Ngày 08-10-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chuyện PHiếm Đạo Dời
Trần Ngọc Mười Hai
00:26 08/10/2011
Chuyện PHiếm Đạo Dời: Suy niệm Chúa Nhật thứ 29 thường niên năm A 16.10.2011


“Ta xót thương, ta căm giận hung cuồng,”

“Ta gầm thét, rung mấy trời thế sự.”

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Mt 21: 15-21

Hung cuồng giận căm, là cung cách của người thường, rất ở đời. Rung trời thế sự, cả khi con người dám vấn nạn Đấng Nhân Hiền về việc đóng thuế cho Xê-Da, như được diễn tả ở trình thuật.

Trình thuật, nay thánh Mát-thêu diễn tả về tình thế trong đó những người “hung cuồng” dám gài Chúa vào bẫy cạm của thế sự bằng vấn nạn:“Nên chăng trả thuế cho Xê-da?” Thế sự hôm ấy, đám Pharisêu ngạo mạn và nhóm giáo gian nịnh hót vua quan Hêrôđê ở Do thái, những muốn đặt Ngài vào tình huống nóng bỏng về phục vụ ngoại bang. Họ cứ nghĩ: Ngài có trả lời thế nào đi nữa cũng sẽ làm mất lòng dân. Nếu Ngài nói khác, cũng vẫn rơi vào tròng. Nói cho cùng, họ muốn đặt Ngài vào tình trạng phải đối đầu với phe thân thực dân, để rồi chịu mọi hậu quả. Thế nên, thánh Mátthêu gọi họ là “giả hình”. Nhưng kỳ thực, phải gọi họ là “đám sùng đạo gian giảo”, mới đúng.

Ngược giòng lịch sử, ta thấy đất nước Palestine của người Do thái lúc bấy giờ nằm dưới quyền kiểm soát của La Mã. Tức, những người chuyên bổ thuế nặng nề lên đầu đám dân đen hèn mọn rất thấp cổ bé họng. Vượt biên giới cũng đóng thuế. Mua bán/đổi chác bất cứ thứ gì, cũng chịu thuế. Thậm chí dân con người người còn phải đóng cả thuế đinh, tính trên đầu người nữa.

Thực tế khi ấy, Xê-Da là Tibêrius, con trai của Thượng tế Augustus được dân coi như ông Trời con, rất đáng gờm. Cả Augustus lẫn Tibêrius, vẫn coi mình thuộc giới thần linh, cần được kính nể. Các ông còn tự ban cho mình tước vị cao vời vợi như: lãnh chúa, đấng cứu độ chuộc tội cả thế gian. Và, cho mình có trọng trách quản cai cả và thiên hạ. Nên, việc trước tiên của họ là phải chiến thắng về binh bị, và an bình là đoạn kết rất dĩ nhiên. Rốt cục, người thua cuộc phải chịu mất đi sự an bình, đành phủ phục dưới đất mà ngợi khen kẻ chiến thắng.

Trong giao dịch hằng ngày, người Do thái vẫn sử dụng nhiều tiền kẽm của La Mã. Thế nhưng, khi sử dụng đồng tiền ấy để trả thuế, họ lại coi đây như công việc về tôn giáo – như sùng bái hoàng đế và coi đó là lối sống theo kiểu La Mã. Có thể nói, đóng thuế là một trong các vấn đề đưa đến cuộc nổi dậy kết thúc bằng việc thành Giêrusalem bị phá huỷ năm 70. Thành thử, với người Do thái, đóng thuế là việc tựa hồ như thờ bái ngẫu thần vậy.

Trong cuộc đời công khai của Ngài, Đức Giêsu tỏ cho mọi người thấy lối sống khác kiểu của La Mã. Và, đây là lối sống tỏ bày sự chống đối đám thực dân này. Với Ngài, cuộc sống phải đặt nền tảng trên công bình chính trực với hết mọi người. Công bình và chính trực, khiến Cha Ngài và là Chúa của người Do thái luôn tôn trọng con người. Thiên Chúa là Đấng thiết lập giao ước với con người, bởi thế nên giữa họ sẽ không còn người nghèo, hoặc kẻ hèn nào hết.

Khi Đức Giêsu nói Nước của Thiên Chúa đã đến, thì người La Mã hiểu ngay điều Ngài muốn nói. Ngài nói thế, tức: vương quyền của Xê-Da đã đến hồi kết cuộc. Người La Mã nghe vậy đều coi đó như một bội phản rất trời long đất lở. Và, họ giết Ngài là vì thế. Nhưng Đức Giêsu tin là Thiên Chúa vẫn ở với người thua cuộc. Và Chúa đã bắt tay vào việc giùm giúp hỗ trợ kẻ đau khổ về sự bất công do người La Mã và các kẻ nịnh bợ họ đem lại. Thiên Chúa dọn sạch thế giới. Ngài làm bật gốc mọi bạo động và nhờ đó, đem lại cho con dân Ngài cuộc sống an bình, dễ chịu. Ngài có chương trình khác hẳn vua quan La Mã. Không nhất thiết phải chiến thắng về binh bị, mới có thể tạo được an bình. Nhưng, tiên vàn phải tạo công bằng trước đã và từ đó an bình sẽ đến sau.

Về việc đóng thuế cho vua quan La Mã, đó không là trọng trách của dân con người Do thái. Mà là, vấn đề tôn giáo cũng như công bằng chính trực rất đậm sâu. Đức Giêsu đi thẳng vào trục vấn đề, bằng cách đòi xem hình vẽ trên đồng tiền quan. Tiền này, ai cũng có sẵn ở trong người, còn Ngài thì không. Bởi thế, Ngài mới hỏi họ là: hình của ai khắc trên đó, họ mới nói: quan tiền nào cũng mang hình tượng của Xê-Da. Và, Ngài bảo: “Vậy, các ông hãy đem trả cho Xê-Da, vì chính ông ta sở hữu nó”. Câu trả lời của Ngài mang ý nghĩa của động thái bước ra khỏi cung cách phụng thờ phục vụ để chỉ chấp nhận lý lẽ của thuế má, mà thôi.

Và Ngài tiếp: “Hãy trả lại cho Chúa, những gì thuộc về Ngài.” Điều này xác nhận một chân lý lâu nay vẫn sáng tỏ với mọi người, đó là: hình ảnh Thiên Chúa đã được ghi khắc nơi tâm khảm của mọi người, ngay khi họ được Giavê Thiên Chúa tạo dựng. Nhưng hôm ấy, thật sự Chúa không có ý ám chỉ về việc ấy mà Ngài chỉ muốn nói: Thiên Chúa, theo luật Torah, đã ngăn cấm loài người tạc hình tạc tượng của chính Ngài. Điều này cũng rất đúng, nhưng không phải là ý Chúa muốn biểu tỏ vào hôm đó.

Ý nghĩa của câu Chúa nói không nằm trong bản Kinh thánh 70, tức: Chúa chỉ muốn bảo: thuộc về Ngài, là đám người nghèo hèn, những kẻ bị nhóm quan quyền thân La Mã chèn ép, hạ bệ. Hãy cho họ một cơ hội để có thể tự vươn lên. Hãy trả lại cho họ sự cộng chính, bình an, vốn là quyền của họ, trước mặt Thiên Chúa, cho dù họ có bị chính người La Mã và đám giáo gian nịnh hót luôn thử thách, coi thường. Với Đức Giêsu, đây mới là tôn giáo đích thực. Ngài vẫn nói lên sự thật ấy dù có bị người La Mã bắt giam và xử tệ trên khổ giá.

Đọc trình thuật hôm nay không phải để kể cho nhau nghe về đế quốc La Mã dù hào hùng. Bởi, đế quốc nào mà chẳng chèn ép bắt bớ dân con nghèo hèn, ở bên dưới. Thật buồn thay, khi ta thấy “các nền văn minh hôm nay vẫn tự cho mình là sáng giá” đều quay về với thể chế rất chèn ép, thống trị hệt một phường như lịch sử thường minh chứng.

Tác giả Dominic Crossan dùng cụm từ “về với cảnh tượng rất thường ngày” để tả về trạng thái của người Do thái. Thánh Phaolô lại nghĩ về nền văn minh “tai tiếng” thời đế chế Augustus và bạo chúa Nêrô sẽ cứ thế tràn về, nếu không ai cản ngăn bước chân bạo tàn của đám người ấy. Hôm nay đây, đế quốc phương Tây cũng sắp hàng dài chạy theo cùng một kiểu cách như thế. Đế quốc phương Tây xưa nay gồm từ Hy Lạp, cho chí La Mã, Anh quốc ở thế kỷ 18, 19 và Hoa Kỳ ở thế kỷ thứ 20, và tương lai có thể sẽ là Vaticăng của chúng ta cũng chưa biết chừng, nếu ta không đề cao cảnh giác!

Hệ thống đế chế luôn hứa hẹn hoà bình đến với con dân (như thể loại Pax Romana khi xưa) bằng chiến thắng rất binh bị. Nghĩa là, cũng khởi đầu bằng khổ ải, rồi lại chiến tranh tàn phá, kết cục bằng những động thái dương oai đắc thắng, tức: những động thái rất chễm chệ, ăn trên ngồi chốc của kẻ đắc thắng đi từ hệ cấp dũng mãnh uy lực, thứ hoà bình của kẻ chiến thắng có sự hỗ trợ của Aenaeas Mars Ultor, rồi cả Nữ thần Rôma và thần Sung Mãn, cứ thế mà sinh sản. Qui luật họ đưa ra, được viết trên đá cẩm thạch. Văn minh họ khởi xướng gồm cả chế độ cha chú, chủ trương duy trì nô lệ. Lối sống của họ tuy mang dáng dấp rất tôn giáo, có toà án lẫn bàn thờ, vẫn cứ tôn sùng con người là hoàng đế lẫn vua quan, lãnh chúa.

Chủ trương đế chế, nay được sử dụng như cụm từ để diễn tả một thế giới vẫn kéo dài sự thống trị mãi cho đến thế kỷ 20. Hôm nay, tệ hại hơn lại có chủ nghĩa toàn trị và khủng bố. Và, có thay đổi chăng, thì cũng chỉ thay và đổi cung cách cũng như kỹ năng sử dụng bạo lực bằng kỹ thuật thật tinh xảo hơn thôi. Với khí giới giết người hàng loạt mà chưa một đế quốc nào xưa nay từng nghĩ tới.

An nhàn và bình yên đã trở thành ngôn từ khó hiểu, rất nhiều nghĩa. Đối với ta, đôi khi còn trở nên trống rỗng. Dominic Crossan gọi đó là: ”Hoà bình trở nên thứ hàng trang trí ta treo lủng lẳng ở trên cây thế giới vào mỗi năm. Ta sẽ chỉ mang nó đi, theo cung cách của lịch sử mà thôi.”

Đức Giêsu khẳng định: “Bình an đến với anh em”. Bình an, Ta gửi đến với anh em là sự an bình Chúa hứa ban. Nhưng, Ta chỉ ban bình an ấy hoặc để lại bình an ấy cho mọi người, trừ phi anh em thực thi công bình của Chúa, đối với nhau. Đặc biệt hơn, là những người lâu nay bị chèn ép, bị khống chế tồi tệ, không ngóc đầu lên nổi vì thể chế thống trị đầy áp bức của cái-gọi-là văn minh, tân tiến ở mọi thời. May thay, Đức Giêsu kịp giải thoát ta khỏi chốn bi ai, trầm thống rất bất công. Để, ta về với nhau sống hài hoà, bình an, thương mến.

Trong nhận thức về sự giải thoát của Đức Chúa, ta lại ngâm lên lời thơ tuy rất khổ:



“Trông thấy ra, cả cõi đời kinh hãi.

Giòng sông con nép cạnh núi biên thuỳ.

Đuờng châu thành quằn quại dưới chân đi,

Xao động hết loài cỏ hoa đồng nội.”

(Đinh Hùng – Bài Ca Man Rợ)



Nay hết rồi, một bài ca man rợ ấy. Dù, đã kéo dài nhiều thế kỷ. Bởi, Đức Chúa Nhân Hiền kịp kéo ta về với hoà bình và công chính, Ngài hứa ban. Nhận ra thế, ta sẽ dâng lời cảm kích biết ơn hoài. Sẽ thương hoài ngàn năm, nay là thế.



Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.

Mai Tá luợc dịch.

“Hãy trao cho nhau muôn ngàn yêu dấu”
“Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau…”

(Trịnh Công Sơn - Hãy Yêu Nhau Đi)

(1Cr 13: 2)

Giả như anh hát: “hãy trao cho nhau, hạnh phúc với sướng vui” thì còn nghe được. Chứ đằng này, ai lại trao cho nhau cả những thương đau, nghe thật cũng rầu. Đời người, đầy những đau thương, sầu buồn, khốn khổ đâu nào thiếu. Có thiếu chăng, chỉ thiếu mỗi niềm phúc hạnh, thương yêu, dạt dào thôi. Bởi thế nên, nếu bảo: “Hãy trao cho nhau dạt dào niềm phúc hạnh”, đó mới là khúc tình ngàn dặm còn lưu luyến. Dù không gian có cách biệt. Dù, thời gian có chìm đắm chốn thiên thu.

Người tình xưa, vốn chìm đắm nơi bể khổ đầy nhung nhớ, hẳn rồi nay sẽ hát:



“Trái tim cho ta, nơi về nương náu,

Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều.”

(Trịnh Công Sơn – bđd)



Vâng. Sự thật là thế. Là thế, tức: một khi con người đã đắm chìm trong nỗi khổ đầy thương đau, dâu bể với âu sầu, cũng chỉ mong sao quên lãng ngày tháng tiêu điều, buồn bã, chán chường thôi. Và khi ấy, người nghệ sĩ lại hát thêm:



“Hãy yêu nhau đi, bên đời nguy khốn,

Hãy yêu nhau đi, bù đắp cho trăm năm.

Hãy yêu nhau đi, cho ngày quên tháng,

Dù đêm súng đạn, dù sáng mưa bom.”

(Trịnh Công Sơn – bđd)



Sống thời bình, nước đã giàu dân đã mạnh rồi, ai mà để tâm đến lời nỉ non om sòm những súng đạn kéo dài suốt đêm thâu! Làm gì còn cảnh sáng sáng trời đất cứ thế ngập tràn những mưa bom, đại bác với pháo kích, vv. .. Hoạ chăng, chỉ nơi xa tít mù tắp xứ Lybia, Afghanistan, Sri Lanka. Ôi thôi! những là “thương nhau ngày đầu”, rất muốn như sau:



“Ngày xưa, trong làng nọ có người nông dân nghèo khổ, không có tiền để trả món nợ lớn cho lão già xấu người, xấu cả tính nết. Nông dân ấy, có cô con gái xinh đẹp khiến chủ nợ cứ là mặc cả với nông dân nghèo để đổi nợ. Mỗi lần gặp con nợ nông dân, lão chủ hứa sẽ xoá hết nợ, nếu bác nông dân chịu gả con gái đẹp cho lão.



Ở vào thế khó xử, hai cho con bác nông dân rất sợ. Nhìn nét mặt sợ hãi của hai cha con nông dân nghèo, lão chủ bèn đề nghị một giải pháp xem ra dễ thực hiện cho cha con nhà nghèo hơn. Đề nghị mà lão ta đưa ra, là: lão sẽ bỏ hai hòn sỏi nhỏ, một trắng một đen, vào túi xách và bảo cô gái bốc ra một trong hai hòn sỏi ấy. Túi xách được cột kỹ, nên khi bốc, cô bé chẳng thể nhìn ra mầu sắc của sỏi để chọn.



Lão ta qui định, là: hễ cô bốc nhằm sỏi đen, thì phải chấp nhận lấy lão làm chồng, và như thế mọi món nợ từ trước đến nay đều được xoá. Nếu gặp may, cô bốc được hòn trắng, thì sẽ không buộc phải ở với lão, và mọi nơ nần của cha cô đều xoá sạch. Còn, nếu cô không chịu bốc, thì cha cô sẽ bị lão đem bỏ tù đến khi nào trả hết nợ mới thôi.



Vì chuyện quan trọng cho đời mình, nên cô gái quan sát kỹ thấy hai hòn sỏi được lão già nhặt bỏ vào túi xách, đều có mầu đen. Biết thế, nhưng cô vẫn im lặng như không có gì xảy ra, chẳng thốt lên lời nào, e lão già biết được sẽ lật lọng. Xong đâu đấy, lão già yêu cầu cô gái cho tay vào túi xách bốc một trong hai hòn sỏi nhỏ, cho bá quan thiên hạ biết sỏi đó mầu gì.



Trong tình thế rất căng, cô gái chợt nghĩ ra một kế: cô thọc tay vào túi sỏi, rồi làm như sơ xuất để nó rơi xuống đất, lẩn khuất trong đám sỏi đủ mầu. Cô buột miệng la lên: “Trời! Làm sao tôi lại vụng về đến độ để rơi mất hòn sỏi kia chứ!” Không sao, tôi sẽ bốc hòn sỏi còn lại trong túi. Ai cũng thấy hòn sỏi đầu mầu gì rồi phải không? Bây giờ tôi bốc hòn sỏi còn lại trong túi nếu mầu đen thì hòn sỏi đầu là màu trắng, phải không ạ?”



Cô gái làm thế vừa để cho lão già quỷ quyệt không nhận ra là ông đã gian dối bỏ vào túi xách hai hòn sỏi mầu đen; vừa để biện luận cho mọi người hiểu là cô làm đúng, và kết cuộc đem lại lợi thế cho cô. Làm thế, vừa giải quyết chuyện nợ nần cho cha mình, như chủ nợ đã hứa, lại cứu vãn cho lão chủ nợ khỏi bị mất mặt vì gian lận.”



Lời bàn của người kể hôm nay, là: truyện này nói lên một bài học luân lý rất giản đơn sau đây: trong cuộc sống, mỗi sự việc mang nhiều khía cạnh, ít là hai. Hai đây, không chỉ là mầu trắng/đen của hòn sỏi. Trắng/đen cuộc đời, buộc mọi người chấp nhận sống, dù rằng không ưa hoặc chẳng thích.

Lời bàn là thế, nhưng người nghe còn nhận ra được ý nghĩa khác không kém phần thực tế về yêu thương ở đó có tình tiết về hệ quả không thể lường trước. Thế nên, nghệ sĩ xưa lại viết lên lời bàn rất nhủ khuyên và rất thực, như sau:



“Hãy yêu nhau đi khi rừng thay lá.

Hãy yêu nhau đi, giòng nước đã trôi xa.

Nước trôi qua tim rong đầy trí nhớ.

Ngày mãi mong chờ, ngày sẽ thiên thu.”

(Trịnh Công Sơn – bđd)



Bởi thế nên, “Hãy yêu nhau đi”, khi “rừng đang thay lá”, cả vào lúc “giòng nước đã trôi xa”, vẫn yêu. Yêu rất nhiều, dù đời u tối. Bởi một khi đã yêu, thì mình sẽ quên đi những ngày u tối, trong đời. Hãy yêu, cả vào lúc biết mình sẽ xa lìa thế giới, như ca từ người nghệ sĩ còn muốn hát, như sau:



“Hãy yêu nhau đi quên ngày u tối

Dù vẫn biết mai đây xa lìa thế giới

Mặt đất đã cho ta những ngày vui với

Hãy nhìn vào mặt người lần cuối trong đời!”

(Trịnh Công Sơn – bđd)



Hãy yêu đi. Yêu, hết lý trí cùng tâm can. Yêu, không chỉ con người. Hoặc, loài thú thôi. Nhưng, yêu cả vạn vật. Yêu thiên nhiên. Vũ trụ. Yêu, bằng con tim chân chính không cân nhắc. Yêu, với tất cả tâm trí không cần lý luận. Yêu hăng say. Yêu miệt mài, như thánh nhân nhà Đạo từng ca ngợi tình yêu nhiệm mầu, rằng:



“Giả như tôi được tất cả lòng tin,

khiến chuyển được đồi núi,

mà tôi lại không có lòng mến,

thì tôi vẫn là không.”

(1Cr 13: 2)



Nói thế, thì: cuộc sống con người chính là để yêu. Yêu mọi nơi mọi lúc. Lúc nào người người cũng đưa lòng người đang yêu về với Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu, như được căn dặn rằng: hãy bày tỏ tình yêu với Chúa. Và, với mọi người. Bày tỏ tình yêu không cdhỉ bằng ngôn ngữ của xác thân. Hoặc, trí tuệ. Tinh thần. Mà bằng cả cử chỉ lẫn nghi tiết phụng vụ tình yêu. Bất cứ nơi đâu, lúc nào cũng bày và cũng tỏ

Ngôn ngữ diễn tả Tình-Yêu-ta-có với Chúa, được Hội thánh lâu nay sử dụng trong phụng vụ. Cả khi nghe và đọc Lời Chúa. Cả lúc khởi đầu câu tụng niệm khi dâng lễ, bẻ bánh. Ngôn ngữ mà người phàm sử dụng trong nguyện cầu, đôi khi khiến người cầu nguyện cứ tự hỏi: không biết lời kinh mình đọc có xứng hợp với đặc trưng Chúa dạy, hay không.

Vừa rồi, một phó thường dân nhà Đạo cũng thắc mắc đôi điều như thế, nên có thư về hỏi han đấng bậc phụ trách mục hỏi/đáp bằng lời lẽ rất sau đây:



“Dự lễ, tôi và một số bạn như bị hụt hẫng về lời kinh ta đọc trong các lễ. Đặc biệt những câu được cha chủ tế cất cao giọng đọc trước khi đọc kinh Tiền Tụng, dâng Chúa những lời như: “Hãy nâng lòng lên”, để rồi giáo dân lại sẽ thưa: “Thật là chính đáng và phải lẽ.” Thắc mắc của tôi là: đằng sau kinh này, chắc có điều gì hàm ẩn bên dưới mà tôi chưa hiểu rõ. Vậy xin linh mục vui lòng giải thích. Thành thật biết ơn.” (Một người đi nhà thờ rất thường nhưng chưa am tường nhiều kinh kệ).



Am tường sao bằng đấng bậc vị vọng ở nhà Đạo được! Các ngài từng học cao hiểu rộng cả về thần học, tín lý, lẫn phụng vụ. Thế nên, dân con nhà Đạo nay thấy hay nhất là gửi câu hỏi nào “hơi bị” chuyên nghiệp về đấng bậc học cao hiểu rộng, bằng cấp đầy mình, chính là đức thày Lm John Flader của tờ The Catholic Weekly Sydney, vẫn chịu giảng giải trên báo, rất như sau:



“Có thể nói: lời kinh cô vừa trích dẫn, có nguồn gốc cũng rất xưa trong các Sách Lễ. Tra cứu kỹ, có vị tìm được câu ấy trong tài liệu tham khảo của thánh Hippolytus gọi là “Truyền Thống Tông Đồ” xuất hiện vào năm 215, khi ấy được dùng làm kinh cầu buổi chầu Thánh Thể. Bởi thế nên, đọc lời kinh ấy ta thấy mình được kết hợp với người anh, người chị trong Đạo vào thế kỷ thứ ba cũng như với tất cả mọi người từ đó đến nay.



Ngôn từ bản văn cổ có nói: “Hãy để phó tế đưa của lễ cho giám mục chủ sự. Khi ngài đặt tay lên lễ vật cùng với đoàn linh mục đồng tế, cứ để ngài nói lên lời cảm tạ: ‘Chúa ở cùng anh em’. ‘Và ở cùng thần khí ngài’. ‘Hãy nâng lòng lên’. ‘Tất cả hướng về Chúa’.’Hãy cảm tạ Thiên Chúa, là Chúa chúng ta’. ‘Thật là chính đáng và phải lẽ’.



Xem thế thì, lời xướng đáp đây gồm những câu được thấy trong bản dịch mới của thánh lễ bằng tiếng Anh, tức toàn bộ được rút từ bản tiếng La tinh của thánh Hippolytus. Nhưng các câu ấy có nghĩa gì?



Khi đọc lời chúc: “Chúa ở cùng anh chị em” xong, chủ tế xướng kinh bằng tiếng Latinh ‘Sursum corda’, tức: “Hồn ta ở bên trên” hoặc: “Tâm can ở trên cao”. Ý nghĩa này rút từ sách Cựu ước, trong đó nói: “Hãy nâng lòng và bàn tay với Thiên Chúa trên trời.” (Ai Ca 3: 41)



Thánh Âu Tinh có lần từng giảng: “Hãy nâng lòng ta lên để nó không bị rữa nát nơi mặt đất. Lời ngài cốt cầu mong cho chúng không bị rữa nát, nhưng đuợc cứu vớt.”” (Bài giảng 60, #7)



Trong thư gửi giáo dân ở Côlôsê, thánh Phaolô cũng viết: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới.” (Cô 3: 1-2)



Lời kinh vang vọng lời Chúa ở Bài Giảng Trên Núi khi Ngài phán: “Hãy tích trữ cho mình kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi. Vì kho tàng anh ở đâu, thì lòng anh ở đó.” (Mt 6: 20-21)



Chính vì thế, khi bước vào phần chính của thánh lễ, tức phần truyền phép Thánh Thể, người tham dự được mời gọi bỏ lại đằng sau tất cả những gì là thế gian để nâng lòng trí và tâm can lên cùng Chúa.



Cũng thế, ngôn từ của bài dạy trong sách lễ Rôma cũng nói: “Giờ đây ta bước vào trọng tâm và đỉnh cao của thánh lễ, tức lời truyền Thánh Thể, là lời cảm tạ và thánh hoá. Linh mục mời gọi người tham dự hãy nâng lòng mình lên cùng Chúa trong nguyện cầu cảm tạ.” (sđd 78)



Thánh Cyril thành Giêrusalem (315-386) có nói về nghi tiết này trong cuốn “Sách Phần để Khai Tâm” do ngài viết gửi cho tân tòng ở Giệrusalem năm 352, có dặn rằng: “Vị chủ tế cất cao lời cầu ‘Hãy nâng lòng lên!’, là vì: đây là thời khắc long trọng nhất để ta nâng lòng trí lên cùng Chúa, chứ không phải để ta đặt nó thấp ở dưới đất cùng với phẩm vật phàm trần, là để dạy ta bỏ lại dưới đất mọi ưu tư cùng lo lắn thể xác để nâng lòng mình lên chốn trời cao cùng Thiên Chúa là Đấng vô cùng rộng lượng. Khi ấy, ta sẽ thưa cùng ngài rằng: “Chúng con đang hướng về Chúa.” Nói cách khác, làm thế là ta đồng ý những gì vị linh mục nguyện cầu bằng cách công nhận việc ta đang làm. Vậy thì, ai đến dự lể để thưa cùng vị chủ tế bằng câu “Chúng con đang hướng về Chúa”, mà lòng trí lại vướng bận chuyện xác phàm là chuyện không phải.” (trích Sách Phần Khai Tâm #848d)



Tóm lại, điều này có nghĩa: quả là phải lẽ và chính đáng để ta cảm tạ lòng lành của Chúa đã vượt quá sự công bằng chính trực mà cứu vớt ta và đem ta về kết hợp cùng Ngài, để được làm con Ngài. Tức, những gì Chúa làm cho ta đều do lòng xót thương mẫn cán cho nên việc ta tạ ơn Ngài thật là phải lẽ.



Khi xướng câu này, ta tìm ra được lý lẽ để ca tụng ngợi khen và cảm tạ Chúa về việc Ngài dựng nên ta, và Ngài nhập thể làm người mà cứu chuộc ta nhờ Hội thánh, và ngang qua các phép bí tích. Ta cảm tạ Chúa ban cho ta có được lòng tin, sự sống, sức khoẻ, tài trí và gia đình rất yêu thương…



Tựu trung, ta có thể nói rằng: những gì tóm gọn trong lời xướng/đáp giản đơn xưa cổ ở thánh lễ quả là dồi dào, súc tích thật không kể.” (x. Lm John Flader, The Catholic Weekly, 17/7/2011 Question time tr. 11)



Như vẫn nói, mỗi lần có ai hỏi đấng bậc vị vọng phụ trách mục giải đáp thắc mắc mọi mặt trong Đạo, người nào cũng nắm phần chắc như “đinh đóng cột” và mãn nguyện. Mãn tâm nguyện, vì đấng bậc nhà mình thuộc giống giòng hào kiệt ở trời Tây. Rất nhiều năm kinh nghiệm. Bởi thế nên, lời giải mã của đức thày bao giờ mà chả chính mạch, đáng tin cậy.

Duy có điều, là: khi nghe lời giải của đức thày rồi, người đọc chắc chắn sẽ gật gù mà công nhận để rồi sẽ đi thẳng vào giấc mộng thiên thu, có Chúa có Mẹ đón chờ mình. Phần bần đạo, vẫn nghe quen những lời giải đáp như thế từ nhỏ, nay nhớ lại cũng vẫn gật gật gù gù không chỉ để đi vào giấc thiên thu mộng mị, đầy gật gật thôi, mà còn tìm ra được lời vui nơi câu hát ở bên dưới, rằng:



“Hãy ru nhau trên những lời gió mới,

Hãy yêu nhau cho gạch đá có tin vui.

Hãy kệu tên nhau trên gềnh dưới bãi

dù mai nơi này người có xa người.”

(Trịnh Công Sơn – bđd)



Hát lời này, bần đạo thấy: lời ca trên đã không đem mình vào chốn miền nhiều gật gù, cho bằng vẫn dẫn đưa ta về với lời vàng hôm xưa có thánh nhân vẫn khẳng định: “Thiên Chúa là Tình Yêu”, và “nâng lòng trí lên cùng Chúa” chính là nâng tâm hồn cùng với lời dặn dò vàng ngọc từ các thánh vẫn cứ bảo:



“Anh em hãy gớm ghét điều dữ,

tha thiết với điều lành;

thương mến nhau với tình huynh đệ,

coi người khác trọng hơn mình;

nhiệt thành, không trễ nải;

lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa.”

(Rm 12: 10-11)



Thể theo lời yêu cầu của thánh nhân mà thực hiện điều lành trong cuộc sống có lời nhủ khuyên: “hãy nâng lòng lên”, bần đạo lại dám thêm một đề nghị vào đoạn cuối buổi phiếm loạn chuyện cao siêu nhiệm mầu bằng truyện kể, rất dễ hiểu để còn nhớ, như sau:



“Truyện rằng:

Người con đi Đạo hôm ấy thấy lòng mình dâng cao lên với Chúa, bèn có lời thân thưa cùng Ngài như sau:

-Lạy Chúa Cha Nhân Từ, là Tình Yêu của con và của muôn người, hôm nay con nâng lòng lên với Tình Yêu Chúa để rồi sẽ thưa Chúa chuyện của con. Con thưa với Chúa là: con rất yêu vợ con. Yêu vô cùng tận đến độ nếu cô ấy có đau đầu đau óc, thì con đây xin đau thay. Nếu cô ấy rơi vào chốn buồn sầu lo lắng, thì con xin lắng đọng sầu buồn thay cho cô ấy. Và nếu cô phải chịu cảnh goá bụa nuôi con nhỏ, thì con đây xin chịu thay cho cô cảnh khổ ấy…

Nay con khẩn nài xin Chúa nhậm lời con cầu van, Chúa ơi! Chúa của con ơi!!”



Nâng lòng trí, thì ai mà chẳng nâng được. Nhưng, cũng chớ có nâng hoặc nhấc theo kiểu gật gật gù gù hoàn toàn đồng ý hoặc thất hồn như người trẻ nọ vẫn cầu như trên. Tóm lại, nâng gì thì nâng bạn mình hãy cứ nhớ mà nâng hồn và lòng mình với đấng bậc mình từng yêu dấu hoặc chưa yêu. Để rồi, Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu sẽ đoái hoài mà đỡ nâng hồn mình. Hồn người. Ở muôn nơi.



Trần Ngọc Mười Hai

vẫn muốn nâng lòng mình lên cao, lên cao mãi

đến độ gật gù chấp nhận

đi vào chốn ngủ vùi nhiều phút,

vào buổi cầu kinh, và giảng giải.
 
Khách Dự Tiệc Cưới Nước Trời
Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
20:47 08/10/2011
KHÁCH DỰ TIỆC CƯỚI NƯỚC TRỜI

Dụ ngôn về tiệc cưới được coi là những hình ảnh sống động nhất trong các dụ ngôn mà Chúa Giêsu nói về Nước Trời. Bởi tiệc cưới là sự vui vẻ, thân thiện và nhất là đề cập tới hạnh phúc của gia đình.

Trong tiệc cưới mà Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn hôm nay (x. Mt 22, 1-14). Khi đọc qua, ai cũng sẽ thấy dễ hiểu, vì Chúa Giêsu muốn ám chỉ về một dân tộc đã được mời gọi là dân Do Thái. Để tham dự tiệc cưới này, họ là những người được gọi là dân riêng của Chúa từ rất sớm. Nhưng khi những sứ giả là những tiên tri của Chúa sai đến thì người ta đã quá bận rộn và mải mê với những công việc mà xem ra chỉ phục vụ cho cuộc sống hưởng thụ phần xác. Còn có những người quá khích đã ném đá các tiên tri, và thậm chí giết các tiên tri, vì họ đã chối từ ân huệ, cho nên dân tộc Do Thái đã đánh mất đi quyền lợi lớn lao là trở thành Hội Thánh của Chúa Kitô.

Vậy “Tiệc cưới Nước Trời” gồm những thành phần nào?. Xin thưa, đó là những thành phần “đi ngang qua đường”, là chúng ta thuộc về mọi thời đại, bất luận già trẻ, lớn bé. Mỗi người đang đi ngang qua đường một cách hết sức là ngẫu nhiên mà lại được mời vào dự tiệc cưới, không ai có công lao hết. Tất cả là do tình thương và sự sắp xếp của nhà vua lo cho hoàng tử. Nhà vua lo cho hoàng tử đến nỗi sắm đầy đủ cả những áo cưới cho những ai đến dự tiệc. Có nghĩa là người ta chỉ có thể vào dự tiệc trong vui mừng, trong hân hoan. Bởi vì cả bộ áo cưới cũng đã được nhà vua sắm sẵn. Tiệc dùng lại càng sẵn sàng hơn. Có một điều làm chúng ta ngạc nhiên, đó là có một người kia đã không mặc áo cưới và khi vua đi ngang qua hỏi thì anh ta không thanh minh được gì. Bởi xuất phát từ sự khinh thường, anh ta đã không mặc áo cưới. Anh ta giữ tính ích kỷ riêng của mình và rõ ràng là ích kỷ, ý riêng là những gì không hòa nhập được với cộng đồng của xã hội. Vì thế, anh ta đã bị trói chân trói tay và bị ném ra ngoài. Anh ta không xứng đáng được dự tiệc cưới như trong dụ ngôn đã kết luận. Khi nghe, chúng ta thấy có một cái gì đó nghịch lý không ổn thỏa, vì anh ta đang đi đường, được mời vào dự tiệc cưới, rồi lại trói anh ta vứt ra ngoài đường. Tuy nhiên, dụ ngôn tiệc cưới ám chỉ về Nước Trời mà mỗi người chúng ta, những người đã được kêu gọi để trở thành một dân riêng của Chúa, được hưởng tiệc cưới của hoàng tử mà ngày nay chúng ta có thể kết luận một cách chắc chắn là Tiệc Cưới Con Chiên, trong đó, mỗi người chúng ta trở thành xương thịt của thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô. Mỗi người chúng ta đã trở thành gia đình của tiệc cưới đó. Vì thế, trước đó thì là những người đi đường, nhưng từ đây đã trở thành người nhà, đã trở thành Hội Thánh của Chúa Kitô. Và khi đặt trước vấn đề này thì không còn có chuyện thản nhiên ở ngoài đường nữa. Mỗi người vào dự tiệc cưới sẽ cảm nhận được:

- Thứ nhất là sự yêu thương quan phòng của Thiên Chúa;

- Thứ hai là tuân theo luật của Chúa đã ban hành.

Người coi thường và không giữ luật ấy, đương nhiên là bị phạt, và chúng ta dừng lại ở nơi đây để tìm hiểu thêm một vài khía cạnh khác mà dụ ngôn muốn nói tới.

Trước hết là chúng ta khám phá ra trong tiệc cưới hôm nay không nói đến cô dâu, chỉ nói đến tiệc cưới cho hoàng tử. Phải chăng mỗi người chúng ta được gọi là “hiền thê” của Chúa Kitô, được mời gọi từ những gì mà mỗi người một mục đích, mỗi người đi từ một con đường khác nhau để được vào dự tiệc cưới, không chỉ là khách mà còn đóng vai của cô dâu, là hiền thê dự tiệc cưới Con Chiên. Hiểu như vậy, chúng ta thấy đây là một tình thương sâu xa, một ân huệ lớn lao mà Thiên Chúa ban nhưng không cho chúng ta, để từ trạng thái là người đi đường trở thành hiền thê của Chúa Kitô, trở thành Hội Thánh của Chúa Kitô. Một ân huệ lớn lao như vậy, lẽ ra phải dành cho dân riêng của Chúa, là dân Do Thái được Chúa tuyển chọn từ đầu với Abraham, Isaac, Jacop. Nhưng vì dân tộc này đã khước từ sứ mệnh Thiên sai của con Thiên Chúa nhập thể làm người, đã khước từ ân huệ từ trời ban cho, cho nên chúng ta mới được thừa hưởng. Vậy ở khía cạnh này, chúng ta phải biết sống để tạ ơn Thiên Chúa và hiểu được vai trò của mình: từ nay không còn là kẻ đi qua đường nữa thì phải cư xử như thế nào trong tiệc cưới Nước Trời mà chúng ta được dự với tư cách là ruột thịt, là hiền thê.

Một khía cạnh thứ hai mà chúng ta khám phá ra ở nơi đây, trong bữa tiệc này, chẳng ai là có công lao hết!. Từ những chi tiết ban đầu, từ những nhu cầu cần thiết nhất, nhỏ nhất đều đã được quan phòng sắp xếp ổn thỏa. Dường như mỗi người vào đó mặc áo, dự tiệc, ăn uống linh đình, rồi được hưởng thụ. Do vậy đây là một ân huệ nhưng không Chúa ban cho chúng ta. Qua đó, chúng ta thấy rằng, người nào mà còn khước từ cả áo cưới nữa; người nào đã coi thường một tình thương rộng mở như vậy thì thật đáng phạt. Chúng ta không lấy làm bỡ ngỡ và không đặt mình làm “quan sát viên” ở bên ngoài để bình luận về người đi đường kia tự nhiên bị gọi vào, rồi bỗng nhiên bị trói chân trói tay và bị phạt nữa. Chúng ta chỉ còn biết tạ ơn, vì Chúa đã thương và ban ân huệ nhưng không cho mỗi người chúng ta.

Từ những gì kể trên, chúng ta khám phá ra rằng: Nước Trời là tình yêu. Nước Trời là hạnh phúc. Nước Trời được trao ban cho con người là một ân huệ nhưng không. Nước Trời được mời gọi với những gì mà Thiên Chúa đã định từ thủa đời đời. Cho nên người nào không đón nhận lòng tri ân và không mở rộng tấm lòng để hiểu ra tình của Người Cha thì người đó thật sự không chỉ là vô ơn tệ bạc mà còn đáng bị phạt. Điều phạt đó không phải là từ những gì nghịch lý và mâu thuẫn của vua thiết đãi tiệc nhưng nó mâu thuẫn nội tại từ chính những con người đứng trước những ân huệ lớn lao mà tự mình gây mâu thuẫn. Muốn hưởng thụ mà mình lại không tuân giữ nội qui. Muốn vào để được đón tiếp nhưng bản thân mình lại khinh thường ông chủ. Trong cuộc sống của chúng ta vẫn song song có những sự kiện như vậy. Người ta hưởng thụ mà người ta không biết ơn. Người ta muốn mình là tất cả mà người ta lại không lúc lắc ngón tay. Chúa Giêsu đã từng kết án những người ngồi trên tòa Môisê, dạy luật nhưng lại không muốn lúc lắc ngón tay lay thử (x. Mt 23, 4). Và Chúa gọi thứ bệnh đó là bệnh giả hình.

Người Kitô hữu hôm nay muốn thực sự được tham dự vào tiệc cưới Nước Trời, họ phải tránh cái việc đầu tiên là tội giả hình. Bởi tội này khiến người ta chỉ biết bề ngoài mà không biết bên trong, chỉ biết hưởng thụ mà không bao giờ chịu đóng góp, chỉ biết ý riêng của mình để phán quyết mà không biết lắng nghe. Còn mỗi người chúng ta là những người Kitô hữu đích thực thấy được Thiên Chúa đã đề cao hôn nhân trong Kitô giáo. Tiệc cưới Nước Trời hay là Chúa Giêsu Kitô yêu thương Hội Thánh như người chồng yêu thương người vợ là những hình ảnh được rút ra từ hôn nhân, và chính những hình ảnh ấy, cho chúng ta thấy được rằng tình yêu mà Chúa mời gọi chúng ta là một tình yêu hiến thân. Nước Trời mà Chúa mời gọi chúng ta tham dự là một sự từ bỏ. Từ bỏ con đường mình đang đi để vào dự tiệc. Từ bỏ ý riêng của mình, từ bỏ áo cũ của mình để mặc áo cưới, mặc áo mới mà vua đã định trước. Nước Trời là như vậy, chúng ta đừng kể công lao vì mình chẳng có gì để mà kể. Chúng ta cũng đừng nghĩ mình là những gì xứng đáng cho nên được chọn. Nhưng điều quan trọng là hãy biết lắng nghe và hãy biết cảm tạ tri ân. Tất cả chỉ có thế. Chúng ta khám phá ra rằng: Nước Trời sao đơn giản như vậy? Nước Trời là một sự cho không.

Trong Cựu Ước, tiên tri Isaia kêu gọi: “Rượu đây, hãy đến mà uống. Sữa đây, hãy đến mà uống. Không phải trả đồng nào” (Is 55, 1). Không ai có thể hiểu nổi. Còn bây giờ, chúng ta đã thấy, chứ không chỉ là hiểu. Chúng ta thấy và thấy rõ ràng. Một tiệc cưới như vậy vẫn đang tiếp tục trải ra trước mắt chúng ta. Một tiệc cưới như vậy vẫn đang tiếp tục thịnh soạn cho chúng ta mỗi ngày. Trong bí tích Thánh Thể, trong bàn tiệc Lời Chúa, trong mỗi lễ nghi cử hành cộng đồng. Chúng ta có nhận ra không? Chúng ta có tham dự với tất cả tấm lòng yêu thương và tri ân cảm tạ không? Chúng ta có thực sự đổi một để lấy nghìn lấy triệu không? Và đó chính là kết quả để hôm nay, bài học cuối cùng của chúng ta là, đừng giữ ý riêng, đừng chết trong con người ốc đảo ích kỷ của mình, đừng giữ bộ óc cũ mà không chịu mặc áo mới. Đừng giữ bầu da cũ, để rồi rượu mới đổ vào làm nứt bầu da và mất đi cả rượu.

Lạy Chúa Giêsu,

Tiệc cưới Nước Trời vẫn đang mở rộng trước mắt chúng con.
Xin đừng để ai trong chúng con đánh mất đi cơ hội và tình thương lớn lao này.
Nhưng cho chúng con được vào dự tiệc cưới Con Chiên
để chúng con an vui, hạnh phúc và hạnh phúc đời đời. Amen.


Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ba người phụ nữ Phi châu hoạt động tranh đấu nhân quyền được giả Nobel
Đồng Nhân
06:07 08/10/2011
Ellen Johnson Sirleaf, Leymah Gbowee và Tawakul Karman, những người đã chiến đấu không mệt mỏi để tổ chức bênh vực các phụ nữ về các quyền con người, chia sẻ giải Nobel Hòa bình năm 2011.



Ellen Johnson Sirleaf là chủ tịch của Liberia và là phụ nữ duy nhất được bầu làm tổng thống của nhà nước ở châu Phi. Bà đang hoạt động tái tranh cử một nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 11 tháng 10, so với 15 ứng cử viên khác. Bà học tại đại học Harvard và tốt nghiệp là kinh tế gia. Bà Sirleaf được đánh giá cao cho nỗ lực phát triển đã đạt được sau khi chiến tranh tàn phá dân Liberia 14 năm, và dự kiến ​​sẽ giành chiến thắng nhiệm kỳ thứ hai.



Bà Leymah Gbowee là một nhà hoạt động hòa bình châu Phi một nhân vật quan trọng trong tổ chức phong trào để mang lại một kết thúc chiến tranh dân sự lần II tại Liberia. Năm 2002, bà Gbowee đã bắt đầu các phong trào hòa bình bằng cách tổ chức phụ nữ cầu nguyện cho hòa bình thông qua các cuộc biểu tình bất bạo động và cầu nguyện.



Còn cô Tawakul Karman là một nhà báo người Yemen và là nhà các hoạt động nhân quyền, người có công tranh đấu thả các tù nhân chính trị trong nước của mình, tổ chức các cuộc biểu tình và ngồi chống đối. Một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất trong các cuộc biểu tình ở Yemen. Cô bị đe dọa giết và đã trở thành một lãnh đạo khối đối lập mùa xuân Ả Rập đang diễn ra hiện nay. Năm nay 32 tuổi và là mẹ của 3 con, cô là một trong những người trẻ tuổi nhất nhận giải thưởng Nobel.



Những người phụ nữ đã được trao giải thưởng vì họ "đấu tranh bất bạo động cho sự an toàn của phụ nữ và quyền của phụ nữ với sự tham gia đầy đủ trong công tác xây dựng hòa bình."



Việc công bố của ba phụ nữ được chia sẻ giải thưởng năm nay đến như là một bất ngờ, như một số ứng cử nổi tiếng đã được đồn đại sẽ được nhận giải, bao gồm Bradley Manning, Mark Zuckerberg và ngay cả Tổng thống Obama lần thứ hai.



Theo tin nội bộ, những người được nêu giới thiệu hàng đầu cho giải thưởng Hòa bình năm nay bao gồm Israa Abdel Fattah, đồng sáng lập của Phong trào Thanh niên Tháng Tư 6 tại Ai Cập, Tunisia blogger Lina Ben Mhenni, và Wael Ghonim, người điều hành Google bên Ai Cập



Các tên khác được nhắc đến gồm nhà vận động nhân quyền Afghanistan Sima Samar; nhà lãnh đạo đối lập Miến Điện và người đã đoạt giải Nobel trước tức bà Aung Sang Suu Kyi; Thủ tướng Zimbabwe Morgan Tsvangirai, và nguyên thủ tướng Đức Helmut Kohl (người luôn được đề cử từ nhiều năm).



Các tổ chức khác cũng có thể được trao tặng giải thưởng, gồm nhóm tranh đấu quyền công dân Nga nhóm Memorial, và Liên minh châu Âu (EU).



Việc đề cử người nhận giải thưởng do sự đề cử gồm nhiều thành phần như các học giả quốc tế, luật sư, người đoạt giải trước, Ủy ban Nobel và một số những người khác. Danh sách tên người đề cử không được công bố

trước, mặc dù một số bị rò rỉ bởi những người đã tiến cử tên người lãnh giải.



Người thắng giải do sự lựa chọn bởi một ủy ban được chỉ định của quốc hội Na Uy, và giải thưởng được trao trong một buổi lễ ở Oslo, năm nay diễn ra vào ngày 10/12/2011.



Thật kinh ngạc, Adolf Hitler, Joseph Stalin và Benito Mussolini cũng đã được đề cử cho giải thưởng hòa bình. Hitler đã được đưa ra vào năm 1939 bởi một thành viên của quốc hội Thụy Điển. Một cách khôn ngoan, sau này ông rút lui sự lựa chọn của mình. Stalin được đề cử trong năm 1945 cho những nỗ lực kết thúc chiến tranh thế giới thứ II. Mahatma Gandhi được đề cử năm lần nhưng không bao giờ giành được giải thưởng.



Trong đó đặt ra câu hỏi: những gì chính xác là những tiêu chí đoạt giải Nobel Hòa bình?



Ý muốn của Alfred Nobel xác nhận rằng rằng Giải Hoà Bình phải được trao cho "người có trách nhiệm thực hiện hoặc làm việc tốt nhất cho tình huynh đệ giữa các quốc gia, việc bãi bỏ hoặc giảm quân đội thường trực và cho việc tổ chức và xúc tiến của Đại hội hòa bình."



Chắc chắn, các giải Nobel Hòa bình thu hút tranh cãi. Việc nặng nề nhất chỉ trích là vào năm 1973 khi giải thưởng đã được trao cho Henry Kissinger và Lê Đức Thọ vì những đóng góp của họ các cuộc đàm phán hòa bình ở Việt Nam.



Nhiều người lấy làm khó hiểu khi Tổng thống Obama đã được trao giải thưởng trong năm 2009, chỉ hơn một năm sau khi cuộc bầu cử của mình.



Năm ngoái, sự lựa chọn của Trung Quốc bất đồng chính kiến ​​Liu Xiobo gây ra một cơn bão ngoại giao. Liu vẫn còn bị bỏ tù ở Trung Quốc về tội chính trị.



Các học giả tin rằng Alfred Nobel sáng lập ra giải thưởng Hòa Bình hàng năm một phần để giảm bớt ray rứt lương tâm của mình. Hầu hết các tài sản của ông đến từ việc sản xuất thuốc nổ dùng cho mục đích dân sự, nhưng phát minh của ông cũng dẫn đến những tiến bộ trong lĩnh vực quân sự.
 
ĐTC Biển Đức XVI với các Giám mục Indonesia: Cần sự hỗ tương giữa các tôn giáo và đối thoại liên tôn
Nguyễn Trọng Đa
09:18 08/10/2011
ĐTC Biển Đức XVI với các Giám mục Indonesia: Cần sự hỗ tương giữa các tôn giáo và đối thoại liên tôn

Ngài tiếp các Giám mục Indonesia thực hiện chuyến thăm Ad Limina ở Roma

ROMA – Ngày 7-10, tại Vatican, ĐTC Biển Đức XVI đã nói về tầm quan trọng của sự hỗ tương giữa các tôn giáo và đối thoại liên tôn, khi Ngài tiếp các Giám mục của Hội Đồng Giám Mục Indonesia đang thực hiện chuyến thăm Ad Limina (bên mộ các thánh Tông đồ) ở Roma.

Trong một đất nước với tín đồ Hồi giáo chiếm tới 90%, cộng đồng Công giáo chỉ chiếm 3% dân số, ĐTC Biển Đức XVI nêu ra "sự tha thứ, lòng thương xót và tình yêu trong chân lý" là các công cụ để "đáp trả mọi tình huống", và nhất là "vượt qua sự hiểu lầm và mất lòng tin".

ĐTC Biển Đức XVI cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ tương của Nhà nước Indonesia đối với Giáo Hội Công Giáo, khi nhắc lại rằng "Hiến pháp Indonesia bảo đảm nhân quyền cơ bản của sự tự do thực hành tôn giáo riêng của con người".

Ngải nói: “Sự tự do sống và rao giảng Tin Mừng không bao giờ có thể được trao cho như sự cấp phát, và phải luôn luôn được tiếp nhận cách chính xác và kiên nhẫn. Tự do tôn giáo chỉ đơn giản là quyền được tự do khỏi các ràng buộc bề ngoài. Nó cũng là quyền được là người Công giáo một cách tự động và đầy đủ, để tuyên xưng đức tin của mình, xây dựng Giáo hội và đóng góp vào công ích".

ĐTC Biển Đức XVI cũng khẳng định: "Tôi chỉ có thể khuyến khích các hiền đệ trong nỗ lực liên tục của mình, để thúc đẩy và hỗ trợ đối thoại liên tôn trong đất nước của các hiền đệ. Quốc gia của các hiền đệ, rất phong phú trong sự đa dạng văn hóa và có đặc tính là dân số đông, là nơi sinh sống của một số lớn tín hữu của nhiều tôn giáo khác nhau. Như vậy, người dân Indonesia có thể góp phần quan trọng vào việc tìm kiếm hòa bình, và sự hiểu biết giữa các dân tộc trên thế giới".

Cuối cùng, ĐTC Biển Đức XVI chúc cho việc huấn luyện Kitô hữu Indonesia, đặc biệt là các chủng sinh và tu sĩ, "luôn luôn được thích nghi với các sứ vụ được giao phó cho họ. Tôi tin rằng các hiền đệ, linh mục, tu sĩ và giáo dân của các giáo phận, sẽ tiếp tục làm chứng tá cho hình ảnh Chúa và việc nên giống Chúa nơi mỗi người nam nữ và trẻ em, khuyến khích họ cởi mở cho cuộc đối thoại, phục vụ hòa bình và hòa hợp. "

ĐTC Biển Đức XVI kết luận: “Quốc gia của các hiền đệ gồm có hàng ngàn hòn đảo. Tương tự như vậy, Giáo Hội tại Indonesia gồm có hàng ngàn cộng đồng Kitô hữu, ‘hòn đảo của sự hiện diện của Chúa Kitô’. Các hiền đệ và anh chị em hãy luôn hiệp nhất trong đức tin, đức cậy và đức mến, với nhau và với Đấng Kế vị thánh Phêrô”. (ZENIT.org 7-10-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Bờ Biển Ngà: Sự đóng góp của Dòng Đa Minh cho xã hội
Nguyễn Trọng Đa
09:18 08/10/2011
Bờ Biển Ngà: Sự đóng góp của Dòng Đa Minh cho xã hội

Dòng Thuyết giáo (OP) mừng 50 năm ngày hiện diện tại đất nước này

ROMA – Với buổi hòa nhạc ngày 8-10 và thánh lễ trọng thể ngày 9-10 tại Abidjan, Bờ Biển Ngà, các tu sĩ Dòng Đa Minh bắt đầu mừng Năm thánh (từ ngày 7-10 đến 22-7-2012), kỷ niệm 50 năm ngày Dòng Đa minh hiện diện ở đất nước này.

“Sự kiện này sẽ nêu ra toàn bộ lịch sử của Dòng Đa Minh", - Pierre Andre Aka, Chủ tịch Ủy ban truyền thông của sự kiện, giải thích trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhật báo "Bắc-Nam” (Nord-Sud) ở Bờ Biển Ngà. Ngài nhắc lại rằng Dòng Thuyết Giáo đã đến đất nước vào năm 1961, theo lời mời của Đức Hồng Y Bernard Yago.

Ngài nói rõ: "Đức Hồng y đã xin Dòng gửi đến một toán linh mục chuyên về giáo dục giới trẻ, để huấn luyện giới trẻ ở đây thành một giới trẻ năng động và có giáo dục. Ngài giao cho các vị công tác tuyên úy các trường đại học".

Kể từ đó, các tu sĩ Dòng Đa Minh đã gia tăng hoạt động của mình: rao giảng ở các giáo xứ, giảng tĩnh tâm, họp hàng tháng với các tu sĩ…

Pierre Andre Aka nhấn mạnh, vì vậy, trong suốt Năm Thánh người ta có thể nhìn lại công việc của Dòng Đa Minh. Ngài bình luận: “Đây sẽ là một dịp để xem Bờ Biển Ngà đã tiếp nhận các lợi ích gì, cũng như Tây Phi tiếp nhận lợi ích nào từ Dòng Đa Minh, qua các hội nghị và triển lãm ảnh". Tất cả mọi thứ sẽ được phân tích để xem những gì là tích cực hôm qua và hôm nay, và những gì người ta có thể cải thiện cho tương lai.

Ngài nói thêm, một giai đoạn sẽ tập trung vào công lý và hòa bình, để xem xã hội dân sự đã phát triển thế nào từ những gì Dòng Đa Minh mang lại, và làm thế nào xã hội này phục vụ cho hòa bình và gắn kết xã hội. (ZENIT.org 7-10-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Maldives: Một giáo viên công giáo Ấn Độ bị tù vì giữ sách Kinh Thánh và chuỗi Mân Côi
Phạm Kim An
17:09 08/10/2011
Maldives: Một giáo viên công giáo Ấn Độ bị tù vì giữ sách Kinh Thánh và chuỗi Mân Côi

Mumbai, Ấn Độ - Shijo Kokkattu, một người Công giáo Ấn Độ ở Kerala, bị giam tù ở Maldives hơn một tuần, bởi vì anh ta có một cuốn Thánh Kinh và một tràng chuỗi tại nhà anh. Cả hai mặt hàng này bị cấm trên quần đảo này.

Ông Sajan K George, chủ tịch Hội đồng toàn cầu các Kitô hữu Ấn Độ (GCIC), nói: “Việc thiếu công lý và mức độ bất khoan dung tôn giáo trên quần đảo được phản ánh bởi các hành động của chính phủ Maldives. Đây là hình thức tồi tệ nhất của việc đàn áp tôn giáo. Chính phủ Ấn Độ nên yêu cầu một lời xin lỗi cho việc đối xử tồi tệ với một trong những công dân của mình".

Hồi giáo là quốc giáo ở quần đảo Maldives. Không có tự do thờ phượng ở đây. Trong năm 2008, một tu chính hiến pháp không cho người ngoài Hồi giáo có quyền làm công dân của Maldives.

Shijo, 30 tuổi, đã dạy học tại Trường Raafainu trên đảo Raa trong hai năm qua. Gần đây, trong khi gửi chuyển một số dữ liệu từ ổ đĩa của anh đến máy tính xách tay của trường, anh vô tình sao chép các bài hát kính Đức Mẹ và một ảnh tượng Đức Mẹ vào hệ thống. Một số giáo viên báo cáo sự việc cho cảnh sát, và cảnh sát đã đột kích vào nhà anh, và tìm thấy một cuốn Thánh Kinh và một tràng hạt trong nhà.

Trường hợp của anh Shijo Kokkattu cho thấy nghịch lý của Maldives, một quốc gia "tuyên bố là một điểm đến du lịch lớn, nhưng lại bắt giữ những người vô tội", - ông George nói. Ông nói thêm: “Điều này cho thấy sự bất khoan dung và phân biệt đối xử đối với các người ngoài Hồi giáo, cũng như các hạn chế của đất nước về tự do lương tâm và tôn giáo".

Chủ tịch Hội đồng toàn cầu các Kitô hữu Ấn Độ (GCIC) giải thích: "Tự do tôn giáo vẫn còn là một điều cấm kỵ trên quần đảo này. Người Hồi giáo từ chối tất cả các hình thức thờ phượng khác với các hình thức đã được nhà nước phê duyệt. Làm điều ngược lại có nghĩa là bị bắt. Việc quỳ gối, chấp tay hoặc sử dụng các biểu tượng tôn giáo, chẳng hạn thánh giá, nến, hình thánh hoặc bức tượng có thể dẫn đến hành động của chính quyền”.

Đối với ông George, "Tất cả điều này là rõ ràng vi phạm nhân quyền phổ quát. Nếu người Hồi giáo sống ở các nước không theo đạo Hồi có thể hưởng các quyền tôn giáo, tinh thần hỗ tương có thể áp dụng cho các nước, như quần đảo Maldives và Saudi Arabia”. (AsiaNews 7-10-2011)

Phạm Kim An
 
Top Stories
Brazilian Archbishop: All Christians Are Missionaries
Zenit
07:18 08/10/2011
October Is Month Dedicated to Missions

RIO DE JANEIRO, Brazil, OCT. 7, 2011 (Zenit.org).- Part of being a Christian is to be a missionary, the Archbishop of Rio de Janeiro is underlining as the Church begins to live the month of October, traditionally dedicated to missions.

Archbishop Orani João Tempesta posted an article on the Web site of the archdiocese at the end of September, noting that during October the Church reflects on missions and the rosary.

These two subjects, he said "complement one another because we need an intense spiritual life and prayers to live a life of witness to the Risen Christ, and to proclaim him to the people of our time."

Archbishop Tempesta focused especially on the subject of missions, pointing out that as Christians, we are "essentially missionaries."

The fundamental mission of the Church "is always that of proclaiming the Word of God that resonates in the hearts of the faithful, witnessed and lived, which must appear in the whole life of the people of God," he explained. "All of us become followers and missionaries from the Grace we received from God through holy baptism.

"Perceived from knowledge of the Grace of God, adopted in the heart of those who seek the solidity of divine revelation in their lives, is the necessity of the mission.

"It is also the Church's mission to denounce everything that is contrary to the Word of God, such as injustices caused by private interests that derail the Christian course."

"To be a missionary is, in the first place, a great commitment that the Christian assumes in favor of the realization of the Kingdom of God, in which creatures created by him must proclaim and give witness of their faith, leading all people to knowledge of the Word of life that cures, liberates and saves," the archbishop continued.

"To be missionaries is, before anything else, the act of assuming the faith in its plenitude, in a lively dynamic of acceptance of one's vocation," he added.

"In these times of great difficulties for the mission of the Church, which suffers different persecutions in the world, it isn't easy to 'be disciples,' it's not simple to be present in society in which a minority prefers 'to forget God,'" said Archbishop Tempesta.

"In discerning 'the signs of the times,' we see the need of a new evangelization and the courage to proclaim what we believe and the importance of the values proclaimed by missionaries," he added.

Home missions

Often it is thought that to be missionaries "it is necessary to enter a religious order and to profess vows to be sent to a distant land and work in the evangelization of brothers," continued Archbishop Tempesta.

Of course, he acknowledged, "there is this type of missionary work in the life of the Church," thanks to "our brothers who give their life in proclaiming and witnessing the Gospel in places where Christ has yet to be proclaimed."

However, the archbishop continued, mission is inherent "to all the baptized," and "we must act as true missionaries in the surroundings in which we live, beginning with our family and community, in which we exercise our apostolate."

Thérèse of Lisieux (1873-1897), he noted, "never left the Carmel, but she was a great missionary, enlightened by her continuous prayers, by her missionary spirit, which she bore as restlessness in her heart, and from the depth of her love for God."

In this context, the archbishop stated, the month of October is a time "to reinforce the action of prayer and contribute to the good outcome of the work of missionaries who are on mission in lands very distant from their country or city of origin," in addition to "the opportunity to enable our daily mission to supply the necessary effects in the hearts of all the faithful, so that they will proceed seeking increasingly closeness with God."

"For all of us, the mission consists in the fact of having to embrace the proposal that God made to us at the moment in which, moved by unconditional love, he gave us life," reminded the archbishop of Rio de Janeiro. "You, also, be a missionary of Jesus Christ."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Người Mẹ La Mã, Bến Tre
Lm Francis Lý văn Ca
06:06 08/10/2011
Viết tiếp về: Người Mẹ La Mã, Bến Tre

Sáng nay thứ Bảy, ngày 8.9.2011, vào Vietcatholic đưa bài lên Trang Dẫn Lễ, tôi đọc thấy bài viết về Lễ Đức Mẹ Mân Côi và kỷ niệm 61 năm Bức Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp tại họ đạo La Mã - Bến Tre, tác giả Anmai, CSsR với lời dẫn vào bài viết như sau:

“BẾN TRE - Hôm nay, 7 tháng 10, Lễ Đức Mẹ Mân Côi cũng là kỷ niệm 61 năm ngày Mẹ lộ hình nơi bức ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp tại họ đạo La Mã - Bến Tre, con cái của Mẹ khắp nơi lại tề tựu về bên ảnh Mẹ…”

Kỷ niệm 61 năm ngày Mẹ LỘ HÌNH nơi bức ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp tại họ đạo La Mã - Bến Tre… làm tôi sực tỉnh và cảm nhận đã 61 năm qua chính Ảnh Mẹ LỘ HÌNH nầy qua lời khẩn cầu của cha mẹ mà tôi tưởng rằng mình đã chết mà nay vẫn còn sống đã qua 61 năm 10 tháng tính từ ngày Ảnh Mẹ Lộ Hình và qua bài viết của tôi còn lưu lại trên Vietcatholic.net cho đến hôm nay để phần nào xác định biến cố của Mẹ Lộ Hình nơi Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp – Họ Đạo La Mã – Bến Tre mà cha mẹ của tôi đã ‘Chuộc’ đem về sau khi dâng tôi cho Đức Mẹ H.C.G. Họ La Mã Bến Tre - Trong bài viết vẫn còn hình đính kèm (trắng đen) đã hơn 60 năm - mà tôi vẫn còn giữ và treo trong phòng làm việc cho đến hôm nay.

Cách nay hơn 3 năm, tôi có dịp trở về Quê Mẹ và đã sang Họ Đạo La Mã, Bến Tre cùng với vài người ’học trò’ dẫn lối. Ngẫm nghĩ lại 58 hay 59 năm về trước, khi còn là một em bé ‘bị bệnh nan y’ được cha mẹ bồng ẳm bơi ghe từ Vàm Kỳ Hôn sang mãi Bến Tre… để khẩn cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp…. Rồi 58, 59 năm sau người con đó trở về ‘đơn độc’ từ một phương xa… để tìm hình ảnh Người Mẹ ‘Lộ Hình’ để ‘Tạ Ơn và Đền Ơn’ và đã nhìn thấy những ngổn ngang của một công trình đang xây dựng dở dang, giữa cát bụi mù mịt và những đổ nát của một thời quê hương chinh chiến còn lưu lại vết tích. Đứng nhìn Ảnh Mẹ giữa những ngôn ngang của gạch đá… chạnh lòng nhớ lại những ngỗn ngang của cuộc đời và thời gian đã hơn 60 năm… Mẹ vẫn LỘ HÌNH qua ánh mắt hiền từ của một Người Mẹ Nhân Ái. Tạ ơn Mẹ đã ban tôi còn sống để tiếp tục truyền bá lòng Sùng Kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, La Mã - Bến Tre.

Rồi, khoảng 2 năm sau, người con đó cũng lại trở về và cùng với một nhóm nhỏ trong Đoàn Hành Hương trong năm nay, xin được dâng một thánh lễ đầu tiên trong Ngôi Thánh Đường thật dễ thương ấm cúng sau gần 60 năm nhận ơn chữa lành qua sự khẩn cầu của cha mẹ. Trong thánh lễ đầu tiên nơi Thánh Đường Dâng Kinh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp, với những người bà con còn sống sót trong gia đình từ họ đạo Thủ Ngữ, Quới Sơn-Kinh Điều cùng tháp tùng và Nhóm Hành Hương từ Úc, người con được Mẹ cứu có dịp kể lại chứng tích lịch sử của đời mình qua những thăng trầm của cuộc sống trong thời chiến tranh và những năm tháng sống xa Quê Cha Đất Mẹ.

Đã mấy lần, tôi có dịp liên lạc với Lm Thomas Trần Quốc Hùng, CSsR phụ trách Nhà Thờ Họ La Mã Bến Tre, bày tỏ ước muốn Hành Hương đến họ đạo La Mã… Cha Thomas Hùng cũng đã nhiều lần mời tôi cùng đồng hành với các Đoàn Hành Hương của Giáo Xứ hay Giáo Phận những dịp Hành Hương thường niên, nhưng tôi không thể thực hiện được do những hoàn cảnh và điều kiện... Chính vì thế cả 2 lần chúng tôi thực hiện việc Hành Hương thì Cha Thomas Hùng đều bận ‘Công Vụ’ nhưng bù lại phái đoàn chúng tôi được các Dì tiếp đón thật niềm nở và mãn nguyện nhất là được dâng lễ Tạ Ơn Mẹ Hằng Cứu Giúp mà cách nay 60 năm tôi chỉ là một đứa bé ‘bị bệnh nan y’ được cha mẹ cuốn tròn trong vải băng như đòn bánh tét để nằm trên bàn thờ có Ảnh Mẹ Lộ Hình. Người con đó đã sống và đã dang đôi tay dâng tiến chính ‘Con Mẹ Hằng Cứu Giúp’ trên bàn thờ làm ‘Hy Lễ Cứu Độ Trần Gian’.

Viết đến đây, tôi nhớ đến những câu mà Cha Thomas Hùng đã gởi cho tôi cách nay hơn 1 năm qua một email như sau:

"Khi Dòng Chúa Cứu Thế rước Linh Ảnh Mẹ về Sài Gòn, con có đọc bài: "viết về Một người Mẹ" của Cha và con đã nhờ ‘Trên Ấy’ tìm Address giúp con, nhưng có lẽ thầy thư ký đã quên sao đó… Nhờ... $AUD đó cũng giúp con trang trải khá nhiều việc; vì khi đó con vừa về họ đạo chưa quen biết ai và cũng ít người biết tới nơi ‘Hành Hương Một Thời Danh Tiếng Nầy’. Phải có những viên gạch đầu tiên đó thì mới có ngày hôm nay; vì thế con nói luôn cảm thấy mắc nợ Cha lời cám ơn là vì vậy…”

Nhìn hình ảnh của họ đạo La Mã hôm nay, tôi tin chắc rằng đã có rất nhiều bàn tay - đặc biệt là những người hay gia đình đã ‘Thọ Ơn Mẹ’ - chung sức tiếp nối nhau xây dựng Trung Tâm Hành Hương của họ đạo La Mã. Ngoài ra, chúng ta cùng tạ ơn vì biết bao Ân Nhân và Giáo Dân Xa Gần, kẻ của người công góp phần trang điểm Đất Mẹ La Mã, Bến Tre qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nhất là những anh chị em giáo dân ở địa phương, quý Linh mục, Tu Sĩ coi sóc quản lý Trung Tâm Hành Hương nầy.

Nếu đã có tâm tình yêu mến Mẹ, cho dù không thể đến nơi mình mong muốn được đến vi hoàn cảnh hay sức khoẻ không cho phép, nhưng chúng ta có thể làm những cách thức, những phương tiện để tôn kính Mẹ hay hiệp thông với anh chi em, cộng đoàn Hành Hương trong những dịp lễ kính Mẹ mà điều kiện của gia đình hay cá nhân có thể thực hiện được chẳng hạn như…

Để cùng Thông Hiệp với cuộc Hành Hương của đông đảo giáo dân như đã đăng trên Vietcatholic là: “Con cái của Mẹ khắp nơi lại tề tựu về bên ảnh Mẹ…”, chúng tôi khoảng 40 giáo dân trong giáo xứ tổ chức ngày Hành Hương Kính Viếng Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ ở Bullsbrook, Tây Úc chính trong ngày lễ Kính Đức Mẹ Mân Côi 8.9.2011 cùng ngày Hành Hương Kỷ Niệm 61 Năm Ảnh Mẹ Lộ Hình tạo họ đạo La Mã, Bến Tre trong tâm tình ‘Hiệp Thông Thiêng Liêng’.

Trong cuộc Hành Hương nầy, chúng tôi liên kết những ‘Hoa Hồng Mân Côi’ nơi hang đá ‘Kính Mẹ Hiện Ra’ để cùng chuẩn bị với Mẹ dâng ‘Hy Lễ Con Mẹ Trên Bàn Thờ Thập Giá - Thánh Lễ’. Sau cơm trưa Đoàn Hành Hương tiếp tục đi thăm 1 giáo xứ miền quê cách Trung Tâm Hành Hương Bullsbrook khoảng 50 cây số. Dịp nầy giáo dân cảm nghiệm được sự hy sinh của những linh mục coi sóc các họ đạo miền quê. Mỗi cuối tuần phải lái xe từ 100 đến 200 cây số để dâng những thánh lễ ở các họ đạo trong phạm vi coi sóc mục vụ của các ngài.

Đặc biệt trong Ngày Hành Hương nầy, những Hành Hương viên nhận được những chuỗi Mân Côi do một gia đình của giáo dân, cho dù chị đang bị bệnh…. Không tham dự được chuyến hành hương, nhưng mỗi ngày, mỗi giây phút Mẹ cho chị được tạm khoẻ trong người… chị làm những tràng hạt Mân Côi và ‘Dâng Tặng’ cho những ai có lòng ‘Yêu Mến Mẹ Maria’. Hơn 400 tràng hạt Mân Côi chị dâng tặng cho Nhóm Hành Hương và đã được làm phép trước khi kết thúc Thánh Lễ và mỗi Hành Hương Viên muốn nhận cho chính mình hay gia đình bao nhiêu tùy thích với điều kiện là cầu nguyện cho chị được ơn chữa lành và Lần Hạt Kính Mẹ Yêu. Theo tôi được biết là chị đã làm rất nhiều tràng hạt Mân Côi và biếu tặng cho những ai yêu mến Mẹ và yêu thích sự Lần Hạt Mân Côi, không phải chỉ có 400 chuỗi Mân Côi mà chúng tôi đã nhận lãnh nơi chị trong ngày Hành Hương Kính Mẹ Mân Côi.

Viết đến đây tôi sực nhớ một câu chuyện “Cánh Hoa Nhỏ của Đức Trinh Nữ Maria”. Có thể đây là bản văn dịch lại từ một tác phẩm ngoại quốc, cho nên cách hàng văn khi đọc chúng ta sẽ có cảm nhận đây là bản dịch. Tôi không nhớ là của tác giả nào lại càng không nhớ câu chuyện nầy tôi đã ‘sao-chép’ lại từ cuốn sách nào khi tuổi càng cao…. Tôi chỉ xin trích dịch để nói lên tâm tình yêu mến Mẹ Maria và Chuỗi Mân Côi trong tháng Kính Mẹ Thánh Mân Côi và phần nào hướng về Họ Đạo La Mã, Bến Tre nhân dịp kỷ niệm 61 năm Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp Họ Đạo La Mã Bến Tre Lộ Hình 1950-2011. Vì năm 1950 được ghi trong lịch sử Ảnh Mẹ Lộ Hình đã gắn liền với với năm của đứa con mà chính Mẹ đã ‘Cứu Tử Hoàn Sinh’.

CÁNH HOA NHỎ CỦA ĐỨC NỮ TRINH MARIA

Câu chuyện cuộc đời cánh hoa bé nhỏ của Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Cô thiếu nữ Ý có tên Margherita. Margherita là đứa con ngoan thảo của Đức Mẹ. Cô là thành viên Hội Đức Bà Vô Nhiễm Nguyên Tội. Cô tận hiến toàn thân cho Đức Mẹ. Trọn ngày sống của cô thuộc về Đức Mẹ MARIA.

Chỉ có điều đáng nói và cũng là lý do gây bối rối không ít trong tâm hồn thơ trắng và nơi lương tâm bén nhạy của cô gái. Margherita tự suy xét và tự đặt lại vấn đề tình yêu chân thật đối với Hiền Mẫu Thiên Quốc. Margherita tự hỏi:

- Làm sao mình có thể tuyên bố yêu mến Đức Mẹ khi mình không ưa thích lần hạt Mân Côi, lời kinh rất đẹp lòng Đức Mẹ?

Thật thế, Margherita không tài nào đọc trọn tràng kinh Mân Côi. Cô cũng không thể hiểu được tại sao các tín hữu Công Giáo lại yêu thích lần chuỗi Mân Côi. Margherita không thích lần hạt nên cũng không để yên người khác lần hạt. Cô gái tìm cách phá rối các buổi lần hạt Mân Côi chung.

Thế nhưng, Margherita không bỏ qua ngày nào mà không đọc ít nhất 10 kinh Mân Côi. Margherita thường phân chia 50 kinh Mân Côi thành nhiều lần, khi thì 10 kinh, lúc khác lại 5 kinh. Lúc khác nữa cũng chỉ có 5 kinh. Tràng chuỗi Mân Côi phải góp nhặt nhiều lần mới trọn 50 kinh.

Một ngày, với sự đồng ý của Cha Linh Hướng, Margherita quyết định làm tuần tĩnh tâm nơi Cộng Đoàn các Nữ Tử Đức MARIA. Cô gái thật yêu thích bầu khí thinh lặng. Chỉ điều duy nhất khiến cô gái khó chịu. Đó là các nữ tu lần hạt Mân Côi liên miên. Ngoài việc lần hạt chung nơi nhà nguyện, các Chị còn đọc kinh Mân Côi trong lúc làm việc. Một ngày từ sáng đến tối, các nữ tu đọc không biết bao nhiêu là tràng kinh Mân Côi. ”Làm sao mà các Chị lại có thể đọc kinh Mân Côi nhiều đến thế?” Cô gái ngạc nhiên thắc mắc tự hỏi.

Một ngày rồi hai ngày qua, Margherita bắt đầu bị cuốn hút vào lời kinh Mân Côi. Margherita cố gắng lần trọn tràng kinh Mân Côi. Rồi lại lần nhiều tràng chuỗi 50 trong cùng một ngày. Hẳn cố gắng của cô làm vui lòng Đức Mẹ nên Đức Mẹ đã ban cho thiếu nữ một phúc lành.

Một hôm Margherita gặp chị Maria Vittoria người Phi châu đang sung sướng nô đùa với các bông tuyết trắng tinh ngoài trời. Margherita cất tiếng hỏi:

- Bộ chị thích tuyết lắm hả? Chị đến từ một xứ nóng, vậy thì tuyết không làm chị bị lạnh run sao?

Chị nữ tu dịu dàng đáp:

- Nếu tuyết trắng cũng nóng y như mặt trời xứ Phi Châu, thì đâu còn công phúc gì nữa khi vui chơi cùng tuyết?

Câu trả lời của chị Maria Vittoria như gieo luồng sáng mới trong tâm trí cô thiếu nữ

Bước vào nhà, Margherita gặp chị Maria Giuseppina, người Hòa-Lan, đang ôm một chồng sách. Cô gái đi theo chị nữ tu vào thư viện lấy sách rồi cất tiếng hỏi:

- Chị à, làm sao chị có thể học và đọc được tất cả các sách này? Tiếng Ý là ngôn ngữ rất khó đối với chị, và chị mới đến đây có vài tháng?

Chị nữ tu Hòa-Lan âu yếm nhìn Margherita và đáp:

- Em à, nếu mọi cái đều dễ dãi trơn tru thì chúng ta đâu có dịp thu góp bó hồng làm quà hy sinh dâng lên Hiền Mẫu Thiên Quốc dấu ái của chúng ta?

Câu nói của chị Maria Giuseppina như nốt nhạc cuối kết thúc bản nhạc mà Đức Mẹ MARIA muốn âu yếm trao tặng đứa con ngoan thảo Margherita.

Cô gái hiểu rằng, khi lần hạt Mân Côi chúng ta không tìm kiếm trước tiên nỗi dịu ngọt cùng niềm an ủi cho chính mình, nhưng là tìm kiếm niềm vui cho Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ. Các lời kinh Mân Côi càng đòi hỏi hy sinh càng làm đẹp lòng Đức Mẹ!

++++++++++++++

... Câu chuyện xảy ra ngày 10-3-1615 khi Linh Mục Olgivie nhà thừa sai vĩ đại bước lên đoạn đầu đài. Cha bị hành quyết tại Glasgow vì tội dám rao giảng Tin Mừng của Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Lúc lên tới nơi, Cha âu yếm nhìn đám đông đang có mặt. Cha muốn gởi lại di vật thân yêu cuối cùng của cuộc đời truyền giáo. Đó là tràng chuỗi Mân Côi.

Tràng chuỗi Mân Côi cũng là chứng tích cho Đức Tin Công Giáo tinh tuyền của Cha. Cha lấy tràng chuỗi Mân Côi rồi mạnh tay ném thẳng vào đám đông. Tràng chuỗi rơi nhằm một người trẻ Hung-Gia-Lợi theo hệ phái Tin Lành Calvin, lâu nay vẫn ghét cay ghét đắng vật thánh này.

Chàng thanh niên cảm thấy sững sờ. Khi đôi tay chàng chạm đến tràng chuỗi Mân Côi lòng chàng xúc động mạnh. Sau đó chàng tìm hiểu giáo lý và xin gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Quả thật, Tràng chuỗi Mân Côi có sức mạnh thiêng liêng hoán cải tất cả những ai được diễm phúc chạm đến nó.

Thay Lời Kết

Lời nhắn nhủ của Mẹ vẫn còn văng vẳng đâu đây, ơn của Chúa đủ cho ta, gương các thánh cũng sẵn đó, các bí tích cũng sẵn đó... như ông vua mở tiệc cưới cũng đã sẵn sàng như chúng ta nghe trong bài Tin Mừng của Chủ Nhật 28 Mùa Quanh Năm A, nhưng sự định đoạt là do ở nơi mỗi người trong chúng ta. Nếu muốn trở thành người tốt thì hãy sửa đổi để được nên tốt hơn như lời Mẹ nhắn nhủ ở Fatima. Sự lựa chọn đó ở trong tầm tay của chúng ta. Nhưng có một điều là chúng ta không thể lựa chọn tùy ý được, đó là đứng yên tại chỗ. Con người chúng ta sẽ trôi như giòng đời, và trôi về bên nào là do sự phản ứng thuận hay nghịch của chúng ta trước lời mời gọi của Thiên Chúa và Mẹ Maria.

Ước ao mỗi người trong chúng ta có thể rút ra những điều cụ thể để áp dụng vào đời sống đạo đức hằng ngày cho chính mình và gia đình. Xin Chúa Thánh Thần mở đôi tai, để nghe thấy tiếng mời gọi của Chúa và lời nhắn nhủ của Mẹ từ ái, mở trái tim để đón nhận ân huệ từ trời cao qua sự cầu bầu của Mẹ Maria, Mẹ Hằng Cứu Giúp, La Mã, Bến Tre và sau cùng là được dự phần bàn tiệc thân mật trong Nước Trời bên Ba Ngôi Thiên Chúa với Mẹ Maria mà chúng ta tôn kính trên dương thế và triều thần thiên quốc, trong đó có những người thân yêu của chúng ta, đặc biệt là những ai đã ‘Dẫn Dắt - Giới Thiệu’ chúng ta đến gặp người Mẹ Hiền Yêu Dấu: Maria, Mẹ Hằng Cứu Giúp, họ đạo La Mã - Bến Tre. Amen.

Giáo Xứ Lockridge, Perth - Tây Úc

Mùa Hoa Mân Côi 2011

Hướng Vọng Về Họ Đạo La Mã-Bến Tre

Lm Francis Lý văn Ca
 
Hội nghị Thường niên Kỳ II-2011 Hội đồng Giám mục Việt Nam: Thư gửi Cộng đồng Dân Chúa
HĐGMVN
10:48 08/10/2011
Hội nghị Thường niên Kỳ II-2011 Hội đồng Giám mục Việt Nam: Thư gửi Cộng đồng Dân Chúa

"...Chúng tôi đề nghị với tất cả anh chị em chương trình mục vụ kéo dài 3 năm (2012–2014) với những điểm nhấn như sau: Năm 2012: Hiểu biết và sống mầu nhiệm Giáo Hội; năm 2013: Vun trồng và củng cố sự sống hiệp thông trong Giáo Hội; năm 2014: Hiệp thông để thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Chủ đề của mỗi năm sẽ được khai triển theo ba nhịp chính trong đời sống Giáo Hội: Tuyên xưng đức tin, cử hành đức tin, sống đức tin" (trích thư, số 3).

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Sơ tuyển bầu ứng viên Tổng thống Pháp
Hà Minh Thảo
06:00 08/10/2011
SƠ TUYỂN BẦU ỨNG VIÊN TỔNG THỐNG PHÁP

Trong phiên họp ngày 11.05.2011, Hội đồng Tổng trưởng Cộng hòa Pháp đã ấn định Tổng Tuyển cử nhiệm kỳ 2012-2017 vào ngày Chúa nhật 22.04.2012. Nếu không có ứng cử viên đạt được đa số phiếu tuyệt đối thì phải tổ chức vòng hai vào ngày Chúa nhật 06.05.2012.

Trong khi đảng cầm quyền Liên hiệp vì một Phong trào Nhân dân (UMP, Union pour un Mouvement Populaire) hữu phái, một cách hợp lý vì thành quả được xem như tốt trong nhiệm kỳ sắp chấm dứt, sẽ đề cử Tổng thống Nicolas Sarkozy một lần chót theo qui định của điều 6 Hiến pháp được tu chỉnh ngày 23.07.2008, đảng Xã hội (PS, Parti Socialiste), tả phái, vì có nhiều đảng viên muốn đại diện đảng để ứng cử Tổng thống năm 2012.

I.- SƠ TUYỂN CÔNG DÂN (Primaires citoyennes).

Khác với các cuộc sơ tuyển đảng Xã hội năm 1995 và 2006, lần sơ tuyển năm 2011 được mở cho mọi cảm tình viên tả phái. Do đó, danh xưng được đổi là Sơ Tuyển Công dân được tổ chức ngày 09.10.2011 và, nếu cần, vòng hai vào ngày 16.10.2011 giữa hai ứng cử viên dặt số phiếu cao nhất.

Lần đầu tiên một đảng chính trị Pháp mời gọi mọi công dân, kể cả người ngoại quốc hay không phải là đảng viên, tham gia chọn ứng cử viên đại diện đảng tranh cử Tổng thống qua một cuộc bầu cử toàn quốc.

II.- ỨNG CỬ VIÊN.

A. Điều kiện.

- dĩ nhiên, những người này phải hội đủ các điều kiện để ứng cử Tổng thống ;
- chỉ các ứng viên đảng Xã hội cần phải có sự giới thiệu (parrainage = đỡ đầu) lựa chọn : 5% số dân biểu, nghị sĩ tức 17 người ; 5% các thành viên Hội đồng quốc gia đảng Xã hội tức 16 người ; 5% các nghị viên vùng hay tỉnh tức 100 người, 5% các thị trưởng những thành phố có trên 10.000 dân, trong ít nhất bốn vùng (région). Mỗi vị này chỉ được phép giới thiệu một ứng cử viên mà thôi. Đảng viên các đảng khác do chính đảng đó giới thiệu.
- đơn xin tham dự sơ tuyển phải nộp trong thời hạn từ ngày 28.06.2011 đến ngày 13.07.2011.

B. Danh sách chính thức.

1. Martine Aubry, 61 tuổi, Bí thư thứ nhất đảng Xã hội, Cựu Tổng trưởng 1997-2000, Thị trưởng thành phố Lille.

2. Jean-Michel Baylet, 64 tuổi, Chủ tịch đảng Cấp tiến Tả phái (Parti radical de gauche, PRG), Cựu Tổng trưởng, Chủ tịch Hội đồng Tỉnh Tarn et Garonne.

3. François Hollande, 57 tuổi, Chủ tịch Hội đồng Tỉnh Corrèze, Dân biểu, Cựu Bí thư thứ nhất đảng Xã hội.

4. Arnaud Montebourg, 48 tuổi, Chủ tịch Hội đồng Tỉnh Saône-et-Loire, Dân biểu.

5. Ségolène Royal, 58 tuổi, Ưùng cửũ viên Tổng thống vòng hai 2007, Cựu Tổng trưởng và Dân biểu, Chủ tịch Hội đồng Vùng Poitou-Charentes.

6. Manuel Valls, 49 tuổi, Dân biểu, Thị trưởng thành phố Evry.

Sáu ứng cử viên đã có 3 cuộc tranh cử trên các hệ thống truyền thanh và truyền hình ngày15 và 28 tháng 09 và 05.10.2011. Nếu có vòng hai, hai ứng cử viên tham dự sẽ tranh cử ngày 12.10.2011 trên France Télévisions.

III.- CỬ TRI.

A. Điều kiện. Được tham gia đầu phiếu :

1. Tất cả công dân Pháp đã ghi tên trong danh sách cử tri trước ngày 31.12.2010.

2. Các vị thành viên công dân Pháp sẽ đủ 18 tuổi để bầu Tổng thống vào ngày 22.04.2012 hay là thành viên đảng Xã hội, đảng Cấp tiến Tả phái và những Phong trào Trẻ (Mouvement des jeunes) thuộc 2 đảng này.

B. Khi đầu phiếu, mỗi cử tri phải :

1. Xuất trình thẻ căn cước hay thông hành (passport) của mình.

2. Đóng góp tối thiểu 1 euro cho chi phí tổ chức sơ tuyển này. Nếu có vòng 2, không phải nộp nữa.

3. Ký vào một bản hiến chương (charte) tuyên dương những giá trị của tả phái. Sau đó, những bản này sẽ bị tiêu hủy với sự chứng kiến của thừa phát lại (huissier de justice).
C. Tham gia đầu phiếu tại đâu ?
Khoảng 10.000 phòng phiếu được thiết lập để đầu phiếu từ 9 đến 19 giờ. Ai muốn biết nơi đầu phiếu hãy vào mạng bureauxdevote.lesprimairescitoyennes.fr/ để tìm kiếm.

Những cây bút đặc biệt, style anti fraude (mini caméra), lên tới 300 000 euro, được sử dụng để ghi nhận 100 hình mỗi giây đồng hồ, tấât cả những chữ, số đều được ghi vào bút, và khi đặt vào cán, bút sẽ chuyển tất cả dữ kiện, về máy : không thể tẩy xoá và kết quả được biết ngay.

IV.- THẨM QUYỀN TỐI CAO SƠ TUYỂN.

Để tổ chức cuộc sơ tuyển này, đảng Xã hội đã thành lập cơ quan có danh xưng Thẩm quyền Tối cao Sơ tuyển (Haute Autorité de la Primaire, HAP), dưới sự điều khiển của hai luật gia Jean-Pierre Mignard và Mireille Delmas-Marty cùng ông Rémy Pautrat (préfet, tương đương đại biểu chánh phủ) có nhiệm vụ :

- thiết lập và công bố danh sách các ứng cử viên ;
- giám sát việc tổ chức, tiến hành đầu phiếu sơ tuyển ;
- tổng kết và tuyên bố kết quả.

Các kết quả tạm thời có thể được tuyên bố vào lúc 22 giờ và số cử tri tham dự ban đầu dự đoán khoảng một triệu, nhưng, sau đó, dựa vào số người theo dõi tranh cử qua truyền thông, giới tổ chức hy vọng có đến 3 triệu. Nếu không có bất ngờ, qua các thăm dò dân ý, thì François Hollande và Martine Aubry có nhiều triển vọng gặp nhau ở vòng hai.
 
Thông Báo
Cáo Phó: Nữ Tu Marie-Francoise Lê Thị Tần qua đời
Tỉnh dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ Việt Nam
16:04 08/10/2011
TỈNH DÒNG PHAN SINH THỪA SAI ĐỨC MẸ VIỆT NAM

Trân Trọng Kính Báo:

Nữ tu MARIE-FRANÇOISE LÊ THỊ TẦN

Sinh ngày 08 tháng 05 năm 1928 tại Hòn Gai - Quảng Ninh - Hải Phòng

Đã an nghỉ trong Chú lúc 22g 20 ngày 05 tháng 10 năm 2011,
Tại Tu viện Thánh Phanxicô, Bệnh viện Phong - Da Liễu Qui Hòa - Đt : 056 3540252
Hưởng thọ 83 tuổi - Tu Dòng 49 năm.
Nghi thức tẩm liệm : 20 giờ 00 ngày 06 tháng 10 năm 2011.

Thánh lễ An Táng

vào lúc 8 giờ Thứ bảy, ngày 8 tháng 10 năm 2011
do Cha Phêrô Hoàng Kim chủ tế
tại Thánh đường Giáo Xứ Thánh Phanxicô - Qui Hòa
An táng tại nghĩa trang Nhà Dòng Qui Hòa
Kính xin quý Đức Cha, quý Linh mục, Tu sĩ và thân hữu xa gần hiệp thông với chúng con dâng lời cảm tạ Thiên Chúa cho Sœur Marie-Françoise, và cầu nguyện cho người chị của chúng con sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.

Chúng con xin chân thành cảm tạ.


TM. Chị em

Nt AnneMarie Trần Thị Lý, fmm
Giám Tỉnh