Phụng Vụ - Mục Vụ
Cẩn thận – Sẵn sàng
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:42 07/11/2017
Chúa Nhật XXXII THƯỜNG NIÊN
(Mt 25, 1-13)
Kính … khi rao giảng Tin Mừng, Đức Giêsu thường dùng những hình ảnh cụ thể thường ngày để giúp cho người ta dễ hiểu về mầu nhiệm Nưới Trời. Nước Trời như hạt cải, Nước Trời như chuyện mở tiệc cưới. Và hôm nay Đức Giêsu nói, Nước Trời giống như chuyện mười cô trinh nữ trong đám rước dâu. Vậy chúng ta tự hỏi : Bài dụ ngôn hôm nay muốn nói gì? Và qua dụ ngôn ấy, Đức Giêsu muốn nói gì với chúng ta?
Đọc dụ ngôn này chúng ta thấy có điều không ổn, bởi vì chàng rể đến chậm, nên các cô phù dâu ngủ cả. Một điều khác nữa chúng ta thấy là chàng rể trong dụ ngôn đã không cư xử như những chàng rể thông thường. Đây là một chàng rể đặc biệt và một tiệc cưới cũng đặc biệt, bởi trong tiệc cưới đó, mọi người phải tuân giữ những luật lệ khác với những luật lệ thông thường. Và điều khiến người ta thắc mắc và để ý hơn cả đó là đám cưới có bao điều cần thiết, chứ đâu chỉ cần mỗi người một đèn sáng trong tay là vào dự tiệc cưới, chàng rể đến cũng phải đem đèn đi theo chứ, vả lại năm cô có đèn mà đèn hết dầu thì vẫn còn năm cô kia, hai người một đèn không đủ sao? Mà cũng thật là thiếu bác ái trong nhóm phù dâu. Chỉ có mười cô cùng nhóm với nhau thôi mà cũng không chịu chia sẻ dầu cho nhau để tất cả có dầu đèn, cùng vào dự tiệc cưới thì vui biết mấy.
Năm cô có đèn nhưng lại hết dầu xin năm cô còn đèn thắp sáng, lại còn dầu dự trữ nữa, thế mà không san sẻ cho bạn. Không những thế, lại còn nói : “E không đủ cho chúng em và các chị, các chị ra hàng mà mua thì hơn” (Mt 25, 9). Tin Mừng kể lại, chính lúc năm cô đi mua thì chàng rể đến. Lúc có dầu có đèn thì chàng rể đã đến và cửa đã đóng. Các cô gõ cửa, chú rể đích thân ra, nhưng trả lời một cách khắc nghiệt : “Ta không biết các ngươi” (Mt 25, 12). Các cô là những người giúp việc nhà, là những người quen thuộc, mà chú rể nói rằng không quen, “không biết”. Hậu quả năm cô này được gọi là năm cô khờ dại, vì đã mang được đèn mà không mang dầu theo.
Chúng ta nên nhớ đây chỉ là một dụ ngôn thôi, chứ thực tế không có đám cưới nào hay đám rước dâu nào lại xảy ra như thế cả. Dù chàng rể có tới trễ, chắc chẳng ai ngủ được, phương chi các cô phù dâu, quần áo đầu tóc như thế làm sao mà ngủ nổi? Khi nói dụ ngôn này, Chúa Giê-su chỉ muốn dạy chúng ta một bài học là phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng.
Chàng rể đặc biệt đó chính là Chúa Giê-su, mười trinh nữ phụ dâu là toàn thể nhân loại, được Thiên Chúa yêu thương và đón mời về dự tiệc cưới Nước Trời. Dầu và đèn là các điều kiện cần có để được tham dự tiệc cưới ấy. Mười cô phù dâu, có năm cô khôn và năm cô dại. Đó là hình ảnh con người, có người dại người khôn. Khôn hay dại là căn cứ vào thái độ họ có biết sẵn sàng hay không. Chúng ta thấy mười trinh nữ phù dâu, các cô khôn, cô dại đều ngủ cả, chứ đâu phải chỉ có những cô dại mới ngủ. Nhưng cái làm cho mười cô trở thành khôn dại khác nhau, là ở chỗ cẩn thận và sẵn sàng. Năm cô khôn đã ngủ, nhưng ngủ trong thái độ sẵn sàng. Còn năm cô dại đã ngủ trong một thái độ chểnh mảng, tới đâu hay tới đó. Nhưng đến khi "hay" được thì đã quá muộn.
Còn việc chàng rể đến chậm, đến trễ, đến bất ngờ ám chỉ việc Chúa đến. Chắc chắn Chúa sẽ đến, nhưng hoàn toàn bất ngờ, đột xuất nên ai khôn thì sẵn sàng. Sẵn sàng chờ đón ngày chung cục của thế giới, ngày cánh chung, ngày tận thế, ngày Chúa phán xét toàn thể nhân loại. Ngày đó không ai biết trước được. Sẵn sàng đón nhận giờ chết, giờ bất ngờ, không ai biết trước được. Đòi hỏi mỗi người phải hết sức cẩn thận và sẵn sàng. Đây chính là bài học Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta.
Muốn đón Chúa chúng ta phải khôn ngoan, tỉnh thức, sẵn sàng và phải có đèn. Đèn ở đây là chính tình yêu, một lòng mến bình thường, không gây mỏi mệt và buồn chán. Đèn muốn hữu dụng phải có dầu. Dầu đốt mãi cũng phải hết. Vậy, chúng ta phải tích trữ dầu càng nhiều càng tốt. Từng giọt dầu nhỏ bé được thêm vào liên tục là những công việc nhỏ bé, tốt lành, thiện hảo trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Đó là những giọt dầu của tình yêu mến, giữ cho ngọn lửa đời sống đạo đức của chúng ta luôn cháy sáng như ngọn lửa hồng đầy sức sống. Với dầu cầu nguyện và việc lành, chúng ta sẽ giữ đèn của chúng ta luôn cháy sáng, và Người sẽ nhận ra chúng ta.
Dầu này là dầu không vay không mượn được như người ta tưởng, nên không thể nói đến chuyện thiếu bác ái ở đây. Nhân đức và cách sống không thể cho vay cho mượn để vào Nước Trời, mỗi người phải tự tích luỹ cho mình, nghĩa là phải trở nên người thực thi lời Chúa hơn là người chỉ biết nghe lời Chúa.
Chúng ta không biết ngày hay giờ nào Thiên Chúa đến, nên phải chuẩn bị để khi Người đến chúng ta có thể vào được Nước của Người. Tất cả những gì Chúa Giêsu nói trong bài dụ ngôn này được coi như là một lời cảnh báo yêu thương Chúa dành cho chúng ta, thức tỉnh tâm hồn ta sẵn sàng đón chờ Chúa đến.
Hãy nhớ rằng, một ngày nào đó, cuộc đời chúng ta sẽ chấm dứt, chúng ta không biết ngày đó là ngày nào. Vì thế, phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng, tức là chúng ta phải luôn sống tốt lành. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 25, 1-13)
Kính … khi rao giảng Tin Mừng, Đức Giêsu thường dùng những hình ảnh cụ thể thường ngày để giúp cho người ta dễ hiểu về mầu nhiệm Nưới Trời. Nước Trời như hạt cải, Nước Trời như chuyện mở tiệc cưới. Và hôm nay Đức Giêsu nói, Nước Trời giống như chuyện mười cô trinh nữ trong đám rước dâu. Vậy chúng ta tự hỏi : Bài dụ ngôn hôm nay muốn nói gì? Và qua dụ ngôn ấy, Đức Giêsu muốn nói gì với chúng ta?
Đọc dụ ngôn này chúng ta thấy có điều không ổn, bởi vì chàng rể đến chậm, nên các cô phù dâu ngủ cả. Một điều khác nữa chúng ta thấy là chàng rể trong dụ ngôn đã không cư xử như những chàng rể thông thường. Đây là một chàng rể đặc biệt và một tiệc cưới cũng đặc biệt, bởi trong tiệc cưới đó, mọi người phải tuân giữ những luật lệ khác với những luật lệ thông thường. Và điều khiến người ta thắc mắc và để ý hơn cả đó là đám cưới có bao điều cần thiết, chứ đâu chỉ cần mỗi người một đèn sáng trong tay là vào dự tiệc cưới, chàng rể đến cũng phải đem đèn đi theo chứ, vả lại năm cô có đèn mà đèn hết dầu thì vẫn còn năm cô kia, hai người một đèn không đủ sao? Mà cũng thật là thiếu bác ái trong nhóm phù dâu. Chỉ có mười cô cùng nhóm với nhau thôi mà cũng không chịu chia sẻ dầu cho nhau để tất cả có dầu đèn, cùng vào dự tiệc cưới thì vui biết mấy.
Năm cô có đèn nhưng lại hết dầu xin năm cô còn đèn thắp sáng, lại còn dầu dự trữ nữa, thế mà không san sẻ cho bạn. Không những thế, lại còn nói : “E không đủ cho chúng em và các chị, các chị ra hàng mà mua thì hơn” (Mt 25, 9). Tin Mừng kể lại, chính lúc năm cô đi mua thì chàng rể đến. Lúc có dầu có đèn thì chàng rể đã đến và cửa đã đóng. Các cô gõ cửa, chú rể đích thân ra, nhưng trả lời một cách khắc nghiệt : “Ta không biết các ngươi” (Mt 25, 12). Các cô là những người giúp việc nhà, là những người quen thuộc, mà chú rể nói rằng không quen, “không biết”. Hậu quả năm cô này được gọi là năm cô khờ dại, vì đã mang được đèn mà không mang dầu theo.
Chúng ta nên nhớ đây chỉ là một dụ ngôn thôi, chứ thực tế không có đám cưới nào hay đám rước dâu nào lại xảy ra như thế cả. Dù chàng rể có tới trễ, chắc chẳng ai ngủ được, phương chi các cô phù dâu, quần áo đầu tóc như thế làm sao mà ngủ nổi? Khi nói dụ ngôn này, Chúa Giê-su chỉ muốn dạy chúng ta một bài học là phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng.
Chàng rể đặc biệt đó chính là Chúa Giê-su, mười trinh nữ phụ dâu là toàn thể nhân loại, được Thiên Chúa yêu thương và đón mời về dự tiệc cưới Nước Trời. Dầu và đèn là các điều kiện cần có để được tham dự tiệc cưới ấy. Mười cô phù dâu, có năm cô khôn và năm cô dại. Đó là hình ảnh con người, có người dại người khôn. Khôn hay dại là căn cứ vào thái độ họ có biết sẵn sàng hay không. Chúng ta thấy mười trinh nữ phù dâu, các cô khôn, cô dại đều ngủ cả, chứ đâu phải chỉ có những cô dại mới ngủ. Nhưng cái làm cho mười cô trở thành khôn dại khác nhau, là ở chỗ cẩn thận và sẵn sàng. Năm cô khôn đã ngủ, nhưng ngủ trong thái độ sẵn sàng. Còn năm cô dại đã ngủ trong một thái độ chểnh mảng, tới đâu hay tới đó. Nhưng đến khi "hay" được thì đã quá muộn.
Còn việc chàng rể đến chậm, đến trễ, đến bất ngờ ám chỉ việc Chúa đến. Chắc chắn Chúa sẽ đến, nhưng hoàn toàn bất ngờ, đột xuất nên ai khôn thì sẵn sàng. Sẵn sàng chờ đón ngày chung cục của thế giới, ngày cánh chung, ngày tận thế, ngày Chúa phán xét toàn thể nhân loại. Ngày đó không ai biết trước được. Sẵn sàng đón nhận giờ chết, giờ bất ngờ, không ai biết trước được. Đòi hỏi mỗi người phải hết sức cẩn thận và sẵn sàng. Đây chính là bài học Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta.
Muốn đón Chúa chúng ta phải khôn ngoan, tỉnh thức, sẵn sàng và phải có đèn. Đèn ở đây là chính tình yêu, một lòng mến bình thường, không gây mỏi mệt và buồn chán. Đèn muốn hữu dụng phải có dầu. Dầu đốt mãi cũng phải hết. Vậy, chúng ta phải tích trữ dầu càng nhiều càng tốt. Từng giọt dầu nhỏ bé được thêm vào liên tục là những công việc nhỏ bé, tốt lành, thiện hảo trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Đó là những giọt dầu của tình yêu mến, giữ cho ngọn lửa đời sống đạo đức của chúng ta luôn cháy sáng như ngọn lửa hồng đầy sức sống. Với dầu cầu nguyện và việc lành, chúng ta sẽ giữ đèn của chúng ta luôn cháy sáng, và Người sẽ nhận ra chúng ta.
Dầu này là dầu không vay không mượn được như người ta tưởng, nên không thể nói đến chuyện thiếu bác ái ở đây. Nhân đức và cách sống không thể cho vay cho mượn để vào Nước Trời, mỗi người phải tự tích luỹ cho mình, nghĩa là phải trở nên người thực thi lời Chúa hơn là người chỉ biết nghe lời Chúa.
Chúng ta không biết ngày hay giờ nào Thiên Chúa đến, nên phải chuẩn bị để khi Người đến chúng ta có thể vào được Nước của Người. Tất cả những gì Chúa Giêsu nói trong bài dụ ngôn này được coi như là một lời cảnh báo yêu thương Chúa dành cho chúng ta, thức tỉnh tâm hồn ta sẵn sàng đón chờ Chúa đến.
Hãy nhớ rằng, một ngày nào đó, cuộc đời chúng ta sẽ chấm dứt, chúng ta không biết ngày đó là ngày nào. Vì thế, phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng, tức là chúng ta phải luôn sống tốt lành. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Thi ca suy niệm Chúa Nhật tuần 32 thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
14:24 07/11/2017
(Mt. 25:1-13)
SẴN SÀNG.
Dụ ngôn trinh nữ khôn ngoan,
Mười cô nhận thiệp, lo toan mọi bề.
Năm cô chuẩn bị cận kề
Chờ mong chàng rể, khi về đón ngay.
Dầu đèn đã sẵn trong tay,
Bất ngờ chàng tới, vui thay đợi chờ.
Năm cô thiếu nữ khù khờ,
Mê say giấc ngủ, nào ngờ bóng đêm.
Thiếu dầu đèn thắp đổ thêm,
Tắt đèn dầu cạn, tối đêm mịt mờ.
Tiếng hô chàng rể đang chờ,
Các cô thức tỉnh, mượn nhờ có đâu.
Thắp đèn cụt bấc hết dầu,
Thời gian cấp bách, đêm thâu dự phòng.
Sẵn sàng tiệc cưới vào trong,
Chủ nhân đóng cửa, trông mong ở ngoài.
Năm cô tới trễ van nài,
Thưa ngài mở cửa, cũng hoài công thôi.
Các con tỉnh thức liên hồi,
Ngày giờ sẽ đến, tinh khôi sẵn sàng.
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng. Nhiều khi chúng ta thức đó, mà lại không tỉnh. Gần đến cuối năm phụng vụ, giáo hội có cơ hội nhắc nhở chúng ta về ngày cuối đời. Chúng ta không biết ngày nào và giờ nào sẽ kết thúc. Cách tốt nhất là hãy tỉnh thức.
Tỉnh thức như năm trinh nữ khôn ngoan chờ đón chàng rể. Họ mang đèn và mang dầu theo. Bất cứ trong hoàn cảnh nào, họ sằn sàng thắp đèn ra đón chàng rể. Còn các trinh nữ khờ dại, họ đã phung phí tất cả cho cuộc sống hưởng thụ. Họ sống trong bừa bãi theo phù vân giả tạo. Không lo cho ngày mai. Không dự liệu phòng hờ cái gì sẽ xảy ra.
Mang theo dầu, dầu đây chính là các nhân đức tập luyện được. Trong cuộc sống đời thường, ai trong chúng ta cũng phải lo, phải chắt chiu, để dành và dự phóng về tương lai. Rất ít người trong chúng ta nghĩ đến việc chuẩn bị cho ngày sau cùng. Đôi khi chúng ta nghĩ có lẽ chưa xảy ra cho chúng ta. Sự chết còn xa vời.
Chúng ta còn cảm thấy khoẻ khoắn và còn nhiều dự án chưa xong. Chúng ta không muốn chết và không muốn nghĩ đến cái chết. Dù rằng hằng ngày, nhiều tai nạn và chết chóc xảy đến ngay bên. Chúng ta như cứ bình chân như vại. Hưởng thụ cuộc đời đi kẻo hết.
Hôm nay Chúa mời gọi chúng ta đừng mải mê hoan lạc lo tìm tích trữ của thế gian mà quên đi sự sống ngày sau. Mỗi ngày chúng ta hãy chu toàn mọi việc được trao ban. Cái gì chúng ta có thể làm được trong ngày hôm nay, hãy cố gắng hoàn tất. Đừng để cơn giận vần còn lẫn quẩn trong người chúng ta. Để rồi khi trên giường ngủ, vắt tay trên trán, trần trọc trong sự bực tức và cay cú khi tìm vào giấc ngủ. Biết đâu đêm nay Chúa sẽ gọi chúng ta về. Chi bằng chúng ta hãy luôn tỉnh thức và sẵn sàng để được ra đi trong bình an.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết nhận ra giá trị của thời gian sinh sống. Mỗi phủt giây trôi qua là chúng con bước gần đến cuối đường. Xin cho chúng con biết chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng để đón Chúa trong ngày sau hết.
THỨ HAI, TUẦN 32 THƯỜNG NIÊN
(Lc 17, 1-6).
GƯƠNG XẤU
Gương mù tật xấu phơi bầy,
Thế gian ô nhiễm, sa lầy bến mê.
Khốn thay phạm tội gớm ghê,
Gây ra gương xấu, bội thề dối gian.
Thà rằng cột cối đá hàn,
Đẩy xô xuống biển, biến tan cõi đời.
Các con cẩn thận giữ lời,
Thực tình hối cải, ơn trời thứ tha.
Dù rằng lỗi phạm qúa ba,
Cũng nên tha thứ, phôi pha xóa nhòa.
Bảy lần trở lại làm hòa,
Thành tâm hối lỗi, giao hòa bỏ qua.
Chúa thương xóa tội người ta,
Con người yếu đuối, xin tha mọi thời.
Lòng tin bé nhỏ trong đời,
Dù bằng hạt cải, khiến dời núi non.
THỨ BA, TUẦN 32 THƯỜNG NIÊN
(Lc 17, 7-10).
ĐẦY TỚ
Ngoài đồng đầy tớ trở về,
Trông nom coi sóc, mọi bề lo toan.
Nấu cơm dọn bữa liên hoan,
Thắt lưng buộc bụng, khôn ngoan vâng lời.
Chu toàn công việc ở đời,
Chủ ông tốt bụng, đôi lời ban khen.
Dù đây bổn phận sang hèn,
Thi hành theo lệnh, con sen trong nhà.
Phúc thay đầy tớ thật thà,
Yêu thương nâng đỡ, mặn mà giúp nhau.
Các con tôi tớ theo sau,
Thực hành lời dậy, hãy mau thưa rằng:
Chúng tôi vô dụng phải chăng,
Làm điều ủy thác, siêng năng thi hành.
Gắng công trách nhiệm hoàn thành,
Vâng theo thánh ý, ơn lành trao ban.
THỨ TƯ, TUẦN 32 THƯỜNG NIÊN
(Lc 17, 11-19).
PHUNG HỦI
Dọc theo biên giới ngoại dân,
Mười người phung hủi, tiến dần hét la.
Đồng thanh cất tiếng từ xa,
Lậy Thầy, thương xót, chữa da phong cùi.
Chúa thương loan báo tin vui,
Hãy đi trình diện, tới lui đền thờ.
Đi đường phong sạch không ngờ,
Trong lòng vui sướng, chẳng chờ đợi ai.
Một người quay lại công khai,
Ngợi khen lớn tiếng, thiên sai bởi trời.
Sấp mình thờ lạy Chúa Trời,
Tạ ơn Thiên Chúa, dâng lời ngợi khen.
Chín người còn lại nhỏ nhen,
Không ai trở lại, ca khen danh Người.
Chúa truyền đứng dậy vào đời,
Đức tin cứu chữa, ơn trời khấng ban.
THỨ NĂM, TUẦN 32 THƯỜNG NIÊN
(Lc 17, 20-25).
NƯỚC TRỜI
Khi nào Nước Chúa tới gần,
Không ai biết trước, vạn vần đổi thay.
Người ta quan sát đêm ngày,
Nước Trời xuất hiện, giữa ngay trần đời.
Sáng lòe như chớp bầu trời,
Ai mà đoán được, cao vời cõi thiên.
Các con mong ước siêu nhiên,
Một ngày thấy được, Chúa Chiên vĩnh hằng.
Con Người sẽ được vinh thăng,
Tới ngày phán xét, sao băng sáng ngời.
Tiên vàn đau khổ cuộc đời,
Loài người xua đuổi, một thời tẩy chay.
Chối từ phỉ báng đắng cay,
Hy sinh chịu chết, ba ngày phục sinh.
Về trời Chúa ngự uy linh,
Tới ngày sau hết, quang vinh khải hoàn.
THỨ SÁU, TUẦN 32 THƯỜNG NIÊN
(Lc 17, 26-37).
SẮN SÀNG
Thời gian thấm thoát thoi đưa,
Chúa Con cứu chuộc, ơn mưa dạt dào.
Nhắc lời Kinh Thánh năm nào,
No-e thoát khỏi, nước trào mưa tuôn.
Địa cầu hồng thủy ngập luôn,
Triều dâng tiêu diệt, ngàn muôn vạn người.
Người ta ăn uống vui đời,
Say mê lạc thú, xa rời chính tâm.
Dưới thời ông Lót cũng lầm,
Con người vui thỏa, tà tâm chống trời.
Sinh diêm mưa lửa mọi nơi,
Tường thành hủy diệt, mọi người ra đi.
Con Người xuất hiện uy nghi,
Thời gian bất chợt, xét suy kỹ càng.
Hãy luôn tỉnh thức sẵn sàng,
Ngày giờ Chúa đến, ca vang đón chờ.
THỨ BẢY, TUẦN 32 THƯỜNG NIÊN
(Lc 18, 1-8).
KIÊN TRÌ
Chúa truyền môn đệ dụ ngôn,
Siêng năng cầu nguyện, kính tôn Chúa Trời.
Thành kia thẩm phán khinh đời,
Cũng không kính nể con người thế gian.
Trong thành bà góa than van,
Minh oan giúp đỡ, phá tan mưu đồ.
Kẻ thù ám hại mưu mô,
Lâu ngày im tiếng, quạnh cô phát phiền.
Ông không kính sợ cõi thiên,
Không thèm kính nể, nhân viên xóm làng.
Sau cùng xét xử nhẹ nhàng,
Quấy rầy nhức óc, chẳng màng thế nhân.
Bất lương thẩm phán trong dân,
Kiêu căng ngạo mạn, thiệt thân có ngày.
Đêm ngày khấn nguyện cùng Thầy,
Sẽ thương giải cứu, ban đầy ân thiêng.
Khôn ngoan và khờ dại
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
18:39 07/11/2017
Chúa Nhật 32 Thường Niên A
Tháng 11, tháng cuối năm phụng vụ. Tại các nghĩa trang, người tín hữu thường đến thắp nhang, cắm cành hoa tươi, đọc kinh cầu nguyện trước phần mộ người đã qua đời. Người còn sống cầu nguyện cho người đã chết. Người đã an giấc ngàn thu nhắn nhủ người đang sống về lý lẽ cuối cùng của cuộc sống làm người. Bầu khí phụng vụ tháng 11 hướng về cùng đích của cuộc sống làm người. Đó chính là Cánh Chung. Chúa Giêsu dùng hình ảnh đám cưới để nói về Cánh Chung. Đây là dịp của niềm vui chứ không phải là nỗi buồn, hạnh phúc chứ không đau khổ.
Bài Tin mừng Chúa Nhật hôm nay nói đến lễ cưới và các trinh nữ. Năm cô trinh nữ khôn ngoan với thái độ sẵn sàng và năm cô trinh nữ khờ dại với việc chểnh mảng ngu ngơ là những biểu tượng của những cách sống của con người (GLCG # 1950). Nếu ví cuộc đời là lữ quán thì chúng ta chỉ là những người khách trọ qua đường. Chúng ta phải có thái độ nào thích hợp đối với cuộc sống trần gian? (Lumen Gentium, 48, 50, 68; GLCG # 972).
Khôn ngoan hay khờ dại được đánh giá bằng việc con người có sẵn sàng và chuẩn bị hay không.
1. Khôn và dại theo Thánh kinh
Khôn ngoan theo Thánh kinh có hai chiều kích.
Tự nhiên: khôn ngoan là một thứ nhận thức giỏi, thông minh, thận trọng và tài khéo để hướng dẫn cuộc sống đạt tới hạnh phúc chân thực. Đó là sự khôn ngoan của những nhà lãnh đạo có tài quản trị, những quân sư có tài giáo dục và thuyết phục, những hiền triết có tài lập ra những lý thuyết triết học, đạo đức, cũng như các nhà khoa học kỹ thuật có tài phát triển nền văn minh thế giới.
Tổ phụ Giuse vừa có tài kinh tế vừa có tài giải đáp những ước mơ của lòng người, đã được vua Ai cập chọn làm Thủ tướng. Môisê vừa có tài lãnh đạo vừa có tài thuyết phục kẻ thù cũng như đồng bào. Salomon được khen ngợi là "Người khôn ngoan hơn sự khôn ngoan của tất cả người Trung đông và Ai cập" (1V 5, 9-14).
Siêu nhiên: khôn ngoan là ân ban của Thiên Chúa. Daniel đã chúc tụng Thiên Chúa là "Đấng ban khôn ngoan cho hạng khôn ngoan, ban trí thức cho người hiểu biết" (Dn 2, 21). Khi mười hai tông đồ triệu tập các tín hữu lại để chọn bảy phó tế, các ngài đã nói : "Hỡi anh em hãy xét và chọn lấy giữa anh em bảy người được tiếng tốt, đầy Thánh Thần và khôn ngoan" (Cv 6, 3).
Sự khôn ngoan đích thực là sống theo luật Thiên Chúa "Luật Chúa làm cho Israel trở thành dân tộc khôn ngoan và thông thái" (Đnl 4, 6). Ai yêu chuộng học hỏi và sống luật Chúa sẽ trở nên khôn ngoan : "Cố tổ tôi tên là Giêsu, hầu như hiến cả mạng sống vào việc đọc lề luật, các tiên tri cùng các sách của cha ông, đã nên quán xuyến, lão luyện và phát hứng biên soạn đôi điều liên quan đến giáo huấn và khôn ngoan" (Hc 1, 7-12)
Luật Chúa chính là lời Chúa như mười giới răn Chúa ban trên núi Sinai. Chính lời Chúa mới là sự khôn ngoan và hạnh phúc thật. Tác giả Thánh vịnh 119 đã cảm thấy sự tuyệt diệu đó: "Lời Ngài là hạnh phúc đời con, lời Ngài là ánh sáng đời con, lời Ngài là chứa chan hy vọng, lời Ngài tôi quý hơn nghìn vàng muôn bạc, lời Ngài xin cứu sống tôi, lời Ngài là ơn cứu độ tôi" (Tv 119, 72. 103-105. 154-155. 165). Lời khôn ngoan hạnh phúc chính là Ngôi Lời nhập thể, là Đức Giêsu Kitô (Ga 1, 1-14). Đức Giêsu đã xác nhận rõ mình là sự khôn ngoan tuyệt vời đó khi Ngài nói : "Trong cuộc phán xét nữ hoàng phương nam sẽ đứng lên cùng với những người thế hệ này và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Salomon, mà đây còn hơn vua Salomon nữa" (Lc 11,31).
Người khôn ngoan là người nghe và sống lời Chúa. Người dại khờ là người chỉ nghe mà không đem ra thực hành. Chúa Giêsu dạy: "Vậy phàm ai nghe các lời này của Ta và thi hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá... và phàm ai nghe các lời này của Ta mà không thi hành, thì ví được như người dại xây nhà trên cát." (Mt 7, 24. 26). Mạnh mẽ hơn, Chúa Giêsu còn khẳng định: "Không phải mọi kẻ nói với Ta: "Lạy Chúa, lạy Chúa" là sẽ vào được Nước Trời, nhưng là kẻ thi hành ý Cha Ta, Đấng ngự trên trời." (Mt 7, 21)
2. Thái độ khôn ngoan.
Khôn ngoan là một ân ban Thiên Chúa trao tặng cho con người để họ biết cách sống theo đường lối của Ngài. Người khôn ngoan là biết sống theo sự hướng dẫn của Đấng Tối Cao (GLCG # 2500).
Năm cô trinh nữ khôn ngoan mang theo bình dầu, họ có chuẩn bị cho trường hợp chàng rể đến muộn. Họ luôn sẵn sàng chờ đón chàng rể đến. Chàng rể là hình ảnh Chúa Giêsu đến trần gian. Người đến nhiều lần với chúng ta trong cuộc đời và đến trong ngày sau hết của từng người. (x. 2 Tim 4,6 ; 2 Pr 1,14).
Khôn ngoan là một ơn ban quý báu của Chúa. Nó giúp con người biết cách sống thế nào cho phải, biết tìm kiếm những gì đáng tìm, và biết học hỏi suy nghĩ những gì đáng học hỏi. Ơn khôn ngoan quý báu ấy, Chúa sẵn sàng ban cho những ai thao thức kiếm tìm. Bài đọc I mời gọi chúng ta hãy khao khát yêu chuộng đức khôn ngoan. Thức khuya dậy sớm tìm kiếm, suy niệm đức khôn ngoan thì sẽ được chiêm ngưỡng, gặp gỡ đức khôn ngoan, sẽ được minh mẫn toàn hảo, được đức khôn ngoan niềm nở xuất hiện và sẽ hết mọi nhọc nhằn, trút hết mọi lo âu. (Kn 6, 12-16).
Cuộc đời kitô hữu khác nào như một cuộc nghinh đón chàng rể và chàng rể đây chính là Đức Kitô, vị thẩm phán. Tin Mừng nói chàng rể sẽ “đến chậm”, nghĩa là đến vào lúc người ta không ngờ. Rồi khi chàng rể đến, chàng sẽ “đóng cửa lại”. Ý nghĩa thiêng liêng của câu nói là : người ta chỉ chết một lần, không có cơ hội làm lại cuộc đời nếu đã không có sự chuẩn bị, như năm cô trinh nữ khôn ngoan.
Sự khôn ngoan của các cô trinh nữ là luôn tỉnh thức, tay cầm đèn cháy sáng trong tay và mang theo dầu dự trữ. Ngày xưa, dân Chúa chuẩn bị vượt qua Biển Đỏ cũng có thái độ như thế. Có thể hiểu “đèn cháy sáng” là luôn sống dưới ánh sáng hướng dẫn của Chúa và “dầu dự trữ” là những việc lành phúc đức như “của gởi về đời sau”.
Văn sĩ E. Hemingway có viết một quyển tiểu thuyết, nhan đề “ngư ông và biển cả”, kể lại cuộc vật lộn uổng công của lão ngư phủ người Cuba tên là Xăngtiagô với biển khơi. Ông câu được một con cá kình, nhưng vì cá quá to, ông đành phải cột cá bên mạn thuyền để kéo vào bờ. Buồn thay, trên đường về, lũ cá mập đã đánh ra hơi và xúm vào rỉa thịt. Khi về tới bến, con cá to chỉ còn là bộ xương mà thôi.
Không thể nào trình diện Chúa với hai bàn tay trắng.
3. Thái độ khờ khạo.
Lễ cưới theo nghi thức Tây phương, cô dâu đóng vai trò quan trọng với nghi thức rước dâu. Khi cô dâu xuất hiện, mọi người đều hướng mắt về cô dâu lộng lẫy trong trang phục lễ cưới tiến lên bàn thờ với đoàn rước và tiếng nhạc hoan ca. Chú rể chỉ đứng chờ đợi sẵn trên cung thánh đón tiếp cô dâu.
Trong nghi thức đám cưới Do thái, chú rể là người quan trọng. Mọi người phải chờ đợi và đón chú rể. Nếu lễ cưới vào ban đêm, chú rể phải đi tới nhà cô dâu để thương lượng với người cha hay anh em của cô dâu về quà cáp, của hồi môn…vào lúc mặt trời lặn. Thời đó chưa có đồng hồ, nên không thể định rõ giờ giấc để đón rước chàng rể từ nhà cô dâu về nhà chú rể được. Hơn nữa, theo phong tục, chú rể thường cố ý trì hoãn và kéo dài cuộc thương lượng để cô dâu và những nàng phù dâu phải chờ đợi trong hồi hộp và ngạc nhiên. Vì suốt ngày tiệc tùng, dạ vũ, nên chờ đợi đến khuya thường mệt mỏi và buồn ngủ. Mười cô trinh nữ được mời tham dự có bổn phận phải chuẩn bị sẵn sàng đèn đuốc để thắp sáng đường đi rước chú rể, cô dâu và khách đến tiệc cưới. Đây là một vinh dự rất đặc biệt cho các cô trinh nữ được mời.
Các cô dại không hề chuẩn bị gì cho trường hợp đó. Theo tập tục cưới hỏi của người Do Thái, chú rể sẽ đến nhà cha cô dâu để đón cô về nhà mình. Những cô trinh nữ phù dâu có nhiệm vụ cầm đèn cùng với cô dâu đón chú rể, làm thành một đám rước cô dâu về nhà chú rể, và ở đó, một tiệc cưới linh đình sẽ được tổ chức. Một khi đã nhận nhiệm vụ, các cô trinh nữ đó có nhiệm vụ phải chuẩn bị mọi thứ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó của mình.
Năm cô khờ dại chưa chuẩn bị sẵn sàng, không mang theo đủ dầu cần thiết, khi chú rể đến họ hết dầu. Các cô trinh nữ khờ dại, vì sự thiếu chuẩn bị đúng đắn của mình, đã bị loại khỏi niềm vui của tiệc cưới và không thể làm gì để thay đổi thực tế bi đát đó được nữa.
Giống như các cô trinh nữ khôn ngoan, các cô trinh nữ khờ dại cũng được mời gọi đi đón chàng rể rồi vào dự tiệc cưới. Các cô biết chàng rể chắc chắn sẽ đến. Các cô cũng tha thiết mong chờ chàng rể đến. Điều các cô thiếu là một sự chuẩn bị sãn sàng và đầy đủ những thực tại cần thiết để có thể thực hiện được lời mời gọi và nhiệm vụ dành cho các cô và nhờ đó được thỏa lòng mong ước của mình. Các cô mang đèn nhưng không mang dầu theo. Sai lầm của các cô không phải ở chỗ các cô không hướng lòng về biến cố chàng rể đến, mà là ở chỗ các cô đã không có sự chuẩn bị phù hợp cho biến cố đó. Được mời gọi làm thành viên của đoàn đón chàng rể thôi, chưa đủ. Biết rằng chàng rể sẽ đến vào một lúc nào đó thôi, chưa đủ. Còn phải có sự chuẩn bị thích hợp nữa.
4. Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng.
Cuộc đời và thế giới này rồi sẽ chấm dứt. Chúa sẽ đến ngày kết thúc đời người và dẫn vào dự tiệc Nước Trời. Mỗi người đều có đèn trong tay. Quan trọng là mình có chuẩn bị để ngọn đèn ấy cháy sáng vào lúc chung cuộc không. Quá muộn nếu đến lúc ấy chúng ta mới vội vã đi mua dầu.
Thiên Chúa muốn đưa con người vào tiệc cưới Nước Trời. Con người cần phải chuẩn bị sẵn sàng. Mỗi người phải chịu trách nhiệm về số phận đời đời của mình. Không ai có thể làm thay cho mình được.
Giờ phút long trọng và quyết định, đó là lúc chàng rể xuất hiện, lúc ấy mỗi người chuẩn bị đèn cháy sáng của mình. Đến lúc này mới thấy là ai khôn và ai dại, ngọn đèn của các cô khôn ngoan vẫn còn cháy sáng còn ngọn đèn của các cô khờ dại đã tắt từ lâu. Vào phút giây long trọng ấy, không ai có thể giúp mình được. Các cô khờ dại không thể xin dầu của ai được. Người khôn ngoan biết xác định cùng đích cuộc đời của mình và chuẩn bị những gì cần thiết để đạt được cùng đích đó. Người khờ dại không biết phải chuẩn bị những gì.
Ai cũng phải đối diện với ngày cuối cùng cuộc đời là giờ chết, phút giây ấy không ai giúp ai. Mỗi người theo sự khôn ngoan hay khờ dại đón nhận số phận chung cuộc.
Người ta cứ tự hỏi: Bao giờ chàng rể đến? Bình dầu thì cứ vơi dần! Màn đêm buông xuống, đôi mắt cũng nặng trĩu theo! Chờ đợi bao giờ cũng mệt mỏi căng thẳng! Biết rằng đèn cháy sáng thì dầu cạn dần. Tình yêu chờ đợi mãi cũng mòn mỏi. Lời kinh có khi cũng phôi pha. Cây đàn có lúc cũng quên mất nốt nhạc. Hãy kín múc dầu tình yêu nơi suối nguồn yêu thương chính là Bí tích Thánh Thể. Nơi đó, chúng ta không chỉ nhận được dầu tình yêu, dầu ân sủng, mà còn được trao ban chính mình Người làm của ăn, để chúng ta tỉnh thức mà chờ đợi Người dẫn đưa ta vào tiệc cưới Nước Trời.
Tháng 11, tháng cuối năm phụng vụ. Tại các nghĩa trang, người tín hữu thường đến thắp nhang, cắm cành hoa tươi, đọc kinh cầu nguyện trước phần mộ người đã qua đời. Người còn sống cầu nguyện cho người đã chết. Người đã an giấc ngàn thu nhắn nhủ người đang sống về lý lẽ cuối cùng của cuộc sống làm người. Bầu khí phụng vụ tháng 11 hướng về cùng đích của cuộc sống làm người. Đó chính là Cánh Chung. Chúa Giêsu dùng hình ảnh đám cưới để nói về Cánh Chung. Đây là dịp của niềm vui chứ không phải là nỗi buồn, hạnh phúc chứ không đau khổ.
Bài Tin mừng Chúa Nhật hôm nay nói đến lễ cưới và các trinh nữ. Năm cô trinh nữ khôn ngoan với thái độ sẵn sàng và năm cô trinh nữ khờ dại với việc chểnh mảng ngu ngơ là những biểu tượng của những cách sống của con người (GLCG # 1950). Nếu ví cuộc đời là lữ quán thì chúng ta chỉ là những người khách trọ qua đường. Chúng ta phải có thái độ nào thích hợp đối với cuộc sống trần gian? (Lumen Gentium, 48, 50, 68; GLCG # 972).
Khôn ngoan hay khờ dại được đánh giá bằng việc con người có sẵn sàng và chuẩn bị hay không.
1. Khôn và dại theo Thánh kinh
Khôn ngoan theo Thánh kinh có hai chiều kích.
Tự nhiên: khôn ngoan là một thứ nhận thức giỏi, thông minh, thận trọng và tài khéo để hướng dẫn cuộc sống đạt tới hạnh phúc chân thực. Đó là sự khôn ngoan của những nhà lãnh đạo có tài quản trị, những quân sư có tài giáo dục và thuyết phục, những hiền triết có tài lập ra những lý thuyết triết học, đạo đức, cũng như các nhà khoa học kỹ thuật có tài phát triển nền văn minh thế giới.
Tổ phụ Giuse vừa có tài kinh tế vừa có tài giải đáp những ước mơ của lòng người, đã được vua Ai cập chọn làm Thủ tướng. Môisê vừa có tài lãnh đạo vừa có tài thuyết phục kẻ thù cũng như đồng bào. Salomon được khen ngợi là "Người khôn ngoan hơn sự khôn ngoan của tất cả người Trung đông và Ai cập" (1V 5, 9-14).
Siêu nhiên: khôn ngoan là ân ban của Thiên Chúa. Daniel đã chúc tụng Thiên Chúa là "Đấng ban khôn ngoan cho hạng khôn ngoan, ban trí thức cho người hiểu biết" (Dn 2, 21). Khi mười hai tông đồ triệu tập các tín hữu lại để chọn bảy phó tế, các ngài đã nói : "Hỡi anh em hãy xét và chọn lấy giữa anh em bảy người được tiếng tốt, đầy Thánh Thần và khôn ngoan" (Cv 6, 3).
Sự khôn ngoan đích thực là sống theo luật Thiên Chúa "Luật Chúa làm cho Israel trở thành dân tộc khôn ngoan và thông thái" (Đnl 4, 6). Ai yêu chuộng học hỏi và sống luật Chúa sẽ trở nên khôn ngoan : "Cố tổ tôi tên là Giêsu, hầu như hiến cả mạng sống vào việc đọc lề luật, các tiên tri cùng các sách của cha ông, đã nên quán xuyến, lão luyện và phát hứng biên soạn đôi điều liên quan đến giáo huấn và khôn ngoan" (Hc 1, 7-12)
Luật Chúa chính là lời Chúa như mười giới răn Chúa ban trên núi Sinai. Chính lời Chúa mới là sự khôn ngoan và hạnh phúc thật. Tác giả Thánh vịnh 119 đã cảm thấy sự tuyệt diệu đó: "Lời Ngài là hạnh phúc đời con, lời Ngài là ánh sáng đời con, lời Ngài là chứa chan hy vọng, lời Ngài tôi quý hơn nghìn vàng muôn bạc, lời Ngài xin cứu sống tôi, lời Ngài là ơn cứu độ tôi" (Tv 119, 72. 103-105. 154-155. 165). Lời khôn ngoan hạnh phúc chính là Ngôi Lời nhập thể, là Đức Giêsu Kitô (Ga 1, 1-14). Đức Giêsu đã xác nhận rõ mình là sự khôn ngoan tuyệt vời đó khi Ngài nói : "Trong cuộc phán xét nữ hoàng phương nam sẽ đứng lên cùng với những người thế hệ này và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Salomon, mà đây còn hơn vua Salomon nữa" (Lc 11,31).
Người khôn ngoan là người nghe và sống lời Chúa. Người dại khờ là người chỉ nghe mà không đem ra thực hành. Chúa Giêsu dạy: "Vậy phàm ai nghe các lời này của Ta và thi hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá... và phàm ai nghe các lời này của Ta mà không thi hành, thì ví được như người dại xây nhà trên cát." (Mt 7, 24. 26). Mạnh mẽ hơn, Chúa Giêsu còn khẳng định: "Không phải mọi kẻ nói với Ta: "Lạy Chúa, lạy Chúa" là sẽ vào được Nước Trời, nhưng là kẻ thi hành ý Cha Ta, Đấng ngự trên trời." (Mt 7, 21)
2. Thái độ khôn ngoan.
Khôn ngoan là một ân ban Thiên Chúa trao tặng cho con người để họ biết cách sống theo đường lối của Ngài. Người khôn ngoan là biết sống theo sự hướng dẫn của Đấng Tối Cao (GLCG # 2500).
Năm cô trinh nữ khôn ngoan mang theo bình dầu, họ có chuẩn bị cho trường hợp chàng rể đến muộn. Họ luôn sẵn sàng chờ đón chàng rể đến. Chàng rể là hình ảnh Chúa Giêsu đến trần gian. Người đến nhiều lần với chúng ta trong cuộc đời và đến trong ngày sau hết của từng người. (x. 2 Tim 4,6 ; 2 Pr 1,14).
Khôn ngoan là một ơn ban quý báu của Chúa. Nó giúp con người biết cách sống thế nào cho phải, biết tìm kiếm những gì đáng tìm, và biết học hỏi suy nghĩ những gì đáng học hỏi. Ơn khôn ngoan quý báu ấy, Chúa sẵn sàng ban cho những ai thao thức kiếm tìm. Bài đọc I mời gọi chúng ta hãy khao khát yêu chuộng đức khôn ngoan. Thức khuya dậy sớm tìm kiếm, suy niệm đức khôn ngoan thì sẽ được chiêm ngưỡng, gặp gỡ đức khôn ngoan, sẽ được minh mẫn toàn hảo, được đức khôn ngoan niềm nở xuất hiện và sẽ hết mọi nhọc nhằn, trút hết mọi lo âu. (Kn 6, 12-16).
Cuộc đời kitô hữu khác nào như một cuộc nghinh đón chàng rể và chàng rể đây chính là Đức Kitô, vị thẩm phán. Tin Mừng nói chàng rể sẽ “đến chậm”, nghĩa là đến vào lúc người ta không ngờ. Rồi khi chàng rể đến, chàng sẽ “đóng cửa lại”. Ý nghĩa thiêng liêng của câu nói là : người ta chỉ chết một lần, không có cơ hội làm lại cuộc đời nếu đã không có sự chuẩn bị, như năm cô trinh nữ khôn ngoan.
Sự khôn ngoan của các cô trinh nữ là luôn tỉnh thức, tay cầm đèn cháy sáng trong tay và mang theo dầu dự trữ. Ngày xưa, dân Chúa chuẩn bị vượt qua Biển Đỏ cũng có thái độ như thế. Có thể hiểu “đèn cháy sáng” là luôn sống dưới ánh sáng hướng dẫn của Chúa và “dầu dự trữ” là những việc lành phúc đức như “của gởi về đời sau”.
Văn sĩ E. Hemingway có viết một quyển tiểu thuyết, nhan đề “ngư ông và biển cả”, kể lại cuộc vật lộn uổng công của lão ngư phủ người Cuba tên là Xăngtiagô với biển khơi. Ông câu được một con cá kình, nhưng vì cá quá to, ông đành phải cột cá bên mạn thuyền để kéo vào bờ. Buồn thay, trên đường về, lũ cá mập đã đánh ra hơi và xúm vào rỉa thịt. Khi về tới bến, con cá to chỉ còn là bộ xương mà thôi.
Không thể nào trình diện Chúa với hai bàn tay trắng.
3. Thái độ khờ khạo.
Lễ cưới theo nghi thức Tây phương, cô dâu đóng vai trò quan trọng với nghi thức rước dâu. Khi cô dâu xuất hiện, mọi người đều hướng mắt về cô dâu lộng lẫy trong trang phục lễ cưới tiến lên bàn thờ với đoàn rước và tiếng nhạc hoan ca. Chú rể chỉ đứng chờ đợi sẵn trên cung thánh đón tiếp cô dâu.
Trong nghi thức đám cưới Do thái, chú rể là người quan trọng. Mọi người phải chờ đợi và đón chú rể. Nếu lễ cưới vào ban đêm, chú rể phải đi tới nhà cô dâu để thương lượng với người cha hay anh em của cô dâu về quà cáp, của hồi môn…vào lúc mặt trời lặn. Thời đó chưa có đồng hồ, nên không thể định rõ giờ giấc để đón rước chàng rể từ nhà cô dâu về nhà chú rể được. Hơn nữa, theo phong tục, chú rể thường cố ý trì hoãn và kéo dài cuộc thương lượng để cô dâu và những nàng phù dâu phải chờ đợi trong hồi hộp và ngạc nhiên. Vì suốt ngày tiệc tùng, dạ vũ, nên chờ đợi đến khuya thường mệt mỏi và buồn ngủ. Mười cô trinh nữ được mời tham dự có bổn phận phải chuẩn bị sẵn sàng đèn đuốc để thắp sáng đường đi rước chú rể, cô dâu và khách đến tiệc cưới. Đây là một vinh dự rất đặc biệt cho các cô trinh nữ được mời.
Các cô dại không hề chuẩn bị gì cho trường hợp đó. Theo tập tục cưới hỏi của người Do Thái, chú rể sẽ đến nhà cha cô dâu để đón cô về nhà mình. Những cô trinh nữ phù dâu có nhiệm vụ cầm đèn cùng với cô dâu đón chú rể, làm thành một đám rước cô dâu về nhà chú rể, và ở đó, một tiệc cưới linh đình sẽ được tổ chức. Một khi đã nhận nhiệm vụ, các cô trinh nữ đó có nhiệm vụ phải chuẩn bị mọi thứ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó của mình.
Năm cô khờ dại chưa chuẩn bị sẵn sàng, không mang theo đủ dầu cần thiết, khi chú rể đến họ hết dầu. Các cô trinh nữ khờ dại, vì sự thiếu chuẩn bị đúng đắn của mình, đã bị loại khỏi niềm vui của tiệc cưới và không thể làm gì để thay đổi thực tế bi đát đó được nữa.
Giống như các cô trinh nữ khôn ngoan, các cô trinh nữ khờ dại cũng được mời gọi đi đón chàng rể rồi vào dự tiệc cưới. Các cô biết chàng rể chắc chắn sẽ đến. Các cô cũng tha thiết mong chờ chàng rể đến. Điều các cô thiếu là một sự chuẩn bị sãn sàng và đầy đủ những thực tại cần thiết để có thể thực hiện được lời mời gọi và nhiệm vụ dành cho các cô và nhờ đó được thỏa lòng mong ước của mình. Các cô mang đèn nhưng không mang dầu theo. Sai lầm của các cô không phải ở chỗ các cô không hướng lòng về biến cố chàng rể đến, mà là ở chỗ các cô đã không có sự chuẩn bị phù hợp cho biến cố đó. Được mời gọi làm thành viên của đoàn đón chàng rể thôi, chưa đủ. Biết rằng chàng rể sẽ đến vào một lúc nào đó thôi, chưa đủ. Còn phải có sự chuẩn bị thích hợp nữa.
4. Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng.
Cuộc đời và thế giới này rồi sẽ chấm dứt. Chúa sẽ đến ngày kết thúc đời người và dẫn vào dự tiệc Nước Trời. Mỗi người đều có đèn trong tay. Quan trọng là mình có chuẩn bị để ngọn đèn ấy cháy sáng vào lúc chung cuộc không. Quá muộn nếu đến lúc ấy chúng ta mới vội vã đi mua dầu.
Thiên Chúa muốn đưa con người vào tiệc cưới Nước Trời. Con người cần phải chuẩn bị sẵn sàng. Mỗi người phải chịu trách nhiệm về số phận đời đời của mình. Không ai có thể làm thay cho mình được.
Giờ phút long trọng và quyết định, đó là lúc chàng rể xuất hiện, lúc ấy mỗi người chuẩn bị đèn cháy sáng của mình. Đến lúc này mới thấy là ai khôn và ai dại, ngọn đèn của các cô khôn ngoan vẫn còn cháy sáng còn ngọn đèn của các cô khờ dại đã tắt từ lâu. Vào phút giây long trọng ấy, không ai có thể giúp mình được. Các cô khờ dại không thể xin dầu của ai được. Người khôn ngoan biết xác định cùng đích cuộc đời của mình và chuẩn bị những gì cần thiết để đạt được cùng đích đó. Người khờ dại không biết phải chuẩn bị những gì.
Ai cũng phải đối diện với ngày cuối cùng cuộc đời là giờ chết, phút giây ấy không ai giúp ai. Mỗi người theo sự khôn ngoan hay khờ dại đón nhận số phận chung cuộc.
Người ta cứ tự hỏi: Bao giờ chàng rể đến? Bình dầu thì cứ vơi dần! Màn đêm buông xuống, đôi mắt cũng nặng trĩu theo! Chờ đợi bao giờ cũng mệt mỏi căng thẳng! Biết rằng đèn cháy sáng thì dầu cạn dần. Tình yêu chờ đợi mãi cũng mòn mỏi. Lời kinh có khi cũng phôi pha. Cây đàn có lúc cũng quên mất nốt nhạc. Hãy kín múc dầu tình yêu nơi suối nguồn yêu thương chính là Bí tích Thánh Thể. Nơi đó, chúng ta không chỉ nhận được dầu tình yêu, dầu ân sủng, mà còn được trao ban chính mình Người làm của ăn, để chúng ta tỉnh thức mà chờ đợi Người dẫn đưa ta vào tiệc cưới Nước Trời.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp Hội Đồng ”Kỳ lão” quốc tế
Lm Trần Đức Anh OP
11:21 07/11/2017
VATICAN. Chiều 6-11-2017, ĐTC đã tiếp kiến ”Hội đồng kỳ lão” (Elders) quốc tế tại Nhà trọ Thánh Marta ở nội thành Vatican, đứng đầu là ông Kofi Annan, người Ghana, nguyên Tổng thư ký LHQ.
Trong số các thành viên khác có bà Mary Robinson, nguyên tổng thống Cộng hòa Ailen từ 1990 đến 1997.
Hội đồng kỳ lão thế giới là một tổ chức quốc tế phi chính phủ do cựu tổng thống Nelson Mandela của Nam Phi thành lập cách đây 10 năm, gồm các vị lãnh đạo thế giới và các cựu quốc trưởng, với mục đích thăng tiến hòa bình và các quyền con người.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, Ông Kofi Annan nói: ”Chúng tôi nghĩ rằng gặp ĐGH là điều quan trọng, và chúng tôi có nhiều giá trị chung, và muốn gặp ngài để trao đổi và cách thức có thể cộng tác với nhau, cũng như để tập trung vào một số điểm. Trong cuộc hội kiến, chúng tôi đã nói về vấn đề tị nạn và di dân, các võ khí hạt nhân; đây cũng là những đề tài được đề cập đến trong một hội nghị thượng đỉnh tại Vatican vào thứ sáu 10-11 tới đây. Chúng tôi cũng nói về hòa bình và việc làm trung gian trong các cuộc xung đột”.
Về phần bà Mary Robinson, cựu Tổng thống Ailen, bà cho biết đã nói về tầm quan trọng cần dành cho tiếng nói của phụ nữ và vai trò của họ. Bà đánh giá cao vai trò ĐGH đang thi hành và vì ngài đang dấn thân để trở thành tiếng nói của những ngừơi không có tiếng nói, những người ở ngoài lề xã hội, và ngài cũng đương đầu với những khía cạnh khó khăn nhất của các cuộc xung đột”.
Bà Robinson xác nhận rằng: ”Chúng tôi có nhiều lãnh vực chung và có thể bàn đến một số lãnh vực, kể cả vấn đề Venezuela, trong bối cảnh Mỹ châu la tinh, Congo, những thay đổi khí hậu” (RG 6-11-2017)
Hội đồng kỳ lão thế giới là một tổ chức quốc tế phi chính phủ do cựu tổng thống Nelson Mandela của Nam Phi thành lập cách đây 10 năm, gồm các vị lãnh đạo thế giới và các cựu quốc trưởng, với mục đích thăng tiến hòa bình và các quyền con người.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, Ông Kofi Annan nói: ”Chúng tôi nghĩ rằng gặp ĐGH là điều quan trọng, và chúng tôi có nhiều giá trị chung, và muốn gặp ngài để trao đổi và cách thức có thể cộng tác với nhau, cũng như để tập trung vào một số điểm. Trong cuộc hội kiến, chúng tôi đã nói về vấn đề tị nạn và di dân, các võ khí hạt nhân; đây cũng là những đề tài được đề cập đến trong một hội nghị thượng đỉnh tại Vatican vào thứ sáu 10-11 tới đây. Chúng tôi cũng nói về hòa bình và việc làm trung gian trong các cuộc xung đột”.
Về phần bà Mary Robinson, cựu Tổng thống Ailen, bà cho biết đã nói về tầm quan trọng cần dành cho tiếng nói của phụ nữ và vai trò của họ. Bà đánh giá cao vai trò ĐGH đang thi hành và vì ngài đang dấn thân để trở thành tiếng nói của những ngừơi không có tiếng nói, những người ở ngoài lề xã hội, và ngài cũng đương đầu với những khía cạnh khó khăn nhất của các cuộc xung đột”.
Bà Robinson xác nhận rằng: ”Chúng tôi có nhiều lãnh vực chung và có thể bàn đến một số lãnh vực, kể cả vấn đề Venezuela, trong bối cảnh Mỹ châu la tinh, Congo, những thay đổi khí hậu” (RG 6-11-2017)
Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho nạn nhân vụ nổ súng ở Texas.
Giuse Thẩm Nguyễn
19:09 07/11/2017
Vatican City: ĐGH Phanxicô đã gọi cuộc bắn giết ở Nhà Thờ Tin Lành ở Texas vào Chúa Nhật 5 tháng Mười Một là một “vụ bạo động phi nhân” và đã nhờ Đức Tổng Giám Mục Công Giáo địa phương chuyển lời chia buồn của Ngài tới các gia đình nạn nhân bị chết cũng như bị thương.
Vụ nổ súng đã xảy ra trong lúc đang cử hành phụng vụ tại nhà thờ Tin Lành ở Sutherlan Springs, Texas, làm cho ít nhất 26 người bị thiệt mạng và 20 người bị thương. Tin sáng nay cho hay có 8 người trong cùng một gia đình đã thiệt mạng và em bé nhỏ nhất mới có 18 tháng tuổi.
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh, cũng chuyển thông điệp cùng hiệp lời cầu nguyện của ĐGH đến Đức Tổng Giám Mục Gustavo Garcia-Siller của San Antonio. Tòa Thánh đã công bố thông điệp vào ngày 7 tháng Mười Một.
ĐHY Parolin đã viết rằng “ĐHG rất đau buồn về tin nhiều người đã bị chết và bị thương do vụ bạo hành phi nhân đã xảy ra tại nhà thờ Tin Lành ở Sutherland Springs và Đức Thánh Cha đã nhờ ngài gởi lời chia buồn chân thành đến các gia đình nạn nhân và những người bị thương, cũng như các thành viên của cộng đoàn và mọi người trong cộng đồng địa phương.”
ĐGH cũng cầu nguyện xin Chúa “an ủi tất cả mọi người đang khóc thương “và “xin ban cho họ sức mạnh để chiến thắng vượt qua bạo lực và thù hận bằng quyền năng của lòng tha thứ, hy vọng và tình yêu hòa giải.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Vụ nổ súng đã xảy ra trong lúc đang cử hành phụng vụ tại nhà thờ Tin Lành ở Sutherlan Springs, Texas, làm cho ít nhất 26 người bị thiệt mạng và 20 người bị thương. Tin sáng nay cho hay có 8 người trong cùng một gia đình đã thiệt mạng và em bé nhỏ nhất mới có 18 tháng tuổi.
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh, cũng chuyển thông điệp cùng hiệp lời cầu nguyện của ĐGH đến Đức Tổng Giám Mục Gustavo Garcia-Siller của San Antonio. Tòa Thánh đã công bố thông điệp vào ngày 7 tháng Mười Một.
ĐHY Parolin đã viết rằng “ĐHG rất đau buồn về tin nhiều người đã bị chết và bị thương do vụ bạo hành phi nhân đã xảy ra tại nhà thờ Tin Lành ở Sutherland Springs và Đức Thánh Cha đã nhờ ngài gởi lời chia buồn chân thành đến các gia đình nạn nhân và những người bị thương, cũng như các thành viên của cộng đoàn và mọi người trong cộng đồng địa phương.”
ĐGH cũng cầu nguyện xin Chúa “an ủi tất cả mọi người đang khóc thương “và “xin ban cho họ sức mạnh để chiến thắng vượt qua bạo lực và thù hận bằng quyền năng của lòng tha thứ, hy vọng và tình yêu hòa giải.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Đức Phanxicô: ĐHY Ratzinger là “ứng viên duy nhất” năm 2005 và nói về Tương lai Mỹ châu La Tinh
Vũ Văn An
21:50 07/11/2017
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây của nhà báo Á Căn Đình, Hernán Reyes Alcaide, Đức Phanxicô đã rất thoải mái trả lời nhiều câu hỏi không nặng về lý thuyết mà là đời thực.
Bầu khí của cuộc phỏng vấn thoải mái đến nỗi Đức Phanxicô sử dụng nhiều kiểu nói hết sức bình dân, phản ảnh lối nói thông thường của người Á Căn Đình. Theo ký giả Austen Ivereigh, người viết tiểu sử của Đức Phanxicô, ngài đã dùng cả kiểu nói lóng của vùng Buenos Aires có tên là lunfardo. Nói về người nghèo tỉm đến các thành phố lớn chẳng hạn, ngài bảo họ mất cả sự tiếp xúc với mảnh đất và kết thúc phải chấp nhận một changa, nghĩa là một việc làm lén lút, không được bảo vệ.
Cuộc phỏng vấn trên là để đánh dấu 10 năm Hội Nghị lần thứ năm của Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh tại Aparecida, Ba Tây, năm 2007. Vị soạn thảo chính của văn kiện kết thúc Hội Nghị này không ai khác ngoài Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Buenos Aires lúc ấy, tức Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô.
Hội Nghị trên được tổ chức 2 năm sau mật nghị hội bầu Đức Bênêđíctô XVI. Theo nhật ký của một vị Hồng Y người Ý, được tiết lộ cuối năm 2005, thì tại mật nghị hội này, Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Buenos Aires, Jorge Mario Bergoglio, nhận được khá nhiều phiếu bầu của các vị Hồng Y có óc mục vụ và cải tiến. Cũng theo cuốn nhật ký này, Đức Hồng Y Bergoglio đã khẩn khoản yêu cầu các vị Hồng Y này đừng bỏ phiếu cho ngài mà bỏ phiếu cho Đức Hồng Y Joseph Ratzinger.
Trong cuốn tiểu sử về Đức Phanxicô, tựa là The Great Reformer, Ivereigh cho biết: vì Đức Hồng Y Bergoglio tin rằng Châu Mỹ Latinh chưa sẵn sàng đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ. Đây không hẳn là nhận định của Ivereigh. Đúng hơn, nó là nhận định của nhà sử học đồng thời là nhà trí thức lớn của Uruguay, Alberto Methol Ferré. Trong một cuộc phỏng vấn trước mật nghị hội năm 2005, sử gia này cho rằng chưa đến lúc có một giáo hoàng xuất thân từ Châu Mỹ Latinh và Đức Hồng Y Ratzinger là ứng viên xứng đáng nhất. Các vị thân cận với Đức Phanxicô cho hay ngài hoàn toàn nhất trí với nhận định này.
Quả vậy, chính Đức Phanxicô nói với nhà báo Alcaide rằng ngài chia sẻ quan điểm của Methol và sau khi đọc bài phỏng vấn trên trước khi lên đường dự mật nghị hội, ngài cho rằng quan điểm ấy là “một tầm nhìn thông sáng tuyệt diệu”. Rồi ngài nói thêm: ngài xác tín rằng Đức Hồng Y Ratzinger là ứng cử viên thực chất duy nhất trong năm 2005.
“Không kể hành động của Chúa Thánh Thần trong mật nghị hội, ở thời điềm ấy của lịch sử, người duy nhất có tầm cỡ, sự khôn ngoan và kinh nghiệm cần thiết để được bầu là (Đức Hồng Y) Ratzinger. Nếu không, sẽ có sự nguy hiểm là bầu chọn ‘một vị giáo hoàng thỏa hiệp’. Mà bầu chọn ‘một vị giáo hoàng thỏa hiệp’ là điều, ta phải nói, không hợp Tin Mừng bao nhiêu”.
Nhà báo Alcaide không hỏi Đức Phanxicô lý do tại sao Châu Mỹ La Tinh chưa sẵn sàng đảm nhiệm chức vụ giáo hoàng, nhưng theo Ivereigh, câu trả lời khá rõ ràng: Hội Nghị Aparecida chưa diễn ra. Lần cuối cùng, Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ Latinh họp là tại Santo Domingo năm 1992; nhưng Hội Nghị này bị coi gần như thất bại vì áp lực nặng nề của Rôma, một áp lực bị CELAM cực lực chống đối.
Đức Phanxicô chia sẻ nhận định trên khi ngài nói với nhà báo Alcaide rằng Santo Domingo “không phải là một thất bại, nhưng rất căng thẳng”. Sau đó, ngài cho biết thêm: tiếp theo các hội nghị thời danh ở Medellín năm 1968 và Puebla năm 1979, tại Santo Domingo, “xem ra sự việc bị kẹt cứng”.
Đức Phanxicô cho rằng Hội Nghị trên đưa ra “một văn kiện bị nhiều người coi là thỏa hiệp”.
Aparecida có khác. Tại đây, Giáo Hội Châu Mỹ Latinh đã có thể làm cho các hoa trái của Medellín và Puebla đến chỗ chín mòng, đồng thời cũng là sự chín mòng của diễn trình hậu Vatican II mà Đức Phaolô VI từng mong ước cho lục địa này.
Đức Phanxicô nói với nhà báo Alcaide rằng chìa khóa của thành tựu trên là cung cách hội nghị diễn ra ngay trong vương cung thánh đường, gần với các tín hữu giáo dân. Ngài nói: Aparecida “là tất cả vì người dân và với người dân”.
Đức Phanxicô nghĩ rằng Aparecida là một công trình vẫn còn đang tiếp diễn và Giáo Hội phải thực thi văn kiện của nó trước khi nghĩ tới Hội Nghị thứ sáu của CELAM.
Được hỏi kể từ Hội Nghị Aparecida cho tới nay, đâu là điểm ít tiến bộ nhất, Đức Phanxicô đã trả lời rằng “đó là việc hồi tâm mục vụ. Nó vẫn còn đang ở nửa chừng”.
Tưởng cũng nên nhớ “hồi tâm mục vụ” là các hạn từ chủ chốt tại Hội Nghị Aparecida. Chúng có ý nói tới việc chuyển dịch từ duy trì qua truyền giáo, tập chú mục vụ phải nhắm vào những con người cụ thể và các nhu cầu của họ hơn là chú ý tới những điều trừu tượng và vụ luật.
Được hỏi tại sao, ngài cho biết đó là chủ nghĩa giáo sĩ trị. Ngài nói với nhà báo Alcaide rằng nó vẫn còn bàng bạc tại Châu Mỹ Latinh, nơi ơn gọi làm người giáo dân “cần được tái khám phá và phát triển và nhận được tầm quan trọng riêng của nó" trong Giáo Hội.
Cũng như bao giờ, ngài gán các thất bại của Giáo Hội cho việc Giáo Hội sống xa cách. Việc đi lên của phái phúc âm và ngũ tuần, chẳng hạn, là do Giáo Hội không “gần gũi người ta. Người ta tìm kiếm Thiên Chúa một cách có tôn giáo, và muốn sự gần gũi… Vị linh mục không và không thể là ông xếp, mà là một người chăn chiên”.
Tuy nhiên, Đức Phanxicô không phải đã không nhìn thấy nét tích cực kể từ Hội Nghị Aparecida: người ta ý thức nhiều hơn đối với việc phải thuộc về; họ cũng ý thức nhiều hơn đối với khả năng phân tích có phê phán hoàn cảnh lịch sử của Châu Mỹ Latinh.
Nhưng ngài phê phán “các lăng kính giải thích” trước đây trong Giáo Hội, một điều vốn phát xuất từ biến cố “Paris 1968 hay một số các nền thần học ngoại suy của Đức” vốn “chẳng có liên hệ chi với việc giải thích Châu Mỹ Latinh”. Nói cách khác, Giáo Hội Châu Mỹ Latinh sẽ tốt đẹp hơn khi biện phân các thực tại của mình bằng cách sử dụng các lăng kính riêng, hơn là các lăng kính ngoại lai.
Nhưng bất kể Giáo Hội Châu Mỹ Latinh càng ngày càng tự ý thức về mình nhiều hơn, Đức Phanxicô vẫn thấy lục địa này giảm bớt các cam kết của mình đối với sự hợp nhất, một điều mà ngài cũng như CELAM vẫn hằng mong mỏi.
Điều được ngài mô tả như “dự án đích thực của Châu Mỹ Latinh” tức giấc mơ patria grande (tổ quốc vĩ đại) của phong trào độc lập đầu thế kỷ 19 “nay không còn thấy đâu nữa”. Nguyên nhân theo ngài là nạn tham nhũng, buôn bán ma túy và điều ngài mô tả như việc cả lục địa qụy lụy “hệ thống tiền tài quốc tế” hiện đang phá hoại việc thống nhất.
Bầu khí của cuộc phỏng vấn thoải mái đến nỗi Đức Phanxicô sử dụng nhiều kiểu nói hết sức bình dân, phản ảnh lối nói thông thường của người Á Căn Đình. Theo ký giả Austen Ivereigh, người viết tiểu sử của Đức Phanxicô, ngài đã dùng cả kiểu nói lóng của vùng Buenos Aires có tên là lunfardo. Nói về người nghèo tỉm đến các thành phố lớn chẳng hạn, ngài bảo họ mất cả sự tiếp xúc với mảnh đất và kết thúc phải chấp nhận một changa, nghĩa là một việc làm lén lút, không được bảo vệ.
Cuộc phỏng vấn trên là để đánh dấu 10 năm Hội Nghị lần thứ năm của Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh tại Aparecida, Ba Tây, năm 2007. Vị soạn thảo chính của văn kiện kết thúc Hội Nghị này không ai khác ngoài Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Buenos Aires lúc ấy, tức Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô.
Hội Nghị trên được tổ chức 2 năm sau mật nghị hội bầu Đức Bênêđíctô XVI. Theo nhật ký của một vị Hồng Y người Ý, được tiết lộ cuối năm 2005, thì tại mật nghị hội này, Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Buenos Aires, Jorge Mario Bergoglio, nhận được khá nhiều phiếu bầu của các vị Hồng Y có óc mục vụ và cải tiến. Cũng theo cuốn nhật ký này, Đức Hồng Y Bergoglio đã khẩn khoản yêu cầu các vị Hồng Y này đừng bỏ phiếu cho ngài mà bỏ phiếu cho Đức Hồng Y Joseph Ratzinger.
Trong cuốn tiểu sử về Đức Phanxicô, tựa là The Great Reformer, Ivereigh cho biết: vì Đức Hồng Y Bergoglio tin rằng Châu Mỹ Latinh chưa sẵn sàng đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ. Đây không hẳn là nhận định của Ivereigh. Đúng hơn, nó là nhận định của nhà sử học đồng thời là nhà trí thức lớn của Uruguay, Alberto Methol Ferré. Trong một cuộc phỏng vấn trước mật nghị hội năm 2005, sử gia này cho rằng chưa đến lúc có một giáo hoàng xuất thân từ Châu Mỹ Latinh và Đức Hồng Y Ratzinger là ứng viên xứng đáng nhất. Các vị thân cận với Đức Phanxicô cho hay ngài hoàn toàn nhất trí với nhận định này.
Quả vậy, chính Đức Phanxicô nói với nhà báo Alcaide rằng ngài chia sẻ quan điểm của Methol và sau khi đọc bài phỏng vấn trên trước khi lên đường dự mật nghị hội, ngài cho rằng quan điểm ấy là “một tầm nhìn thông sáng tuyệt diệu”. Rồi ngài nói thêm: ngài xác tín rằng Đức Hồng Y Ratzinger là ứng cử viên thực chất duy nhất trong năm 2005.
“Không kể hành động của Chúa Thánh Thần trong mật nghị hội, ở thời điềm ấy của lịch sử, người duy nhất có tầm cỡ, sự khôn ngoan và kinh nghiệm cần thiết để được bầu là (Đức Hồng Y) Ratzinger. Nếu không, sẽ có sự nguy hiểm là bầu chọn ‘một vị giáo hoàng thỏa hiệp’. Mà bầu chọn ‘một vị giáo hoàng thỏa hiệp’ là điều, ta phải nói, không hợp Tin Mừng bao nhiêu”.
Nhà báo Alcaide không hỏi Đức Phanxicô lý do tại sao Châu Mỹ La Tinh chưa sẵn sàng đảm nhiệm chức vụ giáo hoàng, nhưng theo Ivereigh, câu trả lời khá rõ ràng: Hội Nghị Aparecida chưa diễn ra. Lần cuối cùng, Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ Latinh họp là tại Santo Domingo năm 1992; nhưng Hội Nghị này bị coi gần như thất bại vì áp lực nặng nề của Rôma, một áp lực bị CELAM cực lực chống đối.
Đức Phanxicô chia sẻ nhận định trên khi ngài nói với nhà báo Alcaide rằng Santo Domingo “không phải là một thất bại, nhưng rất căng thẳng”. Sau đó, ngài cho biết thêm: tiếp theo các hội nghị thời danh ở Medellín năm 1968 và Puebla năm 1979, tại Santo Domingo, “xem ra sự việc bị kẹt cứng”.
Đức Phanxicô cho rằng Hội Nghị trên đưa ra “một văn kiện bị nhiều người coi là thỏa hiệp”.
Aparecida có khác. Tại đây, Giáo Hội Châu Mỹ Latinh đã có thể làm cho các hoa trái của Medellín và Puebla đến chỗ chín mòng, đồng thời cũng là sự chín mòng của diễn trình hậu Vatican II mà Đức Phaolô VI từng mong ước cho lục địa này.
Đức Phanxicô nói với nhà báo Alcaide rằng chìa khóa của thành tựu trên là cung cách hội nghị diễn ra ngay trong vương cung thánh đường, gần với các tín hữu giáo dân. Ngài nói: Aparecida “là tất cả vì người dân và với người dân”.
Đức Phanxicô nghĩ rằng Aparecida là một công trình vẫn còn đang tiếp diễn và Giáo Hội phải thực thi văn kiện của nó trước khi nghĩ tới Hội Nghị thứ sáu của CELAM.
Được hỏi kể từ Hội Nghị Aparecida cho tới nay, đâu là điểm ít tiến bộ nhất, Đức Phanxicô đã trả lời rằng “đó là việc hồi tâm mục vụ. Nó vẫn còn đang ở nửa chừng”.
Tưởng cũng nên nhớ “hồi tâm mục vụ” là các hạn từ chủ chốt tại Hội Nghị Aparecida. Chúng có ý nói tới việc chuyển dịch từ duy trì qua truyền giáo, tập chú mục vụ phải nhắm vào những con người cụ thể và các nhu cầu của họ hơn là chú ý tới những điều trừu tượng và vụ luật.
Được hỏi tại sao, ngài cho biết đó là chủ nghĩa giáo sĩ trị. Ngài nói với nhà báo Alcaide rằng nó vẫn còn bàng bạc tại Châu Mỹ Latinh, nơi ơn gọi làm người giáo dân “cần được tái khám phá và phát triển và nhận được tầm quan trọng riêng của nó" trong Giáo Hội.
Cũng như bao giờ, ngài gán các thất bại của Giáo Hội cho việc Giáo Hội sống xa cách. Việc đi lên của phái phúc âm và ngũ tuần, chẳng hạn, là do Giáo Hội không “gần gũi người ta. Người ta tìm kiếm Thiên Chúa một cách có tôn giáo, và muốn sự gần gũi… Vị linh mục không và không thể là ông xếp, mà là một người chăn chiên”.
Tuy nhiên, Đức Phanxicô không phải đã không nhìn thấy nét tích cực kể từ Hội Nghị Aparecida: người ta ý thức nhiều hơn đối với việc phải thuộc về; họ cũng ý thức nhiều hơn đối với khả năng phân tích có phê phán hoàn cảnh lịch sử của Châu Mỹ Latinh.
Nhưng ngài phê phán “các lăng kính giải thích” trước đây trong Giáo Hội, một điều vốn phát xuất từ biến cố “Paris 1968 hay một số các nền thần học ngoại suy của Đức” vốn “chẳng có liên hệ chi với việc giải thích Châu Mỹ Latinh”. Nói cách khác, Giáo Hội Châu Mỹ Latinh sẽ tốt đẹp hơn khi biện phân các thực tại của mình bằng cách sử dụng các lăng kính riêng, hơn là các lăng kính ngoại lai.
Nhưng bất kể Giáo Hội Châu Mỹ Latinh càng ngày càng tự ý thức về mình nhiều hơn, Đức Phanxicô vẫn thấy lục địa này giảm bớt các cam kết của mình đối với sự hợp nhất, một điều mà ngài cũng như CELAM vẫn hằng mong mỏi.
Điều được ngài mô tả như “dự án đích thực của Châu Mỹ Latinh” tức giấc mơ patria grande (tổ quốc vĩ đại) của phong trào độc lập đầu thế kỷ 19 “nay không còn thấy đâu nữa”. Nguyên nhân theo ngài là nạn tham nhũng, buôn bán ma túy và điều ngài mô tả như việc cả lục địa qụy lụy “hệ thống tiền tài quốc tế” hiện đang phá hoại việc thống nhất.
Top Stories
Papal condolences for victims of Texas shooting
Vatican News
13:52 07/11/2017
Pope Francis has expressed his condolences to the families of the victims of a deadly shooting Texas.
Twenty-six people were killed in the attack, including the unborn child of a young mother, who was also killed. The dead ranged in age from 18 months to 77 years. Twenty others were wounded, with 10 still in critical condition late on Monday.
In a telegram addressed to Archbishop Gustavo Garcia-Siller of San Antonio, Vatican Secretary of State Cardinal Pietro Parolin noted Pope Francis was “deeply grieved by news of the loss of life and grave injuries caused by the act of senseless violence perpetrated at the First Baptist Church in Sutherland Springs.” The Holy Father, the Cardinal said, “asks you kindly to convey his heartfelt condolences to the families of the victims and the wounded, to the members of the congregation, and to the entire local community.”
Cardinal Parolin said Pope Francis was praying to “our Lord Jesus Christ to console all who mourn and to grant them the spiritual strength that triumphs over violence and hatred by the power of forgiveness, hope and reconciling love.”
Twenty-six people were killed in the attack, including the unborn child of a young mother, who was also killed. The dead ranged in age from 18 months to 77 years. Twenty others were wounded, with 10 still in critical condition late on Monday.
In a telegram addressed to Archbishop Gustavo Garcia-Siller of San Antonio, Vatican Secretary of State Cardinal Pietro Parolin noted Pope Francis was “deeply grieved by news of the loss of life and grave injuries caused by the act of senseless violence perpetrated at the First Baptist Church in Sutherland Springs.” The Holy Father, the Cardinal said, “asks you kindly to convey his heartfelt condolences to the families of the victims and the wounded, to the members of the congregation, and to the entire local community.”
Cardinal Parolin said Pope Francis was praying to “our Lord Jesus Christ to console all who mourn and to grant them the spiritual strength that triumphs over violence and hatred by the power of forgiveness, hope and reconciling love.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Cung Hiến Thánh Đường Giáo Xứ Tân Hiệp – Huyện Hớn Quản, Tỉnh Bình Phước
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
10:30 07/11/2017
Sáng Thứ Bảy ngày 04/11/2017, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục Giáo phận Phú Cường, đã chủ sự Thánh Lễ Khánh Thành Nhà Thờ Giáo Xứ Tân Hiệp, Giáo Hạt Bình Long, Giáo Phận Phú Cường, dưới Tước hiệu bổn mạng: “Lòng Thương Xót Chúa”.
Xem Hình
Đồng tế với Đức Cha Giuse có Cha Quản Bình Long; Cha Micae Nguyên tổng đại diện Giáo phận, cùng Quý Cha trong và ngoài Giáo hạt.
Tham dự Thánh lễ còn có Quý Tu sĩ nam nữ, Quý vị Đại diện Chính quyền các cấp; Quý vị Đại diện Tôn Giáo Bạn, cùng đông đảo giáo dân và quý khách mời.
Khởi đầu Thánh lễ, đoàn đồng tế kiệu xương Thánh Tử Đạo Thánh Philipphe Phan Văn Minh tiến tới mặt tiền nhà thờ.
Nhà Thờ Tân Hiệp cách quốc lộ 13 khoảng 10km, nằm dọc theo lòng hồ Dầu Tiếng, thuộc huyện Hớn Quản; tỉnh Bình Phước, bao gồm 02 xã: Đồng Nơ và Tân Hiệp. Với số Giáo dân là: 805 người chiếm tỷ lệ: 5,8% trên tổng số dân cư của 02 xã, bao gồm Anh chị em Dân tộc Tà – mun. Bà con giáo dân đa số là những người đi vùng kinh tế mới sau 30.4.1975, do đó Mục vụ Truyền giáo là ưu tiên hàng đầu của Vị Chủ chăn. Năm tháng đó, để sống Đức tin bà con phải đi đến các Giáo xứ xung quanh, mỗi nơi cách xa trên 20 km.
Đến năm 2000, Giáo điểm Tân Hiệp được thành lập, và được phép sinh hoạt tôn giáo từ ngày 19.3.2004, sống tại vùng kinh tế mới đầy khó khăn vất vả, Các Cha vẫn kiên trì cùng với một số bà con có đạo từ các nơi theo Chính sách Di dân đến Vùng kinh tế mới, cũng như Bà con Dân tộc Tà mun, tập trung lại để đọc kinh; cầu nguyện, qua đó Các Cha đã: thăm viếng, động viên và ban bí tích cho họ.
Hạt giống gieo chưa kịp nẩy mầm, chưa kịp có nơi sinh hoạt ổn định, chưa có nơi để Chúa ngự xuống thì Giấc mơ hình thành nên Ngôi Nhà của Chúa phải tạm gác lại, vì khi đó, phần đất trực thuộc Lâm trường Minh Đức, nên chỉ được phép Dâng lễ vào các ngày Chúa Nhật và Lễ trọng.
Suốt thời gian từ năm 2000 đến 2017, từng dịp Giáng Sinh, Phục Sinh,.. v..v.. được tổ chức nơi sân Nhà giữ trẻ của Quý Cộng đoàn Mến Thánh Giá Chợ Quán. Vất vả, mệt nhọc đem Chúa đến cho anh em vùng sâu vùng xa cứ trôi qua với hy sinh của bao người thiện chí. Có những buổi lễ gió lộng làm sập cả nơi dâng lễ. Có những hôm trời mưa tầm tả như vũ lộ thi ân của Chúa đang chảy tràn trên đàn chiên ướt át và lạnh buốt.
Với sự cộng tác của các Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán; cùng Nữ tu Nữ tử Bác ái và giáo dân các Giáo xứ lân cận, Giáo họ Tân Hiệp phát triển mạnh mẽ. Đời sống Đạo được duy trì và khởi sắc hơn qua các lớp Giáo lý; cũng như sự thăm viếng của Linh mục phụ trách.
Tuy nhiên, cha xứ Đaminh và giáo dân vẫn trăn trở và khắc khoải trong việc xây dựng nhà thờ. Với ước mong sao có một ngôi Thánh đường được xây dựng tại nơi đây, để việc phụng thờ Chúa được trang nghiêm và sốt sắng hơn. Qua đó cũng là đễ làm sáng Danh Chúa trong công cuộc loan báo Tin Mừng tại vùng nông thôn nghèo, xa xôi hẻo lánh. Nhưng với sự đồng lòng của Cha xứ và đoàn chiên, tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa và lòng quảng đại của quý ân nhân xa gần, trong và ngoài nước: “việc gì Thiên Chúa đã khởi sự thì Ngài sẽ hoàn thành một cách tốt đẹp”.
Thế là sau 17 năm ấp ủ một ước mơ, ấp ủ một niềm hy vọng, đến nay, Bà con Giáo dân rất vui mừng Khánh Thành và Cung hiến Ngôi nhà Chúa dưới tước hiệu: “Lòng Thương xót Chúa”.
Trước Thánh Lễ, Đức Cha, Cha Micae và Cha Đa Minh Nguyễn Văn Chí chánh xứ cắt băng khánh thành. Sau nghi thức cắt băng khánh thành, cánh cửa nhà thờ dần mở ra, Đức Cha và đoàn đồng tế tiến vào như một minh chứng cho sự đón nhận: đón nhận Chúa đến và ở lại với mọi người, đón nhận dân Chúa đến tham dự hy tế và cầu nguyện, đón nhận những ơn lành Chúa ban cho mọi người.
Trong bài chia sẻ, Đức cha đã nói lên ý nghĩa Thánh lễ khánh thành nhà thờ. Nhà thờ có nền tảng từ Thánh Kinh, là nơi tập trung dân Chúa để đọc và chia sẻ Lời Chúa. Đức Cha đã lấy hình ảnh đền thờ của Thiên Chúa xưa kia đã bị những người dân biến thành nơi buôn bán, đến nỗi Chúa Giêsu đã giận lên dùng dây thừng làm roi để xua đuổi họ; thậm chí đã xô ngã bàn đổi tiền của họ. Đức Cha cũng chia sẽ với cộng đoàn dù rằng ngày hôm nay Chúng ta không biến nhà thờ thành nơi buôn bán như dân chúng xưa kia, nhưng ngày nay mỗi người chúng ta khi đến nhà Chúa để đọc kinh cầu nguyện, thờ phượng Chúa thì trong tư tưởng vẫn còn đây đó nghĩ đến tiền bạc; của cải trần gian….
Đức Cha ngỏ lời chúc mừng, khen ngợi Cha xứ và bà con giáo dân đã nhiệt thành sống đạo. Ngài nhắn nhủ mọi người hãy cố gắng chuyên tâm cầu nguyện, thờ phượng Chúa sao cho xứng hợp với ngôi thánh đường mới và khuyên mọi người hãy sống đức tin mạnh mẽ hơn nơi có nhiều anh chị em di dân.
Kết thúc bài giảng, Đức cha Giuse đã chủ sự nghi thức cung hiến nhà thờ và thánh hiến bàn thờ. Ngài cùng với cộng đoàn quỳ đọc Kinh Cầu Các Thánh trước khi niêm ấn xương Thánh Tử Đạo Thánh Philipphe Phan Văn Minh, linh mục, sinh năm 1815 tại Vĩnh Long, chịu tử đạo ngày 03/07/1853 lúc 38 tuổi, trên bàn thờ. Sau đó, Ngài đã cử hành nghi thức xức dầu thánh thánh hiến nhà thờ và bàn thờ, cùng lúc có hai cha đến xức dầu thánh ở hai hàng cột nhà thờ. Nối tiếp, Đức cha làm phép hương và xông hương bàn thờ.
Khi nghi thức kết thúc, nhà thờ như sáng bừng lên, khăn được trải trên bàn tiệc thánh, các bình hoa được đem ra chưng khắp cung thánh, cộng đoàn vui mừng hân hoan tiếp tục tham dự Thánh lễ trong tâm tình cảm tạ Chúa.
Kế tiếp, sau phần công bố Chứng thư Cung hiến Nhà thờ và Bàn thờ của Cha Tađêô Lý Nguyễn Anh Thy – Chánh văn phòng Tòa Giám mục, Đức cha Giuse đã cùng cha sở và ông Chủ tịch HĐMVGX ký tên vào Chứng thư Cung hiến thánh đường.
Sau Lời Nguyện Hiệp Lễ, Cha sở Đaminh đại diện cho Giáo xứ cảm ơn Đức Cha, Cha Nguyên Tổng Đại Diện Micae và quý Cha trong tâm tình hiệp nhất yêu thương đến dâng thánh lễ và cầu nguyện cho Giáo xứ. Cha cũng không quên cám ơn quý tu sĩ, quý ân nhân xa gần cùng cộng đoàn đã góp công, góp của, để hôm nay Giáo xứ có được ngôi Thánh đường khang trang để cung hiến cho Chúa. Trong phần đáp từ, Đức Cha có đôi lời chia vui cùng Giáo xứ; ngài nói: niềm vui nổi buồn của Giáo xứ cũng chính là niềm vui nổi buồn của cả Giáo Phận. Và hôm nay không chỉ riêng có Giáo xứ Tân Hiệp vui mà cả Giáo Phận cùng vui. Và Đức Cha mong rằng với sự hiện diện của nhà thờ, Tin Mừng của Chúa được lan tỏa. Vì vậy, mọi người sẽ yêu mến nhau hơn, cùng nhau xây dựng thành một giáo xứ lớn mạnh hơn để có nhiều công trình dâng lên cho Chúa và Mẹ Maria. Ngài cũng gởi lời cảm ơn đến tất cả quý ân nhân gần xa đã hết lòng yêu thương, giúp đở, chia sẻ cho Giáo xứ trong thời gian qua. Đức Cha cũng nhắn nhủ với bà con trong Giáo xứ rằng: vì trong tương lai xung quanh đây sẽ hình thành khu công nghiệp, sự phát triển công nghiệp và sự phát triển kinh tế cũng có thể kèm theo nó những tác động xấu trên môi sinh, môi trường văn hoá đạo đức của con người. Mong rằng ngôi Nhà thờ mới hôm nay không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp đẽ mà còn là nơi giúp anh chị em giữ vững và phát triển đời sống đức tin của mình trước những cám dỗ của đời sống mới, để Tin Mừng của Chúa Giêsu được loan báo rộng rãi hơn.
Sau khi Đức Cha ban phép lành trọng thể cho cộng đoàn, Thánh lễ kết thúc vào lúc 11g00. Quý Cha và quý khách dùng cơm thân mật tại khuôn viên nhà thờ.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền Thông Giáo Phận Phú Cường.
Xem Hình
Đồng tế với Đức Cha Giuse có Cha Quản Bình Long; Cha Micae Nguyên tổng đại diện Giáo phận, cùng Quý Cha trong và ngoài Giáo hạt.
Tham dự Thánh lễ còn có Quý Tu sĩ nam nữ, Quý vị Đại diện Chính quyền các cấp; Quý vị Đại diện Tôn Giáo Bạn, cùng đông đảo giáo dân và quý khách mời.
Khởi đầu Thánh lễ, đoàn đồng tế kiệu xương Thánh Tử Đạo Thánh Philipphe Phan Văn Minh tiến tới mặt tiền nhà thờ.
Nhà Thờ Tân Hiệp cách quốc lộ 13 khoảng 10km, nằm dọc theo lòng hồ Dầu Tiếng, thuộc huyện Hớn Quản; tỉnh Bình Phước, bao gồm 02 xã: Đồng Nơ và Tân Hiệp. Với số Giáo dân là: 805 người chiếm tỷ lệ: 5,8% trên tổng số dân cư của 02 xã, bao gồm Anh chị em Dân tộc Tà – mun. Bà con giáo dân đa số là những người đi vùng kinh tế mới sau 30.4.1975, do đó Mục vụ Truyền giáo là ưu tiên hàng đầu của Vị Chủ chăn. Năm tháng đó, để sống Đức tin bà con phải đi đến các Giáo xứ xung quanh, mỗi nơi cách xa trên 20 km.
Đến năm 2000, Giáo điểm Tân Hiệp được thành lập, và được phép sinh hoạt tôn giáo từ ngày 19.3.2004, sống tại vùng kinh tế mới đầy khó khăn vất vả, Các Cha vẫn kiên trì cùng với một số bà con có đạo từ các nơi theo Chính sách Di dân đến Vùng kinh tế mới, cũng như Bà con Dân tộc Tà mun, tập trung lại để đọc kinh; cầu nguyện, qua đó Các Cha đã: thăm viếng, động viên và ban bí tích cho họ.
Hạt giống gieo chưa kịp nẩy mầm, chưa kịp có nơi sinh hoạt ổn định, chưa có nơi để Chúa ngự xuống thì Giấc mơ hình thành nên Ngôi Nhà của Chúa phải tạm gác lại, vì khi đó, phần đất trực thuộc Lâm trường Minh Đức, nên chỉ được phép Dâng lễ vào các ngày Chúa Nhật và Lễ trọng.
Suốt thời gian từ năm 2000 đến 2017, từng dịp Giáng Sinh, Phục Sinh,.. v..v.. được tổ chức nơi sân Nhà giữ trẻ của Quý Cộng đoàn Mến Thánh Giá Chợ Quán. Vất vả, mệt nhọc đem Chúa đến cho anh em vùng sâu vùng xa cứ trôi qua với hy sinh của bao người thiện chí. Có những buổi lễ gió lộng làm sập cả nơi dâng lễ. Có những hôm trời mưa tầm tả như vũ lộ thi ân của Chúa đang chảy tràn trên đàn chiên ướt át và lạnh buốt.
Với sự cộng tác của các Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán; cùng Nữ tu Nữ tử Bác ái và giáo dân các Giáo xứ lân cận, Giáo họ Tân Hiệp phát triển mạnh mẽ. Đời sống Đạo được duy trì và khởi sắc hơn qua các lớp Giáo lý; cũng như sự thăm viếng của Linh mục phụ trách.
Tuy nhiên, cha xứ Đaminh và giáo dân vẫn trăn trở và khắc khoải trong việc xây dựng nhà thờ. Với ước mong sao có một ngôi Thánh đường được xây dựng tại nơi đây, để việc phụng thờ Chúa được trang nghiêm và sốt sắng hơn. Qua đó cũng là đễ làm sáng Danh Chúa trong công cuộc loan báo Tin Mừng tại vùng nông thôn nghèo, xa xôi hẻo lánh. Nhưng với sự đồng lòng của Cha xứ và đoàn chiên, tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa và lòng quảng đại của quý ân nhân xa gần, trong và ngoài nước: “việc gì Thiên Chúa đã khởi sự thì Ngài sẽ hoàn thành một cách tốt đẹp”.
Thế là sau 17 năm ấp ủ một ước mơ, ấp ủ một niềm hy vọng, đến nay, Bà con Giáo dân rất vui mừng Khánh Thành và Cung hiến Ngôi nhà Chúa dưới tước hiệu: “Lòng Thương xót Chúa”.
Trước Thánh Lễ, Đức Cha, Cha Micae và Cha Đa Minh Nguyễn Văn Chí chánh xứ cắt băng khánh thành. Sau nghi thức cắt băng khánh thành, cánh cửa nhà thờ dần mở ra, Đức Cha và đoàn đồng tế tiến vào như một minh chứng cho sự đón nhận: đón nhận Chúa đến và ở lại với mọi người, đón nhận dân Chúa đến tham dự hy tế và cầu nguyện, đón nhận những ơn lành Chúa ban cho mọi người.
Trong bài chia sẻ, Đức cha đã nói lên ý nghĩa Thánh lễ khánh thành nhà thờ. Nhà thờ có nền tảng từ Thánh Kinh, là nơi tập trung dân Chúa để đọc và chia sẻ Lời Chúa. Đức Cha đã lấy hình ảnh đền thờ của Thiên Chúa xưa kia đã bị những người dân biến thành nơi buôn bán, đến nỗi Chúa Giêsu đã giận lên dùng dây thừng làm roi để xua đuổi họ; thậm chí đã xô ngã bàn đổi tiền của họ. Đức Cha cũng chia sẽ với cộng đoàn dù rằng ngày hôm nay Chúng ta không biến nhà thờ thành nơi buôn bán như dân chúng xưa kia, nhưng ngày nay mỗi người chúng ta khi đến nhà Chúa để đọc kinh cầu nguyện, thờ phượng Chúa thì trong tư tưởng vẫn còn đây đó nghĩ đến tiền bạc; của cải trần gian….
Đức Cha ngỏ lời chúc mừng, khen ngợi Cha xứ và bà con giáo dân đã nhiệt thành sống đạo. Ngài nhắn nhủ mọi người hãy cố gắng chuyên tâm cầu nguyện, thờ phượng Chúa sao cho xứng hợp với ngôi thánh đường mới và khuyên mọi người hãy sống đức tin mạnh mẽ hơn nơi có nhiều anh chị em di dân.
Kết thúc bài giảng, Đức cha Giuse đã chủ sự nghi thức cung hiến nhà thờ và thánh hiến bàn thờ. Ngài cùng với cộng đoàn quỳ đọc Kinh Cầu Các Thánh trước khi niêm ấn xương Thánh Tử Đạo Thánh Philipphe Phan Văn Minh, linh mục, sinh năm 1815 tại Vĩnh Long, chịu tử đạo ngày 03/07/1853 lúc 38 tuổi, trên bàn thờ. Sau đó, Ngài đã cử hành nghi thức xức dầu thánh thánh hiến nhà thờ và bàn thờ, cùng lúc có hai cha đến xức dầu thánh ở hai hàng cột nhà thờ. Nối tiếp, Đức cha làm phép hương và xông hương bàn thờ.
Khi nghi thức kết thúc, nhà thờ như sáng bừng lên, khăn được trải trên bàn tiệc thánh, các bình hoa được đem ra chưng khắp cung thánh, cộng đoàn vui mừng hân hoan tiếp tục tham dự Thánh lễ trong tâm tình cảm tạ Chúa.
Kế tiếp, sau phần công bố Chứng thư Cung hiến Nhà thờ và Bàn thờ của Cha Tađêô Lý Nguyễn Anh Thy – Chánh văn phòng Tòa Giám mục, Đức cha Giuse đã cùng cha sở và ông Chủ tịch HĐMVGX ký tên vào Chứng thư Cung hiến thánh đường.
Sau Lời Nguyện Hiệp Lễ, Cha sở Đaminh đại diện cho Giáo xứ cảm ơn Đức Cha, Cha Nguyên Tổng Đại Diện Micae và quý Cha trong tâm tình hiệp nhất yêu thương đến dâng thánh lễ và cầu nguyện cho Giáo xứ. Cha cũng không quên cám ơn quý tu sĩ, quý ân nhân xa gần cùng cộng đoàn đã góp công, góp của, để hôm nay Giáo xứ có được ngôi Thánh đường khang trang để cung hiến cho Chúa. Trong phần đáp từ, Đức Cha có đôi lời chia vui cùng Giáo xứ; ngài nói: niềm vui nổi buồn của Giáo xứ cũng chính là niềm vui nổi buồn của cả Giáo Phận. Và hôm nay không chỉ riêng có Giáo xứ Tân Hiệp vui mà cả Giáo Phận cùng vui. Và Đức Cha mong rằng với sự hiện diện của nhà thờ, Tin Mừng của Chúa được lan tỏa. Vì vậy, mọi người sẽ yêu mến nhau hơn, cùng nhau xây dựng thành một giáo xứ lớn mạnh hơn để có nhiều công trình dâng lên cho Chúa và Mẹ Maria. Ngài cũng gởi lời cảm ơn đến tất cả quý ân nhân gần xa đã hết lòng yêu thương, giúp đở, chia sẻ cho Giáo xứ trong thời gian qua. Đức Cha cũng nhắn nhủ với bà con trong Giáo xứ rằng: vì trong tương lai xung quanh đây sẽ hình thành khu công nghiệp, sự phát triển công nghiệp và sự phát triển kinh tế cũng có thể kèm theo nó những tác động xấu trên môi sinh, môi trường văn hoá đạo đức của con người. Mong rằng ngôi Nhà thờ mới hôm nay không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp đẽ mà còn là nơi giúp anh chị em giữ vững và phát triển đời sống đức tin của mình trước những cám dỗ của đời sống mới, để Tin Mừng của Chúa Giêsu được loan báo rộng rãi hơn.
Sau khi Đức Cha ban phép lành trọng thể cho cộng đoàn, Thánh lễ kết thúc vào lúc 11g00. Quý Cha và quý khách dùng cơm thân mật tại khuôn viên nhà thờ.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền Thông Giáo Phận Phú Cường.
Gia Đình Chăm Sóc Bệnh Nhân Giáo Xứ Bình An Thượng Mừng Lễ Kính Thánh Martino Bổn Mạng
Phương Nga
10:37 07/11/2017
“Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, Hãy đến lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi… Vì xưa Ta đói, các ngươi cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm; Ta bị tù đày, các ngươi đã đến với Ta”( Mt 25,34-35-36)
Xem Hình
“Chỉ có các vị Thánh mới làm biến đổi thế giới này...” (Thánh Giáo hoàng Gioan PhaoloII) Đó là lời chia sẻ của Cha An tôn Nguyễn Chân Hồng trong thánh lễ mừng kính Thánh Martino,bổn mạng Gia đình Chăm sóc Bệnh nhân giáo xứ Bình An Thượng hạt Bình An vào lúc 8g30 Thứ Sáu 03-11-2017 tại thánh đường của giáo xứ.
Buổi lễ gồm các phần:
ĐÓN TIẾP:
Từ 8g Anh Giuse Nguyễn Văn Măng Trưởng ban và anh Phó Phêrô Nguyễn Văn Tâm cùng các Thành viên trong đồng phục trắng đã có mặt tại sân nhà thờ để đón tiếp Quý Cha và Quý Khách,tuy xứ Bình An Thượng hơi xa trung tâm,nhưng thời tiết khô ráo và mát mẻ và sự nồng hậu của giáo xứ đã làm cho đường đi như ngắn lại và mọi người đã tay bắt,mặt mừng khi được hội ngộ cùng nhau.Đến tham dự có:
Cha Antôn Nguyễn Chân Hồng Dòng Trợ Thế Thánh Goan Thiên Chúa cũng là Linh hướng của Liên xứ miền Sài Gòn,Thày Đaminh Trần Ngọc Nam Dòng OH,Ban Điều hành Gia đình Chăm sóc Bệnh nhân Liên xứ miền Sài Gòn,Ban Điều hành các Giáo hạt và Giáo xứ thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn.
Cha hạt Trưởng hạt Bình An( Chánh xứ Bình An Thượng) Phanxico Nguyễn Xuân Quang –Cha Giuse Chu Đình Tuyển-Ban Điều hành Gia đình Chăm sóc Bệnh nhân và các thành viên của giáo xứ,
Hội đồng Mục vụ,Đại diện các Đoàn thể,Ban Tây nhạc và Ca đoàn giáo xứ Bình An Thượng cũng hiện diện để chung vui.
CẦU NGUYỆN :
Trước thánh lễ là giờ cầu nguyện,chị Anna Thành xướng kinh theo chương trình Chầu của giáo xứ : Hát kinh Chúa Thánh Thần,Đọc kinh Chầu Mình Thánh Chúa,kinh Phạt tạ và kinh Thánh Martino,lần chuỗi Mân Côi,hát kính Thánh Martino,đọc Hạnh của Thánh Martino.Để kết thúc,ca đoàn giáo xứ hát bài về Mẹ Maria “Xin vâng”;kế tiếp anh Giuse Măng là Trưởng ban chia sẻ về ý nghĩa của viêc mừng kính Thánh Martino Bổn mạng Gia đình Chăm sóc Bệnh nhân xứ Bình An Thượng và tiểu sử cùng công đức của Thánh Martino đề cùng suy gẫm như:
-Chăm sóc bệnh nhân là một ơn Gọi mà các thành viên được Sai đi.
- Chăm sóc bệnh nhân là tự nguyện theo gương Chúa Giêsu Mẹ Maria và Thánh Martino.
-Khi đến với việc Mục vụ Chăm sóc bệnh nhân các thành viên phải nhẹ nhàng và thân tình như gương của Thánh bổn mạng.
-Thành viên phải luôn đọc về tiểu sử của Thánh Martino và noi gương bắt chước.
CHIA SẺ VỀ LINH ĐẠO VÀ Ý NGHĨA VỀ ĐỀ TÀI “ĐAU ỐM”
Cha Antôn Linh hướng giới thiệu Thày Đaminh Trần Ngọc Nam Dòng OH chia sẻ về ý nghĩa đề tài Đau ốm.
Thày chào cộng đoàn có mặt” Con vừa nghe đọc tiểu sử của Thánh Martino và Hạnh các Thánh,vì vậy ngày nào con cũng đọc kinh Thánh Martino,con cũng xin chia sẻ đề tài Đau ốm để chúng ta cùng suy gẫm;nhưng trước hết chúng ta cùng suy niệm về Thánh Martino”
Mừng lễ Thánh Martino bổn mạng,chúng ta đã học được nơi Thánh nhân điều gì ?
-Ngài là một Y tá đã chăm sóc rất nhiều bệnh nhân và nhiều người được ơn chữa lành,chúng ta cầu nguyện để Ngài cùng với Các Thánh bầu cử cho chúng ta chữa lành cho chúng ta về thể xác lẫn tâm hồn.
-Ngài yêu thích người nghèo khó,ham mê cầu nguyện và hãm mình.
-Ngài khiêm nhường nhịn nhục từ ở gia đình,Nhà dòng đến xã hội và cả với người bất hạnh như :Đau yếu,nghèo túng,tật nguyền,mồ côi,già yếu vvv
Đức khiêm nhường của Ngài tuyệt hảo đến nỗi ngày 07-05-1962,khi các Hội Phong Thánh đến gặp Đức Thánh Gioan Phaolo II để chọn danh sách Phong Thánh thì Đức Thánh Giáo hoàng đã đề nghị chọn Thánh Martino.
Về đề tài chia sẻ hôm nay chúng ta tự hỏi:
Đau ốm luôn có phải là điều tiêu cực không?Thưa không! Mà là dấu chỉ trổ sinh hoa trái của Chúa Thánh Thần,nhưng dẫu có nét tích cực là để minh chứng cho sự trung thành của người công chính,như một phương cách để phục hồi sự công chính và tội lỗi đã vi phạm và cũng là phương thế để thúc hối người có tội hối cải.
Và vì những nét như thế của khổ đau mà trong Cựu ước các tiên tri loan báo thời kỳ không còn bệnh tật,thời mà cuộc sống không bị vướng mắc bởi bệnh tật dẫn đến tử vong (x.Is 35,5-6,65,19-20)
9,35;x.4-23)
Theo Tân ước thì ngay vào thời đầu Kitô giáo,có những việc chữa lành bệnh tật xác thực quyền năng công cuộc Loan báo Phúc Âm.Chúa Giê su phục sinh đã hứa như thế và những cộng đoàn Kitô giáo đầu tiên đã thấy thực hiện giữa họ
“Và có những dấu chỉ xảy đến cho những người tin...Họ đặt tay trên các người bệnh và các người này được chữa lành(Mc16,17-18)
Còn Thánh Phaolo thì trình bày Phúc Âm bằng những lời loan truyền kèm theo những dấu chỉ và những điều lạ lùng được thực hiện nhớ quyền năng Chúa Thánh Thần “Tôi làm sao dám bỏ qua không nói đến những gì Đức Kitô đã làm nơi tôi hầu làm cho dân Ngoại tuân phục qua lời nói cũng như việc làm bằng sức mạnh của các dấu chỉ và các việc lạ lùng bằng sức mạnh của Chúa Thánh Thần Thiên Chúa (Rm 15,18-19;x.1Tm1,5;1Cr2,4-5).
Thật thế,chính Đức Kitô vốn vô tội,nhưng đã chịu mọi khổ đau và dằn vặt trong cuộc khổ nạn của Người ,mang hết nỗi khốn cùng của mọi người “Ngài đã hoàn tất những điều mà tiên tri Isaia nói về Người “ ( x.Is53,4-5).
Giáo hội đón tiếp các bệnh nhân không phải vì lo âu thương mến mà thôi,mà vì nhận ra nơi họ ơn Gọi làm người và làm Ki tô hữu,tham gia vào việc hoàn thành Nước Chúa dưới nhiều phương cách khác nhau và có lẽ đây là cách quý giá nhất “ Tôi hoàn thành nơi thể xác tôi những gì còn thiếu nơi những thử thách của Đức Kitô cho thân thể Người là Giáo hội(Cl 1,24)
Đây chính là niềm hân hoan phục sinh trong Chúa Thánh Thần,như Thánh Phaolo đã nói “ Nhiều người bệnh có thể trở nên kẻ mang lại nguồn vui của Thánh Thần giữa những cơn thử thách của họ (1,Tx1,6) và là chứng nhân của Chúa Kitô.
THÁNH LỄ :
Sau phần chia sẻ,mọi người cùng giải lao và cộng đoàn xếp hai hàng theo thứ tự
Ban Tây nhạc
Thánh giá nến cao
Ban điều hành Liên xứ miền Sài Gòn
Ban điều hành các Giáo hạt
Quý Hội đồng Mục vụ và Ban điều hành các Đoàn thể Giáo xứ Bình An Thượng
Thành viên Gia đình Chăm sóc Bệnh nhân các Giáo hạt và Giáo xứ
Quý Thày Dòng OH
Lễ sinh
cùng rước Cha chủ sự Phanxicô,Cha Antôn linh hướng và Cha Giuse Chu Đình Tuyển đồng tế thánh lễ lên bàn thánh.Ca đoàn hát bài “Muôn lời ngợi ca “Cha chủ sự nói với cộng đoàn:
Hôm nay Giáo hội mừng lễ Thánh Martino,người ta gọi Ngài là Thánh Da đen,nhưng chúng ta gọi Ngài là vị Thánh có “Tấm lòng vàng”vì Ngài đã sống khiêm nhường,yêu thương bệnh nhân,người nghèo về thể xác và đời sống thường ngày;đó cũng là hình ảnh của các thành viên Ban Chăm sóc Bện nhân đang hiện diện hôm nay.Xin Chúa ban nhiều ơn lành cho Cha linh hướng Antôn,Quý Thày và Nhà dòng,cho các thánh viên được nhiệt thành chăm lo cho các bệnh nhân,cùng cầu xin cho các bệnh nhân ơn kiên trì trong đời sống đức Tin.Chúng ta đang sống trong tháng Linh hồn,nên cũng cầu xin cho các linh hồn và linh hồn tổ tiên cha mẹ của chúng ta;xin cho tất cả sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Theo bài Tin Mừng Thánh Gioan,Cha Antôn chia sẻ:
Hôm nay Gia` đình Chăm sóc Bệnh nhân chúng ta quy tụ ở giáo xứ Bình An Thượng,hạt Bình An để mừng lễ bổn mạng Thánh Martino.Khi chúng ta mừng một vị Thánh chúng ta học hỏi nơi vị Thánh đó điều gì?
Thông thường,khi giao tiếp chúng ta hay lượng giá người khác qua bề ngoài bóng bảy như :Xe cộ,chức vụ,phục sức,hoặc sự lịch thiệp của họ,nhưng chúng ta không biết rõ căn tính của họ như thế nào ?
Chúng ta hay chơi với người giàu sang,địa vị ,đẹp đẽ để hy vọng chúng ta sẽ có lợi;nhưng Các Thánh thì ngược lại và như Thánh Martino chẳng hạn,Ngài sinh ra trong gia đình mang hai dòng máu,rồi bị Cha bỏ rơi và vào Dòng với chức danh thấp kém hơn và làm những việc hèn mọn,khi Nhà dòng lâm vào cảnh túng quẫn Ngài đã tình nguyện “Bán mình “ để Nhà dòng tiện giải quyết công việc.Vậy tại sao Ngài lại có lòng nhân hậu như thế ? Thưa
-Vì bản chất Ngài là nhân từ và khiêm nhường luôn nghĩ đến\tha nhân.
-Vì hoàn cảnh của Ngài không được may mắn khi sinh ra và lớn lên nên đã thấu hiểu và đồng cảm cho người có thân phận giống mình.Có những lúc Ngài đã đem nhiều người đau yếu về phòng ở của mình để chăm sóc và chữa trị cho họ và “ơn Gọi” đó đáng lẽ phải là từ Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa,xong vì Ngài có “Tấm lòng vàng “nên gương nhân đức đã soi cho khắp mọi nơi.
Mặc dù chúng ta đang sống trong một xã hội thực dụng và vụ lợi lẫn nhau Nhưng Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo 2 đã nói “Thế giới hôm nay đã biến đổi không phải là nhờ những Vĩ nhân mà là nhờ những vị Thánh”
Như chúng ta thấy gương Thánh của Thánh nữ Têrêsa Calcuta và Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II mà trên các phương tiện truyền thông và khi giảng dạy các Đấng chủ chăn đều nhắc đến.
Hôm nay gia đình Chăm sóc Bệnh nhân quy tụ về đây có phải chỉ để tụ họp nhau cho vui vẻ hoặc chỉ để phô trương không? chắc chắn là không ! trái lại là chúng ta đem “Tấm lòng vàng” để tặng cho các bệnh nhân.Một giáo xứ rất đông mà chỉ có một nhóm nhỏ cùng với Cha xứ đem ‘Tấm lòng vàng “đi trong khi đáng lẽ việc đó chỉ là của các Giám mục và các Linh mục là rất quý.
Chúng ta vừa mừng lễ Các Thánh và Các Linh hồn nơi luyện ngục,thiết nghĩ mọi người đã nhìn thấy một bài học là tính khiêm tốn.Vì mới hôm nào đây tôi rất thành công,rất khỏe mạnh nhưng rồi bỗng chốc tôi trở thành người Quá Cố nằm trong những Nấm mồ và hộp Tro cốt để trong Nhà chờ Phục sinh cho cộng đoàn cầu nguyện.Thánh vịnh 90 dạy chúng ta” Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ, cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi. Cơn giận Ngài, ai lường được sức mạnh, trận lôi đình, ai hiểu thấu căn nguyên? Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan.”
Hãy tạ ơn Chúa vì Người đang ban cho chúng ta nhịp tim và hơi thở khỏe mạnh;xin vì công nghiệp Thánh Martino bổn mạng hôm nay ban cho chúng ta lòng nhiệt thành và tính khiêm nhường,để chúng ta luôn tự nhắc nhở “Mỗi khi đến gần bên các bệnh nhân là đến với hình ảnh của Thiên Chúa” như Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã nói “Chỉ có các vị Thánh mới làm thay đổi Thế giới này”và chỉ có men tốt mới làm cho bột dậy men và lan tỏa Nước Chúa đến tận cùng trái đất Amen.
CHÚC MỪNG VÀ LIÊN HOAN:
Trước khi ban phép lành Cha chủ sự cám ơn Cha Antôn linh hướng đã về dâng thánh lễ và cầu nguyện cho Gia đình Chăm sóc Bênh nhân của giáo xứ Bình An Thượng và Cha cũng chúc mừng Ban Chăm sóc Bệnh nhân và tất cả bằng một tràng pháo tay thật rộn ràng.
Buổi lễ kết thúc lúc 11g15 cùng ngày;để trọn niềm vui Ban Điều hành đã mời Quý Cha,Quý Thày cùng Quý khách sang Hoa viên giáo xứ dự bữa cơm thân mật trong niềm vui phục vụ theo tinh thần của Thánh Martino bổn mạng.
Phương Nga
Truyền Thông Liên xứ miền Sài Gòn.
Xem Hình
“Chỉ có các vị Thánh mới làm biến đổi thế giới này...” (Thánh Giáo hoàng Gioan PhaoloII) Đó là lời chia sẻ của Cha An tôn Nguyễn Chân Hồng trong thánh lễ mừng kính Thánh Martino,bổn mạng Gia đình Chăm sóc Bệnh nhân giáo xứ Bình An Thượng hạt Bình An vào lúc 8g30 Thứ Sáu 03-11-2017 tại thánh đường của giáo xứ.
Buổi lễ gồm các phần:
ĐÓN TIẾP:
Từ 8g Anh Giuse Nguyễn Văn Măng Trưởng ban và anh Phó Phêrô Nguyễn Văn Tâm cùng các Thành viên trong đồng phục trắng đã có mặt tại sân nhà thờ để đón tiếp Quý Cha và Quý Khách,tuy xứ Bình An Thượng hơi xa trung tâm,nhưng thời tiết khô ráo và mát mẻ và sự nồng hậu của giáo xứ đã làm cho đường đi như ngắn lại và mọi người đã tay bắt,mặt mừng khi được hội ngộ cùng nhau.Đến tham dự có:
Cha Antôn Nguyễn Chân Hồng Dòng Trợ Thế Thánh Goan Thiên Chúa cũng là Linh hướng của Liên xứ miền Sài Gòn,Thày Đaminh Trần Ngọc Nam Dòng OH,Ban Điều hành Gia đình Chăm sóc Bệnh nhân Liên xứ miền Sài Gòn,Ban Điều hành các Giáo hạt và Giáo xứ thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn.
Cha hạt Trưởng hạt Bình An( Chánh xứ Bình An Thượng) Phanxico Nguyễn Xuân Quang –Cha Giuse Chu Đình Tuyển-Ban Điều hành Gia đình Chăm sóc Bệnh nhân và các thành viên của giáo xứ,
Hội đồng Mục vụ,Đại diện các Đoàn thể,Ban Tây nhạc và Ca đoàn giáo xứ Bình An Thượng cũng hiện diện để chung vui.
CẦU NGUYỆN :
Trước thánh lễ là giờ cầu nguyện,chị Anna Thành xướng kinh theo chương trình Chầu của giáo xứ : Hát kinh Chúa Thánh Thần,Đọc kinh Chầu Mình Thánh Chúa,kinh Phạt tạ và kinh Thánh Martino,lần chuỗi Mân Côi,hát kính Thánh Martino,đọc Hạnh của Thánh Martino.Để kết thúc,ca đoàn giáo xứ hát bài về Mẹ Maria “Xin vâng”;kế tiếp anh Giuse Măng là Trưởng ban chia sẻ về ý nghĩa của viêc mừng kính Thánh Martino Bổn mạng Gia đình Chăm sóc Bệnh nhân xứ Bình An Thượng và tiểu sử cùng công đức của Thánh Martino đề cùng suy gẫm như:
-Chăm sóc bệnh nhân là một ơn Gọi mà các thành viên được Sai đi.
- Chăm sóc bệnh nhân là tự nguyện theo gương Chúa Giêsu Mẹ Maria và Thánh Martino.
-Khi đến với việc Mục vụ Chăm sóc bệnh nhân các thành viên phải nhẹ nhàng và thân tình như gương của Thánh bổn mạng.
-Thành viên phải luôn đọc về tiểu sử của Thánh Martino và noi gương bắt chước.
CHIA SẺ VỀ LINH ĐẠO VÀ Ý NGHĨA VỀ ĐỀ TÀI “ĐAU ỐM”
Cha Antôn Linh hướng giới thiệu Thày Đaminh Trần Ngọc Nam Dòng OH chia sẻ về ý nghĩa đề tài Đau ốm.
Thày chào cộng đoàn có mặt” Con vừa nghe đọc tiểu sử của Thánh Martino và Hạnh các Thánh,vì vậy ngày nào con cũng đọc kinh Thánh Martino,con cũng xin chia sẻ đề tài Đau ốm để chúng ta cùng suy gẫm;nhưng trước hết chúng ta cùng suy niệm về Thánh Martino”
Mừng lễ Thánh Martino bổn mạng,chúng ta đã học được nơi Thánh nhân điều gì ?
-Ngài là một Y tá đã chăm sóc rất nhiều bệnh nhân và nhiều người được ơn chữa lành,chúng ta cầu nguyện để Ngài cùng với Các Thánh bầu cử cho chúng ta chữa lành cho chúng ta về thể xác lẫn tâm hồn.
-Ngài yêu thích người nghèo khó,ham mê cầu nguyện và hãm mình.
-Ngài khiêm nhường nhịn nhục từ ở gia đình,Nhà dòng đến xã hội và cả với người bất hạnh như :Đau yếu,nghèo túng,tật nguyền,mồ côi,già yếu vvv
Đức khiêm nhường của Ngài tuyệt hảo đến nỗi ngày 07-05-1962,khi các Hội Phong Thánh đến gặp Đức Thánh Gioan Phaolo II để chọn danh sách Phong Thánh thì Đức Thánh Giáo hoàng đã đề nghị chọn Thánh Martino.
Về đề tài chia sẻ hôm nay chúng ta tự hỏi:
Đau ốm luôn có phải là điều tiêu cực không?Thưa không! Mà là dấu chỉ trổ sinh hoa trái của Chúa Thánh Thần,nhưng dẫu có nét tích cực là để minh chứng cho sự trung thành của người công chính,như một phương cách để phục hồi sự công chính và tội lỗi đã vi phạm và cũng là phương thế để thúc hối người có tội hối cải.
Và vì những nét như thế của khổ đau mà trong Cựu ước các tiên tri loan báo thời kỳ không còn bệnh tật,thời mà cuộc sống không bị vướng mắc bởi bệnh tật dẫn đến tử vong (x.Is 35,5-6,65,19-20)
9,35;x.4-23)
Theo Tân ước thì ngay vào thời đầu Kitô giáo,có những việc chữa lành bệnh tật xác thực quyền năng công cuộc Loan báo Phúc Âm.Chúa Giê su phục sinh đã hứa như thế và những cộng đoàn Kitô giáo đầu tiên đã thấy thực hiện giữa họ
“Và có những dấu chỉ xảy đến cho những người tin...Họ đặt tay trên các người bệnh và các người này được chữa lành(Mc16,17-18)
Còn Thánh Phaolo thì trình bày Phúc Âm bằng những lời loan truyền kèm theo những dấu chỉ và những điều lạ lùng được thực hiện nhớ quyền năng Chúa Thánh Thần “Tôi làm sao dám bỏ qua không nói đến những gì Đức Kitô đã làm nơi tôi hầu làm cho dân Ngoại tuân phục qua lời nói cũng như việc làm bằng sức mạnh của các dấu chỉ và các việc lạ lùng bằng sức mạnh của Chúa Thánh Thần Thiên Chúa (Rm 15,18-19;x.1Tm1,5;1Cr2,4-5).
Thật thế,chính Đức Kitô vốn vô tội,nhưng đã chịu mọi khổ đau và dằn vặt trong cuộc khổ nạn của Người ,mang hết nỗi khốn cùng của mọi người “Ngài đã hoàn tất những điều mà tiên tri Isaia nói về Người “ ( x.Is53,4-5).
Giáo hội đón tiếp các bệnh nhân không phải vì lo âu thương mến mà thôi,mà vì nhận ra nơi họ ơn Gọi làm người và làm Ki tô hữu,tham gia vào việc hoàn thành Nước Chúa dưới nhiều phương cách khác nhau và có lẽ đây là cách quý giá nhất “ Tôi hoàn thành nơi thể xác tôi những gì còn thiếu nơi những thử thách của Đức Kitô cho thân thể Người là Giáo hội(Cl 1,24)
Đây chính là niềm hân hoan phục sinh trong Chúa Thánh Thần,như Thánh Phaolo đã nói “ Nhiều người bệnh có thể trở nên kẻ mang lại nguồn vui của Thánh Thần giữa những cơn thử thách của họ (1,Tx1,6) và là chứng nhân của Chúa Kitô.
THÁNH LỄ :
Sau phần chia sẻ,mọi người cùng giải lao và cộng đoàn xếp hai hàng theo thứ tự
Ban Tây nhạc
Thánh giá nến cao
Ban điều hành Liên xứ miền Sài Gòn
Ban điều hành các Giáo hạt
Quý Hội đồng Mục vụ và Ban điều hành các Đoàn thể Giáo xứ Bình An Thượng
Thành viên Gia đình Chăm sóc Bệnh nhân các Giáo hạt và Giáo xứ
Quý Thày Dòng OH
Lễ sinh
cùng rước Cha chủ sự Phanxicô,Cha Antôn linh hướng và Cha Giuse Chu Đình Tuyển đồng tế thánh lễ lên bàn thánh.Ca đoàn hát bài “Muôn lời ngợi ca “Cha chủ sự nói với cộng đoàn:
Hôm nay Giáo hội mừng lễ Thánh Martino,người ta gọi Ngài là Thánh Da đen,nhưng chúng ta gọi Ngài là vị Thánh có “Tấm lòng vàng”vì Ngài đã sống khiêm nhường,yêu thương bệnh nhân,người nghèo về thể xác và đời sống thường ngày;đó cũng là hình ảnh của các thành viên Ban Chăm sóc Bện nhân đang hiện diện hôm nay.Xin Chúa ban nhiều ơn lành cho Cha linh hướng Antôn,Quý Thày và Nhà dòng,cho các thánh viên được nhiệt thành chăm lo cho các bệnh nhân,cùng cầu xin cho các bệnh nhân ơn kiên trì trong đời sống đức Tin.Chúng ta đang sống trong tháng Linh hồn,nên cũng cầu xin cho các linh hồn và linh hồn tổ tiên cha mẹ của chúng ta;xin cho tất cả sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Theo bài Tin Mừng Thánh Gioan,Cha Antôn chia sẻ:
Hôm nay Gia` đình Chăm sóc Bệnh nhân chúng ta quy tụ ở giáo xứ Bình An Thượng,hạt Bình An để mừng lễ bổn mạng Thánh Martino.Khi chúng ta mừng một vị Thánh chúng ta học hỏi nơi vị Thánh đó điều gì?
Thông thường,khi giao tiếp chúng ta hay lượng giá người khác qua bề ngoài bóng bảy như :Xe cộ,chức vụ,phục sức,hoặc sự lịch thiệp của họ,nhưng chúng ta không biết rõ căn tính của họ như thế nào ?
Chúng ta hay chơi với người giàu sang,địa vị ,đẹp đẽ để hy vọng chúng ta sẽ có lợi;nhưng Các Thánh thì ngược lại và như Thánh Martino chẳng hạn,Ngài sinh ra trong gia đình mang hai dòng máu,rồi bị Cha bỏ rơi và vào Dòng với chức danh thấp kém hơn và làm những việc hèn mọn,khi Nhà dòng lâm vào cảnh túng quẫn Ngài đã tình nguyện “Bán mình “ để Nhà dòng tiện giải quyết công việc.Vậy tại sao Ngài lại có lòng nhân hậu như thế ? Thưa
-Vì bản chất Ngài là nhân từ và khiêm nhường luôn nghĩ đến\tha nhân.
-Vì hoàn cảnh của Ngài không được may mắn khi sinh ra và lớn lên nên đã thấu hiểu và đồng cảm cho người có thân phận giống mình.Có những lúc Ngài đã đem nhiều người đau yếu về phòng ở của mình để chăm sóc và chữa trị cho họ và “ơn Gọi” đó đáng lẽ phải là từ Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa,xong vì Ngài có “Tấm lòng vàng “nên gương nhân đức đã soi cho khắp mọi nơi.
Mặc dù chúng ta đang sống trong một xã hội thực dụng và vụ lợi lẫn nhau Nhưng Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo 2 đã nói “Thế giới hôm nay đã biến đổi không phải là nhờ những Vĩ nhân mà là nhờ những vị Thánh”
Như chúng ta thấy gương Thánh của Thánh nữ Têrêsa Calcuta và Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II mà trên các phương tiện truyền thông và khi giảng dạy các Đấng chủ chăn đều nhắc đến.
Hôm nay gia đình Chăm sóc Bệnh nhân quy tụ về đây có phải chỉ để tụ họp nhau cho vui vẻ hoặc chỉ để phô trương không? chắc chắn là không ! trái lại là chúng ta đem “Tấm lòng vàng” để tặng cho các bệnh nhân.Một giáo xứ rất đông mà chỉ có một nhóm nhỏ cùng với Cha xứ đem ‘Tấm lòng vàng “đi trong khi đáng lẽ việc đó chỉ là của các Giám mục và các Linh mục là rất quý.
Chúng ta vừa mừng lễ Các Thánh và Các Linh hồn nơi luyện ngục,thiết nghĩ mọi người đã nhìn thấy một bài học là tính khiêm tốn.Vì mới hôm nào đây tôi rất thành công,rất khỏe mạnh nhưng rồi bỗng chốc tôi trở thành người Quá Cố nằm trong những Nấm mồ và hộp Tro cốt để trong Nhà chờ Phục sinh cho cộng đoàn cầu nguyện.Thánh vịnh 90 dạy chúng ta” Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ, cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi. Cơn giận Ngài, ai lường được sức mạnh, trận lôi đình, ai hiểu thấu căn nguyên? Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan.”
Hãy tạ ơn Chúa vì Người đang ban cho chúng ta nhịp tim và hơi thở khỏe mạnh;xin vì công nghiệp Thánh Martino bổn mạng hôm nay ban cho chúng ta lòng nhiệt thành và tính khiêm nhường,để chúng ta luôn tự nhắc nhở “Mỗi khi đến gần bên các bệnh nhân là đến với hình ảnh của Thiên Chúa” như Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã nói “Chỉ có các vị Thánh mới làm thay đổi Thế giới này”và chỉ có men tốt mới làm cho bột dậy men và lan tỏa Nước Chúa đến tận cùng trái đất Amen.
CHÚC MỪNG VÀ LIÊN HOAN:
Trước khi ban phép lành Cha chủ sự cám ơn Cha Antôn linh hướng đã về dâng thánh lễ và cầu nguyện cho Gia đình Chăm sóc Bênh nhân của giáo xứ Bình An Thượng và Cha cũng chúc mừng Ban Chăm sóc Bệnh nhân và tất cả bằng một tràng pháo tay thật rộn ràng.
Buổi lễ kết thúc lúc 11g15 cùng ngày;để trọn niềm vui Ban Điều hành đã mời Quý Cha,Quý Thày cùng Quý khách sang Hoa viên giáo xứ dự bữa cơm thân mật trong niềm vui phục vụ theo tinh thần của Thánh Martino bổn mạng.
Phương Nga
Truyền Thông Liên xứ miền Sài Gòn.
Cộng Đoàn Việt Nam Giáo Xứ Holy Child Melbourne họp mặt gây quỹ
Trần Bá Nguyệt
15:25 07/11/2017
Melbourne, Chúa Nhật 5-11, một ngày cuối mùa xuân miền Nam nước Úc, trời thật lạnh vào buổi chiều sau 7 giờ khi mặt trời đã lặn, mặc dù ánh sáng vẫn còn soi rõ mặt đất. Trong hội trường mang tên vị Nữ Thánh Mary Thánh Giá, Mary MacKinllop, khoảng hơn 200 người đã tề tựu trong bữa tiệc gây quỹ xây dựng giáo xứ.
Hình Trần Đức Danh và Nguyệt Trần
Mười lăm năm tồn tại với vị linh mục, Cha Gio, người Úc giỏi tiếng Việt, được tiếp nối với Cha Sơn, và linh mục Leenus người Ấn Độ cùng với Cha Nguyễn Xưa người Việt, giáo xứ đã có nhiều thay đổi. Cả hai vị linh mục Ấn-Việt đều có mặt tại Holy Child khoảng bảy năm mặc dù Cha Xưa về giáo xứ ít hơn một chút. Cộng đoàn người Việt có thánh lễ mỗi tuần và số giáo dân khoảng hơn 200 người, nhưng hội tụ toàn những anh chị làm việc tích cực có mặt trong nhiều sinh hoạt của người Việt khắp Melbourne. Holy Child là một trong 15 cộng đoàn người Việt thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne.
Sau bài diễn văn vắn gọn mở đầu của Cha Chính Xứ Leenus, Cha Nguyễn Xưa đã làm phép bữa tiệc và tiếp theo là phần văn nghệ, rút tên trúng thưởng và xổ số. Trong những màn trình diễn văn nghệ thông thường, một bài hát gây ấn tượng và rất xúc động là lúc toàn thể hội trường được mời cùng đứng lên để hợp ca Tôn Vinh Mẹ Fatima nhân dịp Năm Thánh Mẹ. “Lạy Mẹ Fatima, Mẹ nỉ non bao lần. Tội gian trần làm phiền cho trái tim Mẹ...” Tiếng hát như một lời van xin và một lời hứa. “Sống bên Mẹ, chết bên Mẹ, con sợ chi, Mẹ ơi!” Bài hát như nhắc mọi người nhớ về một nước Việt Nam cho đến hôm nay vẫn còn ngụp lặn đắm chìm trong lầm than, đói khổ của ách thống trị bạo tàn. Nước Nga đã trở lại như Lời Mẹ đã hứa 100 trước, nhưng Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn và Trung Hoa vẫn còn trong đau thương khốn cùng. Việt Nam đã thoát cảnh binh đao nhưng lại đang chia lìa và xâu xé lẫn nhau với nạn ngoại xâm hiện đại và tàn nhẫn hơn bao giờ hết trong tiến trình lịch sử dân tộc.
Một em bé rất bé, chừng năm tuổi, trong áo dài mầu đỏ, hát bài “Tôi yêu quê tôi.” với những hình ảnh, mái tranh nghèo, nhịp cầu tre, con sông dài, ... Tất cả như nhắc lại một đất nước thật đẹp, nhưng cũng đầy đau thương với chiến tranh triền miên bất tận, cuộc chiến này nối tiếp cuộc chiến kia không dứt. Quê hương tôi hôm nay vẫn đầy hận thù, đau thương và đói khổ. Cha Vũ Phước Hiến, một linh mục trẻ đã do Cha Gio giúp đỡ, đêm nay hát bài “Mùa mưa lần trước”. Mùa mưa lần trước anh về, nhưng mùa mưa lần sau anh đã chẳng còn trên cõi thế. Bài hát nhắc nhở những khuôn mặt lính trong hội trường nhớ về những kỷ niệm một thời chinh chiến đã qua nhưng vết hằn vẫn còn trên lưng lớp thanh niên nay đã bước vào tuổi xế chiếu, sáu mươi hay bảy mươi và hơn nữa.
Một bài hát khiến hội trường xúc động vô cùng, đó là bài “Thưa mẹ, con là người Việt Nam.” Vâng con là con Mẹ Việt Nam, máu đỏ da vàng, “màu của kiếp lầm than”. Màu da của con mang đầy những vết tích chiến tranh, loạn lạc. Những vết tích đã hằn sâu của những thế hệ “sinh nhầm thế kỷ” với năm, hay bảy lần chạy loạn, tản cư, di cư và vong thân nơi xứ người. Những người con xa xứ và những người con còn trong nước của Mẹ mang bao nhiêu vết tích của Mậu Thân, Lộc Ninh, Mùa Hè Đỏ Lửa, của trận chiến Nam Lào 1972, trận chiến vào Cam-bốt, ... với những lớp trai ra đi không phải do mình, nhưng vì tham vọng, vì chiến tranh chủ nghĩa, vì lòng tham và hận thù mà ngoại bang đã mang lại, trút trên đầu người con Việt Nam hai miền mà di hại vẫn còn cho mãi đến hôm nay.
Bài hát cuối chương trình của ca trưởng Ca Đoàn Don Bosco “Nắng Thuỷ Tinh”của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như một giấc mơ về một ngày nắng đẹp cho quê hương, một ngày mà cử điệu trong bài múa của Cha Xưa cùng các anh chị em giáo xứ trong màu áo đỏ như những hy vọng cho thế hệ đang lớn và thế hệ mai sau. Hẹn gặp trong mùa gây quỹ năm tới.
Hình Trần Đức Danh và Nguyệt Trần
Mười lăm năm tồn tại với vị linh mục, Cha Gio, người Úc giỏi tiếng Việt, được tiếp nối với Cha Sơn, và linh mục Leenus người Ấn Độ cùng với Cha Nguyễn Xưa người Việt, giáo xứ đã có nhiều thay đổi. Cả hai vị linh mục Ấn-Việt đều có mặt tại Holy Child khoảng bảy năm mặc dù Cha Xưa về giáo xứ ít hơn một chút. Cộng đoàn người Việt có thánh lễ mỗi tuần và số giáo dân khoảng hơn 200 người, nhưng hội tụ toàn những anh chị làm việc tích cực có mặt trong nhiều sinh hoạt của người Việt khắp Melbourne. Holy Child là một trong 15 cộng đoàn người Việt thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne.
Sau bài diễn văn vắn gọn mở đầu của Cha Chính Xứ Leenus, Cha Nguyễn Xưa đã làm phép bữa tiệc và tiếp theo là phần văn nghệ, rút tên trúng thưởng và xổ số. Trong những màn trình diễn văn nghệ thông thường, một bài hát gây ấn tượng và rất xúc động là lúc toàn thể hội trường được mời cùng đứng lên để hợp ca Tôn Vinh Mẹ Fatima nhân dịp Năm Thánh Mẹ. “Lạy Mẹ Fatima, Mẹ nỉ non bao lần. Tội gian trần làm phiền cho trái tim Mẹ...” Tiếng hát như một lời van xin và một lời hứa. “Sống bên Mẹ, chết bên Mẹ, con sợ chi, Mẹ ơi!” Bài hát như nhắc mọi người nhớ về một nước Việt Nam cho đến hôm nay vẫn còn ngụp lặn đắm chìm trong lầm than, đói khổ của ách thống trị bạo tàn. Nước Nga đã trở lại như Lời Mẹ đã hứa 100 trước, nhưng Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn và Trung Hoa vẫn còn trong đau thương khốn cùng. Việt Nam đã thoát cảnh binh đao nhưng lại đang chia lìa và xâu xé lẫn nhau với nạn ngoại xâm hiện đại và tàn nhẫn hơn bao giờ hết trong tiến trình lịch sử dân tộc.
Một em bé rất bé, chừng năm tuổi, trong áo dài mầu đỏ, hát bài “Tôi yêu quê tôi.” với những hình ảnh, mái tranh nghèo, nhịp cầu tre, con sông dài, ... Tất cả như nhắc lại một đất nước thật đẹp, nhưng cũng đầy đau thương với chiến tranh triền miên bất tận, cuộc chiến này nối tiếp cuộc chiến kia không dứt. Quê hương tôi hôm nay vẫn đầy hận thù, đau thương và đói khổ. Cha Vũ Phước Hiến, một linh mục trẻ đã do Cha Gio giúp đỡ, đêm nay hát bài “Mùa mưa lần trước”. Mùa mưa lần trước anh về, nhưng mùa mưa lần sau anh đã chẳng còn trên cõi thế. Bài hát nhắc nhở những khuôn mặt lính trong hội trường nhớ về những kỷ niệm một thời chinh chiến đã qua nhưng vết hằn vẫn còn trên lưng lớp thanh niên nay đã bước vào tuổi xế chiếu, sáu mươi hay bảy mươi và hơn nữa.
Một bài hát khiến hội trường xúc động vô cùng, đó là bài “Thưa mẹ, con là người Việt Nam.” Vâng con là con Mẹ Việt Nam, máu đỏ da vàng, “màu của kiếp lầm than”. Màu da của con mang đầy những vết tích chiến tranh, loạn lạc. Những vết tích đã hằn sâu của những thế hệ “sinh nhầm thế kỷ” với năm, hay bảy lần chạy loạn, tản cư, di cư và vong thân nơi xứ người. Những người con xa xứ và những người con còn trong nước của Mẹ mang bao nhiêu vết tích của Mậu Thân, Lộc Ninh, Mùa Hè Đỏ Lửa, của trận chiến Nam Lào 1972, trận chiến vào Cam-bốt, ... với những lớp trai ra đi không phải do mình, nhưng vì tham vọng, vì chiến tranh chủ nghĩa, vì lòng tham và hận thù mà ngoại bang đã mang lại, trút trên đầu người con Việt Nam hai miền mà di hại vẫn còn cho mãi đến hôm nay.
Bài hát cuối chương trình của ca trưởng Ca Đoàn Don Bosco “Nắng Thuỷ Tinh”của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như một giấc mơ về một ngày nắng đẹp cho quê hương, một ngày mà cử điệu trong bài múa của Cha Xưa cùng các anh chị em giáo xứ trong màu áo đỏ như những hy vọng cho thế hệ đang lớn và thế hệ mai sau. Hẹn gặp trong mùa gây quỹ năm tới.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Được lưu giữ Thánh Thể tại tư gia không?
Nguyễn Trọng Đa
10:46 07/11/2017
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Xin cha cho biết liệu các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ có thể lưu giữ Thánh Thể tại nhà qua đêm, để trao Thánh Thể cho người khác vào ngày hôm sau chăng. Điều này sẽ là bất tiện nhưng chắc chắn không phải là rất khó khăn cho họ, để trở lại nhà thờ lấy hộp đựng Mình Thánh của họ vào ngày hôm sau. - P. H., St. John's, Antigua và Barbuda.
Đáp: Câu trả lời ngắn gọn là không. Bộ Giáo luật nói khá rõ ràng về vấn đề này. Xin mời đọc:
"Ðiều 934: §1. Thánh Thể:
“1 / phải được lưu trữ trong nhà thờ chính tòa hoặc nhà thờ tương tự, trong nhà thờ giáo xứ, trong nhà thờ hay nhà nguyện của một tu viện hoặc của tu đoàn tông đồ;
“2 / có thể được lưu trữ trong phòng nguyện của Giám Mục, và nếu có phép của Bản Quyền sở tại, trong các nhà thờ, nhà nguyện và phòng nguyện khác.
“§2. Tại những nơi lưu trữ Thánh Thể, luôn luôn phải có người chăm nom và, trong mức độ có thể, một tư tế phải cử hành Thánh Lễ ít nhất mỗi tháng hai lần.
“Ðiều 935: Không ai được phép giữ Thánh Thể trong mình, hoặc đem đi đường với mình; trừ khi nhu cầu mục vụ khẩn trương đòi hỏi, và phải giữ các chỉ thị của Giám Mục giáo phận”.
Đối với nhà tạm, Bộ giáo luật quy định:
"Ðiều 938: §1. Thánh Thể thường chỉ được lưu trữ trong một nhà tạm của nhà thờ hay nhà nguyện.
“§2. Nhà tạm lưu trữ Thánh Thể được đặt vào một vị trí cao trọng và dễ nhìn thấy trong nhà thờ hay nhà nguyện; lại phải được trang hoàng đẹp đẽ và thuận tiện cho việc cầu nguyện.
“§3. Nhà tạm lưu trữ Thánh Thể thường xuyên phải bất di dịch, làm bằng chất liệu vững chắc, không nhìn qua được, và phải khóa cẩn thận để tránh tối đa nguy cơ xúc phạm.
“§4. Vì lý do quan trọng, được phép lưu trữ Thánh Thể, nhất là ban đêm, trong một nơi khác xứng đáng và an toàn hơn.
“§5. Người coi sóc nhà thờ hay nhà nguyện phải liệu giữ chìa khóa nhà tạm lưu trữ Thánh Thể thật chu đáo” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Đối với nhà tạm, Bộ giáo luật quy định:
"Ðiều 938: §1. Thánh Thể thường chỉ được lưu trữ trong một nhà tạm của nhà thờ hay nhà nguyện.
“§2. Nhà tạm lưu trữ Thánh Thể được đặt vào một vị trí cao trọng và dễ nhìn thấy trong nhà thờ hay nhà nguyện; lại phải được trang hoàng đẹp đẽ và thuận tiện cho việc cầu nguyện.
“§3. Nhà tạm lưu trữ Thánh Thể thường xuyên phải bất di dịch, làm bằng chất liệu vững chắc, không nhìn qua được, và phải khóa cẩn thận để tránh tối đa nguy cơ xúc phạm.
“§4. Vì lý do quan trọng, được phép lưu trữ Thánh Thể, nhất là ban đêm, trong một nơi khác xứng đáng và an toàn hơn.
“§5. Người coi sóc nhà thờ hay nhà nguyện phải liệu giữ chìa khóa nhà tạm lưu trữ Thánh Thể thật chu đáo” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Điều này được làm rõ hơn trong huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí Tích Cứu Độ) năm 2004:
"[131.] Ngoài các quy định của điều 934 §1 của Bộ Giáo Luật, cấm không được lưu giữ Mình Thánh Chúa ở một nơi không thuộc quyền thực sự của Giám Mục giáo phận, hay trong một nơi có nguy cơ bị xúc phạm. Nếu có trường hợp như vậy, Giám Mục giáo phận phải hủy bỏ ngay quyền cho lưu giữ Thánh Thể, đã được ban trước.
“[132.] Không ai được đem Mình Thánh Chúa về nhà mình hay đến một nơi khác, việc này là nghịch với quy tắc của giáo luật. Vả lại, phải nhớ rằng việc đem hay lưu giữ Mình Thánh Chúa với mục đích phạm sự thánh, cũng như ném Mình Thánh Chúa xuống đất là những hành vi thuộc loại những tội phạm nặng hơn (graviora delicta), mà việc xá giải được dành cho Bộ Giáo Lý Đức Tin.
“[133.] Linh mục hay phó tế, hoặc, vì thừa tác viên thông thường vắng mặt hay bị ngăn trở, thừa tác viên ngoại thường đem Mình Thánh cho một bệnh nhân rước lễ, nếu có thể được, từ nơi Mình Thánh Chúa được lưu giữ, phải đi ngay đến nơi bệnh nhân ở, không chia trí ở dọc đường, như vậy để tránh xa mọi nguy cơ xúc phạm và minh chứng một lòng hết sức tôn kính Mình Thánh Chúa Kitô. Luôn luôn phải tuân giữ nghi lễ cho bệnh nhân Rước Lễ, như đã ấn định trong sách Nghi Thức Rôma” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Trước tiên, chúng ta thấy từ Ðiều 934.2 rằng Thánh Thể có thể được lưu trữ trong phòng nguyện của Giám mục. Do đó, ngay cả một linh mục cũng không thể lưu trữ Thánh Thể trong nhà mình mà không có phép của Giám mục.
Mặc dù một số Giám mục ban phép này cho các linh mục, thường là nếu nhà xứ có một phòng dành riêng cho nhà nguyện, vốn đáp ứng các điều kiện được đề cập trong Điều 938.
Tuy nhiên, Điều 935, trong khi nêu rõ điều cấm chung, cho phép Giám mục đưa ra một số ngoại lệ, thậm chí là ổn định nữa, bằng cách ban hành các quy định và tiêu chuẩn cụ thể.
Có thể có một số tình huống, mà trong đó một thừa tác viên thông thường hoặc thừa tác viên ngoại thưởng có thể cần lưu giữ Thánh Thể tại nhà mình hoặc nơi khác bên ngoài nhà thờ - thí dụ như, nếu thừa tác viên sống cách xa nhà thờ và cần trao Thánh Thể cho người bệnh và người hấp hối. Trong các trường hợp như thế, Giám mục có thể cho phép ngoại lệ. Tuy nhiên, phải tuân thủ khuyến nghị của điều 133 trong Huấn thị Redemptionis Sacramentum để tránh các nguy cơ xúc phạm trong khi mang Thánh Thể theo.
Nói tóm lại, trong khi cho phép các trường hợp đặc biệt, các ngoại lệ này cần phải được tránh.
Có vẻ như không có bất kỳ lý do đặc biệt nào cho trường hợp ngoại lệ trong trường hợp do bạn đọc của chúng ta đưa ra, và do đó phải tuân theo sự thực hành thông thường.
Thật vậy, theo quan điểm thiêng liêng, sẽ tốt hơn cho các thừa tác viên ngoại thường cho Rước Lễ là hãy nhận lấy Thánh Thể được truyền phép trong Thánh lễ mà họ tham dự. Bằng cách này, mặc dù đó không phải là một yêu cầu, nó có thể giúp cho các người bệnh hoặc người phải ở nhà trải nghiệm một cảm thức hiệp thông rộng lớn hơn với cộng đoàn thờ phượng. (Zenit.org 7-11-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Xin cha cho biết liệu các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ có thể lưu giữ Thánh Thể tại nhà qua đêm, để trao Thánh Thể cho người khác vào ngày hôm sau chăng. Điều này sẽ là bất tiện nhưng chắc chắn không phải là rất khó khăn cho họ, để trở lại nhà thờ lấy hộp đựng Mình Thánh của họ vào ngày hôm sau. - P. H., St. John's, Antigua và Barbuda.
Đáp: Câu trả lời ngắn gọn là không. Bộ Giáo luật nói khá rõ ràng về vấn đề này. Xin mời đọc:
"Ðiều 934: §1. Thánh Thể:
“1 / phải được lưu trữ trong nhà thờ chính tòa hoặc nhà thờ tương tự, trong nhà thờ giáo xứ, trong nhà thờ hay nhà nguyện của một tu viện hoặc của tu đoàn tông đồ;
“2 / có thể được lưu trữ trong phòng nguyện của Giám Mục, và nếu có phép của Bản Quyền sở tại, trong các nhà thờ, nhà nguyện và phòng nguyện khác.
“§2. Tại những nơi lưu trữ Thánh Thể, luôn luôn phải có người chăm nom và, trong mức độ có thể, một tư tế phải cử hành Thánh Lễ ít nhất mỗi tháng hai lần.
“Ðiều 935: Không ai được phép giữ Thánh Thể trong mình, hoặc đem đi đường với mình; trừ khi nhu cầu mục vụ khẩn trương đòi hỏi, và phải giữ các chỉ thị của Giám Mục giáo phận”.
Đối với nhà tạm, Bộ giáo luật quy định:
"Ðiều 938: §1. Thánh Thể thường chỉ được lưu trữ trong một nhà tạm của nhà thờ hay nhà nguyện.
“§2. Nhà tạm lưu trữ Thánh Thể được đặt vào một vị trí cao trọng và dễ nhìn thấy trong nhà thờ hay nhà nguyện; lại phải được trang hoàng đẹp đẽ và thuận tiện cho việc cầu nguyện.
“§3. Nhà tạm lưu trữ Thánh Thể thường xuyên phải bất di dịch, làm bằng chất liệu vững chắc, không nhìn qua được, và phải khóa cẩn thận để tránh tối đa nguy cơ xúc phạm.
“§4. Vì lý do quan trọng, được phép lưu trữ Thánh Thể, nhất là ban đêm, trong một nơi khác xứng đáng và an toàn hơn.
“§5. Người coi sóc nhà thờ hay nhà nguyện phải liệu giữ chìa khóa nhà tạm lưu trữ Thánh Thể thật chu đáo” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Đối với nhà tạm, Bộ giáo luật quy định:
"Ðiều 938: §1. Thánh Thể thường chỉ được lưu trữ trong một nhà tạm của nhà thờ hay nhà nguyện.
“§2. Nhà tạm lưu trữ Thánh Thể được đặt vào một vị trí cao trọng và dễ nhìn thấy trong nhà thờ hay nhà nguyện; lại phải được trang hoàng đẹp đẽ và thuận tiện cho việc cầu nguyện.
“§3. Nhà tạm lưu trữ Thánh Thể thường xuyên phải bất di dịch, làm bằng chất liệu vững chắc, không nhìn qua được, và phải khóa cẩn thận để tránh tối đa nguy cơ xúc phạm.
“§4. Vì lý do quan trọng, được phép lưu trữ Thánh Thể, nhất là ban đêm, trong một nơi khác xứng đáng và an toàn hơn.
“§5. Người coi sóc nhà thờ hay nhà nguyện phải liệu giữ chìa khóa nhà tạm lưu trữ Thánh Thể thật chu đáo” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Điều này được làm rõ hơn trong huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí Tích Cứu Độ) năm 2004:
"[131.] Ngoài các quy định của điều 934 §1 của Bộ Giáo Luật, cấm không được lưu giữ Mình Thánh Chúa ở một nơi không thuộc quyền thực sự của Giám Mục giáo phận, hay trong một nơi có nguy cơ bị xúc phạm. Nếu có trường hợp như vậy, Giám Mục giáo phận phải hủy bỏ ngay quyền cho lưu giữ Thánh Thể, đã được ban trước.
“[132.] Không ai được đem Mình Thánh Chúa về nhà mình hay đến một nơi khác, việc này là nghịch với quy tắc của giáo luật. Vả lại, phải nhớ rằng việc đem hay lưu giữ Mình Thánh Chúa với mục đích phạm sự thánh, cũng như ném Mình Thánh Chúa xuống đất là những hành vi thuộc loại những tội phạm nặng hơn (graviora delicta), mà việc xá giải được dành cho Bộ Giáo Lý Đức Tin.
“[133.] Linh mục hay phó tế, hoặc, vì thừa tác viên thông thường vắng mặt hay bị ngăn trở, thừa tác viên ngoại thường đem Mình Thánh cho một bệnh nhân rước lễ, nếu có thể được, từ nơi Mình Thánh Chúa được lưu giữ, phải đi ngay đến nơi bệnh nhân ở, không chia trí ở dọc đường, như vậy để tránh xa mọi nguy cơ xúc phạm và minh chứng một lòng hết sức tôn kính Mình Thánh Chúa Kitô. Luôn luôn phải tuân giữ nghi lễ cho bệnh nhân Rước Lễ, như đã ấn định trong sách Nghi Thức Rôma” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Trước tiên, chúng ta thấy từ Ðiều 934.2 rằng Thánh Thể có thể được lưu trữ trong phòng nguyện của Giám mục. Do đó, ngay cả một linh mục cũng không thể lưu trữ Thánh Thể trong nhà mình mà không có phép của Giám mục.
Mặc dù một số Giám mục ban phép này cho các linh mục, thường là nếu nhà xứ có một phòng dành riêng cho nhà nguyện, vốn đáp ứng các điều kiện được đề cập trong Điều 938.
Tuy nhiên, Điều 935, trong khi nêu rõ điều cấm chung, cho phép Giám mục đưa ra một số ngoại lệ, thậm chí là ổn định nữa, bằng cách ban hành các quy định và tiêu chuẩn cụ thể.
Có thể có một số tình huống, mà trong đó một thừa tác viên thông thường hoặc thừa tác viên ngoại thưởng có thể cần lưu giữ Thánh Thể tại nhà mình hoặc nơi khác bên ngoài nhà thờ - thí dụ như, nếu thừa tác viên sống cách xa nhà thờ và cần trao Thánh Thể cho người bệnh và người hấp hối. Trong các trường hợp như thế, Giám mục có thể cho phép ngoại lệ. Tuy nhiên, phải tuân thủ khuyến nghị của điều 133 trong Huấn thị Redemptionis Sacramentum để tránh các nguy cơ xúc phạm trong khi mang Thánh Thể theo.
Nói tóm lại, trong khi cho phép các trường hợp đặc biệt, các ngoại lệ này cần phải được tránh.
Có vẻ như không có bất kỳ lý do đặc biệt nào cho trường hợp ngoại lệ trong trường hợp do bạn đọc của chúng ta đưa ra, và do đó phải tuân theo sự thực hành thông thường.
Thật vậy, theo quan điểm thiêng liêng, sẽ tốt hơn cho các thừa tác viên ngoại thường cho Rước Lễ là hãy nhận lấy Thánh Thể được truyền phép trong Thánh lễ mà họ tham dự. Bằng cách này, mặc dù đó không phải là một yêu cầu, nó có thể giúp cho các người bệnh hoặc người phải ở nhà trải nghiệm một cảm thức hiệp thông rộng lớn hơn với cộng đoàn thờ phượng. (Zenit.org 7-11-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Tản mạn đời tha hương: Thử Bàn Chuyện Thiền
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư
13:18 07/11/2017
Thiền Là Sao?
Ai cũng hiểu chữ Thiền vốn gắn liền với Phật giáo (mà đạo Phật lại rất phổ thông tại Việt Nam), dù ‘Thiền tông’ chỉ là một tông phái bên nhà Phật. Dĩ nhiên tông phái này ‘bay cao’ nhất với cái mục ‘tham thiền’ để tâm được tịnh. Thế là bà con mình quen với chữ ‘tọa Thiền’, phương thức tuyệt diệu mong giúp con người thoát cảnh ‘mê’ mà tìm được cái ‘tỉnh’ : bớt ‘vô minh’ để đạt tới ‘giác ngộ’.
Phật Thích Ca Mâu Ni từng ước mong các đệ tử thường xuyên thực hành Thiền để nhìn rõ ‘tất cả là hư vô’ (sắc sắc không không) và từ đó sẽ hết còn ‘tham sân si’, rồi tiến dần tới tình trạng diệt dục hoàn toàn, mong sớm thoát cảnh đầu thai, ngõ hầu chóng vào Nát Bàn. Thiền cũng được tả là có sức giúp các Phật tử ‘xóa sổ đen’ từ các kiếp trước, khiến tâm tư được hoàn toàn giải phóng. Giáo lý nhà Phật nói rõ rằng Đức Phật đã ‘đắc đạo’ và vào Nát Bàn lúc đang tham Thiền dưới gốc một cây Bồ Đề.
Trong thực tế, người ta được khuyên phải học Thiền để cuối cùng cũng sẽ thành Phật : hòa nhập vào cõi Phật bao la vô hạn. Người ta cũng thường tin rằng tham Thiền để có tâm hồn thư thái an bình. Thế là có những khóa ‘Thiền học’ được mở và quảng cáo tại nhiều trung tâm khác nhau. Bá tánh hăm hở rủ nhau ghi danh. Và nó đã và đang trở thành cái nhu cầu, cái ‘mốt’ thời thượng bây giờ, nhất là khi bà con mình đang sống giữa một xã hội xô bồ bấn loạn như hiện nay. Ngay cả một số tín đồ Thiên Chúa giáo, đặc biệt từ các gia đình không mấy được an vui hạnh phúc, sau khi gồng mình dự khóa thì, vô hình chung, tâm trí bỗng thấy hoang mang như bước vào…bát quái trận đồ ! Một số khác, nhờ có ‘lập trường sang suốt’ đã thoát được cái dại ‘vội tin’ này !
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam qua các tăng lữ Trung Hoa. Mà Phật giáo Tàu thì theo phái ‘Đại Thừa’, cũng gọi là ‘Bắc Tông’ hay ‘Đại chúng’, nên rất đề cao chuyện cứu nhân độ thế (khác với Nam Tông, xưng mình là Tiểu thừa và là Phật giáo nguyên thủy). Tổ sư phái Thiền tông (Ch’an) bên Tàu là ‘Bồ Đề Đạt Ma’ tạo ảnh hưởng lớn, át nhiều môn phái khác, với cái thế mạnh khi tạo ra môn võ Thiếu Lâm chuyên xử dụng ‘khí công’), rồi truyền qua nước ta (dẫu dân Việt cũng thu nhận và dung hợp nhiều môn phái khác nữa), và cùng lúc qua Nhật Bản (Zen) và Hàn Quốc (Son). Anh ngữ tạm dịch là Meditation.
Riêng tại Việt Nam, sử có ghi rõ vua Trần nhân Tông đã từng say mê học Thiền, rồi mở lớp dạy Thiền cho binh lính, mong họ chững chạc và trưởng thành về mặt tâm linh. Rồi nhà vua đã về hưu và xây dựng trung tâm Thiền Trúc Lâm rất nổi tiếng.
Phong trào tìm về Đông Phương
Riêng về mặt tôn giáo, nói rõ là Công Giáo, vị tiên phong cho phong trào này là Linh Mục Thomas Merton, thuộc dòng khổ tu ‘Trappist’ tại miền đông bắc Hoa Kỳ. Ngài đề cao lối sống chiêm niệm của vị thánh tu rừng nổi tiếng là ‘An-tôn’ bên xứ Ai Cập ngày xưa, luôn bám chặt giá trị ‘ân huệ’ của Chúa Thánh Linh trong hồn mỗi phút giây. Cái ân huệ vô hình này giúp ta có liên hệ mật thiết và bền vững giữa ta và Thiên Chúa. Nó phải liên tục nối chặt tâm trí ta và Ngài. Như hệt cách sống Thiền bên Phật giáo, không hề ngừng nghỉ. Nghĩa là phải thoát ra cái trói buộc thể chất ngoại vi, để hoàn toàn thong dong, trần trụi, thành kẻ ‘tứ cố vô thân’ trước dung nhan Chúa. Và nhờ đó, ta kết hợp với Ngài toàn vẹn. Cha Thomas ví tình trạng này như thời gian ông bà nguyên tổ Adam-Eva chưa phạm tội : cả hai cùng như được ‘tỉnh thức và giác ngộ’ theo kiểu nhà Phật hiểu.
Bên Việt Nam cũng có cha Hoàng sĩ Quý, thuộc Dòng Tên, đã cố gắng phát triển nhiều về quan niệm tìm về Đông Phương, giúp tiến tới lối sống ‘Thiền theo Đạo Chúa’. Ngài bày cách tạo yên tĩnh trong hồn, gặp làn khí thanh cao trong Chúa, để thực sự cảm nghiệm thấy Ngài hiện diện trong lòng. Cha Quý cho ví dụ : ta thử ngồi xuống, nhắc tới tên Giê-Su nhiều lần với lòng thành kính và phó thác. Rồi dùng hơi thở để ‘niệm’ trong im lặng. Ta sẽ thấy mình với Chúa trở thành một.
Cả 2 vị Linh mục trên đây cùng nói rõ rằng giáo lý đạo Phật và đạo Chúa khác nhau một trời một vực : một bên chỉ tin vào mình, còn một bên cần bám vào ‘ơn trên’. Nhưng tâm tư ta có thể tiến hành việc ‘theo vết bước Đông phương’ để dứt bỏ cái tôi nặng nề, hầu tạo sự an bình cao cả trong Chúa.
Tìm Thiền trong Chúa ?
Cứ mở 4 sách Phúc Âm ra, ta sẽ thấy hàng trăm chi tiết tạo nội dung cho việc Thiền, trong khi ‘mượn’cái kỹ thuật của nhà Phật. Câu truyện của Chúa với thiếu phụ xứ Samaria, cuộc đàm đạo với Ni-cô-đê-mô, bài giảng trên núi về ‘8 mối phúc thật’…Cùng bao lời giảng dạy khác : Hãy lo tìm nước Trời trước, rồi sẽ có các sự khác. Ai hy sinh mạng sống sẽ gặp lại. Hạt giống gieo xuống đất cần phải thối đi mới sinh nhiều hạt. Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết. Maria em của Nartha đã chọn phần tốt nhất khi lằng nghe lời Chúa. Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn kẻ ham tiền của vào nước Trời. Của Caesar hãy trả Caesar, còn của Chúa hãy trả cho Chúa. Ta phải liên kết với Chúa như nhánh nho liên kết với thân nho…
Rồi bao lời giảng dạy và gương sáng của các Thánh nhân trong Giáo hội. Mở đầu với các thơ ‘Công Giáo’, nhất là của thánh Phao-lô. Ngài mời ta theo gương ngài ‘Tôi sống, nhưng không phải tôi, nhưng chính Chúa Ky Tô đang sống trong tôi. Tôi thật yếu đuối, nhưng trong Đức Ky Tô tôi có dư sức mạnh. Tôi luôn hãnh diện vì dại khờ và chịu thiệt thòi trong Chúa. Anh em hãy cùng tôi dù thức dù ngủ cứ sống trong Chúa.
Thánh Biển-Đức khai mào dòng tu với khẩu hiệu ‘vừa làm việc, vừa cầu nguyện’; kế đó là ‘khởi sự của khôn ngoan là kính sợ Chúa’. Rồi thánh Phan-xi-cô Assisi đã lập dòng anh em ‘hèn mọn’ sống cách biệt với vật chất xa hoa, mong dễ gặp Chúa mọi phút giây. Rồi với 2 thánh nữ Tê-rê-xa thuộc dòng Cát-Minh đã thật sự gặp Chúa qua đời sống giản dị kết hợp toàn vẹn mỗi ngày. Rồi thánh I-nhã của dòng Tên dạy ta dâng trọn vẹn ý riêng mình để liên kết với thánh ý Chúa. Và còn biết bao thánh nhân và dòng tu khác…
Ta thử đem ra thực hành.
Xin diễn tả một cách ‘bình dân học vụ’ thế này nhé : Ta thử ngồi yên lặng, hít thở Thần Linh Chúa kèm theo khí trời. Thật chậm. Thật nhẹ nhàng. Nên thở khí qua mũi vào sâu tận bụng. Rồi chậm rãi thở ra bằng miệng. Thở khéo sẽ giúp bớt sự căng thẳng và lo sợ, sầu buồn. Dĩ nhiên phải gạt bỏ mọi lo ra chia trí. Tránh đừng để bụng đói hay no quá. Tùy hoàn cảnh ta có thể Thiền khi nằm, đứng, ngồi hay quỳ. Đa số ưa ngồi kiểu ‘kiết già’, giữ lưng luôn thẳng. Có thể ngửa hay úp 2 tay lên đầu gối. Còn 2 mắt thì nên ‘lim dim’.
Ta nên bắt đầu thử mỗi ngày Thiền nửa giờ. Tập để Thần Linh Chúa hướng dẫn lòng trí ta. Như thế sẽ dễ thấy mình tan biến trong sự hiện diện tuyệt đối của Chúa. Mỗi lần lấy một tư tưởng chỉ đạo đơn giản, tỷ như ‘thật sự Chúa Giê-su đang sống trong tôi’. Ta không cần đọc kinh nào. Không cầu xin sự gì. Sẽ quên thời gian và không gian. Sẽ chìm vào cõi im lặng của hư vô, của cảnh ‘trời mới đất mới’ trong Chúa. Hồn ta sẽ vui trong cái trống vắng nhiệm lạ. Hoàn toàn phó thác vào vòng tay yêu thương của Chúa. Thế là hết hối tiếc dĩ vãng, hết lo sợ tương lai. Chỉ còn hiện tại an vui với Chúa. Sẽ sung sướng sống với việc ta đang làm, chỗ ta đang ở, và hạnh phúc từng bước chân ta đi. Ta có thể Thiền ngay khi đang ngồi uống trà, thưởng thức từng ngụm nước ấm trên môi. Nói cho cùng, ta có thể Thiền khi thở, Thiền khi ăn, Thiền khi nằm nghỉ, Thiền khi đi dạo, Thiền khi quét nhà. Thiền khi làm vườn…
Thiền là cách cho ta thấy ta là chính ta, không bị ‘tha hóa’, không cố bám vào thứ gì trên đời, và nó có phép tạo ra một cõi ‘chân không’ huyền nhiệm : Ta quên đi cái tôi, nhưng ngay đó lại nhận ra nó trong Chúa. Ta sẽ nhìn rõ cái cốt yếu đời mình là gì. Sẽ dễ quên đi mọi ràng buộc vô nghĩa quanh mình cũng như những nỗi bất an lớn nhỏ trong tâm trí.
Ở đây ta không tìm cách trốn tránh trần đời (không phải là không thèm làm gì nữa như kiểu ‘vô vi’ đạo Lão, chỉ chờ ngày về với ‘cát bụi hư không’ cho nhẹ gánh tang bồng trần thế). Trái lại, Thiền còn cho ta cơ hội ‘nhập thế’ đầy ý nghĩa và có giá trị hơn nhiều. Có lẽ vì lý do này mà Chúa Giê-Su thường xuyên khuyên các môn đệ nên tìm nơi vắng vẻ mà cầu nguyện, sau khi chính Ngài đã bao lần làm gương. Xuất thế để nhập thế hữu hiệu hơn. THIỀN TRONG CHÚA là cách làm ta trưởng thành và chín chắn hơn trong thái độ và cung cách sống. Nó cũng giúp ta luôn có niềm an bình, và biết làm chủ mọi buồn vui đời mình.
Bạn ráng thử đi nhé. Chúc thành công.
LM. Giuse Nguyễn Văn Thư
Bước Chân Mẹ Về Trong Bão Tố
Sơn Ca Linh
21:52 07/11/2017
Mẹ còn lặn lội đêm nay,
Về trong bão tố ai hay thân cò.
Bước liêu xiêu ngập nỗi lo,
Bầy con nheo nhóc đói no đợi chờ.
Mưa về lạnh cả ước mơ,
Gió xô tơi tả đôi bờ vai nghiêng.
Có còn mái ấm đời riêng,
Mẹ về nhóm chút lửa thiêng gia đình.
Hay còn chỉ nỗi điêu linh,
Mái tranh vách đất dập dình tan hoang ?
Nước mưa hòa lệ chứa chan,
Gió lùa chân mẹ miên man giọt sầu.
Thân cò mẹ gánh lo âu,
Gánh luôn bão tố dãi dầu đêm nay.
Sơn Ca Linh
Mùa đông 2017
Thánh Ca
Cuộc Đời Chóng Qua – Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
VietCatholic Network
02:17 07/11/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây