Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thiên Chúa là Cha luôn đợi chờ con người hoán cải
Linh Tiến Khải
10:37 03/11/2013
Thiên Chúa là Cha luôn đợi chờ con người hoán cải trở về với Ngài. Hãy để cho Chúa Giêsu gọi tên chúng ta. Hãy lắng nghe tiếng của Ngài nói với chúng ta: ”Ngày hôm nay Ta phải dừng lại tại nhà con”, nghĩa là trong tim con, trong cuộc sống con. Và chúng ta hãy tươi vui tiếp đón Ngài! Ngài có thể giải thoát chúng ta khỏi tính ích kỷ và làm cho đời sống chúng ta trở thành một qùa tặng của tình yêu.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 60.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 3-11-2013. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:
Anh chị em thân mến, trang Tin Mừng của thánh Luca Chúa Nhật hộm nay cho thấy Chúa Giêsu vào thành Giêricô trên con đường đi về Giêrusalem. ĐÂy là chặng cuối cùng của một chuyến đi tóm tắt ý nghĩa toàn cuộc sống của Chúa Giêsu, được tận hiến cho việc tìm kiếm và cứu rỗi các con chiên lạc của nhà Israel. Nhưng con đường càng đến gần đích điểm bao nhiêu, thì chung quanh Chúa Giêsu chiếc vòng thù nghịch lại càng thắt chặt bấy nhiêu.
Ấy thế mà tại Giêricô xảy ra một trong các biến cố tươi vui nhất được thánh sử Luca kể lại: đó là sự hoán cải của ông Giakêu. Người này là một con chiên đã bị hư mất, bỊ khinh bỉ và ”dứt phép thông công”, bởi vì ông ta là một người thu thuế, còn hơn thế nữa, là thủ lãnh những người thu thuế trong thành phố, bạn của các người Roma xâm lăng, là một tay trộm cướp và là một kẻ khai thác bóc lột.
Bị ngăn cản tới gần Chúa Giêsu, có lẽ vì tiếng xấu của ông, và cũng vì thân hình thấp bé của mình, ông Giakêu trèo lên một cái cây, để có thể trông thấy vị Thầy đi ngang qua. Tuy nhiên cử chỉ bề ngoài hơi tức cười này diễn tả hành động bên trong của người tìm lên cao hơn đám đông để có một tiếp xúc với Chúa Giêsu. Chính ông Giakêu cũng không biết ý nghĩa sây xa cử chỉ này của mình; ông không biết tại sao mình có cử chỉ ấy nhưng ông làm nó; ông cũng chẳng dám hy vọng là có thể vượt thắng được khoảng cách giữa ông và Chúa Giêsu, nên ông chỉ bằng lòng với việc trông thấy Người đi ngang qua thôi. Nhưng Chúa Giêsu khi tới gần cây đó, gọi tên ông: ”Giakêu, hãy xuống ngay, bởi vì hôm nay tôi phải dừng lại trong nhà ông” (Lc 19,5). Và Đức Thánh Cha giải thích cử chỉ này của Chúa Giêsu như sau:
Con người có thân mình nhỏ thó đó, bị tất cả mọi người khước từ, và cách xa Chúa Giêsu, như mất hút trong đám đông vô danh, nhưng Chúa Giêsu gọi ông, và tên Giakêu trong tiếng thời đó có một ý nghĩa đẹp tràn đầy các ám chỉ. Thật thế Giakêu có nghĩa là ”Thiên Chúa nhớ tới”.
Và Chúa Giêsu đến nhà ông Giakêu, khiến cho tất cả mọi người thành Giêricô chỉ trích, bởi vì thời đó người ta cũng bép xép lắm, và người ta nói: ”Mà làm
sao thế? Với biết bao nhiều người tốt lành trong thành phố mà ông ấy lại ở nhà cái tên thu thuế ấy? Phải, bởi vì ông ta đã bị hư mất rồi, và Chúa Giêsu nói: ”Hôm nay ơn cứu rỗi đã đến cho nhà này, bởi vì cả ông ta cũng là con cái tổ phụ Abraham” (Lc 19,9). Từ ngày đó, niềm vui bước vào trong nhà ộng Giakêu, hòa bình, ơn cứu độ và Chúa Giêsu bước vào nhà ông.
Tiếp đến Đức Thánh Cha mạnh mẽ khẳng định ý muốn cứu độ của Thiên Chúa đối với con người:
Không có nghề nghiệp nào, không có điều kiện xã hội nào, không có lỗi lầm hay tội phạm thuộc bất cứ loại nào có thể xóa bỏ khỏi ký ức và con tim của Thiên Chúa một người trong các con cái Ngài. Thiên Chúa luôn nhớ, Ngài không quên bất cứ ai Ngài đã tạo dựng. Ngài là cha, luôn luôn tỉnh thức và yêu thương đợi chờ trông thấy tái sinh nơi con tim của người con ước muốn trở về nhà. Và khi Ngài nhận ra ước muốn đó, cả khi nó chỉ đơn sơ được nhắc, và biết bao lần nó hầu như vô thức, thì ngay lập tức Ngài ở bên cạnh, và với ơn tha thứ của Ngài Ngài khiến cho con đường hoán cải và trở về của ông được nhẹ nhàng hơn. Hôm nay chúng ta hãy nhìn ông Giakêu trên cây, cử chỉ của ông là một cử chỉ nực cười, nhưng là một cử chỉ của ơn cứu rỗi. Và tôi nói với bạn, nếu bạn có một gánh nặng trên lương tâm, nếu bạn xấu hổ vì biết bao nhiêu điều đã phạm, hãy dừng lại một chút, đừng hoảng sợ. Hãy nghĩ tới một người nào đó đang chờ đợi bạn, bởi vì Người không ngừng nhớ tới bạn, và người nào đó là chính là Chúa Cha, là Thiên Chúa, là Đấng chờ đợi bạn. Hãy làm như ông Giakêu, hãy trèo lên cây của sự ước muốn được tha thứ, tôi bảo đảm với bạn rằng bạn sẽ không thất vọng. Chúa Giêsu thương xót, và ngài không bao giờ mệt mỏi tha thứ! Hãy nhớ kỹ điều ấy! Chúa Giêsu là như thế.
Anh chị em thân mến, chúng ta cũng hãy để cho Chúa Giêsu gọi tên chúng ta! Trong sâu thẳm của con tim chúng ta hãy lắng nghe tiếng của Ngài nói với chúng ta: ”Ngày hôm nay Ta phải dừng lại tại nhà con”, nghĩa là trong tim con, trong cuộc sống con. Và chúng ta hãy tươi vui tiếp đón Ngài! Ngài có thể thay đổi chúng ta, biến con tim bằng đá của chúng ta trở thành con tim bằng thịt, Ngài có thể giải thoát chúng ta khỏi tính ích kỷ và làm cho đời sống chúng ta trở thành một qùa tặng của tình yêu. Chúa Giêsu có thể làm đều đó, hãy để Chúa Giêsu nhìn bạn.
Trước khi chào nhiều nhóm tín hữu khác nhau Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 60.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 3-11-2013. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:
Anh chị em thân mến, trang Tin Mừng của thánh Luca Chúa Nhật hộm nay cho thấy Chúa Giêsu vào thành Giêricô trên con đường đi về Giêrusalem. ĐÂy là chặng cuối cùng của một chuyến đi tóm tắt ý nghĩa toàn cuộc sống của Chúa Giêsu, được tận hiến cho việc tìm kiếm và cứu rỗi các con chiên lạc của nhà Israel. Nhưng con đường càng đến gần đích điểm bao nhiêu, thì chung quanh Chúa Giêsu chiếc vòng thù nghịch lại càng thắt chặt bấy nhiêu.
Ấy thế mà tại Giêricô xảy ra một trong các biến cố tươi vui nhất được thánh sử Luca kể lại: đó là sự hoán cải của ông Giakêu. Người này là một con chiên đã bị hư mất, bỊ khinh bỉ và ”dứt phép thông công”, bởi vì ông ta là một người thu thuế, còn hơn thế nữa, là thủ lãnh những người thu thuế trong thành phố, bạn của các người Roma xâm lăng, là một tay trộm cướp và là một kẻ khai thác bóc lột.
Bị ngăn cản tới gần Chúa Giêsu, có lẽ vì tiếng xấu của ông, và cũng vì thân hình thấp bé của mình, ông Giakêu trèo lên một cái cây, để có thể trông thấy vị Thầy đi ngang qua. Tuy nhiên cử chỉ bề ngoài hơi tức cười này diễn tả hành động bên trong của người tìm lên cao hơn đám đông để có một tiếp xúc với Chúa Giêsu. Chính ông Giakêu cũng không biết ý nghĩa sây xa cử chỉ này của mình; ông không biết tại sao mình có cử chỉ ấy nhưng ông làm nó; ông cũng chẳng dám hy vọng là có thể vượt thắng được khoảng cách giữa ông và Chúa Giêsu, nên ông chỉ bằng lòng với việc trông thấy Người đi ngang qua thôi. Nhưng Chúa Giêsu khi tới gần cây đó, gọi tên ông: ”Giakêu, hãy xuống ngay, bởi vì hôm nay tôi phải dừng lại trong nhà ông” (Lc 19,5). Và Đức Thánh Cha giải thích cử chỉ này của Chúa Giêsu như sau:
Con người có thân mình nhỏ thó đó, bị tất cả mọi người khước từ, và cách xa Chúa Giêsu, như mất hút trong đám đông vô danh, nhưng Chúa Giêsu gọi ông, và tên Giakêu trong tiếng thời đó có một ý nghĩa đẹp tràn đầy các ám chỉ. Thật thế Giakêu có nghĩa là ”Thiên Chúa nhớ tới”.
Và Chúa Giêsu đến nhà ông Giakêu, khiến cho tất cả mọi người thành Giêricô chỉ trích, bởi vì thời đó người ta cũng bép xép lắm, và người ta nói: ”Mà làm
sao thế? Với biết bao nhiều người tốt lành trong thành phố mà ông ấy lại ở nhà cái tên thu thuế ấy? Phải, bởi vì ông ta đã bị hư mất rồi, và Chúa Giêsu nói: ”Hôm nay ơn cứu rỗi đã đến cho nhà này, bởi vì cả ông ta cũng là con cái tổ phụ Abraham” (Lc 19,9). Từ ngày đó, niềm vui bước vào trong nhà ộng Giakêu, hòa bình, ơn cứu độ và Chúa Giêsu bước vào nhà ông.
Tiếp đến Đức Thánh Cha mạnh mẽ khẳng định ý muốn cứu độ của Thiên Chúa đối với con người:
Không có nghề nghiệp nào, không có điều kiện xã hội nào, không có lỗi lầm hay tội phạm thuộc bất cứ loại nào có thể xóa bỏ khỏi ký ức và con tim của Thiên Chúa một người trong các con cái Ngài. Thiên Chúa luôn nhớ, Ngài không quên bất cứ ai Ngài đã tạo dựng. Ngài là cha, luôn luôn tỉnh thức và yêu thương đợi chờ trông thấy tái sinh nơi con tim của người con ước muốn trở về nhà. Và khi Ngài nhận ra ước muốn đó, cả khi nó chỉ đơn sơ được nhắc, và biết bao lần nó hầu như vô thức, thì ngay lập tức Ngài ở bên cạnh, và với ơn tha thứ của Ngài Ngài khiến cho con đường hoán cải và trở về của ông được nhẹ nhàng hơn. Hôm nay chúng ta hãy nhìn ông Giakêu trên cây, cử chỉ của ông là một cử chỉ nực cười, nhưng là một cử chỉ của ơn cứu rỗi. Và tôi nói với bạn, nếu bạn có một gánh nặng trên lương tâm, nếu bạn xấu hổ vì biết bao nhiêu điều đã phạm, hãy dừng lại một chút, đừng hoảng sợ. Hãy nghĩ tới một người nào đó đang chờ đợi bạn, bởi vì Người không ngừng nhớ tới bạn, và người nào đó là chính là Chúa Cha, là Thiên Chúa, là Đấng chờ đợi bạn. Hãy làm như ông Giakêu, hãy trèo lên cây của sự ước muốn được tha thứ, tôi bảo đảm với bạn rằng bạn sẽ không thất vọng. Chúa Giêsu thương xót, và ngài không bao giờ mệt mỏi tha thứ! Hãy nhớ kỹ điều ấy! Chúa Giêsu là như thế.
Anh chị em thân mến, chúng ta cũng hãy để cho Chúa Giêsu gọi tên chúng ta! Trong sâu thẳm của con tim chúng ta hãy lắng nghe tiếng của Ngài nói với chúng ta: ”Ngày hôm nay Ta phải dừng lại tại nhà con”, nghĩa là trong tim con, trong cuộc sống con. Và chúng ta hãy tươi vui tiếp đón Ngài! Ngài có thể thay đổi chúng ta, biến con tim bằng đá của chúng ta trở thành con tim bằng thịt, Ngài có thể giải thoát chúng ta khỏi tính ích kỷ và làm cho đời sống chúng ta trở thành một qùa tặng của tình yêu. Chúa Giêsu có thể làm đều đó, hãy để Chúa Giêsu nhìn bạn.
Trước khi chào nhiều nhóm tín hữu khác nhau Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chút tâm tình sau ngày lễ cầu cho các linh hồn
Người Thọ Ninh
09:13 03/11/2013
Chút tâm tình sau ngày lễ cầu cho các linh hồn
Hiệp cùng toàn thể Giáo Hội hoàn vũ, với tâm tình biết ơn và tri ân những người đã khuất, đặc biệt là thể hiện niềm tin vào mầu nhiệm hiệp thông sâu sắc giữa những người còn sống cũng như những ai đã ly trần. Sáng ngày 02/11/2013 hết thảy bà con trong giáo xứ Thọ Ninh đã quy tụ về nghĩa trang, để cùng với Cha quản xứ Antôn hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn đang phải đau khổ nơi chốn luyện hình.
Hình ảnh
Để chuẩn bị cho ngày lễ long trọng này, toàn thể Ban Chung sự đã có những ngày tỉnh tâm và xưng tội, cũng như phiên đọc kinh và rước kiệu Đức Mẹ Mân côi thật sốt sắng. Đồng thời Ban Chung sự Hiếu đạo Tổng kết một năm hoạt động, đúc rút những kinh nghiệm quý báu để phục vụ tốt hơn nữa trong năm tới.
Sáng hôm nay, Chúa Nhật 3.11, trên 400 anh em Chung sự viên đã tập trung đông đủ trước Tiền đường Nhà thờ, long trọng rước Cha Chủ tế tiến lên bàn thờ, cùng hiệp dâng Thánh lễ có Cha Quản xứ bến ngự, Quý nữ tu các Hội Dòng, là những nơi thường xuyên được sự giúp đỡ phục vụ việc chon cất của Ban Chung sự Hiếu đạo Phủ Cam. Thánh lễ tạ ơn Chúa đã gìn giữ anh em Chung sự trong suốt một năm qua và cầu nguyện cho những ân nhân, Chung sự viên và thân nhân đã qua đời.
Cha chủ tế thay mặt cộng đoàn giáo xứ và các Hội Dòng trân trọng cảm ơn những khó nhọc mà anh em Chung sự đã phục vụ.
Trong phần dâng lễ vật, Ban Chung sự đã dâng lên những phẩm vật gồm những bộ áo quần đồng phục và những vật dụng phục vụ cho công việc tống táng.
Sau thánh lễ, ông Phạm Văn Kết, Trưởng Ban Chung sự Hiếu đạo đã thay mặt toàn Ban cảm ơn Cha Tổng Đại diện, Quản xứ Chính tòa, quí Cha Phó, các Hội Dòng, Hội đồng Giáo xứ và cộng đoàn đã ưu ái và dành nhiều tình yêu thương đối với Ban Chung sự, đặc biệt Cha Quản xứ thường xuyên theo dõi, động viên và kiện toàn công việc để Ban chung sự ngày càng phục vụ tốt hơn.
Ban Chung sự Hiếu đạo Phủ Cam có 6 Phiên, mỗi phiên từ 60 đến 70 người. Phiên 7 chuyên lo việc tống táng cho những lương dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, do những người thuộc các phiên tự nguyện tham gia.
Ban Chung sự còn có những Tiểu ban Y tang do các Mẹ phụ trách, chuyên lo việc giặt giũ áo quần, giày dép và khâu vá; Tiểu ban Che rạp do những anh em Hướng đạo sinh phụ trách, chuyên lo việc dựng rạp giúp tang gia lo tang sự khi trời mưa nắng. Tiểu ban Kỹ thuật lo việc bảo quản dụng cụ và xe tang, máy móc và cả việc lái xe tang.
Năm 2012, dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Ban Chung sự Hiếu đạo, ông Phan văn Đơn, một ân nhân đã dâng cúng cho Ban chung sự một chiếc xe tải mới để thiết kế thành chiếc xe tang, phù hợp với Công Giáo. Nhờ có chiếc xe này mà một số gia đình nghèo đỡ phải lo lắng việc thuê xe tang.
Buổi lễ Tổng kết cũng là lúc thi đua kỹ thuật thao tác của các Phiên, từ việc buộc giây đòn, di quan và hạ quan đều được các phiên thường xuyên tập huấn nhuần nhuyễn và nhanh gọn. Một Ban Giám khảo được chọn để chấm điểm thi đua được công bằng. Có những lúc phục vụ những đám người lương vừa phải đi xa, đường đi lại rất khó, thế nhưng anh em Chung sự đều vượt qua rất dễ dàng không một lời than trách trước sự khâm phục và đầy tình cảm của những gia đình gặp cảnh tang sầu tử biệt. Nhất là những lúc trời mưa bão, đường sá trơn trượt, lại phải leo dốc. Mọi người đều vui vẻ động viên nhau. Tất cả mọi việc phục vụ vất vả như vậy nhưng không bao giờ màng đến tiền công hay bồi dưỡng, mà chỉ biết làm trọn Thánh ý của Thiên Chúa.
Đặc biệt, Ban Chung sự Hiếu đạo Phủ Cam có đến 6 người lương dân, họ mến mộ và cảm phục việc làm của anh em nên tự nguyện xin tham gia. Trong dịp mừng Bổn mạng hôm nay, Cha Quản xứ và Hội đồng Giáo xứ đã tuyên dương, tặng hoa và chụp hình lưu niệm.
Ông Phạm Văn Kết, Trưởng Ban Chung sự đã báo cáo tổng kết hoạt động trong năm qua, ngoài việc phục vụ tống táng, còn lo việc trật tự tại trung tâm Hành hương La Vang và những ngày lễ lớn của Giáo xứ và Giáo phận. Cha Quản xứ và quí Cha Phó, Ban Thường vụ HĐGX đã trao những phần thưởng tuy bé nhỏ nhưng lại là một sự động viên khích lệ tinh thần rất lớn lao cho anh em.
Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, Quản xứ Chính tòa thay mặt Giáo phận và các Hội Dòng nói lời tri ân Ban Chung sự vì những công việc anh em đã phục vụ cho Giáo phận và các Hội Dòng.
Bữa cơm thân mật được tổ chức tại Nhà Mục vụ của Giáo xứ, Cha Tổng Đại diện vui vẻ đến từng bàn chúc mừng và nâng cốc với từng Phiên. Ngài luôn bày tỏ sự quý mến và trân trọng những công việc mà anh em đã làm và luôn động viên mọi người.
Hiệp cùng toàn thể Giáo Hội hoàn vũ, với tâm tình biết ơn và tri ân những người đã khuất, đặc biệt là thể hiện niềm tin vào mầu nhiệm hiệp thông sâu sắc giữa những người còn sống cũng như những ai đã ly trần. Sáng ngày 02/11/2013 hết thảy bà con trong giáo xứ Thọ Ninh đã quy tụ về nghĩa trang, để cùng với Cha quản xứ Antôn hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn đang phải đau khổ nơi chốn luyện hình.
Hình ảnh
Để chuẩn bị cho ngày lễ long trọng này, toàn thể Ban Chung sự đã có những ngày tỉnh tâm và xưng tội, cũng như phiên đọc kinh và rước kiệu Đức Mẹ Mân côi thật sốt sắng. Đồng thời Ban Chung sự Hiếu đạo Tổng kết một năm hoạt động, đúc rút những kinh nghiệm quý báu để phục vụ tốt hơn nữa trong năm tới.
Sáng hôm nay, Chúa Nhật 3.11, trên 400 anh em Chung sự viên đã tập trung đông đủ trước Tiền đường Nhà thờ, long trọng rước Cha Chủ tế tiến lên bàn thờ, cùng hiệp dâng Thánh lễ có Cha Quản xứ bến ngự, Quý nữ tu các Hội Dòng, là những nơi thường xuyên được sự giúp đỡ phục vụ việc chon cất của Ban Chung sự Hiếu đạo Phủ Cam. Thánh lễ tạ ơn Chúa đã gìn giữ anh em Chung sự trong suốt một năm qua và cầu nguyện cho những ân nhân, Chung sự viên và thân nhân đã qua đời.
Cha chủ tế thay mặt cộng đoàn giáo xứ và các Hội Dòng trân trọng cảm ơn những khó nhọc mà anh em Chung sự đã phục vụ.
Trong phần dâng lễ vật, Ban Chung sự đã dâng lên những phẩm vật gồm những bộ áo quần đồng phục và những vật dụng phục vụ cho công việc tống táng.
Sau thánh lễ, ông Phạm Văn Kết, Trưởng Ban Chung sự Hiếu đạo đã thay mặt toàn Ban cảm ơn Cha Tổng Đại diện, Quản xứ Chính tòa, quí Cha Phó, các Hội Dòng, Hội đồng Giáo xứ và cộng đoàn đã ưu ái và dành nhiều tình yêu thương đối với Ban Chung sự, đặc biệt Cha Quản xứ thường xuyên theo dõi, động viên và kiện toàn công việc để Ban chung sự ngày càng phục vụ tốt hơn.
Ban Chung sự Hiếu đạo Phủ Cam có 6 Phiên, mỗi phiên từ 60 đến 70 người. Phiên 7 chuyên lo việc tống táng cho những lương dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, do những người thuộc các phiên tự nguyện tham gia.
Ban Chung sự còn có những Tiểu ban Y tang do các Mẹ phụ trách, chuyên lo việc giặt giũ áo quần, giày dép và khâu vá; Tiểu ban Che rạp do những anh em Hướng đạo sinh phụ trách, chuyên lo việc dựng rạp giúp tang gia lo tang sự khi trời mưa nắng. Tiểu ban Kỹ thuật lo việc bảo quản dụng cụ và xe tang, máy móc và cả việc lái xe tang.
Năm 2012, dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Ban Chung sự Hiếu đạo, ông Phan văn Đơn, một ân nhân đã dâng cúng cho Ban chung sự một chiếc xe tải mới để thiết kế thành chiếc xe tang, phù hợp với Công Giáo. Nhờ có chiếc xe này mà một số gia đình nghèo đỡ phải lo lắng việc thuê xe tang.
Buổi lễ Tổng kết cũng là lúc thi đua kỹ thuật thao tác của các Phiên, từ việc buộc giây đòn, di quan và hạ quan đều được các phiên thường xuyên tập huấn nhuần nhuyễn và nhanh gọn. Một Ban Giám khảo được chọn để chấm điểm thi đua được công bằng. Có những lúc phục vụ những đám người lương vừa phải đi xa, đường đi lại rất khó, thế nhưng anh em Chung sự đều vượt qua rất dễ dàng không một lời than trách trước sự khâm phục và đầy tình cảm của những gia đình gặp cảnh tang sầu tử biệt. Nhất là những lúc trời mưa bão, đường sá trơn trượt, lại phải leo dốc. Mọi người đều vui vẻ động viên nhau. Tất cả mọi việc phục vụ vất vả như vậy nhưng không bao giờ màng đến tiền công hay bồi dưỡng, mà chỉ biết làm trọn Thánh ý của Thiên Chúa.
Đặc biệt, Ban Chung sự Hiếu đạo Phủ Cam có đến 6 người lương dân, họ mến mộ và cảm phục việc làm của anh em nên tự nguyện xin tham gia. Trong dịp mừng Bổn mạng hôm nay, Cha Quản xứ và Hội đồng Giáo xứ đã tuyên dương, tặng hoa và chụp hình lưu niệm.
Ông Phạm Văn Kết, Trưởng Ban Chung sự đã báo cáo tổng kết hoạt động trong năm qua, ngoài việc phục vụ tống táng, còn lo việc trật tự tại trung tâm Hành hương La Vang và những ngày lễ lớn của Giáo xứ và Giáo phận. Cha Quản xứ và quí Cha Phó, Ban Thường vụ HĐGX đã trao những phần thưởng tuy bé nhỏ nhưng lại là một sự động viên khích lệ tinh thần rất lớn lao cho anh em.
Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, Quản xứ Chính tòa thay mặt Giáo phận và các Hội Dòng nói lời tri ân Ban Chung sự vì những công việc anh em đã phục vụ cho Giáo phận và các Hội Dòng.
Bữa cơm thân mật được tổ chức tại Nhà Mục vụ của Giáo xứ, Cha Tổng Đại diện vui vẻ đến từng bàn chúc mừng và nâng cốc với từng Phiên. Ngài luôn bày tỏ sự quý mến và trân trọng những công việc mà anh em đã làm và luôn động viên mọi người.
Buổi hợp diễn ca vũ kịch: “Hát ca – Ngợi khen – Cảm tạ” tại Đà Lạt
Hữu Phước
10:32 03/11/2013
Tối 31.10, kết thúc tháng kính Đức Mẹ Mân Côi, tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Đà Lạt diễn ra buổi hợp diễn ca – vũ – kịch.
Cha Đaminh Nguyễn Mạnh Tuyên, Giám đốc Trung tâm Mục vụ, kiêm Trưởng ban Thánh nhạc Giáo phận Đà Lạt đã chào mừng Đức Cha, quí cha, quí nam nữ tu sĩ cùng các ca viên đến tham dự chương trình; đồng thời nói nên ý nghĩa của đêm hợp diễn.
Hình ảnh
Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục giáo phận đã chủ sự nghi thức tôn vinh Đức Mẹ và khai mạc chương trình đêm diễn.
Theo thầy Giuse Bùi Văn Tường: “Đây có lẽ là lần đầu tiên một chương trình diễn nguyện - hay có thể gọi là hợp diễn được thiết kế cách mới mẻ. Buổi diễn có những tiết mục “đời” xen lẫn với những tiết mục “đạo”, nhưng vẫn không đi ra ngoài chủ đề “Hát ca - Ngợi khen - Cảm tạ”.
Chương trình có 9 tiết mục do Ban Hợp xướng Grêgôriô Cả (Giáo hạt Đà Lạt), Nhóm múa Trinh Vương, nhóm Hoang Dã Lang Bian trình diễn.
Mở đầu Ban Hợp xướng Grêgôriô Cả trình bày hợp xướng “Hãy ngợi khen Chúa” của cố linh mục nhạc sĩ Ngô Duy Linh. Trước khi tiết mục bắt đầu, cộng đoàn tham dự được nghe giới thiệu về tiểu sử cùng những cống hiến của cha Ngô Duy Linh - cây đại thụ của nền thánh nhạc Việt Nam.
Tiếp đó Nhóm múa Trinh Vương (Cộng đoàn nữ tu Mến Thánh Giá Trinh Vương Đà Lạt) hợp tiếng ca ngợi qua vũ khúc “Cánh diều quê hương”, mượn giai điệu “Những cánh diều quê hương” của nhạc sĩ Võ Đồng Điền.
Tiếp đó, Ban Hợp xướng Grêgôriô Cả gởi đến cộng đoàn bản hợp xướng bất hủ “Đà Lạt trăng mờ” của cố nhạc sĩ Hải Linh, lời thơ Hàn Mặc Tử. Cộng đoàn được tìm hiểu lịch sử ra đời của những vần thơ ca ngợi vẻ đẹp huyền ảo của Đà Lạt qua sự cảm nhận tế của thi sĩ tài ba Hàn Mặc Tử. Bên cạnh đó, hiểu hơn thân thế sự nghiệp của cố nhạc sĩ Hải Linh. “Đà Lạt trăng mờ” - trong đó trăng sao, nước hồ, tơ liễu cùng với giai điệu thánh thót du dương qua tiếng hát điêu luyện rất “có hồn” của Ban Hợp xướng Grêgôriô Cả đã giúp cộng đoàn hòa lên lời ngợi khen chúc tụng Thiên Chúa đã tạo dựng nên trời đất, đã ban tặng những kỳ công thiên nhiên tuyệt mỹ cho Đà Lạt, Cao nguyên Lâm Viên, được bác sĩ Alexandre Yersin khám phá đến nay vừa tròn 120 năm.
Với tâm tình cảm mến tri ân và phó thác, chị Mátta Thu Hương đã trình bày bản thánh ca “Nguyện xin mẹ rất từ bi” của nhạc sĩ Hùng Lân- Người có công đặt nền móng cho thánh nhạc Việt Nam từ những năm 40 của thế kỷ XX.
Lần đầu tiên tại sân khấu Trung tâm Mục vụ vở kịch “Đâu có tình yêu thương” của thầy giáo Phanxicô Trần Duy Nhiên - một người con của Đà Lạt (qua đời cách đây 5 năm) được trình diễn. Vở kịch được các diễn viên không chuyên của Ban Hợp xướng Grêgôriô Cả như: Minh Hùng (vai Phêrô), Thùy Trang (một người dương thế), Thiên Anh (vai linh hồn người chết), Huy Hoàng (linh hồn vua Đavít) và Hoàng Hưng (linh hồn thánh Gioan Tông đồ) đã cuốn hút người xem từ đầu đến cuối. Vở kịch chuyển tải thông điệp: Có những việc thoạt nhìn tưởng như không bao giờ có thể xử lý được, nhưng thực ra chỉ cần có Tình yêu thương – Tình Yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa – thì giải quyết được ngay một cách tốt đẹp.
Tiếp nối chương trình anh Đức Thắng, người vừa được Tòa Lãnh sự Pháp trao học bổng Đại phong cầm tại Pháp, trình tấu nhạc phẩm “Jesus, Joy of Man’s Desiring” (Chúa Giêsu, niềm vui con người khao khát) của Johann Sebastian Bach.
Trở lại với chương trình, Ban Hợp xướng Grêgôriô Cả chia sẻ tâm sự buồn vui của các dòng sông Hồng Hà, Hương Giang, Cửu Long, cùng biển Thái Bình bao la nơi các dòng sông hội tụ qua nhạc phẩm “Trùng dương hội” của Phạm Đình Chương.
Tiếp đó, Nhóm Hoang Dã Lang Biang giúp cộng đoàn cầu nguyện với Mẹ Maria bằng kinh Kính mừng (tiếng Kơ ho - Lạch). Bản thánh ca này được linh mục Phêrô Lê Văn Khánh dệt nhạc và phối âm hiện đại nên giúp người hát và người nghe chung một tâm tình tha thiết ngơi khen Đức Trinh nữ Maria.
Kết thúc buổi diễn, Ban Hợp xướng Grêgôriô Cả mởi cộng đoàn tham dự cùng Ngợi Khen Thiên Chúa. Hợp xướng Ngợi Khen do Adolphe viết nhạc, phần lời do các thầy Giáo Hoàng Học viện Piô X Đà Lạt viết khoảng năm 1976.
Trước khi chia tay, toàn thể cộng đoàn tham dự cùng cất cao tiếng hát “Hồng ân Thiên Chúa bao la”. Vâng, một đêm “Hợp diễn” với những tác phẩm không mới, nhưng với cách thiết kế chương trình mới lạ, với việc tập luyện công phu của các Ban diễn đã thổi một luồng gió mới trong sinh hoạt nghệ thuật thánh nhạc nói riêng, văn hóa - âm nhạc “nhà đạo” nói chung. Đạo diễn chương trình đã khéo léo hòa quyện những bản hợp xướng “đạo” và “đời” nên cái nền âm nhạc dân tộc Việt đã lay động tâm hồn người nghe, đã khơi dậy niềm yêu mến nghệ thuật “nhà đạo” bị lu mờ nhiều năm qua.
Để có đêm “Hợp diễn” ra mắt mọi người, công lớn thuộc về Ban Hợp xướng Grêgôriô Cả, họ đã nuôi ước mơ này từ nhiều năm trước và đã âm thầm tập luyện một cách nghiêm túc. Nay được sự hỗ trợ, động viên của Cha Đaminh Giám đốc Trung tâm Mục vụ, kiêm Trưởng ban Thánh nhạc giáo phận Đà Lạt thì niềm ấp ủ ấy trở thành hiện thực.
Mong rằng từ đêm “Hợp diễn” đầu tiên này, hằng năm các ca đoàn giáo xứ, các dòng tu và nhưng người yêu nghệ thuật trong giáo hạt Đà Lạt, xa hơn trong giáo phận tiếp tục được thưởng thức nhưng chương trình “Hợp diễn” tương tự.
Cha Đaminh Nguyễn Mạnh Tuyên, Giám đốc Trung tâm Mục vụ, kiêm Trưởng ban Thánh nhạc Giáo phận Đà Lạt đã chào mừng Đức Cha, quí cha, quí nam nữ tu sĩ cùng các ca viên đến tham dự chương trình; đồng thời nói nên ý nghĩa của đêm hợp diễn.
Hình ảnh
Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục giáo phận đã chủ sự nghi thức tôn vinh Đức Mẹ và khai mạc chương trình đêm diễn.
Theo thầy Giuse Bùi Văn Tường: “Đây có lẽ là lần đầu tiên một chương trình diễn nguyện - hay có thể gọi là hợp diễn được thiết kế cách mới mẻ. Buổi diễn có những tiết mục “đời” xen lẫn với những tiết mục “đạo”, nhưng vẫn không đi ra ngoài chủ đề “Hát ca - Ngợi khen - Cảm tạ”.
Chương trình có 9 tiết mục do Ban Hợp xướng Grêgôriô Cả (Giáo hạt Đà Lạt), Nhóm múa Trinh Vương, nhóm Hoang Dã Lang Bian trình diễn.
Mở đầu Ban Hợp xướng Grêgôriô Cả trình bày hợp xướng “Hãy ngợi khen Chúa” của cố linh mục nhạc sĩ Ngô Duy Linh. Trước khi tiết mục bắt đầu, cộng đoàn tham dự được nghe giới thiệu về tiểu sử cùng những cống hiến của cha Ngô Duy Linh - cây đại thụ của nền thánh nhạc Việt Nam.
Tiếp đó Nhóm múa Trinh Vương (Cộng đoàn nữ tu Mến Thánh Giá Trinh Vương Đà Lạt) hợp tiếng ca ngợi qua vũ khúc “Cánh diều quê hương”, mượn giai điệu “Những cánh diều quê hương” của nhạc sĩ Võ Đồng Điền.
Tiếp đó, Ban Hợp xướng Grêgôriô Cả gởi đến cộng đoàn bản hợp xướng bất hủ “Đà Lạt trăng mờ” của cố nhạc sĩ Hải Linh, lời thơ Hàn Mặc Tử. Cộng đoàn được tìm hiểu lịch sử ra đời của những vần thơ ca ngợi vẻ đẹp huyền ảo của Đà Lạt qua sự cảm nhận tế của thi sĩ tài ba Hàn Mặc Tử. Bên cạnh đó, hiểu hơn thân thế sự nghiệp của cố nhạc sĩ Hải Linh. “Đà Lạt trăng mờ” - trong đó trăng sao, nước hồ, tơ liễu cùng với giai điệu thánh thót du dương qua tiếng hát điêu luyện rất “có hồn” của Ban Hợp xướng Grêgôriô Cả đã giúp cộng đoàn hòa lên lời ngợi khen chúc tụng Thiên Chúa đã tạo dựng nên trời đất, đã ban tặng những kỳ công thiên nhiên tuyệt mỹ cho Đà Lạt, Cao nguyên Lâm Viên, được bác sĩ Alexandre Yersin khám phá đến nay vừa tròn 120 năm.
Với tâm tình cảm mến tri ân và phó thác, chị Mátta Thu Hương đã trình bày bản thánh ca “Nguyện xin mẹ rất từ bi” của nhạc sĩ Hùng Lân- Người có công đặt nền móng cho thánh nhạc Việt Nam từ những năm 40 của thế kỷ XX.
Lần đầu tiên tại sân khấu Trung tâm Mục vụ vở kịch “Đâu có tình yêu thương” của thầy giáo Phanxicô Trần Duy Nhiên - một người con của Đà Lạt (qua đời cách đây 5 năm) được trình diễn. Vở kịch được các diễn viên không chuyên của Ban Hợp xướng Grêgôriô Cả như: Minh Hùng (vai Phêrô), Thùy Trang (một người dương thế), Thiên Anh (vai linh hồn người chết), Huy Hoàng (linh hồn vua Đavít) và Hoàng Hưng (linh hồn thánh Gioan Tông đồ) đã cuốn hút người xem từ đầu đến cuối. Vở kịch chuyển tải thông điệp: Có những việc thoạt nhìn tưởng như không bao giờ có thể xử lý được, nhưng thực ra chỉ cần có Tình yêu thương – Tình Yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa – thì giải quyết được ngay một cách tốt đẹp.
Tiếp nối chương trình anh Đức Thắng, người vừa được Tòa Lãnh sự Pháp trao học bổng Đại phong cầm tại Pháp, trình tấu nhạc phẩm “Jesus, Joy of Man’s Desiring” (Chúa Giêsu, niềm vui con người khao khát) của Johann Sebastian Bach.
Trở lại với chương trình, Ban Hợp xướng Grêgôriô Cả chia sẻ tâm sự buồn vui của các dòng sông Hồng Hà, Hương Giang, Cửu Long, cùng biển Thái Bình bao la nơi các dòng sông hội tụ qua nhạc phẩm “Trùng dương hội” của Phạm Đình Chương.
Tiếp đó, Nhóm Hoang Dã Lang Biang giúp cộng đoàn cầu nguyện với Mẹ Maria bằng kinh Kính mừng (tiếng Kơ ho - Lạch). Bản thánh ca này được linh mục Phêrô Lê Văn Khánh dệt nhạc và phối âm hiện đại nên giúp người hát và người nghe chung một tâm tình tha thiết ngơi khen Đức Trinh nữ Maria.
Kết thúc buổi diễn, Ban Hợp xướng Grêgôriô Cả mởi cộng đoàn tham dự cùng Ngợi Khen Thiên Chúa. Hợp xướng Ngợi Khen do Adolphe viết nhạc, phần lời do các thầy Giáo Hoàng Học viện Piô X Đà Lạt viết khoảng năm 1976.
Trước khi chia tay, toàn thể cộng đoàn tham dự cùng cất cao tiếng hát “Hồng ân Thiên Chúa bao la”. Vâng, một đêm “Hợp diễn” với những tác phẩm không mới, nhưng với cách thiết kế chương trình mới lạ, với việc tập luyện công phu của các Ban diễn đã thổi một luồng gió mới trong sinh hoạt nghệ thuật thánh nhạc nói riêng, văn hóa - âm nhạc “nhà đạo” nói chung. Đạo diễn chương trình đã khéo léo hòa quyện những bản hợp xướng “đạo” và “đời” nên cái nền âm nhạc dân tộc Việt đã lay động tâm hồn người nghe, đã khơi dậy niềm yêu mến nghệ thuật “nhà đạo” bị lu mờ nhiều năm qua.
Để có đêm “Hợp diễn” ra mắt mọi người, công lớn thuộc về Ban Hợp xướng Grêgôriô Cả, họ đã nuôi ước mơ này từ nhiều năm trước và đã âm thầm tập luyện một cách nghiêm túc. Nay được sự hỗ trợ, động viên của Cha Đaminh Giám đốc Trung tâm Mục vụ, kiêm Trưởng ban Thánh nhạc giáo phận Đà Lạt thì niềm ấp ủ ấy trở thành hiện thực.
Mong rằng từ đêm “Hợp diễn” đầu tiên này, hằng năm các ca đoàn giáo xứ, các dòng tu và nhưng người yêu nghệ thuật trong giáo hạt Đà Lạt, xa hơn trong giáo phận tiếp tục được thưởng thức nhưng chương trình “Hợp diễn” tương tự.
Lễ giỗ 50 năm cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm tại Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Westminster
Người Việt
12:57 03/11/2013
WESTMINSTER, California (NV) - Lễ giỗ 50 năm cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm được tổ chức rất long trọng vào lúc 1 giờ 30 trưa Thứ Bảy, 2 Tháng Mười Một, tại khuôn viên Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Westminster.
Xem hình ảnh: William Nguyễn/VietCatholic
Trước mặt tượng đài có tất cả bảy chiếc xe Jeep của quân đội VNCH ngày xưa, mỗi xe đều có treo cờ VNCH và cờ Mỹ.
Hai bên bước vào nơi hành lễ có treo hai banner lớn với hàng chữ “Ghi ơn cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, người khai sáng nền Cộng Hòa Việt Nam” và “Chào Mừng Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hòa, 26 Tháng Mười năm thứ 58.”
Tại đây, có rất nhiều vòng hoa của nhiều hội đoàn mang đến tưởng niệm ngày giỗ 50 năm của cố tổng thống.
Có một tấm hình thật lớn trong đó có hình cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đi ngang đoàn quân của các quân binh chủng và những đoàn nữ quân nhân VNCH.
Hai bên đường đi vào nơi hành lễ là hai hàng quân với nhiều quân binh chủng của VNCH để chào đón quan khách và chuẩn bị đón rước quốc quân kỳ Việt-Mỹ và vị chủ tọa là cựu Ðại Tá Lê Văn Trang.
Hai bên hàng dàn chào này có hai lều lớn và trên 200 ghế ngồi để cho quan khách và đồng hương đến ngồi dự lễ.
Trước mặt tượng hai chiến sĩ VNCH và Mỹ là hình cố tổng thống, hai bên có câu” Tổ Quốc Ghi Ơn” và “Toàn Dân Mến Mộ.”
Trước mặt là bàn thờ tổ quốc Việt Nam và chân dụng của các vị tướng như Trung Tá Nguyễn Văn Long, Hải Quân Trung Tá Ngụy Văn Thà, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ và Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn.
Trong khi chờ đợi đến giờ khai mạc, Ban Tù Ca Xuân Ðiềm hợp ca hai bài “Suy Tôn Ngô Tổng Thống” và “Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam.”
Kế đến, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ hợp ca bài “Người Việt Nam.”
Tiếp theo là phần giới thiệu thành phần quan khách và đại diện các đoàn thể và các hội đoàn đến tham dự.
Ðến giờ khai mạc, qua sự điều hợp của ông Nguyễn Phục Hưng, ba hồi trống được đánh lên để vào nghi lễ.
Ðầu tiên là lễ đón rước vị chủ tọa và những người trong ban tổ chức.
Sau đó là phần rước quốc quân kỳ Việt-Mỹ và Lệnh Kỳ, và lễ rước di ảnh của cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Kế đến chào quốc kỳ Việt-Mỹ và phút mặc niệm.
Tiếp theo là lời chào mừng của trưởng ban tổ chức, ông Nguyễn Mạnh Chí.
Ông nói: “Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã về nước chấp hành trong một tình thế vô cùng khó khăn. Cùng lúc đã phải giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Phỏng theo thời sự của ông Vũ Quang Ninh năm 2009, thì Chí Sĩ Ngô Ðình Diệm đã phải cùng lúc làm hai việc song song với nhau. Một mặt phải thu hồi độc lập từ tay người Pháp, hội nhập với lực lượng vũ trang, thống nhất quân đội, ổn định đời sống dân chúng, nhưng đồng thời phải chống trả tấn công võ lực của cộng sản tại mặt trận cũng như tại nội bộ tại miền Nam.”
“Tuy nhiên, chẳng bao lâu, ông đã thực sự biến miền Nam Việt Nam từ một đất nước lệ thuộc trở thành một quốc gia độc lập, có đầy đủ chủ quyền, từ vùng đất bất ổn thành một quốc gia an bình, thịnh vượng, và đã chuyển một đất nước từ chế độ quân chủ, phong kiến thành một quốc gia có một thể chế cộng hòa. Ông đã đặt nền tảng cho một quốc gia độc lập, mở ra một kỷ nguyên mới. Ban hành hiến pháp VNCH. Và thưa quý vị, ở Mỹ có ngày Ðộc Lập July 4, thì Việt Nam chúng ta cũng có ngày Quốc Khánh VNCH, ngày 26 Tháng Mười, ngày mà toàn dân Việt Nam hân hoan vui mừng vì quốc gia đã có những ngày sống trong êm ấm thanh bình,” ông Chí nói thêm.
Sau đó, ông nhấn mạnh tình hình của đất nước Việt Nam hiện tại về việc tranh chấp biển Ðông, vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên, vấn đề tranh chấp đất đai của nhà cầm quyền Việt Nam, và đọc lời kêu gọi của ông đối với các bạn trẻ trong và ngoài nước.
Ông Chí cho biết thêm: “Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã cho chúng ta một di sản của nhiều đường lối, sách lược và chiến lược để thành công, đưa quốc gia từ trong tối tâm ra ánh sáng, được sự trọng nể nang của quốc tế. Nhất là lời xác quyết của ông: 'Khi tôi tiến hãy tiến theo tôi, khi tôi lùi hãy giết tôi, khi tôi chết hãy nối chí tôi,' cũng là lời dặn dò, khuyên nhủ cho tuổi trẻ của chúng ta.”
Tiếp theo là lễ đặt vòng hoa tưởng niệm của trên 30 hội đoàn và đoàn thể tại Nam California và nhiều nơi khác để tỏ lòng tri ân và thương mến vị tổng thống của Ðệ Nhất Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam.
Chương trình chủ lễ được bắt đầu khai mạc vào lúc 2 giờ 50 phút. Ðó là nghi thức tế lễ cổ truyền do Hội Ðền Hùng Hải Ngoại-Văn Tế và Hội Bà Triệu nghinh phục bái trước bàn thờ tổ quốc và di ảnh cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm.
Sau đó là phần cầu nguyện của Hội Ðồng Liên Tôn và các vị lãnh đạo tinh thần.
Tiếp theo là lời phát biểu của chủ tọa Lê Văn Trang.
Phần văn nghệ với bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của cố nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang, qua phần trình bày của ban hợp ca Thủy Quân Lục Chiến.
Sau đó là lời phát biểu của giới trẻ và các nhân sĩ và quan khách, và lời cảm tạ của ban tổ chức.
Kết thúc buổi lễ, từng đồng hương bước lên bàn thờ niệm hương cầu nguyện cho cố tổng thống.
Theo Wikipedia.org, cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm sinh ngày 3 Tháng Giêng, 1901 tại Quảng Bình, miền Trung Việt Nam.
Ông là tổng thống đầu tiên của miền Nam Việt Nam, sau khi Pháp rút khỏi Ðông Dương qua Hiệp Ðịnh Geneva 1954.
Ngày 26 Tháng Mười, 1955, ông trở thành tổng thống.
Ông bị lật đổ trong một cuộc đảo chánh quân sự vào ngày 1 Tháng Mười Một, 1963.
Một ngày sau, ông và bào đệ Ngô Ðình Nhu bị giết chết trong lúc đang ngồi trong một chiếc xe thiết giáp.
(Nguồn: Người Việt Online)
Trước mặt tượng đài có tất cả bảy chiếc xe Jeep của quân đội VNCH ngày xưa, mỗi xe đều có treo cờ VNCH và cờ Mỹ.
Hai bên bước vào nơi hành lễ có treo hai banner lớn với hàng chữ “Ghi ơn cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, người khai sáng nền Cộng Hòa Việt Nam” và “Chào Mừng Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hòa, 26 Tháng Mười năm thứ 58.”
Tại đây, có rất nhiều vòng hoa của nhiều hội đoàn mang đến tưởng niệm ngày giỗ 50 năm của cố tổng thống.
Có một tấm hình thật lớn trong đó có hình cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đi ngang đoàn quân của các quân binh chủng và những đoàn nữ quân nhân VNCH.
Hai bên đường đi vào nơi hành lễ là hai hàng quân với nhiều quân binh chủng của VNCH để chào đón quan khách và chuẩn bị đón rước quốc quân kỳ Việt-Mỹ và vị chủ tọa là cựu Ðại Tá Lê Văn Trang.
Hai bên hàng dàn chào này có hai lều lớn và trên 200 ghế ngồi để cho quan khách và đồng hương đến ngồi dự lễ.
Trước mặt tượng hai chiến sĩ VNCH và Mỹ là hình cố tổng thống, hai bên có câu” Tổ Quốc Ghi Ơn” và “Toàn Dân Mến Mộ.”
Trước mặt là bàn thờ tổ quốc Việt Nam và chân dụng của các vị tướng như Trung Tá Nguyễn Văn Long, Hải Quân Trung Tá Ngụy Văn Thà, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ và Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn.
Trong khi chờ đợi đến giờ khai mạc, Ban Tù Ca Xuân Ðiềm hợp ca hai bài “Suy Tôn Ngô Tổng Thống” và “Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam.”
Kế đến, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ hợp ca bài “Người Việt Nam.”
Tiếp theo là phần giới thiệu thành phần quan khách và đại diện các đoàn thể và các hội đoàn đến tham dự.
Ðến giờ khai mạc, qua sự điều hợp của ông Nguyễn Phục Hưng, ba hồi trống được đánh lên để vào nghi lễ.
Ðầu tiên là lễ đón rước vị chủ tọa và những người trong ban tổ chức.
Sau đó là phần rước quốc quân kỳ Việt-Mỹ và Lệnh Kỳ, và lễ rước di ảnh của cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Kế đến chào quốc kỳ Việt-Mỹ và phút mặc niệm.
Tiếp theo là lời chào mừng của trưởng ban tổ chức, ông Nguyễn Mạnh Chí.
Ông nói: “Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã về nước chấp hành trong một tình thế vô cùng khó khăn. Cùng lúc đã phải giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Phỏng theo thời sự của ông Vũ Quang Ninh năm 2009, thì Chí Sĩ Ngô Ðình Diệm đã phải cùng lúc làm hai việc song song với nhau. Một mặt phải thu hồi độc lập từ tay người Pháp, hội nhập với lực lượng vũ trang, thống nhất quân đội, ổn định đời sống dân chúng, nhưng đồng thời phải chống trả tấn công võ lực của cộng sản tại mặt trận cũng như tại nội bộ tại miền Nam.”
“Tuy nhiên, chẳng bao lâu, ông đã thực sự biến miền Nam Việt Nam từ một đất nước lệ thuộc trở thành một quốc gia độc lập, có đầy đủ chủ quyền, từ vùng đất bất ổn thành một quốc gia an bình, thịnh vượng, và đã chuyển một đất nước từ chế độ quân chủ, phong kiến thành một quốc gia có một thể chế cộng hòa. Ông đã đặt nền tảng cho một quốc gia độc lập, mở ra một kỷ nguyên mới. Ban hành hiến pháp VNCH. Và thưa quý vị, ở Mỹ có ngày Ðộc Lập July 4, thì Việt Nam chúng ta cũng có ngày Quốc Khánh VNCH, ngày 26 Tháng Mười, ngày mà toàn dân Việt Nam hân hoan vui mừng vì quốc gia đã có những ngày sống trong êm ấm thanh bình,” ông Chí nói thêm.
Sau đó, ông nhấn mạnh tình hình của đất nước Việt Nam hiện tại về việc tranh chấp biển Ðông, vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên, vấn đề tranh chấp đất đai của nhà cầm quyền Việt Nam, và đọc lời kêu gọi của ông đối với các bạn trẻ trong và ngoài nước.
Ông Chí cho biết thêm: “Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã cho chúng ta một di sản của nhiều đường lối, sách lược và chiến lược để thành công, đưa quốc gia từ trong tối tâm ra ánh sáng, được sự trọng nể nang của quốc tế. Nhất là lời xác quyết của ông: 'Khi tôi tiến hãy tiến theo tôi, khi tôi lùi hãy giết tôi, khi tôi chết hãy nối chí tôi,' cũng là lời dặn dò, khuyên nhủ cho tuổi trẻ của chúng ta.”
Tiếp theo là lễ đặt vòng hoa tưởng niệm của trên 30 hội đoàn và đoàn thể tại Nam California và nhiều nơi khác để tỏ lòng tri ân và thương mến vị tổng thống của Ðệ Nhất Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam.
Chương trình chủ lễ được bắt đầu khai mạc vào lúc 2 giờ 50 phút. Ðó là nghi thức tế lễ cổ truyền do Hội Ðền Hùng Hải Ngoại-Văn Tế và Hội Bà Triệu nghinh phục bái trước bàn thờ tổ quốc và di ảnh cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm.
Sau đó là phần cầu nguyện của Hội Ðồng Liên Tôn và các vị lãnh đạo tinh thần.
Tiếp theo là lời phát biểu của chủ tọa Lê Văn Trang.
Phần văn nghệ với bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của cố nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang, qua phần trình bày của ban hợp ca Thủy Quân Lục Chiến.
Sau đó là lời phát biểu của giới trẻ và các nhân sĩ và quan khách, và lời cảm tạ của ban tổ chức.
Kết thúc buổi lễ, từng đồng hương bước lên bàn thờ niệm hương cầu nguyện cho cố tổng thống.
Theo Wikipedia.org, cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm sinh ngày 3 Tháng Giêng, 1901 tại Quảng Bình, miền Trung Việt Nam.
Ông là tổng thống đầu tiên của miền Nam Việt Nam, sau khi Pháp rút khỏi Ðông Dương qua Hiệp Ðịnh Geneva 1954.
Ngày 26 Tháng Mười, 1955, ông trở thành tổng thống.
Ông bị lật đổ trong một cuộc đảo chánh quân sự vào ngày 1 Tháng Mười Một, 1963.
Một ngày sau, ông và bào đệ Ngô Ðình Nhu bị giết chết trong lúc đang ngồi trong một chiếc xe thiết giáp.
(Nguồn: Người Việt Online)
Giáo xứ Phưóc Bình mừng lễ thánh quan thầy Martinô
JB Hữu Quang
21:47 03/11/2013
GP XUÂN LỘC - 3/11/2013 – Giáo dân GX Phước Bình rước kiệu và dâng thánh lễ mừng thánh quan thầy Martinô. Linh mục phụ xá Hiền Đức dòng Đa Minh, cha chánh xứ Phước Bình và quí cha quản xứ Mai khôi thuộc GP Bà rịa đồng tế sau cuộc rước kiệu thánh Mac ti nô vòng quanh nhà thờ.
Hình ảnh
Đội kèn đồng của GX hiền Đức-Hiền hòa dẩn đầu đoàn kiệu cùng với các em thiếu nhi và các giới trong giáo xứ và nhiều quan khách tham dự. Khung kiệu thánh Mar ti nô sơn son thiếp vàng do các vị chức sắc giáo xứ cung thỉnh đi trong tiếng hát của ca đoàn và âm vang kèn đồng. Được biết, giáo xứ Phước Bình được thành lập mới chưa đầy 5 năm trong một vùng kinh tế mới trong rừng sâu cách xa Quốc lộ 51 với số giáo dân không quá 400, nhưng đến nay đã tăng lên hơn 1050. Giáo xứ trải dài hơn 10 cây số trên vùng dất nông nghiệp khai phá kể từ năm 1975 và được phân thành 3 giáo họ.
Giáo xứ hình thành từ lòng tin của những giáo dân khắp nơi tới lập nghiệp và cùng nhau tụ tập trong một túp lều để cầu nguyện. Sau đó được sư quan tâm của cha cố Antôn Nguyễn đức Hiếu (RIP), môt nhà tiền chế bằng tôn đươc phép dựng tạm cho việc dâng thánh lễ hằng tuần. Từ năm 2003, linh mục Phê rô Nguyễn văn Hường, chánh xứ hiện nay, đươc giao phụ trách và bằng nhiệt tình và khả năng nhạy bén đã dựng dược nhà thờ mái và tường bằng tôn cho giáo dân an tâm kinh nguyện trong mùa mưa gió. Ngoài ra, cha chánh xứ tiênn khờ của giáo xứ cũng xây dưng cơ sở cho giáo xứ như nhà giáo lý, tương đài Mẹ La vang, tượng đai thánh Mactinô và mới đây hoàn chình đền Lòng Chúa Thương xót…Nhưng giáo dân rời giáo xứ trước năm 2000, khi trở về thăm không dấu nổi ngạc nhiên khi khu đồi cỏ tranh đã biến thành nhà Chúa. Con đường lầy lội và bụi bặm vào nhà thờ cũng dược trãi nhựa nóng.
Theo linh mục chánh xứ thì những thay đổi trên phát sinh từ nhưng dổi mới từ “lòng đạo” của giáo dân trong giáo xứ. Mọi người sau những tháng năm sống xa nhà thờ , thiếu vằng chủ chăn nay hợp nhau trong lòng thương xót của Chúa đã tin và sống đạo sâu sắc hơn. Nhiều gia đình rối trong nguội lạnh đã được giải tỏa để hòa nhập cộng đoàn, cũng như giới trẻ được chú tâm nhiều hơn mà bằng chứng là, hiện nay tron giáo xứ có nhiều gia đình cho con em học hết bậc trung học, đại học và hiện nay cũng có khoảng 30 em tốt nghiệp cao đẳng và đại học,.. mặc dầu trường trung học phổ thông cách xa nơi sinh sống hơn 20 cây số. Những giáo dân cao niên cũng nhận định giáo dân và nông dân sống trong vùng sâu vùng xa Phước Bình đã tạm qua thời gian cứu đói, nhưng thực sự nông nghiệp không thể tạo thu nhập khá hơn. Hiện nay thanh niên cũng có công ăn việc làm trong các khu công nghiệp dọc theo quốc lộ 51. Cũng có tin cho biết là sắp có nhà máy sản xuất găng tay cao su… Công ty này có thể thu nhận 2000 công nhân và nguyên liệu từ các đồn diền cao su tư nhân trong vùng và nông trướng cao su Cù Bị của tỉnh Bà rịa sát canh giáo xứ. Tuy nhiên đó chỉ mới tin loan truyền.
Cha chánh xứ Phước bình cũng cho biết ngài tin tưởng “lòng đạo” của giáo dân tương đối thăng tiến, nhưng mong ước của họ là có một nghĩa trang giáo xứ riêng để trong tháng Các Đẳng được lui tới viếng người quá cố.
Trong bài giảng sau phúc âm, chủ tế nhắc nhở mọi người theo gương thánh Martinô về lòng mến Chúa yêu người như là đuốc sáng cho người chưa nhận biết Chúa…
Sau thánh lễ mọi người cùng vui trong cơm trưa thân mật như là ngày họp mặt của cộng đoàn giáo xứ Phước Bình hằng năm.
Hình ảnh
Đội kèn đồng của GX hiền Đức-Hiền hòa dẩn đầu đoàn kiệu cùng với các em thiếu nhi và các giới trong giáo xứ và nhiều quan khách tham dự. Khung kiệu thánh Mar ti nô sơn son thiếp vàng do các vị chức sắc giáo xứ cung thỉnh đi trong tiếng hát của ca đoàn và âm vang kèn đồng. Được biết, giáo xứ Phước Bình được thành lập mới chưa đầy 5 năm trong một vùng kinh tế mới trong rừng sâu cách xa Quốc lộ 51 với số giáo dân không quá 400, nhưng đến nay đã tăng lên hơn 1050. Giáo xứ trải dài hơn 10 cây số trên vùng dất nông nghiệp khai phá kể từ năm 1975 và được phân thành 3 giáo họ.
Giáo xứ hình thành từ lòng tin của những giáo dân khắp nơi tới lập nghiệp và cùng nhau tụ tập trong một túp lều để cầu nguyện. Sau đó được sư quan tâm của cha cố Antôn Nguyễn đức Hiếu (RIP), môt nhà tiền chế bằng tôn đươc phép dựng tạm cho việc dâng thánh lễ hằng tuần. Từ năm 2003, linh mục Phê rô Nguyễn văn Hường, chánh xứ hiện nay, đươc giao phụ trách và bằng nhiệt tình và khả năng nhạy bén đã dựng dược nhà thờ mái và tường bằng tôn cho giáo dân an tâm kinh nguyện trong mùa mưa gió. Ngoài ra, cha chánh xứ tiênn khờ của giáo xứ cũng xây dưng cơ sở cho giáo xứ như nhà giáo lý, tương đài Mẹ La vang, tượng đai thánh Mactinô và mới đây hoàn chình đền Lòng Chúa Thương xót…Nhưng giáo dân rời giáo xứ trước năm 2000, khi trở về thăm không dấu nổi ngạc nhiên khi khu đồi cỏ tranh đã biến thành nhà Chúa. Con đường lầy lội và bụi bặm vào nhà thờ cũng dược trãi nhựa nóng.
Theo linh mục chánh xứ thì những thay đổi trên phát sinh từ nhưng dổi mới từ “lòng đạo” của giáo dân trong giáo xứ. Mọi người sau những tháng năm sống xa nhà thờ , thiếu vằng chủ chăn nay hợp nhau trong lòng thương xót của Chúa đã tin và sống đạo sâu sắc hơn. Nhiều gia đình rối trong nguội lạnh đã được giải tỏa để hòa nhập cộng đoàn, cũng như giới trẻ được chú tâm nhiều hơn mà bằng chứng là, hiện nay tron giáo xứ có nhiều gia đình cho con em học hết bậc trung học, đại học và hiện nay cũng có khoảng 30 em tốt nghiệp cao đẳng và đại học,.. mặc dầu trường trung học phổ thông cách xa nơi sinh sống hơn 20 cây số. Những giáo dân cao niên cũng nhận định giáo dân và nông dân sống trong vùng sâu vùng xa Phước Bình đã tạm qua thời gian cứu đói, nhưng thực sự nông nghiệp không thể tạo thu nhập khá hơn. Hiện nay thanh niên cũng có công ăn việc làm trong các khu công nghiệp dọc theo quốc lộ 51. Cũng có tin cho biết là sắp có nhà máy sản xuất găng tay cao su… Công ty này có thể thu nhận 2000 công nhân và nguyên liệu từ các đồn diền cao su tư nhân trong vùng và nông trướng cao su Cù Bị của tỉnh Bà rịa sát canh giáo xứ. Tuy nhiên đó chỉ mới tin loan truyền.
Cha chánh xứ Phước bình cũng cho biết ngài tin tưởng “lòng đạo” của giáo dân tương đối thăng tiến, nhưng mong ước của họ là có một nghĩa trang giáo xứ riêng để trong tháng Các Đẳng được lui tới viếng người quá cố.
Trong bài giảng sau phúc âm, chủ tế nhắc nhở mọi người theo gương thánh Martinô về lòng mến Chúa yêu người như là đuốc sáng cho người chưa nhận biết Chúa…
Sau thánh lễ mọi người cùng vui trong cơm trưa thân mật như là ngày họp mặt của cộng đoàn giáo xứ Phước Bình hằng năm.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giã từ ma qủy
Vũ Văn An
22:46 03/11/2013
Cả hai vị giáo hoàng hiện tại thế đều nhiều lần nhắc tới sự hiện hữu của ma qủy và tác hại của nó đối với các Kitô hữu.
“Giã Từ Ma Qủy” là tên một cuốn sách của một học giả Cựu Ước. Tác giả này nói lên quan điểm của nhiều người hiện nay cho rằng “đến nay, ta hiểu hạn từ ‘qủy’ trong Tân Ước chỉ để thay thế cho hạn từ ‘tội lỗi’ mà thôi”. Họ muốn nói: quỷ chỉ là hình ảnh của tội lỗi, là điều Chúa Giêsu nói để gây chút sợ hãi cho ta, chứ không phải là một ai đó mà ta phải sợ, một ai đó mà ta có thể chứng minh được sự hiện hữu và là một tên đê tiện mà ta khó có thể giải thích bằng khoa tâm lý học hiện đại.
Qủy thích ẩn danh
Đức Bênêđíctô XVI từng viết cho tác giả trên để đối chất quan điểm của ông. Trước khi lược qua quan điểm của Đức Bênêđíctô về vấn đề này, tưởng nên vắn tắt nói ít điều về diễn trình của ý niệm ‘qủy’ trong Cựu Ước. Theo tiến sĩ Matthew Ramage, tác giả cuốn Dark Passages of the Bible: Engaging Scripture with Benedict XVI and Thomas Aquinas (2013, CUA Press), ý niệm qủy là điều người Do Thái khai triển rất từ từ trong lịch sử cứu rỗi của họ. Các lớp lang đầu tiên của Cựu Ước không đề cập tới quyền lực ma qủy. Thay vào đó, ý niệm sự ác được gán cho chính Thiên Chúa. Chỉ cần đơn cử một thí dụ: Sách Samuen quyển một, chẳng hạn, đã coi Thiên Chúa là người gây nên việc “qủy ám” nơi Vua Saun: “Thần khí Đức Chúa rời khỏi Vua Saun và một thần khí xấu từ Đức Chúa đến ám Vua” (1Sm 16:14; xem thêm 18:10; 19:9).
Sau này, khi thấy ý niệm ác không thể đi đôi với bản tính Thiên Chúa, quan điểm trên đã được thay thế bằng quan điểm cho rằng sự ác không trực tiếp do Thiên Chúa, mà là do ý chí của con người và ma qủy gây ra, những ý chí vốn được Thiên Chúa ban tự do để làm điều thiện và làm điều ác. Nhưng cả ở đây nữa, người hiện đại cũng vẫn tự hỏi liệu khai triển trên có thực sự hợp pháp không và dựa vào khoa học hiện nay, ta có thể khai triển thêm không. Họ bảo Kitô Giáo ngày xưa vốn theo chủ nghĩa coi trái đất là trung tâm của vũ trụ, và sau đó, các lý thuyết của Copernicus và Galileo buộc ta phải thay đổi quan điểm ấy. Phải chăng nay cũng nên dựa vào khoa học hiện đại để duyệt lại học lý của ta về ma qủy?
Để trả lời cho những thắc mắc ấy, Đức Bênêđíctô XVI bảo ta phải phân biệt một bên là “sứ điệp tín lý của Thánh Kinh” và một bên là “những gì chỉ như cỗ xe tạm thời và tùy thể chuyên chở chủ đề thực sự của nó”. Nghĩa là: ta phải phân biệt “nội dung” Sách Thánh với “hình thức” của nó. Điều chủ yếu ở đây là biện phân “điều gì cần thiết điều gì không cần thiết cho việc tuyên xưng đức tin” và phải minh xác “chỗ nào đức tin kết thúc và chỗ nào thế giới quan bắt đầu”. Dùng một hình ảnh khá gợi hình, ngài bảo: với thời đại đổi thay, ta phải học hỏi không ngừng để phân biệt “các định tinh” (fixed stars) khỏi “các hành tinh”, phân biệt “việc định hướng vĩnh viễn” khỏi ‘các chuyển vần thoáng qua”. Về thế giới quan khoa học của Sách Sáng Thế, ta không thể chối cãi được sự kiện này: soạn giả của nó thiếu hẳn kiến thức ta có hiện nay nhờ khoa vật lý học hiện đại.
Theo Đức Bênêđíctô XVI, khi mô tả thế giới như được dựng nên trong bẩy ngày, “điều này không đúng một cách trực tiếp, theo nghĩa chiểu tự hoàn toàn”, nhưng đúng hơn, những phát biểu như thế “chỉ có giá trị bao lâu chúng là thành phần của lịch sử dẫn tới Chúa Kitô”.
Giáo Hội vẫn không ngừng nhấn mạnh rằng Sách Thánh chỉ vô ngộ trong những điều được đức tin xác quyết. Hiến chế Dei Verbum của Công Đồng Vatican II dạy rằng “mọi sự được các tác giả linh hứng hay tác giả thánh quả quyết phải được coi như được Chúa Thánh Thần quả quyết”. Điều quan trọng không kém là Sách Thánh không có ý định đưa ra các chủ trương về khoa học. Chính vì thế, Đức Bênêđíctô XVI mới có thể phát biểu như trên.
Như thế, phải xử lý ra sao các lời quả quyết của Sách Thánh liên quan tới vấn đề sự ác và tên quái ác là ma qủy? Trước nhất, Đức Bênêđíctô XVI cho rằng có một lý do khiến các bản văn đầu tiên của Cựu Ước muốn gán sự ác cho chính Thiên Chúa: “Trong lịch sử đầu tiên của đức tin Cựu Ước, những bàn luận về quyền lực ma qủy phải bị gạt qua một bên, bởi vì đầu hết, bất cứ sự hàm hồ nào trong đức tin vào một Thiên Chúa duy nhất cũng cần được chống lại một cách cương quyết. Trong một môi trường đầy ứ ngẫu thần, nơi mà các biên giới giữa thần tốt và thần xấu khá mờ nhạt, thì bất cứ việc nhắc tới Satan nào cũng khiến người ta sao lãng đối với tính minh bạch rõ ràng trong việc dứt khoát tuyên xứng đức tin. Chỉ sau khi đức tin vào một Thiên Chúa duy nhất, với mọi hậu quả có thể có của nó, đã trở nên vững vàng đến không thể lay động nơi Israel, thì thế giới quan của họ mới có thể được mở rộng để bao gồm các quyền lực đang lấn lướt thế giới con người, mà không để chúng thách thức bất cứ cách nào tính duy nhất của Thiên Chúa”.
Nói theo C.S. Lewis, Thiên Chúa phải cẩn trọng trong việc không mạc khải quá sớm một số chân lý nào đó cho dân tộc Do Thái. Giống bất cứ thầy cô tốt lành nào, Thiên Chúa xử trí trước nhất với những điều cần phải xử trí trước nhất, và điều này bắt đầu với việc sử dụng các dân tộc đa thần ngoại giáo và dạy họ học lý độc thần. Các chân lý khác của đức tin, như sự hiện hữu của ma qủy, phải chờ một thời gian sau.
Trong các trước tác Giáo Phụ, phương pháp dạy dỗ kiểu tiệm tiến trên đây của Thiên Chúa có tên đặc biệt là khoa sư phạm thần linh. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo giải thích khoa này như sau: “Ý định mặc khải được thể hiện cùng một trật qua ‘hành động và lời nói, cả hai liên kết chặt chẽ và soi sáng cho nhau’(DV 2). Ý định đó hàm chứa ‘một đường lối sư phạm thần linh’ đặc biệt của Thiên Chúa : Thiên Chúa thông ban chính mình cho con người một cách tiệm tiến, chuẩn bị từng giai đoạn để con người đón nhận mặc khải siêu nhiên về chính bản thân Người. Mặc khải này sẽ đạt tới tột đỉnh nơi con người và sứ mạng của Lời nhập thể là Ðức Giê-su Ki-tô” (Số 53). Ở tột đỉnh khoa sư phạm thần linh này, ta gặp Chúa Giêsu với một giáo huấn minh nhiên quả quyết sự hiện hữu của ma qủy; và sứ vụ của Người thường bao gồm việc loại trừ các sức mạnh ma quái này khỏi người bị ám. Liệu có đúng chăng khi coi những gì Chúa Giêsu nói và làm liên quan tới ma qủy là dị đoan mê tín? Đức Bênêđíctô không nghĩ như thế: “Cuộc chiến đấu thiêng liêng chống lại các quyền lực nô dịch, tức việc trừ qủy công bố trên một thế giới bị nó làm cho mù lòa, là một phần gắn liền không thể tách biệt khỏi con đường thiêng liêng của Chúa Giêsu, một con đường nằm ngay trong tâm điểm sứ vụ của Người… Nhân vật Giêsu, diện mạo thiêng liêng của Người, không thay đổi bất chấp mặt trời chạy quanh trái đất hay trái đất chạy quanh mặt trời, bất chấp thế giới này xuất hiện qua diễn trình biến hóa hay không; nhưng sẽ có thay đổi quan yếu nếu bạn dẹp bỏ cuộc chiến đấu sinh tử với sức mạnh của vương quốc qủy ma”.
Tất cả những điều trên là để nói rằng sự hiện hữu của ma qủy là một phần trong kho tàng đức tin, một điều được Chúa Kitô mạc khải cho ta và là điều ta có thể biết chắc chắn. Điều quan trọng cần phải biết là ma qủy không phải chỉ là một hình ảnh, vì nếu ta muốn đánh trận đánh Kitô Giáo kiên cường, ta cần biết mình đánh cái gì hay đánh ai.
Thánh Phaolô vốn dạy ta: “Chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao” (Eph 6:12). Đối với Đức GH Hưu Trí Bênêđíctô và Đức GH Hiển Trị Phanxicô, điều chủ yếu là “nhiệm vụ trừ qủy” của Kitô hữu phải trở nên khẩn trương như buổi đầu Kitô Giáo. Qủy thích dấu mặt, thích ẩn danh. Kitô hữu ngày nay “sẽ thu nhỏ nhiệm vụ của mình khi giúp qủy ngụy trang trong cái vô danh kia, một yếu tố hắn rất thích.
Linh đạo Inhã
Đức Phanxicô có cái nhìn thực tiễn hơn về ma qủy. Ngài không những hay nói về ma qủy mà còn nói một cách cho thấy ngài thực sự tin qủy có thật và có liên hệ tới đời sống hàng ngày của mỗi người chúng ta. Điều này dễ hiểu nếu ta nhớ ngài là một tu sĩ Dòng Tên, những tu sĩ mà việc đào tạo linh đạo tủy thuộc phương pháp Linh Thao của Thánh Inhã. Trong phương pháp này, các suy niệm về thực tại Satan và việc cần biện phân và chống lại việc làm của hắn giữ một vai tuồng quan trọng. Bởi trong linh đạo Inhã, biện phân việc làm của tên quái ác, việc làm của tinh thần con người, và việc làm của Chúa Thánh Thần là ba điều nền tảng.
Có người còn nêu thêm lý do nữa là Đức Phanxicô vốn nhận ra việc làm của ma qủy trong thế giới ngày nay và trong đời sống các cá nhân và theo ngài, không lưu ý tới thực tại này, ta không tài nào vận dụng được các phương tiện cần thiết để đánh bại hắn.
Hồi còn là Tổng Giám Mục Buenos Aires, ngài nhận ra bàn tay Satan phía sau cuộc tấn công hôn nhân, một cuộc tấn công hiện vẫn đang tiếp diễn một cách hằn học và vũ bão tại nhiều quốc gia ngày nay. Khi luật cho phép “hôn nhân” đồng tính được đề xuất tại Á Căn Đình năm 2010 (và sau đó, thông qua), ngài tuyên bố: “Đang có nguy cơ hoàn toàn bác bỏ luật Thiên Chúa từng được khắc ghi trong tâm hồn con người. Ta chớ nên ngây thơ: đây không phải chỉ là một tranh đấu chính trị, nhưng là một mưu toan phá hoại kế hoạch của Thiên Chúa. Nó không phải là một dự luật... nhưng là một động thái của Cha Sự Dối Trá; hắn tìm đủ cách gây bối rối và lừa đảo con cái Thiên Chúa”.
Đức Phanxicô cũng nhận diện ra việc làm của ma qủy trong sự nản chí, trong sự thất vọng, trong sự lầm lẫn sâu xa coi bóng tối như ánh sáng, trong dèm pha phá hoại người khác và thanh danh họ, và trong việc thù nghịch đối với Kitô hữu, một thù nghịch đang tạo nên nhiều tử đạo hơn bất cứ thời nào khác trong lịch sử Kitô Giáo.
Ngài đưa ra nhiều phương thế thực tiễn để chống lại các quyền lực ma vương. Mùa hè vừa qua, ngài đã cùng Đức Bênêđíctô dâng hiến Tòa Thánh cho Thánh Giuse và Tổng Lãnh Thiên Thần Micae. Ngài xin Thánh Giuse lấy tình cha con che chở mỗi người chúng ta và toàn thể Giáo Hội; đồng thời khẩn cầu Tổng Lãnh Thiên Thần chống lại “kẻ thù số một, là ma qủy”... “bênh vực chúng ta khỏi tên quái ác và loại trừ hắn”.
Một khí giới thiêng liêng khác được Đức Phanxicô khuyên ta sử dụng trong cuộc chiến chống ma qủy là việc bầu cử của Đức Mẹ qua Kinh Mân Côi: “Mẹ Chúa Kitô và mẹ Giáo Hội luôn ở với ta... Đức Mẹ chiến đấu với ta, nâng đỡ Kitô hữu trong cuộc chiến chống sự ác của họ. Lời cầu nguyện với Đức Mẹ, nhất là kinh mân côi, có ‘chiều kích thống khổ’ nghĩa là chiều kích chiến đấu, lời cầu nâng đỡ trong trận chiến chống tên quái ác và bè lũ”.
“Giã Từ Ma Qủy” là tên một cuốn sách của một học giả Cựu Ước. Tác giả này nói lên quan điểm của nhiều người hiện nay cho rằng “đến nay, ta hiểu hạn từ ‘qủy’ trong Tân Ước chỉ để thay thế cho hạn từ ‘tội lỗi’ mà thôi”. Họ muốn nói: quỷ chỉ là hình ảnh của tội lỗi, là điều Chúa Giêsu nói để gây chút sợ hãi cho ta, chứ không phải là một ai đó mà ta phải sợ, một ai đó mà ta có thể chứng minh được sự hiện hữu và là một tên đê tiện mà ta khó có thể giải thích bằng khoa tâm lý học hiện đại.
Qủy thích ẩn danh
Đức Bênêđíctô XVI từng viết cho tác giả trên để đối chất quan điểm của ông. Trước khi lược qua quan điểm của Đức Bênêđíctô về vấn đề này, tưởng nên vắn tắt nói ít điều về diễn trình của ý niệm ‘qủy’ trong Cựu Ước. Theo tiến sĩ Matthew Ramage, tác giả cuốn Dark Passages of the Bible: Engaging Scripture with Benedict XVI and Thomas Aquinas (2013, CUA Press), ý niệm qủy là điều người Do Thái khai triển rất từ từ trong lịch sử cứu rỗi của họ. Các lớp lang đầu tiên của Cựu Ước không đề cập tới quyền lực ma qủy. Thay vào đó, ý niệm sự ác được gán cho chính Thiên Chúa. Chỉ cần đơn cử một thí dụ: Sách Samuen quyển một, chẳng hạn, đã coi Thiên Chúa là người gây nên việc “qủy ám” nơi Vua Saun: “Thần khí Đức Chúa rời khỏi Vua Saun và một thần khí xấu từ Đức Chúa đến ám Vua” (1Sm 16:14; xem thêm 18:10; 19:9).
Sau này, khi thấy ý niệm ác không thể đi đôi với bản tính Thiên Chúa, quan điểm trên đã được thay thế bằng quan điểm cho rằng sự ác không trực tiếp do Thiên Chúa, mà là do ý chí của con người và ma qủy gây ra, những ý chí vốn được Thiên Chúa ban tự do để làm điều thiện và làm điều ác. Nhưng cả ở đây nữa, người hiện đại cũng vẫn tự hỏi liệu khai triển trên có thực sự hợp pháp không và dựa vào khoa học hiện nay, ta có thể khai triển thêm không. Họ bảo Kitô Giáo ngày xưa vốn theo chủ nghĩa coi trái đất là trung tâm của vũ trụ, và sau đó, các lý thuyết của Copernicus và Galileo buộc ta phải thay đổi quan điểm ấy. Phải chăng nay cũng nên dựa vào khoa học hiện đại để duyệt lại học lý của ta về ma qủy?
Để trả lời cho những thắc mắc ấy, Đức Bênêđíctô XVI bảo ta phải phân biệt một bên là “sứ điệp tín lý của Thánh Kinh” và một bên là “những gì chỉ như cỗ xe tạm thời và tùy thể chuyên chở chủ đề thực sự của nó”. Nghĩa là: ta phải phân biệt “nội dung” Sách Thánh với “hình thức” của nó. Điều chủ yếu ở đây là biện phân “điều gì cần thiết điều gì không cần thiết cho việc tuyên xưng đức tin” và phải minh xác “chỗ nào đức tin kết thúc và chỗ nào thế giới quan bắt đầu”. Dùng một hình ảnh khá gợi hình, ngài bảo: với thời đại đổi thay, ta phải học hỏi không ngừng để phân biệt “các định tinh” (fixed stars) khỏi “các hành tinh”, phân biệt “việc định hướng vĩnh viễn” khỏi ‘các chuyển vần thoáng qua”. Về thế giới quan khoa học của Sách Sáng Thế, ta không thể chối cãi được sự kiện này: soạn giả của nó thiếu hẳn kiến thức ta có hiện nay nhờ khoa vật lý học hiện đại.
Theo Đức Bênêđíctô XVI, khi mô tả thế giới như được dựng nên trong bẩy ngày, “điều này không đúng một cách trực tiếp, theo nghĩa chiểu tự hoàn toàn”, nhưng đúng hơn, những phát biểu như thế “chỉ có giá trị bao lâu chúng là thành phần của lịch sử dẫn tới Chúa Kitô”.
Giáo Hội vẫn không ngừng nhấn mạnh rằng Sách Thánh chỉ vô ngộ trong những điều được đức tin xác quyết. Hiến chế Dei Verbum của Công Đồng Vatican II dạy rằng “mọi sự được các tác giả linh hứng hay tác giả thánh quả quyết phải được coi như được Chúa Thánh Thần quả quyết”. Điều quan trọng không kém là Sách Thánh không có ý định đưa ra các chủ trương về khoa học. Chính vì thế, Đức Bênêđíctô XVI mới có thể phát biểu như trên.
Như thế, phải xử lý ra sao các lời quả quyết của Sách Thánh liên quan tới vấn đề sự ác và tên quái ác là ma qủy? Trước nhất, Đức Bênêđíctô XVI cho rằng có một lý do khiến các bản văn đầu tiên của Cựu Ước muốn gán sự ác cho chính Thiên Chúa: “Trong lịch sử đầu tiên của đức tin Cựu Ước, những bàn luận về quyền lực ma qủy phải bị gạt qua một bên, bởi vì đầu hết, bất cứ sự hàm hồ nào trong đức tin vào một Thiên Chúa duy nhất cũng cần được chống lại một cách cương quyết. Trong một môi trường đầy ứ ngẫu thần, nơi mà các biên giới giữa thần tốt và thần xấu khá mờ nhạt, thì bất cứ việc nhắc tới Satan nào cũng khiến người ta sao lãng đối với tính minh bạch rõ ràng trong việc dứt khoát tuyên xứng đức tin. Chỉ sau khi đức tin vào một Thiên Chúa duy nhất, với mọi hậu quả có thể có của nó, đã trở nên vững vàng đến không thể lay động nơi Israel, thì thế giới quan của họ mới có thể được mở rộng để bao gồm các quyền lực đang lấn lướt thế giới con người, mà không để chúng thách thức bất cứ cách nào tính duy nhất của Thiên Chúa”.
Nói theo C.S. Lewis, Thiên Chúa phải cẩn trọng trong việc không mạc khải quá sớm một số chân lý nào đó cho dân tộc Do Thái. Giống bất cứ thầy cô tốt lành nào, Thiên Chúa xử trí trước nhất với những điều cần phải xử trí trước nhất, và điều này bắt đầu với việc sử dụng các dân tộc đa thần ngoại giáo và dạy họ học lý độc thần. Các chân lý khác của đức tin, như sự hiện hữu của ma qủy, phải chờ một thời gian sau.
Trong các trước tác Giáo Phụ, phương pháp dạy dỗ kiểu tiệm tiến trên đây của Thiên Chúa có tên đặc biệt là khoa sư phạm thần linh. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo giải thích khoa này như sau: “Ý định mặc khải được thể hiện cùng một trật qua ‘hành động và lời nói, cả hai liên kết chặt chẽ và soi sáng cho nhau’(DV 2). Ý định đó hàm chứa ‘một đường lối sư phạm thần linh’ đặc biệt của Thiên Chúa : Thiên Chúa thông ban chính mình cho con người một cách tiệm tiến, chuẩn bị từng giai đoạn để con người đón nhận mặc khải siêu nhiên về chính bản thân Người. Mặc khải này sẽ đạt tới tột đỉnh nơi con người và sứ mạng của Lời nhập thể là Ðức Giê-su Ki-tô” (Số 53). Ở tột đỉnh khoa sư phạm thần linh này, ta gặp Chúa Giêsu với một giáo huấn minh nhiên quả quyết sự hiện hữu của ma qủy; và sứ vụ của Người thường bao gồm việc loại trừ các sức mạnh ma quái này khỏi người bị ám. Liệu có đúng chăng khi coi những gì Chúa Giêsu nói và làm liên quan tới ma qủy là dị đoan mê tín? Đức Bênêđíctô không nghĩ như thế: “Cuộc chiến đấu thiêng liêng chống lại các quyền lực nô dịch, tức việc trừ qủy công bố trên một thế giới bị nó làm cho mù lòa, là một phần gắn liền không thể tách biệt khỏi con đường thiêng liêng của Chúa Giêsu, một con đường nằm ngay trong tâm điểm sứ vụ của Người… Nhân vật Giêsu, diện mạo thiêng liêng của Người, không thay đổi bất chấp mặt trời chạy quanh trái đất hay trái đất chạy quanh mặt trời, bất chấp thế giới này xuất hiện qua diễn trình biến hóa hay không; nhưng sẽ có thay đổi quan yếu nếu bạn dẹp bỏ cuộc chiến đấu sinh tử với sức mạnh của vương quốc qủy ma”.
Tất cả những điều trên là để nói rằng sự hiện hữu của ma qủy là một phần trong kho tàng đức tin, một điều được Chúa Kitô mạc khải cho ta và là điều ta có thể biết chắc chắn. Điều quan trọng cần phải biết là ma qủy không phải chỉ là một hình ảnh, vì nếu ta muốn đánh trận đánh Kitô Giáo kiên cường, ta cần biết mình đánh cái gì hay đánh ai.
Thánh Phaolô vốn dạy ta: “Chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao” (Eph 6:12). Đối với Đức GH Hưu Trí Bênêđíctô và Đức GH Hiển Trị Phanxicô, điều chủ yếu là “nhiệm vụ trừ qủy” của Kitô hữu phải trở nên khẩn trương như buổi đầu Kitô Giáo. Qủy thích dấu mặt, thích ẩn danh. Kitô hữu ngày nay “sẽ thu nhỏ nhiệm vụ của mình khi giúp qủy ngụy trang trong cái vô danh kia, một yếu tố hắn rất thích.
Linh đạo Inhã
Đức Phanxicô có cái nhìn thực tiễn hơn về ma qủy. Ngài không những hay nói về ma qủy mà còn nói một cách cho thấy ngài thực sự tin qủy có thật và có liên hệ tới đời sống hàng ngày của mỗi người chúng ta. Điều này dễ hiểu nếu ta nhớ ngài là một tu sĩ Dòng Tên, những tu sĩ mà việc đào tạo linh đạo tủy thuộc phương pháp Linh Thao của Thánh Inhã. Trong phương pháp này, các suy niệm về thực tại Satan và việc cần biện phân và chống lại việc làm của hắn giữ một vai tuồng quan trọng. Bởi trong linh đạo Inhã, biện phân việc làm của tên quái ác, việc làm của tinh thần con người, và việc làm của Chúa Thánh Thần là ba điều nền tảng.
Có người còn nêu thêm lý do nữa là Đức Phanxicô vốn nhận ra việc làm của ma qủy trong thế giới ngày nay và trong đời sống các cá nhân và theo ngài, không lưu ý tới thực tại này, ta không tài nào vận dụng được các phương tiện cần thiết để đánh bại hắn.
Hồi còn là Tổng Giám Mục Buenos Aires, ngài nhận ra bàn tay Satan phía sau cuộc tấn công hôn nhân, một cuộc tấn công hiện vẫn đang tiếp diễn một cách hằn học và vũ bão tại nhiều quốc gia ngày nay. Khi luật cho phép “hôn nhân” đồng tính được đề xuất tại Á Căn Đình năm 2010 (và sau đó, thông qua), ngài tuyên bố: “Đang có nguy cơ hoàn toàn bác bỏ luật Thiên Chúa từng được khắc ghi trong tâm hồn con người. Ta chớ nên ngây thơ: đây không phải chỉ là một tranh đấu chính trị, nhưng là một mưu toan phá hoại kế hoạch của Thiên Chúa. Nó không phải là một dự luật... nhưng là một động thái của Cha Sự Dối Trá; hắn tìm đủ cách gây bối rối và lừa đảo con cái Thiên Chúa”.
Đức Phanxicô cũng nhận diện ra việc làm của ma qủy trong sự nản chí, trong sự thất vọng, trong sự lầm lẫn sâu xa coi bóng tối như ánh sáng, trong dèm pha phá hoại người khác và thanh danh họ, và trong việc thù nghịch đối với Kitô hữu, một thù nghịch đang tạo nên nhiều tử đạo hơn bất cứ thời nào khác trong lịch sử Kitô Giáo.
Ngài đưa ra nhiều phương thế thực tiễn để chống lại các quyền lực ma vương. Mùa hè vừa qua, ngài đã cùng Đức Bênêđíctô dâng hiến Tòa Thánh cho Thánh Giuse và Tổng Lãnh Thiên Thần Micae. Ngài xin Thánh Giuse lấy tình cha con che chở mỗi người chúng ta và toàn thể Giáo Hội; đồng thời khẩn cầu Tổng Lãnh Thiên Thần chống lại “kẻ thù số một, là ma qủy”... “bênh vực chúng ta khỏi tên quái ác và loại trừ hắn”.
Một khí giới thiêng liêng khác được Đức Phanxicô khuyên ta sử dụng trong cuộc chiến chống ma qủy là việc bầu cử của Đức Mẹ qua Kinh Mân Côi: “Mẹ Chúa Kitô và mẹ Giáo Hội luôn ở với ta... Đức Mẹ chiến đấu với ta, nâng đỡ Kitô hữu trong cuộc chiến chống sự ác của họ. Lời cầu nguyện với Đức Mẹ, nhất là kinh mân côi, có ‘chiều kích thống khổ’ nghĩa là chiều kích chiến đấu, lời cầu nâng đỡ trong trận chiến chống tên quái ác và bè lũ”.
Văn Hóa
Lú!
lykhách
15:55 03/11/2013
Có những cái lú đang đi vào lịch sử
Có những cách lú ngoan cố tử thủ
Có những kẻ lú đến tẩu hỏa nhập ma
Có những con người như từ …lú sinh ra!
Tổng Lú? Ừ đúng. Chính gã!
(Tiếng dân gian thường gọi là “đồ mớ mả!”)
Thứ chủ nghĩa mà nhân loại đã ghê sợ từ bỏ
Đến bạc đầu mà đúng-sai, xấu-tốt gã nghĩ chưa ra!
Còn tin cộng sản là những kẻ ngu lâu
Độc đảng đã đang biến thái thành bầy sâu
Gã Lú còn long trọng tuyên bố ẩu:
“Chẳng biết cuối thế kỷ này Xã-Hội-Chủ-Nghĩa nó ra sao?!”
Rồi ra sao nghĩa là đất nước sẽ như thế nào?
Than ôi! Thiên-Hạ-Đệ-Nhất-Lú, Lú-Siêu-Sao!
Thường kẻ chết đi đàng mới ăn lú cháo
Đằng này kẻ cầm quyền, cứ cơm lú phều phào!
Nhưng một đứa Lú cũng bình thường
Đằng này chúng lú cả trung ương
Lú từ Tổng, Chủ, Thủ, quốc hội…lú xuống
Đứa lú bởi trịch thượng, đứa lú bởi bất lương!
Xã-hội-chủ-nghĩa sẽ một nơi như thế nào?
Khi một bầy sâu đang lãnh đạo?
Nhóm lợi ích đang giàu bằng ăn cắp, lừa đảo…
Để rồi vì lý tưởng XHCN, chúng sẽ chia đều cho dân sao?
Chủ-nghĩa-xã-hội của Các-Mác là một ước mơ ảo
Thực hành tàn bạo bởi Sịt-ta-lin, Lê-nin, Mao
Một chủ thuyết vô đạo, kêu gào xương máu
Mà Bác-Đảng lầm lú cõng rắn, rước họa vào!
Chính cơ chế khiến đảng rục muỗng
Chính độc quyền khiến đảng bất lương!
Xã hội điên đảo - vận nước nhiễu nhương
Chính do cầm quyền lú từ trên lú xuống!
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Niệm Thánh Thể
Joseph Nguyễn Tro Bụi
22:08 03/11/2013
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Tạ ơn Thánh Thể muôn đời
Giê su ánh sáng mặt trời chói chang
Như Abraham vâng phục lẹ làng
Tình yêu tự hủy sẵn sàng chết thay…
(Trích thơ của Lm. Khuất Dũng sss)