Ngày 05-11-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:18 05/11/2024

13. Cầu nguyện là một kho tàng quý giá.

(Thánh Alphonsus Liguori)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:21 05/11/2024
86. CON TÔM BỊ ƯỚT

Có một phụ nữ đi thăm bà con, nghe nói con trai đột nhiên bị bệnh đậu mùa, thì lập tức ngồi kiệu trở về nhà.

Trên đường đi gặp người bán tôm liền mua một ít bỏ trong kiệu, một lúc sau có nước tràn ra bên ngoài kiệu, mấy đứa nhỏ trên đường thấy vậy thì cười nói:

- “Trong kiệu vãi nước tiểu”.

Người phụ nữ trong kiệu ấy chửi mắng:”

- “Thằng nhỏ lai căng, nước con tôm mà cũng không biết, lại còn nói nước tiểu !”

(Thời Hưng tiếu thoại)

Suy tư 86:

Kiệu thì bít bùng không ai có thể thấy bên trong, ai biết được bà chủ mới mua tôm nên để nước chảy ra bên ngoài !

Không một ai đọc được tâm tư trong tâm hồn của người khác, cho nên cũng đừng mắng người khác khi mình đang nổi nóng, cũng như đừng vội vàng phê bình tha nhân khi mình chưa nắm rõ tình hình tâm hồn của họ, đó là điều quan trọng để chúng ta sống làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa tại trần gian này vậy.

Con nít thì đơn sơ thấy sao nói vậy, nhưng người lớn vì suy nghĩ quá...sâu xa nên hay chửi con nít điều mà chúng nó thấy nơi mình, đó là một bất công, bởi vì đem cái trí óc của người lớn ra phê phán cái óc của con nít, thì chẳng khác chi chúng ta đem con nít nhốt vào trong phòng mà chung quanh toàn là tối đen như hỏa ngục.

Người lớn cứ sống chân thật thì con nít nhất định sẽ biết sống chân thật, không lừa đảo phỉnh phờ người khác...

Đừng la mắng con nít vì chúng nó thấy sao thì nói vậy, nhưng người lớn phải tự kiểm điểm lời nói và hành động của mình có làm gương tốt cho trẻ em hay chưa...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Ngày 06-11-2024: Để Chúa đồng hành và dẫn dắt - Lm. Giuse Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
03:09 05/11/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, có rất đông người cùng đi đường với Đức Giê-su. Người quay lại bảo họ :

“Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.

“Quả thế, ai trong anh em muốn xây một cây tháp, mà trước tiên lại không ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có hoàn thành nổi không? Kẻo lỡ ra, đặt móng rồi, lại không có khả năng làm xong, thì mọi người thấy vậy sẽ lên tiếng chế diễu mà bảo: ‘Anh ta đã khởi công xây, nhưng chẳng có sức làm cho xong việc.’ Hoặc có vua nào đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên lại không ngồi xuống bàn tính xem mình có thể đem một vạn quân ra, đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chăng? Nếu không đủ sức, thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai sứ đi cầu hoà. Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được.”

Đó là lời Chúa
 
Khiêm tốn và quảng đại
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
03:25 05/11/2024
CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN NĂM B : MC 12,38-44

38 Khi ấy, trong lúc giảng dạy, Đức Giê-su nói với đám đông dân chúng rằng : “Anh em phải coi chừng những ông kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. 39 Họ ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc. 40 Họ nuốt hết tài sản của các bà góa, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ. Những người ấy sẽ bị kết án nghiêm khắc hơn”.
41 Đức Giê-su ngồi đối diện với thùng tiền dâng cúng cho Đền Thờ. Người quan sát xem đám đông bỏ tiền vào đó ra sao. Có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền. 42 Cũng có một bà góa nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm, trị giá một phần tư đồng xu Rô-ma. 43 Đức Giê-su liền gọi các môn đệ lại và nói : “Thầy bảo thật anh em : bà góa nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. 44 Quả vậy, mọi người đều lấy tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó; còn bà này đã túng thiếu, lại còn bỏ vào đó tất cả những gì bà có, tất cả những gì để nuôi thân”.


KHIÊM TỐN VÀ QUẢNG ĐẠI

Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đíc-tô XVI, trong thông điệp Deus caritas est (Thiên Chúa là tình yêu) năm 2005, đã liệt kê linh mục Giuseppe Benedetto Cottolengo (tu sĩ Phan-xi-cô người Ý, 1786-1842) vào danh sách các vị thánh của lòng bác ái. Thụ phong năm 1811, năm 1818 cha được làm kinh sĩ tại Vương cung Thánh đường Corpus Domini ở Turino, một vị trí béo bở. Cottolengo đã tặng mọi món quà, tiền quyên góp, phí giảng đạo và tiền lễ cho người nghèo. Vào thời điểm đó, Turino đang chịu áp lực của làn sóng nhập cư ồ ạt từ vùng nông thôn, gây ra các vấn đề xã hội nghiêm trọng và nghèo đói. Thành phố đầy rẫy nạn bần cùng và ăn xin, nạn mù chữ và dịch bệnh, nhiều ca sinh con ngoài giá thú và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao.

Bị tác động bởi cảnh tượng và tiếng khóc của những kẻ bị loại ra ngoài lề xã hội, cha Cottolengo đã bán đi mọi thứ mình sở hữu, bao gồm cả áo choàng, và thuê hai phòng làm chỗ trọ cho những người vô gia cư (1828). Không lâu sau, cơ sở này đã trở thành một trung tâm tiếp đón những ai không được chấp nhận vào bệnh viện. Khi dịch tả bùng phát vào năm 1831, trạm xá này lại bị chính quyền đóng cửa như một biện pháp phòng ngừa vì sợ lây lan. Sau đó, cha mua một ngôi nhà ở ngoại ô thành phố và chuyển đến đó cùng với hai nữ tu và một bệnh nhân mắc bệnh ung thư. Đây là khởi đầu của "Ngôi nhà nhỏ của Chúa Quan phòng" phục vụ nhiều loại người khác nhau (tâm thần, mù lòa, già lão, trẻ mồ côi, sinh viên nghèo…), nhờ lòng hảo tâm của một số nhà từ thiện. Cha cũng thành lập nhiều tổ chức để làm việc bác ái, như Tiểu đệ Thánh Vinh-sơn Phao-lô, Tiểu muội Thánh Vinh-sơn Phao-lô. Nữ tử Ðấng Thương Xót, Nữ tử Ðấng Chiên Lành… Mỗi khi được ngợi ca vì bao sáng kiến từ thiện ấy, cha chỉ nói : “Mọi sự đều là công trình của Chúa tất cả !”

Thánh Giuseppe Benedetto Cottolengo đúng là một minh họa cho đức khiêm tốn và đức quảng đại mà chúng ta có thể suy niệm về từ đoạn Tin Mừng ngắn ngủi hôm nay.

1. Chúng ta có khiêm tốn đúng không?

Trước hết, Đức Giê-su tấn công các kinh sư, các “tiến sĩ Luật”, Người tố cáo thói hư vinh, hám của và giả hình của họ. Thật kinh khủng mà nghĩ rằng một thẩm quyền lớn lao trong các khoa học thánh không tất nhiên đem lại sự cao thượng tâm hồn. Nhưng xem ra tất cả cái này chẳng mấy liên hệ tới ta. Biếm họa về thói hư vinh có lẽ đã khiến ta nghĩ đến ai đó kiêu căng hợm hĩnh mà ta biết rõ để rồi mỉm cười. Ta chẳng vượt lên trên những thói kiếm tìm uy thế thảm hại đó sao? Tuy nhiên, khi thấy Đức Giê-su chê ghét những kẻ tự phụ đến độ ấy, ta hãy để dâng lên trong mình một lời báo động : “Phải chăng tôi hoàn toàn sạch mọi thói hư vinh?”

Tại sao Đức Giê-su lại khắt khe đối với tật xấu này, vốn nực cười hơn là ác hiểm? Toàn bộ Tin Mừng trả lời chúng ta : Đức Giê-su là chân lý, mà thói hư vinh lại lôi chúng ta đến chỗ giả tạo. “Một ngày kia tôi tự hỏi, thánh nữ Tê-rê-xa A-vi-la kể lại, tại sao Chúa lại yêu đức khiêm nhường đến thế? Tôi nhớ lại rằng chính vì Thiên Chúa là sự thật cao vời và khiêm tốn chẳng là gì khác ngoài việc bước đi trong sự thật.”

Như thế, khiêm tốn chắc chắn là điều tốt đẹp. Thế nhưng có những người vẫn không thích nó. Đúng ra họ chẳng nên thích lòng khiêm tốn giả hiệu, là một cái gì xấu xa. Có lẽ chính vì cái hỏng kiểu này mà thời đại thẳng thắn cách tàn nhẫn của chúng ta chê ghét đức khiêm tốn. Nó trách đức khiêm tốn có những thái độ gàn dở và một giọng điệu giả hình. Ai chẳng khó chịu trước những lối nói “theo thiển ý” chẳng khiêm tốn tí nào cả?

Vậy phải phản ứng ra sao khi Đức Giê-su khẳng định với chúng ta rằng khiêm tốn đúng là dấu hiệu chân thực của Người : “Tôi có lòng hiền hậu và khiêm tốn” (Mt 11,29). Người mời chúng ta đạt đến đức khiêm tốn chắc chắn rất thuần khiết và rất xinh đẹp nào đây?
Đạt đến đức khiêm tốn dâng lên từ đáy sâu thẳm nhất của chúng ta, vốn là chính chúng ta, chứ chẳng phải đạt đến lòng khiêm tốn “dỏm” mà nếu “trau dồi là trau dồi thói đạo đức giả” (Gandhi). Khi dạy ta coi chừng thói hư vinh, Đức Giê-su cũng bảo ta đề phòng thói giả nhân giả nghĩa. Không được làm ra vẻ khiêm tốn, song là nên khiêm tốn thật.

Ta chỉ đạt đến điều này bằng cách đặt mình trước sự vô biên của Thiên Chúa. Chính trong kinh Vinh Danh mà ta tìm thấy tiếng kêu đẹp nhất của lòng khiêm tốn : “Chúng con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa, chúng con hạnh phúc vì Chúa vĩ đại nhường bao”.

Trước Hy-mã-lạp-sơn này, các dị biệt hơn kém giữa chúng ta thật ra chẳng là gì, và khi ý thức điều này, ta được một niềm vui quý giá, dám nói là khá hiếm hoi : niềm vui thấy người khác có những đức tính và những thành tựu. Trong thói khao khát hư danh, có biết bao buồn bã và bao giả dối. Vào chính lúc tôi tuyên bố mình không đố kỵ ghen ghét, khuôn mặt và cung giọng của tôi nói lên điều trái ngược. Việc tập tành đức khiêm tốn là một trường dạy sự thật rất cam go.

Trên con đường sự thật này nổi lên một vật cản lạ lùng. Một vài trào lưu tu đức khiến chúng ta nói theo kiểu như sau : “Tôi chỉ là hư vô”, trong khi Thánh vịnh 8, ví dụ vậy, dám khẳng định : “Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm? Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên.” Điều này khiến chúng ta lúng túng. Sự thật con người của chúng ta ở chỗ nào, trong việc hư vô hóa hay trong việc quá tán dương?

Vẫn biết rằng chúng ta nhỏ bé, như Đức Giê-su bảo, nhưng chúng ta lại được mến yêu vô cùng ! “Lạy Cha, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã mạc khải những điều này cho những người bé mọn” (Mt 11,25).

Tình yêu ấy mời gọi chúng ta tiến đến sự cao cả. Vài kiểu khiêm tốn của chúng ta (“tôi chẳng đáng… tôi không có khả năng…”) thật ra chỉ là do kiêu ngạo : sợ thất bại, sợ bị phê bình. Nếu thế là có nguy cơ muốn sống tầm thường xoàng xĩnh. Đó chẳng phải là khiêm tốn ! Đức Giê-su đề nghị với chúng ta điều khác hẳn, một sự pha trộn khá khó khăn giữa khiêm tốn và tham vọng : “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” Có tham vọng nào hơn? Nhưng “không có Thầy, anh em chẳng làm gì được”. Đúng là đưa chúng ta về lại sự khiêm tốn của một tạo vật ! Như thế chúng ta phải bơi giữa tự phụ và chán nản, hai bộ mặt của thói kiêu căng.

2. Chúng ta có quảng đại đủ không?

Trong phần hai của bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su muốn lôi chúng ta đến một lãnh vực làm ta khiếp sợ : lãnh vực của đức quảng đại điên rồ. Xin nói rõ : “điên rồ”. Vì tất cả chúng ta đều có thực thi lòng quảng đại, nhưng cách thận trọng. Và đó là cái Đức Giê-su nhẩn nha nhìn khi ngồi đối diện với hòm cúng Đền thờ. Người nhận thấy “có lắm kẻ giàu bỏ thật nhiều tiền”, tuy nhiên Người vẫn tỏ ra lạnh nhạt.

Nhưng thình lình Người bị thu hút bởi một cái gì rất khác : của dâng của một bà góa nghèo. Và Người mạc khải cho các môn đệ, ít chú ý hơn vì họ không thể phá vỡ những bề ngoài như Người, rằng đó là một cử chỉ cuồng điên : “Thầy bảo thật anh em (Người dùng thành ngữ này khi bài học là quan trọng) : bà góa nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết.”

Bài toán kỳ lạ ! Một bên, nhiều số tiền lớn, và bên kia chỉ hai đồng kẽm. Thế nhưng Đức Giê-su quả quyết : những đồng tiền này có giá trị hơn những quan tiền của mấy người kia.

Lúc đó xuất hiện hai từ ta chê ghét vì chúng gây cho ta mặc cảm phạm tội và làm cho ta bực bội khó chịu : dư thừa và túng thiếu. Ta muốn tin mình quảng đại khi cho, nhất là nếu cho nhiều, nhưng ta biết rõ rằng bao lâu cái đó chưa động đến cái cần thiết tối thiểu của ta, ta vẫn còn xa những điên rồ của Tin Mừng. “Nếu cái bạn cho người khác không là một mất mát đối với bạn, thì đó chẳng phải là một món quà” (Mẹ Tê-rê-xa Calcutta)

Được ân sủng tác động, đôi khi ta cũng cố gắng phân biệt nhiều ít cái ta thật sự cần thiết với cái ta, xét cho cùng, có thể hy sinh. Ta rốt cục muốn hơi điên một tí, và rất có thể cho bộ cánh này, đồ đạc này, số tiền này, mà sẽ chẳng vì đó tiêu tùng. Nhưng một sợi dây cáp to tổ bố đã giữ ta lại : “Lỡ ngày mai mình cần đến nó thì sao?” Ngọn lửa quảng đại đẹp đẽ vụt tắt.

Ngọn lửa này chỉ có thể cháy với đức tin thôi. Bà góa Đức Giê-su ca ngợi lâm vào một cảnh khó nghèo đáng sợ, nhưng bà lại giàu có một đức tin khiến bà muốn cười lên khi các đồng xu cuối cùng của biến mất. Chỉ đức tin mới trục xuất được nỗi sợ thiếu hụt, và đó không phải là điều dễ thực hiện ! “Cha anh em, Đức Giê-su nói, biết rõ anh em cần gì. Vậy khi cầu nguyện, anh em hãy thưa như sau : xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày.” Chúng ta có lẽ muốn thêm : “Và lương thực ngày mai nữa.” Ngày mai, tôi còn chỗ của mình chăng? Có lương hưu đầy đủ chăng? Cái gì sẽ rơi xuống trên đầu tôi : một tai nạn ghê gớm, một cơn bệnh hiểm nghèo? Các tư tưởng này chẳng phải là mảnh đất tốt để vun đắp lòng quảng đại.

Nhưng Đức Giê-su nhìn chúng ta : “Thầy bảo thật anh em : bà này đã túng thiếu, lại còn bỏ vào đó tất cả những gì bà có, tất cả những gì để nuôi thân.” Không thể không nghĩ tới chính Người là kẻ sắp cho tất cả. Bà góa nghèo là nhân vật cuối cùng mà Tin Mừng đặt trước mắt chúng ta trước khi xảy ra cuộc Khổ nạn. Chúng ta có nhận thấy rằng người đàn bà này là một trong những hình ảnh đẹp nhất của Đức Giê-su chăng? Vứt bỏ mọi tính toán cái cần thiết của chúng ta, các nỗi sợ thiếu hụt của chúng ta, bà còn làm rạng sáng đức tin lẫn thái độ dâng hiến : “Lạy Chúa, con cho tất cả bởi lẽ con chẳng sợ gì.” Đó là lý do tại sao Đức Giê-su ngợi khen bà, kẻ với Người cùng một hạng.

Tìm ở đâu sức mạnh tiến đến những điên rồ như thế? Trong đức tin. Bỏ đi một đức tin lý thuyết và sợ hãi để nhảy vào trong những kinh nghiệm đức tin thực sự. Một câu nói có thể giúp chúng ta, câu nói của vị thánh từng từ khước nỗi sợ ngày mai cách quyết liệt nhất qua việc lập "Ngôi nhà nhỏ của Chúa Quan phòng" nói ở đầu bài : “Cha của ngày mai cũng là Cha của hôm nay”.

Nhưng đâu là Cha của chúng ta hôm nay : Thiên Chúa hay trương mục ngân hàng? Từ “ngân hàng” này khiến ta nhớ đến suy nghĩ khủng khiếp của thánh Vinh-sơn Phao-lô, vị tông đồ bác ái : “Hạnh phúc cho những người giàu là có những người nghèo, chỉ họ mới biết cho thôi”. Tai họa đích thực của của cải là thế: gây lo lắng và làm chật bụng. Được hỏi về lòng quảng đại, một Ki-tô hữu đã trả lời: “Tôi có một đồng lương rất thoải mái nhưng không thể làm khác được, tôi sợ phải trao tặng vì lo cho ngày mai”. Bao lâu đức tin chúng ta còn ve vãn các nỗi sợ của chúng ta, chúng ta vẫn sẽ ở trong những kiểu quảng đại rất ư là khôn ngoan, thận trọng. (Viết theo André Sève, Un rendez-vous d’amour).
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khi nào chúng ta sẽ biết ai là người chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ?
Đặng Tự Do
03:04 05/11/2024
Các cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 5 tháng 11 để bầu ra tổng thống tiếp theo của họ.

Kết quả bầu cử Hoa Kỳ đôi khi được công bố chỉ vài giờ sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa, nhưng cuộc cạnh tranh gay gắt năm nay có thể khiến thời gian chờ đợi lâu hơn.

Khi nào dự kiến có kết quả bầu cử tổng thống năm 2024?

Trong một số cuộc đua tổng thống, người chiến thắng được công bố vào đêm bầu cử hoặc sáng sớm hôm sau. Lần này, cuộc đua gay cấn ở nhiều tiểu bang có thể khiến các phương tiện truyền thông phải chờ lâu hơn trước khi dự đoán ai là người chiến thắng.

Phó tổng thống đương nhiệm Kamala Harris thuộc đảng Dân chủ và cựu tổng thống Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa đã bám đuổi sát nút trong nhiều tuần.

Chiến thắng sít sao cũng có thể có nghĩa là phải kiểm phiếu lại. Ví dụ, tại tiểu bang chiến trường quan trọng Pennsylvania, một cuộc kiểm phiếu lại toàn tiểu bang sẽ được yêu cầu nếu sự khác biệt chỉ là nửa phần trăm giữa số phiếu bầu cho người chiến thắng và người thua cuộc. Năm 2020, biên độ chỉ hơn 1,1 phần trăm.

Những thách thức pháp lý cũng có thể xảy ra. Hơn 100 vụ kiện trước bầu cử đã được đệ trình, bao gồm cả những thách thức về tư cách bỏ phiếu và việc quản lý danh sách cử tri.

Những tình huống khác có thể gây ra sự chậm trễ bao gồm bất kỳ sự rối loạn nào liên quan đến bầu cử, đặc biệt là tại các địa điểm bỏ phiếu.

Mặt khác, việc kiểm phiếu đã được đẩy nhanh ở một số khu vực, bao gồm cả tiểu bang quan trọng Michigan, và số lượng phiếu bầu qua thư sẽ ít hơn nhiều so với cuộc bầu cử trước, diễn ra trong thời kỳ đại dịch Covid.

Kết quả bầu cử tổng thống trước đây được công bố khi nào?

Cuộc bầu cử năm 2020 diễn ra vào thứ Ba ngày 3 tháng 11. Tuy nhiên, các mạng lưới truyền hình Hoa Kỳ không tuyên bố Tổng thống Joe Biden là người chiến thắng cho đến tận sáng ngày thứ Bảy 7 tháng 11, 2020 sau khi kết quả ở Pennsylvania trở nên rõ ràng hơn.

Trong các cuộc bầu cử gần đây, cử tri phải chờ đợi ngắn hơn nhiều.

Năm 2016, khi Ông Donald Trump đắc cử tổng thống, ông được tuyên bố là người chiến thắng ngay trước 03:00 giờ sáng giờ Miền Đông Hoa Kỳ một ngày sau cuộc bầu cử.

Năm 2012, khi Barack Obama giành được nhiệm kỳ thứ hai, chiến thắng của ông đã được dự đoán trước nửa đêm vào ngày bỏ phiếu.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử năm 2000 giữa George W Bush và Al Gore là một ngoại lệ đáng chú ý.

Cuộc bỏ phiếu được tổ chức vào ngày 7 tháng 11, 2000 nhưng hai chiến dịch tranh cử đã xảy ra xung đột vì cuộc cạnh tranh quyết liệt ở Florida và cuộc đua không được quyết định cho đến ngày 12 tháng 12, 2000. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã bỏ phiếu chấm dứt quá trình kiểm phiếu lại của tiểu bang, giúp Bush tiếp tục là người chiến thắng và giành được Tòa Bạch Ốc.

Trên khắp cả nước, các điểm bỏ phiếu đầu tiên sẽ đóng cửa vào lúc 6 giờ chiều giờ Miền Đông Hoa Kỳ vào tối thứ Ba, hay 6 giờ sáng thứ Tư theo giờ Việt Nam, và các điểm bỏ phiếu cuối cùng sẽ đóng cửa vào lúc 1 giờ sáng thứ Tư theo giờ Miền Đông Hoa Kỳ hay 1 giờ chiều Thứ Tư, theo giờ Việt Nam.

Nhưng cuộc đua này dự kiến sẽ phụ thuộc vào kết quả từ bảy tiểu bang chiến trường. Đó là Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin.


Source:BBC
 
Các thời điểm quan trọng để theo dõi cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
03:05 05/11/2024
Người Mỹ bắt đầu bỏ phiếu vào ngày Thứ Ba, 05 Tháng Mười Một, khi Úc và Việt Nam đang ngủ. Vì vậy, khi bạn thức dậy vào thứ Tư, phạm vi phủ sóng sẽ diễn ra sôi động.

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ là một sự kiện truyền thông không giống bất kỳ sự kiện nào khác trên trái đất.

Nền dân chủ lớn nhất thế giới tổ chức bầu cử ở cấp tiểu bang, nghĩa là những gì chúng ta thực sự chứng kiến là 50 cuộc bầu cử riêng biệt được tổ chức vào cùng một ngày, cùng nhau dẫn đến một kết quả duy nhất.

Mỗi tiểu bang có những quy định khác nhau về cách bỏ phiếu, cách kiểm phiếu và thời điểm bắt đầu kiểm phiếu.

Hãy nhớ rằng, trừ khi có điều gì đó bất ngờ xảy ra, Kamala Harris và Ông Donald Trump đều có khoảng 220 phiếu đại cử tri một cách an toàn.

Có 93 phiếu nữa ở bảy tiểu bang chiến trường, và mục tiêu của hai vị này là giành được 270 phiếu đại cử tri đoàn. Các cuộc bỏ phiếu sẽ kết thúc ở tất cả các tiểu bang chiến trường đó vào lúc 6 giờ chiều giờ California ngày Thứ Ba, 05 Tháng Mười Một, hay 1 giờ chiều theo giờ Sydney hoặc 9 giờ sáng Thứ Tư theo giờ Việt Nam — nhưng sẽ mất thêm vài giờ nữa trước khi chúng ta có được bức tranh rõ ràng ai là người thắng cử.

Các tiểu bang đầu tiên Indiana và Kentucky sẽ kết thúc bỏ phiếu vào lúc 3 giờ chiều thứ Ba giờ California, hay 10 giờ sáng ở Sydney hay 6 giờ sáng giờ Việt Nam ngày Thứ Tư. Trước giờ đó, các tin nói ai thắng cử đều là tin giả, đừng bận tâm.

Sau đó cuộc bỏ phiếu sẽ kết thúc ở Florida và Georgia.

Khi đồng hồ điểm 11 giờ sáng ở Sydney, hay 7 giờ sáng giờ Việt Nam ngày Thứ Tư, hay 4 giờ chiều Thứ Ba theo giờ California, mọi thứ sẽ trở nên khá thú vị.

Trong những năm qua, việc đóng cửa các điểm bỏ phiếu ở Florida là một biến cố lớn, nhưng hiện nay, Florida được coi là một tiểu bang an toàn đối với Ông Trump. Nếu Ông Trump gặp rắc rối ở Florida, ông gần như chắc chắn sẽ thua cuộc bầu cử.

Georgia là một tiểu bang chiến trường, nhưng họ nổi tiếng là chậm trễ trong việc báo cáo kết quả nên có lẽ chúng ta sẽ không biết nhiều vào thời điểm này.

Nửa giờ sau, tức là 11:30 sáng ở Sydney, 7:30 sáng giờ Việt Nam Bắc Carolina có thể có kết quả.

Nếu bạn muốn biết chuyện gì đang xảy ra, hãy kiểm tra điện thoại của bạn từ thời điểm này.

Số liệu từ Florida và Georgia sẽ được công bố, và kết quả từ Bắc Carolina cũng sẽ được công bố.

Nếu Kamala Harris thu được kết quả tốt ở cả Bắc Carolina và Georgia, bà ấy có khả năng thắng cử. Nếu không, điều đó chỉ có nghĩa là hy vọng của bà ấy đang trở nên mong manh.

Từ 8 giờ sáng theo giờ Việt Nam, hay 12 giờ trưa giờ Sydney ngày Thứ Tư, hay 5 giờ chiều Thứ Ba, theo giờ California, mọi chuyện sẽ trở nên thú vị, mặc dù kết quả thực tế có lẽ vẫn còn là một ẩn số.

Đây là thời điểm các phòng phiếu đóng cửa tại tiểu bang chiến trường quan trọng nhất, Pennsylvania, nhưng có khả năng vẫn còn quá sớm để dự đoán.

Các cuộc thăm dò cho thấy Pennsylvania có khả năng sẽ có kết quả vô cùng sít sao, và tiểu bang quan trọng này nổi tiếng là mất nhiều thời gian để kiểm phiếu.

Vào lúc 12:30 trưa giờ Sydney, hay 8:30 sáng giờ Việt Nam các điểm bỏ phiếu ở Arkansas sẽ đóng cửa.

Lúc 6:30 chiều Thứ Ba, theo giờ California, hay 1:30 giờ chiều ở Sydney, hay 9:30 giờ sáng giờ Việt Nam, tất cả các tiểu bang chiến trường, trừ một tiểu bang là Nevada, sẽ đóng cửa vào thời điểm này. Từ giờ phút này trở đi, một trong hai ứng cử viên có thể sẽ tuyên bố giành chiến thắng.

Nói tóm lại, ít nhất phải chờ đến 9:30 sáng giờ Việt Nam ngày Thứ Tư, mới có thể biết ai là người thắng cử.

Trong khi Nevada là một tiểu bang chiến trường, nơi đây có dân số nhỏ nhất trong bảy tiểu bang chiến trường, và do đó chỉ có sáu phiếu đại cử tri, so với 19 phiếu của tiểu bang chiến trường lớn nhất là Pennsylvania.

Nếu đến 6 giờ chiều giờ Sydney hay 2 giờ chiều Thứ Tư, theo giờ Việt Nam mà kết quả vẫn chưa rõ ràng, các chuyên gia sẽ bắt đầu nói về những thách thức pháp lý và việc kiểm phiếu lại.


Source:ABC News
 
VietCatholic TV
Hán Thành: Lý do Bắc Hàn tham chiến. Putin bị bắt hay tử vong là cách duy nhất kết thúc chiến tranh
VietCatholic Media
03:14 05/11/2024


1. Vương Quốc Anh cho biết quân đội Bắc Hàn ‘gần như chắc chắn sẽ có vấn đề’ ở Ukraine

Chính phủ Anh cho biết vào Chúa Nhật rằng quân đội Nga và Bắc Hàn cùng chiến đấu ở Ukraine rất có thể sẽ gặp vấn đề khi làm việc cùng nhau trên tiền tuyến.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội, gọi Bắc Hàn bằng tên chính thức là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, rằng “Lực lượng Nga và Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên gần như chắc chắn sẽ gặp khó khăn về khả năng tương tác vì trước đây chưa từng tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung”.

Tình báo Ukraine, Nam Hàn và phương Tây trong những tuần gần đây cho biết Bắc Hàn đã gửi từ 10.000 đến 12.000 binh sĩ tới Nga để tăng cường nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa chống lại Kyiv.

Hoa Kỳ cho biết hôm thứ năm rằng có khoảng 8.000 quân đồn trú tại biên giới với Ukraine. “Chúng tôi vẫn chưa thấy những binh lính này điều động chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine, nhưng chúng tôi dự kiến điều đó sẽ xảy ra trong những ngày tới”, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết trong một cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và Ngoại trưởng và Quốc phòng Nam Hàn Triệu Duệ Liệt (Cho Tae-yul) và Kim Dung Huyền.

Các chính phủ phương Tây lên án động thái này là nguy hiểm và là sự leo thang đáng kể đối với cuộc chiến dai dẳng đã kéo dài hơn hai năm rưỡi. Bắc Hàn là nhà cung cấp đạn dược và hỏa tiễn chính cho Nga và đã ký một hiệp ước phòng thủ chung với Mạc Tư Khoa vào đầu năm nay.

Ngoại trưởng Bắc Hàn, Thôi Thiện Cơ, phát biểu vào cuối tuần trước rằng Nga sẽ “đạt được chiến thắng to lớn trong cuộc đấu tranh thiêng liêng của họ nhằm bảo vệ quyền chủ quyền và lợi ích an ninh”.

“Chúng tôi cũng bảo đảm rằng cho đến ngày chiến thắng, chúng tôi sẽ sát cánh cùng những người đồng chí Nga của mình”, bà nói.

Chính phủ Anh cho biết: “Quân đội Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên tiến hành các hoạt động chiến đấu chắc chắn sẽ gặp vấn đề trong việc hòa nhập vào cơ cấu chỉ huy và kiểm soát của Nga, cũng như vượt qua rào cản ngôn ngữ với lực lượng Nga”.

Tuần trước, các chuyên gia nói với Newsweek rằng đến từ xã hội tách biệt của Bắc Hàn, có thể sẽ có vấn đề về giao tiếp và làm việc suôn sẻ cùng lực lượng Nga.

Andrew Yeo, thành viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Á Châu thuộc Viện Brookings có trụ sở tại Washington, DC, cho biết: “Mặc dù quân đội Bắc Hàn đang được huấn luyện tại các cơ sở quân sự của Nga ở Viễn Đông, nhưng sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, đào tạo và học thuyết tác chiến có thể làm giảm hiệu quả của lực lượng Bắc Hàn cho đến khi họ phối hợp tốt hơn với các đơn vị của Nga”.

Nhưng có một vài lợi thế quan trọng cho Nga và Bắc Hàn trong động thái này. Ngay cả 10.000 quân cũng giúp tăng cường lực lượng sẵn có của Nga, và những chiến binh này được cho là ít nhất một phần đến từ lực lượng tinh nhuệ của Bình Nhưỡng, được giao nhiệm vụ xâm nhập và ám sát.

Mặc dù không quen thuộc với lãnh thổ và kho vũ khí của Nga, họ có lẽ sẽ không cần đào tạo chuyên sâu về súng, súng trường, súng cối và các loại thuốc nổ khác mà Nga sử dụng chống lại Ukraine.

Chính phủ Anh cho biết “gần như chắc chắn” rằng ít nhất một số chiến binh đã được gửi đến Kursk. Cơ quan tình báo quân sự GUR của Kyiv cho biết vào tháng trước rằng họ đã phát hiện ra quân đội Bắc Hàn ở Kursk.

Cuộc xâm lược bất ngờ của Kyiv vào vùng biên giới Kursk của Nga gần ba tháng trước đã khiến Nga và nhiều nhà quan sát quốc tế bất ngờ. Mạc Tư Khoa vẫn chưa thể tước bỏ quyền kiểm soát của Kyiv đối với khu vực mà họ kiểm soát ở Nga, được gọi là vùng nhô ra của Ukraine, mặc dù họ đã chiếm lại một số lãnh thổ mà Ukraine đã chiếm được vào mùa hè trong vài tuần qua.

“Chúng có thể hữu ích trong việc đẩy quân đội Ukraine ra khỏi các khu vực thuộc vùng Kursk,” Yeo nói.

[Newsweek: North Korean Troops Would 'Almost Certainly Have Issues' in Ukraine: UK]

2. Borrell của Liên Hiệp Âu Châu yêu cầu Nam Hàn ‘thiết lập’ viện trợ cho Ukraine

Josep Borrell, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu, đã đến thăm Nam Hàn vào ngày 4 tháng 11 trong bối cảnh gia tăng lo ngại về việc quân đội Bắc Hàn tham gia cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine.

“Hành động xâm lược của Nga đối với Ukraine là mối đe dọa sống còn. Nam Hàn là nước có vị thế tốt nhất để hiểu điều đó”, Borrell cho biết như trên sau khi gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Kim Dung Huyền

“Chúng tôi đoàn kết trong việc ủng hộ Ukraine. Tôi khuyến khích họ tăng cường hơn nữa”.

Sự hợp tác ngày càng sâu sắc giữa Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng đã làm dấy lên các cuộc thảo luận tại Hán Thành về việc sửa đổi lập trường của mình về nguồn cung cấp quân sự cho Ukraine.

Người ta tin rằng Bắc Hàn đã điều động từ 10.000 đến 12.000 quân ở Nga để tham gia cuộc xâm lược chống lại Ukraine. Khoảng 8.000 quân được cho là đã được điều động tại Kursk, một khu vực biên giới của Nga do lực lượng Ukraine kiểm soát một phần.

Nam Hàn đã cung cấp viện trợ nhân đạo cho Ukraine nhưng không cung cấp viện trợ sát thương, vì luật pháp của nước này ngăn cấm việc cung cấp vũ khí trực tiếp cho các vùng chiến sự.

Theo một số báo cáo của phương tiện truyền thông, Nam Hàn đã cung cấp đạn pháo cho Ukraine gián tiếp thông qua Hoa Kỳ, nhưng việc cung cấp trực tiếp đạn 155 ly hiện không được đưa ra thảo luận.

Trong chuyến thăm của mình, Borrell đã đến thăm Khu phi quân sự kiên cố phân chia Nam Hàn và Bắc Hàn. Nhà ngoại giao Âu Châu cho biết ông đặt mục tiêu nâng cao sự hợp tác giữa Liên Hiệp Âu Châu và Hán Thành lên “mức độ tiếp theo”.

[Kyiv Independent: EU's Borrell asks South Korea to 'set up' aid to Ukraine]

3. Một số video giả của Nga nhắm vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ đang được lưu hành trực tuyến, các nguồn tin cho CBS News biết

Các quan chức Hoa Kỳ tin rằng hai video giả mạo khác hiện đang lưu hành trực tuyến, mà FBI đã xác định là những nỗ lực phát tán các tuyên bố sai sự thật về an ninh bầu cử, có khả năng là một phần của chiến dịch gây ảnh hưởng do Nga hậu thuẫn. Chiến dịch này dường như nhằm mục đích tác động đến dư luận trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 5 tháng 11, hai nguồn tin quen thuộc với tình hình này nói với CBS News.

Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ và Microsoft gần đây đã cảnh báo rằng các đối thủ nước ngoài đang tham gia vào các chiến dịch gây ảnh hưởng để đánh lừa cử tri trước cuộc bầu cử năm 2024.

Vào ngày 2 tháng 11, FBI đã đưa ra tuyên bố làm rõ rằng các video “không xác thực, không phải từ FBI và nội dung chúng mô tả là sai sự thật”. Một video đưa ra cáo buộc sai sự thật rằng “FBI đã bắt giữ ba nhóm có liên quan đang thực hiện gian lận bỏ phiếu”, trong khi video thứ hai nhắm vào chồng của Phó Tổng thống Kamala Harris là Doug Emhoff.

Tuyên bố của FBI không nêu rõ nguồn gốc đằng sau các video và cơ quan này từ chối bình luận thêm khi được CBS News tiếp cận. Tuy nhiên, tuyên bố nhấn mạnh rằng các video, kết hợp logo của Bộ Tư pháp và FBI cũng như hình ảnh của Emhoff, là một phần trong nỗ lực đánh lừa công chúng bằng “nội dung sai lệch về hoạt động của FBI”.

Theo chính phủ, tiết lộ mới nhất này nâng tổng số video giả mạo do Nga sản xuất nhằm mục đích đánh lừa cử tri Hoa Kỳ lên bốn videos.

Vào ngày 31 tháng 10, Ngoại trưởng Georgia Brad Raffensperger đã nêu bật một video khác tuyên bố rằng cử tri Haiti đã bỏ phiếu bất hợp pháp cho Phó Tổng thống Kamala Harris, gọi đó là một trò giả mạo có khả năng do một nhóm troll người Nga tạo ra. Trong một tuyên bố chung vào ngày 1 tháng 11, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, FBI và Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng cho biết “các tác nhân gây ảnh hưởng của Nga” đã tạo ra video này.

[Kyiv Independent: Several Russian fake videos targeting US election are circulating online, sources tell CBS News]

4. Cuộc thăm dò cho thấy phần lớn thế giới ủng hộ chiến thắng của Ukraine trước Nga

Phần lớn người được hỏi trong một cuộc thăm dò toàn cầu cho biết họ muốn Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Nga, tờ Economist đưa tin vào ngày 3 tháng 11.

Trong một cuộc khảo sát được tiến hành chung với công ty thăm dò dư luận Globescan, tạp chí Economist đã hỏi 30.000 người ở 29 quốc gia và một vùng lãnh thổ là Hương Cảng rằng liệu họ muốn Nga hay Ukraine chiến thắng trong cuộc chiến.

Trung bình 54% số người được khảo sát cho biết họ muốn Ukraine giành chiến thắng, so với chỉ 20% ủng hộ Nga. Nhiều người ủng hộ Ukraine hơn Nga ở 25 trong số 30 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được thăm dò.

Sự ủng hộ của người dân đối với Ukraine rất mạnh mẽ ngay cả ở những quốc gia không phải là đồng minh truyền thống của Kyiv. Những người trả lời ở Brazil, Mexico, Nam Phi và Hương Cảng ủng hộ Ukraine, mặc dù chính phủ của họ trung lập hoặc ủng hộ Điện Cẩm Linh.

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã định vị mình là một đảng trung lập và là người hòa giải giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa, cùng với Trung Quốc ủng hộ kế hoạch hòa bình sáu điểm không đề cập đến toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Nam Phi đã tuyên bố trung lập trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine nhưng vẫn tiếp tục củng cố quan hệ kinh tế và chính trị với Mạc Tư Khoa. Quốc gia này là thành viên của nhóm BRICS cùng với Nga, Trung Quốc và các nước khác, và thậm chí đã tiến hành tập trận hải quân chung với hai nước này vào năm ngoái.

Sự ủng hộ của công chúng đối với chiến thắng của Ukraine mạnh mẽ nhất ở Hoa Kỳ và Nam Hàn.

Các quốc gia được khảo sát mà người dân có nhiều khả năng ủng hộ Nga bao gồm Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Ả Rập Xê Út và Việt Nam.

[Kyiv Independent: Worldwide majority supports Ukrainian victory over Russia, poll says]

5. CNN nhận định: Putin khó có thể đàm phán, bất kể ai thắng ở Hoa Kỳ

Theo các nhà quan sát, chính sách của Mỹ đang ở ngã ba đường, nhưng điều này không nhất thiết sẽ dẫn đến bước ngoặt trong các cuộc đàm phán hòa bình, vì không có dấu hiệu nào cho thấy Nga sẵn sàng đàm phán, bất kể ai là người ở Tòa Bạch Ốc.

Thomas Graham, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Nga và là thành viên danh dự của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nói với CNN rằng dưới bất kỳ vị tổng thống Hoa Kỳ nào, Putin sẽ cố gắng khai thác những gì ông coi là sự bất ổn chính trị ở Hoa Kỳ, cũng như “những rạn nứt trong sự thống nhất của phương Tây”.

Những vi phạm này có thể xảy ra do chính quyền Ông Trump cắt giảm viện trợ và vị thế của Hoa Kỳ trong NATO, cũng như sự chia rẽ trong Quốc hội Hoa Kỳ. Áp lực tài chính đối với các đồng minh Âu Châu cũng là một yếu tố, cũng như sự rạn nứt trong NATO với các nhà chức trách thân Nga ở các quốc gia như Hung Gia Lợi và Slovakia.

“Nếu phương Tây không thống nhất, nếu phương Tây không chứng minh rõ ràng rằng phương Tây và Ukraine có chung tầm nhìn về những gì họ đang cố gắng đạt được… Putin không có lý do gì để xem xét lại những gì ông ta đang làm ở Ukraine vào thời điểm này”, Graham nói thêm.

CNN dẫn lời các nhà phân tích cho biết quy mô của cuộc chiến cũng quá lớn để có thể đàm phán đơn thuần giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv; đây là cuộc đối đầu rộng lớn hơn nhiều giữa Nga và phương Tây.

Theo John Lough, một nhà nghiên cứu cộng tác tại Chương trình Nga và Âu Á của tổ chức nghiên cứu Chatham House, “Ukraine chỉ là phương tiện để đạt được mục đích, và mục đích là hạn chế hơn nữa ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong các vấn đề quốc tế”.

“Khi các cố vấn của Ông Trump giải thích với ông ấy về những gì thực sự đang diễn ra ở đây và thực tế là Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng tiếp tục chiến đấu của Nga trong cuộc chiến này... ông ấy có thể đột nhiên cảm thấy rất mạnh mẽ rằng mình không mấy thiện cảm với Putin”, Lough nói. Ông nói thêm rằng Bắc Kinh sẽ diễn giải bất kỳ sự thỏa hiệp nào “là một dấu hiệu nữa cho thấy sự yếu kém của Hoa Kỳ”.

CNN lưu ý rằng Ukraine đã mệt mỏi, và Putin dường như sẵn sàng chịu đựng một số lượng lớn thương vong. Nếu chính quyền Ông Trump trong tương lai cắt bỏ nguồn tài trợ của Hoa Kỳ, Ukraine sẽ bị thiệt thòi hơn.

Ngay cả khi chính sách của Hoa Kỳ tiếp tục theo hướng hiện tại, các đối tác phương Tây của Kyiv dường như vẫn không muốn cung cấp các nguồn lực cần thiết để giành chiến thắng lớn trên chiến trường.

Theo tờ The Washington Post, Nga đang âm thầm ủng hộ chiến thắng của Ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ, nhưng kế hoạch chấm dứt chiến tranh ở Ukraine của ông có thể không được Liên bang Nga chấp nhận.

[Ukrainska Pravda: Putin is unlikely to negotiate, whoever wins in United States – CNN]

6. Ngoại trưởng Đức Baerbock đến Kyiv

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã đến Kyiv vào ngày 4 tháng 11 để thể hiện sự ủng hộ đối với quốc gia đang bị bao vây này, đánh dấu chuyến thăm thứ tám của cô tới Ukraine.

Theo Reuters, Baerbock cho biết khi đến nơi: “Chúng tôi đang chống lại sự tàn bạo này bằng lòng nhân đạo và sự hỗ trợ của mình, để người dân Ukraine không chỉ có thể sống sót qua mùa đông mà còn để đất nước của họ có thể tồn tại”.

Bộ trưởng Đức dự kiến sẽ gặp Ngoại trưởng Ukraine, Andrii Sybiha, và Tổng thống Volodymyr Zelenskiy.

Chuyến thăm của cô diễn ra trong bối cảnh Ukraine đang chuẩn bị cho mùa đông có thể là khắc nghiệt nhất của cuộc chiến.

Lưới điện của Ukraine đã bị hư hại nghiêm trọng trong các chiến dịch không kích lớn của Nga vào mùa thu đông năm 2022-2023 và mùa xuân, mùa hè năm 2024. Các cuộc tấn công mới vào cơ sở hạ tầng dự kiến sẽ xảy ra khi nhiệt độ giảm xuống.

Đức đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hỗ trợ năng lượng cho Ukraine và tăng cường khả năng phòng không của nước này nhằm đẩy lùi các cuộc tấn công tiếp theo.

Theo Baerbock, Berlin đã cam kết thêm 170 triệu euro, hay 185 triệu đô la, để thúc đẩy cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

[Kyiv Independent: German Foreign Minister Baerbock arrives in Kyiv]

7. Đồng minh của Putin đưa ra cảnh báo NATO về Thế chiến thứ III

Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết việc Ukraine gia nhập NATO có thể dẫn đến Thế chiến thứ III

Medvedev là nguyên thủ quốc gia Nga từ năm 2008 đến năm 2012 và hiện giữ chức phó chủ tịch Hội đồng An ninh nước này.

Trong suốt cuộc chiến ở Ukraine do Putin phát động, Medvedev đã gia tăng các bài phát biểu gay gắt trên mạng xã hội, thường xuyên bao gồm các lời đe dọa về năng lực vũ khí hạt nhân của Mạc Tư Khoa khi ông coi cuộc xung đột này là cuộc chiến ủy nhiệm giữa Nga và NATO.

Mặc dù không rõ quan điểm của ông phản ánh quan điểm hiện tại của Điện Cẩm Linh đến mức nào, ông đã nhắc lại quan điểm chống phương Tây này trong một cuộc phỏng vấn với kênh tuyên truyền RT của Nga, trong đó ông nhắc đến cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, người đã qua đời vào tháng 11 năm 2023.

Theo hãng thông tấn nhà nước Tass, Medvedev nói với RT rằng: “Ngay trước khi qua đời, khi đã ở độ tuổi rất trưởng thành, ông Kissinger dường như có chút hối tiếc khi nói rằng bây giờ chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận Ukraine gia nhập NATO”.

“Tôi nghĩ rằng ông ấy vẫn còn nhầm lẫn trong chuyện này,” ông nói. “Không có sự định trước nào như vậy. Bởi vì, việc lựa chọn giữa một số lời hứa và khả năng bắt đầu một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba—sự lựa chọn vẫn còn khá rõ ràng.”

Mục tiêu lâu dài của Ukraine là trở thành thành viên NATO là một trong những mục tiêu trong Kế hoạch Chiến thắng mà Tổng thống Ukraine Volodymr Zelenskiy công bố trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào tháng 9.

Đại sứ của Kyiv tại liên minh Nataliia Galibarenko cho biết vào tháng 10 rằng chính phủ Ukraine muốn nhận được lời mời chính thức để gia nhập liên minh trước khi Tổng thống Joe Biden rời nhiệm sở vào tháng Giêng.

Cùng với những tuyên bố về sự xâm phạm liên minh đối với Nga, Mạc Tư Khoa thường nhắc đến viễn cảnh Ukraine gia nhập NATO để biện minh cho hành động của mình. Kyiv nói rằng họ cần gia nhập NATO để chống lại bất kỳ hành động xâm lược nào trong tương lai của Nga.

Mối quan ngại ngày càng tăng của NATO là sự hiện diện của quân đội Bắc Hàn tại Ukraine, điều đã được Tổng thư ký liên minh Mark Rutte xác nhận và mô tả hành động điều động này là “một sự leo thang đáng kể”.

Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda cho biết các quốc gia thành viên NATO phải đáp trả sự tham gia của Bình Nhưỡng bằng cách cung cấp cho Ukraine “mọi thứ cần thiết” để giành chiến thắng, bao gồm hỏa tiễn tầm xa, cho phép tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga và tăng cường viện trợ quân sự cho Kyiv.

Hoa Kỳ, quốc gia cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ukraine, đã cấm sử dụng vũ khí của mình để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga vì lo ngại tình hình leo thang như Medvedev và những người tuyên truyền cho Điện Cẩm Linh đã đe dọa.

[Newsweek: Putin Ally Issues World War III Warning To NATO]

8. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ‘rất quan ngại’ về các báo cáo về quân đội Bắc Hàn ở Nga

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres “rất quan ngại” về các báo cáo cho biết quân đội Bắc Hàn hiện đang có mặt ở Nga, ông cho biết trong một tuyên bố đưa ra ngày 3 tháng 11.

Tuyên bố này được đưa ra sau các báo cáo gần đây cho biết 8.000 quân Bắc Hàn đang tập trung tại Tỉnh Kursk của Nga và chuẩn bị tham chiến cùng lực lượng Nga.

“Tổng thư ký rất quan ngại về các báo cáo về việc quân đội từ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Bắc Hàn (Bắc Hàn) được gửi đến Liên bang Nga, bao gồm cả khả năng điều động quân đến khu vực xung đột”, tuyên bố viết.

“Điều này sẽ đại diện cho một sự leo thang rất nguy hiểm của cuộc chiến tranh ở Ukraine. Mọi thứ phải được thực hiện để tránh bất kỳ sự quốc tế hóa nào của cuộc xung đột này.”

Tuyên bố này không xác nhận các báo cáo về hoạt động của quân đội Bắc Hàn tại Nga, cũng như không đề cập đến cách hợp tác quân sự giữa Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng sẽ được diễn giải như thế nào theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc hoặc các nghị quyết hiện hành của Hội đồng Bảo an.

Ukraine và Hoa Kỳ cáo buộc Nga vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc khi lôi kéo Bình Nhưỡng vào cuộc chiến, do những hạn chế hiện hành đối với Bắc Hàn.

Theo tuyên bố, Guterres ủng hộ “mọi nỗ lực có ý nghĩa hướng tới một nền hòa bình công bằng, lâu dài và toàn diện ở Ukraine”.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vào ngày 1 tháng 11 đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp tới cộng đồng quốc tế về Bắc Hàn, kêu gọi các đồng minh ngừng “chỉ đứng nhìn” khi mối đe dọa từ Bình Nhưỡng leo thang. Ông đã nhiều lần kêu gọi cả Trung Quốc và phương Tây hành động vượt ra ngoài lời nói.

Guterres đã phải hứng chịu sự chỉ trích từ Ukraine khi ông đến thăm Nga vào tháng 10 để tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS, nơi ông gặp Putin.

Theo nguồn tin, Zelenskiy sau đó đã từ chối nỗ lực thăm Ukraine của Guterres do ông này tham gia hội nghị thượng đỉnh ở Nga.

[Kyiv Independent: UN secretary general 'very concerned' about reports of North Korean troops in Russia]

9. Nam Hàn giải thích Bắc Hàn sẽ được hưởng lợi như thế nào khi tham gia cùng Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraine

Tình báo Nam Hàn đưa tin rằng một thỏa thuận giữa Bắc Hàn và Nga bao gồm việc cung cấp 600-700 tấn gạo hàng năm cho Bắc Hàn, mức lương 2.000 đô la Mỹ cho binh lính Bắc Hàn được điều động đến Ukraine, công nghệ vũ trụ và các điều khoản về sự tham gia của Nga trong các cuộc xung đột tiềm tàng trên Bán đảo Triều Tiên.

Viện Chiến lược An ninh Quốc gia, một nhóm nghiên cứu trực thuộc Cơ quan Tình báo Quốc gia Nam Hàn, tuyên bố vào ngày 1 tháng 11 rằng quyết định gửi quân tới Nga của Bắc Hàn ngay trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ có khả năng dựa trên tính toán rằng chiến thắng của Ông Donald Trump có thể dẫn đến kết thúc nhanh chóng cho cuộc chiến ở Ukraine.

Nghị sĩ Nam Hàn Ngụy Thành Lạc hay Wi Sung-lac, cựu đại sứ Nam Hàn tại Nga, mô tả sự tham gia của Bắc Hàn vào cuộc chiến chống lại Ukraine là “hoàn toàn không phải là một thỏa thuận tồi” đối với chế độ này. Là một thành viên của ủy ban tình báo Quốc hội, ông Ngụy đã được Cơ quan Tình báo Quốc gia, gọi tắt là NIS thông báo tóm tắt về thỏa thuận giữa Bắc Hàn và Nga.

Ông tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng tài chính và lương thực ở Bắc Hàn phần lớn đang được khắc phục nhờ sự đền bù của Nga cho sự hỗ trợ quân sự của nước này chống lại Ukraine.

Tuần trước, NIS đã thông báo với Hội đồng rằng mỗi binh lính Bắc Hàn được cử đi chiến đấu cùng Nga sẽ nhận được mức lương hàng tháng khoảng 2.000 đô la Mỹ. Với khoảng 10.000 quân Bắc Hàn dự kiến bị gọi nhập ngũ tới Ukraine, điều này có thể tạo ra hơn 200 triệu đô la Mỹ mỗi năm cho Bình Nhưỡng, Wi đưa tin.

Ngoài ra, theo báo cáo của NIS, hiện có khoảng 4.000 công nhân Bắc Hàn đang làm việc tại Nga, với mức lương trung bình 800 đô la Mỹ mỗi tháng.

Ông Ngụy giải thích rằng sản lượng ngũ cốc hàng năm của Bắc Hàn bao gồm khoảng 4 triệu tấn gạo, lúa mạch và lúa mì. Tuy nhiên, gạo chỉ chiếm chưa đến một phần ba con số này, phần lớn vụ mùa thực sự bao gồm khoai tây.

“4 triệu tấn ngũ cốc mà Bắc Hàn cho biết họ sản xuất mỗi năm thực tế thiếu khoảng 1 triệu tấn so với nhu cầu để nuôi sống đất nước. Nếu Nga cung cấp 600.000 đến 700.000 tấn gạo, thì đủ để đáp ứng hơn một nửa nhu cầu của Bắc Hàn trong năm nay. “

Nhà ngoại giao này cũng lưu ý rằng Nga từng cung cấp cho Bắc Hàn 50.000 đến 100.000 tấn gạo trong một chuyến hàng duy nhất. Bây giờ, với việc Nga mua đạn pháo từ Bắc Hàn, một phần đáng kể tình trạng thiếu lương thực “có thể được giải quyết thông qua hoạt động buôn bán vũ khí”, ông lưu ý.

Tình báo Nam Hàn thông báo với Đại hội đồng rằng Nga cũng có thể cung cấp cho Bắc Hàn công nghệ vũ trụ tiên tiến khi Bình Nhưỡng đang tìm cách phóng thêm một vệ tinh trinh sát quân sự nữa.

Tuy nhiên, có lẽ phần có lợi nhất của thỏa thuận đối với Bắc Hàn là khả năng Nga tham gia chiến đấu trên Bán đảo Triều Tiên trong trường hợp có những tình huống không lường trước được, NIS đưa tin.

“Bắc Hàn được ghi nhận là đã chiến đấu vì Nga. Nếu có chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên, Bắc Hàn hiện có thể mong đợi Nga sẽ đến và giúp đỡ”, Wi nói.

Cựu Chủ tịch Viện Chiến lược An ninh Quốc gia Nam Thành Húc hay Nam Sung-wook nói với tờ The Korea Herald rằng cơ quan tình báo Nam Hàn đã “giảm nhẹ” tầm quan trọng của sự tham gia của Bắc Hàn vào cuộc chiến tranh Ukraine trong các báo cáo gần đây.

Ông Nam tin rằng Bắc Hàn sẽ “vẫn hữu ích với Nga như một con bài mặc cả” trong các cuộc đàm phán với chính quyền Hoa Kỳ tiếp theo.

Ông cho biết: “Mạc Tư Khoa sẽ sử dụng mối quan hệ chặt chẽ với Bình Nhưỡng để gây ảnh hưởng lên Washington, giống như Bắc Kinh đã từng làm trong quá khứ”.

[Ukrainska Pravda: Korea explains how DPRK will benefit for joining Russia in war against Ukraine – media]

10. Nga thành lập Bộ phận các vấn đề Âu Châu để giải quyết vấn đề Liên Hiệp Âu Châu

Nga có một bộ phận chính phủ mới để giải quyết các vấn đề liên quan đến Liên Hiệp Âu Châu và NATO: Putin gọi đó là Bộ Các vấn đề Âu Châu.

Theo truyền thông Nga, đơn vị này vốn đã tồn tại trong Bộ Ngoại giao Nga, nhưng trước đây được gọi là Bộ Hợp tác toàn Âu Châu, gọi tắt là DOC trước khi được đổi tên thành Bộ Các vấn đề Âu Châu, gọi tắt là DEP vào tuần trước.

Maria Zakharova, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Nga, nói với giới truyền thông địa phương rằng việc đổi tên phản ánh “những thay đổi trong thực tế địa chính trị”, bao gồm “sự suy thoái rõ ràng của các cấu trúc hợp tác đa phương ở Âu Châu”.

Mối quan hệ giữa Nga và Âu Châu đã đóng băng nghiêm trọng kể từ khi Mạc Tư Khoa xâm lược toàn diện Ukraine vào đầu năm 2022. Liên Hiệp Âu Châu đã áp đặt các lệnh trừng phạt toàn diện đối với Điện Cẩm Linh, tịch thu tài sản của Nga và cam kết hỗ trợ Ukraine.

Mạc Tư Khoa tuyên bố rút khỏi Hội đồng Âu Châu vào tháng 3 năm 2022 và đình chỉ tư cách tham gia Đại hội đồng Nghị viện của Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu Châu, gọi tắt là OSCE vào tháng 7 năm nay.

[Politico: Russia launches Department of European Problems to deal with EU]

11. Ukraine công bố các trung tâm chỉ huy thép mới trong bối cảnh đe dọa tấn công của Nga

Một nhóm lính Ukraine đang trú ẩn trong một thùng kim loại nằm sâu vài mét dưới lòng đất thì một trong những quả bom dẫn đường nặng 250 kg có sức hủy diệt cao của Nga rơi xuống gần đó.

Sáu chiến binh, co cụm trong cấu trúc kim loại, đã dành nhiều ngày dưới lòng đất sâu hàng mét, bên dưới những đống đất, Oleksandr Myronenko, giám đốc điều hành của công ty thép Metinvest của Ukraine nhớ lại. Có thể phải mất nhiều ngày họ mới được giải cứu, ông nói với Newsweek, nhưng tấm chắn thép bảo vệ đã cứu sống họ.

Hiện tại, trước những bước tiến chậm nhưng chắc của Nga ở phía đông và các cuộc ném bom trên không gần như liên tục, công ty và quân đội Ukraine đang trong quá trình thiết lập các căn cứ thép đào sâu dưới lòng đất, được thiết kế để bảo vệ những người lính gần tiền tuyến cũng như các chỉ huy họp cách xa các cuộc giao tranh ác liệt hàng dặm.

Mỗi thùng, mất khoảng một tuần để chế tạo, được gọi là “nơi ẩn náu”, trong khi sáu thùng có thể được ghép lại với nhau theo thiết kế phức tạp hơn để tạo thành một sở chỉ huy bằng thép.

Khoảng 600 thùng đã được sản xuất cho đến nay, tạo ra khoảng 480 “nơi ẩn náu”, Myronenko cho biết. 120 thùng còn lại đã được dùng để tạo ra tổng cộng 20 sở chỉ huy bằng thép, Myronenko cho biết. Trong số này, khoảng 14 sở đã được đưa vào hoạt động, phần còn lại được chuyển đến các lữ đoàn chuẩn bị sử dụng.

Một thành viên giấu tên của lữ đoàn Kara-Dag, một phần của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine. Lữ đoàn đã nhận được các trung tâm chỉ huy bằng thép mới, được thiết kế để lắp đặt dưới lòng đất và bảo vệ các chiến binh khỏi các cuộc tấn công trên không. Mặt trận thép của Rinat Ahkmetov

Myronenko cho biết bốn sở chỉ huy khác sẽ được chuyển đến Vệ binh Quốc gia sau khi hoàn thành. Một sở chỉ huy khác sẽ được chuyển đến đơn vị Kraken nổi tiếng, một phần của cơ quan tình báo quân sự GUR của Ukraine.

Các nơi ẩn náu này nhằm mục đích mang lại một chút bình thường cho quân đội ở rất gần tiền tuyến. 20 sở chỉ huy có thể là nơi ở của chỉ huy quân đội, cất giữ vũ khí hoặc nơi ngủ.

Các thùng này đã được sử dụng để xây dựng các công sự dọc theo các tuyến phòng thủ của Ukraine gần Pokrovsk, trung tâm hậu cần của Ukraine tại khu vực Donetsk phía đông đang bị bao vây mà Mạc Tư Khoa đã tiến gần tới kể từ khi chiếm được thành trì cũ của Ukraine là Avdiivka vào tháng 2. Trong năm qua, nhiều công sự hơn đã được lắp đặt gần Pokrovsk.

Nga tuyên bố đã kiểm soát một số thị trấn không xa Pokrovsk trong những tuần gần đây. Mạc Tư Khoa cũng đã đạt được những bước tiến về phía thành phố Kupiansk, ở vùng Kharkiv đông bắc, và đã xoay xở để giành lại một phần quyền kiểm soát mà Ukraine đã duy trì ở vùng Kursk phía nam nước Nga kể từ đầu tháng 8.

Hôm thứ Bảy, tổng tư lệnh quân đội Ukraine, Tướng Oleksandr Syrskyi, cho biết Ukraine đang “kìm hãm một trong những cuộc tấn công mạnh mẽ nhất của Nga” kể từ tháng 2 năm 2022. Theo Hoa Kỳ, với việc quân đội Bắc Hàn có khả năng tham gia cuộc chiến trong những ngày tới và ít có triển vọng được hoãn lại các cuộc ném bom trên không, Ukraine sẽ phải nỗ lực hết sức để các chiến binh của mình chuẩn bị cho một mùa đông nữa.

Metinvest đã công khai tuyên bố vào Tháng Giêng rằng họ đã bắt đầu sản xuất các sở chỉ huy ngầm bằng thép. Dự án này nằm trong sáng kiến Mặt trận Thép của tỷ phú người Ukraine Rinat Akhmetov, sáng kiến này cũng đã thiết kế các tấm chắn thép cho xe tăng Abrams do Ukraine vận hành và xe chiến đấu bộ binh Bradley do Hoa Kỳ tài trợ, cùng các xe tăng khác do phương Tây sản xuất trên chiến trường.

Các thùng này cũng đã được chuyển đến khu vực lân cận Luhansk và khắp Kherson, ở phía nam Ukraine. Chúng “về cơ bản được phân tán dọc theo đường xung đột”, Myronenko nói.

Không có sự bảo vệ trên mặt đất

Với sự che chở của bóng tối, những người lắp đặt người Ukraine đào hố xuống đất, thêm các lớp gỗ ốp và gia cố hố sâu tới năm mét dưới lòng đất. Sau đó, họ chất thảm thực vật và cây bụi lên trên mặt đất để hòa nhập trung tâm chỉ huy vào cảnh quan.

“Không có sở chỉ huy nào nằm trên mặt đất là hiệu quả,” Myronenko nói. “Nó đơn giản là không cung cấp khả năng bảo vệ thích hợp nếu nó nằm trên mặt đất.”

Myronenko cho biết, trừ khi người dân địa phương và các nhóm phá hoại cố tình tiết lộ hoặc quân đội thiếu sót trong khâu thẩm định, thì Nga rất khó có thể phát hiện ra các công trình thép ngầm này.

Trung tâm chỉ huy thép

Các thùng thép đã được chuyển đến các lữ đoàn “dọc theo giới tuyến”, Giám đốc điều hành Metinvest Oleksandr Myronenko cho biết. Chúng có thể chứa vũ khí và thiết bị quân sự cũng như cung cấp nơi ngủ, tắm rửa...

Myronenko cho biết: “Chúng có thể bị phát hiện giống như bất kỳ sở chỉ huy nào khác nếu luôn có một lượng người hoặc phương tiện tập trung ở gần đó”.

Ông cho biết nơi này dễ bị lực lượng Nga tấn công nhất khi đang trong quá trình xây dựng.

Các sở chỉ huy ngầm dễ bị tấn công trực tiếp bằng một trong những hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn Iskander của Nga, nhưng hỏa tiễn Shahed thường không thể vươn tới những nơi được bảo vệ dưới lòng đất.

Myronenko cho biết nòng súng được thiết kế theo tiêu chuẩn có thể được điều chỉnh theo thông số kỹ thuật của lữ đoàn. Một số đơn vị yêu cầu nòng súng lớn hơn một chút, và một số khác, ví dụ như các đơn vị máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất, gọi tắt là FPV, cần có không gian cho một trạm làm việc để vận hành máy bay điều khiển từ xa.

Myronenko cho biết các thùng này không được giao kèm thiết bị tác chiến điện tử theo tiêu chuẩn và một số đơn vị yêu cầu thùng rỗng, chưa trang bị.

“Một số đơn vị có hệ thống riêng và họ lắp đặt chúng bên ngoài các thùng để triệt tiêu tín hiệu vô tuyến nhằm bảo vệ họ khỏi các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa”, Myronenko cho biết. “Đôi khi quân đội tiếp cận chúng tôi để mua hệ thống tác chiến điện tử cho họ. Nhưng điều này được thực hiện trên cơ sở từng trường hợp cụ thể”, ông nói thêm.

Ông cho biết: “Không có phương pháp tiếp cận theo khuôn mẫu hay công thức chung nào khi nói đến hệ thống tác chiến điện tử”.

[Newsweek: Ukraine Unveils New Steel Command Centers Amid Russian Offensive Threat]