèo.”
Source:Catholic News Agency

4. Phút nói thật: Tòa Bạch Ốc thừa nhận Đức Thánh Cha Phanxicô ‘đã nói khác’ với Biden về việc phá thai

Trước cuộc gặp gỡ ngày 29 tháng 10 của Tổng thống Joe Biden với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, hôm thứ Tư phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc đã thừa nhận rằng “Đức Giáo Hoàng đã nói khác” so với Biden về việc phá thai.

Biden, một người Công Giáo, “là người ủng hộ và tin rằng quyền lựa chọn của phụ nữ là quan trọng”, Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết tại cuộc họp báo ngày 27/10 với các phóng viên.

“Đức Giáo Hoàng đã nói khác,” cô ấy nói thêm, khi trả lời câu hỏi của phóng viên Owen Jensen của EWTN News Nightly. Trước đây, Jen Psaki luôn lặp lại một điệp khúc “Tổng thống là một người Công Giáo ngoan đạo. Ông ấy đi nhà thờ mỗi tuần”, như thể lập trường của ông Joe Biden hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp Tổng thống Biden và Đệ nhất phu nhân Jill Biden vào ngày thứ Sáu tại Vatican.

Psaki hôm thứ Tư nói rằng các lĩnh vực đồng thuận giữa hai bên sẽ là “trọng tâm” của cuộc họp vào hôm thứ Sáu, bao gồm các vấn đề “đói nghèo, chống khủng hoảng khí hậu, chấm dứt đại dịch COVID-19”.

“Đây đều là những vấn đề cực kỳ quan trọng, có tác động và sẽ là trọng tâm của cuộc thảo luận khi họ gặp nhau,” cô nói thêm.

Đức Thánh Cha Phanxicô trước đây đã gọi phá thai là “giết người”, so sánh phá thai với việc “thuê một sát thủ”, và nói rằng những nạn nhân chưa chào đời của việc phá thai mang khuôn mặt của Chúa Giêsu, và bày tỏ sự bất mãn của ngài trước những nỗ lực quảng bá phá thai như một “dịch vụ thiết yếu” trong thời kỳ đại dịch.

Biden và chính quyền của ông đã thực hiện một số bước để tài trợ hoàn toàn cho việc phá thai hoặc nới lỏng các quy định chống lại việc tài trợ cho các nhóm ủng hộ phá thai.

Ông đã thúc đẩy việc phá thai bằng tiền đóng thuế của người dân, qua hệ thống Medicare bằng cách loại trừ tu chính án Hyde khỏi yêu cầu ngân sách năm 2022 của ông tại Quốc hội. Trong một lệnh hành pháp ngày 28 tháng Giêng, Biden đã bãi bỏ Chính sách Thành phố Mexico vì chính sách này cấm Hoa Kỳ tài trợ cho các nhóm ủng hộ phá thai quốc tế. Chính quyền của ông đã thay đổi các quy định để cho phép tài trợ cho các nhà cung cấp dịch vụ phá thai thông qua chương trình kế hoạch hóa gia đình Title X.

Khi luật “nhịp tim” ủng hộ sự sống của Texas có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9, Biden hứa sẽ có phản ứng “của toàn chính phủ” nhằm duy trì việc phá thai hợp pháp ở Texas. Bộ Tư pháp đã đệ đơn kiện lên tòa án liên bang về luật này, và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh đã thông báo tăng cường tài trợ kế hoạch hóa gia đình cho các nhóm bị ảnh hưởng bởi luật Texas.

Ngoài ra, Biden đã đưa ra các tuyên bố ủng hộ việc hợp pháp hóa phá thai ở Hoa Kỳ và quốc tế.

Sau đó trong cuộc họp giao ban hôm thứ Tư, Psaki đã giải thích về “đức tin” của tổng thống khi được hỏi về cuộc họp tại Vatican.

Tôi nghĩ rằng đức tin của tổng thống, như bạn cũng biết, là khá cá nhân đối với ông ấy. Đức tin của ông ấy là nguồn sức mạnh qua nhiều bi kịch khác nhau mà ông ấy đã trải qua trong đời,” cô nói và lưu ý rằng “ông ấy đến nhà thờ mỗi cuối tuần”.

Đề cập đến cuộc gặp gỡ giữa ông Joe Biden và Đức Giáo Hoàng, cô nói:

“Chúng tôi chắc chắn mong đợi đó là một cuộc gặp gỡ ấm áp”.
Source:Catholic News Agency