Ngày 02-11-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
03/11: Sự xầm xì của các bậc đức cao vọng trọng trong dân Do Thái – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
02:45 02/11/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau : “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.” Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này:

“Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất? Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: ‘Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó.’ Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.

“Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được? Tìm được rồi, bà ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: ‘Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất.’ Cũng thế, tôi nói cho các ông hay: giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối.”

Đó là lời Chúa
 
Tình yêu cháy bỏng và thanh tẩy
Lm. Minh Anh
04:40 02/11/2022

TÌNH YÊU CHÁY BỎNG VÀ THANH TẨY
“Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa”.

Trên một bia mộ, người ta đọc dòng này, “Chỗ bạn đang đứng là chỗ tôi đã đứng. Nơi tôi đang nằm là nơi bạn sẽ nằm!”. Chúng ta sẽ rời khỏi cõi tạm này; vì vậy, tốt nhất, ngay khi đang sống, hãy để ‘tình yêu cháy bỏng và thanh tẩy’ của Chúa kịp đốt cháy và tẩy sạch mọi bợn nhơ!

Kính thưa Anh Chị em,

“Hãy để ‘tình yêu cháy bỏng và thanh tẩy’ của Chúa kịp đốt cháy và tẩy sạch mọi bợn nhơ!”. Lời khuyên này cần được suy nghĩ trong ngày cầu cho Các Đẳng Linh Hồn. Lời Chúa đưa chúng ta về “Luyện ngục”, một khái niệm thường bị hiểu lầm. Luyện ngục là gì? Nơi chúng ta chịu trừng phạt vì tội lỗi mình? Cách Thiên Chúa nhắc lại những sai phạm của mỗi người? Đó là kết quả cơn giận của Ngài? Không câu hỏi nào thực sự trả lời câu hỏi về Luyện ngục. Luyện ngục không gì khác hơn là ‘tình yêu cháy bỏng và thanh tẩy’ của Chúa dành cho những người Chúa chọn. Sách Khôn Ngoan hôm nay nói, “Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa”.

Khi ai đó chết trong ân điển Chúa, rất có thể họ không được hoán cải 100% và hoàn hảo về mọi mặt. Cả những vị thánh vĩ đại nhất cũng có một số khiếm khuyết trong cuộc sống. Luyện ngục không gì khác hơn là sự thanh tẩy cuối cùng tất cả những ràng buộc còn lại với tội lỗi. Hãy tưởng tượng, bạn có một cốc nước tinh khiết 100%. Chiếc cốc này tượng trưng cho thiên đàng. Hãy tưởng tượng, bạn muốn thêm vào cốc nước đó, nhưng những gì bạn có là nước tinh khiết 99%. Nước tinh khiết 99% này đại diện cho người lành thánh đã chết với một số chấp trước nhẹ đối với tội lỗi. Nếu bạn thêm nước đó vào cốc, bấy giờ, cốc sẽ có một số tạp chất, ít nữa là 1%. Vấn đề là thiên đàng không được chứa bất kỳ tạp chất nào, dù là nhỏ nhất. Vì thế, 1% đó vẫn cần được lọc sạch. Luyện ngục là quá trình đốt cháy những ràng buộc sau hết để chúng ta có thể vào thiên đàng, giải thoát 100% mọi thứ liên quan đến tội. Ví dụ, thói quen xấu của bạn là thô lỗ, hay mỉa mai, thì cả khuynh hướng và thói quen này cũng phải được loại bỏ.

Làm thế nào điều này xảy ra? Chúng ta không biết. Chúng ta chỉ biết nó có. Nhưng cần biết rằng, đó là kết quả của ‘tình yêu cháy bỏng và thanh tẩy’ vô hạn của Thiên Chúa, giải phóng chúng ta khỏi những ràng buộc. Có đau không? Rất có thể. Nhưng đau đớn theo nghĩa là buông bỏ mọi ràng buộc rối loạn. Nhưng kết quả cuối cùng là tự do thực sự, đáng giá cho bất kỳ nỗi đau nào mà chúng ta có thể trải qua. Vì vậy, Luyện ngục là đau đớn; nhưng đó là nỗi đau ngọt ngào cần có để đạt đến kết quả cuối cùng là một người kết hợp 100% với Chúa. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói, “Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi”; và chúng ta sẽ đến dự tiệc trong Nước Ngài với chiếc áo và trái tim tinh tuyền tuyệt đối!

Tưởng nhớ các linh hồn, chúng ta sống mầu nhiệm Các Thánh Thông Công. Các linh hồn trải qua cuộc thanh tẩy cuối cùng này vẫn hiệp thông với Chúa, với Giáo Hội dưới thế và Giáo Hội thiên quốc. Chúa sử dụng lời cầu nguyện của chúng ta dành cho các linh hồn như những công cụ thanh tẩy của Ngài; Ngài cho phép và mời chúng ta tham gia vào cuộc thanh tẩy cuối cùng của họ. Điều này tạo nên một mối quan hệ liên đới chặt chẽ của chúng ta với các linh hồn.

Anh Chị em,

“Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa”. Như vàng trong lửa, vào một ngày kia, tất cả chúng ta rồi cũng được thanh luyện như các linh hồn. Và không nghi ngờ gì nữa, các thánh trên trời, đặc biệt dâng lời cầu nguyện cho họ trong cuộc thanh tẩy cuối cùng này đang khi họ chờ đợi hiệp thông trọn vẹn với các ngài. Đó là một suy nghĩ đáng hoan hỷ và một niềm vui lớn lao khi chúng ta thấy cách thức Thiên Chúa đã sắp xếp toàn bộ quá trình này cho mục đích cuối cùng của sự hiệp thông thánh thiện mà chúng ta được kêu gọi! Như vậy, cuộc thanh tẩy chót này rõ ràng là cần thiết, nó là sáng kiến từ ‘tình yêu cháy bỏng và thanh tẩy’ của Chúa!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, chớ gì kinh nguyện và hy sinh của con góp phần thánh hoá các linh hồn khỏi mọi ràng buộc, chấp trước; nhờ đó, họ sớm hưởng kiến thánh nhan!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin vào cuộc sống vĩnh hằng đời sau
Lm. Đan Vinh
06:13 02/11/2022

CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN C
2 Mcb 7,1-2.9-14; 2 Tx 2,16-3,5; Lc 20,27-38.
TIN VÀO CUỘC SỐNG VĨNH HẰNG ĐỜI SAU

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG : Lc 20,27-38
(27) Có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giê-su. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. (28) Mấy người ấy hỏi Đức Giê-su : “Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều luật này : “Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải cưới lấy nàng, để gây dựng một dòng giống cho anh hay em mình”. (29) Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. (30) Người thứ hai, (31) rồi người thứ ba đã lấy người vợ góa ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. (32) Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. (33) Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ? (34) Đức Giê-su đáp : “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, (35) chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. (36) Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. (37) Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Mô-sê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. (38) Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống.

2. Ý CHÍNH : Những người phái Xa-đốc không tin có sự sống lại sau này, nên khi nghe Đức Giê-su giảng về mầu nhiệm kẻ chết sống lại, họ đã tìm cách phi bác giáo lý ấy qua một câu chuyện giả tưởng về bảy anh em nhà kia theo luật Thế Huynh của Mô-sê đã tiếp nối nhau lấy cùng một người đàn bà và đều chết mà không có con. Từ đó họ đặt vấn đề : Nếu có chuyện kẻ chết sống lại thì người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai trong bảy anh em? Đức Giê-su đã dùng Kinh Thánh để chứng minh có cuộc sống vĩnh hằng sau đời tạm này, và còn cho biết cuộc sống ấy như thế nào.

3. CHÚ THÍCH :
- C 27-28 : + Có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc : Đây là một số người thuộc hàng tư tế phục vụ Đền thờ, là những người không tin có sự sống lại cũng như không tin có đời sau, đang khi người Pha-ri-sêu thì tin kẻ chết sẽ sống lai (x. Cv 23,8), dựa vào lời sấm của ngôn sứ Đa-ni-en như sau : “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy : người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời. Các hiền sĩ sẽ chói lọi như bầu trời rực rỡ. Những ai làm cho người người nên công chính, sẽ chiếu sáng muôn đời như những vì sao.” (x. Đn 12,2-3). Còn Đức Giê-su luôn khẳng định giáo lý về mầu nhiệm kẻ chết sống lại đối lập với phái Xa-đốc, nên phái này đã đến nêu thắc mắc nhằm phi bác giáo lý kẻ chết sống lại của Đức Giê-su và các người Biệt phái. + Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều Luật này... : Nhằm chế diễu giáo lý về sự sống lại, nhóm Xa-đốc đã trưng ra điều luật “Thế huynh” của Mô-sê nội dung như sau: Nếu người anh lấy vợ mà chết không con, thì em trai của anh ta phải lấy bà chị dâu làm vợ. Đứa con sinh ra đầu tiên sẽ được Luật pháp công nhận là con của người anh đã chết, để cho người anh có con cái nối dòng (x. Đnl 25,5).
- C 29-33 : + Vậy nhà kia có bảy anh em trai... : Nhóm này đưa ra câu chuyện giả định chưa từng xảy ra. Sai lầm của nhóm Xa-đốc là đã quan niệm rằng khi sống lại thì người ta cũng sẽ sống y như khi còn sống ở trần gian. Nghĩa là hai người đã là vợ chồng thì khi sống lại sẽ vẫn sống đời vợ chồng với nhau.
- C 34-36 : + Con cái đời này cưới vợ lấy chồng : “Con cái đời này” là những người thuộc về trần gian. Câu này có nghĩa là : Vì sự sống của con người ở trần gian có sinh có tử, nên người ta cần phải lấy vợ lấy chồng để sinh con cái nối dòng. + “Nhưng những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết” : Câu này chỉ nhấn mạnh đến việc kẻ lành sống lại để được hưởng vinh quang, và không đề cập đến số phận của kẻ dữ. Thực ra không chỉ những người được Thiên Chúa tuyển chọn và xét xứng đáng mới được sống lại, nhưng là tất cả mọi người: tội lỗi cũng như công chính, đều được sống lại, như thánh Phao-lô đã đề cập trong sách Công Vụ như sau : “Tôi đặt nơi Thiên Chúa niềm hy vọng này là: người lành kẻ dữ sẽ sống lại” (Cv 24,15; x Ga 5,28-29; Mt 25,34-45). + Thì không cưới vợ, cũng chẳng lấy chồng : Họ không dựng vợ gả chồng, một là vì thân xác sẽ được siêu hóa không bao giờ chết và nên giống như các thiên thần; Hai là vì họ trở nên con cái Thiên Chúa, hay con cái của sự sống lại, nghĩa là được thừa hưởng một thế giới mới và được sự sống mới từ Thiên Chúa (x. Ep 1,5; Rm 8,18-21).
- C 37-38 : + Còn vấn đề kẻ chết trỗi dậy... : Đức Giê-su đã dựa vào Thánh kinh để chứng minh có sự sống lại của những kẻ đã chết. Người nêu ra một đoạn trong sách Xuất hành : Khi hiện ra với Mô-sê trong bụi gai đang cháy, Thiên Chúa đã tự xưng là Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác và Thiên Chúa của Gia-cóp (x. Xh 3,6). + Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống: Các Tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp dù đã chết, nhưng qua câu nói với Mô-sê, Thiên Chúa cho biết các vị ấy hiện vẫn đang sống với Chúa.

4. CÂU HỎI :
1) Trong hai nhóm Pha-ri-sêu va Xa-đốc, nhóm nào tin xác lòai người ngày tận thế sẽ sống lại, nhóm nào không tin?
2) Luật “Thế huynh” của Mô-sê quy định thế nào về việc kết hôn giữa em trai với chị dâu?
3) Phải chăng chỉ những người lành thánh mới được sống lại vào ngày tận thế, còn những kẻ tội lỗi sẽ chết luôn và không bao giờ sống lại?
4) Đức Giê-su đã dựa vào bằng chứng nào để khẳng định mọi người sẽ sống lại ngày tận thế?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA : “Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống” (Lc 20,38).

2. CÂU CHUYỆN :

1) HÌNH ẢNH MINH HỌA VỀ CÁI CHẾT :
ĐÊ-VÍT MA-CỚT (David Marcus) là một viên sĩ quan của quân đội Ít-ra-en đã chết trận vào tháng 6 năm 1948. Người ta đã tìm thấy một cuốn nhật ký, trong đó ông đã ghi lại cảm nghĩ của ông về cái chết có thể xảy ra với ông như sau :
“Tôi đang đứng trên một bến cảng ở bờ biển. Trước mặt tôi là một con tàu vừa trương buồm chuẩn bị ra khơi. Con tàu trông mới hùng vĩ và đẹp làm sao ! Tôi đứng nhìn theo nó cho đến khi nó chỉ còn là một vệt trắng ở đường chân trời. Lúc đó, có một người bạn đứng cạnh tôi nói to lên rằng : “Xem kìa, con tàu đã biến mất rồi !”. Nhưng thực ra nó đâu có biến mất. Nó vẫn còn ở đó với chiếc buồm màu trắng và thân tàu to lớn đúng như kích thước khi tôi nhìn thấy nó đậu ở bến cảng. Hiện giờ nó đang trên đường đi đến một nơi đã định trước. Kích thước con tàu chỉ nhỏ dần đi trong mắt của tôi và cuối cùng đã biến mất khỏi tầm nhìn hạn hẹp của tôi mà thôi. Rồi ít ngày sau, con tàu đó sẽ tới một bến cảng mới. Tại nơi nó sắp cập bến lại vang lên tiếng nói đầy vui mừng của những người đang chờ đón người thân : “Ồ con tàu chúng ta chờ đợi đã đến rồi kìa !”. Con tàu đó chính là hình ảnh cái chết của mỗi người chúng ta”.

2) CẢM NGHIỆM VỀ THẾ GIỚI ĐỜI SAU :
Từ sau khi quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Na-ga-sa-ki của Nhật Bản, bác sĩ TA-KA-SHI NA-GAI (1908-1951) đã trở thành một nhân vật nổi tiếng nhờ sự tận tâm và tấm lòng hy sinh cao cả phục vụ các nạn nhân bị nhiễm phóng xạ nguyên tử của ông. Sau khi ông chết, người ta đã tìm thấy mấy dòng tâm sự ông để lại, cho biết lý do tại sao từ một người vô thần ông đã trở thành một người tín hữu có đức tin mạnh vào Thiên Chúa như sau:
“Trong kỳ nghỉ Xuân, lúc đó tôi học hết năm thứ hai đại học y khoa, mẹ tôi bị trúng phong. Tôi hối hả chạy đến đầu giường của mẹ tôi khi ấy chỉ còn một chút hơi thở. Mẹ tôi trừng trừng mở mắt nhìn tôi thở hắt ra. Cái nhìn cuối cùng của cặp mắt bà mẹ đã sinh ra, đã giáo dục và đã thương yêu tôi đến cùng. Cặp mắt này nói cho tôi một cách rõ ràng: Sau khi chết, bà vẫn luôn ở bên tôi là Takashi yêu dấu của bà. Tôi nhìn vào trong cặp mắt đó. Tôi, một con người vốn không tin có linh hồn, tự nhiên đã cảm thấy linh hồn mẹ tôi đang có đó; linh hồn mẹ tôi khi chết đã lìa khỏi thân xác nhưng vẫn tồn tại mãi mãi”. Rồi Na-gai viết thêm : ”Từ đó, con người của tôi đã thay đổi hẳn: Dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng cũng không thể khiến tôi tin rằng con người mẹ tôi đã hoàn toàn bị tiêu diệt… Con mắt tôi lần đầu tiên đã mở ra và nhìn thấy thế giới siêu hình”.

3) ÔNG VUA GIÀU CÓ VÀ ANH HỀ NGU DỐT:
Có một ông vua kia rất giầu sang phú quí. Ông sống như không cần biết đến tương lai. Ông cũng chẳng cần biết có cuộc sống sau khi chết hay không. Trong hoàng cung có một anh hề chuyên giúp vui trong các bữa tiệc. Theo nhà vua thì anh hề này có biệt tài giúp mang lại bầu khí vui tươi cho khách dự tiệc. Nhưng anh ta lại là một người ngu đần. Một ngày kia nhà vua cho gọi anh hề tới trao cho anh một cây thanh trượng và nói : "Ngươi hãy đi tìm cho ra một người ngu đần hơn ngươi để trao cây gậy này cho nó, rồi ta sẽ trọng thưởng cho ngươi." Chú hề nhận cây gậy và cố gắng đi tìm, nhưng anh ta tìm mãi mà vẫn không thể tìm ra ai ngu đần hơn mình để trao cây gậy.
Thời gian qua mau và tuổi già cũng đến vào lúc nhà vua không ngờ. Đến khi sức lực cạn kiệt, cảm thấy ngày gần đất xa trời không còn xa, nhà vua liền cho gọi anh hề đến nói chuyện. Nhà vua đã tâm sự với anh hề như sau:
- Trẫm sắp phải đi một chuyến đi thật xa.
- Dạ thưa Đức Vua sắp đi đâu ạ?
- Ta cũng chẳng biết nữa.
- Dạ thưa đi rồi bao giờ Đức Vua trở về?
- Không bao giờ, không bao giờ con ạ.
Anh hề là một người ngu nhưng giờ đây anh lại suy nghĩ rất chính xác. Anh nhẹ nhàng đặt cây gậy trước kia vua đã trao, trao lại vào tay nhà vua, rồi im lặng ta về, lòng cảm thấy nhẹ nhàng vui sướng vì đã hoàn thành nhiệm vụ. Giờ đây anh đã tìm ra một người ngu hơn mình. Đó chính là ông vua trước kia tự hào thông minh hơn anh gấp vạn lần.

3. SUY NIỆM :
Thực tế cho thấy con người ta ai cũng đều phải chết ! Chết là giai đoạn cuối cùng trong bốn giai đoạn cuộc sống của mỗi người chúng ta là : Sinh- lão- bệnh- tử. Nhưng chết là gì và sau khi chết chúng ta sẽ đi đâu? Ta phải làm gì để được sống lại trong cuộc sống vĩnh hằng đời sau?

1) Chết là gì và chết rồi con người sẽ đi đâu? :
Chết là khi linh hồn lìa ra khỏi xác. Hầu hết nhân loại đều tin : chết không phải là đi vào cõi tiêu diệt, nhưng là trải qua một cuộc biến đổi từ cuộc sống vật chất trần gian sang cuộc sống vĩnh cửu đời sau được diễn tả qua câu nói : ”Sinh ký tử qui” - sống chỉ là ở tạm, chết mới là đi về. Nhưng đi về đâu? Thưa là đi về với cội nguồn, về cõi vĩnh hằng với Đấng đã tạo dựng nên mình.
Riêng đối với các tín hữu là những người tin vào Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai và đã đi theo con đường “qua đau khổ vào trong vinh quang” của Người thì chết là trải qua cuộc biến đổi với Đức Giê-su như lời thánh Phao-lô : “Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người” (2 Tm 2,11). Thánh Au-gút-ti-nô cũng nói lên niềm khát mong được nghỉ yên trong Chúa ở đời sau qua lời cầu nguyện : ”Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con hướng về Chúa, nên tâm hồn con vẫn còn khắc khoải mãi đến khi nào con được nghỉ yên trong Chúa”. Còn thánh nữ Tê-rê-sa Hài đồng Giê-su lúc sắp chết cũng đã nói với các chị em đang đứng chung quanh về niềm tin của mình vào cuộc sống vĩnh hằng như sau : ”Em không chết đâu, em sắp đi vào cõi sống”.

2) Hai lập trường đối lập về mầu nhiệm kẻ chết sống lại :
- Trong thời Đức Giê-su, các người Biệt phái (Pha-ri-sêu) tin rằng: ngoài cuộc sống đời này còn một cuộc sống vĩnh hằng ở đời sau. Còn phái Xa-đốc gồm các tư tế Đền thờ lại không tin có cuộc sống đời sau như vậy. Do đó khi nghe Đức Giê-su giảng về sự kẻ chết sống lại, họ đã phi bác lại bằng việc đặt ra một câu chuyện giả tưởng không có thực như sau : Nhà kia có bảy anh em trai, người thứ nhất lấy vợ rồi chết mà không có con. Theo luật “Thế huynh” của Mô-sê, người thứ hai phải lấy người vợ góa đó, nhưng rồi người này cũng chết không con. Tới người thứ ba, tư, năm, sáu, bảy đều lần lượt lấy người vợ góa đó và cũng đều chết mà không để lại một người con nào. Vậy nếu có sự sống lại thì người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai trong bảy anh em? Mục đích của phái Xa-đốc khi đưa ra câu chuyện này là để chứng minh niềm tin vào sự sống lại là vô lý. Vì nếu còn có cuộc sống đời sau như vậy thì chẳng lẽ người đàn bà ấy lại là vợ của cả bảy anh em nhà đó hay sao?
- Để trả lời, trước hết Đức Giê-su cho biết tình trạng người ta sau khi sống lại sẽ không cưới vợ lấy chồng. Cuộc sống của họ sẽ hoàn toàn thanh khiết như "các thiên thần". Họ sẽ trở thành "con cái của Thiên Chúa" (Lc 20,34-36). Tiếp đến Đức Giê-su xác nhận sự kẻ chết sống lại là điều chắc chắn vì dựa trên Lời Thánh Kinh: Khi hiện ra với ông Mô-sê trong bụi gai cháy mãi không tàn, Đức Chúa đã tự xưng mình như sau : “Ta là Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, I-sa-ác và Gia-cóp” (Xh 3,6). Câu này hàm ý Thiên Chúa là Đấng hằng sống và điều khiển thế giới người sống. Các tổ phụ dân Do Thái dù đã chết nhưng linh hồn các ngài vẫn đang sống và thân xác các ngài sau này cũng sẽ sống lại.

3) Niềm tin của người tín hữu về cuộc sống đời sau :
Khi đọc kinh Tin kính, các tín hữu tuyên xưng đức tin vào mầu nhiệm này như sau : ”Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”. Thánh Phao-lô cũng đã khẳng định về một cuộc sống mới trong Đức Ki-tô : ”Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nhưng không phải thế ! Đức Ki-tô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1 Cr 15,19-20). Cuộc sống của chúng ta nơi trần gian là cuộc hành trình về quê trời. Cuộc sống ấy sẽ ra sao tùy thuộc vào cuộc sống hiện tại của chúng ta trên trần gian theo nguyên tắc : “gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy”.

4) Thể hiện đức tin vào mầu nhiệm này thế nào? :
- Một là không nên sợ chết : Những người không có đức tin sẽ rất sợ chết vì cho rằng chết đi là hết. Nếu người tín hữu sợ chết là tự mâu thuẫn với niềm tin của mình về một cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết. Sách Công Vụ Tông Đồ đã thuật lại về cái chết anh dũng của Phó tế Tê-pha-nô tử đạo như sau : “Được đầy ơn Thánh Thần, ông đăm đăm nhìn trời thấy vinh quang Thiên Chúa, và thấy Đức Giê-su đứng bên hữu Thiên Chúa. Ông nói : “Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa” (Cv 7,55-56).
- Hai là phải chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu : Nếu một người chỉ lo kiếm tiền rồi lại tim cách hưởng thụ các nhu cầu vật chất thể xác thì sẽ chỉ gặt hái được thứ hạnh phúc bọt bèo chóng qua. Muốn đạt được hạnh phúc lâu dài cần phải có đức tin và sống phù hợp với đức tin ấy như câu ngạn ngữ tây phương sau đây :
“Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một ngày, hãy mua một một bộ quần áo mới.
Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một tuần, hãy giết thịt một con heo.
Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một năm, hãy lập gia đình với người mình yêu.
Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một đời, hãy sống một cuộc sống lương thiện.
Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc muôn đời, hãy sống như một tín hữu tốt lành”.
Người tín hữu tốt sẽ luôn sống giới răn mến Chúa yêu người theo lời Chúa dạy trong “Tám Mối Phúc Thật” (x. Mt 5,3-12). Thánh Phao-lô cũng cho biết có sự thưởng phạt người lành kẻ dữ trong ngày tận thế : ”Ngày đó Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ đã làm” (Rm 2,6).
- Ba là năng cầu nguyện cho các người thân qua đời : Hằng năm, Hội thánh dành riêng tháng Mười Một để khuyến khích các tín hữu cầu nguyện cho ông bà cha mẹ đã qua đời. Đây cũng là cơ hội giúp chúng ta suy nghĩ về bốn sự sau là: sự chết, sự phán xét, thiên đàng và hỏa ngục. Chính sự chết dạy cho chúng ta biết phải sống như thế nào. Niềm tin vào Thiên đàng hay hỏa ngục sẽ giúp chúng ta tránh những đam mê hạnh phúc giả tạo đời này và động viên chúng ta can đảm chịu đựng những đau khổ gặp phải để đền tội và đi con đường “Qua đau khổ vào trong vinh quang” để về quê trời đời sau. Trong tháng này, khi làm các việc lành cầu cho các linh hồn là chúng ta thể hiện niềm tin vào mầu nhiệm kẻ chết sống lại và cuộc sống vĩnh hằng đời sau.

4. THẢO LUẬN :
Ngày nay nhiều người chỉ biết đi tìm thứ hạnh phúc bọt bèo chóng qua trong những thú vui nhục dục và những đam mê bất chính. Bạn sẽ làm gì để hồi tâm sám hối và quyết tâm sống cuộc đời bác ái yêu thương để tuyên xưng đức tin vào cuộc sống vĩnh hằng đời sau?

5. NGUYỆN CẦU :
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Khi đọc kinh Tin kính, tuy miệng con tuyên xưng mầu nhiệm kẻ chết sống lại và tin có sự sống đời sau, nhưng trong thực hành, con lại thường lỗi đức công bình khi có cơ hội, gây ra bao thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần cho tha nhân, mà không nghĩ đến việc con sẽ phải đền trả khi ra trước tòa Chúa phán xét sau này. Dường như đức tin của con mới chỉ là thứ đức tin lý thuyết và không đủ mạnh để ngăn cản con khỏi sống ích kỷ và tội lỗi. Trong Tin mừng hôm nay, chính Chúa đã khẳng định rằng : Thân xác lòai người sau này sẽ sống lại. Khi ấy người ta sẽ không còn cưới vợ lấy chồng, không còn bon chen kiếm sống như ở trần gian, nhưng mọi người sẽ trở nên giống như các thiên thần của Thiên Chúa và được sống hạnh phúc muôn đời.
- LẠY CHÚA, con muốn rằng : ngay từ bây giờ con sẽ thuộc trọn về Chúa. Con xin dâng lên Chúa tất cả tâm tư, cùng những niềm vui nỗi buồn và những ước vọng của con. Xin Chúa thương nhận và ban xuống dồi dào hồng ân cứu độ cho con. Xin cho con luôn phó thác cuộc sống trong tay Chúa và sẵn sàng đón nhận mọi thử thách, với niềm tin rằng chúng đều hữu ích cho phần rỗi đời đời của con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:04 02/11/2022

23. Linh hồn của tôi ơi, ngươi không nên học tập những người hồ đồ, nhưng nên tìm kiếm Thiên Chúa là Đấng có đủ sự toàn thiện.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:06 02/11/2022
40. CỰ LY AN TOÀN

Khi có chuyện phát sinh cấp bách, bạn có thể nhất thời không biết phải giải quyết như thế nào, như thế, bạn cần phải tạm thời đợi một giây lát, bằng không thì trong cơn khủng hoảng bạn làm một phán đoán sai lầm, hối hận không kịp.

Khi bạn vì một số công chuyện mà bận túi bụi thiên hôn ám địa, thì bạn cũng cần phải tạm thời nghỉ một chút, để cho đầu óc mình tỉnh táo, bằng không thì, vì bận thái quá mà khiến cho mình bị mất chính mình.

Khi bạn nộ khí xung thiên, nổi trận lôi đình, thì bạn cần phải khống chế mình, tạm thời nhẫn một chút, bằng không thì, trong tình trạng bạn mất đi lý trí thì bạn sẽ làm chuyện tổn thương đến người khác, và tổn thương đến mình, hối hận suốt đời.

Rất nhiều lúc, chúng ta cần phải cho cuộc sống của mình giữ lại một chút thời gian trống -giống như cự ly an toàn giữa hai chiếc xe- một chỗ để xoay trở, để có thể điều chỉnh mình bất cứ lúc nào, tiến lùi có căn.

Suy tư 40:

Cự ly an toàn giữa nóng giận và hiền hoà là bình tĩnh, bởi vì bình tĩnh làm cho chúng ta nhận ra đâu là trái và đâu là phải; cự ly an toàn giữa ghét ghen và yêu thương là tha thứ, bởi vì khi có lòng tha thứ thì không còn ghét ghen nữa; cự ly an toàn giữa cám dỗ và ân sủng là cầu nguyện, bởi vì cầu nguyện làm cho chúng ta tránh được cám dỗ và xa lánh tội lỗi…

Người Ki-tô hữu luôn cầu nguyện thì thường giữ được cự ly an toàn trong cuộc sống giữa nóng giận và hiền hoà, giữa ghét ghen và yêu thưong, giữa cám dỗ và ân sủng. Càng học cao hiểu rộng thì càng giữ được cự ly khôn ngoan ấy; càng suy niệm Lời Chúa càng hiểu được cự ly an toàn ấy chính là cửa ngõ của thiên đàng ở trần gian này.

Khoảng cách an toàn trên đường cao tốc (freeway) của tốc độ giữa xe này với xe khác là từ năm mươi mét đến một trăm mét, nhưng vẫn cứ xảy ra tai nạn bởi vì tài xế ỷ vào tài điều khiển xe của mình, hoặc lơ mơ không tập trung, hoặc buồn ngủ.

Cũng vậy, người kiêu ngạo thường vượt quá cự ly an toàn ấy, nên luôn gây đau khổ buồn phiền cho người khác và bất an cho chính bản thân mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Sự sống đời sau
Lm. Thái Nguyên
15:50 02/11/2022



SỰ SỐNG ĐỜI SAU
Chúa Nhật 32 Thường Niên năm C : Lc 20, 27-38

Suy niệm

Cái chết như chấm dứt tất cả, và chết là số phận của mỗi người. Phái Sađđucêô là con cháu của Sađốc, thuộc chi họ Lêvi và là giai cấp tư tế, cũng không tin có sự sống lại ở đời sau. Họ giới hạn mạc khải vào 5 cuốn sách đầu tiên của Kinh thánh nên quả quyết “không có sự sống lại, không có thiên thần” (Cv 23, 8). Sự sống lại là giáo điều khiến họ ly khai với nhóm Biệt phái. Đang khi đó niềm tin về sự sống lại đã xuất hiện trước đó hai thế kỷ (Đn 12, 2-3), vào thời Maccabêô.

Vì không tin nên khi nghe Đức Giêsu nói về sự sống lại thì nhóm Sađđucêô bịa ra câu chuyện lắt léo để chế giễu Ngài. Nếu có sự sống lại ở đời sau thì người vợ có bảy đời chồng sẽ là vợ của ai? Đức Giêsu phủ nhận một quan niệm quá trần tục về sự sống đời sau theo lối sống ở đời này. Sau đó Ngài dựa trên chính thế giá của Môsê mà người Sađốc đã dẫn chứng trong bộ Ngũ thư để minh chứng về sự sống lại. Đó là điều Giáo hội vẫn xác tín: sự sống thay đổi chứ không mất đi.

Một số tôn giáo cũng tin có một cuộc sống khác sau khi chết, dựa theo luật nhân-quả hay nghiệp báo, và cho rằng đời người chuyển hóa thành nhiều kiếp. Theo mạc khải Kitô giáo, mỗi người chúng ta chỉ có một cuộc đời duy nhất mà mình đang sống và cuộc sống này định đoạt số phận vĩnh cửu của chính mình. Vì thế mà ta phải sống hết mình cho đời này để đáng hưởng hạnh phúc đời sau. Trong sự xác tín đó, người Kitô hữu được định nghĩa cách đơn giản là người “tận tình với sự chết, nhiệt tình với sự sống” (Alselm Grun).

Chẳng ai biết đời sau như thế nào, nhưng Đức Giêsu đã vén mở cho ta phần nào bức màn của đời sau, khác hẳn với đời này, người ta sẽ sống như các thiên thần. Giống như các thiên thần nghĩa là không còn là người phàm tục theo lối sống ở trần gian, để sống bằng một sự hiện hữu hoàn toàn mới trong cùng một sự sống với Thiên Chúa. Tuy thân xác của chúng ta đã tan thành tro bụi theo thời gian, nhưng sẽ được biến đổi một cách kỳ diệu để chung hưởng hạnh phúc với linh hồn. Thánh Phaolô cũng đã minh định: vào ngày cuối cùng, cái hư hoại trong ta sẽ trở nên bất hoại, cái khả tử sẽ nên bất tử (x. 1Cor 15, 53).

Chúng ta tin Đức Kitô đã chiến thắng sự dữ là cái chết, nhưng biết rằng, Ngài không chiến thắng sự dữ gây ra ở trong ta. Nhờ Đức Kitô thì tất cả đã thành đạt, nhưng thực tế ta vẫn phải gánh lấy những khổ đau của phận người. Niềm tin và hy vọng không diệt nổi bản năng sinh tồn, nhưng nó đem lại một tâm tình đón nhận nhẹ nhàng. Tuy nhiên, không ai có thể đón nhận cái chết thể lý trong niềm hy vọng phục sinh mà lại không mở rộng con tim để vượt qua cái chết vốn đã hàm ngụ nơi cuộc sống này. Cần phải giải phóng mình khỏi những gì biến mình thành tù nhân của chính mình, để có thể yêu mến cuộc sống hơn.

Yêu mến cuộc sống là điều không dễ khi cuộc sống đầy bi đát, tàn bạo, xung khắc... Khi đó người ta dễ nhìn vào những bất tất của đời thường như một cái gì phi lý, không đáng sống. Nhưng nếu chết để mà chết thì chẳng bao giờ là giải thoát. Nhờ Chúa Giêsu đã chết vì chúng ta, nên sự chết vẫn luôn là khởi đầu cho sự sống vĩnh cửu. Nếu ta biết yêu mến sự sống cách sáng suốt, thì chắc chắn cũng biết yêu mến cái chết của mình. R. Tagore đã chân tình nói lên rằng: “Bởi yêu cuộc đời nên tôi cũng yêu cả sự chết... Tôi chết vui cũng như đã sống vui”.

Trong niềm vui đó, thánh Têrêsa hài đồng đã xác quyết trong giờ hấp hối: “Tôi đâu có chết, tôi bước vào sự sống”. Chết là một sự hoàn tất để đưa đến sự biến hóa: hết đời con sâu thì chào đời cánh bướm. Nhưng không ai có thể bước vào cõi sống mà không chết đi cho chính mình từng ngày. Nếu ta biết không ngừng giũ bỏ mọi sự, ta sẽ được sống trọn vẹn và được phục sinh tại mỗi phút giây.” (Anthony de Mello).

Đời sau là chuyện khó tin, nên người ta thường chỉ lo sống đời này, và lo hưởng thụ những gì trước mắt. Thật ra, chẳng ai có kinh nghiệm về đời sau, nhưng là một mầu nhiệm được mạc khải và được minh chứng bởi sự phục sinh của chính Đức Giêsu, Chúa chúng ta. Nhiều tín hữu cũng bị cuốn hút bởi vật chất, và sống như thể chỉ có đời này.

Ai cũng phải chết đi, nhưng chúng ta tin rằng, chết đi là để sống mãi. Trong tiếng Latinh, người chết được gọi là defungi: là người đã vĩnh viễn hoàn tất cuộc đời mình và an hưởng một cuộc sống mới. Là người Kitô hữu, chúng ta đón nhận sự hoàn tất đó với một tâm hồn bình an cao cả, vì mạc khải Kitô giáo đã cho biết rằng cái chết như cánh cổng to lớn mở vào thánh điện an vui vĩnh hằng (x. Dt 8, 5).

Cầu nguyện

Lạy Cha!
Cái chết dường như đã chấm dứt hết,
chẳng còn gì nối kết sự sống này,
nhưng nếu con sinh ra để mà chết,
đặt Chúa lên trên hết để làm gì,
nếu như thế đời con thật phi lý.
Nhưng con biết ngay cuộc đời này,
sự sống đã tiềm ẩn trong cái chết,
mọi loài và mọi vật sẽ tàn đi,
nhưng chính khi hạt giống bị phân hủy,
lại cho sự sống mới thật dồi dào,
hết đời con sâu chào đời cánh bướm,
Nơi thiên nhiên Chúa còn cho như vậy,
huống chi là cuộc sống con người đây,
là chóp đỉnh công trình bàn tay Chúa,
được nâng niu được ủ ấp dắt dìu.
Nhờ Đức Giê-su là Đấng cứu chuộc,
con tin mình sinh ra để sống mãi,
chết không phải là tàn phai hư hoại,
mà là cửa mở vào tương lai vĩnh cửu,
nên con phải sống hết mình cho hiện tại,
để đáng hưởng hạnh phúc mãi ngàn sau.
Cái chết dạy cho con biết cách sống,
sống khiêm nhường và rất mực yêu thương
để chết đi chẳng có gì hối tiếc,
mà thấy mình đã hoàn toàn mãn nguyện.
Con yêu lấy cái chết như người bạn,
để đi về quê hạnh phúc bình an,
được gặp Đấng cả đời con mong đợi,
về với cội nguồn Thiên Chúa của con.
Xin cho con luôn giữ vững niềm tin,
sống đẹp nhất từng giây phút đời mình,
vì con được dựng nên cho chính Chúa,
Đấng cho con sự sống mới muôn đời. Amen.
 
Chết là biến đổi
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
20:39 02/11/2022


Khi chết rồi, số phận con người ra sao? Đây là một vấn nạn muôn thuở của con người.

Nhiều người cho rằng chết là hết, là đi vào hư vô, chẳng còn gì. Có người tin là sau khi chết, con người sẽ đầu thai kiếp khác, vân vân…

Là người phàm, không ai có thể biết rõ số phận con người sau khi chết, chỉ có Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên con người cũng như muôn vật muôn loài mới biết rõ mà thôi.

Vì thế, muốn biết sự thật về bí mật nầy, chúng ta phải cậy nhờ vào giáo huấn của Thiên Chúa.

Nhờ ánh sáng Chúa Thánh Thần soi chiếu, thánh Phao-lô dạy chúng ta biết rằng chết không phải là hết, nhưng là biến đổi nên người mới. Ngài viết:

“Chúng ta sẽ không chết, nhưng hết thảy chúng ta sẽ được biến đổi... vì chưng thân xác hư hoại nầy sẽ mặc lấy bất hoại, đồ chết dở nầy sẽ mặc lấy trường sinh bất tử” (I Cor 15, 51. 53).

Chúa Giê-su dạy có sự sống đời sau

Khi những người thuộc phái Xa-đốc đến chất vấn Chúa Giê-su về cuộc sống đời sau, Chúa Giê-su khẳng định là có. Ngài dạy rằng: "Những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau … thì không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại” (Lc 20, 36).

Trong dụ ngôn “Phán xét cuối cùng”, Chúa Giê-su dạy ta biết: đến ngày tận thế, Ngài sẽ ngự đến phán xét loài người. Kẻ dữ thì “phải ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng lấy sự sống muôn đời” (Mt 25, 46). Như thế, Chúa Giê-su khẳng định không những có cuộc sống đời sau mà còn cho biết cuộc sống đó sẽ kéo dài “muôn đời muôn kiếp.”

Chúa Giê-su còn tỏ cho các môn đệ cũng như chúng ta biết: Ngài về trời để dọn chỗ cho chúng ta và Ngài sẽ trở lại, đưa chúng ta về với Ngài. Ngài nói: “Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở... Thầy đi dọn chỗ cho anh em. … và Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14, 1-2).

Ngoài ra, qua cuộc tử nạn và phục sinh, Chúa Giê-su xé tan bức màn bí mật bao trùm sự chết.

Chúa Giêsu đã làm người như chúng ta, đã mang thân phận con người mỏng giòn, đã sống và đã chết như chúng ta nhưng Ngài đã sống lại. Sự sống lại của Ngài chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng đằng sau cái chết là một đời sống mới.

Công trình cứu chuộc của Chúa Giê-su chứng tỏ có sự sống đời sau

Để cứu con người thoát ách tội lỗi và sự chết, đưa họ vào thiên đàng hưởng phúc muôn đời, Chúa Giê-su phải trả giá bằng cuộc khổ nạn đau thương và chịu chết thê thảm trên thập giá.

Nếu không có cuộc sống đời sau, không có thiên đàng, hoả ngục; con người chết rồi là hết và sau khi chết, ai cũng chỉ còn là tro bụi như ai… thì cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su là hoàn toàn vô ích; cái chết đau thương của Chúa Giê-su trên thập giá chẳng mang lại lợi ích gì cho bất cứ ai.

Chẳng lẽ Ngôi Hai Thiên Chúa lại chịu khổ nạn và chịu chết cách vô ích sao?

Đây là một bằng chứng mạnh mẽ cho biết có sự sống đời sau trên thiên đàng.

Lạy Chúa Giê-su,

Niềm tin vào sự sống đời sau mang lại cho con người niềm hy vọng và hạnh phúc.

Xin cho niềm tin nầy trở thành động cơ mạnh mẽ thúc đẩy chúng con sống tốt lành thánh thiện để mai đây đáng được hưởng phúc đời đời. Amen.
 
Tin xác loài người ngày sau sống lại
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:21 02/11/2022
Tin xác loài người ngày sau sống lại

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXXII - C

(Lc 20, 27-38)

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay hướng chúng ta về ngày chung cuộc và nuôi dưỡng đức tin cũng như củng cố niềm hy vọng của chúng ta vào Thiên Chúa, Đấng đã tạo thành vũ trụ muôn loại trong đó có chúng ta là Thiên Chúa hằng sống.

Bài đọc trích sách Maccabê quyển thứ II nói với chúng ta về việc sống lại sau này :"Vua vũ trụ sẽ làm cho chúng tôi được sống lại trong cuộc sống đời đời" (x. 2 Mcb 7,1-2.9-14 ); Tin Mừng khẳng định : "Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống" (Lc 20,27-38). Còn thánh Phaolô khuyên bảo chúng ta một vài công việc cụ thể phải làm trong khi chờ đợi ngày Ðức Giêsu Kitô trở lại.

Thiên Chúa Hằng Sống

Thiên Chúa “Đấng Hằng Sống” đã từng tỏ mình cho ông Môisê qua bụi gai cháy bừng khi ông Môisen hỏi Chúa : “Ngài là ai?” Thiên Chúa phán: “Ta là Đấng Tự hữu” (Xh 3,14). “Tự hữu”, có nghĩa Ngài là Đấng vô thủy vô chung, phép tắc vô cùng, là “Thiên Chúa Hằng Sống”.

Tin vào Thiên Chúa Hằng Sống, là niềm tin căn bản của người Do Thái. Chúa là Đấng sáng tạo mọi loài và ban cho chúng sức sống. Dù trời đất có qua đi, Thiên Chúa vẫn tồn tại, bởi Ngài là Đấng Hằng Sống. Niềm tin ấy đã giúp con người vượt lên mọi khó khăn nghiệt ngã của cuộc đời. Ông Gióp, trong cảnh khốn cùng, đã không mất niềm hy vọng vào Chúa. Cuộc sống đang an lành, bỗng nhiên ông mất hết mọi sự: con cái, tài sản, người thân… Bản thân ông phải ngồi trên đống tro, bạn bè xa lánh. Người vợ cũng nặng lời nguyền rủa ông là đồ vô phúc. Dù vậy, ông vẫn xác tín một niềm: “Tôi biết rằng Đấng Cứu chuộc tôi hằng sống” (G 19,25). Ông là mẫu mực cho những người tín hữu thánh thiện trung thành. Niềm tin vào Đấng Hằng sống cũng ban sức mạnh cho biết bao vị tử đạo Do Thái, vào thời đất nước bị Hy Lạp hóa và Do Thái giáo bị bách hại. Người mẹ can đảm mẫu mực được kể lại trong sách Maccabê đã khuyên các con: “Chính Đấng Tạo Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con hơi thở và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình” (2 Mcb 7,23). Người mẹ đạo đức và các con đã vui lòng chấp nhận sự chết, vì họ tin rằng, Chúa sẽ cho họ sống lại và hưởng phúc vinh quang. Ngài cũng luôn trọng thưởng cho những ai trung tín với Ngài.

Tin sự sống lại

“Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” là lời tuyên xưng chúng ta vẫn đọc trong Kinh Tin Kính. Quả thật, Cái chết không là một phần kế hoạch ban đầu của Thiên Chúa : “Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong. Vì Người đã sáng tạo muôn loài cho chúng hiện hữu” (Kn 1, 13-14). “Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống. Vì mọi người đều sống cho Chúa” hay “vì Chúa.” (Lc 20, 37-38). Tin kẻ chết sống lại là một niềm tin đã có từ lâu nơi các dân tộc, đặc biệt nơi những người Do Thái. Họ tin rằng những ai trung thành với lề luật của Thiên Chúa, thì sẽ được hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa. Tuy nhiên, niềm tin vào sự sống lại đời sau vẫn là một thách thức đối với nhiều người, khiến họ không dễ chấp nhận. Nhóm người thuộc phái Sađucêô thời Chúa Giêsu đâu có tin sự sống lại. Họ không chấp nhận niềm tin này, nên họ mới đặt vấn đề với Chúa Giêsu: Có một người cưới bảy anh em trai, mà cuối cùng chết đi không ai có con, thì sau này nếu như sống lại người ấy là vợ của ai trong số họ? Họ nghĩ, cuộc sống đời sau hoàn toàn giống như cuộc sống tại thế, cũng dựng vợ gả chồng, cũng xây nhà cửa, cũng có của cải vật chất…Chúa Giêsu trả lời : “Con cái đời này cưới vợ, lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng. Họ sẽ không thể chết nữa: vì họ giống như thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại“. (Lc 20, 34-36)

Trường hợp bảy anh em đã liên tục kết hôn với cùng một người phụ nữ như nhóm Saducêô trưng dẫn. Đối với họ là bằng nhau, lặp đi lặp lại cùng một điều : đó là tình yêu đích thực và món quà mỗi cặp vợ chồng, khách quan tất cả đều tốt, Thiên Chúa sẽ không xóa nhòa nhưng hoàn tất nó ở trên trời. Trong Thiên Chúa sẽ không có sự cạnh tranh hay ghen tuông : những điều không thuộc về tình yêu đích thực, hay dưới ách thống trị do hậu quả của tội lỗi, sẽ không tồn tại ở trên trời.

Sống niềm hy vọng

Có “một cuộc sống khác” đang chờ đợi chúng ta, như Đức Giêsu nói : “Họ là con cái Thiên Chúa“. Đối với Chúa Giêsu chắc chắn rằng một vài lời nói lên tất cả, bởi vì đối với Ngài không có hạnh phúc lớn hơn : là con cái Thiên Chúa được chia sẻ trọn vẹn sự sống của Thiên Chúa.

Sống, yêu, ca tụng, vui mừng … tất cả những động từ này sẽ đề cập đến thực tế duy nhất tồn tại ở nơi Thiên Chúa, những người cuối cùng sẽ là “tất cả trong mọi sự”; “Bởi lòng yêu mến Người đã tiền định cho ta được phúc làm con, nhờ Ðức Yêsu Kitô, và vì Người, chiếu theo nhã ý của thánh chỉ Người,“(Ep 1, 5 ).

Lời của bài hát “Niềm Hy Vọng Hằng Sống” của nhạc sĩ Ân Đức minh họa phần nào : “Tôi tin rằng Đấng Cứu chuộc tôi hằng sống và ngày tận thế tôi sẽ từ bụi đất sống lại và trong thân thể này tôi sẽ được chiêm ngưỡng Đấng Cứu chuộc tôi”.

Lạy Chúa, “Chúa chẳng đành bỏ mặc con trong cõi âm ty, không để kẻ hiếu trung này hư nát trong phần mộ. Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi sống : trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề, ở bên Ngài, hoan lạc chẳng hề vơi!” (Tv 16). Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Biểu hiện chữ vạn của Đức Quốc Xã trên các biển báo tại khu tưởng niệm trại Buchenwald
Đặng Tự Do
18:49 02/11/2022


Các chữ vạn của Đức Quốc Xã và các biểu tượng cực hữu khác đã được gắn trên các bảng hiệu tại khu phức hợp tưởng niệm quốc gia nằm ở trại tập trung Buchenwald trước đây ở Đức, các nhà chức trách cho biết hôm thứ Sáu.

Cảnh sát cho biết hai biển báo giao thông và một biển báo có bản đồ của đài tưởng niệm đã bị vẽ nghuệch ngoạc các biểu tượng vào tối thứ Năm. Các dấu hiệu này đã được gỡ bỏ nhanh chóng.

Tổ chức điều hành đài tưởng niệm cho biết trên Twitter rằng đó là “một cuộc tấn công ghê tởm nhằm vào nhân phẩm của các nạn nhân Đức Quốc xã và vào công việc của chúng tôi.” Không có thông tin ngay lập tức về ai là người chịu trách nhiệm; cảnh sát đang điều tra.

Vụ việc xảy ra sau khi bảy cây dành để tưởng nhớ các nạn nhân của trại Đức Quốc xã bị chặt vào tháng Bảy.

Trại tập trung Buchenwald được thành lập vào năm 1937. Hơn 56,000 trong số 280,000 tù nhân bị giam giữ tại Buchenwald và các trại vệ tinh của nó đã bị Đức Quốc xã giết hoặc chết vì đói, bệnh tật hoặc các thí nghiệm y tế trước khi trại được giải phóng vào ngày 11 tháng 4 năm 1945.
Source:AP
 
Lãnh đạo Hội đồng Giám mục Đức tuyên bố Tiến trình Thượng hội đồng đã thay đổi Giáo hội
Đặng Tự Do
18:50 02/11/2022


Trong một tuyên bố vào ngày 27 tháng 10, Giám mục Georg Bätzing hoan nghênh việc công bố một văn kiện mới của Vatican hướng dẫn Thượng hội đồng trong giai đoạn lục địa.

Ông nói: “Chỉ sau một năm, Tiến trình Thượng hội đồng này đã tạo ra một động lực dẫn đến sự hiểu biết mới về phẩm giá của tất cả những người đã được rửa tội, về một trách nhiệm rộng lớn hơn của các tín hữu đối với sứ mệnh của Giáo hội, và nhận thức rõ ràng hơn về những thách thức mà chúng ta phải đối mặt trong Giáo hội trên toàn thế giới. Vì vậy, Tiến trình Thượng Hội đồng đã thay đổi Giáo hội. “

Bätzing là đồng chủ tịch của “Tiến Trình Công Nghị” gây tranh cãi của Đức: một cuộc tập hợp nhiều năm giữa các giám mục và giáo dân để thảo luận về bốn chủ đề chính: quyền lực, chức tư tế, phụ nữ trong Giáo hội và tình dục.

Tại một cuộc họp đầy giông bão vào tháng 9, những người tham gia Tiến Trình Công Nghị đã thông qua các văn bản kêu gọi thay đổi giáo huấn của Giáo hội về luân lý tình dục và tán thành việc thành lập một “hội đồng đồng nghị” thường trực để giám sát Giáo hội địa phương.

Trong tuyên bố của mình hôm thứ Năm, Bätzing nói rằng văn bản mới của Vatican “nói rõ rằng cách thức đồng nghị của Giáo hội ở Đức phải được hiểu như một phần của động lực đồng nghị đã nắm quyền toàn bộ Giáo hội.”

“Các vấn đề mà chúng tôi giải quyết trong bốn diễn đàn và tại các hội đồng thượng hội đồng cũng đang được thảo luận ở các phần khác của Giáo hội”.

Ông nói thêm: “Vì vậy, tài liệu làm việc cũng có thể được đọc như một sự khuyến khích Giáo hội ở Đức tìm kiếm đối thoại với các giáo hội cụ thể khác thậm chí mạnh mẽ hơn trước đây, đặc biệt là về tính đồng nghị. Đó là một lời mời để lắng nghe lẫn nhau trong hành trình của thượng hội đồng trên toàn thế giới và cùng nhau bước tiếp trên chặng đường tiếp theo.”

Tại cuộc họp báo ra mắt văn kiện mới cho Thượng hội đồng về giai đoạn lục địa của Thượng hội đồng vào ngày 17 tháng 10, Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich nói rằng văn bản này không phải là một “instrumentum laboris” hay tài liệu làm việc chính thức, mà là “một loại bản tóm tắt” tổng hợp các tài liệu do các hội đồng giám mục trên toàn thế giới gửi tới Vatican.

“Do đó, tài liệu này không phải là một văn bản xuất hiện từ các tác phẩm thần học, nó là hoa trái của một tính đồng nghị sống động, một chiều kích của đời sống trong Giáo hội,” Thượng hội đồng nói về tính tương quan của tính đồng nghị. “Chúng tôi có thể nhận thấy rằng Chúa Thánh Thần đang hoạt động.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức khởi động tiến trình thượng hội đồng toàn cầu vào tháng 10 năm 2021. Nó mở đầu bằng một “giai đoạn cấp giáo phận” bao gồm các cuộc tham vấn địa phương với những người Công Giáo trên toàn thế giới. Tỷ lệ tham gia rất khác nhau, nhưng trong nhiều trường hợp là thấp đến mức chưa đến 1% các thành phần dân Chúa tham gia.

Đầu tháng này, Bätzing đã hoan nghênh quyết định của Đức Giáo Hoàng trong việc kéo dài tiến trình toàn cầu thêm một năm.

Trong một tuyên bố chung ngày 17 tháng 10 với Irme Stetter-Karp, là người đứng đầu Ủy ban Trung ương của những người Công Giáo Đức (ZdK), và là đồng chủ tịch của Tiến Trình Công Nghị, Bätzing nói rằng việc kéo dài quá trình đến tháng 10 năm 2024 là “một dấu chỉ quan trọng.”

Các giám mục của Đức đang chuẩn bị cho chuyến thăm ad limina tới Rome vào tháng 11. Đây sẽ là lần đầu tiên diễn ra trong bảy năm và bao gồm một cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị đứng đầu các cơ quan trung ương Tòa Thánh dự kiến vào ngày 18 tháng 11.

Các quan chức cấp cao của Hội đồng Giám mục Đức đã đến thăm Rôma vào đầu tháng này để chuẩn bị cho các cuộc họp ad limina. Tổng Thư ký của Thượng Hội đồng đã chia sẻ một bức ảnh chụp các nhà lãnh đạo Công Giáo Đức, nói rằng họ đã gặp nhau trong “bầu không khí hết sức thân tình.”

Đức Hồng Y Mario Grech, Tổng Thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục, đã lên tiếng mạnh mẽ bênh vực Tiến Trình Công Nghị Đức và chỉ trích một bức thư ngỏ của hàng trăm Giám Mục trên thế giới về cách thức tiến hành Tiến Trình Công Nghị Đức.

“Tôi tin tưởng vào Giáo Hội Công Giáo ở Đức, vào các giám mục, tôi tin rằng họ biết những gì họ đang làm,” ngài nói vào đầu năm nay trong một cuộc phỏng vấn cho một tạp chí quảng bá đường lối thượng hội đồng.
Source:Pillar Catholic
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ Các Đẳng Linh Hồn
J.B. Đặng Minh An dịch
19:36 02/11/2022


Lúc 11 giờ sáng, ngày 02 tháng Mười Một, lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ cầu nguyện cho 9 Hồng Y và 148 giám mục của Giáo hội qua đời trong mười hai tháng qua.

Đồng tế với Đức Thánh Cha trong thánh lễ tại Bàn thờ Ngai Tòa, trong Đền thờ thánh Phêrô, có 40 Hồng Y và giám mục trước sự hiện diện của khoảng 1,000 tín hữu.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Những bài đọc chúng ta vừa nghe khơi dậy trong tôi, hai từ: kỳ vọng và ngạc nhiên.

Kỳ vọng diễn tả ý nghĩa của cuộc sống, bởi vì chúng ta sống trong sự mong đợi của cuộc gặp gỡ: cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, đó là lý do cho lời cầu thay của chúng ta hôm nay, đặc biệt là cho các Hồng Y và Giám mục đã qua đời trong năm qua, những người mà chúng ta dâng lời cầu thay nguyện giúp trong Hy Tế Thánh Thể này.

Tất cả chúng ta đang sống trong niềm mong đợi, với hy vọng một ngày nào đó sẽ được nghe những lời Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi” (Mt 25:34). Chúng ta đang ở trong phòng chờ của thế giới để vào địa đàng, tham gia vào “bữa tiệc dành cho mọi dân tộc” mà tiên tri Isaia đã nói với chúng ta (xem 25:6). Ngài nói điều đó làm ấm lòng chúng ta vì đáp ứng những mong đợi lớn nhất của chúng ta: Chúa “sẽ loại bỏ sự chết đời đời” và “lau nước mắt trên mọi khuôn mặt” (câu 8). Thật đẹp khi Chúa đến lau khô giọt lệ! Nhưng thật tồi tệ khi chúng ta hy vọng rằng chính người khác, chứ không phải là Chúa, sẽ lau nước mắt cho chúng ta. Và tệ hơn nữa là không có nước mắt. Chúng ta phải có thể nói: “Đây là Chúa mà chúng ta đã hy vọng - Đấng lau khô những giọt nước mắt; Chúng ta hãy vui mừng, chúng ta hãy vui mừng trong ơn cứu rỗi của Ngài” (câu 9). Đúng vậy, chúng ta đang sống trong sự mong đợi nhận được những hồng ân to lớn và đẹp đẽ đến nỗi chúng ta không thể tưởng tượng được, bởi vì, như Thánh Tông đồ Phaolô đã nhắc nhở chúng ta, “chúng ta là những người thừa kế của Thiên Chúa, những người đồng thừa kế với Đức Kitô” (Rm 8:17) và “chúng ta còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa” (x. câu 23).

Thưa anh chị em, chúng ta hãy nuôi dưỡng lòng mong đợi về Thiên đàng, chúng ta hãy nuôi dưỡng trong chính chúng ta mong muốn về Thiên đàng. Ngày nay, thật là tốt khi chúng ta tự hỏi bản thân xem mong muốn của chúng ta có liên quan gì đến Thiên đàng hay không. Bởi vì chúng ta có nguy cơ liên tục khao khát những thứ chóng qua, nhầm lẫn giữa ham muốn với nhu cầu, đặt kỳ vọng của thế giới lên trước kỳ vọng về Thiên Chúa. Nhưng đánh mất những gì quan trọng để đuổi theo gió sẽ là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời. Chúng ta nhìn lên, bởi vì chúng ta đang trên đường đến đỉnh cao, trong khi những thứ ở dưới đây sẽ không đi lên trên đó: sự nghiệp tốt nhất, thành tựu vĩ đại nhất, danh hiệu và giải thưởng danh giá nhất, của cải tích lũy và lợi ích trần thế, tất cả sẽ tan biến ngay lập tức, tất cả, mọi điều. Và mọi kỳ vọng đặt vào những thứa ấy sẽ làm chúng ta thất vọng mãi mãi. Chưa hết, chúng ta dành bao nhiêu thời gian, bao nhiêu công sức và sức lực để lo lắng, buồn phiền vì những điều này, để cho những ao ước hướng về quê trời phai nhạt, mất đi ý nghĩa của cuộc hành trình, mục tiêu của cuộc hành trình, sự vô hạn mà chúng ta hướng tới, niềm vui mà chúng ta thở! Chúng ta hãy tự hỏi mình: tôi có sống những gì tôi nói trong Kinh Tin Kính, “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”? Và sự chờ đợi của tôi như thế nào? Tôi có thể tiến bước về những thứ cần thiết hay tôi bị phân tâm bởi quá nhiều thứ thừa thãi? Tôi nuôi dưỡng hy vọng hay tôi tiếp tục phàn nàn, vì tôi đã đặt quá nhiều giá trị vào quá nhiều những thứ, nhiều không thể đếm xuể, nhưng đó là những thứ sẽ trôi qua?

Trong khi chờ đợi cuộc sống mai hậu, bài Tin Mừng hôm nay giúp ích cho chúng ta. Và ở đây nổi lên từ thứ hai mà tôi muốn chia sẻ với anh chị em: ngạc nhiên. Bởi vì sự ngạc nhiên là rất lớn mỗi khi chúng ta nghe chương 25 của Phúc Âm theo Thánh Matthêu. Tương tự như những nhân vật chính nói: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu?” (câu 37-39). Có bao giờ? Cụm từ đó diễn tả sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, sự ngạc nhiên của kẻ công chính và sự thất vọng của kẻ bất lương.

Có bao giờ? Chúng ta cũng có thể nói điều đó: chúng ta mong đợi rằng sự phán xét giống như thế gian diễn ra dưới ngọn cờ công lý, trước một tòa án giải quyết bằng cách xem xét mọi yếu tố, làm rõ các tình huống và ý định. Trái lại, trong tòa án của Thiên Chúa, phần công đức và lời buộc tội duy nhất là lòng thương xót đối với người nghèo và người bị vứt bỏ: “mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (câu 40). Đấng Tối Cao dường như đang ở trong những người nhỏ bé. Những người sống trên thiên đàng có thể là những người tầm thường nhất trên thế giới. Thật bất ngờ! Nhưng sự phán xét sẽ xảy ra như vậy bởi vì nó sẽ được phân xử bởi Chúa Giêsu, Thiên Chúa của tình yêu khiêm nhường, Đấng đã sinh ra và chết trong nghèo khó, đã sống như một tôi tớ. Thước đo của Thiên Chúa là một tình yêu vượt ra ngoài các thước đo của chúng ta và thước đo của Thiên Chúa là sự nhưng không. Vì vậy, để chuẩn bị cho bản thân, chúng ta biết phải làm gì: yêu nhưng không và không cần đền đáp, không chờ đợi đáp lại, yêu mến những người không thể mang lại chúng ta bất cứ điều gì, những người không thu hút chúng ta, và sẵn sàng phục vụ những người nhỏ bé.

Sáng nay tôi nhận được một lá thư từ một tuyên úy ở nhà thiếu nhi, một tuyên úy Tin lành Luther tại một nhà trẻ ở Ukraine. Trẻ em mồ côi trong chiến tranh, trẻ em cô đơn, bị bỏ rơi. Và anh ấy nói: “Đây là dịch vụ của tôi: đi cùng với những người bị từ chối này, vì họ đã mất cha mẹ, chiến tranh tàn khốc đã khiến họ chỉ còn lại một mình”. Người đàn ông này làm những gì Chúa Giêsu yêu cầu nơi anh ta: cứu chữa những người nhỏ bé của thảm kịch. Và khi tôi đọc bức thư ấy, được viết với rất nhiều nỗi đau, tôi đã xúc động, và tôi đã nói: “Lạy Chúa, Chúa có thể thấy rằng Chúa tiếp tục khơi dậy những giá trị đích thực của Nước Trời”.

Có bao giờ? Mục sư này sẽ nói khi gặp Chúa, “khi” kinh ngạc, trở lại bốn lần trong những câu hỏi mà nhân loại đặt ra với Chúa (xem câu 37.38.39.44), “khi Con người đến trong vinh quang của Ngài” (câu 31).

Anh chị em thân mến,

Chúng ta phải rất cẩn thận đừng làm phai nhạt hương vị của Tin Mừng. Bởi vì thông thường, vì sự thuận tiện, chúng ta có xu hướng hạ giảm sứ điệp của Chúa Giêsu, giảm bớt những lời Ngài nói. Hãy đối mặt với điều đó, chúng ta đã khá giỏi trong việc thỏa hiệp với Phúc Âm. Luôn luôn đến đây, đến đó... thỏa hiệp. Cho người đói ăn là có, nhưng vấn đề đói rất phức tạp, và tôi chắc chắn không thể giải quyết được! Giúp đỡ người nghèo thì có, nhưng những bất công phải được giải quyết theo một cách nhất định và sau đó tốt hơn là chờ đợi, bởi vì tự mình dấn thân thì bạn có nguy cơ bị quấy rầy mọi lúc, tốt hơn là chờ đợi một chút. Gần gũi với người bệnh và tù nhân, vâng, nhưng trên các trang nhất của báo chí và trên mạng xã hội có những vấn đề khác cấp bách hơn và vậy thì tại sao tôi phải quan tâm đến họ? Chào đón người di cư là có, tất nhiên, nhưng đó là một vấn đề chung phức tạp, nó liên quan đến chính trị… Tôi không hòa mình vào những điều này… Luôn thỏa hiệp: “vâng, vâng…”, nhưng “không, không”. Đây là những thỏa hiệp mà chúng ta thực hiện với Phúc Âm. Tất cả đều “có”, nhưng cuối cùng, tất cả đều “không”. Và do đó, có những khác biệt giữa những chữ “nhưng” và “nhưng” - nhiều khi chúng ta là những người nam nữ của “nhưng” và “nhưng” - chúng ta làm cho cuộc sống của chúng ta trở thành một sự thỏa hiệp hạ giảm các đòi buộc của Tin Mừng. Từ những môn đệ giản dị của Thầy, chúng ta trở thành những bậc thầy của sự phức tạp, những người tranh luận thì nhiều mà làm thì lại ít, người tìm kiếm câu trả lời trước máy vi tính hơn là trước Thánh giá, trên mạng internet hơn là trước mắt anh chị em; Những Kitô hữu bình luận, tranh luận và phơi bày các lý thuyết, nhưng không hề biết tên một người nghèo, đã không đến thăm một người bệnh trong nhiều tháng, chưa bao giờ cho kẻ đói ăn cho kẻ rách rưới ăn mặc, chưa bao giờ kết bạn với người có nhu cầu, và quên rằng “Chương trình của Kitô hữu là một trái tim có thể nhìn thấy “(Benedict XVI, Deus caritas est, 31).

Có bao giờ? - sự ngạc nhiên lớn: sự ngạc nhiên từ người công chính và kẻ bất lương. Có bao giờ? Cả người công chính và kẻ bất lương đều ngạc nhiên. Câu trả lời chỉ có một: bao giờ chính là lúc này, hôm nay, khi chúng ta kết thúc cử hành Bí tích Thánh Thể này. Chính là lúc này đây. Nó nằm trong tay chúng ta, trong công việc của lòng thương xót của chúng ta: không phải trong những lời giải thích và phân tích tinh tế, không phải trong những lời biện minh của cá nhân hoặc xã hội. Trong tay của chúng ta, và chúng ta có trách nhiệm. Hôm nay Chúa nhắc nhở chúng ta rằng cái chết đến để làm rõ sự thật về cuộc sống và loại bỏ bất kỳ tình tiết giảm nhẹ nào đối với lòng thương xót.

Anh chị em thân mến, chúng ta không thể nói là không biết. Chúng ta không thể nhầm lẫn thực tế của vẻ đẹp với trang điểm nhân tạo. Tin Mừng giải thích cách sống chờ đợi: chúng ta đến gặp Thiên Chúa bằng cách yêu thương vì Ngài là tình yêu. Và, vào ngày chia tay của chúng ta, sẽ là điều bất ngờ nếu bây giờ chúng ta cho phép mình ngạc nhiên trước sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng đang chờ đợi chúng ta giữa những người nghèo khổ và thương tật trên thế giới. Chúng ta không sợ điều ngạc nhiên này: chúng ta tiến về phía trước trong những điều Tin Mừng nói với chúng ta, để cuối cùng được phán xét là người công chính. Thiên Chúa chờ đợi để được chúng ta vuốt ve không phải bằng lời nói, nhưng bằng hành động.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
ĐẠI HỘI THÁNH MẪU CỘNG ĐỒNG Công Giáo VIỆT NAM – TGP SYDNEY 2022 - Thánh Lễ Khai Mạc Kính Đức Maria - Chủ đề: Tình Mẹ Xót Thương
Khanh Lai
14:28 02/11/2022
 
ĐẠI HỘI THÁNH MẪU CỘNG ĐỒNG Công Giáo VIỆT NAM – TGP SYDNEY 2022 - Làm Phép và Khánh Thành Khuôn Viên Tưởng Niệm: Chúa Hằng Sống
Khanh Lai
14:37 02/11/2022
 
Lễ giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Melbourne 2022
Trần Văn Minh
17:37 02/11/2022
Melbourne, và lúc 19 giờ Ngày 2/11/2022. Tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm Victoria. Thánh Lễ đồng tế cầu cho các Tín hữu đã qua đời, và đặc biệt lễ giỗ tưởng nhớ đến Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vị Tổng Thống đầu tiên xây dựng nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, đã được tổ chức thật trọng thể tại Nhà thờ trung tâm Thánh Vinh Sơn Liêm, Flemington. Do Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne tổ chức

Xem hình
Thánh lễ do Linh mục Phạm Minh Ước SJ tuyên úy cộng đoàn chủ tế, cùng với quý Linh mục Peter Hoàng Kim Huy SDB và Linh mục Phạm Văn Ái SJ đồng tế. Qua lời giới thiệu của linh mục chủ tế, vì lý do máy bay đến trễ, nên Đức Ông Phạm Văn Phương và Linh mục Vũ Đức từ Mỹ qua, không thể đến kịp để cùng đồng tế. Và hai vị đã đến sau đó để cùng dâng lễ với mọi người. Ca đoàn Babylon phụng vụ thánh ca rất xuất sắc giúp buổi lễ thêm phần long trọng và sốt mến hơn.

Trong bài chia sẻ tin mừng nói về ngày lễ Các Đẳng Linh Hồn, giáo hội đã giúp cho những người còn sống, có điều kiện giúp cho những người ở nơi thanh luyện được hưởng những ngọn lửa yêu thương êm dịu hơn, và chóng thoát qua vòng thanh luyện.

Phần hai của bài chia sẻ, nhân ngày giỗ của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Linh mục Huy đã nói về cuộc đời sự nghiệp của Ngô Tổng Thống, với đức tin mạnh mẽ, và Ngài luôn có một thời gian trong ngày dành cho Chúa qua cầu nguyện, dâng lễ và kinh mân côi. Một nề nếp sống đạo rất đẹp ngay từ ngày còn nhỏ, Ngài đã đưa đức tin vào lãnh đạo quốc gia, dân tộc. Lấy công bình bác ái luôn là kim chỉ nam cho việc lãnh đạo đất nước.

Buổi tối Mùa Xuân nhiệt độ xuống dần, trời không gió, không mưa, nhưng cái lạnh se se đã khiến nhiều người đều phải thủ áo lạnh vì sợ trời đổi ý chuyển sang tiết lạnh của Melbourne về chiều cỡ 13 độ C.

Với con số người tham dự rất đông, với đủ mọi thành phần tôn giáo như Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo vv. Chúng tôi nhận thấy đại diện của phía dân cử có Tiến sỹ Kiều Tiến Dũng Thượng Nghị Sỹ tiểu bang, ông Nguyễn Quang Huy chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria, bà Nguyễn Phượng Vỹ chủ tịch Hội đồng Đa Văn Hóa. Ông Đặng Văn Đạt Đại diên Hội Cựu Quân nhân. Ông Trương Văn Phát và Ban Mục Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận. Ông Tiến sỹ Phạm Văn Lưu đại diện nhóm Tinh Thần Ngô Đình Diệm Tiểu Bang Victoria, Melbourne.

Số người tham dự đại diện cho đủ các thế hệ Việt Nam, từ các cụ biết ít nhiều về vị Cố Tổng Thống, cho đến các thế hệ trẻ hơn như con, cháu chỉ biết Ngài qua nghe kể, hoặc đọc các tài liệu lịch sử viết về cố Ngô Tổng Thống.

Bàn thờ tọa lạc ngay vị trí trang trọng bên phải gian cung thánh, với cờ Úc và Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa với hoa đèn cùng lư hương nghiêm trang kính cẩn, rất xứng đáng với vị có công lao vì dân tộc vì đất nước.

Sau thánh lễ, Ông Trương Văn Phát đã lên cám ơn quý cha đồng tế. Quý vị đại diện các cơ quan, đoàn thể trong cộng đồng, đã vì lòng quý mến Ngô Tổng Thống, đã không quản ngại xa xôi, lạnh lẽo, từ khắp nơi trong mọi vùng của tiểu bang về dâng lễ và cầu nguyện cho Linh hồn Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và bào đệ. Mặc dù thời gian đã qua đi 59 năm. Nhưng mọi người vẫn nhớ đến Ngài, một vị Tổng Thống mà lịch sử đã chứng minh, tài đức và lòng yêu nước, vì dân tộc mà bị bách hại.

Một đoạn Slice show về cuộc đời của vị Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm được chiếu lên để mọi người coi lại, từ thủa thiếu thời, các chức vụ khi ngài chưa làm tổng thống cho đến lúc trưởng thành, thăm dân, thăm lính, tiếp các vị trong ngoại giao đoàn, đi thăm ngoại giao một số nước vv.

Cuối cùng, mọi người lên dâng hương để kính nhớ Ngô Tổng Thống trước bàn thờ của Ngài, trong khi Ca đoàn Babylon cất cao bài hát Kinh Hòa Bình bất hủ. trước khi chia tay ra về, ban tổ chức mời mọi người xuống dưới sảnh để ăn bánh, uống nước, hàn huyên tâm sự. Lâu ngày gặp được nhau, cứ từng tốp, từng nhóm đứng bên nhau, chào hỏi, tâm sự về đời sống gia đình, bạn bè. Mãi hơn 9 giờ tối mới lưu luyến chia tay nhau.
 
Lễ dâng đèn tại Nhà thờ Cầu Kho, TGP Sàigòn
Maria Vũ Tuấn Anh
21:11 02/11/2022
Lễ dâng đèn tại Nhà thờ Cầu Kho

TGPSG - Không biết từ khi nào, tại nhà thờ Cầu Kho đã có nghi thức dâng đèn và dâng hương trong Thánh lễ các Đẳng linh hồn, còn gọi là lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời.

Xem Hình

Lễ cầu cho các Đẳng linh hồn được tổ chức hàng năm tại nhà nguyện Thánh Tâm, tức nhà chờ Phục Sinh ở giáo xứ Cầu Kho. Nơi này đã được cha sở Phêrô Lê Văn Chính cho sửa chữa tu bổ lại trong năm 2017-2018, để tăng thêm sức chứa của phòng hài cốt và trở thành nơi có thể cử hành thánh lễ vào các ngày thường trong tuần.

Nghi thức dâng đèn và dâng hương thường đi chung với nhau, bao gồm chừng 08 người của quý bà và 08 người của quý ông. Tùy theo năm, số lượng người có thể linh động thay đổi do không đủ người…

Mâm đèn được thắp bằng các ngọn nến, bố trí thành 02-03 tầng và được đoàn rước đưa lên trước Cung Thánh ngay sau khi linh mục chủ tế ban phép lành cuối thánh lễ.

Toàn bộ ánh sáng trong nhà nguyện Thánh Tâm sẽ tắt và chỉ có dùng các ánh nến lung linh chiếu vào. Trong sự thinh lặng, chỉ còn tiếng hát sâu lắng của ca đoàn, cộng đoàn cùng hướng lên khu vực Cung Thánh, nơi có các dãy kệ để tro cốt, cùng thì thầm cầu nguyện cho các linh hồn tiền nhân, ông bà, cha mẹ, người thân của mình đã qua đời….

Nghi thức dâng hương và dâng đèn sẽ chấm dứt sau khi Cha chủ tế xông hương và rảy nước thánh nơi các kệ đựng tro cốt và sau đó cùng cộng đoàn dâng lời cầu nguyện.

Năm nay, nghi thức dâng đèn và dâng hương vẫn như hàng năm. Ban Mục vụ Truyền thông giáo xứ đã thông báo trước lịch thánh lễ trên trang facebook và dán thông báo tại bảng tin của nhà thờ. Trong ngày hôm nay, mặc dù có tăng cường 02 thánh lễ chiều lúc 16g00 và 17g30, nhưng rất đông đảo giáo dân đã về nhà thờ Cầu Kho để tham dự thánh lễ và thăm viếng tro cốt thân nhân. Sau thánh lễ một lúc lâu, vẫn còn nhiều người nán lại, bịn rịn không rời các hàng kệ để tro cốt của người thân….

Phong tục tốt đẹp này đã được giáo xứ Cầu Kho giữ gìn qua nhiều thế hệ, để gia tăng lòng thảo kính đối với các bậc tiền nhân, ông bà, cha mẹ, người thân đã qua đời….

Maria Vũ Tuấn Anh (TGPSG)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tính bổ túc nam nữ và hình ảnh Thiên Chúa
Vu Van An
17:37 02/11/2022

Khi dựng nên con người có nam có nữ, Thiên Chúa đã trải qua 1 tiến trình như sau:

* Thiên Chúa nói: “Ta hãy dựng nên con người giống hình ảnh Ta, giống họa ảnh Ta, và để chúng thống trị cá dưới biển chim trên trời, mọi gia súc, khắp mặt đất, mọi tạo vật di chuyển trên đất”

* Thế là Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Người, Người dựng nên nó theo hình ảnh Người; Người dựng nên chúng có nam có nữ.

* Người chúc lành cho chúng và nói với chúng: “Hãy sinh sôi nẩy nở; hãy làm đầy trái đất và khuất phục nó. Hãy thống trị cá biển và chim trời và mọi sinh vật di chuyển trên đất”. (Xem Sáng Thế I: 24-31).



Vì đụng tới “hình ảnh và họa ảnh” của mình, nên Thiên Chúa phải bàn bạc với nhau trước khi dựng nên con người, và Người dựng nên họ “có nam có nữ”. Trong việc dựng nên các loài khác, không thấy nhắc tới hai yếu tố này. Hiển nhiên, yếu tố nam nữ và yếu tố hình ảnh cùng họa ảnh hẳn có liên hệ với nhau.

Trước khi đi vào việc tìm hiểu thêm, tưởng cũng nên lưu ý: “hình ảnh Thiên Chúa” được nói tới 3 lần trong St 1: 26-27 trong tương quan với con người nam nữ. Còn hạn từ chỉ hành động sáng tạo của Thiên Chúa (bara) được lặp đi lặp lại 3 lần trong một câu duy nhất là câu St 1:27, như một lối song hành.

Điều ta muốn biết ở đây là ý nghĩa thực sự của kiểu nói: dựng nên con người có nam có nữ giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa. Và điều này có liên quan ra sao với mối tương quan nam nữ có tính bổ túc đối với Thiên Chúa và đối với nhau.

Trong bài này (1) ta sẽ tìm hiểu ba vấn đề: Thứ nhất: hình ảnh Thiên Chúa là gì? Thứ hai, dựng nên nam nữ theo hình ảnh Thiên Chúa có nghĩa gì, khi nhấn mạnh tới cả sự bình đẳng hoàn toàn giữa hai phái tính lẫn sự khác biệt giữa chúng với nhau. Thứ ba, phải hiểu thế nào về bản chất bổ túc cho nhau như là nam nữ trước mặt Thiên Chúa và trước mặt nhau.

I. Ý nghĩa của việc dựng nên con người theo hình ảnh Thiên Chúa

Trong lịch sử Giáo Hội, đã có nhiều lối giải thích ý nghĩa của việc con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Có thể gom các lối giải thích này vào ba loại sau đây.

A. Lối hiểu truyền thống về hình ảnh Thiên Chúa

1. Quan điểm cơ cấu: Lối truyền thống thịnh hành nhất cho rằng hình ảnh Thiên Chúa nơi con người phải liên hệ tới cách con người giống Thiên Chúa nhưng không giống các tạo vật khác. Dù sao, vì con người và các thú vật khác đều là tạo vật, những khía cạnh ta có chung với chúng không thể cấu thành ra điều làm chúng ta khác với chúng. Do đó, nó phải là một khía cạnh nào đó thuộc cơ cấu hay bản thể con người. Đây là ý kiến của các vị sau đây:

a) Thánh Irênê (c. 130-200) phân biệt hình ảnh (zelem) với họa ảnh (damut) của Thiên Chúa nơi con người. Ngài cho rằng hình ảnh Thiên Chúa chính là lý trí và ý chí ta, còn họa ảnh Thiên Chúa là sự thánh thiện và liên hệ thiêng liêng của ta với Thiên Chúa. Thành thử, họa ảnh Thiên Chúa là điều bị mất khi sa ngã và được phục hồi khi được cứu chuộc, trong khi mọi con người đều là hình ảnh Thiên Chúa nhờ các khả năng lý trí và ý chí của họ (2).

b) Thánh Augustinô (354-430) hiểu hình ảnh Thiên Chúa như sự phản chiếu Ba Ngôi Thiên Chúa giống như gương soi qua ba khả năng khác biệt nhau nhưng kết hợp với nhau là trí nhớ, trí hiểu và ý chí. Dù không gọi ba khả năng này là loại suy chính xác của Ba Ngôi, nhưng ngài quả quyết rằng Thiên Chúa Ba Ngôi đã được phản chiếu trong ta khi ta được gọi là hình ảnh Thiên Chúa (3).

c) Thánh Tôma Aquinô (1224-1274) cho rằng hình ảnh Thiên Chúa chính là lý trí con người nhờ đó, ta có khả năng nhận biết và yêu mến Thiên Chúa. Theo ngài, các thiên thần giống hình ảnh Thiên Chúa hơn, nên các ngài biết và yêu mến Chúa cách hoàn hảo hơn. Dù con người sa ngã đánh mất hồng ân phụ trội (donum superadditum) là ơn thánh Chúa nên họ không thể nhận biết và yêu mến Thiên Chúa theo mức họ nên làm, họ vẫn giữ được khả năng thuận lý và một hiểu biết tự nhiên về Thiên Chúa; do đó, họ vẫn giữ được hình ảnh Thiên Chúa (4).

d) John Calvin (1509-1564) coi linh hồn con người chứa đựng hình ảnh Thiên Chúa. Ông hiểu linh hồn chỉ cả trí lẫn tâm nhờ đó, họ nhận biết và yêu mến Thiên Chúa. Vì con người sa ngã quay qua trí trá và chống lại Thiên Chúa, nên hình Thiên Chúa bị méo mó nặng nề trong linh hồn kẻ dữ. Tuy thế, trong họ, vẫn còn “những vết tích lưu lại” của hình ảnh Thiên Chúa, vì họ vẫn còn duy trì được khả năng có tính nhân bản rõ rệt là lý trí và ý chí (5).

2. Quan điểm tương quan: Chỉ mới gần đây, một cách hiểu khá trổi vượt khác đã được khai triển. Thay vì coi hình ảnh Thiên Chúa như chỉ một khía cạnh nào đó trong bản tính con người, quan điểm này coi nó như một phản ảnh mối tương quan của ta với nhau và với Thiên Chúa. Do đó, dù đúng là Thiên Chúa đã ban cho ta lý trí, linh hồn, ý chí, và nhiều khả năng khác, nhưng không khả năng nào trong số này cấu tạo ra hình ảnh Thiên Chúa. Đúng hơn, chính việc sử dụng các khả năng này trong mối tương quan với Thiên Chúa và với người khác đã phản ảnh việc được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa.

a) Karl Barth (1886-1968) cho rằng từ trước tới nay, người ta ít chịu lưu ý tới việc được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa thực ra có nghĩa gì.Theo ông, trong St 1:26-27 (xem thêm St 5:1-2), Thiên Chúa cố tình nói về Người ở số nhiều khi dựng nên con người cũng ở số nhiều như là nam và nữ. Thành thử, tốt nhất nên hiểu hình ảnh Thiên Chúa như bản tính có tính tương quan hay xã hội của sự sống con người khi Thiên Chúa dựng nên ta. Bởi thế cả nam và nữ cùng được dựng nên giống hình ảnh Người là có ý chỉ ý nghĩa tương quan của hình ảnh Thiên Chúa nơi con người (6).

b) Emil Brunner (1889-1966) phân biệt nghĩa mô thức và nghĩa chất thể của hình ảnh Thiên Chúa. Hình ảnh mô thức của Thiên Chúa nơi con người là khả năng giúp họ tương quan với Thiên Chúa qua việc nhận biết và yêu mến Người; hình ảnh chất thể được biểu lộ qua việc họ thực sự tìm kiếm nhận biết và yêu mến Thiên Chúa. Như thế, đối với Brunner, hình ảnh mô thức được duy trì sau khi sa ngã nhưng hình ảnh chất thể thì bị mất đi. Đối với Brunner, dù điều quan trọng là Thiên Chúa dựng nên ta với khả năng nhận biết và yêu mến Người (hình ảnh mô thức), tâm điểm của ý niệm hình ảnh Thiên Chúa phải liên hệ tới mối tương quan với Thiên Chúa, trong đó, ta biểu lộ niềm khát mong Thiên Chúa thực sự, tín thác nơi Người, và những ước mong được nhận biết và yêu mến Người (hình ảnh chất thể) (7).

3. Quan điểm chức năng: dù có nguyên lai từ lâu, nhưng mãi gần đây, quan điểm này mới được nhấn mạnh. Theo quan điểm này, không phải các khả năng bên trong của bản tính ta, cũng không phải tính tương quan của ta với con người hay với Thiên Chúa cấu tạo nên hình ảnh Thiên Chúa, mà chính tính chức năng của con người, một chủ thể vốn có trách nhiệm hành động như là đại diện của Thiên Chúa trước mọi tạo vật, mới chứng tỏ ta là hình ảnh của Người. Các người chủ trương quan điểm này như Leonard Verduin[8] và D. J. A. Clines[9] vốn cho rằng cách hai lần nhắc tới việc “thống trị” cá biển và chim trời v.v… trong St 1:26-28 không thể là chuyện tình cờ. Đúng hơn nó liên kết ý niệm hình ảnh Thiên Chúa với sự kiện này: Người đặt con người lên trên mọi tạo vật của thế giới để thống trị chúng nhân danh Người. Như thế, quản lý tạo vật như các phó nhiếp chính của Thiên Chúa là tâm điểm của việc là hình ảnh Thiên Chúa.

B. Đánh giá các lối hiểu truyền thống về hình ảnh Thiên Chúa

Rõ ràng ta phải đồng ý với Karl Barth rằng cái hiểu của chúng ta về hình ảnh Thiên Chúa phải được các bản văn Thánh Kinh hướng dẫn càng trọn vẹn càng hay. Một trong các vấn đề chính đối với phần lớn truyền thống (nhất là với quan điểm cơ cấu) là các đề xuất này được hướng dẫn bởi suy cứu (speculation) liên quan tới việc con người giống Thiên Chúa ra sao và không giống thú vật như thế nào nhiều hơn là bởi thận trọng lưu ý tới các chỉ dẫn trong các bản văn của Thánh Kinh xem việc giống này do đâu mà có… Các đoạn văn liên hệ, nhất là St 1:26-28, phải được coi là trung tâm và có tính giáo huấn nhiều hơn truyền thống nhiều.

Nét lôi cuốn chính của hai quan điểm tương quan và chức năng là đã quan tâm tới các điểm chính của St 1:26-28, nơi ta được dạy một cách rõ ràng và mạnh mẽ rằng con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Quan điểm tương quan rất đúng khi nhấn mạnh sự kiện này: Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ, chứ không dựng nên con người biệt lập và cá thể. Thế nhưng, người ta thắc mắc không biết trọng điểm của việc nhắc tới “nam và nữ” là muốn nói hình ảnh Thiên Chúa do tính tương quan về xã hội của họ cấu thành hay trọng điểm này chỉ đơn giản nói rằng cả người đàn ông lẫn người đàn bà đều được dựng nên giống hình ảnh Người. Cách riêng, đề xuất của Barth gặp một số trở ngại. Thứ nhất, nếu tính tương quan cấu thành hình ảnh Thiên Chúa, thì ta phải giải thích ra sao giáo huấn của St 9:6 trong đó, việc giết một con người cá thể là một vi phạm phải tử hình chính vì kẻ bị giết đã được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa? Tính tương quan không liên hệ gì tới lệnh cấm giết người này. Mọi con người cá thể đều là hình ảnh Thiên Chúa và do đó, phải được cư xử với lòng tôn kính thích đáng. Thứ hai, Chúa Giêsu là “hình ảnh Thiên Chúa vô hình” (Cl 1:15) và điều này được nói về Người trong tư cách một cá nhân. Thứ ba, mọi cá nhân cá thể, kể cả Chúa Giêsu, Thánh Gioan Baotixita, và Thánh Phaolô, đều trọn vẹn là hình ảnh Thiên Chúa mà đâu có bao giờ phải bước vào cuộc kết hợp nam nữ như cặp vợ chồng đầu tiên nói ở St 2. Thành thử, khó có thể chấp nhận trọn vẹn lối giải thích tương quan, dù lối này quả có đóng góp vào lối hiểu tổng thể (holistic) về việc con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa.

Quan điểm chức năng cũng có giá trị về phương diện Thánh Kinh vì đã đúng khi chỉ rõ mệnh lệnh kép ở St 1:26-28 về việc con người thống trị mọi tạo vật trên mặt đất. Sự nối kết này không thể là việc tình cờ; đúng hơn, nó chắc chắn đóng vai trò chủ yếu trong cái hiểu của ta về việc được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa có nghĩa gì. Ấy thế nhưng, chức năng luôn luôn và chỉ theo sau yếu tính. Nói cách khác, điều một sự vật có thể làm chỉ là một biểu thức nói lên điều nó là. Thành thử, nếu việc được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa của con người có tương quan với việc vận hành của họ cách nào đó, thì hẳn là vì con người họ đã được dựng nên cách nào đó nhờ thế (và chỉ nhờ thế), họ có khả năng thực thi chức năng được Thiên Chúa xếp đặt.

C. Tính tổng thể chức năng như là hình ảnh Thiên Chúa

Anthony Hoekema (10) gần đây có đưa ra một trong các cuộc thảo luận tinh tế nhất về hình ảnh Thiên Chúa. Người ta hẳn phải nhất trí với hệ luận trong câu hỏi sau đây của ông:

“Ta phải nghĩ về hình ảnh Thiên Chúa nơi con người như là chỉ liên hệ tới điều họ là chứ không liên hệ tới điều họ làm, hay chỉ liên hệ tới điều họ làm, chứ không liên hệ tới điều họ là, hay liên hệ tới cả điều họ là và điều họ làm? Phải chăng “hình ảnh Thiên Chúa” chỉ mô tả cung cách con người hành động, hay nó cũng mô tả cả lối con người là nữa?” (11).

Hoekema bênh vực và khai triển một quan điểm về hình ảnh Thiên Chúa trong đó con người được coi là đã được Thiên Chúa dựng nên với một số khả năng thuộc cơ cấu (để “phản chiếu” Thiên Chúa) nào đó khiến họ có thể hành động trong việc thi hành các trách nhiệm trong mối tương quan mà Người đã trao cho họ phải làm một cách chuyên biệt (để “đại diện” Người). Như thế, quan điểm này nhấn mạnh tới các trách nhiệm chức năng và tương quan, trong khi các khả năng cơ cấu cung cấp điều kiện cần thiết để chức năng kia được thi hành. Đàng khác, Hoekema mô tả các yếu tố tương quan của chức năng này theo cung cách ta tương quan với Thiên Chúa, với người khác và với thế giới ra sao. Như thế, Thiên Chúa đã dựng nên ta cách đặc biệt, và đã làm như thế để ta hành động trong ba lãnh vực của tính tương quan, và điều này đã cấu tạo nên điều có nghĩa là dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Hoekema tóm tắt quan điểm của ông như sau:

“Chúng ta thấy: hình ảnh Thiên Chúa diễn tả không những điều con người có mà còn cả điều con người là nữa. Nó có nghĩa thế này: con người nhân bản vừa phản chiếu vừa đại diện Thiên Chúa. Như thế, theo một nghĩa nào đó, hình ảnh này bao gồm luôn cả thể xác thể lý. Ta còn thấy thêm: hình ảnh Thiên Chúa bao gồm cả khía cạnh cơ cấu lẫn khía cạnh chức năng, dù ta phải nhớ rằng theo quan điểm Thánh Kinh, cơ cấu luôn có tính đệ nhị đẳng, trong khi chức năng có tính đệ nhất đẳng. Hình ảnh phải được nhìn trong mối tương quan ba chiều của con người: với Thiên Chúa, với người khác và với thiên nhiên” (12).

Một cái nhìn khác về hình ảnh Thiên Chúa cũng đã đóng góp đáng kể vào cuộc thảo luận về lối hiểu có tính tổng hợp này, tuy có đặc biệt nhấn mạnh tới trách nhiện tương quan của con người trong tư cách được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa (13). Đó là cái nhìn của D. J. A. Clines. Ông xem xét St 1:26-28 theo cách sử dụng “hình ảnh Thiên Chúa” của Cận Đông Cổ Thời. Theo ông, ý niệm “hình ảnh Thiên Chúa” này được sử dụng rất rộng rãi trong nền văn chương Cận Đông Cổ Thời. Nhiều khi, các vật không có sự sống (đá, cây, ngẫu tượng) cũng được coi là hình ảnh các thần minh, và khi được coi như thế, chúng cũng được coi là có bản chất thần linh giúp chúng có một số quyền lực. Nhưng thông thường (và điều này quan trọng hơn đối với bối cảnh của St 1:26-28), hình ảnh thần minh thường là vua chúa hay một viên chức của hoàng gia. Trong trường hợp này, Clines nhận thấy có ba đặc điểm. Thứ nhất, thần minh sẽ đặt nơi vua chúa một chất linh thiêng nào đó (một chất lỏng, gió, hay hơi thở) sẽ khiến vua chúa có được những quyền lực ngoại thường, biến họ thành như thần minh và có khả năng đại diện cho thần minh trước mặt dân. Thứ hai, vua chúa phải hành xử như vị đại diện của thần minh và cai trị như vị phó nhiếp chính của thần minh, thay thế thần minh. Thứ ba, chỉ có vua chúa hay một viên chức cao cấp khác mới là hình ảnh thần minh; dân thường không bao giờ là hình ảnh thần minh được.

Khi mang áp dụng vào St 1:26-28, điều xem ra hợp lý là soạn giả có bối cảnh này trong đầu. Ít nhất, người ta cũng phải thắc mắc tại sao soạn giả lại không định nghĩa “hình ảnh Thiên Chúa” khi điều rõ ràng là hạn từ này có một tầm quan trọng hết sức đặc biệt. Có lẽ vì ai cũng đã hiểu nghĩa của nó rồi. Nếu thế, theo Clines, “hình ảnh Thiên Chúa” ở St 1-2 chứa ba yếu tố song song tuy không đồng nhất với ba đặc điểm trong cái hiểu của Cận Đông Cổ Thời về hình ảnh thần minh. Thứ nhất, con người được dựng nên với một bản chất sao đó khiến các khả năng thần linh được ban cho họ để họ là điều họ phải là ngõ hầu làm được điều Thiên Chúa muốn họ làm. Clines nhắc đến việc “thổi” vào Ađam hơi thở sự sống ở St 2:7 là dấu chỉ cho thấy việc dựng nên ông có bao gồm việc Thiên Chúa ban quyền lực cần thiết để ông hành xử như là hình ảnh Thiên Chúa. Thứ hai, liền sau khi dựng nên ở St 2, Thiên Chúa đặt con người vào làm việc ngay, để quản lý và thống trị thế giới vốn là tạo vật riêng của Người. Con người được trao cho trách nhiệm canh tác thửa vườn, và được mời gọi đặt tên cho thú vật. Như thế, dù thửa vườn mà con người sống ở đó là của Thiên Chúa, Thiên Chúa vẫn trao trách nhiệm quản lý nó cho con người. Và điều quan trọng là dù thú vật là của Thiên Chúa, Người vẫn ban cho con người quyền và trách nhiệm đặt tên cho chúng (nên đặc biệt lưu ý câu tuyên bố ở St 2:19: hễ con người đặt tên thế nào cho một sinh vật, thì đó là tên của nó). Qua đó, con người chứng tỏ thẩm quyền xuất phát từ Thiên Chúa của mình đối với tạo vật, vì canh tác thửa vườn và nhất là đặt tên cho thú vật biểu tỏ quyền thống trị đúng đắn tuy dẫn xuất (derived) của họ đối với toàn bộ tạo vật. Thứ ba, chỗ mà St 1:26-28 bắt đầu tách khỏi khuôn mẫu Cận Đông Cổ Thời là sự kiện cả nam lẫn nữ đều được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Trong khi chỉ có vua hay viên chức hoàng gia của Cận Đông Cổ Thời là hình ảnh của thần minh, thì trong việc dựng nên con người, mọi người, cả nam lẫn nữ, đều là hình ảnh Thiên Chúa như nhau. Như thế, đàn ông và đàn bà, cả hai đều là hình ảnh Thiên Chúa và cùng chung trách nhiệm quản lý tạo vật trên mặt đất mà Thiên Chúa đã dựng nên.

Các đề xuất của Hoekema và Clines bổ túc cho nhau vì cả hai đều nhấn mạnh rằng các yếu tố cơ cấu, tương quan và chức năng cần được đem lại với nhau mới giúp ta hiểu việc được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa ở St 1:26-28 có ý nghĩa gì. Ấy thế nhưng, dù cả ba đều cần thiết, yếu tố cơ cấu vẫn là mục đích của yếu tố chức năng, một yếu tố được thể hiện trong mối tương quan. Như thế, ta có thể cho rằng đề xuất này bênh vực quan điểm “tổng thể chức năng” đối với hình ảnh Thiên Chúa. Nghĩa là, dù cả ba khía cạnh đều được vận dụng, nhưng ưu tiên dành cho chức năng do Thiên Chúa ban cho con người để họ thực thi các mục đích Người vốn dành cho họ thực hiện. Có lẽ ta có thể tóm tắt ý nghĩa của việc được dựng nên giống hình ành Thiên Chúa như sau:

Trong lối hiểu tổng thể có tính chức năng, hình ảnh Thiên Chúa có nghĩa: Thiên Chúa dựng nên con người, cả nam lẫn nữ, để trở thành hình tượng có tính tạo dựng và hữu hạn (là hình ảnh Thiên Chúa) cho chính bản tính Người (là hình ảnh Thiên Chúa); trong mối tương quan với chính Người và với nhau, họ trở thành các đại diện của Người trong việc thi hành các trách nhiệm Người đã dành cho họ (làm hình ảnh Thiên Chúa). Theo nghĩa này, chúng ta là hình ảnh Thiên Chúa để làm nổi hình ảnh Thiên Chúa (to image God) và các mục đích của Người bằng cách sắp xếp đời ta và thi hành các trách nhiệm Thiên Chúa đã dành cho ta.

Chúa Giêsu chắc chắn đã cho thấy ý nghĩa trên về hình ảnh Thiên Chúa trong cuộc sống nhân bản trên thế gian của Người. Trở thành người hoàn toàn và được tràn đầy Chúa Thánh Thần, Người quả là hình tượng hoàn toàn trung thực của Thiên Chúa trong chính bản tính nhân loại và hữu hạn của Người. Trong tương quan với Thiên Chúa và người khác, Người hoàn toàn và duy nhất tìm cách thi hành thánh ý Chúa Cha, Đấng đã sai Người xuống thế gian (14). Hơn bất cứ con người nào khác, Chúa Giêsu cho thấy điều này như là ý muốn trước sau như một và thường hằng của Người. Người đại diện Thiên Chúa trong lời nói, trong thái độ, trong suy nghĩ, và trong hành động suốt cuộc sống và thừa tác vụ của Người. Do đó, các trách nhiệm Thiên Chúa dành cho Người, Người đã thi hành trọn vẹn. Rõ ràng là tính tổng thể chức năng đã hành động trong Chúa Giêsu trong tư cách hình ảnh Thiên Chúa. Trong tư cách ấy và trong bản tính nhân loại, Chúa Giêsu là hình tượng Thiên Chúa đến nỗi, trong tương quan với Thiên Chúa và người khác, Người đại diện Thiên Chúa trong việc chu toàn các trách nhiệm do Thiên Chúa ban khi Người hành động, luôn luôn và duy nhất để thực thi thánh ý Chúa Cha.

II. Nam và nữ như là hình ảnh Thiên Chúa

A. Sự bình đẳng nam nữ như là hình ảnh Thiên Chúa

Các nhà chủ trương bổ túc và các nhà chủ trương bình đẳng đều đồng ý với nhau rằng việc dựng nên nam và nữ như hình ảnh Thiên Chúa cho thấy giá trị người đàn bà bằng với giá trị người đàn ông vì đều trọn vẹn là những con người cả, với phẩm giá, giá trị và tầm quan trọng bằng nhau. Dù St 1:26-27 có nói tới việc Thiên Chúa dựng nên “người đàn ông (man)” giống hình ảnh Người, nhưng ở cuối câu 27, đoạn văn này cố ý mở rộng để nói rằng “Người dựng nên chúng có nam có nữ”

Rõ ràng ý định của bản văn muốn nói rằng cả người đàn ông lẫn người đàn bà đều có một nhân tính chung và có giá trị bằng nhau trước mặt Thiên Chúa (do đó, cả hai đều là người) ấy thế nhưng, không vì thế họ trở thành đồng nhất, y như nhau (do đó, họ khác biệt trở thành “nam và nữ”)

St 5:1-2 đã chỉ củng cố và tăng cường cái hiểu trên mà thôi. Ở đây, Thánh Kinh viết “Ðây là gia phả ông Ađam: Ngày Thiên Chúa sáng tạo con người, Chúa làm ra con người giống hình ảnh Thiên Chúa. Chúa sáng tạo con người có nam có nữ, Chúa ban phúc lành cho họ và đặt tên cho họ là ‘người (man)’, ngày họ được sáng tạo”. Cũng như ở St 1:26-27, ở đây ta thấy căn tính chung của cả nam và nữ, vì cả hai đều được đặt tên là “người”, thế nhưng nam và nữ vẫn là lối diễn tả khác nhau của cùng một bản tính chung và chiếm hữu ngang nhau là “người”. Như nhiều người đã nhận định, vì bản văn này được viết trong ngữ cảnh chế độ gia trưởng (patriarchal), nên quả là điều đáng lưu ý khi soạn giả Thánh Kinh quyết định đồng nhất hóa người nữ với người nam, xác nhận họ có cùng tên và bản tính là “người”. Nam và nữ, như thế, quả bình đẳng trong yếu tính và do đó bình đẳng trong phẩm giá, trong giá trị và tầm quan trọng.

Một chứng từ rõ ràng khác của Thánh Kinh đối với sự bình đẳng này tìm thấy nơi vị trí của người đàn ông và người đàn bà được cứu chuộc trong Chúa Kitô. Câu của Thư Galát 3:28 (“không phân biệt Do Thái hay Hy lạp, không phân biệt nô lệ hay tự do, không biệt nam hay nữ, vì anh chị em tất cả đều là một trong Chúa Giêsu Kitô”) cho thấy rõ: các phân biệt theo phái tính không có liên hệ gì tới thế đứng và công phúc ta có trong Chúa Kitô (15). Như Thánh Phaolô từng nói trong câu trước đó, tất cả những người chịu phép rửa nơi Chúa Kitô đều được mặc lấy Chúa Kitô” (3:27). Như thế, cả đàn ông và đàn bà, những người trở thành con cái Chúa nhờ đức tin, đều được dự phần vào lời hứa của Người và tất cả những gì do lời hứa này phát sinh (3:29). Thánh Phêrô cũng lặp lại ý tưởng này khi ngài khuyên các người chồng tín hữu phải tỏ lòng kính trọng vợ như những người đồng thừa hưởng ơn thánh của đời sống trong Chúa Kitô với mình (1Pr 3:7). Vợ chồng Kitô hữu có cùng một thế đứng hoàn toàn bình đẳng trong Chúa Kitô: cả hai được đức tin cứu vớt, cả hai được kết hợp trọn vẹn với Chúa Kitô, và cả hai đều là người thừa hưởng mọi kho tàng của Chúa Kitô. Các đoạn Tân Ước này phản ảnh giáo huấn Thánh Kinh dạy rằng: nam nữ bình đẳng trong nhân tính của họ thế nào (St 1:26-27), thì họ cũng bình đẳng như thế trong việc tham dự vào sự viên mãn của Chúa Kitô, Đấng cứu chuộc họ (Gl 3:28).

B. Sự dị biệt hóa nam nữ như là hình ảnh Thiên Chúa

Sau khi quả quyết sự bình đẳng hoàn toàn trong yếu tính của người đàn ông và người đàn bà như đã được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, một nhận xét hiển nhiên cần phải đưa ra vì có hệ luận khá quan trọng, đó là: dù người nam là người hoàn toàn, nhưng họ cũng là người nam, chứ không phải người nữ; và dù người nữ là người hoàn toàn, nhưng họ cũng là người nữ, chứ không phải người nam. Nghĩa là, dù Thiên Chúa có ý định dựng nên người nam và người nữ như những người bình đẳng trong bản chất yếu tính là người của họ, Người cũng đồng thời có ý định dựng nên họ như những biểu thức khác nhau của cùng bản chất yếu tính ấy, vì nam và nữ quả phản ảnh việc làm người cách khác nhau. Thành thử, câu hỏi đặt ra cho chúng ta ở đây là: liệu một trong các dị biệt nam nữ này có liên hệ gì tới vấn đề được dựng nên giống hình ảnh Chúa có ý nghĩa gì với người đàn ông và người đàn bà hay không.

Một số người có thể nghĩ rằng vì St 1:26-27 và St 5:1-2 đều nói tới việc nam và nữ được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa như nhau, nên bất cứ sự khác nhau nào giữa nam và nữ mà người ta có thể chỉ ra đều không thể liên hệ tới ý nghĩa thống nhất trong đó họ chiếm hữu hình ảnh Thiên Chúa cách bình đẳng và trọn vẹn. Việc cả hai đều là hình ảnh Thiên Chúa một cách bình đẳng và trọn vẹn không chứng tỏ sự dị biệt của họ mà chỉ chứng tỏ sự chung nhau bình đẳng của họ mà thôi. Đúng, nam và nữ có khác nhau, nhưng, có người cho rằng, họ không khác nhau theo nghĩa là hình ảnh Thiên Chúa; ta phải dựa vào điều khác để xác định căn bản cho các dị biệt của họ.

Thiển nghĩ việc phân biệt này không phản ảnh trọn vẹn giáo huấn của Thánh Kinh. Ở đây, chúng tôi nghĩ: cách tốt nhất nên hiểu việc tạo dựng nguyên thủy người nam và người nữ như một trình thuật trong đó, người nam được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa trước, một cách không cần trung gian, vì Thiên Chúa tạo nên họ từ bụi đất, trong khi người nữ được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa sau đó, một cách cần trung gian, vì Thiên Chúa không chọn đất mà là chọn sương sườn cụt của Ađam để dựng nên Evà cũng trọn vẹn và là hình ảnh Thiên Chúa bằng nhau. Như thế, dù cả hai đều trọn vẹn là hình ảnh Thiên Chúa, và cả hai đều là hình ảnh Thiên Chúa bằng nhau, nhưng có thể cả hai không được cấu tạo giống hình ảnh Thiên Chúa một cách y như nhau. Thánh Kinh cho ta một số chỉ dẫn cho thấy có một sự ưu tiên về thời gian trong ý định của Thiên Chúa (16): Người muốn cho người nam làm hình ảnh nguyên thủy của Người, qua đó, người nữ đã phát sinh, với tư cách là hình ảnh Thiên Chúa nhưng được cấu tạo từ người nam.

Thánh Kinh rõ ràng cho thấy Thiên Chúa dựng nên người đàn ông trước. Đó không phải là dấu chỉ một thứ ưu tiên nào đó ít nhất về thời gian hay sao? Tuy nhiên, có người cho rằng dựng nên đàn ông trước hay đàn bà trước chỉ là việc Thiên Chúa tung một đồng tiền hai mặt, không có ý nghĩa thần học gì cả. Nhưng đó không hẳn là nhận định của Thánh Phaolô trong 1Tm 2:13 và 1Cor 11:8 (17). Ngài cho rằng việc dựng nên người nam trước người nữ có một ý nghĩa thần học quan trọng. Quyền lãnh đạo của nam giới dường như đã bắt nguồn từ thứ tự tạo dựng này.

Vả lại, nếu Thiên Chúa cố ý dựng người nam trước người nữ về thời gian, thì ta cũng có thể cho rằng Người cố ý dựng nên Ađam bằng bụi đất và dựng nên Evà bằng chiếc xuơng sườn cụt của Ađam. Việc này cho thấy, tuy cùng dựng nên họ giống hình ảnh Người, Thiên Chúa đã dựng nên họ một cách không như nhau. Bởi nếu không, đáng lẽ, sau khi dựng nên người nam bằng bụi đất rồi, Người cũng sẽ dùng bụi đất mà dựng nên người nữ chứ. Nhưng Người đã không làm thế, Người đã dùng xương sườn cụt của Ađam mà dựng nên Evà. Ở đây, dường như Thiên Chúa muốn chỉ ra hai sự thật thần học, chứ không phải chỉ là một: vì người nữ được lấy ra từ người nam, nên 1) nàng là người một cách trọn vẹn và bình đẳng vì nàng phát sinh từ xương thịt chàng, 2) bản tính người của nàng được cấu tạo, không phải một cách song hành nghĩa là cùng bởi bụi đất như chàng, mà dẫn khởi từ chính bản tính của chàng do đó cho thấy, do Chúa sắp đặt, nàng phải lệ thuộc vào chàng để khởi sinh.

Lối hiểu trên dường như được chính lời lẽ của Thánh Phaolô xác nhận: 1Cr 11:8 quả quyết rằng: “vì người nam không phát sinh từ người nữ, nhưng người nữ phát sinh từ người nam”. Ta thấy ở đây, Thánh Phaolô không chỉ nói: người nam được dựng nên trước người nữ, mà người nữ phát sinh từ người nam.

Thứ hai, trong St 5:2, Thiên Chúa quyết định đặt cho cả người nam và người nữ một cái tên ở giống đực: adam trong tiếng Hípri là một hạn từ giống đực chỉ được dùng cho nam giới, nhất là trong St 1-4, nhưng ở đây được dùng như một hạn từ chung (generic term) chỉ cả nam và nữ. Tại St 5:2, ta đọc thấy rõ ràng rằng Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Người, có nam có nữ, và “khi họ (chúng) được dựng nên, Người gọi họ (chúng) là ‘người’”. Xem ra Thiên Chúa muốn cho căn tính của cả hai chứa một yếu tố ưu tiên dành cho người nam, vì Người chọn làm tên chung cho họ một cái tên rõ ràng thuộc giống đực, tức một cái tên cũng có thể chỉ dùng cho người nam, như một người khác với người nữ, nhưng không bao giờ dùng cho một mình người nữ, hiểu như khác với người nam. Vì Thiên Chúa đã quyết định dựng nên con người có nam có nữ như thế, nên do kế sách của Người, căn tính người nữ, trong tư cách nữ, đã nối kết một cách hết sức chặt chẽ và bắt nguồn từ căn tính có trước của người nam (18).

Thứ ba, hãy xem câu hơi khó hiểu của Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô 11:7: “Người đàn ông không phải che đầu, vì họ là hình ảnh và vinh quang của Thiên Chúa; còn người đàn bà là vinh quang của người đàn ông”. Ta hãy lưu ý hai nhân tố thuộc bối cảnh có liên hệ tới việc giải thích câu này. Thứ nhất, tiếp theo câu 11:7 là hai câu giải thích, mỗi câu bắt đầu với chữ gar ("vì") trong các câu 8 và 9 (dù các bản dịch đều không dịch chữ gar ở đầu câu 9). Hai câu này cho ta biết lý do tại sao Thánh Phaolô nói điều ngài nói ở câu 11:7. Trong hai câu 11:8-9, Thánh Phaolô viết rằng: “Vì, không phải người nam tự người nữ mà có, nhưng người nữ tự người nam. Cũng chẳng phải (vì) người nam được dựng nên vì người nữ, nhưng người nữ vì người nam”. Từ hai câu 8-9, điều ta biết rõ là Thánh Phaolô muốn biện luận tư cách cầm đầu của người đàn ông đối với người đàn bà (xem 1Cr 11:3). Người đàn ông không phải che đầu trong khi người đàn bà thì nên che đầu vì người đàn bà tự người nam mà có, chứ không ngược lại (11:8) và vì người đàn bà được dựng nên vì người đàn ông, chứ không ngược lại (11:9).

Về nhân tố thứ hai, nên lưu ý rằng cả hai câu giải thích đều liên hệ tới nguồn gốc của người đàn ông và của người đàn bà. 1Cr 11:8 chuyên biệt nói rằng người đàn ông được tạo dựng trước nhất, sau đó tới người đàn bà, vì người đàn bà được tạo nên từ người đàn ông (xem St 2:21-23), còn 11:9 thì cho thấy: mục đích của việc dựng nên người đàn bà là cung cấp sự phục vụ và trợ giúp thích đáng cho người đàn ông (xem St 2:18 và 20). Nên, rõ ràng là Thánh Phaolô đặc biệt nghĩ tới nguồn gốc của người đàn bà so với nguồn gốc của người đàn ông, và ở đây ngài suy nghĩ về sự quan trọng của việc người đàn ông được dựng nên trước, rồi qua con người của họ, và vì họ, sự sống của người đàn bà đã xuất hiện.

Căn cứ vào các câu 11:8-9, xem ra câu Thánh Phaolô nói ở 11:7 hẳn có ý nói tới sự khác nhau tương đối trong việc truy tầm nguồn gốc người đàn ông và người đàn bà. Ta tin rằng trọng điểm của ngài là: vì người đàn ông được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa trước nhất, nên chỉ một mình họ được Thiên Chúa dựng nên một cách trực tiếp và tức khắc giống hình ảnh Người, do đó, biểu lộ vinh quang Thiên Chúa. Nhưng còn người đàn bà, vì được lấy ra từ và khỏi người đàn ông và được dựng nên làm người trợ giúp thích đáng của người đàn ông, nên vinh quang của nàng là phản ảnh vinh quang của người đàn ông (20). Giống người đàn ông, được Thiên Chúa trực tiếp dựng nên theo hình ảnh và vinh quang của Người, người đàn bà, vì được dựng nên từ người đàn ông, nên vinh quang của nàng là qua người đàn ông. Thành thử, ở đây, điều Thánh Phaolô không nói một cách minh nhiên, nhưng nói một cách mặc nhiên là: vì được dựng nên như vinh quang của người đàn ông, nên người đàn bà, nhờ được tạo dựng nhờ người đàn ông, cũng được dựng nên như hình ảnh và vinh quang Thiên Chúa. Ít nhất, điều rõ ràng là vì Thiên Chúa quyết định dựng nên nàng, người đàn bà không được tạo nên để làm người tách biệt khỏi người đàn ông nhưng chỉ nhờ người đàn ông mà thôi. Như thế có phải là hợp lý không khi nhân tính của nàng, kể cả việc nàng là hình ảnh của Thiên Chúa, diễn ra khi Thiên Chúa tạo nên nàng từ người đàn ông như là “vinh quang” của họ?

Nhìn vấn đề kiểu trên hoà hợp được điều mà nhìn cách khác có thể mâu thuẫn nghĩa là St 1:26-27 and 5:1-2 dạy rằng người đàn bà dược dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa nhưng 1Cr 11:7 lại bảo nàng chỉ là “vinh qang của người đàn ông”. Ta tin rằng trọng điểm của Thánh Phaolô là: vinh quang của nàng xuất hiện nhờ người đàn ông, và như thế (hàm ẩn trong 1 Cr 11:7), nàng cũng sở hữu được bản chất người trọn vẹn, tuy phát sinh (derivative), của nàng. Nhưng, lẽ dĩ nhiên, vì bản chất người của nàng phát sinh “từ người đàn ông”, nên việc nàng là hình ảnh của Thiên Chúa cũng chỉ có khi Thiên Chúa tạo nên nàng từ Ađam, mà nàng vốn là vinh quang. Cho nên, không có mâu thuẫn giữa St 1:27 và 1Cr 11:7. Người đàn bà với người đàn ông được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa (St 1:27), nhưng người đàn bà nhờ người đàn ông mà có bản chất người chân thực và do đó, vinh quang của nàng (1Cr 11:7b), vinh quang của người đàn ông, hữu thể vốn là hình ảnh và vinh quang của Thiên Chúa (1Cr 11:7a).

Thứ bốn, ta hãy xét một đoạn văn khác giúp ta hiểu vấn đề này. St 5:3 đưa ra một nhận xét đáng chú ý rằng lúc 130 tuổi, Ađam “có một con trai giống hoạ ảnh ông, giống hình ảnh ông; và ông đặt tên cho nó là Sét”. Ngôn từ ở đây giống hệt ngôn từ ở St 1:26. Dù thứ tự “họa ảnh” và “hình ảnh” có đảo ngược, nhưng rõ ràng điều nói trước đó về con người được dựng nên giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa (St 1:26) lại được nói đến tại đây khi Sét sinh ra giống họa ảnh và hình ảnh của Ađam (St 5:3). Ta hãy lưu ý hai điều: Thứ nhất, vì tác giả Sáng Thế vừa nói tới cả nam lẫn nữ (5:2: “Người dựng nên họ có nam có nữ và chúc lành cho họ. Và khi họ được dựng nên, Thiên Chúa gọi họ là người ‘nam’”, thì đáng lẽ tự nhiên phải nói về Sét như đã được sinh ra giống họa ảnh và hình ảnh của Ađam và Evà. Nhưng thay vào đó, tác giả chuyên biệt nói rằng Sét giống họa ảnh và hình ảnh của Ađam (mà thôi). Thứ hai, bản chất song hành của hình ảnh này với St 1:26 phần chắc có hệ quả muốn nói rằng Sét sinh ra giống hình ảnh Ađam, là người giống hình ảnh Thiên Chúa, đến nỗi, Sét, vì giống hình ảnh Ađam, cũng giống hình ảnh Thiên Chúa. Ít nhất, ta cũng biết điều này: sau Ađam và Evà, con người tiếp tục sinh ra giống hình Thiên Chúa. Khi St 9:6 cấm giết người, thì căn bản của lệnh cấm này là người bị giết được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Như thế, rõ ràng những người sinh ra đều trở thành hình ảnh của Thiên Chúa vì họ sinh ra qua những người là hình ảnh của Thiên Chúa. Nhưng St 5:3 dẫn ta tới chỗ nói một cách chính xác hơn. Rõ ràng: Sét sinh ra giống hình ảnh Thiên Chúa vì anh ta sinh ra nhờ tư cách làm cha của Ađam (chỉ Ađam được nhắc đến, chứ Evà không được nhắc đến ở đây). Như thế, vì Sét sinh ra giống họa ảnh và hình ảnh Ađam, nên anh ta sinh ra giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa.

Hiểu như trên, ta thấy một song hành về ý niệm giữa St 5:3 và 1Cr 11:7. Như Thánh Kinh đặc biệt cho thấy, điều đúng trong cả hai bản văn, về việc tạo nên Sét và người đàn bà, là: họ nhận được bản chất người của họ qua người đàn ông. Một song hành rõ ràng và có ý nghĩa khác là: cả Sét lẫn Evà đều là hình ảnh của Thiên Chúa một cách trọn vẹn và bằng nhau khi so sánh với Ađam, người vốn là hình ảnh của Thiên Chúa. Như thế, cuộc tranh luện hiện nay tái khẳng định và củng cố quả quyết trước đây của chúng ta rằng mọi hữu thể nhân bản, cả đàn ông lẫn đàn bà, cả con cái lẫn cha mẹ, đều là hình ảnh của Thiên Chúa một cách trọn vẹn và bằng nhau. Nhưng nói như thế rồi, Thánh Kinh cho biết thêm điểm nữa: Kế sách của Thiên Chúa về việc người đàn bà và đứa con trở nên hình ảnh Thiên Chúa như thế nào xem ra liên quan một cách không thể giải thích và cố ý vai trò của việc hiện hữu trước của người đàn ông như là hình ảnh của Thiên Chúa.

Như thế, hình như Sét trở nên hình ảnh của Thiên Chúa nhờ phát nguồn từ cha mình, nghĩa là được sinh ra giống họa ảnh và hình ảnh của Ađam (St 5:3) thế nào, thì người đàn bà cũng trở nên hình ảnh của Thiên Chúa, một điều chắc chắn nàng là (St 1:26), nhờ (và do kế sách cố ý của Thiên Chúa, chỉ nhờ) nguồn phát sinh của nàng từ người đàn ông và là vinh quang của người đàn ông mà thôi như vậy (St 2:21-23 và 1Cr 11:7-9). Như thế, điều được gợi ý ở đây là: ý niệm người đàn ông đứng đầu có liên hệ không những tới vấn đề người đàn ông và người đàn bà có liên hệ với nhau và làm việc với nhau ra sao, mà hình như sự thật còn là việc người đàn ông đứng đầu là một phần trong chính việc cấu tạo ra người đàn bà như được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Người đàn ông là hữu thể nhân bản được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa trước; người đàn bà chỉ trở nên hữu thể nhân bản mang hình ảnh Thiên Chúa là nhờ người đàn ông. Dù cả hai đều là hình ảnh của Thiên Chúa cách trọn vẹn và bằng nhau, vẫn có một ưu tiên nội tại dành cho người nam, phản ảnh kế hoạch của Thiên Chúa muốn người nam đứng đầu trong trật tự tạo vật.

Đặc tính bổ túc cho nhau giữa nam và nữ như là hình ảnh của Thiên Chúa

Từ trước đến nay, ta đã nhận ra ba ý tưởng chính. Ý tưởng thứ nhất, ta thấy hình ảnh Thiên Chúa nơi người đàn ông liên hệ tới việc Thiên Chúa tạo ra các biểu tượng thần thiêng (hình ảnh Thiên Chúa), những biểu tượng này, trong mối liên hệ với Thiên Chúa và với nhau, hành xử để đại diện cho Thiên Chúa (làm hình ảnh của Người) bằng cách thực thi các trách nhiệm được Thiên Chúa chỉ định.

Ý tưởng thứ hai: ta thấy rằng Thánh Kinh dạy rõ ràng sự bình đẳng trọn vẹn về nhân bản và yếu tính của người đàn ông và của người đàn bà vì đã được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Và ý tưởng thứ ba: ta thấy: dù nam và nữ đều là hình ảnh của Thiên Chúa như nhau, vẫn có sự ưu tiên dành cho ngưòi nam như là người qua họ người nữ được cấu tạo như hình ảnh Thiên Chúa, vì nàng được tạo dựng như là vinh quang của người đàn ông, mà người đàn ông thì vốn là hình ảnh và vinh quang của Thiên Chúa. Bây giờ là lúc để ta tự hỏi ba yếu tố này trong tính bổ túc nam nữ cho nhau như là hình ảnh của Thiên Chúa có thể được sử dụng ra sao để sống như các hình ảnh mà Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta. Ta hãy xem xét năm khía cạnh của viễn kiến bổ túc cho nhau này:

Khía cạnh thứ nhất, vì sự ưu tiên trong ý niệm hình ảnh Thiên Chúa phải dành cho việc ta hành xử như là các đại diện của Thiên Chúa để thực thi các trách nhiệm do Người chỉ định, nên ta phải thấy điều này: người đàn ông và người đàn bà phải học cách làm việc với nhau một cách thống nhất hóa để đạt được điều Thiên Chúa đã dành cho họ làm. Sẽ không thể có chuyện cạnh tranh ở đây, tranh chấp triệt để ở đây về mục đích nếu ta muốn hành xử như là hình ảnh của Thiên Chúa. Tạo tư thế thù nghịch không hề có chỗ đứng giữa người đàn ông và người đàn bà khi cả hai đều là hình ảnh của Thiên Chúa. Lý do đon giản là: cả đàn ông lẫn đàn bà, vì là hình ảnh của Thiên Chúa, đều được mời gọi thi hành một loạt trách nhiệm đã được thống nhất hóa do Thiên Chúa chỉ định. Vì cả hai cùng chia sẻ các trách nhiệm chung, cả hai phải tìm cách thống nhất hóa trong công trình hoàn tất của mình.

Chắc chắn điều trên đã được hàm ẩn trong trình thuật của Sáng Thế 2. Khi thấy không có một trợ thủ thích đáng cho người đàn ông, Thiên Chúa đã để ông ngủ say, rồi lấy một chiếc xương từ cạnh sườn của ông, và tạo ra người đàn bà làm người gip ông gánh vác gánh nặng. Người đàn ông đáp ứng bằng cách nói rằng nàng là xương của xương ông và thịt của thịt ông, và lời nhận định được linh hứng nói về sự kết hợp của họ rằng nay họ là “một xác thịt” (St 2:22-24). Hệ luận ở đây khá rõ ràng: giờ đây, vì nàng kết hợp với chàng thành một thân xác, nên họ tìm cách cùng nhau thi hành điều chính Thiên Chúa trước đó mời gọi người đàn ông thực hiện. Người trợ thủ thích đáng cho Ađam giờ đây đang ở đây, nên công việc chung để hoàn thành các mục đích của Thiên Chúa có thể được cùng nhau đẩy mạnh.

Khía cạnh thứ hai, vì việc hành xử của chúng ta trong tư cách hình ảnh của Thiên Chúa (tức đại diện cho Thiên Chúa) là phản ảnh và nối dài bản chất của chúng ta (như các đại biểu của Thiên Chúa), nên ở đâu bản chất ta bị lên khuôn sai thì ở đấy việc hành xử của chúng ta cũng bị hướng dẫn sai. Việc hành xử đích thực trong tư cách hình ảnh của Thiên Chúa phải dành ưu tiên cho việc tái lên khuôn đời ta. Chỉ khi nào, nhờ ơn Chúa, ta tìm cách nên giống như Chúa Kitô trong cuộc sống bên trong của ta, ta mới càng ngày càng sống ở bề ngoài theo cung cách phản ảnh được Người hơn mà thôi. Tác giả Dallas Willard chắc chắn đúng. Trong cuốn The Spirit of the Disciplines của ông, ông biện luận chủ đề cho rằng ta chỉ có thể sống như Chúa Giêsu khi ta tự kỷ luật mình để suy nghĩ, cảm nhận và đánh giá như Chúa Giêsu (21). Ta chỉ có thể sống như Người bao lâu ta tự làm lại để giống như Người. Việc hành xử của nam/nữ như là hình ảnh của Thiên Chúa, một sự hành xử cần phải cho thấy sự thống nhất trong viễn kiến và cùng chung cố gắng, sau đó, phải dựa vào những người đàn ông và đàn bà biết tha thiết chờ mong Thiên Chúa sẽ tái tạo ta một cách gia tăng tiệm tiến thành hình ảnh của Chúa Kitô để ta có thể phản ảnh hình ảnh này trong khi thực thi công việc chung do Thiên Chúa chỉ định.

Khía cạnh thứ ba, sự bình đẳng trọn vẹn trong yếu tính và đặc tính nhân bản của người nam và người nữ trong hình ảnh Thiên Chúa có nghĩa không bao giờ đúng cả khi đàn ông hạ giá đàn bà, hay đàn bà hạ giá đàn ông. Các ý niệm thấp kém hơn hay trổi vượt hơn không hề có chỗ đứng trong bản chất do Thiên Chúa sắp đặt của nam và của nữ như là hình ảnh của Thiên Chúa. Như đã nhắc trên đây, đoạn thư 1Phêrô 3:7 đã nhấn mạnh điểm này liên quan tới thái độ của người chồng tín hữu đối với người vợ tín hữu của mình. Chàng phải dành cho vợ vinh dự làm người đồng thừa kế ơn phúc sự sống. Và, như câu Thánh Kinh vừa rồi kết luận, Thiên Chúa cảm nhận mạnh mẽ đối với việc người chồng vinh danh vợ mình như hoàn toàn bình đẳng và là người đồng thừa hưởng các kho tàng của Chúa Kitô đến nỗi Người cảnh cáo rằng bất cứ người chồng nào vi phạm nguyên tắc này, Thiên Chúa sẽ không chấp nhận lời cầu nguyện của họ. Không chỗ nào trong Thánh Kinh mà sự dị biệt hóa nam nữ là căn bản cho sự trổi vượt về giá trị hay tầm quan trọng của đàn ông hay sự bóc lột đàn bà. Tất cả các thái độ và hành động này đều là các vi phạm tội lỗi đối với chính bản chất nhân tính chung của chúng ta như những người nam người nữ được dựng nên giống hình Thiên Chúa một cách trọn vẹn và bằng nhau.

Khía cạnh thứ tư, dù được thống nhất hóa trong sự bình đẳng về yếu tính con người và trách nhiệm chung của chúng ta trong việc thi hành thánh ý Thiên Chúa, sự ưu tiên có tính thời gian của hình ảnh Thiên Chúa nơi người đàn ông, qua họ, người đàn bà đã được cấu tạo làm người mang hình ảnh Thiên Chúa, quả hỗ trợ cho nguyên tắc người đàn ông đứng đầu trong việc hành xử như là hình ảnh Thiên Chúa… Đây chính là điều Thánh Phaolô nhấn mạnh ở 1Cr 11. Lý do khiến ngài quan tâm tới việc che đầu là: ngài biết Thiên Chúa đặt kế sách để người đàn ông và người đàn bà hành xử sao đó để mỗi người đều tôn trọng các vai trò do Thiên Cúa chỉ định cho người kia. Người đàn bà phải tôn trọng và người đàn ông phải đảm nhiệm trách nhiệm đặc biệt mà Thiên Chúa đã trao cho người đàn ông trong quyền lãnh đạo thiêng liêng trong gia đình và cộng đồng tín hữu. Nơi nào quyền đứng đầu của người nam không được nhìn nhận, thì việc hành xử của ta trong tư cách hình ảnh của Thiên Chúa bị cản trở và giảm thiểu. Điều này đặt giáo huấn của Thánh Phaolô trong thư Êphêsô 5 dưới một ánh sáng mới. Điều ta hiểu là: khi người vợ phục tùng chồng như Giáo Hội phục tùng Chúa Kitô (5:22-24), và khi người cHồng Yêu vợ như Chúa Kitô yêu Giáo Hội (5:25-27), họ biểu lộ các vai trò do Chúa Chỉ định cho họ như những người mang hình ảnh Thiên Chúa. Không phải chỉ trong sự bình đẳng của họ, họ mới là hình ảnh của Thiên Chúa. Họ cũng mang và biểu lộ hình ảnh của Thiên Chúa khi họ hành xử một cách biết nhìn nhận quyền đứng đầu của người nam trong việc ban phát hình ảnh Thiên Chúa (1Cr 7-9).

Khía cạnh thứ năm, viễn kiến bổ túc cho nhau giữa người nam và người nữ này trong hình ảnh Thiên Chúa liên hệ ra sao với những người độc thân? Trước khi đi sâu vào vấn đề này, ta hãy hiểu rõ một điều. Dù Thánh Kinh tán dương hôn nhân như đã được Thiên Chúa sắp đặt và là điều tốt (1Tm 4:3-5), nhưng nó cũng tán dương bậc độc thân như một cuộc sống có mục đích và đóng góp ngoại thường, không bao giờ nói đến bất cứ mất mát nền tảng nào, mà chỉ ca ngợi những lợi ích tiềm ẩn của đời sống độc thân, hiến mình cho Thiên Chúa (1Cr 7:25-35). Vì hôn nhân của con người là hình bóng của thực tại kết hợp nên một giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (Ep 5:32), nên không một tín hữu độc thân nào bị lỡ thực tại kết hôn cả dù Thiên Chúa mời gọi họ sống không có hình bóng này.

Với sự hiểu biết này rằng Thiên Chúa ca ngợi sự độc thân, và một số cá nhân rất đáng kính trong Thánh Kinh là người độc thân (Chúa Giêsu, Gioan Tẩy Giả, Thánh Phaolô), thử hỏi làm thế nào những người nam nữ độc thân có thể hành xử như là hình ảnh của Thiên Chúa? Trước nhất, ta hãy bắt đầu với ý niệm nền tảng này: hình ảnh của Thiên Chúa, tại tâm điểm của nó, vốn là việc Thiên Chúa làm chúng ta thành các đại diện của Người (làm hình ảnh của Người) để chúng ta đại diện cho Người (làm hình ảnh cho Người) bằng cách thực thi thánh ý của Người. Ở bình diện này, người độc thân và người có gia đình thực sự có chung một trách vụ. Tất cả chúng ta cần tìm cách trở thành giống Chúa Kitô hơn để ta có khả năng hơn trong việc chu toàn các trách nhiệm mà Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta để làm. Đây là một phần ý nghĩa của việc được dựng nên và sống như hình ảnh của Thiên Chúa. Để được là điều (nhờ ơn thánh) ta nên là, và để làm được điều (nhờ ơn Chúa) ta nên làm chính là trách vụ Chúa dành cho tất cả chúng ta, dù có gia đình hay sống độc thân, và điều này phản ảnh hữu thể ta được tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa.

Thứ đến, ta hãy nhớ rằng ta phải sống thực các trách nhiệm của mình trong tương quan với Chúa và với người khác. Đối với những ai có gia đình, có một mối liên hệ giao ước tạo nên bối cảnh cho phần lớn việc sống thực hình ảnh của Thiên Chúa trong sự kết hợp mà người ta trông mong người đàn ông phải lãnh đạo và hướng dẫn. Thế còn những người độc thân? Ở đây, ta thấy có sự trợ giúp lớn lao nhờ biết nhìn gương sáng của Chúa Giêsu và của Thánh Phaolô qua các viễn kiến của các vị về việc sống thực ơn gọi làm đại diện cho Thiên Chúa trong việc thi hành các trách nhiệm của các vị. Điều ta tìm thấy nhờ nhìn vào các cá nhân chủ yếu này là cả hai vị đều đi tìm các mối liên hệ có ý nghĩa làm nguồn sức mạnh và tình đồng hành trong khi chu toàn các trách vụ do Thiên Chúa sắp đặt cho các vị. Thí dụ, khi Chúa Giêsu đối diện với việc đóng đinh chắc chắn xẩy ra và xẩy ra gần kề, Người bèn đi một mình để cầu nguyện. Điều có tính giáo huấn là Người đã yêu cầu các môn đệ gần gũi nhất của Người cầu nguyện với Người để được sức mạnh mà đối diện với với ơn gọi này. Việc các bằng hữu của Người đã không cầu nguyện được vì quá buồn ngủ vẫn không thay đổi được sự kiện này là Chúa Giêsu biểu lộ nhu cầu thực sự và sâu xa muốn có những người khác cùng đi bên cạnh và giúp Người chu toàn sứ mệnh của Người. Hay ta hãy xem đã bao lần Thánh Phaolô nói đến việc khích lệ của người khác trong việc rao giảng Tin Mừng của ngài. Trọng điểm ở đây rất đơn giản. Ơn kêu gọi sống độc thân của Thiên Chúa không bao giờ là ơn gọi sống cô lập cả. Thiên Chúa dựng nên chúng ta để cần nhau và giúp đỡ nhau. Nhiệm thể lấy Chúa Kitô làm nguyên lý khiến cho điều này hết sức rõ ràng. Người độc thân nên tìm cách biết và thực thi thánh ý Thiên Chúa đối với đời họ, và khi tìm cách như thế, họ cũng nên tìm sức mạnh, sự trợ giúp, an ủi, khích lệ, và tài nguyên nơi người khác để trong tương quan với những người này, họ tìm cách chu toàn ơn gọi của mình.

Cũng còn một vấn đề khác nữa mà người độc thân có thể thắc mắc một cách đích đáng. Quyền đứng đầu của người nam vốn được dựng nên đầu tiên giống hình ảnh Thiên Chúa phải được tôn trọng như thế nào nơi những người đàn bà và đàn ông độc thân? Ta nên bắt đầu nhận định xem quyền ưu tiên của người nam không phải là gì. Quyền đứng đầu của người nam trong Thánh Kinh không bao hàm thẩm quyền của mọi người nam đối với mọi người nữ. Chỉ cần suy nghĩ trong chốc lát cũng đủ thấy điều này cũng đúng đối với các người có gia đình. Thư Êphêsô 5:22 nói rằng: “Các bà vợ, các bà hãy phục tùng chồng mình như phục tùng Chúa”. Nhưng vợ tôi không hề ở dưới thẩm quyền của mọi người đàn ông. Nàng ở dưới thẩm quyền của tôi, chồng nàng, và của những bậc trưởng thượng trong giáo hội của chúng tôi. Nhưng đây là nghĩa hạn chế của việc người nam đứng đầu, và nó phù hợp với điều Thánh Kinh dạy rõ ràng.

Vậy, việc đứng đầu của người nam có nghĩa gì đối với những người độc thân? Ta tin rằng nó có hai nghĩa: Thứ nhất, nó có nghĩa: mọi người nữ và nam độc thân cần phải là thành viên của giáo hội địa phương nơi họ có thể can dự vào cơ cấu thẩm quyền của giáo hội này. Các vị trưởng thượng nam có phẩm cách chịu trách nhiệm đối với phúc lợi thiêng liêng của các thành viên của mình và nhờ thế, các phụ nữ độc thân, cách riêng, có thể tìm thấy nguồn bảo khuyên và hướng dẫn thiêng liêng từ các vị trưởng thượng nam giới này khi không có một người chồng giúp họ trong phạm vi này. Thứ hai, sự ưu tiên có tính thời gian trong việc người nam là hình ảnh của Thiên Chúa có nghĩa: nói chung, trong các liên hệ nam nữ giữa những người độc thân, nên có sự tôn trọng đối với các người nam nơi các người nữ trong nhóm, một sự tôn trọng biết nhìn nhận việc người đàn bà tiếp nhận bản chất người như là hình ảnh của Thiên Chúa qua người đàn ông, nhưng sự tôn trọng này cũng phải biết dừng lại để không trở thành sự tùng phục trọn vẹn và tổng quát của đàn bà đối với đàn ông. Tôn trọng, kính trọng, và tôn kính nên được tỏ bầy cùng người nam, nhưng không bao giờ được mong chờ điều này: mọi người nữ phải tùng phục các ý muốn của đàn ông.Và đối với những người đàn ông độc thân, nên có một thứ lãnh đạo dịu dàng và biết tôn trọng được đưa ra trong một nhóm hỗn hợp; và thứ lãnh đạo này cũng không được giống như thẩm quyền đặc biệt mà các ông chồng và các người cha có được trong các gia hộ của họ, hay các vị trưởng thượng có trong cộng đoàn của họ. Vì mọi người đều là hình ảnh của Thiên Chúa, và vì các phụ nữ nói chung đều là hình ảnh của Thiên Chúa qua người đàn ông, nên một số biểu thức của nguyên lý người nam đứng đầu này nên được biểu lộ cách chung nơi các người đàn bà cũng như nơi các người đàn ông, dù dành riêng các liên hệ quyền hành trọn vẹn cho những người đã được chỉ định đặc biệt trong Thánh Kinh, tức ở trong gia hộ và cộng đồng tín hữu.

Kết luận

Sự kiện chúng ta là nam và nữ theo hình ảnh Thiên Chúa nói khá nhiều điều về mục đích của Thiên Chúa đối với chúng ta, các tạo vật nhân bản của Người. Chúng ta được tạo nên để phản ảnh chính bản chất của Người ngõ hầu ta có thể đại diện cho Người trong các hành xử của ta với người khác và với thế giới Người đã tạo nên. Mục tiêu của chúng ta là chu toàn thánh ý Người và vâng theo lời Người. Ấy thế nhưng, để thực hiện được điều này, Người đã thiết lập ra một khuôn khổ liên hệ. Nam và nữ, dù bằng nhau một cách trọn vẹn như là hình ảnh của Thiên Chúa, nhưng khác biệt nhau trong cung cách sở hữu hình ảnh của Thiên Chúa. Việc người nữ trở nên hình ảnh Thiên Chúa qua người nam cho thấy một chiều hướng do Thiên Chúa sắp đặt nàng phải dựa vào chàng, như đã được biểu lộ cách đặc biệt trong gia hộ và trong cộng đồng đức tin. Ấy thế nhưng, mọi người chúng ta, qua các mối liên hệ của mình, phải tìm cách làm việc với nhau để hoàn thành các mục đích mà Thiên Chúa đã dành cho chúng ta thực hiện. Trong học lý này, ta thấy chân lý kép sau đây: chúng ta được mời gọi hiện hữu cả trong tư cách cá nhân lẫn trong mối liên hệ với những điều Thiên Chúa dự tính chúng ta trở thành, để ta có thể làm điều đem vinh dự lại cho Người và hoàn thành thánh ý Người. Các đại diện của Thiên Chúa, trong tương quan với Thiên Chúa và với người khác, đại diện cho Thiên Chúa và thi hành các trách nhiệm do Thiên Chúa chỉ định; điều này, xét cho cùng, chính là viễn kiến cần được người nam và người nữ theo hình ảnh của Thiên Chúa tìm kiếm nếu họ muốn thực hiện trọn vẹn mục đích được tạo dựng của họ. Ước chi chúng ta thấy kế sách tốt lành và khôn ngoan của Thiên Chúa về tư cách đàn ông và đàn bà của ta được hiểu và đem ra sống thực một cách trọn vẹn hơn ngõ hầu các mục đích của Thiên Chúa nơi và qua ta, các hình ảnh tạo dựng của Người, được hoàn thành, vì ích lợi của ta, nhờ ơn thánh Người và vì vinh quang của Người.

________________________________________

Ghi Chú

[1] Bài này thoạt đầu được trình bầy như một tham luận tại hội nghị “Xây Dựng Các Gia Đình Mạnh Mẽ”, Dallas, Texas, các ngày 20-22 Tháng Ba, do FamilyLife và Hội Đồng Tư Cách Đàn Ông và Tư Cách Đàn Bà Theo Thánh Kinh, đồng bảo trợ, và được in trong Wayne Grudem, chủ biên, Biblical Foundations of Manhood and Womanhood , do nhà Crossway Books phát hành.

[2] Thánh Irênê, Against Heresies, trong Ante-Nicene Fathers, vol. 1, A. Roberts and J. Donaldson chủ biên (Grand Rapids: Eerdmans, 1953).

[3] Thánh Augustinô, The Trinity, bản tiếng Anh của Edmund Hill, cuốn 5 trong bộ The Works of St. Augustine (Brooklyn, NY: New City Press, 1991).

[4] Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologica, I.93.

[5] John Calvin, Institutes of the Christian Religion, J. T. McNeill chủ biên, bản tiếng Anh của F. L. Battles (Philadelphia: Westminster, 1960), I. 15.

[6] Karl Barth, Church Dogmatics, bản tiếng Anh của G. Bromiley (Edinburgh: T. & T. Clark, 1960), III.2.

[7] Emil Brunner, The Christian Doctrine of Creation and Redemption, bản tiếng Anh của O. Wyon (Philadelphia: Westminster, 1953).

[8] Leonard Verduin, Somewhat Less Than God (Grand Rapids: Eerdmans, 1970).

[9] D. J. A. Clines, "The Image of God in Man," Tyndale Bulletin (1968) 53-103.

[10] Anthony A. Hoekema. Created in God's Image (Grand Rapids: Eerdmans, 1986).

[11] Ibid., 69.

[12] Ibid., 95.

[13] Clines, "Image of God in Man."

[14] Hơn 30 lần trong Tin Mừng Gioan, ta được cho hay: Chúa Giêsu được sai xuống thế gian để thi hành thánh ý Chúa Cha, Đấng đã sai Người. Chẳng hạn, xem Ga 4:34; 5:23, 30, 37; 6:37-38, 57; và 12:49.

[15] Xem Rick Hove, Equality in Christ: Galatians 3:28 and the Gender Dispute (Wheaton, IL: Crossway Books, 1999).

[16] Trong tiết này, khi nói đến “sự ưu tiên” của người nam trong việc Thiên Chúa tạo dựng người nam và người nữ bằng nhau trong tư cách hình ảnh của Người, độc giả nên hiểu rằng ở đây không có ý chuyển đạt bất cứ cảm thức nào về giá trị, phẩm giá, đáng giá, tư cách nhân vị cao hơn hoặc chia sẻ lớn hơn hình ảnh của Thiên Chúa nơi người đàn ông so với người đàn bà; thực vậy, tiết trước đã nói rất rõ rằng chúng ta tin Thánh Kinh dạy rất rõ ràng về sự bình đẳng hoàn toàn giữa người nam và người nữ trong tư cách hình ảnh của Thiên Chúa. Như sẽ nói rõ sau đó, giống như con cái trở nên hình ảnh của Thiên Chúa một cách trọn vẹn và bằng nhau nhờ biểu thức sinh sản của cha mẹ các em do Thiên Chúa sắp đặt thế nào, thì người đàn bà tuy là người thứ hai trở nên hình ảnh của Thiên Chúa cũng đã trở nên hình ảnh này một cách trọn vẹn và bằng nhau như hình ảnh Thiên Chúa nơi người đàn ông, dù nàng được Thiên Chúa tạo dựng như hình ảnh của Người từ xương sườn của Ađam chứ không từ đất như Ađam.

[17] Như sẽ thấy sau đây, dù cả hai bản văn này đều nói tới sự ưu tiên về thời gian của việc dựng nên người nam, nhưng chúng không y như nhau trong cách quả quyết tính thực tại lịch sử này, và một sự khác biệt đáng lưu ý có thể được nhận ra trong các dùng chữ trong các câu này.

[18] Ở đây không có ý nói rằng, trên nguyên tắc, Thiên Chúa không thể dựng nên người đàn bà cách khác, độc lập đối với người nam, thậm chí được dựng nên trước và hiện hữu mà chưa có đàn ông. Nhưng trọng điểm là: đây không phải là cách Thiên Chúa thực sự đã dưng nên người nữ. Đúng hơn, Người đã cấu tạo nên nàng như một người từ Ađam mà có (St 2:23; 1Cr 11:8), và điều này được biểu tượng bằng việc sử dụng hạn từ tổng quát có tính giống đực là từ “áad£am” trong St 5:2.

[19] Xem Vern S. Poythress and Wayne A. Grudem, The Gender-Neutral Bible Controversy: Muting the Masculinity of God's Words (Nashville, TN: Broadman & Holman, 2000).

[20] Xem Hans Conzelmann, 1 Corinthians: a Commentary on the First Epistle to the Corinthians, bản tiếng Anh của J. W. Leitch, Hermeneia Series (Philadelphia: Fortress Press, 1975).

[21] Dallas Willard, The Spirit of the Disciplines (San Francisco: Harper & Row, 1988).

(Theo tài liệu Male and Female Complementarity and The Image of God, của The Council on Biblical Manhood and Womanhood do một số nhà lãnh đạo Tin Lành Mỹ, thành lập năm 1987 tại Dallas, Texas)
 
VietCatholic TV
11 Tướng Nga tử trận. 5 Tư Lệnh Quân Khu mất chức. Tướng Lapin ra sao? Máy bay F15, F16 cho Ukraine
VietCatholic Media
03:18 02/11/2022


1. Tình trạng thực sự của tướng Aleksandr Pavlovich Lapin, người được các phương tiện truyền thông tường trình đã qua đời và thi thể trôi sông

Như chúng tôi đã tường trình, tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Fact Check: Was 'Fired' Russian General's Body Found in Moscow River?”, nghĩa là “Xác minh sự thật: Phải chăng thi thể của tướng Nga 'bị sa thải' được tìm thấy trôi trên sông Mạc Tư Khoa?”. Trong bài báo đó, tờ Newsweek cho biết có các báo cáo rằng thi thể của Alexander Lapin, một vị tướng có rất nhiều huy chương lãnh đạo quân đội Nga ở Syria và năm nay, ở Ukraine, được tìm thấy trên một con sông ở Mạc Tư Khoa đã được một số hãng tin chia sẻ vào cuối tuần qua và lan truyền nhanh trên mạng xã hội. Tờ Newsweek cũng nhận định rằng tin tức này không thể xác minh. Vậy tình trạng thực sự của tướng Aleksandr Pavlovich Lapin bây giờ ra sao?

Aleksandr Pavlovich Lapin là một sĩ quan quân đội Nga, giữ chức Tư lệnh Quân khu Trung tâm từ ngày 22 tháng 11 năm 2017. Ông được thăng quân hàm Thượng Tướng vào năm 2019, và được cho là vị tướng có nhiều huy chương nhất trong quân đội Nga.

Ông là chỉ huy của tập đoàn quân “Trung tâm” của Lực lượng Lục quân Nga trong cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga.

Aleksandr Lapin sinh ngày 1 tháng 1 năm 1964 trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động.

Sau khi tốt nghiệp trung học, ông theo học tại Viện Công nghệ-Hóa học Kazan từ năm 1981 đến năm 1982. Từ năm 1982 đến năm 1984, ông phục vụ trong hàng ngũ Quân đội Liên Xô trong Lực lượng Phòng không Liên Xô.

Từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 7 năm 2014, Lapin chỉ huy Đội quân vũ trang liên hợp cận vệ số 20. Năm 2014, ông được phong quân hàm Trung tướng. Từ năm 2014 đến năm 2017, ông là Tham mưu trưởng Quân khu miền Đông.

Năm 2017, Lapin trở thành tham mưu trưởng lực lượng Nga ở Syria. Ông được thăng cấp Thượng Tướng vào năm 2019.

Vào tháng 6 năm 2022, các phương tiện truyền thông Nga hoan hỉ tiết lộ rằng ông là chỉ huy của tập đoàn quân “Trung tâm” của Lực lượng Lục quân Nga trong cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga. Họ đặt rất nhiều kỳ vọng vào ông ta.

Vào cuối tháng 3, ông đã đến thăm tiền tuyến và trao huy chương cho con trai mình, người chỉ huy chiến đấu ở Sumy và Chernihiv.

Trong cuộc tổng phản công Kharkiv hồi đầu tháng 9, các phương tiện truyền thông Nga bắt đầu quay 180 độ. Họ công kích Lapin vì cho rằng chính con trai ông là Trung tá Denis Aleksandrovich Lapin, tư lệnh Trung đoàn xe tăng cận vệ 1, người từng được ông gắn huy chương, đã bỏ trốn khỏi đơn vị trong bối cảnh quân đội Nga tháo chạy tán loạn.

Sau Trận Lyman lần thứ hai, là trận chiến thắng của Ukraine, Lapin đã bị chỉ trích nặng nề bởi người đứng đầu Cộng hòa Chechnya, Ramzan Kadyrov. Kadyrov đổ lỗi cho Lapin về sự rút lui của Nga, nói rằng nếu là Bộ trưởng Quốc phòng, ông ta sẽ giáng chức Lapin xuống làm binh nhì, tước hết huy chương của ông ta và đưa ông ta ra tiền tuyến với một khẩu súng máy hạng nhẹ để “xóa sạch các vết nhơ bằng máu của mình”. Điện Cẩm Linh đã yêu cầu Kadyrov “gác lại cảm xúc” trong “chiến dịch quân sự đặc biệt”.

Ông đã kết hôn và có một con trai duy nhất, là Trung tá Denis Aleksandrovich Lapin, sĩ quan chỉ huy Trung đoàn xe tăng cận vệ 1.

Thông tấn Nga RBC đưa tin, vào ngày 29 tháng 10, Lapin đã bị cách chức Tư lệnh Quân khu Trung tâm.

Với quyết định cách chức Thượng Tướng Lapin, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã cách chức đủ tất cả các tư lệnh quân khu Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung Tâm, không sót một người nào. Bên cạnh đó còn có Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách hậu cần, Tướng Dmitry Bulgakov, bị thay thế bởi Mikhail Mizintsev, và Tư Lệnh Hạm Đội Hắc Hải Igor Osipov. Lapin cũng như những người này có lẽ bị cô lập. Họ không nắm giữ các chức vụ nào trong quân Nga để tránh nguy cơ gây binh biến. Nhưng có lẽ họ không bị giam giữ hay bị giết như các báo cáo có phần phóng đại đã tường trình.

Ngoài ra, còn có 11 tướng lãnh Nga được tường trình đã bị bắn chết trong cuộc xâm lược tại Ukraine.

2. Lực lượng không quân Ukraine tiến hành 22 cuộc không kích vào các mục tiêu của đối phương - Bộ Tổng tham mưu

Trong bản báo cáo sáng thứ Tư 2 tháng 11, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trong ngày qua, lực lượng không quân Ukraine đã tấn công ba vị trí hệ thống hỏa tiễn phòng không của Nga, và các đơn vị pháo binh đã phá hủy một kho đạn của đối phương.

Quân đội Nga đang cố gắng nắm giữ các khu vực bị chiếm đóng tạm thời, tập trung nỗ lực kiềm chế các hành động của Lực lượng Phòng vệ Ukraine theo một số hướng nhất định. Đồng thời, đối phương đang tiến hành các hành động tấn công lẻ tẻ trên các hướng Bakhmut, Avdiivka và Novopavlivka.

Những kẻ xâm lược Nga đang pháo kích vào các vị trí của Lực lượng Phòng vệ Ukraine dọc theo giới tuyến, xây dựng công sự theo những hướng nhất định và tiến hành trinh sát đường không.

Quân xâm lược tiếp tục tấn công các cơ sở hạ tầng quan trọng và nhà dân vi phạm luật nhân đạo quốc tế, luật lệ và phong tục chiến tranh.

Trong ngày qua, quân đội Nga đã thực hiện 4 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và 26 cuộc không kích, đồng thời nổ súng bằng hệ thống hỏa tiễn hàng loạt hơn 27 lần.

Mối đe dọa về các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái tấn công, cụ thể là từ lãnh thổ của Belarus, vẫn đang tồn tại.

Quân xâm lược Nga Nga tiếp tục cưỡng chế tái định cư dân thường tại các khu vực bị chiếm đóng tạm thời của vùng Kherson. Kẻ thù đe dọa dân thường, lan truyền thông tin về khả năng phá hoại đập thủy điện Kakhovska. Đồng thời, cư dân địa phương bị tước đoạt các phương tiện liên lạc. Tất cả những ai sở hữu điện thoại di động đều bị tịch thu.

Bọn cầm quyền tay sai Nga ở Kherson đã chuyển đến thành phố Skadovsk.

Bộ tư lệnh Nga đang cố gắng bù đắp cho những tổn thất nhân sự dai dẳng của các đơn vị Nga trực tiếp tham gia vào các cuộc chiến trên lãnh thổ Ukraine bằng các quân nhân mới bị gọi nhập ngũ. Các nhân viên FSB của Nga thực hiện cái gọi là 'làm việc' với những người từ chối tham gia các hoạt động chiến đấu.

Theo thông tin cập nhật, các kho đạn của địch ở vùng Zaporizhzhia được xác nhận là đã bị phá hủy vào ngày 29 tháng 10 năm 2022. Ngoài ra, các cụm quân địch cũng bị tấn công và 5 đơn vị thiết bị quân sự bị phá hủy.

Trong ngày qua, lực lượng không quân Ukraine đã thực hiện 22 cuộc xuất kích, đánh trúng 19 kho đạn và thiết bị quân sự, ba vị trí hệ thống hỏa tiễn phòng không của đối phương. Các đơn vị phòng không Ukraine đã bắn rơi 2 máy bay không người lái Orlan-10 và 6 máy bay không người lái tấn công Shahed-136 của Iran trên các hướng khác nhau.

Các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh của Ukraine đã bắn trúng hai cụm quân, kho đạn và thiết bị quân sự của đối phương, một kho đạn và bốn mục tiêu quân sự quan trọng khác.

3. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hy vọng sẽ sớm nhận được các chiến đấu cơ F-15 và F-16

Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối 1 tháng 11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết lực lượng Không quân của các lực lượng vũ trang Ukraine đã anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược Nga bằng cách sử dụng các trang bị kém hơn so với máy bay của quân xâm lược, vì vậy cần phải trang bị hiện đại.

“Lực lượng Phòng không của Các lực lượng Vũ trang Ukraine đã anh dũng chiến đấu chống lại kẻ thù vượt trội hơn hẳn. Họ đang làm như vậy bằng cách sử dụng thiết bị lỗi thời kém hơn so với các phương tiện hàng không mới hơn của quân xâm lược. Quân Nga đã mất ít nhất 500 chiến đấu cơ và máy bay trực thăng, nhưng chúng ta phải trả giá đắt cho những chiến thắng này.”

Tổng thống cũng công bố một video bằng tiếng Anh của United24 Media về công việc của các phi công quân sự Ukraine và những gì có thể giúp Ukraine đạt được ưu thế trước kẻ thù trên bầu trời, đặc biệt là máy bay F-15 và F-16.

Hàng chục phi công đã được Không quân Ukraine lựa chọn để huấn luyện lái các máy bay chiến đấu của phương Tây.

Phát ngôn viên của Lực lượng Không quân, Yuriy Ihnat, cho biết như trên hôm thứ Hai.

Báo cáo cho biết đây là những phi công trẻ có kiến thức về tiếng Anh và kinh nghiệm chiến đấu mạnh mẽ.

Ihnat lưu ý rằng vấn đề cung cấp cho Ukraine các máy bay chiến đấu loại phương Tây, có thể là F15 và F16, rất cấp bách. Các phi công Ukraine đã sẵn sàng lên đường huấn luyện ngay trong ngày mai. Các đối tác phương Tây cuối cùng sẽ quyết định loại máy bay nào có thể được cung cấp cho quốc gia đang gặp khó khăn này.

“Thật không may, không quân của chúng ta ngày nay chỉ có các máy bay MiG và Sukhoi của Liên Xô - không đáp ứng được các mối đe dọa quân sự do cường quốc Nga gây ra khi họ bắn phá Ukraine bằng các hỏa tiễn hành trình mạnh mẽ”.

Ông cho biết giới lãnh đạo quân sự-chính trị và ngoại giao đang làm việc theo mọi hướng để đẩy nhanh tiến độ giao hàng như vậy.

Hơn 300 máy bay không người lái tấn công Kamikaze Shahed-136 đã bị bắn hạ kể từ ngày 13/9.

4. Tiếng nổ trên đường cao tốc Mariupol – Donetsk gần Volnovakha

Các vụ nổ được nghe thấy trên đường cao tốc Mariupol – Donetsk trong khu vực thị trấn Volnovakha bị Nga chiếm đóng gần Mariupol mà kẻ thù sử dụng hàng ngày để vận chuyển thiết bị quân sự.

“Các vụ nổ đã làm rung chuyển khu vực Volnovakha. Đồng thời, các phương tiện truyền thông của quân xâm lược bắt đầu than thở rằng một con đường dùng cho các mục đích dân sự Mariupol – Donetsk đã bị phá hủy. Đó là một lời nói dối hoàn toàn. Con đường từ Mariupol đến Donetsk được sử dụng để vận chuyển thiết bị quân sự hàng ngày từ Nga qua Novoazovsk và Mariupol và từ hướng Crimea”, Petro Andriushchenko, cố vấn của thị trưởng Mariupol, cho biết như trên.

Ông cũng lưu ý rằng những kẻ xâm lược Nga, như mọi khi, “bình tĩnh đậu xe tải quân sự với đạn dược trong đêm” ngay trong sân nhà của dân thường. Ông đã công bố một bức ảnh được chụp tại một ngôi làng gần Mariupol vào đêm hôm trước.

“Quân xâm lược Nga tiếp tục sử dụng thường dân Ukraine như một lá chắn con người,” cố vấn của thị trưởng viết.

5. Tổn thất của quân Nga tiếp tục tăng lên rất nhanh

Trong bản báo cáo sáng thứ Tư 2 tháng 11, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết giao tranh đang diễn ra ác liệt tại Kherson và tổn thất của quân Nga đang ở mức rất cao.

Thương vong của quân đội Nga ở Ukraine đã tăng lên 72,470 binh sĩ bị thiệt mạng.

Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết: Từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 1 tháng 11, Lực lượng vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 72,470 binh sĩ Nga, trong đó có 650 người chỉ trong ngày qua. Chỉ trong 24 giờ của ngày 1 tháng 11, 12 xe tăng, 16 thiết giáp, 1 chiến đấu cơ và 4 máy bay trực thăng bị phá hủy. Quân Ukraine cũng bắn rớt 45 hỏa tiễn hành trình và 2 máy bay không người lái.

Tính chung từ khi Nga mở cuộc xâm lược vào Ukraine cho đến hết ngày 1 tháng 11, quân Nga đã thiệt mất 2,698 xe tăng Nga, 5,501 xe thiếp giáp, 1,730 hệ thống pháo, 383 hệ thống hỏa tiễn hàng loạt, 197 hệ thống phòng không, 276 máy bay, 257 trực thăng, 1,415 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 397 hỏa tiễn hành trình, 16 tàu thuyền, 4,143 phương tiện chuyển quân và nhiên liệu, 154 đơn vị thiết bị đặc biệt.

6. Bộ Quốc Phòng Ukraine cáo buộc Iran gửi thêm máy bay không người lái chiến đấu đến Nga trong tháng này

Iran có kế hoạch gửi một lô hơn 200 máy bay không người lái chiến đấu tới Liên bang Nga vào đầu tháng 11, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong một tuyên bố.

Theo thông tin của Bộ Quốc Phòng, các máy bay không người lái sẽ bao gồm máy bay không người lái chiến đấu Shahed-136, Mohajer-6 và Arash-2 và “sẽ được chuyển qua Biển Caspi đến cảng Astrakhan”. Các máy bay không người lái sẽ đến trong trạng thái đã được tháo rời và các lực lượng Nga sẽ lắp ráp lại và sơn lại chúng với các dấu hiệu được sử dụng của Nga, cụ thể là “Geranium-2”.

Việc phát hiện ra máy bay không người lái kamikaze của Iran vào tháng trước đã gây ra sự phản đối kịch liệt vì sự tham gia của Iran vào cuộc xung đột. Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết kể từ ngày 13 tháng 9, Uraine đã bắn hạ hơn 300 máy bay không người lái Shahed-136 do Iran sản xuất mà Mạc Tư Khoa đang sử dụng để làm tê liệt cơ sở hạ tầng quan trọng.

Ukraine và các đồng minh phương Tây đã cáo buộc Nga có được máy bay không người lái từ Iran khi nước này phải vật lộn để bổ sung kho vũ khí cho chính mình. Iran đã phủ nhận việc gửi máy bay không người lái cho Nga.

Trong một cuộc họp báo với các nhà báo hôm thứ Sáu, Ihnat cho biết Mạc Tư Khoa đang “thay đổi chiến thuật vì không còn đủ hỏa tiễn. Họ sắp hết hỏa tiễn Iskander. Các loại hỏa tiễn khác cũng khan hiếm”.

Ông nói thêm: “Họ chỉ đánh vào cơ sở hạ tầng quan trọng và cơ sở hạ tầng năng lượng gần đây. Điều đó cho thấy họ không có khả năng quan tâm đến các đối tượng quân sự.”

Chiến dịch không kích của Nga nhằm vào các nhà máy điện Ukraine và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác đã dựa vào các máy bay không người lái tấn công, được thiết kế để lao vào mục tiêu và phát nổ. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hơn một phần ba ngành năng lượng của đất nước ông đã bị “phá hủy” trong tháng qua.

Các máy bay không người lái thường được phóng vào đầu giờ sáng để tránh bị hệ thống radar của Ukraine phát hiện và quan trọng hơn là gây thương vong tối đa cho dân thường, Ihnat nói.

Mỹ, Pháp và Anh cho biết việc chuyển giao vũ khí từ Iran cho Nga là vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Cho đến nay Bộ Ngoại giao Iran vẫn quyết liệt phủ nhận, bất kể các bằng chứng không thể chối cãi là xác các máy bay không người lái bị bắn hạ. Trong cuộc phản công giành lại các lãnh thổ trong khu vực Kharkiv, quân Ukraine còn tịch thu được tại Kupiansk, các máy bay không người lái Shahed-136 còn nguyên vẹn.

Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, tiết lộ rằng ông khá ngạc nhiên vì trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với phía Iran, Bộ Trưởng Ngoại Giao nước này là Hossein Amir-Abdollahian, vẫn tiếp tục khẳng định rằng “Chính trị của chúng tôi là chúng tôi phản đối chiến tranh và sự leo thang chiến tranh ở Ukraine”.
 
Tin Vui: Việt Nam có thêm Tân Giám Mục Phụ Tá TGP Sàigòn. Lễ Các Thánh ở Ukraine: Pháo kích tàn bạo
VietCatholic Media
05:13 02/11/2022


1. Tin Vui: Việt Nam có thêm một Giám Mục Phụ Tá cho Tổng Giáo phận Sàigòn

Trong bản tin ngày 1 tháng 11, lễ Các Thánh Nam Nữ, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết như sau:

Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Cha Giuse Bùi Công Trác, linh mục thuộc tổng giáo phận, hiện là Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse làm Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Sàigòn, hiệu tòa Arsennaria.

Tiểu sử Đức Tân Giám Mục Giuse Bùi Công Trác

Đức Tân Giám Mục Giuse Bùi Công Trác sinh ngày 05/05/1965 tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, thuộc giáo xứ Chính tòa giáo phận Đà Lạt

Từ năm 1993 đến năm 1999, ngài theo học tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sàigòn

Ngày 30/06/1999, ngài được truyền chức linh mục tại nhà thờ Đức Bà Sàigòn.

Từ năm 1999 đến năm 2003, ngài là linh mục phụ tá giáo xứ Thủ Thiêm, tổng giáo phận Sàigòn

Từ năm 2003 đến năm 2004, ngài phục vụ tại Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn

Từ năm 2004 đến 2010, ngài du học tại Đại học Giáo Hoàng Grêgôriô ở Rôma và đạt được học vị Tiến sĩ Giáo huấn xã hội Công giáo

Từ năm 2010 đến 2016, ngài là phó Giám đốc Giáo hoàng Học viện Quốc tế Truyền giáo thánh Phaolô Tông đồ trực thuộc Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.

Từ năm 2010 đến năm 2013, ngài là Phó Chủ tịch Hội Liên Tu sĩ Rôma

Từ năm 2013 đến năm 2016, ngài là Chủ tịch Hội Liên Tu sĩ Rôma

Từ năm 2016 đến nay, ngài Giám đốc Đại Chủng viện thánh Giuse của tổng giáo phận Sàigòn

Ngày 01/11, ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá, hiệu tòa Arsennaria.

2. Phó Văn phòng Tổng thống Kyrylo Tymoshenko lên án Nga tấn công dữ dội trong ngày lễ các thánh

Trong bản báo cáo sáng thứ Tư 2 tháng 11, Phó Văn phòng Tổng thống Kyrylo Tymoshenko đã lên án quân Nga tấn công dữ dội vào đúng ngày lễ Các Thánh Nam Nữ, một ngày mà theo truyền thống Chính Thống Giáo, lẽ ra phải là một ngày hòa bình.

Ông nói: “Rạng sáng ngày lễ các Thánh, những kẻ khủng bố Nga đã tiến hành 4 cuộc không kích bằng máy bay không người lái vào vùng Poltava, làm hư hại các kho hàng của các cơ quan bác ái Ukraine và quốc tế. Cơ sở hạ tầng dân dụng bị hư hỏng nặng. Các mảnh vỡ rơi xuống các nhà kho ở Poltava, gây ra hỏa hoạn. Trong giờ tiếp theo, đó ba máy bay không người lái khác tấn công vào cùng một khu vực. Tổng diện tích đám cháy là 3,600 mét vuông.”

Ông lưu ý rằng ngọn lửa đã được dập tắt, không ai bị thương, nhưng thiệt hại rất nặng về tài sản.

Đáp lại, lực lượng vũ trang Ukraine đã phá hủy một máy bay trực thăng Mi-8 của Nga và một máy bay không người lái.

“Vào ngày 1 tháng 11, tại khu vực Donetsk, một đơn vị hỏa tiễn phòng không của Bộ Tư lệnh Không quân miền Đông đã bắn hạ một máy bay trực thăng Mi-8 của Nga và một máy bay không người lái chiến thuật vào lúc 09:00 và 12:00”.

Vào rạng sáng ngày 1 tháng 11, các đơn vị phòng không của Lực lượng vũ trang Ukraine đã bắn hạ 6 chiếc máy bay không người lái Shahed-136 do Iran sản xuất.

Hôm thứ Ba 25 tháng 10, Thượng phụ Kirill, người đứng đầu Nhà thờ Chính thống Nga, cho rằng Satan đang lộng hành ở Ukraine. Ông đã gọi Putin là “một chiến binh chống lại những kẻ chống Chúa” hay “một nhà trừ tà chính”.

Kirill nói với các công dân Nga đừng sợ cái chết trong bối cảnh Putin quyết định điều động quân dự bị đến chiến đấu ở Ukraine.

Trước đó, trong một bài giảng tại Tu viện Zachatyevsky ở Mạc Tư Khoa vào ngày 22 tháng 9, Kirill nói:

“Hãy dũng cảm lên để hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Và hãy nhớ rằng nếu bạn hy sinh mạng sống của mình cho đất nước của bạn, bạn sẽ được ở với Chúa trong vương quốc của Ngài, vinh quang và cuộc sống vĩnh cửu.”

Cha Ioann Kurmoyarov, người sẽ bị đưa ra xét xử ở St. Petersburg vào ngày 14 tháng 11 vì đã đưa ra các chỉ trích nhắm vào Thượng Phụ Kirill vì sự ủng hộ của ông ta đối với cuộc xâm lược Ukraine bày tỏ lo ngại khi Kirill tiếp tục cung cấp vỏ bọc thần học cho cuộc xâm lược Ukraine bằng cách cho rằng Satan đang lộng hành ở Ukraine. Ngài cho rằng những trò mua thần bán thánh như thế chung cuộc sẽ gây ra sự xói mòn niềm tin nghiêm trọng đối với Chính Thống Giáo Nga và tạo ra các tác động kinh hoàng đối với nỗ lực Phúc Âm Hoá một dân tộc đã chìm sâu trong chủ nghĩa cộng sản suốt hơn 70 năm.

3. Hoa nghĩa trang.

Tháng mười một vẫn được dành riêng cho các linh hồn. Người Công Giáo nói chung rất quan tâm đến những ai đã ra đi, mong rằng người thân quá cố của mình được chia sẻ hạnh phúc với Thiên Chúa tình yêu. Đây là một ước muốn rất đẹp, rất tình người.

Khi nghe tin Đức Giêsu đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, thì những người Pha-ri-sêu họp nhau lại. Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giêsu để thử Người rằng: “Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất?”

Đức Giêsu đáp: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và là điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy.”


Chúng ta phải yêu mến tha nhân khi họ còn sống và cả khi họ đã ra đi trước chúng ta. Trong tâm tình đó, Hiền Hoà xin gởi đến quý vị và anh chị em bài suy niệm sau đây của linh mục nhà văn Nguyễn Tầm Thường.

Nghĩa trang có nhiều loại hoa. Chúng khác nhau ở tên gọi mà giống nhau ở một sự kiện: Hoa nghĩa trang là hoa ở lại với người sống chứ làm sao theo người chết ra đi được. Trong không gian lạnh, trong vùng tối không còn bầu trời của huyệt mộ làm sao người chết biết đến màu sắc của hoa? Vì thế, hoa ân tình hay hoa xã giao thì cũng chỉ người sống nhìn thấy hoa thôi.

Bi thương của con người trong kiếp sống nhân sinh là kẻ sống có thể lấy hoa thật tiễn đưa người chết bằng những tâm tình giả. Bi thương của người chết là có những tâm tình thật, nhưng kẻ đã miền miệt ra đi rồi thì chẳng bao giờ nhìn thấy hoa.

Hoa nghĩa trang vẫn là hoa chỉ kẻ sống nhìn thấy thôi. Chết là đi vào thế giới khác rồi. Hoa hãy ở lại, giã từ hoa.

Lời của một đóa hoa.

Tôi là đóa hoa hồng. Tôi ra đời trong một thửa đất miền quê. Chúng tôi vui với gió và nắng. Bình minh lên, chúng tôi thức dậy chào một ngày mới. Nắng trang điểm cho chúng tôi rực lên sắc đỏ, mướt lên màu xanh. Chiều về chúng tôi chờ sương đêm. Những giọt sương trong và mát như suối tiên xoa trên da chúng tôi nước tinh khiết của trời. Rồi ngày mai nắng lại làm những cánh hoa chúng tôi óng ả. Chúng tôi sống êm dịu với sương đêm và nắng ngày. Thế rồi, bỗng đến một bình minh khắc nghiệt.

Tôi đang sống tuổi thần tiên nhất trong đời thì có người đến bứng khỏi thửa vườn rất thân mến dấu yêu. Tôi không biết mình bị đem đi những đâu, bị đưa qua những chốn nào. Một sáng nọ, khi tôi thấy ánh mặt trời thì chung quanh tôi hoàn toàn khác lạ. Nơi tôi ở không phải là khu vườn miệt quê nữa. Tôi không còn thở hơi của đất, hương nồng của cỏ. Các loại hoa chung quanh tôi cũng bàng hoàng như thế. Tôi đang được bày bán ở một chợ hoa. Và từ đó, định mệnh chúng tôi bắt đầu.

Chỗ nào con người muốn sang trọng huy hoàng, họ đem chúng tôi đến. Chúng tôi trở nên nhan sắc cho con người. Ai trong chúng tôi cũng băn khoăn về duyên số của mình. Riêng tôi, tôi không biết mình sẽ lại trôi dạt một chuyến đò nữa đi đâu. Nghe chuyện con người nói với nhau khi họ đến chợ hoa, chúng tôi mới biết thế giới của con người rất phức tạp chứ không như khu vườn của tôi ngày xưa. Và, họ đang có một định mệnh cho tôi.

Có những cành hoa sẽ theo cô dâu về nhà chồng. Trên tay người thiếu nữ xinh nào đó, chúng sẽ làm cho người con gái ấy mơ màng duyên dáng. Có những đóa hoa còn trang trọng hơn nữa, chúng sẽ ở trên bàn thờ, gần chỗ của Thượng Ðế. Có bông hoa thì hạnh phúc vì tình yêu ban đầu tặng nhau. Chúng được đưa lên môi nồng nàn. Chúng cũng ban hương cho những nụ hôn của các đôi tình nhân thêm mộng mị. Chung quanh chúng tôi là một thế giới bí mật của loài người. Chúng tôi tự hỏi mình, rồi hỏi lẫn nhau:

Nơi nào hạnh phúc nhất?

Tôi chưa bao giờ có kinh nghiệm về định mệnh này. Chẳng thấy đóa hoa nào đã ra đi rồi trở lại kể cho chúng tôi hay. Tôi biết có những đóa hoa được tặng cho các danh nhân lỗi lạc. Ước mơ một đời làm hoa như tôi là một ngày nào đó, sau khi người nghệ sĩ trình tấu một tình ca tuyệt vời, tôi được trao tặng và người nghệ sĩ giơ tôi lên cao trước hàng ngàn bàn tay ngưỡng mộ. Ôi! hạnh phúc biết mấy!

Tôi cũng nghĩ, biết đâu tôi được cắm trong bình ngọc quý, êm ả ru đời trong phòng một cô thiếu nữ mới lớn. Tôi sẽ rình mò lén nghe cô nhỏ viết nhật ký. Bao nhiêu tưởng tượng thần thoại đi về trong giấc ngủ của tôi.

Tôi là loài hoa cũng lãng mạn, đôi khi tôi thích những chân trời màu tím, và có nước mắt. Nhất là nước mắt của tình yêu, nó dịu dàng làm sao! Một ngày nọ, tôi bồi hồi quá đỗi khi biết mình sắp về vùng trời có nước mắt và màu tím. Mầu tím hôm nay là tím ở trong lòng. Màu tím của một nghĩa trang. Tôi chưa bao giờ biết nghĩa trang. Tôi chỉ bâng khuâng hiểu rằng nơi đó có biệt ly và sầu nhớ. Tôi yêu những khung trời có nỗi đau ngọt ngào, vì tôi nghĩ rằng trong nước mắt sẽ có nhớ, có thương. Tôi hân hoan giã từ bè bạn đi theo định mệnh của tôi ra nghĩa trang.

Tôi được trân trọng đưa vào khung trời cô đơn này. Bây giờ tôi hiểu cô đơn cũng có nhiều thứ. Có cô đơn của một cánh lá chiều hoang. Nó biệt ly thầm lặng, lững thững một mình tìm nỗi sầu. Có cô đơn của một cánh chim lẻ bạn. Nó man mác trong hồn niềm thương. Có cô đơn của thập giá. Nó linh thiêng dũng cảm. Trong nghĩa trang, tôi hiểu thêm những cô đơn khác, và nhất là nỗi cô đơn trong tôi.

Khi cành hoa đứng một mình trong vườn hoa, cô đơn của nó là cô đơn chờ mong, đẹp như cô đơn của người thiếu nữ. Cô đơn của người thiếu nữ mới lớn là cô đơn làm cho kẻ khác cô đơn. Khi những cô đơn ấy tìm nhau thì cô đơn âm lên những giai điệu ngọt ngào thích thú. Nhưng cô đơn của tôi trong nghĩa trang này là cô đơn của một bông hoa thật đã thành đóa hoa giả.

Tôi yêu màu tím của biệt ly, nhưng tôi không gặp màu tím thương nhớ ở đây. Tôi muốn là bông hoa tím nối dài thương nhớ của người ra đi và kẻ ở lại. Tôi muốn là bông hoa ân tình làm vòng khăn tang cho thương tiếc. Tôi yêu những dòng nước mắt có nhớ, có đau, nhưng tôi chỉ gặp thờ ơ. Tôi muốn là bông hoa cho người ra đi. Tôi muốn theo người đã vĩnh biệt để vào thế giới vĩnh hằng bên kia. Nhưng tôi chỉ được đem tới đây để làm vui người sống. Thế giới của con người kỳ lạ quá. Trong nghĩa trang này tôi đã thấy: Có những người con khi mẹ còn sống thì quên lãng thờ ơ. Rồi ngày mẹ chết, cũng ôm một đóa hoa cho nhân thế khen mình hiếu trung. Có những vợ chồng lúc còn sống, thầm ao ước được một bông hoa, mà sao hiếm hoi quá. Khi chết rồi họ đem ra nghĩa trang những vòng cườm lặng lẽ.

Những đóa hoa đem ra mộ huyệt mà chỉ là của người sống làm vui lòng người sống với mục đính tư lợi cho mình thì đấy là những đóa hoa giả hình. Khi tôi phải làm cánh hoa như thế thì nỗi cô đơn trong tôi sầu buồn chất ngất.

* * *

Hỡi bạn ơi, để tìm vẻ đẹp của loài hoa chúng tôi, không phải là chưng hoa, tặng hoa mà là nhìn thấy tiếng nói của Thượng Ðế trong hồn hoa. Loài hoa chúng tôi không chối từ người gian dối hay người thành thật. Hoa không chọn lựa là hoa cưới hay hoa nghĩa trang. Hoa chấp nhận ở trên bàn thờ cũng như trong phòng trà. Chúng tôi yêu đời sống bằng trái tim của Thượng Ðế. Vẻ đẹp của hoa là làm đẹp bất cứ nơi nào mình tới, bất cứ thửa vườn nào mình được ươm trồng. Con người thích hoa mà sao chẳng thấy vẻ đẹp sâu thẳm trong màu sắc của chúng tôi. Thượng Ðế dựng nên chúng tôi để nói về lòng thật thà, bao dung. Sự thật thà là vẻ đẹp Thượng Ðế yêu quý.

* * *

Tôi không là hoa giả. Tôi là đóa hồng với tất cả sự sống Thượng Ðế đã ban tặng. Tôi bị gọi là giả, bởi, tôi rơi trong tay người giả dối, họ đem tôi ra đây với những ý nghĩ giả dối mà thôi. Tôi đang ở trong nghĩa trang. Tôi đã nghe nhiều bài điếu văn tiễn người chết. Nhưng chết rồi làm sao nghe? Rất nhiều khi chỉ là lời của kẻ sống mượn người chết mà tìm vinh quang cho nhau. Tại sao thân phận tôi lại là đóa hoa của người sống muốn làm vui lòng người sống? Tôi thấy những bài điếu văn tiễn người chết nhưng lại cố ý là để lấy lòng người sống vô duyên thế nào thì thân phận làm hoa nghĩa trang của tôi cũng vô duyên như thế. Có những chuyện đời chỉ vì nghi lễ tiễn đưa người chết không làm cho người sống được tiếng khen mà tâm tình gia tộc bị đổ vỡ. Có người đến nghĩa trang vì xã giao, vì lý do chính trị, vì chuyện làm ăn. Ôi! ở ngoài nghĩa trang này có nhiều ý nghĩ tâm tình khác nhau lắm.

Tôi đang cô đơn vì tôi chỉ là cành hồng của người sống mượn người chết mà lợi dụng nhau. Nỗi cô đơn ấy xót xa, vì linh hồn người chết rất tủi, không muốn nhìn tôi, họ không nhận tôi vì tôi không thuộc về họ. Còn người sống sẽ bỏ tôi ngoài nghĩa trang rồi ra về, họ quên tôi.

Chết mà không được nhớ là chết lần thứ hai, thì sống mà không được nhớ là chết hai lần trong một lúc. Vì thế tôi đang sống, nhưng trong tôi là hai nỗi chết.

* * *

Chúa trang điểm trái đất bằng vẻ đẹp của hoa. Chung quanh con có biết bao nhiêu hoa. Hoa mọc ngoài đường. Hoa mọc ngoài đồng. Hoa trên bàn thờ. Hoa bên hàng rào. Chúng là ngôn ngữ thật nên thơ. Nếu con biết đứng nhìn cành thiên lý trong một chiều êm ả, con sẽ nghe được sự đơn sơ cần thiết trong cuộc sống. Nhìn đóa sen trong ao, con sẽ thấy sự thanh tao cần thiết trong cõi đời. Hương bưởi thoang thoảng bên ngõ nhà ai một tối trời nào đó, sẽ đưa con về ý nghĩ trong đêm đen vẫn có vẻ diễm kiều của đêm đen. Trong những hoàn cảnh khó khăn vẫn có vẻ đẹp của cuộc sống.

Hoa không chọn nơi nào đẹp mới tới, mà, bất cứ nơi nào tới hoa sẽ làm đẹp nơi đó. Hoa thành thật. Hoa bao dung. Ngôn ngữ loài hoa nghĩa trang thật xót xa. Con muốn cầu xin cho con nhìn hoa mà biết ý nghĩa cuộc sống trên đời.

Hãy cho nhau cánh hoa lúc còn sống, khi chết rồi thì cả rừng hoa đem ra nghĩa trang cũng chẳng ý nghĩa gì.
 
Táo bạo: Biệt kích Ukraine tấn công căn cứ Veretye, cách biên giới cả ngàn km. 5 trực thăng nổ tung
VietCatholic Media
15:20 02/11/2022


1. Vụ phá hoại máy bay trực thăng quân sự sâu bên trong nước Nga được cho thấy trên video

Thông tấn xã CNN có bài tường trình nhan đề “Sabotage of military helicopters deep inside Russia purportedly shown on video”, nghĩa là “Vụ phá hoại máy bay trực thăng quân sự sâu bên trong nước Nga được cho thấy trên video” do ba phóng viên Tim Lister, Gianluca Mezzofiore và Anna Chernova tường trình từ Kyiv. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy

Video đã xuất hiện với mục đích cho thấy cảnh một người đàn ông chuẩn bị và đặt chất nổ trên một trực thăng quân sự của Nga tại một căn cứ không quân sâu bên trong nước Nga.

Hình ảnh vệ tinh sau đó cho thấy một số máy bay trực thăng bị hư hại tại căn cứ ở vùng Pskov, miền bắc nước Nga. Căn cứ cách biên giới với Latvia khoảng 35 km, nhưng cách Ukraine gần 1,000 km.

Vụ phá hoại các trực thăng này là xa nhất từ lãnh thổ Ukraine trong một cuộc tấn công đã được xác nhận là nhằm vào một mục tiêu quân sự của Nga kể từ khi xung đột bắt đầu.

Đoạn video cho thấy một người đàn ông không rõ danh tính đang đặt thứ gì đó bên trong một chiếc trực thăng. Tại một thời điểm, anh ấy đặt một cái gì đó vào tai mình, có thể là một bộ đếm thời gian. Ở một khoảnh khắc khác, một chiếc trực thăng tấn công Ka-52 có thể nhìn thấy rõ ràng.

Đoạn video được quay vào ban ngày nhưng các vụ nổ không xảy ra cho đến khi màn đêm buông xuống, theo các phương tiện truyền thông không chính thức của Nga.

CNN đã định vị địa lý đoạn video đến căn cứ Veretye ở Beredniki.

Tình báo Quốc phòng Ukraine cho biết hôm thứ Ba rằng một “vụ nổ mạnh đã xảy ra tại căn cứ không quân Veretier của Lực lượng vũ trang Nga vào đêm ngày 31 tháng 10.”

Trong khi không tuyên bố đơn vị phá hoại nào của Ukraine đã thực hiện vụ tấn công, Tình báo Quốc phòng Ukraine nói rằng “kết quả của việc đặt mìn là hai máy bay trực thăng tấn công KA-52 và một máy bay MI-28N của Nga đã bị phá hủy hoàn toàn. Hai chiếc nữa bị hư hại đáng kể”.

Một hình ảnh vệ tinh được công bố hôm thứ Ba cho thấy một số máy bay trực thăng bị hư hại tại căn cứ.

Một cơ quan truyền thông không chính thức của Nga đã đưa tin về các vụ nổ tại căn cứ này.

Kênh Telegram Baza cho biết: “Vào khoảng 10 giờ tối ngày 31 tháng 10, các quân nhân của đơn vị nghe thấy một số tiếng nổ, và sau đó nhìn thấy các mảnh vỡ nằm rải rác của hai máy bay trực thăng. Vụ nổ mạnh đến mức các mảnh vỡ của thân máy bay văng ra xung quanh 200m. Hiện chưa rõ lý do gây ra vụ nổ các máy bay trực thăng Ka-52”.

2. Trong một cuộc phỏng vấn với Sky News, Boris Johnson nói rằng ông không nghĩ rằng Vladimir Putin sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.

Johnson nói: “Làm như vậy có nghĩa là Nga từ chức ngay lập tức khỏi câu lạc bộ các quốc gia văn minh”. Đó sẽ là một “thảm họa toàn diện” đối với nước Nga, vì nước này sẽ rơi vào tình trạng “đóng băng kinh tế” và Putin sẽ “đánh mất rất nhiều nền tảng trung gian của sự hài lòng ngầm toàn cầu mà ông ta có”.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace, đã đưa ra bằng chứng cho ủy ban quan hệ quốc tế và quốc phòng trong quốc hội Anh. Ông đã giải thích lý do tại sao ông cho rằng kế hoạch của Nga cho một cuộc xâm lược nhanh chóng đã thất bại; và quan điểm của ông về các cuộc triển khai của NATO trong tương lai. Ông nói với các nhà lập pháp:

Người Nga đã chứng tỏ sự thất bại của họ khi khoa trương rất nhiều con số. Họ có thể khoe khoang về việc họ có bao nhiêu thiết giáp và xe tăng, nhưng họ không có hệ thống phòng không tích hợp thích hợp, không có thông tin liên lạc thích hợp, không có lớp giáp bảo vệ thích hợp trên những chiếc xe bọc thép mà trong thực tế mà hỏa tiễn Javelin đã tháo rời chúng quá dễ dàng. Họ không thể tiếp tục trước các tổn thất lớn như thế này.

Về con đường mà cuộc chiến ở Ukraine đã thay đổi kế hoạch của Nato, Wallace nói:

Đối với những người có ký ức tốt, trong chiến tranh thế giới thứ hai, mỗi quốc gia đồng minh đều được phân công vị trí, chúng ta đều biết chúng ta sẽ triển khai đến phần nào của biên giới Đức. Trên thực tế, nó đi sâu vào chi tiết rằng các phi công thậm chí còn biết mục tiêu cho một loại D-Day.

Tôi không mong đợi chúng ta sẽ có nhiều chi tiết như vậy, nhưng điều đó có nghĩa là Nato sẽ rất rõ ràng và chỉ ra kế hoạch quân sự tổng thể của họ được xây dựng như thế nào, và vai trò của Vương quốc Anh trong đó sẽ ra sao.

Tướng Cavoli là tân Tư lệnh Đồng minh Tối cao ở Âu Châu. Và anh ấy đang bận rộn viết và soạn thảo những kế hoạch đó khi chúng ta đang thảo luận với nhau. Nhưng tất nhiên đến lúc đó, chúng ta có thể sẽ có thêm hai thành viên mới, Thụy Điển và Phần Lan, có nghĩa là một biên giới dài với Nga mà chúng ta chưa từng quen, điều này sẽ có khả năng thay đổi cách thức nước Anh ngồi ở Nato.

3. Bản tin tình báo mới nhất của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh

Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh đã đưa ra các nhận định của mình liên quan đến công ty quân sự tư nhân Wagner của Nga trong bối cảnh một công ty luật tại Anh đang lập hồ sơ truy tố công ty này vì tội ác chống nhân loại. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Chủ sở hữu của công ty quân sự tư nhân Wagner Group của Nga, Yevgeny Prigozhin, tuyên bố vào ngày 23 tháng 10 rằng lực lượng Wagner đang đạt được tốc độ từ 100 đến 200m mỗi ngày, là điều mà ông khẳng định là 'bình thường trong chiến tranh hiện đại'.

Theo học thuyết quân sự của họ, các lực lượng Nga có kế hoạch tiến thêm 30 km mỗi ngày trong hầu hết các điều kiện. Vào tháng 2, các lực lượng Nga đã lên kế hoạch thực hiện một cuộc tiến công 1000 km càn qua Ukraine trong vòng một tháng. Vào tháng 9, các lực lượng Ukraine đã đạt được những bước tiến hơn 20km mỗi ngày.

Trong hai tháng qua, Prigozhin đã từ bỏ mọi giả đò rằng ông ta không có liên hệ với Wagner và ngày tỏ ra rõ ràng hơn trong các tuyên bố công khai của mình. Ông ta có khả năng đang cố gắng củng cố uy tín của mình trong hệ thống an ninh quốc gia đang căng thẳng của Nga.

4. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có một cuộc điện đàm với Volodymyr Zelenskiy sáng nay, trong đó ông xác nhận sự hỗ trợ quân sự của Pháp đối với Ukraine.

Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron, sau cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, cho biết Pháp sẽ giúp Ukraine vượt qua mùa đông và sẽ giúp sửa chữa cơ sở hạ tầng năng lượng và nước bị hư hại do các cuộc tấn công của Nga.

Pháp cũng sẽ giúp tăng cường khả năng phòng không của Ukraine, Macron cho biết ông và Zelenskiy đã đồng ý tổ chức một hội nghị quốc tế tại Paris vào ngày 13 tháng 12 để hỗ trợ thường dân Ukraine trong mùa đông.

Một hội nghị song phương vào ngày 12 tháng 12 cũng sẽ nhằm mục đích nâng cao sự hỗ trợ cho Ukraine từ các công ty Pháp.

Macron trước đây cũng đã hứa sẽ tổ chức một hội nghị ở Pháp vào tháng 11 để ủng hộ nước láng giềng Moldova của Ukraine

5. Kyiv đã sẵn sàng 425 'nơi trú ẩn đặc biệt' trong trường hợp bị Nga tấn công hạt nhân

Nhiều quan sát viên và các chính trị gia trên thế giới cho rằng Nga không dám sử dụng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, người Ukraine, sau khi gánh chịu nhiều thiệt hại tin rằng chuyện gì người Nga cũng dám làm, nên họ phải chuẩn bị cho cả những tình huống xem ra ít có khả năng xảy ra nhất.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Kyiv Has 425 'Special Shelters' Ready in Case of Russian Nuclear Attack”, nghĩa là “Kyiv đã sẵn sàng 425 'nơi trú ẩn đặc biệt' trong trường hợp bị Nga tấn công hạt nhân”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Người đứng đầu quân đội khu vực của Kyiv cho biết lãnh thổ phía bắc Ukraine đã chuẩn bị hàng trăm “nơi trú ẩn đặc biệt” để chuẩn bị cho một cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng từ Nga.

Oleksiy Kuleba, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự khu vực của Kyiv, cho biết trong một cuộc phỏng vấn do kênh truyền hình Ukraine Hromadske công bố hôm thứ Ba rằng chính phủ Ukraine đang chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất” khi căng thẳng tiếp tục gia tăng trong cuộc chiến Nga-Ukraine.

“8 tháng qua đã dạy chúng tôi rằng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra,” Kuleba nói. “Với tư cách là một quan chức, tôi đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, nhưng tôi hy vọng rằng mọi thứ sẽ ổn.”

Kuleba nói với tờ báo rằng quân đội của Kyiv đã chuẩn bị 425 “nơi trú ẩn đặc biệt” dưới lòng đất khắp khu vực. Quan chức quân sự nói thêm rằng đã có hàng nghìn nơi trú ẩn trên khắp khu vực, nhưng lưu ý rằng chúng “không phù hợp để bảo vệ chống lại mối đe dọa bức xạ.”

Về cách người dân nên chuẩn bị cho một cuộc tấn công hạt nhân, ông nói: “Rõ ràng là trước hết, khi xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân, dân chúng nên đến nơi trú ẩn. Bước thứ hai, quan trọng nhất, phải là giao tiếp. Nếu có một cuộc tấn công hạt nhân, thì rất có thể, sẽ không có thông tin liên lạc. Thứ duy nhất sẽ hoạt động là radio. Vì vậy, bộ đàm cầm tay có pin nên được trang bị ở mọi nơi để có thể nhận được tín hiệu”.

Chính quyền quân sự của Kyiv cũng đang chuẩn bị cho những đợt mất điện năng lượng lớn hơn trong toàn khu vực khi các cuộc pháo kích của Nga tiếp tục nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng và nước trên khắp Ukraine. Vitali Klitschko, thị trưởng thành phố Kyiv, hôm thứ Hai báo cáo rằng 350,000 căn hộ không có điện sau một loạt vụ tấn công bằng hỏa tiễn của Nga.

Kuleba nói rằng có thể mất điện tổng cộng tới hai tuần nếu quân đội “không thể bảo vệ” cơ sở hạ tầng khi các cuộc tấn công của Nga tiếp tục, theo Hromadske. Ông nói thêm rằng các quan chức Ukraine đang chuẩn bị cho những tháng mùa đông vì tình trạng mất điện có thể dẫn đến các khu vực không có nhiệt trong thời gian dài.

Kuleba cho biết: “Đối với trường hợp như vậy, có 750 điểm sưởi cố định trong vùng Kyiv. Các điểm này được trang bị máy phát điện phù hợp, có thức ăn, nguồn cung cấp nước nhất định. Đó là, đây là những nơi trú ẩn sẽ cho phép bạn được ấm áp và an toàn”.

Kuleba cũng nói rằng các dịch vụ khẩn cấp của Ukraine đã thiết lập các điểm nhiệt di động khắp khu vực.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu hàng đêm hôm thứ Ba rằng các quan chức đang làm “mọi thứ” có thể để bảo đảm người dân có điện và sưởi ấm trong mùa đông này.

“Nhưng chúng ta phải hiểu rằng Nga sẽ làm mọi thứ để phá hủy sự bình thường của cuộc sống,” Zelenskiy nói thêm.

Zelenskiy cũng khuyến khích công dân của mình bằng cách nói rằng Ukraine sẽ sống sót qua những tháng mùa đông lạnh giá khi Nga tiếp tục cái mà ông gọi là “khủng bố năng lượng”.

“Người Nga đang tuyệt vọng trên chiến trường,” Zelenskiy nói. “Các chiến binh Ukraine đã chứng minh cho quân đội của Putin thấy điều đó. Nhưng cần thời gian, cần nỗ lực, cần kiên nhẫn để chứng minh rằng ngay cả hy vọng về mùa đông cũng sẽ không thành hiện thực đối với những kẻ khủng bố Nga. Tôi chắc chắn rằng chúng ta sẽ vượt qua”.

Newsweek đã liên hệ với văn phòng của Zelenskiy để nhận xét về các hầm trú ẩn hạt nhân của Kyiv.

6. Ukraine phản đối Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc vì lo ngại về nhân quyền ở Tân Cương

Từ đầu cuộc xâm lược do Putin phát động, Ukraine đã tỏ ra mêm dẻo với Trung Quốc và trong nhiều trường hợp đã đề nghị Trung Quốc đóng một vai trò trung gian để đạt được một lệnh ngừng bắn với Nga. Tuy nhiên, Trung Quốc đã không đáp lại bất cứ yêu cầu nào của Ukraine. Giờ đây xem ra Ukraine đã tuyệt vọng với Trung Quốc. Trong một diễn biến cho thấy rõ điều đó, Ukraine đã tham gia với các quốc gia phương Tây phản đối Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc vì lo ngại về tình trạng nhân quyền ở Tân Cương.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Turns on China at U.N. Over Human Rights Concerns in Xinjiang”, nghĩa là “Ukraine phản đối Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc vì lo ngại về nhân quyền ở Tân Cương.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Ukraine đã tham gia một nhóm các quốc gia chủ yếu là phương Tây tại Liên Hiệp Quốc, mà hôm thứ Hai đã kêu gọi Trung Quốc hành động theo các khuyến nghị yêu cầu sửa đổi chính sách chống lại người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc chủ yếu là Hồi giáo khác ở tỉnh Tân Cương xa xôi phía tây của nước này. Động thái này là một sự thay đổi đáng chú ý trong đường lối ngoại giao thận trọng của Kyiv với Bắc Kinh.

Tuyên bố chung của 50 quốc gia do Bob Rae, đại sứ Canada tại Liên Hiệp Quốc, soạn thảo, cho biết các nước “quan tâm sâu sắc đến tình hình nhân quyền” ở Trung Quốc, trước khi kêu gọi sự chú ý đến báo cáo ngày 31/8 của văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc về các điều kiện sống ở Tân Cương.

Trong nhiều năm, các nhóm nhân quyền và các nhà nghiên cứu đã cáo buộc chính phủ Trung Quốc đàn áp các quyền tự do cá nhân và tôn giáo của người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác trong khu vực, nơi một chiến dịch chống khủng bố đã nhắm vào hàng triệu người Hồi giáo trong khoảng 5 năm.

Các đánh giá của Hoa Kỳ và các chính phủ khác đã xác định rằng việc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ — bao gồm việc giam giữ hàng loạt, cải tạo và bạo lực trên cơ sở giới tính, cùng với các cáo buộc khác — tương đương với “tội diệt chủng”.

“Đánh giá cho thấy quy mô của việc giam giữ tùy tiện và phân biệt đối xử đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số chủ yếu là người Hồi giáo khác ở Tân Cương 'có thể cấu thành tội ác ở tầm mức quốc tế, đặc biệt là tội ác chống lại loài người,'“ Rae nói với ủy ban nhân quyền của Đại hội đồng.

“Là một đánh giá độc lập, có thẩm quyền, dựa nhiều vào hồ sơ của chính Trung Quốc, báo cáo đóng góp quan trọng vào bằng chứng hiện có về các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống ở Trung Quốc,” tuyên bố chung cho biết.

Nhóm 50 quốc gia kêu gọi Bắc Kinh “thực thi các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế và thực hiện đầy đủ các khuyến nghị” trong báo cáo của văn phòng nhân quyền.

Báo cáo của Liên Hiệp Quốc, được công bố vào ngày cuối cùng trước khi hết nhiệm kỳ của cựu giám đốc nhân quyền Michelle Bachelet, không sử dụng thuật ngữ diệt chủng nhưng kết luận rằng các chính sách của Bắc Kinh đã vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Báo cáo kêu gọi trả tự do cho những người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ ở Tân Cương và yêu cầu các quốc gia khác không bắt buộc hồi hương những cá nhân dễ bị đàn áp chính trị ở Trung Quốc.

Theo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, Ukraine, giống như Thổ Nhĩ Kỳ, là một bên ký kết nổi bật của tuyên bố chung, với 50 quốc gia, tạo thành số lượng quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc lớn nhất từ trước đến nay lên án tập thể hành động đàn áp người Hồi giáo của Trung Quốc.

Kyiv đã thực hành ngoại giao cẩn trọng với Bắc Kinh kể từ khi nước này bị Nga xâm lược vào ngày 24 tháng 2. Bất chấp quan hệ đối tác chiến lược ngày càng sâu sắc của Trung Quốc với Nga, Ukraine vẫn lạc quan một cách thận trọng rằng Bắc Kinh có thể đóng một vai trò nào đó trong việc kết thúc chiến tranh hoặc ít nhất là sẽ không cung cấp Lực lượng Nga với sự hỗ trợ vật chất.

Quyết định của Ukraine ký vào tuyên bố chung về Tân Cương là một sự khác biệt đáng chú ý nếu không muốn nói là một một bước ngoặt so với những nỗ lực trong quá khứ nhằm tránh vượt qua ranh giới đỏ của Bắc Kinh — mặc dù, chắc chắn, Kyiv đã nhận được rất ít sự đáp lại cho các yêu cầu của mình.

Có những dấu hiệu cho thấy Ukraine có lẽ đã sẵn sàng thay đổi lập trường của mình đối với Trung Quốc, ít nhất là tại Liên Hiệp Quốc, vào tháng trước, khi một cuộc bỏ phiếu chặt chẽ 19-17 tại Hội đồng Nhân quyền đã đánh bại một động thái do Mỹ dẫn đầu nhằm tranh luận về những phát hiện của văn phòng nhân quyền về Tân Cương.

Ukraine là một trong 11 quốc gia bỏ phiếu trắng, một động thái khiến các đồng minh phương Tây ủng hộ kiên quyết kể từ cuộc xâm lược của Nga, hơi nản lòng. Ngày hôm sau, đại diện của Kyiv cho biết đất nước của ông đã thay đổi ý định và thay vào đó muốn bỏ phiếu ủng hộ cuộc tranh luận, nhưng đã quá muộn để thay đổi hồ sơ bỏ phiếu.

Tuyên bố chung hôm thứ Hai về Tân Cương đã bị phản bác lại bởi một tuyên bố ủng hộ Trung Quốc do Cuba dẫn đầu thay mặt cho 66 nước ký kết trong các văn kiện phổ biến qua lại.

Đới Bình (Dai Bing, 戴兵) người phụ trách phái bộ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, gọi tuyên bố do phương Tây dẫn đầu là một “cuộc tấn công và bôi nhọ ác ý” can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

Đới Bình cho biết tuyên bố của Cuba thể hiện quan điểm đa số rằng các quốc gia nên “tôn trọng quyền của người dân mỗi quốc gia được lựa chọn độc lập con đường phát triển phù hợp với điều kiện quốc gia của họ.”

Louis Charbonneau, giám đốc Liên Hiệp Quốc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết phản ứng của Bắc Kinh - và hoạt động vận động hành lang của các quốc gia đang phát triển cho Trung Quốc - không phải là một bất ngờ.

“Trong nhiều năm, chính phủ Trung Quốc đã đe dọa các nước thành viên Liên Hiệp Quốc bằng đòn trả đũa kinh tế nếu họ dám chỉ trích hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Bắc Kinh. Như tuyên bố chung hôm nay cho thấy, họ đang thất bại,” ông nói.

Charbonneau cho biết: “Tuần trước phái bộ Liên Hiệp Quốc của Trung Quốc đã gửi một lá thư tới các phái đoàn Liên Hiệp Quốc ở New York yêu cầu họ tẩy chay một sự kiện của Liên Hiệp Quốc do 23 quốc gia tổ chức để thảo luận về tình hình ở Tân Cương và lắng nghe ý kiến từ những người ủng hộ quyền lợi của người Duy Ngô Nhĩ”.

“Kết quả là gì? Một phòng họp chật cứng tại trụ sở Liên Hiệp Quốc. Ông nói, rõ ràng động lực ngoại giao ủng hộ việc buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền của họ đang gia tăng.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Trung Quốc và phái bộ Ukraine tại Liên Hiệp Quốc để đưa ra bình luận.
 
Giáo Hội có thêm nữ chân phước mới 13 tuổi. Trại tử thần tràn ngập các biểu tượng Đức Quốc Xã
VietCatholic Media
18:48 02/11/2022


1. Biểu hiện chữ vạn của Đức Quốc Xã trên các biển báo tại khu tưởng niệm trại Buchenwald

Các chữ vạn của Đức Quốc Xã và các biểu tượng cực hữu khác đã được gắn trên các bảng hiệu tại khu phức hợp tưởng niệm quốc gia nằm ở trại tập trung Buchenwald trước đây ở Đức, các nhà chức trách cho biết hôm thứ Sáu.

Cảnh sát cho biết hai biển báo giao thông và một biển báo có bản đồ của đài tưởng niệm đã bị vẽ nghuệch ngoạc các biểu tượng vào tối thứ Năm. Các dấu hiệu này đã được gỡ bỏ nhanh chóng.

Tổ chức điều hành đài tưởng niệm cho biết trên Twitter rằng đó là “một cuộc tấn công ghê tởm nhằm vào nhân phẩm của các nạn nhân Đức Quốc xã và vào công việc của chúng tôi.” Không có thông tin ngay lập tức về ai là người chịu trách nhiệm; cảnh sát đang điều tra.

Vụ việc xảy ra sau khi bảy cây dành để tưởng nhớ các nạn nhân của trại Đức Quốc xã bị chặt vào tháng Bảy.

Trại tập trung Buchenwald được thành lập vào năm 1937. Hơn 56,000 trong số 280,000 tù nhân bị giam giữ tại Buchenwald và các trại vệ tinh của nó đã bị Đức Quốc xã giết hoặc chết vì đói, bệnh tật hoặc các thí nghiệm y tế trước khi trại được giải phóng vào ngày 11 tháng 4 năm 1945.
Source:AP

2. Lãnh đạo Hội đồng Giám mục Đức tuyên bố 'Tiến trình Thượng hội đồng đã thay đổi Giáo hội'

Trong một tuyên bố vào ngày 27 tháng 10, Giám mục Georg Bätzing hoan nghênh việc công bố một văn kiện mới của Vatican hướng dẫn Thượng hội đồng trong giai đoạn lục địa.

Ông nói: “Chỉ sau một năm, Tiến trình Thượng hội đồng này đã tạo ra một động lực dẫn đến sự hiểu biết mới về phẩm giá của tất cả những người đã được rửa tội, về một trách nhiệm rộng lớn hơn của các tín hữu đối với sứ mệnh của Giáo hội, và nhận thức rõ ràng hơn về những thách thức mà chúng ta phải đối mặt trong Giáo hội trên toàn thế giới. Vì vậy, Tiến trình Thượng Hội đồng đã thay đổi Giáo hội. “

Bätzing là đồng chủ tịch của “Tiến Trình Công Nghị” gây tranh cãi của Đức: một cuộc tập hợp nhiều năm giữa các giám mục và giáo dân để thảo luận về bốn chủ đề chính: quyền lực, chức tư tế, phụ nữ trong Giáo hội và tình dục.

Tại một cuộc họp đầy giông bão vào tháng 9, những người tham gia Tiến Trình Công Nghị đã thông qua các văn bản kêu gọi thay đổi giáo huấn của Giáo hội về luân lý tình dục và tán thành việc thành lập một “hội đồng đồng nghị” thường trực để giám sát Giáo hội địa phương.

Trong tuyên bố của mình hôm thứ Năm, Bätzing nói rằng văn bản mới của Vatican “nói rõ rằng cách thức đồng nghị của Giáo hội ở Đức phải được hiểu như một phần của động lực đồng nghị đã nắm quyền toàn bộ Giáo hội.”

“Các vấn đề mà chúng tôi giải quyết trong bốn diễn đàn và tại các hội đồng thượng hội đồng cũng đang được thảo luận ở các phần khác của Giáo hội”.

Ông nói thêm: “Vì vậy, tài liệu làm việc cũng có thể được đọc như một sự khuyến khích Giáo hội ở Đức tìm kiếm đối thoại với các giáo hội cụ thể khác thậm chí mạnh mẽ hơn trước đây, đặc biệt là về tính đồng nghị. Đó là một lời mời để lắng nghe lẫn nhau trong hành trình của thượng hội đồng trên toàn thế giới và cùng nhau bước tiếp trên chặng đường tiếp theo.”

Tại cuộc họp báo ra mắt văn kiện mới cho Thượng hội đồng về giai đoạn lục địa của Thượng hội đồng vào ngày 17 tháng 10, Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich nói rằng văn bản này không phải là một “instrumentum laboris” hay tài liệu làm việc chính thức, mà là “một loại bản tóm tắt” tổng hợp các tài liệu do các hội đồng giám mục trên toàn thế giới gửi tới Vatican.

“Do đó, tài liệu này không phải là một văn bản xuất hiện từ các tác phẩm thần học, nó là hoa trái của một tính đồng nghị sống động, một chiều kích của đời sống trong Giáo hội,” Thượng hội đồng nói về tính tương quan của tính đồng nghị. “Chúng tôi có thể nhận thấy rằng Chúa Thánh Thần đang hoạt động.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức khởi động tiến trình thượng hội đồng toàn cầu vào tháng 10 năm 2021. Nó mở đầu bằng một “giai đoạn cấp giáo phận” bao gồm các cuộc tham vấn địa phương với những người Công Giáo trên toàn thế giới. Tỷ lệ tham gia rất khác nhau, nhưng trong nhiều trường hợp là thấp đến mức chưa đến 1% các thành phần dân Chúa tham gia.

Đầu tháng này, Bätzing đã hoan nghênh quyết định của Đức Giáo Hoàng trong việc kéo dài tiến trình toàn cầu thêm một năm.

Trong một tuyên bố chung ngày 17 tháng 10 với Irme Stetter-Karp, là người đứng đầu Ủy ban Trung ương của những người Công Giáo Đức (ZdK), và là đồng chủ tịch của Tiến Trình Công Nghị, Bätzing nói rằng việc kéo dài quá trình đến tháng 10 năm 2024 là “một dấu chỉ quan trọng.”

Các giám mục của Đức đang chuẩn bị cho chuyến thăm ad limina tới Rome vào tháng 11. Đây sẽ là lần đầu tiên diễn ra trong bảy năm và bao gồm một cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị đứng đầu các cơ quan trung ương Tòa Thánh dự kiến vào ngày 18 tháng 11.

Các quan chức cấp cao của Hội đồng Giám mục Đức đã đến thăm Rôma vào đầu tháng này để chuẩn bị cho các cuộc họp ad limina. Tổng Thư ký của Thượng Hội đồng đã chia sẻ một bức ảnh chụp các nhà lãnh đạo Công Giáo Đức, nói rằng họ đã gặp nhau trong “bầu không khí hết sức thân tình.”

Đức Hồng Y Mario Grech, Tổng Thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục, đã lên tiếng mạnh mẽ bênh vực Tiến Trình Công Nghị Đức và chỉ trích một bức thư ngỏ của hàng trăm Giám Mục trên thế giới về cách thức tiến hành Tiến Trình Công Nghị Đức.

“Tôi tin tưởng vào Giáo Hội Công Giáo ở Đức, vào các giám mục, tôi tin rằng họ biết những gì họ đang làm,” ngài nói vào đầu năm nay trong một cuộc phỏng vấn cho một tạp chí quảng bá đường lối thượng hội đồng.
Source:Pillar Catholic

3. Nữ chân phước 13 tuổi tại Brazil tử đạo vì bảo vệ trinh tiết

Thứ Hai, ngày 24 tháng Mười vừa qua, 60.000 tín hữu tại thành phố Crato, mạn đông bắc Brazil đã tham dự thánh lễ phong chân phước cho một thiếu nữ 13 tuổi, Benigna Cardoso da Silva, tử đạo vì bảo vệ trinh tiết.

Benigna Cardoso sinh ngày 15 tháng Mười năm 1928 tại Santana do Cariri, thuộc bang Ceará. Bé thường tham dự thánh lễ, đọc Kinh thánh và quảng đại săn sóc những người túng thiếu, đặc biệt là những người già.

Ngày 24 tháng Mười năm 1941, khi Benigna 13 tuổi, đi lấy nước tại một dòng suối. Cô bé bị Raimundo Raúl Alves Ribeiro, một vị thành niên định hãm hiếp, dùng dao rựa chém chết vì cô cương quyết chống lại hành động của hắn.

Thánh lễ do Đức Hồng Y Leonardo Steiner, dòng Phanxicô, Tổng giám mục giáo phận Manaus, đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự, tại Công viên triển lãm Pedro Felício Cavalcanti. Trong lễ, sau khi Đức Hồng Y Steiner đọc Tông thư của Đức Thánh Cha phong chân phước, hai người em gái của tân chân phước và một số người trẻ mang thánh tích lên bàn thờ, trong khi 60.000 tín hữu hát bài ca kính vị Á thánh đầu tiên của bang Ceará. Trong lễ, có nhiều thiếu nữ mặc y phục giống như chân phước Benigna trong ngày bị giết.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Hồng Y Steiner nhắc đến bối cảnh xã hội của chân phước Benigna, trong đó các phụ nữ bị giết và trẻ em bị lạm dụng, và nói rằng vị tân chân phước là một mẫu gương về sự bảo vệ phẩm giá phụ nữ ngày nay. Đức Hồng Y nói: “Benigna là mẫu gương về sự bất khuất của phụ nữ, dùng sức mạnh và giá trị của mình, để bảo vệ phẩm giá và vẻ đẹp, tính dục và chức phận làm mẹ, sự sống động và dịu dàng. Chân phước thà chết chứ không theo đam mê, thà chết chứ không bị mất phẩm giá của mình”.

Đức Hồng Y cũng cầu nguyện để chứng tá của chân phước góp phần vào sự hoán cải các tâm hồn và sự chăm sóc các trẻ em và gia đình.

4. Số tín hữu Công Giáo tại Canada giảm gần hai triệu

Theo cuộc kiểm tra dân số mới nhất tại Canada, số tín hữu Công Giáo tại nước này giảm bớt gần hai triệu người, trong 10 năm qua và số người không theo tôn giáo nào tại đây vượt quá số tín hữu Công Giáo.

Lần kiểm kê trước đây được thực hiện hồi năm 2011 và lần này diễn ra trong năm ngoái, 2021 và mới được Viện Thống Kê quốc gia công bố hôm 26 tháng Mười vừa qua.

Cách đây 10 năm, có 12 triệu 800,000 người Công Giáo tại Canada, nhưng nay còn lại 10 triệu 900,000 người, tương đương với 29.9% dân số toàn quốc.

Hiện có 53.3% tức là 19 triệu 300,000 người tại Canada là tín hữu Kitô, tức là giảm 14% trong vòng 10 năm qua.

Tuy giảm sút, nhưng Công Giáo vẫn là tôn giáo đông nhất tại tất cả các tỉnh của Canada, ngoại trừ vùng Nunavut của các thổ dân bản địa. Tại đây dân thưa thớt và đa số là tín hữu Anh giáo.

Quebec là tỉnh có đông tín hữu Công Giáo nhất, nhưng tỷ lệ giảm sút nhiều trong 10 năm qua, từ 74.7% xuống còn 53.8% như hiện nay, tức là giảm gần 21%.

Ngoài những con số trên đây, việc thực hành đạo tại Canada cũng giảm sút nhiều. Một cuộc điều tra độc lập công bố hồi tháng Mười năm ngoái 2021 cho thấy trong năm 2019, khoảng 20% người Canada tham dự các hoạt động tôn giáo cộng đồng ít nhất mỗi tháng một lần, so với 40% hồi năm 1985, tức là 35 năm trước đó.

Tại Canada, hiện có khoảng 5% dân số là tín hữu Hồi giáo, tức là tăng gấp đôi trong vòng 10 năm.
 
Lễ Các Đẳng Linh Hồn, ĐTC dâng lễ cho 9 Hồng Y, 148 Giám Mục bao gồm Đức Cha Cao Đình Thuyên
VietCatholic Media
22:33 02/11/2022

Lúc 11 giờ sáng, ngày 02 tháng Mười Một, lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ cầu nguyện cho 9 Hồng Y và 148 giám mục của Giáo hội qua đời trong mười hai tháng qua.

Đồng tế với Đức Thánh Cha trong thánh lễ tại Bàn thờ Ngai Tòa, trong Đền thờ thánh Phêrô, có 40 Hồng Y và giám mục trước sự hiện diện của khoảng 1,000 tín hữu.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Những bài đọc chúng ta vừa nghe khơi dậy trong tôi, hai từ: kỳ vọng và ngạc nhiên.

Kỳ vọng diễn tả ý nghĩa của cuộc sống, bởi vì chúng ta sống trong sự mong đợi của cuộc gặp gỡ: cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, đó là lý do cho lời cầu thay của chúng ta hôm nay, đặc biệt là cho các Hồng Y và Giám mục đã qua đời trong năm qua, những người mà chúng ta dâng lời cầu thay nguyện giúp trong Hy Tế Thánh Thể này.

Tất cả chúng ta đang sống trong niềm mong đợi, với hy vọng một ngày nào đó sẽ được nghe những lời Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi” (Mt 25:34). Chúng ta đang ở trong phòng chờ của thế giới để vào địa đàng, tham gia vào “bữa tiệc dành cho mọi dân tộc” mà tiên tri Isaia đã nói với chúng ta (xem 25:6). Ngài nói điều đó làm ấm lòng chúng ta vì đáp ứng những mong đợi lớn nhất của chúng ta: Chúa “sẽ loại bỏ sự chết đời đời” và “lau nước mắt trên mọi khuôn mặt” (câu 8). Thật đẹp khi Chúa đến lau khô giọt lệ! Nhưng thật tồi tệ khi chúng ta hy vọng rằng chính người khác, chứ không phải là Chúa, sẽ lau nước mắt cho chúng ta. Và tệ hơn nữa là không có nước mắt. Chúng ta phải có thể nói: “Đây là Chúa mà chúng ta đã hy vọng - Đấng lau khô những giọt nước mắt; Chúng ta hãy vui mừng, chúng ta hãy vui mừng trong ơn cứu rỗi của Ngài” (câu 9). Đúng vậy, chúng ta đang sống trong sự mong đợi nhận được những hồng ân to lớn và đẹp đẽ đến nỗi chúng ta không thể tưởng tượng được, bởi vì, như Thánh Tông đồ Phaolô đã nhắc nhở chúng ta, “chúng ta là những người thừa kế của Thiên Chúa, những người đồng thừa kế với Đức Kitô” (Rm 8:17) và “chúng ta còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa” (x. câu 23).

Thưa anh chị em, chúng ta hãy nuôi dưỡng lòng mong đợi về Thiên đàng, chúng ta hãy nuôi dưỡng trong chính chúng ta mong muốn về Thiên đàng. Ngày nay, thật là tốt khi chúng ta tự hỏi bản thân xem mong muốn của chúng ta có liên quan gì đến Thiên đàng hay không. Bởi vì chúng ta có nguy cơ liên tục khao khát những thứ chóng qua, nhầm lẫn giữa ham muốn với nhu cầu, đặt kỳ vọng của thế giới lên trước kỳ vọng về Thiên Chúa. Nhưng đánh mất những gì quan trọng để đuổi theo gió sẽ là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời. Chúng ta nhìn lên, bởi vì chúng ta đang trên đường đến đỉnh cao, trong khi những thứ ở dưới đây sẽ không đi lên trên đó: sự nghiệp tốt nhất, thành tựu vĩ đại nhất, danh hiệu và giải thưởng danh giá nhất, của cải tích lũy và lợi ích trần thế, tất cả sẽ tan biến ngay lập tức, tất cả, mọi điều. Và mọi kỳ vọng đặt vào những thứa ấy sẽ làm chúng ta thất vọng mãi mãi. Chưa hết, chúng ta dành bao nhiêu thời gian, bao nhiêu công sức và sức lực để lo lắng, buồn phiền vì những điều này, để cho những ao ước hướng về quê trời phai nhạt, mất đi ý nghĩa của cuộc hành trình, mục tiêu của cuộc hành trình, sự vô hạn mà chúng ta hướng tới, niềm vui mà chúng ta thở! Chúng ta hãy tự hỏi mình: tôi có sống những gì tôi nói trong Kinh Tin Kính, “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”? Và sự chờ đợi của tôi như thế nào? Tôi có thể tiến bước về những thứ cần thiết hay tôi bị phân tâm bởi quá nhiều thứ thừa thãi? Tôi nuôi dưỡng hy vọng hay tôi tiếp tục phàn nàn, vì tôi đã đặt quá nhiều giá trị vào quá nhiều những thứ, nhiều không thể đếm xuể, nhưng đó là những thứ sẽ trôi qua?

Trong khi chờ đợi cuộc sống mai hậu, bài Tin Mừng hôm nay giúp ích cho chúng ta. Và ở đây nổi lên từ thứ hai mà tôi muốn chia sẻ với anh chị em: ngạc nhiên. Bởi vì sự ngạc nhiên là rất lớn mỗi khi chúng ta nghe chương 25 của Phúc Âm theo Thánh Matthêu. Tương tự như những nhân vật chính nói: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu?” (câu 37-39). Có bao giờ? Cụm từ đó diễn tả sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, sự ngạc nhiên của kẻ công chính và sự thất vọng của kẻ bất lương.

Có bao giờ? Chúng ta cũng có thể nói điều đó: chúng ta mong đợi rằng sự phán xét giống như thế gian diễn ra dưới ngọn cờ công lý, trước một tòa án giải quyết bằng cách xem xét mọi yếu tố, làm rõ các tình huống và ý định. Trái lại, trong tòa án của Thiên Chúa, phần công đức và lời buộc tội duy nhất là lòng thương xót đối với người nghèo và người bị vứt bỏ: “mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (câu 40). Đấng Tối Cao dường như đang ở trong những người nhỏ bé. Những người sống trên thiên đàng có thể là những người tầm thường nhất trên thế giới. Thật bất ngờ! Nhưng sự phán xét sẽ xảy ra như vậy bởi vì nó sẽ được phân xử bởi Chúa Giêsu, Thiên Chúa của tình yêu khiêm nhường, Đấng đã sinh ra và chết trong nghèo khó, đã sống như một tôi tớ. Thước đo của Thiên Chúa là một tình yêu vượt ra ngoài các thước đo của chúng ta và thước đo của Thiên Chúa là sự nhưng không. Vì vậy, để chuẩn bị cho bản thân, chúng ta biết phải làm gì: yêu nhưng không và không cần đền đáp, không chờ đợi đáp lại, yêu mến những người không thể mang lại chúng ta bất cứ điều gì, những người không thu hút chúng ta, và sẵn sàng phục vụ những người nhỏ bé.

Sáng nay tôi nhận được một lá thư từ một tuyên úy ở nhà thiếu nhi, một tuyên úy Tin lành Luther tại một nhà trẻ ở Ukraine. Trẻ em mồ côi trong chiến tranh, trẻ em cô đơn, bị bỏ rơi. Và anh ấy nói: “Đây là dịch vụ của tôi: đi cùng với những người bị từ chối này, vì họ đã mất cha mẹ, chiến tranh tàn khốc đã khiến họ chỉ còn lại một mình”. Người đàn ông này làm những gì Chúa Giêsu yêu cầu nơi anh ta: cứu chữa những người nhỏ bé của thảm kịch. Và khi tôi đọc bức thư ấy, được viết với rất nhiều nỗi đau, tôi đã xúc động, và tôi đã nói: “Lạy Chúa, Chúa có thể thấy rằng Chúa tiếp tục khơi dậy những giá trị đích thực của Nước Trời”.

Có bao giờ? Mục sư này sẽ nói khi gặp Chúa, “khi” kinh ngạc, trở lại bốn lần trong những câu hỏi mà nhân loại đặt ra với Chúa (xem câu 37.38.39.44), “khi Con người đến trong vinh quang của Ngài” (câu 31).

Anh chị em thân mến,

Chúng ta phải rất cẩn thận đừng làm phai nhạt hương vị của Tin Mừng. Bởi vì thông thường, vì sự thuận tiện, chúng ta có xu hướng hạ giảm sứ điệp của Chúa Giêsu, giảm bớt những lời Ngài nói. Hãy đối mặt với điều đó, chúng ta đã khá giỏi trong việc thỏa hiệp với Phúc Âm. Luôn luôn đến đây, đến đó... thỏa hiệp. Cho người đói ăn là có, nhưng vấn đề đói rất phức tạp, và tôi chắc chắn không thể giải quyết được! Giúp đỡ người nghèo thì có, nhưng những bất công phải được giải quyết theo một cách nhất định và sau đó tốt hơn là chờ đợi, bởi vì tự mình dấn thân thì bạn có nguy cơ bị quấy rầy mọi lúc, tốt hơn là chờ đợi một chút. Gần gũi với người bệnh và tù nhân, vâng, nhưng trên các trang nhất của báo chí và trên mạng xã hội có những vấn đề khác cấp bách hơn và vậy thì tại sao tôi phải quan tâm đến họ? Chào đón người di cư là có, tất nhiên, nhưng đó là một vấn đề chung phức tạp, nó liên quan đến chính trị… Tôi không hòa mình vào những điều này… Luôn thỏa hiệp: “vâng, vâng…”, nhưng “không, không”. Đây là những thỏa hiệp mà chúng ta thực hiện với Phúc Âm. Tất cả đều “có”, nhưng cuối cùng, tất cả đều “không”. Và do đó, có những khác biệt giữa những chữ “nhưng” và “nhưng” - nhiều khi chúng ta là những người nam nữ của “nhưng” và “nhưng” - chúng ta làm cho cuộc sống của chúng ta trở thành một sự thỏa hiệp hạ giảm các đòi buộc của Tin Mừng. Từ những môn đệ giản dị của Thầy, chúng ta trở thành những bậc thầy của sự phức tạp, những người tranh luận thì nhiều mà làm thì lại ít, người tìm kiếm câu trả lời trước máy vi tính hơn là trước Thánh giá, trên mạng internet hơn là trước mắt anh chị em; Những Kitô hữu bình luận, tranh luận và phơi bày các lý thuyết, nhưng không hề biết tên một người nghèo, đã không đến thăm một người bệnh trong nhiều tháng, chưa bao giờ cho kẻ đói ăn cho kẻ rách rưới ăn mặc, chưa bao giờ kết bạn với người có nhu cầu, và quên rằng “Chương trình của Kitô hữu là một trái tim có thể nhìn thấy “(Benedict XVI, Deus caritas est, 31).

Có bao giờ? - sự ngạc nhiên lớn: sự ngạc nhiên từ người công chính và kẻ bất lương. Có bao giờ? Cả người công chính và kẻ bất lương đều ngạc nhiên. Câu trả lời chỉ có một: bao giờ chính là lúc này, hôm nay, khi chúng ta kết thúc cử hành Bí tích Thánh Thể này. Chính là lúc này đây. Nó nằm trong tay chúng ta, trong công việc của lòng thương xót của chúng ta: không phải trong những lời giải thích và phân tích tinh tế, không phải trong những lời biện minh của cá nhân hoặc xã hội. Trong tay của chúng ta, và chúng ta có trách nhiệm. Hôm nay Chúa nhắc nhở chúng ta rằng cái chết đến để làm rõ sự thật về cuộc sống và loại bỏ bất kỳ tình tiết giảm nhẹ nào đối với lòng thương xót.

Anh chị em thân mến, chúng ta không thể nói là không biết. Chúng ta không thể nhầm lẫn thực tế của vẻ đẹp với trang điểm nhân tạo. Tin Mừng giải thích cách sống chờ đợi: chúng ta đến gặp Thiên Chúa bằng cách yêu thương vì Ngài là tình yêu. Và, vào ngày chia tay của chúng ta, sẽ là điều bất ngờ nếu bây giờ chúng ta cho phép mình ngạc nhiên trước sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng đang chờ đợi chúng ta giữa những người nghèo khổ và thương tật trên thế giới. Chúng ta không sợ điều ngạc nhiên này: chúng ta tiến về phía trước trong những điều Tin Mừng nói với chúng ta, để cuối cùng được phán xét là người công chính. Thiên Chúa chờ đợi để được chúng ta vuốt ve không phải bằng lời nói, nhưng bằng hành động.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana