Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:50 04/11/2011
ĐỌC NHẦM CHỮ
Hai thầy giáo vô học sau khi chết thì cùng đến yết kiến diêm vương, Giáp chuyên đọc sai chữ, còn Ất thì chuyên viết câu cú lung tung. Diêm vương phán xét xong thì phạt Giáp trở về thế gian làm con chó, Ất thì làm con lợn.
Chuyên môn đọc sai chữ là anh Giáp trước khi thi hành lệnh thì yêu cầu diêm vương: mặc dù phạt anh ta làm chó thì hy vọng anh ta được làm chó cái. Diêm vương hỏi nguyên nhân tại sao, Giáp trả lời:
- “Trong sách “lễ ký” có nói: lâm tài mẫu cẩu (母狗) đắc, lâm nạn mẫu cẩu (母狗) miễn" (1).
Chuyên tùy tiện đặt câu cú lung tung là Ất thì xin diêm vương cho anh ta sinh ở phương nam, diêm vương cũng cảm thấy kỳ cục bèn hỏi lý do. Ất trả lời:
- “Trong sách “trung dung” có nói: nam phương trư (豬) cường ư (於) bắc phương trư”(2) .
Suy tư:
Người ta có thể viết sai chính tả, nhưng một thầy giáo không thể đọc sai chữ; người ta có thể nói không đầu không đuôi, nhưng một thầy giáo không thể viết câu văn không đầu không đuôi.
Người ta có thể dùng cách của xã hội để giải quyết vấn đề (như kiện cáo, ăn thua đủ...) với nhau, nhưng một linh mục thì không thể làm như thế, bởi vì các ngài tuy là người ở giữa đời nhưng không thuộc về thế gian; người ta có thể vì đồng tiền, vì danh dự hão huyền để rồi kiện cáo nhau nơi tòa án, nhưng một kẻ tu hành dâng mình làm tôi Chúa thì không thể đem anh chị em hoặc giáo dân của mình kiện cáo nơi tòa án, hoặc xúi giục người ta kiện cáo nhau.
Khi thầy giáo đọc sai chữ hoặc viết văn không đầu không đuôi thì việc trăm năm trồng người sẽ không thành công.
Cũng vậy, khi một linh mục hay một kẻ dâng mình làm tôi Chúa xử sự với giáo dân, với anh chị em đồng loại như một kẻ thù trước tòa án xã hội, thì họ sẽ không còn là môn đệ và là mục tử như lòng Chúa Giê-su mong ước nữa.
Buồn thay, ai hiểu thì hiểu !
(1) Trong sách “lễ ký” nguyên văn câu này là: 臨財毋茍得,臨難毋茍免, thầy giáo Giáp đọc sai chữ 毋茍 (vô cẩu) thành chữ 母狗(mẫu cẩu. Hai câu trên này ý là: gặp tiền không nên lấy, gặp nạn không trốn tránh.
(2)Trong sách “trung dung” nguyên văn câu này là:南方之強與北方之, thầy giáo Ất đặt câu sai chữ 之 (chi) thành chữ豬 (trư, lợn) chữ 與 (dư) thành chữ 於 (ư). Câu này nghĩa là phương nam thì mạnh và phương bắc cũng mạnh.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Hai thầy giáo vô học sau khi chết thì cùng đến yết kiến diêm vương, Giáp chuyên đọc sai chữ, còn Ất thì chuyên viết câu cú lung tung. Diêm vương phán xét xong thì phạt Giáp trở về thế gian làm con chó, Ất thì làm con lợn.
Chuyên môn đọc sai chữ là anh Giáp trước khi thi hành lệnh thì yêu cầu diêm vương: mặc dù phạt anh ta làm chó thì hy vọng anh ta được làm chó cái. Diêm vương hỏi nguyên nhân tại sao, Giáp trả lời:
- “Trong sách “lễ ký” có nói: lâm tài mẫu cẩu (母狗) đắc, lâm nạn mẫu cẩu (母狗) miễn" (1).
Chuyên tùy tiện đặt câu cú lung tung là Ất thì xin diêm vương cho anh ta sinh ở phương nam, diêm vương cũng cảm thấy kỳ cục bèn hỏi lý do. Ất trả lời:
- “Trong sách “trung dung” có nói: nam phương trư (豬) cường ư (於) bắc phương trư”(2) .
Suy tư:
Người ta có thể viết sai chính tả, nhưng một thầy giáo không thể đọc sai chữ; người ta có thể nói không đầu không đuôi, nhưng một thầy giáo không thể viết câu văn không đầu không đuôi.
Người ta có thể dùng cách của xã hội để giải quyết vấn đề (như kiện cáo, ăn thua đủ...) với nhau, nhưng một linh mục thì không thể làm như thế, bởi vì các ngài tuy là người ở giữa đời nhưng không thuộc về thế gian; người ta có thể vì đồng tiền, vì danh dự hão huyền để rồi kiện cáo nhau nơi tòa án, nhưng một kẻ tu hành dâng mình làm tôi Chúa thì không thể đem anh chị em hoặc giáo dân của mình kiện cáo nơi tòa án, hoặc xúi giục người ta kiện cáo nhau.
Khi thầy giáo đọc sai chữ hoặc viết văn không đầu không đuôi thì việc trăm năm trồng người sẽ không thành công.
Cũng vậy, khi một linh mục hay một kẻ dâng mình làm tôi Chúa xử sự với giáo dân, với anh chị em đồng loại như một kẻ thù trước tòa án xã hội, thì họ sẽ không còn là môn đệ và là mục tử như lòng Chúa Giê-su mong ước nữa.
Buồn thay, ai hiểu thì hiểu !
(1) Trong sách “lễ ký” nguyên văn câu này là: 臨財毋茍得,臨難毋茍免, thầy giáo Giáp đọc sai chữ 毋茍 (vô cẩu) thành chữ 母狗(mẫu cẩu. Hai câu trên này ý là: gặp tiền không nên lấy, gặp nạn không trốn tránh.
(2)Trong sách “trung dung” nguyên văn câu này là:南方之強與北方之, thầy giáo Ất đặt câu sai chữ 之 (chi) thành chữ豬 (trư, lợn) chữ 與 (dư) thành chữ 於 (ư). Câu này nghĩa là phương nam thì mạnh và phương bắc cũng mạnh.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:47 04/11/2011
N2T |
8. Tôi muốn lên thiên đàng, hoàn toàn không vì mong hưởng phúc lạc và an nghỉ, mà là hy vọng thiết tha yêu mến Thiên Chúa, để có thể dẫn dắt vô số linh hồn mãi mãi yêu mến Thiên Chúa, ca ngợi Thiên Chúa.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Đèn Đức Tin cần dầu Đức Mến
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
07:46 04/11/2011
Chúa Nhật 32 Thường niên A
Đời người là một cuộc đợi chờ và đợi chờ chính là một cuộc thử nghiệm tình yêu, bởi vì người ta chỉ hết lòng đợi mong một người nào đó hoặc một điều gì đó mà mình thực lòng yêu thương hoặc quý chuộng. Với ý nghĩa đó, đợi chờ phải là một cuộc chuẩn bị thực sự.
Dụ ngôn Muời Cô Trinh Nữ chờ đợi chàng rể đến lúc bắt đầu tiệc cưới mà Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay, làm nổi bật thái độ tỉnh thức đợi chờ, đợi chờ chàng rể đến trong ngày cánh chung với tâm hồn yêu thương, với đèn dầu cháy sáng. Dụ ngôn được đặt trong bối cảnh chuẩn bị kết thúc năm Phụng Vụ, như là một lời mời gọi, thúc giục chúng ta tỉnh thức và chuẩn bị những gì cần thiết nhất để bước vào dự tiệc vui Thiên quốc khi ngày đó bất chợt xảy đến.
Chúa Giêsu được mô tả qua dung mạo chàng rể và tiệc cưới là Nước Thiên Chúa. Chàng rể đến chậm và vào lúc bất ngờ, tức là việc Chúa Kitô đến trong vinh quang vào ngày tận cùng của lịch sử là điều không ai có thể đoán trước được. Người Kitô hữu được diễn tả như các trinh nữ đi đón chàng rể. Trong số các trinh nữ đó, có năm cô được gọi là khôn ngoan và có năm cô bị coi là khờ dại. Thế thì họ giống nhau và khác nhau ở những điểm nào ?
Họ giống nhau ở 3 điểm : (1) Tất cả đều mang theo đèn. (2) Tất cả đều nhắm đến một mục đích là đi đón chàng rể. (3) Tất cả đều ngủ thiếp đi vì chàng rể đến chậm.
Nhưng họ chỉ khác nhau có một điểm : các cô khôn ngoan là những người biết lo xa nên mang sẵn theo dầu đầy đủ; còn các cô khờ dại không biết chuẩn bị dầu phòng xa, nên đèn đã tắt. Như vậy dầu mang theo chính là yếu tố làm cho các cô được gọi là người khôn ngoan hay bị coi là người khờ dại.
Số phận của các cô trinh nữ, dụ ngôn đã cho thấy rõ. Các cô khôn ngoan được theo chú rể vào dự tiệc cưới hạnh phúc. Còn các cô khờ dại phải lủi thủi đứng ngoài trong vô vọng.
Nếu đức tin được ví như đèn, thì đức mến được ví như dầu. Đèn đức tin phải có dầu đức mến. Thiếu dầu đức mến, ngọn đèn đức tin sẽ tắt, như lời của thánh Giacôbê đã quả quyết : “Đức tin mà không có việc làm là đức tin chết tận gốc rễ”. Nói theo ngôn ngữ ngày nay thì đức tin không có việc làm là đức tin “thất nghiệp”. Đức tin “thất nghiệp” là đức tin… ăn bám, đức tin ăn bám là đức tin vô tích sự. Việc làm ở đây là gì nếu không phải là hoa trái của đức mến.
Những chi tiết của dụ ngôn cho chúng ta hiểu thêm trách nhiệm của cá nhân trong việc giữ cho ngọn đèn đức tin mà mình đã lãnh nhận trong ngày chịu phép Rửa Tội được luôn cháy sáng. Mỗi Kitô hữu có bổn phận tích cực sống đức tin, chứ không thể vay mượn hay nhờ người khác làm thay được.
Tôi đang là một trong số các cô khôn ngoan hay đang là một trong số các cô khờ dại ? Tôi đang chuẩn bị dầu đức mến thế nào ? Sẽ hạnh phúc cho tôi biết bao, nếu trong ngày Chúa gọi, cây đèn đức tin của tôi tràn đầy dầu đức mến. Ngược lại, sẽ bất hạnh cho tôi biết chừng nào, nếu trong ngày đó cây đèn đức tin của tôi đã tắt ngúm vì không có một giọt dầu nào của đức mến, tức là không có một việc lành nào cả.
Xin Chúa ban thêm sức mạnh để chúng ta luôn biết khôn ngoan tích trữ thật nhiều dầu đức mến bằng việc nổ lực thực thi nhiều việc lành phúc đức như Chúa dạy. Amen.
Đời người là một cuộc đợi chờ và đợi chờ chính là một cuộc thử nghiệm tình yêu, bởi vì người ta chỉ hết lòng đợi mong một người nào đó hoặc một điều gì đó mà mình thực lòng yêu thương hoặc quý chuộng. Với ý nghĩa đó, đợi chờ phải là một cuộc chuẩn bị thực sự.
Dụ ngôn Muời Cô Trinh Nữ chờ đợi chàng rể đến lúc bắt đầu tiệc cưới mà Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay, làm nổi bật thái độ tỉnh thức đợi chờ, đợi chờ chàng rể đến trong ngày cánh chung với tâm hồn yêu thương, với đèn dầu cháy sáng. Dụ ngôn được đặt trong bối cảnh chuẩn bị kết thúc năm Phụng Vụ, như là một lời mời gọi, thúc giục chúng ta tỉnh thức và chuẩn bị những gì cần thiết nhất để bước vào dự tiệc vui Thiên quốc khi ngày đó bất chợt xảy đến.
Chúa Giêsu được mô tả qua dung mạo chàng rể và tiệc cưới là Nước Thiên Chúa. Chàng rể đến chậm và vào lúc bất ngờ, tức là việc Chúa Kitô đến trong vinh quang vào ngày tận cùng của lịch sử là điều không ai có thể đoán trước được. Người Kitô hữu được diễn tả như các trinh nữ đi đón chàng rể. Trong số các trinh nữ đó, có năm cô được gọi là khôn ngoan và có năm cô bị coi là khờ dại. Thế thì họ giống nhau và khác nhau ở những điểm nào ?
Họ giống nhau ở 3 điểm : (1) Tất cả đều mang theo đèn. (2) Tất cả đều nhắm đến một mục đích là đi đón chàng rể. (3) Tất cả đều ngủ thiếp đi vì chàng rể đến chậm.
Nhưng họ chỉ khác nhau có một điểm : các cô khôn ngoan là những người biết lo xa nên mang sẵn theo dầu đầy đủ; còn các cô khờ dại không biết chuẩn bị dầu phòng xa, nên đèn đã tắt. Như vậy dầu mang theo chính là yếu tố làm cho các cô được gọi là người khôn ngoan hay bị coi là người khờ dại.
Số phận của các cô trinh nữ, dụ ngôn đã cho thấy rõ. Các cô khôn ngoan được theo chú rể vào dự tiệc cưới hạnh phúc. Còn các cô khờ dại phải lủi thủi đứng ngoài trong vô vọng.
Nếu đức tin được ví như đèn, thì đức mến được ví như dầu. Đèn đức tin phải có dầu đức mến. Thiếu dầu đức mến, ngọn đèn đức tin sẽ tắt, như lời của thánh Giacôbê đã quả quyết : “Đức tin mà không có việc làm là đức tin chết tận gốc rễ”. Nói theo ngôn ngữ ngày nay thì đức tin không có việc làm là đức tin “thất nghiệp”. Đức tin “thất nghiệp” là đức tin… ăn bám, đức tin ăn bám là đức tin vô tích sự. Việc làm ở đây là gì nếu không phải là hoa trái của đức mến.
Những chi tiết của dụ ngôn cho chúng ta hiểu thêm trách nhiệm của cá nhân trong việc giữ cho ngọn đèn đức tin mà mình đã lãnh nhận trong ngày chịu phép Rửa Tội được luôn cháy sáng. Mỗi Kitô hữu có bổn phận tích cực sống đức tin, chứ không thể vay mượn hay nhờ người khác làm thay được.
Tôi đang là một trong số các cô khôn ngoan hay đang là một trong số các cô khờ dại ? Tôi đang chuẩn bị dầu đức mến thế nào ? Sẽ hạnh phúc cho tôi biết bao, nếu trong ngày Chúa gọi, cây đèn đức tin của tôi tràn đầy dầu đức mến. Ngược lại, sẽ bất hạnh cho tôi biết chừng nào, nếu trong ngày đó cây đèn đức tin của tôi đã tắt ngúm vì không có một giọt dầu nào của đức mến, tức là không có một việc lành nào cả.
Xin Chúa ban thêm sức mạnh để chúng ta luôn biết khôn ngoan tích trữ thật nhiều dầu đức mến bằng việc nổ lực thực thi nhiều việc lành phúc đức như Chúa dạy. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:57 04/11/2011
VẪN LÀ KHÔNG MẶN
Có một người đang nấu canh, ông ta muốn nếm thử coi mùi vị đủ chưa, bèn múc ra một muỗng nếm thử: bỏ muối quá ít. Anh ta bèn đi lấy muối thêm vào trong nồi canh, rồi lại nếm thử, vẫn chưa đủ mặn, thế là bỏ thêm chút muối nữa, cho đến khi muối được một nửa nồi canh mà vẫn cứ không mặn.
Anh ta cảm thấy kỳ quái, tại sao vẫn cứ không đủ mặn nhỉ ? Té ra anh ta vẫn cứ nếm cái muỗng canh mà anh ta múc ra nếm lần trước tiên.
Suy tư:
Nồi canh là giáo xứ của các cha sở.
- Có những nồi canh (giáo xứ) nhạt nhẽo, cha sở tìm mọi cách để thêm muối vào cho mặn, nhưng giáo xứ vẫn cứ không mặn mà, trái lại ngày càng nhạt hơn, lý do là bởi vì như giáo dân nói: cha sở giảng một đường làm một nẽo, dạy yêu thương nhau nhưng ngài lại “đánh” những con chiên không hợp ý mình.
- Có những nồi canh (giáo xứ) quá nhạt nhẽo, cha sở thay vì nếm coi thử nó mặn nhạt thế nào, thì ngài lại nghe người này nói mặn, người nọ nói nhạt, thế là ngài nêm muối theo tính khí của những người ấy, kết quả là giáo xứ ngày càng chia rẻ sâu đậm hơn.
- Có những nồi canh (giáo xứ) vốn đã được các cha sở trước nêm mặn vừa miệng rồi, ai cũng thích thú và gắn bó với giáo xứ của mình, nhưng cha sở vốn thích chơi nổi khoe khoang, muốn nồi canh mặn nhạt theo kiêu ngạo, tự tôn tự tác của mình, mà không muốn hợp với khẩu vị của giáo dân, thế là ngài hết thêm muối, rồi lại thêm ớt cay và giấm vào nồi canh, thế là nồi canh không ra gì, giáo xứ cũng chia băm bè bảy mảng...
Nồi canh ngon là do tài nấu nướng, nêm nếm của người nội trợ, giáo xứ đoàn kết, yêu thương nhau, là do tài lãnh đạo có phương hướng của cha sở. Mà tài lãnh đạo hay nhất chính là sự cầu nguyện, khiêm tốn và biết lắng nghe vậy !
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người đang nấu canh, ông ta muốn nếm thử coi mùi vị đủ chưa, bèn múc ra một muỗng nếm thử: bỏ muối quá ít. Anh ta bèn đi lấy muối thêm vào trong nồi canh, rồi lại nếm thử, vẫn chưa đủ mặn, thế là bỏ thêm chút muối nữa, cho đến khi muối được một nửa nồi canh mà vẫn cứ không mặn.
Anh ta cảm thấy kỳ quái, tại sao vẫn cứ không đủ mặn nhỉ ? Té ra anh ta vẫn cứ nếm cái muỗng canh mà anh ta múc ra nếm lần trước tiên.
Suy tư:
Nồi canh là giáo xứ của các cha sở.
- Có những nồi canh (giáo xứ) nhạt nhẽo, cha sở tìm mọi cách để thêm muối vào cho mặn, nhưng giáo xứ vẫn cứ không mặn mà, trái lại ngày càng nhạt hơn, lý do là bởi vì như giáo dân nói: cha sở giảng một đường làm một nẽo, dạy yêu thương nhau nhưng ngài lại “đánh” những con chiên không hợp ý mình.
- Có những nồi canh (giáo xứ) quá nhạt nhẽo, cha sở thay vì nếm coi thử nó mặn nhạt thế nào, thì ngài lại nghe người này nói mặn, người nọ nói nhạt, thế là ngài nêm muối theo tính khí của những người ấy, kết quả là giáo xứ ngày càng chia rẻ sâu đậm hơn.
- Có những nồi canh (giáo xứ) vốn đã được các cha sở trước nêm mặn vừa miệng rồi, ai cũng thích thú và gắn bó với giáo xứ của mình, nhưng cha sở vốn thích chơi nổi khoe khoang, muốn nồi canh mặn nhạt theo kiêu ngạo, tự tôn tự tác của mình, mà không muốn hợp với khẩu vị của giáo dân, thế là ngài hết thêm muối, rồi lại thêm ớt cay và giấm vào nồi canh, thế là nồi canh không ra gì, giáo xứ cũng chia băm bè bảy mảng...
Nồi canh ngon là do tài nấu nướng, nêm nếm của người nội trợ, giáo xứ đoàn kết, yêu thương nhau, là do tài lãnh đạo có phương hướng của cha sở. Mà tài lãnh đạo hay nhất chính là sự cầu nguyện, khiêm tốn và biết lắng nghe vậy !
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 32 TN A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:58 04/11/2011
CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mt 25, 1-13.
“Chú rể kia rồi, ra đón đi !”
Anh chị em thân mến,
Khôn ngoan là báu vật mà Thiên Chúa ban cho con người, nói cách khác, Ngài ban cho những ai thành tâm tìm kiếm điều thiện hảo với lòng khiêm tốn.
Mười cô trinh nữ cầm đèn đi đón tân lang là một ví dụ điển hình mà Chúa Giê-su đã kể cho chúng ta nghe trong bài tin mừng hôm nay, Ngài dạy chúng ta phải chuẩn bị đợi chờ ngày Ngài lại đến trong vinh quang, đợi chờ cách khôn ngoan của năm cô khôn ngoan, tức là đem đèn và đem luôn cả dầu, nghĩa là các cô đã chờ đợi trong sự khôn ngoan của mình.
Khôn ngoan của người đời là biết lo liệu, biết dự tính và biết “thấy” trước tình huống sẽ xảy ra để có kế hoạch đối phó, nhưng sự khôn ngoan của người Ki-tô hữu là để chờ đợi ngày đến bất thình lình của Thiên Chúa, trong khi vẫn cứ chu toàn bổn phận hằng ngày của mình cách trọn vẹn.
Khôn ngoan của người Ki-tô hữu là thực hành đức tin ngay trong cuộc sống của mình, vì đức tin chính là ngọn đèn được đốt lên trong cuộc đời của người Ki-tô hữu, ngọn đèn đức tin này cần phải đổ đầy bằng dầu đức ái, bằng việc lành phúc đức, bằng không thì nó sẽ tàn lụi và cuối cùng thì tắt ngúm và trở nên lạnh lẽo.
Khôn ngoan của người Ki-tô hữu là sự tỉnh thức và cầu nguyện khi người khác mãi ngủ trong đam mê tội lỗi, bởi vì họ không muốn Con Người đến khi họ đang sống trong tình trạng tội lỗi mà chưa được chuẩn bị đầy đủ.
Anh chị em thân mến,
Ai trong chúng ta cũng muốn mình trở thành người khôn ngoan thông minh để lời nói mình được đám đông nể mặt, để người khác phải bái phục khi những kế hoạch mình đưa ra đều thành công vang dội.v.v…nhưng, sự khôn ngoan ấy chỉ là khôn ngoan tạm bợ của người đời mà thôi, bởi vì có rất nhiều người khôn ngoan như thế, thông minh như thế, nhưng không giành được Nước Trời.
Năm cô trinh nữ khôn ngoan đi đón chàng rể đã không làm cho chàng rể bẻ mặt trong ngày vui trọng đại, vì họ đã khôn ngoan chuẩn bị chu đáo đèn và dầu cho ngày dự tiệc cưới với chàng rể là chủ nhân của họ.
Chúng ta được Chúa Giê-su mời gọi hãy tỉnh thức luôn, mà người biết tỉnh thức cũng có nghĩa là người khôn ngoan biết đợi chờ ngày đến bất chợt như kẻ trộm của Chúa Giê-su, đó mới chính là sự khôn ngoan mà chúng ta phải tìm kiếm trong cuộc sống ở trần gian này vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Mt 25, 1-13.
“Chú rể kia rồi, ra đón đi !”
Anh chị em thân mến,
Khôn ngoan là báu vật mà Thiên Chúa ban cho con người, nói cách khác, Ngài ban cho những ai thành tâm tìm kiếm điều thiện hảo với lòng khiêm tốn.
Mười cô trinh nữ cầm đèn đi đón tân lang là một ví dụ điển hình mà Chúa Giê-su đã kể cho chúng ta nghe trong bài tin mừng hôm nay, Ngài dạy chúng ta phải chuẩn bị đợi chờ ngày Ngài lại đến trong vinh quang, đợi chờ cách khôn ngoan của năm cô khôn ngoan, tức là đem đèn và đem luôn cả dầu, nghĩa là các cô đã chờ đợi trong sự khôn ngoan của mình.
Khôn ngoan của người đời là biết lo liệu, biết dự tính và biết “thấy” trước tình huống sẽ xảy ra để có kế hoạch đối phó, nhưng sự khôn ngoan của người Ki-tô hữu là để chờ đợi ngày đến bất thình lình của Thiên Chúa, trong khi vẫn cứ chu toàn bổn phận hằng ngày của mình cách trọn vẹn.
Khôn ngoan của người Ki-tô hữu là thực hành đức tin ngay trong cuộc sống của mình, vì đức tin chính là ngọn đèn được đốt lên trong cuộc đời của người Ki-tô hữu, ngọn đèn đức tin này cần phải đổ đầy bằng dầu đức ái, bằng việc lành phúc đức, bằng không thì nó sẽ tàn lụi và cuối cùng thì tắt ngúm và trở nên lạnh lẽo.
Khôn ngoan của người Ki-tô hữu là sự tỉnh thức và cầu nguyện khi người khác mãi ngủ trong đam mê tội lỗi, bởi vì họ không muốn Con Người đến khi họ đang sống trong tình trạng tội lỗi mà chưa được chuẩn bị đầy đủ.
Anh chị em thân mến,
Ai trong chúng ta cũng muốn mình trở thành người khôn ngoan thông minh để lời nói mình được đám đông nể mặt, để người khác phải bái phục khi những kế hoạch mình đưa ra đều thành công vang dội.v.v…nhưng, sự khôn ngoan ấy chỉ là khôn ngoan tạm bợ của người đời mà thôi, bởi vì có rất nhiều người khôn ngoan như thế, thông minh như thế, nhưng không giành được Nước Trời.
Năm cô trinh nữ khôn ngoan đi đón chàng rể đã không làm cho chàng rể bẻ mặt trong ngày vui trọng đại, vì họ đã khôn ngoan chuẩn bị chu đáo đèn và dầu cho ngày dự tiệc cưới với chàng rể là chủ nhân của họ.
Chúng ta được Chúa Giê-su mời gọi hãy tỉnh thức luôn, mà người biết tỉnh thức cũng có nghĩa là người khôn ngoan biết đợi chờ ngày đến bất chợt như kẻ trộm của Chúa Giê-su, đó mới chính là sự khôn ngoan mà chúng ta phải tìm kiếm trong cuộc sống ở trần gian này vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:00 04/11/2011
N2T |
9. Chỉ lo cho đời này, nhưng lại quên thân mình đời sau thì thật là hão huyền.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:01 04/11/2011
XỨC DẦU KẺ LIỆT
Cha sở đang đọc sách ở phòng khách, giáo dân đến mời cha đi xức dầu kẻ liệt ở bệnh viện, ngài quăng quyển sách xuống bàn, nạt và đuổi giáo dân ấy về, nói: “Tôi bận, không đi”.
Giáo dân ấy không hiểu cha sở tức giận cái gì.
Trong toàn bộ bốn sách Phúc Âm, không có chỗ nào nói Chúa Giê-su nạt nộ và đuổi bệnh nhân ra về cả, trái lại Ngài an ủi và chữa lành cho họ.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Cha sở đang đọc sách ở phòng khách, giáo dân đến mời cha đi xức dầu kẻ liệt ở bệnh viện, ngài quăng quyển sách xuống bàn, nạt và đuổi giáo dân ấy về, nói: “Tôi bận, không đi”.
Giáo dân ấy không hiểu cha sở tức giận cái gì.
Trong toàn bộ bốn sách Phúc Âm, không có chỗ nào nói Chúa Giê-su nạt nộ và đuổi bệnh nhân ra về cả, trái lại Ngài an ủi và chữa lành cho họ.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nam Sudan: Các Giám mục đau buồn vì bạo lực đang diễn ra tại Sudan và Nam Sudan
Phạm Kim An
07:46 04/11/2011
Nam Sudan: Các Giám mục đau buồn vì bạo lực đang diễn ra tại Sudan và Nam Sudan
Wau - "Chúng tôi hết sức bối rối và đau buồn bởi bạo lực đang diễn ra tại hai quốc gia của chúng tôi. Nội chiến đã nổ ra ở vùng núi Nuba, bang Nam Kordofan, và Bang Blue Nile, cùng với cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Darfur", - các Giám mục của Sudan và Nam Sudan đã nói như thế vào cuối hội nghị toàn thể của mình, vốn diễn ra từ ngày 19 đến ngày 28-10 tại Wau (Nam Sudan). Các Giám mục của hai nước đã quyết định duy trì một Hội đồng Giám mục duy nhất: "Chúng tôi vẫn là một Hội đồng Giám mục”.
Tuyên bố do hãng tin Fides nhận được nói: “Giáo Hội tại hai quốc gia sẽ tiếp tục đoàn kết do lịch sử chung của chúng tôi, và các liên kết rất thực tế và nhân sinh giữa chúng tôi. Chúng tôi thiết lập hai ban thư ký, một ở Juba và một ở Khartoum, để thực hiện các chính sách mục vụ của Hội đồng Giám Mục trong mỗi quốc gia".
Sau cuộc trưng cầu ý dân về nền độc lập được tổ chức vào tháng 1-2011, Nam Sudan đã trở thành một nhà nước độc lập. Tuy nhiên, cả Sudan và quốc gia mới Nam Sudan bị lay động bởi bạo lực ở các miền khác nhau của các vùng lãnh thổ của họ. Nhắc đến các khu vực của Sudan, các Giám Mục nói: "Chúng tôi đã liên tục cảnh báo về nguy cơ trở lại tình trạng chiến tranh, nếu các nguyện vọng chính đáng của người dân các khu vực này không được đáp ứng. Thường dân đang bị khủng bố bằng các đợt oanh tạc bừa bãi. Có nhu cầu cấp thiết là hãy mở các hành lang nhân đạo, để cho phép thực phẩm và thuốc men đến được với những người đang cần”.
Cuộc tranh chấp về quy chế của Abyei đã bị quân sự hóa. Hội đồng Giám Mục Sudan kêu gọi sự trung gian hoà giải của quốc tế để giải quyết vấn đề. Các Giám Mục cũng nhắc đến các khu vực của Nam Sudan bị tàn phá bởi bạo lực giữa các cộng đồng với nhau (như giữa các cộng đồng Madi và Acholi), và các cuộc xâm nhập của ‘Đội quân kháng chiến của Chúa’ (LRA).
Tuy không nhắc đến, nhưng Hội đồng Giám mục có vẻ chỉ trích quyết định của chính phủ Mỹ về gửi 100 cố vấn quân sự, để giúp chính quyền địa phương săn lùng các du kích quân ‘Đội quân kháng chiến của Chúa’ (LRA). Các Ngài nói: “Chúng tôi từ chối việc quân sự hoá bất cứ cuộc xung đột nào, và kêu gọi các chính phủ và cộng đồng quốc tế hãy làm việc cho các dàn xếp thương lượng. Chúng tôi kêu gọi tăng cường bảo vệ và trợ giúp nhân đạo cho các người dân bị ảnh hưởng". (Agenzia Fides 3-11-2011)
Phạm Kim An
Wau - "Chúng tôi hết sức bối rối và đau buồn bởi bạo lực đang diễn ra tại hai quốc gia của chúng tôi. Nội chiến đã nổ ra ở vùng núi Nuba, bang Nam Kordofan, và Bang Blue Nile, cùng với cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Darfur", - các Giám mục của Sudan và Nam Sudan đã nói như thế vào cuối hội nghị toàn thể của mình, vốn diễn ra từ ngày 19 đến ngày 28-10 tại Wau (Nam Sudan). Các Giám mục của hai nước đã quyết định duy trì một Hội đồng Giám mục duy nhất: "Chúng tôi vẫn là một Hội đồng Giám mục”.
Tuyên bố do hãng tin Fides nhận được nói: “Giáo Hội tại hai quốc gia sẽ tiếp tục đoàn kết do lịch sử chung của chúng tôi, và các liên kết rất thực tế và nhân sinh giữa chúng tôi. Chúng tôi thiết lập hai ban thư ký, một ở Juba và một ở Khartoum, để thực hiện các chính sách mục vụ của Hội đồng Giám Mục trong mỗi quốc gia".
Sau cuộc trưng cầu ý dân về nền độc lập được tổ chức vào tháng 1-2011, Nam Sudan đã trở thành một nhà nước độc lập. Tuy nhiên, cả Sudan và quốc gia mới Nam Sudan bị lay động bởi bạo lực ở các miền khác nhau của các vùng lãnh thổ của họ. Nhắc đến các khu vực của Sudan, các Giám Mục nói: "Chúng tôi đã liên tục cảnh báo về nguy cơ trở lại tình trạng chiến tranh, nếu các nguyện vọng chính đáng của người dân các khu vực này không được đáp ứng. Thường dân đang bị khủng bố bằng các đợt oanh tạc bừa bãi. Có nhu cầu cấp thiết là hãy mở các hành lang nhân đạo, để cho phép thực phẩm và thuốc men đến được với những người đang cần”.
Cuộc tranh chấp về quy chế của Abyei đã bị quân sự hóa. Hội đồng Giám Mục Sudan kêu gọi sự trung gian hoà giải của quốc tế để giải quyết vấn đề. Các Giám Mục cũng nhắc đến các khu vực của Nam Sudan bị tàn phá bởi bạo lực giữa các cộng đồng với nhau (như giữa các cộng đồng Madi và Acholi), và các cuộc xâm nhập của ‘Đội quân kháng chiến của Chúa’ (LRA).
Tuy không nhắc đến, nhưng Hội đồng Giám mục có vẻ chỉ trích quyết định của chính phủ Mỹ về gửi 100 cố vấn quân sự, để giúp chính quyền địa phương săn lùng các du kích quân ‘Đội quân kháng chiến của Chúa’ (LRA). Các Ngài nói: “Chúng tôi từ chối việc quân sự hoá bất cứ cuộc xung đột nào, và kêu gọi các chính phủ và cộng đồng quốc tế hãy làm việc cho các dàn xếp thương lượng. Chúng tôi kêu gọi tăng cường bảo vệ và trợ giúp nhân đạo cho các người dân bị ảnh hưởng". (Agenzia Fides 3-11-2011)
Phạm Kim An
Hong Kong: Hội đồng Kitô giáo bị chỉ trích vì không tẩy chay hệ thống bầu cử
Nguyễn Trọng Đa
07:57 04/11/2011
Hong Kong: Hội đồng Kitô giáo bị chỉ trích vì không tẩy chay hệ thống bầu cử
Eglises d'Asie – Vào ngày 25-3-2012 tới, người kế nhiệm ông Tăng Âm Quyền (Donald Tsang) sẽ được chỉ định, sau khi ông là Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong từ năm 2005. Theo Luật Cơ bản, tứcvăn bản hiến pháp đặc biệt chi phối các định chế của cựu thuộc địa Anh, người đứng đầu ngành hành pháp quản lý toàn bộ chính quyền ở Hong Kong, ngoại trừ Sở Ngoại giao và Sở Quốc Phòng phụ thuộc hoàn toàn vào Bắc Kinh.
Theo hệ thống bầu cử hiện hành, một Ủy ban bầu cử gồm 1.200 người sẽ chịu trách nhiệm chỉ định vị Trưởng Đặc khu mới, người này sau đó được chính phủ Trung Quốc chính thức phê chuẩn.Ngày 30-10 qua, Hội đồng Kitô giáo Hong Kong, có quyền tham gia vào quá trình lựa chọn của 1.200 đại biểu, đã chỉ định 10 đại biểu tham gia vào Uỷ ban bầu cử. Trong số 42 ứng cử viên Kitô hữu được giới thiệu, 10 người chiến thắng thuộc về các Hội thánh Methodist, Baptist, Anh giáo, Phúc Âm và các giáo phái Tin lành khác. Một nửa trong số họ là giáo sĩ và một nửa là các giáo dân. Hong Kong có khoảng 10% Kitô hữu, trong đó một nửa là người Công giáo.
Tuy nhiên, sự tham gia của họ trong một hệ thống bầu cử bị tố cáo là không dân chủ, đã bị chỉ trích bởi nhiều nhóm Kitô hữu, vì họ nhấn mạnh rằng Ủy ban bầu cử gồm có đại đa số các nhóm thân Bắc Kinh, vàcác chủ doanh nghiệp có mối quan hệ thương mại và tài chính với Trung Hoa lục địa.
Ngày 28-10, các nhóm Kitô giáo đã cảnh báo Hội đồng Kitô giáo trong một bài viết dài đăng trong một nhật báo thế tục, yêu cầu tẩy chay cuộc bỏ phiếu bằng cách từ chức hoặc bỏ phiếu trắng."Toàn bộ hệ thống bầu cử là không công bằng và phi dân chủ. Hội đồng Kitô giáo không nên tham gia, nhưng trái lại cần tẩy chay cuộc bầu cử sắp tới’, - Ông Andrew Shum Wa-nam, phụ trách lĩnh vực xã hội của Viện Kitô giáo Hong Kong, phản ứng như thế ngày 31-10 với hãng tin ENI News.
Đáp lại các lời chỉ trích, Hội đồng Kitô giáo Hong Kong đã tuyên bố rằng việc họ tham gia vào Uỷ ban chịu trách nhiệm bầu người đứng đầu chính quyền sẽ cho phép các Kitô hữu nói lên tiếng nói của mình, bao gồm cả trong lĩnh vực phát triển xã hội. "Đúng là quá trình bổ nhiệm vị Trưởng Đặc khu của Hong Kong không phải là lý tưởng”, - mục sư Po Kam-cheong, tổng thư ký Hội đồng Kitô giáo Hong Kong, nói như thế, nhưng nói thêm rằng mặc dù Hội đồng của ông có lập trường rõ ràng là nên bầu cử bằng phổ thông bầu phiếu, Hội đồng không hề xem việc tẩy chay cuộc bầu cử hiện hành là một giải pháp.
Ông lập luận: "Sự việc các thành viên của các Giáo hội Kitô giáo tham gia vào tiến trình bầu cử có thể cung cấp một cơ hội cho các Kitô hữu nói lên tiếng nói của mình, và bày tỏ sự mong đợi của họ về chính quyền trong tương lai và sự phát triển xã hội của Hong Kong".Theo công thức “một đất nước, hai chế độ”, Hong Kong hưởng sự tự chủ tương đối cao so với chính quyền Bắc Kinh, đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp thể chế, nhằm thiết lập một chế độ dân chủ trên lãnh thổ của mình cho đến năm 2047, năm mươi năm sau khi giao hoàn lãnh thổ cho Trung Quốc vào năm 1997. Nhưng sau nhiều nỗ lực thất bại trong việc chọn lối phổ thông đầu phiếu, được dự liệu trong Luật Cơ bản, các thành viên ủng hộ dân chủ đã chịu một thất bại nặng nề vào tháng 6-2010, khi nhiều cải cách hệ thống bầu cử đã được thông qua dưới áp lực của Bắc Kinh.
Do đó, việc bổ nhiệm vào tháng 3-2012 người đứng đầu hành pháp sẽ dựa vào các cải cách bầu cử mới này, vốn đã thực sự củng cố hệ thống hiện này, dưới vỏ bọc của việc mở rộng tiến trình dân chủ.Trong thời gian qua, khi Bắc Kinh nói hy vọng sẽ để cho người Hong Kong bầu cử người đứng đầu hành pháp theo phổ thông đầu phiếu vào năm 2017, viễn tượng đi đến một chế độ chính trị dân chủ hơn trước khi Luật Cơ bản hết thời hạn hiệu lực, dường như bị xoá mất trước sự siết chặt dần của Trung Quốc đối với các định chế. Kết quả được chờ đợi của cuộc bầu cử tháng 3-2012 sẽ là chiến thắng của một ứng cử viên thân Bắc Kinh, nên một số lãnh đạo của phong trào ủng hộ dân chủ, như Alan Leong của Đảng Dân sự, đã loan báo muốn tẩy chay cuộc bầu cử. (Eglises d'Asie 3-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Eglises d'Asie – Vào ngày 25-3-2012 tới, người kế nhiệm ông Tăng Âm Quyền (Donald Tsang) sẽ được chỉ định, sau khi ông là Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong từ năm 2005. Theo Luật Cơ bản, tứcvăn bản hiến pháp đặc biệt chi phối các định chế của cựu thuộc địa Anh, người đứng đầu ngành hành pháp quản lý toàn bộ chính quyền ở Hong Kong, ngoại trừ Sở Ngoại giao và Sở Quốc Phòng phụ thuộc hoàn toàn vào Bắc Kinh.
Theo hệ thống bầu cử hiện hành, một Ủy ban bầu cử gồm 1.200 người sẽ chịu trách nhiệm chỉ định vị Trưởng Đặc khu mới, người này sau đó được chính phủ Trung Quốc chính thức phê chuẩn.Ngày 30-10 qua, Hội đồng Kitô giáo Hong Kong, có quyền tham gia vào quá trình lựa chọn của 1.200 đại biểu, đã chỉ định 10 đại biểu tham gia vào Uỷ ban bầu cử. Trong số 42 ứng cử viên Kitô hữu được giới thiệu, 10 người chiến thắng thuộc về các Hội thánh Methodist, Baptist, Anh giáo, Phúc Âm và các giáo phái Tin lành khác. Một nửa trong số họ là giáo sĩ và một nửa là các giáo dân. Hong Kong có khoảng 10% Kitô hữu, trong đó một nửa là người Công giáo.
Tuy nhiên, sự tham gia của họ trong một hệ thống bầu cử bị tố cáo là không dân chủ, đã bị chỉ trích bởi nhiều nhóm Kitô hữu, vì họ nhấn mạnh rằng Ủy ban bầu cử gồm có đại đa số các nhóm thân Bắc Kinh, vàcác chủ doanh nghiệp có mối quan hệ thương mại và tài chính với Trung Hoa lục địa.
Ngày 28-10, các nhóm Kitô giáo đã cảnh báo Hội đồng Kitô giáo trong một bài viết dài đăng trong một nhật báo thế tục, yêu cầu tẩy chay cuộc bỏ phiếu bằng cách từ chức hoặc bỏ phiếu trắng."Toàn bộ hệ thống bầu cử là không công bằng và phi dân chủ. Hội đồng Kitô giáo không nên tham gia, nhưng trái lại cần tẩy chay cuộc bầu cử sắp tới’, - Ông Andrew Shum Wa-nam, phụ trách lĩnh vực xã hội của Viện Kitô giáo Hong Kong, phản ứng như thế ngày 31-10 với hãng tin ENI News.
Đáp lại các lời chỉ trích, Hội đồng Kitô giáo Hong Kong đã tuyên bố rằng việc họ tham gia vào Uỷ ban chịu trách nhiệm bầu người đứng đầu chính quyền sẽ cho phép các Kitô hữu nói lên tiếng nói của mình, bao gồm cả trong lĩnh vực phát triển xã hội. "Đúng là quá trình bổ nhiệm vị Trưởng Đặc khu của Hong Kong không phải là lý tưởng”, - mục sư Po Kam-cheong, tổng thư ký Hội đồng Kitô giáo Hong Kong, nói như thế, nhưng nói thêm rằng mặc dù Hội đồng của ông có lập trường rõ ràng là nên bầu cử bằng phổ thông bầu phiếu, Hội đồng không hề xem việc tẩy chay cuộc bầu cử hiện hành là một giải pháp.
Ông lập luận: "Sự việc các thành viên của các Giáo hội Kitô giáo tham gia vào tiến trình bầu cử có thể cung cấp một cơ hội cho các Kitô hữu nói lên tiếng nói của mình, và bày tỏ sự mong đợi của họ về chính quyền trong tương lai và sự phát triển xã hội của Hong Kong".Theo công thức “một đất nước, hai chế độ”, Hong Kong hưởng sự tự chủ tương đối cao so với chính quyền Bắc Kinh, đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp thể chế, nhằm thiết lập một chế độ dân chủ trên lãnh thổ của mình cho đến năm 2047, năm mươi năm sau khi giao hoàn lãnh thổ cho Trung Quốc vào năm 1997. Nhưng sau nhiều nỗ lực thất bại trong việc chọn lối phổ thông đầu phiếu, được dự liệu trong Luật Cơ bản, các thành viên ủng hộ dân chủ đã chịu một thất bại nặng nề vào tháng 6-2010, khi nhiều cải cách hệ thống bầu cử đã được thông qua dưới áp lực của Bắc Kinh.
Do đó, việc bổ nhiệm vào tháng 3-2012 người đứng đầu hành pháp sẽ dựa vào các cải cách bầu cử mới này, vốn đã thực sự củng cố hệ thống hiện này, dưới vỏ bọc của việc mở rộng tiến trình dân chủ.Trong thời gian qua, khi Bắc Kinh nói hy vọng sẽ để cho người Hong Kong bầu cử người đứng đầu hành pháp theo phổ thông đầu phiếu vào năm 2017, viễn tượng đi đến một chế độ chính trị dân chủ hơn trước khi Luật Cơ bản hết thời hạn hiệu lực, dường như bị xoá mất trước sự siết chặt dần của Trung Quốc đối với các định chế. Kết quả được chờ đợi của cuộc bầu cử tháng 3-2012 sẽ là chiến thắng của một ứng cử viên thân Bắc Kinh, nên một số lãnh đạo của phong trào ủng hộ dân chủ, như Alan Leong của Đảng Dân sự, đã loan báo muốn tẩy chay cuộc bầu cử. (Eglises d'Asie 3-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Ireland không đặt lại vấn đề quan hệ ngoại giao với Toà thánh
Phạm Kim An
07:58 04/11/2011
Ireland không đặt lại vấn đề quan hệ ngoại giao với Toà thánh
Phản ứng của linh mục Lombardi về việc đóng cửa Đại sứ quán Ireland bên cạnh Toà thánh
ROMA – “Ireland không đặt lại vấn đề quan hệ ngoại giao với Toà thánh”, - linh mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, giải thích như thế, sau khi Ireland công bố việc đóng cửa Đại sứ quán Ireland bên cạnh Tòa Thánh, vốn nằm trong khuôn khổ cắt giảm ngân sách tài chính được Dublin thông qua.
Cha Lombardi nói: “Tòa Thánh chú ý đến quyết định của Ireland về việc đóng cửa đại sứ quán của mình tại Roma bên cạnh Toà Thánh. Lẽ tất nhiên mỗi nước có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh được tự do quyết định, trên cơ sở các khả năng và lợi ích của mình, có một đại sứ bên cạnh Tòa Thánh ở tại Roma hoặc ở tại một nước khác".
Cha Lombardi nhấn mạnh: “Điều quan trọng chính là các mối quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và các quốc gia, và đối với Ireland hiện nay, nước này không xét lại các quan hệ ngoại giao của mình”.
Quả vậy, ngày 3-11, Bộ Ngoại giao Ireland thông báo đóng cửa đại sứ quán của mình bên cạnh Tòa Thánh tại Roma. Ireland cũng đóng cửa đại sứ quán của mình ở Iran và cơ quan đại diện của mình ở Đông Timor.
Chính phủ Dublin nhắc đến sự cần thiết về kinh tế và tài chính để "đáp ứng các mục tiêu chương trình của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), và để duy trì các chi tiêu công ở mức độ có thể chấp nhận được", và vì vậy Ireland phải cắt giảm nhiều “cơ sở công”.
Nhiều nước có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, và trong khi có một đại sứ quán bên cạnh nước Ý, lại không có tòa đại sứ đặc biệt bên cạnh Tòa Thánh tại Roma. Cũng xảy ra trường hợp rằng một đại sứ ở một nước khác của châu Âu - ở Paris chẳng hạn - đồng thời là Đại sứ bên cạnh Tòa Thánh. (ZENIT.org 3-11-2011)
Phạm Kim An
Phản ứng của linh mục Lombardi về việc đóng cửa Đại sứ quán Ireland bên cạnh Toà thánh
ROMA – “Ireland không đặt lại vấn đề quan hệ ngoại giao với Toà thánh”, - linh mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, giải thích như thế, sau khi Ireland công bố việc đóng cửa Đại sứ quán Ireland bên cạnh Tòa Thánh, vốn nằm trong khuôn khổ cắt giảm ngân sách tài chính được Dublin thông qua.
Cha Lombardi nói: “Tòa Thánh chú ý đến quyết định của Ireland về việc đóng cửa đại sứ quán của mình tại Roma bên cạnh Toà Thánh. Lẽ tất nhiên mỗi nước có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh được tự do quyết định, trên cơ sở các khả năng và lợi ích của mình, có một đại sứ bên cạnh Tòa Thánh ở tại Roma hoặc ở tại một nước khác".
Cha Lombardi nhấn mạnh: “Điều quan trọng chính là các mối quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và các quốc gia, và đối với Ireland hiện nay, nước này không xét lại các quan hệ ngoại giao của mình”.
Quả vậy, ngày 3-11, Bộ Ngoại giao Ireland thông báo đóng cửa đại sứ quán của mình bên cạnh Tòa Thánh tại Roma. Ireland cũng đóng cửa đại sứ quán của mình ở Iran và cơ quan đại diện của mình ở Đông Timor.
Chính phủ Dublin nhắc đến sự cần thiết về kinh tế và tài chính để "đáp ứng các mục tiêu chương trình của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), và để duy trì các chi tiêu công ở mức độ có thể chấp nhận được", và vì vậy Ireland phải cắt giảm nhiều “cơ sở công”.
Nhiều nước có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, và trong khi có một đại sứ quán bên cạnh nước Ý, lại không có tòa đại sứ đặc biệt bên cạnh Tòa Thánh tại Roma. Cũng xảy ra trường hợp rằng một đại sứ ở một nước khác của châu Âu - ở Paris chẳng hạn - đồng thời là Đại sứ bên cạnh Tòa Thánh. (ZENIT.org 3-11-2011)
Phạm Kim An
Chiếu soi một ngọn đèn cho quan hệ Trung Quốc - Vatican
Khương Duy Hải
08:20 04/11/2011
Roma, 31/10/2011 (Vatican Insider) - Cha Angelo S. Lazzarotto là một học giả và là một ký giả nổi tiếng với hơn 400 ấn phẩm đề tên ngài và nhiều bạn bè ở Trung Quốc, ngài dành một tình cảm lớn lao cho quốc gia này. Là một thành viên của Học Viện Giáo Hoàng Thừa Sai (PIME) vùng Veneto của Ý, ngài đã sống và làm việc ở Hồng Kông trong 16 năm (1956-1965 và 1979-1985) và cũng thường xuyên vào Đại Lục Trung Quốc. Ngoài ra, ngài cũng là thành viên sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Thánh Linh ở Hồng Kông, đây là trung tâm nghiên cứu Công giáo hàng đầu về Giáo hội tại Trung Quốc.
Kể từ năm 1978, cha Lazzarotto đã viếng thăm Trung Quốc thường niên, từng gặp Đặng Tiểu Bình, sau này là phó chủ tịch nước. Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, lần đầu tiên các nhà chức trách Trung Quốc ngăn chặn vị linh mục 86 tuổi này nhập cảnh vào đất nước, khi ngài đến phi trường quốc tế Bắc Kinh cùng với một nhóm khách hành hương đến từ Milan. Mặc dù đã được cấp thị thực hai tuần trước đó, nhưng họ đã ép ngài quay về trên chuyến bay kế tiếp 3 giờ sau đó. Đây là cảm nghiệm đau buồn nhưng ngài không nản lòng.
Là người thích ánh sáng của ngọn nến hơn là đi nguyền rủa bóng tối, trong cuộc phỏng vấn này, cha Lazzarotto đã nói về sự suy giảm trong quan hệ Trung Quốc - Vatican trong năm vừa qua, các vấn đề gây tranh cãi liên quan đến việc đề cử ứng viên giám mục và trình bày một số bước đi có thể thực hiện để cải thiện tình hình. Ký giả Gerard O'Connell thực hiện phỏng vấn.
Câu hỏi: Trong năm vừa qua, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Tòa Thánh đã xấu đi. Cha đã theo dõi mối quan hệ này trong nhiều thập kỷ, vậy cha suy đoán như thế nào về tình hình hiện nay?
Cuộc khủng hoảng trở nên nghiêm trọng bắt đầu từ ngày 20/11/2010, khi chính quyền Trung Quốc quyết định tiến hành lễ tấn phong giám mục cho Cha Quách Kim Tài (Guo Jincai) ở Thừa Đức, đây là động thái liều lĩnh ngoài tầm kiểm soát.
Sau Đại hội Đại biểu Công giáo Toàn quốc lần thứ 8 (từ ngày 7-9/12/2010), một phát ngôn viên của Ban Tôn Giáo Nhà Nước Trung Quốc (SARA) đã bình luận về vấn đề này như sau (Tân Hoa Xã, 22/12/2010): "Tự do tôn giáo tại Trung Quốc được Hiến pháp Trung Quốc bảo hộ, nhưng đòi hỏi có sự độc lập của các tổ chức và các hoạt động tôn giáo để không bị ảnh hưởng bởi ngoại bang. Vì lý do đó, Giáo hội Công giáo và các tôn giáo khác phải áp dụng các nguyên tắc tự trị và tự chủ". Hơn nữa, người này còn nói rằng quyết định của Đại hội "không gặp vấn đề gì về giáo lý và không vi phạm các nguyên tắc cơ bản trong đức tin Công giáo", và do đó "Vatican đã sai khi có những tuyên bố không thích hợp với giáo lý Công Giáo và với các nguyên tắc độc lập của chính phủ Trung Quốc mà Giáo hội Công giáo Trung Quốc là một thành phần trong đó".
Tuy nhiên, chính phủ này lấy tư cách gì mà giáo huấn về giáo lý Công giáo? Ai đã cho SARA và Mặt trận Thống nhất cái quyền quyết định những gì gọi là tương thích và những gì không tương thích với đức tin Công giáo?
Thật đáng tiếc, có những tình huống khó khăn liên quan đến các sự kiện đã tạo nên dấu ấn cho đời sống Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc trong năm vừa qua. Nó liên quan đến những sự kiện không thể chối cãi, nhiều nhân chứng đã xác nhận, nhà cầm quyền không thể phủ nhận được. Nhìn vào những thực tế này để biết "toàn bộ sự thật". Tôi đã tham khảo rất nhiều tình tiết nói về sự chèn ép và bạo lực đối với các vị giám mục khác nhau, họ bị nhà cầm quyền triệu tập và buộc phải tham gia vào Đại hội nói trên và lễ tấn phong giám mục được tổ chức gần đây.
Có quốc gia nào khác trên thế giới mà lễ tấn phong một giám mục Công giáo được cử hành và điều khiển trong vòng vây của lực lượng cảnh sát không? Thực tế này cho thấy rằng, tại Trung Quốc, tuyên bố về tự do tôn giáo chỉ phục vụ nhiều cho kế hoạch và mưu đồ chính trị của Nhà nước, hơn là thể hiện sự tôn trọng những quyền chính đáng của tín hữu.
Việc sử dụng vũ lực một cách vô lý để áp đặt sự lựa chọn tôn giáo rõ ràng đã làm giảm sút uy tín của một nước "Trung Quốc Mới" trong nhãn quan của thế giới, khiến cho các học giả trong và ngoài Trung Quốc nói rằng: các phe phái cực tả đang cố gắng chiếm lĩnh thế thượng phong trong bộ máy Chính phủ. Một số người thậm chí còn nghi ngờ rằng họ đang quay trở lại đường lối của cuộc "cách mạng văn hóa" nổi tiếng.
Trong những tháng vừa qua, tình hình đã xấu đi với lễ tấn phong ở Lạc Sơn (ngày 29/6) và Sán Đầu (ngày 14/7). Tòa Thánh đã thông báo cho chính quyền Trung Quốc lý do tại sao Đức Giáo Hoàng không phê chuẩn những trường hợp đó, và minh định rằng với trách nhiệm này, hai ứng viên đã tự động gánh chịu vạ tuyệt thông vì đã vi phạm nghiêm trọng Giáo Luật của Giáo Hội. Tuy nhiên, SARA đã không ngần ngại chỉ trích sự can thiệp của Vatican là "hoàn toàn vô lý và thô bạo" (Tân Hoa xã, ngày 25/7).
Đồng thời họ biện minh rằng, việc tự lựa chọn và tự tấn phong giám mục của Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) là nhằm "phát triển công việc của người Công giáo và loan truyền đức tin trong nước". Do đó, tương lai vẫn còn đáng lo ngại khi mà CCPA đã công bố kế hoạch tấn phong ít nhất là 7 người nữa. (Trung Hoa Nhật Báo, ngày 22/7).
Câu hỏi: Trong ánh sáng của những sự kiện gần đây, cha nghĩ tình hình Giáo hội tại Trung Quốc ngày nay với hơn 40 giáo phận không có giám mục, và việc bổ nhiệm giám mục mới sẽ như thế nào?
Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc chắc chắn cần thêm các giám mục mới. Nhưng đáng buồn thay trong cộng đồng Giáo hội, những dấu hiệu đáng lo ngại đã xuất hiện. Bên cạnh rất nhiều giám mục và các đại biểu khác đã hạn chế tham gia vào các sự kiện đề cập ở trên thì cũng có không ít giám mục và linh mục không chống đối mà ủng hộ cho mục tiêu của CCPA.
Rất khó để nhận biết sao họ lại làm như vậy, nhiều vị đã dính dáng với quan chức để nhận được sự đảm bảo về trách nhiệm và tổ chức vốn không thể thiếu cho đời sống Giáo hội, bởi vì quyền kiểm soát tài chính của giáo phận không nằm trong tay các giám mục. Các học giả Hồng Kông lưu ý rất nhiều rằng: "Thông qua CCPA, tiền bạc đổ về các giáo phận, các chủng viện và các giáo xứ ngày càng nhiều, và vì thế ai mà không hợp tác với chính phủ thì phải trả giá đắt về tài chính. Như tất cả mọi nơi trên thế giới, nhận tiền bạc đồng nghĩa với việc mất đi sự tự chủ". (Sunday Examiner, 16/10/2011).
"Ham danh lợi" là một mối nguy nghiêm trọng mà các cộng đồng Giáo hội tại Trung Quốc không được xem thường, nó là một cơn cám dỗ luôn hiện hữu. Chính Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã công khai xác nhận rằng, điều này vẫn có thể xảy ra ngay cả trong giới chức thân cận của ngài ở Vatican. Riêng tình trạng ở Trung Quốc, cơn cám dỗ rất mạnh mẽ. Thực tế, ai đang có mục đích muốn tiến danh thì người đó có thể dễ dàng thực hiện nếu biết chấp nhận hợp tác với các kế hoạch của Giáo hội quốc doanh.
Câu hỏi: Cũng như vị tiền nhiệm, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đã nhiều lần bày tỏ mong muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, nhưng điều này đã không xảy ra. Tại sao thưa cha?
Trong quá khứ, những nỗ lực khác nhau đã không thành công vì sự phá hoại của những thế lực thích duy trì trạng thái đối đầu. Tuy vậy, cũng như vị tiền nhiệm của mình, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đã không để vuột mất bất kỳ cơ hội nào bày tỏ sự tin tưởng của ngài về đời sống Giáo hội tại Trung Quốc, cũng như những ấp ủ quý mến của ngài dành cho người Trung Quốc và sự tôn trọng với Chính phủ lãnh đạo họ.
Trong một thời gian dài, ngài đã tái khẳng định mong muốn đạt đến một thỏa thuận với nhà cầm quyền, thông qua một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về những vấn đề còn tồn tại dựa trên cơ sở đức tin của cộng đồng Công giáo. Điều này đã được khẳng định trong lá thư quan trọng mà ngài gửi cho "các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân Giáo hội Công giáo tại nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc" ngày 27/5/2007. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhận được một bản sao của lá thư này trước khi nó được công bố (được gửi đến Chính phủ bằng cả sự tôn trọng), nhưng họ đã phớt lờ tầm quan trọng của lá thư đối với người Công giáo. Lá thư không bị cấm chính thức ở Trung Quốc, mặc dù gặp nhiều trở ngại để phổ biến.
Từ trước đến nay, trong các văn kiện liên lạc định kỳ giữa Rôma và Bắc Kinh, mục tiêu chính của phía Trung Quốc là muốn phá bỏ quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đã được thiết lập trong khoảng giữa thập niên 1940, và chuyển Tòa Sứ Thần (đại sứ của Đức Giáo Hoàng) từ Đài Loan sang Bắc Kinh. Nhưng mối quan hệ giữa Chính phủ Cộng sản với Đài Loan (họ gọi là "Hòn đảo nổi loạn") hiện đang được cải thiện, khiến cho ưu tiên quan hệ với Tòa Thánh bị giảm sút.
Tuy nhiên, ngay cả khi không thích quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, giới chức Bắc Kinh vẫn thấy rằng họ không thể xem thường uy tín lớn lao của Đức Giáo Hoàng ở cấp độ quốc tế. Trong tuyên bố hôm 25/7, phát ngôn viên của SARA lặp đi lặp lại rằng: "Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican, thông qua một cuộc đối thoại mang tính xây dựng".
Đối diện với sự sẵn lòng của cả hai bên, ta thấy được một số khả năng có thể biến thành hiện thực. Nhưng cần tìm ra được một sự khởi đầu đối thoại mới với xác suất thành công. Theo tư tưởng Trung Quốc cổ đại, chỉ có một quan điểm cho phép các bên liên quan đều là người chiến thắng thì mới có thể bảo đảm cho một nền hòa bình lâu dài. Trong tình hình như hiện nay, không dễ để đưa ra giả thiết cụ thể về một "giải pháp mà hai bên cùng có lợi".
Câu hỏi: Cha nghĩ những tiến triển có thể đạt được khi cải thiện quan hệ Trung Quốc - Vatican ra sao?
Tôi nghĩ rằng để tìm ra một cuộc đối thoại mang tính xây dựng cần phải dựa trên tình hình thực tế, chấp nhận tôn trọng các quyền lực và uy tín của nhà nước, nhưng không được tạo thêm căng thẳng và chia rẽ trong cộng đồng các tín hữu. Trên hết, các nhà đàm phán là đại diện hợp thức cho mỗi bên, với sự tin tưởng và tôn trọng, họ có thể đồng thuận và ký kết những điều khoản mà hai bên chấp nhận. Văn kiện "Quy chế về Tôn giáo" đã được quốc hội Trung Quốc phê chuẩn vào cuối năm 2004 đánh dấu sự tiến bộ trước mắt của Trung Quốc trong lĩnh vực tôn giáo.
Hy vọng rằng chính phủ Trung Quốc có thể tiến một bước xa hơn bằng cách đảm bảo cho Giáo hội Công giáo có thể quản lý các hoạt động của mình theo truyền thống riêng của giáo hội. Cộng đồng người Công giáo tôn trọng pháp luật và họ mong muốn được cộng tác vào nền hòa bình xã hội và làm tất cả những gì họ có thể vì lợi ích chung. Họ không phải gặp khó khăn trong việc đăng ký - như theo yêu cầu - tại các cơ quan phụ trách về các vấn đề tôn giáo. Các quan chức địa phương không được áp đặt các lực lượng hoặc nhóm cá nhân ghi danh vào Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc như vẫn thường xảy ra, hoặc mua chuộc họ tham gia. Khái niệm gia nhập vào hiệp hội này không được coi là ép buộc.
Đối với sự lựa chọn ứng viên giám mục, các linh mục ứng viên phải phù hợp với những yêu cầu ở mức độ cá nhân và nhu cầu của Giáo Hội. Tòa Thánh có xem xét đến tình hình đặc biệt ở Trung Quốc, những năm qua, Tòa Thánh đã nhượng bộ về phương cách xúc tiến sự lựa chọn này và đã thể hiện sự sẵn sàng chấp thuận ứng viên nếu không có điều gì sai trái nghiêm trọng.
Nhưng một khi mà họ vẫn muốn sử dụng vũ lực của bộ máy chính trị để áp đặt các linh mục không phù hợp vào chức giám mục thì điều đó chắc chắn là không thiện chí hoặc không tạo nên một "xã hội hài hòa hơn", thay vào đó, kết cục là làm mất đi uy tín của những người công tác trong Ban Tôn giáo Chính phủ. Hơn nữa, sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng về một ứng viên giám mục thường được họ coi là "can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc". Do đó, điều này là hết sức phi lý, trái với cấu trúc của Giáo Hội Công Giáo vốn được công nhận trên toàn thế giới.
Trong lá thư năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã minh định các nguyên tắc không thể từ bỏ của Giáo hội. Vì lý do đó, với trách nhiệm là Mục tử Tối cao của Giáo hội, ngài đã không ngần ngại lên án những điều không thể chấp nhận được trong cấu trúc của Giáo hội tại Trung Quốc. Đề cập cụ thể vấn đề này, ngài nói: "lý do được nêu ra của vài cơ quan, do Nhà Nước muốn áp đặt và xa lạ với cơ cấu của Giáo Hội, nhằm nắm quyền trên các giám mục và nhằm hướng dẫn đời sống của cộng đồng giáo hội" (Đoạn thứ 7). Vận hành theo bộ máy của Nhà nước, không có gì là khó hiểu khi mà hôm 25/7, phát ngôn viên của SARA yêu cầu: "Để thể hiện ước muốn chân thành cải thiện quan hệ với Trung Quốc, Vatican phải thu hồi lệnh phạt vạ tuyệt thông" (dành cho hai linh mục được tấn phong giám mục bất hợp thức). Nhưng đây là một điều kiện hoàn toàn không thực tế. Các chuyên gia trong lĩnh vực tôn giáo của chính phủ Trung Quốc không nên tự đánh lừa chính mình khi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng có thể phủ nhận giáo lý truyền thống của Giáo Hội trước một chủ đề được quan tâm. Hy vọng rằng, trong tình huống phức tạp và căng thẳng hiện nay thì ý thức về chủ nghĩa hiện thực sẽ có giá trị cho tất cả mọi người, bằng một sự sẵn sàng, chân thành tìm kiếm một giải pháp mà có thể cho phép mọi công dân, bao gồm cả người Công giáo, đóng góp vào sự hòa hợp xã hội đích thực.
Câu hỏi: Như cha cũng biết, có sự can thiệp chính trị đáng kể trong đời sống của Giáo hội tại Trung Quốc ngày nay. Làm thế nào để có thể thay đổi tình hình này?
Thực tế thì các nhà lãnh đạo của Mặt trận Thống nhất và SARA thường xuyên triệu tập các giám mục, các vị hữu trách của các giáo phận Trung Quốc để tham gia vào những khóa học hoặc những chuyến đi tìm hiểu văn hóa, ở đó mang những yếu tố chính trị và ái quốc để đổi lấy những đặc ân. Mặt khác, kinh nghiệm của tất cả các nước trên thế giới cho thấy rằng, các giám mục Công giáo cảm thấy cần phải gặp gỡ nhau, để đổi mới bản thân, để thảo luận về các vấn đề cụ thể, và để đồng thuận cho một văn kiện chung về mục vụ. Ở các nơi khác, họ hoàn toàn tự do gặp nhau mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ các nhà giám sát chính trị. Tại sao điều này không xảy ra ở Trung Quốc? Tại sao giới hữu trách chính trị phải hiện diện trong tất cả những cuộc hội nghị của các giám mục?
Câu hỏi: Nhiều nhà bình luận cho rằng Tòa Thánh nên yêu cầu có được một hiệp định lâu dài, hủy bỏ cấu trúc hiện nay được tạo ra nhằm "hướng dẫn" đời sống của người Công giáo ở Trung Quốc. Cha nghĩ sao?
Tôi không nghĩ đây là điều khả thi hiện nay. Thay vào đó, tôi nghĩ rằng một bước đi quan trọng có thể thuận cả đôi đường như sau: Hội đồng Giám mục Trung Quốc được phép nghiên cứu, sửa đổi lại điều lệ của Hội đồng, phương hướng này sẽ đem lại sự hòa hợp giữa giáo lý Công Giáo phổ quát và việc hành đạo. Một việc tương tự nên được thực hiện một cách đồng thời đó là sự lãnh đạo của CCPA, làm sao để cho điều lệ của nó có thể chấp nhận được với lương tâm của tất cả các mọi người Công giáo. Đó là một đề nghị và đòi hỏi táo bạo. Nhưng hai sự cải cách này sẽ cho phép tất cả các giám mục của Trung Quốc gia nhập vào Hội đồng Giám mục. Điều này còn có thể tạo điều kiện thuận lợi để Tòa Thánh chấp thuận Hội đồng Giám mục Trung Quốc, và có thể cải thiện vị thế của Hiệp hội Yêu nước trong con mắt của người Công giáo Trung Quốc.
Là người thích ánh sáng của ngọn nến hơn là đi nguyền rủa bóng tối, trong cuộc phỏng vấn này, cha Lazzarotto đã nói về sự suy giảm trong quan hệ Trung Quốc - Vatican trong năm vừa qua, các vấn đề gây tranh cãi liên quan đến việc đề cử ứng viên giám mục và trình bày một số bước đi có thể thực hiện để cải thiện tình hình. Ký giả Gerard O'Connell thực hiện phỏng vấn.
Câu hỏi: Trong năm vừa qua, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Tòa Thánh đã xấu đi. Cha đã theo dõi mối quan hệ này trong nhiều thập kỷ, vậy cha suy đoán như thế nào về tình hình hiện nay?
Cuộc khủng hoảng trở nên nghiêm trọng bắt đầu từ ngày 20/11/2010, khi chính quyền Trung Quốc quyết định tiến hành lễ tấn phong giám mục cho Cha Quách Kim Tài (Guo Jincai) ở Thừa Đức, đây là động thái liều lĩnh ngoài tầm kiểm soát.
Sau Đại hội Đại biểu Công giáo Toàn quốc lần thứ 8 (từ ngày 7-9/12/2010), một phát ngôn viên của Ban Tôn Giáo Nhà Nước Trung Quốc (SARA) đã bình luận về vấn đề này như sau (Tân Hoa Xã, 22/12/2010): "Tự do tôn giáo tại Trung Quốc được Hiến pháp Trung Quốc bảo hộ, nhưng đòi hỏi có sự độc lập của các tổ chức và các hoạt động tôn giáo để không bị ảnh hưởng bởi ngoại bang. Vì lý do đó, Giáo hội Công giáo và các tôn giáo khác phải áp dụng các nguyên tắc tự trị và tự chủ". Hơn nữa, người này còn nói rằng quyết định của Đại hội "không gặp vấn đề gì về giáo lý và không vi phạm các nguyên tắc cơ bản trong đức tin Công giáo", và do đó "Vatican đã sai khi có những tuyên bố không thích hợp với giáo lý Công Giáo và với các nguyên tắc độc lập của chính phủ Trung Quốc mà Giáo hội Công giáo Trung Quốc là một thành phần trong đó".
Tuy nhiên, chính phủ này lấy tư cách gì mà giáo huấn về giáo lý Công giáo? Ai đã cho SARA và Mặt trận Thống nhất cái quyền quyết định những gì gọi là tương thích và những gì không tương thích với đức tin Công giáo?
Thật đáng tiếc, có những tình huống khó khăn liên quan đến các sự kiện đã tạo nên dấu ấn cho đời sống Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc trong năm vừa qua. Nó liên quan đến những sự kiện không thể chối cãi, nhiều nhân chứng đã xác nhận, nhà cầm quyền không thể phủ nhận được. Nhìn vào những thực tế này để biết "toàn bộ sự thật". Tôi đã tham khảo rất nhiều tình tiết nói về sự chèn ép và bạo lực đối với các vị giám mục khác nhau, họ bị nhà cầm quyền triệu tập và buộc phải tham gia vào Đại hội nói trên và lễ tấn phong giám mục được tổ chức gần đây.
Có quốc gia nào khác trên thế giới mà lễ tấn phong một giám mục Công giáo được cử hành và điều khiển trong vòng vây của lực lượng cảnh sát không? Thực tế này cho thấy rằng, tại Trung Quốc, tuyên bố về tự do tôn giáo chỉ phục vụ nhiều cho kế hoạch và mưu đồ chính trị của Nhà nước, hơn là thể hiện sự tôn trọng những quyền chính đáng của tín hữu.
Việc sử dụng vũ lực một cách vô lý để áp đặt sự lựa chọn tôn giáo rõ ràng đã làm giảm sút uy tín của một nước "Trung Quốc Mới" trong nhãn quan của thế giới, khiến cho các học giả trong và ngoài Trung Quốc nói rằng: các phe phái cực tả đang cố gắng chiếm lĩnh thế thượng phong trong bộ máy Chính phủ. Một số người thậm chí còn nghi ngờ rằng họ đang quay trở lại đường lối của cuộc "cách mạng văn hóa" nổi tiếng.
Trong những tháng vừa qua, tình hình đã xấu đi với lễ tấn phong ở Lạc Sơn (ngày 29/6) và Sán Đầu (ngày 14/7). Tòa Thánh đã thông báo cho chính quyền Trung Quốc lý do tại sao Đức Giáo Hoàng không phê chuẩn những trường hợp đó, và minh định rằng với trách nhiệm này, hai ứng viên đã tự động gánh chịu vạ tuyệt thông vì đã vi phạm nghiêm trọng Giáo Luật của Giáo Hội. Tuy nhiên, SARA đã không ngần ngại chỉ trích sự can thiệp của Vatican là "hoàn toàn vô lý và thô bạo" (Tân Hoa xã, ngày 25/7).
Đồng thời họ biện minh rằng, việc tự lựa chọn và tự tấn phong giám mục của Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) là nhằm "phát triển công việc của người Công giáo và loan truyền đức tin trong nước". Do đó, tương lai vẫn còn đáng lo ngại khi mà CCPA đã công bố kế hoạch tấn phong ít nhất là 7 người nữa. (Trung Hoa Nhật Báo, ngày 22/7).
Câu hỏi: Trong ánh sáng của những sự kiện gần đây, cha nghĩ tình hình Giáo hội tại Trung Quốc ngày nay với hơn 40 giáo phận không có giám mục, và việc bổ nhiệm giám mục mới sẽ như thế nào?
Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc chắc chắn cần thêm các giám mục mới. Nhưng đáng buồn thay trong cộng đồng Giáo hội, những dấu hiệu đáng lo ngại đã xuất hiện. Bên cạnh rất nhiều giám mục và các đại biểu khác đã hạn chế tham gia vào các sự kiện đề cập ở trên thì cũng có không ít giám mục và linh mục không chống đối mà ủng hộ cho mục tiêu của CCPA.
Rất khó để nhận biết sao họ lại làm như vậy, nhiều vị đã dính dáng với quan chức để nhận được sự đảm bảo về trách nhiệm và tổ chức vốn không thể thiếu cho đời sống Giáo hội, bởi vì quyền kiểm soát tài chính của giáo phận không nằm trong tay các giám mục. Các học giả Hồng Kông lưu ý rất nhiều rằng: "Thông qua CCPA, tiền bạc đổ về các giáo phận, các chủng viện và các giáo xứ ngày càng nhiều, và vì thế ai mà không hợp tác với chính phủ thì phải trả giá đắt về tài chính. Như tất cả mọi nơi trên thế giới, nhận tiền bạc đồng nghĩa với việc mất đi sự tự chủ". (Sunday Examiner, 16/10/2011).
"Ham danh lợi" là một mối nguy nghiêm trọng mà các cộng đồng Giáo hội tại Trung Quốc không được xem thường, nó là một cơn cám dỗ luôn hiện hữu. Chính Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã công khai xác nhận rằng, điều này vẫn có thể xảy ra ngay cả trong giới chức thân cận của ngài ở Vatican. Riêng tình trạng ở Trung Quốc, cơn cám dỗ rất mạnh mẽ. Thực tế, ai đang có mục đích muốn tiến danh thì người đó có thể dễ dàng thực hiện nếu biết chấp nhận hợp tác với các kế hoạch của Giáo hội quốc doanh.
Câu hỏi: Cũng như vị tiền nhiệm, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đã nhiều lần bày tỏ mong muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, nhưng điều này đã không xảy ra. Tại sao thưa cha?
Trong quá khứ, những nỗ lực khác nhau đã không thành công vì sự phá hoại của những thế lực thích duy trì trạng thái đối đầu. Tuy vậy, cũng như vị tiền nhiệm của mình, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đã không để vuột mất bất kỳ cơ hội nào bày tỏ sự tin tưởng của ngài về đời sống Giáo hội tại Trung Quốc, cũng như những ấp ủ quý mến của ngài dành cho người Trung Quốc và sự tôn trọng với Chính phủ lãnh đạo họ.
Trong một thời gian dài, ngài đã tái khẳng định mong muốn đạt đến một thỏa thuận với nhà cầm quyền, thông qua một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về những vấn đề còn tồn tại dựa trên cơ sở đức tin của cộng đồng Công giáo. Điều này đã được khẳng định trong lá thư quan trọng mà ngài gửi cho "các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân Giáo hội Công giáo tại nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc" ngày 27/5/2007. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhận được một bản sao của lá thư này trước khi nó được công bố (được gửi đến Chính phủ bằng cả sự tôn trọng), nhưng họ đã phớt lờ tầm quan trọng của lá thư đối với người Công giáo. Lá thư không bị cấm chính thức ở Trung Quốc, mặc dù gặp nhiều trở ngại để phổ biến.
Từ trước đến nay, trong các văn kiện liên lạc định kỳ giữa Rôma và Bắc Kinh, mục tiêu chính của phía Trung Quốc là muốn phá bỏ quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đã được thiết lập trong khoảng giữa thập niên 1940, và chuyển Tòa Sứ Thần (đại sứ của Đức Giáo Hoàng) từ Đài Loan sang Bắc Kinh. Nhưng mối quan hệ giữa Chính phủ Cộng sản với Đài Loan (họ gọi là "Hòn đảo nổi loạn") hiện đang được cải thiện, khiến cho ưu tiên quan hệ với Tòa Thánh bị giảm sút.
Tuy nhiên, ngay cả khi không thích quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, giới chức Bắc Kinh vẫn thấy rằng họ không thể xem thường uy tín lớn lao của Đức Giáo Hoàng ở cấp độ quốc tế. Trong tuyên bố hôm 25/7, phát ngôn viên của SARA lặp đi lặp lại rằng: "Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican, thông qua một cuộc đối thoại mang tính xây dựng".
Đối diện với sự sẵn lòng của cả hai bên, ta thấy được một số khả năng có thể biến thành hiện thực. Nhưng cần tìm ra được một sự khởi đầu đối thoại mới với xác suất thành công. Theo tư tưởng Trung Quốc cổ đại, chỉ có một quan điểm cho phép các bên liên quan đều là người chiến thắng thì mới có thể bảo đảm cho một nền hòa bình lâu dài. Trong tình hình như hiện nay, không dễ để đưa ra giả thiết cụ thể về một "giải pháp mà hai bên cùng có lợi".
Câu hỏi: Cha nghĩ những tiến triển có thể đạt được khi cải thiện quan hệ Trung Quốc - Vatican ra sao?
Tôi nghĩ rằng để tìm ra một cuộc đối thoại mang tính xây dựng cần phải dựa trên tình hình thực tế, chấp nhận tôn trọng các quyền lực và uy tín của nhà nước, nhưng không được tạo thêm căng thẳng và chia rẽ trong cộng đồng các tín hữu. Trên hết, các nhà đàm phán là đại diện hợp thức cho mỗi bên, với sự tin tưởng và tôn trọng, họ có thể đồng thuận và ký kết những điều khoản mà hai bên chấp nhận. Văn kiện "Quy chế về Tôn giáo" đã được quốc hội Trung Quốc phê chuẩn vào cuối năm 2004 đánh dấu sự tiến bộ trước mắt của Trung Quốc trong lĩnh vực tôn giáo.
Hy vọng rằng chính phủ Trung Quốc có thể tiến một bước xa hơn bằng cách đảm bảo cho Giáo hội Công giáo có thể quản lý các hoạt động của mình theo truyền thống riêng của giáo hội. Cộng đồng người Công giáo tôn trọng pháp luật và họ mong muốn được cộng tác vào nền hòa bình xã hội và làm tất cả những gì họ có thể vì lợi ích chung. Họ không phải gặp khó khăn trong việc đăng ký - như theo yêu cầu - tại các cơ quan phụ trách về các vấn đề tôn giáo. Các quan chức địa phương không được áp đặt các lực lượng hoặc nhóm cá nhân ghi danh vào Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc như vẫn thường xảy ra, hoặc mua chuộc họ tham gia. Khái niệm gia nhập vào hiệp hội này không được coi là ép buộc.
Đối với sự lựa chọn ứng viên giám mục, các linh mục ứng viên phải phù hợp với những yêu cầu ở mức độ cá nhân và nhu cầu của Giáo Hội. Tòa Thánh có xem xét đến tình hình đặc biệt ở Trung Quốc, những năm qua, Tòa Thánh đã nhượng bộ về phương cách xúc tiến sự lựa chọn này và đã thể hiện sự sẵn sàng chấp thuận ứng viên nếu không có điều gì sai trái nghiêm trọng.
Nhưng một khi mà họ vẫn muốn sử dụng vũ lực của bộ máy chính trị để áp đặt các linh mục không phù hợp vào chức giám mục thì điều đó chắc chắn là không thiện chí hoặc không tạo nên một "xã hội hài hòa hơn", thay vào đó, kết cục là làm mất đi uy tín của những người công tác trong Ban Tôn giáo Chính phủ. Hơn nữa, sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng về một ứng viên giám mục thường được họ coi là "can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc". Do đó, điều này là hết sức phi lý, trái với cấu trúc của Giáo Hội Công Giáo vốn được công nhận trên toàn thế giới.
Trong lá thư năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã minh định các nguyên tắc không thể từ bỏ của Giáo hội. Vì lý do đó, với trách nhiệm là Mục tử Tối cao của Giáo hội, ngài đã không ngần ngại lên án những điều không thể chấp nhận được trong cấu trúc của Giáo hội tại Trung Quốc. Đề cập cụ thể vấn đề này, ngài nói: "lý do được nêu ra của vài cơ quan, do Nhà Nước muốn áp đặt và xa lạ với cơ cấu của Giáo Hội, nhằm nắm quyền trên các giám mục và nhằm hướng dẫn đời sống của cộng đồng giáo hội" (Đoạn thứ 7). Vận hành theo bộ máy của Nhà nước, không có gì là khó hiểu khi mà hôm 25/7, phát ngôn viên của SARA yêu cầu: "Để thể hiện ước muốn chân thành cải thiện quan hệ với Trung Quốc, Vatican phải thu hồi lệnh phạt vạ tuyệt thông" (dành cho hai linh mục được tấn phong giám mục bất hợp thức). Nhưng đây là một điều kiện hoàn toàn không thực tế. Các chuyên gia trong lĩnh vực tôn giáo của chính phủ Trung Quốc không nên tự đánh lừa chính mình khi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng có thể phủ nhận giáo lý truyền thống của Giáo Hội trước một chủ đề được quan tâm. Hy vọng rằng, trong tình huống phức tạp và căng thẳng hiện nay thì ý thức về chủ nghĩa hiện thực sẽ có giá trị cho tất cả mọi người, bằng một sự sẵn sàng, chân thành tìm kiếm một giải pháp mà có thể cho phép mọi công dân, bao gồm cả người Công giáo, đóng góp vào sự hòa hợp xã hội đích thực.
Câu hỏi: Như cha cũng biết, có sự can thiệp chính trị đáng kể trong đời sống của Giáo hội tại Trung Quốc ngày nay. Làm thế nào để có thể thay đổi tình hình này?
Thực tế thì các nhà lãnh đạo của Mặt trận Thống nhất và SARA thường xuyên triệu tập các giám mục, các vị hữu trách của các giáo phận Trung Quốc để tham gia vào những khóa học hoặc những chuyến đi tìm hiểu văn hóa, ở đó mang những yếu tố chính trị và ái quốc để đổi lấy những đặc ân. Mặt khác, kinh nghiệm của tất cả các nước trên thế giới cho thấy rằng, các giám mục Công giáo cảm thấy cần phải gặp gỡ nhau, để đổi mới bản thân, để thảo luận về các vấn đề cụ thể, và để đồng thuận cho một văn kiện chung về mục vụ. Ở các nơi khác, họ hoàn toàn tự do gặp nhau mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ các nhà giám sát chính trị. Tại sao điều này không xảy ra ở Trung Quốc? Tại sao giới hữu trách chính trị phải hiện diện trong tất cả những cuộc hội nghị của các giám mục?
Câu hỏi: Nhiều nhà bình luận cho rằng Tòa Thánh nên yêu cầu có được một hiệp định lâu dài, hủy bỏ cấu trúc hiện nay được tạo ra nhằm "hướng dẫn" đời sống của người Công giáo ở Trung Quốc. Cha nghĩ sao?
Tôi không nghĩ đây là điều khả thi hiện nay. Thay vào đó, tôi nghĩ rằng một bước đi quan trọng có thể thuận cả đôi đường như sau: Hội đồng Giám mục Trung Quốc được phép nghiên cứu, sửa đổi lại điều lệ của Hội đồng, phương hướng này sẽ đem lại sự hòa hợp giữa giáo lý Công Giáo phổ quát và việc hành đạo. Một việc tương tự nên được thực hiện một cách đồng thời đó là sự lãnh đạo của CCPA, làm sao để cho điều lệ của nó có thể chấp nhận được với lương tâm của tất cả các mọi người Công giáo. Đó là một đề nghị và đòi hỏi táo bạo. Nhưng hai sự cải cách này sẽ cho phép tất cả các giám mục của Trung Quốc gia nhập vào Hội đồng Giám mục. Điều này còn có thể tạo điều kiện thuận lợi để Tòa Thánh chấp thuận Hội đồng Giám mục Trung Quốc, và có thể cải thiện vị thế của Hiệp hội Yêu nước trong con mắt của người Công giáo Trung Quốc.
Bãi Biển Ngà (Côte d’Ivoire): Đức Thánh Cha kêu gọi có sự hiệp nhất quốc gia
Bùi Hữu Thư
14:14 04/11/2011
Diễn từ với tân đại sứ Tebah-Klah
Rôme, Thứ sáu 4 tháng 11, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI kêu gọi sự hiệp nhất quốc gia, sự hòa giải và hòa bình tại Côte d’Ivoire. Đức Thánh Cha nhận xét: điều này rất quan trọng cho quốc gia này và cho toàn thể Phi Châu và thế giới.
Đức Thánh Cha Benedict đã tiếp kiến tân đại sứ Côte d'Ivoire tại Tòa Thánh ngày thứ sáu 4 tháng 11. Ông Joseph Tebah-Klah đã đến trình uỷ nhiệm thư.
Đức Thánh Cha Benedict XVI kêu gọi cho có sự hòa giải, phù hợp với chủ đề của Thượng Hội Đồng các Giám Mục Phi Châu, và tông huấn hậu thượng hội đồng ngài sẽ trao cho các giám mục Phi Châu trong chuyến tông du sắp tới tại Bénin (18-20 tháng 11).
Đức Thánh Cha đã hoan nghênh “việc thành lập Ủy Ban Đối Thoại-Chân Lý-Hòa Giải (Commission Dialogue-Vérité-Réconciliation)”. Ngài nói: “Mong rằng uỷ ban sẽ kiên trì trong mọi hoạt động, và làm việc hoàn toàn không thiên vị! Tôi hết sức băn khoăn trong việc theo dõi diễn tiến bi thảm của cuộc khủng hoảng sau kỳ bầu cử tại quốc gia của qúy vị. Cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng đến sự an hoà trong xã hội và đưa dẫn đến những chia rẽ hiện tại. Vì sự an vui của tất cả mọi người dân, mong rằng nước Côte d’Ivoire sẽ dấn thân một cách cương quyết trên con đường của sự hòa hoãn và việc cổ võ cho phẩm giá con người và tìm lại được sự hiệp nhất quốc gia!”
Đức Thánh Cha ghi nhận: “Đây là con đường hòa giải phải đi theo vì toàn thể Phi Châu và thế giới đang theo dõi quý vị một cách chú tâm và tin tưởng.”
Trước tình trạng của “các vị phạm trầm trọng đến nhân quyền của con người” và “rất nhiều sinh linh đã thiệt mạng”, trong lịch sử gần đây của quốc gia “, Đức Thánh Cha khuyến khích “các sáng kiến và dự án đưa dẫn đến hòa bình và công lý.” Ngài mời gọi “xin đừng hãi sợ nêu lên sự thật về những tội ác và tất cả mọi sự vi phạm nhân quyền mọi người.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh: “Cuộc sống chung và sự hòa điệu sẽ chỉ có thể được thực hiện qua việc tìm kiếm chân lý và công lý. Sự sống chung này chỉ có được khi tôn trọng những quyền lợi bất khả xâm phạm của người khác, chính là một người khác như chính tôi, cũng như khi hiểu biết và tôn trọng đặc tính thiêng liêng của tất cả đời sống con người. Vì mọi đời sống đều đến từ Thiên Chúa, dù lớn hay nhỏ, giầu hay nghèo; một sự thiệt hại đến một nhân mạng đều là một thảm kịch, nhất là khi chính con người lại là thủ phạm.”
Ngoài ra, Đức Thánh Cha khuyến khích “một chính phủ trong sạch và có trách nhiệm”, và ngài ngợi khen “những quy luật về cách hành xử tốt đẹp của các thành viên trong chính phủ” đã được thông qua tháng Tám vừa qua.
Đức Thánh Cha nhắc lại về nguyên tắc của việc tìm kiếm lợi ích chung: “Muốn thể hiện lợi ích chung, phải có sự cứng rắn, công bình và trong sạch trong việc thi hành những tiện ích công cộng. Bổn phận của những chính trị gia là phải vận động hết mọi phương tiện để cho những tài sản của quốc gia sẽ được phân phối đồng đều cho mọi người công dân.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng kêu gọi cho có tự do tôn giáo, và cho các trường học, các cơ sở đào tạo Công Giáo: ngài thấy “lãnh vực giáo dục” là một trong những “ưu tiên để xây dựng nước Côte d'Ivoire cho tương lai.”
Rôme, Thứ sáu 4 tháng 11, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI kêu gọi sự hiệp nhất quốc gia, sự hòa giải và hòa bình tại Côte d’Ivoire. Đức Thánh Cha nhận xét: điều này rất quan trọng cho quốc gia này và cho toàn thể Phi Châu và thế giới.
Đức Thánh Cha Benedict đã tiếp kiến tân đại sứ Côte d'Ivoire tại Tòa Thánh ngày thứ sáu 4 tháng 11. Ông Joseph Tebah-Klah đã đến trình uỷ nhiệm thư.
Đức Thánh Cha Benedict XVI kêu gọi cho có sự hòa giải, phù hợp với chủ đề của Thượng Hội Đồng các Giám Mục Phi Châu, và tông huấn hậu thượng hội đồng ngài sẽ trao cho các giám mục Phi Châu trong chuyến tông du sắp tới tại Bénin (18-20 tháng 11).
Đức Thánh Cha đã hoan nghênh “việc thành lập Ủy Ban Đối Thoại-Chân Lý-Hòa Giải (Commission Dialogue-Vérité-Réconciliation)”. Ngài nói: “Mong rằng uỷ ban sẽ kiên trì trong mọi hoạt động, và làm việc hoàn toàn không thiên vị! Tôi hết sức băn khoăn trong việc theo dõi diễn tiến bi thảm của cuộc khủng hoảng sau kỳ bầu cử tại quốc gia của qúy vị. Cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng đến sự an hoà trong xã hội và đưa dẫn đến những chia rẽ hiện tại. Vì sự an vui của tất cả mọi người dân, mong rằng nước Côte d’Ivoire sẽ dấn thân một cách cương quyết trên con đường của sự hòa hoãn và việc cổ võ cho phẩm giá con người và tìm lại được sự hiệp nhất quốc gia!”
Đức Thánh Cha ghi nhận: “Đây là con đường hòa giải phải đi theo vì toàn thể Phi Châu và thế giới đang theo dõi quý vị một cách chú tâm và tin tưởng.”
Trước tình trạng của “các vị phạm trầm trọng đến nhân quyền của con người” và “rất nhiều sinh linh đã thiệt mạng”, trong lịch sử gần đây của quốc gia “, Đức Thánh Cha khuyến khích “các sáng kiến và dự án đưa dẫn đến hòa bình và công lý.” Ngài mời gọi “xin đừng hãi sợ nêu lên sự thật về những tội ác và tất cả mọi sự vi phạm nhân quyền mọi người.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh: “Cuộc sống chung và sự hòa điệu sẽ chỉ có thể được thực hiện qua việc tìm kiếm chân lý và công lý. Sự sống chung này chỉ có được khi tôn trọng những quyền lợi bất khả xâm phạm của người khác, chính là một người khác như chính tôi, cũng như khi hiểu biết và tôn trọng đặc tính thiêng liêng của tất cả đời sống con người. Vì mọi đời sống đều đến từ Thiên Chúa, dù lớn hay nhỏ, giầu hay nghèo; một sự thiệt hại đến một nhân mạng đều là một thảm kịch, nhất là khi chính con người lại là thủ phạm.”
Ngoài ra, Đức Thánh Cha khuyến khích “một chính phủ trong sạch và có trách nhiệm”, và ngài ngợi khen “những quy luật về cách hành xử tốt đẹp của các thành viên trong chính phủ” đã được thông qua tháng Tám vừa qua.
Đức Thánh Cha nhắc lại về nguyên tắc của việc tìm kiếm lợi ích chung: “Muốn thể hiện lợi ích chung, phải có sự cứng rắn, công bình và trong sạch trong việc thi hành những tiện ích công cộng. Bổn phận của những chính trị gia là phải vận động hết mọi phương tiện để cho những tài sản của quốc gia sẽ được phân phối đồng đều cho mọi người công dân.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng kêu gọi cho có tự do tôn giáo, và cho các trường học, các cơ sở đào tạo Công Giáo: ngài thấy “lãnh vực giáo dục” là một trong những “ưu tiên để xây dựng nước Côte d'Ivoire cho tương lai.”
Top Stories
Thailande: L’Eglise catholique participe à l’accueil des travailleurs migrants mis au chômage forcé du fait des inondations
Eglises d'Asie
07:38 04/11/2011
Tandis que les pires inondations que le pays a connues depuis un demi-siècle touchent trente des soixante dix-sept provinces du royaume, des initiatives, auxquelles participe l’Eglise catholique, se mettent en place afin de venir en aide à une population particulièrement vulnérable en cette période de crise, celle des travailleurs migrants.
« Les travailleurs thaïlandais ont pu retourner dans leurs provinces d’origine ou bien se réfugier chez des proches. Les immigrés, eux, n’ont nulle part où aller », explique le P. Prasit Rujirat, directeur du centre d’action sociale du diocèse de Ratchaburi, situé à l’ouest de Bangkok. Il ajoute : « Souvent, ces migrants n’osent pas se manifester auprès des différents centres de secours mis en place par les ONG ou les autorités. Ils craignent la barrière de la langue et ils redoutent d’être en butte à une hostilité plus ou moins directement exprimée à leur encontre. »
Dans les environs de Bangkok comme dans la partie centrale du pays, la montée des eaux a très gravement perturbé le fonctionnement de l’économie. La presse internationale s’est fait l’écho des risques qui pèsent désormais sur l’approvisionnement en disques durs de l’industrie informatique mondiale ou bien encore de l’arrêt des chaînes de montage automobile des sociétés japonaises implantées en Thaïlande. Que ce soit dans ces usines ou dans des ateliers de sous-traitance, les travailleurs migrants étaient nombreux à avoir trouvé du travail dans le royaume. Outre les Birmans, dont le nombre est estimé entre un et deux millions, de nombreux Laotiens et Cambodgiens étaient venus, souvent de manière illégale, trouver à s’employer en Thaïlande.
A une cinquantaine de kilomètres de Bangkok, dans la ville de Sam Phran, les bâtiments de l’école Raikhing Wittaya ont été réquisitionnés (les classes ayant par ailleurs été suspendues jusqu’à ce que la décrue ait commencé) pour abriter un centre spécialement destiné à l’accueil des travailleurs immigrés. L’initiative, à laquelle ont pris part les pouvoirs publics et plusieurs ONG, dont la Caritas thaïlandaise, se veut exemplaire : qu’ils soient en situation régulière ou qu’ils n’aient pas de papiers, tous les travailleurs migrants sont accueillis et des interprètes ont été embauchés pour faciliter leurs démarches.
Jirawat Chenphasuk, coordinateur des programmes de Caritas Thailand, explique que les ONG se sont réparties les tâches pour assurer le bon fonctionnement du centre. « La Caritas fournit du lait et des compléments alimentaires pour les enfants tandis que l’archidiocèse de Bangkok achemine de l’eau, du riz et de la viande », précise-t-il.
Selon le directeur du centre, Chokchai Srithong, 560 travailleurs immigrés se sont abrités dans les locaux de l’école Raikhing Wittaya. La plupart travaillaient dans des ateliers et des usines aujourd’hui inondées des provinces voisines d’Ayutthaya et de Pathum Thani. Outre le gîte et le couvert, ils trouvent également dans ce lieu d’accueil la possibilité de passer un examen de santé mais aussi de se détendre ; un salon de coiffure a été improvisé sur place et des activités sportives ont été organisées.
Le 2 novembre, le ministre du Travail Padermchai Sasomsap a rendu visite au centre et a salué l’initiative. Il a notamment déclaré que son administration favoriserait l’emploi de travailleurs migrants pour des travaux temporaires destinés à juguler les inondations et au nécessaire nettoyage qui suivra le retrait des eaux. « Cent cinquante migrants ont déjà reçu une affectation pour un emploi temporaire. Et, quant à ceux qui voudraient repartir dans leur pays, nous ferons en sorte qu’ils puissent entrer en contact avec leurs ambassades respectives », a-t-il assuré.
Venu de Birmanie, Pan Lai avait trouvé un travail dans la périphérie d’Ayutthaya. Interrogé par l’agence Ucanews (1), il témoigne : « Quand notre usine a été inondée, je n’ai pas voulu demander de l’aide auprès du centre local de secours. Les Thaïs étaient très nombreux à faire la queue et j’ai eu peur qu’ils ne veuillent pas que des gens comme nous, des Birmans, soyons parmi eux. Ici au centre, nous ne rencontrons pas ce type de problème et on prend soin de nous. »
(1) Ucanews, 4 novembre 2011.
(Source: Eglises d'Asie, 4 novembre 2011)
« Les travailleurs thaïlandais ont pu retourner dans leurs provinces d’origine ou bien se réfugier chez des proches. Les immigrés, eux, n’ont nulle part où aller », explique le P. Prasit Rujirat, directeur du centre d’action sociale du diocèse de Ratchaburi, situé à l’ouest de Bangkok. Il ajoute : « Souvent, ces migrants n’osent pas se manifester auprès des différents centres de secours mis en place par les ONG ou les autorités. Ils craignent la barrière de la langue et ils redoutent d’être en butte à une hostilité plus ou moins directement exprimée à leur encontre. »
Dans les environs de Bangkok comme dans la partie centrale du pays, la montée des eaux a très gravement perturbé le fonctionnement de l’économie. La presse internationale s’est fait l’écho des risques qui pèsent désormais sur l’approvisionnement en disques durs de l’industrie informatique mondiale ou bien encore de l’arrêt des chaînes de montage automobile des sociétés japonaises implantées en Thaïlande. Que ce soit dans ces usines ou dans des ateliers de sous-traitance, les travailleurs migrants étaient nombreux à avoir trouvé du travail dans le royaume. Outre les Birmans, dont le nombre est estimé entre un et deux millions, de nombreux Laotiens et Cambodgiens étaient venus, souvent de manière illégale, trouver à s’employer en Thaïlande.
A une cinquantaine de kilomètres de Bangkok, dans la ville de Sam Phran, les bâtiments de l’école Raikhing Wittaya ont été réquisitionnés (les classes ayant par ailleurs été suspendues jusqu’à ce que la décrue ait commencé) pour abriter un centre spécialement destiné à l’accueil des travailleurs immigrés. L’initiative, à laquelle ont pris part les pouvoirs publics et plusieurs ONG, dont la Caritas thaïlandaise, se veut exemplaire : qu’ils soient en situation régulière ou qu’ils n’aient pas de papiers, tous les travailleurs migrants sont accueillis et des interprètes ont été embauchés pour faciliter leurs démarches.
Jirawat Chenphasuk, coordinateur des programmes de Caritas Thailand, explique que les ONG se sont réparties les tâches pour assurer le bon fonctionnement du centre. « La Caritas fournit du lait et des compléments alimentaires pour les enfants tandis que l’archidiocèse de Bangkok achemine de l’eau, du riz et de la viande », précise-t-il.
Selon le directeur du centre, Chokchai Srithong, 560 travailleurs immigrés se sont abrités dans les locaux de l’école Raikhing Wittaya. La plupart travaillaient dans des ateliers et des usines aujourd’hui inondées des provinces voisines d’Ayutthaya et de Pathum Thani. Outre le gîte et le couvert, ils trouvent également dans ce lieu d’accueil la possibilité de passer un examen de santé mais aussi de se détendre ; un salon de coiffure a été improvisé sur place et des activités sportives ont été organisées.
Le 2 novembre, le ministre du Travail Padermchai Sasomsap a rendu visite au centre et a salué l’initiative. Il a notamment déclaré que son administration favoriserait l’emploi de travailleurs migrants pour des travaux temporaires destinés à juguler les inondations et au nécessaire nettoyage qui suivra le retrait des eaux. « Cent cinquante migrants ont déjà reçu une affectation pour un emploi temporaire. Et, quant à ceux qui voudraient repartir dans leur pays, nous ferons en sorte qu’ils puissent entrer en contact avec leurs ambassades respectives », a-t-il assuré.
Venu de Birmanie, Pan Lai avait trouvé un travail dans la périphérie d’Ayutthaya. Interrogé par l’agence Ucanews (1), il témoigne : « Quand notre usine a été inondée, je n’ai pas voulu demander de l’aide auprès du centre local de secours. Les Thaïs étaient très nombreux à faire la queue et j’ai eu peur qu’ils ne veuillent pas que des gens comme nous, des Birmans, soyons parmi eux. Ici au centre, nous ne rencontrons pas ce type de problème et on prend soin de nous. »
(1) Ucanews, 4 novembre 2011.
(Source: Eglises d'Asie, 4 novembre 2011)
Hanoi Redemptorist Monastery attacked in broad day light
VietCatholic Network
10:26 04/11/2011
To our brothers and sisters in Christ,
To journalists around the world and those of good wills,
We would like to report to you a serious attack against Redemptorists by the Vietnamese government on the Third of November. It is the latest episode of a series of ongoing persecutions against the Catholic Church in Vietnam.
"Hundreds of police, militiamen, and thugs, who yelled, smashed everything on their way in, threw stones into our monastery, and shattered the gate of the monastery," Hanoi Redemptorist Community reported, emphasizing that everything happened in broad day light.
“The incident happened at 14:45 on Nov. 3 when hundreds of police, militiamen, professionally trained dogs and hired thugs, along with state-run television crews, attacked our people and ransacked our monastery,” wrote Fr. Joseph Nguyen Van Phuong in his statement released on Nov. 4.
Fr. John Luu Ngoc Quynh, Bro.Vincent Vu Van Bang, and Bro. Nguyen Van Tang were among several who were physically and verbally assaulted when they tried to stop the thugs from smashing the monastery's gate. Their rude intrusion seemed to be premeditated since the church was deserted, as usual, during the noon hours.
After getting inside the monastery, the thugs attacked Fr. Pham Xuan Loc who tried to stop their acts of blasphemy.
Church bells were rung to summon nearby others to come to the monastery's rescue. Thugs withdrew immediately with the backing of police and militiamen when thousands of Catholics and nearby parish priests rushed to the site of the violence.
This is the third time local government forces had attacked and ransacked Hanoi Redemptorist Monastery. It happened in broad day light whilst the first two occurred late at night.
On Sunday Sep. 21, 2008 the monastery's chapel was ransacked with statues destroyed, and books torn to pieces. In addition, "the gang yelled out slogans threatening to kill priests, religious, faithful and even our archbishop,” wrote Fr. Matthew Vu Khoi Phung, Superior of Hanoi Redemptorist Monastery in a protest letter sent to People's Committee of Hanoi City and police agencies of Hanoi and Dong Da district, referring to then Archbishop of Hanoi Joseph Ngo Quang Kiet.
As a response to his complaint, on Nov. 11, a second attack came by an even larger crowd of thugs. A stern message was sent to the vulnerable religious order and parish who were long considered as one of the biggest "thorn in the flesh" of the government.
For years, Redemptorist priests and their faithful have requested for the requisition of their land illegally seized by the state.
On Jan. 6, 2008, parishioners protested a State plan to sell their land to private estate developers for profit. In response, after a series of attacks, arrests and even putting on trials against parishioners, the government hastily converted the land into a public park.
Another piece of land in dispute, which is the main focus now, is the Lake Ba Giang. Initially, authorities planned to sell piece by piece to private estate developers. The plan has been faced with relentless protest and criticism by the religious community. Now, to take revenge, the government has announced a plan to turn it into a wasted water treatment plant, a dangerous move to the environment surrounding the area where tens of thousands of parishioners live and worship.
Having trembled on their legal aspiration, the government is now seeking the only solution they seem to be in favour of: openly persecutes them. In fact, the attack on Nov. 3 has happened after a month-long media campaign against the Redemptorists since August when the local authorities rekindled the same old defamation tactics to terrorize both the religious and the laity: using the monopoly media outlets to distort the truth about the dispute between the Church and the State; on the other hand they would install electronic megaphones at strategic positions around the church in order to disrupt the solemn masses and religious activities and show disrespect to the parishioners and the religious men inside the monastery.
Please pray for the Church in Vietnam in this time of challenges and help raise international attention to this ongoing persecution.
Thank you and God Bless You All
To journalists around the world and those of good wills,
We would like to report to you a serious attack against Redemptorists by the Vietnamese government on the Third of November. It is the latest episode of a series of ongoing persecutions against the Catholic Church in Vietnam.
"Hundreds of police, militiamen, and thugs, who yelled, smashed everything on their way in, threw stones into our monastery, and shattered the gate of the monastery," Hanoi Redemptorist Community reported, emphasizing that everything happened in broad day light.
“The incident happened at 14:45 on Nov. 3 when hundreds of police, militiamen, professionally trained dogs and hired thugs, along with state-run television crews, attacked our people and ransacked our monastery,” wrote Fr. Joseph Nguyen Van Phuong in his statement released on Nov. 4.
Fr. John Luu Ngoc Quynh, Bro.Vincent Vu Van Bang, and Bro. Nguyen Van Tang were among several who were physically and verbally assaulted when they tried to stop the thugs from smashing the monastery's gate. Their rude intrusion seemed to be premeditated since the church was deserted, as usual, during the noon hours.
After getting inside the monastery, the thugs attacked Fr. Pham Xuan Loc who tried to stop their acts of blasphemy.
Church bells were rung to summon nearby others to come to the monastery's rescue. Thugs withdrew immediately with the backing of police and militiamen when thousands of Catholics and nearby parish priests rushed to the site of the violence.
This is the third time local government forces had attacked and ransacked Hanoi Redemptorist Monastery. It happened in broad day light whilst the first two occurred late at night.
On Sunday Sep. 21, 2008 the monastery's chapel was ransacked with statues destroyed, and books torn to pieces. In addition, "the gang yelled out slogans threatening to kill priests, religious, faithful and even our archbishop,” wrote Fr. Matthew Vu Khoi Phung, Superior of Hanoi Redemptorist Monastery in a protest letter sent to People's Committee of Hanoi City and police agencies of Hanoi and Dong Da district, referring to then Archbishop of Hanoi Joseph Ngo Quang Kiet.
As a response to his complaint, on Nov. 11, a second attack came by an even larger crowd of thugs. A stern message was sent to the vulnerable religious order and parish who were long considered as one of the biggest "thorn in the flesh" of the government.
For years, Redemptorist priests and their faithful have requested for the requisition of their land illegally seized by the state.
On Jan. 6, 2008, parishioners protested a State plan to sell their land to private estate developers for profit. In response, after a series of attacks, arrests and even putting on trials against parishioners, the government hastily converted the land into a public park.
Another piece of land in dispute, which is the main focus now, is the Lake Ba Giang. Initially, authorities planned to sell piece by piece to private estate developers. The plan has been faced with relentless protest and criticism by the religious community. Now, to take revenge, the government has announced a plan to turn it into a wasted water treatment plant, a dangerous move to the environment surrounding the area where tens of thousands of parishioners live and worship.
Having trembled on their legal aspiration, the government is now seeking the only solution they seem to be in favour of: openly persecutes them. In fact, the attack on Nov. 3 has happened after a month-long media campaign against the Redemptorists since August when the local authorities rekindled the same old defamation tactics to terrorize both the religious and the laity: using the monopoly media outlets to distort the truth about the dispute between the Church and the State; on the other hand they would install electronic megaphones at strategic positions around the church in order to disrupt the solemn masses and religious activities and show disrespect to the parishioners and the religious men inside the monastery.
Please pray for the Church in Vietnam in this time of challenges and help raise international attention to this ongoing persecution.
Thank you and God Bless You All
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Cung hiến Nhà thờ giáo xứ Kim Trung, Phát Diện
Kim Trung
10:48 04/11/2011
Thánh lễ Cung hiến Nhà thờ giáo xứ Kim Trung
Sáng ngày 31 tháng 10 năm 2011, con đường dọc theo các giáo xứ trong hạt Văn Hải (giáo phận Phát Diệm) đổ ra vùng bãi bồi của Huyện Kim Sơn nhộn nhịp và tấp nập hơn hẳn những ngày thường. Từng lớp người đang đổ dồn về giáo xứ Kim Trung để mừng một sự kiện trọng đại có ý nghĩa không chỉ cho giáo dân địa phương mà còn là tin vui cho toàn giáo phận Phát Diệm. Đó là thánh lễ khánh thành và Cung hiến Nhà thờ giáo xứ Kim Trung.
Xem hình
Theo lời giới thiệu của cha xứ, giáo xứ Kim Trung được thành lập năm 2006 với bốn giáo họ: Kim Đông, Kim Hải, Kim Tạo, Kim Trung. Kể từ khi được thành lập, giáo xứ đã khẩn trương xúc tiến việc xây dựng nhà thờ giáo xứ. Và trong thời gian hơn 4 năm xây dựng, giáo xứ không ngừng nỗ lực hi sinh với ước mơ sớm có ngôi nhà thờ khang trang để làm nơi thờ phượng Chúa cho xứng đáng. Đến nay công trình này cơ bản đã hoàn thành. Và thánh lễ Cung hiến và khánh thành Nhà thờ hôm nay mang niềm vui lớn lao đánh dấu cho sự hoàn tất đó.
Vui mừng bởi theo lời của Đức cha Giuse, giám mục giáo phận nói trong thánh lễ Cung hiến: “cách đây hai trăm năm không ai nghĩ rằng tại vùng Kim Sơn lại có ngôi nhà thờ Phát Diệm nổi tiếng như vậy và cách đây 6 năm ít ai nghĩ rằng tại vùng đất bồi Kim Trung này lại có được ngôi nhà thờ khang trang như hôm nay”. Nhà thờ này, kết quả của gần 50 tháng xây dựng, đồng thời cũng là thành quả của rất nhiều những tấm lòng hảo tâm giúp công giúp của, giúp cầu nguyện, động viên, hôm nay như đang được phô diễn trọn vẹn vẻ đẹp độc đáo của mình. Khi chiêm ngưỡng ngôi thánh đường, nhiều người không khỏi ngạc nhiên và đưa ra lời nhận xét: ngôi thánh đường này mang nhiều dáng dấp của lối kiến trúc Rôma! Ngọn tháp vút cao giữa vùng đất mênh mông của vùng bãi bồi như tỏa ra một từ trường đang thu hút dòng người từ các hướng tấp nập đổ dồn về khuôn viên nhà thờ giáo xứ. Dưới ánh nắng vàng của tiết trời cuối thu, nét mặt hớn hở của giáo dân chủ nhà cũng như khách mời trong và ngoài giáo phận đang rực sáng như chứng từ của một sức sống đức tin mãnh liệt đang bừng lên .
Vui sướng và tạ ơn không chỉ là tâm tình đặc biệt của anh chị em giáo dân xứ Kim Trung nhưng còn là của tất cả những ai tham dự thánh lễ Cung hiến hôm nay. Ngay từ sáng sớm, mọi thành phần dân Chúa của giáo xứ đã tề tựu nơi khuôn viên thánh đường để chuẩn bị chào đón Đức Cha Giuse, quí Cha, quý nam nữ tu sĩ, chủng sinh và quí khách trong cũng như ngoài giáo phận.
Đúng 9h30, trong tiếng trống rộn ràng, trong tiếng hát vui mừng và tha thiết của Ca đoàn, trong tiếng kèn hùng tráng, đoàn đồng tế từ khuôn viên nhà xứ tiến vào thánh đường để cử hành thánh lễ Cung hiến do Đức cha Giuse chủ sự.
Cộng đoàn phụng vụ thật trang nghiêm, sốt sắng nhất là khi nghe Đức Giám Mục đọc lời nguyện cung hiến: “…xin cũng cho nơi đây (Thánh đường), kẻ nghèo gặp được lòng thương xót, người áp bức tìm được tự do và mọi người mặc được phẩm giá của con cái Chúa, cho đến ngày họ sung sướng đạt tới Giêrusalem trên trời”. Và sau khi xức dầu bàn thờ và tường nhà thờ xong, Đức Giám Mục tiến đến bàn thờ, bỏ hương vào lò than rồi đọc: “ Lạy Chúa, xin cho lời nguyện cầu của chúng con bay lên trước tôn nhan như hương thơm nghi ngút; và như nhà này đầy mùi thơm thế nào, xin cho Hội Thánh Chúa cũng tỏa hương thơm Đức Kitô như vậy”.
Sau lời nguyện hiệp lễ, vị đại diện giáo xứ đã dâng lời tạ ơn Chúa, tri ân Đức Cha, quí cha và quí ân nhân xa gần đã giúp đỡ giáo xứ xây dựng được ngôi thánh đường khang trang này.
Thánh lễ Cung hiến Nhà thờ giáo xứ Kim Trung đã kết thúc trong niềm vui của mọi người. Tuy nhiên, ấn tượng sâu đậm và ý nghĩa sau khi tham dự thánh lễ này chính là lời nhắn nhủ của Đức cha giáo phận trong bài giảng: Ngôi thánh đường vật chất đẹp lộng lẫy là rất quý, nhưng chính mỗi người anh chị em phải trở thành đền thờ sống động của Chúa Thánh Thần. Đó là gia sản vô giá để lại cho thế hệ mai sau.
CTV giáo xứ Kim Trung
Sáng ngày 31 tháng 10 năm 2011, con đường dọc theo các giáo xứ trong hạt Văn Hải (giáo phận Phát Diệm) đổ ra vùng bãi bồi của Huyện Kim Sơn nhộn nhịp và tấp nập hơn hẳn những ngày thường. Từng lớp người đang đổ dồn về giáo xứ Kim Trung để mừng một sự kiện trọng đại có ý nghĩa không chỉ cho giáo dân địa phương mà còn là tin vui cho toàn giáo phận Phát Diệm. Đó là thánh lễ khánh thành và Cung hiến Nhà thờ giáo xứ Kim Trung.
Xem hình
Theo lời giới thiệu của cha xứ, giáo xứ Kim Trung được thành lập năm 2006 với bốn giáo họ: Kim Đông, Kim Hải, Kim Tạo, Kim Trung. Kể từ khi được thành lập, giáo xứ đã khẩn trương xúc tiến việc xây dựng nhà thờ giáo xứ. Và trong thời gian hơn 4 năm xây dựng, giáo xứ không ngừng nỗ lực hi sinh với ước mơ sớm có ngôi nhà thờ khang trang để làm nơi thờ phượng Chúa cho xứng đáng. Đến nay công trình này cơ bản đã hoàn thành. Và thánh lễ Cung hiến và khánh thành Nhà thờ hôm nay mang niềm vui lớn lao đánh dấu cho sự hoàn tất đó.
Vui mừng bởi theo lời của Đức cha Giuse, giám mục giáo phận nói trong thánh lễ Cung hiến: “cách đây hai trăm năm không ai nghĩ rằng tại vùng Kim Sơn lại có ngôi nhà thờ Phát Diệm nổi tiếng như vậy và cách đây 6 năm ít ai nghĩ rằng tại vùng đất bồi Kim Trung này lại có được ngôi nhà thờ khang trang như hôm nay”. Nhà thờ này, kết quả của gần 50 tháng xây dựng, đồng thời cũng là thành quả của rất nhiều những tấm lòng hảo tâm giúp công giúp của, giúp cầu nguyện, động viên, hôm nay như đang được phô diễn trọn vẹn vẻ đẹp độc đáo của mình. Khi chiêm ngưỡng ngôi thánh đường, nhiều người không khỏi ngạc nhiên và đưa ra lời nhận xét: ngôi thánh đường này mang nhiều dáng dấp của lối kiến trúc Rôma! Ngọn tháp vút cao giữa vùng đất mênh mông của vùng bãi bồi như tỏa ra một từ trường đang thu hút dòng người từ các hướng tấp nập đổ dồn về khuôn viên nhà thờ giáo xứ. Dưới ánh nắng vàng của tiết trời cuối thu, nét mặt hớn hở của giáo dân chủ nhà cũng như khách mời trong và ngoài giáo phận đang rực sáng như chứng từ của một sức sống đức tin mãnh liệt đang bừng lên .
Vui sướng và tạ ơn không chỉ là tâm tình đặc biệt của anh chị em giáo dân xứ Kim Trung nhưng còn là của tất cả những ai tham dự thánh lễ Cung hiến hôm nay. Ngay từ sáng sớm, mọi thành phần dân Chúa của giáo xứ đã tề tựu nơi khuôn viên thánh đường để chuẩn bị chào đón Đức Cha Giuse, quí Cha, quý nam nữ tu sĩ, chủng sinh và quí khách trong cũng như ngoài giáo phận.
Đúng 9h30, trong tiếng trống rộn ràng, trong tiếng hát vui mừng và tha thiết của Ca đoàn, trong tiếng kèn hùng tráng, đoàn đồng tế từ khuôn viên nhà xứ tiến vào thánh đường để cử hành thánh lễ Cung hiến do Đức cha Giuse chủ sự.
Cộng đoàn phụng vụ thật trang nghiêm, sốt sắng nhất là khi nghe Đức Giám Mục đọc lời nguyện cung hiến: “…xin cũng cho nơi đây (Thánh đường), kẻ nghèo gặp được lòng thương xót, người áp bức tìm được tự do và mọi người mặc được phẩm giá của con cái Chúa, cho đến ngày họ sung sướng đạt tới Giêrusalem trên trời”. Và sau khi xức dầu bàn thờ và tường nhà thờ xong, Đức Giám Mục tiến đến bàn thờ, bỏ hương vào lò than rồi đọc: “ Lạy Chúa, xin cho lời nguyện cầu của chúng con bay lên trước tôn nhan như hương thơm nghi ngút; và như nhà này đầy mùi thơm thế nào, xin cho Hội Thánh Chúa cũng tỏa hương thơm Đức Kitô như vậy”.
Sau lời nguyện hiệp lễ, vị đại diện giáo xứ đã dâng lời tạ ơn Chúa, tri ân Đức Cha, quí cha và quí ân nhân xa gần đã giúp đỡ giáo xứ xây dựng được ngôi thánh đường khang trang này.
Thánh lễ Cung hiến Nhà thờ giáo xứ Kim Trung đã kết thúc trong niềm vui của mọi người. Tuy nhiên, ấn tượng sâu đậm và ý nghĩa sau khi tham dự thánh lễ này chính là lời nhắn nhủ của Đức cha giáo phận trong bài giảng: Ngôi thánh đường vật chất đẹp lộng lẫy là rất quý, nhưng chính mỗi người anh chị em phải trở thành đền thờ sống động của Chúa Thánh Thần. Đó là gia sản vô giá để lại cho thế hệ mai sau.
CTV giáo xứ Kim Trung
Chương Trình Truyền Hình các Thánh Lễ trên Trang Giáo Xứ Các Tử Đạo VN tại Virginia
LM Nguyễn Đức Vượng
10:48 04/11/2011
Chương Trình Truyền Hình Live Online các Thánh Lễ tại Giáo Xứ CTTĐVN Virginia |
Kính thưa quý Cụ, quý Ông Bà và Anh Chị Em.
Để đáp ứng nhu cầu của:
1. Những gia đình mất đi người thân tại Giáo xứ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Giáo phận Arlington, mà gia quyến thì ở khắp nơi không thể hiện diện để dâng các thánh lễ đưa chân, phát tang hay an táng.
2. Những đám cưới mà người thân ở xa không đến tham dự được.
3. Những gia đình có người thân đang bị bệnh tật, già cả nằm trên giường bệnh tại gia đình hay tại bệnh viện không thể đến thánh đường dự lễ được.
4. Những người xin lễ nhưng không đến tham dự nhưng lại muốn thông công trong giờ lễ đã xin trong tuần lúc 7 giờ tối hoặc 8 giờ sáng.
5. Những người vì vất vả công việc làm ăn không thể đến tham dự lễ mà muốn hiệp thông lắng nghe Lời Chúa, trong thánh lễ lúc 8 giờ sáng, đọc kinh thần vụ ngay sau lễ; buổi chiều thánh lễ và kinh tối để rước lễ thiêng liêng.
6. Cho các thân nhân gần xa mà chúng ta là những người giáo dân trong giáo xứ muốn họ biết đến những sinh hoạt trong Giáo xứ.
Chính vì những nhu cầu này mà chúng con đã được một nhóm thiện nguyện viên đặc biệt là Anh Mai Thọ Triều đã giúp đỡ hình thành một hệ thống quay phim trực tiếp tất cả các Thánh lễ Chúa nhật: 6 giờ chiều thứ bảy (lễ Thiếu nhi). 6g 30 sáng, 8 g sáng, 10 giờ sáng, 12 giờ trưa, 5 giờ chiều, 9 giờ tối, lễ ngày thường: sáng 8 giờ, và chiều lúc 7 giờ hàng ngày lúc bắt đầu từ thánh lễ đến hết kinh tối và những thánh lễ đặc biệt khác khi quý vị yêu cầu.
Bắt đầu vào ngày 1/11/2011 chương trình truyền hình Đức Tin Bất Khuất trong gia trang của Giáo xứ chúng ta đã được thực hiện. Quý vị chỉ cần vào Gia trang www.cttdva.com và bấm vào chương trình Đức Tin Bất Khuất sẽ có truyền hình trực tiếp để quý vị theo dõi. Xin xem chương trình các thánh lễ trên đây hay trong phần mục vụ của gia trang giáo xứ, và mở máy vi tính vào giờ điạ phương tương đương với giờ Miền Tây Hoa Kỳ để theo dõi:
Xin Đức Trinh Nữ Maria, các Thánh Tử Đạo Việt Nam bầu cử cùng Chúa chúc lành cho chương trình này để ngày càng nhiều người hơn được thông hiệp với Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
LM JB Nguyễn Đức Vượng
Thánh Martinô ''Tấm lòng vàng''
Nt. Emmanuel Vũ Thị Hiên
08:04 04/11/2011
BẮC NINH - Nhà Tình Thương Martino Từ Phong trong những ngày này, chị em từ khắp bốn phương, háo hức trở về đây trong ngày lễ quan trọng của các chị, mừng kính thánh bổn mạng Martino, vị Thánh của những “người nghèo” và những người “bất hạnh”; vị thánh đã gìn giữ chị em sinh nở bình an và có điều kiện tốt nhất khi còn tá túc tại Nhà Tình Thương Martino. Trong bầu không khí hân hoan mừng ngày gặp mặt, các sơ phụ trách đã tổ chức cho chị em được ngồi lại với nhau, cùng nhau chia sẻ những cảm nghiệm của từng chị em về cuộc sống trong Nhà Tình Thương cũng như cuộc sống hiện tại của các chị em khi trở về với mái ấm gia đình. Niềm hạnh phúc khôn tả đã không giấu được những giọt nước mắt đầy xúc động của nhiều chị em khi chia sẻ.
Xem hình ảnh
Đúng 17g15 một thánh lễ long trọng đã diễn ra tại căn phòng nhỏ bé của các sơ Đaminh. Thánh lễ mừng kính Thánh Martino - bổn mạng của cộng đoàn và của Nhà Tình Thương Martino được diễn ra trong bầu khí thánh thiêng và cảm động do Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt chủ tế và cùng đồng tế với ngài có các cha: Đaminh Nguyễn Văn Kinh, Giám Đốc Trung Tâm Thánh Mẫu Từ Phong, Cha Đaminh Nguyễn Thế Hiệt Dòng Đaminh, cha Giuse Đinh Đồng Ngôn, cha Phêrô Nguyễn Văn Thuỷ và thầy phó tế, quí chị em trong các cộng đoàn Đaminh, quí ân nhân, quí anh chị trong các nhóm bảo vệ sự sống, quí ban hành giáo, giáo xứ Từ Phong; đặc biệt là sự có mặt đông đủ của quí chị em và các em bé đã được sinh ra và nuôi dưỡng do bàn tay của các sơ Đaminh trong những ngày sinh hoạt ở Nhà Tình Thương.
Mở đầu thánh lễ, đức cha nói lên ý nghĩa của ngày lễ hôm nay, ngài nói: Đây có lẽ là lần đầu tiên ngôi nhà này có sự hiện diện của nhiều người như vậy; bởi vì, chính hôm nay, ngày lễ Thánh martino,ngày 03 tháng 11 năm 2011, Thiên Chúa đã đến và ngự trong nhà này. Một căn phòng đơn sơ nhỏ bé, nhưng với lòng khao khát của chị em mong muốn được ở gần Chúa hơn; rồi ngài nói đến cuộc đời của Thánh Martinô với “Tấm Lòng Vàng”.
Một nhân vật trước con mắt người trần tục, không có địa vị, ngôi thứ, hơn nữa, còn thuộc về hạng người "da đen" hèn hạ! Nhưng trước con mắt linh thiêng của Thiên Chúa, Ngài lại là một nhân vật đáng cho toàn thể nhân loại kính yêu tôn phục, vì lúc bình sinh, Ngài đã dụng tình thi thố lòng quảng đại, bác ái vô biên đối với nhân loại nói chung và những người bệnh hoạn đau khổ nói riêng; Ngài đã bắt chước Thánh PhaoLồ, đồng hóa với những nạn nhân xấu số, để thu hút họ về với Chúa Giêsu (I CorIX, 22), Đấng đã dạy chúng ta phải cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ trần mặc, cho khách đỗ nhờ. Ngài đã giơ tay vỗ về kẻ âu lo, thăm viếng người liệt lão, nâng đỡ kẻ già nua, giúp đỡ người túng thiếu, hàn gắn vết thương lòng cho người cô độc bị áp bức...Đời Ngài có thể tóm trong một câu: Xả kỷ hy sinh, tận tình bác ái! (Trích lời mở đầu trong cuốn “Tấm Lòng Vàng”.
Mừng lễ bổn mạng tại cộng đoàn và Nhà Tình Thương Martinô hôm nay cũng là dịp tốt để các em nhớ đến thánh Bổn mạng của mình. Hơn nữa, qua thánh lễ, các em có cơ hội tỏ lòng biết ơn đối với những tấm lòng hảo tâm, những bàn tay nhân ái đã giúp đỡ các em trong những lúc cùng quẫn nhất.
Ước mong mỗi người chúng ta sẽ là những cánh tay nối dài, những con tim biết yêu thương, những lời cầu nguyện âm thầm để các chị em sớm có cuộc sống bình an, nhất là nơi các em bé không bị tổn thương về bất cứ điều gì.
Kết thúc thánh lễ Đức cha đặt Mình Thánh Chúa để cộng đoàn cùng tham dự giờ Chầu Thánh Thể thật sốt sáng, và sau đó cả cộng đoàn cùng hướng về Toà Thánh Martino để dâng lời kinh tiếng hát tạ ơn vị thánh có “Tấm Lòng Vàng”.
Từ Phong ngày 03/11/2011
Xem hình ảnh
Đúng 17g15 một thánh lễ long trọng đã diễn ra tại căn phòng nhỏ bé của các sơ Đaminh. Thánh lễ mừng kính Thánh Martino - bổn mạng của cộng đoàn và của Nhà Tình Thương Martino được diễn ra trong bầu khí thánh thiêng và cảm động do Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt chủ tế và cùng đồng tế với ngài có các cha: Đaminh Nguyễn Văn Kinh, Giám Đốc Trung Tâm Thánh Mẫu Từ Phong, Cha Đaminh Nguyễn Thế Hiệt Dòng Đaminh, cha Giuse Đinh Đồng Ngôn, cha Phêrô Nguyễn Văn Thuỷ và thầy phó tế, quí chị em trong các cộng đoàn Đaminh, quí ân nhân, quí anh chị trong các nhóm bảo vệ sự sống, quí ban hành giáo, giáo xứ Từ Phong; đặc biệt là sự có mặt đông đủ của quí chị em và các em bé đã được sinh ra và nuôi dưỡng do bàn tay của các sơ Đaminh trong những ngày sinh hoạt ở Nhà Tình Thương.
Mở đầu thánh lễ, đức cha nói lên ý nghĩa của ngày lễ hôm nay, ngài nói: Đây có lẽ là lần đầu tiên ngôi nhà này có sự hiện diện của nhiều người như vậy; bởi vì, chính hôm nay, ngày lễ Thánh martino,ngày 03 tháng 11 năm 2011, Thiên Chúa đã đến và ngự trong nhà này. Một căn phòng đơn sơ nhỏ bé, nhưng với lòng khao khát của chị em mong muốn được ở gần Chúa hơn; rồi ngài nói đến cuộc đời của Thánh Martinô với “Tấm Lòng Vàng”.
Một nhân vật trước con mắt người trần tục, không có địa vị, ngôi thứ, hơn nữa, còn thuộc về hạng người "da đen" hèn hạ! Nhưng trước con mắt linh thiêng của Thiên Chúa, Ngài lại là một nhân vật đáng cho toàn thể nhân loại kính yêu tôn phục, vì lúc bình sinh, Ngài đã dụng tình thi thố lòng quảng đại, bác ái vô biên đối với nhân loại nói chung và những người bệnh hoạn đau khổ nói riêng; Ngài đã bắt chước Thánh PhaoLồ, đồng hóa với những nạn nhân xấu số, để thu hút họ về với Chúa Giêsu (I CorIX, 22), Đấng đã dạy chúng ta phải cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ trần mặc, cho khách đỗ nhờ. Ngài đã giơ tay vỗ về kẻ âu lo, thăm viếng người liệt lão, nâng đỡ kẻ già nua, giúp đỡ người túng thiếu, hàn gắn vết thương lòng cho người cô độc bị áp bức...Đời Ngài có thể tóm trong một câu: Xả kỷ hy sinh, tận tình bác ái! (Trích lời mở đầu trong cuốn “Tấm Lòng Vàng”.
Mừng lễ bổn mạng tại cộng đoàn và Nhà Tình Thương Martinô hôm nay cũng là dịp tốt để các em nhớ đến thánh Bổn mạng của mình. Hơn nữa, qua thánh lễ, các em có cơ hội tỏ lòng biết ơn đối với những tấm lòng hảo tâm, những bàn tay nhân ái đã giúp đỡ các em trong những lúc cùng quẫn nhất.
Ước mong mỗi người chúng ta sẽ là những cánh tay nối dài, những con tim biết yêu thương, những lời cầu nguyện âm thầm để các chị em sớm có cuộc sống bình an, nhất là nơi các em bé không bị tổn thương về bất cứ điều gì.
Kết thúc thánh lễ Đức cha đặt Mình Thánh Chúa để cộng đoàn cùng tham dự giờ Chầu Thánh Thể thật sốt sáng, và sau đó cả cộng đoàn cùng hướng về Toà Thánh Martino để dâng lời kinh tiếng hát tạ ơn vị thánh có “Tấm Lòng Vàng”.
Từ Phong ngày 03/11/2011
Giáo xứ Cồn Thoi, Phát Diệm mừng lễ các thánh
Cồn Thoi
10:47 04/11/2011
Giáo xứ Cồn Thoi, Phát Diệm mừng lễ các thánh
Cùng với toàn thể Giáo Hội mừng đại lễ Các thánh nam nữ trên trời, giáo xứ Cồn Thoi tổ chức thánh lễ và rước kiệu long trọng cung nghinh các thánh.
Từ đầu giờ chiều, giáo dân trong khắp mọi nẻo đường đã rộn ràng về nhà thờ xứ với cờ hiệu của hội đoàn mình. Đặc biệt, các họ đều mang kiệu vàng cùng với tượng Thánh Quan Thầy của họ mình về Nhà thờ xứ để cung nghinh. Không khí thật tưng bừng và tấp nập, làm nổi bật lên ý nghĩa của ngày Đại lễ.
Xem hình
Để hướng lòng giáo dân vào thánh lễ, trước khi bước vào thánh lễ, cha xứ đã nói lên ý nghĩa quan trọng của việc mừng kính các thánh: “Hôm nay chúng ta vui mừng mừng kính trọng thể các thánh nam nữ ở trên trời. Các thánh là những người đã sống theo thánh ý Chúa và hoàn tất trọn vẹn ý Chúa trong cuộc đời của mình. Nay các ngài được Chúa thưởng công trên Thiên Quốc. Ngoài những vị thánh được Giáo Hội tuyên phong và được mừng kính trong lịch còn rất nhiều vị thánh âm thầm khác mà hôm nay Giáo Hội mừng chung một ngày, trong số đó có ông bà tổ tiên của chúng ta nữa…”.
Trong bài giảng lễ, Cha xứ nhấn mạnh đến khía cạnh “dòng dõi các thánh”: “ Mỗi người kitô hữu chúng ta đều thuộc về dòng dõi các thánh. Các thánh đã để cho Chúa vẽ lên tờ giấy cuộc đời mình những nét đẹp của các mối phúc: nét đẹp của nghèo khó, của hiền lành, của sự công chính, của yêu thương, của trong sạch… Là con cháu thuộc dòng dõi các thánh chúng ta đã để cho Chúa vẽ lên tờ giấy cuộc đời chúng ta như thế nào? Tờ giấy cuộc đời chúng ta đã có những nét đẹp nào của các mối phúc chưa?...”. Mọi người nhận thấy các thánh rất gần gũi với mình và cũng có những nét giống mình.
Sau thánh lễ là phần cung nghinh các thánh với kiệu vàng và Thánh Quan Thầy của các giáo họ quanh khuôn viên nhà thờ thật trang nghiêm và sốt sáng.
Ngày đại lễ các thánh kết thúc ngay sau phần cung nghinh các thánh, mọi người ra về lòng tràn đầy niềm vui. Buổi lễ hôm nay đã để lại trong lòng những người tham dự nhiều tâm tình đạo đức. Bài học từ đời sống gương mẫu của các thánh mở ra cho các tín hữu con đường vươn tới đời sống thánh thiện. Mọi người hân hoan vì nhận thấy mình thuộc về “dòng dõi các thánh” và quyết tâm gìn giữ, phát huy gia sản các thánh để lại, đồng thời noi gương các thánh sẵn sàng để cho Chúa vẽ vào tờ giấy cuộc đời mình những nét đẹp của các mối phúc trong cuộc sống hằng ngày, vì “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” .
CTV. giáo xứ Cồn Thoi
Cùng với toàn thể Giáo Hội mừng đại lễ Các thánh nam nữ trên trời, giáo xứ Cồn Thoi tổ chức thánh lễ và rước kiệu long trọng cung nghinh các thánh.
Từ đầu giờ chiều, giáo dân trong khắp mọi nẻo đường đã rộn ràng về nhà thờ xứ với cờ hiệu của hội đoàn mình. Đặc biệt, các họ đều mang kiệu vàng cùng với tượng Thánh Quan Thầy của họ mình về Nhà thờ xứ để cung nghinh. Không khí thật tưng bừng và tấp nập, làm nổi bật lên ý nghĩa của ngày Đại lễ.
Xem hình
Để hướng lòng giáo dân vào thánh lễ, trước khi bước vào thánh lễ, cha xứ đã nói lên ý nghĩa quan trọng của việc mừng kính các thánh: “Hôm nay chúng ta vui mừng mừng kính trọng thể các thánh nam nữ ở trên trời. Các thánh là những người đã sống theo thánh ý Chúa và hoàn tất trọn vẹn ý Chúa trong cuộc đời của mình. Nay các ngài được Chúa thưởng công trên Thiên Quốc. Ngoài những vị thánh được Giáo Hội tuyên phong và được mừng kính trong lịch còn rất nhiều vị thánh âm thầm khác mà hôm nay Giáo Hội mừng chung một ngày, trong số đó có ông bà tổ tiên của chúng ta nữa…”.
Trong bài giảng lễ, Cha xứ nhấn mạnh đến khía cạnh “dòng dõi các thánh”: “ Mỗi người kitô hữu chúng ta đều thuộc về dòng dõi các thánh. Các thánh đã để cho Chúa vẽ lên tờ giấy cuộc đời mình những nét đẹp của các mối phúc: nét đẹp của nghèo khó, của hiền lành, của sự công chính, của yêu thương, của trong sạch… Là con cháu thuộc dòng dõi các thánh chúng ta đã để cho Chúa vẽ lên tờ giấy cuộc đời chúng ta như thế nào? Tờ giấy cuộc đời chúng ta đã có những nét đẹp nào của các mối phúc chưa?...”. Mọi người nhận thấy các thánh rất gần gũi với mình và cũng có những nét giống mình.
Sau thánh lễ là phần cung nghinh các thánh với kiệu vàng và Thánh Quan Thầy của các giáo họ quanh khuôn viên nhà thờ thật trang nghiêm và sốt sáng.
Ngày đại lễ các thánh kết thúc ngay sau phần cung nghinh các thánh, mọi người ra về lòng tràn đầy niềm vui. Buổi lễ hôm nay đã để lại trong lòng những người tham dự nhiều tâm tình đạo đức. Bài học từ đời sống gương mẫu của các thánh mở ra cho các tín hữu con đường vươn tới đời sống thánh thiện. Mọi người hân hoan vì nhận thấy mình thuộc về “dòng dõi các thánh” và quyết tâm gìn giữ, phát huy gia sản các thánh để lại, đồng thời noi gương các thánh sẵn sàng để cho Chúa vẽ vào tờ giấy cuộc đời mình những nét đẹp của các mối phúc trong cuộc sống hằng ngày, vì “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” .
CTV. giáo xứ Cồn Thoi
Văn thư hiệp thông của Đức TGM Hà nội gửi LM chính xứ Thái Hà
LM Alphongsô Phạm Hùng
12:12 04/11/2011
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Báo cáo của cha chính xứ Thái Hà về vụ tấn công ngày 3/11/2011
Lm. Giuse Nguyễn Văn Phượng
02:55 04/11/2011
TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI
HẠT CHÍNH TÒA
GIÁO XỨ THÁI HÀ
180/02 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa. Hà Nội.
Thái Hà, ngày 03 tháng 11 năm 2011
BÁO CÁO TÌNH HÌNH GIÁO XỨ THÁI HÀ
Kính gửi: Đức Tổng Giám Mục Phêrô
Đức Cha Phụ Tá Laurenxô
Cha Giám Tỉnh DCCT Việt Nam
Con là linh mục Giuse Nguyễn Văn Phượng DCCT, chính xứ Giáo xứ Thái Hà, xin kính trình lên hai Đức Cha, cha Giám Tỉỉnh, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em một sự kiện như sau:
Vào lúc 14g45 ngày 03 tháng 11 năm 2011 có một toán khoảng chừng 100 người dân không biết từ đâu ùa vào sân Nhà thờ Giáo xứ Thái Hà cầm 2 loa tay chửi bới các tu sĩ, linh mục. Họ đã xô sát với các linh mục, tu sĩ và giáo dân. Cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh ra gặp gỡ toán dân này thì đã bị một nhóm túm áo cổ xô đẩy và gây hấn ngay trong sân nhà thờ. Thầy Phó tế Vinhsơn Vũ Văn Bằng bị xô sát và thầy Antôn Nguyễn Văn Tặng cũng bị lăng mạ và chửi bới. Họ đã lăng mạ nhiều giáo dân và hăm dọa giết. Đây là đoàn người tự phát và không có ai đứng ra chịu trách nhiệm nhưng lại có sự chuẩn bị đầy đủ máy quay phim chuyên nghiệp, nhiều máy ảnh tác nghiệp trong nội vi Nhà thờ. Trong khi đó cổng Nhà thờ đã có bảng: Nơi trang nghiêm cấm quay phim chụp ảnh nên Cha Phạm Xuân Lộc đã phản ứng. Khi đó liền bị một nhóm người túm cổ áo xô xát. Những người đến chửi bới các linh mục và giáo dân lại là những người miệng đầy mùi rượu. Họ như người say máu đã hung hãn chửi bới và sau đó đã dùng búa tạ đập tung cánh cửa cổng Nhà thờ Thái Hà.
Toán người này không chịu đối thoại với các tu sĩ, linh mục. Chúng con đã cho kéo chuông, đánh trống nhà thờ. Anh chị em giáo dân ở khắp nơi đã kéo đến rất đông. Trong đoàn người ấy, chúng con thấy có cha Quản Hạt Chính Tòa Hà Nội Giacôbê Nguyễn Văn Lý, chính xứ Hàm Long. Đây là một sự nâng đỡ vô cùng lớn lao cho chúng con trong lúc hoạn nạn. Chúng con xin hết lòng cám ơn Cha Quản Hạt, anh chị em giáo dân Giáo xứ Hàm Long cũng như anh chị em giáo dân các Giáo xứ lân cận luôn đồng hành với chúng con. Sau khi anh chị em ở các xứ đạo lận cận đã đến hiệp thông với chúng con, thì đoàn người kia đã tự động rút lui.
Chúng con xin kính trình lên Đức Tổng Phêrô, Đức Cha Phụ Tá Laurenxô, Cha Giám Tỉnh, quý cha, quý tu sĩ và anh chị em trong Tổng Giáo Phận Hà Nội sự kiện vừa xảy ra tại Giáo xứ Thái Hà.
Kính xin Quý Đức Cha, quý cha và mọi người cầu nguyện cho Giáo xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội chúng con.
Chúng con xin chân thành cảm tạ.
Thay mặt các linh mục, tu sĩ DCCT Hà nội và giáo dân giáo xứ Thái Hà
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Phượng,
Chính xứ Thái Hà
HẠT CHÍNH TÒA
GIÁO XỨ THÁI HÀ
180/02 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa. Hà Nội.
Thái Hà, ngày 03 tháng 11 năm 2011
BÁO CÁO TÌNH HÌNH GIÁO XỨ THÁI HÀ
Kính gửi: Đức Tổng Giám Mục Phêrô
Đức Cha Phụ Tá Laurenxô
Cha Giám Tỉnh DCCT Việt Nam
Con là linh mục Giuse Nguyễn Văn Phượng DCCT, chính xứ Giáo xứ Thái Hà, xin kính trình lên hai Đức Cha, cha Giám Tỉỉnh, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em một sự kiện như sau:
Vào lúc 14g45 ngày 03 tháng 11 năm 2011 có một toán khoảng chừng 100 người dân không biết từ đâu ùa vào sân Nhà thờ Giáo xứ Thái Hà cầm 2 loa tay chửi bới các tu sĩ, linh mục. Họ đã xô sát với các linh mục, tu sĩ và giáo dân. Cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh ra gặp gỡ toán dân này thì đã bị một nhóm túm áo cổ xô đẩy và gây hấn ngay trong sân nhà thờ. Thầy Phó tế Vinhsơn Vũ Văn Bằng bị xô sát và thầy Antôn Nguyễn Văn Tặng cũng bị lăng mạ và chửi bới. Họ đã lăng mạ nhiều giáo dân và hăm dọa giết. Đây là đoàn người tự phát và không có ai đứng ra chịu trách nhiệm nhưng lại có sự chuẩn bị đầy đủ máy quay phim chuyên nghiệp, nhiều máy ảnh tác nghiệp trong nội vi Nhà thờ. Trong khi đó cổng Nhà thờ đã có bảng: Nơi trang nghiêm cấm quay phim chụp ảnh nên Cha Phạm Xuân Lộc đã phản ứng. Khi đó liền bị một nhóm người túm cổ áo xô xát. Những người đến chửi bới các linh mục và giáo dân lại là những người miệng đầy mùi rượu. Họ như người say máu đã hung hãn chửi bới và sau đó đã dùng búa tạ đập tung cánh cửa cổng Nhà thờ Thái Hà.
Toán người này không chịu đối thoại với các tu sĩ, linh mục. Chúng con đã cho kéo chuông, đánh trống nhà thờ. Anh chị em giáo dân ở khắp nơi đã kéo đến rất đông. Trong đoàn người ấy, chúng con thấy có cha Quản Hạt Chính Tòa Hà Nội Giacôbê Nguyễn Văn Lý, chính xứ Hàm Long. Đây là một sự nâng đỡ vô cùng lớn lao cho chúng con trong lúc hoạn nạn. Chúng con xin hết lòng cám ơn Cha Quản Hạt, anh chị em giáo dân Giáo xứ Hàm Long cũng như anh chị em giáo dân các Giáo xứ lân cận luôn đồng hành với chúng con. Sau khi anh chị em ở các xứ đạo lận cận đã đến hiệp thông với chúng con, thì đoàn người kia đã tự động rút lui.
Chúng con xin kính trình lên Đức Tổng Phêrô, Đức Cha Phụ Tá Laurenxô, Cha Giám Tỉnh, quý cha, quý tu sĩ và anh chị em trong Tổng Giáo Phận Hà Nội sự kiện vừa xảy ra tại Giáo xứ Thái Hà.
Kính xin Quý Đức Cha, quý cha và mọi người cầu nguyện cho Giáo xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội chúng con.
Chúng con xin chân thành cảm tạ.
Thay mặt các linh mục, tu sĩ DCCT Hà nội và giáo dân giáo xứ Thái Hà
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Phượng,
Chính xứ Thái Hà
Đơn khởi kiện của giáo xứ Thái Hà về vụ tấn công ngày 3/11/2011
Lm. Giuse Nguyễn Văn Phượng
02:58 04/11/2011
Thông Báo
Cáo phó: Nữ tu Maria Nguyễn thị Xuân Vinh đã tạ thế tại Saigòn
Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Bích Thuỷ
08:26 04/11/2011
"Nhờ thánh giá tới ánh sáng vinh quang của Đáng Phục Sinh" (HC 65)
Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp
Trân trọng kính báo : Người chị em chúng con
Nữ tu MARIA NGUYỄN THỊ XUÂN VINH
Sinh ngày 16 tháng 12 năm 1924 tại Phùng Khoang – Hà Đông
Đã an nghỉ trong Chúa lúc 11 giờ 55’ Thứ Sáu, ngày 04 tháng 11 năm 2011
Tại Tu viện Nhà Mẹ, 578 Lê Đức Thọ, Phường 16, Quận Gò Vấp
Hưởng thọ 87 tuổi - Khấn Dòng 69 năm
Nghi thức tẩm liệm : 06 giờ 00’ Thứ Bảy, ngày 05 tháng 11 năm 2011
Nghi thức di quan : 07 giờ 45’ Chúa Nhật, ngày 06 tháng 11 năm 2011
Thánh lễ đồng tế An Táng sẽ được cử hành vào lúc :
8 giờ 00’ Chúa Nhật, ngày 06 tháng 11 năm 2011 tại Nguyện Đường Nhà Mẹ Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp.
Sau đó sẽ được An táng tại nghĩa trang An Dưỡng Viện Phát Diệm, Phường 15, Gò Vấp.
Chúng con kính xin Đức Hồng Y, Quý Đức Cha, Quý Đức Ông, Quý Cha, Quý Bề Trên,
Quý Chị Tổng Phụ Trách các Hội dòng Mến Thánh Giá, Quý Tu sĩ Nam Nữ và Quý Vị hương cầu nguyện cho
linh hồn Maria người chị em của chúng con sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Hội dòng chúng con xin chân thành cảm tạ.
Tm. Hội Dòng
Tổng Phụ Trách
Văn Hóa
Lá Vàng Rơi
Lm Vũđình Tường
05:09 04/11/2011
Nhìn lá vàng rơi đầu đông người ta có cảm tưởng trong những chiếc lá đang chết kia có sự sống. Sự sống giả tạo đó không do bởi lá mà do gió thổi khiến lá vàng bay mang lại sự sống cho những chiếc lá mới lìa cành. Mầu vàng tươi của lá là kết quả tiết đông mang lại, không phải màu của chết chóc. Thực sự các lá đang chết lạnh và lìa cành nhưng trong cái chết đó có vẻ đẹp khác thường khiến người quan sát không cảm thấy sợ sự chết. Cái huyền nhiệm của mùa đông là chỗ đó. Cái chết mùa đông đối chọi cái chết mùa hè. Mùa hè mang lại sự chết khô héo trong khi mùa đông mang đến cái chết tươi mát, thi vị.
Lá vàng rơi, lá chết đi nhưng trong lá vẫn mang sức sống, và sức sống trong con mắt người quan sát. Lá vàng chết không mang đến sự sợ hãi. Lá biến hình nhưng không nhăn nhó, lá đổi mầu nhưng là màu vàng sống động. Lá lìa cành nhưng lá bay lả lướt, cuốn theo chiều gió không rơi thô kệch như lá khô trưa hè, cong queo, cháy xém.
Tôi liên tưởng đến cái chết của người có đức tin trong Chúa cũng tươi mát, thi vị như chiếc lá lìa cành tiết đông. Người không có đức tin khi lìa đời cũng quằn quại, khô cằn như chiếc lá khô rơi vèo theo chiều gió; trái lại người có đức tin lìa đời nhẹ nhàng như chiếc lá lìa cành tiết đông. Chết như thế đẹp biết bao. Thực ra chẳng có cái chết nào thi vị, chẳng có cái chết nào đẹp nhưng không ai tránh khỏi cái chết. Do vậy chết nhẹ nhàng như chiếc lá lìa cành tiết đông vẫn nhẹ nhàng hơn cho người còn sống. Chết trong hy vọng vẫn hạnh phúc hơn chết trong tuyệt vọng. Chết trong hy vọng vì khi còn sống họ sống trong hy vọng. Người hy vọng đón nhận cái chết đến tương đối thảnh thơi hơn chết trong tuyệt vọng. Xem thế cả người sống lẫn kẻ chết đều hưởng hoa quả hy vọng mang lại. Hy vọng được hỗ trợ bởi đức tin. Đức tin có được là do Chúa ban. Chúa ban đức tin vì người đó khiêm nhường đón nhận. Kẻ khiêm nhường được Chúa chúc phúc. Người Chúa chúc phúc sẽ ở bên Chúa. Sống bên Chúa là sống đời đời. Sống đời đời là sống hạnh phúc. Hạnh phúc vì họ chan hòa yêu thương trong Chúa.
Sau những cơn gió lốc cuốn đi cánh lá, cành cây trở thành cô đơn như người ung thư tóc rụng không còn một sợi. Nhìn cành cây trơ trụi toàn cành, cành lớn cành nhỏ. Người ta có cảm tưởng cây đó chết đứng. Độ ẩm của sương lạnh, hơi nước của gió buốt giúp rong rêu phát triển biến cả cây thành trụ rong xanh mướt. Không có lá cây thiếu thực phẩm vì không tạo được chất diệp lục tố nuôi thân. Thế nhưng thân cây vẫn sống, sống trong âm thầm. Điều ngạc nhiên cây đói suốt mùa đông. Trong cái đói khát đó cây âm thầm hoạt động để tạo nên sức sống mới. Cây không kiệt lực, mất sức nhưng có thêm sinh lực dù phải tiêu hao sinh lực. Cây vừa đói, vừa tạo chất ấm giữ thân khỏi chết lạnh. Cây không ngừng hoạt động mà âm thầm tạo nên chồi non, hoa lá chuẩn bị sẵn sàng chào đón mùa xuân sắp đến. Để tạo nên sức sống mới, để có lá non chuẩn bị cho mùa xuân, để có thể đâm chồi, nảy lộc, hoa lá đầy cành. Cây phải trải qua thời kì đau khổ, phải tôi luyện trong thời gian dài suốt ba tháng tuyết đông, phải âm thầm chiến đấu để tồn tại. Ánh nắng mùa xuân xuất hiện, hơi ấm của khí xuân ló dạng cũng là lúc lá non đâm chồi, nụ hoa được tác tạo chuẩn bị đón hè. Cây trải qua nhiều đau khổ nhưng qua đau khổ cây ban sức sống mới tràn trề.
Đau khổ là mầm mống của sự sống, là chất liệu tạo dựng đời mới, là hy vọng của tương lai. Qua những tháng tiết đông cây đau khổ nhưng nó cho ra đời bao nhiêu lá non, bao nhiêu bông đẹp và qua đó gây giống cho thế hệ mai sau. Ngoài ra bông hoa còn mang lại sức sống cho muôn loài hút nhụy, và con người thừa hưởng cái vị ngon, ngọt thơm của hoa trái, của mật cây do đàn ong thu quén mang về. Kết quả của đau khổ, của nhịn ăn trong suốt tiết đông, của rụng lá trơ trụi cô đơn. Của âm thầm làm việc kiến tạo đời mới. Mầm mống của sự sống, chất liệu đời mới phôi thai, phát sinh từ đau khổ. Mầm mống đó phát triển nhờ cơ hội tốt tạo nên, do khí mát mùa xuân mang lại. Cây không sinh hoa trái được vì lá ăn hết sinh tố cần thiết. Để cho cây sinh hoa kết trái, các lá kia phải hy sinh, nhường bước một đời.
Không có chiếc lá nào khoe sắc mầu bằng cánh hoa nhưng khi lìa cành lá tạo nên bao vần thơ, có cái thi vị trong cánh lá. Trái lại cánh hoa muôn màu sắc rực rỡ, khêu gợi bao con ong, cánh bướm nhưng khi hoa lìa cành nó tàn tạ, rữa rã không bút nào muốn viết đến. Lá rơi bên vệ đường lá còn hình dạng. Hoa lìa cành hoa mất sắc, phải chăng cái bóng bảy, rực rỡ kia tàn đi làm hoa tàn theo. Cái mầu xanh đỏ tím vàng kia chính là nguyên nhân làm tàn đời hoa. Lá luôn cho đi; hoa luôn đón nhận. Lá cho đi nhưng lá lâu tàn như thế cho đi không phải là mất, là hư nát. Cho đi là nhận lãnh sự sống mới. Hoa không cho đi, hoa luôn nhận nhưng hoa mau tàn phai hơn lá. Lãnh nhận trong trường hợp này chưa hẳn là nhận sức sống bền lâu.
Nhìn vào đời sống tâm linh chúng ta có lẽ cũng cần những ngày tháng khắc khổ như đời sống sinh hoạt của cây hoa, nhánh cỏ. Bông hoa mau thối rữa vì đời hoa luôn khoe sắc. Lá lìa cành nhưng vẫn mang trong mình sức sống vì suốt đời lá âm thầm kết nhựa nuôi thân. Khi lìa cành chính lá vẫn còn chất sống, vẫn còn nhựa sống. Lá cho thì nhiều nhận chẳng bao nhiêu. Trong khi hoa khoe sắc, đón nhận thì nhiều mà không cho đi là mấy nên khi lìa cành hoa mau tàn, chóng rữa. Kết quả cuối cùng cho thấy cho đi thì tốt hơn là nhận. Đây chính là nhận xét của thánh Phaolô. Người Kitô hữu cho đi trong đời khi lìa đời hành trang mang theo là món quà tình yêu và lòng mến. Hai nhân đức đó có sức sống trong mình nên khi đi gặp Thiên Chúa tình yêu họ không mòn mỏi, không sợ chết thối rữa. Họ cho đi món quà vât chất để nhận lãnh món quà tinh thần. Ho cho đi món quà mối mọt đục được để nhận lãnh món quà không sâu nào đục khoét. Họ cho đi tình yêu trần thế để lãnh nhận tình yêu nước trời. Họ làm vơi lòng họ để Thiên Chúa đong đầy tâm hồn. Họ hạ mình khiêm nhường để Thiên Chúa nâng họ lên cao. Họ từ bỏ đời sống trần thế để lãnh nhận đời sống bất diệt. Họ chịu đau khổ vì Đức Kitô để sinh hoa kết trái trong Ngài, để mầm sống mới được nảy sinh. Họ cam lòng chịu khổ một đời để hưởng vinh quang bất diệt ngàn đời.
Đau khổ, bệnh tật không ai tránh khỏi. Không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của đau khổ. Người hiểu ý nghĩa đau khổ là người không tìm đau khổ. Đau khổ đến họ không tránh né mà đối diện với đau khổ. Kẻ trốn chay đau khổ không tránh khỏi khổ đau mà chẳng bao giờ hiểu được khổ đau. Có người lí luận chết là hết. Đúng vậy chết là hết đời nhưng chưa chắc hết đau khổ. Trái lại tìm cái chết là gieo thêm đau khổ cho người thân, kẻ ở lại. Như thế chết đâu đã hết đau khổ trái lại gieo thêm đau khổ cho kẻ ở. Người ra đi đau khổ thế nào chúng ra không rõ nhưng rõ ràng kết quả của tự hủy diệt bao giờ cũng để nhiều khắc khoải cho kẻ ở lại. Khi còn sống người ta có thể giết chết tình bạn, tình thân. Tự hủy nằm xuống người ta không gây thêm bạn, cũng chẳng bớt thù. Giết chết chính mình không giết được mối sầu mình gây nên. Giết được chính mình không giết được tình cảm người khác dành cho mình. Đau khổ trong trường hợp này không đâm chồi nảy lộc sự sống. Nếu có là mầm mống của chết chóc, cội rễ của sầu tủi, và căn nguyên của đau thương. Đau khổ vì Chúa Kitô sẽ không bị quên lãng, đau khổ do hủy diệt sớm bị lãng quên. Nhắc nhiều đến làm chi chỉ tổ đau thương nên người sống mong tìm quên hơn là ghi nhớ.
Đau khổ đến đuổi chẳng đi. Càng cố gỡ càng rối. Càng vùng vẫy càng vướng chặt. Càng cố thoát càng bị trói buộc. Đối diện với đau khổ; đau khổ sẽ lui bước. Ta càng lùi đau khổ càng tấn công. Ta càng tiến tới đối diện với đau khổ, đau khổ càng lui bước. Đối diện với đau khổ không hết khổ đau nhưng bớt khổ đau. Khóc lóc, than van là tưới gội thêm sức sống cho nó. Đối diện, mổ xẻ sẽ làm bớt khổ đau.
Chúng ta có thể chọn lối sống của ta như cánh lá, bông hoa. Hoa lá không có quyền chọn lựa, chúng được sanh ra trong số phận riêng của nó, tùy loại hoa, tùy thứ lá. Còn ta có quyền chọn lựa lối sống riêng cho mình. Chọn sống khoe màu sắc, sặc sỡ một đời để cuối đời tàn rữa, sắc tàn, duyên phai. Chọn sống cho đi như chiếc lá, đông đến lá đổi màu lìa cành tạo nên bao vần thơ. Điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay chọn lựa của mỗi người.
Lm Vũđình Tường
20/7/2004 Kingston, Brisbane, Úc Đại Lợi
TiengChuong.org
Lá vàng rơi, lá chết đi nhưng trong lá vẫn mang sức sống, và sức sống trong con mắt người quan sát. Lá vàng chết không mang đến sự sợ hãi. Lá biến hình nhưng không nhăn nhó, lá đổi mầu nhưng là màu vàng sống động. Lá lìa cành nhưng lá bay lả lướt, cuốn theo chiều gió không rơi thô kệch như lá khô trưa hè, cong queo, cháy xém.
Tôi liên tưởng đến cái chết của người có đức tin trong Chúa cũng tươi mát, thi vị như chiếc lá lìa cành tiết đông. Người không có đức tin khi lìa đời cũng quằn quại, khô cằn như chiếc lá khô rơi vèo theo chiều gió; trái lại người có đức tin lìa đời nhẹ nhàng như chiếc lá lìa cành tiết đông. Chết như thế đẹp biết bao. Thực ra chẳng có cái chết nào thi vị, chẳng có cái chết nào đẹp nhưng không ai tránh khỏi cái chết. Do vậy chết nhẹ nhàng như chiếc lá lìa cành tiết đông vẫn nhẹ nhàng hơn cho người còn sống. Chết trong hy vọng vẫn hạnh phúc hơn chết trong tuyệt vọng. Chết trong hy vọng vì khi còn sống họ sống trong hy vọng. Người hy vọng đón nhận cái chết đến tương đối thảnh thơi hơn chết trong tuyệt vọng. Xem thế cả người sống lẫn kẻ chết đều hưởng hoa quả hy vọng mang lại. Hy vọng được hỗ trợ bởi đức tin. Đức tin có được là do Chúa ban. Chúa ban đức tin vì người đó khiêm nhường đón nhận. Kẻ khiêm nhường được Chúa chúc phúc. Người Chúa chúc phúc sẽ ở bên Chúa. Sống bên Chúa là sống đời đời. Sống đời đời là sống hạnh phúc. Hạnh phúc vì họ chan hòa yêu thương trong Chúa.
Sau những cơn gió lốc cuốn đi cánh lá, cành cây trở thành cô đơn như người ung thư tóc rụng không còn một sợi. Nhìn cành cây trơ trụi toàn cành, cành lớn cành nhỏ. Người ta có cảm tưởng cây đó chết đứng. Độ ẩm của sương lạnh, hơi nước của gió buốt giúp rong rêu phát triển biến cả cây thành trụ rong xanh mướt. Không có lá cây thiếu thực phẩm vì không tạo được chất diệp lục tố nuôi thân. Thế nhưng thân cây vẫn sống, sống trong âm thầm. Điều ngạc nhiên cây đói suốt mùa đông. Trong cái đói khát đó cây âm thầm hoạt động để tạo nên sức sống mới. Cây không kiệt lực, mất sức nhưng có thêm sinh lực dù phải tiêu hao sinh lực. Cây vừa đói, vừa tạo chất ấm giữ thân khỏi chết lạnh. Cây không ngừng hoạt động mà âm thầm tạo nên chồi non, hoa lá chuẩn bị sẵn sàng chào đón mùa xuân sắp đến. Để tạo nên sức sống mới, để có lá non chuẩn bị cho mùa xuân, để có thể đâm chồi, nảy lộc, hoa lá đầy cành. Cây phải trải qua thời kì đau khổ, phải tôi luyện trong thời gian dài suốt ba tháng tuyết đông, phải âm thầm chiến đấu để tồn tại. Ánh nắng mùa xuân xuất hiện, hơi ấm của khí xuân ló dạng cũng là lúc lá non đâm chồi, nụ hoa được tác tạo chuẩn bị đón hè. Cây trải qua nhiều đau khổ nhưng qua đau khổ cây ban sức sống mới tràn trề.
Đau khổ là mầm mống của sự sống, là chất liệu tạo dựng đời mới, là hy vọng của tương lai. Qua những tháng tiết đông cây đau khổ nhưng nó cho ra đời bao nhiêu lá non, bao nhiêu bông đẹp và qua đó gây giống cho thế hệ mai sau. Ngoài ra bông hoa còn mang lại sức sống cho muôn loài hút nhụy, và con người thừa hưởng cái vị ngon, ngọt thơm của hoa trái, của mật cây do đàn ong thu quén mang về. Kết quả của đau khổ, của nhịn ăn trong suốt tiết đông, của rụng lá trơ trụi cô đơn. Của âm thầm làm việc kiến tạo đời mới. Mầm mống của sự sống, chất liệu đời mới phôi thai, phát sinh từ đau khổ. Mầm mống đó phát triển nhờ cơ hội tốt tạo nên, do khí mát mùa xuân mang lại. Cây không sinh hoa trái được vì lá ăn hết sinh tố cần thiết. Để cho cây sinh hoa kết trái, các lá kia phải hy sinh, nhường bước một đời.
Không có chiếc lá nào khoe sắc mầu bằng cánh hoa nhưng khi lìa cành lá tạo nên bao vần thơ, có cái thi vị trong cánh lá. Trái lại cánh hoa muôn màu sắc rực rỡ, khêu gợi bao con ong, cánh bướm nhưng khi hoa lìa cành nó tàn tạ, rữa rã không bút nào muốn viết đến. Lá rơi bên vệ đường lá còn hình dạng. Hoa lìa cành hoa mất sắc, phải chăng cái bóng bảy, rực rỡ kia tàn đi làm hoa tàn theo. Cái mầu xanh đỏ tím vàng kia chính là nguyên nhân làm tàn đời hoa. Lá luôn cho đi; hoa luôn đón nhận. Lá cho đi nhưng lá lâu tàn như thế cho đi không phải là mất, là hư nát. Cho đi là nhận lãnh sự sống mới. Hoa không cho đi, hoa luôn nhận nhưng hoa mau tàn phai hơn lá. Lãnh nhận trong trường hợp này chưa hẳn là nhận sức sống bền lâu.
Nhìn vào đời sống tâm linh chúng ta có lẽ cũng cần những ngày tháng khắc khổ như đời sống sinh hoạt của cây hoa, nhánh cỏ. Bông hoa mau thối rữa vì đời hoa luôn khoe sắc. Lá lìa cành nhưng vẫn mang trong mình sức sống vì suốt đời lá âm thầm kết nhựa nuôi thân. Khi lìa cành chính lá vẫn còn chất sống, vẫn còn nhựa sống. Lá cho thì nhiều nhận chẳng bao nhiêu. Trong khi hoa khoe sắc, đón nhận thì nhiều mà không cho đi là mấy nên khi lìa cành hoa mau tàn, chóng rữa. Kết quả cuối cùng cho thấy cho đi thì tốt hơn là nhận. Đây chính là nhận xét của thánh Phaolô. Người Kitô hữu cho đi trong đời khi lìa đời hành trang mang theo là món quà tình yêu và lòng mến. Hai nhân đức đó có sức sống trong mình nên khi đi gặp Thiên Chúa tình yêu họ không mòn mỏi, không sợ chết thối rữa. Họ cho đi món quà vât chất để nhận lãnh món quà tinh thần. Ho cho đi món quà mối mọt đục được để nhận lãnh món quà không sâu nào đục khoét. Họ cho đi tình yêu trần thế để lãnh nhận tình yêu nước trời. Họ làm vơi lòng họ để Thiên Chúa đong đầy tâm hồn. Họ hạ mình khiêm nhường để Thiên Chúa nâng họ lên cao. Họ từ bỏ đời sống trần thế để lãnh nhận đời sống bất diệt. Họ chịu đau khổ vì Đức Kitô để sinh hoa kết trái trong Ngài, để mầm sống mới được nảy sinh. Họ cam lòng chịu khổ một đời để hưởng vinh quang bất diệt ngàn đời.
Đau khổ, bệnh tật không ai tránh khỏi. Không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của đau khổ. Người hiểu ý nghĩa đau khổ là người không tìm đau khổ. Đau khổ đến họ không tránh né mà đối diện với đau khổ. Kẻ trốn chay đau khổ không tránh khỏi khổ đau mà chẳng bao giờ hiểu được khổ đau. Có người lí luận chết là hết. Đúng vậy chết là hết đời nhưng chưa chắc hết đau khổ. Trái lại tìm cái chết là gieo thêm đau khổ cho người thân, kẻ ở lại. Như thế chết đâu đã hết đau khổ trái lại gieo thêm đau khổ cho kẻ ở. Người ra đi đau khổ thế nào chúng ra không rõ nhưng rõ ràng kết quả của tự hủy diệt bao giờ cũng để nhiều khắc khoải cho kẻ ở lại. Khi còn sống người ta có thể giết chết tình bạn, tình thân. Tự hủy nằm xuống người ta không gây thêm bạn, cũng chẳng bớt thù. Giết chết chính mình không giết được mối sầu mình gây nên. Giết được chính mình không giết được tình cảm người khác dành cho mình. Đau khổ trong trường hợp này không đâm chồi nảy lộc sự sống. Nếu có là mầm mống của chết chóc, cội rễ của sầu tủi, và căn nguyên của đau thương. Đau khổ vì Chúa Kitô sẽ không bị quên lãng, đau khổ do hủy diệt sớm bị lãng quên. Nhắc nhiều đến làm chi chỉ tổ đau thương nên người sống mong tìm quên hơn là ghi nhớ.
Đau khổ đến đuổi chẳng đi. Càng cố gỡ càng rối. Càng vùng vẫy càng vướng chặt. Càng cố thoát càng bị trói buộc. Đối diện với đau khổ; đau khổ sẽ lui bước. Ta càng lùi đau khổ càng tấn công. Ta càng tiến tới đối diện với đau khổ, đau khổ càng lui bước. Đối diện với đau khổ không hết khổ đau nhưng bớt khổ đau. Khóc lóc, than van là tưới gội thêm sức sống cho nó. Đối diện, mổ xẻ sẽ làm bớt khổ đau.
Chúng ta có thể chọn lối sống của ta như cánh lá, bông hoa. Hoa lá không có quyền chọn lựa, chúng được sanh ra trong số phận riêng của nó, tùy loại hoa, tùy thứ lá. Còn ta có quyền chọn lựa lối sống riêng cho mình. Chọn sống khoe màu sắc, sặc sỡ một đời để cuối đời tàn rữa, sắc tàn, duyên phai. Chọn sống cho đi như chiếc lá, đông đến lá đổi màu lìa cành tạo nên bao vần thơ. Điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay chọn lựa của mỗi người.
Lm Vũđình Tường
20/7/2004 Kingston, Brisbane, Úc Đại Lợi
TiengChuong.org
Khi phụ nữ lương cao hơn chồng!
Bút Chì Tre
08:48 04/11/2011
Theo quan niệm truyền thống, hình ảnh người đàn ông là người trụ cột, là người gánh vác các công việc lớn trong nhà và là người bươn trải để nuôi sống gia đình, còn người phụ nữ thì gắn liền với cái bếp và đàn con. Tuy nhiên, ngày nay người phụ nữ đã bắt đầu vượt qua những rào cản phong kiến để khẳng định mình và có nhiều đóng góp cho xã hội, thậm chí họ có thu nhập và địa vị cao hơn chồng. Nếu không có sự tinh tế trong nhận thức và hành xử, cũng như không đặt giá trị gia đình lên hàng đầu, thì sự chênh lệch này có thể dẫn đến những rắc rối và đổ vỡ của rất nhiều gia đình ngày nay.
Trước vấn đề mang tính thời đại và đầy trăn trở này, Chương Trình Chuyên Đề (CTCD) đã mời Gs.Ts. Vũ Gia Hiền chia sẻ đề tài: “Khi phụ nữ làm lương cao hơn chồng” tại Trung tâm Mục vụ TGP. TP.HCM, vào ngày 29.10.2011. Gs.Ts. Vũ Gia Hiền hiện đang là phó hiệu trưởng trường trung cấp Âu Việt Tp.HCM. Nguyên là giám đốc nghiên cứu ứng dụng văn hóa du lịch, giảng viên thỉnh giảng học viện quân y, giảng viên học viện hành chính quốc gia, chuyên viên tâm lý hội tâm lý giáo dục học TP.HCM. Nguyên GS.TS khoa quản lý hành chính công trường APOLO – Califorlia – Hoa Kỳ… TS triết học trong ngành vật lý. Ông có rất nhiều tích cực trong công trình nghiên cứu khoa học về môi trường, văn hóa, giáo dục và rất nhiều công trình nghiên cứu khác cũng đồng thời là tác giả của 12 đề tài văn hóa bản quyền, hàng chục cuốn sách và đề tài trên các bài báo danh tiếng. Là một người rất nổi tiếng nhưng Giáo sư đã đến chia sẻ với khán giả của CTCD cách thân thiện và cởi mở. Bầu không khí của buổi nói chuyện sinh động lên với các tiết mục nghệ thuật của ca sĩ – nghệ sĩ Kim Lệ, ảo thuật gia Zac 26 và các tiết mục múa trẻ trung.
Trong xã hội hiện đại ngày nay chuyện người phụ nữ giỏi giang, trí thức, thành đạt, có địa vị và thu nhập cao hơn người chồng không còn là những câu chuyện hiếm hoi. Trong một thời đại mà tiền lương không còn được cân đo nhiều bằng sức mạnh cơ bắp mà được tạo ra từ trí thức thì người phụ nữ vượt lên hơn so với chồng đã khá phổ biến.. . Vậy, liệu khi người vợ làm lương cao hơn chồng có làm cho người chồng có cảm giác mặc cảm, tự ti vì nghĩ rằng năng lực của mình thấp hơn, tức là tiếng nói của mình cũng sẽ ít “trọng lương” hơn? Người đàn ông có còn là trụ cột và là chủ trong gia đình nữa không? Và như thế, người phụ nữ thành đạt có thể có được hạnh phúc và chu toàn công việc gia đình được hay không?
Đối với người đàn ông, làm chồng chính là làm trụ cột cho gia đình, là bờ vai vững chắc cho người vợ có một cuộc sống hạnh phúc, con cái được học hành, chăm sóc và yêu thương đầy đủ. Đó cũng là bổn phận và nghĩa vụ của một người chồng, một người cha tốt. Họ muốn con cái được chính họ nuôi nấng bằng công sức của mình làm ra, họ chỉ muốn người vợ của mình đi làm để kiếm thêm thu nhập chứ tuyệt đối không muốn người vợ lương cao hơn mình, để rồi mọi đồ dùng chi tiêu, sắm sửa và cho con cái ăn học đều do người vợ của mình gánh vác, vì khi đó họ sẽ cảm thấy bị mất vai trò làm chồng, làm cha của mình, cảm thấy mình yếu đuối và kém cỏi hơn vợ. Sống trong sự chu cấp của vợ, họ mất đi vị trí trụ cột trong gia đình và “sĩ diện” trong mắt của bạn bè cũng như người thân. Tuy nhiên đó chỉ là một lối mòn trong suy nghĩ của các ông chồng ở Việt Nam, thay vì sẵn sàng cùng làm bếp với vợ, trông con giúp vợ, để vợ đi làm hoặc tham gia vào những hoạt động xã hội, thì việc họ không mấy vui và cảm thấy mất mặt khi vợ có thu nhập cao hơn mình đang thể hiện một sự thật hiển nhiên “đàn ông chúng tôi vẫn còn gia trưởng lắm!”
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng ly dị, ly hôn rất cao trong xã hội Việt Nam chúng ta ngày nay chính là sự phát triển của kinh tế và vai trò bị đảo lộn trong gia đình. Xã hội phát triển tạo ra những mối giao lưu, quan hệ ngày càng rộng làm xuất hiện những so sánh giữa chồng mình và chồng người, giữa vợ mình và vợ người cũng đã gây ra những nguy cơ tan vỡ trong gia đình nếu ta không có một niềm tin, một sự chung thủy, những ràng buộc về tình cảm. Và cũng chính một xã hội phát triển làm cho những người phụ nữ lương cao hơn chồng cũng dần trở lên kiêu ngạo và đánh mất đi cái“hương đồng gió nội” trong bản chất của mình, mất dần đi cái “công, dung, ngôn, hạnh” truyền thống của người phụ nữ. Cho nên, dù kiếm được nhiều tiền thì người phụ nữ hãy nhớ tới công việc nội trợ và bữa cơm gia đình, chính bữa cơm là giá trị của đời sống gia đình, dù có thiếu thốn một chút nhưng sự hòa thuận và vui vẻ sẽ đem lại hạnh phúc, như cha ông ta thường có câu: “Râu tôm nấu với hạt bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Còn hạnh phúc nào hơn khi được tự tay chăm sóc và nấu nướng cho chồng con ăn những món ăn do mình làm ra, để cho dù chồng hay con đi đâu cũng không thể quên được những món ăn của vợ, của mẹ mình và hằng ao ước có được những phút giây gia đình quây quần bên bữa cơm.
Một giải pháp để giữ hạnh phúc gia đình?
Kiếm được một người chồng cao hơn một cái đầu có thể trông cậy và chăm sóc mình chính là một trong những ước mơ mưu cầu hạnh phúc của người phụ nữ. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng được như vậy.Đảm nhận một vị trí có mức lương cao cũng đồng thời gánh một trách nhiệm lớn và một khối lượng công việc không nhỏ, khiến người phụ nữ cần phải cố gắng hết sức. Sức ép từ công việc đã đành, sức ép từ chính người bạn đời của mình đã là nguyên nhân khiến người phụ nữ không thấy an tâm với vị trí mà mình đang đảm nhận. Vẫn biết thái độ bất hợp tác của chồng là hoàn toàn vô lý, nên nhiều người vợ đã từ bỏ công việc có mức lương cao để giữ yên ấm trong gia đình, để trở thành một bà nội trợ giỏi. Nhưng đó có phải là một giải pháp thông minh cho hoàn cảnh gia đình ngày nay không?
Làm thế nào để có thể dung hòa vấn đề này trong cuộc sống gia đình?
Việc xác định vai trò quan trọng trong gia đình không phải là người chồng mà cũng chẳng phải người phụ nữ, nhưng chính là người biết phục vụ và gìn giữ hạnh phúc trong gia đình, khi người phụ nữ có lương cao hơn chồng thì lại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc gìn giữ hạnh phúc. Lấy hạnh phúc gia đình làm đầu sẽ giúp người phụ nữ có những cách ứng xử khôn ngoan và phải đạo hơn là lấy đồng tiền làm đầu. Bởi vì khi đó sẽ tránh được những rắc rối, bất đồng làm cho người chồng mất đi thể diện và vị thế của anh ta hơn là việc đem lại sự hòa thuận, hạnh phúc. Điều này sẽ chẳng tốt đẹp hơn cho người vợ thậm chí có thể dẫn đến những xung đột và bạo lực trong gia đình mà người vợ là nạn nhân. Do vậy người phụ nữ cần phải ứng xử khéo léo từ cách ăn nói, cách chi tiêu, không phải “bắt” chồng làm thế này thế kia, hay tự mua đồ bằng chính đồng tiền của mình mà phải “nhờ” chồng làm, nhờ chồng mua để người chồng có cảm giác rằng họ vẫn được tôn trọng và vị trí trụ cột trong gia đình vẫn thuộc về họ. Cần phải quan tâm hơn nữa tính tự tôn và tính “sĩ diện” của người đàn ông vì họ chẳng bao giờ muốn vợ của mình lại là người quyết định và ra lệnh trong nhà.
Khi đã hiểu tâm lý của chồng vì đã “lỡ kiếm tiền nhiều hơn chồng” thì người phụ nữ cần phải biết áp dụng đòn tâm lý “nai tơ” để các đức lang quân “gia trưởng” của mình không còn cảm giác tự ti vì thua kém vợ mình. Thay vì bắt chồng làm thế này thế kia thì hãy tỏ ra cần giúp và nhờ vả chồng để người chồng cảm thấy tự tin và tự hào về người vợ giỏi giang của mình. Thật vậy, “ thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn” quả chẳng sai khi “lương vợ cao hơn lương chồng” hay “ai là cột trụ trong gia đình” thì cũng không phải là vấn đề nghiêm trọng. Thay vào đó, người chồng vẫn thấy mình có vị trí quan trọng và tham gia quyết định những vấn đề then chốt trong gia đình. Còn gì vui hơn khi trong gia đình, vợ và chồng có được sự đồng cảm với nhau. Để làm được điều này không phải dễ dàng mà rất kỳ công, người phụ nữ phải thật tinh tế trong lời nói và khéo léo trong ứng xử để không làm tổn thương người bạn đời và gia đình nhà chồng. Người vợ nên dùng nụ cười và sự dịu dàng của mình để đối xử với chồng, chịu khó quan sát, nhẫn nại và đặt mình vào địa vị người chồng để suy xét và hành xử. Hãy nhờ chồng tư vấn những công việc cần phải sử dụng tới tiền như mua sắm, học hành của con cái, tiền biếu bố mẹ hai bên, tiền lo cho em út ăn học…
Ngược lại, về phần mình, đàn ông cũng cần có cái nhìn thoáng hơn trong xã hội hiện đại. Có một người vợ với trình độ và thu nhập cao rất đáng để tự hào, cùng nhau gánh vác việc chăm lo cho đời sống kinh tế gia đình là rất quý, việc ai kiếm tiền nhiều hơn không còn là vấn đề quan trọng nữa nhưng việc ứng xử cho trong ấm ngoài êm lại đòi hỏi người đàn ông phải tâm lý và đừng tạo thêm áp lực không cần thiết cho người vợ của mình vì dù gì đi nữa, người vợ vẫn là phái yếu và cần một bờ vai vững chắc để nương tựa. Như vậy, người đàn ông vẫn luôn là phái mạnh. Người xưa thường có câu:
“Chồng khôn vợ đặng đi giày
Vợ khôn chồng đặng có ngày làm quan”
Vì thế, may mắn có được một người vợ trí thức và giỏi giang chính là sự hãnh diện cho người chồng, vì chẳng có người phụ nữ giỏi giang nào lại muốn chồng mình trở thành một chàng ngốc trước mặt thiên hạ, dù có vinh quang nào đi chăng nữa thì họ cũng chỉ muốn mọi người thấy rằng đó chính là sự “thuận vợ, thuận chồng”. Một người đàn ông hiện đại sẽ không so bì và nhìn vào mặt vấn đề cách phiến diện hay bị những lời châm chọc làm lạc mất yếu tố chính yếu của đời sống hôn nhân, đó chính là gây dựng hạnh phúc gia đình. Cùng vợ chia sẻ việc chăm lo cho con cái, cho hạnh phúc, tương lai là cách ứng xử có trách nhiệm của người chồng hiện đại.
Gs.Ts. Vũ Gia Hiền đã giải đáp một số thắc mắc của các khán thính giả về vấn đề “khi phụ nữ làm lương cao hơn chồng”như sau:
Hỏi: Thưa giáo sư, em có gặp một trường hợp khi người vợ lương cao hơn chồng tuy nhiên người phụ nữ này không có khả năng giao tiếp, và khi lương cao hơn thì quyền lực của cô ta cũng tăng lên đồng thời có những thái độ quá đáng và khinh thường người chồng vì quá xem nặng vật chất. Vậy theo Giáo sư thì người chồng nên làm gì để “chữa trị”cho người vợ đó?
Trả lời: Xin cám ơn câu hỏi rất hay của bạn. Tôi xin kể cho mọi người nghe một câu chuyện về một phù thủy dạy cho các học trò của mình về phép di dời một ngọn núi. Sau khi lập bàn tế, thầy phù thủy hô to: “Núi mau tới đây!”. Nhưng núi vẫn chẳng di chuyển. Thầy bèn hô to thêm lần nữa nhưng ngọn núi dường như chẳng hề nhúc nhích. Thầy bèn tiếp tục hô to thêm một lần nữa: “Núi mau tới đây với ta!”. Nhưng kết quả cũng chẳng thay đổi. Cuối cùng thầy phù thủy bèn nói với các học trò: “Núi này quả là ngoan cố, nếu nó không tới với ta thì thôi ta hãy đến với nó”. Vâng, đó chính là cách ứng xử của người chồng chính là sự “xuống nước” trước giống như chính Chúa Giêsu đã hạ mình xuống để rửa chân cho các môn đệ. Xin chúc bạn sẽ biết cách ứng xử khôn ngoan!
Hỏi: Thưa giáo sư, gia đình con có một người cha nhậu nhẹt và mẹ thì nói hơi nhiều và đã sống với nhau một thời gian rất lâu rồi. Trong bài, con nghe Giáo sư nói hãy dùng những nụ cười và sự dịu dàng để cảm hóa người cha, nhưng nụ cười của mẹ đã mất từ rất lâu rồi. Vậy thì phải làm sao ạ?
Trả lời: Nếu hình ảnh của một người vợ luôn mỉm cười không còn có thể cảm hóa người chồng thì chính con của họ sẽ là người sẽ thay mẹ chăm sóc, mỉm cười với cha khi đang nóng giận và là người tâm sự khi cha đã thực sự tỉnh rượu. Cứ như vậy, trong một thời gian thì mỗi khi người cha nóng giận hay say rượu, hình ảnh của người con sẽ hiện lên trong đầu người cha và khi đó sẽ giúp cho người cha bình tĩnh và thương vợ con hơn. Xin cám ơn!
“Hãy trả lại cho gia đình những giá trị ban đầu của nó, đừng để những thay đổi của cuộc sống hiện đại làm mất đi hạnh phúc trong gia đình” - Đó là lời kêu gọi của Gs.Ts. Vũ Gia Hiền muốn gửi tới mọi người.
Hạnh phúc là cái ngọn mà cái gốc đó chính là gia đình, hãy lấy Thánh Kinh làm tâm điểm đời sống gia đình trong câu nói:
“ Của Xe-da hãy trả lại cho Xe-da, của Thiên Chúa hãy trả lại cho Thiên Chúa” (Mt 22,21)
Hãy sống và đặt niềm tin nơi người bạn đời và trong Chúa Giêsu, hãy học cách sống nhẫn nhục và nhịn nhục như Giêsu đã sống.
Trong xã hội hiện đại ngày nay chuyện người phụ nữ giỏi giang, trí thức, thành đạt, có địa vị và thu nhập cao hơn người chồng không còn là những câu chuyện hiếm hoi. Trong một thời đại mà tiền lương không còn được cân đo nhiều bằng sức mạnh cơ bắp mà được tạo ra từ trí thức thì người phụ nữ vượt lên hơn so với chồng đã khá phổ biến.. . Vậy, liệu khi người vợ làm lương cao hơn chồng có làm cho người chồng có cảm giác mặc cảm, tự ti vì nghĩ rằng năng lực của mình thấp hơn, tức là tiếng nói của mình cũng sẽ ít “trọng lương” hơn? Người đàn ông có còn là trụ cột và là chủ trong gia đình nữa không? Và như thế, người phụ nữ thành đạt có thể có được hạnh phúc và chu toàn công việc gia đình được hay không?
Đối với người đàn ông, làm chồng chính là làm trụ cột cho gia đình, là bờ vai vững chắc cho người vợ có một cuộc sống hạnh phúc, con cái được học hành, chăm sóc và yêu thương đầy đủ. Đó cũng là bổn phận và nghĩa vụ của một người chồng, một người cha tốt. Họ muốn con cái được chính họ nuôi nấng bằng công sức của mình làm ra, họ chỉ muốn người vợ của mình đi làm để kiếm thêm thu nhập chứ tuyệt đối không muốn người vợ lương cao hơn mình, để rồi mọi đồ dùng chi tiêu, sắm sửa và cho con cái ăn học đều do người vợ của mình gánh vác, vì khi đó họ sẽ cảm thấy bị mất vai trò làm chồng, làm cha của mình, cảm thấy mình yếu đuối và kém cỏi hơn vợ. Sống trong sự chu cấp của vợ, họ mất đi vị trí trụ cột trong gia đình và “sĩ diện” trong mắt của bạn bè cũng như người thân. Tuy nhiên đó chỉ là một lối mòn trong suy nghĩ của các ông chồng ở Việt Nam, thay vì sẵn sàng cùng làm bếp với vợ, trông con giúp vợ, để vợ đi làm hoặc tham gia vào những hoạt động xã hội, thì việc họ không mấy vui và cảm thấy mất mặt khi vợ có thu nhập cao hơn mình đang thể hiện một sự thật hiển nhiên “đàn ông chúng tôi vẫn còn gia trưởng lắm!”
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng ly dị, ly hôn rất cao trong xã hội Việt Nam chúng ta ngày nay chính là sự phát triển của kinh tế và vai trò bị đảo lộn trong gia đình. Xã hội phát triển tạo ra những mối giao lưu, quan hệ ngày càng rộng làm xuất hiện những so sánh giữa chồng mình và chồng người, giữa vợ mình và vợ người cũng đã gây ra những nguy cơ tan vỡ trong gia đình nếu ta không có một niềm tin, một sự chung thủy, những ràng buộc về tình cảm. Và cũng chính một xã hội phát triển làm cho những người phụ nữ lương cao hơn chồng cũng dần trở lên kiêu ngạo và đánh mất đi cái“hương đồng gió nội” trong bản chất của mình, mất dần đi cái “công, dung, ngôn, hạnh” truyền thống của người phụ nữ. Cho nên, dù kiếm được nhiều tiền thì người phụ nữ hãy nhớ tới công việc nội trợ và bữa cơm gia đình, chính bữa cơm là giá trị của đời sống gia đình, dù có thiếu thốn một chút nhưng sự hòa thuận và vui vẻ sẽ đem lại hạnh phúc, như cha ông ta thường có câu: “Râu tôm nấu với hạt bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Còn hạnh phúc nào hơn khi được tự tay chăm sóc và nấu nướng cho chồng con ăn những món ăn do mình làm ra, để cho dù chồng hay con đi đâu cũng không thể quên được những món ăn của vợ, của mẹ mình và hằng ao ước có được những phút giây gia đình quây quần bên bữa cơm.
Một giải pháp để giữ hạnh phúc gia đình?
Kiếm được một người chồng cao hơn một cái đầu có thể trông cậy và chăm sóc mình chính là một trong những ước mơ mưu cầu hạnh phúc của người phụ nữ. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng được như vậy.Đảm nhận một vị trí có mức lương cao cũng đồng thời gánh một trách nhiệm lớn và một khối lượng công việc không nhỏ, khiến người phụ nữ cần phải cố gắng hết sức. Sức ép từ công việc đã đành, sức ép từ chính người bạn đời của mình đã là nguyên nhân khiến người phụ nữ không thấy an tâm với vị trí mà mình đang đảm nhận. Vẫn biết thái độ bất hợp tác của chồng là hoàn toàn vô lý, nên nhiều người vợ đã từ bỏ công việc có mức lương cao để giữ yên ấm trong gia đình, để trở thành một bà nội trợ giỏi. Nhưng đó có phải là một giải pháp thông minh cho hoàn cảnh gia đình ngày nay không?
Làm thế nào để có thể dung hòa vấn đề này trong cuộc sống gia đình?
Việc xác định vai trò quan trọng trong gia đình không phải là người chồng mà cũng chẳng phải người phụ nữ, nhưng chính là người biết phục vụ và gìn giữ hạnh phúc trong gia đình, khi người phụ nữ có lương cao hơn chồng thì lại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc gìn giữ hạnh phúc. Lấy hạnh phúc gia đình làm đầu sẽ giúp người phụ nữ có những cách ứng xử khôn ngoan và phải đạo hơn là lấy đồng tiền làm đầu. Bởi vì khi đó sẽ tránh được những rắc rối, bất đồng làm cho người chồng mất đi thể diện và vị thế của anh ta hơn là việc đem lại sự hòa thuận, hạnh phúc. Điều này sẽ chẳng tốt đẹp hơn cho người vợ thậm chí có thể dẫn đến những xung đột và bạo lực trong gia đình mà người vợ là nạn nhân. Do vậy người phụ nữ cần phải ứng xử khéo léo từ cách ăn nói, cách chi tiêu, không phải “bắt” chồng làm thế này thế kia, hay tự mua đồ bằng chính đồng tiền của mình mà phải “nhờ” chồng làm, nhờ chồng mua để người chồng có cảm giác rằng họ vẫn được tôn trọng và vị trí trụ cột trong gia đình vẫn thuộc về họ. Cần phải quan tâm hơn nữa tính tự tôn và tính “sĩ diện” của người đàn ông vì họ chẳng bao giờ muốn vợ của mình lại là người quyết định và ra lệnh trong nhà.
Khi đã hiểu tâm lý của chồng vì đã “lỡ kiếm tiền nhiều hơn chồng” thì người phụ nữ cần phải biết áp dụng đòn tâm lý “nai tơ” để các đức lang quân “gia trưởng” của mình không còn cảm giác tự ti vì thua kém vợ mình. Thay vì bắt chồng làm thế này thế kia thì hãy tỏ ra cần giúp và nhờ vả chồng để người chồng cảm thấy tự tin và tự hào về người vợ giỏi giang của mình. Thật vậy, “ thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn” quả chẳng sai khi “lương vợ cao hơn lương chồng” hay “ai là cột trụ trong gia đình” thì cũng không phải là vấn đề nghiêm trọng. Thay vào đó, người chồng vẫn thấy mình có vị trí quan trọng và tham gia quyết định những vấn đề then chốt trong gia đình. Còn gì vui hơn khi trong gia đình, vợ và chồng có được sự đồng cảm với nhau. Để làm được điều này không phải dễ dàng mà rất kỳ công, người phụ nữ phải thật tinh tế trong lời nói và khéo léo trong ứng xử để không làm tổn thương người bạn đời và gia đình nhà chồng. Người vợ nên dùng nụ cười và sự dịu dàng của mình để đối xử với chồng, chịu khó quan sát, nhẫn nại và đặt mình vào địa vị người chồng để suy xét và hành xử. Hãy nhờ chồng tư vấn những công việc cần phải sử dụng tới tiền như mua sắm, học hành của con cái, tiền biếu bố mẹ hai bên, tiền lo cho em út ăn học…
Ngược lại, về phần mình, đàn ông cũng cần có cái nhìn thoáng hơn trong xã hội hiện đại. Có một người vợ với trình độ và thu nhập cao rất đáng để tự hào, cùng nhau gánh vác việc chăm lo cho đời sống kinh tế gia đình là rất quý, việc ai kiếm tiền nhiều hơn không còn là vấn đề quan trọng nữa nhưng việc ứng xử cho trong ấm ngoài êm lại đòi hỏi người đàn ông phải tâm lý và đừng tạo thêm áp lực không cần thiết cho người vợ của mình vì dù gì đi nữa, người vợ vẫn là phái yếu và cần một bờ vai vững chắc để nương tựa. Như vậy, người đàn ông vẫn luôn là phái mạnh. Người xưa thường có câu:
“Chồng khôn vợ đặng đi giày
Vợ khôn chồng đặng có ngày làm quan”
Vì thế, may mắn có được một người vợ trí thức và giỏi giang chính là sự hãnh diện cho người chồng, vì chẳng có người phụ nữ giỏi giang nào lại muốn chồng mình trở thành một chàng ngốc trước mặt thiên hạ, dù có vinh quang nào đi chăng nữa thì họ cũng chỉ muốn mọi người thấy rằng đó chính là sự “thuận vợ, thuận chồng”. Một người đàn ông hiện đại sẽ không so bì và nhìn vào mặt vấn đề cách phiến diện hay bị những lời châm chọc làm lạc mất yếu tố chính yếu của đời sống hôn nhân, đó chính là gây dựng hạnh phúc gia đình. Cùng vợ chia sẻ việc chăm lo cho con cái, cho hạnh phúc, tương lai là cách ứng xử có trách nhiệm của người chồng hiện đại.
Gs.Ts. Vũ Gia Hiền đã giải đáp một số thắc mắc của các khán thính giả về vấn đề “khi phụ nữ làm lương cao hơn chồng”như sau:
Hỏi: Thưa giáo sư, em có gặp một trường hợp khi người vợ lương cao hơn chồng tuy nhiên người phụ nữ này không có khả năng giao tiếp, và khi lương cao hơn thì quyền lực của cô ta cũng tăng lên đồng thời có những thái độ quá đáng và khinh thường người chồng vì quá xem nặng vật chất. Vậy theo Giáo sư thì người chồng nên làm gì để “chữa trị”cho người vợ đó?
Trả lời: Xin cám ơn câu hỏi rất hay của bạn. Tôi xin kể cho mọi người nghe một câu chuyện về một phù thủy dạy cho các học trò của mình về phép di dời một ngọn núi. Sau khi lập bàn tế, thầy phù thủy hô to: “Núi mau tới đây!”. Nhưng núi vẫn chẳng di chuyển. Thầy bèn hô to thêm lần nữa nhưng ngọn núi dường như chẳng hề nhúc nhích. Thầy bèn tiếp tục hô to thêm một lần nữa: “Núi mau tới đây với ta!”. Nhưng kết quả cũng chẳng thay đổi. Cuối cùng thầy phù thủy bèn nói với các học trò: “Núi này quả là ngoan cố, nếu nó không tới với ta thì thôi ta hãy đến với nó”. Vâng, đó chính là cách ứng xử của người chồng chính là sự “xuống nước” trước giống như chính Chúa Giêsu đã hạ mình xuống để rửa chân cho các môn đệ. Xin chúc bạn sẽ biết cách ứng xử khôn ngoan!
Hỏi: Thưa giáo sư, gia đình con có một người cha nhậu nhẹt và mẹ thì nói hơi nhiều và đã sống với nhau một thời gian rất lâu rồi. Trong bài, con nghe Giáo sư nói hãy dùng những nụ cười và sự dịu dàng để cảm hóa người cha, nhưng nụ cười của mẹ đã mất từ rất lâu rồi. Vậy thì phải làm sao ạ?
Trả lời: Nếu hình ảnh của một người vợ luôn mỉm cười không còn có thể cảm hóa người chồng thì chính con của họ sẽ là người sẽ thay mẹ chăm sóc, mỉm cười với cha khi đang nóng giận và là người tâm sự khi cha đã thực sự tỉnh rượu. Cứ như vậy, trong một thời gian thì mỗi khi người cha nóng giận hay say rượu, hình ảnh của người con sẽ hiện lên trong đầu người cha và khi đó sẽ giúp cho người cha bình tĩnh và thương vợ con hơn. Xin cám ơn!
“Hãy trả lại cho gia đình những giá trị ban đầu của nó, đừng để những thay đổi của cuộc sống hiện đại làm mất đi hạnh phúc trong gia đình” - Đó là lời kêu gọi của Gs.Ts. Vũ Gia Hiền muốn gửi tới mọi người.
Hạnh phúc là cái ngọn mà cái gốc đó chính là gia đình, hãy lấy Thánh Kinh làm tâm điểm đời sống gia đình trong câu nói:
“ Của Xe-da hãy trả lại cho Xe-da, của Thiên Chúa hãy trả lại cho Thiên Chúa” (Mt 22,21)
Hãy sống và đặt niềm tin nơi người bạn đời và trong Chúa Giêsu, hãy học cách sống nhẫn nhục và nhịn nhục như Giêsu đã sống.
Về miền xa vắng
Thanh Sơn
07:45 04/11/2011
Sưởi linh hồn như nến ấm thiêng liêng
Giữa mùa thu cây cối gió ngả nghiêng
Bao lá vàng bay về miền xa vắng
Có cánh lá than van đời cay đắng
Trách cuộc đời thiếu nắng của Ánh Dương
Lạnh tái tê sao chẳng chịu lên đường
Ngồi nguyền rủa đêm trường loài gian ác
Rồi hôm nay rớt xuống vực như rác
Bởi cả đời biếng nhác chẳng vấn vương
Không sẻ chia sao nhận được tình thương
Chẳng nghĩ suy xem thường ơn Thánh Chúa
Giờ ra đi vào muôn kiếp tàn úa
Như thể là hạt lúa rớt bụi gai
Sống bê tha trụy lạc ngỡ trang đài
Chỉ hưởng thụ, tương lai đâu cần biết
Giờ ra đi mới đau buồn gia diết
Vĩnh biệt đời chẳng biết sẽ về đâu
Có chút gì hy vọng hay thảm sầu.
Lạy THIÊN CHÚA xin dủ lòng thương xót!!!
Chứng Nhân Tình Yêu
Bùi hữu Nghị
07:59 04/11/2011
Bài thánh ca nhập lễ vang lên như nhắc nhở tôi bầu không khí ấm áp chung quanh mình trong dịp mừng đón cha Padmà hôm nay. Mọi người đang hiện diện nơi đây chắc chắn cũng có những xúc động trong lòng khi gặp lại cha Padmà sau nhiều năm xa cách. Hầu hết các anh chị em này đã phải sống nhiều năm trên đảo trong khi chờ đợi cứu xét hồ sơ tị nạn. Họ là những người mang ơn cha vì đã được ngài trực tiếp bênh đỡ trong thời kỳ thanh lọc sau khi trại Galang đóng cửa vào năm 1989 . Những câu chuyện đau lòng đã xảy ra lúc ấy như tự thiêu, treo cổ, biểu tình, tuyệt thực, bị cảnh sát Indo hãm hiếp là những uất ức và tuyệt vọng mà hầu hết các anh chị em có mặt trong ngày hôm nay đã tận mắt chứng kiến.
May mắn thay, cha Padmà đã song hành để chia xẻ và xoa dịu phần nào những đau thương ấy, đem lại cho người tị nạn niềm hy vọng trong những tháng năm gian nan này. Có lẽ ngài là người đau khổ nhất về mặt tinh thần khi phải tai nghe, mắt thấy những thiếu thốn và ưu phiền của dân tị nạn. Chính ngài đã luôn có mặt trong các buổi biểu tình để quan sát và ngăn trở cảnh sát Indonesia vì họ thường hay uy hiếp và đối xử hung bạo với dân. Khi có người bị chính quyền bắt giữ, cha Padmà đã đích thân can thiệp để dân được trả tự do. Có những trường hợp bầt hòa trong gia đình hoặc giữa những người tị nạn, ngài mời gọi đến gặp để lắng nghe và hòa giải. Kinh hoàng nhất là khi có người tự thiêu vì quá tuyệt vọng, ngài đã không ngần ngại đến với gia đình họ để an ủi và gần gũi nạn nhân trong khi thân xác còn nồng nặc mùi cháy khét. Sau ngày trại Galang giải tỏa, cha Padmà đã tìm về Việt nam gặp lại những người bị cưỡng bách hồi hương để thăm viếng và an ủi họ. Ngoài ra, còn rất nhiều những câu chuyện thương tâm, những kỷ niệm về lòng nhân đạo mà cha Padmà đã để lại bàn tay yêu thương ấm áp trong lòng mỗi người tị nạn Galang.
“Gặp gỡ anh chị em làm tôi rất nhớ về Galang” cha Padmà nói. Chắc chắn những kỷ niệm vui buồn ngày nào cũng đang thổn thức trong lòng mọi người khi diện kiến ngài trong dịp đoàn tụ hôm nay. Tiếng Việt của cha có những đoạn hơi khó hiểu vì lâu ngày không có dịp dùng đến, nhưng ai ai cũng đã thấu rõ lòng chân thành của ngài qua ánh mắt hiền từ và cử chỉ thật khiêm tốn.
Bài Thánh kinh hôm nay có lẽ phản ảnh cuộc đời tận hiến của cha Padmà cho tha nhân khi ngài giảng: " Chỉ có một Cha trên trời, tất cả chúng ta đều là anh chị em bình đẳng với nhau. Người lãnh đạo chỉ là người mang trách nhiệm để phục vụ như Mẹ Têrêsa Calcutta đã chăm sóc cho kẻ thiếu may mắn, bị người đời bỏ rơi, đau khổ..."
Trong phần Lời Nguyện Giáo Dân, có tiếng nấc lên từ người đọc như bị xúc động, nghẹn ngào. Chắc là hình ảnh những người tị nạn thân yêu đã oan ức lìa đời hiện về trong tâm tư qua giây phút tưởng niệm linh thiêng này. Vâng lạy Chúa, có những người đã chết trong tức tưởi vì bị cưỡng bách hồi hương. Có những anh chị em đã bỏ mình trên biển cả kinh hoàng hay trong bàn tay hung tợn của lũ hải tặc bất nhân. Vết thương này chúng con đang mang trong lòng và rất khó tàn phai. Lời nguyện cầu hợp trong nước mắt của chúng con tụ họp nhau nơi đây xin dâng lên Thiên Nhan cho linh hồn họ được an nghỉ trên chốn vĩnh hằng. Tôi liên tưởng đến cha cố Dominici- một người đã hy sinh hết mình để trợ giúp và sống trong các trại ở Đông Nam Á như thân phận của một người tị nạn. Xin cho ngài được an nghỉ ngàn thu trong Nước Chúa.
Sau Thánh lễ, mọi người quây quần bên nhau dùng bữa cơm trưa thân mật và văn nghệ bỏ túi. Những câu chuyện về lòng yêu thương của cha Padmà và cha Dominici dành cho người tị nạn thật cảm động đã được kể lại từ lúc đó cho đến sau bữa cơm tối cuối ngày ở nhà một người bạn của chúng tôi.
Cũng vội trong tôi chợt nhớ về
Linh mục Tuyên Úy Pad-mà-sê
Kề vai bênh đỡ người tị nạn
Chẳng phân biệt ai giữa tứ bề
Không biết Ngài nay ở nơi đâu?
Lòng mãi nhớ thương khắc ghi sâu
Dẫu không gian cách, lòng không cách!
Bao người dân Việt xin cúi đầu! (Lưu Châu)
Trên con đường lái xe về lại thành phố Sacramento, tôi miên man nghĩ đến thân phận của những người tị nạn kém may mắn hơn tôi đã phải chịu nhiều gian nan nguy khó. Chắc chắn trong con số trên 200 người tham dự buổi họp mặt thân ái này ai ai cũng đã cảm nghiệm được tấm lòng của một chứng nhân tình yêu. Hình ảnh của cha Padmà là niềm hy vọng cho người khốn cùng hôm qua trên đảo Galang, và là vị ân nhân đầy lòng nhân ái trong trái tim của người Việt nam tị nạn hôm nay và mãi mãi.
Sacramento ngày 31-10-2011
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Nẻ Chiều Thu
Phạm Tuấn Anh (Toronto, Canada)
21:55 04/11/2011
HOA NẺ CHIỀU THU
Ảnh của Phạm Tuấn Anh (Toronto, Canada)
Cánh hoa khô nẻ chiều thu
Một trời lặng gió , âm u não nề !
Tiễn đưa hoa cỏ trở về ...
Đất hiền ấp ủ , vỗ về chồi non.
(Phạm Tuấn Anh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Phạm Tuấn Anh (Toronto, Canada)
Cánh hoa khô nẻ chiều thu
Một trời lặng gió , âm u não nề !
Tiễn đưa hoa cỏ trở về ...
Đất hiền ấp ủ , vỗ về chồi non.
(Phạm Tuấn Anh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
VietCatholic TV
Niềm hy vọng đời đời
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
10:58 04/11/2011
Lễ trọng kính Các Thánh
Lễ trọng kính Các Thánh là cơ hội để chúng ta hướng cái nhìn xa hơn những thực tại trần thế ghi dấu bởi thời gian, để hướng đến chiều kích của Thiên Chúa, đến chiều kích của vĩnh cửu và sự thánh thiện. Phụng vụ hôm nay nhắc chúng ta rằng sự thánh thiện là ơn gọi nguyên thủy của những ai đã được rửa tội.
Trong cuộc sống vội vã thường nhật, nhiều khi chúng ta quên rằng mục đích đời sống chúng ta là “cuộc gặp gỡ diện đối diện với Thiên Chúa.. Chúng ta đạt tới mục đích đó qua sự thánh thiện. Sự thánh thiện này không phải là một đặc ân dành cho ít người được tuyển chọn, nhưng là nghĩa vụ của mỗi người”.
ĐTC giải thích thêm rằng “Sự thánh thiện không hệ tại làm những hoạt động hoặc công trình lạ lùng, cũng không phải là có được những đoàn sủng ngoại thường. Nên thánh có nghĩa phụng sự Chúa Giêsu, lắng nghe và theo Chúa, không thất đảm trước những khó khăn. Sự thánh thiện đòi hỏi một cố gắng trường kỳ, nhưng đó cũng là điều mà mọi người có thể thực hiện được. Sự thánh thiện trước tiên là một hồng ân của Thiên Chúa, hơn là công trình của con người”. Trong hành trình nên thánh, không bao giờ chúng ta lẻ loi, nhưng được các thánh trong mọi thời đại tháp tùng”.
ĐTC không quên nhắc đến lễ tưởng niệm các tín hữu đã qua đời cử hành ngày 2-11 và thói quen viếng nghĩa trang. Ngài mời gọi mọi người sống ý nghĩa ngày lễ này trong tinh thần Kitô chân chính, nghĩa là trong ánh sáng xuất phát từ mầu nhiệm phục sinh: Chúa Kitô đã chết và sống lại, Người mở đường cho chúng ta tiến về Nhà Cha, là Vương quốc sự sống và an bình. Ai theo Chúa Giêsu trong cuộc sống này thì được đón nhận vào nơi Chúa đã đi trước chúng ta”.
Ngài nói thêm rằng: “Trong khi viếng nghĩa trang, chúng ta hãy nhớ tại đó, trong các ngôi mộ, có thi hài những người thân yêu của chúng ta đang an nghỉ chờ ngày sống lại sau hết. Như Kinh Thánh dạy, linh hồn họ ở trong tay Thiên Chúa. Vì thế, cách thức thích hợp và hữu hiệu nhất để tôn kính người quá cố là cầu nguyện cho họ, dâng những hành vi tin, cậy, mến. Trong niềm hiệp thông với hy tế Thánh Thể, chúng ta có thể chuyển cầu cho những người quá cố để họ được phần rỗi đời đời, và ta có thể cảm nghiệm tình hiệp thông sâu xa nhất, trong khi chờ đợi gặp lại nhau, để mãi mãi được hưởng Tình Yêu đã sáng tạo và cứu chuộc chúng ta”
Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 2 tháng 11, Đức Thánh Cha đã đề cập đến tâm lý sợ chết của phần đông nhân loại.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, một ngày sau Lễ Trọng Kính Các Thánh, Giáo Hội mời gọi chúng ta cầu nguyện cho những người đã qua đời. Ngày kỷ niệm hàng năm này thường được đặc trưnng bởi những cuộc thăm viếng nghĩa trang, đó là dịp để chúng ta suy niệm về mầu nhiệm sự chết và canh tân đức tin chúng ta nơi lời hứa đời đời hưởng nhờ từ sự Phục sinh của Chúa Kitô.
Với bản tính nhân loại thường tình, chúng ta có một tâm lý tự nhiên là sợ chết và cố chống lại điều có vẻ là chung cuộc này. Đức tin dạy chúng ta rằng nỗi sợ chết vơi đi bởi một hy vọng lớn lao, là hy vọng vào sự sống đời đời, là điều mang lại ý nghĩa viên mãn nhất cho đời ta. Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, ban cho chúng ta lời hứa cuộc sống đời đời qua cái chết và sự Phục sinh của Con Ngài. Trong Chúa Kitô, sự chết không còn giống như một hố sâu của hư vô nữa nhưng trái lại là con đường dẫn tới sự sống bất tận.
Đức Kitô là sự Phục sinh và là sự sống; hễ ai tin vào Ngài thì sẽ không bao giờ chết. Mỗi Chúa Nhật, khi đọc kinh Tin Kính, chúng ta tái khẳng định đức tin của chúng ta nơi mầu nhiệm này. Khi chúng ta nhớ đến những người đã ra đi trước, kết hiệp với họ trong tình hiệp thông với các thánh, xin cho đức tin linh hứng chúng ta theo Chúa Kitô gần gũi hơn và hoạt động với thế giới này để xây dựng một tương lai đầy hy vọng.
Tôi nồng nhiệt chào thăm các linh mục đến từ Hoa Kỳ đang tham dự khóa tĩnh huấn về Thần Học tại Học Viện Giáo Hoàng Bắc Mỹ tại Rôma.
Tôi cũng gởi lời chào đến nhóm hành hương từ trường Trung Học Thánh Phaolô tại Tokyo, Nhật Bản. Với các tín hữu nói tiếng Anh trong buổi triều yết chung này, đặc biệt anh chị em đến từ Ireland, Đan Mạch, Na Uy, Nhật Bản và Hoa Kỳ, tôi khẩn xin Chúa ban cho anh chị em niềm vui và bình an”
Cầu nguyện cho người quá cố
Ngay từ thời tiên khởi, Giáo Hội đã khuyến khích chúng ta cầu nguyện cho người chết như một nghĩa cử bác ái. Thánh Augustinô viết, "Nếu chúng ta không lưu tâm gì đến người chết, thì chúng ta sẽ không có thói quen cầu nguyện cho họ."
Từ đầu thời Trung Cổ, nhờ các dòng ẩn tu có thói quen cầu nguyện cho các tu sĩ đã qua đời hàng năm, một nghi thức phụng vụ cầu cho người chết đã được thiết lập.
Vào giữa thế kỷ 11, Thánh Odilo, Tu Viện Trưởng dòng Cluny, ra lệnh rằng mọi tu viện dòng Cluny phải cầu nguyện đặc biệt và hát kinh Nhật Tụng cầu cho người chết vào ngày 2 tháng Mười Một, ngay sau lễ Các Thánh. Truyền thống này được lan rộng và sau cùng được Giáo Hội chấp nhận đưa vào niên lịch Công Giáo La Mã.
Ý nghĩa thần học làm nền tảng cho ngày lễ này là sự thừa nhận bản tính yếu đuối của con người. Vì ít có ai đạt được một đời sống trọn hảo, mà hầu hết đã chết đi với những vết tích tội lỗi, do đó, cần có thời gian thanh tẩy trước khi linh hồn ấy được đối diện với Thiên Chúa. Công Ðồng Triđentinô xác nhận có luyện tội và nhấn mạnh rằng lời cầu nguyện của người sống có thể rút bớt thời gian thanh luyện của linh hồn người chết nhờ vào Lòng Thương Xót Chúa. Năm 2000, trong sắc lệnh thiết đặt Lễ Lòng Thương Xót Chúa, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị nhấn mạnh rằng tội lỗi chúng ta quá lớn đến mức ngoài Lòng Thương Xót Chúa, chẳng còn biết trông cậy vào điều gì.
Cầu cho người thân yêu là một phương cách cắt bỏ sự chia lìa với người chết. Qua lời cầu nguyện, chúng ta cùng đứng với những người thân yêu, dù còn sống hay đã ra đi trước chúng ta, để dâng lời cầu xin lên Thiên Chúa.
Lễ trọng kính Các Thánh là cơ hội để chúng ta hướng cái nhìn xa hơn những thực tại trần thế ghi dấu bởi thời gian, để hướng đến chiều kích của Thiên Chúa, đến chiều kích của vĩnh cửu và sự thánh thiện. Phụng vụ hôm nay nhắc chúng ta rằng sự thánh thiện là ơn gọi nguyên thủy của những ai đã được rửa tội.
Trong cuộc sống vội vã thường nhật, nhiều khi chúng ta quên rằng mục đích đời sống chúng ta là “cuộc gặp gỡ diện đối diện với Thiên Chúa.. Chúng ta đạt tới mục đích đó qua sự thánh thiện. Sự thánh thiện này không phải là một đặc ân dành cho ít người được tuyển chọn, nhưng là nghĩa vụ của mỗi người”.
ĐTC giải thích thêm rằng “Sự thánh thiện không hệ tại làm những hoạt động hoặc công trình lạ lùng, cũng không phải là có được những đoàn sủng ngoại thường. Nên thánh có nghĩa phụng sự Chúa Giêsu, lắng nghe và theo Chúa, không thất đảm trước những khó khăn. Sự thánh thiện đòi hỏi một cố gắng trường kỳ, nhưng đó cũng là điều mà mọi người có thể thực hiện được. Sự thánh thiện trước tiên là một hồng ân của Thiên Chúa, hơn là công trình của con người”. Trong hành trình nên thánh, không bao giờ chúng ta lẻ loi, nhưng được các thánh trong mọi thời đại tháp tùng”.
ĐTC không quên nhắc đến lễ tưởng niệm các tín hữu đã qua đời cử hành ngày 2-11 và thói quen viếng nghĩa trang. Ngài mời gọi mọi người sống ý nghĩa ngày lễ này trong tinh thần Kitô chân chính, nghĩa là trong ánh sáng xuất phát từ mầu nhiệm phục sinh: Chúa Kitô đã chết và sống lại, Người mở đường cho chúng ta tiến về Nhà Cha, là Vương quốc sự sống và an bình. Ai theo Chúa Giêsu trong cuộc sống này thì được đón nhận vào nơi Chúa đã đi trước chúng ta”.
Ngài nói thêm rằng: “Trong khi viếng nghĩa trang, chúng ta hãy nhớ tại đó, trong các ngôi mộ, có thi hài những người thân yêu của chúng ta đang an nghỉ chờ ngày sống lại sau hết. Như Kinh Thánh dạy, linh hồn họ ở trong tay Thiên Chúa. Vì thế, cách thức thích hợp và hữu hiệu nhất để tôn kính người quá cố là cầu nguyện cho họ, dâng những hành vi tin, cậy, mến. Trong niềm hiệp thông với hy tế Thánh Thể, chúng ta có thể chuyển cầu cho những người quá cố để họ được phần rỗi đời đời, và ta có thể cảm nghiệm tình hiệp thông sâu xa nhất, trong khi chờ đợi gặp lại nhau, để mãi mãi được hưởng Tình Yêu đã sáng tạo và cứu chuộc chúng ta”
Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 2 tháng 11, Đức Thánh Cha đã đề cập đến tâm lý sợ chết của phần đông nhân loại.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, một ngày sau Lễ Trọng Kính Các Thánh, Giáo Hội mời gọi chúng ta cầu nguyện cho những người đã qua đời. Ngày kỷ niệm hàng năm này thường được đặc trưnng bởi những cuộc thăm viếng nghĩa trang, đó là dịp để chúng ta suy niệm về mầu nhiệm sự chết và canh tân đức tin chúng ta nơi lời hứa đời đời hưởng nhờ từ sự Phục sinh của Chúa Kitô.
Với bản tính nhân loại thường tình, chúng ta có một tâm lý tự nhiên là sợ chết và cố chống lại điều có vẻ là chung cuộc này. Đức tin dạy chúng ta rằng nỗi sợ chết vơi đi bởi một hy vọng lớn lao, là hy vọng vào sự sống đời đời, là điều mang lại ý nghĩa viên mãn nhất cho đời ta. Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, ban cho chúng ta lời hứa cuộc sống đời đời qua cái chết và sự Phục sinh của Con Ngài. Trong Chúa Kitô, sự chết không còn giống như một hố sâu của hư vô nữa nhưng trái lại là con đường dẫn tới sự sống bất tận.
Đức Kitô là sự Phục sinh và là sự sống; hễ ai tin vào Ngài thì sẽ không bao giờ chết. Mỗi Chúa Nhật, khi đọc kinh Tin Kính, chúng ta tái khẳng định đức tin của chúng ta nơi mầu nhiệm này. Khi chúng ta nhớ đến những người đã ra đi trước, kết hiệp với họ trong tình hiệp thông với các thánh, xin cho đức tin linh hứng chúng ta theo Chúa Kitô gần gũi hơn và hoạt động với thế giới này để xây dựng một tương lai đầy hy vọng.
Tôi nồng nhiệt chào thăm các linh mục đến từ Hoa Kỳ đang tham dự khóa tĩnh huấn về Thần Học tại Học Viện Giáo Hoàng Bắc Mỹ tại Rôma.
Tôi cũng gởi lời chào đến nhóm hành hương từ trường Trung Học Thánh Phaolô tại Tokyo, Nhật Bản. Với các tín hữu nói tiếng Anh trong buổi triều yết chung này, đặc biệt anh chị em đến từ Ireland, Đan Mạch, Na Uy, Nhật Bản và Hoa Kỳ, tôi khẩn xin Chúa ban cho anh chị em niềm vui và bình an”
Cầu nguyện cho người quá cố
Ngay từ thời tiên khởi, Giáo Hội đã khuyến khích chúng ta cầu nguyện cho người chết như một nghĩa cử bác ái. Thánh Augustinô viết, "Nếu chúng ta không lưu tâm gì đến người chết, thì chúng ta sẽ không có thói quen cầu nguyện cho họ."
Từ đầu thời Trung Cổ, nhờ các dòng ẩn tu có thói quen cầu nguyện cho các tu sĩ đã qua đời hàng năm, một nghi thức phụng vụ cầu cho người chết đã được thiết lập.
Vào giữa thế kỷ 11, Thánh Odilo, Tu Viện Trưởng dòng Cluny, ra lệnh rằng mọi tu viện dòng Cluny phải cầu nguyện đặc biệt và hát kinh Nhật Tụng cầu cho người chết vào ngày 2 tháng Mười Một, ngay sau lễ Các Thánh. Truyền thống này được lan rộng và sau cùng được Giáo Hội chấp nhận đưa vào niên lịch Công Giáo La Mã.
Ý nghĩa thần học làm nền tảng cho ngày lễ này là sự thừa nhận bản tính yếu đuối của con người. Vì ít có ai đạt được một đời sống trọn hảo, mà hầu hết đã chết đi với những vết tích tội lỗi, do đó, cần có thời gian thanh tẩy trước khi linh hồn ấy được đối diện với Thiên Chúa. Công Ðồng Triđentinô xác nhận có luyện tội và nhấn mạnh rằng lời cầu nguyện của người sống có thể rút bớt thời gian thanh luyện của linh hồn người chết nhờ vào Lòng Thương Xót Chúa. Năm 2000, trong sắc lệnh thiết đặt Lễ Lòng Thương Xót Chúa, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị nhấn mạnh rằng tội lỗi chúng ta quá lớn đến mức ngoài Lòng Thương Xót Chúa, chẳng còn biết trông cậy vào điều gì.
Cầu cho người thân yêu là một phương cách cắt bỏ sự chia lìa với người chết. Qua lời cầu nguyện, chúng ta cùng đứng với những người thân yêu, dù còn sống hay đã ra đi trước chúng ta, để dâng lời cầu xin lên Thiên Chúa.
Thế giới nhìn từ Vatican 28/10/2011 - 03/11/2011
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
10:20 04/11/2011
1. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 30/10, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho các nạn nhân lũ lụt tại Thái Lan và Italia. Ngài nói:
“Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi với người dân Thái Lan là những người bị thiệt hại nặng bởi những trận lụt nghiêm trọng. Tôi cũng nhớ đến anh chị em tại Liguria và Tuscany vừa bị thiệt hại nặng vì mưa lũ”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng phương thế tốt nhất để giúp cho xã hội là nâng đỡ những ai gần gũi với chúng ta và sống một cuộc sống thánh thiện. Ngài nói:
“Chúa Kitô khích lệ chúng ta kết hiệp sự khiêm nhường với công việc bác ái và phục vụ anh chị em mình. Xin cho chúng ta luôn bắt chước gương mẫu phục vụ hoàn hảo của Ngài trong đời sống thường nhật”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến vai trò các thầy cô giáo trong xã hội. Ngài kêu gọi họ trở nên các gương sáng cho các em học sinh.
1. Đức Thánh Cha khích lệ các Giám Mục Angola và São Tomé dành ưu tiên cho việc mục vụ gia đình, bài trừ nạn phù thủy và óc phe phái bộ tộc.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 29 tháng 10 dành cho 26 GM thuộc HĐGM Angola và Sao Tomé nhân dịp các vị kết thúc cuộc hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhắc đến và đề cao kế hoạch mục vụ các Giám Mục Angola đề ra từ 3 năm nay, đứng trước tình trạng con số các hôn phối đạo tại nước này trở nên hiếm hoi. Ngài khích lệ các Giám Mục đề cao đời sống gia đình truyền thống giữa một nền văn hóa sống chung bừa bãi với nhau. Ngài nói:
“Vấn nạn thứ nhất là nhiều cặp nam nữ sống với nhau trước khi kết hôn, trái ngược với kế hoạch của Thiên Chúa về sự sinh sản và gia đình nhân loại.”
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến sự kiện nhiều tín hữu Công Giáo tại Angola tuy là Kitô hữu mà vẫn thực hành những thói tục không thể dung hợp với việc theo Chúa Kitô, với hậu quả là họ sát hại cả các trẻ em và người già bị những phù thủy kết án. Ngài nói:
“Qua hồng ân bí tích Rửa Tội, họ được mời gọi để từ bỏ những xu hướng thịnh hành hiện nay. Họ phải chống lại thói tục này dưới sự dẫn dắt của Các Mối Phúc Thật”.
Ngài khích lệ các Giám Mục hãy vì tính chất thánh thiêng của sự sống con người trong mọi giai đoạn và hoàn cảnh, mà lên tiếng bênh vực các nạn nhân. Ngoài ra, vì đây là một vấn đề trong toàn miền, hãy liên kết nỗ lực của các cộng đoàn Giáo Hội bị thương tổn vì tai ương này, cố gắng xác định ý nghĩa sâu xa của các thói tục đó, vạch rõ những nguy hiểm về mặt mục vụ và xã hội của các tệ nạn ấy, để đi tới một phương pháp hoàn toàn loại trừ chúng, với sự cộng tác của chính quyền và xã hội dân sự.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nói đến óc bộ tộc phe phái khiến cho các cộng đoàn có xu hướng khép kín, không muốn chấp nhận những người thuộc bộ tộc khác. Ngài cám ơn và đề cao những Giám Mục, linh mục và tu sĩ chấp nhận làm việc mục vụ bên ngoài biên giới ngôn ngữ và bộ tộc của mình.
2. Trong buổi tiếp kiến sáng 31 tháng 10, dành cho tân đại sứ Ba Tây cạnh Tòa Thánh, ông Almir Franco de Sa Barbuda, đến trình quốc thư, Đức Thánh Cha cổ võ sự cộng tác giữa Nhà Nước và Giáo Hội.
Tân đại sứ De Sa Barbuda năm nay 68 tuổi (1943), nguyên là thứ trưởng ngoại giao và đã từng làm Đại sứ Ba Tây tại Bỉ và Lục Xâm Bảo.
Trong diễn văn chào mừng tân đại sứ, Đức Thánh Cha nhắc đến quan hệ lâu đời giữa Tòa Thánh và Ba Tây, cũng như hiệp định ký kết giữa hai bên hồi năm 2008. Ngài nói: “Hiệp định này không phải là một nguồn đặc ân cho Giáo Hội hoặc vi phạm đặc tính đời của Nhà Nước, nhưng chỉ có mục đích mang lại một tính chất chính thức và nhìn nhận hợp pháp sự độc lập và cộng tác giữa Giáo Hội và Nhà Nước, mỗi bên trong lãnh vực của mình.”
Đức Thánh Cha cho biết “Giáo Hội cầu mong Nhà Nước nhìn nhận rằng đặc tính đời lành mạnh không phải là coi tôn giáo chỉ là một tình cảm cá nhân có thể khép kín trong lãnh vực riêng tư, nhưng như một thực tại cần được nhìn nhận trong cộng đoàn công cộng, tuy có những cơ cấu tổ chức hữu hình. Vì thế Nhà Nước có nhiệm vụ bảo đảm việc tự do phụng tự của mỗi tôn giáo, cũng như các hoạt động văn hóa, giáo dục và từ thiện của các tôn giáo, miễn là các hoạt động này không trái ngược với trật tự luân lý và công cộng”.
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến lãnh vực công bằng xã hội và xác quyết rằng chính phủ Ba Tây có thể coi Giáo Hội như một người đối tác ưu tiên trong tất cả những sáng kiến nhắm loại trừ nghèo đói. “Giáo Hội không thể và không được thay thế Nhà Nước, nhưng cũng không thể và không được ở ngoài lề trong cuộc chiến đấu cho công lý” (Deus caritas est 28)
3. Hiện nay có 1.2 tỷ người Công Giáo trên thế giới. Họ hiệp thành Hội Thánh Lữ Hành. Bên cạnh đó còn có Hội Thánh Khải Hoàn gồm các tín hữu nam nữ đã được diện kiến thánh nhan Chúa và đang hưởng phúc thiên đàng. Bên cạnh đó, còn có Hội Thánh Trông Đợi gồm những linh hồn nơi luyện tội.
Cha Marcello Stanzione tác giả cuốn sách mới có tựa đề “365 giorni con le anime del Purgatorio” (Ba trăm sáu mươi lăm ngày với các linh hồn nơi Luyện Ngục) cho biết:
“Các linh hồn nơi Luyện Ngục cần lời cầu nguyện của chúng ta. Khi họ được lên thiên đàng, họ sẽ nhớ đến lời cầu nguyện của chúng ta.”
Theo giáo lý Công Giáo, Luyện Ngục, Thiên Đàng hay Hỏa Ngục không phải là những nơi chốn nào đó, nhưng là tình trạng của một linh hồn. Để được lên thiên đàng, linh hồn phải được thanh tẩy khỏi mọi tội lỗi.
“Những linh hồn nơi Luyện Ngục là các Kitô hữu đã qua đời trong ơn nghĩa Chúa. Nhưng trong cuộc sống dương thế họ vương vấn với tội lỗi vì thế không thể lên thiên đàng vì chỉ có những linh hồn sạch tội mới được vào nước thiên đàng”.
Cha Marcello Stanzione là linh mục người Ý, tác giả cuốn sách mới gồm có những kinh nguyện và những suy tư của các vị Thánh, các vị Giáo Hoàng, và các thần học gia về các linh hồn nơi Luyện Ngục, cho biết:
“Mỗi ngày trong năm, tôi sưu tập các ý tưởng của các thánh chẳng hạn như thánh Catêria thành Genoa và thánh Faustina Kowalska /phốt-ti-na kô-wan-ska/, cũng như của các vị Giáo Hoàng, đặc biệt từ những tông thư. Thêm vào đó là những suy niệm Công Giáo truyền thống”.
Cuốn sách của cha Marcello Stanzione giúp các tín hữu Công Giáo Ý suy tư và cầu nguyện cho các linh hồn mỗi ngày trong năm.
4. Truyền giáo và tái truyền giáo đang là ưu tiên của Giáo Hội hiện nay. Đức Thánh Cha đã khích lệ tất cả các tín hữu bao gồm nữ giới trên thế giới hãy tích cực dự phần trong việc làm sống lại sứ điệp Tin Mừng.
“Chúng tôi tin rằng trong trách vụ này, phụ nữ có thể đóng góp rất nhiều trong những lãnh vực liên quan đến lắng nghe, sáng tạo và thẩm mỹ,” bà Marta Rodríguez, giám đốc Học Viện Nghiên Cứu về Phụ Nữ tại Rôma đã cho biết như trên.
Vai trò của nữ giới trong việc truyền giáo và tái truyền giáo đã được thảo luận rộng rãi tại hội nghị của Tòa Thánh Athenaeum Regina Apostolorum Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ, trong đó Học Viện Nghiên Cứu về Phụ Nữ tại Rôma đã có 16 phụ nữ phát biểu về các kinh nghiệm của họ trong nghệ thuật, trong việc sống Tin Mừng và các hoạt động bác ái.
“Từ những phụ nữ làm việc nơi không mấy ai biết đến như các cô giáo miền quê đến những phụ nữ từ thiện hay vợ của ông Tony Blair là bà Cherie Blair, những phụ nữ giúp đỡ cho các cô gái điếm cũng như các bậc phụ huynh, chúng tôi muốn nói đến những mảnh của một bức tranh cho thấy chân dung của phụ nữ trong việc Tân Phúc Âm Hóa”.
Một trong những khía cạnh khó khăn trong việc rao giảng Tin Mừng là xu hướng khép kín của xã hội đối với các lãnh vực tôn giáo. Khi đề cập đến những vấn đề đạo lý, nhiều người tỏ ra lảng tránh. Đó là lúc, phụ nữ như những người chịu khó lắng nghe, có thể giúp rất nhiều.
“Phụ nữ luôn có một vai trò then chốt trong Giáo Hội. Trước đây, chúng tôi đã đề cập đến các thánh nữ, các nữ tiến sĩ Hội Thánh.”
Các đề tài được đưa ra thảo luận trong hội nghị Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ còn bao gồm cả việc Tân Phúc Âm Hóa qua Internet, giáo dục, và vai trò hỗ trợ của phụ nữ trong đời sống Giáo Hội.
5. Đức Thượng Phụ Jerusalem: Mùa xuân Ả rập đang có nguy cơ biến thành mùa thu ảm đạm
Mùa xuân Ả rập đang có nguy cơ biến thành mùa thu ảm đạm vì nó không đem lại dân chủ và tự do cho dân chúng nhưng kích động mãnh liệt các trào lưu Hồi Giáo quá khích. Đời sống của các tín hữu Kitô trong khu vực Trung Đông giờ đây tồi tệ hơn rất nhiều. Họ thường xuyên đối diện với phân biệt đối xử và ngay cả những đe dọa đến sinh mạng. Các trào lưu Hồi Giáo quá khích giờ đây đang cố xua đuổi các Kitô hữu ra khỏi quê hương của họ.
Đức Thượng Phụ Fouad Twal nói:
“Tình hình chính trị không khích lệ họ ở lại khi họ nhìn lại những bài học quá khứ, những chuyển biến hiện tại và tương lai. Họ thấy một tương lai quá mờ mịt cho họ và gia đình nên đành ra đi. Nhiều người sang Mỹ Châu La Tinh hay Hoa Kỳ”
Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ la tinh tại Jerusalem, cai quản toàn vùng Israel, Jordan, Cyprus và các lãnh thổ Palestines.
Trong tuần qua, các Giám Mục trong khu vực Ả rập đã có cuộc họp tại Rôma để bàn về những hệ quả của cuộc cách mạng gọi là Mùa Xuân Ả Rập trên đời sống các tín hữu Kitô trong vùng.
Theo Đức Thượng Phụ Fouad Twal:
“Mùa Xuân Ả Rập, chúng tôi hy vọng đó là mùa xuân chứ không phải là mùa thu. Cầu xin cho mùa xuân ấy sinh hoa kết quả một ngày nào đó. Chúng tôi hy vọng, vẫn hy vọng và tiếp tục hy vọng, nhưng đồng thời chúng tôi thấy cái nguy cơ, đúng là có nguy cơ, có sự nguy hiểm”.
Các cuộc thảo luận của các Giám Mục cũng đề cập đến những vấn đề chính trị, tự do tôn giáo và cuộc xung đột vẫn đang diễn ra giữa Do Thái và Palestine. Đức Thượng Phụ hoan nghênh Liên Hiệp Quốc đang có những cố gắng để công nhận Palestine là một quốc gia thành viên. Ngay cả chỉ cần ban cấp tư cách ‘quan sát viên thường trực’ trong Liên Hiệp Quốc cũng là một bước tiến khích lệ.
“Chúng ta không thể cứ đối phó với cuộc xung đột này, tìm cách chống đỡ tạm thời. Chúng ta phải kết thúc nó. Chúng ta phải chấm dứt việc chiếm đóng. Không ai thích bị chiếm đóng. Không có ai thích như thế. Chiếm đóng là điều tệ hại cho cả Israel và Palestine”.
Một điều đáng khích lệ là những người đã ra đi khỏi khu vực Thánh Địa và thành công nơi xứ người vẫn nhớ đến quê hương họ và tìm cách khích lệ những người còn ở lại bằng tinh thần lẫn vật chất.
6. Triển lãm những khuôn mặt của Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị
Một phòng triển lãm hình ảnh những khuôn mặt của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã được một nghệ nhân Ba Lan là cô Anna Gulak /an-na dzu:-lak/ tổ chức tại Vatican. Cô cho biết cô đã bỏ nhiều thời gian để sưu tập những khía cạnh khác nhau về khuôn mặt của Đức Cố Giáo Hoàng qua các thời kỳ.
“Tôi muốn minh hoạ các khía cạnh khác nhau về tính cách của ngài vì ngài không những là một nhân vật vĩ đại nhưng ngài là một người khiêm nhường. Ngài là một nhà lãnh đạo và một nhà ngoại giao lỗi lạc nhưng ngài rất cương quyết và nhạy cảm”.
Đầu tiên, Gulak được yêu cầu vẽ một bản thiết kế về khuôn mặt Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị cho một bức tượng. Tuy nhiên, ý tưởng cần phải vẽ thêm nhiều các bức tranh khác cứ xuất hiện. Thế là cô đã biến bản vẽ thiết kế ban đầu cao đến 3m cho bức tượng thành hàng loạt các bức tranh khổ lớn.
“Tôi chán các bích chương đương thời trong thế giới truyền thông, có quá nhiều các bích chương thương mại đang tấn công vào người xem”.
Năm ngoái 2010, Gulak đã trình lên Đức Thánh Cha bản vẽ một huy chương Tòa Thánh với khuôn mặt Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị theo yêu cầu của Vatican.
Cô nói việc vẽ “các chân dung của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị” là một khởi đầu cho một cuộc hành trình chưa biết khi nào kết thúc.
7. Triển lãm hình ảnh về nữ tài tử Audrey Hepburn
Trong tuần qua tại Rôma cũng đã khai mạc phòng triển lãm hình ảnh về nữ tài tử Audrey Hepburn. Tên của cô đồng nghĩa với phong cách và vẻ đẹp. Phim của cô, chẳng hạn cuốn Chiến Tranh và Hòa Bình, đã lừng danh và sống mãi trong lòng nhiều người. Tuy nhiên, cuộc triển lãm lần này xoay quanh chủ đề khác trong đó trình bày Audrey Hepburn như một người mẹ của các trẻ em mồ côi tại Việt Nam, Nam Sudan, Ethiopoia và Bangladesh.
Luca Dotti, con trai của nữ tài tử nói:
“Khi tôi nghĩ đến mẹ tôi, tôi nghĩ đến bà như một người mẹ. Đó là điều tôi cảm thấy trong tâm tư tôi trước khi bắt đầu cho cuộc triển lãm này. Theo một nghĩa nào đó, cuộc triển lãm này trình bày bà như một phụ nữ và một người mẹ.”
Trong khi những người hâm mộ mô tả bà như một siêu sao điện ảnh cổ điển. Cả hai đứa con của bà nói bà là một người mẹ khả ái. Cuộc triển lãm tại Rôma cũng trình bày bà như một nhà thiết kế thời trang qua những kiểu mẫu giầy dép, quần áo do bà vẽ kiểu. Nhưng một điều đập vào mắt người xem nhiều nhất là vai trò của bà như một “đại sứ thiện chí” của UNICEF.
Désirée Colapietro Petrini, một người bạn của bà trong UNICEF cho biết:
“Những năm cuối đời bà hoạt động rất nhiều, phần lớn là tại hiện trường. Bà luôn tin rằng chẳng có cái gọi là thế giới thứ ba vì tất cả chúng ta đều sống trên một hành tinh với một phẩm giá con người như nhau. Vì lẽ đó, bà luôn cảm thấy nghĩa vụ giúp đỡ các trẻ em nghèo.”
Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, bà là một đứa trẻ đã được cung cấp thực phẩm và thuốc men. Đó là điều bà không bao giờ quên.
Trong 5 năm cuối đời, bà lang thang ở Việt Nam, Ethiopia, Nam Sudan, Bangladesh, nhiều vùng Mỹ Châu La Tinh, và Somalia để giúp các trẻ mồ côi và bệnh tật.
“Lúc đó khác bây giờ nhiều lắm. Bây giờ mỗi khi các minh tinh hay tài tử cho trẻ con cái gì thì lập tức là lên news. Người ta kháo nhau chuyện đó và hình ảnh tràn ngập mọi nơi. Bà thì khác, lặng lẽ và đơn giản”.
Trong năm nay, những bộ phim như “Breakfast at Tiffany's”, “Roman Holiday,” “War and Peace,” và “The Nun's Story,” đã kỷ niệm 50 năm phát hành.
Luca Dotti, con trai của nữ tài tử cho biết:
“Cuộc triển lãm này là do UNICEF tổ chức nhằm cổ võ cho những chương trình trợ giúp trẻ em và để nhớ đến mẹ tôi với sự nghiệp thứ ba của bà như một đại sứ”.
Cuộc triển lãm kéo dài đến 4 tháng 12 năm nay.
8. Hollywood sẽ làm nhiều phim về Thánh Kinh
Sau thành công vang dội của cuốn phim The Passion Of The Christ do Mel Gibson làm đạo diễn, Hollywood đang chuẩn bị cho ra mắt một loạt những phim mới về Thánh Kinh như Trận Đại Hồng Thủy, Ông Môise và Giuđa Macabêô.
Ngày 3 tháng 10 vừa qua, trong một thông cáo chí, Paramount Pictures cho biết sau một cuộc chiến gay go với 20th Century Fox, hãng phim này đã giành được quyền sản xuất cuốn phim Trận Đại Hồng Thủy và đã khởi quay ngay lập tức. Cuốn phim này do Darren Aronofsky làm đạo diễn với nhân vật chính ông Nôe do Christian Bale thủ vai.
20th Century Fox cũng đã thua Warner Bros trong việc giành quyền thực hiện hai cuốn phim Ông Môise và Giuđa Macabêô.
Cuốn phim về ông Môise có tựa đề “Gods and Kings”, có lẽ sẽ do Steven Spielberg làm đạo diễn.
Tờ The Guardian cho biết trước khi thực hiện cuốn “Gods and Kings”, Warner Bros sẽ ưu tiên quay cuốn phim về ông Giuđa Macabêô do Mel Gibson làm đạo diễn.
“Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi với người dân Thái Lan là những người bị thiệt hại nặng bởi những trận lụt nghiêm trọng. Tôi cũng nhớ đến anh chị em tại Liguria và Tuscany vừa bị thiệt hại nặng vì mưa lũ”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng phương thế tốt nhất để giúp cho xã hội là nâng đỡ những ai gần gũi với chúng ta và sống một cuộc sống thánh thiện. Ngài nói:
“Chúa Kitô khích lệ chúng ta kết hiệp sự khiêm nhường với công việc bác ái và phục vụ anh chị em mình. Xin cho chúng ta luôn bắt chước gương mẫu phục vụ hoàn hảo của Ngài trong đời sống thường nhật”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến vai trò các thầy cô giáo trong xã hội. Ngài kêu gọi họ trở nên các gương sáng cho các em học sinh.
1. Đức Thánh Cha khích lệ các Giám Mục Angola và São Tomé dành ưu tiên cho việc mục vụ gia đình, bài trừ nạn phù thủy và óc phe phái bộ tộc.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 29 tháng 10 dành cho 26 GM thuộc HĐGM Angola và Sao Tomé nhân dịp các vị kết thúc cuộc hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhắc đến và đề cao kế hoạch mục vụ các Giám Mục Angola đề ra từ 3 năm nay, đứng trước tình trạng con số các hôn phối đạo tại nước này trở nên hiếm hoi. Ngài khích lệ các Giám Mục đề cao đời sống gia đình truyền thống giữa một nền văn hóa sống chung bừa bãi với nhau. Ngài nói:
“Vấn nạn thứ nhất là nhiều cặp nam nữ sống với nhau trước khi kết hôn, trái ngược với kế hoạch của Thiên Chúa về sự sinh sản và gia đình nhân loại.”
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến sự kiện nhiều tín hữu Công Giáo tại Angola tuy là Kitô hữu mà vẫn thực hành những thói tục không thể dung hợp với việc theo Chúa Kitô, với hậu quả là họ sát hại cả các trẻ em và người già bị những phù thủy kết án. Ngài nói:
“Qua hồng ân bí tích Rửa Tội, họ được mời gọi để từ bỏ những xu hướng thịnh hành hiện nay. Họ phải chống lại thói tục này dưới sự dẫn dắt của Các Mối Phúc Thật”.
Ngài khích lệ các Giám Mục hãy vì tính chất thánh thiêng của sự sống con người trong mọi giai đoạn và hoàn cảnh, mà lên tiếng bênh vực các nạn nhân. Ngoài ra, vì đây là một vấn đề trong toàn miền, hãy liên kết nỗ lực của các cộng đoàn Giáo Hội bị thương tổn vì tai ương này, cố gắng xác định ý nghĩa sâu xa của các thói tục đó, vạch rõ những nguy hiểm về mặt mục vụ và xã hội của các tệ nạn ấy, để đi tới một phương pháp hoàn toàn loại trừ chúng, với sự cộng tác của chính quyền và xã hội dân sự.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nói đến óc bộ tộc phe phái khiến cho các cộng đoàn có xu hướng khép kín, không muốn chấp nhận những người thuộc bộ tộc khác. Ngài cám ơn và đề cao những Giám Mục, linh mục và tu sĩ chấp nhận làm việc mục vụ bên ngoài biên giới ngôn ngữ và bộ tộc của mình.
2. Trong buổi tiếp kiến sáng 31 tháng 10, dành cho tân đại sứ Ba Tây cạnh Tòa Thánh, ông Almir Franco de Sa Barbuda, đến trình quốc thư, Đức Thánh Cha cổ võ sự cộng tác giữa Nhà Nước và Giáo Hội.
Tân đại sứ De Sa Barbuda năm nay 68 tuổi (1943), nguyên là thứ trưởng ngoại giao và đã từng làm Đại sứ Ba Tây tại Bỉ và Lục Xâm Bảo.
Trong diễn văn chào mừng tân đại sứ, Đức Thánh Cha nhắc đến quan hệ lâu đời giữa Tòa Thánh và Ba Tây, cũng như hiệp định ký kết giữa hai bên hồi năm 2008. Ngài nói: “Hiệp định này không phải là một nguồn đặc ân cho Giáo Hội hoặc vi phạm đặc tính đời của Nhà Nước, nhưng chỉ có mục đích mang lại một tính chất chính thức và nhìn nhận hợp pháp sự độc lập và cộng tác giữa Giáo Hội và Nhà Nước, mỗi bên trong lãnh vực của mình.”
Đức Thánh Cha cho biết “Giáo Hội cầu mong Nhà Nước nhìn nhận rằng đặc tính đời lành mạnh không phải là coi tôn giáo chỉ là một tình cảm cá nhân có thể khép kín trong lãnh vực riêng tư, nhưng như một thực tại cần được nhìn nhận trong cộng đoàn công cộng, tuy có những cơ cấu tổ chức hữu hình. Vì thế Nhà Nước có nhiệm vụ bảo đảm việc tự do phụng tự của mỗi tôn giáo, cũng như các hoạt động văn hóa, giáo dục và từ thiện của các tôn giáo, miễn là các hoạt động này không trái ngược với trật tự luân lý và công cộng”.
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến lãnh vực công bằng xã hội và xác quyết rằng chính phủ Ba Tây có thể coi Giáo Hội như một người đối tác ưu tiên trong tất cả những sáng kiến nhắm loại trừ nghèo đói. “Giáo Hội không thể và không được thay thế Nhà Nước, nhưng cũng không thể và không được ở ngoài lề trong cuộc chiến đấu cho công lý” (Deus caritas est 28)
3. Hiện nay có 1.2 tỷ người Công Giáo trên thế giới. Họ hiệp thành Hội Thánh Lữ Hành. Bên cạnh đó còn có Hội Thánh Khải Hoàn gồm các tín hữu nam nữ đã được diện kiến thánh nhan Chúa và đang hưởng phúc thiên đàng. Bên cạnh đó, còn có Hội Thánh Trông Đợi gồm những linh hồn nơi luyện tội.
Cha Marcello Stanzione tác giả cuốn sách mới có tựa đề “365 giorni con le anime del Purgatorio” (Ba trăm sáu mươi lăm ngày với các linh hồn nơi Luyện Ngục) cho biết:
“Các linh hồn nơi Luyện Ngục cần lời cầu nguyện của chúng ta. Khi họ được lên thiên đàng, họ sẽ nhớ đến lời cầu nguyện của chúng ta.”
Theo giáo lý Công Giáo, Luyện Ngục, Thiên Đàng hay Hỏa Ngục không phải là những nơi chốn nào đó, nhưng là tình trạng của một linh hồn. Để được lên thiên đàng, linh hồn phải được thanh tẩy khỏi mọi tội lỗi.
“Những linh hồn nơi Luyện Ngục là các Kitô hữu đã qua đời trong ơn nghĩa Chúa. Nhưng trong cuộc sống dương thế họ vương vấn với tội lỗi vì thế không thể lên thiên đàng vì chỉ có những linh hồn sạch tội mới được vào nước thiên đàng”.
Cha Marcello Stanzione là linh mục người Ý, tác giả cuốn sách mới gồm có những kinh nguyện và những suy tư của các vị Thánh, các vị Giáo Hoàng, và các thần học gia về các linh hồn nơi Luyện Ngục, cho biết:
“Mỗi ngày trong năm, tôi sưu tập các ý tưởng của các thánh chẳng hạn như thánh Catêria thành Genoa và thánh Faustina Kowalska /phốt-ti-na kô-wan-ska/, cũng như của các vị Giáo Hoàng, đặc biệt từ những tông thư. Thêm vào đó là những suy niệm Công Giáo truyền thống”.
Cuốn sách của cha Marcello Stanzione giúp các tín hữu Công Giáo Ý suy tư và cầu nguyện cho các linh hồn mỗi ngày trong năm.
4. Truyền giáo và tái truyền giáo đang là ưu tiên của Giáo Hội hiện nay. Đức Thánh Cha đã khích lệ tất cả các tín hữu bao gồm nữ giới trên thế giới hãy tích cực dự phần trong việc làm sống lại sứ điệp Tin Mừng.
“Chúng tôi tin rằng trong trách vụ này, phụ nữ có thể đóng góp rất nhiều trong những lãnh vực liên quan đến lắng nghe, sáng tạo và thẩm mỹ,” bà Marta Rodríguez, giám đốc Học Viện Nghiên Cứu về Phụ Nữ tại Rôma đã cho biết như trên.
Vai trò của nữ giới trong việc truyền giáo và tái truyền giáo đã được thảo luận rộng rãi tại hội nghị của Tòa Thánh Athenaeum Regina Apostolorum Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ, trong đó Học Viện Nghiên Cứu về Phụ Nữ tại Rôma đã có 16 phụ nữ phát biểu về các kinh nghiệm của họ trong nghệ thuật, trong việc sống Tin Mừng và các hoạt động bác ái.
“Từ những phụ nữ làm việc nơi không mấy ai biết đến như các cô giáo miền quê đến những phụ nữ từ thiện hay vợ của ông Tony Blair là bà Cherie Blair, những phụ nữ giúp đỡ cho các cô gái điếm cũng như các bậc phụ huynh, chúng tôi muốn nói đến những mảnh của một bức tranh cho thấy chân dung của phụ nữ trong việc Tân Phúc Âm Hóa”.
Một trong những khía cạnh khó khăn trong việc rao giảng Tin Mừng là xu hướng khép kín của xã hội đối với các lãnh vực tôn giáo. Khi đề cập đến những vấn đề đạo lý, nhiều người tỏ ra lảng tránh. Đó là lúc, phụ nữ như những người chịu khó lắng nghe, có thể giúp rất nhiều.
“Phụ nữ luôn có một vai trò then chốt trong Giáo Hội. Trước đây, chúng tôi đã đề cập đến các thánh nữ, các nữ tiến sĩ Hội Thánh.”
Các đề tài được đưa ra thảo luận trong hội nghị Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ còn bao gồm cả việc Tân Phúc Âm Hóa qua Internet, giáo dục, và vai trò hỗ trợ của phụ nữ trong đời sống Giáo Hội.
5. Đức Thượng Phụ Jerusalem: Mùa xuân Ả rập đang có nguy cơ biến thành mùa thu ảm đạm
Mùa xuân Ả rập đang có nguy cơ biến thành mùa thu ảm đạm vì nó không đem lại dân chủ và tự do cho dân chúng nhưng kích động mãnh liệt các trào lưu Hồi Giáo quá khích. Đời sống của các tín hữu Kitô trong khu vực Trung Đông giờ đây tồi tệ hơn rất nhiều. Họ thường xuyên đối diện với phân biệt đối xử và ngay cả những đe dọa đến sinh mạng. Các trào lưu Hồi Giáo quá khích giờ đây đang cố xua đuổi các Kitô hữu ra khỏi quê hương của họ.
Đức Thượng Phụ Fouad Twal nói:
“Tình hình chính trị không khích lệ họ ở lại khi họ nhìn lại những bài học quá khứ, những chuyển biến hiện tại và tương lai. Họ thấy một tương lai quá mờ mịt cho họ và gia đình nên đành ra đi. Nhiều người sang Mỹ Châu La Tinh hay Hoa Kỳ”
Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ la tinh tại Jerusalem, cai quản toàn vùng Israel, Jordan, Cyprus và các lãnh thổ Palestines.
Trong tuần qua, các Giám Mục trong khu vực Ả rập đã có cuộc họp tại Rôma để bàn về những hệ quả của cuộc cách mạng gọi là Mùa Xuân Ả Rập trên đời sống các tín hữu Kitô trong vùng.
Theo Đức Thượng Phụ Fouad Twal:
“Mùa Xuân Ả Rập, chúng tôi hy vọng đó là mùa xuân chứ không phải là mùa thu. Cầu xin cho mùa xuân ấy sinh hoa kết quả một ngày nào đó. Chúng tôi hy vọng, vẫn hy vọng và tiếp tục hy vọng, nhưng đồng thời chúng tôi thấy cái nguy cơ, đúng là có nguy cơ, có sự nguy hiểm”.
Các cuộc thảo luận của các Giám Mục cũng đề cập đến những vấn đề chính trị, tự do tôn giáo và cuộc xung đột vẫn đang diễn ra giữa Do Thái và Palestine. Đức Thượng Phụ hoan nghênh Liên Hiệp Quốc đang có những cố gắng để công nhận Palestine là một quốc gia thành viên. Ngay cả chỉ cần ban cấp tư cách ‘quan sát viên thường trực’ trong Liên Hiệp Quốc cũng là một bước tiến khích lệ.
“Chúng ta không thể cứ đối phó với cuộc xung đột này, tìm cách chống đỡ tạm thời. Chúng ta phải kết thúc nó. Chúng ta phải chấm dứt việc chiếm đóng. Không ai thích bị chiếm đóng. Không có ai thích như thế. Chiếm đóng là điều tệ hại cho cả Israel và Palestine”.
Một điều đáng khích lệ là những người đã ra đi khỏi khu vực Thánh Địa và thành công nơi xứ người vẫn nhớ đến quê hương họ và tìm cách khích lệ những người còn ở lại bằng tinh thần lẫn vật chất.
6. Triển lãm những khuôn mặt của Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị
Một phòng triển lãm hình ảnh những khuôn mặt của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã được một nghệ nhân Ba Lan là cô Anna Gulak /an-na dzu:-lak/ tổ chức tại Vatican. Cô cho biết cô đã bỏ nhiều thời gian để sưu tập những khía cạnh khác nhau về khuôn mặt của Đức Cố Giáo Hoàng qua các thời kỳ.
“Tôi muốn minh hoạ các khía cạnh khác nhau về tính cách của ngài vì ngài không những là một nhân vật vĩ đại nhưng ngài là một người khiêm nhường. Ngài là một nhà lãnh đạo và một nhà ngoại giao lỗi lạc nhưng ngài rất cương quyết và nhạy cảm”.
Đầu tiên, Gulak được yêu cầu vẽ một bản thiết kế về khuôn mặt Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị cho một bức tượng. Tuy nhiên, ý tưởng cần phải vẽ thêm nhiều các bức tranh khác cứ xuất hiện. Thế là cô đã biến bản vẽ thiết kế ban đầu cao đến 3m cho bức tượng thành hàng loạt các bức tranh khổ lớn.
“Tôi chán các bích chương đương thời trong thế giới truyền thông, có quá nhiều các bích chương thương mại đang tấn công vào người xem”.
Năm ngoái 2010, Gulak đã trình lên Đức Thánh Cha bản vẽ một huy chương Tòa Thánh với khuôn mặt Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị theo yêu cầu của Vatican.
Cô nói việc vẽ “các chân dung của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị” là một khởi đầu cho một cuộc hành trình chưa biết khi nào kết thúc.
7. Triển lãm hình ảnh về nữ tài tử Audrey Hepburn
Trong tuần qua tại Rôma cũng đã khai mạc phòng triển lãm hình ảnh về nữ tài tử Audrey Hepburn. Tên của cô đồng nghĩa với phong cách và vẻ đẹp. Phim của cô, chẳng hạn cuốn Chiến Tranh và Hòa Bình, đã lừng danh và sống mãi trong lòng nhiều người. Tuy nhiên, cuộc triển lãm lần này xoay quanh chủ đề khác trong đó trình bày Audrey Hepburn như một người mẹ của các trẻ em mồ côi tại Việt Nam, Nam Sudan, Ethiopoia và Bangladesh.
Luca Dotti, con trai của nữ tài tử nói:
“Khi tôi nghĩ đến mẹ tôi, tôi nghĩ đến bà như một người mẹ. Đó là điều tôi cảm thấy trong tâm tư tôi trước khi bắt đầu cho cuộc triển lãm này. Theo một nghĩa nào đó, cuộc triển lãm này trình bày bà như một phụ nữ và một người mẹ.”
Trong khi những người hâm mộ mô tả bà như một siêu sao điện ảnh cổ điển. Cả hai đứa con của bà nói bà là một người mẹ khả ái. Cuộc triển lãm tại Rôma cũng trình bày bà như một nhà thiết kế thời trang qua những kiểu mẫu giầy dép, quần áo do bà vẽ kiểu. Nhưng một điều đập vào mắt người xem nhiều nhất là vai trò của bà như một “đại sứ thiện chí” của UNICEF.
Désirée Colapietro Petrini, một người bạn của bà trong UNICEF cho biết:
“Những năm cuối đời bà hoạt động rất nhiều, phần lớn là tại hiện trường. Bà luôn tin rằng chẳng có cái gọi là thế giới thứ ba vì tất cả chúng ta đều sống trên một hành tinh với một phẩm giá con người như nhau. Vì lẽ đó, bà luôn cảm thấy nghĩa vụ giúp đỡ các trẻ em nghèo.”
Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, bà là một đứa trẻ đã được cung cấp thực phẩm và thuốc men. Đó là điều bà không bao giờ quên.
Trong 5 năm cuối đời, bà lang thang ở Việt Nam, Ethiopia, Nam Sudan, Bangladesh, nhiều vùng Mỹ Châu La Tinh, và Somalia để giúp các trẻ mồ côi và bệnh tật.
“Lúc đó khác bây giờ nhiều lắm. Bây giờ mỗi khi các minh tinh hay tài tử cho trẻ con cái gì thì lập tức là lên news. Người ta kháo nhau chuyện đó và hình ảnh tràn ngập mọi nơi. Bà thì khác, lặng lẽ và đơn giản”.
Trong năm nay, những bộ phim như “Breakfast at Tiffany's”, “Roman Holiday,” “War and Peace,” và “The Nun's Story,” đã kỷ niệm 50 năm phát hành.
Luca Dotti, con trai của nữ tài tử cho biết:
“Cuộc triển lãm này là do UNICEF tổ chức nhằm cổ võ cho những chương trình trợ giúp trẻ em và để nhớ đến mẹ tôi với sự nghiệp thứ ba của bà như một đại sứ”.
Cuộc triển lãm kéo dài đến 4 tháng 12 năm nay.
8. Hollywood sẽ làm nhiều phim về Thánh Kinh
Sau thành công vang dội của cuốn phim The Passion Of The Christ do Mel Gibson làm đạo diễn, Hollywood đang chuẩn bị cho ra mắt một loạt những phim mới về Thánh Kinh như Trận Đại Hồng Thủy, Ông Môise và Giuđa Macabêô.
Ngày 3 tháng 10 vừa qua, trong một thông cáo chí, Paramount Pictures cho biết sau một cuộc chiến gay go với 20th Century Fox, hãng phim này đã giành được quyền sản xuất cuốn phim Trận Đại Hồng Thủy và đã khởi quay ngay lập tức. Cuốn phim này do Darren Aronofsky làm đạo diễn với nhân vật chính ông Nôe do Christian Bale thủ vai.
20th Century Fox cũng đã thua Warner Bros trong việc giành quyền thực hiện hai cuốn phim Ông Môise và Giuđa Macabêô.
Cuốn phim về ông Môise có tựa đề “Gods and Kings”, có lẽ sẽ do Steven Spielberg làm đạo diễn.
Tờ The Guardian cho biết trước khi thực hiện cuốn “Gods and Kings”, Warner Bros sẽ ưu tiên quay cuốn phim về ông Giuđa Macabêô do Mel Gibson làm đạo diễn.